Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 23/09: Bốn hạng người – Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
02:01 22/09/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca
Khi ấy, dân chúng tụ họp đông đảo. Từ khắp các thành thị, người ta kéo đến cùng Đức Giê-su. Bấy giờ Người dùng dụ ngôn mà nói rằng:
“Người gieo giống đi ra gieo hạt giống của mình. Trong khi người ấy gieo, thì có hạt rơi xuống vệ đường, người ta giẫm lên và chim trời ăn mất. Hạt khác rơi trên đá, và khi mọc lên, lại héo đi vì thiếu ẩm ướt. Có hạt rơi vào giữa bụi gai, gai cùng mọc lên, làm nó chết nghẹt. Có hạt lại rơi nhằm đất tốt, và khi mọc lên, nó sinh hoa kết quả gấp trăm”. Nói xong, Người hô lên rằng: “Ai có tai nghe thì nghe.”
Các môn đệ hỏi Người dụ ngôn ấy có ý nghĩa gì. Người đáp: “Anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Thiên Chúa; còn với kẻ khác thì phải dùng dụ ngôn để chúng nhìn mà không nhìn, nghe mà không hiểu.
“Đây là ý nghĩa dụ ngôn: Hạt giống là lời Thiên Chúa. Những kẻ ở bên vệ đường là những kẻ đã nghe nhưng rồi quỷ đến cất Lời ra khỏi lòng họ, kẻo họ tin mà được cứu độ. Còn những kẻ ở trên đá là những kẻ khi nghe thì vui vẻ tiếp nhận Lời, nhưng họ không có rễ. Họ tin nhất thời, và khi gặp thử thách, họ bỏ cuộc. Hạt rơi vào bụi gai : đó là những kẻ nghe, nhưng dọc đường bị những nỗi lo lắng và vinh hoa phú quý cùng những khoái lạc cuộc đời làm cho chết ngộp và không đạt tới mức trưởng thành. Hạt rơi vào đất tốt : đó là những kẻ nghe Lời với tấm lòng cao thượng và quảng đại, rồi nắm giữ và nhờ kiên trì mà sinh hoa kết quả.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:40 22/09/2023
7. Khắc chế dục tình là phương pháp để thắng được ma quỷ.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:42 22/09/2023
56. TÓC BẠC RÂU BẠC
Cố thái bộc đang thọ tang tại gia, bi thương khác thường đến nổi tóc râu đều bạc trắng, quy định để tang chưa đến kỳ hết thì vội vàng lên kinh để nhậm chức.
Trước khi lên đường ông ta nhuộm đen râu tóc, có người nhìn thấy thì cười nói:
- “Râu tóc cũng giống như ngài mới đi nhậm chức ấy !”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 56:
Người có trách nhiệm là người biết phân biệt chuyện tư và chuyện công là hai chuyện riêng rẻ không ăn nhằm gì với nhau…
Nhà có tang chế buồn bã đau thương nên tóc râu bạc trắng là chuyện riêng, đi lên kinh thành nhậm chức là chuyện công, cho nên phải ăn mặc chỉnh tề râu tóc nhuộm đen nghiêm chỉnh, để không ai biết mình là người trong nhà đang có tang chế.
Thời nay có những người đem chuyện riêng quàn vào chuyện công để rút bòn, ăn chặn tiền bạc của cơ quan hay của tập thể cũng như trong cộng đoàn giáo xứ, dòng tu, những người này đều có đầu óc tham lam nên coi chuyện riêng của mình là chuyện của cơ quan đoàn thể; thời nay cũng có những người coi chuyện công là chuyện “của chùa” nên làm ăn bê bối vô trách nhiệm, họ là những người không có tinh thần nhiệt tình trong công tác và trễ nãi trong nhiệm vụ…
Tang chế là việc của riêng mình và nhậm chức là việc công, cho nên đừng đem bộ mặt ủ rủ đến công sở làm việc, cũng đừng đem bộ mặt đám ma đến nhà thờ, bởi vì như thế là đánh mất tám giờ làm việc vui vẻ của người bên cạnh, đó là người có ý thức cao về việc mình làm vậy.
Việc riêng của người Ki-tô hữu là hy sinh đấm ngực ăn năn tội mình, việc công của người Ki-tô hữu là đem bác ái của Đức Chúa Giê-su cho mọi người bằng chính cuộc sống vui vẻ và phục vụ của họ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Cố thái bộc đang thọ tang tại gia, bi thương khác thường đến nổi tóc râu đều bạc trắng, quy định để tang chưa đến kỳ hết thì vội vàng lên kinh để nhậm chức.
Trước khi lên đường ông ta nhuộm đen râu tóc, có người nhìn thấy thì cười nói:
- “Râu tóc cũng giống như ngài mới đi nhậm chức ấy !”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 56:
Người có trách nhiệm là người biết phân biệt chuyện tư và chuyện công là hai chuyện riêng rẻ không ăn nhằm gì với nhau…
Nhà có tang chế buồn bã đau thương nên tóc râu bạc trắng là chuyện riêng, đi lên kinh thành nhậm chức là chuyện công, cho nên phải ăn mặc chỉnh tề râu tóc nhuộm đen nghiêm chỉnh, để không ai biết mình là người trong nhà đang có tang chế.
Thời nay có những người đem chuyện riêng quàn vào chuyện công để rút bòn, ăn chặn tiền bạc của cơ quan hay của tập thể cũng như trong cộng đoàn giáo xứ, dòng tu, những người này đều có đầu óc tham lam nên coi chuyện riêng của mình là chuyện của cơ quan đoàn thể; thời nay cũng có những người coi chuyện công là chuyện “của chùa” nên làm ăn bê bối vô trách nhiệm, họ là những người không có tinh thần nhiệt tình trong công tác và trễ nãi trong nhiệm vụ…
Tang chế là việc của riêng mình và nhậm chức là việc công, cho nên đừng đem bộ mặt ủ rủ đến công sở làm việc, cũng đừng đem bộ mặt đám ma đến nhà thờ, bởi vì như thế là đánh mất tám giờ làm việc vui vẻ của người bên cạnh, đó là người có ý thức cao về việc mình làm vậy.
Việc riêng của người Ki-tô hữu là hy sinh đấm ngực ăn năn tội mình, việc công của người Ki-tô hữu là đem bác ái của Đức Chúa Giê-su cho mọi người bằng chính cuộc sống vui vẻ và phục vụ của họ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thách đố
Lm. Minh Anh
15:55 22/09/2023
THÁCH ĐỐ
“Ai có tai nghe thì nghe!”.
Frank Lloyd Wright, kiến trúc sư vĩ đại người Mỹ, người có hơn 1000 công trình. Ngày kia, ông phải đứng trước một thách đố! Đó là lập dự án cho Imperial Hotel ở Tokyo, một thành phố hay động đất. Cuối cùng, Wright đã thiết kế một nền móng có thể ‘nổi’ trên lớp ‘nệm bùn’ dày hơn 20m trải dài trên hàng vạn mét vuông. Vừa hoàn thành, Imperial Hotel đã vượt qua một trận động đất tồi tệ khi tất cả toà nhà chung quanh đều đổ nát.
Kính thưa Anh Chị em,
Như những gì đã thách đố F. L. Wright, Tin Mừng hôm nay cũng đặt mỗi người chúng ta trước một ‘thách đố!’. Chúa Giêsu đặt ra bốn thái độ tiếp nhận Lời Chúa và Ngài yêu cầu mỗi người chọn cho mình loại đất chúng ta thuộc về để Lời có thể sinh hoa kết quả: ‘đất đường, đất sỏi, đất gai và đất tốt’. Ngài nói, “Ai có tai nghe thì nghe!”.
Trước hết, ‘Đất đường’ vốn luôn luôn cứng, nên còn gọi là ‘đất cứng!’. Đó là đất đã biến chất khi tâm hồn chúng ta hoá đá. Chúa Thánh Thần soi dẫn làm điều đúng đắn, nhưng chúng ta phớt lờ; và rồi, ma quỷ, như chim chóc chực sẵn sà xuống cướp đi. Sự hời hợt khiến cho Lời không đâm rễ trong linh hồn.
Thứ đến, ‘Đất sỏi!’. Chúng ta vui nhận Lời và bước theo Chúa trong ‘thời bình’; nhưng đến ‘thời chiến’, chúng ta sa ngã. Bởi lẽ, ân sủng không thẩm thấu trong cuộc sống.
Thứ ba, ‘Đất gai!’. Chúng ta ì ạch trong đời sống tâm linh vì quá lo lắng sự đời và bận tâm các thú vui đời. Vì thế, đất không sinh trái! Chúng ta quên, ân sủng Chúa đòi hỏi hy sinh các thú vui thế tục. Ngoài thập giá, không sự thánh thiện nào có thể tăng trưởng!
Sau cùng, ‘Đất tốt!’, đất tinh tuyền, luôn được vun xới, thấm đẫm mưa móc; hạt Lời mọc lên tươi tốt, “hạt ba mươi, hạt sáu mươi, hạt một trăm”. Hứa hẹn ‘một mùa bội thu!’.
Qua thư Timôthê hôm nay, Phaolô nhắc nhở, “Con hãy tuân giữ điều răn của Chúa mà sống cho tinh tuyền, không chi đáng trách!”. Điều răn đó là Lời Chúa mỗi ngày, là soi dẫn của Thánh Thần. ‘Thời chiến hay thời bình’, Lời vẫn vươn lên! Đến ngày các thiên thần hô to, “Hãy vào trước thánh nhan Chúa giữa tiếng hò reo!” như lời Thánh Vịnh đáp ca, hẳn chúng ta cũng có thể hoà nhập với “đoàn người sống lại” vang khúc khải hoàn!
Anh Chị em,
“Ai có tai nghe thì nghe!”. Hẳn chúng ta đang đón nhận Lời Chúa không phải trong ‘thời bình’ mà là ‘thời chiến!’. Thời mà đức tin của bạn và tôi không chỉ đứng trước một ‘thách đố’ nhưng vô vàn ‘thách đố’. Hãy đi vào khu vườn bí mật của lòng mình mỗi ngày, hãy đến với Thánh Lễ mỗi ngày! Ở đó, chúng ta gặp Chúa Giêsu, gặp tha nhân và gặp chính mình. Hãy nhìn lại các mối tương quan của chúng ta với Trời, với người và với bản thân. Cách nhận lãnh và phát triển ân huệ Chúa như thế nào là tuỳ vào bạn và tôi. Chúa Giêsu ước mong chúng ta để cho Lời Ngài biến đổi ngay trong ‘thời chiến’ này. Ước gì bạn và tôi sẽ mạnh mẽ thưa lên, “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con chểnh mảng trong việc nhặt đi những sỏi đá và gai gốc trong linh hồn mỗi ngày; may ra, con vượt mọi ‘thách đố’ và có ‘một mùa bội thu!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tới Marseille với sứ điệp khoan dung đối với vấn đề di cư
Vũ Văn An
14:46 22/09/2023

Theo trang mạng https://www.irishtimes.com, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Marseille vào thứ Sáu, đưa ra một thông điệp về sự khoan dung đối với vấn đề di cư, giữa lúc có tranh cãi gay gắt về cách tiếp cận của châu Âu đối với những người xin tị nạn.
Chuyến thăm kéo dài hai ngày tập trung vào các chuyến vượt Địa Trung Hải diễn ra vào thời điểm đang có cuộc tranh luận sôi nổi ở châu Âu về cách chia sẻ trách nhiệm đối với những người đến bằng thuyền từ Bắc Phi.
Nói chuyện với các phóng viên trên máy bay tới Marseille, Đức Thánh Cha đã được hỏi về những chiếc thuyền cập bến hòn đảo Lampedusa nhỏ bé của Ý, nơi hàng ngàn người đã đến vào tuần trước, đông hơn cư dân trong một thời gian ngắn.
“Tàn ác, thiếu nhân tính. Một sự thiếu nhân tính khủng khiếp”, ngài nói thế.
Những điều kiện khó khăn khiến nhiều người phải rời bỏ nhà cửa và những rủi ro mà họ gặp phải khi làm như vậy là chủ đề chính trong thập niên Đức Phanxicô làm người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo.
Phát biểu tại Vatican Chúa nhật tuần trước, ngài nói rằng việc di cư “là một thách thức không hề dễ dàng... nhưng điều đó phải cùng nhau đối diện”. Ngài nhấn mạnh sự cần thiết của “tình huynh đệ, đặt phẩm giá con người và những con người thực sự, đặc biệt là những người cần giúp đỡ nhất, lên hàng đầu”.
Quan điểm của Đức Giáo Hoàng về vấn đề di cư trái ngược với một số quốc gia ở Châu Âu đang nhấn mạnh đến hàng rào biên giới, việc hồi hương và khả năng phong tỏa hải quân để ngăn chặn làn sóng người tị nạn mới tràn vào.
AFP đưa tin, tại sân bay Marseille, Đức Giáo Hoàng đã được xe đẩy tới gặp Thủ tướng Pháp Élisabeth Borne, người đang đợi trên đường sân bay để chào đón ngài. Sau đó, ngài đứng dậy khỏi xe lăn để chào mừng sự chào đón của ban nhạc quân đội.

Chuông vang lên từ vương cung thánh đường Notre Dame de la Garde ở Mar-seille khi Đức Giáo Hoàng đến đó để chủ sự buổi cầu nguyện, trước khi ngài tổ chức buổi cầu nguyện liên tôn tại một tượng đài gần đó dành riêng cho những người đã chết trên biển.
Tổ chức Di cư Quốc tế của Liên Hợp Quốc ước tính hơn 28,000 người đã thiệt mạng khi cố gắng vượt Địa Trung Hải để đến châu Âu kể từ năm 2014.
Đức Phanxicô chủ trì phiên họp bế mạc cuộc họp của các giám mục Công Giáo Địa Trung Hải, nhưng chuyến viếng thăm của ngài tới Marseille nhằm mục đích gửi một thông điệp vượt xa các tín hữu Công Giáo tới Châu Âu, Bắc Phi và xa hơn nữa.
Đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của một vị giáo hoàng tới thành phố lớn thứ hai của Pháp sau 500 năm. Dự kiến hơn 100,000 người sẽ đến đón vị giáo hoàng 86 tuổi trên chiếc giáo hoàng xa của ngài vào thứ Bảy.
Tổng thống Pháp, Emman-uel Macron, sẽ gặp Giáo Hoàng để nói chuyện riêng vào thứ Bảy trước khi tham dự một thánh lễ với gần 60,000 người.
Sau khi 8,500 người đổ bộ lên Lampedusa trong ba ngày, Liên hiệp Châu Âu (EU) hứa sẽ giúp đỡ nhiều hơn cho Rome. Tuy nhiên, Pháp, trong bối cảnh đang tranh cãi về dự thảo luật nhập cư dự kiến thông qua vào mùa thu này, cho biết họ sẽ không chấp nhận bất cứ ai từ hòn đảo này.
François Thomas, người đứng đầu SOS Mediterra-née có trụ sở tại Marseille, nơi điều hành một chiếc thuyền cứu hộ người di cư, cho biết: “Chúng tôi đang mong đợi những lời nói rất mạnh mẽ” từ Giáo Hoàng. “Chính nhân tính của chúng ta đang chìm tầu nếu Châu Âu không làm gì cả.”
Trong khi đó, một số người thuộc phe cực hữu của Pháp nhắm vào thông điệp chào mừng của Đức Thánh Cha về vấn đề nhập cư. Marion Maréchal, cháu gái của Ma-rine Le Pen và là ứng cử viên cho cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu vào năm tới của đảng Reconquête do chuyên gia truyền hình cực hữu Éric Zemmour lãnh đạo, cho biết vào tuần trước: “Tôi không đồng ý với Đức Giáo Hoàng Phan-xicô. Ông ấy có lăng kính của một vị giáo hoàng Nam Mỹ, người không thực sự biết loại hình nhập cư mà chúng ta biết và rõ ràng là người không nhận thức đầy đủ những gì chúng ta đang giải quyết.”
Diễn từ của Đức Phanxicô tại nhà thờ Notre-Dame de la Garde, Marseille
Vũ Văn An
15:33 22/09/2023
Theo Hãng tin Zenit, ấn bản tiếng Pháp, khi đến sân bay quốc tế Marseille, Đức Thánh Cha được chào đón bởi Thủ tướng Cộng hòa Pháp, bà Élisabeth Borne, và bốn em nhỏ trong trang phục truyền thống dâng hoa cho ngài. Sau phần hát quốc ca và đội danh dự là phần giới thiệu của các đoàn đại biểu. Sau đó, Đức Giáo Hoàng cùng với Bà Thủ tướng đến Salon Hélène Boucher để có một cuộc gặp gỡ ngắn.
Sau đó ngài đến Vương cung thánh đường Notre-Dame de la Garde để cầu nguyện Đức Mẹ với các giáo sĩ giáo phận. Ở đây, ngài đã có bài nói chuyện với cộng đoàn. Sau đâu là nguyên văn bài nói chuyện của ngài theo bản văn do Vatican cung cấp:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi chiều!
Tôi rất vui được bắt đầu chuyến viếng thăm của mình bằng việc chia sẻ khoảnh khắc cầu nguyện này với anh chị em. Tôi cảm ơn Đức Hồng Y Jean-Marc Aveline vì những lời chào đón của ngài và tôi chào Đức ông Éric de Moulins-Beaufort, các anh em giám mục, các Cha Giám đốc và tất cả anh chị em, các linh mục, phó tế và chủng sinh, những người thánh hiến, những người làm việc trong tổng giáo phận này một cách quảng đại và tận tâm xây dựng một nền văn minh gặp gỡ Thiên Chúa và tha nhân. Cảm ơn sự hiện diện của anh chị em, vì sự phục vụ của anh chị em và cảm ơn vì những lời cầu nguyện của anh chị em!
Đến Marseille, tôi đã cùng với những người vĩ đại nhất: Thánh Thérèse Hài Đồng Giêsu, Thánh Charles de Foucauld, Thánh Gioan Phaolô II, và rất nhiều người khác đã đến đây hành hương để phó thác mình cho Đức Mẹ Bảo Vệ. Chúng ta đặt dưới tà áo ngài những thành quả của Cuộc gặp gỡ Địa Trung Hải, với những mong đợi và hy vọng của trái tim anh chị em.
Trong bài đọc Kinh Thánh, tiên tri Sôphônia đã khuyến khích chúng ta hãy vui mừng và tin tưởng, nhắc nhở chúng ta rằng Chúa là Thiên Chúa của chúng ta không ở đâu xa, Người ở đó, gần chúng ta để cứu chúng ta (x. 3, 17). Đó là một thông điệp khôn ngoan đưa chúng ta trở lại, một cách nào đó, với lịch sử của Vương cung thánh đường này và những gì nó đại diện. Trên thực tế, nó không được thành lập để tưởng nhớ một phép lạ hay một cuộc hiện ra đặc thù nào, nhưng đơn giản vì, kể từ thế kỷ 13, dân thánh của Thiên Chúa đã tìm kiếm và tìm thấy ở đây, trên ngọn đồi La Garde, sự hiện diện của Chúa trong cái nhìn của Đức Mẹ Chí Thánh. Đây là lý do tại sao, trong nhiều thế kỷ, người dân Marseille - đặc biệt là những người vượt sóng Địa Trung Hải - đã lên đó để cầu nguyện.
Ngay cả ngày nay, Người Mẹ Nhân Lành đối với mọi người cũng là nhân vật chính của “những ánh mắt giao nhau” dịu dàng: một mặt là Chúa Giêsu, Đấng mà Mẹ luôn chỉ cho chúng ta, và tình yêu của Người được phản ảnh trong đôi mắt của Mẹ; mặt khác là của nhiều người nam nữ ở mọi lứa tuổi và mọi hoàn cảnh, những người được Mẹ tập hợp lại và dẫn đến Thiên Chúa, như chúng ta đã nhắc lại ở đầu lời cầu nguyện này bằng cách đặt một ngọn nến dưới chân Mẹ. Tại ngã tư của các dân tộc là Marseille, tôi muốn cùng anh chị em suy gẫm về cuộc gặp gỡ các quan điểm này, bởi vì đối với tôi, dường như chiều kích Thánh Mẫu trong sứ vụ của chúng ta được thể hiện một cách hoàn hảo ở đó. Cả chúng ta, những linh mục và những người thánh hiến, cũng được mời gọi làm cho người ta cảm nhận được cái nhìn của Chúa Giêsu, đồng thời mang đến cho Chúa Giêsu cái nhìn của anh chị em chúng ta. Trong trường hợp đầu tiên, chúng ta là công cụ của lòng thương xót, trong trường hợp thứ hai, chúng ta là công cụ của lời chuyển cầu.
Cái nhìn đầu tiên: hình ảnh Chúa Giêsu đang vuốt ve con người. Đó là cái nhìn từ trên xuống dưới, không phải để phán xét mà để nâng đỡ những người đang ở dưới. Đó là một cái nhìn đầy dịu dàng tỏa sáng trong mắt Đức Maria. Và chúng ta, những người được mời gọi truyền đạt cái nhìn này, phải hạ mình, cảm thương, biến mình thành “lòng nhân từ kiên nhẫn và khích lệ của Mục Tử Nhân Lành, Đấng không trách móc những con chiên lạc, nhưng gánh trên vai và mở tiệc mừng nó trở về với đàn chiên (x. Lc 15, 4-7)” (Bộ Giáo Sĩ, Hướng dẫn về thừa tác vụ và đời sống linh mục, số 41).
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy học từ cái nhìn này, chúng ta đừng để một ngày trôi qua mà không nhớ đến khoảnh khắc chúng ta đã nhận được nó, và chúng ta hãy biến nó thành của riêng mình, trở thành những người nam nữ có lòng thương xót. Chúng ta hãy mở cửa các nhà thờ và tu viện, đặc biệt là những cánh cửa tâm hồn, để thể hiện qua sự dịu dàng, lòng nhân hậu và sự đón nhận dung nhan của Chúa chúng ta. Cầu mong người đến gần anh chị em không tìm thấy khoảng cách hay sự phán xét; họ tìm thấy chứng từ của một niềm vui khiêm tốn, có kết quả hơn bất cứ khả năng nào được thể hiện. Cầu mong những tổn thương trong cuộc sống tìm được bến đỗ an toàn trong ánh mắt của anh chị em, sự khích lệ trong vòng tay anh chị em, sự vuốt ve trong bàn tay anh chị em có khả năng lau khô nước mắt.
Ngay cả trong nhiều công việc hàng ngày, xin đừng để cho ánh mắt ấm áp của tình phụ tử của Thiên Chúa làm yếu đi. Thật là đẹp khi làm điều này bằng cách ban phát sự tha thứ một cách quảng đại, luôn luôn, luôn luôn, để nhờ ân sủng, giải thoát con người khỏi xiềng xích tội lỗi và giải thoát họ khỏi những tắc nghẽn, hối hận, oán giận và sợ hãi mà một mình họ không thể chiến thắng được. Thật tuyệt vời khi khám phá lại với sự ngạc nhiên, ở mọi lứa tuổi, niềm vui soi sáng cuộc sống bằng các bí tích trong những lúc vui cũng như buồn, và nhân danh Thiên Chúa, truyền đạt những hy vọng bất ngờ: sự gần gũi của Người an ủi, lòng trắc ẩn của Người chữa lành, sự dịu dàng của Người lay động. Hãy gần gũi với mọi người, đặc biệt là những người mong manh và kém may mắn nhất, và đừng bao giờ để những người đau khổ thiếu sự gần gũi chu đáo và kín đáo của anh chị em. Đây là cách mà đức tin làm sinh động hiện tại, niềm hy vọng mở ra cho tương lai và lòng bác ái tồn tại mãi mãi sẽ phát triển trong họ – cũng như trong các anh chị em. Đây là phong trào đầu tiên: mang đến cho anh chị em cái nhìn của Chúa Giêsu.
Và sau đó là cái nhìn thứ hai: cái nhìn của những người nam nữ hướng về Chúa Giêsu. Như Đức Maria tại Cana đã thu thập và dâng lên Chúa những mối quan tâm của hai cặp vợ chồng mới cưới (x. Ga 2,3), anh chị em cũng được mời gọi trở thành tiếng nói chuyển cầu cho người khác (x. Rm 8,34). Sau đó, việc đọc Kinh nhật tụng, suy niệm Lời Chúa hàng ngày, Kinh Mân Côi và tất cả những lời cầu nguyện khác – tôi khuyên anh chị em hãy tôn thờ trước hết – sẽ có đầy đủ khuôn mặt của những người mà Chúa Quan Phòng đặt trên đường đi của anh chị em. Anh chị em sẽ mang theo mình những cái nhìn, tiếng nói, những câu hỏi của họ đến bàn tiệc Thánh Thể, trước Nhà Tạm hoặc trong sự thinh lặng trong căn phòng của anh chị em, nơi Chúa Cha nhìn thấy (x. Mt 6:6). Anh chị em sẽ trung thành lặp lại lời họ, với tư cách là những người chuyển cầu, như “các thiên thần trên trái đất”, những sứ giả gánh vác mọi sự “trước vinh quang của Thiên Chúa” (Tb 12:12).
Và tôi muốn tóm tắt bài suy niệm ngắn gọn này bằng cách thu hút sự chú ý của anh chị em đến ba hình ảnh Đức Maria được tôn kính trong Vương cung thánh đường này. Đầu tiên là bức tượng lớn nhô cao trên thánh đường và tượng trưng cho thánh đường khi ngài ôm Hài Nhi Giêsu đang chúc lành. Thế đấy: giống như Đức Maria, chúng ta mang phúc lành và bình an của Chúa Giêsu đến mọi nơi, trong mọi gia đình và trong mọi trái tim. Đó là cái nhìn của lòng thương xót. Hình ảnh thứ hai ở bên dưới chúng ta, trong hầm mộ: đó là Đức Trinh Nữ với bó hoa, món quà của một giáo dân quảng đại. Mẹ cũng bế Hài Nhi Giêsu trên một tay và cho chúng ta xem, nhưng mặt khác, thay vì vương trượng, Mẹ cầm một bó hoa. Điều này khiến chúng ta nghĩ đến cách Đức Maria, mẫu mực của Giáo hội, khi giới thiệu Con của Mẹ cho chúng ta, cũng giới thiệu chúng ta với Người, như một bó hoa trong đó mỗi người là duy nhất, đẹp đẽ và quý giá trước mắt Chúa Cha. Đó là cái nhìn của sự chuyển cầu. Cuối cùng, hình ảnh thứ ba là hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy ở đây, ở giữa, trên bàn thờ, nổi bật vì vẻ huy hoàng mà nó tỏa ra. Anh chị em thân mến, chúng ta cũng trở thành một Tin Mừng sống động theo mức độ chúng ta cống hiến nó, xuất phát từ chính mình, phản ảnh ánh sáng và vẻ đẹp của nó qua một cuộc sống khiêm tốn, vui tươi và giàu nhiệt huyết tông đồ. Xin cho chúng ta được giúp đỡ bởi nhiều nhà truyền giáo đã rời bỏ nơi cao này để loan báo tin mừng về Chúa Giêsu Kitô cho toàn thế giới.
Anh chị em rất thân mến, chúng ta hãy mang đến cho anh chị em mình cái nhìn của Thiên Chúa, chúng ta hãy mang đến cho Thiên Chúa cơn khát của anh chị em chúng ta, chúng ta hãy truyền bá niềm vui Tin Mừng. Đây là cuộc sống của chúng ta, và nó vô cùng đẹp đẽ dù có khó khăn và vấp ngã. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria, xin Mẹ đồng hành và gìn giữ chúng ta. Tôi chúc phúc cho anh chị em bằng cả trái tim mình. Còn anh chị em, xin hãy cầu nguyện cho tôi. Cảm ơn anh chị em!
VietCatholic TV
Lính Nga ngưng chiến vì chỉ huy chạy như chuột. 3 máy bay Nga nổ tung. Zelenskiy gặp Biden. ATACMS?
VietCatholic Media
02:54 22/09/2023
1. Lính Nga từ chối chiến đấu sau khi các chỉ huy 'bỏ chạy như chuột'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Soldiers Refused To Fight After Commanders 'Fled Like Rats'“, nghĩa là “Lính Nga từ chối chiến đấu sau khi các chỉ huy 'bỏ chạy như chuột'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
Binh lính Nga ở Ukraine được tường trình đã từ chối chiến đấu sau khi chỉ huy của họ “bỏ chạy như chuột” khỏi tiền tuyến.
Kênh Telegram của hãng tin độc lập tiếng Nga Astra hôm thứ Ba đưa tin rằng các nhà báo của họ đã liên lạc với Evgeniya, vợ của quân nhân được điều động Evgeny P, người cho biết chỉ huy đơn vị của anh đã ra lệnh cho anh và những đồng đội bị thương của anh tấn công ở miền đông Ukraine, nhưng họ đã bị bỏ rơi khi phải hứng chịu một đợt pháo kích dữ dội của Ukraine.
Evgeny P, được cho là đã bị thương do mảnh đạn vào tháng 5 gần thành phố Bakhmut khi chiến đấu trong Lữ đoàn súng trường cơ giới cận vệ biệt lập số 27, nhưng không được điều trị sau khi được đưa đến bệnh viện. Anh ta được đưa về nhà để “phục hồi chức năng” trong một tháng và được điều động trở lại chiến đấu ở Ukraine.
Những người lính của họ bị “đưa về hướng Svatove” ở miền đông Ukraine và “bị bỏ rơi trong rừng mà không có phương tiện sinh sống”.
Và khi đơn vị bị tấn công, “các chỉ huy, sĩ quan cao cấp của đại đội và tất cả những người phụ trách ở đó bỏ chạy như chuột, để lại những người một mình chết dưới đạn pháo”.
Sau khi từ chối chiến đấu, Evgeny P và những người lính của anh ta được cho là đã bị chỉ huy vây bắt và giam giữ trong một tầng hầm ở làng Zaitsevo ở vùng Donbas của Ukraine.
Kênh Astra Telegram, một dự án của các nhà báo độc lập của Nga, trước đó cho biết 300 người Nga được huy động đang bị giam giữ dưới một tầng hầm ở Zaitsevo vì từ chối quay lại tiền tuyến.
Evgeny P được cho là đã nói với vợ về thử thách này vào ngày 18 tháng 9 và sau đó cô mất liên lạc với anh ta.
Đây không phải là lần đầu tiên các chỉ huy Nga được cho là đã bỏ trốn khỏi trận chiến ở Ukraine.
Vào tháng 11 năm 2022, một người lính khác nhập ngũ theo lệnh động viên một phần của Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng các sĩ quan quân đội Nga đang chạy trốn khỏi trận chiến.
Người lính Oleksiy Agafonov, người nói với hãng tin độc lập Verstka rằng anh ta sống sót sau cuộc pháo kích của lực lượng Ukraine gần Makiivka ở vùng Luhansk, cho biết các chỉ huy đơn vị của anh ta đã rời bỏ chiến tuyến vào ngày 2 tháng 11 năm 2022, trong khi toàn bộ tiểu đoàn của anh ta được lệnh đào chiến hào và giữ vị trí phòng thủ.
“Chúng tôi bị ném vào cuộc tấn công, họ bảo chúng tôi đào sâu, chúng tôi có ba xẻng cho mỗi tiểu đoànchúng tôi cố gắng đào sâu nhất có thể, và vào buổi sáng, cuộc pháo kích bắt đầu—pháo binh, hỏa tiễn, súng cối, trực thăng, chúng tôi bị bắn tứ phía', anh nói.
“Khi mọi chuyện bắt đầu, các sĩ quan lập tức bỏ chạy. Giữa lúc pháo kích, chúng tôi cố gắng đào sâu vào, nhưng trực thăng ngay lập tức phát hiện ra chúng tôi và bắn chúng tôi.”
Agafonov cho biết những người đàn ông Nga được nhập ngũ theo sắc lệnh động viên ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Putin không muốn chiến đấu và các binh sĩ được huy động từ khắp đất nước đang được đưa ra tiền tuyến để thu hẹp khoảng trống trong phòng thủ.
2. Biden nói trong bài phát biểu khi chào mừng Zelenskiy đến Tòa Bạch Ốc: khả năng tự vệ của Ukraine là rất quan trọng
Tổng thống Mỹ Joe Biden chào mừng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tới Tòa Bạch Ốc và nói rằng Mỹ vẫn cam kết hỗ trợ các nỗ lực của Kyiv nhằm tự vệ trước cuộc xâm lược của Nga.
“Đầu tuần này tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, tôi đã nói rõ rằng không quốc gia nào có thể thực sự an toàn trên thế giới nếu trên thực tế, chúng ta không đứng lên và bảo vệ quyền tự do của Ukraine trước sự tàn bạo và xâm lược của Nga. “, Biden nói tại Phòng Bầu dục. “Đó là lý do tại sao chúng tôi tập hợp một liên minh gồm hơn 50 quốc gia - 50 quốc gia để giúp Ukraine tự vệ. Điều đó rất quan trọng.”
Biden cho biết Hoa Kỳ đã bắt đầu quá trình “chính thức hóa cam kết lâu dài của chúng tôi đối với an ninh của Ukraine,” cùng với các nhà lãnh đạo G7 và các đối tác quốc tế khác, “và đó là lý do tại sao chúng tôi ủng hộ một nền hòa bình công bằng và lâu dài, một nền hòa bình tôn trọng chủ quyền của Ukraine và các quyền lợi liên quan đến sự toàn vẹn lãnh thổ.”
Biden ca ngợi “sự dũng cảm to lớn” của người dân Ukraine. Ông nói: “Nó đã truyền cảm hứng cho thế giới, thực sự truyền cảm hứng cho thế giới với quyết tâm bảo vệ những nguyên tắc này. Và cùng với các đối tác và đồng minh của chúng tôi, người dân Mỹ quyết tâm làm tất cả những gì có thể để bảo đảm thế giới sát cánh cùng các bạn”.
Biden dự kiến sẽ công bố khoản hỗ trợ quân sự mới, trị giá hơn 325 triệu Mỹ Kim, trong cuộc gặp với Zelenskiy. Theo hai quan chức Mỹ, dự kiến nó sẽ bao gồm nhiều bom chùm hơn, đánh dấu lần thứ hai Mỹ cung cấp loại vũ khí gây tranh cãi này cho Kyiv.
Trước đó, tổng thống Ukraine đã đến thăm Đồi Capitol và mô tả cuộc gặp của ông với các thượng nghị sĩ Mỹ ở Đồi Capitol là một “cuộc đối thoại tuyệt vời”. Zelenskiy cũng đã gặp gỡ các nhà lập pháp từ Hạ viện Hoa Kỳ.
3. Biệt kích Ukraine nổ tung hai máy bay và trực thăng bên trong nước Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “'Saboteurs' Blow Up Two Planes and HeliCopticr Inside Russia: Kyiv”, nghĩa là “Kyiv nói: 'Những kẻ phá hoại' cho nổ tung hai máy bay và trực thăng bên trong nước Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Hai máy bay và một trực thăng đã bị “những kẻ phá hoại không rõ danh tính” cho nổ tung trên đất Nga, Tổng cục Tình báo Ukraine, gọi tắt là GUR, cho biết hôm thứ Tư.
GUR cho biết máy bay và trực thăng đã bị “hư hỏng đáng kể” vào ngày 18/9 tại căn cứ không quân Chkalovsky ở tỉnh Mạc Tư Khoa trong một “chiến dịch phá hoại” đang được Ủy ban điều tra Nga tìm hiểu.
Các cuộc tấn công vào các căn cứ không quân của Nga đã gia tăng trong những tuần gần đây. Theo GUR, một cuộc tấn công như vậy vào cuối tháng trước đã phá hủy 4 máy bay vận tải quân sự Il-76 của Nga đóng tại một phi trường ở thành phố Pskov phía tây, gần biên giới Nga với Estonia, Latvia và Belarus. Ukraine không nhận trách nhiệm, phù hợp với chính sách của Kyiv là im lặng đối với các cuộc tấn công trên đất Nga.
Cơ quan này cho biết trong một thông cáo báo chí: Vụ việc ngày 18 tháng 9 “đã gây ra sự cuồng loạn mạnh mẽ trong các hành lang quân sự khi các máy bay của chính phủ, 'máy bay ngày tận thế' và các máy bay trinh sát đặc biệt đóng tại phi trường nói trên”.
GUR cho biết những người chưa rõ danh tính đã cài chất nổ tại phi trường được canh gác nghiêm ngặt và cho nổ máy bay AN-148 và IL-20 (cả hai đều thuộc Trung đoàn Hàng không Mục đích Đặc biệt 354), cũng như một máy bay trực thăng MI-28H, có liên quan đến các vụ tấn công hạ gục các máy bay không người lái tấn công trên khu vực Mạc Tư Khoa.
“Thiệt hại đối với máy bay sẽ không cho phép máy bay phục hồi nhanh chóng. Phần đuôi của trực thăng bị hư hỏng do vụ nổ. Một chiếc AN-148 khác đậu gần những chiếc này trong bãi đậu xe đã bị hư hại nhẹ”, cơ quan tình báo cho biết.
GUR nói thêm: “Các cơ quan hình sự của Liên bang Nga đang tiến hành các biện pháp để tìm ra những kẻ phá hoại và hạn chế phổ biến thông tin về sự kiện này trên các phương tiện truyền thông địa phương.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để yêu cầu bình luận.
Nga đổ lỗi cho Ukraine về việc gia tăng các cuộc tấn công vào lãnh thổ nước này, nhiều trong số đó nhằm vào các mục tiêu quân sự.
Tháng trước, một báo cáo tình báo của Bộ Quốc phòng Anh cho biết các cuộc tấn công như vậy có thể xuất phát từ lãnh thổ Nga.
Nga dường như đã áp dụng các biện pháp để bảo vệ máy bay của mình trong bối cảnh các cuộc tấn công vào các căn cứ không quân của nước này gia tăng.
Một hình ảnh vệ tinh ngày 1 tháng 9, được đăng trên X, trước đây gọi là Twitter, bởi người dùng Tatarigami_UA, một sĩ quan quân đội Ukraine tự nhận là quân dự bị, cho thấy quân đội Nga đã che cánh của máy bay ném bom chiến lược Tu-95 bằng lốp xe hơi.
Ông cho biết lực lượng Nga đang triển khai chiến thuật này tại phi trường quân sự ở Engels, cách Mạc Tư Khoa khoảng hơn 800 km về phía đông nam, để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.
4. Kirby cho biết chính quyền đã nhận thấy “sự ủng hộ to lớn” đối với viện trợ cho Ukraine từ Quốc hội
Điều phối viên Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc về Truyền thông Chiến lược John Kirby nói với các phóng viên báo chí hôm thứ Năm rằng chính quyền đã nhận thấy “sự ủng hộ to lớn” đối với viện trợ cho Ukraine từ Quốc hội, “đặc biệt là ở cấp lãnh đạo”.
Kirby thừa nhận rằng “ngày càng có nhiều tiếng nói đang tranh cãi về việc liệu Ukraine có đáng để nỗ lực hỗ trợ hay không”. Nhưng những người gièm pha đó “không đại diện cho giới lãnh đạo của họ - họ thậm chí không đại diện cho đa số đảng của họ, vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì viện trợ cho Ukraine.”
Trong cuộc gặp hôm nay của tổng thống với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, Kirby cho biết Biden “rất biết ơn khi nhận được thông tin cập nhật về chiến trường” từ Tổng thống Ukraine.
Và ông đã bác bỏ những lo ngại rằng khoản tiền 325 triệu Mỹ Kim mới được công bố hôm nay không bao gồm Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội, gọi tắt là ATACMS, như Ukraine đã yêu cầu trước đó, sẽ khiến Ukraine thất vọng.
“Tôi chỉ muốn nói với bạn rằng chúng tôi nói chuyện tiếp với người Ukraine - chúng tôi đã và sẽ làm - về những gì họ cần trên chiến trường, và chính bạn đã nghe thấy Tổng thống Zelenskiy nói rằng gói hàng mà Tổng thống công bố hôm nay chính xác là những gì lực lượng của ông ấy cần.,” Kirby nói. “Chúng tôi sẽ không coi bất cứ điều gì là hiển nhiên, chúng tôi sẽ nói chuyện tiếp với phía Ukraine về điều đó trong tương lai.”
5. Ukraine cho biết Nga mất hơn 400 hệ thống pháo trong 2 tuần
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Loses Over 400 Artillery Systems in 2 Weeks: Ukraine” nghĩa là “Ukraine cho biết Nga mất hơn 400 hệ thống pháo trong 2 tuần.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Quân đội Kyiv cho biết, Nga đã mất hơn 400 hệ thống pháo binh trong hai tuần qua, trong bối cảnh tầm quan trọng của pháo binh đối với cả lực lượng Nga và Ukraine ở phía đông và phía nam đất nước không có dấu hiệu suy giảm.
Theo số liệu cập nhật hàng ngày của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, từ ngày 8 đến ngày 21 tháng 9, quân đội Mạc Tư Khoa đã mất tổng cộng 415 hệ thống pháo ở Ukraine.
Pháo binh luôn là một phần quan trọng trong nỗ lực chiến tranh của cả hai bên trong cuộc xung đột kéo dài gần 19 tháng. Pháo binh liên tục nằm ở vị trí cao trong danh sách mong muốn của Ukraine về viện trợ quân sự từ các đồng minh của Kyiv, chẳng hạn như Mỹ.
Dan Rice, cựu cố vấn của Tổng Tư Lệnh quân Ukraine, Tướng Valery Zaluzhnyi, hiện là hiệu trưởng của một Đại học Mỹ ở Kyiv, cho biết: “Đây là một cuộc đấu pháo quy mô lớn”. Ông nói với Newsweek rằng khoảng 80% thương vong ở cả hai bên chiến tuyến là do pháo binh gây ra.
Theo số liệu của Bộ Tổng tham mưu Ukraine, Nga đã mất tổng cộng 6.137 hệ thống pháo binh kể từ khi quân Mạc Tư Khoa tiến vào lãnh thổ Ukraine để tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2/2022.
Hôm thứ Tư, Bộ Quốc phòng Mạc Tư Khoa cho biết quân đội Ukraine đã mất 6.462 khẩu pháo dã chiến và súng cối trong cuộc chiến cho đến nay.
Newsweek không thể xác minh độc lập các báo cáo tổn thất trên chiến trường từ cả hai phía. Bộ Quốc phòng Nga và Bộ Tổng tham mưu Ukraine đã được liên hệ để đưa ra bình luận qua email.
Pháo binh đang chứng tỏ vai trò quan trọng đối với nỗ lực phản công đang diễn ra của Ukraine, mà Kyiv đã phát động nhằm vào các vị trí của Nga dọc tiền tuyến ở miền đông và miền nam Ukraine vào đầu tháng 6.
“Những gì họ đang làm là một chiến dịch tấn công cực kỳ khó khăn và để làm được điều đó, bạn phải có hỏa lực và cơ động”, Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cho biết trong cuộc họp báo tại căn cứ không quân Ramstein ở Đức vào hôm thứ ba.
Tướng Milley cho biết, vài triệu viên đạn pháo các loại, bao gồm 155ly và 105ly, đã được gửi tới Ukraine.
“Họ không thể thực hiện chiến dịch mà họ đang thực hiện nếu không có số đạn dược đó. Họ không thể làm được điều đó”, ông nói thêm.
Những nỗ lực phản công của Ukraine trong những tuần gần đây đã tập trung vào việc đẩy lùi các lực lượng Nga gần thị trấn Robotyne mới được tái chiếm của Zaporizhzhia, ở phía nam đất nước. Đầu tháng này, Ukraine cho biết họ đã xuyên thủng tuyến phòng thủ đầu tiên của Nga xung quanh thị trấn và phân tích cho thấy những tiến bộ chậm chạp trên đường tới thành phố Tokmak do Nga kiểm soát. Ukraine có thể sẽ tìm cách tiến tới thành phố Melitopol của Zaporizhzhia và hướng tới Biển Azov.
Bộ Tổng tham mưu Ukraine hôm thứ Năm cho biết các lực lượng Ukraine đang tiến hành các hoạt động tấn công xung quanh Melitopol và xung quanh thành phố phía đông Bakhmut. Nga đã kiểm soát Bakhmut kể từ tháng 5, nhưng Ukraine đã giành lại hai thị trấn ở sườn phía nam thành phố bị tàn phá trong tuần qua.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm Chúa Nhật cho biết Ukraine đã giành quyền kiểm soát thị trấn Klishchiivka ở Donetsk, chỉ vài ngày sau khi các quan chức Ukraine cho biết họ đã chiếm lại Andriivka gần đó.
Bộ Tổng tham mưu cho biết hôm thứ Năm rằng các lực lượng Nga đã “cố gắng tái chiếm” các vị trí xung quanh Andriivka nhưng “không thành công”, sau khi Nga cho biết hôm thứ Tư rằng lực lượng của họ đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Ukraine gần Klishchiivka.
6. Nhận định của cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan
Đây là thông tin thêm từ cuộc họp báo của cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan, nơi ông nói chuyện với các phóng viên trước cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Volodymyr Zelenskiy vào chiều thứ Năm theo giờ Miền Đông Hoa Kỳ.
Ông Sullivan cho biết, nhà lãnh đạo Mỹ sẽ “nhấn mạnh sự cần thiết liên tục của người dân Mỹ trong việc đứng lên và hỗ trợ Ukraine khi họ chiến đấu trên tiền tuyến của thế giới tự do”.
Cuộc gặp hôm thứ Năm sẽ là cuộc gặp trực tiếp thứ sáu giữa tổng thống Mỹ và Ukraine, và đây là chuyến thăm thứ ba của Zelenskiy tới Tòa Bạch Ốc dưới thời chính quyền Biden.
Sullivan cho biết hai vị Tổng thống đã nói chuyện “nhiều lần” “qua điện thoại và video” kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào tháng 2 năm 2022, và các quan chức Ukraine và Mỹ “liên lạc liên tục hàng ngày”.
Mỹ sẽ không cung cấp hỏa tiễn ATACMS nhưng 'chưa hủy bỏ nó'.
Cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan cho biết Mỹ sẽ không cung cấp Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội, gọi tắt là ATACMS, như một phần của gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine.
Sullivan, báo cáo ngắn gọn cho các phóng viên, cho biết Tổng thống Joe Biden sẽ công bố một gói mới vào thứ Năm, bao gồm các hệ thống phòng không và các loại vũ khí khác để giúp Kyiv trước một mùa đông khắc nghiệt.
Nhà lãnh đạo Mỹ “liên tục nói chuyện” với quân đội và những người đồng cấp Âu Châu, cũng như với chính người Ukraine, về “những gì cần thiết trên chiến trường ở bất kỳ giai đoạn nào của cuộc chiến”, Sullivan nói.
Anh ta đã xác định rằng Hoa Kỳ sẽ không cung cấp ATACMS trong gói này, nhưng nhấn mạnh rằng sẽ không loại bỏ nó trong tương lai.
7. Blinken công bố hỗ trợ an ninh mới cho Ukraine
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố, Hoa Kỳ sẽ cung cấp 128 triệu Mỹ Kim hỗ trợ an ninh mới cho Ukraine cũng như 197 triệu Mỹ Kim vũ khí và thiết bị trong các khoản cắt giảm được cho phép trước đó.
Antony Blinken cho biết hôm thứ Năm rằng gói này bao gồm các loại đạn phòng không bổ sung “để giúp tăng cường khả năng phòng không của Ukraine trước các cuộc tấn công trên không từ Nga hiện nay và trong mùa đông tới khi Nga có khả năng tiếp tục các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine”.
Ông nói thêm: “Nó cũng chứa đạn pháo và khả năng chống xe tăng, cũng như đạn chùm, sẽ nâng cao hơn nữa khả năng của Ukraine để tiếp tục phản công chống lại lực lượng Nga”.
Bộ Quốc phòng cho biết đây là lần thứ hai Mỹ cung cấp bom chùm gây tranh cãi cho Ukraine. Vào cuối tháng 7, ngay sau khi Mỹ lần đầu tiên cung cấp bom chùm, Tòa Bạch Ốc cho biết lực lượng Ukraine đang sử dụng vũ khí này “một cách hiệu quả” và “thích hợp” để chống lại các vị trí phòng thủ của Nga.
Tuy nhiên, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết, Mỹ sẽ không cung cấp Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội, gọi tắt là ATACMS, cho Ukraine, bất chấp yêu cầu từ Ukraine. Ông cho biết mặc dù không cung cấp nó trong gói này nhưng Biden “sẽ không loại bỏ nó trong tương lai”.
Thông báo này được đưa ra khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy gặp Tổng thống Joe Biden tại Washington, DC.
8. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nói với các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc rằng trật tự quốc tế dựa trên pháp quyền đang phải đối mặt với “một cuộc khủng hoảng chưa từng có”.
Fumio Kishida nói rằng ông sẽ “không bao giờ quên những cảm giác đau lòng mà tôi có vào thời điểm đến thăm Ukraine vào tháng 3”, đồng thời nhắc lại “quyết tâm rằng Nhật Bản sát cánh cùng Ukraine”.
Sự gây hấn của Nga đối với Ukraine đã làm gia tăng mối lo ngại về tình trạng vô pháp luật trên toàn thế giới. Chúng ta không được cho phép tạo ra Ukraine thứ hai hoặc thứ ba.
Ông Kishida cho rằng việc Nga “lạm dụng quyền phủ quyết” để cản trở các quyết định của Hội đồng Bảo an “không thể được cộng đồng quốc tế chấp nhận”.
Ông bày tỏ sự bất mãn khi Nga là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, lẽ ra phải bảo vệ hòa bình thế giới, lại đi gây chiến với nhiều nước xung quanh, và giờ đây cung cấp thông tin về vũ khí hủy diệt hàng loạt cho Triều Tiên để đổi lấy các loại vũ khí dùng trong cuộc xâm lược Ukraine.
9. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ gợi ý rằng Putin đang tìm cách kết thúc nhanh chóng cuộc chiến Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Seeking Quick End to Ukraine War, Turkey's Leader Hints”, nghĩa là “Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ gợi ý rằng Putin đang tìm cách kết thúc nhanh chóng cuộc chiến Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn cuộc chiến mệt mỏi của Mạc Tư Khoa ở Ukraine kết thúc “càng sớm càng tốt”, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nói, khi cuộc xung đột kéo dài gần 19 tháng không có dấu hiệu kết thúc.
Recep Tayyip Erdoğan nói với PBS News: “Rõ ràng là cuộc chiến này sẽ kéo dài trong thời gian dài”.
Ankara đã đóng vai trò là nhà đàm phán giữa Mạc Tư Khoa và Kyiv kể từ khi bùng nổ cuộc chiến tổng lực ở Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia rất nhiều vào thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải do Liên Hiệp Quốc làm trung gian, cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng phía nam của nước này; và ngăn chặn nỗi lo về tình trạng thiếu lương thực toàn cầu. Nga từ chối gia hạn thỏa thuận này vào tháng 7.
Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi viện trợ quân sự cho Ukraine, bao gồm cả máy bay không người lái. Nhưng Ankara cũng đã duy trì mối quan hệ kinh tế với Nga và tránh áp dụng mức độ trừng phạt tương tự đối với Điện Cẩm Linh như các nước NATO khác vì cuộc chiến.
“Nga tình cờ là một trong những nước láng giềng thân cận nhất của tôi,” Erdoğan nói, sau đó nói thêm rằng Mạc Tư Khoa cũng “đáng tin cậy ngang bằng” với các nước phương Tây. Ông nói với PBS: “Tại thời điểm này, tôi tin tưởng Nga cũng như tin tưởng phương Tây”.
Nhà lãnh đạo Nga “thực sự đang đứng về phía kết thúc cuộc chiến này càng sớm càng tốt”, Erdoğan nói tiếp.
Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh để yêu cầu bình luận qua email.
Các nhà phân tích cho rằng khi bắt đầu tấn công Ukraine, Nga dự kiến sẽ kết thúc cuộc xâm lược Ukraine trong vòng một tuần rưỡi, và tin rằng sẽ đạt được những thành tựu to lớn trong những ngày đầu của cuộc xâm lược bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Nhưng điều này đã không thành hiện thực khi đối mặt với điều mà các chuyên gia gọi là sự thách thức của Ukraine khiến Điện Cẩm Linh phải bất ngờ. Các phân tích của phương Tây cũng cho rằng Mạc Tư Khoa đã mắc một số sai lầm nghiêm trọng trong giai đoạn đầu, bao gồm cả cách sử dụng lực lượng xe tăng và gây tổn thất nặng nề cho lực lượng giàu kinh nghiệm.
Nga hiện kiểm soát khoảng 1/5 lãnh thổ được quốc tế công nhận của Ukraine. Cuộc phản công đang diễn ra của Kyiv, bắt đầu vào đầu tháng 6, đã đẩy lùi một số vị trí của Nga ở phía nam và phía đông đất nước bị chiến tranh tàn phá, nhưng tiến độ diễn ra chậm hơn so với Ukraine và những người ủng hộ nước này đã hy vọng.
Trong tuần qua, Ukraine cho biết họ đã giành lại được hai thị trấn ở Donetsk gần thành phố Bakhmut ở phía đông bị tàn phá mà Nga đã chiếm được hồi tháng Năm. Ukraine cũng cho biết vào đầu tháng 9 rằng nó nằm giữa tuyến phòng thủ thứ nhất và thứ hai của Nga xung quanh Robotyne, một thị trấn ở vùng Zaporizhzhia phía nam đã chứng kiến giao tranh ác liệt.
10. Thủ tướng Albania, Edi Rama, chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tháng này, có một bài phát biểu đầy sôi nổi
Sẽ là một sự xúc phạm đến trí tuệ của tổ chức này nếu chúng ta không thống nhất nhìn nhận và nói lớn rằng ai là kẻ xâm lược, ai là người bị xâm lược? Đó là sự khác biệt rõ ràng giữa chiến tranh và hòa bình.
Nếu chúng ta không thừa nhận sự thật rõ ràng này, chúng ta không chỉ đang làm Ukraine và người dân nước này thất vọng, mà chúng ta còn đang thất bại trong trách nhiệm cốt lõi của mình, làm tổn hại đến tương lai và phản bội tất cả con cháu của chúng ta từ Brazil đến Tây Ban Nha, từ Bắc Cực đến cực Nam.
Cuộc đấu tranh của Ukraine là cuộc đấu tranh của tất cả những người mong muốn được sống trong một thế giới nơi các quốc gia tự do và bình đẳng, nơi mà toàn vẹn lãnh thổ là không thể tranh cãi và quyền sống trong hòa bình là không thể nghi ngờ.
Ông thẳng thắn chỉ ra rằng Liên bang Nga không chỉ thiển cận mà còn vô cùng nguy hiểm cho tất cả mọi người dưới mái nhà này. Đây là lý do tại sao mọi người phải làm phần việc của mình.
11. Các quan chức cho biết Mỹ không dự kiến sẽ sớm cung cấp cho Ukraine Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội tầm xa
Các quan chức Mỹ cho biết, Mỹ dự kiến sẽ không sớm cung cấp cho Ukraine Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội tầm xa, gọi tắt là ATACMS, bất chấp yêu cầu nhiều lần từ Tổng thống Ukraine Volodomyr Zelenskiy.
Các quan chức cho biết ATACMS sẽ không nằm trong gói vũ khí mới dành cho Ukraine có thể được cung cấp ngay sau ngày thứ Năm, đó là thời điểm ông Zelenskiy dự kiến gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden trong một cuộc gặp song phương.
Hiện tại, tầm bắn tối đa của vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine là khoảng 150km với loại bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất.
ATACMS, có tầm bắn lên đến 460km, sẽ cho phép quân đội Ukraine tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa gấp đôi – thậm chí xa hơn so với hỏa tiễn tầm xa Storm Shadow do Anh cung cấp, có tầm bắn khoảng 250km. Hỏa tiễn ATACMS được bắn từ bệ phóng hỏa tiễn HIMARS, cùng loại phương tiện phóng hỏa tiễn Hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt dẫn đường mà Ukraine đã sử dụng.
Nhà lãnh đạo bộ phận mua sắm của Quân đội Hoa Kỳ Doug Bush cho biết hôm thứ Ba rằng quyết định cuối cùng về ATACMS vẫn chưa được đưa ra. CNN trước đó đưa tin rằng Tổng thống Biden dự kiến sẽ sớm quyết định gửi ATACMS tới Ukraine, để e tấn công các mục tiêu sâu hơn ở Crimea.
Bush nói: “Cuối cùng thì Tổng thống sở hữu quyền đó”. “Quân đội đã cung cấp dữ liệu cho những người ra quyết định và họ sẽ đưa ra quyết định đó ở cấp độ phù hợp với thông tin phù hợp.”
Khi được hỏi Lục quân có thể cung cấp phiên bản hỏa tiễn ATACMS nào, Bush nói: “Tôi nghĩ có nhiều phiên bản ATACMS khác nhau và tôi nghĩ đó chỉ là một phần của cuộc thảo luận nhằm thông báo cho lãnh đạo cao cấp đưa ra quyết định cuối cùng”.
Bush cho biết số lượng hỏa tiễn ATACMS trong kho của Mỹ mà ông không tiết lộ không phải là yếu tố hạn chế việc cung cấp hỏa tiễn cho Ukraine. Quân đội sẽ cố gắng thay thế bất kỳ hỏa tiễn nào được chuyển đến Kyiv bằng hỏa tiễn Hỏa tiễn tấn công chính xác, gọi tắt là PrSM, mới hơn.
Bush nói: “Nếu quyết định được đưa ra, Quân đội sẵn sàng thực hiện điều đó.
Tuy nhiên, cũng có một phiên bản ATACMS mà Mỹ không còn sử dụng nữa, điều này có thể làm giảm bớt lo ngại về kho dự trữ. Các quan chức nói với CNN rằng, Mỹ có trong kho phiên bản cũ hơn của hệ thống với hỏa tiễn mang bom chùm, còn được gọi là đạn thông thường cải tiến mục đích kép hoặc PPCM. Những thứ này đã bị ngừng sử dụng sau khi Mỹ loại bỏ dần việc sử dụng CPICM vào năm 2016 và các quan chức Ukraine đã lập luận rằng Mỹ có rất ít lý do để không cung cấp chúng cho Ukraine.
Tuy nhiên, các quan chức nói với CNN rằng loại bom chùm mà họ trang bị có tỷ lệ nổ cao hơn mức mà Mỹ cảm thấy thoải mái. Tỷ lệ không nổ đề cập đến số lượng bom nhỏ được phát tán bởi đạn không phát nổ khi va chạm, gây rủi ro lâu dài cho dân thường có thể gặp phải chúng sau này. Một quan chức Mỹ cho biết tốc độ bắn của biến thể bom chùm ATACMS phụ thuộc vào cách chúng được bắn.
Các quan chức cho biết, Mỹ đã cung cấp bom chùm cho Ukraine vào đầu năm nay, loại bom này có thể được bắn từ các hệ thống tầm ngắn và Ukraine đã sử dụng chúng một cách hiệu quả.