Ngày 15-12-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu Kinh Thánh
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
04:37 15/12/2009
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH

Từ 16-12 đến 31-12-2009

Ngày 16-12-09: Đây Gốc tích Đức Giêsu Kitô: bà Maria, mẹ Người đã đính hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. (Mt 1, 18)

Ông Giuse thuộc dòng dõi Davit, có nhiệm vụ nhận người con do Đức Maria sinh ra. Tôi luôn có trách nhiệm với gia đình và vợ con.

Ngày 17-12-09: Ông Giuse, chồng bà là người công chính không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. (Mt 1, 19)

Thiên thần đã giải thích cho ông về nguồn gốc bào thai trong lòng Đức Maria. Tôi bình tâm lắng nghe tiếng Chúa nói trong mọi lúc.

Ngày 18-12-09: Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi... (Mt 1, 21)

Sự công chính của ông là tôn trọng mầu nhiệm Thiên Chúa thực hiện nơi Đức Maria. Thiên Chúa cũng đang nói với tôi bằng nhiều cách. Tôi mở lòng lắng nghe Chúa Thánh Linh để sống Lời Chúa.

Ngày 19-12-09: Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai và sinh con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. (Mt 1, 23) -- Lời này giải thích nguồn gốc và sứ mạng của Chúa Giêsu từ Thiên Chúa mà đến, sinh làm người để cứu nhân loại. Tôi tôn thờ mầu nhiệm Thiên Chúa làm người để cứu dân Người.

Ngày 20-12-09: …Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Galilê,…gặp một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc nhà Đavit. Trinh nữ ấy tên là Maria. (Lc 1, 26-27)

Từ Hi-lạp parthenos chỉ một thiếu nữ mặc nhiên được coi là một trinh nữ. Tôi luôn sống xứng đáng là Tín hữu tốt, là con Đức Maria.

Ngày 21-12-09: Sứ thần nói: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. (Lc 1, 30-31) -- Tôi ghiền ngẫm Lời Chúa hàng ngày trở nên giống Chúa và để có sức mạnh trước mọi biến cố.

Ngày 22-12-09: Bà Maria thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng.” (Lc 1, 34)

Câu hỏi của Đức Maria chứng tỏ lòng tin đi tìm sự thật và không có quan hệ nam nữ. Xin Mẹ giúp con khôn ngoan trong mọi hoàn cảnh.

Ngày 23-12-09: Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà và quyền năng Đấng tối cao sẽ rợp bóng trên bà… (Lc 1,35)

Thánh Thần là quyền năng Thiên Chúa tác sinh Đấng làm con Đức Maria. Tôi luôn để tâm lắng nghe sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh.

Ngày 24-12-09: Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ. (Lc 2, 7) -- Nhà trọ là nơi khách thập phương tạm trú có đem theo trâu bò. Tôi học sống khiêm tốn nghèo hèn như Chúa Giêsu và Mẹ Maria.

Ngày 25-12-09: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavit, Người là Đấng Kitô Đức Chúa. (Lc 2, 11)

Đấng Cứu độ là một danh hiệu của Chúa Giêsu cứu chữa người đau khổ. Xin Chúa cứu chữa thế giới khỏi chiến tranh khủng bố làn tràn.

Ngày 26-12-09: Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngơi khen Thiên Chúa rằng: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương. (Lc 2, 13-14)

Chúa xuống thế làm người vì yêu thương loài người không trừ ai.

Xin cho mọi người biết hoà hợp, yêu thương theo Lời Chúa dạy.

Ngày 27-12-09: …Các người chăn chiên bào nhau: “Nào chúng ta sang Be-lem để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã cho ta biết. (Lc 2, 15) -- Tôi quyết hằng ngày loan truyền Lời Chúa cho mọi người.

Ngày 28-12-09: Người chăn chiên liền hối hả ra đi, đến nơi họ gặp bà Maria, ông Giuse, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. (Lc 2, 15) -- Người chăn chiên là những người nghèo hèn nhỏ bé được Thiên Chúa mạc khải, viếng thăm. Xin giúp con sống khiêm tốn, để được nhìn ngắm Thiên Chúa trong mọi người và suốt cuộc sống.

Ngày 29-12-09: Còn Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng. (Lc 2, 19)

Đức Maria là mẫu gương tuyết hảo cho tôi trong việc suy niệm Lời Chúa. Tôi quyết định sẽ dành nhiều thì giờ để đọc Lời Chúa mọi lúc.

Ngày 30-12-09: Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài, theo luật Mô-sê, bà Maria và ông Giuse đem con lên Giêrusalem để tiến dâng cho Chúa. (Lc 2, 22) -- Con cái là của Chúa ban cho tôi để săn sóc làm gương và hướng dẫn, không phải là của tôi. Tôi luôn cậy nhờ Chúa thay đổi chúng, chứ sức riêng tôi không thể làm được gì.

Ngày 31-12-09: Được Thần Khí dun dủi, ông Si-mê-on lên đền thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giêsu đem con tới để chu toàn tập tục đã truyền liên quan đến Người, thì ông ẵm lấy Hài Nhi… (Lc 2, 27)

Ông Si-mê-on là người công chính, sùng đạo, được gặp Chúa. Tôi sống noi gương ông, để được thấy Chúa qua mọi người chung quanh.

Phó tế Gioan B. Maria Định Nguyễn
 
Năm Linh Mục: Lời chứng của linh mục (1)
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
06:55 15/12/2009
Trong Năm Linh Mục, nếu như tại Việt Nam mỗi giáo phận đưa ra một vài mẫu gương các linh mục nay đã qua đời để cùng suy gẫm và học hỏi, thì tại giáo phận Lyon, trong hoàn cảnh con số linh mục của Giáo Hội Pháp giảm sút, đây là dịp thuận tiện để cổ võ cho ơn gọi. Vì vậy giáo phận đã có chương trình là mỗi tháng trên trang mạng điện tử có một linh mục chia sẻ về ơn gọi của mình, về sứ mạng tông đồ, về niềm vui và những trăn trở trong công việc mục vụ.

Trong tháng tám năm 2009, cha Jean-Luc Darodes, chịu chức năm 1983, đang là linh mục đại diện của vùng Roanne đã kể về lịch sử ơn gọi của mình. Ngài chia sẻ ba điều liên quan đến thừa tác vụ linh mục, đó là yêu mến, cho mọi người và sau hết là niềm vui và sự tự do trong khi thi thi hành đức vâng phục.

Trở thành linh mục để yêu mến

Sinh ra trong một gia đình công giáo tại Lyon, ngay thời thơ ấu cậu bé Darodes thường xuyên lui tới nhà thờ và còn tham gia phong trào hướng đạo. Tuy nhiên cậu ấy không hạnh phúc nơi trường học vì mắc chứng khó đọc. Lớn lên, chàng trai này theo đuổi đam mê trong lĩnh vực nghệ thuật tại trường đại học Mỹ Thuật. Tại đó, cậu ta đã có được nhiều hoa trái của sự thăng tiến bản thân. Sau đó chàng trai trẻ lại dấn thân trong môi trường binh lính. Trong khuôn khổ hợp tác, cậu được gửi sang làm thực tập tại một trường học bên Liban. Khi trở về Pháp, Darodes làm việc cho một văn phòng kiến trúc sư trong vòng 6 năm. Trong lúc ấy, một nhu cầu tâm linh đã thúc đẩy cậu xích lại gần với đời sống của Giáo Hội. Chàng trai này bèn tìm đến một cộng đoàn canh tân đặc sủng tại Villeurbanne mà sau này Darodes trở thành người phụ trách cộng đoàn. Chính trong thời gian ấy đã cho phép cậu thực hiện ước mơ trở thành linh mục vốn ấp ủ trong mình từ lâu. Trước đây Darodes có cái nhìn tuyệt đối hóa và luôn nghĩ rằng mình không hề xứng đáng với ơn gọi trở thành linh mục. Trong thời gian sống tại cộng đoàn này, Darodes đã cảm nghiệm được căn tính đời sống linh mục cũng như tìm được sự tự do tận đáy lòng để đáp trả lại tiếng Chúa gọi. Thế là vào năm 1978 cậu ta nghỉ việc làm nơi văn phòng kiến trúc sư, bỏ lại tương lai tiến thân trong môi trường nghề nghiệp để bước vào đại chủng viện.

Trở nên người của mọi người

Chịu chức năm 1983, được gửi đi phục vụ tại Saint Priest trong vòng 8 năm, vị tân linh mục khám phá ra một thế giới hoàn toàn mới. Tại đây, Nhóm Thợ Thuyền Công giáo đã vực dậy và giúp đỡ trở thành người Kitô hữu đích thực cho hàng ngàn cảnh đời khác nhau. Chính trong hoàn cảnh ấy, cha Darodes cảm nghiệm được sự hoạt động của Chúa Thánh Thần.

Ngoài ra cha còn làm Tuyên Úy cho cộng đồng người Bồ Đào Nha. Điều cần thiết là phải học cả Tiếng Bồ Đào Nha để trở nên gần gũi với họ. Cùng lúc, cha Darodes cũng tham gia nhóm Công Giáo Tiến hành. Ngài còn được trao phó trách nhiệm điều phối trên phạm vi toàn quốc về mục vụ cho người Bồ Đào Nha.

Rồi 6 năm phục vụ tại Givors và 6 năm làm mục vụ tại La Duchère, mỗi lần thuyên chuyển như vậy, ngài không nghĩ là mình phải ra đi, mà đúng hơn là được mời gọi để trở nên giống những người tại môi trường mới. « Chính nơi những người giáo dân mà tôi được gửi đến sẽ dậy cho tôi biết phải làm thế nào để trở nên mẫu người linh mục mà họ cần », cha Darodes chia sẻ. Để có được trực giác nhạy cảm, cha đã tham gia hội linh mục Prado, vì linh đạo của hội này chú trọng đến việc học hỏi Lời Chúa và phục vụ người nghèo.

Cha Darodes đã có được niềm vui về kinh nghiệm rộng mở vòng tay để đón nhận mọi người, nhưng mặt khác cũng cần chú ý đến phương cách để thực hiện. « Tại La Duchère, tôi cảm nghiệm được tất cả chiều kích của công việc giảng dạy giáo lý dự tòng », cha Darodes tâm sự.

Vị linh mục này cũng khám phá ra tính hoàn vũ của Giáo hội sau khi được gửi đến Rillieux, một nhiệm sở trải rộng trên địa bàn của ba giáo xứ có đến 20 quốc tịch khác nhau với sứ mệnh để « làm thành một cộng đoàn ».

Nhận ra niềm vui và tự do trong vâng phục

Năm 2004, đang phục vụ tại Rillieux mới chỉ được 3 năm và công việc mục vụ đang tiến triển rất tốt thì đức cha muốn thuyên chuyển ngài tới Roanne. Cha Darodes đã đón nhận trong tâm tình vâng phục. Ngài đã khám phá ra niềm vui và tự do trong nhân đức này vì nó đã hàm chứa ngay trong ngày chịu chức. Khi đứng trước một thách đố về thành công, thì phải ý thức rằng việc ra đi đến một nhiệm sở mới cần được đón nhận cách vui vẻ trong vâng phục chứ không phải là để đi tìm « thành công của cá nhân ».

Cha Darodes luôn xác tín rằng Đức Kitô là Đấng Cứu thế và là một Ngôi Vị đang sống. Nếu không được Ngài yêu mến thì bản thân cha không thể được như bây giờ. Ngoài ra vị linh mục này cũng tìm được nguồn hạnh phúc khi khám phá ra tính đa dạng nơi mọi người, cũng như sự nguồn sức mạnh và sự cản đảm do đức tin mang lại.

Đời sống cầu nguyện của cha Darodes được thêm phong phú nhờ vào kinh nghiệm về thế giới Đông Phương mà cha gặt hái được trong thời gian phục vụ tại Liban. Rung động trước cái đẹp, ngài đã bị cuốn hút bởi nghệ thuật thánh về các tượng ảnh icôn và đã theo một khóa học trong lĩnh vực này của Chính Thống Giáo. Cha Darodes sử dụng icôn trong việc cử hành phụng vụ và trong việc giảng dạy giáo lý, vì nó giúp suy tư về tính biểu tượng Kitô giáo vốn được ẩn chứa trong đó.
 
Năm Linh Mục: Lời chứng của linh mục (2)
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
06:57 15/12/2009
Trong chuyên mục Năm Linh Mục của tháng 10 năm 2009, trang mạng giáo phận Lyon đã phổ biến bài chia sẻ của cha Marcel Rwabutera, gốc Rwanda, chịu chức năm 1982, nhân dịp mừng ngân khánh linh mục vào năm 2007, và là cha xứ của Sainte Anne en Val de Grand từ năm 2002.

Vài nét về bản thân và gia đình

Cha Marcel Rwabutera sinh năm 1949 tại Rwanda trong một gia đình Công Giáo gồm 6 người con và là người con thứ 3 trong số đó. Bố của cha là một giáo lý viên từng phục vụ tại giáo xứ trong vòng ba mươi năm. Cùng với các giáo lý viên khác, ông thường xuyên chủ sự buổi cầu nguyện vào ngày chúa nhật. Ông là một trong số rất ít người trong làng biết đọc và biết viết. Chính trong môi trường đạo hạnh của gia đình mà ơn gọi của cha Marcel được nhen nhúm. Ngay bản thân cha cũng không biết chính xác là vào ngày nào và thời điểm nào. Chỉ biết rằng khát vọng trở thành linh mục bừng cháy trong tâm hồn đã từ lâu.

Rất may mắn vì bản thân cha là người duy nhất trong các anh em trong nhà được học hành. Thời ấy, chỉ có khoảng 10% trẻ em học đến cấp 2. Trước khi vào chủng viện, cha Marcel từng là giáo viên tiểu học trong vòng 3 năm. Số chủng sinh bước vào năm đầu tiên là 32 người, thế nhưng chỉ có 5 chủng sinh trong số đó kết thúc việc đào tạo và được chịu chức linh vục vào năm 1982. Nhiệm sở đầu tiên trong đời linh mục là chính giáo xứ tại quê hương. Những lần thuyên chuyển sau đó, cha đều cảm động bởi sự đón tiếp của các giáo dân.

Thế rồi vào năm 1994 tai bay vạ gió bỗng nhiên giáng xuống quê hương, đất nước và gia đình. Tất cả bố mẹ, anh em, các cháu và người thân đều bị giết trong các cuộc tàn sát sắc tộc. Bản thân cha được thoát chết nhờ vào sự can thiệp quân sự của lực lượng nước ngoài và được đưa ra khỏi Rwanda.

Ngay khi đặt chân đến Châu Âu, cha hoàn toàn bị sốc, bị mất đi niềm tin nơi con người. Tất cả các chuẩn mực, niềm xác tín và đức tin bị dao động. Không ngớt những câu hỏi luôn được đặt ra trong đầu: « Đâu là ý nghĩa đích thực về sứ mạnh của tôi: Có phải tôi đang thực sự rao giảng Tin Mừng hay đơn giản chỉ là người được Rửa Tội ? ». Cả những nỗi ám ảnh về cuộc tàn sát tại quê nhà mà Giáo Hội Rwanda đã trải cũng vẫn thoáng hiện và làm cha tự hỏi rằng liệu những Giáo Hội khác phải gánh chịu những hoàn cảnh tương tự, đó là lò sát sinh của thời hiện đại đối với đàn ông, phụ nữ, trẻ em và người già. « Rất may, tôi đã gặp được những người Samaritanô nhân hậu. Chính họ đã nâng tôi đứng dậy », cha Marcel giãi bày.

Hồng ân không dừng lại ở Thứ Sáu Khổ Nạn

Dần dần, cha Marcel đã lấy lại được niềm tin. Những gì đã trải qua trong quá khứ giống như cuộc khổ nạn vì chỉ khi nào chấp nhận bước lên đồi Canvê thì sau đó mới có được sự phục sinh huy hoàng. Đó cũng là điều quy luật của cuộc sống nhân loại. Chính vì vậy không nên dừng lại mãi ở ngày Thứ Sáu Khổ Nạn. Ngài cũng thú nhận là trước đây trong tâm hồn còn thiếu một điều quan trọng đó là biết tha thứ. « Ở một khoảng cách 6000 km để nói lên sự tha thứ thì quả là dễ. Tuy nhiên nếu như một ngày nào đó tôi trở lại Rwanda và nhìn diện đối diện với những người đã giết hại gia đình tôi. Liệu lúc ấy tôi có biết nhìn họ như là người anh em của tôi ? Và đối với họ, liệu họ có biết đón nhận tôi như người anh em ? », cha Marcel chia sẻ kinh nghiệm bản thân.

Thế rồi từ sự bình an bên ngoài, cha Marcel đã tìm thấy bình an trong tâm hồn. Ban đầu, trong hai năm theo học tại Đại Học Công Giáo Lyon, vị linh mục gốc Phi đã lấy lại được sinh khí. Sau đó, ngài xin đi phục phụ tại giáo xứ: gần 3 năm tại Renaison, 3 năm tại Neulise và bây giờ là giáo xứ Sainte Anne en Val de Grand trải rộng trên 3 ngôi làng với 6500 dân. Sau một chuỗi thời gian thích ứng, cha Marcel đã tìm thấy chỗ đứng của mình trong môi trường mới. « Nhìn những giáo dân tham gia vào các hoạt động tông đồ, tôi thực sự khát khao được làm việc. Cũng vậy tôi rất muốn làm tròn phận sự như cha sở tiền nhiệm. Tôi đã không rơi vào một vùng đất cằn cỗi. Chỉ có một đấng Mêssia mà thôi », cha Marcel tâm sự.

Dành thời gian trong việc tiếp đón

Đối với vị linh mục người ngoài quốc này, xuất phát từ kinh nghiệm bản thân là từng được tiếp đón ân cần, nên tiếp đón là công việc ưu tiên hàng đầu. «Nếu không dành thời gian để lắng nghe thì không thể biết những người tìm đến mình cần cái gì, và họ là ai», cha Marcel nhấn mạnh.

Ý thức được về thừa tác vụ linh mục và sự hiện diện của mình tại giáo xứ là để phục vụ cho tình huynh đệ, tình huynh đệ không phân biệt màu da, chủng tộc: «Sứ mạng của tôi là trở nên chứng nhân cho một Đấng đã tự trở nên anh em với hết mọi người trong vô vàn những khác biệt của chúng ta. Khi đọc kinh Lạy Cha, lúc ấy tôi thực sự nghĩ rằng ơn gọi của nhân loại là sống trong tình huynh đệ với nhau », vị linh mục ngoại quốc gốc Phi chia sẻ.

Bản thân hằng tâm đắc với câu Lời Chúa: «Phàm ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất vì danh Thầy, thì sẽ được gấp bội và còn được sự sống đời đời làm gia nghiệp» (Mt 19, 29). Cha Marcel đã cảm nghiệm được câu nói ấy được ứng nghiệm ngay trong hiện tại và rất hạnh phúc vì được thừa hưởng những lời chúc lành ấy.

Khi mừng lễ kỷ niệm 25 năm linh mục vào năm 2007, cha Marcel nói rằng rất vui mừng vì là linh mục. Mãi mãi vẫn chỉ là niềm vui ấy. Ngài không quên tất cả những ai đã nâng đỡ mình trên con đường ơn gọi. Lời mời gọi của Đức Kitô đối với bản thân vẫn mang tính thời sự và vẫn vang vọng: «Hãy đi nói với mọi người là Thiên Chúa yêu họ, để nhờ ở trong tình yêu ấy mà họ có thể yêu thương người khác».

(Tóm lược từ nguồn: http://lyon.catholique.fr/?Pretre-la-parole-du-mois,5197)
 
Cuộc viếng thăm của Tình Yêu
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
12:07 15/12/2009
Chúa Nhật 4 Mùa Vọng

Tin mừng Chúa Nhật Thứ Tư Mùa Vọng cho chúng ta chân dung của hai người mẹ diễm phúc nhất trần gian: Đức Maria, Mẹ Đấng Cứu Thế và Isave, mẹ Gioan Tiền Hô.

Một cuộc gặp gỡ chan chứa niềm vui, diễn ra trong bầu khí của Thánh Thần. Thánh Thần tác động trên Maria. Thánh Thần tràn đầy bà Isave. Thánh Thần đã hoạt động nơi thai nhi Gioan (Lc 1,15). Đó là một Lễ Ngũ Tuần đầu tiên mà bà Isave nói dưới tác động của ThánhThần. Đức Maria đã tiếp đón một cách đơn sơ sự hiện diện của Thiên Chúa trong chính cung lòng Mẹ. Cuộc gặp gỡ ngoại hạng này cũng như sáng ngày Phục Sinh, bí mật nầy của Thiên Chúa được giao phó cho phụ nữ trong niềm hân hoan vui sướng chỉ có thể đến từ Chúa Thánh Thần.

Thánh Luca thích nói rằng Thánh Thần sẽ “được đổ tràn đầy trên mọi xác thịt”, khi trích dẫn những lời của tiên tri Gioel. Bà Isave trở thành nữ tiên tri. Bà kêu lên, bằng giọng của lời tung hô phụng vụ: “Maria, em thật có phúc giữa tất cả phụ nữ và hoa trái lòng em được chúc phúc”.

Suy niệm về cuộc gặp gỡ kỳ diệu của hai bà mẹ cho chúng ta những bài học bổ ích.

Đức Maria đã đi thăm người chị họ Isave. Dù đường sá xa xôi, vất vả, qua miền đồi núi, Đức Maria vẫn lên đường viếng thăm vì yêu thương. Chính tình thương đã thúc đẩy bước chân Mẹ. “Đẹp thay trên đồi núi, bước chân người loan báo Tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ” (Is 52,7). Như thế, hình ảnh Đức Maria đang cưu mang Đấng Cứu Thế, băng ngàn để loan báo tin vui cũng chính là hình ảnh Isaia đã loan báo.

Cuộc viếng thăm là sự gặp gỡ giữa hai người mẹ, hai người con đang được cưu mang và giữa hai giao ước cũ và mới.

- Giữa hai người mẹ: Đức Maria thăm viếng là đem niềm vui có Chúa cho gia đình người chị họ. Ơ lại phục vụ người chị trong thời gian mang thai sinh con. Isave được ơn Thánh Thần đã xưng tụng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và đã ca tụng đức tin của Đức Mẹ.

- Giữa hai người con: Nghe lời chào của người mẹ cưu mang Đấng Cứu Thế, thì con trẻ Gioan trong lòng mẹ Isave nhảy mừng vui sướng.

- Giữa hai giao ước: Cuộc viếng thăm của Đức Mẹ là cuộc gặp gỡ giữa hai giao ước. Thời đại mới mở ra giao ước mới. Con Thiên Chúa làm người khai mở giao ước của thời đại ân sủng và tình yêu.

Cuộc viếng thăm của Đức Maria là cuộc viếng thăm của tình yêu.

Tình yêu đòi hỏi phải biểu lộ ra, chứ không giữ kín bên trong. Một tình yêu giữ kín, không được biểu lộ thành hành động, không phải là một tình yêu đích thực. Tình yêu phải được biểu lộ ra thành sự quan tâm, chăm sóc, năng tìm cách gặp gỡ, giúp đỡ, hy sinh cho người thân, làm cho người thân trở nên tốt đẹp, hạnh phúc hơn.

Tình yêu đích thực đòi hỏi phải năng gặp nhau, nhất là những lúc người mình yêu có chuyện vui buồn. Đức Phật nói: “Yêu nhau mà không được ở gần nhau, mà phải xa cách nhau thì sẽ đau khổ”. Ngài gọi cái khổ ấy là “ái biệt ly khổ”. Tục ngữ có câu: “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề!” (một ngày không gặp nhau thì dài như ba năm). Do đó, đi thăm viếng nhau là đòi hỏi của tình yêu đích thực, là biểu lộ sự quan tâm đến nhau.

Đức Mẹ là mẫu gương tuyệt vời. Năng thăm viếng những người chúng ta yêu mến. Những người bệnh tật, già cả, những người nghèo hèn, đau khổ, những người khô khan thờ ơ, những gia đình rối rắm bất hoà… Họ rất cần đựơc thăm viếng. Đến thăm nhau là một phương cách tuyệt vời để biểu lộ tình huynh đệ, tình yêu thương của đạo Chúa.

Khi đến thăm bà Isave, Mẹ đem Chúa đến cho người thân của mình. Nhờ Mẹ mang Chúa đến, nên không chỉ bà Isave vui mừng, mà hài nhi trong lòng bà cũng vui theo mà “nhảy lên” hân hoan. Nhảy mừng diễn tả niềm vui. Đây là niềm vui ơn cứu độ. Sự hiện diện của Đức Maria mang đến niềm vui và còn có sự biến đổi khiến hai mẹ con bà Isave, được tràn đầy Thánh Thần, và nhờ đó nhận ra được sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Mẹ. Gia đình Bà Isave là gia đình đầu tiên được Chúa Cứu Thế viếng thăm. Đây là gia đình diễm phúc đón nhận niềm vui ơn cứu độ.

Đến thăm nhau không chỉ là một phương cách biểu lộ tình yêu, nói lên sự quan tâm, mà còn là một dịp thuận lợi để đem Chúa đến cho người mình thăm viếng. Nhờ ta đem Chúa đến, mà niềm vui của người được thăm tăng lên gấp bội, và họ nhận lãnh được Thánh Thần nhờ sự hiện diện của Chúa do ta mang đến. Chính Thánh Thần của Chúa trong ta sẽ thánh hóa, biến đổi họ nên tốt lành, thánh thiện hơn.

Đem Chúa đến cho người mình thăm viếng, không có nghĩa là mình nói thật nhiều thật hay về Chúa cho họ nghe. Đức Maria có nói gì về Chúa với Bà Isave đâu! Chúa là tình thương, ta chỉ mang Chúa đến cho tha nhân, khi chính ta thật sự yêu thương họ bằng một tình yêu chân thực. Đến với nhau bằng tình thương, bằng niềm vui là sự gặp gỡ có Chúa hiện diện rồi. Khi người ta mang hận thù oán ghét, ý nghĩ đen tối đến với nhau thì nảy sinh bất hoà chiến tranh và đau khổ. Ta chỉ mang Chúa đến cho tha nhân khi ta đến với ý muốn làm hiện thân của Chúa đối với họ, và coi họ cũng là hiện thân của Chúa đối với mình.

Thiên Chúa yêu thương nhân loại nên đã ban tặng Con yêu dấu là Đức Giêsu. Người đến với con người trong lịch sử, cách đây hơn 2000 năm. Người đem ơn cứu độ và đem hạnh phúc đến cho mọi người, cho từng người. Khi còn tại thế, Đức Giêsu đã đến thăm nhiều người, nhiều gia đình. Người quan tâm chăm sóc chữa lành những bệnh nhân. Người giảng dạy và ân cần với những người nghèo. Ngưòi cải hóa nhiều tội nhân. Người biểu lộ tình yêu thương cho mọi người.Đức Giêsu muốn chúng ta tiếp nối công việc của Người.

Một trong những vấn đề mục vụ hàng đầu của linh mục là thăm viếng giáo dân. Khi đến một giáo xứ mới, công việc đầu tiên của linh mục là đi thăm tất cả các gia đình trong giáo xứ. Như mục tử với đoàn chiên, linh mục biết tình hình chung, biết hoàn cảnh mọi gia đình trong xứ. Từ đó có kế hoạch mục vụ để mang lại hiệu quả thiết thực cho cộng đoàn.

Có đôi bạn trẻ yêu nhau đã nhiều năm nhưng hai gia đình không chấp nhận vì vấn đề tôn giáo. Cô gái là con của gia đình đạo đức. Chàng trai là con gia đình theo đạo ông bà. Nhà gái muốn con rễ theo đạo mới gã con gái. Nhà trai không chấp nhận vì họ quan niệm, con trai theo đạo là bỏ tổ tiên ông bà. Khi đến thăm gia đình chàng trai, qua vài câu chuyện mở đầu, tôi thắp mấy nén nhang trước bàn thờ tổ tiên với lòng thành kính. Hai ông bà quá đổi nhạc nhiên: Cha xứ Nhà thờ mà thắp nhang trước bàn thờ ông bà mình ư? Tôi giải thích cho họ về đạo hiếu về việc thắp nhang của người kitô hữu. Họ nhận ra là lâu nay họ hiểu lầm về đạo Công giáo nên không cho con theo đạo. Hai ông bà vui mừng và sẵn sàng cho con trai gia nhập đạo. Hạnh phúc đến với đôi bạn trẻ ấy. Niềm vui bừng lên khi mọi khúc mắc được giải toả.

Các tu sĩ, các hội đoàn trong giáo xứ có những thời giờ thăm viếng mục vụ. Đến với các bệnh nhân, người già cả, người nghèo, gia đình rối, gia đình bất hoà luôn được coi là việc tông đồ. Đem Chúa đến với anh chị em của mình là niềm vui và là sứ mạng của người tín hữu.

Những tuần lễ Mùa Vọng, mỗi người trong xứ đạo tiết kiệm chi tiêu để làm việc bác ái. Những phần quà ân tình chia sẽ cho các gia đình nghèo trong Đêm Giáng Sinh thật ý nghĩa, diễn tả tình yêu và sự quan tâm đến người khác.

Đức Maria viếng thăm, phục vụ và đem Chúa đến với gia đình bà Isave. Đó là hình ảnh tuyệt đẹp và là mẫu gương cho mọi tín hữu noi theo Mẹ. Dành thời giờ quý báu để thăm nhau. Chia sẽ tình thương và đem niềm vui có Chúa cho tha nhân luôn là sứ vụ của con cái Chúa.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết quan tâm đến niềm vui, nỗi khổ, và nhu cầu của từng người sống chung quanh chúng con. Xin giúp chúng con biết hy sinh thì giờ cho dù rất quí báu để năng đến gặp gỡ, thăm viếng nhau, hầu nhờ đó thông cảm được những nỗi vui buồn và nhu cầu của anh chị em. Xin giúp chúng con biết sẵn sàng chia vui sẻ buồn và tìm mọi cách để giúp đỡ những nhu cầu chính đáng của họ. Amen.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:30 15/12/2009
NGHE TIẾNG CHIM

N2T


Ngày nọ, có một tu sĩ đang đi dạo trong vườn tu viện, nghe tiếng một con chim đang hót, ông ta lắng tai nghe, trong lòng say đắm mê ly, tựa hồ như từ trước đến nay chưa hề nghe qua tiếng líu lo của loài chim.

Cuối cùng thì tiếng chim hót cũng dừng và yên tĩnh trở lại, ông trở lại tu viện và rất lúng túng khi phát hiện ra các tu sĩ trong tu viện đều không nhận ra ông ta, và ông ta cũng không nhận ra họ.

Rất lâu, hai bên mới từ từ phát giác ông ta là người từ mấy thế kỷ trước trở về.

Do ông ta nghe quá nhập thần, quá quên mất cái tôi, thời gian không ngừng lại, mà ông ta cũng nhập vào vĩnh hằng.

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư:

Có những người Ki-tô hữu khi cầu nguyện thì quên mất tất cả những gì xảy ra chung quanh họ, họ cầu nguyện cách nhập thần, tức là họ đắm mê trong cuộc trò chuyện và cảm nghiệm Thiên Chúa đang trò chuyện với họ...

Nhưng có những người khi cầu nguyện thì không cầu nguyện, mà chỉ than thở trách móc Thiên Chúa và phê bình tố cáo người khác với Chúa, nào là: người bên cạnh nhà con là không có đạo, gia đình con cái nó toàn là thứ bất hảo ma cô đĩ điếm, vậy mà Chúa cho nó giàu có; nào là cái thằng bạn con nó ít khi đi lễ ngày chủ nhật mà Chúa lại ban cho nó có nghề nghiệp ngon lành.v.v...

Lắng nghe tiếng Chúa để trở nên gần gủi với tha nhân hơn, chứ không phải lắng nghe tiếng Chúa rồi “nhập thần” trở nên xa lạ với anh chị em vì thấy anh chị em tội lỗi hơn mình, hoặc thấy anh chị em không sống như Lời Chúa dạy.

Đó là thứ “nhập thần” của ích kỷ và kiêu ngạo.

-------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:31 15/12/2009
N2T


39. Lề luật của Chúa Giê-su chính là lệnh cho chúng ta chịu đựng lẫn nhau, nếu chúng ta yêu mến Chúa thì chúng ta rất dễ dàng nhẫn nại trước những nhược điểm của người khác và yêu mến tha nhân.

(Thánh Augustine)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:32 15/12/2009
N2T


316. Một người hôm nay bằng hai người ngày mai.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đường lối ngoại giao của Tòa Thánh dựa trên tính ''hiện thực trong hy vọng''
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
07:33 15/12/2009
ROMA (14/12/2009) - Bằng đường hướng ngoại giao, Giáo Hội đối thoại trong niềm hy vọng, nhân danh Phúc Âm để hướng đến điều tốt lành cho nhân loại, cha Federico Lombardi giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh khẳng định, trong số cuối năm của tờ báo «Octava Dies», bản tin hàng tuần của Trung Tâm Truyền Hình Vatican, mà ngài cũng là giám đốc.

Cha Lombardi cống hiến bài xã luận của mình trong tuần này cho những buổi tiếp kiến gần đây của Đức Thánh Cha dành cho các vị nguyên thủ quốc gia, những người đứng đầu chính phủ, hay là những vị đại diện các đoàn ngoại giao.

Chẳng hạn trở lại buổi tiếp kiến mà Đức Thánh Cha đã dành cho vị tân đại sứ Cuba cạnh bên Tòa Thánh, Eduardo Delgado Bermúdez, vị giám đốc báo chí Tòa Thánh đã nhắc lại bản ghi nhận, theo đó cho rằng «mặc dù trải qua nhiều thập niên khó khăn trong mối quan hệ với Tòa Thánh, tuy nhiên nhất là cho dù tất cả những hạn chế áp đặt cho các hoạt động tôn giáo, quan hệ ngoại giao không bao giờ bị gián đoạn», đánh dấu một sự cải thiện mà cha Lombardi cho là đáng kể.

Một cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa khác đó là cuộc gặp giữa Đức Thánh Cha với tổng thống Nga Medvedev, mà cha Lombardi nhấn mạnh «đây đã là cơ hội để thông báo đầy đủ sự thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Liên Bang Nga, sau 20 năm xích lại gần nhau bởi mối quan hệ chính thức nhưng chưa đầy đủ».

Thông báo này, theo vị tu sỹ dòng Tên, «là một bước tiến về phía trước đầy ý nghĩa» để chỉ ra rằng «thái độ thù hận dưới chế độ cộng sản Xô Viết đến hôm nay chỉ còn là dĩ vãng».

Cuối cùng, cha Lombardi bật mí cuộc viếng thăm Đức Thánh Cha của ông Nguyễn Minh Triết trong bài xã luận của mình rằng «Cuộc gặp gỡ này được đánh giá như là một chặng mới trên con đường mong muốn bình thường hóa quan hệ ngoại giao với quốc gia Châu Á mà tại đây Giáo Hội Công Giáo được biết đến như là một cộng đồng đông đảo và năng động".

Năm nay, cha Lomberdi cho biết, «Giáo Hội Việt Nam đón mừng Năm Thánh, mặc dù trải qua nhiều thập niên khó khăn, và đang nhìn về tương lai với niềm tin tưởng».

Với phương thức này, cha Lombardi nói thêm, «Tòa Thánh tiếp tục với sự kiên trì và sáng suốt để thêu dệt đường hướng đối thoại của mình với các nhà chức trách của các nước, có tính đến điều tốt lành của Giáo Hội tại các địa phương ấy, và trong viễn cảnh hiểu biết và hòa bình giữa các dân tộc».

«Đường lối này không được hướng dẫn bởi thứ tinh thần yếu ớt hay thỏa hiệp. Điều đó đã được nói nhiều trong quá khứ, vấn đề ở đây là hiện thực, 'hiện thực trong hy vọng'», vị giám đốc báo chí Tòa Thánh kết luận.

(Nguồn: Zenit.org)
 
Theo Đức Hồng Y Bertone: Đức Thánh Cha là một Giáo Hoàng đặc sắc của Vatican II
Bùi Hữu Thư
12:57 15/12/2009
Một cuộc phỏng vấn dành cho đài truyền hình Pháp KTO

Rôma, Thứ Ba 15 tháng 12, 2009 (Le Monde vu de Rome) – Hồng Y Tarcisio Bertone khẳng định trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho đài truyền hình Pháp KTO nhân dịp kỷ niệm đệ thập chu niên: “Đức Thánh Cha Benedict XVI đã có một mối liên hệ đặc biệt với Công Đồng Vatican II”, và ngài là một “người hiểu biết Công Đồng tường tận nhất.”

Được bà Philippine de Saint-Pierre, giám đốc chương trình của đài KTO phỏng vấn ngày 14 tháng 12, vị cộng sự viên thân cận nhất của Đức Thánh Cha đã định nghiã Benedict XVI như một “Giáo Hoàng đặc sắc của Công Đồng Vatican II.”

Trong cuộc phỏng vấn dài, Hồng Y Bertone đã nhắc đến “mối liên hệ đặc biệt” của Đức Thánh Benedict XVI “đối với Công Đồng.” Đức Hồng Y giải thích: “Chỉ cần xem bao nhiêu lần Đức Thánh Cha đã trích dẫn các bản văn của Công Đồng trong các diễn từ, các huấn từ và thông điệp. Ngài là một người hiểu biết Công Đồng tường tận nhất, nên tôi phải gọi ngài là linh hồn của Công Đồng Vatican II.”

Kể từ Công Đồng Vatican II, nơi ngài là một chuyên gia và là một người “nổi danh”, Đức Thánh Cha đã nhận thấy có một số các lạm dụng, một vài hiểm nguy, và ngài đã nhấn mạnh phải diễn giải Công Đồng một cách tiếp tục thay vì cắt đứt đối với truyền thống trước.”

Hồng Y Bertone tiếp: “Đây là một điểm chính yếu, vì như Thánh Vincent de Lerins đã nói, Giáo Hội diễn tiến theo một sự tăng trưởng đồng nhất, và luôn luôn được xây dựng trên truyền thống và phát triển theo cách có thể nhận thức, để có thể chuyển tiếp sâu rộng hơn các tín điều và nền tảng của đức tin.”

Đức Khâm Sứ cũng nhắc đến các “ưu tiên” của giáo triều Benedict XVI, với ưu tiên “cao nhất” là “việc Phúc Âm hoá mới.” Để làm như vậy “Đức Thánh Cha nhấn mạnh vào việc đào sâu” và cố gắng trình bầy “những lý lẽ của đức tin” cho các tín hữu. “Đã có một lần, ngài nói rằng ngài muốn làm cố vấn cho các kitô hữu bình dân. Đem đến cho họ những lý lẽ, và nền tảng vững chắc của đức tin, để cho họ có thể kiên trì trong đức tin.”

Cuối cùng khi nhắc lại “phương thức của Đức Thánh Cha Benedict XVI”, vị khâm sứ của ngài giải thích rằng ngài “là người đầu tiên biết yêu: yêu Giáo Hội, yêu tất cả các tín hữu của Giáo Hội hoàn vũ. Người đầu tiên phục vụ Giáo Hội, hiến thân cho Giáo Hội, ngày và đêm, qua công việc làm và lời cầu nguyện của ngài. Ngài cũng là người đầu tiên xây dựng sự hiệp thông trong Giáo Hội.”
 
Đức Thánh Cha sửa đổi giáo luật
LM Trần Đức Anh, OP
13:19 15/12/2009
VATICAN - Hôm 15-12-2009, ĐTC Biển Đức 16 đã cho công bố Tự Sắc ”Omnium in mentem” thay đổi 5 điều khoản trong bộ giáo luật hiện hành, đó là các khoản số 1008, 1009, 1086 triệt 1, 1117 và 1124.

Điểm mới trong sự thay đổi này là khoản số 1009 có thêm triệt thứ 3 qui định rằng: ”Những người chịu chức giám mục hoặc linh mục nhận lãnh sứ mạng và năng quyền hành động trong cương vị (in persona) của Chúa Kitô thủ lãnh, trái lại các phó tế được khả năng phục vụ dân Chúa trong việc phục vụ phụng vụ, Lời Chúa và bác ái”.

Điều này có nghĩa là phó tế không thể thay thế LM và GM trong nhiệm vụ cai quản và dẫn dắt cộng đồng Công Giáo. Quyết định này chống lại xu hướng đang lan tràn, đó là tại một số nơi, vì thiếu linh mục, các phó tế vĩnh viễn được biến thành người quản xứ. Các phó tế không bao giờ được hành động ”trong cương vị Chúa Kitô” (in persona Christi), cụ thể là không được cử hành thánh lễ, giải tội hay xức dầu bệnh nhân.

Mặt khác, trong các khoản giáo luật số 1086 triệt 1, 1117 và 1124, ĐTC bãi bỏ câu ”và chưa công khai bỏ Giáo Hội”. Tại một số nước như Đức, Áo, Thụy Sĩ, v.v. có những người làm đơn ra khỏi Giáo Hội để khỏi đóng thuế. Theo luật hiện hành, thì những người ấy không buộc phải giữ giáo luật về việc kết hôn theo phép đạo, việc chuẩn chước hôn nhân dị giáo và hôn nhân hỗn hợp. Từ nay, việc làm đơn rời bỏ Giáo Hội như thế không có hiệu lực về giáo luật đối với hôn phối nữa. Và như thế có nghĩa là mọi người phải tuân giữ khoản 11 của giáo luật.

ĐTC đã đi tới quyết định trên đây sau khi nghe ý kiến của Bộ giáo lý đức tin, Hội đồng Tòa Thánh về các văn bản luật, cũng như các HĐGM liên hệ. Tiến trình sửa đổi các khoản giáo luật liên hệ tới hôn phối như nói trên đây đã bắt đầu từ 10 năm nay. (SD 15-12-2009)
 
Công bố Sứ Điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày hòa bình thế giới 2010
LM Trần Đức Anh, OP
13:20 15/12/2009
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 tố giác cuộc khủng hoảng môi sinh hiện nay trên thế giới và mời gọi các tín hữu cùng những người thiện chí đối phó với thách đố to lớn này.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong Sứ điệp nhân Ngày Hòa Bình thế giới lần thứ 43 sẽ được cử hành vào Tết Dương Lịch 1-1-2010 tới đây với chủ đề ”Nếu bạn muốn vun trồng hòa bình, hãy bảo tồn thiên nhiên”.

Sứ điệp đã được ĐHY Renato Martino, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, giới thiệu trong cuộc họp báo sáng ngày 15-12-2009. Hiện diện trong dịp này cũng có Đức cha Mario Toso, tân Tổng Thư ký của Hội đồng.

ĐTC khẳng định rằng: ”Làm sao chúng ta có thể tỏ ra dửng dưng trước những vấn đề xuất phát từ các hiện tượng như sự thay đổi khí hậu, nạn sa mạc hóa, suy thoái và mất khả năng sản xuất của những vùng nông nghiệp rộng lớn, sự ô nhiễm sông ngòi và các mạch nước, sự mất tính chất khác biệt về môi trường sinh sống, sự gia tăng thiên tai, nạn mất rừng cây tại những vùng xích đới và nhiệt đới? Làm sao bỏ qua một hiện tượng đang lan tràn đó là ”những người tị nạn về môi sinh”: tức là những người vì môi trường sinh sống của họ bị xuống cấp, nên họ buộc lòng rời bỏ, kể cả của cải, để ra đi, đương đầu với những nguy hiểm và bao nhiêu điều bất trắc? Làm sao không phản ứng trước những cuộc xung đột hiện nay và những cuộc xung đột có thể bùng nổ vì sự tìm kiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên? Tất cả những vấn đề ấy có ảnh hưởng sâu đậm tới việc thực thi các quyền con người, tới lương thực, sức khỏe và sự phát triển” (n.4).

ĐHY Martino ghi nhận rằng ”Đứng trước những thách đố như thế, ĐTC không đề ra những giải pháp kỹ thuật chuyên môn và không xen mình vào chính sách của các chính quyền. Đúng hơn ngài kêu gọi sự dấn thân của Giáo Hội trong việc bảo vệ đất đai, nước và không khí là những hồng ân Đấng Tạo Hóa ban cho nhân loại, và ngài khuyến khích đạt tới sự tái lập quân bình trong quan hệ giữa Đấng Tạo Hóa, nhân loại và thiên nhiên” (n.4).

Sứ điệp của ĐTC đề ra 7 điểm thiết yếu trên con đường kiến tạo hòa bình trong niềm tôn trọng thiên nhiên:

- Thứ I: đừng có cái nhìn thu hẹp về thiên nhiên và con người, đừng coi các hữu thể này chỉ là kết quả của tình cờ hoặc của thuyết định mệnh tiến hóa, vì quan niệm như thế sẽ làm giảm ý thức trách nhiệm nơi lương tâm con người. Trái lại cần coi thiên nhiên như một món quà Thiên Chúa ban cho nhân loại. Ý thức này giúp chúng ta hiệu ơn gọi và giá trị của con người” (n.2).

- Thứ II: cần đổi mới sâu xa về văn hóa và luân lý đạo đức. Các tình trạng khủng hoảng về kinh tế, lương thực, môi sinh hoặc xã hội hiện nay, xét cho cùng là cuộc khủng hoảng về luân lý (n.5).

- Thứ III: ý thức rằng tất cả chúng ta đều có trách nhiệm săn sóc bảo vệ thiên nhiên (n.11), vì thế, một điều rất quan trọng là giáo dục về môi sinh, nhất là trong khuôn khổ gia đình (n.12).

- Thứ IV: duyệt lại một cách sâu rộng kiểu mẫu phát triển. Trong lãnh vực này các vị hữu trách trên bình diện quốc gia và quốc gế có một trách nhiệm đặc biệt. ĐTC kêu gọi họ hãy thực hiện một cuộc duyệt lại kiểu mẫu phát triển một sách sâu rộng và sáng suốt (n.5)

- Thứ V: cư xử hợp với nguyên tắc 'Thiên Chúa dựng nên vạn vật là để mưu ích cho tất cả mọi người'. ”Điều đáng tiếc là nhiều người, tại nhiều nước và miền trên thế giới, ngày càng cảm thấy khó khăn, vì sự lơ là hoặc từ khước của nhiều người không thực hiện sự cai quản môi sinh trong tinh thần trách nhiệm” (n.7).

- Thứ VI: cần có một tinh thần liên đới được đổi mới giữa các thế hệ và trong cùng một thế hệ với nhau. Cuộc khủng hoảng môi sinh hiện nay chứng tỏ cần có một tình liên đới được thể hiện trong không gian và thời gian.. ”Những phí tổn do việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên chung, không thể dồn cho các thế hệ tương lai” (n.8).

Thứ VII: cần sử dụng các nguồn năng lượng một cách quân bình. Cộng đồng quốc tế cần đề ra những chiến lược chung và dài hạn để thỏa mãn các nhu cầu năng lượng của thế hệ hiện tại và tương lai.. Để được vậy cần cổ võ việc nghiên cứu và sử dụng những năng lượng ít ảnh hưởng trên môi sinh và tái phân phối các nguồn năng lượng trên thế giới làm sao để các nước không có, cũng có thể được hưởng các nguồn ấy” (n.9)

Tóm lại, Sứ Điệp của ĐTC trình bày một cái nhìn thực tế về thực tại khủng hoảng môi sinh hiện nay, nhưng không có tính chất hốt hoảng bi quan. Ngài nhấn mạnh những hậu quả tiêu cực của lối sống con người, nhưng không bao giờ đánh mất niềm hy vọng nơi trí tuệ và phẩm giá con người.

Trong cuộc họp báo, ĐHY Martino cầu mong tại Hội nghị Thượng đỉnh hiện nay tại Copenhagen về sự thay đổi khí hậu, các nước giàu và đang trổi lên, thay vì đụng độ nhau, thì gặp gỡ nhau. Với một lòng quảng đại hơn, các nước giàu giúp các nước khác tôn trọng môi sinh hơn”.

Trả lời câu hỏi về lời ĐTC kêu gọi mọi người hãy thay đổi lối sống và bài trà sự phung phí cũng như lối sống 'thừa mứa', ĐHY Martino nhận xét rằng tại các nước giàu người ta phí phạm 30% lương thực, tại Hoa Kỳ tỷ lệ này lên tới 40-50%. Vào dịp Giáng Sinh, ở tất cả các nước phát triển cao người ta phung phí 40% lương thực. Nguyên tại Italia, mỗi năm có 240 ngàn tấn lương thực không bán được hoặc không được sử dụng, tương đương với hơn 1 tỷ Euro. Ngân khoản này có thể cung cấp 3 bữa ăn mỗi ngày cho 600 ngàn người. Vì thế điều quan trọng là sự giáo dục chống phung phí, bắt đầu từ trong gia đình” (SD, Ansa 15-12-2009)
 
Top Stories
VIETNAM: Malgré un état de santé peu satisfaisant, le P. Thaddée Nguyên Van Ly a été reconduit au centre d’internement de Ba Sao
Eglises d'Asie
06:45 15/12/2009
Selon des nouvelles recueillies par un journaliste de Radio Free Asia auprès de Mme Nguyên Thi Hiêu, la sœur du P. Thaddée Nguyên Van Ly (1), le prêtre dissident, malgré un état de santé encore défaillant, est sorti, le 11 décembre 2009, de l’Hôpital-du-19-août à Hanoi où il était soigné. Il a été transporté au Centre d’internement de Ba Sao. Il y purge, depuis le mois de mars 2007, une peine de huit ans de prison.

Des membres de sa parenté qui ont pu l’approcher au cours de son voyage de retour en prison ont rapporté que son état de santé est encore très peu satisfaisant. Le prêtre marche difficilement en s’appuyant sur une canne et ne peut manger que grâce à l’assistance d’un de ses gardiens. Des prêtres venus du diocèse de Huê il y a quelque temps pour lui rendre visite au centre d’internement avait proposé à la direction de ramener le prisonnier à l’archevêché de Huê pour y être soigné. Cette proposition n’avait pas reçu de réponse. Aujourd’hui, la famille du prêtre sollicite à nouveau les autorités pour qu’elles permettent son transfert à l’archevêché du diocèse dans lequel il est incardiné, qui reste le lieu le plus approprié pour lui administrer le traitement que son état de santé réclame.

Le 14 novembre dernier, le P. Thaddée Nguyên Van Ly avait été frappé par une embolie cérébrale qui lui avait paralysé le côté droit. Du quartier 11 de la prison Ba Sao, il avait été transporté d’urgence à l’hôpital de la Sécurité, à Hanoi (3). Selon des informations fournies par sa parenté, son état de santé s’était quelque peu amélioré les jours suivants.

Le P. Ly, qui totalise aujourd’hui plus de seize années d’emprisonnement, devrait encore rester derrière les barreaux pendant six ans. Sa dernière peine lui avait été infligée le 30 mars 2007, par le tribunal populaire de Huê, à l’issue d’un procès qui avait duré une matinée (2). A la veille du 2 septembre, fête nationale, le ministre de la Sécurité avait annoncé que le nom du P. Thaddée Nguyên Van Ly ne figurerait pas sur la liste des amnistiés. Pourtant, déjà à cette époque, les proches du prisonnier avaient averti qu’il souffrait d’hypertension. De nombreuses instances internationales font pression sur le gouvernement vietnamien afin d’obtenir sa libération.

(1) RFA (Radio Free Asia), émissions en vietnamien, 14 décembre 2009.

(2) Voir EDA 460

(3) Voir EDA 518

(Source: Eglises d'Asie, 15 décembre 2009)
 
Vietnam Catholics seek return of disputed land
AFP
09:03 15/12/2009
Vietnam Catholics seek return of disputed land

HANOI — A Catholic religious order in southern Vietnam has asked communist authorities to halt construction of a city park they say is church property, the latest in a line of church-state land disputes.

The request came shortly before Vietnam's President Nguyen Minh Triet and Pope Benedict XVI held a rare meeting last Friday at the Vatican. Both sides hailed the talks as a prelude to improved ties.

Vietnam and the Vatican do not have diplomatic relations but in recent years have begun a reconciliation, although an outstanding issue remains the confiscation of Roman Catholic land.

In the latest case, Sisters of Saint-Paul de Chartres asked the chairman of the Vinh Long provincial People's Committee, or local government, to return land which the sisters said had been developed in 1871 as a nunnery and orphanage.

The request came in a letter dated December 6 and subsequently posted on the website of the Vietnam Episcopal Council.

In 1977, two years after communist authorities reunified Vietnam, the nuns of Saint-Paul de Chartres were arrested and in 2003 their church buildings were destroyed, said the letter signed by sister Huynh Thi Bich Ngoc.

She asked authorities to make amends for the 1977 "mistakes" and "return the legitimate property of the order of Saint-Paul."

A spokesman for the People's Committee could not be immediately reached.

Officials began seizing church property, along with many other buildings and farms, more than 50 years ago when communists took power in what was then North Vietnam.

In December 2007, Catholics began a series of demonstrations over seized land that led to occasional clashes with the police.

Vietnam has Southeast Asia's second largest Catholic community after the Philippines, with at least six million followers.

Religious activity remains under state control in Vietnam but the government says it always respects the freedom of belief and religion.
 
Vietnam: P. Nguyên Van Ly reconduit au centre d’internement de Ba Sao
Zenit.org
12:21 15/12/2009
Un prêtre dissident à la santé précaire

ROME, Mardi 15 décembre 2009 (ZENIT.org) - Malgré un état de santé peu satisfaisant, le P. Thaddée Nguyên Van Ly a été reconduit au centre d'internement de Ba Sao, au Vietnam, rapporte « Eglises d'Asie » (EDA), l'agence des Missions étrangères de Paris (MEP)

Selon des nouvelles recueillies par un journaliste de Radio Free Asia auprès de Mme Nguyên Thi Hiêu, la sœur du P. Thaddée Nguyên Van Ly (1), le prêtre dissident, malgré un état de santé encore défaillant, est sorti, le 11 décembre 2009, de l'Hôpital-du-19-août à Hanoi où il était soigné. Il a été transporté au Centre d'internement de Ba Sao. Il y purge, depuis le mois de mars 2007, une peine de huit ans de prison.

Des membres de sa parenté qui ont pu l'approcher au cours de son voyage de retour en prison ont rapporté que son état de santé est encore très peu satisfaisant. Le prêtre marche difficilement en s'appuyant sur une canne et ne peut manger que grâce à l'assistance d'un de ses gardiens. Des prêtres venus du diocèse de Huê il y a quelque temps pour lui rendre visite au centre d'internement avait proposé à la direction de ramener le prisonnier à l'archevêché de Huê pour y être soigné. Cette proposition n'avait pas reçu de réponse. Aujourd'hui, la famille du prêtre sollicite à nouveau les autorités pour qu'elles permettent son transfert à l'archevêché du diocèse dans lequel il est incardiné, qui reste le lieu le plus approprié pour lui administrer le traitement que son état de santé réclame.

Le 14 novembre dernier, le P. Thaddée Nguyên Van Ly avait été frappé par une embolie cérébrale qui lui avait paralysé le côté droit. Du quartier 11 de la prison Ba Sao, il avait été transporté d'urgence à l'hôpital de la Sécurité, à Hanoi (3). Selon des informations fournies par sa parenté, son état de santé s'était quelque peu amélioré les jours suivants.

Le P. Ly, qui totalise aujourd'hui plus de seize années d'emprisonnement, devrait encore rester derrière les barreaux pendant six ans. Sa dernière peine lui avait été infligée le 30 mars 2007, par le tribunal populaire de Huê, à l'issue d'un procès qui avait duré une matinée (2). A la veille du 2 septembre, fête nationale, le ministre de la Sécurité avait annoncé que le nom du P. Thaddée Nguyên Van Ly ne figurerait pas sur la liste des amnistiés. Pourtant, déjà à cette époque, les proches du prisonnier avaient averti qu'il souffrait d'hypertension. De nombreuses instances internationales font pression sur le gouvernement vietnamien afin d'obtenir sa libération.

  • (1) RFA (Radio Free Asia), émissions en vietnamien, 14 décembre 2009.
  • (2) Voir EDA 460
  • (3) Voir EDA 518
  • © Les dépêches d'Eglises d'Asie peuvent être reproduites, intégralement comme partiellement, à la seule condition de citer la source.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sinh viên Công giáo Biển Thủy mừng lễ thánh Gioan Tông đồ
Pet Trần
07:59 15/12/2009
VINH - Ngày 13/12/2009, tại nhà thờ giáo họ Yên Trạch (xứ Tân Lộc, hạt Cửa Lò), nhóm SVCG Bến Thủy đã tổ chức Thánh lễ mừng kính Thánh Gioan Tông đồ. Theo lịch phụng vụ, lễ thánh quan thầy nhóm Bến Thủy sẽ được cử hành vào 27/12 hàng năm nhưng những ngày đó trùng vào lịch thi cử nên được tổ chức sớm hơn.

Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Viên, Giáo sư Đại Chủng viện Vinh Thanh chủ tế thánh lễ với sự hiện diện của linh mục Phêrô Trần Văn Lợi, quản xứ Tràng Đình, thầy phó tế Giuse Nguyễn Thanh Mai, các sơ dòng Turê và đông đảo bà con giáo xứ Tân Lộc. Hơn 200 sinh viên công giáo Vinh gồm nhóm Bến Thủy, Cửa Lò, đại diện một số nhóm tại Vinh đã vượt chặng đường 20 km từ Vinh về Tân Lộc tham dự.

Trong xã hội hiện tại, có nhiều tệ nạn, cạm bẫy cuốn hút các bạn trẻ, nhất là những người xa gia đình, xa tình thương của cha mẹ. Sinh viên là một trong những đối tượng ấy. Trong bài chia sẻ tại Thánh lễ, linh mục Phêrô chủ tế đã chia sẽ với các bạn những khó khăn thử thách của tuổi trẻ nói chung và các bạn SVCG nói riêng khi đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời. Điều quan trọng là phải biết dũng cảm vượt qua chặng đường khó khăn đó.

Ngài nhắn nhủ các bạn hãy noi gương thánh Gioan, vị thánh mà các bạn Bến Thủy đã chọn làm quan thầy để noi gương, học hỏi. Thánh Gioan - người môn đệ được Chúa Giêsu thương mến và cũng là người chứng tỏ một lòng yêu mến và một sự hiểu biết đặc biệt nhất trong các Tông Đồ đối với Thầy chí thánh. Trong các tác giả sách Tin Mừng, không ai nói về mầu nhiệm Nhập Thể, tức mầu nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa làm người, một cách say sưa và hiểu mầu nhiệm này một cách sâu sắc như Gioan.

Cha Giáo sư Đại chủng viên nói thêm: Bạn trẻ hãy có con tim yêu nồng cháy như Gioan, vì tình yêu cho người ta đôi mắt tinh tường, con tim bén nhạy và ngay cả đôi chân nhanh nhẹn để chạy tới cùng đích là gặp gỡ người mình yêu dấu. Để biết ai, hiểu ai, cần phải yêu mến người ấy. Tình yêu giúp ta đi vào tận trong trái tim kẻ khác và biết họ, hiểu họ từ bên trong, một cách đích thật và sâu xa. Các bạn hãy luôn sống trung thành yêu mến, dâng hiến như khẩu hiệu mà các bạn mang theo trong chuyến giao lưu mừng lễ quan thầy hôm nay.

Sau Thánh Lễ là buổi tọa đàm xoay quanh những vấn đề cấp thiết trong đời sống giới trẻ, sinh viên công giáo tại Vinh. Bằng những kinh nghiệm từng trải qua, các linh mục, tu sỹ đã phần nào gỡ rối những băn khoăn, trăn trở của các bạn.

Thánh lễ quan thầy nhóm là một dịp thuận tiện để gặp gỡ những cựu sinh viên trong nhóm đã ra trường. Nhiều anh chị em đang đi làm đã về chung vui với thế hệ các em sinh viên. Nhiều người được nuôi nấng trong bầu không khí đạo đức của các nhóm sinh viên công giáo giờ đã thành đạt trên mọi lĩnh vực, trở thành những người Công giáo gương mẫu. Đặc biệt là những người đang bước trên đời sống dâng hiến. Sự hiện diện trong thánh lễ của linh mục Phê rô Trần Văn Lợi là dẫn chứng cụ thể nhất.

Các bạn SVCG Bến Thủy đã có một chuyến giao lưu và mầng lễ quan thầy thật ý nghĩa và sốt sắng. Sau những giờ phút tuyệt vời đó, các bạn lại quay về cuộc sống thường ngày của mình với giảng đường quen thuộc và những đêm miệt mài bên đèn sách. Nguyện xin Thánh Gioan quan thầy luôn đồng hành suốt mọi nẻo đường của các bạn.

Một vài hoạt động sôi nổi chào mừng lễ quan thầy

- Chiều 12/12/2009, các bạn đã cùng nhau ra biển Cửa Lò vui chơi và sinh hoạt. Sự có mặt của một số thầy Chủng sinh đã làm cuộc vui thêm sôi nổi và ý nghĩa.

- Tiếp sau đó là trận bóng đá giao hữu giữa nhóm Bến Thủy và lien nhóm Cửa Lò – Giới trẻ Yên Trạch với tỷ số đẹp 2- 2.

- Sau giờ cơm tối, các bạn cùng nhau quây quần bên Thánh Thể Chúa, giải bày những tâm tình của con thơ trước Nhiệm Thể tình yêu. Thinh lặng bên Thánh Thể để có giây phút quý báu nhìn lại con người của mình.

- Giờ chầu kết thúc, bên ánh lửa bập bùng tình huynh đệ của người trẻ công giáo như thắt chặt hơn, rạng ngời hơn khi những bạn trẻ sinh viên và giới trẻ Tân Lộc cùng nhau nhảy múa, vui chơi và cùng nhau cầu nguyện trong đêm lửa trại. Bên ánh lửa hồng, lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ Công giáo càng được thắp sáng hơn bao giờ hết.
 
Sinh viên Công giáo Hà nội mừng Chúa Giáng Sinh sớm!
Thu Trang
09:55 15/12/2009
HÀ NỘI - Chiều ngày 13/12 tại Nguyện đường Têrêsa 40 phố Nhà Chung đã diễn ra lễ Vọng Giáng Sinh cho sinh viên Công giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội. Đây là một dịp tốt không chỉ giúp các nhóm sinh viên tụ họp và chia sẻ với nhau làm tăng thêm tình đoàn kết, yêu thương, mà quan trọng hơn cả, Thánh lễ giúp các bạn sinh viên sửa dọn tâm hồn một cách thật sốt sắng để mừng đón Đại lễ Chúa Giáng Sinh vào 24/12 sắp tới.

Hình ảnh Sinh viên Công giáo Hà Nội mừng Chúa Giáng Sinh

Mặc dù còn gần hai tuần nữa mới tới Noel, nhưng do mỗi nhóm Sinh viên đều đã có những kế hoạch cụ thể để tổ chức sự kiện này cho các thành viên trong nhóm, đặc biệt là tổ chức Noel tại các Nhà thờ, họ đạo cho giáo dân và các em thiếu nhi, nhất là những nơi còn khó khăn, thiếu thốn về điều kiện vật chất, cho nên lễ Vọng Giáng Sinh của SVCGTGP được diễn ra sớm hơn thường lệ. Dù vậy, Thánh lễ vẫn diễn ra hết sức sốt sắng, trang nghiêm với sự góp mặt của hàng trăm bạn sinh viên từ hầu hết 20 nhóm SVCGTGP.

Trước Thánh lễ, các bạn sinh viên xếp thành 2 hàng dài, trên tay là những ngọn nến đang cháy sáng lung linh lần lượt tiến vào nguyện đường. Trong tiếng nhạc du dương của ca khúc “Vọng trời cao” và bài hát: “Trời cao”, các bạn xúc động giơ cao ngọn nến sáng, say sưa thả hồn theo tiếng nhạc: “Trời cao hãy đổ sương xuống, và ngàn mây hãy mưa Đấng Chuộc tội…”

Sau phần thắp nến cầu nguyện là chương trình Văn nghệ “cây nhà lá vườn” nhưng không kém phần đặc sắc hấp dẫn của các bạn sinh viên trong TGP cùng anh linh hoạt viên hóm hỉnh, vui tính của nhóm Lửa thiêng. Hấp dẫn hơn cả có lẽ là vở hài kịch “Lọ Lem ngày nay” do nhóm SVCG Công nghiệp biểu diễn, và Liên khúc Mừng Giáng Sinh bằng tiếng Anh sôi động của nhóm SVCG Phú Mỹ - đây là nhóm sinh viên CG non trẻ nhất do mới thành lập cách đây 6 tháng, và vừa được công nhận là thành viên chính thức của đại Gia đình SVCG trước lễ Vọng Giáng Sinh của SVTGP 1 ngày (12/12/2009), nhưng không vì thế mà tinh thần và sự nhiệt tình, năng động của các thành viên trong nhóm thua kém các nhóm khác chút nào đâu nhé.

Cha đặc trách tặng hoa và phát biểu chào mừng nhóm SVCG Phú Mỹ

Kết thúc chương trình văn nghệ, các bạn sinh viên cùng nhau tham dự Thánh lễ dưới sự chủ trì của Cha Đặc trách giới trẻ - Sinh viên Gioan Lê Trọng Cung. Cha khuyên nhủ các bạn phải luôn biết sống xứng đáng với danh hiệu người sinh viên Công giáo và sửa dọn lòng mình để mừng đón Chúa Giáng Sinh.

Sau Thánh lễ, anh Giuse Nguyễn Tiến Đạt – trưởng hội SVCG TGP Hà Nội lên phổ biến một số chương trình sắp tới, đồng thời cho ra mắt 2 ban mới của sinh viên Tổng Giáo Phận. Đó là ban Ẩm thực do anh Giuse Phạm Đức Thịnh làm trưởng ban (anh Thịnh cũng đồng thời là trưởng ban Bác Ái), và ban Mỹ Thuật do anh Giuse Vũ Quang Thiệp – sv năm thứ 4 khoa Thiết kế trường ĐH Kiến trúc Hà Nội làm trưởng ban. Với công việc và trách nhiệm đã được phân công cụ thể theo chuyên môn và khả năng, hi vọng rằng trong thời gian tới đại gia đình SVCG TGP Hà Nội sẽ phát huy được tối đa năng lực cũng như tiềm lực của mình để ngày càng phát triển vững mạnh hơn nữa.

Anh Thiệp trưởng ban Mỹ Thuật và bạn Linh phó ban

Thánh lễ kết thúc, các bạn sinh viên ra về trong niềm vui hân hoan, mong chờ ngày Đại lễ Giáng Sinh sắp tới, khuôn mặt ai cũng hớn hở vui tươi.

Mùa Noel đã tới, một năm cũ sắp qua, nguyện xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria ban cho mỗi sinh viên chúng con có một mùa Giáng Sinh an lành và một năm mới tràn đầy hồng phúc để chúng con luôn sống xứng đáng với tình thương yêu vô vàn mà Chúa đã dành cho chúng con. Xin thức tỉnh và sửa dạy tâm hồn chúng con để chúng con đón Chúa Giáng Sinh vào lòng cho thánh thiện và sốt sắng. Amen.
 
Linh Mục Dòng Chúa Cứu Thế đến viếng thăm các Tăng Ni Chùa Phước Huệ
Yến Nghi
10:36 15/12/2009
LÂM ĐỒNG - Hai Linh Mục Dòng Chúa Cứu Thế là Nguyễn Thể Hiện và Nguyện Ngọc Nam Phong cùng một số Giáo dân đã đến viếng thăm Thượng Tọa Thích Thái Thuận và các Tăng Thân Bát Nhã đang lánh nạn khủng bố trong Chùa Phước Huệ.

Phái đoàn Dòng Chúa Cứu Thế đã tiếp xúc và trò chuyện thân mật với một số Tăng Ni tị nạn. Điều hết sức đặc biệt là tất cả Tăng Ni đều an nhiên, tươi vui....

Nhìn các Ni trẻ ở lứa tuổi 19, đôi mươi nầy, không ai có thể ngờ rằng họ mới vừa hứng chịu những đòn khủng bố tàn bạo của bạo lực độc tài và dù biết rõ ngày họ phải rời Chùa Phước Huệ không còn xa nữa, 31.12.09!...

Cuộc viếng thăm diễn ra vào sáng 12.12.2009, một ngày sau khi Thượng Tọa Thích Thái Thuận bị chính quyền ép buộc phải ký Giấy trục xuất các Tăng Thân Bát Nhã tị nạn nầy ra khỏi Chùa Phước Huệ.

 
Hội Đồng Hương Tam Tòa mừng kính Lễ Bổn Mạng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Phan Hoàng Phú Quý
11:56 15/12/2009
PORTLAND, Oregon - Thứ bảy ngày 12 tháng 12 năm 2009 lúc 1 giờ chiều, Hội Đồng Hương Tam Tòa đã tổ chức mừng kính lễ bổn mạng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tại Nhà Thờ Đức Mẹ La Vang, Linh mục Quản Nhiệm Bartôlômêô Phạm Hữu Đạt và quý linh mục phụ tá đã hiệp dâng thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, bổn mạng của Hội Đồng Hương Tam Tòa, hiện diện trong thánh lễ nầy chúng tôi nhận thấy có Quý vị Nữ Tu thuộc dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt Miền Portland, Ông Hội Trưởng Hội Đồng Hương Quảng Trị Dương Sỹ, Ông Hội Trưởng Hội Liên Minh Thánh Tâm Nguyễn Lâm và gần 300 Đồng Hương Tam Tòa tham dự.

Hằng năm vào những ngày đầu của Lễ Giáng Sinh, Giáo hội đã dành ra một ngày để tôn kính Mẹ cách riêng và cũng nhắc nhở về tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm.Thiên Chúa muốn chuẩn bị một nơi xứng đáng để cưu mang con một của Ngài, nơi đó phải hoàn hảo,không vương mắc một vết nhơ tội lỗi nào.

Toàn thể con cái của tổ phụ Adong và Evà khi sinh ra phải lệ thuộc vào định luật tàn nhẫn, sinh ra với tội nguyên tổ, nhưng qua sự chết và phục sinh của Đức Kitô, nhân loại được phục hồi ơn thánh và nối lại tình giao hảo với Thiên Chúa. Đức Mẹ đã đi vào trần gian do sự bao bọc của Thiên Chúa,không vương mắc một vết nhơ nào và ơn thánh Chúa luôn đổ tràn trên Mẹ.

Là con cháu của Adong và Evà, qua bí tich rửa tôi, chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa, nhưng đời sồng của chúng ta phải chiến đâú với tội lỗi triền miên, phải nhờ ơn Chúa giúp, với sự cầu bàu và che chở của Đức Mẹ Vô Nhiễm, chúng ta hy vọng sẽ dần dần tiến tới sự phục hồi toàn vẹn trong phúc vinh quang vĩnh cữu.

Hội Đồng Hương Tam Tòa đã chọn Đức Mẹ Vô Nhiễm làm bổn mạng của hội như thể ao ước được sống cuộc đời trong sạch vẹn tuyền, nhận đức và thánh thiện như Mẹ vậy !

Hôm nay quý bà trong Hội cũng đã dâng lên Đức Mẹ những đóa hoa xinh tươi đủ mọi màu sắc, như phận đời với bao cuộc sống khác nhau, vui buồn sướng khổ. Xin Mẹ đón nhận tấm lòng thành và ban ơn cho đại gia đình Đồng Hương Tam Tòa được thuận hòa êm ấm, cho mọi ngườI biết chết đi trong cái tộI ích kỹ, để lan tỏa hương thơm của bác ái vị tha, cho, cho cuộc sống gia đình luôn tươi mát như cánh hoa và thanh khiết như hương hoa, và đẹp mãi như màu hoa muôn sắc để tô điễm cho cuộc đời thêm hạnh phúc và bình an.

Sau Thánh lễ mọi người được mời đến hôi trường nhà xứ để dự tiệc trà thân mật và chia sẽ niềm vui trong ngày mừng kính bổn mạng. Chúng tôi nhận thấy hầu hết mọi người đến tham dự thánh lễ đều ở lại, đặc biệt là quý Cha và quý Nữ tu cũng tham dự bữa tiệc này, đây là một sự ưu ái mà quý Cha va quý Soeur dành cho Hội Đồng Hương Tam Tòa.

Được biết Hội Đồng Hương Tam Tòa là một xứ đạo lớn nhất trước năm 1954 ở tỉnh Quảng Bình thuộc Giáo Phận Huế. Tam Tòa là hậu thân của xứ đạo Sáo Bùn. Năm 1886.Xóm Bùn bị Văn Thân đốt phá giết hại nhiều giáo dân, nên giáo dân đã theo Cha xứ là Linh mục Bonin (tên Việt là Cố Ninh) chạy về giãi chết Luỹ Thông cách tỉnh lỵ Đồng Hới 2 cây số lập xứ đạo mới lấy tên Tam Tòa, phần đông giáo dân Tam Tòa là gốc Xóm Bùn, nhưng cũng có một số giáo dân từ các xứ đạo khác gia nhập đến như Mỹ Hương, An Định, Dinh Ngói v.v,

Biến cố năm 1954 chia đôi đất nước,lầy Vỹ tuyến 17 làm ranh giới phân ly. Toàn thể giáo dân Tam Tòa đã cùng với Linh mục Đổ Bá Ái bỏ xứ đạo di cư vào Nam lánh nạn cọng sản và định cư tại Đà Nẵng bên bờ biển thuộc làng Thạch Thắng. Có trên 200 gia đình sinh sống tại đây, trong số đó có một số giáo dân thuộc các xứ đạo Kẻ Sơn, Trung Quán, Phú Thọ, Hüu Niẹm, Thạch Xá Thượng, Văn La, Sào Cát, tất cả đều ở Tỉnh Quảng Bình di cư vào.

Biến cố năm 1975 đến, cọng sản Miền Bắc xua quân thôn tính Miền Nam, nhiều gia đình thuộc xứ đạo Tam Toà đã tìm đường vượt biên lánh nạn cọng sản thêm một lần nữa, lần nầy họ chạy ra nước ngoài và phần lớn định cư tại Hoa Kỳ, đông nhất là tại thành phố Portland thuộc tiểu bang Oregon.

Trong dịp nầy chúng tôi cũng gặp gở Ông Nguyễn Danh Hội Trưởng Hội Đồng Hương Tam Tòa và được ông cho biết thêm vài chi tiết liên quan đến Hội như sau:

Để nối kết tình thân, giúp nhau sống đạo trong hoàn cảnh tha hương nên hội đã lập ra Hội Gia Đình Đền Tạ Đức Mẹ và sinh hoạt kể từ ngày 15-9-1979 đến nay.

Đối với người Tam Tòa, thành phố Portland và vùng phụ cận như thể là nơi đất lành chim đậu, nên số người đến định cư ngày càng đông, theo diện đoàn tụ, diện H.O. tính đến nay có khoảng trên 100 gia đình.

Để sự sinh hoạt có tính cách đồng hương, họ đã lập nên hội với danh xưng Hội Đồng Hương Tam Tòa Oregon và một ban điều hành đưọc bầu lên với nhiệm kỳ làm việc 4 năm, mục đích của hội là tạo sự liên hệ giữa quý đồng hương Tam Tòa, trong tinh thần chia sẽ vui buồn, giúp nhau sống đạo, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, góp phần vào công việc chung của giáo hội công giáo tại đîa phương, đồng thời đóng góp công của yểm trợ cho giáo xứ Tam Tòa tại quê nhà trong các công tác văn hóa, xã hội, tôn giáo và giáo dục.
Song song với các sinh hoạt của Hôi, các bạn trẻ cũng đã thành lập Đoàn Thanh Niên Tam Tòa hầu chia sẽ những kinh nghiệm sống nơi xứ người để thăng tiến bản thân và gia đình cũng như tìm cách giúp đở các bạn trẻ khác ở Việt Nam. Đoàn Thanh niên Tam Toà cũng tham gia nhiều công tác xã hội trong giáo xứ cũng như ngoài Cộng đồng,

Ngoài ra Hội cũng cho phát hành Bản Tin Tam Tòa để tạo sự liên lạc và thông tin những sinh hoạt liên quan của hội đến quý đồng hương và quý thân hữu.

Khi nhìn vào tập thể Hội Đồng Hương Tam Tòa, một hôi đoàn có niềm tin sâu sắc,sống động, có tinh thần dấn thân phục vụ cao độ, Quý linh mục, cũng như Ông Chủ tịch BCH/HĐGX Đức Mẹ La Vang đã phải công nhận đây là tương lai của giáo xứ Đức Mẹ La Vang, nhất là khi nhìn thấy sự lớn mạnh của Đoàn Thanh Niên Tam Tòa.

Chúng tôi cũng xin ghi thêm ở đây Hội Đồng Hương Tam Tòa cũng đã cống hiến cho Thiên Chúa và Giáo Hội nhiều linh mục và nữ tu trong những thập niên vừa qua,trong số những linh mục chịu chức ở Portland mà chúng tôi quen biết có Linh mục Nguyễn Văn Lâm, Linh mục Phạm Thể, và linh mục Hoàng Thái Bình

Đặc biệt trong năm nay Hội Đồng hương Tam Tòa đã hợp tác với Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang trong việc tổ chức đêm thắp nến hiệp thông cầu nguyện cho Giáo Phận Vinh và giáo xứ Tam Tòa tại quê nhà trong tháng 7 vừa qua, khi nhà cầm quyền cọng sản đã vô cớ hành hung, bắt bớ, giam cầm trái phép những giáo dân vô tội thuộc giáo xứ Tam Tòa.

Ôi Mẹ Maria ôi, Ôi Mẹ, Mẹ Giáo Phận Vinh
Con xin dâng giáo phận cho Mẹ
Ôi Mẹ Maria ôi, Ôi Mẹ, Mẹ Giaó Phận Vinh
Xin dâng Mẹ đoàn chiên xứ Tam Tòa

Nguyện xin Mẹ Vô Nhiễm Nguỳên Tội chúc lành và ban nhiều hồng ân xuống cho giáo dân Tam Tòa, cầu chúc quý hội mỗi ngày một lớn mạnh trên tinh thần tương thận tương ái trong hai lãnh vực Đạo và Đời.
 
Nỗi lo lắng của Tòa TGM Huế và của gia đình về tình trạng của LM Nguyễn Văn Lý
Nguyễn Công Hoàng
19:21 15/12/2009
HUẾ - LM Nguyễn Văn Lý, đang bị nhà cầm quyền Hà nội bỏ tù và mới đây bị đột qụy nên bị bán thân bất toại chút, và phải đưa đi bệnh viện cứu chữa, nhưng rồi lại bị đưa về trại giam vào ngày 11 tháng 12 vừa qua. Việc LM Nguyễn Văn Lý bị đưa về lại trại giam khiến nhiều người quan ngại cho tình trạng sức khỏe của ngài.

Sau ngày khai mạc ở Sở Kiện, Đức cha phụ tá Lê văn Hồng có đến bệnh viện 118 của Bộ Công An để thăm Linh mục Lý. Trước đó Đức TGM Nguyễn Như Thể đã đến thăm ngài. Tòa Tổng giám mục Huế trước đây có đưa ra những điểm là khoan hồng cho ngài về lại Tòa giám mục, thứ nữa là cho đi bệnh viện khi bị bệnh.

Bà Nguyễn Thị Hiểu, chị ruột của Linh mục Nguyễn Văn Lý cho biết mong mỏi của gia đình là Linh mục Nguyễn Văn Lý được nhà nước trả tự do và đưa về Tòa Tổng Giám mục Huế để được điều trị tiếp. Sau đây là lá thư của gia đình viết cho Bộ Công An về tình tạng của LM Lý và những yêu cầu:





 
Mạn đàm với Chủ tịch Liên Đoàn CGVN sau chuyến thăm viếng Việt Nam
PV Liên Đoàn CGVN
22:59 15/12/2009
Linh Mục Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ, đã có chuyến viếng thăm Việt Nam từ ngày 20 tháng 11, 2009 đến ngày 10 tháng 12, 2009. Trong chuyến đi này, Cha tham dự nhiều biến cố quan trọng xảy ra trong Giáo Hội Việt Nam. Ngoài ra, Cha cũng đã có dịp hội kiến với nhiều vị chủ chăn Giáo Hội Việt Nam. Được tin Cha vừa về lại Hoa Kỳ, phóng viên của Liên Đoàn có cuộc trò chuyện thân mật với ngài.

LĐ: Thưa Cha, xin cho biết mục đích của chuyến viếng thăm Việt Nam lần này?

LM Liêm:Trong tinh thần hiệp thông với Giáo Hội Mẹ Việt Nam qua các biến cố vui, buồn, chúng tôi về tham dự Lễ Khai Mạc Năm Thánh ở Sở Kiện và một số biến cố khác, cũng như gặp gỡ chào thăm các vị chủ chăn của Giáo Hội Việt Nam. Chúng tôi cũng muốn tìm hiểu thêm về tình hình cứu trợ bão lụt, và về hoàn cảnh sống của các Linh Mục hưu dưỡng tại Việt Nam.

Được biết Cha đến Hà Nội, xin cho biết tình hình sức khoẻ hiện nay của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt như thế nào?

LM Liêm:Chúng tôi đến Hà Nội ngày 20/11/09 và có dịp hội kiến, vấn an ngài. Ngài cho biết, vài năm lại đây, ngài mắc bệnh mất ngủ, khó lòng tập trung suy nghĩ. Vì thấy tình trạng không thay đổi, và nhất là lo lắng cho Giáo Phận Hà Nội, nên ngài đã viết thư trình bày sự việc với Tòa Thánh, và đang chờ quyết định của Đức Thánh Cha.

Trong những ngày Đại Hội Khai Mạc Năm Thánh ở Sở Kiện, nhiều người nhận thấy dù công việc bận bịu trong vai trò Trưởng Ban Tổ Chức, ngài vẫn giữ được phong cách tự tại, vui vẻ và điềm tĩnh giải quyết các vấn đề lớn cũng như bé trong Đại Hội.

Không ai phủ nhận trí nhớ và sự minh mẫn của ngài, thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết khi ngài đã lần lượt giới thiệu tất cả các vị Giám Mục, với tên Thánh, họ và tên, chức tước cùng nhiệm sở, không cần nhìn vào danh sách gì cả trong đêm Diễn Nguyện 23/11 và ngày Khai Mạc 24/11. Thật ra, theo tôi biết, Ban Tổ Chức đã có chuẩn bị một Danh Sách các quý khách để Đức Tổng tuyên đọc chào mừng, giờ chót không hiểu sao lại... lạc đi đâu! Nhờ đó, mọi người có dịp thưởng thức trí nhớ tuyệt vời của ngài. Có Đức Cha cũng thú thật: không có thể nhớ hết được từng ấy tên Giám Mục, từ người cũ đến vị mới, với đầy đủ chi tiết, không sai điểm nào!

Đại Hội đã được đánh giá là thành công hết sức tốt đẹp về mọi mặt, nhất là trong tình hình và hoàn cảnh khó khăn như hiện nay ở Miền Bắc, làm cho mọi người rất hài lòng. Chúng tôi thấy ngài có phần phấn chấn, vui vẻ hơn trước nhiều. Nhiều người khi thấy những dấu hiệu đó, đều thầm vui mừng, nghĩ rằng sức khỏe của ngài có dấu hiệu phục hồi khả quan!

Có nhiều tin đồn nói rằng ngài phải xin từ chức... vì chịu nhiều áp lực, nhất là sau các vụ Khâm Sứ, Thái Hà nổ ra, và lý do sức khỏe đưa ra chỉ là... lý do để ngài có cớ rút lui chính đáng?

LM Liêm: Đức Tổng Hà Nội cho biết, đã viết thư báo tin tình trạng sức khỏe với Tòa Thánh từ lâu, trước khi các vụ việc đó xảy ra. Các vụ việc tranh chấp đó... dĩ nhiên ảnh hưởng thêm vào tình trạng sức khỏe của ngài, nhưng đó không phải là nguyên nhân chính.

Cũng theo các thông tin trên các mạng mới đây, ngài có thể sẽ được Tòa Thánh bố trí để dưỡng bệnh một thời gian, và ngày giờ có lẽ cũng sắp đến. Chúng ta cầu nguyện cho ngài sớm hồi phục. Các Đức Cha khác cũng nghĩ, về phương diện nhân bản, Tòa Thánh và chúng ta cần quan tâm đến sức khỏe của ngài trước hết. Mọi chuyện khác hậu xét.Tất cả mọi giải pháp xảy ra cho ngài, ngài khiêm nhường cho biết, sẵn sàng vâng phục theo ý Đức Thánh Cha.

Được biết Cha cũng đến thăm viếng Giáo xứ Giang Xá, nơi Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận bị quản thúc một thời gian trên đất Bắc. Xin Cha cho biết thêm chi tiết chuyến đi.

LM Liêm:Sáng ngày 21 tháng 11, 2009, Đức Hồng Y Law, Giám Quản Nhà Thờ Đức Bà Cả ở Roma, có mặt tại
Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội tham dự Đại Hội Khai Mạc Năm Thánh. Ngài có ý muốn đi thăm Giang Xá, nơi người bạn quí mến của ngài là Đức Hồng Y Thuận từng tạm trú. Chúng tôi cùng với vài Cha khác của giáo phận Hà Nội và Lạng Sơn tháp tùng ngài. Được nghe những câu chuyện về Đức cố Hồng Y, cũng như được thấy những vật dụng đương thời ngài sử dụng, chúng tôi thật xúc động. Đối với người dân địa phương, ký ức về Đức cố Hồng Y có lẽ khó phai. Cần phải nói thêm, Đức Hồng Y Law rất mến thương Đức cố Hồng Y Thuận, ngài cũng quý mến Giáo Hội Việt Nam cách đặc biệt, ngài cũng là vị ân nhân của nhiều người dân Việt Nam tị nạn định cư ở Hoa Kỳ sau biến cố tháng 4/1975. Trước khi ra về, Đức Hồng Y Law đã cầu nguyện và thắp nhang trước di ảnh Đức cố Hồng Y Thuận. Ngài cũng không quên dâng Giáo Hội và quê hương Việt Nam đang gặp những khó khăn và thử thách lên Thiên Chúa và Mẹ La Vang, qua lời chuyển cầu của Đức cố Hồng Y Thuận.

Sau Đại Hội Khai Mạc Năm Thánh ở Sở Kiện, Cha có về Đền Hùng, Phú Thọ, để tham dự Đại Hội Giới Trẻ Công Giáo lần thứ 8 của Giáo Tỉnh Hà Nội, do giáo phận Hưng Hóa đứng ra tổ chức vào ngày 26-27/11/09. Cảm tưởng của Cha?

LM Liêm: Rất xúc động khi nhìn thấy nhiều bạn trẻ từ nhiều nơi về tham dự Đại Hội. Ước đoán có trên dưới 15,000 bạn trẻ tham gia. Các bạn đã tham dự đại hội với hết cả tấm lòng và nhiệt huyết của mình trong bầu khí thánh thiện, thiêng liêng, và dĩ nhiên tươi trẻ... Qua sự hiện diện đông đảo của Giới Trẻ, người ta cảm nghiệm được sức sống sung mãn của Giáo Hội. Đức Cha Hưng Hóa Antôn Vũ Huy Chương, tuy đã có tí tuổi, nhưng tinh thần vẫn trẻ trung hăng say, cùng với sự cộng tác nhiệt tình của nhiều người, nhờ đó giúp cho Đại Hội thành công tốt đẹp.

Cha cũng hội kiến với Đức Hồng Y JB. Phạm Minh Mẫn tại Sài Gòn?

LM Liêm: Vâng, vào ngày 28/11/09, chúng tôi được gặp lại ngài tại Tòa Tổng Giám Mục. Thật là vui khi thấy ngài tươi tỉnh và hồi phục sức khỏe trở lại. Ngài cho biết, vừa kết thúc chuyến đi khá nhiều ngày ở Roma. Ngài vừa về lại Việt Nam, lại đi ngay ra Sở Kiện để Chủ Tế Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh. Sau những thăm hỏi sức khỏe, Đức Hồng Y đã chia sẻ về Đại Hội Năm Thánh sẽ diễn ra từ ngày 22-25/11/2010 tại Sài Gòn, mà ngài là Trưởng Ban Tổ Chức. Chúng tôi cũng xin ngài chia sẻ thêm về ý nghĩa, nội dung, mục đích và những việc làm cụ thể trong Năm Thánh này, và đã được ngài tận tình giải thích.

Đại Hội Dân Chúa vào cuối năm 2010 tại Sài Gòn, chắc chắn là một biến cố quan trọng của Giáo Hội Việt Nam, Liên Đoàn có dự định gì cho Cộng đồng dân Chúa tại Hoa Kỳ không?

LM Liêm:Việc đầu tiên, qua mạng liendoanconggiao.net cũng như liên lạc qua các email cho những vị trách nhiệm ở Giáo Xứ, Cộng Đoàn, Liên Đoàn đang phổ biến những tài liệu, chương trình Năm Thánh của Giáo Hội Mẹ Việt Nam cách rộng rãi đến cho mọi người. Năm nay cũng là năm Linh Mục, chúng tôi mời gọi các vị chủ chăn địa phương, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện của giáo xứ, cộng đoàn mình kêu gọi mọi người cầu nguyện, học hỏi, tìm hiểu thêm về Ơn Gọi, cũng như về lịch sử truyền giáo, lịch sử Giáo Hội Việt Nam, đồng thời uyển chuyển áp dụng những chương trình học hỏi đề ra trong Năm Thánh.

Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn cũng cho biết, trong cuộc họp ở Roma vừa qua, Ủy Ban Mục Vụ và Di Dân của Hội Đồng Giám Mục của các nước địa phương cũng đang được Tòa Thánh khuyến khích để điều hợp tổ chức các Đại Hội Dân Chúa cho người di dân trong năm Thánh 2010 này, hay vào thời điểm thuận tiện nào đó, với mục đích giúp cho việc hội nhập vào các Giáo Hội bản địa, cũng như việc giữ gìn bản sắc văn hóa, ngôn ngữ dân tộc được tốt đẹp hơn.

Chúng tôi sẽ bàn thảo với Ban Lãnh Đạo để đưa ra chương trình sau.

Tại Thủ Thiêm đang có vấn đề về quy hoạch đất đai.... Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn đã làm những gì?

LM Liêm:Theo chúng tôi biết, cũng như các địa phận khác, Tòa Tổng Giám Mục đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi chính quyền địa phương lẫn trung ương giải quyết việc giao hoàn các cơ sở, đất đai, để Giáo Hội có phương tiện phục vụ người nghèo và công ích xã hội. Vấn đề đất đai hiện nay, theo nhiều người nhận định, là một trong vấn đề bức xúc nhất không riêng gì cho Giáo Hội Công Giáo, mà còn cho những tôn giáo, cá nhân khác nữa.

Lá Thư chung của HĐGM VN ra vào năm 2008 cũng đã từng nêu lên các vấn đề liên quan đến đất đai, và cũng đề nghị với chính quyền VN những hướng giải quyết tích cực. Và có lẽ việc giải quyết vấn đề này một cách rốt ráo không dễ gì trong hoàn cảnh hiện tại, do vậy các chính phủ địa phương hiện nay có chung một giải pháp là biến những nơi ‘tranh chấp’ thành công viên, vườn hoa, Cung Thiếu Nhi... như người ta nhận thấy ở một số nơi. Hy vọng đây cũng chỉ là những giải pháp giai đoạn và tạm thời. Chúng ta cũng có quyền hy vọng rằng, một ngày nào đó, chính quyền nhìn ra được những ích lợi khi trao lại cho Giáo Hội Công Giáo các cơ sở hay đất đai của Giáo Hội, chỉ vì Giáo Hội muốn dùng đó như là phương tiện để phục vụ cho công ích xã hội!

Cha cũng có đến thăm viếng Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch HĐGM VN, xin cho biết thêm chuyến thăm viếng này.

LM Liêm:Vào chiều ngày 1/12/09 chúng tôi được gặp gỡ Đức Cha Chủ Tịch HĐGM VN. Được ngài chia sẻ về hiện tình mục vụ, các chương trình và hướng đi tương lai của Giáo Phận Đà Lạt, nơi ngài đang chăm sóc. Qua những gì ngài chia sẻ, giáo phận Đà Lạt đang từng bước tiến vững chắc về mặt mục vụ, truyền giáo, tâm linh với nhân sự cộng tác thật dồi dào và phong phú.

Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt đang là ‘điểm nóng’ tại đây?

LM Liêm:Vâng, nhiều Linh Mục trong và ngoài nước cũng như giáo dân đang tỏ ra quan ngại về tương lai của Học Viện này. Nhiều vị đã từng được đào tạo tại Học Viện này trước biến cố tháng 4/1975. Về việc đất đai của cơ sở này, Đức Cha Chủ Tịch chia sẻ, trong những năm qua, Tòa Giám Mục đã gởi thư liên tục nhiều lần với chính quyền địa phương, và với cả chính quyền trung ương, để mong giải quyết giao hoàn các cơ sở, tài sản của Giáo Hội. Lá thư của ngài ký tên mới nhất, thay mặt cho HĐGM Việt Nam, gởi cho chính phủ Trung Ương. Nghe nói, chính quyền địa phương muốn biến Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt này thành Cung Thiếu Nhi (?). Sáng hôm sau 2/12/09, khi được hướng dẫn thăm viếng Trung Tâm Mục Vụ và Chủng Viện, có dịp đi ngang qua học viện, chúng tôi thấy, nhiều người vẫn đang ráo riết đào xới, làm vườn... trong đó. Dĩ nhiên, họ không cho phép những người không có trách nhiệm vào bên trong khu vực!

Cha cũng đến thăm và có dịp chia sẻ về đề tài ‘Đời Sống Linh Mục’ ở các Chủng Viện tại Hà Nội và Sài Gòn. Cha nghĩ gì về Ơn Gọi của Giáo Hội Việt Nam và ở Hoa Kỳ?

LM Liêm:Nhìn thấy một số đông những người trẻ theo đuổi ơn gọi ở các nơi, chúng tôi rất mừng cho tương lai của Giáo Hội Việt Nam. Chúng tôi biết, các Giáo Phận và Chủng Viện cũng hết sức cẩn trọng để gạn lọc ra những ứng sinh đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn cho việc tiến chức sau này. Chúng tôi hy vọng, Giáo Hội Việt Nam cũng sẽ quảng đại chia sẻ Ơn Gọi này cho các quốc gia khác nữa. Hiện nay, ơn gọi tu trì có dấu hiệu suy giảm mạnh ở nhiều nơi trên thế giới, ngay tại Hoa Kỳ cũng vậy.

Chúng tôi cũng ước ao, Giáo Hội Việt Nam có được những cơ sở rộng rãi hơn, để có thể phục vụ cho một số đông người thường xuyên sử dụng. Các cơ sở hiện tại cần được tân trang, sửa chữa lại vì nhiều chỗ đã xuống cấp trầm trọng. Vấn đề an toàn và vệ sinh cần được chú trọng hơn hết.

Một vấn đề lớn khác, đường hướng tương lai của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ra sao?

LM Liêm: Đức Cha Chủ Tịch HĐGM Việt Nam có chia sẻ, đường hướng tương lai của Giáo Hội Việt Nam có lẽ tùy thuộc rất nhiều vào Đại Hội Dân Chúa tổ chức vào tháng 11 năm 2010. Những ý kiến đóng góp cho Đại Hội có thể là những kim chỉ nam cho Giáo Hội trong những năm tháng tới đây. Với cá nhân ngài, ngài quan tâm hơn đến vai trò, trách nhiệm và sự cộng tác của người Giáo Dân trong Giáo Hội. Như vậy, việc huấn luyện cho các Linh Mục, nam nữ tu sĩ và cho chính giáo dân nhằm nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết trong các việc mục vụ, lãnh đạo, điều hành, hay truyền giáo là điều cần thiết hầu có thể cùng giúp đỡ nhau dễ dàng, và công việc có kết quả tốt đẹp.

Được biết, Cha thay mặt cho Ban Lãnh Đạo Liên Đoàn mời Đức Cha Chủ Tịch HĐGM VN đến với Hành Hương Đức Mẹ Lavang tại thủ đô Washington D.C, vào ngày 17-19, tháng 06, 2010, kết quả ra sao?

LM Liêm:Vâng, Đức Cha Chủ Tịch đã chính thức nhận lời mời. Trong thời gian sắp tới, chúng tôi sẽ cùng Ban Tổ Chức Hành Hương chuẩn bị để tiếp đón ngài và tiếp đón khách hành hương khắp nơi về thủ đô được chu đáo.

Cha có ghé thăm Đức TGM Stephanô Nguyễn Như Thể và Đức Cha Phụ Tá vào ngày Chúa Nhật 6/12/09, thưa, tình hình giáo phận Huế ra sao, và tình trạng sức khỏe của Cha Nguyễn Văn Lý lúc này như thế nào?

LM Liêm:Vâng, sinh hoạt mục vụ của Giáo Phận Huế, có lẽ cũng lệ thuộc vào tình hình kinh tế chung của xã hội Việt Nam rất nhiều. Hiện nay, các ngài đang quan tâm đến việc thất thoát nhân sự! Tình hình kinh tế và xã hội, đã khiến cho rất nhiều người trẻ đã đi vào Nam kiếm tìm việc làm. Do vậy nhiều giáo xứ, cộng đoàn không còn người có tài năng nữa.

Về Cha Lý, Hai Đức Cha cho biết, đều đã lần lượt đi thăm Cha Lý tại bệnh viện của Công An ở Hà Nội trước và sau Đại Hội ở Sở Kiện vừa rồi. Cha Lý luôn tỏ ra lạc quan, vui vẻ. Cha có thể cử động tay và chân phải cách chậm chạp, tuy nhiên tình hình sức khoẻ chung chung của Cha Lý thì có vẻ không được...tốt cho lắm!

Đức Tổng Thể cho biết thêm, trong dịp đến thăm lần này, ngài cũng đã yêu cầu viên chức của Bộ Công An trả tự do cho Cha Lý về nhà dưỡng bệnh. Hiện gia đình đã làm đơn xin cho Cha Lý được tại ngoại và đang chờ trả lời. Tòa Giám Mục Huế cũng sẵn sàng đón nhận Cha Lý về nghỉ dưỡng nếu gia đình yêu cầu.

Khi ở Hà Nội, chúng tôi cũng biết Đức Tổng Kiệt có cử người liên lạc với Bộ Công An để Tòa Giám Mục Hà Nội có thể vào thăm Cha Lý hầu chăm lo đời sống tâm linh cho ngài. Đức Cha Phụ Tá Hà Nội sau đó đã được đến thăm Cha Lý trong bệnh viện. Và như tin tức đăng tải mấy hôm nay, Cha Lý không còn ở bệnh viện nữa, mà đã bị đưa về nhà tù Ba Sao rồi. Không biết việc gia đình xin tại ngoại để chữa bệnh có kết quả gì không?

Vụ việc Trường Học ở Loan Lý nay đến đâu? Cha có nghe thêm tin tức gì không?

LM Liêm:Tại trường học Loan Lý, nơi xảy ra tranh chấp, chúng tôi thấy, hiện có 1 bức tường màu xanh do chính quyền địa phương dựng nên. Đức Tổng Thể đã lên tiếng trong cuộc gặp gỡ chính thức với Ủy Ban Tôn Giáo của Tỉnh, phản đối hành động đơn phương giải quyết vấn đề liên quan đến tôn giáo của chính quyền địa phương. Ngoài ra, lá thư của ngài về vụ việc này đã được phổ biến rộng rãi. Hy vọng trong thời gian gần, sẽ có một giải pháp khả thi để giáo xứ có nơi phục vụ con trẻ tốt đẹp và an toàn.

Vụ việc Tam Tòa? Cha có nghe gì không?

LM Liêm:Theo chúng tôi biết qua cuộc tiếp xúc với Đức Cha địa phận Vinh, tình hình cũng tạm ổn, chính quyền địa phương có phương án cấp đất cũng gần gần khu vực đó. Hiện hai bên đang làm việc để có một giải pháp chung.

Miền Trung cũng là nơi hằng năm hứng chịu nhiều trận lụt lội. Cha có thể cho biết thêm, việc cứu trợ diễn ra như thế nào?

LM Liêm: Trong dịp gặp Cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Tổng Thư Ký Ủy Ban Bác Ái Xã Hội của HĐGM VN vào sáng ngày 28/11/09 tại văn phòng Ủy Ban được đặt tại 72/12 Trần Quốc Toản, Sài Gòn, Cha Sơn cho biết hậu quả của những cơn bão lụt vừa qua do ‘thiên tai’ lẫn ‘nhân tai’ tạo ra: nhiều đập thủy điện xây bừa bãi ở một số địa phương, cây rừng bị khai thác quá sức, từ đó dẫn đến hệ thống sinh thái, môi trường biến đổi, nạn xâm thực của biển mỗi ngày mỗi trầm trọng v.v.. ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống người dân. Cha cũng đề cập đến các chương trình cứu trợ của Ủy Ban, nhất là các nỗ lực giúp cho đồng bào nạn nhân sau cơn bão lụt.

Năm nay, Miền Trung, vùng Cao Nguyên, và một số tỉnh Miền Bắc gánh chịu rất nhiều khó khăn. Việc cứu trợ là một công tác hết sức khó khăn, vì khả năng tài chánh có hạn, trong khi nhu cầu cần được giúp đỡ thì quá bao la.

Chúng tôi cũng được biết, ngày 2-7-2008, Caritas đã được phép tái lập và hoạt động trở lại cấp Trung Ương và Giáo Phận ở Việt Nam, cho nên việc tổ chức công tác cứu trợ trở nên dễ dàng, chính xác hơn do sự điều hợp khéo léo từ văn phòng Caritas trung ương với các giáo phận địa phương. Về phần Liên Đoàn, vẫn đang tiếp tục vận động giúp nạn nhân bão lụt cho đến Lễ Giáng Sinh 2009.

Cha cũng có dịp gặp gỡ và tiếp xúc với các vị Giám Mục khác trong chuyến thăm viếng này. Suy nghĩ của Cha qua những cuộc tiếp xúc?

LM Liêm: Trong chuyến đi này chúng tôi may mắn có nhiều cơ hội tiếp xúc, trò chuyện chung hoặc riêng với các Đức Cha trong Ban Thường Vụ HĐGM VN, đức Hồng Y, các Đức Tổng Giáo Tỉnh, các Đức Giám Mục chủ chăn hay phụ tá giáo phận, được nghe các ngài chia sẻ về những nỗ lực trong các chương trình mục vụ, giáo dục, bác ái, ngắn hạn và dài hạn cho giáo phận; cũng như chia sẻ những trăn trở, ưu tư và những khó khăn đang đương đầu.

Khách quan nhận xét, các đấng có tinh thần đoàn kết, cảm thông và nâng đỡ lẫn nhau, đặc biệt nổi bật nơi các đấng là lòng nhiệt thành, tận tụy, yêu thương và trung tín phục vụ.

Chúng tôi cũng nhận ra, mỗi giáo phận có những vấn đề riêng trong giáo phận, không giáo phận nào giống giáo phận nào do lịch sử, hoàn cảnh, con người và môi trường khác nhau, và qua những gì các ngài đã làm hay đang làm, các ngài cũng tỏ ra cố gắng hết sức để chu toàn trách nhiệm mình được Tòa Thánh tín nhiệm giao phó.

Các Đức Giám Mục có nhắn nhủ gì với cộng đồng Công Giáo ở hải ngoại không?

LM Liêm:Các ngài đánh giá cao tinh thần hiệp thông và trân trọng những đóng góp quý báu của Cộng Đồng Công Giáo ở hải ngoại cho Giáo Hội Mẹ Việt Nam trong các chương trình mục vụ, giáo dục, bác ái, và nhân đạo.

Các ngài cũng mong hải ngoại hãy cảm thông cho người sống ở Việt Nam, có hoàn cảnh, điều kiện và môi trường hoàn toàn khác với thế giới bên ngoài. Những người có trách nhiệm phải đương đầu với vô vàn khó khăn, có những hạn chế nhất định về hoàn cảnh và môi trường xã hội, không thể phát huy hết vai trò và trách nhiệm của mình, dù rất muốn. Xin hãy cầu nguyện cho nhau!

Trong vai trò Cố Vấn Quốc Gia đặc trách về người Việt Nam cho Ủy Ban Á Châu Thái Bình Dương thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Cha nhận thấy Liên Đoàn có vai trò hay ảnh hưởng gì với HĐGM Hoa Kỳ?

LM Liêm:Trước hết, HĐGM Hoa Kỳ qua các phát biểu của những vị hữu trách, luôn đánh giá cao về những đóng góp của hàng giáo sĩ và giáo dân Việt Nam cho Giáo Hội Hoa Kỳ từ bao nhiêu năm qua. Chúng ta có thể tự hào rằng, đã và đang làm cho đời sống đức tin ở đất nước này thêm phần sinh động, khởi sắc và phong phú.

Chúng tôi cũng vừa nhận được thư mời tham dự ‘Catholic Cultural Diversity Network Convocation’ diễn ra vào ngày 6-8 tháng 5, 2010, tại University of Notre Dame, South Bend, Indiana. Đại Hội ước tính sẽ quy tụ khoảng 300 đại biểu được mời về từ nhiều nơi trên Hoa Kỳ, trong đó có các Giám Mục đại diện cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Đại Hội nhằm gìúp cho các nhà lãnh đạo tôn giáo các sắc dân có cơ hội ngồi lại trao đổi ‘những Hy Vọng, Ước Mơ và Thử Thách’. Đại Hội cũng mong, qua những cuộc trao đổi ý kiến và kinh nghiệm, sẽ đua ra những đường hướng thực tiễn giúp cho công việc mục vụ và truyền giáo cho các sắc dân được dễ dàng trong Giáo Hội Hoa Kỳ.

Liên Đoàn luôn nỗ lực làm nhịp cầu trong khả năng và điều kiện của mình, để hai Giáo Hội Hoa Kỳ và Việt Nam mỗi ngày mỗi hiểu nhau hơn, hầu gắn bó và giúp đỡ cho nhau nhiều hơn.

Những hình ảnh nào ấn tượng nhất trong Cha ở chuyến đi thăm Việt Nam lần này?

LM Liêm: Ấn tượng nhất với riêng chúng tôi là “Những Bàn Tay” ở Đại Hội Khai Mạc Năm Thánh ở Sở Kiện, và “Những Đôi Chân” trong Đại Hội Giới Trẻ Công Giáo VN lần thứ 8 tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ!

Tại Sở Kiện, khi trao Mình Thánh Chúa cho mọi người ở Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh, tôi chợt nhận ra tuyệt đại đa số những bàn tay đưa ra đón nhận Chúa thật là xấu xí, gầy guộc, sần sùi, nhớp nhúa trên những khuôn mặt khắc khổ, đen đủi vì dầm mưa dải nắng của quý lão ông, lão bà, và của những bà mẹ, bà chị, hay của các cha già, anh trai, suốt ngày lam lũ trên ruộng đồng, ao vườn, hay ngoài chợ búa.

Tôi cũng không quên những đôi chân thô sơ, bám đầy bụi đất của các bạn trẻ, nam có, nữ có, trong Đại Hội Giới Trẻ lần thứ 8 ở Đền Hùng năm nay. Các em đang ‘tha’ những đôi dép cũ kỹ, bạc mầu, trong đó có đôi, quai dép gần như sắp lìa. Tôi thấy các em vẫn nhanh nhẹn đồng bước với các bạn mình trong những cử điệu, khúc ca vui nhộn, trẻ trung nhưng vẫn rất thánh thiện! Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt thầm thỉ: ‘Đó là những em thuộc gia đình nghèo, quá nghèo, không có tiền để sắm cho được một đôi giày tử tế!’.

Chúng tôi chợt nghĩ, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đang ở trong những ngày Hội lớn khi kỷ niệm các biến cố lịch sử. Chắc chắn những gì Giáo Hội có được hôm nay đều là nhờ hồng ân của Thiên Chúa, của Mẹ La Vang, cũng như những cống hiến và hy sinh của nhiều vị thừa sai, và của tiền nhân, ông bà, cha mẹ chúng ta nữa. Tuy nhiên, Giáo Hội Việt Nam trưởng thành và lớn mạnh được, theo thiển ý, có lẽ cũng là nhờ chính những đôi bàn tay xấu xí, gầy guộc, sần sùi, nhớp nhúa giơ ra đón nhận Thiên Chúa một cách mộc mạc, chân tình, và những bàn chân thô sơ, nhớp bẩn của biết bao nhiêu người đã âm thầm hy sinh cuộc đời hằng ngày trên những ruộng đồng, ao mương, chợ búa, xí nghiệp, để nuôi nấng và dưỡng nuôi Giáo Hội Mẹ chúng ta!

Trong mắt chúng tôi, những đôi bàn tay và những bàn chân đó gần gũi, thân thiết và đẹp hơn bao giờ hết!

Cám ơn những chia sẻ và tâm tình của Cha.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hồi ký: Những Câu Chuyện Về Một Thời: Tình hình các địa phận sau 1954
+ GM Phaolô Lê Đắc Trọng
13:22 15/12/2009
Hồi ký: Những Câu Chuyện Về Một Thời: Tình hình các địa phận sau 1954

Sau ngày 20-7. Trừ địa phận Hà Nội, các địa phận đang trong tình trạng không người chăn dắt. Đức Khâm Sứ Dooley và cha thư ký của ngài O’ driscoll vẫn ở Hà Nội. Ngày ngày Đức Khâm Sứ và cha thư ký để ra hàng giờ đồng hồ để đi dạo phố, ít khi các ngài bỏ việc đó. Không hiểu các ngài đi bộ cho khoẻ hay để làm gì. Chắc là cán bộ cũng không vui mắt, vì ngày nào cũng thấy hai người ngoại quốc cao lêu nghêu, trong bộ áo trùng thâm đi “lượn trên đường phố”. Đức Cha Khuê, ngược lại hẳn, không ra khỏi nhà. Các cửa trước đây chỉ có cửa chớp, thì đã có những chấn song rào chặt: nội bất xuất, ngoại bất nhập. Cũng là may, vì có những lúc cần phải đóng kín để không ai lọt vào. Không phải là để giữ kẻ trộm, nhưng là giữ người ngay. Người ngay đó là con cái mình, là những người vỗ ngực nói: “Chúng tôi mới là giáo hữu” chân chính. Vì có những lần, những người giáo hữu chân chính này được sự thúc đẩy bởi đâu đó, từng đoàn lũ năm, sáu chục người kéo nhau đến để ý kiến với Bề Trên hoặc xin bỏ điều này, làm điều kia theo ý họ. “Hội Thánh bây giờ dễ mà!”. Người Công giáo cũng phải làm việc gì để tỏ ra yêu nước. Để rửa cái tiếng xấu mà đạo ta đã mắc là: “vì đạo mà mất nước”. (có ý nói, ngày trước vì đạo, mà người Tây đã đến chiếm nước ta, cai trị nước ta cả trăm năm).

Không phải Đức Cha Khuê không đi đâu. Ngài đã đi rất hăng. Trong mấy năm đầu, ngài đi khắp địa phận. Mấy năm cải cách không đi đâu được. Sau đó ngài lại đi các nơi được một năm thì vào lúc sửa sai. Hết sửa sai mới không đi đâu được. Các vị đọc đoạn này có biết thế nào là sửa sai, thời kỳ sửa sai không?

Đại để như sau: trong thời kỳ cải cách ruộng đất 1958. Khẩu hiệu được nêu cao “nhất Đội nhì Trời”. Đội là đội ngũ cán bộ đi làm việc cải cách ruộng đất ở nông thôn. Đội lộng hành: cho ai chết thì người ấy phải chết. Cho ai sống thì người ấy được sống. Trời còn phải thua - Nhất Đội nhì Trời. Nhưng cũng như người ta có lúc bảo: Trời không có mắt, đánh đập lung tung; thì Đội còn trên cả Trời, đánh đập còn lung tung hơn cả Trời. Đánh sai, đánh bậy, đánh láo, đánh bừa. Oan hồn kêu ca, người vô tội kêu ca, người lành kêu ca, cả đến người dữ cũng không giữ được miệng. Do đó phải có cuộc chấn chỉnh lại, đánh giá lại: cái đúng bảo là đúng, sai bảo là sai, rồi cố sức lấy can đảm sửa sai. Đường lối cũng kể là nhân đức. Những người làm sai sửa được bao nhiêu không biết? Còn người bị quy sai, đòi sửa sai cũng cất tiếng kêu than khắp nơi khắp chốn. Vì ở chỗ nào cũng có sai, chỗ nào cũng có tiếng kêu ai oán.

Nhân đó cái dây căng thẳng đang xiết chặt dân chúng như bi đứt tung ra, những người bị qui sai vùng lên – và hầu hết là sai – vì trong cải cách ai cũng phải tìm cách mà tố cáo, không có thì phải bịa đặt, dối trá. Mà thường là bịa đặt. Nên biết sửa từ đâu? sửa cho ai trước? Các cán bộ cải cách chuyển đi đâu hết, có còn đứa nào mà vạch mặt. Thế mới biết cái khéo léo đến quỷ quyệt của việc cải cách những nhân viên, đội viên được chọn từ đâu không ai biết, rồi xong công việc họ biến đâu hết. Có thấy mặt anh nào đã làm sai. Bấy giờ tung ra cái tin rạch mép bọn chúng. Nhưng có bắt được tên nào đâu mà rạch mép. Cái khéo léo là bọn đó từ đâu đến không ai biết, rồi chúng biến đi đâu, lúc nào không ai biết. Những mẹo quỉ quái đó chắc là từ bên Nga, bên Tàu đã nghiên cứu, và dân ta chỉ học lại.

Sau này làm sai cũng là một chính sách. Khi mà quyết định giết sạch, phá sạch, quét sạch, thì làm sao đúng hết được. Cải cách như là một “cái roi” từ trời xuống, đập tan, đánh đổ, phá sạch, không phân biệt tốt xấu. Nay còn biết chỗ nào sai mà sửa lại. Nói sai, thì có thể nói là sai hết. Và sai hết thì sửa làm sao?

Ta cứ tưởng tượng, một khối người bị những dây ràng buộc trói chặt, cả tay cả người, từ thể xác đến tinh thần, từ trên đến dưới, bây giờ các dây ràng buộc đứt tung. Cả khối bung ra, bắn toé từng mảnh văng đâu thì văng, chẳng còn định hướng, luật lệ chi cả. Sau mấy năm tháng cải cách, lúc mà nhất Đội nhì Trời, ai dám nhìn qua Trời mà tới Đội. Ngày nay công việc tan tành, gọi là sửa sai, sai ở chỗ nào, ở người nào?

Đối với đạo, được một thời kỳ tương đối tự do. Đức Cha Khuê nhân cơ hội đi các nơi, đi bất cứ lúc nào, muốn đi đâu thì đi, thỉnh thoảng ngài xuống Nam Định, vào nhà xứ không thấy tôi, đến nhà ông trương Trúc và ăn cơm ở đó.

Cũng nên nói: chỉ có hai người ở miền Nam Định mà Đức Cha Khuê tiếp chuyện và họ hầu chuyện được với Đức Cha, đó là ông Trương Trúc, và bà Trùm Dung. Bà này chỉ là công nhân nhà máy Dệt, ít chữ nghĩa, ít nói. Nhưng có lẽ cái vẻ hiền lành đạo đức của bà làm ngài dễ gần.

Trong hơn một năm, ngài đi thoáng qua được nhiều nơi trong địa phận. Rồi công việc dần dần thấy khó khăn. Lần ở Kẻ Sở về quá Phủ Lý, người ta chặn xe hỏi giấy.

Nghiêm trọng nhất là việc xảy ra ở xứ An Lộc. Cha xứ An Lộc là cha Vũ Xuân Kỷ, lúc này đang đứng đầu nhóm Công giáo cấp tiến, là nhóm Công giáo theo nhà nước, thường mệnh danh là nhóm Công giáo “yêu nước”, vì họ thích gán danh từ “yêu nước” cho mình.

Nhóm quấy phá

Hội Liên Lạc không phải là một hội được thành lập để tồn tại và xây dựng đạo giáo. Nó chỉ là một cách chia để trị, lấy gậy ông đập lưng ông. Gây rối, làm xáo trộn trong đạo, nhà nước đâu có làm. Đó là những người trong đạo đấy chứ. Đúng thế. Có người cán bộ hay vô thần nào đi vào nhà thờ mà quấy rối? Có sắc lệnh hay đạo luật nào chạm đến đạo? Chẳng thấy người ngoài nào mà chỉ thấy toàn là người Công giáo phá quấy trong nhà thờ.

Nhưng người Công giáo quấy phá này là thế nào? Thường thường họ là những người khô khan, hoặc những người đã có chuyện gì với nhà xứ, nên họ ác cảm với các linh mục, hoặc người làm việc nhà thờ. Có cả những người sống lỗi luật đạo, chẳng hạn bỏ vợ lấy vợ khác, hoặc kết bạn không hợp phép đạo. Họ được người ta tuyển chọn, tuyên truyền nhồi nhét những tư tưởng đối nghịch với đạo, được phát động chống Giáo Hội. Thực ra, những người này chỉ có thể chống đạo bằng cách quấy phá.

Này đây: Một hôm Cha Antôn Nhân cất Mình Thánh ở Nhà thờ Khoái Đồng, thế là một dịp cho họ quấy phá. Xứ Khoái Đồng là một xứ nhỏ bé, lúc này độ năm, sáu chục giáo dân, ở trong thành phố Nam Định, nhưng lại thuộc quyền trị của địa phận Bùi Chu. Miền đất đó trước kia ngăn cách với thành phố Nam Định bởi một con sông nhỏ, con sông ngăn cách, hay đứng làm ranh giới giữa Hà Nội và Bùi Chu. Con sông đó được lấp đi, và một con sông đào xuất hiện bao vây khu đất đó cho sát nhập với thành phố. Khu Khoái Đồng đó bỗng nhiên là phần đất trong thành phố nhưng thuộc quyền Jundictio của Bùi Chu.

Khi chia địa phận Bùi Chu thành địa phận Dòng, khu Khoái Đồng đó được địa phận nhường cho dòng Đôminicô, đổi lại, các cha Đôminicô trả lại trụ sở nhà dòng Quần Phương, cho Tòa Giám Mục.

Khu Khoái Đồng từ năm 1945, trở thành trụ sở của Dòng Đôminicô, hiện còn cai quản ba địa phận ở miền Bắc: Thái Bình, Hải Phòng, Bắc Ninh. Có trường Đại Chủng Viện Albertô cho các Chủng sinh Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Ninh, Bùi Chu.

Có xứ Khoái Đồng ranh giới về phía thành phố là phố Bến Ngự, Hàng Đồng… về phía số lẻ. Phân định theo nguyên tắc, nhưng thực sự từ 1948, hầu hết giáo dân đổ xô về phía “thành phố”, phía “tỉnh”, tức là xứ Nam Định thuộc địa phận Hà Nội.

Từ năm 1948 đến 1954, xứ Khoái Đồng khá sầm uất. Có lúc như cạnh tranh với xứ bên cạnh. Lợi thế của xứ: Nhà Khoái Đồng to lớn, có cha xứ nhà thờ do Dòng Đôminicô cắt đặt. Ngoài ra những dịp lễ lớn, có lực lượng Tu Viện Đôminicô, Đại Chủng Viện Albertô tham gia, giáo dân tuy một, hai trăm, nhưng tổ chức rất rầm rộ. Bà con giáo dân thành phố cũng thích sang tham dự, vì là khách, được trọng vọng, có chỗ ngồi.

Vào năm 1952-1953, tôi về Hà Nội làm thư ký Toà Giám Mục, không có linh mục trẻ đứng tổ chức hội đoàn, bà con kéo nhau sang Khoái Đồng hết. Những đám rước có cả mấy trăm cụ ông cụ bà sốt sáng trong bộ áo Dòng Ba Đôminicô. Nên khi tôi về lại Nam Định 1953, kiếm mãi mới được vài chục ông bà còn “trung kiên” ở lại để làm nhân viên hội “Đạo Binh Đức Mẹ” và Dòng Ba Thánh Phanxicô.

Năm 1958, Kỷ niêm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức. Năm Đức Mẹ, cũng tương đương như năm Toàn Xá. Thường thường là các xứ tự tổ chức lấy chương trình. Địa phận chỉ đưa ra mấy nét chính. Xứ Nam Định tổ chức mừng Năm Thánh vào các ngày lễ lớn. Đặc biệt là vào ngày 11 tháng 2 năm 1958. Một cuộc rước lớn từ An-Phong về nhà thờ lớn. Tượng Đức Mẹ để trên một chiếc kiệu là một cỗ xe. Một ngọn núi lớn bằng giấy, cao tới 2 phần 3 tháp nhà thờ được dựng lên trước cửa nhà thờ. Tượng rước từ An-Phong về, được đặt trên núi, và Thánh lễ chủ sự cử hành ở bàn thờ cũng ở lưng chừng núi. Lúc đó, người ta thích cung cách tổ chức trên cao như thế.

Có người kể rằng, hôm đó Bác Hồ về qua Nam Định thấy có cuộc rước to tát như thế, nói với địa phương: “Bây giờ mà còn thế à!”. Thế mới biết ở Nam Định việc đạo vẫn đàng hoàng. Được vậy là nhờ lòng sốt sáng của giáo dân. Phần lớn là người gốc Bùi Chu. Dĩ nhiên những người Bùi Chu không phải tất cả là sốt sáng. Có những người sốt sáng nổi bật, mà những người khô khan thì cũng vào hạng độc nhất. Những người tiêu biểu cho lòng đạo đức, cũng gốc Bùi Chu, mà những người đứng lên chống phá đạo cũng là gốc Bùi Chu hoặc Phát Diệm.

Ta thử xem ở Nam Định, Hà Nội, những người chống đạo là ai?

Người ta có chủ trương phá tôn giáo – Và người ta không muốn làm việc đó theo lối những vua chúa ngày xưa: bắt bớ, tù đầy, giết chóc. Bây giờ người ta nói: phá đạo một cách khoa học: lấy chính người có đạo mà phá đạo.

Họ thực hiện thế nào?

Đây một xứ đạo: Trong xứ hiện tại 95% giữ đạo, một số còn lại lờ mờ, khô khan, cũng lấy vợ nọ con kia. Một số rất ít chẳng may có cái gì vướng vấp với xứ đạo, với cha xứ. Thế là người ta khai thác những người này. Không phải để chống lại cha xứ, cho bằng làm dụng cụ gây rối trong nhà thờ. Ví dụ: lần kia cha Nhân cất Mình Thánh ở nhà thờ, vì người giữ nhà thờ đã bội phản, làm cho nhà thờ ấy mất tính cách chính đáng. Buộc phải cất Mình Thánh. Người ta cho việc cất Mình Thánh là loại bỏ nhà thờ đó, tựa như “rút phép thông công”. Chính ra trong Hội Thánh có hình phạt trong những trường hợp đó, gọi là “vạ cấm” (interdit).

Người ta phản bội bằng cách nào? Lựa một ngày Chủ Nhật hay lễ lớn nào đó. Một số người “chống đối” được chỉ định ngồi rải rác trong nhà thờ – chờ lúc nào linh mục giảng, tìm cơ hội phá rối. Chẳng hạn linh mục giảng về ăn năn thống hối tội lỗi để dọn mừng lễ, chừa nết xấu như cờ bạc rượu chè, giai gái. Nói đến tiếng rượu chè cờ bạc giai gái, những tiếng có vẻ tục hoá. Thế là một người nào đó, ngồi bên cạnh can: để cho chúng tôi nghe giảng. Thế là người kia cũng nói lớn “xin cha giảng Phúc âm”. Cả bọn người định quấy phá, đang ngồi rải rác các nơi, nhất loạt nói lớn “xin cha giảng Phúc âm”. Rồi những tiếng phản lại khắp nhà thờ ồn ào như cảnh chợ, linh mục không còn giảng được nữa, đành lên bàn thờ, đành cất Kinh đền tạ Trái Tim Chúa, để xin Chúa tha thứ về cảnh lộn xộn bất xứng như thế trong nhà thờ, rồi tiếp tục dâng lễ.

Đó là trường hợp phá rối bình thường, còn có những cuộc phá rối đi đến tù ngục. Như một lần, đang khi có cảnh xôn xao lộn xộn trong nhà thờ. Anh trưởng ban hát trên gác đàn, đứng ra trước bao lơn nhìn xuống cảnh lộn xộn. Anh bị qui cho cái tội đứng trên gác đàn nói “đánh chết bỏ mẹ nó đi”.

Như vậy anh bị qui trong các tội “đứng chỉ huy việc ẩu đả”, vì hôm đó có việc lộn xộn gần như ẩu đả. Chính cái người đàn bà, mụ ta đứng đầu gây rối hôm đó, tỏ vẻ hung hăng gây rối, để cho đến chỗ dùng chân tay, và bà ta đã đi tới chỗ gần xô xát nhau. Bà đến thẳng gác đàn, gặp một chị trong ban hát xuống, bà ta gây sự. Chẳng biết có chuyện võ lực hay không, chị này bị bắt giam, vì đã tát bà kia, chị bị giam ba tháng, và được tha sớm vì đang mang thai. Còn anh đứng ở bao lơn, bị qui là chỉ huy việc đánh người, bị kết án tù 3 năm và án treo 6 năm. Cái án treo này nó lơ lửng treo cổ anh, hết 6 năm này, tiếp 6 năm khác, vì chưa cải tạo tốt, rồi cứ thế lủng lẳng trên cổ anh cho tới lúc anh lìa đời, vào cái tuổi ngoài 50.

Lòng tin đạo

Lòng tin đạo, ở đâu và thời nào cũng thế, không ở những thử thách mà phai mờ hoặc mất đi, trái lại, những thử thách đó, như những nét chấm phá trên một bức tranh, làm cho bức tranh càng sống động tươi đẹp hơn. Trường hợp ở xứ Nam Định thật là đặc biệt.

Những ngày đầu 1954, trong xứ những khuôn mặt quen biết không còn. Nếu có còn năm, bảy gia đình, thì rồi ít lâu cũng biến mất. Tiêu biểu nhất là hai gia đình ông giáo Nhàn và ông trương Trúc. Hai gia đình đứng đầu trong xứ cả về mặt uy tín, cả về mặt tài chính. Gia đình ông giáo Nhàn ít lâu cũng biến mất. Còn lại gia đình ông trương Trúc, thực sự chỉ còn những con dại, chứ những con lớn thì đã đi từ lâu. Một số những khuôn mặt mới xuất hiện, khiêm tốn. Ông Thụy, Bà Khang Đinh, Ông Lương Càn, họ chỉ có mặt nơi nhà thờ cách đều đặn, sáng chiều, Lễ và Chầu.

Còn tiếp
 
Ông Nguyễn Minh Triết bị mang lên đoạn đầu đài YouTube
Nguyễn Hưng Quốc / VOA
16:23 15/12/2009
Tôi xem hai đoạn YouTube về hai buổi nói chuyện của Nguyễn Minh Triết trước cử tọa gồm toàn Việt kiều được phổ biến rộng rãi trên nhiều website và blog cả mấy tuần trước. Cảm thấy nghẹn ngào. Và xấu hổ.

Nguyễn Minh Triết là Chủ tịch nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc.

Trong hệ thống chính trị Việt Nam, chức chủ tịch nhà nước không phải là chức vụ cao nhất. Về quyền lực, nó không bằng chức Tổng bí thư, thậm chí, không bằng cả chức Thủ tướng. Nhưng chắc chắn cũng không phải chỉ là hư vị. Trong danh sách Bộ chính trị khoá X, Nguyễn Minh Triết đứng hàng thứ tư, chỉ sau Nông Đức Mạnh, Lê Hồng Anh và Nguyễn Tấn Dũng. Hơn nữa, đó cũng là chức vụ mang nhiều tính chất tượng trưng, là bộ mặt của cả quốc gia. Ở các cuộc họp của Hội đồng Liên Hiệp Quốc, ông Triết, chứ không phải bất cứ ai khác, là người đại diện tối cao của cả nước. Tiếp đón nguyên thủ các quốc gia trên khắp thế giới, cũng lại ông Triết.

Thực tình, rất hiếm người biết được trong các cuộc họp có tầm quốc gia như thế, ông Triết nói năng ra sao. Và những người nghe ông nghĩ gì về ông. Đó là những bí mật quốc gia.

Gần đây, nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại, đặc biệt YouTube, chúng ta may mắn biết được một số những “bí mật quốc gia” như thế.

Đây là chi tiết cuộc đối thoại giữa Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Barack Obama của Mỹ do chính Nguyễn Minh Triết khoe:

“Mới tháng 9 vừa rồi tôi đi dự hội nghị các nhà lãnh đạo của 15 nước hội đồng bảo an LHQ. Mình đến cuộc họp này dzới một cái tư thế là mạnh mẽ (chiếu tấm hình Triết ngồi xuống tại LHQ), mà mình là người có tiếng nói mạnh mẽ, chưa bao giờ mình lại cất cao tiếng nói như thế. Và ngay Đại hội đồng LHQ vừa rồi, kỳ họp sáu mươi tư (64). Cũng ở diễn đàn đó mình lại lên tiếng, mình phê phán cái dziệt là cấm vận Cu-Ba. Và trong cái cuộc họp đó, ngoài những cái ý kiến chung thì tôi có thêm một cái ý kiến: tôi hoan nghênh ông Ô-Ba-Ma. Ổng tuyên bố là ổng sẽ đóng cửa nhà tù Ga-Ta Na-Mô mà. Nhưng mà tôi nói rằng ông Ô-Ba-Ma ơi, vấn đề này là khó lắm đó. Tôi chúc ông phải nỗ lực để thực hiện cho bằng được cái này. Tôi nói mà tôi nhìn Ô-Ba-Ma tôi thấy ổng ahhh, cũng chăm chú lắm, cũng lắng nghe. Như thế là mình vừa động viên Ô-Ba-Ma, nhưng mà mình vừa muốn phân hóa cái … cái nội bộ của ổng,.. ahhh,..

Như vậy đó, tôi muốn nói dzới các đồng chí dzới quý vị rằng cái vai trò, cái vị thế của mình bây giờ cũng ngang hàng dzới người ta, cũng nói năng cũng đúng mức đàng hoàng,…” (1)


Thật khó mà biết được ông Triết có nói như thế với Obama thật hay không. Và nếu có, càng khó biết hơn nữa, ông Obama nghĩ gì về ông Chủ tịch nhà nước của Việt Nam sau cái vẻ “chăm chú” “lắng nghe” rất ngoại giao ấy. Chúng ta lại càng không thể tưởng tượng được chính phủ Mỹ, ít nhất là Toà Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam và Bộ Ngoại giao Mỹ nghĩ như thế nào về âm mưu “phân hoá” nội bộ chính phủ Mỹ của Nguyễn Minh Triết. Tôi chỉ có thể chắc được hai điều: không ai có thể hiểu được tại sao một câu nói lãng nhách như thế lại có thể “phân hoá” được nội bộ chính phủ Mỹ; và nếu chính phủ Mỹ bị “phân hoá” về việc đóng cửa nhà tù Guantánamo thì Việt Nam sẽ được lợi gì? Chịu!

Gần đây hơn, tại Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài được tổ chức rầm rộ tại Hà Nội, ông Nguyễn Minh Triết cũng phát biểu. Trong đó, ông đề cập đến vấn nạn tham nhũng. Ông nói:

“Chúng ta từ một nước trong chiến tranh, chưa có kinh nghiệm trong quản lý. Là ở nước người ta đó, thì muốn tiêu cực muốn tham nhũng cũng khó vì cái hệ thống luật pháp nó chặt chẽ. Còn ở Việt Nam của mình, thì có khi không muốn tham cũng động lòng tham,… Cái người thủ quỹ cứ giữ tiền khư khư ở quỹ lúc nào cũng có số dư, cho nên lúc bí quá thì em mượn một chút. Mượn thì hổng thấy ai đòi hết; thấy hông,… thì em mượn thêm. Chứ hổng phải người Việt Nam tham nhũng nhất thế giới đâu,… Nói một hồi thì thấy người Việt Nam tham nhũng nhất thế giới, hông phải vậy. Cho nên tôi đề nghị quý vị ở nước ngoài khi nghe những thông tin này rồi nhìn về Việt Nam cũng đừng có hốt hoảng nghĩ rằng sao trong nước mình tiêu cực quá. Mà hồi xưa mấy ổng quánh giặc sao giỏi thế mà bây giờ mấy ổng tiêu cực thế. Đây là quy luật muôn đời. Con người ta trong mỗi người ai cũng có hỉ nộ ái ố hết trơn…. Chúng ta là con một nhà, là con Lạc cháu Hồng, cùng một bọc trứng sinh ra. Trên thế giới này ít có nơi nào có cái đó lắm á,…”. (2)

Tôi không biết có người nào trong đám cử toạ cảm thấy lời biện hộ của Nguyễn Minh Triết có chút thuyết phục nào không; có ai đồng ý là nguyên nhân của nạn tham nhũng tràn lan hiện nay là do cuộc chiến tranh từ 35 năm trước hay do “quy luật muôn đời” hay không; có ai chia sẻ với Nguyễn Minh Triết về niềm tự hào là trên thế giới ít có nơi nào người ta đẻ ra từ một bọc trứng như ở Việt Nam. Thực tình, tôi không biết.

Tôi chỉ biết, trên internet, có vô số người cho các lời phát biểu của Nguyễn Minh Triết là buồn cười, ngô nghê, ngớ ngẩn. Như những câu chuyện tiếu lâm.

Một người bạn của tôi, vốn du học ở ngoại quốc từ trước 1975 và một thời gian dài, rất dài, mang tư tưởng khuynh tả, sau khi xem xong mấy đoạn YouTube ấy, nói với tôi: “Chẳng hiểu tại sao bây giờ họ lại ăn nói ngu xuẩn quá vậy?”

Chỉ mới “bây giờ” thôi sao?

Tôi nghĩ, đúng hơn, chỉ bây giờ chúng ta mới có cơ hội thấy rõ điều đó. Trước, có mấy ai được tiếp xúc với giới lãnh đạo? Có mấy ai được nghe họ ăn nói ra sao? Nếu được tường thuật trên báo, đài hay tivi, tất cả đều được nhuận sắc kỹ lưỡng, nghe cũng dễ lọt tai. Mà nếu có dấu vết ngớ ngẩn nào đó thì nó cũng trôi tuột qua thật nhanh trên các chương trình truyền thanh hay truyền hình.

Bây giờ thì khác.

Với YouTube, người ta có thể ghi lại từ đầu đến cuối và có thể phát tán rộng rãi trên internet để bất ai cũng có thể xem được. Xem bất cứ lúc nào cũng được. Xem đi xem lại bao nhiêu lần cũng được.

Chính vì những đoạn phim ngăn ngắn được truyền bá nhanh chóng và rộng rãi trên internet như thế, các lãnh tụ chính trị mới hiện nguyên hình; mọi người mới dễ dàng nhận ra những sự nông cạn, ngô nghê, ngớ ngẩn, lố bịch và hợm hĩnh của họ.

Có thể nói, với các lãnh tụ chính trị Việt Nam hiện nay, không có gì nguy hiểm cho bằng YouTube và internet nói chung. Chúng sẽ lột trần mọi huyền thoại, phơi bày mọi sự dốt nát, và làm tan vỡ bao nhiêu nỗ lực tuyên truyền kéo dài cả mấy chục năm.

Nguyễn Minh Triết là nạn nhân đầu tiên. Ông bị YouTube mang lên đoạn đầu đài.

Sau ông, còn ai nữa?

Không biết. Nhưng chắc là nhiều lắm. Chỉ quen đọc cái bài diễn văn viết sẵn, khả năng ăn nói của các lãnh tụ Việt Nam hiện nay thật đáng ngờ.

Chú thích:

1 & 2: Hai bài nói trên YouTube của Nguyễn Minh Triết được nhiều người chép lại thành văn bản. Tôi dùng bản chép của Lê Minh trong bài “Khi chủ tịch nước kể chuyện tiếu lâm XHCN”.
 
Thông Báo
Phân Ưu: Bà Cố LM Micae Trần Đình Quảng vừa tạ thế tại Đà Lạt
Văn Phòng TGM Đàlạt
17:31 15/12/2009
TÒA GIÁM MỤC ĐÀLẠT
9, Nguyễn Thái Học
Đàlạt – Lâm Đồng


HIỆP THÔNG

Kính thưa Quý Cha và Quý Cộng đoàn,
Tòa Giám Mục vừa được tin:
Cụ Cố CATARINA NGUYỄN THỊ NGUYỆT,
sinh năm 1917 tại Ninh Bình.
Thân mẫu
Cha Micae Trần Đình Quảng
Giám Đốc Chủng Viện Minh Hòa,
và Nữ tu Têrêsa Trần Thị Kim Hoa,
thuộc dòng Mến Thánh Giá Đàlạt,
đã an nghỉ trong Chúa lúc 7 giờ 30 sáng thứ ba 15.12.2009,
tại tư gia, Giáo sở Thánh Tâm Đàlạt,
hưởng thọ 93 tuổi.

Nghi thức tẩm liệm lúc 14 giờ 30 thứ ba 15.12.2009
tại Chủng Viện Minh Hòa,
51, Vạn Kiếp, Phường 8, Đàlạt.
Thánh lễ an táng tại Nhà nguyện Chủng Viện Minh Hòa
lúc 6 giờ 30, thứ năm ngày 17.12.2009
do Đức Giám mục Giáo Phận chủ sự.
Mai táng tại nghĩa trang Giáo xứ Thánh Mẫu Đàlạt.
Xin Quý Cha và Quý Cộng đoàn hiệp ý cầu nguyện
cho Cụ Cố CATARINA sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.
 
Phân Ưu - Thân Mẫu Lm. Giuse Vũ Đình Tường Brisbane, QLD, Úc Châu mới qua đời
Mgr. Phaolô Nguyễn Minh Tâm
22:19 15/12/2009
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc

29 South Terrace

Pooraka, SA 5095 -Australia


PHÂN ƯU


Cộng Đồng vừa nhận được tin:


Bà Cố Maria TRẦN THỊ CÚC

đã từ trần vào ngày 15/ 12/ 2009 tại Brisbane, Queensland, Australia

Hưởng thọ 95 tuổi.


Bà Cố là thân mẫu của Linh Mục Giuse Vũ Đình Tường, cựu Quản Nhiệm Cộng Đồng CG Việt Nam - Nam Úc.

Cộng Đồng xin chia buồn cùng Cha Tường và tang quyến.


Nguyện xin Thiên Chúa nhân từ đón nhận linh hồn Maria vào Thiên Đàng.

Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc


Quản Nhiệm
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đường Chim Bay
Dominic Đức Nguyễn
23:11 15/12/2009

ĐƯỜNG CHIM BAY



Ảnh của Dominic Đức Nguyễn


Đường chim bay nghìn dặm lỗi ân tình..

(Trích thơ Du Tử Lê)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News