Quốc gia Châu Âu nhỏ bé San Marino, nơi phá thai là bất hợp pháp trong gần một thế kỷ rưỡi, sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc hợp pháp hóa phá thai vào cuối tháng này.

Quốc gia với khoảng 35,000 người, ước tính hơn 90% là Công Giáo, sẽ bỏ phiếu vào ngày 26 tháng 9 về việc có cho phép phá thai đến 12 tuần khi mang thai hay không; lá phiếu cũng sẽ xác định tính hợp pháp của việc phá thai sau 12 tuần nếu “có những dị tật của thai nhi, hay có nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất hoặc tâm lý của người phụ nữ”.

Hơn 3,000 chữ ký đã được thu thập để ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý, cao hơn gấp đôi so với yêu cầu pháp lý. Một số nỗ lực nhằm thay đổi luật phá thai của đất nước trong 20 năm qua đã thất bại sau sự phủ quyết của các chính phủ liên tiếp.

Đảng Dân chủ Kitô Giáo hiện đang cầm quyền đã kêu gọi công dân bỏ phiếu chống lại sự thay đổi pháp lý này.

Phá thai là bất hợp pháp ở San Marino từ năm 1865. San Marino nằm gọn giữa lòng nước Ý, nơi đã hợp pháp hóa phá thai vào năm 1978. Các quốc gia nơi đa số dân theo Công Giáo đã lần lượt hợp pháp hóa phá thai. Nghiêm trọng nhất là, Ái Nhĩ Lan, nơi việc hợp pháp hóa phá thai bằng trưng cầu dân ý.

“San Marino không có nghĩa vụ phải thông qua luật pháp của các quốc gia có biên giới với nó, và nó không cần phụ thuộc vào tấm gương xấu xa của Ý”, Tiến sĩ Adolfo Morganti thuộc Comitato Uno di Noi, nghĩa là “Ủy ban một người trong số chúng ta”, là một nhóm ủng hộ sự sống đã vận động chống lại việc hợp pháp hóa phá thai ở San Marino.

Morganti đã cảnh báo rằng ngôn ngữ trưng cầu dân ý có thể mở San Marino đến khả năng “du lịch phá thai”, vì nó không áp đặt một yêu cầu người phá thai là công dân hoặc thường trú nhân.

Ông cũng đặt câu hỏi về sự cần thiết của việc hợp pháp hóa phá thai, trong bối cảnh hệ thống phúc lợi mạnh mẽ của đất nước cung cấp hỗ trợ cho những phụ nữ mang thai có nhu cầu. San Marino cũng có tỷ lệ sinh vốn đã thấp, khoảng 1.2 trẻ em trên một phụ nữ, và việc phá thai hợp pháp có thể sẽ làm gia tăng sự suy giảm dân số của quốc gia.

Comitato Uno di Noi đã nhận được nhiều lời chỉ trích từ những người ủng hộ việc phá thai

Cha Gabriele Mangiarotti, một linh mục phục vụ tại một nhà thờ ở trung tâm lịch sử của San Marino, nói với France24 rằng việc thay đổi luật phá thai của đất nước sẽ là một sự phản bội các nguyên tắc của đất nước. San Marino “được thành lập bởi một vị thánh và do đó có sự hiện diện của Kitô Giáo trong DNA của nó.” Theo truyền thống, vào thế kỷ thứ tư, một Kitô Hữu tên là Marinus đã thành lập một cộng đồng Kitô Giáo mà cuối cùng đã trở thành quốc gia San Marino.

“Giết chết một đứa trẻ vô tội là một hành động nghiêm trọng, một tội phạm,” ngài nói.
Source:Catholic News Agency