Ngày 08-12-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Làm chứng về ánh sáng
Lm Jude Siciliano OP
04:44 08/12/2011
CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG (B)
Is 1:1-2a,10-11;Lc1: 46-48,49-50; 1Thêxalônica5: 16-24; Gioan 1: 6-8, 19-28

Những tín hữu am hiểu Tân Ước thì sẽ hiểu ngay bài đọc Isaia hôm nay. Trong Tin Mừng Luca (4,14-30), Đức Giêsu khởi đầu sứ vụ công khai của mình trong hội đường ở Narareth. Người được mời đọc và giải thích Sách Thánh. Thánh Luca kể, khi người ta trao cho Người sách ngôn sứ Isaia, “Người mở ra, gặp đoạn chép rằng…”. Có vẻ như Đức Giêsu cố ý chọn đoạn sách ngôn sứ Isaia này. Sau khi đọc xong, Người ngồi xuống và ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Và đây có lẽ là bài giảng ngắn nhất mà Đức Giêsu từng giảng cho họ: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe." (Lc 4,21).

Nghe lời tiên báo của ngôn sứ Isaia hôm nay, những người Kitô hữu chúng ta, không thể không liên hệ lời ấy với Đức Giêsu. Chọn cách này làm khởi đầu sứ vụ rao giảng của mình, Đức Giêsu đã tỏ cho thấy Người tự ý thức về mình ra sao. Người tự nhận mình trong vai trò của một người tôi tớ. Người sẽ không cai trị bằng quyền lực, nhưng giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi bằng sự bất lực của một người nô lệ vốn sẽ chịu đau khổ.

Có lẽ điều mà các độc giả Kitô hữu ít biết đến là một cụm từ rất ấn tượng đối với các anh chị em Dothái của chúng ta. Vị ngôn sứ, như Isaia cho biết, đến để “công bố một năm hồng ân của Đức Chúa”(6,2). Người tôi tớ của Thiên Chúa sẽ đến để công bố một Năm Hồng Ân cho những người đang sống cảnh tha hương và những ai bị cầm tù. Năm Hồng Ân là năm vĩ đại nhất trong tất cả những năm Sabát. Cứ mỗi bảy năm thì có một năm Sabát, nhưng phải bẩy lần năm Sabát thì mới có một Năm Hồng Ân – nghĩa là mỗi 49 năm.

Suốt năm Sabát, đất đai không được canh tác; các nô lệ được trả tự do và nợ nần được xóa. Còn suốt Năm Hồng Ân, đất đai phải được trả lại cho những chủ đầu tiên. Vì thế, những người chủ đất nghèo, những người đã phải bán đất của mình trong lúc cơ cực, sẽ được nhận lại đất của mình. Sẽ không có sự tích lũy của cải hay những mảnh đất lớn được thuê hàng loạt (Isaia sẽ nói gì về sự phân cách giữa người rất giàu và những người khác trong đất nước chúng ta – tỉ lệ 1% và 99%?). Do đó, chẳng có gì ngạc nhiên khi Năm Hồng Ân hầu như không bao giờ được cử hành ở Israel.

Nhưng Năm Hồng Ân dần dần có liên quan đến khoảng thời gian lý tưởng tương lai khi Đấng Mêsia đến và hoàn trọn những hy vọng mỏi mòn. Hãy hình dung phản ứng của những người trong hội đường khi Chúa Giêsu công bố bài đọc trích từ sách ngôn sứ Isaia và thêm vào lời công bố ngắn gọn của Người: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe”. Những thính giả của Đức Giêsu có lẽ đã nghĩ Người bị điên hoặc quá táo bạo khi dám quả quyết về mình như thế. “Mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ” (4,28?). Thế rồi, thánh Luca cho chúng ta biết, họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực (4, 29).

Chúng ta chưa từng biết đến kinh nghiệm được xóa bỏ nợ nần tài chính, hay xé bỏ những văn tự thế chấp trong thời chúng ta -điều đó chẳng khác thường sao! Nhưng chúng ta tin Đức Giêsu đã hoàn thành lời ngôn sứ của Isaia. Chúng ta không cảm thấy hy vọng và niềm vui mà đoạn văn của vị ngôn sứ gợi lên hay sao? Ông đưa ra lời hứa với chúng ta rằng quá khứ có thể bị gạt sang một bên để khởi đầu một ngày mới. Những người sầu khổ sẽ được ủi an; tất cả được cho những kẻ khốn cùng. Ai có thể mang lại sự chữa lành và sự hồi phục mà chúng ta vẫn thường cố hết mình để đạt cho được, nhưng không thành công? Chỉ có Đấng đã được Thiên Chúa xức dầu mới có thể và Người sẽ đến làm trổ hoa công chính. Khi nhận ra điều này, chúng ta chỉ có thể đáp lại bằng lời ca ngợi (“Vì thế, Đức Chúa là Chúa Thượng cũng sẽ làm trổ hoa công chính, làm trổi vang lời ca ngợi trước mặt muôn dân”).

Những vị ngôn sứ như Isaia và Đức Giêsu là những nhà cách mạng; cả hai đòi một sự thay đổi toàn diện trật tự xã hội. Đó không phải là điều mà những người có địa vị và những kẻ áp bức muốn nghe. Nên, chẳng có gì ngạc nhiên khi họ muốn giết các ngôn sứ. Chúng ta, Giáo hội, được mời gọi để tiếp tực những gì ngôn sứ Isaia và Đức Giêsu đã thực hiện. Chúng ta phải loan báo Tin Mừng cho những kẻ tù đày và người bị áp bức, không chỉ bằng lời nói nhưng còn qua những việc chúng ta làm. Và vì đó, chúng ta cũng sẽ phải chịu những hậu quả.

Qua ngôn sứ Isaia và Đức Kitô, chúng ta được mời gọi đứng về phía Thiên Chúa, Đấng muốn tẩy trừ bất công và tất cả những gì làm khổ các thụ tạo của Thiên Chúa. Chủ đề Mùa Vọng này mang lại hy vọng cho sự biến đổi cá nhân và cộng đoàn, và đảm bảo rằng Thiên Chúa sẽ hoạt động với chúng ta khi chúng ta nỗ lực hoàn thành những gì mà ngôn sứ Isaia đã thị kiến và Đức Kitô đã đến thực hiện – sự công bình, việc chữa lành và sự bình an cho khắp thế giới.

Người tôi tớ nói trong đoạn này đã được ban cho một ơn gọi phục vụ cộng đoàn nhân loại. Thần Khí Chúa là nguồn sức mạnh của người tôi tớ. Làm sao một việc như có thể được hoàn thành, nếu không nhờ việc xức dầu của Thần Khí Chúa? Thiên Chúa đã hoạch định Tin Mừng cho mọi người và Tin Mừng đó được thực hiện bởi tác nhân con người là Đức Kitô. Và bởi ai nữa? Bởi tất cả chúng ta là những người đã được rửa tội nhân danh Đức Kitô và được Thần Khí của Người xức dầu. Điều mà ngôn sứ Isaia mơ ước và Đức Giêsu khởi đầu, thì chúng ta sẽ phải tiếp tục thực hiện.

Việc Đức Giêsu công bố một Năm Hồng Ân không phải là sự kiện có một không hai. Năm Hồng Ân cũng không đến bất ngờ đối với các thính giả của Người. Qua Đức Kitô, Năm Hồng Ân tiếp diễn trong hiện tại và nó diễn ra qua chúng ta. Qua Bí tích Rửa tội và Bí tích Thêm sức, chúng ta được sai đi để công bố Năm Hồng Ân.

Trong ánh sáng của tự do mà Đức Kitô đã ban cho chúng ta, làm cách nào chúng ta có thể trở nên khí cụ của đời sống mới cho người khác? Chúng ta đã có sức mạnh để mang lại tự do cho con người, trong gia đình của mình, trong đám bạn và đồng nghiệp bằng cách tha thứ cho những ai đã xúc phạm đến chúng ta; bớt khắt khe với họ; nâng đỡ những ai đang nỗ lực muốn thay đổi. Chúng ta cũng có thể làm việc theo những chương trình giúp giải thoát con người khỏi sự nghèo đói, khỏi nghiện ngập và bất công. Chúng ta không chỉ được giải thoát. Hơn thế nữa, chúng ta được tự do để thực hiện mục đích ngay lành, loan báo Tin Mừng cho những người bị tù đày dưới bất cứ hình thức nào.

Tuần trước, ông Gioan Tẩy giả đã xuất hiện trong những câu mở đầu của Tin Mừng thánh Máccô. Hôm nay ông lại xuất hiện lần nữa, lần này ông được thánh sử Gioan mô tả. Khi những nhân vật quan trọng bước vào chính trường thế giới hay những cuộc tranh luận để được bầu vào chức vụ nào đó, chúng ta thường nghe họ thao thao về những thành tựu của họ. Chắc chắn thánh Gioan cũng xứng đáng và có thể đòi được ca ngợi, sau hết, chúng ta nói cho biết rằng: “Gioan được Thiên Chúa sai đến”.

Nhưng tác giả Tin Mừng có vẻ muốn giảm thiểu tầm quan trọng của Gioan Tẩy giả và giới hạn vai trò của ông. Trước hết, ông được mô tả không phải là “ánh sáng”. Sau đó, khi được các nhà cầm quyền Dothái hỏi: “Ông là ai?” Ông trả lời rằng “tôi không phải” như những gì người ta nghĩ. Ông không phải là Đấng Kitô, cũng chẳng phải là Êlia. Trong cuộc đời của mình, ông Gioan Tẩy giả đã thu hút một lượng người đáng kể và hăng say theo ông suốt đời. Vì thế, tác giả Tin Mừng đang cố gắng sửa mọi thứ cho thẳng, vì ngay khi sách Tin Mừng cuối cùng này được viết ra thì cũng có người xem Gioan cao trọng hơn Đức Giêsu. Sau hết, họ đã cho rằng, chẳng phải Đức Giêsu đã làm theo lời Gioan lúc chịu phép rửa của ông sao?

Mục đích của ông Gioan Tẩy giả là giới thiệu Đức Giêsu cho người ta biết và rồi nhường chỗ cho Người. Những người chất vấn ông không biết ông là ai. Qua Tin Mừng này, những vấn đề đặt ra cho Gioan thì cũng được đặt ra cho Đức Giêsu. Đức Giêsu sẽ kéo mọi người đến với Người, vì họ nhận ra nơi Người vòng tay yêu thương của Thiên Chúa. Những người khác cũng sẽ đặt ra cho Ngài nhiều vấn đề; không phải là những câu hỏi chất vấn, nhưng là những vấn đề nhằm dồn Người vào đường cùng. Người sẽ giải đáp những vấn đề của họ, nhưng tâm hồn khép kín và tâm trí của họ sẽ không mở ra để bước vào mối tương quan niềm tin với Ngài.

Mỗi chúng ta cũng có phận sự khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Giống như Gioan Tẩy giả, chúng ta phải dọn đường cho Đức Kitô. Trước hết, Người xếp chúng ta vào hàng chứng nhân của Người – “làm chứng về ánh sáng”. Chúng ta có nghĩa vụ làm chứng cho sự hiện diện của Người giữa chúng ta, đặc biệt là nơi những người nghèo và những người hèn mọn.

Chúng ta sẽ mừng sinh nhật của Đức Kitô trong hai tuần nữa. Nhưng lưu ý cách chúng ta đã quan tâm thế nào đến Người như một người trưởng thành trong những đoạn Tin Mừng của Mùa Vọng. Trong đó có một thông điệp: trước tiên chúng ta phải được Đức Kitô trưởng thành lôi cuốn và biến đổi. Sau đó chúng ta sẽ thấy được ý nghĩa về việc Người sinh ra giữa chúng ta. Nếu Người không biến đổi cuộc đời chúng ta và chúng ta không đón nhận đường lối của Người, thì hài nhi trong máng cỏ sẽ chỉ là một đứa trẻ đáng yêu được trưng bày trong một khung cảnh đẹp như tranh nơi những cửa sổ của tiệm tạp hóa và trên những tấm thiệp chúc mừng.

Chuyển ngữ:: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp


3rd SUNDAY OF ADVENT (B)
Isaiah 61:1-2a, 10-11; I Thess. 5: 16-24; John 1: 6-8, 19-28

Believers familiar with the New Testament will recognize the Isaiah reading today. In Luke’s gospel (4:14–30) Jesus begins his public ministry in the synagogue in Nazareth. He had been invited to read and comment on the Scriptures. When he was handed the book of the prophet Isaiah, Luke says, "He unrolled the scroll and found the passage where it was written…." It seems Jesus deliberately chose this passage from Isaiah. After he read it he sat down and the congregants’ eyes were fixed on him. Then Jesus gives probably the shortest sermon ever preached, "Today, this scripture has been fulfilled in your hearing" (Luke 4:21).
Hearing Isaiah’s prophecy today we Christians can’t help but relate it to Jesus. By choosing it as his inaugural preaching Jesus revealed how he understood himself. He saw himself in the role of a servant. He will not rule from power, but will release us from sin by the powerlessness of a slave who will suffer.
Perhaps less familiar to Christian readers in the Isaiah passage is a phrase that would jump off the page for our Jewish sisters and brothers. The messenger, Isaiah says, comes "to announce a year of favor from the Lord" (6:2). The servant of God will come to declare a Jubilee year to exiles and those imprisoned. The Jubilee was to be the greatest year of all sabbatical years. A sabbatical year happened every seven years, but a Jubilee year was every seven sabbaticals – every 49 years.
During the sabbatical year the land was to be left fallow; slaves set free and debts canceled. During the Jubilee the land was to be returned to its original owners. So, impoverished land owners, who may have sold their land during times of dire need, would receive their land back. There would be no accumulation of wealth and vast land holdings. (What would Isaiah say about the separation in our country between the very rich and the rest of the nation–the 1% and the 99%?) It’s not surprising that the Jubilee year was most likely never observed in Israel.
But the Jubilee year became identified with some future ideal time when the Messiah would arrive and fulfill long-held hopes. Imagine the reaction of the people in the synagogue when Jesus proclaimed this reading from Isaiah and added his succinct announcement, "Today this scripture has been fulfilled in your hearing." Jesus’ hearers must have thought him mad or presumptuous to make such a claim about himself. "The whole audience was filled with indignation" (4:25). Then, Luke tells us, they led Jesus to the brow of the hill "to hurl them over the edge" (4:29).
We haven’t experienced the cancellation of financial indebtedness, nor the ripping up of mortgages in our time – wouldn’t that be extraordinary! But we believe Jesus fulfilled Isaiah’s prophecy. Don’t we feel the hope and joy the prophet’s passage is meant to stir up? He holds out the promise for us that the past can be put aside and a new day begun. Comfort is offered to broken hearts; wholeness promised to those shattered. Who can possibly bring the healing and restoration we have so often attempted on our own – without success? Only God’s Anointed can and he is coming to bring forth new shoots of justice. Our response on seeing this can only be praise. ("So will the Lord God make justice and praise spring up before all nations.")
Prophets like Isaiah and Jesus are revolutionaries; they call for a complete change in the social order as it is. That’s not what the well-established and oppressors want to hear. It’s no wonder they want to kill prophets. What Isaiah promised and Jesus fulfilled we, the church, are called to continue. We must preach good news to prisoners and oppressed not only in words, but through our deeds. And for that we too might have to suffer the consequences.
Through Isaiah and the Christ we are invited to stand with God who wants an end to injustice and all that afflicts God’s creatures. This Advent text offers hope for personal and community transformation and assures us that God will work with us as we attempt to bring about what Isaiah envisioned and Christ came to fulfill – justice, healing and peace throughout the world.

The servant who speaks in this passage has been given a vocation to serve all the human community. The Spirit of God is the source of the servant’s power. How else could such a task be accomplished, except by the anointing of God’s own Spirit? God has planned good news for all and it is to be accomplished by a human agent – the Christ. And by whom else? By those of us who are baptized in Christ’s name and anointed by his Spirit. What was a dream expressed by Isaiah and begun by Jesus, is now ours to continue.
Jesus’ announcement of the Jubilee year was not a once-only event. Nor did it come suddenly upon his hearers. Through Christ the Jubilee continues to happen in the present and it happens through us. Through our baptism and confirmation we are sent to proclaim the year of favor.

In the light of the freedom Christ has given us, how can we be instruments of new life for others? We already have the power to set people free, in our own families, circle of friends and co-workers by: forgiving those who have offended us; being less demanding on them; supporting individuals in their efforts to change. We can also work with programs that set people free from poverty, addictions and injustice. We have not just been set free. Rather, we are free FOR some good purpose, some announcement of good news for those imprisoned in any way.

John the Baptist appeared last week in the opening verses of Mark’s gospel. Once again he appears today, this time he is described by John, the Evangelist. When important figures enter onto the world stage, or in national debates for elected office, we usually hear a litany of their achievements. John certainly would deserve and could claim accolades, after all, we are told "John was sent from God."

But the Evangelist seems to be subverting the Baptist’s importance and limiting his role. He is first described as not being "the light." Then, when asked by the Jewish authorities, "Who are you?" He responds with "I am not" statements. He is not the Christ… not Elijah. The Baptist had attracted a considerable and excited following in his lifetime. So the Evangelist is trying to set things straight, because even when this last gospel was written there were those who saw John as superior to Jesus. After all, they would argue, didn’t Jesus defer to John at his baptism?

John the Baptist’s purpose was to point to Jesus and then step aside. Those questioning him do not understand who he is. Throughout this gospel the questions put to John are put to Jesus. Jesus will draw people to himself because they saw in him the embrace of God’s love. Others will just have questions to put to him; not the questions of searching inquirers, but questions intended to corner him. He will answer their questions, but their closed hearts and minds will not be open to entering into a relationship of faith with him.

Each of us has our baptismal task. Like John the Baptist we are to prepare a way for Christ. He ranks first, we are his witnesses – "witnesses to the light." We are charged to give witness to his presence among us, especially in the poor and the least.

We will celebrate the birth of Christ in two weeks. But notice how much attention is given to him as an adult in these gospel passages of Advent. There is a message in that: we must first be drawn to and changed by the adult Christ. Then we will see the significance of his birth among us. Unless he has changed our life and we have absorbed his ways, the infant in the manger will just be a cute baby displayed in a picturesque setting in department store windows and on greeting cards.





 
Hài đồng Giêsu, món quà tuyệt vời
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:11 08/12/2011
LỄ CHÚA GIÁNG SINH, năm B ( LỄ ĐÊM )
Lc 2, 1-14

Đêm nay, nhân loại trên khắp thế giới hướng về Bêlem như trung tâm của đức tin Kitô giáo, bởi vì con người trở về Bêlem không do óc tưởng tượng nhưng là một việc thực tế : một Hài Nhi đã giáng sinh cho con người, cho nhân loại. Bêlem nơi Chúa sinh ra là trung tâm đức tin của con người. Hang lừa máng cỏ là trung tâm của việc mừng lễ Giáng sinh của con người, của chúng ta. Tiếng hát của các thiên thần khi xưa: ” Vinh danh Thiên Chúa trên Trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm “ ( Lc 2, 14 ) như vẫn vang vọng trong đêm Giáng Sinh và rồi các mục đồng bảo nhau :” Nào chúng ta sang Bêlem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết “ ( Lc 2, 15 )

Nhân loại đêm nay vẫn trở về Bêlem để như các mục đồng năm xưa đã thấy một thực tế, một sự lạ lùng vô kể. Đến nơi, họ gặp bà Maria, Ông Giuse, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ ( Lc 2,16 ). Đích thực, đây là Mầu nhiệm đức tin và là mầu nhiệm của tình thương. Những chú mục đồng không học thức, vô danh tiểu tốt khi thấy sự việc lạ lùng như thế, đã kể lại cho nhiều người điều họ đã được nói về hài nhi :” Anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ “ ( Lc 2, 12 Máng cỏ có ý nghĩa vì đức tin. Chính thiên thần đã nói với các mục đồng :” Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít, Người là Đấng Kitô Đức Chúa” ( Lc 2, 11 ). Trẻ sơ sinh được đặt trong máng cỏ chính là Cứu Chúa. Do đó, Giáng Sinh chính là trở về với Mầu nhiệm Nhập thể, trở về với đức tin để nhận ra trẻ thơ mới sinh được đặt trong máng cỏ nơi hang Bêlem là Hài Nhi Giêsu, Đấng Cứu Thế.

Đức tin cho chúng ta hiểu về Mẹ Maria, một cô thôn nữ nghèo nhưng được Thiên Chúa chọn lựa làm Mẹ của Chúa Giêsu và làm Mẹ của chúng ta. Đức tin giúp chúng ta nhận ra thánh Giuse, một Người công Chính đã được Thiên Chúa tuyển chọn để bênh vực Đức Mẹ và dưỡng nuôi Chúa Giêsu. Các mục đồng là những người đầu tiên đã gặp Chúa Cứu Thế và kể lại về những điều họ đã biết về Hài Nhi Giêsu cho những người khác. Nhờ đức tin, nhân loại và mọi người chúng ta sẽ nghiệm ra những điều kỳ diệu nơi hang đá Bêlem và những gì xẩy ra khi vua Hêrôđê tìm giết Hài Đồng Giêsu. Nhờ đức tin cả cuộc hành trình tiến về Quê trời luôn có ý nghĩa cao vời.

Ngôn sứ Isaia đã viết :” Mọi dân nước đã đi trong tối tăm sẽ nhìn thấy ánh sáng lớn lao “. Giáng sinh là lễ ánh sáng bởi vì chính Con Thiên Chúa đem ánh sáng đến cho nhân loại. Ánh sáng là đặc ân đức tin và đức tin đã biến đổi mọi sự.

Giáng sinh là quà tặng vô giá Thiên Chúa tặng ban cho con người, cho nhân loại chính Con Một Yêu Dấu của Ngài :” Đức Giêsu là quà tặng quí giá nhất Thiên Chúa trao gởi cho con người “ ( Ga 3, 16 ) hoặc :” Tất cả chúng ta hãy vui mừng trong Chúa. Vì Đấng Cứu Độ chúng ta đã sinh xuống gian trần. Hôm nay từ cõi trời cao thẳm, Bình an đích thực đến giữa chúng ta “. Vâng, Đức Giêsu trong đêm Giáng sinh đã đem lại cho thế giới một Tin Mừng : Thiên Chúa chính là Cha của chúng ta, còn chúng ta là anh chị em với nhau.

Xin dùng bài thơ của một thi sĩ vô danh để nói về sự thách đố của Mầu Nhiệm Giáng Sinh :

“ Khi bài ca của các thiên thần ngừng bặt,
khi ngôi sao trên bầu trời đã đi khỏi,
khi các vua chúa và hoàng tử đã ở nhà,
khi các mục đồng đã cùng đàn súc vật trở về,
thì công việc Giáng Sinh mới bắt đầu :

để tìm lại những gì đã mất,
để hàn gắn những gì đã gẫy,
để người đói được ăn no,
để tù nhân được giải phóng,
để các nước xây dựng lại,
để đem lại hòa bình đến với mọi người,
để hòa nhạc bằng trái tim “.

Lạy Chúa, Chúa đã sai Con Một Chúa là nguồn ánh sáng thật đến soi chiếu trần gian làm cho đêm cực thánh này bừng lên rực rỡ. Xin cho chúng con ngày nay ở dưới thế được mầu nhiệm Giáng sinh soi dẫn mai sau cũng được cùng Con Một Chúa hưởng vinh phúc trên trời.Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh thần đến muôn thuở muôn đời “ ( Lời nguyện nhập lễ thánh lễ đêm Giáng Sinh ).
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Ông Bà Cô Bác Anh Chị Em cảm nghiệm thế nào về lễ Giáng Sinh ?
2.Ngôn sứ Isaia đã cho chúng ta thấy thế nào về Chúa Giêsu ?
3.Máng cỏ tượng trưng cho gì ?
4.Đức tin có cần cho việc nhận biết mầu nhiệm Giáng Sinh ?
 
Tìm gặp Chúa trong vị thế của mình
Lm Trần Bình Trọng
08:28 08/12/2011
Chúa Nhật 3 Mùa Vọng, Năm B (Is 61:1-2, 10-11; 1Tx 5:16-21; Ga 1:6-8, 19-28)

Vào thời Chúa Giêsu tại thế, người ta đã chán ngấy tình trạng xã hội suy đồi bên đất Pa-lét-tin. Đời sống những nhà lãnh đạo tôn giáo cũng như dân sự thì truỵ lạc. Còn trên bình diện chính trị thì đất nước của họ bị phân chia và bị đế quốc La mã cai trị, nên họ mong đợi Ðấng Cứu thế đến hơn bao giờ hết.

Và theo quan niệm của dân chúng, thì Đấng Cứu thế đến sẽ giải thoát họ khỏi ách nô lệ người ngoại bang, khiến cho đất nước của họ trở nên giàu mạnh, và dân tộc họ vượt lên hàng bá chủ hoàn cầu. Vì thế sứ điệp rao giảng sám hối của Gioan tiền hô để dọn đường cho Ðấng Cứu thế đến đã làm khơi dậy một niềm vui phấn khởi của dân Do thái. Sở dĩ có như vậy là vì qua bao nhiêu thế hệ, họ đã bị quyền lực ngoại bang áp đảo: dưới ách thống trị của đế quốc Ba tư, dưới ách nô lệ của người Ai cập, dưới ách đô hộ của dân Xyria và dưới ách cai trị của đế quốc La mã.

Một nhóm người, chán nản cảnh suy sụp và vô luân trong xã hội, rút lui vào sa mạc Qumran xứ Giuđê gần Biển Chết, tuyên thệ để tài sản làm của chung, sống đời cầu nguyện, chiêm niệm và học hỏi Thánh kinh. Theo suy đoán có căn cứ thì ông Gioan tiền hô thuộc nhóm người sống trong cộng đồng tu này vì khi rao giảng phép rửa thống hối, ông ta xuất hiện từ sa mạc xứ Giuđê. Như vậy nếu theo quan niệm của quần chúng về đấng cứu thế, thì ông Gioan tiền hô cũng có thể mạo nhận cho mình là đấng Cứu Thế, nhất là sứ điệp rao giảng của ông có sức lôi cuốn mãnh liệt. Tuy nhiên khi dân chúng cử một số thượng tế và các thầy Lêvi đến hỏi xem ông là ai, thì được ông trả lời: Tôi không phải là Ðấng Kitô (Ga 1:20). Hay ông là ông Êlia chăng? Tôi không phải là Elia (Ga 1:21). Vậy ông có phải là vị một ngôn sứ không? Tôi cũng không phải (Ga 1:21). Và ông nói: Tôi là tiếng người hô trong hoang địa: Hãy sửa đường ngay thẳng cho Ðấng cứu thế đến như ngôn sứ Isaia đã loan báo (Ga 1:23).

Những người tư tế được cử đến hỏi Gioan hẳn phải biết ông Gioan không phải là nhân vật tầm thường bởi vì cha ông là Dacaria cũng là một tư tế được thấy hiện tượng lạ trong Đền thờ về ông Gioan. Thế mà ông Gioan chỉ trả lời cách trung thực và khiêm tốn như vậy. Rồi mấy người Pharisêu trong nhóm lại hỏi tại sao ông làm phép rửa, nếu ông không phải là Ðấng Kitô. Gioan trả lời: Tôi làm phép rửa trong nước ... Người sẽ đến sau tôi, và tôi không đáng cởi quai dép cho Người (Ga 1:26-27).

Tại sao dân chúng lại hỏi xem Gioan tiền hô có phải là Êlia không? Thưa lí do là thế này. Theo ngôn sứ Malakhi, thì ngôn sứ Êlia sẽ trở lại trước khi Ðấng cứu thế xuất hiện (Ml 3:23). Nhiều người đương thời Chúa Giêsu cũng tin như vậy, chẳng hạn như các kinh sư (Mt 17:10; Mc 9:11). Họ tưởng rằng Gioan là Êlia tái xuất hiện vì ông cũng bận giống như ông Êlia: Mặc áo lông lạc là, thắt lưng bằng giây da (Mc 1:6; 2V 1:8) và khi rao giảng, giọng nói của ông cũng như thét ra lửa. Khi Chúa Giêsu nói Gioan chính là Êlia (Mt 11:14; 17:12-13, Mc 9:13), Chúa muốn nói Gioan đến trong tinh thần của Êlia. Ðó chính là điều mà sứ thần của Chúa nói về Gioan tiền hô là con của ông Dacaria như sau: Cháu sẽ đi trước mặt Người, đầy thần khí và uy quyền của ngôn sứ Êlia (Lc 1:17). Và tại sao họ còn hỏi xem Gioan có phải là vị ngôn sứ không và họ ám chỉ về ngôn sứ nào? Thưa sự thể là thế này. Sách Ðệ Nhị luật có bàn đến một vị ngôn sứ sẽ xuất hiện giữa họ để giúp họ (Ðnl 18:15). Căn cứ vào đó mà họ mong đợi vị ngôn sứ đến giúp họ tham dự vào kỉ nguyên của Ðấng Thiên sai.

Theo tông đồ thánh sử Gioan, thì ông Gioan tiền hô được sai đến làm chứng về ánh sáng (Ga 1:7, 8). Ðó là ánh sáng cứu độ trần gian, ánh sáng ban sự sống và ánh sáng chân lí. Ðó là ánh sáng giải thoát đã được ngôn sứ Isaia loan báo hơn năm trăm năm về trước cho dân chúng đang bị lưu đầy bên Babylon. Bấy giờ ngôn sứ Isaia có thấy rõ được ý nghĩa trọn vẹn và thực sự của cuộc giải thoát hay không, thì không phải là điều quan trọng. Ðiều quan trọng là khi mở đọc bài sách Isaia hôm nay (Is 60:1-2) trong hội đường Nadarét, Ðấng cứu độ trần gian công bố là Người đến để hoàn tất lời tiên tri này. Còn Gioan tiền hô chỉ đến để làm chứng cho ánh sáng giảỉ thoát và cứu độ mà thôi.

Giả sử Gioan tiền hô qui công về cho mình, cũng khoe khoang, mạo nhận mình là Ðấng cứu thế, thì ông đã mất hết công nghiệp trước mặt Thiên Chúa. Theo Thánh kinh ghi lại thì Gioan tiền hô đã nhận chân được vị thế của mình trước mặt Ðấng tối cao. Ông chủ trương Ðấng Kitô phải rạng rỡ thêm, còn ông phải lu mờ dần đi (Ga 3: 30) nghĩa là Ðấng Kitô phải được vinh danh, còn ông phải lui vào bóng tối.

Bài học mà Gioan tiền hô dạy ta sửa soạn đón mừng Ðấng cứu thế đến là biết chấp nhận: chấp nhận sự thật về mình, chấp nhận vị thế, thế đứng và giới hạn của mình, không giả tạo, không qui công về cho mình cái mà mình không có, điều mà mình không làm. Hôm nay Giáo hội dùng những bài Thánh kinh chứa đựng những lời lẽ khích lệ, bảo ta hãy vui lên, vì ngày giờ cứu rỗi đã gần. Còn Gioan tiền hô thì dạy ta làm sao để tạo cho mình niềm vui chấp nhận để dọn đường đón mừng Ðấng cứu thế. Là người tín hữu ta phải học hỏi với Gioan tiền hô để nhận biết mình, chấp nhận bản thân và hoàn cảnh. Nếu không, ta có thể trở thành những người bất mãn. Thái độ bất mãn sẽ làm cản trở cho việc Chúa đến trong tâm hồn.

Vậy chỉ khi nào ta bằng lòng chấp nhận vị thế, chỗ đứng, giới hạn của mình trong tâm tình biết ơn Ðấng tạo dựng, ta sẽ có được tâm hồn ai vui, không bận tâm về mình, để có thể mở rộng tâm hồn đón mừng Ðấng Cứu thế.

Lời cầu nguyện xin cho được biết vị thế của mình:

Lạy Chúa, Chúa là Ðấng sáng tạo muôn loài muôn vật.
Xin cho con nhận thức được rằng:
Con chỉ là đất sét, còn Chúa mới là thợ gốm.
Chúa muốn con thành dụng cụ gì,
là do bàn tay tác tạo của Chúa.
Như Gioan tiền hô, không mạo nhận,
xin dạy con biết sống trung thực với lòng mình,
để con cảm nghiệm được niềm vui
đón chờ Chúa đến. Amen.


(Trích từ trang Nhắc lại ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

VATICAN, ngày 7, tháng 12, 2011 (Zenit.org).- Hôm nay Đức Thánh Cha Benedict XVI khuyến khích các cặp vợ chồng hay noi gương Gia Đình Thánh Gia tại Nazareth.

Đức Thánh Cha nói về Đức Mẹ và Nazareth vào cuối buổi triều kiến chung hôm nay, trong lúc ngài chào mừng giới trẻ, các bệnh nhân và các cặp vợ chồng mới cưới theo thông lệ.

Ngài đề cập đến ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ngày thứ năm, nói rằng lễ này “nhắc nhớ chúng ta về sự việc Đức Mẹ đặc biệt tuân theo kế hoạch Cứu Chuộc của Thiên Chúa.”

Đức Thánh Cha nói: "Mẹ đã được gìn giữ khỏi mọi bóng tối của tội lỗi, để có thể trở nên nơi trú ngụ thánh thiêng vẹn tuyền cho Ngôi Lời Nhập Thể, Mẹ luôn luôn hoàn toàn trông cậy nơi Chúa.”

Ngài tiếp: "Các bạn trẻ thân mến, xin hãy cố gắng bắt chước Mẹ với những trái tim trong sạch tinh tuyền, hãy để cho Thiên Chúa nhào nắn các bạn, vì Người cũng có ý định làm ‘nên những việc trọng đại’ nơi các bạn. (xem Luca 1:49)."

Đức Thánh Cha khuyên các bệnh nhân hãy chạy đến với Mẹ để được trợ giúp trong việc cậy trông vào Chúa Giêsu, “Người biết rõ những nỗi đau khổ của các bạn, và Người, bằng cách kết hiệp những nỗi đau của các bạn với những đớn đau Người gánh chịu, dâng lên Thiên Chúa để cho thế gian được cứu rỗi."

Ngài kết luận: "Và các bạn, những cặp vợ chồng mới cưới, đang mong muốn xây dựng mái nhà trên ân sủng của Thiên Chúa, xin hãy làm cho gia đình của các bạn giống như Thánh Gia tại Nazareth, một mái ấm đầy tình yêu và lòng hiếu thảo."
 
Viên chức Vatican chính thức kêu gọi Ngày Thế giới chống Kitô hữu bị bách hại
Đồng Nhân
15:47 08/12/2011
Có đến 200 triệu Kitô hữu bị chịu khổ vì phân biệt đối xử

Vilnius, Lithuania - Một quan chức Vatican kêu gọi một Ngày Thế Giới chống bạo lực và đàn áp Kitô giáo, nói rằng có thể có hơn 200 triệu Kitô hữu bị phân biệt đối xử.

Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, thư ký của Tòa Thánh về Quan hệ với các nước, nói trước Hội đồng Bộ trưởng lần thứ 18 của Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu (OSCE) được tổ chức tuần này tại Vilnius, Lithuania.

Tổng giám mục cam kết của Tổ chức bảo vệ quyền tự do cơ bản và các quyền con người, một trong số đó là quyền tự do tôn giáo. "Quyền tự do tôn giáo, mặc dù liên tục được công bố bởi cộng đồng quốc tế, cũng như trong hiến pháp của hầu hết các quốc gia, nhưng ngày nay vẫn tiếp tục bị vi phạm rộng rãi ", Ngài than phiền.

Chính Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhắc lại, trong thông điệp của Ngài trong Ngày Hòa bình thế giới năm nay, nói rằng “các Kitô hữu là nhóm tôn giáo bị bách hại nhiều nhất vì đức tin của mình", vị tổng giám mục lưu ý.

Theo Đức Tổng Giám Mục Mamberti, "có thể là hơn 200 triệu Kitô hữu, thuộc các cộng đồng Kitô giáo khác nhau, họ là những người đang gặp khó khăn vì cơ cấu pháp lý và văn hóa dẫn đến phân biệt đối xử chống lại họ." Vì lý do này, TGM Memberti đề nghị tổ chức một Ngày Quốc tế chống lại cuộc đàn áp và phân biệt đối xử của các Kitô hữu như là "một dấu hiệu quan trọng rằng các chính phủ sẵn sàng để đối phó với vấn đề nghiêm trọng này."

Nạn buôn bán người và vấn nạn di dân

Đức Tổng Giám Mục Mamberti cũng đã nói về vấn đề buôn bán người, đặc biệt là của phụ nữ và trẻ vị thành niên, khai thác tình dục cũng như khai thác lao động và nô lệ tại gia, mà nay đã trở thành một ngành "kinh doanh toàn cầu mạnh mẽ liên quan đến nhiều quốc gia, từ nơi xuất xứ, việc quá cảnh, và quốc gia tiếp nhận. Để chống lại tai họa buôn bán người với quyết tâm lớn hơn và hầu mang lại nhiều kết quả cụ thể hơn thì cần một quy tụ những nỗ lực cần thiết: một ý thức tập trung vào phẩm giá độc đáo của mỗi người, qui định hình phạt chắc chắn cho nạn buôn người, đấu tranh chống tham nhũng,. .. và các phương tiện thông tin đại chúng cần công bằng trong việc báo cáo những thiệt hại tạo ra bởi việc buôn bán người. "

Về chủ đề di dân, vị tồng giám mục ghi nhận sự cần thiết phải hỗ trợ việc đoàn tụ của người di dân và người di cư với gia đình của họ, vì "gia đình đóng một vai trò cơ bản trong quá trình hội nhập, tạo sự ổn định cho sự hiện diện cho người nhập cư trong môi trường xã hội mới. .. Người di dân, nhận thức được quyền của mình, có thể cảm thấy được an toàn hơn và sẵn sàng phục vụ và đóng góp tài năng của họ; và cộng đồng tiếp nhận họ, được có thông tin đầy đủ và tôn trọng các quyền này, họ sẽ cảm thấy tự do hơn trong việc mở rộng đoàn kết để cùng nhau xây dựng một tương lai chung. "
 
ĐTC chủ sự kinh Truyền tin và viếng đài Đức Mẹ Vô Nhiễm
LM Trần Đức Anh OP
16:43 08/12/2011
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi các tín hữu để cho ân sủng tràn đầy của Thiên Chúa chiếu tỏa trong cuộc sống của mình.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài huấn dụ ngắn tại buổi đọc kinh Truyền Tin trưa 8-12-2011, lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội, với hàng chục ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Sau khi giải thích nhắc đến lời tuyên tín của Đức Piô 9 Giáo Hoàng về mầu nhiệm Đức Mẹ vô nhiễm, ĐTC khẳng định rằng chân lý đức tin này được chứa đựng trong lời của Tổng Lãnh Thiên Thần Grabiel chào Đức Maria: ”Hỡi Bà đầy ân phúc, Chúa ở cùng Bà” (Lc 1,28). Thành ngữ ”đầy ân phúc” chỉ công trình tuyệt vời của tình yêu Thiên Chúa, Đấng đã muốn trả lại cho chúng ta sự sống và tự do đã bị mất vì tội lỗi, qua trung gian Con Duy Nhất của Ngài, nhập thể, chịu chết và sống lại..”

ĐTC cũng nhận xét rằng ”Cả chúng ta cũng được ban ”tràn đầy ân sủng”, điều mà chúng ta phải làm rạng người trong cuộc sống chúng ta, vì thánh Phaolô đã viết, ”Cha của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta đã chúc lành cho chúng ta bằng mọi phúc lành thiêng liêng.. đã chọn chúng ta trước khi tạo thành thế giới, để chúng ta được thánh thiện và không tỳ ố.. Ngài tiền định cho chúng ta được trở nên dưỡng tử của Ngài” (Ep 1,3-5). Ơn nghĩa tử này chúng ta nhận lãnh nhờ Giáo Hội, trong ngày chúng ta chịu phép rửa. Về điểm này, thánh nữ Hildegarde di Bingen đã viết: ”Vì thế, Giáo Hội là người Mẹ đồng trinh của mọi tín hữu Kitô. Do sức mạnh thầm kín của Thánh Linh, Mẹ chịu thai và sinh các tín hữu, trao tặng Thiên Chúa cho họ để họ cũng được gọi là con Thiên Chúa” (Scivias visio III, 12: CCCL Continuatio Mediaevalis XLIII, 1978, 142).

Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC đặc biệt chào các thành viên Hàn lâm viện Tòa Thánh về Đức Mẹ Vô Nhiễm, và nhắc đến Đức Cố HY Maria Deskur người Ba Lan, đã làm chủ tịch Viện này trong nhiều năm.

Viếng tượng đài Đức Mẹ

Lúc 4 giờ 15 chiều cùng ngày hôm qua, theo truyền thống lâu đời từ các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm, ĐTC đã đến Quảng trường Tây Ban Nha đặt vòng hoa và cầu nguyện trước tượng đài Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội, đối diện với trụ sở của Bộ truyền giáo.

ĐHY Agostino Vallini, Giám quản Roma, hai vị Hồng Y Tây Ban Nha, Đức TGM Filoni và Savio Hàn Đại Huy, Tổng trưởng và Tổng thư ký Bộ truyền giáo, cùng với Ông thị trưởng Gianni Allemano của thành Roma, nhiều quan chức đạo đời và đông đảo tín hữu đã chào đón ĐTC. Đặc biệt có hàng chục anh chị em bệnh nhân ngồi trên ghế lăn gần cột đài.

Mọi người đã nghe đọc đoạn sách Khải Huyền về người phụ nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng và đầu đội triều thiên 12 ngôi sao.

Ngỏ lời với các tín hữu sau đó, ĐTC giải thích ý nghĩa tượng Đức Mẹ trên đỉnh cột dựa theo đoạn sách Khải Huyền vừa đọc về người phụ nữ mình mặc áo mặt trời: ”đó là Đức Trinh Nữ Maria được ánh sáng Thiên Chúa bao phủ và sống trong Thiên Chúa. Biểu tượng này diễn tả sự kiện toàn con người của Mẹ là Đấng đầy ân sủng, đầy tràn tình yêu Thiên Chúa.”

“Người phụ nữ trong sách Khải Huyền mình đạp mặt trăng biểu tượng chết chóc và thân phận hay chết. Mẹ Maria được hoàn toàn liên kết với chiến thắng của Chúa Giêsu Kitô, Con của Mẹ, trên tội lỗi và sự chết; Mẹ được giải thoát khỏi mọi bóng đen của sự chết và hoàn toàn tràn đầy sự sống.... Ngoài ra, trong thị kiến Khải Huyền, còn có một chi tiết nữa: trên đầu phụ nữ mặc áo mặt trời có triều thiên 12 ngôi sao. Dấu chỉ này tượng trưng 12 chi tộc Israel và có nghĩa là Đức Trinh Nữ Maria ở giữa lòng Dân Chúa, toàn thể cộng đoàn các thánh”.

ĐTC áp dụng hình ảnh Mẹ Maria người phụ nữ Khải Huyền vào Giáo Hội, cộng đoàn Kitô trong mọi thời đại. Phụ nữ ấy mang thai, có nghĩa là mang trong mình Chúa Kitô, và phải sinh Người ra cho thế giới.. Chính vì Giáo Hội mang Chúa Giêsu, nên Giáo Hội gặp phải sự chống đối của đối thủ tàn ác, tượng trưng bằng con rồng đỏ khổng lồ (Kh 12,3). Con rồng đó vốn đã bị chiến bại trên trời, nay đang tấn công người phụ nữ là Giáo Hội, trong sa mạc trần thế. Nhưng trong mọi thời đại, Giáo Hội được ánh sáng và sức mạnh của Chúa nâng đỡ, được Chúa nuôi dưỡng trong sa mạc bằng bánh Lời Chúa và Thánh Thể. Vì thế, trong mọi sầu muộn, qua mọi thử thách, Giáo Hội chịu bách hại, nhưng rốt cuộc Giáo Hội chiến thắng. Chính vì thế Cộng đồng Kitô giáo là sự hiện diện, là bảo đảm tình yêu của Thiên Chúa chống lại mọi ý thức hệ oán thù và ích kỷ”.

ĐTC cũng nhắc nhở rằng ”Cạm bẫy duy nhất mà Giáo Hội có thể và phải sợ chính là tội lỗi của các phần tử của mình. Thực vậy, trong khi Mẹ Maria vô nhiễm, không vết nhơ tội lỗi, thì Giáo Hội là thánh, nhưng đồng thời cũng bị mang vết tội lỗi chúng ta. Vì thế, dân Chúa trên đường lữ thứ trần gian, hướng về Mẹ Thiên Quốc và xin Mẹ phù trợ. Giáo Hội cầu khẩn xin Mẹ khích lệ trong nỗ lực sống theo tinh thần Kitô, xin Mẹ nâng đỡ niềm hy vọng. Chúng ta đang cần điều ấy, nhất là trong thời điểm rất khó khăn cho Italia, cho Âu Châu, và nhiều miền khác trên thế giới. Xin Mẹ Maria giúp chúng ta thấy rằng có một ánh sáng bên kia đám mây mù như đang bao trùm thực tại. Vì thế cả chúng ta, nhất là trong dịp lễ này, không ngừng tín thác cầu xin Mẹ phù giúp: ”Lạy Mẹ Maria, không vướng mắc tội lỗi, xin cầu cho chúng con đang chạy đến cùng Mẹ!”.

ĐTC làm phép chậu hoa hồng lớn màu trắng được đặt trước tượng đài Đức Mẹ, rồi xông hương tôn kính, trong khi ca đoàn và cộng đoàn hát kinh cầu Đức Mẹ.

Trước khi đến tượng đài Đức Mẹ, ĐTC đã dừng lại trước Nhà Thờ dòng Đa Minh ở đầu đường Condotti để đón nhận lời chào mừng của hiệp hội các nhà doanh thương tại con đường nổi tiếng này. Rồi ngài đi xe bọc kính dọc theo đường này để tới tượng đài, hai bên đường có hàng ngàn tín hữu chào đón (SD 8-12-2011)
 
Bài Giáo Lý của ĐTC Biển Đức, trong cuộc triều yết chung ngày 7-12-2011
Nguyễn Trọng Đa
20:56 08/12/2011
Bài Giáo Lý của ĐTC Biển Đức, trong cuộc triều yết chung ngày 7-12-2011

Bài ca hoan hỉ và lời cầu nguyện của Chúa Giêsu

ROMA - "Việc cầu nguyện mở chúng ta để đón nhận ân sủng của Thiên Chúa, sự khôn ngoan của Chúa, chính là Chúa Giêsu", và như vậy "hoàn thành ý Chúa Cha trên đời sống chúng ta" và "tìm thấy sự nghỉ ngơi", - ĐTC Biển Đức XVI giải thích.

ĐTC Biển Đức XVI đã ban cuộc triều yết chung lúc 10g30 sáng thứ tư ngày 7-12 tại Sảnh đường Phaolô VI ở Vatican, với sự hiện diện của hàng ngàn du khách của Ý và thế giới, trong đó có nhiều ca đoàn và ban nhạc, họ được nhắc đến trong phần giới thiệu các nhóm khác nhau.

Đức Giáo Hoàng tiếp tục bài giáo lý của Ngài về việc cầu nguyện của Chúa Giêsu, trong khuôn khổ "trường học cầu nguyện" của Ngài - như người ta có thể gọi loạt bài giáo lý này – khi Ngài giải thích bài ca hoan hỉ của Chúa Giêsu (Mt 11,25-30; Lc 10,21-22).

Bài Giáo Lý của ĐTC Biển Đức XVI bằng tiếng Ý:

Anh chị em thân mến,

Các thánh sử Mt và Lc (x. Mt 11,25-30 và Lc 10,21-22) đã chuyển giao cho chúng ta một "viên ngọc" của việc Chúa Giêsu cầu nguyện, thường được gọi là "Bài ca hoan hỉ” hoặc "Bài ca hoan hỉ Mêsia". Đây là một lời cầu nguyện tạ ơn và khen ngợi, như chúng ta đã nghe nói. Trong bản gốc tiếng Hi Lạp của các Tin mừng, động từ mà bài ca này bắt đầu, và thể hiện thái độ của Chúa Giêsu đang nói với Chúa Cha, "exomologoumai", thường được dịch là "Con xin ngợi khen " (Mt 11,25 và Lc 10,21).

Nhưng trong các bản văn Tân Ước, động từ này chỉ ra hai điều chính: trước tiên là "biết đến cùng" - ví dụ, thánh Gioan Tẩy Giả yêu cầu các người đến xin Ngài rửa rội hãy biết đến cùng tội lỗi của họ (x. Mt 3:6) - và thứ hai là "xin đồng ý". Cụm từ mà Chúa Giêsu bắt đầu lời cầu nguyện của Ngài chứa đựng sự việc là Ngài biết đến cùng, một cách đầy đủ, hành động của Chúa Cha, và đồng thời sự việc hoàn toàn đồng ý, một cách ý thức và vui vẻ, với cách thức hành động ấy, với kế hoạch của Chúa Cha. Bài ca hoan hỉ là tột đỉnh của một con đường cầu nguyện, nơi đó xuất hiện rõ ràng sự hiệp thông sâu xa và mật thiết của Chúa Giêsu với cuộc sống của Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần, và nơi đó diễn tả tình làm Con Thiên Chúa của Ngài.

Chúa Giêsu nói với Chúa Cha bằng cách gọi là “Cha”. Thuật ngữ này diễn tả nhận thức và sự chắc chắn của Chúa Giêsu về việc mình là “Con”, trong sự hiệp thông thân mật và liên tục với Chúa Cha, và là tâm điểm cùng là nguồn gốc của mọi lời cầu nguyện của Chúa Giêsu. Chúng ta thấy rõ điều này trong phần sau của bài ca, vốn làm sáng tỏ cả đoạn văn. Chúa Giêsu nói: “Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết người Con là ai, trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết Chúa Cha là ai, trừ người Con, và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho” (Lc 10, 22). Vì vậy, Chúa Giêsu khẳng định rằng chỉ có "Chúa Con" thực sự biết Chúa Cha mà thôi. Tất cả sự hiểu biết giữa con người với nhau - tất cả chúng ta có kinh nghiệm trong các mối quan hệ con người - có một hàm ý, một liên kết nội tâm giữa người biết và người được biết, ở một mức độ sâu hơn hoặc ít sâu hơn: người ta không thể biết mà không có hiệp thông của hữu thể.

Trong bài ca hoan hỉ, như trong toàn bộ lời cầu nguyện của Ngài, Chúa Giêsu cho thấy rằng sự hiểu biết thực sự về Chúa bao hàm sự hiệp thông với chính Chúa Cha: vì chỉ trong khi hiệp thông với người khác mà tôi bắt đầu biết người ấy; Chúa Giêsu cũng làm như thế với Chúa Cha: vì chỉ khi tôi có sự tiếp xúc thật sự, chỉ tôi tôi sống hiệp thông, mà tôi có thể biết người ấy. Sự hiểu biết thực sự là dành cho "Chúa Con", Người Con duy nhất luôn luôn ở trong lòng Chúa Cha (x. Ga 1,18), hoàn toàn hiệp nhất với Chúa Cha. Chỉ có Chúa Con thật sự biết Thiên Chúa, vì sống trong sự hiệp thông mật thiết của hữu thể; chỉ có Chúa Con có thể mặc khải thực sự ai là Thiên Chúa.

Danh từ "Cha" được theo sau bởi một danh hiệu khác: "Chúa Tể trời đất". Qua sự diễn tả này, Chúa Giêsu tóm tắt lòng tin vào việc tạo dựng và làm vang dội lại những lời đầu tiên của Kinh Thánh: "Lúc khởi đầu Thiên Chúa sáng tạo trời đất" (St 1, 1). Trong cầu nguyện, Ngài nhắc lại trình thuật vĩ đại của Kinh thánh về câu chuyện tình yêu của Thiên Chúa đối với con người, vốn bắt đầu với hành vi sáng tạo. Chúa Giêsu đi vào trong câu chuyện tình yêu, Ngài là đỉnh cao và hoàn thành câu chuyện ấy. Trong kinh nghiệm của Ngài về cầu nguyện, Thánh Kinh được soi sáng và nhìn thấy mức độ trọn vẹn nhất của nó: công bố mầu nhiệm Thiên Chúa và sự đáp trả của con người đã biến đổi. Nhưng, qua từ ngữ "Chúa Tể trời đất", chúng ta cũng có thể nhận ra cách thức nơi Chúa Giêsu, Đấng mặc khải Chúa Cha, mở ra khả năng cho con người tiếp cận với Thiên Chúa.

Bây giờ chúng ta đặt câu hỏi: Chúa con muốn mặc khải mầu nhiệm của Thiên Chúa cho ai? Đầu bài ca, Chúa Giêsu diễn tả niềm vui của mình, bởi vì ý Chúa Cha là giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn (x. Lc 10,21). Trong cách diễn tả lời cầu nguyện của Ngài, Chúa Giêsu biểu lộ sự hiệp thông của mình với quyết định của Chúa Cha, Đấng mặc khải các mầu nhiệm của Chúa cho người có tâm hồn đơn sơ: ý Chúa Con là một với ý Chúa Cha. Mặc khải Thiên Chúa không đi theo luận lý trần gian, vì theo luận lý này, người có học và quyền thế có các kiến thức quan trọng, và truyền đạt chúng lại cho những người đơn sơ, "người bé mọn”.

Đó là ý Chúa Cha, và Chúa Con chia sẻ ý đó với niềm hoan hỉ. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo nói: “Lời thưa "Vâng, lạy Cha" bộc lộ những gì tận đáy lòng Người, bộc lộ ước muốn "làm đẹp lòng Cha", như vọng lại tiếng "xin vâng" của mẹ Người ngày thụ thai và như khúc dạo đầu cho lời Người sẽ dâng lên Cha trong cơn hấp hối. Toàn thể kinh nguyện của Ðức Giêsu đều chất chứa tâm tình gắn bó yêu thương đối với "mầu nhiệm thánh ý Cha" (Ep 1,9), bằng cả trái tim con người của mình" (2603).

Từ đó có lời khẩn cầu mà chúng ta nói với Thiên Chúa Cha chúng ta: "Xin Ý cha thực hiện dưới đất cũng như trên trời": cùng với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô, chúng ta cũng xin đi vào sự hòa hợp với ý của Chúa Cha, bằng cách trở nên con Chúa. Trong bài ca hoan hỉ, Chúa Giêsu bày tỏ ý Ngài muốn đưa vào trong sự hiểu biết hiếu thảo với Thiên Chúa tất cả những người mà Chúa Cha muốn cho tham dự; và những người chấp nhận quà tặng này, là "những người bé mọn”.

Nhưng “bé mọn”, “đơn sơ” nghĩa là gì? "Sự bé mọn” nào mở con người ra với sự thân tình hiếu thảo với Chúa và đón nhận ý Chúa? Đâu là thái độ nền tảng của việc cầu nguyện của chúng ta? Hãy nhìn "Bài Giảng Trên Núi", trong đó Chúa Giêsu khẳng định: "Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa" (Mt 5,8). Chính sự tinh khiết của tâm hồn cho phép nhìn nhận thánh nhan của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô: là hãy có một tâm hồn đơn sơ như trẻ em, mà không có giả định khép kín mình, hoặc nghĩ rằng mình không cần ai, ngay cả Thiên Chúa.

Thật là thú vị để nhận biết vào dịp nào Chúa Giêsu hoan hỉ bằng bài ca này với Chúa Cha. Trong trình thuật Tin mừng của thánh Mt, chính là niềm vui, bởi vì mặc dù có sự chống đối và từ chối Chúa, có "các người bé mọn" đón nhận lời Chúa và mở lòng ra cho quà tặng đức tin vào Chúa. Quả thế, Bài ca hoan hỉ được đi trước bởi bởi sự tương phản giữa lời khen ngợi của thánh Gioan Tẩy Giả, một trong những "kẻ bé mọn" nhìn nhận hành động của Thiên Chúa trong Ðức Giêsu Kitô (x. Mt 11,2-19), và lời quở trách cho các thành phố ven hồ, “vốn đã chứng kiến phần lớn các phép lạ Người làm mà không sám hối" (x. Mt 11,20-24). Niềm hoan hỉ được nhìn bởi thánh Mt trong tương quan với các lời, mà qua đó Chúa Giêsu đã nhìn thấy tính hiệu quả của lời Ngài và hành động của Ngài: "Đức Giêsu trả lời: ”Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng, và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi” (Mt 11,4-6).

Thánh Luca cũng trình bày bài ca hoan hỉ trong tương quan với một thời điểm khai triển sự loan báo Tin mừng. Chúa Giêsu đã sai "72 môn đệ" đi (Lc 10, 1), và các vị lên đường với một tình cảm lo sợ cho sự thất bại khả dĩ của sứ mạng các vị. Thánh Lc cũng nhấn mạnh sự từ chối ở các thành phố, mà Chúa đã rao giảng và làm các dấu chỉ kỳ diệu. Nhưng 72 môn đệ trở về, lòng đầy niềm vui, bởi vì nhiệm vụ của các vị là một thành công; các vị nhận thấy, nhờ quyền năng của Lời Chúa Giêsu, các tệ nạn của con người bị đánh bại. Và Chúa Giêsu chia sẻ sự hài lòng của họ: "vào giờ ấy", vào lúc ấy, Chúa hân hoan vui mừng.

Có hai điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây. Thánh sử Luca giới thiệu lời cầu nguyện với nhận xét này: "Được Thánh Thần tác động, Đức Giêsu hớn hở vui mừng" (Lc 10, 21). Chúa Giêsu hớn hở vui mừng từ nội tâm của ngài, từ cái Ngài có sâu xa hơn: sự hiệp thông duy nhất của sự hiểu biết và tình yêu Chúa Cha, sự viên mãn của Chúa Thánh Thần. Bằng việc đưa chúng ta vào tình con thảo của Ngài, Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta mở lòng ra với ánh sáng của Chúa Thánh Thần, bởi vì, như Thánh Tông Đồ Phaolô nói, "chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa” (Rm 8,26-27), và Ngài mặc khải tình yêu của Chúa Cha.

Trong Tin Mừng theo thánh Mt, sau bài ca hoan hỉ, chúng ta thấy một trong các lời mời gọi sâu sắc nhất của Chúa Giêsu: "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng" (Mt 11,28 ). Chúa Giêsu kêu gọi mọi người đến với Ngài, với Ngài là Đấng "hiền lành và khiêm nhường trong lòng"; Ngài đề nghị "ách của tôi", con đường của sự khôn ngoan của Tin Mừng, vốn không phải là một học thuyết để học hoặc không là một đề xuất đạo đức, nhưng là Một Con Người để noi theo: chính ngài, Người Con duy nhất hiệp thông trọn vẹn với Chúa Cha.

Anh chị em thân mến, chúng ta đã nếm hưởng một thời khắc sự phong phú trong lời cầu nguyện của Chúa Giêsu. Chúng ta cũng vậy, nhờ ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể nói chuyện với Chúa, trong lời cầu nguyện với tình con thảo, bằng cách gọi thánh danh của Cha, "Abba, Cha ơi". Nhưng chúng ta phải có tâm hồn của người bé mọn, "người có tâm hồn nghèo khó" (Mt 5, 3), để nhận ra rằng chúng ta một mình là không thể đủ, chúng ta không thể tự xây dựng cuộc sống của chúng ta một mình, nhưng chúng ta cần có Thiên Chúa, chúng ta cần phải gặp gỡ Ngài, lắng nghe Ngài, nói chuyện với Ngài. Việc cầu nguyện mở chúng ta ra để đón nhận ân sủng của Thiên Chúa, sự khôn ngoan của Chúa, chính là Chúa Giêsu, để hoàn thành ý Chúa Cha trên đời sống chúng ta, và tìm thấy sự nghỉ ngơi cho các nỗi mệt nhọc của chúng ta, trên đường chúng ta đi. Xin cám ơn tất cả. (ZENIT.org 7-12-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Cây Thông Giáng Sinh lớn nhất thế giới
Jos. Tú Nạc, NMS
21:43 08/12/2011
Vatican– ĐTC Benedict XVI đã gõ nhẹ trên chiếc máy điện toán bỏ túi và đã chiếu sáng thành công một “cây” Giáng Sinh lớn nhất giới tọa lạc ở thị trấn Gubbio, Ý Đạị Lợi.

Trước khi mở cây này bằng nút khóa nhỏ của chiếc Sony S Tablet, Đức Thánh Cha đã phát biểu với người dân Gubbio qua nối kết video từ một căn phòng ở Vatican City vào ngày 7 tháng Mười hai, kêu gọi những Ki-tô hữu hãy thực hiện phận sự như ánh sáng trong đời sống của tha nhân.

Trong bài nói chuyện của mình, Đức Thánh Cha nói rằng giống như mục đich cây ở Gubbio được tạo thành từ những ánh sáng cá nhân bé nhỏ, mỗi người cần mang ánh sáng sáng tới cho mọi người, mọi nơi trong cuôc sống của họ, tới gia đình, nơi làm viêc, xóm giềng, thị trấn hay thành phố của họ.

“Một hành động của lòng nhân hậu giống như ánh sáng của cây đại thụ này: cùng với những ánh sáng khác, nó có thể mang ánh sáng thậm chí tới bóng tối âm u của những đêm đen,” Đức Thánh Cha nói.

Tọa lạc trên triền Núi Mount Ignio, cây điện tử này vươn ra hơn 2,000 feets và chứa hơn 9,000 nguồn sáng, và chiếu sáng sườn núi này.

Từ năm 1981, nó được dựng bởi những tình nguyện viên đến từ Gubbio. Giáo phận Gubbio đã phát biểu vào ngày 12/ 10 rằng Đức Thánh Cha sẽ là ánh sáng của cây Giáng Sinh này năm nay.
 
Top Stories
Essor du bouddhisme en Chine: réalités et ambiguïtés
Eglises d'Asie
08:23 08/12/2011
En Chine, le mont Wutaishan est à la fois un haut lieu touristique et un centre de pèlerinage célèbre où le bouddhisme, y compris tibétain, peut s’afficher. Loin du Tibet où la répression se poursuit, l’image du bouddhisme en Chine y est soignée par les autorités. Les nombreuses universités bouddhiques attirent de plus en plus d’adeptes, ...

... issus en grande majorité des classes aisées chinoises, mais ignorant très largement les réalités de la situation tibétaine et les fondements véritables du lamaïsme.

Le texte ci-dessous est la retranscription d’une émission diffusée le 2 décembre 2011 par la BBC (BBC World Service) (1). La traduction est d’Eglises d’Asie.

Wutaishan, situé dans les montagnes de la province du Shanxi, dans la partie septentrionale du pays, est un site sacré pour les bouddhistes depuis des siècles (2). Ils sont nombreux à parcourir ses chemins qui serpentent dans la montagne et à visiter ses temples remontant au VIIIème siècle. Sur l’un de ces sommets, un groupe d’homme d’âge moyen, suspend une guirlande de drapeaux à prière entre deux arbres et la contemplent avec satisfaction flotter dans le vent. L’un d’eux refuse d’être interviewé. Il est fonctionnaire du gouvernement et veut que sa pratique du bouddhisme demeure dans le domaine privé. Un autre membre du groupe, Zhang Jiankun, âgé de 42 ans, ancien représentant en produits pharmaceutiques, se montre nettement plus loquace.

« J’étais fumeur, buveur, joueur et coureur de jupons. Tous les jours, j’en avais besoin, raconte-t-il. Et puis, à partir 30 ans, je m’étais mis à gagner beaucoup d’argent, mais j’avais aussi de l’hypertension, et le foie détruit par l’alcool. J’invitais tous mes clients à sortir et donc je buvais tous les jours. De plus, j’étais devenu obèse. » « Aujourd’hui, poursuit-il, j’ai maigri, ne bois plus qu’occasionnellement et peux grimper sur ces montagnes sans aucune difficulté. Zhang Jiankun en attribue le mérite à sa conversion au bouddhisme, il y a maintenant onze ans, qui l’a aidée à purifier son karma. »

« Beaucoup de gens essayent de trouver un équilibre de vie. Moi, à un moment donné, j’ai réalisé qu’avoir une vie riche matériellement ne signifiait pas avoir une vie riche spirituellement, explique-t-il. Je voulais la liberté, mais pour être libre, il fallait que je trouve la sagesse. J’ai découvert que le bouddhisme pouvait aider à atteindre la sagesse qui mène à la liberté. »

Zhang Jiankun a liquidé une partie de sa fortune et a passé six ans au Tibet, méditant et étudiant les textes bouddhiques. Lorsqu’il revint, il était plus paisible, mais aussi plus gentil et respectueux avec ses parents. « Ils sont heureux du chemin que j’ai pris, dit-il. J’avais de mauvaises habitudes ; je ne faisais aucun effort pour contrôler mon mauvais caractère, je les laissais seul pour aller boire dehors. Maintenant, ils apprécient ma présence et je leur manque quand je ne suis pas dans les parages. Ils me voient finalement agir comme le chef de famille et prendre soin d’eux. Tout cela, c’est grâce au bouddhisme et à la compassion [qu’il m’a enseigné]. »

Comme bon nombre de ses compatriotes, Zhang Jiankun estime que le bouddhisme tibétain est d’une forme plus pure que les autres variantes [du bouddhisme] qui subsistent dans la Chine actuelle. Après soixante ans de régime communiste, bien des Chinois pensent que le bouddhisme a été profondément altéré avant d’être finalement « coopté » par le régime en place. Bien entendu, ils savent aussi que le bouddhisme tibétain ne s’est pas tiré indemne de la tourmente révolutionnaire. Sous le joug du Parti communiste, des milliers de temples bouddhistes au Tibet ont été détruits et des centaines de milliers de Tibétains ont été tués quand ils n’étaient pas jetés en prison, comme ce fut le cas pour bon nombre de nonnes et de moines bouddhistes.

Pendant longtemps, le Parti a considéré le bouddhisme et les autres religions comme des superstitions arriérées, et ce n’est que récemment qu’il a changé quelque peu son attitude. « Il nous a été dit qu’il n’y avait pas de Dieu, que nous étions nés en quelque sorte pour être athées. C’est une bien triste chose que nous ayons été privés de notre liberté de choix, regrette Lin Gu, un ancien journaliste, âgé de 38 ans. Mais je reconnais que ce questionnement angoissant sur le sens ultime à donner à la vie est toujours présent en moi. C’est pourquoi je poursuis ma quête. »

Lin Gu fait partie de cette génération qui a grandi avec le boom économique de la Chine et l’idée que devenir riche était ce qu’il y avait de plus valorisant pour un individu. En tant que journaliste, constate-t-il, il a vu où cela pouvait mener. « Par exemple, relate-t-il, je vois dans la Chine d’aujourd’hui que les gens peuvent s’énerver très vite. Je peux entendre aussi les revendications contre l’injustice sociale. Dans notre société où l’on peut facilement se mettre en colère, être frustré ou être déprimé, nous avons besoin de quelque chose comme le bouddhisme pour retrouver notre harmonie intérieure et notre équilibre, pour mieux faire face, surtout psychologiquement, à un monde qui change de plus en plus. »

Selon certaines estimations, pas moins d’un Chinois sur quatre pratique le bouddhisme de manière active, et la proportion est encore plus forte parmi les classes urbaines et mobiles, relativement aisées et créatives, qui, elles, se tournent en priorité vers la forme tibétaine du bouddhisme.

Mais parmi ceux qui cherchent le chemin qui donnerait un sens à leur vie, tous n’ont pas saisi réellement ce qui fait l’essence du bouddhisme. Devant un temple du Wutaishan, une jeune femme d’affaires de Shanghai, Chu Hui, allume de longs bâtons d’encens. Elle les porte à son front et s’incline profondément vers le temple. La jeune femme raconte qu’elle est déjà venue ici faire un vœu et qu’elle revient parce qu’il s’est réalisé. « Si vous faites un vœu et qu’il devient réalité, vous devez revenir pour remercier, dit-elle. Sinon, il vous arrivera un malheur, enfin je crois. »

Chu Hui reconnaît qu’elle n’est pas encore bouddhiste, elle se dit juste attirée par cette religion. Une attitude qu’elle partage avec de très nombreux visiteurs, comme le confirme le moine Maître Shi Yanping : « Les gens essayent de trouver un chemin dans leur cœur pour rejoindre le bouddhisme, dit-il. Mais bon nombre d’entre eux ne le comprennent pas. Ils pensent que brûler de l’encens, tomber à genoux et frapper le sol de leur tête, c’est cela le bouddhisme. Mais la véritable pratique du bouddhisme, on la trouve au fond de son cœur. »

Maître Shi met la bouilloire à chauffer pour le thé, pendant qu’il raconte comment il est arrivé à Wutaishan il y a près de vingt ans, alors qu’il était encore un tout jeune homme. Il est heureux de parler de sa vie et des préceptes bouddhiques. Mais interrogé sur la façon dont il ressent, en tant que bouddhiste tibétain, les restrictions imposées par le Parti communiste, il se ferme comme une huître. « Ni le bouddhisme chinois ni le bouddhisme tibétain n’ont à faire face à de quelconques restrictions en Chine, dit-il. Quelques personnes ont tiré prétexte de la liberté de religion pour commettre des erreurs ou des infractions. Mais cela ne signifie pas que la pratique religieuse subisse des restrictions. »

Quand il lui est demandé si, pour des bouddhistes tibétains, le fait d’exposer des photos du dalai lama peut être considéré comme une infraction, il répond par la négative. Apprenant que des bouddhistes tibétains ont été arrêtés uniquement pour avoir fait cela, il se montre surpris. « C’est la première fois que j’entends parler de ça », répond-il avec un sourire poli.

La plupart des Tibétains de Chine ne pourraient pas en dire autant. Lors du soulèvement de mars 2008 dans les provinces et régions chinoises de populations tibétaines, le gouvernement chinois a exercé une violente répression pendant de longues semaines. Les zones tibétaines ont été envahies de militaires et de policiers, qui tentaient d’obliger les moines à abjurer le dalai lama, arrêtant ceux qui montraient un quelconque signe d’allégeance à son égard.

Avant cela, en 2007, le gouvernement avait fait passer une loi interdisant aux chefs spirituels tibétains de se réincarner sans la permission des autorités chinoises. Le gouvernement espérait ainsi être en mesure de choisir la nouvelle génération des chefs du bouddhisme tibétain. En 1995, il avait remplacé le véritable panchen lama, un garçon âgé de 6 ans reconnu comme la réincarnation du précédent panchen lama, lequel s’était opposé au Parti communiste. Cette seconde figure majeure du bouddhisme tibétain était décédée subitement et prématurément (3). A la mort du dalai lama, le panchen lama est chargé traditionnellement de reconnaître sa réincarnation. En contrôlant le panchen lama, le gouvernement cherche ainsi à contrôler l’ensemble du bouddhisme tibétain.

Le dalai lama a qualifié les manœuvres actuelle du gouvernement chinois de « génocide culturel ». « La propagande communiste chinoise dresse un tableau idyllique de la situation au Tibet, a-t-il récemment déclaré lors d’une visite au Japon. Mais en fait, de nombreux Chinois, qui ont visité le Tibet, ont eu tous l’impression que ce qui s’y passait était terrible. »

Cette année, au moins onze Tibétains se sont immolés par le feu pour protester [contre la situation au Tibet]. Le gouvernement chinois a qualifié ces actes de « terrorisme déguisé ». Il persiste à prétendre que les Tibétains complotent contre la Chine et que le dalai lama est à l’origine de ce mouvement séparatiste.

Le dalai lama quant à lui n’a jamais cessé d’affirmer que ce n’était pas du tout le cas. Il a déclaré que, bien que le Tibet eût été indépendant, il avait accepté qu’il soit aujourd’hui considéré comme une partie de la Chine. Il ne demandait qu’un surcroît d’autonomie pour les Tibétains, ce que refusait le gouvernement chinois. Ce dernier a alors traité le dalai lama de criminel, de séparatiste et même de « loup déguisé en moine ».

Si aujourd’hui, un nombre croissant de Chinois le suivent en tant que leader spirituel, ils doivent néanmoins avancer avec précaution.

Reta Dinchenpujun est un « bouddha vivant », un maître spirituel réincarné, revenu aider les autres à atteindre l’illumination. Il refuse de dire s’il lui a été demandé de renier le dalai lama. « Je ne m’intéresse pas particulièrement à la politique, dit-il. Personne n’a à me dire ce que je dois faire ou ne pas faire dans la vie. Je n’appartiens qu’à moi-même. » Il s’arrête puis reprend : « Bien sûr, le dalai lama est un modèle spirituel pour tous les bouddhistes tibétains, comme chaque dalai lama l’a été dans le passé. »

Lorsqu’ils sont laïcs, les Chinois pratiquant le bouddhisme tibétain s’expriment avec encore plus de circonspection à propos du dalai lama. Mais s’il s’agit de parler des capacités du bouddhisme à transformer leur vie, ils le font alors avec passion.

« J’espère que le bouddhisme permettra une révolution des esprits en Chine, déclare l’ancien journaliste Lin Gu. Je pense qu’en Chine, ce dont nous avons le plus besoin, c’est d’amour, de compassion, de pardon et de réconciliation. Notre histoire, faite de violences et de bouleversements, est un héritage bien lourd que nous avons tous à porter. Nous avons besoin du bouddhisme pour devenir tolérant, nous rejoindre les uns les autres, pourvoir dire ‘je suis désolé, je me suis trompé’ ou encore ‘ je te pardonne, je t’aime’. » Il ajoute toutefois que c’est là un rêve et qu’en attendant, il a quitté le journalisme pour enseigner dans une université bouddhique.

De son ancien métier, il conserve cependant une attitude intellectuelle empreinte de scepticisme. Lin Gu veut croire que la Chine s’orientera dans la direction qu’il espère, mais lorsqu’il regarde autour de lui et qu’il voit à quoi ressemble la vie moderne en Chine aujourd’hui, il ne peut s’empêcher d’exprimer des doutes.

(1) http://www.podtrac.com/pts/redirect.mp3/media.theworld.org/audio/120120114.mp3
(2) NdT : Wutaishan, ou ‘mont Wutai’ (« aux cinq terrasses »), est l’une des quatre montagnes sacrées bouddhiques de Chine. Dédié au bodhisattva Mansjuri, symbole de la sagesse, il est situé dans la province centrale du Shanxi, à 300 km au sud-est de Pékin. Wutaishan, qui culmine à plus de 3 000 m, offre un complexe de plus d’une cinquantaine de temples abritant des communautés de courants bouddhistes différents (han, zen, tibétain, etc.), au milieu des ruines de 150 autres temples disséminés dans la montagne, témoins de la répression communiste. Bien que les changements soient visibles depuis les années 1980, où il n’y avait plus que « quelques centaines de moines » selon l’Association bouddhiste de Wutaishan, aujourd’hui prospère, le nombre de bouddhistes admis à étudier sur la montagne sacrée a été restreint en 2006 par le gouvernement, plus de 5 000 moines ayant été comptabilisés cette année là dans les temples. Bénéficiant du soutien financier de communautés bouddhistes un peu partout dans le monde (dont Taiwan), Wutaishan a attiré 2,8 millions de visiteurs en 2008, qui ont généré 1,4 milliard de yuans (146 millions d’euros) de recettes touristiques, selon les chiffres officiels. Quoi qu’il en soit de la manne touristique, les communautés bouddhistes présentes sur la montagne doivent « soutenir le patriotisme et l’unité nationale (...) les dirigeants du Parti communiste et du système socialiste », comme le déclarait en 2007 l’un des dignitaires de l’Association bouddhiste de Wutaishan.
(3) NdT : en 1989, le Xe panchen lama, Choekyi Gyaltsen, décède à l’âge de 50 ans au Tibet, dans des circonstances suspectes. On suspecte Pékin de l’avoir fait empoisonner suite à ses critiques de la politique chinoise. Le panchen-lama et le dalai lama participant à la reconnaissance des réincarnations l’un de l’autre, un enfant de 6 ans, Gendhun, est reconnu en 1995 par le dalai lama comme étant le XIe panchen lama. Peu après, l’enfant est porté disparu ainsi que ses proches. En 1996, après enquête de l’ONU, les autorités chinoises déclarent retenir le panchen lama dans un lieu tenu secret « pour sa sécurité ». A ce jour, aucune information n’a filtré sur le sort du « plus jeune prisonnier politique du monde ». Gyaincain Norbu, panchen lama officiel choisi en 1995 par le gouvernement chinois pour remplacer Gendhun, fait aujourd’hui des apparitions de plus en plus fréquentes, appelant régulièrement les Tibétains à soutenir le Parti communiste chinois.


(Source: Eglises d'Asie, 8 décembre 2011)
 
Father Stefano Cecchin reflects on Our Lady's sinless conception
Antonio Gaspari /Zenit
09:22 08/12/2011
Mary Immaculate: Mystery of God's Love for Humanity

ROME, DEC. 6, 2011 (Zenit.org).- This Thursday around the world Catholics celebrate the feast of the Immaculate Conception of Mary. Why do Catholics venerate her so much? And why is her conception so important?

ZENIT asked these and other questions to Father Stefano Cecchin, of the Franciscan Order of Friars Minor, secretary of the Pontifical International Marian Academy.

Why is Mary's virginity so important?

Father Cecchin: Mary's virginity is an essential part of Christian faith in as much as it is the guarantee that Jesus is the "Son of God" who became man in the womb of a woman. Joseph, "Mary's husband" (Matthew 1:20) is not Jesus' real father. Because Mary, Matthew's Gospel continues, conceived Jesus without having any relations with her husband (Matthew 1:25). What was generated in her is the "work of the Holy Spirit" (Matthew 1:20), for this reason Christ is man, in as much as he was born of a woman in regard to his humanity, but at the same time he is God in as much as this procreation came about by the action of the Trinity in Mary. Mary is a real mother, hence Jesus is a real man; Mary is a virgin, hence Jesus is the Son of God: this is a synthesis of the Christian faith.

Who was Mary?

Father Cecchin: Mary was a virgin, "promised bride" of a man of the house of David called Joseph (Luke 1:26). The Gospels don't give us too many other details. We know only that she was a relative of Elizabeth, believed to be a descendant of Aaron and hence of a priestly family (Luke 1:5). We see her to be an intelligent woman, who before giving her assent to the Angel wished to understand what God was asking of her. Always attentive to the Word, she kept it and reflected on it in her heart. A solicitous mother, she ensured that the child be wrapped in swaddling clothes and placed in the manger. Anguished, she searched for him for three days until she arrived at the Temple where she found him among the doctors: we hear the last words of Mary and the first of Jesus in Luke's Gospel. At Cana, she is concerned that the spouses had no wine and fearless she turned to Jesus convinced that he could resolve the problem. So she invited the servants to do "whatever he tells you." We find her beside the Crucified who entrusted the Church to her, in which we find her, after the Lord's Ascension, together with his disciples. This is the Mary we know from the Gospels: the woman always ready to hear the Word and to put it into practice -- the most beautiful example of a true follower of Jesus.

Why was she called Mary?

Father Cecchin: Mary is a very ancient name that is found in the different languages of the Middle East. It seems to derive from the Egyptian Myrhiam which means "princess." Other interpretations translate it as "Highness" (we have been visited by a sun that arises from on high, that is, from Mary), or "Mare amamor" or to be bitter, because of the sufferings she would endure with the Passion of her Son. Some Fathers of the Church interpret her as "Star of the sea." The Bible mentions Myriam, Moses' sister. In any case, the Gospels do not give us any explanation of the reason behind her name.

Why was she chosen by God to bring Jesus into the world?

Father Cecchin: The Virgin herself answered this question: "Because He has looked upon the humility of his handmaid" (Luke1:48).

What are her virtues?

Father Cecchin: Blessed Pope John Paul II reminded us that: Mary "shines forth to the whole community of the elect as a model of the virtues" (Redemptoris Mater, 6). This is so because the Church looks to her as the perfectly fulfilled creature, in as much as "no one has responded with a love greater than hers to the immense love of God" (Pastores dabo vobis, 36). Her virtues are in consonance with her conception of Jesus, to her task to make that child grow in "holiness and grace," to her journey of faith that developed in following Christ, up to the moment of the cross and the joy of the Resurrection. Mary is a woman rich in virtues because she is fully "woman," that is, she is the one who has fully lived a human life.

Why do Catholics pray so much to Mary?

Father Cecchin: Because they are the disciples of Jesus who from the cross indicated that they should have Mary as "Mother."

How can we explain the feast of the Immaculate Conception to today's world?

Father Cecchin: Certainly, this truth of faith is not easy to understand! It is, however, the symbol of the exceeding love of God who desires "friendship" with man. After sin, in fact, God promised to put enmity between the woman and evil [represented by the serpent], between their descendants. With the coming of Christ, this promise was realized. The Mother of the Messiah could never have been a friend of the serpent. And it is precisely because of her mission as Mother of the Savior, that God granted her an anticipated grace in view of the whole work of Christ the Savior and Redeemer which, thanks to Mary's yes, was about to be realized.

Hence, Mary enjoyed our same redemption but for her it happened in a different way to show how Christ is truly the most perfect Redeemer, whose redemption operates before and after the event itself of the cross.

Today there is talk of the prevention of illnesses. Look, Jesus is the most perfect doctor who not only can heal the sins of the world but also prevent them: and He does this with his Mother -- hence the celebration of this dogma, which, as all Marian dogmas, exalts Christ primarily. It is useful to be able to understand better the real character of the work of our redemption: the universality and power of Christ's mediation.
 
Pope illuminates big Christmas 'tree' via Tablet
AP
10:52 08/12/2011
VATICAN CITY (AP) - Pope Benedict XVI has illuminated a huge Christmas tree lighting display in Umbria by tapping on a tablet computer from the comfort of the Vatican.

Benedict brought the "tree" to life Wednesday with a Sony Tablet S, thanks to a wireless connection with the local electric grid. In reality the "tree," billed as the world's biggest, is a display made up of nearly 1,000 lights on a mountainside in Gubbio. It is 450 meters (1,476 feet) by 750 meters (2,460 feet) and covers an area of 130,000 square meters (1.4 million square feet), or just under 30 soccer fields.

The 84-year-old Benedict has embraced new technology: Earlier this year, he tweeted for the first time and put the Vatican's news information portal online by tapping on an iPad.
 
Vatican Official calls for World Day on Anti-Christian Persecution
Zenit
15:22 08/12/2011
Says as Many as 200 Million Christians Suffering Discrimination

VILNIUS, Lithuania, DEC. 7, 2011 (Zenit.org).- A Vatican official is calling for a World Day to mark anti-Christian violence and persecution, saying there might be more than 200 million Christians suffering discrimination.

Archbishop Dominique Mamberti, the Holy See's secretary for Relations with States, addressed the 18th Ministerial Council of the Organization for Security and Cooperation in Europe (OSCE) held today and Tuesday in Vilnius, Lithuania.

The archbishop addressed the Organization's commitments in defense of fundamental freedoms and human rights, one of which is the right to freedom of religion. "The right to religious freedom, despite being repeatedly proclaimed by the international community, as well as in the constitutions of most states, continues to be widely violated today," he lamented.

Benedict XVI himself recalled, in his message from this year's World Day of Peace, that Christians "are the religious group which suffers most from persecution on account of its faith," the prelate noted.

According to Archbishop Mamberti, "there may be more than 200 million Christians, of different confessions, who are in difficulty because of legal and cultural structures that lead to their discrimination." For this reason, he proposed the institution of an International Day against persecution and discrimination of Christians as "an important sign that governments are willing to deal with this serious issue."

Trafficking, migration

Archbishop Mamberti also spoke about the problem of trafficking in human beings, especially of women and minors, for sexual exploitation as well as for labor exploitation and domestic servitude, which has become a "powerful global business involving many countries of origin, transit, and destination. To counteract the scourge of trafficking in human beings with greater determination and more concrete results, a convergence of efforts is necessary: a mentality that is centered on the unique dignity of every person, a sure punishment of traffickers, the fight against corruption, ... and the fairness of mass media in reporting the damages created by trafficking."

And, regarding the topic of migration, the prelate noted the need to support migrants' reunification with their families since "the family plays a fundamental role in the integration process, in giving stability to the presence of the immigrants in the new social environment. ... Migrants, aware of their rights, can be more secure in offering their services and talents, and the receiving community, well-informed and respectful of these rights, will feel freer in extending its solidarity in order to build together a common future."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tam Tòa, Đà Nẵng, mừng lễ Thánh Quan Thầy
Duy Trà
08:08 08/12/2011
Đà Nẵng - Trời Đà Nẵng hôm nay vẫn còn những cơn mưa cuối mùa lãng vãng , chưa chịu dứt hẳn. Khí lạnh cũng đã tràn về mơn man lành lạnh.

Xem hình ảnh

Nhưng 5 giờ sáng nay, ngày 8-12-2011, toàn thể giáo xứ Tam Tòa Đà Nẵng đã hân hoan, long trọng tổ chức Thánh lễ đồng tế mừng quan thầy giáo xứ - ĐỨC MẸ VÔ NHIỂM NGUYÊN TỘI.

Cách đây vừa đúng một năm, ĐGM giáo phận đã về đặt viên đá đầu tiên xây dựng Thánh Đường Tam Tòa mới. Gần một năm qua, công tác xây dựng Thánh đường vẫn tiến triển tốt đẹp. Theo tiến độ công trình thì cuối tháng 12 này sẽ “ thượng lương” lợp mái. Và nếu không có gì trở ngại, nhất là vấn đề tài chánh, thì khoảng mùa hè năm tới – 2012- công trình sẽ được khánh thành và cung hiến.

Gần cả năm nay, giáo xứ phải tạm xử dụng Hội trường giáo xứ và sân nhà xứ để làm nơi cử hành các Thánh lễ. Khu vực này quá chật hẹp, nên giáo dân tham dự Thánh lễ Chúa Nhật hoặc lễ trọng đều phải đứng ở bên ngoài và tràn cả qua bên kia đường.

Vì thế kể từ hôm nay, nhân dịp lễ quan thầy giáo xứ, Cha quản xứ và HĐGX đã quyết định tạm thời xử dụng tầng trệt công trình Thánh đường đang xây dựng, mà dự kiến dùng làm Hội trường và các phòng giáo lý sau này, để cử hành Thánh lễ, hầu có chổ rộng rải thoáng mát và đàng hoàng hơn.

Thánh lễ quan thầy sáng nay có hàng ngàn giáo dân tham dự, trong bầu khí trang trọng và sốt sắng. Trong dịp này, HĐGX mới, nhiệm kỳ 2011-2014, vừa mới được bầu chọn, đã chính thức tuyên hứa nhận nhiệm vụ và ra mắt cộng đoàn giáo xứ. Ban Đại diện giáo xứ gồm có 15 vị, Tân Chủ tịch là Ông Pham Thanh Hương thay thế nguyên Chủ tịch nhiệm kỳ trước là Ông Nguyễn Mạnh Hùng.

18 giờ chiều nay, sẽ có tiệc mừng và liên hoan văn nghệ, với khoản 500 giáo dân trong giáo xứ cùng tham dự .
 
Giáo xứ Hiệp Nghĩa bế mạc Kim Khánh thành lập và khánh thành Tượng Đài Đức Mẹ
Hồng Hương
08:20 08/12/2011
PHAN THIẾT- Sáng ngày 07.12.2011, Giáo xứ Hiệp Nghĩa, GP Phan Thiết tưng bừng trong niềm hân hoan cùng với Đức Giám Mục Giáo phận Giuse Vũ Duy Thống dâng Thánh lễ Mừng Bổn Mạng Mẹ Vô Nhiễm cùng tâm tình Tạ Ơn Bế Mạc Kim Khánh Thành Lập giáo xứ và Khánh Thành Tượng Đài Đức Mẹ (08.12.1961 – 2011). Ngày Đại lễ bắt đầu từ đêm trước với chương trình diễn nguyện “Tri Ân Thiên Chúa”. Sau đây là bài giảng của Đức Cha Giuse trong Thánh Lễ.

Xem hình ảnh

HIỆP NGHĨA VỚI TƯỢNG ĐÀI ĐỨC MẸ

Ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm năm 1961, Đức Cha Marcel Piquet về làm phép tượng đài Đức Mẹ núi đất, cũng là ngày giáo xứ Hiệp Nghĩa chính thức được thành lập. Từ đó đến nay hễ cứ mừng lễ Vô Nhiễm, giáo xứ cũng mừng kỷ niệm ngày sinh của mình. Bao nhiêu năm tượng đài Đức Mẹ hiện diện trên núi, cũng là bấy nhiêu năm Hiệp Nghĩa hiện diện giữa lòng địa bàn dân cư. Vì vậy hôm nay, dịp mừng Kim Khánh giáo xứ và tượng đài, xin chia sẻ về mối liên hệ vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính tâm tình, đồng thời cũng mang tính vận mệnh giữa giáo xứ Hiệp Nghĩa và Đức Mẹ.

1. Từ mối liên hệ lịch sử…

Trước khi được chính thức khai sinh, Hiệp Nghĩa đã có một thời gian được cưu mang trong danh xưng là một họ thuộc giáo xứ Tân Lý. Thời gian ấy, nơi đây chỉ có 17 gia đình tìm đến lập nghiệp, sau này có thêm một số nữa theo chính sách dinh điền chọn tới định cư, mãi tới năm 1961, nhờ sáng kiến và nỗ lực của cha Gérard Moussay, MEP, Hiệp Nghĩa đã có đủ điều kiện để kết thúc giai đoạn thai dựng để vươn vai ra khỏi lòng mẹ mà độc lập sánh bước cùng các giáo xứ chung quanh. Nhưng cũng chính vào ngày Hiệp Nghĩa chào đời, tượng đài Đức Mẹ trên núi sau thời gian xây dựng, cũng mở ra chào đón tín hữu đến viếng bằng nghi thức làm phép đặc biệt. Sự trùng khớp giữa ngày chào đời của giáo xứ và ngày chào mời của tượng đài Đức Mẹ khiến rất tự nhiên người ta nghĩ sự hiện diện của giáo xứ là hồng ân do Đức Mẹ trao ban. Có thể thế thật, vì lịch sử ghi lại trước đây giáo xứ đã có một thời gian gắn bó với vị nữ thánh truyền giáo Têrêsa Hài đồng Giêsu, mà thánh nhân rất yêu mến Đức Mẹ, nên giáo xứ muốn theo gương ngài mà chọn Đức Mẹ làm bổn mạng luôn.

Dù thế nào, kể từ đó, Hiệp Nghĩa luôn ý thức gắn bó với Đức Mẹ, đếm ngày sinh của mình theo ngày lễ Mẹ Vô Nhiễm, tổ chức sinh hoạt của giáo xứ nương theo nhịp lễ hằng năm, để cho Đức Mẹ dẫn dắt qua những biến cố vui buồn cuộc sống, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, và dịp này mừng chung Kim Khánh giáo xứ và tượng đài. Có lẽ trong giáo phận Phan Thiết, đây là trường hợp duy nhất. Tượng đài Đức Mẹ từ lúc xây dựng vẫn luôn được chăm chút, mỗi thời tu bổ đắp điếm thêm. Để có được diện mạo xứng đáng như hôm nay, chắc là nhiều thế hệ đã đóng góp phận vụ của mình, kẻ góp công người góp của và thế hệ đến sau như phần đông tín hữu, góp phần bằng cách siêng năng tìm tới kính viếng Đức Mẹ những khi có thể. Làm như thế để tỏ lòng yêu mến và cũng để thắt chặt thêm mối liên hệ lịch sử của giáo xứ với Đức Mẹ trài dài từ hôm qua cho tới hôm nay. Xa mặt cách lòng, gần gũi kính viếng Mẹ thì mối liên hệ lịch sử đã có mới trở thành sinh động bền bỉ hơn.

2. Đến mối liên hệ tâm tình…

Nhưng mối liên hệ sâu bền giữa giáo xứ Hiệp Nghĩa với Đức Mẹ có lẽ phải được kiểm nghiệm không chỉ ở niềm tự hào có đài Đức Mẹ trên núi 50 năm rồi, tương đương với Tàpao, mà còn ở cõi lòng và đời sống của từng người giáo dân yêu mến Mẹ, học gương lắng nghe và thực thi Lời Chúa giống như Mẹ năm nào lúc còn tại thế. Nếu bài Phúc Âm lễ trọng hôm nay chỉ lặp lại biến cố Truyền Tin với kinh Kính Mừng, thì thiết nghĩ mối liên hệ tâm linh của người Hiệp Nghĩa với Đức Mẹ chắc chắn không là gì khác hơn mối liên hệ được diễn tả bằng tràng hạt Mân Côi, bằng xâu chuỗi kinh Kính Mừng, bằng xâu chuỗi những biến cố đời sống cá nhân cũng như tập thể dưới ánh nhìn từ mẫu của Mẹ Maria.

Không biết giáo xứ khi xướng lên lời Kính Mừng có được tâm tình đậm đà như trong ca khúc Ave Maria, là ca khúc đã được chọn làm nền cho dĩa CD lần hạt của Đức chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị? Không biết giáo dân xôn xao mừng Kim Khánh giáo xứ và tượng đài Đức Mẹ có rung cảm ít nhiều khi đọc lên danh thánh Maria, danh mà trong kinh Lạy Nữ Vương đã dành cho những chữ tuyệt vời “Ôi khoan thay, nhân thay, dịu thay, thánh Maria trọn đời đồng trinh”? Và không biết Hiệp Nghĩa trong hành trình niềm tin của mình có thấy liên hệ ơn cứu rỗi do sự hiệp công của Đức Maria, khi xưng tụng hằng ngày Mẹ là đấng đầy ơn phúc? Hàng loạt câu hỏi được nêu ra, vừa như một thức tỉnh khi nhắc đến mối liên hệ tâm tình với Đức Mẹ, vừa như một tái khẳng định niềm tự hào chính đáng, hôm nay kỷ niệm 50 năm giáo xứ và tượng đài, hệ tại việc tôn sùng Đức Mẹ bằng chính đời sống đạo hạnh tốt lành ngay chính của mình. Đồng ý, siêng năng lần hạt đã là một điều quý, nhưng xâu chuỗi đời sống của mình theo lời kinh mới thể hiện được mối liên hệ tâm tình với Đức Mẹ và mới có thể nhận được sức mạnh cần thiết mà thực thi Lời Chúa trong đời sống hằng ngày.

3. Để trở thành mối liên hệ vận mạng.

Khi chọn Đức Mẹ Vô Nhiễm làm bổn mạng giáo xứ, tín hữu Hiệp Nghĩa vững dạ an tâm có Mẹ Maria che chở cách riêng giữa vùng núi non cách trở. Mẹ đứng trên núi gọi mời quy tụ tín hữu nhiều nơi tìm đến lập nghiệp, từ con số 100 nhân danh tiên khởi đến lúc thành lập giáo xứ tăng lên 850 người và hôm nay đã vào khoảng 3.000. Mẹ đứng trên cao dõi theo nhịp sống của đoàn con cái với ánh nhìn từ ái, sẵn sàng thi ân cho hết mọi người tìm đến với Mẹ với lòng cậy trông, hoặc sẵn sàng ra tay cứu giúp những ai lâm cảnh ngặt nghèo khốn khó. Mẹ đứng đó như tượng đài của lòng xót thương với trái tim rộng mở luôn luôn thấu hiểu và đón nhận tất cả tâm tình ký thác cho Mẹ dọc dài cuộc sống. Mẹ không vướng tội nguyên tổ truyền, tuyệt đối thánh thiện gần gũi Thiên Chúa để chuyển cầu có hiệu quả cho bất cứ ai biết mình tội lụy tìm đến kêu xin. 50 năm qua, giáo dân Hiệp Nghĩa hãnh diện có Mẹ cận kề và tự tin có Mẹ là bổn mạng bảo vệ giữ gìn.

Nhưng nhận Mẹ làm bổn mạng không hệ tại việc nhận lấy ơn lành do Mẹ chuyển cầu, cho bằng để vận mạng của mình được Mẹ nhào nặn hướng dẫn. Nếu tên gọi Hiệp Nghĩa theo nhãn giới của cuốn kỷ yếu “25 năm Giáo Phận Phan Thiết” được hiểu là “nơi quy tụ những con người nghĩa hiệp”, thì nghĩa hiệp đây không chỉ là bước chân của các hiệp sĩ khai hoang lập xứ, mà còn là bước đi không mệt mỏi của các hiệp sĩ, tức là mọi tín hữu Hiệp Nghĩa, nỗ lực sống theo gương Đức Mẹ và nhiệt tâm cổ võ lòng sùng kính Đức Mẹ tại địa phương mình. Đó là chọn lựa thích đáng của giáo xứ có Mẹ cận kề, là vận mạng của cộng đoàn hội thánh địa phương và cũng là số mạng của tinh thần đạo nghĩa phải có cho mọi tín hữu giáo xứ này. Tóm lại, có Mẹ Vô Nhiễm bổn mạng giáo xứ, người Hiệp Nghĩa tin tưởng sống an lành và sống gần Mẹ Vô Nhiễm là một vận mạng thúc đẩy mọi người tránh xa tội lỗi, nỗ lực sống thánh tương xứng với danh xưng của Mẹ nơi đây.

Vâng, đó là ba mối liên hệ lịch sử, tâm tình và vận mạng giữa giáo xứ Hiệp Nghĩa và tượng đài Đức Mẹ được chia sẻ nhân dịp mừng Kim Khánh hôm nay. Xin hợp với quý cha đồng tế và quý tu sĩ, chủng sinh và quý khách gửi đến cha xứ và cộng đoàn lời chúc mừng nồng nhiệt. Xin nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ Vô Nhiễm liên lỉ suốt 50 năm qua, cho giáo xứ được bình an và thăng tiến, sống theo gương Mẹ và biết bền bỉ làm hiệp sĩ của lòng sùng kính Đức Mẹ trong đời sống mình. Và cuối cùng, để cụ thể hóa lời chúc mừng, xin tặng giáo xứ Hiệp Nghĩa vần thơ:

Nẻo về Hiệp Nghĩa hoa tươi,
Đường lên Núi Mẹ đầy vơi kinh cầu.
Năm mươi năm vẫn tươi mầu,
Trung trinh nghĩa hiệp chẳng bao giờ ngừng.

+ GM Giuse Vũ Duy Thống
 
Giáo xứ Vĩnh Yên kỷ niệm ngôi Thánh Đường một trăm tuổi và khai mạc Năm Thánh
Hà Như Nguyệt
09:51 08/12/2011
BẮC NINH: Sáng ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (8-12-2011), Giáo xứ Vĩnh Yên thuộc Giáo phận Bắc Ninh hân hoan mừng lễ kỷ niệm ngôi Thánh Đường trăm tuổi (1912-2012), và lễ khai mạc trọng thể năm Thánh Giáo xứ Vĩnh Yên.

Xem hình ảnh

Trải qua 100 năm, ngôi Thánh đường đơn sơ nhỏ bé Giáo xứ Vĩnh Yên tọa lạc trên thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đứng vững, cho dù trải qua biết bao thăng trầm của thời cuộc. Về đời sống đức tin của giáo dân Vĩnh Yên, suốt hơn100 năm qua, vinh quang có và bão tố cũng nhiều, nhưng niềm tin sắt son vào Đức Kitô vẫn không ngừng phát triển.

Vào lúc 9g00 sáng ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội hôm nay (8-12-2011), Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt SJ, Giám mục Giáo phận Bắc ninh chủ tế Thánh lễ tạ ơn và khai mạc năm Thánh giáo Giáo xứ Vĩnh Yên nhân dịp ngôi Thánh Đường tròn trăm tuổi.

Cùng đồng tế với ngài có 26 linh mục và hàng ngàn quý khách và anh chị em tín hữu từ nhiều nơi trong và ngoài Giáo phận Bắc Ninh.

Ngỏ lời với cộng đoàn trong Thánh lễ, Đức cha chia vui với Giáo xứ Vĩnh Yên. Ngài nhắc đến ý nghĩa của năm Thánh trong Cựu ước. Sau đó, Đức cha mời mọi người hãy biến đổi tâm hồn và đời sống để thâu nhận được nhiều lợi ích thiêng liêng trong năm Thánh này.

Đức cha cũng nói lên tầm quan trọng của Giáo xứ Vĩnh Yên trong quá khứ và hiện tại của Giáo phận Bắc ninh, vì đã có những lúc Giáo phận Bắc ninh dự định chia Giáo phận và đặt trụ sở Tòa Giám mục mới tại Giáo xứ Vĩnh Yên này.

Trải qua hơn 50 năm Giáo xứ Vĩnh Yên không có cha xứ trực tiếp coi sóc, có những lúc tưởng chừng Giáo xứ bị xóa sổ khỏi danh sách các Giáo xứ trong Giáo phận. Nhưng niềm tin trung kiên của người tín hữu Vĩnh Yên và họ duy trì đời sống đức tin bằng những việc đạo đức rất bình dân như: đọc kinh, lần chuỗi, ngắm đứng, dâng hoa…

Từ cuối năm 2009, Giáo xứ Vĩnh Yên có cha tổng đại diện Giuse Trần Quang Vinh về trực tiếp coi sóc. Ngài đã từng bước khôi phục lại Giáo xứ cả về đời sống đức tin lẫn cơ sở vật chất. Hôm nay trở lại Giáo xứ Vĩnh Yên sau hơn 10 năm, người viết cảm nhận được sự hồi sinh thực sự của một Giáo xứ tưởng rằng không thể nào tồn tại nữa.

Hồng ân nối tiếp hồng ân, trong ngày đại lễ hôm nay, Giáo xứ Vĩnh Yên không những dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, tri ân các vị tiền nhân, khai mạc năm Hồng Ân; mà còn khánh thành núi đá và tượng đài Đức Mẹ La Vang, cùng với ngôi nhà mục vụ 3 tầng vào loại bậc nhất của Giáo phận Bắc Ninh hiện nay.

Xin chúc mừng Giáo xứ Vĩnh Yên, xin Chúa qua lời cầu bầu của Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đổ muôn ơn vàn lành xuống trên Giáo xứ, đặc biệt trong năm Hồng Phúc 2012 này.

Đôi nét về Giáo xứ Vĩnh Yên

Giáo xứ Vĩnh Yên nằm ở trung tâm thành phố Vĩnh Yên, thủ phủ của tỉnh Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc, miền trung du, đất đai đa phần là rừng núi, miền đất nhà nước cổ đại đầu tiên của Việt Nam, nước Văn Lang của các Vua Hùng.

Giữa thế kỷ XIX, khoảng năm 1840, có một số gia đình Công giáo từ Nam Định lên làm ăn, nhất là sau khi tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập (1890), số bà con có đạo đến làm ăn, khoảng trên 100 người.

Đầu thế kỷ XX, số giáo dân đông lên, các cha mua gần 20 mẫu ruộng Bắc bộ cho bà con canh tác. Từ khi người Pháp xây dựng khu nghỉ mát Tam Đảo thì số giáo dân Vĩnh Yên nhiều lên, các cha mua thêm khoảng 30 mẫu ruộng ở xã Vân Hội và lập họ đạo mới là Vân Tập, để cung cấp gạo cho Tam Đảo.

Năm 1908 Cha chính Thành khởi công xây dựng ngôi nhà thờ mới thay cho nhà thờ gỗ, năm 1912 hoàn thành, nay vẫn còn đang sử dụng, dù rằng đã bao lần tu sửa.

Biến cố năm 1954, kẻ Bắc người Nam, người về quê cũ làm ăn, cha xứ cũng vào Nam, Vĩnh Yên đã nhiều chục năm không có Linh Mục đến dâng lễ. Nhưng rồi mọi sự đã được Chúa an bài, từ năm 1994 Giáo phận có thêm linh mục, Vĩnh Yên lại có Thánh Lễ, và dần cuộc sống đạo được nâng lên.

Hiện nay, giáo xứ Vĩnh Yên gồm 7 họ đạo (Vĩnh Yên, An Định, Tam Đảo, Vân Tập, Hoàng Xá, Bích Đại, Vĩnh Sơn) số nhân danh: 1.394, trong đó nhà xứ Vĩnh Yên: 350, nhà thờ toạ lạc tại phường Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Nghề nghiệp chính của giáo dân họ nhà xứ Vĩnh Yên là buôn bán nhỏ và công nhân. Các họ giáo khác đa số giáo dân làm nông nghiệp.
 
Giáo xứ Bắc Hải, Hố Nai, mừng lễ Thánh Quan Thầy
Giuse Khổng Hữu Nguồn
21:42 08/12/2011
HỐ NAI - Cùng với Hội Thánh, cộng đoàn phụng vụ Giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc, hân hoan mừng lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, Bổn mạng Giáo xứ 08.12.2011

Xem hình ảnh

Cùng dâng lễ với cha Đaminh Bùi Văn Án, chánh xứ. Có cha Anton Nguyễn Minh Thuấn SSS, chánh xứ Hải Dương. Cha phó Bắc Hải Giuse Nguyễn Đức Thắng.

Dự lễ có quý Soeur Dòng Mến Thánh Giá Bắc Hải Xuân Lộc và mọi người, mọi gia đình, các thành phần trong Giáo xứ.

Từ nửa đêm mồng 8 cho đến chiều tối, trời làm ba bốn cơn mưa nhẹ lạ thường, những hạt mưa như giọt sương rơi se lạnh, không khí trở nên ấm áp, mát dịu.

‘Ngày tháng mười chưa cười đã tối’. Trước giờ lễ lúc 18 giờ là cuộc kiệu rước cung nghinh Đức Mẹ xung quanh Thánh Đường, những ngọn đèn điện tỏa sáng trong sương đêm, hòa quyện đến lung linh huyền ảo đủ sắc mầu. Đoàn rước tiến bước nghiêm trang, tôn vinh và khẩn nguyện cùng Mẹ bằng những lời Thánh Vịnh sâu lắng thiết tha của đoàn con dân xứ Bắc Hải. Sau mỗi bài trống ngắn là lời những bài hát ca về Mẹ do ca đoàn giáo xứ hợp với đoàn rước ngân vang: ‘Mẹ ơi, xứ đạo con đây…xin Mẹ luôn đỡ nâng phù trì và thương dẫn dắt trên đường đi…và Xin vâng, Mẹ dậy con hai tiếng xin vâng, hôm qua hôm nay và ngày mai. Xin vâng, Mẹ dậy con hai tiếng xin vâng. Hôm nay tương lai và suốt đời’.

Giữa thánh lễ trời làm mưa nhẹ, nhưng không sao, một cộng đoàn đông đảo như đã chuẩn bị, mọi người dùng Ô che đứng dưới mưa tham dự Thánh lễ trật tự sốt sắng.

Trước khi kết lễ, Cha xứ dâng lời cảm ơn quý Cha, quý Tu sĩ, quý cộng đoàn hiện diện. Trong dịp này, Ngài biết ơn đến quý Cha cố, quý Tu sĩ, quý Chức Ban hành giáo, quý Ân nhân, và tất cả mọi người trong ngoài Giáo xứ, trong ngoài Nước, còn sống cũng như đã qua đời. Đã có công hình thành, góp phần xây dựng và phát triển Giáo xứ Bắc Hải gần 60 năm qua.

Hình ảnh trước giờ kiệu rước, Cha xứ, Người chan chứa tâm hồn Thánh Mẫu, Ngài ngồi bên tượng Mẹ, tay cầm chuỗi Mân côi, cùng với các Cụ già và các em thiếu nhi đọc kinh lần hạt.

Hình ảnh dễ thương ấy giúp cộng đoàn nhận ra những thao thức, những âu lo của Người Mục Tử.

Xin Mẹ nâng đỡ và giúp cộng đoàn Bắc Hải chúng con sớm hoàn thành việc xây dựng Nhà Chúa cũng như Nhà Xứ.

Xin Mẹ thánh hóa việc làm của chúng con nhằm mang lại hạnh phúc và ơn cứu độ.

Xin Mẹ chúc lành cho Cha xứ Đaminh kính yêu, cha phó Giuse, cho tất cả chúng con.

Và xin Mẹ ban cho chúng con biết tích chứa một tâm hồn Thánh Mẫu, biết chọn cho mình một tâm niệm như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã chọn, đó là: “Tận hiến cho Mẹ, toàn thân thuộc về Mẹ, tất cả đều là của Mẹ”.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tinh Thần Hiền Lành và Khiêm Nhường Nơi Giáo Sĩ Và Giáo Dân Thái Hà.
Giuse Thẩm Nguyễn
10:19 08/12/2011
Tinh Thần Hiền Lành và Khiêm Nhường Nơi Giáo Sĩ Và Giáo Dân Thái Hà.

Chúa Giêsu phán: "Hãy đến với Ta tất cả, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng".(Mt 11, 28-30),

Khi suy ngẫm bài Phúc Âm này của Thánh Matthew, tôi liên tưởng đến Thái Hà. Các Linh Mục, Tu Sĩ và giáo dân Thái Hà đã và đang đến với Chúa, đang nép vào lòng yêu thương của Ngài để được nâng đỡ bổ sức và họ cũng đang áp dụng bài học tuyệt vời là hiền lành và khiêm nhường mà Thày Giêsu đã dạy.

"Hãy đến với Ta tất cả, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng". Còn ai khó nhọc và gánh nặng hơn quý cha, quý tu sĩ và giáo dân Thái Hà. Khó nhọc trăm bề, bị bủa vây, bị vu cáo, bị lăng nhục, bị đánh đập và bị đàn áp bởi cả một bộ máy cai trị, gồm công an chìm nổi, bọn đầu khấu, bọn thời cơ trục lợi với muôn vàn mưu ma chước quỷ. Thái Hà vẫn hiên ngang đứng vững vì họ đã chạy đến Thày Giêsu để Người nâng đỡ bổ sức cho. Chúa luôn mở rộng vòng tay để ôm ấp Thái Hà vào lòng. Chúa yêu những người hèn mọn cô thế, nhưng ngưòi bị bỏ rơi. Chúa đến với người bị áp bức và Chúa luôn ở với những người khao khát sự thật. Khi anh em mình làm ngơ với cuộc đấu tranh cho công lý của Thái Hà vì lý do này hay lý do khác, lý do chính đáng và những lý do không chính đáng thì Chúa vẫn chở che cho Thái Hà và luôn đồng hành với Thái Hà.

"Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng và tâm hồn các ngươi sẽ được bình an". Chúa không dạy chúng ta chiến thuật đấu tranh, cách ra oai dương võ, cách hùng biện, cách ngụy biện, cách nói thế này mà hiểu ra thế khác, cách tấn công vào chỗ yếu của đối phương, nhưng bài học đích thực Chúa dạy là hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Cần để ý đến hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Nếu không khiêm nhường ở trong lòng mà chỉ bề ngoài thôi, chỉ là tuyên truyền, đánh bóng mình thôi thì không phải là bài học của Chúa.Bằng hiền lành và khiêm nhường trong lòng, Chúa đã hoán cải bao tâm hồn tội lỗi, Chúa đã mở đường cho các con chiên lạc trở về. Tôi nhớ lại hình ảnh quý cha, quý tu sĩ và giáo dân Thái Hà đi nộp đơn đòi đất. Bước chân họ khoan thai, nhẹ nhàng, bình tĩnh lạ thường. Ánh mắt họ vẫn sáng ngời chứa chan hy vọng và nụ cười vẫn tươi nở trên môi. Họ cứ tiến bước để đòi cho được công lý. Bao quanh họ nào là công an chìm nổi, súng đạn, xe cơ giới rầm rộ đi theo, chỉ là đi theo thôi chứ có dám làm gì đâu. Người Cộng Sản cũng biết sợ, sợ sự hiền lành và khiêm nhường, sợ ý chí sắt son của Thái Hà. Vũ khí hiền lành và khiêm nhường trong lòng Thái Hà làm cho kẻ thù hung hãn phải cúi đầu, phải ngơ ngác bần thần không biết đối phó với Thái Hà như thế nào? Có một điều gì đó rất thánh thiện, rất an bình, nhẹ nhàng nhưng cương quyết đủ mạnh để đầy lùi bóng tối của gỉa dối, cao ngạo. Hiền lành và khiêm nhường là khí cụ chiếu tỏa chân lý và sự thật cho cuộc đấu tranh này.

Trong bao cuộc đấu tranh cho hòa bình công lý tại Việt Nam, từ toà Khâm Sứ, Đồng Chiêm, Con Cuông, …đến Thái Hà, người Cộng Sản luôn tìm cách khiêu khích, chọc giân để những người đấu tranh buông lơi khí cụ tuyệt vời của mình là " Hiền Lành và Khiêm Nhường "mà đi vào bạo loạn, ẩu đả. Người Công Giáo chân chính rất xa lạ với loại vũ khí bạo lực này. Vì thế Kinh Cầu Hoà Bình luôn được hát vang trong các cuộc đấu tranh, nó làm tiêu tan ý đồ đen tối của đối phương, nó làm tàn lụi lòng hận thù của ma quỷ. Kinh Hoà Bình tung hô muôn năm Chúa Giêsu là Vua, Vua Tình Thương.

Trong các môn võ thuật, có nhiều khi chẳng phải dùng sức mạnh vũ bão để tấn công mà thắng đâu, có khi nhu lại thắng cương đấy. Dĩ nhiên, chỉ có những võ sư với nội lực thâm hậu mới có thể dùng nhu để thắng cương được. Cũng vậy, chỉ có người thật lòng yêu mến Chúa, tuân theo giới luật yêu thương của Người mới có khả năng áp dụng kỹ thuật “ Hiền Lành và Khiêm Nhường trong lòng” để thắng bạo quyền. Nếu chỉ bắt chước bề ngoài thì coi chừng tẩu hỏa nhập ma hay lại lấy gậy ông mà đập lưng ông thì khốn.

Tôi còn nhớ khi còn trong tù cải tạo, có một người tù rất kiên cường đã chứng tỏ sức mạnh ý chí không gì lay chuyển được nơi con người. Anh ấy không cao to lực lưỡng, nhưng dáng thư sinh, mảnh khảnh như con gái. Khi cán bộ trại ép buộc anh phải nhận là có tội với cái gọi là cách mạng thì anh nhất định không nhận. Anh lý luận rằng mình sinh ra ở miền Nam, được giáo dục đàng hoàng và trở thành một doanh nhân. Anh kinh doanh đúng luật định, nghĩa là lao động một cách chân chính và kết quả của kinh doanh tạo ra lợi nhuận để trước hết anh có điều kiện nuôi sống bản thân anh và nuôi sống gia đình anh thì không có gì là bóc lột, hay tội với ai cả. Còn khi lao động cực nhọc như mấy anh tù cải tạo mà vẫn không nuôi nổi mình, phải nhờ gia đình tiếp tế, thăm nuôi hằng tháng thì là cái loại lao động “nước sông công tù” ấy mới là loại lao động đang bị bóc lột. Chính những kẻ không làm gì, ăn trên ngồi chóc, cậy quyền, ỷ thế đi ăn cướp mới là những kẻ có tội. Ý chí sắt đá của anh không bị súng đạn khuất phục. Anh bị nhốt vào biệt giam, nhưng bọn cai tù rất sợ và kính phục anh. Con người có một sức mạnh vô song khi làm điều đúng, bênh vực cho sự thật, cho công lý.

Tôi có đọc ở đâu câu tục ngữ này: bạn có thể dẫn con ngựa tới một dòng nuớc, nhưng bạn không thể bắt con ngựa uống nước đó được.”Quả thế, người ta có thể dùng sức mạnh, dùng quyền lực để ép buộc người khác phải tuân hành theo ý của mình, nhưng những thứ ấy không thu phục lòng ngưòi được, không làm cho người ta sợ. Chính sự hiền lành và khiêm nhường là sức mạnh ý chí và chỉ con người mới làm chủ sức mạnh ấy mà thôi.

Thái Hà không chỉ đấu tranh đòi lại miếng đất bị chiếm đoạt, nhưng quyết đấu tranh cho công lý, cho sự thật, cho lẽ phải. Cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa sáng ngời nhất thiết phải được sự ủng hộ rộng rãi của mọi người. Thái Hà đã trở nên biểu tượng cho công lý. Mọi người khắp nơi hướng về Thái Hà với lòng kính phục.

Lạy Chúa, xin nâng đỡ bổ sức cho Thái Hà vì những khó nhọc và gánh nặng đang phải chịu. Xin Chúa ban cho quý cha, quý tu sĩ và giáo dân Thái Hà luôn giữ vững bài học hiền lành và khiêm nhường của Chúa để họ gặp được sự bình an. Xin Chúa cũng luôn đồng hành với họ vì có Chúa thì khó nhọc sẽ êm ái và gánh nặng sẽ nhẹ nhàng.Chúa ơi, con yêu mến Chúa.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Sydney sẽ thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà, Giáo Hội và Quê Hương bất kể tình trạng thời tiết
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - TGP Sydney
21:59 08/12/2011
 
Văn Hóa
Trinh Vương Mẹ Vô Nhiễm
Thanh Sơn
08:10 08/12/2011
"Mẹ Vô Nhiễm Tội Tinh Tuyền"
Thiên Chúa chọn Mẹ trao quyền, ngát hương
"Trinh Trong Thánh Thiện Nữ Vương"
Cao sang trên chốn thiên đường thánh ân

"Xin Vâng" Mẹ chẳng phân vân
"Đồng Công Cứu Chuộc" gian trần tội khiên
"Xin Vâng" gánh lấy lụy phiền
Không lời than trách trung kiên đến cùng

Bên con đau khổ cùng chung
Con đường thập tự chập chùng đau thương
"Xin Vâng" đi trọn con đường
"Xin Vâng" MẸ hiến tình thương cho đời

Tinh tuyền "Thánh Nữ" tuyệt vời!
"Mẹ Vô Nhiễm Tội" cứu đời phàm nhân
Tinh ròng chẳng vướng bụi trần
"Xin Vâng" Mẹ sống thanh bần đơn sơ

Trinh Nguyên chẳng vết tì nhơ
Đời Mẹ là những hương thơ tinh tuyền
Vượt trên "nguyên thủy tội truyền"
Đầy ơn phước lạ "Vương Quyền Tình Yêu"

"Nữ Vương Thần Thánh Vương Triều"
"Nữ Vương Các Thánh" diễm kiều "Đông Trinh"
"Nữ Vương Mẹ Chúa Thiên đình"
"Nữ Vương thơm ngát Hương Trinh đời đời"

"Nư Vương Vô Nhiễm" tuyệt vời!
"Nữ Vương Vô Nhiễm" tội đời "Trinh Vương".
 
Lá thư Canada: Sơn Hà Nguy Biến
Trà Lũ
10:46 08/12/2011
Lá Thư Canada : SƠN HÀ NGUY BIẾN

Hàng năm, cứ vào cuối thu, khi lá vàng phủ ngập đường, Canada cử hành lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Đúng như tên gọi, Remembrance Day là ngày mọi người nhớ tới các chiến sĩ đã nằm xuống. Từ thủ đô Ottawa tới các thành phố, khắp nước đều tổ chức rất trọng thể lễ này.

Tại Toronto, thủ phủ của bang Ontario, lễ được tổ chức tại Đài Chiến Sĩ Trận Vong ở ngã tư đường Bay và Queen. Trong các vòng hoa tôi thấy có vòng hoa mang cờ vàng VNCH. Thật ý nghĩa và cảm động qúa. Các cựu chiến binh Canada được mời ngồi ở hàng ghế danh dự. Nhiều vị đã gìà lụ khụ . Đây là những vị đã sống sót trong Đệ Nhị Thế Chiến. Khi nghe tiếng kèn mặc niệm, nhiều cụ gìa đã khóc. Chắc các cụ đang nhớ tới bạn đồng ngũ năm xưa. Trong đoàn người đến dự lễ có nhiều học sinh và các em bé. Một phụ huynh trả lời báo chí : Tôi đưa các cháu đến đây mong các cháu biết đến công ơn của cha và ông các cháu đã bỏ mình để bảo vệ quốc gia thân yêu này cũng như thế giới tự do. Đặc biệt năm nay, trước ngày lễ, có mấy cụ chiến sĩ đã đến trường mẹ để nói chuyện cho các học sinh. Gọi là trường mẹ vì ngày xưa các cụ đã học những trường này, nay các cụ đến vừa để thăm trường cũ vừa để kể cho các học sinh hàng cháu hàng chắt nghe chuyện của chính các cụ khi xưa lúc tham dự các trận đánh bên Âu Châu năm 1945, 1946.

Canada đã chuẩn bị lễ này rất cẩn thận và chu đáo. Hai tuần trước ngày lễ, các cựu chiến binh đã có mặt khắp các ngả đường để mời mọi người cài hoa Poppy trên ve áo. Các bạn biết hoa poppy chứ. Hoa 5 cánh mầu đỏ, nó là hoa cây thuốc phiện. Canada chọn hoa này để làm biểu tượng vì sau Thế Chiến Thứ Hai, ở nghĩa trang bên Âu Châu người ta đã thấy rất nhiều bông hoa này mọc quanh mộ các chiến binh. Đúng ngày lễ, lúc 11 giờ trưa, các xe bus và xe điện đều ngưng chạy 2 phút để mọi người tưởng niệm các chiến sĩ đã nằm xuống . Các cựu chiến binh, nếu mặc quân phục và đeo huy chương, thì được đi xe miễn phí.

Tháng 11 này dân làng tôi nhớ tới nhiều người đã khuất lắm. Ông ODP vừa đọc cho chúng tôi nghe một đoạn báo nói về nỗi lòng hai bà mẹ ở ngoài Bắc khóc thương các con đã bị bắt đi bộ đội và đã bỏ xác ở Miền Nam, như thế này :

…Một bà có 3 người con trai tử trận vì ‘đi giải phóng Miền nam’. Khi miền Nam vừa bị chiếm thì bà được phép vào trong Nam thăm anh em, bà chứng kiến thực cảnh ở Miền Nam, bà về lại quê và phát bệnh rồi chết. Bà phát bệnh vì bà thương tiếc con, và trách mình mê lầm đã để cho các con chết oan.

Một bà khác có 4 con trai và một con rể cũng bị bắt lính và cùng chết trong trận Mậu Thân. Khi gần mất, cô đơn một mình, bà đã khóc mấy ngày đêm. Khi lâm chung bà thốt ra những lời đã giấu kín trong lòng mấy chục năm : Vì tôi ngu nên đã để người ta lừa đem hết các con tôi vào chỗ chết…

Kể đến đây xong ông ODP kết luận : hai bà già ở ngoài Bắc, sau 1975 hai bà vào Nam thấy mình bị lừa và con mình bị chết oan, đã uất lên mà chết. Giống y như bà nhà văn Dương Thu Hương. Lúc đó chiến sĩ gái hăm hở vào giải phóng miền Nam, đến khi thấy rõ miền Nam trù phú và no ấm, chiến sĩ gái biết mình bị lừa. Chiến sĩ cũng đã uất lên nhưng bà không chết. Bà bảo bà phải sống để làm chứng sự gian dối và tàn ác của CSVN, bà sẽ làm chứng bằng sách báo.

Đó là chuyện ngoài Bắc. Bây giờ xin kể chuyện trong làng.

Ngay đầu tháng, ngày 2 tháng 11, làng tôi đã đi dự lễ giỗ Tổng Thống Diệm. Ông ODP không kể tội những người đã nhúng tay trực tiếp hay gián tiếp hạ sát Cụ Diệm, nhưng đã kể lại lời các lãnh tụ trên thế giới nói về cái chết của Cụ, như sau:

- Tại Trung Quốc, Mao Trạch Đông đã nói : “ Chính quyền Kennedy hạ ông Ngô Đình Diệm là một thất sách, một sai lầm rõ rệt.”

- Tại Hà Nội, Hồ Chí Minh đã nói : “Ông Diệm là một nhà yêu nước theo lối của ông ấy.”

- Tại Pakistan, Tổng Thống Ayub Khan đã nói : “ Việc Tổng Thống Diệm bị giết có 3 ý nghĩa với người Á Đông : Làm bạn với Hoa Kỳ là việc nguy hiểm, trung lập thì tốt hơn và là kẻ thù của Hoa Kỳ còn tốt hơn nữa”.

- Tại Paris, De Gaulle tuyên bố : “Sau Diệm không phải là một khoảng trống mà là một khoảng quá đầy”. De Gaulle muốn nói Miền Nam sẽ lạm phát lãnh tụ, sẽ trở thành một giỏ cua hay một hý trường tranh giành địa vị.

- Học giả uy tín Úc Đại Lợi, ông Denis Warner đã gọi Cụ Diệm là ‘ The Last Confucian’, một nhà hiền triết Khổng Tử cuối cùng.

Ông ODP từng là quân nhân dưới thời Cụ Diệm làm tổng thống. Ông là người mê Cụ hết sức. Ông bảo người Ấn Độ hãnh diện vì có Thánh Gandhi, Hoa Kỳ hãnh diện vì Tổng Thống George Washington, Pháp hãnh diện vì Tướng De Gaulle, Anh hãnh diện về Thủ Tướng Winston Churchill, Phi Luật Tân hãnh diện vì Tổng Thống Magsaysay, người Việt Nam chúng ta hãnh diện vì Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Thật tiếc thương thay cho Thánh Gandhi của Ấn Độ và Tổng Thống Ngô Đình Diệm của Viêt Nam, hai vị thánh đã bị người ta hạ sát. Nếu hai vị còn sống thì cục diện Á Châu có thể đã khác.

Cả làng tôi ngồi im nghe bàn về cái chết oan khiên của vị lãnh tụ Đệ Nhất VNCH. Không khí ấy đã kéo dài một lúc lâu. Mãi rồi cụ Chánh mới lên tiếng : Nhân tháng 11, nhân làng đang nói về sự chết, tôi xin bàn sang chuyện ra đi của một văn nhân VN mới bỏ chúng ta vào cuối tháng 10 vừa qua. Đó là nhà thơ Hà Thượng Nhân Pham Xuân Ninh. Ông là một nhân vật lớn trong ngành Vô Tuyến Truyền Thanh ở Miền Nam, và là một thi sĩ nổi tiếng của Miền Nam. Ông sống những năm cuối đời ẩn dật ở San Jose miền bắc California, ông vui thú cùng bút giấy và bằng hữu . Một trong những điều làm cho ông hạnh phúc nhất lúc cuối đời là ông đã nhập đạo Công Giáo năm 2009. Ông đã tin vào Chúa. Ông đã viết thế này :

......................................

Còn có nỗi vui nào hơn :

- Niềm tin bùng vỡ
Từ đâu đó trái tim tôi nức nở
Bước chân trở về mà hồn rưng rưng muốn khóc
Con dâng những lời thơ vụng dại
Xin biến lòng tin của con thành tình thương bất diệt
Amen.


Cô Cao Xuân không hiểu bốn chữ ‘ bước chân trở về’. Ông đã đi đâu mà nay nói trở về? Ông ODP giảng nghĩa ngay : Theo tôi hiểu thì mọi người chúng ta đều là con cái Chúa, nhưng nhiều người đã không tin Chúa, đã sống như những người con đi lạc đường. Nay ông như tìm ra đường về nhà, ông mới nói bước trở về là thế.

Ông ODP này có một trí nhớ thật là tốt. Ông bảo nhiều văn nhân cuối đời cũng như tỉnh ngộ, tìm ra chính đạo, đã lên đường trở về với Chúa, như thi sĩ Bàng Bá Lân, như thi sĩ Nguyên Sa…

Rồi ông nhìn dân làng giọng phân phô : Tôi không có ý giảng đạo nha. Nhân tháng 11 tháng nhớ tới các anh hùng tử sĩ nên tôi nói thêm một vài chuyện nhỏ mà thôi. Tôi xin trả diễn đàn cho cả làng.

Chị Ba bèn nói sang chuyện khác. Chị tiếc cái ngày đặc biệt 100 năm mới có một lần mà dân làng đã không đi mua vé số. Phải 100 năm nha bà con thì mới có ngày 11.11.11, ngày mang 6 chữ nhất. Một nhất đã là hên lắm, đây những 6 cái nhất. Giá bữa đó làng ta góp tiền đi mua số, lại chọn đúng vào giờ thiêng, lúc 11 giờ, 11 phút, 11 giây thì dám đã trúng lớn rồi. Phe các bà nghe đến đây đều gật gù. Còn cụ Chánh thì cụ bảo : Lão được sống ở đất nước Canada này thì mãn nguyện lắm rồi, vẫn coi mình đã trúng số độc đắc. Bộ Di Trú vừa cho biết hiện còn một triệu lá đơn xin nhập Canada mà Canada chưa có giờ xét đến, một triệu người muốn di cư đến Canada nha, thưa cả làng.

Anh John xin tiếp lời ngay: Vì còn những một triệu người đã làm đơn chưa được xét tới nên mấy tuần lễ vừa qua có hiện tượng một số người Hung Gia Lợi khôn ngoan đã chạy lối tắt. Các ông bà này mua vé đi du lịch Canada, rồi khi vừa tới sân bay thì họ xin tỵ nạn chính trị. Họ đã đặt Canada vào thế kẹt. Muốn đuổi họ đi thì khó lắm. Phải mang họ ra tòa. Thời gian chờ tòa ra phán quyết thì họ được hưởng trọn vẹn quy chế người xin tỵ nạn. Họ được hưởng trợ cấp xã hội, trợ cấp thuốc men, con cái được đi học. Mỗi tháng, một người độc thân được lãnh sơ sơ khoảng 600 đồng, hai vợ chồng sơ sơ 900, cha mẹ và một đứa con cũng sơ sơ 1200 đồng. Chắc các ông bà Hung này đã được người chỉ cho những khe hở nhân đạo của luật di trú miền đất thiên đàng này.

Canada đúng là một anh nhà giàu hào phóng có tâm Phật. Nói gì đâu xa, hiện nay Nhóm G.20 gồm những nước giầu có nhất thế giới, thế mà theo sổ sách của CIDA tức cơ quan phát triển quốc tế thì Canada đã giúp cho nhóm này những 141 triệu trong năm 2010 vừa qua. Chả hiểu giúp về việc gì, mà Canada cho Ấn Độ 30 triệu, Trung Hoa 36 triệu, South Africa 20 triệu… Lạ qúa chứ. Riêng về Chương trình lương thực thế giới, mấy năm qua Canada đã góp 350 triệu đồng.

Cụ Chánh nghe nói tới đây rồi cười. Cụ bảo : Theo tôi nghĩ thì những đồng tiền bác ái này đã mua về cho Canada bao nhiêu là phước lành. Chỉ có Canada thôi nghe, chứ đa số các nước giàu có thì ác lắm. Báo chí quốc tế cho biết : hiện nay nhiều nước tay phải làm việc thiện mà tay trái thì cầm giao giết người. Đó là những nước sản xuất vũ khí và bán khí giới. Mỗi năm Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga thu về không biết bao nhiêu là tiền bán khí giới. Rõ ràng bán khí giới để các nước khác giết nhau! Miệng thì hô hào hòa bình mà tay thì xui chém giết. Miệng Phật mà tâm xà. Canada không như thế. Canada không hề bán khí giới nha. Canada khẩu Phật mà tâm cũng Phật luôn, có đúng không cơ, thưa các bạn ?

Anh H.O. xin góp thêm một ý. Rằng nhân bàn tới tình hình thế giới thì ta không nên quên lời đe dọa mới đây của DoThái. Do Thái bảo họ có thể tấn công phá lò nguyên tử của Iran, vì Iran đang chế bom nguyên tử để tận diệt Do Thái. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Do thái làm thật? Anh H.O. bảo rằng anh và bạn bè anh ghét Do thái vì Do Thái ít nhiều cũng đã làm hại VN trong qúa khứ. Chứng cớ ư? Năm 1954, hiệp định Geneve chia cắt VN là do thủ tướng Pháp Mendes France chủ xướng. Mendes France là người gốc Do Thái. Năm 1973 hiệp đinh Paris giao VNCH cho CS là do Henry Kissinger. Ông này gốc Do Thái rõ ràng. Năm 1975, tiền viện trợ Hoa Kỳ định cho VNCH, Do Thái đã xin Hoa Kỳ trao số tiền này cho họ.

Cụ B.95 nghe mãi chuyện chính trị thì phát ngán. Cụ xin những chuyện vui. Anh H.O. kể liền. Anh bảo lần trước anh kể chuyện ông Ấn Độ 67 tuổi có 39 bà vợ. Anh cứ nghĩ ông Ấn Độ này là số một, nay ông bảo một ông Ấn Độ khác còn siêu hơn. Theo báo Times of India thì cụ Hazi Abdul Noor, đã 120 tuổi mà vừa cưới một bà vợ thứ hai. Cụ đã gìa khú đế mà chưa hết gân, nay nghĩ mình còn ngon lành lắm nên mới lấy thêm một vợ nữa. Cụ tuyên bố cụ 120 tuổi thiệt, không phải 116 tuổi như trên giấy tờ. Cụ ông hơn cụ bà 60 tuổi. Chắc Cụ này sẽ vào sách kỷ lục thế giới. Báo kể có hơn 500 thực khách đã tới dự tiệc cưới. Nước Ấn Độ nhiều sự lạ qúa ha.

Rồi Cụ B.95 xin anh John kể chuyện khác. Anh John kể ngay. Chuyện đầu tiên là chuyện con hải ly beaver. Từ năm 1975, nó được Canada chọn làm con vật biểu trưng Canada vì đức tính chăm chỉ làm việc liên tục, nó biết cắt cây ngăn hồ làm tổ và làm kho chứa thức ăn cùng hồ nước ngọt, cũng như bộ lông của nó là một nguồn thu nhập đáng kể cho kinh tế đất nước. Thế nhưng năm nay, 2011, chính quyền đang có ý chọn con gấu trắng bắc cực, polar bear, thay thế con hải ly. Lý do : Con hải ly cắt cây phá rừng và ngăn đập không có lợi và không đẹp mắt bằng con gấu trắng. Ai cũng ngạc nhiên về chuyện định thay đổi này.

Các bà các cô trong làng còn đang ngơ ngác thì chị Ba Biên Hòa nói nhỏ vào tai cô Cao Xuân, rồi cô Cao Xuân nói nhỏ vào tai Cô Tôn Nữ, cứ thế chuyện bí mật được chuyền đi khắp vòng , rồi phe các bà lăn ra cười rũ rượi. Việc này làm phe đàn ông chúng tôi ngơ ngác. Gì thế này? Cuối cùng thì anh John mới lên tiếng : Thôi để tôi giải mật, xin nói rõ, không dấu diếm gì nữa. Theo tôi được biết lý do thầm kín mà Canada sẽ chọn con gấu trắng thay thế con hải ly là vì tên con hải ly, tiếng Anh là beaver mà beaver còn có nghĩa thứ hai là ‘tòa thiên thai’ của đàn bà !

Ông ODP nghe xong, cũng phá ra cười sặc sụa rồi nói : Hèn chi ! Chắc đây là cái nghĩa mới của tiếng beaver, vì chả lẽ hồi năm 1975 Canada không biết đến cái nghĩa ‘tòa thiên thai’ này sao! Kỳ ha, phải không các cụ.

Chuyện nóng sốt tiếp theo là chuyện thành phố Toronto vừa quyết định cấm mua bán vây cá mập. Các cơ sở buôn bán có một năm để thanh tóan cho xong các kho vây cá. Hiệp hội các nhà buôn và các nhà hàng Trung Hoa đã lên tiếng phản đối và tuyên bố sẽ mang việc này ra tòa. Coi bộ chuyện vây cá này sẽ vừa dài vừa vui đây các cụ ạ.

Anh H.O. liền góp ý: Không có vi cá thì sẽ không có súp vi cá trong các bữa tiệc.

Chả sao. Mà không chừng cũng là điều may. Xưa nay Trung Quốc là nước cung cấp vi cá cho các nhà buôn. Bây giờ người ta khám phá ra hàng của Trung Quốc đa số đều là đồ giả, xưa nay chúng ta ăm súp vi cá, chắc gì chúng ta đã được ăn ví cá thực, biết đâu nó là vi cá giả thì sao? Ngoài ra, bây giờ chúng ta phải chống Tàu, chống kinh tế của Tàu, tẩy chay luôn vi cá của Tàu cho nó sợ.

Cô Cao Xuân lên tiếng ngay: Nhưng miệng chúng ta quen súp vi cá qúa rồi. Nay không có súp này thì biết lấy gì thay thế?

Anh H.O. đáp ngay : Thiếu gì món thay thế, Món yến sào chẳng hạn. Nó còn ngon và qúy hơn món súp vi cá gấp bội.

Nghe đến đây thì làng tôi ồ lên một tiếng. Ừ nhỉ, có món Yến Sào thay thế. Ngon gấp bội và trân qúy gấp bội chứ bộ.

Rồi tự nhiên làng tôi bước vào một trận cãi nhau vì cái tên : Yến Sào hay Yến

Xào ? Sào hay Xào đây? Cụ B.95 thì cười hì hì rồi cho rằng Yến Xào là đúng vì xào đây chỉ một cách nấu, xào khác với kho, khác với rang, khác với rán, khác với canh. Anh H.O. thì không đồng ý. Anh bảo phải nói Yến Sào mới đúng vì sào chỉ cái cây dài ta thường dùng để chống thuyền hay cột thuyền. Đi lấy tổ yến người ta phài chống thuyền bằng cái sào mà đi, ra tới nơi người ta dùng chính cái sào này mà gỡ cái tổ của con chim yến. Vậy yến sào là tổ yến lấy được nhờ cái sào.

Làng tôi nghe đến đây thì vẫn còn phân vân, ai nói nghe cũng có lý nhưng cái lý đó chưa có tính chất thuyết phục. Dân làng liền quay vào bồ chữ ODP. Ông này bèn trình bầy như sau : Theo tôi thì nói Yến Sào là đúng, nhưng sào đây không phải là cây sào như anh H.O. vừa nói, mà sào đây là tiếng Hán, sào có nghĩa là cái tổ như ta nói sào huyệt. Yến Sào là cái tổ con chim yến. Ăn món Yến Sào không phải ta ăn thịt con chim yến nhưng là ta ăn cái tổ của nó. Mà cái tổ của con chim yến do nó làm bằng chính nước bọt của nó. Chim yến bay từng đàn, chúng ăn những côn trùng đang bay giữa trời, và uống những giọt sương đọng trên lá. Chim yến làm tổ không phải bằng lá khô cành khô mà bằng chính nước bọt của mình quệt vào vách đá. Nước bọt của chim yến là tổng hợp những tinh hoa của trời đất, do vậy ta ăn tổ yến là ta ăn những tinh hoa qúy báu này.

Nghe đến đây thì mọi người như được mở mắt, mọi người đều ồ lên một tiếng thán phục sự thông thái của ông ODP rồi mọi người vỗ tay râm ran. Nghe được qúa, phải không các cụ.

Chị Ba nghe xong, vỗ tay xong bèn nóí lớn :

- Có lý qúa hén.

Ông ODP xưa nay vốn khiêm tốn, vẫn không muốn ai khen, nên nghe xong lời Chi Ba ông liền bắt ngay lấy để chuyển hướng câu chuyện. Ông bảo :

- Tôi thích tiếng ‘hén’ của Chị qúa. Nó đặc sệt tính Nam Kỳ. Tôi ở Miền Nam gần 20 năm, mê tiếng nói miền Nam vô cùng. Không biết anh John khi mới quen chị và học tiếng Việt thì anh John có thấy được những cái hay của tiếng Nam không. Anh John đáp ngay :

- Ngôn ngữ đầu tiên của tôi là tiếng Nam. Có lẽ tôi nóí nó hàng ngày với vợ, nên không thấy cái hay của nó. Sau này khi tiếp xúc với người Bắc, học nói tiếng Bắc thì tôi lại thấy tiếng Bắc cũng hay đặc biệt.

Cụ Chánh thấy hai vị này cùng khen tiếng Việt bèn đề nghị :

- Hai bác đã nói như vậy thì xin mỗi bác nói về cái hay mà qúy bác đã nhìn thấy cho chúng tôi nghe đi. Xin Ông ODP nói trước, nói về cái hay của tiếng Nam.

Ông ODP nói ngay, nói một hơi dài, như lấy trong kho đã có sẵn từ lâu:

- Tôi thích mấy tiếng bình dân nói hàng ngày của người Nam, như những câu này. Tui dìa nghen .
. Ừ, dzậy anh dzià hen
. Hay hén mậy !
. Dzui dữ hen !
. Ngon làm thử coi
. Sao rồi ta
, Sao kỳ vậy ta

Rồi ông xin hết, và ông xin anh John nói về tiếng Bắc Kỳ. Anh John cũng đáp ngay :

Bây giờ tôi mới để ý tới những tiếng đặc sệt Nam kỳ ‘nghen, hen, hén…’Khi tôi học đến văn chương VN, đọan nói về ca dao tục ngữ, tôi thích nhất hai tiếng. Nó không đứng một mình. Nó đứng một mình thì không hề hay, nhưng khi nó đứng vào trong một ngữ cảnh hay thì tôi thấy nó hay tuyệt vời. Tôi xin đọc bài ca dao sau đây rồi xin các bác đoán thử xem tôi mê tiếng nào nhất :

Đương khi lửa tắt cơm sôi
Lợn kêu con khóc chồng đòi tòm tem
Bây giờ lửa đã nhóm lên
Lợn no con nín, tòm tem thì tòm


Cả làng nói ngay : Đó là tiếng ‘tòm tem’. Anh John bảo làng chí nói đúng có một nửa. Anh bảo anh thích bài thơ này lắm. Nó chỉ có 4 câu mà tả được hết mọi tình tiết hấp hẫn và sống động. Này nha, khung cảnh là một chái bếp ở miền quê ngoài Bắc, cái bếp này một nửa để nấu ăn, một nửa để nuôi lợn. Thời gian là vào khoảng trưa, thời gian cho lợn ăn cũng là thời gian nấu cơm trưa cho chồng sắp từ ngoài đồng về. Nhân vật chính là một cô vợ trẻ, mới đẻ một con, mà gái một con trông mòn con mắt. Anh chồng từ ngoài đồng về ăn trưa đã nhìn thấy nhan sắc vợ, lúc đó bên bếp lửa chắc má vợ đỏ hây hây, vợ cho con bú thì bộ ngực nây nẩy lộ ra. Máu nóng trong người chồng sôi lên, chàng đòi yêu vợ ngay tại chỗ. Tác gỉả bài thơ không dùng tiếng ‘yêu vợ’ hay tiếng ‘làm tình’, mà dùng tiếng ‘tòm tem’, tiếng này đắc địa qúa. Nhưng tòm tem ở câu giữa không hay bằng tiếng tòm ở cuối cùng, chỉ một tiếng tòm mà thôi. Nó nóí lên hết cử chỉ âu yếm, hành động và âm thanh của cuộc tình.

Đúng vậy, chỉ một tiếng tòm cuối bài, nó hay cực kỳ, phải không cơ?

Rồi anh John nói về chữ thứ hai mà anh thích. Anh cũng đọc một bài thơ. Thực ra thì không phải một bài mà chỉ là hai câu thơ. Hai câu này cực tả nỗi lòng của một anh không lấy được người yêu. Chắc đây là cảnh bố mẹ cô gái nhà nghèo, vì tham giàu mà bố mẹ đã phải gả con gái cho một gia đình phú hộ. Chồng là một cậu bé tí tì ti, chưa biết cuộc đời là gì. Dù có biết cũng chả nên cơm cháo gì :

Anh tiếc thay hạt mưa trong rơi xuống đống bùn
Anh tiếc thay tờ giấy trắng để thằng bé cỏn còn con nó vẽ xằng.


Ôi, chữ xằng này đáng giá 100 lạng vàng. Xằng đây là bậy bạ, láo lếu, vô phép, sai trái, không đúng cách.

Các cụ đã thấy cái anh John trong làng tôi giỏi chưa. Anh nói, anh đọc và anh đã suy nghĩ kỹ thì anh mới nhìn ra cái hay tuyệt vời của chữ nghĩa VN chứ.

Anh H.O. liền giơ tay xin góp thêm ý : Nhân nghe anh nói chữ tòm tem và chữ tòm, tôi sực nhớ tới một câu chuyện của Phương Triều đăng trong báo Xuân Mậu Dần. Tác giả cũng nhắc tới chữ tòm tem nhưng trong một hoàn cảnh khác. Chuyện này đối với tôi hay qúa nên dù đã mấy năm, tôi vẫn còn nhớ. Chuyện kể rằng tác giả đi tù cải tạo10 năm, từ trong Nam ra tới ngoài Bắc. Khi ra tù thì anh chỉ còn xác ve. Anh yếu qúa sức, chỉ còn giúp được vợ một việc là thổi cơm. Rồi với thời gian, được vợ chăm sóc, anh lấy lại được chút sức lực. Chợt cái máu liền ông nó nổi dậy. Lời của tác giả như sau :

… Lâu lâu tôi cười mơn, xin vợ cho được tòm tem, bằng cách nói bóng gió:

-Sao ta muốn … oánh kiếm qúa

Vợ cười :

-Cây kiếm của ông lâu ngày không oánh, giờ chắc oánh không nổi đâu.

Thôi, cứ thủng thẳng đã, có gì đâu mà gấp.

- Thử thì biết, tôi trợn mắt.

Thử rồi mới biết, vợ nói đúng. Thói thường văn ôn võ luyện. Văn thì từ lâu đã bẻ bút. Võ thì rửa tay gác kiếm đã hơn mười năm. Kiếm pháp gia truyền bỗng dưng rối loạn. ‘Kẻ địch’ cười khinh dể :

- Thiếp cũng đã hơn chục năm không oánh kiếm. Nhưng kiếm pháp của đại huynh sao giống đồ giả, ngộ vậy? Chẳng có chút công lực nào hết!

Từ đó tôi rắp tâm luyện tập. Cũng may, kiếm pháp chưa đến nỗi thất truyền.

Vợ vẫn chưa hết lo lắng:

- Ráng qúa coi chừng bị tẩu hỏa nhập ma !

Anh H.O. ngưng, xin hết. Cả làng phá ra cười. Chà, cái chuyện chữ Tòm này coi bộ vui đây. Làng xin anh John kể tiếp chuyện tòm tem. Anh giơ hai tay lên xin hàng. Anh bảo cái kho văn chương của anh hôm nay chĩ nghĩ ra được có thế. Xin hẹn lần sau sẽ tìm thêm và kể thêm.

Phe các bà lại quay vào ông ODP xin ông kể chuyện thời sự VN. Mọi khi, nói đến chuyện thời sự là nói tới anh John, nhưng lần này ông ODP kể ngay. Rằng ông vừa được xem cuốn DVD Asia mang chủ đề ‘Hùng Ca Sử Việt’ mới phát hành tháng Mười. Ông giơ hai tay lên mà nói : Chưa bao giờ có cuộn băng nào hay như thế. Nó hay cả hình thức cả nội dung. Nó đánh thức lòng yêu nước của mọi người. Những ai dù mũ ni che tai cố tình ngủ, xem cuốn này xong cũng thấy lòng mình nóng lên và mắt sáng lên. Xin bái phục ông bàu nhạc sĩ Trúc Hồ. Xin bái phục lời dẫn chương trình của Nam Lộc, Việt Dũng, Ngọc Đan Thanh, Thùy Dung. Xin bái phục ca đoàn Ngàn Khơi. Nghe các MC nói và nghe các ca sĩ hát, ta thấy như tất cả đều đang hét lên : Giặc Tàu đang chiếm đất, giặc Tàu đang chiếm rừng, giặc Tàu đang chiếm biển, bà con ta tính sao đây?

Nghe ông ODP ca ngợi cuốn DVD hết lời làm vậy, làng tôi ai cũng hẹn nhau đi phố mua ngay cuốn này. Chi Ba nói rất lớn và rất mạnh mẽ : Nhất định tôi sẽ mua cho mình xem và lưu trữ. Và mua để mừng tuổi cho con. Và mua để gửi về tặng bạn bè trong nước.

Cụ Chánh nói lời kết : Lâu nay lão có một ý mà không biết thực hiện ra sao, là lão muốn nói với giới bộ đội ở VN câu này : Các bạn ơi, quân đội là để bảo vệ giang sơn lãnh thổ tổ quốc chứ không phải để bảo vệ đảng. Nay quân Tàu đang sang chiếm đất chiếm rừng chiếm biển, các bạn cầm súng trong tay mà sao các bạn đứng ngây ra như gỗ cả vậy?

TRÀ LŨ

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chớm Đông – Early Winter.
Richard Drysdale
22:22 08/12/2011
CHỚM ĐÔNG – Early Winter
Ảnh của Richard Drysdale
Tuyết trắng đêm qua rơi lúc nào
Sáng nay phủ ngập đẹp làm sao!
(Trích thơ của Nguyên Đỗ)
Covered in a blanket of silvery mist,
You feel as though kissed,
By the cold bitter wind as it rushes past.
The snow peaked tops are like pure, pristine crystals, timeless, in all their
(Rukiye Henderson)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền