Ngày 01-12-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối
LM Inhaxiô Trần Ngà
10:36 01/12/2010
Chúa Nhật 2 Mùa Vọng (Mat-thêu 3: 1-12)

Cứ đến mùa vọng, lời kêu gọi của thánh Gioan Tiền Hô lại vang lên, mời gọi mỗi người hãy ăn năn sám hối: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần.” Ông chính là người đã được ngôn sứ I-sai-a nói tới: Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.” (Mat-thêu 3, 2-3)

Hưởng ứng lời mời gọi đó, mỗi người chúng ta đều quyết tâm sám hối, quyết chí sửa mình, nhưng rồi ngựa quen đường cũ, chứng nào tật ấy, có cải thiện được gì đâu?

Cuộc đời chúng ta như quả lắc đồng hồ, đong đưa từ sám hối đến lỗi phạm, từ lỗi phạm đến sám hối và chu kỳ nầy cứ lặp đi lặp lại không ngừng, rốt cuộc tội xưa thói cũ vẫn còn y nguyên.

Vậy thì cần phải thực hiện việc sám hối thế nào cho hiệu quả?

Phương thế sám hối tích cực mà thánh Gioan Tiền Hô đề nghị là “phải sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối”(Mat-thêu 3,8)

Nói khác đi, cố công làm trổ sinh nhiều hoa quả nhân đức là phương thế sám hối hiệu quả hơn hết.

Sự việc sau đây minh họa cho ý tưởng nầy:

Có người sở hữu một thửa đất màu mỡ nhưng cũng vì đất tốt nên cỏ mọc rậm rạp um tùm khiến hoa màu không phát triển được. Ông chủ phải thuê mướn nhiều nhân công làm cỏ, nhưng cứ sau mỗi trận mưa, cỏ lại mọc lên phơi phới. Thế là tốn tiền, tốn của, tốn công mà chẳng thu hoạch được hoa màu.

Có người góp ý với ông ta: “Anh hãy trồng mía đường thì sẽ diệt được cỏ.” Quả đúng như vậy, chỉ cần cày xới đất và làm cỏ lần đầu, rồi cho hom mía xuống. Mía vừa bén rễ thì bón thúc phân cho mía lớn nhanh. Thế là mía vươn lên xanh tốt, nở bụi xum xuê, bao trùm cỏ dại. Cỏ dại dần dần héo úa và tàn lụi vì thiếu ánh sáng mặt trời. Vậy là vừa khỏi tốn nhiều công làm cỏ mà còn thu hoạch được sản lượng mía dồi dào. Từ đó trở đi, thửa đất trên không còn cỏ dại nữa.

Ruộng bỏ không thì sinh nhiều cỏ dại; đất bỏ trống thì gai góc mọc đầy. Cần phải trồng nhiều cây tốt để đẩy lùi cỏ xấu; cần thực hành nhiều điều thiện thì sự ác sẽ bị đẩy lùi. Đúng như lời dạy của Gioan Tiền Hô, tìm cách trổ sinh nhiều hoa trái nhân đức là cách sám hối hiệu quả hơn hết.

Từ kinh nghiệm đó, ta có thể rút ra vài điều bổ ích:

Đừng nhàn cư (nhàn cư vi bất thiện). Đời sống nhàn rỗi tựa như mảnh đất màu mỡ đang bị bỏ không, cỏ dại (tức là thói hư tật xấu) sẽ có cơ hội mọc lên xanh tốt. Phải đam mê vào một công việc hữu ích nào đó. Khi ta phải tất bật vì bao nhiêu công việc giúp ích cho đời, còn thời giờ đâu mà nghĩ tới hoặc làm điều không tốt.

Trồng cây tốt diệt cỏ xấu

Đối với mảnh đất tâm hồn chúng ta cũng vậy. Nếu chúng ta chỉ sám hối suông thì chứng nào vẫn tật nấy. Nhưng nếu chúng ta biết ‘trồng’ thêm nhiều ‘cây tốt’ vào mảnh đất màu mỡ của tâm hồn, thì những ‘cây tốt’ nầy sẽ lấn lướt những loài cỏ dại tức là tội lỗi, làm cho tội lỗi khó lòng ngoi lên được. Thế là vừa tránh bớt tội, vừa lập thêm được nhiều công phúc.

Nếu hôm nay chúng ta theo lời dạy của Tin Mừng, biết sám hối tội lỗi bằng phương thức trồng cây tốt diệt cỏ xấu, biết làm phát sinh nhiều hoa trái thiêng liêng, biết tận dụng thời giờ để tham gia vào những việc phục vụ Thiên Chúa và anh chị em, biết dồn công sức tài năng trí tuệ để phục vụ lợi ích chung… thì chúng ta đã trồng được nhiều cây tốt trên mảnh đất tâm hồn mình. Bấy giờ, tâm hồn chúng ta được sạch cỏ dại là những thói xấu. Chúng ta sẽ thu hoạch được nhiều hoa trái thiêng liêng đem lại lợi ích cho đời và cho Thiên Chúa.
 
Tỉnh thức
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
10:38 01/12/2010
Rồi Người đến chỗ các môn đệ, thấy các ông đang ngủ, liền nói với ông Phê-rô: "Thế ra anh em không thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao? (Mt. 26.40).

1. Sự Bình An

Chúng ta có thể tưởng tượng rằng khi Đức Tổng giám Mục của địa phận gặp gỡ các linh mục trong giáo phận, ngài thường hỏi thăm rằng: Cha có cầu nguyện thường không? Cha có thường đi xưng tội không? Thoạt mới nghe thì thật khó chịu, khi bị ai đó chất vấn về đời tư. Thật ra đây là lời hỏi han chân tình nhất của người cha với các cộng sự viên là linh mục. Sự quan tâm hàng đầu vẫn là sự bình an trong tâm hồn của các linh mục qua đời sống cầu nguyện. Nếu các linh mục còn dành thời giờ cầu nguyên, đời sống nội tâm sẽ có niềm vui, bình an và hy vọng.

Trước khi Chúa Giêsu bị bắt, Ngài đã vào vườn Cây Dầu tha thiết cầu nguyện cùng Chúa Cha để thêm sức mạnh chiến đấu. Thánh Mattheô ghi lại: Bấy giờ Đức Chúa Giêsu đi cùng với các ông đến một thửa đất gọi là Ghếtsêmani. Người nói với các môn đệ: "Anh em ngồi lại đây, Thầy đến đàng kia cầu nguyện."(Mt. 26, 36). Chúa Giêsu đã cầu nguyện và nêu gương cầu nguyện cho chúng ta. Đã rất nhiều lần chúng ta đã học biết, tìm hiểu và đã cầu nguyện nhưng hình như sự cầu nguyện của chúng ta vẫn chưa đi vào tận tâm căn của sự kết hợp mật thiết với Chúa.

2. Chiêm Niệm

Chúng ta có thể cầu nguyện qua các kinh nguyện, đọc sách đạo đức, hát thánh ca, đọc sách nguyện, đọc kinh chung, cầu kinh riêng và thầm thĩ nguyện xin nhiều điều cần thiết cho cuộc sống. Khi tôi có cơ hội nhìn ngắm các cha và các thầy dòng Phanxicô chiêm niệm đang qùy trước Thánh Thể Chúa, tôi mới giật mình và tự vấn về sự cầu nguyện của mình. Tôi cũng tự hỏi: Làm sao ngày xưa thánh Gioan Vianney qùy hằng giờ cầu nguyện bên Thánh Thể Chúa mà không chán? Có phải ngài nhìn thấy Chúa tỏ tường hay nghe thấy Chúa thì thầm chăng? Không đâu, Ngài chỉ nhìn thấy Chúa hiện diện với cả lòng tin, cậy, mến và phó thác hoàn toàn.

Chúng ta đã cầu nguyện nhiều nhưng hầu như chúng ta chưa thực sự đụng chạm thâm sâu nơi trái tim Chúa. Chúng ta mới biểu tỏ tâm tình qua những hình thức, cảm xúc, cũng như thói quen bổn phận cần chu toàn. Hầu hết cách cầu nguyện của chúng ta là muốn Chúa lắng nghe ta hơn là chúng ta lắng nghe Chúa. Chúa phải nghe chúng ta đọc kinh, bầy tỏ nỗi niềm và ca hát liên tục, chúng ta không có khoảng trống thời gian để Thiên Chúa nói với chúng ta. Có nghĩa là chúng ta chỉ muốn lấp đầy giờ cầu nguyện bằng kinh hạt qua môi miệng nhưng với trái tim trống rỗng. Trái tim của chúng ta vẫn chưa mở cửa lắng nghe tiếng Chúa.

Cầu nguyện là linh hồn của đời sống Kitô hữu. Nếu chúng ta không cầu nguyện kết hợp với Chúa là nguồn mọi ân sủng, trái tim tình yêu của chúng ta sẽ bị nguội lạnh và tàn úa. Nếu chúng ta không liên kết với Chúa Kitô, chúng ta sẽ không có sự sống. Chúa Giêsu đã phán: Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn (Ga. 15, 1-2).

3. Sống Nội Tâm

Đời sống người giáo dân bôn ba vất vả, tần tảo lo lắng cho cuộc sống gia đình. Đôi khi xao lãng việc cầu nguyện hay bận bịu không thể viếng thăm Chúa trong Bí Tích Thánh Thể nơi nhà Tạm. Điều này có thể hiểu được. Nhưng họ có thể cầu nguyện và kết hợp với Chúa qua công việc hàng ngày và chu toàn bổn phận mình. Chúa Giêsu khuyên dạy chúng ta cầu nguyện kiên trì và đừng nản lòng. Giống như các lực sĩ và võ sĩ, họ là những người luyện tập chuyên môn. Họ có nội công thâm hậu. Đúng vậy, sự luyện tập sẽ mang lại sức khỏe deo dai và sự chịu đựng kiên cường nơi thể xác. Trong đời sống tinh thần, sự cầu nguyện giống như đền cần châm dầu và bình điện cần nạp điện. Sự cầu nguyện sẽ vun tưới tâm hồn cho chúng ta có cuộc sống nội tâm sâu xa.

Đặc biệt các tu sĩ, linh mục được mời gọi hiến thân mình để phục vụ Chúa và tha nhân. Các linh mục, tu sĩ không thể thiếu sự cầu nguyện. Cầu nguyện qua các Giờ Kinh Phụng Vụ và Thánh Lễ mới chỉ là bổn phận cần chu toàn. Cần thiết nhất là sự cầu nguyện và ở thinh lặng bên Chúa Giêsu Thánh Thể trong đời sống hằng ngày. Cầu nguyện như hơi thở cho sự sống. Kết hợp với Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể là nguồn sống nội tâm. Nếu chúng ta không múc tận nguồn ơn sủng nơi Chúa, làm thế nào chúng ta có thể ban phát ân sủng cho người khác. Nếu thiếu sự kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu, chúng ta sẽ xa dần, nguội dần và sống đời nội tâm sẽ hời hợt.

Các tu sĩ, linh mục dù thành công thế nào đi nữa trong các vấn đề như giảng dạy, viết lách, tổ chức, sinh họat, điều hành và xây dựng …nhưng nếu đời sống nội tâm nông cạn và thờ ơ, thì tất cả công việc mục vụ sẽ trở thành như diễn tuồng. Đời sống nội tâm của linh mục, tu sĩ được mời gọi gắn bó với Chúa Giêsu Thánh Thể. Mỗi ngày chúng ta cần một khoảng thời gian nhất định lặng qùy bên Chúa để kết hợp và lắng nghe tiếng Chúa. Chúa Giêsu mời gọi: "Thế ra anh em không thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao?”. Cầu nguyện là điều thiết yếu và chúng ta không thể viện cớ bất cứ lý do nào để miễn trừ. Nếu chúng ta không có thời giờ cầu nguyện với Chúa, làm sao chúng ta có thể làm việc cho Chúa được. Chính Chúa Giêsu đã cầu nguyện với Chúa Cha luôn. Chúa Giêsu nói: Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy (Ga. 15, 4).

4. Tỉnh Thức và Cầu Nguyện

Tu sĩ, linh mục không cầu nguyện sẽ trở thành như một công chức mục vụ. Không cầu nguyện, chắc chắn chúng ta sẽ sa chước cám dỗ của ma quỷ. Chúa nhắc nhở: Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn."(Mt. 26.41). Chước ma qủy giăng giăng khắp nơi, các cơn cám dỗ cuộn quanh cuộc đời phục vụ để chi phối qua những sự tự kiêu tự đại. Có ba thứ mà linh mục ngày nay hãnh diện hay tự khoe tự mãn:

Linh mục tự mãn về quyền hành. Dùng quyền để áp đặt giáo dân. Dùng quyền để sai khiến và cai trị hơn là phục vụ. Linh mục tự mãn về sự hiểu biết của mình. Linh mục mang tâm thức thầy cả, biết cả mọi sự. Từ những công việc hằng ngày như xây dựng, trang trí, tổ chức, sinh hoạt chuyên môn… để rồi coi thường khả năng chuyên môn của các cộng sự viên. Linh mục tự mãn về nhân đức. Nghĩ rằng mình tốt hơn và thánh thiện hơn người khác.

Ba nguy cơ có thể xảy đến, nếu chúng ta không biết kiên trì cầu nguyện. Hằng ngày, chúng ta có thể gặp gỡ rất nhiều tu sĩ và linh mục. Nhưng trong mỗi linh mục, tu sĩ có một sự khác biệt sâu xa về đời sống nội tâm. Ví như sự khác biệt giữa vị thánh và người thường, đó chính là đời sống nội tâm thâm hậu kết hợp với Chúa Giêsu. Mặt bề ngoài không lộ diện nhưng đời sống nội tâm sâu thẳm qua sự kết hợp, phó thác và tin tưởng vào Thầy Chí Thánh. Theo như linh đạo của các thành viên Cursillô, một tay nắm Chúa và một tay nắm anh chị em để đồng hành về với Chúa. Các linh mục không thể dẫn dắt giáo dân đến với Chúa, nếu các ngài không kết hợp mật thiết chân tình với Chúa.

Các Tông đồ xưa, bên vườn Giếtsimani đã ngủ ngà ngủ gật, thân xác mệt mỏi, thiếu sự tỉnh thức và cầu nguyện. Các ngài đã thất bại. Khi Chúa Giêsu bị bắt, kẻ thì dùng bạo lực chống đỡ, người thì chối thề không hề biết Chúa, kẻ thì trốn và kẻ khác thì bỏ chạy. Đời sống linh mục không thể thiếu sự cầu nguyện và kết hợp với Chúa mỗi ngày. Anh chị em tu sĩ và linh mục, nếu chúng ta biết bắt đầu ngay bây giờ thì sẽ không bao giờ trễ. Chúng ta hãy kết hợp và ở lại với Chúa Giêsu trong mọi công việc: Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được (Ga 15,5).

Lạy Chúa, trong những ngày chờ đón mừng Lễ Chúa Giáng Sinh, xin cho chúng con biết mở rộng tâm hồn đón Chúa. Xin Chúa cư ngụ và ở lại với Chúng con. Có Chúa, chúng con sẽ tìm được nguồn sống, niềm an vui và sự bình an đích thực,
 
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày
Lm Jos Tạ Duy Tuyến
19:35 01/12/2010
Thứ hai sau Chúa nhật II mùa vọng

Lc 5,17-26

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Vì yêu thương chúng con, Chúa đã giáng sinh làm người để cứu độ trần gian. Chúa đã rong ruổi đường đời để thi ân giáng phúc cho nhân trần. Đôi tay Chúa đã xoa dịu biết bao mảnh đời khốn khổ lầm than. Đôi chân Chúa đã vượt qua mọi trở ngại để đến với những con người nghèo khổ, bệnh tật đang bị xã hội loại trừ. Xin cho chúng con biết họa lại tình yêu Chúa trong cung cách sống phục vụ của chúng con.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, bênh tật thể xác là nỗi khổ của con người, nhưng bệnh tật về tâm hồn không chì giết chết mình mà còn làm khổ tha nhân. Xin Chúa hãy chữa lành bệnh tật tâm hồn chúng con là tội lỗi, là những đam mê mù quáng, là những tham lam vô độ đã gây nên biết bao nỗi đau cho tha nhân và hủy diệt hồn xác chúng con. Xin lôi kéo chúng con ra khỏi hố thất vọng của tội lỗi. Xin chữa lành những thương tích do tội lỗi gây ra trong tâm hồn chúng con bằng ơn tha thứ của Chúa. Xin cho chúng con biết mở rộng lòng đón nhận ơn Chúa để sửa mình mỗi ngày một tốt hơn.

Lạy Chúa, Chúa đã động lòng xót thương những mảnh đời bất hạnh. Xin xót thương linh hồn tội lỗi chúng con. Xin cứu chúng con khỏi sự dữ. Chúng con xin dâng gia đình chúng con cho Chúa. Xin gìn giữ mọi người trong ơn lành của Chúa. Chúng con xin tín thác cuộc đời trong sự quan phòng của Chúa. Amen

Thứ ba sau Chúa nhật 2 mùa vọng

Mt 18,12-14

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa là mục tử nhân lành. Chúa biết từng con chiên. Chúa chăm sóc từng cuộc đời chúng con như người mục tử chăm sóc từng con chiên của mình. Xin cho chúng con biết phó dâng cuộc đời trong tay Chúa, và an vui sống trong sự chăm sóc, chở che của Chúa.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin thương xót chúng con là những người tội lỗi, những con chiên lầm lạc. Chúng con tự ý tách ra khỏi cộng đoàn để sống theo ý thích của mình. Vì ham vui, vì dại dột, vì cố ý mà chúng con đã không còn liên đới với cộng đoàn. Chúng con trở nên lạc lõng bơ vơ giữa cộng đoàn đông người. Xin Chúa thương dẫn dắt chúng con về với cộng đoàn. Xin giúp chúng con sửa đổi tính hư nết xấu để biết sống theo lề luật của Chúa. Xin giúp chúng con biết khiêm tốn để sống hòa hợp với anh em trong tình nghĩa anh em một nhà. Xin giúp chúng con biết tự chủ bản thân để luôn sống trong sự chăm sóc, hướng dẫn của Chúa.

Lạy Chúa, xin cho chúng con cảm nhận được tình Chúa luôn dõi bước theo chúng con, kiếm tìm chúng con, chờ đợi chúng con, dẫu có những lúc chúng con đã lãng quên tình Chúa. Amen

Thứ Tư sau Chúa nhật 2 mùa vọng

Mt 11,28-30

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Cuộc đời chúng con luôn đong đầy những gánh nặng, những chồng chất hai vai. Chúng con luôn cảm thấy mệt mỏi, chán chường vì những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Xin cho chúng con biết chạy đến với Chúa, biết trao vào tay Chúa gánh nặng của cuộc sống để nhẹ vơi những ưu phiền lắng lo.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa luôn sống hiền lành và khiêm nhường. Chúa không nỡ dập tắt tim đèn còn sáng. Chúa luôn nhẫn nại và từ bi với mọi loài chúng con. Xin cho chúng con biết sống khiêm nhưởng và hiền lành như Chúa. Xin giúp chúng con trở nên người môn đệ thực sự của Chúa, để những ai đến với chúng con đều cảm thấy nhẹ vơi những ưu phiền lắng lo, để những ai đến với chúng con đều được thanh thản bình an. Xin giúp chúng con biết trao tặng cho nhau những cử chỉ thân ái thay cho những thái độ cộc cằn thô lô. Xin cho chúng con biết trao ban cho nhau những lời hay lẽ phải thay cho những oán ghét giận hờn.

Lạy Chúa, mùa vọng là mùa mời gọi chúng con tỉnh thức đón chờ Chúa đến. Xin cho chúng con tỉnh thức trong đời sống của mình, luôn sống tốt với mọi người, và trung thành với giáo huấn của Chúa. Amen

Thứ Năm sau Chúa nhật 2 Mùa vọng

Mt 11,11-15

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa đã hứa ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Qua bí tích Thánh Thể, Chúa viếng thăm từng cuộc đời chúng con, Chúa giáng sinh từng ngày trong đời sống chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin giúp chúng con biết thanh tẩy mình mỗi ngày để xứng đáng là máng cỏ thơm ngát cho Chúa giáng sinh ngự trị.

Lạy Chúa, xin thương xót chúng con, vì chúng con là người yếu đuối. Chúng con còn ngủ vùi trong đam mê tật xấu. Chúng con còn thiếu can đảm chống trả chước cám dỗ. Chúng con chưa mạnh mẽ để nói không với tội lỗi. Chúng con còn mang nặng những yếu đuối và tật xấu. Xin nâng đỡ chúng con bằng cánh tay mạnh mẽ, bằng sức mạnh và quyền năng của Chúa. Xin quyền năng Chúa hiển trị trên sự yếu hèn của chúng con, để chúng con vượt thắng những cám dỗ tội lỗi. Xin giúp chúng con luôn đứng vững trước những trào lưu của xã hội đang loại trừ Thiên Chúa, đang cuốn hút trong đời sống hưởng thủ. Xin cho những ai đang mê ngủ trong danh vọng trần gian được thức tỉnh mà quay trở về với Chúa. Xin Chúa giúp họ biết thức tỉnh trước những cạm bẫy của thế gian và ma quỷ. Xin cho họ biết hoán cải để thực tâm quay trở về với Chúa tình thương.

Lạy Chúa, xin cho chúng con là người cao trọng trong Nước Trời khi chúng con luôn trung tín theo lề luật của Chúa. Xin Chúa giáng sinh mang phước lành xuống trên cuộc đời chúng con, để chúng con luôn an bình sống trong sự che chở của Chúa. Amen

Thứ sáu sau Chúa nhật 2 mùa vọng

Mt 11,16-19

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa đã đến lần thứ nhất, đã nhập thể làm người và qua đó trao ban cho chúng con niềm vui ơn cứu độ. Chúng con vui mừng vì có Chúa ở cùng chúng con. Chúng con thật hạnh phúc vì có Chúa luôn đồng hành với chúng con. Qua bí tích Thánh Thể, Chúa đến và lưu lại trong tâm hồn chúng con. Chúng con xin hết lòng tri ân tình yêu cao sâu mà Chúa đã dành cho chúng con.

Lạy Chúa, mùa vọng mời gọi chúng con tỉnh thức để sống sao cho đẹp lòng Chúa. Chúa bảo chúng con đừng như đám trẻ ham chơi nhưng lại không tuân thủ luật chơi. Chúa nhắc nhở chúng con là người con Chúa phải sống theo lề luật của Chúa, sống theo lời Chúa dạy bảo. Nhưng Chúa ơi, sao chúng con khó có thể bỏ đi một nếp sống, khi nó đã trở thành một thói quen! Thói quen phạm tội đã làm chúng con trở thành bướng bỉnh, chai lì trước tiếng mời gọi của Chúa. Xin tha thứ cho những yếu đuối của chúng con. Xin Mình và Máu Thánh Chúa tẩy rửa tâm hồn chúng con khỏi những ước muốn tội lỗi. Xin ban lại cho chúng con nghị lực siêu nhiên để chúng con chống trả những cám dỗ tội lỗi, và can đảm quay trở về với Chúa.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, năm xưa Chúa đã đau buồn trước sự cứng lòng của dân Do Thái. Xin giúp chúng con ngày hôm nay biết đón nhận sự thật, biết hướng về điều thiện và sống theo lẽ phải, dù rằng để sống theo chân lý ấy, đòi hỏi chúng con phải thay đổi lối nghĩ, lối sống cho phù hợp với tin mừng. Amen

Thứ bảy sau Chúa nhật 2 mùa vọng

Mt 17,10-13

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa đã giáng sinh làm người. Chúa đã và đang hòa nhập trong cuộc đời chúng con. Chúa vẫn tiếp tiếp tục nhập thể trong nhân thế hôm nay. Xin cho chúng con biết mở lòng đón nhận Chúa. Xin giúp chúng con biết nhận ra Chúa đang đồng hành với chúng con qua tha nhân, qua bạn bè và những biến cố vui buồn của cuộc đời chúng con.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, vì yêu thương chúng con nên Chúa đã mang lấy thân phận người nghèo như chúng con. Chúa cũng hiểu nỗi đau của sự khước từ. Chúa đã cảm nhận sự lạnh buốt của tình người giá băng. Chúa đã phải giáng sinh nơi đồng hoang mông quạnh. Xin Chúa thương ban bình an đến cho những cảnh đời đang gặp bất hạnh, rủi ro. Xin cho có nhiều tâm hồn quảng đại dấn thân làm vơi đi nỗi đau cho anh em. Xin giúp chúng con đừng bao giờ khước từ anh em. Xin giúp chúng con biết đón nhận nhau vì Chúa đang hiện diện nơi họ. Họ đang cần một ly trà, một chén cơm, một lời khích lệ, một sự cảm thông, tha thứ. Xin cho chúng con hiểu rằng: mỗi lần chúng con làm những nghĩa cử bác ái yêu thương là một lần chúng con đón nhận Chúa giáng sinh trong cuộc đời chúng con.

Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn xác tin rằng: mỗi lần chúng con làm một điều gì cho những người bé mọn là chúng con làm cho chính Chúa. Amen

Lm.Jos Tạ duy Tuyền
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
852 tài liệu liên quan đến Vatican do Wikileaks tiết lộ
Phụng Nghi
08:49 01/12/2010
Washington D.C. (CNA/EWTN News).- Wikileaks là một tổ chức thành lập để tiết lộ những thông tin nhạy cảm. Trong đợt này, bắt đầu từ hôm Chủ nhật vừa qua, Wikileaks đã bắt đầu phổ biến hàng trăm ngàn thông tin mật của Bộ Ngoại giao Mỹ. Tháng trước, Wikileaks đưa lên mạng gần 400 ngàn tài liệu cho biết chi tiết về các sự kiện tại Iraq sau cuộc chiến của Mỹ năm 2003, chỉ vài tháng sau khi đã tung ra 90 ngàn tài liệu mật gồm các phúc trình về tình báo và các biến cố quân sự Mỹ tại cuộc chiến ở Afghanistan.

Các nhà lãnh đạo Hoa kỳ đang tố giác người sáng lập Wikileaks là Julian Assange, vì hành động tiết lộ trên 250 ngàn công điện ngoại giao trên trang mạng của ông. Một trong những người bị tình nghi tiết lộ các điện tín này là Bradley Manning, phân tích gia tình báo thuộc quân đội Hoa kỳ. Manning hiện bị giam giữ tại một căn cứ quân sự ở Virginia.
Julian Assange, người sáng lập Wikileaks


Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, bà Hillary Clinton, kết án vụ tiết lộ hôm 29 tháng 11 này “không phải chỉ là một cuộc tấn công vào công tác ngoại giao của Hoa kỳ” mà còn “tấn công vào cộng dồng quốc tế.”

Các tài liệu được tiết lộ liên quan đến cuộc trao đổi điện văn giữa Hoa kỳ và hàng chục quốc gia khác trên thế giới, với số công điện nhiều nhất liên quan đến Iraq là 16 ngàn bức. Không phải tất cả mọi công điện đã được công bố, nhưng sẽ được tiết lộ dần dần. Tuy nhiên, các điện tín liên quan đến Bắc Hàn, Trung quốc và Argentina đã được phổ biến trên mạng.

Theo Wikileaks cho biết, trong đợt mới nhất này, có 852 tài liệu sẽ được công bố liên quan đến trao đổi điện tín giữa Hoa kỳ và Tòa thánh Vatican.

Thông tấn xã CNA đã tiếp xúc với Bộ Ngoại giao Hoa kỳ hôm 30 tháng 11 để biết thêm chi tiết về đặc tính của những tài liệu này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Megan Mattson nói rằng “theo đúng chính sách, chúng tôi không bình luận về những tài liệu có nội dung liên quan đến các thông tin mật.” Bà nói thêm rằng Bộ Ngoại giao “cực lực lên án việc cá nhân và các tổ chức, với chủ tâm và khi chưa được phép, đem tiết lộ các tài liệu mật làm nguy hiểm đến các sinh mạng và nền an ninh quốc gia.”

Tuy nhiên, trong các tiết lộ có một tài liệu năm 2005, được báo La Stampa tại Ý phổ biến, cho thấy các nhà ngoại giao Mỹ đã bày tỏ sự ngạc nhiên đối với việc giáo hoàng Benedict XVI được tuyển chọn. Theo tờ báo này, các viên chức Hoa kỳ tưởng rằng ứng viên thuộc một quốc gia đang phát triển sẽ được chọn mới phải.

Tài liệu vừa nói không phải là một trong nội dung của 852 điện tín, nhưng báo La Stampa phổ biến trong một bài báo và cho biết họ có được thông tin này nhờ Đạo luật Tự do về Tin tức.

Nhật báo của Tòa thánh L'Osservatore Romano nhấn mạnh rằng việc tiết lộ các điện văn không làm thay đổi các mối quan hệ ngoại giao giữa Hoa kỳ và Tòa thánh.

Báo cũng viết tiếp: Các trao đổi thư tín bị rò rỉ “không đủ để làm thay đổi bản chất các mối liên hệ” Hoa kỳ hiện đang có với các chính phủ trên thế giới.

Các điện tín liên quan đến Vatican sẽ được công bố trong những tuần lễ sắp tới.
 
Ngày quốc tế người khuyết tật
BTGH
11:08 01/12/2010
Agence Fides -- Từ năm 1998, ngày 03.12 hằng năm được lấy làm Ngày Quốc Tế người Khuyết Tật trên toàn thế giới, chính thức được LHQ xúc tiến. Gần 10% dân số thế giới (khoảng 650 triệu người) chịu một khuyết tật. Hơn nữa,80% những người khuyết tật nầy (tức là khoảng 400 triệu) sống trong các nước nghèo.

Người ta cũng ghi nhận 90% trẻ em mang khuyết tật trong các quốc gia đang phát triển không được đến trường. Gần 20 triệu phụ nữ bị tật nguyền do những biến chứng khi mang thai hoặc khi sinh đẻ.

Trên thế giới, những người khuyết tật phải đương đầu với những trở ngại trong việv tham gia vào đời sống xã hội, do những rào cản hệ thống kiến trúc,những thành kiến văn hoá, sự phủ nhận các quyền con người và công dân. Theo các số liệu của cuốn Niên Giám Thống Kê Giáo Hội gần đây nhất, trên thế giới có 15.985 nhà cho người co tuổi,bệnh mãn tính và khuyết tật do Giáo Hội cai quản, trong đó 8.265 nhà ở Châu Âu, 4.143 ở Châu Mỹ,2.234 ở Châu Á,834 ở Châu Phi và 509 nhà ở Châu Úc.

Khuyết tật và nghèo đói liên kết chặt chẽ với nhau và mỗi cái là nguyên nhân của cái kia. Hai môi trường cản trở bất công nhất các quyền của những con người nầy là giáo dục và y tế. Ở Ý, Hội Thân Hữu Raoul Follereau (AIFO) đã dấn thân trên lãnh vực quốc gia để cổ vũ quyền của người khuyết tật ở mọi cấp độ, đặc biệt chú ý tới những người sống trong các vùng bất lợi nhất trên trái đất về bình diện kinh tế.
 
ĐTC lập lại: Giáo hội không có thẩm quyền truyền chức cho nữ giới
BTGH
11:10 01/12/2010
CathNews -- Đức Thánh Cha lập lại trong cuốn sáh mới của người, rằng Giáo Hội không có thẩm quyền truyền chức linh mục cho nữ giới. Người bác bỏ ý tưởng rằng quy định nầy được thành hình chỉ vì giáo hội bắt nguồn từ một xã hội gia trưởng.

ĐTC nói: ” Giáo Hội không có thẩm quyền truyền chức linh mục cho nữ giới. Vấn đề không phải là chúng tôi nói chúng tôi không muốn,nhưng là chúng tôi không thể”. Đức Thánh Cha nói thêm: "Điều nầy đòi hỏi sự vâng lời của các tín hữu Công giáo ngày nay. Sự vâng lời nầy có thể hết sức khó khăn trong tình hình ngày nay,nhưng ní quan trọng cho Giáo Hội để chứng minh cho thấy chúng ta không phải là một chế độ dựa trên sự cai trị độc đoán. Chúng ta không thể làm những gì chúng ta muốn”.

Trong cuốn sách nầy, Đức Thánh Cha trả lời cho lập luận rằng việc truyền chức giới hạn cho người nam mà thơi, vì các nữ linh mục là điều không tưởng cách nay 2.000 năm. Đức Thánh Cha trả lời: ” Đây là sự vô nghĩa, vì thế giới lúc bấy giờ có đầy các nữ linh mục. Tất cả các tôn giáo đều có các nữ tư tế và điều gây ngạc nhiên là họ không có mặt trong cộng đồng của Chúa Giêsu Kitô”. Đây không phải là một sự phân biệt đối xử, vì “nữ giới có một ý nghĩa cao cả đến nỗi trong nhiều lãnh vực họ làm nên hình ảnh của Giáo Hội hơn là nam giời” và đưa ra gình ảnh Mẹ Têrêxa.
 
Tái phúc âm hóa Châu Mỹ
BTGH
11:12 01/12/2010
ZENIT -- Giáo Hội Châu Mỹ biểu lộ những chờ đợi lớn lao từ khi nghe loan báo Thượng Hội Đồng sắp tới về: "Tái Truyền Giáo để chuyển giao đức tin Kitô giáo”, sẽ diễn ra ở Roma từ 07 đến 28.10.2012.

Chủ đề nầy là thời sự của kỳ họp lần thứ 15 ở Vatican trong hai ngày 16 và 17.11, của Hội đồng đặc biệt về Châu Mỹ của ban tổng thư ký Thượng Hội Đồng các Giám Mục, vì đây cũng là một "đề tài chủ đạo” của huấn thị tông đồ hậu thượng hội đồng của Đức Gioan-Phaolô II về Giáo Hội ở Châu Mỹ, “Ecclesia in America”.

Một thông cáo cho thấy vừa là “những dấu chỉ hy vọng” và là những dấu hiệu ưu tư của Hội đồng hậu thượng hội đồng. Kỳ họp do ĐGM Nikola Eterovic, tổng thư ký thượng hội đồng giám mục, chủ toạ. Nó cập nhật một loạt những vấn đề liên quan đến tình hình xã hội và giáo hội trong những vùng khác nhau ở Châu Mỹ. […]. Với những gì về đời sống Giáo Hội, hội đồng nói tới “một sự gia tăng ơn thiên triệu” và “ý thức về sứ mệnh truyền giáo đối của toàn Giáo Hội Châu lục nầy”.

Hội đồng cho rằng Thượng Hội đồng về “Lời Chúa trong cuộc đời và sứ mệnh của Giáo Hội” và tông huấn hậu thượng hội đồng của Đức Biển-Đức XVI “Verbum Domini” (Lời Đức Chúa) có một “ảnh hưởng tích cực”. Kỳ họp tới của hội đồng đặc biệt về Châu Mỹ sẽ diễn ra từ 18 đến 28.10.2011.
 
Đức Thánh Cha chào mừng cuộc cấm phòng Cor Unum (Đồng Tâm)
Bùi Hữu Thư
11:51 01/12/2010
Ngài kêu gọi các tham dự viên tái thiết cam kết phục vụ

VATICAN, ngày 30 tháng 11, 2010 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI đã khuyến khích các vị lãnh đạo các Caritas giáo phận và các cơ quan của giáo hội trên khắp Âu Châu tái thiết cam kết phục vụ cho những ai thiếu thốn.

Đức Thánh Cha nói như vậy trong một điện văn ngày 23 tháng 11 gửi cho Đức Hồng Y Robert Sarah, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cor Unum, vào dịp họ tĩnh tâm Linh Thao tại Đền Thánh Đức Mẹ Jasna Gora tại Czestochowa, Ba Lan. Điện văn được gửi qua Đức Hồng Y Tarcisio Bertone.

Cuộc cấm phòng đang tiếp diễn cho tới ngày Chúa Nhật, quy tụ được 300 tham dự viên từ 27 quốc gia và 147 giáo phận trên khắp Âu Châu để suy niệm về chủ đề “Lạy Chúa! Con đây!”

Điện văn nói: "Về chủ đề hướng dẫn cuộc cấm phòng của quý vị, là lời đáp trả quảng đại của tiên tri Isaiah được Thiên Chúa kêu mời, Đức Thánh Cha cầu nguyện để quý vị sẽ được đánh động bởi tình yêu của Chúa Kitô, để tái thiết cam kết của quý vị là phục vụ những người anh chị em thiếu thốn.”

Đề cập đến lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Benedict XVI trong "Deus Caritas Est," về việc “cải tạo trái tim” của những người làm việc từ thiện, để cho họ có thể được đưa dẫn tới việc “gặp gỡ Thiên Chúa trong Đức Kitô, và để thức tỉnh tình yêu của họ và mở lòng họ cho tha nhân,” điện văn nói là cuộc cấm phòng “phải hun đúc trong quý vị cùng những tâm tình của tình yêu tận hiến đã khiến Chúa Giêsu cúi mình để rửa chân cho các môn đệ và hy sinh mạng sống vì đoàn chiên.”

Đây là lần thứ ba có cuộc hội họp này. Lần thứ nhất được tổ chức tại Guadalajara, Mễ Tây Cơ, tháng Sáu, 2008, với 500 vị lãnh đạo các cơ quan cứu trợ từ Bắc Mỹ, Mỹ Châu La Tinh, và quần đảo Caribbe. Năm sau, có 450 cứu trợ viên đến từ Á Châu, và tụ tập tại Đài Bắc, Đài Loan.
 
ĐTC: Hoàn toàn tín thác nơi tình yêu Thiên Chúa để được an bình và tươi vui đích thật
Linh Tiến Khải
12:58 01/12/2010
Thiên Chúa là tình yêu, và chỉ khi nào chúng ta hoàn toàn rộng mở con tim cho Ngài với sự tin tưởng trọn vẹn và để cho tình yêu Ngài hướng dẫn cuộc đời, thì tất cả được biến hình, chúng ta sẽ tìm thấy niềm an bình và sự tươi vui đích thực và có khả năng dãi tỏa chúng ra chung quanh.

Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên trước 7.000 tín hữu hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 1-12-2010 trong đại thính đường Phaolô VI.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu một gương mặt phụ nữ thần bí khác sống vào thế kỷ XIV: đó là nữ ẩn sĩ Giuliana thành Norwich bên Anh quốc, là vùng đất đã làm nảy sinh ra biết bao nhiêu gương mặt nổi tiếng tô điểm cho Giáo Hội Công Giáo cũng như cộng đồng Anh giáo thêm xinh đẹp với các chứng tá và giáo huấn của các vị. Đề cập tới tiểu sử của nữ ẩn sĩ Giuliana Đức Thánh Cha nói:

Chúng ta biết rằng Giuliana sống khoảng giữa các năm 1342-1430, là những năm chao đảo đối với Giáo Hội, bị xâu xé vì cảnh ly giáo xảy ra sau khi Đức Giáo Hoàng từ Avignon trở về Roma, cũng như đối với cuộc sống của dân chúng chịu hậu qủa của cuộc chiến kéo dài giữa Anh quốc và nước Pháp. Nhưng trong những thời buổi khốn khó ấy, Thiên Chúa không ngừng khơi dậy các gương mặt như chị Giuliana thành Norwich, để kêu gọi con người sống trong hòa bình, yêu thương và niềm vui.

Như chính chị kể lại: ngày 13 tháng 5 năm 1373 bất thình lình chị bị lâm bệnh nặng trong ba ngày tưởng phải chết. Nhưng sau khi vị linh mục đến bên giường giơ Thánh Giá cho chị xem, Giuliana đã không chỉ hồi phục mau chóng, mà còn nhận được 16 mạc khải, mà sau đó chị viết lại và giải thích trong cuốn sách tựa đề ”Các mạc khải của Tình Yêu Thiên Chúa”. Mười lăm năm sau biến cố đó, chính Thiên Chúa đã vén mở cho chị biết ý nghĩa của các mạc khải ấy, qua đó Chúa vén mở cho chị biết tình yêu, vì tình yêu và để chị học biết tình yêu (Giuliana diNorwich, il libro delle rivelazioni, cap 86, Milano 1997, tr. 320)

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói được linh hứng bởi tình yêu, chị Giuliana đã lựa chọn sống như một ẩn sĩ trong một căn phòng cạnh nhà thờ kính thánh Giuliano trong thành Norwich, hồi đó là một thành phố quan trọng gần Luân Đôn. Có lẽ chị đã lấy tên Giuliana từ vị thánh được tôn kính trong nhà thờ này, bên cạnh nó chị đã sống cho tới khi qua đời. Việc quyết định sống đời ẩn dật này có thể khiến cho người ta ngạc nhiên. Nhưng chị không phải là người duy nhất, vì trong các thế kỷ thời đó có nhiều phụ nữ chọn sống ẩn dật như vậy, theo các quy luật được biên soạn riêng cho họ, như quy luật do thánh Aelredo thành Rievaulx viết ra. Các ẩn sĩ tận hiến cuộc đời cho việc cầu nguyện, suy niệm, và học hành. Qua đó các vị trưởng thành trong sự nhậy cảm rất tinh tế về nhân bản và tôn giáo, khiến cho dân chúng sùng kính, và lôi cuốn các người nam nữ thuộc mọi giai tầng xã hội và tuổi tác cần lời khuyên nhủ ủi an, tìm đến xin ý kiến. Như thế đó không phải là một sự lựa chọn duy cá nhân chủ nghĩa, vì cuộc sống gần Chúa của chị khiến cho chị có khả năng trở thành cố vấn cho tất cả mọi người đang gặp khó khăn.

Chúng ta cũng biết là chị Giuliana thường tiếp đón những người đến viếng thăm trong đó có Margery Kempe, đến tham khảo ý kiến của chị năm 1413 liên quan tới đời sống thiêng liêng. Đây là lý do giải thích tại sao khi còn sống Giuliana đã được gọi là ”Mẹ Giuliana”, vì chị đã trở thành mẹ thiêng liêng của nhiều người.

Những người chọn sống đời đồng hành với Thiên Chúa có lòng cảm thương đối với các khổ đau và yếu đuối của người khác. Là các bạn hữu nam nữ của Thiên Chúa họ có được sự khôn ngoan, mà thế gian không có được, và họ yêu thương chia sẻ nó với những người tìm đến gõ cửa nhà họ. Với lòng ngưỡng mộ và biết ơn tôi nghĩ tới các đan sĩ các dòng kín nam nữ, ngày nay hơn bao giờ hết, họ là ốc đảo hòa bình và hy vọng, là kho tàng qúy báu cho toàn Giáo Hội, đặc biệt trong việc nhắc nhở cho mọi người biết quyền tối thượng của Thiên Chúa và tầm quan trọng của lời cầu nguyện liên lỉ và sâu xa đối với con đường đức tin.

Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: chính trong thinh lặng đầy tràn sự hiện diện của Thiên Chúa mà chị Giuliana đã biên soạn sách ”Các mạc khải của Tình Yêu Thiên Chúa”. Có hai văn bản một ngằn một dài được truyền lại, bản ngắn là bản cổ xưa hơn. Sách chứa đựng một sứ điệp lạc quan dựa trên xác tín về sự kiện được Thiên Chúa yêu thương và được che chở bởi sự Quan Phong của Ngài: Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước khi tạo dựng nên chúng ta. Ngài yêu thương chúng ta bằng một tình yêu đã không bao giờ thuyên giảm, cũng sẽ không bao giờ phai nhòa. Và trong tình yêu đó Ngài đã làm ra mọi công trình của Ngài, trong tình yếu đó Ngài đã làm ra mọi sự ích lợi cho chúng ta, và trong tình yêu đó cuộc sống của chúng ta sẽ kéo dài mãi mãi... Trong tình yêu này chúng ta có nguyên lý của mình, và tất cả những diều ấy chúng ta sẽ trông thấy trong Thiên Chúa không cùng” (Il libro delle rivelazioni, cap. 86, tr.320). Đức Thánh Cha khai triển đề tài tình yêu trong sách của chị Giuliana như sau:

Đề tài tình yêu thiên chúa thường trở lại trong các thị kiến của chị Giuliana thành Norwich. Với một sự táo bạo nào đó, chị không ngại so sánh nó với cả tình yêu hiền mẫu. Đây là môt trong các sứ điệp đặc thù nhất của nền thần học thần bí. Sự dịu dàng, lo lắng và lòng tốt hiền dịu của Thiên Chúa đối với chúng ta lớn lao đến độ đối với chúng ta là những lữ khách trên trần gian này, chúng gợi lên tình yêu của một bà mẹ đối với các con của mình. Thật ra, các ngôn sứ cũng đã dùng thứ ngôn ngữ này để nói về sự hiền dịu, mãnh liệt và toàn vẹn của tình yêu Thiên Chúa, được tỏ lộ ra trong sự tạo dựng và toàn lịch sử cứu độ, đạt tột đỉnh với biến cố Con Thiên Chúa nhập thể làm người, nhưng nó vượt cao hơn mọi tình yêu nhân loại như ngôn sứ Isaia đã viết: ”Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của minh, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ dau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ” (Is 49,15).

Chị Giuliana thành Norwich đã hiểu sứ điệp nòng cốt này đối với cuộc sống thiêng liêng: Thiên Chúa là tình yêu, và chỉ khi nào chúng ta rộng mở hoàn toàn và với sự tin tưởng trọn vẹn

nơi tình yêu đó và để chỉ cho nó hướng dẫn của cuộc sống chúng ta, thí tất cả được biến hình, chúng ta sẽ tìm thấy niềm an bình và sự tươi vui đích thực và có khả năng dãi tỏa chúng ra chung quanh.

Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo lấy lại lời của chị Giuliana thành Norwich, khi trình bầy quan điểm của đức tin công giáo về đề tài sự dữ và khổ đau của những người vô tội. Nếu Thiên Chúa trọn tốt trọn lành và khôn ngoan, thì tại sao lại có sự dữ và khổ đau của những người vô tội? Cả các thánh và chính các thánh cũng đã nêu lên câu hỏi này. Được đức tin soi sáng, các vị cho chúng ta câu trả lời rộng mở trái tim của chúng ta cho sự tin tưởng và niềm hy vọng: trong các chương trình bí nhiệm của sự Quan Phòng, Thiên Chúa rút tỉa ra cả từ sự dữ, một thiện ích lớn hơn, như chị Giuliana thành Norwich đã viết: ”Tôi đã học được từ ơn thánh của Thiên Chúa rằng phải kiên vững trong đức tin, và như thế tôi phải tin một cách vững vàng và hoàn toàn rằng tất cả sẽ kết thúc tốt đẹp... ” Il libro delle rivelazioni,cap. 32 tr. 173).

Và Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: ”Vâng, anh chị em thân mến, các lời Thiên Chúa hứa luôn lớn lao hơn các chờ mong của chúng ta. Nếu chúng ta giao phó cho Thiên Chúa, cho tình yêu vô biên của Ngưài các ước mong trong trắng và sâu xa nhất của con tim, chúng ta sẽ không bao giờ phải thất vọng. ”Và mọi sự sẽ tốt đẹp”, ”và mỗi một chuyện sẽ tốt đẹp”: đó là sứ điệp cuối cùng chị Giuliana thành Norwich nhắn gửi chúng ta, và hôm nay tôi muốn đề nghị với anh chi em.

Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau trước khi cất kinh Lạy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người. Đức Thánh Cha đã kêu gọi mọi người cầu nguyện cho Giáo Hội công giáo tại Trung Quốc đang phải sống trong khó khăn, bị áp lực của Nhà Nước, không đưọc tự do hiêp thông với Giáo Hội hoàn vũ và góp phần vào việc tạo dựng sự hòa hợp và công ích cho dân tộc Trung Quốc. Ngài cũng đã làm phép bức tượng đồng Đức Mẹ Loreto bồng Chúa Hài Nhi cao 2,5 mét, Bổn Mạng của ngành hàng không. Ngày 10 tháng 12 này lễ Đức Mẹ Loreto, tượng sẽ được đặt tại phi trường quốc tế Fiumicino, nhân mừng kỷ niêm 90 năm tuyên bố Đức Bà Loreto là Bổn Mạng ngành hàng không Italia.
 
7 Yếu tố giúp giáo dục Phần Lan thành công
Trầm Thiên Thu
19:40 01/12/2010
Các học sinh Phần Lan đang được hưởng nền giáo dục thành công nhất trên thế giới. Theo nghiên cứu năm 2003 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD - Organisation for Economic Cooperation and Development), học sinh Phần Lan đứng đầu trong 40 quốc gia về khoa học và khả năng đọc - viết. OECD đưa ra trắc nghiệm PISA trên 250.000 học sinh khắp thế giới và thu được kết quả trên.

Các trường học ở Phần Lan không chỉ đứng đầu về trắc nghiệm của tổ chức OECD mà còn thành công trong việc giáo dục các học sinh yếu kém và làm giảm mức chênh lệch học tập giữa nam và nữ sinh.

Phần Lan không theo “kế sách” của các nhà giáo dục ở các nước khác - như kiểm tra gắt gao, bắt học nhồi nhét, nhấn mạnh vào cơ bản hoặc áp dụng kỷ luật “sắt”. Học sinh Phần Lan hoàn toàn học ở trường công, học trễ tuổi hơn các học sinh ở nước khác (7 tuổi mới đi học) và học chỉ 30 giờ mỗi tuần – kể cả bài tập về nhà. Trong khi đó học sinh Hàn Quốc học 50 giờ/tuần, vậy mà làm trắc nghiệm PISA vẫn thua học sinh Phần Lan.

Giáo dục Phần Lan thành công có lẽ nhờ các yếu tố sau:

1. Các giáo viên Phần Lan được đào tạo tốt nhất thế giới. Mặc dù lương giáo viên không “hấp dẫn” (giáo viên trung học được khoảng 58.000 USD/năm, tùy mức thâm niên), chuyên môn vẫn cần ưu tiên cao. Các trường đại học chọn lựa giáo viên kỹ hơn luật sư và bác sĩ.

2. Các giáo viên được quyền tự do cá nhân. Họ được tự do áp dụng phương pháp sư phạm mà họ muốn, tự trù liệu giáo án và tự chọn sách giáo khoa. Khi được đứng lớp, giáo viên không bị thanh tra hoặc bị đánh giá thường xuyên.

3. Không tiêu chuẩn hóa các bài kiểm tra. Nhiều nước tin rằng nhờ chú trọng việc kiểm tra mà nền giáo dục của họ sẽ tốt hơn, nhưng thực ra không phải vậy. Kiểm tra nhiều quá sẽ khiến giáo viên chỉ dạy để kiểm tra học sinh, học vì thi cử. Việc học không thể căn cứ vào kiểm tra. Có thể có bằng cấp mà không có năng lực.

4. Các học sinh được dạy cách tự đánh giá. Nhiều trường tiểu học cho học sinh xem bảng đánh giá hằng tuần. Bên mỗi lời nhận xét, học sinh tự đánh giá bằng cách cho điểm, rồi gắn thêm hình mặt vui hay buồn bên cạnh. “Điều này giúp học sinh nghĩ về những gì chưa đạt và điều gì cần cố gắng vào năm sau”, đó là nhận xét của Tuomas Siltala, 18 tuổi, vừa tốt nghiệp tháng 5-2005.

5. Các học sinh được khuyến khích tự lập. Kirsti Santaholma, giáo viên tiếng Pháp tại Trường Itakeskus từ năm 1982, thuộc ngoại ô Helsinki, nói: “Chúng tôi cố gắng làm cho học sinh tìm thông tin riêng hơn là học từ sách giáo khoa. Tự tìm thông tin mới thực sự là học”. Giáo viên ít phải giảng bài.

6. Không khí học tập sinh động và thoải mái. Học sinh không phải đến trường học phụ đạo hoặc học thêm, chỉ học chính khóa. Giáo viên Richard Cousins nói: “Quá nhiều áp lực khiến học sinh thụ động. Các học sinh luôn có trách nhiệm và tự trọng vì chúng tôi cho học sinh tự do, không cần điểm danh”.

7. Các học sinh yếu được giúp đỡ tận tình. Có thể đây là thành tựu nhất của Phần Lan. Theo phát hiện của PISA, các trường ở Phần Lan có độ chênh lệch kiến thức rất nhỏ. Các học sinh yếu luôn có cơ hội vươn lên.

(Theo Reader’s Digest)
 
Ngầm phá mùa Giáng Sinh, phòng triển lãm National Portrait Gallery bị lật tẩy
Trần Mạnh Trác
21:17 01/12/2010
Phòng triển lãm National Portrait Gallery của viện Smithsonian ở Washington đã phải ngưng một đoạn video trong cuộc triển lãm hiện nay và lên tiếng xin lỗi về nội dung của nó sau khi đoạn video bị Liên minh Công giáo và các viên chức cao cấp Hạ viện chỉ trích là có nội dung xúc phạm đến Chúa Kitô.

Cuốn video, có tên là "A Fire in My Belly," ("Lửa đốt trong bụng tôi") là tác phẩm cuả David Wojnarowicz, là một phần của một triển lãm mang tên “Hide/Seek: Difference and Desire in American Portraiture.” ("Trò đuổi bắt: Bất đồng và Ước vọng trong nghệ thuật Chân dung ở Mỹ ." Cuộc triển lãm mở cửa ngày 30 tháng 10, nhằm mổ xẻ các vấn đề về bản sắc tình dục và giới tính và tự mô tả trong website cuả mình là "cuộc triển lãm lớn đầu tiên tập trung vào sự khác biệt tình dục trong việc hình thành nghệ thuật chân dung hiện đại của người Mỹ. "

Wojnarowicz, chết vì bệnh AIDS năm 1992, đã thực hiện cuốn video năm 1980. Trong số các hình ảnh mà ông ta sử dụng để miêu tả sự đau khổ của một bệnh nhân AIDS là một cảnh kiến bò trên thập giá. Trong một cuộc phỏng vấn, Bill Donohue, Chủ tịch Liên minh Công giáo, cho biết cuốn video "A Fire in My Belly" là một hình thức xúc phạm.

"Mọi người sẽ nhẩy cuống lên nếu video đó diễn tả cảnh kiến bò trên cơ thể của Mohammed", ông Donohue nói tiếp, "nhưng họ không làm như thế trong trường hợp này, tất nhiên, vì một lý do quá rõ ràng." (ý ông nói họ chỉ dám xúc phạm đến Công Giáo vì người Công Giáo không trả đuã.)

Ông nói thêm: "Tôi không đồng ý với lập luận rằng đây chỉ là một cách diễn tả về cái đau cuả một người nghèo đang chết vì bệnh AIDS. Đây có phải là một món quà thích hợp cho người Công Giáo trong muà Giáng sinh không? "

Ông Donohue cho biết sẽ là thích hợp nếu chính phủ liên bang cắt bỏ việc tài trợ các tổ chức nghệ thuật như viện Smithsonian trong những trường hợp như thế này.

"Nếu chính phủ không thể lấy tiền của công chúng và lựa chọn cách chi tiêu để thúc đẩy tôn giáo," ông hỏi, "thì tại sao lại là OK để chi tiền cho các việc tấn công tôn giáo? "

Cuốn video cũng bị một số nghị viên Cộng Hòa chỉ trích, họ có vẻ hỗ trợ lập trường của ông Donohue. Trong một cuộc phỏng vấn, dân biểu Eric Cantor của Virginia nói rằng đây đúng là một xúc phạm: "Đây là một việc sử dụng tiền thuế rất kỳ quái và là một xúc phạm rõ ràng đến các Kitô hữu trong mùa Giáng sinh", và dân biểu Jack Kingston của Georgia cũng gọi nó là "một sự thâm lạm công quĩ ngay trước muĩ các bạn."

Martin Sullivan, Giám đốc Phòng triển lãm, cho biết rằng việc loại bỏ sáng tác của ông Wojnarowicz thực ra là nạn nhân của "một nhận thức sai lầm rằng vị nghệ sĩ đã cố tình muốn làm một đoạn video xúc phạm đến Chúa Kitô hay cây thánh giá hoặc bất cứ điều gì. "

Ông Sullivan nói thêm: "Cuốn video, thực hiện trong cuối thập niên 80 ở Mexico, đã chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa Latinh đang cảm ứng trước một thực tế khổ đau của đại dịch AIDS, có nhiều hình ảnh sống động đầy màu sắc, và đôi khi tạo những ấn tượng với chủ ý gây sốc."

"Thật là không may," ông Sullivan cho biết, "một số hiệu ứng này đã xảy ra cách mãnh liệt và lây lan làm cho nhiều người đi đến kết luận rằng chúng tôi đã cố tình tìm cách khiêu kích người Kitô hữu hoặc phá rối mùa Giáng sinh."

Sự chống đối cuả Liên minh Công giáo cũng làm cho ông John Boehner, chủ tịch Hạ Viện tương lai, lên tiếng đe dọa sẽ trừng phạt ngân quĩ cuả viện bảo tàng. Phát ngôn viên cuả ông tuyên bố:

"Các quan chức ở Smithsonian.. . cần chuẩn bị để đối mặt với những giám sát bắt đầu vào tháng Giêng tới khi đa số mới cuả Hạ Viện bắt đầu chấm dứt việc thả nổi các khoản chi tiêu hoang phí làm mất việc làm cuả nhân dân."

Được biết việc đe dọa cắt giảm kinh phí không phải là một lời nói chơi. Trong năm 1990, quỹ National Endowment for the Arts (Quỷ tài trợ Nghệ Thuật Quốc gia) đã mất gần một nửa ngân sách sau khi xúc phạm tới Hạ Viện bằng cách tiếp tục trưng bày sáng tác của Robert Mapplethorpe và Andres Serrano có tên là Piss Christ, là một hình chụp một cây thánh giá bị nhúng vào nước tiểu của họ.
 
Top Stories
Chine: A Rome, le pape exhorte les évêques de Chine au «courage».
Eglises d'Asie
10:28 01/12/2010
A Rome, le pape exhorte les évêques de Chine au « courage ». A Pékin, les autorités ont convoqué l’Assemblée nationale des représentants catholiques pour les 7, 8 et 9 décembre 2010

A Rome, à l’issue de l’audience générale de ce 1er décembre, le pape Benoît XVI a lancé un appel « au courage » à destination des évêques de l’Eglise en Chine. Son message s’inscrit dans une actualité marquée, il y a dix jours, par l’ordination illicite – car faite sans mandat pontifical – d’un évêque « officiel », et par l’annonce, aujourd’hui,. ..

... des dates auxquelles se tiendra, à Pékin, la huitième Assemblée nationale des représentants catholiques, une instance non reconnue par l’Eglise catholique.

Devant les pèlerins réunis ce 1er décembre à Rome, au nombre desquels se trouvait un groupe d’une quarantaine de Chinois assis aux premiers rangs, le pape s’est exprimé en ces termes: « Je recommande à vos prières et à celles des catholiques du monde entier l’Eglise en Chine qui, comme vous le savez, vit actuellement des moments particulièrement difficiles. Demandons à la Bienheureuse Vierge Marie, Secours des Chrétiens, de soutenir tous les évêques chinois, qui me sont si chers, afin qu’ils témoignent de leur foi avec courage, plaçant toute leur espérance dans le Sauveur que nous attendons. Confions en outre à la Vierge tous les catholiques de ce pays bien-aimé afin que, par son intercession, ils puissent vivre une authentique existence chrétienne en communion avec l’Eglise universelle, contribuant ainsi à l’harmonie et au bien commun de leur noble peuple » (1).

On se souvient ici que l’ordination du P. Guo Jincai, le 20 novembre dernier, au titre d’évêque « officiel » du diocèse de Chengde avait soulevé de vives réactions au Saint-Siège, des communiqués, publiés le 18 et le 24 novembre, redisant toute son opposition à l’ordination en Chine d’évêques sans mandat pontifical, mettant en doute la validité même de cette ordination et blâmant nominalement M. Liu Bainian (1). Les « moments particulièrement difficiles » vécus actuellement par l’Eglise en Chine renvoient, sans nul doute, dans les paroles du pape à cette ordination. Ils ont aussi très certainement trait à la huitième Assemblée nationale des représentants catholiques. Attendue depuis de nombreux mois, la nouvelle de la convocation de cette assemblée est tombée aujourd’hui à Pékin: les délégués catholiques, évêques, prêtres, religieuses et laïcs (au total plusieurs centaines, non compris les officiels du gouvernement qui les accompagneront), approuvés par Pékin, se réuniront dans la capitale chinoise (à l’Hôtel de l’Amitié) du 7 au 9 décembre prochain. Un des objectifs essentiels de cette assemblée sera d’élire les différents responsables nationaux des structures officielles de l’Eglise catholique, dont les présidents respectifs de la Conférence des évêques « officiels » et de l’Association patriotique des catholiques chinois.

Ces derniers mois, les préparatifs de cette assemblée, dénuée de toute légitimité ainsi que l’a exprimé le pape Benoît XVI dans sa Lettre aux catholiques chinois de 2007, se sont intensifiés. Des « sessions d’études » pour évêques ont été organisées à différentes occasions, afin, très certainement, de s’assurer de la coopération des futurs délégués. Selon les observateurs, on peut donc penser que le déroulement et les décisions prises lors de cette assemblée de trois jours ont déjà été décidés. L’ordination forcée du P. Guo Jincai s’inscrit certainement dans ce travail de préparation pour lui permettre de prendre un poste à la tête de l’Association patriotique aux cotés de Mgr Ma Yinglin, évêque de Kunming. Tous deux sont des évêques « officiels » dépourvus de mandat pontifical. La question reste ouverte de savoir si l’appel du pape « à tous les évêques chinois » de témoigner de leur foi « avec courage » peut amener les évêques « officiels » et reconnus par Rome à s’opposer à des décisions imposées à eux par Pékin.

Au même moment, circule via Internet une « lettre ouverte » adressée par la responsable d’une importante ONG aconfessionnelle à plusieurs ministères de l’Etat et aux responsables de l’Eglise en Chine. Cette responsable, qui courageusement signe de son nom avec les qualificatifs « catholique et citoyenne », appelle les autorités civiles à faire preuve envers Mgr Ma Yinglin de la même rigueur anticorruption que celle qui est imposée aux hauts fonctionnaires et aux responsables politiques du pays. La lettre demande une enquête sur des malversations financières et des écarts de conduite moraux dont se seraient rendus coupables Mgr Ma Yinglin. L’auteur de la lettre estime qu’en tant que personnage public – Mgr Ma est membre du Comité permanent de la Conférence consultative politique du peuple chinois, et probablement futur président de l’Association patriotique –, l’évêque de Kunming devrait se montrer irréprochable dans la conduite de ses affaires privées.

(1) Traduction française de l’agence Fides, 1er décembre 2010.

(2) Voir EDA 540

(Source: Eglises d'Asie, 1er décembre 2010)
 
Cardinal Zen: there is no religious freedom in China
+ Card. Joseph Zen Zekiun
11:27 01/12/2010
Absolute control over the official community; sufferings of the underground community, manipulation and corruption of the bishops, who risk expressing only a formal allegiance to the Pope. The problems of the Church in China also come from the hesitation of the Catholic side. Growing risk of enslavement of pastors and that the directions of Benedict XVI in his letter to the faithful of the Church in China, will be forgotten. Card. Zen’s report before his fellow cardinals and the pope during the Consistory.

Vatican City (AsiaNews) – At most in China, there is freedom of worship, but the government has in no way relaxed its policy of absolute control over religion and the Catholic Church, manipulating ordinations and corrupting bishops, even those legitimized by the pope. This is the sad overview submitted by Card. Joseph Zen to his brother cardinals, on the day of discussion and reflection convoked by the pope on 19 November, before the last consistory. In the text published in full, the retired bishop of Hong Kong emphasizes that there is hesitation even in Vatican policy, which may lead to a wrong interpretation of the directions of Benedict XVI, in his letter to the Catholics of China. NB: The notes are by AsiaNews.

I think it is my duty, given this special opportunity to inform my eminent brothers, that there is still no religious freedom in China. There is too much optimism around something that does not correspond to reality. Some have no way of knowing the reality, others close their eyes to reality, others still see religious freedom in a very simplistic way.

If you were to visit China (which I do not recommend, because your visits will be manipulated and exploited for propaganda purposes), you would see beautiful churches full of people who pray and sing, as in any other city in the Christian world. But religious freedom cannot just be reduced to freedom of worship.

It is much more. Some will protest this. Some people have written: "Beijing wants the bishops called for by the Pope”. If only it were true! The fact is that there is an ongoing “tug of war "in which I do not know who has conceded most ground.

The fact that recently there have been no illicit Episcopal ordinations is certainly a good thing 1]. But when the Chinese government continues to raise its voice and our opportunities to investigate are so limited, plus the fear of increased unrest, there is a real risk that young unworthy bishops will be approved and reign for decades.

I wonder: why has no agreement yet been reached guaranteeing the Pope’s initiative in selecting bishops, while acknowledging the opinion of the Chinese government? I do not know how negotiations between the two sides are going, because we are not [among] the experts and we are not informed of anything. But among those experts who closely follow these events, the overall impression is that on "our" side there is a strategy of compromise, if not indefinite, at least for the time being

On the other side there is, however, no intention to change. The Chinese Communists have always stood by the religious policy of absolute control.

We all know that the Communists crush those who are weak, while in front of the firm, sometimes they can also change their attitude.

There was a papal letter to the Church in China, already more than three years ago, a masterpiece of balance between the clarity of truth and magnanimity for a dialogue[2]. Unfortunately I have to say that [it] was not taken seriously by everyone.

There are those who are allowed to express themselves in a different way (see the so-called "explanatory notes" that accompanied the publication of the Letter), there are some who give a distorted interpretation to it (Fr. Jeroom Heyndrickx, CICM), citing expressions out of context.

This interpretation says that now everyone from the underground community should come out into the open [= register with the government]. But the pope did not say that. He said, yes, that the clandestine condition is not a normal one, but he also explains that those who feel forced to go underground often do so to avoid having to submit to an illegal structure.

The Holy Father said, yes, that individual bishops may consider whether to accept or seek the public recognition of the government and work out in the open, but not without first warning them of the danger that unfortunately the authorities "almost always" (this particle disappeared in Chinese translation prepared by the Congregation for the Evangelization of Peoples) would require conditions unacceptable to a Catholic conscience.

This misinterpretation - but one which of course found the consensus (in the Curia) of those who have direct responsibility for the Church in China - has created great confusion and caused painful divisions within the underground community.

This misinterpretation has been repudiated only after two years in two notes in the Compendium of the papal letter, edited by the Holy Spirit Study Centre in Hong Kong and approved by the Standing Committee of the Commission for the Church in China[3]. Those notes make clear that the reconciliation recommended by the Holy Father must be a rapprochement of hearts between the two communities, but a unification (such as a "merger" as "transfer") is not yet possible given the unchanged policy of the government.

But even after this clarification, the work of some who have their hands on the steering wheel does not seem to have made any change in direction, as is easily seen in the tragic events in Baoding, in the last act of the installation of the poor Mgr. Francis An, a seriously ambiguous act, but on which there has been silence - from August 7 until today - leaving the community of the faithful bewildered, not only the underground, not only in Baoding, but in all of China[4].

The poor underground community is certainly the pars potior [the biggest] of our Church in China and today feels frustrated. While it found many words of encouragement in the Letter of the Holy Father, on the other hand it is treated as annoying, cumbersome, disruptive. It is clear that some would like to see it disappear, absorbed into the official one, that is, under the strict control of the government (so then there will be peace?).

But what condition is the "official" community in? We know that almost all of its bishops are legitimate or have been legitimized. But the humiliating and suffocating control of bodies which are not of the Church - Patriotic Association and Religious Affairs Bureau - has not changed at all.

When the Holy Father recognizes those bishops without requiring that they immediately peel off from the illegal structure, it is obviously in the hope that they will work from within to get rid of that structure, because this structure is not compatible with the nature of the Church. But after so many years what do we see? A few bishops have lived up to that hope. Many have tried to survive, however, no small number of them, unfortunately, have failed to act in a manner consistent to their state of communion with the Pope. Some have thus described them: "happy to travel along in the carriage of the independent church and content to cry every now and then: Long live the pope! ".

The government that once used threats and punishments has now improved its methods of persecution: money (gifts, cars, restructuring of residences) and honors (members of the People's Congress, or political advisory body at different levels, with meetings, lunches, dinners and all that follows).

What is “our” strategy? I fear that often it is a false compassion that leaves our weaker brethren to slide down and become increasingly more and more enslaved. The excommunications that are dealt out are "forgotten" on the sly, to the question: "Can we go to celebrate the 50th anniversary of the first illegal ordination?" You reply: "Do everything possible not to go" (and of course they almost all went).

After lengthy discussion at the Commission for the Church in China, it was decided to send a clear order to the bishops not to attend the planned so-called "Assembly of Representatives of the Church in China", but there are still those who say, "we understand the difficulties the bishops meet by not going".

Faced with these conflicting messages the government knows it can ignore the Pope's letter with impunity.

Dear brothers, I suppose you are aware of recent events: they are again trying to make an Episcopal ordination without pontifical mandate[5]. For this reason they seized bishops, put pressure on others: they are grave offenses to religious freedom and personal dignity. I appreciate the timely, accurate and dignified statement of the Secretary of State. Among other things, there is reason to suspect that such attempts are not even from above, but from those who over the years have gained positions of power and benefits and do not want things to change.

Let us pray to Our Lady, Help of Christians, so that the eyes of the supreme leaders of our nation may be opened, so they may stop these evil and shameful moves and strive to allow our people true and full religious freedom, which also be to the benefit and honour of our motherland.

We pray that the strategy on "our" part can get back on track, so that it may honestly abide by the direction of the Letter of the Holy Father. Hopefully it is not too late for good change of direction.

[1] [1] The report was made on November 19 last, when the illicit ordination of Chengde had not yet occurred (see AsiaNews.it, 11/20/2010 Chengde, eight bishops in communion with Pope participate in illicit ordination).
[2] See: dossier AsiaNews.it, Pope's letter to the Church in China
[3] See: AsiaNews.it, 23/05/2009 Pope approves a compendium of his letter to Catholics in China
[4] See: AsiaNews.it, 29/10/2009 CHINA - VATICAN In Hebei, underground bishop joins Chinese Patriotic Catholic Association and other related articles.
[5] See. Note 1.

(Source: http://www.asianews.it/index.php?l=en&art=20057&size=A)

 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Truyền thông xã hội trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
10:40 01/12/2010
Truyền thông xã hội trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng

Dẫn Nhập

Loan báo Tin Mừng luôn là sứ mệnh cấp thiết mà Đức Kitô mời gọi Giáo hội thi hành dù ở bất cứ thời đại nào. Tùy thuộc vào những hoàn cảnh đặc thù và sự tiến triển của xã hội mà mỗi giai đoạn Giáo hội định ra cho mình phương thức rao truyền Lời Chúa theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Trong thời đại hôm nay, đứng trước nhu cầu phục vụ lợi ích thiêng liêng, Giáo hội đã khôn ngoan đưa ra những sáng kiến và can đảm sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội trong công cuộc loan báo Tin Mừng.

“Vì được Chúa Kitô thiết lập để mang lại phần rỗi cho hết mọi người và do đó có nhiệm vụ rao giảng Phúc âm, Giáo hội Công giáo nhận thấy mình cũng có bổn phận dùng cả phương tiện truyền thông xã hội để loan báo ơn cứu rỗi và dạy con người biết sử dụng chúng cách đúng đắn” (Vatican II, IM, số 4).

1. Truyền thông và các phương tiện truyền thông xã hội

Truyền thông được sử dụng nhiều ở các lĩnh vực khác nhau và theo nghĩa rộng nhất của nó là sự tạo ra mối liên hệ giữa hai đối tượng có thể mang bản chất sự sống hay không. M. Weber đã định nghĩa “truyền thông như là phương diện của tương tác xã hội làm sáng tỏ các nghĩa mang tính chủ quan của một hành động xã hội” (G. Endruweit và G. Trommsdorff, Từ điển Xã Hội Hộc, nxb. Thế giới, 2002, tr.518).

Phương tiện truyền thông xã hội, theo Mark Dykeman, “là những phương tiện cho bất kỳ người nào tới: xuất bản nội dung kỹ thuật số sáng tạo, cung cấp và có được thông tin phản hồi thời gian thực thông qua các cuộc thảo luận trực tuyến, bình luận, và đánh giá; và kết hợp các thay đổi hoặc cải chính với nội dung ban đầu."

2. Giáo huấn của Giáo hội về truyền thông xã hội

Quan tâm đến những vấn đề đang được đặt ra cho Giáo hội trong giai đoạn mới, ngoài các hiến chế, sắc lệnh, tuyên ngôn mang tính nền tảng, Công đồng Vatican II còn đưa ra Sắc Lệnh Về Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội (Inter Mirifica). Đây là sắc lệnh mang tính chất cụ thể và mục vụ, “kết thúc một giai đoạn ý thức về sự lợi hại của các phương tiện, và mở ra một giai đoạn lịch sử mới, là giai đoạn tổ chức lại những nỗ lực của tất cả những người và những cơ quan Công giáo đang hoạt động trong lãnh vực truyền thông” (IM, Lời giới thiệu)

Lý do thúc đẩy Công đồng quan tâm đưa ra Sắc lệnh Inter Mirifica, đó là: “Giáo hội là Mẹ cũng biết rằng những phương tiện đó, nếu được sử dụng đúng đắn sẽ mang lại những lợi ích hữu hiệu cho nhân loại vì chúng đóng góp rất nhiều vào việc giải trí, huấn luyện tinh thần cũng như việc mở rộng và củng cố Nuớc Chúa. Giáo hội cũng biết rằng con người có thể dùng chúng nghịch lại với ý định của Đấng Tạo Hóa, và làm nguy hại cho chính mình; hơn nữa Giáo hội là Mẹ hết sức đau lòng vì những thiệt hại quá thường xảy ra cho xã hội con người do việc cố ý dùng sai những phương tiện này” (số 2).

Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo cũng đề cập đến vai trò, mục đích và những định hướng luân lý khi sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội (số 906, 2492 – 2496).

“Trong xã hội hiện đại, các phương tiện truyền thông xã hội có một vai trò quan trọng trong việc thông tin, việc thăng tiến văn hóa và việc giáo dục đào tạo…” (số 2493)

Các sứ điệp nhân ngày thế giới truyền thông, nhất là những sứ điệp gần đây (42, 43, 44) đã trực tiếp đề cập đến thực trạng của truyền thông xã hội trong đời sống xã hội nói chung và cách riêng với công cuộc rao giảng Tin Mừng.

Sứ điệp ngày thế giới truyền thông lần thứ 44 đã nêu bật tính bổ trợ giữa hoạt động truyền thông và sứ vụ loan báo Tin Mừng: “…Quả thế, khi nắm trong tay những phương tiện mang lại một khả năng diễn đạt hầu như vô hạn, thế giới kỹ thuật số mở ra những viễn ảnh hiện tại hóa đáng kể cho lời khích lệ của Thánh Phaolô: “Vô phúc cho tôi nếu tôi không loan báo Tin Mừng !” (1Cr 9, 16). Do đó, với việc phổ biến chúng, trách nhiệm loan báo không chỉ gia tăng, nhưng còn trở nên cấp bách hơn và đòi hỏi một sự dấn thân có động cơ và hữu hiệu hơn…”.

3. Thực trạng truyền thông xã hội hôm nay

Những tác động tích cực.

Nhờ các phương tiện truyền thông xã hội, nhân loại hôm nay đang xích lại gần nhau hơn để cùng trao đổi, học hỏi và cùng nhau hành động theo những gợi mở tinh túy, bổ ích từ những nền văn hóa khác nhau. Nó hỗ trợ đắc lực cho công cuộc đối thoại để hướng tới mục tiêu hiệp nhất mà loài người đang theo đuổi. Một khi chúng ta đã tìm được tiếng nói chung, cũng có nghĩa là chúng ta đã sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm quý và những định hướng tốt nhất cho những vấn đề chung cấp bách hiện nay: xung đột sắc tộc, tôn giáo, nghèo đói, giáo dục, môi trường…Các phương tiện truyền thông sẽ giữ vai trò tiên phong cho tiến trình này một khi con người biết khôn ngoan sử dụng nó. Như Tuyên ngôn của Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ về vai trò của các phương tiện truyền thông xã hội, đã phần nào nói lên điều này:

“Chúng tôi vui mừng ghi nhận rằng các phương tiện truyền thông chính yếu tại Ấn Độ cách chung, đã góp phần quan trọng trong việc cổ võ cho những giá trị dân chủ và dân sự. Đôi khi trước áp lực mạnh đến từ những thế lực đối nghịch, các phương tiện truyền thông này đã cố gắng bảo vệ những quyền lợi của các công dân, nhất là của những kẻ yếu thế và thuộc thành phần thiểu số. Chúng tôi nói lên tâm tình biết ơn đối với các phương tiện truyền thông này vì đã góp phần đáng kể, để giải phóng xã hội Ấn Độ khỏi những thế lực tối tăm, như kỳ thị giai cấp, lòng thù ghét giữa các nhóm, nạn tham nhũng và tội phạm. Chúng tôi ngưỡng mộ tất cả những ai giữ vững lập trường trong một thế giới tranh giành thị trường, để không “loan tin giật gân”, không cổ võ lòng hận thù trong xã hội. Họ đã chứng tỏ rằng các phương tiện truyền thông có một vai trò tiên tri, một ơn gọi, là biết nói lên tiếng nói chống lại những thần tượng giả tạo và những lý tưởng chóng qua, như chủ thuyết duy vật, chủ thuyết hưởng thụ và tinh thần quốc gia hẹp hòi”.

Đối với các gia đình, các phương tiện truyền thông hiện đại đã đem lại cho họ những thụ hưởng to lớn về thông tin, tri thức giáo dục, văn hóa – xã hội và cả những đáp ứng giúp tăng trưởng về đời sống tâm linh mà trước đây đa số các gia đình không dám nghĩ tưởng đến.

Các phương tiện truyền thông, đặc biệt là Internet, đã góp phần đem lại nhiều thành tựu đáng kể cho công cuộc loan báo Tin Mừng hiện nay. Nó không chỉ giúp cung cấp một lượng kiến thức khổng lồ liên quan đến giáo huấn của Giáo hội mà còn liên tục cập nhật, phản ánh nhanh chóng các nỗ lực trong hoạt động truyền giáo khắp nơi. Đặc biệt, chính các phương tiện này đã bắc nhịp cầu liên đới giữa các cá nhân, các nhóm, các tổ chức rộng lớn khi thi hành sứ vụ tông đồ; nhờ đó, các đối tượng này có cơ hội chia sẻ những kinh nghiệm quý và có thể tương trợ những nguồn lực quan trọng trong diễn trình truyền rao Lời Chúa. Và đây chính là con đường vô hình tốt nhất cho Lời Chúa lan tỏa đến mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Như Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã nêu lên trong Sứ điệp nhân ngày thế giới truyền thông xã hội lần thứ 44: “… Lời Chúa sẽ có thể băng qua những ngã đường vô số được tạo nên do mạng lưới giao nhau của những đường cao tốc đang cày nên không gian mạng và khẳng định “quyền công dân” của Thiên Chúa cho dầu vào thời đại nào, để xuyên qua những hình thức truyền thông mới mẻ, Ngài có thể tiến bước trên những con đường dài của thành phố và dừng lại ở ngưỡng cửa của những mái nhà và những tâm hồn để vẫn còn nói: “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Nếu ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, Ta sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta” (Kh 3, 20).

Một kinh nghiệm thực tế cho thấy vai trò của các trang mạng Công giáo trong đợt mưa lũ lịch sử vừa qua tại miền Trung Việt Nam. Các trang tin, đặc biệt là Web Vietcatholic, Giáo Phận Vinh… đã liên tục cập nhật tin tức, hình ảnh liên quan đến các vùng bị thiệt hại nặng nề do lũ lụt, nhờ đó đã giúp cho đồng bào, đồng hương từ khắp muôn phương kịp thời nắm bắt bắt tình hình và nhiệt tâm cứu trợ trên tinh thần “con một Cha, nhà một Chúa”.

Những hạn chế và bất cập

Bên cạnh những tác động tích cực đối với xã hội, các gia đình và Giáo hội, các phương tiện và hoạt động truyền thông xã hội hiện vẫn tồn tại những hạn chế và bất cập.

Mối bận tâm nhất liên quan đến hiệu quả của hoạt động truyền thông hiện nay chính là vấn đề đạo đức truyền thông. Theo tác giả Thiên Phong khi bàn về “Truyền thông, những bất cập…”, thì “điều khủng khiếp thật sự, đó là khi người ta làm truyền thông một cách phi đạo đức truyền thông (không thật, không công bằng)…” (Web Xuân Bích Việt Nam). Thực trạng này cũng được nêu lên trong bản Quan Điểm Của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam Về Một Số Vấn Đề Trong Hoàn Cảnh Hiện Nay: “TRong tiến trình giải quyết những tranh chấp, một số phương tiện truyền thông thay vì là nhịp cầu liên kết và cảm thông thì lại gieo rắc hoang mang và nghi kỵ. Quả thật chưa bao giờ các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng như ngày nay, nhờ đó, con người được gia tăng hiểu biết và tình liên đới. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông chỉ thực sự mang lại lợi ích cho con người và cho cộng đồng xã hội khi phục vụ sự thật và phản ánh thực tại cách trung thực. Ngày nay, một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lãnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường. Chắc chắn tất cả những ai tha thiết với tiền đồ của đất nước và của dân tộc, không thể không quan tâm đến tình trạng này”.

Bên cạnh những tác động tích cực, các phương tiện truyền thông xã hội đang là nguyên nhân làm cho nhiều người trẻ hiện nay “bị làm cho tê dại vì vô vàn khả năng cung ứng bởi mạng lưới toàn cầu và các kỹ thuật khác” trong khi họ dự phần vào những phương pháp truyền thông có cơ nguy là gia tăng cảm giác về sự cô đơn và mất định hướng” (theo Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI).

Ngoài thực trạng kể trên, Giáo hội tại Việt Nam đang thiếu đi những phương tiện truyền thông chính yếu trong hoạt động loan báo Tin Mừng. Giới Công Giáo chưa có một cơ quan ngôn luận chủ quản chính thức về báo viết. Mọi nguồn tin liên quan đến đời sống tôn giáo của đông đảo tín hữu chủ yếu dựa vào các trang mạng của các Giáo phận, nhưng trên thực tế việc tiếp nhận theo phương cách này còn rất nhỏ lẻ, do đa số bà con giáo dân tại các giáo xứ còn nghèo, lại hạn chế về trình độ thu thập thông tin.

Tình trạng yếu kém về truyền thông xã hội của giới Công Giáo Việt Nam ngoài lý do “pháp lý”, theo Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, “phải chăng còn có yếu tố nội bộ, do sự thiếu nhiệt thành, thiếu năng động, ít sáng tạo và tổ chức yếu kém ? Chúng ta đang sống trong giai đoạn thông tin kỹ thuật số: thông tin không chỉ được phổ biến trên nguyệt san, tuần san hay nhật báo, mà trên mạng, với nhịp độ từng giờ, từng phút và từng giây” (GM. Paul Nguyễn Thái Hợp O.P, Việt Nam dấu yêu Quê Hương và Giáo Hội, CLB. P. Nguyễn Văn Bình 2010, tr. 268).

4. Mục vụ truyền thông: cần một hướng đi

Trước những bất cập đang đặt ra, mục vụ truyền thông Công giáo cần một hướng đi đúng đắn, cụ thể, hiệu quả theo những gợi mở mà Công đồng Vatican II đã đưa ra trong Sắc lệnh Inter Mirifica. Tuân theo những chỉ dẫn của luật luân lý là ưu tiên hàng đầu cho việc triển khai hoạt động truyền thông trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng. Người làm công tác truyền thông cần “cân nhắc nội dung những gì được truyền thông, tùy bản tính riêng của mỗi phương tiện; đồng thời họ cũng phải chú ý đến mọi trường hợp hay hoàn cảnh, tức là mục đích, khán thính giả, địa điểm, thời gian liên quan đến việc truyền thông này: chính những trường hợp hay hoàn cảnh đó có thể biến cải hoặc đổi mới hoàn toàn tính cách luân lý của sự truyền thông…” (IM, số 4).

Các phương tiện truyền thông xã hội chỉ thực sự có ý nghĩa thúc đẩy việc loan báo Tin Mừng khi nó nhắm mục tiêu là Sự Thật và Đức Ái Kitô giáo; như lời Đức Giêsu đã dạy: “Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng” (Mt 10, 27). Trong quá trình thông tin, “đòi hỏi “sự bảo đảm” tính xác thực của đời sống từ những người làm việc trong ngành truyền thông, và nhất là các ký giả Công giáo; tính xác thực của đời sống vốn không kém hơn chút nào trong thời đại kỹ thuật số” (Thông cáo của Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội).

Tính hiệu quả khi rao giảng Tin Mừng qua các phương tiện truyền thông hệ tại ở việc “mang lại cho con người những chân lý giá trị mà nó nâng đỡ và nâng cao phẩm giá con người” (lời Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II).

Giới trẻ là đối tượng được ưu tiên đặc biệt trong giáo dục đào tạo tâm linh. Do vậy, khi hướng dẫn các em tiếp cận với giáo huấn Tin Mừng qua các phương tiện truyền thông, thì việc “giáo dục các em sử dụng các phương tiện truyền thông thích hợp là cần thiết về văn hóa đạo đức và tinh thần của các em. Cha mẹ, Giáo hội và nhà trường có trách nhiệm giáo dục các em biết phân biệt các phương tiện truyền thông…Trẻ em phải được tiếp cận những gì thật đẹp đẽ và đạo đức…” (Sứ điệp ngày thế giới truyền thông lần thứ 41 của Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI)

Một nhiệm vụ tối cần thiết đối với mục vụ truyền trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng, là phải làm sao kiến tạo bầu khí hiệp thông giữa mọi thành phần Dân Chúa. Vì đây chính là cốt lõi để những người xung quanh nhận ra gương mặt Đức Kitô cách sinh động, thân tín dựa trên những phương thức truyền thông đúng đắn theo chỉ dẫn luân lý đặt ra.

Để có thể hiện thực những định hướng chung này, chúng ta cần triển khai quy tụ đội ngũ những người làm công tác truyền thông có khả năng, giàu tâm huyết. Hướng mục vụ truyền thông này phải làm sao để “mọi con cái Giáo hội phải đồng tâm hiệp lực, chẳng những không ngần ngại mà còn hết sức hăng say, sử dụng ngay những phương tiện truyền thông xã hội cách đắc lực vào các công việc tông đồ khác nhau tùy theo những đòi hỏi cụ thể của hoàn cảnh và thời gian…” (IM, số 13).

Để phục vụ việc loan báo Tin Mừng cách hiệu quả và có hệ thống, việc thiết lập “một ủy ban truyền thông trong giáo xứ là khả thi, và cần thiết ngay lúc này. Điều đó cũng lệ thuộc hoàn toàn vào Cha sở. Cha sở có duyệt không ? Thiết nghĩ, đã đến lúc, chỉ cần các cha “cho phép” là có thể có ngay những người tâm huyết thiết kế sớm nhất, tốt nhất những bảng thông tin cuối Nhà thờ theo mô hình “Hãy Đến Mà Xem” đã bắt đầu xuất hiện ở một số giáo xứ trong Nam ngoài Bắc” (Cao Huy Hoàng, Truyền thông và hiệp thông, Web dongcong.net).

Kết luận

Trong bài trả lời phỏng vấn của Web Giáo Phận Vinh, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã bày tỏ ước nguyện đối với Trang Web Giáo phận nhà: “Ước mong sao Trang tin (trang Web) của giáo phận có thêm cộng tác viên, nhất là các cây viết trẻ và trở thành một phương tiện hữu hiệu để loan báo Tin Mừng. Để thực hiện được điều đó, đã đến lúc cộng đồng Dân Chúa cần ý thức hơn nữa vai trò của truyền thông và tích cực hỗ trợ Trang tin của Giáo phận về tinh thần cũng như vật chất” (Gm Paul Nguyễn Thái Hợp, O.P, sđd, tr.270). Thao thức của Đức Cha Phaolô cũng là nỗi trăn trở, hy vọng của các chủ chăn trong Giáo hội và người tín hữu nói chung về vai trò của các phương tiện truyền thông xã hội trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng hôm nay.
 
Trường khuyết tật ''Tổ Ấm Huynh Đệ''
Paul Nguyễn-văn-Sự
10:59 01/12/2010
PHAN THIẾT - Tôi được mời đến dự ngày hiến chương nhà giáo ở một mái trường mang dấu ấn tình thương, vì nơi đây sự chăm sóc chu đáo cho 83 em học sinh có chung hoàn cảnh đặc biệt với những thiệt thòi to lớn của gia đình các em. 83 mảnh đời bất hạnh này gồm 4 chứng bệnh ngặt nghèo như: Bại não, tự kỷ, down và chậm phát triển.

Xem hình ảnh

Vì tình thương mà Đức Cha Nicolas Huỳnh-văn-Nghi (nguyên Giám mục giáo phận Phan Thiết) đã đạt nền móng vật chất, hỗ trợ tinh thần cho việc chăm sóc, giáo dục cho các em đáng thương này, sau khi cơ sở vật chất ổn định, Ngài đã trao quyền điều hành lại cho Nữ tu Maria-Goretti Hoàng thị Liên với sự cộng tác của quý Soeurs dòng Mến Thánh Giá Tân Bình, Nha Trang. Trường được mang tên: “Tổ Ấm Huynh Đệ”.

Được biết, trong số 83 em nói trên, chỉ có 3 em là con gia đình Công giáo. Trường hiện có 12 Giáo viên được đào tạo từ các lớp sư phạm dành cho học sinh khuyết tật, chia làm 6 lớp đã hoạt động từ năm 2004.

Hôm nay 18.11.2010 quả là ngày vui khác thường với các em, ngày mà trường tổ chức mừng “Ngày Nhà Giáo Việt-Nam”. Những khuôn mặt ngờ nghệch, những rộn ràng, ồn ào một cách tự do của các em không không làm cho quan khách và phụ huynh khó chịu, trái lại mọi người đều dành cho các em sự đồng cảm đầy thương mến.

15 giờ15, Đức Cha Nicolas Huỳnh-văn-Nghi đã đến chủ tọa.

Sau lời chào mừng và giới thiệu của Soeur Hoàng-thị-Liên, các cô giáo trong trang phục áo dài màu xanh hy vọng đã hợp ca bài hát: “em là hạt nước” của tác giả Nguyễn văn-Thành (người cũng đã từng gắn bó với các em có hoàn cảnh đặc biệt). Kế đến, cử tọa cũng được nghe qua sơ lược ý nghĩa về ngày hiến chương nhà giáo do Sr. Bích-Phượng trình bày.

Sau lời chúc mừng của vị đại diên phụ huynh là huấn từ của Đức Cha Nicolas. Với giọng nói run run của tuổi già, Ngài nhấn mạnh: “Yêu thương” là điều cần thiết đối với mọi người, vì yêu thương được bắt nguồn từ Thiên Chúa “Thiên Chúa là Tình yêu”.

Phần văn nghệ của chính các em trình diễn đã đem lại cho các phụ huynh và những người tham dự lấy làm ngỡ ngàng và thích thú; ngỡ ngàng vì không hiểu làm thế nào các cô tập cho các em nhớ những động tác của bài múa dài như thế, ngỡ ngàng vì trong sinh hoạt hằng ngày các em tỏ ra bướng bỉnh, chống chế, nhưng sao hôm nay các em lại ngoan ngoãn đến thế?

Tôi thầm khâm phục sự kiên nhẫn của Soeur phụ trách điều hành và các cô giáo nơi đây, cảm thấy rằng tuy là một nhà giáo lâu năm nhưng so với các cô, mình lại thật nhỏ bé rất nhiều.
 
ĐHY Phạm Minh Mẫn: Người công giáo hãy chung sức cùng đồng bào vun đắp nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương
+ ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn
11:30 01/12/2010
ĐÁP LẠI LỜI KÊU GỌI CỦA ĐẠI HỘI DÂN CHÚA VIỆT NAM 2010

Người công giáo hãy chung sức cùng đồng bào vun đắp nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương


1. Đại Hội Dân Chúa Việt Nam diễn ra tại Trung Tâm Mục vụ của Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 21 đến 25 tháng 11, năm 2010. Hiện diện tại Đại Hội, có 32 Giám mục, 300 đại biểu linh mục, tu sĩ, giáo dân thuộc 26 giáo phận và các dòng tu trên cả nước, cùng đại diện các cộng đoàn công giáo Việt Nam hải ngoại. Đại Hội bế mạc với lời kêu gọi 7 triệu người công giáo Việt Nam chung sức cùng mọi người thiện tâm kiến tạo nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương cho Thành phố cùng quê hương đất nước hôm nay.

Những thông tin và đề xuất sau đây là nhằm mở đường cho những nỗ lực đáp lại lời kêu gọi trên, vì sự sống và hạnh phúc của thế hệ hôm nay và mai sau.

Tình hình xã hội Việt Nam hôm nay

2. Theo thông tin của các phương tiện truyền thông trong thập niên vừa qua, bên cạnh sự phát triển rất nhanh về mặt kinh tế xã hội, có những dấu hiệu cho thấy lối sống văn hoá sự chết ngày càng lan rộng trong xã hội, như nạn phá thai hủy diệt sự sống, nạn xì ke ma tuý đưa nhiều bạn trẻ đến cái chết trắng, để lại nhiều bà mẹ, nhiều trẻ thơ sống với HIV, nạn trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ngày càng gia tăng, nạn bạo hành và phân hoá trong gia đình, cùng những tệ nạn xã hội khác, như bạo lực, tham nhũng, hàng giả, bằng giả, trụy lạc, cùng hố sâu phân cách giàu nghèo..., đang hủy hoại sự sống và phẩm giá con người Việt Nam.

3. Ai chịu trách nhiệm về sự hình thành và phát triển lối sống văn hoá sự chết này ? Khoa học xã hội xác định có ba nhân tố chung phần vào sự hình thành cách nghĩ và lối sống của mỗi con người:

(1) di truyền;

(2) môi trường xã hội gồm gia đình, nhà trường, các tổ chức trong xã hội, đạo đời, truyền thống văn hoá cùng những nét văn hoá du nhập từ thế giới toàn cầu hoá hôm nay;

(3) ý thức và ý chí của mỗi con người.

4. Kỳ thực, một số tổ chức đạo đời trong xã hội hiện nay đã quan tâm và thực hiện những biện pháp tình thế nhằm khắc phục những hậu quả nặng nề của lối sống văn hoá sự chết. Thế nhưng, để có thể giúp cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau từng bước vượt qua lối sống văn hoá sự chết trong xã hội hôm nay, cần có những giải pháp căn cơ hơn. Hiện nay chúng ta không có khả năng thay đổi những yếu tố về di truyền, nhưng chúng ta có thể góp phần xây dựng và cải tạo môi trường sống cho lành mạnh hơn, cùng huấn luyện và củng cố ý chí nơi mỗi con người.

Trách nhiệm liên đới trong xã hội

5. Để đạt mục đích trên, cần tiến hành ba giải pháp căn cơ như sau:

(1) Một là đổi mới cơ chế luật lệ hiện hành, mở ra cho mọi tổ chức đạo đời đồng trách nhiệm tham gia vào việc tổ chức và điều hành công cuộc phục vụ cho sự sống cùng nhân phẩm và nhân quyền, trước tiên là quyền sống và quyền được phát triển, của mọi người trong cộng đồng dân tộc, đặc biệt người nghèo khổ, kém may mắn, bị bỏ rơi...

(2) Hai là liên kết mọi thành phần xã hội trong nỗ lực chung. Người công giáo hãy cùng với gia đình, nhà trường và nhà giáo, nhà báo và nhà khoa học, nhà thờ và nhà chùa, nhà kinh tế và nhà chính trị, với ý thức trách nhiệm liên đới trong xã hội, quan tâm chung sức xác lập định hướng nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương cho thế hệ trẻ hôm nay.

(3) Ba là nêu gương sáng cho giới trẻ. Người công giáo hãy chung lòng với gia đình, nhà trường cùng giới lãnh đạo các tổ chức đạo đời trong xã hội thể hiện ý thức trách nhiệm nêu gương sáng thuyết phục, và truyền đạt kỹ năng sống nếp sống mới cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Thực hiện được ba giải pháp căn cơ đó, là xây nền móng cho nếp sống văn hoá mới, và mở ra một tương lai tươi sáng hơn cho người trẻ hôm nay.

Xây mới ngôi nhà chung trên nền vững chắc

6. Nếp sống văn hoá sự sống và văn minh tình thương là nếp sống mang những nét văn hoá nền tảng như sau:

(1) Thể hiện ý thức tôn trọng con người là mục đích tối cao của sự phát triển đất nước, không coi con người chỉ là phương tiện sản xuất, là công cụ cho sự phát triển. Tôn trọng con người tất nhiên đòi hỏi mọi người quan tâm trân trọng sự sống, nhân phẩm, nhân quyền, hơn là chỉ biết dùng luật lệ, quyền hành, vũ lực, tiền bạc để đối xử, giáo dục, phát triển, đổi mới con người, nhất là người trẻ...

(2) Phát huy lòng nhân ái và lòng tự trọng theo truyền thống đạo lý của dân tộc, hơn là để mình bị cuốn hút chạy theo tiền tài, quyền lực, danh vọng, thời trang, hưởng thụ trụy lạc. Đồng thời quan tâm phát huy tính trung thực và sự trong sáng đáng tin cậy, hơn là tin rằng sự thật chỉ là những gì mang tính thực dụng, đem lại tư lợi. ..

(3) Và bài học từ truyền thống văn hoá của dân tộc, "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ", vẫn còn nguyên giá trị và thật cần thiết cho công cuộc xây đắp nếp sống văn hoá mới hôm nay.

7. Thể hiện những nét văn hoá nền tảng đó trong nếp sống gia đình và xã hội, người công giáo cùng mọi người thiện tâm trong cộng đồng dân tộc, vừa tiến bước dưới ánh sáng chân lý trong trời đất, vừa đáp lại đòi hỏi của đạo lý trong thiên hạ, vừa góp phần xây mới ngôi nhà gia đình, ngôi nhà xã hội, ngôi nhà Việt Nam, xây trên nền đá vững chắc với bốn trụ cột vững bền là chân lý và tình thương, cùng công lý và hoà bình, cho đất nước cùng thế giới toàn cầu hoá hôm nay.

8. Mùa Giáng Sinh sắp đến, nhắc nhớ cho người người trong gia đình nhân loại, biến cố Con Thiên Chúa làm người mang lại bình an cho mọi người, mọi dân tộc bước đi trong ánh sáng chân lý và tình yêu. Tôi chân thành cầu chúc cho mọi người, mọi gia đình, mọi tổ chức đạo đời trong xã hội, hưởng nhận được sự bình an, niềm vui và phúc thật, qua mọi gian truân trong cuộc đời, cũng như qua mọi thăng trầm trong lịch sử đất nước mình.

Hồng Y Tổng Giám mục
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vai trò người cha và người chồng
Trầm Thiên Thu
19:37 01/12/2010
Muốn làm cha thì dễ nhưng để làm cha thì khó. Đối với con cái, người mẹ quan yếu về lĩnh vực tình cảm, người cha quan yếu về lĩnh vực tính cách. Vai trò nào cũng có tầm vóc riêng, nhưng phải làm sao giáo dục cho con cái biết sống có trách nhiệm, như R. Tagore nói: “Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, những bài học về nghĩa vụ được coi là sự giáo dục toàn diện”.

Nữ giới hướng nội, nam giới hướng ngoại. Đó là quan niệm cổ xưa, bất cân bằng. Nữ là âm, nam là dương. Càn khôn phải có âm dương hòa hợp. Nội hay ngoại đều cần, không thể tuyệt đối bất di bất dịch mà chỉ nhiều hơn hay ít hơn một chút, nội hay ngoại đều có một vị trí nhất định. Thói gia trưởng đã và đang là mối quan ngại đối với phụ nữ trong việc lập gia đình, sinh con, tham gia hoạt động xã hội,… Làm chồng thì đừng áp chế vợ, và làm cha thì đừng đè nén con cái.

Chăm sóc gia đình không chỉ là đưa tiền về nhà với động thái “ban phát”, mà nam giới còn phải cởi mở thân thiện để vợ con không ngại trò chuyện hoặc cảm thấy xa cách. Xã hội ngày nay cần có sự bình đẳng tích cực, cha mẹ cùng chăm sóc con cái. Dĩ nhiên không ai được phép ỷ lại hoặc đùn đẩy trách nhiệm. Đừng tự quan trọng hóa cũng đừng khinh suất!

Sẽ là bình đẳng nếu nam giới biết chia sẻ một nửa công việc chăm sóc gia đình với phụ nữ, nhưng vẫn giữ vai trò “chống mũi chịu sào” của gia đình. Và như vậy, người chồng luôn được người vợ nể trọng, người cha luôn được con cái kính yêu.

Để có được cái nhìn bình đẳng thực sự trong gia đình, chính nam giới phải có sự thay đổi ngay từ trong nếp nghĩ. Thật vậy, càng hiểu biết nhiều thì người ta càng dễ cảm thông và tha thứ. Sự khiêm nhường luôn có hệ lụy với sự khoan dung, còn lòng kiêu ngạo luôn gắn liền với lòng ghen tỵ.

Sống tốt là sống chân thành, không xu nịnh, không vụ lợi hoặc thực dụng, dù là trong các vấn đề sinh tử. Đó là bổn phận làm người. Lão Tử dạy: “Lo thắng người thì loạn, lo thắng mình thì bình”. Sống tốt ngay từ trong gia đình, vì gia đình là nền tảng của đất nước và xã hội, để tạo lập và bảo vệ hạnh phúc đích thực – cái mà không thể mua bằng vàng bạc hay bất cứ loại châu báu nào.

Mọi người đều là thiên thần, nhưng thiên thần chỉ mới có một cánh. Chúng ta có thể bay lên cao được nhờ biết hợp tác, biết đồng lao cộng khổ và cùng chung lưng đấu cật ở mọi hoàn cảnh. Nghèo không sợ và khổ không nao, đó là con người không bao giờ bị khuất phục. Syrius khuyên: “Nên tin vào sự can đảm của mình hơn là sự may mắn”. Không ghen ghét ai và không cầu cạnh ai thì làm gì cũng tốt.

Ca dao Việt Nam có triết lý sống đơn giản nhưng vẫn thâm thúy:

Bề trên lượng cả khoan hồng

Khiến cho bề dưới đem lòng kính yêu
 
Ý Niệm Thiên Sai Trong Do Thái Giáo
Vũ Văn An
20:53 01/12/2010
Hạn từ “thiên sai” (messiah) phát nguyên từ hạn từ Hípri “mashiach” nghĩa là “được xức dầu”. Thời Cựu Ước, xức dầu với dầu thánh là một hành vi thánh hiến. Bởi thế, ta thấy Thánh Kinh nhắc đến các vật dụng trong Nhà Tạm được xức dầu như “chiếc khiên được xức dầu” của Vua Saul, cũng như việc xức dầu các tư tế, tiên tri, tổ phụ và vua, kể cả ông vua ngoại đạo là Cyrus II, người sáng lập ra Đế Quốc Ba Tư. Theo nghĩa nguyên gốc của hạn từ, “các người được xức dầu” này đều được coi là những người nhận sứ vụ đặc biệt từ Thiên Chúa, và chính tước hiệu cũng nói lên cả tính bất khả xâm phạm trong địa vị lẫn tính thánh thiêng trong chức vụ của họ. Một cách tình cờ, tập tục xức dầu thánh này nay vẫn còn được phỏng theo tại các buổi đăng quan của vua chúa, nữ hoàng. Theo một nghĩa rộng hơn, hạn từ “chủ nghĩa thiên sai” hay ý niệm thiên sai (messianism) có ý nói tới các lý thuyết liên quan tới việc cải thiện vị thế của nhân loại trong tương lai. Chiều kích thời gian là chiều kích căn bản đối với ý niệm thiên sai này. Người ta mong diễn trình thời gian này sẽ dẫn tới một thay đổi lớn và ngay cả sự hoàn hợp sau cùng giúp cho nhân loại đạt được một tình trạng tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn và hoàn hảo hơn. Trong ngữ cảnh ấy, khởi điểm của mọi hoài mong thiên sai là một đánh giá tiêu cực đối với hiện tại. Chính vì hiện tại bị coi là không thỏa mãn, vì đầy rẫy những sự ác, đói kém, đau khổ, chết chóc, tội lỗi, nên nó cần bị thay thế bởi một thời đại mới.

Các ý thức hệ và phong trào thiên sai không nhất thiết tập trung vào một khuôn mặt thiên sai. Tuy nhiên, các phong trào ấy luôn có khuynh hướng liên kết sứ điệp cách mạng có tính ảo tưởng của họ vào một nhân cách nhiều lôi cuốn có tính đặc sủng. Mang theo mình lời hứa thay đổi triệt để cho điều tốt hơn, bất kể là hy vọng giải phóng, cứu thoát hay cứu chuộc, các phong trào thiên sai này luôn đóng một vài trò quan trọng trong lịch sử nhân loại. Trong các xã hội tiền hiện đại, trong đó, tôn giáo gây một ảnh hưởng trổi vượt, chủ nghĩa thiên sai là một trong những cỗ xe thực tiễn lớn nhằm chuyên chở việc cổ võ các cải tân vĩ đại, không chỉ có tính tôn giáo, mà còn có tính văn hóa, xã hội và chính trị nữa.

Mặc dù các phong trào thiên sai xuất hiện trong nhiều nền văn minh khác nhau, nhưng chúng đặc biệt là đặc điểm của hai truyền thống Do Thái Giáo và Kitô Giáo. Cựu Ước không bao giờ nói tới một đấng được xức dầu có tính cánh chung, một đấng sẽ tới để khai mở thời tận cùng (1), và ngay cả các đoạn tự gọi là “thiên sai” vì chứa những lời tiên tri loan báo một hoàng kim thời đại trong tương lai dưới sự cai trị của một vì vua lý tưởng, cũng không bao giờ minh nhiên sử dụng hạn từ “Thiên Sai”. Dù thế, nhiều học giả ngày nay cho rằng chủ nghĩa thiên sai của Do Thái Giáo có nguồn gốc thánh thiêng mà người Do Thái quen gán cho các vị vua của họ. Mặc dù, các vị vua được xức dầu của Israel không bao giờ được coi là “thần thiêng”, một số các phẩm tính thần thiêng và chức năng thiên sai vẫn được gán cho họ. Nhiều lời tiên tri và thánh vịnh từng được giải thích theo nghĩa này, và việc hiển dương vương quyền vẫn được nối kết với các học thuyết về thiên sai của Kitô Giáo lúc ban đầu.

Vì sự nghiệp của một số vị vua không thoả mãn được các hoài mong thiên sai vốn được đặt vào đó và vương quốc Israel liên tiếp bị các đế quốc lớn thôn tính và đè bẹp, nên người Do Thái ngày càng trở nên thất vọng với thực tại, cho nên niềm tin vào một vị vua thiên sai của họ đã được dự phóng cho tương lai. Sau thời lưu đày Babylon vào thế kỷ thứ sáu trước Công Nguyên và dưới ảnh hưởng của văn chương khải huyền đang thịnh hành lúc ấy (Bái hỏa giáo, Zorastrianism), người Do Thái Giáo tin chắc vào ý niệm tiên tri cho rằng Thiên Chúa sẽ can thiệp một cách ngoạn mục vào lịch sử, nhân danh dân riêng, qua một miêu duệ Vua Đavít; miêu duệ này sẽ giải phóng dân Do Thái khỏi ách nô lệ và việc ngài xuất hiện đã được tiên tri Êlia loan báo trước. Do đó, hạn từ “mashiach” trở thành có nghĩa “đấng được Thiên Chúa xức dầu”, đấng được xức dầu “tuyệt hảo”, thiên sai của Đấng Toàn Năng sẽ đem vinh quang của thời đại mới cho dân Do Thái. Trong ngữ cảnh này, điều thích thú cần ghi nhận là mặc dù Chúa Giêsu không nói rõ bản chất “thiên sai” của mình, nhưng những kẻ theo Người lúc ban đầu, ai cũng thấy nơi Người cái đấng “con Vua Đavít”, cái đấng “được Thiên Chúa xức dầu” ấy.

Dù sao đi nữa, các rabbi thời xưa mà tư duy còn đọng lại nơi Talmud đã mô tả đấng được xức dầu này như một người công chính, một học giả vĩ đại, một lãnh tụ tinh thần, và một vị vua can trường. Ngài sẽ cứu người Do Thái khỏi lưu đày và sẽ tái lập họ nơi lãnh thổ Israel nơi họ sẽ sống mãi trong hòa bình và độc lập. Tuy nhiên, các ông cũng nhấn mạnh rằng việc làm của đấng được xức dầu này sẽ không giới hạn vào một dân tộc đặc thù mà sẽ còn đem phúc lợi lại cho toàn thể nhân loại. Phép lạ cứu thoát dân Do Thái được coi như một điều tiên quyết đối với việc cứu thoát phổ quát. Khi đấng thiên sai ấy đến, tất cả sẽ thấy ánh sáng và sẽ tuân theo sự hướng dẫn trong giáo huấn của Thiên Chúa. Chiến tranh và tranh chấp sẽ chấm dứt, và nhân loại sẽ được dẫn vào một thời đại của đức tin, của công lý, của hoà hợp và của hoà bình phổ quát.

Với thời gian trôi qua, các hoài mong thiên sai kia mang lấy nhiều nhấn mạnh khác nhau. Có lý thuyết, được trình bày trong phần thứ hai Sách Isaia, cho rằng đấng thiên sai ấy không phải là một vị vua, hay một tư tế, hay một người nào đó, nhưng đúng hơn là một dân tộc: dân tộc Do Thái, được Thiên Chúa chọn để xây dựng Nước Thiên Chúa ngay trên mặt đất để phục vụ lợi ích mọi người. Để chu toàn sứ mệnh của mình, “dân thiên sai” này phải chịu đau khổ và gánh lấy tội lỗi nhân loại. Giáo phái Qumran, tức nhóm Do Thái Giáo sống hình thức “đan viện”, nổi tiếng thời ta như nhóm đã gìn giữ các Sách Cuộn Biển Chết, tin một học thuyết về tính thiên sai kép: đấng thiên sai tư tế xuất thân từ Nhà Aaron và đấng thiên sai vương giả xuất thân từ Nhà Đavít. Quan niệm này rõ ràng cho thấy các đấng được xức dầu này không được quan niệm như các vị cứu tinh theo nghĩa Kitô Giáo nhưng đúng hơn như các lãnh tụ lý tưởng chủ trì trật tự xã hội tôn giáo có tính “thiên sai” theo ý Thiên Chúa.

Việc người Rôma phá hủy Đền Thờ Giêrusalem năm 70 sau Công Nguyên, tiếp theo là tình trạng lưu đày, chịu bách hại và đau đớn, chỉ càng tăng cường chủ nghĩa thiên sai của người Do Thái, dựa vào ý niệm cho rằng một thời kỳ nhiễu nhương và tai họa phải đi trước việc đấng thiên sai xuất hiện. Trong tiếng Hípri, "chevlei mashiach," có nghĩa “cơn đau đẻ” của thời đại thiên sai. Suốt trong lịch sử Do Thái, mọi cuộc tàn sát từng sát hại dân tộc Do Thái đều được kèm theo một sự gia tăng tâm tình thiên sai thiết tha nơi họ. Thời Trung Cổ, niềm tin thiên sai đã triển nở thành niềm hứng khởi đại chúng; lòng hứng khởi này thường được nuôi dưỡng bằng nhiều tính toán dựa vào Sách Đanien và nhiều đoạn Sách Thánh khác cho thấy sự xuất hiện của đấng thiên sai đã đến gần lắm rồi. Chủ nghĩa “con Đavít”, với các hệ quả chính trị của nó, đã bị phủ bóng bởi các ý niệm có tính khải huyền về một khuôn mặt có tính huyền nhiệm và phần nào thần thoại hơn. Vào thế kỷ thứ sáu, ở thành phố Safed, vốn là trung tâm của phong trào Kabbalist (2), một ngành của nền huyền nhiệm Do Thái, cơn sốt thiên sai càng tăng cường độ dưới ảnh hưởng mạnh của Rabbi Isaac Luria. Ông này tự coi mình là Đấng Thiên Sai Ben Joseph, người mà theo một số nguồn tài liệu, vẫn được coi là phải đến trước vị cứu tinh thứ hai và tối hậu là Mashiach Ben David. Trong thời kỳ này, hầu như mọi thế hệ đều có những vị tiền hô thiên sai và ngụy tạo, mà người tai tiếng nhất chính là ngụy thiên sai Shabbetai Tzevi vào thế kỷ thứ bẩy.

Niềm tin kiên vững vào đấng thiên sai và các hoài mong tha thiết vào việc vị này xuất hiện sau đó đã trở thành nhất định trong tư duy Do Thái Giáo đến độ được liệt kê trong Mười Ba Nguyên Tắc Đức Tin được nhà triết học Do Thái vĩ đại là Maimonides đưa ra vào thế kỷ thứ 12 và nay được lồng vào sách kinh nguyện của Do Thái. Nguyên tắc 12, tức nguyên tắc trở thành ca khúc tử đạo thời Quốc Xã Diệt Chủng, nói như thế này: “Anima'amin be 'emunah shleimah be'viat ha'Mashiach. Ve'af al pi shevitmameah, im kol zeh achkeh lo bechol yom sheyavo”, nghĩa là: “Với một đức tin hoàn toàn, tôi tin vào sự xuất hiện của Đấng Được Xức Dầu. Và dù Người còn chần chờ chưa tới, tôi vẫn hàng ngày chờ đợi Người đến”. Quan niệm của Maimonides về đấng thiên sai chẳng có chi khải huyền hay huyền nhiệm. Đúng hơn, nó thuần lý, nhấn mạnh tới bản chất không phép lạ của thời đại thiên sai.

Dù phần lớn người Do Thái ngày nay không tham gia các phong trào thiên sai tích cực, tuy thế, nhiều người vẫn có sự xác tín mạnh mẽ, hết lòng rằng quả sẽ có một thời đại thiên sai. Niềm tin của họ vào sự xuất hiện của đấng thiên sai đem lại sức mạnh và lòng can đảm cho người Do Thái để họ đương đầu với nghịch cảnh mà dân tộc họ từng chịu đựng qua bao thời đại. Sự sống còn của Do Thái Giáo hiển nhiên phần lớn tùy thuộc niềm hy vọng vô biên vào một tương lai thiên sai. Bất chấp âm hưởng tâm linh và huyền nhiệm của nó, ý niệm thiên sai của người Do Thái chủ yếu vẫn có tính thực tiễn và qui về hành động. Các hoài mong thiên sai của họ không phải chỉ là những giấc mơ. Chúng là các mục tiêu cụ thể đem lại cho họ sự thúc đẩy phải tích cực làm việc cho một thế giới tốt hơn, một thế giới trong đó các giá trị luân lý và đạo đức của truyền thống Do Thái sẽ thắng thế, một thế giới trong đó, các lý tưởng có tính tiên tri tối cao về công chính và cộng đoàn sẽ trở thành thực tại. Ý thức hệ Xion, hiểu như một phong trào giải phóng và trở về tụ họp từ lưu đày ("Kibbutz Galuyot"), chắc chắn có nguồn gốc thiên sai. Mặt khác, việc người Do Thái dấn thân vào nhiều phong trào tiến bộ và cách mạng trên khắp thế giới quả là một dịch bản được thế tục hóa từ ý niệm thiên sai truyền thống của họ. Họ tin rằng, bất chấp các khía cạnh tâm linh và vũ trụ, việc cứu rỗi phải được lồng vào ngữ cảnh lịch sử, chính trị và xã hội trong thế giới họ đang sống (3).

Điều quan trọng cần nhấn mạnh là dù người Do Thái tin vững vào việc xuất hiện của đấng thiên sai, nhưng niềm tin ấy không hẳn là một yếu tố nâng đỡ đức tin của họ. Trái với tín lý Kitô Giáo (4), một tín lý không thể nào quan niệm được mà không có Đấng Được Xức Dầu, trong Do Thái Giáo, Đấng Thiên Sai chỉ là một ý niệm đến sau (afterthought), tự nó không hẳn là một nguyên lý gốc rễ. Bởi thế, ngay Hillel II (5), nhà tư tưởng vĩ đại của Do Thái, dù tin vào sự cứu rỗi, vẫn bác bỏ việc xuất hiện của đấng thiên sai. Các hợp tuyển rabbinic và nền phụng vụ Do Thái nhấn mạnh rằng tác giả cứu rỗi là Thiên Chúa chứ không phải đấng thiên sai. Đấng thiên sai chỉ là một dụng cụ qua đó sự tối cao của Thiên Chúa tự tỏ mình ra mà thôi.

Theo cái nhìn của người Do Thái, đâu mới là điều thực sự xẩy ra vào “ngày của đấng thiên sai”? Câu hỏi này, theo giáo sĩ Henry I. Sobel, cần được trả lời theo hai quan điểm: quan điểm chính thống và quan điểm tự do. Cả hai quan điểm này đều phát sinh từ các đoạn Thánh Kinh, giáo huấn rabbinic, và các nguồn khác trong nền văn chương Do Thái. Người Do Thái chính thống tiếp tục chờ đợi sự xuất hiện của đấng thiên sai có bản vị; khi vị này tới thế gian, ngài sẽ làm nhiều phép lạ: người mù sẽ nhìn thấy, người điếc sẽ nghe thấy, người què sẽ bước đi, và người chết sẽ sống lại. Sẽ không còn đau khổ, bệnh hoạn, nghèo đói, chết chóc. Họ duy trì nguyên vẹn lý thuyết coi đấng thiên sai như chồi cây của Nhà Đavít, đấng sẽ cai trị tại Giêrusalem và sẽ tái thiết Đền Thờ. Vì lý do này, một số người Do Thái cực chính thống chống lại chủ nghĩa Xion (zionism) và việc thiết lập ra Nhà Nước Israel, coi nó chỉ như một ngụy cứu rỗi phàm nhân, và can thiệp vào kế hoạch Thiên Chúa trong việc phái tới một sứ giả đặc biệt để tụ tập mọi lưu dân về Xion. Tuy nhiên, phần lớn người Do Thái chính thống nhìn nhận việc thiết lập quốc gia Israel như bước khởi đầu của việc cứu rỗi, một hành vi dẫn khởi được thi hành dưới sự hướng dẫn của Thiên Chúa và là một hành vi sẽ được Thiên Chúa hoàn thành trong tương lai. Người Do Thái theo quan điểm tự do, trái lại, duy trì niềm tin cổ truyền vào một thế giới sau cùng sẽ được cứu rỗi, nhưng không phải nhờ một sứ giả đặc biệt do Thiên Chúa sai tới. Điều họ chờ đợi là việc xuất hiện một thời đại thiên sai trong đó, công lý, tình huynh đệ và hòa bình sẽ thống trị và mọi người sẽ sống bằng giáo huấn của Thiên Chúa. Vào ngày đó, lời tiên tri của Dacaria, tức hy vọng độc thần cho toàn thể nhân loại, sẽ nên trọn: “Chúa sẽ là Đấng Duy Nhất, Danh Người sẽ duy nhất”.

Căn cứ vào cả hai quan điểm chính thống và tự do trên, Do Thái Giáo đều không nhìn nhận Đấng Được Xức Dầu đã xuất hiện rồi. Tại sao? Đơn giản vì các hoài mong thiên sai của họ chưa được cụ thể hóa. Bóc lột chưa chấm dứt, chiến tranh chưa dừng lại, hận thù chưa tan biến, khó nghèo chưa mất đi. Trên hết, việc tái sinh thiêng liêng của nhân loại, một việc được dự ứng thiết tha, chắc chắn chưa được hoàn tất. Talmud ghi lại rằng trong thế kỷ thứ hai, Rabbi vĩ đại Akiva (6) từng tin rằng Bar Kochba (7) là đấng thiên sai. Ấy thế nhưng khi cuộc nổi dậy của Bar Kochba chống lại người Rôma bị dẹp tan một cách tàn bạo, Rabbi Akiva phải nhìn nhận rằng Bar Kochba không phải là đấng thiên sai vì ông ta không đem lại được hòa bình. Cũng thế, người Do Thái không nhìn nhận Chúa Giêsu là đấng thiên sai. Họ tin rằng Người là một vĩ nhân, một thầy dạy vĩ đại đã lên tiếng truyền dạy các lý tưởng phổ quát của đức tin Do Thái, một con người nhân bản đầy mẫn cảm và thông sáng, được lòng mộ mến thiên sai thời Người đánh động. Chỉ có thế, họ không nhìn nhận Người là đấng thiên sai vì Nước Thiên Chúa chưa tự tỏ mình ra.

Theo Rabbi Sobel, điều quan trọng cần nhấn mạnh là người Do Thái không bác bỏ các ý niệm của Chúa Giêsu về Thiên Chúa. Dù sao, các ý niệm ấy chủ yếu vẫn là các ý niệm Do Thái và căn bản được rút ra từ các giáo huấn của Torah mà Người vốn được dưỡng dục. Vấn đề quan yếu đối với người Do Thái là tín điều Kitô Giáo cho rằng Thiên Chúa đã trở nên người phàm và để cho Con Một của mình chịu cái chết hy sinh để đền tội cho nhân loại. Do Thái Giáo không chấp nhận bất cứ sự phân biệt nào giữa con người nhân bản này với con người nhân bản khác. Không con người nhân bản nào thần thánh hơn con người nhân bản nào. Các rabbis Do Thái giải thích rằng toàn thể nhân loại đều từ Adong mà ra. Tại sao chỉ từ Adong? Để không ai có thể nói rằng cha của mình cao hơn bất cứ cha nào khác. Chỉ có một phụ quyền thần thánh và chỉ có một huynh đệ nhân bản duy nhất phổ quát. Vì Thiên Chúa làm nên mọi người đều bình đẳng, nên không một con người nhân bản nào có thể là trung gian giữa Thiên Chúa và những con người nhân bản khác. Ngay Môsê, người được nói truyện với Thiên Chúa “mặt đối mặt”, như Thánh Kinh dạy ta, cũng chỉ là “người phàm Môsê” (8).

Người Do Thái nghĩ thế, vì đối với cả người Do Thái chính thống, đấng thiên sai mong đợi cũng chỉ là một con người. Thực vậy, tên của đấng thiên sai ấy trong Sách Đanien vẫn là “Ben Adam” nghĩa đen là “con của con người” chứ không phải “Con Thiên Chúa” như trong quan niệm của Kitô Giáo. Trong lý thuyết Do Thái, với việc nhấn mạnh tới chủ nghĩa độc thần chặt chẽ, không thể lồng Thiên Chúa vào bất cứ khuôn hình hay hình thức nào. Niềm tin vào một đấng thiên sai thần thánh, Con Thiên Chúa nhập thể, đi ngược lại xác tín Do Thái về sự tối cao tuyệt đối và duy nhất của Thiên Chúa. Tuy nhiên, nhiều tư tưởng gia Do Thái, trong đó có Maimonides, triết gia thời Trung Cổ đã nhắc trên đây, coi Chúa Giêsu là dụng cụ thần thánh Thiên Chúa dùng để làm cho nhân loại quay về với đức tin thật sự. Theo Maimonides: “Mọi giáo huấn của Chúa Giêsu dọn đường cho sự xuất hiện của Vị Vua Được Xức Dầu và chuẩn bị cho nhân loại hợp nhất và cùng nhau như một thờ phượng Thiên Chúa”.

Một số giới trong Do Thái Giáo nghĩ rằng sự kiện có những khác biệt giữa người Do Thái Giáo và Kitô hữu không nên ngăn cản họ trở nên anh chị em, những người có thể làm việc với nhau vì các mục tiêu vĩ đại và cao cả. Họ bảo: anh chị em bao giờ lại không khác nhau. Khác nhau về ý kiến, tư duy, xác tín. Nhưng điều quan trọng hơn những cái đó chính là tình yêu, tình yêu sẽ kết hợp họ như anh chị em. Kitô hữu và người Do Thái Giáo có chung hai giá trị nền tảng: tin Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa và là Cha nhân loại, và các nguyên tắc và lý tưởng luân lý từng tạo nên gia tài đạo đức chung của Do Thái và Kitô Giáo. Họ bảo: Kitô hữu và người Do Thái Giáo không hiện diện ở đời này để đua tranh nhau; họ hiện diện ở đời này như đồng minh, như người hùn hạp, gánh vác chung trách vụ thánh thiêng là đem ánh sáng cho thế giới và xây dựng Nước Thiên Chúa trên trần gian. Họ nên tiếp tục làm việc với nhau, luôn cố gắng hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn, mà không mất đức tin thiên sai của họ. Dù sao, theo nghĩa sâu sắc nhất, ý niệm thiên sai vẫn đồng nghĩa với hy vọng (9).

Các tâm tình tích cực trên thực ra rất hiếm trong các giới Do Thái Giáo, kể cả lúc này. Và chúng vốn không phải của riêng họ. Kitô Giáo, nhất là Công Giáo vốn đã gọi và thực sự coi người Do Thái Giáo là anh chị em của mình từ lâu. Không ai có thể gọi hành vi giúp người Do Thái của Đức Piô XII và của man vàn các cá nhân và tổ chức Công Giáo trong thời Quốc Xã là gì khác hơn là tình anh chị em trong một đức tin Ápraham. Và cũng không ai không rõ người Do Thái vẫn khăng khăng kết tội Đức Piô XII và cả Giáo Hội Công Giáo đã “im lặng” để Hitler mặc tình sát hại họ. Rồi từ Công Đồng Vatican II cho tới nay, Giáo Hội Công Giáo dưới sự dìu dắt của các vị Giáo Hoàng Gioan XXIII, Phaolô VI, Gioan Phaolô I, Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI liên tiếp “hạ mình” nhìn nhận vai trò “anh hai” của họ chỉ để cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Nhưng người Do Thái nhiều khi vẫn giữ nguyên thái độ của người anh cả trong câu truyện Đứa Con Trai Hoang Đàng, đầy ghen tương và thù ghét. Dịp viếng Thánh Địa năm 2009, bản thân người viết đã được đọc cuốn hướng dẫn du lịch tựa là “The Golden Tourist Guidebook to Arts, Tradition & Leisure” khá dày và in rất mỹ thuật để sẵn trên bàn các phòng Khách Sạn The Olive Tree. Cuốn sách có nói về ý nghĩa Giêrusalem đối với người Kitô Giáo, và đã mỉa mai nhận định rằng, đối với Kitô hữu “Một đàng, nó là thành phố nơi (Chúa) Giêsu chịu thống khổ, chịu đóng đinh và được chôn cất, cho nên nó thánh thiêng. Nhưng mặt khác, (Chúa) Giêsu lại từng tiên đoán ngày nó bị hủy diệt. Các trưởng lão của Giáo Hội tin rằng một Giêrusalem đổi mới chỉ dành cho các Kitô hữu mà thôi, vì Kinh Thành Do Thái đã bị tiêu hủy và sẽ không bao giờ được họ tái thiết”. Sách cũng nói tới khía cạnh tiêu cực của những cuộc hành hương của Kitô hữu tới Giêrusalem thời Trung Cổ: “Các di bảo (relics) từ nhiều địa điểm khác nhau đã được phân phối từ Giêrusalem cho khắp thế giới…”. Chưa hết, điều họ nhấn mạnh hơn hết để kết luận về phần này là: “Việc người Do Thái thiết lập ra quốc gia Do Thái và việc tái thiết Giêrusalem không phù hợp với thái độ truyền thống của người Kitô Giáo. Một số Kitô hữu coi việc đó như một mâu thuẫn với tín điều của họ”. Bước sang thế kỷ 21, người Do Thái dường như vẫn chưa thoát ra được gọng kìm lịch sử từng giam hãm họ hơn 20 thế kỷ qua.

Sẽ đăng: Ý Niệm Thiên Sai theo Kitô Giáo

Chú Thích

(1) Theo quan điểm Do Thái Giáo. Xin xem phần Ý Niệm Thiên Sai Theo Kitô Giáo (sẽ đăng)

(2) Kabbalah là một môn phái tư tưởng quan tâm tới khía cạnh huyền nhiệm của Do Thái Giáo theo trường phái Rabbi. Họ dùng các giáo huấn thần bí để giải thích mối liên hệ giữa Đấng Tạo Hóa vĩnh hằng, mầu nhiệm và vũ trụ hữu tử, hữu hạn vốn là vật Người tạo nên.

(3) Dù có người cười mà cho rằng họ là thành phần giầu có nhất của xã hội Mỹ, và là các nhóm vận động hành lang đã không tặc ngân sách ngoại viện.

(4) Henry I. Sobel, Judaism And Messianism Ecumenical Trends, May 1982 (Nguyên thủy, Rabbi Sobel trình bày bài này như một diễn văn đọc tại Ủy Ban Quốc Gia Đối Thoại Tôn Giáo Giữa Người Do Thái Giáo Và Người Công Giáo tại Sao Paulo, Brazil, tháng Giêng, 1982.)

(5) Hillel II, cũng được gọi vắn tắt là Hillel, vốn là thành viên của Thượng Hội Đồng Do Thái trong các năm 320 và 385 Công Nguyên, được coi như cha đẻ ra lịch cố định của Do Thái.

(6) Rebbe Akiva ben Yosef (khoảng 50– khoảng 135 Công Nguyên), một thế giá lớn trong các vấn đề về truyền thống Do Thái và là một trong những người đóng góp chủ chốt nhất vào công trình Mishnah (san định các lời truyền khẩu của Do Thái Giáo, tức Torah Truyền Khẩu, và công trình lớn đầu tiên của Do Thái Giáo rabbinic) và công trình Midrash Halakha (bộ phương pháp xưa nhất nghiên cứu và giải thích Thánh Kinh Do Thái)

(7) Cuộc nổi dậy của Bar Kokhba (132–136) chống lại Đế Quốc Rôma. Đây là cuộc nổi dậy thứ ba của người Do Thái và là cuộc nổi dậy sau cùng trong chiến tranh giữa người Do Thái và Rôma. Simon bar Kokhba, viên lãnh tụ của cuộc nổi dậy này, được coi như đấng thiên sai, người anh hùng tái lập Israel. Ông ta dành được độc lập cho Israel trong 2 năm, rồi sau đó bị đạo quân Rôma gồm 12 lữ đoàn đè bẹp.

(8) Nhưng có người cười, cho rằng, mọi người bình đẳng, nhưng sao lại có Dân Riêng?

(9) Henry I. Sobel, tài liệu đã dẫn
 
Văn Hóa
Cuộc thi Nhánh Huệ Nước Trời: Sơ Khảo Văn - 1
Nhiều tác giả
09:38 01/12/2010
CUỘC THI NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI: SƠ KHẢO VĂN - 1

Cuộc thi viết Nhánh Huệ Nước Trời chuyển mình hơi chậm nhưng rồi cũng đến mùa nở hoa.
Hòa cùng với nhịp thơ Tôn Vinh Thánh Giuse và Cổ Võ Đức Khiết Tịnh, những dòng Văn Xuôi cũng đã lan ra những hơi thở trầm lắng phảng phất hương Huệ thánh khiết. Lãng đãng trong cõi chiêm niệm sâu xa gương sống của Thánh Cả, các tác giả đã chuyển tải một vài ngưỡng vọng, một thoáng suy tư và ít nhiều cảm nghiệm với chàng trai trẻ Giuse ngày xưa để hy vọng và gửi gắm cho những chàng trai Giuse hôm nay…
Có thể hơi thở chưa sâu, Thần Khí chưa thấm nhưng tưởng chừng như thế cũng đã là quá nhiều đối với một người trầm lặng như Thánh Cả! Và hương khiết tịnh vẫn còn bãng lãng đâu đó như gọi mời mọi người gia tăng lòng nhiệt thành khám phá.

Kính mời quý tác giả nhiệt tình tham gia.
Xin được kính giới thiệu một số bài văn xuôi đầu tiên.
Kính,
Người Làm Vườn


Mã số bài: K.001

ĐOAN HỨA KHIẾT TỊNH


CẢNH MỘT.

Trong phòng trọ đơn sơ, hai bạn gái đang ngồi sánh vai cùng học bài trên một chiếc bàn cũ. Trên vách có treo một ảnh Thánh Gia thất. Đã khoảng 8 giờ tối. Ánh sáng đèn vừa phải.
Huệ liếc nhìn Lan, ánh mắt băn khoăn:
- Lan nè, mấy bữa nay mình thấy bạn có vẻ hay lo nghĩ…
- Không… chẳng có gì đâu!
Lan chống chế, mặt hơi ngượng ngùng. Huệ mỉm cười, quay hẳn người lại:
- Trên mặt bạn một chữ "có" to tướng mà còn chối.
Lan mắng bạn:
- Con nhỏ này định… đi guốc trong bụng người ta chắc…
Cả hai cô gái cùng cười phá lên. Họ lại tiếp tục học, lát sau, Lan ngập ngừng gọi Huệ:
- Huệ nè …
- Gì hả?
- Mà thôi, cũng chẳng có gì đâu.
Huệ quay nhìn,vỗ vai bạn:
- Lan này, có gì thì cứ nói đi.
- Thôi nữa …
- Hôm nay Lan làm sao vậy? Nói đi mà.
- Mình...
Huệ dỗ dành Lan:
- Mình nghe đây, nói đi đừng ngại.
Lan hơi thẹn:
- Anh Cường...
Huệ im lặng nhìn Lan như khuyến khích bạn nói, Lan sửa lại thế ngồi như thu hết can đảm để kể lại chuyện lòng:
- Anh Cường mấy hôm nay có những hành vi... làm mình thấy sợ, anh ấy cứ muốn mình chiều anh ấy...
Huệ thảng thốt:
- Lan đã...
Lan đập nhẹ vào vai Huệ:
- Đồ quỷ, mình chưa, nhưng mình cũng khó nghĩ quá!
Huệ ngiêm trang:
- Bạn rất đúng, mình mừng là bạn đã xử sự khôn ngoan.
- Theo Huệ, mình phải làm sao? Mình rất sợ anh Cường sẽ giận mình, mình không muốn mất anh ấy.
Huệ trầm tư:
- Khó đây! Nhưng tại sao ta không cậy nhờ ơn Chúa? Có hai Đấng rất mạnh thế trước toà Chúa, Lan ơi... Chỉ cần ta biết chạy đến kêu nài, các Đấng sẽ cầu thay nguyện giúp cho ta ngay.
- Huệ đang nói đến Đức Mẹ và Thánh Giuse à?
Huệ nhìn lên ảnh Thánh Gia:
- Phải, tình yêu giữa anh Thanh và mình trở nên cao đẹp cũng là nhờ hai Đấng phù giúp. Lan có biết khu rừng thông bên Sao Biển, nơi có tượng Đức Mẹ và Thánh Giuse của nhà dòng mà hiện nay đang nằm trong diện bị giải toả không?
- À, mình cũng có nghe nói. Người ta bảo cầu nguyện ở đấy linh lắm.
- Thật ra, Lan nên hiểu thế này. Thứ nhất, ta cần phải có đức tin để không bị nhầm lẫn giữa tượng đất là hình ảnh của đấng mà ta kính mến với chính các Đấng ấy. Thứ hai, chỉ có mình Thiên Chúa là đấng ban ơn và cũng là nguồn mạch mọi ơn sủng. Còn các Thánh, kể cả Đức Mẹ và Thánh cả Giuse chỉ cầu thay nguyện giúp cho ta thôi. Nhưng vì các Ngài đẹp lòng Chúa nên lời cầu của các Ngài rất được Chúa nhận lời. Người ta đã sánh ví Đức Mẹ như Máng Thông Ơn Chúa và Thánh Giuse thì ra lệnh ở trên trời hơn là cầu khẩn!
- Dạ, thưa Cha, con biết rồi khổ lắm nói mãi...
Hai cô bạn ôm nhau cười, tâm tư trút được gánh nặng.


CẢNH HAI.

Cũng trong căn phòng trọ của hai cô sinh viên, bốn giờ chiều, chỉ mình Lan ở nhà, cô có vẻ băn khoăn nhưng rồi cương quyết lấy điện thoại di động ra, bấm số gọi, và có tiếng trả lời...
Lan:
- Em đây.
Cường:
- Có việc gì vậy em?
Lan:
- Ngay bây giờ anh có rảnh không? Chở em đi đàng này một tí.
Cường:
- Được, em sửa soạn đi, anh đến ngay.
Lan đến trước gương, chải sơ lại mái tóc, liếc nhìn mình trong gương rồi vội vã ra cửa khi nghe tiếng xe máy của Cường. Trước cửa phòng trọ, Cường ngồi trên chiếc xe đang nổ máy, xóm nghèo, con hẻm nhỏ và vắng vẻ. Lan khoá cửa và bước đến cạnh Cường:
- Anh có biết tượng Mẹ bên Sao Biển không?
- Biết, có gì vậy em?
- Chở giùm em qua đấy, em có chuyện quan trọng cần khấn với Mẹ và Thánh Giuse.
Cường nhìn Lan vẻ dò hỏi nhưng anh chỉ đáp:
- Được, em lên xe đi.
Chiếc xe rồ máy, đưa hai người đi ra con hẻm.

CẢNH BA.

Rừng thông bên Sao Biển, chiều yên tĩnh, nắng nhạt. Cảnh rất đẹp, thiên nhiên tươi mát. Một bên là biển bao la với sóng và gió. Một bên là rừng thông thưa thớt với hai tượng Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse đặt cách nhau chừng mười mét, dưới chân hai tượng Thánh có rất nhiều hoa tươi và những bảng đá tạ ơn vì đã được cứu giúp, có vài người đang nghiêm trang, thầm thĩ cầu nguyện. Quang cảnh hết sức im lặng, chỉ nghe tiếng gió lồng lộng. Đôi bạn rón rén bước đến gần tượng Mẹ, cung kính làm dấu Thánh Giá rồi ngước nhìn lên tượng Mẹ, lặng lẽ cầu nguyện.
Lát sau, Lan làm dấu Thánh Giá, cúi mình chào tượng Mẹ rồi khều nhẹ Cường.
Cường cũng làm theo như cái máy và bước theo Lan. Đôi bạn tiến sang Tượng Thánh Cả Giuse, cũng lại làm dấu Thánh Giá, lặng lẽ cầu nguyện rồi cúi chào ra về. Đôi bạn lặng lẽ đi ra chỗ đậu xe. Đến nơi, Cường hỏi Lan:
- Em cầu xin điều gì thế?
- Em có một chuyện khó, riêng em thôi. Em muốn xin hai Đấng cứu giúp.
Mà em sẽ làm tuần cửu nhật đấy, anh có giúp em không?
Cường nhìn người yêu thương mến:
- Giúp quá đi chứ, thú thật anh cũng thấy lòng thanh thoát khi cùng em đến
đây. Khung cảnh trang nghiêm và an bình quá.
- Vâng, chỉ tiếc một nơi trang nghiêm như vậy sắp phải bị giải toả!
Cường cũng chắc lưỡi:
- Tiếc thật. À mà sao dưới chân tượng Thánh Cả lại chỉ toàn là hoa huệ vây?
- Hoa huệ tượng trưng cho sự trinh khiết, các tượng của Thánh Cả Giuse đều khắc hình Thánh Nhân đang cầm nhành Huệ trắng trên tay, ý nói Ngài là Đấng sống khiết trinh và bảo vệ đức trong sạch.
- Anh hiểu mà...

CẢNH BỐN.

Hai tuần sau...
Ghế đá công viên, chiều nhạt nắng. Cường ngồi bên Lan, có vẻ đăm chiêu:
- Em này, không hiểu sao anh bỗng nhớ những chiều cùng em cầu nguyện bên Sao Biển!
Lan cười nhẹ:
- Cần gì phải nhớ, chúng ta cứ chở nhau qua Sao Biển mỗi chiều cũng được mà!
- Ừ, anh lẩn thẩn thật.
Cường có vẻ do dự, cuối cùng anh quyết định thổ lộ:
- Em biết không, thú thật, thời gian trước anh yêu em kiểu khác, anh muốn... em đến điên lên được! Nhưng từ ngày theo em cầu nguyện bên Sao Biển, anh bỗng thấy lòng mình từ từ thay đổi. Em thánh thiện quá làm anh bị lây em mất rồi, giờ anh thấy yêu em hơn, ý nghĩ phải bảo vệ sự trong trắng cho tình yêu của chúng mình cứ hiện lên, đẩy lui những tư tưởng không lành mạnh xưa. Chúng ta gìn giữ cho nhau cho đến ngày mình thành vợ chồng, em nhé?
Lan ngả đầu lên vai Cường dịu dàng:
- Vâng, em nghe anh.
Cô nhìn lên trời, thầm tạ ơn Đức Mẹ và Thánh Cả đã nhận lời kêu nài của cô:
- Anh ơi, Huệ và Thanh đã ghi danh đoan hứa khiết tịnh trước hôn nhân đấy, hay là mình cũng làm vậy đi anh.
- Ủa, có chuyện ấy sao, thông tin đó ở đâu vậy?
- Ở trên trang web “Hướng Về Đại Hội Dân Chúa”, họ ghi danh nhiều và sôi nổi lắm. Anh vô xem nha.
- Vậy chúng ta cùng nghiên cứu kỹ rồi ghi danh em nhé!
Lan gật đầu sung sướng. Cả hai nhìn nhau cười rạng rỡ, họ cùng cảm nhận được niềm hạnh phúc ngọt ngào và tâm hồn thanh thản khi chọn sống mối tình trong sạch.

Mã số bài: V003

CHẠY TRỐN

Giật mình tỉnh giấc, Giuse mệt mỏi và lắng lo. Dưới ánh sáng tù mù của ngọn đèn nhỏ, Maria và Hài Nhi vẫn yên giấc trên chiếc giường tạm bợ do ông tận dụng từ những thanh gỗ cũ, những cành chà là và rơm rạ được bòn mót suốt mấy ngày qua.
Ông vừa trải qua một giấc mộng kinh hoàng! Trong mơ, ông thấy Thần Sứ Chúa hiện ra, lay gọi ông dậy, ngài báo cho ông một tin dữ: Vua Hêrôđê đang sai người tìm giết Hài Nhi; ngài lệnh cho ông phải lập tức đem Hài Nhi và Mẹ Người lánh sang Ai Cập. Giấc mơ vẫn còn rõ ràng đến từng chi tiết! “Có lẽ là thật, không phải mơ!”, Giuse lẩm bẩm và đưa tay vuốt những hạt mồ hôi vẫn đang rịn ra trên trán. Nhìn ra ngoài, màn đêm vẫn đen kịt, “Chắc là nửa đêm!”, ông thầm nghĩ. Đứng lên, bước ra cửa, ông thì thầm, “Lạy Chúa, xin cứu giúp sự yếu hèn của con. Chúa ở cùng con, dù qua lũng tối âm u, con không sợ hãi chi”. Ông thở hắt thật mạnh rồi quả quyết bước vào đánh thức Maria dậy. Ông kể vắn tắt cho nàng nghe về giấc mơ của mình và ý định ra đi. Maria nhìn ông với vẻ vâng phục:
- Chàng quyết sao, em nghe vậy. Mà em cũng tin như chàng, đây là sự thật chứ không phải mơ đâu.
- Vậy nàng bồng Hài Nhi, ta thu xếp nhanh hành lý rồi đi ngay, phải ra đi trước khi trời sáng!
Ông thở dài, nhặt vội một ít vật dụng cần cho hai mẹ con, hành lý chỉ vỏn vẹn một tay nải nhỏ! Chúa bảo ông đem hai mẹ con lánh sang Ai Cập đang khi hai ông bà không tiền bạc, chẳng ngựa lừa, lại càng không hiểu tiếng xứ người! Một tương lai đen tối tựa như màn đêm ngoài kia! Ông thầm nhủ, “Có Chúa ở với tôi, dù bước đi trong lũng tối, tôi không hề sợ chi...”.
Mắt ông chợt nhìn thấy Hài Nhi vẫn đang ngủ vùi trên tay mẹ, Giuse chợt thấy lòng mình ấm áp và vững tin. “Thì ra, mình đang ở cạnh Chúa”. Ông quả quyết đeo tay nải lên vai:
- Nàng đưa con trẻ cho ta rồi nắm lấy thắt lưng ta mà đi, đường tối lắm!
Maria ngoan ngoãn trao Hài Nhi cho Giuse và nắm chặt thắt lưng chồng. Nàng tin vào Chúa và người bạn đời mà Chúa đã quan phòng ban cho mình. Gần như với hai bàn tay trắng, Thánh Gia băng mình vào đêm tối mịt mùng, phía sau là hang Bêlem nghèo khó và trước mặt là Ai Cập đầy chông gai…

Mã số bài: V005
CHIẾN ĐẤU

Anh tẩn mẩn vẽ những nét cọ cuối cùng để hoàn thành bức tranh Thánh Giuse. Cành huệ trong tay Ngài màu trắng tinh nổi bật giữa các màu khác. Đây là món quà anh sẽ tặng con trong ngày bổn mạng với biết bao tâm tình của anh. Cả anh và con đều nhận Thánh Giuse làm quan thầy. Trên bàn thờ, lúc nào cũng có ảnh Thánh Giuse với khuôn mặt hiền lành, thánh thiện…
Từ ngày vợ anh mắc bệnh tâm thần anh phải một mình chăm vợ nuôi con. Vợ anh cả ngày thơ thẩn trong xóm, nhặt cỏ lá cài lên tóc, trên môi lúc nào cũng nở nụ cười dịu dàng nhưng điên dại. Nhiều lúc anh nhìn vợ cười mà anh đau lòng ứa nước mắt. Anh muốn vợ anh đừng suốt ngày cười như thế. Anh khẩn cầu Thánh Giuse giúp anh chữa bệnh cho vợ. Cái tuổi ba lăm, những thôi thúc xác thịt cắn xé anh triền miên. Vợ anh vẫn căng tràn sức sống nhưng anh không cho phép mình làm như thế, dù sao vợ anh cũng điên dại, không ý thức chuyện vợ chồng, anh làm như thế khác nào thú vật. Dục vọng gào thét như tiếng muôn mãnh thú trong rừng hoang, như cây héo hắt chờ cơn mưa. Khao khát dục vọng nẩy lên trong anh những ý nghĩ tội lỗi. Anh nghe máu nóng trào trong cơ thể mình. Anh giằng co, vật lộn với ý niệm tội lỗi và đức khiết tịnh. Nhiều đêm thức giấc anh chạy ra vườn đứng khóc một mình. Anh nguyện xin Thánh Giuse nâng đỡ anh. Thánh Giuse cũng trẻ như anh nhưng đã sống khiết tịnh trong gia đình xưa. Anh hy vọng anh cũng chiến thắng vẻ vang như Ngài.
Anh bị cuốn trôi giữa dòng nước lũ mênh mông trắng xóa. Anh vùng vẫy gào thét kêu cứu nhưng vô vọng. Xung quanh anh chỉ một màu của tan hoang. Không ai nghe tiếng anh. Vợ và con của anh cũng bị nước cuốn trôi, họ gào thét đưa tay cầu cứu anh. Anh tuyệt vọng, anh không thể cứu mình cũng không thể cứu vợ con.Vợ con anh đã chìm. Anh buông lơi, anh đã hết sức để vùng vẫy. Mọi thứ trở nên mù mù, mờ mờ. Nước vào ngập cứng cổ họng, vào tai, vào mắt cay xè! Màu đen dần dần xâm chiếm anh. Chính lúc anh không còn khả năng để vùng vẫy nữa thì một bàn tay tóm lấy, kéo anh lên khỏi dòng nước. Anh vùng tỉnh dậy, giấc mơ khiến anh sợ hãi nhưng cũng mang đến một cảm giác dịu ngọt, thanh thản. Vợ anh vẫn thở đều đều. Anh lặng lẽ ôm vợ vào lòng, một giọt nước mắt hạnh phúc lăn trên má. Anh biết Thánh Giuse đã cứu anh trong giấc mơ sẽ giúp anh trong thực tại, để anh khỏi bị ham muốn dục vọng cuốn trôi, để anh mãi yêu thương và tôn trọng vợ như Thánh Giuse đã tôn trọng Đức Maria.
Hết lớp mười hai con anh lên thành phố học. Nó thừa hưởng ở bố một thân thể cường tráng, mạnh mẽ và từ mẹ nụ cười dễ mến. Con anh choáng váng trước lối sống đô thị nhộn nhịp đầy cám dỗ, bởi những cô gái gợi cảm và cả với những chiến đấu của bản thân. Ngày Chúa Nhật đầu tiên xa nhà, nó đã đạp xe gần sáu chục cây số để về nhà, để sà vào lòng bố mẹ và hít thở bầu không khí gia đình hạnh phúc và thánh thiện. Anh đọc được những lo toan mệt mỏi trong mắt con.
Anh luôn nhắc nhở con cầu xin cùng Thánh Giuse, chắc chắn Người sẽ cứu giúp. Anh gửi hết tâm tình vào bức tranh này. Anh muốn con ngắm nhìn Ngài mỗi ngày để học nơi Ngài đức khiết tịnh, sự thanh cao... Trong bức thư gửi kèm, anh có viết: “Ba cũng trải qua tuổi trẻ như con, ba hiểu rõ những gì con phải chống chọi. Nếu chúng ta đơn lẻ thì không thể thắng được cám dỗ đâu con à! Ba với con cùng một phe nhé! Ba vẫn còn trẻ đấy chứ! Ba cũng phải chiến đấu cho đến chết. Chúng ta cùng sát cánh và theo sự chỉ huy của Thánh Giuse…”

Mã số bài: V-006

CƠN GIÓ ĐÔNG

Phong và Lan quen nhau đã mấy năm. Nhà hai đứa lại ở cùng xóm nên cứ mỗi chiều tối Phong lại đến nhà Lan chơi, nói chuyện với nhau dưới ngọn đèn dầu lửa ABC.
Lan - một cô gái quê mới lớn rụt rè, nhút nhát, nước da trắng hồng, sức sống mãnh liệt như một búp măng mới nhú....
Phong lớn hơn Lan năm tuổi, nước da rám nắng, nhà Phong đông em nhỏ, cha mẹ Phong lại đau yếu luôn nên mọi việc nặng nhọc trong nhà đều do Phong gánh vác... Nghề nông hai sương một nắng lam lũ nên nhìn bề ngoài Phong có vẻ già dặn trước tuổi.
Phong và Lan yêu nhau, một tình yêu đầu đời, trong sáng như tờ giấy trắng. Chưa bao giờ Phong dám ngồi sát bên Lan. Chỉ dám ngồi đối diện nói chuyện trên bàn rộng tám tấc. Tình yêu ấy đẹp như một khu vườn đầy hoa giữa mùa xuân nắng lung linh....
...
Vào một buổi chiều cuối đông năm ấy, Phong và Lan chia tay nhau. Lúc đó Lan vừa tròn mười sáu tuổi, Lan quá hồn nhiên ngây thơ nên để đánh mất tình yêu đầu đời. Sự vụng về dại khờ của hai đứa, sự dèm pha của dư luận và quan niệm cổ hủ của gia đình Phong đã khiến cho Phong và Lan không thể đi đến cuộc hôn nhân.
Những ngày sau đó, Lan buồn rất nhiều. Lan còn nhớ, cứ mỗi sáng là Lan lại khóc như một đứa trẻ. Mẹ của Lan - một người đàn bà phúc hậu; nét mặt trầm ngâm, bà hạ giọng:
- Thôi, con nín đi, mọi chuyện rồi sẽ qua thôi, con ạ! Nhất định con sẽ gặp được người mang lại hạnh phúc và dìu dắt con vượt lên tất cả!
Sao lúc đó Lan ghét mùa đông đến thế?! Sao mùa đông lại đến với Lan sớm thế?! Tình yêu của Lan và Phong đã vĩnh viễn băng giá như mùa đông sao?! Đêm Giáng sinh về, ai cũng cảm nhận được Chúa Giê Su Hài Đồng sưởi ấm xua tan lạnh giá, nhưng sao tâm hồn Lan lại lạnh lẽo giá băng?!...
Rồi cuộc đời cũng chia làm nhiều ngã rẽ. Mai đây mỗi người một phương, thăng trầm như những cơn sóng biển xa xăm... Lúc này gió lớn quá, gió thổi lồng lộng và có lẽ gió muốn thổi đi tất cả những cơn mơ mong manh của một cuộc đời!
Sáu năm sau...
Sau một hồi chuông, cánh của tu viện hé mở. Một ma xơ dáng dấp nhanh nhẹn hỏi:
- Xin lỗi, cô muốn tìm ai?
- Dạ, con là người nhà của xơ Đỗ Thị Hương Lan, muốn xin vào thăm ạ!
- Vậy thì cô làm ơn ở phòng khách, xơ sẽ đi báo cho xơ Lan ngay.
Em của Lan đang theo học một trường cao đẳng ở Quy Nhơn, nhân dịp lễ lớn được nghỉ mấy ngày nên em ghé thăm chị ở dòng Mến Thánh Giá Quy Nhơn...
...Em của Lan ra về, cánh cổng tu viện khép lại. Nơi đó có một trái tim đang yêu say đắm, Người yêu mà cô gọi là"Đấng Tình Quân", Người mà mọi người tôn thờ.
Trời đã nhá nhem tối. Gió lại thổi mạnh vào những lá bàng xôn xao. Ngoài khơi những ánh đèn nhấp nháy, những chiếc thuyền đánh cá ẩn hiện, sóng biển nhô từng đợt, từng đợt xóa tan những vết chân trên cát, rì rào... bình yên… Để rồi khi nước rút đi, phẳng lặng một bãi cát trắng xóa tinh nguyên chưa một dấu chân...

Mã số bài: V-007

ĐIỆP KHÚC TÌNH YÊU

Ngày 14.2. Cô vẫn đến công sở như thường ngày. Mở cửa sổ phòng làm việc, cô nhìn ra bên ngoài. Trên những tán lá bàng, còn đọng lại những giọt sương mai lấp lánh dưới ánh nắng mùa xuân, trông như những ánh mắt tinh nghịch đang nháy cười chào cô. Cô khẽ mỉm cười. Và nghĩ đến anh. Thế nào sáng nay cô cũng sẽ nhận được tin nhắn chúc mừng Valentine của anh.
“Năm nay, anh ấy sẽ nói gì với mình nhỉ?”- Cô thầm nghĩ. Cô vẫn còn nhớ tin nhắn 14/2 năm ngoái: “Có một sự thật không bao giờ thay đổi: Đó là anh không bao giờ hết yêu em!” Và năm kia: “Anh nhớ em nhiều lắm...” Anh làm việc cách nhà gần trăm cây số. Vào những ngày nghỉ cuối tuần, anh thường về với cô. Thời gian gần gũi dường như trôi qua thật nhanh, không đủ để bù đắp những nhớ nhung dằng dặc suốt gần tuần lễ. Dẫu chỉ xa anh có một ngày, trái tim cô cũng luôn bị dày vò trong nỗi nhớ.
Ký ức lại đưa cô về với một thời... Ngày ấy, cô và anh đã đến với nhau như một căn duyên tiền định. Họ gặp nhau trong một buổi sinh hoạt Công giáo của nhóm sinh viên cùng địa phận. Ấn tượng ban đầu của cô về anh chẳng có gì đặc biệt, nếu không có chuyện anh mượn cô cuốn Kinh Thánh. Cô được giao giữ cuốn Kinh Thánh của cả nhóm. Cô đã muốn từ chối không cho anh mượn vì sợ anh không cẩn thận, làm mất. Anh hứa sau hai ngày sẽ trả cho cô. Và hai ngày sau, anh đến trả thật. Cô hỏi: “Chỉ có 2 ngày, anh làm sao đọc xong?” “Chưa. Nhưng vì lời hứa với em”. Một cảm giác xao xuyến len nhẹ vào lòng cô.
Rồi cô và anh gặp nhau thường xuyên hơn. Trong các buổi sinh hoạt Công giáo. Và tình yêu của họ cũng bắt đầu...
Cô luôn cảm thấy một niềm vui nhẹ nhàng xen lẫn niềm tự hào khi nghĩ đến tình yêu ấy. Đó là một mối tình trong sáng, lãng mạn và chân thành.
Ngày ấy, những chiều hoàng hôn, cô và anh thường dạo bước trên con đường thơm mùi hương hoa sữa. Cái mùi hương thật lạ. Vừa nồng nàn, quyến rũ, lại vừa tinh khiết, nhẹ nhàng. Nó gợi cảm giác vương vấn đến nao lòng. Mùi hương quyến luyến đi theo cô vào trong giấc ngủ dịu êm.
Ngày ấy, những ngày kỉ niệm, anh thường tặng cô một bó hoa tươi, giữa màu đỏ rực rỡ của hoa hồng, xen màu tím dịu dàng của những bông lưu ly, nổi bật lên màu thanh khiết của bông huệ trắng. Bạn bè thường trêu bảo cô có người yêu thật đặc biệt, hình như anh ấy rất yêu hoa huệ. Cô chỉ cười. Cô hiểu thông điệp của những bông hoa.
Ra trường. Việc làm khá ổn định. Đám cưới của cô và anh được tiến hành. Trong chiếc váy cưới màu trắng tinh, cô sánh bước bên anh với nụ cười viên mãn. Kết quả của một cuộc tình sắt son và trong sáng. Họ đã có một đêm tân hôn thật ngọt ngào và đầy ý nghĩa.
Cũng giống như bao nhiêu cặp vợ chồng trẻ khác, gia đình cô cũng trải qua bao thử thách, khó khăn. Cuộc sống đời thường với bao vất vả, lo toan, chật vật... Nhưng dường như những thử thách đó chỉ càng làm cho tình yêu của cô và anh thêm bền vững.
“Nè, em yêu!”- Có lúc anh trêu cô - “ Sao ngày ấy, em giỏi giữ mình thế nhỉ? Yêu em thế, mà không bao giờ anh dám đi quá ngưỡng cửa của sự âu yếm đấy”. Cô cười, khẽ lườm anh: “Nếu em không thế, liệu anh còn trân trọng em không?” Anh cười nhẹ, không tỏ vẻ tán thành, cũng không phủ nhận. Cô nhìn anh, giọng nhẹ nhàng: “Nói thế thôi, ngày ấy em cũng cầu nguyện nhiều lắm. Tấm gương Thánh Giuse ở cùng Đức Mẹ bao nhiêu năm mà các Ngài vẫn giữ mình Đồng Trinh khiến em vô cùng khâm phục. Những lúc bên anh, em cũng thấy mình yếu đuối lắm! Nhưng em thường cầu xin với thánh Giuse và mẹ Maria phù hộ cho mình. Và lạ thay, như có một sức mạnh vô hình giúp em vượt thắng cám dỗ!” Cô ngồi xuống, sát bên anh, cảm nhận sự ấm áp trong vòng tay anh. Cô dịu dàng: “Anh yêu, cũng nhờ thế, mà chúng ta đã dệt nên bản tình ca thật đẹp về tình yêu. Em luôn tự hào về anh, về em, về tình yêu của chúng mình. Em vẫn muốn dệt tiếp bản tình ca ấy, trong đời sống hôn nhân, để con cái chúng ta luôn nhìn vào cha mẹ như là một mẫu gương của chúng” “Em thật tuyệt!” Anh nói, siết chặt cô hơn trong vòng tay của mình. Trong vòng tay rắn rỏi ấy, cô luôn cảm thấy mình thật nhỏ bé. “Anh biết không? Thực ra còn có một yếu tố nữa giúp em có thêm sức mạnh. Đó là, bản lĩnh của anh”. Anh cười. Gương mặt ngời sáng hạnh phúc. Rồi khẽ cốc đầu cô: “Em tưởng là anh không cầu nguyện à?”...
Mãi miên man trong dòng suy tưởng, cô giật mình khi nghe tiếng gõ cửa. Một cô gái trong trang phục áo dài tím, vẻ mặt tươi xinh, xuất hiện với một lẵng hoa tươi trên tay: “Xin lỗi, chị là...” “Vâng!”. Cô gái trân trọng đặt lẵng hoa vào tay cô. Cô cảm ơn và đón nhận. Màu đỏ rực rỡ của hoa hồng, màu tím dịu dàng của hoa lưu ly, màu trắng thanh khiết của hoa huệ... Ba sắc hoa như quyện lại thành màu của hạnh phúc. Cô gỡ tấm thiệp nhỏ màu xanh gắn trên lẵng hoa. Những nét chữ thân thương: “Tặng em, người vợ yêu quý của anh”.
Cô xúc động. Anh vẫn thế, như ngày nào. “Anh yêu! Những thử thách phía trước còn nhiều. Nhưng mình sẽ cố gắng để dệt tiếp bản tình ca cho cuộc sống. Em sẽ luôn cầu nguyện và luôn đặt niềm tin nơi anh.”

Mã số bài: V-008

GIU-SE

Vừa xới gốc cho khóm huệ, Giu-se vừa miên man suy nghĩ, không nghe tiếng chân Giê-su đến cạnh mình:
- Thưa cha, mẹ và con mời cha thanh tẩy rồi vào dùng bữa.
Giu-se quay lại gật đầu với Giê-su, ông chỉ khóm huệ đang nở rộ:
- Con xem, khóm huệ nhà ta mới nở hồi trưa.
Giê-su cúi xuống trầm trồ:
- Ôi, đẹp quá! Thưa cha.
- Cha rất thích hoa huệ. Màu trắng muốt của cánh hoa tượng trưng sự trinh trong, khiết tịnh… như con và mẹ con vậy!
- Cha cũng thế, cha biết mà!
Giê-su đáp nhỏ. Giu-se nhìn con trìu mến, ông nói với chàng:
- Hoa huệ quý ở điểm có sắc lại có hương. Sắc huệ trinh trắng, khiêm nhu, còn hương huệ thanh cao và dịu dàng.
- Vâng, thưa cha, Cha Trên Trời thật tuyệt diệu! Sa-lô-môn vinh hoa cả đời cũng không được mặc đẹp như đoá huệ này!
- Con nói phải lắm, con vào trước cha sẽ theo sau.
Giê-su quay lưng bước vào nhà, lẩm bẩm cho riêng mình nghe: “Sau này nhân thế sẽ nhớ đến cha với nhành huệ trên tay.” Nhìn dáng con nhanh nhẹn, trẻ trung, Giu-se thấy lòng mình ấm áp và hạnh phúc. Mới đấy mà đã mười tám năm, nhanh thật! Ngày nào ông lặng lẽ ra đi tránh cho Ma-ri-a cái chết ném đá dù chính mình sẽ bị đời gán cho tiếng Sở Khanh, may thay Thần Sứ Chúa đã can thiệp, rồi chuyện sinh con trong hang trú đêm của súc vật tại Bê-Lem! Rồi đang đêm trốn sang Ai-Cập, rồi một phen đau khổ vì ba ngày không tìm được con trẻ! “Giê-su đã trưởng thành thật rồi!” Ông mỉm cười, nhớ lại lời Giê-su vừa nói. Đúng là Thiên Chúa quan phòng, bao nhiêu lần ông những tưởng sức mình không kham nổi, nhưng rồi với ơn Chúa, ông đã vượt qua, có Chúa đồng hành cùng ông trong cuộc đời. Càng thêm tuổi ông càng thêm xác tín! Con Chúa không chỉ trưởng thành trên đời mà Ngài lớn lên trong chính lòng ông đến nỗi ông chỉ có thể nói: không còn phải là ông sống mà chính Chúa đang sống trong ông.
Đến bên ngạch cửa, Giê-su quay lại nhìn Giu-se đang tư lự, lòng đầy thương mến, chàng tự nhủ: “Cha là bông Huệ quý trên Thiên Quốc, cha đã bảo vệ mẹ và con nơi dương gian. Cha sẽ còn bảo vệ thế nhân cho đến ngày thế mạt.”

Mã số bài: V-009

NGƯỜI ĐÀN ÔNG TUYỆT VỜI

Tôi yêu anh, chẳng phải anh giàu sang vì sự giàu sang không thể cuốn hút được tôi. Anh trầm lắng, ít nói, hiền lành, khiết tịnh, chỉn chu trong tình yêu… Nơi anh có những điều bí ẩn gợi trí tò mò thôi thúc tôi khám phá.
Lúc mới bắt đầu yêu anh tôi chưa phải là người Công giáo, có lần tôi vô tình hỏi anh:
- Mình yêu nhau thế có tội không anh ?
Anh bật cười bẹo nhẹ má tôi, giải thích:
- Em biết không, Thiên Chúa là tình yêu, tình yêu của anh và em là hình ảnh của Thiên Chúa. Vậy mình yêu nhau có tội không em nhỉ?
Lời giải thích và câu hỏi của anh làm tôi ngộ ra nhiều điều về tôn giáo của anh, sau này anh đã khuyến khích và nâng đỡ tôi rất nhiều trong việc học giáo lý, và tôi đã trở thành Người Công giáo như anh.
Con người ai cũng có bản năng tính dục, đó là điều không thể chối cãi, tôi cũng là phụ nữ trong độ xuân thì. Thú thực, hấp lực nam tính của anh đôi lần làm tôi không kiềm chế được nhưng anh đã thể hiện bản lĩnh chừng mực, khi tỉnh táo lại tôi thầm cám ơn anh vô cùng. Anh đã đưa tôi ra khỏi vũng mê của tình ái...
Thời gian trôi đi tôi đã là vợ của anh, trong khi nhận Bí tích hôn phối chúng tôi đoan hứa sẽ xây dựng gia đình hạnh phúc và chúng tôi có một gia đình hạnh phúc thật sự…
Sự may mắn trong cuộc đời đã không luôn mỉm cười với tôi, giai đoạn sóng gió thử thách và Thập tự đã đến với tôi. Anh mãi lìa bỏ tôi sau một tai nạn giao thông, mất anh với tôi mọi sự như sụp đổ, chợt nhớ đến lời dặn dò của anh và lời tâm sự ấy như tấm phao cứu sinh của cuộc đời tôi, anh luôn nói: “Thiên Chúa luôn là chỗ tựa vững chắc cho những ai gặp nguy khốn trên đời, hãy đến cùng Ngài và Ngài sẽ băng bó mọi vết thương đau…” Và tôi đã tìm đến với Ngài trong lúc khốn cùng! Đức tin, niềm tin cậy phó thác đã cứu tôi khỏi vực thẳm. Tôi đã được phục sinh nhờ ơn Thiên Chúa và nhờ anh.
Có lần, vô tình khi sắp xếp đồ đạc của anh để lại, tôi bắt gặp cuốn nhật ký của anh, trong đó có những trần tình: “…Mình đã gặp em, trái tim mình đã mềm đi trước một người phụ nữ dịu dàng, xinh đẹp, ngây thơ, trong trắng. Xin tạ ơn Thánh Giuse Quan thầy của mình đã ban cho mình gặp được ý trung nhân…”, “…Khi gần em quả thật sức cuốn hút của người khác phái và tính dục nam tính trong người mình trổi dậy mãnh liệt, cảm giác máu trong người sôi lên, mình muốn bao phủ lấy em, mình nhìn em mê mẩn như mời gọi, như dâng hiến. Bất giác hình ảnh Thánh Quan thầy của mình hiện ra trước mặt, Ngài ẵm Chúa Hài Đồng và một tay cầm nhánh huệ thơm lừng, mình chợt nhớ lời khấn nguyện với Ngài về đức khiết tịnh… Nhờ ơn Ngài, mình và em vượt qua cơn mê tội lỗi…” Đọc cuốn nhật ký của anh bao nhiều bí ẩn về anh đã được giải tỏa trong tôi.
Trước di ảnh của anh và trên kia, Đấng Quan thầy của anh với nụ cười hiền từ thanh bạch trong làn khói nhang thơm dịu, tôi chỉ biết gọi thầm tên anh và ngất lịm…

Mã số bài: V-011

TRÁI TIM TRONG SUỐT

Đêm nay như mọi đêm trong chớp mắt của trần hoàn, nhưng lại là đêm kỳ vĩ và khác thường trong sự quan chiêm của tĩnh lặng. Vầng Trăng chiếu những giãi bạc rực rỡ trên phiến lòng vạn vật, đặc biệt trên cung đời của người đàn ông đang trải hồn cho mạc khải Trời Cao.
Người đàn ông này bình dị như màu đêm cuộc sống, ẩn khuất tất cả những đua chen, xoáy động trần đời. Những sải cánh danh vọng, những gọi mời chất thể không làm bận tâm đôi mắt chỉ luôn hướng lên thanh trong tầng mây trắng. Người đàn ông không đi tìm khát khao một bản ngã như cuộc thế vẫn vậy; trái lại, ông hủy bỏ tự ngã mình để từ sự trống rỗng đến tận cùng, người đàn ông có thể hòa mình vào nhịp điệu tự nhiên của Vĩnh Cửu. Trái tim của người đàn ông chỉ định hướng cho các giá trị siêu nhiên, nên mỗi bước chân dường như tạo nên khoảng cách đi sau cuộc thế. Người đàn ông không buồn thanh minh cách sống mình với tiếng nói thế sự. Trong thinh lặng, người đàn ông vâng phục âm vọng từ sâu thẳm tâm hồn, để mỗi ngày mảnh đất đời ông được cày xới lên sẵn sàng cho hạt mầm Sự Thiện triển nở.
Người đàn ông ngước mắt lên trong lòng đêm. Bỗng một vầng sáng rạng hào quang, đẹp hơn mọi thứ ánh sáng của cuộc sống xuyên từ ánh Trăng đến trên người đàn ông đang thảng thốt chắp đôi tay. Vạn vật ngỡ ngàng khi thấy vầng sáng tinh tuyền ấy là một Trái Tim diễm lệ, thanh khiết đến độ Trời đất hài hòa in rõ bóng dáng nơi ấy, tạo nên một vẻ kỳ ảo chưa từng có trong huyền sử cuộc sống và mãi chẳng bao giờ có như thế !
Người đàn ông run rẩy không dám đưa đôi tay mình đón nhận Trái Tim từ ánh Trăng kết tinh trao tặng: đó là sự hội tụ linh thiêng của Ánh Sáng, Vẻ Đẹp và Hương Yêu. Trái Tim ấy trong suốt toàn vẹn đến nỗi vạn vật có thể ngắm nhìn và thấy chính mình trong đó. Nhịp đập của Trái Tim phát nguyên từ cõi Vĩnh Hằng, nên thanh âm của nó chỉ nghe trong tịch lặng hồi tâm. Trái Tim ấy càng đến gần, người đàn ông càng thấy mình bất xứng, vì đôi tay ông chưa đủ tinh sạch để cung chứa Trái Tim huyền nhiệm đất Trời. Bàn tay người đàn ông sần sùi những vết chai cứng của ngày qua lao tác, làm sao có thể mở ra lãnh nhận tặng vật ngoài sức nghĩ của ông ?!
Người đàn ông loay hoay vì sự bất xứng của mình. Ông ngần ngại với đặc ân quá cao trọng. Nhưng kìa, cơn hắc khí buốt giá đang ào ạt thổi đến và rít lên những tạp âm hung tợn như muốn làm Trái Tim ấy ngừng nhịp đập non nớt. Ôi! Trái Tim kỳ diệu thật bé nhỏ và mong manh giữa cuộc thế này biết bao! Nó đang run lên vì khí lạnh lẽo và đêm bội nghĩa. Trái Tim ấy trơ trọi quá và đang yếu dần những nhịp đập. Người đàn ông hốt hoảng! Ông bất xứng nhưng chính ông được chọn để bảo vệ Trái Tim này! Không đắn đo gì thêm nữa, người đàn ông cúi xuống và bằng cả sức lực, ông lấy ra từ ngực mình trái tim vẫn còn nóng hổi giọt máu thanh khiết. Người đàn ông đưa trái tim ấy lên Trời Cao và ông khuỵu trên đất… Ngay lúc ấy, một luồng sáng chói lóa bao trùm lên trái tim người đàn ông. Ánh Sáng của Trái Tim Trời Cao đang giao hội nơi trái tim bụi đất trong trắng. Tất cả nên Một trong biến đổi. Chính hơi ấm của sự khiết tịnh nơi trái tim cõi thế đã sưởi ấm Trái Tim Tinh Tuyền; và từ Trái Tim Tinh Tuyền, một sức sống mới phát tỏa mãnh liệt, chảy tràn nơi người đàn ông. Đôi mắt người đàn ông mở ra. Sự hồi sinh bừng sáng. Vạn vật bừng tỉnh trong cái nhìn hướng đến sự Thanh Khiết Toàn Bích qua Trái Tim Trong Suốt.
Từ đó trên con đường Ánh Sáng, những bước chân biết mình bất xứng nhưng vẫn sẵn sàng hiến dâng cuộc sống cho một đời vâng phục với trái tim trong sạch, sẽ tiếp nhận được Nguyên Khí của Trời đất để tất cả hòa điệu trong nhịp đập của Chân Thiện Mỹ.

MỤC LỤC

Đoan Hứa Khiết Tịnh 1
Chạy Trốn 5
Chiến Đấu 6
Cơn Gió Đông 7
Điệp Khúc Tình Yêu 8
Giu-Se 9
Người Đàn Ông Tuyệt Vời 10
Trái Tim Trong Suốt 11
 
Cuộc thi Nhánh Huệ Nước Trời: Khóm Huệ Thiêng 2
Nhiều tác giả
10:03 01/12/2010
CUỘC THI NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI: KHÓM HUỆ THIÊNG 2

Tập Thơ Cổ Võ
Tôn Vinh Thánh Ca Giuse
Và Cổ Võ Đức Khiết Tịnh


LỜI GIỚI THIỆU

Khóm Huệ Thiêng 2 gồm:
- Những bài họa không dự thi, họa lại bài xướng cuộc thi (Huệ Trắng của Dzuy Sơn Tuyền)
- Những bài họa lại một trong các bài ở tập Khóm Huệ Thiêng 1 – xin xem trên mạng Dũng Lạc, tại điện chỉ: http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=detail&ib=588
- Những bài mới gởi tham gia cổ võ cuộc thi
Xin kính giới thiệu để quý độc giả thưởng thức và các tác giả cùng tham gia thêm nữa trong việc cổ võ cuộc thi viết Nhánh Huệ Nước Trời.
Xin hẹn tiếp tục giới thiệu trong Khóm Huệ Thiêng 3, 4, 5 những bài xướng họa mới, cùng với văn, thơ, nhạc, họa cổ võ cuộc thi.

Hoài Việt Và Trăng Thập Tự


HUỆ TRẮNG (Bài xướng cuộc thi)

Giuse gương sáng bậc làm cha,
Huệ trắng thơm hương khắp mọi nhà.
Nghèo khó thanh bần, nơi cõi thế,
Trinh trong khiết tịnh, chốn phong ba.
Dưỡng nuôi Con Thảo, tròn Thiên ý,
Chăm sóc Bạn Hiền, đẹp Thánh gia.
Luôn giữ tinh tuyền, con nguyện hứa
Dâng về Cha Thánh, khúc hoan ca.
Dzuy Sơn Tuyền

Bài họa không dự thi 1
HUỆ TRẮNG
Huệ trắng thi hành lệnh Chúa Cha
Vâng tuân thiên ý hiệp chung nhà
Trông nom giúp vợ tình phu phụ
Chăm sóc dạy con trách nhiệm ba
Khiết tịnh thanh bần gìn đức hạnh
Trung thành nghĩa hiệp xứng danh gia
Giu-se Thánh Cả nêu gương sáng
Giáo Hội người người hát ngợi ca.

Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường
cahoaiviet@yahoo.com

Bài họa không dự thi 2
BỨC HỌA TÌNH YÊU BA NGÔI
Nhánh Huệ tinh tuyền của Chúa Cha
Giuse công chính gửi muôn nhà:
Âm thầm đức ái Ba trong Một
Lặng lẽ niềm tin Một có Ba
Bức họa Tình Yêu nên thế giới
Chân dung Hạnh Phúc hóa danh gia
Noi gương khiết tịnh và chung thủy
Cùng thánh Giuse câu tụng ca.

Pm. Cao Huy Hoàng
pmcaohuyhoang@gmail.com

Bài họa không dự thi 3
LỜI NGUYỆN CHO MIỀN TRUNG
Rõ khổ miền Trung con lạy Cha,
Ngập chìm trong lũ bao ngôi nhà.
Run run bà cụ khẩn cầu Mẹ,
Ngóp ngóp trẻ thơ nài gọi ba.
Nguyện Chúa thương yêu mau cứu chữa,
Xin nguồn viện trợ sớm tăng gia.
Phận hèn tay trắng van tha thiết,
Kinh nguyện ủi an thay oán ca.

Đình Chẩn

Bài họa không dự thi 4
TRĂM NĂM HẠNH PHÚC
(mến tặng anh chị Du ngày cưới)
Yêu chàng thiếp gọi Chúa là Cha,
Xa lạ hôm nao nay một nhà.
Như Huệ lừng hương qua bão tố,
Tựa Sen tỏa sắc vượt bôn ba.
Thủy chung thiếp hứa trọn Hôn Ước,
Son sắt chàng thề noi Thánh Gia.
Cảm tạ Trời cao thương chúc phúc,
Quan viên tám họ mừng vui ca.

Đình Chẩn
Bài họa không dự thi 5
NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG I
Bùm bum chát chát với cha cha,
Lắc lắc quay quay cả xó nhà.
Tối tối “cơm đen” lừa chúng bạn,
Ngày ngày mắt đỏ dối lòng ba.
Hết tiền nguýt mỏ xin bần đạo,
Còn bạc giề môi ngỡ đại gia.
Quanh lũy tre làng chưa đủ độ,
Giang hồ phiêu bạt tự do ca.
Đình Chẩn
Bài họa không dự thi 6
NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG II
Vơ vét gia tài của mẹ cha,
Lang thang phiêu bạt xa quê nhà.
Rượu chè trác táng vong ơn mẹ,
Cờ bạc xì ke bội nghĩa ba.
Sa đọa không nghề mau bại sản,
Bốc đồng thất học sớm tan gia.
Cày thuê cuốc mướn làm không nổi,
Chộp giật qua ngày ai oán ca.

Đình Chẩn

Bài họa không dự thi 7
NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG III
Tôi sẽ trở về thưa mẹ cha:
Xin thương đón nhận con vào nhà!
Hoang đàng trụy lạc đau lòng mẹ,
Bất hiếu xì-ke quặn ruột ba.
Gối uốn lời kinh đền tội lỗi,
Tay vòng giọt lệ rửa oan gia.
Trời cao mưa xuống tràn ơn phúc,
Cảm tạ vui mừng yến tiệc ca.

Đình Chẩn

Bài họa không dự thi 8
ANH TRAI NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG IV

Con đã bao năm hầu hạ Cha,
Chăm lo đồng áng, tôi trung nhà.
Chưa từng trát trấu đau lòng mẹ,
Chẳng dám bôi tro hổ mặt ba.
Không được cừu non mời chúng bạn,
Chẳng cho bê béo mừng tân gia.
Còn thằng mất dạy vừa về đấy,
Cha lại vui mừng mở tiệc ca.

Đình Chẩn

Bài họa không dự thi 9
NGƯỜI CHA NHÂN HẬU V
Con ơi, con vẫn ở bên cha,
Mọi sự của con ở trong nhà.
Hãy đón em về từ cõi chết,
Chia vui kẻ thoát khỏi bôn ba!
Sao đành coi nó tên đầy tớ,
Chẳng lẽ thiệt con chức quản gia?!
Dưới đất tội nhân biết sám hối,
Thiên đàng mở tiệc chúc mừng ca.

Đình Chẩn

Bài họa không dự thi 10
ANH TRAI NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG VI
Bao năm con sống ngay bên Cha,
Xa lạ như tên đầy tớ nhà.
Sớm tối mải mê bên đống việc,
Đêm ngày hờ hững cạnh tình ba.
Ghen ăn huynh đệ nghênh thù địch,
Tức ở xóm làng hách đại gia.
Nay biết lỗi rồi xin thống hối,
Để lòng cha mẹ an vui ca.


Đình Chẩn
Bài họa không dự thi 11
GIA ĐÌNH SUM HỌP VII
Năm châu cùng gọi Chúa là Cha,
Bốn bể anh em chung một nhà.
Chia rẽ hận thù diêm Hỏa Ngục,
Hiệp thông tha thứ nước Ngôi Ba.
Tin yêu thầm lặng tìm Thiên Ý,
Phó thác khó nghèo gặp Thánh Gia.
Xin Mẹ dắt dìu qua cõi tạm,
Sen hồng huệ trắng ngát hương ca.

Đình Chẩn

Bài họa không dự thi 12
TIẾNG KÊU KHÔNG LỜI
(Kính tặng phong trào Bảo Vệ Sự Sống)

Xin hãy cho em thấy mẹ cha,
Được cười được khóc trong ngôi nhà.
Hãy cho đời bé…câu chào mẹ,
Đừng cướp thân em…tiếng gọi ba!
Vô tội sao đành nằm hố rác,
Trắng trong chẳng lẽ gợi oan gia?!
Lương y, từ mẫu xin tha mạng!
Cảm tạ đời em vui hát ca.

Đình Chẩn, đầu tháng Mân Côi 2010

Bài họa không dự thi 13
HÃY ĐẾN CÙNG GIUSE

Những ai sầu khổ đến cùng Cha
Sẽ chẳng tay không lúc lại nhà
Nhân thế cô đơn khi mất hướng
Hồng trần lạc lõng lúc bôn ba
Băng rừng lội suối qua sông núi
Vượt biển trèo non xuyên quốc gia
Trăm ngả hành trình Ngài dẫn lối
An bình tiến bước miệng vui ca

Lý Việt Thắng

Bài họa không dự thi 14
NGỢI CA HẠNH PHÚC

Ngợi ca hạnh phúc bởi tình Cha
Ban tặng nhân gian một mái nhà
Huệ trắng nẩy mầm trong hạ vũ
Sen hồng chớm nụ giữa thu ba
Thủy chung giao ước xây Thiên Quốc
Trinh trắng hôn thề dựng thất gia
Cha Mẹ cùng Con nên thánh thiện
Giuse gương mẫu xứng lời ca

Pm. Cao Huy Hoàng
pmcaohuyhoang@gmail.com

Bài họa không dự thi 15
XỨNG DANH CHA

Ngợi khen huệ trắng xứng danh cha
Vâng phục cùng sen hiệp một nhà
Dắt vợ đêm hôm lo trốn tránh
Cứu con trọng trách phải bôn ba
Trung thành chứng tỏ người quân tử
Trong trắng luôn gìn tiếng thế gia
Giúp đỡ hiền thê tròn tín nghĩa
Hiến thân bắt chước, trẻ ngời ca.

Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường
cahoaiviet@yahoo.com

Bài họa không dự thi 16
HÒA TẤU KHIẾT TRINH CA

Thực thi trách nhiệm của người cha
Huệ đỡ đần sen đảm việc nhà
Giúp vợ ôm con hành thánh chỉ
Vượt biên lánh nạn tỏ tài ba
Xứ người tạm trú theo điềm báo
Quê nội đưa về giữ đạo gia
Trung tín một lòng gìn tiết hạnh
Sắt cầm hòa tấu khiết trinh ca.

Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường
cahoaiviet@yahoo.com

Bài họa không dự thi 17
MIỀN TRUNG QUÊ HƯƠNG TÔI

Lời kinh đẫm lệ kính dâng Cha
Thương xót chở che cứu vạn nhà
Thơ trẻ tay run ôm xác mạ
Đầu xanh môi tái kiếm tìm ba
Mênh mông mưa phủ mờ thôn xóm
Lênh láng nước tràn khuất nóc gia
Tuyệt vọng tay xuôi hồn rã mỏi
Tử thần nhẩy múa điệu cuồng ca

Lý Việt Thắng (10/20/10)
lyvietthang@sbcglobal.net

Bài họa không dự thi 18
THÀNH TÂM KHẨN NGUYỆN

Thành tâm khẩn nguyện trước nhan Cha
Giông tố vùi chôn bao mái nhà
Đau khổ đậm sâu môi mắt mạ
Tang thương hằn dấu trán tay ba
U buồn phủ kín muôn thôn xóm
Thương cảm bao trùm cả quốc gia
Tha thiết nài van Ngài cứu giúp
Thế trần ngơi dứt lời than ca

Lãng Du Tiên Sinh

HUỆ TRẮNG
(Khóm Huệ Thiêng 1)

Mặt đất rừng gai đã trổ sinh
Một nhành hoa Huệ Thất tươi xinh
Vươn lên Thiện Mỹ hồn siêu thánh
Lắng xuống Toàn Chân trí cực linh
Hiến tế tình mình nên dũng lạc
Bảo toàn nghĩa bạn vẹn đồng trinh
Giuse khiết tịnh cùng thê tử
Khấn nguyện Ngài ban ơn sạch tinh

Pm. Cao Huy Hoàng
pmcaohuyhoang@gmail.com

Bài họa

Gỗ khô làm gậy bỗng trồi sinh
Nhành huệ trắng ngần rõ thật xinh
Xứng hợp hiền thê làm phép lạ
Trở thành siêu thánh tựa thần linh
Nêu cao nhân nghĩa nêu trung tín
Trọng vọng thâm tình trọng khiết trinh
Biểu tượng ngay lành cùng dũng cảm
Dốc lòng bảo vệ Đấng Thiên Tinh

Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường
cahoaiviet@yahoo.com

Bài họa 2

Ai vừa đột quỵ đã hồi sinh,
Biên tập trang thơ rất đẹp xinh.
Huệ trắng lừng hương trong bão táp,
Sen hồng tỏa sắc giữa huyền linh.
Con đàn nuôi dưỡng tình trong sáng
Cháu đống dạy khuyên nghĩa khiết trinh.
Ân đức cho người tin cậy Chúa,
Gia hòa hạnh phúc tỉnh tình tinh.

Đình Chẩn

Bài họa 3
ƠN PHỤC SINH

Huynh đệ nguyện cầu Chúa Phục Sinh
Chúc lành đột qụy tuyệt vời xinh
Huy Hoàng thoát nạn nhờ phép lạ
Sức khỏe phục hồi cậy Thánh Linh
Thi tập kết giao tình thân hữu
Đồng Xanh ca ngợi đức kiên trinh
Hân hoan tạ Chúa khuyên trai tẻ
Khiết tịnh luôn gìn giữ trắng tinh.

Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường
cahoaiviet@yahoo.com

Bài họa 4

Còn về áo mặc các ngươi lo làm gì ? Hãy ngắm xem Hoa Huệ ngoài đồng xem chúng lớn lên thế nào ? Không nhọc nhằn cũng chẳng canh cửi.Nhưng ta bảo các ngươi: Salomon tất cả vinh hoa đời ông cũng không sánh bằng đóa hoa đó. ( Mt: 6,28-29 )

Huệ Trắng vươn cao bông trổ sinh,
Khoe mình trong nắng thật tươi xinh.
Muôn hoa đua sắc còn thua kém,
Ngàn bướm lượn quanh vẫn trong lành.
Hoàng Đế long bào đâu sánh kịp,
Nữ Vương xiêm áo chẳng băng trinh.
Vua Trời thiện hảo luôn chăm sóc,
Giữ kẻ khiêm nhường mãi trắng tinh.

Đinh Quân
dinhquan42@yahoo.com

Bài họa 5
HUỆ THIÊNG

Thiên gia ban phước đất lai sinh
Thụ tạo Huệ thiêng rõ thắm xinh.
Trên phước Chân vào, gia nhập Thánh
Dưới toàn Thiên mệnh, xuất uy linh
Dưỡng nuôi bảo mẫu, nên gia thất
Chăm sóc bạn hiền, vẹn tuyết trinh
Nghèo khó, khiêm nhường, lòng mến Chúa
Thanh lòng, tâm sạch, trí minh tinh

Augustinô Trung Hoàng
Hoàng Tấn Trung

Bài họa 6

Cây gỗ tay Người đã nảy sinh
Một cành Huệ trắng thật tươi xinh
Gìn vàng giữ ngọc an Trinh-Mẫu
Vượt thác băng ghềnh cậy Thánh-Linh
Rạng tỏ lòng son, lòng tín thác
Sáng ngời đức cả, đức trung trinh
Soi gương Thánh Cả, cùng đoan hứa
Như đóa Huệ kia mãi trắng tinh.

Cù Mè
Quanghuyvu.cbg@gmail.com

Bài họa 7
GIA ĐÌNH THẦN THÁNH
TẠI BÊLEM

Dân Chúa mừng vui đón Giáng sinh
Hài nhi bé nhỏ dáng xinh xinh
Đức Bà bồng ẳm con yêu dấu
Thánh Cả qùy chầu C húa chí linh
Lo lắng cho con lòng nhẫn nại
Hy sinh vì Mẹ chí kiên trinh
Giuse lòng dạ không tỳ ố
Suốt cã cuộc đời vẫn trắng tinh

Nguyễn Phúc Nguyên
nguyen_phucnguyen13@yahoo.com

HUỆ NA-GIA-RẾT
(Khóm Huệ Thiêng 1)

Gâỵ gỗ Giuse bỗng trổ hoa
Mọc lên nhánh Huệ tuyệt luân đa
Láng giềng ca ngợi màu tinh túy
Hương vị tỏa thơm sắc mặn mà
Hằng những ước mơ đời thế tục
Hay ra chấp nhận ý thiên tòa
Khiêm nhu gìn giữ danh trong trắng
Chăm sóc thê nhi hiệp một nhà.

Chăm sóc thê nhi hiệp một nhà
Thi hành chu đáo phận làm cha
Trông nom từ mẫu luôn trong trắng
Giúp đỡ tri âm giữ thuận hòa
Nhục thể gìn vàng nêu phẩm giá
Tâm linh toàn thắng xứng danh gia
Bôn ba không quản bền tâm trí
Khiết tịnh lưu đời tiếng ngợi ca.
Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường

Họa bài
ĐỜI NGƯỜI

Nở tàn sớm tối tựa loài hoa
Lời Chúa loan truyền thật tối đa
Mắt thấy làm ngay không ấm ớ
Tai nghe vâng dạ chẳng nhưng mà
Đừng lo thân xác vào tù tội
Phải sợ hồn linh ra trước tòa
Cố giúp gia đình xa lánh tội
May ra thiêng quốc ở chung nhà

Nguyễn Phúc Nguyên
nguyen_phucnguyen13@yahoo.com

Tác giả hựu họa
HUỆ NA-GIA-RẾT

Nhiệm mầu cây gậy đã lên hoa
Ứng nghiệm tuyệt vời thật lạ đa
Duyên kết sắt cầm khuyên tỏ rõ
Phận se mai trúc chứng minh mà
Thi hành thánh chỉ theo thiên ý
Chấp pháp tôi trung nhận lệnh tòa
Sen Huệ xin vâng đồng thỏa thuận
Phu thê đoàn tụ hiệp chung nhà

Phu thê đoàn tụ hiệp chung nhà
Hướng dẫn con hiền bổn phận cha
Khéo léo giữ gìn tình khiết tịnh
Khiêm nhu sử sự đức nhân hòa
Thanh tao rực tỏa hương hoa huệ
Công chính vang lừng bậc thế gia
Leo núi vượt biên hành thánh chỉ
Gương lành Giáo Hội mãi hoan ca.
Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường

HUỆ HƯƠNG
(Khóm Huệ Thiêng 1)

Huệ thắm âm thầm tỏa sắc hương,
Lung linh trong sáng giữa đời thường.
Khiêm nhường hé nụ, hồn nhung nhớ,
Công chính nảy mầm, dạ luyến thương.
Dũng cảm âm thầm, dù khốn khó,
Thanh bần lặng lẽ, dẫu tai ương.
Nêu gương khiết tịnh vui gia thất,
Hạnh phúc ngọt ngào hương vấn vương.

Mặc Trầm Cung
mactramcung@gmail.com,

Bài họa

Huệ loài thảo qúy nhẹ thơm hương
Màu sắc trắng trong chẳng phải thường
Khiêm tốn tỏ bày lòng thánh thiện
Lặng thầm nẩy nở đức yêu thương
Dòng tu tìm kiếm mầm non bón
Tư tế hiệp lùng hạt giống ương
Khiết tịnh cùng sen nêu mẫu mực
Nước Trời đoàn tụ với Thiên Vương.

Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường
cahoaiviet@yahoo.com

HUỆ NA-GIA-RÉT
(Khóm Huệ Thiêng 1)

Sốt sắng vâng tuân hiệp một nhà
Thi hành chu đáo phận làm cha
Trông nom thê tử tình trong trắng
Chăm sóc tri âm nghĩa thuận hòa
Nhục thể nêu gương gìn phẩm giá
Tâm linh toàn thắng xứng danh gia
Bôn ba không quản bền tâm chí
Khiêm tốn lưu đời tiếng ngợi ca.

Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường
cahoaiviet@yahoo.com

Bài họa I
NOI GƯƠNG THÁNH GIU SE

Đôi bạn hôn nhân sống một nhà,
Nương theo hương sắc Huệ tay Cha.
Tình thâm đoan hứa luôn trinh khiết,
Nghĩa trọng cầu mong mãi thuận hoà.
Hoạt động tông đồ xin phục vụ,
Hiệp thông bác ái nguyện tham gia.
Khấn xin Cha Cả thương phù hộ
Tín hữu đồng dâng khúc thánh ca.

Thế Kiên Dominic
thekiendominic@gmail.com

Bài họa II
Thánh Gia Thất

Ba đấng chung vui một mái nhà
Giuse thánh đức bậc làm Cha
Thê nhi đính ước tâm thanh bạch
Nghĩa tử dưỡng nuôi sống thuận hòa
Khiết tịnh vang danh trai thế tộc
Trung trinh rạng tiếc gái danh gia
Âm thầm dưỡng dục Ngôi hai Chúa
Lưu lại cho đời trang sử ca.

P. Nguyễn Giới
phaolo.nguyengioi@yahoo.com

KHÔNG TÊN I
(Khóm Huệ Thiêng 1)

Huệ trắng tinh tuyền giữa bụi gai
Trưng lên biểu tượng Mẹ Trinh Thai,
Mẹ Vô Nhiễm Tội, sinh Con Chúa,
Mẹ đủ quyền năng, cứu giúp người.
Thần Thánh trên Trời thêm hạnh phúc
Dân gian dưới thế bớt trần ai.
Nhắn cùng giới trẻ đang thao thức:
Khiết tịnh nâng cao nếp sống đời…

Thế Kiên Dominic
thekiendominic@gmail.com

Bài họa

Trong vườn của Huệ lắm chông gai
Châm biếm bạn tình đã chớm thai
Mộng thấy thiên thần trao lệnh Chúa
Trông nom hiền mẫu với Con Người
Công ơn đáng kể lưu muôn thở
Hạnh phúc tuyệt vời được mấy ai
Khiếm tốn vâng lời cùng hiệp nhất
Nêu gương khiết tịnh mãi lưu đời

Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường
cahoaiviet@yahoo.com
KHÔNG TÊN II
(Khóm Huệ Thiêng 1)

Khiết tịnh như hoa huệ trắng ngần
Là nguồn hạnh phúc của hôn nhân.
Yêu thương giữ trọn lời đoan hứa,
Đạo hạnh không rời sự hiến thân.
Anh sáng Trinh Vương soi Nước Chúa
Gương trong Mẹ Thánh chiếu gian trần.
Nhìn Hoa Huệ Trắng lòng tin tưởng:
Khiết tịnh khơi nguồn mạch ái ân.

Thế Kiên Dominic
thekiendominic@gmail.com

Bài họa
Lá xanh bông trắng đẹp vô ngần
Huệ dáng hài hòa tỏ đức nhân
Hôn ước vốn mơ vì nhục thể
Tâm linh chiến thắng kết tình thân
Tín trung đề xướng khuyên trai trẻ
Khiết tịnh nêu gương dẫn thế trần
Đạo hạnh thực hành vâng thánh ý
Vĩnh hằng Thiên Quốc lãnh hồng ân.

Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường
cahoaiviet@yahoo.com

NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI
(Khóm Huệ Thiêng 1)

Một đoá huệ tươi, lá mỏng manh
Cũng do bùn đất Chúa làm thành
Lòng trung vạn thuở còn tinh trắng
Đức mến muôn đời vẫn ngát xanh
Tay đục, tay bào khi nắng sớm
Lời nhân, lời nghĩa lúc tàn canh
Nuôi dạy trẻ thơ theo Thánh ý
Nước Trời muôn thuở vẫn lưu danh.

Trần Phương Nhã
cucxuongtpn@yahoo.com

Bài họa 1
BỨC CHÂN DUNG THÁNH CẢ

Ơn trọng trong bình đất mỏng manh
Khiêm nhường, thầm lặng bởi tâm thành
Khiết trinh còn mãi khi đầu bạc
Công chính không ngừng lúc tóc xanh
Tin, cậy, mến yêu gìn sáu khắc
Khôn ngoan, dũng cảm giữ năm canh
Chở che Thánh Thất niềm vâng phục
Nhánh Huệ Thiên Đường mãi xứng danh.

Giu-se Nguyễn văn Sướng
suongoc5254@gmail.com

Bài họa 2
GIA ĐÌNH THÁNH

Thân phận con người qúa mỏng manh
Từ tro bụi đất Chúa làm thành
Giuse lòng dạ như hoa trắng
Đức Mẹ tâm hồn tựa lá xanh
Chăm sóc hài nhi từ sáng sớm
Dưỡng nuôi con trẻ đến thâu canh
Nêu gương mẫu mực gia đình Thánh
Dưới đất trên trời đã nổi danh.

Xuân Phúc
xuanphuc1945@yahoo.com.vn

Bài họa 3
THÁNH GIUSE THÍCH HUỆ

Khóm huệ ngoài đồng lá mỏng manh
Nông dân vất vả vun trồng thành
Giuse thích huệ loài bông trắng
Đức Mẹ yêu hoa loại lá xanh
Hai đấng thường cầu kinh sớm tối
Ông bà luôn nguyện ngắm thâu canh
Hàng ngày vất vả nuôi con Chúa
Gia thất muôn đời mãi hiển danh.

Xuân Phúc
xuanphuc1945@yahoo.com.vn

Bài họa 4
CHĂM CHỈ HỌC HÀNH 1

Quần áo không nên mặc mỏng manh
Làm cho nhân cách được hình thành
Nam thanh có trí bền trong sáng
Nữ tú cần trinh tiết ngát xanh
Học tập lo toan từ sáng sớm
Ôn bài chăm chỉ tới tròn canh
Đi thi đỗ đạt tương lai sáng
Gái sắc trai tài mãi nổi danh.

Xuân Phúc
xuanphuc1945@yahoo.com.vn

Bài họa 5
CHĂM CHỈ HỌC HÀNH 2

Áo quần đừng mặc qúa mong manh
Nhân cách làm sao được tạo thành
Nữ tú cần gìn vàng tiết hạnh
Nam thanh cố giữ đức trong xanh
Học hành chăm chỉ từ hừng sáng
Ôn tập lo toan tới cuối canh
Gái sắc trai tài cùng gắng sức
Trên đường thi cử sẽ thành danh.

Xuân Phúc
xuanphuc1945@yahoo.com.vn

Bài họa 6
SỐNG THEO NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI

Mái lá, nhà tranh, tấm chiếu manh
Tuy nghèo mà sống rất chân thành
Ta vui phó thác đôi tay trắng
Ai khổ noi gương Nhánh Huệ Xanh
Hương nguyện, hương kinh từ buổi sớm
Sắc lao, sắc nhọc đến tàn canh
Chu toàn bổn phận theo thiên ý
Chỉ muốn Chúa Trời được hiển danh.

Phêrô Nguyễn Phước Hưng
petphuochung@yahoo.com

Bài họa 7

Mong người sống tốt chẳng lưu manh
Đền đáp công ơn Chúa tạo thành
Khi trẻ giữ gìn lòng sạch trắng
Về già toát lộ hồn tươi xanh
Tay làm khuya sớm luôn chăm chú
Tâm nguyện đêm ngày mãi thức canh
Vâng phục trọn đời theo thánh ý
Tên người Nước Chúa đã ghi danh.

Phêrô Nguyễn Phước Hưng
petphuochung@yahoo.com

Bài họa 7
GIUSE KHIẾT TỊNH

Nhân đức Giuse chẳng mỏng manh
Do lòng công chính đã hình thành
Đối nhân nghĩa đã ghi bia đà
Xữ thế tình còn tạc sữ xanh
Mến Mẹ lo toan tròn sáu khắc
Thương con trằn trọc suốt năm canh
Lòng trung Thánh Cã bền năm tháng
Hội Thánh tôn sùng thật xứng danh

Nguyen_phucnguyen 13@yahoo.com

HUỆ NA-GIA-RẾT
(Khóm Huệ Thiêng 1)

Non nước Gia-Rê thật hữu tình
Huệ cùng sen trắng dáng tươi xinh.
Duyên ưa những ước mong gây dựng
Phận đẹp vun trồng đợi kết tinh.
Đâu biết tạo thành do Chúa đặt
Nể nên xa lánh khỏi đời khinh
Khiêm nhu hiệp nhất vâng thiên ý
Soi sáng thế trần đức khiết trinh.

Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường
cahoaiviet@yahoo.com

Bài họa I
DÒNG TỘC HUỆ

Vườn Huệ mênh mông thật hữu tình
Vây quanh Huệ Thánh rất tươi xinh
Noi gương Thánh Cả đời thanh khiết
Bắt chước Giu-se kiếp khiết tinh
Nết đạo tập tành lòng quí trọng
Thói đời xa tránh dạ chê khinh
Cả vườn Huệ ngát mùa nhân đức
Sen, Huệ đua chen đức khiết trinh.

Giu-se Nguyễn văn Sướng
suongoc5254@gmail.com

Bài họa II
HUỆ THIÊNG

Non nước trời mây cảnh hữu tình
Điểm thêm khóm huệ dáng xinh xinh
Vươn cao cành lá màu xanh biếc
Trải rộng tràng hoa sắc trắng tinh
Nhân đức thanh cao nhiều kẻ mến
Lương tâm trong sang dám ai khinh
Huệ Thiêng mời gọi người nhân thế
Hãy gắng giữ gìn đức khiết trinh

Phaolo Nguyễn Giới
phaolo.nguyengioi@yahoo.com

Tác giả hựu họa I
TRAI TÀI GÁI SẮC

Đồng hương hứa hẹn kết duyên tình
Huệ trắng sen vàng thật đẹp xinh
Chàng đợi ngày lành trao nhẫn cưới
Nàng vâng thiên ý nhận Sao Tinh
Nghe tin bật mí liền thu xếp
Thinh lặng giã từ chẳng dám khinh
Mộng báo vội vàng tuân thánh chỉ
Trông nom thê tử giữ lòng trinh.

Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường
cahoaiviet@yahoo.com

Hựu họa II
Họa đổi thể


Gia-rê non nước hữu tình
Huệ cùng Sen trắng tươi xinh tuyệt vời
Duyên ưa những hứa nên đôi
Vun trồng phận đẹp ơn trời kết tinh
Nào hay ý Chúa thiên đình
Sai Con duy nhất thân sinh cứu đời
Thương nàng muốn tránh tiếng cười
Nên đành xa lánh kẻo người khinh chê
Thiên Thần báo mộng quay về
Chung nhân kết hiệp nguyện thề kiên trinh

Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường
cahoaiviet@yahoo.com

THÁNH CẢ GIUSE
(Khóm Huệ Thiêng 1)

Một cánh tay bồng Đấng Cứu Tinh,
Tay kia cành huệ trắng hoa xinh.
Nâng niu con thảo tình trời bể
Chăm sóc vợ hiền nghĩa khiết trinh.
Trong trắng nêu cao gương giới trẻ
Trung thành tô thắm mẫu gia đình.
Xứng danh vạn thuở người công chính,
Cao ngự quê trời hưởng phúc vinh.

Trăng Thập Tự
gopnhattho@yahoo.com

Bài họa 1
TƯỢNG THÁNH CẢ

Bồng bế trên tay Đấng Cứu Tinh
Không gươm chỉ nhánh huệ xinh xinh
Nam nhân bắt chước lòng trong trắng
Phụ nữ học đòi dạ khiết trinh
Muối ướp đậm tình trong họ tộc
Men hoà thắm nghĩa giữa gia đình
Hiền lành đón nhận lời cầu khấn
Gương sáng những ai kiếm nhục vinh.

Giu-se Nguyễn văn Sướng
suongoc5254@gmail.com

Bài họa 2

Hạnh thay được ẵm Vị Thiên Tinh
Chứng tỏ ơn lành huệ trổ xinh
Dạy dỗ ấu nhi tròn hiếu thảo
Đỡ đần tri kỷ vẹn đồng trinh
Tín trung nguyện giữ khuyên trai trẻ
Thanh bạch làm gương chẳng đám đình
Khiết tịnh gìn vàng nêu phẩm giá
Quê trời vĩnh phúc hưởng quang vinh.

Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường
cahoaiviet@yahoo.com

Bài họa 3

Thiên tử chọn bồng quả thật tinh
Vui mừng gậy gỗ trổ bông xinh
Dắt dìu hiếu tử nêu gương sáng
Giúp đỡ hiền thê giữ đức trinh.
Khuyên dạy tín trung gìn đạo nghĩa
Đề cao công chính hưởng thiên đình
Chứng minh thánh cả luôn khiêm nhã
Tưởng thưởng quê trời mãi hiển vinh.

Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường
cahoaiviet@yahoo.com

Bài họa 4

Thánh Cả trọn đời vẹn sạch tinh
Như bông Huệ trắng ngát hương, xinh
Tròn tình phụ tử nêu danh Chính
Trọn nghĩa phu thê vẹn đức Trinh
Thanh tịnh vang danh cùng hạ-giới
Hào quang sáng tỏa khắp Thiên đình
Xin Cha tuôn đổ ơn phù giúp
Giữ đức trung trinh, giữ đức vinh.

Cù Mè
Thomas Vũ Quang Huy
quanghuyvu.cbg@gmail.com

Bài họa 5

Tay huệ dâng cao cánh trắng tinh
Tay bồng con Chúa bé xinh xinh
Bỡi con vui vẽ gìn lòng mến
Vì mẹ âm thầm giữ chữ trinh
Công đức no đầy nơi cõi thế
Triều thiên cao trọng chốn thiên đình
Chúng con học hỏi gương Cha Thánh
Tô đậm tên Ngài một chữ vinh.

Nguyễn Phúc Nguyên
nguyen_phucnguyen13@yahoo.com

Bài họa 6

Thánh Phụ dưỡng nuôi Đấng Cứu Tinh,
Đẹp như Huệ Trắng thật tươi xinh,
Hân hoan Phụ Tử tình tha thiết,
Kính trọng Phu Thê nghĩa tuyết trinh.
Mộng báo tuân hành nơi Thánh Ý,
Hành trang dong duổi với Gia Đình.
Nêu gương sáng chói Người Gia Trưởng,
Trời đất hoan ca Đấng Hiển Vinh.

Đinh Quân
dinhquan42@yahoo

Bài họa 7

Đón nhận Hài Nhi đấng cứu tinh
Khó nghèo xóm nhỏ, nhỏ xinh xinh
Vai trò dưỡng Phụ lòng khiêm tốn
Tư cách Hôn Phu dạ khiết trinh
Aâu yếm bên con tròn Thánh ý
Ngọt bùi cùng vợ thuận gia đình
Thánh nhân Thánh đức thanh cao quá
Ngôi báu quê Trời được hiển vinh

Phaolo Nguyễn Giới
phaolo.nguyengioi@yahoo.com

HUỆ THÁNH - GIUSE
(Khóm Huệ Thiêng 1)

Khó nghèo, danh lợi chẳng tơ vương
Nhánh Huệ lặng thầm được Chúa thương
Bảo bọc trắng trong gìn thắm sắc
Chở che khiết tịnh giữ tươi hương
Thánh ân dẫn lối soi minh đạo
Nhân đức đưa phương chiếu rạng đường
Công chính, thanh cao, đời kính ngưỡng
Mọi thời nhân thế mãi noi gương.

Giuse Nguyễn Văn Sướng
suongoc5254@gmail.com


Bài họa I

Giữa đời nhơ bợn chẳng hề vương
Phụng sự gia đình trọn mến thương
Dạ đá tinh tuyền ngời xướng đức
Lòng gang tín thác rạng đưa hương
Nghĩa tình trọn phận, đường đầy phúc
Nhân đức tu thân, phúc thẳng đường
Huệ Trắng: Giu-se hương Thánh đức
Đoàn con kính nguyện, học theo gương.

Cù Mè
Thomas Vũ Quang Huy
quanghuyvu.cbg@gmail.com

Bài họa II

BIỂU TƯỢNG THÁNH GIA

Tuổi già danh lợi chẳng còn vương
Sống chuổi ngày tàn cầu Chúa thương
Lá úa phải đành thay đổi sắc
Hoa tàn vẫn giữ lại mùi hương
Cung lòng Hiền Mẫu đèn soi lối
Nhân Đức Giuse đuốc dẫn đường
Biểu tượng Thánh gia siêu mẫu mựïc
Gọi mơì lớp trẻ hãy noi gương

P.nguyễn Giới
phaolo.nguyengioi@yahoo.com

HUỆ BÊN NHAN THÁNH

(Khóm Huệ Thiêng 1)

Một nhành huệ trắng nét xuân tươi
Từ gốc Giê-sê vượt núi đồi
Bén rễ lặng trầm ươm khí tiết
Đơm bông mau mắn đón sương trời
Hương thầm tín thác bên nhan thánh
Sắc thắm tin yêu giữa biển đời
Ân đức thơm lừng năm cõi đất
Nghìn thu trăng khấn nguyện đầy vơi.

Đình Chẩn
dinhchan973@gmail.com,

Bài họa

Hoa huệ thuộc loài qúy đẹp tươi
Mọc vùng Gia-rết sát bên đồi
Thân cao thẳng thắn vờn giông tô
Sắc trắng trong thanh ghép cảnh trời
Bông nở phất phơ đùa với gió
Hương thơm thoang thoảng tặng cho đời
Giáo dân dâng kính bên Nhan Thánh
Ơn tạ cậy nhờ chẳng phút vơi.

Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường
cahoaiviet@yahoo.com


GIUSE KHIẾT TỊNH

(Khóm Huệ Thiêng 1)

Giuse khiết tịnh bởi ơn trời
Công chính lòng người tỏa khắp nơi
Cùng đức Nữ Trinh xe chỉ thắm
Với người thục nữ nối dây đời
Thánh Thần ngỏ ý nàng vâng phục
Thiên sứ báo tin Ngài nhận lời
Bảo vệ Thánh gia luôn tận tụy
Mẫu gương khiết tịnh thế nhân ơi.

Phaolo Nguyễn Phúc Nguyên
nguyen_phucnguyen13@yahoo.com

Bài họa

Hoa được ương lên bởi Chúa Trời
Thuộc loài thảo qúy thật xinh tươi
Sen ưa những ước thành tri kỷ
Huệ hứa cùng nhau vượt biển đời
Thiên Sứ truyền tin nào dám chối
Bày tôi chấp chỉ nhận vâng lời
Âm thầm lao động nuôi thê tử
Khiết tịnh chung gìn Má Thánh ơi!

Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường
cahoaiviet@yahoo.com

HỒN VƯƠNG HƯƠNG SẮC HUỆ

(Khóm Huệ Thiêng 1)

Theo bước GIUSE sống khó nghèo
Trung thành Thánh ý nguyện vui theo
Thăng trầm nghịch cảnh luôn bền chí
Giông tố khổ đau vững mái chèo
Trinh khiết hồn vương hương ý huệ
Thoát siêu xác lánh sắc tâm bèo
Hành trình Thiên quốc không lùi bước
Tâm huệ hồn sen luôn rắc gieo

Lý Việt Thắng
lyvietthang@sbcglobal.net

Bài họa I
HẠT GIỐNG GIA ĐÌNH

Cảnh nhà cơ cực lại đơn nghèo
Sóng gió gian nan vẫn nguyện theo
Thiện ý không phàn, cha vững bước
Thành tâm chẳng oán, mẹ tay chèo
Trinh trong khiết tịnh lòng thanh sạch
Công chính khiêm nhu chí thoát bèo
Hạt giống gia đình Cha cấy một
Ươm mầm – kết quả Thánh nhân gieo

Trung Hoàng

Bài họa II

Thánh Cả Giuse sống kiếp nghèo
Qua bao nghịch cảnh vẫn vui theo
Thuyền con biển lớn yên tay lái
Bè nhõ thác cao vững mái chèo
Sắc huệ hồn vương trên ngọn cỏ
Màu rêu xác vấn dưới chân bèo
Phúc âm hạt giống ban ơn phước
Hội Thánh trung thành tiếp tục gieo

Nguyễn Phúc Nguyên nguyen_phucnguyen13@yahoo.com

GẬY GỖ NHIỆM MẦU

(Khóm Huệ Thiêng 1)

Gậy gỗ Giuse nghiệm tuyệt vời
Mọc lên nhánh huệ thật xinh tươi
Cậy nhờ cột chỉ nhờ tư tế
Cầu khấn se duyên khấn Chúa Trời
Những tưởng phụ tình nên lánh mặt
Chiêm bao báo mộng nhận vâng lời
Khiêm nhu kết hợp cùng sen trắng
Tinh túy hương thơm tọa rạng ngời.

Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường
cahoaiviet@yahoo.com

Bài họa I
Khóm Huệ Giuse

Tạo hóa an bài cách tuyệt vời
Ô kìa! Một khóm Huệ xinh tươi
Lá xanh bông trắng lay trong gió
Nhụy thắm hương thơm tỏa khắp trời
Biểu tượng Thánh nhân vâng Thánh ý
Vai trò dưỡng Phụ dưỡng Ngôi Lời
Chu toàn nghĩa vụ lòng thanh thản
Khóm Huệ Giuse chói sáng ngời

Phaolo Nguyễn Giới phaolo.nguyengioi@yahoo.com

Bài họa II
DUYÊN THẦN THÁNH

Thánh Thần sắp xếp quá cao vời
Đức Mẹ Giuse duyên đẹp đôi
Kết tóc trăm năm nơi cỏi thế
Xe tơ vạn thuở chốn quê trời
Ngồi suy những tưỡng nàng che dấu
Năm mộng mới nghe Chúa phán lời
Giải tỏa niềm riêng lòng phấn khỡi
Tấm gương nhân ái rạng ngời ngời

Nguyễn Phúc Nguyên
nguyen_phucnguyen13@yahoo.com

Tác giả Hựu họa

Nhiệm mầu minh chứng chẳng xa vời
Gậy gỗ bông trồi nở đẹp tươi
Sắc trắng kiên trinh - kiên định ý
Thân cao thẳng đứng - thẳng lên trời
Thiên ân ái mộ trao hành sự
Phận tớ xin vâng quyệt nhận lời
Khiết tịnh cùng sen nguyền giữ trọn
Khiêm nhu trần thế mãi ca ngời.

Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường
cahoaiviet@yahoo.com

GỌI MỜI
(Khóm Huệ Thiêng 1)

Đi giữa ngàn hoa của cuộc đời
Hồn thơ ngây ngất ý xuân tươi
Hồng hoa kiều diễm luôn mời gọi
Dạ lý hương nồng vẫn lả lơi
Bạch huệ hồn trinh chừng ngã đổ
Hồng sen tâm trắng thoáng tàn vơi
Tiếng chuông khiết tịnh lời tha thiết
Nhắc nhở hồn mê vẫn gọi mời

Lý Việt Thắng
lyvietthang@sbcglobal.net

Bài Họa I

Thí xe để giữ nước cờ đời
Pháo trắng đón chào xuân đẹp tươi
Mã đội giăng ngang hòng khóa chặc
Tốt đầu vượt tuyến chớ buông lơi
Tốt biên từng bước khi tàn cuộc
Tịnh đỏ chỡ che lúc trận vơi
Tướng sĩ ngựa xe cung tượng pháo
Lắng tai nghe tiếng Chúa kêu mời.

Nguyễn Phúc Nguyên
nguyen_phucnguyen13@yahoo.com

THANH GÁC PÊRU

(Khóm Huệ Thiêng I)

Thánh Cả Giuse quá tuyệt vời
Pêru thang gác để danh đời
Công trình sáng tạo không gì sánh
Bản vẽ công phu chẵng phải chơi
Tay đục tay bào nuôi Thánh Thất
Lòng nhân lòng nghĩa giúp con trời
Nhận vai dưỡng phụ luôn khiêm tốn
Khiết tịnh lòng son chiếu rạng ngời.

Phaolo Nguyễn Phúc Nguyên
nguyen_phucnguyen13@yahoo.com

Bài họa

Kìa khóm huệ thiêng thật tuyệt vời
Vươn mình bụi đất điểm tô đời
Mai Lan Cúc Trước mong gì sánh
Thượt dượt Hải đường cũng khó chơi
Hoa lá sum suê vờn trước gió
Hương thơm thoang thoảng tỏa cùng trời
Đây cành Huệ trắng Na-za-ret
Biểu tượng khiết trinh tỏa sáng ngời

Nguyễn Giới
Email: phaolo.nguyengioi@yahoo.com

HUỆ THẮM

(Khóm Huệ Thiêng I)

Huệ thắm ngoài đồng tắm gió sương
Nay còn mai mất lẽ bình thường
Xiêm y lộng lẫy còn thua sắc
Bạch ngọc thơm lừng vẫn kém hương
Sắc Áo tinh tuyền dâng hiến lễ
Hương Trầm thánh thiện tỏa yêu thương
Sắc Hương khiết tịnh Giuse thánh
Lưu dấu muôn đời soi bóng gương.

Hữu Tâm
huutam2005@gmail.com,

Bài họa
CÀNH HOA BIỂU TƯỢNG

Sừng sững vươn mình trong gió sương
Kìa cành Huệ trắng dáng bình thường
Lá xanh tám tiết không phai sắc
Nhụy thắm bốn mùa chẳng lạt hương
Vóc dáng thanh cao tâm khiết tịnh
Sắc màu trang nhã vẽ thân thương
Cành hoa biểu tượng Giuse Thánh
Nhân đức rạng ngời một mẫu gương

Nguyễn Giới
Email: phaolo.nguyengioi@yahoo.com

HUỆ GIỮA ĐỒNG 2

(Khóm Huệ Thiêng I)

Một đóa tinh khôi huệ giữa đồng
Vươn cao đua nở với vừng đông
Đơm hương ngào ngạt, hương yêu mến
Tỏa sắc dịu dàng, sắc cậy trông
Xa lánh bợn nhơ lá chắn lá
Giữ gìn thanh khiết bông chen bông
Hỏi người cao quý hơn hoa quý
Có dám vươn cao trổ cánh hồng?..

Lưu Minh Gian
giaansj@yahoo.com

Họa bài
MẸ NHƯ RẠNG ĐÔNG

Bê-lem sương tuyết trắng đầy đồng
Mẹ đã tiến lên như rạng đông
Bởi quá âm thầm không kẻ đón
Vì nhiều hèn mọn chẳng ai trông
Quê hương Thánh cả tươi màu lá
Đất nước Giu-đa thắm sắc bông
Mẹ đẹp mặt trăng không thể sánh
Giê-su con Mẹ tựa bông hồng

Nguyễn Phúc Nguyên
Email: nguyen_phucnguyen13@yahoo.com

CÀNH HOA KHIẾT TỊNH

(Khóm Huệ Thiêng I)

Cành hoa trước gió phận mong manh
Ý Chúa toàn năng đã tạo thành
Màu sắc sáng trong tày tuyết trắng
Hương thơm tỏa ngát tận mây xanh
Thương con chẳng quản công lao nhọc
Giúp mẹ yên tâm việc cửi canh
Chung sức dưỡng nuôi con chí Thánh
Cành hoa khiết tịnh mãi lưu danh.

Phaolo Nguyễn Giới
huyen.nguyet@yahoo.com

Bài họa
THÂN PHẬN

Thân phận con người quá mỏng manh
Cát lầm ơn Chúa đã làm thành
Tài năng nhỏ nhặt như cây cỏ
Kiêu ngạo to đùng tựa núi xanh
Ba tượng không đầy bát nước xáo
Mười trâu chẳng ngọt một nồi canh
Những ngày còn sống nên suy gẫm
Chỉ có trong Ngài mới có danh.

Nguyễn Phúc Nguyên
nguyen_phucnguyen13@yahoo.com

THÁNH CẢ GIUSE II

(Khóm Huệ Thiêng I)

Tay cầm cành huệ trắng lung linh
Tay bế Hài Nhi Đấng Cứu Tinh
Mắt ngắm nhìn con nhìn cảm mến
Lòng thương xót mẹ xót ân tình
Cần cù lao động không ngơi nghỉ
Lận đận long đong vẫn lặng thinh
Nhịn nhục chu toàn Thánh ý Chúa
Nêu gương khiết tịnh đáng tôn vinh.

Phaolo Nguyễn Giới
huyen.nguyet@yahoo.com

Bài họa
HỌC THÁNH GIU-SE

Đền thờ đèn nến sáng lung linh
Tượng mẹ bồng con áo trắng tinh
Tín hữu đọc lời kinh cảm tạ
Ca đoàn cất tiếng hát ân tình
Rao truyền lời Chúa quên ngừng nghỉ
Cứu giúp con người nhớ lặng thinh
Học Thánh Giu-se đừng khoác lác
Như Ngài mới đáng được tôn vinh

Nguyễn Phúc Nguyên
nguyen_phucnguyen13@yahoo.com

NGƯỜI GIA TRƯỞNG

Người gia trưởng lãnh nhận ngôi thuyền trưởng
Lái con tầu vượt biển cả trần gian.
Có khả năng đạo đức và khôn ngoan
Theo ơn thánh sáng soi mà định hướng.

Người gia trưởng là nhân vật khởi xướng
Việc điều hành theo chế độ gia phong
Có tôn ti trật tự như cộng đồng,
Lấy khiết tịnh, yêu thương làm gia đạo.

Người gia trưởng phụ trách quyền lãnh đạo.
Nhỏ cộng đồng, nhưng ảnh hưởng lớn lao.
Vì an sinh xã hội sẽ đổ nhào,
Nếu chế độ gia đình mà suy sụp …

Người gia trưởng cậy trông ơn phù giúp,
Lấy vị tha làm nền tảng gia đình,
Vững tin vào Thiên Chúa, Đấng Chí Linh,
Vững tay lái đưa tàu vào Bến Thánh….

Th.K. Dominic

NHÁNH HUỆ GIUSE

Trinh trắng, thanh bần gờn gợn pha
Hương thơm dìu dịu, chẳng kiêu sa
Vươn lên, loài Huệ say trời nắng
Sáng tỏa, bốn mùa rộ sắc hoa.
Thân lá thẳng thanh, thuần giản dị
Phơi mình dai dẻo, đối phong ba
Bùn hôi, đất bẩn, vây không úa
Danh Huệ muôn đời, tuyệt tác ca.

Giuse Phan Thanh Hoàng

HẠT GIỐNG LỜI HỨA
Hư vô ! lời Chúa hứa âm vang
Cội gốc Giesê trổ nhánh vàng
Đavít tòa nhà Con Chúa ngự
Giuse hiện hữu bóng đêm tan
Ngôi Lời đã đến tròn lời hứa
Kinh Thánh khai thông hết nghi nan
Thần Khí từ đây luôn chứng thực
Giuse hạt giống của Thiên đàng./

Giuse Phan Thanh Hoàng


CỘT HẢI ĐĂNG GIÁO HỘI VIỆT NAM
Trải dài một dải chữ S cong
Bón tưới niềm tin nhuộm máu hồng
Hội Thánh bội thu gom lúa chín
Tin Mừng sống động trãi non sông
Giuse cột Hải đăng, truyền giáo
Dân Chúa ra khơi ngắm, vững lòng
Mười chín, tháng ba ngày Bổn mạng
Hân hoan Giáo hội Việt nam trông.

Giuse Phan Thanh Hoàng

ĐỐI CHIẾU MỤC TỬ
Cảnh đời sân khấu rộn buồn vui
Tục thế hiểu sao chuyện Nước trời ?
Mục tử đèn chầu soi bóng lẽ
Phu thê trái mộng cắn say đôi
Giuse khiết tịnh chăm việc Chúa
Mục tử trung trinh phục vụ Lời
Đối chiếu tình yêu màn kéo hạ
Triều thiên vĩnh cữu sẽ ai cười ?

Giuse Phan Thanh Hoàng

GIUSE HUỆ THIÊN ĐÌNH

Giuse nhánh Huệ Nước Trời
Nhân đức rạng ngời chiếu dọi thế nhân
Đêm Belem, đêm phó dâng
Đở nâng Đức mẹ bước chân khốn cùng
Thương cho thân Chúa Hài Đồng
Không chăn, không chiếu, không mùng giá băng
Hêrôđê ác mộng sát nhân
Giuse hốt hoảng đôi chân cuống cuồng
Đang đêm cuốn gói lên đường
Ai cập đất khách phố phường chẳng quen
Không nhà, không cửa, lênh đênh
Gian lao khốn khó dày lên tháng ngày
Giêrusalem lệ vơi đầy
Tìm con tìm đến ba ngày rối ren
Ngược xuôi, xuôi ngược hỏi tên
Cuồng lòng khi thấy về đêm Mẹ sầu
Nazaret tóc bạc đầu
Tay cưa, tay đục giãi dầu nắng mưa
Gian truân kể mấy cho vừa
Giuse kiên vững sớm trưa trọn tình
Giuse là Huệ thiên đình
Cắm vào trần thế, bình minh cho đời./.

Giuse Phan Thanh Hoàng

GIUSE TU SĨ TUYỆT MỸ

30 năm ! !. . . .
Giuse làm Linh mục
Một tín đồ Giêsu
Ngày ngày vẫn dâng lễ
Bên Maria ! !. . . .
Người phụ nữ tuyệt thế
Vợ hợp pháp giữa đời
Giuse không manh động
Khó hiểu ! !. . . .
Chung mái nhà, gối mộng
Giuse vẫn trinh trung
Đức khiết tịnh vô song.
Ngất ngây ! !. . . .
Giuse là Tu sĩ
Mắt đức tin sáng ngời
Đức cầu nguyện cao vời
Gương soi ! !. . . .
Cho Tu sĩ muôn đời./

Giuse Phan Thanh Hoàng

HƯỚNG ĐI GIA TRƯỞNG VĂN MINH

Văn minh, nỗi khổ gia đình
Cuốn bao con trẻ nộp mình Satan
Mạng Gem, nhảy nhót, dâm gian
Di động, xe xịn so hàng xum xoe
Áo quần, đầu tóc thấy ghê
Môi son, má phấn. Chân quê lỗi thời
Thời giờ chỉ để vui chơi
Học hành chỉ nhắm, xây đời lầu cao
Đạo đức, luân lý xé rào
Văn minh, hiện đại đẻ bao oan trường
Phá thai, trinh tiết xem thường
Ngừa thai hàng hiệu, lên gường lo chi
Lương tâm trống rỗng, chai lỳ
Bình phong hoa mỹ che đi vuông tròn
Gia đình nữa mất, nữa còn
Sứ mạng Gia trưởng, bảo tồn thánh gia
Chiêm ngắm Thánh Cả sâu xa
Niềm tin đích thực chính là hướng đi
Cứ yêu, xin cứ yêu đi
Gia trưởng sẽ biết làm gì ? làm sao ?.

Giuse Phan Thanh Hoàng

NẺO ĐƯỜNG LOÀI ONG

Một lối đi thầm lặng
Không đổ máu một lần
Chẳng rao giảng văn chương
Không lăn lộn dặm trường
Nhưng ! đẹp lòng Thiên Chúa.
Chỉ với căn nhà nhỏ
Trong phục vụ cần cù
Trong phó dâng khiêm nhu
Can đảm vượt mây mù
Giuse nên nhân chứng.
Chăm chỉ xây tổ ấm
Điềm đạm và lặng thầm
Giuse như con ong
Ươm mật ngọt từ tâm
Là mẫu gương Gia trưởng.
Gia đình gặp gió bão
Gia đình đang lung lay
Gia đình vương đắng cay
Ngắm Giu se đêm ngày
Lắng nghe Ngài chỉ dạy
Nẻo đường dễ đi thay !

Giuse Phan Thanh Hoàng

LY DỊ ÁN TỬ

Ly dị là án tử hình
Cho ai tự xẻ thân mình làm đôi
Lề luật Chúa đã định rồi
Cả hai nên một, cả đời không phân
Ađam không ngại, không ngần
Ăn liều trái cấm theo chân Evà
Chấp nhận gai góc mở ra
Giữ trọn giao ước bài ca chung tình
Giuse bỏ ý riêng mình
Vâng phục lệnh Chúa, gia đình có đôi
Ly dị là đất chống trời
Là mùi ích kỷ, là chồi vô tâm
Biết bao tiếng trẻ khóc thầm
Biết bao hậu quả oái oăm hận đời
Rẽ chia là quỷ vui cười
Chiến lược số một của nòi rắn xưa
Đất trời có nắng, có mưa
Vợ chồng có sớm, có trưa vui buồn
Đón nhận là đức phi thường
Giuse đón nhận mở đường tình yêu
Hôn nhân tế nhị muôn chiều
Đừng vì ích kỷ, chọn điều “nghiến răng”./

Giuse Phan Thanh Hoàng

MARIA RA BIỂN CÓ ĐÔI

Maria chuẩn bị hạ sinh
Tay chân không thể nhấc mình trở trăn
Chuồng bò dơ bẩn, rác phân
Giuse dọn dẹp tay chân cuống cuồng
Vụng về, giúp vợ tròn vuông
Lửa rơm sưởi ấm đêm trường giá băng
Chu toàn cơm nước, tả khăn
Tình yêu thôi thúc lăng xăng tối ngày
Mày râu như thế ngộ thay
Giuse quả xứng Quan Thầy mày râu
Ở đời lắm chuyện cười lâu
Thấy vợ có bầu, chồng trốn tìm vui
Để vợ ra biển mồ côi
Tình yêu như thế tô vôi, giả hình
Giuse đúng nghĩa chân tình
Mày râu Công Giáo nghiệm mình giống chưa ?.

Giuse Phan Thanh Hoàng

ĐIỆP KHÚC TÌM CON

Bóng đêm phủ xuống trần gian
Biết bao mưu chước Satan rập rình
Con trẻ ra khỏi gia đình
Cha mẹ mặc lấy tâm tình Giuse
“Tìm con” điệp khúc lê thê
Tìm con gặp mặt dẫn về mới thôi
Giuse có lẽ rất vui
Khi gặp con trẻ chính nơi Đền thờ
Thời đại có lắm mây mờ
Cha mẹ hững hờ, con trẻ thành “dơi”
Là cha, là mẹ Nước trời
Khi trẻ vui bước chợ đời, trời đêm
“Tìm con” điệp khúc chớ quên
Dẫn con ra khỏi bóng đêm cuộc đời
Giêrusalem mọi thời
Noi gương Thánh Cả cao vời “ Tìm con”.
Giuse Phan Thanh Hoàng

GÀ MẸ GIUSE

Công nghiệp hóa. Họa nông thôn
Đẩy con lên phố, dâng chồn gà tơ
Nhà trọ, nhà chứa, quán mờ
Râu xanh, gái mẹ, cò tơ, cò già
Mật đường nửa thật, nửa ma
Bạc tiền, tơ bẫy giăng ra không màu
Gái nghèo thì dễ dính bầu
Trai nghèo thì dễ nhúng đầu bùn đen
Có nhiều khát vọng vươn lên
Nhưng đâu nhất thiết vì tiền đưa chân
Hỡi người Công giáo chính nhân !
Ngắm nhìn gà mẹ luôn gần gà con
Bãi cỏ dù lắm mồi ngon
Có rắn, có chồn mẹ dẫn con xa
Giuse tất tả bôn ba
Trốn sang Aicập vì là hiểm nguy
Sứ mạng bảo vệ Hài nhi
Chính là sứ mạng thực thi mọi thời
Chập chững trẻ bước vào đời
Giuse Gà mẹ mọi người soi gương./
Giuse Phan Thanh Hoàng

NỘI DUNG

LỜI GIỚI THIỆU 2
HUỆ TRẮNG 3
Bài họa 1 HUỆ TRẮNG 4
Bài họa 2 BỨC HỌA TÌNH YÊU BA NGÔI 5
Bài họa 3 LỜI NGUYỆN CHO MIỀN TRUNG 6
Bài họa 4 TRĂM NĂM HẠNH PHÚC 7
Bài họa 5 NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG I 8
Bài họa 6 NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG II 9
Bài họa 7 NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG III 10
Bài họa 8 ANH TRAI NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG IV 11
Bài họa 9 NGƯỜI CHA NHÂN HẬU V 12
Bài họa 10 ANH TRAI NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG VI 13
Bài họa 11 GIA ĐÌNH SUM HỌP VII 14
Bài họa 12 TIẾNG KÊU KHÔNG LỜI 15
Bài họa 13 HÃY ĐẾN CÙNG GIUSE 16
HUỆ TRẮNG 17
HUỆ NA-GIA-RẾT (Khóm Huệ Thiêng 1) 22
Tác giả hựu họa HUỆ NA-GIA-RẾT 23
HUỆ HƯƠNG 24
Bài họa 25
HUỆ NA-GIA-RÉT 26
Bài họa NOI GƯƠNG THÁNH GIU SE 27
KHÔNG TÊN I 28
Bài họa 29
KHÔNG TÊN II 30
Bài họa 31
NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI 32
Bài họa 1 BỨC CHÂN DUNG THÁNH CẢ 33
Bài họa 2 GIA ĐÌNH THÁNH 34
Bài họa 3 THÁNH GIUSE THÍCH HUỆ 35
Bài họa 4 CHĂM CHỈ HỌC HÀNH 1 36
Bài họa 5 CHĂM CHỈ HỌC HÀNH 2 37
Bài họa 6 SỐNG THEO NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI 38
Bài họa 7 39
HUỆ NA-GIA-RẾT 40
Tác giả hựu họa TRAI TÀI GÁI SẮC 41
THÁNH CẢ GIUSE 42
Bài họa 1 TƯỢNG THÁNH CẢ 43
Bài họa 2 44
Bài họa 3 45
NGƯỜI GIA TRƯỞNG 46
NHÁNH HUỆ GIUSE 48
HẠT GIỐNG LỜI HỨA 49
CỘT HẢI ĐĂNG GIÁO HỘI VIỆT NAM 50
ĐỐI CHIẾU MỤC TỬ 51
GIUSE HUỆ THIÊN ĐÌNH 52
GIUSE TU SĨ TUYỆT MỸ 54
HƯỚNG ĐI GIA TRƯỞNG VĂN MINH 55
NẺO ĐƯỜNG LOÀI ONG 56
LY DỊ ÁN TỬ 57
MARIA RA BIỂN CÓ ĐÔI 58
ĐIỆP KHÚC TÌM CON 59
GÀ MẸ GIUSE 60
 
Nghe bản thánh ca: Say Noel của LM Kim Long và Hải Linh
Ca đoàn Đức Me La Vang San Jose
10:14 01/12/2010