Tiết 5: Và Tha Nợ Chúng Con Như Chúng Con Cũng Tha Kẻ Có Nợ Chúng Con
Et dimitte nobis debita nostra. "Xâm phạm" hoặc "nợ", cùng là một điều dưới hai tên gọi khác nhau. Trong Tin Mừng Mátthêu (6:12), chúng ta đọc: "Và Tha Nợ Chúng Con Như Chúng Con Cũng Tha Kẻ Có Nợ Chúng Con"; còn trong Tin Mừng Luca (11: 4): "Và tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con”.
Tha tội là một tin mừng. Một điều kỳ diệu xiết bao! Nó tùy thuộc chúng ta; một chuyển động của trái tim chúng ta (không dễ dàng, đúng ra, có lẽ khó khăn nhất đối với bản nhiên con người) đủ để Cha ở trên trời tha thứ các thất vọng và vết thương chúng ta đã gây ra cho tình yêu của Người. Người vốn bảo đảm nó; nhân danh Người, Chúa Con đã hứa nó với chúng ta. Đó là lề luật căn bản của nhiệm cục thần thiêng đã được Tin Mừng dạy cho chúng ta. Thiên Chúa yêu việc chúng ta yêu nhau xiết bao! "Chỉ cần chúng ta tha thứ đủ để có được sự bảo đảm được Thiên Chúa tha thứ " {1}. Nếu tôi tha thứ thực sự, thì không còn nghi ngờ gì nữa, tôi sẽ được, thậm chí, đã được tha thứ.
Luật này đã được nhận ra trong Cựu Ước, nhưng một cách không hoàn hảo. Nếu bản văn các Thánh Vịnh (2) được Thánh Augustinô trích dẫn (3) về chủ đề này không có tính kết luận, thì ít nhất, sách Huấn Ca nói rất rõ: " Hãy tha thứ cho người hàng xóm của ngươi nếu người đó làm hại ngươi: và sau đó tội lỗi của ngươi sẽ được tha thứ cho ngươi khi ngươi cầu khẩn. Người với người cứ nuôi lòng hờn giận, thế mà lại xin Đức Chúa chữa lành! Nó chẳng biết thương người đồng loại, mà lại dám xin tha tội cho mình!” (4). Tuy nhiên, vẫn cần ghi nhận với Cha Lagrange rằng "ý tưởng người hàng xóm thường được giới hạn vào Israel"{5}; và ngoài ra, ngay khi ý tưởng công lý - một thứ công lý quá khắc nghiệt - can thiệp vào, giới luật cảm thương đã bị phản công bằng luật trả đũa; và lời hứa thần thiêng: ngươi sẽ được tha thứ nếu ngươi tha thứ, vẫn chưa được minh nhiên diễn dịch thành luật vàng của nhiệm cục cứu rỗi.
Luật vàng này đã được mạc khải cho chúng ta trong Kinh Lạy Cha. Ở đây, chúng ta nằm ở trung tâm Tin Mừng. Người Kitô hữu là gì đối với những con người đã quá quen thuộc với luật trả thù chính đáng và nơi họ, Tin Mừng đang thực hiện được những chinh phục đầu tiên? Người ấy là người tha thứ{6}. "Anh em đã nghe nói, 'Mắt đền mắt và răng đền răng' {7}. Còn Thầy, Thầy nói với anh em, đừng chống lại kẻ bất lương ... Anh em đã nghe nói rằng, 'Ngươi hãy yêu mến người hàng xóm {8} và ghét bỏ kẻ thù. Nhưng Thầy bảo anh em, hãy yêu kẻ thù của anh em và cầu nguyện cho những người bách hại anh em, để anh em trở thành con cái của Cha anh em ở trên trời; vì Người làm cho mặt trời của Người tỏa sáng trên kẻ ác lẫn người lành, và Người đổ mưa cho người công chính lẫn kẻ bất chính”{9}.
Không có bình luận nào về lời cầu xin thứ năm khác hơn chính Tin Mừng. Ngay sau khi truyền lại cho chúng ta bản văn Kinh Lạy Cha, Tin Mừng Thánh Mátthêu tiếp tục{10}: "Vì nếu anh em tha thứ cho người ta các lỗi phạm của họ, Cha của anh em ở trên trời sẽ tha thứ cho anh em, nhưng nếu anh em không tha thứ các lỗi lầm cho họ, thì Cha anh em cũng sẽ không tha thứ cho anh em các lỗi phạm của anh em". Đoạn văn song song được đưa ra trong Máccô ở một nơi khác, nhân dụ ngôn cây vả cằn cỗi: “Khi anh em đứng cầu nguyện, nếu anh em có chuyện bất bình với ai, thì hãy tha thứ cho họ, để Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng tha lỗi cho anh em” {11}.
Người sẽ tha thứ cho chúng ta các vi phạm của chúng ta. Có phải điều này muốn nói Người sẽ tha tội cho những người được chúng ta tha thứ không? Quyền chìa khóa{12}, tức quyền bí tích tha tội chỉ được dành cho các tông đồ và những người kế vị các ngài, chứ không dành cho người Kitô hữu. Những người xúc phạm đến chúng ta và những người được chúng ta tha thứ - lẽ nào Thiên Chúa lại tụt hậu phía sau chúng ta và ít sẵn sàng hơn chúng ta trong việc tha thứ cho họ? Tuy nhiên, về hiệu quả của ơn thánh trong sự tha thứ của chúng ta phụ thuộc vào ý chí tự do của chính họ và lòng thương xót của Thiên Chúa. Đây là lý do tại sao Sách Châm ngôn phát biểu{13}, trong một đoạn văn được Thánh Phaolô tiếp nhận: "Nếu kẻ thù của anh em đói, hãy cho họ ăn, nếu người ấy khát, hãy cho họ uống; vì làm như vậy ngươi sẽ chất than hồng lên đầu nó "{14}.
Than hồng mầu nhiệm - chắc chắn không phải là tức giận, nếu không thì làm thế nào sách Châm ngôn có thể viết thêm: "Và Chúa sẽ thưởng công ngươi", và Thánh Phaolô: "Đừng bị khắc phục bởi điều ác, nhưng hãy khắc phục điều ác bằng điều tốt"? Những viên than hồng rực sáng này được đốt cháy bằng nguồn lửa khủng khiếp và ngọt ngào của ý chí thần thiêng khôn dò. Khi làm điều tốt cho kẻ thù của mình, chúng ta giao phó họ cho Thiên Chúa, chúng ta xin đổ xuống đầu họ ngọn lửa sáng kiến và quan tâm của Thiên Chúa. Nếu họ chống lại ngọn lửa ơn thánh, bất chấp mong muốn của chúng ta, họ sẽ rơi vào ngọn lửa của công lý. Nhưng nếu họ để cho mình được chiến thắng bởi ơn thánh và sửa chữa đường đi nước bước của họ và ăn năn tội lỗi của họ trước mặt Thiên Chúa, họ sẽ nhận được hiệu quả của ngọn lửa thương xót, theo ước muốn của chúng ta, và tội lỗi mà họ đã phạm chống chúng ta sẽ được tha thứ.
Như thế, sự kiện vẫn là khi tha thứ cho những người đã xúc phạm đến chúng ta, chúng ta làm việc theo một cách nào đó (chuẩn bị) và cho tới chừng chúng ta có thể, nhằm đạt mục đích: điều ác ở nơi họ được vượt qua bởi điều tốt và họ nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa; chúng ta góp phần, trong phạm vi có trong chúng ta, vào việc gia tăng tổng số điều tốt trên trái đất và làm cho công trình của Hoàng tử Hòa bình được hoàn thành ở đó.
Như đã viết trên đây, nếu tôi thực sự tha thứ, không còn nghi ngờ gì nữa, tôi sẽ được, thậm chí, đã được tha thứ.
Tuy thế, có bao giờ tôi chắc mình đã được tha thứ không? Vấn đề là biết liệu tôi có tha thứ thật sự hay không, cũng như biết liệu tôi có thật sự yêu mến Thiên Chúa và người lân cận của tôi hay không. Và điều này chỉ Thiên Chúa mới biết một cách chắc chắn mà thôi. Chỉ một mình Thiên Chúa mới biết một cách chắc chắn liệu tôi có tha thứ từ tận đáy lòng, như Tin Mừng đã khuyên tôi hay không. Vào cuối dụ ngôn người đầy tớ được tha nợ nhưng lại không tha nợ cho những người bạn cùng làm việc với anh ta, chúng ta đọc trong Tin Mừng Mátthêu: "Bấy giờ, tôn chủ cho đòi y đến và bảo: ‘Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao?’ Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông. Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình" {15}. Còn Thánh Gioan thì nói gì? "Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi,
nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm” {16}.
Dù sao, nếu chúng ta làm hết sức mình, tại sao chúng ta phải hành hạ bản thân mình? Tìm cách biết một cách chắc chắn, một cách được chứng minh và chứng tỏ, liệu chúng ta có thực sự yêu thương và liệu chúng ta có thực sự tha thứ từ tận đáy lòng không, sẽ chỉ là một sự tò mò hư danh của tâm trí và một sai lầm nghiêm trọng. Vì điều Thiên Chúa muốn là chúng ta quên mình đi và đặt tất cả sự âu lo của chúng ta vào Người. Người muốn chúng ta hy vọng vào Người: như thế, điều chúng ta không thể biết một cách chắc chắn về phương diện tri thức, chúng ta có thể có sự tin tưởng hoàn toàn được bảo đảm về nó, nhờ lòng tốt thuộc về Người và nhờ ý muốn Người muốn trợ giúp chúng ta, hai điều đều là những điều tuyệt đối chắc chắn.
Theo nghĩa trên, sau khi khuyên chúng ta không nên yêu thương bằng lời, bằng ngôn từ, nhưng bằng hành động, một cách đích thực, Thánh Gioan viết thêm: “Căn cứ vào điều đó, chúng ta sẽ biết rằng chúng ta đứng về phía sự thật, và chúng ta sẽ được an lòng trước mặt Thiên Chúa. Vì nếu lòng chúng ta có cáo tội chúng ta, Thiên Chúa còn cao cả hơn lòng chúng ta, và Người biết hết mọi sự” {17}.
Nếu người anh em của anh xúc phạm đến anh, thì hãy khiển trách nó; nếu nó hối hận, thì hãy tha cho nó. Dù nó xúc phạm đến anh một ngày đến bảy lần, rồi bảy lần trở lại nói với anh: ‘Tôi hối hận’, thì anh cũng phải tha cho nó"{18}.
Si poenitentiam egerit. Si septies in die conversus fuerit ad te: poenitet me. Chữ Si là điều kiện tiền giả định bởi điều các nhà thần học gọi là “sự tha thứ thông thường” hay “sự tha thứ cần để được cứu rỗi”, khác với “sự tha thứ riêng với những người hoàn thiện”. Nếu người anh em tôi, trầm trọng đến có thể giết tôi, xin tôi tha thứ, tôi cũng sẽ tha thứ tận đáy lòng tôi. Nhưng nếu họ không đến với tôi để xin lỗi, tôi cũng sẽ sẵn sàng tha thứ cho họ (secundum praeparationem animae – theo sự sẵn sàng của linh hồn), nhưng không nhất thiết tôi phải đi bước trước (devancer) họ; và do sự kiện tôi tha thứ mọi kẻ thù của tôi cách chung, họ sẽ thấy họ được bao gồm trong số này, nhưng một cách tiềm thể (virtuellement), và không vì riêng họ mà tôi phải thực hiện hành vi cho đi này qua đó tôi làm điều đối với tôi công lý không tác động gì đối với họ. “Cần biết rằng có hai loại tha thứ. Một loại thuộc riêng những người hoàn thiện; lúc đó, theo điều người ta thường nói: hãy tìm kiếm hòa bình và hãy theo đuổi hòa bình (19), người bị xúc phạm đi trước người xúc phạm. Loại kia là sự tha thứ thông thường, là loại mọi người buộc theo giới răn, và qua đó, ta tha thứ cho người yêu cầu được tha thứ (20).
Ngay học lý trong Summa Theologia, về tình yêu đối với kẻ thù: “giới răn này buộc chúng ta yêu kẻ thù nói chung; nó không buộc ta yêu kẻ thù này hay kẻ thù nọ cách riêng, nếu điều này không phù hợp với sự chuẩn bị sẵn sàng của linh hồn, đến nỗi, ta sẵn sàng yêu cả kẻ thù đặc thù này và giúp đỡ họ trong trường hợp khẩn cấp {21} hoặc nếu họ yêu cầu chúng ta tha thứ. Nhưng yêu và giúp đỡ các kẻ thù cá nhân của ta một cách vô điều kiện, điều này là một hành vi hoàn thiện. Và cũng thế, thuộc vấn đề nghĩa vụ là chúng ta không được loại trừ các kẻ thù của mình khỏi những lời cầu nguyện chung mà chúng ta dâng cho người khác; nhưng, thuộc vấn đề hoàn thiện, chứ không phải nghĩa vụ, là việc cầu nguyện riêng cho từng cá nhân họ, ngoại trừ trong một số trường hợp nào đó”{22} Và một lần nữa: "khởi từ một chuyển động yêu thương đối với các kẻ thù của chúng ta xét riêng từng cá nhân đặc thù, giới răn đức ái không đặt lên chúng ta một sự cấp thiết vô điều kiện, cũng không phải yêu thương mọi người xét từng cá nhân một, vì điều này là điều bất khả. Tuy nhiên, thuộc lãnh vực nghĩa vụ được đức ái áp đặt một cách nhất thiết nếu tâm trí chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng: đến nỗi, người ta phải có một linh hồn sẵn sàng phải yêu thương các kẻ thù cá biệt, nếu có sự cấp thiết xảy ra. Việc con người nên thực sự làm như vậy, và yêu thương kẻ thù của mình vì Chúa, mà không có sự cấp thiết khiến họ phải làm như vậy, thì thuộc phạm vi hoàn thiện của đức ái”{23}.
Một học lý như vậy là chính đáng và hợp nhân bản; nó ngăn cản chúng ta chất chồng lên các linh hồn những gánh nặng mà họ không thể mang nổi, và yêu cầu nơi người khác những điều chính chúng ta có lẽ không có khả năng làm được. Tha thứ thực sự - không phải bằng môi bằng mép mà từ tận đáy lòng - là một điều nghiêm trọng đáng sợ; vì ngay trong "sự tha thứ thông thường", đã có câu phải chuẩn bị linh hồn sẵn sàng, một điều giả thiết chúng ta không cố tình nuôi dưỡng trong mình bất cứ cảm giác hận thù nào chống lại kẻ thù này hay kẻ thù nọ cách riêng{24}, bất kể thứ chuyển động bất đồng nào, và tha thứ, dù chỉ là secundum praeparationem animae (tùy theo sự chuẩn bị sẵn sàng của linh hồn), không phải chỉ là từ bỏ sự trả thù {25}, mà còn sẵn sàng cho người phạm tội ngay cả điều họ đã lấy mất của chúng ta, và qua đó lo liệu làm sao (ít nhất là những gì liên quan đến chúng ta, và liên quan đến các lời cầu xin của chúng ta với Thiên Chúa) để họ từ nay sống phù hợp với công lý của Thiên Chúa và không còn mắc lỗi (quitte) đối với Người – họ được giải thoát, nợ nần của họ được tha hết. Sự tha thứ ngụ ý không gây tổn hại đến công lý (26). Nhưng nó buộc người ta từ bỏ các biện pháp trừng phạt mà công lý thường áp đặt (trừ khi một ích lợi cao hơn sự oán giận của tôi phải được bảo vệ). Và đối với người đôi mắt chưa được rửa sạch đủ bởi nước mắt và linh hồn chưa mềm dịu đủ bởi đức ái, điều này cũng bị cảm nhận – một cách sai lầm- như là một thiếu sót đối với công lý. Trái tim tội nghiệp băn khoăn, nó cảm thấy bị xâu xé giữa hai mệnh lệnh mâu thuẫn nhau, nó đau đớn thống khổ. Trong trường hợp cấp thiết, hành vi tha thứ cần thiết đối với người đáng thương đã phá hủy hoặc xúc phạm điều mà người ta vốn coi là thân yêu nhất rất có thể đòi ta phải mua bằng chính sự sống mình.
Còn điều này nữa: trong trường hợp cấp thiết, hành vi tha thứ như thế được Tin Mừng đòi hỏi. Và Tin Mừng dành cho các nhà thần học việc phải quan tâm đến sự khác biệt mà chúng ta vừa đề cập giữa sự tha thứ thông thường và sự tha thứ của người hoàn thiện. Chính Tin Mừng đã biến tinh thần tha thứ thành bổn phận cho chúng ta; và Tin Mừng ít lưu ý tới viễn ảnh của điều được truyền lệnh hay không được truyền lệnh là cần thiết để được cứu rỗi, mà lưu ý nhiều hơn tới viễn ảnh của luật tương ứng giữa tác phong thần thánh và tác phong của chúng ta: tha thứ như Người tha thứ; ngươi đã tha thứ ra sao, ngươi sẽ được tha thứ như thế. Hơn nữa, trong phần lớn các trường hợp cụ thể, lương tâm tôi phải xử lý không phải với các kẻ thù của tôi nói chung, nhưng với kẻ thù này hoặc kẻ thù nọ nói riêng, mà đòn dao găm của họ tôi vừa nhận được. Thế thì, bất cứ điều gì tôi chống lại họ, chính họ cách riêng tôi phải tha thứ trong lòng, từ tận đáy lòng tôi nếu tôi muốn lương tâm của tôi được nghỉ yên, thoát khỏi sự bối rối không thể nào chịu đựng được. Chúa ơi, xin Chúa tha thứ cho con như con tha thứ cho họ.
Tôi không hoàn thiện đối với những điều đó. Nhưng khi thổi, Thần Khí vượt quá mọi giới hạn đã có trước đây; tinh thần tha thứ thúc đẩy mọi Kitô hữu, hoàn thiện hoặc không hoàn thiện, nhưng mong muốn vâng theo Tin Mừng, vượt qua giới luật nghiêm ngặt - dù chỉ một lần, thích đáng đối với cơn bão táp tôi đang gặp hôm nay. Và sự tha thứ thông thường, một sự tha thứ, như chúng ta đã ghi nhận trên đây, có tính đòi hỏi hơn nó biểu kiến, buộc chúng ta, trong nhiều trường hợp, phải dấn thân, một lần, dù muốn dù không, vào sự tha thứ của người hoàn thiện.
"Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại. Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy. Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ... Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng. Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác.
"Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy" {27}.
Kỳ sau: Tiết 6: Chớ để chúng con sa chước cám dỗ
_________________________________________________________________________________
{1} M. J. Lagrange, Evang. selon saint Matthieu, p. 132, n. 14.
{2} Tv 132 (131): 1; Tv. 7:4.
{3} Ad Probam, P.L., 33, 503 (n. 22).
{4} Huấn Ca 28:2-4.
{5} Lagrange, Evang. selon saint Matthieu, p. 132, note.
{6} Là điều Cha Lebbe nói với chúng tôi khi ngài nói với chúng tôi về kinh nghiệm truyền giáo của ngài ở Trung Hoa.
{7} Xh. 21:24-25.
{8} Lv. 19:18.
{9} Mt. 5:38-39, 43-45.
{10} Mt. 6:14-15.
{11} Mc 11:25-26.
{12} "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ" Ga 20:22-23.
{13} Cn 25:21-22.
{14} Rm. 12:20.
{15} Mt. 18:32-35.
{16} 1 Ga 3:18.
{21} Cf. Summa theol., II-II, 25, 9. "Talia beneficia vel dilectionis signa inimicis exhibere non est de necessitate salutis nisi secundum praeparationem animae, ut scilicet subveniatur eis in articulo necessitatis."
{22} Summa theol., II-II, 83, 8.
{23} Ibid., II-II, 25, 8.
{24} “Phàm ai ghét anh em mình, ấy là kẻ sát nhân. Và anh em biết: không kẻ sát nhân nào có sự sống đời đời ở lại trong nó” (1 Ga 3:15).
{25} "Ý muốn trả thù tước hết nơi anh em mọi hy vọng được tha thứ các tội lỗi khác của anh em”, nó “lấy mất quyền của anh em được nói: như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Thánh Augustinô, Serm. 57, P.L., 39, 392.
{26} Xem Thánh Tôma Aquinô, Summa theol., I, 21, 3, ad. 2.
{27} Lc 6:27-38. (xem Mt. 5:38-48.)
Et dimitte nobis debita nostra. "Xâm phạm" hoặc "nợ", cùng là một điều dưới hai tên gọi khác nhau. Trong Tin Mừng Mátthêu (6:12), chúng ta đọc: "Và Tha Nợ Chúng Con Như Chúng Con Cũng Tha Kẻ Có Nợ Chúng Con"; còn trong Tin Mừng Luca (11: 4): "Và tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con”.
Tha tội là một tin mừng. Một điều kỳ diệu xiết bao! Nó tùy thuộc chúng ta; một chuyển động của trái tim chúng ta (không dễ dàng, đúng ra, có lẽ khó khăn nhất đối với bản nhiên con người) đủ để Cha ở trên trời tha thứ các thất vọng và vết thương chúng ta đã gây ra cho tình yêu của Người. Người vốn bảo đảm nó; nhân danh Người, Chúa Con đã hứa nó với chúng ta. Đó là lề luật căn bản của nhiệm cục thần thiêng đã được Tin Mừng dạy cho chúng ta. Thiên Chúa yêu việc chúng ta yêu nhau xiết bao! "Chỉ cần chúng ta tha thứ đủ để có được sự bảo đảm được Thiên Chúa tha thứ " {1}. Nếu tôi tha thứ thực sự, thì không còn nghi ngờ gì nữa, tôi sẽ được, thậm chí, đã được tha thứ.
Luật này đã được nhận ra trong Cựu Ước, nhưng một cách không hoàn hảo. Nếu bản văn các Thánh Vịnh (2) được Thánh Augustinô trích dẫn (3) về chủ đề này không có tính kết luận, thì ít nhất, sách Huấn Ca nói rất rõ: " Hãy tha thứ cho người hàng xóm của ngươi nếu người đó làm hại ngươi: và sau đó tội lỗi của ngươi sẽ được tha thứ cho ngươi khi ngươi cầu khẩn. Người với người cứ nuôi lòng hờn giận, thế mà lại xin Đức Chúa chữa lành! Nó chẳng biết thương người đồng loại, mà lại dám xin tha tội cho mình!” (4). Tuy nhiên, vẫn cần ghi nhận với Cha Lagrange rằng "ý tưởng người hàng xóm thường được giới hạn vào Israel"{5}; và ngoài ra, ngay khi ý tưởng công lý - một thứ công lý quá khắc nghiệt - can thiệp vào, giới luật cảm thương đã bị phản công bằng luật trả đũa; và lời hứa thần thiêng: ngươi sẽ được tha thứ nếu ngươi tha thứ, vẫn chưa được minh nhiên diễn dịch thành luật vàng của nhiệm cục cứu rỗi.
Luật vàng này đã được mạc khải cho chúng ta trong Kinh Lạy Cha. Ở đây, chúng ta nằm ở trung tâm Tin Mừng. Người Kitô hữu là gì đối với những con người đã quá quen thuộc với luật trả thù chính đáng và nơi họ, Tin Mừng đang thực hiện được những chinh phục đầu tiên? Người ấy là người tha thứ{6}. "Anh em đã nghe nói, 'Mắt đền mắt và răng đền răng' {7}. Còn Thầy, Thầy nói với anh em, đừng chống lại kẻ bất lương ... Anh em đã nghe nói rằng, 'Ngươi hãy yêu mến người hàng xóm {8} và ghét bỏ kẻ thù. Nhưng Thầy bảo anh em, hãy yêu kẻ thù của anh em và cầu nguyện cho những người bách hại anh em, để anh em trở thành con cái của Cha anh em ở trên trời; vì Người làm cho mặt trời của Người tỏa sáng trên kẻ ác lẫn người lành, và Người đổ mưa cho người công chính lẫn kẻ bất chính”{9}.
Không có bình luận nào về lời cầu xin thứ năm khác hơn chính Tin Mừng. Ngay sau khi truyền lại cho chúng ta bản văn Kinh Lạy Cha, Tin Mừng Thánh Mátthêu tiếp tục{10}: "Vì nếu anh em tha thứ cho người ta các lỗi phạm của họ, Cha của anh em ở trên trời sẽ tha thứ cho anh em, nhưng nếu anh em không tha thứ các lỗi lầm cho họ, thì Cha anh em cũng sẽ không tha thứ cho anh em các lỗi phạm của anh em". Đoạn văn song song được đưa ra trong Máccô ở một nơi khác, nhân dụ ngôn cây vả cằn cỗi: “Khi anh em đứng cầu nguyện, nếu anh em có chuyện bất bình với ai, thì hãy tha thứ cho họ, để Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng tha lỗi cho anh em” {11}.
Người sẽ tha thứ cho chúng ta các vi phạm của chúng ta. Có phải điều này muốn nói Người sẽ tha tội cho những người được chúng ta tha thứ không? Quyền chìa khóa{12}, tức quyền bí tích tha tội chỉ được dành cho các tông đồ và những người kế vị các ngài, chứ không dành cho người Kitô hữu. Những người xúc phạm đến chúng ta và những người được chúng ta tha thứ - lẽ nào Thiên Chúa lại tụt hậu phía sau chúng ta và ít sẵn sàng hơn chúng ta trong việc tha thứ cho họ? Tuy nhiên, về hiệu quả của ơn thánh trong sự tha thứ của chúng ta phụ thuộc vào ý chí tự do của chính họ và lòng thương xót của Thiên Chúa. Đây là lý do tại sao Sách Châm ngôn phát biểu{13}, trong một đoạn văn được Thánh Phaolô tiếp nhận: "Nếu kẻ thù của anh em đói, hãy cho họ ăn, nếu người ấy khát, hãy cho họ uống; vì làm như vậy ngươi sẽ chất than hồng lên đầu nó "{14}.
Than hồng mầu nhiệm - chắc chắn không phải là tức giận, nếu không thì làm thế nào sách Châm ngôn có thể viết thêm: "Và Chúa sẽ thưởng công ngươi", và Thánh Phaolô: "Đừng bị khắc phục bởi điều ác, nhưng hãy khắc phục điều ác bằng điều tốt"? Những viên than hồng rực sáng này được đốt cháy bằng nguồn lửa khủng khiếp và ngọt ngào của ý chí thần thiêng khôn dò. Khi làm điều tốt cho kẻ thù của mình, chúng ta giao phó họ cho Thiên Chúa, chúng ta xin đổ xuống đầu họ ngọn lửa sáng kiến và quan tâm của Thiên Chúa. Nếu họ chống lại ngọn lửa ơn thánh, bất chấp mong muốn của chúng ta, họ sẽ rơi vào ngọn lửa của công lý. Nhưng nếu họ để cho mình được chiến thắng bởi ơn thánh và sửa chữa đường đi nước bước của họ và ăn năn tội lỗi của họ trước mặt Thiên Chúa, họ sẽ nhận được hiệu quả của ngọn lửa thương xót, theo ước muốn của chúng ta, và tội lỗi mà họ đã phạm chống chúng ta sẽ được tha thứ.
Như thế, sự kiện vẫn là khi tha thứ cho những người đã xúc phạm đến chúng ta, chúng ta làm việc theo một cách nào đó (chuẩn bị) và cho tới chừng chúng ta có thể, nhằm đạt mục đích: điều ác ở nơi họ được vượt qua bởi điều tốt và họ nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa; chúng ta góp phần, trong phạm vi có trong chúng ta, vào việc gia tăng tổng số điều tốt trên trái đất và làm cho công trình của Hoàng tử Hòa bình được hoàn thành ở đó.
Như đã viết trên đây, nếu tôi thực sự tha thứ, không còn nghi ngờ gì nữa, tôi sẽ được, thậm chí, đã được tha thứ.
Tuy thế, có bao giờ tôi chắc mình đã được tha thứ không? Vấn đề là biết liệu tôi có tha thứ thật sự hay không, cũng như biết liệu tôi có thật sự yêu mến Thiên Chúa và người lân cận của tôi hay không. Và điều này chỉ Thiên Chúa mới biết một cách chắc chắn mà thôi. Chỉ một mình Thiên Chúa mới biết một cách chắc chắn liệu tôi có tha thứ từ tận đáy lòng, như Tin Mừng đã khuyên tôi hay không. Vào cuối dụ ngôn người đầy tớ được tha nợ nhưng lại không tha nợ cho những người bạn cùng làm việc với anh ta, chúng ta đọc trong Tin Mừng Mátthêu: "Bấy giờ, tôn chủ cho đòi y đến và bảo: ‘Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao?’ Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông. Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình" {15}. Còn Thánh Gioan thì nói gì? "Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi,
nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm” {16}.
Dù sao, nếu chúng ta làm hết sức mình, tại sao chúng ta phải hành hạ bản thân mình? Tìm cách biết một cách chắc chắn, một cách được chứng minh và chứng tỏ, liệu chúng ta có thực sự yêu thương và liệu chúng ta có thực sự tha thứ từ tận đáy lòng không, sẽ chỉ là một sự tò mò hư danh của tâm trí và một sai lầm nghiêm trọng. Vì điều Thiên Chúa muốn là chúng ta quên mình đi và đặt tất cả sự âu lo của chúng ta vào Người. Người muốn chúng ta hy vọng vào Người: như thế, điều chúng ta không thể biết một cách chắc chắn về phương diện tri thức, chúng ta có thể có sự tin tưởng hoàn toàn được bảo đảm về nó, nhờ lòng tốt thuộc về Người và nhờ ý muốn Người muốn trợ giúp chúng ta, hai điều đều là những điều tuyệt đối chắc chắn.
Theo nghĩa trên, sau khi khuyên chúng ta không nên yêu thương bằng lời, bằng ngôn từ, nhưng bằng hành động, một cách đích thực, Thánh Gioan viết thêm: “Căn cứ vào điều đó, chúng ta sẽ biết rằng chúng ta đứng về phía sự thật, và chúng ta sẽ được an lòng trước mặt Thiên Chúa. Vì nếu lòng chúng ta có cáo tội chúng ta, Thiên Chúa còn cao cả hơn lòng chúng ta, và Người biết hết mọi sự” {17}.
Nếu người anh em của anh xúc phạm đến anh, thì hãy khiển trách nó; nếu nó hối hận, thì hãy tha cho nó. Dù nó xúc phạm đến anh một ngày đến bảy lần, rồi bảy lần trở lại nói với anh: ‘Tôi hối hận’, thì anh cũng phải tha cho nó"{18}.
Si poenitentiam egerit. Si septies in die conversus fuerit ad te: poenitet me. Chữ Si là điều kiện tiền giả định bởi điều các nhà thần học gọi là “sự tha thứ thông thường” hay “sự tha thứ cần để được cứu rỗi”, khác với “sự tha thứ riêng với những người hoàn thiện”. Nếu người anh em tôi, trầm trọng đến có thể giết tôi, xin tôi tha thứ, tôi cũng sẽ tha thứ tận đáy lòng tôi. Nhưng nếu họ không đến với tôi để xin lỗi, tôi cũng sẽ sẵn sàng tha thứ cho họ (secundum praeparationem animae – theo sự sẵn sàng của linh hồn), nhưng không nhất thiết tôi phải đi bước trước (devancer) họ; và do sự kiện tôi tha thứ mọi kẻ thù của tôi cách chung, họ sẽ thấy họ được bao gồm trong số này, nhưng một cách tiềm thể (virtuellement), và không vì riêng họ mà tôi phải thực hiện hành vi cho đi này qua đó tôi làm điều đối với tôi công lý không tác động gì đối với họ. “Cần biết rằng có hai loại tha thứ. Một loại thuộc riêng những người hoàn thiện; lúc đó, theo điều người ta thường nói: hãy tìm kiếm hòa bình và hãy theo đuổi hòa bình (19), người bị xúc phạm đi trước người xúc phạm. Loại kia là sự tha thứ thông thường, là loại mọi người buộc theo giới răn, và qua đó, ta tha thứ cho người yêu cầu được tha thứ (20).
Ngay học lý trong Summa Theologia, về tình yêu đối với kẻ thù: “giới răn này buộc chúng ta yêu kẻ thù nói chung; nó không buộc ta yêu kẻ thù này hay kẻ thù nọ cách riêng, nếu điều này không phù hợp với sự chuẩn bị sẵn sàng của linh hồn, đến nỗi, ta sẵn sàng yêu cả kẻ thù đặc thù này và giúp đỡ họ trong trường hợp khẩn cấp {21} hoặc nếu họ yêu cầu chúng ta tha thứ. Nhưng yêu và giúp đỡ các kẻ thù cá nhân của ta một cách vô điều kiện, điều này là một hành vi hoàn thiện. Và cũng thế, thuộc vấn đề nghĩa vụ là chúng ta không được loại trừ các kẻ thù của mình khỏi những lời cầu nguyện chung mà chúng ta dâng cho người khác; nhưng, thuộc vấn đề hoàn thiện, chứ không phải nghĩa vụ, là việc cầu nguyện riêng cho từng cá nhân họ, ngoại trừ trong một số trường hợp nào đó”{22} Và một lần nữa: "khởi từ một chuyển động yêu thương đối với các kẻ thù của chúng ta xét riêng từng cá nhân đặc thù, giới răn đức ái không đặt lên chúng ta một sự cấp thiết vô điều kiện, cũng không phải yêu thương mọi người xét từng cá nhân một, vì điều này là điều bất khả. Tuy nhiên, thuộc lãnh vực nghĩa vụ được đức ái áp đặt một cách nhất thiết nếu tâm trí chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng: đến nỗi, người ta phải có một linh hồn sẵn sàng phải yêu thương các kẻ thù cá biệt, nếu có sự cấp thiết xảy ra. Việc con người nên thực sự làm như vậy, và yêu thương kẻ thù của mình vì Chúa, mà không có sự cấp thiết khiến họ phải làm như vậy, thì thuộc phạm vi hoàn thiện của đức ái”{23}.
Một học lý như vậy là chính đáng và hợp nhân bản; nó ngăn cản chúng ta chất chồng lên các linh hồn những gánh nặng mà họ không thể mang nổi, và yêu cầu nơi người khác những điều chính chúng ta có lẽ không có khả năng làm được. Tha thứ thực sự - không phải bằng môi bằng mép mà từ tận đáy lòng - là một điều nghiêm trọng đáng sợ; vì ngay trong "sự tha thứ thông thường", đã có câu phải chuẩn bị linh hồn sẵn sàng, một điều giả thiết chúng ta không cố tình nuôi dưỡng trong mình bất cứ cảm giác hận thù nào chống lại kẻ thù này hay kẻ thù nọ cách riêng{24}, bất kể thứ chuyển động bất đồng nào, và tha thứ, dù chỉ là secundum praeparationem animae (tùy theo sự chuẩn bị sẵn sàng của linh hồn), không phải chỉ là từ bỏ sự trả thù {25}, mà còn sẵn sàng cho người phạm tội ngay cả điều họ đã lấy mất của chúng ta, và qua đó lo liệu làm sao (ít nhất là những gì liên quan đến chúng ta, và liên quan đến các lời cầu xin của chúng ta với Thiên Chúa) để họ từ nay sống phù hợp với công lý của Thiên Chúa và không còn mắc lỗi (quitte) đối với Người – họ được giải thoát, nợ nần của họ được tha hết. Sự tha thứ ngụ ý không gây tổn hại đến công lý (26). Nhưng nó buộc người ta từ bỏ các biện pháp trừng phạt mà công lý thường áp đặt (trừ khi một ích lợi cao hơn sự oán giận của tôi phải được bảo vệ). Và đối với người đôi mắt chưa được rửa sạch đủ bởi nước mắt và linh hồn chưa mềm dịu đủ bởi đức ái, điều này cũng bị cảm nhận – một cách sai lầm- như là một thiếu sót đối với công lý. Trái tim tội nghiệp băn khoăn, nó cảm thấy bị xâu xé giữa hai mệnh lệnh mâu thuẫn nhau, nó đau đớn thống khổ. Trong trường hợp cấp thiết, hành vi tha thứ cần thiết đối với người đáng thương đã phá hủy hoặc xúc phạm điều mà người ta vốn coi là thân yêu nhất rất có thể đòi ta phải mua bằng chính sự sống mình.
Còn điều này nữa: trong trường hợp cấp thiết, hành vi tha thứ như thế được Tin Mừng đòi hỏi. Và Tin Mừng dành cho các nhà thần học việc phải quan tâm đến sự khác biệt mà chúng ta vừa đề cập giữa sự tha thứ thông thường và sự tha thứ của người hoàn thiện. Chính Tin Mừng đã biến tinh thần tha thứ thành bổn phận cho chúng ta; và Tin Mừng ít lưu ý tới viễn ảnh của điều được truyền lệnh hay không được truyền lệnh là cần thiết để được cứu rỗi, mà lưu ý nhiều hơn tới viễn ảnh của luật tương ứng giữa tác phong thần thánh và tác phong của chúng ta: tha thứ như Người tha thứ; ngươi đã tha thứ ra sao, ngươi sẽ được tha thứ như thế. Hơn nữa, trong phần lớn các trường hợp cụ thể, lương tâm tôi phải xử lý không phải với các kẻ thù của tôi nói chung, nhưng với kẻ thù này hoặc kẻ thù nọ nói riêng, mà đòn dao găm của họ tôi vừa nhận được. Thế thì, bất cứ điều gì tôi chống lại họ, chính họ cách riêng tôi phải tha thứ trong lòng, từ tận đáy lòng tôi nếu tôi muốn lương tâm của tôi được nghỉ yên, thoát khỏi sự bối rối không thể nào chịu đựng được. Chúa ơi, xin Chúa tha thứ cho con như con tha thứ cho họ.
Tôi không hoàn thiện đối với những điều đó. Nhưng khi thổi, Thần Khí vượt quá mọi giới hạn đã có trước đây; tinh thần tha thứ thúc đẩy mọi Kitô hữu, hoàn thiện hoặc không hoàn thiện, nhưng mong muốn vâng theo Tin Mừng, vượt qua giới luật nghiêm ngặt - dù chỉ một lần, thích đáng đối với cơn bão táp tôi đang gặp hôm nay. Và sự tha thứ thông thường, một sự tha thứ, như chúng ta đã ghi nhận trên đây, có tính đòi hỏi hơn nó biểu kiến, buộc chúng ta, trong nhiều trường hợp, phải dấn thân, một lần, dù muốn dù không, vào sự tha thứ của người hoàn thiện.
"Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại. Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy. Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ... Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng. Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác.
"Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy" {27}.
Kỳ sau: Tiết 6: Chớ để chúng con sa chước cám dỗ
_________________________________________________________________________________
{1} M. J. Lagrange, Evang. selon saint Matthieu, p. 132, n. 14.
{2} Tv 132 (131): 1; Tv. 7:4.
{3} Ad Probam, P.L., 33, 503 (n. 22).
{4} Huấn Ca 28:2-4.
{5} Lagrange, Evang. selon saint Matthieu, p. 132, note.
{6} Là điều Cha Lebbe nói với chúng tôi khi ngài nói với chúng tôi về kinh nghiệm truyền giáo của ngài ở Trung Hoa.
{7} Xh. 21:24-25.
{8} Lv. 19:18.
{9} Mt. 5:38-39, 43-45.
{10} Mt. 6:14-15.
{11} Mc 11:25-26.
{12} "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ" Ga 20:22-23.
{13} Cn 25:21-22.
{14} Rm. 12:20.
{15} Mt. 18:32-35.
{16} 1 Ga 3:18.
{21} Cf. Summa theol., II-II, 25, 9. "Talia beneficia vel dilectionis signa inimicis exhibere non est de necessitate salutis nisi secundum praeparationem animae, ut scilicet subveniatur eis in articulo necessitatis."
{22} Summa theol., II-II, 83, 8.
{23} Ibid., II-II, 25, 8.
{24} “Phàm ai ghét anh em mình, ấy là kẻ sát nhân. Và anh em biết: không kẻ sát nhân nào có sự sống đời đời ở lại trong nó” (1 Ga 3:15).
{25} "Ý muốn trả thù tước hết nơi anh em mọi hy vọng được tha thứ các tội lỗi khác của anh em”, nó “lấy mất quyền của anh em được nói: như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Thánh Augustinô, Serm. 57, P.L., 39, 392.
{26} Xem Thánh Tôma Aquinô, Summa theol., I, 21, 3, ad. 2.
{27} Lc 6:27-38. (xem Mt. 5:38-48.)