Ngày 18-12-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Gia đình hạnh phúc
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:22 18/12/2010
CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA, năm A

CHÚA GIÊSU, MẸ MARIA và THÁNH GIUSE

Mt 2, 13-15.19-23

Không ai tự trời xuống, mà cũng không ai tự dưới đất chui lên.Tất cả phải có một gia đình. Ai cũng phải có mẹ, có cha. Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta bắt gặp ba nhân vật đêm Giáng Sinh: thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu.

Thật vậy, hôm nay Giáo Hội long trọng mừng lễ Thánh Gia: ” Phúc thay người ở trong Nhà Chúa. Họ luôn luôn được hát mừng Ngài “( TV 83,6 ). Thánh Gia xét theo bình diện trần thế, gia đình của Chúa Giêsu chỉ là một gia đình bình thường, đủ ăn, đủ mặc, nếu không nói được là nghèo. Tuy nhiên, xét theo phương diện quyền thế, lẽ dĩ nhiên không ai có thể so sánh với Ba Đấng: Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse. Chúa Giêsu chính là Đấng Emmanuen, Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-tôi “. Ngài là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình…Và Ngài đã giảng hòa cả vạn vật nhờ Ngài và cho Ngài, đã ban lại bình an nhờ Bửu Huyết đổ ra nơi Thập Giá, cho mọi vật trên trời, dưới đất “ ( Cl 1, 15-20 ). Đức Kitô là Chúa, là Vua vũ trụ, Ngài quyền năng vô cùng…Do đó, chúng ta hoàn toàn tin tưởng và phó thác nơi Ngài. Ngài đã đến để chúng ta được sống và sống dồi dào ( Ga 1,4; 14,5 ).

Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, là Nữ Vương các thiên thần và các thánh.Mẹ cũng là Mẹ của Hội Thánh, của nhân loại và của mỗi người chúng ta. Mẹ luôn có quyền thế trước mặt Thiên Chúa và trước mặt nhân loại. Thánh Bênađô đã nói một câu rất chí lý:” Tất cả những ơn lành đến với chúng ta đều qua tay Đức Mẹ “. Chính vì thế, Hội Thánh và mọi người Kitô hữu đều an tâm khi có Mẹ ở bên cạnh.

Thánh Giuse là Đấng công chính, đã được Thiên Chúa chọn lựa để bênh vực Mẹ Maria trước luật pháp và được chọn để làm Cha nuôi của Chúa Giêsu. Ngài có công lớn lao không ai sánh bằng vì Ngài đã nuôi dưỡng Thánh Gia, bảo vệ Mẹ Maria và Chúa Giêsu.

Thiên Chúa đã chọn cho Chúa Giêsu một gia đình. Chính vì thế, gia đình là nền tảng của xả hội nhân loại. Tội lỗi đã xâm nhập vào gia đình thứ nhất, gia đình của ông Ađam và bà Eva, đã phá hủy tận căn gia đình này. Thiên Chúa đã muốn cải tạo xã hội nhân loại khi sai Con Một Ngài là Chúa Giêsu đến trong một gia đình. Gia đình Nagiarét, nơi Chúa sống những ngày ẩn dật 30 năm là trường học lý tưởng cho mọi gia đình nhân loại. Nơi gia đình Nagiarét có đầy đủ mọi nhân đức cao trọng nhất: Ba Đấng đều sống khiết trinh, khiêm nhượng và vâng phục. Tất cả gia đình Nagiarét lúc nào cũng tuân phục và làm theo ý của Thiên Chúa. Lẽ dĩ nhiên khi sai Chúa đến gia đình Nagiarét, Chúa Giêsu không chỉ vâng phục thánh Giuse và Mẹ Maria nhưng Ngài còn luôn tuân phục và sống tình con thảo với Cha của Ngài là Thiên Chúa Cha. Chúa Giêsu đã hằng tuân phục thánh ý Cha và lời ngôn sứ Siméon đã tiên báo về Hài Nhi Giêsu luôn làm cho Mẹ Maria và gia đình Thánh Gia suy nghĩ. Tuy nhiên, Chúa Giêsu sau này càng lúc càng cho chúng ta hiểu được ý Chúa Cha:” Ai là Mẹ, là anh em. Đó là những ai biết nghe Lời Chúa và thực thi Lời Chúa “.

Chúa Giêsu luôn mời gọi con người hướng lòng lên cao hơn để hiểu thế nào là gia đình theo ý Thiên Chúa. Gia đình mà Chúa muốn không phải chỉ liên kết với nhau bằng những mối dây thịt máu, nhưng còn hướng tới sự đồng tâm nhất trí về sự vâng phục và thực thi ý của Thiên Chúa.

Gia đình Thánh Gia, nơi đào tạo đức ái, mẫu gương cho mọi người noi theo. Cả Ba Đấng đã quên mình để nghĩ đến người khác, phục vụ người khác. Cứ xem gương Ba Đấng phục vụ lẫn nhau chúng ta sẽ rút ra được bài học đức ái lớn lao như thế nào. Và cũng chính nơi gia đình Thánh Gia chúng ta học được bài học lao động siêu việt. Tất cả đều lao động để góp tay vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã nói: ” Cha Ta làm việc không ngừng, Ta cũng làm việc không ngừng “.

Vâng, gia đình là nơi đào tạo và giúp đưa con người đi vào xã hội. Gia đình cũng là Giáo Hội nhỏ, thu hẹp, trong đó đức tin được triển nở và lớn lên. Gia đình cũng giúp con người tham gia, góp tay vào công trình cứu chuộc của Chúa và đi vào xây dựng những gia đình thánh thiện, đạo đức và gia đình cũng là nơi của những con người được cứu chuộc.

Lạy Chúa, xin cho chúng con lòng nhiệt thành bắt chước Thánh Gia để chúng con thực thi thánh ý Chúa, dấn thân phục vụ tha nhân và sống cầu nguyện, hy sinh, bác ái. Amen.
 
Ngọn nến phục vụ
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
07:00 18/12/2010
Ngọn nến phục vụ

Trong mùa Vọng, bốn tuần lễ liên tiếp lần lượt bốn ngọn nến được đốt thắp lên cho tới ngày mừng lễ Chúa giáng sinh 25.12. trong các thánh đường.

Bốn ngọn nến cho bốn tuần lễ mùa Vọng muốn nói lên ý nghĩa, ngày xưa trải qua 4000 năm dân Thiên Chúa đã mong chờ đấng Cứu Thế đến.

Bốn ngọn nến chiếu tỏa bốn sứ điệp Chúa Giêsu từ trời cao sinh xuống làm người mang đến cho trần gian: Hòa bình, tình yêu, niềm hy vọng và tha thứ.

Và đồng thời ánh sáng bốn ngọn nến cũng loan báo: Chúa Giêsu là ánh sáng trần gian.

Nhưng một nhân vật không thể thiếu vắng trong bất cứ bộ hang đá giáng sinh nào.

Nhân vật này đóng vai trò là người cha nuôi gìn giữ gia đình Chúa Giêsu trong cuộc sống ở trần gian.

Nhân vật này cũng thường được vẽ hay tạc thành tượng trong tay hoặc cầm cây nến cháy sáng hay chiếc đèn nhỏ có ngọn lửa cháy.

Đó Ông Thánh Giuse.

Nhưng đâu là ý nghĩa ngọn nến trong tay Thánh Giuse?

Khi cây nến được đốt thắp lên, nó không chỉ chiếu tỏa ánh sáng cùng hơi nồng ấm ra khoảng không gian chung quanh, nhưng còn là hình ảnh diễn tả tình yêu thương đang lan tỏa.

Ngọn lửa của cây nến bốc cháy lên cao là hình ảnh của tình yêu vươn tới Thiên Chúa. Đồng thời đang khi chất sáp cây nến bị cháy hao mòn tan chảy cũng là dấu hiệu nói về lòng bác ái phục vụ tha nhân. Hình ảnh này tượng trưng nói về tình yêu mến Thiên Chúa và tình yêu mến con người.

Ngọn nến cháy trong tay Thánh Giuse cầm thường được đặt trong chiếc đèn có kiếng cùng nắp che phủ để tránh không bị gío thổi dập tắt, nói lên ý nghĩa ánh sáng dẫn soi đường tìm đến hang đá Hài Nhi Giêsu. Ánh sáng nhỏ bé của ngọn nến mà Thánh Giuse thắp lên chỉ đường đến với Hài Nhi Giêsu, Đấng là ánh sáng chân thật của trần gian.

Ngọn nến cháy sáng trong tay Thánh Giuse ở hang đá giáng sinh nhắc người tín hữu Chúa Kitô nhớ đến ngọn nến ngày Rửa Tội được đốt thắp từ cây nến Chúa Giêsu phục sinh, Đấng là ánh sáng sự sống lại.

Ngọn nến đó cũng nhắc nhớ đến cây nến Hôn phối, mà ngày thành hôn hai bạn nam nữ trứơc bàn thờ Thiên Chúa cùng đốt thắp lên cho đời sống hôn nhân của họ.

Ngọn nến đó nhắc nhớ đến cây nến cháy sáng, mà các Tu sỹ ngày Khấn Dòng trọn đời, các ứng sinh ngày chịu chức Linh mục, cầm trong tay tiến vào cung thánh nhà thờ.

Những ngọn nến này là hình ảnh dấu chỉ về sự hy sinh dấn thân, muốn mang ánh sáng niềm hy vọng, niềm bình an của Thiên Chúa đến cho người khác.

Thánh Giuse, theo Kinh Thánh thuật lại, dù sống trong hoàn cảnh khó khăn bối rối, nhưng thánh nhân không nguyền rủa bóng tối. Trái lại, Ông đã yên lặng đốt thắp cây nến lên. Và nhờ đó, niềm hy vọng đã bừng sáng lên cho Ông, cho gia đình và cho nhân loại.

Ngọn nến cháy sáng hay chiếc đèn trong tay Thánh Giuse ở hang đá gíang sinh không chỉ là hình ảnh soi chỉ dẫn đường đến với Hài Nhi Giêsu, nhưng còn dẫn chỉ lối tìm đến một đời sống trông cậy vào nơi Chúa, Đấng là nguồn cậy trông của đời sống con người.
 
Bài học từ khung cảnh truyền tin
Lm. Phêrô Hồng Phúc
20:33 18/12/2010
Bài Học Từ Khung Cảnh Truyền Tin

Trong bầu khí thầm lặng nhưng hết sức linh thiêng. Sứ thần đã đến với Đức Trinh Nữ Maria để báo tin cho người trinh nữ lại có thể mang thai và sinh con. Người trinh nữ lại có thể mang thai và sinh con nhưng lại vẫn khiết tịnh. Điều đó là điều mà chỉ có Thiên Chúa mới làm được và điều ấy là dấu chứng để cho chúng ta thấy được quyền năng của Thiên Chúa đã thực hiện trên con người mà nếu không phải là Chúa Thánh Thần thì không thể. Như Đức Maria nói: “Việc ấy xảy đến thế nào được?”(Lc 1,34).

Sứ thần của Thiên Chúa không chỉ đến với Đức Maria mà còn đến với cả Giuse trong giấc mộng. Bởi vì một sứ mệnh quá lớn lao trên người trinh nữ và sự việc quá lạ lùng trong một gia đình, khiến cho Maria và Giuse không thể nói điều gì theo ngôn ngữ của con người ngoài cách im lặng. Giuse im lặng bởi ông không thể giải thích nổi. Maria im lặng để tạ ơn Chúa và cảm nghiệm những gì mà Thiên Chúa đang thực hiện trong cung lòng của mình. Hai sự im lặng ấy đã khiến cho Thiên Chúa can thiệp qua giấc mộng để báo cho Giuse biết rằng: “Việc của Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần”(Mt 1,20). Qua những im lặng của Giuse và Maria, chúng ta nhận thấy những bài học thật sâu sắc.

- Bài học của Giuse là người công chính, vì nếu ông nói đồng nghĩa với tố cáo thì chắc Maria sẽ bị ném đá theo luật của Môisê. Còn nếu ông không nói gì, qua ý thức, chúng ta không thấy được một cuộc đấu tranh nội tâm; chúng ta cũng không thấy được một ơn lạ lùng của Thiên Chúa thực hiện trên trinh nữ Maria. Nhưng qua hành, bằng chính sự bối rối định bỏ Đức Maria cách kính đáo của Giuse làm cho chúng ta thấy rõ Đức Maria được cánh tay quyền năng và Chúa Thánh Thần đã đến với Trinh Nữ, đồng thời cũng cho chúng ta thấy nổi bật hai chữ công chính của Giuse. Sự im lặng của Đức Maria cũng cho chúng ta thấy một cõi lòng tín thác hoàn toàn vào quyền năng của Thiên Chúa và cũng là để Thiên Chúa nói những gì Thiên Chúa muốn. Trong khung cảnh tĩnh lặng, linh thiêng và tràn ngập công chính, tín thác ấy. Chúng ta càng thêm yêu mến Đức Trinh Nữ Maria và kính phục Giuse.

- Bài học về gia đình Thánh Gia đã để cho Thiên Chúa can thiệp một cách sâu xa và hoàn toàn. Đức Maria để Thiên Chúa can thiệp trong hai tiếng “Xin vâng” suốt cuộc đời (x.Lc 1,38). Còn Giuse thì để cho sứ thần can thiệp trong giấc mộng cũng như trong thực tế. Trong giấc mộng để Giuse nhận ra ý Chúa; trong thực tế là đón Maria về nhà làm bạn mình. Rõ ràng Thiên Chúa đã lựa chọn cho mình một người mẹ xứng đáng là Đức Trinh Nữ Maria và Thiên Chúa cũng chọn một người cha nuôi lý tưởng là thánh Giuse công chính. Bài học không phải để chúng ta phân tích nhưng là để chúng ta rút ra được những gì cho gia đình của chúng ta: Hỡi những người mẹ, hãy nhìn vào Đức Maria để biết xin vâng trong suốt cuộc đời; Hỡi những người cha, hãy nhìn vào Giuse công chính để biết ứng xử trong gia đình những khi tế nhị và những tình tiết cần có sự hỗ trợ của Thiên Chúa. Bởi lẽ trong cuộc đời những người gia trưởng không thiếu những sóng gió quá sức, khiến cho người gia trưởng thấy mình lao đao. Những giây phút như vậy, nhìn vào cách sử xự của Giuse thì người gia trưởng nhận ra được sứ mệnh và vai trò của mình,vừa là lắng nghe vừa là đón nhận. Lắng nghe để nhận ra ý Chúa. Đón nhận để thi hành sứ mệnh Chúa trao. Thánh cả Giuse là người đã cho giới Gia trưởng bài học quí giá để biết ứng xử tinh tế trong gia đình với một đức tin vững mạnh. Còn những người con sẽ nhìn thấy ở trong gia đình Thánh Gia sự an bình hạnh phúc ngay từ giây phút đầu tiên. Trong giây phút đầu tiên mà Thiên Chúa Giáng Sinh, sứ điệp vang lên cho mọi thời đại và lan tỏa khắp không trung, nghĩa là vượt mọi không gian và thời gian, rằng:

“Vinh danh Thiên Chúa trên trời

Bình an dưới thế cho người thiện tâm”(Lc 2,14).


Người con sinh ra được gọi là Hoàng Tử Bình An – Ông Vua Thái Bình. Như vậy, người con trong gia đình là hạnh phúc, là bình an, là sự hòa hợp cho cả gia đình. Mỗi một người con trong gia đình phải là một niềm hạnh phúc, niềm vui cho tất cả sức sống của gia đình. Một gia đình Công giáo nhìn vào gia đình Thánh Gia học được ở nơi đây những bài học về cách ứng xử tinh tế và yêu thương, học sự an bình và hòa hợp, học sự lắng nghe và phục vụ. Học ở đây sự tín thác và sứ mệnh lên đường. Chính trong khung cảnh truyền tin Chúa nhập thể và sứ thần báo mộng cho Giuse mà mỗi người chúng ta nhận ra rằng:

- Thiên Chúa can thiệp một cách đặc biệt trong mỗi gia đình khi gia đình ấy sống bằng đức tin;

- Thiên Chúa can thiệp một cách nhẹ nhàng nhưng hiệu quả;

- Thiên Chúa can thiệp một cách rất siêu nhiên nhưng biểu lộ một cách tự nhiên;

- Thiên Chúa can thiệp một cách sâu sa và toàn vẹn nhưng không hề đánh mất tự do của con người.

Một sự can thiệp lạ lùng như thế, Thiên Chúa chỉ cần con người biết tín thác và để cho Thiên Chúa hành động. Việc gì mà Thiên Chúa không làm được, đó là điểm nhấn sứ thần báo tin cho Đức Maria và cũng là điều mà sứ thần nhắc lại cho Giuse: “Đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình vì Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần”. Thiên Chúa chỉ cần Giuse tỉnh dậy đón nhận Maria về nhà làm bạn mình. Đó là một thực tế, đó là một hiệu quả. Nếu Giuse còn tiếp tục lý luận, còn tiếp tục phân tích dài dòng thì có lẽ Giuse đánh mất sự công chính, đánh mất luôn cả thiên chức làm cha nuôi Con Chúa giáng trần, và có thể Giuse sẽ làm hỏng chương trình cứu độ của Thiên Chúa vì Thiên Chúa cần sự hợp tác của một gia đình. Hôm nay cũng vậy, nhiều gia trưởng đã đánh mất gia đình bằng những ý riêng của mình, bằng sự trưởng giả của mình và sự đánh mất ấy sẽ làm ảnh hưởng tới ơn cứu độ của Chúa. Nhiều gia đình quá phân tích dài dòng và đã sống quá tự nhiên mà không có một chút thiêng liêng, nghĩa là không có đức tin trưởng thành khiến cho ý định của Thiên Chúa không thể thực hiện được.

Khi người ta đọc Kinh Lạy Cha: “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” nhưng không thể thực hiện được ở trong gia đình đó, bởi vì người ta đã không hợp tác với Thiên Chúa trong công trình cứu độ của Ngài. Như vậy thì thêm một bài học nữa chúng ta rút ra ở đây là bài học cho mọi gia đình Công giáo hãy đi vào trong con đường cứu độ của Chúa, bằng sự hợp tác chân thành, bằng sự dấn thân, bằng tất cả lòng tin của mình để “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” và ngay trong chính gia đình của chúng ta. Ý Cha thể hiện khi tất cả mọi người hòa hợp, hòa hợp với nhau, hòa hợp với ý Chúa; khi tất cả mọi người cùng lắng nghe, lắng nghe tiếng lương tâm, lắng nghe tiếng Chúa qua lương tâm; khi tất cả mọi người cùng đón nhận nhau như Giuse đón nhận Maria về nhà làm bạn mình và như Maria đón nhận Lời Chúa trong hai tiếng xin vâng và như Thiên Chúa đón nhận cung lòng Đức Trinh Nữ Maria trong giây phút nhập thể làm người.

Lạy Thiên Chúa toàn năng,

Chúng con cảm tạ Chúa vì Ngôi Lời của Chúa

đã trở thành xác phàm và ở giữa chúng con.

Sự lạ lùng đã diễn ra trong ngay chính một gia đình,

mà hôm nay chúng con sẽ cảm nghiệm được.

Nếu chúng con cũng biết lắng nghe,

Nếu chúng con sống bằng đức tin

và thi hành sứ mệnh trong sự công chính.

Xin Chúa cho chúng con luôn biết

học Giuse công chính,

học Maria xin vâng

học Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể

và ở giữa chúng con,

vì yêu thương và để cứu độ chúng con.

Để chúng con cũng đạt được ơn cứu độ

mà chính Chúa đã đem đến cho chúng con

từ giữa một gia đình,

ngang qua một gia đình

và thực hiện cùng với gia đình Thánh Gia. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Bênêđíctô XVI và Liên Hiệp Luthêrô Thế Giới
Vũ Văn An
01:13 18/12/2010
Ngày 16 tháng 12 vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã tiếp kiến vị chủ tịch và tổng thư ký của Liên Hiệp Luthêrô Thế Giới tại Vatican. Đây không phải là lần đầu, đại diện của Liên Hiệp Luthêrô Thế Giới tới thăm Đấng Kế Vị Thánh Phêrô. Cuộc đối thoại thần học giữa hai Giáo Hội, mà kết quả là Tuyên Bố Chung năm 1999 về sự công chính hóa, được coi là cuộc đối thoại thành công nhất trong cố gắng đại kết của Giáo Hội Công Giáo Rôma.

Một Liên Hiệp đa dạng

Liên Hiệp Luthêrô Thế giới là một hiệp thông hoàn cầu gồm các giáo hội quốc gia và miền của giáo phái Luthêrô, đặt trụ sở tại Trung Tâm Đại Kết ở Genève, Thụy Sĩ. Nó được thành lập năm 1947 tại Lund, một thành phố Thụy Điển, để phối hợp hoạt động của các giáo hội Luthêrô thế giới. Từ năm 1984, các giáo hội thành viên hiệp thông cả về tín lý lẫn phụng vụ, lấy tín lý chung làm căn bản để thành thành viên và hoạt động truyền giáo. Nhưng giáo hội Baltic với danh xưng Giáo Hội Tin Lành Luthêrô Latvia không hiệp thông đầy đủ với các giáo hội nào trong Liên Hiệp thực hành việc truyền chức và kết hôn cho người đồng tính, nên chỉ coi Liên HIệp như một nghị trường thảo luận cho các giáo hội Luthêrô.

Liên Hiệp hiện có 140 thành viên rải rác trên 78 quốc gia và gồm 66.7 triệu trong tổng số 70.2 triệu tín hữu Luthêrô. Tuy nhiên, nhiều người không nhất trí với lối tính con số này của Liên Hiệp vì nhiều bộ phận Cải Cách (Reformed) vốn không theo Giáo Phái Luthêrô nhưng có tín hữu Luthêrô vì lý do nào đó cũng được Liên Hiệp coi là thành viên của mình. Các Giáo Hội quốc gia như Thụy Điển (6.75 triệu), Na Uy ( 4 triệu) và Đan Mạch (4.5 triệu) đều thuộc Liên Hiệp. Liên Hiệp nhân danh các giáo hội thành viên trong các vấn đề đại kết và liên tôn, thần học, viện trợ nhân đạo, nhân quyền, truyền thông, và một số khía cạnh truyền giáo và phát triển. Cơ Quan Dịch Vụ Thế Giới, phụ trách các chương trình nhân đạo của Liên Hiệp, hiện hoạt động tại 37 quốc gia.

Như trên đã nói, năm 1999, tại Augsburg, Đức, Liên Hiệp đã ký với Giáo Hội Công Giáo Tuyên Ngôn Chung Về Học Lý Công Chính Hóa, như một cố gắng thu nhỏ lại sự chia rẽ từ trước đến nay về thần học giữa hai giáo hội. Bản Tuyên Ngôn này công bố rằng việc kết án lẫn nhau trong thế kỷ 16 giữa người Luthêrô và Giáo Hội Công Giáo Rôma đến nay vô giá trị.

Hai lãnh vực hợp tác đặc biệt

Trong bài diễn văn ngỏ với Đức Giáo Hoàng lần này, Đức Cha chủ tịch của Liên Hiệp là Munib Younan, giám mục của Giáo Hội Tin Lành Luthêrô Giócđăng và Đất Thánh, cho rằng tuyên ngôn trên là một thành tựu đại kết có tính dấu mốc mà hệ luận cần được thăm dò hơn nữa trong nhiều ngữ cảnh địa phương khác nhau trên thế giới và trong cuộc đối thoại thần học quốc tế.

Nhân dịp này, Đức Cha Younan vui mừng nhắc đến nhiều lãnh vực hai Giáo Hội có thể hợp tác với nhau, trong đó, ngài đặc biệt đề cập tới hai lãnh vực. Trước nhất là cam kết tranh đấu chống bất công và ngẫu thần do cuộc khủng hoảng tài chánh hoàn cầu gây ra. Ngài nhìn nhận vai trò lãnh đạo tinh thần của Đức Bênêđíctô XVI trong lãnh vực này, nhất là lãnh vực nợ nần bất công và bất hợp pháp. Ngài hy vọng được tiếp tục hợp tác “với các anh chị em Công Giáo mọi cấp, cả địa phương lẫn hoàn cầu” trong các thách đố này.

Thứ hai, vấn đề ngài hằng quan tâm là quan điểm chung về một nền hòa bình công chính tại Đất Thánh. Giống Giáo Hội Công Giáo, tín hữu Luthêrô cũng ủng hộ giải pháp hai nhà nước và một Giêrusalem chung. Dù các dấu hiệu bề ngoài hiện nay không có chi đáng khích lệ, nhưng “cả hai chúng ta sẽ tiếp tục làm việc hướng tới một giải pháp cho các tranh chấp, những tranh chấp đã kéo dài quá lâu và gây thiệt hại quá lớn. Một nền hòa bình công chính là điều có thể thực hiện được ở Trung Đông”. Ngài cho hay: “Mùa Thu qua, tôi được hân hạnh tham dự Thượng Hội Đồng dành cho các Kitô hữu Trung Đông. Điều sinh tử là phải có một cố gắng phối hợp dành cho các Kitô hữu Trung Đông. Đất Thánh mà không có người Kitô hữu bản địa thì còn là gì?”.

Bữa ăn Thánh Thể vào năm 2017

Đức cha Younan cũng trình bày với Đức Bênêđíctô XVI rằng: cuộc họp tại Stuttgart vào Mùa Hè vừa qua đã đặt ra cho Liên Hiệp Luthêrô Thế Giới các hướng đi mới, trong đó có vấn đề hoà giải. Trong cuộc họp này, Liên Hiệp đã xin lỗi Giáo Hội Tái Thanh Tẩy (Anabaptists) vì các bách hại xẩy ra trong thế kỷ 16. Ngài cho hay các giáo hội khác, kể cả Công Giáo, cũng từng bách hại người khác. Đức Hồng Y Kasper nói với Liên Hiệp trong dịp này rằng xin lỗi Giáo Hội Menno (Mennonites, chịu ảnh hưởng của Giáo Hội Tái Thanh Tẩy) là việc chung của các giáo hội. Và cùng với các vị khách đại kết khác, ngài đã cùng tham dự nghi thức xin lỗi trên một cách trang trọng. Đức cha Younan “tin rằng chúng tôi thực hiện hành vi này nhân danh toàn bộ nhiệm thể Chúa Kitô. Chúng tôi cầu xin cho tinh thần sám hối, hòa giải và canh tân này sẽ tiếp tục lớn mạnh giữa chúng ta”.

Đức cha Younan, sau đó, nói tới khía cạnh cầu nguyện của cuộc họp Stuttgart. Quả thế, chủ đề của cuộc họp là cầu nguyện: “Xin cho chúng con bánh ăn hàng ngày”. Chủ đề bánh bao hàm các chiều kích chăm sóc người đói khát: đói khát công lý; đói khát Bánh Hằng Sống. “Bánh Hằng Sống này xuất hiện trên món quà nhỏ mà tôi đem từ Đất Thánh tới dâng tặng Đức Thánh Cha. Nó mô tả bữa ăn chung với Đấng vốn dạy ta xin cho có bánh ăn hằng ngày. Nhưng lẽ dĩ nhiên nó nhắc ta phải nhớ trước hết tới bữa ăn Thánh Thể trong đó bánh thánh chính là Người, là Bánh ban cho chúng ta”.

Về vấn đề này, Đức Cha Younan khai triển khá chi tiết. Ngài cho hay: “mỗi người chúng ta có thể làm chứng cho sự quan trọng của bữa ăn bí tích này trong việc nuôi dưỡng cuộc sống Kitô giáo của ta. Mỗi người chúng ta cũng ý thức được niềm hoài mong tới ngày ta có thể cùng nhau cử hành nghi lễ này. Hôm nay, chúng tôi muốn tái khẳng định cam kết của chúng tôi nhất định sẽ tiến lại gần nhau hơn chung quanh Bàn Tiệc của Chúa, Bàn Tiệc mà Luther coi như “summa evangelii” (tổng lược tin mừng). Đây là cam kết của chúng tôi trong cầu nguyện mà cũng là cam kết hành động của chúng tôi… Chúng tôi hết sức hy vọng cả vào sự hợp nhất hữu hình trọn vẹn của Giáo Hội Chúa Kitô lẫn sự hiệp thông Thánh Thể vốn hết sức chủ yếu để biểu hiện sự hợp nhất kia”.

Nhưng cụ thể nhất, Đức Cha Younan đưa ra một niên hiệu: 2017. “Tôi xin nhấn mạnh tới niềm hy vọng này đặc biệt vì người Luthêrô chúng tôi đang chờ mong năm 2017, kỷ niệm 500 năm phong trào Cải Cách. Chúng tôi nhìn nhận rằng đây là nố thử lửa cho các liên hệ đại kết. Đối với chúng tôi, trong sức mạnh giải phóng của Tin Mừng được phong trào Cải Cách công bố như mới, có một niềm vui lớn, và vì thế chúng tôi sẽ cử hành vệc đó. Nhưng cùng một lúc, chúng tôi muốn cho lễ kỷ niệm này có tính đại kết: nhìn nhận cả các khía cạnh tai hại của Cải Cách lẫn các tiến bộ đại kết kể từ lễ kỷ niệm lớn gần đây nhất. Tuy nhiên, tự mình, chúng tôi không thể thực hiện được khía cạnh đại kết này, nếu không có sự giúp đỡ của qúy vị. Tất cả chúng ta, tín hữu Luthêrô cũng như Công Giáo, được kêu mời vào ơn gọi chung làm chứng cho thế giới nhân danh Nước Chúa Kitô. Do đó, chúng tôi thân mời quí vị cùng với chúng tôi chuẩn bị cho lễ kỷ niệm này, để đến năm 2017, chúng ta sát lại gần nhau để chia sẻ Bánh Hằng Sống hơn bây giờ”.

Đối thoại thần học và hợp tác thực tiễn

Đáp lời, Đức Bênêđíctô XVI nhắc lại những thành quả quan trọng của các cuộc đối thoại song phương trong mấy thập niên qua giữa Giáo Hội Công Giáo và Liên Hiệp Luthêrô Thế Giới. “Với ơn Chúa, (ta) đã có thể từ từ và kiên nhẫn loại bỏ được các rào cản và phát huy được các mối dây hợp nhất hữu hình nhờ đối thoại thần học và sự hợp tác thực tiễn, nhất là ở cấp địa phương”.

Nhân dịp này, Đức Giáo Hoàng cũng nhắc tới Tuyên Ngôn Chung Về Học Lý Công Chính Hóa, coi nó như “một bước có ý nghĩa trên con đường khó khăn tiến tới việc tái lập sự hợp nhất trọn vẹn giữa các Kitô hữu và là một thúc đẩy để ta thảo luận xa hơn về đại kết”. Nói tới dịp kỷ niệm 500 năm phong trào Cải Cách, Đức Bênêđíctô XVI tỏ ra vui mừng vì Ủy Ban Quốc Tế Luthêrô và Công Giáo về Hợp Nhất đang chuẩn bị một văn kiện chung để tổng kết những điều cả hai bên có thể lên tiếng chung về mối liên hệ gần gũi hơn sau 5 thế kỷ phân rẽ. Để làm sáng tỏ hơn cái hiểu về Giáo Hội, vốn là tập chú chính của cuộc đối thoại đại kết ngày nay, Ủy Ban đang nghiên cứu chủ đề: Phép Rửa và Sự Hiệp Thông Giáo Hội Đang Lớn Mạnh. “Tôi hy vọng rằng những hoạt động đại kết này sẽ mang lại những cơ may mới mẻ để người Công Giáo và tín hữu Luthêrô gần gũi nhau hơn trong cuộc sống, trong việc làm nhân chứng cho Tin Mừng, và trong cố gắng của họ đem ánh sáng Chúa Kitô đến cho mọi chiều kích của xã hội”.

Đức Bênêđíctô XVI không đề cập gì tới việc chịu lễ chung của người Công Giáo và tín hữu Luthêrô. Nhưng theo hãng tin NEV, đây là vấn đề được vị chủ tịch của Liên Hiệp Luthêrô Thế Giới đặc biệt lưu ý. Trước khi gặp Đức Giáo Hoàng, tuyên bố với hãng tin này, ngài cho rằng ngài sẽ kêu gọi phía Luthêrô và phía Công Giáo ra tuyên bố chung về việc rước lễ để đánh dấu 500 năm ngày ra đời của phong trào Cải Cách. “Chúng tôi có ý định vào năm 2017 sẽ đạt được tuyên bố chung giữa Công Giáo Rôma và Giáo Hội Luthêrô về sự hiếu khách Thánh Thể”. Ngài giải thích: hiếu khách (hospitality) Thánh Thể nghĩa là tín hữu Công Giáo có thể rước Lễ tại các buổi phụng vụ của Giáo Hội Luthêrô và tín hữu Luthêrô có thể rước Lễ trong Thánh Lễ Công Giáo”.

Hiện nay, tín lý Công Giáo cấm việc rước Lễ kiểu đó. Công Đồng Vatican II nói rằng người Thệ Phản “không tin bản thể đích thực và vẹn toàn của mầu nhiệm Thánh Thể”.
 
ĐTC Benedict XVI nhắc lại việc đào tạo và giảng dậy giáo lý cho giới trẻ rất khẩn thiết
Bùi Hữu Thư
07:59 18/12/2010
Đức Thánh Cha khuyến khích Năm Thánh đặc biệt của giáo phận Napôli

ROME, Thứ sáu 17 tháng 12, (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI nói tại Napôli: “Việc đào tạo và giảng dậy giáo lý cho thiếu niên và giới trẻ rất khẩn thiết.” Do đó Napôli có thể được cải biển bởi “hạt giống tốt của nước Trời.”

Muời năm sau Năm Thánh 2000, giáo phận Napôli cử hành một Năm Thánh đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Đức Tổng Giám Mục của họ là Đức Hồng Y Crescenzio Sepe: đây là một chương trình được Đức Thánh Cha Benedict XVI khuyến khích trong một lá thư ngày 14 tháng 12, 2010.

Đức Thánh Cha nhận định: “các mẫu gương tiêu cực và sai lạc có ảnh hưởng sâu đậm trên đời sống gia đình và xã hội và đặc biệt trên các thế hệ mới”. Vì vậy ngài nhắc lại: “việc đào tạo và giảng dậy giáo lý cho thanh thiếu niên và giới trẻ rất khẩn thiết.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh, “họ bị phơi bầy trước những hiểm nguy của sự sai lạc.” Do đó, ngài tiếp: “phải đào tạo những người nam và người nữ về cá tính mạnh mẽ, đức tin vững vàng, và đời sống Kitô chân chính.”

Đức Thánh Cha nói với các phụ huynh và yêu cầu họ “dậy cho con cái biết Chúa Giêsu và sứ điệp của Người, ngay từ lúc còn thơ ấu, bằng những dấu chỉ và lời nói mà cộng đồng kitô giáo đã luôn luôn đề nghị và thực hành,” vì “tương lai tùy thuộc phần lớn vào sự thành công của việc đào tạo trọn vẹn này.”

Đức Thánh Cha nhắc đến chuyến tông du thăm viếng Napôli ngày 21 tháng 11, năm 2007 và sự đón tiếp nồng hậu của người dân Napôli.

Ngài nhấn mạnh: “sản nghiệp tôn giáo quý báu của họ (...) đòi hỏi phải có sự trung thành và can đảm của chứng nhân thật vững chãi,” và ngài nhắc đến “mùa hoa nở rộ của đức thánh thiện kitô giáo” nẩy sinh từ di sản này cũng đã đi sâu vào xã hội.

Ngài khuyến khích đức tin này phải “đích thực và kiên trì” nhưng ngài cũng đau lòng vì sự lan tràn của một “lối nhìn đời sống bị tục hóa” và sự “bộc phát của sự dữ” gây nguy hại cho xã hội dân sự, đang bị “chủ nghĩa cá nhân” tấn công.

Đối với Đức Thánh Cha Benedict XVI, các kitô hữu được “mời gọi để làm những người thợ cho chân lý và những chứng nhân anh hùng cho Phúc Âm,” vì “mỗi người đều có thể và phải phục vụ để cho các giá trị thiêng liêng và đạo lý được diễn tả bằng lối sống, và cung cấp một đóng góp nhằm xây dựng một xã hội công chính và huynh đệ hơn.”

Ngài đề nghị phải hoạt động “với sự linh ứng của quyền năng đến từ Thiên Chúa”, và “có những mối tương quan bác ái chính thực, được diễn tả bằng những hình thức cụ thể về tình tương thân tương trợ và phục vụ, để thể hiện những mẫu gương của đời sống khác hơn, khiến tất cả mọi người đều có thể noi theo, nhưng đồng thời cũng sáng lạng.”
 
Kitô giáo vẫn là tôn giáo lớn nhất thế giới nhưng Hồi giáo đang bắt kịp
BTGH
09:47 18/12/2010
CathNews 14.12 - Tờ The Age đưa tin: Trong khi đó con số người không tin gia tăng rất mạnh tring thế kỷ qua,nhưng nay đang giảm sút mạnh. Trích dẫn những kết quả tìm tòi của Trung Tâm Ngiên Cứu Kitô giáo toàn cầu so sánh tình hình các tôn giào trên toàn thế giới trong năm 1910 và 2010,tờ báo nói thêm: Các xu hướng tôn giáo của ngộ thuyết đang trỗi lên và Kitô giáo đang giảm sút ở Úc là mâu thuẫn rất trên thế giới. Năm 1910, Kitô hữu chiếm 34,8% trong dân số thế giới 1,75 tỷ người và 33,2 % trong dân số 6,9 tỷ người ngày nay

.Nhưng nếu cách nay một thế kỷ, đa số Kitô hữu sống ở Châu Âu và Bắc Mỹ, thì ngày nay đa số sống ở Châu Phi và Nam Mỹ. Tín đồ Hồi giáo đã tăng từ 12,6% vào năm 1910 lên 22,4% ngày nay và Ấn giáo từ 12,7% lên 14,7%. Những người theo ngộ thuyết tăng tù 0,2% lên 9,3% (= 640 triệu), trong khi những ngưởi vô thần tăng từ dưới 0,1% lên 2% (= 138 triệu).

Cả Kitô giáo lẫn Hồi giáo tăng nhanh ở Trung Quốc,nơi dân số khổng lồ nói lên rằng bất cứ điều gỉ xảy ra ở đò đều có ảnh hưởng quan trọng lên những con số toàn cầu. Con số tín hữu Công giáo chiếm hơn một nửa trong tổng số 2,3 tỷ Kitô hữu, theo sau là Tin Làwnh phái Ngũ Tuần đang tăng mạnh với 600 triệu tín đồ.
 
Báo cáo cho thấy sự bất bao dung ở Âu châu đối với Kitô hữu
BTGH
09:48 18/12/2010
CathNews 15.12 - Phát ngôn nhân Vatican,Cha Federico Lombardi,nói: Một báo cáo vừa được đưa ra về sự bất bao dung và phân biệt đối xử chống lại các Kitô hữu ở Châu Âu đang gây lo âu,nhưng “đó là một điều khiến ta phải suy tư và dấn thân”.

Ngài nói bản báo cáo 5 năm nầy do Đài Quan Sát (Onservatory) về sự bất bao dung và phân biệt đối xử chống lại các Kitô hữu ở Châu Âu đưa ra “một chuỗi dài và chi tiết những ví dụ về sự bất bao dung đối với các Kitô hữu ở Châu Âu, những hành vi phá hoại văn hoá, thù hận,dối với các Giáo hội và biểu tượng tôn giáo những biểu thị của sự hận thu và những lăng mạ. Đó là một nền tảng để đánh giá những chiều kích và bản chất của hiện tượng nầy”.

Ngài gọi bản báo cáo nầy là “một điều giúp suy tư và dấn thân,không chỉ đối với những ai hoạt động để bênh vực Kitô giáo và các giá tị của nó,mà còn cho tất cả những người lương thiện thật sự ao ước gìn giữ các giá trị của sự bao dung và tự do ngôn luận và tôn giáo”.
 
Tòa Thánh và Trung quốc
BTGH
09:50 18/12/2010
VATICAN 17.12 - Văn phòng báo chí Toà Thánh đã công bố một thông cáo liên quan đến đại hội các đại diện Công giáo Trung Quốc lần thứ 8 (Bắc Kinh 07 – 09.12.2010).

Với tâm tình đau buồn sân xa, Toà Thánh than phiền về đại hội nầy diễn ra tại Bắc Kinh từ 07 đến 09 tháng 12, áp đặt đối với nhiều giám mục,linh mục,tu sĩ và giáo dân. Các mô thức triệu tập và diễn tiến đại họi cho thấy một thái độ áp bức trước việc thực thi tự do tôn giáo mà ngưòi ta cứ ngỡ là ngày nay đã không còn tại Trung Quốc hiện tại. Ý chí kiên định muốn kiểm soát cả lãnh vực thâm sâu nhất đời sống các công dân – lương tâm – và xen vào đời sống nội bộ Giáo Hội Công giáo, không làm cho Trung Quốc vinh dự và tỏ ra như một dấu hiệu sợ hãi và nhu nhược,hơn là mạnh mẽ đồng thời dấu chỉ bất sự bao dung không khoan nhượng hơn là mở ra với tự do, cả về sự tôn trọng nhân phẩm lẫn một sự phân biệt đúng đắn giữa lãnh vực dân sự và tôn giáo.

Toà Thánh đã nhiều lần nói rõ trước hết với các chủ chăn,nhưng cả với tất cả mọi tín hữu - kể cả nói công khai - rằng họ không được tham gia váo sự kiện nầy. Mỗi một trong những người tham gia biềt mỉnh phải chịu trách nhiệm thề nào trước mặt Chúa và Giáo Hội. Các giám mục cách riêng, và các linh mục sẽ phải đối mặt với những trông đợi của các cộng đoàn của mình,vốn đang nhìn vào họ và có quyền nhìn thấy nơi họ một người hướng dẫn và một sự bảo đảm trong đức tin và trong đới sống luân lý.

Hơn nữa người ta biết rằng nhiều giám mục và linh mục đã bị ép buộc tham dự đại hội nầy. Toà Thánh tố giác những vu phạm nghiêm trọng về các quyền con người nầy, nhất là quyền tự do tôn giáo và tự do lương tâm. Ngoài ra Toà Thánh bày tỏ kính phục đối với những ngưởi bẳng cách này hay cách khác đã dũng cảm làm chứng đức tin và đã mới gọi những người khác cầu nguyện, thống hồi và bằng hành động của họ, tái khẳng định quyết tâm theo Chúa Kitô vời tình yêu, trong sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội hoàn vũ.

Toà Thánh cầu mong những ai canh cánh nỗi thất vọng và đau buồn sâu xa,khi tự hỏi làm thế nào mà các giám mục và các linh mục của họ lại có thể tham dự đại hội nầy, hãy vững vàng và kuên nhẫn trong đức tin. Toà Thánh mời gọi họ hành động đối với những áp lực mà rất nhiều mục tử của họ phải chịu và cầu nguyện cho các ngài, khuyến khích họ tiềp tục can đảm đương đầu với nhiều ép buộc khi thi hành tác vụ.

Trong tiến trình đại hội, những phụ trách của cái gọi là ‘HĐGM’ và Hội Công giáo yêu nước Trung Quốc, đã được chỉ định. những gì Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã viết trong thư 2007 gửi Giáo Hội Trung Quốc, vẫn luôn có giá trị với những gì liên quan đền hai tổ chức nầy và với chính đại hội.

Đoàn giám mục Công giáo hiện tại ở Trung Quốc cách riêng không được côn nhận là HĐGM của Toà Tông Đồ, ngoại trừ các giám mục “chui” – nghĩa là không được nchính quyền công nhận và hiệp thông với Đức Giáo Hoàng. Nó bao gồn các vị giáo phẩm, bất hợtp lệ ngay từ đầu và nhận những quy chế chứa đựng những yếu tố không tương thích với giáo lý Công giáo. Thật đáng phàn nàn khi một giám mỵ bất hợp lệ lại được chỉ định vào ghế chủ tịch.

Về những gì liên quan đến mục đích cuối cùng được tuyên bố là công khai hoá các nguyên tắc về sự độc lập và tự trị, tự quản và điều hành dân chủ Giáo Hội, người tá nhắc nhở rằng nó không thể hoà giải vời Giáo lý Công Giáo vốn từ những biểu tượng đức tin lâu đời nhất,tuyên xưng Giáo Hội “ DUY NHẤT – THÁNH THIỆN – CÔNG GIÁO – TÔNG TRUYỀN”. Vì vậy người ta than phiền về việc chỉ định một vị giáo phẩm hợp lệ làm chủ tịch Hội Công giáo yêu nước Trung Quốc.

Đây không phải là con đường mà Giáo Hội phải thực hiện trong bối cảnh một nước lờn đang được công luận thế giời chú tâm do những mục tiêu quan trọng đạ được trong rất nhiều lãnh vực, nhưng còn khò khăn khi thực hiện những phương thế đòi buộc của một sự tự do tôn giáo thật sự, mà hiến pháp của nó cũng tuyên bố tôn trọng. Đối với những điều đó, đại hội nầy đã khiến cho con đưởng hoà giải giữa các tín hữu Công giáo “các cộng đoàn chui” và tín hữu ‘các cọng đoàn chính thức” trở nên gai góc, tạo nên một vết thương sâu xa không chỉ cho Giáo Hội ở Trung Quốc, mà còn cho cả Giáo Hội hoàn vũ.

Toà Thánh hết sức lấy làm tiếc sự việc diễn ra đại hội nầy, cũng như vụ tấn phong giám mục vừa qua mà không có sự ủy nhiệm không thẻ thiếu của Đức Giáo Hoàng, đã phương hại đơn phương cuộc đối thoại và bầu khí tin tưởng đã đạt được trong các quan hệ với chính quyền Trung Quốc. Trong khi tái khẳng định ý chí đối thoại trung thực của mình, Toà Thánh cảm thấy có bổn phận phải xác định rằng những hành vi không thể chấp nhận và thù nghịch như đã nêu trên đây, gây ra nơi các tín hữu,tạI Trubg Quốc cũng như ở bên ngoài,một sự mất tin tưởng nghiêm trọng, cần thiết để vượt qua những khó khăn và cho việc kiến tạo một quan hệ đúng đắn vời Giáo Hội, nhằm đạt được công ích.
 
Công bố Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Bệnh Nhân
Trần Đức Anh OP
12:04 18/12/2010
VATICAN. Hôm 18-12-2010, Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Thế giới các bệnh nhân 11-2 năm 2011 đã được công bố với chủ đề ”Từ những vết thương của Chúa anh chị em được chữa lành” (1 Pr 2,24).

Trong Sứ điệp ĐTC cảnh giác rằng ”Một xã hội không biết chấp nhận những người đau khổ và không có khả năng góp phần nhờ lòng từ bi làm cho đau khổ được chia sẻ và chịu đựng cả trong nội tâm, thì đó là một xã hội tàn ác và vô nhân đạo” (Spe salvi 38).

ĐTC cũng cho biết mỗi giáo phận sẽ đề ra những sáng kiến nhân ngày thế giới các bệnh nhân nhắm làm cho việc săn sóc những người đau khổ được hữu hiệu hơn. Ngài cũng loan báo Ngày Thế Giới các bệnh nhân sẽ được cử hành trọng thể vào năm 2013 tại Đền thánh Đức Mẹ Altoetting ở miền nam Đức.

Sứ điệp của ĐTC cũng trình bày một số suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa Kitô đi từ hình ảnh trong khăn liệm thánh ở thành Torino và ngài nhắn nhủ anh chị em bệnh nhân rằng: ”Khi sống lại, Chúa không bước bỏ đau khổ và sự ác khỏi trần thế, nhưng ngài đã chiến thắng chúng tận gốc rễ. Ngài đã đặt sự toàn năng của tình yêu thương đối nghịch với quyền lực của sự ác. Qua đó, Chúa chỉ cho chúng ta con đường an bình và vui tươi, đó là Tình Thương... Chúng ta hãy noi theo Thầy Chí Thánh trong thái độ sẵn sàng hiến mạng sống mình vì anh chị em chúng ta (1 Ga 3,16), trở thành những sứ giả của một niềm vui không sợ đau đớn, niềm vui Phục Sinh..”

ĐTC cũng khẳng định rằng Thiên Chúa, là Sự Thật và Tình Thương, đã muốn chịu đau khổ cho chúng ta và với chúng ta. Người đã trở thành người để có thể cảm thông, cùng chịu đau khổ với con người, một cách cụ thể, trong thân thể. Trong mỗi đau khổ của con người, có Đấng đi vào để chia sẻ đau khổ và chịu đựng, trong mỗi đau khổ có niềm an ủi của tình thương tham phần của thiên Chúa.. Anh chị em thân mến, tôi lập lại cho anh chị em sứ điệp này để anh chị em trở thành những chứng nhân của Chúa qua đau khổ, qua cuộc sống và đức tin của anh chị em”. (SD 18-12-2010)
 
ĐHY Ivan Dias Đặc Sứ của Đức Thánh Cha tại Việt Nam
Trần Đức Anh OP
12:05 18/12/2010
VATICAN. Hôm 18-12-2010, Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo: ĐTC đã bổ nhiệm ĐHY Ivan Dias, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, làm đặc sứ của ngài đến chủ sự các lễ nghi bế mạc Năm Thánh tại Việt Nam.

Năm Thánh kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận đại diện Tông Tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài và 50 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam sẽ được bế mạc tại Trung tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc Lavang từ ngày 4 đến 6-1-2011 sắp tới. Năm Thánh đã được khai mạc trọng thể tại Sở Kiện, thuộc tổng giáo phận Hà Nội ngày 24-11 năm 2009, và có cao điểm là Đại hội Dân Chúa ở Sàigòn hồi trung tuần tháng 11 vừa qua.

ĐHY Ivan Dias người Ấn độ năm nay 75 tuổi (1936), đã từng làm Sứ thần Tòa Thánh tại Ghana, Benin, Togo, Đại Hàn, Albani, TGM giáo phận Mumbai Ấn độ, và từ gần 5 năm nay làm Tổng trưởng Bộ truyền giáo (SD 18-12-2010)
 
Trong năm 2010, ĐTC phải đối phó với những thách đố và khó khăn
Bùi Hữu Thư
15:01 18/12/2010
VATICAN (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ duyệt lại năm 2010 như một năm thách đố đối với giới linh mục và là một giai đoạn thử thách cho các nhóm thiểu số Kitô hữu.

Hai vấn đề này được Đức Thánh Cha chú ý đến nhất trong số rất nhiều ưu tư và sinh hoạt của ngài trong 12 tháng qua, là năm Đức Thánh Cha 83 tuổi đã làm 5 chuyến tông du quốc tế, ban hành nhiều văn kiện về Kinh Thánh và việc Tân Phúc Âm Hóa, và diễn giảng rất nhiều đề tài khác nhau và một cuốn sách phỏng vấn dài.

Việc phát hiện các vụ linh mục lạm dụng tính dục, đặc biệt tại Ái Nhĩ Lan, Bỉ, và Đức, đè nặng trên vai ngài trong suốt năm qua. Trong một lá thư gửi các tín hữu Ái Nhĩ Lan vào tháng Ba, ngài đích thân xin lỗi các nạn nhân của các vụ lạm dụng này và tuyên bố các thể thức mới trong việc chữa lành các vết thương do thảm họa này gây nên, kể cả một cuộc điều tra của Tòa Thánh và một năm thống hối để bồi đắp.

Rồi vào cuối năm, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các nạn nhân bị lạm dụng tính dục tại Malta và Anh Quốc, và ngài nhắc lại nhiều lần về nhu cầu phải giải quyết vấn đề này một cách trong sáng hơn. Ngài hệ thống hóa các biện pháp mạnh hơn của Tòa Thánh để đối phó với các linh mục lạm dụng, một số các biện pháp chính ngài đã đề ra khi còn là hồng y.

Để bế mạc Năm Linh Mục vào tháng Sáu, Đức Thánh Cha nói việc phát hiện các vụ lạm dụng là một “sự kêu gọi phải thánh hóa” hàng ngũ linh mục. Tuy nhiên, ngài vẫn nhấn mạnh về nhu cầu liên tục của Giáo Hội là phải phong chức cho các linh mục, và nói rằng sứ vụ của các cha không thể thay thế, và ngài cũng bảo vệ mạnh mẽ tình trạng sống độc thân của các linh mục như một mẫu mực phải duy trì trong Giáo Hội Tây Phương.

Suốt trong năm, Đức Thánh Cha Benedict gia tăng sự quan tâm của ngài đến số mệnh của các nhóm tôn giáo thiểu số tại Trung Đông và Á Châu. Ngài triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục vùng Trung Đông trong hai tuần lễ trong tháng 10, và viếng thăm Cyprus vào tháng Sáu để nhấn mạnh sự lưu tâm của ngài đến các cộng đồng giáo hội trong vùng.
 
Top Stories
Vatican lights St Peter's Square Christmas tree
EarthTimes
08:27 18/12/2010
Vatican City - The Vatican on Friday lit its traditional Christmas tree which, Pope Benedict XVI said, had been felled "without damaging the forest environment".

On a cold and wet evening hundreds of bulbs shone amongst the gold and silver mirror-glass baubles and strands of tinsel that adorn the tree.

The 34-metre high Norwegian spruce is 93 years old and comes from Luson in Italy's northeastern Alpine region of Alto Adige.

Earlier, greeting a delegation from Alto Adige, Benedict explained that the spruce had "stood at an altitude of 1,500 metres and was cut down without damaging the forest environment."

It will stand next to the nativity scene at the centre of St Peter's Square until the end of the Christmas festivities, the pope said.

"The Christmas tree enriches the symbolic value of the nativity scene, which is a message of fraternity and friendship, an invitation to unity and peace, an invitation to make space for God in our life and society," Benedict added.

Apart from the main tree, authorities in Luson have also donated 50 smaller Christmas trees, which will be used to decorate various sites in the Vatican.

Benedict's predecessor the late Polish-born Pope John Paul II, in 1982 introduced the northern and eastern European custom of Christmas trees to the Vatican.

On Christmas Eve the Vatican, also in St Peter's Square, unveils its creche, or nativity scene, a greater-than-lifesize model depicting the birth of the baby Jesus, traditionally in a manger or cave.

(Source: http://www.earthtimes.org/articles/news/358704,peters-square-christmas-tree.html)
 
Pope: Lack of Religious Freedom Is Unacceptable
Zenit
20:37 18/12/2010
Urges Peacemakers to Work for Liberty in God

VATICAN CITY, DEC. 16, 2010 (Zenit.org).- Benedict XVI is stating that the lack of religious freedom in all manifestations is unacceptable. He is underlining this liberty as a necessity for building peace in the world.

The Pope stated this in a message released today for the 44th World Day of Peace. This day is observed every Jan. 1, which is also the Solemnity of the Mother of God. The theme for 2011 is "Religious Freedom, the Path to Peace."

"At present, Christians are the religious group which suffers most from persecution on account of its faith," the Pontiff noted.

He mentioned in particular recent attacks on Christians in Iraq, "which continues to be a theatre of violence and strife as it makes its way towards a future of stability and reconciliation."

"This situation is unacceptable," the Holy Father said, "since it represents an insult to God and to human dignity; furthermore, it is a threat to security and peace, and an obstacle to the achievement of authentic and integral human development."

He affirmed: "It could be said that among the fundamental rights and freedoms rooted in the dignity of the person, religious freedom enjoys a special status.

"When religious freedom is acknowledged, the dignity of the human person is respected at its root, and the ethos and institutions of peoples are strengthened."

The Pope noted that religious freedom is "an achievement of a sound political and juridical culture."

Essential

"It is an essential good," he added. "Each person must be able freely to exercise the right to profess and manifest, individually or in community, his or her own religion or faith, in public and in private, in teaching, in practice, in publications, in worship and in ritual observances."

"Religious freedom is not the exclusive patrimony of believers," the Pontiff stated, "but of the whole family of the earth's peoples."

"It is an essential element of a constitutional state," he said. "It cannot be denied without at the same time encroaching on all fundamental rights and freedoms, since it is their synthesis and keystone."

"While it favors the exercise of our most specifically human faculties, it creates the necessary premises for the attainment of an integral development which concerns the whole of the person in every single dimension," the Pontiff pointed out.

He warned that "the exploitation of religious freedom to disguise hidden interests, such as the subversion of the established order, the hoarding of resources or the grip on power of a single group, can cause enormous harm to societies."

"Fanaticism, fundamentalism and practices contrary to human dignity can never be justified, even less so in the name of religion," the Holy Father said.

He urged, "States and the various human communities must never forget that religious freedom is the condition for the pursuit of truth, and truth does not impose itself by violence but by the force of its own truth."

Benedict XVI stated, "A society that would violently impose or, on the contrary, reject religion is not only unjust to individuals and to God, but also to itself. God beckons humanity with a loving plan that, while engaging the whole person in his or her natural and spiritual dimensions, calls for a free and responsible answer which engages the whole heart and being, individual and communitarian."

Gift of God

"Peace is a gift of God and at the same time a task which is never fully completed," he affirmed.

"A society reconciled with God is closer to peace," the Pope stated, "which is not the mere absence of war or the result of military or economic supremacy, much less deceptive ploys or clever manipulation."

"Rather, peace is the result of a process of purification and of cultural, moral and spiritual elevation involving each individual and people, a process in which human dignity is fully respected," he said.

The Pontiff exhorted, "I invite all those who wish to be peacemakers, especially the young, to heed the voice speaking within their hearts and thus to find in God the stable point of reference for attaining authentic freedom, the inexhaustible force which can give the world a new direction and spirit, and overcome the mistakes of the past."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày Thánh Nhạc Phan Thiết ''Đêm Hồng Phúc''
Ban Thánh Nhạc
08:49 18/12/2010
PHAN THIẾT - Ngày Thánh Nhạc của Giáo Phận Phan Thiết năm nay được tổ chức tại Giáo Xứ Hiệp Đức, Hạt Hàm Thuận Nam ngày 17-12-2010, một ngày đẹp trời.

Xem hình ảnh

Cha Chánh xứ GX Hiệp Đức, cũng là Cha Hạt Trưởng Hạt Hàm Thuận Nam cùng với các ban ngành đoàn thể trong Giáo Xứ đã chuẩn bị khá chu đáo và tốn kém cho việc tiếp đón ngày Thánh Nhạc nầy: Một khuôn viên rộng rãi, sạch đẹp, thoáng mát, một sân khấu đồ sộ, điện đèn nước đầy đủ, các ban ngành đều được phân công vào việc và chu toàn trước và trong ngày 17.

Hơn 1000 ca viên khắp Giáo Phận đã về tham dự Ngày Thánh Nhạc truyền thống hằng năm trong sự đón tiếp niềm nở tận tình của Ca Đoàn Giáo Xứ nhà.

Sau lời chào của Cha Trưởng Ban Thánh Nhạc, Cha Hạt Trưởng gửi tâm tình quí mến đến các ca trưởng và ca viên, những người đã tích cực góp phần hy sinh của mình trong việc sát cánh cùng với các linh mục trong việc phụng vụ tôn vinh Thiên Chúa. Cha Hạt Trưởng tuyên bố khai mạc Ngày Thánh Nhạc 2010 của GP Phan Thiết.

Tiếng vỗ tay sau lời khai mạc của Cha Hạt Trưởng vừa dứt. Bài hát Kinh Hòa Bình được cất lên để chào đón Linh mục Nhạc Sư Kim Long đến với ngày thánh nhạc. Cha Kim Long vừa bước vào, cùng hát với hơn 1000 ca viên, trang nghiêm sốt sắng. Cha Trưởng Ban Thánh Nhạc thay lời chào và chúc mừng Cha Kim Long 50 năm bài Thánh ca Kinh Hòa Bình sống động trong hành trình Đức Tin của Dân Chúa Việt Nam.

Khởi đi từ việc 53 năm viết Thánh Ca, Cha Kim Long rút ruột chia sẻ những kinh nghiệm cầu nguyện thật tâm tình. Cầu nguyện khi viết và Hát với tâm tình cầu nguyện để giúp mọi người cầu nguyện. Đọc, suy, cầu là ba việc cần thiết để có những bài thánh ca hay. Cả với những ca trưởng cũng phải đọc, suy, cầu, để không chỉ tìm được bài, chọn được bài thánh ca phù hợp với phụng vụ mà còn để tập hát đúng với tâm tình cầu nguyện của bài hát. Kể lại kỷ niệm ý thức thân phận nhỏ bé của mình trước hồng ân Linh Mục gắn liền với bài thánh ca Chúa Không Lầm, Cha mời mọi người cùng hát với Cha phần điệp khúc, còn cha, diễn cảm phần phiên phúc, sốt sắng, xúc động….kết thúc bài nói chuyện cha nhắc lại lời giáo huấn trong Thông Điệp Quy Luật về Thánh Nhạc của Đức Giáo Hoàng Piô 12: Khi chu toàn nhiệm vụ hát hay là cầu nguyện và giúp người khác cầu nguyện, các bạn xứng đáng lãnh nhận phần thưởng của các tông đồ.

Cha Giuse Nguyễn Thành Long, đặc trách Thánh Nhạc Hạt Phan Thiết, tổ chức một cuộc vui học về thánh nhạc cho các tham dự viên thật vui nhộn và bổ ích.

Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Giáo Phận, đang công việc ở Sài Gòn cũng kịp về để đến với các ca trưởng ca viên trong Ngày Thánh Nhạc. Tiếng hát chào mừng hoan hô Đức Cha lẫn với tiếng vỗ tay giòn giã. Vẫn nụ cười nhẹ nhàng ấy, vẫn giọng nói duyên dáng ấy, nhưng năm nay, các ca viên thấy gần gũi hơn, yêu mến hơn. Đức Cha nhắc lại lời nhắn gửi trong Ngày Thánh Nhạc năm ngoái về vai trò và vị trí ca đoàn. Và năm nay, cũng vai trò và vị trí, Ngài dẫn anh em đi xa hơn: Vai trò tông đồ của ca viên.

Đức Cha cho biết có những ca đoàn không thuộc giáo xứ nào, và ca viên lại là những học viên nhạc viện Sài gòn hay những trường âm nhạc khác và có cả những ca viên chưa có đạo. Họ đến với Ca đoàn vì nhu cầu thể hiện khả năng ca hát của mình, hoặc để thi thố tài năng, để có cơ hội đến với công chúng, và như thế họ có một nhịp cầu đến với Thánh Ca Công giáo. Giới trẻ truyền giáo cho giới trẻ Việt Nam không còn là ước mơ, lý tưởng hay định hướng nữa, nhưng đang hiện thực khắp nơi tại Giáo Hội địa phương. Vì thế, các ca viên cũng phải biết dùng môi trường sinh hoạt của mình mà thực hiện vai trò tông đồ của mình. Trước tiên, chăm chỉ tập hát, tuân thủ nội qui tập, giữ bầu khí yêu thương với nhau và hiệp nhất với tác động phụng vụ thánh, và lôi kéo mọi người đến với Chúa, qua ca đoàn. Kế đến, nên tham gia các sinh hoạt từ thiện bác ái, biến những bài thánh ca yêu thương, biến Lời Chúa thành hành động thiết thực.

Các ca trưởng ca viên vui mừng hiểu được hướng đi của vị Cha chung: Truyền giáo trong mọi môi trường hoàn cảnh.

Ngày Thánh Nhạc đã khép lại, mở ra Đêm Hồng Phúc với những bài hợp xướng, những vũ khúc vọng và Mừng Chúa Giáng Sinh.

Một thoáng Vọng và Giáng Sinh, trên màn ảnh Slide Show rộng cùng với một chương trình Thánh Ca. Ca Đoàn Hạt Phan Thiết bay bỗng trong Hợp Xướng ‘Xin Trời Gieo Sương Mai” của Lm Kim Long và thật nhẹ nhàng quyến rũ trong hợp xướng “Bài Ca Yêu Thương” của Ngọc Linh. Ca Đoàn Hạt Hàm Tân rộn ràng và rực rỡ trong hợp xướng Đêm Mầu Nhiệm của Ngọc Linh, cùng với các dụng cụ phụ họa âm thanh thật điệu nghệ. Ca đoàn Hạt Đức Tánh từ vùng cao Giáo Phận thể hiện nét rất riêng trong hợp xướng “Niềm Vui Dâng Cao “ của Lm. Mi Trầm mang âm hưởng ngũ cung độc đáo. Ca đoàn Hạt Hàm Thuận Nam góp lời trong hợp xướng “Vị Cứu Tinh” của Lm. Kim Long và “Vinh Danh Thiên Chúa” của cố Nhạc Sĩ Hải Linh. Xen vào những hợp xướng còn có những Vũ khúc và đơn ca có phụ họa thật thánh thiện, mỹ thuật. Đức Cha Giuse và Cha Kim Long cũng đóng góp tiết mục Đơn Ca làm Đêm Hồng Phúc trở nên mượt mà ý nghĩa một Đêm Hội Diễn Thánh Ca với nhiều màu sắc, nhiều âm hưởng.

Cuối cùng, Đức Cha ban phép lành cho hơn 1000 ca trưởng ca viên và hơn 2000 giáo dân Hiệp Đức và các nơi kéo về tham dự Đêm Hồng Phúc.

Tưởng là Đêm Hồng Phúc đã khép lại, nhưng không, Ông Già Noel lại xuất hiện trên khấu với đoàn em nhỏ múa vui khúc nhạc Jingle Bell rộn ràng, như lời chúc giáng sinh, lời chào tạm biệt và hẹn tái ngộ trong Ngày thánh Nhạc năm tới.

Xin cảm ơn Đức Cha Giuse, Cha Kim Long, Cha Hạt Trưởng Hàm Thuận Nam, Cha cố vấn và quí Cha Đặc Trách Thánh Nhạc, quí Cha sở, quí Nữ Tu, quí Hội Đồng và ban ngành đoàn thể Giáo Xứ Hiệp Đức, quí ân nhân, quí ca trưởng ca viên trong GP, quí em thiếu nhi, quí ban âm thanh ánh sáng…. và tất cả những người đã góp phần hy sinh cho Ngày Thánh Nhạc và Đêm Hồng Phúc Năm 2010 nên Niềm Vui Giáng Sinh cho mọi người.
 
Đức Cha Lạng Sơn thăm mục vụ tại giáo xứ Thất Khê
Giuse Trần Ngọc Huấn
08:55 18/12/2010
LẠNG SƠN, Trong niềm hân hoan chuẩn bị đón Lễ Chúa Giáng Sinh, giáo xứ Thất Khê, thuộc giáo hạt Lạng Sơn đã được Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục giáo phận thăm viếng mục vụ và cử hành Thánh lễ Chúa Nhật IV Mùa Vọng.

Xem hình ảnh

Ngay khi Đức cha Giuse vừa tới cổng nhà thờ, các em thiếu nhi và nhiều anh chị em giáo hữu đã vui mừng chào đón ngài bằng niềm vui, sự thân mật và tình gia đình.

Vào lúc 19h30, tại nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi của giáo xứ, Đức cha Giuse đã chủ sự Thánh lễ, cùng với cha xứ Phêrô Đỗ Văn Tín. Thánh lễ có sự tham dự của các nữ tu Đaminh cùng đông đảo anh chị em giáo dân.

Sau Thánh lễ, mọi người trong giáo xứ quy tụ về nhà mục vụ để chào thăm Đức cha Giuse. Đức cha Giuse với tình hiền phụ đã thăm hỏi và động viên từng người, về đời sống và lòng đạo đức để trở nên những sứ giả giữa dòng đời, đem Tin Mừng và Tình Yêu cùng với hơi ấm của Hài Nhi Giêsu đến cho mọi người.
 
Noel của người Việt trên đất khách
Đặng Quốc Minh Dương
09:22 18/12/2010
Vài chục năm gần đây, người Việt Nam di cư đến rất nhiều nước trên thế giới. Hòa chung không khí Noel đang đến gần và trong tâm tình của những người “con rồng cháu lạc”, bài viết xin điểm qua không khí lễ hội này của các gia đình người Việt đang sống xa tổ quốc.

LÀ DỊP GẶP GỠ, ĐOÀN VIÊN

Như đã biết, các nước Phương Tây, Noel được nghỉ kéo dài đến hết tết Tây. Do vậy, dầu dịp tết nguyên đán các gia đình, cộng đồng người Việt vẫn gặp mặt nhau. Nhưng có lẽ đây là dịp thuận tiện nhất (vì được nghỉ làm dài ngày) để các thành viên trong gia đình, gia tộc gặp gỡ, đoàn viên. Gia đình ông Trần Đại (Copenhagen – Đan Mạch) có 3 người con, trong đó 2 đứa con gái đều ở xa bố mẹ. Chính vì thế gia đình ông xem Noel là dịp sum họp gia đình. Ông nói “Noel với tôi như Tết cổ truyền của người Việt vậy. Hai ông bà già cứ đếm ngược thời gian để mong mau đến dịp gặp gỡ các con cháu”.

Bà Quyền Nguyên (Virginia – Mỹ) có một quy định linh hoạt hơn. Gia đình bà có 5 người con. Tất cả đều trưởng thành và sống cách xa nhau, gần cũng 2 giờ bay, đứa xa nhất cách nhà ông bà đến 8 tiếng máy bay! Do thế, bà quy định “mỗi năm đại gia đình của bà sẽ luân phiên đón Noel tại gia đình một người con. Hơn nữa, tôi xem đây là dịp để con cháu gặp nhau, thăm hỏi động viên nhau”.

Không giới hạn trong gia đình, Noel cũng là dịp để các giáo xứ, hội đoàn quy tụ các hội viên mình lại. Đã gần 5 năm nay, tại "VietHaus" (Ngôi nhà Việt) tại Berlin (Đức) vẫn thường xuyên tổ chức chương trình đón Giáng sinh cho cộng đồng người Việt tại Đức. Ông Dũng Phạm cho hay “Với những người sống xa tổ quốc như chúng tôi, những dịp gặp nhau, tìm hiểu nhau và qua đó thắt chặt tình đoàn kết là rất quý”.

Được biết, cộng đồng người Việt tại các nước như Anh, Pháp, Na Uy, Nga, Ý…đều có những hoạt động tương tự cho các cộng đồng của mình.

LÀ DỊP ĐỂ MUA SẮM, TẶNG QUÀ

Với những người thích mua sắm, shopping thì những ngày cuối năm và lễ Giáng sinh lại là cơ hội hiếm có trong năm để thỏa chí với giá cả được “sale off” khá cao, từ 30% - 70%. Quỳnh Thư (du học tại Seattle – Mỹ) cho biết, cô luôn tranh thủ những ngày này để mua sắm những thứ cần thiết cho một năm học tập tiếp theo của mình và quà dành tặng cho ba mẹ, bạn bè ở Việt Nam. Chị Trinh Bùi (San Jose – California, Mỹ) tự nhận mình là “đồ đệ” của shopping! Chị cho hay: “năm nào cũng vậy, tôi căn đúng dịp sale off để mua sắm. Để chen chân vào siêu thị, tôi phải xếp hàng từ 4g sáng. Tuy vậy, lựa chọn được những món hàng ưng ý mà giá lại rẻ nên…cũng đành chấp nhận”.

Nguyễn Ngọc Tân (cao học tại Đại học Deakin University, Melbourne) cho hay: “Ở Úc mọi người thường đi mua sắm vào ngày 26/12. Đó được gọi là ngày Boxing Day, các cửa hàng thường giảm giá khá mạnh. Người Việt ở đây cũng được nghỉ lễ khá lâu nên đi mua sắm và kết hợp vui chơi”.

Ông Nguyễn Thành Hoàng (Matxcơva – Nga) là chủ một siêu thị bán các mặt hàng Việt Nam. Ông cho hay, tuy kinh tế chưa được khôi phục hoàn toàn nhưng năm nào cũng vậy, dịp Noel doanh thu gia đình ông tăng gấp 4 – 5 lần các dịp khác. Ông chia sẻ: “Ngoài hai mặt hàng chủ đạo là vải và quần áo, người dân trong vùng còn đến đây để lựa chọn và mua sắm các phụ kiện cho giáng sinh như là cây thông, đèn, quả cầu và nhiều mặt hàng lưu niệm khác”.

Màn cuối cùng của Noel là phần bóc quà. Gia đình nào cũng có một cây thông để giữa phòng khách. Dưới gốc thông là các món quà mà người thân tặng cho nhau. Thường thì người lớn trẻ con ai cũng có quà cả. Một vài nơi, để tăng “chất lượng” món quà, họ đã nghĩ ra cách bốc thăm tên 1 người để tặng, làm như vậy đỡ tốn tiền mà người nhận cũng thấy bằng lòng với món quà của mỉnh hơn. Trong “cuộc chơi” này, trẻ em là người “tay không bắt…quà”, chúng nhận được quà từ tất cả mọi người: tiền, thẻ mua hàng, đồ chơi, quần áo...Như vậy, bên cạnh niềm vui gặp mặt, niềm vui của liên hoan, Noel còn có niềm vui của việc cho đi và nhận lại (những món quà).

LÀ DỊP ĐỂ HỒN VIỆT “LÊN NGÔI”

Rõ ràng, Noel là ngày lễ từ Phương Tây du nhập vào Việt Nam; Và nữa, những người Việt khi sinh sống nước ngoài tất ít nhiều sẽ chịu ảnh hưởng của nét văn hóa này. Tuy nhiên, rất nhiều người quả quyết rằng đây cũng là dịp để ôn lại truyền thống, để cho hồn Việt “lên ngôi”. Bạn Thu Hà quê ở Bình Định (23 tuổi), hiện đang học Đại học Toulouse de Mirail, Foix, Pháp. Bạn nói “Tôi không phải là người công giáo nhưng Noel năm nào tôi cũng đến tham dự các chương trình Giáng sinh của người Việt”. Thu Hà phát hiện ra một ý nghĩa khác của ngày hội này là: góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc. Cô cho hay “nhiều bạn trẻ như tôi mong có dịp hội họp đồng hương để mặc áo dài! Tuy có lạnh xíu nhưng khi mặc áo dài tôi mới thực sự là người Việt”. Năm 2008 tôi đến Mỹ cũng vào dịp Noel, tôi cảm thấy bất ngờ và tự hào vì những tà áo dài truyền thống tung bay dưới tuyết trắng của trời Tây.

Hồn Việt thể hiện rõ nhất qua các món ăn truyền thống của người Việt Nam. Chị Hoàng Anh (Liverpool – Anh) cho rằng năm nào cũng vậy, để cho “dân chủ” chị vừa làm cả món ăn Noel truyền thống của Anh – gà tây, vừa làm các món ăn của người Việt như nem, chả, bún. Và kết quả là các thức ăn Việt vẫn chiếm cảm tình “thực khách” hơn cả!

Anh Phan Hồng chủ một cửa hàng bán thực phẩm người Việt tại Oregon (Mỹ) cho rằng: “Dầu đã biết trước nhu cầu của bà con nhưng gần như năm nào cũng vậy, gần đến Noel là các thực phẩm thuần Việt như nước mắm, các gia vị nấu lẩu, hủ tíu, phở, hay các thức nhắm như nem, chả, khô mực…đếu cháy hàng cả!”. Tự hào là người có kinh nghiệm trên “thương trường”, anh Tuấn Khang (Seyney – Úc) bật mí: “Cứ trước Noel vài ba tháng, tôi thường gởi bà con ở quê nhà mùa giúp các đặc sản như khô bò, khô mực, bắp chiên bơ, thậm chí cả hạt dưa. Chính vì thế, rất nhiều người ghé nhà tôi đều thấy bất ngờ vì những đặc sản đó”.

THAY CHO LỜI KẾT

Qua những sẻ chia trên, chúng ta thấy rằng Noel của người Việt ở nước ngoài vừa có cả nét văn hóa bản địa (phương Tây) nhưng cũng rất đáng tự hào và ấm cúng thay, đây đó vẫn có những “quốc hồn quốc túy” của dân tộc. Có thể khẳng định rằng, họ ra đi hòa nhập với tâm thế tự tin, tiếp nhận những tinh hoa để phát triển cũnh như mong muốn: Ra đi - Hòa nhập - Mang về. Đó, sẽ là món quà quý mà cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài dành cho dân tộc.

Nhân dịp Noel về cầu chúc bà con kiều bào mùa Giáng sinh an lành và một năm mới bình an.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lễ Giáng Sinh là một sự xúc phạm? Is Christmas an Offense?
Cọng Rơm
09:44 18/12/2010
Trước lễ Giáng sinh mấy năm trước, một người bạn khoe với tôi rằng con của chị đang học lớp Vườn Trẻ trường công được một Giáo Xứ Công Giáo nơi vùng tôi ở cho quà. Nhưng rồi chị thắc mắc về cách họ gói quà với mẫu giấy nho nhỏ kèm theo: “Please buy only non-Christian items, and wrap the gift in the non-Christmas paper, for non-Christian receivers may get offended. We need to respect their religions.” (Tạm dịch là, “Xin đừng mua những món đồ mang tính cách Kitô Giáo, và đừng gói quà bằng giấy của mùa Giáng Sinh, vì người nhận không phải Kitô hữu có thể cảm thấy xúc phạm. Chúng ta cần phải tôn trọng tôn giáo của họ.”)

Tôi nhìn mảnh giấy mà ngỡ ngàng! Offended! Xúc phạm! Tại sao lại xúc phạm? Ngày lễ của Thiên Chúa mình, mình hân hoan chào đón những người mình quý mến, mình mang niềm vui đó trao đến họ qua sự tặng quà. Mình mang niềm vui về Thiên Chúa của mình đến chia xẻ với người khác tại sao lại xúc phạm đến họ được. Tỏ ra ta một Kitô hữu là một sự xúc phạm đến người khác ư? Tỏ ra ta là một Kitô hữu là không tôn trọng tôn giáo bạn ư? Tôi cảm thấy có cái gì không ổn trong sư suy nghĩ này.

Một hôm, trong khi chờ đón con tôi tại hồ bơi, tôi nghe một thầy giáo dạy bơi nói với học trò mình, “Merry Christmas!” Ngay lập tức, một cô giáo đang đứng dưới hồ la vọng lên, chỉnh lại, “Happy holiday!” Câu phản đối của cô giáo ấy theo tôi suốt quãng đường đi trên chuyến bay về ngoại. Từ phi trường nơi tôi đang sinh sống bay về Atlanta, GA, tôi chỉ nghe những âm thanh thật lạt lẽo, vô vị. Không có cảnh trang hoàng cho ngày đại lễ. Không có nhạc mừng Chúa ra đời. Không có không khí tưng bừng, nao nức đón mừng ngày vui nhất trong năm. Cho đến khi về đến phi trường Huntsville, AL, tôi bắt đầu thấy lòng mình ấm lên niềm vui với cảnh trang hoàng Noel và các bài hát của mùa Giáng Sinh. “…It‟s the most wonderful time of the year! It‟s the hap, happiest time of the year!...” Và “Have a holly, jolly Christmas. It's the best time of the year…” Đi ngang qua hai em nhỏ mặc áo mang hiệu trường Công Giáo, tôi buộc miệng, “Merry Christmas!” Bà mẹ của hai em chạy đến tôi mừng rỡ, “Thanks goodness! Merry Christmas to you too!” Ngày nay, người ta chống Thiên Chúa đến mức độ trầm trọng. Người ta gạt bỏ đi những gì có liên quan đến Thiên Chúa. Nhưng chẳng lẽ chúng ta lại dễ dàng bị cuốn theo trào lưu đó sao? Niềm tin và sự tự hào làm con cái Thiên Chúa phải vượt thắng tất cả chứ.

Nhân ngày lễ Tạ Ơn, cô giáo lớp Mẫu Giáo khuyến khích các em nói lên những lời cám ơn. Phần nhiều các em nói, “Em cám ơn ba mẹ em cho em gameboy,” hoặc “Em cám ơn con chó nhà em,” hay là “Em cám ơn con mèo nhà em,”vv … Riêng cu Quang nhà tôi nói “Em cám ơn Thiên Chúa của em.” Và cháu đã bị chúng bạn cười ồ! Cu Quang đi học về buồn lắm. Hỏi mãi cháu mới kể hết sự việc. Tôi tâm tình, “Ô sao con lại buồn vì con đã nói đúng? Con nên biết cám ơn Chúa là con đã biết Chúa, còn những người khác thì chưa được ơn đó. Ơn được biết Chúa là vô giá. Không có Chúa thì chẳng có gameboy, con chó, hay con mèo gì cả con à! Ba mẹ rất mừng khi thấy con hãnh diện tuyên xưng Chúa cho bạn con.” Đức tin của người Công Giáo không được đến từ một sớm một chiều. Đức tin phải được truyền đi trước nhất cho tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên trong trắng. Bao nhiêu anh hùng đã đổ mồ hôi và xương máu để chứng minh niềm tin ấy. Và Ơn Chúa đổ tràn cho những ai tin tưởng vào Người.

Trẻ con rất vui khi nhận được quà. Có thể có nhiều em chỉ biết mở nhìn bên trong gói quà. Nhưng chắc chắn sẽ có vài em thắc mắc vì sao mùa Giáng Sinh mà không được nhận quà mang ý nghĩa Giáng Sinh? Vì sao ngày lễ Halloween thì được nhận kẹo bánh và đồ chơi với hình ma quái dị hợm? Vì sao ngày lễ Valentine thì được trao và nhận kẹo bánh với lời yêu thương bạn bè hay những người mình thấy chung quanh mà thôi? Những thắc mắc đó ai là người có trách nhiệm giải đáp một cách khôn ngoan ngoài cha mẹ các em ra? Nếu mang danh là một Giáo Xứ Công Giáo mà không dám mang tin mừng đến cho những trẻ em ngoại giáo, vì sợ họ cảm thấy xúc phạm, thì thật là một điều đáng buồn! Khi các tôn giáo khác mừng ngày lễ Phật Đản hoặc lễ Hanukah (lễ Đèn của người Do Thái), tôi cảm thấy vui với họ. Niềm vui của họ dĩ nhiên không làm cho tôi tự ái tổn thương. Tôi vui với niềm tự hào hãnh diện của họ. Cũng vậy, tôi tự hào chứng tỏ tôi là con của Thiên Chúa tôi như những người đạo giáo khác làm.

Ông Ben Stein, một tài tử khôi hài, và là một luật sư thông minh danh tiếng, người đã từng làm việc với tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford, đã lên tiếng với đài CBS Sunday ngày 18 tháng 12 năm 2005:

“Tôi là người Do Thái, và mỗi một người trong tổ tiên tôi là Do Thái. Không có gì đụng chạm đến tôi cả khi người ta gọi những cây trang hoàng ánh đèn đẹp mắt là cây Giáng Sinh (Christmas tree). Tôi không cảm thấy bị đe dọa. Tôi không cảm thấy bị biệt đãi. Không có gì đụng chạm đến tôi cả khi người ta chúc tôi „Mừng Giáng Sinh‟. Tôi không nghĩ người ta đang khinh thường tôi, hoặc sắp sửa đưa tôi vào ố chuột dành cho người Do Thái. Thật ra, tôi thích như vậy. Điều đó chứng tỏ rằng chúng ta là anh chị em đang mừng đón thời gian vui vẻ nhất trong năm. Không có gì đụng chạm đến tôi cả khi thấy một máng cỏ trưng bày ngay trên đường giao chính gần khu nhà tôi tại Malibu. Nếu người ta muốn một hang đá, thì đối với tôi chuyện đó giống như cây đèn chín ngọn của Do Thái giáo cách đó vài trăm dặm.

Tôi không thích bị lấn áp vì làm người Do Thái, và tôi cũng không nghĩ Kitô hữu thích bị lấn áp vì làm Kitô hữu. Tôi nghĩ những người tin vào Thiên Chúa chán ghét bị xô đẩy, chấm hết. Tôi không hiểu từ đâu ra cái khái niệm cho rằng nước Mỹ là một quốc gia dứt khoát vô thần. Tôi không tìm được điều đó trong Hiến Chương và tôi không thích bị dồn nhét khái niệm đó vào cuống họng tôi.”i

Khi con gái ông Billy Grahm, một mục sư trứ danh người Tin Lành, được hỏi “Tại sao Thiên Chúa lại để những thiên tai xảy ra? “ (nói về trận bão Katrina ngày 29 tháng 8 năm 2005), bà Anne Graham Lotz trả lời:

“Tôi tin rằng Thiên Chúa rất buồn vì sự việc này, giống như chúng ta vậy. Nhưng bao nhiêu năm nay, chúng ta xua đuổi Chúa ra khỏi trường học, xua đuổi Chúa ra khỏi chính phủ, và xua đuổi Chúa ra khỏi cuộc đời của chúng ta. Là một Đấng quân tử, Ngài từ tốn rút lui. Làm sao chúng ta đòi hỏi Thiên Chúa ban phép lành và bảo vệ của Ngài trong khi chúng ta đòi hỏi Ngài để mặc kệ chúng ta?

Trong những sự việc xảy ra gần đây … khủng bố hành hung, bắn giết ở trường học, v.v… Tôi nghĩ rằng mọi việc bắt đẩu khi Madeleine Murray O‟Hare (cô ta bị ám sát, thi thể mới được tìm ra) than phiền rằng cô ta không muốn cầu nguyện trong trường học, chúng ta đồng ý. Rồi có người nói chúng ta không được đọc Kinh Thánh trong trường học. Kinh Thánh khuyên không được giết người, không được trộm cắp, và thương yêu đồng loại, và chúng ta đồng ý.

Rồi khi Tiến Sĩ Benjamin Spock nói chúng ta không được đánh phạt con cái khi chúng làm sai, vì như vậy sẽ ung nhọt cá tính con trẻ và tổn thương lòng tự trọng của chúng (con trai của Tiến Sĩ Spock đã chết vì tự tử). Chúng ta bảo rằng người có kinh nghiệm biết mình nói gì. Và chúng ta đã đồng ý.

Bây giờ chúng ta tự hỏi tại sao con cái chúng ta không có lương tri, không phân biệt phải trái, và không cảm thấy đau buồn để giết khách lạ, bạn học, và cả chính chúng nữa.

Có thể, nếu chúng ta suy nghĩ kỹ, chúng ta sẽ nhận ra. Tôi nghĩ mọi chuyện bắt nguồn từ chỗ „CHÚNG TA GẶT NHỮNG GÌ CHÚNG TA GIEO.‟

Buồn cười thay khi thật đơn giản cho nhiều người chối bỏ Chúa và tự hỏi tại sao thế giới đang đi vào địa ngục.

Buồn cười thay khi chúng ta tin vào truyền thanh và truyền tin nhưng lại đánh dấu hỏi về Kinh Thánh.

Buồn cười thay khi chúng ta gởi chuyện cười qua điện thư và những chuyệc cười đó loan nhanh như lửa rừng, nhưng lại suy đi nghĩ lại về việc loan báo những mẫu tin về Thiên Chúa.

Buồn cười thay khi những trang báo dâm dật, tàn bạo, thô bỉ, và khiêu dâm lan tràn tự do trên mạng lưới thế giới, nhưng chuyện bàn tán công khai về Thiên Chúa lại bị đè nén nơi trường học và công sở.” ii

Dù sao tôi cũng biết ơn Giáo Xứ đó đã cho tôi một cái nhìn lại về đức tin của tôi. Xin cảm tạ Thiên Chúa mang đến cho nước Mỹ nói riêng những ngày nghỉ lễ lớn nhất và rộn ràng nhất trong năm. Xin cảm tạ người người cùng tôi nô nức đón mừng ngày đại lễ. Trong tâm tình đó, tôi không còn khó chịu khi nghe nói “Happy Holidays” nữa, vì “Holidays” nghĩa là “Holy Days.”iii Xin gởi đến quý bạn xa gần lời chúc được hân hoan gói ghém trong mảnh giấy của mùa Giáng Sinh:

Happy Holy Days! Mừng Ngày Thánh Thiêng! - Merry Christmas! Mừng Chúa Giáng Sinh!

i http://www.benstein.com/121805xmas.html
ii http://swivelwriting.blogspot.com/2005/11/anne-graham.html
iii http://www.m-w.com/dictionary/holiday
 
Để đầu óc luôn “trẻ mãi không già”
Hồng Quang
09:59 18/12/2010
Bạn muốn “trẻ mãi không già” hay “già mãi vẫn trẻ”? kẻ thù của tuổi già là sức khỏe yếu kém, cơ thể bạc nhượng, dễ sinh bệnh. Nhưng còn có loại kẻ thù đáng sợ hơn là đầu óc không còn minh mẫn và bệnh “dementia” (một dạng điên loạn của tuổi già) là dạng bệnh khá phổ biến trong tuổi xế chiều, trong tài liệu mới nhất, các chuyên viên dinh dưỡng và tâm lý đề ra 6 cách người có tuổi thực hiện để làm cho đầu óc luôn “trẻ trung và sangsuoost”, đem lại nhiều hạnh phúc và niềm vui sống.

Hãy nghỉ ngơi và điềm đạm

1. Hãy tập làm sao cho đầu óc được chuyển động: điều có vẻ kỳ lạmà lại hữu lý là muốn cho đầu óc sángsuốt, bạn phải tập luyện cơ thể. TS.Donald Stuss, nhà thần kinh tâm lý ởToronto nói: “Lời khuyên hay nhấtmà tôi có thể tặng bạn là hãy tập…aerobic”. Và cộng thêm tập tạ nhẹnữa, theo lời TS. Mark McDaniel củaĐại học Washington. Người ta cònthấy là người có tuổi, sau khi bỏ tậpthể dục một thời gian rất dài, bây giờtập lại, thấy đầu óc minh mẫn khỏekhoắn hơn.

2. Các thực phẩm cho não: hãy ăn thực phẩm có chất antioxidants, vốn chống lại các gốc tự do có hại cho tuổi già. Những người có huyết áp cao, đái tháo đường, béo phì và chất cholesterol cao trong máu không thể có đầu óc thảnh thơi vui vẻ được. Ăn nhiều cá thịt không tốt, bạn ăn cái gì có vẻ tốt nhất cho cơ thể là tốt nhất cho não bộ, đó là nhận xét của TS. Carol Greenwood, Đại học Toronto.

3. Thúc đẩy tốc độ cho não: điều ít người biết là ngay từ tuổi 30, não bộ con người đã bắt đầu thoái hóa. Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy ở độ tuổi nào thì não cũng có thể được thúc đẩy trở lại hoạt động nhanh hơn. GS. Michael Merzenich của Đại học California đề ra chương trình “Brain Fitness Program” tập cho người cao tuổi trên máy tính các kiểu bài tập về ngôn ngữ và khả năng nghe để luyện vận tốc hoạt động của não và sự chính xác. Công ty Nintendo cũng thiết lập chương trình “Brain Age: Train Your Brain in Minutes a Day”, bán ra được trên 2 triệu bản ở Nhật. Bạn có thể chơi bóng bàn, chơi xếp chữ, học đàn accordion, học thêm một ngoại ngữ, học nhảy tango, nối ráp các mô hình xe hơi hay máy bay, học kỹ thuật trồng cây cảnh, hoặc học lại… toán.

4. Hãy nghỉ ngơi và điềm đạm: những người có tuổi cần nghỉ ngơi vàthư giãn. Thách thức trí não ở tuổi già làđiều tốt, còn nghỉ ngơi cho não bộ ở tuổigià là điều cần thiết… Nhà nghiên cứuJeansok Kim của Đại học Washingtonnói: “Stress luôn có hại cho tế bào não.Stress có thể làm hại tới khả năng họchỏi của não và cả trí nhớ, làm giảm đichất lượng đời sống con người”. Yoga vàthiền định là 2 phương pháp thư giãnhết sức tốt.

5. Ngủ đủ giấc và ngon giấc: đây là cách tối ưu để não nghĩ ngơi. Người cao tuổi thiếu ngủ hoặc ngủ mà cứ trằn trọc là thảm kịch. Các khoa học gia của trường Đại học Y khoa Havard tiến hành một thí nghiệm về giấc ngủ rất hay. Họ cho một loại bài toán phải giải và sau đó nhận thấy người nào đã ngủ “ngon lành, đầy đủ” trong đêm trước đó có khả năng giải toán thành công gấp đôi những người mất ngủ.

6. Hãy có nụ cười: người ta nhận thấy càng về già bạn nên… giỡn và có óc hài hước. Các nghiên cứu cho thấy, cười đúng là “thang thuốc bổ” cho não, kích thích hóa chất dopamine tiết ra nhiều. Có khoa học gia còn cho rằng não bộ cần nụ cười, một dạng “additive” nghiện ngập, nhưng tại sao lại như thế thì còn phải nghiên cứu thêm. Không cần biết người có tuổi có minh mẫn thêm hay không, hoàng hôn cuộc đời mà chan hòa tiếng cười đã là hạnh phúc lớn lao!
 
Văn Hóa
Nhạc Giáng Sinh: Xanh Trời Noel
VietCatholic
14:03 18/12/2010

Xanh Trời Noel
Nhạc: LM Nguyễn Duy
Trình bầy: Kim Thúy
trích từ CD Nhạc Niềm Vui Giáng Sinh
do VietCatholic phát hành

-->Nhấn vào đây, nếu bạn muốn Order toàn bộ DVD và CD Giáng Sinh do VietCatholic phát hành