Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:32 17/09/2024
37. Con người ta nếu cầu nguyện cách tốt lành thì không trễ nãi làm việc thiện. Trái lại, nếu không cầu nguyện tốt, thì bất cứ việc thiện nào cũng làm không được.
(Thánh Francis of Assisi)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:36 17/09/2024
62. HƠI KHÓI KHÓ ĂN
Giữa năm Can Phù đời nhà Đường, có một thư sinh xuất thân từ gia đình hào phú, thừa hưởng công lão của tổ tiên mà được đãi ngộ chu đáo, mặc thì lụa là gấm vóc, ăn thì sơn hào hải vị.
Anh ta đã nói với Thánh Cang hòa thượng:
- “Hể dùng than gỗ để nấu cơm, thì phải dùng lửa để cho than gỗ nung nóng lên sau đó mới nấu cơm, bằng không khói của lửa làm cho cơm không ngon”.
Về sau, nông dân bạo động công hãm địa phương ấy, mấy người anh em của anh ta cùng với hòa thượng Thánh Cang chạy nạn, núp trong cỏ tranh ở trên núi, ba ngày không có gì ăn.
Sau khi nông dân rút quân lui, họ đi bộ đến một tiệm nhỏ để mua gạo nấu cơm ăn, thì cảm thấy ăn ngon hơn cả cơm trắng thịt cá, hòa thượng Thánh Cang cười nói:
- “Đây không phải dùng than củi để nấu, cho nên có hơi khói”.
Người thư sinh xấu hổ và cũng không thể cười.
(Chử Ký Thất)
Suy tư 62:
Có những người sung sướng từ nhỏ, khỏi phải lo ăn lo mặc như những con nhà giàu khác, nên khi ăn uống thì kén chọn thức ăn phải ngon, áo quần mặc phải đẹp, họ trở thành những con người vô cảm trước những nghèo khổ của người chung quanh mình.
Có những người có thói quen hưởng thụ nên không thấy những nỗi vất vả của cha mẹ, không thấy sự khổ nhọc của lao động, nên mạnh tay tiêu tiền như đốt giấy vào những cái thích chơi ngông của mình.
Có những người nghèo rách mồng tơi nhưng thích đua đòi và xài sang, họ không mở mắt ra để thấy gia đình con cái đang đói khổ và buồn phiền vì sự vô trách nhiệm của họ.
Cái khó nuốt nhất khi ăn cơm không phải là cơm hôi mùi khói, cũng không phải là thức ăn dở, nhưng chính là tâm hồn của chúng ta không thấy được mồ hôi và nước mắt do công khó của người nấu ăn mà thôi, nếu chúng ta nhìn ra được điều ấy thì bữa cơm sẽ ngon hẳn lên dù thức ăn không ngon, bởi vì mâm cơm chính là hạnh phúc của gia đình vậy.
Người Ki-tô hữu nào cũng nhận ra điều ấy, bởi vì mỗi lần gia đình dùng cơm chung với nhau, thì đó là mô hình bữa tiệc yêu thương a-ga-pê của Đức Chúa Giê-su: yêu thương và phục vụ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Giữa năm Can Phù đời nhà Đường, có một thư sinh xuất thân từ gia đình hào phú, thừa hưởng công lão của tổ tiên mà được đãi ngộ chu đáo, mặc thì lụa là gấm vóc, ăn thì sơn hào hải vị.
Anh ta đã nói với Thánh Cang hòa thượng:
- “Hể dùng than gỗ để nấu cơm, thì phải dùng lửa để cho than gỗ nung nóng lên sau đó mới nấu cơm, bằng không khói của lửa làm cho cơm không ngon”.
Về sau, nông dân bạo động công hãm địa phương ấy, mấy người anh em của anh ta cùng với hòa thượng Thánh Cang chạy nạn, núp trong cỏ tranh ở trên núi, ba ngày không có gì ăn.
Sau khi nông dân rút quân lui, họ đi bộ đến một tiệm nhỏ để mua gạo nấu cơm ăn, thì cảm thấy ăn ngon hơn cả cơm trắng thịt cá, hòa thượng Thánh Cang cười nói:
- “Đây không phải dùng than củi để nấu, cho nên có hơi khói”.
Người thư sinh xấu hổ và cũng không thể cười.
(Chử Ký Thất)
Suy tư 62:
Có những người sung sướng từ nhỏ, khỏi phải lo ăn lo mặc như những con nhà giàu khác, nên khi ăn uống thì kén chọn thức ăn phải ngon, áo quần mặc phải đẹp, họ trở thành những con người vô cảm trước những nghèo khổ của người chung quanh mình.
Có những người có thói quen hưởng thụ nên không thấy những nỗi vất vả của cha mẹ, không thấy sự khổ nhọc của lao động, nên mạnh tay tiêu tiền như đốt giấy vào những cái thích chơi ngông của mình.
Có những người nghèo rách mồng tơi nhưng thích đua đòi và xài sang, họ không mở mắt ra để thấy gia đình con cái đang đói khổ và buồn phiền vì sự vô trách nhiệm của họ.
Cái khó nuốt nhất khi ăn cơm không phải là cơm hôi mùi khói, cũng không phải là thức ăn dở, nhưng chính là tâm hồn của chúng ta không thấy được mồ hôi và nước mắt do công khó của người nấu ăn mà thôi, nếu chúng ta nhìn ra được điều ấy thì bữa cơm sẽ ngon hẳn lên dù thức ăn không ngon, bởi vì mâm cơm chính là hạnh phúc của gia đình vậy.
Người Ki-tô hữu nào cũng nhận ra điều ấy, bởi vì mỗi lần gia đình dùng cơm chung với nhau, thì đó là mô hình bữa tiệc yêu thương a-ga-pê của Đức Chúa Giê-su: yêu thương và phục vụ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Kẻ theo Đấng làm đầu
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
07:03 17/09/2024
CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN NĂM B : MC 9,30-37
30 Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ đi băng qua miền Ga-li-lê. Nhưng Đức Giê-su không muốn cho ai biết, 31 vì Người đang dạy các môn đệ rằng : “Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại.” 32 Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người.
33 Sau đó, Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Ca-phác-na-um. Khi về tới nhà, Đức Giê-su hỏi các ông : “Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy?” 34 Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. 35 Rồi Đức Giê-su ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói : “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người”. 36 Kế đó, Người đem một em nhỏ đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó và nói : 37 “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy.”
KẺ THEO ĐẤNG LÀM ĐẦU
Đoản văn Tin Mừng Chúa nhật hôm nay bao gồm lời loan báo thứ hai về cuộc Khổ nạn và phần đầu của một diễn từ tạp lục (có chen vào hai cảnh nhỏ) kéo dài cho đến Mc 9,50. Lời loan báo thứ hai này gần giống lời loan báo thứ nhất đã được diễn giải trong bài trước, nên nay ta chỉ tìm hiểu hai cảnh nhỏ. Chúng xem ra bổ túc nhau và mỗi cảnh diễn tiến trong hai thì : chính sự kiện và một câu nói của Đức Giê-su. Trước tiên là cuộc tranh luận giữa các môn đồ về kẻ lớn nhất và câu Đức Giê-su đáp trả về người đầu hết / cuối hết; đoạn đến cử chỉ Đức Giê-su bồng một em bé và lời nói (về việc đón tiếp) giải thích cử chỉ này.
1. Trở thành người rốt hết
“Khi về tới nhà” (c.33). Chúng ta đi vào vòng thân mật của nhóm Tông đồ đang được Đức Giê-su huấn luyện. Đây là thời kỳ “nhà tập” của họ, “Người đang dạy họ”, Người muốn giúp họ tiến triển khởi từ các tranh luận của họ. Tiếc thay ! Họ vẫn hoàn toàn tối dạ. Họ vẫn không hiểu những gì Đức Giê-su giải thích cho mình. Phải chăng vì quá khó? Đúng thế, nhưng cũng vì họ bận tâm đến chuyện khác : vấn đề uy thế và địa vị : “Các ông cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả”. Thấy mình thành các đại thần của Đấng Mê-si-a-Vua tương lai làm họ say sưa.
Chớ nên chê việc suy niệm về các chuyện tham vọng và ngôi thứ ấy, dẫu các chuyện này thật khốn nạn khi người ta nhớ lại đó là nhóm của Đức Giê-su, một Đức Giê-su bấy giờ đang nỗ lực cho thấy người ta phải dùng con đường khó khăn nào để cứu mạng sống mình và cứu kẻ khác. Điều đó chứng tỏ chẳng ai thoát tránh khỏi tham vọng, dẫu năng lui tới với Đức Giê-su. Quyền lực là bản năng mạnh mẽ nhất và dai dẳng nhất trong 3 bản năng của con người mà (hai bản năng kia là sinh tồn và truyền sinh). Biết bao người thoạt đầu rất đơn sơ dần dần ngây ngất trước cái chức “phụ trách” dù là thật nhỏ. Như một cha xứ muốn làm “thầy cả” (chuyện chi cũng là thầy cả !) của giáo xứ mình, một bề trên tự coi mình như Thiên Chúa tối cao, một chủ tịch hội này hay hội kia đoạt hết mọi trách nhiệm.
Tuy nhiên, Tin Mừng phải là một thuốc giải độc hữu hiệu. Khi mạc khải cho chúng ta các ưa thích của Đức Giê-su, Tin Mừng mạc khải cho chúng ta các ưa thích của Thiên Chúa. Không thể không thấy Đức Giê-su chê ghét ba điều : giả hình, bạc tiền và tham vọng. Đến để phục vụ, Người năng lặp đi lặp lại chuyện đó, Người mạnh mẽ cảm thấy tham vọng là ung thư của phục vụ. Người ta không thể tự mãn mà lại quan tâm tới tha nhân, đó là cái chắc. Nhưng đặc biệt, thói kiêu căng chắc chắn làm hỏng cái mà người ta còn muốn gọi là tận tụy.
Trộn lẫn hai ước vọng này, phục vụ và thống trị, là điều quá gian xảo đến nỗi Đức Giê-su phản ứng mạnh mẽ. Đây chẳng còn là một cuộc tranh luận bình thường, thành thử Người ngồi xuống, tập họp Nhóm Mười hai lại và phát biểu nguyên tắc Tin Mừng không thể nào quên, nguyên tắc đặt một khoảng cách tuyệt đối giữa ý chí quyền lực và thái độ tận tụy : “Ai muốn đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và phục vụ mọi người.”
Muốn làm đầu, việc đó không đáng kết tội, ngược lại là khác ! Phải có những thủ lãnh. Các kinh nghiệm về đồng quản và tự quản nhanh chóng cho thấy rất khó khăn trong việc đưa ra một cái gì hữu hiệu nếu chẳng có những người biết tổ chức cuộc sống chung và tổ chức công việc hơn những người khác, nhất là rất khó khăn trong việc điều hành một cuộc bàn thảo cần thiết hầu tiến đến một quyết định cũng cần thiết cuối cùng. Các thủ lãnh ấy là một cơ may cho mọi nhóm, trong Giáo Hội cũng như bất cứ nơi đâu. Một số rõ rệt có những khả năng để làm việc này. Khi được người chung quanh hay một thẩm quyền cao hơn chỉ định mà trốn tránh là ích kỷ, là hèn nhát trước việc hiến thân mà cuộc thăng chức này sẽ đòi hỏi. Tuy nhiên, Đức Giê-su đòi kẻ “làm đầu” trước hết phải thực hiện trong lòng mình một chuyện : không được chịu thua bản năng quyền lực và ngây ngất trước quyền hành : “Phải làm người rốt hết”. Ai muốn làm đầu, phải hầu thiên hạ ! Người nâng sự điên rồ đó lên thành nguyên tắc. Và để chắc chắn ta sẽ không tìm một kiểu tránh thoát, Người xác định : “làm kẻ rốt hết tất cả, làm kẻ phục vụ mọi người”. Rồi đây, Người còn lấy chính mình làm mẫu mực : “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (10,44-45). Hiến dâng mạng sống ! Nếu làm thế, các thủ lĩnh có thể là hình ảnh mạnh mẽ nhất về Đấng Làm Đầu đích thực.
2. Đón tiếp kẻ nhỏ hèn
Câu chuyện đứa trẻ được đặt giữa các môn đệ xem ra minh họa cuộc đối thoại đi trước. Các Tông đồ phải phục vụ cách khiêm tốn, mà cơ hội tốt nhất để chứng tỏ tinh thần này chính là lưu tâm đến hạng nhỏ bé trong xã hội. Mà thời Đức Giê-su, trẻ nhỏ không mấy được coi trọng. Ở đây cũng như nhiều chỗ khác, chúng chẳng được xem như kiểu mẫu về sự vô tội hay đơn sơ đâu, nhưng chính là điển hình của cái không quan trọng, không đáng kể, vì thế chẳng cần lưu ý. Việc Đức Giê-su quan tâm đến các trẻ nhỏ có thể đem đối chiếu với thái độ của Người đối với hạng thu thuế và gái đĩ : thái độ mạc khải một điều rất tuyệt về Thiên Chúa. Đó là Nước Trời được trao ban cách nhưng không cho tất cả những gì bị bỏ rơi, khinh bỉ, mà chẳng để ý đến nhân đức công nghiệp; đó là lời mời dự tiệc thiên quốc được dành cho kẻ nghèo khó, bệnh hoạn, tật nguyền, cho hết những ai chẳng có gì để trả lại (x. Lc 14,13-14.21). Ý nghĩa nguyên thủy và sâu xa của cử chỉ Đức Giê-su ẵm lấy một em nhỏ là thế.
Người chẳng bao giờ bỏ qua một cơ hội để kéo môn đệ Người và chúng ta khỏi thói kiêu căng. Người như muốn nói : hãy luôn tìm cách sống khiêm tốn và đơn giản, bằng việc đón tiếp trẻ nhỏ chẳng hạn. Việc Người ẵm lấy nó, đặt nó ở chỗ nổi bật rồi ôm hôn nó là một cơ hội tốt để chúng ta tự vấn về cách thức chúng ta đón tiếp hạng này. Đó không luôn dễ dàng. Vì chúng xinh đẹp và duyên dáng, nên ta thường coi chúng như đồ chơi; hay vì chúng bẩn thỉu và nghịch ngợm, nên ta thường xua đuổi chúng nhân danh sự yên tĩnh của mình.
Trẻ con cần nguời lớn. Nó cảm nghiệm sự lệ thuộc này cách đơn sơ nhất đời và, ngay cả khi nó đặt ra đủ thứ câu hỏi khiến ta khó chịu, thì thường không phải do dã tâm. Đón tiếp một trẻ nhỏ nhân danh Đức Giê-su đòi hỏi tính kiên nhẫn, trí thông minh đầy óc sư phạm và lòng thương mến. Chẳng phải như thế mà Đức Giê-su đã đón tiếp các môn đệ Người sao? Và chớ quên rằng chính khi chiến đấu chống thói kiêu căng mà Đức Giê-su nhắc tới việc tiếp đón các trẻ nhỏ. Những giây phút sống đơn sơ như thế giải thoát ta khỏi sự trịnh trọng hay lối bận rộn hơi kiêu kỳ.
Vậy là Đức Giê-su đã trả lời rõ rệt cho chuyện các môn đệ tranh cãi lúc đi đường : “Ai là kẻ lớn nhất”. Tìm kiếm vinh dự là điều trơ trẽn nơi những kẻ theo Đức Giê-su, lúc Người đang bước vào con đường khổ nhục của cái chết. Làm “đầy tớ” mọi người, mở cửa pháo đài Giáo Hội cho những kẻ hèn kém nhất, những kẻ nghèo đói nhất, đó là “dịch vụ” Đức Giê-su truyền cho các môn đệ phải thi hành. Để thêm trọng lượng cho giáo huấn này, Đức Giê-su kết luận bằng từ “đón tiếp”. Người là Đấng Chúa Cha sai đến. Đón tiếp Người qua những ai nhỏ bé là đón tiếp chính Cha Người. Thiên Chúa mặc hình dáng một trẻ nhỏ, đó là sứ điệp bất ngờ, độc đáo của trang Tin Mừng đẹp đẽ hôm nay.
— Vua thánh Lu-y (Louis) nước Pháp (1214-1270) không những là một con người có lòng đạo đức (siêng năng dự lễ mỗi ngày, ăn chay kiêng thịt suốt năm), khiết tịnh (tránh chuyện vợ chồng suốt mùa Chay và mỗi ngày thứ 6), vua còn tỏ lòng thương người cách đặc biệt. Ngài thành lập nhiều bệnh viện, thăm viếng kẻ đau yếu, và cũng giống như quan thầy của mình là thánh Phanxicô, ngài chăm sóc ngay cả những người bị bệnh phong hủi. Mỗi chiều thứ bảy, thánh nhân có thói quen rửa chân cho một số trong họ, và mời họ ăn cơm do chính ngài thù tiếp. Vị tể tướng bực bội vì thói quen này, bởi thấy nhà vua quá hạ mình và có thể gặp nguy cơ lây nhiễm. Thấy vậy, lần kia thánh Lu-y hỏi ông : “Một là bị bệnh phong hủi, hai là phạm một tội trọng, người chọn đàng nào?” Viên quan trả lời : “Hạ thần thích 30 tội trọng hơn là bị phong hủi”. Đức vua trả lời : “Ngươi dại dột quá. Người không biết rằng chẳng có bệnh nào ghê tởm bằng tội trọng sao, vì phạm tội trọng thì giống hệt ma quỷ !”
Qua Thập giá đến vinh quang
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
14:27 17/09/2024
Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXV – B
(Mc 9, 30 – 37)
Qua Thập giá đến vinh quang
Sống ở trên đời, người ta thường áp dụng nhiều phương thế để có được hạnh phúc, nhưng song song với việc kiếm tìm hạnh phúc, thì không thể nào mà không có bóng dáng của khổ đau. Như phải có màu trắng để biết được màu đen, có bên phải thì có cái gọi là bên trái, có trên cao thì mới thấy cái dưới thấp, có bóng tối mới nhận ra ánh sáng, có nụ cười thì cũng có nước mắt…
Vì thế, nói đến Hạnh Phúc thì cũng phải nói đến Đau Khổ. Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói đến khổ nạn và phục sinh, cụ thể là Thập giá và vinh quang. Người cũng nói đến trẻ em và người lớn là những mặt đối nghịch nhau nhưng song hành cùng nhau và hiển hiện trong cuộc đời của mỗi chúng tra trên cõi đất này. Mỗi người chúng ta đều trải nghiệm ít nhiều trong đời, cái tâm trạng êm ái, dễ chịu, sung sướng được gọi là Hạnh Phúc và ngược lại, cái thái độ bực bội, khó chịu, đau đớn được gọi là Đau Khổ.
Con người vốn sợ đau khổ và mong tìm hạnh phúc. Thế nhưng đau khổ lại cứ bám riết lấy con người, còn hạnh phúc thì lại thật mong manh.
Sau khi thăm dò ý kiến dân chúng về chính con người của mình, Chúa Giêsu quay sang hỏi các môn đệ, và nhận được phản hồi từ Phêrô tuyên xưng : "Thầy là Đấng Kitô" (Mc 8, 29). Chúa Giêsu bắt đầu mạc khải cho các ông biết Người là " Tôi Tớ đau khổ" … "Sẽ phải chịu đau khổ nhiều…bị giết đi" (Mc 8, 31).
Các môn đệ kia không biết có hiểu hay có ý kiến gì không, vì không thấy nói tới? Đành rằng với ý ngay lành chúng ta thanh minh cho các Tông Đồ như Marcô ghi rõ là : "Các ông không hiểu lời đó và sợ không dám hỏi Người" (Mc 9, 10). Không dám hỏi Chúa nhưng lại hỏi nhau : "Từ trong cõi chết sống lại nghĩa là gì?" (Mc 9,10) Và cũng từ sự không hiểu biết ấy dẫn đến cuộc cãi vã dọc đường (x. Mc 9, 34). Tệ hơn nữa Giacôbê và Gioan đến xin Chúa Giêsu cho được một ngồi bên tả, một ngồi bên hữu Thầy (x. Mc 10, 35). Còn Phêrô, vì không chấp nhận mạc khải ấy nên đã bị khiển trách nặng nề : "Satan, hãy lui đi" (Mc 8, 33).
Nhìn vào cuộc đời của Chúa Giêsu, chúng ta thấy đó là một cuộc đời đi vào đau khổ. Từ trời cao Người đã nhập thể làm người, hòa mình vào trong nhân thế, trong giới lao động cùng khổ. Người đến trần gian không nhằm mục đích xóa bỏ đau khổ mà là hiện diện cùng với những con người đau khổ. Người đòi hỏi các môn đệ phải từ bỏ danh, lợi, thú, để đi vào con đường thập giá, con đường mà nhiều người đang muốn vượt ra, nay Người lại mời gọi đi vào.
Phải chăng là một nghịch lý khi Đức Giêsu đề nghị ta hãy đi vào đau khổ? Phải chăng Người chỉ muốn các tín đồ của Người sống trong đau khổ?
Không, con đường Chúa Giêsu đi không dừng lại ở đau khổ và sự chết. Nếu kết thúc cuộc đời của Chúa Giêsu chỉ dừng lại ở bi kịch thập giá thì cửa mồ của sự chết sẽ hoàn toàn khép lại. Người đi qua đau khổ để tiến tới vinh quang, qua sự chết để tới sự phục sinh.
Con đường ấy, Chúa mời gọi chúng ta là kitô hữu vác lấy thập giá hằng ngày của mình mà theo Chúa. Thập giá ở đây là chính bổn phận, là trách nhiệm thường ngày của mỗi người. Chồng vợ vác thánh giá mình nghĩa là có bổn phận, trách nhiệm quan tâm, lo lắng và đem lại hạnh phúc cho nhau. Cha mẹ có bổn phận, trách nhiệm nuôi nấng, dạy dỗ con cái. Ngược lại, con cái phải có bổn phận thảo hiếu, kính yêu và vâng lời cha mẹ, chia sẻ trách nhiệm với gia đình trong khả năng thể. Người kitô có trách nhiệm đối với Giáo hội, giáo phận, giáo xứ. Sợ hãi khổ đau là sợ hãi trách nhiệm. Trốn chạy đau khổ là trốn tránh trách nhiệm. Kẻ sợ hãi trách nhiệm là người vô dụng, và người như thế chỉ là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Nếu mỗi người đều biết chu toàn bổn phận của mình một cách ý thức, trách nhiệm là chúng ta đang trồng cây hạnh phúc ở giữa gia đình và xã hội mà chúng ta đang sống. Thập giá của bổn phận sẽ không còn là nỗi khổ mà là niềm vui, vì chúng ta đang cống hiến tài năng, trí tuệ của mình để đem lại hạnh phúc cho gia đình và xã hội. Nếu chúng ta bỏ bê và thiếu trách nhiệm trong bổn phận là chúng ta đang hủy diệt cây hạnh phúc và trồng cây đau khổ cho gia đình cũng như xã hội.
Ngày hôm nay, tận cùng trái đất đối với chúng ta thật là tương đối và luôn dễ dàng lướt web, đó là thế giới tiềm thể, kỹ thuật số, các mạng xã hội đang tràn ngập và xuyên qua chúng ta, xóa bỏ mọi khoảng cách, thu hẹp những khác biệt. AI, hay điện toán toàn cầu ở trong tầm tay chúng ta. Điều thiết yếu là tìm kiếm và gắn bó với Đức Kitô, mang Chúa là nguồn hạnh phúc đến cho người khác. Giáo hội đang cần đến chúng ta. Đức Thánh Cha Phanxicô đang mời gọi toàn thể Hội Thánh “Cùng với người trẻ, chúng ta mang Tin Mừng cho tất cả mọi người”.
Nguyện xin Chúa ban ơn phù trợ, giúp mỗi người trau dồi kiến thức Đạo đời, trở nên những chiến sĩ loan báo Tin Mừng, can đảm lên đường sống mùa xuân truyền giáo, loan báo cho mọi người Đức Kitô tử nạn và phục sinh để họ tin mà được cứu độ. Amen.
(Mc 9, 30 – 37)
Qua Thập giá đến vinh quang
Sống ở trên đời, người ta thường áp dụng nhiều phương thế để có được hạnh phúc, nhưng song song với việc kiếm tìm hạnh phúc, thì không thể nào mà không có bóng dáng của khổ đau. Như phải có màu trắng để biết được màu đen, có bên phải thì có cái gọi là bên trái, có trên cao thì mới thấy cái dưới thấp, có bóng tối mới nhận ra ánh sáng, có nụ cười thì cũng có nước mắt…
Vì thế, nói đến Hạnh Phúc thì cũng phải nói đến Đau Khổ. Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói đến khổ nạn và phục sinh, cụ thể là Thập giá và vinh quang. Người cũng nói đến trẻ em và người lớn là những mặt đối nghịch nhau nhưng song hành cùng nhau và hiển hiện trong cuộc đời của mỗi chúng tra trên cõi đất này. Mỗi người chúng ta đều trải nghiệm ít nhiều trong đời, cái tâm trạng êm ái, dễ chịu, sung sướng được gọi là Hạnh Phúc và ngược lại, cái thái độ bực bội, khó chịu, đau đớn được gọi là Đau Khổ.
Con người vốn sợ đau khổ và mong tìm hạnh phúc. Thế nhưng đau khổ lại cứ bám riết lấy con người, còn hạnh phúc thì lại thật mong manh.
Sau khi thăm dò ý kiến dân chúng về chính con người của mình, Chúa Giêsu quay sang hỏi các môn đệ, và nhận được phản hồi từ Phêrô tuyên xưng : "Thầy là Đấng Kitô" (Mc 8, 29). Chúa Giêsu bắt đầu mạc khải cho các ông biết Người là " Tôi Tớ đau khổ" … "Sẽ phải chịu đau khổ nhiều…bị giết đi" (Mc 8, 31).
Các môn đệ kia không biết có hiểu hay có ý kiến gì không, vì không thấy nói tới? Đành rằng với ý ngay lành chúng ta thanh minh cho các Tông Đồ như Marcô ghi rõ là : "Các ông không hiểu lời đó và sợ không dám hỏi Người" (Mc 9, 10). Không dám hỏi Chúa nhưng lại hỏi nhau : "Từ trong cõi chết sống lại nghĩa là gì?" (Mc 9,10) Và cũng từ sự không hiểu biết ấy dẫn đến cuộc cãi vã dọc đường (x. Mc 9, 34). Tệ hơn nữa Giacôbê và Gioan đến xin Chúa Giêsu cho được một ngồi bên tả, một ngồi bên hữu Thầy (x. Mc 10, 35). Còn Phêrô, vì không chấp nhận mạc khải ấy nên đã bị khiển trách nặng nề : "Satan, hãy lui đi" (Mc 8, 33).
Nhìn vào cuộc đời của Chúa Giêsu, chúng ta thấy đó là một cuộc đời đi vào đau khổ. Từ trời cao Người đã nhập thể làm người, hòa mình vào trong nhân thế, trong giới lao động cùng khổ. Người đến trần gian không nhằm mục đích xóa bỏ đau khổ mà là hiện diện cùng với những con người đau khổ. Người đòi hỏi các môn đệ phải từ bỏ danh, lợi, thú, để đi vào con đường thập giá, con đường mà nhiều người đang muốn vượt ra, nay Người lại mời gọi đi vào.
Phải chăng là một nghịch lý khi Đức Giêsu đề nghị ta hãy đi vào đau khổ? Phải chăng Người chỉ muốn các tín đồ của Người sống trong đau khổ?
Không, con đường Chúa Giêsu đi không dừng lại ở đau khổ và sự chết. Nếu kết thúc cuộc đời của Chúa Giêsu chỉ dừng lại ở bi kịch thập giá thì cửa mồ của sự chết sẽ hoàn toàn khép lại. Người đi qua đau khổ để tiến tới vinh quang, qua sự chết để tới sự phục sinh.
Con đường ấy, Chúa mời gọi chúng ta là kitô hữu vác lấy thập giá hằng ngày của mình mà theo Chúa. Thập giá ở đây là chính bổn phận, là trách nhiệm thường ngày của mỗi người. Chồng vợ vác thánh giá mình nghĩa là có bổn phận, trách nhiệm quan tâm, lo lắng và đem lại hạnh phúc cho nhau. Cha mẹ có bổn phận, trách nhiệm nuôi nấng, dạy dỗ con cái. Ngược lại, con cái phải có bổn phận thảo hiếu, kính yêu và vâng lời cha mẹ, chia sẻ trách nhiệm với gia đình trong khả năng thể. Người kitô có trách nhiệm đối với Giáo hội, giáo phận, giáo xứ. Sợ hãi khổ đau là sợ hãi trách nhiệm. Trốn chạy đau khổ là trốn tránh trách nhiệm. Kẻ sợ hãi trách nhiệm là người vô dụng, và người như thế chỉ là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Nếu mỗi người đều biết chu toàn bổn phận của mình một cách ý thức, trách nhiệm là chúng ta đang trồng cây hạnh phúc ở giữa gia đình và xã hội mà chúng ta đang sống. Thập giá của bổn phận sẽ không còn là nỗi khổ mà là niềm vui, vì chúng ta đang cống hiến tài năng, trí tuệ của mình để đem lại hạnh phúc cho gia đình và xã hội. Nếu chúng ta bỏ bê và thiếu trách nhiệm trong bổn phận là chúng ta đang hủy diệt cây hạnh phúc và trồng cây đau khổ cho gia đình cũng như xã hội.
Ngày hôm nay, tận cùng trái đất đối với chúng ta thật là tương đối và luôn dễ dàng lướt web, đó là thế giới tiềm thể, kỹ thuật số, các mạng xã hội đang tràn ngập và xuyên qua chúng ta, xóa bỏ mọi khoảng cách, thu hẹp những khác biệt. AI, hay điện toán toàn cầu ở trong tầm tay chúng ta. Điều thiết yếu là tìm kiếm và gắn bó với Đức Kitô, mang Chúa là nguồn hạnh phúc đến cho người khác. Giáo hội đang cần đến chúng ta. Đức Thánh Cha Phanxicô đang mời gọi toàn thể Hội Thánh “Cùng với người trẻ, chúng ta mang Tin Mừng cho tất cả mọi người”.
Nguyện xin Chúa ban ơn phù trợ, giúp mỗi người trau dồi kiến thức Đạo đời, trở nên những chiến sĩ loan báo Tin Mừng, can đảm lên đường sống mùa xuân truyền giáo, loan báo cho mọi người Đức Kitô tử nạn và phục sinh để họ tin mà được cứu độ. Amen.
Được viếng thăm
Lm. Minh Anh
14:30 17/09/2024
ĐƯỢC VIẾNG THĂM
“Tôi phải ví người thế hệ này với ai?”.
Không ít người phi thường bị coi là tầm thường trước khi được chấp nhận. Fulton Sheen - nhà giảng thuyết lừng danh những 40 năm của truyền hình, truyền thanh Mỹ, viết 73 cuốn sách - từng bị một giáo sư chê bai, “Anh là diễn giả tồi nhất mà tôi từng gặp!”. Ernest Hemingway - tiểu thuyết gia, nhà văn, nhà báo bậc thầy của Hoa Kỳ - từng bị một giáo sư miệt thị, “Quên chuyện viết lách đi! Anh không đủ khả năng!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Như Fulton Sheen và Hemingway đã từng thất vọng vì những định kiến của các vị thầy, Tin Mừng hôm nay cho thấy nỗi thất vọng của Chúa Giêsu trước những định kiến của người đương thời. Họ không nhận ra Ngài, họ không biết mình ‘được viếng thăm!’.
Chúa Giêsu ví họ như lũ trẻ ngoài chợ vốn bất nhất, điều mà các nhà tâm lý gọi là ‘thái độ bạo chúa của trẻ lên hai’; họ gọi Gioan là “quỷ ám”, gọi Chúa Giêsu là “ăn nhậu!”. Thói quen thường xuyên sàng lọc thực tế ‘người mang sứ điệp’ thông qua định kiến, thành kiến có thể khiến chúng ta từ chối sứ giả Chúa sai đến và ngày giờ của Ngài. Thay vì để mình được định hình theo tiêu chí Thiên Chúa muốn, chúng ta lại khéo đặt Ngài ngay ngắn trong thế giới tự tạo và thiết định trước của mình.
Trong đời sống ơn gọi hay cả trong đời sống gia đình, chính sự ‘bất nhất tâm cảm’ dẫn chúng ta đến việc chối từ Thiên Chúa, chối từ tha nhân. Thành kiến khiến chúng ta mất kiên định, định kiến khiến chúng ta mất khả năng đi trọn con đường ‘ơn gọi riêng’. Chúng ta xa rời mục tiêu hoặc thậm chí, gãy gánh! Không quan trọng bạn đi con đường khổ chế của các môn đệ Gioan hay sự phóng khoáng của các môn đệ Chúa Giêsu; điều quan trọng là liệu bạn có đi trọn con đường Chúa định cho đấng bậc mình! Bao lâu chúng ta còn tiến tới, bấy lâu Thiên Chúa còn dẫn dắt; không dịch chuyển, Thiên Chúa không có gì để dẫn dắt! Trong thực tế, việc ngồi chờ một số “điều kiện hoàn hảo” - như thần thoại - chỉ tỏ lộ một sự bất nhất và thiếu cam kết.
Khôn ngoan là quà tặng của Chúa Thánh Thần; nhờ Thánh Thần, chúng ta phân định, phán đoán. Từ đó, đưa ra những quyết định đúng đắn và khiêm tốn đón nhận ân huệ Thiên Chúa gửi đến. Đó cũng là những gì Phaolô đề cập trong thư Côrintô hôm nay, “Trong các ân huệ của Thiên Chúa, anh em cứ tha thiết tìm những ơn cao trọng nhất!”.
Anh Chị em,
“Tôi phải ví người thế hệ này với ai?”. Chúa Giêsu đau đớn vì sự cứng lòng của người đương thời, những kẻ không nhận ra vòng tay yêu thương của Thiên Chúa và giờ họ ‘được viếng thăm’. Đây không phải là một cảnh trong vở “Sứ Vụ Công Khai” của Chúa Giêsu; nhưng đây là bộ phim nhiều tập, bộ phim cuộc đời mỗi người! Bạn và tôi có thể tự hỏi, “Làm thế nào tôi nhận biết giờ tôi ‘được viếng thăm?’”, vì lẽ mỗi người chúng ta đều có thể dễ dàng rơi vào sự cứng lòng của các biệt phái. Mỗi ngày Chúa Giêsu đến thăm chúng ta, gõ cửa nhà chúng ta qua Thánh Lễ, qua các giờ cầu nguyện, qua các biến cố, qua những con người... Tôi có cảm nhận được lời mời nào, nguồn cảm hứng nào để gần Chúa Giêsu hơn, sống bác ái hơn hay để lắng nghe Ngài nhiều hơn?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ơn Chúa qua đi, không bao giờ trở lại. Đừng để con không múc được một ân huệ nào vào giờ Chúa ghé!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Tôi phải ví người thế hệ này với ai?”.
Không ít người phi thường bị coi là tầm thường trước khi được chấp nhận. Fulton Sheen - nhà giảng thuyết lừng danh những 40 năm của truyền hình, truyền thanh Mỹ, viết 73 cuốn sách - từng bị một giáo sư chê bai, “Anh là diễn giả tồi nhất mà tôi từng gặp!”. Ernest Hemingway - tiểu thuyết gia, nhà văn, nhà báo bậc thầy của Hoa Kỳ - từng bị một giáo sư miệt thị, “Quên chuyện viết lách đi! Anh không đủ khả năng!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Như Fulton Sheen và Hemingway đã từng thất vọng vì những định kiến của các vị thầy, Tin Mừng hôm nay cho thấy nỗi thất vọng của Chúa Giêsu trước những định kiến của người đương thời. Họ không nhận ra Ngài, họ không biết mình ‘được viếng thăm!’.
Chúa Giêsu ví họ như lũ trẻ ngoài chợ vốn bất nhất, điều mà các nhà tâm lý gọi là ‘thái độ bạo chúa của trẻ lên hai’; họ gọi Gioan là “quỷ ám”, gọi Chúa Giêsu là “ăn nhậu!”. Thói quen thường xuyên sàng lọc thực tế ‘người mang sứ điệp’ thông qua định kiến, thành kiến có thể khiến chúng ta từ chối sứ giả Chúa sai đến và ngày giờ của Ngài. Thay vì để mình được định hình theo tiêu chí Thiên Chúa muốn, chúng ta lại khéo đặt Ngài ngay ngắn trong thế giới tự tạo và thiết định trước của mình.
Trong đời sống ơn gọi hay cả trong đời sống gia đình, chính sự ‘bất nhất tâm cảm’ dẫn chúng ta đến việc chối từ Thiên Chúa, chối từ tha nhân. Thành kiến khiến chúng ta mất kiên định, định kiến khiến chúng ta mất khả năng đi trọn con đường ‘ơn gọi riêng’. Chúng ta xa rời mục tiêu hoặc thậm chí, gãy gánh! Không quan trọng bạn đi con đường khổ chế của các môn đệ Gioan hay sự phóng khoáng của các môn đệ Chúa Giêsu; điều quan trọng là liệu bạn có đi trọn con đường Chúa định cho đấng bậc mình! Bao lâu chúng ta còn tiến tới, bấy lâu Thiên Chúa còn dẫn dắt; không dịch chuyển, Thiên Chúa không có gì để dẫn dắt! Trong thực tế, việc ngồi chờ một số “điều kiện hoàn hảo” - như thần thoại - chỉ tỏ lộ một sự bất nhất và thiếu cam kết.
Khôn ngoan là quà tặng của Chúa Thánh Thần; nhờ Thánh Thần, chúng ta phân định, phán đoán. Từ đó, đưa ra những quyết định đúng đắn và khiêm tốn đón nhận ân huệ Thiên Chúa gửi đến. Đó cũng là những gì Phaolô đề cập trong thư Côrintô hôm nay, “Trong các ân huệ của Thiên Chúa, anh em cứ tha thiết tìm những ơn cao trọng nhất!”.
Anh Chị em,
“Tôi phải ví người thế hệ này với ai?”. Chúa Giêsu đau đớn vì sự cứng lòng của người đương thời, những kẻ không nhận ra vòng tay yêu thương của Thiên Chúa và giờ họ ‘được viếng thăm’. Đây không phải là một cảnh trong vở “Sứ Vụ Công Khai” của Chúa Giêsu; nhưng đây là bộ phim nhiều tập, bộ phim cuộc đời mỗi người! Bạn và tôi có thể tự hỏi, “Làm thế nào tôi nhận biết giờ tôi ‘được viếng thăm?’”, vì lẽ mỗi người chúng ta đều có thể dễ dàng rơi vào sự cứng lòng của các biệt phái. Mỗi ngày Chúa Giêsu đến thăm chúng ta, gõ cửa nhà chúng ta qua Thánh Lễ, qua các giờ cầu nguyện, qua các biến cố, qua những con người... Tôi có cảm nhận được lời mời nào, nguồn cảm hứng nào để gần Chúa Giêsu hơn, sống bác ái hơn hay để lắng nghe Ngài nhiều hơn?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ơn Chúa qua đi, không bao giờ trở lại. Đừng để con không múc được một ân huệ nào vào giờ Chúa ghé!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Nếu không lòng mến
Nguyễn Trung Tây
17:16 17/09/2024
Lm Nguyễn Trung Tây
Nếu Không Lòng Mến (1Cor 13:2-3)
Mà lạ lắm, những người lớn tuổi, dù có là mắt kém, thông manh lông quặm, tai điếc đặc ra, nhưng tiền vẫn không đếm lộn. Ai mượn bao nhiêu, thiếu nợ ngày nào, các cụ vẫn nhớ rõ ràng và nhớ chính xác. Chẳng trách chi, người ta cứ nói, “Đồng tiền nó liền khúc ruột”. Đụng tới khúc ruột, ai mà chẳng đau chẳng xót.
Cho nên khi người thanh niên đến gặp Đức Giêsu xin Ngài chỉ dẫn phương cách để được sống đời đời. Đức Giêsu nhắc nhở người thanh niên bộ luật Mười Điều Răn. Người thanh niên xác định với Đức Giêsu tất cả những điều đó, thưa Thầy con đã tuân giữ từ thuả nhỏ. Nghe nói thế, Đức Giêsu yêu mến nhìn người thanh niên đề nghị anh về nhà bán hết gia sản, tặng cho người nghèo khó, rồi quay lại làm môn đệ Ngài. Nghe tới đây, người thanh niên sa sầm nét mặt. Lời đề nghị của Đức Giêsu đã trở nên muối mặn xót xa khúc ruột người đối diện. Cho nên anh ta bỏ đi, bởi anh chính là người giàu có (Mark 10:17-22).
Nhưng có quyền lực, có tiền bạc, có vợ đẹp, như vậy đã đủ để có hạnh phúc hay chưa?
Người thanh niên trong Tin Mừng Macco chẳng phải có tiền, nhiều tiền là khác, nhưng anh vẫn phải lên đường tìm kiếm chân lý sống đời đời. Nói một cách khác, anh chàng vẫn còn cảm thấy chưa đủ, vẫn trống vắng với hạnh phúc. Lắng nghe lời yêu cầu, Đức Giêsu chỉ anh ta một chén thuốc đắng, uống ba lần: lần thứ nhất, sống từ bỏ, lần thứ hai, sống bác ái, và lần thứ ba, sống dấn thân.
Chuyện người thanh niên giầu có khẳng định một điều nếu không song hành đi đôi với tình yêu, cả hai, quyền lực và tiền bạc sẽ như kiềng hai chân rất là chênh vênh, do đó vẫn không trọn vẹn để có thể mang lại hạnh phúc cho bất cứ người nào đang sở hữu nó.
Nếu nói như vậy, thì thôi, bây giờ tôi sẽ xin thôi quyền lực và tiền bạc để có hạnh phúc hay sao?
Cũng không phải là như vậy.
Quyền lực và tiền bạc như tia nắng mặt trời. Để tự nhiên một mình, không thấy chi ngoài ánh sáng. Nhưng chiếu qua lăng kiếng, tia nắng mặt trời không mầu hóa ra cầu vồng bẩy mầu đẹp rực rỡ xôn xao. Cũng thế, quyền lực và tiền bạc được sử dụng bởi tình yêu nhân loại, diễn tả qua tấm lòng bác ái, hành xử qua tinh thần phục vụ, thực thi với đời sống dấn thân, quyền lực và tình yêu đó vươn mình trở nên hoàn hảo; khi đó quyền lực và tiền bạc trở nên cầu vồng bẩy mầu mang lại hạnh phúc cho người sở hữu và ngay cả những người anh chị em sống chung quanh.
Chẳng lạ chi trong thư thứ nhất gửi tới công đồng Corinth, thánh Phaolô đã từng nói những lời bất hủ về tình yêu tha nhân,
Nếu như tôi có nói được các thứ tiếng
của loài người và của các thiên thần đi nữa,
mà không có đức mến,
thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng,
chũm chọe xoang xoảng.
Nếu như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí,
hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt,
mà không có đức mến,
thì cũng chẳng ích gì cho tôi (1Cor 13:2—3).
Lời Nguyện: Lạy Ngài, xin cho con thấy!
Nếu Không Lòng Mến (1Cor 13:2-3)
Mà lạ lắm, những người lớn tuổi, dù có là mắt kém, thông manh lông quặm, tai điếc đặc ra, nhưng tiền vẫn không đếm lộn. Ai mượn bao nhiêu, thiếu nợ ngày nào, các cụ vẫn nhớ rõ ràng và nhớ chính xác. Chẳng trách chi, người ta cứ nói, “Đồng tiền nó liền khúc ruột”. Đụng tới khúc ruột, ai mà chẳng đau chẳng xót.
Cho nên khi người thanh niên đến gặp Đức Giêsu xin Ngài chỉ dẫn phương cách để được sống đời đời. Đức Giêsu nhắc nhở người thanh niên bộ luật Mười Điều Răn. Người thanh niên xác định với Đức Giêsu tất cả những điều đó, thưa Thầy con đã tuân giữ từ thuả nhỏ. Nghe nói thế, Đức Giêsu yêu mến nhìn người thanh niên đề nghị anh về nhà bán hết gia sản, tặng cho người nghèo khó, rồi quay lại làm môn đệ Ngài. Nghe tới đây, người thanh niên sa sầm nét mặt. Lời đề nghị của Đức Giêsu đã trở nên muối mặn xót xa khúc ruột người đối diện. Cho nên anh ta bỏ đi, bởi anh chính là người giàu có (Mark 10:17-22).
Nhưng có quyền lực, có tiền bạc, có vợ đẹp, như vậy đã đủ để có hạnh phúc hay chưa?
Người thanh niên trong Tin Mừng Macco chẳng phải có tiền, nhiều tiền là khác, nhưng anh vẫn phải lên đường tìm kiếm chân lý sống đời đời. Nói một cách khác, anh chàng vẫn còn cảm thấy chưa đủ, vẫn trống vắng với hạnh phúc. Lắng nghe lời yêu cầu, Đức Giêsu chỉ anh ta một chén thuốc đắng, uống ba lần: lần thứ nhất, sống từ bỏ, lần thứ hai, sống bác ái, và lần thứ ba, sống dấn thân.
Chuyện người thanh niên giầu có khẳng định một điều nếu không song hành đi đôi với tình yêu, cả hai, quyền lực và tiền bạc sẽ như kiềng hai chân rất là chênh vênh, do đó vẫn không trọn vẹn để có thể mang lại hạnh phúc cho bất cứ người nào đang sở hữu nó.
Nếu nói như vậy, thì thôi, bây giờ tôi sẽ xin thôi quyền lực và tiền bạc để có hạnh phúc hay sao?
Cũng không phải là như vậy.
Quyền lực và tiền bạc như tia nắng mặt trời. Để tự nhiên một mình, không thấy chi ngoài ánh sáng. Nhưng chiếu qua lăng kiếng, tia nắng mặt trời không mầu hóa ra cầu vồng bẩy mầu đẹp rực rỡ xôn xao. Cũng thế, quyền lực và tiền bạc được sử dụng bởi tình yêu nhân loại, diễn tả qua tấm lòng bác ái, hành xử qua tinh thần phục vụ, thực thi với đời sống dấn thân, quyền lực và tình yêu đó vươn mình trở nên hoàn hảo; khi đó quyền lực và tiền bạc trở nên cầu vồng bẩy mầu mang lại hạnh phúc cho người sở hữu và ngay cả những người anh chị em sống chung quanh.
Chẳng lạ chi trong thư thứ nhất gửi tới công đồng Corinth, thánh Phaolô đã từng nói những lời bất hủ về tình yêu tha nhân,
Nếu như tôi có nói được các thứ tiếng
của loài người và của các thiên thần đi nữa,
mà không có đức mến,
thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng,
chũm chọe xoang xoảng.
Nếu như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí,
hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt,
mà không có đức mến,
thì cũng chẳng ích gì cho tôi (1Cor 13:2—3).
Lời Nguyện: Lạy Ngài, xin cho con thấy!
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo lý trên máy bay
Vũ Văn An
15:28 17/09/2024
Tạp chí The Pillar ngày 14 tháng 9, 2024 có hàng tít như trên khi đề cập đến hai nhận định hiện gây tranh cãi trong các câu phát biểu của ngài trong chuyến tông du Châu Á và Châu Đại Dương vừa qua, cũng như trong cuộc họp báo trên máy bay trở về Rôma của ngài, về cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đường dẫn đến Thiên Chúa của mọi tôn giáo.
Bầu cử Hoa Kỳ
Về cuộc bầu cử tổng thống sắp tới của Hoa Kỳ, tờ này cho rằng khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô bay trở về từ Singapore tuần trước, ngài đã được hỏi về cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, bởi vì — thật không may — đó là tất cả những gì mọi người muốn nói đến, ở bất cứ nơi đâu.
Đức Giáo Hoàng nói rằng cả hai ứng cử viên chính đều "chống lại sự sống", vì một bên "đuổi người di cư" và một bên "giết trẻ em".
Không phải là người Mỹ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng ngài không bỏ phiếu trong cuộc bầu cử và sẽ không quyết định, nhưng đã nêu rõ lập trường của mình về cả phá thai (ngài phản đối) và di cư, về vấn đề mà ngài nói rằng "không chăm sóc người di cư là một tội lỗi, một tội lỗi chống lại sự sống và nhân loại".
"Đuổi người di cư đi, không cho họ lớn lên, không cho họ có sự sống là điều sai trái, đó là sự tàn ác. Đuổi một đứa trẻ ra khỏi bụng mẹ là giết người vì vẫn còn sự sống. Và chúng ta phải nói rõ ràng về những điều này", Đức Giáo Hoàng nói.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhận được sự chỉ trích từ một số nhà quan sát, những người cho rằng vị giáo hoàng này đã không nói đủ rõ ràng, hoặc ít nhất là không chính xác về mặt thần học: Dường như ngài đã gộp chung người tị nạn và những loại người di cư khác, dường như ngài coi phá thai và di cư là những vấn đề đạo đức tương đương, và ngài đã không đề cập đến việc Giáo hội đã dạy rằng phá thai không bao giờ được pháp luật bảo vệ, trong khi các chi tiết cụ thể của chính sách di cư (nhưng không phải các nguyên tắc) là vấn đề phán đoán thận trọng, phải được phân định trong hoàn cảnh cụ thể của từng thời điểm và địa điểm.
Đúng là Đức Giáo Hoàng Phanxicô không và đã không nói chính xác về những vấn đề quan trọng đó.
Và tôi nghĩ rằng chúng đủ quan trọng, và nền tảng của ngài đủ quan trọng, để vị giáo hoàng nên cân nhắc lại sự thận trọng khi nói ứng khẩu về các vấn đề phức tạp và gây chia rẽ cao, khi lời nói của ngài, bất kể chúng là gì, được sử dụng theo cách mà ngài hiếm khi lường trước được.
Nhưng tôi muốn thêm một nhận xét nữa về những nhận xét của Đức Giáo Hoàng trên máy bay.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thêm vào bài phát biểu của mình một bình luận về việc bỏ phiếu.
“Người ta thường nói rằng không bỏ phiếu là xấu, không tốt. Người ta phải bỏ phiếu. Và người ta phải chọn điều ít xấu hơn”, ngài nói với một phóng viên.
Vấn đề là ngài đang nói về cuộc bầu cử của Hoa Kỳ, và đây không phải là những gì các giám mục Hoa Kỳ đã nói về các cuộc bầu cử ở quốc gia của họ.
Trong “Quyền công dân của tín hữu”, các giám mục đã nói rằng “khi tất cả các ứng cử viên đều giữ lập trường thúc đẩy một hành vi xấu xa cố hữu… [người bỏ phiếu] có thể quyết định bỏ phiếu cho ứng cử viên được coi là ít có khả năng thúc đẩy một lập trường sai trái về mặt đạo đức như vậy và có nhiều khả năng theo đuổi các lợi ích đích thực khác của con người”.
Tôi cho rằng điều đó có thể được coi là một dạng lập luận “điều ít xấu hơn trong hai điều xấu”, mặc dù không phải là cân nhắc nhiều loại điều xấu khác nhau, mà là cân nhắc khả năng “thăng tiến” của chúng thông qua một chính quyền cụ thể.
Nhưng các giám mục cũng nói rằng “người bỏ phiếu có lương tâm… có thể quyết định thực hiện bước đi phi thường là không bỏ phiếu cho bất kỳ ứng cử viên nào”.
Nói cách khác, ít nhất là theo các giám mục Hoa Kỳ, thì không đúng khi cho rằng “người ta phải bỏ phiếu”.
Tất nhiên, không bỏ phiếu là một biện pháp phi thường, và người ta có thể thấy lý do tại sao Đức Giáo Hoàng Phanxicô lại mặc định theo quan điểm của Sách Giáo lý, rằng nói chung, “đồng trách nhiệm đối với lợi ích chung khiến việc thực hiện quyền bỏ phiếu trở thành nghĩa vụ đạo đức…”.
Tuy nhiên, các giám mục Hoa Kỳ đã nhấn mạnh rằng có những ngoại lệ đối với điều này, và trong trường hợp bầu cử mà cả hai ứng cử viên chính đều hứa sẽ tài trợ tiền thuế cho việc hủy diệt sự sống con người, tôi nghi ngờ rằng một số người Công Giáo Hoa Kỳ thực sự cảm thấy mình không thể bỏ phiếu cho một ứng cử viên tổng thống.
Những người khác, như các giám mục chỉ đạo, sẽ chọn ứng cử viên mà họ tin rằng ít có khả năng “đưa ra lập trường sai trái về mặt đạo đức”.
Theo hướng dẫn của Giáo hội, cả việc lựa chọn và không lựa chọn đều có thể là một lựa chọn hợp lý và hợp lệ.
Đó là lý do tại sao có lẽ điều quan trọng đối với Đức Giáo Hoàng là phải nhận ra tất cả những điều đó khi ngài nói về chủ đề này, thay vì đưa ra những nhận xét có nhiều cách diễn giải khác nhau và trái ngược với các chỉ thị cụ thể của hội đồng giám mục có liên quan. Không có lý do chính đáng nào cả, “Faithful Citizenship” và Đức Giáo Hoàng Phanxicô giờ đây có thể bị coi là trái ngược nhau, trước cuộc bầu cử cực kỳ gây tranh cãi của Hoa Kỳ.
Và nếu tất cả những điều đó có vẻ phức tạp đối với một bài giáo lý trên máy bay dành cho phương tiện truyền thông thế tục — đặc biệt là sau chuyến đi mệt mỏi kéo dài 10 ngày qua bốn quốc gia, bao gồm cả một nỗ lực ám sát Đức Giáo Hoàng — thì, một lần nữa, đó có thể chính xác là lý do tại sao tính khả thi của những tình huống giáo hoàng như vậy đáng để xem xét lại.
Liên tôn
Cũng theo tờ The Pillar, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gây tranh cãi vào thứ Sáu với những nhận xét tại một cuộc họp liên tôn ở Singapore mà một số người cho là đi chệch khỏi giáo lý Công Giáo về vai trò của Chúa Giêsu Kitô trong ơn cứu rỗi.
“Tất cả các tôn giáo đều là con đường để đến với Chúa. Chúng giống như – tôi đưa ra một phép so sánh – các ngôn ngữ khác nhau, các thành ngữ khác nhau, để đến được đó. Nhưng Chúa là Chúa của tất cả mọi người,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói với một nhóm thanh niên vào ngày 13 tháng 9, tại một cuộc họp liên tôn tại Cao đẳng Công Giáo Singapore, theo văn bản bài phát biểu do Vatican công bố.
Đức Giáo Hoàng tiếp tục: “Và vì Chúa là Chúa của tất cả mọi người, nên tất cả chúng ta đều là con của Chúa. ‘Nhưng Chúa của tôi quan trọng hơn Chúa của các người!’ Điều này có đúng không? Chỉ có một Chúa, và các tôn giáo của chúng ta là ngôn ngữ, là con đường để đến với Chúa. Một số người theo đạo Sikh, một số người theo đạo Hồi, một số người theo đạo Hindu, một số người là Ki-tô hữu, nhưng họ là những con đường khác nhau.”
Trước tuyên bố đó, Đức Giáo Hoàng khuyến khích những người trẻ tuổi đối thoại tôn giáo và tránh bắt nạt, để “những người trẻ tuổi sẽ tiến về phía trước với hy vọng.”
Giáo Hội Công Giáo dạy rằng “lòng tốt và sự thật” tìm thấy trong các tôn giáo không phải là Ki-tô giáo có thể được coi là “sự chuẩn bị cho Tin Mừng”, nhưng cũng nhấn mạnh vai trò độc nhất của Chúa Giêsu Kitô trong ơn cứu rỗi.
“Phải tin chắc rằng ý muốn cứu rỗi phổ quát của Thiên Chúa Ba Ngôi được ban tặng và hoàn thành một lần cho tất cả trong mầu nhiệm nhập thể, tử nạn và phục sinh của Con Thiên Chúa”, tuyên bố Dominus Iesus tuyên bố năm 2000.
“Rõ ràng là sẽ trái với đức tin nếu coi Giáo hội là một con đường cứu rỗi bên cạnh những con đường do các tôn giáo khác tạo nên, được coi là bổ sung cho Giáo hội hoặc về cơ bản tương đương với Giáo hội, ngay cả khi những con đường này được cho là hội tụ với Giáo hội hướng tới vương quốc cánh chung của Thiên Chúa”, tuyên bố bổ sung.
Nhưng trong khi những phát biểu của Đức Giáo Hoàng vào thứ Sáu đã gây tranh cãi giữa những người coi chúng là tương đối về mặt tôn giáo, thì việc Vatican tự công bố văn bản của Đức Giáo Hoàng đã làm gia tăng cảm giác mơ hồ về vấn đề này.
Văn bản được công bố bằng tiếng Ý xác định các tôn giáo không phải là Kitô giáo là “con đường để đến với Thiên Chúa” — và video được công bố về sự kiện này đã xác nhận lời Đức Giáo Hoàng nói.
Nhưng bất chấp những gì Đức Giáo Hoàng nói trên video, một bản dịch tiếng Anh được công bố chính thức của văn bản đã thay thế lời của Đức Giáo Hoàng bằng một bình luận có sắc thái hơn, quy cho Đức Phanxicô nhận xét rằng các tôn giáo không phải Kitô giáo "được coi là những con đường cố gắng đạt tới Thiên Chúa".
Mặc dù sự khác biệt có vẻ nhỏ, nhưng đối với các nhà thần học, nó không phải là không đáng kể, xét đến sự nhấn mạnh của giáo lý Kitô giáo về vai trò trung gian độc nhất của Chúa Giêsu Kitô trong việc đạt được sự hiệp nhất giữa Thiên Chúa và con người, và lời kêu gọi thần thiêng phổ quát các hữu thể nhân bản hoán cải qua Kitô giáo.
Lời kêu gọi đó được thể hiện trong Công đồng Vatican II, văn kiện về Giáo hội giải thích rằng "tất cả mọi người đều được kêu gọi đến sự hiệp nhất này với Chúa Kitô, Đấng là ánh sáng của thế gian, Đấng mà từ Người chúng ta phát khởi, Đấng mà chúng ta sống nhờ, và Đấng mà toàn bộ cuộc sống của chúng ta hướng về".
"Công đồng Thánh này", Lumen gentium tuyên bố, "dựa trên Thánh Kinh và Truyền thống, dạy rằng Giáo hội, hiện đang lưu trú trên trái đất như một nơi lưu đày, là cần thiết cho sự cứu rỗi".
Vatican vẫn chưa đưa ra bình luận về những phát biểu của Đức Giáo Hoàng.
Sứ điệp Ngày Thế Giới giới Trẻ của Đức Thánh Cha: Hãy hy vọng vào Chúa và bạn sẽ không chán chường!
Thanh Quảng sdb
16:08 17/09/2024
Sứ điệp Ngày Thế Giới giới Trẻ (WYD) của Đức Thánh Cha: Hãy hy vọng vào Chúa và bạn sẽ không chán chường!
Đức Thánh Cha Phanxicô công bố sứ điệp cho Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 39 và khuyến khích những người trẻ đón nhận những thách thức của cuộc sống với hy vọng và lòng kiên trì.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp đến những người trẻ trên khắp thế giới cho Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 39. Sứ điệp có tựa đề "Những ai hy vọng vào Chúa sẽ tiến tới và không biết mệt mỏi", tập trung vào chủ đề hy vọng và sự bền bỉ, lấy cảm hứng từ lời của tiên tri Isaia.
Trong sứ điệp của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích những người trẻ coi cuộc sống như một cuộc hành hương, một cuộc tìm kiếm hạnh phúc, dù phải nhìn nhận là cũng có những mệt mỏi. Đức Thánh Cha cho biết chính xác là trong hành trình này, hy vọng phải tỏa sáng.
Những ai hy vọng vào Chúa thì không biết mệt mỏi
Trước một số khó khăn mà người trẻ phải đối diện, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích họ hãy kiên trì. Ngài nhấn mạnh rằng hy vọng không chỉ là một cảm giác thụ động mà là một sức mạnh tích cực, một sức mạnh cho phép chúng ta "tiến về phía trước, vì đó là một món quà từ chính Chúa".
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đề cập đến những mệt mỏi có thể xảy đến với những đấu tranh của cuộc sống. Ngài lưu ý rằng những mệt mỏi này là phổ biến đối với tất cả những ai bắt đầu những hành trình có ý nghĩa và giải pháp cho sự mệt mỏi như vậy không phải là nghỉ ngơi mà là “trở thành những người hành hương của hy vọng”.
Trong thông điệp của mình, Đức Thánh Cha mời gọi người trẻ hãy đón nhận cuộc sống một cách trọn vẹn, cảnh báo về sự trì trệ, nơi mọi người “đứng yên không muốn di chuyển”.
Ngài nhấn mạnh rằng sự thờ ơ này thường dẫn đến cảm giác vô vọng đến tê liệt. “Tôi thích sự mệt mỏi của những người đang tiến về phía trước, chứ không phải sự buồn chán của những người đứng yên”, Đức Thánh Cha nói.
Thánh Thể là con đường dẫn lên Thiên đàng
Đức Thánh Cha tiếp tục so sánh hành trình của những người trẻ với câu chuyện Kinh thánh về hành trình của Israel qua sa mạc.
Ngài trấn an họ rằng ngay cả trong những khoảnh khắc khủng hoảng và tuyệt vọng, Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi dân Ngài. Thay vào đó, giống như một Người Cha yêu thương, Ngài nuôi dưỡng họ bằng sự hiện diện của Ngài, giống như Ngài đã ban manna cho dân Israel trong sa mạc.
Trước bối cảnh này, Đức Thánh Cha thúc giục những người trẻ khám phá lại món quà sâu sắc của bí tích Thánh Thể, bằng cách nhắc nhở họ rằng "Thánh Thể là con đường dẫn lên thiên đàng".
Không phải khách du lịch mà là những người hành hương
Hướng tới Năm Thánh 2025, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ hy vọng rằng Năm thánh sắp tới là cơ hội để người trẻ tăng thêm mối sâu sắc, mối quan hệ của họ với Thiên Chúa và trải nghiệm lòng thương xót và tình yêu của Ngài.
Ngài đã gửi lời mời đến tất cả, ĐTC nói: "Đừng lên đường như những du khách đơn thuần, mà là những người hành hương thực sự", ngài nhắc nhở họ rằng hành trình hướng đến Năm Thánh không chỉ là hành trình về thể chất mà còn là hành trình về tinh thần.
Kết thúc thông điệp của mình, Đức Thánh Cha khuyến khích người trẻ hãy can đảm.
"Hãy can đảm lên", ngài nói, trước khi đảm bảo với họ về những lời cầu nguyện của mình và giao phó những cuộc hành trình của họ cho Đức Trinh Nữ Maria. Với tấm gương của Mẹ, ĐTC kết luận, người trẻ có thể "kiên trì trên hành trình của mình như những người hành hương của hy vọng và yêu thương".
Đức Thánh Cha Phanxicô công bố sứ điệp cho Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 39 và khuyến khích những người trẻ đón nhận những thách thức của cuộc sống với hy vọng và lòng kiên trì.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp đến những người trẻ trên khắp thế giới cho Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 39. Sứ điệp có tựa đề "Những ai hy vọng vào Chúa sẽ tiến tới và không biết mệt mỏi", tập trung vào chủ đề hy vọng và sự bền bỉ, lấy cảm hứng từ lời của tiên tri Isaia.
Trong sứ điệp của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích những người trẻ coi cuộc sống như một cuộc hành hương, một cuộc tìm kiếm hạnh phúc, dù phải nhìn nhận là cũng có những mệt mỏi. Đức Thánh Cha cho biết chính xác là trong hành trình này, hy vọng phải tỏa sáng.
Những ai hy vọng vào Chúa thì không biết mệt mỏi
Trước một số khó khăn mà người trẻ phải đối diện, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích họ hãy kiên trì. Ngài nhấn mạnh rằng hy vọng không chỉ là một cảm giác thụ động mà là một sức mạnh tích cực, một sức mạnh cho phép chúng ta "tiến về phía trước, vì đó là một món quà từ chính Chúa".
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đề cập đến những mệt mỏi có thể xảy đến với những đấu tranh của cuộc sống. Ngài lưu ý rằng những mệt mỏi này là phổ biến đối với tất cả những ai bắt đầu những hành trình có ý nghĩa và giải pháp cho sự mệt mỏi như vậy không phải là nghỉ ngơi mà là “trở thành những người hành hương của hy vọng”.
Trong thông điệp của mình, Đức Thánh Cha mời gọi người trẻ hãy đón nhận cuộc sống một cách trọn vẹn, cảnh báo về sự trì trệ, nơi mọi người “đứng yên không muốn di chuyển”.
Ngài nhấn mạnh rằng sự thờ ơ này thường dẫn đến cảm giác vô vọng đến tê liệt. “Tôi thích sự mệt mỏi của những người đang tiến về phía trước, chứ không phải sự buồn chán của những người đứng yên”, Đức Thánh Cha nói.
Thánh Thể là con đường dẫn lên Thiên đàng
Đức Thánh Cha tiếp tục so sánh hành trình của những người trẻ với câu chuyện Kinh thánh về hành trình của Israel qua sa mạc.
Ngài trấn an họ rằng ngay cả trong những khoảnh khắc khủng hoảng và tuyệt vọng, Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi dân Ngài. Thay vào đó, giống như một Người Cha yêu thương, Ngài nuôi dưỡng họ bằng sự hiện diện của Ngài, giống như Ngài đã ban manna cho dân Israel trong sa mạc.
Trước bối cảnh này, Đức Thánh Cha thúc giục những người trẻ khám phá lại món quà sâu sắc của bí tích Thánh Thể, bằng cách nhắc nhở họ rằng "Thánh Thể là con đường dẫn lên thiên đàng".
Không phải khách du lịch mà là những người hành hương
Hướng tới Năm Thánh 2025, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ hy vọng rằng Năm thánh sắp tới là cơ hội để người trẻ tăng thêm mối sâu sắc, mối quan hệ của họ với Thiên Chúa và trải nghiệm lòng thương xót và tình yêu của Ngài.
Ngài đã gửi lời mời đến tất cả, ĐTC nói: "Đừng lên đường như những du khách đơn thuần, mà là những người hành hương thực sự", ngài nhắc nhở họ rằng hành trình hướng đến Năm Thánh không chỉ là hành trình về thể chất mà còn là hành trình về tinh thần.
Kết thúc thông điệp của mình, Đức Thánh Cha khuyến khích người trẻ hãy can đảm.
"Hãy can đảm lên", ngài nói, trước khi đảm bảo với họ về những lời cầu nguyện của mình và giao phó những cuộc hành trình của họ cho Đức Trinh Nữ Maria. Với tấm gương của Mẹ, ĐTC kết luận, người trẻ có thể "kiên trì trên hành trình của mình như những người hành hương của hy vọng và yêu thương".
Thành quả của thỏa thuận Vatican-Bắc Kinh: chỉ xét các sự kiện.
Vũ Văn An
18:02 17/09/2024
Phil Lawler của Catholic World News, ngày 16 tháng 9 năm 2024, nhận định rằng trong cuộc trao đổi với các phóng viên trên chuyến trở về từ Signapore tuần trước, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết thỏa thuận bí mật của Vatican với Bắc Kinh về việc bổ nhiệm các giám mục mới mang lại "một lời hứa và hy vọng". Đức Giáo Hoàng lạc quan về tương lai của mối quan hệ giữa Vatican và Trung Quốc, và về kết quả của thỏa thuận đó. "Kết quả khá tốt", ngài nói.
Tốt như thế nào? Gianni Valente, giám đốc dịch vụ tin tức Fides của Vatican, lập luận rằng "nếu chúng ta bám sát vào các sự kiện, thì phán đoán của Đức Giáo Hoàng chỉ là một hành vi thực tiễn Kitô giáo đơn giản".
Vậy thì, chúng ta hãy bám sát vào các sự kiện. Mục tiêu của thỏa thuận bí mật là bảo đảm rằng tất cả các giáo phận Công Giáo ở Trung Quốc đều do các giám mục lãnh đạo, hiệp thông hoàn toàn với Tòa thánh. Trong sáu năm kể từ khi thỏa thuận được ký kết, Valente đưa tin, chín giám mục mới đã được tấn phong với sự chấp thuận của cả Bắc Kinh lẫn Tòa thánh. "Do đó, số lượng giáo phận Trung Quốc bỏ trống đang dần giảm đi".
Đúng vậy. Nhưng để mọi thứ ở đúng góc nhìn, số lượng giáo phận Trung Quốc bỏ trống chỉ giảm dần. Theo thống kê không chính thức của tôi, hiện có 46 giáo phận Trung Quốc, bao gồm ba tổng giáo phận, hiện không có giám mục. Với tốc độ hiện tại là 1.5 lần tấn phong giám mục mỗi năm, sẽ mất hơn 30 năm một chút để cung cấp cho mọi giáo phận Trung Quốc một giám mục. Và dự đoán đó giả định rằng sẽ không có sự mở cửa mới nào xảy ra trong 30 năm đó do tử vong hoặc từ chức - điều này sẽ cực kỳ khó xảy ra trong mọi trường hợp, nhưng đặc biệt là khi có ít nhất hai giáo phận hiện đang được các giám mục trên 90 tuổi lãnh đạo.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng mối quan hệ với Bắc Kinh đang được cải thiện. Đức Hồng Y Pietro Parolin đồng ý, đồng thời nói thêm rằng Tòa thánh hy vọng sẽ ký một bản gia hạn khác cho thỏa thuận, bất chấp những thất bại mà Quốc vụ khanh Vatican thích mô tả là "những tình huống bất hòa tạo ra bất đồng và hiểu lầm".
Nhưng nếu có tiến triển, thì phải trả giá như thế nào? Khi tôi đặt câu hỏi đó cách đây hai năm, tôi đã cân nhắc các bằng chứng có sẵn:
Vatican đã đồng ý chấp nhận các giám mục do Bắc Kinh bổ nhiệm; Bắc Kinh đã đồng ý công nhận một số giám mục Công Giáo "ngầm" trung thành với Rome nhưng từ chối chấp nhận những người không công nhận thẩm quyền của Hiệp hội Yêu nước do chính phủ hậu thuẫn - một nhóm mà mục đích của họ, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã cảnh báo, không thể hòa giải với thẩm quyền giảng dạy của Giáo hội. Sáu giám mục "ngầm" đã được Bắc Kinh công nhận và hiện có thể thi hành thừa tác vụ của mình ở nơi công cộng. Nhưng những người khác vẫn ở trong tình huống hầm trú, trong một số trường hợp bị quản thúc tại gia.
Không có nhiều thay đổi kể từ năm 2022. Vẫn còn những giám mục "ngầm" bị quản thúc tại gia. Hiệp hội Yêu nước có ảnh hưởng hiệu quả hơn Tòa thánh. Và 46 giáo phận vẫn đang chờ giám mục. Nếu thỏa thuận bí mật thành công, thì thất bại sẽ trông như thế nào?
VietCatholic TV
Tướng Budanov: Hỏa tiễn Bắc Hàn hết sức nguy hiểm. Routh là tay bịp bợm. Ukraine có siêu UAV tự chế
VietCatholic Media
03:11 17/09/2024
1. Giám đốc tình báo quân sự Ukraine: Vũ khí của Bắc Hàn là 'vấn đề tồi tệ nhất' đối với Ukraine
Nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Kyiv cho biết Bắc Hàn và sự ủng hộ của nước này đối với nỗ lực chiến tranh tàn khốc của Nga tại Ukraine là “vấn đề tồi tệ nhất” mà Ukraine đang phải đối mặt từ các đồng minh của Mạc Tư Khoa, trong bối cảnh phương Tây ngày càng lo ngại về mối quan hệ ngày càng thân thiết giữa Điện Cẩm Linh với Bình Nhưỡng, Trung Quốc và Iran.
“Vấn đề tồi tệ nhất mà chúng ta đang phải đối mặt là vấn đề đến từ Bắc Hàn”, Trung tướng Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự GUR của Ukraine, cho biết trong một lần xuất hiện tại hội nghị An ninh Âu Châu Yalta do Quỹ Victor Pinchuk tổ chức tại Kyiv.
Mạc Tư Khoa - hiện là quốc gia bị nhiều nước phương Tây ruồng bỏ sau cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022 - ngày càng dựa vào vòng tròn đồng minh của mình, trong đó có Bắc Hàn.
Nga cũng đã tranh thủ sự hỗ trợ quân sự từ Tehran, sử dụng rộng rãi máy bay điều khiển từ xa Shahed do Iran thiết kế chống lại Ukraine. Hoa Kỳ đã xác nhận rằng Mạc Tư Khoa gần đây đã nhận được hỏa tiễn đạn đạo từ quốc gia Trung Đông này trong một giai đoạn hỗ trợ mới cho nỗ lực chiến tranh.
Bắc Hàn đã chuyển vũ khí và đạn dược cho Nga vì tác động của cuộc chiến tranh khốc liệt ở Ukraine làm suy yếu kho dự trữ của Điện Cẩm Linh, ngay cả khi ngành công nghiệp quốc phòng của Mạc Tư Khoa đang đưa ra những thiết bị mới hướng thẳng ra tiền tuyến.
Các quan chức Hoa Kỳ và Nam Hàn cho biết Bắc Hàn đã gửi hàng ngàn container đạn dược cho nỗ lực chiến tranh của Nga.
Budanov cho biết qua một phiên dịch rằng đạn dược do Bắc Hàn cung cấp “thực sự tệ đối với chúng tôi, và cho đến nay chúng tôi không thể làm gì về điều đó”. Ông nói thêm rằng Ukraine có thể thấy nguồn cung cấp của Bắc Hàn đang tràn vào Nga, và quân đội của Kyiv sau đó cảm nhận được tác động chỉ sau vài ngày.
Budanov cho biết Bình Nhưỡng đang đi trước các quốc gia khác, chẳng hạn như Iran hoặc Trung Quốc, khi nói đến việc đưa ra các mối đe dọa đối với Ukraine. Bắc Kinh đã phủ nhận các cáo buộc, bao gồm cả từ Hoa Kỳ, rằng họ đã hỗ trợ động thái quân sự của Nga.
Budanov cho biết số lượng vũ khí khổng lồ đến từ Bắc Hàn lớn hơn nhiều so với sự hỗ trợ mà Nga nhận được từ những nơi khác.
Bắc Hàn đang tiến hành chương trình phát triển hỏa tiễn bất chấp lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, và Ukraine liên tục báo cáo rằng Mạc Tư Khoa đã bắn hỏa tiễn của Bình Nhưỡng, bao gồm cả hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn KN-23, vào quốc gia đang xảy ra chiến tranh này kể từ cuối năm 2023.
Vào tháng 2, cơ quan an ninh SBU của Kyiv cho biết Nga đã bắn hơn 20 hỏa tiễn Hwasong hay Hỏa Tinh-11, còn được gọi là KN-23 và KN-24, vào Ukraine kể từ cuối tháng 12, khiến ít nhất hai chục thường dân thiệt mạng trong thời gian đó.
Robert Koepcke, phó trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ, cho biết vào đầu tháng 9 năm nay rằng Nga đã sử dụng ít nhất 65 hỏa tiễn của Bắc Hàn ở Ukraine.
Tuy nhiên, Fabian Hinz, một nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, đã nói với Newsweek vào đầu năm rằng có rất nhiều thông tin và tin tức tình báo có thể thu thập được từ việc Mạc Tư Khoa triển khai hỏa tiễn của Bắc Hàn tại Ukraine.
Hinz cho biết chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng được giữ bí mật, nghĩa là việc sử dụng hỏa tiễn ở Ukraine có thể tiết lộ những thông tin có giá trị về độ chính xác, cách chúng di chuyển và khả năng ứng phó trong điều kiện chiến đấu.
Budanov cũng nhắc đến chiến dịch tấn công các mục tiêu xuyên biên giới của Kyiv, bao gồm các cơ sở quân sự như căn cứ không quân mà Mạc Tư Khoa sử dụng để tấn công lãnh thổ Ukraine. Chính quyền Điện Cẩm Linh báo cáo các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa thường xuyên vào các khu vực biên giới của mình, trong khi máy bay điều khiển từ xa của Ukraine cũng đã tiếp cận các mục tiêu quan trọng cách xa hàng trăm dặm ở Nga.
Kyiv cũng đã tiến hành cuộc tấn công bất ngờ vào khu vực Kursk của Nga được hơn năm tuần và Mạc Tư Khoa vẫn chưa thể giành lại kiểm soát hơn 100 thị trấn đang nằm trong tay quân Ukraine.
“Niềm tin của người dân rằng họ đang sống trong một đất nước an toàn đã bị phá vỡ. Đó là thành tựu chính của tất cả các cuộc tấn công sâu rộng này”, Budanov nói.
Kyiv không được phép sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây để thực hiện các cuộc tấn công sâu, một chính sách khiến các quan chức Ukraine thất vọng. Tín hiệu từ Hoa Kỳ và Anh trong những ngày gần đây cho thấy hạn chế này có thể được dỡ bỏ.
[Newsweek: North Korean Weapons 'Worst Problem' for Ukraine: Kyiv Military Intel Chief]
2. Latvia sẽ cung cấp cho Ukraine xe thiết giáp CVR do Anh sản xuất
Latvia sẽ cung cấp cho Ukraine các xe thiết giáp CVR trước đó đã mua từ Anh, hãng tin Delfi đưa tin hôm Thứ Hai, 16 Tháng Chín, trích dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Latvia.
Delfi viết rằng số lượng xe và các thông tin chi tiết khác không được tiết lộ vì lý do an ninh.
Tin tức này được đưa ra ngay sau khi Thủ tướng Latvia Evika Silina công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, bao gồm cả xe thiết giáp chở quân.
CVR là Xe chiến đấu trinh sát bánh xích là dòng xe thiết giáp do Anh thiết kế và đưa vào sử dụng trong quân đội Anh vào những năm 1970. Xe có nhiều biến thể khác nhau và có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Latvia vận hành ít nhất 123 loại xe này, cụ thể là xe trinh sát Scimitar, xe chỉ huy và kiểm soát Sultan, xe thiết giáp chở quân Spartan, xe cấp cứu bọc thép Samson và xe cứu thương Samaritan.
Vào năm 2019, chính phủ Latvia đã ký hợp đồng mua thêm hơn 80 xe nữa, mặc dù sau đó con số đã giảm xuống còn hơn 70.
Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Andris Spruds gần đây cho biết việc mua sắm xe mới để thay thế CVR đang trong giai đoạn cuối cùng.
Latvia, một trong những quốc gia ủng hộ lớn nhất của Ukraine, đã cam kết cung cấp hỗ trợ quân sự ở mức 0,25% GDP mỗi năm và sẽ cung cấp hàng ngàn máy bay điều khiển từ xa.
[Kyiv Independent: Latvia to supply Ukraine with British-made CVR(T) armored vehicles]
3. Ukraine triển khai máy bay ném bom điều khiển từ xa 'Black Widow' mới
Kyiv cho biết lực lượng Ukraine sẽ sử dụng máy bay điều khiển từ xa bốn cánh quạt mới, trong bối cảnh cuộc chiến máy bay điều khiển từ xa diễn ra nhanh chóng không có dấu hiệu chậm lại.
Quân đội của Kyiv sẽ nhận được máy bay điều khiển từ xa “Black Widow” mới, được Bộ Quốc phòng Ukraine mô tả là máy bay điều khiển từ xa 4 cánh quạt theo kiểu máy bay trực thăng chiến thuật có thể tái sử dụng, có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm. Kyiv cho biết Black Widow cũng có thể được sử dụng như máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất, và đã lấp đầy bầu trời Ukraine trong suốt các nỗ lực chiến tranh của nước này.
Sự phát triển nhanh chóng và thường mang tính thử nghiệm của máy bay điều khiển từ xa trên đất liền và trên không, cũng như các nền tảng điều khiển từ xa trên mặt nước, đã định hình nên hơn 2 năm rưỡi xung đột ở đất nước này. Kyiv và Mạc Tư Khoa liên tục đấu tranh để giành lợi thế trong cuộc đua máy bay điều khiển từ xa và trong cuộc cạnh tranh để phát triển các chiến lược chống máy bay điều khiển từ xa.
Máy bay điều khiển từ xa FPV là một công cụ phổ biến và hiệu quả trong kho vũ khí điều khiển từ xa của cả hai quốc gia. Chúng có thể được sử dụng để ghi lại cảnh quay chiến trường khi máy bay điều khiển từ xa lao về phía các mục tiêu trước khi phát nổ hoặc được triển khai như công cụ trinh sát để hướng dẫn các cuộc tấn công bằng pháo binh.
Mykhailo Fedorov, Bộ trưởng Bộ chuyển đổi số của Kyiv, nhà lãnh đạo các nỗ lực phát triển máy bay điều khiển từ xa chống lại Nga của Ukraine, đã nói với Newsweek vào tháng 12 năm 2023 rằng các phương tiện bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất nhanh chóng trở thành “một yếu tố thay đổi cuộc chơi”. “Đôi khi chúng hoạt động thậm chí còn hiệu quả hơn cả pháo binh”.
Máy bay điều khiển từ xa Black Widow có giá thành rẻ, Kyiv cho biết trong một tuyên bố. Điều này có nghĩa là nó có thể được sử dụng như một máy bay điều khiển từ xa kamikaze giá rẻ để nhắm vào các tài sản của Nga thay vì sử dụng các phương tiện đắt tiền hoặc tinh vi hơn để tấn công các vị trí của Nga.
Có một xu hướng mới nổi hướng tới máy bay điều khiển từ xa đa chức năng, nghĩa là UAV hoặc robot chiến đấu trên mặt đất có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ khác nhau, như trinh sát, hay vận chuyển thuốc nổ đến mục tiêu để gài mìn trên đường đi của đối phương.
Trong những ngày gần đây, các nguồn tin từ Ukraine đã đăng tải những cảnh quay cho thấy sự ra mắt của “UAV rồng lửa”, là loại UAV có khả năng phun ra các đòn tấn công bằng lửa và được cho là sử dụng nhiệt nhôm.
Đầu tháng này, Lữ đoàn cơ giới độc lập số 60 của Ukraine đã công bố đoạn phim cho thấy loại máy bay điều khiển từ xa này đang hoạt động, mô tả UAV này là “mối đe dọa thực sự đối với đối phương, đốt cháy vị trí của chúng với độ chính xác mà không loại vũ khí nào khác có thể đạt được”.
“Một con rồng thực sự”, Andriy Yermak, chánh văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, đã viết như vậy khi ông chia sẻ một đoạn clip cho thấy một máy bay điều khiển từ xa đang phóng hỏa xuống khu vực bên dưới.
Kyiv cũng thường xuyên sử dụng máy bay điều khiển từ xa tầm xa để tấn công qua biên giới vào lãnh thổ Nga. Mạc Tư Khoa cho biết hôm thứ Ba rằng hệ thống phòng không của họ đã chặn được 144 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine trên lãnh thổ Nga qua đêm, bao gồm 72 máy bay qua vùng biên giới Bryansk và 20 máy bay qua Mạc Tư Khoa.
[Newsweek: Ukraine Deploys New 'Black Widow' Bomber Drones]
4. Đồng minh của Putin nói rằng Nga đã có 'cơ sở để bắt đầu một cuộc chiến tranh hạt nhân'
Trong một chương trình truyền thông nhà nước Nga phát sóng hôm Thứ Hai, 16 Tháng Chín, người dẫn chương trình truyền hình Nga Vladimir Solovyov cho biết Putin đã có “cơ sở để bắt đầu một cuộc chiến tranh hạt nhân” dựa trên học thuyết hạt nhân hiện tại của nước này.
Vào tháng 8, trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine đang diễn ra, Kyiv đã phát động cuộc phản công của riêng mình vào Kursk—đánh dấu lần đầu tiên lãnh thổ Nga bị chiếm giữ kể từ Thế chiến thứ Hai. Tuy nhiên, cuộc tấn công của Ukraine đã làm dấy lên mối lo ngại về hạt nhân từ Mạc Tư Khoa, nơi đã cáo buộc quốc gia Đông Âu này vào tháng trước đã cố gắng tấn công một nhà máy điện hạt nhân bằng máy bay điều khiển từ xa.
Cuộc xung đột từ lâu đã làm dấy lên mối lo ngại về việc liệu Nga có thể triển khai vũ khí hạt nhân hay không. Putin đã nhiều lần đưa ra những tuyên bố gây sốc về vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến vì Mạc Tư Khoa có nhiều đầu đạn hạt nhân hơn bất kỳ quốc gia nào khác, theo Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân.
Trong chương trình mới nhất, Solovyov đã cảnh báo về phản ứng hạt nhân sau cuộc phản công của Ukraine vào Kursk, tuyên bố rằng Nga đã có “cơ sở để bắt đầu một cuộc chiến tranh hạt nhân”, trích dẫn học thuyết hạt nhân của nước này.
Theo Reuters, học thuyết hạt nhân hiện hành năm 2020 nêu rõ Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp bị đối phương tấn công hạt nhân hoặc bị tấn công thông thường đe dọa đến sự tồn vong của nhà nước.
“Chúng tôi có một vấn đề rất đơn giản. Đầu tiên, họ tấn công vào mắt chúng tôi, thứ có thể phát hiện ra một cuộc tấn công hạt nhân chống lại Nga. Theo học thuyết của chúng tôi, đây đã là cơ sở để bắt đầu một cuộc chiến tranh hạt nhân chống lại họ”, Solovyov nói.
Ông nói thêm: “Zelenskiy nói rằng mọi thứ đang diễn ra theo đúng kế hoạch. Xin lỗi, nhưng quân đội Đức Quốc xã đã xâm lược lãnh thổ vùng Kursk. Đây không phải là một phần của kế hoạch. Chúng tôi có một học thuyết rõ ràng và súc tích và chúng tôi hành động theo học thuyết đó, bao gồm cả việc sử dụng vũ khí hạt nhân.”
Điện Cẩm Linh đã nhiều lần cố gắng biện minh cho cuộc xâm lược của mình bằng cách tuyên bố một “chế độ tân phát xít” đang nắm quyền ở Kyiv. Điều này đã bị Ukraine và cộng đồng quốc tế bác bỏ một cách kiên quyết.
Nhận xét của Solovyov được đưa ra sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cảnh báo đầu tháng này rằng Điện Cẩm Linh đang thay đổi chính sách chiến tranh hạt nhân để đáp trả những gì mà họ cho là sự leo thang của phương Tây trong cuộc chiến đang diễn ra, theo hãng thông tấn nhà nước Nga Tass.
Ryabkov nói với Tass rằng Điện Cẩm Linh có “ý định rõ ràng” là sẽ thay đổi học thuyết hạt nhân, đồng thời nói thêm rằng quyết định này “có liên quan đến diễn biến leo thang của các đối thủ phương Tây” liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Ryabkov cho biết: “Như chúng tôi đã nhiều lần nói trước đây, công việc đang ở giai đoạn nâng cao và có ý định rõ ràng là đưa ra một sự điều chỉnh đối với học thuyết hạt nhân, trong số những lý do khác, có việc xem xét và phân tích diễn biến của các cuộc xung đột gần đây, bao gồm tất nhiên là mọi thứ liên quan đến quá trình leo thang của các đối thủ phương Tây của chúng tôi liên quan đến hoạt động quân sự đặc biệt”, nhưng không nói rõ khi nào học thuyết hạt nhân cập nhật sẽ sẵn sàng.
Đây không phải là lần đầu tiên người Nga cảnh báo về phản ứng hạt nhân. Cựu Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, một đồng minh thân cận của Putin, đã đưa ra cảnh báo phản ứng hạt nhân mới vào hôm thứ Bảy, tuyên bố rằng đó sẽ là một quyết định có “hậu quả không thể đảo ngược”.
Trong bài đăng trên Telegram vào hôm Thứ Bẩy, 14 Tháng Chín, Medvedev, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga và cựu tổng thống Nga, đã nói về phản ứng hạt nhân và cho biết đó là “một quyết định cực kỳ phức tạp với những hậu quả không thể đảo ngược”, nhưng cảnh báo rằng “bạn chỉ có thể thử thách sự kiên nhẫn của ai đó trong một thời gian nhất định”.
“Tuy nhiên, Nga đã kiên nhẫn. Rõ ràng là phản ứng hạt nhân là một quyết định cực kỳ phức tạp với những hậu quả không thể đảo ngược. Nhưng điều mà những kẻ ngu ngốc kiêu ngạo người Anh-Saxon không thừa nhận là bạn chỉ có thể thử thách sự kiên nhẫn của ai đó trong một thời gian nhất định”, Medvedev nói.
Ông nói thêm: “Cuối cùng, một số nhà phân tích phương Tây ôn hòa đã đúng khi họ cảnh báo: 'Đúng vậy, người Nga không có khả năng sử dụng phản ứng này, mặc dù... nó vẫn có khả năng xảy ra. Bên cạnh đó, họ có thể sử dụng các phương tiện giao hàng mới với tải trọng thông thường.' Và rồi—mọi chuyện kết thúc. Một khối khổng lồ màu xám nóng chảy ở nơi mà 'mẹ của các thành phố Nga' [tên lịch sử của Kyiv] từng đứng. Trời ạ, điều đó là không thể, nhưng nó đã xảy ra...”
Trả lời câu hỏi trước đó của Newsweek, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bác bỏ tính nghiêm trọng trong những tuyên bố khác nhau của Medvedev.
“Chúng tôi biết rằng bây giờ không nên coi Medvedev là nghiêm chỉnh”, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói. “Đây là điều vô lý thông thường của Điện Cẩm Linh.
[Newsweek: Putin Ally Says Russia Already Has 'Basis to Start a Nuclear War']
5. Tổng thống Iran sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS của các nền kinh tế mới nổi tại Nga, đại sứ Tehran tại Mạc Tư Khoa xác nhận hôm Chúa Nhật, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với phương Tây về hợp tác quân sự giữa hai nước.
Pezeshkian sẽ gặp Putin tại hội nghị thượng đỉnh, dự kiến diễn ra từ ngày 22 đến 24 tháng 10 tại thành phố Kazan của Nga, Đại sứ Kazem Jalali nói với truyền thông nhà nước Iran. Theo các báo cáo của phương tiện truyền thông, hai bên có thể ký một thỏa thuận hợp tác song phương.
Chuyến thăm được lên kế hoạch diễn ra sau khi hai chính phủ tăng cường hợp tác quân sự. Tuần trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tiết lộ rằng Nga đã mua hỏa tiễn đạn đạo từ Iran và có khả năng triển khai chúng ở Ukraine trong vòng vài tuần.
Blinken nói thêm rằng mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Mạc Tư Khoa và Tehran gây ra mối đe dọa đối với an ninh của toàn Âu Châu.
Hôm thứ Ba tuần trước, Hoa Kỳ, Đức, Anh và Pháp đã phản ứng bằng cách áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Iran, bao gồm các biện pháp sẽ ảnh hưởng đến hãng hàng không quốc gia Iran Air của nước này.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi phủ nhận việc chuyển giao hỏa tiễn đạn đạo cho Nga và lưu ý rằng lệnh trừng phạt mới “không phải là giải pháp”.
6. Máy bay Nga được phát hiện gần Alaska lần thứ ba trong 1 tuần
Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ, gọi tắt là NORAD, báo cáo hôm Thứ Hai, 16 Tháng Chín, rằng hai máy bay quân sự IL-38 của Nga đã bị phát hiện và theo dõi khi đang hoạt động trong Vùng nhận dạng phòng không Alaska, gọi tắt là ADIZ, vào ngày 14 tháng 9, đánh dấu sự việc thứ ba như vậy trong vòng một tuần.
Các máy bay Nga vẫn ở trong không phận quốc tế và không vi phạm không phận Hoa Kỳ hoặc Canada, NORAD đưa tin. Các chuyến bay “không được coi là mối đe dọa”.
Đầu tuần này, NORAD vào ngày 11 tháng 9 cho biết đã phát hiện hai máy bay quân sự của Nga hoạt động trong ADIZ. Hai ngày sau, cơ quan này vào ngày 13 tháng 9 đã phát hiện một cặp máy bay quân sự Tu-142 của Nga trong khu vực.
NORAD định nghĩa ADIZ là “một vùng không phận quốc tế đòi hỏi phải nhận dạng ngay lập tức tất cả các máy bay vì lợi ích an ninh quốc gia”.
Đầu mùa hè này, Hoa Kỳ và Canada, hai đơn vị tạo nên NORAD, đã điều động chiến binh để chặn các máy bay quân sự của Nga và Trung Quốc trong ADIZ vào ngày 25 tháng 7. Vào giữa tháng 8, NORAD cũng đã phát hiện và theo dõi bốn chiến binh của Nga bay trong ADIZ.
Theo NORAD, những sự việc như vậy đang có khuynh hướng xảy ra “thường xuyên”.
[Kyiv Independent: Russian aircraft detected near Alaska for third time in 1 week]
7. Những tội phạm trong quá khứ của Ryan Wesley Routh
Nhà phân tích Miller của CNN cho biết Ryan Wesley Routh, nghi phạm duy nhất trong vụ mưu sát cựu Tổng thống Trump, đã sống ở Hawaii và trước đây là công nhân xây dựng ở Bắc Carolina. Nghi phạm này cũng được cho là đã bị bắt tám lần, chủ yếu là vì những tội nhẹ.
Theo AP đưa tin, theo hồ sơ trực tuyến của Sở Cải huấn Người lớn Bắc Carolina, ông đã bị kết tội vào năm 2002 vì tội tàng trữ vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhưng không thể cung cấp thông tin chi tiết về vụ án.
Một bài báo tháng 12 năm 2002 của News & Record tại Greensboro, Bắc Carolina, cho biết một người đàn ông có cùng tên đã bị bắt sau cuộc đối đầu kéo dài ba giờ với cảnh sát. Routh được cho là bị buộc tội mang theo vũ khí giấu kín và sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, “ám chỉ một khẩu súng máy hoàn toàn tự động”.
Quyên góp chính trị
Hồ sơ của Ủy ban Bầu cử Liên bang, gọi tắt là FEC, đưa ra một bức tranh bất ngờ về hoạt động chính trị trong quá khứ của nghi phạm.
Hồ sơ cho thấy rằng từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020, Routh, khi đó là cư dân của Kaaawa, Hawaii, đã đóng góp hơn 140 đô la thông qua nền tảng gây quỹ ActBlue của đảng Dân chủ. Những khoản quyên góp này, dao động từ 1 đến 25 đô la, diễn ra vào thời điểm Routh được liệt kê là “không có việc làm” trong hồ sơ chính thức. Những đóng góp của ông, mặc dù khiêm tốn, nhắm đến một loạt các ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ năm 2020.
Những người hưởng lợi từ sự hào phóng chính trị của Routh bao gồm cựu Dân biểu Texas Beto O'Rourke, doanh nhân Andrew Yang, nhà hoạt động tỷ phú Tom Steyer và Thượng nghị sĩ Massachusetts Elizabeth Warren. Thật kỳ lạ, Routh cũng nhiều lần ủng hộ cựu Dân biểu Hawaii Tulsi Gabbard, người đã thay đổi đáng kể lòng trung thành chính trị của mình, rời khỏi Đảng Dân chủ và liên kết với Ông Trump.
Đáng chú ý là không có trong danh sách quyên góp của Routh là Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris, những người cuối cùng đã giành được đề cử của đảng Dân chủ.
Các bài đăng trên mạng xã hội
Các tài khoản của Routh trên X, và Facebook đã bị đình chỉ. Tuy nhiên, Newsweek đã xem nội dung của chúng trước khi bị đình chỉ.
Trên X, Routh đã đăng hàng chục bài ủng hộ Ukraine. Ví dụ, vào tháng 3 năm 2022, ngay sau cuộc xâm lược toàn diện, ông đã viết: “TÔI SẴN SÀNG BAY ĐẾN KRAKOW VÀ ĐẾN BIÊN GIỚI UKRAINE ĐỂ TÌNH NGUYỆN VÀ CHIẾN ĐẤU VÀ CHẾT... Phải chăng tôi có thể là tấm gương cho khẩu hiệu chúng ta phải chiến thắng.”
Gần đây hơn, ông vẫn tiếp tục ủng hộ Ukraine. Vào tháng 4 năm 2024, Routh đã gắn thẻ Elon Musk trong một bài đăng khác của X, viết: “Tôi muốn mua một hỏa tiễn từ anh. Tôi muốn nạp đầu đạn vào hầm trú ẩn kiên cố biệt thự Hắc Hải của Putin để tiêu diệt ông ta. Anh có thể cho tôi biết giá được không?”
Routh đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân của mình để khuyến khích người nước ngoài tham gia cuộc chiến của Ukraine chống lại Nga. Đặc biệt, ông muốn chiêu mộ quân đội Afghanistan.
“Những người lính Afghanistan - Ukraine có nhu cầu cần 3000 người lính, vì vậy tôi cần mọi người lính có hộ chiếu gửi cho tôi một bản sao hộ chiếu của họ để gửi đến Ukraine,” ông viết vào tháng 10 năm 2023.
[Newsweek: Ryan Wesley Routh, Would-be Trump Assassin, Fought in Ukraine, Supports War]
8. Ba Lan sẽ tài trợ cho sáng kiến pháo binh của Tiệp cho Ukraine, bộ trưởng cam kết trong bối cảnh chậm trễ
Warsaw sẽ đóng góp vào sáng kiến do Tiệp dẫn đầu nhằm mua đạn pháo cho lực lượng Ukraine trong tương lai.
Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radoslaw Sikorski cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ European Pravda được công bố hôm Thứ Hai, 16 Tháng Chín, Warsaw sẽ đóng góp vào sáng kiến do Tiệp đứng đầu nhằm mua đạn pháo cho lực lượng Ukraine trong tương lai.
Tuyên bố của Sikorski được đưa ra sau khi có tin Ba Lan vẫn chưa tài trợ cho sáng kiến của Tiệp mặc dù đã hứa. Bộ trưởng xác nhận rằng Warsaw vẫn chưa tham gia dự án do “những trở ngại tạm thời về mặt hình thức”.
Theo Sikorski, Warsaw có kế hoạch phân bổ 50 triệu euro hay 55,6 triệu đô la cho sáng kiến của Tiệp vào năm 2024 và 50 triệu euro khác vào năm 2025.
“Nhưng có một số vấn đề về kỹ thuật, hành chính và pháp lý liên quan đến Cơ quan Dự trữ Chiến lược Nhà nước Ba Lan”, Sikorski cho biết.
“Bộ Ngoại giao đã làm phần việc của mình. Tôi hy vọng các đồng nghiệp từ các bộ khác cũng sẽ làm phần việc của họ. Chắc chắn họ sẽ làm”, ông nói thêm.
Đầu năm nay, Cộng hòa Tiệp đã công bố sáng kiến mua đạn pháo cho Ukraine cùng với các đối tác trong bối cảnh thiếu hụt đạn pháo, chủ yếu do sự chậm trễ trong hỗ trợ của Hoa Kỳ.
Bộ trưởng Ngoại giao Tiệp Jan Lipavsky trả lời tờ Kyiv Independent vào tháng 7 rằng sáng kiến này đã bảo đảm được nguồn quỹ cho 500.000 viên đạn và hy vọng sẽ tài trợ thêm 300.000 viên nữa vào cuối năm 2024. Theo bộ trưởng, có 18 quốc gia đã cam kết hỗ trợ sáng kiến ban đầu, trong đó có 15 quốc gia đã thực hiện lời hứa và cung cấp nguồn quỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Tiệp Jana Cernochova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Denik N vào ngày 24 tháng 7 rằng Praha cũng đang chuẩn bị khởi động sáng kiến mới nhằm mua đạn pháo cho Ukraine vào năm 2025.
[Kyiv Independent: Poland will finance Czech artillery initiative for Ukraine, minister pledges amid delays]
9. Ukraine đề nghị giúp đỡ các nước láng giềng ứng phó với lũ lụt kinh hoàng
Ukraine đã đề nghị gửi các đơn vị dịch vụ khẩn cấp của mình tới các nước láng giềng Moldova, Ba Lan, Rumani, Slovakia, Hung Gia Lợi và Cộng hòa Tiệp để giúp khắc phục tình trạng lũ lụt đang diễn ra.
Bộ trưởng Ngoại giao mới được bổ nhiệm của Ukraine Andrii Sybiha cho biết trên mạng xã hội rằng ông đã đề nghị giúp đỡ các nước láng giềng theo chỉ đạo của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, phối hợp với Thủ tướng Denys Shmyhal.
Theo các báo cáo của phương tiện truyền thông, một số quốc gia Âu Châu đang phải đối phó với lũ lụt nghiêm trọng do lượng mưa lớn nhất trong nhiều năm gây ra. Lũ lụt đã cướp đi sinh mạng của ít nhất bảy người, hàng ngàn ngôi nhà bị hư hại trên khắp Âu Châu, hàng chục ngàn người buộc phải di tản khỏi các khu vực thiên tai.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết ông rất cảm động trước lời đề nghị giúp đỡ của Ukraine.
“Mới đây, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đã gửi cho tôi những lời bày tỏ tình đoàn kết với Ba Lan và sẵn sàng ngay lập tức gửi một trăm nhân viên cấp cứu được trang bị thiết bị chuyên dụng để chống lũ lụt. Tôi rất xúc động,” Thủ tướng Tusk nói
Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Tiệp Jan Lipavský đã xác nhận lời đề nghị này trong một tuyên bố.
“Tôi sẽ chuyển lời đề nghị này tới cuộc họp nội các khẩn cấp”, Lipavský viết.
Ukraine cũng đã phải gánh chịu một thảm họa nhân đạo lớn do lũ lụt sau khi lực lượng Nga phá hủy đập Kakhovka ở phía nam Ukraine vào ngày 6 tháng 7 năm 2023, mà Zelenskiy gọi là một trong những “tội ác nghiêm trọng nhất của Nga đối với môi trường và con người”.
Tại khu vực do Ukraine kiểm soát bị ngập lụt sau khi đập bị phá hủy, lực lượng cấp cứu khẩn cấp và các tình nguyện viên đã di tản hàng ngàn người dân địa phương, ngay cả khi bị quân đội Nga pháo kích dữ dội.
Kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện, Ukraine đã cử lực lượng cấp cứu của mình đi làm nhiệm vụ ở nước ngoài ít nhất một lần: giúp Thổ Nhĩ Kỳ sau trận động đất chết người xảy ra vào ngày 6 tháng 2 năm 2023, cướp đi sinh mạng của hơn 50.000 người trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
[Kyiv Independent: Ukraine offers neighbor countries help with deadly floods]
10. Ukraine mời Liên Hiệp Quốc, Hội Hồng Thập Tự đến khu vực Kursk do Kyiv kiểm soát
Hôm Thứ Hai, 16 Tháng Chín, Bộ trưởng Ngoại giao Andrii Sybiha cho biết, Ukraine đã mời Liên Hiệp Quốc và Hội Hồng Thập Tự quốc tế, gọi tắt là ICRC “tham gia các nỗ lực nhân đạo” tại các khu vực do Kyiv kiểm soát ở Tỉnh Kursk của Nga.
Ngoại trưởng Sybiha đã chỉ đạo Bộ gửi lời mời trong chuyến thăm chính thức của ông tới Tỉnh Sumy vào ngày 15 tháng 9.
Ukraine đã phát động một cuộc tấn công xuyên biên giới vào Kursk vào đầu tháng 8, được cho là đã chiếm giữ khoảng hơn 102 thị trấn và 1.300 kilômét vuông lãnh thổ. Các vị trí của Ukraine trong khu vực hiện đang bị đe dọa bởi một cuộc phản công của Nga được phát động vào tuần trước, nhưng trong những ngày qua, quân Ukraine cũng đã chiếm thêm được một số thị trấn mới.
“Kể từ ngày đầu tiên của chiến dịch Kursk, Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã chứng minh sự tuân thủ đầy đủ luật nhân đạo quốc tế với tư cách là một quân đội chuyên nghiệp có tiêu chuẩn cao và các giá trị về tự do và mạng sống con người”, Ngoại trưởng Sybiha nói.
“Ukraine sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nhân đạo của Liên Hiệp Quốc và ICRC và chứng minh sự tuân thủ của mình đối với luật nhân đạo quốc tế.”
Kyiv trước đó đã nói rằng họ sẽ tuân thủ luật nhân đạo quốc tế trong quá trình hành xử trên lãnh thổ Nga. Phó Thủ tướng lúc bấy giờ là Iryna Vereshchuk cho biết vào ngày 14 tháng 8 rằng văn phòng của bà đã mở “một đường dây nóng 24 giờ cho cư dân của Kursk cần viện trợ nhân đạo hoặc muốn di tản đến Ukraine”.
ICRC đã bị Kyiv chỉ trích vì phản ứng không đủ mạnh mẽ trước cuộc khủng hoảng nhân đạo do cuộc chiến của Nga gây ra.
Chi nhánh Hội Hồng Thập Tự Nga bị cáo buộc có liên hệ với chính phủ Nga và hoạt động tại các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm của Ukraine. Vì các chi nhánh quốc gia chỉ được phép hoạt động trong phạm vi quốc gia chủ nhà, nên điều này có thể cấu thành hành vi vi phạm các hướng dẫn của ICRC.
Ba nhân viên Hội Hồng Thập Tự đã thiệt mạng và hai người bị thương trong một cuộc tấn công bằng pháo binh của Nga vào Viroliubivka ở Tỉnh Donetsk vào ngày 12 tháng 9, dẫn đến việc ICRC phải đình chỉ hoạt động của văn phòng Dnipro.
[Kyiv Independent: Ukraine invites UN, Red Cross to Kyiv-held part of Kursk Oblast]
11. Síp thu hồi quyền công dân của nhà tài phiệt Ukraine Kolomoisky
Cộng Hòa Síp đã tước quyền công dân Síp của Ihor Kolomoisky sau khi kết luận rằng nhà tài phiệt khét tiếng người Ukraine này đã che giấu thông tin quan trọng liên quan đến các cáo buộc hình sự mà ông ta phải đối mặt.
Kolomoisky, người bị bắt năm ngoái tại Ukraine, phải ra hầu tòa vì cáo buộc gian lận, chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp và rửa tiền liên quan đến hoạt động nắm giữ dầu khí của mình.
Văn phòng Tổng công tố viên thông báo vào tháng 5 rằng Kolomoisky cũng bị tình nghi ra lệnh giết nhà lãnh đạo một công ty luật cách đây hơn 20 năm tại Crimea.
Sau khi xem xét thông tin cá nhân do Kolomoisky nộp để xin nhập quốc tịch theo chương trình được gọi là “Hộ chiếu vàng”, cho phép các nhà đầu tư giàu có xin nhập quốc tịch thông qua đầu tư tài chính, đầu tháng này, quốc gia Liên Hiệp Âu Châu này đã xác định rằng “tính cách đáng ngờ” của Kolomoisky có nguy cơ làm xấu đi danh tiếng của Síp.
Cục An ninh Kinh tế Ukraine báo cáo rằng họ đã hoàn tất cuộc điều tra trước khi xét xử Kolomoisky vào ngày 21 tháng 8.
Các công tố viên cho biết một phần số tiền mà Kolomoisky bị cáo buộc biển thủ và chuyển vào tài khoản của mình, khoảng 48 triệu đô la, có được từ các khoản vay từ PrivatBank, một ngân hàng Ukraine trước đây thuộc sở hữu của Kolomoisky.
Cơ quan này cũng cho biết các thám tử của họ đã chứng minh Kolomoisky đã tổ chức vụ tịch thu bất hợp pháp hơn 80 triệu đô la từ Ukrnafta, nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất Ukraine trước đây có quan hệ với nhà tài phiệt này.
Kolomoisky, cùng với năm cộng sự, đã bị Cục Chống tham nhũng Quốc gia Ukraine, gọi tắt là NABU, buộc tội biển thủ 223 triệu đô la từ PrivatBank, NABU thông báo vào ngày 7 tháng 9 năm 2024.
Bảy cá nhân giàu có khác cũng bị mất quyền công dân do chính quyền Síp xem xét dữ liệu cá nhân được nộp trong đơn xin nhập tịch.
[Kyiv Independent: Media: Cyprus revokes citizenship of Ukrainian oligarch Kolomoisky]
12. Các cuộc tấn công của Nga trên khắp Ukraine làm 2 người thiệt mạng, và làm bị thương 63 người trong ngày qua
Các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã giết chết hai người và làm bị thương 63 người trong ngày qua, chính quyền địa phương đưa tin vào ngày 16 tháng 9.
Phát ngôn nhân Không quân Ukraine Đại Úy Ilya Yevlash, cho biết lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ 53 trong số 56 máy bay điều khiển từ xa loại Shahed do Nga phóng vào đêm ngày 16 tháng 9. Ba máy bay điều khiển từ xa của Nga đã “mất tích” trên radar trên lãnh thổ Ukraine, tuyên bố cho biết.
Theo báo cáo, Nga đã phóng máy bay điều khiển từ xa từ Tỉnh Kursk và thị trấn Yeysk ở Krasnodar Krai.
Lực lượng Ukraine đã sử dụng máy bay, nhóm hỏa lực cơ động, lực lượng hỏa tiễn phòng không và các đơn vị tác chiến điện tử để đẩy lùi cuộc tấn công trên không. Các hệ thống phòng không đã hoạt động ở các tỉnh Kyiv, Vinnytsia, Sumy, Poltava, Cherkasy, Kirovohrad, Mykolaiv, Zaporizhzhia và Dnipropetrovsk.
Tại tỉnh Kharkiv, lực lượng Nga đã tấn công một tòa nhà cao tầng ở Kharkiv, khiến một phụ nữ 94 tuổi thiệt mạng và làm 43 người khác bị thương, trong đó có bốn trẻ em, Thống đốc Oleh Syniehubov đưa tin.
Một phụ nữ 76 tuổi bị thương do cuộc tấn công của Nga vào làng Pisky Radkivski ở quận Izium. Tại thành phố Kupiansk, một người đàn ông và hai người phụ nữ bị thương sau cuộc không kích của Nga bằng bom trên không.
Tại tỉnh Donetsk, một người đã thiệt mạng và ba người bị thương trong một cuộc tấn công vào thị trấn Pokrovsk. Ba người ở thị trấn Mykolaivka và một người ở thành phố Chasiv Yar cũng bị thương, theo Thống đốc Vadym Filashkin.
Tại Kherson, lực lượng Nga đã tấn công 10 thị trấn trong ngày qua, bao gồm cả trung tâm khu vực, thành phố Kherson. Sáu người đã bị thương trong các cuộc không kích của Nga, chính quyền quân sự địa phương đưa tin.
Tại Dnipropetrovsk, Nga đã tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa “kamikaze” ở quận Nikopol, nhắm vào thành phố Marhanets. Hai người đàn ông, 48 và 86 tuổi, đã bị thương, Thống đốc Serhii Lysak báo cáo.
Tại tỉnh Kyiv, một phụ nữ bị thương do mảnh vỡ máy bay điều khiển từ xa rơi xuống. Thống đốc Ruslan Kravchenko báo cáo rằng bà đã được đưa vào bệnh viện.
[Kyiv Independent: Russian attacks across Ukraine kill 2, injure 63 over past day]
Nga phản công thảm bại: Thêm 189km2 vào tay Ukraine. Routh đại bịp báo hại. Kyiv: Nga quá tàn ác
VietCatholic Media
15:42 17/09/2024
1. Bản đồ chiến tranh Nga cho thấy Ukraine đang giành được những lãnh thổ mới ở Kursk
Ngay sau khi có các báo cáo của Nga cho rằng Mạc Tư Khoa đã bắt đầu thành công trong việc phản công lại cuộc tấn công xuyên biên giới của Kyiv vào lãnh thổ Nga, các diễn biến mới nhất của tình hình lại cho thấy điều ngược lại: Quân đội Ukraine đã có những bước tiến ở khu vực Kursk và giành được thêm nhiều lãnh thổ mới.
Động thái bất ngờ của Ukraine qua biên giới được bảo vệ lỏng lẻo của Kursk vào ngày 6 tháng 8 đã dẫn đến những thắng lợi nhanh chóng, và Kyiv tuyên bố đã chiếm được khoảng 1300 km vuông lãnh thổ và 102 thị trấn.
Mặc dù phản ứng chậm, lực lượng Nga đã phản công bằng cách tấn công vào sườn trái của quân Ukraine và được cho là đang chiếm lại các thị trấn, mặc dù thông tin còn rời rạc và dựa chủ yếu vào các blogger quân sự Nga và các lời đồn thổi không thể xác minh độc lập.
Tài khoản tình báo nguồn mở (OSINT) X Intelschizo đã đăng vào Chúa Nhật rằng trong tuần qua, Mạc Tư Khoa đã giành được 21 km vuông về phía Snagost; nhưng về phía Glushkovo, Nga lại mất đến 189 km2 vuông, gấp 9 lần con số vừa tái chiếm được.
Tài khoản X ủng hộ Ukraine (((Tendar))) cung cấp thông tin cập nhật về cuộc chiến cũng lưu ý rằng các kênh Telegram của Nga nói rằng lực lượng Kyiv đã chiếm được thị trấn Veseloe, dựa trên các cảnh quay video; và viết rằng có rất ít bằng chứng để chứng minh cho tuyên bố rằng Nga đã giành được lợi thế ở Kursk.
Tendar cho biết: “Lực lượng Ukraine đã chiếm được Glushkovo và đe dọa chia cắt khu vực phía nam sông Seym này thành hai phần”.
“Tệ hơn nữa đối với người Nga, đây là cuộc tấn công vào hậu phương của Nga trong cuộc phản công đang diễn ra của họ, mà kết quả không mấy khả quan.”
Bài đăng cho rằng Ukraine đã có ý định để Nga cam kết nguồn lực cho Kursk, điều này cũng có thể làm lộ vị trí pháo binh của họ. “Người Ukraine hiện đã biết ý định chiến thuật của Nga là gì,” (((Tendar))) cho biết. “Giờ đây quân Ukraine có thể chống lại họ một cách hiệu quả.”
Trong khi đó, các nguồn tin thân Nga tuyên bố rằng vào cuối tuần, lực lượng Ukraine tiếp tục tấn công bên trong và gần Lyubimovka, phía đông nam Korenevo và gần Malaya Loknya, phía bắc Sudzha.
Tuần trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hiện có khoảng 35.000 quân Nga đang đồn trú tại Kursk và con số này có thể tăng gấp đôi mặc dù ông khẳng định “những người lính anh hùng của chúng ta vẫn đang chiến đấu”.
Trong khi đó, Hoa Kỳ đã đánh giá rằng Nga sẽ cần tới 20 lữ đoàn – hay 50.000 quân - để đẩy lùi lực lượng Ukraine khỏi Kursk. Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng, Thiếu tướng Pat Ryder cho biết hôm thứ Năm rằng các hành động phản công của Mạc Tư Khoa trong khu vực cho đến nay là “không đáng kể”.
[Newsweek: Russia War Map Shows Ukraine Carve Out New Incursion into Kursk]
2. Bloomberg đưa tin Thủ tướng Starmer của Anh đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Âu Châu cho đề xuất tấn công hỏa tiễn tầm xa của Ukraine
Thủ tướng Anh Keir Starmer đã có cuộc hội đàm tại Ý với Thủ tướng Ý vào ngày 16 tháng 9, trong nỗ lực giành được sự ủng hộ cho đề xuất cho phép Ukraine sử dụng hỏa tiễn tầm xa để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Trích dẫn nguồn tin thân cận, Bloomberg đưa tin Starmer cũng sẽ tổ chức các cuộc đàm phán tương tự tại Pháp và Đức trong những ngày tới.
Ukraine đang hy vọng nhận được sự cho phép sử dụng hai hỏa tiễn tầm xa do phương Tây cung cấp mà nước này đã có để tấn công các mục tiêu quân sự như phi trường nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
Tuần trước, mọi người rất mong đợi cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden và Starmer tại Washington, nhưng không có thông báo nào về quyết định được đưa ra.
Theo các báo cáo, Anh đã quyết định cấp phép cho Ukraine sử dụng Storm Shadows để tấn công các mục tiêu sâu bên trong nước Nga nhưng muốn có sự ủng hộ của Hoa Kỳ và các quốc gia khác.
Tuần trước, Starmer cho biết kế hoạch này sẽ được thảo luận thêm “với một nhóm cá nhân rộng lớn hơn” tại đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York vào cuối tháng này.
Vấn đề này đã được đưa vào chương trình nghị sự tại Ý, nơi Starmer gặp Thủ tướng Ý Giorgia Meloni.
Trong cuộc họp báo chung, cả hai nhà lãnh đạo đều được hỏi về các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn tầm xa.
Meloni cho biết bà ủng hộ quyết định của các đồng minh khi trao quyền cho Ukraine, đồng thời nói thêm rằng Ý cam kết bảo đảm Ukraine có thể tham gia đàm phán hòa bình với Nga trong “những điều kiện tốt nhất”.
Starmer nhắc lại quyền tự vệ của Ukraine và tái khẳng định sự ủng hộ trong “cuộc chiến giành chủ quyền” của nước này.
[Kyiv Independent: UK's Starmer seeking European support for Ukraine long-range missile strike proposal, Bloomberg reports]
3. Ukraine kháng cáo lên Liên Hiệp Quốc, Hội Hồng Thập Tự về việc Nga hành quyết tù binh bằng kiếm
Hôm Thứ Ba, 17 Tháng Chín, Thanh tra nhân quyền Ukraine Dmytro Lubinets cho biết ông đã kháng cáo lên Hội Hồng Thập Tự quốc tế, gọi tắt là ICRC, và Liên Hiệp Quốc để phản hồi lại một bức ảnh được cho là chụp cảnh người Nga hành quyết một tù binh chiến tranh người Ukraine.
Sáng ngày 17 tháng 9, một bức ảnh chụp một người lính Ukraine đã bị hành quyết với thanh kiếm cón trong ngực và dòng chữ “Vì Kursk” đã xuất hiện trên mạng xã hội. Những vết đánh đập có thể nhìn thấy trên thân thể người lính.
Bức ảnh dường như cho thấy một thi thể đầy máu nằm trên đường với bối cảnh là những chiếc xe bị hư hỏng và một ngôi nhà có cửa sổ vỡ. Vị trí chính xác không rõ ràng.
“Mức độ man rợ và khát máu không thể hiểu nổi”, Lubinets cho biết. Thanh tra viên nhấn mạnh rằng những hành động như vậy là vi phạm trắng trợn Công ước Geneva về Đối xử với Tù binh Chiến tranh.
Đã có nhiều báo cáo về việc tù binh chiến tranh Ukraine bị tra tấn hoặc giết hại trong khi bị giam giữ tại Nga kể từ khi Nga bắt đầu cuộc chiến toàn diện chống lại Ukraine. Tính đến tháng 9, Văn phòng Tổng công tố cho biết đã tiến hành 28 cuộc điều tra hình sự liên quan đến vụ hành quyết 62 tù binh chiến tranh Ukraine.
Vào đầu tháng 9, Lubinets đã báo cáo một trường hợp khác về vụ hành quyết một người lính Ukraine, được ghi lại trên video.
Đoạn phim được cho là đã quay cảnh một người lính Nga hỏi một quân nhân Ukraine rằng liệu anh ta có muốn “nói lời cuối cùng, hay cầu nguyện trước khi chết” không, rồi bắn anh ta ba phát bằng súng trường.
[Kyiv Independent: Ukraine appeals to UN, Red Cross over Russia apparently executing POW with sword]
4. Báo cáo độc quyền: Tình nguyện viên Ukraine nhận xét rằng Ryan Wesley Routh là kẻ 'ảo tưởng và dối trá'
Một cựu tình nguyện viên của Quân đoàn Quốc tế Bảo vệ Ukraine đã gọi Ryan Wesley Routh, nghi phạm trong vụ ám sát thứ hai nhằm vào Ông Donald Trump, là kẻ “ảo tưởng” và “dối trá” khi tuyên bố rằng anh ta đã chiến đấu và tuyển dụng quân cho quân đoàn quốc tế của Ukraine.
Routh, 58 tuổi, đang bị giam giữ sau khi có nỗ lực ám sát Ông Trump, 78 tuổi, tại Câu lạc bộ Golf Quốc tế Trump ở West Palm Beach, Florida, nơi xảy ra vụ nổ súng vào Chúa Nhật.
Ông Trump đã sống sót sau “một vụ mưu sát” theo FBI. Cựu tổng thống đã “an toàn sau tiếng súng nổ gần đó” tại câu lạc bộ chơi golf của mình, chiến dịch tranh cử của Ông Trump cho biết.
Trong cuộc phỏng vấn với Newsweek Rumani vào tháng 6 năm 2022, nghi phạm có vũ trang tuyên bố rằng anh ta đã tuyển dụng tình nguyện viên cho Quân đoàn Quốc tế Bảo vệ Ukraine, một đơn vị thuộc Lực lượng Lục quân Ukraine.
Ông cũng đã trả lời phỏng vấn tờ The New York Times vào năm 2023, tuyên bố đã cố gắng tuyển mộ những người lính Afghanistan chạy trốn khỏi Taliban cho quân đội Ukraine.
Nga đã nắm bắt những tuyên bố của ông để đưa ra lời cáo buộc vô căn cứ rằng Routh có thể đã được Ukraine tuyển dụng để ám sát cựu tổng thống Hoa Kỳ, vì cựu Tổng thống Trump đã chỉ trích quy mô hỗ trợ và viện trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Kyiv trong bối cảnh cuộc chiến hiện đã bước sang năm thứ ba.
Cựu Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, một đồng minh thân cận của Putin, đã đặt câu hỏi vào hôm Thứ Hai, 16 Tháng Chín: “Tôi tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu Routh, kẻ ám sát Ông Trump thất bại trong mưu toan mới nhất, đã tuyển dụng lính đánh thuê cho quân đội Ukraine, chính là người được chế độ tân quốc xã ở Kyiv thuê cho vụ ám sát này?”
Ít nhất một Dân biểu Mỹ cũng đưa ra một luận điệu tương tự như Dmitry Medvedev, và kêu gọi chấm dứt ngay mọi viện trợ dành cho Ukraine.
Nhưng Quân đoàn Quốc tế Bảo vệ Ukraine đã ra tuyên bố rằng Routh, một cựu công nhân xây dựng đến từ Greensboro, Bắc Carolina, “chưa bao giờ là một phần, chưa bao giờ có liên quan hoặc liên kết” với tổ chức này “ở bất kỳ tư cách nào”.
Evelyn Aschenbrenner, một công dân Hoa Kỳ đến từ Detroit, Michigan, người đã làm việc với Quân đoàn Quốc tế từ tháng 3 năm 2022—đầu tiên là trong ban quản lý, sau đó là người tuyển dụng—trong tổng cộng hai năm, cũng nói với Newsweek vào hôm Thứ Hai, 16 Tháng Chín, từ Kyiv rằng họ đã liên lạc với Routh từ năm 2022 và rằng hắn ta chỉ là một kẻ “ảo tưởng và là một tay nói dối”.
Aschenbrenner, người đã rời khỏi Quân đoàn Quốc tế vào giữa tháng 6 năm nay, đã cảnh báo trên mạng xã hội kể từ tháng 6 rằng Routh “không hề và chưa bao giờ có liên quan đến Quân đoàn Quốc tế hay Quân đội Ukraine”.
Routh đã nhắn tin cho Aschenbrenner từ tháng 3 năm 2022 đến tháng 3 năm 2024, gửi thông tin chi tiết về những người có khả năng được tuyển dụng, bao gồm danh sách khoảng 6.000 công dân Afghanistan. Sau đó, anh ta sẽ trở nên “thù địch” và “có tính thao túng” khi được yêu cầu đừng làm như vậy nữa.
Aschenbrenner nói: “Ông ta không thực sự muốn giúp Ukraine đâu. Ông ta rất dễ nổi khùng, vặn hỏi, nếu bạn từ chối giúp đỡ hoặc phản kháng lại ông ấy, ông ấy rất hay buộc tội. Ông ấy không bao giờ lắng nghe bất cứ điều gì tôi nói, ông ấy không ghi nhận.”
“Ông ấy đã gửi cho tôi một hồ sơ PDF về khoảng 6.000 công dân Afghanistan.” Aschenbrenner cho rằng đó là một danh sách ma, và nếu đó là những con người thật đi chăng nữa, họ không thể nhập cảnh hợp pháp vào Âu Châu.
“Khi tôi nói với ông ấy ý nghĩ thật sự của tôi về danh sách ấy, ông ấy đã gây hấn. Ông ấy đã tranh cãi. Ông ấy đã nhiều lần từ chối hiểu chính sách cơ bản của quân đội,” Aschenbrenner nói.
Cuộc đụng độ với Routh vào ngày 24 tháng 8 năm 2022, ngày độc lập của Ukraine, là lúc Aschenbrenner “lần đầu tiên thực sự nhận ra Routh không thực tâm muốn giúp người Ukraine”.
“Đã có cảnh báo an ninh tăng cường do các cuộc không kích từ Nga, và vì thế, đã có lệnh giới nghiêm. Tôi nghĩ là 6 giờ tối hoặc 7 giờ tối ở Kharkiv, và ông ta muốn đưa một người nước ngoài qua biên giới để gia nhập quân đoàn. Và tôi nói với ông ta, không phải hôm nay, anh bạn ạ,” Aschenbrenner nói.
“Tôi nghĩ ông ấy có vẻ hơi ảo tưởng, tôi không nghĩ ông ấy nghĩ mình là một nhà tuyển dụng thực sự, nhưng tôi nghĩ ông ấy thực sự tin rằng mình đang giúp đỡ Ukraine, và ông ấy là người duy nhất có thể giúp Ukraine bằng cách làm những gì ông ấy đã làm.”
Aschenbrenner vô cùng tức giận khi Routh đăng thông tin cá nhân của họ lên mạng vào tháng 2 năm 2023, hứa hẹn cho những người này người khác cơ hội chiến đấu ở Ukraine.
“Anh ta bắt đầu đưa số điện thoại của tôi, số điện thoại của một người khác nữa, và sau khi nhận được các cuộc gọi từ những người lính từ Uganda... Tôi đã tranh luận với anh ta nhiều lần trên Signal để nói rằng, công việc của anh ta không phải là dịch vụ mà ai cũng muốn hoặc cần.”
“Tôi không biết ông ấy đã từng ở Ukraine chưa, nhưng ông ấy có vẻ như nghĩ rằng ông ấy là người duy nhất có thể giúp cứu Ukraine — nếu bạn không làm chính xác những gì ông ấy muốn, ông ta sẽ cho rằng bằng cách nào đó bạn đang giúp Nga giành chiến thắng. Tôi đã nghĩ, điều đó thật kịch tính,” Aschenbrenner nói.
Aschenbrenner nói thêm: “Ông ta luôn làm như có rất nhiều điều đang diễn ra. Ông ta có ảo tưởng về sự vĩ đại của mình và ông ta rất xa rời thực tế.”
Theo các phương tiện truyền thông đưa tin, Routh có thể phải ra hầu tòa ở Florida vào thứ Hai.
Trong cuộc phỏng vấn với Newsweek Rumani, ông đã nói: “Câu hỏi về lý do tại sao tôi ở đây... đối với tôi, rất nhiều xung đột khác là màu xám, nhưng xung đột này chắc chắn là đen và trắng. Đây là về thiện chống lại ác. Đây là một câu chuyện như bất kỳ bộ phim nào chúng ta từng xem, đây chắc chắn là ác chống lại thiện.”
Một báo cáo của Semafor công bố ngày 10 tháng 3 năm 2023 đã trích dẫn Routh là nhà lãnh đạo Trung tâm tình nguyện quốc tế, gọi tắt là IVC, tại Ukraine, một tổ chức tư nhân hoạt động để “trao quyền cho các tình nguyện viên” và các nhóm phi lợi nhuận khác hoạt động để “tăng cường phân phối viện trợ nhân đạo trên khắp Ukraine”, theo trang web của IVC.
Tài khoản của Routh trên X,, đã bị đình chỉ. Tuy nhiên, Newsweek đã xem được nội dung của tài khoản này trước khi bị đình chỉ.
Trên X, Routh đã đăng hàng chục bài ủng hộ Ukraine. Ví dụ, vào tháng 3 năm 2022, ngay sau cuộc xâm lược toàn diện, ông đã viết: “TÔI SẴN SÀNG BAY ĐẾN KRAKOW VÀ ĐẾN BIÊN GIỚI UKRAINE ĐỂ TÌNH NGUYỆN VÀ CHIẾN ĐẤU VÀ CHẾT... Phải chăng tôi có thể là tấm gương cho khẩu hiệu ‘Chúng ta phải chiến thắng’”.
Gần đây hơn, ông vẫn tiếp tục ủng hộ Ukraine. Vào tháng 4 năm 2024, Routh đã gắn thẻ Elon Musk trong một bài đăng khác của X, và viết: “Tôi muốn mua một hỏa tiễn từ anh bạn. Tôi muốn nạp đầu đạn vào hầm trú ẩn kiên cố biệt thự Hắc Hải của Putin để tiêu diệt ông ta. Anh có thể cho tôi biết giá được không?”
Theo các hồ sơ của FBI, Routh chỉ là một công nhân xây dựng nhưng thất nghiệp triền miên, tiền đâu mà mua hỏa tiễn.
[Newsweek: Exclusive: Ryan Wesley Routh 'Delusional and a Liar'—Ukraine Volunteer]
5. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết mỗi quốc gia NATO có quyền quyết định chính sách về khả năng tấn công tầm xa của Ukraine
Tổng thư ký NATO sắp mãn nhiệm Jens Stoltenberg cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh LBC của Anh được công bố vào ngày 16 tháng 9 rằng mỗi quốc gia NATO sẽ có thể tự đưa ra quyết định về việc có cho phép Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công tầm xa vào Nga hay không.
Stoltenberg cho biết: “Các đồng minh phải tự đưa ra quyết định, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải tham vấn chặt chẽ về những vấn đề này”.
Ukraine đang hy vọng nhận được sự cho phép sử dụng hỏa tiễn tầm xa do phương Tây cung cấp mà nước này đang sở hữu để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
Tuần trước, mọi người rất mong đợi cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Anh Keir Starmer tại Washington, nhưng không có thông báo nào về quyết định được đưa ra.
Khi các cuộc thảo luận về vấn đề này dường như sắp đi đến một sự thay đổi về chính sách, Putin và các quan chức khác đã lên tiếng mạnh mẽ, tuyên bố rằng động thái như vậy có nghĩa là NATO sẽ trực tiếp tham chiến với Nga.
Stoltenberg thừa nhận những mối đe dọa nhưng cho biết, “Không có lựa chọn nào không có rủi ro trong chiến tranh”.
“Nhưng tôi vẫn tin rằng rủi ro lớn nhất đối với chúng ta sẽ là nếu Tổng thống Putin giành chiến thắng ở Ukraine”.
Bỏ qua những lời đe dọa, một số nước NATO đã bắt đầu thay đổi lập trường về các cuộc tấn công tầm xa trong những ngày gần đây.
Tờ Guardian đưa tin vào ngày 11 tháng 9, trích dẫn lời các quan chức Anh giấu tên, rằng chính phủ Anh đã đưa ra quyết định tích cực về việc sử dụng hỏa tiễn Storm Shadow trước chuyến đi chung của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Ngoại trưởng Anh David Lammy tới Kyiv.
Các quốc gia khác, như Thụy Điển, Phần Lan và Canada, cũng đã lên tiếng tuyên bố rằng họ hoàn toàn ủng hộ Ukraine sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Cùng lúc đó, Thủ tướng Olaf Scholz cho biết Đức sẽ không cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của mình cho các cuộc tấn công tầm xa như vậy “ngay cả khi các quốc gia khác quyết định cho phép”.
[Kyiv Independent: Up to each NATO country to decide policy on Ukraine's long-range strike capabilities, Stoltenberg says]
6. Tổng thống Zelenskiy nói tuyên bố của cựu Tổng thống Trump về Ukraine chỉ là 'thông điệp bầu cử', Ukraine không quá lo lắng
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ông coi lời hứa chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine ngay lập tức của ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump là một lời hứa trong chiến dịch tranh cử mà không nhất thiết phải dựa trên bất kỳ điều cụ thể nào khiến đất nước ông phải lo lắng.
Phát biểu trên chương trình “Fareed Zakaria GPS” của CNN trong một cuộc phỏng vấn rộng rãi vừa được phát sóng, Tổng thống Zelenskiy cho biết: “Thông điệp bầu cử là thông điệp bầu cử. Đôi khi chúng không thực tế lắm”.
Những người ủng hộ Ukraine đã bày tỏ lo ngại rằng cựu Tổng thống Trump có ý định chấm dứt chiến tranh nhanh chóng bằng cách bán đứng Ukraine cho Putin, nhưng Zelenskiy cho biết ông đã nói chuyện với Ông Trump và cựu tổng thống “rất ủng hộ” Ukraine.
“Tôi đã gọi điện cho Ông Donald Trump và ông ấy nói rằng ông ấy rất ủng hộ Ukraine và chúng tôi đã có cuộc trò chuyện tốt đẹp”, ông nói với Zakaria.
Đối với tổng thống Mỹ hiện tại, Zelenskiy cho biết thế giới đang chờ câu trả lời của Tổng thống Joe Biden về việc liệu hỏa tiễn tầm xa của Hoa Kỳ có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga hay không. Hôm thứ Sáu 13 Tháng Chín, Putin cho biết động thái như vậy sẽ tương đương với một hành động chiến tranh. “Điều này có nghĩa là các nước NATO — Hoa Kỳ và các nước Âu Châu — đang trong tình trạng chiến tranh với Nga”, nhà độc tài Nga nói.
Zelenskiy cho biết ông hy vọng nếu chính quyền Tổng thống Biden cấp phép, các quốc gia khác sẽ làm theo.
“Mọi người đều đang trông chờ quyết định của Hoa Kỳ. Mọi người đều đang chờ đợi những quyết định như vậy”, ông nói, đồng thời nói thêm: “Chúng tôi rất muốn sử dụng vũ khí này và chỉ tấn công các máy bay phản lực này vào các căn cứ quân sự, không phải dân thường, cơ sở hạ tầng. Các căn cứ quân sự”.
Zelenskiy cho biết các căn cứ này của Nga đang được sử dụng để tấn công lãnh thổ Ukraine, bao gồm cả mục tiêu dân sự.
Ông cũng cho biết ông sẽ đưa ra kế hoạch hòa bình cho Tổng thống Biden tại cuộc gặp tiếp theo của họ.
“Tôi sẽ chia sẻ với Tổng thống Biden. Đó là về vấn đề an ninh. An ninh. Đó là về vị thế địa chính trị của Ukraine,” ông nói, đồng thời nói thêm rằng ông cũng sẽ chia sẻ đề xuất của mình với Ông Trump và Harris.
Zakaria hỏi Zelenskiy về cách ông nghĩ cuộc chiến có thể kết thúc, nhận xét rằng lực lượng của Zelenskiy sẽ không thể đạt được “chiến thắng hoàn toàn” và rằng quân đội của Putin “sẽ không thể xâm lược Kyiv”.
“Sẽ phải có một số sự thỏa hiệp,” Zakaria nói.
Zelenskiy trả lời rằng Ukraine sẽ phải ở vị thế có lợi thì chiến tranh mới có thể kết thúc.
“Đó là khi bạn rất mạnh. Và bên kia biết rằng bạn rất mạnh. Và bạn mạnh nhất có thể để tạo ảnh hưởng đến xã hội của họ,” ông nói.
[Politico: Trump’s statements on Ukraine are ‘election messages,’ Zelenskyy says]
7. Đức cam kết viện trợ hơn 110 triệu đô la cho Ukraine vào mùa đông
Đức sẽ cung cấp thêm 100 triệu euro hay 111 triệu đô la viện trợ cho Ukraine vào mùa đông năm nay, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock tuyên bố trong chuyến thăm Moldova hôm Thứ Ba, 17 Tháng Chín.
Nga một lần nữa đang lên kế hoạch cho một “cuộc chiến mùa đông với mục đích khiến cuộc sống của người dân Ukraine trở nên tồi tệ nhất có thể”, Baerbock phát biểu trước một hội nghị bộ trưởng tại Chisinau.
Người dân Ukraine đã phải sống trong tình trạng mất điện liên tục trong suốt mùa hè và mùa thu kể từ khi Nga đẩy mạnh chiến dịch tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng.
Serhiy Kovalenko, Tổng giám đốc điều hành của nhà cung cấp năng lượng Yasno, đã cảnh báo vào tháng 6 rằng người dân Ukraine có thể chỉ có điện trong 6 hay 7 giờ mỗi ngày vào mùa đông, tùy thuộc vào lượng lưới điện có thể sửa chữa được.
Trước mùa đông sắp tới, Ukraine đã bảo đảm rằng 85% cơ sở hạ tầng năng lượng của mình được bảo vệ trước các cuộc tấn công tiếp theo của Nga, Thủ tướng Denys Shmyhal cho biết vào ngày 10 tháng 9.
Shmyhal cho biết không thể dự đoán được người dân Ukraine sẽ phải chịu đựng bao nhiêu giờ mất điện trong mùa đông.
Theo thủ tướng, chính phủ Ukraine đã phân bổ 461 triệu đô la cho việc bảo vệ các cơ sở năng lượng và 315 triệu đô la khác do các đối tác nước ngoài cung cấp.
[Kyiv Independent: Germany pledges over $110 million in winter aid for Ukraine]
8. Tổng thống Kazakhstan Tokayev tuyên bố 'Nga không thể bị đánh bại'
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev nói với Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong chuyến thăm Astana vào ngày 16 tháng 9 rằng “Nga không thể bị đánh bại về mặt quân sự”.
Bất chấp mối quan hệ gần gũi trong lịch sử giữa Astana và Mạc Tư Khoa, Tokayev vẫn có đường lối thận trọng đối với cuộc chiến toàn diện, từ chối công nhận tính hợp pháp của việc Nga sáp nhập bất hợp pháp các vùng lãnh thổ của Ukraine vào năm 2022. Đồng thời, Kazakhstan cũng không từ bỏ mối quan hệ lâu dài với Nga.
“Thực tế là Nga không thể bị đánh bại về mặt quân sự”, Tokayev nói với Scholz. Đây là một trong những ví dụ rõ ràng nhất về đường lối thực dụng của Kazakhstan đối với Nga trong bối cảnh cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Tokayev nói thêm: “Việc leo thang chiến tranh hơn nữa sẽ dẫn đến hậu quả không thể khắc phục được đối với toàn thể nhân loại và trên hết là đối với các quốc gia liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine”.
Tổng thống Kazakhstan cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với kế hoạch hòa bình Trung Quốc-Brazil được đưa ra lần đầu tiên vào tháng 5, nhưng đã bị Scholz bác bỏ.
Trong một cuộc phỏng vấn đầu tháng 9, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy gọi kế hoạch sáu điểm này là “phá hoại” và coi đó là một “tuyên bố chính trị”.
Kazakhstan đã trở thành một nhân tố ngày càng quan trọng trong khu vực trong bối cảnh mối quan hệ giữa Nga với phương Tây đang xấu đi và bị cáo buộc là trung gian quá cảnh quan trọng để trốn tránh lệnh trừng phạt.
Phó Thủ tướng Serik Zhumangarin cho biết vào tháng 8 rằng Kazakhstan sẽ không “tuân theo lệnh trừng phạt một cách mù quáng” nếu chúng ảnh hưởng đến các công ty trong nước của Kazakhstan.
Chính phủ Kazakhstan đã tìm kiếm sự nhượng bộ từ phương Tây để cho phép giao thương với Iran hoặc sử dụng quốc gia này làm nơi quá cảnh, nhưng không thành công. Theo Zhumangarin, Kazakhstan không thừa nhận bất kỳ lệnh trừng phạt đơn phương nào và có ý định tiến hành chương trình nghị sự thương mại trong nước bất kể phương Tây.
Trong chuyến thăm Đức vào tháng 10 năm 2023, Tokayev cho biết Kazakhstan sẽ tiếp tục hợp tác kinh tế với Nga đồng thời cam kết tuân thủ các lệnh trừng phạt áp dụng đối với nước láng giềng phía bắc.
[Kyiv Independent: Kazakh President Tokayev says 'Russia cannot be defeated']
9. Derkach, cựu nghị sĩ Ukraine bỏ trốn được bổ nhiệm vào Thượng viện Nga
Theo sắc lệnh ngày 12 tháng 9, Thống đốc tỉnh Astrakhan của Nga, Igor Babushkin đã bổ nhiệm Andrii Derkach, một cựu thành viên bỏ trốn của Verkhovna Rada Ukraine, làm thượng nghị sĩ.
Các thành viên của Hội đồng Liên bang Nga, được gọi không chính thức là Thượng viện Nga - không được bầu trực tiếp bằng hình thức bỏ phiếu phổ thông mà được chính quyền khu vực đề cử.
Mỗi khu vực có thể cử hai đại diện vào Thượng viện: một đại diện do thống đốc đề xuất và được cơ quan lập pháp khu vực chấp thuận và một đại diện do chính cơ quan lập pháp đó bầu ra.
Derkach, người đã là một nhà lập pháp Ukraine trong gần 20 năm, đã không tham dự các cuộc họp của quốc hội Ukraine kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu. Vào năm 2023, quyền lực quốc hội của ông đã bị chấm dứt sớm.
Chính phủ Hoa Kỳ đã gọi Derkach là “một điệp viên Nga” và trừng phạt ông vào năm 2022, cáo buộc ông cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ. Kyiv cũng áp đặt lệnh trừng phạt đối với cựu nhà lập pháp này vào năm 2021 và đưa ông vào danh sách truy nã.
Theo TASS, Derkach hiện sống ở Astrakhan và có quốc tịch Nga. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã thu hồi quốc tịch Ukraine của Derkach vào Tháng Giêng năm 2023.
Năm 2022, Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, đã vạch trần mạng lưới điệp viên Nga tại Ukraine, trong đó có Derkach.
Các nhà chức trách cho biết cựu nhà lập pháp này đã nhận tiền từ cơ quan tình báo quân sự Nga, gọi tắt là GRU, để tạo ra các cấu trúc an ninh tư nhân mà Nga dự định sử dụng để chiếm Ukraine. Theo cơ quan thực thi pháp luật, Nga đã phân bổ 3-4 triệu đô la sau mỗi vài tháng cho mục đích này.
Năm 2023, Cục Chống tham nhũng Quốc gia, gọi tắt là NABU, và Văn phòng Công tố viên chuyên trách chống tham nhũng, gọi tắt là SAPO, đã hoàn tất cuộc điều tra về nghi ngờ phản quốc và làm giàu bất chính của Derkach.
Derkach, cựu thành viên của Đảng Các khu vực thân Nga hiện đã bị cấm, đã nhận ít nhất 567.000 đô la từ các cơ quan thực thi pháp luật và tình báo Nga cho các hoạt động phá hoại chống lại Ukraine, NABU cho biết.
Theo cuộc điều tra, chính trị gia này được cho là đã làm mất uy tín của đất nước trên trường quốc tế, làm xấu đi quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ và cản trở sự hội nhập của Ukraine vào Liên minh Âu Châu và NATO.
[Kyiv Independent: Fugitive Ukrainian ex-MP Derkach appointed to Russian Senate]
10. Putin ký sắc lệnh tăng quân số lên 2,38 triệu
Putin đã ký sắc lệnh vào hôm Thứ Hai, 16 Tháng Chín, tăng quân số Quân đội Nga từ khoảng 2,2 triệu lên 2.389.130 người, bao gồm 1,5 triệu quân nhân.
Sắc lệnh này sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 12 và sẽ tăng tổng số quân nhân và nhân viên của Nga thêm 180.000 người.
Lần gần nhất lực lượng Nga được tăng lên là vào tháng 12 năm 2023. Con số này lên tới 2.209.130 người, trong đó có 1.320.000 quân nhân.
Vào tháng 8 năm 2022, sáu tháng sau khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, số lượng quân nhân trong Quân đội Nga đã tăng lên 1.150.628.
[Kyiv Independent: Putin signs decree increasing number of military personnel, staff to 2.38 million]
11. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất được công bố hôm Thứ Ba, 17 Tháng Chín, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến tổn thất về nhân lực của Nga.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh.
Cuộc chiến ở Ukraine là một nỗ lực tốn kém đối với Nga, đặc biệt là về mặt quân số. Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột, Nga có thể đã phải chịu hơn 610.000 thương vong bao gồm tử trận và bị thương. Chiến thuật dựa trên các đợt bộ binh lớn đã yêu cầu Nga phải liên tục bổ sung lực lượng tiền tuyến bằng một dòng tân binh liên tục.
Có khả năng là tỷ lệ tuyển quân của Nga vào năm 2024 đã giảm so với tỷ lệ đạt được vào năm 2023. Các quan chức Nga đã gợi ý vào cuối năm 2023 rằng Bộ Quốc phòng Nga đang tuyển quân với tốc độ khoảng 1.600 người mỗi ngày. Tuy nhiên, các số liệu được trích dẫn công khai trong năm nay đưa ra tỷ lệ vào khoảng 1.000 người mỗi ngày. Bản thân những con số này có thể đã bị thổi phồng ở một mức độ nào đó.
Điều này khiến Bộ Quốc phòng Nga tăng tiền thưởng khi ký hợp đồng vào tháng 8 năm 2024, một chiến lược tuyển dụng ngày càng tốn kém đối với Nga. Các ước tính cho thấy khoản thanh toán cho quân nhân lên tới khoảng 8% chi tiêu của liên bang trong một năm tính đến tháng 6 năm 2024. Tuy nhiên, việc tăng thanh toán có thể sẽ thúc đẩy mức độ tuyển dụng trong thời gian còn lại của năm.
Đối thoại Vatican-Trung Quốc. Tương lai phong trào phò sinh trong bối cảnh bầu cử tại Mỹ
VietCatholic Media
17:54 17/09/2024
1. Cuộc họp báo trên máy bay của Đức Thánh Cha: Lạm dụng là 'một thứ gì đó ma quỷ'
Mặc dù Đức Giáo Hoàng Phanxicô không được hỏi về Rupnik trong cuộc họp báo trên chuyến bay, nhưng ngài đã nói dài dòng về lạm dụng tình dục của giáo sĩ để trả lời câu hỏi của một nhà báo Pháp về một vụ tai tiếng lạm dụng tình dục gần đây khác của giáo sĩ — vụ bê bối của Abbé Pierre, một linh mục Công Giáo và tu sĩ dòng Capuchin đã qua đời vào năm 2007 và là một trong những nhân vật được Giáo hội Pháp yêu mến và mang tính biểu tượng nhất.
Người sáng lập quá cố của Phong trào Emmaus ở Pháp đã bị ít nhất bảy nạn nhân cáo buộc lạm dụng tình dục và có hành vi sai trái — bao gồm một người khi đó còn là trẻ vị thành niên lúc bị cho là tấn công. Giống như Giám mục Carlos Ximenes Belo của Đông Timor, người hùng giành độc lập của quốc đảo này và là người đoạt giải Nobel Hòa bình đã bị Vatican trừng phạt vì lạm dụng tình dục trẻ em trai, Abbé Pierre được cả nước kính trọng. Pierre là một phần của Phong trào Kháng chiến Pháp trong Thế chiến II và được nhớ đến vì đã giúp người Do Thái vượt biên giới Pháp vào Thụy Sĩ.
Simon Leplatre, một nhà báo của tờ Le Monde, đã hỏi Đức Giáo Hoàng rằng ngài sẽ nói gì “với những người dân nói chung, những người thấy khó tin rằng một người đã làm rất nhiều [nhiều] việc tốt như vậy cũng có thể phạm tội”, ám chỉ cả Belo và Abbé Pierre.
Trong câu trả lời của mình, Đức Giáo Hoàng cho biết câu hỏi “đã chạm đến một điểm rất đau đớn và rất tế nhị”, đồng thời nói thêm rằng những tội lỗi công khai cần phải bị lên án, bao gồm “mọi hình thức lạm dụng”.
“Theo tôi, lạm dụng là một thứ gì đó của ma quỷ”, Đức Giáo Hoàng cho biết. “Bởi vì mọi hình thức lạm dụng đều hủy hoại phẩm giá của con người. Mọi hình thức lạm dụng đều tìm cách hủy hoại những gì mà tất cả chúng ta đều có, hình ảnh của Thiên Chúa”.
Trong khi Đức Giáo Hoàng trả lời, máy bay của Giáo hoàng đã bị nhiễu động mạnh, khiến cơ trưởng phải ngắt lời cuộc họp báo bằng thông báo an toàn.
“Câu hỏi của ông đã gây nhiễu động!” Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhận xét. “Để kết luận, lạm dụng tình dục trẻ em, trẻ vị thành niên, là một tội ác. Thật đáng xấu hổ.”
Các nhà báo không có cơ hội đặt câu hỏi trong cuộc họp báo trên chuyến bay đã nói với CNA rằng họ muốn đối chất với Đức Giáo Hoàng về Rupnik và những người Công Giáo khác ở những vị trí có ảnh hưởng đã bị cáo buộc phạm tội tình dục nghiêm trọng, bao gồm cả Luis Fernando Figari, người sáng lập Sodalitium Vitae Christianae [Hiệp hội Đời sống Kitô giáo].
Đức Giáo Hoàng đã trả lời các câu hỏi của 10 nhà báo — đại diện cho các quốc gia đã đến thăm và các ngôn ngữ khác nhau được nói trong đoàn báo chí: tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Anh. Mỗi đại diện ngôn ngữ chỉ được hỏi một câu hỏi và nhà báo nói tiếng Anh đã chọn hỏi về cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Ngoài ra, một nhà báo của một hãng tin do Trung Quốc sở hữu đã được phép hỏi Đức Giáo Hoàng về cuộc đối thoại của Tòa thánh với chính phủ Trung Quốc.
2. Cuộc họp báo trên máy bay của Đức Thánh Cha: Đối thoại Vatican-Trung Quốc
Trả lời câu hỏi liệu Đức Giáo Hoàng có hài lòng với kết quả của thỏa thuận tạm thời giữa Tòa thánh với Bắc Kinh cho đến nay hay không, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết theo quan điểm của ngài, kết quả là tốt và có thiện chí trong việc bổ nhiệm các giám mục.
“Tôi hài lòng với cuộc đối thoại với Trung Quốc”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói. “Tôi đã nghe về diễn biến của mọi việc từ Bộ trưởng Ngoại giao và tôi rất vui”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đối với lịch sử lâu đời của Trung Quốc và tái khẳng định mong muốn mạnh mẽ được đến thăm quốc gia này.
“Trung Quốc là một lời hứa và là hy vọng của Giáo hội”, Đức Giáo Hoàng nói.
Những bình luận của Đức Giáo Hoàng về Trung Quốc được đưa ra khi thỏa thuận Vatican-Trung Quốc, lần đầu tiên được ký kết vào năm 2018, sẽ được gia hạn thêm hai năm nữa vào cuối tháng này.
Cuộc đối thoại của Vatican với Trung Quốc không phải lúc nào cũng suông sẻ. Vatican đã thừa nhận rằng Trung Quốc đã vi phạm các điều khoản trong thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm các giám mục Công Giáo tại Trung Quốc thông qua một ủy ban chung giữa Trung Quốc và Vatican bằng cách đơn phương bổ nhiệm các giám mục Công Giáo tại Thượng Hải và “giáo phận Giang Tây”, một giáo phận lớn do chính phủ Trung Quốc thành lập mà không được Vatican công nhận.
Những người ủng hộ nhân quyền đã nêu lên mối quan ngại về sự im lặng của Vatican trong những năm đối thoại về các hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bao gồm cả việc giam giữ người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và việc giam giữ những người ủng hộ dân chủ, bao gồm cả người Công Giáo Jimmy Lai, tại Hương Cảng.
Tháng trước, chính phủ Trung Quốc đã chính thức công nhận một giám mục “ngầm” trước đây tại Trung Quốc, Giám mục Melchior Shi Hongzhen, 95 tuổi, điều mà Vatican gọi là “thành quả tích cực của cuộc đối thoại” với Bắc Kinh.
3. Dù phong trào phò phá thai có thế nào, Phong trào Phò Sinh vẫn có thể thắng
Ryan Bangert (*), trên First Things ngày 12 tháng 9, 2024, trong bài “Abortion Ballot Initiatives More Radical Than Roe” nghĩa là “Các sáng kiến Bỏ phiếu Phá thai triệt để hơn Roe” nhận định rằng phán quyết năm 2022 của Tòa án Tối cao trong vụ Dobbs kiện Jackson Women’s Health, lật ngược phán quyết Roe kiện Wade và bác bỏ quyền phá thai theo hiến pháp, đã đánh dấu một bước ngoặt trong luật hiến pháp Hoa Kỳ. Trong ý kiến đa số của ông, Thẩm phán Alito coi Roe là “lạm dụng thẩm quyền tư pháp” và nhận xét rằng nó “hoàn toàn sai ngay từ đầu”. Thay vì cơ quan tư pháp liên bang thiết lập chính sách phá thai quốc gia, thì đa số kết luận rằng đã đến lúc “trả lại vấn đề phá thai cho các đại diện được bầu của người dân”.
Tháng 11 này, vấn đề phá thai sẽ được quyết định trực tiếp tại mười tiểu bang bởi chính người dân. Và trong mỗi trường hợp, cử tri được yêu cầu chấp thuận một biện pháp sẽ đưa vào luật tiểu bang một chế độ phá thai cấp tiến hơn nhiều so với chế độ do Roe tạo ra.
Tại Arizona, Colorado, Florida, Maryland, Missouri, Montana, Nebraska, Nevada, New York và South Dakota, các sáng kiến được đưa vào danh sách bỏ phiếu, nếu được chấp thuận, sẽ tạo ra những trở ngại đáng kể về mặt hiến pháp đối với các nhà lập pháp muốn hạn chế phá thai tại các tiểu bang đó. Mặc dù các sáng kiến có sự khác biệt ở biên độ, nhưng chúng sẽ áp đặt một chế độ pháp lý ủng hộ phá thai phần lớn thống nhất với một số đặc điểm chung có thể thay thế ngay cả những hạn chế vô hại nhất đối với hoạt động này.
Đầu tiên, các sáng kiến này tìm cách áp đặt những rào cản gần như không thể vượt qua đối với bất cứ quy định nào của tiểu bang về phá thai trước thời điểm thai nhi “có khả năng sống”, xảy ra vào cuối tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ. Họ sẽ thực hiện điều này phần lớn bằng cách gọi phá thai là “quyền cơ bản” chỉ có thể bị hạn chế để phục vụ “lợi ích cấp thiết của tiểu bang”. Nói cách khác, bất cứ nỗ lực nào nhằm quản lý phá thai đều sẽ phải chịu “sự giám sát chặt chẽ”, một tiêu chuẩn pháp lý dành riêng cho các luật có khả năng xâm phạm các quyền tự do cốt lõi như quyền tự do ngôn luận hoặc phân biệt đối xử công khai dựa trên phân loại chủng tộc. Kết quả là các sáng kiến bỏ phiếu của tiểu bang sẽ đưa các luật ủng hộ sự sống vào phòng trưng bày của kẻ gian lận hiến pháp này.
Thứ hai, những sáng kiến cho phép điều chỉnh phá thai sau khi thai nhi có khả năng sống sót đã tạo ra những lỗ hổng có thể tạo ra các chế độ phá thai theo yêu cầu trên thực tế. Phần lớn các sáng kiến thực hiện điều này bằng cách thiết lập các lá chắn sau khi thai nhi có khả năng sống sót để phá thai nhằm bảo vệ “tính mạng hoặc sức khỏe” của phụ nữ mang thai (mặc dù một số sáng kiến nhấn mạnh vào cách diễn đạt “người mang thai” để tránh gợi ý tai tiếng rằng chỉ phụ nữ mới có thể mang thai). Từ “sức khỏe” có ý nghĩa quan trọng vì Tòa án Tối cao đã đưa ra cách diễn giải mở rộng trong bối cảnh phá thai để bao gồm các yếu tố “có liên quan đến sức khỏe” của bệnh nhân, bao gồm “thể chất, cảm xúc, tâm lý, gia đình và độ tuổi của người phụ nữ”. Theo cách diễn giải này, người ta có thể dễ dàng hình dung ra Planned Parenthood ủng hộ sự cần thiết của hầu hết mọi ca phá thai cho đến thời điểm sinh nở.
Thứ ba, các sáng kiến bỏ phiếu được viết quá chung chung đến mức có thể tạo ra khả năng gây ra những tác động dây chuyền đáng ngạc nhiên và vô cùng đáng lo ngại. Ví dụ, một số sáng kiến bảo vệ một phạm trù “quyền tự do sinh sản”, trong đó phá thai chỉ là một phần lặp lại. Công thức đó có thể được mở rộng sang các vấn đề “sinh sản” bổ sung, bao gồm các can thiệp dược phẩm và phẫu thuật được thiết kế để “chuyển đổi” những bệnh nhân muốn điều chỉnh cơ thể của họ cho phù hợp với “bản dạng phái tính” mà họ nhận thức được. Thật vậy, sáng kiến được đề xuất của New York đã thực hiện động thái này một cách rõ ràng, liệt kê “thai kỳ và kết quả thai kỳ” cùng với các đặc điểm được bảo vệ khác như “bản dạng phái tính” và “biểu thức phái tính”. Ngoài ra, ngôn ngữ chung chung của các sáng kiến có thể vi phạm luật yêu cầu phải có thông báo và sự đồng ý của cha mẹ đối với trẻ vị thành niên để được phá thai, lệnh cấm tài trợ của người nộp thuế cho phá thai và thậm chí cả các quy định tối thiểu nhất về báo cáo và an toàn đối với các phòng khám phá thai và nhà cung cấp dịch vụ phá thai bằng thuốc.
Bất chấp những khả năng khắc nghiệt này, các sáng kiến ủng hộ phá thai dự kiến sẽ có tính cạnh tranh cao tại các cuộc thăm dò trong mùa bầu cử này. Vào năm 2023, một sáng kiến bỏ phiếu ủng hộ phá thai tại Tiểu bang Ohio đã được cử tri chấp thuận với tỷ lệ 57 phần trăm so với 43 phần trăm, mặc dù Tổng thống Ông Trump đã giành chiến thắng tại Ohio vào năm 2020 với tỷ lệ 53 phần trăm so với 45 phần trăm. Sáng kiến đó, trong đó ghi nhận quyền được diễn đạt rộng rãi là “tự đưa ra và thực hiện các quyết định sinh sản của mình”, gần đây đã bị một tòa án xét xử ở Ohio đưa ra làm cơ sở để cấm yêu cầu thời gian chờ đợi 24 giờ của tiểu bang để được phá thai.
Các cuộc thăm dò ý kiến về các sáng kiến bỏ phiếu năm nay cho thấy sự chia rẽ tương tự—ví dụ, một cuộc thăm dò gần đây của cử tri Florida cho thấy 55 phần trăm ủng hộ sáng kiến ủng hộ phá thai (phải đạt 60 phần trăm để được thông qua), 26 phần trăm phản đối và phần còn lại “không chắc chắn”.
Những con số thô này thông tri quyết định chính trị của đảng Dân chủ phải cứng rắn với phá thai trong chu kỳ này, trong khi nhiều đảng viên Cộng hòa lại tránh xa vấn đề này. Trong khi phép tính chính trị tạm thời này làm nản lòng những người cam kết với sự thật rằng mọi sự sống, đã sinh ra và chưa sinh ra, đều do Thiên Chúa tạo ra và được pháp luật bảo vệ, nó phản ảnh các xu hướng văn hóa rộng hơn.
Thẩm phán Alito đã nhận xét, trong ý kiến đa số của ông trong vụ Dobbs rằng phá thai “là một vấn đề đạo đức sâu sắc mà đối với nó, người Mỹ có quan điểm trái ngược nhau”. Các cuộc thăm dò cho thấy những quan điểm trái ngược đó nghiêng về phía ủng hộ phá thai, với 63 phần trăm người Mỹ cho rằng phá thai nên được hợp pháp hóa trong mọi trường hợp hoặc hầu hết các trường hợp.
Trong thế giới hậu Roe, nơi chính sách phá thai được quyết định bởi các cuộc biểu tình, điểm dữ liệu này dường như cho thấy rằng chiến thắng của phe ủng hộ phá thai tại hòm phiếu gần như chắc chắn. Tuy nhiên, sự thật thì phức tạp hơn nhiều. Trong cuộc thăm dò được thực hiện ngay trước khi vụ Dobbs được quyết định, số lượng người được hỏi tương tự - 61 phần trăm - đồng ý rằng phá thai nên được hợp pháp hóa trong mọi trường hợp hoặc hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, 56 phần trăm trong số những người được hỏi cho biết thời gian một phụ nữ mang thai nên là yếu tố quan trọng để xác định xem phá thai có nên được hợp pháp hóa hay không. Có lẽ đáng chú ý hơn nữa là 56 phần trăm số người được hỏi cho biết tuyên bố “cuộc sống con người bắt đầu từ khi thụ thai, vì vậy thai nhi là một người có quyền” phản ảnh niềm tin của họ cực kỳ, rất nhiều hoặc khá tốt. Và 70 phần trăm cho biết phá thai là “sai về mặt đạo đức trong ít nhất một số trường hợp”. Có lẽ vì lý do này, 55 phần trăm số người được hỏi cho biết họ sẵn sàng hạn chế phá thai ở tuần thứ mười bốn của thai kỳ trong một số trường hợp nhất định.
Dữ liệu này mang thông điệp cho thời điểm hiện tại của chúng ta theo hai hướng. Một mặt, chúng ta không nên ngạc nhiên khi phần lớn cử tri nghiêng một cách phản xạ về phía các chính sách mơ hồ “ủng hộ phá thai”. Suy cho cùng, họ đã được chuẩn bị trước cả Dobbs để làm như vậy, sau khi sống dưới sự giám hộ sai trái của Roe trong gần nửa thế kỷ.
Tuy nhiên, đồng thời, hầu hết cử tri đều biết theo bản năng rằng sự sống của con người chưa chào đời được kích hoạt bởi tia lửa của thần linh. Và sự hiểu biết này, đến lượt nó, có thể ảnh hưởng đến hành động thực tế. Những người phản đối Tu chính án 4 ủng hộ phá thai của Florida đã giải thích cẩn thận cho cử tri về bản chất cực đoan của luật được đề xuất. Mặc dù tỷ lệ ủng hộ Tu chính án hiện ở mức 55 phần trăm, nhưng đã giảm từ 61 phần trăm chỉ hai tháng trước khi chiến dịch “bỏ phiếu không” tăng cường nỗ lực giáo dục.
Ở đó có hy vọng lớn cho phong trào ủng hộ sự sống: sự thật có thể bị bỏ qua, nhưng cuối cùng thì không thể phủ nhận. Câu chuyện về cuộc sống - về những gia đình được hình thành, tình yêu và nỗi đau được chia sẻ, những hy sinh đã thực hiện và những giấc mơ về tương lai - vượt xa bất cứ điều gì mà giáo phái tử thần là ngành phá thai có thể cung cấp. Với tương lai của chính sách phá thai nằm trong tay “những đại diện được bầu của nhân dân” trong thời điểm hiện tại, cộng đồng ủng hộ sự sống phải kể câu chuyện hay hơn một cách thuyết phục. Công chúng sẽ sẵn sàng lắng nghe thông điệp đó nếu chúng ta truyền đạt tốt.