Ngày 31-12-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa
Lm Jude Siciliano, OP
04:02 31/12/2018
Dân Số 6: 22-27; Tvịnh 66; Galat 4: 4-7; Luca 2:16-21

Đây là một bức tranh rất quen thuộc trong tranh ảnh Kitô giáo: Các mục đồng ở quanh máng cỏ với Chúa Kitô Hài Đồng, Mẹ Maria và thánh Giuse. Bức tranh này không những chỉ được trông thấy ở các nhà thờ lớn và các nhà nguyện nhỏ, mà ngay cả ở nơi cửa sổ của các tiệm ở New York. Bức tranh rất đơn sơ và có vẻ yên lành. Nhưng các họa sĩ qua các thời đại và cả thời nay đã trông thấy sự thật trong quang cảnh đó. Câu chuyện nói lên Mẹ Maria giữ trong lòng những điều các mục đồng kể lại cho Mẹ nghe. Chúng ta hãy cùng Mẹ suy ngẫm ý nghĩa của những cảnh vật này.

Đây là bức tranh của một em bé sinh ra xa nhà và không có gia đình hổ trợ. Cặp vợ chồng Do thái này cũng như nhiều cặp vợ chồng thời nay chịu hoàn cảnh "từ trên ban xuống". Các bạn còn nhớ Phúc âm thánh Luca cho lễ đêm Giáng Sinh được ghi: "Thời ấy, hoàng đế Augútô ra chiếu chỉ..." (Lc 2:1) Hoàng đế La mã ban hành một sắc lệnh truyền kiểm tra dân số để thâu thuế. Và đây, một cặp vợ chồng, vợ đang mang thai ở xa đế quốc La mã nhưng phải tuân lệnh. Cặp vợ chồng đó cũng như các cặp vợ chồng khác trên thế giới phải đi xa nhà một thời gian (hay lâu hơn nữa) vì lệnh truyền của đất nước, hay của nội chiến, hay vì đàn áp chính trị, hay vì áp lực kinh tế. Việc đó nhắc chúng ta nhớ trên đường phố chúng ta và trong các nhà lưu trú có biết bao nhiêu người đang cư ngụ và trong số đó có phụ nữ đang mang thai. Chúng ta suy nghĩ và ngạc nhiên vì sao các lề luật kinh tế địa phương ảnh hưởng đến những người yếu hèn trong xã hội chúng ta. Chúng ta nên nghĩ đến các gia đình ở các vùng biên giới phía nam Hoa Kỳ. Họ chạy thoát cảnh bạo lực của các băng đảng trong xã hội, cảnh lạm dụng trong gia đình nơi đất nước họ, và cha mẹ buộc phải chia lìa con cái. Phúc âm thánh Mátthêu nói về một gia đình trẻ như các gia đình di cư tị nạn hiện nay, cũng sẽ phải trốn qua nước khác vì sự đe dọa vũ lực của một vị vua điên rồ, (Mt 2:13-15)

Ngày lễ Đức Mẹ Maria hôm nay, cho chúng ta thấy Mẹ cũng chịu số phận cùng chung với những người di cư. Bức tranh trình bày trong cửa sổ các cửa hiệu có vẻ lãng mạn hóa cảnh này để trông có vẻ hấp dẫn hơn. Nhưng chúng ta không nghĩ như vậy. Hang đá không phải là nơi dành cho phụ nữ sinh con. Một máng cỏ đựng thức ăn cho súc vật không phải là nơi người Mẹ muốn đặt đứa con mới sinh vào đó. Hãy tưởng tượng Mẹ Maria đang nghĩ gì trogn không gian và thời gian đó. Hãy tưởng tượng nỗi đau khổ của Mẹ. Thật không có cảnh vui mừng nào để đón Đấng Mêsia vào thế giới chúng ta cả! Trái lại, Đấng Mesia vào thế giới với cha mẹ Ngài qua cửa sau nơi các người ăn xin và người ngoài ẩn trú.

Đoạn trước trong Phúc âm nói về hoàn cảnh Chúa Giêsu sinh ra. Chúng ta có thể tưởng tượng được cảnh Mẹ Maria mệt mỏi và kiệt sức đến chừng nào. Và bây giờ khi các mục đồng đến kể lại chuyện họ đã nghe các thần sứ nói gì. Mẹ lại càng cảm thấy đau đớn trong lòng, suy ngẫm đến ý nghĩa của sự việc. Tiếng Hy lạp được xử dụng ở đây diễn tả sự suy đi nghĩ lại để nối kết các vụ việc với nhau để thấy được một “bức tranh toàn vẹn”.

Suốt đời Mẹ Maria, Mẹ sẽ phải suy ngẫm về ý nghĩa của thông tin mà các thần sứ báo cho các mục đồng để họ kể lại cho Mẹ. Mẹ sẽ làm như chúng ta làm khi sự việc xãy ra mà chúng ta chỉ hiểu một phần thôi. Chúng ta xin Mẹ Maria cùng cầu nguyện với chúng ta, và suy nghĩ chuyện gì trong đời sống chúng ta đã làm chúng ta phải lo lắng bối rối, hoặc khiến chúng ta hoang man. Chúng ta xin Mẹ giúp chúng ta giữ vũng đức tin ngay cả khi các chi tiết của mảng đời chúng ta ghép lại không giúp chúng ta nhìn thấy quang cảnh toàn vẹn nào cả. Chúng ta xin Chúa Thánh Thần bao phủ trên Mẹ Maria ban ơn thông hiểu cho chúng ta, cho chúng ta được ơn nhẫn nại và can đảm để chúng ta không buông rơi điều gì làm chúng ta không thông hiểu được.

Trong bài đọc thứ nhất trích từ sách Dân Số, Thiên Chúa hướng dẫn ông Môsê cách chúc lành cho dân Israel như thế nào. Bài trích dẫn cho chúng ta thấy là Thiên Chúa cũng muốn điều đó cho chúng ta: Sự chúc lành của Ngài nói lên việc Thiên Chúa chúng ta không phải là Đấng muốn chúng ta phải gánh vác nặng nhọc. Ngài không thử thách đức tin chúng ta, và cũng không gò ép chúng ta đến cùng, hay xuất phát những điều khó khăn làm chúng ta nghĩ là do Ngài. Trái lại, sự mặc khải cho dân Israel trong lịch sử của họ lúc này và cũng là cho chúng ta thấy Thiên Chúa là Đấng nhân lành. Ngài nhìn chúng ta với tình yêu thương và muốn ban bình an cho chúng ta. Ngài không phải là Chúa khắc nghiệt qua Cựu Ước, như là Đấng làm chúng ta lo sợ.

Trong sách Dân Số, Chúa Giêsu là Đấng nhập thể. Ngài là sự hiện diện của Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Thiên Chúa đã chúc lành cho chúng ta qua Chúa Giêsu, và Ngài quay mặt sáng láng nhìn chúng ta. Chúa Giêsu là Thiên Chúa nhìn chúng ta với lòng yêu thương. Thiên Chúa luôn luôn ở về phía chúng ta, và Chúa Giêsu là sự bảo đảm cho điều đó. Có phải chúng ta đã lúng túng khi gặp một người mà chúng ta đã từng quen biết, mà bây giờ quên đã quên tên họ. Hay chúng ta gặp một người mà không ai giới thiệu cũng làm chúng ta phải lúng túng? Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã cho chúng ta biết tên Ngài. Thiên Chúa biết tên riêng của mổi chúng ta và "Chúc như thế là đặt con cái Israel dưới quyền bảo trợ của danh Ta, và Ta, Ta sẽ chúc lành cho chúng". Chúng ta kêu danh thánh Chúa và làm như thế chúng ta sẽ có liên hệ với Thiên Chúa vì Chúa Giêsu đã làm cho nhân loại.

Có thể chúng ta cảm thấy xa Thiên Chúa, vì chúng ta nghĩ đời sống chúng ta không tốt đẹp, và chúng ta nghĩ Thiên Chúa đã quên chúng ta, hay Ngài đang nghỉ nơi nào. Hay tệ hơn nữa, chúng ta có thể nghĩ là Thiên Chúa đang trừng phạt chúng ta vì điều gì chúng ta đã làm không tốt trong quá khứ, hay Ngài đang thử thách chúng ta. Các ý nghĩ lo sợ và bối rối đó có thể gây khó khăn cho chúng ta và làm chúng ta mất hết sức lực. Vậy Thiên Chúa ở đâu trong đời sống rối rắm của chúng ta? Thật ra chúng ta đã được ban cho một tên để kêu gọi. Đó là tên Chúa Giêsu, là diện mạo của Thiên Chúa đang nhìn chúng ta và lo lắng cho chúng ta. Qua Chúa Giêsu "nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em". Chúa Giêsu là điều ông Môsê chúc lành cho dân Israel, và chúng ta tin tưởng là qua Chúa Giêsu, tất cả dân chúng đều được chúc lành.

Chúng ta cũng như Mẹ Maria trong khi Mẹ suy ngẫm trong lòng Mẹ những điều tốt lành Thiên Chúa đã làm cho chúng ta qua Chúa Giêsu. Hãy nghĩ đến thành quả của hành động của Thiên Chúa vì chúng ta. Thiên Chúa đã nhập thể ở với chúng ta, cùng đi với chúng ta trên trần gian này và ôm ấp chúng ta vào tay Ngài. Qua Chúa Giêsu chúng ta đã được sự chúc lành và chúng ta được ban một tên mới. Chúng ta không còn gọi là người ngoài cuộc. Chúng ta đã được chúc lành qua Chúa Giêsu và đã được gọi là con Thiên Chúa. Phần đông trong chúng ta đã tự quyết định là trong năm mới này sẽ rèn sức tập luyện thể lực để xuống cân, hay biết yêu thương người hơn và biết nhẫn nại hơn. Mẹ Maria đáp lại qua những việc đã xãy ra cho Mẹ là Mẹ sẽ khuyến khích chúng ta làm như Mẹ. Mẹ nêu gương cho chúng ta là hãy bước lùi lại một bước về sau để qua cái nhìn về sự hấp tấp trong đời sống để suy nghĩ chúng ta là ai: chúng ta sẽ đi vê đâu và chúng ta đã làm gì trên chặng đường chúng ta đi. Bí Tích Thánh Thể là dịp giúp chúng ta bắt đầu suy ngẫm điều đó trong lúc chúng ta xin Chúa Giêsu chúc lành cho chúng ta.

Sự ra đời của Đấng Mêsia là một bước ngoặt lớn làm xoay chuyển lịch sử thế giới. Thật là một sự kiện rất quan trọng. Vì vậy ai là người xuất hiện đầu tiên trong sự kiện này? Các vị tổng thống ở đâu? Các vua chúa và hoàng hậu ở đâu? Các người reo hò hát xướng ở đâu? Các ngôi sao thường tỏa sáng đang bận rộn làm công việc họ. Ngay cả các lãnh đạo tôn giáo là những người đáng lý ra phải để ý đến Thiên Chúa, nhưng họ lại quên đi. Những người thủ lãnh chính trị và những người nổi tiềng tại địa phương cũng không có đó. Họ không bao giờ được mời gọi. Danh tiếng, vận may và tiền tài không bao giờ đưa các bạn đến nơi tìm gặp được đời sống mới. Trái lại, đức tin chúng ta kêu gọi chúng ta và đồng hành cùng chúng ta đến đó. Chúng ta ra đi vì chúng ta có nhu cầu, và điều chúng ta cần không phải là điều làm cho mọi người hài lòng.

Có thể bạn đang mệt mỏi vì một thế giới đầy chiến tranh, đầy đau khổ, chán nản, lo sợ, tham lam, bị khủng bố, bị bệnh tật và buồn phiền, và bạn khao khát hòa bình và ánh sáng trong đêm tối âm u. Có thể bạn muốn bắt đầu lại bằng một đời sống mới, hay tiếp sức cho một đức tin yếu đuối. Vậy thì nếu bạn ở trong hoàn cảnh này, bạn hãy đón nhận lời mời và bước vào câu chuyện. Hãy mau mau cùng với các mục đồng ra đi từ trong bóng tối. Hãy nhìn xem một em bé là Thiên Chúa ở cùng chúng ta, Hãy cảm thấy như ở trong nhà mình, mặc dù bạn không cảm thấy xứng đáng. Hãy để các mục đồng, những người còn bay mùi chăn thú và mùi hoang dã trên người và cha mẹ người Do thái nghèo cam đoan với bạn là "ở đây bạn được đón chào niềm nở, đây là nhà của bạn..." Những người không có khà năng nghĩ đến là tìm được nhà họ ở đây ngày hôm nay, Hãy suy ngẫm điều đó với Mẹ Maria trong khi Mẹ giữ những điều đó trong lòng Mẹ.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



MARY, MOTHER OF GOD
Numbers 6: 22-27; Galatians 4: 4-7; Psalm 67; Luke 2: 16-21

This is a very familiar scene in Christian art – the shepherds at the manger with the Christ child, Mary and Joseph. I see it not only in churches and chapels, but walking by store windows in Manhattan when I visit home for the holidays. It is so simple, picturesque and tranquil looking. But artists through the ages and modern commercial artists as well, have tamed the truth of the scene. The story notes that Mary reflected in her heart on the things she heard from the shepherds. We join in her reflection on the significance of these events.

What brought about this scene, a child birth away from home and family support? This Jewish couple was subject, as so many are families are today, to the decision "from on high." Remember how Luke’s gospel for Christmas night began, "In those days a decree went out..." (Luke 2:1), The Roman emperor issues an edict for a census to collect taxes and a pregnant couple at the outskirts of the empire has no choice but obey. The couple has become like so many through the world, displaced for a while (or permanently), because of state policy, civil war, political persecution, or economic oppression. They remind us too of our own city streets and shelters where so many have taken refuge, among them, pregnant women. We reflect and wonder how national and local economic policies adversely affect the most vulnerable in our society. Also, think of the families at our southern border, fleeing gang violence and domestic abuse in their homeland and parents being forcibly separated from their children. Matthew’s gospel tells us that the young family, like modern refugees, will also have to flee to another country under the threat of violence by the forces of a crazed king (Mt 2: 13-15).

On this feast of Mary, we realize she stands with the world’s displaced and vulnerable. The store windows may romanticize this scene, even make it look attractive – but we can’t. A stable, or cave is no place for a woman to give birth. A manger for animal food is not where any mother wants to place her newborn. Imagine what must have been running through Mary’s mind. Imagine her distress. No grand entrance for the messiah into our world! Rather, he entered, with his parents, through the world’s back door where the beggars and outsiders are huddled.

The previous gospel section gives the account of Jesus’ birth. One can only imagine Mary’s exhaustion. Now, as the shepherds arrive and relate the message they received from the angels, Mary enters into an internal labor, reflecting on the meaning of the events. The Greek word used here suggests mulling something over, or putting together pieces of a puzzle to make a "full picture."

Throughout her life Mary will have to contemplate the meaning of the angels’ message the shepherds bring to her, trying to get a "full picture" of what God is doing in her and her son’s life. She will do what we do when things happen that we only partially understand. We invite Mary to stand with us in prayer as we mull over certain things in our lives that confuse us, or leave us puzzled. We ask her to help us remain faithful even when the pieces don’t come together to make a clear picture. We invite the Spirit that overshadowed Mary to gift us with understanding, patience and courage so that we do not give up on what may now befuddle us.

In the first reading from Numbers, God instructs Moses how the people are to be blessed. The reading shows that God wants just that for us – a blessing. Our God is not one who wants to lay heavy burdens on us, test our faith, push us to the limits – or do whatever hard things we often attribute coming from God. Rather, the revelation to the Israelites at this key moment in their history, and to us, is that God is gracious, looks kindly on us and wants to give us peace. Not exactly the harsh stereotype of the infamous "Old Testament God" we often hear spouted.

Jesus is the Numbers’ reading made flesh. He is the concrete manifestation of God’s good inclinations towards us. In Jesus, God has blessed us and turned a shining face towards us – Jesus is Gold’s "kindly" look upon us. God has always been on our side and Jesus is the full assurance of that. Isn’t it awkward to meet someone we have met before whose name we have forgotten, or gotten wrong? Or, to be with a person we haven’t met and not be introduced? In Jesus, God has revealed a name to us, one that assures us we are on a "first-name basis" with God. ("So shall they invoke my name upon the Israelites and I will bless them.") We call on that name and in doing so know that we have a special relationship with God because of what Jesus has done for humanity.

Perhaps we feel distant from God, or our lives are not going well and we wonder if God is off on holiday and forgotten about us. Or worse, we may think that God is punishing us for some past wrong, or testing us. These states of confusion and fear can compound our difficulties and leave us overwhelmend. Where is God in our mess? Well, we have been given a name we can call upon, Jesus, who is God’s face turned with concern in our direction. In him, God "look(s) upon you kindly and give(s) you peace." Jesus is the expansion of Moses’ blessing over the Israelites and we believe that in Jesus, all people’s have been blessed.

We join Mary as she ponders and reflects in her heart the wonderful things God has done in Jesus for us. Think of the consequences of God’s acts on our behalf. God has taken our flesh, walked our earth and swept us up into loving arms. In Jesus a blessing has been said over us and a new name given us. We are outsiders and aliens no more. In Jesus’ name we are blessed, brought in and called children of God. Many, or most of us, have made new year’s resolutions about exercise, weight loss, or being kinder, more patient and loving. Mary’s response to what was happening around her should encourage us to do the same. Her example invites us to take a step backwards from the rush of our lives to ponder who we are; where we are going and how well we are doing on our journey. This Eucharist might be just the occasion to begin that process of reflection as we invoke the blessing Jesus’ name brings to us.

The birth of the Messiah was a turning point in the history of the world. A very important event indeed! So, who showed up for this momentous event? Where were the presidents, kings, queens, the "movers and the shakers?" The usual luminaries were preoccupied and distracted by their important concerns that day. Even the religious leaders, who should have been attuned to God’s unusual workings, missed what was happening. People who might have gained from being there, politicians and local celebrities just didn’t show up. They never got the invitation. Fame and fortune don’t get you to the place where new life is found. Instead, your faith invites you and faith accompanies you there. You make the trip because you have a need that isn’t met by the usual things that satisfy most people.

Maybe you are weary of a world stained with suffering, war, depression, fear, greed, torture, terror, sickness and sadness and you hunger for peace and a light in the darkness. Maybe you are looking to start all over again, or to energize a lagging faith. Then, if any of these describe you, receive the invitation and enter the story. Arrive with the shepherds in haste from the outer darkness. Look and see the one God sent to us who is God-with-us, in a babe. Feel quite at home, no matter how inadequate your reputation or accomplishments. Let the hillside shepherds, still smelling of sheep and fields and the poor Jewish parents, reassure you – "Here you are welcome; here is your true home." The most unlikely people find a home here today. Ponder that with Mary as she reflects on all these things "in her heart."
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:21 31/12/2018
25. HAI CÔ GÁI NÓI CÀ LĂM
Ở mước Yên có gia đình nọ, có hai cô con gái đều mắc bệnh nói cà lăm rất trầm trọng.
Một hôm, có người nọ vì được người quen giới thiệu nên đến cầu hôn, phụ thân khuyên bảo hai cô con gái trước, nói:
- “Phải rất thận trọng, đừng có mở miệng, nếu không thì người ta không thèm lấy các con đấy.”
Hai cô con gái trả lời: “Ờ, ờ”.
Sau khi người nọ đến thì nói một vài lời, đột nhiên lửa trong lò đốt cháy áo của bà chị, đứa em gái vội vàng la lớn:
- “Chị chị... chị... chị...cái áo... áo...cháy... cháy kìa...”
Bà chị vội vàng dùng mắt ra hiệu và nói:
- “Phụ...phụ...thân...đã...dặn...dặn...dặn...em...không...không...được...nói,tại...tại sao...lại...lại nói...nói chứ ?”
Hai cô con gái nói chưa dứt lời, người nọ bèn nói xin lỗi và nói một tiếng “làm phiền” rồi cáo từ bỏ đi.
(Ứng hài lục)

Suy tư 25:
Con gái dù có đẹp mấy chăng nữa nhưng nếu có tật nói cà lăm thì coi như không đạt tiêu chuẩn của những người thì lấy vợ đẹp hoàn mỹ.
Tật nói cà lăm không làm cho người con gái mất đi giá trị cho bằng cái thói lãng mạn đa tình nơi họ, cho nên mới có câu “cái nết đánh chết cái đẹp”.
Tật nói cà lăm là tật nơi thân xác, nhưng thói đa tình lãng mạn là bệnh “cà lăm trong tâm hồn” làm hại tâm hồn của rất nhiều cô gái, họ coi tình yêu như một thứ trò chơi giải trí, như cái áo pull sáng mặt chiều thay cho hợp với cuộc sống, họ dùng sắc đẹp trời ban cho để thoả mãn tham vọng tình tiền và địa vị của mình, mà quên mất tình yêu chính là quà tặng của thượng đế trao ban cho con người...
Tất cả mọi thứ bệnh tật nếu phát hiện sớm thì đều có thể chữa được, cũng vậy, bệnh “cà lăm trong tâm hồn” của nhiều cô gái cũng có thể chữa được nếu họ biết nhan sắc của mình có là bởi Thiên Chúa –Đấng tuyệt mỹ- ban cho cho họ để mà cảm tạ tri ân và sống đẹp lòng Ngài thì xã hội mà chúng ta đang sống quả là một nơi hạnh phúc, vì có nhiều bông hoa đẹp sống động đang toả hương thơm bác ái của Chúa khi họ phục vụ tha nhân...
Tật cà lăm nơi thân xác không làm hại linh hồn, nhưng cà lăm trong tâm hồn sẽ đem lại tai hại to lớn cho linh hồn của mình.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

---------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
 
Lễ Đức Mẹ Ma-ri-a - Mẹ Thiên Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:22 31/12/2018
Ngày 1 tháng 1
LỄ ĐỨC MA-RI-A MẸ THIÊN CHÚA


Tin Mừng: Lc 2, 16-21.
“Các người chăn chiên gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se và Hài Nhi. Được đủ tám ngày, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giê-su”.


Anh chị em thân mến,
Công đồng Ê-phê-sô (năm 431) đã long trọng tuyên bố tín điều Đức Mẹ Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa, để tôn vinh Thiên Chúa là Đấng đã chọn Đức Mẹ làm mẹ của Đấng cứu thế là Đức Chúa Giê-su, và đồng thời đề cao vai trò của Mẹ trong trong việc đồng công cứu chuộc loài người với con mình là Đức Chúa Giê-su.
1. Đức Chúa Giê-su- Thiên Chúa làm người.
Đức Chúa Giê-su là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người, sinh bởi cung lòng đức trinh nữ Ma-ri-a, do đó Ngài vừa là Thiên Chúa vừa là người như chúng ta, chính Ngài là Đấng Mê-si-a mà muôn dân trông đợi, là Đấng mà các tiên tri đã loan báo là Đấng sẽ đến để cứu nhân loại khỏi bóng đêm tội. Chính Ngài trong bản tính Thiên Chúa thì là Thiên Chúa đồng bản tính với Chúa Đức Cha và Đức Chúa Thánh Thần, trong bản tính nhân loại thì Ngài là con của Đức Trinh nữ Ma-ri-a mà công đồng Ni-xê-a (325) đã long trọng tuyên bố và xác tín, và mỗi ngày Chúa Nhật hay lễ trọng, chúng ta đều tuyên xưng trong thánh lễ.
Đức Chúa Giê-su là Đấng mà thánh Gioan Tiền Hô đã nói: “Ngài đến sau tôi nhưng có trước tôi” (Ga 1, 30b), cũng có nghĩa là với bản tính loài người Đức Chúa Giê-su sinh sau thánh Gioan Tiền Hô, nhưng với bản tính Thiên Chúa thì Ngài đã có trước thánh Gioan Tiền Hô. Và như thánh Gioan tông đồ đã xác quyết: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa”.(Ga 1, 1) ngài đã xác tín Đức Chúa Giê-su là Ngôi Lời tức là Thiên Chúa.
Như vậy, với các chứng cớ xác thực trên thì Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa thật và là người thật, Ngài thật sự là con duy nhất của Đức Trinh nữ Ma-ri-a, do đó Đức Mẹ Ma-ri-a là mẹ của Ngài và cũng là Mẹ Thiên Chúa.
2. Đức Mẹ Ma-ri-a – Mẹ Thiên Chúa
Không ai thấy được Thiên Chúa bao giờ, nhưng việc giáng sinh của Đức Chúa Giê-su là một hồng phúc cho nhân loại, vì qua Ngài mà nhân loại thấy được Thiên Chúa vốn không một ai có thể thấy, qua Ngài chúng ta thấy được tình yêu trọn vẹn mà Thiên Chúa đã dành cho nhân loại chúng ta.
Đức Mẹ Ma-ri-a là mẹ thật của Đức Chúa Giê-su, cho nên Mẹ cũng là Mẹ Thiên Chúa, như lời tiên tri I-sai-a đã loan báo: “Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. (Is 7, 14) Đấng Em-ma-nu-en ấy chính là Đức Chúa Giê-su, được Đức Mẹ Ma-ri-a sinh hạ trong hang lừa máng cỏ tại Bê-lem. Chỉ có làm Mẹ Thiên Chúa, Đức Mẹ Ma-ri-a mới ghi nhớ trong lòng những mầu nhiệm mà Thiên Chúa đã thực trên con người của Mẹ, và nhất là nơi những lời nói và việc làm của Đức Chúa Giê-su như lời thánh Lu-ca đã viết: “Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng”. (Lc 2, 19)
3. Đức Mẹ Ma-ri-a – Mẹ của chúng ta
Thánh Gioan tông đồ, người đã tận mắt chứng kiến cái chết của Đức Chúa Giê-su đã tường thuật lại: “Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con cùa Bà”, rồi Người nói với môn đệ (thánh Gioan tông đồ): “Đây là mẹ của anh”, kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình. (Ga 19, 26-27)
Mỗi người trong chúng ta ai cũng có một người mẹ sinh ra mình, nhưng chúng ta lại càng diễm phúc hơn khi có một người mẹ trên trời hằng yêu thương chăm sóc chúng ta, đó là Đức Mẹ Ma-ri-a. Mẹ không những là mẹ mà còn là Đấng cầu bàu cho chúng ta rất có thần thế trước mặt Thiên Chúa. Do đó, chúng ta hãy luôn tin tưởng và phó thác cuộc sống của mình cho Mẹ, bởi vì ngay khi chúng ta còn là tội nhân thì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta, huống hồ là Đức Mẹ Ma-ri-a, với tấm lòng người mẹ, nhất định Mẹ sẽ không bao giờ để con cái mình phải bơ vơ đau khổ ở đời này.
Anh chị em thân mến,
Mừng kính lễ Đức Mẹ Ma-ri-a – Mẹ Thiên Chúa, là chúng ta trân trọng công việc cộng tác với Đức Chúa Giê-su để cứu chuộc loài người nơi Mẹ, là chúng ta tôn vinh Mẹ là nữ tỳ khiêm hạ được Thiên Chúa tôn lên làm Mẹ của Ngài, và là kho tàng mọi ân sủng của Thiên Chúa ban cho nhân loại.
Mừng kính lễ Mẹ Thiên Chúa, chúng ta phải luôn học hỏi các gương lành của Mẹ, nhất là nhân đức khiêm tốn và vâng phục, chính hai nhân đức này mà Thiên Chúa đã nhắc Mẹ lên tận trời cao trên các thiên thần, và ưu ái đặt Mẹ làm Mẹ Thiên Chúa.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info





 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:23 31/12/2018

73. Con người ta càng chuyên việc tu đức, thì càng cảm thấy sự khổ cực ở đời này, và càng hiểu sự yếu mềm của bản tính.

(sách Gương Đức Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

--------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
 
Đức Maria, Thiên Mẫu và Mẫu Gương
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
07:12 31/12/2018
Lễ Mẹ Thiên Chúa
Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21

Hôm nay là ngày đầu tiên của năm mới, chúng ta cử hành trọng thể lễ Mẹ Thiên Chúa với ý nguyện cầu bình an cho toàn thế giới.

1. Một tín điều để tin

Tước hiệu Mẹ Thiên Chúa là một đặc ân rất cao trọng, được Giáo Hội tuyên tín như là một chân lý đức tin buộc mỗi người chúng ta phải tin.

Tuy nhiên, nếu không có sự hiểu biết đúng đắn, tước hiệu này có thể làm cho chúng ta bối rối và thắc mắc: phải chăng tước hiệu Mẹ Thiên Chúa là một sự phạm thượng? Làm sao một thụ tạo bất toàn lại có thể sinh ra Thiên Chúa được?

Thực ra, thắc mắc này đã có từ rất xa xưa. Vào khoảng năm 428 Nestorius, giám mục ở Constantinople, phủ nhận tước hiệu này. Ông chủ trương rằng: “Chúa Giêsu có hai bản tính nên có hai ngôi vị. Đức Maria chỉ là Mẹ ngôi vị nhân tính của Chúa Giêsu, nên không phải là Mẹ Thiên Chúa.” Theo ông, Đức Maria chỉ là Mẹ Chúa Giêsu thôi, cùng lắm là Mẹ Chúa Kitô, không thể là Mẹ Thiên Chúa.

Trước lạc giáo này, Công Đồng Chung họp tại Êphêsô vào năm 431 để giải quyết tranh luận và đã tuyên tín rằng: “Ngôi Lời Thiên Chúa đã kết hợp với nhục thể trong lòng Đức Maria, do đó Đức Maria đã sinh ra Ngôi Lời nhập thể, và đáng được gọi là Mẹ Thiên Chúa” (Théotokos).

Tước hiệu này không có nghĩa là Đức Maria đã sinh ra Ba Ngôi Thiên Chúa, nhưng là người sinh ra Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa thật và người thật, nên Đức Maria được gọi là Mẹ Thiên Chúa. Hay nói chính xác hơn Đức Maria là Mẹ Chúa Kitô, người đã sinh Con Thiên Chúa trong thời gian.

Chúng ta chỉ có thể hiểu được ý nghĩa của tín điều này khi đặt nó trong mối tương quan với Chúa Kitô và dựa trên nền tảng Kinh Thánh.

2. Nền tảng Kinh Thánh

Trong Phụng vụ Lời Chúa hôm nay, chúng ta có thể tìm thấy nền tảng Kinh Thánh cho tín điều Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.

Bài đọc II là một trích đoạn của Thư của thánh Phaolô Tông Đồ gửi tín hữu Galát. Đây là bản văn cổ nhất của Tân Ước nói về Đức Maria: “Thưa anh em, khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người phụ nữ, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (Gl 4,4). Quả thế, người phụ nữ được nói ở đây chính là Đức Maria, người đã cưu mang và sinh hạ Con Đức Chúa Trời làm người.

Đặc biệt, chúng ta còn tìm thấy trong Tin Mừng Luca tước hiệu này dành cho Đức Maria khi Người đi thăm bà Êlisabét (1,38-48). Bà Êlisabét được tràn đầy Thánh Thần và kêu lên rằng: “Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến thăm tôi. Bởi thế, tai tôi vừa nghe lời bà chào, hài nhi liền nhảy mừng trong lòng.” Bà Êlisabét gọi Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa bởi vì Mẹ đang mang trong lòng Ngôi Hai Thiên Chúa và sẽ sinh ra cho loài người Đấng Cứu Độ là chính Đức Giêsu Kitô.

Trong bài Tin Mừng hôm nay thánh Luca kể lại chứng tá của các mục đồng về biến cố Chúa Giêsu được sinh hạ bởi Đức Maria tại Bêlem. Các mục đồng hết sức ngạc nhiên vì đã chứng kiến những sự việc xảy ra đúng như lời các thiên thần loan báo cho họ. Con Thiên Chúa sinh ra trong cảnh cơ hàn. Họ đến thờ lạy Người và gặp Đức Maria, thánh Giuse và Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ (Lc 2,16-21).

Như thế, Đức Maria là người được Thiên Chúa tuyển chọn, chuẩn bị nên xứng đáng để mang thai và sinh hạ Con Thiên Chúa. Mẹ đã hoàn toàn vâng phục và công tác với chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Nên Giáo Hội đã tôn kính Mẹ với tước hiệu rất cao trọng là Mẹ Thiên Chúa.

Chúng ta cũng nên biết rằng: Trong phụng vụ, bậc thứ nhất là sự tôn thờ được dành cho Thiên Chúa Ba Ngôi. Như Kinh Thánh dạy: “Người phải tôn thờ Thiên Chúa người hết lòng hết sức hết linh hồn người” (Đnl 6,4). Bậc thứ hai gọi là sự biệt kính hay sự tôn kính đặc biệt được dành cho Đức Maria. Sau Thiên Chúa phải là Đức Maria, bởi vì Đức Maria có một địa vị hết sức cao cả trong chương trình cứu độ. Mẹ là người sinh ra Đấng Cứu Độ. Nhờ Mẹ, chúng ta mới có Chúa Kitô. Bậc thứ ba là sự tôn kính dành cho các chư thánh.

3. Đức Maria là Mẹ và là mẫu gương

Khi cử hành lễ Mẹ Thiên Chúa, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc suy tôn và chiêm ngắm dung mạo cao cả của Đức Maria, nhưng chúng ta còn được mời gọi noi gương Đức Maria để sống như Mẹ đã sống.

Thánh Luca nhắc đi nhắc lại mẫu gương của Đức Maria: “Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng.” Mẹ là người luôn lắng nghe Lời Chúa, suy niệm Lời Chúa và đem ra thực hành. Trước khi Mẹ cưu mang Ngôi Lời trong dạ, thì Mẹ đã cưu mang Lời Chúa trong tâm hồn rồi. Mẹ là mẫu gương tuyệt hảo cho chúng ta về việc lắng nghe và sống Lời Chúa.

Nếu Đức Maria được vinh dự làm Mẹ Thiên Chúa, thì mỗi người Kitô hữu cũng được chia sẻ sự vinh dự đó. Bởi vì, như Chúa Giêsu nói: “Ai nghe Lời Chúa và đem ra thực hành là anh chị em Ta, và là Mẹ của Ta.”

Giáo Hội là mẹ, nghĩa là Giáo Hội tiếp tục sứ mạng của Đức Maria, người phải tiếp tục sinh Chúa Kitô cho người khác. Mỗi người Kitô hữu là Giáo Hội. Chúng ta được mời gọi sinh Chúa Giêsu cho người khác bằng sự hy sinh, lời cầu nguyện và đời sống chứng tá của chúng ta, đặc biệt nhờ việc dạy giáo lý, huấn luyện đức tin cho con cái và giới trẻ.

Nhân dịp bước vào Năm Mới, dưới sự phù trì và cầu bầu của Đức Maria, xin Chúa ban cho mỗi người chúng ta được bình an và dồi dào phúc lành của Thiên Chúa. Amen.

Đại Chủng Viện Vinh Thanh - Nghệ An
 
Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa 1/1/2019 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
14:07 31/12/2018
Bài Ðọc I: Ds 6, 22-27

"Họ sẽ kêu cầu danh Ta trên con cái Israel và Ta sẽ chúc lành cho chúng".

Trích sách Dân Số.

Chúa phán cùng Môsê rằng: "Hãy nói với Aaron và con cái nó rằng: Các ngươi hãy chúc lành cho con cái Israel; hãy nói với chúng thế này: "Xin Chúa chúc lành cho con, và gìn giữ con. Xin Chúa tỏ nhan thánh Chúa cho con, và thương xót con. Xin Chúa ghé mặt lại cùng con, và ban bằng yên cho con". Họ sẽ kêu cầu danh Ta trên con cái Israel, và Ta sẽ chúc lành cho chúng".

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 66, 2-3. 5. 6 và 8

Ðáp: Xin Thiên Chúa xót thương và ban phúc lành cho chúng con

Xướng: Xin Thiên Chúa xót thương và ban phúc lành cho chúng con; xin chiếu giãi trên chúng con ánh sáng tôn nhan Chúa, để trên địa cầu người ta nhìn biết đường lối của Ngài, cho chư dân thiên hạ được biết rõ ơn Ngài cứu độ.

Xướng: Các dân tộc hãy vui mừng hoan hỉ, vì Ngài công bình cai trị chư dân, và Ngài cai quản các nước địa cầu.

Xướng: Chư dân, hãy ca tụng Ngài; thân lạy Chúa, hết thảy chư dân hãy ca tụng Ngài! Xin Thiên Chúa ban phúc lành cho chúng con, và cho khắp cùng bờ cõi trái đất kính sợ Ngài.

Bài Ðọc II: Gl 4, 4-7

"Thiên Chúa đã sai Con Ngài sinh hạ bởi người phụ nữ".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Galata.

Anh em thân mến, khi đã tới lúc thời gian viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con Ngài sinh hạ bởi người phụ nữ, sinh dưới chế độ Luật, để cứu chuộc những người ở dưới chế độ Luật, hầu cho chúng ta được nhận làm dưỡng tử. Sở dĩ vì anh em được làm con, Thiên Chúa đã sai Thần Trí của Con Ngài vào tâm hồn chúng ta, kêu lên rằng: "Abba!", nghĩa là "Lạy Cha!" Thế nên, bạn không còn phải là tôi tớ, nhưng là con; mà nếu là con, tất bạn cũng là người thừa kế, nhờ ơn Thiên Chúa.

Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Dt 1, 1-2

Alleluia, alleluia! - Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã dùng các tiên tri mà phán dạy cha ông, nhưng đến thời sau hết, tức là trong những ngày này, Người đã phán dạy chúng ta nơi người Con. - Alleluia.

Phúc Âm: Lc 2, 16-21

"Họ đã gặp thấy Maria, Giuse và hài nhi... và tám ngày sau người ta gọi tên Người là Giêsu".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, các mục tử ra đi vội vã đến thành Bêlem, và gặp thấy Maria, Giuse và hài nhi mới sinh nằm trong máng cỏ. Khi thấy thế, họ hiểu ngay lời đã báo về hài nhi này. Và tất cả những người nghe, đều ngạc nhiên về điều các mục tử thuật lại cho họ.

Còn Maria thì ghi nhớ tất cả những việc đó và suy niệm trong lòng. Những mục tử trở về, họ tung hô ca ngợi Chúa về tất cả mọi điều họ đã nghe và đã xem thấy, đúng như lời đã báo cho họ.

Khi đã đủ tám ngày, lúc phải cắt bì cho con trẻ, thì người ta gọi tên Người là Giêsu, tên mà thiên thần đã gọi trước khi con trẻ được đầu thai trong lòng mẹ.

Ðó là lời Chúa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giải quyết lạm dụng trẻ em tại Giáo Hội Công Giáo trung ương và địa phương
LM. Nguyễn Tất Thắng, O.P.
09:56 31/12/2018
Giải quyết lạm dụng trẻ em tại Giáo Hội Công Giáo trung ương và địa phương.

Hỏi: Trong quá khứ, các giáo phận bị duyệt xét hồ sơ về các giáo sĩ bị tố cáo lạm dụng tình dục trẻ em trong giáo phận. Đại Bồi Thẩm Đoàn bang Pensylvania đã duyệt xét chung các hồ sơ của 6 giáo phận bang Pennsylvania. Kết quả của Báo Cáo thế nào?

Trả lời: Đại Bồi Thẩm Đoàn Pennsylvania gồm 23 người, trong hai năm 2016-2018 đã duyệt xét 500,000 tài liệu từ các văn khố mật các giáo phận, lắng nghe vài chục nạn nhân và Giám mục giáo phận Erie. Bản Báo Cáo Pennsylvania gồm 1356 trang đã xác định 300 linh mục bị tố cáo lạm dụng tình dục 1,000 trẻ em trong thời gian 70 năm, vài Giám mục đã không báo cáo với cảnh sát hoặc không giải nhiệm linh mục thi hành mục vụ sau khi bị tố cáo. Con số linh mục bị tố cáo tại giáo phận Erie là 41, Allentown 37, Greenburg 20, Harrisburg 45, Pittsburg 99, Scranton 59. Trong 300 linh mục bị tố cáo chỉ có 2 linh mục bị tố cáo trong vòng 10 năm qua. Một nửa linh mục trong số 300 linh mục đã qua đời và một nửa khác không còn làm mục vụ.

Hỏi: Trong một cuộc họp báo ngày 14.8.2018 về Báo Cáo Đại Bồi Thẩm Đoàn Pennsylvania, các Giám mục giáo phận trong Giáo Hội bị tố cáo rằng họ đã coi thường những lời tố cáo của các nạn nhân? Thái độ của các Giám mục giáo phận liên hệ thế nào?

Trả lời: Sau khi có bản công bố Báo Cáo Đại Bồi Thẩm Đoàn Pennsylvania về những tố cáo lạm dụng tình dục tại 6 giáo phận Công Giáo gồm Allentown, Erie, Greensburg, Harrisburg, Pittsburgh và Scranton. Đức Giám mục Ronald W. Gainer thuộc giáo phận Harrisburg, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Mục tại Pennsylvania xin lỗi những người sống sót của vụ lạm dụng tình dục và xin lỗi công chúng, cả về những lạm dụng trong quá khứ và đối với các quan chức Giáo Hội là những vị đã để xảy ra việc lạm dụng trẻ em. Đức Giám mục Gainer rất buồn “vì một lần nữa chúng ta biết rằng các trẻ em vô tội đã là nạn nhân của các hành vi khủng khiếp đã được thực hiện đối với các cháu”. Đức Giám Mục Joseph Bambera thuộc giáo phận Scranton đã nói trong một đoạn video: “Tôi gửi những lời xin lỗi chân thành nhất đối với những hành vi như thế và về những hậu quả của thực tại bi đát này trong Giáo Hội chúng ta”. Đức Giám Mục Lawrence Persico thuộc giáo phận Erie nói lời xin lỗi đối với các nạn nhân của vụ lạm dụng, họ đã chịu đau khổ vì “hành vi tàn bạo không thể tưởng tượng được”. Đức Giám Mục Alfred A. Schlert thuộc giáo phận Allentown đã xin lỗi “vì những tội lỗi và tội ác trong quá khứ đã được thực hiện bởi một số thành viên của hàng giáo sĩ.” Đức Giám Mục David Zubik thuộc giáo phận Pittsburg cũng xin lỗi các nạn nhân vụ lạm dụng tình dục hàng giáo sĩ, cũng như với “bất cứ ai hay gia đình mà niềm tin của họ, sự tin tưởng của họ và sự tốt lành của họ đã bị tàn phá bởi những người đã được thánh hiến để trở thành hình ảnh của Chúa Kitô”. Đức Cha Edward Malesic thuộc giáo phận Greenburg xin lỗi các nạn nhân “đã bị cướp mất tuổi thơ” bởi người lạm dụng và nhấn mạnh rằng một số người đã bị “cướp mất niềm tin của họ” nữa. Các Giám mục Công giáo tại Pennsylvania kêu gọi cầu nguyện cho những nạn nhân và cho Giáo Hội, hứa sẽ cởi mở hơn và đề ra những biện phảp trong những năm tới để làm cho Giáo Hội an toàn hơn.

Hỏi: Các Giám mục giáo phận còn bị tố cáo đã không bảo vệ trẻ em và đã che dấu giáo sĩ bị tố cáo lạm dụng? Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trả lời thế nào?

Trả lời: Đức Hồng Y DiNardo, Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ và Đức Giám Mục Timothy L. Doherty, Chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Trẻ Em và Giới Trẻ, đã bầy tỏ “sự xấu hổ” trước những kết luận của bản Báo Cáo. “Là một cơ quan thuộc Hội Đồng Giám Mục, chúng tôi xấu hổ và hối tiếc về những tội lỗi và những thiếu sót của các linh mục và giám mục Công Giáo...Chúng tôi cầu xin để tất cả mọi người sống sót của nạn lạm dụng tình dục tìm được sự chữa lành, ủi an và sức mạnh nơi sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa khi Giáo Hội hứa sẽ tiếp tục khôi phục niềm tin qua sự đồng hành, hiệp thông, và sự đáng tin cậy và công lý.” Trong lá thư gửi dân Chúa ngày 20.8.2018, ĐTC Phanxicô bày tỏ chính sách ”tuyệt đối không dung thứ” về những tội ác lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, tỏ tình liên đới với các nạn nhân và mời gọi toàn thể Cộng đồng dân Chúa tích cực bài trừ thứ văn hóa lạm dụng này.

Hỏi: Công lý được thực hiện đúng mức trong tòa án Giáo Hội theo tố tụng hình sự của Giáo luật không?

Trả lời: Việc xử án hình sự trong Giáo Hội như một xã hội hữu hình, tương tự như các quốc gia Âu Châu nhưng khác biệt với Hoa Kỳ. 1/ Giáo luật có luật tố tụng hình sự rất đơn giản gồm các điều 1717-1731 trong phần IV Tố tụng hình sự của Quyển VII Tố tụng Bộ Giáo Luật 1983: 2/ Giám mục giáo phận có trọn vẹn thẩm quyền về lập pháp, hành pháp và tư pháp trong giáo phận; 3/ Giám mục giáo phận hoặc điều tra viên được Giám mục ủy nhiệm phải bảo vệ thanh danh của mọi người liên hệ đến việc điều tra (đ. 1717): 4/ Giám mục giáo phận hoặc thẩm phán được ủy nhiệm phải tôn trọng sự thật, bảo mật và bác ái. Tố tụng hình sự theo giáo luật được thực hiện qua thủ tục hành chánh đơn giản, không có đối đầu (confrontation) hay đối diện giữa người tố cáo hoặc người chứng và người bị báo trước tòa án; 5/ Luật sư biện hộ bị cáo và công tố viên (promoter of justice or prosecutor) nộp những tài liệu cùng với những lập luận lên ban thẩm phán gồm 3 người để xem xét và quyết định; 6/ Phán quyết tòa án Giáo Hội dựa vào lời chứng (đ. 1526 § 1, đ. 1572) hoặc nhân chứng (đ. 1547), đôi khi có sụ hiện diện của người tố cáo; 7/ Giám mục giáo phận phải lưu trữ trong văn khố mật của tòa giám mục tất cả những tài liệu có trước cuộc điều tra, nếu không cần thiết cho việc tố tụng hình sự (đ. 1719). Để chứng tỏ minh bạch về xét xử giáo sĩ, các giáo phận đăng tên những linh mục vụ bị tố cáo đáng tin cho công chúng biết.

Hỏi: Trong cuộc họp báo ngày 14.8.2018, Tổng chưởng lý Shapiro (Attorney general) đã thách thức các lãnh đạo Giáo Hội rằng: Họ (các Giám mục) tuyên bố rằng họ đã thay đổi đường lối. Họ tuyên bố giữ môi trường an toàn và không dung thứ cho bất cứ lạm dụng tình dục dưới hình thức nào. Tuyên bố là một chuyện. Chứng cứ của việc họ tuyên bố sẽ thế nào nếu họ ủng hộ một trong bốn đề nghị của Đại Bồi Thẩm Đoàn: 1/ Giải trừ thời hiệu hình sự về lạm dụng tình dục trẻ em; 2/ Tạo ra “cánh cửa dân sự” (civil window) cho những nạn nhân không thể nộp hồ sơ trước đây; 3/ Xác minh những hình phạt về việc không liên tục báo cáo về lạm dụng trẻ em; 4/ Cấm các thỏa thuận 'không tiết lộ' liên quan đến hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật.

Trả lời: Cơ quan lập pháp bang Pennsylvania cho đến nay đã chống lại các lời kêu gọi rỡ bỏ thời hiệu hình sự để các nạn nhân thời thơ ấu có thể nộp đơn kiện dân sự chống lại Giáo Hội sau khi họ bước sang tuổi 30. Đại Bồi Thẩm Đoàn và Tổng chưởng lý cũng đề nghị mở một cửa sổ tạm thời, có thể cho phép các nạn nhân lớn tuổi được phép nộp đơn kiện dân sự chống lại những thủ phạm và Giáo Hội. Giám mục Ronald W. Gainer giáo phận Harrisburg, Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Công Giáo tại bang Pennsylvania đã vận động chống lại bất kỳ thay đổi nào đối với thời hiệu hoặc để mở một cửa sổ như vậy. Chủ tịch Thượng viện tạm thời là ông Joe Scarnati, đảng Cộng hòa, đã nói rằng một sự thay đổi hồi tố đối với thời hiệu sẽ là vi hiến. Ông đề nghị các biện pháp khác để tăng cường ngăn ngừa lạm dụng tình dục trẻ em và ông nói rằng Giáo Hội cần lập một quỹ hỗ trợ nạn nhân để bồi thường cho các nạn nhân. Trong một tuyên bố ngày 30 tháng 8, giáo phận Harrisburg nói rằng giáo phận sẵn sàng nói chuyện về việc thành lập một quỹ để hỗ trợ nạn nhân và giáo phận cho rằng đó là một ý tưởng tốt hơn là thay đổi thời hiệu. Giáo phận tuyên bố: "Như nhiều người trong cơ quan lập pháp đã xác định rằng một điều khoản xem xét lại thời hiệu là vi hiến, đây có thể là con đường tốt nhất để hỗ trợ những người sống sót"

Hỏi: Báo Cáo Pennsylvania gây nên hiệu quả tiêu cực hay tích cực đối với đường lối của Giáo Hội Hoa Kỳ?

Trả lời: Qua những dữ kiện của Báo Cáo Pennsylvania, Giáo Hôi Công Giáo Hoa Kỳ có thể tích cực tin rằng những canh tân và những phương pháp bảo vệ trẻ em, do Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ để ra năm 2002 trong Hiến Chương Bảo Vệ Trẻ Em và Thanh Thiếu Niên - Charter for the Protection of Children and Young People, đang có tác động đáng kể vì giảm mạnh các cáo buộc lạm dụng mới trong Giáo hội, nhờ vào nhận thức xã hội và cam kết rộng lớn hơn nhiều trong việc ngăn chặn lạm dụng trẻ em. Theo Center for Applied Research in the Apostolate (CARA) tại đại học Georgetown và theo Bảo Cáo Đại Bồi Thẩm Đoàn Pennsylvani, lạm dụng tình dục xảy ra trong giai đoạn 1950-1990 và giảm sút rất nhiều từ năm 2002 khi áp dụng Hiến Chương.

Hỏi: Xét về thực hành, các giáo phận Hoa Kỳ đã làm gì để chữa lành và chăm sóc những nạn nhân bị lạm dụng?

Trả lời: Các giáo phận đều có những quỹ hỗ trợ các nạn nhân qua nhiều chương trình điều trị và chữa lành cho những người tổn hại vì lạm dụng: xin lỗi nạn nhân, cung cấp hỗ trợ tư vấn, thanh toán thiệt hại trực tiếp cho nạn nhân và dịch vụ mục vụ. Hơn nữa, các giáo phận cũng nhận ra tầm quan trọng của việc cung cấp hỗ trợ cho các thành viên gia đình của nạn nhân bất kể vụ kiện và thời hiệu. Mỗi năm, các giáo phận tiếp tục chi hàng trăm ngàn đô la để hỗ trợ nạn nhân và bảo vệ trẻ em.

Hỏi: Làm sao biết được giáo phận đã tuân giữ việc thực hành ngăn ngừa lạm dụng trẻ em?

Trả lời: Các giáo phận tham gia cuộc kiểm tra hàng năm của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ về việc thi hành Hiến chương Bảo vệ Trẻ em và Thanh Thiếu Niên. Việc kiểm tra được thực hiện bởi một công ty độc lập, xem xét việc phòng ngừa và huấn luyện về báo cáo về trẻ em và người lớn, cũng như kiểm tra lý lịch những người có dịch vụ tiếp xúc với trẻ em. Kiểm tra viên nghiên cứu các chương trình được sử dụng, việc tham dự đào tạo, kiểm tra lý lịch cần thiết và phương tiện thu thập dữ liệu. Thông tin được cung cấp khi đăng các thủ tục và sàng lọc cho các chủng sinh và ứng viên cho phó tế vĩnh viễn. Kiểm tra này được hoàn thành hàng năm. Ngoài ra, một cuộc kiểm tra tại chỗ được thực hiện 3 năm một lần, kèm theo các cuộc phỏng vấn trực tiếp tất cả các nhân viên giáo phận liên quan đến bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên và hỗ trợ nạn nhân.

Hỏi: Giáo Hội Hoa Kỳ đang thanh lọc nhân sự thế nào để ngăn ngừa lạm dụng trẻ em?

Trả lời: Tất cả các linh mục, phó tế, chủng sinh, tu sĩ, giáo dân, nhân viên và tình nguyện viên có liên hệ với trẻ vị thành niên được yêu cầu hoàn thành kiểm tra lý lịch FBI và BCI và tham dự chương trình đào tạo Môi trường an toàn. Chương trình này dạy cách xác định các dấu hiệu của hành vi sai trái và thực hành tốt nhất để làm cho nhà thờ, trường học và cộng đồng an toàn hơn. Họ phải báo cáo các sự cố lạm dụng, bỏ bê hoặc nghi ngờ lạm dụng trẻ em, người lớn tuổi, hoặc cá nhân có nguy cơ. Các giáo sĩ và cá nhân làm việc với thanh niên trong Giáo Hội được bao quanh bởi những người đã hoàn thành chương trình đào tạo Môi trường an toàn. Nếu nhân viên của Giáo Hội bị nghi ngờ lạm dụng, thì việc lạm dụng bị nghi ngờ cũng phải được báo cáo cho Văn phòng Bảo vệ Trẻ em & Thanh thiếu niên của giáo phận. Các giáo phận cam kết phục vụ mục vụ lành mạnh và sử dụng những nhân viên có năng lực, có trình độ và có trách nhiệm. Tất cả nhân viên thuộc giáo phận cũng như tất cả các tình nguyện viên làm việc với trẻ em đều trải qua kiểm tra lý lịch hình sự.

Hỏi: Mọi người có thể chia sẻ trách nhiệm với Giám mục giáo phận để bảo vệ trẻ em và gìn giữ môi trường an toàn không?

Trả lời: Năm 2002, Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ ban hành Hiến chương Bảo vệ Trẻ em & Thanh thiếu niên, tài liệu mang tính bước ngoặt thể hiện cam kết của Giáo Hội Công Giáo về bảo vệ trẻ em và chính sách không khoan nhượng đối với bất kỳ ai làm hại trẻ em. Tài liệu này giúp giáo phận mở rộng việc đáp lại các cáo buộc lạm dụng trẻ em bằng cách vượt ra ngoài sự tập trung duy nhất vào thủ phạm. Ngoài việc cố gắng tìm hiểu vụ lạm dụng có xảy ra hay không và đảm bảo không có thủ phạm nào có thể gây hại cho trẻ em trong tương lai, Giáo hội bắt đầu kiểm tra xem những người khác trong Giáo hội phải chịu trách nhiệm như thế nào để tạo ra môi trường an toàn và thực thi các chính sách và thủ tục của giáo phận. Kể từ năm 2002, tất cả mọi người trong các giáo phận đều biết về trách nhiệm và nghĩa vụ của họ liên quan đến bảo vệ trẻ em. Đồng thời, tất cả nhân viên của Giáo Hội chịu trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu báo cáo, sàng lọc và giáo dục của giáo phận. Đến nay, nhiều giáo phận đã sàng lọc và đào tạo hàng ngàn nhân viên và tình nguyện viên làm việc với trẻ em tại các giáo xứ, trường học và các tổ chức của giáo phận.

Hỏi: Nhiều tín hữu hoang mang về những tin xấu về Giáo Hội và giáo sĩ. Giáo Hội Công Giáo thánh thiện nhưng tại sao lại có nhiều giáo sĩ có chức thánh lại lạm dụng trẻ em? Giáo Hội còn thánh thiện không?

Trả lời: Giáo Hội Công Giáo là một xã hội do Chúa Kitô thiết lập và được Chúa Thánh Thần làm cho sống động chỉ với mục đích chiến thắng tội lỗi. Giáo Hôi Công Giáo thánh thiện vì Chúa Kitô, Đấng sáng lập Giáo Hội là nguồn mạch mọi sự thánh thiện và Chúa ban cho Giáo Hội những phương thế giúp mọi tín hữu nên thánh. Mọi người gia nhập trong Giáo Hội đều được mời gọi nên thánh: Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện. (Mt 5,48). Giáo Hội có những người thánh thiện đã chiến thắng tội lỗi, noi gương sáng cho mọi người. Đồng thời, Giáo Hội cũng có những người tội lỗi nên Giáo Hội cầu nguyện cho họ được ơn cải hóa và Giáo Hội được thanh tẩy. Cần nhớ rằng Giáo Hội luôn được Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần không ngừng trợ giúp và nâng đỡ. Được thánh hóa qua bí tích Rửa tội, mọi tín hữu Kitô trở nên con cái Thiên Chúa và thành viên thuộc Giáo Hội. Vì vậy, mọi tín hữu luôn phải đồng hành với Giáo Hội và đồng hành với anh chị em trong tình yêu thương. Ngoài ra, mọi tín hữu phải đồng cảm với Giáo Hội là Thân Mình Chúa Kitô đang bị thương tổn sâu xa.

ĐTC Phanxicô trích lời Đức Hồng Y Ratzinger: ”Có bao nhiêu điều nhơ bẩn trong Giáo Hội, và chính nơi những người có chức linh mục, lẽ ra họ phải hoàn toàn thuộc về Chúa! Bao nhiêu kiêu căng, bao nhiêu tự phụ! [...] Sự phản bội của các môn đệ, sự tiếp nhận bất xứng Mình và Máu Thánh Chúa chắc chắn là nỗi đau đớn nhất của Đấng Cứu Chuộc, đâm thâu qua trái tim Chúa. Tự đáy lòng, chúng ta chỉ có thể kêu lên cùng Chúa: Lạy Chúa, xin thương xót chúng con. Lạy Chúa, xin cứu vớt chúng con” (Xc Mt 8,25; Chặng thứ 9 trong bài suy niệm Đàng Thánh Giá cho Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2005).

Chúng ta hãy hướng về Mẹ Maria là niềm trông cậy vững chắc để khấn cầu: Chúng con trông cậy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin chớ chê chớ bỏ lời chúng con cầu nguyện, trong cơn gian nan thiếu thốn. Đức Nữ Đồng Trinh hiển vinh và phúc đức, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ. Amen (Kinh trông cậy).

LM. Nguyễn Tất Thắng, O.P.
 
Phát Ngôn Viên Tòa Thánh và viên Phụ Tá đồng loạt từ chức.
Nguyễn Long Thao
11:30 31/12/2018
Phát Ngôn Viên Tòa Thánh và viên Phụ Tá đồng loạt từ chức.

Sáng thứ Hai 31 tháng 12 năm 2018, phát ngôn viên Tòa Thánh ông Greg Burke và bà Phụ Tá, Paloma Garcia Ovejero, đồng loạt đệ đơn lên Đức Thánh Cha Phanxicô xin từ chức. Diễn biến này xảy ra hai tuần sau việc Đức Thánh Cha bổ nhiệm tân tổng biên tập cho ngành truyền thông Tòa Thánh

Phát ngôn niên Greg Burke Tweet ra bản tin nói: Ông và bà Paloma Garcia Ovejero sẽ bắt đầu từ chức từ ngày 1 tháng Giêng năm 2019. Ông cũng nói thêm: Trong thời gian chuyển tiếp chúng tôi nghĩ điều tốt nhất cho Đức Thánh Cha là để Ngài được tự do thành lập một nhóm làm việc mới. Hai vị cũng cám ơn ĐTC vì đã được phục vụ ở Toà Thánh.

Ông Greg Burke, từng là phóng viên của hệ thống truyền hình Fox News của Hoa Kỳ, ông bắt đầu gia nhập truyền thông Tòa Thánh từ năm 2012.

Bản tin của Tòa Thánh nói Đức Thánh Cha đã nhận đơn từ chức của hai vị và đã bổ nhiệm ông Alessandro Gisotti, một nhân viên của văn phòng truyền thông Tòa Thánh làm Giám Đốc tạm thời Văn Phóng Báo Chí.

Tưởng cũng nên nhắc lại, mới đây Đức Thánh Cha cải tổ ngành truyền thông Tòa Thánh, đã bổ nhiệm ông Andrea Tornielli, một ký giả người Ý, từng cộng tác với nhiều tờ báo ở Ý trong hơn 20 năm làm tổng biên tập tờ báo L'Osservatore Romano

Nguyễn Long Thao
 
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong buổi hát Kinh Chiều Tạ Ơn Te Deum Giao Thừa 2018 tại Vatican
J.B. Đặng Minh An dịch
15:38 31/12/2018
Vào lúc 5g chiều 31 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi hát kinh chiều tạ ơn Te Deum bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô cùng với tất cả các vị trong giáo triều Rôma trong đó có 36 Hồng Y, đặc biệt là Đức Tổng Giám Mục Angelo De Donatis, Giám Quản Rôma, 7 Giám Mục Phụ Tá và 40 Giám Mục khác, 150 linh mục và khoảng 8 ngàn tín hữu. Hiện diện trong buổi lễ cũng có đông đảo các vị trong Ngoại Giao Đoàn cạnh Tòa Thánh.

Đây là một truyền thống đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 giải thích như sau: “Giáo Hội gợi ý rằng chúng ta không nên kết thúc năm cũ mà không bày tỏ lời cám tạ Chúa, vì những ơn lành Ngài ban cho chúng ta”.

Phụng Vụ ngày hôm nay nhắc nhớ chúng ta những lời của Thánh Gioan Tông đồ: “Hỡi các con, giờ đã tận” (1 Ga 2:18), và lời của Thánh Phaolô về “sự viên mãn của thời gian” (Gl 4: 4). Và tất cả điều này khiến chúng ta suy tư về sự kết thúc của cuộc hành trình dương thế, sự kết thúc cuộc lữ hành của chúng ta. Đã có bắt đầu tất sẽ có hồi kết thúc, “một thời để được sinh ra và một thời để chết đi” (Quoleth 3: 2). Sự thật này rất đơn giản và cơ bản nhưng lại thường bị lờ đi và lãng quên, Mẹ Thánh Giáo Hội dạy chúng ta kết thúc một năm và mỗi ngày trong đời chúng ta với một sự tự vấn lương tâm, trong đó chúng ta nhìn lại những gì đã xảy ra: chúng ta cảm ơn Chúa vì mọi điều thiện hảo chúng ta đã nhận được hay đã có thể làm được, đồng thời chúng ta cũng suy nghĩ về những thất bại và tội lỗi của chúng ta - để biết ơn Chúa và cầu xin sự tha thứ của Ngài.

Đó cũng là những gì chúng ta làm hôm nay vào ngày cuối năm này. Chúng ta ca ngợi Chúa với Thánh Thi Te Deum và đồng thời chúng ta cầu xin Ngài tha thứ. Thái độ tạ ơn của chúng ta dẫn chúng ta đến tấm lòng khiêm cung, để nhận biết và đón nhận ân sủng của Thiên Chúa.

Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói:


Vào ngày cuối năm, Lời Chúa đồng hành cùng chúng ta với hai câu của Thánh Phaolô (x. Gal 4: 4-5). Hai câu này là những cách diễn đạt chính xác và hàm xúc, là một bản tóm lược của Tân Ước, đem lại ý nghĩa cho một thời điểm “quan trọng”, như sự chuyển đổi từ năm cũ sang năm mới này.

Thành ngữ đầu tiên gợi sự chú ý của chúng ta là “sự viên mãn của thời gian”. Trong những giờ khắc cuối cùng của năm dương lịch này, khi chúng ta cảm thấy cần nhiều hơn nữa một điều gì đó nói lên ý nghĩa cho sự qua đi của thời gian, một thành ngữ như thế có một âm vang đặc biệt.

Một điều gì đó, hay rõ hơn nữa là một ai đó - và “ai đó này đã đến, Thiên Chúa đã sai Ngài đến: đó là Con của Ngài”, Chúa Giêsu.

Chúng ta vừa cử mừng ngày sinh của Ngài: Ngài được sinh ra bởi một người phụ nữ, là Đức Trinh Nữ Maria; Ngài được sinh ra dưới Lề Luật, một cậu bé Do Thái, tuân theo Luật của Chúa. Nhưng, chuyện ấy làm sao có thể được? Làm thế nào đây có thể là dấu chỉ của “sự viên mãn của thời gian”? Đúng là vào thời điểm đó Chúa Giêsu gần như vô danh tiểu tốt, nhưng chỉ trong vòng hơn ba mươi năm sau, Ngài sẽ tung ra một lực lượng chưa từng có, một lực lượng đến nay vẫn còn và sẽ tồn tại mãi trong suốt lịch sử. Lực lượng này được gọi là Tình yêu. Tình yêu mang lại sự phong phú cho mọi thứ, kể cả thời gian và Chúa Giêsu là Đấng trên đó tất cả tình yêu của Thiên Chúa được “cô đặc” trong một con người trần thế.

Thánh Phaolô nói rõ ràng lý do tại sao Con Thiên Chúa được sinh ra đúng lúc, và sứ mệnh mà Thiên Chúa đã trao phó cho Ngài là gì: Ngài được sinh ra để “giải thoát”. Đó là từ ngữ thứ hai khơi gợi sự chú ý của chúng ta: giải thoát nghĩa là đưa chúng ta ra khỏi tình trạng nô lệ và đem trở lại cho chúng ta tự do và phẩm giá xứng hợp với tư cách của những con cái Chúa. Tình trạng nô lệ mà Thánh Tông Đồ đề cập đến là sự nô lệ “Lề Luật”, được hiểu như một tập hợp những giới răn phải tuân theo, Lề Luật chắc chắn giáo dục con người, và có tính sư phạm, nhưng không giải thoát con người khỏi tình trạng tội lỗi, nhưng một cách nào đó, “đẩy” anh ta vào tình trạng này, cản trở con người vươn đến tự do của một người con. Chúa Cha đã sai Người Con Duy Nhất của Người đến trong thế gian để xóa bỏ khỏi tâm hồn con người tình trạng nô lệ tội lỗi cũ và do đó phục hồi phẩm giá của con người. Thật vậy, như Chúa Giêsu phán trong Tin Mừng (Mc 7: 21-23) từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định đồi trụy, xấu xa làm xấu đi đời sống và các mối quan hệ. Và chúng ta phải ngưng lại ở đây, ngưng lại để suy ngẫm với nỗi buồn và lòng ăn năn hối lỗi, bởi vì trong năm sắp kết thúc này, nhiều người nam nữ đã từng sống và tiếp tục sống trong những điều kiện nô lệ, không xứng đáng với phẩm giá con người.

Ở thành phố Rôma của chúng ta cũng vậy, có những anh chị em, vì những lý do khác nhau, thấy mình trong tình huống này. Tôi đang nghĩ cách riêng đến là nhiều người vô gia cư. Hơn 10,000 người như vậy. Tình cảnh của họ đặc biệt khó khăn trong những tháng mùa đông. Tất cả đều là con cái nam nữ của Thiên Chúa, nhưng các hình thái nô lệ đa dạng, đôi khi rất phức tạp, khiến họ phải sống bên lề phẩm giá con người. Chúa Giêsu cũng đã chào đời trong một hoàn cảnh tương tự, nhưng không phải vì tình cờ hay vì gặp chuyện chẳng may: Ngài muốn được sinh ra như thế để tỏ lộ tình yêu Thiên Chúa dành cho những người bé mọn và người nghèo, và qua đó gieo rắc hạt giống Nước Trời trên thế giới. Vương quốc Công lý, tình yêu và hòa bình, nơi không ai là nô lệ, nhưng tất cả đều là anh chị em là con của cùng một Cha.

Giáo hội tại Rôma không muốn trở nên thờ ơ với những hình thái nô lệ trong thời đại chúng ta, cũng không muốn chỉ đơn thuần là bàng quang ghi nhận và giúp đỡ họ, nhưng Giáo Hội muốn gần gũi với những người đó và với những tình huống đó.

Khi tôn vinh tình mẫu tử chí thánh của Đức Trinh Nữ Maria, tôi muốn khích lệ dạng thức mẫu tử đó của Giáo hội. Khi suy ngẫm về mầu nhiệm này, chúng ta nhận ra rằng Thiên Chúa đã được “sinh ra bởi người phụ nữ “ để chúng ta có thể nhận được sự viên mãn nhân bản của chúng ta, là được ơn làm “nghĩa tử.” Nhờ sự hạ mình của Ngài, chúng ta được nâng lên. Sự cao trọng của chúng ta đã đến từ sự nhỏ bé của Ngài, sức mạnh của chúng ta đến từ sự mong manh của Ngài, và tự do của chúng ta đến từ việc Ngài tự hiến mình thành một người nô lệ.

Điều này còn có thể gọi là gì khác hơn là tình yêu? Tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, là những Đấng mà chiều nay Mẹ Giáo Hội Thánh Thiện, trên khắp thế giới, dâng lên lời tụng ca và tạ ơn.

Cuối kinh chiều, có nghi thức đặt Mình Thánh Chúa và hát kinh Te Deum tạ ơn Thiên Chúa. Thánh thi Te Deum, nghĩa là Lạy Thiên Chúa, chúng con xin ca ngợi hát mừng, tuyên xưng Ngài là Ðức Chúa, là một bài thánh thi Latinh cổ xưa bằng văn xuôi có nhịp điệu tương tự như nhịp điệu của bài Gloria in Excelsis Deo, tức là Kinh Vinh Danh: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời.

Nội dung thánh thi Te Deum như sau:

Lạy Thiên Chúa, / Chúng con xin ca ngợi hát mừng, / Tuyên xưng Ngài là Ðức Chúa. / Chúa là Cha, Ðấng trường tồn vạn đại, / Hoàn vũ này kính cẩn suy tôn. / Trước nhan Chúa, các tổng thần phủ phục, / Mọi thiên thần và đạo binh thiên quốc, / Ðều cảm tạ và cung chúc tôn thờ, / Chẳng khi ngừng vang dậy tiếng tung hô: / Thánh! Thánh! Chí Thánh! / Chúa tể càn khôn là Ðấng Thánh! / Trời đất rạng ngời vinh quang Chúa uy linh. / Bậc Tông Ðồ đồng thanh ca ngợi Chúa, / Bao vị ngôn sứ tán tụng Ngài. / Ðoàn tử đạo quang huy hùng dũng, / Máu đào đổ ra minh chứng về Ngài, / Và trải rộng khắp nơi trần thế, / Hội Thánh Ngài hoan hỷ tuyên xưng: / Chúa là Cha lẫm liệt uy hùng, / Và Con Một Ngài chí tôn chí ái, / Cùng Thánh Thần, Ðấng an ủi yêu thương.

“Lạy Ðức Kitô, Con Chúa Trời hằng sống, / Ngài là Chúa hiển vinh / Ðã chẳng nề mặc lấy xác phàm / Nơi cung lòng Trinh Nữ / Hầu giải phóng nhân loại lầm than. / Ngài đã ra tay chiến thắng tử thần, / Mở cửa trời cho những ai tin tưởng. / Ngài hiển trị bên hữu Chúa Cha, / Ngày cuối cùng sẽ giáng lâm thẩm phán. / Cúi lạy Chúa, xin phù hộ bề tôi / Ngài cứu chuộc bằng bửu huyết tuôn tràn. / Xin được hợp đoàn cùng muôn thần thánh, / Phúc miên trường vui hưởng ánh vinh quang.”

Sau khi kết thúc các nghi lễ, Đức Thánh Cha đã ra quảng trường Thánh Phêrô để kính viếng Hang Đá Giáng Sinh.



Source: -Copyright Libreria Editrice Vaticana PRIMI VESPRI DELLA SOLENNITÀ DI MARIA SS.MA MADRE DI DIO E TE DEUM DI RINGRAZIAMENTO PER L'ANNO TRASCORSO OMELIA DEL SANTO PADRE FRANCESCO Basilica Vaticana Lunedì, 31 dicembre 2018
 
Số nhà truyền giáo bị giết trong năm 2018 gần gấp đôi con số năm 2017
Đặng Tự Do
17:15 31/12/2018
Trong năm 2018, 40 nhà truyền giáo đã bị giết trên khắp thế giới, gần gấp đôi con số 23 người của năm trước 2017. Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã cho biết như trên trong bản tin đánh đi hôm 29 tháng 12.

Fides lưu ý rằng hầu hết các nạn nhân là các linh mục: 35 vị trong tổng số 40 vị là các linh mục. Sau tám năm liên tiếp Mỹ Châu đứng đầu về số lượng những nhà truyền giáo bị giết, trong năm 2018 vừa kết thúc, Phi châu chiếm vị trí đầu tiên trong danh sách bi thảm này.

Trong 40 nhà truyền giáo đã bị giết trong năm 2018: 35 vị là linh mục, 1 vị là chủng sinh và 4 vị là giáo dân. Phân chia theo địa dư Phi Châu có 19 linh mục, 1 chủng sinh và 1 phụ nữ giáo dân đã bị giết; ở Mỹ Châu, 12 linh mục và 3 giáo dân bị giết; ở Á Châu, 3 linh mục đã bị giết; ở Âu châu, 1 linh mục đã bị giết.

Thông tấn xã Fides sử dụng thuật ngữ “nhà truyền giáo” để chỉ tất cả những ai đã được rửa tội, có một nhận thức rõ ràng rằng, qua Bí tích Rửa tội, mọi thành viên của dân Chúa trở thành các môn đệ truyền giáo. Mỗi người được rửa tội, bất kể chức năng của người ấy trong Giáo hội và mức độ đào tạo về tín lý đã được lãnh nhận, đều là những tác nhân tích cực trong việc loan báo Tin Mừng. Vì thế, danh sách các nhà truyền giáo bị giết do Fides đưa ra hàng năm, đôi khi không chỉ tính đến những nhà truyền giáo theo nghĩa hẹp, mà còn cố gắng ghi lại tất cả những người được rửa tội tham gia tích cực vào sứ vụ truyền giáo của Giáo hội và đã chết một cách bạo lực, dù cái chết ấy có thể không phát xuất từ lòng căm thù đức tin. Vì lý do này, Fides tránh sử dụng thuật ngữ tử đạo, nếu cái chết của nhà truyền giáo tự bản chất không có ý nghĩa làm chứng cho đức tin, để tránh gây ra các vấn nạn liên quan đến phán xét cuối cùng mà Giáo hội có thể đưa ra đối với một số trường hợp.

Nhiều nhà truyền giáo đã bị giết trong năm 2018 là do các vụ cướp, và trong một số trường hợp các vị bị giết rất dã man. Đó là dấu chỉ của sự suy đồi đạo đức, sự gia tăng nghèo đói cả về kinh tế lẫn văn hóa, dẫn đến các hình thái bạo lực coi thường tính mạng con người.

Trong nhiều trường hợp khác, các linh mục, nữ tu và giáo dân đã bị giết, nằm trong số những người lớn tiếng lên án bất công, tham nhũng, nghèo đói, nhân danh Tin Mừng.

Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã từng nói hôm 26/12/2016, ngày lễ kính thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi, “thế gian ghét các Kitô hữu vì cùng một lý do như nó đã từng ghét Chúa Giêsu vì Ngài đã mang ánh sáng của Thiên Chúa đến, nhưng thế gian lại thích bóng tối để che giấu những hành động gian ác của mình”.

Tất cả những vị bị giết đều sống trong những hoàn cảnh bình thường của con người và xã hội, ban phát các phép bí tích, giúp đỡ người nghèo, chăm sóc trẻ mồ côi và người nghiện ma túy, tham gia vào các dự án phát triển, và mở cửa nhà mình cho bất cứ ai cần đến sự giúp đỡ của các ngài. Và một số vị đã bị giết bởi chính những người mà họ giúp đỡ.

Trong hầu hết các trường hợp, các cuộc điều tra được tiến hành bởi các nhà chức trách địa phương đều dẫn đến việc xác định thủ phạm, những kẻ chủ mưu của những vụ giết người này, và những lý do tại sao họ đã làm như thế.

Trong năm 2018, có 3 linh mục bị giết tại Mễ Tây Cơ. Cha Rubén Alcántara Díaz, một thẩm phám của tòa án hôn phối của Giáo Phận Cuautitlán Izcalli, là nạn nhân đầu tiên. Ngài bị đâm chết vào ngày 18 tháng Tư trong nhà thờ Nuestra Señora del Carmen.

Chỉ hai ngày sau đó, tức là hôm 20/4, Cha Juan Miguel Contreras Garcia, 33 tuổi, đã chết vì những vết thương quá nặng do bị bắn nhiều phát bên trong nhà thờ Thánh Pio Năm Dấu Thánh tại Guadalajara, bang Jalisco.

Nạn nhân thứ ba là Cha Miguel Gerardo Flores Hernández. Ngài đã biến mất vào ngày 18 tháng 8, và ba ngày sau, tổng giáo phận Morelia đã chính thức tuyên bố ngài bị mất tích. Thi thể của ngài đã được tìm thấy 7 ngày sau tuyên bố này.

Trong 6 năm qua, 24 linh mục đã bị giết tại Mễ Tây Cơ. Đất nước này tiếp tục là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới đối với các linh mục. Theo nhận định của của Cha Omar Sotelo, là Giám đốc Trung tâm Truyền thông Đa phương tiện Mễ Tây Cơ, “Bạo lực chống lại hàng giáo phẩm đã tăng lên trong những năm gần đây mà không thấy có những hành động cụ thể nào để ngăn chặn nó. Dân chúng luôn phải đối mặt với những tội ác, chúng ta biết rõ điều đó, nhưng bây giờ trên hết, chức tư tế đã trở thành một chức vụ nguy hiểm; trong chín năm qua, Mễ Tây Cơ là nước có nhiều linh mục bị giết nhất trên thế giới.”


Source: Fides VATICAN - MISSIONARIES KILLED IN THE YEAR 2018
 
Đức Thượng Phụ Kirill của Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa gởi thư cho Đức Thánh Cha chúc mừng Giáng Sinh
Đặng Tự Do
17:42 31/12/2018
Chính Thống Giáo sử dụng lịch Giuliô nên sẽ mừng lễ Chúa Giáng Sinh vào ngày 7 tháng Giêng sắp tới. Tuy nhiên, vào ngày 25 tháng 12, Đức Thượng Phụ Kirill của Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa và toàn Nga đã gởi thư cho Đức Thánh Cha chúc mừng Giáng Sinh.

Trong thư, Đức Thượng Phụ viết:

Hơn hai ngàn năm đã trôi qua kể từ khi một phép lạ tuyệt vời và vinh quang nhất đã xảy ra tại hang Bêlem – nơi Thiên Chúa đã hoá thành nhục thể (I Ti-mô-thê 3:16). Lúng túng trong niềm tôn kính trước mầu nhiệm không thể hiểu được đối với tâm trí con người này, chúng ta chúc tụng ca khen Chúa Kitô, Đấng đã sinh ra và công bố chân lý Thiên Chúa và mở ra cho mọi người một con đường cứu độ và sống đời đời.

Trong dấu ấn long trọng của ngày lễ này, chúng ta nên nhớ đến ơn gọi cao trọng đã được tiền định cho các Kitô hữu là trở nên ánh sáng và nên muối cho thế gian (Mt. 5: 13-14), qua việc thực thi các công việc của tình yêu và đức ái, và qua việc làm chứng trước những người gần xa cho những lý tưởng vĩnh cửu của Tin Mừng.

Tôi chúc Ngài sức mạnh thể chất, sự mạnh mẽ và sự trợ giúp hào phóng của Chúa trong chức vụ cao cả của chúng ta.

Với tình yêu trong Chúa,

Đức Thượng Phụ Kirill


Source: The Russian Orthodox Church Patriarch Kirill sends Christmas greetings to heads of non-Orthodox Churches
 
Lịch sử Ngày Hòa bình Thế giới
Đặng Tự Do
18:07 31/12/2018
Ngày 4 tháng 10 năm 1965, trong diễn văn lịch sử đọc trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập của tổ chức này, Đức Phaolô VI đã long trọng nhắc lại sứ vụ khó khăn, nhưng là sứ mệnh cao quý nhất của Liên hiệp quốc: đó là “Hành động để nối kết các quốc gia, để liên kết nước này với nước khác, là nhịp cầu, là mạng lưới tương giao giữa các dân tộc, là kiến tạo tình huynh đệ không phải chỉ cho một số, mà cho tất cả các dân tộc…” và ngài tha thiết kêu gọi: “Đừng bao giờ có chiến tranh! Hòa bình phải hướng dẫn vận mệnh các dân tộc và của toàn thể nhân loại”.

Để biểu lộ quyết tâm của Giáo Hội đối với vấn đề công lý và hòa bình, năm 1967, Đức Phaolô VI thiết lập Hội đồng Giáo hoàng “Công lý và Hòa bình”. Kể từ năm 1968, ngài thiết lập thêm ngày “Hoà bình Thế giới”. Hằng năm theo thông lệ, vào ngày 01 tháng Giêng, các vị Giáo hoàng công bố một sứ điệp hòa bình với một chủ đề rõ ràng.

Trong triều đại của ngài, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã có những sứ điệp hòa bình như sau: Chỉ trong sự thật mới có hòa bình; Nhân vị, trọng tâm của hòa bình; Gia đình nhân loại: cộng đồng hòa bình; Bài trừ nghèo đói, xây dựng hòa bình; Nếu bạn muốn xây dựng hòa bình, hãy bảo tồn thiên nhiên; Tự do tôn giáo, con đường dẫn đến hòa bình; Giáo dục người trẻ về công lý và hòa bình; Phúc cho những ai kiến tạo hòa bình

Cho đến nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có các sứ điệp hòa bình sau: Tình huynh đệ, nền tảng và con đường dẫn đến hòa bình; Không còn là nô lệ nhưng là anh chị em với nhau; Vượt thắng thờ ơ và giành lấy hòa bình; Bất bạo động: Một hình thái chính trị vì hòa bình; Di dân và tị nạn: những người nam nữ tìm kiếm hòa bình; Chính trị tốt phục vụ hòa bình.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình TGP Sydney Mừng Bổn Mạng.
Diệp Hải Dung
10:17 31/12/2018
Chiều Thứ Sáu 30/12/2018 rất đông đủ các anh chị em Song Nguyền và Quan Khách đã đến nhà thờ St. Luke Revesby Sydney tham dự Thánh lễ mừng kính Thánh Gia Thất là Quan Thầy của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình thuộc TGP Sydney.

Xem Hình

Trước khi Thánh lễ mọi người nghe đọc sơ lược tiểu sử về Lễ Thánh Gia đã được Giáo Hội phê chuẩn và mừng kính. Sau đó Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm Linh Nguyền ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng và dâng Thánh lễ.

Trong bài giảng Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm nói về ơn gọi của Hôn Nhân Gia Đình rất quan trọng và Cha cũng mởi gọi anh chị em Song Nguyền chia sẻ trong đời sống gia đình. Cha cũng khuyên nhủ chúng ta nên tạ ơn Chúa và nguyện xin Ngài chúc phúc cho gia đình.

Kế tiếp các anh chị em Song Nguyền kỷ niệm 5 năm 10 năm, 15 năm, 20 năm 30 năm , 40 năm và 50 năm với nghi thức “Lập lại lời Thệ Hôn” các anh chị em Song Nguyền cùng giơ tay đeo nhẫn cưới lập lại lời thề hứa trước bàn thờ và Cha Linh Nguyền rảy nước Thánh chúc lành cho các anh chị em.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Anh chị Chủ Nguyền Xuân Yến ngỏ lời cám ơn Cha Linh Nguyền, quý Cha, quý quan khách và mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng Bổn Mạng của Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình TGP Sydney. Đặc biệt cám ơn quý ân nhân và qúy Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Revesby đã giúp và tạo cơ hội cho Chương Trình Thăng Tiến Hôn Hôn Gia Đình TGP Sydney có phương tiện tổ chức Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng hôm nay.

Thánh lễ kết thúc, các anh chị em Song Nguyền đến nhà hàng Crystal Palace Canley Heights tham dự tiệc liên hoan mừng Bổn Mạng và tham gia chương trình văn nghệ với những tiết mục rất đặc sắc do các anh chị em Song Nguyền trình diễn.

Diệp Hải Dung
 
Kỷ niệm ngày thành hôn tại giáo xứ Tân Việt Sàigòn
Vinh Sơn Trần Văn Đẩu
11:47 31/12/2018
“ Tạ ơn Chúa, hôm nay giáo xứ chúng ta có 18 đôi kỷ niệm ngày cưới . Khi nhìn vào hình ảnh những đôi kỷ niệm chính là những tấm gương cho con cháu noi theo, chắc chắn những đôi kỷ niệm hôm nay cũng đã gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhưng nhờ đức tin hằng chiêm ngắm và cầu nguyện nên mỗi gia đình luôn gặp được bình an và hạnh phúc…” . Đó là lời chia sẻ của Cha chánh xứ Đa minh Vũ ngọc Thủ khi Ngài chủ tế thánh lễ trọng thể kính Thánh Gia thất bổn mang Ca đoàn Thánh Gia và mừng kỷ niệm các đôi hôn phối trong giáo xứ Thánh lễ diễn ra lúc 17g Chúa Nhật 30/12/2018.

Xem Hình

Đúng 17g cá đôi hôn phối kỷ niệm đón cha chủ tế lên cung thánh bắt đầu Thánh lễ.

Đầu lễ cha chủ tế nhắn nhủ Hôm nay cùng với Giáo hội, chúng ta hân hoan mừng kính Thánh Gia thất bổn mạng ca đoàn Thánh gia, và đặc biệt hôm nay có 18 đôi hôn phối mừng kỷ niệm ngày cưới , trong niềm vui chung ,chúng ta cùng tạ ơn Chúa và chúc mừng nhau.

Chia sẻ Tin mừng Cha chủ tế nói : Giáo hội cử hành lễ Thánh Gia thất để chúng ta có điều kiện chiêm ngắm Gia đình Thánh gia nơi hang đá Be lem , để cầu nguyện , cầu nguyện cho những người cha noi gương Thánh Giuse , những người Mẹ noi gương Mẹ Maria và những người con noi gương Chúa Giê su . Nhìn vào gia đình Thánh Gia, chúng ta thấy đây là một gia đình nghèo khó về vật chất nhưng luôn có bình an, hạnh phúc và là mẫu gương cho các gia đình noi theo.

Tạ ơn Chúa hôm nay giáo xứ chúng ta có 18 đôi kỷ niệm ngày cưới . Khi nhìn vào hình ảnh những cặp đôi kỷ niệm chính là những tấm gương cho con cái noi theo, chắc chắn những đôi kỷ niệm hôm nay cũng đã gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhưng nhờ đức tin hằng chiêm ngắm và cầu nguyện nên mỗi gia đình luôn gặp được bình an và hạnh phúc

Ngài kết luận : Ước mong mỗi gia đình trong giáo xứ chúng ta , đặc biệt các gia đình kỷ niệm ngày cưới hôm nay luôn biết tìm đến Chúa là tình yêu , đến với Chúa để kín múc hồng ân , tình thương tha thứ để mang vào cuộc sống hiện tại của chúng ta.

Sau bài giảng, Cha chủ tế mời các đôi kỷ niệm cùng đứng và lập lại lời hứa khi lãnh nhận bí tích Hôn Phối.

Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện Tín hữu và dâng của Lễ.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, đại diện các đôi hôn phối cám ơn cha chánh xứ và HĐMV đã tổ chức Thánh lễ thật sốt sáng và ý nghĩa này. Đây quả là dịp tốt để cổ võ vai trò cao quý của đời sống gia đình.

Thánh lễ kết thúc lúc 18h15 trong niềm vui toàn giáo xứ

Vinh sơn Trần văn Đẩu
 
Đức Giám Mục Xuân Lộc dâng Thánh Lễ Mừng Kỷ niệm Hôn phối cho 65 cặp đôi của Giáo xứ Thánh Tâm- Hạt Hố Nai, Xuân Lộc.
Nữ Tu Teresa Ngọc Lễ, O.P.
19:38 31/12/2018
Đức Cha Chánh Giáo phận dâng Thánh Lễ Mừng Kỷ niệm Hôn phối cho 65 cặp đôi của Giáo xứ Thánh Tâm- Hạt Hố Nai, Xuân Lộc.

Chiều ngày Chúa Nhật Lễ Thánh Gia, tại Giáo xứ Thánh Tâm, Giáo hạt Hố Nai, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo phận Xuân Lộc đã chủ tế Thánh Lễ cầu nguyện cho 65 cặp đôi mừng kỷ niệm Hôn Phối của Giáo xứ.Cùng đồng tế với Đức Cha Giuse có Cha xứ Giuse Hà Đăng Định và quý Cha, cũng như có sự hiện diện của gia đình, thân nhân và rất đông đảo cộng đoàn dân Chúa của Giáo xứ Thánh Tâm.

Xem Hình

Vớinhững mốc thời gian hôn nhân 20 năm, 40 năm và 60 năm quả là một thời gian của hồng ân đáng để mọi ngườidâng lên Thiên Chúa lời tri ân cảm tạ.Vì thế, ngay trong đầu Thánh Lễvà bài giảng, Đức Cha đã hướng cộng đoàn, đặc biệt là những gia đình mừng kỷ niệm hôn phốitâm tình của niềm vui, tạ ơndâng lên Thiên Chúa, cũng như mời gọi cộng đoàn cùng cầu nguyện cho họ trong cột mốc quan trọng này.“Đây là lúc nhắc lại một hành trình tình yêu của hôn nhân, đặc biệt là để nhìn lại hồng ân của Thiên Chúa đã tuôn đổ trên tình yêu của các cặp đôi hôn phối này…và đây cũng là dịp thuận tiện để làm mới lại tình yêu hôn nhân, làm tăng thêm hạnh phúc không chỉ cho hai vợ chồng, nhưng còn là làm cho con cái, cháu chắt cũng được hưởng nhờ hạnh phúc từ nơi ông bà, cha mẹ của mình.”

Dành riêng bài giảng cho đời sống hôn nhân- gia đình, Đức Cha Giuse đã đưa ra hai ý tưởng chính gồm nguồn cội của Hôn Nhân Công Giáo vàcác chất -yếu tố của Hôn Nhân Công Giáo.

Đức Cha nhấn mạnh rằng, nguồn gốc của hôn nhân đến từ Thiên Chúa, chứ không phải từ nơi hai nam và nữ gặp gỡ, yêu nhau và kết hôn với nhau. Thiên Chúa chính là nguồn cội của hôn nhân, từ khi Ngài tạo dựng nên người nam (Adam), rồi sau đó tạo dựng nên người nữ (Evà), và làm cho hai người trở nên một trong hôn nhân. Vì thế, có một sự khác biệt rất quan trọng về bản chất, mục đích, giá trị và ý nghĩa giữa hôn nhân Công Giáo với các hôn nhân thuần túy xã hội.

Đề cập đến các yếu tố của Hôn Nhân- Gia đình Công Giáo, Đức Cha Giuse nhắc các gia đình nhớ đến hai yếu tố căn bản: tính thần linh và việc tìm kiếm- thi hành thánh ý Thiên Chúa.

Đức Cha chia sẻ rằng, vì được bắt nguồn từ Thiên Chúa, nên Hôn nhân- Gia đình Công Giáo mang tính thần linh. Do đó, ”chất thần linh này thấm vào trong chất nhân loại…làm cho chúng ta có thể yêu nhau đến trọn đời.., giúp cho cả hai vợ - chồng có thể trung thành yêu nhau mãi, cho dẫu cả hai người vẫn còn đầy dẫy những bất toàn và tật xấu.”

Luôn tìm kiếm và thi hành ý muốn của Thiên Chúa là yếu tố thứ hai mà các Gia đình Công Giáo cần nhớ. Lấy mẫu gương từ Gia đình Thánh Gia, Đức Cha Giuse đề cập cụ thể cách thức màcả ba Đấng đã tìm kiếm và thi hành ý muốn của Thiên Chúa như thế nào trong hoàn cảnh thực giữa đời. Đức Giêsu- người con trong gia đình- đã hoàn toàn vâng phục Chúa Cha cho chương trình cứu độ con người như thư Do Thái đã nói (x. Dt 10,9a). Nơi Đức Maria, Mẹ đã thưa tiếng “Fiat”- Xin vâng lên Thiên Chúa trong suốt đời Mẹ. Và nơi Thánh Giuse, Ngài đã luôn vâng phục ý Thiên Chúa: đón Maria về nhà, vội vã đưa Đức Maria và Hài Nhi trốn sang Ai Cập như sứ thần báo tin, rồi lại vâng ý Chúa đưa gia đình thánh về Nazaret… Từ ý tưởng này, Đức Cha Giuse mời gọi các gia đình, các cặp vợ chồng hãy luôn nhớ tìm kiếm và làm theo ý muốn của Chúa, và đây chính là sức mạnh của tình yêu, làm cho hôn nhân- gia đình bình an, hạnh phúc, cho dẫu gặp sóng gió, gian nan, hay thử thách.

Sau bài giảng là nghi thức chúc lành cho các gia đình kỷ niệm hồng ân hôn phối. 65 cặp đôi đã nắm tay nhau, cùng đọc lại lời đoan thệ kết ước hôn nhân trước Đức Cha, quý Cha, cộng đoàn, trước con cái, cháu chắt của họ. Trong những cái nắm tay nhau hôm ấy là biết bao hình ảnh đẹp của hôn nhân mà họ, khi tuổi đã già- tóc đã bạc, đôi chân run rẩy, hay bệnh tật…vẫn nắm tay nhau…vẫn dìu nhau bước đi. Đẹp và rất đẹp của tình yêu hôn nhân, mà họ, những con người với biết bao bất toàn nhưng vẫn trung thành đi với nhau suốt chặng đường dài hôn nhân, bởi vì họ có Chúa, bởi vì họ đã, đang tìm kiếm và thi hành ý Chúa trong hôn nhân gia đình của mình.Tiếp sau phần đọc lại lời kết ước hôn nhân, Đức Cha Giuse đã làm phép nhẫn cưới – một biểu tượng kết ước hôn nhân, mà giờ đây, họ lại có dịp đeo lại. Tiếp sau đó, từng cặp đôi đã được Đức Cha Chánh trao tận tayBằng phép lành Tòa Thánh và Tràng chuỗi Mân Côi nhân dịp họ mừng kỷ niệm hôn phối.

Huấn từ trước khi kết thúc Thánh lễ, Đức Cha Giuse mời gọi mọi người trong Giáo xứ hãy cố gắng trở thành “một gia đình Giáo xứ Thánh Tâm, trở thành anh chị em với nhau và cùng thi hành ý muốn của Thiên Chúa, trở thành những gia đình có dấu chỉ của lòng thương xót”. Đồng thời, Đức Cha Chánh Giáo phận mời gọi Giáo xứ hãy quan tâm đặc biệt hơn nữa với các gia đình đau khổ, gia đình anh chị em lương dân, những gia đình di dân trong địa bàn giáo xứ… để nhờ sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, này các gia đình đau khổ, anh chị em lương dân, di dân cảm được tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa trên họ. Bên cạnh đó, Đức Cha Chánh Giuse cũng tha thiết kêu gọi mọi người trong giáo xứ hãy cộng tác tích cực với Cha Xứ, - đang trong vai trò Đặc Trách Mục vụ Hôn Nhân Gia đình của Giáo phận- để cho việc giúp đỡ các gia đình đau khổ, gia đình lương dân, di dân được vươn xa, ra khỏi ranh giới giáo xứ, có thể đến được những nơi khác nữa trong Giáo phận.

Thánh Lễ cử hành hôm ấy, cùng với nghi thức tuyên đọc lại lời giao ước hôn nhân, …được cử hành rất trang trọng, linh thiêng và đong đầy ý nghĩa. Với những chứng nhân về sự bền vững tình yêu hôn nhân- gia đình Công Giáo của 65 cặp đôi điển hình hôm ấy, đã, đang và sẽlà nguồn động lực thúc đẩy những gia đình trẻ, các bạn trẻ tiếp tục mơ ước và nuôi dưỡng về một hạnh phúc hôn nhân tín trung, hạnh phúc và vững bền trong Chúa. Đây cũng là những bức tranh tình yêu hôn nhân đẹp trong nhiều góc cạnh đời thường khác nhau tạo nên sức mạnh đối nghịch lại với những cuộc hôn nhân đầy bấp bênh, đau khổ và tan vỡ ngoài xã hội. Chính trong sự tín trung và sống hôn nhân với tình yêu và lòng thương xót- mà 65 cặp đôi cũng như các gia đình trong Giáo xứ có thể trở nên “Những gia đình với dấu chỉ của lòng thương xót” khi họ “biết canh tân đời sống đức tin theo gương mẫu của Gia đình Thánh Gia, bằng sự hiệp nhất, yễu thương, phục vụ,” và như thế những gia đình này “có đủ chất của Lòng Thương xót, lan tỏa Lòng thương xót của Chúa đến với anh chị em lương dân, nhất là với những gia đình gặp khó khăn.”

Thánh Lễ Đức Cha Chánh Giáo phận dâng chiều hôm Lễ Thánh Gia không chỉ cầu nguyện cho các cặp đôi mừng kỷ niệm, nhưng là còn cầu nguyện cho mọi gia đình trong giáo xứ, với lời nguyện ước hôn nhân của họ cũng mãi tín trung, và gia đình luôn bình an, hạnh phúc. Và lời cầu nguyện của Đức Cha, quý Cha và cộng đoàn cũng dành cho Ca đoàn Thánh Gia nhân dịp mừng Bổn mạng, mong sao những tiếng hát họ cất lên mãi trở thành lời tán tụng Chúa và giúp cho mọi người cầu nguyện sốt sắng hơn.

Tin, hình ảnh: Nt Teresa Ngọc Lễ, O.P
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giữ trong trái tim tâm hồn
LM. Daminh Nguyễn Ngọc Long
10:00 31/12/2018
Giữ trong trái tim tâm hồn

Khi có con, người mẹ nào cũng có niềm vui thần thánh trào dâng từ trong tận đáy tâm hồn. Vì người con là qùa tặng của Trời cao ban cho gia đình, cho đời sống người mẹ. Vì người con là tác phẩm hoa trái phúc lộc lòng người mẹ.

Người mẹ nuôi dưỡng ăn sóc nâng niu con mình và giữ những kỷ niệm đời con mình từ lúc chào đời. Có những người mẹ cẩn thận giữ lại những chiếc quần áo, chiếc giầy nhỏ xinh của con mình lúc tuổi thơ, một hai đồ chơi, những tấm hình ảnh chụp ghi lại đời sống em bé mỗi thời kỳ, mỗi biến cố mừng ngày sinh nhật, ngày đi chơi giải trí bên ông bà, ngày bắt đầu đi học, ngày rửa tội, ngày lãnh nhận Bí tích Mình Thánh Chúa, ngày lễ Thêm sức…Vì với bà, những kỷ vật hình ảnh đó quan trọng. Những hình ảnh, vật dụng kỷ niệm đó người mẹ lưu cất giữ trong kho tủ, cùng trong tâm hồn. Và đến khi người con khôn lớn đi sống ở riêng, trao lại cho con mình làm hành trang kỷ niệm đời sống.

Những vật kỷ niệm lưu giữ đó là những lời nói thắm thiết sâu đậm của lịch sử đời sống người con vượt qua không gian cùng thời gian.

Người mẹ thu góp gìn giữ những báu vật kỷ niệm đó với niềm vui mừng hãnh diện. Người con sau này khôn lớn, khi nhìn lại lịch sử đời sống mình qua những kỷ vật qúi gía đó, không khỏi có những vui mừng ngạc nhiên, và trong dòng nước mắt cảm động rộn lên lòng biết ơn mẹ mình ngày xưa không chỉ đã sinh thành, nuôi dưỡng cho mình khôn lớn nên người, mà còn thu thập gìn giữ những biến cố kỷ niệm đó cho đời mẹ mình lúc đó, và bây giờ cho đời sống mình. Cuốn phim lịch sử đời sống ngày xưa còn thơ ấu, còn tuổi thiếu niên qua những vật kỷ niệm đó quay hiện trở về trong tâm hồn…

Ngày xưa cách đây hơn hai ngàn, năm Đức Mẹ Maria đã sinh hạ hài nhi Giêsu, con Thiên Chúa, lúc đó không có máy ảnh ghi lại những biến cố đời thơ ấu cùng niên thiếu của hài nhi Giêsu. Và chắc lúc đó vì hòan cảnh nghèo túng cùng bơ vơ dọc đường, cùng nếp sống văn hóa khác lạ, đâu có gì còn giữ lại trong kho tủ. Nhưng không vì thế Đức Mẹ không giữ những kỷ niệm về đời sống con mình.

Phúc âm Thánh Luca ( Lc 2,19) viết thuật lại: Đức Mẹ Maria gìn giữ tất cả những gì xảy ra về Hài nhi Giêsu trong trái tim tâm hồn mình và hằng suy niệm nhớ lại.

Chắc Đức Mẹ ghi nhớ biến cố sinh hạ con mình, hài nhi Giesu trong hang chuồng súc vật ngòai cánh đồng, cảnh các Thiên Thần xuất hiện ca hát chúc mừng, cảnh các mục đồng nghèo nàn đến thăm viếng hài nhi Giesu cùng trò truyện với Thánh Giuse và Đức Mẹ, cảnh các nhà Bác học ( Ba Vua) đến thăm viếng…

Trái tim tâm hồn không chỉ là một cơ quan bơm lưu chuyển máu sự sống trong thân thể con người, nhưng còn là hình ảnh biểu tượng cho phần thâm sâu đời sống tâm linh tinh thần con người nữa. Và từ nơi thâm sâu tinh thần này tình yêu xu hướng về người khác lan tỏa ra.

Cũng vậy Maria như bao người mẹ khác cũng có những cảm nghiệm niềm vui, tình yêu thương, niềm tự hào hãnh diện về con mình. Nên mẹ Maria không muốn những gì xảy ra cho đời hài nhi Giêsu bị trôi rơi vào quên lãng mất đi. Vì thế mẹ Maria gìn giữ tất cả trong trái tim tâm hồn mình, và luôn luôn suy nghĩ nhớ đến những kỷ niệm đó, cho dù có những buồn tủi đau thương.

Và trong suốt dọc đời sống Chúa Giêsu con mình, mẹ Maria hằng có mặt trong cùng sống trải qua những biến xảy ra trong đời Chúa Giêsu: Tỵ nạn sang Aicập, về quê hương Nazareth, hành hương lên đền thờ Jerusalem, bước đường chúa Giêsu đi giảng đạo, cuộc khổ nạn sự chết trên thập giá và sống lại của Chúa Giêsu.

Mẹ Maria đã không để Chúa Giêsu con mình, một mình. Nhưng trong những giờ phút vui mừng hạnh phúc, cũng như những giai đoạn đau buồn, Mẹ Maria luôn có mặt bên cạnh con mình.

Đức Mẹ Maria là gương mẫu cho mọi người về cung cách sống tình mẫu tử với Chúa Giêsu con mình, Đấng là Con Thiên Chúa từ trời cao xuống thế làm người. Và mẹ Maria cũng trở thành người mẹ niềm tin tinh thần của tất cả mọi tín hữu Chúa Giêsu Kitô.

Lễ mừng kính Đức Mẹ, mẹ Thiên Chúa

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2018 về Giới Trẻ, Phần 1, Chương 3
Vũ Văn An
19:26 31/12/2018
Chương III: Căn tính và các mối liên hệ

Gia đình và các tương quan liên thế hệ

Gia đình, điểm tham chiếu ưu việt

32. Gia đình tiếp tục là biểu tượng tham chiếu chính cho người trẻ. Con cái đánh giá cao tình yêu và sự quan tâm của cha mẹ, chúng coi trọng các dây liên kết gia đình và, đến lượt chúng, chúng hy vọng sẽ thành công trong việc thành lập gia đình riêng. Điều không thể phủ nhận là: sự gia tăng các vụ ly thân, ly dị, kết hợp lần thứ hai và các gia đình cha mẹ đơn chiếc có thể gây ra các đau khổ lớn lao và một cuộc khủng hoảng về căn tính. Đôi khi, chúng phải mang những trách nhiệm không tương xứng với tuổi của chúng và các trách nhiệm này buộc chúng phải trở thành người lớn trước thời gian bình thường. Ông bà thường cung hiến sự đóng góp có tính quyết định trên bình xiện xúc cảm và giáo dục tôn giáo: nhờ sự khôn ngoan của các ngài, các ngài là một mắt xích quyết định trong mối tương quan giữa các thế hệ.



Tầm quan trọng của việc làm mẹ và làm cha

33. Các người mẹ và người cha có các vai trò riêng biệt nhưng đều không kém phần quan trọng như là các điểm tham chiếu để đào tạo con cái họ và truyền thụ đức tin cho chúng. Khuôn mặt mẫu thân tiếp tục chiếm một vai trò được người trẻ coi là thiết yếu để chúng phát triển, ngay cả khi nó không được công nhận đầy đủ theo quan điểm văn hóa, chính trị và chuyên nghiệp. Nhiều người cha hoàn thành vai trò của mình một cách tận tụy, nhưng chúng ta không thể che giấu điều này: trong một số bối cảnh, khuôn mặt người cha tiếp tục vắng mặt hoặc đang tan biến, và, ở những bối cảnh khác, có tính áp chế hoặc độc đoán. Những sự mơ hồ này cũng được phản ánh trong việc thực hiện chức phận làm cha thiêng liêng.

Các mối tương quan liên thế hệ

34. Thượng hội đồng công nhận sự tận tụy của nhiều phụ huynh và nhà giáo dục, đã nghiêm túc dấn thân trong việc truyền thụ các giá trị, bất chấp các khó khăn của môi trường văn hóa. Ở nhiều vùng khác nhau, vai trò của người già và sự tôn trọng phải có đối với tổ tiên tạo nên một trụ cột cho giáo dục và đóng góp mạnh mẽ vào việc đào tạo căn tính bản thân. Gia đình mở rộng - mà trong một số nền văn hóa là gia đình theo nghĩa đúng của nó - đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, một số người trẻ cảm thấy các truyền thống gia đình có tính áp chế và trốn chạy chúng dưới sự thúc đẩy của nền văn hóa duy hoàn cầu, một nền văn hóa đôi khi lấy đi của họ bất cứ điểm tham chiếu nào. Ở những nơi khác trên thế giới, trái lại, không có xung đột liên thế hệ đúng nghĩa giữa người trẻ và người lớn, nhưng họ đang làm ngơ lẫn nhau. Đôi khi người lớn không tìm kiếm hoặc thất bại trong việc truyền thụ các giá trị căn bản của cuộc sống hoặc tiếp nhận các phong cách thiếu niên, do đó đảo ngược mối tương quan liên thế hệ. Do cách này, mối tương quan giữa người trẻ và người lớn liều mình dừng lại ở bình diện cảm giới, không bao giờ đụng tới chiều kích giáo dục và văn hóa.

Giới trẻ và cội nguồn văn hóa

35. Người trẻ dự phóng cho tương lai và đối diện với cuộc sống một cách đầy năng lực và năng động. Tuy nhiên, họ cũng bị cám dỗ tập trung vào việc tận hưởng hiện tại và đôi khi có xu hướng ít chú ý đến ký ức quá khứ mà từ đó họ vốn xuất thân, đặc biệt là nhiều ơn phúc mà cha mẹ, ông bà của họ và hành trang văn hóa của xã hội nơi họ sinh sống vốn truyền thụ cho họ. Giúp người trẻ khám phá sự phong phú sống động của quá khứ, bằng cách ghi nhớ và sử dụng nó cho các quyết định của họ và cho việc phát triển các tiềm năng của họ, là một hành động yêu thương đích thực đối với họ, nhằm cho sự phát triển của họ và các quyết định họ được kêu gọi thực hiện.

Tình bạn và các tương quan giữa những người đồng trang lứa

36. Ngoài các mối tương quan liên thế hệ, chúng ta không được quên mối tương quan giữa những người trẻ cùng tuổi, là những người đại diện cho một trải nghiệm căn bản về sự tương tác và giải phóng từ từ khỏi bối cảnh gia đình. Tình bạn và sự đối đầu, thường cũng hiện diện trong các nhóm ít nhiều có cơ cấu, mang đến cơ hội để củng cố các khả năng xã hội và tương quan trong một bối cảnh nơi người ta không được đánh giá cũng không được phê phán. Kinh nghiệm nhóm cũng tạo nên một tài nguyên tuyệt vời để chia sẻ đức tin và giúp đỡ lẫn nhau trong việc làm chứng. Người trẻ có khả năng hướng dẫn người trẻ khác và sống một cuộc sống làm tông đồ thực sự giữa các bạn bè của họ.

Cơ thể và cảm giới

Các thay đổi đang diễn tiến

37. Người trẻ nhìn nhận nơi cơ thể và tính dục một tầm quan trọng chủ yếu đối với cuộc sống họ và hành trình phát triển căn tính họ, vì họ coi chúng là điều không thể tránh được để có thể sống tình bạn và cảm giới (affectivité). Tuy nhiên, trong thế giới đương thời, chúng ta gặp nhiều hiện tượng đang diễn biến nhanh chóng trong khía cạnh này. Trước hết, các phát triển khoa học và kỹ thuật sinh y học (biomédicales) gây một tác động mạnh mẽ lên các nhận thức cơ thể, dẫn đến ý tưởng cho rằng không một giới hạn nào có thể ngăn cản được việc sửa đổi nó. Khả năng can thiệp vào DNA, khả thể đính (insérer) các yếu tố nhân tạo vào cơ thể (cyborg) và sự phát triển của khoa học thần kinh tạo nên một tài nguyên lớn lao, nhưng đồng thời đặt ra các nghi vấn về nhân học và đạo đức. Một sự tiếp nhận phi phê phán phương thức kỹ trị (technocratique) của cơ thể làm suy yếu ý thức về cuộc sống như một ơn phúc và cảm thức về giới hạn của tạo vật, một hữu thể có thể tự lừa dối mình hoặc bị khí cụ hóa bởi các năng động lực kinh tế và chính trị (xem Đức Phanxicô, Laudato si', số 106).

Ngoài ra, một số môi trường giới trẻ ngày càng bị mê hoặc bởi những tác phong mạo hiểm như phương tiện để tự khám phá bản thân, tìm kiếm những cảm xúc mạnh mẽ và được thừa nhận. Ngoài các hiện tượng lâu đời như tình dục sớm, lăng nhăng, du lịch tình dục, tôn thờ thái quá khía cạnh thể lý, ngày nay người ta còn thấy sự lan tràn rộng rãi của văn hóa khiêu dâm kỹ thuật số và việc phơi bầy cơ thể trên trực tuyến . Các hiện tượng này, các hiện tượng mà các thế hệ mới bị chường mặt cho, tạo nên một trở ngại cho việc trưởng thành thanh thản. Chúng cho thấy rõ các năng động lực xã hội chưa từng có ảnh hưởng đến các kinh nghiệm và lựa chọn bản thân, biến chúng thành mảnh đất mầu mỡ cho một loại thực dân ý thức hệ.

Tiếp nhận các giáo huấn đạo đức của Giáo hội

38. Đây là bối cảnh trong đó các gia đình Kitô giáo và cộng đồng giáo hội tìm cách làm cho người trẻ khám phá ra rằng tính dục là một ơn phúc lớn lao được Mầu Nhiệm ngụ cư, để sống các mối tương quan theo luận lý học Tin Mừng. Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng thành công trong việc chuyển dịch ước muốn này trong nền giáo dục cảm giới và tính dục thích đáng, một nền giáo dục không tự giới hạn vào các can thiệp lẻ tẻ và ngẫu nhiên. Nơi nào nền giáo dục này thực sự được tiếp nhận như một lựa chọn tích cực, người ta nhận thấy các kết quả tốt giúp người trẻ nắm bắt được mối tương quan giữa đức tin của họ vào Chúa Giêsu Kitô và cách sống cảm giới của họ và các tương quan liên ngã. Các kết quả này kích thích và khuyến khích một sự đầu tư lớn hơn các năng lực của giáo hội trong lĩnh vực này.

Các vấn đề của người trẻ

39. Giáo hội sở hữu một truyền thống phong phú làm cơ sở để xây dựng và đề xuất giáo huấn của mình về chủ đề này: ví dụ, Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, thần học thân xác do Thánh Gioan Phaolô II khai triển, Thông Điệp Deus caritas est của Đức Bênêđíctô XVI, Tông huấn Amoris laetitia của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nhưng người trẻ, ngay cả những người biết và sống giáo huấn này, bày tỏ ước muốn nhận được từ Giáo hội một lời rõ ràng, hợp nhân bản và có tính tương cảm. Thực thế, luân lý tính dục là một nguyên nhân thường xuyên gây sự hiểu lầm và xa cách với Giáo hội, theo mức độ nó bị coi như một nơi phán xét và kết án. Đối đầu với các thay đổi xã hội và cách sống cảm giới và tính đa nguyên trong các quan điểm đạo đức, người trẻ tỏ ra nhạy cảm đối với giá trị chân thực và tận tụy, nhưng họ thường mất phương hướng. Đặc biệt nhất, họ bày tỏ ước muốn minh nhiên được đối thoại về các vấn đề liên quan đến sự khác biệt giữa căn tính nam và nữ, tính hỗ tương giữa nam và nữ và đồng tính luyến ái.

Các hình thức dễ bị thương tổn

Thế giới việc làm

40. Thế giới việc làm tiếp tục là một lĩnh vực trong đó người trẻ thể hiện sự sáng tạo và khả năng đổi mới của họ. Đồng thời, họ trải nghiệm các hình thức loại trừ và đẩy qua bên lề. Hình thức đầu tiên và nghiêm trọng nhất là nạn thất nghiệp của người trẻ, một việc mà ở một số nước đang đạt tới mức rất cao. Điều này không những làm cho họ nghèo, mà việc thiếu việc làm còn cướp đi của người trẻ khả năng mơ ước và hy vọng và tước đi cơ hội đóng góp của họ vào sự phát triển của xã hội. Ở nhiều quốc gia, tình trạng này phụ thuộc vào sự kiện: một số bộ phận dân số trẻ không có trình độ chuyên nghiệp thỏa đáng, nhất là do sự yếu kém trong hệ thống giáo dục và đào tạo. Tính bấp bênh của việc làm ảnh hưởng đến người trẻ thường tương ứng với các quyền lợi kinh tế chuyên bóc lột việc làm.

Bạo lực và bách hại

41. Nhiều người trẻ sống trong các bối cảnh chiến tranh và chịu bạo lực dưới vô số hình thức: bắt cóc, tống tiền, tội phạm có tổ chức, buôn người, nô lệ và bóc lột tình dục, hãm hiếp thời chiến, v.v. Những người trẻ tuổi khác, vì đức tin của họ, rất khó tìm được việc làm trong xã hội của họ và chịu nhiều kiểu bách hại khác nhau, có thể đi đến cái chết. Nhiều người là người trẻ, vì ép buộc hoặc thiếu các lựa chọn thay thế, sống bằng cách gây các tội ác và bạo lực: binh lính trẻ em, các băng đảng vũ trang và tội phạm, buôn bán ma túy, khủng bố, v.v. Bạo lực này phá hoại nhiều đời sống trẻ. Các lạm dụng và lệ thuộc này, giống như bạo lực và xử sự sai lệch, có trong số các lý do dẫn người trẻ vào tù, với một xác suất đặc biệt nơi các nhóm sắc tộc và xã hội nhất định. Tất cả những tình huống này đặt câu hỏi và chất vấn Giáo hội.

Việc đẩy ra bên lề và bất ổn xã hội

42. Lại còn nhiều người hơn nữa trên thế giới là những người trẻ chịu các hình thức bị đẩy ra bên lề và loại trừ về phương diện xã hội, vì các lý do tôn giáo, sắc tộc hoặc kinh tế. Ta hãy nhớ đến hoàn cảnh khó khăn của những thiếu nữ và thiếu phụ đang mang thai, dịch phá thai, cũng như sự lây lan của HIV, các hình thức nghiện ngập khác nhau (ma túy, trò chơi may rủi, văn hóa khiêu dâm, v.v.) và tình trạng các trẻ em và thanh thiếu niên đường phố không nhà, không gia đình, gia đình không tài nguyên kinh tế; các tù nhân trẻ cũng đáng được quan tâm đặc biệt. Nhiều lời phát biểu khác nhau đã nhấn mạnh sự cần thiết Giáo Hội phải coi trọng các khả năng của giới trẻ bị loại trừ và các đóng góp mà họ có thể cống hiến cho các cộng đồng. Giáo Hội muốn đứng về phía họ một cách can đảm, bằng cách đồng hành với họ trong suốt diễn trình tái sở hữu phẩm giá của họ và một vai trò trong việc xây dựng lợi ích chung.

Kinh nghiệm đau khổ

43. Trái với tiên mẫu phổ biến, thế giới người trẻ cũng có những đặc điểm rõ nét như trải nghiệm dễ bị tổn thương, khuyết tật, bệnh hoạn và đau đớn. Ở rất nhiều quốc gia, sự phổ biến các hình thức đau khổ tâm lý, trầm cảm, bệnh tâm thần và rối loạn ăn uống, liên kết với những cuộc sống bất hạnh sâu xa hoặc với cảnh không thể tìm được một nơi trong xã hội, không ngừng lan rộng, đặc biệt nơi người trẻ; cũng không nên quên hiện tượng bi thảm của những vụ tự tử. Những người trẻ đang sống những điều kiện bất ổn khác nhau này và gia đình của họ cậy trông vào sự nâng đỡ của các cộng đồng Kitô giáo, các cộng đồng, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng được trang bị để chào đón họ.

Tài nguyên dễ bị tổn thương

44. Nhiều tình huống trong số này là sản phẩm của nền "văn hóa lãng phí": người trẻ có mặt trong số các nạn nhân đầu tiên. Tuy nhiên, nền văn hóa này cũng có thể thấm nhiễm người trẻ, các cộng đồng Kitô giáo và các nhà lãnh đạo chúng, do đó, góp phần vào sự xuống cấp của con người, xã hội và môi trường gây hại cho thế giới của chúng ta. Đối với Giáo hội, đây là một lời kêu gọi hồi tâm, liên đới và một hành động giáo dục mới để làm cho mình hiện diện, cách đặc biệt, trong các môi trường khó khăn này. Những người trẻ sống trong những tình huống này cũng có những tài nguyên quý giá để chia sẻ với cộng đồng và dạy chúng ta biết sống theo các giới hạn, bằng cách giúp chúng ta lớn lên trong nhân tính. Tính sáng tạo là điều không thể thiếu, một tính sáng tạo nhờ đó, cộng đồng, được niềm vui Tin Mừng lên sinh lực, có thể trở thành một phương thức thay thế cho sự bất ổn và các tình huống khó khăn. Theo cách này, xã hội có thể cảm nghiệm được rằng những viên đá bị các thợ xây loại bỏ có thể trở thành những viên đá góc (xem Tv 118: 22, Lc 20: 17, Cv 4: 11, 1 Pr 2: 4).

Kỳ sau: Chương IV: Làm người trẻ ngày nay
 
Văn Hóa
Tâm tình ngày cuối năm
LM. Daminh Nguyễn Ngọc Long
10:02 31/12/2018
Tâm tình ngày cuối năm

Lễ Chúa giáng sinh, người tín hữu Chúa Kitô mừng sứ điệp mầu nhiệm Thiên Chúa làm người. Đây là mầu nhiệm tình yêu cao cả, mà Thiên Chúa qua Chúa Giêsu, Con của Người đã mặc khải tỏ ra cho nhân loại.

Thiên Chúa làm người, và qua đó con người được tham dự vào đời sống của Thiên Chúa. Thiên Chúa từ trời cao qua Chúa Giêsu xuống sinh sống trên mặt đất sống tình liên đới với con người.

Đó là lý do chúng ta nói lên lời cám ơn Thiên Chúa. Cám ơn Ngài đã trao tặng con người tình yêu , và không bao giờ rút lấy lại.

Trước ngưỡng cửa năm cũ đang dần đi vào qúa khứ và chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa thời gian năm mới, con người hầu như ai cũng có tâm tình pha lẫn vừa mừng vui, cũng vừa tư lự nhìn lại năm cũ đang kết thúc.Và tâm tình pha lẫn đó cũng đồng hành với khi bước sang năm mới nhìn về phía trước.

Vui mừng và tư lự, nhưng cũng ẩn hiện tâm tình biết ơn về những gì đã nhận được và sẽ nhận được trong đời sống.

Cha Dòng Phil Bosmans đã có suy tư về tâm tình cám ơn trong tương quan khi nhìn lại thời gian năm cũ sắp qua và năm mới đang tiến tới. Tâm tình lòng biết ơn trải rộng cùng ẩn hiện nơi tình yêu Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá trao tặng con người.

„ Tôi cảm nhận ra điều gì rất đỗi ngạc nhiên cùng thú vị trong thiên nhiên. Đó là điều bí ẩn của tình yêu được Đấng Tạo Hóa tạo dựng gieo cấy khắc ghi nơi đó. Nơi con người tôi, hằng ngày trái tim đập hàng ba trăm ngàn lần, mà không tốn phí một giọt nhiên liệu, một chút năng lượng, hay một đồng cent nào.

Thật là điều không thể tin nổi, mỗi ngày tôi hít thở hai mươi ngàn lần, và thu nhận 137 khối không khí cần thiết cho sự sống mà không phải thanh toán một chi phí nào. Những sự cần thiết cho căn bản sự sống tồn tạo cùng triển nở đều miễn phí. Những điều này hoàn toàn được trao ban cho không.

Tôi tự hỏi, bao nhiêu chuyến bay của bao nhiêu con Ong cần để chuyên chở mật cho một muỗm ăn khi tôi ăn bữa sáng quệt vào bánh mì? Và bao nhiêu bông hoa đã bung nở nhả mật ra? Rồi trái táo thơm ngon do công sức của cây táo phát sinh sản xuất ra .

Mỗi miếng bánh mì tôi ăn cũng là do người nào đó đã nhọc công gieo trồng hạt lúa mì xuống ruộng đất, mới có những chùm hạt bông lúa chín vàng để xay thành bột nướng làm bánh mì. Tôi yêu mến hạt lúa mì được ôm phủ trong lòng đất, và nẩy nở phát triển thành cây lúa mang hạt nặng trĩu để làm lương thực cơm bánh nuôi sống con người. Tôi yêu mến bánh mì do người thợ làm bánh với tình yêu mến nhào nặn nướng làm ra. Cơm bánh là lương thực qùa tặng của Trời cao và của Đất, mà Thiên Chúa qua bàn tay công sức của con người trao ban cho. Tôi cảm nhận ra mình được yêu thương từ đỉnh đầu xuyên suốt thân thể xuống tới tận mười đầu ngón chân.

Tôi muốn nói lời cám ơn, nhưng tôi phải cám ơn ai! Không phải vị Tổng Thống nào, không phải vị Tướng lãnh nào, không phải vị Giáo sư nào, hay một vị kỹ sư nào…Không, tôi chỉ muốn nói lời cám ơn Thiên Chúa. Thiên Chúa tình yêu. Lề luật của Thiên Chúa là lề luật tình yêu thương. „

Trên mặt đất này không có không gian nào không có sự hiện diện của Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa đã tạo dựng cùng luôn đổi mới trẻ trung hóa địa cầu do chính Ngài tạo thành.

Không có nơi chốn nào trong vũ trụ mà không có dấu vết sự khôn ngoan quan phòng và tình yêu của Thiên Chúa bao phủ. Thiên Chúa không bỏ rơi trần gian. Vì Ngài biết sự giới hạn, sự bất toàn và hay sai lỗi của con người chúng ta.

Những dấu vết do con người gây ra làm hư hại công trình thiên nhiên càng nhiều, càng sâu, lúc đó sự can thiệp của Thiên Chúa càng cần thiết cùng càng quan trọng để mang lại chúc lành chữa trị cho đời sống con người và cho mặt đất. Đây cũng là dấu chứng phép lạ của tình yêu Thiên Chúa hiển thị ra cho nhân loại.

Thiên Chúa hằng tỏ hiện mình cho con người qua tình yêu của Ngài, mỗi khi gặp gỡ Người. Lòng tin vào Ngài là câu trả lời của chúng ta đối với lời mời gọi tình yêu của Ngài. Kinh Tin kính vào Thiên Chúa chúng ta đọc trong thánh lễ ngày Chúa Nhật là nội dung căn bản của đức tin vào Thiên Chúa tình yêu nguồn sự sống.

Những Bí Tích là những dấu chỉ về sự chúc lành, về tình yêu và sự gần gũi của Thiên Chúa. Những điều này mang đến niềm hy vọng, sự an ủi, cùng lòng can đảm phấn khởi cho đời sống vươn lên.

Bí Tích Rửa tội là Bí tích nền tảng của mọi Bí Tích, mà người Công gíao đã lãnh nhận từ khi còn thơ bé hay cũng có người khi đã trưởng thành. Và hằng năm tháng, các cha mẹ Công Giáo khi có con thơ bé, họ cũng bồng mang em bé mình tới xin Giáo Hội cho con mình nhận lãnh làn nước Bí Tích Rửa tội, đức tin vào Thiên Chúa tình yêu, như điểm tựa, hướng đi tinh thần đạo giáo cho đời sống tâm hồn của em hôm nay và ngày mai.

Mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa từ thuở thơ bé dần dần được cảm nghiệm khám phá tỏ hiện ra qua những hướng dẫn giảng dạy giáo lý về Thiên Chúa, về Giáo Hội, về con người…Khi các bạn trẻ lớn lên vào lứa tuổi 9 hay 10 tuổi, lần đầu tiên trong đời họ bước lên cung thánh bàn thờ Thiên Chúa lãnh nhận Tấm bánh Thánh Thể mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa cho đức tin tâm hồn đời sống mình. Tấm bánh Thánh Thể tình yêu Thiên Chúa mỏng nhỏ chỉ to bằng đồng 50 cent, không mùi vị gì, nhưng trong đó chính Chúa Giêsu hiện diện. Chúa Giêsu trở thành lương thực cho đời sống đức tin con người.

Bạn trẻ lớn lên vào lớp tuổi 13 trở lên, họ lãnh nhận Bí Tích Thêm sức. Qua Bí tích này Đức Chúa Thánh Thần, Đấng là động cơ sự sống của Thiên Chúa vô hình, giúp gây lòng phấn khởi cho tâm hồn về mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa.

Mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa tỏ hiện rõ sắc nét hơn nữa lúc hai người bạn trẻ nam nữ bắt gặp được tần số tình yêu của nhau. Họ muốn cùng nhau qua Bí tích hôn nhân trước bàn thờ Thiên Chúa và cộng đoàn Hội Thánh suốt đời sống gắn bó với nhau trong một mái nhà.

Đời sống chung hợp của vợ chồng là hình ảnh mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa với Giáo hội của Người ở trần gian.

Qua đời sống vợ chồng, sự sống mới là những người con được nẩy nở phát sinh ra. Vợ chồng, cha mẹ không là người chế biến tạo ra con của mình, nhưng là người đón nhận sự sống, tính tình cùng hình hài thân xác con của mình. Qua truyền sinh, vợ chồng cùng góp công sức vào việc tìm hiểu khám phá mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa, Đấng là nguồn sự sống.

Chúng ta tin tưởng rằng đời sống tinh thần cũng như thân xác là do sức mạnh của tình yêu được Thiên Chúa trao tặng ban cho. Tình yêu Thiên Chúa không bao giờ xa lìa bỏ rơi con người cùng công trình tạo dựng của Thiên Chúa.

Chính vì thế, chúng ta có lý do để bày tỏ tâm tình lòng biết ơn Thiên Chúa.

Đón mừng năm mới đến với lòng tin tưởng rằng chúng ta có thể xây dựng phát triển đời sống do từ nguồn sức mạnh tình yêu Thiên Chúa.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nắng Mới
Thérésa Nguyễn
09:51 31/12/2018
NẮNG MỚI
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Nắng mới
Hoa mới
Ngày mới
Năm mới,
Mong sao hạnh phúc tràn đầy khắp nơi.
(tn)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 31/12/2018: Diễn từ cuối năm của Đức Thánh Cha với giáo triều Rôma
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
10:00 31/12/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Vào dịp cuối năm, Đức Thánh Cha có cuộc gặp gỡ với giáo triều Rôma để nhìn lại đời sống Giáo Hội và thế giới trong năm sắp trôi qua.

Trong buổi phát hình cuối năm 2018 này, chương trình Giáo Hội Năm Châu xin mượn lời Đức Thánh Cha nói với giáo triều Rôma để tổng kết năm 2018 đang sắp trôi qua.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Năm 2018 được ghi dấu bằng những tai tiếng gây ra bởi tội lỗi lạm dụng tính dục. Cho nên, trong bài diễn văn với giáo triều Rôma, Đức Thánh Cha đã cực lực kết án tội ác giáo sĩ lạm dụng tình dục, hứa hẹn rằng giới lãnh đạo Giáo Hội sẽ không bao giờ che đậy việc lạm dụng hay coi nhẹ nó nữa.

Ngài nói: “Xin hiểu rõ rằng trước những điều ghê tởm này, Giáo hội sẽ không chừa một nỗ lực nào để làm tất cả những gì cần thiết hòng đưa ra công lý bất cứ ai đã phạm những tội ác như vậy. Giáo hội sẽ không bao giờ tìm cách che giấu hoặc coi nhẹ bất cứ trường hợp nào”.

Ngài nói tiếp: “Không thể phủ nhận rằng một số người trong quá khứ, vì thiếu trách nhiệm, không tin tưởng, thiếu đào tạo, thiếu kinh nghiệm, hay thiển cận về thiêng liêng và nhân bản, đã xử lý nhiều trường hợp một cách thiếu nghiêm chỉnh và nhanh chóng như đáng lý phải làm. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Đây là sự lựa chọn và quyết định của toàn thể Giáo hội”.

Bài diễn văn dài 40 phút phần lớn tập chú vào “đại nạn lạm dụng và bất trung”.

Đức Giáo Hoàng đưa ra một sứ điệp kiên quyết với những “người tận hiến, những người được Chúa xức dầu, những người ngày nay ‘lạm dụng kẻ yếu thế, lợi dụng chức vụ và quyền hạn thuyết phục của mình’”

Với bàn tay rõ ràng run rẩy khi đọc bản văn soạn sẵn, Đức Phanxicô trực tiếp nói với các giáo sĩ lạm dụng rằng họ hãy chuẩn bị đương đầu với công lý. Ngài nói: “Với những ai lạm dụng các vị thành niên, tôi xin ngỏ lời này: hãy hoán cải và tự nộp mình cho công lý con người, và chuẩn bị lãnh công lý của Thiên Chúa”.

Ngài nói thêm: “Hãy nhớ lời lẽ của Chúa Kitô: ‘bất cứ ai gây cho một trong những người bé nhỏ tin vào Ta này phạm tội, thà quàng cối đá vào cổ họ và ném họ xuống biển sâu cho chết đuối. Khốn cho thế gian vì các gương mù gương xấu! Các gương mù cần xẩy ra nhưng khốn cho người nào gây ra gương mù”.

Dưới đây là nguyên văn bài diễn văn của Đức Thánh Cha:

Đêm đã qua, ngày đã gần. Do đó, chúng ta hãy để qua một bên các việc làm của bóng tối và mặc lấy áo giáp của ánh sáng (Rm 13:12).

Tràn đầy niềm vui và hy vọng tỏa ra từ khuôn mặt của Hài Nhi Thánh, năm nay chúng ta lại tập hợp để trao đổi lời chúc mừng Lễ Giáng sinh, lưu tâm đến tất cả những niềm vui và cuộc đấu tranh của thế giới chúng ta và của Giáo hội.

Với anh chị em và các đồng sự, với tất cả những người phục vụ trong Giáo Triều, với các Đại diện Giáo hoàng và nhân viên của các Tòa Sứ Thần khác nhau, tôi gửi lời chúc tốt đẹp và thân ái của tôi cho một Lễ Giáng sinh đầy hồng phúc. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với sự tận tụy hàng ngày của anh chị trong việc phục vụ của Tòa thánh, Giáo hội và Người kế vị Thánh Phêrô. Cảm ơn anh chị em rất nhiều!

Cũng cho phép tôi được ngỏ lời chào đón nồng nhiệt đến Vị Phó của Phủ Quốc Vụ Khanh, Đức Tổng Giám Mục Edgar Peña Parra, người đã bắt đầu việc phục vụ đầy đòi hỏi và quan trọng của mình vào ngày 15 tháng 10 vừa qua. Sự kiện ngài phát xuất từ Venezuela đã tôn trọng tính Công Giáo của Giáo hội và sự cần thiết Giáo Hội phải tiếp tục mở rộng chân trời của mình đến tận cùng trái đất. Đức Tổng Giám Mục thân mến, xin chào mừng, và chúc cho công việc của ngài được nhiều điều tốt đẹp nhất!

Giáng sinh tràn ngập niềm vui và khiến chúng ta biết chắc rằng sẽ không có tội lỗi nào lớn hơn lòng thương xót của Thiên Chúa; không hành động nào của chúng ta có thể ngăn bình minh của ánh sáng thần thiêng của Người tái xuất hiện trong trái tim con người. Lễ mừng này mời gọi chúng ta đổi mới cam kết có tính Tin Mừng là loan báo Chúa Kitô, Đấng cứu độ trần gian và ánh sáng của vũ trụ. Chúa Kitô, ‘thánh thiện, không tì vết, không vẩn đục, (Dt 7:26) không biết tội lỗi (x. 2Cr 5:21) và chỉ đến để chuộc tội cho người ta (xem Dt 2:17).

Tuy nhiên, Giáo hội, luôn siết chặt tội nhân vào lòng mình, vừa thánh thiện vừa luôn cần được thanh tẩy, không ngừng đi theo con đường thống hối và đổi mới. Giáo Hội ‘dấn bước giữa những cuộc bách hại của thế giới và những niềm an ủi của Thiên Chúa, công bố thập giá và cái chết của Chúa cho đến khi Người đến (x. 1Cr 11:26). Nhưng nhờ quyền năng của Chúa phục sinh, Giáo Hội được ban sức mạnh để vượt qua, một cách kiên nhẫn và yêu thương, các nỗi buồn và khó khăn của mình, cả nỗi buồn và khó khăn từ bên trong lẫn những nỗi buồn và khó khăn từ bên ngoài, để có thể biểu lộ cho thế giới, một cách trung thành, mặc dù với bóng tối, mầu nhiệm của Chúa cho đến, cuối cùng, nó sẽ được tỏ lộ dưới ánh sáng trọn vẹn (Lumen Gentium, 8).

Trong niềm xác tín rằng ánh sáng luôn chứng tỏ mạnh hơn bóng tối, tôi muốn suy niệm với anh chị em về ánh sáng liên kết Giáng sinh (Chúa đến lần đầu trong khiêm nhường) với Tái Lâm (Parousia= lần đến thứ hai của Người trong vinh quang) và củng cố chúng ta trong niềm hy vọng không làm ta thất vọng. Đó là niềm hy vọng trên đó cuộc sống cá nhân chúng ta, và toàn bộ lịch sử Giáo hội và thế giới, phụ thuộc.

Chúa Giêsu được sinh ra trong một tình huống xã hội, chính trị và tôn giáo được đánh dấu bằng căng thẳng, bất ổn và u ám. Sự ra đời của Người, được chờ đợi bởi một số người, nhưng bị nhiều người khác từ khước, thể hiện luận lý học thần thánh không dừng lại trước sự ác, nhưng, thay vào đó, đã biến đổi nó từ từ nhưng chắc chắn thành sự thiện. Thế nhưng, nó cũng đưa ra ánh sáng thứ luận lý học ma mãnh (malign logic) biến đổi chính sự thiện thành sự ác, trong mưu toan giữ nhân loại mãi trong tuyệt vọng và bóng tối. Ánh sáng chiếu tỏa trong bóng tối và bóng tối không thắng vượt được nó (Ga 1: 5).

Mỗi năm, Lễ Giáng Sinh nhắc nhở chúng ta rằng sự cứu rỗi của Thiên Chúa, được tự do ban cho toàn thể nhân loại, cho Giáo hội và đặc biệt cho chúng ta, những người được thánh hiến, không hành động độc lập với ý chí, sự hợp tác, tự do và nỗ lực hàng ngày của chúng ta. Ơn cứu rỗi là một hồng phúc phải được chấp nhận, nâng niu và làm phát sinh hoa trái (x. Mt 25: 14-30). Nói chung và đối với chúng ta nói riêng là những người được Chúa xức dầu và thánh hiến, làm Kitô hữu không có nghĩa là hành động như một nhóm ưu tuyển tự nghĩ rằng họ có Thiên Chúa ở trong túi, nhưng là những người biết rằng họ được Chúa yêu thương mặc dù là tội nhân không xứng đáng. Những người được thánh hiến không là gì ngoài là những người đầy tớ trong vườn nho của Chúa, những người phải giao nộp đúng kỳ mùa gặt và hoa lợi của nó cho chủ vườn nho (x. Mt 20: 1-16).

Sách thánh và lịch sử của Giáo hội cho thấy rõ rằng ngay cả những người được chọn cũng có thể thường xuyên tiến đến chỗ suy nghĩ và hành động như thể họ là chủ nhân của ơn cứu rỗi chứ không phải là người nhận lãnh nó, như những người giám sát các mầu nhiệm của Thiên Chúa chứ không phải các thừa tác viên khiêm tốn của chúng, như những người thu thuế chứ không phải là đầy tớ của đoàn chiên được giao phó họ chăm sóc.

Do kết quả của lòng nhiệt thành quá mức và sai lầm, thay vì bước theo Chúa, chúng ta thường hay tự đặt mình trước Người, như Thánh Phêrô, người dám khuyên can Thầy và do đó đáng bị những lời quở trách nặng nề nhất của Chúa Kitô: “Sa-tan! Hãy xéo khỏi Ta. Vì ngươi đã suy tưởng không phải việc của Thiên Chúa mà là việc của loài người (Mc 8, 33).

Anh chị em thân mến,

Năm nay, trong thế giới hỗn loạn của chúng ta, con thuyền Giáo hội đã trải nghiệm, và tiếp tục trải nghiệm, nhiều khoảnh khắc khó khăn, và vật lộn với gió mạnh và bão lớn. Nhiều người thấy mình hỏi Thầy Chí Thánh, Đấng xem ra đang mê ngủ: Thưa Thầy, Thầy không lưu tâm gì là chúng con sắp tiêu tùng cả hay sao? (Mc 4:38). Những người khác, chán nản với các báo cáo tin tức, đã bắt đầu mất niềm tin và từ bỏ Giáo Hội. Lại còn những người khác, vì sợ hãi, lợi ích cá nhân hoặc các mục đích khác, đã tìm cách tấn Công Giáo Hội và làm nặng nề thêm các vết thương của Giáo Hội. Trong khi đó, nhiều người khác không che giấu nỗi vui của họ khi thấy Giáo Hội gặp khó khăn. Tuy nhiên, nhiều người, vâng nhiều người khác, vẫn tiếp tục bám lấy Giáo Hội, trong niềm tin chắc chắn rằng, “cổng hỏa ngục sẽ không thắng thế được Giáo Hội” (Mt 16:18).

Trong khi đó, Nàng Dâu của Chúa Kitô vẫn tiến trên đường hành hương của mình giữa những niềm vui và phiền não, giữa những thành công và khó khăn từ bên trong và từ bên ngoài. Không còn nghi ngờ gì nữa, các khó khăn từ bên trong luôn là những khó khăn gây tổn thương và có tính hủy hoại nhất.

Các phiền não

Các phiền não quả là nhiều. Tất cả di dân kia, buộc phải rời bỏ quê hương của họ và liều mạng sống của họ, mất mạng hoặc sống sót chỉ để thấy các cánh cửa bị cấm và anh chị em của họ trong gia đình nhân loại của chúng ta quan tâm nhiều hơn đến lợi thế chính trị và quyền lực! Tất cả nỗi sợ và định kiến ấy! Tất cả những con người đó, và nhất là những đứa trẻ chết hàng ngày vì thiếu nước, thức ăn và thuốc men! Tất cả sự nghèo đói và thiếu thốn đó! Tất cả bạo lực đó nhắm vào những người dễ bị tổn thương và chống lại phụ nữ ấy! Tất cả những cuộc chiến tranh, cả tuyên bố lẫn không tuyên bố ấy. Tất cả máu vô tội tràn đổ hàng ngày ấy! Tất cả những điều vô nhân đạo và tàn bạo xung quanh chúng ta ấy! Tất cả những người cả ngày nay nữa đang bị tra tấn một cách có hệ thống trong các phòng giam của cảnh sát, trong các nhà tù và trại tị nạn ở nhiều nơi trên thế giới ấy!

Chúng ta cũng đang trải nghiệm một thời tử đạo mới. Dường như cuộc bách tàn khốc và độc ác của Đế quốc Rôma vẫn chưa kết thúc. Một Nêrông mới luôn được sinh ra để đàn áp các tín hữu chỉ vì đức tin của họ vào Chúa Kitô. Các nhóm cực đoan mới mọc lên và nhắm vào các nhà thờ, nơi thờ phượng, các thừa tác viên và các thành viên tín hữu. Các phe đảng và phe nhóm mới và cũ sống bằng cách nuôi dưỡng thù hận và thù nghịch với Chúa Kitô, với Giáo hội và các tín hữu. Biết bao nhiêu Kitô hữu ngay bây giờ đang chịu gánh nặng của sự bách hại, đẩy ra bên lề, kỳ thị và bất công trên khắp thế giới của chúng ta. Ấy thế nhưng, họ tiếp tục can đảm nhận lãnh cái chết hơn là bác bỏ Chúa Kitô. Ngay cả ngày nay, khó khăn xiết bao trong việc tự do thực hành đức tin ở mọi nơi trên thế giới nơi tự do tôn giáo và tự do lương tâm không hề hiện hữu.

Hạnh - Tấm gương anh hùng của các vị tử đạo và vô số người Samaritanô tốt lành - những người trẻ, các gia đình, các phong trào bác ái và thiện nguyện, và rất nhiều tín hữu và người thánh hiến - tuy nhiên, vẫn không thể khiến chúng ta bỏ qua sự phản chứng và tai tiếng do một số đứa con và thừa tác viên của Giáo hội đem lại.

Ở đây tôi sẽ tự giới hạn vào những tai họa của sự lạm dụng và bất trung.

Trong thời gian qua, Giáo hội đã cương quyết loại trừ tội ác lạm dụng, một tội ác kêu báo thù tới Chúa, tới Thiên Chúa, Đấng luôn lưu tâm đến những đau khổ của nhiều vị thành niên phải chịu vì các giáo sĩ và người thánh hiến: lạm dụng quyền lực và lương tâm và lạm dụng tình dục.

Trong các suy tư của riêng tôi về chủ đề đau đớn này, tôi đã nghĩ tới Vua David - một trong những người “được Chúa xức dầu” (xem 1 Sm 16:13; 2 Sm 11-12). Là một tổ tiên của Hài Nhi Thánh, Đấng cũng được gọi là “con trai của David”, Ông đã được chọn, được tôn làm vua và được Chúa xức dầu. Vậy mà Ông đã phạm ba tội một lần, ba lạm dụng nghiêm trọng một lúc: “Lạm dụng tình dục, lạm dụng quyền và lạm dụng lương tâm”. Ba hình thức lạm dụng riêng biệt này dù sao cũng gặp nhau và chồng chéo lên nhau.

Như chúng ta đã biết, câu chuyện bắt đầu khi Vua, mặc dù là một chiến binh được chứng minh, đã ở nhà để giải trí, thay ra trận giữa dân Chúa. Vì sự thuận tiện và lợi ích của riêng mình, David lợi dụng địa vị làm vua (lạm dụng quyền lực). Là người được Chúa xức dầu, ông lại làm theo ý muốn riêng của mình, và do đó kích động sự suy đồi đạo đức không thể cưỡng lại và việc làm suy yếu lương tâm. Chính trong tình huống này, từ sân thượng cung điện, ông nhìn thấy Bathsheba, vợ của Uriah người Hittite, đang tắm (xem 2 Sm 11) và thèm muốn nàng. Ông cho triệu nàng và họ ăn nằm với nhau (lại một sự lạm dụng quyền lực nữa, cộng với lạm dụng tình dục). Ông lạm dụng một người đàn bà đã có chồng và để che giấu tội lỗi của mình, Ông cho gọi Uriah trở về và tìm cách bất thành thuyết phục ông ta qua đêm với vợ. Sau đó, ông ra lệnh cho vị chỉ huy quân đội của ông đẩy Uriah đến chỗ chết trận (một sự lạm dụng quyền lực nữa, cộng với việc lạm dụng lương tâm). Chuỗi tội lỗi chẳng bao lâu sau lan rộng và nhanh chóng trở thành một mạng lưới thối nát.

Những tia lửa lười biếng và dục vọng, và việc “bãi bỏ lính canh” là những điều châm ngòi cho chuỗi tội lỗi nghiêm trọng: ngoại tình, dối trá và giết người. Nghĩ rằng vì mình là vua, nên có thể có và làm bất cứ điều gì mình muốn, David cố gắng lừa dối người chồng của Bathsheba, dân của ông, chính ông và thậm chí cả Thiên Chúa. Nhà vua bỏ bê mối quan hệ của mình với Thiên Chúa, không tuân theo các điều răn thần thiêng, làm tổn hại sự chính trực đạo đức của chính mình, mà không hề cảm thấy tội lỗi. Người “được xức dầu” tiếp tục thực hiện sứ mệnh của mình như thể không có gì xảy ra. Mối quan tâm duy nhất của ông là giữ gìn hình ảnh của mình, để giữ thể diện của mình. Đối với “những người nghĩ rằng họ không phạm tội lỗi nặng nề nào đối với luật của Thiên Chúa có thể rơi vào tình trạng bơ phờ. Vì họ không thấy có gì nghiêm trọng để trách móc bản thân, nên họ không nhận ra rằng đời sống thiêng liêng của họ đã dần trở nên hâm hấp. Họ kết thúc ở thế suy yếu và hư hỏng (Gaudete et Exsultate, 164). Từ chỗ phạm tội, giờ đây, họ trở thành thối nát.

Ngày nay cũng vậy, có những người thánh hiến, người “được Chúa xức dầu”, lạm dụng những người yếu thế, lợi dụng địa vị và quyền lực thuyết phục của họ. Họ thực hiện những hành vi ghê tởm nhưng vẫn tiếp tục thực thi thừa tác vụ của mình như thể không có gì xảy ra. Họ không sợ Thiên Chúa hay sự phán xét của Người, mà chỉ sợ bị phát hiện và vạch mặt. Các thừa tác viên đang xé nát thân thể giáo hội, tạo nên các tai tiếng và làm mất uy tín nhiệm vụ cứu rỗi của Giáo Hội và các hy sinh của rất nhiều đồng huynh đệ của họ.

Anh chị em thân mến,

Xin hiểu rõ rằng trước những điều ghê tởm này, Giáo hội sẽ không chừa một nỗ lực nào để làm tất cả những gì cần thiết hòng đưa ra công lý bất cứ ai đã phạm những tội ác như vậy. Giáo hội sẽ không bao giờ tìm cách che giấu hoặc coi nhẹ bất cứ trường hợp nào. Không thể phủ nhận rằng một số người trong quá khứ, vì thiếu trách nhiệm, không tin tưởng, thiếu đào tạo, thiếu kinh nghiệm, hay thiển cận về thiêng liêng và nhân bản, đã xử lý nhiều trường hợp một cách thiếu nghiêm chỉnh và nhanh chóng như đáng lý phải làm. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Đây là sự lựa chọn và quyết định của toàn thể Giáo hội.

Tháng hai tới, Giáo hội sẽ lặp lại quyết tâm của mình trong việc theo đuổi một cách quảng đại con đường thanh tẩy. Giáo Hội sẽ đặt vấn đề, với sự giúp đỡ của các chuyên gia, làm thế nào để bảo vệ các trẻ em cách tốt nhất, tránh những thảm kịch này, mang lại sự chữa lành và phục hồi cho các nạn nhân, và để cải thiện việc huấn luyện trong các chủng viện. Một nỗ lực sẽ được thực hiện để biến các sai lầm quá khứ thành các cơ hội để loại trừ đại họa này, không những khỏi cơ thể của Giáo hội mà còn khỏi cơ thể của xã hội nữa. Vì nếu thảm kịch nghiêm trọng này có liên quan đến một số thừa tác viên thánh hiến, chúng ta có thể hỏi nó bắt rễ sâu xa như thế nào trong các xã hội và gia đình của chúng ta. Thành thử, Giáo hội sẽ không tự giới hạn vào việc chữa lành vết thương của chính mình, nhưng sẽ tìm cách đối phó thẳng thắn với cái ác từng gây ra cái chết từ từ của rất nhiều con người, trên bình diện luân lý, tâm lý và nhân bản.

Anh chị em thân mến,

Khi thảo luận về đại họa này, một số người, ngay trong Giáo hội, đã đổ trách nhiệm lên một số chuyên gia truyền thông, cáo buộc họ bỏ qua đa số áp đảo các trường hợp lạm dụng không do giáo sĩ vi phạm và cố tình muốn tạo ấn tượng sai lầm rằng tội ác này chỉ ảnh hưởng đến một mình Giáo Hội Công Giáo. Bản thân tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến những chuyên gia truyền thông đã trung thực và khách quan và tìm cách vạch mặt những kẻ săn mồi này và làm cho tiếng nói của các nạn nhân của họ được nghe thấy. Ngay cả khi nó chỉ liên quan đến một trường hợp lạm dụng duy nhất (một thứ gì đó tự nó vốn quái dị), Giáo hội cũng yêu cầu mọi người đừng im lặng nhưng đưa nó ra ánh sáng một cách khách quan, vì tai tiếng lớn hơn trong vấn đề này sẽ là tai tiếng che giấu sự thật.

Tất cả chúng ta hãy nhớ rằng chỉ có việc David gặp nhà tiên tri Nathan mới khiến ông hiểu được sự nghiêm trọng của tội lỗi mình. Ngày nay, chúng ta cần những Nathan mới để giúp nhiều David tự nâng mình thoát khỏi cuộc sống giả hình và đồi trụy. Xin vui lòng, chúng ta hãy giúp Mẹ Thánh Giáo hội trong nhiệm vụ khó khăn nhận ra các vụ thật khỏi các vụ giả, những lời buộc tội khỏi các lời vu khống, sự khiếu nại khỏi những lời nói bóng gió, tin đồn khỏi phỉ báng. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, vì người có tội có khả năng khéo léo che đậy dấu vết của họ, đến nỗi nhiều bà vợ, bà mẹ và chị em không thể phát hiện chúng nơi những người gần gũi nhất với họ: chồng, bố nuôi, ông nội, chú, anh em, hàng xóm, thầy giáo và những người tương tự. Các nạn nhân cũng vậy, được những kẻ săn mồi của họ lựa chọn cẩn thận, thường thích im lặng và sống trong nỗi sợ hãi xấu hổ và nỗi khiếp sợ bị bác bỏ.

Với những ai lạm dụng các vị thành niên, tôi xin ngỏ lời này: hãy hoán cải và tự nộp mình cho công lý con người, và chuẩn bị lãnh công lý của Thiên Chúa. Hãy nhớ lời lẽ của Chúa Kitô: ‘bất cứ ai gây cho một trong những người bé nhỏ tin vào Ta này phạm tội, thà quàng cối đá vào cổ họ và ném họ xuống biển sâu cho chết đuối. Khốn cho thế gian vì các gương mù gương xấu! Các gương mù cần xẩy ra nhưng khốn cho người nào gây ra gương mù!” (Mt 18:6-7).

Anh chị em thân mến,

Giờ đây, hãy cho tôi nói về một phiền não khác, đó là sự bất trung của những người phản bội ơn gọi, lời hứa có tuyên thệ của họ, sứ mệnh của họ và sự tận hiến của họ cho Thiên Chúa và Giáo hội. Họ ẩn đằng sau những ý tốt để đâm lưng anh chị em của họ và gieo cỏ dại, chia rẽ và hoang mang. Họ luôn tìm thấy những lời bào chữa, bao gồm cả những lời bào chữa trí thức và thiêng liêng, để tiến tới một cách điềm nhiên trên con đường dẫn đến sự hư hỏng.

Điều này không có gì mới trong lịch sử Giáo hội. Thánh Augustinô, khi nói về hạt giống tốt và cỏ dại, đã nói: thưa anh em, anh em có tin rằng cỏ dại không thể mọc lên trên cả ngai tòa các giám mục không? Anh em có nghĩ điều này chỉ thấy ở dưới thấp chứ không ở trên cao không? Trời cấm chúng ta làm cỏ dại!... Ngay trên ngai tòa các giám mục cũng có thể tìm thấy hạt tốt và cỏ dại; thậm chí trong các cộng đồng khác nhau của tín hữu, hạt tốt và cỏ dại vẫn có thể được tìm thấy (Bài giảng 73, 4: PL 38, 472).

Những lời trên của Thánh Augustinô thôi thúc chúng ta nhớ đến câu tục ngữ xưa: “Đường đến địa ngục được lát bằng những ý định tốt”. Chúng giúp chúng ta nhận ra rằng Tên Cám Dỗ, Tên Tố Cáo Vĩ Đại, là người mang chia rẽ, gieo rắc bất hòa, lén lút gây thù hằn, thuyết phục con cái Thiên Chúa và khiến họ nghi ngờ.

Đằng sau những người gieo cỏ dại này, chúng ta luôn tìm thấy ba mươi đồng tiền bạc. Do đó, hình ảnh David đưa chúng ta đến hình ảnh Judas Iscariot, một người đàn ông khác được Chúa chọn đã bán đứng Thầy mình và trao nộp Người chịu chết. David tội nhân và Judas Iscariot sẽ luôn có mặt trong Giáo hội, vì họ đại diện cho sự yếu đuối, vốn là một phần trong thân phận làm người của chúng ta. Họ là hình tượng của tội lỗi và tội ác phạm phải bởi những người được chọn và thánh hiến. Hợp nhất trong tính trầm trọng của tội lỗi họ, dù sao họ cũng khác nhau khi nói đến việc hoán cải. David ăn năn, tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa; Giuđa đã treo cổ tự tử.

Do đó, để làm cho ánh sáng Chúa Kitô tỏa sáng, tất cả chúng ta có nhiệm vụ chống lại mọi thối nát thiêng liêng, một điều còn “tệ hơn cả sự sa ngã của người tội lỗi, vì nó là một hình thức mù quáng thoải mái và tự thỏa mãn. Mọi thứ sau đó xem ra đều có thể chấp nhận được: lừa dối, vu khống, ích kỷ và các hình thức tự lấy mình làm tâm điểm khác, vì ‘ngay cả Satan cũng cải trang thành một thiên thần của ánh sáng (2 Cr 11:14). Solomon cũng đã kết thúc ngày giờ của mình như thế, trong khi David, người đã phạm tội rất nặng, đã có thể bù đắp cho sự ô nhục của mình” (Gaudete et Exsultate, 165).

Các niềm vui

Các niềm vui của chúng ta cũng nhiều trong năm qua. Ví dụ: kết quả thành công của Thượng hội đồng dành cho người trẻ; các tiến bộ đạt được trong việc cải tổ Giáo Triều; các nỗ lực đưa ra để đạt được sự rõ ràng và minh bạch trong các vấn đề tài chánh; công việc đáng khen của Văn phòng Tổng Thanh Lý và AIF; kết quả tốt mà IOR đã đạt được; Luật mới của Thị Quốc Vatican; Sắc lệnh về lao động ở Vatican và nhiều kết quả khác ít thấy hơn. Chúng ta có thể nghĩ tới các Chân Phúc và Thánh mới vốn là những “viên đá quý” trang trí cho khuôn mặt của Giáo hội và tỏa hy vọng, đức tin và ánh sáng cho thế giới của chúng ta. Ở đây phải đề cập đến mười chín vị tử đạo của Algeria mới đây: “Mười chín đời sống hiến mình cho Chúa Kitô, cho Tin mừng của Người và cho người dân Algeria... những mô hình của sự thánh thiện hàng ngày, sự thánh thiện của 'các vị thánh hàng xóm' (Thomas Georgeon, “Nel segno della fraternità”, L'Osservatore Romano, ngày 8 tháng 12 năm 2018, trang 6). Rồi còn số lượng lớn lao các tín hữu mỗi năm lãnh nhận phép rửa và do đó đổi mới tuổi trẻ của Giáo hội như một bà mẹ mắn con, và nhiều đứa con của bà trở về nhà và tái đón nhận đức tin và đời sống Kitô giáo. Tất cả các gia đình và cha mẹ ấy coi trọng đức tin của họ và hàng ngày truyền nó lại cho con cái họ bằng niềm vui tình yêu của họ (x. Amoris Laetitia, 259-290). Và chứng tá đưa ra bởi rất nhiều người trẻ đã can đảm chọn cuộc đời tận hiến và chức linh mục.

Một nguyên nhân đích thực khác của niềm vui là số lượng lớn những người đàn ông và đàn bà thánh hiến, giám mục và linh mục, những người hàng ngày sống ơn gọi của họ một cách trung thành, im lặng, thánh thiện và từ bỏ mình. Họ là những người thắp sáng bóng tối của nhân loại bằng chứng tá đức tin, tình yêu và đức ái. Những người làm việc kiên nhẫn, vì tình yêu dành cho Chúa Kitô và Tin Mừng của Người, nhân danh người nghèo, người bị áp bức và nhỏ bé nhất trong anh chị em của chúng ta; họ không tìm cách xuất hiện trên những trang báo đầu tiên hoặc nhận giải thưởng. Bỏ lại tất cả phía sau và hiến dâng cuộc sống của họ, họ mang ánh sáng đức tin đến bất cứ nơi nào Chúa Kitô bị bỏ rơi, khát nước, đói ăn, bị giam cầm và trần truồng (x. Mt 25: 31-46). Tôi đặc biệt nghĩ đến nhiều cha xứ hàng ngày cống hiến những tấm gương tốt cho dân Chúa, những linh mục gần gũi với các gia đình, biết tên mọi người và sống những cuộc sống giản dị, có đức tin, sốt sắng, thánh thiện và bác ái. Họ bị các phương tiện truyền thông đại chúng làm ngơ, nhưng nếu không có họ, bóng tối đã ngự trị rồi.

Anh chị em thân mến,

Khi nói đến ánh sáng, phiền não, David và Judas, tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của một ý thức ngày càng tăng dẫn đến nghĩa vụ cảnh giác và bảo vệ đối với những người được giao phó việc cai quản trong các cơ cấu của đời sống giáo hội và thánh hiến. Thực thế, sức mạnh của bất cứ định chế nào đều không phụ thuộc vào việc bao gồm những người đàn ông và đàn bà bà hoàn thiện vào sự sẵn lòng thanh tẩy không ngừng, vào khả năng khiêm nhường thừa nhận lỗi lầm của mình và sửa chữa chúng; và vào khả năng chỗi dậy sau khi vấp ngã. Nó phụ thuộc vào việc nhìn thấy ánh sáng Giáng sinh tỏa ra từ máng cỏ ở Bethlehem, vào việc bước đi trên các nẻo đường lịch sử để cuối cùng tiến đến Tái Lâm.

Do đó, chúng ta cần mở rộng trái tim của chúng ta chào đón ánh sáng thực sự, là Chúa Giêsu Kitô. Người là ánh sáng có thể soi sáng cuộc đời và biến bóng tối của chúng ta thành ánh sáng; Ánh sáng của điều thiện chiến thắng điều ác; ánh sáng của tình yêu thắng vượt hận thù; ánh sáng của sự sống chiến thắng sự chết; ánh sáng thần thiêng biến mọi sự và mọi người thành ánh sáng. Người là ánh sáng của Thiên Chúa chúng ta: nghèo và giàu, thương xót và công bằng, hiện diện và giấu ẩn, nhỏ bé và vĩ đại.

Chúng ta hãy ghi nhớ đoạn văn tuyệt vời này của Thánh Macarius Cả, một Giáo Phụ ở sa mạc thế kỷ thứ tư, nói về Giáng sinh: Thiên Chúa tự làm cho mình nhỏ bé! Đấng không thể tiếp cận và không bị tạo dựng, trong sự tốt lành vô hạn và khôn tả của mình, đã lấy một thân xác và làm cho mình trở nên bé nhỏ. Trong lòng tốt của mình, Người xuống khỏi vinh quang của mình. Không ai ở trên trời hay dưới đất có thể nắm bắt được sự vĩ đại của Thiên Chúa, và không ai ở trên trời hay dưới đất có thể nắm bắt được cách Chúa làm cho mình nghèo và nhỏ bé vì người nghèo và người nhỏ bé. Sự vĩ đại của Người không thể hiểu được như thế nào, thì sự yếu đuối của Người cũng không thể hiểu được như vậy” (xem Ps.-Macarius, Bài giảng IV, 9-10; XXII, 7: PG 34: 479-480; 737-738).

Chúng ta hãy nhớ rằng Giáng sinh là ngày lễ của Thiên Chúa vĩ đại, người làm cho mình trở nên nhỏ bé và trong sự yếu đuối của mình không ngừng trở nên vĩ đại. Và trong phép biện chứng vĩ đại và nhỏ bé này, chúng ta tìm thấy tình yêu dịu dàng của Thiên Chúa. Sự vĩ đại trở nên nhỏ bé và sự yếu đuối trở thành vĩ đại (Homily in Santa Marta, 14 tháng 12 năm 2017; xem Homily ở Santa Marta, 25 tháng 4 năm 2013).

Mỗi năm, Lễ Giáng sinh cho chúng ta sự chắc chắn này: ánh sáng của Thiên Chúa sẽ tiếp tục tỏa sáng, bất chấp sự khốn cùng của con người. Nó cho chúng ta sự chắc chắn này: Giáo hội sẽ trồi lên đẹp đẽ hơn nhiều từ những khổ nạn này, sẽ thanh khiết và rạng rỡ hơn. Tất cả những tội lỗi và thiếu sót cũng như tội ác do một số con cái của Giáo hội phạm sẽ không bao giờ có thể làm mất vẻ đẹp khuôn mặt của Giáo Hội. Thật vậy, thậm chí chúng còn là một bằng chứng chắc chắn cho thấy sức mạnh của Giáo Hội không phụ thuộc chúng ta mà cuối cùng phụ thuộc Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu độ của thế giới và ánh sáng của vũ trụ, Đấng yêu thương và hiến mạng sống cho Giáo Hội. Lễ Giáng sinh cho chúng ta sự chắc chắn này: những sự ác nghiêm trọng mà một số người vấp phạm sẽ không bao giờ có thể che mờ tất cả những điều tốt đẹp mà Giáo hội đã tự do thực hiện trên thế giới. Lễ Giáng sinh mang lại sự chắc chắn này: sức mạnh thực sự của Giáo hội và các cố gắng hàng ngày của chúng ta, thường ẩn giấu, nằm ở nơi Chúa Thánh Thần, Đấng hướng dẫn và bảo vệ Giáo Hội trong mọi thời đại, biến cả tội lỗi thành cơ hội tha thứ, biến thất bại thành cơ hội đổi mới, và biến cái ác thành một cơ hội để thanh tẩy và chiến thắng.

Cảm ơn anh chị em rất nhiều và chúc mọi người một Giáng sinh vui vẻ!