Ngày 16-05-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 17/05: Tình yêu và sứ vụ – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến – Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức
Giáo Hội Năm Châu
00:38 16/05/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an,

Sau khi dùng bữa với các môn đệ tại Biển Hồ Ti-bê-ri-a, Đức Giê-su Phục Sinh hỏi ông Si-môn Phê-rô: “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy hơn các anh em này không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con thương mến Thầy.” Đức Giê-su nói với ông: “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy.” Người lại hỏi: “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con thương mến Thầy.” Người nói: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy.” Người hỏi lần thứ ba: “Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có thương mến Thầy không?” Ông Phê-rô buồn vì Người hỏi tới lần thứ ba: “Anh có thương mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con thương mến Thầy.” Đức Giê-su bảo: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy. Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn.” Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông: “Hãy theo Thầy.”

Đó là lời Chúa

 
Con người của Thánh Thần
Lm. Thái Nguyên
02:43 16/05/2024


Chúa Nhật Đại Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống
Ga 20, 19-23
CON NGƯỜI CỦA THÁNH THẦN

Suy niệm

Biến cố Chúa Thánh Thần Hiện Xuống được ghi lại trong Tân Ước cho chúng ta thấy được sự hoạt động vô cùng sâu rộng của Ngài trên đời sống Giáo Hội và từng người Kitô hữu. Kinh nghiệm cá nhân của mỗi người về tác động của Chúa Thánh Thần vẫn luôn được nhấn mạnh, đặc biệt là trong Phong Trào Ngũ Tuần.

Kitô hữu là con người của Thánh Thần, nhưng đó là một tiến trình rộng mở suốt đời. Trong tiến trình này luôn có những cám dỗ bên trong và lôi kéo bên ngoài khiến ta lạc bước, dễ suy thoái và trở lại với kiểu “sống tự nhiên không có Thần Khí” (Gd 1,19). Cần kiểm tâm và phân định lại từng ngày để xem mình có phải là con người của Thánh Thần hay không? Con người của Thánh Thần có những đặc điểm sau:

1- Là con người tự do (x. 2Cr 3, 17). Nhờ để cho Thánh Thần hướng dẫn (x.Gl 5,18), ta được giải thoát khỏi chính mình, trở thành con cái tự do của Thiên Chúa. Tự do vì không còn bị chế ngự bởi các đam mê của xác thịt (x.Gl 5,16); không còn nô lệ tội lỗi, không còn bị ràng buộc bởi những chuyện phù phiếm và lối sống trần tục, để sống“công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần” (Rm 14,17).

2- Là người có não trạng thiêng liêng (x. Rm 8,5; 1Cr 10,15). Người của Thánh Thần thường nghĩ đến những thực tại thần thiêng (x. Cl 3,1-4): thích những điều thuộc về Thiên Chúa, ham mê đọc Thánh Kinh để đào luyện bản thân, biết lắng nghe Lời, đón nhận Lời và thực thi Lời, vì người ấy đã trưởng thành trong Đức Kitô (x. Dt 5,13-14). Nhờ vậy, người của Thánh Thần luôn đặt trọng tâm là tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước hết (x. Mt 6,33), tìm mọi cách loan báo Đức Kitô (x.1Cr 9,16), nên mọi thứ khác thành phụ thuộc.

3- Là người nhiệt tình dấn thân phục vụ (1Cr 12,4-11). Phục vụ là thái độ nền tảng của con người thuộc về Thánh Thần, Đấng tự hiến cho sự kết hợp yêu thương giữa Chúa Cha và Chúa Con, cũng như kết hợp mọi người trong Thiên Chúa. Phục vụ cũng là một lựa chọn cơ bản để sống cho Thiên Chúa và tha nhân như Đức Kitô, Đấng trao ban Thần Khí của Ngài cho chúng ta (x. Mt 20,28). Sự phục vụ trong Thánh Thần chủ yếu là xây dựng nhiệm thể Đức Kitô (x.Ep 4,12), tất cả đều phải nhằm vào việc xây dựng Hội Thánh (x.1Cr 14,26), không như những hình thức phục vụ khác của thế gian (x.Mt 20,24-28). Sự phục vụ theo Thánh Thần là:

- Phục vụ trong tinh thần hiệp nhất: người của Thánh Thần luôn cảnh giác tối đa trước những hành vi và lời nói của mình cũng như của tha nhân, để tránh sự phân rẽ hay phân hóa trong nội bộ Hội Thánh. Mọi tranh chấp, bất hòa, chia rẽ đều do sự xúi giục của ma quỉ mà ra. Vì thế người của Thánh Thần luôn “theo đuổi những gì đem lại bình an và những gì xây dựng cho nhau.” (Rm 14,19).

- Phục vụ vô vị lợi vì lòng mến: Thánh Thần là ngôi vị biểu lộ sự tự hiến. Ngài luôn thúc giục ta phục vụ vì lòng mến, không đòi hỏi, không chờ đợi đáp trả, không lo sợ thiệt thòi, không khép lại trước một vô ơn, không chán nản trước một lãnh đạm,“vui lòng phục vụ như thể phục vụ Chúa chứ không phải người ta” (Ep 6,7).

- Phục vụ khiêm tốn và âm thầm: Thánh Thần được ví như chiều sâu của Thiên Chúa, nên không chấp nhận việc phô trương bề mặt, không bày tỏ bản thân qua những việc tốt lành. Ngài luôn ẩn mặt mà vẫn hoạt động nơi mỗi người cách âm thầm, nhẹ nhàng, không áp đặt. Vì thế, chúng ta phải tránh kiểu phục vụ như kẻ cả, mà luôn nhận mình “là đầy tớ vô dụng, chỉ làm việc bổn phận đấy thôi” (Lc 17,10).

- Phục vụ trong tinh thần từ bỏ: từ bỏ là điều kiện tiên quyết của người môn đệ Đức Kitô, để thực hiện thánh ý Thiên Chúa (x.Mc 10,45). Không thể phục vụ theo cảm tính hay sở thích cá nhân, vì như vậy là phục vụ cách tùy tiện và ngẫu hứng. Phục vụ trong tinh thần từ bỏ cũng là phục vụ trong sự nghèo khó như Chúa Giêsu (Lc 9, 58): chọn sự thất thế chứ không chọn quyền thế; chọn sự coi thường chứ không chọn sự nổi tiếng… để Thiên Chúa được nhận biết và yêu mến.

4. Là người mang hoa trái của Thánh Thần (Gl 5, 22-23)

Như nhựa sống trong thân cây mang lại hoa trái đúng mùa, Thánh Thần hoạt động trong tâm hồn Kitô hữu cũng mang đến những mùa gặt thiêng liêng với nhiều hoa trái thánh thiện là:“bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ”.
Mỗi ngày sống, mỗi biến cố, chúng ta cần đặt mình lại trong Chúa Thánh Thần, là Đấng đang hiện diện trong tâm hồn ta; là Đấng đang điều khiển Giáo Hội và canh tân đời sống nhân loại; là Đấng đang làm nên trời mới đất mới, đang điều hướng con người và vũ trụ qui tụ về nguồn sống vĩnh hằng là chính Đức Kitô, cho Thiên Chúa.

Cầu nguyện

Lạy Chúa Thánh Thần!
Đấng phù trợ cho đời sống chúng con,
Ngài nâng đỡ khi con thấy lo âu,
Ngài ủi an khi con thấy buồn sầu,
Ngài cứu giúp khi gặp cảnh bể dâu.

Chính Ngài là tình yêu hằng tuôn đổ,
cho con người sự sống mới đẹp tươi,
cho thế giới muôn loài được tái tạo,
ban muôn vàn ân phúc của trời cao.

Cho con biết buông mình theo ân sủng,
biết sống và hành động trong tình yêu:
yêu điều tốt đẹp ghét điều xấu xa.
quyết vượt qua những gì còn tăm tối,
khai đường và mở lối để vươn lên,
dám làm nên cuộc cách mạng đời mình.

Cho con đưa tình yêu vào cuộc sống,
và biết đưa cuộc sống vào tình yêu,
để từng giây phút con yêu,
làm nên cuộc đời con sống,
vì con biết rằng, Thiên Chúa Hằng Sống
cũng chính là Thiên Chúa Tình Yêu.

Xin thương đến nhân loại chúng con,
và ban cho một lễ Hiện Xuống mới,
một biến cố ân sủng hóa toàn cầu,
để mọi người được liên kết với nhau,
để thuận hòa an vui tràn khắp chốn,
để yêu thương hợp nhất khắp muôn nơi.

Xin biến đổi chúng con nên tông đồ,
để loan truyền danh thánh Đức Ki-tô,
là tình yêu trong cội nguồn chân thật,
là Mùa Xuân cứu độ cho thế trần. Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:16 16/05/2024

10. Suy niệm có thể điểu khiển những cảm tình của linh hồn, làm cho hành động của chúng ta thẳng đến Thiên Chúa.

(Thánh Bernard)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:19 16/05/2024
57. KHIÊNG BÀN CÁO TRẠNG

Sáng sớm, có người viết trên mặt bàn đầy sương rơi mấy câu giễu cợt: “Ta muốn làm hoàng đế”. Kẻ thù thấy như vậy liền khiêng cả chiếc bàn đến vệ môn tố cáo.

Sau khi đợi rất lâu quan huyện mới xuất hiện nên ánh nắng mặt trời chiếu khô mấy chữ ấy, quan huyện hỏi:

- “Mày khiêng cái bàn lại để làm gì?”

Người ấy vội vàng chối nói:

- “Tôi muốn hỏi ngài có muốn mua cái bàn này không?”

(Tiếu lâm)

Suy tư 57:

Người ta nói “tai vách mạch rừng” là để răn đe những người hay phát ngôn bừa bãi không cẩn thận, dễ dàng mang họa vào thân, và có khi vì lời nói đùa mà bị tù tội...

Kẻ tiểu nhân thì hay bới lông tìm vết để hại người, mà trong cuộc sống của mỗi người thì lại vô thập toàn, nên luôn có những kẻ tiểu nhân lòng dạ hẹp hòi dòm ngó và tìm cách làm hại.

Có những người Ki-tô hữu thật vui tính, nên có những lúc ăn nói không để ý, làm cớ cho người lòng dạ hẹp hòi khó chịu và tìm cách chơi xấu cáo gian; có những linh mục tính tình đơn sơ hiền hậu, nên lời nói cũng đơn sơ khiến cho kẻ tiểu nhân lấy cớ để hạ bệ kiện cáo; có những người thích nói đùa cách vô tội vạ nên bị kẻ tiểu nhân dựng thành cớ để cáo gian...

Ở đời kẻ ăn ngay ở lành thì kết cuộc sẽ được sự lành, kẻ bới lông tìm vết để hãm hại người khác thì trước sau gì cũng bị phạt, đó là sự công bằng của Thiên Chúa mà ai cũng hiểu, nhưng rất ít người ghi sâu vào tâm khảm.

Kẻ tiểu nhân khiêng bàn đi tố cáo người khác nhưng lại bị hố và bị khiển trách; người Ki-tô hữu vì có Chúa ở trong mình nên luôn tha thứ và rộng lượng với người vì ghen ghét mà tố cáo mình, đó chính là đem lửa (tình yêu) bỏ trên đầu họ vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các giám mục Công Giáo Hoa Kỳ cảnh cáo về sự phân cực trong Giáo hội, kêu gọi đối thoại nhiều hơn
Vũ Văn An
14:26 16/05/2024

Tyler Arnold, thuộc Phòng tin tức Washington, D.C. của CNA, ngày 15 tháng 5 năm 2024, tường trình rằng Ba giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã cảnh cáo về sự phân cực ý thức hệ ngày càng gia tăng trong Giáo hội và sự cần thiết phải đối thoại dân sự giữa những người có bất đồng quan điểm trong cuộc thảo luận được phát trực tiếp vào chiều thứ Ba.



“Chính trị gần như là một tôn giáo và đôi khi nó là một môn thể thao, [nhưng] nó không nên được coi là một trong hai điều,” Đức Giám Mục Daniel Flores của Giáo phận Brownsville, Texas, cho biết trong cuộc thảo luận.

Đức Cha Flores nói: “Đây được cho là một cuộc trò chuyện dân sự… để tìm kiếm điều tốt và ưu tiên cách đạt được điều đó cũng như cách tránh điều ác. Và tôi nghĩ nếu chúng ta có thể tập trung vào điều đó, chúng ta có thể giảm bớt những bức tranh biếm họa và những lời hoa mỹ nhằm hạ thấp con người.”

Cuộc thảo luận bao gồm Đức Cha Flores, Đức Hồng Y Robert McElroy của Giáo phận San Diego, và Giám mục Robert Barron của Giáo phận Winona-Rochester, Minnesota. Nó được điều hợp bởi Gloria Purvis, người dẫn chương trình “The Gloria Purvis Podcast” tại Tạp chí America, và được đồng tài trợ bởi Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, Tổ chức từ thiện Công Giáo Hoa Kỳ, Thừa sai tại gia Glenmary và Hội đồng Dòng Tên.

Cuộc hội thảo là một phần của sáng kiến “Văn minh hóa nó” của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, nhằm thúc đẩy tính lịch sự trong các cuộc tranh luận ý thức hệ quan trọng. Là một phần của sáng kiến này, các giám mục yêu cầu người Công Giáo ký một cam kết khẳng định phẩm giá của mỗi con người – bao gồm cả những người có niềm tin ý thức hệ khác nhau – và hợp tác với những người khác để theo đuổi lợi ích chung.

Theo các tham luận viên, xã hội và Giáo hội Hoa Kỳ ngày càng trở nên phân cực hơn khi đề cập đến những khác biệt về ý thức hệ - và các cuộc tranh luận về những khác biệt đó đã trở nên kém lịch sự hơn.

Đức Cha Barron, người sáng lập tổ chức truyền thông Công Giáo Word on Fire, cho biết những bất đồng trong Giáo hội không có gì mới, nhưng cách mọi người tiếp cận những bất đồng đó đã thay đổi: “Điều bị phá vỡ là tình yêu giúp cho cuộc đối thoại thực sự có thể thực hiện được”.

Ngài nói: “Đó là một chủ nghĩa bộ lạc đã đánh mất cảm giác yêu thương trong đối thoại”.

Đức Giám Mục cảnh cáo rằng mọi người tập trung nhiều hơn vào việc chiến thắng các cuộc tranh luận và trung thành với một bản sắc ý thức hệ hơn là tình yêu. Ngài cho biết những vấn đề này rất dễ nhận thấy trong các cuộc thảo luận trên mạng và khuyến khích mọi người hỏi liệu “bình luận này [có phải] là một hành động yêu thương hay không” trước khi nói bất cứ điều gì.

“Có phải nó được phát sinh từ tình yêu?” Đức Cha Barron nói mọi người nên tự hỏi mình. “Có phải nó được phát sinh từ lòng mong muốn điều tốt cho người khác? Nếu không, có hàng ngàn việc tốt hơn để làm hơn là nói ra tuyên bố đó.”

Đức Hồng Y McElroy cho rằng ngày nay đối thoại quá nhiều “có nghĩa là đối đầu” đến mức mọi người “không thể tham gia vào một cuộc đối thoại thực sự”.

“Mọi người đang tiến về phía nhau trong đời sống Giáo hội, trước hết, nhìn vào nhãn hiệu: Bạn là ai? Bạn đứng ở đâu trong nền chính trị văn hóa hiếu chiến của nước ta?” Đức Hồng Y nói.

Ngài nói thêm, mọi người tập trung vào điều này “chứ không phải vào điều hiệp nhất chúng ta: chúng ta đang đứng ở đâu về bản sắc của mình là người Công Giáo và với quan điểm Kitô học”.

Đức Hồng Y McElroy cũng dựa trên những lo ngại được Đức Cha Barron nhấn mạnh về đối thoại trên internet.

Đức Hồng Y McElroy nói: “Khi bạn đang viết Tweet, hãy tưởng tượng Chúa Giêsu ở đó với bạn và khi bạn suy nghĩ kỹ câu hỏi đó ‘tôi có nên làm điều này không?’”.

Tương tự như vậy, Đức Cha Flores nhấn mạnh sự cần thiết phải ghi nhớ những gì Chúa Ki-tô làm.

Ngài nói: “Người sẽ tử tế, đặc biệt với người nghèo và đặc biệt với những người không có địa vị trên thế giới. Và Người cũng sẽ không bao giờ phạm bất công để cổ vũ công lý.”
 
Văn Hóa
Truyền thống Trí thức Công Giáo trong Thế kỷ Hai mươi, Chương Sáu 1
Vũ Văn An
13:53 16/05/2024

Chương Sáu: Ba Thời Đại Nghiên Cứu Kinh Thánh



Một nền thần học phủ nhận tính lịch sử của hầu như mọi điều trong các sách Tin Mừng mà đời sống, tình cảm và suy nghĩ của Kitô hữu đã gắn chặt với trong gần hai thiên niên kỷ — một nền thần học hoặc phủ nhận hoàn toàn phép lạ hoặc, kỳ lạ hơn nữa, sau khi làm ngơ chuyện lớn lao như lạc đà là sự Phục sinh, đã căng thẳng nghĩ tới những con muỗi nhĩ làm thức ăn cho đám đông—nếu được cung cấp cho người ít học chỉ có thể tạo ra một trong hai tác dụng. Nó sẽ biến anh ta thành một người Công Giáo Rôma hoặc một người vô thần. Những gì bạn cung cấp cho anh ta, anh ta sẽ không công nhận là Kitô giáo. Nếu anh ta giữ điều được anh ta gọi là Kitô giáo, anh ta sẽ rời bỏ một Giáo hội trong đó nó không còn được dạy nữa và tìm kiếm một Giáo hội nơi nó được dạy.

-C. S. Lewis, “Thần học hiện đại và Khoa Phê bình Kinh thánh”



C. S. Lewis đã đọc một bài thuyết trình mà từ đó, đoạn văn trên được lấy ra tại Westcott House, Cambridge, vào năm 1959, chỉ vài năm trước Công đồng Vatican II và việc ông làm mờ các lựa chọn rõ ràng giữa chủ nghĩa vô thần và Công Giáo. (1) Việc ông lên đặc điểm cho ngành học thuật Kinh thánh hiện đại cũng hơi phiến diện. Nhưng những câu hỏi chính mà ông nêu ra tiếp tục trình bầy một câu hỏi mục vụ ghê gớm cho các nhà lãnh đạo Giáo hội. Như chúng ta đã thấy Joseph Ratzinger đặt câu hỏi trong chương trước, ngay trong trường hợp tốt nhất, liệu những sự tái tạo không chắc chắn và mâu thuẫn của các học giả có thể được kết hợp với việc thực hành một đức tin mà một cách rõ ràng, dưới chính hình thức hiện thân của nó trong Kinh thánh, nhằm dành cho không phải các giáo sư, mà là những người bình thường hay không? Ngoài ra, Lewis tạo ra những nghi ngờ khá lớn về chính khả thể các học giả xác định được nguồn gốc, quyền tác giả và độc giả ban đầu một cách đáng tin cậy — vốn là những cơ sở chính cho cách tiếp cận học thuật hiện đại đối với Kinh thánh, ngay cả giữa những người Công Giáo Rôma, trong hậu bán thế kỷ XX. Và ông làm như vậy không phải vì đơn thuần bác bỏ các kết quả, mà vì kinh nghiệm bản thân - như một học giả văn học và bản thân là tác giả - về những điều phi lý đôi khi được các nhà phê bình đương thời dựng lên về nguồn gốc và ý nghĩa của các bản văn hiện đại.

Tất nhiên, các nhà phê bình hiện đại viết về các tác giả hiện đại có lợi thế rất lớn so với các học giả hiện đại nghiên cứu về Kinh thánh. Họ không phải cố gắng hình dung ra những bài viết hơn hai nghìn năm trước xuất hiện trong những nền văn hóa hoàn toàn xa lạ với nền văn hóa của họ. Họ chia sẻ bầu không khí chung của thời đại và văn hóa của chúng ta, và thông thường, nhận thức tức thời về nhiều sắc thái ngôn ngữ tinh tế trong tư cách người nói tiếng bản ngữ của chính các tác giả. Tuy nhiên, Lewis nói, những tái tạo của họ về nội dung các cuốn sách của ông hoặc của các đồng nghiệp và bạn bè của ông như J. R. R. Tolkien và Roger Lancelyn Green đã ra đời vẫn không chính xác, ngay cả về những vấn đề đơn giản nhất về sự thật và diễn giải. (Thí dụ, một số học giả cho rằng “chiếc nhẫn quyền lực” trong Lord of the Rings [Chúa tể Các Chiếc nhẫn] của Tolkien hẳn là biểu tượng của bom nguyên tử, một điều đơn giản là bất khả vì Tolkien bắt đầu viết câu chuyện đó trước khi phát minh ra bom nguyên tử.) Ai đã đọc các nghiên cứu phê bình lịch sử hiện đại về Tân Ước đôi khi cảm thấy có điều gì đó tương tự và quan trọng hơn đang xảy ra trong nỗ lực tái cấu trúc đâu là ý định của tác giả kinh thánh đã chết từ lâu và cộng đồng đã qua đi từ lâu mà ông ngỏ lời với phải như thế nào.

Nhưng Lewis không dừng lại ở đó. Ông nói, đặt vấn đề về bố cục và niên đại sang một bên, cách nhiều học giả Kinh thánh đọc các bản văn như chúng ta hiện có làm nảy sinh một vấn đề khác: “Tôi không tin họ như những nhà phê bình”, (2), một trong những nhà văn Kitô giáo và nhà phê bình văn học tài năng nhất của thời đại chúng ta đã nói như vậy. Và không chỉ những người thực hành chán ngắt (những người nhất thiết phải chiếm phần lớn trong bất cứ ngành nghề nào) mới dám đưa ra nhận định chói tai. Ông chỉ thẳng vào Rudolf Bultmann, xét theo bất cứ khía cạnh nào, cũng là một trong những học giả Kinh thánh có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20, như người đặc biệt không tri nhận được chính hình tượng Chúa Giêsu và do đó, không đáng tin cậy về nhiều mặt khác. Bultmann nói rằng không có bức tranh rõ ràng nào về nhân cách của Chúa Giêsu xuất hiện từ các sách Tin Mừng; Lewis trả lời rằng một cách để ông biết một số “Tin Mừng” của Ngộ đạo là giả mạo là Chúa Giêsu - người kết hợp sự khôn khéo của nông dân với cả sự nghiêm khắc và sự dịu dàng tuyệt vời - “không nói như vậy”.

Ngay một trong những khẳng định chính của Bultmann – rằng việc rao giảng về Chúa tái lâm đi trước những khai triển sau này về Cuộc khổ nạn – cũng bị Lewis phá hủy một cách nghiêm túc trong một cuộc khảo sát ngắn gọn nhưng tài tình về tình tiết “Hãy lui ra đằng sau Ta” (Mt 16:21-23). Bultmann nghĩ rằng sự thay đổi đột ngột từ việc Chúa Giêsu khen ngợi Pherô vì đã nhìn nhận Người là “Đấng Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống” sang việc Người mạnh mẽ bác bỏ suy nghĩ của Phêrô như một người tìm cách tránh cuộc đóng đinh của Đấng Kitô— (“Satan, hãy lui ra đằng sau Ta”) cho thấy sự bất nhất về mặt văn học phản ảnh sự xen kẽ sau này câu chuyện Khổ nạn vào những câu chuyện Tái lâm (Parousia) căn bản hơn. Lewis, một người đọc tinh mắt, cho rằng không thấy điều gì như vậy, mà đúng hơn là sự đặt cạnh nhau một cách khéo léo hai sự thật căn bản.

Lewis tổng kết niềm hoài nghi của ông về các cách tiếp cận Tân Ước tự cho mình là các phân tích văn học duy nhất có giá trị và đã thống trị các nghiên cứu học thuật trong nhiều thập niên: “Tôi đã học được trong các lĩnh vực nghiên cứu khác rằng 'kết quả bảo đảm của nền bác học hiện đại' có tính phù du xiết bao, nền bác học sẽ sớm hết hiện đại như thế nào.” (3) Và ông không hề đơn độc trong thuyết bất khả tri này. Ernst Käsemann, một sinh viên của Bultmann và là một học giả Kinh thánh Thệ Phản đáng gờm theo tư cách riêng của mình, đã đưa ra một bức tranh tương tự về sự nhất trí được cho là mang tính bác học: “Chắc chắn tôi không nên nói: 'Chúng ta có thể tự tin dấn thân vào [con đường này], cũng như chúng ta không cần sợ rằng chúng ta đang dấn thân vào một cuộc phiêu lưu đầy nguy hiểm và không có kết quả.’ Liệu chúng ta có thể quên trong một khoảnh khắc rằng chúng ta đang đối diện hàng ngày với vô số cuộc tấn công đáng ngờ và thậm chí khó hiểu vào các lĩnh vực chú giải, lịch sử và thần học và việc nghiên cứu của chúng ta đang dần dần thoái hóa thành một cuộc chiến tranh du kích hoàn cầu? (4) Tất nhiên, quan sát một vấn đề không nhất thiết là giải quyết nó, nhưng Käsemann đã gợi ý một cách đúng đắn rằng câu trả lời cho những câu hỏi như vậy sẽ không được tìm thấy theo đường lối bác học thuần túy. Một “Giáo hội” là điều cần thiết cho loại sứ điệp kerygma (=sơ truyền) mà Kinh thánh muốn truyền đạt, một Giáo hội vừa lắng nghe Lời Chúa, vừa mãi trung thành và tuyên xưng Lời đó không những trong phẩm trật mà còn giữa tất cả các tín hữu.

Công Giáo và Kinh thánh

Không giống như chủ nghĩa chính thống cực đoan và một số hình thức học thuật hiện đại mà Lewis chỉ trích, Giáo Hội Công Giáo chưa bao giờ cố gắng đọc Kinh thánh qua một quan điểm đơn giản và đơn nhất. Trong các thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo, đã có những điểm nhấn khác nhau ở Antiôkia xưa (một cách tiếp cận theo nghĩa đen hơn) và Alexandria (phương pháp ẩn dụ). Giáo hội nói chung đã chứa đựng những phương thức giải thích Kinh thánh phức tạp và làm phong phú lẫn nhau, theo những cách khác nhau của chúng, phản ảnh nhiều chiều kích của chính Tân Ước. Một người hợp tình hợp lý ngày nay xem qua các bài bình luận Kinh thánh của các Giáo phụ cổ xưa (5) (Clêmentê thành Alexandria tin rằng ít nhất năm ý nghĩa—lịch sử, tín lý, tiên tri, triết học và huyền nhiệm—luôn hiện diện) hoặc một số người thực hành tốt hơn bốn ý nghĩa của Kinh thánh (nghĩa đen, luân lý, ẩn dụ, loại suy) khai triển vào thời Trung cổ (6) có thể tìm thấy nhiều điều lập dị hoặc không còn giá trị. Nhưng họ cũng có ấn tượng bởi ý thức thường xuyên của những nhà bình luận bị coi là ngây thơ này, những nhà bình luận “tiền phê phán” khi họ cho rằng bản văn đòi hỏi sự chú ý cẩn thận đến các thể thức đa dạng và ngôn từ văn học của nó.

Trong suốt thế kỷ 20, các học giả Kinh thánh cả Công Giáo lẫn Thệ phản đều đánh giá cao và, trong một số trường hợp, phục hồi và phát triển các phần của truyền thống đa dạng đó, vốn đã bị lãng quên trong việc tìm kiếm các “bản văn chứng minh” [proof texts] đơn giản cho tín lý Kitô giáo, ngay trong Giáo Hội Công Giáo. Tất nhiên, trong gần nửa đầu thế kỷ, các thẩm quyền Công Giáo đã phần lớn ngăn cản các học giả Giáo hội tham gia vào các phương thức phê bình lịch sử có ảnh hưởng lớn, được tiên phong chủ yếu ở nước Đức Thệ phản trong các thế kỷ 19 và 20. Và những hạn chế đó đã cản trở nhiều thế hệ người Công Giáo thực hiện loại công việc cần thiết để phát triển cách đọc Kinh thánh của người Công Giáo dưới ánh sáng nhận thức hiện đại. Trong một số trường hợp, Giáo hội đã bác bỏ một cách sai lầm các học giả, những người mà các thẩm quyền cho rằng đang đi theo những con đường nguy hiểm. Một số quả có đi theo như vậy; hầu hết không đi theo. Các thẩm quyền Công Giáo lo ngại rằng các hình thức nghiên cứu phê bình lịch sử khắc nghiệt hơn sẽ dẫn đến thuyết duy hiện đại, điều chắc chắn đã xảy ra ở các hệ phái Thệ phản chính dòng. Tuy nhiên, trớ trêu thay, một số phương pháp học thuật phổ biến nhất được cho là mang lại “kết quả chắc chắn của nền bác học hiện đại” lại tự rơi vào khủng hoảng đáng kể vào hậu bán thế kỷ XX.

Kinh thánh luôn chiếm một vị trí phức tạp trong tư tưởng Công Giáo, và trong một số khía cạnh, việc nghiên cứu kinh thánh Công Giáo hiện đại khó xác định về mặt trí thức hơn là triết học và thần học Công Giáo. Các cuộc tranh luận trong các lĩnh vực vừa kể vẫn tiếp diễn, và một các đúng đắn, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến người Công Giáo thực hành đạo. Nhưng khuôn khổ căn bản của nghiên cứu Kinh thánh hiện đại thường đặt “Chúa Giêsu lịch sử” chống lại “Chúa Kitô của đức tin”. Joseph Ratzinger đã lưu ý rằng “quy điển thần học”, nghĩa là, cách đọc bản văn trong truyền thống và Giáo hội, “thực sự chính là điều mà khoa chú giải hiện đại nhắm để vượt qua”. (7) Do đó, trong tổng thể năng động này, các nguyên tắc Công Giáo tinh túy gần như tự động bị nghi ngờ nơi các học giả. Tất nhiên, đây chưa phải là toàn bộ câu chuyện. Vì Thiên Chúa hoạt động xuyên suốt lịch sử và bước vào thời gian trong Nhập thể, nên việc nghiên cứu lịch sử là một điều cần thiết của đức tin Công Giáo. Nhưng bất chấp các nỗ lực nhằm thanh lọc các phương pháp phê bình lịch sử khỏi những giả định thiên vị, phần lớn nghiên cứu Kinh thánh Công Giáo trong phạm vi học thuật, nói một cách nhẹ nhàng, gây căng thẳng không nhỏ với Giáo hội—và với những tín hữu bình thường cố gắng đọc Kinh thánh.

Tân Ước đặc biệt gây khó khăn cho các học giả tìm cách hiểu nó theo thuật ngữ lịch sử thuần túy vì nó không bàn đến chất liệu chỉ có tính lịch sử đơn thuần. Thay vào đó, nó cho rằng đây là một tường thuật về một hiện tượng mầu nhiệm và độc đáo: rằng khi thời gian viên mãn, Thiên Chúa đã thực sự bước vào lịch sử và trở thành con người. Ngoài ra, Giáo hội sơ khai - trên thực tế, mạng lưới các nhà thờ địa phương cấu thành nên cộng đồng Kitô giáo hải ngoại gần như được chấp nhận một cách phổ quát - đã quyết định rằng, mặc dù chúng có nhiều khác biệt với nhau, nhưng bốn bản tường thuật về cuộc đời của Đấng Kitô có địa vị có thẩm quyền: ba Tin mừng Nhất lãm ( Mátthêu, Máccô, Luca) và Gioan. Ngay cả ba sách Nhất lãm, được đặt tên như vậy (tiếng Hy Lạp: syn-optic—nghĩa là nhìn cùng với nhau) vì dường như chúng chứa đựng nhiều yếu tố giống nhau, nhưng lại khác nhau khá nhiều về chi tiết, cấu trúc và mục đích. Nhiều lý thuyết hiện đại khác nhau đã được đề xuất để giải thích cho cả những điểm tương đồng lẫn khác biệt. (8) Tất cả các lý thuyết này, ở mức độ này hay mức độ khác, đều thừa nhận rằng phải có một số nguồn hoặc nhiều nguồn chung, bằng văn bản hoặc bằng lời nói, thậm chí còn xa hơn cả Máccô, mà hầu hết các học giả đã chấp nhận là Tin Mừng sớm nhất (mặc dù một số ít đáng kể các chuyên gia được đào tạo bài bản ngang nhau thậm chí còn tranh cãi về phán đoán đó). Vì những niên đại đơn giản và ảnh hưởng lẫn nhau còn đang bị tranh chấp, không có hy vọng thực sự nào giải quyết dứt điểm các câu hỏi, phỏng đoán lịch sử về diễn trình dẫn đến việc soạn thảo các tác phẩm Tân ước, ấy là chưa nói đến những đánh giá thuần túy học thuật về độ đáng tin của chúng trong tư cách các tài liệu lịch sử, tự bản chất chúng, đều chỉ là suy đoán, tạm thời, rời rạc và gây tranh cãi, thậm chí bởi các học giả sử dụng cùng các phương pháp “khoa học” hiện đại.

Do sự tiến bộ trong nhận thức lịch sử, đã có những tiến triển thực sự trong việc hiểu Giáo hội sơ khai và cả bối cảnh Do Thái và Hy Lạp nơi các Kitô hữu sinh sống đầu tiên. Nhưng cũng đã có những sự tái tạo thiếu khôn ngoan và chắc chắn là quá tự tin về Chúa Giêsu “lịch sử” và vai trò—thường bị coi là bất chính—của Giáo hội sơ khai trong việc tạo ra các bản văn Tân Ước. Một dấu hiệu cho thấy những sự tái tạo này đã đi quá xa vì chúng tạo ra những lời tường thuật mâu thuẫn và thậm chí trái ngược nhau về việc Chúa Kitô “phải” là ai. Những nỗ lực sớm nhất nhằm tái tạo lại Chúa Giêsu “lịch sử” theo nghĩa hiện đại đã bắt đầu nơi những người theo thuyết Duy thần [deists] người Anh, Spinoza, các nhà triết học Lục địa và những nhân vật kỳ lạ của Mỹ như Thomas Paine và Thomas Jefferson. [Jefferson đã tạo ra cuốn “Kinh thánh” nổi tiếng của riêng mình bằng cách cắt bỏ những gì ông coi là mê tín dị đoan hoặc những điều không xứng đáng với Chúa Giêsu đích thực và—với sự kết hợp giữa tính cao ngạo và tính ngây thơ điển hình của nhiều người cùng thời với ông— ông nói rằng thật dễ dàng phân biệt những câu nói đích thực của Chúa Giêsu khỏi những câu nói giả mạo như phân biệt “những viên kim cương trong đống phân tro”.(9)] Tất cả đều rất giống nhau ở chỗ Chúa Giêsu mà nhóm đa dạng này khám phá ra đằng sau những gì họ cho là xuyên tạc sau này, thực sự là một vị thầy đạo đức giản dị—có sức lôi cuốn và thậm chí có thể quyến rũ— nhưng không phải là một nhân vật thần linh, mà chỉ quan tâm đến một xã hội nhân ái và một nền chính trị tự do hơn là mạc khải một Thiên Chúa đòi hỏi khắt khe. Tóm lại, là một con người như chính họ.

Nhiều giả thuyết khác nhau đã được đưa ra để giải thích làm thế nào mà các câu chuyện “dị đoan” và phép lạ được thêm vào nhân vật được cho là hữu lý và đơn giản này là Chúa Giêsu, người đã sống sót cuộc bàn bạc này nhưng chỉ là một con người không tốt hơn bất cứ nhà đạo đức nào khác của Phong trào Ánh sáng. Và đó vẫn là một loại nhạc nền cho hầu hết các nỗ lực học thuật tiếp theo để phân tích lịch sử đằng sau các bản văn Tân Ước. Thí dụ, vào năm 1906, năm mà ông bị trục xuất khỏi Dòng Tên, George Tyrrell, một người Anh trở lại theo Công Giáo, mặc dù có khuynh hướng “duy hiện đại” của chính ông, đã phàn nàn về học giả vĩ đại Thệ phản hiện đại Adolf von Harnack (1851–1930) và ngụ ý rằng, nhiều người khác đã chia sẻ các giả định căn bản của ông cho rằng Kinh thánh phải hướng đến một quan điểm về thế giới và Thiên Chúa, vốn điển hình thuộc một số trào lưu đương thời: “Chúa Kitô mà Harnack nhìn thấy, khi nhìn lại mười chín thế kỷ đen tối của Công Giáo, chỉ là phản ảnh của một khuôn mặt Thệ phản cấp tiến, được nhìn thấy dưới đáy giếng sâu.” (10)

Việc đúc khuôn lại một người Do Thái ở thế kỷ thứ nhất như một triết gia của thế kỷ mười tám hay một tín đồ Thệ phản cấp tiến ở thế kỷ mười chín quả là một chặng đường dài. Nhưng Chúa Giêsu của Thệ phản cấp tiến, một phần do những thôi thúc tương tự muốn khẳng định Người vì những lý do đương thời, sẽ sớm nhường chỗ cho Chúa Giêsu duy hiện sinh của Rudolf Bultmann, Chúa Giêsu phản văn hóa của những năm 1960, Chúa Giêsu duy nữ quyền, Chúa Giêsu duy giải phóng, và hơn thế nữa, không có kết thúc đối với những biến thể này trong tầm nhìn. Chúa Giêsu của thần học Kitô giáo cổ điển, người đã tồn tại qua nhiều mốt nhất thời và sự sụp đổ của toàn bộ nhiều nền văn minh, chắc chắn cũng không biến mất. Dĩ nhiên, một cách nào đó, có thể nói rằng Chúa Kitô chứa đựng mọi khát vọng hướng thiện của con người. Các yếu tố của cả các phiên bản duy hiện đại về Chúa Kitô cũng có thể được phát hiện trong hồ sơ cổ xưa. Nhưng những cách thức mà những sự tái tạo được cho là lịch sử này mâu thuẫn và cắt xén lẫn nhau—Thí dụ, về mặt luận lý, Chúa Kitô không thể vừa là một người theo chủ nghĩa tự do của thế kỷ 19 vừa là một Che Guevara của thế kỷ 20—đã có tác động tích lũy cho thấy những giải trình như vậy thực sự được “xây dựng” như thế nào. Và tiếp tục đặt nghi vấn đối với các giả định và hạn chế phương pháp luận, trong nhiều khía cạnh, của các cách tiếp cận phê bình-lịch sử mà chúng dựa vào.

Giáo Hội Công Giáo phần lớn không tham gia vào những sự phát triển hiện đại này, một phần là do niềm tin đã ổn định, không phải hoàn toàn phi lý, cho rằng chúng sẽ chứng tỏ là ra ngoài điểm chính, nhưng cũng phần lớn là do sự lo sợ rằng tất cả những trào lưu “duy hiện đại” này có thể sẽ dẫn đến pong trào Thệ phản và tệ hơn, trong một số trường hợp không nhỏ trong thế kỷ 20, chúng quả đã dẫn tới như thế.

Các phát triển của Công Giáo thế kỷ 20 trong Thần học Kinh thánh

Nói chung, trong thế kỷ 20, việc nghiên cứu Kinh thánh Công Giáo đã trải qua ba giai đoạn lớn:

1. Vào đầu thế kỷ này, Giáo hội rất cảnh giác đối với những phát triển bác học hiện đại, phần lớn là lĩnh vực chuyên biệt của Thệ phản Đức, khi chúng không thực sự nhằm mục đích làm mất thanh thế niềm tin Kitô giáo hoặc làm mất uy tín Kinh thánh như lịch sử có thật. Không có học giả Công Giáo nào có cùng mức độ tinh vi như những nhân vật Thệ phản nổi tiếng của thế kỷ 19 như Baur, Wellhausen, Strauss, Schleiermacher, Feuerbach – và Schweitzer và Bultmann trong thế kỷ 20. Việc nghiên cứu Kinh thánh Công Giáo vẫn nằm trong các phạm trù giải thích truyền thống vốn hữu ích và trung thành với giáo huấn của Giáo hội nhưng không tham gia nhiều vào các khám phá khảo cổ học hiện đại, mổ xẻ lịch sử các văn bản, các phương pháp giải thích mới và các phát triển khác.

2. Bắt đầu với Sắc lệnh Providentissimus Deus [Thiên Chúa Rất mực quan phòng] (1893) của Đức Lêô XIII, và trong một loạt thay đổi chậm chạp mà đỉnh cao là Sắc lệnh Divino Afflante Spiritu [nhờ ơn linh hứng của Chúa Thánh Thần] (1943) của Đức Piô XII và Sắc lệnh Dei Verbum [Lời Thiên Chúa] (1965) của Công đồng Vatican II, phẩm trật Giáo hội dần dần chấp nhận rằng phương pháp phê bình lịch sử, như một số cách tiếp cận khác nhau đối với việc đọc Kinh thánh đã được gọi, có thể được sử dụng để giúp làm sáng tỏ bản văn và lịch sử của nó mà không nhất thiết nêu một vấn đề nào đối với giáo huấn và truyền thống Công Giáo. Khi những phương pháp này được cho phép, người Công Giáo bắt đầu sử dụng chúng với sự nhạy bén học giả ngang bằng với những người khác trong học thuật, mặc dù không có nhà chú giải Công Giáo nào xuất hiện, có thể được coi là nhân vật đẳng cấp thế giới ngang với những người Thệ phản trước đó.

3. Vào những thập niên cuối của thế kỷ 20, các học giả Kinh thánh Công Giáo—những người đã háo hức chấp nhận các phương pháp luận hiện đại khi các thẩm quyền Giáo hội muộn màng cho phép họ—bắt đầu nhận ra nhiều giới hạn của chính những phương pháp đó. Các câu hỏi cũng đặt ra về mối quan hệ giữa kết quả học giả trong học thuật với niềm tin và thực hành trong Giáo hội. Mọi người đều nhất trí rằng nền học giả học thuật có vai trò, tiêu chuẩn và phương pháp riêng của nó, những điều cần phải tuân theo để trung thành với con đường đi tìm chân lý của nó. Nhưng Kinh thánh trình bày một sự khác biệt rõ ràng so với các bản văn khác. Các học giả có thể đọc Homer hoặc Dante hoặc Shakespeare với nỗ lực tái tạo chính xác ý nghĩa của chúng mà không cần quan tâm đến tầm quan trọng của chúng đối với cuộc sống đương thời. Kinh thánh, ít nhất là như người Công Giáo (và nhiều Kitô hữu khác) tin tưởng, có liên quan không những đối với thời điểm nó được viết ra hoặc thời điểm hiện tại nó được đọc, mà còn đối với mọi thời đại và địa điểm. Và hơn nữa, đối với các tín đồ, Kinh thánh, theo lời của Thánh Giêrôm, là “Lời của Thiên Chúa trong lời nói của con người”, một trường hợp rắc rối về quyền tác giả kép. Việc đọc Kinh thánh theo học thuật phải phục vụ—như nó phải có trong quan điểm Kitô giáo—việc đọc trong Giáo hội vẫn đã (và vẫn còn) là một vấn đề mà nhiều người hiện nay đã nhận ra, nhưng vẫn chưa thể đưa ra một giải pháp hoàn toàn thỏa đáng. (11)

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhận ra rằng đây không chỉ là những thay đổi trí thức. Chúng phản ảnh một loạt sự phát triển thần học—nhất thiết phải như vậy bởi vì một trong những nguyên tắc căn bản của mọi nghiên cứu kinh thánh Công Giáo là việc viết, đọc và nghiên cứu chính thức về Kinh thánh diễn ra trong bối cảnh Thiên Chúa tự mặc khải cho loài người. Không có đức tin vào sự mặc khải đó, Kinh thánh vẫn là một cuốn sách đóng kín. Theo quan điểm này, sự mặc khải không đồng nhất với Kinh thánh, và dù sao, Kinh thánh không đơn thuần là một cuốn sổ tay cho người sử dụng với tất cả các câu trả lời có sẵn. Trong số các khía cạnh khác của sự mặc khải, có những biến cố thực sự đã diễn ra trong lịch sử của dân Israel, cuộc đời của Chúa Kitô, tác động của Người đối với các tông đồ và các môn đệ khác, và sự hiểu biết liên tục về sự mặc khải trong đời sống của dân Thiên Chúa trong Giáo Hội dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. (Đôi khi trong truyền thống, chính tự nhiên - nghĩa là sáng thế - được nói đến như một cuốn mặc khải thứ hai). Các bản văn viết của Sách Thánh là những nét chính của toàn bộ thực tại này, có tính qui phạm cho cuộc sống Kitô hữu, vì chúng làm chứng cho, và, ngược lại, được giải thích bằng toàn bộ của sự thật mặc khải về mối quan hệ giữa Thiên Chúa và con người.

Chính vì ý nghĩa phức tạp này, Giáo Hội Công Giáo rất thận trọng trong cách tiếp cận và sử dụng Kinh thánh. Chính một trong những kết quả đáng tiếc của các cuộc tranh luận Cải cách là Giáo hội có xu hướng không khuyến khích việc đọc Kinh thánh vào chính thời điểm việc in ấn khiến sách trở nên phổ biến rộng rãi hơn, bởi vì, người ta cho rằng, nó có thể dẫn đến việc “giải thích riêng tư”, không trung thành với nguyên tắc truyền thống hoặc phiến diện trong các điểm nhấn mạnh của nó. Trong các định chế Công Giáo, các đoạn trích từ Kinh thánh, cùng với một số trích dẫn từ truyền thống, từ lâu đã được sử dụng trong sách giáo khoa làm văn bản chứng minh cho các tín điều chuyên biệt. Điều này có nghĩa là bản thân Kinh thánh phần lớn được coi là tư liệu đã được giải thích, không phải là nguồn đổi mới, và có khi mới thật, của sự tuôn đổ Chúa Thánh Thần. Lịch sử Kinh thánh đã được nghiên cứu một cách đại cương, và tất nhiên các sách Tin Mừng và các bản văn Tân ước khác đều quen thuộc với các bài đọc trong Thánh lễ. Nhưng cùng với sự công nhận ngày càng gia tăng về thần học trong thế kỷ 20 rằng Giáo hội là dân của Thiên Chúa đang lữ hành xuyên qua thời gian, ước muốn gặp gỡ Kinh thánh một cách bản thân hơn bắt đầu làm tan biến những dè dặt cũ. Sau đó, nó thậm chí còn bắt đầu định hình lại việc đánh giá các nghiên cứu kinh thánh hiện đại.

Mặc dù nằm ngoài phạm vi của cuốn sách này vài năm, nhưng tông huấn hậu thượng hội đồng Verbum Domini [Lời Chúa] (2010) trình bày một viễn cảnh tổng thể, được cung cấp bởi hàng thập niên kinh nghiệm, qua đó đánh giá cách thức các yếu tố khác nhau cuối cùng đã kết hợp với nhau trong một Cách tiếp cận của Công Giáo đối với Kinh thánh. Như Đức Bênêđictô XVI viết ở đó, mượn lời Hans Urs von Balthasar, cách tiếp cận như vậy phải có tính “đa âm” [polyphonic], bởi vì chúng ta có thể thấy trong chính Kinh Thánh nhiều ý nghĩa của Lời đã được thông truyền cho chúng ta (xem VD 7).

1. Logos [Lời] đã có ở đó ngay từ đầu như chúng ta đọc trong dòng đầu tiên của Tin Mừng Gioan.

2. Ngôi Lời đã nhập thể làm người và ở giữa chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô.

3. Cuốn sách thiên nhiên (liber naturae), như được gọi trong truyền thống, thông truyền những ước muốn yêu thương của Thiên Chúa trong tạo thế.

4. Lịch sử cứu rỗi, bao gồm câu chuyện của Israel, tiếng nói của các tiên tri, và Cuộc Khổ nạn, cái chết và sự Phục sinh của Chúa Kitô.

5. Lời qua đó Đức Kitô đã truyền cho các tông đồ hãy đi rao giảng cho muôn dân.

6. Truyền thống sống động của Giáo Hội bắt nguồn từ mệnh lệnh đó.

7. Và, “cuối cùng”, Cựu Ước và Tân Ước.

Đức Bênêđíctô nói thêm rằng, do đó, mặc dù Giáo hội tôn kính Kinh thánh, nhưng Đạo Công Giáo không phải - như người ta thường nói - là “tôn giáo của sách” mà là tôn giáo của Lời Chúa trong từng và mọi ý nghĩa. Và người Công Giáo phải được giúp đỡ để hiểu những ý nghĩa đa dạng và loại suy này mà không làm mất đi ý thức về sự thống nhất trong kế hoạch của Thiên Chúa, vốn bao trùm tất cả.

Như phần tóm tắt ngắn gọn này cho thấy, việc học hỏi Kinh Thánh là một phần của việc tiếp nhận Lời Chúa sâu rộng hơn. Sự tiếp nhận đó có yếu tố trí thức nhưng cũng phải được người Kitô hữu nhìn nhận như một cuộc gặp gỡ giữa Đấng Tạo Dựng và các tạo vật có lý trí. Thật vậy, như chính một số học giả hiện đại đã hiểu, các nghiên cứu thuần túy hình thức sẽ mắc nhiều sai lầm nếu chúng không tự coi mình như dựa trên mối quan hệ đó một cách nền tảng. Ngay cả những phân tích phê bình-lịch sử mang tính thăm dò nhất, vốn phải được thực hiện theo cách riêng của chúng trong giai đoạn đầu, sẽ không đạt được sự hiểu biết đúng đắn trừ khi, sau đó, bằng cách nào đó, chúng được tích hợp vào một tổng hợp lớn hơn có tính đến những gì người viết và biên tập viên của các bản văn thánh tin rằng họ đang làm: tức nói về Thiên Chúa. Đối với Verbum Domini, rủi ro rất cao: “Dưới ánh sáng mặc khải của Lời Chúa, bí ẩn về thân phận con người được làm sáng tỏ một cách dứt khoát” (VD 6).

Vì tầm quan trọng của việc nghiên cứu Kinh thánh hiện đại đối với nhiệm vụ này, sẽ rất hữu ích nếu lướt qua lịch sử của nó một cách ngắn gọn ở đây, bởi vì lịch sử giúp làm sáng tỏ cả những xung đột và thành công sau này trong việc nghiên cứu Kinh thánh Công Giáo trong thế kỷ XX.

Còn tiếp
 
VietCatholic TV
Nhà máy lọc dầu Nga Rostov nổ tung. Tình trạng của Fico. FSB vũ trang hùng hậu đập phá nhà Tướng Nga
VietCatholic Media
02:57 16/05/2024


1. Thủ tướng Slovakia Robert Fico đấu tranh giành sự sống sau vụ ám sát

Thông tấn xã BBC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Slovak PM Robert Fico fights for life after assassination attempt.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico đang phải đấu tranh giành lấy sự sống trong bệnh viện sau khi bị bắn tại một thị trấn nhỏ phía đông bắc Bratislava.

Vào tối thứ Tư theo giờ địa phương, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Kalinak cho biết ông Fico đã trải qua ca phẫu thuật hơn ba giờ và tình hình rất “tệ”.

Các chính trị gia Slovakia bao gồm cả tổng thống đã gọi vụ xả súng là một “cuộc tấn công vào nền dân chủ”.

Kẻ tấn công bị cáo buộc đã bị giam giữ tại hiện trường nhưng vẫn chưa được chính quyền xác định danh tính chính thức.

Vụ tấn công xảy ra vào khoảng 14h30 tại Handlova tức là 19h30 cùng ngày theo giờ Việt Nam, cách thủ đô Bratislava khoảng 180km, khi ông Fico chào người dân trước một trung tâm văn hóa cộng đồng nơi diễn ra cuộc họp chính phủ.

Đoạn phim cho thấy một người đàn ông giơ súng và bắn năm phát vào thủ tướng trước khi bị các vệ sĩ khuất phục trong khi các thành viên khác trong đội an ninh của ông Fico đưa thủ tướng vào xe của ông.

Ông được trực thăng đưa đến bệnh viện gần đó trước khi được đưa đến một bệnh viện khác ở Banska Bystrica, phía đông Handlova.

Cuối ngày thứ Tư, Phó Thủ tướng Slovakia Tomas Taraba nói với chương trình Newshour của BBC rằng ông tin rằng ca phẫu thuật tại bệnh viện của ông Fico đã diễn ra tốt đẹp.

“Tôi đoán cuối cùng anh ta sẽ sống sót,” ông Taraba nói và nói thêm: “Anh ta không ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng vào lúc này.”

Tại cuộc họp báo hôm thứ Tư, Bộ trưởng Nội vụ Matus Sutaj Estok cho biết ông Fico đã bị bắn vào bụng.

Ông nói thêm: “Thông tin ban đầu rõ ràng chỉ ra động cơ chính trị”.

Các phương tiện truyền thông địa phương chưa được xác nhận cho biết nghi phạm là một nhà văn và nhà hoạt động chính trị phò Nga 71 tuổi.

Một đoạn video được lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Slovakia có mục đích giới thiệu nghi phạm.

Trong đoạn phim, người đàn ông nói rằng anh ta không đồng tình với chính sách của chính phủ và lập trường của chính phủ đối với truyền thông nhà nước. BBC không biết liệu người trong video có phải là thủ phạm bị giam giữ tại hiện trường hay không cũng như hoàn cảnh quay video.

Ông Fico đang đi thăm thị trấn Handlova thì bị tấn công

Tổng thống sắp mãn nhiệm của Slovakia Zuzana Caputova cho biết có điều gì đó “nghiêm trọng đã xảy ra đến mức chúng tôi thậm chí còn chưa thể nhận ra”.

Cô nói thêm: “Những lời lẽ đầy hận thù mà chúng ta chứng kiến trong xã hội sẽ dẫn đến những hành động đáng hận thù”.

Ông Kalinak và ông Estok đổ lỗi cho việc lan truyền ngôn từ kích động thù địch trên mạng xã hội là nguyên nhân gây ra vụ nổ súng và kêu gọi người dân không “trả thù bằng hận thù”.

Ông Estok cáo buộc giới truyền thông đã góp phần tạo ra bầu không khí dẫn đến vụ nổ súng nhắm vào ông Fico, đồng thời phát biểu trong một cuộc họp báo: “Nhiều người trong số các bạn là những người đã gieo rắc sự thù hận này”.

Ông nói thêm rằng sự bảo vệ sẽ được cung cấp cho các quan chức hiến pháp cũng như các nhóm khác có thể bị tấn công tương tự, bao gồm các nhà báo và nhân vật của công chúng.

Ông Fico, 59 tuổi, trở lại nắm quyền ở Slovakia sau cuộc bầu cử vào tháng 9 năm ngoái, với tư cách là nhà lãnh đạo liên minh dân túy-dân tộc chủ nghĩa.

Những tháng đầu tiên ông làm thủ tướng đã tỏ ra có nhiều tranh cãi về mặt chính trị. Vào tháng Giêng, ông đã dừng viện trợ quân sự cho Ukraine và tháng trước đã thông qua kế hoạch bãi bỏ đài truyền hình công cộng RTVS.

Hàng ngàn người Slovakia đã phản đối đề xuất cải cách đài truyền hình công cộng trong những tuần gần đây. Tuy nhiên, một cuộc biểu tình do phe đối lập tổ chức đã bị hủy bỏ hôm thứ Tư khi có tin tức về vụ nổ súng.

Quốc hội đang họp vào thời điểm xảy ra vụ tấn công và truyền thông Slovakia đưa tin rằng một đồng nghiệp trong đảng của ông Fico đã hét vào mặt các nghị sĩ đối lập, cáo buộc họ đã châm ngòi cho vụ tấn công.

Tổng thống đắc cử Peter Pellegrini, một đồng minh chính trị của ông Fico, cho biết ông rất kinh hoàng khi biết tin về vụ tấn công và cũng đổ lỗi vụ nổ súng là do sự chia rẽ chính trị gần đây.

Mô tả cuộc tấn công là một “mối đe dọa chưa từng có đối với nền dân chủ Slovakia”, ông nói rằng mọi người không nhất thiết phải đồng ý về mọi thứ, nhưng có nhiều cách để bày tỏ sự bất đồng một cách dân chủ và hợp pháp.

Các nhà lãnh đạo thế giới cũng đã lên án vụ tấn công ông Fico. Tổng thống Mỹ Joe Biden lên án “hành động bạo lực khủng khiếp” và cho biết đại sứ quán Mỹ đang “liên lạc chặt chẽ” với chính phủ Slovakia và “sẵn sàng hỗ trợ”.

Putin cho rằng “không thể có lời biện minh nào cho tội ác khủng khiếp này”. Chủ tịch Hội đồng Âu Châu Charles Michel cho biết “không gì có thể biện minh cho bạo lực hoặc các cuộc tấn công như vậy”

2. Quan chức Nga cho biết máy bay không người lái đã tấn công nhà máy lọc dầu ở tỉnh Rostov

Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian official: Drones strike oil depot in Rostov “. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Sáng Thứ Tư, 15 Tháng Năm, Vasily Golubev, Thống đốc khu vực Rostov của Nga, cho biết hai máy bay không người lái đã tấn công một nhà máy lọc dầu ở tỉnh Rostov của Nga vào sáng 15 Tháng Năm, gây ra các vụ nổ kinh hoàng tại cơ sở này.

Golubev cho biết hai máy bay không người lái đã tấn công một nhà máy lọc dầu ở quận Proletarsky của Rostov, gây ra các vụ nổ phá hoại nghiêm trọng cơ sở vật chất của nhà máy lọc dầu.

Tuy nhiên, Golubev nhấn mạnh rằng điều đáng mừng là vụ tấn công không gây ra hỏa hoạn tại cơ sở và không có thương vong.

Lực lượng Ukraine đã tiến hành một loạt cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm gây thiệt hại cho ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga vào mùa xuân này. Các quan chức Kyiv cho biết những cuộc tấn công này được thực hiện nhằm làm suy yếu các hoạt động quân sự của Nga và trả đũa các cuộc tấn công của Mạc Tư Khoa vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.

Tỉnh Rostov giáp Ukraine ở phía đông nam. Một cuộc tấn công trước đó vào nhà máy lọc dầu Novoshakhtinsk trong khu vực hồi tháng 3 đã khiến nhà máy này phải ngừng hoạt động một phần.

Các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu năng lượng của Nga đã khiến các quan chức Mỹ chỉ trích, những người đã nói rõ rằng Washington không ủng hộ các cuộc tấn công của Ukraine vào các nhà máy lọc dầu, với lý do lo ngại rằng nó có thể đe dọa thị trường năng lượng toàn cầu.

Đáp lại, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho rằng Kyiv có quyền sử dụng vũ khí của mình để tấn công vào sâu bên trong nước Nga.

3. FSB vũ trang hùng hậu đã lôi Tướng Nga Yury Kuznetsov ra khỏi giường vào lúc 5 giờ sáng. Các quan chức cao cấp Bộ Quốc Phòng Nga lũ lượt từ chức.

Tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “PUTIN'S PURGE. Russian general Yuri Kuznetsov dragged out bed at 5am by cops as three more defence chiefs resign after Shoigu sacked”, nghĩa là “CUỘC THANH TRỪNG CỦA PUTIN. Tướng Nga Yury Kuznetsov bị cảnh sát lôi ra khỏi giường lúc 5 giờ sáng khi có thêm ba nhà lãnh đạo quốc phòng từ chức sau khi Shoigu bị sa thải”.

Trung tướng Yury Kuznetsov bị bắt “vì nghi ngờ hoạt động tội phạm” ngay sau khi Putin cách chức Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu

Viên tướng Nga này đã bị lôi ra khỏi giường lúc 5 giờ sáng để bị tạm giam, và đối mặt với “các cáo buộc hình sự về bí mật nhà nước” trong cuộc thanh trừng mới nhất của Vladimir Putin.

Trung tướng Yuri Kuznetsov, 55 tuổi, đã bị bắt bởi cảnh sát có vũ trang hạng nặng trùm kín mặt, những người đã dùng xà beng xông vào nhà ông.

Quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng được cho là đã bị “lôi ra khỏi giường và đưa đi thẩm vấn”.

Vụ bắt giữ tư lệnh quân đội diễn ra một ngày sau khi Vladimir Putin đưa ra những thay đổi lớn trong nền quốc phòng Nga, bao gồm cả việc sa thải Bộ trưởng Quốc phòng lâu năm Sergei Shoigu.

Trong khi đó, ba thứ trưởng quốc phòng khác bất ngờ nộp đơn xin từ chức, bao gồm thứ trưởng Sergei Tsalikov, 67 tuổi, thứ trưởng Alexey Kryvoruchko, 48 tuổi, và nữ thứ trưởng quốc phòng Tatiana Shevtsova, 54 tuổi.

Là đồng minh thân cận của Shoigu, Kuznetsov phụ trách bộ phận nhân sự chính của Bộ Quốc Phòng nhưng việc giam giữ ông được coi là có liên quan đến vai trò trước đây của ông là bảo vệ bí mật quân sự quốc gia.

Các nhà điều tra cho biết, trong quá trình khám xét nhà của ông ta, họ đã tìm thấy số tiền mặt lên tới 875.000 bảng Anh hay 1 triệu mốt Mỹ Kim dưới dạng rúp và ngoại tệ cũng như “đồng xu vàng, đồng hồ sưu tập và các mặt hàng xa xỉ”.

Kênh Telegram VChK-OGPU của Nga có thông tin nội bộ từ FSB đưa tin: “Kuznetsov bị còn tay trên chính giường của ông ta”.

“Các sĩ quan phản gián đến tìm vị tướng được trang bị vũ khí hùng hậu và cố tình hành động một cách thô bạo.”

“Vào khoảng 5 giờ sáng ngày 13 tháng 5, lực lượng an ninh mặc áo vest chống đạn, trùm kín mặt, đã dùng xà beng để phá cổng và cửa sổ dinh thự của ông ta ở quận Istra.”

Người ta cáo buộc rằng ông “đã nhận hối lộ từ đại diện của các cơ cấu thương mại vì một số hành động có lợi cho họ” trong giai đoạn 2021-2023, khi ông phụ trách bảo vệ bí mật nhà nước của Nga.

Một nguồn tin an ninh nói với Tass: “Cuộc điều tra vụ án đang được tiến hành bởi cơ quan điều tra quân sự chính của Ủy ban Điều tra Nga.

“Điều tra viên đã tiếp cận tòa án để lựa chọn các điều kiện ngăn chặn đối với vị tướng này dưới hình thức giữ nguyên việc giam giữ ông ta.”

Một nguồn tin nói với kênh này rằng vợ anh ta cũng bị đưa đến thẩm vấn.

“Được biết, một trong những người thân của Yury Kuznetsov đã cần hỗ trợ y tế,” kênh này cho biết, ám chỉ cú sốc trước cuộc đột kích và bắt giữ.

“Vợ anh ta vẫn còn ở trong Ủy ban điều tra.”

Trước đây bà từng làm việc trong Ủy ban Hợp tác Kỹ thuật Quân sự với Nước ngoài, Học viện Lực lượng Hỏa tiễn Chiến lược và các cơ quan quân sự khác.

Các nhà điều tra quân sự cho biết Kuznetsov là “nghi phạm trong một vụ án hình sự”.

Kênh quân sự Rybar cho biết: “Các cuộc thanh trừng đã bắt đầu trong Bộ Quốc phòng, bao gồm cả những người liên quan đến những người đã bị vấy bẩn trong những giai đoạn khó khăn”.

Kênh này cho biết công việc của ông là lãnh đạo cơ quan bảo vệ bí mật nhà nước là nguyên nhân khiến ông bị giam giữ.

Thứ trưởng quốc phòng Timur Ivanov đã bị bắt vào tháng trước vì tội tham nhũng trong bối cảnh có nghi ngờ ông sẽ phải đối mặt với cáo buộc phản quốc.

Trong khi đó, có suy đoán về một vụ án hình sự sắp xảy ra chống lại Kryvoruchko, cựu giám đốc doanh nghiệp sản xuất súng Kalashnikov, về áo giáp phẩm chất thấp.

Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nga, Tatiana Shevtsova, người phụ trách dòng tài chính trong Bộ Quốc phòng, cũng từ chức hôm thứ Tư 15 Tháng Năm, sau khi tân Bộ trưởng Quốc phòng của Putin, Andrey Belousov, 65 tuổi - lên nắm quyền.

Bà được coi là thân thiết với Bộ trưởng Quốc phòng sắp mãn nhiệm Sergei Shoigu.

4. Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh cam kết an ninh lâu dài của Mỹ với Ukraine trong chuyến thăm Kyiv

Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Blinken emphasizes long-term US security commitment to Ukraine in visit to Kyiv”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh cam kết lâu dài của Mỹ đối với an ninh Ukraine trong chuyến thăm Kyiv ngày 14 Tháng Năm.

Bình luận của Blinken, được ghi lại tại một cuộc họp báo mà Kyiv Independent tham dự, không đưa ra các chi tiết cụ thể nhưng nhấn mạnh rằng “Ukraine có thể tin tưởng vào các đối tác của mình sẽ nhận được hỗ trợ lâu dài và bền vững”.

Ngoại trưởng đã đến Kyiv trong một chuyến thăm bất ngờ vào sáng sớm ngày 14 tháng 5 trong một chuyến đi được cho là nhằm “gửi một tín hiệu trấn an mạnh mẽ đến người Ukraine rõ ràng đang ở trong thời điểm rất khó khăn”.

Cho đến nay, hơn 30 quốc gia đã tham gia Tuyên bố chung về hỗ trợ Ukraine của Nhóm G7. Anh, Đức, Pháp, Đan Mạch, Ý, Canada, Hà Lan, Phần Lan và Latvia đã ký các thỏa thuận song phương với Kyiv.

Nhà lãnh đạo Văn phòng Tổng thống Andriy Yermak cho biết Ukraine dự định hoàn tất một thỏa thuận an ninh song phương tương tự với Mỹ vào tháng 5.

“Theo thỏa thuận 10 năm của chúng tôi, Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ quốc phòng và an ninh của Ukraine trên một loạt các khả năng thiết yếu: từ lực lượng không quân đến phòng không, từ máy bay không người lái đến rà phá bom mìn”, Ngoại trưởng Blinken nói tại Kyiv hôm 14 Tháng Năm.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói thêm: “Nếu Nga hoặc bất kỳ ai khác tấn công Ukraine, chúng tôi sẽ làm việc với Ukraine ngay lập tức ở cao cấp nhất để phối hợp tìm cách giúp các bạn đánh bại mối đe dọa”.

Blinken cũng bình luận về mối quan hệ của Ukraine với NATO, một liên minh mà nước này đang tìm cách gia nhập.

“ Bạn có rất nhiều điều để dạy cho liên minh. NATO sẽ an toàn hơn khi có quân đội của các bạn ở bên cạnh chúng tôi.”

Mặc dù Blinken cũng không đưa ra mốc thời gian cụ thể về việc Ukraine gia nhập NATO, nhưng ông nói rằng “chúng tôi sẽ thực hiện các bước cụ thể để tăng cường vai trò của NATO trong việc xây dựng một lực lượng Ukraine kiên cường, có năng lực, hỗ trợ các cải cách đang diễn ra của Ukraine, và hội nhập Ukraine tốt hơn vào liên minh tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới vào tháng 7.”

Phản bác lại những tuyên bố thường được đưa ra bởi một số người phản đối viện trợ của Mỹ cho Ukraine, Blinken nói rằng có một “kế hoạch” để Ukraine có thể “tự đứng vững trên đôi chân của mình về mặt quân sự, kinh tế và dân chủ để nhận được sự ủng hộ của Mỹ và có thể chuyển sang mức độ bền vững hơn.”

“Người dân Ukraine cũng mong muốn điều tương tự. Họ không muốn phải dựa vào người khác để bảo đảm an ninh và thịnh vượng cho mình”, ông nói.

Trong khi đó, Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp cho Ukraine những vũ khí cần thiết để tự vệ.

“Chúng tôi biết rằng thời gian là điều cốt yếu. Đó là lý do tại sao chỉ một phút sau khi Quốc hội thông qua gói viện trợ khổng lồ của chúng tôi, Tổng thống Joe Biden đã gửi đạn dược, xe vũ trang, hỏa tiễn và hệ thống phòng không tới Ukraine.”

Trong bức tranh lớn hơn, Blinken cho biết, để Ukraine cải thiện khả năng có cơ sở hạ tầng quốc phòng tự cung tự cấp, năng lực sản xuất trong nước sẽ cần phải tăng lên.

Ông nói thêm, một nền kinh tế mạnh mẽ “không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh” là một phần quan trọng của mục tiêu này.

Tuy nhiên, Ukraine sẽ cần tiếp tục nỗ lực để “xóa bỏ tai họa tham nhũng một lần và mãi mãi”.

“Chiến thắng trên chiến trường sẽ ngăn Ukraine trở thành một phần của Nga”, Blinken nói. “Chiến thắng trong cuộc chiến chống tham nhũng sẽ giúp Ukraine không trở nên giống Nga”.

Ngoại trưởng Blinken kết luận: “Hệ thống phòng thủ chống tham nhũng của Ukraine phải mạnh mẽ như hệ thống phòng thủ quân sự của nước này”. Ông cũng thừa nhận rằng Ukraine đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cải cách.

5. Latvia phân bổ thêm 11 triệu Mỹ Kim cho sáng kiến do Tiệp dẫn đầu mua đạn pháo cho Ukraine

Chính phủ Latvia sẽ phân bổ thêm 10 triệu euro tức là khoảng 11 triệu Mỹ Kim, cho sáng kiến do Tiệp dẫn đầu nhằm mua đạn pháo cho Ukraine, hãng truyền thông Delfi đưa tin hôm 14 Tháng Năm, dẫn lời các quan chức Latvia.

Tổng thống Tiệp Petr Pavel hồi tháng 2 cho biết Praha đã xác định được 500.000 quả đạn pháo 155 ly và 300.000 quả đạn pháo 122 ly bên ngoài Âu Châu có thể được mua và gửi tới Ukraine sau khi số tiền cần thiết được phân bổ cho sáng kiến này.

Nhiều quốc gia, bao gồm Bỉ, Hà Lan, Đức, Thụy Điển, Canada, Ba Lan, Pháp, Đan Mạch và Slovenia, đã đóng góp tài chính cho sáng kiến của Tiệp, có thể dẫn đến việc cung cấp 1,5 triệu viên đạn cho Kyiv.

Lô đạn dược đầu tiên được mua theo sáng kiến này dự kiến sẽ đến Ukraine vào tháng 6, ông Pavel cho biết hôm 9 Tháng Năm.

Sau cuộc họp kín của chính phủ, Thủ tướng Latvia Evika Silinia và Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Andris Spruds đã xác nhận việc phân bổ hỗ trợ tài chính bổ sung cho việc mua đạn pháo trong sáng kiến do Tiệp dẫn đầu, Delfi đưa tin.

Spruds cho biết quỹ của Latvia sẽ cho phép đồng minh mua hơn 3.000 viên đạn pháo 155 ly.

Bộ trưởng Quốc phòng cũng nhắc lại những nỗ lực của Latvia trong khuôn khổ liên minh máy bay không người lái, được thành lập với sự hợp tác của Anh vào Tháng Giêng để củng cố kho vũ khí máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Theo Spruds, Latvia đã cung cấp cho Ukraine gần 100 máy bay không người lái và có kế hoạch vận chuyển khoảng 1.000 máy bay không người lái tấn công với nhiều năng lực khác nhau vào tháng 6.

Bộ trưởng nói thêm rằng liên minh đã thu được hơn 500 triệu euro hay 535 triệu Mỹ Kim để mua máy bay không người lái cho Ukraine.

Vào năm 2024 và 2025, Latvia cũng sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự trị giá 0,25% GDP cho Ukraine. Bộ trưởng cho biết năm nay, Kyiv sẽ nhận được 112 triệu euro (khoảng 121 triệu Mỹ Kim).

6. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo ngày 14 Tháng Năm, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến cuộc tấn công của Nga vào phía bắc thành phố Kharkiv.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Nhóm Lực lượng phía Bắc mới thành lập của Nga đã tấn công vào khu vực Kharkiv của Ukraine và nắm quyền kiểm soát một số ngôi làng. Thị trấn biên giới Vovchansk gần như chắc chắn là mục tiêu trước mắt của Nga và hiện đang bị tranh chấp giữa các lực lượng Nga và Ukraine.

Bằng cách mở thêm một trục tấn công, Nga gần như chắc chắn đang cố gắng chuyển nguồn lực của Ukraine ra khỏi các khu vực khác của chiến tuyến và đe dọa Kharkiv, thành phố lớn thứ hai ở Ukraine. Khó có khả năng Nga đã xây dựng đủ sức mạnh chiến đấu để chiếm thành phố mà không chuyển thêm lực lượng vào khu vực.

7. Reuters: Pháp sẽ sớm cung cấp thêm hỏa tiễn phòng không, viện trợ quân sự

Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Reuters: France to deliver additional air defense missiles, military aid shortly”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Pháp sẽ cung cấp một số lượng hỏa tiễn phòng không chưa xác định cũng như viện trợ quân sự bổ sung trong những ngày và tuần tới, Reuters đưa tin hôm 14 Tháng Năm.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu hôm thứ Ba cho biết trước Quốc hội rằng nước này sẽ cung cấp thêm một lô hỏa tiễn Aster cho hệ thống phòng không SAMP/T – là hệ thống của Pháp tương đương với Patriot của Mỹ.

Lecornu cho biết: “Tôi vừa ký lô hỏa tiễn Aster thứ hai để cho phép các bệ phóng SAMP/T - mà chúng tôi đã cung cấp cho Ukraine cùng với các đối tác Ý – có đủ các hỏa tiễn để tiếp tục hoạt động”.

Không có thông tin chi tiết nào được cung cấp về số lượng hỏa tiễn sẽ được gửi đi cũng như thời điểm dự kiến chuyển giao vũ khí.

Trước đó vào ngày 14 Tháng Năm, sau cuộc trò chuyện của Tổng thống Pháp Emanuel Macron với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, Điện Elysee cũng xác nhận sẽ cung cấp thêm viện trợ quân sự cho Ukraine. Reuters đưa tin, mặc dù Điện Elysee từ chối nêu chi tiết về khoản viện trợ.

“Tổng thống nước Cộng hòa nhắc lại quyết tâm của Pháp trong việc cung cấp tất cả các hỗ trợ cần thiết. Tổng thống cũng có thể nêu chi tiết việc giao hàng trong những ngày và tuần tới để hỗ trợ nỗ lực quân sự của Ukraine,” Điện Elysee cho biết trong một tuyên bố.

Lecornu ban đầu tuyên bố vào ngày 30 tháng 3 rằng Pháp sẽ giao một lô hàng hỏa tiễn phòng không Aster 30 và hàng trăm xe thiết giáp cho Ukraine như một phần của gói viện trợ quân sự mới. Lecornu cũng cho biết nước này đang “phát triển các loại vũ khí điều khiển từ xa để cung cấp cho người Ukraine vào mùa hè này”.

Kyiv phải đối mặt với tình trạng thiếu phòng không ngày càng trở nên cấp bách trong bối cảnh các cuộc tấn công của Nga tăng cường. Lực lượng Nga đã lợi dụng tình trạng thiếu đạn dược của Ukraine, cộng với việc thiếu viện trợ của Mỹ, và tăng cường áp lực dọc mặt trận.

Vào tháng 2, lực lượng Nga đã chiếm được Avdiivka, một thành phố tiền tuyến quan trọng ở tỉnh Donetsk và sau đó chuyển trọng tâm sang thị trấn Chasiv Yar. Gần đây nhất, quân đội Mạc Tư Khoa đã phát động các chiến dịch tấn công mới ở phía bắc tỉnh Kharkiv, kèm theo các cuộc pháo kích và không kích dữ dội.

8. Bộ Ngoại giao Mỹ không nghĩ rằng Nga có thể có bước đột phá đối với Kharkiv

Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “US State Department does not anticipate Russian breakthrough toward Kharkiv”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Phó phát ngôn viên Vedant Patel cho biết trong cuộc họp báo ngày 13 Tháng Năm rằng Bộ Ngoại giao Mỹ “không lường trước được bất kỳ bước đột phá lớn nào” của Nga đối với Kharkiv, nhưng Nga có thể “có những tiến bộ hơn nữa trong những tuần tới”.

Quân đội Nga phát động làn sóng tấn công mới vào ngày 10 Tháng Năm, chủ yếu tập trung vào các khu định cư biên giới ở tỉnh Kharkiv.

Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine sáng sớm ngày 13 Tháng Năm cho biết Nga đã “thành công về mặt chiến thuật” trong trận đánh chiếm Vovchansk, một thị trấn nằm cách biên giới Nga 5 km và cách thành phố Kharkiv khoảng 50 km về phía đông bắc.

Thống đốc tỉnh Kharkiv Oleh Syniehubov cho biết sau đó vào ngày 13 Tháng Năm rằng việc di tản dân thường trong khu vực vẫn tiếp tục khi quân đội Nga tiếp tục “tiến theo các hướng nhất định”.

Patel nói với báo chí rằng Bộ Ngoại giao dự đoán “Nga cũng sẽ cố gắng tiến sâu hơn về phía thành phố Kharkiv”.

“Có thể Nga sẽ đạt được những tiến bộ hơn nữa trong những tuần tới,” Patel nói, nhưng nói thêm rằng chúng tôi không nghĩ rằng Nga có thể đạt được bất kỳ bước đột phá lớn nào.

“Theo thời gian, sự hỗ trợ bổ sung của Mỹ và sự hỗ trợ liên tục từ các đối tác sẽ giúp Ukraine tiếp tục chống chọi được với kiểu xâm lược này.”

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phê chuẩn gói viện trợ quân sự trị giá 400 triệu Mỹ Kim cho Ukraine vào ngày 10 Tháng Năm, sau khi Quốc hội thông qua dự luật chi tiêu 61 tỷ Mỹ Kim được chờ đợi từ lâu cho Kyiv vào tháng 4.

Gói viện trợ quốc phòng trị giá 400 triệu Mỹ Kim bao gồm đạn dược cho lực lượng phòng không Patriot và NASAMS, hỏa tiễn phòng không Stinger, hệ thống và đạn dược HIMARS, đạn pháo 155 ly và 105 ly cũng như thiết bị tích hợp bệ phóng, hỏa tiễn và radar của phương Tây với các hệ thống của Ukraine.

Patel nói: “Ukraine vẫn giữ được những lợi thế quan trọng trong cuộc chiến này và quân đội của họ vẫn là một lực lượng chiến đấu dũng cảm và hiệu quả, đang khiến quân đội Nga phải trả giá đắt”.

9. Ukraine đối mặt trận chiến quyết định khi quân Nga tăng cường

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine faces decisive battle as Russian forces surge”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Thành phố thứ hai của Ukraine Kharkiv và khu vực xung quanh đang phải đối mặt với làn sóng tấn công dữ dội từ quân xâm lược của Vladimir Putin. Dấu hiệu cho thấy sự gia tăng này đánh dấu sự khởi đầu của một trận chiến quyết định sẽ rất quan trọng đối với kết quả của cuộc chiến.

Bị đe dọa không chỉ là quyền kiểm soát một trong những trung tâm dân cư lớn của Ukraine mà là khả năng tiếp tục chiến đấu của đất nước này: Nếu Kharkiv thất thủ, quyết tâm của phương Tây có thể sớm tan rã.

Các lực lượng Nga từ lâu đã được dự đoán sẽ thực hiện một nỗ lực lớn nhằm chọc thủng phòng tuyến của Ukraine vào tháng 5 hoặc tháng 6. Bây giờ có vẻ rõ ràng rằng nỗ lực này đang được tiến hành, với việc Putin rõ ràng muốn tận dụng cơ hội trước khi có thêm đạn dược và vũ khí phương Tây đến để giúp quân đội Ukraine chống trả.

Hôm Chúa Nhật, Nga đã phát động một cuộc tấn công hai mũi nhọn vào rạng sáng trong khu vực và một trận chiến khốc liệt hiện đang diễn ra để giành quyền kiểm soát một nhóm gồm 30 thị trấn và làng mạc trên một vòng cung cách Kharkiv 30 km về phía bắc. Một số quan chức địa phương nói với truyền thông Ukraine hôm thứ Hai rằng các công sự được xây dựng kém cỏi đang cho phép người Nga tiến thêm nhiều bước nữa.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã ra lệnh di tản gần 6.000 người khỏi khu vực. Thống đốc Kharkiv cảnh báo việc trì hoãn gửi đạn dược của phương Tây đã mang lại lợi thế cho Nga và làm suy yếu khả năng phòng thủ của Ukraine trong khu vực.

Zelenskiy đã đưa ra một thông điệp thách thức, nói rằng mặc dù cuộc giao tranh diễn ra “dữ dội” nhưng quân tiếp viện đã được gửi đến. “Chúng tôi đang bổ sung thêm lực lượng cho Kharkiv. Cả dọc theo biên giới quốc gia của chúng ta và dọc theo toàn bộ chiến tuyến, chúng ta sẽ luôn tiêu diệt kẻ xâm lược theo cách có thể phá vỡ mọi ý định tấn công của Nga.”

Thống đốc khu vực Kharkiv, Oleh Syniehubov, cho biết mặc dù “tình hình thực sự khá khó khăn” nhưng khu vực này “được quân đội của chúng tôi kiểm soát hoàn toàn”.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng của họ đã chiếm được 5 thị trấn và gây thương vong cho Ukraine 1.500 người trong cuộc giao tranh gần đây.

Những tuyên bố mà cả hai bên đang đưa ra về những gì có thể sẽ là những trận chiến kéo dài trong những tháng tới không thể được xác minh một cách độc lập.

Một cuộc tấn công mùa xuân của người Nga luôn được mong đợi nhưng một số quan chức Ukraine và các nhà phân tích độc lập cho rằng nó có thể được tiến hành khi Mạc Tư Khoa muốn khai thác lợi thế về vũ khí và binh lính trước khi tiếp tế từ Hoa Kỳ đến nơi.

Những khoản bổ sung đó đang bắt đầu đến Ukraine sau khi Quốc hội Hoa Kỳ cuối cùng đã thông qua gói viện trợ trị giá hàng tỷ đô la đã bị trì hoãn ở Đồi Capitol. Sự chậm trễ giúp Nga giành lại thế chủ động.

Nhà lãnh đạo lực lượng Lục Quân Ukraine, Tướng Oleksandr Pavliuk vẫn tự tin rằng Ukraine có thể giữ vững phòng tuyến, nói rằng Nga đang nỗ lực hết sức có thể vào cuộc tấn công ở phía đông bắc và ở Donetsk. “Nga biết rằng nếu chúng tôi nhận đủ vũ khí trong vòng một hoặc hai tháng, tình hình có thể bất lợi cho họ”.

Nhưng Pavliuk dường như đã sẵn sàng cho thất bại của thành phố Chasiv Yar, ông nói rằng nó không có tầm quan trọng về mặt chiến lược và mô tả đây là một “khu định cư đô thị bình thường”.

Và hôm thứ Hai, Zelenskiy đã thay thế chỉ huy Ukraine ở phía đông bắc mà không có lời giải thích, trong bối cảnh ngày càng có nhiều chỉ trích rằng các tuyến phòng thủ và công sự được xây dựng vội vàng ở phía bắc Kharkiv trong vài tuần qua là không đạt tiêu chuẩn, có quá nhiều khoảng trống.

Một số sĩ quan quân đội cao cấp của Ukraine không chắc Ukraine có thể ngăn chặn Nga đạt được những lợi ích lãnh thổ đáng kể hay không. Một bước đột phá quan trọng của Nga có thể gây ra áp lực mới từ một số khu vực Âu Châu để buộc Kyiv phải tham gia các cuộc đàm phán hòa bình.

Tháng trước, một số quan chức cao cấp đã nói chuyện với POLITICO về một dự báo nghiệt ngã về việc tiền tuyến có khả năng sụp đổ khi Nga, với quân số đông hơn và sẵn sàng chấp nhận thương vong lớn, tiến hành cuộc tấn công như dự kiến.

Có lẽ tệ hơn, họ bày tỏ lo ngại riêng tư rằng quyết tâm của Ukraine có thể bị suy yếu, với tinh thần trong lực lượng vũ trang bị suy giảm. Người ta lo ngại rằng tính toàn của Putin đang mang lại kết quả trong việc nghiền nát sự phản kháng của Ukraine và làm cạn kiệt sự ủng hộ của phương Tây dành cho Kyiv.

Các chỉ huy Nga đã chuẩn bị cuộc tấn công trong nhiều tháng và đã làm dịu Ukraine trong nhiều tuần. Ở xa tiền tuyến, Nga đã liên tục duy trì các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.

Lực lượng của Putin đã tấn công 106 cơ sở hạ tầng ở 9 khu vực ở Ukraine vào ngày 11 Tháng Năm, theo Trung tâm Truyền thông Quân sự của Bộ Quốc phòng, khiến hàng ngàn gia cư không có điện. Các quan chức Ukraine nói rằng người Nga có thể có hai mục tiêu khi thực hiện các cuộc tấn công: làm suy yếu tinh thần của người Ukraine và làm gián đoạn hoạt động sản xuất vũ khí.

Ở tiền tuyến, vẫn chưa rõ người Nga sẽ tập trung vào đâu. Pavliuk cho biết: “Nga đang kiểm tra sự ổn định của các tuyến của chúng tôi trước khi chọn hướng đi phù hợp nhất”.

Nhóm của Zelenskiy từ lâu đã mong đợi một cú tấn công lớn của Nga đối với Kharkiv. “Nó mang tính biểu tượng vì người ta nói rằng Kharkiv là thủ đô đầu tiên của Ukraine. Đó là một mục tiêu lớn,” Zelenskiy nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây với công ty truyền thông Axel Springer, công ty mẹ của POLITICO.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, lập luận rằng các lực lượng Nga đã được lệnh hình thành vùng đệm dọc biên giới và tiến về phía Kharkiv.

Viện nghiên cứu cho biết: “Hỏa lực gián tiếp thường xuyên, kết hợp với các cuộc tấn công liên tục bằng bom lượn và hỏa tiễn, có thể nhằm tạo điều kiện cho một nỗ lực tấn công lớn hơn nhằm vào thành phố Kharkiv sau này”. Nhưng Nga không cần phải cố gắng chiếm thành phố để kiểm soát nó.

ISW cảnh báo thành phố 1,8 triệu dân này sẽ nằm trong tầm bắn của pháo binh nếu lực lượng Nga có thể tiến thêm hàng chục km nữa từ vị trí hiện tại của họ. Nhưng cố gắng chiếm thành phố sẽ là một nhiệm vụ to lớn đối với người Nga - chưa nói đến việc duy trì sự xâm lược.

Ngoài Kharkiv, một nguy cơ mà Ukraine đang phải đối mặt là Putin thực hiện một nỗ lực khác nhằm chiếm khu vực xung quanh thủ đô. Để đề phòng, các quan chức Ukraine đang lên kế hoạch củng cố Kyiv.

Năm trong số 10 lữ đoàn mới sẽ được huy động trong những tuần tới sẽ được triển khai để bảo vệ thủ đô. Nhưng điều đó vấp phải một trong những lời chỉ trích chính đối với Zelenskiy và chính phủ của ông gần đây - cụ thể là việc chuẩn bị chậm cho cuộc tấn công của Nga và chỉ chấp nhận một cách muộn màng rằng việc tăng thêm quân là rất quan trọng.

Với tiếng súng của tháng Năm đang bùng nổ, thái độ đó đã thay đổi. Một luật mới, có hiệu lực trong tuần này, trao quyền lớn hơn cho các sĩ quan nhập ngũ và sẽ khiến cuộc sống của những người trốn quân dịch trở nên khó khăn hơn, với các hình phạt bao gồm đóng băng tài khoản ngân hàng của họ.

“ Tình trạng này, khi một số người đang chiến đấu ở tiền tuyến trong khi những người khác đang sống cuộc sống bình lặng, rõ ràng sắp kết thúc”. Ông nói: “Với một đối phương như Nga, cả nước cần phải được huy động.
 
Lạ lùng: Cuồng phong 280 cây số một giờ cuốn phăng mọi thứ, nhưng nhà tạm còn nguyên vẹn
VietCatholic Media
05:46 16/05/2024


1. Nhà tạm ở giáo xứ Oklahoma còn nguyên vẹn sau khi nhà thờ bị cơn lốc xoáy mạnh tấn công

Một giáo xứ vùng nông thôn ở Oklahoma bị cơn lốc xoáy mạnh tấn công trong tuần này đã bị thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt là hội trường giáo xứ. Nhưng giữa đống đổ nát, kính vỡ và gió có thể cao tới 175 dặm/giờ, nhà tạm của nhà thờ chứa thi thể của Chúa Kitô vẫn còn nguyên vẹn.

Cha Emmanuel Nduka, cha sở của ba nhà thờ địa phương trong đó có Nhà thờ St. Mary, nói với CNA rằng sự tồn tại của nhà tạm là dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của Thiên Chúa giữa sự tàn phá ở thị trấn Barnsdall nhỏ bé ở Oklahoma.

“Thật lạ lùng. Không có lý do gì giải thích tại sao nhà thờ của chúng tôi có thể đứng vững sau những gì xảy ra vào tối Chúa nhật ở Barnsdall,” vị linh mục nói với CNA.

Cha Nduka sống ở một thị trấn lân cận cách Barnsdall 30 phút, nhưng vào sáng sớm ngày 7 tháng 5, ngay khi nghe tin nhà thờ bị hư hại, ngài đã chạy đến. Không có ai ở trong nhà thờ vào thời điểm xảy ra cơn lốc xoáy; Bản thân cấu trúc bằng đá của tòa nhà nhà thờ vẫn tồn tại, trong khi hội trường giáo xứ bên cạnh “đã bị san bằng hoàn toàn”.

Cha Nduka nói tiếp, cánh cửa của nhà thờ giáo xứ nhỏ đã bị phá hủy, và sức mạnh của cơn gió kinh hoàng đã đập vỡ cửa sổ của nhà thờ.

“Gió thực sự đã lọt vào nhà thờ. Vì vậy, thật vô cùng kinh ngạc khi thấy nhà tạm vẫn đứng đó trong cung thánh và ánh sáng leo lét của nhà tạm vẫn đang cháy,” Cha Nduka nói.

Ngài cho biết khi bước vào nhà thờ, ngài ngay lập tức cúi xuống và tạ ơn Chúa vì đã “thể hiện sự hiện diện của Ngài”.

Cơ quan Thời tiết Quốc gia ở Tulsa kết luận rằng cơn lốc xoáy ngày 6 tháng 5 tấn công Barnsdall là loại EF4 với tốc độ gió từ 165 đến 175 dặm/giờ. Nó cắt đứt một con đường tàn phá dài 39 dặm, gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây cối, nhà cửa và cơ sở kinh doanh, bao gồm cả một nhà máy lọc dầu địa phương, nơi cung cấp nhiều việc làm cho người dân địa phương. Thiệt hại nghiêm trọng đến mức đường đi của cơn lốc xoáy có thể nhìn thấy được từ không gian.

Theo báo chí địa phương, 30 đến 40 ngôi nhà bị hư hại hoặc phá hủy ở Barnsdall, trong đó có một viện dưỡng lão. Một người được xác nhận đã chết và một người khác vẫn mất tích tính đến thứ Sáu.

Cha Nduka cho biết ngài quyết tâm cử hành Thánh lễ Chúa nhật tới tại nhà thờ “như một dấu hiệu của niềm hy vọng”. Ngài nói, việc dọn dẹp đang được tiến hành và các tiện ích đã được khôi phục, vì vậy “trên 90%” đã được chuẩn bị cho Thánh lễ tại nhà thờ vào Chúa Nhật.

Giáo phận Tulsa đã “rất, rất ủng hộ,” Cha Nduka nói và cho biết thêm rằng ngài đã nói chuyện với giám mục, và cha chưởng ấn đã đến thăm địa điểm này. Ngài cho biết giáo xứ đang trong quá trình làm việc với nhà cung cấp bảo hiểm của mình, nhưng có thể sẽ cần nhiều quỹ hơn để phục hồi hoàn toàn.

Cha Nduka đã yêu cầu những lời cầu nguyện cho cộng đồng giáo xứ của mình, đồng thời cho biết nhiều người, đặc biệt là những người đàn ông trong giáo xứ, đã cùng nhau giúp đỡ sau thảm họa.

Vị linh mục nói: “Tôi rất biết ơn họ vì chúng tôi có những người rất yêu mến Giáo hội của mình và sẵn sàng giúp đỡ bằng mọi cách để Giáo hội tiếp tục phát triển”.

“Chúng ta cần lời cầu nguyện từ những người có thiện chí, để có được sức mạnh biết rằng Chúa luôn quan phòng và chúng ta sẽ phục hồi tốt hơn và mạnh mẽ hơn.”

2. Phát biểu của Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc về nạn phá rừng

Trong bài tham luận, hôm mùng 06 tháng Năm vừa qua, tại Diễn đàn thứ 19 của Liên Hiệp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, về rừng cây, Đức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh, đã nhắc đến ý niệm của Đức Thánh Cha Phanxicô về môi sinh học toàn diện, trong thông điệp “Laudato sì”, và nhấn mạnh rằng các rừng cây cũng là những “động cơ phát triển lâu bền, vì chúng cung cấp các phương tiện sống còn, nước trong sạch và điều hành khí hậu của hàng triệu người trên trái đất”.

Vì thế, điều thiết yếu là tất cả những hành động về vấn đề này cần nhắm tới sự phát triển toàn diện của các dân tộc tùy thuộc vào rừng cây. Rất tiếc là quá nhiều khi xảy ra tình trạng: để gia tăng sản xuất, người ta ít quan tâm đến điều xảy ra và gây hại cho các tài nguyên tương lai, sức khỏe của môi trường hoặc an sinh của con người, như nạn phá rừng. Vì thế, đường lối cần theo là một lối tiếp cận toàn diện, nhấn mạnh đến sự lệ thuộc hỗ tương giữa các yếu tố môi trường, xã hội, kinh tế, với ý hướng tôn trọng hệ sinh thái và các cộng đoàn”.

3. Nhật Ký Trừ Tà số 290: Lời nguyền thế hệ được dỡ bỏ

Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #290: A Generational Curse Lifted”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 290: Lời nguyền thế hệ được dỡ bỏ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một người phụ nữ viết email cho tôi như sau:

Con muốn cảm ơn cha vì những buổi trừ tà trực tuyến của cha. Con là mẹ của hai đứa con. Con là một người Công Giáo đã được rửa tội và được thêm sức, nhưng đã bỏ đạo khi còn đi học ở tuổi đôi mươi. Con thực sự đã không còn tin vào Chúa trong thời gian đó, và bắt đầu bị trầm cảm khá nặng và bị ma quỷ tấn công. Đó là điều mà con biết được sau khi nói chuyện với một linh mục. Với ân sủng của Chúa,con đã tìm được đường trở lại với Giáo Hội trong Mùa Chay năm ngoái. Tuy nhiên, kể từ Tháng Giêng năm nay, sức khỏe của con sa sút khá nhanh. Sức khỏe suy giảm của con mà các bác sĩ cho là do bệnh tự miễn dịch, khiến con rất khó làm bất cứ việc gì. Ra khỏi giường đau nhức…làm những công việc đơn giản như gọi điện thoại hay rửa chén dĩa tốn nhiều năng lượng đến mức con phải lăn ra ngủ sau đó. Con bị chứng đau nửa đầu mỗi ngày. Mối quan hệ của con với chồng và các con không được tốt. Con vùng vẫy và bắt đầu nghĩ rằng mình thà chết còn hơn sống như thế này. Nhưng tất cả đã thay đổi vào tuần trước sau khi con tình cờ xem được một trong những video cầu nguyện giải thoát của cha: đó là một video về phá bỏ lời nguyền và bùa chú v.v.** Con thực sự bị sốc trước sự thay đổi về sức khỏe của mình. Sáng hôm đó con thức dậy với cảm giác kinh khủng như thường lệ (khi thức dậy con bị đau nửa đầu và cảm giác như mình đã chạy marathon suốt đêm). Tình cờ con xem được video của cha và chưa đầy một giờ sau, con bắt đầu cảm thấy tốt hơn. Kể từ đó con tiếp tục khỏe mạnh hơn. Con đã lấy lại được năng lượng, con không còn bị chứng đau nửa đầu nữa. Điều quan trọng nhất là con có thể trở thành người mẹ như con mong muốn đối với các con mình. Con không nghi ngờ gì rằng tất cả điều này là do con đã tham gia vào những lời cầu nguyện giải thoát của cha. Không một chút nghi ngờ. Vì vậy con chỉ muốn nói lời cảm ơn từ tận đáy lòng mình.

Trước hết, chúng ta tạ ơn Chúa đã chữa lành cho người phụ nữ này; chính Chúa là người chữa lành. Thứ hai, người ta tự nhiên sẽ thắc mắc: “Việc chữa lành có kéo dài không?” Vài ngày sau, tôi gửi email cho cô ấy và hỏi câu hỏi đó. Tôi cũng hỏi cô ấy nghĩ gì là cánh cửa mở ra phiền não ma quỷ. Cô ấy đã trả lời:

Đúng, con vẫn ổn - và vẫn còn sốc khi biết rằng con đã được chữa lành sau khi tham gia vào lời cầu nguyện của cha. Con là một khoa học gia và con vẫn gặp khó khăn trong việc tìm hiểu tất cả các hiện tượng siêu nhiên, đặc biệt là liên quan đến sức mạnh của lời cầu nguyện.... Cha xứ của con nghi ngờ một lời nguyền thế hệ, rất có thể là từ phía gia đình mẹ con. Trầm cảm và các bệnh tự miễn dịch có tính chất di truyền bên đó.

Sự tồn tại của những lời nguyền thế hệ là một chủ đề gây tranh cãi. Những trường hợp nổi bật như thế này cho thấy chúng rất thực tế. Kinh nghiệm của cô cũng nhắc nhở chúng ta về sức mạnh của lời cầu nguyện. Chúa nhậm lời cầu nguyện của chúng tôi. Trong khi hầu hết chúng ta sẽ không nhận được sự chữa lành kỳ diệu như vậy, thì những ân sủng quan trọng nhất là đức tin, đức cậy và đức ái, cộng với món quà sự sống vĩnh cửu, đều được Thiên Chúa ban cho tất cả chúng ta.

Về mặt cá nhân, tôi và tất cả nhân viên tại Trung tâm Đổi mới Tâm linh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae đánh giá cao sự phản hồi và hỗ trợ của cô ấy cũng như mọi người. Nó khuyến khích chúng tôi tiếp tục sứ vụ chữa lành này. Chúng tôi cùng nâng cao tâm hồn mình với cô ấy và tất cả anh chị em để tạ ơn Chúa.