Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:55 13/09/2024
34. Cầu nguyện là con đường dẫn dắt của thánh đức, là con sông của thánh sủng, là kho tàng của thần ân.
(Thánh nữ Teresa of Avila)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:58 13/09/2024
59. TIẾC CÁI ĐUÔI
Có con chim khổng tước, đuôi của nó nhấp nháy những đường văn kim tuyến vằn, đẹp cực kỳ, nhưng bản tính của nó thì hay ghen ghét, mặc dù đã thuần dưỡng rất lâu, nhưng chỉ cần nhìn thấy nam nữ và trẻ con mặc áo quần tơ lụa, thì nhất định phải đuổi đến để cắn mổ họ.
Một hôm nó đang đậu trong núi, và việc trước tiên là tìm chỗ để giấu cái đuôi của mình thì mới có thể an thân. Đột nhiên trời đổ mưa, có mấy thợ bẫy chim đem lưới nhè nhẹ đi qua, nhưng vì nó sợ cái đuôi bị mưa ướt nên không dám dang cánh bay cao, cuối cùng bị thợ bẫy chim bắt được nó.
(Quyền Tử)
Suy tư 59:
Người có tính hay ghen ghét là người chỉ thỏa mãn chính mình mà không thích sự thành tựu của người khác, cho nên họ thường hay cau có mặt mày và cảm thấy ăn không ngon ngủ không yên khi có người khác trỗ vựot hơn mình; người có tính hay ghen ghét là người ích kỷ chỉ biết đến những nhu cầu nho nhỏ của mình để đòi hỏi, mà không biết đến những nhu cầu cấp thiết của tha nhân, nên họ thường hay phàn nàn kêu ca người này trách móc người kia...
Con chim khổng tước chỉ biết cái đuôi của mình đẹp mà không thấy cái nguy hiểm đang rình mò sau lưng nên đã bị bắt, cái đuôi dù cho có đẹp mấy chăng nữa thì cũng không quý bằng mạng sống, cái đuôi bị rụng lông thì có ngày sẽ mọc lại, nhưng sự sống mất đi thì chẳng còn gì là đẹp với xấu.
Người Ki-tô hữu khác với những người khác ở chỗ là họ biết khuyến khích những người có tài năng mà không tính toán hơn thiệt, biết cộng tác với những người giỏi hơn mình mà không ghen ghét, đó là vì người Ki-tô hữu không nhìn thấy cái đuôi đẹp (tài năng) của mình để che giấu, nhưng nhìn thấy Thiên Chúa đang hiện diện qua sự nổ lực làm việc của tha nhân, đó chính là họ đang dang cánh bay vút lên cao vậy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có con chim khổng tước, đuôi của nó nhấp nháy những đường văn kim tuyến vằn, đẹp cực kỳ, nhưng bản tính của nó thì hay ghen ghét, mặc dù đã thuần dưỡng rất lâu, nhưng chỉ cần nhìn thấy nam nữ và trẻ con mặc áo quần tơ lụa, thì nhất định phải đuổi đến để cắn mổ họ.
Một hôm nó đang đậu trong núi, và việc trước tiên là tìm chỗ để giấu cái đuôi của mình thì mới có thể an thân. Đột nhiên trời đổ mưa, có mấy thợ bẫy chim đem lưới nhè nhẹ đi qua, nhưng vì nó sợ cái đuôi bị mưa ướt nên không dám dang cánh bay cao, cuối cùng bị thợ bẫy chim bắt được nó.
(Quyền Tử)
Suy tư 59:
Người có tính hay ghen ghét là người chỉ thỏa mãn chính mình mà không thích sự thành tựu của người khác, cho nên họ thường hay cau có mặt mày và cảm thấy ăn không ngon ngủ không yên khi có người khác trỗ vựot hơn mình; người có tính hay ghen ghét là người ích kỷ chỉ biết đến những nhu cầu nho nhỏ của mình để đòi hỏi, mà không biết đến những nhu cầu cấp thiết của tha nhân, nên họ thường hay phàn nàn kêu ca người này trách móc người kia...
Con chim khổng tước chỉ biết cái đuôi của mình đẹp mà không thấy cái nguy hiểm đang rình mò sau lưng nên đã bị bắt, cái đuôi dù cho có đẹp mấy chăng nữa thì cũng không quý bằng mạng sống, cái đuôi bị rụng lông thì có ngày sẽ mọc lại, nhưng sự sống mất đi thì chẳng còn gì là đẹp với xấu.
Người Ki-tô hữu khác với những người khác ở chỗ là họ biết khuyến khích những người có tài năng mà không tính toán hơn thiệt, biết cộng tác với những người giỏi hơn mình mà không ghen ghét, đó là vì người Ki-tô hữu không nhìn thấy cái đuôi đẹp (tài năng) của mình để che giấu, nhưng nhìn thấy Thiên Chúa đang hiện diện qua sự nổ lực làm việc của tha nhân, đó chính là họ đang dang cánh bay vút lên cao vậy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Lễ Suy tôn Thánh Giá
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:07 13/09/2024
LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ
Tin Mừng: Ga 3, 13-17
“Con Người sẽ phải được giương cao”
Anh chị em thân mến,
Hôm nay Giáo Hội hân hoan mừng kính lễ suy tôn Thánh Giá của Đức Chúa Giê-su.
Nói hân hoan vì chính Đức Chúa Giê-su đã dùng cây Thánh Giá để cứu chuộc nhân loại chúng ta khỏi ách tội lỗi của ma quỷ, hân hoan vì cây Thánh Giá chính là cây trường sinh đem lại sự sống đời đời cho chúng ta
Thánh Giá chính là nguồn ơn cứu độ cho nhân loại, đó chính là niềm tin và là biểu tượng thánh của người Công Giáo chúng ta, ở đâu có Thánh Giá là ở đó có bằng an và sức mạnh thần thiêng.
Đức Chúa Giê-su không chết dưới lưỡi gươm của quân lính để cứu chuộc nhân loại, Đức Chúa Giê-su cũng không chết vì chén thuốc độc để chúng ta được sống, nhưng Ngài đã chết bằng cách chịu đóng đinh trên cây thánh giá để cứu chuộc nhân loại, do đó Thánh Giá là biểu tượng cho sự giao hoà giữa trời và đất, và là sự nối kết tình huynh đệ giữa con người với nhau, mà tâm điểm phát xuất chính là Đức Chúa Giê-su.
Phải qua thánh giá mới đến vinh quang, cũng như phải qua đò mới đến được bến bờ bên kia, nhưng người qua đò thì không còn nhớ đến con đò đã đưa mình qua sông, bởi vì con đò không còn ích gì cho họ nữa, nhưng cây Thánh Giá không những Thiên Chúa dùng để cứu chuộc chúng ta, mà còn đi với chúng ta cho đến hết cuộc sống ở trần gian:
- Thánh Giá nơi bí tích Rửa Tội đã làm cho chúng ta trở thành những người được cứu độ và làm con của Thiên Chúa, đó là Thánh Giá của niềm tin.
- Thánh Giá nơi bí tích Thêm Sức làm cho chúng ta trở thành những chứng nhân của Chúa trong cuộc sống của mình, đó là Thánh Giá của tình yêu.
- Thánh Giá nơi bí tích Xức Dầu Thánh làm cho chúng ta được bình an, đó là Thánh Giá của hy vọng.
Vinh quang và chiến thắng không ở nơi cảnh thanh bình giả tạo nhưng ở nơi chiến trường, mà chiến trường của chúng ta –những người Ki-tô hữu- chính là bổn phận hàng ngày của mình; chiến trường của chúng ta cũng ở trong những khó khăn của cuộc sống, khi chúng ta chu toàn bổn phận chính là lúc chúng ta đem cây Thánh Giá của Chúa cắm vào nơi ươn hèn của tội lỗi, khi chúng ta vui vẻ cậy nhờ ơn Chúa để đi qua những khó khăn của cuộc sống, là chúng ta đã đem vinh quang của cây Thánh Giá dựng lên cao để cho mọi người biết rằng: sức mạnh và vinh quang của chúng ta chính là cây Thánh Giá.
Anh chị em thân mến,
Ngày hôm nay Thánh Giá không còn là biểu tượng của đau khổ nữa, nhưng là của chiến thắng và vinh quang, bởi vì tất cả những đau khổ đưa nhân loại chúng ta đến chỗ chết chóc huỷ diệt, thì đã được Đức Chúa Giê-su –Đấng Cứu Chuộc trần gian- đã gánh lấy cho chúng ta, để giờ đây mỗi người trong chúng ta tiếp tục giương cao ngọn cờ chiến thắng là cây Thánh Giá ngay trong cuộc sống đầy đau khổ và hạnh phúc của mình ở trần gian này.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin Mừng: Ga 3, 13-17
“Con Người sẽ phải được giương cao”
Anh chị em thân mến,
Hôm nay Giáo Hội hân hoan mừng kính lễ suy tôn Thánh Giá của Đức Chúa Giê-su.
Nói hân hoan vì chính Đức Chúa Giê-su đã dùng cây Thánh Giá để cứu chuộc nhân loại chúng ta khỏi ách tội lỗi của ma quỷ, hân hoan vì cây Thánh Giá chính là cây trường sinh đem lại sự sống đời đời cho chúng ta
Thánh Giá chính là nguồn ơn cứu độ cho nhân loại, đó chính là niềm tin và là biểu tượng thánh của người Công Giáo chúng ta, ở đâu có Thánh Giá là ở đó có bằng an và sức mạnh thần thiêng.
Đức Chúa Giê-su không chết dưới lưỡi gươm của quân lính để cứu chuộc nhân loại, Đức Chúa Giê-su cũng không chết vì chén thuốc độc để chúng ta được sống, nhưng Ngài đã chết bằng cách chịu đóng đinh trên cây thánh giá để cứu chuộc nhân loại, do đó Thánh Giá là biểu tượng cho sự giao hoà giữa trời và đất, và là sự nối kết tình huynh đệ giữa con người với nhau, mà tâm điểm phát xuất chính là Đức Chúa Giê-su.
Phải qua thánh giá mới đến vinh quang, cũng như phải qua đò mới đến được bến bờ bên kia, nhưng người qua đò thì không còn nhớ đến con đò đã đưa mình qua sông, bởi vì con đò không còn ích gì cho họ nữa, nhưng cây Thánh Giá không những Thiên Chúa dùng để cứu chuộc chúng ta, mà còn đi với chúng ta cho đến hết cuộc sống ở trần gian:
- Thánh Giá nơi bí tích Rửa Tội đã làm cho chúng ta trở thành những người được cứu độ và làm con của Thiên Chúa, đó là Thánh Giá của niềm tin.
- Thánh Giá nơi bí tích Thêm Sức làm cho chúng ta trở thành những chứng nhân của Chúa trong cuộc sống của mình, đó là Thánh Giá của tình yêu.
- Thánh Giá nơi bí tích Xức Dầu Thánh làm cho chúng ta được bình an, đó là Thánh Giá của hy vọng.
Vinh quang và chiến thắng không ở nơi cảnh thanh bình giả tạo nhưng ở nơi chiến trường, mà chiến trường của chúng ta –những người Ki-tô hữu- chính là bổn phận hàng ngày của mình; chiến trường của chúng ta cũng ở trong những khó khăn của cuộc sống, khi chúng ta chu toàn bổn phận chính là lúc chúng ta đem cây Thánh Giá của Chúa cắm vào nơi ươn hèn của tội lỗi, khi chúng ta vui vẻ cậy nhờ ơn Chúa để đi qua những khó khăn của cuộc sống, là chúng ta đã đem vinh quang của cây Thánh Giá dựng lên cao để cho mọi người biết rằng: sức mạnh và vinh quang của chúng ta chính là cây Thánh Giá.
Anh chị em thân mến,
Ngày hôm nay Thánh Giá không còn là biểu tượng của đau khổ nữa, nhưng là của chiến thắng và vinh quang, bởi vì tất cả những đau khổ đưa nhân loại chúng ta đến chỗ chết chóc huỷ diệt, thì đã được Đức Chúa Giê-su –Đấng Cứu Chuộc trần gian- đã gánh lấy cho chúng ta, để giờ đây mỗi người trong chúng ta tiếp tục giương cao ngọn cờ chiến thắng là cây Thánh Giá ngay trong cuộc sống đầy đau khổ và hạnh phúc của mình ở trần gian này.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Chúa sống dấn thân
Lm. Nguyễn Xuân Trường
07:18 13/09/2024
Chúa sống dấn thân
Ông bà anh chị em tin Chúa không? Nhiều người trả lời ngay: tin chứ, cả nhà tin Chúa mà. Vậy thì anh chị em sống đức tin ra sao? Lúc này bắt đầu thấy ngập ngừng khó nói. Phúc Âm cho thấy sống đức tin là chọn sống dấn thân như Chúa.
1. An thân. Thánh Phêrô tuyên xưng đức tin chuẩn không cần chỉnh: “Thầy là Đấng Kitô.” Thế mà sau đó Ngài lại bị Chúa mắng thậm tệ: “Satan, lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người.” Sao Chúa nặng lời vậy? Bởi vì Phêrô muốn Chúa hãy lo an toàn cho bản thân mình, chớ có dại mà đi chịu nạn chịu chết. Phêrô muốn an thân hơn là dấn thân. Phêrô cứ tưởng một đức tin an thân như thế sẽ tốt đẹp, nào ngờ, thánh Giacôbê lại bảo: Đức tin không có hành động là đức tin chết.
2. Dấn thân. Người ta thì lo an thân, còn Chúa lại cứ lo dấn thân. Chúa sẵn lòng dấn thân vác thánh giá, sẵn lòng hiến thân chịu chết để cứu độ nhân loại. Khi Phêrô trách Chúa đừng có làm vậy thì như thể ông đã cám dỗ Chúa bỏ đường lối cứu độ hy sinh quên mình, nên Chúa đã mắng thẳng vào mặt Phêrô: anh không muốn dấn thân, cứ chỉ lo an thân, đó là quỷ sứ chứ không phải là Chúa. Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu thực sự luôn muốn hy sinh quên mình chăm lo cho người khác.
Theo tâm lí tự nhiên thì người ta thích an thân nhàn nhã hơn là dấn thân vất vả. Nhưng trong tình yêu lại khác. Khi yêu ai thì người ta lại sẵn sàng hy sinh vì người đó. Và điều kỳ diệu trong tình yêu là: dấn thân vất vả lại không thấy vật vã, mà thấy vui vẻ. Thế nên, khi thực sự tin Thiên Chúa là tình yêu thì người ta sẽ sẵn lòng dấn thân chấp nhận hy sinh quên mình như Chúa đã sống. Lối sống của hạt giống tình yêu chết đi để trổ sinh sự sống mới rạng ngời ơn cứu độ. Amen.
----------
Trân trọng giới thiệu 3 phút video chia sẻ Lời Chúa tuần này:
https://youtu.be/LzkU_-r-qCc?si=XgL5wxN5TMVjMGxm&t=202
Ông bà anh chị em tin Chúa không? Nhiều người trả lời ngay: tin chứ, cả nhà tin Chúa mà. Vậy thì anh chị em sống đức tin ra sao? Lúc này bắt đầu thấy ngập ngừng khó nói. Phúc Âm cho thấy sống đức tin là chọn sống dấn thân như Chúa.
1. An thân. Thánh Phêrô tuyên xưng đức tin chuẩn không cần chỉnh: “Thầy là Đấng Kitô.” Thế mà sau đó Ngài lại bị Chúa mắng thậm tệ: “Satan, lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người.” Sao Chúa nặng lời vậy? Bởi vì Phêrô muốn Chúa hãy lo an toàn cho bản thân mình, chớ có dại mà đi chịu nạn chịu chết. Phêrô muốn an thân hơn là dấn thân. Phêrô cứ tưởng một đức tin an thân như thế sẽ tốt đẹp, nào ngờ, thánh Giacôbê lại bảo: Đức tin không có hành động là đức tin chết.
2. Dấn thân. Người ta thì lo an thân, còn Chúa lại cứ lo dấn thân. Chúa sẵn lòng dấn thân vác thánh giá, sẵn lòng hiến thân chịu chết để cứu độ nhân loại. Khi Phêrô trách Chúa đừng có làm vậy thì như thể ông đã cám dỗ Chúa bỏ đường lối cứu độ hy sinh quên mình, nên Chúa đã mắng thẳng vào mặt Phêrô: anh không muốn dấn thân, cứ chỉ lo an thân, đó là quỷ sứ chứ không phải là Chúa. Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu thực sự luôn muốn hy sinh quên mình chăm lo cho người khác.
Theo tâm lí tự nhiên thì người ta thích an thân nhàn nhã hơn là dấn thân vất vả. Nhưng trong tình yêu lại khác. Khi yêu ai thì người ta lại sẵn sàng hy sinh vì người đó. Và điều kỳ diệu trong tình yêu là: dấn thân vất vả lại không thấy vật vã, mà thấy vui vẻ. Thế nên, khi thực sự tin Thiên Chúa là tình yêu thì người ta sẽ sẵn lòng dấn thân chấp nhận hy sinh quên mình như Chúa đã sống. Lối sống của hạt giống tình yêu chết đi để trổ sinh sự sống mới rạng ngời ơn cứu độ. Amen.
----------
Trân trọng giới thiệu 3 phút video chia sẻ Lời Chúa tuần này:
https://youtu.be/LzkU_-r-qCc?si=XgL5wxN5TMVjMGxm&t=202
Biểu tượng sự sống
Lm. Minh Anh
15:18 13/09/2024
BIỂU TƯỢNG SỰ SỐNG
“Con Người phải được treo lên!”.
Sau Phục Sinh, cô Bitram tặng mỗi em một chiếc hộp hình trứng; cô yêu cầu mỗi em đặt vào đó một biểu tượng sự sống. Nửa giờ sau, từng chiếc hộp mở ra. Nào hoa, nào bướm, bọ, kiến… cả lớp sung sướng. Kìa, một chiếc hộp rỗng! Có tiếng la, “Ngốc!”. Philip, hội chứng Down, lên tiếng, “Của tôi!”. Bọn trẻ la to, “Ngốc!”; “Tôi đúng! Ngôi mộ trống!”. Cả lớp im lặng, trọng nể! Không lâu sau, cậu bé qua đời. Tại đám tang, lớp giáo lý tiến lên; mỗi em đặt trên quan tài một quả trứng rỗng - ‘biểu tượng sự sống!’.
Kính thưa Anh Chị em,
Nếu quả trứng rỗng, biểu tượng nói lên một điều gì đó quá vĩ đại - ‘biểu tượng sự sống’ - thì Thánh Giá Giáo Hội suy tôn hôm nay nói lên một điều gì đó vĩ đại hơn! Bởi lẽ, trên đó, Chúa Kitô, Đấng Cứu Sống nhân loại đã được treo lên.
Thật thú vị, nói đến việc Thiên Chúa cứu sống, Cựu Ước lẫn Tân Ước nói đến một ‘cái gì đó’, một ‘Ai đó’ phải được treo lên! Sách Dân Số tường thuật việc Israel nổi loạn, Chúa cho rắn lửa bò ra cắn chết nhiều người. Môsê van xin; Chúa bảo, “Hãy làm một con rắn, treo lên một cây cột. Những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống!”. Rắn đồng là hình ảnh tiền trưng Chúa Kitô được treo lên, rồi đây, Ngài cứu sống cả nhân loại; cách riêng, những ai nhìn lên ‘biểu tượng sự sống’ đó và tin!
Nếu La Mã treo một tử tội bằng dây của giá treo cổ, cung thánh các nhà thờ sẽ trưng một chiếc thòng lọng; nếu La Mã chọn ném đá một tội nhân đến chết, cung thánh sẽ có một đống đá với thi thể một Giêusu bầm dập vô hồn sóng soài kề bên. Không, Ngài bị đóng đinh trên thập giá nên Giáo Hội đặt thánh giá giữa cung thánh, khắc lên bia mộ, đặt trên đỉnh nhà thờ và chiếu sáng nó về đêm. Giáo Hội đã thành công ‘cách ngoạn mục’ trong việc truyền đạt sự thật về cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô. ‘Thành công’ đến nỗi qua bao thế kỷ, thế giới quên rằng, một thiết bị tra tấn chết chóc như thế lại trở nên biểu tượng lớn nhất của hy vọng, của cứu độ, của sự sống!
Chúa Kitô không như một thầy thuốc lạnh lùng chạm vào bệnh nhân rồi tắm mình trong thuốc sát trùng. Không, Ngài như một bác sĩ trước khi mổ, chỉ vào mình và nói, “Hãy xem vết sẹo của tôi!”; rồi chỉ vào vết thương hoang hoác trên ngực, Ngài nói, “Tôi cũng là nạn nhân của sự dữ!”. Ngài chấp nhận cái chết tàn khốc để có thể thấu cảm và đi sâu vào nỗi đau thập giá của từng con người; thánh hoá nó, lấy nó làm của mình, hầu biến nó thành niềm vui, ‘biểu tượng sự sống’, biểu tượng bình an và hy vọng!
Anh Chị em,
“Con Người phải được treo lên!”. Đức Phanxicô chia sẻ, “‘Con Rắn Cứu Độ’ nay đã đến giữa chúng ta! Chúa Kitô bị treo lên, không cho phép những con rắn độc giết chết chúng ta. Nếu chúng ta chăm chú nhìn vào Chúa Kitô, nọc độc sự dữ không thể thắng được chúng ta!” Hãy chiêm ngắm Chúa Kitô, nhất là những lúc kiệt sức! Chúng ta sẽ múc lấy sự cảm thông, ủi an từ trái tim từ ái của Ngài. Nhờ đó, chúng ta đủ sức ôm lấy thập giá đời mình giao cho Ngài, Ngài sẽ gắn nó vào thánh giá Ngài! Và như thế, thập giá của mỗi người cũng là ‘biểu tượng sự sống’ cho bản thân và cho thế giới.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin làm rỗng con, tiễu trừ khỏi con mọi tính hư nết xấu; nhờ đó, con có thể sống, trở nên ‘biểu tượng sự sống’ cho anh chị em con và cho thế giới!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Con Người phải được treo lên!”.
Sau Phục Sinh, cô Bitram tặng mỗi em một chiếc hộp hình trứng; cô yêu cầu mỗi em đặt vào đó một biểu tượng sự sống. Nửa giờ sau, từng chiếc hộp mở ra. Nào hoa, nào bướm, bọ, kiến… cả lớp sung sướng. Kìa, một chiếc hộp rỗng! Có tiếng la, “Ngốc!”. Philip, hội chứng Down, lên tiếng, “Của tôi!”. Bọn trẻ la to, “Ngốc!”; “Tôi đúng! Ngôi mộ trống!”. Cả lớp im lặng, trọng nể! Không lâu sau, cậu bé qua đời. Tại đám tang, lớp giáo lý tiến lên; mỗi em đặt trên quan tài một quả trứng rỗng - ‘biểu tượng sự sống!’.
Kính thưa Anh Chị em,
Nếu quả trứng rỗng, biểu tượng nói lên một điều gì đó quá vĩ đại - ‘biểu tượng sự sống’ - thì Thánh Giá Giáo Hội suy tôn hôm nay nói lên một điều gì đó vĩ đại hơn! Bởi lẽ, trên đó, Chúa Kitô, Đấng Cứu Sống nhân loại đã được treo lên.
Thật thú vị, nói đến việc Thiên Chúa cứu sống, Cựu Ước lẫn Tân Ước nói đến một ‘cái gì đó’, một ‘Ai đó’ phải được treo lên! Sách Dân Số tường thuật việc Israel nổi loạn, Chúa cho rắn lửa bò ra cắn chết nhiều người. Môsê van xin; Chúa bảo, “Hãy làm một con rắn, treo lên một cây cột. Những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống!”. Rắn đồng là hình ảnh tiền trưng Chúa Kitô được treo lên, rồi đây, Ngài cứu sống cả nhân loại; cách riêng, những ai nhìn lên ‘biểu tượng sự sống’ đó và tin!
Nếu La Mã treo một tử tội bằng dây của giá treo cổ, cung thánh các nhà thờ sẽ trưng một chiếc thòng lọng; nếu La Mã chọn ném đá một tội nhân đến chết, cung thánh sẽ có một đống đá với thi thể một Giêusu bầm dập vô hồn sóng soài kề bên. Không, Ngài bị đóng đinh trên thập giá nên Giáo Hội đặt thánh giá giữa cung thánh, khắc lên bia mộ, đặt trên đỉnh nhà thờ và chiếu sáng nó về đêm. Giáo Hội đã thành công ‘cách ngoạn mục’ trong việc truyền đạt sự thật về cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô. ‘Thành công’ đến nỗi qua bao thế kỷ, thế giới quên rằng, một thiết bị tra tấn chết chóc như thế lại trở nên biểu tượng lớn nhất của hy vọng, của cứu độ, của sự sống!
Chúa Kitô không như một thầy thuốc lạnh lùng chạm vào bệnh nhân rồi tắm mình trong thuốc sát trùng. Không, Ngài như một bác sĩ trước khi mổ, chỉ vào mình và nói, “Hãy xem vết sẹo của tôi!”; rồi chỉ vào vết thương hoang hoác trên ngực, Ngài nói, “Tôi cũng là nạn nhân của sự dữ!”. Ngài chấp nhận cái chết tàn khốc để có thể thấu cảm và đi sâu vào nỗi đau thập giá của từng con người; thánh hoá nó, lấy nó làm của mình, hầu biến nó thành niềm vui, ‘biểu tượng sự sống’, biểu tượng bình an và hy vọng!
Anh Chị em,
“Con Người phải được treo lên!”. Đức Phanxicô chia sẻ, “‘Con Rắn Cứu Độ’ nay đã đến giữa chúng ta! Chúa Kitô bị treo lên, không cho phép những con rắn độc giết chết chúng ta. Nếu chúng ta chăm chú nhìn vào Chúa Kitô, nọc độc sự dữ không thể thắng được chúng ta!” Hãy chiêm ngắm Chúa Kitô, nhất là những lúc kiệt sức! Chúng ta sẽ múc lấy sự cảm thông, ủi an từ trái tim từ ái của Ngài. Nhờ đó, chúng ta đủ sức ôm lấy thập giá đời mình giao cho Ngài, Ngài sẽ gắn nó vào thánh giá Ngài! Và như thế, thập giá của mỗi người cũng là ‘biểu tượng sự sống’ cho bản thân và cho thế giới.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin làm rỗng con, tiễu trừ khỏi con mọi tính hư nết xấu; nhờ đó, con có thể sống, trở nên ‘biểu tượng sự sống’ cho anh chị em con và cho thế giới!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 24 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:54 13/09/2024
CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mc 8, 27-35.
“Thầy là Đấng Ki-tô. Con Người phải chịu nhiều đau khổ.”
Bạn thân mến,
Tin Mừng hôm nay bạn và tôi đã nghe rất nhiều lần, và có khi thuộc lòng mẫu đối thoại giữa Đức Chúa Giê-su với các môn đệ của Ngài, mẫu đối thoại có hai câu hỏi của Đức Chúa Giê-su:
1. Người ta nói Thầy là ai?
2. Anh em bảo Thầy là ai?
Hai câu hỏi thật bất ngờ với các tông đồ.
1. Người ta bảo Thầy là ai?
Thời của Đức Chúa Giê-su: đám đông dân chúng bảo Ngài là vị đại tiên tri, vì Đức Chúa Giê-su giảng dạy như Đấng có quyền uy; lại có người bảo Đức Chúa Giê-su là Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến, vì Ngài làm rất nhiều phép lạ thi ân giáng phúc cho dân chúng; những người Biệt Phái và Pha-ri-siêu cũng như các thầy tư tế thì cứ cho là Đức Chúa Giê-su ăn nói lộng ngôn phạm thượng đến Thiên Chúa, và ghen ghét thù hằn Ngài, cho nên luôn tìm cách để “chơi” Ngài, cuối cùng thì vu vạ cáo gian Ngài, và xin tổng trấn Phi-la-tô lên án và đóng đinh Ngài vào thập giá…
Thời nay: Bên cạnh những người biết và tin vào Đức Chúa Giê-su, thì vẫn còn có nhiều người chưa biết Ngài là ai; có nơi người ta đá đảo Hội Thánh của Ngài, có nơi người ta bách hại những người tin vào Đức Chúa Giê-su, và có những nơi người ta cuồng nhiệt sát hại những ai tin vào Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa làm người, là Đấng cứu độ trần gian…
Thời của Đức Chúa Giê-su cũng như thời nay –thế kỷ 21- có người coi Đức Chúa Giê-su là vị cứu tinh nhân loại, có người coi Đức Chúa Giê-su là tên tội phạm bị đóng đinh trên thập giá, và còn có nhiều người tìm cách bách hại những ai mang danh Ki-tô hữu…
2. Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?
Các môn đệ của Đức Chúa Giê-su thật bất ngờ khi Ngài hỏi các ông về bản thân Ngài, và chắc chắn các ông rất lúng túng vì không ngờ Thầy lại hỏi câu ấy, bởi vì các ông đi theo Đức Chúa Giê-su, nhưng có lẽ như chưa bao giờ để ý đến Ngài là ai ! Nhưng nhờ tác động của Chúa Thánh Thần mà thánh Phê-rô đã mau mắn tuyên xưng: “Thầy là Đấng Ki-tô”.
Có một ngày đẹp trời nào đó, Đức Chúa Giê-su cũng sẽ hỏi cá nhân bạn và tôi: “Còn con, con bảo Thầy là ai? Nếu con bảo Thầy là cứu chúa của con, là Thiên Chúa của con, sao con vẫn sống như người chưa biết Thầy, sao con vẫn sống kiêu căng, ích kỷ, ghét ghen với tha nhân? Sao con vẫn cứ lấy Thầy ra làm khiên mộc để con biện hộ cho việc làm không tốt đẹp của con…?- Thì bạn và tôi phải trả lời ra sao !
Và Đức Chúa Giê-su cũng sẽ hỏi những người trong cộng đoàn của bạn và tôi: “Còn các con, các con bảo Thầy là ai? Nếu các con bảo Thầy là Đường là Sự Thật và là Sự Sống, nên các con từ bỏ mọi sự để theo Thầy, sao các con vẫn còn chia bè chia phái để đấm đá khai trừ nhau, sao các con vẫn cứ nói xấu nhau trong cộng đoàn, sao các con vẫn cứ muốn làm lớn để đạp bỏ anh em chị em trong cộng đoàn của mình? Các con tự nguyện sống trong cộng đoàn để nên thánh, nhưng sao các con vẫn cứ coi anh em chị em như kẻ thù giống như con cái của ma quỷ vậy? Thì bạn và tôi sẽ trả lời ra sao với Ngài !
Bạn thân mến,
Nơi người nghèo khó, Đức Chúa Giê-su hỏi chúng ta: các con bảo Thầy là ai…?
Nơi người bất hạnh, Đức Chúa Giê-su hỏi chúng ta: các con bảo Thầy là ai…?
Nơi những trẻ em đói khổ, Đức Chúa Giê-su hỏi chúng ta: các con bảo Thầy là ai…?
Nơi người giàu có bất lương, nơi người ỷ quyền ỷ thế hiếp đáp dân nghèo, Đức Chúa Giê-su hỏi chúng ta: các con bảo Thầy là ai...?
Bạn và tôi đều biết Đức Chúa Giê-su là ai rồi, nhưng có lẽ chúng ta chỉ biết Đức Chúa Giê-su trong nhà thờ, chỉ biết Đức Chúa Giê-su hiện diện trong bí tích Thánh Thể mà thôi, chứ chúng ta chưa biết Đức Chúa Giê-su đang hiện diện trong những người anh em bất hạnh chung quanh chúng ta...!
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin mừng: Mc 8, 27-35.
“Thầy là Đấng Ki-tô. Con Người phải chịu nhiều đau khổ.”
Bạn thân mến,
Tin Mừng hôm nay bạn và tôi đã nghe rất nhiều lần, và có khi thuộc lòng mẫu đối thoại giữa Đức Chúa Giê-su với các môn đệ của Ngài, mẫu đối thoại có hai câu hỏi của Đức Chúa Giê-su:
1. Người ta nói Thầy là ai?
2. Anh em bảo Thầy là ai?
Hai câu hỏi thật bất ngờ với các tông đồ.
1. Người ta bảo Thầy là ai?
Thời của Đức Chúa Giê-su: đám đông dân chúng bảo Ngài là vị đại tiên tri, vì Đức Chúa Giê-su giảng dạy như Đấng có quyền uy; lại có người bảo Đức Chúa Giê-su là Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến, vì Ngài làm rất nhiều phép lạ thi ân giáng phúc cho dân chúng; những người Biệt Phái và Pha-ri-siêu cũng như các thầy tư tế thì cứ cho là Đức Chúa Giê-su ăn nói lộng ngôn phạm thượng đến Thiên Chúa, và ghen ghét thù hằn Ngài, cho nên luôn tìm cách để “chơi” Ngài, cuối cùng thì vu vạ cáo gian Ngài, và xin tổng trấn Phi-la-tô lên án và đóng đinh Ngài vào thập giá…
Thời nay: Bên cạnh những người biết và tin vào Đức Chúa Giê-su, thì vẫn còn có nhiều người chưa biết Ngài là ai; có nơi người ta đá đảo Hội Thánh của Ngài, có nơi người ta bách hại những người tin vào Đức Chúa Giê-su, và có những nơi người ta cuồng nhiệt sát hại những ai tin vào Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa làm người, là Đấng cứu độ trần gian…
Thời của Đức Chúa Giê-su cũng như thời nay –thế kỷ 21- có người coi Đức Chúa Giê-su là vị cứu tinh nhân loại, có người coi Đức Chúa Giê-su là tên tội phạm bị đóng đinh trên thập giá, và còn có nhiều người tìm cách bách hại những ai mang danh Ki-tô hữu…
2. Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?
Các môn đệ của Đức Chúa Giê-su thật bất ngờ khi Ngài hỏi các ông về bản thân Ngài, và chắc chắn các ông rất lúng túng vì không ngờ Thầy lại hỏi câu ấy, bởi vì các ông đi theo Đức Chúa Giê-su, nhưng có lẽ như chưa bao giờ để ý đến Ngài là ai ! Nhưng nhờ tác động của Chúa Thánh Thần mà thánh Phê-rô đã mau mắn tuyên xưng: “Thầy là Đấng Ki-tô”.
Có một ngày đẹp trời nào đó, Đức Chúa Giê-su cũng sẽ hỏi cá nhân bạn và tôi: “Còn con, con bảo Thầy là ai? Nếu con bảo Thầy là cứu chúa của con, là Thiên Chúa của con, sao con vẫn sống như người chưa biết Thầy, sao con vẫn sống kiêu căng, ích kỷ, ghét ghen với tha nhân? Sao con vẫn cứ lấy Thầy ra làm khiên mộc để con biện hộ cho việc làm không tốt đẹp của con…?- Thì bạn và tôi phải trả lời ra sao !
Và Đức Chúa Giê-su cũng sẽ hỏi những người trong cộng đoàn của bạn và tôi: “Còn các con, các con bảo Thầy là ai? Nếu các con bảo Thầy là Đường là Sự Thật và là Sự Sống, nên các con từ bỏ mọi sự để theo Thầy, sao các con vẫn còn chia bè chia phái để đấm đá khai trừ nhau, sao các con vẫn cứ nói xấu nhau trong cộng đoàn, sao các con vẫn cứ muốn làm lớn để đạp bỏ anh em chị em trong cộng đoàn của mình? Các con tự nguyện sống trong cộng đoàn để nên thánh, nhưng sao các con vẫn cứ coi anh em chị em như kẻ thù giống như con cái của ma quỷ vậy? Thì bạn và tôi sẽ trả lời ra sao với Ngài !
Bạn thân mến,
Nơi người nghèo khó, Đức Chúa Giê-su hỏi chúng ta: các con bảo Thầy là ai…?
Nơi người bất hạnh, Đức Chúa Giê-su hỏi chúng ta: các con bảo Thầy là ai…?
Nơi những trẻ em đói khổ, Đức Chúa Giê-su hỏi chúng ta: các con bảo Thầy là ai…?
Nơi người giàu có bất lương, nơi người ỷ quyền ỷ thế hiếp đáp dân nghèo, Đức Chúa Giê-su hỏi chúng ta: các con bảo Thầy là ai...?
Bạn và tôi đều biết Đức Chúa Giê-su là ai rồi, nhưng có lẽ chúng ta chỉ biết Đức Chúa Giê-su trong nhà thờ, chỉ biết Đức Chúa Giê-su hiện diện trong bí tích Thánh Thể mà thôi, chứ chúng ta chưa biết Đức Chúa Giê-su đang hiện diện trong những người anh em bất hạnh chung quanh chúng ta...!
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 14/09: Ngắm nhìn Thánh Giá khám phá Tình Yêu - Lễ Suy Tôn Thánh Giá – Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ.
Giáo Hội Năm Châu
00:32 13/09/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan,
Khi ấy, Đức Giê-su nói với ông Ni-cô-đê-mô rằng: “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống. Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.
“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.”
Đó là lời Chúa
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trump, Harris tranh luận về chính sách phá thai và hồ sơ về nhập cư và kinh tế trong cuộc tranh luận.
Vũ Văn An
14:52 13/09/2024
Tyler Arnold của CNA, ngày 11 tháng 9 năm 2024, tường trình rằng cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đã tranh luận về chính sách phá thai, tranh luận về hồ sơ của nhau về kinh tế và nhập cư, và truyền đạt những tầm nhìn khác nhau về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong cuộc tranh luận đầu tiên của họ vào tối thứ Ba.
Cuộc tranh luận ngày 10 tháng 9 được tổ chức bởi ABC tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia ở Philadelphia. Khi các cuộc thăm dò tiếp tục cho thấy một cuộc đua sít sao trên toàn quốc và trong các tiểu bang dao động quan trọng, hai ứng cử viên đã tìm cách thu hút các cử tri trung lưu và coi nhau là cực đoan.
Trump cáo buộc Harris là "một người theo chủ nghĩa Marx" và chỉ trích nền kinh tế của chính quyền Biden-Harris.
"Chúng ta có một quốc gia đang suy thoái và họ đã khiến nó suy thoái", ông nói. "Chúng ta có một quốc gia đang chết dần chết mòn".
Harris cáo buộc rằng lời lẽ của Trump chứa đựng "một loạt lời nói dối, bất bình và chửi bới".
"Người dân Mỹ muốn một tổng thống hiểu được tầm quan trọng của việc đoàn kết chúng ta lại với nhau, biết rằng chúng ta có nhiều điểm chung hơn là những điểm chia rẽ, và tôi cam kết với các bạn sẽ trở thành một tổng thống vì tất cả người Mỹ", bà nói.
Phương thức của Liên bang so với Tiểu bang về Phá thai
Hai ứng cử viên đã tranh cãi về cách thức thiết lập các quy tắc phá thai trong nước, với Trump lập luận ủng hộ cách tiếp cận theo từng tiểu bang và Harris ủng hộ luật liên bang tạo ra quyền hợp pháp đối với phá thai.
Trump từ chối trả lời liệu ông có phủ quyết lệnh cấm phá thai trên toàn quốc trong tư cách tổng thống hay không và Harris né tránh các câu hỏi về việc liệu bà có ủng hộ phá thai muộn hay không.
“Donald Trump đã đích thân lựa chọn ba thành viên của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ với mục đích là họ sẽ hủy bỏ các biện pháp bảo vệ của Roe v. Wade, và họ đã làm chính xác như ông ấy mong muốn, và hiện tại ở hơn 20 tiểu bang, lệnh cấm phá thai của Trump đã được ban hành”, Harris cho biết trong cuộc tranh luận. Tòa án Tối cao đã bãi bỏ quy định phá thai lâu đời vào năm 2022.
Nếu được bầu, Harris cho biết bà sẽ “tự hào ký” một đạo luật sẽ “lập lại các biện pháp bảo vệ của Roe v. Wade”.
Trump duy trì việc ủng hộ Tòa án Tối cao hủy bỏ Roe v. Wade, ghi nhận “thiên tài, trái tim và sức mạnh của sáu thẩm phán Tòa án Tối cao” đã tạo nên thành tựu này.
“Mỗi tiểu bang đều đang bỏ phiếu”, Trump cho biết. “Bây giờ đó là lá phiếu của người dân. Nó không bị ràng buộc vào chính quyền liên bang. Tôi đã làm một việc rất lớn khi làm điều đó. Phải can đảm lắm mới làm được và Tòa án Tối cao cũng đã rất can đảm khi làm điều đó”.
Harris không trả lời trực tiếp câu hỏi của người điều phối về việc liệu bà có ủng hộ bất cứ hạn chế nào đối với phá thai hay không mà chỉ nói rằng bà sẽ ủng hộ các tiêu chuẩn được đặt ra trong vụ Roe kiện Wade.
Sau đó, khi bị Trump hỏi về việc liệu "bà ấy [có] cho phép phá thai vào tháng thứ tám, tháng thứ chín, tháng thứ bảy" hay không, Harris xen vào "thôi nào". Trump tiếp tục nói: "Đó là vấn đề vì theo vụ Roe kiện Wade, bạn có thể phá thai vào tháng thứ bảy, tháng thứ tám, tháng thứ chín", và Harris trả lời: "Điều đó không đúng".
Harris cáo buộc rằng Trump sẽ "ký lệnh cấm phá thai trên toàn quốc", điều mà cựu tổng thống gọi là "một lời nói dối", đồng thời nói thêm: "Không có lý do gì để ký lệnh cấm vì... các tiểu bang đang bỏ phiếu".
Nhưng khi người điều phối hỏi Trump về bình luận của người bạn đồng hành J.D. Vance rằng Trump sẽ phủ quyết lệnh cấm phá thai trên toàn quốc, Trump nói rằng ông chưa bao giờ thảo luận về vấn đề này với Vance và chưa bao giờ nói rằng ông sẽ phủ quyết.
Phó tổng thống cũng chỉ trích Trump vì người ta "bị từ chối điều trị IVF", cựu tổng thống nói rằng "Tôi vốn là người đi đầu về IVF".
Di trú và nền kinh tế
Cả hai ứng cử viên đều tìm cách bảo vệ hồ sơ của họ về an ninh biên giới và nền kinh tế trong cuộc tranh luận.
Trump cáo buộc chính quyền Biden-Harris cho phép "những kẻ khủng bố", "tội phạm đường phố" và "kẻ buôn ma túy" đi qua biên giới phía nam, tuyên bố rằng "hàng triệu" người nhập cư đã nhập cảnh vào đất nước một cách bất hợp pháp, "chiếm mất công việc của người Mỹ gốc Phi và người gốc Tây Ban Nha và [công nhân] công đoàn".
"Họ đang chiếm giữ các thị trấn", Trump nói. "Họ đang chiếm giữ các tòa nhà. Họ đang xông vào một cách bạo lực. Đây là những người mà bà ấy và Biden đã cho vào đất nước chúng ta".
Harris chỉ trích Trump vì phản đối dự luật nhập cư lưỡng đảng, nói rằng ông "thích tranh cử vì một vấn đề hơn là giải quyết một vấn đề". Bà cũng cho biết bà "đã truy tố các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia vì buôn bán súng, ma túy và con người" trong khi làm công tố viên.
Các ứng cử viên đã tranh luận xem ai có thành tích tốt hơn về nền kinh tế, với Trump gọi lạm phát trong chính quyền Biden-Harris là "có lẽ là tồi tệ nhất trong lịch sử quốc gia của chúng ta” và cáo buộc rằng “những công việc duy nhất họ có được là những công việc phục hồi” đã quay trở lại sau cuộc khủng hoảng COVID-19.
Harris đã thúc đẩy kế hoạch thiết lập khoản tín dụng thuế sơ sinh là 6,000 đô la và khoản khấu trừ thuế cho các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập là 50,000 đô la. Bà cũng chỉ trích đề xuất tăng thuế quan của Trump, cáo buộc rằng nó sẽ tương đương với “thuế bán hàng” [sales tax] quốc gia.
Trump phản đối mô tả này, nói rằng chỉ có “Trung Quốc và tất cả các quốc gia đã lừa đảo chúng ta trong nhiều năm” mới phải trả thứ thuế đó.
Chính sách đối ngoại
Các ứng cử viên đã tranh luận về tác động của việc Biden-Harris rút quân khỏi Afghanistan và cách tốt nhất để tiếp cận các cuộc xung đột Nga-Ukraine và Israel-Palestine.
Trump gọi việc rút quân khỏi Afghanistan là “một trong những tình huống xử lý kém cỏi nhất mà bất cứ ai từng thấy”. Mặc dù ông bày tỏ sự ủng hộ việc rời khỏi Afghanistan, nhưng ông phản đối cách chính quyền xử lý vấn đề này.
“Chúng ta đã rút lui… nhưng chúng ta không thể mất đi những người lính, chúng ta không thể bỏ lại nhiều người Mỹ và chúng ta không thể bỏ lại 85 tỷ đô la thiết bị quân sự mới và đẹp đẽ”, ông nói.
Harris bày tỏ sự ủng hộ đối với quyết định rời khỏi Afghanistan của Biden nhưng không trả lời trực tiếp câu hỏi của người điều phối về việc liệu bà có chịu trách nhiệm về những sinh mạng đã mất trong quá trình rút quân hay không. Bà cũng chỉ trích Trump vì các cuộc đàm phán của ông với Taliban.
“Ông ấy không… đánh giá cao vai trò và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ là tổng tư lệnh với mức độ tôn trọng”, Harris nói.
Về Israel, Harris cho biết đất nước này “có quyền tự vệ” nhưng chỉ trích cách quân đội Israel xử lý cuộc xâm lược Dải Gaza, nói rằng: “Quá nhiều người Palestine vô tội đã bị giết — trẻ em, bà mẹ. Điều chúng ta biết là cuộc chiến này phải chấm dứt. … Chúng ta cần một thỏa thuận ngừng bắn và chúng ta cần các con tin được thả”.
Trump khẳng định rằng nếu ông là tổng thống, cuộc chiến "sẽ không bao giờ bắt đầu" và chỉ trích chính quyền Biden-Harris vì đã dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran: "Trước đây, Iran vốn không có tiền cho khủng bố. Họ đã phá sản. Bây giờ họ là một quốc gia giàu có".
Harris ủng hộ việc tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga, nói rằng: "Nhờ sự hỗ trợ của chúng ta... Ukraine vẫn là một quốc gia độc lập và tự do". Bà tuyên bố rằng nếu Trump còn tại nhiệm, Nga sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến.
Trump cho biết ông sẽ "kết thúc cuộc chiến với Ukraine và Nga nếu tôi là tổng thống đắc cử, tôi sẽ hoàn thành điều đó trước khi trở thành tổng thống".
Cuộc thăm dò của Pew cho thấy phần lớn mong manh người Công Giáo Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu cho Trump vào tháng 11
Vũ Văn An
15:04 13/09/2024
Daniel Payne của CNA, ngày 11 tháng 9 năm 2024, tường trình rằng một cuộc thăm dò mới của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy một đa số mong manh người Công Giáo Hoa Kỳ có ý định bỏ phiếu cho cựu tổng thống Donald Trump vào tháng 11, với Trump và ứng cử viên Phó Tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris đang ở thế cân bằng trong toàn bộ cử tri khi cuộc đua tranh cử bước vào những tuần cuối cùng.
Cuộc thăm dò được công bố vào thứ Hai cho thấy "các nhóm tôn giáo Hoa Kỳ theo truyền thống có khuynh hướng Cộng hòa đang ủng hộ cựu tổng thống Donald Trump với tỷ lệ chênh lệch lớn”, trong khi các nhóm theo truyền thống ủng hộ đảng Dân chủ “chủ yếu ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris”.
Trong số những người Công Giáo, 52% cho biết họ ủng hộ Trump trong cuộc đua, so với 47% cho biết họ ủng hộ Harris.
Sự ủng hộ của Trump đã tăng lên 61% trong số những người Công Giáo da trắng, trong khi Harris chiếm tới 65% tỷ lệ đáng kể trong số những người Công Giáo gốc Tây Ban Nha.
Một cuộc khảo sát trước đó của Pew vào tháng 2 cho thấy 42% người Công Giáo có quan điểm thuận lợi về Trump, so với 57% có quan điểm không thuận lợi.
Trái ngược với những phát hiện của Pew trong tuần này, một cuộc khảo sát của EWTN News/RealClear Opinion Research được công bố vào tuần trước cho thấy Harris dẫn trước Trump trong số những cử tri Công Giáo nói chung, với 50% số người được hỏi ủng hộ Harris và 42% ủng hộ Trump.
Trong cuộc khảo sát đó, phó tổng thống cũng dẫn trước Trump trong số những cử tri Công Giáo người Mỹ gốc Phi với tỷ lệ 82% so với 12% và những cử tri Công Giáo gốc Á với tỷ lệ 58% so với 35%. Trump đã giành được 52% số phiếu của cử tri Công Giáo da trắng không phải gốc Tây Ban Nha so với 42%.
Cuộc thăm dò của EWTN/RealClear, được tiến hành từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 8, đã khảo sát 1,000 người Công Giáo và có biên độ sai số +/- 3 điểm phần trăm. Cuộc thăm dò của Pew, được tiến hành từ ngày 26 tháng 8 đến ngày 2 tháng 9, đã khảo sát tổng cộng 9,720 cử tri và ghi nhận biên độ sai số khoảng 1.5 điểm phần trăm.
Trong khi đó, trong cuộc khảo sát của Pew tuần này, Trump nhận được sự ủng hộ của phần lớn những người Thệ phản da trắng, trong khi phần lớn những người vô thần và người theo thuyết bất khả tri ủng hộ Harris, cũng như 86% người Thệ Phản da đen.
Nhìn chung, cuộc khảo sát của Pew tuần này cho thấy hai ứng cử viên đang ở thế cân bằng, với 49% số người được hỏi ủng hộ Trump và 49% ủng hộ Harris.
Pew cho biết họ đã tìm thấy sự đồng thuận giữa các nhóm tôn giáo rộng lớn liên quan đến các vấn đề nổi bật nhất của chiến dịch, ví dụ, tiết lộ rằng "ít nhất 6 trong số 10 cử tri đã đăng ký trong mọi nhóm tôn giáo đều nói rằng nền kinh tế sẽ rất quan trọng trong quyết định bỏ phiếu của họ".
Và "một nửa hoặc hơn trong hầu hết mọi nhóm tôn giáo đều nói như vậy về chăm sóc sức khỏe, bổ nhiệm Tòa án Tối cao và chính sách đối ngoại".
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hãy cầm và đọc
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
07:36 13/09/2024
HÃY CẦM VÀ ĐỌC
Cổ võ văn hoá đọc sách
Nhân dịp các Đại Chủng viện, các Học viện và trường học khai giảng năm học mới 2024-2025 và gần đây Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi tới toàn thể dân Chúa, cách riêng cho các nôi đào tạo, lá thư về Vai trò của văn chương trong việc đào tạo (17/07/2024), trong đó, ngài nói đến những lợi ích của việc đọc sách và tầm quan trọng của văn chương trong đào tạo linh mục. Với sự gợi ý của lá thư này, tôi xin nói đến việc cổ võ văn hoá đọc sách trong bối cảnh hiện nay qua luận cứ sau đây:
Đọc sách và những lợi ích
Sách là nơi chứa đựng kho tàng tri thức của nhân loại. Theo nghĩa hẹp, sách là một loạt văn bản hoặc hình ảnh viết tay hoặc in, được dán lại với nhau. Theo nghĩa rộng, sách được chuyển đổi thành văn bản, hình ảnh nhờ kỹ thuật số, có thể đọc được trên màn hình của mính tính hay các thiết bị điện tử, gọi là sách điện tử (electronic book hay e-book).
Đọc sách là một cách học dễ dàng nhất, đơn giản nhất, nhưng lại hữu ích nhất. Đọc sách mang lại những lợi ích như:
- Đọc sách giúp ta biết mình, hoàn thiện nhân cách, phát triển bản thân: “Khi đọc sách, chúng ta được nên phong phú bởi những gì chúng ta nhận được từ tác giả, và điều này cho phép chúng ta lớn lên ở bên trong… đổi mới và mở rộng thế giới quan của chúng ta” (Ibid., số 3);
- Đọc sách giúp ta trau đồi và làm giàu kiến thức. Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại được truyền lại qua thời gian. Đọc sách giúp ta hiểu biết và nhờ đó xử lý những tình huống khác nhau xuất hiện trong cuộc sống;
- Đọc sách kích thích trí não, trí tưởng tượng và tính sáng tạo, tăng cường khả năng tuy duy logic, phân tích, phản biện của ta, ngăn ngừa chứng mất trí, lão hoá và chết sớm;
- Đọc sách nâng cao khả năng tập trung của não, người hay đọc sách sẽ có khả năng tập trung tốt hơn cho từng công việc;
- Đọc sách củng cố vốn từ vựng và phong cách viết cũng như nói, không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng, tức là giúp phát triển khả năng sử dụng từ ngữ tinh tế, sâu sắc, phong phú và đúng với từng hoàn cảnh (x. Ibid., số 16-18). Một nhà truyền thông tốt trước hết phải là một người đọc tốt.
- Đọc sách còn giúp giảm mức độ thoái hoá nhận thức của trí não, làm dịu những căng thẳng lo âu, mang lại sự bình yên cho tâm hồn. Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết: “Trong những lúc mệt mỏi, bực bội, chán chường hay thất bại, khi chính việc cầu nguyện cũng không giúp chúng ta tìm được yên bình nội tâm, thì một cuốn sách tốt có thể giúp chúng ta vượt qua sóng gió ấy cho tới khi tìm được bình an trong lòng” (Ibi., số 2). Thánh Ignatio Loyola là một điển hình cho điều đó khi ngài bị thương ở trong bệnh viện;
- Sâu xa hơn, đọc sách, nhất là đọc sách văn chương là lắng nghe tiếng nói của một người, là bước vào cuộc đối thoại với người khác, giúp ta nhạy cảm với mầu nhiệm của những người khác và dạy ta cách chạm vào trái tim của họ (x. Ibid., 20-21). Nhờ nhìn qua đôi mắt của người khác, ta “có được một góc nhìn rộng giúp mở rộng nhân tính của chúng ta. Chúng ta phát triển một sự thấu cảm đầy sáng tạo cho phép mình đồng cảm với cách mà người khác nhìn thấy, kinh nghiệm, và đáp ứng với thực thế” (Ibid., số 34). Cùng với sự lắng nghe tiếng nói, kinh nghiệm và cảm xúc của người khác trong văn chương, ta có cơ hội để suy gẫm các kinh nghiệm của chính mình về những thực tế ấy. Văn chương dạy chúng ta kiên nhẫn trong cố gắng hiểu người khác, khiêm tốn trong tiếp cận các tình huống phức tạp, hiền lành trong phán đoán về các cá nhân, và nhạy cảm với thân phận con người của chúng ta (x. Ibi., số 39).
Tắt một lời, đọc sách văn học làm cho đời sống con người phong phú hơn: “Khi đọc những tác phẩm văn học lớn, tôi trở thành cả ngàn người mà vẫn là chính mình. Giống như bầu trời đêm trong thi ca Hy Lạp, tôi nhìn bằng muôn vàn cặp mắt nhưng vẫn là tôi. Ở đây cũng như trong thờ phượng, trong tình yêu, trong việc đạo đức, trong nhận thức, tôi vượt lên trên bản thân, và không bao giờ là ‘tôi’ hơn thế” (Ibi., số 18).
Thực trạng về việc đọc sách
Từ xưa tới nay, đọc sách mang lại những giá trị tinh thần to lớn và thiết thực như thế. Tuy nhiên, với sự bùng nổ công nghệ thông tin và kỹ thuật số, văn hoá nghe, nhìn trở thành phổ biến; văn hoá đọc xem ra ngày càng giảm sút ở trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hình ảnh một người chăm chú vào một cuốn sách khi ở nhà, trên tàu hay trên xe, đang bị thay thế bởi hình ảnh những người chăm chăm chú chú vào màn hình điện thoại di động, màn hình tivi. Hiếm khi ta thấy một người cầm sách đọc nhưng thường thấy đa số người cầm điện thoại, lướt mạng, xem facebook, nghe nhạc v.v… Văn hoá hình ảnh thay thế cho văn hoá chữ viết. Tệ hơn, văn hoá nhậu lấn át; văn hoá đọc đang dần biến mất. Cuộc sống trở nên hời hợt và ít giá trị đích thật.
Những con số thống kê gần đây không mấy tích cực về người Việt liên quan đến việc đọc sách: Theo đó, tỷ lệ uống bia của người Việt là nhất thế giới và tổng lượng bia tiêu thụ hàng năm lên tới gần 3 tỷ USD (tương đương với 66.000 tỷ VNĐ). Trong khi đó, tiền thu từ việc bán sách là 2000 tỷ/năm, tức là chỉ bằng 1/33 so với tiền uống bia. Mỗi người Việt hiện chỉ đọc được 0.8 cuốn sách/năm, một số lượng thấp nhất thế giới. So với Malasia, mỗi người đọc 20 cuốn/năm. (https://giaoduc.net.vn/nhau-nhieu-doc-it-va-su-len-ngoi-cua-van-hoa-re-tien-post164689.gd, truy cập ngày 6/9/2024.) Hai hình ảnh tương phản mà ta thường thấy: một bên, quán nhậu thì tưng bừng náo nhiệt, dzô dzô 100%, một bên, nhà sách lại đìu hiu, vắng teo. Nên nhiều nhà giáo dục phải thốt lên rằng văn hoá đọc của cộng đồng phải chăng đang chết!
Khi nói về Thực trạng văn hóa đọc hiện nay ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Hải Yến cho biết những khảo sát gần đây khá chi tiết về việc đọc sách:
“Theo một khảo sát gần đây, Việt Nam chỉ có 30% số người đọc sách thường xuyên, 26% không đọc sách và 44% thỉnh thoảng đọc sách. Đồng thời, thời gian dành cho đọc sách của người Việt Nam khoảng một giờ, thuộc nhóm thấp nhất trên thế giới. Còn theo số liệu khảo sát của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường về việc sử dụng thời gian rảnh để làm việc gì là chủ yếu, có đến 41,7% số bạn trẻ trả lời là lên mạng, 20% xem phim, 16,7% nghe nhạc và chỉ có 15% trả lời là đọc sách. Và trong một khảo sát đối với sinh viên TP.HCM, có 47,26% sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của sách, 26.37% nghĩ rằng đọc sách là cần thiết, 25,15 cho rằng việc đọc sách là bình thường, có hay không cũng được và 1,22% nghĩ rằng việc đọc sách là không cần thiết (Theo vov2.vn).” (https://iper.org.vn/thuc-trang-van-hoa-doc-hien-nay-o-viet-nam/, truy cập ngày 6/9/2024. )
Từ đó, tác giả này cho rằng: “Văn hóa nghe, nhìn đang có phần lấn át văn hóa đọc của cộng đồng nói chung và giới trẻ nói riêng. Và còn một thực tế nguy hại không kém là việc đọc sách của các bạn trẻ ngày nay hầu như chỉ theo phong trào chứ không thực chất, nếu có đọc thì thường chọn những loại truyện ngôn tình, những loại sách đen.” (Ibidem)
Trang báo điện tử giaoduc.net đăng lại băn khoăn của Ths. Trương Khắc Trà với tựa đề “Nhậu nhiều, đọc ít và sự lên ngôi của văn hoá rẻ tiền,” cho rằng: “Uống nhiều bia rượu, lười đọc sách là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa người Việt đến với văn hoá giải trí rẻ tiền… Đất nước đã tụt hậu nhiều mặt so với Lào, Campuchia, Myanmar, đó là sự thật chứ không còn là nguy cơ như những năm trước đây.” (https://giaoduc.net.vn/nhau-nhieu-doc-it-va-su-len-ngoi-cua-van-hoa-re-tien-post164689.gd, truy cập ngày 6/9/2024.)
Hiện tượng ít đọc sách cũng xuất hiện trong Hội thánh. Nhiều linh mục vì quá bận rộn với công việc mục vụ, nên không còn thời gian để đọc sách. Do ảnh hưởng xã hội và lối sống, không ít chủng sinh và nam nữ tu sĩ hôm nay cũng không còn thói quen đọc sách. Đối với giáo dân, việc đọc sách lại càng ít thấy. Hậu quả là chất lượng đời sống và sứ vụ không cao.
Lý do phải rèn luyện thói quen đọc sách
Việc đọc sách mang lại những giá trị lớn lao, nên chúng ta được mời gọi cổ võ và lan toả văn hoá đọc sách vì những lý do sau đây:
Trước hết, phần lớn kiến thức ta có là do đọc sách. Trường và thầy cô giáo chỉ cung cấp cho ta kiến thức cơ bản. Sách cung cấp cho ta nguồn kiến thức mênh mông gần như là vô hạn. Đọc sách là đứng trên vai người khổng lồ. Người khổng lồ mất cả đời để viết nên một cuốn sách hay, trong khi ta chỉ một một tuần để đọc cuốn sách ấy. Vậy vì cớ gì mà bạn không đọc sách?
Trong bối cảnh hôm nay, chúng ta cần nhắc lại một số đòi hỏi của Hội thánh về đào tạo tri thức nơi ứng sinh linh mục. Giáo Luật điều 1029 quy định: “Giám mục chỉ tiến chức cho những người có… kiến thức đầy đủ.” Ratio mới của Bộ Giáo sỹ quả quyết: “Mục đích khi đào tri thức là làm cho chủng sinh đạt được khả năng vững chắc về triết học và thần học, có trình độ văn hóa tổng quát, để họ loan báo sứ điệp Tin mừng cho người đương thời cách đáng tin cậy và dễ hiểu… Việc nghiên cứu triết học và thần học cách chuyên sâu và có hệ thống… Cần phải chăm lo để có được một sự đào tạo tri thức vững chắc, đúng đắn, và có trình độ cao” về con người, thế giới và Thiên Chúa. (Bộ Giáo sỹ, Đào tạo linh mục, Nxb. Tôn Giáo, 2016, số 116 và 118.)
Theo tầm nhìn đào tạo hiện đại, sự hiểu biết này phải có hai đặc tính, vừa chuyên môn (specialistic) và vừa xuyên môn (interdisciplinary): “Chuyên môn” có nghĩa là hiểu biết cách tinh tường, có chiều sâu từng lãnh vực, từng môn học, chứ không chỉ biết cách hời hợt, sơ sài; “xuyên môn” có nghĩa là hiểu biết nhiều lãnh vực khác nhau, như triết học, nhân học, xã hội học, tâm lý học, lịch sử, thần học, kinh thánh, phụng vụ, tu đức, mục vụ, truyền giáo v.v… các lãnh vực liên kết với nhau, bổ túc và soi sáng cho nhau làm thành một toàn thể và toàn vẹn của sự hiểu biết về chân lý nơi ứng sinh. Đó là lý do mà trong học trình ở chủng viện và học viện, nhiều môn học được bố trí. Các học viên không học theo kiểu thích môn này thì học, môn kia không thích thì bỏ. Trái lại, môn nào cũng quan trọng cả theo tầm nhìn trên. Để khi đứng trên bục giảng, nói một đề tài, hãy nói như một chuyên viên và có khả năng nói về bất cứ đề tài gì.
Trong lá thư này, Đức Phanxicô cảnh báo một nguy cơ trong môi trường đào tạo linh mục, người ta coi văn chương là không cần thiết nữa. Theo ngài, đó là con đường không mấy lành mạnh, nó làm nghèo nàn về tri thức và linh đạo của linh mục tương lai. Nên ngài kêu gọi cần lưu tâm đọc sách văn chương, như tiểu thuyết và thi ca (x. Ibid., số 4).
Lý do cuối cùng, chúng ta phải rèn luyện thói quen đọc sách như là việc học tập trường kỳ và thường huấn. Nếu không, chúng ta sẽ tụt hậu và lạc hậu. Một mặt, vì kiến thức nhân loại thì luôn phát triển không ngừng. Đơn cử, trí tuệ nhân tạo (AI) hiện nay đã đạt tới giai đoạn thứ sáu rồi, dự báo nó còn đi xa hơn nữa, tới giai đoạn thứ mười, siêu trí tuệ, vượt xa trí tuệ và khả năng con người… Nên ta phải cập nhật kiến thức liên lỉ, phải học nữa, học mãi. Mặt khác, khả năng trí tuệ và kiến thức của mỗi người luôn có nguy cơ suy giảm, mai một nếu không tự học. Khoa tâm lý học cho thấy con người có khả năng quên và có nguy cơ quên. Khả năng quên là điều tốt vì nhiều thứ cần phải quên. Nhưng nguy cơ quên là điều không tốt vì những kiến thức ta tích trữ sẽ biến mất. Theo các nhà nghiên cứu, một sinh viên đại học ra trường, nếu không đọc sách và tiếp tục nghiên cứu, 4 năm sau, kiến thức của anh chỉ bằng kiến thức của một học sinh cấp ba bình thường. Một tiến sỹ ra trường, sau 6 năm không tiếp tục nghiên cứu, kiến thức chuyên môn của anh trở về gần như là zero. Thế nên, đọc sách là cách thế tốt nhất để duy trì và phát triển sự hiểu biết của mình.
Đối với các giáo sư, việc đọc sách là một đòi hỏi liên lỉ để đáp ứng cho sứ vụ giảng dạy có chất lượng. Người ta thống kê: để dạy tốt 1 giờ trong lớp, giáo sư cần có 8 giờ nghiên cứu. Để là thầy của người khác, anh phải có sự hiểu biết gấp ba trò (từ magister trong tiếng Latin diễn tả ý nghĩa đó). Để dạy tốt, anh phải hiểu biết đủ rộng, đủ nhiều, vì kiến thức nền chiếm 80% và kiến thức chuyên môn chỉ chiếm 20%. Nên các giáo sư phải là những người hơn ai hết được mời gọi đọc sách và tiếp tục nghiên cứu không ngừng. Đó là lý do mà các đại học ở nước ngoài như ở Châu Âu và Mỹ yêu cầu các giáo sư mỗi năm phải có những bài nghiên cứu của mình. Đó là cách để cập nhật liên tục kiến thức.
Tóm lại, không đọc sách, ta trở nên người mù chữ, như nhà văn Mark Twain từng nói: “Một người không đọc sách chẳng khác gì một kẻ không biết đọc.”
Đức tin và văn hoá
Cũng trong lá thư này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói về mối liên hệ giữa văn chương và đức tin. Qua văn chương, Hội thánh giới thiệu tất cả vẻ đẹp, sự tươi mát và mới mẻ của mình trong cuộc gặp gỡ với các nền văn hoá khác nhau, trong đó đức tin của Hội thánh đã bắt rễ, hội nhập và thanh lọc những gì tốt đẹp nhất trong mỗi nền văn hoá. Thánh Phaolô nhìn thấy trong các trang văn chương cổ của người Hy Lạp có một sự chuẩn bị thực sự cho Tin mừng (x. Cv 17,16) (x. Ibid., số 8-13). Các Giáo phụ nhận thấy trong những áng thơ của Homer có sự thần hứng nào đó, là sự tác động của Chúa Thánh Thần. Trước đó Platon đã từng cho rằng: “Âm nhạc là sự thiên khải.” Để sáng tác thơ, văn, nhạc, thành những kiệt tác bất hủ, ắt phải có cảm hứng và thần hứng.
Thi hào T.S. Eliot mô tả cuộc khủng hoảng tôn giáo ngày nay như là một tình trạng mất khả năng cảm xúc lan rộng. Đúng hơn, khủng hoảng này phát xuất từ trình trạng mất khả năng cảm xúc sâu xa khi đứng trước Thiên Chúa, trước công trình tạo dựng và tha nhân.
Theo Rahner, ngôn ngữ thi ca tựa như cánh cửa dẫn vào cõi vô tận. Ngôn ngữ thơ kêu mời lời Thiên Chúa. Văn chương có vai trò giáo dục tâm trí của các mục tử, giúp con người Lời Chúa hiện diện trong tiếng nói của con người. Vì thế, theo ông, có một sự tương đồng tâm linh sâu sắc giữa linh mục và nhà thơ (x. Ibid., số 23).
Cổ võ và lan toả văn hoá đọc sách
Dẫu biết rằng việc đọc sách mang lại nhiều lợi ích lớn lao, nhưng thực tế cho thấy, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, nhìn chung, khả năng đọc và viết của người Việt, nhất là người trẻ hiện là khá thấp. Đó không chỉ là vấn đề xã hội mà còn là vấn đề của Hội thánh. Việc cổ võ và lan toả văn hoá đọc sách nơi gia đình, trong các học đường Công Giáo, và nhất là trong môi trường giáo dục là điều cần làm hơn bao giờ hết.
Đối với các chủng sinh và tu sĩ, vì ơn gọi và sứ vụ hôm nay rất đòi hỏi, nên ngay từ khi bắt đầu bước vào con đường tu trì, các bạn hãy tập cho mình thói quen đọc sách như không như một bổn phận mà là một sở thích và đam mê. Với kinh nghiệm bản thân, tôi khuyên, bạn không chỉ đọc ebook, sách điện tử, sách nói, nhưng nên cầm lấy sách giấy mà đọc, vì nó giúp cho việc nhớ, suy tư và nghiên cứu tốt hơn.
Gần đây tôi rất ngưỡng mộ hình ảnh một linh mục già gần 90 tuổi người Mỹ gốc Đức mà tôi có cơ hội gặp ngài tại một xứ đạo ở New York, ngài luôn đọc sách mọi nơi mọi lúc, cả khi ngồi ăn cũng cầm sách, tôi hỏi ngài: Cha đang đọc sách gì? Ngài trả lời: Cuốn đối thoại của Thánh Catarina Sienna. Tôi cũng cảm phục một cô gái trẻ đồng hương với tôi sang Úc làm ăn, nhưng thỉnh thoảng bạn ấy tìm đến thư viện đọc sách và mua sách quý về đọc. Đó là một chọn lựa thông minh và độc đáo! Và lần khác tôi vào Nha Trang thăm mấy người quen, tôi thấy một chị giáo dân ngồi đọc sách. Tôi hỏi: Chị đọc sách gì? Chị trả lời: Cuốn Đức Giêsu thành Nadarét của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI. Với tôi, đó là hình ảnh thật tuyệt vời!
Ở chủng viện và dòng tu, cần ưu tiên đầu tư để có một thư viện đủ tốt về phòng ốc, thiết bị và các loại sách, nhằm đáp ứng cho nhu cầu nghiên cứu của thụ huấn sinh như đòi hỏi của Hội thánh. Đức Phanxicô khuyên đọc sách thi ca và tiểu thuyết. Còn tôi khuyên các bạn hãy học sáng tác thơ văn và nhạc nữa.
Đồng thời cũng cần cổ võ, tạo thói quen đọc sách nơi các giáo xứ đạo bằng cách: khuyến khích các gia đình có tủ sách, cha mẹ mua những cuốn sách quý để trong nhà và tập cho con đọc khi đi làm về, thay vì xem tivi, chơi game trên điện thoại.
Các giáo xứ khi xây dựng trường giáo lý, nên xây dựng thư viện hay phòng đọc sách như sáng kiến của nhiều linh mục trong giáo phận đã làm, nhằm tạo môi trường và thói quen đọc sách nơi các bạn trẻ. Lập thành các nhóm trong giới trẻ, thiếu nhi Thánh thể, kêu gọi họ đọc sách và thảo luận về những tác phẩm có giá trị.
Tôi vẫn còn ấn tượng xác tín của Bộ Giáo dục Công Giáo khi có dịp ghé thăm khi còn du học ở Rôma, khi viết những lời này trước cổng: “Một cuốn sách, một tập vở, một cây bút chì cho một em bé, có thể thay đổi cả thế giới.” Có khi chỉ một trang sách có thể thay đổi một cuộc đời, và nhiều hơn thế nữa… nên cần đầu tư tri thức, đầu tư giáo dục con người, hơn là chỉ lo đầu tư những gì hoành tráng bên ngoài. Có rất nhiều bằng chứng hùng hồn về hiệu quả của sách vở, nhưng chỉ xin kể lại chứng tá của Augustinô, một con người sai lạc, nhưng luôn khắc khoải tìm kiếm chân lý, chính đạo. Cuộc đời ngài được thay đổi hoàn toàn như sự vỡ oà niềm vui, khi gặp muốn cuốn sách trên ghế đá trong một công viên thành phố Milan và nghe có tiếng đâu đó vang lên: “Tolle et lege – hãy cầm lấy mà đọc!” Ngài đã cầm đọc và đã đổi đời, từ một tội nhân, trở thành thánh nhân và một tiến sỹ vĩ đại của Hội thánh.
Kết luận
Thánh Escriva nói: “Đối với người tông đồ hôm nay, một giờ nghiên cứu là một cầu nguyện.” Còn với tôi, một giờ nghiên cứu cũng là một giờ chứng nhân như chủ đề năm nay hướng tới: “Anh em là chứng nhân của Thầy” (Cv 1,8).
Xin kết luận bằng nhận định của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Thời gian dành cho việc đọc sách có thể mở ra những không gian nội tâm mới, giúp chúng ta không bị rơi vào những tư tưởng ám ảnh có thể cản đường phát triển con người chúng ta. Trước khi mạng xã hội, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác ồ ạt chiếm lĩnh như hiện nay, việc đọc sách là kinh nghiệm chung của nhiều người và những ai có kinh nghiệm đó đều hiểu điều tôi muốn nói. Đọc sách không phải là điều hoàn toàn lỗi thời” (Ibid., số 1).
Vậy, “Tolle et lege – hãy cầm lấy mà đọc!” Bạn và tôi sẽ được đổi đời!
Đcv. Thánh Phanxicô Xaviê
Cổ võ văn hoá đọc sách
Nhân dịp các Đại Chủng viện, các Học viện và trường học khai giảng năm học mới 2024-2025 và gần đây Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi tới toàn thể dân Chúa, cách riêng cho các nôi đào tạo, lá thư về Vai trò của văn chương trong việc đào tạo (17/07/2024), trong đó, ngài nói đến những lợi ích của việc đọc sách và tầm quan trọng của văn chương trong đào tạo linh mục. Với sự gợi ý của lá thư này, tôi xin nói đến việc cổ võ văn hoá đọc sách trong bối cảnh hiện nay qua luận cứ sau đây:
Đọc sách và những lợi ích
Sách là nơi chứa đựng kho tàng tri thức của nhân loại. Theo nghĩa hẹp, sách là một loạt văn bản hoặc hình ảnh viết tay hoặc in, được dán lại với nhau. Theo nghĩa rộng, sách được chuyển đổi thành văn bản, hình ảnh nhờ kỹ thuật số, có thể đọc được trên màn hình của mính tính hay các thiết bị điện tử, gọi là sách điện tử (electronic book hay e-book).
Đọc sách là một cách học dễ dàng nhất, đơn giản nhất, nhưng lại hữu ích nhất. Đọc sách mang lại những lợi ích như:
- Đọc sách giúp ta biết mình, hoàn thiện nhân cách, phát triển bản thân: “Khi đọc sách, chúng ta được nên phong phú bởi những gì chúng ta nhận được từ tác giả, và điều này cho phép chúng ta lớn lên ở bên trong… đổi mới và mở rộng thế giới quan của chúng ta” (Ibid., số 3);
- Đọc sách giúp ta trau đồi và làm giàu kiến thức. Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại được truyền lại qua thời gian. Đọc sách giúp ta hiểu biết và nhờ đó xử lý những tình huống khác nhau xuất hiện trong cuộc sống;
- Đọc sách kích thích trí não, trí tưởng tượng và tính sáng tạo, tăng cường khả năng tuy duy logic, phân tích, phản biện của ta, ngăn ngừa chứng mất trí, lão hoá và chết sớm;
- Đọc sách nâng cao khả năng tập trung của não, người hay đọc sách sẽ có khả năng tập trung tốt hơn cho từng công việc;
- Đọc sách củng cố vốn từ vựng và phong cách viết cũng như nói, không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng, tức là giúp phát triển khả năng sử dụng từ ngữ tinh tế, sâu sắc, phong phú và đúng với từng hoàn cảnh (x. Ibid., số 16-18). Một nhà truyền thông tốt trước hết phải là một người đọc tốt.
- Đọc sách còn giúp giảm mức độ thoái hoá nhận thức của trí não, làm dịu những căng thẳng lo âu, mang lại sự bình yên cho tâm hồn. Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết: “Trong những lúc mệt mỏi, bực bội, chán chường hay thất bại, khi chính việc cầu nguyện cũng không giúp chúng ta tìm được yên bình nội tâm, thì một cuốn sách tốt có thể giúp chúng ta vượt qua sóng gió ấy cho tới khi tìm được bình an trong lòng” (Ibi., số 2). Thánh Ignatio Loyola là một điển hình cho điều đó khi ngài bị thương ở trong bệnh viện;
- Sâu xa hơn, đọc sách, nhất là đọc sách văn chương là lắng nghe tiếng nói của một người, là bước vào cuộc đối thoại với người khác, giúp ta nhạy cảm với mầu nhiệm của những người khác và dạy ta cách chạm vào trái tim của họ (x. Ibid., 20-21). Nhờ nhìn qua đôi mắt của người khác, ta “có được một góc nhìn rộng giúp mở rộng nhân tính của chúng ta. Chúng ta phát triển một sự thấu cảm đầy sáng tạo cho phép mình đồng cảm với cách mà người khác nhìn thấy, kinh nghiệm, và đáp ứng với thực thế” (Ibid., số 34). Cùng với sự lắng nghe tiếng nói, kinh nghiệm và cảm xúc của người khác trong văn chương, ta có cơ hội để suy gẫm các kinh nghiệm của chính mình về những thực tế ấy. Văn chương dạy chúng ta kiên nhẫn trong cố gắng hiểu người khác, khiêm tốn trong tiếp cận các tình huống phức tạp, hiền lành trong phán đoán về các cá nhân, và nhạy cảm với thân phận con người của chúng ta (x. Ibi., số 39).
Tắt một lời, đọc sách văn học làm cho đời sống con người phong phú hơn: “Khi đọc những tác phẩm văn học lớn, tôi trở thành cả ngàn người mà vẫn là chính mình. Giống như bầu trời đêm trong thi ca Hy Lạp, tôi nhìn bằng muôn vàn cặp mắt nhưng vẫn là tôi. Ở đây cũng như trong thờ phượng, trong tình yêu, trong việc đạo đức, trong nhận thức, tôi vượt lên trên bản thân, và không bao giờ là ‘tôi’ hơn thế” (Ibi., số 18).
Thực trạng về việc đọc sách
Từ xưa tới nay, đọc sách mang lại những giá trị tinh thần to lớn và thiết thực như thế. Tuy nhiên, với sự bùng nổ công nghệ thông tin và kỹ thuật số, văn hoá nghe, nhìn trở thành phổ biến; văn hoá đọc xem ra ngày càng giảm sút ở trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hình ảnh một người chăm chú vào một cuốn sách khi ở nhà, trên tàu hay trên xe, đang bị thay thế bởi hình ảnh những người chăm chăm chú chú vào màn hình điện thoại di động, màn hình tivi. Hiếm khi ta thấy một người cầm sách đọc nhưng thường thấy đa số người cầm điện thoại, lướt mạng, xem facebook, nghe nhạc v.v… Văn hoá hình ảnh thay thế cho văn hoá chữ viết. Tệ hơn, văn hoá nhậu lấn át; văn hoá đọc đang dần biến mất. Cuộc sống trở nên hời hợt và ít giá trị đích thật.
Những con số thống kê gần đây không mấy tích cực về người Việt liên quan đến việc đọc sách: Theo đó, tỷ lệ uống bia của người Việt là nhất thế giới và tổng lượng bia tiêu thụ hàng năm lên tới gần 3 tỷ USD (tương đương với 66.000 tỷ VNĐ). Trong khi đó, tiền thu từ việc bán sách là 2000 tỷ/năm, tức là chỉ bằng 1/33 so với tiền uống bia. Mỗi người Việt hiện chỉ đọc được 0.8 cuốn sách/năm, một số lượng thấp nhất thế giới. So với Malasia, mỗi người đọc 20 cuốn/năm. (https://giaoduc.net.vn/nhau-nhieu-doc-it-va-su-len-ngoi-cua-van-hoa-re-tien-post164689.gd, truy cập ngày 6/9/2024.) Hai hình ảnh tương phản mà ta thường thấy: một bên, quán nhậu thì tưng bừng náo nhiệt, dzô dzô 100%, một bên, nhà sách lại đìu hiu, vắng teo. Nên nhiều nhà giáo dục phải thốt lên rằng văn hoá đọc của cộng đồng phải chăng đang chết!
Khi nói về Thực trạng văn hóa đọc hiện nay ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Hải Yến cho biết những khảo sát gần đây khá chi tiết về việc đọc sách:
“Theo một khảo sát gần đây, Việt Nam chỉ có 30% số người đọc sách thường xuyên, 26% không đọc sách và 44% thỉnh thoảng đọc sách. Đồng thời, thời gian dành cho đọc sách của người Việt Nam khoảng một giờ, thuộc nhóm thấp nhất trên thế giới. Còn theo số liệu khảo sát của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường về việc sử dụng thời gian rảnh để làm việc gì là chủ yếu, có đến 41,7% số bạn trẻ trả lời là lên mạng, 20% xem phim, 16,7% nghe nhạc và chỉ có 15% trả lời là đọc sách. Và trong một khảo sát đối với sinh viên TP.HCM, có 47,26% sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của sách, 26.37% nghĩ rằng đọc sách là cần thiết, 25,15 cho rằng việc đọc sách là bình thường, có hay không cũng được và 1,22% nghĩ rằng việc đọc sách là không cần thiết (Theo vov2.vn).” (https://iper.org.vn/thuc-trang-van-hoa-doc-hien-nay-o-viet-nam/, truy cập ngày 6/9/2024. )
Từ đó, tác giả này cho rằng: “Văn hóa nghe, nhìn đang có phần lấn át văn hóa đọc của cộng đồng nói chung và giới trẻ nói riêng. Và còn một thực tế nguy hại không kém là việc đọc sách của các bạn trẻ ngày nay hầu như chỉ theo phong trào chứ không thực chất, nếu có đọc thì thường chọn những loại truyện ngôn tình, những loại sách đen.” (Ibidem)
Trang báo điện tử giaoduc.net đăng lại băn khoăn của Ths. Trương Khắc Trà với tựa đề “Nhậu nhiều, đọc ít và sự lên ngôi của văn hoá rẻ tiền,” cho rằng: “Uống nhiều bia rượu, lười đọc sách là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa người Việt đến với văn hoá giải trí rẻ tiền… Đất nước đã tụt hậu nhiều mặt so với Lào, Campuchia, Myanmar, đó là sự thật chứ không còn là nguy cơ như những năm trước đây.” (https://giaoduc.net.vn/nhau-nhieu-doc-it-va-su-len-ngoi-cua-van-hoa-re-tien-post164689.gd, truy cập ngày 6/9/2024.)
Hiện tượng ít đọc sách cũng xuất hiện trong Hội thánh. Nhiều linh mục vì quá bận rộn với công việc mục vụ, nên không còn thời gian để đọc sách. Do ảnh hưởng xã hội và lối sống, không ít chủng sinh và nam nữ tu sĩ hôm nay cũng không còn thói quen đọc sách. Đối với giáo dân, việc đọc sách lại càng ít thấy. Hậu quả là chất lượng đời sống và sứ vụ không cao.
Lý do phải rèn luyện thói quen đọc sách
Việc đọc sách mang lại những giá trị lớn lao, nên chúng ta được mời gọi cổ võ và lan toả văn hoá đọc sách vì những lý do sau đây:
Trước hết, phần lớn kiến thức ta có là do đọc sách. Trường và thầy cô giáo chỉ cung cấp cho ta kiến thức cơ bản. Sách cung cấp cho ta nguồn kiến thức mênh mông gần như là vô hạn. Đọc sách là đứng trên vai người khổng lồ. Người khổng lồ mất cả đời để viết nên một cuốn sách hay, trong khi ta chỉ một một tuần để đọc cuốn sách ấy. Vậy vì cớ gì mà bạn không đọc sách?
Trong bối cảnh hôm nay, chúng ta cần nhắc lại một số đòi hỏi của Hội thánh về đào tạo tri thức nơi ứng sinh linh mục. Giáo Luật điều 1029 quy định: “Giám mục chỉ tiến chức cho những người có… kiến thức đầy đủ.” Ratio mới của Bộ Giáo sỹ quả quyết: “Mục đích khi đào tri thức là làm cho chủng sinh đạt được khả năng vững chắc về triết học và thần học, có trình độ văn hóa tổng quát, để họ loan báo sứ điệp Tin mừng cho người đương thời cách đáng tin cậy và dễ hiểu… Việc nghiên cứu triết học và thần học cách chuyên sâu và có hệ thống… Cần phải chăm lo để có được một sự đào tạo tri thức vững chắc, đúng đắn, và có trình độ cao” về con người, thế giới và Thiên Chúa. (Bộ Giáo sỹ, Đào tạo linh mục, Nxb. Tôn Giáo, 2016, số 116 và 118.)
Theo tầm nhìn đào tạo hiện đại, sự hiểu biết này phải có hai đặc tính, vừa chuyên môn (specialistic) và vừa xuyên môn (interdisciplinary): “Chuyên môn” có nghĩa là hiểu biết cách tinh tường, có chiều sâu từng lãnh vực, từng môn học, chứ không chỉ biết cách hời hợt, sơ sài; “xuyên môn” có nghĩa là hiểu biết nhiều lãnh vực khác nhau, như triết học, nhân học, xã hội học, tâm lý học, lịch sử, thần học, kinh thánh, phụng vụ, tu đức, mục vụ, truyền giáo v.v… các lãnh vực liên kết với nhau, bổ túc và soi sáng cho nhau làm thành một toàn thể và toàn vẹn của sự hiểu biết về chân lý nơi ứng sinh. Đó là lý do mà trong học trình ở chủng viện và học viện, nhiều môn học được bố trí. Các học viên không học theo kiểu thích môn này thì học, môn kia không thích thì bỏ. Trái lại, môn nào cũng quan trọng cả theo tầm nhìn trên. Để khi đứng trên bục giảng, nói một đề tài, hãy nói như một chuyên viên và có khả năng nói về bất cứ đề tài gì.
Trong lá thư này, Đức Phanxicô cảnh báo một nguy cơ trong môi trường đào tạo linh mục, người ta coi văn chương là không cần thiết nữa. Theo ngài, đó là con đường không mấy lành mạnh, nó làm nghèo nàn về tri thức và linh đạo của linh mục tương lai. Nên ngài kêu gọi cần lưu tâm đọc sách văn chương, như tiểu thuyết và thi ca (x. Ibid., số 4).
Lý do cuối cùng, chúng ta phải rèn luyện thói quen đọc sách như là việc học tập trường kỳ và thường huấn. Nếu không, chúng ta sẽ tụt hậu và lạc hậu. Một mặt, vì kiến thức nhân loại thì luôn phát triển không ngừng. Đơn cử, trí tuệ nhân tạo (AI) hiện nay đã đạt tới giai đoạn thứ sáu rồi, dự báo nó còn đi xa hơn nữa, tới giai đoạn thứ mười, siêu trí tuệ, vượt xa trí tuệ và khả năng con người… Nên ta phải cập nhật kiến thức liên lỉ, phải học nữa, học mãi. Mặt khác, khả năng trí tuệ và kiến thức của mỗi người luôn có nguy cơ suy giảm, mai một nếu không tự học. Khoa tâm lý học cho thấy con người có khả năng quên và có nguy cơ quên. Khả năng quên là điều tốt vì nhiều thứ cần phải quên. Nhưng nguy cơ quên là điều không tốt vì những kiến thức ta tích trữ sẽ biến mất. Theo các nhà nghiên cứu, một sinh viên đại học ra trường, nếu không đọc sách và tiếp tục nghiên cứu, 4 năm sau, kiến thức của anh chỉ bằng kiến thức của một học sinh cấp ba bình thường. Một tiến sỹ ra trường, sau 6 năm không tiếp tục nghiên cứu, kiến thức chuyên môn của anh trở về gần như là zero. Thế nên, đọc sách là cách thế tốt nhất để duy trì và phát triển sự hiểu biết của mình.
Đối với các giáo sư, việc đọc sách là một đòi hỏi liên lỉ để đáp ứng cho sứ vụ giảng dạy có chất lượng. Người ta thống kê: để dạy tốt 1 giờ trong lớp, giáo sư cần có 8 giờ nghiên cứu. Để là thầy của người khác, anh phải có sự hiểu biết gấp ba trò (từ magister trong tiếng Latin diễn tả ý nghĩa đó). Để dạy tốt, anh phải hiểu biết đủ rộng, đủ nhiều, vì kiến thức nền chiếm 80% và kiến thức chuyên môn chỉ chiếm 20%. Nên các giáo sư phải là những người hơn ai hết được mời gọi đọc sách và tiếp tục nghiên cứu không ngừng. Đó là lý do mà các đại học ở nước ngoài như ở Châu Âu và Mỹ yêu cầu các giáo sư mỗi năm phải có những bài nghiên cứu của mình. Đó là cách để cập nhật liên tục kiến thức.
Tóm lại, không đọc sách, ta trở nên người mù chữ, như nhà văn Mark Twain từng nói: “Một người không đọc sách chẳng khác gì một kẻ không biết đọc.”
Đức tin và văn hoá
Cũng trong lá thư này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói về mối liên hệ giữa văn chương và đức tin. Qua văn chương, Hội thánh giới thiệu tất cả vẻ đẹp, sự tươi mát và mới mẻ của mình trong cuộc gặp gỡ với các nền văn hoá khác nhau, trong đó đức tin của Hội thánh đã bắt rễ, hội nhập và thanh lọc những gì tốt đẹp nhất trong mỗi nền văn hoá. Thánh Phaolô nhìn thấy trong các trang văn chương cổ của người Hy Lạp có một sự chuẩn bị thực sự cho Tin mừng (x. Cv 17,16) (x. Ibid., số 8-13). Các Giáo phụ nhận thấy trong những áng thơ của Homer có sự thần hứng nào đó, là sự tác động của Chúa Thánh Thần. Trước đó Platon đã từng cho rằng: “Âm nhạc là sự thiên khải.” Để sáng tác thơ, văn, nhạc, thành những kiệt tác bất hủ, ắt phải có cảm hứng và thần hứng.
Thi hào T.S. Eliot mô tả cuộc khủng hoảng tôn giáo ngày nay như là một tình trạng mất khả năng cảm xúc lan rộng. Đúng hơn, khủng hoảng này phát xuất từ trình trạng mất khả năng cảm xúc sâu xa khi đứng trước Thiên Chúa, trước công trình tạo dựng và tha nhân.
Theo Rahner, ngôn ngữ thi ca tựa như cánh cửa dẫn vào cõi vô tận. Ngôn ngữ thơ kêu mời lời Thiên Chúa. Văn chương có vai trò giáo dục tâm trí của các mục tử, giúp con người Lời Chúa hiện diện trong tiếng nói của con người. Vì thế, theo ông, có một sự tương đồng tâm linh sâu sắc giữa linh mục và nhà thơ (x. Ibid., số 23).
Cổ võ và lan toả văn hoá đọc sách
Dẫu biết rằng việc đọc sách mang lại nhiều lợi ích lớn lao, nhưng thực tế cho thấy, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, nhìn chung, khả năng đọc và viết của người Việt, nhất là người trẻ hiện là khá thấp. Đó không chỉ là vấn đề xã hội mà còn là vấn đề của Hội thánh. Việc cổ võ và lan toả văn hoá đọc sách nơi gia đình, trong các học đường Công Giáo, và nhất là trong môi trường giáo dục là điều cần làm hơn bao giờ hết.
Đối với các chủng sinh và tu sĩ, vì ơn gọi và sứ vụ hôm nay rất đòi hỏi, nên ngay từ khi bắt đầu bước vào con đường tu trì, các bạn hãy tập cho mình thói quen đọc sách như không như một bổn phận mà là một sở thích và đam mê. Với kinh nghiệm bản thân, tôi khuyên, bạn không chỉ đọc ebook, sách điện tử, sách nói, nhưng nên cầm lấy sách giấy mà đọc, vì nó giúp cho việc nhớ, suy tư và nghiên cứu tốt hơn.
Gần đây tôi rất ngưỡng mộ hình ảnh một linh mục già gần 90 tuổi người Mỹ gốc Đức mà tôi có cơ hội gặp ngài tại một xứ đạo ở New York, ngài luôn đọc sách mọi nơi mọi lúc, cả khi ngồi ăn cũng cầm sách, tôi hỏi ngài: Cha đang đọc sách gì? Ngài trả lời: Cuốn đối thoại của Thánh Catarina Sienna. Tôi cũng cảm phục một cô gái trẻ đồng hương với tôi sang Úc làm ăn, nhưng thỉnh thoảng bạn ấy tìm đến thư viện đọc sách và mua sách quý về đọc. Đó là một chọn lựa thông minh và độc đáo! Và lần khác tôi vào Nha Trang thăm mấy người quen, tôi thấy một chị giáo dân ngồi đọc sách. Tôi hỏi: Chị đọc sách gì? Chị trả lời: Cuốn Đức Giêsu thành Nadarét của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI. Với tôi, đó là hình ảnh thật tuyệt vời!
Ở chủng viện và dòng tu, cần ưu tiên đầu tư để có một thư viện đủ tốt về phòng ốc, thiết bị và các loại sách, nhằm đáp ứng cho nhu cầu nghiên cứu của thụ huấn sinh như đòi hỏi của Hội thánh. Đức Phanxicô khuyên đọc sách thi ca và tiểu thuyết. Còn tôi khuyên các bạn hãy học sáng tác thơ văn và nhạc nữa.
Đồng thời cũng cần cổ võ, tạo thói quen đọc sách nơi các giáo xứ đạo bằng cách: khuyến khích các gia đình có tủ sách, cha mẹ mua những cuốn sách quý để trong nhà và tập cho con đọc khi đi làm về, thay vì xem tivi, chơi game trên điện thoại.
Các giáo xứ khi xây dựng trường giáo lý, nên xây dựng thư viện hay phòng đọc sách như sáng kiến của nhiều linh mục trong giáo phận đã làm, nhằm tạo môi trường và thói quen đọc sách nơi các bạn trẻ. Lập thành các nhóm trong giới trẻ, thiếu nhi Thánh thể, kêu gọi họ đọc sách và thảo luận về những tác phẩm có giá trị.
Tôi vẫn còn ấn tượng xác tín của Bộ Giáo dục Công Giáo khi có dịp ghé thăm khi còn du học ở Rôma, khi viết những lời này trước cổng: “Một cuốn sách, một tập vở, một cây bút chì cho một em bé, có thể thay đổi cả thế giới.” Có khi chỉ một trang sách có thể thay đổi một cuộc đời, và nhiều hơn thế nữa… nên cần đầu tư tri thức, đầu tư giáo dục con người, hơn là chỉ lo đầu tư những gì hoành tráng bên ngoài. Có rất nhiều bằng chứng hùng hồn về hiệu quả của sách vở, nhưng chỉ xin kể lại chứng tá của Augustinô, một con người sai lạc, nhưng luôn khắc khoải tìm kiếm chân lý, chính đạo. Cuộc đời ngài được thay đổi hoàn toàn như sự vỡ oà niềm vui, khi gặp muốn cuốn sách trên ghế đá trong một công viên thành phố Milan và nghe có tiếng đâu đó vang lên: “Tolle et lege – hãy cầm lấy mà đọc!” Ngài đã cầm đọc và đã đổi đời, từ một tội nhân, trở thành thánh nhân và một tiến sỹ vĩ đại của Hội thánh.
Kết luận
Thánh Escriva nói: “Đối với người tông đồ hôm nay, một giờ nghiên cứu là một cầu nguyện.” Còn với tôi, một giờ nghiên cứu cũng là một giờ chứng nhân như chủ đề năm nay hướng tới: “Anh em là chứng nhân của Thầy” (Cv 1,8).
Xin kết luận bằng nhận định của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Thời gian dành cho việc đọc sách có thể mở ra những không gian nội tâm mới, giúp chúng ta không bị rơi vào những tư tưởng ám ảnh có thể cản đường phát triển con người chúng ta. Trước khi mạng xã hội, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác ồ ạt chiếm lĩnh như hiện nay, việc đọc sách là kinh nghiệm chung của nhiều người và những ai có kinh nghiệm đó đều hiểu điều tôi muốn nói. Đọc sách không phải là điều hoàn toàn lỗi thời” (Ibid., số 1).
Vậy, “Tolle et lege – hãy cầm lấy mà đọc!” Bạn và tôi sẽ được đổi đời!
Đcv. Thánh Phanxicô Xaviê
VietCatholic TV
Từ Singapore, ĐTC cầu nguyện cho nạn nhân bão lụt ở Việt Nam. Kremlin: Chớ kêu danh Putin vô cớ
VietCatholic Media
01:54 13/09/2024
1. Đức Giáo Hoàng cầu nguyện cho các nạn nhân bão lụt ở VN
Đức Giáo Hoàng gửi lời chia buồn đến các nạn nhân của cơn bão Yagi đổ vào Việt Nam, khiến hơn 200 người thiệt mạng.
Vào ngày áp chót chuyến tông du ở Singapore, Đức Giáo Hoàng đã bày tỏ sự gần gũi với các nạn nhân của cơn bão chết người, gây ra lở đất và lũ quét ở Việt Nam.
Trong một bức điện tín do Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ký, Đức Giáo Hoàng cho biết ngài “vô cùng đau buồn” khi biết về sự tàn phá của cơn bão Yagi gây ra cho nhân dân Việt Nam vùng bắc bộ.
Đức Thánh Cha đã bày tỏ “sự hiệp thông tinh thần với những người bị thương và tất cả những người đang phải gánh chịu những hậu quả liên tục của thảm họa này”.
Đức Thánh Cha cũng phó dâng các linh hồn những nạn nhân cho “lòng thương xót của Thiên Chúa toàn năng”, cầu xin Chúa ban phước lành cho nhà cầm quyền dân sự và nhân viên cấp cứu đang nỗ lực hỗ trợ dân chúng...
Bão Yagi đã đổ bộ vào bờ biển đông bắc Việt Nam vào hôm thứ Bảy 7 Tháng Chín, gây ra lũ lụt nghiêm trọng.
Theo cơ quan thảm họa của nhà cầm quyền Việt Nam cho hay: Tính đến thứ Năm 12 Tháng Chín, số người chết đã lên tới 226, hơn 100 người vẫn mất tích và 800 người bị thương và thiệt hại lớn lao về mùa màng, nhà cửa.
Caritas của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và các giáo phận đang nỗ lực cứu trợ những nơi bị cơn bão càn quyét thổi qua.
2. Đừng kêu danh Putin vô cớ, Nga than phiền Bà Harris và Ông Trump
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Politico: Don’t take Putin’s name in vain, Russia whines at Harris and Trump”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Điện Cẩm Linh không thích cách mà tên của Putin được nhắc đến trong cuộc tranh luận giữa ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Ông Donald Trump vào tối thứ Ba.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết tên của Putin đang được sử dụng như một công cụ trong cuộc đấu tranh chính trị nội bộ của Hoa Kỳ.
“Chúng tôi thực sự, thực sự không thích điều đó và chúng tôi vẫn hy vọng rằng họ sẽ không nhắc đến tên tổng thống của chúng tôi,” Peskov nói.
Trong cuộc tranh luận, Phó Tổng thống Harris đã nói với cựu Tổng thống Trump rằng Putin “sẽ ăn thịt ông vào bữa trưa” và rằng nhà lãnh đạo Nga sẽ “ngồi ở Kyiv ngay lúc này” nếu Ông Trump là tổng thống, trong bối cảnh Mạc Tư Khoa đang tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Ông Trump trả lời rằng Putin sẽ không bao giờ xâm lược Ukraine nếu ông ấy ở Tòa Bạch Ốc thay vì Tổng thống Joe Biden.
Peskov cho biết Điện Cẩm Linh không có cơ hội theo dõi cuộc tranh luận. “Nhưng vào buổi sáng, tất nhiên, chúng tôi đã thấy các bản tin với những tuyên bố khác nhau được đưa ra trong cuộc tranh luận này”, ông nói. Trước đó, Điện Cẩm Linh cho biết Putin đã ngủ quên trong cuộc tranh luận tổng thống vào tháng 6, trong đó Ông Trump đã đánh bại Tổng thống Biden.
Putin đã khiến mọi người phải nhướng mày vào tuần trước khi ông bày tỏ sự ưu ái mỉa mai cho Harris giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11. “Bà ấy cười rất biểu cảm và dễ lây lan. Điều đó có nghĩa là bà ấy đang làm tốt”, ông nói.
Tại sao tờ Politico lại đưa ra một cái tựa đáng giật mình này?
Putin đã đẩy thế giới đến bờ vực của một cuộc chiến tranh toàn cầu sau khi xâm lược Ukraine - và đưa ra những lời đe dọa lạnh lùng tấn công các quốc gia NATO ở Âu Châu.
Tuy nhiên, bằng cách nào đó, Điện Cẩm Linh đã có thể thêu dệt nên hình ảnh tôn giáo xung quanh Putin để thuyết phục người Nga rằng ông ta nhận lãnh một sứ mệnh từ trời cao, đang làm việc đúng đắn và có “sự hỗ trợ của Chúa” trong việc tàn phá thế giới.
Giáo sư Sergei Karaganov, cánh tay phải mới của Putin, tuyên bố bạo chúa là vị cứu tinh của thế giới, kẻ sẽ không chỉ giành chiến thắng trước Ukraine mà còn ngăn chặn một cuộc chiến tranh toàn cầu.
Trong bài phát biểu do Điện Cẩm Linh soạn sẵn, Karaganov lạnh lùng nói với Putin: “Tôi nhớ rất rõ những năm 1998-99 khi đất nước chúng ta đang trên bờ vực… tan rã.
“Tình hình thật thảm khốc. Tôi nhớ tôi và đồng đội đã chiến đấu mà không còn chút hy vọng nào.
“Và đến một lúc nào đó, Chúa toàn năng đã thương hại chúng ta và cử Đấng Thiên Sai Putin đến”.
“Bây giờ Vladimir Vladimirovich Putin, ngài có một nhiệm vụ khó khăn. Không chỉ là giành chiến thắng mà thôi nhưng còn để cứu thế giới đang trượt dốc và bị đẩy vào Thế chiến.”
Những bình luận kỳ quái của giáo sư cho thấy Điện Cẩm Linh đang đẩy mạnh tuyên truyền ảo tưởng tôn giáo để biện minh cho cuộc chiến máy xay thịt chống lại Ukraine như thế nào.
Thật là quá sức báng bổ khi xưng tụng Putin, một kẻ giết hàng triệu người, một tên hoang dâm vô độ, có vô số nhân tình, là Đấng Thiên Sai.
Lẽ ra phải khiển trách cách dùng từ ngữ có tính chất báng bổ của Karaganov, khi được yêu cầu bình luận, Thượng phụ Kirill, một đồng minh lâu năm của Putin, đã không khiển trách Karaganov lại nói: “Chúa đã sai Vladimir Putin đến cứu lấy đất Nga.”
[Politico: Don’t take Putin’s name in vain, Russia whines at Harris and Trump]
TT Zelensky: Nga đã phản công ở Kursk. Putin: Thế chiến thứ ba! 50 triệu USD của Putin bị phục kích
VietCatholic Media
03:24 13/09/2024
1. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy xác nhận: Nga phát động phản công ở Kursk
Hôm Thứ Sáu, 13 Tháng Chín, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã xác nhận rằng lực lượng của Mạc Tư Khoa đã phát động một cuộc phản công ở khu vực Kursk.
Cuộc tấn công bất ngờ qua biên giới của Kyiv vào Kursk đã mang lại một tháng thư giãn tương đối cho quân đội Ukraine mệt mỏi vì chiến đấu ở mặt trận phía nam.
Tuy nhiên, sau cuộc tấn công nhanh chóng trong những tháng đầu tiên, lực lượng Ukraine ở Kursk tuần này đã phải đối mặt với một cuộc tổng phản công của quân đội Nga.
Hôm Thứ Năm, 12 Tháng Chín, Bộ Quốc Phòng Nga cho biết lực lượng của họ đã tấn công Ukraine ở khu vực phía tây bắc của làng Korenevo và tiến vào Snagost.
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, một nhóm chuyên gia tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã xác nhận bước đột phá này, đồng thời nói thêm rằng lực lượng Nga có thể đã chiếm lại được Snagost.
Thiếu tướng Apti Alaudinov, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Chechnya Akhmat được triển khai tại Kursk, nói với hãng thông tấn nhà nước Nga Tass hôm Thứ Tư, 11 Tháng Chín, rằng tình hình “tốt”, đồng thời nói thêm rằng quân đội Nga đã “chuyển sang thế tấn công” dọc theo “sườn phải” ở Kursk.
Trên kênh Telegram của mình, Alaudinov cho biết, tổng cộng Nga đã giành lại được 10 thị trấn kể từ hôm Thứ Ba, 10 Tháng Chín. Tuy nhiên, Bộ Quốc Phòng Nga chỉ xác nhận có những phát triển tích cực theo hướng Snagost. Ngay cả việc có chiếm được thị trấn Snagost hay chưa, họ vẫn không xác nhận. Thành ra, theo ISW Alaudinov đã cường điệu hóa các thành tích của quân Nga.
ISW cho biết: “Lực lượng Nga có thể có ý định tạm thời chia cắt phần nhô ra của Ukraine ở Tỉnh Kursk trước khi bắt đầu nỗ lực có tổ chức và được trang bị tốt hơn để đẩy lùi lực lượng Ukraine ra khỏi lãnh thổ Nga”.
Nhưng Vadym Mysnyk, phát ngôn viên của bộ tư lệnh quân đội Ukraine Siversk, chịu trách nhiệm về chiến dịch Kursk, đã từ chối xác nhận hoặc phủ nhận một bước đột phá. “Chiến dịch đang diễn ra. Chúng tôi không bình luận về các diễn biến chiến thuật cụ thể, vì nó ảnh hưởng đến tiến trình của chiến dịch”, Mysnyk nói với POLITICO.
Một lữ đoàn quân đội Ukraine cho biết lực lượng của họ đã phát động cuộc phản công vào quân Nga.
“Các đơn vị của chúng tôi ở phía tây của 'lồi' Kursk tại Snagost hiện đang phản công. Các đơn vị tấn công của Nga hiện cũng đang phải nhận một đòn vào sườn phải các đơn vị tấn công của mình,” lữ đoàn cho biết như trên.
“Trong 24 giờ qua, đối phương không thực hiện bất kỳ hành động tấn công nào và buộc phải kiềm chế đòn tấn công từ phía nam quận Glushkovskiy. Chúng tôi đang chờ đợi tin tức tích cực.”
Ông Dmytro Lykhoviy, phát ngôn viên quân đội Ukraine phụ trách mặt trận phía nam tại các khu vực Zaporizhzhia và Kherson, nói với tờ POLITICO rằng cuộc tấn công Kursk đã mang lại sự nhẹ nhõm cho mặt trận phía nam của Ukraine.
Lykhoviy cho biết Nga đã đưa một số lực lượng từ Kherson và một số lữ đoàn từ vùng Zaporizhzhia đến Kursk và những nơi khác.
“Điều này phù hợp với kế hoạch của Ukraine”, Zelenskiy phát biểu khi xác nhận cuộc phản công.
[Politico: Russia launches counterattack in Kursk]
2. Putin đe dọa thế chiến khi các đồng minh phương Tây sắp đạt được thỏa thuận về các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào Nga
Anh và Hoa Kỳ đang chuẩn bị vượt qua bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến tranh Ukraine vào hôm Thứ Sáu, 13 Tháng Chín, trong hội nghị thượng đỉnh tại Tòa Bạch Ốc, nơi họ sẽ thảo luận về kế hoạch cho phép Kyiv tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga bằng hỏa tiễn do phương Tây cung cấp.
Trong nỗ lực cuối cùng nhằm ngăn chặn diễn biến này, Putin đã cảnh báo vào sáng Thứ Sáu, 13 Tháng Chín, trong một cuộc phỏng vấn cấp tốc với thông tấn xã nhà nước TASS rằng ông sẽ coi một thỏa thuận như vậy tương đương với việc NATO trực tiếp tham chiến. “Điều này có nghĩa là các nước NATO, Hoa Kỳ và các nước Âu Châu đang chiến đấu với Nga. Thế chiến thứ ba là không tránh khỏi”, ông nói.
Mối đe dọa này xuất hiện trong khi Thủ tướng Anh Keir Starmer vẫn đang trên đường đến Washington trước cuộc hội đàm vào hôm thứ Sáu với Tổng thống Joe Biden về khả năng Ukraine sử dụng hỏa tiễn hành trình Storm Shadow do Anh sản xuất trên lãnh thổ Nga.
“Nga đã bắt đầu cuộc xung đột này,” Starmer trả lời các nhà báo trên chuyến bay của mình. “Nga đã xâm lược Ukraine một cách bất hợp pháp. Nga có thể chấm dứt cuộc xung đột này ngay lập tức.”
Các chuyên gia quân sự cho rằng bất kỳ hướng dẫn nào được đồng thanh về vũ khí của Anh tại hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai giờ ở Washington cũng có thể mở đường cho Ukraine bắn ATACMS do Hoa Kỳ cung cấp vào các phi trường và căn cứ quân sự sâu trong lãnh thổ Nga.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho rằng cuộc gặp giữa Starmer và Tổng thống Biden chỉ là hình thức và một thỏa thuận đã được thực hiện trước đó, đồng thời cam kết phản ứng của Nga “sẽ là phù hợp”.
Các đồng minh Hoa Kỳ của Ukraine từ lâu đã phản đối việc bật đèn xanh cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy sử dụng hỏa tiễn đạn đạo tầm xa của họ chống lại lực lượng của Điện Cẩm Linh bên trong nước Nga, vì lo ngại Mạc Tư Khoa có thể leo thang chiến tranh bằng cách trả đũa vào một mục tiêu bên trong NATO, chẳng hạn như trung tâm cung cấp vũ khí quan trọng tại thành phố Rzeszów của Ba Lan.
Tuy nhiên, tình hình hiện đã thay đổi đáng kể, chủ yếu là nhờ vào lô hàng hỏa tiễn lớn của Iran tới Nga mà chính quyền Anh cho rằng sẽ cung cấp sức mạnh hỏa lực quan trọng cho Putin, ngay khi quân đội của ông ta mở rộng quyền kiểm soát ở miền đông Ukraine bằng những bước tiến vào thành phố chiến lược Pokrovsk.
Trò chơi ngoại giao kết thúc
Hội nghị thượng đỉnh tại Tòa Bạch Ốc vào hôm thứ sáu là đỉnh cao của một tuần ngoại giao căng thẳng giữa các đồng minh phương Tây. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã dành thứ ba và thứ tư để đàm phán với các đối tác Anh và Ukraine.
Một quan chức chính phủ Anh, người được giấu tên để thảo luận về các vấn đề nhạy cảm, cho biết: “Chúng tôi thực sự đang ở giai đoạn cuối của các cuộc đàm phán ngoại giao”.
Bốn quan chức Anh khác cho biết họ không mong đợi bất kỳ thông báo chính thức nào vào cuối tuần này. Một người cho biết họ hy vọng một thỏa thuận sẽ được xác nhận tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào cuối tháng này, khi các nhà lãnh đạo thế giới bao gồm Tổng thống Biden và Starmer sẽ họp tại New York.
Các quan chức phương Tây cho biết quyết định này, nếu được thông qua, sẽ không tự nó thay đổi tiến trình của cuộc chiến, nhưng ngày càng cởi mở hơn với lời cầu xin của Ukraine rằng quyết định này sẽ giúp họ ngăn chặn dòng chiến thắng của Nga ở mặt trận phía đông trong những tháng gần đây.
Anh đã tiết lộ chính sách của mình dưới thời chính phủ Bảo thủ trước đây khi David Cameron, khi đó là ngoại trưởng, nói rằng Ukraine “có quyền” tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga.
Nhưng cho đến nay Washington vẫn tỏ ra kháng cự vì lo ngại nguy cơ leo thang.
Quan chức chính phủ Anh thứ hai được trích dẫn ở trên cho biết những tiết lộ trong tháng này rằng Iran đã bắt đầu cung cấp hỏa tiễn đạn đạo cho Nga, và điều đó đã thay đổi suy nghĩ của phương Tây.
“Mọi thứ đã thay đổi khi Nga nhận được hỏa tiễn đạn đạo từ Iran,” họ nói. “Việc Blinken đến Anh và quyết định đưa ra xác nhận chính thức rằng Iran đang cung cấp cho Nga là một khoảnh khắc quan trọng.”
Các viên chức khác ở Âu Châu cũng đưa ra mối liên hệ tương tự. Một phụ tá quốc phòng cho một thủ tướng ở vùng Baltic cho biết: “Đồng hồ đã thay đổi ở Washington vì hỏa tiễn Iran.”
“Cuộc tranh cãi hiện nay xoay quanh việc Ukraine được phép tấn công vào mục tiêu nào bên trong nước Nga và tấn công sâu đến đâu — và Washington vẫn lo ngại rằng việc lọc ra những mục tiêu có thể và không thể bị nhắm tới sẽ kéo Hoa Kỳ vào cuộc chiến tranh, một việc mà họ muốn tránh bị coi là có liên quan.”
Một quan chức chính quyền Tổng thống Biden, giấu tên để thảo luận về tình hình đang diễn biến, cho biết mặc dù việc vận chuyển hỏa tiễn của Iran là đáng lo ngại, nhưng nó không phải là động lực thúc đẩy quá trình ra quyết định ở Washington về việc gửi hỏa tiễn tầm xa cho Ukraine.
“Việc này đã được lên kế hoạch từ lâu và chúng tôi biết người Iran và người Nga đã cân nhắc động thái này kể từ mùa thu năm ngoái”, vị quan chức cho biết.
Tuy nhiên, chính quyền Hoa Kỳ đã lưu ý rằng các mối đe dọa ở Ukraine đang thay đổi. Hôm Thứ Năm, 12 Tháng Chín, Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết: “Bối cảnh an ninh đã thay đổi — không phải đang thay đổi, không phải sẽ thay đổi, mà thực sự đã thay đổi — đó là lý do tại sao chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để bảo đảm Ukraine có thể tự vệ.”
[Politico: Putin threatens war as Western allies near deal on missile strikes in Russia]
3. Nato tuyên bố sẵn sàng ứng chiến
4. Chiến đấu cơ 50 triệu đô la của Nga bị bắn hạ trên Hắc Hải
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Năm, 12 Tháng Chín, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết một trong những máy bay tiên tiến nhất của Nga đã bị bắn hạ trên Hắc Hải.
Ông nhấn mạnh rằng một trong những đơn vị của lực lượng đặc biệt đã sử dụng hệ thống phòng không vác trên vai, gọi tắt là MANPAD để nhắm vào chiến đấu cơ Sukhoi Su-30SM có giá khoảng 50 triệu đô la.
Theo Chuẩn tướng Oleksii Hromov, máy bay phản lực này thuộc Trung đoàn Không quân Hải quân biệt lập số 43 của Không quân Nga, đóng tại phi trường Saky ở Crimea bị tạm chiếm. Nó đã mất tích khỏi radar vào khoảng 5 giờ sáng thứ Ba, gây ra một hoạt động tìm kiếm và cứu nạn có sự tham gia của máy bay An-26 và trực thăng Mi-8 và Ka-27.
Chiếc máy bay xấu số này vừa bay lên khỏi phi trường Saky ở Crimea thì bị một binh sĩ Ukraine dùng hệ thống hỏa tiễn vác trên vai bắn trúng. Mặc dù bị trúng hỏa tiễn, nó vẫn tiếp tục bay khuất tầm mắt của những người lính Ukraine. Thành ra, cho đến nay, sau một cuộc điều tra, phía Ukraine mới có thể xác nhận chiếc máy bay 50 triệu Mỹ Kim thực sự đã cắm đầu xuống biển.
Trong một diễn biến khác nữa, một chiến đấu cơ Su-30SM khác của Nga đã biến mất khỏi radar trên Hắc Hải vào cuối ngày Thứ Tư, 11 Tháng Chín, làm dấy lên lo ngại rằng máy bay có thể đã bị bắn tan xác. Chiếc máy bay này thuộc về Trung Đoàn không quân cận vệ số 562 của Quân Khu Phía Nam, đóng tại phi trường Krymsk ở vùng Krasnodar của Nga, cách Crimea 307km. Khi đang ở trong không phận Krasnodar của Nga, nó vừa phóng 4 hỏa tiễn về phía Ukraine thì bị nổ tan xác. Các chuyên gia cho rằng giả thuyết đáng tín cậy nhất là nó bị một chiến đấu cơ F-16 của Ukraine hạ gục bằng hỏa tiễn không đối không dẫn đường bằng radar AIM-120. Cho đến nay, phía Ukraine không xác nhận, cũng không phủ nhận giả thuyết này.
Theo Chuẩn tướng Oleksii Hromov, trong trường hợp của chiếc máy bay xấu số xuất phát từ Crimea, “Những kẻ xâm lược đã báo cáo với bộ chỉ huy về một vệt nhiên liệu máy bay đặc trưng được tìm thấy trên biển, cách mũi Tarkhankut 70 km về phía tây bắc, và họ đã nhìn thấy xác máy bay Su-30SM bị phá hủy”.
Cảnh quay trên không cho thấy chiếc máy bay bay ngang bầu trời và đoạn clip sau đó chuyển sang cảnh một vụ nổ trên bầu trời, gây ra phản ứng mạnh mẽ từ người dùng mạng xã hội.
“Máy bay phản lực Su-30SM bị hỏa tiễn MANPADS từ tàu GUR phá hủy ở Hắc Hải gần giàn khoan Crimea-2”, người dùng X C4H10FO2P đăng bên cạnh video dài 53 giây.
Người dùng X OSINTtechnical đã viết trên X: “Lực lượng đặc nhiệm Ukraine đã bắn hạ thành công một chiến đấu cơ đa năng Su-30SM của Không quân Hải quân Nga trong khi đột kích một giàn khoan dầu Hắc Hải vào hôm Thứ Ba, 10 Tháng Chín.”
“Một tổn thất lớn nữa cho Không quân Nga khi một chiến đấu cơ Su-30SM bị rơi gần Crimea,” người dùng X Rod Francis đăng. “Đây là một trong những máy bay tốt nhất của Nga và là máy bay phản lực đa chức năng hiện đại. Đây là một cú đánh tài chính trị giá 50 triệu đô la đối với Putin. Thật tệ, thật đáng buồn.”
Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm thứ Ba rằng lực lượng của họ đã ngăn chặn nỗ lực của Ukraine nhằm giành lại quyền kiểm soát giàn khoan Krym-2 ở Hắc Hải nhưng không có bằng chứng nào cho thấy hai sự kiện này có liên quan đến nhau.
Đây là tai nạn hàng không mới nhất liên quan đến máy bay quân sự của Nga. Tháng trước, một chiếc trực thăng Mi-8 chở khoảng 20 người đã mất tích.
Vào tháng 6, phi hành đoàn của một chiến đấu cơ Su-34 của Nga đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn ở phía đông Hắc Hải, trong một chuyến bay huấn luyện ở Bắc Ossetia-Alania của Nga, một nước cộng hòa nhỏ của Nga nằm trên biên giới với Georgia.
Trong cuộc họp báo chiều Thứ Năm, 12 Tháng Chín, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cũng cho biết cho đến nay, tính luôn chiếc máy bay này, Nga đã mất 369 chiếc. Bên cạnh đó, Nga còn mất 328 máy bay trực thăng. Trong 24 giờ trước đó, 1270 lính Nga bị loại khỏi vòng chiến, cùng với 11 xe tăng, 17 xe thiết giáp, 2 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 2 hệ thống phòng không. Đặc biệt nghiêm trọng, Nga đã mất 73 hệ thống pháo và 93 xe chuyển quân và nhiên liệu.
[Newsweek: Russian $50M Combat Jet Shot Down Over Black Sea: Ukraine Video]
5. Mạc Tư Khoa phản hồi báo cáo Hoa Kỳ sẽ cho phép tấn công tầm xa vào Nga
Điện Cẩm Linh cho biết phương Tây có thể đã quyết định cho phép Ukraine tiến hành các cuộc tấn công tầm xa trong lãnh thổ Nga, đồng thời nói thêm rằng Mạc Tư Khoa sẽ có phản ứng “thích hợp” nếu điều đó xảy ra.
Ukraine từ lâu đã gây sức ép với Hoa Kỳ và Anh nhằm dỡ bỏ lệnh hạn chế sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công bên trong nước Nga vì lo ngại điều này sẽ làm leo thang chiến tranh.
Kyiv cho biết họ cần vũ khí tầm xa như hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, để nhắm vào các căn cứ không quân được chiến đấu cơ của Nga sử dụng, thường phóng bom lượn vào Ukraine từ sâu bên trong lãnh thổ Nga. Hỏa tiễn Storm Shadow do Anh cung cấp có tầm bắn khoảng 240 km chỉ được sử dụng để tấn công các mục tiêu của Nga trên lãnh thổ Ukraine bị tạm chiếm.
Khi được hỏi liệu Washington có dỡ bỏ các hạn chế hay không, Tổng thống Joe Biden cho biết hôm thứ Ba rằng chính quyền của ông “đang giải quyết vấn đề đó ngay bây giờ”.
Tuy nhiên, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov hôm thứ Tư cho biết “nhiều khả năng, tất cả những quyết định này đã được phương Tây đưa ra” liên quan đến việc bãi bỏ lệnh cấm vũ khí tầm xa, hãng thông tấn nhà nước Tass đưa tin.
“Điều này có thể được giả định với xác suất cao”, Peskov nói với truyền thông Nga. “Hiện tại, truyền thông chỉ đang tiến hành một chiến dịch thông tin như vậy để chính thức hóa quyết định đã được đưa ra”, ông nói thêm.
Peskov nhận định rằng “Các chính phủ Hoa Kỳ và Âu Châu đang nỗ lực để tránh xa sự tham gia vào cuộc xung đột này. Nhưng sự tham gia của Hoa Kỳ và Âu Châu vào Ukraine đang trở nên trực tiếp hơn.”
Peskov cho biết nếu Ukraine được phép sử dụng vũ khí để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, Mạc Tư Khoa sẽ đưa ra “một phản ứng thích hợp”, mặc dù ông nói thêm rằng “không cần phải mong đợi bất kỳ phản ứng nào ở khắp mọi nơi”.
David Silbey, chuyên gia quân sự và giáo sư lịch sử tại Đại học Cornell, cho biết tranh chấp về việc cho phép Kyiv sử dụng vũ khí tầm xa phản ánh những căng thẳng trong mối quan hệ Hoa Kỳ-Ukraine trong chiến tranh.
Ông nói với Newsweek rằng: “Hoa Kỳ đã dần cho phép các cuộc tấn công ngày càng sâu hơn vào các mục tiêu của Nga, đặc biệt là khi Ukraine đã tiến hành một chiến dịch trên bộ bên trong lãnh thổ nước Nga”.
“Người Nga đã phản ứng bằng cách thay đổi chiến thuật, đáng chú ý nhất là bắn vũ khí từ bên ngoài không phận Ukraine, như hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn và bom lượn, và hiện tại Ukraine đang thúc đẩy một sự thay đổi khác trong giới hạn của Hoa Kỳ.”
Ông cho biết bình luận của Tổng thống Biden “là chiến thuật cổ điển của Washington nhằm báo hiệu rằng họ cũng đang bắt đầu thay đổi giới hạn đó”.
Vyacheslav Volodin, chủ tịch Duma Quốc gia Nga hay Hạ viện Nga, trước đó đã cáo buộc Washington và Vương quốc Anh “trở thành các bên trong cuộc chiến ở Ukraine”. Ông cho biết động thái như vậy có nghĩa là Nga “sẽ buộc phải đáp trả bằng vũ khí mạnh hơn và có sức hủy diệt hơn để bảo vệ công dân của mình”.
Hôm Thứ Năm, 12 Tháng Chín, Thượng nghị sĩ Roger Wicker, một đảng viên Cộng hòa Mississippi, đã đăng một lá thư mà ông đồng ký với các nhà lập pháp khác, kêu gọi Tổng thống Biden dỡ bỏ các hạn chế đối với vũ khí tầm xa, viết rằng “chúng ta cần gỡ bỏ còng tay và trao cho Ukraine mọi lợi thế”.
Vấn đề này sẽ là trọng tâm trong chuyến thăm Kyiv của Ngoại trưởng Antony Blinken cùng Ngoại trưởng Anh David Lammy. Tổng thống Biden cũng có thể sẽ thảo luận vấn đề này với Thủ tướng Anh Keir Starmer khi họ gặp nhau tại Washington vào thứ sáu.
[Newsweek: Moscow Responds to Reports US Would Allow Long-Range Strikes on Russia]
6. Ukraine phá hoại tuyến hỏa xa Belgorod, làm trật đường ray tàu chở hàng
Hãng truyền thông Babel đưa tin vào ngày 12 tháng 9, trích dẫn nguồn tin tình báo quân sự, lực lượng trinh sát và đặc nhiệm Ukraine đã cho nổ tung một tuyến hỏa xa ở Tỉnh Belgorod của Nga, khiến một đoàn tàu chở hàng bị trật đường ray.
Một ngày trước đó, chính quyền Nga tuyên bố rằng một đầu máy xe lửa diesel và 11 toa tàu chở hàng đã trật đường ray tại nhịp cầu Novy Oskol-Volokonovka. Ủy ban điều tra Nga mô tả vụ việc là một “cuộc tấn công khủng bố” và mở một vụ án hình sự.
Nguồn tin của Babel xác nhận vụ trật đường ray xe lửa và cho biết vụ việc này “nhằm phá họai việc đáp ứng nhu cầu hậu cần của quân xâm lược Nga”.
“Tuyến hỏa xa Stary Oskol-Valuyky bị tê liệt”, nguồn tin khẳng định.
Kênh Telegram Baza của Nga đưa tin vào ngày 11 tháng 9 rằng tàu hỏa bị trật đường ray do một vụ nổ trên đường ray.
Một số vụ tấn công phá hoại nhằm vào hỏa xa Nga, bao gồm hỏa hoạn, nổ và trật đường ray, đã được báo cáo trong cuộc chiến toàn diện của Mạc Tư Khoa với Ukraine.
Cơ quan tình báo quân sự Ukraine tuyên bố vào Tháng Giêng rằng một số tuyến hỏa xa ở Nga đã bị “những đối phương không rõ danh tính của chế độ Putin” nhắm tới. Cơ quan này không nói liệu họ có liên quan đến các cuộc tấn công phá hoại hay không nhưng cho biết những hành động này sẽ làm gián đoạn hoạt động hậu cần quân sự của Nga.
[Kyiv Independent: Ukraine sabotaged Belgorod Oblast railroad, derailing freight train, media reports]
7. Tổng thống Biden đang có kế hoạch nới lỏng các hạn chế đối với các cuộc tấn công tầm xa của Kyiv, Politico đưa tin
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đang hoàn thiện các chi tiết của một kế hoạch nhằm dỡ bỏ một số hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của Mỹ để tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga, Politico đưa tin hôm Thứ Năm, 12 Tháng Chín, trích dẫn các quan chức giấu tên nắm rõ các cuộc thảo luận.
Một quan chức nói với Politico rằng một nhóm nhỏ các quan chức Tòa Bạch Ốc đã tổ chức các cuộc đàm phán về việc mở rộng khu vực trong lãnh thổ Nga mà Ukraine có thể tấn công bằng vũ khí do Hoa Kỳ cung cấp.
Politico đưa tin rằng các chi tiết của kế hoạch vẫn chưa được hoàn thiện, nhưng các quan chức tại Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Ukraine đang thảo luận về việc mở rộng phạm vi có thể chấp nhận được của các mục tiêu bên trong nước Nga, ngăn chặn các cuộc xâm nhập xuyên biên giới của các lực lượng Nga và cho phép Kyiv tấn công Nga bằng vũ khí do Anh cung cấp có chứa các bộ phận của Hoa Kỳ.
The Guardian đưa tin vào ngày 11 tháng 9 rằng Vương quốc Anh đã quyết định lặng lẽ cho phép Ukraine sử dụng hỏa tiễn Storm Shadow do Anh cung cấp để tấn công tầm xa sâu vào Nga. Báo cáo được đưa ra khi Ngoại trưởng Anh David Lammy đến thăm Kyiv cùng với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.
Trong cuộc họp báo chung với hai nhà ngoại giao vào ngày 11 tháng 9, Blinken đã né tránh trực tiếp khi nói rằng Washington sẽ thay đổi chính sách của mình liên quan đến các cuộc tấn công tầm xa.
Blinken cho biết Hoa Kỳ đã linh hoạt và sẵn sàng thay đổi chiến lược của mình “ngay từ ngày đầu tiên”.
Tổng thống Biden dự kiến sẽ thảo luận về vấn đề vũ khí tầm xa với Thủ tướng Anh Keir Starmer trong cuộc họp của họ tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 13 tháng 9, một quan chức nói với Politico.
Kyiv từ lâu đã lập luận rằng các hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí tầm xa đang cản trở khả năng bảo vệ các thành phố của Ukraine khỏi các cuộc tấn công trên không ngày càng gia tăng. Washington liên tục tuyên bố rằng việc cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí của Hoa Kỳ có thể làm leo thang xung đột với Nga.
Cả Blinken và Lammy đều nói vào ngày 11 tháng 9 rằng Nga đã leo thang chiến tranh, không chỉ bằng cách tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công hàng loạt vào Ukraine mà còn bằng cách chấp nhận các lô hàng hỏa tiễn đạn đạo từ Iran.
Các cuộc đàm phán về việc nới lỏng các hạn chế của Hoa Kỳ được cho là đã bắt đầu sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov đến thăm Washington vào ngày 30 tháng 8 và trình lên các quan chức cao cấp danh sách các mục tiêu có giá trị cao ở Nga mà Ukraine muốn tấn công bằng hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS.
[Kyiv Independent: Biden planning to ease restrictions on Kyiv's long-range strikes, Politico reports]
8. Zelenskiy thúc ép Hoa Kỳ cho phép tấn công tầm xa vào Nga trong chuyến thăm của Blinken
Tuần này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã gây sức ép buộc Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh hạn chế tấn công bằng hỏa tiễn tầm xa trong lãnh thổ Nga trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra giữa hai quốc gia.
Tổng thống Zelenskiy đã gặp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tại Phủ Tổng Thống ở Kyiv, nơi hai người nói về cuộc chiến của Ukraine chống lại Nga. Trong cuộc họp, Zelenskiy đã đề cập đến những hạn chế mà Hoa Kỳ đã áp đặt đối với Ukraine đối với việc sử dụng vũ khí do Hoa Kỳ cung cấp.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng những hỏa tiễn này để tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga, nhưng khoảng cách mà chúng có thể được bắn đi bị giới hạn bởi Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, Zelenskiy kêu gọi Hoa Kỳ dỡ bỏ những hạn chế đó, nói rằng “chúng tôi trông đợi vào một số quyết định mạnh mẽ, ít nhất là...đối với chúng tôi, điều đó rất quan trọng.”
“Chúng tôi phụ thuộc rất nhiều vào nó và thành thật mà nói, chúng tôi không thể chiến thắng nếu không có nó”, Zelenskiy nói, ám chỉ đến sự hỗ trợ quân sự và kinh tế đang diễn ra từ Hoa Kỳ
Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin cho biết việc cho phép Ukraine sử dụng hỏa tiễn tầm xa khó có thể thay đổi tiến trình của cuộc chiến.
Austin cho biết: “Tôi không tin rằng một khả năng nào đó sẽ mang tính quyết định và tôi vẫn giữ nguyên quan điểm đó”, đồng thời lưu ý rằng quân đội Ukraine có những khả năng khác để tấn công các mục tiêu tầm xa trong lãnh thổ Nga.
Trong cuộc nói chuyện với Ngoại trưởng Anh David Lammy, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết ông hy vọng có thể đạt được thỏa thuận về “các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn tầm xa vào lãnh thổ đối phương”.
Đầu tuần này, Shmyhal đã cảnh báo rằng Ukraine có thể phải đối mặt với mùa đông “khắc nghiệt nhất” từ trước đến nay trong cuộc chiến với Nga, trích dẫn các cuộc tấn công gần đây vào các địa điểm năng lượng.
“Khả năng phục hồi năng lượng là một trong những thách thức lớn nhất của chúng tôi trong năm nay,” Shmyhal cho biết. “Chúng tôi đã vượt qua thành công những gì về cơ bản là 2 1 Tháng Hai mùa đông. Chúng tôi sẽ vượt qua ba, với mùa sưởi ấm sắp tới có thể cũng khó khăn như vậy, nếu không muốn nói là khó khăn nhất.”
Trong chuyến thăm tới Kyiv, Blinken tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Ukraine hơn 700 triệu đô la viện trợ nhân đạo để giúp lưới điện của Ukraine trong bối cảnh các cuộc tấn công của Nga.
“Nga hiện đã nhận được các lô hàng hỏa tiễn đạn đạo này và có khả năng sẽ sử dụng chúng trong vài tuần tới ở Ukraine, chống lại người Ukraine,” Blinken cho biết trong cuộc họp của mình. “Việc cung cấp hỏa tiễn của Iran cho phép Nga sử dụng nhiều kho vũ khí hơn cho các mục tiêu xa hơn so với tiền tuyến.”
Chỉ vài ngày trước khi lô đầu tiên gồm 200 hỏa tiễn Fath-360 cuối cùng đã đến Nga qua Biển Caspi vào ngày 4 tháng 9, phái đoàn Iran tại Liên Hiệp Quốc đã phản bác những tuyên bố này và nói rằng “Lập trường của Iran liên quan đến xung đột Ukraine vẫn không thay đổi... Iran coi việc cung cấp viện trợ quân sự cho các bên tham gia vào cuộc xung đột - dẫn đến gia tăng thương vong về người, phá hủy cơ sở hạ tầng và xa rời các cuộc đàm phán ngừng bắn - là hành động vô nhân đạo”.
Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, tiết lộ rằng ông khá ngạc nhiên trước sự hiểm trá của ngành ngoại giao Iran.
Cho đến tận ngày nay, bất kể có các bằng chứng xác đáng là các xác máy bay điều khiển từ xa Shahed, Bộ Ngoại giao Iran vẫn quyết liệt phủ nhận việc gởi máy bay điều khiển từ xa cho Nga. Trong cuộc phản công giành lại các lãnh thổ trong khu vực Kharkiv hồi năm, quân Ukraine còn tịch thu được tại Kupiansk, các máy bay điều khiển từ xa Shahed-136 còn nguyên vẹn.
Trong cuộc trò chuyện qua điện thoại với phía Iran, Bộ Trưởng Ngoại Giao nước này là Hossein Amir-Abdollahian, nay đã qua đời, vẫn tiếp tục khẳng định rằng “Chính trị của chúng tôi là chúng tôi phản đối chiến tranh và sự leo thang chiến tranh ở Ukraine”.
Ngoại trưởng Iran nói “Cáo buộc Iran gửi hỏa tiễn cho Nga để sử dụng chống lại Ukraine là không có cơ sở. Chúng tôi có hợp tác trong các vấn đề quốc phòng với Nga, nhưng việc gửi vũ khí và máy bay điều khiển từ xa chống lại Ukraine chắc chắn không phải là chính trị của chúng tôi.”
Ban đầu thì Amir-Abdollahian phủ nhận mọi thứ, nhưng trước các bằng chứng không thể chối cãi được, ông ta nói rằng chúng tôi có gởi nhưng là trước khi xảy ra cuộc chiến tại Ukraine.
Ông Josep Borrell cũng chỉ ra rằng, hôm 9 Tháng Chín, phái đoàn Iran tại Liên Hiệp Quốc tuyên bố rằng Iran không cung cấp vũ khí cho bất kỳ bên nào trong cuộc xung đột ở Ukraine và kêu gọi các quốc gia khác ngừng làm như vậy.
“Lập trường của Iran đối với cuộc xung đột Ukraine vẫn không thay đổi”, Phái bộ Iran cho biết. “Iran coi việc cung cấp hỗ trợ quân sự cho các bên tham gia vào cuộc xung đột—dẫn đến gia tăng thương vong về người, phá hủy cơ sở hạ tầng và xa rời các cuộc đàm phán ngừng bắn—là vô nhân đạo”.
Tuyên bố tiếp tục: “Vì vậy, Iran không chỉ tự mình tránh tham gia vào các hành động như vậy mà còn kêu gọi các quốc gia khác ngừng cung cấp vũ khí cho các bên liên quan đến cuộc xung đột”.
Ông Josep Borrell nói “Người Iran có vấn đề đối với sự liêm chính và thành thật.”
[Newsweek: Zelensky Presses US on Long-Range Strikes in Russia During Blinken Visit]
9. Cuộc tấn công của Nga vào Konotop làm 14 người bị thương, thiệt hại nặng nề cho cơ sở hạ tầng năng lượng
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Năm, 12 Tháng Chín, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska cho biết Nga đã tấn công thành phố Konotop ở tỉnh Sumy vào rạng sáng ngày 12 tháng 9, khiến dân thường bị thương, phá hủy trường học và làm gián đoạn nguồn cung cấp điện và nước.
Chính quyền địa phương báo cáo có mười bốn người bị thương. Hậu quả của vụ tấn công vẫn đang được điều tra.
Chính quyền khu vực cho biết Nga đã tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa “quy mô lớn” vào “các cơ sở hạ tầng năng lượng và dân sự” ở Konotop.
Cô cho biết thêm hai thường dân bị thương đã được đưa vào bệnh viện sau vụ tấn công. Một nạn nhân đang hôn mê.
Lyutnytska báo cáo rằng cuộc tấn công đã “gây thiệt hại nặng nề” cho cơ sở hạ tầng năng lượng của thành phố và tình hình cung cấp điện vẫn “nguy kịch”. Cô cho biết các kỹ sư đang làm việc để khôi phục điện cho các cơ sở y tế và nước, nhưng vẫn chưa chắc chắn khi nào điện dân dụng sẽ được khôi phục.
Cuộc tấn công vào trung tâm thành phố, gây ra hỏa hoạn, mất điện và thiệt hại về cơ sở hạ tầng. Cô cho biết các cơ sở giáo dục và tòa nhà dân cư đã bị tấn công.
“Hiện chính quyền địa phương đang triển khai các nguồn điện dự phòng để cung cấp nước cho mạng lưới, vì không có đủ nước để dập tắt đám cháy.”
Cô cũng cảnh báo người dân rằng việc di chuyển bằng xe điện sẽ bị hạn chế vì cuộc tấn công đã phá hủy một đoạn đường ray xe điện của thành phố.
Trước đây, Nga đã từng tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng ở Konotop bằng các cuộc tấn công hỏa tiễn.
Tỉnh Sumy nằm trên biên giới đông bắc của Ukraine với Nga và thường xuyên bị tấn công. Theo chính quyền địa phương, khoảng 21.000 cư dân đã được di tản khỏi khu vực này, trong đó có 5.000 trẻ em.
[Kyiv Independent: Russian strike on Konotop injures 14, heavily damages energy infrastructure]
10. Blinken, Lammy nói rằng chỉ có Nga leo thang chiến tranh trong bối cảnh cuộc tranh luận đang diễn ra về các cuộc tấn công tầm xa
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Ngoại trưởng Anh David Lammy cho biết Nga và Putin phải chịu trách nhiệm về việc leo thang chiến tranh khi trả lời câu hỏi về những hạn chế đối với khả năng thực hiện các cuộc tấn công tầm xa của Ukraine vào lãnh thổ Nga.
Kyiv từ lâu đã lập luận rằng những hạn chế về việc sử dụng vũ khí tầm xa đang kìm hãm nỗ lực chiến tranh của nước này, trong khi Washington tuyên bố rằng việc cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí của mình có thể làm leo thang tình hình.
Blinken và Lammy đã đến Ukraine vào ngày 11 tháng 9 để gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và các quan chức cao cấp khác của Ukraine trước cuộc gặp giữa Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Thủ tướng Anh Keir Starmer vào ngày 13 tháng 9.
Chuyến thăm tới Kyiv diễn ra một ngày sau khi Washington xác nhận Iran đã chuyển giao hỏa tiễn đạn đạo cho Nga, mang lại cho Mạc Tư Khoa thứ mà Blinken mô tả là “năng lực bổ sung và tính linh hoạt bổ sung” trong cuộc chiến.
Trong một cuộc họp báo ở Kyiv, Blinken và Lammy được hỏi liệu có còn lo ngại chiến tranh sẽ leo thang nếu Kyiv được phép thực hiện các cuộc tấn công tầm xa bên trong nước Nga hay không.
Blinken trả lời: “Chúng tôi thấy Nga hiện đang leo thang các cuộc tấn công vào dân thường, cơ sở hạ tầng năng lượng cũng như quân đội Ukraine bên trong Ukraine”.
Blinken cho biết: “Nếu có ai đó đang thực hiện hành động leo thang thì đó là Putin và Nga”.
Lammy nói thêm: “Tuần này, Putin là người đã leo thang căng thẳng với lô hàng hỏa tiễn từ Iran”. Ông cũng thúc giục Trung Quốc nếu còn muốn làm ăn với phương Tây thì “không nên liên quan đến những kẻ phản bội này”. Cụm từ “những kẻ phản bội” được dùng để ám chỉ Iran, những người bị Liên Hiệp Âu Châu lên án là phản bội những lời hứa của họ không viện trợ vũ khí cho Nga.
[Kyiv Independent: Blinken, Lammy say only Russia escalating war amid ongoing debate on long-range strikes]
11. Thống đốc cho biết các cuộc tấn công của Nga đã cắt nguồn khí đốt và nước ở Pokrovsk
Thống đốc Vadym Filashkin cho biết vào ngày 12 tháng 9 rằng các cuộc tấn công của Nga đã cắt đứt nguồn cung cấp khí đốt và nước tại thị trấn Pokrovsk thuộc tỉnh Donetsk.
Mặt trận phía đông gần Pokrovsk là nơi diễn ra giao tranh ác liệt trong nhiều tháng và là trọng tâm của cuộc tấn công của Nga vào Tỉnh Donetsk. Thành phố này là trung tâm hậu cần quan trọng của lực lượng Ukraine.
Chính quyền Pokrovsk đã kêu gọi người dân di tản vào ngày 15 tháng 8 sau khi lực lượng Nga tiến đến cách ngoại ô thị trấn khoảng 10 km.
Một trạm lọc mô-đun cung cấp nước cho Pokrovsk đã ngừng hoạt động do giao tranh đang diễn ra trong khu vực.
“Hiện tại nguồn cung cấp nước không thể tiếp tục hoạt động. Chúng tôi đang nỗ lực giải quyết vấn đề này”, Filashkin cho biết.
Theo thống đốc, nước uống đã được cung cấp cho người dân và hơn 300 giếng đã được khoan tại cộng đồng Pokrovsk.
Một ngày trước đó, Filashkin cho biết quân đội Nga đã phá hủy một trạm xăng cung cấp khí đốt cho Pokrovsk.
Khoảng 26.000 người vẫn ở lại Pokrovsk tính đến đầu tháng 9. Thị trấn này có dân số khoảng 60.000 người vào Tháng Giêng năm 2022.
Khi tình hình an ninh xấu đi, nhà ga xe lửa Pokrovsk đã đóng cửa. Các cuộc di tản hiện khởi hành từ nhà ga xe lửa ở Pavlohrad thuộc Tỉnh Dnipropetrovsk, một thành phố cách Pokrovsk 100 km về phía tây.
[Kyiv Independent: Russian attacks cut off gas, water in Pokrovsk, governor says]