Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 21/09: Tiêu chuẩn để chọn các Tông Đồ và Môn Đệ – Lm. Phaolô Nguyễn Trọng Thiên, SVD
Giáo Hội Năm Châu
00:39 20/09/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,
Khi ấy, Đức Giê-su đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mát-thêu đang ngồi ở đó. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi!” Ông đứng dậy đi theo Người.
Khi Đức Giê-su đang dùng bữa tại nhà ông ấy, có nhiều người thu thuế và người tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ. Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu nói với các môn đệ Người rằng: “Tại sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi?” Nghe thấy thế, Đức Giê-su nói: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:14 20/09/2024
40. Dù cho tinh thần khô cạn kéo dài đến chết thì linh hồn cũng không được bỏ cầu nguyện, sẽ có một ngày Thiên Chúa sẽ khảng khái ban cho giá trị rất phong phú.
(Thánh nữ Terese of Avila)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:18 20/09/2024
65. NHỔ LÔNG LÀM NGƯỜI
Có một con khỉ đi bái kiến diêm vương xin lên dương gian đầu thai làm con người, diêm vương nói:
- “Mày muốn làm thân thể như con người thì cần phải nhổ hết lông mới được.”
Nói xong liền kêu quỷ dạ xoa nhổ lông.
Quỷ dạ xoa vừa xuống tay nhổ thì con khỉ liên tục kêu đau, diêm vương nói:
- “Mày một sợi lông cũng không nhổ được mà cũng đòi làm người sao?”
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 65:
Ở đời, có những người muốn giàu có nhưng không muốn đổ mồ hôi làm việc; có những người muốn được người khác mến thương mình, nhưng mình lại không muốn yêu mến người khác; có những người muốn hoàn lương nhưng lại không muốn bỏ những bạn bè xấu...
Có những người Ki-tô hữu muốn làm thánh nhưng lại không sống kính Chúa yêu người; có một vài Ki-tô hữu muốn người khác cộng tác với mình để làm việc Chúa và Hội Thánh, nhưng lại hay nói xấu anh em và những người cộng tác; có những người chê bai người khác sống khoe khoang kiêu ngạo, nhưng lại muốn cha sở đọc tên của mình giữa nhà thờ cho mọi người nghe biết, vì mình đã ủng hộ tiền để xây dựng nhà thờ.v.v...
Con khỉ muốn làm con người nhưng lại không muốn nhổ sạch lông trên mình, bởi vì nó là con khỉ.
Muốn trở nên bạn bè với mọi người thì phải khiêm tốn và sống hòa đồng; muốn trở nên người Ki-tô hữu tốt thì phải sống và thực hành lời Đức Chúa Giê-su và giáo huấn của Giáo Hội, và muốn trở nên vị thánh thì không những phải sống Lời Chúa, mà còn phải nhổ sạch kiêu ngạo và những lông lá tự ái, ghét ghen, nói xấu, tham lam trên con người của chúng ta, bởi vì chúng ta đã được mời gọi để nên thánh.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một con khỉ đi bái kiến diêm vương xin lên dương gian đầu thai làm con người, diêm vương nói:
- “Mày muốn làm thân thể như con người thì cần phải nhổ hết lông mới được.”
Nói xong liền kêu quỷ dạ xoa nhổ lông.
Quỷ dạ xoa vừa xuống tay nhổ thì con khỉ liên tục kêu đau, diêm vương nói:
- “Mày một sợi lông cũng không nhổ được mà cũng đòi làm người sao?”
(Thời Hưng tiếu thoại)
Suy tư 65:
Ở đời, có những người muốn giàu có nhưng không muốn đổ mồ hôi làm việc; có những người muốn được người khác mến thương mình, nhưng mình lại không muốn yêu mến người khác; có những người muốn hoàn lương nhưng lại không muốn bỏ những bạn bè xấu...
Có những người Ki-tô hữu muốn làm thánh nhưng lại không sống kính Chúa yêu người; có một vài Ki-tô hữu muốn người khác cộng tác với mình để làm việc Chúa và Hội Thánh, nhưng lại hay nói xấu anh em và những người cộng tác; có những người chê bai người khác sống khoe khoang kiêu ngạo, nhưng lại muốn cha sở đọc tên của mình giữa nhà thờ cho mọi người nghe biết, vì mình đã ủng hộ tiền để xây dựng nhà thờ.v.v...
Con khỉ muốn làm con người nhưng lại không muốn nhổ sạch lông trên mình, bởi vì nó là con khỉ.
Muốn trở nên bạn bè với mọi người thì phải khiêm tốn và sống hòa đồng; muốn trở nên người Ki-tô hữu tốt thì phải sống và thực hành lời Đức Chúa Giê-su và giáo huấn của Giáo Hội, và muốn trở nên vị thánh thì không những phải sống Lời Chúa, mà còn phải nhổ sạch kiêu ngạo và những lông lá tự ái, ghét ghen, nói xấu, tham lam trên con người của chúng ta, bởi vì chúng ta đã được mời gọi để nên thánh.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Muốn tiến thân phải hiến thân
Lm. Nguyễn Xuân Trường
05:16 20/09/2024
Muốn tiến thân phải hiến thân
Phúc Âm kể chuyện các môn đệ Chúa đã cãi nhau dọc đường xem ai là người lớn nhất. Chúa không cấm làm lớn, nhưng Ngài lưu ý rằng: làm lớn để làm gì? Chúa bảo làm lớn để phục vụ mọi người. Muốn tiến thân phải hiến thân.
1. TIẾN thân. Tâm lý tự nhiên ai cũng muốn mình ngày càng thăng tiến. Điều này giúp con người và xã hội tiến lên. Nếu có nhiều người thông thái thành đạt, nhiều ngôi sao trong các lãnh vực thì tốt quá. Chúa không phản đối người ta tiến thân bằng con đường chính đáng nhờ sự nỗ lực phấn đấu vươn lên. Nhưng khổ nỗi con người ích kỷ, nhiều khi để tiến thân thì người ta lại tìm cách dìm người khác xuống vì ganh ghét và tranh chấp, từ đó gây cãi vã và xung đột loại trừ.
2. HIẾN thân. Thông thường, người ta tiến thân để vinh thân phì gia, để nắm quyền lực thống trị kẻ khác. Nhưng Chúa Giêsu lại bảo tiến thân để hiến thân khi Ngài tuyên bố: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người.” Chúa không chỉ tuyên bố suông, mà Ngài đã hành động khi hạ mình xuống thế làm người và hiến mình chịu chết để cứu chuộc nhân loại. Chúa đã làm một cuộc cách mạng về đường lối lãnh đạo: người đứng đầu phải hầu thiên hạ.
Tin Mừng là ở chỗ: khi người đứng đầu dám hiến thân cúi xuống phục vụ người khác thì họ thực sự trở thành người vĩ đại trước mặt Thiên Chúa, sự vĩ đại của một trái tim cống hiến và phụng sự con người. Có người bảo: điều này lý tưởng quá, chỉ có Chúa mới làm được! Không, điều này con người cũng làm được. Thực tế trong mỗi gia đình, các bậc cha mẹ là những người đứng đầu lại sẵn sàng cúi xuống hầu hạ con cháu. Và thật ý nghĩa khi nhiều đoàn thể trong Giáo hội cũng gọi ban lãnh đạo là ban phục vụ. Có đức tin, có lý tưởng và tình yêu thương, người ta sẽ làm được điều này. Amen.
Phúc Âm kể chuyện các môn đệ Chúa đã cãi nhau dọc đường xem ai là người lớn nhất. Chúa không cấm làm lớn, nhưng Ngài lưu ý rằng: làm lớn để làm gì? Chúa bảo làm lớn để phục vụ mọi người. Muốn tiến thân phải hiến thân.
1. TIẾN thân. Tâm lý tự nhiên ai cũng muốn mình ngày càng thăng tiến. Điều này giúp con người và xã hội tiến lên. Nếu có nhiều người thông thái thành đạt, nhiều ngôi sao trong các lãnh vực thì tốt quá. Chúa không phản đối người ta tiến thân bằng con đường chính đáng nhờ sự nỗ lực phấn đấu vươn lên. Nhưng khổ nỗi con người ích kỷ, nhiều khi để tiến thân thì người ta lại tìm cách dìm người khác xuống vì ganh ghét và tranh chấp, từ đó gây cãi vã và xung đột loại trừ.
2. HIẾN thân. Thông thường, người ta tiến thân để vinh thân phì gia, để nắm quyền lực thống trị kẻ khác. Nhưng Chúa Giêsu lại bảo tiến thân để hiến thân khi Ngài tuyên bố: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người.” Chúa không chỉ tuyên bố suông, mà Ngài đã hành động khi hạ mình xuống thế làm người và hiến mình chịu chết để cứu chuộc nhân loại. Chúa đã làm một cuộc cách mạng về đường lối lãnh đạo: người đứng đầu phải hầu thiên hạ.
Tin Mừng là ở chỗ: khi người đứng đầu dám hiến thân cúi xuống phục vụ người khác thì họ thực sự trở thành người vĩ đại trước mặt Thiên Chúa, sự vĩ đại của một trái tim cống hiến và phụng sự con người. Có người bảo: điều này lý tưởng quá, chỉ có Chúa mới làm được! Không, điều này con người cũng làm được. Thực tế trong mỗi gia đình, các bậc cha mẹ là những người đứng đầu lại sẵn sàng cúi xuống hầu hạ con cháu. Và thật ý nghĩa khi nhiều đoàn thể trong Giáo hội cũng gọi ban lãnh đạo là ban phục vụ. Có đức tin, có lý tưởng và tình yêu thương, người ta sẽ làm được điều này. Amen.
Công cụ của Lời
Lm. Minh Anh
17:57 20/09/2024
CÔNG CỤ CỦA LỜI
“Ông đứng dậy đi theo Người!”.
Một thương gia rất hài lòng với chiếc phong vũ biểu vừa mới sưu tầm; nhưng về đến nhà, ông vô cùng thất vọng khi thấy chiếc kim của nó có vẻ ‘kẹt’; nó chỉ vào ‘khoản bão’. Lắc nó vài lần, chiếc kim vẫn ‘kẹt!’. Ông bực bội viết một thư phàn nàn gửi cho cửa tiệm. Tối hôm sau, từ văn phòng trở về, ông không tìm thấy chiếc phong vũ biểu; ngôi nhà cũng không! Thì ra, chiếc kim của nó chỉ đúng; rằng, đã có một trận cuồng phong!
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng lễ thánh Matthêu không nói đến một ‘phong vũ biểu’; nhưng cách nào đó, nói đến một ‘la bàn!’. Người tậu nó, không là một thương gia hoài nghi, nhưng là một quan thuế cả tin! Matthêu luôn tin vào la bàn vốn luôn chỉ về ‘khoản Giêsu’ - người gọi ông - để ông trở nên một công cụ của ân sủng, ‘công cụ của Lời!’.
Với ơn gọi của Matthêu, rõ ràng, sự thánh thiện của một người không đơn thuần là ‘rời bỏ một quá khứ xấu’, nhưng còn là ‘tham phần vào tình yêu và sự thánh thiện’ của Thiên Chúa; cũng không chỉ là ‘dứt mình ra khỏi’ một cái gì đó, nhưng ‘được biến đổi’ để trở nên một ‘ai đó’, một công cụ Thiên Chúa nhắm đến khi tạo dựng mỗi người để họ trở thành.
Cũng thế, khi gọi bạn và tôi, Thiên Chúa không trao cho chúng ta một tấm bản đồ; thay vào đó, một la bàn. Bạn không nhìn thấy toàn bộ đường đi; đơn giản, chỉ biết phương hướng, và nó luôn chỉ về ‘khoản Giêsu’. Mỗi ngày, Chúa Thánh Thần dun dủi chúng ta để mắt vào ‘khoản đó’ hầu đi về hướng Ngài. Matthêu quả không biết đời mình sẽ ra thế nào, nhưng biết chắc nó phải ‘bắt đầu từ đâu’, và nó ‘phải thay đổi’ khi dõi mắt và đi về hướng Giêsu. Matthêu tin rằng, Chúa Giêsu là người đáng để tin đến nỗi, ông sẽ phó mình hoàn toàn cho Ngài, mặc cho tương lai xem ra vô định. Matthêu đâu biết, rồi đây, ông sẽ viết Tin Mừng, sẽ là một công cụ sắc bén của Ngài, ‘công cụ của Lời!’.
Niềm vui của Matthêu phớn phở qua tiệc ‘Mừng Vĩnh Khấn’. Ở đây, lời Khải Huyền thật thâm trầm, “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe Ta và mở cửa, Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với nó!”. Matthêu có thể nói ‘không’, ‘chưa’, hoặc ‘không phải bây giờ’. Và nếu đã có một sự từ chối, hẳn đã không có một bữa tiệc tối nào và do đó, bạn bè ông đã bỏ lỡ cuộc gặp thân mật với Chúa Giêsu, một lần gặp biết đâu đã thay đổi vĩnh viễn một số cuộc đời trong họ. Bằng việc thưa “vâng” của Matthêu, Chúa Giêsu đã có thể chạm vào cuộc sống của ông, của những người khác mà ông là trung gian của Ngài ngay từ giây phút đầu.
Anh Chị em,
“Ông đứng dậy đi theo Người!”. Lời gọi đi theo Chúa Giêsu, trước hết, là một lời mời hoán cải; tiếp đến, tham phần vào tình yêu và sự thánh thiện của Ngài. Matthêu trải nghiệm tiến trình đó suốt cả đời mình; đã trở nên một phong vũ biểu, một la bàn chính xác cho hậu thế với chiếc kim luôn ‘kẹt’ ở ‘khoản Giêsu’. Không chỉ báo có một trận cuồng phong, Matthêu còn viết về Đấng có uy quyền trên cuồng phong, cuồng phong thiên nhiên, cuồng phong tâm hồn. Như Matthêu, bạn và tôi được gọi để trở nên một phong vũ biểu, một la bàn cho thế giới, với một điều kiện duy nhất, luôn chỉ đúng hướng!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, trong mọi đấng bậc, Chúa gọi con để trở nên một ‘công cụ của Lời’. Đừng để con trở nên một dụng cụ tồi, rẻ tiền; và tệ hơn, chỉ bậy!”, Amen.
( Tgp. Huế)
“Ông đứng dậy đi theo Người!”.
Một thương gia rất hài lòng với chiếc phong vũ biểu vừa mới sưu tầm; nhưng về đến nhà, ông vô cùng thất vọng khi thấy chiếc kim của nó có vẻ ‘kẹt’; nó chỉ vào ‘khoản bão’. Lắc nó vài lần, chiếc kim vẫn ‘kẹt!’. Ông bực bội viết một thư phàn nàn gửi cho cửa tiệm. Tối hôm sau, từ văn phòng trở về, ông không tìm thấy chiếc phong vũ biểu; ngôi nhà cũng không! Thì ra, chiếc kim của nó chỉ đúng; rằng, đã có một trận cuồng phong!
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng lễ thánh Matthêu không nói đến một ‘phong vũ biểu’; nhưng cách nào đó, nói đến một ‘la bàn!’. Người tậu nó, không là một thương gia hoài nghi, nhưng là một quan thuế cả tin! Matthêu luôn tin vào la bàn vốn luôn chỉ về ‘khoản Giêsu’ - người gọi ông - để ông trở nên một công cụ của ân sủng, ‘công cụ của Lời!’.
Với ơn gọi của Matthêu, rõ ràng, sự thánh thiện của một người không đơn thuần là ‘rời bỏ một quá khứ xấu’, nhưng còn là ‘tham phần vào tình yêu và sự thánh thiện’ của Thiên Chúa; cũng không chỉ là ‘dứt mình ra khỏi’ một cái gì đó, nhưng ‘được biến đổi’ để trở nên một ‘ai đó’, một công cụ Thiên Chúa nhắm đến khi tạo dựng mỗi người để họ trở thành.
Cũng thế, khi gọi bạn và tôi, Thiên Chúa không trao cho chúng ta một tấm bản đồ; thay vào đó, một la bàn. Bạn không nhìn thấy toàn bộ đường đi; đơn giản, chỉ biết phương hướng, và nó luôn chỉ về ‘khoản Giêsu’. Mỗi ngày, Chúa Thánh Thần dun dủi chúng ta để mắt vào ‘khoản đó’ hầu đi về hướng Ngài. Matthêu quả không biết đời mình sẽ ra thế nào, nhưng biết chắc nó phải ‘bắt đầu từ đâu’, và nó ‘phải thay đổi’ khi dõi mắt và đi về hướng Giêsu. Matthêu tin rằng, Chúa Giêsu là người đáng để tin đến nỗi, ông sẽ phó mình hoàn toàn cho Ngài, mặc cho tương lai xem ra vô định. Matthêu đâu biết, rồi đây, ông sẽ viết Tin Mừng, sẽ là một công cụ sắc bén của Ngài, ‘công cụ của Lời!’.
Niềm vui của Matthêu phớn phở qua tiệc ‘Mừng Vĩnh Khấn’. Ở đây, lời Khải Huyền thật thâm trầm, “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe Ta và mở cửa, Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với nó!”. Matthêu có thể nói ‘không’, ‘chưa’, hoặc ‘không phải bây giờ’. Và nếu đã có một sự từ chối, hẳn đã không có một bữa tiệc tối nào và do đó, bạn bè ông đã bỏ lỡ cuộc gặp thân mật với Chúa Giêsu, một lần gặp biết đâu đã thay đổi vĩnh viễn một số cuộc đời trong họ. Bằng việc thưa “vâng” của Matthêu, Chúa Giêsu đã có thể chạm vào cuộc sống của ông, của những người khác mà ông là trung gian của Ngài ngay từ giây phút đầu.
Anh Chị em,
“Ông đứng dậy đi theo Người!”. Lời gọi đi theo Chúa Giêsu, trước hết, là một lời mời hoán cải; tiếp đến, tham phần vào tình yêu và sự thánh thiện của Ngài. Matthêu trải nghiệm tiến trình đó suốt cả đời mình; đã trở nên một phong vũ biểu, một la bàn chính xác cho hậu thế với chiếc kim luôn ‘kẹt’ ở ‘khoản Giêsu’. Không chỉ báo có một trận cuồng phong, Matthêu còn viết về Đấng có uy quyền trên cuồng phong, cuồng phong thiên nhiên, cuồng phong tâm hồn. Như Matthêu, bạn và tôi được gọi để trở nên một phong vũ biểu, một la bàn cho thế giới, với một điều kiện duy nhất, luôn chỉ đúng hướng!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, trong mọi đấng bậc, Chúa gọi con để trở nên một ‘công cụ của Lời’. Đừng để con trở nên một dụng cụ tồi, rẻ tiền; và tệ hơn, chỉ bậy!”, Amen.
( Tgp. Huế)
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 25 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:18 20/09/2024
CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mc 9, 30-37
“Con người sẽ bị nộp. Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải phục vụ mọi người.”
Bạn thân mến,
Cuộc sống con người nếu không có những tham vọng thì sẽ rất bằng phẳng, sẽ rất hiền hoà như nguyên tổ A-dong và E-va của chúng ta hồi ở trong vườn địa đàng, nhưng con người thì luôn có tham vọng, cái tham vọng này nhiều lúc vượt qua khả năng của con người: muốn làm lớn.
Chúa Giê-su đã ân cần dặn dò các môn đệ: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người”, Ngài muốn các môn đệ phải học nơi Ngài sứ mệnh “làm lớn” tức là sứ mệnh phục vụ tha nhân trong chính bổn phận của mình. Bởi vì có nhiều người “làm lớn” nhưng không thích phục vụ; có nhiều người thích ăn trên đầu ngồi trên cổ người khác, nhưng lại chỉ tay năm ngón và coi việc phục vụ như là công việc đê hèn của các đầy tớ, đó là nguyên nhân của những bất hoà, phe phái và chiến tranh.
Chúa Giê-su đã phục vụ và Ngài coi phục vụ chính là tiêu chuẩn để làm lớn trong Nước Trời.
“Muốn làm lớn thì phải làm nhỏ” không ai lớn cho bằng Đức Giê-su, Ngài chính là Thiên Chúa, là vua vũ trụ; nhưng cũng không ai nhỏ cho bằng Đức Giê-su, Ngài chính là con người, một con người nghèo khó nhất giữa loài người, và không ai đề cao việc phục vụ như Ngài, bởi vì chính Ngài đã phục vụ trong yêu thương cho đến chết, và chết rất tội nghiệp trên cây thập giá. Đó chính là hình ảnh sống động của người “làm lớn”, là mẫu gương phục vụ cho những người muốn “làm lớn” trong cộng đoàn của mình.
Con người ta ai cũng thích được làm ông này bà nọ -trong đó có bạn và tôi- ai cũng thích được có quyền hành để sai người này bảo người kia, nhưng rất ít có người thích phục vụ người khác như một tôi tớ. Có những lúc chúng ta phục vụ mà trong tâm hồn vẫn còn vướng mắc cái mắc cỡ, coi phục vụ là việc xấu xa đê tiện của hạng đầy tớ, cho nên chúng ta miễn cưỡng khi cúi xuống vung tay vứt nắm đồng tiền cho người ăn xin bên vệ đường, và nhanh chân bước đi mà không thèm ngoái cổ nhìn lại...
Bạn thân mến,
Người làm lớn tức là người có chức có quyền trong xã hội và Giáo Hội, nhưng chức quyền của họ không làm cho người khác lớn lên trong tình thương nếu họ không biết phục vụ, trái lại, người biết phục vụ vì yêu thương sẽ có ảnh hưởng lớn mạnh trên mọi người, mà không cần có một thế lực nào của người đời nâng đỡ, bởi vì chính Thiên Chúa là Đấng yêu thương sẽ luôn ở với họ.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng không yêu thương.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng cách miễn cưỡng.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng phục vụ chiếu lệ.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng lẩm bẩm chửi thề...
Chỉ có những ai thành tâm yêu mến Đức Chúa Giê-su trong tha nhân mới có cung cách phục vụ chân chính, và như thế họ là những người lớn nhất trong Nước Trời vậy !
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
--------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin mừng: Mc 9, 30-37
“Con người sẽ bị nộp. Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải phục vụ mọi người.”
Bạn thân mến,
Cuộc sống con người nếu không có những tham vọng thì sẽ rất bằng phẳng, sẽ rất hiền hoà như nguyên tổ A-dong và E-va của chúng ta hồi ở trong vườn địa đàng, nhưng con người thì luôn có tham vọng, cái tham vọng này nhiều lúc vượt qua khả năng của con người: muốn làm lớn.
Chúa Giê-su đã ân cần dặn dò các môn đệ: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người”, Ngài muốn các môn đệ phải học nơi Ngài sứ mệnh “làm lớn” tức là sứ mệnh phục vụ tha nhân trong chính bổn phận của mình. Bởi vì có nhiều người “làm lớn” nhưng không thích phục vụ; có nhiều người thích ăn trên đầu ngồi trên cổ người khác, nhưng lại chỉ tay năm ngón và coi việc phục vụ như là công việc đê hèn của các đầy tớ, đó là nguyên nhân của những bất hoà, phe phái và chiến tranh.
Chúa Giê-su đã phục vụ và Ngài coi phục vụ chính là tiêu chuẩn để làm lớn trong Nước Trời.
“Muốn làm lớn thì phải làm nhỏ” không ai lớn cho bằng Đức Giê-su, Ngài chính là Thiên Chúa, là vua vũ trụ; nhưng cũng không ai nhỏ cho bằng Đức Giê-su, Ngài chính là con người, một con người nghèo khó nhất giữa loài người, và không ai đề cao việc phục vụ như Ngài, bởi vì chính Ngài đã phục vụ trong yêu thương cho đến chết, và chết rất tội nghiệp trên cây thập giá. Đó chính là hình ảnh sống động của người “làm lớn”, là mẫu gương phục vụ cho những người muốn “làm lớn” trong cộng đoàn của mình.
Con người ta ai cũng thích được làm ông này bà nọ -trong đó có bạn và tôi- ai cũng thích được có quyền hành để sai người này bảo người kia, nhưng rất ít có người thích phục vụ người khác như một tôi tớ. Có những lúc chúng ta phục vụ mà trong tâm hồn vẫn còn vướng mắc cái mắc cỡ, coi phục vụ là việc xấu xa đê tiện của hạng đầy tớ, cho nên chúng ta miễn cưỡng khi cúi xuống vung tay vứt nắm đồng tiền cho người ăn xin bên vệ đường, và nhanh chân bước đi mà không thèm ngoái cổ nhìn lại...
Bạn thân mến,
Người làm lớn tức là người có chức có quyền trong xã hội và Giáo Hội, nhưng chức quyền của họ không làm cho người khác lớn lên trong tình thương nếu họ không biết phục vụ, trái lại, người biết phục vụ vì yêu thương sẽ có ảnh hưởng lớn mạnh trên mọi người, mà không cần có một thế lực nào của người đời nâng đỡ, bởi vì chính Thiên Chúa là Đấng yêu thương sẽ luôn ở với họ.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng không yêu thương.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng cách miễn cưỡng.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng phục vụ chiếu lệ.
Có người phục vụ tha nhân, nhưng lẩm bẩm chửi thề...
Chỉ có những ai thành tâm yêu mến Đức Chúa Giê-su trong tha nhân mới có cung cách phục vụ chân chính, và như thế họ là những người lớn nhất trong Nước Trời vậy !
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
--------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Quanh việc Bộ Giáo Lý Đức Tin nhận định về Hiện tượng Mễ Du
Vũ Văn An
20:24 20/09/2024
Như mọi người đã biết, Bộ Giáo Lý Đức Tin vừa đưa ra phán quyết ban cấp tư cách “Nihil Obstat” cho việc sùng kính Đức Mẹ tại Mễ Du, mà không có việc thừa nhận tính chân chính hay chính thống của toàn bộ sự việc Đức Mẹ hiện ra ở đó.
Nên thẳng thừng lên án
Trước quyết định này, không ít người như Ed. Condon của The Pillar tỏ ý không hài lòng ở thứ phán quyết “nửa vời” đó. Ngày 21 tháng 9 hôm nay, Ông cho hay, phán quyết Nihil Obstat này “bị nhiều người coi là đáng tranh cãi” vì theo Ông, Đối với nhiều người Công Giáo mà ông biết, việc tháo gỡ một cách lịch sự huyền thoại xây nền cho Medjugorje này gây cảm giác kỳ lạ với việc bộ ủng hộ nơi này (dù là thận trọng) — nhiều người muốn thấy một sự lên án thẳng thừng đối với những lần được cho là hiện ra, nếu không phải là mọi thứ đi kèm với chúng.
Những cảm quan đó gần như sâu sắc và rộng khắp ở một số nơi trong Giáo hội ngang bằng với sự ủng hộ đối với địa điểm hành hương.
Vatican có thể không gọi những lần được cho như hiện ra là đồ "vớ vẩn" [bullshit], nhưng đó chính là thuật ngữ mà một viên chức của Bộ Giáo lý Đức tin đã dùng để mô tả chúng với Ông cách đây vài năm khi họ ngồi cạnh nhau trên máy bay — khi đó Ông còn là một luật sư giáo luật toàn thời gian.
Đã đành, trong nhiều thập kỷ, như Bộ Giáo lý Đức tin đã ghi chú, hàng ngàn người Công Giáo "đã khám phá ra vẻ đẹp của việc trở thành Kitô hữu thông qua Mễ Du."
"Những thành quả tích cực liên quan đến trải nghiệm tâm linh này là rõ ràng và theo thời gian, chúng đã trở nên khác biệt với trải nghiệm của những người được cho là thị nhân, những người không còn được coi là những người trung gian chính của 'hiện tượng Mễ Du'", theo Bộ Giáo lý Đức tin, và Ông phải đồng ý là Bộ rất đúng trong nhận xét này.
Người ta không cần phải tin vào tính chân chính của "các thị nhân" ở Mễ Du nữa để nhận ra rằng Chúa và Đức Mẹ có xu hướng ưu ái những người tiếp cận các Vị một cách chân thành, bất kể ở đâu. Và nhiều người đã đến Mễ Du, gặp các Vị ở đó và được nuôi dưỡng đức tin trong quá trình đó.
Thành thử như một giải pháp cho vấn đề Medjugorje như hiện nay, ít nhất thì đây là một phán quyết dễ hiểu, ngay cả khi nó sẽ khiến nhiều người khá khó chịu.
Một số người sẽ không thích việc Giáo hội dường như mang lại vẻ ngoài đáng kính về mặt tâm linh cho những thị kiến rất có thể là gian lận, và cho rằng nó làm giảm giá trị, thậm chí bằng sự liên tưởng gián tiếp, những hiện tượng Đức Mẹ thuyết phục và đáng tin cậy hơn như Lộ Đức và Fatima; rằng nó không tốt cho đức tin và cho các tín hữu.
Mặt khác, việc tranh cãi về những thành quả hợp pháp của Chúa Thánh Thần đã xuất hiện, như Bộ Giáo lý Đức tin đã nói, "giữa hiện tượng này" trong nhiều thập niên sẽ tương đương với việc làm mất hiệu lực kinh nghiệm sống về đức tin được nhiều người chứng thực — và có một mối quan tâm mục vụ nghiêm túc cần được điều hướng ở đó.
Nhưng trong khi linh đạo đại chúng không phải là không có chỗ đứng trong Giáo hội, thì chủ nghĩa dân túy dưới bất cứ hình thức nào cũng có thể dễ dàng bị định hướng sai lầm, cũng như nó có thể mạnh mẽ.
Giáo hội không nghi ngờ những cuộc gặp gỡ thực sự với Chúa mà nhiều người có thể đã có "giữa hiện tượng này". Những người khác có thể hợp lý khi hoãn phán đoán về sự thận trọng cuối cùng của Vatican khi kết luận rằng không có gì ngăn cản những huyền thoại làm nền cho Medjugorje được kể lại.
Theo Luke Coppen cũng của The Pillar, tuyên bố của Bộ Giáo Lý Đức Tin thừa nhận rằng “các giám mục, thần học gia, ủy ban và phân tích gia” từng phát biểu nhiều ý kiến trái ngược nhau, thành thử “đã đến lúc phải tiến đến chỗ kết luận một lịch sử lâu dài và phức tạp bao quanh hiện tượng thiêng liêng ở Mễ Du”.
Đôi hàng lịch sử
Jimmy Akin, trên National Catholic Register ngày 20 tháng 9, sơ lược thuật lại đôi hàng lịch sử về biến cố Mễ Du:
Phán quyết mới đưa ra câu trả lời của Bộ cho một câu hỏi lâu đời và gây tranh cãi về các hiện tượng tại Mễ Du.
Năm 1981, sáu người trẻ bắt đầu báo cáo về các lần Đức Mẹ hiện ra ở Mễ Du, khi đó là một phần của Nam Tư. Những lần hiện ra này bao gồm nhiều thông điệp, được báo cáo hàng ngày. Ba trong số những cá nhân này vẫn báo cáo rằng họ nhận được thông điệp từ Đức Mẹ hàng ngày, trong khi ba người còn lại chỉ báo cáo vào những dịp đặc biệt.
Các thông điệp được cho là cũng chứa 10 bí mật về các sự kiện trong tương lai chưa được tiết lộ công khai. Một thông điệp liên quan đến một dấu hiệu vĩnh viễn sẽ xuất hiện trên ngọn đồi nơi các lần hiện ra đầu tiên xảy ra.
Sau khi các lần hiện ra bắt đầu được báo cáo, giám mục địa phương lúc đó, Giám mục Pavao Zanic của Mostar-Duvno, đã bổ nhiệm hai ủy ban để nghiên cứu chúng. Tuy nhiên, sự phổ biến của địa điểm này đã tăng lên đến mức hội đồng giám mục Nam Tư đã thành lập một ủy ban thứ ba.
Vào thời điểm đó, các giám mục đang tìm cách ban hành một trong ba phán quyết liên quan đến các lần hiện ra: constat de supernaturalitate (“xác định là siêu nhiên”), non constat de supernaturalitate (“không xác định là siêu nhiên”) hoặc constat de non supernaturalitate (“xác định là không siêu nhiên”).
Năm 1991, các giám mục Nam Tư đã ban hành một phán quyết “không xác định là siêu nhiên”, nhưng điều này không chấm dứt vấn đề, và sự quan tâm trên toàn thế giới đối với Mê Du đã khiến Vatican can dự vào nhiều hơn.
Năm 2010, Đức Benedict XVI đã thành lập một ủy ban mới dưới sự bảo trợ của Bộ Giáo lý Đức tin khi đó, và ủy ban đã gửi báo cáo riêng cho bộ này vào năm 2014.
Ủy ban được cho là thấy những lần hiện ra đầu tiên ở Mễ Du xứng đáng được điều tra thêm, nhưng lại nghi ngờ những lần hiện ra sau đó. Bình luận về báo cáo năm 2017, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tuyên bố:
“Về những lần hiện ra được cho là hiện tại, báo cáo có những nghi ngờ. Cá nhân tôi thì khắt khe hơn. Tôi thích Đức Mẹ là mẹ, mẹ của chúng ta, chứ không phải Đức Mẹ của bưu điện, người chuyển thông điệp mỗi ngày vào một giờ cố định.... Đây không phải là mẹ của Chúa Giêsu. Những lần được cho là hiện ra này chẳng có giá trị gì mấy. Đó là ý kiến cá nhân của tôi.”
Vào thời điểm này, Tòa thánh đã gặp phải một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Một mặt, có những nghi ngờ đáng kể về tính siêu nhiên của nhiều hiện tượng ở Mễ Du. Mặt khác, nếu họ đưa ra phán quyết không phải là siêu nhiên, thì đó sẽ là một đòn giáng mạnh vào nhiều tín hữu trên toàn thế giới của những lần được cho là hiện ra như vậy.
Theo Luke Coppen của the Pillar, kể từ ngày 24 tháng Sáu năm 1981, ước lượng đã có khoảng 50 triệu người đến viếng Mễ Du, một con số không nhỏ. Vả lại, theo ông, Vatican từng vật lộn với các biến cố được tường trình về Mễ Du kể từ năm 1981, năm được cho là Đức Mẹ đã hiện ra với sáu người trẻ ở đây. Sở dĩ đến nay, Bộ Giáo Lý Đức Tin có thể ban hành một phán quyết về hiện tượng này, là nhờ vào hồi tháng Năm, Bộ đã ban hành các qui định mới về “việc biện phân các hiện tượng được cho là siêu nhiên”. Và kể từ tháng Năm, Bộ cũng đã ban hành 10 tuyên bố về các biến cố được cho là siêu nhiên ở Âu Châu, Á Châu và Mỹ Châu.
Chúng ta cũng đừng quên, lúc ban đầu, sáu “thị nhân” nhận diện bà “hiện ra” với họ là Gospa (mệnh phụ), tự xưng là “Nữ Vương Hòa Bình” với sứ điệp cầu nguyện, hoán cải, và ăn chay. Chính vì vậy, theo Coppen, tuyên bố của Bộ Giáo Lý Đức Tin nói rằng: “các khía cạnh chính” của sứ điệp Mễ Du là việc nhấn mạnh tới hòa bình, qui Kitô, kêu gọi hoán cải, cầu nguyện, ăn chay, dự thánh lễ và xưng tội. “Các sứ điệp này, xét tổng quan, sở hữu giá trị lớn lao và nói lên giáo huấn thường hằng của Tin Mừng bằng những lời lẽ khác nhau”.
Kinh lý tông tòa
Điều cũng đáng nói nữa là tuyên bố của Bộ lưu ý tới vai trò của vị kinh lý tông tòa tại giáo xứ Thánh Gia-cô-bê của Mễ Du, Đức Tổng Giám Mục Aldo Cavalli. Vị này, vốn là một nhà ngoại giao kỳ cựu của Tòa Thánh, đã được Đức Phanxicô cử nhiệm làm Kinh lý tông tòa đặc biệt tại giáo xứ này vào ngày 27 tháng 11 năm 2021, sẽ tiếp tục thực thi các nhiệm vụ của ngài, nay gồm việc bảo đảm để tuyên bố của Bộ Giáo Lý Đức Tin được “bao gồm như một dẫn nhập trong bất cứ ấn phẩm thu thập các sứ điệp nào”.
Đức TGM Cavalli cũng sẽ “biện phân bất cứ sứ điệp tương lai, hay quá khứ nào chưa được công bố, và cho phép chúng trước bất cứ việc công bố nào. Nói tóm lại, Mễ Du sẽ liên tục được Tòa Thánh giám sát.
VietCatholic TV
Tin vui: Giữa âu lo chiến tranh, phép lạ máu của Thánh Gennariô hóa lỏng đã xảy ra ngoạn mục
VietCatholic Media
02:08 20/09/2024
1. Phép lạ máu của Thánh Gennariô hóa lỏng ở Napoli đã xảy ra vào ngày lễ của ngài
Lúc 10 giờ 1 phút ngày Thứ Năm, 19 Tháng Chín, theo giờ địa phương, hay 15 giờ 1 phút chiều cùng ngày theo giờ Việt Nam, máu của Thánh Gennariô đã hóa lỏng trước một Thánh lễ ở Napoli, Ý, tiếng Anh gọi là Naples, nơi Đức Tổng Giám Mục nhận định rằng máu của vị tử đạo thế kỷ thứ tư là lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng “tình yêu mạnh hơn cái chết”.
Điều kỳ lạ thú vị là phép lạ diễn ra ngay khi Đức Tổng Giám Mục và đoàn đồng tế đang tiến lên bàn thờ.
Trước Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Domenico Battaglia đã đến Nhà nguyện Kho báu của Thánh Gennariô cùng với Đức Ông Vincenzo de Gregorio, Cha sở nhà thờ chính tòa, và thị trưởng thành phố Luigi De Magistris.
Đức Cha Battaglia mở chiếc két sắt có chứa lọ máu khô của vị giám mục sống ở thế kỷ thứ tư. Lúc đó máu trong lọ vẫn khô.
Trong khi ngài tiến lên bàn thờ trong nhà thờ chính tòa đầy nghẹt người, phép lạ đã xảy ra. Khối màu khô dính vào một bên của lọ máu bắt đầu hóa lỏng bao phủ toàn bộ tấm kính. Theo truyền thuyết địa phương, việc máu không hóa lỏng báo hiệu chiến tranh, nạn đói, bệnh tật hoặc các thảm họa khác.
Thông thường, vị chủ tế sẽ cử hành thánh lễ rồi mới cầm lọ máu lên xem. Nhưng, ngay khi tiến lên bàn thờ, Đức Tổng Giám Mục Battaglia đã chú ý thấy có sự thay đổi của lọ máu. Vì thế, ngay trước làm dấu thánh giá bắt đầu thánh lễ, ngài đã lật lọ máu từ bên này sang bên kia để xem rõ trạng thái của máu.
“Máu đã hóa lỏng,” ngài nói.
Đức Tổng Giám Mục Domenico Battaglia của Napoli đã giơ cao ống đựng thánh tích máu của vị thánh tại nhà thờ Napoli vào ngày lễ của ngài, cho thấy phép lạ máu khô của Thánh Gennariô hóa lỏng đã diễn ra giữa tiếng reo hò của những người đã chờ đợi trong nhà thờ từ sáng sớm.
“Mỗi giọt máu này nói với chúng ta về tình yêu của Chúa,” Đức Tổng Giám Mục Battaglia nói trong bài giảng của mình. “Máu này là dấu chỉ của máu Chúa Kitô, của cuộc khổ nạn của Người.”
Sau khi làm Dấu Thánh Giá, báo hiệu bắt đầu Thánh Lễ được truyền trực tiếp, ngài nói: “Chúng ta cảm tạ Chúa về món quà này, vì dấu hiệu này rất quan trọng đối với cộng đoàn chúng ta”.
Theo tài liệu của cơ quan truyền thông Ý Famiglia Cristiana, nghĩa là Gia Đình Kitô, quá trình hóa lỏng đôi khi mất hàng giờ hoặc thậm chí vài ngày, thậm chí đôi khi hoàn toàn không xảy ra. Chính vì thế, Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời có các thánh lễ vào lúc 10g, và 12g30, 17g và 18g30 trong ngày Thứ Năm, 19 Tháng Chín; và các thánh lễ 9g sáng, 12g30, 16g30 và 18g30 vào ngày Thứ Sáu, 20 Tháng Chín, để dự liệu trường hợp máu không hóa lỏng. Việc phép lạ diễn ra vào lúc 10g một phút trong thánh lễ đầu tiên của ngày 19 Tháng Chín, được kể là kỳ tích.
Đức Tổng Giám Mục nhắc lại rằng ngày 19 tháng 9 đánh dấu ngày kỷ niệm cuộc tử đạo của Thánh Gennariô cách đây hơn 1.700 năm, khi vị thánh này chọn cái chết để “trung thành với Phúc Âm” nhằm chứng tỏ rằng tình yêu của Thiên Chúa “mạnh hơn cái chết, bạo lực hoặc bất kỳ quyền lực nào”.
Hàng trăm người đã tụ họp tại Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Lên Trời của Napoli để dự lễ Thánh Gennariô, được gọi là San Gennaro trong tiếng Ý. Vị thánh này là một giám mục Công Giáo được cho là đã bị tử đạo trong cuộc đàn áp Kitô giáo của Hoàng đế Điôclêtiô.
Trong truyền thuyết của người dân Napoli, máu không hóa lỏng báo hiệu chiến tranh, nạn đói, bệnh tật hoặc các thảm họa khác. Phép lạ này thường xảy ra tới ba lần một năm: Ngày 19 tháng 9, ngày lễ của vị thánh; Thứ Bảy đầu tiên của tháng 5, ngày hài cốt của ngài được chuyển đến Napoli; và Ngày 16 tháng 12, ngày kỷ niệm vụ phun trào năm 1631 của Núi Vesuvius gần đó.
Trong bài giảng của mình, tổng giám mục Napoli đã cảnh báo không nên hạ thấp lòng tôn kính vị thánh của thành phố này xuống mức chỉ là mê tín dị đoan.
“Chúng ta không cần phải lo lắng nếu máu của thánh tích này không hóa lỏng, nhưng chúng ta phải lo lắng nếu đó là máu của những người bị áp bức, những người bị thiệt thòi và những người nghèo chảy qua đường phố của chúng ta,” ngài nói.
Theo truyền thông Ý, Hoàng tử Carlo của Nhà Bourbon và Hoàng tử Emanuele Filiberto của Savoy đã có mặt tại nhà thờ Napoli và ôm nhau khi nghe tin máu khô đã hóa lỏng.
Phép lạ máu của Thánh Gennariô hóa lỏng diễn ra trong bối cảnh kinh tế Ý và Âu Châu tiếp tục âu lo về nguy cơ chiến tranh lan rộng từ Ukraine. Nghị viện Âu Châu đã thông qua một nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên Liên minh Âu Châu cho phép Ukraine sử dụng “hệ thống vũ khí phương Tây chống lại các mục tiêu quân sự hợp pháp ở Nga”.
Nghị quyết được thông qua với 425 phiếu thuận, 131 phiếu chống và 63 phiếu trắng, nêu rõ rằng “nếu không dỡ bỏ các hạn chế hiện tại, Ukraine không thể thực hiện đầy đủ quyền tự vệ của mình và vẫn phải đối mặt với các cuộc tấn công vào người dân và cơ sở hạ tầng của mình”.
Đáp lại, chủ tịch Duma quốc gia, hay Hạ Viện Nga tuyên bố “Thời gian bay của hỏa tiễn Sarmat tới Strasbourg là 3 phút 20 giây”. Hỏa tiễn Sarmat của Nga, thường được gọi là hỏa tiễn Satan2, được nhà độc tài Vladimir Putin tuyên bố là không thể bị đánh chặn, và đã sẵn sàng vào Tháng Chín, 2023.
Thánh lễ là đỉnh điểm của hai ngày lễ kỷ niệm vị thánh bảo trợ của thành phố miền nam nước Ý.
Thánh Gennariô “nhắc nhở mỗi người chúng ta ngày nay rằng Phúc Âm của Chúa Giêsu cung cấp cho chúng ta la bàn cần thiết để sống, để sống trọn vẹn, đối mặt trực diện và can đảm với những thách thức mà mỗi thời đại mang lại”, Đức Tổng Giám Mục Battaglia nói.
Thánh Gennariô là giám mục thành Benevento, nước Ý. Ngài được chọn làm quan thầy của thành Napoli nước này. Thánh nhân chịu tử đạo trong cuộc bách hại dưới triều hoàng đế La Mã Diocletian vào ngày 19 tháng 9 năm 305.
Ngài bị chặt đầu cùng với các phó tế Festô, Sosiô và Proculôs; thầy đọc sách Desideriô và hai giáo dân Eutyches và Acutiôs. Tất cả đều bị bắt khi đến thăm Sosiô, là phó tế và đang bị tù ở Pozzuoli. Sau khi bị bắt, họ bị quăng vào đấu trường để gấu xé xác nhưng chúng không làm hại các ngài, bởi đó họ bị chém đầu.
Ngày 16 tháng 12 năm 2016, bửu huyết của Thánh Gennariô đã không hóa lỏng như dự kiến. Chỉ một tuần sau đó, các nhà khoa học cho biết một hỏa diệm sơn ngoài khơi bờ biển đảo Sicily, gần Napoli, đã rục rịch hoạt động trở lại.
Hỏa diệm sơn Campi Flegrei là núi lửa lớn hơn rất nhiều so với ngọn núi lửa Vesuvius, từng phun trào phún xuất thạch phá hủy toàn bộ thành phố cổ Pompeii. Núi lửa Campi Flegrei, một khi bùng nổ có thể gây nguy hiểm cho nhiều nước châu Âu.
Nhiều cư dân của Napoli tin rằng việc máu của thánh nhân không hóa lỏng là một dấu chỉ cho thấy các bi kịch sẽ xảy đến cho thành phố. Gần đây nhất, khi máu của thánh nhân không hóa lỏng vào năm 1980, một trận động đất đã xảy ra ít ngày sau ở phía nam thành phố Napoli làm hơn 2,500 người thiệt mạng. Một trường hợp tương tự vào năm 1939, khi một bệnh dịch tả tấn công thành phố ngay trước khi bùng nổ Thế chiến thứ hai; và vào năm 1943, khi quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng Ý. Trong quá khứ xa xôi nhất, sự vắng mặt của các phép lạ thường được kết hợp với các tổn thất quân sự, các vụ phun trào núi lửa, và sự bùng phát của các dịch bệnh.
Hoán cải cũng là điều được Đức Thánh Cha hô hào khi chứng kiến Máu Thánh Gennariô hóa lỏng khi ngài cầm lọ máu khô trên tay.
Vào ngày 21 tháng 3 năm 2015, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp gỡ các linh mục, tu sĩ và chủng sinh tại nhà thờ này.
Trước khi kết thúc cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha đã đọc kinh Lạy Cha. Đức Hồng Y Sepe trao cho ngài bình máu thánh Gennariô. Khi Đức Thánh Cha hôn kính thánh tích, máu bắt đầu hóa lỏng và Đức Hồng Y đưa ra nhận xét này với Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha sau đó đã cầm thánh tích trên tay để ban phép lành cho cộng đoàn trước khi trao lại cho Đức Hồng Y. Vị Hồng Y Tổng Giám Mục thành Napoli quan sát một lần nữa và kêu gọi sự chú ý của mọi người.
Ngài nói:
“Anh chị em chú ý: Có dấu chỉ cho thấy San Gennariô thương mến Đức Giáo Hoàng, cũng là người Napoli như chúng ta: máu đã lỏng”.
Máu đã hóa lỏng nhưng không hoàn toàn. Đức Giáo Hoàng nhận xét hóm hỉnh như sau:
“Dường như vị thánh yêu thương chúng ta một chút. Chúng ta phải hoán cải nhiều hơn để ngài yêu thương chúng ta hoàn toàn.”
2. Mọi thứ anh chị em cần biết về phép lạ máu Thánh Gennariô hóa lỏng
Vào ngày 19 tháng 9, Giáo Hội Công Giáo kỷ niệm ngày lễ Thánh Gennariô, giám mục, vị tử đạo và thánh bổn mạng của Napoli, Ý. Theo truyền thống, vào ngày này và hai dịp khác trong năm, máu của ngài — được giữ trong một ống thủy tinh có hình chiếc bình tròn — sẽ hóa lỏng.
Lúc 10 giờ 1 phút ngày Thứ Năm, 19 Tháng Chín, theo giờ địa phương, hay 15 giờ 1 phút chiều cùng ngày theo giờ Việt Nam, máu của Thánh Gennariô đã hóa lỏng trước một Thánh lễ trong nhà thờ chính tòa Napoli, nơi Đức Tổng Giám Mục nhận định rằng máu của vị tử đạo thế kỷ thứ tư là lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng “tình yêu mạnh hơn cái chết”.
Điều kỳ lạ thú vị là phép lạ diễn ra ngay khi Đức Tổng Giám Mục và đoàn đồng tế đang tiến lên bàn thờ.
Theo tài liệu được trích dẫn bởi hãng truyền thông Ý Famiglia Cristiana, phép lạ này đã xảy ra ít nhất từ năm 1389, đây là trường hợp đầu tiên được ghi nhận.
Sau đây là một số sự thật quan trọng về quá trình hóa lỏng máu của Thánh Gennariô:
1. Máu được giữ trong hai ống thủy tinh.
Máu khô của Thánh Gennariô, người mất vào khoảng năm 305 sau Chúa Giáng Sinh, được bảo quản trong hai ống thủy tinh, một ống lớn hơn ống kia, tại Nhà nguyện Kho báu của nhà thờ chính tòa Napoli. Nhà thờ này có tên chính thức là nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Tuy nhiên, dân chúng địa phương quen gọi là nhà thờ Thánh Gennariô vì nơi đây cất giữ thánh tích của ngài.
2. Hiện tượng hóa lỏng được coi là một phép lạ.
Giáo hội tin rằng phép lạ xảy ra là để đáp lại lòng sùng kính và lời cầu nguyện của các tín hữu. Khi phép lạ xảy ra, khối máu khô màu đỏ, bám vào một bên của ống thủy tinh, biến thành máu hoàn toàn lỏng, phủ kín chiếc bình từ bên này sang bên kia.
3. Máu thường hóa lỏng ba lần một năm.
Máu của vị thánh theo truyền thống sẽ hóa lỏng ba lần một năm: để kỷ niệm việc chuyển hài cốt của ngài đến Napoli vào ngày thứ Bảy trước Chúa Nhật đầu tiên của tháng Năm; vào ngày lễ phụng vụ của ngài, là ngày 19 tháng 9, và vào ngày ngày 16 tháng 12, kỷ niệm vụ phun trào của Núi Vesuvius gần đó vào năm 1631 khi lời cầu bầu của ngài được cầu xin và thành phố đã thoát khỏi hậu quả của vụ phun trào
4. Quá trình hóa lỏng có thể mất nhiều ngày.
Quá trình hóa lỏng đôi khi mất nhiều giờ hoặc thậm chí nhiều ngày, nhưng đôi khi không xảy ra. Thông thường, sau một khoảng thời gian có thể kéo dài từ hai phút đến một giờ, khối máu khô chuyển sang màu đỏ và bắt đầu sủi bọt.
Các ống đựng một khối máu khô màu đen được đặt trong một hộp đựng thánh tích được một linh mục nâng lên và xoay ngang để cho thấy máu đã hóa lỏng. Việc này thường được thực hiện bởi Đức Tổng Giám Mục Napoli trong khi mọi người cầu nguyện.
Theo tạp chí Công Giáo Ý Famiglia Cristiana, hộp đựng thánh tích với các ống đựng thánh tích vẫn được trưng bày cho các tín hữu trong tám ngày, trong thời gian đó, họ có thể hôn nó trong khi một linh mục xoay nó để cho thấy máu vẫn còn lỏng. Sau đó, nó được trả lại vào két an toàn và được khóa bên trong Nhà nguyện Kho báu của nhà thờ chính tòa.
5. Các tín hữu tôn kính thánh tích này hàng năm.
Với lời cảm thán “Phép lạ đã xảy ra!”, mọi người tiến đến gần vị linh mục cầm hộp đựng thánh tích để hôn thánh tích và hát bài “Te Deum” để tạ ơn.
6. Không có lời giải thích khoa học nào.
Một số cuộc điều tra đã được tiến hành trong quá khứ để tìm lời giải thích khoa học cho câu hỏi tại sao một vật rắn có thể đột nhiên hóa lỏng, nhưng cho đến nay vẫn chưa có lời giải thích nào thỏa đáng.
7. Hiện tượng hóa lỏng không phải lúc nào cũng xảy ra.
Khi máu không hóa lỏng, người dân Napoli coi đó là điềm báo tai ương.
Máu không hóa lỏng vào tháng 9 năm 1939, 1940, 1943, 1973, 1980 hoặc vào tháng 12 năm 2016 và 2020.
Vào năm 1978, máu khô không hóa lỏng khi Napoli bầu ra một thị trưởng cộng sản, nhưng nó đã tự động hóa lỏng khi Tổng giám mục New York, Hồng Y Terence Cooke, đến thăm đền thờ Thánh Gennariô, một tuần sau đó.
8. Máu đã hóa lỏng khi có sự hiện diện của một số vị giáo hoàng.
Vào ngày 21 tháng 3 năm 2015, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp gỡ các linh mục, tu sĩ và chủng sinh tại nhà thờ này.
Trước khi kết thúc cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha đã đọc kinh Lạy Cha. Đức Hồng Y Sepe trao cho ngài bình máu thánh Gennariô. Khi Đức Thánh Cha hôn kính thánh tích, máu bắt đầu hóa lỏng và Đức Hồng Y đưa ra nhận xét này với Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha sau đó đã cầm thánh tích trên tay để ban phép lành cho cộng đoàn trước khi trao lại cho Đức Hồng Y. Vị Hồng Y Tổng Giám Mục thành Napoli quan sát một lần nữa và kêu gọi sự chú ý của mọi người.
Ngài nói:
“Anh chị em chú ý: Có dấu chỉ cho thấy San Gennariô thương mến Đức Giáo Hoàng, cũng là người Napoli như chúng ta: máu đã lỏng”.
Máu đã hóa lỏng nhưng không hoàn toàn. Đức Giáo Hoàng nhận xét hóm hỉnh như sau:
“Dường như vị thánh yêu thương chúng ta một chút. Chúng ta phải hoán cải nhiều hơn để ngài yêu thương chúng ta hoàn toàn.”
Zelensky: Nga phản công thất bại, Putin báo thù ra sao? Nga dọa phóng Satan2 vào Pháp. NATO: Đừng sợ
VietCatholic Media
03:42 20/09/2024
1. Tổng thống Zelenskiy cho biết Nga tái triển khai 40.000 quân tới Kursk khi cuộc tấn công xuyên biên giới của Kyiv vẫn tiếp diễn
Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Thứ Năm, 19 Tháng Chín, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Nga đã điều động khoảng 40.000 binh sĩ Nga đến Khu vực Kursk đang trong tình trạng hỗn loạn.
Ukraine đã tiến hành cuộc tấn công xuyên biên giới vào Tỉnh Kursk của Nga vào đầu tháng 8, tuyên bố đã chiếm giữ khoảng 102 thị trấn và hơn 1.300 km2.
Tổng thống Zelenskiy cho biết cuộc phản công của quân Nga bắt đầu từ hôm Thứ Ba, 10 Tháng Chín, đã bị khựng lại từ hôm Thứ Tư, 18 Tháng Chín, sau khi một số đông đảo sĩ quan và binh lính Nga bị bắt làm tù binh. Các lực lượng phản công của Nga đã rút lui để bảo toàn lực lượng.
“Chúng ta đã bổ sung quỹ trao đổi tù binh của mình”, Zelenskiy nói.
“Tất cả những điều này đều quan trọng và ảnh hưởng đến tình hình chung của cuộc chiến.”
Đầu tháng 9, Tổng thống Zelenskiy dự kiến là Nga sẽ tung đến 60.000 quân vào chiến trường Kursk qua nhiều đợt khác nhau vì Putin vẫn chưa hoàn toàn từ bỏ cố gắng ở miền Đông Ukraine.
Tổng thống Ukraine cho biết quân đội Ukraine đã có thể giảm bớt “khả năng tấn công” của Nga tại Tỉnh Donetsk, nhưng mô tả tình hình là “cực kỳ khó khăn”. Giao tranh ác liệt vẫn đang diễn ra ở các khu vực Pokrovsk và Kurakhove.
Một trong những mục tiêu của cuộc tấn công của Ukraine vào Tỉnh Kursk là buộc Nga phải tái triển khai lực lượng của mình từ mặt trận ở Ukraine, chủ yếu là từ khu vực Pokrovsk.
[Kyiv Independent: Russia redeploys 40,000 troops to Kursk Oblast as Kyiv's incursion continues, Zelensky says]
2. Nga cảnh báo hỏa tiễn của họ có thể tấn công đồng minh của Hoa Kỳ trong ba phút
Nga đã đưa ra cảnh báo mới đối với các đồng minh của Ukraine, sau những lời kêu gọi gần đây về việc nới lỏng các hạn chế đối với vũ khí do phương Tây cung cấp cho Kyiv.
Đã hơn 900 ngày trôi qua kể từ khi cuộc xâm lược vào Ukraine của nhà độc tài Vladimir Putin nổ ra, mối đe dọa đáng ngại này xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng giữa Mạc Tư Khoa và các đồng minh toàn cầu của Ukraine, cùng với mối lo ngại ngày càng tăng về khả năng leo thang của cuộc xung đột.
Thứ Sáu, 20 Tháng Chín, chính trị gia diều hâu Nga Vyacheslav Volodin, Chủ tịch Hạ Viện Nga, thường được gọi là Duma quốc gia, tuyên bố “Thời gian bay của hỏa tiễn Sarmat tới Strasbourg là 3 phút 20 giây”,
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, hỏa tiễn Sarmat của Nga có tầm bắn từ 6.214 đến 11.184 dặm, đủ sức vươn tới thành phố của Pháp.
Volodin, người giữ chức Chủ tịch Duma Quốc gia Nga từ năm 2016, đã tuyên bố như trên để đáp lại lời kêu gọi gần đây của Nghị viện Âu Châu về việc dỡ bỏ lệnh hạn chế Ukraine sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp trong lãnh thổ Nga và đẩy nhanh việc chuyển giao vũ khí cho Kyiv.
Một ngày trước đó, hôm Thứ Năm, 19 Tháng Chín, Nghị viện Âu Châu đã thông qua một nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên Liên minh Âu Châu cho phép Ukraine sử dụng “hệ thống vũ khí phương Tây chống lại các mục tiêu quân sự hợp pháp ở Nga”.
Nghị quyết được thông qua với 425 phiếu thuận, 131 phiếu chống và 63 phiếu trắng, nêu rõ rằng “nếu không dỡ bỏ các hạn chế hiện tại, Ukraine không thể thực hiện đầy đủ quyền tự vệ của mình và vẫn phải đối mặt với các cuộc tấn công vào người dân và cơ sở hạ tầng của mình”.
Báo cáo cũng kêu gọi các nước Liên Hiệp Âu Châu thực hiện các lời hứa trước đây về việc cung cấp thêm vũ khí, hệ thống phòng không và đạn dược, “bao gồm hỏa tiễn TAURUS”, hỏa tiễn hành trình do Đức và Thụy Điển sản xuất có tầm bắn hơn 300 dặm.
“Nếu điều gì đó như thế này xảy ra, Nga sẽ đưa ra phản ứng cứng rắn bằng cách sử dụng vũ khí mạnh hơn”, Volodin nói tiếp. “Những gì Nghị viện Âu Châu kêu gọi sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới sử dụng vũ khí hạt nhân”.
Trong khi Ukraine đã được gửi hỏa tiễn tầm xa từ Hoa Kỳ, Anh và Pháp - bao gồm hỏa tiễn hành trình Storm Shadow và Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội, hay ATACMS - thì cho đến nay, nước này vẫn bị cấm sử dụng những hỏa tiễn này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga vì lo ngại điều này có thể làm leo thang xung đột.
Nghị quyết của Liên Hiệp Âu Châu được đưa ra sau nhiều lời kêu gọi từ Kyiv về việc sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công tầm xa, mà Zelenskiy gọi là “một quyết định” có thể ngăn chặn bước tiến của Quân đội Nga, cho phép quân đội này nhắm vào các căn cứ không quân mà Putin sử dụng để tiến hành các cuộc ném bom vào các thành phố của Ukraine.
“Nếu các đối tác của chúng tôi dỡ bỏ mọi hạn chế về khả năng tầm xa, Ukraine sẽ không cần phải tiến vào khu vực Kursk để bảo vệ công dân Ukraine ở khu vực biên giới và phá hủy khả năng xâm lược của Nga”, tổng thống phát biểu vào ngày 19 tháng 8.
Tuyên bố mới nhất của Volodin không phải là lời cảnh báo đầu tiên từ Mạc Tư Khoa về việc nới lỏng các hạn chế đối với vũ khí của Ukraine.
Hôm 11 tháng 9, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết, nếu chính phủ Hoa Kỳ và Âu Châu dỡ bỏ lệnh cấm tấn công tầm xa, Mạc Tư Khoa sẽ đưa ra “phản ứng thích đáng”.
Thông tin này được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Joe Biden cho biết chính quyền của ông “đang giải quyết vấn đề đó ngay bây giờ” khi được hỏi liệu Hoa Kỳ có dỡ bỏ lệnh hạn chế sử dụng vũ khí của Kyiv hay không.
[Newsweek: Russia Warns Its Missiles Can Reach US Ally in Three Minutes]
3. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết việc cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine sẽ giúp 'kết thúc chiến tranh' sớm hơn
Trong bài phát biểu tại sự kiện Quỹ Marshall của Đức vào hôm Thứ Năm, 19 Tháng Chín, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã tái khẳng định sự ủng hộ của mình đối với việc cung cấp thêm vũ khí do phương Tây sản xuất cho Ukraine, lưu ý rằng các đợt giao hàng bổ sung sẽ tiếp tục giúp Ukraine đẩy lùi cuộc xâm lược của Nga trên chiến trường.
“Nghịch lý là chúng ta càng có thể cung cấp nhiều vũ khí cho Ukraine thì khả năng chúng ta đạt được hòa bình và chấm dứt chiến tranh càng cao”, Stoltenberg cho biết. “Sự hỗ trợ quân sự lâu dài của chúng ta càng đáng tin cậy thì chiến tranh sẽ kết thúc càng sớm”.
Bình luận của Tổng Thư Ký Stoltenberg được đưa ra trong bối cảnh Putin và nhiều quan chức Nga khác nhau đang có những lời lẽ gay gắt và đe dọa lẫn nhau.
Trong những tháng gần đây, Nga đã nhiều lần cố gắng vạch ra “ranh giới đỏ” khi các nước phương Tây cân nhắc cho phép Ukraine sử dụng hỏa tiễn tầm xa của phương Tây để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Trong khi nhiều đồng minh NATO đã phản ứng bằng cách trấn an Ukraine về sự ủng hộ dành cho nước này đối với việc cung cấp vũ khí, các nhà lãnh đạo chính trị khác lại phản đối việc cung cấp thêm vũ khí và thay vào đó kêu gọi đàm phán với Mạc Tư Khoa.
Trong bài phát biểu ngày 19 tháng 9, Stoltenberg đã bác bỏ quan niệm về hòa bình lâu dài mà không có sự hỗ trợ đầy đủ cho Ukraine, tuyên bố rằng “bất kỳ thỏa thuận nào trong tương lai cũng phải được hỗ trợ bằng sự hỗ trợ quân sự mạnh mẽ cho Ukraine”.
“Tất cả chúng ta đều muốn cuộc chiến này kết thúc. Cách nhanh nhất để kết thúc chiến tranh là đầu hàng vô điều kiện. Nhưng điều đó sẽ không mang lại hòa bình. Nó sẽ dẫn đến những cuộc xâm lược khác của Nga”.
Bình luận của Stoltenberg về việc cung cấp thêm vũ khí được đưa ra chỉ vài ngày sau khi nhà lãnh đạo NATO sắp mãn nhiệm cho biết khối này có thể cung cấp cho Ukraine nhiều vũ khí hơn để ngăn chặn cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine.
“Bây giờ chúng ta cung cấp vũ khí cho một cuộc chiến -còn khi đó chúng ta có thể cung cấp vũ khí để ngăn chặn chiến tranh”, Stoltenberg nói với tờ báo Đức FAS vào ngày 14 tháng 9.
Stoltenberg liên tục thúc giục các đồng minh NATO tăng chi tiêu quốc phòng trong bối cảnh liên minh có nguy cơ chia rẽ.
Trong hội nghị thượng đỉnh NATO gần đây tại Washington, liên minh đã làm rõ con đường “không thể đảo ngược” của Ukraine hướng tới NATO bằng cách nhấn mạnh rằng các cam kết liên tục của liên minh đối với Kyiv “tạo nên cầu nối cho tư cách thành viên của Ukraine”.
Hôm Thứ Năm, Stoltenberg đã nhấn mạnh lại tuyên bố trước đây của mình, nói thêm rằng “không thể có an ninh lâu dài cho Ukraine nếu không có tư cách thành viên NATO”.
“Cánh cửa NATO đang mở. Ukraine sẽ gia nhập”, Stoltenberg kết luận.
[Kyiv Independent: Delivering more weapons to Ukraine will help ‘end the war’ sooner, Stoltenberg says]
4. Reuters đưa tin đạn pháo Ấn Độ tràn vào Ukraine bất chấp sự phản đối của Nga
Hôm Thứ Năm, 19 Tháng Chín, Reuters đưa tin, trích dẫn dữ liệu hải quan và gần chục quan chức chính phủ và ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ và Âu Châu, rằng đạn pháo sản xuất tại Ấn Độ đang được chuyển hướng sang Ukraine “bất chấp sự phản đối từ Mạc Tư Khoa”.
Là một trong những đồng minh chiến lược của Nga, Ấn Độ vẫn duy trì mối quan hệ kinh tế và ngoại giao chặt chẽ với Mạc Tư Khoa kể từ tháng 2 năm 2022, với thương mại song phương đạt mức cao kỷ lục vào năm 2023.
Ấn Độ đã công khai tuyên bố rằng họ không gửi hoặc bán đạn pháo trực tiếp cho Ukraine, nhưng nhiều nguồn tin cho Reuters biết rằng New Dehli “chưa thực hiện bất kỳ hành động nào nhằm hạn chế nguồn cung” cho các nước Âu Châu, nơi đạn dược được chuyển hướng đến Ukraine.
Theo Reuters, đạn pháo do Ấn Độ sản xuất đã được đưa vào Ukraine qua Âu Châu trong hơn một năm.
Ba quan chức Ấn Độ nói với Reuters rằng Điện Cẩm Linh “đã nêu vấn đề này ít nhất hai lần, bao gồm cả cuộc gặp vào tháng 7 giữa Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Ấn Độ”.
Các nguồn tin khác nói với Reuters rằng Ấn Độ chỉ sản xuất một phần nhỏ tổng số đạn dược mà Ukraine sử dụng, “một quan chức ước tính rằng con số này chưa đến 1% tổng số vũ khí mà Kyiv nhập khẩu” kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện.
Reuters không thể xác định liệu số đạn dược của Ấn Độ có được các đối tác Âu Châu bán lại hay tặng cho Kyiv hay không, nhưng Cộng hòa Tiệp và Ý được cho là một trong những quốc gia cung cấp vũ khí do Ấn Độ sản xuất cho Ukraine.
Đầu năm nay, Cộng hòa Tiệp đã công bố sáng kiến mua đạn pháo cho Ukraine cùng với các đối tác trong bối cảnh thiếu hụt đạn pháo, chủ yếu do sự chậm trễ trong hỗ trợ của Hoa Kỳ.
Bộ trưởng Ngoại giao Tiệp Jan Lipavsky trả lời tờ Kyiv Independent vào tháng 7 rằng sáng kiến này đã bảo đảm được nguồn tài chính cho 500.000 viên đạn và hy vọng có thể tài trợ thêm 300.000 viên nữa vào cuối năm 2024.
Một số quốc gia, bao gồm Cộng hòa Tiệp, Đức, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Canada và Hòa Lan, đã đóng góp tiền cho sáng kiến của Tiệp. Vào tháng 2, Der Spiegel đưa tin rằng Đức đang tiến hành đàm phán để mua đạn dược từ Ấn Độ.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đến thăm Kyiv vào ngày 23 tháng 8, đánh dấu lần đầu tiên một thủ tướng Ấn Độ đặt chân đến Ukraine kể từ khi quan hệ ngoại giao được thiết lập cách đây hơn 30 năm.
Chuyến thăm này diễn ra chỉ vài tuần sau chuyến đi của Modi tới Mạc Tư Khoa, nơi ông có cuộc hội đàm với Putin.
[Kyiv Independent: Indian shells flowing to Ukraine, despite protests from Russia, Reuters reports]
5. Một nhà ngoại giao Anh cho biết: Cuộc chiến của Điện Cẩm Linh ở Ukraine là 'một thất bại quân sự đáng kinh ngạc của Nga'
Một nhà ngoại giao Anh cho biết vào ngày 18 tháng 9 rằng cuộc chiến của Nga ở Ukraine là một “thảm họa quân sự đối với Điện Cẩm Linh”, đồng thời nói rằng tổn thất đáng kể về nhân lực của nước này “vẽ nên một bức tranh ảm đạm”.
Phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác An ninh ở Vienna, cố vấn quân sự cao cấp của Phái đoàn Vương quốc Anh tại OSCE, Nicholas Aucott, cũng cho biết các yếu tố như cuộc xâm nhập Kursk của Ukraine và việc gây thiệt hại hoặc phá hủy một phần ba Hạm đội Hắc Hải của Nga cộng lại tạo nên “thất bại quân sự đáng kinh ngạc của Nga”.
“Đã hai năm và 212 ngày trôi qua kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện, một hành động quân sự mà Nga hình dung sẽ kết thúc chỉ trong vài ngày”, ông cho biết trong bình luận được Ukrinform đưa tin.
“Trong bối cảnh đó, tình hình khó khăn hiện tại có thể được hiểu chẳng khác gì một thảm họa quân sự đối với Điện Cẩm Linh.”
Theo ước tính của tình báo phương Tây được Wall Street Journal trích dẫn vào ngày 17 tháng 9, thiệt hại của Nga lên tới 200.000 người chết và 400.000 người bị thương.
Con số này gần với ước tính của Kyiv về số thương vong của Mạc Tư Khoa, tính đến ngày 18 tháng 9, có hơn 637.000 người thiệt mạng và bị thương.
Aucott cho biết: “Ở cấp độ quân sự, việc Ukraine sử dụng hiệu quả chiến tranh cơ động hoàn toàn trái ngược với chiến thuật 'xay thịt' của Nga”.
Ukraine cũng đã tiến hành cuộc tấn công xuyên biên giới vào Tỉnh Kursk vào đầu ngày 6 tháng 8, được cho là đã chiếm giữ hơn 100 thị trấn và hơn 1.300 km2.
Aucott cho biết: “Ukraine có quyền tự vệ rõ ràng trước cuộc xâm lược bất hợp pháp, vô cớ và man rợ của Nga, và hành động của nước này chứng minh khả năng của quân đội Ukraine trong việc đạt được chiến lược bất ngờ và phơi bày điểm yếu của Nga”.
Phát ngôn nhân của chính quyền quân sự Ukraine tại khu vực này cho biết với AFP vào ngày 18 tháng 9 rằng cuộc phản công của Nga tại tỉnh Kursk nhằm chiếm lại lãnh thổ do Ukraine kiểm soát đã bị chặn lại.
Tuyên bố này được đưa ra một tuần sau khi Mạc Tư Khoa phát động cuộc phản công vào sườn phía tây của quân đội Ukraine tại khu vực của Nga.
“Họ đã cố gắng tấn công từ hai bên sườn, nhưng đã bị chặn lại ở đó,” phát ngôn nhân Oleksii Dmytrashkivskyi nói với AFP.
“Tình hình đã ổn định và hiện nay mọi thứ đều trong tầm kiểm soát, người Nga không thành công.”
[Kyiv Independent: Kremlin's war in Ukraine 'a stunning Russian military failure,' British diplomat says]
6. Cựu Tổng thống Trump lên kế hoạch xuất hiện cùng tổng thống Ba Lan, tuyên bố “có thể” sẽ gặp Zelenskiy vào tuần tới
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ và ứng cử viên hiện tại của Đảng Cộng hòa Ông Donald Trump được tường trình đang lên kế hoạch xuất hiện chung với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và tin rằng ông “có thể” sẽ gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy vào tuần tới, Ông Trump và các nguồn tin thân cận cho biết hôm Thứ Năm, 19 Tháng Chín.
Các nhà lãnh đạo nước ngoài, bao gồm Zelenskiy và Duda, sẽ họp tại Thành phố New York trong vài ngày tới để tham dự kỳ họp lần thứ 79 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
“Có lẽ là có”, Ông Trump trả lời khi được một phóng viên hỏi liệu ông có dự định gặp Zelenskiy trong chuyến thăm Hoa Kỳ hay không. Ông không cung cấp thêm thông tin chi tiết về bất kỳ cuộc gặp nào đã được lên kế hoạch.
Các nguồn tin thân cận với sự việc nói với Reuters vào ngày 18 tháng 9 rằng Ông Trump cũng đang có kế hoạch xuất hiện chung với Duda tại một tượng đài ở một đền thờ Công Giáo Rôma của người Mỹ gốc Ba Lan gần Philadelphia, Pennsylvania.
Nguồn tin cho biết nếu cuộc xuất hiện chung diễn ra, “chắc chắn sẽ có cơ hội trao đổi đôi lời và nói về những chủ đề quan trọng nhất”. Tuy nhiên, trong một diễn biến mới nhất, chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống Trump cho biết cuộc xuất hiện chung ở nhà thờ Công Giáo Ba Lan sẽ không diễn ra vì những lo ngại liên quan đến an ninh của cựu Tổng thống Trump. Hai người sẽ gặp gỡ nhau tại một nơi khác.
Pennsylvania là một tiểu bang chiến trường trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ và tự hào có một lượng lớn người Mỹ gốc Ba Lan. Phó Tổng thống Kamala Harris đã tận dụng cộng đồng người Mỹ gốc Ba Lan để chỉ trích Ông Trump trong cuộc tranh luận ngày 10 tháng 9, cũng được tổ chức tại Pennsylvania.
Bà nói: “Tại sao ông không nói với 800.000 người Mỹ gốc Ba Lan ngay tại Pennsylvania rằng ông sẽ nhanh chóng từ bỏ như thế nào vì lợi ích và vì những gì ông nghĩ là tình bạn với một kẻ được biết đến là nhà độc tài, kẻ sẽ ăn thịt ông vào bữa trưa?”
Duda, một chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc, đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với việc Ukraine phòng thủ trước Nga trong khi vẫn khẳng định lợi ích của Ba Lan là trên hết và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với Ông Trump và các đảng viên Cộng hòa khác của Hoa Kỳ.
Cựu Tổng thống Trump và Duda đã gặp nhau tại Thành phố New York vào tháng 4 để thảo luận về một loạt các vấn đề chính sách đối ngoại, bao gồm cả cuộc chiến của Nga với Ukraine.
Ông Trump và Zelenskiy chưa từng gặp nhau trực tiếp kể từ nhiệm kỳ đầu tiên của Ông Trump. Zelenskiy đã nói chuyện với Ông Trump qua điện thoại vào ngày 19 tháng 7.
Vào tháng 8, Zelenskiy cho biết trong chuyến thăm Hoa Kỳ vào tháng 9, ông dự định trình bày chi tiết Kế hoạch Chiến thắng cho Ukraine với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cũng như các ứng cử viên tổng thống Harris và Ông Trump.
[Kyiv Independent: Trump plans appearance with Polish president, claims he will 'probably' meet Zelensky next week]
7. Nga có thể đã tích trữ những hỏa tiễn tốt nhất của mình tại một kho vũ khí ở thị trấn Toropets. Đó là lý do tại sao Ukraine vừa cho nổ tung nó bằng 100 máy bay điều khiển từ xa.
Vào trước bình minh hôm Thứ Ba, 17 Tháng Chín, một đàn lớn máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã bay về phía bắc từ Ukraine đến tận Toropets, một thị trấn ở phía tây nước Nga, nơi có Kho vũ khí 107, một kho đạn dược rộng lớn cung cấp cho lực lượng Nga chiến đấu ở Ukraine, cách đó 483 km về phía nam.
Kho vũ khí phát nổ với lực đủ mạnh để gây ra một trận động đất nhỏ, thu hút sự chú ý của vệ tinh phát hiện hỏa hoạn của NASA và buộc chính quyền địa phương phải ra lệnh di tản cư dân gần đó. Rất nhiều đạn dược của Nga đã bốc cháy.
Theo nhóm phân tích Frontelligence Insight của Ukraine, kho vũ khí này chứa hỏa tiễn 122 ly, bom cối 82 ly và đạn 7,62 ly cho súng trường và súng máy.
Các nguồn tin chính thức cho RBC-Ukraine biết rằng các kho vũ khí này còn bao gồm hỏa tiễn phòng không S-300 và hỏa tiễn đạn đạo Iskander và KN-23—loại sau do Bắc Hàn sản xuất. Người Nga sử dụng S-300, Islanders và KN-23 để bắn phá các thành phố và cơ sở hạ tầng điện của Ukraine từ cách xa hàng trăm dặm.
Việc nhiều loại đạn dược tốt nhất của Nga được cho là tập trung ở một địa điểm duy nhất giải thích tại sao Ukraine lại dành một lực lượng lớn như vậy cho cuộc tấn công. RBC-Ukraine tuyên bố có hơn 100 máy bay điều khiển từ xa tham gia—có khả năng khiến cuộc đột kích Toropets trở thành cuộc tấn công lớn nhất của Ukraine vào một mục tiêu bên trong nước Nga kể từ khi Nga mở rộng cuộc chiến với Ukraine 30 tháng trước.
“Không ngoa khi nói rằng đây là một thành tựu rất đáng kể”, Frontelligence Insight giải thích. “Người Nga có thể sẽ phải đối mặt với việc mất hàng ngàn tấn vật liệu nổ, đạn pháo và hỏa tiễn”.
Kịch bản lạc quan nhất đối với Nga là chỉ có một vài hỏa tiễn đạn đạo ở Toropets—và bất kỳ hỏa tiễn nào bị mất cuối cùng cũng có thể được thay thế, có lẽ bằng lô hỏa tiễn ban đầu đến từ Iran. Trường hợp tệ nhất đối với Nga là họ vừa mất một phần đáng kể các loại đạn dược tốt nhất của mình cho các cuộc tấn công sâu bên trong Ukraine.
Đối với Ukraine, cuộc đột kích Toropets có thể là một bước ngoặt. Trong nhiều tháng, các quan chức ở Kyiv đã cầu xin các đối tác Âu Châu và Mỹ cho phép sử dụng đạn dược tầm xa được tài trợ—hỏa tiễn hành trình Storm Shadow của Anh và SCALP-EG của Pháp và hỏa tiễn Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật của Quân đội Hoa Kỳ—vào các mục tiêu sâu bên trong nước Nga, bao gồm cả kho đạn dược.
Nhưng người Âu Châu và người Mỹ vẫn liên tục không cấp phép, ngay cả khi số dân thường thiệt mạng do các cuộc không kích của Nga ngày càng tăng.
Rõ ràng là thất vọng, người Ukraine đã tăng cường sản xuất vũ khí nội địa - máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn - mà họ có thể bắn vào các mục tiêu bên trong nước Nga mà không cần xin phép bất kỳ ai trước.
Khi cho nổ tung kho vũ khí Toropets, những vũ khí tự chế đó có thể đã giáng một đòn mạnh nhất từ trước đến nay—và có khả năng cứu sống hàng trăm mạng người Ukraine bằng cách ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga trong tương lai. “Một kết quả rất quan trọng đã đạt được,” Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết chỉ vài giờ sau khi Toropets phát nổ.
[Forbes: Russia May Have Stockpiled Its Best Missiles At An Arsenal In The Town Of Toropets. Which Is Why Ukraine Just Blew It Up With 100 Drones.]
8. Nhà lập pháp tin rằng ước tính của Wall Street Journal về thương vong của Ukraine là 'phóng đại'
Thư ký ủy ban quốc phòng của quốc hội Roman Oleksandr Merezhko trả lời Đài phát thanh Âu Châu Tự do/Đài phát thanh Tự do (RFE/RL) vào ngày 18 tháng 9 rằng tuyên bố gần đây của tờ Wall Street Journal rằng 80.000 binh lính Ukraine đã thiệt mạng trong cuộc chiến tranh toàn diện với Nga là “phóng đại”.
Tờ báo của Hoa Kỳ này viết vào ngày 17 tháng 9 rằng theo “ước tính bí mật của Ukraine vào đầu năm nay”, Ukraine đã có 80.000 binh sĩ thiệt mạng và 400.000 người bị thương.
Thiệt hại của Nga ước tính là 200.000 người chết và 400.000 người bị thương, nâng tổng số thương vong của cuộc chiến lên hơn 1 triệu người.
“Tôi nghĩ rằng đây là những dữ liệu bị phóng đại. Chắc chắn là vậy... Cụ thể là khi nói về số lượng binh sĩ Ukraine thiệt mạng được ghi nhận”, Oleksandr Merezhko nói.
Ukraine phần lớn tránh bình luận về tổn thất của mình, mặc dù Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào tháng 2 rằng 31.000 quân nhân Ukraine đã thiệt mạng.
“Nếu chúng ta nhìn vào hai năm qua, chúng ta có con số gần như tương tự – 19.000 người mỗi năm. Và con số này chỉ tính đến những người được cấp giấy chứng tử chính thức”, Merezhko cho biết, đồng thời nói thêm rằng nhiều người vẫn được coi là mất tích.
Nhà lập pháp này cho rằng 50.000 binh lính thiệt mạng có thể là con số gần đúng, mặc dù ông thừa nhận rằng ông không có dữ liệu chính xác nhất và ngay cả con số của ông cũng có thể là ước tính quá cao.
Về khả năng tiếp tục tự vệ của Ukraine bất chấp những tổn thất, Merezhko tin rằng đất nước này vẫn có đủ quân để huy động và mọi thứ phụ thuộc vào khả năng chiêu mộ thêm quân.
Ukraine đã tìm cách bổ sung quân số cho quân đội của mình khi cuộc chiến đã diễn ra trong hai năm rưỡi. Kyiv đã thông qua luật mới về động viên vào mùa xuân, hạ độ tuổi nghĩa vụ quân sự từ 27 xuống 25 và áp dụng các hình phạt nghiêm khắc hơn đối với hành vi trốn quân dịch.
[Kyiv Independent: WSJ estimates of Ukraine's casualties 'exaggerated,' lawmaker believes]
9. Kho vũ khí ở Tver của Nga được xây dựng để chịu được vụ nổ hạt nhân, lại bị hư hại nặng nề do máy bay điều khiển từ xa của Ukraine gây ra
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Năm, 19 Tháng Chín, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết vào rạng sáng Thứ Tư, 18 Tháng Chín, máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tấn công một trong những kho vũ khí lớn nhất ở Nga, gây ra một vụ nổ lớn tại thị trấn Toropets thuộc tỉnh Tver của Nga.
Quay trở lại năm 2018, Bộ Quốc phòng Nga đã khoe khoang rằng cơ sở này có thể chịu được cả một vụ nổ hạt nhân. Sáu năm sau, tuyên bố này đã được chứng minh là sai.
Theo Đại Úy Yusov, kho vũ khí này chứa hỏa tiễn đạn đạo, bao gồm các hỏa tiễn của Bắc Hàn, Iskander, hỏa tiễn phòng không, đạn pháo và bom dẫn đường KAB.
Đại Úy Yusov cho biết cuộc tấn công “thực sự đã xóa sổ một kho lớn của bộ phận hỏa tiễn và pháo binh chính thuộc Bộ Quốc phòng Nga”.
Việc xây dựng kho vũ khí, do Tổng cục Hỏa tiễn và Pháo binh kiểm soát, bắt đầu vào năm 2015 tại thị trấn Toropets, nằm cách Ukraine 480 km về phía bắc.
Việc xây dựng là một phần của chương trình của chính phủ năm 2012 nhằm cải thiện việc lưu trữ hỏa tiễn, đạn dược và thuốc nổ của Nga. Theo Bộ Quốc phòng Nga, chương trình trị giá 90 tỷ rúp hay gần 980 triệu đô la này kêu gọi xây dựng 13 kho vũ khí hiện đại.
Công trình xây dựng tại Toropets, một thị trấn có 11.000 người, đã được khánh thành vào tháng 10 năm 2018 theo đúng tiêu chuẩn an ninh quốc tế hiện đại.
“Kho vũ khí bảo đảm lưu trữ an toàn và bảo mật, bảo vệ vũ khí khỏi các cuộc tấn công trên không và hỏa tiễn, thậm chí khỏi thiệt hại do vụ nổ hạt nhân gây ra”, Thứ trưởng Quốc phòng khi đó là Dmitry Bulgakov cho biết vào năm 2018.
Bulgakov cho biết: “Nếu bạn so sánh kho vũ khí hiện tại với những gì chúng từng có - lưu trữ trong các khu vực mở và cơ sở lưu trữ bằng gỗ - và những gì chúng có ngày nay trong các cơ sở lưu trữ bằng bê tông, thì sự khác biệt cũng giống như sự khác biệt giữa việc đi lại trong bộ áo giáp bảo vệ bạn khỏi bị trúng đạn và mảnh đạn, hoặc đi lại mà không có áo giáp”.
Bulgakov bị bắt vào tháng 7 năm 2024 sau các cáo buộc tham nhũng. Ông là một trong năm quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng bị bắt từ tháng 4 đến tháng 7 trong bối cảnh có sự thay đổi về lãnh đạo của bộ này.
Thống đốc tỉnh Tver Igor Rudenya cho biết vào ngày 18 tháng 9 rằng một vụ hỏa hoạn đã xảy ra ở Toropets do mảnh vỡ của máy bay điều khiển từ xa rơi xuống, nhưng tình hình đã “được kiểm soát”. Chỉ 30 phút sau, một lệnh di tản từ Toropets đến thị trấn lân cận Zapadnaya Dvina đã được ban hành.
Đại Úy Yusov cho biết một “vụ nổ rất mạnh” đã xảy ra và khu vực bị ảnh hưởng rộng 6 km. Các vệ tinh của NASA cũng ghi nhận sự gia tăng hoạt động nhiệt ở Tver, nơi có kho vũ khí thứ 107 của Tổng cục Hỏa tiễn và Pháo binh.
Serhiy Zgurets, chuyên gia quân sự và là giám đốc điều hành của hãng truyền thông Ukraine Defense Express, nói với tờ Kyiv Independent rằng: “Kho vũ khí dường như đã được xây dựng đúng cách, với các cơ sở lưu trữ có hầm trú ẩn kiên cố có thể chứa tới 240 tấn đạn dược mỗi kho”.
Zgurets cho biết thêm: “Điều này được cho là giúp ngăn chặn hỏa hoạn lan từ cơ sở lưu trữ này sang cơ sở lưu trữ khác, nhưng nó không bảo vệ các công trình này khỏi nguy cơ nổ dây chuyền”.
Chuyên gia cho rằng có hai yếu tố có thể ảnh hưởng đến vụ nổ dây chuyền. Theo Zgurets, quân đội Nga có thể đã cất giữ đạn dược ở nơi hở, khiến chúng rất dễ bị tấn công. Đồng thời, ông không loại trừ khả năng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine có thể đã được cải tiến.
Zgurets cho biết: “Hiệu quả của máy bay điều khiển từ xa của Ukraine có thể đã tăng lên vì chúng có thể được trang bị đầu đạn có khả năng xuyên thủng trần của các cơ sở lưu trữ”.
Tổng cộng, có khoảng 30.000 tấn đạn dược được lưu trữ trong kho vũ khí ở Toropets, đủ để tiến hành các cuộc tấn công trong nhiều tháng, theo chuyên gia.
Theo Zgurets, Nga rất có thể đã lưu trữ đạn Grad 122 ly, mìn 82 ly và hỏa tiễn cho hệ thống hỏa tiễn đất đối không tầm trung Buk cùng nhiều loại đạn dược khác.
Bất chấp cuộc tấn công thành công vào Toropets, Zgurets cảnh báo không nên đánh giá thấp khả năng tác chiến điện tử của Nga nhưng cho biết vẫn còn “thuốc giải” cho vấn đề này, vì một số máy bay điều khiển từ xa của Ukraine có hệ thống dẫn đường quán tính, không bị ảnh hưởng bởi tác chiến điện tử.
Zgurets cho biết các kho vũ khí là một trong những ưu tiên hàng đầu cần được bảo vệ bằng phòng không.
Và nếu lực lượng Nga không thể bắn hạ tất cả các mục tiêu trên không, thì điều này dẫn đến hai yếu tố: Ukraine có thể đã sử dụng “thủ thuật kỹ thuật” để vượt qua phòng không, hoặc cuộc tấn công quá lớn đến nỗi Nga không thể bảo vệ tất cả các mục tiêu quan trọng của mình, chuyên gia cho biết.
[Kyiv Independent: Arms depot in Russia's Tver Oblast built to withstand nuclear explosion heavily damaged by Ukrainian drones]
10. Cuộc không kích của Nga vào viện dưỡng lão Sumy khiến 1 người thiệt mạng, 14 người bị thương
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Sáu, 20 Tháng Chín, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska cho biết lực lượng Nga đã tấn công một viện dưỡng lão ở thành phố Sumy bằng một quả bom dẫn đường vào ngày 19 tháng 9, khiến một người thiệt mạng và ít nhất 14 người khác bị thương.
Theo Kalchenko, tổng cộng có 221 người cao tuổi sống tại viện dưỡng lão.
Bộ Nội vụ cho biết vụ tấn công đã phá hủy một phần hai tầng của tòa nhà. Không có người nào bị mắc kẹt dưới đống đổ nát.
Tổng cộng có 147 người đã được di tản.
“Người dân đang được di chuyển đến những nơi mới được chuẩn bị. Họ cần được hỗ trợ về mặt y tế và tâm lý”, Thống đốc Volodymyr Artiukh phát biểu trên truyền hình quốc gia.
“Vụ tấn công xảy ra vào buổi chiều. Mọi người đang ăn trưa hoặc nghỉ ngơi và bị sốc.”
Nga đã tăng cường các cuộc tấn công vào tỉnh Sumy giáp ranh, mà quân đội coi là phản ứng trước thành công của Kyiv trong chiến dịch Kursk được phát động vào đầu tháng 8. Chính quyền Ukraine đang có kế hoạch di tản tổng cộng 45.000 cư dân khỏi khu vực.
[Kyiv Independent: Russian airstrike on Sumy retirement home kills 1, injures 14]
11. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất được công bố hôm Thứ Năm, 19 Tháng Chín, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến việc Putin ký sắc lệnh mở rộng quân đội Nga.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh.
Hôm 16 tháng 9, Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh tăng quy mô quân đội Nga thêm 180.000 quân, nâng tổng số quân lên 1,5 triệu người, có hiệu lực từ tháng 12 năm 2024. Đây là sắc lệnh thứ ba được Putin ký nhằm tăng quy mô quân đội Nga kể từ khi cuộc xâm lược Ukraine nổ ra vào tháng 2 năm 2022.
Tham vọng mở rộng quân đội của Nga đã được khẳng định rõ ràng. Vào tháng 12 năm 2022, Bộ trưởng Quốc phòng khi đó là Sergei Shoigu đã kêu gọi mở rộng lực lượng Nga lên 1,5 triệu. Nga có thể sẽ tăng số lượng và quy mô các đơn vị trong lực lượng bộ binh của mình để có thể tiếp nhận phần lớn trong số 180.000 quân nhân bổ sung. Mặc dù đã tuyên bố ý định mở rộng lực lượng, nhưng có khả năng tham vọng này sẽ bị cản trở bởi những tổn thất nặng nề liên tục phải chịu trong cuộc xâm lược Ukraine và những thách thức trong việc tuyển dụng.
Diễn biến mới: Sợ Ukraine đánh tới, Putin tự gài mìn các con đập Nga. Đức tặng thêm 445 triệu USD
VietCatholic Media
17:04 20/09/2024
1. Quân đội Ukraine tuyên bố Nga gài mìn đập thủy điện của chính mình ở Belgorod để đề phòng cuộc tấn công xuyên biên giới của quân Ukraine
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Sáu, 20 Tháng Chín, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cảnh báo rằng Nga đang đặt thuốc nổ tại các con đập ở tỉnh Belgorod của nước này. Lý do thứ nhất có thể là Nga muốn dàn dựng hành động khiêu khích và cáo buộc Ukraine gây ra thiệt hại về môi trường. Lý do thứ hai có thể là nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công xuyên biên giới khác tiến sâu vào lãnh thổ Nga qua ngã Belgorod.
Belgorod, chỉ cách biên giới Ukraine khoảng 25 km, là một trong những thành phố của Nga chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất từ cuộc chiến giữa Mạc Tư Khoa và Ukraine.
Thành phố này đã hứng chịu nhiều cuộc không kích và các cuộc đụng độ trên bộ đã diễn ra ở Tỉnh Belgorod, gần đây nhất là một phần trong cuộc xâm nhập xuyên biên giới của Ukraine diễn ra từ đầu tháng 8.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết Nga không chỉ củng cố khu vực Belgorod mà còn gài mìn, một động thái có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau trong tương lai.
“Nếu tình hình thay đổi đáng kể, Nga có thể cho nổ tung các con đập để làm chậm bước tiến của lực lượng Ukraine”, ông nói.
“Chúng ta cũng có thể cho rằng Nga đang chuẩn bị khiêu khích tại các con đập để đổ lỗi cho Ukraine về hậu quả về môi trường và nhân đạo.” Ông nói thêm rằng điều này có thể được sử dụng để huy động dân chúng và chuyển hướng sự chú ý khỏi các vấn đề nội bộ.
Ở Belgorod, có 1.100 ao và bốn hồ chứa nước nhân tạo, bao gồm hồ chứa Belgorod ở phía nam thành phố, bao phủ một diện tích hơn 2.500 km2.
Nga đã phá hủy đập Kakhovka bị tạm chiếm ở tỉnh Kherson của Ukraine vào tháng 6 năm 2023, gây ra lũ lụt lớn và thảm họa môi trường và nhân đạo trên khắp miền nam Ukraine.
Lực lượng Nga cũng đã phá hủy các con đập và nhà máy thủy điện lân cận ở Kyiv và Zaporizhzhia trong các cuộc tấn công trên không hàng loạt nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng.
[Kyiv Independent: Russia mining dams in Belgorod Oblast, Ukraine's military claims]
2. Biểu đồ cho thấy tổn thất về pháo binh, quân lính và xe tăng của Nga trong năm 2024 cho đến nay
Hôm Thứ Năm, 19 Tháng Chín, Kyiv báo cáo rằng quân đội Nga đã mất 1.130 quân, 14 xe tăng, 13 xe thiết giáp và 23 hệ thống pháo trong vòng 24 giờ.
Ukraine thường xuyên công bố thông tin cập nhật về tổn thất của Nga kể từ khi Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào nước láng giềng Đông Âu vào tháng 2 năm 2022.
Theo dữ liệu từ Quân đội Ukraine, Newsweek đã hình dung ra tổn thất về hệ thống pháo binh, xe tăng và quân nhân của Nga trong năm 2024.
Các báo cáo của Ukraine chỉ ra rằng tháng 6 là tháng tồi tệ nhất của Nga về tổn thất pháo binh trong cuộc chiến cho đến nay, với 1.415 hệ thống pháo của Nga bị phá hủy - kỷ lục đã bị phá vỡ sau đó, theo các bản cập nhật tiếp theo từ tháng 7 và tháng 8.
Đầu tháng này, tờ Newsweek đưa tin rằng vào tháng 7, Nga đã mất 1.520 hệ thống pháo và vào tháng 8, Nga mất 1.517 hệ thống.
Trong tháng 9 này, cho đến nay, Ukraine tuyên bố rằng 518 khẩu pháo của Nga đã bị phá hủy. Tổn thất về pháo binh của Nga kể từ cuộc xâm lược năm 2022 hiện đã lên tới hơn 18.000.
Trích dẫn các nguồn tin tình báo giấu tên, tờ The Wall Street Journal gần đây đưa tin rằng số thương vong, bị thương hoặc thiệt mạng, ở cả hai bên trong cuộc xung đột kể từ tháng 2 năm 2022 đã vượt quá một triệu người.
Tháng tệ nhất của Nga trong năm 2024 về thương vong nhân sự là tháng 5, với 38.940 người thiệt mạng. Tháng 6 có 35.030 người, tháng 7 là 35.680 người và tháng 8 là 36.810 người. Tại thời điểm viết bài, Nga đã có hơn 20.000 người thương vong vào tháng 9.
Lần gần nhất Mạc Tư Khoa cập nhật số liệu thương vong của mình là vào tháng 9 năm 2022, khi họ cho biết chỉ dưới 6.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng.
Tháng 5 là tháng tồi tệ nhất của Nga về tổn thất xe tăng trong năm nay, với 428 xe bị phá hủy. Đây là tháng chết chóc thứ hai trong cuộc chiến đối với các đội xe tăng Nga, sau tháng 10 năm 2023 với 521 xe.
Những tháng tiếp theo chứng kiến 359 tổn thất vào tháng 6, 300 vụ vào tháng 7, 193 vụ vào tháng 8 và cho đến nay là 99 vụ vào tháng 9.
Hôm Thứ Năm, 19 Tháng Chín, Ukraine đã công bố đoạn phim về một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine vào một xe tăng của Nga. Trong video, máy bay điều khiển từ xa dường như đã đâm vào thứ mà Kyiv nói là xe tăng T-80BVM của Nga, chiếc xe tăng này đã bốc cháy sau cuộc tấn công.
Số liệu do quân đội Ukraine công bố vào tháng 6 cho thấy lực lượng Nga đã mất gần 8.000 xe tăng kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022.
Theo báo cáo mới nhất, tổng số hiện đã tăng lên 8.705.
[Newsweek: Charts Show Russian Artillery, Troop, and Tank Losses in 2024 So Far]
3. Đức có kế hoạch viện trợ thêm 445 triệu đô la cho Ukraine vào năm 2024, AFP đưa tin
Mặc dù hãng truyền thông Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ) đưa tin vào tháng 8 rằng Berlin không có kế hoạch phê duyệt thêm viện trợ cho Kyiv trong năm nay, một tài liệu của Bộ Tài chính Đức cho thấy có thêm 400 triệu euro hay 445 triệu đô la hỗ trợ bổ sung dành cho Ukraine, AFP đưa tin vào ngày 19 tháng 9, trích dẫn tài liệu nói trên.
Theo tài liệu - một lá thư gửi tới ủy ban ngân sách quốc hội - cho biết cần thêm kinh phí để “thực hiện các cam kết hỗ trợ của chính phủ Đức đối với quân đội Ukraine”.
Khoản tiền này được yêu cầu để cung cấp hỗ trợ quân sự, chẳng hạn như máy bay điều khiển từ xa và thiết bị phòng không “ngay lập tức”, nhằm củng cố Ukraine trên chiến trường trong thời gian còn lại của năm 2024.
Reuters đưa tin vào tháng 5, trích dẫn một nguồn tin giấu tên, rằng Berlin có kế hoạch tăng viện trợ quân sự cho Ukraine thêm 3,8 tỷ euro (4,13 tỷ đô la) vào năm 2024. Tuy nhiên, theo FAZ, yêu cầu của Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã không được Bộ Tài chính chấp thuận. Giờ đây, tin của FAZ đã được xác nhận là tin giả.
Ban đầu là một đối tác còn do dự, Đức đã trở thành nhà tài trợ quân sự lớn thứ hai của Ukraine sau Hoa Kỳ. Berlin sẽ cung cấp cho Kyiv khoảng 8 tỷ euro hay 8,8 tỷ đô la trong năm nay.
Berlin đã hy vọng rằng khoản thiếu hụt viện trợ sẽ được bù đắp bằng cách Ukraine nhận được 50 tỷ đô la lợi nhuận từ tài sản bị đóng băng của Nga. Tuy nhiên, Hung Gia Lợi đã gây ra sự chậm trễ trong việc Hoa Kỳ tham gia thủ tục vào chương trình tài sản.
Ngoài những lo ngại về ngân sách, các đảng “phản chiến” phản đối viện trợ cho Ukraine ở cả cánh hữu và cánh tả đã giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử khu vực vào ngày 1 tháng 9, gây ra những phức tạp chính trị cho cam kết hỗ trợ Ukraine của Đức.
Theo Viện Kinh tế Thế giới Kiel (IfW), tính đến tháng 6 năm 2024, Đức đã phân bổ 14,7 tỷ euro hay 16,4 tỷ đô la để hỗ trợ cho Ukraine.
[Kyiv Independent: Germany plans additional $445 million in aid for Ukraine in 2024, AFP reports]
4. Nga đặt mục tiêu tăng sản lượng máy bay điều khiển từ xa gấp mười lần vào năm 2024, Putin tuyên bố
Hôm Thứ Sáu, 20 Tháng Chín, hãng thông tấn Interfax do Điện Cẩm Linh kiểm soát đưa tin Putin tuyên bố Nga đang có kế hoạch tăng sản lượng máy bay điều khiển từ xa “gần gấp mười lần” trong năm nay.
Theo Putin, năm 2023, quân đội Nga đã nhận được khoảng 140.000 máy bay điều khiển từ xa các loại. Năm nay, Mạc Tư Khoa muốn sản xuất 1,4 triệu chiếc.
Trong suốt cuộc xâm lược toàn diện của Nga, Ukraine và Nga đã đầu tư mạnh vào công nghệ máy bay điều khiển từ xa, làm thay đổi hoàn toàn phương thức chiến tranh.
Đối với lực lượng Ukraine bị áp đảo về số lượng, máy bay điều khiển từ xa là một trong những vũ khí chủ chốt để tấn công tàu chiến, căn cứ hải quân, nhà máy lọc dầu và phi trường của Nga bên trong các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm và sâu phía sau phòng tuyến của Nga.
“Nhiệm vụ chính là sản xuất nhiều loại máy bay điều khiển từ xa, thiết lập sản xuất hàng loạt các thiết bị đầy hứa hẹn này càng nhanh càng tốt”, nhà độc tài Nga phát biểu tại cuộc họp với ủy ban công nghiệp quân sự của Nga.
“Cùng với sự phát triển của máy bay điều khiển từ xa, chúng ta cũng cần xem xét các cách tiêu diệt chúng bằng tác chiến điện tử và các biện pháp thông thường.”
Mạc Tư Khoa muốn thiết kế, thử nghiệm và sản xuất máy bay điều khiển từ xa bằng các trung tâm nghiên cứu và sản xuất đặc biệt của Nga. Nga cũng đang phát triển máy bay điều khiển từ xa cho hải quân, Putin tuyên bố.
Nga đã triển khai rộng rãi năng lực máy bay điều khiển từ xa trong chiến tranh, cả trên chiến trường và để tấn công các thành phố và cơ sở hạ tầng của Ukraine.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Ukraine đã chứng tỏ mình là quốc gia tiên phong trong công nghệ máy bay điều khiển từ xa, với 1 triệu máy bay điều khiển từ xa được các nhà sản xuất Ukraine ký hợp đồng đến năm 2024.
Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Chiến lược Hanna Hvozdiar cho biết Kyiv có khả năng sản xuất hơn 3 triệu máy bay điều khiển từ xa mỗi năm nhưng cần nguồn tài trợ từ các đối tác nước ngoài.
[Kyiv Independent: Russia aims to increase drone production tenfold in 2024, Putin claims]
5. Ảnh vệ tinh tiết lộ thiệt hại từ cuộc tấn công vào kho đạn lớn nhất của Nga
Hình ảnh vệ tinh đã tiết lộ mức độ tàn phá do cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào cơ sở hỏa tiễn và đạn dược của Nga, nơi được cho là nơi lưu trữ hỏa tiễn có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Theo hãng tin Suspilne của Ukraine, trích dẫn nguồn tin tình báo Kyiv, các máy bay điều khiển từ xa từ Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, Tổng cục Tình báo Quân sự Ukraine, gọi tắt là GUR, và Lực lượng Tác chiến Đặc biệt Ukraine, gọi tắt là SSO, đã tấn công cơ sở ở Toropets, tỉnh Tver vào khoảng 3 giờ 30 sáng Thứ Tư, 18 Tháng Chín.
Cuộc tấn công hôm thứ Tư có thể là cuộc tấn công lớn nhất trong cuộc chiến cho đến nay, và theo Reuters, vụ nổ được ghi nhận là một trận động đất nhỏ trên các hệ thống giám sát. Ngoài ra, các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào các cơ sở quân sự ở Nga đang làm suy yếu các lựa chọn hỏa tiễn tầm xa của Putin, theo Kyiv.
Đoạn video được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội cho thấy một quả cầu lửa khổng lồ và nhiều vụ nổ sau cuộc tấn công vào kho vũ khí của Cục Hỏa tiễn và Pháo binh số 107, nằm cách Mạc Tư Khoa 386 km về phía tây.
Mặc dù thường không trực tiếp nhận trách nhiệm, Ukraine đã tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào các địa điểm quân sự trên khắp nước Nga nhằm mục đích làm suy yếu cỗ máy chiến tranh của Mạc Tư Khoa, vốn cung cấp năng lượng cho cuộc xâm lược toàn diện của nước này.
Hình ảnh vệ tinh chụp trước và sau các cuộc tấn công cho thấy sự tàn phá. Dự án “Schemes” của Radio Liberty đã công bố hình ảnh vệ tinh từ Planet Labs chụp lúc 11:30 sáng thứ Năm cho thấy khói vẫn tiếp tục bốc lên trời.
Hình ảnh vệ tinh của NASA ghi lại các dấu hiệu nhiệt trên hầu hết toàn bộ lãnh thổ của địa điểm mà Suspilne cho biết có chứa hỏa tiễn Iskander, hỏa tiễn đạn đạo Tochka-U, hỏa tiễn phòng không và đạn pháo. Người dùng mạng xã hội đã chia sẻ các hình ảnh vệ tinh trước và sau khác cho thấy sự phá hủy của cơ sở.
Nhà lãnh đạo Trung tâm Chống thông tin sai lệch của Ukraine, Andriy Kovalenko, cho biết địa điểm này cũng có thể lưu trữ các hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt Grad, hỏa tiễn phòng không S-300 và S-400, và hỏa tiễn đạn đạo KN-23 của Bắc Hàn.
Nga đã nhiều lần sử dụng Iskanders để tấn công cơ sở hạ tầng của Ukraine, trong khi Tochka-U được cho là đã được sử dụng trong một cuộc tấn công vào nhà ga xe lửa Kramatorsk vào tháng 4 năm 2022. KN-23 của Bắc Hàn là hỏa tiễn đạn đạo chiến thuật giống với Iskander-M của Nga. Cả ba đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Nguồn tin của Suspilne cho biết các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine vào các cơ sở quân sự của Nga đang làm suy yếu khả năng tiến hành các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn tầm xa của Mạc Tư Khoa vào Ukraine.
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, cho biết hôm thứ Tư rằng các cuộc không kích liên tục của Ukraine vào các địa điểm hậu cần bên trong nước Nga “sẽ tạo ra áp lực hoạt động lớn hơn đối với quân đội Nga, vượt ra ngoài phạm vi phá hủy riêng lẻ các kho đạn dược và cơ sở hậu cần”.
Viện nghiên cứu này cho biết các cuộc tấn công của HMARS của Ukraine vào các kho đạn dược năm 2022 đã buộc lực lượng Nga phải phân tán các cơ sở lưu trữ đạn dược, làm suy yếu hoạt động của họ. Viện nghiên cứu này cho biết thêm rằng các cuộc tấn công lớn hơn như vụ tấn công ở Toropets có thể dẫn đến động thái tương tự.
Trong khi đó, các blogger quân sự Nga đã đổ lỗi cho chính quyền Nga vì xây dựng cơ sở Tver kém phẩm chất và cáo buộc lực lượng Nga có thể không tuân thủ các hướng dẫn an toàn liên quan đến việc tàng trữ hỏa tiễn và đạn pháo tại đó.
Những người theo chủ nghĩa quân phiệt này nhắm vào các quan chức như cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tướng quân đội Dmitry Bulgakov, người giám sát việc xây dựng cơ sở này và đã bị bắt vào tháng 7 vì tội gian lận.
[Newsweek: Satellite Photos Reveal Damage from Attack on Russia's Biggest Ammo Storage]
6. Liên Hiệp Âu Châu đặt mục tiêu đáp ứng 25% nhu cầu năng lượng của Ukraine vào mùa đông, von der Leyen cho biết trước chuyến thăm Kyiv
Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen đã tới thăm Kyiv hôm Thứ Sáu, 20 Tháng Chín, để thảo luận về nhu cầu năng lượng của Ukraine với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, bà cho biết vào ngày 19 tháng 9.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Brussels cùng với giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế Fatih Birol, von der Leyen cho biết Nga “đang cố gắng nhấn chìm đất nước này vào bóng tối” khi phá hủy 80% các nhà máy nhiệt điện và một phần ba công suất thủy điện của Ukraine.
Trong bài phát biểu buổi tối ngày 19 tháng 9, Zelenskiy cho biết ông đang mong đợi “các cuộc đàm phán quan trọng” với von der Leyen tại Kyiv liên quan đến tình hình năng lượng.
Mạc Tư Khoa đã tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine bằng nhiều cuộc không kích trong suốt cuộc chiến toàn diện, trong đó cuộc tấn công lớn nhất được thực hiện vào ngày 26 tháng 8 với hơn 230 hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa.
“Là bạn bè và đối tác của Ukraine, chúng ta phải làm mọi cách có thể để duy trì hoạt động”, von der Leyen nói.
Nhà lãnh đạo cơ quan điều hành Liên Hiệp Âu Châu lưu ý rằng Ukraine cần 17 gigawatt điện cho mùa đông năm nay và nêu tên ba hướng hỗ trợ năng lượng chính của Liên Hiệp Âu Châu cho quốc gia bị chiến tranh tàn phá này.
Bà von der Leyen cho biết các bước này sẽ đáp ứng được khoảng 4,5 gigawatt công suất, tương đương khoảng 25% nhu cầu điện của Ukraine vào mùa đông.
Trong bước đầu tiên, Liên Hiệp Âu Châu sẽ hỗ trợ Ukraine sửa chữa cơ sở hạ tầng năng lượng với mục tiêu khôi phục công suất 2,5 gigawatt.
“Ngay lúc này, một nhà máy điện nhiệt hoàn chỉnh đang được tháo dỡ tại Lithuania và được vận chuyển từng phần đến Ukraine với sự hỗ trợ của chúng tôi”, một quan chức Liên Hiệp Âu Châu cho biết.
Liên Hiệp Âu Châu cũng sẽ tiếp tục xuất khẩu điện sang Ukraine và cải thiện kết nối năng lượng. Khối này sẽ cung cấp 2 gigawatt điện theo cách này, tương đương với lượng điện bị mất từ Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bị tạm chiếm, theo von der Leyen.
Điểm thứ ba, Liên Hiệp Âu Châu sẽ thúc đẩy sản xuất phi tập trung và năng lượng tái tạo để ổn định dòng điện trong nước.
Bà von der Leyen tuyên bố vào đầu ngày hôm nay rằng Liên Hiệp Âu Châu sẽ hỗ trợ Ukraine 160 triệu euro hay 178 triệu đô la trước mùa đông để cải thiện khả năng phục hồi của nước này trước các cuộc không kích của Nga.
Khoảng 60 triệu euro hay 67 triệu đô la viện trợ của Liên Hiệp Âu Châu sẽ được dành cho viện trợ nhân đạo như nơi trú ẩn và máy sưởi. 100 triệu euro hay 111 triệu đô la sẽ được chi cho việc sửa chữa cơ sở hạ tầng năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo.
Phát biểu cùng với von der Leyen, giám đốc IEA Birol đã trình bày một kế hoạch hành động gồm 10 bước để giúp đất nước đối phó với mùa đông, mà ông cho biết có thể là “kế hoạch khó khăn nhất từ trước đến nay”.
[Kyiv Independent: EU aims to cover 25% of Ukraine's energy needs in winter, von der Leyen says ahead of Kyiv visit]
7. Giám sát viên Liên Hiệp Quốc cho biết tình trạng mất điện do các cuộc tấn công của Nga khiến người dân Ukraine phải ra nước ngoài
Hôm Thứ Năm, 19 Tháng Chín, Phái bộ giám sát nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Ukraine cho biết trong một báo cáo rằng các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đã khiến số người Ukraine rời khỏi đất nước tăng mạnh vào mùa hè vì lý do mất điện.
Nga đã tiến hành chín cuộc tấn công phối hợp vào cơ sở hạ tầng điện của Ukraine từ tháng 3 đến cuối tháng 8, tấn công các cơ sở tại 20 khu vực và ảnh hưởng đến hàng triệu thường dân.
Báo cáo cho biết: Ít nhất 18 người đã thiệt mạng trong khu vực gần các cuộc không kích và ít nhất 84 người bị thương. Các cuộc tấn công đã phá hủy khoảng 9 gigawatt công suất phát điện, “tương đương với một nửa nhu cầu của Ukraine trong những tháng mùa đông”.
Báo cáo nhấn mạnh rằng hoạt động giám sát biên giới do Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn thực hiện “cho thấy có sự gia tăng nhẹ trong số lượng người rời khỏi Ukraine do thiếu điện, nước và hệ thống sưởi ấm bắt đầu từ tháng 4”.
Sự gia tăng đó “tăng mạnh” vào tháng 6 và vào tháng 7, gần một nửa (49%) số người “được phỏng vấn tại biên giới rời Ukraine cho biết họ rời đi do tình hình năng lượng”.
Báo cáo cho biết thêm: “Trong giai đoạn mùa hè, lý do liên quan đến năng lượng là yếu tố quan trọng thứ hai dẫn đến việc ra đi, bên cạnh những lo ngại rộng hơn liên quan đến tình hình an ninh bất ổn”.
Báo cáo nhấn mạnh rằng Ngân hàng Quốc gia Ukraine đã điều chỉnh dự báo về tình hình di chuyển dân số trong năm tới do sự tàn phá đối với hệ thống năng lượng của Ukraine.
'Cảm giác cận kề cái chết:' Cuộc tấn công lớn nhất từ trước đến nay của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine gây ra tình trạng mất điện trên quy mô lớn
Ngân hàng Quốc gia hiện dự báo sẽ có thêm 500.000 người phải di dời trong giai đoạn 2024-2025.
Trưởng phái bộ Liên Hiệp Quốc ở Ukraine, gọi tắt là HRMMU, Danielle Bell cho biết: “Từ việc sưởi ấm nhà cửa và bảo đảm nước sạch đến cung cấp năng lượng cho giáo dục trực tuyến, điều hành doanh nghiệp và các dịch vụ y tế, việc phá hủy cơ sở hạ tầng điện ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày”.
Theo một công ty năng lượng được trích dẫn trong báo cáo, các cuộc tấn công đã gây thiệt hại gấp ba lần cho các đơn vị phát điện của Ukraine so với chiến dịch tấn công vào mùa đông năm 2022-2023.
Báo cáo lưu ý rằng các cuộc tấn công kể từ tháng 3 nhắm vào các cơ sở phát điện ở mức độ lớn hơn nhiều so với chiến dịch tấn công trước đó. Các chuyên gia nói với HRMMU rằng mùa đông sắp tới có thể chứng kiến tình trạng mất điện từ 4 đến 18 giờ mỗi ngày.
Tình trạng mất điện đặc biệt ảnh hưởng đến những người sống ở thành phố, nơi người dân phụ thuộc vào hệ thống sưởi ấm trung tâm.
Ví dụ, tại Kyiv, 95% trong số ba triệu cư dân của thành phố “phụ thuộc vào hệ thống sưởi ấm tập trung, được cung cấp cho người tiêu dùng ở các tòa nhà cao tầng bằng máy bơm điện”, báo cáo cho biết.
Cuộc tấn công không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống sưởi ấm mà còn đến hệ thống phân phối nước vì cần có điện để phân phối nước cho người tiêu dùng.
Báo cáo cho biết: “Hầu hết các công ty cấp nước thành phố đều thiếu nguồn năng lượng dự phòng để bảo đảm cung cấp ổn định trong trường hợp mất điện kéo dài”.
HRMMU cũng nhấn mạnh rằng cần có điện cho các trường học “và cung cấp quyền truy cập internet cho 1,7 triệu trẻ em ở Ukraine đang học trực tuyến” do những rủi ro về an toàn khi học trực tiếp.
HRMMU kết luận rằng các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng điện của Ukraine “có khả năng đã vi phạm cả ba nguyên tắc của luật nhân đạo quốc tế”.
[Kyiv Independent: Blackouts caused by Russian attacks driving Ukrainians abroad, UN monitor says]
8. CNN đưa tin Zelenskiy sẽ gặp Harris ở Washington vào tuần tới
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris có kế hoạch gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tại Washington, DC vào tuần tới, CNN đưa tin hôm Thứ Năm, 19 Tháng Chín, trích dẫn các nguồn tin thân cận.
Cuộc họp diễn ra chưa đầy 50 ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, một cuộc đua được đánh dấu bằng những biến động mạnh mẽ vì cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine.
Zelenskiy sẽ đến thăm Hoa Kỳ vào tuần tới để gặp Tổng thống Joe Biden bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 79 tại Thành phố New York. Harris sau đó sẽ gặp Zelenskiy tại Washington, ba nguồn tin nói với CNN.
Chuyến thăm Hoa Kỳ của Zelenskiy là cơ hội để ông ủng hộ Kế hoạch Chiến thắng của mình cho Ukraine, mà ông cho biết vào ngày 18 tháng 9 hiện đã hoàn tất và sẵn sàng trình bày cho các đồng minh của Kyiv. Zelenskiy trước đó cho biết ông có kế hoạch trình bày chi tiết cho Tổng thống Biden trong cuộc gặp của họ.
Ông Zelenskiy cho biết kế hoạch này cũng sẽ được trình lên Harris và cựu Tổng thống Hoa Kỳ Ông Donald Trump.
Ông Trump nói với một phóng viên vào ngày 18 tháng 9 rằng ông “có thể” sẽ gặp Zelenskiy khi Tổng thống Zelenskiy thăm Hoa Kỳ, nhưng không đưa ra bất kỳ thông tin chi tiết nào hoặc nói rằng một cuộc gặp như vậy đã được lên kế hoạch.
Harris đại diện cho Hoa Kỳ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu của Ukraine tại Thụy Sĩ vào tháng 6, một hội nghị quốc tế tập trung vào công thức hòa bình 10 điểm của Zelenskiy.
[Kyiv Independent: Zelensky to meet Harris in Washington next week, CNN reports]
9. Orbán: 'Nếu chúng ta chờ đợi viện trợ lũ lụt của Liên Hiệp Âu Châu, chúng ta sẽ ngập tới cổ trong nước'
Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán tỏ ra nghi ngờ liệu đất nước ông có nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ Liên Hiệp Âu Châu sau trận lũ lụt lan rộng khắp Trung Âu vào tuần này hay không.
Thủ tướng phát biểu tại cuộc họp báo của chính phủ vào sáng thứ năm rằng: “Thật lòng mà nói, nếu chúng ta chờ Brussels cứu trợ, chúng ta sẽ bị ngập nước đến tận cổ”.
Hung Gia Lợi là quốc gia mới nhất chịu ảnh hưởng của trận lũ lụt tàn khốc, khiến ít nhất 21 người tử vong trong khu vực — mặc dù chính quyền Budapest chưa báo cáo bất kỳ thương vong nào.
Đầu tuần này, Orbán tuyên bố ông đã hoãn các cam kết quốc tế của mình cho đến khi lũ lụt lắng xuống, bao gồm cả cuộc tranh luận của Nghị viện Âu Châu về chức chủ tịch Hội đồng của Hung Gia Lợi.
Tuy nhiên, ông không bỏ lỡ cơ hội để chỉ trích Brussels khi trả lời câu hỏi về lời đề nghị giúp đỡ các quốc gia trong khu vực của Chủ tịch Ủy ban Ursula von der Leyen.
“Nếu một tình huống phát sinh ở một quốc gia, sẽ có một cơ chế có thể được kích hoạt bằng thông báo đơn phương”, Orbán nói. “Chúng tôi đã làm điều này, điều đó có nghĩa là Brussels đã bắt đầu xem xét liệu có nên hoặc có thể cung cấp một số loại hỗ trợ hay không”.
“Khi các thủ tục phức tạp này của Brussels kết thúc — và chúng tôi không bị trừng phạt vì không nhận được sự giúp đỡ xứng đáng, vì tất cả đều là dấu hỏi ở Brussels — thì chúng tôi sẽ nhận được sự hỗ trợ từ Brussels.”
Vào ngày 14 tháng 9 — ngay sau khi những trận mưa lớn bắt đầu ảnh hưởng đến lưu vực sông Danube — dịch vụ lập bản đồ khẩn cấp nhanh Copernicus của Liên Hiệp Âu Châu đã bắt đầu cung cấp hình ảnh vệ tinh có thể thực hiện được về lũ lụt cho Hung Gia Lợi, theo yêu cầu của Budapest.
Những phát biểu chua cay của Orbán có thể chịu ảnh hưởng từ quyết định trước đó của Tòa án Công lý Âu Châu phạt Hung Gia Lợi 200 triệu euro vì vi phạm luật tị nạn của Liên Hiệp Âu Châu.
“Bây giờ, chúng ta hãy nhìn vào mặt tích cực của vấn đề và trân trọng cảm ơn Brussels vì ít nhất đã nghĩ đến chúng ta,” Orbán nói thêm.
[Politico: Orbán: ‘If we wait for EU flood aid, we’ll be up to our necks in water’]
10. Tuyên truyền của Mạc Tư Khoa dẫn đến lệnh cấm RT của Meta
Một cuộc tranh cãi giữa Meta và Điện Cẩm Linh nổ ra vào hôm Thứ Năm, 19 Tháng Chín, khi chủ sở hữu Facebook tuyên bố sẽ cấm các tổ chức truyền thông nhà nước quan trọng của Nga vì cáo buộc sử dụng nền tảng truyền thông xã hội của mình cho mục đích tuyên truyền của Mạc Tư Khoa.
Meta, công ty sở hữu Facebook, WhatsApp và Instagram, đang tấn công rõ ràng nhất vào hãng tin Russia Today, hiện được gọi là RT, với lệnh cấm được triển khai trên toàn cầu trong những ngày tới để giúp hạn chế ảnh hưởng của Nga đối với người dùng mạng xã hội nước ngoài.
Meta cho biết trong một tuyên bố: “Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, chúng tôi đã mở rộng việc thực thi đang diễn ra đối với các cơ quan truyền thông nhà nước Nga: Rossiya Segodnya, RT và các thực thể liên quan khác hiện đã bị cấm khỏi các ứng dụng của chúng tôi trên toàn cầu vì hoạt động can thiệp vào nước ngoài”.
Rossiya Segodnya là công ty mẹ đằng sau hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti và các thương hiệu tin tức bao gồm Sputnik. Không công ty nào trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov chỉ trích rằng “những hành động có chọn lọc như vậy chống lại phương tiện truyền thông Nga là không thể chấp nhận được” và rằng “Meta với những hành động này đang tự làm mất uy tín của chính mình”.
“Chúng tôi có thái độ cực kỳ tiêu cực đối với vấn đề này. Và tất nhiên, điều này làm phức tạp thêm triển vọng bình thường hóa quan hệ của chúng tôi với Meta”, Peskov nói với các phóng viên.
Trong một bài báo, RT cho biết tổng biên tập của họ, Margarita Simonyan, người trước đây từng khoe khoang trên truyền hình về những nỗ lực của Điện Cẩm Linh nhằm làm mất ổn định nền dân chủ phương Tây, đã nói đùa về lệnh cấm mới nhất.
“Thật sao? Anh hết gương rồi à?” cô ấy nói.
Ý bà ta nói rằng cần phải soi gương trước khi phê phán người khác.
Lệnh cấm Meta được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Hoa Kỳ công bố lệnh trừng phạt mới đối với RT, với việc Ngoại trưởng Antony Blinken lên án tổ chức truyền thông này trong cuộc họp báo hôm thứ sáu.
“RT muốn các khả năng tình báo bí mật mới của mình, giống như các nỗ lực tuyên truyền thông tin sai lệch lâu nay, vẫn được giữ bí mật.”
“Thuốc giải độc mạnh nhất của chúng ta đối với những lời dối trá của Nga chính là sự thật. Sự thật đang chiếu một luồng sáng vào những gì Điện Cẩm Linh đang cố gắng thực hiện dưới sự che đậy của bóng tối,” Blinken nói.
Bộ Ngoại giao cáo buộc RT hợp tác với quân đội Nga, bao gồm cả việc gây quỹ thông qua các nền tảng gây quỹ cộng đồng lớn để mua vũ khí, áo giáp và các thiết bị khác nhằm sử dụng trong cuộc xâm lược Ukraine của quốc gia này. Mạc Tư Khoa đã bác bỏ những cáo buộc này.
Từ năm 2020, Meta đã dán nhãn nội dung từ phương tiện truyền thông nhà nước và vào năm 2022, hành động này đã leo thang bằng cách chặn phương tiện truyền thông nhà nước chạy quảng cáo và giảm mức độ ưu tiên nội dung khỏi nguồn cấp dữ liệu của người dùng.
Mạc Tư Khoa đã phản ứng ngay sau khi quân đội của họ lần đầu tiên tiến vào Ukraine. Vào tháng 3 năm 2022, Điện Cẩm Linh tuyên bố Meta là một nhóm cực đoan và chặn cả Facebook và Instagram, vốn rất phổ biến với người Nga vào thời điểm đó.
Các nền tảng này đã gia nhập X của Elon Musk, trước đây gọi là Twitter, cũng bị chặn ở Nga—mặc dù người dùng ở Nga vẫn có thể truy cập các nền tảng này thông qua mạng riêng ảo hay Virtual Private Network, thường được gọi tắt là VPN.
[Newsweek: Moscow's Propaganda Leads to RT Meta Ban]
[06-PT20]
11. Nghị viện Âu Châu công nhận ứng cử viên lưu vong của Venezuela là tổng thống thực sự
Hôm Thứ Năm, 19 Tháng Chín, trong một diễn biến hiếm có, Nghị viện Âu Châu đã công nhận ứng cử viên tổng thống lưu vong của Venezuela, Edmundo González, là tổng thống hợp pháp và được bầu cử dân chủ của nước này.
Nghị quyết chung được sự ủng hộ của Đảng Nhân dân Âu Châu trung hữu (EPP), Đảng Bảo thủ và Cải cách Âu Châu cứng rắn (ECR) và Đảng Yêu nước cực hữu vì Âu Châu, đánh dấu lần đầu tiên kể từ cuộc bầu cử Liên Hiệp Âu Châu vào tháng 6, những người bảo thủ từ khắp cánh hữu đã đoàn kết để bỏ phiếu.
Nghị quyết này được thông qua với 309 phiếu thuận, 201 phiếu chống và 12 phiếu trắng, mang tính tượng trưng và không có giá trị pháp lý.
Trong nghị quyết, các Nghị sĩ Âu Châu lên án lệnh bắt giữ mà chính phủ Venezuela ban hành đối với González, cùng với các vụ giết người, quấy rối và vi phạm nhân quyền nhằm vào phe đối lập dân chủ và xã hội dân sự, đồng thời kêu gọi chấm dứt những vi phạm “có hệ thống” như vậy.
González rời Venezuela và bay tới Tây Ban Nha vào ngày 8 tháng 9 sau khi Madrid cấp cho ông quyền tị nạn.
Các Nghị sĩ Âu Châu cũng lưu ý rằng các báo cáo từ các quan sát viên bầu cử quốc tế “rõ ràng” chỉ ra rằng cuộc bầu cử tổng thống Venezuela ngày 28 tháng 7 đã không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế về tính toàn vẹn của cuộc bầu cử.
Căng thẳng leo thang vào Chúa Nhật sau khi chính phủ Venezuela bắt giữ ba công dân Hoa Kỳ và hai công dân Liên Hiệp Âu Châu, cáo buộc họ tham gia vào âm mưu do Hoa Kỳ cầm đầu nhằm ám sát Maduro và một số thành viên trong chính phủ của ông.
Nhà lãnh đạo bộ phận đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, gọi chính phủ của Maduro là “độc tài” và “chuyên quyền” trong một cuộc phỏng vấn với một kênh truyền hình Tây Ban Nha vào hôm Chúa Nhật.
[Politico: European Parliament recognizes Venezuela’s exiled candidate as real president]
Phán quyết mới nhất của Vatican về các cuộc hiện ra ở Medjugorje. Công Giáo Nga có thêm một Giám Mục
VietCatholic Media
18:14 20/09/2024
1. Cuộc họp báo trên máy bay của Đức Thánh Cha: Chuyến đi dài nhất trong triều giáo hoàng của ngài
Trong bối cảnh nhiều người hoài nghi về việc vị giáo hoàng lớn tuổi này có thể giải quyết chuyến đi quốc tế đầy tham vọng như thế nào, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã hoàn thành chuyến đi dài nhất từ trước đến nay, bay tổng cộng 20,000 dặm trên bảy chuyến bay để thăm bốn quốc gia ở Đông Nam Á và Châu Đại Dương.
Trên chuyến bay trở về Rôma cuối cùng, Đức Giáo Hoàng từ từ đi xuống lối đi của máy bay bằng gậy chống trước khi được hỗ trợ ngồi xuống một chiếc ghế gấp nhỏ, nơi ngài cảm ơn các nhà báo đã đi cùng ngài trong suốt chuyến đi dài.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết ngài rất có ấn tượng với nghệ thuật và các điệu múa truyền thống mà ngài bắt gặp ở Papua New Guinea, các tòa nhà chọc trời và sự thiếu kỳ thị rõ ràng ở thị quốc đa văn hóa Singapore. Ngài nói thêm rằng Singapore sẽ sớm tổ chức Giải đua xe Công thức 1 Singapore Grand Prix, mà ngài cho biết là minh chứng cho thấy thành phố này là điểm đến quốc tế thu hút nhiều nền văn hóa khác nhau.
Khi nói về chuyến đi của mình, rõ ràng là Đông Timor, một quốc gia nhỏ bé, nghèo đói được thành lập vào năm 2002, đã gây ấn tượng mạnh mẽ với vị giáo hoàng. Ước tính có khoảng 600,000 người đã tham dự Thánh lễ của ngài tại Đông Timor — gần một nửa dân số của quốc đảo có 98% là người Công Giáo.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ca ngợi “nền văn hóa sống” của Đông Timor, khen ngợi tỷ lệ sinh cao của đất nước này và nói thêm rằng các quốc gia giàu có hơn, bao gồm cả Singapore, có thể học hỏi từ quốc gia nhỏ bé này rằng “trẻ em là tương lai”.
“Đông Timor là một nền văn hóa giản dị, rất coi trọng gia đình, hạnh phúc, một nền văn hóa sống với nhiều trẻ em”, ngài nói. Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng ngài hy vọng khía cạnh này của văn hóa Timor có thể được bảo vệ khỏi “những ý tưởng đến từ bên ngoài”, có thể giống như những con cá sấu nước mặn đã tràn ngập một số bãi biển rạn san hô nguyên sơ của quốc gia non trẻ này.
“Để tôi nói cho bạn biết một điều,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói thêm. “Tôi đã yêu Đông Timor.”
2. Giáo Hội Công Giáo tại Nga có thêm một giám mục
Giáo Hội Công Giáo tại Nga có thêm một giám mục. Đó là cha Stephan Lipke, Dòng Tên, người Đức, được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá Giáo phận Chúa Hiển Dung, ở Novosibirsk, miền Siberia, bên Nga.
Đức Cha Lipke năm nay 49 tuổi (1975), sinh tại thành phố Essen, bên Đức và thụ phong linh mục năm 2002, thuộc Tổng giáo phận Koeln. Bốn năm sau, 2006, cha gia nhập Dòng Tên và khấn trọng năm 2019. Sau khi làm mục vụ tại Đức, cha được gửi sang hoạt động mục vụ tại Novosibirsk, từ năm 2011. Trong khi làm cha sở ở thành phố Tomsk, cha đã lấy Tiến sĩ văn chương Nga, tại Đại học Tomsk năm 2017. Về sau, cha làm Giám đốc Học viện thánh Tôma Aquinô, ở Mạc Tư Khoa, và năm 2020, cha làm Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Nga.
Nay trong nhiệm vụ Giám Mục Phụ Tá, tại Novosibirsk, Đức Cha Lipke phụ giúp Đức Cha Joseph Werk, 72 tuổi, Giám mục sở tại, cũng thuộc Dòng Tên và coi sóc giáo phận này từ 33 năm nay (1991), sau khi chế độ Xô Viết chấm dứt. Đức Cha Werk sinh trưởng ở Kazakhstan trong một gia đình Đức bị lưu đày sang Nga, dưới thời Stalin.
Giáo phận Chúa Hiển Dung là một trong bốn giáo phận của Giáo Hội Công Giáo tại Nga, rộng mênh mông với hai triệu cây số vuông và có nửa triệu tín hữu Công Giáo thuộc 70 giáo xứ.
Các giáo phận Công Giáo tại Nga không lấy tên theo địa danh, để tránh đụng với Giáo hội Chính thống Nga ở địa phương, nhưng được đặt tên khác đi. Ví dụ, Tổng giáo phận Mẹ Thiên Chúa ở Mạc Tư Khoa.