Đức Tổng Giám Mục Coleridge đến Rôma để hội ý về ấn tín giải tội, Công đồng Toàn thể và Đức Hồng Y Pell

Theo tin của tờ The Catholic Leader, Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc đã tới và sẽ ở lại Rôma trong 2 tuần lễ để hội ý với Tòa Thánh về ba vấn đề quan trọng đó là công đồng toàn thể 2020, Đức Hồng Y George Pell và ấn tín tòa giải tội. Cụ thể, ngài sẽ hội ý với Phủ Quốc Vụ Khanh, Bộ Giáo Lỳ Đức Tin và Bộ Giám Mục.



Về vấn đề Đức Hồng Y George Pell thì ai cũng biết Tòa Án Tối Cao Úc đã định sẽ xử vụ kháng án của ngài vào ngày 11 và 12 tháng Ba này. Tùy ở phán quyết của Tòa này mà Tòa Thánh sẽ phải quyết định mở cuộc điều tra riêng.

Về Công đồng Toàn thể 2020, theo chương trình, sẽ có phiên đầu tiên họp tại Adelaide vào tháng 10 năm nay. Phiên thứ hai sẽ họp tại Sydney đầu năm sau. Phúc Trình Sau Cùng của Giai Đoạn Lắng Nghe và Đối Thoại của Công đồng Toàn thể nhắc đến việc độc thân của các giáo sĩ, vai trò phụ nữ và việc bao gồm các người Công Giáo ly dị và tái hôn. Các đề tài này là các đề tài “được thảo luận mạnh mẽ” đại diện cho tiếng nói của hơn 222,000 người tham dự.

Các ý kiến đệ nạp cũng kêu gọi cho có nhièu minh bạch và trách nhiệm giải trình hơn liên quan tới cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục, và cũng có lời kêu gọi hàn gắn và vượt qua tai tiếng.

Chủ đề thứ ba được Đức Tổng Giám Mục Coleridge tham khảo ý kiến Tòa Thánh là vấn đề giáo luật liên quan tới ấn tín giải tội, một điều hiện bị luật lệ của tiểu bang Victoria công khai thách thức.

Tổng quan Phúc Trình Sau Cùng của Giai Đoạn Lắng Nghe

Cũng theo tờ The Catholic Leader, Phúc trình Sau cùng của Giai Đoạn Lắng Nghe và Đối Thoại của Công Đồng Toàn Thể Úc Châu nắm bắt tiếng nói của hơn 222,000 người tham dự, cung cấp nhiều cái nhìn thông sáng được phân tích thành 17,457 đệ trình cá nhân và nhóm trình bầy trong một phúc trình dài 314 trang.

Theo vị Chủ tịch Công đồng, Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe của Perth, đây là thành quả của diễn trình lắng nghe đem lại “một kho tàng phi thường gồm nhiều ý niệm và đề nghị nói lên đáp ứng tận đáy lòng của nhiều người”.

“Thách thức lớn của chúng ta hiện nay là ‘nắm bắt’ tiếng nói của Chúa Thánh Thần bên trong nhiều giọng nói say sưa, đầy hy vọng nhưng đôi khi mâu thuẫn nhau của dân Chúa.”

Trong số rất nhiều những đệ trình, ta thấy có những đệ trình kêu gọi phải có cách cải thiện các bí tích để gia tăng việc tham dự Giáo Hội và “cho phép sự viên mãn của đời sống Kitô Giáo bừng nở” và giải quyết tai tiếng giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em.

Cơ cấu sinh hoạt của Giáo Hội cũng lôi cuốn nhiều chú ý đối với việc lãnh đạo và quản trị, nhu cầu cần lắng nghe nhiều hơn giữa giới lãnh đạo và giới giáo dân, và nhu cầu “hiện đại hóa các giáo huấn của Giáo Hội để đem chúng cùng đường với xã hội Úc trong thế kỷ 21”.



Brisbane dẫn đầu các đệ trình

Tổng giáo phận Brisbane có con số cao nhất về đệ trình cá nhân (1890) và khoảng 44 phần trăm các đệ trình cá nhân là từ những người trên 50 tuổi.

Nhiều người trả lời nói tới nhu cầu phải vươn tay ra nhiều hơn để truyền giảng Tin Mừng, nhất là nơi giới trẻ.

Được kể là “quan yếu” ước muốn đáng kể được thấy Giáo Hội khiêm nhường hơn dưới ánh sáng cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em và cần phải làm nhiều hơn nữa để hàn gắn và phục hồi những người bị ảnh hưởng, bao gồm việc ăn năn thống hối đối với việc giáo sĩ lạm dụng tình dục và quan tâm hơn với các nạn nhân và người sống sót.

Phúc trình viết “các tham dự viên có nhiều đề nghị để Giáo Hội công khai tổ chức các hành vi tạ lỗi đối với các nạn nhân và người sống sót nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục”.

“Điều này bao gồm ‘ngày toàn quốc hòa giải’ đối với các nạn nhân và ‘lời xin lỗi công khai toàn quốc trên báo chí’ khắp Nước Úc”

Cũng có các đề nghị nói rằng Giáo Hội nên tổ chức các buổi phụng vụ công khai cho các nạn nhân song song với các hành vi tạ lỗi qua các Thánh Lễ và Buổi Cầu Nguyện của các tín hữu.

Các tham dự viên kêu gọi phải có sự minh bạch và trách nhiệm giải trình nhiều hơn của Giáo Hội liên quan đến cuộc khủng hoảng. Nhưng một số tham dự viên cũng lên tiếng muốn việc báo cáo khủng hoảng phải cân bằng hơn.

Cũng có những lời kêu gọi phải hàn gắn và vượt qua tai tiếng. Nhiều người lo âu trước việc “dán nhãn hiệu ấu dâm lên toàn thể Giáo Hội Công Giáo”. Sau cùng, nhiều tham dự viên tin rằng điều quan trọng là phải hỗ trợ và chăm sóc các linh mục lạm dụng bị kết án. Việc này bao gồm việc lưu ý đến bối cảnh của từng vụ và bảo đảm việc mỗi vị linh mục bị kết án duy trì được dây nối kết với Thiên Chúa.

Nhiều tiếng nói của một Giáo hội đồng nghị

Nhân quyền cũng có trong số đệ trình của những người tham gia, kể cả việc hỗ trợ người tị nạn và người tầm trú, người vô gia cư và người bị đói ăn.

Nhiều người tham gia cảm thấy Giáo hội cần phải cổ vũ các cộng đồng ở Úc và ở nước ngoài sống trong hòa bình và hòa hợp.
Đối với một số người tham gia, cách quan yếu để cải thiện các thành quả công bằng xã hội là giảm biên tế giữa người giàu và người nghèo, và cách để đạt được điều này là qua một cộng đồng Giáo hội trở nên quảng đại hơn nhằm giúp tạo ra một xã hội Úc hòa nhập và công bằng nhiều hơn.

Theo phúc trình, “một số người tham gia cũng thúc giục mọi chi thể của cộng đồng Giáo hội chăm sóc nhiều hơn đối với môi trường”.
Phúc trình cho biết “Có một niềm tin cho rằng Giáo hội cần chứng tỏ việc lãnh đạo trong cộng đồng về biến đổi khí hậu”.
“Ngoài ra, mọi người Công Giáo nên ủng hộ suy nghĩ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi ngài cho rằng chăm sóc môi trường là điều nền tảng đối với Tin Mừng, đặt trách nhiệm thay đổi khí hậu lên mọi thành viên của giáo xứ”.

Thành phần nhân khẩu học

Trong số những người viết đệ trình, khoảng 72 phần trăm cá nhân tham gia là Công Giáo, với 3 phần trăm tự nhận là các Kitô hữu khác. Trong số những người Công Giáo, 76 phần trăm những người tham gia cho biết họ thường xuyên tham dự Thánh lễ và các hoạt động khác của Giáo Hội.

Mười ba phần trăm cho biết đôi khi họ dự Thánh lễ và các hoạt động của nhà thờ, trong khi 12 phần trăm còn lại cho thấy ít tham gia hơn hoặc không cung cấp câu trả lời.

Công đồng toàn thể năm 2020 đang được tổ chức theo ba giai đoạn - chuẩn bị, cử hành và thực thi.

Ở giai đoạn Lắng nghe và Đối Thoại như một phần của việc chuẩn bị cho công đồng toàn thể, những người có liên hệ với Giáo Hội Công Giáo được mời suy nghĩ về câu hỏi: Bạn nghĩ Thiên Chúa đang yêu cầu điều gì nơi chúng ta ở Úc vào thời điểm này?”

Sau khi kết thúc việc đệ trình vào tháng 3, các câu trả lời đã được phân tích bởi Trung tâm Nghiên cứu Mục vụ Toàn Quốc.
Giám đốc của trung tâm này, Trudy Dantis, đã mô tả công đồng toàn thể như “một trong những dự án nghiên cứu có tham vọng nhất mà Giáo hội từng đảm nhiệm”.

Tiến sĩ Dantis cho rằng “để các giám mục mời dân Chúa tại Úc trả lời một câu hỏi rộng như vậy là một động thái can đảm và việc đáp ứng quả là áp đảo”.

“Chúng tôi vốn không dự đoán con số các giọng nói mà chúng tôi sẽ nghe được, nhưng chúng tôi có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu và phân tích cao cấp để hiểu các sợi chỉ xuyên suốt và các chủ đề được mọi người nói tới.

“Phúc trình này trung thành với những câu chuyện được kể, những câu hỏi được hỏi và những ý kiến được chia sẻ”.

Phối trí viên của công đồng toàn thể là Lana Turvey-Collins cho biết giai đoạn chuẩn bị thứ hai – tức giai đoạn Lắng nghe và Biện phân - sẽ bắt đầu ngay trong tháng này.

Thời gian biện phân này sẽ diễn ra trong vài tháng, và sẽ lên khuôn cho chương trình nghị sự của công đồng.

Đức Tổng Giám Mục Costelloe cho biết, công đồng toàn thể là một thao tác mở lòng ra với sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, với chủ đề của công đồng trích từ Sách Khải Huyền: “Hãy lắng nghe những gì Chúa Thánh Thần đang nói”.

Việc cử hành công đồng toàn thể sẽ được tổ chức trong hai phiên họp vào tháng 10 năm 2020 tại Adelaide và vào tháng 5 năm 2021 tại Sydney.

Phúc trình sau cùng của giai đoạn Lắng Nghe và Đối Thoại có thể tìm ở http://plenarycouncil.catholic.org.au/resources/report

Kỳ sau: Một số trích đoạn của Phúc Trinh Sau Cùng của Giai Đoạn Lắng Nghe và Đối Thoại của Công Đồng Toàn Thể Úc 2020