Ngày 26-12-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Gia đình thánh
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
04:41 26/12/2014
LỄ THÁNH GIA : CHÚA GIÊSU, MẸ MARIA và THÁNH GIUSE
Lc 2, 22-40

GIA ĐÌNH THÁNH

Mỗi năm mừng lễ Thánh Gia, tôi vẫn cảm thấy thật hạnh phúc khi được diễm phúc nói về gia đình của Chúa Giêsu. Một gia đình vô cùng thánh thiện: Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh cả Giuse sống yêu thương, hài hòa, trên thuận dưới hòa, luôn là mẫu gương sáng cho mọi gia đình. Đoạn Kinh Thánh ghi lại nét rất ấn tượng và rất đẹp của gia đình thánh như sau :” …Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các Ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng. Còn Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta “ ( Lc 2, 51-52 ).

Khi đề cập tới Thánh Gia, tôi lại nhớ hình ảnh hết sức ấn tượng và gợi cảm của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi về quê hương Ba Lan vào dạo tháng 5 năm 1987, Ngài đã làm hai cử chỉ để đời : viếng mộ song thân và cử hành Thánh lễ đặc biệt cho các đôi vợ chồng. Viếng mộ Cha mẹ, Đức Thánh Cha không những muốn lên lòng hiếu thảo, tôn kính, tri ân cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục Ngài, nhưng Ngài còn muốn đề cao giá trị của đời sống hôn nhân. Đức Thánh Cha muốn nói lên với tất cả nhân loại hãy bảo vệ gia đình, hãy trung thành với nhau. Bởi vì khi người nữ và người nam nói lên lời cam kết yêu thương nhau và yêu thương nhau trọn đời, họ lập lại lời của chính Chúa Giêsu, Đấng đã yêu thương nhân loại và yêu cho đến cùng bằng chính cái chết ô nhục trên thập giá để cứu độ và để gánh tội cho mọi người theo ý Thiên Chúa Cha.Gia đình của Chúa Giêsu trong đó mẹ Maria và thánh Giuse luôn hết lòng tôn kính lẫn nhau. Dù rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa nhưng nơi gia đình thánh, Chúa Giêsu luôn một lòng hiếu thảo, vâng lời cha mẹ của Người. Còn thánh Giuse luôn làm gương là một gia trưởng đầy yêu thương, luôn nắm vững cột trụ của gia đình. Mẹ Maria là mẫu gương tuyệt vời của mọi người mẹ trần thế, mẹ luôn cần cù làm những việc trong nhà, xứng đáng là người nội trợ đảm đang, hết mực yêu thương chồng và yêu thương con. Gia đình thánh quả thực đã nêu gương mẫu tuyệt vời cho mọi gia đình. Dưới lăng kính của người đời, gia đình thánh không giầu có, không sang trọng như nhiều gia đình khác, nhưng với con mắt đức tin, gia đình thánh là một gia đình hết mực thánh thiện, hết mực đầm ấm, yêu thương, gia đình thánh là một gia đình hết sức hạnh phúc.

Nếu chúng ta nghe rađiô, xem tivi, đọc báo, xem mạng, chúng ta thấy quả thực trên thế giới nhiều nước nền tảng gia đình đang bị lay chuyển mạnh mẽ nhiều gia đình ly tán, nhiều đôi vợ chồng mất hạnh phúc, truyền thống ấm êm hạnh phúc của các gia đình nơi nhiều nước ngày càng sút giảm đến báo động. Ly thân, ly dị, trẻ em bị cha mẹ bỏ rơi, lang thang bụi đời đi vào những con đường tội lỗi, ma túy, mãi dâm, cướp dựt, thanh niên thanh nữ nổi loạn, nạn nạo phá thai vv…càng ngày càng gia tăng cách khủng khiếp. Gia đình là nền tảng của xã hội. Đối với người Công Giáo, gia đình còn là nền tảng của Giáo Hội, là Hội Thánh nhỏ. Nếu không có những gia đình tốt, xã hội sẽ không lành mạnh. Chính vì thế, không lạ gì, Đức Thánh Gioan Phaolô II đã gióng lên tiếng nói :” Hãy trung thành với nhau. Hãy yêu thương nhau và hãy bảo vệ gia đình “. Mà không những chỉ riêng Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói lên tiếng nói khẩn thiết :” Hãy bảo vệ nề nếp gia đình “ mà hầu như tất cả các Đức Cố Giáo Hoàng đều luôn nhắc nhở mọi gia đình hãy sống đạo đức, thánh thiện noi gương gia đình thánh. Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI cũng luôn nhắc nhở các gia đình :” Hãy bảo vệ hạnh phúc.Hãy vun đắp cho gia đình luôn sống đạo đức, nề nếp gia phong “. Đứng trước sự báo động của nền tảng gia đình bị lung lay, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong thư chung mục vụ năm 2008 đã lấy chủ đề:” Môi trường Giáo Dục Gia Đình Công Giáo “. Ngay trong lời mở đầu bức thư mục vụ, số 3, các Đức Giám Mục đã viết :” …Giáo dục tại gia đình là vấn đề quan trọng và cần thiết, tạo tiền đề cho việc giáo dục nói chung, vì gia đình là nền tảng của Giáo Hội và Xã Hội. Nếu nền tảng gia đình được củng cố chắc chắn, Giáo Hội và Xã Hội tương lai sẽ phồn thịnh và phát triển. Qua thư Mục vụ này, chúng tôi muốn bày tỏ mối ưu tư đối với hiện trạng gia đình Việt Nam và nêu lên những đề nghị cụ thể để góp phần canh tân mục vụ trong lãnh vực này, một lãnh vực căn bản của đời sống con người và đời sống Giáo Hội “.

Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và Xã Hội.Do đó, không có gia đình nào tuyệt vời cho bằng gia đình thánh: Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh cả Giuse. Thánh Gia luôn là mẫu gương tuyệt vời cho mọi gia đình Công Giáo noi theo. Nếu, đời sống các gia đình không còn căn rễ, Giáo Hội và Xã Hội sẽ bị lung lay. Do đó, mọi gia đình Công Giáo ý thức bổn phận làm con Chúa và làm con Giáo Hội của mình hãy xây dựng gia đình theo mẫu Thánh Gia. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong thư Mục Vụ 2008 trong lời kết số 20 viết”: Nếu gia đình là nhân tố quyết định sự tồn vong của Giáo Hội và Xã Hội, thì việc đầu tiên chúng ta phải nghĩ tới là củng cố và thăng tiến gia đình, để bảo đảm cho hôn nhân và gia đình có được sức sống yêu thương tràn đầy và sự thăng tiến về nhân bản cũng như lòng đạo đức “ “…Trong gia đình Nadarét mọi thành viên đều tôn trọng nhau, mong muốn cho nhau điều tốt và cùng nhau thực hiện ý của Cha trên trời. Thánh Giuse và Đức Maria là những nhà giáo dục tài giỏi đã chu toàn sứ mạng được trao phó trong sự khôn ngoan và trung tín. Xin các Ngài chuyển cầu và luôn phù trợ cho các gia đình chúng ta.”

Lạy Chúa Giêsu, xin cho mọi gia đình Công Giáo luôn biết nhìn vào mẫu gương của Thánh Gia : Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse để noi gương, bắt chước và bằng tất cả lòng tin, sự yêu thương,hết sức chu toàn nghĩa vụ làm cha,làm mẹ và làm con của mình để mọi gia đình tỏa sáng lòng đạo đức, sự thánh thiện của gia đình mình.Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Gia đình là gì ?
2.Tại sao mọi gia đình lại phải noi gương bắt chước Gia Đình Thánh Gia ?
3.Trong Gia Đình Thánh : Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh cả Giuse đã sống như thế nào ?
4.Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong Thư Chung năm 2003 đã nói gì về gia đình ?
5.ÔBACE nghĩ gì về các gia đình hôm nay ?
 
Mái ấm gia đình
Lm Vũđình Tường
05:57 26/12/2014
Mái ấm gia đình là ngôi trường đầu tiên và là ngôi trường quan trọng nhất trong đời. Gia đình không những đã nuôi dưỡng ta mà còn cho ta vào đời. Qua mái trường gia đình ta được nuôi dưỡng bằng tình thương, nghe giọng nói ngọt ngào và thưởng thức những ca khúc êm dịu ru con mắt lim dim. Phong tục tập quán, truyền thống văn hoá, chuyện cổ tích dân tộc đều được mái ấm gia đình truyền thụ. Cha mẹ chúng ta học những phong tục đó từ cha ông và truyền lại cho chúng ta và rồi chúng ta lại truyền đạt cái hay đó cho thế hệ kế tiếp. Mái trường gia đình là nơi đào tạo ta trở thành con người xã hội tương lai. Mái trường gia đình cách nào đó gieo vào lòng ta mầm mống của ước mơ và hy vọng tương lai. Nếu gieo những hạt giống tốt ta sẽ trở thành người tốt, người hữu dụng. Nếu gieo cỏ dại ta sẽ sống với cỏ dại, dần dần kéo bè, kết phái và sẽ xa dần những tấm lòng chân tình. Quanh ta toàn nịnh bợ hay lời nói ngon ngọt đầu môi.

Những gì ta học ở gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến con người tương lai và niềm tin gia đình gieo vào lòng ta lúc ấu thơ sẽ ảnh hưởng đến cách xử thế sau này. Nếu gia đình tạo cho ta một nền tảng đức tin vững chắc ta sẽ trở thành chứng nhân Kitô tốt lành. Không những ta có một đời sống tốt lành mà còn hiểu rõ í nghĩa và cùng đích cuộc đời. Cùng đích của niềm tin Kitô là giúp chúng ta sống tốt lành trong xã hội trước khi bước vào cuộc sống vĩnh cửu trên quê trời vì thế mái ấm gia đình cách nào đó vạch cho ta một con đường tiến về quê hương vĩnh cửu. Con đường đó được chỉ đạo bằng Lời Hằng Sống đó là Lời Chúa và giáo huấn của Ngài. Ngoài Lời Chúa và giáo huấn của Ngài ra thế giới này không thể bảo đảm cho hạnh phúc thật. Thế giới chỉ có thể cho hạnh phúc nhất thời bởi chính sự vật của thế giới cũng chỉ là nhất thời nên chúng chỉ có khả năng làm điều đó.

Để giáo huấn của Đức Kitô hướng dẫn cuộc đời chúng ta học biết đón nhận tình yêu Chúa ban, đồng thời học chia sẻ tình yêu đó cho tha nhân. Chính việc đón nhận và chia sẻ tình yêu giúp ta tiến trên con đường lành thánh. Mừng kính lễ Thánh Gia Thất chúng ta mong học được các nhân đức từ gia đình Thánh Gia. Một gia đình sống trong tình yêu Chúa và chia sẻ tình yêu đó là bằng chứng cho thấy điều Chúa muốn ta thực hiện thuộc khả năng của mọi người. Gia đình thánh là gia đình sống không cho chính mình nhưng chung sống với tha nhân và trên hết mọi sự sống cho Thiên Chúa và thực hiện í Chúa trong cuộc sống hàng ngày. Bà Maria từ bỏ í riêng sống độc thân để trở thành Mẹ Thiên Chúa. Ông Giuse định từ bỏ mà Maria cách kín đáo và rồi từ bỏ í riêng đón nhận í Chúa làm cha nuôi Đấng Cứu Thế. Đức Kitô trong cuộc đời rao giảng công khai tuyên bố:

Ta không đến để làm theo í Ta nhưng theo í của Cha Ta Gn 6,38.

Một nhân đức rất quan trọng khác đó là khiêm nhường mà chúng ta cần học theo, bắt chước. Gia đình Thánh Gia nhận biết tất cả những gì chúng ta có trong tay đều không phải của riêng ta mà là của Chúa ban cho, kể cả sức khoẻ và sự sống đang có trong tay cũng đều do Chúa ban vì thế Chúa có toàn quyền xử dụng những gì thuộc về Chúa, hành xử theo í Chúa mà í Chúa chính là mang tình yêu của Ngài đến cho mọi người. Xem thế việc thực thi í Chúa không gì khác hơn là đối xử bình đẳng và yêu thương mọi người. Gia đình Thánh Gia thể hiện điều này qua việc Đức Trinh Nữ xin vâng, thánh Giuse vâng phục hướng dẫn của Thánh Thần và Đức Kitô nghiêng vai vác thập giá trên đường lên núi thánh.

Lễ Thánh Gia chúng ta cảm tạ Chúa cho cha mẹ chúng ta đã hy sinh cuộc sống riêng mình đồng thời rèn luyện đức tin của ta trong tình yêu Chúa.

Chúc Mừng Giáng Sinh an bình và Năm Mới phúc lộc đến quí vị.

Lm Vũđình Tường

TiengChuong.org
 
Luôn mớ rộng tâm hồn đón Chúa
Lm Jude Siciliano OP
19:05 26/12/2014
LỄ THÁNH GIA THẤT (B)
Sáng thế. 15: 1-6; 21:1-3; Tvịnh 104; Do Thái 11: 8, 11-12, 17-19; Luca 2: 22-40

LUÔN MỞ RỘNG TÂM HỒN ĐÓN CHÚA

Hai người bạn tôi rất vui mừng. Con gái họ vừa sinh hạ một bé gái. Họ đã dọn dẹp hành lý lái xe đi 250 dặm để thăm đứa cháu ngoại mới sinh. Họ không chờ được. Một bé sinh ra là một điều vui mừng cho cả gia đình và bạn bè. Sẽ có tiệc tùng để giới thiệu một người mới trong gia đình. Rồi có người nói ồ! người nói à!. Có ngủỏ̀i nói cách ganh tị "bạn ẳm cháu lâu rồi, giờ đến phiên tôi chủ́" "Đây bạn bế cháu đi".

Câu chuyện này không thay đổi mấy trong lịch sử loài ngủỏ̀i. Rồi chúng ta đem em bé đến chịu phép rủ̉a tội. Thánh Luca viết là Giuse và Maria, cặp vọ̉ chồng Do Thái đạo đủ́c vỏ́i bé trai đầu lòng đến Đền Thỏ̀ theo truyền thống để dâng con và nộp lễ vật. Đôi vọ̉ chồng nghèo và lễ vật của họ không phải là bò đực, dê hay củ̀u nhủng là hai chim bồ câu. Hôm đó trong Đền Thỏ̀ cũng có nhiều ngủỏ̀i đến thỏ̀ phủọ̉ng. Trong nhiều lỏ̀i cầu kinh họ cầu xin cho đủọ̉c Đấng Mesia để củ́u thoát họ khỏi ách đô hộ ngủỏ̀i Lamã. Chẳng phải các ngôn sủ́ đã hứa vỏ́i họ nhủ vậy sao? Họ cần một Vị lãnh đạo để củ́u họ khỏi ách bạo tàn của Đế quốc Lamã, và hy vọng vào Thiên Chúa của tổ tiên họ hay sao?

Nhủ̃ng ngủỏ̀i vào Đền Thỏ̀ cầu nguyện chắc nhỏ́ lại lỏ̀i Thiên Chúa hủ́a cho ông Abraham và bà Sarah. Khi Thiên Chúa hiện ra vỏ́i ông Abram (sau này là Abraham) Thiên Chúa chấp nhận lỏ̀i tạ ỏn của ông ta về nhủ̃ng tài sản Thiên Chúa đã ban cho ông ta. Nhủng có một điều phải chú ý là nhủ̃ng tài sản Thiên Chúa ban cho ông ta là vật tạm thỏ̀i vì ông ta không có con. Ông ta không có ngủỏ̀i thủ̀a hủỏ̉ng, và gia đình không có tủỏng lai. Rồi Thiên Chúa hủ́a vỏ́i ông Abram là con cháu ông ta sẽ nhiều nhủ sao trên trỏ̀i đêm.

Câu chuyện giủ̃a Thiên Chúa và ông Abraham không có tiếng gì vang dội. Không có bụi cây cháy. không có sấm sét khi Thiên Chúa nói. Chỉ là một câu chuyện giủ̃a hai ngủỏ̀i bạn nói vỏ́i nhau khi uống càfê. Dù vậy, tuy không có pháo nổ, và ông Abraham và bà Sarah đã cao niên, ông Abraham chấp nhận lỏ̀i Thiên Chúa hủ́a vỏ́i ông ta. Ông ta tin tủỏ̉ng lỏ̀i Thiên Chúa và nhỏ̀ đó "đủ́c tin ông ta đủọ̉c xem là một hành vi công chính". Đủ́c tin ông ta đặt ông ta vào liên hệ đúng vỏ́i Thiên Chúa.

Phần thứ hai của câu chuyện chứng tỏ đức tin ông Abraham có hiệu quả, và bà Sarah sinh hạ một người con trai. Người con này là dấu hiệu lời Thiên Chúa hứa với ông Abraham là ông sẽ có cháu đông đảo như sao trên trời. Suốt lịch sử, các cặp vợ chồng do thái ngoan đạo mong đợi niềm hy vọng của họ sẽ được ứng nghiệm. Họ, cũng như ông Abraham, tin vào Đấng đã hứa. Ngày lễ hôm nay mừng Thiên Chúa trung thành và lời hứa được ứng nghiệm. Nhưng có điều ngạc nhiên trong sự ứng nghiệm đó. Đấng ứng nghiệm lời hứa, người đầu tiên của biết bao con cái của Thiên Chúa được đưa vào Đền Thờ với cha mẹ nghèo, và hầu như không ai để ý đến.

Một cặp vợ chồng Do Thái ngoan đạo đem con dâng cho Thiên Chúa. Ai mà đoán được đây là Đấng mà mọi người trông đợi phải không? Điều đó thật dễ dàng để không ai để ý đến. Nơi đó, bao tiếng động ở giữa các thầy cả dâng súc vật tế lễ, các người Pharisêu đang dạy trẻ con, tiếng kêu la của súc vật đang sợ sệt thêm tiếng đổi tiền vang dội. Nếu có ai làm người ta để ý trong Đền Thờ ngày hôm đó thì chính là các thầy cả và các người giàu có ăn mặc sang trọng đứng hàng đầu. Một em bé với cha mẹ nghèo thật không đáng cho người ta không để ý đến.

Không phải ai cũng không để ý đến em bé đó. Có một ông lão Simeon và bà Anna, người phụ nữ cao niên chăm sóc công việc trong Đền Thờ, không bỏ qua điều của Thiên Chúa, vì họ tin Thiên Chúa không bỏ qua họ. Thật đó là một nhóm người khó mà để ý đến: đúa bé và cha mẹ nghèo đạo đức cầu nguyện.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: trẻ con và ngủỏ̀i cao niên là hai thái cụ̉c của đỏ̀i sống, và là hai nhóm ngủỏ̀i dễ bị lọ̉i dụng và bị bỏ quên. Ngài lại còn nói thêm: một xã hội bỏ quên trẻ con hay bỏ qua các phần tử cao niên chứng tỏ xã hội đó bị thất bại. Ngài không chỉ nói về các quốc gia nghèo nhất, Ngài cũng không nói đến 14 triệu trẻ con trong quóc gia này ban đêm đi ngủ với bụng đói. Ngài không nói đến 3.8 triệu người Hoa Kỳ cao niên không đủ tiền lo cho sức khoẻ họ và không có nơi cư ngụ trong lúc thời tiết đông giá. Phần đông người cao niên thuộc về phái nữ. Họ đã lãnh lương thấp khi họ đi làm, vì lương phái nữ thấp hơn lương nam giới. Hầu như một trong năm người sống một mình, hay goá phụ, hay đã ly dị trên 65 tuổi là những người nghèo.

Thánh Kinh nói nhiều về những người bé mọn nhất trong xã hội là những người Thiên Chúa lo lằng dến và kêu gọi chúng ta nên để ý đến họ. Hai người cao niên trong phúc âm hôm nay làm chúng ta chú ý đến là ông Simeon và bà Anna, một ngôn sứ. Hai người đó nhận thấy Thiên Chúa đang làm gì, và họ nói lớn tiếng lên về điều đó.

Chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa qua phép rửa tội, và Thiên Chúa ngự trong chúng ta. Khi Thiên Chúa đột nhiên đến trong tâm hồn chúng ta, liệu chúng ta có nhận ra Ngài hay không? Liệu chúng ta có dành chỗ để đón Ngài hay không? Liệu chúng ta sẽ thay đổi cho Ngài hay không? Ai sẽ giúp chúng ta nhìn nhận ra việc Thiên Chúa đến một cách bất ngờ trong đời sống chúng ta vậy? Xét theo phúc âm hôm nay, những người cao niên ngoan đạo và trung thành có thể giúp chúng ta.

Hôm nay thật là một ngày tốt đẹp để mừng các vị cao niên trong đời sống chúng ta đã giúp chúng ta nhận biết Chúa Kitô. Họ là những người canh thức sau nhiều năm trung thành phục vụ. Họ đã chú trọng giúp chúng ta mở mắt nhìn. Họ là những người khôn ngoan trong gia đình và bạn bè của chúng ta. Họ là cha mẹ, ông bà , chú bác , cô dì và những người bạn bè quen thuộc cao niên.

Trong các xứ đạo, họ giúp dạy trẻ con chịu các phép bí tích. Họ tổ chức và đem thức ăn cho người ốm đau. Họ đem Minh Thánh Chúa cho những người không ra khỏi nhà được. Họ chăm sóc các cháu và dạy chúng cầu nguyện. Họ ở trong đền thờ, nhà thờ và nhà nguyện trong xứ đạo. Họ đem hoa và dọn bàn thờ trước và sau thánh lễ. Họ trả lời điện thoại trong văn phòng nhà xứ. Họ đếm tiền dâng cúng mỗi sáng thứ hai.Họ là những người chia buồn, sắp đặt chương trình người đọc sách, người cho rước Mình và Máu Thánh Chúa và còn bao nhiêu việc khác nữa.

Chúng ta không muốn bỏ qua việc Thiên Chúa đến một cách im lặng trong đời sống chúng ta. Trong Thánh Lễ hôm nay chúng ta cảm tạ những người cao niên như ông Simeon và bà Anna đã giúp chúng ta mở mắt và lắng tai để nhìn nhận ánh sáng Chúa Kitô đến trong đền thờ chúng ta.

Chuyến ngữ: FX. Trọng Yên, OP



FEAST OF THE HOLY FAMILY (B)
Gen. 15: 1-6; 21:1-3; Psalm 105; Hebrews 11: 8, 11-12, 17-19; Luke 2: 22-40


Some of my friends are all excited. Their daughter just gave birth to their first grandchild. They are already packing for the 250 mile car trip to see this newest member of their family. They can’t wait! The birth of a child is a big deal in families and among friends. There are parties to present the newest member. Lots of "oohs" and "aahs." There is also loving competition, "You’ve had him long enough, now it’s my turn." "Here, let me hold her!"

Things haven’t changed much in human history. While we might bring a child to be baptized, Luke tells us that, for Joseph and Mary, a devout Jewish couple with their first son, there was a presentation ritual at the Temple and a sacrifice to be made. The couple was poor and their offering was not a bull, lamb or goat, but the gift of the poor, two doves. There would be other worshipers in the Temple that day. They would have included in their prayers their longing for the Messiah to come and free them. Hadn’t the prophets promised that? Didn’t they need someone to rescue them from Roman oppression and keep hope alive in the God of their ancestors?

Those worshipers would have recalled the promise God made to Abraham and Sarah. When God appeared to Abram (later Abraham) he acknowledges his gratitude for the gifts God had given him. But there was a caveat. Those gifts would have only been temporary since the couple was childless. There would be no heirs, no future for the family. Then God makes a promise to Abram that his heirs would be as numerous as the stars in the night sky.

The exchange between God and Abraham is certainly low key. There is no burning bush; no lightning or thunder when God speaks. It is like a conversation two friends might have over coffee. Nevertheless, even though there are no fireworks and Abram and Sarah are advanced in age, Abram accepts the promise God made to him. He trusts God’s word and his faith in God is "credited to him as an act of righteousness." His faith puts him in right relationship with God.

The second part of the story confirms that Abram’s faith bore fruit, the couple have a son. This son will be a sign of God’s promise to the couple that their descendants would be as numerous as the stars. Throughout their history faithful Jews waited for their hope in God to be fulfilled. Like Abraham, they trusted in the one who made a promise. Today’s feast celebrates God’s faithfulness and the fulfillment of God’s promise. Abraham’s descendants would be as numerous as the stars, just as God promised. But there is a surprise in the fulfillment. The one who would fulfill this promise, the first of God’s many children, enters the Temple with his poor parents and is barely noticed.

A devout Jewish couple present their child to God. Who could have guessed that this was the one that people had longed for? How easily he could have been missed. He almost was – amid the priests offering animal sacrifices, the Pharisees teaching the children, the din of the terrified animals and the money changers. If anyone drew attention in the Temple that day they would have been the distinguished priests and the wealthy, who were well-dressed and up front. How easily the child, along with his poor parents, could have been missed.

Except he wasn’t missed by everyone. There were the elderly Simeon and Anna, the aged sentinels who wouldn’t give up on God, because they believed God would never give up on them. What an inconspicuous group they were: the parents, the child and two elderly, prayerful people.

Pope Francis has said that children and the elderly represent two poles of life and are the most vulnerable and most often forgotten groups. He also said a society that abandons children, or marginalizes its elderly members shows the failure of that society. He wasn’t just talking about the poorest nations, not with 14 million children in this country going to bed hungry. Not with 3.8 million senior Americans living below the poverty line who are further affected by unexpected health care costs and the need for shelter in harsh weather. Most of the elderly poor are women, who have received low wages because of wage discrimination. Nearly one in five single, widowed or divorced women over 65 is poor.

It’s a biblical theme: the least in society are the ones God is most concerned about and calls us to be attentive to. The two elderly in today’s gospel focus our attention – Simeon the vigilant and Anna, the prophet. They recognize what God is doing and speak out openly about it.

Because of our baptism we are the temples God visits and where God dwells. When the Lord comes suddenly to our temple will we recognize him? Will we make room for him? Will we change for him? Who can help us discover the surprising emergence of God into our lives? Judging from today’s gospel, devout and faithful seniors can help.

It’s a good day to celebrate the seniors in our lives who have helped us come to know Christ. They are the sentinels who, through years of faithful service, have kept their focus and helped open our eyes. They are the wisdom figures in our family and among our friends – parents and grandparents, uncles and aunts, and senior friends and acquaintances.

In parishes they teach classes and prepare children for the sacraments; they organize and deliver food to the sick; they bring communion to shut-ins; care for grandchildren and teach them their prayers. They are in our temples – parish churches and chapels. They bring flowers and prepare the altar for Mass; answer the phones in the parish office; count the collection on Monday mornings; are members of the bereavement committee; make up the Lector and Eucharistic ministers’ assignment sheets and much, much more.

We don’t want to miss God’s subtle entrance into our lives. We are thankful at this Eucharist for the Annas and Simeons who have helped us keep our eyes and ears open to recognize when the light of Christ has come into our temple.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hãy cầu nguyện cho những ai bị bách hại vì đức tin Kitô giáo
Bùi Hữu Thư
09:23 26/12/2014
Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong một điện thư tweet và kinh Truyền Tin

Rome, 26 tháng 12, 2014 (Zenit.org)

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi trong một tweet ngày 26/12 trên @Pontifex_fr: "Ngày hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những người đang bị bách hại vì đức tin Kitô giáo. "

Đức Thánh Cha cũng nhắc lại lời mời gọi này trong lời nguyện cầu cho các Kitô hữu bị bách hại và thảm sát vì đã trung thành với Chúa Kitô trước Kinh Truyền Tin ngày 26/12, ngày Lễ Thánh Stêphanô. Ngài nói: "Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta đặc biệt cầu nguyện cho những ai đang bị kỳ thị, bách hại và bị giết vì lý do đã làm chứng tá cho Đức Kitô. Tôi muốn nói với mỗi người trong họ: nếu các bạn vác thánh giá này với tình yêu, các bạn đã bước vào mầu nhiệm Giáng Sinh, các bạn đã đang ở trong trái tim Chúa Kitô và Giáo Hội."

Đức Thánh Cha đã kêu gọi việc tôn trọng tự do tôn giáo trên toàn cầu: "Chúng ta cũng cầu xin cho những hy sinh của các vị tử đạo thời nay (có biết bao nhiêu người) có thể tăng gia trong khắp các miền trên thế giới sự gắn bó trong việc công nhận và bảo đảm cách cụ thể tự do tôn giáo, một nhân quyền không thể vi phạm của tất cả mọi người."

Những chiều kích xưa kia không thể tưởng tượng được

Đức Thánh Cha nhắc đến các sự đàn áp trong lá thư được gửi đi ngày thứ ba 23/12/2014 cho các tín hữu miền Trung Đông.

Đức Thánh Cha kể lại những gì thật khủng khiếp đã xẩy ra cho các Kitô hữu miền Trung Đông: "Những đau khổ và khó khăn trong quá khứ tiếc thay đã không thiếu gì, ngay cả gần đây tại Trung Đông. Trong những tháng vừa qua lại còn tệ hại hơn vì các tranh chấp đang dầy xéo lên miền này, và trên hết là những họat động gần đây của tổ chức khủng bố, với những chiều kích xưa kia không thể tưởng tượng ra được, với đủ mọi hình thức lạm dụng và hành động không xứng đáng làm con người, khi họ đặc biệt tấn công một số các bạn đã bị xua đuổi cách bạo tàn ra khỏi chính đất đai của các bạn, nơi các Kitô hữu đã hiện diện ngay từ thời kỳ các tông đồ."

Ngài đặc biệt nói với giới trẻ: "Tôi cầu nguyện cho đức tin của các bạn, cho sự tăng trưởng về đức tin, về sự trưởng thành trong tình nhân lọai và Kitô giáo, và cho những dự án tốt hơn của các bạn sẽ được thực hiện. Và tôi nhắc lại: "Xin đừng bao giờ sợ hãi hay xấu hổ vì mình là Kitô hữu. Mối tương quan của các bạn với Chúa Giêsu sẽ làm cho các bạn sẵn sàng cộng tác không nề hà gì với các đồng bào của các bạn, bất kể hình thức bên ngoài về tôn giáo của họ."

Quyền năng Chúa Kitô

Đức Thánh Cha cũng đã điện thọai trực tiếp cho các Kitô hữu người Iraq đang tị nạn tại Kurdistan, trước Thánh Lễ vọng Giáng Sinh.

Trong thông điệp Giáng Sinh, nhài nhắc đến tất cả những quốc gia nơi các Kitô hữu cũng là nạn nhân của bạo tàn, ngài cầu xin "quyền năng của Chúa Kitô, là quyền năng giải phóng và phục vụ, sẽ được thể hiện."

Ngài kêu gọi trách nhiệm của những người có quyền quyết định: "Tôi yêu cầu tất cả quý vị có trách nhiệm về chính trị hãy cùng nhau đối thoại để vượt thắng những chống đối và xây dựng một cuộc sống chung huynh đệ lâu bền."

Sự thờ ơ tương đối

Trong Evangelii Gaudium, Đức Thánh Cha nhắc đến việc Phúc Âm hóa đang phải đối phó với các thách đố của thời đại chúng ta, chẳng hạn những sự bách hại: "Chúng ta cũng phải truyền giáo trong khi chúng ta tìm cách chống lại những thách đố khác nhau. Đôi khi, điều này xẩy ra trong những cuộc tấn công thật sự đối với tự do tôn giáo, hay trong những hoàn cảnh mới về sự đán áp các Kitô hữu tại vài quốc gia đã đạt tới mức độ nguy kịch về sự thù hận và bạo tàn " (EG 61).

Nhưng Đức Thánh Cha cũng lưu ý về nguy cơ của "sự thờ ơ tương đối ": "Trong nhiều lãnh vực, lại có một sự thờ ơ tương đối lan tràn, nối kết với sự lừa đảo và sự khủng hoảng của các ý thức hệ đã xuất hiện như một phản ứng đối với tất cả những gì có vẻ chuyên chế. Việc này không những chỉ gây nên sự kỳ thị đối với Giáo Hội, mà cả đến đời sống xã hội nói chung. Chúng ta ghi nhận đang có một nền văn hóa, trong đó mỗi người đều muốn là nhân vật gánh vác chính chân lý của mình, và làm cho các công dân gặp khó khăn không muốn tham gia vào một dự án chung vượt trên mọi ích lợi và ý muốn cá nhân " (EG61).
 
Đức Thánh Cha chủ sự kinh Truyền Tin lễ thánh Stephano
Lm. Trần Đức Anh OP
10:04 26/12/2014
VATICAN. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin lễ thánh Stephano tử đạo trưa ngày 26-12-2014, ĐTC mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho tự do tôn giáo được củng cố ở mọi nơi trên thế giới nhờ sự hy sinh của các vị tử đạo ngày nay.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, với sự tham dự của 20 ngàn người, ĐTC nhận xét rằng qua sự tử đạo, thánh Stephano tôn vinh cuộc giáng lâm của Vua các vua trong trần thế, dâng hiến Chúa chính mạng sống của mình, và chỉ cho chúng ta cách sống trọn vẹn mầu nhiệm Giáng Sinh.

ĐTC nhắc đến sự kiện trong bài Phúc Âm ngày lễ hôm nay có câu Chúa nói: ”Các con sẽ bị mọi người ghét bỏ vì danh Thầy. Nhưng ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu thoát” (Mt 10,22). Những lời này của Chúa không làm xáo trộn việc cử hành lễ Giáng Sinh, nhưng thanh tẩy việc cử hành lễ này khỏi những lớp bọc đường giả tạo không thuộc về ngày lễ. Lời Chúa giúp chúng ta hiểu rằng trong những thử thách chấp nhận vì đức tin, bạo lực bị tình yêu đánh bại, sự sống chiến thắng sự chết.”

ĐTC giải thích rằng ”Để thực sự đón nhận Chúa Giêsu trong cuộc sống của mình và kéo dài niềm vui đêm Giáng Sinh, con đường phải theo chính là con đường mà Phúc Âm hôm nay chỉ dẫn, đó là làm chứng cho Chúa Giêsu trong sự khiêm tốn, trong việc phục vụ âm thần, không sợ đi ngược dòng và trả giá bằng chính mạng sống mình. Tuy không phải mọi người đều được kêu gọi đổ máu như thánh Stephano, nhưng mỗi Kitô hữu đều được kêu gọi sống phù hợp với đức tin mình tuyên xưng trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Theo Tin Mừng chắc chắn là con đường khó khăn, nhưng ai trung thành và can đảm bước theo con đường ấy, thì được hồng ân Chúa đã hứa cho những người nam nữ thiện chí”.

ĐTC mời gọi các tín hữu đặc biệt cầu nguyện cho những người đang bị kỳ thị, bị bách hại và bị giết vì làm chứng cho Chúa Kitô: ”Tôi muốn nói với mỗi người trong số họ: nếu anh chị em vác thập giá này với lòng yêu mến, thì anh chị em sẽ được bước vào mầu nhiệm Giáng Sinh, anh chị em ở trong con tim của Chúa Kitô và Giáo Hội.. Ngoài ra chúng ta cũng hãy cầu nguyện để nhờ sự hy sinh của các vị tử đạo ngày nay, các vị rất đông đảo, khắp nơi trên thế giới có sự gia tăng nỗ lực nhìn nhận và bảo đảm tự do tôn giáo một cách cụ thể, đây là một quyền bất khả nhượng của mỗi người”.

Sau phép lành, ĐTC đã chào thăm và cầu chúc an bình cho các gia đình, các cộng đoàn giáo xứ và dòng tu, các phong trào và hội đoàn. Ngài cũng nói:

”Trong những tuần qua, tôi đã nhận được rầt nhiều thư chúc mừng từ Roma, Italia, va các nơi khác trên thế giới. Vì không thể trả lời cho mỗi người, hôm nay tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành với tất cả, nhất là vì những lời cầu nguyện cho tôi. Tôi thành tâm cám ơn và xin Chúa quảng đại trả công cho anh chị em”. (SD 26-12-2014)
 
Buổi đọc sứ điệp Giáng Sinh và ban Phép lành toàn xá cho thành Roma và toàn thế giới
Linh Tiến Khải
12:49 26/12/2014
Lúc 12 giờ trưa hôm qua Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi đọc sứ điệp Giáng Sinh và ban Phép lành toàn xá Urbi et Orbi cho thành Roma và toàn thế giới. Đã có khoảng 100.000 tín hữu và du khách hành hương hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô và quảng trường Pio XII.

Lúc 11 giờ 30 ban quân nhạc và đại diện các binh chủng Italia cũng như đội cận vệ Thụy Sĩ đã tiến vào quảng trường và dàn hàng chào danh dự trên thềm Đền Thờ Thánh Phêrô. Đúng 12 giở trưa Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện trên bao lơn chính giữa Đền Thờ. Ngài giơ tay chào mọi người, trong khi ban quân nhạc cử hành quốc thiều Vaticăng và quốc thiều Italia.

Mở đầu sứ điệp, Đức Thánh Cha nói: “Anh chị em thân mến, xin chúc anh chị em lễ Giáng Sinh tốt lành. Chúa Giêsu Con Thiên Chúa Đấng Cứu Thế đã được sinh ra cho chúng ta. Người đã sinh ra tại Bếtlêhem bởi một trinh nữ, và thực hiện các lời tiên tri xưa kia. Trinh nữ ấy tên là Maria, chồng bà là Giuse.

Các vị là những người khiêm tốn, tràn đầy niềm hy vọng nơi lòng lành của Thiên Chúa, tiếp đón Chúa Giêsu và nhận ra Người. Như thế, Chúa Thánh Thần đã soi sáng cho các mục đồng làng Bếtlêhem, họ chạy đến hang đá và thờ lậy Con Trẻ. Thế rồi Thần Khí đã hướng dẫn hai cụ già Simeon và Anna trong Đền Thờ Giêrusalem và các vị đã nhận ra nơi Đức Giêsu Đấng Cứu Thế : Ông Simeon kêu lên ; « Mắt con đã trông thấy ơn cứu dộ của Chúa, ơn cứu độ đã được dọn sẵn trước mọi dân tộc » (Lc 2,30). Đức Thánh Cha khẳng định như sau :

Phải, thưa anh chị em, Chúa Giêsu là ơn cứu rỗi cho từng người và từng dân tộc! Với Người là Đấng Cứu Thế, tôi xin Người nhìn các anh chị em Irak và Siria từ quá lâu đang đau khổ vì hậu qủa của cuộc xung đột vẫn tiếp diễn, và cùng với các thành phần khác và các nhóm chủng tộc và tôn giáo khác họ phải chịu một cuộc bách hại tàn bạo. Ước gì lễ Giáng Sinh đem lại cho họ niềm hy vọng cũng như cho nhiều người tản cư, tỵ nạn, các trẻ em, người lớn, người già của Vùng này và trên toàn thế giới ; biến đổi sự thờ ơ thành sự gần gũi và sự khước từ thành tiếp đón, để cho những người đang ở trong thử thách có thể nhận được các trợ giúp nhân đạo cần thiết hầu sống qua mùa đông giá lạnh này, trở về quê hương của họ và sống xứng đáng. Ước chi Chúa mở các con tim ra cho sự tin tưởng và trao ban hòa bình của Người cho toàn vùng Trung Đông, bắt đầu từ Vùng Đất được chúc phúc bởi sự sinh ra của Người, bằng cách nâng đỡ các cố gắng của những người thực sự dấn thân cho cuộc đối thoại giữa người Israel và người Palestin.

Lậy Chúa Giêsu Cứu Thế, xin nhìn đến những người dau khổ bên Ucraina và cho vùng đất thân yêu này thắng vượt được các căng thẳng, chiến thắng thù hận, bạo lực và bắt đầu một con đường mới của tình huynh đệ và hòa giải.

Lậy Chúa Kitô Cứu Thế, xin hãy ban hòa bình cho Nigeria, nơi lại có máu khác bị đổ ra và có qúa nhiều người bị giật mất các yêu thương và bị giữ làm con tin hay bị tàn sát.

Tôi cũng khẩn nài hòa bình cho Libia, Nam Sudan, Cộng hòa Trung phi và nhiều vùng khác của Cộng hòa dân chủ Congo. Và tôi cũng xin các giới chức có trách nhiệm chinh trị dấn thân qua dối thoai để thắng vượt các xung khắc và xây dựng một cuộc sống chung huynh đệ lâu bền.

Nghĩ tới các trẻ em Đức Thánh Cha nói:
Xin Chúa Giêsu cứu quá nhiều trẻ em nạn nhân của bạo lực, bị biến thành đối tượng của thương mại và nạn buôn người, hay bị bó buộc trở thành chiến binh. Xin Người an ủi các gia đình các trẻ em bị giết bên Pakistan tuần vừa qua. Xin Người gần gũi những kẻ khổ đau vì bệnh tật, đặc biệt các nạn nhân của nạn dịch Ebola, nhất là bên Liberia, Sierra Leone và Guinea. Trong khi tôi chân thành cám ơn tất cả những ai đang can đảm trợ giúp các bệnh nhân và gia đình họ, tôi xin tái mời gọi bảo đảm sự trợ giúp và các liệu pháp cần thiết.

Chúa Giêsu Hài Đồng. Tôi nghĩ đến tất cả các trẻ em ngày nay bị giết và bị đối xử tàn tệ, các trẻ em trước khi chào đời, bị thiếu vắng tình yêu thương quảng đại của cha mẹ và bị chôn vừi trong ích kỷ của một nền văn hóa không yêu thương sự sống ; cũng như các trẻ em di tản vì chiến tranh và bách hại, bị lam dụng khai thác bóc lột trước mắt chúng ta và sự thinh lặng đồng lõa của chúng ta ; các trẻ em bị tàn sát dưới các trận bỏ bom, cả nơi Con Thiên Chúa đã sinh ra. Cả ngày nay nữa sự thinh lặng bất lực của các em kêu than dưới lưỡi gươm của biết bao nhiêu Hêrốt. Trên máu của các em ngày nay đóng trại bóng dáng của các Hêrốt thời đại. Thật thế, có biết bao nhiều nước mắt trong lễ Giáng Sinh này cùng với nước mắt của Chúa Giêsu Hài Đồng !

Anh chị em thân mến, hôm nay xin Chúa Thánh Thần soi sáng con tim chúng ta, để chúng ta có thể nhận biết nơi Hài Nhi Giêsu, sinh ra tại Bếtlehem bởi Đức Trinh Nữ Maria, ơn cứu độ Thiên Chúa ban cho từng người trong chúng ta, cho mọi người và tất cả mọi dân tộc trên trái đất. Xin quyền năng của Chúa Kitô, là sự giải thoát và phục vu, được cảm thấy trong các con tim đau khổ vì chiến tranh, bách hại và nô lệ. Ước chi sự hiền dịu của Người, quyền năng thiên linh của Ngưòi lấy đi sự cứng cỏi nơi con tim của biết bao nhiêu người nam nữ đắm chìm trong tinh thần thế tục và sự thờ ơ, trong sự toàn cầu hóa của thờ ơ. Ước chi sức mạnh cứu rrỗi của Người biến đổi khí giới thành cầy quốc, sự tàn phá thành óc sáng tạo, thù hận thành tình yêu và sự dịu hiền. Như vậy chúng ta sẽ có thể vui mừng nói rằng : « Mắt chúng con đã trông thấy ơn cứu độ của Chúa ». Với các tư tưỏng này xin chúc tất cả mọi nguời lễ Giáng Sinh tốt lành.

Hai vị Hồng Y đứng hai bên Đức Thánh Cha là Đức Hồng Y Franc Rodé Nguyên Tổng trưởng Bộ các Dòng tu và Hiệp hội tông đồ, và Đức Hồng Y Ludwig Mueller, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin.

Đức Hồng Y Franc Rodé Phó đẳng Phó Tế thay thế Đức Hồng trưởng đẳng Phó Tế Renato Martino vắng mặt, tuyên bố chủ ý Đức Thánh Cha ban Phép lành toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô cũng như các anh chị em tín hữu trên toàn thế giới theo dõi qua các đài phát thanh truyền hình, miễn là họ giữ các quy tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.

Đức Thánh Cha đã đọc lời kinh xá giải và công thức ban phép lành toàn xá cho thành Roma và toàn thế giới.

- Xin các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô là những vị mà chúng tội dựa vào quyền bính và uy thế cầu khẩn cho chúng ta trước Thiên Chúa. Amen.

- Nhờ lời cầu nguyện và công nghiệp của Đức Trinh Nữ Maria, của Tổng lãnh thiên thần Micae, của thánh Gioan Baotixita, của các thánh tông đồ Phêrô Phaolô cùng toàn thể các Thánh, xin Thiên Chúa toàn năng thương xót anh chị em và xin Chúa Kitô tha tội cho anh chị em cùng dẫn đưa anh chị em về cõi trường sinh. Amen.

- Xin Thiên Chúa toàn năng lân tuất ban ân xá, tha thứ tất cả mọi tội lỗi của anh chị em, cho anh chị em được hưởng thời gian để làm việc đền tội thành tâm và có công hiệu, một tấm lòng thống hối và hoán cải đời sống, được ơn thánh và sự an ủi của Chúa Thánh Thần, cùng được sự kiên trì làm việc thiện cho đến cùng. Amen.

Và tiếp theo là Phép lành của Đức Thánh Cha.
 
Dòng Tên ở Zimbabwe và Mozambique hợp nhất thành một tỉnh dòng
Lã Thụ Nhân
16:21 26/12/2014
Cha Nicholas Adolf, Bề trên Tổng quyền Dòng Tên mới đây đã ký một quyết định hợp nhất tỉnh dòng Zimbabwe với Miền Mozambique thành Tỉnh dòng Zimbabwe-Mozambique.

Việc hợp nhất dòng Tên ở hai nước này có hiệu lực tức thì. Người dân Zimbabwe và Mozambique gần giống nhau về văn hoá và có mối quan hệ chính trị gắn chặt với nhau. Trong cuộc chiến tranh vũ trang giành độc lập của Mozambique và sau đó là cuộc nội chiến trong những năm 1990 do tổ chức Renamo lãnh đạo, nhiều người dân Mozambic đã tìm nơi ẩn náu ở Zimbabwe.

Giải thích chi tiết việc thành lập tỉnh dòng Zimbabwe-Mozambique, Cha Chiedza Chimhanda, Bề trên Tỉnh dòng cho biết "Quyết định được thực hiện để Dòng Tên trong khu vực này có thể phục vụ bao quát hơn và làm việc mục vụ tông đồ tốt hơn ở Mozambique và Zimbabwe... Nhiều việc đang được lên kế hoạch, cầu nguyện và suy tư về cơ cấu của Dòng Tên trên khắp thế giới".

Zimbabwe ban đầu là một Miền và trở thành Tỉnh dòng vào năm 1978. Trong khi Mozambique là một miền phụ thuộc vào Tỉnh dòng Bồ Đào Nha. Quyết định mới này trong thực tế sẽ đặt tất cả các linh mục dòng Tên ở Zimbabwe và Mozambique dưới sự cai quản chung.

Các tu sĩ Dòng Tên tại Mozambique phục vụ trong 5 giáo xứ nông thôn, 3 giáo xứ thành thị, trong các trường học và trường Đại học Công Giáo ở đất nước này.
 
Trong thông điệp Giáng Sinh, Toà Thượng phụ Giêrusalem chỉ trích mọi hình thức bạo lực
Lã Thụ Nhân
16:24 26/12/2014
Kết thúc một năm với sự chứng kiến chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Thánh Địa, cuộc chiến ở Gaza và bạo lực lại tiếp diễn ở Giêrusalem, thông điệp Giáng Sinh của Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latin Fouad Twal lên án tất cả các hình thức bạo lực. Đức Thượng Phụ phải đến Amman đột xuất hôm 18 tháng 12, cho nên thông điệp của ngài đã được Đức Giám Mục phụ tá William Shomali công bố.

Thông điệp viết: "Chúng tôi lên án cuộc chiến Gaza và lấy làm tiếc về hậu quả nghiêm trọng của nó, giết chóc và phá hoại, đồng thời chúng tôi lên án mọi hình thức bạo lực và trả đũa người vô tội như việc giết hại những người cầu nguyện trong một giáo đường Do Thái và các cuộc tấn công vào các thánh đường Hồi giáo. Thật không may, Thành thánh Giêrusalem yêu dấu của chúng ta đã chảy máu và nước mắt. Chúng tôi không muốn bất kỳ loại đối kháng tôn giáo nào xảy ra tại Thành thánh vốn được gọi là thành phố của hòa bình và chung sống liên tôn". Đức Thượng Phụ yêu cầu các vị lãnh đạo Israel và Palestine phải "tìm kiếm và tạo điều kiện cho một giải pháp" và cộng đồng quốc tế cũng phải có trách nhiệm giúp hai bên giải quyết vấn đề.
 
Đức Thượng phụ Twal thăm Gaza: ''ngày nay nhiều trẻ em tị nạn xem việc sống trong hang đá là điều xa hoa''
Lã Thụ Nhân
17:03 26/12/2014
Năm nay 700 Kitô hữu ở Gaza đã được Israel cho phép đến Bêlem và mừng Đại lễ Giáng sinh ở nơi Chúa Giêsu sinh ra đời. Nhưng không nhiều người thực sự sẽ đến được các thành phố Bờ Tây, do những khó khăn hàng ngày mà các Kitô hữu ở Gaza phải gánh chịu khi kết thúc một năm được đánh dấu bởi sự can thiệp quân sự của Israel ở Dải Gaza làm hàng ngàn người tử vong. Điều này đã được Đức Thượng phụ Fouad Twal nghi lễ Latin của Giêrusalem đề cập đến trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Công Giáo Fides. Ngài cũng đã có chuyến thăm mục vụ đến Gaza hôm 21/12 và cử hành Thánh lễ tại giáo xứ duy nhất ở đây là giáo xứ Thánh Gia.

Đức Thượng phụ nói: "Tôi đã thấy được Giáo Hội của chúng ta hiệp nhất và các tín hữu đang sống trong sự hiệp thông mạnh mẽ với các Kitô hữu Chính thống giáo. Có một nhóm nhỏ các tín hữu phải chịu những hoàn cảnh khó khăn và đau đớn, họ đặt niềm hy vọng vào Chúa Giêsu. Đây là hình ảnh đích thực của lễ Giáng Sinh".

Bắt đầu bằng những gì ngài chứng kiến ở Gaza, Đức Thượng phụ Twal mở rộng tầm nhìn của ngài đến những thử thách mà người dân trên khắp Trung Đông đã phải trải qua: "Chúng tôi đã luôn xúc động khi đọc các Phúc Âm về trình thuật Mẹ Maria và Thánh Giuse không tìm được chỗ trọ, và Hài nhi Giêsu được sinh ra trong hang đá. Ngày nay, trong số hàng triệu người tị nạn, có rất nhiều trẻ em khao khát được ngủ trong hang như hang đá mà Đấng Cứu Thế được sinh ra. Đối với chúng đó là điều xa hoa".
 
Giáng sinh là dịp để liên đới với các nạn nhân của vụ thảm sát ở Peshawar
Lã Thụ Nhân
17:03 26/12/2014
Đối với các Kitô hữu ở Pakistan, Giáng sinh năm 2014 được ghi dấu bằng những lời cầu nguyện và những khoảnh khắc của tình liên đới với các nạn nhân của vụ thảm sát ở Peshawar, nơi Taliban đã sát hại 149 người trong đó có 132 trẻ em trong một ngôi trường do quân đội quản lý. Nhiều nhà thờ đã đặt lên bàn thờ hình ảnh của các nạn nhân và thắp sáng những ngọn nến.

Đức Tổng Giám Mục Joseph Coutts, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pakistan, đã đưa ra lời mời gọi các cộng đoàn Kitô giáo suy tư về thông điệp của niềm hy vọng và bình an mà Lễ Giáng sinh mang lại.

Trong một bức thư gửi đến hãng thông tấn xã Công Giáo Fides, Peter Jacob, một nhà hoạt động Công Giáo về nhân quyền, cho biết 11 giáo xứ và một số nhà thờ ở thành phố Lahore đã quyết định hủy bỏ hoặc hoãn lại một số chương trình và hoạt động đã được lên kế hoạch để mừng Giáng sinh cho đến sau ngày 01 tháng Giêng.

Theo thầy phó tế Shahid Mehraj của Nhà thờ chính tòa Lahore, "người ta đau đớn và âu lo" về những gì được xem là "một cuộc tấn công vào tương lai của Pakistan". Thầy nói thêm Lễ Giáng Sinh, "chúng tôi sẽ dành một buổi thắp nến đặc biệt cầu nguyện cho những người thiệt mạng trong cuộc tấn công vừa qua". Thầy chỉ ra những điểm tương đồng của biến cố Giáng Sinh với bối cảnh Pakistan ngày nay: "Giáng Sinh mang đến một thông điệp hy vọng cho thế giới. Sự ra đời của Chúa Kitô cũng được đánh dấu bằng một vụ thảm sát trẻ em vô tội của vua Hêrôđê. Trong bối cảnh đổ máu này, Chúa Kitô được sinh ra như là một biểu tượng của niềm hy vọng". Thầy đi đến kết luận: "Giờ là thời điểm để loan báo thông điệp của tình yêu và tình huynh đệ ở Pakistan".
 
Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Cha Coyne làm Giám mục Giáo phận Burlington, Hoa Kỳ
Lã Thụ Nhân
16:39 26/12/2014
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Giám Mục phụ tá Christopher James Coyne của Indianapolis trở thành Tân Giám mục của Burlington, bang Vermont, Hoa Kỳ.

Đức Giám Mục Coyne, sinh ngày ngày 17/06/1958 tại Woburn, Massachusetts. Ngài tốt nghiệp bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh của Đại học Lowell (nay là Đại học UMass-Lowell) vào năm 1980. Ngài gia nhập Chủng viện Thánh Gioan Brighton Massachusetts vào mùa thu năm 1981 và được phong chức linh mục của Tổng Giáo Phận Boston vào ngày 07/06/1986.

Ngài được phân công về nhà thờ St. Mary thuộc giáo xứ Hills ở Milton Massachusetts cho đến khi được gửi đi tu học vào tháng 5 năm 1989. Sau khi tu học ở Học viện Phụng vụ Giáo Hoàng Thánh Anselmo ở Rôma, Ý, ngài đạt được bằng Phụng vụ Thánh vào năm 1992 và đạt bằng tiến sĩ vào năm 1994. Quay trở lại Hoa Kỳ vào năm 1994, cha Coyne được bổ nhiệm làm giáo sư về phụng vụ và thuyết giảng của Chủng viện Thánh Gioan ở Brighton.

Năm 2001, ngài được bổ nhiệm làm Giám đốc Văn phòng Phụng tự của Tổng Giáo phận Boston, trong khi vẫn giảng dạy ở Chủng viện Thánh Gioan. Khi cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tính dục nổ ra vào tháng Giêng năm 2002, Cha Coyne đảm nhận vai trò phát ngôn viên truyền thông của Tổng giáo phận và sau đó được bổ nhiệm làm Tổng thư ký về Truyền thông vào tháng 5 năm 2002.Ngài phục vụ trên cương vị thư ký và phát ngôn viên truyền thông cho đến tháng 5 năm 2005.

Ngài được bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá của Indianapolis vào ngày 14/01/2011 và được tấn phong giám mục vào ngày 02/03/ 2011. Vào ngày 21/09/2011, ngài được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Giám quản Tông tòa của Tổng Giáo phận Indianapolis, ngài phục vụ trên cương vị này cho đến khi Đức Tổng Giám Mục Joseph W. Tobin được bổ nhiệm vào ngày 03/12/ 2014. Ngài hiện đang phục vụ cho Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ trong Ủy ban Truyền giáo và Giáo lý, và đại diện cho Tiểu ban Chứng nhận đủ tiêu chuẩn hoạt động Mục vụ và các sứ vụ trong Giáo Hội.
 
Các Giáo hội Kitô giáo Ấn Độ lên tiếng về cấm cải đạo
Lã Thụ Nhân
16:42 26/12/2014
Các Giáo Hội Kitô giáo của Ấn Độ đã bày tỏ "lo ngại sâu sắc" về hoàn cảnh hiện nay của các nhóm thiểu số trong nước, nhất là các Kitô hữu. Diễn đàn Liên minh Kitô giáo Quốc gia (NUCF) bao gồm ba tổ chức Giáo Hội hàng đầu của Ấn Độ là Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ (CBCI), Hội đồng quốc gia các Giáo Hội Ấn Độ (NCCI) và Hội thánh Tin lành Ấn Độ (EFI) đã đưa ra một tuyên bố chung hôm Chúa Nhật 21/12/2014. Họ dẫn ra các vụ việc và các hành động khiêu khích như buộc một trường học Công Giáo ở Bastar phải đặt tượng nữ thần Hindu, Saraswati, vụ đốt một nhà thờ ở Delhi; việc công bố 'Ngày Quản trị tốt' vào 25 tháng 12 để làm suy yếu tầm quan trọng của Lễ Giáng Sinh; và một số phần tử quá khích kêu gọi cải đạo 4,000 Kitô hữu sang Ấn giáo vào dịp Giáng Sinh.

Các Giáo Hội phản đối mạnh mẽ lời kêu gọi cấm cải đạo trên toàn quốc của Bộ trưởng Rajya Sabha vì điều đó sẽ dẫn đến cuộc tấn công trực tiếp vào tự do lương tâm cá nhân được lựa chọn đức tin của mình và sự tự do tuyên xưng, thực hành và lan truyền đức tin của con người đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Các đại diện Giáo Hội nhắc lại rằng Kitô Giáo cấm cải đạo bằng vũ lực hoặc bằng các phương tiện lừa dối và hoàn toàn ủng hộ chính phủ có hành động thích hợp đối với bất kỳ ai vi phạm các quy định của pháp luật nghiêm ngặt hiện hành. Các Giáo Hội kêu gọi Thủ tướng Narendra Modi nhắc nhở tất cả người dân rằng sự phát triển không thể diễn ra bằng cách phá vỡ sự hài hòa mang tính hòa bình. Các Giáo Hội Kitô giáo Ấn Độ tuyên bố rằng họ không thể đóng góp vào sự phát triển của quốc gia nếu bị quấy rối và bị dán nhãn là chống quốc gia.
 
Tổng Giáo phận Dakar, Senegal có Tân Tổng Giám mục kế vị Đức Hồng y Sarr
Lã Thụ Nhân
16:48 26/12/2014
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn xin về hưu vì lý do tuổi tác của Đức Hồng Y Théodore-Adrien Sarr của Tổng Giáo Phận Dakar, Senegal theo Giáo luật 401 triệt 1. Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Giám Mục Benjamin Ndiaye, hiện là Giám mục của Kaolack, trở thành Tân Tổng Giám mục của Dakar.

Đức Hồng Y Théodore-Adrien Sarr được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của Dakar vào ngày 02/06/ 2000, trước đó ngài là giám mục của Kaolack. Vào thời điểm đó, ngài kế vị Đức Hồng Y Hyacinthe Thiandoum, vị Giám mục người Senegal đầu tiên và là vị Hồng Y đầu tiên của đất nước này.

Đức Hồng Y Sarr được vinh thăng Hồng Y trong công nghị Hồng Y ngày 24/11/2007 do Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI triệu tập. Năm 2008, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm Đức Hồng Y Sarr trở thành thành viên của Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích. Sau đó, vào năm 2009 Đức Hồng Y Sarr được bổ nhiệm làm thành viên Chủ tịch đoàn Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa Đặc biệt về Phi Châu . Đây là Thượng Hội đồng Giám mục thứ hai về Phi Châu do Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI triệu tập vào tháng 10 năm 2009.

Đức Tân Tổng Giám mục Benjamin Ndiaye của Dakar là đại diện cho miền Tây Nam Phi Châu tham dự Thượng Hội đồng Giám mục khóa Ngoại thường về Gia đình đã được tổ chức tại Rôma vào tháng Mười vừa qua. Ngài đã tham dự Thượng Hội đồng Giám mục với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Giám mục của miền Tây Nam Phi Châu bao gồm các nước Senegal, Mauritania, Cape Verde và Guinea-Bissau.

Đức Tổng Giám mục Benjamin Ndiaye sinh năm 1948 tại Senegal và được thụ phong linh mục năm 1977. Ngài trở thành Giám mục của Kaolack vào ngày 30 tháng 6 năm 2001. Vào thời điểm được tấn phong Giám mục, ngài là Tổng Đại Diện của Giáo Phận Dakar.
 
Liên khúc Giáng Sinh đặc biệt: một suy tư mang tính âm nhạc
Lã Thụ Nhân
16:54 26/12/2014
Đức ông Philip Whitmore trình bày một liên khúc mừng Giáng Sinh đặc biệt dẫn đưa chúng ta vào âm nhạc Giáng sinh của quá khứ và hiện tại, từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 20.

Đức ông Philip Whitmore cho hay nhiều nhạc sĩ và nghệ sĩ trong suốt dòng lịch sử đã dành cảm hứng tốt nhất của họ để ngợi khen và tôn kính Đức Maria. Câu chuyện Giáng sinh cho chúng ta hình ảnh về Thánh Mẫu và Hài Nhi, được ghi khắc rất nhiều lần trong các biểu tượng mang tính mầu nhiệm của Đông phương cũng như những bức khảm và những bức tranh lộng lẫy của Kitô Giáo Tây phương. Chiêm ngắm Đức Mẹ và Hài Nhi cũng thường được thể hiện trong âm nhạc.

Liên khúc suy tư Giáng sinh đã được kết thúc bằng lời khẳng định long trọng của nhà soạn nhạc Tavener về trung tâm đích thực của mầu nhiệm Nhập Thể: Chúa Kitô đã xuống thế làm người để cứu độ trần gian, đó là Tin Mừng mà chúng ta cử hành vào dịp lễ này. Đó là lý do cho niềm vui của chúng ta.
 
Đức Giám mục Sri Lanka nhắc nhớ về cơn sóng thần 10 năm trước
Lã Thụ Nhân
17:04 26/12/2014
Đức Giám Mục Joseph Ponniah là Giám mục của Batticaloa, miền đông Sri Lanka, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi cơn sóng thần chết người tiếp ngay sau một trận động đất cách đây 10 năm, vào ngày 26 tháng 12 năm 2004. Hơn 250,000 người thiệt mạng khắp vùng Nam Á sau trận động đất và sóng thần được xem là một trong những thảm họa thiên nhiên lớn nhất thế giới. Sri Lanka là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của thảm họa này chỉ sau Indonesia.

Đức Giám Mục Ponniah nhắc lại những kỷ niệm của riêng ngài về ngày định mệnh 10 năm trước đây và cho biết hơn 3,000 người trong giáo phận của ngài thiệt mạng do bị những đợt cường triều cuốn đi vào ngày sau lễ Giáng sinh. Ngài cho biết về những nỗ lực vươn lên sau thảm họa: nhiều người trước đây sống ở các khu vực ven biển và nhà cửa bị phá hủy, nay đang sống trong những ngôi nhà mới được xây nằm sâu trong đất liền. Đức Giám Mục Ponniah lưu ý rằng mặc dù các nỗ lực tái thiết vẫn đang diễn ra, nhưng những chấn thương vẫn còn đó sau 10 năm, nhất là đối với những người mồ côi hoặc các cha mẹ mất con trong thảm họa này.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
CĐCGVN-Nam Úc, Thánh Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh 24.12.14
Jos. Vĩnh SA
17:08 26/12/2014
Lúc 8 giờ 00 tối thứ Tư, ngày 24 tháng 12 năm 2014 - Archbishop Philip Wilson Tổng Giám Mục giáo phận Adelaide, đã đến Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc dâng Thánh Lễ vọng Giáng Sinh. Cùng đồng tế với ĐTGM có Đức Ông Phaolô Nguyển Minh Tâm quản nhiệm CĐ, Lm. Phêrô Trần Quang Tòng phó xứ, giáo xứ Salisbury vùng phía bắc thành phố Adelaide.

Trước khi cử hành Thánh Lễ, ĐTGM Wilson cùng với đoàn đồng tế đã rước tượng Chúa Hài Đồng do Đ/ô. Minh Tâm cung nghinh, từ cuối hội trường tiến lên gian cung thánh và sang nơi hang đá, được thiết kế, bên cánh phải của hội trường, Đ/ô Paul Minh Tâm đặt tượng Chúa Hài Đồng trên máng cỏ trong hang đá, sau đó ĐTGM làm phép và xông hương hang đá nơi Chúa ngự.

Bài giảng trong Thánh Lễ, ĐTGM đã chia sẻ về cuộc đời của Chúa Giêsu Hài Đồng, ngay từ lúc mới sinh ra, Chúa đã chịu cảnh cơ hàn, như thân phận của một con người, để cứu nhân loại, đem bình an cho dương thế.

Trước khi kết thúc Thánh Lễ, Ông Chủ tịch đại diện Cộng Đồng đã lên chúc mừng Giáng Sinh ĐTGM, Đức Ông, qúi Cha, qúi tu sĩ Nam Nữ và toàn thể CĐ, và tặng quà Giáng Sinh đến ĐTGM Philip Wilson và đoàn chủ tế.

Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng, thay mặt cho Ban Tuyên Úy và các tu sĩ Nam, Nữ, đã chúc mừng Giáng Sinh đến ĐTGM Philip Wilson và toàn thể CĐ. Ngài cám ơn Hội Đồng Mục Vụ đã hăng say phục vụ CĐ và nhiệt tình hỗ trợ Ngài trong suốt năm qua.

ĐTGM cũng ngỏ lời chúc mừng Giáng Sinh đến Cộng Đồng và cảm ơn CĐ đã tặng quà. Ngài cầu chúc CĐ một mùa Giáng Sinh thánh thiện, tràn đầy hồng ân của Chúa và năm mới bình an, hạnh phúc.

XEM HÌNH

Sau Thánh Lễ ĐTGM đã ở lại dùng tiệc trà với BTU và BMV Cộng Đồng trước khi Ngài trở về nhà thờ chính toà St. Francis Xavier dâng Thánh Lễ Giáng Sinh lúc nửa đêm với Tổng Giáo Phận.

ĐTGM Philip Wilson rất ưu ái với CĐCGVN, hàng năm Ngài đều đến CĐ dâng Thánh Lễ vọng Giáng Sinh, trước khi về nhà thờ chính tòa cử hành Thánh Lễ nửa đêm cho giáo phận Adelaide.

Thánh Lễ đêm Giáng Sinh rất đông tín hữu trong và ngoài Cộng Đồng đến tham dự, chật kín cả hội trường, nhiều người đã phải đứng ở phía ngoài, hướng vào bên trong hội trường hiệp ý dâng Lễ. Mặc dù hội trường có thể chứa trên 1,500 người. Vòng quanh Hội Trường chúng tôi nhận thấy có rất nhiều khuôn mặt lạ, có lẽ họ là những khách ở phương xa, hay từ các tiểu bang khác đến thăm Nam Úc và lưu lại chung hưởng không khí mùa Noel của thành phố Adelaide.

Thời tiết Nam Úc ngày Noel 24/12 nắng đẹp, nhiệt độ 23 độ C, trời mát mẻ, mọi người có thể trưng diện những bộ quần áo đẹp, thoải mái để đi tham dự Thánh Lễ.
 
Chương trình diễn nguyện Giáng Sinh tại Brunswick, Melbourne, Australia
Dân Chúa Úc Châu
03:38 26/12/2014
Chương trình diễn nguyện Giáng Sinh tại Brunswick, Melbourne, Australia đã diễn ra sống động với phần hát Thánh Ca đón mừng Chúa đến của các ca đoàn Don Bosco, Mân Côi và những màn hoạt cảnh của Đoàn Thanh Thiếu Niên Salesian.
 
Triển lãm Mỹ Thuật “ Máng Cỏ Nhân Sinh” 2014
Dominiart
09:59 26/12/2014
SAIGON - Khai mạc triển lãm Mỹ Thuật “ MÁNG CỎ NHÂN SINH” - Đêm Đông Không Nhà Lần 6 (2014)

Ban Mỹ Thuật Đa Minh hân hoan chào đón Đức Giám Mục Phú Cường - Chủ Tịch Ủy Ban Truyền Thông Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước về dự lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật "MÁNG CỎ NHÂN SINH" tại nhà thờ Đa Minh Ba Chuông lúc 18 giờ, thứ bảy ngày 20.12.2014 (triển lãm từ ngày 20.12.2014 đến ngày 26. 12. 2014) Nhằm mục đích gây quỹ từ thiện “ Đêm Đông Không Nhà lần VI”.

Hình ảnh

Xem video

Cùng đến dự lễ khai mạc còn có sự hiện diện của LM tổng thư ký Ủy Ban Nghệ Thuật Thánh HĐGM VN, cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành.

Giám tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam, Lm. Giuse Ngô Sĩ Đình OP - Cha Chánh xứ Đa Minh Ba Chuông, Lm Giuse Nguyễn Đức Hòa OP - Cha Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ Đa Minh,

Lm.Biển Đức Vương Thuật OP - Đại diện Giám Tĩnh Phía Bắc, Lm. PX Đào Trung Hiệu OP - Đại diện nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường, Lm. Giuse Nguyễn Phong Sương, Lm. Phero Nguyễn Quốc Hoàng Dòng Cát Minh và cha Linh Hướng Dominiart, Lm.Giuse Phạm Hưng Thịnh Op.

Các tu sĩ nam nữ từ nhiều Dòng tu, cùng tất cả anh chi em nghệ sĩ từ nhiều vùng miền trên toàn quốc cũng quy tụ về chung vui trong trong sự kiện khai mạc “ Máng Cỏ Nhân Sinh”.

Triển lãm lần này giới thiệu 123 tác phẩm sơn dầu, sơn mài, màu nước, tranh lụa, tranh xé dán giấy, tượng gốm, tượng gổ, sắt thép.. của 59 tác giả trong và ngoài Công Giáo. Trong đó có những tác giả là họa sư nổi tiếng trong và ngoài Công Giáo như Họa sĩ Nguyễn Thị Tâm, Hs Trương Văn Ý, Hs Nguyễn Đắc, Hs Lê Triều Điển. hoạ sĩ hải ngoại về VN triển lãm như Hs Ki Em, Hs WillamThurnam, Hs.Lương Trường Thọ.... Ở Huế vào có Hs Nguyễn Đăng Sơn, Hs Tuyết Hiền, Hs Nguyễn Thượng Hải.... Nhóm Hà Nội có Hs Thái Vĩnh Thành, Hs Thu Hương.. Nhóm Sài Gòn có Hs Ngọc Uyễn, Hs Minh Minh, Hs Công Luận, Hs Công Tâm, Hs Mạc Thúy Loan, Hs Triệu Sơn, Hs Ngọc Thái. Hs. Đặng Thị Thanh Thúy, Hs. Thụy Vy. .

Nhóm RiverArt có Hs Huỳnh Hải Phương Thảo, Dương Quế Khánh Linh, Trần thị Anh Tú, Trần anh Quân, Võ thị Thanh Loan, Lê Nhã Khuyên, Tăng Diễm Khánh, Phạm Hoàng Việt, Nguyễn Võ Minh Nghi. .... với 2 nhà Thư pháp, Thầy Giuse Nguyễn Văn Giới OP, Tu Viện Mai Khôi và Thư pháp Vĩnh Tâm cùng các Họa Sĩ Thành viên Dominiart.

Trong đêm khai mạc, tác phẩm Tranh sơn mài "CHÀO VIỆT NAM (2)" của họa sĩ Lê Bình đã được khách xem tranh chọn mua với giá 25.000.000đ

Cùng hai tác phẩm tranh sơn dầu "ĐỒNG CỎ TƯƠI & ĐÊM THÁNH" Của họa sĩ Đặng Thị Thanh Thúy cũng đã được khách xem tranh chọn mua

Nhằm động viên và khích lệ anh em nghệ sĩ Đức Cha Chủ Tịch Ủy Ban Nghệ Thuật Thánh HĐGM VN đã chọn mua ũng hộ bộ tranh “ Lời Ngỏ Tình Yêu” 4 bức (70x70cm) của Họa Sĩ Lê Hiếu

Nhạc sĩ Khắc Dũng cũng ũng hộ mua 1 bức “Lửa Yêu Thương” của Họa Sĩ, Nhiếp Ảnh Gia, Phó Bá Cường

Đặc biệt xin được cảm ơn ân nhân Việt kiều Mỹ Bang Texas - Ông Nhân Phạm và gia đình đã chuyển về chương trình ĐÊM ĐÔNG KHÔNG NHÀ số tiền 2.000USD làm quà Xuân cho người nghèo. Chị Maria Nguyễn Thị Ái Thơ đã đại diện gia đình Nhân Phạm trao quà cho cha chánh xứ Đa Minh Ba Chuông Lm Giuse Nguyễn Đức Hòa OP.

Tạ ơn Chúa, cảm ơn các vị ân nhân cùng người nghệ sĩ qua nhịp cầu yêu thương "Đêm Đông Không Nhà lần 6" đã góp phần đem niềm vui nho nhỏ đến cùng những người cơ nhỡ không nhà trong đêm giao thừa Xuân Ất Mão năm 2015. Nguyện xin Chúa Hài Đồng Jesus tuôn đổ Hồng ân đến mọi người và chúc lành cho triển lãm thành công tốt đẹp "Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm"
 
Giáng sinh 2014 tại giáo xứ Thuận Nghiã
Trung Nghiã
11:41 26/12/2014
GIÁNG SINH 2014 TẠI GIÁO XỨ THUẬN NGHĨA

Hoà chung niềm vui Giáng Sinh, Giáo xứ Thuận Nghĩa tổ chức các hoạt động Mừng Chúa Giáng Sinh 2014.

1. Giáng Sinh với các em khuyết tật tại Mái Ấm Tình Thương Vũ Đăng Khoa

Tối ngày 21 tháng 12 năm 2014, tại Mái Ấm Tình Thương Vũ Đăng Khoa tổ chức diễn nguyện văn nghệ mừng Chúa Giáng Sinh. Trong lời khai mạc, Cha quản xứ nói lên ý nghĩa của đêm Giáng Sinh. Qua đó, Cha xứ mời gọi mọi người quan tâm tới những người kém may mắn, cụ thể các em khiếm thính khiếm thị đang được quý chị Dòng Mến Thánh Giá chăm sóc tại Mái Ấm tình thương Vũ Đăng Khoa này. Có 12 tiết mục văn nghệ được các em khuyết tật trình bày rất hào hứng sôi động. Sau tiết mục mỡ màn, một số Mạnh Thường Quân lên tặng quà cho các em. Sau đó, rất nhiều gia đình, các nhận tiếp tục đóng góp, ủng hộ cho các em…

Xem Hình

2. Chương Trình hội trại Noel

Giới trẻ tổ chức chương trình Hội trại Noel 2014 diễn ra từ chiều ngày 23 tháng 12 đến chiều ngày 25 tháng 12 với chủ đề GIA ĐÌNH – HIỆP NHẤT. Nội dung chương trình với nhiều hoạt động sôi nổi và bổ ích như: Thi cắm trại; thi trò chơi vận động và sinh hoạt; thi giáo lý và diễn nguyện văn nghệ; thi trò chơi nhỏ; thi tương thân tương ái; thi nấu cơm hành quân; thi trò chơi lớn; lửa trại…

3. Phát quà cho những người khuyết tật

Sau thánh lễ sáng ngày 25 tháng 12, quý Cha và ban Caritas giáo xứ phát gần 150 món quà Giáng Sinh cho những người có hoàn cảnh đặc biệt trong giáo xứ. Những món quà này có được do sự đóng góp của các thành viên Caritas giáo xứ và nhiều nhà hảo tâm khác. Cử chỉ bác ái này thể hiện sự quan tâm của Cha xứ và giáo xứ đối với những người kém may mắn, giúp họ có được niềm vui Giáng sinh trọn vẹn bên Chúa Hài Đồng.

Trước đó, các em lớp Mầm Ơn Gọi của giáo xứ cũng đi phát quà cho những người có hoàn cảnh đặc biệt trong giáo xứ.

4. Thánh lễ

Sau diễn nguyện văn nghệ ở Quảng Trường Thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa, mọi người quy tụ về thánh đường Giáo xứ để mừng lễ đêm Giáng Sinh vào lúc 22g. Thánh lễ Giáng sinh năm nay ngoài Cha quản xứ còn có sự hiện diện của Cha Giuse Trần Văn Đồng và Cha Đominico Minh – Nguyễn Quốc Kỳ. Các thánh lễ được diễn ra rất trang trọng và sốt sắng, có sự tham dự đông đủ của bà con trong giáo xứ và rất đông bà con lương dân.

Giáng sinh 2014 khép lại, nhưng dư âm của nó vẫn còn đọng lại nơi tất cả cộng đoàn giáo xứ, nơi những người lương giáo, nhất là nơi những mảnh đời kém may mắn. Ước gì tình thương Chúa Hài Đồng đêm đến trong đêm Giáng sinh được lan toả tới hết mọi người, hết mọi nơi và hết mọi thời đại.

Pv. Trung Nghĩa
 
Giáo xứ Phú Bình Sàigòn: Đêm mừng Chúa Giáng sinh
Martinô Lê Hoàng Vũ
11:54 26/12/2014
Giáo xứ Phú Bình: Đêm mừng Chúa Giáng sinh

Đêm nay 24.12.2014, đêm toàn thể nhân loại trên khắp hành tinh mừng đại lễ Giáng sinh, cộng đoàn giáo xứ Phú Bình, hạt Phú Thọ, Sài Gòn cùng với những anh chị không cùng niềm tin sống trong khu vực địa bàn giáo xứ cũng đón mừng một lễ Giáng sinh thật vui tươi rộn ràng.Giáo xứ đã chuẩn bị cho lễ Giáng sinh cả hơn một tháng trước, trang hoàng, cây thông,đèn sao và hang đá trong khuôn viên nhà thờ và hồ nước trước cổng nhà thờ.Riêng đời sống tâm linh, giáo xứ đã tổ chức các buổi tĩnh tâm và Ban bí tích Hòa Giải tập trung để tín hữu dọn lòng đón Chúa đến từ ngày 17 đến ngày 20 tháng 12.

Xem Hình

Chương trình cử hành Phụng vụ Đêm Vọng Giáng sinh của giáo xứ Phú Bình được bắt đầu vào lúc 21 giờ.Trước tiên là phần diễn nguyện canh thức Giáng sinh, chủ đề: Gia đình, bảo vệ sự sống, do các em thiếu nhi và các anh chị Huynh Trưởng trình diễn.Mở đầu buổi diễn nguyện, cha chánh xứ Giuse Nguyễn Văn Niệm nói vài lời mời gọi mọi người cùng cầu nguyện canh thức đón Chúa đến.Nôi dung chính của hoạt cảnh trình bày lịch sử ơn cứu độ, những hành trình lòng tin và thử thách của dân Israel, dân riêng của Thiên Chúa.Khởi đầu Thiên Chúa tạo dựng con người và mọi vật; sự dữ, tội lỗi xuất hiện, đã làm phá vỡ hoàn toàn chương trình tốt đẹp ban đầu của Thiên Chúa, từ đó tình anh em huynh đệ tương tàn, những mâu thuẫn và xâu xé nhau.Khi con người đánh mất tương quan mật thiết với Thiên Chúa, thì cũng nảy sinh những sứt mẻ trong tương quan giữa con người với nhau.Cain giết em mình vì lòng ghen tỵ….Thế nhưng, Thiên Chúa không để mặc con người sống trong tội lỗi.Thiên Chúa hứa ban ơn cứu độ cho con người, qua Đức Giêsu.Đức Maria đại diện cho một nhân loại mới, biết đón nhận Thiên Chúa làm người.Từ lời thưa “xin vâng” trong biến cố truyền tin, kế đó, việc sinh hạ Đấng Cứu Thế tại Bêlem giữa cánh đông hiu quạnh.Mẹ Maria đón nhận chương trình của Thiên Chúa bằng tấm lòng chân thành, khiêm tốn, chấp nhận đi vào cuộc phiêu lưu của lòng tin.Kết thúc hoạt cảnh là vũ khúc nhộn nhịp vui tươi của các em thiếu nhi đóng vai thiên thần:

“Đêm thánh xa vời Chúa giáng sinh

nằm trong chuồng chiên nghèo tối tâm

không tiếc ngai vàng chốn cao sang

yêu thế nhân Chúa vui xuống trần

thiên sứ ca mừng báo tin vui

truyền cho người chăn cùng đến xem

cung kính tôn thờ với ba vua

mừng tới ngày con trời giáng sinh

Đêm nay Chúa Giêsu hạ sinh

cùng hát ca vui mừng

hòa niềm vui trên khắp thế gian

đón Chúa giáng sinh vô tâm hồn

ơn phước cho người quá ước mong

niềm an bình chan hòa khắp nơi

Thiên Chúa cho người hưởng an vui

nhờ ơn lành con trời giáng sinh. ..”

Sau phần hoạt cảnh tiếp nối là thánh lễ nửa đêm mừng Chúa Giáng sinh, dự kiến như mọi năm sẽ diễn ra ngoài trời dưới chân tượng đài Đức Mẹ.Tuy nhiên, đêm nay ngoài trời có mưa lất phất, cha chánh xứ đã quyết định dâng thánh lễ trọng thể bên trong nhà thờ.

Trong bài giảng, cha nói đến bối cảnh xã hội hiện nay, những cuộc chiến tranh xung đột, mâu thuẫn, bạo lực, kỳ thị chủng tộc màu da, sư thờ ơ vô tâm của con người trước tình trạng nghèo đói, cùng với các dịch bệnh thiên tai tràn lan trên thế giới và tại Việt Nam.Chúa Giêsu Giáng sinh là Ánh Sáng thật, là Tình Thương và Sự Sống nhưng xem ra thế giới còn xa vời mới đạt tới công lý và tình thương mà Chúa Giêsu mang đến cho nhân loại.Chúng ta hãy học với Chúa Giêsu,Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse biết làm cho gia đình mình trở thành chiếc nôi của tình yêu thương, chăm lo giáo dục con cái sống xứng đáng là con Thiên Chúa.Chúng ta cũng cầu nguyện cho những nơi trên thế giới còn nhiều chiến tranh bạo lực, ở những “điểm nóng” trên thế giới mọi người biết tôn trọng phẩm giá con người.

Trong năm Tân Phúc Âm hóa giáo xứ, mỗi người, mỗi gia đình chúng ta cảm nghiệm được sự sống của Thiên Chúa thật gần gũi, để đổi mới cuộc sống, nhờ đó ánh sáng thật và niềm vui của lễ Giáng sinh sẽ qua chúng ta mà lan tỏa đến mọi người.Để chúng ta có thể cùng với các thiên thần hát vang câu ca của bình an.

Thánh lễ Giáng sinh kết thúc vào lúc gần 0 giờ, ca đoàn giáo xứ Phú Bình hát kết lễ bài “Hát khen mừng Chúa giáng sinh ra đời”, sau khi cha chánh xứ ban phép lành trọng thể và cám ơn cộng đoàn hiện diện, các vị HĐMVGX, các vị trong ban trách nhiệm, quý anh thiện chí đã chuẩn bị chu đáo cho lễ Giáng sinh đêm nay.Cha cũng cám ơn chính quyền địa phương đã đến thăm và gởi lời chúc mừng giáng sinh đến bà con giáo dân trong giáo xứ.

Xin Đấng Emmanuel, là Thiên Chúa làm người đang hiện diện trong tâm hồn chúng con, làm cho cộng đoàn giáo xứ luôn thao thức ra đi loan báo Tin Mừng, chia sẻ niềm vui Giáng sinh cho những người sống chung quanh.

Martino Lê Hoàng Vũ
 
Mục vụ tại Quảng Bình của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp dịp đại lễ Giáng sinh
Peter Thái Hùng
12:49 26/12/2014
Hành trình mục vụ tại Quảng Bình của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp dịp đại lễ Giáng sinh

Trong những ngày đại lễ Giáng Sinh diễn ra, rất hiếm dịp Quảng Bình có được sự viếng thăm và dâng thánh lễ của Đức Giám mục chủ chăn Giáo phận. Mùa Giáng Sinh năm nay, bà con giáo dân các giáo xứ Kim Lũ, Tân Hội nói riêng và Quảng Bình nói chung có một mùa Giáng Sinh thật đặc biệt, khi Đức cha Phaolô đã đặt chân đến mảnh đất xa xôi của Giáo phận trong hai ngày 24 và 25.12.2014.

Xem Hình

Sự hiện diện của Đức cha Phaolô trong dịp lễ Giáng Sinh năm nay là một niềm an ủi lớn lao, làm cho niềm vui của các tín hữu trong ngày đại lễ thêm trọn vẹn. Đức cha mang đến cho Kim Lũ, Tân Hội và những nơi ngài ghé qua sự quan tâm sâu sắc và tình thương đặc biệt với những món quà tinh thần cũng như vật chất.

Thánh lễ Vọng Giáng Sinh tại Giáo xứ Kim Lũ

Trải qua gần 200 km theo đường mòn Trường Sơn, Đức cha và đoàn tháp tùng ngài đến Kim Lũ khi trời đã xế chiều. Những đám mưa bụi phảng phất cùng với mây mù bao phủ trên những đỉnh núi cao chót vót càng khiến không khí nơi đây thêm ảm đạm, u uất. Thế nhưng, bóng dáng ngôi Thánh đường uy nghiêm và cảnh trí Noel mà người dân nơi đây chuẩn bị đón mừng đại lễ đã xua tan đi cái lạnh, cái buồn thảm của núi rừng buổi chiều tà.

Sau khi gặp gỡ và chào thăm cha quản xứ Micae Hoàng Xuân Hường, HĐMV giáo xứ Kim Lũ cùng bà con giáo dân, Đức cha được cha quản xứ trình bày đôi nét về giáo xứ trong thời gian gần đây và chúc mừng Giáng sinh tới Đức cha cũng như đoàn đồng hành. Cha Micae cũng khẳng định về lòng tin yêu, trung thành của bà con Kim Lũ đối với Đức cha và bề trên Giáo phận. Ngài nói: “Cha con chúng con ở vùng xa xôi hẻo lánh nhưng đã được Đức cha ưu ái viếng thăm. Đức cha còn mang đến những món quà như là niềm an ủi và giúp những người gặp hoàn cảnh khó khăn trong giáo xứ chúng con có được một mùa Giáng Sinh ấm áp và hạnh phúc. Chúng con luôn luôn yêu mến Đức cha, trung thành với Hội Thánh để đáp lại tình thương mà Đức cha và Giáo phận đã dành cách đặc biệt này. Chúng con cũng nguyện dâng giáo xứ cho Đức cha, xin Đức cha đoái đến và hằng để ý tới chúng con trong lời cầu nguyện và các ý định…”.

Nghỉ ngơi ít phút, Đức cha đã cùng với bà con giáo xứ Kim Lũ cung nghinh kiệu Chúa Hài Đồng khắp thông làng khu vự giáo xứ. Đoàn rước dài cả cây số với nến sáng lung linh và âm vang của những bản thánh ca Giáng Sinh thực sự để lại ấn tượng lớn cho mỗi con tim Kim Lũ, và cả những anh chị em lương dân sống bên cạnh.

Chúng tôi nhận thấy kể từ lúc bắt đầu nghi thức làm phép tượng thánh Chúa Hài Đồng, Mẹ Maria và tượng thánh cả Giuse cho đến sáng hôm sau trời tạnh hẳn và khô ráo hẳn, không như suốt thời gian cả ngày trước đó. Nhiều bà con giáo dân đơn sơ thốt lên: “Phép lạ nhãn tiền đó chứ còn gì nữa chú nhỉ!”.

Chương trình văn nghệ Mừng Chúa Giáng Sinh được tổ chức sau cuộc rước kiệu lôi cuốn hàng ngàn người tham dự. Tuy là chương trình “cây nhà lá vườn” với dàn diễn viên không chuyên từ các giáo họ, quý thầy ĐCV Xuân Bích (Huế), quý xơ…nhưng đã để lại biết bao kinh ngạc và bao niềm vui tràn đầy.

Đức cha khen ngợi các thanh nam thiếu nữ, các em thiếu nhi và tất cả các diễn viên đã công phu tập luyện để có những tiết mục đặc sắc và ý nghĩa đến như vậy.

Kết thúc diễn nguyện, Đức cha trao 125 món quà cho những giáo dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong giáo xứ. Món quà tuy giá trị vật chất không lớn nhưng mang trong đó cả tình yêu và hơi ấm của Giáo phận nhà và cách riêng là của Đức cha Phaolô.

Đúng 22 giờ 30, Đức cha chủ tế Thánh lễ Vọng Giáng Sinh. Đồng tế với ngài có cha tân chức Phaolô Vũ Văn Triều, cha quản xứ và sự hiện diện của đông đảo nam nữ tu sĩ, bà con giáo dân cũng như anh chị em lương dân xem hội Noel.

Nhân dịp này, Đức cha đã chia sẻ sâu sắc về tình yêu mà Thiên Chúa đã dành cho con người khi Ngài ban bố tin mừng yêu thương qua Mầu nhiệm Nhập Thể. Đức cha cũng mong muốn mỗi người hãy trở thành những cánh tay nối dài của Chúa mà san sẻ tình yêu và sưởi ấm cho nhau.

Thánh lễ Giáng Sinh tại Giáo xứ Tân Hội

Sau khoảng bốn giờ nghỉ đêm tại Kim Lũ, Đức cha tiếp tục hành trình của mình đến với Gx. Tân Hội cách đó chừng 25km. Ngài đến với Tân Hội bởi đây cũng là một trong những giáo xứ đặc biệt của miền sơn cước tây bắc Quảng Bình, hơn nữa, giáo xứ đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng sau hơn 5 năm thành lập. Đến với Tân Hội, Đức cha chủ tế Thánh lễ Giáng Sinh, phát quà cho hơn 100 người có hoàn cảnh khó khăn và loan báo tin vui về việc cắt cử tân quản xứ cho cộng đoàn.

Gặp Đức cha trong niềm vui ngày đại lễ, ông Phêrô Hoàng Quý Hai, đại diện cho HĐMV và bà con Tân Hội nói lên lòng cám ơn Đức cha và Giáo phận đã ưu ái đến giáo xứ nhỏ bé và xa xôi như Tân Hội. Ông biểu tỏ: “Đức cha đến với giáo xứ chúng con và dâng Thánh lễ Giáng Sinh, đây là niềm vinh dự và thực sự là điều đặc biệt hiếm có”. Ông chủ tịch cũng chúc mừng Giáng Sinh Đức cha và chia sẻ những khó khăn mà giáo xứ đang trải qua của thời gian biến động và quá trình xây dựng vất vả.

Thánh lễ Giáng Sinh do Đức cha Phaolô chủ tế đã thu hút hàng ngàn giáo dân trong và ngoài giáo xứ Tân Hội. Cha Micae Hoàng Xuân Hường, quản xứ Kim Lũ, cũng là cha phụ trách tạm thời của Tân Hội cùng đồng tế với Đức cha.

Trong ngôi nhà thờ tạm bằng mái tranh tre, trước sự xúc động bởi niềm vui ngày đặc biệt này, Đức cha an ủi bà con giáo dân Tân Hội hãy cố gắng xây dựng gia đình, giáo họ, giáo xứ…để tất cả luôn mang trong mình sự hiệp nhất, yêu thương và nhờ đó mà Tin Mừng Chúa Giêsu mang đến được lan tỏa. Ngài cũng loan báo tin vui về việc bổ nhiệm cha quản xứ mới cho Tân Hội. Ngài dặn dò HĐMV và bà con hãy chọn ngày để chính ngài sẽ đưa cha mới về với giáo xứ. Đây quả là tin vui lớn đối với hoàn cảnh giáo xứ hiện tại.

Giảng trong Thánh lễ, Đức cha cho bà con nơi đây biết về một Thiên Chúa yêu thương đã tặng ban cho nhân loại chính Con Một. Ngài cũng mong muốn mỗi người con Tân Hội biết suy ngắm về mầu nhiệm Giáng Sinh, để từ đó cũng đi bước trước bằng tình yêu thương đối với anh chị em chung quanh như Chúa đã đi bước trước đến với mình. Từ đó, Tân Hội có thể trở thành điểm đến đầy tràn tình yêu và hy vọng, là nơi ánh sáng Tin Mừng bắt đầu lan tỏa khắp miền sơn cước Đồng Hóa này.

Sau Thánh lễ, Đức cha đã tận tay trao phát 100 phần quà cho những người có hoàn cảnh đặc biệt. Ngài hy vọng những phần quà này sẽ phần nào sưởi ấm và cho niềm vui Chúa Giáng Sinh của họ thêm trọn vẹn.

Ghé thăm một số giáo họ thuộc Gx. Kinh Nhuận và Minh Cầm

Trên đường trở về Tòa Giám mục, Đức cha đã ghé thăm các giáo họ Minh Tú, Kinh Thanh, Kinh Tân (thuộc xứ Kinh Nhuận), và Thanh Châu, Lạc Thủy (thuộc Minh Cầm). Ngài đến với các giáo họ một cách bất ngờ và xem xét bao quát khu vực sinh sống cũng như đời sống của dân cư nơi các giáo họ này.

Vào ngày trước đó, trên đường về Quảng Bình, Đức cha cũng đã đến thăm động viên và trao quà Giáng Sinh cho các nữ tu MTG Vinh và hơn 20 người khuyết tật, trẻ mồ côi…tại Trung tâm tình thương Hồng Phúc, đóng ngay khu vực giáo họ Thọ Vượng, giáo xứ Thọ Hoàng (Hương Khê, Hà Tĩnh).

Peter Thái Hùng
 
Lễ Giáng Sinh tại trại phong Bến Sắn, Phú Cường
giáo xứ Bến Sắn
12:59 26/12/2014
THÁNH LỄ GIÁNG SINH 2014 TẠI TRẠI PHONG BẾN SẮN, PHÚ CƯỜNG

Thời tiết năm nay giá lạnh hơn, nên những di chứng của bệnh nhân phong như đau đớn hơn, tuy nhiên sự ấm áp và hạnh phúc được nhân lên mỗi ngày. Bà con đã được chuẩn bị như lãnh nhận bí tích hòa giải và xức dầu bệnh nhân từ lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Nnhững anh em khỏe hơn đã làm hang đá, giăng đèn điện ở các khoa bệnh. Năm nay thay vì mời các ca viên trên thành phố về hát lễ, các anh chị em đã ra sức tập hát lễ, tập múa chuẩn bị cho buổi canh thức và lễ Giáng Sinh thật chu đáo. Các con em của các bệnh nhân đã thể hiện hết mình trong buổi canh thức và ca đoàn tổng hợp nam phụ lão ấu đã hát lễ thật mộc mạc chân thành ý vị, nên bà con bệnh nhân cảm thấy được an ủi nâng đỡ.

Xem Hình

Dù không cùng một niềm tin, nhưng đêm Hồng Ân, An Lành, Hạnh Phúc mà Con Chúa Giáng Trần đem đến còn khơi đọng lại mãi trong tâm hồn mỗi người trong Mùa Giáng sinh 2014 này, Trong Thánh Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh, cha chánh xứ Đaminh Nguyễn Đức Trung đã nêu ý nghĩa chủ đề mà Nhà Nguyện Trại Phong đã chọn: “ Ngôi Lời Đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta”. Chúa đến làm người để chúng ta được làm con Chúa và trong Năm Tân Phúc Âm Hóa đời sống giáo xứ và đời sống Thánh Hiến, ước mong chúng ta cũng có quà mừng cho Chúa Giáng Sinh đêm nay bằng cách biết đem Chúa đến cho mọi người chung quanh.

Thay mặt cho cộng đoàn cha xứ cũng gởi lời chúc mừng Giáng Sinh đến từng người đang hiện diện và những bệnh nhân trong trại, cám ơn Ban Giám đốc Trại Phong và chính quyền các cấp trong Thị Xã Tân Uyên đã chúc mừng Giáng Sinh và Năm Mới, cám ơn quý dì Bác ái Vinh Sơn, các thầy Dòng Tên đã chung tay lo lắng cho bà con có Thánh Lễ hôm nay được tốt đẹp và chiều 25/12 cha Phong ( Tp HCM) một người gắn bó nhiều với bà con trong trại đã đến chia sẻ niềm vui Giáng Sinh 2014.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tản mạn về Giáng Sinh
Vũ Van An
02:55 26/12/2014
Trong những điều ta thường được nghe là ngày lễ Giáng Sinh trước đây vốn là một ngày lễ ngoại giáo, tức ngày thờ thần mặt trời. Nhưng Thánh Gioan Kim Khẩu cho rằng nói như thế là không đúng vì quả tình ngày 25 tháng Mười Hai là ngày sinh của Chúa Giêsu.

Ngài lý luận như sau: Thánh Kinh cho ta hay Bà Êlisabét thụ thai Thánh Gioan Tẩy Giả sau khi chồng bà là ông Giacaria thi hành nhiệm vụ tư tế trong Ngày Xá Tội. Ngày đó thường rơi vào cuối tháng Chín hay đầu tháng Mười. Thánh Kinh cũng nói rằng sau khi thiên thần truyền tin cho Đức Maria rằng ngài sẽ thụ thai Chúa Giêsu, thì ngài đi thăm bà Êlisabét, lúc đó đã mang thai được sáu tháng. Điều này có nghĩa Đức Maria thụ thai Chúa Giêsu vào cuối tháng Ba. Chín tháng sau là cuối tháng Mười Hai.

Dù Giáo Hội Công Giáo Rôma chỉ chính thức cho mừng Lễ Giáng Sinh vào ngày 25 tháng Mười Hai kể từ thế kỷ thứ tư, sau khi Đạo được Hoàng Đế Constantinô cho tự do hoàn toàn, nhưng Thánh Irênê (130-202) vốn đã cho rằng Chúa Giêsu được thụ thai vào tháng Ba, do đó, ngày sinh của Người là ngày 25 tháng Mười Hai. Thánh Hippôlitô thành Rôma (170-235) cũng cùng một chủ trương như thế. Sextus Julius Africanus (160-240) cho rằng Chúa Giêsu được thụ thai vào ngày xuân phân tức ngày 25 tháng Ba của Lịch Rôma, do đó, ngày 25 tháng Mười Hai là ngày Chúa Giêsu sinh ra đời.

Đạo Công Giáo không bị ám ảnh bởi ngoại giáo

Tìm hiểu sâu xa hơn, có tác giả như Mark P. Sea cho rằng Đạo Công Giáo, ngay từ đầu, không quan tâm bao nhiêu tới ngoại giáo, mà quan tâm hơn tới Cựu Ước, chìm đắm trong các hình ảnh, lời lẽ, ý niệm của Cựu Ước. Ông cho rằng đọc Tân Ước với hy vọng khám phá ra thứ ngoại giáo bí mật coi nó như gốc gác thực sự của Kitô giáo thì cũng giống như người đọc Shakespeare để mong tìm thấy dấu vết văn chương Đại Hàn.

Thực sự, Tân Ước tắm mình trong tư tưởng, hình tượng, thi ca, lời tiên tri, luật lệ và đức khôn ngoan của Do Thái. Các Kitô hữu tiên khởi không lưu tâm bao nhiêu tới ngoại giáo, coi nó đại loại như a) một dấu ấn mờ nhạt của những gì người Do Thái Giáo và Kitô Giáo biết rõ nhờ mạc khải của Thiên Chúa; b) một thứ dối trá của ma qủy; c) một nguồn khôn ngoan nhân bản, chứ không phải mạc khải của Thiên Chúa. Bởi thế, họ say mê đến ám ảnh đối với điều Thánh Phaolô gọi là “lời sấm của Thiên Chúa” (Rm 3: các Kitô hữu tiên khởi hướng về nó để soi sáng bất cứ điểm mù mờ nào, như khi Thánh Phaolô trích dẫn các thi sĩ Hy Lạp để tỏ sự liên hệ với các người Hy Lạp địa phương, giống như một diễn giả đi vận động hẳn phải nhắc tới đội banh địa phương để tìm cách nối kết với thính giả nơi đó). Cả ngày nay nữa, các Kitô hữu hiện đại cũng thường sử dụng các ngôn từ của nền văn hóa bình dân như “Chúa Giêsu: Người là Hàng Thật” (Jesus: He’s the Real Thing), “Chúa Kitô: Đừng Rời Trái Đất Mà Không Có Người” (Christ: Don’t Leave Earth Without Him)…

Nhưng điều các Kitô hữu đó làm là không bao giờ lấy một câu chỉ về Chúa Giêsu mà áp dụng vào thần Apollo hay một thần minh ngoại giáo nào khác. Họ cũng không dùng bất cứ thần minh ngoại giáo nào để nói về Chúa Giêsu; họ hoàn toàn biết rằng Chúa Giêsu có thể được diễn tả như Mặt Trời Công Chính và Ánh Sáng Thế Gian trước cả khi Aurelian sáng chế ra ngày lễ ngoại giáo này.

Đặc biệt đối với câu truyện Ba Nhà Chiêm Tinh, Mark Shea cho rằng đây không phải là một mớ dã sử hay huyền thoại được Thánh Máthhêu đem vào chương hai Tin Mừng của ngài, mà dựa vào nhiều cơ sở lịch sử và lời tiên tri của Cựu Ước.

Điều trước nhất, và là điều thường bị nhiều người hiện đại, nhất là những người có thiên kiến vô lý đối với Thánh Kinh, làm ngơ, chính là chương hai Tin Mừng Mátthêu. Chương này nói tới “các hiền triết (tiếng Hy Lạp: magoi) từ Đông Phương”, một ngày kia, xuất hiện ở Giêrusalem, trên đường đi tìm “vị sinh ra làm vua người Do Thái”. Họ cho rằng mình đã “nhìn thấy ngôi sao của Người ở Đông Phương” và tới để thờ lạy Người. Thánh Mátthêu cho ta hay: họ mang tới vàng bạc, nhũ hương và mộc dược làm lễ vật và cuộc viếng thăm của họ khiến Vua Hêrốt đầy hoang tưởng sát hại mọi bé trai dưới hai tuổi tại Bêlem. Thánh Mátthêu cũng cho biết các nhà hiền triết này bí mật rời Bêlem sau khi được báo mộng đừng trở lại gặp Hêrốt.

Không một điều gì trên đây cho thấy dấu chỉ một huyền thoại. Thánh Mátthêu không cho biết có bao nhiêu nhà hiền triết cũng như dấu chỉ nào họ là vua cả. Như vậy thì tại sao họ có vương miện và con số ba?

Con số là điều dễ hiểu: ba lễ phẩm, tất nhiên ba nhà hiền triết. Vả lại, khi suy niệm ý nghĩa việc dân ngoại tới thờ lạy Chúa Giêsu, tự nhiên các Kitô hữu nối kết các nhà hiền triết với ba chủng loại người trong Thánh Kinh vốn là hậu duệ các con trai của Nôê là Shem, Ham và Japheth, và do đó, là đại biểu cho toàn thể nhân loại.

Còn tư cách vua chúa của họ, thì có hơi phức tạp hơn một chút. Ngoài các ghi chép trong Thánh Kinh ra, ta còn chứng cớ khác nữa. Các nhà hiền triết này xem ra là đẳng cấp tư tế tại các lãnh thổ Đông Phương. Sử gia Hy Lạp Herodotus cho ta hay: các nhà hiền triết (magoi) là đẳng cấp thánh của người Medes. Và Tiên Tri Giêrêmia có nhắc tới một trong các tư tế Đông Phương này, Nergal Sharezar, như là Rab-Mag, “Trưởng Hiền Triết” (Gr 39:3, 13; bản CGKPV dịch là quan chiêm tinh). Các Hiền Triết Magoi này vốn có liên hệ với nhiều cuộc tranh chấp tôn giáo và chính trị của Ba Tư và ảnh hưởng của họ vẫn tiếp diễn qua các thời đế quốc Assyri, Babylon, Ba Tư và Parthia. Tới thời Chúa Giêsu, họ cung cấp các tư tế cho Ba Tư và gây ảnh hưởng tôn giáo lớn trên các nước trong vùng. Một nhà văn cổ tên là Strabo cho hay: các tư tế hiền triết tạo nên một trong hai hội đồng của Đế Quốc Parthia.

Magoi, lẽ dĩ nhiên, được liên kết với từ tiếng Anh “magic” (ảo thuật) nhưng nếu coi họ là các ảo thuật gia thì thực sự không chính xác. Họ sống vào một thời đại người ta chưa phân biệt được giữa cố gắng hiểu biết và kiểm soát thiên nhiên bằng điều ta gọi là “khoa học” với cố gắng hiểu biết và kiểm soát thiên nhiên bằng điều ta gọi là “ảo thuật”. Nên có thể nói các nhà hiền triết Magoi thực hành những điều sơ đẳng của cả khoa thiên văn lẫn khoa chiêm tinh.

Chính xác họ thấy ngôi sao nào, hay việc thực ra đó là một biến cố tự nhiên hay một biến cố siêu nhiên, là điều ta không biết. Nhưng ta biết rằng Sao Mộc (Jupiter) tới gần Sao Thổ (Saturn) ba lần trong 7 tháng của năm thứ 7 trước CN. Ta cũng biết Sao Hỏa (Mars) tới gần hai sao vừa kể và tạo ra một hình tượng hết sức lạ lùng cũng vào khoảng thời gian vừa kể. Ngoài ra, có suy đoán cho rằng Sao Bêlem rất có thể là hiện tượng mặt trăng che khuất Sao Mộc vào năm thứ 6 trước CN, và Sao Mộc tái hiện đàng sau mặt trăng. Ta còn có biên niên sử Trung Hoa xưa gọi là Ch’ien-han-shu, nhắc tới một vật, có thể là tân tinh (nova) hay sao mới, xuất hiện vào tháng Ba năm thứ 5 trước CN và kéo dài trong 70 ngày.

Những ai cho rằng bất cứ tiếp xúc nào giữa các niềm tin của Thánh Kinh và các niềm tin của ngoại giáo đều chỉ dẫn tới việc ngoại giáo hóa giáo huấn của Thánh Kinh, thì họ nên nhớ rằng ta có đủ lý lẽ để nghĩ rằng các niềm tin của các Nhà Hiền Triết magoi là một tổng hợp khoa chiêm tinh của Ba Tư với các ý niệm về Đấng Mêxia (messianic) rất phổ biến lúc đó tại đấy, nhờ sự hiện diện của khá nhiều người Do Thái sống tại đó từ thời Nêbucađônôxa (Nebuchadnezzar), trước đó 5 thế kỷ. Một thời gian dài như thế đủ làm cho câu truyện thánh thiêng của người Do Thái được giới ưu tú của xã hội Ba Tư biết đến. Hơn nữa, kiến thức của các hiền triết magoi đối với các bản văn thánh Do Thái cũng khá ăn khớp với tác phong của Hêrốt trong việc hạ sát các trẻ thơ vô tội của Bêlem.

Một số nhà phê bình coi câu truyện dã man của Hêrốt là điều phi lý. Nhưng nhờ các nguồn không phải Thánh Kinh, ta biết Hêrốt thực sự là con người hoang tưởng sâu xa đối với các địch thủ muốn tranh ngôi báu của ông ta. Ông ta sẵn sàng giết cả con mình để bảo vệ ngôi báu đó, đến nỗi Augustus, người vốn trao vương quyền bù nhìn cho ông ta, từng nhận xét rằng vì Hêrốt tuân giữ luật kosher (không ăn thịt heo) để làm vui lòng thần dân Do Thái của ông ta, “nên thà làm heo của Hêrốt còn hơn làm con của ông ta”. Nhưng ngoài chứng cớ tâm lý học này, trong Thánh Kinh, còn có gợi ý rất khả tín cho thấy tại sao Hêrốt đã phản ứng một cách dữ dằn đến thế trước tin một vị vua mới của Do Thái vừa hạ sinh, một lý do rất tương hợp với những gì ta biết về các hiền triết magoi.

Ta biết Hêrốt, “vua dân Do Thái”, thực ra không phải là người Do Thái. Ông ta là người Ê-đôm hay I-đu-mê như ai cũng biết vào thời Chúa Kitô. Người Ê-đôm vốn thuộc dòng dõi Êsau, anh trai Giacóp. Như ai cũng biết, Giacóp nhận được sự chúc lành và quyền trưởng nam từ cha ông là Ixaác, mà đáng lẽ ra phải là của Êsau (St 27). Từ đó trở đi, hận thù xuất hiện giữa hai anh em và dòng dõi của họ. Nhiều thế kỷ sau Giacóp và Êsau, khi người Do Thái thoát khỏi Ai Cập và đang trên hành trình tới Đất Hứa, Môsê từng yêu cầu được băng qua lãnh thổ Môáp, một sắc dân có quan hệ gần gũi với người Ê-đôm, nhưng bị từ khước. Trên thực tế, người Môáp còn tìm cách tiêu diệt Dân Do Thái. Một phần trong kế hoạch của họ là Balắc, vua người Môáp, thuê tiên tri Balaam nguyền rủa người Do Thái (Ds 22-24). Tuy nhiên, càng cố gắng bao nhiêu, Balaam càng chúc lành cho dân Chúa Chọn.

Điều đáng lưu ý là trong lời chúc thứ ba, Balaam tuyên bố một điều vẫn được coi là lời tiên tri về Đấng Mêxia, được thể hiện vào thời Hêrốt:

“Tôi thấy nó, nhưng bây giờ chưa phải lúc,
tôi nhìn, nhưng chưa thấy nó kề bên;
một vì sao xuất hiện từ Gia-cóp,
một vương trượng trỗi dậy từ Ít-ra-en

sẽ đập vào màng tang Mô-áp, đánh vỡ sọ tất cả con cái Sết,
và xâm chiếm Ê-đôm,
cả Xê-ia cũng bị xâm chiếm nữa.
Ít-ra-en sẽ biểu dương sức mạnh,
Gia-cóp sẽ thống trị quân thù,
và tiêu diệt kẻ trốn khỏi thành phố." (Ds 24:17-19).

“Một vì sao…từ nhà Giacóp” sẽ “xâm chiếm Ê-đôm”. Liệu một ông vua Ê-đôm nào với thành tích tâm lý hoang tưởng như Hêrốt mà không bồn chồn lo âu trước thông tin của các nhà hiền triết về ngôi sao và câu hỏi của họ “vua dân Do Thái mới sinh ra ở đâu?”. Liệu có ông vua nào như thế, người từng chứng tỏ sẵn sàng sát hại con mình để giữ vững ngôi báu mà còn do dự không dám giết những đứa con của nông dân vô danh tại căn làng cũng vô danh không kém nếu ông ta cho rằng làm thế đủ để giữ vững ngôi báu. Nói theo Augustus, thì trong hoàn cảnh ấy, thà làm heo của Hêrốt hơn làm thần dân của ông ta. Cho nên có đủ lý do, cả Thánh Kinh lẫn không, để nghĩ rằng các chiêm tinh gia Ba Tư có thể đã thấy các dấu hiệu và điềm báo như thế trong các vì sao và các sách thánh của người Do Thái và Hêrốt chắc chắn hành động như ông ta đã hành động.

Còn việc sinh hạ đồng trinh?

Kimberly Winston của Sở Tin Tức Tôn Giáo thì cho rằng việc một thiếu nữ “chưa cưới xin” mang bầu, nhưng cha đứa nhỏ không phải là một người đàn ông mà là chính Thiên Chúa là điều “khá khó bán”. Lại còn chuyện này nữa, thiếu nữ ấy là một người đồng trinh, và không thiếu người tin rằng, cô vẫn còn đồng trinh sau khi hạ sinh bé trai kháu khỉnh.

Nhưng đó chính là câu truyện Hạ Sinh Đồng Trinh, một trong các tín điều chính của 2 tỷ Kitô Hữu khắp thế giới. Câu truyện này được tôn kính bởi mọi hệ phái Kitô Giáo, từ Chính Thống Đông Phương tới Đạo Mormon, Đạo Công Giáo và Thệ Phản.

Tuy nhiên, không thiếu thần học gia, mục tử và Kitô hữu cho rằng việc Hạ Sinh Đồng Trinh ít được ai chú ý vào dịp Lễ Giáng Sinh. Thực vậy, thấy ý niệm ấy “khó nhá”, phần đông tín hữu lưu ý tới bé trai kháu khỉnh nằm trong máng cỏ chứ không lưu ý tới cách Người được hạ sinh ra sao.

Còn đối với phần đông Kitô hữu, việc Hạ Sinh Đồng Trinh là điều không thể bỏ qua. Bạn có thể lưỡng lự đối với một số phép lạ trong Thánh Kinh, nhưng việc Hạ Sinh Đồng Trinh thì phải được chấp nhận là Tin Mừng. Họ cho rằng không có nó, Kitô Giáo sẽ tan tành.

Gary Burge, giáo sư Tân Ước tại Wheaton College, cho rằng “loại bỏ phép lạ khỏi Lễ Giáng Sinh là loại bỏ câu truyện chính của Kitô Giáo. Việc này sẽ hủy diệt chính tâm điểm của tư tưởng Kitô Giáo và lấy đi viên đá chính của tòa nhà thần học Kitô Giáo”.

Tại sao việc Hạ Sinh Đồng Trinh lại là cột trụ của Kitô Giáo? Nó là một phép lạ hay chỉ là một phúng dụ? Và bạn có thể vẫn là Kitô hữu dù không chấp nhận ý niệm này được không?

Đối với Burge, một người tin lành và tác giả cuốn “Các Câu Hỏi Thần Học Mà Ai Cũng Hỏi”, thì việc Hạ Sinh Đồng Trinh là điều chủ yếu. Ông lý luận như sau: Nếu không sinh hạ đồng trình, Chúa Giêsu không phải là Con Thiên Chúa; nếu Người không phải là Con Thiên Chúa, thì Người chỉ là một người chịu đóng đính nữa mà thôi chứ không phải là hy lễ có thể chuộc tội thế giới”.

Ông bảo: “Nơi Chúa Giêsu, ta không có vị tiên tri chỉ nói về Thiên Chúa như một con người. Ta có Con Thiên Chúa đem Chúa Cha tới cho ta. Có sự khác biệt rất lớn ở đây, tuyệt đối rất lớn. Đặt việc Hạ Sinh Đồng Trinh vào thế hiểm nghèo… thì Kitô Giáo chỉ còn là một việc phàm nhân, chứ không phải một mạc khải của Thiên Chúa”.

Suy nghĩ của Burge được nhiều người theo. Cuộc thăm dò của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew cho thấy: gần 3/4 người Mỹ cho rằng việc Hạ Sinh Đồng Trinh chính xác về lịch sử. Nơi người Tin Lành, tỷ số này còn cao hơn, lên tới 96%.

Nhưng việc Hạ Sinh Đồng Trinh chỉ tìm thấy trong hai sách Tin Mừng. Trong Tin Mừng theo Thánh Mátthêu, thiên thần nói với Thánh Giuse “đừng sợ nhận Maria làm vợ, vì con trẻ được thụ thai trong bà là do Chúa Thánh Thần”. Trong Tin Mừng theo Thánh Luca, thiên thần nói với Đức Maria: “Chúa Thánh Thần sẽ đến với bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ bao phủ bà; nên con trẻ sinh ra sẽ được gọi là thánh, Con Thiên Chúa”.

Câu trả lời thời danh của Đức Maria: “điều ấy xẩy ra thế nào được?” đã được cả kẻ hoài nghi lẫn người tin lặp lại từ đó. Một số bản dịch đã dịch lời Đức Maria nói tới đức đồng trinh của mình trong tư cách một thiếu nữ độc thân, hay, một cách bí ẩn, “tôi không biết tới đàn ông”.

Một số học giả coi việc không nhắc tới sự Sinh Hạ Đồng Trinh trong hai Tin Mừng Máccô và Gioan như là chứng cớ cho thấy câu truyện này có nguồn gốc sau khi Chúa Giêsu qua đời, để biến Người thành một người đặc biệt, để minh chứng rằng Người là Đấng Người nói Người là với một thế giới hoài nghi.

Nhưng Ben Witherington, một giáo sư Tân Ước tại Chủng Viện Thần Học Asbury, tìm được chứng cớ cho việc Hạ Sinh Đồng Trinh về phương diện siêu nhiên. Ông bảo thánh Mátthêu và thánh Luca cảm thấy bó buộc phải kể lại câu truyện vì các ngài hoàn toàn xác tín điều thực sự đã xẩy ra. Không ai tin các ngài nếu không có chứng cớ rõ ràng, thuyết phục cho thấy việc ấy thực sự xẩy ra.

Nhiều học giả khác dựa vào các trước tác của Thánh Phaolô. Thánh Phaolô sống gần cùng thời với Chúa Giêsu, tuy chưa bao giờ gặp Người, ấy thế mà không bao giờ Thánh Nhân nhắc tới việc Hạ Sinh Đồng Trinh cả, chỉ nói rằng Chúa Giêsu “sinh ra từ một người đàn bà” và Người sinh ra “dưới lề luật”. Căn cứ vào đó, một số học giả cho rằng ngài không nói tới việc này có nghĩa là nó không có. Nhưng nhiều vị khác cho hay lời của ngài ám chỉ Chúa Giêsu không có cha phàm trần.

Dù câu truyện này phát xuất từ đâu đi nữa, thì tới năm 381, niềm tin vào nó đã được chính thức hóa trong Kinh Tin Kính Nixêa, tức hình thức tuyên xưng đức tin được mọi ngành Kitô Giáo sử dụng, trừ Đạo Mormon.

Dù có nhiều bản văn khác nhau đôi chút, nhưng kinh tin kính này nói rõ rằng Chúa Giêsu “từ trời xuống thế, và nhập thể bởi Chúa Thánh Thần từ Trinh Nữ Maria, và đã làm người”.

Một số Kitô hữu hiện đại coi đó là một phúng dụ, chứ không phải là một phép lạ. Đối với John Shelby Spong, một giám mục Tin Lành đã về hưu và là tác giả cuốn “Sinh bởi một Người Đàn Bà”, câu truyện sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nếu loại bỏ các yếu tố siêu nhiên.

Spong cho rằng việc hạ sinh đồng trinh “bôi lọ nhân tính của ta. Sinh học là một thứ kỳ điệu: một người đàn ông và một người đàn bà yêu nhau rồi tạo ra một đứa con tượng trưng cho cả hai; theo tôi đó là một biểu tượng mạnh mẽ và là một biểu tượng kỳ diệu”.

Nhưng đối với Christian Smith, một nhà xã hội học về tôn giáo của ĐH Notre-Dame, nghĩ về Đức Maria kiểu đó là đi quá xa. Ông bảo: “Nếu Thiên Chúa không có khả năng thực hiện một phép lạ như việc Hạ Sinh Đồng Trinh, thì Người là thứ Thiên Chúa gì đây? Nếu bạn bác bỏ tín lý Chúa Giêsu là Thiên Chúa trọn vẹn và là con người trọn vẹn, thì Người chỉ còn là một vĩ nhân. Nhưng nếu thế đâu là trọng điểm của cái chết trên thánh giá nếu nó không được liên kết với vị Thiên Chúa nhập thể, vị Thiên Chúa ở với chúng ta?”

Gay Byron, một mục sư của phái Trưởng Lão và là giáo sư Tân Ước tại ĐH Howard, nói rằng một lý do khiến một số Kitô hữu tra vấn việc Hạ Sinh Đồng Trinh là vì Giáo Hội nói chung rất nghèo nàn trong việc giải thích về nó.

Nói như thế chỉ có thể đúng đối với các Giáo Hội Tin Lành và Thệ Phản. Các Giáo Hội này không thích nói tới bất cứ điều gì có thể nâng Đức Maria lên khỏi hàng tạo vật, nên dù tín lý Hạ Sinh Đồng Trinh là cột trụ của Kitô Giáo, họ vẫn sợ không dám nhấn mạnh. Chứ các Giáo Hội Chính Thống và Công Giáo thì lúc nào cũng nhấn mạnh tới tín điều này như Kinh Tin Kính Nixêa đã xác nhận, dựa vào chính Thánh Kinh. Do đó, đối với hai Giáo Hội này, khó có thể là Kitô hữu mà lại không tin vào việc Hạ Sinh Đồng Trinh. Không những thế, hai Giáo Hội này còn nhấn mạnh tới mầu nhiệm Đức Mẹ đồng trinh trước, trong khi và sau khi sinh con.
 
Văn Hóa
Viết Cho Mẹ Thiên Chúa
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
20:11 26/12/2014
Viết Cho Mẹ Thiên Chúa

Kính chào Mẹ Thiên Chúa,

Mùa đông năm ấy, nơi chuồng súc vật hôi tanh, giữa tiết trời lạnh lẽo, Con Thiên Chúa được Mẹ sinh vào kiếp người. Mẹ ẵm Hài Nhi trên tay mà lòng chứa chan hạnh phúc, hạnh phúc của một tỳ nữ được diện kiến dung nhan của Chúa mình, hạnh phúc của một thụ tạo được giáp mặt Tạo Hóa của mình và hạnh phúc của một người mẹ bên cạnh đứa con mình vừa mới sinh ra. Cái cảm giác được làm mẹ thật không sao tả nỗi! Cái cảm giác được là mẹ của Chúa mới nhiệm mầu và thâm thúy xiết bao.

Thế nhưng, vui chưa được bao lâu thì sóng gió cuộc đời ập đến. Vì sự ganh ghét của con người, cả gia đình Mẹ cũng không được hưởng một giấc ngủ ngon. Ngay giữa đêm khuya giá lạnh, Mẹ và thánh Giuse phải bồng Con trốn sang Aicập, sống tha hương như những người đi tị nạn. Lời mời gọi mà Chúa dành cho Mẹ dạo trước, tuy có nói đến sự vinh quang nhưng chắc Mẹ cũng cảm nghiệm được đó là loại vinh quang gì rồi: một vinh quang của thập giá. Từ khi Con của Mẹ thi hành sứ vụ công khai, ra đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng cho đến khi chết trên thánh giá, Mẹ đã đón nhận biết bao những nỗi buồn khó diễn tả. Nhưng trong mọi nghịch cảnh, Mẹ luôn một lòng trung thành và yêu mến Thiên Chúa. Qua những tôi luyện ấy, Mẹ đã kết hiệp trọn vẹn với Con của mình, Mẹ trở thành mẫu gương đức tin cho chúng con và Mẹ cũng trở thành mẹ của mọi tín hữu. Giáo Hội không ngừng ca mừng Thiên Chúa vì đã ban cho thế trần người Mẹ tuyệt vời.

Chúng con hạnh phúc khi nghe Mẹ thưa tiếng “xin vâng”. Năm xưa, sứ thần nói với Mẹ rằng: “Này đây Bà sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai…” Mẹ ngỡ ngàng với sứ điệp này, Mẹ không hiểu vì sao chuyện ấy có thể xảy ra được. Làm mẹ Thiên Chúa quả là vượt sức đối với mọi loài thọ tạo như Mẹ. Lúc ấy, hẳn là Mẹ có thể từ chối! Nhưng với lòng tin yêu, Mẹ đã xin vâng để chương trình cứu độ mà Thiên Chúa đã khởi sự từ xưa được đi đến thành toàn. Mẹ xin vâng vì Mẹ hiểu rằng Thiên Chúa sẽ làm nơi Mẹ những điều kỳ diệu. Tình Mẫu Tử giữa Mẹ và Giêsu là nhịp cầu nối kết đất trời, nối con người với Thiên Chúa, vì tình mẫu tử ấy là một mối tình keo sơn không thể cắt đứt của một thụ tạo với một Thiên Chúa, của một vật hèn với một Thần Linh, giữa loài hữu hạn với Đấng Vô Hạn siêu vượt muôn trùng. Càng nghĩ về huyện nhiệm này, con càng cảm thấy vai trò của Mẹ thật to lớn, thấy vinh phúc mà Chúa ban cho Mẹ thật cao cả khôn lường.

Mẹ ơi, phía sau bất cứ người con nào cũng luôn có hình bóng của người mẹ. Đức Giêsu đã được Mẹ dưỡng nuôi ân cần cho tới ngày Người trao Mẹ cho thánh Gioan trên đỉnh đồi Canvê. Cả cuộc đời, Mẹ là bóng mát dịu hiền cho Giêsu chạy đến hàn huyên tâm sự. Hơn nữa, theo lời hứa cứu độ, Con Thiên Chúa xuống thế làm người để chung chia cuộc sống con người và đưa nhân loại thoát cảnh trầm luân muôn kiếp. Vì lẽ đó, Thiên Chúa cần một cung lòng xứng hợp cho Con Ngài ngự vào. Người ta nhận ra bàn tay chăm sóc của Mẹ khi thấy “Đức Giêsu càng lớn càng thêm khôn ngoan và nhân đức, đẹp lòng Thiên Chúa và mọi người”. Hôm nay, Mẹ vẫn là “bóng mát che đầu” để đoàn con về nghỉ ngơi, bồi dưỡng. Bởi qua Mẹ, con thấy mình dễ tỏ bày tâm tình với Thiên Chúa hơn. Cùng với Mẹ, con có thể tán dương Thiên Chúa và đón nhận sức mạnh thần linh để bước theo Giêsu từng ngày.

Chiêm ngắm hành trình Mẹ bước theo Giêsu, con như được thêm sức, được trợ giúp để yêu mến thập giá đời mình. Mẹ đã không rời Giêsu, Mẹ chỉ muốn chia sẻ nỗi đau mà Giêsu chịu đựng vì tội lỗi con người. Có mẫu gương của Mẹ và có sự nâng đỡ của Mẹ, con bớt kêu trách sức nặng thập giá cuộc đời mình hơn. Khi bắt chước Mẹ tập yêu thập giá, con được Thiên Chúa cho nghỉ ngơi bồi dưỡng, để được hưởng phúc đời đời, vì Ngài đã hứa: “Hãy đến với Ta, hỡi những ai vất vả mang gánh nặng nề, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng“.

Mẹ ơi, xin hãy giúp con từ bỏ tội lỗi, xa tránh thói hư tật xấu và giữ một lòng chung thủy với Đấng Tối Cao. Xin Mẹ vực dậy những tâm hồn xa cách Chúa, những con người đoạn tuyệt với anh em. Xin dâng lên Mẹ Thiên Chúa ước nguyện: chúng con được thuộc trọn và hết lòng yêu mến Chúa, ân cần với tha nhân và dám đón nhận thánh giá đời mình. Xin Mẹ tiếp tục cầu bầu với Con Chí Ái của Mẹ cho chúng con đang còn lữ hành dưới thế, biết nhờ Mẹ mà chạy đến gần Chúa Giêsu.

Con kính chào và mừng lễ Mẹ Thiên Chúa,

Trần thế, ngày 27.12.2014

Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trẻ Thơ Vui Chơi
Dominic Đức Nguyễn
22:18 26/12/2014
TRẺ THƠ VUI CHƠI
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Đời thơ ấu là đời có phúc,
Đời rập theo khuôn đúc Chúa Trời,
Linh hồn trong xác sáng tươi
Chúa hoà trong những tiếng cười giòn tan.
(Trích thơ của Hồng Phúc, Lm)