Phụng Vụ - Mục Vụ
Bền vững ngàn năm
Lm. Minh Anh
01:34 02/12/2021
BỀN VỮNG NGÀN NĂM
“Chỉ những người thực hiện ý Cha Tôi ở trên trời, kẻ ấy mới được vào Nước Trời!”.
Trong cuốn “Our Daily Bread”, “Lương Thực Hằng Ngày”, tác giả viết, “Julius Caesar, nhuộm cẩm bào của mình bằng máu của một triệu kẻ thù; ông chinh phục 800 thành phố; rồi chỉ để bị đâm bởi những người bạn chí thiết ngay tại chiến thắng vĩ đại nhất! Thành công tạm thời thường đội vương miện cho những nỗ lực của kẻ vô thần, mà không bao giờ họ hài lòng hoàn toàn. Khi những thành tựu rực rỡ nhất không được nhìn thấy dưới ánh sáng vĩnh cửu, đặt nền móng trên Thiên Chúa ‘bền vững ngàn năm’, họ thấy chúng kéo dài và có giá trị như những bọt nước bay lên và… vỡ!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Cũng thế, niềm tin vào Chúa nếu chỉ tuyên xưng ngoài miệng, mà không đặt nền móng trên Đức Kitô, Đá Tảng ‘bền vững ngàn năm’, vẫn sẽ ‘vỡ’, và không đủ để bảo đảm cho chúng ta một chỗ trên thiên đàng. Niềm tin vào Ngài còn phải thâm nhập trong tim, ủ ấp trong trí, và thể hiện trong hành động. Lời Chúa hôm nay nói, ai thực hiện ý của Chúa Cha, “Kẻ ấy mới được vào Nước Trời!”.
Niềm tin đó bao hàm việc làm theo ý muốn của Thiên Chúa. Chúa Giêsu khuyến khích các môn đệ xây dựng niềm tin trên ‘Đá, chính Ngài’; không phải trên tình cảm. Để đào được một nền tảng kiên cố cho toà nhà đức tin, cần phải khổ công; nó đòi hỏi một sự kiên định trong cầu nguyện, bền bỉ trong bác ái và miệt mài trong quảng đại. Nó cũng đòi hỏi một sự khiêm tốn và một ý ngay lành tinh anh; bởi lẽ, chuẩn bị một nền móng không bao giờ là công việc của một cái gì đó hào nhoáng. Chẳng có gì đẹp đẽ với một hố sâu, hoang hoác, bì bõm bùn tại một công trường! Cũng thế, trong đời sống thiêng liêng! Việc đào móng buộc phải xuống sâu, loại bỏ những tội lỗi tồi tệ nhất của mình. Quá trình này cũng không lý thú gì! Nó buộc chúng ta phải thành thật đối mặt với các tính hư nết xấu. Không có bước quyết định này, chúng ta có nguy cơ xây dựng một cuộc sống trên cát!
Các nền móng có vẻ vững chắc khi mọi sự xem ra bình lặng. Thời tiết tốt không cho biết độ chắc của một toà nhà; thử nghiệm thực sự chỉ đến khi khí tượng trở nên hung hãn. Điều tương tự cũng xảy ra trong đời sống thiêng liêng! Khi sự thanh thản bảo bọc chúng ta, hoà bình dễ dàng nở hoa; nhưng khi khủng hoảng ập xuống; một sự từ chối, một cơn bệnh, một chút phản kháng về đạo đức… đó là lúc chúng ta học biết mức độ cứng cáp của đức tin mình. Phêrô, từng tuyên bố đứng về phía Thầy, đã học được một cách khó khăn rằng, lòng can đảm của ông không như ông nghĩ! Ông đã bỏ mặc Chúa Giêsu trong vườn Dầu, cũng như tất cả các môn đệ khác. Vậy thì làm thế nào để có thể đối mặt với những cám dỗ, những thất bại thông thường; hoặc làm thế nào, để chúng ta có thể đương đầu với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng?
Câu trả lời được tìm thấy trong bài đọc Isaia hôm nay, “Sion là thành trì kiên cố của chúng ta, có tường thành và hào luỹ che chở”. Chúa là thành trì, tường luỹ chở che. Chỉ với Chúa Giêsu, Nền Đá ‘bền vững ngàn năm’; trong Ngài và trên Lời Ngài, toà nhà đức tin mới có thể kiên cường trước bất cứ phong ba bão táp nào; cầu xin Ngài ngự trị trong toà nhà đức tin của chúng ta hầu mỗi người có thể cất lên, “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến!” như lời Thánh Vịnh đáp ca.
Anh Chị em,
Mùa Vọng, mùa chúng ta đào móng để xây lại toà nhà đức tin; vì sợ rằng, chúng ta không mạnh mẽ hơn Phêrô, người đã khoác lác sát cánh cùng Thầy, nhưng thất bại! Mùa Vọng cũng là thời gian xem xét nền tảng cuộc đời chúng ta là gì? Chúa Giêsu đã bước vào thế giới, mặc lấy xác thịt của chúng ta để có thể trở thành Đá Tảng ‘bền vững ngàn năm’ cho chúng ta. Con đường dẫn đến nền tảng vững chắc có tên Giêsu đó, là lắng nghe, thấu hiểu và hành động theo ý muốn của Thiên Chúa. Hãy đặt toà nhà của mình trên Chúa Giêsu theo cách này, và sẽ không cơn lốc nào, mưa lũ nào, có thể xói mòn niềm tin. Hành động theo ý của Thiên Chúa bao gồm một sự ôm ấp và đầu phục hoàn toàn đối với Lời của Ngài; nó có nghĩa là, để cho Lời Chúa và Thánh Thần của Đấng Phục Sinh hướng dẫn hành động của chúng ta, đặt đôi chân chúng ta trên đá vững chắc!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, xin trở nên nền đá và núi đá cho cuộc đời con. ‘Núi đá’, cho con nương ẩn; ‘nền đá’, cho con dựng xây toà nhà đức tin. Trên Ngài, Đá Tảng ‘bền vững ngàn năm’, con sẽ vững như bàn thạch!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Dọn đường
Lm. Thái Nguyên
01:39 02/12/2021
SUY NIEM VA CAU NGUYEN CN 2 MV C
https://www.youtube.com/watch?v=zhtmb2O0NGg
DỌN ĐƯỜNG
Chúa Nhật 2 Mùa Vọng năm C: Lc 3.1-6
Suy niệm
Mở đầu bài Tin Mừng, thánh Luca nêu rõ khung thời gian mà Gioan Tẩy Giả bắt đầu rao giảng, nằm trong một giai đoạn lịch sử đời cũng như đạo tại đất nước Do Thái. Trong bối cảnh này, tác giả cho ta thấy hai quyền lực đạo đời đang phát triển và đối đầu nhau theo xu hướng của mình, đang khi đó xuất hiện một đối trọng thứ ba, là một nhân vật khác thường và đường hướng cũng rất khác biệt. Đó là Gioan Tẩy Giả, với lời kêu gọi mọi người sám hối để chuẩn bị đón nhận ơn cứu độ.
Gioan không những được sinh ra một cách kỳ lạ, mà còn thể hiện một lối sống khác lạ. Các bạn trẻ thường vào đời với những mơ ước thành đạt, muốn tạo lập cho mình một sự nghiệp to tát ở đời. Gioan thì trái lại, không chọn con đường đi lên mà chọn chọn con đường đi xuống: con đường thiêng liêng. Đó là con đường chay tịnh và tu tập, bằng một cuộc sống nhiệm nhặt và khổ chế nơi hoang địa. Chính trong sự thanh thoát, tĩnh lặng và cầu nguyện mà Gioan đã nghe được tiếng Chúa. Chính trong sự gặp gỡ Chúa mà ông nhận ra con đường mình phải đi và sứ mạng mình phải thi hành. Chính nhờ đó mà lời rao giảng của ông càng đáng tin đối với dân chúng, và cũng đáng gờm đối với hai thế lực kia, mặc dù ông đơn thân độc mã, không phe phái, không quyền hành, không thế lực, cũng không dựa dẫm vào bất cứ quyền lực nào.
Lời Chúa đưa bước Gioan rời khỏi hoang địa để đến vùng ven sông Giođan với vai trò là người thanh tẩy tâm hồn cho những ai sám hối, nên từ đó ông được gọi là Gioan Tẩy Giả. Lời Chúa mà ông nghe trong hoang địa trở thành Lời Chúa mà ông công bố. Tiếng Chúa gọi ông trở thành tiếng ông mời gọi mọi người, nên từ đó ông còn được gọi là Gioan Tiền Hô, là người loan báo về Đấng Cứu Thế. Gioan đã trở nên vị ngôn sứ độc đáo cho dân tộc ông sau bốn thế kỷ vắng bóng ngôn sứ.
Để chuẩn bị cho dân mình đón nhận Đấng Cứu Thế, ông yêu cầu dân chúng phải quay về với Thiên Chúa, không thể tiếp tục sống theo đường xưa lối cũ, mà phải làm một cuộc đổi đời, đổi cái nhìn, đổi lối suy nghĩ, như có lời chép trong sách Isaia rằng: “Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho phẳng.” (Lc 3, 5). Có bao lối nghĩ quanh co, muốn đi con đường tắt dễ dãi để sống ung dung, an nhàn; có bao toan tính quanh quẩn, muốn tránh né bổn phận đối với Chúa và với nhau; có những thói quen giả bộ, giả hình, chỉ lo xét người mà không lo xét mình.
Cũng có những tình trạng tâm hồn như thung lũng tối tăm, vì thiếu ánh sáng của tình yêu, nên phát sinh ghen ghét, oán hờn, tranh chấp, thành kiến, vô tâm và ác cảm với nhau. Có những núi đồi ngạo nghễ của tự kiêu, tự mãn, với những phê bình chỉ trích, bất hợp tác, thậm chí còn gây ra chia rẽ trong cộng đoàn, gia đình, xứ đạo. Có những chỗ mấp mô, lồi lõm, gồ ghề của sự lười biếng và dung dưỡng bản thân, không muốn vươn lên trong sự thiện, và được viện cớ bằng nhiều lý lẽ.
Trong Mùa Vọng này, chúng ta được mời gọi hãy làm lại con đường của lòng mình: phải sửa cho thẳng, lấp cho đầy, uốn cho ngay, san cho phẳng, bạt cho thấp. Giáo hội luôn thiếu những con đường bằng phẳng để Thiên Chúa và con người gặp gỡ nhau, và để từ đó mở ra những con đường mới cho mọi người hôm nay. Như Gioan tu luyện bản thân mình và gặp được Chúa trong rừng vắng, ta cũng phải có giờ tĩnh lặng để sống bên Chúa và tu chỉnh lại đời sống mình. Hãy tha thiết đến với bí tích Hòa Giải với lòng yêu mến và khao khát đổi mới bản thân.
Cũng như Gioan, mỗi Kitô hữu cũng là một ngôn sứ, chuẩn bị cho Chúa đến trong cuộc đời này, trên quê hương dân tộc này. Mỗi người chúng ta phải là một tiếng hô giữa sa mạc đời, phải là một sự hiện diện khiêm nhu và đầy tình nhân ái, nhưng cũng rất rõ ràng và ngay thẳng như Gioan, để loan báo trước hình ảnh Đấng sẽ đến.
Chúng ta được chọn gọi làm Kitô hữu là một hồng ân mà cũng vừa là một trách nhiệm trong việc loan báo Đức Kitô, không chỉ bằng lời nói mà bằng chính cuộc sống sám hối và đổi mới của mình. Khi con đường của cõi lòng chúng ta đã ngay thẳng và bằng phẳng, thì trước sau gì những người xung quanh ta cũng cảm thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Cũng như thánh Gioan Tẩy Giả,
mỗi người chúng con là một con đường,
để Chúa đến với con người hôm nay.
Nhưng con đường của bản thân con,
còn những khúc quanh co gian dối,
còn những nơi tăm tối mịt mù,
còn những lối hiềm thù và đố kị,
còn những mô cao khinh thị và tự ái,
còn những chỗ hư hại của ghét ghen,
còn những gồ ghề của nhỏ nhen ích kỷ,
còn những vô lý và thô bỉ với mọi người.
Như thánh Gioan đã kêu gọi,
xin cho con biết chân thành sám hối,
biết tu tâm và đổi mới bản thân,
biết dành thời giờ cho Chúa và tha nhân.
Như thánh Gioan đã sống,
xin cho con sống khó nghèo và nhiệm nhặt,
biết từ khước những gì là dễ dãi,
những tiện nghi và thoải mái cho mình,
để sống chân tình và giản dị đơn sơ.
Như thánh Gioan đã hành động,
xin cho con dám sống đức tin,
dám ra khỏi mình và đến với anh em,
gần gũi và đỡ nâng người yếu kém,
dám xả thân vì sự thật của Tin Mừng.
Như thánh Gioan đã nêu gương,
xin cho con biết rút lui vào hậu trường,
buông bỏ uy thế và ảnh hưởng của mình,
rất hân hoan nhường đường cho Chúa đến,
để đem lại niềm vui ơn cứu độ cho đời. Amen.
Ngày 3/12: Rao giảng và mang Tin Mừng đến muôn dân nước. Lm. Giuse Vũ Ngọc Tuyển, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
03:00 02/12/2021
PHÚC ÂM: Mc 16, 15-20
“Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng”.
Bài kết thúc Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Máccô.
Khi ấy, Chúa Giêsu hiện ra với mười một môn đệ và phán: “Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật. Ai tin và chịu phép Rửa, thì sẽ được cứu độ; ai không Tin, sẽ bị luận phạt. Và đây là những phép lạ đi theo những người đã tin: nhân danh Thày, họ sẽ trừ quỷ, nói các thứ tiếng mới lạ, cầm rắn trong tay, và nếu uống phải chất độc, thì không bị hại; họ đặt tay trên những người bệnh, và bệnh nhân sẽ được lành mạnh”. Vậy sau khi nói với các môn đệ, Chúa Giêsu lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Phần các ông, các ông đi rao giảng khắp mọi nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông và củng cố lời giảng dạy bằng những phép lạ kèm theo.
Đó là lời Chúa.
Chuẩn bị tâm hồn đón Chúa đến như thế nào ?
Lm. Đan Vinh
04:55 02/12/2021
CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG C
Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6
CHUẨN BỊ TÂM HỒN ĐÓN CHÚA ĐẾN NHƯ THẾ NÀO?
I. HỌC LỜI CHÚA:
1. TIN MỪNG: Lc 3,1-6
(1) Năm thứ mười lăm dưới triều hoàng đế Ti-bê-ri-ô, thời Phong-xi-ô Phi-la-tô làm tổng trấn miền Giu-đê, Hê-rô-đê làm tiểu vương miền Ga-li-lê, người em là Phi-líp-phê làm tiểu vương miền I-tu-rê và Tra-kho-nít; Ly-xa-ni-a làm tiểu vương miền A-bi-lên; (2) Khan-na và Cai-pha làm thượng tế. Có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Da-ca-ri-a là ông Gio-an trong hoang địa. (3) Ông liền đi khắp vùng ven sông Gio-đan, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội, (4) như có lời chép trong sách ngôn sứ I-sai-a rằng: “Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi”. (5) Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, mọi núi đồi phải bạt cho thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho phẳng. (6) Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa.
2. Ý CHÍNH: “MỌI NGƯỜI PHÀM SẼ THẤY ƠN CỨU ĐỘ” (Lc 3,6).
Bài Tin mừng hôm nay cho thấy lời sấm ngôn của I-sai-a về việc dọn đường cho Đức Chúa đến để cứu thoát dân Ít-ra-en khỏi cảnh lưu đầy, giờ đây được ứng nghiệm nơi Gio-an Tiền sứ. Ông tự nhận mình chỉ là tiếng kêu trong hoang địa, đi trước loan báo Đấng Thiên Sai sắp đến. Ông cũng kêu gọi mọi người hãy chuẩn bị tâm hồn đón Chúa đến bằng việc ăn năn sám hối tội lỗi, và chịu phép rửa do ông thực hiện trong dòng nước sông Gio-đan.
3) CHÚ GIẢI:
- HỎI 1: TIN MỪNG CHO BIẾT GÌ VỀ THÂN THẾ, SỨ MỆNH VÀ CUỘC ĐỜI CỦA VỊ TIỀN SỨ GIO-AN TẨY GIẢ?
ĐÁP:
Gio-an là con của hai ông bà Da-ca-ri-a và Ê-li-sa-bét (hay I-sa-ve), và đã được hòai thai cách khác thường (x. Lc 1,57-68). Từ nhỏ, ông đã sống khắc khổ chay tịnh trong hoang địa như ngôn sứ Ê-li-a (x. Mc 1,6). Sau đó ông được kêu gọi làm ngôn sứ để loan báo tin mừng Đấng Thiên Sai (x. Lc 1,76). Ông thi hành sứ mệnh tại vùng sông Gio-đan. Chính ông đã làm phép rửa cho Đức Giê-su và đã được chứng kiến cuộc Thần hiện xảy ra sau khi Người chịu phép rửa (x. Mt 3,16-17). Sau đó ông bắt đầu giới thiệu Người là Chiên Thiên Chúa (x. Ga 1,29), và khuyến khích hai đồ đệ bỏ mình đi theo làm môn đệ Người (x. Ga 1,35-37.43). Ông cũng loan báo về Đấng Thiên Sai sắp đến (x. Mc 1,7-8) và khiêm tốn nói rằng: “Tôi đây không phải là Đấng Ki-tô, mà là kẻ được sai đi trước mặt Người... Người phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi” (Ga 3,28.30). Cuối cùng Gio-an đã kết thúc cuộc đời tiền sứ bằng cái “chết vì lẽ công chính” ở trong nhà ngục (x. Mt 14,3-12), vì đã dám khiển trách tội loạn luân của vua Hê-rô-đê (x. Lc 3,19). Đức Giê-su đã khen Gio-an: “Trong số các phàm nhân đã lọt lòng mẹ, không ai cao trọng hơn Gio-an” (Lc 7,28).
- HỎI 2: KỶ NGUYÊN CHUNG HAY CÔNG NGUYÊN LÀ GÌ? CÔNG NGUYÊN CÓ TỪ KHI NÀO VÀ DO AI SÁNG LẬP? KỶ NGUYÊN CHUNG DỰA TRÊN MỐC THỜI GIAN LÀ NGÀY SINH CỦA AI? VIỆC TÍNH TOÁN THỜI ĐIỂM ẤY ĐÚNG SAI THẾ NÀO?
ĐÁP:
Công Nguyên, Anno Domini, viết tắt AD, nghĩa là Kỷ nguyên Ki-tô. bắt đầu bằng năm sinh của Chúa Giê-su. Các năm trước đó được gọi là trước Công Nguyên (TCN).
Từ xa xưa, mỗi nước đều sử dụng lịch riêng của nước mình, không có sự thống nhất nên rất khó giao thương với nhau. Do đó các nhà lãnh đạo đều mong muốn có một lịch chung, một kỷ nguyên chung hay cũng gọi là công nguyên cho toàn thế giới.
Vào thế kỷ thứ VI, tu sĩ tên là DI-O-NY-SI-US E-XI-GU-US đã đặt ra Kỷ nguyên chung khi ông tính lịch cho ngày lễ Phục Sinh. Ông đã chọn Đức Giê-su làm nhân vật trung tâm của lịch sử nhân lọai. Dựa vào các thông tin về cuộc đời của Đức Giê-su trong các sách Tin mừng như: Người sinh ra dưới thời Hê-rô-đê Đại vương (x. Mt 2,1); trong lúc Rô-ma đang làm sổ kiểm tra dân số và Qui-ri-nô làm toàn quyền xứ Sy-ri-a (x. Lc 2,2); Khi ra giảng đạo, Đức Giê-su trạc độ 30 tuổi (x. Lc 3,23); Gio-an Tẩy giả thi hành sứ mệnh tiền sứ vào năm thứ 15 triều hoàng đế Ti-bê-ri-ô (x. Lc 3,1)... Tu sĩ Di-o-ny-si-us đã so sánh các chi tiết trên với lịch sử của đế quốc Rô-ma để tìm ra năm sinh của Đức Giê-su tương ứng với lịch Rô-ma tính từ ngày thành lập thành Rô-ma, và lấy năm sinh của Đức Giê-su là năm thứ nhất của Kỷ Nguyên Chung. Từ đó mọi nước trên thế giới đều thống nhất dùng lịch chung này. Như vậy năm 2018 nghĩa là năm thứ 2018 tính từ năm Chúa Giê-su giáng sinh.
Tuy nhiên, ngày nay người ta đã khám phá ra có sự sai sót trong cách tính của Di-o-ny-si-us. Hầu hết các học giả Kinh Thánh hiện nay cho rằng Di-o-ny-si-us đã tính sai, và rằng trên thực tế Chúa Giê-su sinh trong khoảng năm 748-750 tính từ ngày thành lập thành Rô-ma. Có như vậy sự giáng sinh của Chúa Giê-su mới trùng hợp với cái chết của Hê-rô-đê Đại Đế vào năm 4 trước Công Nguyên (x Mt 2,15).
Nhưng sai sót này không quan trọng và không ảnh hưởng đến lịch chung đang được sử dụng trên thế giới hiện nay.
- HỎI 3: CÓ MẤY THỨ PHÉP RỬA VÀ PHÂN BIỆT VỚI NHAU THẾ NÀO?:
ĐÁP:
Tin mừng Gio-an cho thấy có hai thứ phép rửa: Một là “phép rửa trong nước” của Gio-an Tiền Sứ (x Ga 1,26.31), và hai là “phép rửa trong Thánh Thần” của Đức Giê-su (x Ga 1,.32-34).
Phép rửa của Gio-an chỉ là một nghi lễ, giúp người ta tỏ lòng sám hối để cầu xin Chúa tha tội. Còn phép rửa do Đức Giê-su thiết lập mới đem lại ơn cứu độ cho người lãnh nhận. Ơn cứu độ ấy như sau: Một là họ sẽ được tha tội Tổ Tông Truyền và các tội riêng đã phạm từ khi có trí khôn, nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giê-su. Hai là được tái sinh làm con yêu dấu đẹp lòng Thiên Chúa nhờ ơn Thánh Thần, giống như Đức Giê-su sau khi chịu phép rửa dã được Thánh Thần lấy hình chim câu ngự xuống và được Chúa Cha từ trời cao xác nhận (x. Mt 3,17).
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Hãy sửa lối cho thẳng để Người đi” (Lc 3,4b).
2. CÂU CHUYỆN:
1) ĐI XA KHÔNG CHUẨN BỊ HÀNH TRANG LÀ NGƯỜI KHỜ DẠI NHẤT?
Kho truyện cổ Tây Phương có kể tích truyện một anh hề trong cung điện nhà vua, được vua trao cho phủ việt, biểu tượng của vương quyền, để giúp nhà vua khỏi ưu phiền. Một hôm nhà vua gọi anh hề lại và truyền cho anh: "Ngươi hãy giữ lấy phủ việt này cho đến khi tìm được người nào ngây ngô khờ dại hơn ngươi thì ngươi hãy trao lại cho người ấy". Từ đó, mỗi khi có việc thết đãi triều thần, anh hề đều đến với cây phủ việt trên tay, dáng điệu vênh váo, ngông nghênh, cốt mua vui cho nhà vua.
Mấy năm sau, nhà vua lâm bệnh nặng. Biết mình sắp chết, nhà vua cho gọi anh hề lại và buồn bã nói: "Ta sắp sửa đi du lịch ở một nơi xa lắm".
- "Đức vua sắp đi đến nơi nào vậy?", anh hề hỏi.
- "Ta cũng chẳng biết nữa".
- "Đức vua đi có lâu không?".
- "Đi mãi mãi không bao giờ trở lại nữa".
- "Đức vua đã chuẩn bị hành trang mang theo chưa?"
- "Chưa".
Bấy giờ anh hề liền cười hóm hỉnh và lễ phép tâu vua: "Vậy xin Đức Vua hãy cầm lấy cây phủ việt này. Thảo dân xin trao lại cho Đức Vua, bởi vì hôm nay thảo dân đã tìm thấy một người ngây ngô khờ dại hơn thảo dân rồi".
Lời Chúa cũng nhắc nhở mỗi người chúng ta trong Mùa Vọng này: "Hãy sẵn sàng, vì lúc anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến". Đừng khờ dại khi sống không mục đích, không biết sẽ có ngày mình phải chết, phải ra đi với hai bàn tay trắng.
2) GIẢI NÔ-BƠN HÒA BÌNH
AN-PHỚT NÔ-BƠN (ALFRED NOBEL) sinh ngày 21 tháng 10 năm 1833 tại SÌ-TỐC-KHÔM (Stockholm) Thụy Điển, là con trai thứ ba của một nhà khoa học. Từ nhỏ Nô-bơn đã theo gia đình đến sinh sống tại Le-nin-grad nước Nga.
Nô-bơn đặc biệt thích văn học, nhưng vâng lời cha, ông theo học ngành khoa học kỹ thuật và nghiên cứu về thuốc súng và thuỷ, địa lôi. Ông đã phát minh ra chất nổ và cũng nhờ bán đi bằng sáng chế này mà ông đã trở thành một nhân vật nổi tiếng giàu có nhất thế giới lúc bấy giờ.
Vào ngày 3 tháng 9 năm 1864, nhà máy Nô-bơn phát nổ, rất nhiều công nhân bị thiệt mạng, trong đó có cả E-mil là em út của Nô-bơn. Khi ấy Nô-bơn bàng hoàng khi hầu hết các tờ báo phát hành ngay từ sáng sớm đều loan tin sai lạc về cái chết của chính ông, người mà họ mô tả là kẻ đã sáng chế ra cốt mìn, một thứ vũ khí giết người hàng loạt. Các bài viết mang những tựa đề lớn như: “Nhà buôn cái chết đã chết” – hoặc: "Tiến sĩ Alfred Nobel, người đã trở nên giàu có sau khi phát minh ra cách thức giết con người nhanh chóng hơn bao giờ hết, đã qua đời vào ngày hôm qua". Thực ra báo chí đã hiểu lầm về bản chất con người ông. Việc phát minh ra chất nổ của Nô-bơn ban đầu chỉ là công trình khoa học nhằm phục vụ cho nhân loại. Chẳng hạn: Phá đá làm đường hầm xuyên qua núi, hoặc lấy đá làm nguyên liệu xi măng xây dựng đường xá, cầu cống, nhà cửa và các công trình phục vụ công ích. Nhưng về sau khi chiến tranh nổ ra, chính quyền đã lạm dụng phát minh của No-bơn để chế tạo mìn sát thương trái với ý muốn của ông.
Ngay sáng hôm đó, Nô-bơn đã quyết định nhờ luật sư làm di chúc để tình nguyện hiến toàn bộ tài sản to lớn của ông để phục vụ nhân lọai. Đó là nguồn gốc của giải thưởng Nô-bơn được công bố hằng năm ngày nay. Mỗi năm, số tiền lời phát sinh từ tài sản kếch xù ban đầu của Nô-bơn đã được sử dụng làm giải thưởng có giá trị cao cho bất cứ người nào, không phân biệt quốc tịch, có công sáng chế những phát minh phục vụ nhân lọai về năm lãnh vực: vật lý, hoá học, y học, văn học và đấu tranh cho hòa bình.
3) CÁCH ỨNG XỬ BÁC ÁI KHÔN NGOAN CỦA MỘT ÔNG TRÙM HỌ ĐẠO?
Trong một xóm đạo ở miền quê nọ, các nhà trong xóm đều được xây dựng liền kề nhau, chỉ cách nhau vài ba chục mét. Nhà này thường phân cách nhà kia bằng một hàng phên tre sơ sài. Có nhà nuôi gà nhốt trong chuồng cẩn thận, nhưng cũng có nhà cho gà tự do sang bên nhà hàng xóm đào bới đất kiếm ăn. Một ông trùm họ sống trong xóm có trồng vài luống rau ăn hằng ngày trong khu vườn sau nhà. Tuy nhiên hầu như ngày nào ông cũng mất công đi đuổi lũ gà hàng xóm, chui qua hàng rào vào trong vườn nhà ông đào bới lung tung, làm hư hại các luống rau ông đang quan tâm chăm sóc. Ông trùm đã vài lần sang nói chuyện phải trái với mấy nhà gần bên để yêu cầu họ làm chuồng nhốt gà lại, nhưng họ không mấy quan tâm và chuyện đâu vẫn y như cũ. Vốn là một người sống đạo đức có chiều sâu, ông trùm luôn chủ trương sống Lời Chúa dạy và không muốn chuyện nhỏ biến ra to, nên ông đành im lặng chịu đựng. Một hôm ông đã tìm ra một giải pháp hữu hiệu như sau: Trong nhà ông cũng có nuôi được ít gà mái đang thời đẻ trứng nhốt trong chuồng và ngày nào chúng cũng đẻ được một hai quả trứng. Cứ cách vài ba ngày, ông trùm lại sai con mang mấy quả trứng gà nhà mới đẻ sang trao lại cho bên hàng xóm với lời giải thích: đó là mấy quả trứng do gà nhà ai đó đã đẻ rơi trong vườn nhà mình. Ông làm như thế vài lần thì đã có được kết quả tốt đẹp: các nhà hàng xóm giáp ranh đều đã rào giậu cẩn thận để tránh gà nhà mình sang đẻ rơi bên nhà ông. Thế là chỉ mất một ít trứng gà mà ông trùm đã tránh được tranh chấp có thể gây tranh cãi biến thành chuyện lớn.
Trong những ngày này, để đón Chúa Giáng Sinh, mỗi người chúng ta sẽ làm gì cụ thể để làm hòa với một người thân trong gia đình hay một người quen biết đang có chuyện bất hòa với chúng ta?
4) HÃY MỞ CỬA LÒNG ĐÓN RƯỚC CHÚA ĐẾN VIẾNG THĂM:
Trong một cuộc triển lãm, họa sĩ VANGOG có trưng bày một bức tranh rất đẹp với tựa đề “Chúa đến’”. Ông vẽ Chúa Giê-su đang đứng gõ cửa trước một căn phòng. Một người bạn xem tranh và tấm tắc khen tài nghệ xuất chúng của ông, nhưng sau đó anh chân thành góp ý với họa sĩ: “Này anh Vangog, bức tranh của anh nói chung đã hoàn hảo rồi. Nhưng tôi thấy còn thiếu một chi tiết nhỏ mà có lẽ anh đã không để ý tới là: Căn phòng Chúa đứng gõ cửa còn thiếu một nắm đấm để người đứng bên ngoài có thể mở ra được”. Bấy giờ Vangog liền trả lời: “Không phải thế đâu anh bạn. Chúa đang đứng gõ cửa phòng tâm hồn của mỗi người chúng ta. Còn bạn hay tôi, có sẵn sàng mở cửa lòng mình ra hay không lại do chúng ta quyết định. Nắm đấm mở cửa căn phòng nằm phía trong nhà, chứ không ở phía bên ngoài”.
Trong Mùa Vọng, chúng ta đợi chờ Chúa đến. Người đang đến gõ cửa tâm hồn từng người chúng ta. Cửa phòng có được mở ra hay không, và Chúa có đi vào được căn phòng tâm hồn chúng ta hay không, là tùy mỗi người chúng ta có sẵn sàng mở cửa lòng +ra tiếp đón Người, như Người đã phán trong sách Khải huyền: “Này đây, Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa tối với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa tối với Ta” (Kh 3,20).
3. THẢO LUẬN: Từ câu chuyện trên, bạn rút ra bài học gì để chuẩn bị tâm hồn đón Chúa đến trong Mùa Vọng này?
4. SUY NIỆM:
1) BÀI HỌC KHIÊM TỐN KIẾN TẠO HÒA BÌNH CỦA NÔ-BƠN: Chính nhờ cái tâm bác ái quảng đại, sẵn sàng hy sinh toàn bộ tài sản phục vụ công ích, cũng như biết ứng xử khôn ngoan, mà No-bơn đang từ một kẻ bị người đời nguyền rủa là tác nhân gây chết chóc... trở thành một nhân vật được cả thế giới ngưỡng mộ, và được công nhận là ân nhân của nhân lọai, vì đã cổ võ hòa bình, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho các dân tộc trên thế giới. Còn bạn, bạn sẽ làm gì trong những ngày này để phục vụ công ích và gây hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình, khu xóm và nơi làm việc của bạn?
2) “HÃY SỬA ĐƯỜNG CHÚA CHO NGAY THẲNG”: Trong Mùa Vọng này Giáo Hội mời gọi các tín hữu chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh bằng việc thực hành theo lời Gio-an Tiền Sứ: “Sửa đường cho ngay thẳng để đón Chúa đến” như sau:
* Mọi thung lũng phải lấp cho đầy: Cần lấp đầy tâm hồn bằng sự tha thứ, hoà giải trong tình huynh đệ yêu thương thay cho chia rẽ, thù ghét lẫn nhau...
* Mọi núi đồi phải bạt cho phẳng: Cần tránh thói kiêu căng khoe khoang thành tích, luôn làm việc để tìm tiếng khen. Cần tỏ lòng kính trọng tha nhân bằng lời xưng hô hợp với địa vị mỗi người. Tránh tự cao khi nghĩ mình hơn kẻ khác và khinh thường những ai thua kém mình về trình độ, địa vị, tiền bạc, tài năng….
* Đường quanh co phải uốn cho ngay: Cần tránh những lời nói thiếu trung thực, dối trá, chua cay hay tục tĩu.
* Đường lồi lõm phải san cho bằng: Phải tránh tính nóng giận bằng sự làm chủ bản thân, thay nét mặt cau có bằng nụ cười thân ái. Tránh tranh cãi to tiếng. Tránh thói ganh tị nhỏ nhen, gàn dở cố chấp và ích kỷ hại nhân...
3) HÃY ĂN NĂN SÁM HỐI: Nội dung chính trong lời kêu gọi của Gio-an Tiền sứ là “Hãy sám hối”. Sám hối bao gồm sự nhìn nhận tội lỗi của mình, hối tiếc vì tội đã phạm, và quyết tâm chừa cải để quay về xin lỗi và làm hòa với Chúa. Thiếu một trong ba yếu tố trên thì không còn là sám hối. Giu-đa biết tội của mình, hối tiếc vì tội đã phạm và lẽ ra phải quay về xin Chúa tha thứ, thì anh ta lại đi treo cổ tự tử ! (x. Mt 27,5) nên đã bị Chúa trách: “Thà nó đừng sinh ra thì hơn!” (x. Mc 14,21). Còn tông đồ Phê-rô sau khi chối Thầy, đã hồi tâm sám hối (x. Mt 26,75) và trông cậy vào lòng khoan dung của Chúa, nên đã được Chúa tha tội. Cũng nhờ lòng mến Chúa hơn anh em, nên ông đã được Người trao quyền chăn dắt đòan chiên (x. Ga 21,15-17).
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Sám hối không phải là điều dễ thực hiện, bởi lẽ chúng con không đủ khiêm tốn để nhận ra lầm lỗi của mình. Xin cho chúng con học tập nơi Chúa sự hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Chúa là Đấng trong sạch thánh thiện, thế mà Chúa lại tình nguyện xếp hàng, đứng chung hàng ngũ với các tội nhân để xin Gio-an Tẩy Giả làm phép rửa cho. Tuy vô tội, nhưng Chúa đã muốn trở nên bạn đồng hành của lòai người chúng con, khi mang lấy thân phận mỏng dòn yếu đuối của chúng con. Xin cho chúng con biết điều chỉnh cách suy nghĩ và lối sống: Luôn tỉnh thức để khỏi bị ảo tưởng, thành thật để không tự dối lòng mình. Ước gì Chúa ban cho chúng con được ơn ăn năn sám hối thực sự. Cho chúng con quyết tâm làm những việc bác ái cụ thể, và can đảm đón nhận những lời phê bình góp ý của tha nhân để tu sửa hầu ngày một nên tốt hơn.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Chúa Nhật II Mùa Vọng C
Lm. Jude Siciliano, OP
05:21 02/12/2021
CHÚA NHẬT II M. VỌNG - C
Barúc 5: 1-9; Tvịnh 125; Philipphê 1: 4-6, 8-11; Luca 3: 1-6
Trong bài Phúc âm hôm nay thánh Luca viết như một thầy giáo dạy lịch sử. Vào năm thứ 15, dưới triều đại của Tiberius Caesar...” Chúng ta không quen với việc một tác giả Phúc âm lại nói nhiều về thời gian và dữ liệu lịch sử và địa lý. Chúng ta vẫn còn ở trong phần mở đầu của Phúc âm và có cảm tưởng là thánh Luca diễn tả trong tường thuật câu chuyện sẽ diễn ra ở một địa điểm nào đó vào một thời gian rất cụ thể. Theo Luca, sự cứu rỗi, không phải là một câu chuyện cổ tích dành cho trẻ em, nhưng là một sự kiện rất cụ thể trong lịch sử loài người.
Gioan Tẩy Giả là tiếng hô vang dội thông báo một thời đại mới, thời đại của Chúa Giêsu và sứ vụ của Ngài. Thánh Luca kết nối cho chúng ta bằng những lời hứa của các ngôn sứ đã báo trước trong quá khứ và nay bắt đầu cho thấy sự ứng nghiệm của lời đó nơi mổi ngôn sứ trong hiện tại. Lời loan báo của ông Gioan Tẩy Giả sẽ kết thúc với việc Chúa Giêsu lên trời. Rồi đến sách Công Vụ Tông Đồ (sách thứ 2 của Luca) sẽ bắt đầu tường thuật về giai đoạn thứ 3, khi giáo hội triễn khai sứ vụ của Chúa Giêsu trong tương lai cho đến thời cánh chung.
Ông Gioan Tẩy Giả là một nhân vật rất quan trọng trong tất cả các Phúc âm và mỗi quyển Phúc âm đều bắt đầu với việc kể về sứ vụ của ông Gioan Tẩy Giả. Ông Gioan tự nhận mình là người dọn đường cho Đấng sẽ đến. Trong bài của Luca, Gioan là một ngôn sứ, giống như bất kỳ ngôn sứ nào trong thời trước. Giống như trước đây Thiên Chúa truyền lời Ngài cho loài người qua các ngôn sứ, thì nay Thiên Chúa một lần nữa phán truyền qua ông Gioan, chúng ta bắt đầu chuyển từ lời hứa trong Cưu Ước sang việc ứng nghiệm của chúng trong phúc âm. Sự mong đợi cứu rổi của Israel đã nhập thế và nhập thể và ông Gioan đang loan báo về sự xuất hiện của một Đấng Cứu Chuộc.
Không có gì bị lấy mất đi hay bị nước cuốn đi trong nghi thức mà ông Gioan tẩy Giả yêu cầu: "Một phép rữa của sự sám hối tội lỗi để được tha thứ…" Ông Gioan kêu gọi mọi người hãy thay đổi cách sống của họ, không chỉ hình thức bên ngoài mà cả bên trong nữa được gọi là ("Metanoia"). Ông muốn mọi người đừng chọn đi theo ý riêng của họ, hay đưa ra quyết định theo sở thích riêng của mình, nhưng hãy hướng đến Thiên Chúa, và mở lòng trí để đón nhận những sự việc mà Thiên Chúa sẽ làm cho họ. Một thay đổi như thế cần sự hoán cải sâu sắc trong thâm tâm và hành động.
Thực ra, một số đông người không nghỉ rằng họ là kẻ có tội. nhiều người trong chúng ta hay cảm thấy mình đã từng làm điều gì đó sai trái đã đi theo suốt cuộc đời chúng ta. Cảm giác tội lỗi đó ảnh hưởng đến chúng ta trong quá trình nghĩ về Thiên Chúa, về bản thân chúng ta và về cách chúng ta đối xử với người khác. Gioan Tẩy Giả thường được mô tả như là một người khắc khổ, một ngôn sứ đáng sợ. Nhưng, thông điệp của Ông ấy là một điều cởi mở và được hoàn tất: Thiên Chúa đang đến gần, với lòng tha thứ và sẽ làm cho chúng ta những điều mà chúng ta không thể tự mình làm được.
Chúng ta chưa đến lúc đón mừng Chúa Kitô Hài đồng giáng sinh. Thay vào đó, chúng ta đang chuẩn bị cho việc Chúa Kitô tái lâm, như lời ngôn sứ Isaia đã hứa, sẻ rửa sạch tội lỗi, “... Tất cả thân thể sẽ thấy được sự cứu rỗi của Thiên Chúa”. Như sự rực rở hoan hỷ của ngày lễ Giáng Sinh. Ông Gioan không chỉ cho chúng ta biết về Hài nhi Giêsu bé nhỏ, mà là về Đấng Kitô sắp đến. Đấng mà cuộc sống, cái chết và sự sống lại của Ngài đã cứu rổi chúng ta. Một trong những thông điệp quan trọng trong Phúc âm thánh Luca là Thiên Chúa gặp gỡ chúng ta không chỉ với một nhóm tín hữu, nhưng là tất cả ("tất cả thân thể") như ông Gioan Tẩy Giả báo cho chúng ta là sự cứu rỗi của Thiên Chúa là cho tất cả, không một ai bị bỏ ra ngoài.
Trong Đế Quốc Babylon cai trị, mỗi khi Vua ra đi thì các người làm việc phải đi trước dọn đường sá cho bằng phẳng. đắp các chổ lủng, và làm cho đường bằng phẳng cho xe ngựa của Vua đi qua. Có những thung lủng và núi non theo chú thích lời ngôn sứ Isaia "Hãy dọn sẳn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi". Ông Gioan Tẩy Giả chỉ cho chúng ta thấy về đường sá của đời sống của chúng ta: nơi nào có “thung lủng", nơi trống để Chúa Kitô đến có thể bước xuống? "Núi non" là gì, những sức lực thắng chúng ta và để cho chúng ta có cảm tưởng vô hiệu lực, như: thói quen yếu hèn, tội lỗi, sa nghiện, sự đèn ép của xã hội v.v..., phải không? Nhưng ai trong chúng ta tìm kiếm Chúa Kitô đến mới với chúng ta trong Mùa Vọng này phải chấp nhận là chúng ta hoàn toàn đáp lại lời loan bào của ông Gioan Tẩy giả và của ngôn sứ Isaiah là hãy dọn đường.
Vẫn còn những khúc quanh của từng cá nhân và cộng đoàn, “con đường rắc rối” khiến chúng ta không thể trở về con đường ngay thẳng mở lối cho Đấng Cứu Chuộc đến trong đời sống của chúng ta. Có những thung lũng của sự chán nản và thất vọng, cũng như những núi chống lại thị kiến của ngôn sứ Baruc về một cộng đoàn công chính. Chúng ta cần được giúp đở. Một sự hiện diện khác của Đấng Kitô trong đời sống chúng ta, để giúp chúng ta có thể tiếp tục hoàn thành sứ vụ của Đức Kitô trong thế giới của chúng ta. Nhưng, không bằng sức riêng của chúng ta! Thánh Luca loan báo một thời mới bắt đầu với sự việc Chúa Kitô đến. Sau khi Đức Kitô thực hiện sứ vụ của Ngài, cộng đoàn của Ngài sẽ được đầy ơn Chúa Thánh Thần để cho chúng ta có thể tiếp tục dọn đường cho ngay thẳng “ở những khoản quanh co của cuộc sống”. lấp đầy các thung lủng và bạt những núi non cho bằng xuống để chào đón sự xuất hiện sau cùng của Chúa Kitô đến trong trần gian.
Chúng ta nghe bài Phúc âm hôm nay là đang ở thời kỳ thứ 3 của lịch sử, thời kỳ của Giáo Hội hoạt động. Và bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể làm chứng rằng đây là một thời gian đầy khó khăn, đầy bối rối của những lo âu và đối với một số người đó là sự ngược đãi và bắt bớ. Mùa Vọng nhắc chúng ta hãy nhớ đây là thời gian cho chúng ta tập rèn luyện tính kiên nhẩn và đặt niềm hy vọng vào lời hứa của Phúc âm: Triều Đại của Thiên Chúa sẽ đến trong sự sung mãn.
Chúng ta không nên bỏ qua bài đọc thứ nhất trích từ lời ngôn sứ Barúc. Thật là một lời văn tuyệt diệu! Nhưng Giêrusalem cần nhiều hơn là hình ảnh của thi thơ trong lúc này, vì thành phố bị đổ nát và dân chúng bị bắt đi lưu đày ở Babylon. Những người Do thái sùng đạo khao khát được trở về lại Giêrusalem, nơi được coi như là một thành phố tuyệt vời trong Kinh Thánh. Ngôn sứ Barúc có thị kiến về một thời điểm khi các người bị lưu đày sẻ được trở về quê thật của họ. Đó sẽ là một cuộc xuất hành mới có thể thực hiện theo lệnh truyền của Thiên Chúa. Không có cách làm nào khác khiến một dân tộc bại vong có thể được phục sinh, ngoại trừ hưởng nhờ lời ban sự sống của Thiên Chúa?
Những người được trở về sẽ được quấn trong một áo choàng là "áo công chính của Thiên Chúa". Bộ áo đó diễn tả một vài nét về đời sống của họ sẽ cùng nhau nhận được trong Giêrusalem mới. Sự công chính không chỉ đơn thuần là một đức tính trong nhiều đức tính khác của Kinh Thánh. Trái lại, trong cộng đoàn của Thiên Chúa đó là đức tính quan trọng nhất. Nó phản ảnh cách Thiên Chúa quan tâm tới chúng ta. Trong một cộng đoàn có sự công chính dẩn dắt, mọi người đều được đối xử công bằng như nhau. Tất cả cùng hưởng một nguồn lợi, không ai bị đói khát, hay bị cư xử bất công. Tin tức hằng ngày nhắc chúng ta rằng chúng ta còn còn lâu mới trở thành được khoác áo trong "áo công chính". Đại dịch Covid đã làm cho mọi thứ trở nên xấu xa tồi tệ hơn, với sự gia tăng của một số người và gia đình trong đất nước chúng ta, thiếu liên lạc thường xuyên với các nơi tạm trú và có lương thực đầy đủ.
Thông điệp của ngôn sứ Barúc là một tin vui cho những người cô đơn, và lưu lạc! Bất chấp những tội lỗi và sự bất trung của họ trong quá khứ, Thiên Chúa đã không để họ bị diệt vong. Ngài sẽ quy tụ các con trẻ đang tản mác từ bốn phương trời về. Bài Thánh Vịnh trong đáp ca hôm nay mừng những người bị lưu đày được trở về. "Việc Chúa làm cho chúng ta, ôi vĩ đại lắm thay! Chúng ta cảm thấy mình chan chứa một niềm vui".
Thành Giêrusalem không bao giờ được phục hồi hoàn toàn và vì vậy, người dân bắt đầu hy vọng vào một dịp khác để xây cất trở lại. Kỳ vọng của họ hướng về sự mong đợi một Đấng Mêsia trở lại để loan báo Triều Đại Thiên Chúa trên hoàn cầu. Ông Barúc là ngôn sứ của Mùa Vọng, nói đến cảm xúc sâu xa nhất của chúng ta, và lòng khao khát của chúng ta mong đợi một Thiên Chúa hiện thực. Dân chúng tiếp tục trãi qua những áp bức, phân tán và mong đợi. Hãy tưởng tượng sự vui mừng của họ khi ông Gioan Tẩy Giả chú thích lời ngôn sứ Isaia thị kiến loan báo Đấng Mêsia, loan báo sự trở lại chắc chắn của Đấng sẽ đem đến "sự cứu rổi của Thiên Chúa".
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
2nd SUNDAY OF ADVENT -C-
Baruch 5: 1-9; Psalm 126; Philippians 1: 4-6, 8-11; Luke 3: 1-6
In today’s gospel passage Luke sounds like a history teacher. " In the fifteenth year of the reign of Tiberius Caesar...." We’re not used to a gospel writer spending much time on historical data and geography. We are still early in this gospel and we get the impression from Luke that whatever is going to happen in the course of this narrative will take place at a very specific time and location. Salvation, according to Luke, is not a children’s fairy tale, but it is a very concrete event in human history.
John the Baptist is the clarion voice announcing the beginning of a new age; the time of Jesus and his ministry. Luke connects us to the promises made in the past by the prophets and is now beginning to show their fulfillment in the present. The period announced by John will end with Jesus’ ascension to heaven. Then the Acts of the Apostles (Luke’s second volume) will begin the narration of a third period when the Church expands Jesus’ ministry into the future-- until the end of time.
John the Baptist is a very important figure in all the gospels and each begins by telling of his ministry. John sets the stage for the One who is to come. In Luke’s telling John is a prophet, like the prophets of old. Just as God spoke the Word to the people through the prophets in the past, God is speaking the Word once again through the prophet John. With John’s arrival we begin to move from the promises of the Old Testament to their fulfillment in the gospel. Israel’s longed-for salvation has taken flesh and John is announcing his immanent arrival.
There’s no escaping, or watering down, what John is asking: "a baptism of repentance for the forgiveness of sins...." He’s calling people to change their ways, not just a cosmetic makeover, but a complete turning around ("metanoia"). He wants people to stop going in their own direction, making decisions based on their own preferences, move towards God and be open to what God is about to do for them. Such a turning would require profound change in their thinking and acting.
Most people don’t have to be told that they are sinners, in fact, many of us carry the burden for past misdeeds around with us throughout our lives. That guilt affects how we think of God, ourselves and how we treat others. John the Baptist is often depicted in austere terms, a scary prophet. But his message is one of relief and fulfillment: God is drawing near with the offer of forgiveness and will do for us what we could not do for ourselves.
We are not yet celebrating the birth of the Christ Child. Instead we are preparing for the coming of the adult Christ who, as the prophet Isaiah promised, washes away sins, "...all flesh shall see the salvation of God." As wonderful as the feast of Christmas is, John points us not to the child Jesus, but to the coming Christ, whose life, death and resurrection save us. One of the key messages in Luke’s Gospel is that God reaches out, not just to a select religious group, but to all people ("all flesh"); as the Baptist reminds us, God’s salvation is for everyone, no one is to be left out.
At the time of the Babylonian empire whenever the monarch traveled workers would precede him leveling the ground and filling in ditches to make the way smooth for his chariots. By quoting Isaiah, "Prepare the way of the Lord, make straight God’s paths," John directs our gaze to the topography of our own lives: where are the "valleys," the empty places that the coming Christ can fill in? What are the "mountains," those forces that tower over us and leave us feeling impotent: debilitating habits, sins, addictions, social pressures, etc? Those of us who look for Christ’s coming anew to us this Advent must admit we haven’t fully responded to the Baptist’s (and Isaiah’s) proclamation to prepare the way.
There are still personal and communal twists and turns, a "winding road," that divert us away from the straight paths that open to the Savior’s entrance into our lives. There are valleys of discouragement and frustration, as well as mountains of resistance to Baruch’s vision of a just community. We need help, another appearance of Christ into our lives, so we can continue to work for the completion of his mission in our world. But not by our own power! Luke announces the beginning of a new age with Christ’s coming. After Christ completes his mission his community will be gifted with his Spirit so we can continue the work of straightening the "winding roads"; filling in the valleys and making the mountains low for the final arrival of Christ.
We who hear this gospel today are in the third period of history – the time of the Church. And anyone of us can testify it is a time of stress, confusion, anxiety and, for some, persecution. Advent reminds us that this is also a time for us to practice patience and hope in the promise of the gospel: God’s kingdom will come in its fullness.
Let’s not skip over the first reading, from the prophet Baruch, it is sheer poetry! But Jerusalem needs more than poetic imagery and pretty language at this moment, for the city is in ruins and its children carried off into Babylonian exile. Devout Jews longed to return to Jerusalem, portrayed as the ideal city in the Scriptures. Baruch envisions a time when those in the Diaspora will return to their true home. It’ll be a new exodus made possible by God’s command. How else could a defeated people be resurrected, except by the life-giving Word of God?
The restored people will wrap themselves in "the cloak of justice from God." The garments they will wear suggests the life they will have together in the new Jerusalem. Justice is not merely one virtue among many in the Bible rather, for God’s community, it is the key virtue. It reflects the very way God treats us. In a community guided by justice all are treated equally; all share in the community’s resources; no one goes hungry or is treated unfairly. The daily news reminds us we are far from being those who are clothed in "the cloak of justice." The pandemic has made bad things worse, with an increase of families and individuals in our country who lack consistent access to adequate food and shelter.
Baruch’s message is good news indeed for the forlorn and scattered people! Despite their past sins and disloyalties, God has not left them to perish, but promises to restore the nation and the city. God will gather the scattered children from the four corners of the world. The Responsorial Psalm today celebrates the return of the exiles, "The Lord has done great things for us; we are filled with joy."
Jerusalem was never fully restored and so the people began to hope in another kind of restoration. Their expectations turned to the coming of the Messiah to proclaim God’s kingdom to the world. Baruch is an Advent prophet who touches our deepest feelings and our longings for the fullness of God. The people continued to experience oppression, dispersion, domination, and longing. Imagine their excitement when John the Baptist, quoting Isaiah’s messianic vision, announced the imminent arrival of the One who will bring "the salvation of God."
Barúc 5: 1-9; Tvịnh 125; Philipphê 1: 4-6, 8-11; Luca 3: 1-6
Trong bài Phúc âm hôm nay thánh Luca viết như một thầy giáo dạy lịch sử. Vào năm thứ 15, dưới triều đại của Tiberius Caesar...” Chúng ta không quen với việc một tác giả Phúc âm lại nói nhiều về thời gian và dữ liệu lịch sử và địa lý. Chúng ta vẫn còn ở trong phần mở đầu của Phúc âm và có cảm tưởng là thánh Luca diễn tả trong tường thuật câu chuyện sẽ diễn ra ở một địa điểm nào đó vào một thời gian rất cụ thể. Theo Luca, sự cứu rỗi, không phải là một câu chuyện cổ tích dành cho trẻ em, nhưng là một sự kiện rất cụ thể trong lịch sử loài người.
Gioan Tẩy Giả là tiếng hô vang dội thông báo một thời đại mới, thời đại của Chúa Giêsu và sứ vụ của Ngài. Thánh Luca kết nối cho chúng ta bằng những lời hứa của các ngôn sứ đã báo trước trong quá khứ và nay bắt đầu cho thấy sự ứng nghiệm của lời đó nơi mổi ngôn sứ trong hiện tại. Lời loan báo của ông Gioan Tẩy Giả sẽ kết thúc với việc Chúa Giêsu lên trời. Rồi đến sách Công Vụ Tông Đồ (sách thứ 2 của Luca) sẽ bắt đầu tường thuật về giai đoạn thứ 3, khi giáo hội triễn khai sứ vụ của Chúa Giêsu trong tương lai cho đến thời cánh chung.
Ông Gioan Tẩy Giả là một nhân vật rất quan trọng trong tất cả các Phúc âm và mỗi quyển Phúc âm đều bắt đầu với việc kể về sứ vụ của ông Gioan Tẩy Giả. Ông Gioan tự nhận mình là người dọn đường cho Đấng sẽ đến. Trong bài của Luca, Gioan là một ngôn sứ, giống như bất kỳ ngôn sứ nào trong thời trước. Giống như trước đây Thiên Chúa truyền lời Ngài cho loài người qua các ngôn sứ, thì nay Thiên Chúa một lần nữa phán truyền qua ông Gioan, chúng ta bắt đầu chuyển từ lời hứa trong Cưu Ước sang việc ứng nghiệm của chúng trong phúc âm. Sự mong đợi cứu rổi của Israel đã nhập thế và nhập thể và ông Gioan đang loan báo về sự xuất hiện của một Đấng Cứu Chuộc.
Không có gì bị lấy mất đi hay bị nước cuốn đi trong nghi thức mà ông Gioan tẩy Giả yêu cầu: "Một phép rữa của sự sám hối tội lỗi để được tha thứ…" Ông Gioan kêu gọi mọi người hãy thay đổi cách sống của họ, không chỉ hình thức bên ngoài mà cả bên trong nữa được gọi là ("Metanoia"). Ông muốn mọi người đừng chọn đi theo ý riêng của họ, hay đưa ra quyết định theo sở thích riêng của mình, nhưng hãy hướng đến Thiên Chúa, và mở lòng trí để đón nhận những sự việc mà Thiên Chúa sẽ làm cho họ. Một thay đổi như thế cần sự hoán cải sâu sắc trong thâm tâm và hành động.
Thực ra, một số đông người không nghỉ rằng họ là kẻ có tội. nhiều người trong chúng ta hay cảm thấy mình đã từng làm điều gì đó sai trái đã đi theo suốt cuộc đời chúng ta. Cảm giác tội lỗi đó ảnh hưởng đến chúng ta trong quá trình nghĩ về Thiên Chúa, về bản thân chúng ta và về cách chúng ta đối xử với người khác. Gioan Tẩy Giả thường được mô tả như là một người khắc khổ, một ngôn sứ đáng sợ. Nhưng, thông điệp của Ông ấy là một điều cởi mở và được hoàn tất: Thiên Chúa đang đến gần, với lòng tha thứ và sẽ làm cho chúng ta những điều mà chúng ta không thể tự mình làm được.
Chúng ta chưa đến lúc đón mừng Chúa Kitô Hài đồng giáng sinh. Thay vào đó, chúng ta đang chuẩn bị cho việc Chúa Kitô tái lâm, như lời ngôn sứ Isaia đã hứa, sẻ rửa sạch tội lỗi, “... Tất cả thân thể sẽ thấy được sự cứu rỗi của Thiên Chúa”. Như sự rực rở hoan hỷ của ngày lễ Giáng Sinh. Ông Gioan không chỉ cho chúng ta biết về Hài nhi Giêsu bé nhỏ, mà là về Đấng Kitô sắp đến. Đấng mà cuộc sống, cái chết và sự sống lại của Ngài đã cứu rổi chúng ta. Một trong những thông điệp quan trọng trong Phúc âm thánh Luca là Thiên Chúa gặp gỡ chúng ta không chỉ với một nhóm tín hữu, nhưng là tất cả ("tất cả thân thể") như ông Gioan Tẩy Giả báo cho chúng ta là sự cứu rỗi của Thiên Chúa là cho tất cả, không một ai bị bỏ ra ngoài.
Trong Đế Quốc Babylon cai trị, mỗi khi Vua ra đi thì các người làm việc phải đi trước dọn đường sá cho bằng phẳng. đắp các chổ lủng, và làm cho đường bằng phẳng cho xe ngựa của Vua đi qua. Có những thung lủng và núi non theo chú thích lời ngôn sứ Isaia "Hãy dọn sẳn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi". Ông Gioan Tẩy Giả chỉ cho chúng ta thấy về đường sá của đời sống của chúng ta: nơi nào có “thung lủng", nơi trống để Chúa Kitô đến có thể bước xuống? "Núi non" là gì, những sức lực thắng chúng ta và để cho chúng ta có cảm tưởng vô hiệu lực, như: thói quen yếu hèn, tội lỗi, sa nghiện, sự đèn ép của xã hội v.v..., phải không? Nhưng ai trong chúng ta tìm kiếm Chúa Kitô đến mới với chúng ta trong Mùa Vọng này phải chấp nhận là chúng ta hoàn toàn đáp lại lời loan bào của ông Gioan Tẩy giả và của ngôn sứ Isaiah là hãy dọn đường.
Vẫn còn những khúc quanh của từng cá nhân và cộng đoàn, “con đường rắc rối” khiến chúng ta không thể trở về con đường ngay thẳng mở lối cho Đấng Cứu Chuộc đến trong đời sống của chúng ta. Có những thung lũng của sự chán nản và thất vọng, cũng như những núi chống lại thị kiến của ngôn sứ Baruc về một cộng đoàn công chính. Chúng ta cần được giúp đở. Một sự hiện diện khác của Đấng Kitô trong đời sống chúng ta, để giúp chúng ta có thể tiếp tục hoàn thành sứ vụ của Đức Kitô trong thế giới của chúng ta. Nhưng, không bằng sức riêng của chúng ta! Thánh Luca loan báo một thời mới bắt đầu với sự việc Chúa Kitô đến. Sau khi Đức Kitô thực hiện sứ vụ của Ngài, cộng đoàn của Ngài sẽ được đầy ơn Chúa Thánh Thần để cho chúng ta có thể tiếp tục dọn đường cho ngay thẳng “ở những khoản quanh co của cuộc sống”. lấp đầy các thung lủng và bạt những núi non cho bằng xuống để chào đón sự xuất hiện sau cùng của Chúa Kitô đến trong trần gian.
Chúng ta nghe bài Phúc âm hôm nay là đang ở thời kỳ thứ 3 của lịch sử, thời kỳ của Giáo Hội hoạt động. Và bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể làm chứng rằng đây là một thời gian đầy khó khăn, đầy bối rối của những lo âu và đối với một số người đó là sự ngược đãi và bắt bớ. Mùa Vọng nhắc chúng ta hãy nhớ đây là thời gian cho chúng ta tập rèn luyện tính kiên nhẩn và đặt niềm hy vọng vào lời hứa của Phúc âm: Triều Đại của Thiên Chúa sẽ đến trong sự sung mãn.
Chúng ta không nên bỏ qua bài đọc thứ nhất trích từ lời ngôn sứ Barúc. Thật là một lời văn tuyệt diệu! Nhưng Giêrusalem cần nhiều hơn là hình ảnh của thi thơ trong lúc này, vì thành phố bị đổ nát và dân chúng bị bắt đi lưu đày ở Babylon. Những người Do thái sùng đạo khao khát được trở về lại Giêrusalem, nơi được coi như là một thành phố tuyệt vời trong Kinh Thánh. Ngôn sứ Barúc có thị kiến về một thời điểm khi các người bị lưu đày sẻ được trở về quê thật của họ. Đó sẽ là một cuộc xuất hành mới có thể thực hiện theo lệnh truyền của Thiên Chúa. Không có cách làm nào khác khiến một dân tộc bại vong có thể được phục sinh, ngoại trừ hưởng nhờ lời ban sự sống của Thiên Chúa?
Những người được trở về sẽ được quấn trong một áo choàng là "áo công chính của Thiên Chúa". Bộ áo đó diễn tả một vài nét về đời sống của họ sẽ cùng nhau nhận được trong Giêrusalem mới. Sự công chính không chỉ đơn thuần là một đức tính trong nhiều đức tính khác của Kinh Thánh. Trái lại, trong cộng đoàn của Thiên Chúa đó là đức tính quan trọng nhất. Nó phản ảnh cách Thiên Chúa quan tâm tới chúng ta. Trong một cộng đoàn có sự công chính dẩn dắt, mọi người đều được đối xử công bằng như nhau. Tất cả cùng hưởng một nguồn lợi, không ai bị đói khát, hay bị cư xử bất công. Tin tức hằng ngày nhắc chúng ta rằng chúng ta còn còn lâu mới trở thành được khoác áo trong "áo công chính". Đại dịch Covid đã làm cho mọi thứ trở nên xấu xa tồi tệ hơn, với sự gia tăng của một số người và gia đình trong đất nước chúng ta, thiếu liên lạc thường xuyên với các nơi tạm trú và có lương thực đầy đủ.
Thông điệp của ngôn sứ Barúc là một tin vui cho những người cô đơn, và lưu lạc! Bất chấp những tội lỗi và sự bất trung của họ trong quá khứ, Thiên Chúa đã không để họ bị diệt vong. Ngài sẽ quy tụ các con trẻ đang tản mác từ bốn phương trời về. Bài Thánh Vịnh trong đáp ca hôm nay mừng những người bị lưu đày được trở về. "Việc Chúa làm cho chúng ta, ôi vĩ đại lắm thay! Chúng ta cảm thấy mình chan chứa một niềm vui".
Thành Giêrusalem không bao giờ được phục hồi hoàn toàn và vì vậy, người dân bắt đầu hy vọng vào một dịp khác để xây cất trở lại. Kỳ vọng của họ hướng về sự mong đợi một Đấng Mêsia trở lại để loan báo Triều Đại Thiên Chúa trên hoàn cầu. Ông Barúc là ngôn sứ của Mùa Vọng, nói đến cảm xúc sâu xa nhất của chúng ta, và lòng khao khát của chúng ta mong đợi một Thiên Chúa hiện thực. Dân chúng tiếp tục trãi qua những áp bức, phân tán và mong đợi. Hãy tưởng tượng sự vui mừng của họ khi ông Gioan Tẩy Giả chú thích lời ngôn sứ Isaia thị kiến loan báo Đấng Mêsia, loan báo sự trở lại chắc chắn của Đấng sẽ đem đến "sự cứu rổi của Thiên Chúa".
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
2nd SUNDAY OF ADVENT -C-
Baruch 5: 1-9; Psalm 126; Philippians 1: 4-6, 8-11; Luke 3: 1-6
In today’s gospel passage Luke sounds like a history teacher. " In the fifteenth year of the reign of Tiberius Caesar...." We’re not used to a gospel writer spending much time on historical data and geography. We are still early in this gospel and we get the impression from Luke that whatever is going to happen in the course of this narrative will take place at a very specific time and location. Salvation, according to Luke, is not a children’s fairy tale, but it is a very concrete event in human history.
John the Baptist is the clarion voice announcing the beginning of a new age; the time of Jesus and his ministry. Luke connects us to the promises made in the past by the prophets and is now beginning to show their fulfillment in the present. The period announced by John will end with Jesus’ ascension to heaven. Then the Acts of the Apostles (Luke’s second volume) will begin the narration of a third period when the Church expands Jesus’ ministry into the future-- until the end of time.
John the Baptist is a very important figure in all the gospels and each begins by telling of his ministry. John sets the stage for the One who is to come. In Luke’s telling John is a prophet, like the prophets of old. Just as God spoke the Word to the people through the prophets in the past, God is speaking the Word once again through the prophet John. With John’s arrival we begin to move from the promises of the Old Testament to their fulfillment in the gospel. Israel’s longed-for salvation has taken flesh and John is announcing his immanent arrival.
There’s no escaping, or watering down, what John is asking: "a baptism of repentance for the forgiveness of sins...." He’s calling people to change their ways, not just a cosmetic makeover, but a complete turning around ("metanoia"). He wants people to stop going in their own direction, making decisions based on their own preferences, move towards God and be open to what God is about to do for them. Such a turning would require profound change in their thinking and acting.
Most people don’t have to be told that they are sinners, in fact, many of us carry the burden for past misdeeds around with us throughout our lives. That guilt affects how we think of God, ourselves and how we treat others. John the Baptist is often depicted in austere terms, a scary prophet. But his message is one of relief and fulfillment: God is drawing near with the offer of forgiveness and will do for us what we could not do for ourselves.
We are not yet celebrating the birth of the Christ Child. Instead we are preparing for the coming of the adult Christ who, as the prophet Isaiah promised, washes away sins, "...all flesh shall see the salvation of God." As wonderful as the feast of Christmas is, John points us not to the child Jesus, but to the coming Christ, whose life, death and resurrection save us. One of the key messages in Luke’s Gospel is that God reaches out, not just to a select religious group, but to all people ("all flesh"); as the Baptist reminds us, God’s salvation is for everyone, no one is to be left out.
At the time of the Babylonian empire whenever the monarch traveled workers would precede him leveling the ground and filling in ditches to make the way smooth for his chariots. By quoting Isaiah, "Prepare the way of the Lord, make straight God’s paths," John directs our gaze to the topography of our own lives: where are the "valleys," the empty places that the coming Christ can fill in? What are the "mountains," those forces that tower over us and leave us feeling impotent: debilitating habits, sins, addictions, social pressures, etc? Those of us who look for Christ’s coming anew to us this Advent must admit we haven’t fully responded to the Baptist’s (and Isaiah’s) proclamation to prepare the way.
There are still personal and communal twists and turns, a "winding road," that divert us away from the straight paths that open to the Savior’s entrance into our lives. There are valleys of discouragement and frustration, as well as mountains of resistance to Baruch’s vision of a just community. We need help, another appearance of Christ into our lives, so we can continue to work for the completion of his mission in our world. But not by our own power! Luke announces the beginning of a new age with Christ’s coming. After Christ completes his mission his community will be gifted with his Spirit so we can continue the work of straightening the "winding roads"; filling in the valleys and making the mountains low for the final arrival of Christ.
We who hear this gospel today are in the third period of history – the time of the Church. And anyone of us can testify it is a time of stress, confusion, anxiety and, for some, persecution. Advent reminds us that this is also a time for us to practice patience and hope in the promise of the gospel: God’s kingdom will come in its fullness.
Let’s not skip over the first reading, from the prophet Baruch, it is sheer poetry! But Jerusalem needs more than poetic imagery and pretty language at this moment, for the city is in ruins and its children carried off into Babylonian exile. Devout Jews longed to return to Jerusalem, portrayed as the ideal city in the Scriptures. Baruch envisions a time when those in the Diaspora will return to their true home. It’ll be a new exodus made possible by God’s command. How else could a defeated people be resurrected, except by the life-giving Word of God?
The restored people will wrap themselves in "the cloak of justice from God." The garments they will wear suggests the life they will have together in the new Jerusalem. Justice is not merely one virtue among many in the Bible rather, for God’s community, it is the key virtue. It reflects the very way God treats us. In a community guided by justice all are treated equally; all share in the community’s resources; no one goes hungry or is treated unfairly. The daily news reminds us we are far from being those who are clothed in "the cloak of justice." The pandemic has made bad things worse, with an increase of families and individuals in our country who lack consistent access to adequate food and shelter.
Baruch’s message is good news indeed for the forlorn and scattered people! Despite their past sins and disloyalties, God has not left them to perish, but promises to restore the nation and the city. God will gather the scattered children from the four corners of the world. The Responsorial Psalm today celebrates the return of the exiles, "The Lord has done great things for us; we are filled with joy."
Jerusalem was never fully restored and so the people began to hope in another kind of restoration. Their expectations turned to the coming of the Messiah to proclaim God’s kingdom to the world. Baruch is an Advent prophet who touches our deepest feelings and our longings for the fullness of God. The people continued to experience oppression, dispersion, domination, and longing. Imagine their excitement when John the Baptist, quoting Isaiah’s messianic vision, announced the imminent arrival of the One who will bring "the salvation of God."
Phải Làm Cả Hai
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:17 02/12/2021
Phải Làm Cả Hai
Thứ Bảy sau Chúa Nhật I Mùa Vọng – Mt 9,35-10,1.5-9
Vào trần gian trong thân phận con người, Chúa Kitô nên giống chúng ta mọi đàng, ngoại trừ tội lỗi (x.Hr 4,15; GS số 22). Trong kiếp phàm hèn. Con Thiên Chúa làm người phải bị điều kiện hóa bởi các quy luật tự nhiên, bị hạn chế bởi thời gian và không gian. Dù rằng đã nỗ lực đi rảo khắp các đô thị và làng mạc để rao giảng Tin Mừng và chữa lành bệnh tật nhưng Chúa Giêsu vẫn chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu thể lý và tâm linh của dân chúng. Tin Mừng tường thuật rằng “khi thấy đám đông dân chúng thì Chúa Giêsu chạnh lòng thương vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt” (Mt 9,36). Chúa Giêsu chạnh lòng không chỉ vì chứng kiến nỗi lầm than khốn khổ của dân chúng mà còn ý thức sự hữu hạn của mình trong kiếp nhân trần. Chính vì thế Người đã chọn gọi nhiều môn đệ làm cộng tác viên cho công cuộc loan báo Tin Mừng, thực thi công trình cứu độ.
Khi sai các môn đệ đi thi hành sứ vụ tông đồ thì Chúa Giêsu truyền dạy các ngài hai điều: Trước hết là xin Thiên Chúa ban ơn soi sáng, thúc đẩy nhiều tâm hồn thiện chí, biết sống cống hiến vì nhân loại: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Mt 9,37). Rồi sau đó Người ban cho các môn đệ “quyền trên các thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền” và sai các ông đi thi hành sứ vụ tông đồ (Mt 10,1-16).
Phải làm cả hai điều Chúa Giêsu truyền dạy là vừa cầu nguyện xin Thiên Chúa ban nhiều thợ gặt và vừa can đảm lên thi hành sứ vụ đánh lưới người cho Thiên Chúa. Phải làm cả hai điều này để tránh hai chước cám dỗ rất có thể làm cho người tông đồ lệch hướng, thậm chí sai đường. Nếu chỉ biết cầu nguyện mà không nhiệt thành dấn thân lên đường thì chúng ta dễ rơi vào chước cám dỗ tìm kiếm sự an thân, thụ động. Mỗi người mỗi việc chứ. Tôi cầu nguyện là đủ rồi. Còn việc lên đường dấn thân ra đi như chiên giữa sói rừng là của người khác.
Xin đừng quên ngay cả những tu sĩ giam mình trong các cánh cổng đan tu vẫn thường xuyên kết hợp lời cầu với những lễ vật hy sinh, với nhiều nỗ lực gắng công trong rất nhiều việc dù có khi chỉ là việc nhỏ (ora et labora). Các đan viện thường dùng thành quả lao công của mình để trợ giúp việc rao giảng Tin Mừng. Và lịch sử cho thấy các đan viện có công rất lớn trong việc hình thành các viện đại học danh tiếng trên thế giới. Với tín hữu giáo dân thì chước cám dỗ này xem ra dễ thấy hơn. Có đó nhiều người “đạo đức” chuyên chăm cầu nguyện xin Chúa ban nhiều thợ gặt và tự lấy thế làm đủ bổn phận. Cách nào đó họ nghĩ rằng việc rao giảng Tin Mừng là của riêng các đấng bậc, các tu sĩ nam nữ.
Trái lại nếu chỉ biết hoạt động tông đồ mà thiếu sự cầu nguyện xin Chúa ban thêm nhiều thợ gặt thì chúng ta lại dễ mắc vào chước cám dỗ tự tôn, tự mãn, thích độc quyền. Chỉ mình tôi là đủ rồi. Chỉ mình nhóm chúng tôi là làm được tất tần tật. Dù rằng phiến diện nhưng chúng ta cũng phải biết xét mình khi đã từng có đó nhận định rằng đã là Bản Quyền giáo phận thì không thích có vị phó hay vị phụ tá. Đã là quản xứ thì thích một mình một cõi. Nếu bề trên có gửi vị phó đến thì đành chịu vậy mà thôi.
Phải làm điều này mà không được bỏ điều kia. Đã cầu xin điều gì thì phải tích cực và nỗ lực làm điều ấy. Đã làm điều gì thì phải ý thức rằng không phải chỉ mình tôi có thể làm được mọi sự mà tất yếu cần có sự cộng tác của rất nhiều người, đặc biệt trong việc tông đồ, mở mang Nước Chúa.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Thứ Bảy sau Chúa Nhật I Mùa Vọng – Mt 9,35-10,1.5-9
Vào trần gian trong thân phận con người, Chúa Kitô nên giống chúng ta mọi đàng, ngoại trừ tội lỗi (x.Hr 4,15; GS số 22). Trong kiếp phàm hèn. Con Thiên Chúa làm người phải bị điều kiện hóa bởi các quy luật tự nhiên, bị hạn chế bởi thời gian và không gian. Dù rằng đã nỗ lực đi rảo khắp các đô thị và làng mạc để rao giảng Tin Mừng và chữa lành bệnh tật nhưng Chúa Giêsu vẫn chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu thể lý và tâm linh của dân chúng. Tin Mừng tường thuật rằng “khi thấy đám đông dân chúng thì Chúa Giêsu chạnh lòng thương vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt” (Mt 9,36). Chúa Giêsu chạnh lòng không chỉ vì chứng kiến nỗi lầm than khốn khổ của dân chúng mà còn ý thức sự hữu hạn của mình trong kiếp nhân trần. Chính vì thế Người đã chọn gọi nhiều môn đệ làm cộng tác viên cho công cuộc loan báo Tin Mừng, thực thi công trình cứu độ.
Khi sai các môn đệ đi thi hành sứ vụ tông đồ thì Chúa Giêsu truyền dạy các ngài hai điều: Trước hết là xin Thiên Chúa ban ơn soi sáng, thúc đẩy nhiều tâm hồn thiện chí, biết sống cống hiến vì nhân loại: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Mt 9,37). Rồi sau đó Người ban cho các môn đệ “quyền trên các thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền” và sai các ông đi thi hành sứ vụ tông đồ (Mt 10,1-16).
Phải làm cả hai điều Chúa Giêsu truyền dạy là vừa cầu nguyện xin Thiên Chúa ban nhiều thợ gặt và vừa can đảm lên thi hành sứ vụ đánh lưới người cho Thiên Chúa. Phải làm cả hai điều này để tránh hai chước cám dỗ rất có thể làm cho người tông đồ lệch hướng, thậm chí sai đường. Nếu chỉ biết cầu nguyện mà không nhiệt thành dấn thân lên đường thì chúng ta dễ rơi vào chước cám dỗ tìm kiếm sự an thân, thụ động. Mỗi người mỗi việc chứ. Tôi cầu nguyện là đủ rồi. Còn việc lên đường dấn thân ra đi như chiên giữa sói rừng là của người khác.
Xin đừng quên ngay cả những tu sĩ giam mình trong các cánh cổng đan tu vẫn thường xuyên kết hợp lời cầu với những lễ vật hy sinh, với nhiều nỗ lực gắng công trong rất nhiều việc dù có khi chỉ là việc nhỏ (ora et labora). Các đan viện thường dùng thành quả lao công của mình để trợ giúp việc rao giảng Tin Mừng. Và lịch sử cho thấy các đan viện có công rất lớn trong việc hình thành các viện đại học danh tiếng trên thế giới. Với tín hữu giáo dân thì chước cám dỗ này xem ra dễ thấy hơn. Có đó nhiều người “đạo đức” chuyên chăm cầu nguyện xin Chúa ban nhiều thợ gặt và tự lấy thế làm đủ bổn phận. Cách nào đó họ nghĩ rằng việc rao giảng Tin Mừng là của riêng các đấng bậc, các tu sĩ nam nữ.
Trái lại nếu chỉ biết hoạt động tông đồ mà thiếu sự cầu nguyện xin Chúa ban thêm nhiều thợ gặt thì chúng ta lại dễ mắc vào chước cám dỗ tự tôn, tự mãn, thích độc quyền. Chỉ mình tôi là đủ rồi. Chỉ mình nhóm chúng tôi là làm được tất tần tật. Dù rằng phiến diện nhưng chúng ta cũng phải biết xét mình khi đã từng có đó nhận định rằng đã là Bản Quyền giáo phận thì không thích có vị phó hay vị phụ tá. Đã là quản xứ thì thích một mình một cõi. Nếu bề trên có gửi vị phó đến thì đành chịu vậy mà thôi.
Phải làm điều này mà không được bỏ điều kia. Đã cầu xin điều gì thì phải tích cực và nỗ lực làm điều ấy. Đã làm điều gì thì phải ý thức rằng không phải chỉ mình tôi có thể làm được mọi sự mà tất yếu cần có sự cộng tác của rất nhiều người, đặc biệt trong việc tông đồ, mở mang Nước Chúa.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Chúa đang đến hãy gấp rút sửa mình
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
10:19 02/12/2021
Chúa đang đến hãy gấp rút sửa mình
Chúa Nhật II Mùa Vọng – C
(Lc 3, 1-6)
Bước vào Chúa Nhật II Mùa Vọng, mùa của niềm vui thiêng thánh đậm nét đợi chờ trong niềm hy vọng rằng, Giêrusalem sẽ cởi áo tang chế và sầu khổ... và Chúa sẽ mặc cho họ áo công lý, và đặt vương miện vĩnh cửu trên đầu họ (x. Br 5,1-2). Tiên tri Baruc kêu gọi Giêrusalem “chỗi dậy, đứng nơi cao, và nhìn về hướng đông… vì Chúa sẽ hân hoan lấy lòng từ bi và công bình của Người dẫn dắt Israel đến ánh vinh quang” (x. Br 5,4-9). Như vậy, Thiên Chúa sẽ bước vào lịch sử loài người. Thiên Chúa không còn đứng bên trên hoặc bên ngoài để nhìn vào con người, nhưng đã nhập cuộc với con người, sinh bởi Ðức Trinh Mữ Maria đem tình yêu cho loài người dương thế theo cách thức loài người.
Phụng vụ Lời Chúa đề nghị chúng ta gẫm suy về Gioan Tẩy Giả, Vị Tiền Hô của Chúa Cứu Thế và nghe lời ông khẩn trương “dọn đường Chúa” (Lc 3,4).
Gioan Tẩy Giả, người được Isaia nhắc đến trong lời sấm: “Có tiếng kêu trong hoang địa”(Lc 3, 4). Thì ra, Gioan đã được gọi làm Tiền Hô cho Đấng Mêsia ngay từ khi còn ở trong lòng mẹ. Việc loan báo việc ông sinh ra đã khiến nhiều người phải ngạc nhiên: Dacaria cha Gioan đã bị câm vì đã không tin lời của sứ thần truyền. “Láng giếng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giuđa” (Lc 1, 65).
Gioan Tẩy Giả lui vào trong hoang địa, ăn châu chấu, uống mật ong rừng, mặc áo lông lạc đà, chuyên tâm cầu nguyện, hãm mình và sám hối để thực thi sứ mạng Tiền Hô sau này. Chúng ta biết, hoang địa tượng trưng cho sự từ bỏ hoàn toàn, là nơi con người không thấy gì khác ngoài sự yếu hèn, nhỏ bé, giới hạn, bất lực của mình trước sự cao cả của Đấng Tạo Hóa. Chính trong hoang địa mà Gioan Tẩy Giả nâng tâm hồn lên tới Chúa và sống hiệp thông với Ngài để kín múc lấy sức mạnh cho sứ mạng tương lai.
Sống trong cảnh nghèo, Gioan Tẩy Giả muốn nói : “Chứng tá Kitô đích thực là hết sức cần thiết cho ngày hôm nay, vì con người thời nay tin các chứng nhân hơn là các thầy dạy” (Tông huấn Giáo hội tại Á Châu, 42). Bằng đời sống khắc khổ, Gioan đã kêu gọi người ta “dọn đường Chúa” (Lc 3,4).
Dọn đường Chúa
Nếu Gioan Tẩy Giả là tiếng kêu trong hoang địa. Vậy ông kêu gì? “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng” (Lc 3, 4-5). Tiếng kêu của Gioan vẫn còn cấp bách trong thời đại con người chinh phục không gian, chế ngự nguyên tử, du hành nguyệt cầu. Con người được mời gọi sống khiêm nhường, loại trừ chia rẽ, hận thù, bất hòa, giận dữ; xóa bỏ ranh giới còn tồn tại trong não trạng về thua được; thanh luyện tâm hồn; sống tình bác ái, huynh đệ; khước từ Satan, tội lỗi và tất cả những gì cản đường Chúa đến với chúng ta, cản trở ta đến với tha nhân (1 Cr 7,34).
Làm được những điều Gioan mách bảo không phải dễ, nhưng cũng không phải không làm được. Chính “Chúa đã ra lệnh triệt hạ mọi núi cao và mọi đồi từ ngàn xưa, lấp đầy những hố sâu, để trái đất được bằng phẳng, hầu Israel vững vàng bước đi cao rao vinh quang Thiên Chúa” (Br 5,8). Vậy chúng ta hãy an tâm tiến bước.
Làm chứng cho tình yêu Chúa
Mùa Vọng là dịp thuận tiện để chúng ta thực hiện tiếng kêu của Gioan Tiền Hô là chỉ cho người khác biết Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đển trần gian để cứu độ thế nhân, giúp người khác tin theo Chúa. Đây là cốt yếu của việc tông đồ mà chúng ta phải thực hành trong cuộc sống. Bao lâu Chúa Giêsu còn bị khước từ, bấy lâu sứ mạng của ta chưa chu toàn.
Hơn bao giờ hết, chúng ta được mời gọi trở nên người loan báo Chúa Kitô bằng lời nói và đời sống, làm chứng cho một Chúa Kitô tốt lành, khiêm nhường, nghèo khó và nhân từ; một Chúa Kitô đã yêu thương thế gian đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên cậy thập giá; một Chúa Kitô nhập thể làm người, giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi; một Chúa Kitô yêu thương nhân loại cho đến chết.
Ngày 8 tháng 12 sắp tới, lễ Ðức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Chúng ta hãy xin với Đức Maria, Nữ Vương đầy tràn ân sủng, Mẹ của Ðấng Cứu Thế dẫn dắt chúng ta tiến bước trong Mùa Vọng này. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Chúa Nhật II Mùa Vọng – C
(Lc 3, 1-6)
Bước vào Chúa Nhật II Mùa Vọng, mùa của niềm vui thiêng thánh đậm nét đợi chờ trong niềm hy vọng rằng, Giêrusalem sẽ cởi áo tang chế và sầu khổ... và Chúa sẽ mặc cho họ áo công lý, và đặt vương miện vĩnh cửu trên đầu họ (x. Br 5,1-2). Tiên tri Baruc kêu gọi Giêrusalem “chỗi dậy, đứng nơi cao, và nhìn về hướng đông… vì Chúa sẽ hân hoan lấy lòng từ bi và công bình của Người dẫn dắt Israel đến ánh vinh quang” (x. Br 5,4-9). Như vậy, Thiên Chúa sẽ bước vào lịch sử loài người. Thiên Chúa không còn đứng bên trên hoặc bên ngoài để nhìn vào con người, nhưng đã nhập cuộc với con người, sinh bởi Ðức Trinh Mữ Maria đem tình yêu cho loài người dương thế theo cách thức loài người.
Phụng vụ Lời Chúa đề nghị chúng ta gẫm suy về Gioan Tẩy Giả, Vị Tiền Hô của Chúa Cứu Thế và nghe lời ông khẩn trương “dọn đường Chúa” (Lc 3,4).
Gioan Tẩy Giả, người được Isaia nhắc đến trong lời sấm: “Có tiếng kêu trong hoang địa”(Lc 3, 4). Thì ra, Gioan đã được gọi làm Tiền Hô cho Đấng Mêsia ngay từ khi còn ở trong lòng mẹ. Việc loan báo việc ông sinh ra đã khiến nhiều người phải ngạc nhiên: Dacaria cha Gioan đã bị câm vì đã không tin lời của sứ thần truyền. “Láng giếng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giuđa” (Lc 1, 65).
Gioan Tẩy Giả lui vào trong hoang địa, ăn châu chấu, uống mật ong rừng, mặc áo lông lạc đà, chuyên tâm cầu nguyện, hãm mình và sám hối để thực thi sứ mạng Tiền Hô sau này. Chúng ta biết, hoang địa tượng trưng cho sự từ bỏ hoàn toàn, là nơi con người không thấy gì khác ngoài sự yếu hèn, nhỏ bé, giới hạn, bất lực của mình trước sự cao cả của Đấng Tạo Hóa. Chính trong hoang địa mà Gioan Tẩy Giả nâng tâm hồn lên tới Chúa và sống hiệp thông với Ngài để kín múc lấy sức mạnh cho sứ mạng tương lai.
Sống trong cảnh nghèo, Gioan Tẩy Giả muốn nói : “Chứng tá Kitô đích thực là hết sức cần thiết cho ngày hôm nay, vì con người thời nay tin các chứng nhân hơn là các thầy dạy” (Tông huấn Giáo hội tại Á Châu, 42). Bằng đời sống khắc khổ, Gioan đã kêu gọi người ta “dọn đường Chúa” (Lc 3,4).
Dọn đường Chúa
Nếu Gioan Tẩy Giả là tiếng kêu trong hoang địa. Vậy ông kêu gì? “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng” (Lc 3, 4-5). Tiếng kêu của Gioan vẫn còn cấp bách trong thời đại con người chinh phục không gian, chế ngự nguyên tử, du hành nguyệt cầu. Con người được mời gọi sống khiêm nhường, loại trừ chia rẽ, hận thù, bất hòa, giận dữ; xóa bỏ ranh giới còn tồn tại trong não trạng về thua được; thanh luyện tâm hồn; sống tình bác ái, huynh đệ; khước từ Satan, tội lỗi và tất cả những gì cản đường Chúa đến với chúng ta, cản trở ta đến với tha nhân (1 Cr 7,34).
Làm được những điều Gioan mách bảo không phải dễ, nhưng cũng không phải không làm được. Chính “Chúa đã ra lệnh triệt hạ mọi núi cao và mọi đồi từ ngàn xưa, lấp đầy những hố sâu, để trái đất được bằng phẳng, hầu Israel vững vàng bước đi cao rao vinh quang Thiên Chúa” (Br 5,8). Vậy chúng ta hãy an tâm tiến bước.
Làm chứng cho tình yêu Chúa
Mùa Vọng là dịp thuận tiện để chúng ta thực hiện tiếng kêu của Gioan Tiền Hô là chỉ cho người khác biết Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đển trần gian để cứu độ thế nhân, giúp người khác tin theo Chúa. Đây là cốt yếu của việc tông đồ mà chúng ta phải thực hành trong cuộc sống. Bao lâu Chúa Giêsu còn bị khước từ, bấy lâu sứ mạng của ta chưa chu toàn.
Hơn bao giờ hết, chúng ta được mời gọi trở nên người loan báo Chúa Kitô bằng lời nói và đời sống, làm chứng cho một Chúa Kitô tốt lành, khiêm nhường, nghèo khó và nhân từ; một Chúa Kitô đã yêu thương thế gian đến nỗi bằng lòng chịu chết và chết trên cậy thập giá; một Chúa Kitô nhập thể làm người, giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi; một Chúa Kitô yêu thương nhân loại cho đến chết.
Ngày 8 tháng 12 sắp tới, lễ Ðức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Chúng ta hãy xin với Đức Maria, Nữ Vương đầy tràn ân sủng, Mẹ của Ðấng Cứu Thế dẫn dắt chúng ta tiến bước trong Mùa Vọng này. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Để Mọi Người Nhận Biết Ơn Cứu Độ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:21 02/12/2021
Để Mọi Người Nhận Biết Ơn Cứu Độ
Chúa Nhật II Mùa Vọng C
Ngày khai mạc năm thánh nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam tại Sở Kiện, những ai trực tiếp tham dự hay theo dõi cách nào đó đêm diễn nguyện, hẳn ít nhiều cũng cảm thấy xúc động về phần sám hối của Giáo Hội Việt Nam. “Giáo Hội chúng con xin chân thành thú tội. Giáo Hội chúng con xin cúi đầu tạ tội.” Ca từ thú lỗi của linh mục Sơn Ca Linh lặp đi lặp lại sau những lời xưng thú với từng đối tượng về những lỗi lầm cụ thể khiến lòng người chìm hẳn xuống trong sự khiêm nhu. Một trong những lỗi lầm mà đoàn con Chúa dân Việt cần xưng thú đó là thái sống đạo ích kỷ, nghĩa là chỉ biết lo giữ đạo cho mình mà quên, đúng hơn là xao lãng nghĩa vụ chia sẻ hồng ân tin mừng cứu độ mình đã lãnh nhận, cụ thể là chưa tạo điều kiện để cho mọi người nhận biết ơn cứu độ.
Các bài trích đọc lời Chúa trong Chúa Nhật II Mùa Vọng C, đặc biệt bài trích sách Tiên tri Baruc và bài Tin mừng theo thánh Luca hướng cái nhìn của chúng ta đến hạnh phúc của tha nhân. Để cho đoàn dân đã bị lưu đày khắp cõi Đông Tây hân hoan thấy Chúa nhớ đến họ, đem họ trở về Giêrusalem trong vinh dự như các ông hoàng, Thiên Chúa ra lệnh hãy triệt hạ mọi núi cao, lấp bằng mọi hố sâu (x.Br 5,7). Thánh Gioan Tẩy Giả đã lấy lại lời ngôn sứ Isaia để xác định sứ vụ của mình là kêu gọi người ta “hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghế hãy san cho bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Lc 3, 4-6).
Mùa Vọng về, chúng ta vốn quen với nhiều lối suy tư mang tính luân lý như hãy bạt đi những núi đồi của sự cao ngạo, hống hách; hãy lấp đầy các hố sâu chia rẽ hay hố sâu của lòng tham vô đáy; hãy sửa cho ngay các con đường gian dối, xảo trá, bất công…Tuy nhiên cần để ý rằng những suy tư này thường mang tính cá nhân vị kỷ, nghĩa là hãy sửa lại những tâm tư, lối sống sai lạc, bất chính của mình để bản thân mình có khả năng hay gọi là xứng đáng đón nhận Đấng Cứu Độ.
Xin được hướng cái nhìn ra khỏi lòng mình để đến với tha nhân theo thánh ý Chúa là muốn cho mọi người nhận biết chân lý hầu được hưởng ơn cứu độ (x.1Tim 2,4). Theo viễn kiến này thì việc bạt núi đồi, lấp hố sâu, sửa đường quanh co… không hạn chế ở chiều kích cá nhân mà còn mang chiều kích xã hội.
Bạt đi núi đồi kiêu căng, ngông cuồng: Chước cám dỗ thuở ban đầu sáng tạo vẫn còn đó. Nhân loại hôm nay dường như tiến bộ vượt bực trong các lãnh vực khoa học kỹ thuật. Dù còn nhiều hạn chế và bất cập, nhưng có thể nói rằng con người ngày nay có thể làm chủ các quy luật tự nhiên một cách nào đó. Và rồi đã có lúc con người những tưởng rằng mình có thể không chỉ thay trời làm mưa mà có thể tự mình làm ra cả bầu trời. Việc kiếm tìm sự thiện, việc phân biệt điều thiện ác, lành dữ là việc đáng làm và phải làm hầu xứng với phận người. Tuy nhiên con người lại bị cám dỗ lấy bản thân mình làm điểm quy chiếu cho sự thiện sự ác. Khi chủ trương rằng không có sự thiện sự ác khách quan mà chỉ có điều dữ, điều lành theo sự thẩm định chủ quan của mình thì vô tình hay hữu ý con người muốn tự phong thần phong thánh cho bản thân. Cái nguy hiểm của sự kiêu ngạo còn nhân lên gấp bội khi được khoác chiếc áo tập thể. Biết rằng cái đa số chưa hẳn là chân lý, thế nhưng người ta cũng dễ an tâm khi thuộc về số đông ngay cả trong những điều nghịch lý hay vô luân. Người ta lại còn dễ bị cám dỗ đề cao cái tập thể của mình lên hàng muôn năm để rồi cá nhân của mình trở thành bất diệt. Chúng ta đừng quên bất cứ tập thể nào cũng do từng cá nhân gộp lại.
Khi nói đến các hố sâu, chúng ta dễ liên tưởng đến lòng tham lam vô đáy của con người. Thánh Kinh đã từng ví sự tham lam là một hình thức thờ ngẫu tượng. Cần nhìn nhận rằng sự tham lam khi mang tính cá nhân thì dễ bị trách cứ hay lên án, thế nhưng khi nó mang tính tập thể thì rất dễ được châm chước hay được biện minh, cho dù lắm khi chỉ là sự ngụy biện. Xin được nói đến các hố sâu của sự chia rẽ. Cần phải lấp đầy những hố sâu chia rẽ do hận thù, do bất đồng quan điểm, do khác nhau về niềm tin, về chính kiến. Ở đây không bàn đến những khác biệt mang tính cá nhân. Những sự khác biệt mang chiều kích tập thể, xã hội rất có thể là nguyên nhân phát sinh nhiều sự tranh chấp, loại trừ khủng khiếp. Các cuộc chiến tranh mang tính tôn giáo hay mang tính ý thức hệ mà lịch sử ghi lại cho chúng ta xác tín sự thật này.
Và cuối cùng là hình ảnh con đường quanh co. Với cá nhân thì có thể nghĩ đến sự thiếu ngay thẳng trong tâm tư, ý nghĩ và hành động của con người. Tuy nhiên dưới chiều kích xã hội thì chúng ta có thể nói còn đó nhiều cơ chế, nhiều tập thể cần phải được chỉnh sửa cho ngay thẳng. Bên cạnh những giải pháp canh tân, đổi mới của các vị lãnh đạo của các tập thể, các quốc gia, thì nỗ lực của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vừa mạnh mẽ, vừa khiêm nhu tìm cách chữa trị mười lăm căn bệnh của giáo triều Rôma dịp cuối năm 2014 và việc mở Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ 16 (09/10/2021 – 10/2023) với chủ đề “Tiến tới một Giáo Hội hiệp hành: hiệp thông, tham gia và sứ vụ” là một minh chứng.
Phải sửa, phải lấp, phải bạt những gì cần bạt, cần lấp, cần sửa nơi con người mỗi người chúng ta. Thánh Gioan Tẩy giả đã nói với đám đông dân chúng là: “Ai có hai áo thì chia cho người không có; ai có của ăn cũng hãy làm như vậy”. Với người thu thuế thì rõ ràng “đừng thu thuế quá mức ấn định” Với binh lính thì “đừng hà hiếp dân, hãy bằng lòng với lương bổng của mình” (x.Lc 3,7-14). Thế nhưng với nhiều người Pharisiêu và nhóm Sađốc thì Ngài mạnh mẽ vạch mặt: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy?” (Mt 3,7).
Đọc Tin Mừng chúng ta thấy Chúa Giêsu rất độ lượng, khoan dung với những người bé mọn, yếu đuối và cả tội lỗi, thế nhưng Người lại có vẻ cương quyết và nghiêm khắc với nhiều người lãnh đạo Do Thái giáo, hoặc có vai vế, có ảnh hưởng trên dân chúng thời bấy giờ. Cái nguyên nhân chính đó là vì không chỉ cung cách sống của họ bất minh mà còn vì lề lối hướng dẫn, sự chỉ đạo của họ không ngay thẳng khiến cho nhiều người lầm lạc. “Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và người Pharisiêu giả hình! Các ngươi khóa cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào! Các ngươi đã không vào mà những kẻ muốn vào, các ngươi lại không để họ vào…Các ngươi rảo khắp biển cả đất liền để rủ cho được một người theo đạo; nhưng khi họ theo rồi, các ngươi lại làm cho họ đáng xuống hỏa ngục gấp đôi các ngươi…” (Mt 23, 13-32; x. Lc 11,39-48).
Đức Giám Mục Thomas J. Tobin, giám mục Providence đã mạnh mẽ khẳng định rằng trong việc tranh luận” (bàn về chân lý), thì không thể chấp nhận chuyện đưa má bên kia cho người ta tát, nghĩa là luôn luôn tỏ ra dịu dàng, dễ thương. "Khi đối chứng với điều ác, Chúa Giêsu đã không dễ chịu, tử tế, nhẹ nhàng, và dịu ngọt”. “Chúa đã sống trong một thế giới thô bạo và đảo ngược và Người đã tuyên xưng thông điệp của Người trên đường phố”(x.Chân dung một Giám Mục Mỹ: Khi tranh luận, sẽ không đưa ra má bên phải -VietCatholic News (12 Nov 2009 18:17).
Để mọi người nhận biết ơn cứu độ, thì còn đó rất nhiều việc Kitô hữu chúng ta, con chiên lẫn chủ chiên, cần phải làm, và lắm khi phải can đảm lội ngược dòng. Dĩ nhiên khi đã làm thì chúng ta khó tránh khỏi chuyện phải vác thập giá. Và chuyện cũng đương nhiên đó là có vác thập giá mình đi theo Đấng đã bỏ trời xuống làm người để làm chứng cho sự thật thì mới đích thực là môn đệ của Người (x.Lc 14,27; Ga 18,37).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Chúa Nhật II Mùa Vọng C
Ngày khai mạc năm thánh nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam tại Sở Kiện, những ai trực tiếp tham dự hay theo dõi cách nào đó đêm diễn nguyện, hẳn ít nhiều cũng cảm thấy xúc động về phần sám hối của Giáo Hội Việt Nam. “Giáo Hội chúng con xin chân thành thú tội. Giáo Hội chúng con xin cúi đầu tạ tội.” Ca từ thú lỗi của linh mục Sơn Ca Linh lặp đi lặp lại sau những lời xưng thú với từng đối tượng về những lỗi lầm cụ thể khiến lòng người chìm hẳn xuống trong sự khiêm nhu. Một trong những lỗi lầm mà đoàn con Chúa dân Việt cần xưng thú đó là thái sống đạo ích kỷ, nghĩa là chỉ biết lo giữ đạo cho mình mà quên, đúng hơn là xao lãng nghĩa vụ chia sẻ hồng ân tin mừng cứu độ mình đã lãnh nhận, cụ thể là chưa tạo điều kiện để cho mọi người nhận biết ơn cứu độ.
Các bài trích đọc lời Chúa trong Chúa Nhật II Mùa Vọng C, đặc biệt bài trích sách Tiên tri Baruc và bài Tin mừng theo thánh Luca hướng cái nhìn của chúng ta đến hạnh phúc của tha nhân. Để cho đoàn dân đã bị lưu đày khắp cõi Đông Tây hân hoan thấy Chúa nhớ đến họ, đem họ trở về Giêrusalem trong vinh dự như các ông hoàng, Thiên Chúa ra lệnh hãy triệt hạ mọi núi cao, lấp bằng mọi hố sâu (x.Br 5,7). Thánh Gioan Tẩy Giả đã lấy lại lời ngôn sứ Isaia để xác định sứ vụ của mình là kêu gọi người ta “hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghế hãy san cho bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Lc 3, 4-6).
Mùa Vọng về, chúng ta vốn quen với nhiều lối suy tư mang tính luân lý như hãy bạt đi những núi đồi của sự cao ngạo, hống hách; hãy lấp đầy các hố sâu chia rẽ hay hố sâu của lòng tham vô đáy; hãy sửa cho ngay các con đường gian dối, xảo trá, bất công…Tuy nhiên cần để ý rằng những suy tư này thường mang tính cá nhân vị kỷ, nghĩa là hãy sửa lại những tâm tư, lối sống sai lạc, bất chính của mình để bản thân mình có khả năng hay gọi là xứng đáng đón nhận Đấng Cứu Độ.
Xin được hướng cái nhìn ra khỏi lòng mình để đến với tha nhân theo thánh ý Chúa là muốn cho mọi người nhận biết chân lý hầu được hưởng ơn cứu độ (x.1Tim 2,4). Theo viễn kiến này thì việc bạt núi đồi, lấp hố sâu, sửa đường quanh co… không hạn chế ở chiều kích cá nhân mà còn mang chiều kích xã hội.
Bạt đi núi đồi kiêu căng, ngông cuồng: Chước cám dỗ thuở ban đầu sáng tạo vẫn còn đó. Nhân loại hôm nay dường như tiến bộ vượt bực trong các lãnh vực khoa học kỹ thuật. Dù còn nhiều hạn chế và bất cập, nhưng có thể nói rằng con người ngày nay có thể làm chủ các quy luật tự nhiên một cách nào đó. Và rồi đã có lúc con người những tưởng rằng mình có thể không chỉ thay trời làm mưa mà có thể tự mình làm ra cả bầu trời. Việc kiếm tìm sự thiện, việc phân biệt điều thiện ác, lành dữ là việc đáng làm và phải làm hầu xứng với phận người. Tuy nhiên con người lại bị cám dỗ lấy bản thân mình làm điểm quy chiếu cho sự thiện sự ác. Khi chủ trương rằng không có sự thiện sự ác khách quan mà chỉ có điều dữ, điều lành theo sự thẩm định chủ quan của mình thì vô tình hay hữu ý con người muốn tự phong thần phong thánh cho bản thân. Cái nguy hiểm của sự kiêu ngạo còn nhân lên gấp bội khi được khoác chiếc áo tập thể. Biết rằng cái đa số chưa hẳn là chân lý, thế nhưng người ta cũng dễ an tâm khi thuộc về số đông ngay cả trong những điều nghịch lý hay vô luân. Người ta lại còn dễ bị cám dỗ đề cao cái tập thể của mình lên hàng muôn năm để rồi cá nhân của mình trở thành bất diệt. Chúng ta đừng quên bất cứ tập thể nào cũng do từng cá nhân gộp lại.
Khi nói đến các hố sâu, chúng ta dễ liên tưởng đến lòng tham lam vô đáy của con người. Thánh Kinh đã từng ví sự tham lam là một hình thức thờ ngẫu tượng. Cần nhìn nhận rằng sự tham lam khi mang tính cá nhân thì dễ bị trách cứ hay lên án, thế nhưng khi nó mang tính tập thể thì rất dễ được châm chước hay được biện minh, cho dù lắm khi chỉ là sự ngụy biện. Xin được nói đến các hố sâu của sự chia rẽ. Cần phải lấp đầy những hố sâu chia rẽ do hận thù, do bất đồng quan điểm, do khác nhau về niềm tin, về chính kiến. Ở đây không bàn đến những khác biệt mang tính cá nhân. Những sự khác biệt mang chiều kích tập thể, xã hội rất có thể là nguyên nhân phát sinh nhiều sự tranh chấp, loại trừ khủng khiếp. Các cuộc chiến tranh mang tính tôn giáo hay mang tính ý thức hệ mà lịch sử ghi lại cho chúng ta xác tín sự thật này.
Và cuối cùng là hình ảnh con đường quanh co. Với cá nhân thì có thể nghĩ đến sự thiếu ngay thẳng trong tâm tư, ý nghĩ và hành động của con người. Tuy nhiên dưới chiều kích xã hội thì chúng ta có thể nói còn đó nhiều cơ chế, nhiều tập thể cần phải được chỉnh sửa cho ngay thẳng. Bên cạnh những giải pháp canh tân, đổi mới của các vị lãnh đạo của các tập thể, các quốc gia, thì nỗ lực của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vừa mạnh mẽ, vừa khiêm nhu tìm cách chữa trị mười lăm căn bệnh của giáo triều Rôma dịp cuối năm 2014 và việc mở Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ 16 (09/10/2021 – 10/2023) với chủ đề “Tiến tới một Giáo Hội hiệp hành: hiệp thông, tham gia và sứ vụ” là một minh chứng.
Phải sửa, phải lấp, phải bạt những gì cần bạt, cần lấp, cần sửa nơi con người mỗi người chúng ta. Thánh Gioan Tẩy giả đã nói với đám đông dân chúng là: “Ai có hai áo thì chia cho người không có; ai có của ăn cũng hãy làm như vậy”. Với người thu thuế thì rõ ràng “đừng thu thuế quá mức ấn định” Với binh lính thì “đừng hà hiếp dân, hãy bằng lòng với lương bổng của mình” (x.Lc 3,7-14). Thế nhưng với nhiều người Pharisiêu và nhóm Sađốc thì Ngài mạnh mẽ vạch mặt: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy?” (Mt 3,7).
Đọc Tin Mừng chúng ta thấy Chúa Giêsu rất độ lượng, khoan dung với những người bé mọn, yếu đuối và cả tội lỗi, thế nhưng Người lại có vẻ cương quyết và nghiêm khắc với nhiều người lãnh đạo Do Thái giáo, hoặc có vai vế, có ảnh hưởng trên dân chúng thời bấy giờ. Cái nguyên nhân chính đó là vì không chỉ cung cách sống của họ bất minh mà còn vì lề lối hướng dẫn, sự chỉ đạo của họ không ngay thẳng khiến cho nhiều người lầm lạc. “Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và người Pharisiêu giả hình! Các ngươi khóa cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào! Các ngươi đã không vào mà những kẻ muốn vào, các ngươi lại không để họ vào…Các ngươi rảo khắp biển cả đất liền để rủ cho được một người theo đạo; nhưng khi họ theo rồi, các ngươi lại làm cho họ đáng xuống hỏa ngục gấp đôi các ngươi…” (Mt 23, 13-32; x. Lc 11,39-48).
Đức Giám Mục Thomas J. Tobin, giám mục Providence đã mạnh mẽ khẳng định rằng trong việc tranh luận” (bàn về chân lý), thì không thể chấp nhận chuyện đưa má bên kia cho người ta tát, nghĩa là luôn luôn tỏ ra dịu dàng, dễ thương. "Khi đối chứng với điều ác, Chúa Giêsu đã không dễ chịu, tử tế, nhẹ nhàng, và dịu ngọt”. “Chúa đã sống trong một thế giới thô bạo và đảo ngược và Người đã tuyên xưng thông điệp của Người trên đường phố”(x.Chân dung một Giám Mục Mỹ: Khi tranh luận, sẽ không đưa ra má bên phải -VietCatholic News (12 Nov 2009 18:17).
Để mọi người nhận biết ơn cứu độ, thì còn đó rất nhiều việc Kitô hữu chúng ta, con chiên lẫn chủ chiên, cần phải làm, và lắm khi phải can đảm lội ngược dòng. Dĩ nhiên khi đã làm thì chúng ta khó tránh khỏi chuyện phải vác thập giá. Và chuyện cũng đương nhiên đó là có vác thập giá mình đi theo Đấng đã bỏ trời xuống làm người để làm chứng cho sự thật thì mới đích thực là môn đệ của Người (x.Lc 14,27; Ga 18,37).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:58 02/12/2021
2. Khắc phục chiến thắng tình cảm cá nhân lệch lạc thì có thể làm vui lòng Thiên Chúa nhất.
(Thánh Bonaventura)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:09 02/12/2021
27. KHÔNG CẤM ĂN KHÔNG
Có bốn người bán hẹ, bán tỏi, bán hành và bán rau cải bẹ cùng nhau mời khách, nhưng rau cải bẹ thì tồi tệ.
Sau đó ba người kia trốn người bán rau cải bẹ đi ăn cơm, người bán rau cải bẹ cũng vẫn tìm và cùng đi, ba người kia bàn tính chọc quê người bán rau cải bẹ.
Ngày nọ đang ăn cơm thì người bán rau cải bẹ tìm đến, ba người ấy bèn nói:
- “Mỗi người chúng ta dùng bản lãnh của mình để ra một câu thơ”.
Người bán hẹ nói trước:
- “Uống rượu của người lâu”.
Người bán tỏi nói:
- “Tính ra không thể làm”.
Người bán hành nói:
- “Người thông minh tự hiểu”.
Người bán rau cải bẹ cũng tiếp một câu:
- “Ăn không (trả tiền) sao lại cấm”.
(Tiếu Đảo)
Suy tư 27:
Bạn bè thân thiết mời nhau đi ăn là chuyện thường, nay người này mời, mai thì người khác, chẳng có gì là quá đáng, cái quá đáng là những người ấy trốn người bạn buôn bán làm ăn thua lỗ để đi ăn với nhau, vì sợ người ấy ăn mà không có tiền trả...
Con người thế gian thường đối xử với nhau như thế.
Nhưng Thiên Chúa thì không như thế, Ngài mời gọi tất cả mọi người đến dự tiệc Nước Trời mà không cần phải trả đồng xu nào, tiệc mà Ngài đã dọn sẵn mỗi ngày trong thánh lễ không phải như tiệc rượu hay hư mất của thế gian, nhưng là tiệc của sự sống đời đời bởi Mình Máu Thánh của Chúa Giê-su Ki-tô.
Đừng nên thánh một mình, nhưng hãy làm cho người khác cũng nên thánh nhờ vào việc làm gương sáng đầy yêu thương của mình, bởi vì không một vị thánh nào mà không có ảnh hưởng đến người khác.
Đó chính là mời bạn bè “ăn không” những việc lành thánh thiện mà chúng ta đã làm vậy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://www.facebook.com/jmtaiby
Có bốn người bán hẹ, bán tỏi, bán hành và bán rau cải bẹ cùng nhau mời khách, nhưng rau cải bẹ thì tồi tệ.
Sau đó ba người kia trốn người bán rau cải bẹ đi ăn cơm, người bán rau cải bẹ cũng vẫn tìm và cùng đi, ba người kia bàn tính chọc quê người bán rau cải bẹ.
Ngày nọ đang ăn cơm thì người bán rau cải bẹ tìm đến, ba người ấy bèn nói:
- “Mỗi người chúng ta dùng bản lãnh của mình để ra một câu thơ”.
Người bán hẹ nói trước:
- “Uống rượu của người lâu”.
Người bán tỏi nói:
- “Tính ra không thể làm”.
Người bán hành nói:
- “Người thông minh tự hiểu”.
Người bán rau cải bẹ cũng tiếp một câu:
- “Ăn không (trả tiền) sao lại cấm”.
(Tiếu Đảo)
Suy tư 27:
Bạn bè thân thiết mời nhau đi ăn là chuyện thường, nay người này mời, mai thì người khác, chẳng có gì là quá đáng, cái quá đáng là những người ấy trốn người bạn buôn bán làm ăn thua lỗ để đi ăn với nhau, vì sợ người ấy ăn mà không có tiền trả...
Con người thế gian thường đối xử với nhau như thế.
Nhưng Thiên Chúa thì không như thế, Ngài mời gọi tất cả mọi người đến dự tiệc Nước Trời mà không cần phải trả đồng xu nào, tiệc mà Ngài đã dọn sẵn mỗi ngày trong thánh lễ không phải như tiệc rượu hay hư mất của thế gian, nhưng là tiệc của sự sống đời đời bởi Mình Máu Thánh của Chúa Giê-su Ki-tô.
Đừng nên thánh một mình, nhưng hãy làm cho người khác cũng nên thánh nhờ vào việc làm gương sáng đầy yêu thương của mình, bởi vì không một vị thánh nào mà không có ảnh hưởng đến người khác.
Đó chính là mời bạn bè “ăn không” những việc lành thánh thiện mà chúng ta đã làm vậy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://www.facebook.com/jmtaiby
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các giám mục Công Giáo Hà Lan hủy bỏ các Thánh lễ lúc nửa đêm Giáng sinh do lo sợ biến thể Omicron
Đặng Tự Do
03:07 02/12/2021
Các giám mục Công Giáo ở Hà Lan đã quyết định hủy bỏ các Thánh lễ Nửa đêm Giáng sinh một lần nữa trong năm nay như một biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Hôm thứ Tư, 1 tháng 12, các giám mục Hà Lan đã thông báo rằng không có Thánh lễ, và cũng không có các sinh hoạt giáo xứ khác được phép diễn ra sau 5 giờ chiều. Tất cả các địa điểm công cộng của Giáo Hội được yêu cầu đóng cửa từ 5 giờ chiều đến 5 giờ sáng theo các biện pháp mới của chính phủ kéo dài đến ít nhất là ngày 19 tháng 12.
Trang web của Hội đồng Giám mục Hà Lan giải thích rằng quyết định được đưa ra nhằm ngăn chặn các cuộc tụ tập lớn cho các Thánh lễ buổi tối vào đêm Giáng sinh. Thông báo nói thêm rằng rất khó để duy trì sự thông gió tốt trong các thánh lễ buổi tối.
Thực tế là do công ăn việc làm, các buổi họp mặt khác của Giáo hội, chẳng hạn như các buổi họp dạy giáo lý và các buổi họp hội đồng giáo xứ, hầu như chỉ có thể diễn ra sau 5 giờ chiều. Các thánh lễ buổi tối các ngày trong tuần và các ngày thứ Bảy sẽ được chuyển sang kết thúc lúc 5 giờ chiều.
Các quan chức Hà Lan thông báo rằng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đã có những trường hợp biến thể omicron mới của COVID-19 xảy ra ở Hà Lan ngay cả trước khi biến thể này được phát hiện ở Nam Phi.
Chính phủ cho biết hơn 84% dân số ở Hà Lan được tiêm chủng đầy đủ và tổng cộng 587 người mắc COVID-19 hiện đang ở các đơn vị chăm sóc đặc biệt của bệnh viện.
Những hạn chế mới được đưa ra trong khi Giáo Hội Công Giáo ở Hà Lan đang gặp khó khăn về tài chính.
Hôm 30 tháng 11, tờ Trouw của Hà Lan đưa tin 640 giáo xứ Công Giáo ở Hà Lan đã chịu thiệt hại 15 triệu euro, tức là khoảng 17 triệu Mỹ Kim, vào năm ngoái do đại dịch và dân số già.
Tờ này cho biết 80% các giáo xứ Công Giáo ở Hà Lan đang gặp khó khăn về tài chính và kết quả là một số giáo xứ đang phải bán các nhà thờ.
Theo Dutch News, có 3.7 triệu người Công Giáo ở Hà Lan, nhưng chỉ 4% thường xuyên tham dự Thánh lễ
Source:Catholic News Agency
Tổng giám mục Ấn Độ cảnh báo người Công Giáo về lễ giả, nhà thờ giả, và linh mục giả
Đặng Tự Do
03:07 02/12/2021
Một tổng giám mục ở Ấn Độ cho biết một nhà thờ mới trong giáo phận của ngài đang thực hiện một “kiểu lừa dối” bằng cách tự gọi mình là Nhà thờ Công Giáo Đại kết của Chúa Kitô.
Nhóm này được thành lập tại Vasai bởi Donald Rodrigues, một cựu linh mục của Tổng giáo phận Bombay, là người đã kết hôn với một người đàn bà vào ngày 1 tháng 3 năm 2021. Trung tâm này cũng bao gồm các cựu linh mục và chủng sinh Công Giáo khác, và thờ phượng theo phong cách Công Giáo, bao gồm cả việc sùng kính Đức Mẹ như lần hạt Mân Côi.
Vasai, nằm gần Mumbai, có một lịch sử Công Giáo lâu đời từ khi có một khu định cư của người Bồ Đào Nha.
Đức Tổng Giám Mục Felix Machado của Vasai đã đưa ra lời kêu gọi người Công Giáo “tránh xa trung tâm này, không được có các liên hệ với Trung tâm này hoặc bất kỳ trung tâm nào khác mà nhóm này có thể sẽ mở rộng.”
Đức Cha Machado cho biết mọi người “có thể bối rối và có thể thiếu hiểu biết khi tham dự các chương trình của trung tâm này.”
Đức Cha Machado nhấn mạnh rằng Donald Rodrigues không còn là một linh mục Công Giáo, không có năng quyền thực hiện các thừa tác vụ công khai. Theo giáo luật, một linh mục hoặc giám mục được xem là vi phạm giáo luật khi kết hôn dân sự, vì điều đó trái với lời thề độc thân của đương sự khi lãnh nhận bí tích truyền chức thánh.
Điều 194, triệt 3 của Bộ Giáo luật quy định rằng “giáo sĩ đã mưu toan kết hôn, dù chỉ là hôn nhân theo luật dân sự,” sẽ “bị loại khỏi chức vụ Giáo hội.”
Điều 1394, triệt 1, nói thêm rằng “một giáo sĩ mưu toan kết hôn, dù chỉ là hôn nhân dân sự, thì bị vạ huyền chức tiền kết; nếu đương sự không hối cải và vẫn tiếp tục gây gương xấu, sau khi đã bị cảnh cáo, thì có thể phải chịu những hình phạt tước đoạt càng ngày càng nặng, và kể cả việc sa thải khỏi bậc giáo sĩ.”
Phát biểu với Crux, Đức Tổng Giám Mục cho biết trung tâm này đang gây ra “sự chia rẽ và mất đoàn kết” trong cộng đồng Công Giáo gắn bó chặt chẽ với nhau ở Vasai.
“Đây là một kiểu lừa dối, bởi vì dù sử dụng các thuật ngữ giống nhau, và các cử hành giống nhau, chúng ta không trở thành một. Chủ nghĩa đại kết chân chính tin vào sự thống nhất, và điều này gây hiểu lầm cho mọi người khi sử dụng cùng một thuật ngữ, cùng một cử hành. Việc sử dụng các hình thức diễn đạt giống nhau là chưa đủ, điều quan trọng hơn là phải tuân theo tinh thần của các diễn đạt ấy”.
“Vasai cũng là một nơi truyền thống, một cuộc sống cộng đồng nhỏ gọn, hào phóng và luôn chào đón bất cứ ai đến. Nơi mà nhóm này đã bắt đầu, đây là một cộng đồng rất gần gũi, đa số là người Công Giáo. Những người theo Ấn Giáo và anh chị em Công Giáo đã sống với nhau qua nhiều thế hệ. Các mối quan hệ thân tình không chỉ với người Công Giáo mà còn cả những người Ấn Giáo, và tôi đến thăm họ nhân dịp lễ ánh sáng Diwali. Họ giống như anh chị em với tôi.”
Ngài nhấn mạnh rằng tuyên bố của ngài không chống đại kết, và ngài cam kết làm việc cho sự thống nhất của các Kitô hữu.
“Giáo hội cam kết không thể đảo ngược cho công cuộc đại kết, nhưng nếu những nhóm như thế này tiếp tục mọc lên như nấm, thì Giáo hội sẽ không bao giờ đi theo Chúa và Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, Đấng đã cầu nguyện với Cha Ngài, 'để họ có thể nên một',”
Source:Crux
Hình ảnh ngoạn mục: Quốc đảo Síp tưng bừng chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:02 02/12/2021
Lúc 11g sáng thứ Năm, 2 tháng 12, Đức Thánh Cha đã khởi hàng từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay đến quốc đảo Síp, tiếng Anh là Cyprus. Máy bay đã hạ cánh xuống Sân bay Quốc tế Larnaca lúc 3 giờ chiều. Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là cảnh đón tiếp Đức Thánh Cha tại Sân Bay Quốc Tế Larnaca.
Cùng đi với Đức Thánh Cha trong chuyến bay kéo dài 3 giờ từ Rôma trên chiếc máy bay A320 của hãng hàng không mới ITA Airways của Ý, có 77 nhà báo, trong đó có 7 nhà báo đến từ Síp và Hy Lạp. Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào và cảm ơn vì sự đồng hành của họ. Đức Thánh Cha nói: “Đó là một hành trình đẹp, và chúng ta cũng sẽ chạm vào một số vết thương. Tôi hy vọng tất cả chúng ta có thể chào đón tất cả các thông điệp mà chúng ta sẽ tìm thấy”
Đây là lần đầu tiên Đức Thánh Cha đi trên máy bay của hãng hàng không mới ITA Airways. Trước đây, tất cả các vị Giáo Hoàng đều dùng máy bay của hãng hàng không Alitalia bắt đầu hoạt động từ năm 1946. Chẳng may là Alitalia thua lỗ nặng nề. Theo các báo cáo của Bộ Kinh tế và Tài chính Italia, trong thời gian từ năm 1974 đến 2014, là khoảng thời gian Alitalia nằm dưới quyền quản lý trực tiếp của chính phủ, chính quyền Ý đã phải tốn khoảng 7.4 tỷ euro trang trải các thâm hụt của hãng hàng không này. Vì thế, tháng Ba, năm ngoái, Ý rất muốn bán hãng hàng không này cho Trung Quốc, bất chấp những chống đối của dân chúng. Tuy nhiên, kế hoạch của họ bất thành. Do hậu quả của đại dịch coronavirus, không chỉ Alitalia mà hầu hết tất cả các hãng hàng không trên thế giới đều rơi vào tình trạng thê thảm. Trung Quốc lợi dụng tình hình này đã trả một giá rẻ mạt. Vào ngày 10 tháng 10 năm ngoái 2020, chính phủ Ý đã ký một nghị định cho phép hãng hàng không được tổ chức lại với tên gọi ITA Airways, với ít máy bay hơn, ít nhân viên hơn.
Chiếc máy bay của Đức Giáo Hoàng đã đáp xuống Sân bay Larnaca của Síp lúc 3 giờ chiều, dừng lại trước “Nhà ga dành cho các nguyên thủ quốc gia”.
Về địa danh Larnaca này, có một chi tiết rất đáng chú ý. Chương 11, Phúc Âm theo Thánh Gioan trình bày với chúng ta về biến cố Chúa Giêsu cho thánh Lagiarô chết 4 ngày sống lại. Theo truyền thống, thánh Lagiarô sau đó đã là Giám Mục tiên khởi của thành phố Larnaca này.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Sứ thần Tòa thánh tại Síp, Đức Tổng Giám Mục Tito Yllana, người trước đây là Sứ thần Tòa Thánh tại Úc Đại Lợi, đã lên các bậc thềm để chào đón Đức Thánh Cha bên trong máy bay. Chờ đợi Đức Thánh Cha trên thảm đỏ trên đường băng dưới chân bậc thang là Chủ tịch Quốc Hội, Annita Demetriou, đi cùng với 3 trẻ em trong trang phục truyền thống, các em đã tặng ngài những bó hoa chào đón. Có mặt tại sân bay quốc tế Larnaca còn có một số chức sắc của Giáo hội. Sau khi đoàn quân danh dự của Síp trỗi lên một bản nhạc chào đón dành cho quốc khách, Đức Giáo Hoàng và Chủ tịch Quốc Hội đã giới thiệu các thành viên trong hai phái đoàn.
Tháng 7 năm 2006, hòn đảo trở thành một thiên đường an toàn cho những người Li Băng tị nạn vì cuộc xung đột giữa Israel và quân du kích Hezbollah. Một nhóm trẻ em cầm cờ Li Băng và hô vang bằng tiếng Anh, “Hoan hô Đức Thánh Cha Phanxicô, chào mừng ngài đến với Síp! Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng con yêu mến ngài! Đức Thánh Cha Phanxicô, hãy cầu nguyện cho Li Băng!”
Có mặt trên đường băng còn có nhiều trẻ em cầm cờ của Vatican và Síp, các em hò reo: “Chúng con yêu mến Đức Thánh Cha”. Một người trong số họ cầm biểu ngữ có dòng chữ, “Đức Thánh Cha Phanxicô, biểu tượng của hòa bình”.
Không có bài phát biểu nào ở sân bay nhưng Đức Giáo Hoàng và Bà Demetriou đã nói chuyện một lúc bên trong nhà ga. Sau đó, Đức Thánh Cha đã đi trên một chiếc Fiat để vượt một quãng đường 50 km đến Nhà thờ Đức Mẹ Đầy Ân Phúc ở thủ đô Nicosia. Đó là trụ sở của Tổng giáo phận Công Giáo Maronite của Síp, nơi ngài sẽ nói chuyện với các linh mục, tu sĩ, phó tế, giáo lý viên và các hiệp hội tông đồ và các phong trào của Síp.
Đây là chuyến thăm thứ hai của một vị Giáo hoàng đến Síp sau chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI vào năm 2010. Khẩu hiệu trong chuyến đi của Đức Thánh Cha Phanxicô đến đảo Địa Trung Hải này là “An ủi nhau trong đức tin”, trích từ Thư thứ nhất của Thánh Phaolô gởi cho Timothêo. Sách Tông Đồ Công Vụ giải thích rằng tên của Thánh Banaba có nghĩa là “đứa con của sự an ủi”.
80% trong số 850,000 người dân Síp theo Kitô Giáo, với số người theo Công Giáo là 38,000 người, tương đương khoảng 4.47% dân số. Người Hồi giáo chiếm 2%. Đại đa số người Síp tự nhận mình là Chính thống giáo Hy Lạp. Nhiều người Công Giáo ở đây có nguồn gốc từ những Thập tự quân đã định cư ở đó sau khi Giêrusalem thất thủ vào thế kỷ 12.
Thánh Phaolô đã dừng chân ở Síp vào thế kỷ đầu tiên sau Chúa Giáng Sinh và đã cải đạo cho thống đốc La Mã của hòn đảo Sergius Paulus.
Tuần trước, Đức Thánh Cha đã công bố một thông điệp video cho người dân Síp và Hy Lạp, trong đó ngài đã thiết lập giai điệu cho chuyến thăm của mình. Ngài nói:
Kính gửi các anh chị em Síp và Hy Lạp, kaliméra sas! Chào buổi sáng tốt lành!
Chỉ còn vài ngày nữa là đến cuộc gặp gỡ của chúng ta và tôi đang chuẩn bị hành hương đến những vùng đất của các bạn tráng lệ, được chúc phúc bởi lịch sử, văn hóa và Phúc âm! Tôi đến với niềm vui, đúng hơn nhân danh Phúc Âm, theo bước chân của những nhà truyền giáo vĩ đại đầu tiên, đặc biệt là các Thánh Tông đồ Phaolô và Banaba. Thật là tốt khi trở về nguồn cội và điều quan trọng là Giáo hội phải khám phá lại niềm vui của Tin Mừng. Chính với tinh thần đó tôi đang chuẩn bị cho cuộc hành hương đến các suối nguồn này, và tôi xin mọi người giúp tôi chuẩn bị với những lời cầu nguyện của họ.
Nhờ gặp gỡ các bạn, tôi sẽ có thể làm dịu cơn khát của mình tại những suối nguồn của tình huynh đệ, là điều rất quý giá vào thời điểm chúng ta vừa mới bắt đầu một hành trình đồng nghị toàn cầu. Có một “ân sủng đồng nghị”, một tình huynh đệ tông đồ mà tôi rất ao ước, và vô cùng kính trọng: đó là hy vọng được viếng thăm các vị Tổng Giám Mục kính mến Chrysostomos và Hieronymos, những người đứng đầu các Giáo hội Chính thống địa phương. Là anh em trong đức tin, tôi sẽ có ân sủng được anh chị em đón nhận và gặp gỡ anh chị em nhân danh Chúa Bình an. Hỡi anh chị em Công Giáo thân mến, tôi đến với anh chị em, những người tụ họp trong xứ ấy thành từng đàn chiên nhỏ mà Chúa Cha hết sức yêu thương dịu dàng và Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành đã lặp lại: “Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ hãi” (Lc 12,32). Tôi đến với tình cảm là mang đến cho anh chị em sự cổ vũ của toàn thể Giáo Hội Công Giáo.
Đến thăm các bạn cũng sẽ cho tôi cơ hội để uống từ những suối nguồn cổ kính của Âu Châu: Síp, là tiền đồn trên lục địa của Thánh Địa Giêrusalem; Hy Lạp, quê hương của nền văn hóa cổ điển. Nhưng ngay cả ngày nay, Âu Châu cũng không thể bỏ qua Địa Trung Hải, vùng biển đã chứng kiến sự truyền bá Tin Mừng và sự phát triển các nền văn minh vĩ đại. Địa Trung Hải [chữ Đức Thánh Cha dùng là Mare Nostrum là tiếng Latinh, nghĩa là là Biển của chúng ta, đó là tên người La mã gọi Địa Trung Hải] nối liền rất nhiều vùng đất, mời gọi chúng ta cùng nhau chèo thuyền, không bị chia rẽ khi theo đuổi những con đường riêng biệt của chúng ta, đặc biệt là vào thời điểm mà cuộc chiến chống đại dịch vẫn còn đòi hỏi những nỗ lực và cuộc khủng hoảng khí hậu đang diễn ra trên diện rộng.
Biển, nơi đón nhận nhiều dân tộc, với những bến cảng rộng mở nhắc nhở chúng ta rằng nguồn sống chung nằm ở sự chấp nhận lẫn nhau. Ngay bây giờ tôi đã cảm thấy được chào đón bởi tình cảm của các bạn và tôi cảm ơn những người đã chuẩn bị cho chuyến thăm của tôi trong một thời gian. Nhưng tôi cũng nghĩ đến những người, trong những năm gần đây và cho đến tận ngày nay, đã phải chạy trốn khỏi chiến tranh và đói nghèo, đổ bộ lên bờ lục địa và những nơi khác, và không gặp được lòng hiếu khách nhưng là sự thù địch và thậm chí là sự bóc lột. Họ là anh chị em của chúng ta. Bao nhiêu người đã mất mạng trên biển! Ngày nay biển của chúng ta, Địa Trung Hải, là một nghĩa trang lớn. Là một người hành hương đến những nguồn suối của nhân loại, tôi sẽ đến Lesvos một lần nữa, tin chắc rằng những nguồn mạch của sự sống chung sẽ nảy nở trở lại trong tình huynh đệ và sự hòa nhập cùng nhau. Không có cách nào khác và với tầm nhìn này, tôi đến với các bạn.
Anh chị em thân mến, với những tình cảm này, tôi rất mong được gặp tất cả các bạn, tất cả các bạn! Không chỉ tất cả những người Công Giáo! Tôi cầu xin Đấng Tối Cao chúc phúc cho tất cả các bạn, khi tôi mang đến trước mặt Người ngay cả bây giờ khuôn mặt và những kỳ vọng của các bạn, những lo lắng và hy vọng của các bạn. Na íste pánda kalá! Cầu mong bạn luôn khỏe mạnh!
Sau cuộc đón tiếp này, vào lúc 4 giờ chiều, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các linh mục, những người thánh hiến, phó tế, giáo lý viên, và các thành viên của các hiệp hội Tông đồ hiện diện ở Síp tại Nhà thờ Đức Mẹ Đầy Ân Phúc của Công Giáo nghi lễ Maronite.
Source:Vatican News
Khi số ca COVID-19 tăng cao, Đức, Áo đóng cửa nhiều chợ Giáng sinh
Đặng Tự Do
17:34 02/12/2021
Một số khu chợ Giáng sinh mang tính biểu tượng nhất thế giới ở Đức và Áo đã buộc phải đóng cửa ngay sau hoặc ngay trước khi mở cửa, do nhiễm COVID-19 gia tăng khắp Âu Châu.
Cuộc khủng hoảng coronavirus năm 2020 đã khiến Âu Châu phải trải qua mùa Giáng sinh bị lockdown và không có chợ Giáng sinh, các quốc gia nói tiếng Đức đã mong chờ sự trở lại của sinh hoạt văn hóa tôn giáo này sau khi một tỷ lệ dân số đáng kể đã được tiêm vắc xin COVID-19 hai lần.
Chợ Giáng sinh thuộc về đời sống xã hội Mùa Vọng của Đức và thường hoạt động từ tuần trước Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Vọng cho đến một hoặc hai ngày trước đêm Giáng sinh. Đây là nơi họ gặp nhau để uống hoặc ăn một chút trong khi mua các món hàng thủ công mỹ nghệ hoặc đặc sản địa phương tiêu biểu về làm quà.
Các quốc gia Nam Âu được tiêm chủng như Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha đã được tiêm chủng gần như 100%. Các quốc gia nói tiếng Đức như Áo, Thụy Sĩ và Đức có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn nhiều, ở Đức là 68%, và ở Áo là 66%
Một số giám mục Công Giáo, như Tổng giám mục Heiner Koch của Berlin, đã tuyên bố chỉ những người được tiêm chủng hoặc những người đã khỏi bệnh COVID-19 mới được phép tham gia các buổi lễ Giáng sinh.
Nhiều chợ Giáng Sinh ở miền bắc và miền tây nước Đức lần đầu tiên được mở cửa trong những điều kiện nghiêm ngặt kể từ năm 2019. Nhưng chỉ sau một tuần hoạt động, hôm 19 tháng 11, các bang Bavaria và Sachsen của Đức thông báo rằng họ sẽ đóng cửa tất cả các chợ Giáng sinh vào ngày 22 tháng 11. Nhiều chủ cửa hàng lỗ rất nặng.
Đáng buồn nhất là khu chợ Giáng Sinh Salzburg Christkindlmarkt, mở cửa trên quảng trường phía trước nhà thờ Công Giáo của Salzburg vào ngày 18 tháng 11. Đó là một khu chợ Giáng sinh đẹp nhất thế giới, được coi là nam châm du lịch cho vùng này. Ngày 18 tháng 11, sau khi khu chợ hoạt động được mới có một giờ, các chính trị gia trong khu vực thông báo sẽ đóng cửa hoàn toàn vào ngày 22 tháng 11. Salzburg là một trong những thành phố của Áo được xem là điểm nóng COVID-19.
Wolfgang Haider, chủ tịch hiệp hội Salzburg Christkindlmarkt, nói với đài truyền hình ORF của Áo sau đó: “Đèn sẽ tiếp tục cháy, nhưng các quầy hàng sẽ đóng cửa. Ông ước tính thiệt hại tài chính ít nhất là 2 triệu euro, số tiền này sẽ ảnh hưởng đến các nhà triển lãm. Ông nói thêm: “Đây mới chỉ là chi phí vận hành, chưa kể số lợi nhuận mất đi”.
Trong cuộc họp báo thông báo về việc đóng cửa, một nhà báo địa phương đã đứng dậy nói với các quan chức thành phố rằng, trên quảng trường chợ, nhiều người trong số hàng trăm chủ quầy hàng ở chợ Giáng sinh đã khóc nức nở sau khi nhận được tin báo. Nhiều quầy hàng trong số này là các cơ sở kinh doanh nhỏ do các gia đình điều hành.
Một ngày sau, có thông báo rằng toàn bộ nước Áo sẽ rơi vào tình trạng khóa cửa ba tuần - và là năm thứ hai liên tiếp, tất cả các chợ Giáng sinh, khách sạn và cửa hàng bán lẻ sẽ phải đóng cửa cho đến ngày 13 tháng 12; không rõ liệu họ có thể mở lại hay không.
Ở Đức, các quy định của Bavaria và Sachsen đã tấn công một số khu chợ Giáng sinh truyền thống và lâu đời nhất ở Đức. Saxony có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất ở Đức - chỉ 58% dân số được tiêm chủng đầy đủ và là nơi có nhiều phong trào chống bắt buộc tiêm vắc xin.
Holger Zastrow, người tổ chức nhiều chợ Giáng sinh ở Dresden, nói với đài truyền hình MDR địa phương: “Tôi rất thất vọng. Tôi chưa bao giờ trải qua điều gì thiếu hiểu biết và thiếu nhạy cảm như vậy”.
Zastrow cho biết anh lo lắng rằng văn hóa Giáng sinh ở Sachsen đang bị mai một. Văn hóa Giáng sinh ở Sachsen không chỉ có ý nghĩa tôn giáo, mà còn là phong tục có hàng thế kỷ.
Tại Berlin, chỉ có một số chợ lớn mở cửa vào ngày 22 tháng 11 trong những điều kiện nghiêm ngặt. Kể từ cuộc tấn công khủng bố năm 2016 vào Breitscheidplatz của Berlin, các khu chợ ở Berlin đã có hàng rào cụ thể và việc triển khai nhân viên an ninh tăng cường.
Hôm 22 tháng 11, Ủy ban thường trực của hội đồng giám mục Đức đã nhóm họp tại Würzburg. Trong một tuyên bố sau đó, các giám mục nói các ngài đang chứng kiến ”sự tiến triển của làn sóng đại dịch coronavirus thứ tư đang diễn ra với tốc độ gần như không thể ngăn cản. Các con số về tỷ lệ mắc bệnh, các ca nhiễm mới và tử vong đang đạt đến một tỷ lệ đáng sợ”.
“Chúng tôi đặc biệt kêu gọi những người Công Giáo và tất cả người dân ở đất nước chúng ta hãy tiêm phòng vắc xin ở mức độ đầy đủ nhất có thể. Tiêm phòng trong đại dịch này là nghĩa vụ công lý, đoàn kết và bác ái. Theo quan điểm đạo đức, đó là một bổn phận đạo đức. Chúng ta phải bảo vệ chính mình và những người khác”
Source:Crux
Vài nét về Chợ Giáng sinh ở Âu Châu
Đặng Tự Do
17:34 02/12/2021
Chợ Giáng sinh, tiếng Đức: Weihnachtsmarkt; tiếng Pháp: Marché de Noël, là một chợ đường phố kiểu truyền thống được tổ chức vào dịp Giáng sinh, thường bắt đầu khoảng một tháng trước Lễ Giáng sinh và kéo dài đến ngày 23 tháng 12. Phong tục này có nguồn gốc tại vùng đất ngày nay là nước Đức và Đông Bắc nước Pháp và bắt đầu xuất hiện từ cuối thời Thời kỳ Trung Cổ, tức là khoảng thế kỷ 14. Cho đến nay chợ Giáng sinh vẫn là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Đức, Áo và Đông Bắc Pháp trong dịp Giáng sinh cũng như được phổ biến đến nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Các chợ Giáng sinh bắt đầu xuất hiện ở vùng đất nay là nước Đức và Đông Bắc nước Pháp từ cuối thời kỳ Trung Cổ, các chợ thời kỳ đầu có thể kể tới chợ Giáng sinh Dresden, được tổ chức lần đầu năm 1434, hay chợ Giáng sinh Bautzen, được tổ chức lần đầu năm 1384.
Ngày nay các chợ Giáng sinh thường là dịp thu hút khách du lịch lớn trong mùa Giáng sinh, ví dụ chợ Giáng sinh Dresden thu hút từ 1.5 đến 2 triệu lượt khách mỗi năm, các thành phố khác của Đức có chợ Giáng sinh lớn là Nürnberg, Stuttgart và Augsburg. Tại Pháp, ba chợ Giáng sinh lớn nhất được tổ chức tại các thành phố vùng Đông Bắc là Strasbourg, Colmar và Reims. Chợ Giáng sinh Strasbourg được tổ chức ở xung quanh Nhà thờ lớn Strasbourg từ năm 1570 được kể là Chợ Giáng sinh lớn nhất nước Pháp.
Mô hình chợ Giáng sinh hiện nay cũng được phổ biến đến các quốc gia bên ngoài lục địa Âu Châu như ở Anh, cụ thể tại Leeds, Birmingham; hay Hoa Kỳ, do những người Mỹ gốc Đức tổ chức.
Các gian hàng trong chợ Giáng sinh thường có dạng những quầy hàng đóng bằng gỗ. Bên cạnh các mặt hàng trang trí cho Giáng sinh, những mặt hàng thường được bày bán tại chợ gồm các mặt hàng thủ công truyền thống, rượu vang nóng, tiếng Đức là glühwein; tiếng Pháp: vin chaud, các loại rượu hâm nóng được bán trong các cốc nhỏ để khách có thể vừa đi thăm chợ vừa uống, bratwurst, xúc xích nướng kiểu Đức, hay christstollen, là bánh mì kiểu Đức cho dịp Giáng sinh. Trong chợ cũng có cây thông Giáng sinh được trang trí rực rỡ cùng máng cỏ và hoạt cảnh Giáng sinh mô tả thời điểm Chúa Giêsu ra đời.
Source:Wiki
Nhật ký trừ tà 166: Âm vang ca khúc thiên đường
Đặng Tự Do
17:35 02/12/2021
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài vừa có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #166: An Echo of Heaven's Song”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 166. Âm vang ca khúc thiên đường”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Lucifer, lúc đầu là “người mang ánh sáng”, được tạo ra cao trọng hơn các thiên thần khác, với trí thông minh, uy phong sáng chói và sức mạnh phi thường. Nhưng, đối với anh ta, điều đó là chưa đủ. Anh ta không thể chấp nhận những gì Thiên Chúa sẽ ban tặng cho con người. Anh ta không thể chấp nhận rằng Ngôi Con Nhập thể sẽ trở thành con người và chết vì họ. Ánh sáng trong Lucifer, kẻ bây giờ được gọi là Satan, đã chuyển sang bóng tối. Lời ngợi khen Chúa trong lòng anh đã bị thay thế bằng cơn thịnh nộ.
Thánh Faustina đã được ban cho một thị kiến về bảy sự tra tấn ở địa ngục. Cuối cùng là sự căm ghét Chúa, những lời nói hèn hạ, những lời nguyền rủa và những lời báng bổ. Từ miệng của Satan, và những linh hồn băng hoại, sẽ xuất hiện một cơn thịnh nộ bất diệt chống lại Thiên Chúa. Họ đổ lỗi cho Chúa về rất nhiều địa ngục của họ.
Ngược lại, những người đơn cứu độ đầy lòng biết ơn và cảm tạ. Họ mãi mãi: “Hát mừng Chúa trong lòng, tạ ơn luôn luôn và cho mọi sự” (Ep 6: 19-20). Những nhà thần bí đã có một cái nhìn thoáng qua về thiên đàng thường nói về âm nhạc thiên đàng của vô số linh hồn đang hân hoan ca ngợi Chúa và chúc tụng tạ ơn.
Một dấu chỉ tuyệt vời của thiên đàng trên trái đất này là một trái tim biết ơn. Không phải ngẫu nhiên mà từ ngữ chỉ Thánh Lễ của Giáo Hội xuất phát từ tiếng Hy Lạp, eucharistia, nghĩa là “tạ ơn”.
Một phần quan trọng trong một lễ trừ tà là chữa lành mọi cơn giận dữ và sự bất khoan dung trong trái tim của người bị quỷ ám. Tôi đưa họ qua một nghi lễ tha thứ ngắn ngủi. Tôi nói: “Hãy lặp lại theo tôi. Vì danh thánh Chúa Giêsu, tôi sẵn lòng tha thứ cho người này người kia, và tôi cầu xin Chúa chúc lành cho họ.” Như Lời Kinh thánh đã nói: “Hãy chúc lành cho những kẻ bắt bớ anh em, hãy chúc lành và đừng nguyền rủa họ” (Rm 12:14). Người bị quỷ ám, hoặc bất cứ ai có những nỗi tức giận bên trong và sự nguyền rủa người khác, rất ít hy vọng được giải thoát khỏi các ràng buộc của ma quỷ và tội lỗi.
Trong thời đại của chúng ta, chúng ta thấy những làn sóng cuồng nộ và bạo lực đang quét qua trái đất. Đôi khi, tôi nản lòng trước hướng đi của dân tộc mình. Nhưng vào Ngày Lễ Tạ Ơn, một biển linh hồn đã tụ tập quanh Bàn để tạ ơn Đấng Tạo Hóa của họ. Tôi nghĩ rằng tôi đã nghe thấy một âm vang của ca khúc thiên đường. Và tôi đã cảm ơn.
Source:Catholic Exorcism
Diễn từ của Đức Thánh Cha trong cuộc gặp gỡ chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn tại Phủ Tổng thống Nicosia
J.B. Đặng Minh An dịch
17:37 02/12/2021
Hôm thứ Năm, 2 tháng 12, Đức Thánh Cha đã rời Rôma để bay đến quốc đảo Síp. Sau khi đến nơi, ngài đã gặp gỡ các linh mục, những người thánh hiến, phó tế, giáo lý viên, và các thành viên của các hiệp hội Tông đồ hiện diện ở Síp tại Nhà thờ Đức Mẹ Đầy Ân Phúc của Công Giáo nghi lễ Maronite. Sau đó, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn tại Phủ Tổng thống Nicosia.
Trong diễn từ tại Phủ Tổng thống Nicosia trước các thành viên của Chính phủ và ngoại giao đoàn, các nhà chức trách tôn giáo và dân sự, đại diện của các thành phần xã hội và thế giới văn hóa, Đức Thánh Cha nói:
Thưa Tổng thống,
Các thành viên của Chính phủ và ngoại giao đoàn,
Quý vị hữu trách tôn giáo và dân sự,
Quý đại diện của xã hội và thế giới văn hóa,
Kính thưa quý vị,
Tôi thân ái mến chào các bạn và tôi rất hân hạnh được có mặt giữa các bạn. Tôi cảm ơn ngài, thưa Tổng thống, vì sự chào đón mà ngài đã dành cho tôi nhân danh toàn dân. Như một người hành hương, tôi đã đến với một đất nước nhỏ về mặt địa lý, nhưng vĩ đại về mặt lịch sử; đến với một hòn đảo mà trong nhiều thế kỷ đã không cô lập các dân tộc nhưng mang họ lại với nhau; đến với vùng đất có biên giới là biển; đến một nơi là cửa ngõ phía đông của Âu Châu và cửa ngõ phía tây của Trung Đông. Các bạn là một cánh cửa rộng mở, một bến cảng hợp nhất. Síp, nơi giao thoa của các nền văn minh, có một thiên chức bẩm sinh là gặp gỡ, phù hợp với tính cách chào đón của người dân Síp.
Chúng ta vừa bày tỏ lòng kính trọng đối với vị Tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa này, là Đức Tổng Giám Mục Makarios, và qua cử chỉ đó, tôi muốn bày tỏ lòng tôn kính đối với tất cả các công dân của nước Cộng hòa này. Tên của ngài, “Makarios”, gợi cho chúng ta nhớ đến phần mở đầu Bài giảng trên núi của Chúa Giêsu: là Các Mối Phúc thật (xem Mc 5: 3-12). Ai là makarios, là người thực sự được chúc phúc, theo đức tin Kitô mà vùng đất này gắn bó một cách bất khả phân ly? Thưa: Tất cả mọi người đều có thể được chúc phúc, và những người được chúc lành hơn hết là những người có tinh thần nghèo khó, những người đã trải qua đau khổ trong cuộc sống của họ, những người sống hiền lành và nhân hậu, tất cả những người trung thực trong việc thực thi công lý và những người kiến tạo hòa bình. Các Mối Phúc, các bạn thân mến, là hiến chương lâu đời của Kitô Giáo. Khi các Mối Phúc này được sống, Tin Mừng trở nên trẻ trung và lấp đầy xã hội với niềm hy vọng tươi mới. Các Mối Phúc là chiếc la bàn, ở mọi vĩ độ, chỉ ra những lộ trình mà Kitô Hữu phải đi trong hành trình cuộc đời.
Chính từ nơi này, nơi Âu Châu và Phương Đông gặp nhau, đã bắt đầu cuộc hội nhập văn hóa vĩ đại đầu tiên của Tin Mừng trên lục địa này. Tôi vô cùng xúc động khi có thể nhắc lại những bước đi của các nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo hội sơ khai, đặc biệt là các Thánh Phaolô, Banaba và Máccô. Vì vậy, tôi đây, một người hành hương ở giữa các bạn, đi cùng các bạn, hỡi những người Síp thân yêu, tất cả các bạn, với mong muốn rằng tin mừng của Phúc Âm có thể mang từ đây đến Âu Châu một sứ điệp của niềm vui, dưới ngọn cờ của Các Mối Phúc. Vì những gì mà các Kitô hữu đầu tiên đã ban cho thế giới bằng quyền năng dịu dàng của Thánh Linh là một thông điệp đẹp đẽ chưa từng có. Chính sự mới mẻ đáng kinh ngạc của các Mối Phúc, được gửi đến mọi người, đã chiếm được cảm tình và mang đến tự do cho nhiều người. Đất nước này được thừa hưởng một trách nhiệm đặc biệt trong vấn đề này, đó là trở thành sứ giả của thẩm mỹ giữa các châu lục. Síp tỏa ra vẻ đẹp tự nhiên cần được bảo vệ và gìn giữ bằng các chính sách môi trường thích hợp, được áp dụng phù hợp với các nước láng giềng. Vẻ đẹp được thể hiện rõ ràng trong kiến trúc, nghệ thuật của nó, đặc biệt là nghệ thuật thánh, và hàng thủ công tôn giáo, và nhiều kho tàng khảo cổ học. Để vẽ ra một hình ảnh từ biển xung quanh chúng ta, tôi có thể đi xa đến mức nói rằng hòn đảo này, với kích thước nhỏ, tượng trưng cho một viên ngọc trai có giá rất cao ở trung tâm của Địa Trung Hải.
Trên thực tế, một viên ngọc càng ngày càng trở nên nó là gì, bởi vì hình dạng của nó cần thời gian để hình thành. Phải mất nhiều năm cho các lớp khác nhau của nó trở thành nhỏ gọn và mang đến cho nó ánh quang lấp lánh. Cũng như thế, vẻ đẹp của vùng đất này đến từ các nền văn hóa mà qua nhiều thế kỷ đã gặp và pha trộn ở đây. Hôm nay cũng vậy, ánh sáng của Síp được phong phú và đa dạng. Nhiều dân tộc và các quốc gia đã góp phần vào các gam màu đậm nhạt khác nhau cho dân tộc này. Tôi cũng nghĩ đến sự hiện diện của nhiều người nhập cư: với một tỷ lệ bách phân nhiều hơn bất kỳ nước nào khác trong Liên minh Âu Châu. Để duy trì vẻ đẹp nhiều màu và đa diện của toàn bộ không phải là chuyện dễ dàng. Như trong sự hình thành của một viên ngọc, nó đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn; nó đòi hỏi một tầm nhìn rộng có khả năng nắm bắt một loạt các nền văn hóa và nhìn về tương lai với một viễn kiến. Về phương diện này, tôi nghĩ đến tầm quan trọng của việc bảo vệ và hỗ trợ tất cả các thành viên của xã hội, đặc biệt là những người theo thống kê là một thiểu số. Tôi cũng nghĩ đến các cơ quan Công Giáo khác nhau sẽ được hưởng lợi từ một sự thừa nhận thể chế phù hợp, để sự đóng góp của họ cho xã hội thông qua các hoạt động của mình, đặc biệt là qua các công trình giáo dục và bác ái, có thể được xác định rõ ràng từ quan điểm pháp lý.
Một viên ngọc trai phát huy vẻ đẹp của nó trong những tình huống khó khăn. Nó được sinh ra trong gian nan, khi con hàu phải “chịu đựng” sau khi gặp phải mối đe dọa bất ngờ đối với sự an toàn của nó, chẳng hạn như một hạt cát khiến nó khó chịu. Để tự bảo vệ mình, nó phản ứng bằng cách đồng hóa thứ đã làm nó bị thương: nó bao bọc lấy vật thể lạ gây nguy hiểm cho nó và biến vật thể ấy thành một thứ đẹp đẽ: một viên ngọc trai. Viên ngọc trai của đảo Síp đã bị thâm đen bởi đại dịch, điều này đã cản trở nhiều du khách đến thăm và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó; ở đây, cũng như ở những nơi khác, điều này đã làm trầm trọng thêm ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính. Tuy nhiên, trong giai đoạn phục hồi này, đó không phải là những nỗ lực lo lắng để khôi phục những gì đã mất nhằm bảo đảm và củng cố sự tăng trưởng, nhưng là cam kết thúc đẩy sự phục hồi của xã hội, đặc biệt là thông qua một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng và mọi thứ vi phạm phẩm giá con người; ở đây tôi nghĩ, cách riêng đến tai họa buôn người.
Tuy nhiên, vết thương lớn nhất mà vùng đất này phải gánh chịu là vết rách khủng khiếp mà nó đã phải chịu đựng trong những thập kỷ gần đây. Tôi nghĩ đến nỗi đau khổ sâu sắc của tất cả những người không thể trở về nhà và nơi thờ phượng của họ. Tôi cầu nguyện cho hòa bình của các bạn, cho hòa bình của toàn bộ hòn đảo, và tôi biến nó thành niềm hy vọng nhiệt thành của mình. Con đường hòa bình, hòa giải những xung đột và tái tạo vẻ đẹp của tình huynh đệ, chỉ có duy nhất một từ được dùng như biển báo của nó. Từ ngữ ấy là đối thoại, một từ mà ngài Tổng thống, đã thường xuyên lặp lại. Chúng ta phải giúp nhau tin tưởng vào sức mạnh đối thoại kiên nhẫn và khiêm tốn, sức mạnh của sự kiên nhẫn, của sự “mang trên vai chúng ta” với lòng kiên nhẫn dựa trên nền tảng của các Mối Phúc. Chúng ta biết rằng đó không phải là con đường dễ dàng; nó dài và quanh co, nhưng không có cách nào khác để đạt được hòa giải. Chúng ta hãy nuôi dưỡng hy vọng nơi sức mạnh của những cử chỉ, hơn là hy vọng nơi những cử chỉ của sức mạnh. Có một sức mạnh của các cử chỉ, điều này chuẩn bị cho con đường hòa bình. Không phải các cử chỉ quyền lực, đe dọa trả đũa và thể hiện vũ lực, mà là cử chỉ kiên quyết và các bước cụ thể hướng tới đối thoại. Tôi nghĩ đến, chẳng hạn như, sự cởi mở đối với các cuộc thảo luận chân thành dành ưu tiên cho nhu cầu của người dân, sự tham gia ngày càng hiệu quả hơn của cộng đồng quốc tế, nhu cầu bảo vệ di sản tôn giáo và văn hóa, và sự đền bù tất cả những gì mà mọi người trân quý trong lòng, chẳng hạn như các địa điểm hoặc ít nhất là các vật dụng thánh. Với suy nghĩ này, tôi muốn bày tỏ sự đánh giá cao và khích lệ của tôi đối với Dự án Hòa bình Síp do Đại sứ quán Thụy Điển cổ vũ, nhằm thúc đẩy đối thoại giữa các nhà lãnh đạo tôn giáo.
Những thời khắc xem ra kém thuận lợi nhất, khi cuộc đối thoại diễn ra chậm chạp, lại có thể là những thời điểm chuẩn bị cho hòa bình. Viên ngọc trai cũng nhắc nhở chúng ta về điều này, vì nó hình thành trong một tiến trình kiên nhẫn, lặng lẽ đan xen các chất mới cùng với tác nhân gây ra vết thương. Trong những trường hợp này, lòng căm thù không được phép nổi lên, nhưng phải cố gắng hàn gắn vết thương và ghi nhớ hoàn cảnh của những người đã biến mất. Và khi bị cám dỗ trước sự nản lòng, hãy nghĩ đến những thế hệ sắp tới, những người luôn khao khát được thừa hưởng một thế giới hòa bình, hợp tác và gắn kết, chứ không phải một thế giới bị tàn phá bởi những đối thủ kinh niên và bị đầu độc bởi những tranh chấp chưa được giải quyết. Vì vậy, đối thoại là cần thiết, để tránh sự nghi ngờ và oán giận tăng lên. Chúng ta hãy suy nghĩ về vấn đề này của Địa Trung Hải, giờ đây thật đáng buồn là một nơi của những xung đột và bi kịch nhân đạo; trong vẻ đẹp sâu xa của nó, nó là biển của chúng ta, là biển của tất cả các dân tộc có biên giới với nó, để được kết nối, chứ không phải để bị chia cắt. Síp, với tư cách là ngã tư địa lý, lịch sử, văn hóa và tôn giáo, có vị thế là một người kiến tạo hòa bình. Cầu mong nó là một xưởng sản sinh hòa bình ở Địa Trung Hải.
Hòa bình thường không đạt được bởi những con người vĩ đại, mà bởi quyết tâm hàng ngày của những người nam nữ bình thường. Lục địa Âu Châu cần hòa giải và thống nhất; nó cần sự can đảm và nhiệt tình, nếu nó muốn tiến về phía trước. Vì tiến trình của nó không được bảo đảm bằng những bức tường của sợ hãi, và những quyền phủ quyết do các lợi ích của chủ nghĩa dân tộc, cũng thế, phục hồi kinh tế mà thôi sẽ không đóng vai trò bảo đảm an ninh và ổn định của Âu Châu. Mong rằng chúng ta nhìn vào lịch sử của Síp để xem sự gặp gỡ và chào đón đã mang lại những hoa trái tốt lành bền lâu như thế nào. Không chỉ trong lịch sử của Kitô Giáo, nơi mà Síp là “bàn đạp” trên lục địa này, mà còn là việc xây dựng một xã hội giàu mạnh khi hội nhập. Tinh thần mở rộng này, khả năng nhìn ra ngoài biên giới của chính mình, mang lại sự trẻ hóa và có thể tái khám phá sự tươi sáng đã mất.
Sách Tông Đồ Công Vụ nói về Síp, cho chúng ta biết rằng hai Thánh Phaolô và Banaba đã “đi qua toàn bộ hòn đảo” để đến Paphos (xem Công vụ 13: 6). Tôi vui mừng, trong những ngày này, tôi có thể đi qua lịch sử và tinh thần của vùng đất này, với mong muốn rằng khao khát thống nhất và thông điệp về vẻ đẹp của nó sẽ tiếp tục dẫn đường cho cuộc hành trình hướng tới tương lai. [Bằng tiếng Hy Lạp:] Xin Chúa phù hộ cho Síp!
Source:Holy See Press Office
ADDRESS OF HIS HOLINESS “Ceremonial Hall” of the Presidential Palace in Nicosia Thursday, 2 December 2021
Bài Nói chuyện của Đức Thánh Cha với các Linh mục, Người Thánh hiến, Phó tế, Hiệp hội và Phong trào Giáo Hội của Đảo quốc Síp
Vũ Văn An
22:23 02/12/2021
Bài Nói chuyện của Đức Thánh Cha với các Linh mục, Người Thánh hiến, Phó tế, Hiệp hội và Phong trào Giáo Hội của Đảo quốc Síp
Tại Nhà thờ Chính Tòa Nghi lễ Maronite Đức Mẹ thông ơn Thiên Chúa, Nicosia, ngày 2 tháng 12 năm2021
Kính thưa các Thượng phụ
Anh em Giám Mục thân mến,
Các linh mục, các Tu sĩ Nam Nữ và các giáolý viên thân mến
Anh chị em thân mến Χαίρετε! [xin kính chào!]
Tôi rất vui được ở đây giữa anh chị em. Tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Hồng Y Béchara Boutros Raï về những lời tốt đẹp của ngài, và tôi thân ái chào Đức Thượng Phụ Pierbattista Pizzaballa. Tôi biết ơn tất cả anh chị em vì thừa tác vụ và việc phục vụ của anh chị em, nhất là các chị em, thưa các nữ tu, vì công việc giáo dục mà qúi chị em đang thực hiện trong các trường học, được trẻ em trên đảo tham gia rất đông đảo, và là nơi gặp gỡ, đối thoại và hướng dẫn trong nghệ thuật bắc cầu. Cảm ơn tất cả anh chị em vì sự gần gũi của anh chị em với mọi người, nhất là trong môi trường xã hội và việc làm, nơi khó khăn hơn.
Tôi chia sẻ với anh chị em niềm vui của tôi khi đến thăm vùng đất này và hành trình như một người hành hương theo bước chân của Thánh tông đồ vĩ đại Banaba, người con của dân tộc này, một môn đệ yêu mến Chúa Giêsu và một sứ giả không sợ hãi của Tin Mừng. Khi đến thăm các cộng đồng Kitô giáo mới thành hình, ngài đã thấy ân sủng Thiên Chúa đang hoạt động rồi; ngài vui mừng và thúc giục mọi người “hãy trung thành với Chúa với một mục đích kiên định” (xem Cv 11:23). Tôi đến với cùng một ước muốn: thấy ân sủng Thiên Chúa hoạt động trong Hội Thánh và trong lãnh thổ của anh chị em, để vui mừng với anh chị em về những điều kỳ diệu Chúa đã làm, và thúc giục anh chị em luôn kiên trì, không mệt mỏi hay nản lòng. Thiên Chúa luôn vĩ đại hơn! Người luôn vĩ đại hơn các mâu thuẫn của chúng ta. Anh chị em hãy luôn kiên trì!
Khi nhìn vào anh chị em, tôi thấy sự đa dạng phong phú của các anh chị em, mỗi người trong số anh chị em thực sự khác nhau, giống như một món “rau trộn trái cây” ngon miệng! Tôi chào mừng Giáo Hội Maronite, từng đến đảo quốc này trong nhiều thế kỷ nối tiếp nhau và thường xuyên trải qua nhiều thử thách, đã duy trì được đức tin. Khi tôi nghĩ tới Lebanon, tôi rất lo lắng cho cuộc khủng hoảng nước này đang phải đối đầu; Tôi thông cảm với những đau khổ của một dân tộc bị tàn phá và thử thách bởi bạo lực và nghịch cảnh. Tôi mang trong lời cầu nguyện của tôi khát vọng hòa bình phát xuất từ trái tim của đất nước đó. Tôi cảm ơn anh chị em vì tất cả những gì anh chị em đang làm trong Giáo Hội, và cho nước Síp. Cây tuyết tùng của Lebanon được nhắc đến nhiều lần trong Kinh thánh như một điển hình của vẻ đẹp và sự hùng vĩ. Tuy nhiên, ngay cả một cây tuyết tùng vĩ đại cũng mọc lên từ rễ của nó và từ từ lớn lên. Anh chị em là những gốc rễ đó, được cấy ghép vào nước Síp để lan tỏa hương thơm và vẻ đẹp của Tin Mừng. Cảm ơn anh chị em!
Tôi cũng chào kính Giáo hội Latinh, hiện diện ở đây hơn một thiên niên kỷ, và theo thời gian, đã chứng kiến sự nhiệt thành của đức tin gia tăng, cùng với con cái của Giáo hội. Bây giờ, nhờ sự hiện diện của nhiều anh chị em di dân của chúng ta, nó xuất hiện như một dân tộc “đa sắc”, một điểm gặp gỡ thực sự giữa các dân tộc và nền văn hóa khác nhau. Khuôn mặt này của Giáo Hội phản ảnh vị trí riêng của Síp trong lục địa Châu Âu: đó là một vùng đất của những cánh đồng vàng, một hòn đảo được vuốt ve bởi sóng biển, nhưng trên hết là lịch sử của các dân tộc đan kết với nhau, một bức tranh ghép bằng những cuộc gặp gỡ. Giáo hội, với tư cách Công Giáo, phổ quát, là một không gian rộng mở, trong đó mọi người được chào đón và quy tụ với nhau bởi lòng thương xót và lời mời gọi yêu thương của Thiên Chúa. Các bức tường không hiện hữu và không nên hiện hữu trong Giáo Hội Công Giáo. Chúng ta đừng bao giờ quên điều đó! Ở đây, không ai trong chúng ta được kêu gọi đi cải đạo như những nhà thuyết giáo, không bao giờ. Chủ nghĩa cải đạo là chủ nghĩa khô cằn, không đem lại sự sống. Tất cả chúng ta đều được kêu gọi bởi lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ mệt mỏi kêu gọi, không bao giờ mệt mỏi ở gần, không bao giờ mệt mỏi tha thứ. Chúng ta tìm thấy cội rễ của ơn gọi Kitô hữu ở đâu? Trong lòng thương xót của Thiên Chúa. Chúng ta không bao giờ được quên điều đó. Chúa không làm chúng ta thất vọng; lòng nhân từ của Người không làm chúng ta thất vọng. Người luôn chờ đợi chúng ta. Xin anh chị em nhớ rằng, các bức tường không hiện hữu và không nên hiện hữu trong Giáo Hội Công Giáo. Vì Giáo hội là ngôi nhà chung, là nơi của những mối liên hệ và cùng hiện hữu trong tính đa dạng, với nhiều nghi lễ khác nhau. Người thì nghĩ cách này, người thì nhìn sự việc cách khác, Nữ tu này nhìn mọi sự cách khác nữa… Đó là tính đa dạng của toàn thể; và ở đó, trong tính đa dạng đó, là sự phong phú của sự hợp nhất. Ai làm nên sự hợp nhất này? Chúa Thánh Thần. Ai tạo ra tính đa dạng này? Chúa Thánh Thần. Bất cứ ai thấy điều này đều sẽ hiểu. Chúa Thánh Thần là tác giả của tính đa dạng và là tác giả của sự hòa hợp. Thánh Basil thường nói thế này: “Ipse harmonia est” [Chính Người là sự hoà hợp]. Chúa Thánh Thần là Đấng ban tính đa dạng trong các ân phúc và tạo nên sự hợp nhất hài hòa của Giáo Hội.
Anh chị em thân mến, tôi muốn cùng anh chị em suy gẫm về Thánh Banaba, người anh em và người bảo trợ của anh chị em, bằng hai hạn từ mô tả cuộc đời và sứ mệnh của ngài.
Hạn từ đầu tiên là kiên nhẫn. Về Thánh Banaba, người ta nói rằng ngài là một người vĩ đại của đức tin và khôn ngoan được Giáo hội ở Giêrusalem - Giáo hội Mẹ, chúng ta có thể nói như thế - chọn làm người thích hợp nhất để đi thăm một cộng đồng mới, cộng đồng Antiôkia, gồm một số người mới từ ngoại giáo trở lại gần đây. Ngài được cử đi xem chuyện gì đang xảy ra, để thăm dò mọi sự. Ở đó, ngài thấy những người xuất thân từ một thế giới khác, từ một nền văn hóa khác, một sự nhạy cảm tôn giáo khác. Họ là những người vừa có một trải nghiệm thay đổi cuộc đời; đức tin của họ là một đức tin tràn đầy nhiệt huyết, tuy vẫn còn mong manh, như thuở ban đầu. Trong tình huống này, thái độ của Thánh Banaba là thái độ kiên nhẫn tuyệt đối. Ngài biết đợi cây lớn lên. Đây là sự kiên nhẫn nhất định tiếp tục tiến về phía trước; sự kiên nhẫn để bước vào những cuộc đời của những cá nhân cho đến nay chưa được biết đến; sự kiên nhẫn chấp nhận những gì mới lạ mà không vội vàng phán xét. Sự kiên nhẫn của ngài là sự kiên nhẫn biện phân có khả năng nhận ra các dấu hiệu Thiên Chúa làm việc ở mọi nơi, sự kiên nhẫn để “nghiên cứu” các nền văn hóa và truyền thống khác. Hơn hết, Thánh Banaba có lòng kiên nhẫn đồng hành: ngài biết cách đồng hành và để cho sự triển nở diễn ra. Ngài không áp đảo đức tin mong manh của những người mới gia nhập bằng cách tiếp cận nghiêm ngặt và thiếu linh hoạt, hoặc bằng cách đưa ra những đòi hỏi quá đáng về việc tuân giữ các giới luật. Không. Ngài để họ phát triển. Ngài đi cùng họ, cầm tay họ và đối thoại với họ. Thánh Banaba không sợ bị tai tiếng; ngài giống như những ông bố và bà mẹ không sợ bị tai tiếng vì con cái, luôn đồng hành và giúp chúng phát triển. Anh chị em nên ghi nhớ điều này: sự chia rẽ và chủ nghĩa cải đạo trong Giáo hội là điều không đúng. Đồng hành cùng những người khác, để họ phát triển. Và nếu anh chị em cần sửa chữa ai đó, xin anh chị em làm điều đó với tình yêu, với sự bình an. Thánh Banaba là người có lòng kiên nhẫn.
Anh chị em thân mến, chúng ta cần một Giáo hội kiên nhẫn. Một Giáo Hội không để mình khó chịu và bối rối trước sự thay đổi, nhưng bình tĩnh đón nhận sự mới mẻ và biện phân các tình huống dưới ánh sáng Tin Mừng. Công việc anh chị em đang thực hiện trên hòn đảo này, như chào đón các anh chị em mới đến từ những bờ biển khác của thế giới, thật là quý giá. Giống Thánh Banaba, anh chị em cũng được kêu gọi cổ vũ một quan điểm kiên nhẫn chăm chú, trở thành các dấu hiệu hữu hình và đáng tin cậy về lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ bỏ ai ra khỏi nhà, không bao giờ bỏ rơi ai khỏi vòng tay yêu thương của Người. Giáo Hội Síp cũng có cùng những vòng tay rộng mở này: nó chào đón, hội nhập và đồng hành. Đây cũng là một sứ điệp quan trọng đối với Giáo hội khắp Châu Âu, nơi được đánh dấu bằng cuộc khủng hoảng đức tin. Chẳng ích lợi chi khi hấp tấp và nóng nảy, hoài cổ hoặc cáu kỉnh; thay vào đó, sẽ rất tốt khi chúng ta biết tiến về phía trước, đọc các dấu chỉ của thời đại cũng như các dấu chỉ của cuộc khủng hoảng. Chúng ta cần bắt đầu loan báo Tin Mừng trở lại, một cách kiên nhẫn, theo sát các Mối Phúc, trên hết công bố chúng cho thế hệ đến sau chúng ta. Tôi xin các huynh đệ, các Giám mục anh em của tôi, trở thành các mục tử kiên nhẫn trong sự gần gũi. Anh em đừng mệt mỏi trong việc tìm kiếm Thiên Chúa trong lời cầu nguyện, trong việc gặp gỡ các linh mục của anh em, trong việc gặp gỡ một cách tôn trọng và nhân từ các anh chị em trong các hệ phái Kitô giáo khác, trong việc gặp gỡ các tín hữu bất cứ nơi nào họ hiện diện.
Các linh mục thân mến, tôi xin nói với anh em: hãy kiên nhẫn với các tín hữu, luôn sẵn sàng khuyến khích họ; hãy là những người thừa tác viên không biết mệt mỏi của ơn tha thứ và lòng thương xót của Thiên Chúa. Đừng bao giờ là những quan án phán xét khắc nghiệt, mà hãy là những người cha yêu thương.
Khi tôi đọc Dụ ngôn về đứa con hoang đàng, người anh là một quan tòa hà khắc, nhưng người cha nhân từ, là hình ảnh của người Cha luôn tha thứ; quả thật người Cha, Đấng luôn chờ đợi để tha thứ cho chúng ta. Năm ngoái, một nhóm thanh niên biểu diễn nhạc pop muốn biểu diễn Dụ ngôn về đứa con trai hoang đàng, với âm nhạc và đối thoại… Tuyệt vời! Tuy nhiên, phần đẹp nhất là cuộc trò chuyện cuối cùng, khi người con trai hoang đàng đến gặp một người bạn và nói: “Tôi không thể tiếp tục như thế này. Tôi muốn trở về nhà, nhưng tôi sợ bố tôi đóng sập cửa vào mặt tôi và đuổi tôi ra ngoài. Tôi sợ và không biết phải làm gì”. "Nhưng cha của bạn là một người tốt!" “Đúng, nhưng bạn biết đấy… anh trai tôi ở đó, một người rất nóng tính”. Ở cuối màn trình diễn này về đứa con hoang đàng, bạn của anh ấy nói với anh ấy: “Hãy làm điều duy nhất này: viết thư cho cha của bạn và nói với ông rằng bạn muốn về nhà nhưng bạn sợ ông không chào đón bạn. Nói với bố bạn rằng nếu ông muốn chào đón bạn, ông nên đặt một chiếc khăn tay trên cửa sổ cao nhất của căn nhà. Bằng cách đó, cha bạn sẽ cho bạn biết trước là ông ấy sẽ chào đón bạn hay đuổi bạn đi”. Màn đó đó kết thúc. Trong màn tiếp theo, người con trai đang trên đường về nhà cha mình. Và khi còn đang ở trên đường, anh ta quay lại, và thấy nhà của cha anh: nó đầy những chiếc khăn tay màu trắng! Đầy! Đó là điều Thiên Chúa giống chúng ta. Đây là Thiên Chúa dành cho chúng ta. Người không bao giờ mệt mỏi với sự tha thứ. Và khi người con bắt đầu nói: “Cha ơi, con đã…”, người cha nói, “Im đi” và bị miệng anh ta lại. Các linh mục thân mến: xin các cha đừng khắt khe trong tòa giải tội. Khi các cha thấy ai đó đang gặp khó khăn, các cha nên nói: “Cha hiểu, cha hiểu”. Điều này không có nghĩa là "quá khoan dung", không. Tuy nhiên, nó có nghĩa có trái tim của một người cha, giống như trái tim của người cha là Thiên Chúa. Công việc Chúa hoàn thành nơi mỗi người là một “lịch sử thánh thiêng”: chúng ta hãy hào hứng đối với nó. Vì sự đa dạng về nhiều phương diện của giáo dân các cha, cho nên kiên nhẫn cũng có nghĩa là các cha phải có đôi tai và trái tim rộng mở để đón nhận các mẫn cảm thiêng liêng khác nhau, những cách phát biểu đức tin khác nhau, những nền văn hóa khác nhau. Giáo hội không muốn giản lược mọi điều vào sự độc dạng, trái lại, luôn muốn hòa nhập mọi nền văn hóa, mọi não trạng của con người với lòng kiên nhẫn mẫu thân, vì Giáo hội vốn là một bà mẹ. Đây là điều, với ơn thánh của Thiên Chúa, chúng ta muốn đạt được cho một Giáo hội ngoan ngoãn với Thiên Chúa và cởi mở với nhân loại, trên con đường đồng nghị, qua việc kiên nhẫn cầu nguyện và lắng nghe. Đó là sự kiên nhẫn, một trong những khía cạnh của Thánh Banaba.
Có một khía cạnh quan trọng thứ hai trong lịch sử của Thánh Banaba mà tôi muốn làm nổi bật: cuộc gặp gỡ giữa ngài với Thánh Phaolô thành Tarsô và tình bạn huynh đệ của họ, khiến họ cùng nhau thực hiện sứ mệnh sai đi. Sau khi Thánh Phaolô trở lại đạo, “mọi người đều sợ ông, vì họ không tin ông là môn đệ” (Cv 9:26), vì trước đây ông là kẻ bắt bớ tàn nhẫn các Kitô hữu. Ở đây Sách Tông đồ Công Vụ cho chúng ta biết một điều rất cảm động: “Banaba mang ông” (c. 27), đưa ông đến với cộng đồng, kể lại những gì đã xảy ra với ông và xác minh cho ông. Chúng ta hãy lắng nghe những lời đó, "ông đã mang Ông Phaolô". Những lời này gợi ta nhớ tới sứ mệnh của chính Chúa Giêsu, vì Người đã mang các môn đệ đi theo Người qua các đường phố Galilê và mang lấy nhân loại của chúng ta vốn bị thương tích bởi tội lỗi. Phương thức của Người là một phương thức của tình bạn và chia sẻ cuộc sống. “mang đi với mình”, “mang lấy vào mình” có nghĩa là tiếp thu lịch sử của người khác, dành thời gian để tìm hiểu họ mà không dán nhãn hiệu cho họ - tội dán nhãn hiệu cho người ta! - mang họ trên vai khi họ mệt mỏi hoặc bị thương, như người Samaritanô nhân hậu đã làm (x. Lc 10,25-37). Đó là tình huynh đệ, và đây là những lời tôi muốn nói với anh chị em: thứ nhất là sự kiên nhẫn, thứ hai là tình huynh đệ.
Thánh Banaba và Thánh Phaolô, với tư cách là anh em, đã cùng nhau lữ hành để loan báo Tin Mừng, ngay trong cảnh bị bách hại. Tại Antiôkia, “trong suốt một năm, họ đã gặp gỡ Giáo hội và giảng dạy rất nhiều người” (Cv 11:26). Sau đó, do thánh ý Chúa Thánh Thần, cả hai đã lên đường để thi hành một sứ mệnh lớn lao hơn, và vì vậy “họ đáp tầu đến Síp” (Cv 13: 4). Lời Chúa được gieo dọc theo và lớn mạnh, không chỉ vì phẩm chất nhân bản của họ, nhưng trên hết vì họ là anh em nhân danh Thiên Chúa, và tình huynh đệ của họ làm rạng chiếu giới răn yêu thương. Họ là những người anh em khác nhau - giống như các ngón tay trên bàn tay của chúng ta, mỗi người khác nhau - nhưng có cùng một phẩm giá. Là anh em. Sau đó, như đã xảy ra trong cuộc sống, một biến cố bất ngờ đã xảy ra: Tông đồ Công vụ cho chúng ta biết hai vị đã có sự bất đồng gay gắt và họ đi theo con đường riêng (xem Cv 15:39). Anh chị em có thể tranh cãi và có lúc đánh nhau. Tuy nhiên, Thánh Phaolô và Thánh Banaba không đi theo con đường riêng vì lý do bản thân, nhưng họ bất đồng về thừa tác vụ, về cách thực hiện sứ mệnh của mình, và về mặt này, họ có những ý nghĩ khác nhau. Trong số nhiều điều khác, Thánh Banaba muốn đưa thánh Máccô đi truyền giáo, nhưng Thánh Phaolô không chịu. Họ tranh luận, nhưng từ một số bức thư sau này của Thánh Phaolô, chúng ta thấy không có sự hiềm khích nào giữa hai vị. Thánh Phaolô thậm chí còn viết thư cho Timôthê, người đã tham gia với ngài ngay sau đó: “Cố gắng hết sức để đến với tôi sớm… Hãy gọi anh Máccô [Máccô!] Và mang anh ta theo; vì anh ta rất hữu ích trong việc giúp đỡ tôi ”(2 Tm 4: 9, 11). Đó là ý nghĩa của tình huynh đệ trong Giáo hội: chúng ta có thể tranh luận về các viễn kiến, quan điểm - và rất tốt khi chúng ta làm điều đó, vì có một chút bất đồng cũng tốt cho chúng ta - nhận thức và ý tưởng khác nhau, bởi vì điều không tốt là không bao giờ tranh luận. Thiên Chúa không hiện diện trong một nền hòa bình quá khắt khe. Trong một gia đình, anh chị em tranh luận và trao đổi quan điểm. Tôi nghi ngờ những người không bao giờ tranh luận, vì họ luôn có những nghị trình dấu diếm. Tình huynh đệ trong Giáo hội có nghĩa là chúng ta có thể tranh luận về các viễn kiến, nhận thức, ý tưởng khác nhau và trong một số trường hợp, nói những điều thẳng thắn với nhau có thể giúp ích, chứ không nói sau lưng ai đó, với những câu chuyện phiếm không có lợi cho ai. Tranh luận có thể là cơ hội để lớn mạnh và thay đổi. Tuy nhiên, chúng ta nên luôn nhớ rằng: chúng ta tranh luận không phải vì mục đích đánh nhau hay áp đặt ý kiến riêng của mình, nhưng để bày tỏ và sống sức sống của Thần Khí, Đấng vốn là tình yêu và hiệp thông. Chúng ta có thể tranh cãi, nhưng chúng ta vẫn là anh chị em. Tôi nhớ, lúc lớn lên, có năm người chúng tôi. Chúng tôi đã tranh cãi với nhau, đôi khi gay gắt, nhưng không phải mọi ngày. Sau đó vào bàn ăn, tất cả chúng tôi đều hiện diện với nhau. Trong gia đình có người mẹ là Giáo Hội, có những cuộc tranh luận: con cái Giáo Hội tranh luận.
Anh chị em thân mến, chúng ta cần một Giáo hội huynh đệ, một Giáo hội tác nhân của tình huynh đệ trong thế giới của chúng ta. Ở đây ở Síp có nhiều sự nhạy cảm về tâm linh và giáo hội, bối cảnh và lịch sử khác nhau, các nghi lễ và truyền thống khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta không nên coi tính đa dạng này như một mối đe dọa đối với bản sắc; chúng ta không nên ghen tị hoặc phòng thủ. Nếu chúng ta sa vào cơn cám dỗ này, thì nỗi sợ hãi sẽ tăng lên, và nỗi sợ hãi sẽ làm nảy sinh sự bất tín, bất tín dẫn đến nghi ngờ và rồi, chẳng sớm thì muộn, sẽ dẫn đến xung đột. Chúng ta là anh chị em, được yêu thương bởi một người Cha duy nhất. Anh chị em đang đắm mình ở Địa Trung Hải, một vùng biển giàu lịch sử, một vùng biển vốn là cái nôi của nhiều nền văn minh, một vùng biển mà ngày nay nhiều cá nhân, dân tộc và nền văn hóa từ mọi nơi trên thế giới vẫn đến. Bằng tinh thần huynh đệ của mình, anh chị em có thể nhắc nhở mọi người, và toàn thể châu Âu, rằng chúng ta cần cùng nhau làm việc để xây dựng một tương lai xứng đáng với nhân tính, vượt qua chia rẽ, phá bỏ các bức tường, ước mơ và làm việc cho sự hợp nhất. Chúng ta cần phải chào đón và hòa nhập lẫn nhau, và cùng nhau bước đi như anh chị em, tất cả chúng ta!
Tôi cảm ơn anh chị em về những gì anh chị em đang là và những gì anh chị em đang làm cho niềm vui mà với nó anh chị em loan báo Tin Mừng và cho các nỗ lực và hy sinh mà với nó anh chị em đang cố gắng một cách kiên nhẫn nhằm hiện thân và truyền bá sứ điệp của nó. Đây là con đường được các Thánh Tông đồ Phaolô và Banaba vạch ra cho anh chị em. Tôi hy vọng rằng anh chị em sẽ luôn là một Giáo hội kiên nhẫn biết biện phân, không bao giờ sợ hãi, nhưng biết biện phân, đồng hành và hội nhập, một Giáo hội huynh đệ dành chỗ cho những người khác, và có thể bất đồng trong khi luôn giữ tình hợp nhất và lớn mạnh qua những bất đồng như vậy. Tôi chúc lành cho mỗi người trong anh chị em và tôi xin anh chị em tiếp tục cầu nguyện cho tôi, vì tôi đang rất cần! Efcharistó! [Cảm ơn anh chị em!]
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tụy Hiền Hà Nội dâng lễ cầu cho Linh Mục Thừa sai Paul Carat: Cha Phaolô Lê Xuân Ca
Giáo xứ Tụy Hiền
10:52 02/12/2021
Giáo xứ Tụy Hiền Hà Nội dâng lễ cầu cho Linh Mục Thừa sai Paul Carat: Cha Phaolô Lê Xuân Ca
Lời Cha Cố viết trong phần dẫn nhập cuốn sách sau đây chứng minh điều đó: “Mặc dù tôi không còn ở Việt Nam, nhưng trái tim tôi luôn gắn chặt với đất nước này, với Giáo Hội này. Tôi luôn luôn cầu nguyện để Việt Nam sẽ là một đất nước giầu mạnh, phát triển, hòa bình trên thế giới”. (Linh mục thừa sai trẻ ở Hà Nội Việt Nam 1952-1954. Điện Biên Phủ. Kết thúc chiến tranh Đông Dương, Paris, Glyphe 2010).
Khi tuổi đã xế chiều, sống tại quê hương rồi mà tinh thần truyền giáo vẫn bừng cháy lên trong Cha. Đọc lại tiểu sử cuộc đời của Cha Cố Phaolô, bổn đạo thời nay không khỏi ngưỡng mộ và kính phục Cha.
Đức Cha Phêrô An-rê Retord Liêu, M.E.P † (19/05/1803 – 22/10/1858), Đức Cha Phêrô Gioan Maria Gendreau Đông, M.E.P† (26/1/1850 – 07/02/1935). Đền Thánh Giá do Đức Cha Đông lập bền vững ở giữa làng Hiền Giáo (Tụy Hiền) năm 1895 thời Đức LEO XIII là bằng chứng.
Xin Chúa thưởng công cho Các Đấng Bậc và ban cho Cha Phaolô Lê Xuân Ca được hưởng phúc Thiên Đàng.
BTTGx. Tụy Hiền
Được tin Cha Paul Carat qua đời, tên đầy đủ bằng tiếng Việt là Cha Phaolô Lê Xuân Ca. Để tỏ lòng biết ơn, và khơi dậy tinh thần hiếu kính đối với các đấng bậc. Bổn đạo giáo xứ Tụy Hiền đã qui tụ cùng nhau đọc kinh, dâng lễ, cầu nguyện cho Cha Ca, nguyên chính xứ một thời (1/5/1955-15/8/1958) vào lúc 20 giờ 00 ngày 30/11/2021 nhằm đúng ngày an táng. Do hoàn cảnh thời cuộc, Cha Cố Phaolô Ca không thể tiếp cận với giáo xứ và con chiên bổn đạo. Nhưng chắc một điều, ngài luôn canh cánh bên lòng và tìm mọi cách lo cho đoàn chiên. Có cụ già vẫn văng vẳng đâu đây nghe tên Cha Ca một thời.
Lời Cha Cố viết trong phần dẫn nhập cuốn sách sau đây chứng minh điều đó: “Mặc dù tôi không còn ở Việt Nam, nhưng trái tim tôi luôn gắn chặt với đất nước này, với Giáo Hội này. Tôi luôn luôn cầu nguyện để Việt Nam sẽ là một đất nước giầu mạnh, phát triển, hòa bình trên thế giới”. (Linh mục thừa sai trẻ ở Hà Nội Việt Nam 1952-1954. Điện Biên Phủ. Kết thúc chiến tranh Đông Dương, Paris, Glyphe 2010).
Khi tuổi đã xế chiều, sống tại quê hương rồi mà tinh thần truyền giáo vẫn bừng cháy lên trong Cha. Đọc lại tiểu sử cuộc đời của Cha Cố Phaolô, bổn đạo thời nay không khỏi ngưỡng mộ và kính phục Cha.
Tụy Hiền là nơi in đậm dấu chân của Đức Cha Retord Liêu, Đức Cha Gioan Maria Gendreau
Đức Cha Phêrô An-rê Retord Liêu, M.E.P † (19/05/1803 – 22/10/1858), Đức Cha Phêrô Gioan Maria Gendreau Đông, M.E.P† (26/1/1850 – 07/02/1935). Đền Thánh Giá do Đức Cha Đông lập bền vững ở giữa làng Hiền Giáo (Tụy Hiền) năm 1895 thời Đức LEO XIII là bằng chứng.
Xin Chúa thưởng công cho Các Đấng Bậc và ban cho Cha Phaolô Lê Xuân Ca được hưởng phúc Thiên Đàng.
BTTGx. Tụy Hiền
Giáo xứ Tụy Hiền và Vạn Thắng Tgp. Hà Nội khai mạc Mùa Vọng Năm Truyền Giáo
Giáo xứ Tụy Hiền
11:10 02/12/2021
Giáo xứ Tụy Hiền và Vạn Thắng Tgp. Hà Nội khai mạc Mùa Vọng Năm Truyền Giáo
Hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ, đặc biệt Giáo Hội Việt Nam cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám mục thế giới do Đức Thánh Cha Phanxicô khởi xướng. Bổn đạo hai giáo xứ Tụy Hiền và Vạn Thắng đã qui tụ cùng nhau đọc kinh cầu nguyện, dâng Thánh lễ cầu cho ý định của Giáo Hội được Chúa thương chúc lành.
Xem Hình
Dịp này, Giáo xứ Tụy Hiền và Vạn Thắng cũng khai mạc Mùa Vọng 2021 – Mùa Hồng Phúc – Năm Truyền Giáo.
Vào lúc 16 giờ 30, các xóm trong các xứ họ đã cung nghinh ảnh tượng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Các Thánh Tông Đồ, nhất là Hai Đấng gương mẫu của Mùa Vọng là Đức Mẹ và Thánh Giuse chung quanh nhà thờ và đường làng. Sau cuộc rước là Thánh lễ. Trong Thánh lễ, cha xứ đã quảng diễn về ý nghĩa của Mùa Vọng năm nay và gợi lên ý tưởng sống cũng như cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng, nhất là Năm Truyền Giáo của giáo phận Hà Nội.
Sau Thánh lễ, các xóm thuộc hai xứ rước ảnh tượng về gia đình đọc kinh liên gia hướng đến Tuần Đại Phúc trước Lễ Chúa Giáng Sinh.
BTTGx. Tụy Hiền
Ảnh : quang Duy
Hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ, đặc biệt Giáo Hội Việt Nam cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám mục thế giới do Đức Thánh Cha Phanxicô khởi xướng. Bổn đạo hai giáo xứ Tụy Hiền và Vạn Thắng đã qui tụ cùng nhau đọc kinh cầu nguyện, dâng Thánh lễ cầu cho ý định của Giáo Hội được Chúa thương chúc lành.
Xem Hình
Dịp này, Giáo xứ Tụy Hiền và Vạn Thắng cũng khai mạc Mùa Vọng 2021 – Mùa Hồng Phúc – Năm Truyền Giáo.
Vào lúc 16 giờ 30, các xóm trong các xứ họ đã cung nghinh ảnh tượng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Các Thánh Tông Đồ, nhất là Hai Đấng gương mẫu của Mùa Vọng là Đức Mẹ và Thánh Giuse chung quanh nhà thờ và đường làng. Sau cuộc rước là Thánh lễ. Trong Thánh lễ, cha xứ đã quảng diễn về ý nghĩa của Mùa Vọng năm nay và gợi lên ý tưởng sống cũng như cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng, nhất là Năm Truyền Giáo của giáo phận Hà Nội.
Sau Thánh lễ, các xóm thuộc hai xứ rước ảnh tượng về gia đình đọc kinh liên gia hướng đến Tuần Đại Phúc trước Lễ Chúa Giáng Sinh.
BTTGx. Tụy Hiền
Ảnh : quang Duy
VietCatholic TV
Âu lo: TGM Ấn cảnh báo lễ giả, nhà thờ giả, linh mục giả. HĐGM Hà Lan hủy bỏ Lễ Nửa Đêm Giáng sinh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:06 02/12/2021
1. Các giám mục Công Giáo Hà Lan hủy bỏ các Thánh lễ lúc nửa đêm Giáng sinh do lo sợ biến thể Omicron
Các giám mục Công Giáo ở Hà Lan đã quyết định hủy bỏ các Thánh lễ Nửa đêm Giáng sinh một lần nữa trong năm nay như một biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Hôm thứ Tư, 1 tháng 12, các giám mục Hà Lan đã thông báo rằng không có Thánh lễ, và cũng không có các sinh hoạt giáo xứ khác được phép diễn ra sau 5 giờ chiều. Tất cả các địa điểm công cộng của Giáo Hội được yêu cầu đóng cửa từ 5 giờ chiều đến 5 giờ sáng theo các biện pháp mới của chính phủ kéo dài đến ít nhất là ngày 19 tháng 12.
Trang web của Hội đồng Giám mục Hà Lan giải thích rằng quyết định được đưa ra nhằm ngăn chặn các cuộc tụ tập lớn cho các Thánh lễ buổi tối vào đêm Giáng sinh. Thông báo nói thêm rằng rất khó để duy trì sự thông gió tốt trong các thánh lễ buổi tối.
Thực tế là do công ăn việc làm, các buổi họp mặt khác của Giáo hội, chẳng hạn như các buổi họp dạy giáo lý và các buổi họp hội đồng giáo xứ, hầu như chỉ có thể diễn ra sau 5 giờ chiều. Các thánh lễ buổi tối các ngày trong tuần và các ngày thứ Bảy sẽ được chuyển sang kết thúc lúc 5 giờ chiều.
Các quan chức Hà Lan thông báo rằng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đã có những trường hợp biến thể omicron mới của COVID-19 xảy ra ở Hà Lan ngay cả trước khi biến thể này được phát hiện ở Nam Phi.
Chính phủ cho biết hơn 84% dân số ở Hà Lan được tiêm chủng đầy đủ và tổng cộng 587 người mắc COVID-19 hiện đang ở các đơn vị chăm sóc đặc biệt của bệnh viện.
Những hạn chế mới được đưa ra trong khi Giáo Hội Công Giáo ở Hà Lan đang gặp khó khăn về tài chính.
Hôm 30 tháng 11, tờ Trouw của Hà Lan đưa tin 640 giáo xứ Công Giáo ở Hà Lan đã chịu thiệt hại 15 triệu euro, tức là khoảng 17 triệu Mỹ Kim, vào năm ngoái do đại dịch và dân số già.
Tờ này cho biết 80% các giáo xứ Công Giáo ở Hà Lan đang gặp khó khăn về tài chính và kết quả là một số giáo xứ đang phải bán các nhà thờ.
Theo Dutch News, có 3.7 triệu người Công Giáo ở Hà Lan, nhưng chỉ 4% thường xuyên tham dự Thánh lễ
Source:Catholic News Agency
2. Tổng giám mục Ấn Độ cảnh báo người Công Giáo về lễ giả, nhà thờ giả, và linh mục giả
Một tổng giám mục ở Ấn Độ cho biết một nhà thờ mới trong giáo phận của ngài đang thực hiện một “kiểu lừa dối” bằng cách tự gọi mình là Nhà thờ Công Giáo Đại kết của Chúa Kitô.
Nhóm này được thành lập tại Vasai bởi Donald Rodrigues, một cựu linh mục của Tổng giáo phận Bombay, là người đã kết hôn với một người đàn bà vào ngày 1 tháng 3 năm 2021. Trung tâm này cũng bao gồm các cựu linh mục và chủng sinh Công Giáo khác, và thờ phượng theo phong cách Công Giáo, bao gồm cả việc sùng kính Đức Mẹ như lần hạt Mân Côi.
Vasai, nằm gần Mumbai, có một lịch sử Công Giáo lâu đời từ khi có một khu định cư của người Bồ Đào Nha.
Đức Tổng Giám Mục Felix Machado của Vasai đã đưa ra lời kêu gọi người Công Giáo “tránh xa trung tâm này, không được có các liên hệ với Trung tâm này hoặc bất kỳ trung tâm nào khác mà nhóm này có thể sẽ mở rộng.”
Đức Cha Machado cho biết mọi người “có thể bối rối và có thể thiếu hiểu biết khi tham dự các chương trình của trung tâm này.”
Đức Cha Machado nhấn mạnh rằng Donald Rodrigues không còn là một linh mục Công Giáo, không có năng quyền thực hiện các thừa tác vụ công khai. Theo giáo luật, một linh mục hoặc giám mục được xem là vi phạm giáo luật khi kết hôn dân sự, vì điều đó trái với lời thề độc thân của đương sự khi lãnh nhận bí tích truyền chức thánh.
Điều 194, triệt 3 của Bộ Giáo luật quy định rằng “giáo sĩ đã mưu toan kết hôn, dù chỉ là hôn nhân theo luật dân sự,” sẽ “bị loại khỏi chức vụ Giáo hội.”
Điều 1394, triệt 1, nói thêm rằng “một giáo sĩ mưu toan kết hôn, dù chỉ là hôn nhân dân sự, thì bị vạ huyền chức tiền kết; nếu đương sự không hối cải và vẫn tiếp tục gây gương xấu, sau khi đã bị cảnh cáo, thì có thể phải chịu những hình phạt tước đoạt càng ngày càng nặng, và kể cả việc sa thải khỏi bậc giáo sĩ.”
Phát biểu với Crux, Đức Tổng Giám Mục cho biết trung tâm này đang gây ra “sự chia rẽ và mất đoàn kết” trong cộng đồng Công Giáo gắn bó chặt chẽ với nhau ở Vasai.
“Đây là một kiểu lừa dối, bởi vì dù sử dụng các thuật ngữ giống nhau, và các cử hành giống nhau, chúng ta không trở thành một. Chủ nghĩa đại kết chân chính tin vào sự thống nhất, và điều này gây hiểu lầm cho mọi người khi sử dụng cùng một thuật ngữ, cùng một cử hành. Việc sử dụng các hình thức diễn đạt giống nhau là chưa đủ, điều quan trọng hơn là phải tuân theo tinh thần của các diễn đạt ấy”.
“Vasai cũng là một nơi truyền thống, một cuộc sống cộng đồng nhỏ gọn, hào phóng và luôn chào đón bất cứ ai đến. Nơi mà nhóm này đã bắt đầu, đây là một cộng đồng rất gần gũi, đa số là người Công Giáo. Những người theo Ấn Giáo và anh chị em Công Giáo đã sống với nhau qua nhiều thế hệ. Các mối quan hệ thân tình không chỉ với người Công Giáo mà còn cả những người Ấn Giáo, và tôi đến thăm họ nhân dịp lễ ánh sáng Diwali. Họ giống như anh chị em với tôi.”
Ngài nhấn mạnh rằng tuyên bố của ngài không chống đại kết, và ngài cam kết làm việc cho sự thống nhất của các Kitô hữu.
“Giáo hội cam kết không thể đảo ngược cho công cuộc đại kết, nhưng nếu những nhóm như thế này tiếp tục mọc lên như nấm, thì Giáo hội sẽ không bao giờ đi theo Chúa và Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, Đấng đã cầu nguyện với Cha Ngài, 'để họ có thể nên một',”
Source:Crux
3. Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha: Thánh Giuse, người công chính và hôn phu của Đức Maria
Lúc 9 giờ sáng thứ Tư 1 tháng Mười Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến chung hơn 4,000 tín hữu hành hương, tại Đại thính đường Phaolô Đệ Lục ở nội thành Vatican. Đây là buổi tiếp kiến chung thứ 38 tính từ đầu năm nay đến nay.
Sau khi Đức Thánh Cha làm dấu thánh giá khai mạc, tám linh mục lần lượt đọc tám ngôn ngữ đoạn Tin mừng theo thánh Matthêu (1:18-19): “Chúa Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau, đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giuse bạn của bà là người công chính, không muốn tố cáo bà, định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo”.
Tiếp đó là bài giáo lý về thánh Giuse. Bài thứ ba này tựa đề là: “Thánh Giuse, người công chính và hôn phu của Đức Maria”.
Mở đầu bài giáo lý, Đức Thánh Cha nói
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Chúng ta hãy tiếp tục cuộc hành trình suy tư của chúng ta về con người của Thánh Cả Giuse. Hôm nay, tôi muốn đào sâu thêm về việc ngài là “người công chính” và là “người phối ngẫu đã hứa hôn của Đức Maria”, và do đó cung cấp một thông điệp cho mọi cặp đính hôn và cả những cặp mới cưới nhau. Nhiều biến cố liên quan đến Thánh Giuse đã trám đầy các câu chuyện ngụy thư, tức các sách Tin Mừng không có trong qui điển, nhưng vẫn đã gây ảnh hưởng đến nghệ thuật và những nơi thờ phượng khác nhau. Những trước tác không có trong Kinh thánh này là những câu chuyện do lòng đạo đức Kitô giáo cung cấp vào thời điểm đó và là lời đáp lại mong muốn lấp đầy chỗ trống trong các bản văn Tin mừng qui điển, những bản văn có trong Kinh thánh, cung cấp cho anh chị mọi điều chủ yếu về đức tin và đời sống Kitô giáo.
Thánh sử Mátthêu - đây là điều quan trọng. Tin Mừng nói gì về thánh Giuse? Không phải những gì các sách Tin Mừng ngụy thư này nói đều là điều gì đó xấu xí hay xấu xa, không! Chúng đẹp lắm, nhưng chúng không phải là Lời Chúa. Thay vào đó, các sách Tin Mừng trong Kinh thánh là Lời của Thiên Chúa. Trong số này, thánh sử Mátthêu định nghĩa thánh Giuse là một người “công chính”. Chúng ta hãy lắng nghe lời tường thuật của ngài: “Sau đây là gốc tích Đức Giêsu Kitô : bà Maria, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo” (1: 18-19). Vì những người đã đính hôn, khi vị hôn thê không chung thủy, hoặc có thai, họ có thể buộc tội cô ấy! Họ phải làm thế. Và người phụ nữ sau đó bị ném đá. Nhưng Thánh Giuse là người công chính. Ngài nói: “Không, tôi sẽ không làm điều này. Tôi sẽ ra đi lặng lẽ”.
Để hiểu cách cư xử của Thánh Giuse đối với Đức Maria, điều hữu ích là nhớ các phong tục hôn nhân của dân Israel xưa. Hôn nhân bao gồm hai giai đoạn được xác định rõ ràng. Giai đoạn đầu tiên giống như cuộc đính hôn chính thức đã ngụ ý một tình huống mới. Đặc biệt, trong khi tiếp tục sống ở nhà cha mẹ thêm một năm nữa, người phụ nữ trên thực tế đã được coi là “vợ” của người bạn đời đã hứa hôn của mình rồi. Họ chưa sống với nhau, nhưng giống như cô ấy đã là vợ của một ai đó rồi. Giai đoạn thứ hai là chuyển cô dâu từ nhà cha mẹ sang nhà của người phối ngẫu. Điều này diễn ra với một đám rước lễ hội kết thúc đám cưới. Và những người bạn của cô dâu đã tháp tùng cô đến đó. Trên cơ sở các phong tục này, sự kiện “trước khi họ về chung sống với nhau, người ta đã phát hiện ra Đức Maria có thai” khiến Đức Trinh nữ bị buộc tội ngoại tình. Và, theo Luật cổ xưa, tội của bà phải chịu hình phạt bằng cách bị ném đá (x. Đnl 22: 20-21). Tuy nhiên, một cách giải thích ôn hòa hơn đã được áp dụng sau điều này trong thực hành của người Do Thái sau này vốn chỉ áp đặt hành vi rẫy bỏ với các hậu quả dân sự và hình sự đối với người phụ nữ, chứ không bị ném đá nữa.
Tin Mừng nói rằng Thánh Giuse là người “công chính” vì ngài phải tuân theo luật pháp như bất cứ người Israel ngoan đạo nào khác. Nhưng bên trong ngài, tình yêu của ngài dành cho Đức Maria và sự tin tưởng của ngài đặt nơi Đức Maria đã đề ra một cách ngài vừa có thể tuân thủ lề luật vừa cứu được danh dự của cô dâu mình. Ngài quyết định bỏ cô một cách bí mật, không gây ồn ào, không khiến cô phải chịu sự sỉ nhục trước công chúng. Ngài đã chọn con đường bảo mật, không đưa ra tòa xét xử hay trả đũa. Thánh Giuse thánh thiện biết bao! Còn chúng ta, ngay khi chúng ta có một chút chuyện tầm phào, một điều gì đó tai tiếng về người khác, chúng ta sẽ bàn tán về nó ngay lập tức! Thánh Giuse thì im lặng. Ngài im lặng.
Nhưng thánh sử Mátthêu nói thêm ngay lập tức: “Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng : ‘Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ’”(1: 20.21). Tiếng nói của Thiên Chúa can thiệp vào sự biện phân của Thánh Giuse. Trong một giấc mơ, Người mạc khải một ý nghĩa lớn hơn sự công chính của thánh nhân. Quan trọng xiết bao đối với mỗi người trong chúng ta là vun đắp một cuộc sống công chính, đồng thời, luôn cảm thấy cần sự giúp đỡ của Thiên Chúa để mở rộng tầm nhìn của chúng ta và suy xét các hoàn cảnh của cuộc sống từ một quan điểm luôn khác, rộng lớn hơn. Nhiều lần, chúng ta cảm thấy bị giam cầm bởi những gì đã xảy ra với mình: "Nhưng hãy nhìn xem điều gì đã xảy ra với tôi!" - và chúng ta mãi bị giam cầm trong điều tồi tệ đã xảy ra với chúng ta. Nhưng một cách đặc biệt, trước một số hoàn cảnh trong cuộc sống ban đầu có vẻ bi thảm, nhưng một ơn Quan phòng giấu ẩn sẽ thành hình theo thời gian và soi sáng ý nghĩa cho cả nỗi đau của chúng ta. Cơn cám dỗ là khép mình vào nỗi đau đó, cứ nghĩ rằng những điều tốt đẹp không bao giờ xảy ra với chúng ta. Và điều này không tốt cho chúng ta. Điều này dẫn anh chị em đến buồn bã và cay đắng. Trái tim cay đắng thật là xấu xí.
Tôi muốn chúng ta dừng lại để suy gẫm về một chi tiết của câu chuyện này được kể lại trong Tin Mừng mà thường chúng ta hay bỏ qua. Đức Maria và Thánh Giuse đã đính hôn với nhau. Có lẽ các ngài đã nuôi dưỡng những ước mơ và kỳ vọng về cuộc sống và tương lai của các ngài. Thật bất ngờ, Thiên Chúa dường như đã tự chen mình vào cuộc sống của các ngài và, dường như thoạt đầu các ngài khó mở lòng mình ra đón nhận thực tại đang đặt ra trước mặt các ngài.
Anh chị em thân mến, cuộc sống của chúng ta thường không như những gì chúng ta tưởng tượng. Nhất là trong các liên hệ yêu đương, khó có thể chuyển từ luận lý si tình sang luận lý tình yêu trưởng thành. Chúng ta cần chuyển từ mê đắm sang tình yêu trưởng thành. Anh chị em mới cưới nhau, anh chị em hãy nghĩ tới điều đó. Giai đoạn đầu tiên luôn được đánh dấu bằng một sự mê hoặc nào đó khiến chúng ta sống chìm đắm trong tưởng tượng thường không dựa trên thực tại và sự kiện, đây là giai đoạn si tình. Nhưng chính lúc si tình với những hoài mong dường như kết liễu, đó là lúc tình yêu đích thực bắt đầu hoặc tình yêu đích thực bước vào đó. Thực vậy, yêu không phải là kỳ vọng rằng người kia, hay cuộc sống kia, phải tương ứng với trí tưởng tượng của chúng ta. Đúng hơn, nó có nghĩa là hoàn toàn tự do lựa chọn để lãnh trách nhiệm cho cuộc sống mình khi nó xảy ra. Đó là lý do tại sao Thánh Giuse cho chúng ta một bài học quan trọng. Ngài chọn Đức Maria với “đôi mắt mở rộng của ngài”. Chúng ta có thể nói "với mọi rủi ro". Anh chị em hãy suy nghĩ về điều này: trong Tin Mừng Thánh Gioan, một lời khiển trách mà các tiến sĩ luật ngỏ với Chúa Giêsu là: “chúng tôi đâu phải là con cái từ đó”, ám chỉ mãi dâm. Họ biết Đức Maria mang thai như thế nào và họ muốn bôi bẩn lên mẹ của Chúa Giêsu. Đối với tôi, đây là đoạn tồi tệ nhất, ma quỷ nhất, trong Tin Mừng. Và rủi ro của Thánh Giuse cho chúng ta bài học này: hãy đón nhận cuộc sống như nó xẩy đến. Chúa có can thiệp vào đó không? Tôi chấp nhận điều đó. Và Thánh Giuse thực hiện những gì sứ thần của Chúa đã ra lệnh: “ông đón vợ về nhà. Nhưng không ăn ở với bà”, bà đang mang thai con trai khi chưa chung sống với nhau, “cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giêsu” (Mt 1: 24-25). Các cặp đính hôn Kitô hữu được kêu gọi làm chứng cho một tình yêu như thế, phải có can đảm chuyển từ luận lý si tình sang luận lý của tình yêu trưởng thành. Đây là một sự lựa chọn đầy đòi hỏi, nhưng thay vì giam cầm cuộc sống, nó có thể củng cố tình yêu để tình yêu bền vững khi đối đầu với các thử thách của thời gian. Tình yêu lứa đôi tiến triển trong cuộc sống và trưởng thành hàng ngày. Tình yêu trong thời gian đính hôn có một chút - cho phép tôi sử dụng chữ này - một chút lãng mạn. Anh chị em đều đã trải qua điều này, nhưng rồi tình yêu trưởng thành bắt đầu, tình yêu sống mỗi ngày, từ việc làm, từ những đứa con sẽ đến… Và đôi khi tính lãng mạn đó biến mất một chút, phải không? Nhưng há đó không phải là tình yêu sao? Có, nhưng là tình yêu trưởng thành. “Nhưng Cha biết không, thưa Cha, đôi khi chúng con đánh nhau...” Điều này đã xảy ra từ thời ông Ađam và bà Evà cho đến ngày nay, đúng không! Vợ chồng đánh nhau là chuyện cơm bữa của chúng ta, đúng không! "Nhưng há chúng con không nên đánh nhau sao?" Có, có, anh chị em phải. Nó xảy ra. Tôi không nói anh chị em nên đánh nhau, nhưng nó sẽ xảy ra. “Và, thưa Cha, đôi khi chúng con lớn tiếng…” Điều đó cũng xảy ra. “Và thậm chí có những lúc đĩa bay”. Nó sẽ xảy ra. Nhưng có thể làm gì để điều này không làm tổn hại đến đời sống hôn nhân? Hãy nghe tôi nói: đừng bao giờ kết thúc một ngày mà không làm hòa với nhau. "Chúng mình đã đánh nhau. Chúa ơi, anh đã nói những lời tồi tệ. Anh đã nói những điều khủng khiếp. Nhưng bây giờ, để kết thúc một ngày, anh phải làm hòa ”. Anh chị em biết tại sao không? Vì chiến tranh lạnh vào ngày hôm sau rất nguy hiểm. Đừng để chiến tranh bắt đầu vào ngày hôm sau. Vì vậy, hãy làm hòa trước khi đi ngủ. “Nhưng, thưa Cha, Cha biết đấy, con không biết phải nói năng ra sao để làm hòa sau một tình huống khủng khiếp mà chúng con đã trải qua”. Rất dễ. Làm điều này (Đức Giáo Hoàng vuốt ve má của mình) thì hòa bình sẽ được lặp lại. Hãy luôn nhớ điều này. Hãy luôn nhớ rằng: không bao giờ kết thúc một ngày mà không làm hòa với nhau. Và điều này sẽ giúp ích cho anh chị em trong cuộc sống hôn nhân. Cho họ và cho tất cả các cặp vợ chồng đang ở đây. Sự chuyển dịch từ si tình qua tình yêu trưởng thành này là một sự lựa chọn đầy đòi hỏi, nhưng chúng ta phải chọn con đường đó.
Lần này cũng vậy, chúng ta hãy kết thúc bằng lời cầu nguyện với Thánh Giuse.
Lạy Thánh Giuse,
Ngài đã tự do yêu thương Đức Maria,
và chọn từ bỏ những tưởng tượng của mình để nhường chỗ cho thực tại,
xin ngài giúp mỗi người chúng con biết ngạc nhiên trước Thiên Chúa
và chấp nhận cuộc sống không phải như một điều không lường trước được để tự bảo vệ mình,
nhưng như một mầu nhiệm che giấu bí quyết của niềm vui đích thực.
Xin ngài cầu bầu cùng Chúa ban niềm vui và tính triệt để cho mọi Kitô hữu đính hôn,
trong khi luôn ý thức
rằng chỉ có lòng thương xót và sự tha thứ mới làm cho tình yêu trở nên khả hữu. Amen.
Cảm ơn anh chị em.
Điêu đứng: Chợ Giáng sinh ở Âu Châu thật ngoạn mục mới mở được một ngày đã bị Omicron dẹp sạch
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:33 02/12/2021
1. Khi số ca COVID-19 tăng cao, Đức, Áo đóng cửa nhiều chợ Giáng sinh
Một số khu chợ Giáng sinh mang tính biểu tượng nhất thế giới ở Đức và Áo đã buộc phải đóng cửa ngay sau hoặc ngay trước khi mở cửa, do nhiễm COVID-19 gia tăng khắp Âu Châu.
Cuộc khủng hoảng coronavirus năm 2020 đã khiến Âu Châu phải trải qua mùa Giáng sinh bị lockdown và không có chợ Giáng sinh, các quốc gia nói tiếng Đức đã mong chờ sự trở lại của sinh hoạt văn hóa tôn giáo này sau khi một tỷ lệ dân số đáng kể đã được tiêm vắc xin COVID-19 hai lần.
Chợ Giáng sinh thuộc về đời sống xã hội Mùa Vọng của Đức và thường hoạt động từ tuần trước Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Vọng cho đến một hoặc hai ngày trước đêm Giáng sinh. Đây là nơi họ gặp nhau để uống hoặc ăn một chút trong khi mua các món hàng thủ công mỹ nghệ hoặc đặc sản địa phương tiêu biểu về làm quà.
Các quốc gia Nam Âu được tiêm chủng như Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha đã được tiêm chủng gần như 100%. Các quốc gia nói tiếng Đức như Áo, Thụy Sĩ và Đức có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn nhiều, ở Đức là 68%, và ở Áo là 66%
Một số giám mục Công Giáo, như Tổng giám mục Heiner Koch của Berlin, đã tuyên bố chỉ những người được tiêm chủng hoặc những người đã khỏi bệnh COVID-19 mới được phép tham gia các buổi lễ Giáng sinh.
Nhiều chợ Giáng Sinh ở miền bắc và miền tây nước Đức lần đầu tiên được mở cửa trong những điều kiện nghiêm ngặt kể từ năm 2019. Nhưng chỉ sau một tuần hoạt động, hôm 19 tháng 11, các bang Bavaria và Sachsen của Đức thông báo rằng họ sẽ đóng cửa tất cả các chợ Giáng sinh vào ngày 22 tháng 11. Nhiều chủ cửa hàng lỗ rất nặng.
Đáng buồn nhất là khu chợ Giáng Sinh Salzburg Christkindlmarkt, mở cửa trên quảng trường phía trước nhà thờ Công Giáo của Salzburg vào ngày 18 tháng 11. Đó là một khu chợ Giáng sinh đẹp nhất thế giới, được coi là nam châm du lịch cho vùng này. Ngày 18 tháng 11, sau khi khu chợ hoạt động được mới có một giờ, các chính trị gia trong khu vực thông báo sẽ đóng cửa hoàn toàn vào ngày 22 tháng 11. Salzburg là một trong những thành phố của Áo được xem là điểm nóng COVID-19.
Wolfgang Haider, chủ tịch hiệp hội Salzburg Christkindlmarkt, nói với đài truyền hình ORF của Áo sau đó: “Đèn sẽ tiếp tục cháy, nhưng các quầy hàng sẽ đóng cửa. Ông ước tính thiệt hại tài chính ít nhất là 2 triệu euro, số tiền này sẽ ảnh hưởng đến các nhà triển lãm. Ông nói thêm: “Đây mới chỉ là chi phí vận hành, chưa kể số lợi nhuận mất đi”.
Trong cuộc họp báo thông báo về việc đóng cửa, một nhà báo địa phương đã đứng dậy nói với các quan chức thành phố rằng, trên quảng trường chợ, nhiều người trong số hàng trăm chủ quầy hàng ở chợ Giáng sinh đã khóc nức nở sau khi nhận được tin báo. Nhiều quầy hàng trong số này là các cơ sở kinh doanh nhỏ do các gia đình điều hành.
Một ngày sau, có thông báo rằng toàn bộ nước Áo sẽ rơi vào tình trạng khóa cửa ba tuần - và là năm thứ hai liên tiếp, tất cả các chợ Giáng sinh, khách sạn và cửa hàng bán lẻ sẽ phải đóng cửa cho đến ngày 13 tháng 12; không rõ liệu họ có thể mở lại hay không.
Ở Đức, các quy định của Bavaria và Sachsen đã tấn công một số khu chợ Giáng sinh truyền thống và lâu đời nhất ở Đức. Saxony có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất ở Đức - chỉ 58% dân số được tiêm chủng đầy đủ và là nơi có nhiều phong trào chống bắt buộc tiêm vắc xin.
Holger Zastrow, người tổ chức nhiều chợ Giáng sinh ở Dresden, nói với đài truyền hình MDR địa phương: “Tôi rất thất vọng. Tôi chưa bao giờ trải qua điều gì thiếu hiểu biết và thiếu nhạy cảm như vậy”.
Zastrow cho biết anh lo lắng rằng văn hóa Giáng sinh ở Sachsen đang bị mai một. Văn hóa Giáng sinh ở Sachsen không chỉ có ý nghĩa tôn giáo, mà còn là phong tục có hàng thế kỷ.
Tại Berlin, chỉ có một số chợ lớn mở cửa vào ngày 22 tháng 11 trong những điều kiện nghiêm ngặt. Kể từ cuộc tấn công khủng bố năm 2016 vào Breitscheidplatz của Berlin, các khu chợ ở Berlin đã có hàng rào cụ thể và việc triển khai nhân viên an ninh tăng cường.
Hôm 22 tháng 11, Ủy ban thường trực của hội đồng giám mục Đức đã nhóm họp tại Würzburg. Trong một tuyên bố sau đó, các giám mục nói các ngài đang chứng kiến ”sự tiến triển của làn sóng đại dịch coronavirus thứ tư đang diễn ra với tốc độ gần như không thể ngăn cản. Các con số về tỷ lệ mắc bệnh, các ca nhiễm mới và tử vong đang đạt đến một tỷ lệ đáng sợ”.
“Chúng tôi đặc biệt kêu gọi những người Công Giáo và tất cả người dân ở đất nước chúng ta hãy tiêm phòng vắc xin ở mức độ đầy đủ nhất có thể. Tiêm phòng trong đại dịch này là nghĩa vụ công lý, đoàn kết và bác ái. Theo quan điểm đạo đức, đó là một bổn phận đạo đức. Chúng ta phải bảo vệ chính mình và những người khác”
Source:Crux
2. Vài nét về Chợ Giáng sinh ở Âu Châu
Chợ Giáng sinh, tiếng Đức: Weihnachtsmarkt; tiếng Pháp: Marché de Noël, là một chợ đường phố kiểu truyền thống được tổ chức vào dịp Giáng sinh, thường bắt đầu khoảng một tháng trước Lễ Giáng sinh và kéo dài đến ngày 23 tháng 12. Phong tục này có nguồn gốc tại vùng đất ngày nay là nước Đức và Đông Bắc nước Pháp và bắt đầu xuất hiện từ cuối thời Thời kỳ Trung Cổ, tức là khoảng thế kỷ 14. Cho đến nay chợ Giáng sinh vẫn là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Đức, Áo và Đông Bắc Pháp trong dịp Giáng sinh cũng như được phổ biến đến nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Các chợ Giáng sinh bắt đầu xuất hiện ở vùng đất nay là nước Đức và Đông Bắc nước Pháp từ cuối thời kỳ Trung Cổ, các chợ thời kỳ đầu có thể kể tới chợ Giáng sinh Dresden, được tổ chức lần đầu năm 1434, hay chợ Giáng sinh Bautzen, được tổ chức lần đầu năm 1384.
Ngày nay các chợ Giáng sinh thường là dịp thu hút khách du lịch lớn trong mùa Giáng sinh, ví dụ chợ Giáng sinh Dresden thu hút từ 1.5 đến 2 triệu lượt khách mỗi năm, các thành phố khác của Đức có chợ Giáng sinh lớn là Nürnberg, Stuttgart và Augsburg. Tại Pháp, ba chợ Giáng sinh lớn nhất được tổ chức tại các thành phố vùng Đông Bắc là Strasbourg, Colmar và Reims. Chợ Giáng sinh Strasbourg được tổ chức ở xung quanh Nhà thờ lớn Strasbourg từ năm 1570 được kể là Chợ Giáng sinh lớn nhất nước Pháp.
Mô hình chợ Giáng sinh hiện nay cũng được phổ biến đến các quốc gia bên ngoài lục địa Âu Châu như ở Anh, cụ thể tại Leeds, Birmingham; hay Hoa Kỳ, do những người Mỹ gốc Đức tổ chức.
Các gian hàng trong chợ Giáng sinh thường có dạng những quầy hàng đóng bằng gỗ. Bên cạnh các mặt hàng trang trí cho Giáng sinh, những mặt hàng thường được bày bán tại chợ gồm các mặt hàng thủ công truyền thống, rượu vang nóng, tiếng Đức là glühwein; tiếng Pháp: vin chaud, các loại rượu hâm nóng được bán trong các cốc nhỏ để khách có thể vừa đi thăm chợ vừa uống, bratwurst, xúc xích nướng kiểu Đức, hay christstollen, là bánh mì kiểu Đức cho dịp Giáng sinh. Trong chợ cũng có cây thông Giáng sinh được trang trí rực rỡ cùng máng cỏ và hoạt cảnh Giáng sinh mô tả thời điểm Chúa Giêsu ra đời.
Source:Wiki
3. Nhật ký trừ tà 166: Âm vang ca khúc thiên đường
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài vừa có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #166: An Echo of Heaven's Song”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 166. Âm vang ca khúc thiên đường”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Lucifer, lúc đầu là “người mang ánh sáng”, được tạo ra cao trọng hơn các thiên thần khác, với trí thông minh, uy phong sáng chói và sức mạnh phi thường. Nhưng, đối với anh ta, điều đó là chưa đủ. Anh ta không thể chấp nhận những gì Thiên Chúa sẽ ban tặng cho con người. Anh ta không thể chấp nhận rằng Ngôi Con Nhập thể sẽ trở thành con người và chết vì họ. Ánh sáng trong Lucifer, kẻ bây giờ được gọi là Satan, đã chuyển sang bóng tối. Lời ngợi khen Chúa trong lòng anh đã bị thay thế bằng cơn thịnh nộ.
Thánh Faustina đã được ban cho một thị kiến về bảy sự tra tấn ở địa ngục. Cuối cùng là sự căm ghét Chúa, những lời nói hèn hạ, những lời nguyền rủa và những lời báng bổ. Từ miệng của Satan, và những linh hồn băng hoại, sẽ xuất hiện một cơn thịnh nộ bất diệt chống lại Thiên Chúa. Họ đổ lỗi cho Chúa về rất nhiều địa ngục của họ.
Ngược lại, những người đơn cứu độ đầy lòng biết ơn và cảm tạ. Họ mãi mãi: “Hát mừng Chúa trong lòng, tạ ơn luôn luôn và cho mọi sự” (Ep 6: 19-20). Những nhà thần bí đã có một cái nhìn thoáng qua về thiên đàng thường nói về âm nhạc thiên đàng của vô số linh hồn đang hân hoan ca ngợi Chúa và chúc tụng tạ ơn.
Một dấu chỉ tuyệt vời của thiên đàng trên trái đất này là một trái tim biết ơn. Không phải ngẫu nhiên mà từ ngữ chỉ Thánh Lễ của Giáo Hội xuất phát từ tiếng Hy Lạp, eucharistia, nghĩa là “tạ ơn”.
Một phần quan trọng trong một lễ trừ tà là chữa lành mọi cơn giận dữ và sự bất khoan dung trong trái tim của người bị quỷ ám. Tôi đưa họ qua một nghi lễ tha thứ ngắn ngủi. Tôi nói: “Hãy lặp lại theo tôi. Vì danh thánh Chúa Giêsu, tôi sẵn lòng tha thứ cho người này người kia, và tôi cầu xin Chúa chúc lành cho họ.” Như Lời Kinh thánh đã nói: “Hãy chúc lành cho những kẻ bắt bớ anh em, hãy chúc lành và đừng nguyền rủa họ” (Rm 12:14). Người bị quỷ ám, hoặc bất cứ ai có những nỗi tức giận bên trong và sự nguyền rủa người khác, rất ít hy vọng được giải thoát khỏi các ràng buộc của ma quỷ và tội lỗi.
Trong thời đại của chúng ta, chúng ta thấy những làn sóng cuồng nộ và bạo lực đang quét qua trái đất. Đôi khi, tôi nản lòng trước hướng đi của dân tộc mình. Nhưng vào Ngày Lễ Tạ Ơn, một biển linh hồn đã tụ tập quanh Bàn để tạ ơn Đấng Tạo Hóa của họ. Tôi nghĩ rằng tôi đã nghe thấy một âm vang của ca khúc thiên đường. Và tôi đã cảm ơn.
Source:Catholic Exorcism
Ngoạn mục: Lễ nghi quốc khách chào mừng ĐTC tại Phủ Tổng Thống. Đức Phanxicô ngỏ lời với dân tộc Síp
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:34 02/12/2021
Sau cuộc gặp gỡ của ngài với các giáo sĩ, tu sĩ và giáo lý viên Công Giáo tập trung tại Nhà thờ Đức Mẹ Đầy Ân Phúc của Công Giáo nghi lễ Maronite ở Nicosia, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đi xe đến dinh tổng thống Síp. Tại đây đã diễn ra nghi thức chào đón chính thức vào lúc 17h15 theo nghi thức long trọng dành cho quốc khách. Mới hơn 5 giờ chiều nhưng trời đã rất tối.
Síp là một quốc gia cộng hoà theo Tổng thống chế. Lãnh đạo nhà nước và lãnh đạo chính phủ là Tổng thống, tổng thống được bầu qua một quá trình phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm. Quyền hành pháp do chính phủ đảm nhiệm và quyền lập pháp thuộc Nghị viện trong khi nhánh Tư pháp độc lập với cả nhánh lập pháp và hành pháp.
Hiến pháp năm 1960 quy định hành pháp, do một Tổng thống Síp gốc Hy Lạp và một Phó tổng thống Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu. Hai người này được các cộng đồng của mình bầu lên với nhiệm kỳ 5 năm và mỗi người đều có quyền phủ quyết đối với một số quyết định hành pháp và lập pháp. Quyền lập pháp thuộc Nghị viện, với các đại biểu cũng được bầu lên trên căn bản tỷ lệ người Síp gốc Hy Lạp và gốc Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Síp hiện nay là ông Nicos Anastasiades. Ông sinh ngày 27 tháng 9 năm 1946 đã giữ chức Tổng thống Síp từ năm 2013. Ông tái đắc cử vào năm 2018. Trước đó, ông là lãnh đạo của Đảng Dân chủ từ năm 1997 đến năm 2013 và là Thành viên Quốc hội thuộc đơn vị Limassol từ năm 1981 đến năm 2013.
Theo thông lệ của quốc gia này, giờ đây Đức Thánh Cha đang tỏ lòng thành kính đối với vị Tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa này. Một chi tiết độc đáo là vị tổng thống đầu tiên của Síp là một vị Tổng Giám Mục. Đó là Đức Tổng Giám Mục Makarios Đệ Tam.
Sau nghi thức chào đón, Đức Thánh Cha đã gặp riêng Tổng thống Síp là ông Nikos Anastasiades, sau đó là trao đổi các tặng vật và cuộc gặp gỡ với chính quyền địa phương và ngoại giao đoàn.
Tổng thống Anastasiades đã cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô về chuyến thăm của ngài tới Síp, nêu bật lịch sử lâu dài của quốc gia trong việc chào đón người dân đến vùng đất của mình, và vai trò quan trọng của quốc gia này do vị trí địa lý giữa tây và đông, đồng thời ủng hộ sự chung sống hòa bình và chào đón các dân tộc khác. Tổng thống lưu ý rằng đa sắc tộc là đặc trưng của quốc gia, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ đối với công việc của Tòa thánh trong việc thúc đẩy hòa bình và đối thoại trên toàn thế giới. Ông cũng lưu ý cách Síp đã chào đón rất nhiều người tị nạn và di cư đến đất nước của mình, và cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô vì tất cả những gì ngài đã làm trong lĩnh vực này, đặc biệt là đưa 50 người di cư từ Síp đến Ý. Tổng thống cũng đặc biệt nhấn mạnh đến thách thức đang diễn ra bởi một quốc gia Síp bị chia rẽ thành 2 phần: phần phía Bắc do Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng, chính phủ Síp chỉ giữ được phần phía Nam của hòn đảo.
Trong diễn từ tại Phủ Tổng thống Nicosia trước các thành viên của Chính phủ và ngoại giao đoàn, các nhà chức trách tôn giáo và dân sự, đại diện của các thành phần xã hội và thế giới văn hóa, Đức Thánh Cha nói:
Thưa Tổng thống,
Các thành viên của Chính phủ và ngoại giao đoàn,
Quý vị hữu trách tôn giáo và dân sự,
Quý đại diện của xã hội và thế giới văn hóa,
Kính thưa quý vị,
Tôi thân ái mến chào các bạn và tôi rất hân hạnh được có mặt giữa các bạn. Tôi cảm ơn ngài, thưa Tổng thống, vì sự chào đón mà ngài đã dành cho tôi nhân danh toàn dân. Như một người hành hương, tôi đã đến với một đất nước nhỏ về mặt địa lý, nhưng vĩ đại về mặt lịch sử; đến với một hòn đảo mà trong nhiều thế kỷ đã không cô lập các dân tộc nhưng mang họ lại với nhau; đến với vùng đất có biên giới là biển; đến một nơi là cửa ngõ phía đông của Âu Châu và cửa ngõ phía tây của Trung Đông. Các bạn là một cánh cửa rộng mở, một bến cảng hợp nhất. Síp, nơi giao thoa của các nền văn minh, có một thiên chức bẩm sinh là gặp gỡ, phù hợp với tính cách chào đón của người dân Síp.
Chúng ta vừa bày tỏ lòng kính trọng đối với vị Tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa này, là Đức Tổng Giám Mục Makarios, và qua cử chỉ đó, tôi muốn bày tỏ lòng tôn kính đối với tất cả các công dân của nước Cộng hòa này. Tên của ngài, “Makarios”, gợi cho chúng ta nhớ đến phần mở đầu Bài giảng trên núi của Chúa Giêsu: là Các Mối Phúc thật (xem Mc 5: 3-12). Ai là makarios, là người thực sự được chúc phúc, theo đức tin Kitô mà vùng đất này gắn bó một cách bất khả phân ly? Thưa: Tất cả mọi người đều có thể được chúc phúc, và những người được chúc lành hơn hết là những người có tinh thần nghèo khó, những người đã trải qua đau khổ trong cuộc sống của họ, những người sống hiền lành và nhân hậu, tất cả những người trung thực trong việc thực thi công lý và những người kiến tạo hòa bình. Các Mối Phúc, các bạn thân mến, là hiến chương lâu đời của Kitô Giáo. Khi các Mối Phúc này được sống, Tin Mừng trở nên trẻ trung và lấp đầy xã hội với niềm hy vọng tươi mới. Các Mối Phúc là chiếc la bàn, ở mọi vĩ độ, chỉ ra những lộ trình mà Kitô Hữu phải đi trong hành trình cuộc đời.
Chính từ nơi này, nơi Âu Châu và Phương Đông gặp nhau, đã bắt đầu cuộc hội nhập văn hóa vĩ đại đầu tiên của Tin Mừng trên lục địa này. Tôi vô cùng xúc động khi có thể nhắc lại những bước đi của các nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo hội sơ khai, đặc biệt là các Thánh Phaolô, Banaba và Máccô. Vì vậy, tôi đây, một người hành hương ở giữa các bạn, đi cùng các bạn, hỡi những người Síp thân yêu, tất cả các bạn, với mong muốn rằng tin mừng của Phúc Âm có thể mang từ đây đến Âu Châu một sứ điệp của niềm vui, dưới ngọn cờ của Các Mối Phúc. Vì những gì mà các Kitô hữu đầu tiên đã ban cho thế giới bằng quyền năng dịu dàng của Thánh Linh là một thông điệp đẹp đẽ chưa từng có. Chính sự mới mẻ đáng kinh ngạc của các Mối Phúc, được gửi đến mọi người, đã chiếm được cảm tình và mang đến tự do cho nhiều người. Đất nước này được thừa hưởng một trách nhiệm đặc biệt trong vấn đề này, đó là trở thành sứ giả của thẩm mỹ giữa các châu lục. Síp tỏa ra vẻ đẹp tự nhiên cần được bảo vệ và gìn giữ bằng các chính sách môi trường thích hợp, được áp dụng phù hợp với các nước láng giềng. Vẻ đẹp được thể hiện rõ ràng trong kiến trúc, nghệ thuật của nó, đặc biệt là nghệ thuật thánh, và hàng thủ công tôn giáo, và nhiều kho tàng khảo cổ học. Để vẽ ra một hình ảnh từ biển xung quanh chúng ta, tôi có thể đi xa đến mức nói rằng hòn đảo này, với kích thước nhỏ, tượng trưng cho một viên ngọc trai có giá rất cao ở trung tâm của Địa Trung Hải.
Trên thực tế, một viên ngọc càng ngày càng trở nên nó là gì, bởi vì hình dạng của nó cần thời gian để hình thành. Phải mất nhiều năm cho các lớp khác nhau của nó trở thành nhỏ gọn và mang đến cho nó ánh quang lấp lánh. Cũng như thế, vẻ đẹp của vùng đất này đến từ các nền văn hóa mà qua nhiều thế kỷ đã gặp và pha trộn ở đây. Hôm nay cũng vậy, ánh sáng của Síp được phong phú và đa dạng. Nhiều dân tộc và các quốc gia đã góp phần vào các gam màu đậm nhạt khác nhau cho dân tộc này. Tôi cũng nghĩ đến sự hiện diện của nhiều người nhập cư: với một tỷ lệ bách phân nhiều hơn bất kỳ nước nào khác trong Liên minh Âu Châu. Để duy trì vẻ đẹp nhiều màu và đa diện của toàn bộ không phải là chuyện dễ dàng. Như trong sự hình thành của một viên ngọc, nó đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn; nó đòi hỏi một tầm nhìn rộng có khả năng nắm bắt một loạt các nền văn hóa và nhìn về tương lai với một viễn kiến. Về phương diện này, tôi nghĩ đến tầm quan trọng của việc bảo vệ và hỗ trợ tất cả các thành viên của xã hội, đặc biệt là những người theo thống kê là một thiểu số. Tôi cũng nghĩ đến các cơ quan Công Giáo khác nhau sẽ được hưởng lợi từ một sự thừa nhận thể chế phù hợp, để sự đóng góp của họ cho xã hội thông qua các hoạt động của mình, đặc biệt là qua các công trình giáo dục và bác ái, có thể được xác định rõ ràng từ quan điểm pháp lý.
Một viên ngọc trai phát huy vẻ đẹp của nó trong những tình huống khó khăn. Nó được sinh ra trong gian nan, khi con hàu phải “chịu đựng” sau khi gặp phải mối đe dọa bất ngờ đối với sự an toàn của nó, chẳng hạn như một hạt cát khiến nó khó chịu. Để tự bảo vệ mình, nó phản ứng bằng cách đồng hóa thứ đã làm nó bị thương: nó bao bọc lấy vật thể lạ gây nguy hiểm cho nó và biến vật thể ấy thành một thứ đẹp đẽ: một viên ngọc trai. Viên ngọc trai của đảo Síp đã bị thâm đen bởi đại dịch, điều này đã cản trở nhiều du khách đến thăm và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó; ở đây, cũng như ở những nơi khác, điều này đã làm trầm trọng thêm ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính. Tuy nhiên, trong giai đoạn phục hồi này, đó không phải là những nỗ lực lo lắng để khôi phục những gì đã mất nhằm bảo đảm và củng cố sự tăng trưởng, nhưng là cam kết thúc đẩy sự phục hồi của xã hội, đặc biệt là thông qua một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng và mọi thứ vi phạm phẩm giá con người; ở đây tôi nghĩ, cách riêng đến tai họa buôn người.
Tuy nhiên, vết thương lớn nhất mà vùng đất này phải gánh chịu là vết rách khủng khiếp mà nó đã phải chịu đựng trong những thập kỷ gần đây. Tôi nghĩ đến nỗi đau khổ sâu sắc của tất cả những người không thể trở về nhà và nơi thờ phượng của họ. Tôi cầu nguyện cho hòa bình của các bạn, cho hòa bình của toàn bộ hòn đảo, và tôi biến nó thành niềm hy vọng nhiệt thành của mình. Con đường hòa bình, hòa giải những xung đột và tái tạo vẻ đẹp của tình huynh đệ, chỉ có duy nhất một từ được dùng như biển báo của nó. Từ ngữ ấy là đối thoại, một từ mà ngài Tổng thống, đã thường xuyên lặp lại. Chúng ta phải giúp nhau tin tưởng vào sức mạnh đối thoại kiên nhẫn và khiêm tốn, sức mạnh của sự kiên nhẫn, của sự “mang trên vai chúng ta” với lòng kiên nhẫn dựa trên nền tảng của các Mối Phúc. Chúng ta biết rằng đó không phải là con đường dễ dàng; nó dài và quanh co, nhưng không có cách nào khác để đạt được hòa giải. Chúng ta hãy nuôi dưỡng hy vọng nơi sức mạnh của những cử chỉ, hơn là hy vọng nơi những cử chỉ của sức mạnh. Có một sức mạnh của các cử chỉ, điều này chuẩn bị cho con đường hòa bình. Không phải các cử chỉ quyền lực, đe dọa trả đũa và thể hiện vũ lực, mà là cử chỉ kiên quyết và các bước cụ thể hướng tới đối thoại. Tôi nghĩ đến, chẳng hạn như, sự cởi mở đối với các cuộc thảo luận chân thành dành ưu tiên cho nhu cầu của người dân, sự tham gia ngày càng hiệu quả hơn của cộng đồng quốc tế, nhu cầu bảo vệ di sản tôn giáo và văn hóa, và sự đền bù tất cả những gì mà mọi người trân quý trong lòng, chẳng hạn như các địa điểm hoặc ít nhất là các vật dụng thánh. Với suy nghĩ này, tôi muốn bày tỏ sự đánh giá cao và khích lệ của tôi đối với Dự án Hòa bình Síp do Đại sứ quán Thụy Điển cổ vũ, nhằm thúc đẩy đối thoại giữa các nhà lãnh đạo tôn giáo.
Những thời khắc xem ra kém thuận lợi nhất, khi cuộc đối thoại diễn ra chậm chạp, lại có thể là những thời điểm chuẩn bị cho hòa bình. Viên ngọc trai cũng nhắc nhở chúng ta về điều này, vì nó hình thành trong một tiến trình kiên nhẫn, lặng lẽ đan xen các chất mới cùng với tác nhân gây ra vết thương. Trong những trường hợp này, lòng căm thù không được phép nổi lên, nhưng phải cố gắng hàn gắn vết thương và ghi nhớ hoàn cảnh của những người đã biến mất. Và khi bị cám dỗ trước sự nản lòng, hãy nghĩ đến những thế hệ sắp tới, những người luôn khao khát được thừa hưởng một thế giới hòa bình, hợp tác và gắn kết, chứ không phải một thế giới bị tàn phá bởi những đối thủ kinh niên và bị đầu độc bởi những tranh chấp chưa được giải quyết. Vì vậy, đối thoại là cần thiết, để tránh sự nghi ngờ và oán giận tăng lên. Chúng ta hãy suy nghĩ về vấn đề này của Địa Trung Hải, giờ đây thật đáng buồn là một nơi của những xung đột và bi kịch nhân đạo; trong vẻ đẹp sâu xa của nó, nó là biển của chúng ta, là biển của tất cả các dân tộc có biên giới với nó, để được kết nối, chứ không phải để bị chia cắt. Síp, với tư cách là ngã tư địa lý, lịch sử, văn hóa và tôn giáo, có vị thế là một người kiến tạo hòa bình. Cầu mong nó là một xưởng sản sinh hòa bình ở Địa Trung Hải.
Hòa bình thường không đạt được bởi những con người vĩ đại, mà bởi quyết tâm hàng ngày của những người nam nữ bình thường. Lục địa Âu Châu cần hòa giải và thống nhất; nó cần sự can đảm và nhiệt tình, nếu nó muốn tiến về phía trước. Vì tiến trình của nó không được bảo đảm bằng những bức tường của sợ hãi, và những quyền phủ quyết do các lợi ích của chủ nghĩa dân tộc, cũng thế, phục hồi kinh tế mà thôi sẽ không đóng vai trò bảo đảm an ninh và ổn định của Âu Châu. Mong rằng chúng ta nhìn vào lịch sử của Síp để xem sự gặp gỡ và chào đón đã mang lại những hoa trái tốt lành bền lâu như thế nào. Không chỉ trong lịch sử của Kitô Giáo, nơi mà Síp là “bàn đạp” trên lục địa này, mà còn là việc xây dựng một xã hội giàu mạnh khi hội nhập. Tinh thần mở rộng này, khả năng nhìn ra ngoài biên giới của chính mình, mang lại sự trẻ hóa và có thể tái khám phá sự tươi sáng đã mất.
Sách Tông Đồ Công Vụ nói về Síp, cho chúng ta biết rằng hai Thánh Phaolô và Banaba đã “đi qua toàn bộ hòn đảo” để đến Paphos (xem Công vụ 13: 6). Tôi vui mừng, trong những ngày này, tôi có thể đi qua lịch sử và tinh thần của vùng đất này, với mong muốn rằng khao khát thống nhất và thông điệp về vẻ đẹp của nó sẽ tiếp tục dẫn đường cho cuộc hành trình hướng tới tương lai. [Bằng tiếng Hy Lạp:] Xin Chúa phù hộ cho Síp!
Source:Holy See Press Office
ADDRESS OF HIS HOLINESS “Ceremonial Hall” of the Presidential Palace in Nicosia Thursday, 2 December 2021