Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:07 30/11/2023
4. Lúc nào con người không nhìn thấy kim chỉ nam là vâng lời, thì lập tức bị thất lạc khô héo trên đường, và cũng mất đi ân sủng là nước hằng sống.
(Thánh Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:10 30/11/2023
15. LẤY CỜ VÂY KHỐNG CHẾ GIẬN DỮ
Lý Nộ làm quan bộc xạ, thường ngày tính cách rất hấp tấp, nhưng rất thích đánh cờ thế, chỉ cần lúc đánh cờ thì tính tình lại nhu thuận khoan hòa, so với lúc bình thường thì giống như hai người.
Dó đó, để chế ngự Lý Nộ giận dữ, nên trước khi Lý Nộ sắp phát tác thì đem bàn cờ ra bỏ trước mặt ông ta, Lý Nộ chỉ cần nhìn thấy con cờ thì tất cả nộ khí đều biến mất, khi cầm con cờ bố trận tính toán thì tất cả chuyện trước kia đều quên mất.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 15:
Tính nóng nảy thì ai cũng có, nhưng người không biết kềm chế tính nóng thì hậu quả khó lường được, còn người biết chế ngự nó thì trở thành mẫu gương anh hùng trong trận chiến với cái tôi của mình và làm cho người khác cảm phục.
Có người dùng cách đánh cờ tướng để chế ngự tính nóng; có người nghe âm nhạc để trị tính nóng của mình; có người thích đàn hát để kềm chế sự nóng tính của mình.v.v...tất cả những người biết kềm chế tính nóng nảy của mình đều là những người có tinh thần hướng thiện và cầu tiến...
Chỉ cần nhìn bàn cờ mà Lý Nộ hết nổi nóng thì quả là người mê đánh cờ hơn cả mê vợ thương con, bởi vì vợ con không can nổi tính nóng của chồng bằng bàn cờ...
Người Ki-tô hữu thì khác với Lý Nộ, bởi vì khi nổi nóng thì họ nhìn lên Đức Chúa Giê-su chịu đóng đinh trên thập giá để chế ngự tính nóng của mình, bởi vì họ yêu mến Ngài hơn cái tôi nóng giận của mình gấp trăm gấp ngàn lần...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lý Nộ làm quan bộc xạ, thường ngày tính cách rất hấp tấp, nhưng rất thích đánh cờ thế, chỉ cần lúc đánh cờ thì tính tình lại nhu thuận khoan hòa, so với lúc bình thường thì giống như hai người.
Dó đó, để chế ngự Lý Nộ giận dữ, nên trước khi Lý Nộ sắp phát tác thì đem bàn cờ ra bỏ trước mặt ông ta, Lý Nộ chỉ cần nhìn thấy con cờ thì tất cả nộ khí đều biến mất, khi cầm con cờ bố trận tính toán thì tất cả chuyện trước kia đều quên mất.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 15:
Tính nóng nảy thì ai cũng có, nhưng người không biết kềm chế tính nóng thì hậu quả khó lường được, còn người biết chế ngự nó thì trở thành mẫu gương anh hùng trong trận chiến với cái tôi của mình và làm cho người khác cảm phục.
Có người dùng cách đánh cờ tướng để chế ngự tính nóng; có người nghe âm nhạc để trị tính nóng của mình; có người thích đàn hát để kềm chế sự nóng tính của mình.v.v...tất cả những người biết kềm chế tính nóng nảy của mình đều là những người có tinh thần hướng thiện và cầu tiến...
Chỉ cần nhìn bàn cờ mà Lý Nộ hết nổi nóng thì quả là người mê đánh cờ hơn cả mê vợ thương con, bởi vì vợ con không can nổi tính nóng của chồng bằng bàn cờ...
Người Ki-tô hữu thì khác với Lý Nộ, bởi vì khi nổi nóng thì họ nhìn lên Đức Chúa Giê-su chịu đóng đinh trên thập giá để chế ngự tính nóng của mình, bởi vì họ yêu mến Ngài hơn cái tôi nóng giận của mình gấp trăm gấp ngàn lần...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngày 01/12: Nhận biết dấu chỉ thời đại – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến – Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức
Giáo Hội Năm Châu
02:24 30/11/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, Đức Giê-su kể cho các môn đệ nghe một dụ ngôn. Người nói: “Anh em hãy xem cây vả cũng như tất cả những cây khác. Khi nhìn cây đâm chồi, thì anh em biết là mùa hè đã gần đến. Anh em cũng vậy, khi thấy những điều đó xảy ra, thì hãy biết là Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Thầy bảo thật anh em: thế hệ này sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi điều ấy xảy ra. Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu.”
Đó là lời Chúa
Thức Tỉnh
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
03:32 30/11/2023
Chúa Nhật I Mùa Vọng B
TỈNH THỨC
Khởi đầu niên lịch Phụng vụ mới với lời Chúa Kitô trong bài Tin mừng: “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến…” (Mc 13,33 tt). Phải tỉnh thức, phải canh thức để đón chờ sự gì? Câu trả lời thật hiển nhiên là để đón chờ Chúa lại đến trong vinh quang. Chúa Giêsu đã nói trước đó: “Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến. Lúc đó, sẽ sai các Thiên sứ đi, và Người sẽ tập họp những kẻ được chọn từ bốn phương về, từ đầu mặt đất cho đến cuối chân trời” (Mc 13, 26-27).
Quả thật, Kitô hữu chúng ta cũng như anh em lương dân hay bà con khác đạo, thường dễ có tâm tình lo sợ khi nghe nói đến cái ngày tận cùng của thế giới. Phận người nhuốm đầy tội nhơ, vì thế chúng ta thường e sợ khi nghĩ đến sự xét xử và lo lắng khi nghe nói đến ngày tận thế. Con người chúng ta vốn dính bén với những thực tại thế trần, từ của tiền đến danh vọng và cả mạng sống, vì thế, số người bình tĩnh đối diện với sự chết quả là xưa nay hiếm.
Lạy Chúa, xin hãy đến! Cầu thì cầu, xin thì cứ xin, nhưng niềm tin vẫn còn yếu kém. Trong nhiều lý do thì có lý do này: chúng ta chưa thật xác tín rằng Chúa đến để giải thoát chúng ta, để ban hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng ta. Và vì thế chúng ta vẫn mãi chưa thật sự sẵn sàng và tỉnh thức. Quả thật vẫn còn đó nhiều nghịch lý. Giả như có ai đó hẹn sẽ đến bất chợt trong một đêm không biết giờ nào nhưng là để trao tặng cho ta món tiền kếch sù là dăm bảy hay vài chục tỉ đồng thì dù không nhắc đi nhắc lại, chúng ta vẫn tỉnh thức và sẵn sàng với bằng mọi giá để khỏi bỏ lỡ dịp may ngàn năm có một. Thế mà thật trớ trêu, ai trong chúng ta cũng muốn lên thiên đàng nhưng nếu Chúa cho lên ngay lúc này thì lại xin Chúa hãy khoan thực hiện.
Dù muốn hay không thì cái ngày tận cùng của thế giới cũng sẽ tới, cái ngày tận cùng của đời ta cũng sẽ tới. Vũ trụ này, thế giới này đã có thời điểm bắt đầu thì sẽ có thời điểm kết thúc. Con người chúng ta có lúc chào đời thì phải có lúc lìa đời. Một chân lý đương nhiên, như nhiên, dù không thích ta vẫn phải đối diện. Chẳng ai có thể biết được ngày giờ tận cùng của lịch sử vũ trụ, kể cả các thiên thần và kể cả người Con, ngoại trừ Chúa Cha (x.Mc 13,32). Chẳng ai có thể biết đích xác ngày mình giã từ trần gian. Chính vì thế Chúa Kitô nhấn mạnh: “Điều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là: Phải tỉnh thức!” (Mc 13,37).
Thế nào là tỉnh thức, sẵn sàng? Căn cứ vào lời Chúa Kitô, chúng ta có thể biết một vài cách thế sống sẵn sàng tỉnh thức như sau:
Xét về mặt tiêu cực: Tỉnh thức sẵn sàng là thái độ dứt khoát với tội lỗi. “Anh em phải tỉnh thức, kẻo lỡ ra ông chủ đến bất thần, bắt gặp anh em đang ngủ” (Mc 13,36). Tình trạng ngủ mê là tình trạng mãi đắm chìm trong tội, là tình trạng mãi quyến luyến với các dục vọng bất chính, là tình trạng bị trói buộc bởi những thực tại trần gian chóng qua. Với một sợi chỉ mỏng manh cũng đủ làm con chim sẻ không thể cất cánh bay cao. Mùa vọng lại về, một lần nữa thử xét mình xem những gì đang làm chúng ta không thể sống tốt hơn, thanh cao hơn, hướng thượng hơn? Cần nhận diện cách trung thực và chính xác để rồi can đảm từ bỏ hoặc biết sống tự do với chúng.
Xét về mặt tích cực: Tỉnh thức sẵn sàng là thái độ sống biết quan tâm đến tha nhân, sống có tình, có lòng với người lân cận. Chúa Kitô đã minh họa thái độ sống tỉnh thức sẵn sàng này qua câu chuyện dụ ngôn năm cô trinh nữ khôn ngoan và năm cô trinh nữ khờ dại. Các cô khôn ngoan được xem là tỉnh thức vì có tấm lòng với cô dâu, chú rể, với hai họ, khi mang đèn thì biết chuẩn bị dầu đầy bình để đón chàng rể vì không biết chàng rể đến lúc nào. Ngược lại các cô khờ dại chẳng biết nghĩ đến ai, ngoài bản thân đến nỗi mang đèn mà không để ý gì đến dầu. Sống mà biết nghĩ đến tha nhân, sống có tấm lòng với người bên cạnh chính là một trong những cung cách sống sẵn sàng, tỉnh thức (x.Mt 25,1-13).
Chúa Kitô còn minh hoạ sự sẵn sàng tỉnh thức bằng việc chu toàn bổn phận với người dưới quyền, với người trong trách nhiệm của ta. Sau khi dạy các tông đồ phải tỉnh thức sẵn sàng vì chính giờ phút không ngờ thì Con Người sẽ đến, Chúa Kitô đã kể dụ ngôn về người đầy tớ trung tín được đặt lên coi sóc gia nhân để cấp phát cho họ đúng giờ, đúng lúc (x.Mt 24,45-51; Lc 12,41-48). Sự thường, người ta rất dễ sẵn sàng chu toàn trách nhiệm với người trên, nhưng với người dưới quyền thì xem ra hay xao nhãng. Bề trên gọi thì thưa vâng ngay, còn bề dưới hỏi thì phán rằng hãy chờ đấy. Không phải với người trên nhưng chính khi chu toàn bổn phận với người dưới quyền mới là lúc ta thực sự đang sống tỉnh thức sẵn sàng.
Mùa Vọng đã về. Chúng ta được mời gọi sẵn sàng tỉnh thức để đón chờ Chúa đến. Chúa đến để ban ân phúc cho chúng ta và cũng là để xét xử chúng ta. Gặp họa hay hưởng phúc đều do chính tấm lòng của chúng ta, do chính thái độ sống của chúng ta. Là loài có lý trí và ý chí tự do, xin đừng đổ thừa cho khách quan hay ngoại cảnh. Sống sẵn sàng, tỉnh thức là điều tất yếu, nếu không muốn phải bị diệt vong.
(Ban Mê Thuột)
TỈNH THỨC
Khởi đầu niên lịch Phụng vụ mới với lời Chúa Kitô trong bài Tin mừng: “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến…” (Mc 13,33 tt). Phải tỉnh thức, phải canh thức để đón chờ sự gì? Câu trả lời thật hiển nhiên là để đón chờ Chúa lại đến trong vinh quang. Chúa Giêsu đã nói trước đó: “Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến. Lúc đó, sẽ sai các Thiên sứ đi, và Người sẽ tập họp những kẻ được chọn từ bốn phương về, từ đầu mặt đất cho đến cuối chân trời” (Mc 13, 26-27).
Quả thật, Kitô hữu chúng ta cũng như anh em lương dân hay bà con khác đạo, thường dễ có tâm tình lo sợ khi nghe nói đến cái ngày tận cùng của thế giới. Phận người nhuốm đầy tội nhơ, vì thế chúng ta thường e sợ khi nghĩ đến sự xét xử và lo lắng khi nghe nói đến ngày tận thế. Con người chúng ta vốn dính bén với những thực tại thế trần, từ của tiền đến danh vọng và cả mạng sống, vì thế, số người bình tĩnh đối diện với sự chết quả là xưa nay hiếm.
Lạy Chúa, xin hãy đến! Cầu thì cầu, xin thì cứ xin, nhưng niềm tin vẫn còn yếu kém. Trong nhiều lý do thì có lý do này: chúng ta chưa thật xác tín rằng Chúa đến để giải thoát chúng ta, để ban hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng ta. Và vì thế chúng ta vẫn mãi chưa thật sự sẵn sàng và tỉnh thức. Quả thật vẫn còn đó nhiều nghịch lý. Giả như có ai đó hẹn sẽ đến bất chợt trong một đêm không biết giờ nào nhưng là để trao tặng cho ta món tiền kếch sù là dăm bảy hay vài chục tỉ đồng thì dù không nhắc đi nhắc lại, chúng ta vẫn tỉnh thức và sẵn sàng với bằng mọi giá để khỏi bỏ lỡ dịp may ngàn năm có một. Thế mà thật trớ trêu, ai trong chúng ta cũng muốn lên thiên đàng nhưng nếu Chúa cho lên ngay lúc này thì lại xin Chúa hãy khoan thực hiện.
Dù muốn hay không thì cái ngày tận cùng của thế giới cũng sẽ tới, cái ngày tận cùng của đời ta cũng sẽ tới. Vũ trụ này, thế giới này đã có thời điểm bắt đầu thì sẽ có thời điểm kết thúc. Con người chúng ta có lúc chào đời thì phải có lúc lìa đời. Một chân lý đương nhiên, như nhiên, dù không thích ta vẫn phải đối diện. Chẳng ai có thể biết được ngày giờ tận cùng của lịch sử vũ trụ, kể cả các thiên thần và kể cả người Con, ngoại trừ Chúa Cha (x.Mc 13,32). Chẳng ai có thể biết đích xác ngày mình giã từ trần gian. Chính vì thế Chúa Kitô nhấn mạnh: “Điều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là: Phải tỉnh thức!” (Mc 13,37).
Thế nào là tỉnh thức, sẵn sàng? Căn cứ vào lời Chúa Kitô, chúng ta có thể biết một vài cách thế sống sẵn sàng tỉnh thức như sau:
Xét về mặt tiêu cực: Tỉnh thức sẵn sàng là thái độ dứt khoát với tội lỗi. “Anh em phải tỉnh thức, kẻo lỡ ra ông chủ đến bất thần, bắt gặp anh em đang ngủ” (Mc 13,36). Tình trạng ngủ mê là tình trạng mãi đắm chìm trong tội, là tình trạng mãi quyến luyến với các dục vọng bất chính, là tình trạng bị trói buộc bởi những thực tại trần gian chóng qua. Với một sợi chỉ mỏng manh cũng đủ làm con chim sẻ không thể cất cánh bay cao. Mùa vọng lại về, một lần nữa thử xét mình xem những gì đang làm chúng ta không thể sống tốt hơn, thanh cao hơn, hướng thượng hơn? Cần nhận diện cách trung thực và chính xác để rồi can đảm từ bỏ hoặc biết sống tự do với chúng.
Xét về mặt tích cực: Tỉnh thức sẵn sàng là thái độ sống biết quan tâm đến tha nhân, sống có tình, có lòng với người lân cận. Chúa Kitô đã minh họa thái độ sống tỉnh thức sẵn sàng này qua câu chuyện dụ ngôn năm cô trinh nữ khôn ngoan và năm cô trinh nữ khờ dại. Các cô khôn ngoan được xem là tỉnh thức vì có tấm lòng với cô dâu, chú rể, với hai họ, khi mang đèn thì biết chuẩn bị dầu đầy bình để đón chàng rể vì không biết chàng rể đến lúc nào. Ngược lại các cô khờ dại chẳng biết nghĩ đến ai, ngoài bản thân đến nỗi mang đèn mà không để ý gì đến dầu. Sống mà biết nghĩ đến tha nhân, sống có tấm lòng với người bên cạnh chính là một trong những cung cách sống sẵn sàng, tỉnh thức (x.Mt 25,1-13).
Chúa Kitô còn minh hoạ sự sẵn sàng tỉnh thức bằng việc chu toàn bổn phận với người dưới quyền, với người trong trách nhiệm của ta. Sau khi dạy các tông đồ phải tỉnh thức sẵn sàng vì chính giờ phút không ngờ thì Con Người sẽ đến, Chúa Kitô đã kể dụ ngôn về người đầy tớ trung tín được đặt lên coi sóc gia nhân để cấp phát cho họ đúng giờ, đúng lúc (x.Mt 24,45-51; Lc 12,41-48). Sự thường, người ta rất dễ sẵn sàng chu toàn trách nhiệm với người trên, nhưng với người dưới quyền thì xem ra hay xao nhãng. Bề trên gọi thì thưa vâng ngay, còn bề dưới hỏi thì phán rằng hãy chờ đấy. Không phải với người trên nhưng chính khi chu toàn bổn phận với người dưới quyền mới là lúc ta thực sự đang sống tỉnh thức sẵn sàng.
Mùa Vọng đã về. Chúng ta được mời gọi sẵn sàng tỉnh thức để đón chờ Chúa đến. Chúa đến để ban ân phúc cho chúng ta và cũng là để xét xử chúng ta. Gặp họa hay hưởng phúc đều do chính tấm lòng của chúng ta, do chính thái độ sống của chúng ta. Là loài có lý trí và ý chí tự do, xin đừng đổ thừa cho khách quan hay ngoại cảnh. Sống sẵn sàng, tỉnh thức là điều tất yếu, nếu không muốn phải bị diệt vong.
(Ban Mê Thuột)
Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần
Lm. Minh Anh
14:07 30/11/2023
XA MÀ GẦN
“Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần!”.
“Những ngọn đồi phía trước thường được nhìn với những tiếng thở dài! Chúng trông dốc, cao và xa. Nhưng khi đến gần, chúng không thực sự quá dốc, đỉnh không quá cao, và đến đó cũng không quá xa. Những ngọn đồi phía trước thật ‘không khó’ hơn chúng ta nghĩ. Chúng ‘xa mà gần’ là thế!” - Douglas Malloch.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị, những ngọn đồi tuy ‘xa mà gần’ của thi sĩ người Mỹ được sánh với Triều Đại Thiên Chúa vốn được Chúa Giêsu nói đến nhiều lần trong Tin Mừng. Nó không ở đâu xa, Triều Đại ấy chính là Ngài, ‘xa mà gần’. Ngài nói, “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần!”.
Triều Đại ấy ‘gần’ theo nghĩa kép. Trước hết, Chúa Giêsu sẽ trở lại trong vinh quang và làm mới lại mọi sự; như vậy, Vương Quốc vĩnh cửu của Ngài sẽ được thiết lập. Thứ hai, Triều Đại của Ngài rất ‘gần’ ở chỗ, chỉ cách chúng ta một lời cầu nguyện. Trong Kinh Lạy Cha, chúng ta cầu xin “Nước Cha trị đến”. Chúa Giêsu khao khát đến để thiết lập Vương Quốc của Ngài trong lòng chúng ta, miễn là chúng ta để Ngài đi vào.
Tiếc thay, chúng ta thường giữ khoảng cách với Ngài và do dự trong việc đón tiếp Ngài. Và như thế, Triều Đại Ngài hoá nên xa xôi. Chúng ta đọc Kinh Lạy Cha một cách hời hợt, và Ngài trở nên xa lạ khi tâm hồn chúng ta hướng về đâu đâu và bận tâm đến những thứ gì khác ngoài Ngài; hoặc cùng lắm, để cho Ngài lảng vảng trong tâm trí đang khi trái tim của chúng ta thì vẫn cửa đóng then cài. Bởi lẽ, chúng ta sợ phải thay đổi một điều gì đó khi có sự hiện diện của Ngài. Gần mà xa là thế!
Giá mà chúng ta biết được nỗi khát khao của Chúa Giêsu đến mức nào khi Ngài muốn đi vào linh hồn mỗi người! Được Ngài đi vào, có lẽ, mọi sự đã thay đổi và chúng ta đã nên thánh từ lâu. Hãy suy ngẫm về ước muốn của Thánh Tâm Chúa Giêsu đến với chúng ta và Ngài những muốn thiết lập Vương Quốc của Ngài trong cuộc đời mỗi người. Ngài khao khát được làm Vua linh hồn chúng ta, cai trị chúng ta trong sự hoà hợp với một tình yêu xót thương hoàn hảo. Hãy để Ngài đến và thiết lập Vương Quốc trong trái tim. Và như thế, Ngài không ở đâu xa, Ngài ở trong chính bạn và tôi, ‘xa mà gần’ là vậy!
Anh Chị em,
“Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần!”. Bạn và tôi chỉ cần nói, “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến!”. Ngài đang chực sẵn ngoài cửa linh hồn mỗi người như Ngài đã nói, “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy!”. Chúa Giêsu có thể đến với chúng ta và chiếm lấy cuộc sống của chúng ta nếu chúng ta để Ngài tự do làm điều đó. Ngài là Vua toàn năng, có khả năng biến đổi chúng ta nên tạo vật mới; có thể mang lại sự bình an và hoà hợp hoàn hảo cho tâm hồn. Ngài có thể làm những điều vĩ đại và đẹp đẽ trong lòng chúng ta. Bạn và tôi chỉ cần nói một lời và ước ao như vậy thì Ngài nhất định sẽ đến. Ngài không ở đâu xa, Ngài ở gần, rất gần!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, đừng để con nhìn những ngọn đồi phía trước với những tiếng thở dài. Cho con biết, Chúa ở gần con, cũng có thể xa con. Điều này tuỳ thuộc vào con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tranh cãi gay gắt không hồi kết thúc trong Giáo Hội Syro-Malabar
Đặng Tự Do
16:06 30/11/2023
Tờ Crux có bài tường trình nhan đề “Syro-Malabar priest barred from saying Mass or taking communion in public”, nghĩa là “Linh mục Syro-Malabar bị cấm cử hành Thánh lễ cũng không được rước lễ nơi công cộng”.
Trong một diễn biến khác liên quan đến những căng thẳng kéo dài trong Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar của Ấn Độ, một linh mục được biết đến như một nhà cải cách đã được giám mục của ngài tống đạt một sắc lệnh ra lệnh cho ngài phải chuyển đến một nơi cư trú dành cho giáo sĩ và cấm thực hiện tất cả các hoạt động liên quan đến thừa tác vụ linh mục.
Cha Aji Puthiyaparambil đã bị cáo buộc vi phạm các quyết định của Thượng hội đồng Giám mục của Giáo hội Syro-Malabar và phát biểu trước công chúng vi phạm các kỷ luật giáo hội. Ngài không chỉ bị cấm cử hành Thánh lễ nơi công cộng mà thậm chí cả việc rước lễ trong phụng vụ công cộng cũng không được phép.
Sắc lệnh ngày 10 tháng 11 được ban hành bởi Đức Giám Mục Remigiose Inchananiyil của Giáo phận Thamarassery ở bang Kerala miền nam Ấn Độ.
Tập trung ở bang Kerala miền nam Ấn Độ, Giáo hội Syro-Malabar có hơn bốn triệu tín đồ trên toàn thế giới, trở thành giáo hội lớn thứ hai trong số các Giáo hội Đông phương hiệp thông với Rôma chỉ sau Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương.
Sắc lệnh này theo sau một thông báo vào tháng trước rằng một vụ án kỷ luật đã được mở ra đối với Cha Puthiyaparambil trên cơ sở những gì mà đấng bản quyền mô tả là sự bất tuân dai dẳng, mặc dù vị linh mục 46 tuổi tuyên bố rằng ngài đang bị nhắm đến vì những nỗ lực vạch trần tham nhũng và thúc đẩy cải cách..
Trong số những điều khác, Cha Puthiyaparambil đã lên tiếng về một loạt các giao dịch bất động sản gây tranh cãi trong Giáo hội Syro-Malabar đã dẫn đến một loạt cáo buộc hình sự chống lại Đức Hồng Y George Alencherry, người đứng đầu Giáo hội.
“Giáo hội đang phải chịu đựng tình trạng sa đọa về mặt đạo đức và thiếu minh bạch về tài chính. Có những vụ kiện chống lại các giám mục và nhiều người trong số họ công khai tham gia vào liên minh chính trị”, Cha Puthiyaparambil cho biết vào tháng 10.
Được Crux liên hệ về sắc lệnh mới, Cha Puthiyaparambil lặp lại lời chỉ trích của mình.
“ Giáo hội ở Kerala đang rời xa con đường của Chúa Giêsu”, ngài nói. “Mục đích khiêm tốn của tôi là đưa Giáo Hội trở lại đúng hướng. Nhiều hoạt động của Giáo hội ngày nay không chỉ làm lu mờ bộ mặt của Giáo hội mà còn gây ra tai tiếng”.
“Tôi thực sự tin chắc rằng Chúa Giêsu đã kêu gọi tôi thực hiện sứ mệnh tiên tri này,” ngài nói. “Không phải làm tổn thương Giáo hội, mà là chữa lành Giáo hội.”
Cha Puthiyaparambil chỉ trích sắc lệnh ngày 10 tháng 11 của Đức Cha Inchananiyil là “vô nhân đạo và bất hợp pháp”.
Ngài nói: “Không ai có thẩm quyền cấm một con người thực hiện các quyền cơ bản của con người”. “Điều đó trái với thánh ý Chúa. Tôi rất buồn khi thấy thái độ trả thù kiểu này của giáo quyền”.
Ngoài những tranh cãi về quản lý tài chính, Giáo hội Syro-Malabar còn phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng phụng vụ kéo dài liên quan đến phương thức cử hành Thánh lễ thích hợp.
Trong khi Thượng Hội đồng Giáo hội đã ra lệnh rằng các linh mục nên cử hành hướng mặt về phía cộng đoàn trong Phụng vụ Lời Chúa và hướng mặt về bàn thờ trong Phụng vụ Thánh Thể, một phần đáng kể các giáo sĩ và giáo dân trong Tổng Giáo phận Ernakulam-Angamaly, lớn nhất Syro-Malabar. quyền tài phán, nhất quyết đối mặt với dân chúng trong suốt Thánh lễ.
Tranh chấp đã khiến một vương cung thánh đường và một tiểu chủng viện bị buộc phải đóng cửa và việc truyền chức linh mục bị trì hoãn. Vào giữa tháng 11, một thỏa thuận nhằm chấm dứt tranh chấp được đưa ra nhưng đã thất bại sau khi giáo quyền được tường trình đã từ chối thực hiện nó.
Về phần mình, Cha Puthiyaparambil dường như không thoái lui.
Ngài nói: “Tôi đã thực hiện sứ mệnh mang tính tiên tri này với niềm tin chắc chắn là sẽ làm trong sạch Giáo hội trong giới hạn của mình”. “Tôi không bận tâm đến sự thành công hay thất bại của nó, chỉ quan tâm đến việc trung thành với sứ mệnh của mình.”
Source:Crux
Nhật ký trừ tà số 268: Mầu nhiệm sự ác
Đặng Tự Do
16:10 30/11/2023
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #268: The Mystery of Evil”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 268: Mầu nhiệm sự ác”.
Tôi tiếp tục choáng váng trước hành vi của lũ quỷ. Trong một lễ trừ tà, họ la hét, la hét và la hét nhưng không rời đi… cho đến khi cuối cùng bị ép buộc. Đối với họ, việc trừ quỷ có thể được mô tả tốt nhất như đổ dầu sôi lên người họ và đốt cháy. Tôi có ấn tượng sâu sắc trước khả năng chịu đựng nỗi đau của ma quỷ, chắc chắn là có được từ vô số kiếp đau khổ trong địa ngục. Nhưng tại sao họ làm điều đó?
Trên thực tế, như Nghi thức trừ quỷ cổ xưa nói với họ, “Bạn càng trì hoãn, hình phạt của bạn càng nặng”. Thiên Chúa, theo công lý của Ngài, sẽ trừng phạt họ không chỉ vì sự bất tuân ban đầu của họ khi từ chối Ngài, mà còn vì từng khoảnh khắc họ đang hành hạ một con người. Như vậy, ở ngày phán xét cuối cùng, nỗi đau khổ đời đời của họ sẽ còn tồi tệ hơn hiện tại rất nhiều. Họ biết điều này nhưng vẫn kiên trì.
Đây là mầu nhiệm sự ác. Ma quỷ đã từ bỏ sự tự do yêu thương vâng phục Chúa để chuyển sang sự vâng phục mù quáng đối với kẻ tự ái tàn bạo nhất - là Satan. Họ đã vứt bỏ niềm vui và sự bình an của vương quốc Thiên Chúa để chịu đau khổ đời đời. Ngay từ đầu, họ đã được truyền đạt kiến thức đầy đủ về tất cả những hậu quả xấu xa của việc từ chối Chúa, nhưng họ vẫn kiên trì. Và họ vẫn làm như vậy.*
Mỗi con quỷ là một sinh vật khác nhau với một tính cách khác nhau. Tuy nhiên, với tư cách là một nhà trừ quỷ, tôi nhận thấy rằng tất cả đều giống nhau ở chỗ bị tiêu diệt vì những cơn thịnh nộ, những hận thù và mong muốn trả thù. Đây là những gì đoàn kết họ. Mọi hành động của họ đều nhằm mục đích lừa dối và phá hoại. Nhưng người bị hành động của họ hủy hoại đầu tiên và nhiều nhất chính là chính họ. Về bản chất, cái ác là tự đánh bại.
Mặc dù con người chúng ta không được cung cấp kiến thức đầy đủ về hậu quả của các quyết định của mình như các thiên thần, nhưng chúng ta nên học hỏi bằng kinh nghiệm. Chúng ta nên học biết rằng “tiền công của tội lỗi là sự chết” (Rm 6:23) và rằng chỉ nơi Thiên Chúa chúng ta mới tìm được niềm vui và bình an đích thực. Nhưng giống như lũ quỷ, nhiều người cũng bị nhốt vào vòng xoáy chết chóc. Nhiều người, do sự lựa chọn của riêng mình, đã phạm phải tội ác và do đó tự chuốc lấy sự hủy diệt của chính mình. Đây là mầu nhiệm sự ác.
Tôi cảm thấy một nỗi buồn lớn khi tôi suy ngẫm về điều đó. Tôi làm những gì có thể để loan báo Tin Mừng, đặc biệt trên các tài khoản truyền thông xã hội của chúng tôi, vốn tiếp cận được nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Tôi cầu nguyện rằng ân sủng của Thiên Chúa sẽ chạm đến mỗi người trong số họ, đặc biệt là những người phải chịu đựng sự ác, và họ sẽ hướng về ánh sáng trước khi quá muộn. Xin hãy cùng tôi nhiệt thành cầu nguyện cho sự hoán cải của các linh hồn.
Source:Catholic Exorcism
Hai tỷ người chuẩn bị mất nhà vì những biến đổi khí hậu
Đặng Tự Do
16:13 30/11/2023
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Two Billion People Are Prepared to Lose Their Homes”, nghĩa là “Hai tỷ người chuẩn bị mất nhà vì những biến đổi khí hậu.”
Theo một nghiên cứu mới, hàng tỷ người dự kiến sẽ phải di dời trong vòng 25 năm tới vì những tác động nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu.
Các nhà khoa học và chính trị gia tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về những tác động đáng lo ngại của hiện tượng nóng lên toàn cầu khi nhiều nghiên cứu tiết lộ rằng biến đổi khí hậu làm tăng mức độ nghiêm trọng của một số thảm họa thiên nhiên, từ lũ lụt và cháy rừng đến bão và hạn hán.
Một số khu vực trên thế giới có nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng bởi khí hậu ấm lên hơn những khu vực khác và một nghiên cứu của Ipsos tiết lộ rằng gần 4 trên 10 người tin rằng họ sẽ mất nhà do những tác động liên quan đến biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu của Ipsos được công bố vào hôm thứ Hai, chỉ vài ngày trước Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc COP28. Nghiên cứu khảo sát 24.220 người trưởng thành trên 31 quốc gia từ ngày 22 tháng 9 đến ngày 6 tháng 10, cung cấp cái nhìn sâu sắc về cảm nhận của mọi người trên toàn cầu về biến đổi khí hậu.
Hầu hết những người tham gia khảo sát đều ở độ tuổi từ 16 đến 74.
38% người tham gia khảo sát nói rằng có khả năng họ sẽ phải di dời trong 25 năm tới do tác động của biến đổi khí hậu, mặc dù con số này tăng vọt ở các khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Ấn Độ, nơi 68%, 61% và 57% trong số những người thăm dò ý kiến tương ứng tin rằng họ sẽ mất nhà.
Kết quả từ mỗi quốc gia trong số 31 quốc gia tương đương với hơn 2 tỷ người lo sợ họ sẽ phải di dời nếu cuộc khảo sát mang tính đại diện cho dân số toàn cầu.
Hoa Kỳ được xếp hạng dưới mức trung bình về những lo ngại về tình trạng di dời, với 35% người Mỹ tin rằng họ sẽ mất nhà cửa vì biến đổi khí hậu. Trong số 31 quốc gia được khảo sát, người dân Hà Lan ít lo ngại nhất về việc mất nhà cửa, với 19% số người được hỏi tin rằng họ sẽ phải di dời trong 25 năm tới.
Source:Newsweek
Vatican tưởng nhớ Cô Etty Hillesum, một người nữ Do Thái đã truyền nhiều cảm hứng cho Đức Bênêđíctô XVI
Thanh Quảng sdb
17:25 30/11/2023
Vatican tưởng nhớ Cô Etty Hillesum, một người nữ Do Thái đã truyền nhiều cảm hứng cho Đức Bênêđíctô XVI
(Anna Kurian – Aleteia)
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm cái chết bi thương của cô Etty Hillesum trong trại tập trung Auschwitz, vào ngày 30 tháng 11 năm 1943, Vatican đã bày tỏ lòng kính trọng chân thành đối với cô.
Khoảng 80 năm trước, cô Etty Hillesum qua đời ở Auschwitz ở tuổi 29. Cô sinh ra trong một gia đình Do Thái nhưng không thực hành tôn giáo nào. Bị Đức Quốc xã sát hại, cô đã để lại một di sản gồm các tác phẩm làm chứng cho việc cô tìm kiếm một “ngôn ngữ mới” để nói về Chúa “trong địa ngục của trại tập trung”.
Điều này đã được Đức Hồng Y José Tolentino de Mendonça, Chủ tịch Thánh Bộ Văn hóa và Giáo dục, nhấn mạnh vào Thứ Tư, ngày 29 tháng 11 vừa qua tại một cuộc hội thảo dành riêng cho phụ nữ trẻ được tổ chức tại Rome dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Hà Lan tại Tòa thánh. Chính vị Hồng Y người Bồ Đào Nha đã đề nghị cho đại sứ Hà Lan tại Tòa thánh, là cô Annemieke Ruigrok, tổ chức ngày kỷ niệm về người phụ nữ này mà ngài coi như là một nhà thần bí vĩ đại.
Vị chủ tịch Thánh bộ 57 tuổi, người thân cận với Đức Thánh Cha Phanxicô, là đồng tác giả của cuốn sách Theo dấu chân Etty Hillesum - In the Footsteps of Etty Hillesum (Nos Passos de Etty Hillesum) xuất bản năm 2018, cùng với nhiếp ảnh gia Filipe Condado trong chuyến hành hương đến Amsterdam.
Cô Etty Hillesum trở nên nổi tiếng thế giới nhờ cuốn nhật ký ghi lại hành trình tâm linh và hiện sinh của cô.
Chính “sức mạnh tinh thần” của người phụ nữ trẻ này đã chạm đến cá nhân Đức Hồng Y. Sức mạnh của cô ấy không có ý “chạy trốn”, mà “thúc giục chúng ta đối diện” với bất luận thảm họa hay cảnh huống kinh hoàng nào. Nó “không cho phép chúng ta bỏ cuộc, nhưng mời gọi chúng ta tiếp tục gõ cửa, lúc thuận tiện cũng như không thuận tiện”, ĐHY nói trong buổi hội thảo tại Đại học Giáo hoàng Gregorian.
Một “sự thức tỉnh tâm linh”
Cô Etty đã trải qua cuộc “thức tỉnh tâm linh” kéo dài ba năm và cũng là một hành trình “đơn độc”. Cô phải “tự sáng tạo”, Đức Hồng Y nhấn mạnh. Ngài tin rằng cô có thể truyền cảm hứng cho giới trẻ ngày nay.
Trên hành trình của mình, cô được truyền cảm hứng từ nhà thơ người Đức Rainer Maria Rilke, nhưng phần lớn là từ Kinh thánh, bao gồm các đoạn trong Tân Ước như Bài giảng trên núi hay bài ca Đức Ái của Thánh Phaolô.
Những tư duy này đã khiến cô viết lên một số “những lời cầu nguyện đặc biệt mà một con người có thể thốt lên”, ngay cả khi thế giới của cô đang sụp đổ trước cuộc bạo loạn của Đức quốc xã, Đức Hồng Y nói. Và, ĐHY tiếp tục cho hay điều đó biến cô trở thành “người tình của Chúa”, tuyên xưng niềm hy vọng không thể xóa nhòa trong lá thư cuối cùng của mình, mà cô đã ký với những lời này: “Chúng tôi bị giết đi, nhưng lời ca hát của chúng tôi vẫn vang vọng trong trại.”
10 năm trước đây, Đức Bênêđíctô XVI đã coi cô như một mẫu gương
Nhiều người khác đã được đổi đời nhờ cuộc hành trình của cô Etty Hillesum. Đức Bênêđíctô XVI đã đề xướng cô như một mẫu gương cho các tín hữu Công Giáo, trong một bối cảnh rất đặc biệt. Hai ngày sau khi tuyên bố từ nhiệm khỏi ngai tòa Thánh Phêrô, Vị giáo hoàng người Đức đã chủ trì một buổi tiếp kiến chung – buổi tiếp kiến áp chót của ngài – tại Vatican.
Trong bài giáo lý mà hàng ngàn người Công Giáo theo dõi, đã rơi lệ trước sự từ nhiệm của Đức Bênêđictô, ngài đã trích lời của người phụ nữ Do Thái Hà Lan. Sau đó ngài nói: “Trong cuộc sống đầy xáo trộn và không ngừng nghỉ của mình, cô Etty Hillesum đã tìm thấy Chúa ngay giữa những thảm họa lớn nhất của thế kỷ 20: Cuộc diệt chủng người Do Thái (Shoah). Người phụ nữ trẻ yếu đuối mỏng dòn này, đã được đức tin biến đổi, đã trở thành một người phụ nữ tràn đầy yêu thương và thanh thản nội tâm, để cô có thể tuyên xưng: ‘Tôi sống trong sự thân mật thường xuyên với Thiên Chúa.’”
(Anna Kurian – Aleteia)
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm cái chết bi thương của cô Etty Hillesum trong trại tập trung Auschwitz, vào ngày 30 tháng 11 năm 1943, Vatican đã bày tỏ lòng kính trọng chân thành đối với cô.
Khoảng 80 năm trước, cô Etty Hillesum qua đời ở Auschwitz ở tuổi 29. Cô sinh ra trong một gia đình Do Thái nhưng không thực hành tôn giáo nào. Bị Đức Quốc xã sát hại, cô đã để lại một di sản gồm các tác phẩm làm chứng cho việc cô tìm kiếm một “ngôn ngữ mới” để nói về Chúa “trong địa ngục của trại tập trung”.
Điều này đã được Đức Hồng Y José Tolentino de Mendonça, Chủ tịch Thánh Bộ Văn hóa và Giáo dục, nhấn mạnh vào Thứ Tư, ngày 29 tháng 11 vừa qua tại một cuộc hội thảo dành riêng cho phụ nữ trẻ được tổ chức tại Rome dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Hà Lan tại Tòa thánh. Chính vị Hồng Y người Bồ Đào Nha đã đề nghị cho đại sứ Hà Lan tại Tòa thánh, là cô Annemieke Ruigrok, tổ chức ngày kỷ niệm về người phụ nữ này mà ngài coi như là một nhà thần bí vĩ đại.
Vị chủ tịch Thánh bộ 57 tuổi, người thân cận với Đức Thánh Cha Phanxicô, là đồng tác giả của cuốn sách Theo dấu chân Etty Hillesum - In the Footsteps of Etty Hillesum (Nos Passos de Etty Hillesum) xuất bản năm 2018, cùng với nhiếp ảnh gia Filipe Condado trong chuyến hành hương đến Amsterdam.
Cô Etty Hillesum trở nên nổi tiếng thế giới nhờ cuốn nhật ký ghi lại hành trình tâm linh và hiện sinh của cô.
Chính “sức mạnh tinh thần” của người phụ nữ trẻ này đã chạm đến cá nhân Đức Hồng Y. Sức mạnh của cô ấy không có ý “chạy trốn”, mà “thúc giục chúng ta đối diện” với bất luận thảm họa hay cảnh huống kinh hoàng nào. Nó “không cho phép chúng ta bỏ cuộc, nhưng mời gọi chúng ta tiếp tục gõ cửa, lúc thuận tiện cũng như không thuận tiện”, ĐHY nói trong buổi hội thảo tại Đại học Giáo hoàng Gregorian.
Một “sự thức tỉnh tâm linh”
Cô Etty đã trải qua cuộc “thức tỉnh tâm linh” kéo dài ba năm và cũng là một hành trình “đơn độc”. Cô phải “tự sáng tạo”, Đức Hồng Y nhấn mạnh. Ngài tin rằng cô có thể truyền cảm hứng cho giới trẻ ngày nay.
Trên hành trình của mình, cô được truyền cảm hứng từ nhà thơ người Đức Rainer Maria Rilke, nhưng phần lớn là từ Kinh thánh, bao gồm các đoạn trong Tân Ước như Bài giảng trên núi hay bài ca Đức Ái của Thánh Phaolô.
Những tư duy này đã khiến cô viết lên một số “những lời cầu nguyện đặc biệt mà một con người có thể thốt lên”, ngay cả khi thế giới của cô đang sụp đổ trước cuộc bạo loạn của Đức quốc xã, Đức Hồng Y nói. Và, ĐHY tiếp tục cho hay điều đó biến cô trở thành “người tình của Chúa”, tuyên xưng niềm hy vọng không thể xóa nhòa trong lá thư cuối cùng của mình, mà cô đã ký với những lời này: “Chúng tôi bị giết đi, nhưng lời ca hát của chúng tôi vẫn vang vọng trong trại.”
10 năm trước đây, Đức Bênêđíctô XVI đã coi cô như một mẫu gương
Nhiều người khác đã được đổi đời nhờ cuộc hành trình của cô Etty Hillesum. Đức Bênêđíctô XVI đã đề xướng cô như một mẫu gương cho các tín hữu Công Giáo, trong một bối cảnh rất đặc biệt. Hai ngày sau khi tuyên bố từ nhiệm khỏi ngai tòa Thánh Phêrô, Vị giáo hoàng người Đức đã chủ trì một buổi tiếp kiến chung – buổi tiếp kiến áp chót của ngài – tại Vatican.
Trong bài giáo lý mà hàng ngàn người Công Giáo theo dõi, đã rơi lệ trước sự từ nhiệm của Đức Bênêđictô, ngài đã trích lời của người phụ nữ Do Thái Hà Lan. Sau đó ngài nói: “Trong cuộc sống đầy xáo trộn và không ngừng nghỉ của mình, cô Etty Hillesum đã tìm thấy Chúa ngay giữa những thảm họa lớn nhất của thế kỷ 20: Cuộc diệt chủng người Do Thái (Shoah). Người phụ nữ trẻ yếu đuối mỏng dòn này, đã được đức tin biến đổi, đã trở thành một người phụ nữ tràn đầy yêu thương và thanh thản nội tâm, để cô có thể tuyên xưng: ‘Tôi sống trong sự thân mật thường xuyên với Thiên Chúa.’”
Đánh giá Henry Kissinger
Vũ Văn An
18:01 30/11/2023
Mục đích có biện minh cho phương tiện không?
Bài viết của Joseph S. Nye, Jr. (*), ngày 30 tháng 11 năm 2023, trên tờ Foreign Affairs (https://www.foreignaffairs.com/united-states/henry-kissinger-obituary-judging-ends-means?):
Người ta nên áp dụng đạo đức như thế nào vào tư cách chính khách của Henry Kissinger? Làm thế nào một người có thể cân bằng những thành tựu của ông với những hành vi sai trái của ông? Tôi đã phải vật lộn với những câu hỏi đó kể từ khi Kissinger là giáo sư của tôi và sau này là đồng nghiệp của tôi tại Đại học Harvard. Vào tháng 4 năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước đông đảo khán giả ở Harvard và hỏi, nhìn lại, liệu ông có làm điều gì khác biệt trong thời gian làm ngoại trưởng cho Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Gerald Ford hay không. Lúc đầu, ông nói không. Khi suy nghĩ lại, ông nói rằng ông ước mình đã tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người biểu tình ở phía sau hội trường hét lên: “tội phạm chiến tranh!”
Kissinger là một nhà tư tưởng phức tạp. Cũng như những người di cư châu Âu thời hậu chiến khác, chẳng hạn như nhà lý luận quan hệ quốc tế Hans Morgenthau, ông chỉ trích chủ nghĩa duy tâm ngây thơ trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trước Thế chiến II. Nhưng Kissinger không phải là người vô đạo đức. “Bạn không thể chỉ nhìn vào quyền lực,” ông nói với khán giả ở Harvard. “Các quốc gia luôn đại diện cho ý tưởng về công lý.” Trong các bài viết của mình, ông lưu ý rằng trật tự thế giới dựa trên sự cân bằng quyền lực và ý thức về tính hợp pháp. Như ông từng nói với Winston Lord, cựu trợ lý của ông và đại sứ tại Trung Quốc từ năm 1985 đến năm 1989, những phẩm chất cần thiết nhất ở một chính khách là “nhân cách và lòng dũng cảm”. Cần có nghị lực “vì những quyết định thực sự khó khăn là 51-49”, nên người lãnh đạo phải có “sức mạnh đạo đức” để thực hiện chúng. Lòng can đảm là cần thiết để các nhà lãnh đạo có thể “đi một mình một đoạn đường”. Trong trường hợp của Việt Nam, ông tin rằng mình có nhiệm vụ chấm dứt Chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, ông nói, ông không có nhiệm vụ chấm dứt nó “với những điều kiện sẽ làm suy yếu khả năng của Mỹ trong việc bảo vệ các đồng minh và chính nghĩa tự do”.
Đánh giá đạo đức trong quan hệ quốc tế là điều khó khăn và di sản của Kissinger đặc biệt phức tạp. Trong thời gian dài nắm quyền, ông đã đạt được nhiều thành công to lớn, bao gồm cả với Trung Quốc, Liên Xô và Trung Đông. Kissinger cũng có những thất bại lớn, bao gồm cả việc kết thúc Chiến tranh Việt Nam như thế nào. Nhưng trên mạng, di sản của ông khá tích cực. Trong một thế giới bị ám ảnh bởi bóng ma chiến tranh hạt nhân, những quyết định của ông đã khiến trật tự quốc tế ổn định và an toàn hơn.
Phán xét giá trị
Một trong những câu hỏi quan trọng nhất đối với những người thực hiện chính sách đối ngoại là làm thế nào để đánh giá đạo đức trong lĩnh vực chính trị hoàn cầu. Một người vô đạo đức thực sự chỉ đơn giản là né tránh nó. Chẳng hạn, một nhà ngoại giao Pháp từng nói với tôi rằng vì đạo đức không có ý nghĩa gì trong quan hệ quốc tế nên ông quyết định mọi việc chỉ vì lợi ích của nước Pháp. Tuy nhiên, sự lựa chọn từ chối tất cả các lợi ích khác bản thân nó đã là một quyết định đạo đức sâu sắc.
Trong yếu tính, có ba bản đồ tư duy khác nhau về chính trị thế giới, mỗi bản đồ đưa ra một câu trả lời khác nhau về cách các quốc gia nên hành xử. Những người theo chủ nghĩa hiện thực chấp nhận một số nghĩa vụ đạo đức nhưng coi chúng bị hạn chế nghiêm trọng bởi thực tế khắc nghiệt của nền chính trị vô chính phủ. Đối với những nhà tư tưởng này, sự thận trọng là đức tính hàng đầu. Ở đầu bên kia của quang phổ là những người theo chủ nghĩa quốc tế, những người tin rằng các quốc gia nên đối xử bình đẳng với tất cả mọi người. Họ coi biên giới là tùy tiện về mặt đạo đức và tin rằng các chính phủ có những nghĩa vụ đạo đức quan trọng đối với người nước ngoài. Ở giữa là những người theo chủ nghĩa tự do. Họ tin rằng các quốc gia có trách nhiệm nghiêm túc trong việc xem xét đạo đức trong các quyết định của mình nhưng thế giới được chia thành các cộng đồng và quốc gia có ý nghĩa đạo đức. Mặc dù không có chính phủ nào ở trên các quốc gia này, nhưng những người theo chủ nghĩa tự do cho rằng hệ thống quốc tế có trật tự đối với nó. Thế giới có thể hỗn loạn, nhưng có đủ các thực hành và định chế thô sơ - chẳng hạn như sự cân bằng quyền lực giữa các quốc gia, các chuẩn mực, luật pháp quốc tế và các tổ chức quốc tế - để thiết lập một khuôn khổ mà qua đó các quốc gia có thể đưa ra những lựa chọn có ý nghĩa về mặt đạo đức, ít nhất là trong hầu hết các trường hợp.
Chủ nghĩa hiện thực là quan điểm mặc định mà hầu hết các nhà lãnh đạo sử dụng. Cho rằng thế giới là một trong những quốc gia có chủ quyền, điều này thật thông minh: trên thực tế, chủ nghĩa hiện thực là nơi tốt nhất để bắt đầu. Vấn đề là nhiều người theo chủ nghĩa hiện thực dừng lại ở nơi họ bắt đầu, thay vì nhận ra rằng chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa tự do có giá trị trong việc suy nghĩ về cách tiếp cận chính sách đối ngoại. Câu hỏi thường là về mức độ và các nhà lãnh đạo không nên tùy tiện bác bỏ các nhân quyền và định chế. Vì không bao giờ có an ninh hoàn hảo nên trước tiên họ phải tìm ra mức độ an ninh mà quốc gia của họ cần trước khi xem xét các giá trị khác - chẳng hạn như phúc lợi, bản sắc hoặc quyền của người nước ngoài - trong cách họ đưa ra chính sách. Cuối cùng, họ có thể đưa đạo đức vào một loạt các quyết định. Suy cho cùng, hầu hết các lựa chọn chính sách đối ngoại đều không liên quan đến sự sống còn. Thay vào đó, chúng liên quan đến những câu hỏi như có nên bán vũ khí cho các đồng minh độc tài hay có nên chỉ trích hành vi nhân quyền của một quốc gia khác hay không. Chúng liên quan đến các cuộc tranh luận về việc có nên tiếp nhận người tị nạn hay không, giao thương như thế nào và phải làm gì đối với các vấn đề như biến đổi khí hậu.
Những người theo chủ nghĩa hiện thực triệt để nhất cuối cùng xử lý mọi quyết định dưới góc độ an ninh quốc gia, được định nghĩa một cách rất hẹp. Họ sẵn sàng đưa ra nhiều lựa chọn đáng nghi ngờ về mặt đạo đức để cải thiện an ninh của đất nước họ. Năm 1940, sau khi Pháp đầu hàng Đức Quốc xã, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã tấn công các tàu hải quân Pháp trên bờ biển Algeria, giết chết hàng nghìn thủy thủ lúc ấy đang trung lập, nhằm ngăn chặn hạm đội rơi vào tay Đức. Năm 1945, Tổng thống Harry Truman dùng bom nguyên tử tấn công Nhật Bản, giết chết hơn 100,000 thường dân. Nhưng bằng cách phớt lờ những sự đánh đổi khó khăn, các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa hiện thực chỉ đơn giản là né tránh những vấn đề đạo đức khó khăn. “An ninh là trên hết” và “công lý giả định trật tự”, nhưng các nhà lãnh đạo có nghĩa vụ đánh giá mức độ phù hợp của một tình huống với bản đồ tinh thần của Hobbes hoặc Locke, hoặc liệu họ có thể tuân theo các giá trị quan trọng khác mà không thực sự gây nguy hiểm cho an ninh đất nước của họ hay không.
Chủ nghĩa hiện thực là quan điểm mặc định mà hầu hết các nhà lãnh đạo sử dụng.
Đồng thời, các nhà lãnh đạo không thể luôn tuân theo các quy tắc đạo đức đơn giản. Họ có thể cần phải đưa ra những lựa chọn vô đạo đức để ngăn chặn những thảm họa lớn; chẳng hạn, không có nhân quyền trong số những người bị thiêu rụi trong chiến tranh hạt nhân. Như Arnold Wolfers, một nhà hiện thực nổi tiếng người Mỹ gốc Âu, đã từng nói, điều mà người ta có thể hy vọng nhất khi đánh giá đạo đức quốc tế của các nhà lãnh đạo là họ đưa ra “những lựa chọn đạo đức tốt nhất mà hoàn cảnh cho phép”.
Điều này đúng, nhưng quy tắc thận trọng rộng rãi như vậy có thể dễ dàng bị lạm dụng khi thuận tiện. Các nhà lãnh đạo có thể tuyên bố rằng họ đã phải thực hiện một hành động khủng khiếp để bảo vệ đất nước của mình trong khi trên thực tế, hoàn cảnh đã cho phép họ có nhiều tự do để hành động hơn. Thay vì chỉ nghe lời các nhà hoạch định chính sách, các nhà phân tích nên đánh giá họ về mục đích, phương tiện và hậu quả. Để làm như vậy, các chuyên gia có thể rút ra kinh nghiệm từ cả ba bản đồ tư duy: chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa quốc tế, theo thứ tự đó.
Cuối cùng, khi các nhà phân tích nhìn vào mục đích, họ không nên mong đợi rằng các nhà lãnh đạo sẽ theo đuổi công lý ở cấp độ quốc tế theo những cách giống với những gì họ có thể theo đuổi trong xã hội trong nước của mình. Ngay cả triết gia tự do nổi tiếng John Rawls cũng tin rằng những điều kiện cho lý thuyết công bằng của ông chỉ áp dụng cho xã hội gia đình. Đồng thời, Rawls lập luận rằng có những nghĩa vụ vượt ra ngoài biên giới đối với một xã hội tự do và danh sách đó nên bao gồm sự hỗ trợ lẫn nhau và tôn trọng các định chế bảo đảm các quyền căn bản của con người. Ông cũng viết rằng mọi người trong một thế giới đa dạng xứng đáng được quyết định công việc của mình càng nhiều càng tốt. Do đó, các nhà phân tích nên hỏi liệu mục tiêu của nhà lãnh đạo có bao gồm một viễn kiến nói lên những giá trị hấp dẫn rộng rãi trong và ngoài nước hay không. Nhưng họ cũng nên hỏi liệu mục tiêu của người lãnh đạo có cân bằng một cách thận trọng các giá trị hấp dẫn với những rủi ro đã được đánh giá hay không. Nói cách khác, các nhà phân tích nên đánh giá liệu có triển vọng hợp lý là viễn kiến của nhà lãnh đạo có thể thành công hay không.
Khi nói đến việc đánh giá các biện pháp đạo đức, các chuyên gia có thể đánh giá các nhà lãnh đạo theo truyền thống lâu đời về tiêu chuẩn “chiến tranh chính nghĩa”, cho rằng việc sử dụng vũ lực của một quốc gia phải cân xứng và có phân biệt. Chúng có thể là yếu tố góp phần vào mối quan tâm tự do của Rawls trong việc thực hiện các mức độ can thiệp tối thiểu nhằm tôn trọng các quyền và định chế của người khác. Về việc đánh giá hậu quả, người dân có thể hỏi liệu các nhà lãnh đạo có thành công trong việc thúc đẩy lợi ích quốc gia lâu dài của đất nước hay không; liệu họ có tôn trọng các giá trị quốc tế khi có thể bằng cách tránh sự cô lập quá mức và những thiệt hại không cần thiết đối với người nước ngoài hay không; và liệu họ có giáo dục những người theo mình bằng cách quảng bá sự thật và niềm tin để mở rộng diễn ngôn đạo đức hay không.
Những tiêu chuẩn này rất khiêm tốn và xuất phát từ những hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa quốc tế. Nhưng chúng cung cấp một số hướng dẫn căn bản vượt xa sự khái quát đơn giản về sự thận trọng. Tôi gọi cách tiếp cận này là “chủ nghĩa hiện thực tự do”. Nó bắt đầu với chủ nghĩa hiện thực, nhưng nó không kết thúc ở đó.
Nhìn vào sổ cái (ledger)
Đo lường Kissinger ra sao theo các tiêu chuẩn trên? Chắc chắn ông đã đạt được những thành công lớn: mở cửa Trung Quốc, thiết lập mối quan hệ hòa dịu với Liên Xô và quản lý các cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, tất cả đều khiến thế giới trở nên an toàn hơn. Thí dụ, về Trung Quốc, Kissinger và Nixon đã có viễn kiến và sự táo bạo để dẫn dắt nền chính trị thế giới thoát khỏi tình trạng lưỡng cực trong Chiến tranh Lạnh và tái hòa nhập Bắc Kinh vào hệ thống quốc tế. Họ phải phớt lờ bản chất xấu xa của chế độ toàn trị Mao Trạch Đông.
Tương tự như vậy, khi quản lý tình trạng hòa hoãn và kiểm soát vũ khí với Moscow, Kissinger phải chấp nhận tính hợp pháp của một chế độ toàn trị khác và đi chậm hơn mức mà nhiều người Mỹ mong muốn trong việc thúc đẩy Điện Kremlin cho phép người Do Thái di cư. Tuy nhiên, vị trí của ông đã giúp hạ thấp nguy cơ chiến tranh hạt nhân và tạo điều kiện khiến bản thân Liên Xô dần bị xói mòn. Ở đây, một lần nữa, lợi ích đạo đức lại vượt xa chi phí. Và mặc dù ông đã chấp nhận rủi ro bằng cách nâng mức cảnh báo của lực lượng hạt nhân Hoa Kỳ lên DEFCON 3 trong Chiến tranh Yom Kippur ở Trung Đông, nhận định của Kissinger hóa ra là đúng. Cuối cùng, ông đã tìm cách giảm bớt căng thẳng trong khu vực bất chấp vụ bê bối Watergate buộc Nixon phải từ chức.
Nhưng có một mặt khác của sổ cái. Những thất bại về tài quản trị đạo đức của Kissinger bao gồm việc ném bom Campuchia từ năm 1969 đến năm 1970, không làm gì để ngăn chặn sự tàn bạo của Pakistan trong cuộc chiến tranh Ấn Độ-Pakistan năm 1971, và ủng hộ cuộc đảo chính ở Chile năm 1973. Trước tiên, hãy xem xét Chile. Chính phủ Hoa Kỳ không xúi giục cuộc đảo chính lật đổ tổng thống được bầu cử dân chủ của đất nước và lập một nhà độc tài quân sự, nhưng Kissinger nói rõ rằng Washington không phản đối. Những người bảo vệ ông lập luận rằng Washington không có lựa chọn nào khác ngoài việc ủng hộ chính quyền, vì chế độ trước đó là cánh tả và có thể rơi vào phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô. Nhưng việc có một chính phủ cánh hữu ở Chile không thực sự quan trọng đối với uy tín hoàn cầu của Mỹ trong một thế giới lưỡng cực, và chính phủ cánh tả gần như không đủ sức đe dọa an ninh để biện minh cho việc tiếp tay cho việc lật đổ chính phủ này. Rốt cuộc, Kissinger đã từng ví Chile như một con dao găm chĩa vào trung tâm Nam Cực.
Trong cuộc chiến tranh Bangladesh ly khai khỏi Pakistan, Kissinger và Nixon bị chỉ trích vì không lên án Tổng thống Pakistan Yahya Khan vì đàn áp và đổ máu ở Bangladesh, khiến ít nhất 300,000 người Bengal thiệt mạng và khiến làn sóng người tị nạn tràn vào Ấn Độ. Kissinger lập luận rằng sự im lặng của ông là cần thiết để đảm bảo sự giúp đỡ của Yahya trong việc thiết lập quan hệ với Trung Quốc. Nhưng ông thừa nhận rằng cá nhân Nixon không thích Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi, người được Kissinger tiếp tay, cũng là một nhân tố.
Vụ ném bom Campuchia năm 1970 được cho là nhằm phá hủy các tuyến đường xâm nhập của Việt Cộng, nhưng cuối cùng, các cuộc tấn công này không rút ngắn hay kết thúc chiến tranh. Những gì họ làm là giúp chế độ diệt chủng Khmer Đỏ nắm quyền ở Campuchia, dẫn đến cái chết của hơn 1.5 triệu người. Đối với một người đề cao tầm quan trọng của viễn kiến dài hạn về bảo vệ tự do, đây là ba thất bại.
Ý nghĩa Việt Nam
Sau đó là chiến tranh Việt Nam. Kissinger mô tả các chính sách của ông trong cuộc xung đột là một thành công đáng lẽ phải có, những quyết định có thể đã cứu được miền Nam Việt Nam như một xã hội tự do nếu không có Watergate và quyết định của Quốc hội rút lại sự ủng hộ đối với sự can dự của Hoa Kỳ. Nhưng đây là một câu chuyện tự phục vụ về một lịch sử phức tạp. Kissinger và Nixon ban đầu hy vọng liên kết các vấn đề kiểm soát vũ khí với Việt Nam, trong nỗ lực khiến Liên Xô gây áp lực buộc Hà Nội ngừng tấn công miền Nam. Nhưng khi những hy vọng này tỏ ra hão huyền, họ đã quyết định chọn một giải pháp thương lượng để tạo ra điều mà Kissinger gọi là “một khoảng thời gian vừa phải” giữa việc Mỹ rút quân và sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn. Hoa Kỳ và Bắc Việt cuối cùng đã ký một thỏa thuận hòa bình ở Paris vào tháng 1 năm 1973, cho phép miền Bắc để lại quân đội ở miền Nam. Khi Kissinger được hỏi riêng rằng ông nghĩ chính phủ Nam Việt Nam có thể tồn tại được bao lâu, ông trả lời: “Nếu may mắn, họ có thể cầm cự được một năm rưỡi”. Cuối cùng, ông đoán không sai lắm. (Miền Nam chỉ tồn tại được hơn hai năm.)
Nixon và Kissinger đã kết thúc Chiến tranh Việt Nam, nhưng những nỗ lực của họ đã phải trả giá đắt về mặt đạo đức. Chỉ hơn 21,000 người Mỹ đã chết trong ba năm nắm quyền, so với 36,756 dưới thời Johnson và 108 dưới thời Kennedy. Thiệt hại ở Đông Dương còn lớn hơn nhiều: hàng triệu người Việt Nam và Campuchia đã bị giết dưới thời cai trị của họ. Kissinger và Nixon tiếp tục đấu tranh để bảo vệ uy tín của Washington - một thuộc tính quan trọng trong các vấn đề quốc tế, nhưng vẫn chưa rõ ràng rằng việc tạo ra một “khoảng cách hợp lý” khiêm tốn có đáng để gây ra tổn thất nặng nề như vậy hay không.
Những lựa chọn đạo đức đôi khi ít tệ nạn hơn. Nếu Kissinger và Nixon làm theo lời khuyên của các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ như William Fulbright và George Aiken và rút lui sớm, chấp nhận rằng Sài Gòn cuối cùng sẽ bị đánh bại, thì sức mạnh hoàn cầu của Mỹ sẽ bị thiệt hại, nhưng dù sao thì uy tín của đất nước cũng bị ảnh hưởng sau khi Sài Gòn thất thủ năm 1975. Chấp nhận thất bại và tuyên bố rút quân trong suốt năm 1969 có thể là một bước đi can đảm nhưng tốn kém về mặt chính trị. Kissinger và Nixon đã chứng tỏ mình có khả năng thực hiện những động thái như vậy khi đụng đến Trung Quốc; tuy nhiên ở Việt Nam thì không. Thay vào đó, những lựa chọn của họ không làm thay đổi kết quả cuối cùng và nó tỏ ra tốn kém về mạng sống cũng như uy tín.
Kissinger đôi khi không thể sống xứng đáng với những đức tính đạo đức như tính cách và lòng dũng cảm của mình. Hơn nữa, một số phương tiện của ông còn đáng nghi ngờ. Quan hệ quốc tế là một môi trường khó khăn về mặt đạo đức, và chính sách đối ngoại là một thế giới của sự thỏa hiệp giữa các giá trị. Nhưng xét về các hậu quả, thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn nhờ tài lãnh đạo của ông và những thành công của ông nhiều hơn những thất bại.
(*) JOSEPH S. NYE, JR. là Giáo sư danh dự tại Harvard và là tác giả cuốn "Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump" [Đạo đức có quan hệ không? Các Tổng thống và chính sách đối ngoại từ FDR đến Trump". Hồi ký của ông, "A Life in the American Century", xuất bản vào tháng 1
Diễn biến đáng lo ngại đối với Đức Hồng Y Raymond Burke và Đức Thánh Cha Phanxicô
J.B. Đặng Minh An dịch
22:42 30/11/2023
Ký giả Edward Pentin của tờ National Catholic Register của Công Giáo Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Update: Pope Francis Plans to Remove Cardinal Burke’s Salary and Vatican Apartment Over Perceived Church ‘Disunity’”, nghĩa là “Đức Thánh Cha Phanxicô có kế hoạch cắt lương và lấy lại căn nhà ở Vatican của Hồng Y Burke vì cho rằng vị Hồng Y gây 'mất đoàn kết' trong Giáo Hội”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Những bình luận nêu trên đã được báo cáo lần đầu tiên hôm thứ Hai bởi New Daily Compass, một trang tin tức trực tuyến của Công Giáo Ý. Vào ngày 29 tháng 11, nhà báo Austen Ivereigh, người viết tiểu sử Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đưa tin rằng chính ông đã gặp Đức Thánh Cha vào ngày 27 tháng 11 để đề nghị xác nhận quyết định này. “Đức Phanxicô nói với tôi rằng ngài đã quyết định tước bỏ các đặc quyền Hồng Y của Đức Hồng Y Burke – căn nhà và tiền lương của ngài – bởi vì vị Hồng Y đang sử dụng những đặc quyền đó để chống lại Giáo hội.”
Một số nguồn tin nói với Register rằng họ đã được thông báo rằng trong cuộc gặp với những người đứng đầu các Bộ của Giáo triều Rôma vào ngày 20 tháng 11, Đức Thánh Cha được tường trình đã nói rằng ngài đang cân nhắc việc rút lại những đặc quyền đó khỏi Đức Hồng Y Burke vì ngài tin rằng vị Hồng Y đang “chống lại Giáo Hội và chống lại sự hiệp nhất của Giáo Hội.”
Các biến thể trong nhận xét của Đức Giáo Hoàng đã được cả Reuters và Associated Press đưa tin. AP trích dẫn “hai người đã thông báo ngắn gọn về các biện pháp”. Một nguồn tin, một người tham gia cuộc họp ngày 20 tháng 11, nói với AP rằng Đức Giáo Hoàng thực hiện hành động này vì ngài coi Đức Hồng Y là nguyên nhân gây ra “sự mất đoàn kết” trong Giáo hội. Trích dẫn một nguồn tin giấu tên khác, AP cho biết Đức Phanxicô đang tước bỏ các đặc quyền của Đức Hồng Y Burke bao gồm một căn nhà được trợ cấp ở Vatican và tiền lương của một Hồng Y đã nghỉ hưu “vì ngài đang sử dụng các đặc quyền này để chống lại Giáo hội”.
Riccardo Cascioli, giám đốc của New Daily Compass, nói với Register vào ngày 28 tháng 11 rằng ông “chắc chắn” về tính xác thực của báo cáo vì nó đến với ông từ một số “nguồn đáng tin cậy”. Cascioli nói thêm rằng sau khi xuất bản câu chuyện, anh ấy đã nhận được “một sự xác nhận thêm”.
National Catholic Register đã liên lạc với văn phòng của Hồng Y Burke; Một đại diện cho biết Đức Hồng Y người Mỹ hiện đang thăm Hoa Kỳ và chưa nhận được bất kỳ thông tin liên lạc chính thức nào về vấn đề này. Thư ký của ngài cũng cho biết Đức Hồng Y sẽ không đưa ra tuyên bố nào vào lúc này.
Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, đã không trả lời cuộc điều tra của Register về các cáo buộc. Trong bình luận với AP, ông đã chuyển cuộc điều tra của họ tới văn phòng của Đức Hồng Y Burke, và nói rằng ông không có “bất cứ điều gì cụ thể để nói về điều đó”.
Các báo cáo khác cho rằng Đức Giáo Hoàng có thể đang cân nhắc việc loại bỏ Hồng Y Burke khỏi Hồng Y đoàn dường như thiếu cơ sở vào thời điểm này, không có nguồn tin nào của Rôma xác nhận một động thái như vậy.
Các nguồn tin cấp cao của Giáo hội ở Rôma tin rằng nếu Đức Giáo Hoàng làm theo những nhận xét của mình, thì đó sẽ là một cách để Đức Phanxicô “thông báo” cho tất cả các Hồng Y, và nếu họ không tuân thủ quy định thì đây có thể là số phận của họ.
Mối quan hệ căng thẳng
Đức Hồng Y Burke đã được nhiều người đánh giá cao vào những năm 2000 với tư cách là một nhà giáo luật rất thành đạt. Đức Bênêđíctô XVI đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Burke làm Tối Cao Pháp Viện vào năm 2008, và thăng ngài lên hàng Hồng Y hai năm sau đó.
Nhưng vị Hồng Y người Mỹ và Đức Giáo Hoàng Phanxicô bắt đầu thường xuyên xung đột ngay sau cuộc bầu cử Giáo hoàng vào năm 2013, chủ yếu về các lĩnh vực liên quan đến luật pháp, giáo lý và đạo đức của Giáo hội. Vào năm 2014, Đức Hồng Y Burke đã chỉ trích mạnh mẽ Đức Giáo Hoàng vì đã cho phép những người ly dị tái hôn dân sự được rước lễ trong một số trường hợp, và vì đã cải cách thủ tục hủy hôn. Để đáp lại, Đức Phanxicô đã loại ngài khỏi Tối Cao Pháp Viện và bổ nhiệm ngài làm Hồng Y bảo trợ của Dòng Malta.
Sau cuộc xung đột tiếp theo với Đức Phanxicô về việc điều hành Dòng Malta và quyết tâm của Đức Hồng Y trong việc duy trì giáo huấn của Giáo hội trước vụ bê bối liên quan đến thuốc tránh thai, Đức Phanxicô đã tước bỏ chức vụ đó của Đức Hồng Y Burke vào năm 2017, chuyển giao nhiệm vụ của ngài cho một đặc sứ của Đức Giáo Hoàng. Đức Hồng Y đã chính thức nghỉ hưu vào tháng 6 năm nay khi bước sang tuổi 75 và được thay thế bởi Đức Hồng Y Gianfranco Ghirlanda, 81 tuổi.
Tuy nhiên, lời chỉ trích thẳng thắn của Đức Hồng Y Burke đối với triều đại giáo hoàng này, được đưa ra một cách kiên quyết nhưng luôn lịch sự, đã khiến Đức Thánh Cha Phanxicô cảm thấy bực mình rõ ràng trong nhiều năm qua, và đã thỉnh thoảng đưa ra những bình luận gay gắt chống lại Đức Hồng Y.
Khi Đức Hồng Y Burke, người chống lại việc sử dụng vắc-xin ngừa Covid và mắc phải một căn bệnh lây nhiễm gần như đã giết chết ngài vào năm 2021, Đức Phanxicô đã nói với các phóng viên rằng “ngay cả trong Hồng Y đoàn cũng có một số người phủ nhận,” và nói thêm rằng “một trong số họ, người đàn ông tội nghiệp, đã phải nhập viện vì vi-rút.”
Trong sự phê phán kiên định của mình đối với cách tiếp cận giáo lý của Đức Giáo Hoàng và đặc biệt là giáo huấn luân lý của Giáo hội, ngài đã giúp đưa ra hai dubia – là những câu hỏi cho Đức Giáo Hoàng nhằm yêu cầu những câu trả lời rõ ràng cho các câu hỏi đạo đức và giáo lý – dubia đầu tiên, được đưa ra vào năm 2016, Đức Thánh Cha đã không trả lời, và bản thứ hai, được công bố vào mùa hè này, đã được Đức Thánh Cha đã trả lời theo cách mà vị Hồng Y và bốn Hồng Y ký tên khác cho là không thỏa đáng.
Đức Hồng Y Burke cũng đã nêu tên mình trong một số lá thư và sáng kiến khác kêu gọi Đức Thánh Cha Phanxicô phê bình giáo huấn và sự lãnh đạo của ngài đối với Giáo hội, gần đây nhất liên quan đến một cuốn sách chỉ trích Thượng hội đồng về Tính đồng nghị, và đã có lúc ngài dự định đưa ra một sự sửa sai chính thức Đức Giáo Hoàng nhưng thiếu sự ủng hộ cần thiết. Đức Hồng Y cũng lớn tiếng chỉ trích Tự Sắc Traditionis Custodes, trong đó Đức Giáo Hoàng đưa ra những hạn chế gây nhiều tranh cãi đối với Thánh lễ truyền thống bằng tiếng Latinh.
Vào năm 2018, ngài cũng nói về những giới hạn quyền lực của Đức Giáo Hoàng, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các giáo hoàng bảo vệ và thúc đẩy sự hiệp nhất của Giáo hội, đồng thời cảnh báo rằng những hành động của giáo hoàng không phù hợp với Mặc khải, Kinh thánh và Truyền thống “phải bị các tín hữu bác bỏ”..”
Đàn áp những chỉ trích?
Kể từ khi Đức Bênêđíctô XVI qua đời gần một năm trước, Đức Thánh Cha Phanxicô dường như đã mất đi sự kiềm chế trước đây khi đáp lại những lời chỉ trích như vậy và bắt đầu trấn áp mạnh mẽ những người được coi là đi ngược lại chương trình của ngài dành cho Giáo hội.
Đầu năm nay, ngài đã ra lệnh cho Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, cựu thư ký riêng của Đức Bênêđíctô XVI, người đã viết một cuốn sách chỉ trích triều đại giáo hoàng của ngài, rời Rôma và trở về Đức. Gần đây nhất, ngài đã cách chức Đức Cha Joseph Strickland khỏi Giáo phận Tyler, Texas, một phần rõ ràng là do ngài đã thẳng thắn chỉ trích trên mạng xã hội về sự lãnh đạo của triều đại giáo hoàng này.
Phản ứng mạnh mẽ hơn của Đức Thánh Cha cũng đã được chứng kiến qua những bình luận của tân Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Hồng Y Victor Fernandez.
Trong một cuộc phỏng vấn với Register vào tháng 9, nhà thần học người Á Căn Đình đã cảnh báo rằng Đức Hồng Y Burke không có cùng đặc sủng như Đức Thánh Cha Phanxicô cũng như “ân sủng đặc biệt của Chúa Thánh Thần để phán xét học thuyết của Đức Thánh Cha”, và những ai nghĩ rằng họ có một đặc sủng như vậy đang trên con đường dẫn đến “dị giáo và ly giáo”.
Mặc dù Đức Hồng Y Burke đã bước sang tuổi 75 vào cuối tháng 6, độ tuổi nghỉ hưu bình thường đối với các Hồng Y, nhưng một yếu tố có thể phủ nhận những báo cáo này là ngài vẫn tiếp tục làm việc với tư cách là thành viên có giá trị của Tối Cao Pháp Viện, là tòa án cao nhất của Giáo hội mà Đức Hồng Y đứng đầu với tư cách là tổng trưởng, từ năm 2008 đến năm 2014.
Mặc dù đã loại bỏ ngài khỏi chức vụ Chánh Tối Cao Pháp Viện năm 2014, nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn công nhận khả năng của Đức Hồng Y Burke với tư cách là một nhà giáo luật được kính trọng rộng rãi bằng cách tái bổ nhiệm ngài làm việc cho tòa án vào năm 2017, nơi sự đóng góp của ngài được nhiều người coi là không thể thiếu. “Tối Cao Pháp Viện khó có thể làm việc được nếu không có Đức Hồng Y,” một nhà giáo luật ở Rôma nói với Register ngày 28 tháng 11. “Có rất nhiều việc phải làm ở đó.”
Source:National Catholic Register
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh người canh cửa cổng
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long.
23:53 30/11/2023
Hình ảnh người canh cửa cổng
Hằng năm lịch Phụng vụ trong Giáo Hội Công Giáo bắt đầu từ mùa Vọng. Năm phụng vụ mới, chu kỳ B, khởi đầu từ Chúa Nhật I mùa Vọng, ngày 03.12.2023.
Mùa Vọng có bốn tuần lễ cho tới ngày lễ mừng Chúa Giêsu giáng sinh làm người trên trần gian, đêm ngày 24 tháng 12. Năm nay mùa Vọng ngắn nhất. Tính từ ngày Chúa nhật I mùa Vọng chỉ có 21 ngày tới lễ mừng Chúa Giáng sinh, và 28 ngày là tới ngày cuối năm cũ 31.12. 2023.
Thời gian mùa Vọng chuẩn bị tâm hồn đón mừng lễ Chúa giáng sinh, nhưng theo nếp sống văn hóa xã hội thời bây giờ, nhất là bên xã hội Tây phương, cũng là mùa vội vàng, hấp tấp đi săn lùng mua sắm qùa tặng, đồ dùng, thực phẩm…vừa mừng lễ và vừa để đón mừng Tết năm mới Dương lịch tiếp theo sau đó một tuần lễ.
Khác với Giáo Hội Công Giáo, bên Giáo hội Chính Thống thời gian mùa Vọng kéo dài 40 ngày cho tới ngày mừng lễ Chúa giáng sinh, và mùa Vọng thời gian chuẩn bị mừng lễ mang mầu sắc đặc tính ăn chay nhiều hơn.
Giáo hội Chính thống giáo thành Constantinople, thành Alexandia, Antiochien, bên Rumania, bên Bulgaria, bên đảo Zyp, bên Hylạp, bên Albania và bên Phần lan mừng lễ Chúa giáng sinh ngày 24.& 25. Tháng 12 như bên Giáo Hội Công Giáo theo niên lịch Gregorianer. Họ bắt đầu mùa Vọng từ ngày 15. tháng mười một cho tới chiều ngày 24. tháng mười hai sang ngày 25. tháng mười hai.
Các Giáo Hội Chính thống bên Nga, bên Serbia mừng lễ Chúa giáng sinh theo niên lịch Juliano vào ngày 6. - 7. tháng Một. Vì thế họ mừng mùa Vọng, thời gian chuẩn bị trước lễ giáng sinh, từ ngày 28. Tháng mười một cho tới ngày 06. Tháng Một.
Trong Phúc âm, Chúa Giêsu Kitô đưa ra hình ảnh nếp sống thấm nhuộm tâm tình tĩnh tâm: “Anh em hãy canh chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì anh em không biết lúc đó là lúc nào!” ( Mt 13,33-37) khác hẳn với lối sống vội vàng hấp tấp đi săn lùng mua sắm trong mùa vọng trong đời sống xã hội.
Vậy đâu là hình ảnh cho nếp sống tĩnh tâm mùa vọng?
Trong dụ ngôn Chúa Giêsu đưa ra hình ảnh người chủ nhà trẩy đi phương xa, và hình ảnh người ở nhà canh giữ cửa. Nhưng hình ảnh người canh giữ cửa nhà, chị hay anh ta ở nhà, thích hợp với cung cách nếp sống tĩnh tâm mùa vọng.
Mùa vọng tuy con người phải đi ra ngoài làm việc, sinh hoạt mua sắm, nhưng vẫn ở nhà nhiều hơn. Phúc âm nói tới nhiệm vụ người “ canh giữ cửa nhà” phải luôn tỉnh thức.
Nghề nghiệp canh giữ cửa nhà, cổng dinh thự đền đài… ít được nói đến xưa nay trong đời sống thế giới làm việc, cùng không mấy là hình ảnh của một nghề nghiệp được nói đến nhiều cùng có sức hấp dẫn cho lắm.Nhưng dẫu vậy vẫn luôn cần có người làm công việc này.
Nơi một vài hãng xưởng, bệnh viện, tu viện nhà Dòng vẫn còn cần người làm nghề nghiệp canh cửa cổng. Họ túc trực ở cửa cổng ra vào không chỉ ban ngày mà cả ban đêm nữa.
Ai đã có lần giữ nhiệm vụ canh cửa cổng, đều biết quy luật khi nào được mở cửa cổng và đóng cửa cổng, và họ cũng không thể biết trước trong thời gian đó chuyện gì xảy ra, lúc có nhiều lúc có ít việc, bận rộn tiếp khách đến hỏi, nghe trả lời điện thoại, nối đường dây điện thoại, cũng có lúc vắng vẻ nhàm chán đến độ buồn ngủ gật, nhất là vào ban đêm khuya…
Cũng có những công việc làm theo thông lệ thói quen, và cũng có nhiều xảy ra bất ngờ. Cũng có những người khách vui vẻ lịch sự, và cũng có những vị khách khó chịu đòi hỏi.
Có những người mang đồ dụng cụ đến gửi, nhưng cũng có những người đến nhận hàng đồ, có người đến hỏi chìa khóa nhà vệ sinh,nhà kho… hay có những trường hợp đến trao thư, trao thùng đồ, hoặc trao đổi vài mẩu chuyện. Và khi có sự cố xảy ra người canh giữ cửa cổng phải báo động…
Tóm lại có rất nhiều công việc to cũng như nhỏ diễn xẩy ra. Nên cần phải có người ở đó túc trực canh giữ cửa cổng. Họ cần có cung cách nếp sống thái độ cởi mở mềm dẻo, thích nghi theo từng hoàn cảnh xảy ra.
Chủ nhà căn dặn người canh giữ cửa cổng nhà phải luôn túc trực tỉnh thức cho mọi trường hợp. Cũng thế mùa Vọng là thời gian, người tín hữu Chúa hiểu nếp sống tinh thần của mình giống tựa như công việc của người canh giữ cửa cổng ra vào: túc trực tỉnh thức!
Nữ chiêm niệm người Pháp Madeleine Delbrel đã trình bày suy tư về nếp sống của việc canh giữ cửa phải tính đến việc Thiên Chúa đến gõ cửa và đi vào đời sống:” Bất kể chúng ta làm gì: dùng chổi quét lau nhà. Nói chuyện hay giữ thinh lặng, diễn thuyết hay săn sóc người đau bệnh, hay đánh máy viết thư... Tất cả những việc đó chỉ là rãnh nhỏ của thực tế trong đời sống hằng ngày, nơi đó tâm hồn gặp được Thiên Chúa, đón nhận được ân đức của Ngài. Thiên Chúa đến và yêu thương chúng ta…”
Công việc của người canh giữ cửa cống cũng là hình ảnh trong phúc âm của Chúa nhật I. mùa vọng nói đến: hãy luôn tỉnh thức chú ý đến những gì xảy đến trong đời sống, trong tất cả bao nhiêu việc phải làm, những cuộc gặp gỡ nói chuyện trong đời sống hằng ngày trong mùa Vọng.
Đàng sau dòng rãnh nhỏ nơi thực tế đời sống thường nhật đó, Thiên Chúa chờ đợi con người chúng ta. Người đến và yêu thương ta.
Văn Hóa
Mẹ Thiên Chúa
Đinh văn Tiến Hùng
05:30 30/11/2023
MẸ THIÊN CHÚA
Phúc Âm: Lc 2, 16-21
“Họ đã gặp thấy Ma-ri-a, Giu-se và hài nhi… và tám ngày sau người ta gọi tên Người là Giê-su”.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Lu-ca.
Khi ấy, các mục tử ra đi vội vã đến thành Bê-lem, và gặp thấy Ma-ri-a, Giu-se và hài nhi mới sinh nằm trong máng cỏ. Khi thấy thế, họ hiểu ngay lời đã báo về hài nhi này. Và tất cả những người nghe, đều ngạc nhiên về điều các mục tử thuật lại cho họ.
Còn Ma-ri-a thì ghi nhớ tất cả những việc đó và suy niệm trong lòng. Những mục tử trở về, họ tung hô ca ngợi Chúa về tất cả mọi điều họ đã nghe và đã xem thấy, đúng như lời đã báo cho họ.
Khi đã đủ tám ngày, lúc phải cắt bì cho con trẻ, thì người ta gọi tên Người là Giê-su, tên mà thiên thần đã gọi trước khi con trẻ được đầu thai trong lòng mẹ.
+ Đức Maria theo tín lý Công Giáo +
“Đức Bà như Hoa Hường Mầu Nhiệm.”
(Kinh cầu Đức Bà)
-“Thiên Chúa phán cùng con rắn rằng:…Ta sẽ làm cho mày cùng dòng dõi Người Nữ thù nghịch nhau. Người sẽ đạp dập đầu mày, còn mày sẽ cắn gót chân Người. (Sáng thế 3: 15)
-Cha muốn ban cho Mẹ Maria đặc ân này vì lòng nhân từ của Cha và để tôn kính Ngôi Hai nhập thể, bất cứ ai dù tội lỗi đến đâu, mà kính cẩn tin yêu chạy đến kêu xin Mẹ, sẽ không rơi vào quyền lực của ma quỉ.” (Chúa phán với Thánh Nữ Catarina Siena)
-Dầu tội lỗi đến đâu, nếu tôn sùng Mẹ cũng không hư mất đời đời.” (Thánh Hilariô tiến sĩ )
-Mẹ Maria là phương thế ưu việt nhất của tội nhân.” (Thánh Augutinh)
-Mẹ Maria có thể đem lại hy vọng cứu rỗi cho cả những linh hồn tuyệt vọng nhất.” (Thánh Phêrô Damianô)
Trong tín lý Giáo Hội Công Giáo, sau Chúa Giêsu Đức Maria là Đấng quan trọng nhất trong mầu nhiệm cứu chuộc nhân loại và được Thiên Chúa chọn làm Mẹ Chúa Cứu Thế. Nhưng cuộc đời Ngài chỉ được nói đến ngắn gọn trong Phúc Âm, nên Giáo Hội Công Giáo có môn thần học gọi là ‘Thánh Mẫu Học’ để nghiên cứu chuyên sâu về cuộc đời và các đặc ân của Mẹ Maria cùng vai trò Mẹ trong kế hoặch cứu độ, thánh hóa nhân loại. Bà Evà tổ mẫu nhân loại, 1 người nữ kiêu ngạo đã đưa loài người sa vào tội lỗi, thì Đức Maria-Evà Mới, Một Người Nữ Khiêm Nhường đã cứu vớt cả loài người.
*Trong sách Khải Huyền đã ghi lại sự ngỡ ngàng của Thánh Gioan Tông Đồ khi được thị kiến thấy một người ‘Nữ Vũ Trụ’: ‘Một dấu lạ vĩ đại hiện ra trên trời:Một Bà mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên 12 ngôi sao.’
(Kh.12: 1- 6)
Hình ảnh huy hoàng rực rỡ trên đã gợi cảm hứng cho Lm Hoàng Diệp phổ nhạc với những lời chúc tụng Mẹ Maria trong Thánh ca ‘Kìa Bà nào’:
- Bà nào đang tiến lên như rạng đông,
Đẹp như mặt trăng, rực rỡ như mặt trời,
Uy hùng như đạo binh xếp hàng vào trận.
Bà là ai?
…………………
- Điệp khúc:
Hồng ân Thiên Chúa bao la,
Muôn loài mãi mãi ngợi ca danh Người,
Mẹ là Vương Mẫu đất trời,
Đoàn con dâng Mẹ ngàn lời hoan ca.
- Tiểu khúc 1: Nữ Vương Mẹ Chúa Trời.
Ôi Maria Mẹ đầy phúc lạ!
Cao sang hơn mọi người Nữ trần gian,
Ngôi Hai Thiên Chúa bỏ chốn cao sang,
Hạ sinh trong lòng Bà nơi trần thế,
Và từ đây tiếp muôn ngàn thế hệ,
Sẽ tung hô Bà là Mẹ Chúa Trời.
Bao Đế vương đầy quyền lực loài người,
Phải cúi đầu trước vinh quang Thánh Mẫu.
- Tiểu khúc 2: Nữ Vương Muôn Loài.
Ôi Maria muôn loài tôn kính!
Trời đất chuyển mình sông núi reo ca,
Rạng rỡ tinh câu xao động ngàn hoa,
Loài cầm thú cũng bừng lên sức sống,
Mừng nhân loại thoát khỏi cơn ác mộng,
Giải lời nguyền tội nguyên tổ khi xưa,
Người xuất hiện tuôn hồng phúc như mưa,
Đạp đầu rắn làm kinh hoàng quỉ dữ.
- Tiểu khúc 3: Nữ Vương Hoà Bình.
Ôi Maria nhân loại mong đợí!
Đến xua tan thần chết và chiến tranh,
Người giang tay cứu vớt vạn sinh linh,
Để đem lại một tình yêu bất diệt,
Người Sứ giả quyền năng và diễm tuyệt,
Đuổi bóng đêm như ánh sáng bình minh,
Cho loài người sống hạnh phúc thanh bình,
Tôn thờ Chúa và Yêu thương đồng loại.
- Tiểu khúc 4: Nữ Vương Thiên Quốc.
Ôi Maria Nữ Vương tuyệt diệu!
Vượt lên cao soi sáng khắp Thiên cung,
Mẹ Thiên Chúa thật cao trọng vô cùng,
Diễm huyền lạ lòng tràn đầy ơn phúc,
Chín tầng trời trổi hoan ca bái phục,
Thần Thánh nghiêng mình chiêm ngưỡng uy linh,
Vị Nữ Vương lộng lẫy chốn Thiên đình,
Triều thiên toả muôn hào quang rực rỡ.
- Tiểu khúc 5: Nữ Vương Giáo Hội.
Ôi Maria Mẹ Hiền Giáo Hội!
Dưới chân Thánh giá Chúa năm xưa,
Nhân loại được diễm phúc mấy cho vừa,
Chúa rất buồn sầu trước giờ vĩnh biệt,
Nhìn vị Tông đồ Ngài yêu tha thiết,
Đại diện cho chính Giáo Hội hôm nay,
Chúa trao Mẹ nhận con yêu từ đây,
Để nhờ Mẹ ủi an và che chở.
- Tiểu khúc 6: Nữ Vương Lòng Con.
Ôi Maria lòng đầy nhân ái!
Cả đời con luôn tha thiết mến yêu,
Hồn xác con Mẹ ấp ủ sớm chiều,
Ru dịu ngọt trong bàn tay trìu mến,
Sóng vùi dập lôi thuyền con lạc bến,
Mẹ đón chờ và hướng dẫn lối đi,
Hỗ trợ con trong những lúc gian nguy,
Mẹ ngời sáng như Hải đăng soi lối.
- Tiểu khúc 7: Nữ Vương Quyền Thế.
Ôi Maria cao trọng quyền thế!
Vượt lên trên thần thánh muôn phần,
Mẹ nhận được biết bao hồng ân,
Xin thương nhân loại đang khốn khó,
Hoạn nạn lan tràn gây tang tóc,
Mẹ hãy giơ tay cứu loài người,
Mẹ quyền thế chí nói một lời,
Thiên Chúa sẽ dừng tay sửa phạt!
MẸ THIÊN CHÚA là 1 trong 4 Tín Điều của Giáo Hội Công Giáo về Đức Mẹ :
-Đức Maria Mẹ Thiên Chúa.
-Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tôi.
-Đức Mẹ Suốt Đời Đồng Trinh.
-Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
*Xác quyết dẫn chứng trong Thánh Kinh Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa :
* Phúc Âm : Lc 1, 26-38
26 Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét,27 gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.
28 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” 29 Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.
30 Sứ thần liền nói: “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa.31 Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su.32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người.33 Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.” 34 Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!”
35 Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.36 Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng.37 Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.” 38 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.”
*Phúc Âm : Lc.1 : 39- 45
-“Trong những ngày ấy Maria chỗi dậy đon đả ra đi lên miền sơn cước đến một thành xứ
Giu-đa vào nhà Zacaria và chào bà Êlisabét. Và xảy ra thoạt khi Êlisabét nghe lời Maria chào, thì hài nhi nhảy mừng trong dạ mẹ, Êlisabét được đầy ơn Thánh Thần thốt lên tiếng kêu lớn và nói:‘Trong nữ giới có người là diễm phúc Đáng chúc tụng thay hoa quả lòng người và bởi đâu tôi được thế này, là Mẹ Chúa tôi đến với tôi. Vì này, thoạt tiếng người chào đến tai tôi, thì hài nhi trong dạ tôi nhảy mừng. Phúc cho người là kẻ đã tin mọi điều Chúa truyền phán cho người sẽ viên thành…”
*Phúc Âm : Lc.2 : 41- 50
-Hằng năm, cha mẹ Ðức Giêsu trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua. (42) Khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, theo tập tục ngày lễ. (43) Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giêsu thì ở lại Giêrusalem, mà cha mẹ chẳng hay biết. (44) Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc. (45) Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giêrusalem mà tìm.
(46) Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Ðền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi. (47) Ai nghe cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đáp của cậu. (48) Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!” (49) Người đáp: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” (50) Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói
*Phúc âm : Lc.2 : 26- 32
Ông Simêon đã được Thánh Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Ðấng Kitô của Ðức Chúa. (27) Ðược Thần Khí dun dủi, ông lên Ðền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giêsu đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người, (28) thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng:
Bài ca “An Bình Ra Ði” (Nunc dimittis)
(29) Muôn lạy Chúa, giờ đây
theo lời Ngài đã hứa,
xin để tôi tớ này được an bình ra đi.
(30) Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ
(31) Chúa đã dành sẵn cho muôn dân:
(32) Ðó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,
là vinh quang của Ítraen Dân Ngài.
*Phúc Âm : Ga 19, 25-27
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan
-Khi ấy, đứng gần thập giá Chúa Giêsu, có mẹ Người, cùng với chị mẹ Người là bà Maria, vợ ông Clêôpas và Maria Mađalêna.
Khi thấy mẹ và bên cạnh có môn đệ Người yêu, Chúa Giêsu nói với mẹ rằng: “Thưa Bà, này là Con Bà”. Rồi Người nói với môn đệ: “Này là Mẹ con”. Và từ giờ đó môn đệ đã đón bà về nhà mình.
+ Và kể từ lời ‘ Xin Vâng ‘ Mẹ Maria đã tuân theo Thánh Ý Thiên Chúa, chấp nhận sống cuộc đời gian chuân nghèo khó, tha phương nơi xứ lạ quê người, không chỗ trú thân phải sinh Hài Nhi nơi hang đá chiên bò giữ đêm đông giá buốt...
Rồi 30 năm sống ẩn dật cùng Hài Nhi và Thánh Giu-se thợ mộc, Mẹ dệt vải se tơ phụ giúp gia đình, hướng dẫn Hài Nhi chuẩn bị xuất thế rao giảng Tin Mừng, cứu nhân độ thế...
Nguồn ơn thánh thiện và công lao tuyệt diệu, Mẹ đã được Thiên Chúa chọn làm Mẹ Ngôi Hai Thiên Chúa nơi trần thế, cùng được nâng cao Xác Hồn Lên Trời trở thành Vương Mẫu Thiến Quôc.
-Maria cao trọng tuyệt vời,
Được chọn làm MẸ CHÚA TRỜI hiển vinh,
Muôn loài tôn kính cúi mình,
Hân hoan Thần Thánh thiên đình ca vang.
*Suy niệm :
( Trích một đoạn trong bài ‘ Mẹ Thiên Chúa của Lm Phaolô Phạm Trung Phương )
Đức Maria – Mẹ Thiên Chúa – là tước hiệu vô cùng cao trọng và có giá trị đời đời đối với Đức Maria và đối với chúng ta. Tại sao vậy? Tước hiệu Mẹ Thiên Chúa xuất phát từ đâu? Tại sao Thiên Chúa lại để cho một người nữ trần gian sinh ra mình? Kinh Thánh đã nói gì? Hội Thánh đã nói gì về tước hiệu này? Và Đức Maria đã để lại mẫu gương gì cho chúng ta trong đời sống đức tin?
Chúng ta đang hoan hỉ và vui sướng trong những ngày này vì Con Chúa đã giáng trần. Nhìn vào hang đá, chúng ta thấy Hài Nhi Giêsu đang giang rộng cánh tay như đang chào đón cũng như muốn ôm trọn mọi người chúng ta trong bàn tay đầy nhân ái của Ngài. Bên cạnh Ngài, chúng ta quan sát thấy có Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse. Quả thật, Giáo hội muốn mừng kính lễ Mẹ Thiên Chúa vào ngày kết thúc tuần Bát nhật Giáng sinh và ngày đầu năm Dương lịch để nhắn nhủ mọi người rằng trung tâm của mầu nhiệm Nhập thể là Đức Giêsu. Ngài là trung tâm của vũ trụ vạn vật và nguồn ơn cứu độ duy nhất. Đức Maria, Mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể, nhân vật không thể thiếu trong mầu nhiệm này. Một người Mẹ tuy là người trần mắt thịt, thuộc dòng dõi Adam nhưng lại được Thiên Chúa chọn đặt làm người cưu mang và sinh hạ Con Thiên Chúa, Ngôi Lời Thiên Chúa. Một việc làm cần thiết và đúng với cung cách của con người theo ý định của Thiên Chúa. Nhiều người sẽ đặt câu hỏi: Tại sao Thiên Chúa toàn năng, Đấng làm nên mọi sự mà lại lệ thuộc hay lại phải chọn con người vốn là thụ tạo của Thiên Chúa để được sinh ra? Thánh Bônaventura nói: “Chức làm Mẹ Thiên Chúa là chức to lớn, phi thường nhất Thiên Chúa có thể ban cho một loài thụ tạo.”
..............
Đinh văn Tiến Hùng- Tổng hợp
Sứ điệp Giáng Sinh cầu nguyện
Pt Phạm Bá Nha
22:13 30/11/2023
SỨ ĐIỆP GIÁNG SINH CẦU NGUYỆN
Có thi sỹ có khái niệm cho rằng ‘Làm thơ nghĩa là cầu nguyện’, như :
Đây rồi, đây rồi chuỗi ngọc vàng kinh
THƠ CẦU NGUYỆN là thơ quân tử ý
Thượng phu lời và tông đồ triết lý
Là nguồn trăng yêu mến Nữ Đồng Trinh
(Hàn Mặc Tử. Ave Maria)
hay : Này, tôi đến thân thưa cùng Chúa
Này muôn kinh cầu nguyện của lời thơ
Là giọt nồng từ khăn ấm, nhung tơ
Là băng giá từ cơn đau ruột thắt…
Tôi làm thơ nghĩa là tôi cầu nnguyện
Hồn reo vui trong từng chữ từng lời…
(Lê Đình Bảng. Tôi làm thơ là tôi cầu nguyện)
(Ở Thượng Nguồn Thi Ca Công Giáo. Miền Thơ Cầu Nguyện. ttr.19-20)
Bài này xin trích dẫn một số đoạn trong các bài của các tác giả, quanh chủ đề : ‘Sứ Điệp Giáng Sinh Nguyện Cầu’
Chỗ đứng của thi sỹ Công Giáo qua Ánh Sáng Đức Tin
Thiết nghĩ thi sỹ Hàn Mạc Tử, người đã “gặp Thánh Kinh của Đạo Thiên Chúa”. Nhà thơ Công Giáo là “Thánh Thể kết tinh” đã “ngời phép lạ của đức tin kiều diễm” để “huyền diệu biến thành muôn kinh trọng thể’’ và “van lơn, thẩm nguyện Chúa Giêsu”. Họ có chung một đức tin, một lòng đạo, một nguồn cảm hứng “thơ cầu nguyện. Lời trượng phu và triết lý tông đồ”.
Hay hỏi “Thi sỹ là ai? Thi sĩ Công Giáo Hàn Mặc Tử quả quyết trả lời: Trừ hai loài trọng vọng là thiên nhiên và loài người ta. Đức Chúa Trời phải cho ra đời loài một loài thứ ba nữa: Thi sĩ. Loài này là những bóng hoa rất qúi và hiếm, sinh ra đời với sứ mạng rấy linh thiêng, phải biết tận hưởng những công trình châu báu của Đức Chúa Trời gây nên, ca ngợi quyền phép của Người và trút vào linh hồn người ta những khoái cảm đê mê, nhưng rất thơm tho, tinh sạch. Bởi muốn cho loài thi sỹ làm tròn nhiệm vụ ở trần gian này. Nghĩa là tạo ta những tác phẩm tuyệt diệu lưu danh muôn đời. Ngài bắt chúng phải mua bằng giá máu, luôn có một định mệnh tàn khốc theo riết tên mình. Sđd. tr.29)
Giáo Huấn của Chúa Giêsu về cầu nguyện
Trong Phúc âm Chúa Giêsu nhiều lần dậy các Tông Đồ và dân chúng cầu nguyện. Đừng bao giờ mải mê việc khác mà quên việc chính như Chúa trách Matta (x Lc 10, 38-42)
Gương cầu nguyện của người đàn bà ngoại giáo (x. Mc 7,24-30 ) người mù (x. Mc 10, )
người cùi (x. Lc 5, 12-16) người thu thuế (x Lc 18, 9-14)
Giáo huấn của Chúa dạy đủ chi tiết : Cầu nguyện như thế nào trong Kinh Lạy Cha (x Mt 6, 5-15). Khi nào (x.Mt 7-11) cách nào (x. Mt 7, 21-23) chung hay riêng (x. Mt 18,19-20 ) tinh thần hòa giải (x.Mt 6, 14-15) luôn luôn, đừng nản chí (x. Lc 18, 1-8) và sức mạnh, kết quả như thế nào (x.Mc 11, 15-26)
Trích đọan thơ của một số tác giả
Ở đây xin trích dẫn các bài thơ của mấy thi sỹ Công Giáo
Lm Giuse Sảng Đình Nguyễn Văn Thích (Huế 1891-1978) có những vần thơ đơn sơ, mong chờ, trông đợi, ‘Trời cao đất thấp gặp nhau’ Trời (Chúa) từ trời cao ngự xuống thấp (lòng người)
Trời cao đất thấp gặp nhau
Đấng tôi yêu mến ngự vào lòng tôi
Thánh tinh ơi! Nhiệm mầu thôi!
Hồn tôi thờ lạy khôn lời nói ra
(Sđd, tr. 61)
Còn gì đẹp bằng tình mẹ con trong nhà ‘ru con’, miễn Chúa Con ngủ ‘cho muồi, say, êm, nồng, vừa yên, may và lành. Để con ‘rạng danh trên trời’.
Ru con, Con ngủ cho muồi
Như buồng nho chín trên đồi Belem
Ru Con, Con ngủ cho êm
Ngày đông thì vắn mà đêm thì dài
Ru Con, Con ngủ cho say
Trong lòng Mẹ ấp, trên tay Mẹ bồng…
(Đức Mẹ Ru Con. Sđd. Tr. 58)
‘Kinh nguyện Đức Mẹ La Vang’ mà ai cũng khấn xin như Đức Mẹ đã hứa thời bách hại Đạo.
… Lạy Mẹ là Mẹ Chúa Trời
Mà Mẹ lại là Mẹ loài người ta
Cúi xin xuống phước hà sa
Đoái thương con cái thiết tha khẩn cầu
Này con qùi gối cúi đầu
Trước bàn thờ Mẹ xiết bao ước nguyền
Xin cho con đặng bình an
Giữ gìn ơn thánh vẹn tuyền thủy chung
Cho con ghét hết tội lòng.
Mến dâng phước đức ra công sửa mình.
Cho con một dạ đinh ninh
Kính thờ một Chúa hết lòng tháo ngay.
(Sđd, tr. 69)
‘Mầng Bà Có Phước’ như lời bà E1isabeth xưa khi được Mẹ đến thăm
Vừa nghe tiếng thiên thần
Mục đồng liền lẹ bước
Đến hang đá Belem
Người sau cùng kẻ trước
Nhìn xem Chúa Hài Đồng
Dâng chiên con trắng muốt
Chúa đưa tay ôm chiên
Nâng niu và ve vuốt
Đức Mẹ cũng vui mừng
Nước mắt cầm không được
(Sđd, tr. 71)
Thi sỹ Phanxicô Assisi Nguyễn Trọng Trí Hàn Mạc Tử (Quảng Bình, 1912-1940). Lời thơ lúc nào cũng như kinh cầu nguyện với Thiên Chúa. Dù đau thể xác và tâm tư.
Để vừa dâng, vừa hiệp bốn mùa xuân
Nở một lượt giầu sang hơn Thượng Đế
Đã no nê, đã bưa rồi thế hệ
Của phường trai mê mẩn khí thanh cao
Phượng hoàng bay trong một tối trăng sao
Mà ánh sáng không còn khiêm nhượng nữa
(Đêm Xuân Cầu Nguyện. Nhà Văn Hiện Đại I. tr.262)
Với Đức Nữ Maria Đồng Trinh, quyền năng ban nhiều ‘phép lạ’ cho những ai tin
…Maria! Linh hồn tôi ớn lạnh
Run như run thần tử thấy long nhan
Run như hơi thở chạm tơ vàng
Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến
Lạy Bà là Đấng tinh truyền thành vẹn
Giầu nhân đức, giầu muôn hậu từ bi
Cho tôi dâng lời cảm tạ phò nguy
Cơm lâm lụy vừa trải qua dưới thế
Tôi cảm động rưng rưng hai dòng lệ
…Tấu lại Bà, Bà rất nhiều phép lạ
Ngọc Như ý vô tri còn biết cả
Huống chi tôi là thánh thể kết tinh
Tôi ưa nhìn Bắc Đẩu rạng bình minh
Chiếu cùng hết ba ngàn thế giới
Sáng nhiều quá cho thanh âm vời vợi
Thơm dường bao cho miệng lưỡi không khen.
(Sđd. Tr. 264)
Thi sỹ Giuse Bàng Bá Lân (Bắc Giang 1912-1988) có ‘tâm hồn nhỏ’ sống như Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Người sẵn sàng mưa hoa hồng tràn xuống cho những ai cậy tin, ‘không tham vọng’ giàu sang, ‘quên mình’ chấp nhận ‘thương khó’, ‘thương tất cả mọi người’ và cuối cùng ‘sẽ được hết’.
Têrêxa, tôi rất cám ơn Người
Đã cho tôi một nhân sinh triết lý
Không tham vọng, sống thu mình nhỏ bé
Chịu khổ đau lấy thương khó làm vui
Quên mình đi thương tất cả mọi người
Sẽ được hết, dù không mong ước
(Têrêxa. Sđd, tr. 260)
Và ân thầm cầu nguyện trong ‘Đêm Giáng Sinh’, như ánh ánh sao leo lét trong đêm
Đêm hôm nay, ô, muôn vì sao mọc
Trước muôn nhà, rạng rỡ trước muôn dân
Từ nơi xa xôi tuyết đổ mây vần
Đến chốn hoang vu đất cằn cát bỏng
Sao le lói trước nhà siêu mái hổng
Sao huy hoàng rạng rỡ trước cung môn
Có những sao sáng quắc tựa trăng tròn
Có sao nhỏ chập chờn như lửa đóm
Dù leo lét hay cả chum sao lớn
Mỗi vì sao tiêu biểu một lòng tin
Đêm hôm nay xa lạ cũng anh em
Vì tất cả cùng cảm thông lời Chúa
(Đêm Giáng Sinh. Sđd. Tr. 260)
Theo thi sỹ ‘Nguyện cầu’ là ‘đặt niềm tin’, ‘đợi hồng ân’, ‘để hết tâm hồn kính cẩn,’ và ‘không sao lãng’
…Con chỉ có bấy nhiêu điều mong ước
Xin Người ban ơn ước nguyện mau thành
Con được thấy ngày ngày toàn dân vui sướng
Sẽ lập bàn thờ Đức Mẹ anh linh
Sẽ cầu nguyện sớm không sao lãng
Và dâng lên Mẹ trọn niềm tin
Con thành khẩn đợi hồng ân của Mẹ
Để hết tâm hồn kính cẩn cầu xin.
(Nguyện Cầu. Sđd. Tr. 264
Paul Thérèse Hồ Dzếnh tên thật là Hà Triệu Anh (Thanh Hóa,1916-1991) tân tòng luôn tâm sự cầu nguyện khi tâm hồn giao động hoang mang, ngay trong dêm Noel
Em ạ quê ta tháp giáo đường
Sáng chiều vẫn vọng những hồi chuông
Ai đi xem lễ tôi đi với
Gió đạo lời kinh tỏa vấn vương
Đêm Giáng Sinh này em ở đâu
Nghe chuông nhà thờ thuở ban đầu
Ước chi sống lại thời xưa nhỉ
Để trẻ ra và để hẹn nhau
(Noel 1989. Sđd. Tr.350)
Với Đức Mẹ, thi sỹ ca tụng ‘đẹp vô ngần’, ‘tuyệt xinh’, ‘cảm thông’. Thi sỹ thì ‘long đong’, ‘tủi phận’, ‘tục lụy’, ‘khóc than’
…Mẹ đẹp vô ngần Mẹ trắng phau
Gấp nghìn hoa huệ, vạn bồ câu
Và nhan sắc Mẹ không là gấm
Nhưng dệt bằng hương rất nhiệm mầu
…Thi sỹ khóc vì Mẹ tuyệt xinh
Hương hoa sắc gấm đẹp huyền linh
Nhưng lòng thi sỹ đâu được vậy
Thầm ước mơ trong tài phận mình
… Cầu Mẹ thân thương Mẹ cảm thông
Cuộc đời bảy khổ chín long đong
Mẹ coi thi sỹ là con ghẻ
Phúc Mẹ lan tràn đổ xuống con
(Mẹ đẹp vô ngần. Sđd. Tr. 386)
Phêrô Phạm Đình Tân (Nam Dịnh,1913-1992) cầu nguyện để hết ‘cô đơn’, ‘u buồn ‘tham lam’, ‘bơ vơ’, ‘điêu linh’ nhất là để được ‘ở trong tay Chúa’
Lạy Chúa, sương đêm xuống trĩu cành
Xin thương lận đận kẻ điêu linh.
Con: Người thi sỹ cô đơn qúa
Đời đã qua Xuân vẫn khát tình!
Ái ân trần gian nóng lửa rơm
Lửa tàn tro lạnh dậy u buồn
Miệng chưa phai vị hương yêu dấu
Mắt đã rưng rưng mọng lệ hờn…
Lạy Chúa xin thương kẻ một mình
Nửa đời đếm mãi bước điêu linh
Cho thi sỹ trong tay Chúa
Ca hát đêm nay mối Thánh Tình
(Cầu nguyện. Sđd. Tr. 296)
Chúa Giêsu xuống trần gian để con người trút bỏ ‘trầm luân’ ‘ra khỏi bóng tối’, hết ‘cay đắng, chán chường, tê tái, u sầu, tủi cực, u sầu’ tìm ra ‘đường lên Ánh Sáng’ có ‘phút vui mừng ra khỏi thân xác tội lỗi’ và ‘xứng đáng với trần gian’
Tự thuở nào Người trụt xuống trần gian
Tổ tiên xưa con cháu cả nhân hoàn
Vì một tội mà trầm luân muôn kiếp
Đầu muốn ngửng, xác thịt đè liên tiếp
Mắt trông lên: Mi lặng cúi nhìn chân
Mộtchút gì cho Chúa liễm vào thân
Hằng nhớ tưởng thuyệt vời nơi Thiên Quốc
Nhưng than ôi! Tôi vẫn hồn bạc nhược
Sức mọn hèn chống đỡ được là bao
Nên từ lâu cho tới tận ngày nào
Cả nhân loại đẫm mình trong bóng tối.
(Đau Đớn. Sđd. Tr. 291)
Lm Phêrô Hán Chương Vũ Đình Trác (Nam Định, 1927-2003) là tu sỹ quan niệm Đi tìm thơ như viên ngọc qúy, đọc thơ như lời ân tình, sáng tác thơ như khám phá một kho tàng phong phú. Kho tàng này phải được phân phát tràn đầy, thì hồn thơ mới được thỏa khoái, người thơ mới được mãn nguyện. Nói khác đi, hồn người làm thơ phải có tri âm, có đồng vọng. Người đồng vọng ấy chính là bạn. (Sđd. Tr. 467).
Tôi bước vào vườn thiêng của Đạo hạnh
Sống ngoan ngùy bởi hồn thơ chí thánh
Tôi bước vào du lạc bến Ngàn Thương
Trước dung nhan thi sỹ của Thiên Đường
Để ca tụng Hồn Anh Thiêng qúi báu
Yêu Đạo Trời, tôi nảy đờn linh diệu
Bút thiêng thơ từng phác họa cao siêu
Muôn Thần Thiêng, muôn triết lý nhiệm mầu
Trong hương nguyện của linh hồn tu sỹ
Đời trinh trắng và tươi trẻ cao bay
Là tu sỹ tôi tụng nguyện đêm ngày
Muôn nghĩa lý của ngàn tờ Kinh Thánh
Lòng say sưa như chim chiều vươn cánh
Nguyện bay về xa lắc đỉnh non Tiên.
(Nguyền đắc đạo. Sđd. Tr. 467)
Nên việc thiêng liêng đạo đức như cầu nguyện càng cần lôi kéo người khác làm theo.
Khổ đau tôi muốn tặng niềm vui
Đắm đuối: tôi chờ cứu nhẹ vơi
Tội lỗi: tôi đem niềm giải thoát
Bùn nhơ; tôi nguyện rửa trong vời
Tôi đứng hiên ngang giữa đất trời
Dâng lên Cao Cả trọn đời người.
Dâng về đất Mẹ nhiều tinh túy
Linh mục…Người ơi! Có thế thôi. (5.7.1968)
(Hình ảnh một cuộc đời. Sđd. Tr. 477)
Tác phẩm ‘Triết Lý Nhân Bản Nguyễn Du’, luận án Tiến Sỹ, 1993. Tác gỉa đề cao ‘Đời sống nhân bản’ tức ‘Tâm Đạo’, ‘Vị Tâm’ của Nguyễn Du trong tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh.
Sư rằng: phúc họa đạo Trời
Cõi nguồn cũng bởi :lòng người mà ra. (ĐTTT, c.2655-2658)
Có trời mà cũng có ta
Tu là cõi phúc, tình là dây oan (ĐTTT, c. 2657-3658)
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ Tài (ĐTTT, c.3251-3352)
Và trong tác phẩm ‘Công Giáo VN Trong Truyền Thống VH Dân Tộc’ Ca, HK 1996, 667 trang. Cha Vũ Đình Trác đã giới thiệu khoảng 188 các văn-thi-ca-nhạc-họa sỹ, linh mục, Sư Huynh,,Giáo sư, Kiến trúc sư. Ban Nhạc. Hội Họa. Văn Đoàn. Báo chí. Đài phát thanh. Dài Truyền hình. Chủng-Tu viện. Đại-Trung-Tiểu học. Cô nhi viện. Trại Cùi…Đây là dòng sông văn học muôn màu.
ĐÔ Giuse Du Sinh Mai Đức Vinh (Thanh Hóa, 1925-2020).
Lễ Giáng Sinh là Lễ LTX Chúa, lễ tình yêu qua ngòi bút của Đ. Ô Giuse Du Sinh Mai Đức Vinh. Viết khi còn là giám đốc GXVN Paris và Ns GXVN
…Giáng Sinh là lễ Tình Yêu
Lễ Lòng Thương Xót, cao siêu tuyệt vời
Nhưng khi đã đi vào đời
Giêsu Cứu Thế, vâng lời Chúa Cha
Đem Lòng Thương Xót bao la
Cho người dương thế, hải hà chứa chan
Mù, què, đói, khổ, lầm than
Phong cùi, câm điếc, cơ hàn, giàu sang
Không phân biệt, Chúa sẵn sàng
Thi ân Thương xót dịu dàng, ủi an
Miễn sao tin mến, thành tâm
Đợi Lòng Thương Xót’ dấu ấn tình thương…
(ns GXVN Số 328, 12. 2016.
-Về Sứ Điệp Giáng Sinh :
Là ‘Sứ điệp Tình Yêu’
Là ‘Sứ điệp Hòa Bình’
Là ‘Sứ điệp Chia Ban’
Là ‘Sứ điệp Khó Nghèo’
La ‘Sứ điệp Truyền Giáo’
(GXVN số 228, Décembre 2006)
Kết luận bằng lời cắt nghĩa giáo lý hàng tuần, 9.12.2020, của ĐGH Phanxico về cầu nguyện. Ngài cho rằng cầu nguyên rất nhân bản, với tư cách con người hiện thực là ngượi khen và khẩn cầu. Như sách GLCG ghi :
-Có một thứ bậc trong những lời thỉnh cầu này : Trước hết chúng ta cầu nguyện cho Nước Trời, sau đó cho những gì cần thiết để chào đón Nước ấy trị đến. (x. số 2632)
-Trong kinh nghệm khẩn cầu, chúng ta bộc lộ ý thức về tương quan giữa mình với Thiên Chúa. Chúng ta là thụ tạo. Không phải tự mình mà có, không làm chủ được những nghịch cảnh trong đời. Chẳng những vậy, là Kitô hữu, chúng ta biết mình tội lỗi, phản nghịch lại Thiên Chúa là Cha chúng ta. Khi khẩn cầu con người đã quay về với Chúa. (x. số 2629)
Chúng ta hãy học cách chờ đợi, chờ đợi Chúa. Chúa đến thăm chúng ta không chỉ trong những ngày trọng đại này, lễ Giáng Sinh, mà Chúa đến mỗi ngày trong tinh thần thân thiết tâm hồn. Và rất thường xuyên, Chúa đang gõ cửa mà chúng ta không nhận ra. Chúng ta để Người đi mất. Vì chung quanh ta có nhiều tiếng ồn.
(1) Các bài thơ trích dẫn trong bài này lấy từ ‘Ở Thượng Nguồn Thi Ca Công Giáo VN’ của Lê Đình Bảng, tập ‘Miền thơ Kinh Cầu Nguyện’.Saigon 2009
VietCatholic TV
Kissinger qua đời, Ukraine đỡ lo. NATO: Nga phải thua. Xe chỉ huy Nga và 3 Bộ Tư Lệnh trúng HIMARS
VietCatholic Media
02:33 30/11/2023
1. Henry Kissinger đã qua đời ở tuổi 100
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Henry Kissinger, Who Died at 100, on China, Israel and Nuclear War”, nghĩa là “Henry Kissinger, Người qua đời ở tuổi 100, về Trung Quốc, Israel và Chiến tranh hạt nhân.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Reuters đưa tin cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger qua đời hôm thứ Tư tại nhà riêng ở Connecticut, thọ 100 tuổi.
Kissinger, cựu cố vấn an ninh quốc gia và người đoạt giải Nobel Hòa bình, sinh ngày 27 tháng 5 năm 1923 tại Fürth, Đức. Là một người tị nạn Do Thái, ông cùng gia đình trốn khỏi Đức Quốc xã vào năm 1938 và di cư sang Mỹ. Cái chết của ông hôm thứ Tư đã được xác nhận trong một tuyên bố với Reuters bởi Kissinger Associates, Inc., là công ty tư vấn địa chính trị có trụ sở tại Thành phố New York do Kissinger thành lập năm 1982..
Ông trở thành công dân Mỹ và phục vụ trong Quân đội Hoa Kỳ với tư cách là thông dịch viên người Đức trong Thế chiến thứ hai. Sau chiến tranh, ông theo học tại Đại học Harvard, lấy bằng Cử nhân năm 1950 và bằng Tiến sĩ vào năm 1954.
Kissinger, một nhà ngoại giao nổi tiếng, từng giữ chức ngoại trưởng dưới thời hai tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford, vẫn tham gia sâu sắc vào chính trường Hoa Kỳ trong suốt cuộc đời của mình.
Đây là những tự thuật của Kissinger, theo lời của chính ông, trên các trang của Newsweek trong những năm qua. Nó cho thấy ông là người theo chính sách chủ hòa mà nhiều người cho rằng ông chủ trương hòa bình với Nga và Trung Quốc bằng mọi giá, kể cả hy sinh các đồng minh.
Trung Quốc, ngày 15 tháng 4 năm 2001
Kissinger viết: “Tại thời điểm viết bài này, các cuộc đàm phán giữa các quan chức Mỹ và Trung Quốc được cho là đang tiến tới đỉnh điểm”. “Trở ngại chính thức là liệu Trung Quốc có tiếp tục yêu cầu một lời xin lỗi hay liệu họ có chấp nhận những bày tỏ sự tiếc nuối của cả Ngoại trưởng Colin Powell và Tổng thống George W. Bush hay không. Tuy nhiên, ngôn ngữ cơ thể của cả hai bên cho thấy rằng không quốc gia nào muốn một cuộc đối đầu kéo dài”.
Israel, ngày 10 tháng 8 năm 2003
“ Sáng sớm thứ Bảy, ngày 6 tháng 10 năm 1973, khi người Israel kỷ niệm ngày lễ Yom Kippur linh thiêng nhất của họ, tôi bị đánh thức trong một phòng khách sạn ở New York,” Kissinger viết. “Tôi được thông báo rằng Thủ tướng Israel Golda Meir vừa cảnh báo riêng với người Mỹ rằng Ai Cập và Syria sắp tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào Israel. Liệu Hoa Kỳ có thể chặn trước cuộc tấn công bằng cách trấn an người Ả Rập về ý định của Israel hay không? Tôi lo ngại rằng người Mỹ đứng về phía Israel sẽ rơi vào tình thế đối đầu với Liên Xô, những người sẽ ủng hộ các đồng minh Ả Rập của họ.”
Phổ biến hạt nhân, ngày 6 tháng 2 năm 2009
Kissinger viết: “Tình thế tiến thoái lưỡng nan cơ bản của thời đại hạt nhân đã xảy ra với chúng ta kể từ vụ Hiroshima: đó là làm thế nào để đưa sức tàn phá của vũ khí hiện đại vào một số mối quan hệ đạo đức hoặc chính trị với các mục tiêu đang theo đuổi”. “Bất kỳ việc sử dụng vũ khí hạt nhân nào cũng chắc chắn sẽ gây ra mức độ thương vong và tàn phá không tương xứng với các mục tiêu chính sách đối ngoại có thể thấy trước. Những nỗ lực phát triển một ứng dụng mang nhiều sắc thái hơn chưa bao giờ thành công, từ học thuyết về chiến tranh hạt nhân giới hạn về mặt địa lý trong những năm 1950 và 1960, cho đến lý thuyết 'sự hủy diệt lẫn nhau' về chiến tranh hạt nhân nói chung trong những năm 1970.”
2. NATO thề sẽ gắn bó với Ukraine 'bao lâu còn cần thiết'
Ký giả STUART LAU của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “NATO vows to stick with Ukraine ‘as long as it takes’”, nghĩa là “NATO vows to stick with Ukraine ‘as long as it takes’”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Các ngoại trưởng NATO hôm thứ Tư đã đồng ý tăng cường hợp tác với Ukraine về một loạt vấn đề an ninh, trong nỗ lực thể hiện tình đoàn kết trong bối cảnh cuộc chiến giữa Israel và Hamas đang gây ra phân tâm.
Trong một tuyên bố, các đồng minh NATO thề sẽ “giữ vững cam kết tăng cường hơn nữa hỗ trợ chính trị và quân sự cho Ukraine” và cho biết họ “sẽ tiếp tục hỗ trợ chừng nào cần thiết” sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba ở Bruxelles.
“Chúng tôi đang tăng cường khả năng tương tác với NATO,” Kuleba nói trước cuộc họp Hội đồng NATO-Ukraine cấp bộ trưởng ngoại giao đầu tiên. “Chúng tôi gần như đang trở thành một quân đội NATO trên thực tế, xét về năng lực kỹ thuật, phương pháp quản lý và nguyên tắc điều hành quân đội. “
Theo tuyên bố của NATO, liên minh và Ukraine “đã làm việc và đưa ra quyết định cùng nhau, và bình đẳng, về một loạt vấn đề, bao gồm khả năng tương tác, an ninh năng lượng, đổi mới, phòng thủ mạng và khả năng phục hồi. Chúng tôi sẽ phát triển hơn nữa các chuỗi công việc này.”
Các nước NATO cũng sẽ nỗ lực “giúp xây dựng lại khu vực an ninh và quốc phòng của Ukraine cũng như hỗ trợ khả năng răn đe và phòng thủ của Ukraine về lâu dài”.
Họ cho biết: “Là một phần của những nỗ lực này, chúng tôi đang phát triển lộ trình để Ukraine chuyển đổi sang khả năng tương tác hoàn toàn với NATO”, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của các hệ thống có khả năng tương tác là điều kiện tiên quyết để Ukraine gia nhập NATO.
3. Ukraine cho biết năm quan chức Nga thiệt mạng trong cuộc tấn công ở Kherson
Theo Ukraine, 5 quan chức “cao cấp” của Nga đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Ukraine vào một tòa nhà ở khu vực bị tạm chiếm ở vùng Kherson.
Trung tâm Kháng chiến Quốc gia Ukraine, một chi nhánh của lực lượng vũ trang Ukraine, cho biết trên Telegram rằng cuộc tấn công nhằm vào một cuộc họp ở làng Yuvilleyne sau “thông tin được cung cấp bởi những người dân địa phương”.
“Kết quả của các hành động thành công là 5 quan chức cao cấp đã thiệt mạng”, cơ quan này cho biết.
Bài đăng kèm theo hình ảnh một tòa nhà hai tầng với mái bị phá hủy một phần và nhiều cửa sổ bị thổi bay.
4. Lithuania kêu gọi Liên Hiệp Âu Châu tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ Ukraine
Ký giả STUART LAU của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Lithuania asks EU not to drop ammo refunds for Ukraine”, nghĩa là “4. Lithuania yêu cầu Liên Hiệp Âu Châu không giảm số tiền dành cho đạn dược cung cấp cho Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Các nước Liên Hiệp Âu Châu nhỏ sẽ gặp khó khăn tài chính trong việc giúp đỡ Ukraine nếu khối này dừng kế hoạch tài trợ chi trả cho vũ khí và đạn dược, Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania Gabrielius Landsbergis nói với POLITICO.
Tương lai của quỹ đang trong tình trạng bấp bênh vì nỗ lực thực hiện gói hỗ trợ mới cho Ukraine trị giá 20 tỷ euro trong 4 năm từ Cơ sở Hòa bình Âu Châu, gọi tắt là EPF, vẫn chưa được giải quyết do bị Hung Gia Lợi phản đối.
Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán đang đe dọa tấn công hội nghị thượng đỉnh tháng 12 của các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu về vấn đề này. Điều đó thúc đẩy một số quốc gia cân nhắc các cách để giải quyết vấn đề Budapest và duy trì dòng viện trợ đến Kyiv, bao gồm cả việc gửi viện trợ tài chính trực tiếp thông qua các thỏa thuận song phương thay vì các cơ chế của Liên Hiệp Âu Châu như EPF.
Landsbergis nói: “Vấn đề là, nếu EPF không còn được tiếp tục… các nước nhỏ như Lithuania chúng tôi sẽ ít có khả năng hỗ trợ Ukraine hơn với các nguồn lực mà chúng tôi có”.
Ông cảnh báo rằng nếu các quốc gia phải tài trợ viện trợ từ ngân sách của mình, Lithuania sẽ buộc phải “mua thứ gì đó với số lượng hạn chế mà chúng tôi có”. Ngoài ra, việc chờ đợi “đặt chúng ta vào tình thế phải xếp hàng rất dài và điều đó thực sự đi ngược lại lợi ích của bất kỳ ngành công nghiệp Âu Châu nào”.
Ông nói rằng “rõ ràng” mối lo ngại đang gia tăng về sự hỗ trợ chính trị của Liên Hiệp Âu Châu dành cho Ukraine.
Ông nói: “Hãy nhìn vào các cuộc tranh luận tại Hội đồng đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu, tại Hội đồng Âu Châu, và tại EPF, về khoản 20 tỷ euro, tất cả đều vô cùng thách thức”. “Đầu tiên là Hung Gia Lợi, bây giờ, ngày càng có nhiều quốc gia nghi ngờ liệu có con đường nào để đi hay không.”
Landsbergis nhấn mạnh rằng Lithuania sẵn sàng hỗ trợ “sự thích ứng” với EPF để khiến các thành viên đang lung lay trở nên dễ chấp nhận hơn.
“Tôi hiểu rằng họ có thể nghĩ - và sau đó là suy nghĩ hợp lý - rằng các quy định có thể minh bạch hơn, sẽ có nhiều trách nhiệm hơn, gắn kết hơn với nhu cầu, nhu cầu thực tế của Ukraine,” ông nói. “Vì vậy, tôi sẽ ủng hộ, và tôi đã nói về điều này trong... các cuộc họp ở Âu Châu, rằng chúng tôi sẽ hỗ trợ việc thích ứng và hy vọng thông điệp này sẽ không bị lãng quên.”
Ông đã so sánh giữa việc mua sắm chung đạn dược cho Ukraine và vắc xin trong thời kỳ đại dịch, nhằm bảo đảm khả năng tiếp cận thuốc một cách công bằng.
5. Tổn thất nghiêm trọng của quân Nga 1.140 quân, và 32 hệ thống pháo
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Kyiv cho biết Nga mất 1.140 quân, 32 hệ thống pháo binh trong một ngày”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Lực lượng Nga ở Ukraine đã mất 1.140 binh sĩ và 32 hệ thống pháo binh trong 24 giờ qua. Bất kể điều kiện thời tiết xấu, Nga vẫn tấn công, do đó gánh chịu tỷ lệ thương vong cao và tổn thất thiết bị dọc chiến tuyến.
Theo số liệu cập nhật từ quân đội Ukraine hôm thứ Tư, quân đội Mạc Tư Khoa hiện đã mất tổng cộng 327.580 chiến binh trong 21 tháng chiến tranh. Nga mất 32 hệ thống pháo binh trong ngày qua nâng tổng thiệt hại của Kyiv lên 7.908.
Mạc Tư Khoa hôm thứ Ba cho biết 385 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng trong 24 giờ qua, nhưng không cung cấp ước tính của Nga về tổng thiệt hại của Ukraine trong suốt cuộc chiến toàn diện. Quân đội Ukraine nói với Newsweek rằng họ không bình luận về loại thông tin này từ các nguồn của Nga.
Vào cuối tháng 10, số liệu từ quân đội Ukraine cho thấy Nga đã vượt qua con số 300.000 người thương vong kể từ tháng 2 năm 2022.
Vào giữa tháng 11, Bộ trưởng lực lượng vũ trang Anh, James Heappey, nói với các nhà lập pháp Anh rằng Luân Đôn tin rằng khoảng 302.000 quân nhân Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tổng lực. Frederik Mertens, nhà phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Hague, nói với Newsweek vào thời điểm đó rằng tổn thất khoảng 300.000 chiến binh là một con số “khá đáng tin cậy”.
“Hàng chục nghìn người khác đã đào ngũ”, Heappey nói và cho biết thêm rằng không thể xác định có bao nhiêu chiến binh trong các công ty quân sự tư nhân của Nga, chẳng hạn như Tập đoàn Wagner, đã thiệt mạng.
Tổn thất đang tiếp tục gia tăng cho cả hai bên khi Ukraine cố gắng chống lại cuộc tấn công dữ dội của Nga xung quanh thị trấn Avdiivka của Donetsk. Các lực lượng của Mạc Tư Khoa bắt đầu phối hợp tấn công xung quanh thị trấn vào ngày 10 tháng 10, phát động một số đợt tấn công vào khu định cư kiên cố, nơi đã trải qua hầu hết thập kỷ qua ở tiền tuyến.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết hôm thứ Hai rằng sáu tuần qua “có thể đã chứng kiến một số tỷ lệ thương vong cao nhất của Nga trong cuộc chiến cho đến nay”, đồng thời cho biết thêm rằng nguyên nhân là do các hoạt động của Nga xung quanh Avdiivka.
Cuộc tấn công vào Avdiivka bắt đầu sau nhiều tháng nỗ lực phản công của Ukraine, nhưng không tạo được nhiều ảnh hưởng trong chiến tuyến phần lớn tĩnh lặng. Cuộc tấn công mùa hè diễn ra trước mùa thu lầy lội và mùa đông băng giá ở Ukraine, hiện đã lan rộng khắp miền nam và miền đông đất nước.
Nhưng “bất chấp điều kiện thời tiết đầy thách thức, cả lực lượng Nga và Ukraine vẫn tiếp tục các cuộc tấn công trên bộ trên khắp Ukraine, mặc dù với tốc độ chậm hơn một chút do tuyết và dẫn đến tầm nhìn kém”, Viện Nghiên cứu Chiến tranh của Mỹ cho biết hồi đầu tuần này.
6. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết gánh nặng cung cấp hỗ trợ cho Ukraine đang được chia sẻ giữa Mỹ và các đồng minh NATO.
Phát biểu tại cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao NATO ở Brussels, Blinken đã tìm cách chống lại những người ở Mỹ cho rằng nước này đang cung cấp nhiều hơn mức chia sẻ công bằng cho Ukraine và kêu gọi cắt giảm viện trợ tài chính và quân sự.
Ông nói: “Hoa Kỳ không đứng một mình. Chúng tôi đã hỗ trợ khoảng 77 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine. Các đồng minh Âu Châu của chúng ta, trong cùng khoảng thời gian, đã cung cấp hơn 110 tỷ Mỹ Kim”.
“Chúng ta thường nói về việc chia sẻ gánh nặng và sự cấp thiết của việc chia sẻ gánh nặng. Khi nói đến Ukraine, đó rõ ràng là những gì chúng tôi đã thấy và sẽ tiếp tục thấy.”
7. Xe chỉ huy của Nga trúng một quả HIMARS
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Video cho thấy HIMARS của Ukraine tiêu diệt xe chỉ huy của Nga”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một đoạn video mới do quân đội Ukraine công bố cho thấy một xe chỉ huy của Nga bị Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, do Mỹ cung cấp tiêu diệt.
Trong đoạn video dài 40 giây được Lực lượng tác chiến đặc biệt Ukraine, gọi tắt là SSO, chia sẻ lên Telegram hôm thứ Tư, một chiếc xe thiết giáp được nhìn thấy từ trên cao bất ngờ phát nổ khi đang đậu ở vùng nông thôn, để lại lửa và khói.
Mặc dù vũ khí gây ra vụ nổ không được nhìn thấy trong video nhưng SSO tuyên bố rằng đó là HIMARS, được Mỹ chuyển giao lần đầu cho Ukraine khoảng 4 tháng sau khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Các bình luận được chia sẻ cùng với video nói rằng cuộc tấn công được thực hiện bởi Lữ Đoàn 73 Thủy Quân Lục Chiến ở miền nam Ukraine.
Mục tiêu được xác định là một phương tiện chỉ huy KShM thời Liên Xô đã bị người điều khiển máy bay không người lái Ukraine phát hiện, sau đó họ đã “điều chỉnh hỏa lực HIMARS” và phá hủy nó.
“Do một đòn tấn công có chủ đích, KSHM của đối phương không thể phục hồi được”, SSO cho biết khi chia sẻ video. “Nó đã bị phá hủy hoàn toàn!”
Ukraine thường xuyên công bố các cảnh quay từ máy bay không người lái về các cuộc tấn công được cho là thành công của HIMARS vào các mục tiêu của Nga.
Tuần trước, một blogger quân sự Nga đã chia sẻ đoạn phim về cuộc tấn công được cho là HIMARS của Ukraine nhằm vào một lễ trao giải của Nga, có thể khiến hàng chục binh sĩ Nga và một nghệ sĩ dân sự thiệt mạng.
Đoạn video ngắn cho thấy nghệ sĩ biểu diễn, nữ diễn viên người Nga Polina Menshikh, hát và chơi guitar trên sân khấu trong khi quân đội Nga theo dõi.
Theo BBC, vụ tấn công này có thể nhằm đáp trả việc Nga tấn công lễ trao giải của Ukraine. Ukraine cho biết 19 binh sĩ của họ đã thiệt mạng trong cuộc tấn công diễn ra vào ngày 3/11.
Vào ngày 10 tháng 11, cơ quan báo chí của Bộ Tư lệnh lực lượng Dù đã công bố một đoạn video cho thấy HIMARS đang hạ gục hệ thống hỏa tiễn của Nga.
Đoạn video, có thể được ghi lại bởi một máy bay không người lái, cho thấy hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt Grad của Nga chìm trong một vụ nổ lớn sau cuộc tấn công bằng HIMARS. Phần còn lại cháy đen của nó được hiển thị ngắn gọn khi video kết thúc.
Trong khi Mỹ đã gửi ít nhất 39 HIMARS tới Ukraine, Ngũ Giác Đài tuần trước tuyên bố rằng họ sẽ gửi cho Kyiv thêm một hệ thống “và đạn dược bổ sung” như một phần của gói viện trợ quân sự mới trị giá 100 triệu Mỹ Kim.
Một báo cáo từ cơ quan truyền thông Ukraine Militarnyi suy đoán rằng HIMARS mới bao gồm một “bản sửa đổi độc đáo” cho phép bắn xa hơn, và có khả năng vượt qua một trong những “ranh giới đỏ” của Putin.
8. Nhà lãnh đạo NATO nói: Chúng ta không được đánh giá thấp Nga
Tổng thư ký NATO cho biết NATO không được đánh giá thấp Nga và khả năng Putin tiếp tục chiến đấu trong cuộc chiến ở Ukraine.
Phát biểu tại cuộc họp của các ngoại trưởng NATO ở Brussels, Jens Stoltenberg cho biết cuộc chiến đã làm giảm ảnh hưởng của Nga ở các vùng lân cận nước này, khiến nước này phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc và khiến nước này tổn thất một phần đáng kể lực lượng thông thường.
Ông nói: “Tất cả những điều này cho thấy sai lầm chiến lược của Putin khi xâm chiếm Ukraine. Nhưng, đồng thời, chúng ta không được đánh giá thấp nước Nga.
“Nền kinh tế Nga đang trong tình trạng chiến tranh, Putin có khả năng chịu đựng thương vong cao và mục tiêu của Nga ở Ukraine không thay đổi.”
Ông nói thêm rằng Nga đã tích lũy một kho hỏa tiễn lớn trước mùa đông và đang thực hiện những nỗ lực mới nhằm tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
9. Ba sở chỉ huy của Nga bị nổ tung
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine báo cáo hỏa tiễn tấn công thành công vào ba sở chỉ huy của Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Quân đội Ukraine thông báo lực lượng của họ đã tiến hành tấn công bằng hỏa tiễn thành công vào ba sở chỉ huy và hai kho đạn dược của Nga.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết trong 24 giờ qua, quân Ukraine đã tham gia vào 73 “cuộc đụng độ chiến đấu”. Ông cho biết thêm rằng hệ thống phòng thủ của Ukraine đã đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Nga ở một số địa điểm.
Ông cho biết lực lượng của Putin đã thiệt hại 327.580 quân kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược.
“Trong ngày, Lực lượng Phòng không của Lực lượng Phòng vệ đã thực hiện hai cuộc tấn công vào các khu vực tập trung nhân viên, vũ khí và thiết bị quân sự của Nga, và hai cuộc tấn công nữa vào các hệ thống hỏa tiễn phòng không của đối phương”.
Đặc biệt, “các đơn vị hỏa tiễn đã tấn công ba sở chỉ huy, hai kho đạn dược và một khu vực tập trung nhân lực, vũ khí và thiết bị quân sự của đối phương.”
Chuẩn tướng Oleksii Hromov nhấn mạnh rằng lực lượng phòng thủ của Kyiv đã duy trì vị trí của họ ở tả ngạn sông Dnipro ở vùng Kherson, nơi “họ tiếp tục tạo ra các ấn tượng nảy lửa cho đối thủ”.
Quân Ukraine cũng ngăn chặn các cuộc tấn công của quân đội Nga trên mặt trận Kupiansk và Lyman, cũng như đẩy lùi các cuộc tấn công gần thành phố Bakhmut đang bị tranh chấp lâu dài.
Báo cáo tiếp tục nêu rõ rằng quân đội Nga đã không thành công trong 5 cuộc tấn công riêng biệt ở tỉnh Zaporizhzhia.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh hôm thứ Ba cho biết Nga đã đạt được những tiến bộ hạn chế đã được xác nhận trên mặt trận Avdiivka sau khi chứng kiến một số thất bại và tỷ lệ thương vong cao trong nỗ lực giành quyền kiểm soát thành phố. Tuy nhiên, Nga đã kém thành công hơn trong cuộc tấn công hôm thứ Tư vào Avdiivka, mặc dù đã tung thêm lực lượng không quân.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov thừa nhận rằng các cuộc không kích và hỏa tiễn của Nga đã khiến dân thường Ukraine thiệt mạng và bị thương, cùng với thiệt hại cho các tòa nhà dân cư tư nhân và cơ sở hạ tầng dân sự.
10. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết Liên minh Âu Châu đã giao khoảng 300.000 trong số 1 triệu quả đạn pháo mà họ đã hứa cho Ukraine.
Vào tháng 3, các bộ trưởng quốc phòng Liên Hiệp Âu Châu đã công bố kế hoạch trị giá 1 tỷ euro để Cơ quan Quốc phòng Âu Châu có trụ sở tại Brussels mua chung thêm đạn dược.
Đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Đức, ông Boris Pistorius, cho biết khối này sẽ không đạt được mục tiêu cung cấp số đạn pháo lên đến 1 triệu quả vào tháng 3 năm 2024.
Phát biểu với các phóng viên sáng thứ Năm tại cuộc họp của NATO ở Brussels, Kuleba cho biết cần có sự liên kết chặt chẽ hơn trong hoạt động sản xuất vũ khí của Ukraine và NATO để bảo đảm Ukraine nhận được nguồn cung cấp cần thiết.
Ông nói: “Chúng ta cần tạo ra một khu vực chung Âu Châu-Đại Tây Dương cho các ngành công nghiệp quốc phòng.”
Vào tháng 9, công ty quốc phòng BAE Systems của Anh tuyên bố đang thành lập một cơ quan địa phương ở Ukraine để giúp tăng cường cung cấp vũ khí và thiết bị.
Ông cũng nói với các phóng viên báo chí rằng: “Tôi đã nghe thấy tiếng 'Không' thật rõ ràng đối với bất kỳ thông tin nào đề cập đến sự mệt mỏi và tôi đã nghe thấy rõ ràng tiếng 'Có' trong việc tăng cường hỗ trợ cho Ukraine”.
Ông cũng cho biết một số đồng minh đã đưa ra những đề nghị hỗ trợ mới nhưng từ chối cung cấp thông tin chi tiết.
Ông nói: “Họ hiểu rằng để họ cảm thấy an toàn, để họ không rơi vào tình thế mà binh lính NATO sẽ phải chiến đấu, Ukraine phải thắng trong cuộc chiến này”.
11. Ukraine cho biết họ đã đẩy lùi 21 trong số 21 cuộc tấn công bằng máy bay không người lái qua đêm
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm 30 Tháng Mười Một, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết các lực lượng phòng không Ukraine đã thành công riêng trong việc đẩy lùi một số lượng đáng kể các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trong đêm.
“Chúng ta đã bắn hạ 21 trong số 21 máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất, đạt tỷ lệ 100%,” ông nói.
Ông cho biết thêm các máy bay không người lái đang hướng tới khu vực Khmelnytskyi phía tây, nơi có căn cứ không quân của Ukraine.
Hai hỏa tiễn hành trình cũng đã bị phá hủy.
“Chúng tôi rất biết ơn các nước đối tác đã tăng cường khả năng phòng không của chúng tôi!”
Đầu năm nay, Ukraine đã kêu gọi các đồng minh phương Tây giúp tăng cường phòng không để có thể tự bảo vệ mình khỏi các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng.
Đáp lại, các nước trong đó có Anh và Mỹ công bố gói hỗ trợ hàng trăm hỏa tiễn phòng không.
12. Một người đàn ông dùng ngón tay viết chữ “không chiến tranh” trên cửa quay phủ đầy tuyết bên ngoài sân trượt băng ở Mạc Tư Khoa đã bị bỏ tù 10 ngày.
Giấy tờ của tòa án cho biết Dmitry Fyodorov đã viết tin nhắn vào ngày 23 tháng 11 và bị cảnh sát bắt giữ ngay sau đó, Reuters đưa tin.
Tin nhắn này được cho là hành vi phạm tội theo luật nhắm vào bất kỳ ai bị cáo buộc đã hành động làm mất uy tín của lực lượng vũ trang Nga.
Gần 20.000 người được cho là đã bị giam giữ và 800 vụ án hình sự được mở theo luật trấn áp những người bất đồng chính kiến được đưa ra sau cuộc xâm lược Ukraine.
13. Thị trưởng thành phố cho biết lực lượng phòng không Nga đã phá hủy một máy bay không người lái bay về phía Mạc Tư Khoa trong đêm.
Sáng sớm Thứ Năm, 30 Tháng Mười Một,, Sergei Sobyanin cho biết một chiếc máy bay không người lái đã bị bắn hạ ở quận Podolsk phía nam.
Ông nói: “Theo dữ liệu sơ bộ, không có thiệt hại hay thương vong tại địa điểm nơi mảnh vỡ rơi xuống”.
“Các chuyên gia dịch vụ khẩn cấp đang làm việc tại hiện trường.”
Những tháng gần đây đã chứng kiến nhiều cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào thủ đô của Nga.
Putin hết thời: Đàn cá heo bỏ trốn, cầu Kerch nguy to. Tại sao 5 máy bay Nga nổ tung trong 5 phút?
VietCatholic Media
15:15 30/11/2023
1. Đàn cá heo gián điệp của Vlad có thể đã TRỐN THOÁT & cây cầu Crimea trị giá 3 tỷ bảng Anh bị bỏ lại sau khi cơn bão Hắc Hải cuốn trôi hệ thống phòng thủ
Ký giả Georgie English của tờ The Sun có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề ““, nghĩa là “Đàn cá heo gián điệp của Vlad có thể đã TRỐN THOÁT và cây cầu Crimea trị giá 3 tỷ bảng Anh bị bỏ lại sau khi cơn bão Hắc Hải cuốn trôi hệ thống phòng thủ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Một số người lo ngại rằng cá heo sẽ không thể sống sót khi chúng đã rời khỏi nơi nuôi nhốt và phải tự bảo vệ mình.
Những con cá heo gián điệp sát thủ của VLADIMIR PUTIN có thể đã trốn thoát khỏi vòng vây của tên bạo chúa sau một cơn bão tàn khốc ở Hắc Hải tàn phá Crimea.
Hệ thống phòng thủ của Nga đã bị hư hại nặng nề và cây cầu trị giá 3 tỷ bảng ở Crimea đã trở nên dễ bị tấn công bởi các cuộc tấn công mới của Ukraine.
Một cơn bão tàn khốc xé toạc bán đảo Đông Âu vào ngày 27 tháng 11 và những hình ảnh vệ tinh mới cho thấy chuồng nuôi cá heo ở cảng Sevastopol đã biến mất cùng với các sinh vật sát thủ.
Đàn cá heo được huấn luyện đặc biệt của Putin được sử dụng để chiến đấu chống lại bất kỳ thợ lặn nào của đối phương xâm chiếm các bến cảng của Nga.
Thông thường, những kẻ xâm nhập sẽ cố gắng đặt mìn hoặc lặn xuống để khám phá các khu vực cho các cuộc tấn công theo kế hoạch trong tương lai.
Cá heo đã được dạy để cảnh báo những người điều khiển về bất kỳ kẻ xâm nhập nào để họ có thể tung ra những đòn tấn công chết người vào đối phương dưới nước.
Những tài sản nguy hiểm được đào tạo bài bản này là một phần của chương trình gián điệp quân sự bắt nguồn sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991.
Nhưng sự phát triển của loài động vật có vú này đã phát triển đáng kể từ đó và dưới thời Putin đã đóng vai trò quan trọng trong việc phá hoại của Nga với những loài động vật được cho là đã tấn công thợ lặn Ukraine.
Chuồng của họ được tường trình đã bị cuốn trôi hoặc chìm trong cơn bão, khiến hàng rào chắn tạm thời phức tạp được sử dụng để chống lại máy bay không người lái trên biển dường như biến mất.
Điều này giờ đây có thể khơi dậy những nỗ lực mới của Ukraine nhằm phá hủy cây cầu Crimea dài 12 dặm, vốn đã bị Ukraine tấn công và làm hư hại hai lần.
Hồi tháng 7, một máy bay không người lái kamikaze của hải quân được cho là do Cơ quan An ninh Ukraine cử đến đã làm rung chuyển cây cầu, khiến hai người thiệt mạng và gây thiệt hại lớn cho cây cầu vượt biển.
Năm ngoái, ông Putin tuyên bố một vụ nổ cầu lớn khác là “hành động khủng bố” sau khi một chiếc xe tải phát nổ khiến 3 người thiệt mạng.
Cây cầu bị đập nát nhưng Ukraine không chịu trách nhiệm về vụ nổ dường như có sự phối hợp này.
Cây cầu này là tuyến đường tiếp tế quan trọng dẫn vào Crimea đã bị sáp nhập và Tổng thống Voldymyr Zelenskiy đã nhiều lần thề sẽ phá hủy nó.
Hình ảnh vệ tinh về những chuồng nuôi cá heo bị mất tích được Brady Africk, nhà phân tích tại bộ phận nghiên cứu chính sách đối ngoại và quốc phòng của Viện Doanh nghiệp Mỹ, phát hiện bằng cách sử dụng hình ảnh của Planet Labs.
Anh ta đã đăng tải tin tức gây sốc trên tài khoản X của mình rằng: “Những cơn bão gần đây trên Hắc Hải đã gây thiệt hại nặng nề cho hệ thống phòng thủ của Nga ở lối vào cảng Sevastopol ở Crimea.
“Các chuồng nuôi cá heo gần lối vào bến cảng Sevastopol cũng biến mất do bão.”
Phát ngôn nhân của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh cho biết: “Nga đã huấn luyện động vật cho một loạt nhiệm vụ, nhưng những con ở cảng Sevastopol rất có thể nhằm mục đích chống lại thợ lặn của đối phương.”
“Ở vùng biển Bắc Cực, hải quân cũng sử dụng cá voi và hải cẩu Beluga.”
Những chú cá heo đã được sử dụng trong cuộc chiến ở Syria năm 2018 và để bảo vệ bến cảng Sevastopol khỏi Lữ Đoàn người nhái của lực lượng đặc biệt Ukraine kể từ khi cuộc chiến tàn khốc bắt đầu.
Vì loài động vật có vú này được sinh ra và lớn lên trong điều kiện nuôi nhốt và phụ thuộc vào sự giúp đỡ của con người trong hầu hết mọi việc trong cuộc sống, nhiều người lo sợ rằng đó có thể là bản án tử hình nếu chúng hiện đang lang thang trên biển và không thể sống sót.
2. Năm chiếc máy bay Nga nổ tung trong năm phút
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Năm mục tiêu trong năm phút: Kyiv cho biết chi tiết cuộc tấn công không quân Nga bằng Patriot.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Ukraine đã xác nhận rằng một hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất đã hạ gục 5 máy bay Nga trong vòng vài phút. Ukraine cho biết như trên, trong bối cảnh quân đội Kyiv tăng cường kêu gọi trang bị hệ thống phòng không trước một cuộc tấn công chớp nhoáng vào mùa đông có thể xảy ra từ phía Nga.
Lực lượng không quân Ukraine cho biết hệ thống Patriot chịu trách nhiệm trong việc tiêu diệt hai máy bay phản lực và ba máy bay trực thăng của Nga chỉ trong vòng 5 phút trên vùng biên giới Bryansk của Nga. Ukraine ban đầu cho rằng lực lượng phòng không của Nga phải chịu trách nhiệm về việc mất những máy bay này vào ngày 13 tháng 5.
Trong bình luận mới với truyền thông Ukraine hôm thứ Hai 27 Tháng Mười Một, phát ngôn nhân lực lượng không quân, Đại tá Yury Ihnat, cho biết các đơn vị Patriot do Ukraine điều hành đã tiêu diệt 5 máy bay trên bầu trời Bryansk nhờ “những hành động quyết đoán” với hệ thống phòng không tiên tiến.
Ihnat nói: “Đó là một hoạt động xuất sắc do tư lệnh Không quân chỉ huy”, đồng thời cho biết thêm rằng Nga đang sử dụng Bryansk để tiến hành các cuộc tấn công bằng bom dẫn đường trên không vào miền bắc Ukraine.
Ukraine đã nhận được một số hệ thống phòng không Patriot do Raytheon sản xuất từ các đồng minh phương Tây, bao gồm một tổ hợp từ Mỹ và một tổ hợp khác từ Đức và Hà Lan. Berlin hồi tháng trước cho biết họ sẽ cung cấp thêm một hệ thống Patriot trong những tháng mùa đông, trước các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái của Nga ngày càng gia tăng.
Patriot được coi là tiêu chuẩn vàng của phòng không. Các máy bay Patriot đất đối không di động là một phần lá chắn của đất nước chống lại các mối đe dọa trên không khác nhau, hoạt động cùng với các hệ thống khác mà Ukraine sử dụng để bảo vệ bầu trời của mình.
Hệ thống Patriot đầu tiên đã đến đất nước bị chiến tranh tàn phá vào giữa tháng 4, Bộ trưởng Quốc phòng khi đó là Oleksii Reznikov cho biết vào thời điểm đó. Ông nói thêm: “Các lực lượng phòng không của chúng tôi đã làm chủ được chúng nhanh nhất có thể”.
Đầu tháng 5, lực lượng không quân Ukraine cho biết Kyiv đã “hạ gục thành công 'Con dao găm vô song'“, ám chỉ hỏa tiễn siêu thanh Kinzhal của Nga. Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine sau đó cho biết Ukraine đã sử dụng hệ thống Patriot để hạ hỏa tiễn siêu thanh.
Ngũ Giác Đài xác nhận rằng Kyiv “đã bắn hạ một hỏa tiễn của Nga bằng cách sử dụng hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot”, sau đó xác định đó là hỏa tiễn Kinzhal. Điều này đã bị Nga phủ nhận.
Ukraine hiện đã đánh chặn tổng cộng 15 hỏa tiễn Kinzhal của Nga, Ihnat cho biết hôm thứ Hai, cũng như “hàng chục” hỏa tiễn đạn đạo khác đang hướng tới Kyiv.
Vào tháng 6 năm 2023, giám đốc điều hành của Raytheon, Greg Hayes, cho biết công ty đã “rất ngạc nhiên về hiệu quả của nó”, đồng thời nói thêm rằng Kyiv sẽ nhận được 5 hệ thống Patriot khác vào cuối năm 2024. Công ty đang tăng số lượng sản xuất hàng năm lên 12 hệ thống Patriot, Hayes nói.
Ukraine đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công dữ dội bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái trong mùa đông của Nga, được cho là sẽ nhắm vào mạng lưới năng lượng và cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hồi đầu tháng này: “Khi mùa đông đến gần, Nga sẽ có nhiều nỗ lực hơn nhằm khiến các cuộc tấn công trở nên mạnh mẽ hơn”.
Frederik Mertens, nhà phân tích chiến lược của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Hague, nói với Newsweek vào cuối tháng 10: “Trong những tháng vừa qua, Nga đã sử dụng hỏa tiễn một cách tiết kiệm và có lẽ đã tích lũy một lượng hỏa tiễn kha khá”. Ông nói thêm: “Mục tiêu hợp lý nhất của nó sẽ là cơ sở hạ tầng năng lượng của Kyiv và vào thời điểm hợp lý nhất khi Kyiv cần thiết nhất”.
Ihnat cho biết hôm thứ Hai: “Cơ hội duy nhất của chúng tôi là thay thế thiết bị của Liên Xô bằng thiết bị hiện đại”. Ông nói thêm: “Nhưng không có nhiều hệ thống phòng không trên thế giới”, đồng thời kêu gọi xây dựng các hệ thống phòng không trên mặt đất hiện đại hơn.
3. Phản ứng của Nga khi NATO đưa quân đến biên giới với Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Điện Cẩm Linh cho rằng 'Quân' NATO ở biên giới Nga đông 'quá mức'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy
Hôm thứ Tư, Điện Cẩm Linh đã bác bỏ thông tin cho rằng Ba Lan có kế hoạch gửi “quân đội” đến biên giới Phần Lan với Nga, nói rằng một động thái như vậy sẽ là “quá mức”.
Phát ngôn nhân của Putin, Dmitry Peskov, đã trả lời một bài đăng trước đó của nhà lãnh đạo Cục An ninh Quốc gia Ba Lan, Jacek Siewiera, cho biết Warsaw sẽ cử “một nhóm cố vấn quân sự” đến Phần Lan để đáp lại “yêu cầu chính thức về sự hỗ trợ của đồng minh trong việc đối mặt với một cuộc tấn công hỗn hợp ở biên giới Phần Lan.”
Siewiera cho biết nhóm “sẽ cung cấp kiến thức tại chỗ về an ninh biên giới, cũng như về mặt hoạt động”.
Bộ Nội vụ Phần Lan nói với Newsweek rằng “Ba Lan không cử 'cố vấn quân sự' đến Phần Lan” và “những câu chuyện tin tức về điều này là không đúng sự thật”. Bộ không bình luận về tính xác thực trong tuyên bố của Siewiera khi được hỏi.
Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo tuần trước tuyên bố rằng nước này sẽ đóng cửa các cửa khẩu biên giới với Nga để hạn chế dòng người xin tị nạn. Lực lượng Biên phòng Phần Lan cho biết khoảng 3.000 người đã vượt biên vào nước này mỗi ngày.
Helsinki đã cáo buộc Mạc Tư Khoa, quốc gia có chung đường biên giới dài 830 dặm, hướng dẫn người tị nạn và người di cư tới lãnh thổ của mình để trả đũa việc nước này hợp tác với Hoa Kỳ. Nga đã bác bỏ các cáo buộc này.
Ông Peskov nói với các phóng viên trong cuộc họp báo rằng sự tham gia của quân nhân Âu Châu ở biên giới giữa Nga và Phần Lan là một biện pháp quá đáng để bảo đảm an ninh.
Peskov cho biết “không có xung đột như vậy” giữa hai quốc gia.
“Phần Lan không bị đe dọa bởi bất cứ ai hay bất cứ điều gì. Trong trường hợp này, đây là những biện pháp quá đáng để bảo đảm an ninh biên giới. Không có mối đe dọa nào và trên thực tế không có căng thẳng”, ông nói.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh cảnh báo biện pháp này có thể gây căng thẳng.
Peskov nói: “Người Phần Lan phải nhận thức rõ ràng rằng điều này sẽ gây ra mối đe dọa cho chúng tôi khi có sự gia tăng tập trung của các đơn vị quân đội ở biên giới của chúng tôi”. “Đây là sự tập trung hoàn toàn vô cớ và vô lý của các đơn vị vũ trang ở biên giới Nga.”
Orpo cho biết hôm thứ Ba rằng mặc dù biên giới đã đóng cửa, “thông tin tình báo từ các nguồn khác nhau cho chúng tôi biết rằng vẫn có người đang di chuyển đến”.
Ông nói trong một cuộc họp báo: “Nếu điều này tiếp tục, nhiều biện pháp khác sẽ được công bố trong tương lai gần”.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm thứ Hai cho biết liên minh quốc phòng này chưa nhận được yêu cầu tham gia.
“Trong những tuần gần đây, Mạc Tư Khoa đã tạo điều kiện thuận lợi cho người di cư đến biên giới Phần Lan với Nga, thúc đẩy việc đóng cửa các cửa khẩu biên giới, sử dụng người di cư như một công cụ để gây áp lực lên một nước láng giềng và một đồng minh NATO”, ông Stoltenberg nói trong một cuộc họp báo.
4. Trung Quốc cung cấp đạn súng cối cho Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine tìm thấy vỏ súng cối do Trung Quốc sản xuất trong số các thiết bị của Nga ở Melitopol”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy
Trong một trường hợp khác về vũ khí do Bắc Kinh sản xuất có mặt trong cuộc xung đột đang diễn ra, Lực lượng vũ trang Ukraine tuyên bố đã phát hiện một quả đạn súng cối do Trung Quốc sản xuất thuộc sở hữu của quân đội Nga đang chiến đấu ở khu vực Melitopol bị tạm chiếm.
Yurii Poita, nhà lãnh đạo bộ phận Á Châu-Thái Bình Dương tại Trung tâm Nghiên cứu Quân đội, Chuyển đổi và Giải trừ Quân bị ở Ukraine, đã trình bày chi tiết những phát hiện, trong đó ông chia sẻ một bức ảnh về đạn súng cối có vỏ mang ký tự Trung Quốc.
Quả đạn mà Poita cho biết đã được tìm thấy tại các vị trí chiến đấu của Nga ở miền đông Ukraine, là một quả đạn pháo M-83A 60 ly, còn được gọi là Loại 83, có thể nhận dạng được bằng năm dải kiểm tra khí và mười vây đuôi ổn định.
Phát hiện này đã làm dấy lên các cuộc thảo luận trực tuyến về cáo buộc chuyển giao vũ khí quốc tế bí mật cho Nga kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, cũng như mối quan hệ chặt chẽ giữa Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa có ý nghĩa gì đối với Kyiv.
Đối với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy của Ukraine, người thận trọng khi chỉ trích chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, diễn biến này đặt ra nhiều câu hỏi hơn về mức độ tham gia của Trung Quốc trong việc hỗ trợ quân sự trực tiếp hoặc gián tiếp cho Nga và Vladimir Putin.
Hình ảnh được Poita chia sẻ cho thấy quả đạn có sức công phá rất mạnh mang dòng chữ Trung Quốc ám chỉ việc sử dụng nó làm vũ khí sát thương. Theo thông tin, quả đạn này được sản xuất vào năm 1975 tại Thạch Gia Trang, thủ phủ tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc.
Theo Poita, lực lượng Nga ở Ukraine sử dụng ít nhất hai loại đạn súng cối khác do Trung Quốc sản xuất cũng như “rất nhiều loại đạn do Trung Quốc sản xuất” cho súng trường và bệ phóng hỏa tiễn của họ.
Tuy nhiên, trong hơn một năm, các nhà phân tích đã không thể xác định chính xác nguồn gốc của vũ khí, với suy đoán rằng việc chuyển giao cho Nga được vận chuyển thông qua Bắc Hàn - nước láng giềng và đồng minh hiệp ước duy nhất của Trung Quốc.
Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đều phủ nhận việc cung cấp vũ khí cho Nga và Mạc Tư Khoa cũng phủ nhận việc nhận bất kỳ hỗ trợ quân sự nào từ họ.
Poita nói với Newsweek: “Điều quan trọng nằm ở chỗ quân đội Ukraine đã tìm thấy nhiều loại đạn dược do Trung Quốc sản xuất tại các vị trí của Nga, điều này xác nhận việc cung cấp chúng từ Trung Quốc sang Nga trực tiếp hoặc thông qua các nước thứ ba”.
Các quốc gia sản xuất vật phẩm quốc phòng thường có quyền phủ quyết đối với bất kỳ quyết định nào của chính phủ mua hàng về việc chuyển giao vũ khí cho bên thứ ba. Việc xác định một loại vũ khí khác do Trung Quốc sản xuất đặt ra câu hỏi liên tục về quy mô và nguồn gốc của việc chuyển giao.
Phát hiện mới nhất cũng không phải là một sự việc cá biệt. Tháng 9 năm ngoái, một quả đạn súng cối 60 ly nhặt được ở tiền tuyến ở Ukraine cũng bị phát hiện có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Vào thời điểm đó, một báo cáo của truyền thông Ukraine và công ty tư vấn Defense Express cho biết Quân đội Nga không sở hữu loại súng cối cỡ nòng đó trong kho vũ khí của mình, cho thấy có sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Bắc Hàn hoặc có thể là một quốc gia Phi Châu chưa được xác định bị nghi ngờ là nguồn cung cấp vũ khí.
5. Nga khẳng định rằng Mỹ sẽ không thắng trong cuộc chạy đua vũ trang tiếp theo
Trong khuôn khổ cuộc tranh cử của Vladimir Putin, Nga đang tung ra những luận điệu nhằm chứng tỏ cho dân Nga thấy Liên Bang Nga ngày nay mạnh hơn bao giờ hết. Sau khi các tuyên truyền viên trên TV khẳng định rằng California là lãnh thổ của Nga và Putin sẽ làm mọi cách để lấy lại, Thứ trưởng Ngoại giao Nga tuyên bố mà không đưa ra bằng chứng nào rằng Mỹ sẽ không thắng nổi Nga trong cuộc chạy đua vũ trang tiếp theo.
Ký giả Claudia CHIAPPA của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Russia to US: You won’t win the next arms race”, nghĩa là “Nga khẳng định rằng Mỹ sẽ không thắng trong cuộc chạy đua vũ trang tiếp theo”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Mỹ sẽ không giành chiến thắng trong cuộc chạy đua vũ trang tiếp theo với Mạc Tư Khoa.
“Nếu Mỹ mong muốn giành chiến thắng trong một cuộc chạy đua vũ trang khác… thì người Mỹ đã nhầm”, Ryabkov nói trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo nhà nước Nga Izvestia, xuất bản hôm thứ Tư. “Chúng tôi sẽ không nhượng bộ trước những hành động khiêu khích, vốn là điển hình trong chính sách của Mỹ đối với Nga, nhưng chúng tôi sẽ bảo đảm an ninh của mình”.
Bất chấp sự cô lập trên trường quốc tế sau cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Điện Cẩm Linh vẫn giữ được một số đồng minh, và đang tiếp tục tăng cường kho vũ khí của mình.
Iran đã cung cấp cho Nga máy bay không người lái Shahed, trong khi Bắc Hàn đã vận chuyển một lượng lớn đạn dược - được cho là hơn một triệu quả đạn pháo. POLITICO cũng tiết lộ rằng Bắc Kinh đã đầu tư vũ khí và thiết bị quân sự.
Nga cũng đã rút khỏi các hiệp ước vũ khí, bao gồm Hiệp ước START mới với Mỹ và Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở Âu Châu (CFE).
Phát biểu với Izvestia, Ryabkov cho biết hiện tại không có kế hoạch thay thế Hiệp ước START mới.
6. Cựu tư lệnh NATO cho rằng cách thức viện trợ của Hoa Kỳ là quá nhát
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Cựu tư lệnh NATO khuyến khích Tổng thống Biden vượt qua 'ranh giới đỏ' của Putin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đang được cựu chỉ huy tối cao lực lượng NATO ở Âu Châu thúc giục vượt qua một trong những “ranh giới đỏ” của Putin trong cuộc chiến Nga-Ukraine.
Kể từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraine vào ngày 24/2/2022, Putin đã nhiều lần cảnh báo Mỹ và các đồng minh rằng họ có nguy cơ mở rộng chiến tranh nếu cung cấp cho Kyiv vũ khí có khả năng tấn công bên trong lãnh thổ Nga. Bất chấp những lời đe dọa, một số vũ khí có khả năng tầm xa đã được chuyển giao cho Ukraine mà không có bất kỳ dấu hiệu trả đũa nào từ Putin.
James L. Jones, tướng 4 sao của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã nghỉ hưu và là cựu cố vấn của cựu Tổng thống Barack Obama, cho biết trong một cuộc phỏng vấn do RadioFreeEurope công bố hôm Chúa Nhật rằng viện trợ quân sự từ chính quyền Tổng thống Biden đã “quá thận trọng” và đã buộc Ukraine phải thực hiện các biện pháp chiến đấu với “một tay bị trói sau lưng”.
Jones nói: “Tôi nghĩ Hoa Kỳ đã đồng lõa trong việc không cung cấp vũ khí đủ nhanh, đặc biệt là về không quân. Chúng ta quá thận trọng khi không cung cấp cho Ukraine vũ khí có thể tấn công vào Nga. Và như vậy, bạn đang thực sự khiến họ phải chiến đấu với một tay bị trói sau lưng.”
Ông nói tiếp: “Nhưng tôi nghĩ bây giờ mọi người đã nhận ra điều đó, chuỗi cung ứng đã tốt hơn và thiết bị đang được cung cấp với tốc độ nhanh hơn”. “Vì vậy, chúng ta sẽ phải chờ xem. Nhưng đối với tôi, phần còn thiếu lớn nhất là không quân”
Các loại vũ khí tầm xa mà Mỹ cung cấp cho Ukraine bao gồm Bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất và hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, mặc dù ATACMS được gửi tới Kyiv có tầm bắn ngắn hơn các loại khác. Vương Quốc Anh cũng đã gửi hỏa tiễn tầm xa “Storm Shadow” cho Ukraine.
Tuần trước, cơ quan truyền thông Ukraine Militarnyi đã suy đoán rằng Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao hay HIMARS mới có trong gói viện trợ mới của Mỹ dành cho Ukraine có thể được trang bị một “sửa đổi độc đáo” cho phép nó phóng vũ khí có thể tấn công các mục tiêu ở Nga, có thể bao gồm GLSDB hoặc hỏa tiễn tầm xa dành cho ATACMS.
Jones cho rằng lo ngại về việc Nga mở rộng chiến tranh chỉ vì viện trợ quân sự là không có cơ sở. Ông cho rằng Ukraine cần bổ sung vũ khí, bao gồm ATACMS tầm xa hơn, để đánh bại Nga thay vì duy trì lộ trình “chiến đấu hướng tới bế tắc”.
Jones nói: “Nó quay trở lại nỗi sợ hãi ở các thủ đô NATO rằng nếu bạn trao cho Ukraine vũ khí có thể tấn công vào Nga, họ sẽ làm điều đó và có thể gây ra một cuộc chiến rộng lớn hơn. Thành thật mà nói, tôi không nghĩ điều đó đúng, thành thật mà nói với bạn…Người ta cứ tiếp tục sợ vớ vẩn rằng Vladimir Putin sẽ leo thang thành một cuộc xung đột hạt nhân và mọi người đều lo ngại về điều đó.”
Jones cũng gọi quyết định xâm lược Ukraine của Putin “có lẽ là một trong những sai lầm lịch sử lớn nhất mà một nhà lãnh đạo có thể mắc phải, và nói rằng vào lúc này ông “không nhìn thấy lợi thế rõ ràng của cả hai bên” trong cuộc chiến nhưng “gần như không nghi ngờ gì nữa rằng Nga sẽ không thành công trong việc tiếp quản Ukraine như một quốc gia.”
7. Các quan chức Ukraine cho biết thời tiết xấu đã làm chậm lại chiến dịch của Nga nhằm chiếm thị trấn Avdiivka.
Sau hai ngày bão - và tuyết ở phía nam - dự báo sẽ có nhiều mưa hơn ở phía đông, khiến mặt đất trở nên sũng nước và không thích hợp cho các cuộc tấn công quân sự.
“Họ đã bắt đầu pháo kích vào trung tâm thị trấn từ Donetsk. Lữ đoàn của chúng tôi đang giữ vững vị trí nhưng chúng tôi không thấy bất kỳ cuộc tấn công nào sắp tới”, Serhiy Tsekhotskyi, một sĩ quan Ukraine ở thị trấn, nói với đài truyền hình quốc gia.
“Thời tiết không thích hợp. Nhưng một khi sương giá đến và mặt đất cứng lại, một cuộc tấn công với các phương tiện quân sự có thể xảy ra.”
Ông cho biết thời tiết đã buộc người Nga phải “điều chỉnh”.
“Bạn không thể tiến lên khi mặt đất như thế này. Người Nga trước đây đã đưa quân dự bị vào và tung các phương tiện quân sự vào trận chiến. Hiện tại có rất ít những hoạt động như vậy vì lý do thời tiết.”
8. Những vấn đề tài chính của Putin và lãnh chúa Kadyrov
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Những vấn đề của Putin đưa ông vào con đường xung đột với lãnh chúa Kadyrov”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Chechnya nằm trong số 8 thực thể do Mạc Tư Khoa kiểm soát đã được lệnh cắt giảm thâm hụt ngân sách hoặc chấm dứt trợ cấp, khi Bộ tài chính Nga phải giải quyết chi phí ngày càng tăng của cuộc chiến ở Ukraine do Vladimir Putin khởi xướng.
Báo Kommersant của Nga đưa tin, một dự thảo nghị định của chính phủ nhằm cân bằng sổ sách đã được ban hành tới các vùng lãnh thổ bao gồm cả nước cộng hòa Caucasus. Lãnh đạo của nó, Ramzan Kadyrov, là một người trung thành với Putin, thường được mệnh danh là “lãnh chúa”, người đã triển khai quân đội của riêng mình, được gọi là Kadyrovites, tới Ukraine.
Vào Tháng Giêng năm 2022, Kadyrov cho biết số tiền hỗ trợ của Nga tại nước cộng hòa chủ yếu là Hồi giáo mà ông đứng đầu đạt tổng cộng 300 tỷ rúp hay 3,4 tỷ Mỹ Kim mỗi năm và nếu không có chúng: “Tôi thề với Đức Allah toàn năng, chúng tôi sẽ không thể tồn tại được ba tháng—không phải thậm chí là một tháng.”
Tuy nhiên, một chuyên gia về kinh tế Nga nói với Newsweek rằng Bộ tài chính nước này đang gửi đi thông điệp rằng “cái giếng không đáy không còn đáy nữa”.
Động thái này diễn ra sau các báo cáo vào tháng trước rằng Nga có thể không đạt được mục tiêu doanh thu năm 2024 và buộc phải tăng thuế kinh doanh trong bối cảnh chi phí quân sự tăng vọt và tác động của các lệnh trừng phạt của phương Tây. Bộ tài chính Nga đã điều chỉnh ngân sách trong suốt cả năm với trọng tâm là hỗ trợ tổ hợp công nghiệp-quân sự cho nỗ lực chiến tranh của mình.
Các khu vực khác được lệnh giảm khoảng cách giữa chi tiêu và thu nhập, hoặc phải đối mặt với việc cắt giảm trợ cấp, bao gồm Ingushetia và Dagestan ở Caucasus của Nga, cũng như Tuva, ở miền nam Siberia, nơi đã cung cấp nhiều quân cho cuộc chiến.
Cũng được nêu tên là các vùng lãnh thổ ở Ukraine mà Putin vào tháng 9 năm 2022 cho biết đã bị sáp nhập vào Nga, bao gồm các tỉnh Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia, những vùng này không do Mạc Tư Khoa kiểm soát hoàn toàn.
Bộ tài chính nói với tờ báo rằng 8 đơn vị này đang là mục tiêu vì mặc dù có tỷ lệ trợ cấp liên bang cao nhưng họ đã chi tiêu vượt mức 40% trong 2/3 năm tài chính vừa qua.
9. Những cơn sóng khổng lồ đã xô đẩy ba con tàu đâm vào nhau
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Tàu Nga va chạm ở Hắc Hải trong 'Cơn bão thế kỷ'.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một đoạn video lan truyền trên mạng cho thấy khoảnh khắc ba tàu Nga va chạm ở khu vực Hắc Hải trong thời điểm được mệnh danh là “cơn bão thế kỷ”.
Kênh Telegram Shot của Nga cho biết vào tối Chúa Nhật, một “tai nạn hàng hải lớn” đã xảy ra ở eo biển Kerch, sau khi tàu Matros Shevchenko va chạm với tàu Matros Pozynich khi tàu này cố gắng ra khơi. Hai tàu này cũng được cho là đã va chạm với một tàu khác đang neo đậu là Kavkaz-5. Kênh này đã công bố đoạn phim về vụ va chạm của họ vào thứ Tư.
Truyền thông Nga gọi hiện tượng thời tiết trong 2 ngày 26 và 27 Tháng Mười Một, là “cơn bão thế kỷ”. Nó tàn phá Crimea bị sáp nhập, với gió mạnh như bão và sóng cao 30 feet, khiến ít nhất ba người thiệt mạng trên bờ Hắc Hải của Nga và Crimea; và khiến nửa triệu người không có điện.
Video về cơn bão trên Telegram cho thấy những con sóng lớn đập vào bờ biển Crimea, gây ra sự tàn phá trên đường đi của chúng. Các cảnh quay khác cho thấy cây cối bị gió đổ.
Nhà lãnh đạo Bộ Tình huống Khẩn cấp Crimea do Điện Cẩm Linh bổ nhiệm, Sergei Sadakliev, cho biết tính đến ngày 28/11, thiệt hại do cơn bão gây ra lên tới 490 triệu rúp hay 5,5 triệu Mỹ Kim.
Shot viết: “Chúng tôi đang công bố khoảnh khắc xảy ra một vụ tai nạn tàu lớn. Những cơn sóng khổng lồ đã đánh ba con tàu thành một đống: 'Matros Shevchenko', 'Matros Pozynich' và 'Kavkaz-5'.
Đoạn video dài 27 giây cho thấy một con tàu bị sóng ném vào một tàu khác. Shot cho biết 20 phút sau vụ va chạm, các tàu đã có thể di chuyển ra xa nhau “đến một khoảng cách an toàn”. Nó nói thêm rằng không có thương vong.
Theo một tin nhắn âm thanh lan truyền trên mạng xã hội, chính quyền Nga cũng đang nỗ lực trục kéo một tàu chở hàng bị mắc cạn ở Hắc Hải do cơn bão.
Một tàu chở hàng rời có gắn cờ Belize có tên Blue Shark hay Cá mập xanh đã chạy vào bờ gần làng Vityazevo gần Anapa thuộc Lãnh thổ Krasnodar của Nga, Cơ quan Liên bang về Vận tải Đường biển và Đường thủy Nội địa của nước này đưa tin qua kênh Telegram.
Cơ quan này cho biết: “Cá mập xanh đã dạt vào bờ trong một cơn bão dữ dội ở khu vực định cư Vityazevo gần bờ Anapa”.
Kênh Telegram của Nga Shot đã phát hành một tin nhắn âm thanh được cho là về cuộc trò chuyện giữa một người điều phối Nga và thủy thủ đoàn của tàu. Có thể nghe thấy một người đàn ông nói rằng không thể làm gì để kéo chiếc Blue Shark do thiếu thiết bị.
ĐTC phải bỏ chuyến đi Dubai. Khủng hoảng ở Ấn: Lm tốt lành, nổi tiếng lại bị treo chén, cấm rước lễ
VietCatholic Media
16:03 30/11/2023
1. Theo lời khuyên của các Bác sĩ, Đức Thánh Cha hủy bỏ việc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu ở Dubai.
Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết các bác sĩ của Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu ngài không nên thực hiện chuyến hành trình theo lịch trình tới Dubai để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu, gọi tắt là COP28, và Đức Thánh Cha đã chấp nhận lời khuyên đó “với sự hối tiếc”.
Theo tuyên bố của ông Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đưa ra vào tối thứ Ba: “Mặc dù tình trạng sức khỏe chung chung của Đức Thánh Cha đã được cải thiện liên quan đến bệnh cúm và viêm đường hô hấp mà ngài đang mắc phải, nhưng các bác sĩ của ngài đã khuyến cáo Đức Thánh Cha đừng thực hiện chuyến tông du dự kiến tới Dubai trong những ngày tới, nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu thứ 28 của các nước tham gia Công ước của Liên Hiệp Quốc về sự biến đổi khí hậu.”
Chuyến tông du này đã hoạch định từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 12, và theo chương trình, Đức Thánh Cha sẽ phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu; sau đó khánh thành Nhà thờ Đức tin.
Ông Bruni nói thêm rằng “theo thỏa thuận ước mong của Đức Thánh Cha, Tòa thánh là một bên tham gia của các cuộc thảo luận diễn ra trong những ngày tới, bàn về các phương thức để cứu vãn tình hình của khí hậu toàn cầu”.
Để tạo điều kiện cho việc phục hồi sức khỏe của Đức Thánh Cha, một số công việc quan trọng dự kiến trong những ngày này sẽ bị hoãn lại; nhưng những sinh hoạt bình thường vẫn được duy trì.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha đã cho thấy tình trạng sức khỏe của ngài có tiến triển vào hôm thứ Hai, Đức Thánh Cha không bị sốt hay có vấn đề gì đặc biệt về hô hấp.
Ông Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh cho biết: “Tình trạng sức khỏe của Đức Thánh Cha tốt và ổn định”, nhưng các bác sĩ của ngài khuyên tốt nhất là Đức Thánh Cha nên nghỉ ngơi và không nên bận rộn với những công chuyện gây căng thẳng hay phải suy nghĩ nhiều!
2. Tranh cãi gay gắt không hồi kết thúc trong Giáo Hội Syro-Malabar
Tờ Crux có bài tường trình nhan đề “Syro-Malabar priest barred from saying Mass or taking communion in public”, nghĩa là “Linh mục Syro-Malabar bị cấm cử hành Thánh lễ cũng không được rước lễ nơi công cộng”.
Trong một diễn biến khác liên quan đến những căng thẳng kéo dài trong Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar của Ấn Độ, một linh mục được biết đến như một nhà cải cách đã được giám mục của ngài tống đạt một sắc lệnh ra lệnh cho ngài phải chuyển đến một nơi cư trú dành cho giáo sĩ và cấm thực hiện tất cả các hoạt động liên quan đến thừa tác vụ linh mục.
Cha Aji Puthiyaparambil đã bị cáo buộc vi phạm các quyết định của Thượng hội đồng Giám mục của Giáo hội Syro-Malabar và phát biểu trước công chúng vi phạm các kỷ luật giáo hội. Ngài không chỉ bị cấm cử hành Thánh lễ nơi công cộng mà thậm chí cả việc rước lễ trong phụng vụ công cộng cũng không được phép.
Sắc lệnh ngày 10 tháng 11 được ban hành bởi Đức Giám Mục Remigiose Inchananiyil của Giáo phận Thamarassery ở bang Kerala miền nam Ấn Độ.
Tập trung ở bang Kerala miền nam Ấn Độ, Giáo hội Syro-Malabar có hơn bốn triệu tín đồ trên toàn thế giới, trở thành giáo hội lớn thứ hai trong số các Giáo hội Đông phương hiệp thông với Rôma chỉ sau Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương.
Sắc lệnh này theo sau một thông báo vào tháng trước rằng một vụ án kỷ luật đã được mở ra đối với Cha Puthiyaparambil trên cơ sở những gì mà đấng bản quyền mô tả là sự bất tuân dai dẳng, mặc dù vị linh mục 46 tuổi tuyên bố rằng ngài đang bị nhắm đến vì những nỗ lực vạch trần tham nhũng và thúc đẩy cải cách..
Trong số những điều khác, Cha Puthiyaparambil đã lên tiếng về một loạt các giao dịch bất động sản gây tranh cãi trong Giáo hội Syro-Malabar đã dẫn đến một loạt cáo buộc hình sự chống lại Đức Hồng Y George Alencherry, người đứng đầu Giáo hội.
“Giáo hội đang phải chịu đựng tình trạng sa đọa về mặt đạo đức và thiếu minh bạch về tài chính. Có những vụ kiện chống lại các giám mục và nhiều người trong số họ công khai tham gia vào liên minh chính trị”, Cha Puthiyaparambil cho biết vào tháng 10.
Được Crux liên hệ về sắc lệnh mới, Cha Puthiyaparambil lặp lại lời chỉ trích của mình.
“ Giáo hội ở Kerala đang rời xa con đường của Chúa Giêsu”, ngài nói. “Mục đích khiêm tốn của tôi là đưa Giáo Hội trở lại đúng hướng. Nhiều hoạt động của Giáo hội ngày nay không chỉ làm lu mờ bộ mặt của Giáo hội mà còn gây ra tai tiếng”.
“Tôi thực sự tin chắc rằng Chúa Giêsu đã kêu gọi tôi thực hiện sứ mệnh tiên tri này,” ngài nói. “Không phải làm tổn thương Giáo hội, mà là chữa lành Giáo hội.”
Cha Puthiyaparambil chỉ trích sắc lệnh ngày 10 tháng 11 của Đức Cha Inchananiyil là “vô nhân đạo và bất hợp pháp”.
Ngài nói: “Không ai có thẩm quyền cấm một con người thực hiện các quyền cơ bản của con người”. “Điều đó trái với thánh ý Chúa. Tôi rất buồn khi thấy thái độ trả thù kiểu này của giáo quyền”.
Ngoài những tranh cãi về quản lý tài chính, Giáo hội Syro-Malabar còn phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng phụng vụ kéo dài liên quan đến phương thức cử hành Thánh lễ thích hợp.
Trong khi Thượng Hội đồng Giáo hội đã ra lệnh rằng các linh mục nên cử hành hướng mặt về phía cộng đoàn trong Phụng vụ Lời Chúa và hướng mặt về bàn thờ trong Phụng vụ Thánh Thể, một phần đáng kể các giáo sĩ và giáo dân trong Tổng Giáo phận Ernakulam-Angamaly, lớn nhất Syro-Malabar. quyền tài phán, nhất quyết đối mặt với dân chúng trong suốt Thánh lễ.
Tranh chấp đã khiến một vương cung thánh đường và một tiểu chủng viện bị buộc phải đóng cửa và việc truyền chức linh mục bị trì hoãn. Vào giữa tháng 11, một thỏa thuận nhằm chấm dứt tranh chấp được đưa ra nhưng đã thất bại sau khi giáo quyền được tường trình đã từ chối thực hiện nó.
Về phần mình, Cha Puthiyaparambil dường như không thoái lui.
Ngài nói: “Tôi đã thực hiện sứ mệnh mang tính tiên tri này với niềm tin chắc chắn là sẽ làm trong sạch Giáo hội trong giới hạn của mình”. “Tôi không bận tâm đến sự thành công hay thất bại của nó, chỉ quan tâm đến việc trung thành với sứ mệnh của mình.”
3. Nhật ký trừ tà số 268: Mầu nhiệm sự ác
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #268: The Mystery of Evil”, nghĩa là “Nhật ký trừ tà số 268: Mầu nhiệm sự ác”.
Tôi tiếp tục choáng váng trước hành vi của lũ quỷ. Trong một lễ trừ tà, họ la hét, la hét và la hét nhưng không rời đi… cho đến khi cuối cùng bị ép buộc. Đối với họ, việc trừ quỷ có thể được mô tả tốt nhất như đổ dầu sôi lên người họ và đốt cháy. Tôi có ấn tượng sâu sắc trước khả năng chịu đựng nỗi đau của ma quỷ, chắc chắn là có được từ vô số kiếp đau khổ trong địa ngục. Nhưng tại sao họ làm điều đó?
Trên thực tế, như Nghi thức trừ quỷ cổ xưa nói với họ, “Bạn càng trì hoãn, hình phạt của bạn càng nặng”. Thiên Chúa, theo công lý của Ngài, sẽ trừng phạt họ không chỉ vì sự bất tuân ban đầu của họ khi từ chối Ngài, mà còn vì từng khoảnh khắc họ đang hành hạ một con người. Như vậy, ở ngày phán xét cuối cùng, nỗi đau khổ đời đời của họ sẽ còn tồi tệ hơn hiện tại rất nhiều. Họ biết điều này nhưng vẫn kiên trì.
Đây là mầu nhiệm sự ác. Ma quỷ đã từ bỏ sự tự do yêu thương vâng phục Chúa để chuyển sang sự vâng phục mù quáng đối với kẻ tự ái tàn bạo nhất - là Satan. Họ đã vứt bỏ niềm vui và sự bình an của vương quốc Thiên Chúa để chịu đau khổ đời đời. Ngay từ đầu, họ đã được truyền đạt kiến thức đầy đủ về tất cả những hậu quả xấu xa của việc từ chối Chúa, nhưng họ vẫn kiên trì. Và họ vẫn làm như vậy.*
Mỗi con quỷ là một sinh vật khác nhau với một tính cách khác nhau. Tuy nhiên, với tư cách là một nhà trừ quỷ, tôi nhận thấy rằng tất cả đều giống nhau ở chỗ bị tiêu diệt vì những cơn thịnh nộ, những hận thù và mong muốn trả thù. Đây là những gì đoàn kết họ. Mọi hành động của họ đều nhằm mục đích lừa dối và phá hoại. Nhưng người bị hành động của họ hủy hoại đầu tiên và nhiều nhất chính là chính họ. Về bản chất, cái ác là tự đánh bại.
Mặc dù con người chúng ta không được cung cấp kiến thức đầy đủ về hậu quả của các quyết định của mình như các thiên thần, nhưng chúng ta nên học hỏi bằng kinh nghiệm. Chúng ta nên học biết rằng “tiền công của tội lỗi là sự chết” (Rm 6:23) và rằng chỉ nơi Thiên Chúa chúng ta mới tìm được niềm vui và bình an đích thực. Nhưng giống như lũ quỷ, nhiều người cũng bị nhốt vào vòng xoáy chết chóc. Nhiều người, do sự lựa chọn của riêng mình, đã phạm phải tội ác và do đó tự chuốc lấy sự hủy diệt của chính mình. Đây là mầu nhiệm sự ác.
Tôi cảm thấy một nỗi buồn lớn khi tôi suy ngẫm về điều đó. Tôi làm những gì có thể để loan báo Tin Mừng, đặc biệt trên các tài khoản truyền thông xã hội của chúng tôi, vốn tiếp cận được nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Tôi cầu nguyện rằng ân sủng của Thiên Chúa sẽ chạm đến mỗi người trong số họ, đặc biệt là những người phải chịu đựng sự ác, và họ sẽ hướng về ánh sáng trước khi quá muộn. Xin hãy cùng tôi nhiệt thành cầu nguyện cho sự hoán cải của các linh hồn.
4. Hai tỷ người chuẩn bị mất nhà vì những biến đổi khí hậu
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Two Billion People Are Prepared to Lose Their Homes”, nghĩa là “Hai tỷ người chuẩn bị mất nhà vì những biến đổi khí hậu.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Theo một nghiên cứu mới, hàng tỷ người dự kiến sẽ phải di dời trong vòng 25 năm tới vì những tác động nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu.
Các nhà khoa học và chính trị gia tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về những tác động đáng lo ngại của hiện tượng nóng lên toàn cầu khi nhiều nghiên cứu tiết lộ rằng biến đổi khí hậu làm tăng mức độ nghiêm trọng của một số thảm họa thiên nhiên, từ lũ lụt và cháy rừng đến bão và hạn hán.
Một số khu vực trên thế giới có nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng bởi khí hậu ấm lên hơn những khu vực khác và một nghiên cứu của Ipsos tiết lộ rằng gần 4 trên 10 người tin rằng họ sẽ mất nhà do những tác động liên quan đến biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu của Ipsos được công bố vào hôm thứ Hai, chỉ vài ngày trước Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc COP28. Nghiên cứu khảo sát 24.220 người trưởng thành trên 31 quốc gia từ ngày 22 tháng 9 đến ngày 6 tháng 10, cung cấp cái nhìn sâu sắc về cảm nhận của mọi người trên toàn cầu về biến đổi khí hậu.
Hầu hết những người tham gia khảo sát đều ở độ tuổi từ 16 đến 74.
38% người tham gia khảo sát nói rằng có khả năng họ sẽ phải di dời trong 25 năm tới do tác động của biến đổi khí hậu, mặc dù con số này tăng vọt ở các khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Ấn Độ, nơi 68%, 61% và 57% trong số những người thăm dò ý kiến tương ứng tin rằng họ sẽ mất nhà.
Kết quả từ mỗi quốc gia trong số 31 quốc gia tương đương với hơn 2 tỷ người lo sợ họ sẽ phải di dời nếu cuộc khảo sát mang tính đại diện cho dân số toàn cầu.
Hoa Kỳ được xếp hạng dưới mức trung bình về những lo ngại về tình trạng di dời, với 35% người Mỹ tin rằng họ sẽ mất nhà cửa vì biến đổi khí hậu. Trong số 31 quốc gia được khảo sát, người dân Hà Lan ít lo ngại nhất về việc mất nhà cửa, với 19% số người được hỏi tin rằng họ sẽ phải di dời trong 25 năm tới.