Phụng Vụ - Mục Vụ
Đức Giêsu Kitô, Vua vũ trụ
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
19:57 18/11/2018
Chúa Nhật XXXIV THƯỜNG NIÊN, năm B
Ga 18,33b-37
Hôm nay, Giáo Hội mừng lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua vũ trụ. Từ ngữ này nghe hơi kỳ lạ. Chúa làm vua không theo quan niệm trần gian vì vua có nghĩa là chính trị và cai quản, điều khiển với quân đội, với bộ máy hành chánh, với uy quyền của người đời. Chúa là vua. Nước Ngài không thuộc về thế gian mà là Vương quốc Nước trời. Do đó từ “ vua “ ở đây có một ý nghĩa đa dạng, phong phú.
Mừng lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua vũ trụ, chúng ta được mời chiêm ngắm một vị vua mục tử, vị vua vâng lời, vị vua nhân ái. Đức Giêsu Kitô đến trần gian, chấp nhận sự khó nghèo, sinh ra nơi Hang đá Bêlem, lớn lên ở làng quê Nazarét.Ngài hiền lành, khiêm nhượng, cỡi trên mình lừa tiến vào Giêrusalem, chấp nhận cái chết để cứu rỗi nhân loại. Ngài là vị Vua vâng lời, luôn tỏ lòng hiếu thảo Thiên Chúa Cha, vâng theo ý của Người và vâng lời cha mẹ : Đức Trinh nữ Maria và thánh Giuse. Ngài vâng lời cho đến chết bằng hình phạt nhục nhã là bị đóng đinh trên thập giá như thánh Phaolô đã viết : " …Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến chết, chết trên cây thập tự “ ( Philip 2, 8 ).
Là Vua nhưng Chúa Giêsu luôn tỏ lòng nhân hậu chạnh thương hết mọi người, đặc biệt những kẻ yếu hèn, nghèo túng, cô thân cô thế, những con người tội lỗi, thấp cổ bé họng. Chúa Giêsu là Vua nhưng không dùng quyền lực để cai trị dân, mà dựa trên tình yêu thương, lòng nhân từ. Một vị vua không có quân đội, không có nội các, không có phương tiện để chiến đấu, nhưng chỉ dùng sự yêu thương để lãnh đạo dân chúng. Một vị vua không có lãnh thổ, ghi tên trên bản đồ thế giới nhưng vị vua được nhiều người yêu mến, kính trọng, tôn vinh trong trái tim của chính mình.
Đức Giêsu là Vua nhưng Vương quốc của Người không thuộc nơi thế giới, nơi trần gian mà Nước Ngài là Nước Thiên Chúa. Nước của Sự thật, của Hòa bình, của Thứ tha như Chúa Giêsu đã trả lời với Philatô : " Nước tôi không thuộc thế gian này…” ( Ga 18,36 ). Rồi Ngài nói tiếp :” …Tôi đã đến thế gian nhằm mục đích này : làm chứng cho sự thật.Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi “ ( Ga 18, 37 ). Đức Giêsu là chính Sự thật. Philatô đứng trước mặt Vua Sự thật nhưng ông đã không hiểu gì ! Nước của Đức Giêsu Kitô là nước của Tình Yêu. Ngài nói và đã thực hiện : ” Khi nào tôi được giương cao khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người đến cùng tôi “ hoặc “ Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống mình “ ( Ga 15, 13 ). Nơi khác Ngài nói : ” Ta đến để phục vụ, chứ không đến để được phục vụ “ ( Mc 10, 45 ). Chúa Giêsu đã cho nhân loại, cho chúng ta một giới răn mới, đưa nó lên tầm cao mới, chiều sâu mới :” Yêu thương ngay cả kẻ thù “. Vâng, chỉ có ai sống yêu thương mới xứng đáng làm công dân Nước Thiên Chúa.
Chúa mời gọi chúng ta nhìn lên Chúa, chiêm ngắm Chúa vì Chúa chính là Vua Yêu Thương như thánh Gioan định nghĩa “ Thiên Chúa là Tình Yêu “. Do đó, mỗi khi chúng ta sống bác ái, yêu thương, mỗi lần chúng ta giúp một người đói ăn, người khát uống, mỗi lần chúng ta cho một người rách rưới ăn mặc, mỗi lần chúng ta thăm viếng một kẻ tù tội, cho khách đỗ nhà…Mỗi lần chúng ta tích cực dùng lời nói làm cho người khác hòa thuận, giúp đỡ một người đang gặp giông bão, thử thách để họ vươn lên, vượt thắng, mỗi lần chúng ta nở một nụ cười với tha nhân là chúng ta đang sống trong Vương quốc của Vua Giêsu, Tình Yêu.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết noi gương bắt chước Chúa, sống yêu thương và yêu như Chúa để khi những người gặp chúng con sẽ nhận ra chúng con là hiện thân của Chúa, Vua Yêu Thương, Khiêm Nhượng và Vâng Phục. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ trụ có nghìa gì ?
2.Tại sao lại gọi Chúa Giêsu là Vua Vâng lời ?
3.Tại sao lại gọi Chúa Giêsu là Vua Tình Yêu ?
4.Sự thật theo Chúa Giêsu nói là gì ?
5.Vua mục tử có nghĩa gì ?
Ga 18,33b-37
Hôm nay, Giáo Hội mừng lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua vũ trụ. Từ ngữ này nghe hơi kỳ lạ. Chúa làm vua không theo quan niệm trần gian vì vua có nghĩa là chính trị và cai quản, điều khiển với quân đội, với bộ máy hành chánh, với uy quyền của người đời. Chúa là vua. Nước Ngài không thuộc về thế gian mà là Vương quốc Nước trời. Do đó từ “ vua “ ở đây có một ý nghĩa đa dạng, phong phú.
Mừng lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua vũ trụ, chúng ta được mời chiêm ngắm một vị vua mục tử, vị vua vâng lời, vị vua nhân ái. Đức Giêsu Kitô đến trần gian, chấp nhận sự khó nghèo, sinh ra nơi Hang đá Bêlem, lớn lên ở làng quê Nazarét.Ngài hiền lành, khiêm nhượng, cỡi trên mình lừa tiến vào Giêrusalem, chấp nhận cái chết để cứu rỗi nhân loại. Ngài là vị Vua vâng lời, luôn tỏ lòng hiếu thảo Thiên Chúa Cha, vâng theo ý của Người và vâng lời cha mẹ : Đức Trinh nữ Maria và thánh Giuse. Ngài vâng lời cho đến chết bằng hình phạt nhục nhã là bị đóng đinh trên thập giá như thánh Phaolô đã viết : " …Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến chết, chết trên cây thập tự “ ( Philip 2, 8 ).
Là Vua nhưng Chúa Giêsu luôn tỏ lòng nhân hậu chạnh thương hết mọi người, đặc biệt những kẻ yếu hèn, nghèo túng, cô thân cô thế, những con người tội lỗi, thấp cổ bé họng. Chúa Giêsu là Vua nhưng không dùng quyền lực để cai trị dân, mà dựa trên tình yêu thương, lòng nhân từ. Một vị vua không có quân đội, không có nội các, không có phương tiện để chiến đấu, nhưng chỉ dùng sự yêu thương để lãnh đạo dân chúng. Một vị vua không có lãnh thổ, ghi tên trên bản đồ thế giới nhưng vị vua được nhiều người yêu mến, kính trọng, tôn vinh trong trái tim của chính mình.
Đức Giêsu là Vua nhưng Vương quốc của Người không thuộc nơi thế giới, nơi trần gian mà Nước Ngài là Nước Thiên Chúa. Nước của Sự thật, của Hòa bình, của Thứ tha như Chúa Giêsu đã trả lời với Philatô : " Nước tôi không thuộc thế gian này…” ( Ga 18,36 ). Rồi Ngài nói tiếp :” …Tôi đã đến thế gian nhằm mục đích này : làm chứng cho sự thật.Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi “ ( Ga 18, 37 ). Đức Giêsu là chính Sự thật. Philatô đứng trước mặt Vua Sự thật nhưng ông đã không hiểu gì ! Nước của Đức Giêsu Kitô là nước của Tình Yêu. Ngài nói và đã thực hiện : ” Khi nào tôi được giương cao khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người đến cùng tôi “ hoặc “ Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống mình “ ( Ga 15, 13 ). Nơi khác Ngài nói : ” Ta đến để phục vụ, chứ không đến để được phục vụ “ ( Mc 10, 45 ). Chúa Giêsu đã cho nhân loại, cho chúng ta một giới răn mới, đưa nó lên tầm cao mới, chiều sâu mới :” Yêu thương ngay cả kẻ thù “. Vâng, chỉ có ai sống yêu thương mới xứng đáng làm công dân Nước Thiên Chúa.
Chúa mời gọi chúng ta nhìn lên Chúa, chiêm ngắm Chúa vì Chúa chính là Vua Yêu Thương như thánh Gioan định nghĩa “ Thiên Chúa là Tình Yêu “. Do đó, mỗi khi chúng ta sống bác ái, yêu thương, mỗi lần chúng ta giúp một người đói ăn, người khát uống, mỗi lần chúng ta cho một người rách rưới ăn mặc, mỗi lần chúng ta thăm viếng một kẻ tù tội, cho khách đỗ nhà…Mỗi lần chúng ta tích cực dùng lời nói làm cho người khác hòa thuận, giúp đỡ một người đang gặp giông bão, thử thách để họ vươn lên, vượt thắng, mỗi lần chúng ta nở một nụ cười với tha nhân là chúng ta đang sống trong Vương quốc của Vua Giêsu, Tình Yêu.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết noi gương bắt chước Chúa, sống yêu thương và yêu như Chúa để khi những người gặp chúng con sẽ nhận ra chúng con là hiện thân của Chúa, Vua Yêu Thương, Khiêm Nhượng và Vâng Phục. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ trụ có nghìa gì ?
2.Tại sao lại gọi Chúa Giêsu là Vua Vâng lời ?
3.Tại sao lại gọi Chúa Giêsu là Vua Tình Yêu ?
4.Sự thật theo Chúa Giêsu nói là gì ?
5.Vua mục tử có nghĩa gì ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế Giới Người Nghèo lần thứ II 18/11/2018
J.B. Đặng Minh An dịch
10:03 18/11/2018
Lúc 10h sáng Chúa Nhật 18 tháng 11, tại Đền Thờ Thánh Phêrô Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ Ngày Thế Giới Người Nghèo lần thứ hai với đông đảo các Hồng Y và Giám Mục trong giáo triều Rôma.
Chủ đề của Ngày Thế Giới Người Nghèo lần thứ hai là một câu trích từ Thánh Vịnh 33.
“Người nghèo này kêu lên, và Chúa lắng nghe họ”.
Bài Phúc Âm trong dịp này không phải là bài Phúc Âm của Chúa Nhật thứ 33 nhưng là bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêu nói về Đức Giêsu đi trên mặt nước.
Sau khi thực hiện phép lạ hóa bánh ra nhiều, Chúa Giêsu liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng. Giải tán họ xong, Người lên núi một mình mà cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình. Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ đến cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió. Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ. Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: “Ma đấy! “, và sợ hãi la lên. Đức Giêsu liền bảo các ông: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ! “Ông Phêrô liền thưa với Người: “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài.” Đức Giêsu bảo ông: “Cứ đến! “ Ông Phêrô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giêsu. Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: “Thưa Ngài, xin cứu con với! “Đức Giêsu liền đưa tay nắm lấy ông và nói: “Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi? “Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng ngay. Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa! “
Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta hãy nhìn vào ba điều Chúa Giêsu làm trong bài Tin Mừng hôm nay.
Đầu tiên: trong khi trời vẫn còn sáng, Ngài “bỏ đi”. Ngài rời khỏi đám đông lúc đang ở đỉnh cao của sự thành công, đang được ca ngợi vì phép lạ hóa bánh ra nhiều. Mặc dù các môn đệ vẫn còn muốn tận hưởng vinh quang, nhưng Ngài bảo các ông xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng (x. Mt 14: 22-23). Dân chúng tìm kiếm Người, nhưng Người tự mình ra đi. Khi sự phấn khích của đám đông đang dần lắng xuống, Người đi lên núi để cầu nguyện. Sau đó, giữa đêm khuya mịt mùng, Người xuống núi và đến với các môn đệ, đi trên mặt nước biển xô giạt giữa những cơn gió đang thổi qua. Trong tất cả những điều này, Chúa Giêsu đã đi ngược dòng: đầu tiên, ngài để lại thành công sau lưng, và sau đó bỏ lại sự yên bình. Ngài dạy chúng ta lòng can đảm để biết ra đi: biết bỏ lại sau lưng sự thành công đang làm phồng con tim và sự thanh bình đang làm chết dần linh hồn.
Đi đâu? Đi đến với Thiên Chúa qua lời cầu nguyện, và đến với những ai quẫn bách qua tình thương yêu. Những kho báu thực sự trong cuộc sống chúng ta là Thiên Chúa và những người xung quanh chúng ta. Và đây là con đường Chúa Giêsu bảo chúng ta hãy chọn: hãy đi lên để đến với Thiên Chúa và đi xuống để đến với anh chị em của chúng ta. Ngài kéo chúng ta ra khỏi cảnh thư thái gặm cỏ trong những thảo nguyên thoải mái của cuộc sống, khỏi một cuộc sống an nhàn giữa những thú vui nhỏ nhặt hàng ngày. Các môn đệ của Người không nhắm đến sự thanh nhàn vô tư của một cuộc sống bình thường. Giống như Chúa của họ, họ phải sống lang thang trên đường, du hành với chút hành lý nhẹ nhàng, sẵn sàng bỏ lại sau lưng những vinh quang, cẩn thận không để mình dính bén đến của cải chóng qua. Kitô hữu biết rằng quê hương của họ ở nơi khác, và rằng thậm chí ngay bây giờ - như Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta trong bài đọc hai – họ là “người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa” (x Êphêsô 2:19), cho dù họ từng là những người tứ phương thiên hạ. Chúng ta không sống để tích lũy; vinh quang của chúng ta hệ tại ở chỗ biết bỏ lại sau lưng những điều qua đi để giữ cho chắc những gì tồn tại. Chúng ta hãy cầu xin Chúa làm cho chúng ta nên giống như Hội Thánh đã được mô tả trong bài đọc thứ nhất: đó là luôn luôn di chuyển, sẵn sàng từ bỏ và trung tín trong việc phục vụ (xem Cv 28: 11-14). Lạy Chúa, hãy khuấy động chúng con khỏi sự nhàn rỗi êm đềm, khỏi sự yên tĩnh lặng lẽ của những bến cảng an toàn. Xin giải thoát chúng con khỏi những chiếc neo của sự hấp thụ chính mình đang ghì chặt cuộc sống chúng con xuống; xin giải thoát chúng con khỏi việc không ngừng tìm kiếm thành công. Xin hãy dạy chúng con biết cách “ra đi” để cất bước trên con đường Chúa đã chỉ cho chúng con thấy: đó là đến với Chúa và đến với người xung quanh chúng con.
Điều thứ hai: giữa đêm đen, Chúa Giêsu trấn an. Ngài đến với các môn đệ của mình, trong bóng tối, “bước đi trên biển” (câu 25). “Biển” trong trường hợp này thực sự chỉ là một hồ nước lớn, nhưng ý tưởng về “biển”, với độ sâu âm u của nó, gợi lên các lực lượng của sự ác. Chúa Giêsu, trên thực tế, đang đến gặp các môn đệ của mình bằng cách chà đạp lên những kẻ thù hung hiểm của loài người. Và đây là ý nghĩa của dấu chỉ này: đó không phải là một màn biểu dương sức mạnh chiến thắng, nhưng là một mặc khải về sự chắc chắn rằng Chúa Giêsu, và chỉ có Chúa Giêsu mới chiến thắng được những kẻ thù lớn nhất của chúng ta là ma quỷ, tội lỗi, sự chết và nỗi sợ. Hôm nay, Ngài phán cùng chúng ta: “Yên tâm, Thầy đây mà; đừng sợ” (câu 27).
Con thuyền cuộc sống của chúng ta thường bị bão táp phong ba vùi dập. Ngay cả giữa lúc sóng yên bể lặng, phong ba cũng nhanh chóng bùng lên khuấy động. Khi chúng ta bị cuốn vào những cơn bão đó, chúng dường như là vấn đề duy nhất của chúng ta. Nhưng vấn đề không phải là cơn bão tạm thời này, mà là cách chúng ta đang chèo chống trong cuộc sống. Bí quyết chèo chống tốt nhất là mời Chúa Giêsu cùng lên thuyền. Bánh lái của cuộc sống phải được giao phó cho Người, để Người có thể lèo lái lộ trình. Chỉ một mình Ngài mới có thể trao ban sự sống trong cái chết, và mang lại hy vọng trong khổ đau; Chỉ một mình Người mới có thể chữa lành trái tim của chúng ta bằng sự tha thứ của Người và giải phóng chúng ta khỏi sự sợ hãi bằng cách cấy trong ta sự tự tin. Hôm nay, chúng ta hãy mời Chúa Giêsu lên con thuyền cuộc đời của chúng ta. Giống như các môn đệ khi xưa, chúng ta sẽ nhận ra rằng một khi Người lên tàu, gió sẽ lặng dần (x. câu 32) và không còn có chuyện đắm thuyền. Chỉ với Chúa Giêsu chúng ta mới có khả năng đưa ra sự bảo đảm. Chúng ta cần biết là ngần nào những người có thể an ủi người khác không phải với những lời trống rỗng, nhưng với những lời có sức sống. Nhân danh Chúa Giêsu, chúng ta mới có thể đem lại niềm ủi an thực sự. Đó không phải là những lời khích lệ trống rỗng, nhưng sự hiện diện của Chúa Giêsu mang lại sức mạnh. Lạy Chúa, xin hãy trấn an chúng con, khi được Chúa an ủi, chúng con sẽ có thể mang lại niềm ủi an thực sự cho người khác.
Điều thứ ba Chúa Giêsu làm là, ở giữa cơn bão, Người giơ tay ra (xem câu 31). Ngài nắm lấy tay Phêrô, là người trong nỗi sợ hãi và nghi ngờ của mình, đang chìm xuống, và kêu lên: “Lạy Chúa, xin cứu con!” (Câu 30). Chúng ta có thể đặt mình vào vị trí của Phêrô: chúng ta là những người hèn tin, đang cầu xin ơn cứu rỗi. Chúng ta đang mong muốn cuộc sống thực và chúng ta đang cần đến bàn tay chìa ra của Chúa để kéo chúng ta ra khỏi sự dữ. Đây là sự khởi đầu của đức tin: đó là loại bỏ niềm tự hào làm cho chúng ta cảm thấy tự mãn, để chúng ta có thể nhận ra rằng chúng ta đang cần ơn cứu rỗi. Đức tin phát triển trong bầu khí này, trong đó chúng ta thích ứng bằng cách chọn cho mình một vị trí bên cạnh những người không đặt mình trên bệ cao nhưng là những người thiếu thốn và đang kêu đòi được giúp đỡ. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là tất cả chúng ta phải sống đức tin của mình khi tiếp xúc với những người quẫn bách. Đây không phải là một lựa chọn xã hội học; nhưng là một yêu cầu thần học. Nó đòi hỏi phải thừa nhận rằng chúng ta là những người ăn mày cầu xin ơn cứu rỗi, là anh chị em của tất cả mọi người, nhưng đặc biệt là anh chị em của những người nghèo mà Chúa yêu mến. Như thế, chúng ta mới nắm được tinh thần của Tin Mừng. “Tinh thần khó nghèo và yêu mến, theo Công Đồng, thực ra là vinh quang và chứng tá của Giáo Hội Chúa Kitô” (Hiến chế Vui mừng và Hy vọng, 88).
Chúa Giêsu đã nghe tiếng kêu của Phêrô. Chúng ta hãy cầu xin ân sủng biết lắng nghe tiếng kêu của tất cả những người bị xô giạt bởi những con sóng của cuộc đời. Đó là tiếng kêu của người nghèo, đó là tiếng kêu bị bóp nghẹt của đứa trẻ chưa chào đời, của những đứa trẻ chết đói, của những người trẻ tuổi được sử dụng để nổ bom hơn là tiếng la hét vui vẻ trong sân chơi. Đó là tiếng kêu của người già, bị lãng quên và bỏ rơi một mình. Đó là tiếng kêu của tất cả những người phải đối mặt với những cơn bão của cuộc sống mà không có sự hiện diện của bằng hữu. Đó là tiếng kêu của tất cả những người bị buộc phải chạy trốn khỏi mái nhà và quê hương cho một tương lai bất định. Đó là tiếng kêu của toàn bộ những dân tộc, bị tước đoạt ngay cả những nguồn tài nguyên thiên nhiên tuyệt vời của họ. Đó là tiếng kêu của tất cả những Lagiarô, những người đang khóc lóc trong khi một thiểu số giàu có đang chè chén những thứ, công bằng mà nói, thuộc về tất cả mọi người. Bất công là gốc rễ dai dẳng của nghèo đói. Tiếng kêu của người nghèo hàng ngày trở nên mạnh mẽ hơn nhưng lại được lắng nghe ít hơn, vì bị chìm lỉm giữa những tiếng hò reo của thiểu số những kẻ giàu có. Những người giàu ngày càng ít đi, nhưng những kẻ giàu thì giàu có hơn bao giờ.
Khi đối diện với sự khinh thường phẩm giá con người, chúng ta thường vẫn khoanh tay đứng nhìn hoặc dang rộng hai tay như một dấu chỉ thất vọng trước sức mạnh ác nghiệt của tà ác. Tuy nhiên, các Kitô hữu chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn trong sự thờ ơ, hoặc dang rộng hai tay trong sự bất lực. Không. Là các tín hữu, chúng ta phải chìa tay ra, như Chúa Giêsu đã làm với chúng ta. Tiếng kêu của người nghèo được Chúa lắng nghe, nhưng liệu tiếng kêu ấy có được chúng ta đáp lại không? Liệu chúng ta có mắt để nhìn, có tai để nghe, có đôi tay để chìa ra giúp đỡ không? “Chính Chúa Kitô đang mời gọi lòng bác ái của các môn đệ Ngài nơi bản thân những người nghèo” (Hiến chế Vui mừng và Hy Vọng, thượng dẫn). Ngài yêu cầu chúng ta nhận ra Ngài nơi tất cả những người đói khát, nơi những người xa lạ và nơi những ai bị tước phẩm giá, nơi những bệnh nhân và nơi những tù nhân (x. Mt 25: 35-36).
Chúa chìa tay ra, một cách nhưng không và không phải vì bổn phận phải làm. Và do đó, chúng ta cũng phải như thế. Chúng ta không được mời gọi để chỉ tử tế với những ai thích chúng ta. Điều đó là bình thường, nhưng Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta phải làm điều gì đó nhiều hơn thế nữa (x. Mt 5:46): hãy trao ban cho những ai không có gì để hồi đáp, hãy yêu thương một cách nhưng không (x. Lc 6: 32-36). Chúng ta hãy nhìn lại cuộc sống chính mình. Tất cả những gì chúng ta làm, liệu chúng ta có bao giờ làm bất cứ điều gì hoàn toàn nhưng không, những gì làm cho một người nào đó không có khả năng hồi đáp chúng ta hay không? Đó sẽ là bàn tay dang rộng của chúng ta, là kho tàng đích thật của chúng ta trên thiên đàng.
Lạy Chúa, xin chìa tay Chúa ra cho chúng con và nắm lấy chúng con. Xin giúp chúng con biết yêu như Chúa yêu. Xin hãy dạy chúng con biết bỏ lại đằng sau tất cả những gì đang qua đi, biết là một nguồn trấn an cho những người xung quanh chúng con, và biết trao ban nhưng không cho tất cả những người quẫn bách. Amen.
Source:Libreria Editrice Vaticana HOMILY OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS Vatican Basilica 33th Sunday of Ordinary Time, 18 November 2018
Chủ đề của Ngày Thế Giới Người Nghèo lần thứ hai là một câu trích từ Thánh Vịnh 33.
“Người nghèo này kêu lên, và Chúa lắng nghe họ”.
Bài Phúc Âm trong dịp này không phải là bài Phúc Âm của Chúa Nhật thứ 33 nhưng là bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêu nói về Đức Giêsu đi trên mặt nước.
Sau khi thực hiện phép lạ hóa bánh ra nhiều, Chúa Giêsu liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng. Giải tán họ xong, Người lên núi một mình mà cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình. Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ đến cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió. Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ. Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: “Ma đấy! “, và sợ hãi la lên. Đức Giêsu liền bảo các ông: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ! “Ông Phêrô liền thưa với Người: “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài.” Đức Giêsu bảo ông: “Cứ đến! “ Ông Phêrô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giêsu. Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: “Thưa Ngài, xin cứu con với! “Đức Giêsu liền đưa tay nắm lấy ông và nói: “Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi? “Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng ngay. Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa! “
Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta hãy nhìn vào ba điều Chúa Giêsu làm trong bài Tin Mừng hôm nay.
Đầu tiên: trong khi trời vẫn còn sáng, Ngài “bỏ đi”. Ngài rời khỏi đám đông lúc đang ở đỉnh cao của sự thành công, đang được ca ngợi vì phép lạ hóa bánh ra nhiều. Mặc dù các môn đệ vẫn còn muốn tận hưởng vinh quang, nhưng Ngài bảo các ông xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng (x. Mt 14: 22-23). Dân chúng tìm kiếm Người, nhưng Người tự mình ra đi. Khi sự phấn khích của đám đông đang dần lắng xuống, Người đi lên núi để cầu nguyện. Sau đó, giữa đêm khuya mịt mùng, Người xuống núi và đến với các môn đệ, đi trên mặt nước biển xô giạt giữa những cơn gió đang thổi qua. Trong tất cả những điều này, Chúa Giêsu đã đi ngược dòng: đầu tiên, ngài để lại thành công sau lưng, và sau đó bỏ lại sự yên bình. Ngài dạy chúng ta lòng can đảm để biết ra đi: biết bỏ lại sau lưng sự thành công đang làm phồng con tim và sự thanh bình đang làm chết dần linh hồn.
Đi đâu? Đi đến với Thiên Chúa qua lời cầu nguyện, và đến với những ai quẫn bách qua tình thương yêu. Những kho báu thực sự trong cuộc sống chúng ta là Thiên Chúa và những người xung quanh chúng ta. Và đây là con đường Chúa Giêsu bảo chúng ta hãy chọn: hãy đi lên để đến với Thiên Chúa và đi xuống để đến với anh chị em của chúng ta. Ngài kéo chúng ta ra khỏi cảnh thư thái gặm cỏ trong những thảo nguyên thoải mái của cuộc sống, khỏi một cuộc sống an nhàn giữa những thú vui nhỏ nhặt hàng ngày. Các môn đệ của Người không nhắm đến sự thanh nhàn vô tư của một cuộc sống bình thường. Giống như Chúa của họ, họ phải sống lang thang trên đường, du hành với chút hành lý nhẹ nhàng, sẵn sàng bỏ lại sau lưng những vinh quang, cẩn thận không để mình dính bén đến của cải chóng qua. Kitô hữu biết rằng quê hương của họ ở nơi khác, và rằng thậm chí ngay bây giờ - như Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta trong bài đọc hai – họ là “người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa” (x Êphêsô 2:19), cho dù họ từng là những người tứ phương thiên hạ. Chúng ta không sống để tích lũy; vinh quang của chúng ta hệ tại ở chỗ biết bỏ lại sau lưng những điều qua đi để giữ cho chắc những gì tồn tại. Chúng ta hãy cầu xin Chúa làm cho chúng ta nên giống như Hội Thánh đã được mô tả trong bài đọc thứ nhất: đó là luôn luôn di chuyển, sẵn sàng từ bỏ và trung tín trong việc phục vụ (xem Cv 28: 11-14). Lạy Chúa, hãy khuấy động chúng con khỏi sự nhàn rỗi êm đềm, khỏi sự yên tĩnh lặng lẽ của những bến cảng an toàn. Xin giải thoát chúng con khỏi những chiếc neo của sự hấp thụ chính mình đang ghì chặt cuộc sống chúng con xuống; xin giải thoát chúng con khỏi việc không ngừng tìm kiếm thành công. Xin hãy dạy chúng con biết cách “ra đi” để cất bước trên con đường Chúa đã chỉ cho chúng con thấy: đó là đến với Chúa và đến với người xung quanh chúng con.
Điều thứ hai: giữa đêm đen, Chúa Giêsu trấn an. Ngài đến với các môn đệ của mình, trong bóng tối, “bước đi trên biển” (câu 25). “Biển” trong trường hợp này thực sự chỉ là một hồ nước lớn, nhưng ý tưởng về “biển”, với độ sâu âm u của nó, gợi lên các lực lượng của sự ác. Chúa Giêsu, trên thực tế, đang đến gặp các môn đệ của mình bằng cách chà đạp lên những kẻ thù hung hiểm của loài người. Và đây là ý nghĩa của dấu chỉ này: đó không phải là một màn biểu dương sức mạnh chiến thắng, nhưng là một mặc khải về sự chắc chắn rằng Chúa Giêsu, và chỉ có Chúa Giêsu mới chiến thắng được những kẻ thù lớn nhất của chúng ta là ma quỷ, tội lỗi, sự chết và nỗi sợ. Hôm nay, Ngài phán cùng chúng ta: “Yên tâm, Thầy đây mà; đừng sợ” (câu 27).
Con thuyền cuộc sống của chúng ta thường bị bão táp phong ba vùi dập. Ngay cả giữa lúc sóng yên bể lặng, phong ba cũng nhanh chóng bùng lên khuấy động. Khi chúng ta bị cuốn vào những cơn bão đó, chúng dường như là vấn đề duy nhất của chúng ta. Nhưng vấn đề không phải là cơn bão tạm thời này, mà là cách chúng ta đang chèo chống trong cuộc sống. Bí quyết chèo chống tốt nhất là mời Chúa Giêsu cùng lên thuyền. Bánh lái của cuộc sống phải được giao phó cho Người, để Người có thể lèo lái lộ trình. Chỉ một mình Ngài mới có thể trao ban sự sống trong cái chết, và mang lại hy vọng trong khổ đau; Chỉ một mình Người mới có thể chữa lành trái tim của chúng ta bằng sự tha thứ của Người và giải phóng chúng ta khỏi sự sợ hãi bằng cách cấy trong ta sự tự tin. Hôm nay, chúng ta hãy mời Chúa Giêsu lên con thuyền cuộc đời của chúng ta. Giống như các môn đệ khi xưa, chúng ta sẽ nhận ra rằng một khi Người lên tàu, gió sẽ lặng dần (x. câu 32) và không còn có chuyện đắm thuyền. Chỉ với Chúa Giêsu chúng ta mới có khả năng đưa ra sự bảo đảm. Chúng ta cần biết là ngần nào những người có thể an ủi người khác không phải với những lời trống rỗng, nhưng với những lời có sức sống. Nhân danh Chúa Giêsu, chúng ta mới có thể đem lại niềm ủi an thực sự. Đó không phải là những lời khích lệ trống rỗng, nhưng sự hiện diện của Chúa Giêsu mang lại sức mạnh. Lạy Chúa, xin hãy trấn an chúng con, khi được Chúa an ủi, chúng con sẽ có thể mang lại niềm ủi an thực sự cho người khác.
Điều thứ ba Chúa Giêsu làm là, ở giữa cơn bão, Người giơ tay ra (xem câu 31). Ngài nắm lấy tay Phêrô, là người trong nỗi sợ hãi và nghi ngờ của mình, đang chìm xuống, và kêu lên: “Lạy Chúa, xin cứu con!” (Câu 30). Chúng ta có thể đặt mình vào vị trí của Phêrô: chúng ta là những người hèn tin, đang cầu xin ơn cứu rỗi. Chúng ta đang mong muốn cuộc sống thực và chúng ta đang cần đến bàn tay chìa ra của Chúa để kéo chúng ta ra khỏi sự dữ. Đây là sự khởi đầu của đức tin: đó là loại bỏ niềm tự hào làm cho chúng ta cảm thấy tự mãn, để chúng ta có thể nhận ra rằng chúng ta đang cần ơn cứu rỗi. Đức tin phát triển trong bầu khí này, trong đó chúng ta thích ứng bằng cách chọn cho mình một vị trí bên cạnh những người không đặt mình trên bệ cao nhưng là những người thiếu thốn và đang kêu đòi được giúp đỡ. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là tất cả chúng ta phải sống đức tin của mình khi tiếp xúc với những người quẫn bách. Đây không phải là một lựa chọn xã hội học; nhưng là một yêu cầu thần học. Nó đòi hỏi phải thừa nhận rằng chúng ta là những người ăn mày cầu xin ơn cứu rỗi, là anh chị em của tất cả mọi người, nhưng đặc biệt là anh chị em của những người nghèo mà Chúa yêu mến. Như thế, chúng ta mới nắm được tinh thần của Tin Mừng. “Tinh thần khó nghèo và yêu mến, theo Công Đồng, thực ra là vinh quang và chứng tá của Giáo Hội Chúa Kitô” (Hiến chế Vui mừng và Hy vọng, 88).
Chúa Giêsu đã nghe tiếng kêu của Phêrô. Chúng ta hãy cầu xin ân sủng biết lắng nghe tiếng kêu của tất cả những người bị xô giạt bởi những con sóng của cuộc đời. Đó là tiếng kêu của người nghèo, đó là tiếng kêu bị bóp nghẹt của đứa trẻ chưa chào đời, của những đứa trẻ chết đói, của những người trẻ tuổi được sử dụng để nổ bom hơn là tiếng la hét vui vẻ trong sân chơi. Đó là tiếng kêu của người già, bị lãng quên và bỏ rơi một mình. Đó là tiếng kêu của tất cả những người phải đối mặt với những cơn bão của cuộc sống mà không có sự hiện diện của bằng hữu. Đó là tiếng kêu của tất cả những người bị buộc phải chạy trốn khỏi mái nhà và quê hương cho một tương lai bất định. Đó là tiếng kêu của toàn bộ những dân tộc, bị tước đoạt ngay cả những nguồn tài nguyên thiên nhiên tuyệt vời của họ. Đó là tiếng kêu của tất cả những Lagiarô, những người đang khóc lóc trong khi một thiểu số giàu có đang chè chén những thứ, công bằng mà nói, thuộc về tất cả mọi người. Bất công là gốc rễ dai dẳng của nghèo đói. Tiếng kêu của người nghèo hàng ngày trở nên mạnh mẽ hơn nhưng lại được lắng nghe ít hơn, vì bị chìm lỉm giữa những tiếng hò reo của thiểu số những kẻ giàu có. Những người giàu ngày càng ít đi, nhưng những kẻ giàu thì giàu có hơn bao giờ.
Khi đối diện với sự khinh thường phẩm giá con người, chúng ta thường vẫn khoanh tay đứng nhìn hoặc dang rộng hai tay như một dấu chỉ thất vọng trước sức mạnh ác nghiệt của tà ác. Tuy nhiên, các Kitô hữu chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn trong sự thờ ơ, hoặc dang rộng hai tay trong sự bất lực. Không. Là các tín hữu, chúng ta phải chìa tay ra, như Chúa Giêsu đã làm với chúng ta. Tiếng kêu của người nghèo được Chúa lắng nghe, nhưng liệu tiếng kêu ấy có được chúng ta đáp lại không? Liệu chúng ta có mắt để nhìn, có tai để nghe, có đôi tay để chìa ra giúp đỡ không? “Chính Chúa Kitô đang mời gọi lòng bác ái của các môn đệ Ngài nơi bản thân những người nghèo” (Hiến chế Vui mừng và Hy Vọng, thượng dẫn). Ngài yêu cầu chúng ta nhận ra Ngài nơi tất cả những người đói khát, nơi những người xa lạ và nơi những ai bị tước phẩm giá, nơi những bệnh nhân và nơi những tù nhân (x. Mt 25: 35-36).
Chúa chìa tay ra, một cách nhưng không và không phải vì bổn phận phải làm. Và do đó, chúng ta cũng phải như thế. Chúng ta không được mời gọi để chỉ tử tế với những ai thích chúng ta. Điều đó là bình thường, nhưng Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta phải làm điều gì đó nhiều hơn thế nữa (x. Mt 5:46): hãy trao ban cho những ai không có gì để hồi đáp, hãy yêu thương một cách nhưng không (x. Lc 6: 32-36). Chúng ta hãy nhìn lại cuộc sống chính mình. Tất cả những gì chúng ta làm, liệu chúng ta có bao giờ làm bất cứ điều gì hoàn toàn nhưng không, những gì làm cho một người nào đó không có khả năng hồi đáp chúng ta hay không? Đó sẽ là bàn tay dang rộng của chúng ta, là kho tàng đích thật của chúng ta trên thiên đàng.
Lạy Chúa, xin chìa tay Chúa ra cho chúng con và nắm lấy chúng con. Xin giúp chúng con biết yêu như Chúa yêu. Xin hãy dạy chúng con biết bỏ lại đằng sau tất cả những gì đang qua đi, biết là một nguồn trấn an cho những người xung quanh chúng con, và biết trao ban nhưng không cho tất cả những người quẫn bách. Amen.
Source:Libreria Editrice Vaticana HOMILY OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS Vatican Basilica 33th Sunday of Ordinary Time, 18 November 2018
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội Gia Đình Tận Hiến TGP. Sài Gòn
Martinô Lê Hoàng Vũ
09:49 18/11/2018
Đại Hội Gia Đình Tận Hiến TGP. Sài Gòn
Sáng nay thứ bảy 17.11.2018,tại nhà thờ Hạnh Thông Tây, hạt Gò Vấp, Sài Gòn đã diễn ra ngày họp mặt truyền thống của Gia Đình Tận Hiến, Dòng Mẹ Đấng Cứu Chuộc TGP. Sài Gòn, mừng kính lễ Đức Mẹ Dâng Mình.
Xem Hình
Có khoảng 3000 hội viên Gia Đình Tận Hiến đã quy tụ về nhà thờ Hạnh Thông Tây.Sân nhà thờ hôm nay trở nên rộn ràng tươi vui hơn bởi sự hiện diện của những người con cái Đức Mẹ,quý bà trịnh trọng trong bộ áo dài trắng,quý ông chỉnh tề với áo sơ mi trắng cà vạt xanh.
Chương trình ngày hội của Gia Đình Tận Hiến được bắt đầu vào lúc 7g30 sáng.Linh mục Giuse Đinh Quang Lâm phụ tá giáo xứ Hạnh Thông Tây tuyên bố khai mạc ngày hội.
Đây là giờ phút tôn vinh Mẹ Maria, sau đó cha Tổng Phụ Trách Gia Đình Tận Hiến xông hương Thánh Tượng Đức Mẹ La Vang và khởi đầu cuộc rước kiệu Mẹ Maria chung quanh thánh đường.
Mở đầu là quý bà trong đội múa tung hô Mẹ Maria.Người Mẹ thật diễm phúc,mẫu gương cho đời sống Kitô hữu mọi thời.
Trên đường đi kiệu,cộng đoàn nghe Lời Chúa và suy niệm với 50 năm kinh Kinh Mừng các mầu nhiệm Mân Côi.
Sau đó,phần thứ hai của ngày hội,mọi người tiến vào trong nhà hội của giáo xứ Hạnh Thông Tây,cùng với các đại diện các miền tham dự những giây phút diễn nguyện,tôn vinh ca ngợi Mẹ Maria.Cộng đoàn chiêm ngắm Đức Maria,Mẹ của mỗi người tín hữu.Mẹ sống lòng tin cậy mến vào Thiên Chúa trong cuộc đời gian nan khốn khó.Cuộc đời Mẹ tỏa ra hương thơm nhân đức,đẹp hơn muôn hoa khoe sắc vì Mẹ luôn tin tưởng vào Thiên Chúa.Hơn nữa,Mẹ sống khiêm nhường,bé nhỏ như người nữ tỳ hèn mọn.Mẹ cũng yêu thương nhân loại đang ngày đêm chiến đấu với thế lực của tội lỗi và ma quỷ.
Kế đó,cha Giuse Phạm Quốc Văn, dòng Đa Minh đến chia sẻ với cộng đoàn về hình ảnh Mẹ Maria trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.Mẹ Maria là Đấng đồng công chuộc tội,Mẹ là Đấng thông ban ơn Thiên Chúa.Sự cộng tác hết lòng của Mẹ Maria vào chương cứu độ.Chúng ta yêu mến Mẹ bằng ánh sáng của Đức tin soi dẫn.Cha Giuse chia sẻ theo 4 điểm như sau:
- Đức Maria như Mẹ của Hội Thánh.
- Đức Maria cộng tác với Chúa Giêsu như thế nào trong chương trình cứu chuộc nhân loại.
- Chiêm ngắm Đức Maria như là hiện thân của Hội Thánh.
- Học hỏi nơi Mẹ để sống đời tận hiến cho Chúa, sống chứng tá Kitô hữu giữa đời.
Tiếp theo là phần chia sẻ chứng nhân,một chị thuộc Gia Đình Tận Hiến,Giáo phận Long Xuyên chia sẻ cuộc đời đầy nước mắt của gia đình chị.Cuộc đời chị trải qua những đớn đau,đắng cay ngọt bùi,những lúc xa Chúa, xa Đức Mẹ và bỏ đức tin.Nhưng cuối cùng gia đình chị đã hạnh phúc bình an, có kết thúc đẹp nhờ siêng năng cầu nguyện,biết đến với Chúa qua các giờ kinh,qua các sinh hoạt hội đoàn và cũng nhờ vợ cHồng Yêu thương nâng đỡ quan tâm. Bí quyết hạnh phúc hạnh phúc gia đình là vợ chồng chia sẻ gặp gỡ nhau,ăn cơm chung với nhau.
Phần chia sẻ xong, cộng đoàn cùng tôn vinh Mẹ Maria qua những bài thánh ca do các quý chị từ miền trình diễn.
Đỉnh cao của ngày Đại Hội Gia Đình Tận Hiến là thánh lễ trọng thể mừng kính Đức Mẹ dâng mình.Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, nguyên Giám mục Giáo phận Kontum chủ tế.Cùng đồng tế có cha Tổng Phụ trách Gia Đình Tận Hiến Lêô Maria Đào Duy Nhất Tiến,Cha đặc trách miền Sài gòn Phanxicô Xaviê Maria Trần Đình Túy cùng quý cha Dòng Mẹ Đấng Cứu Chuộc đồng tế.
Trong phần chia sẻ sau Tin Mừng,Đức Cha nói đến sứ mạng của mỗi người Kitô hữu là chia sẻ Chúa cho người khác.Bản chất của Hội Thánh là truyền giáo.Noi gương Mẹ Maria chúng ta lắng nghe Lời Chúa,yêu thương và quan tâm chăm sóc đến người khác.
Chúng ta có thể sốt sắng trong đời sống đạo, hết lòng yêu mến Chúa, nhưng lơ là với người chung quanh mình. Chúng ta vô cảm với những người đang đau khổ nghèo túng,những người bị áp bức,bóc lột…Chúa Giêsu đã đồng hóa mình với những người khổ đau túng thiếu,những người thấp cổ bé miệng trong xã hội ngày nay.Chúa Giêsu đã đi qua con đường khổ đau thập giá, Đấng vô tội đã bị kết án oan và chết tủi nhục trên đồi sọ.Chúng ta phải mau mắn thực hành Lời Chúa,để cũng biết yêu thương mọi người.Xin cho mỗi người chúng ta thực thi việc loan báo Tin Mừng,ý thức mọi việc chúng ta làm là bởi ơn Chúa nâng đỡ soi sáng.
Trước khi kết thúc thánh lễ,ông Đaminh Maria Đỗ Ngọc Phác,Trưởng ban Gia Đình Tận Hiến Sài Gòn đã có những tâm tình tri ân Đức cha,quý cha Đặc trách, quý cha dòng Mẹ Đấng Cứu Chuộc đã yêu thương và hiệp dâng thánh lễ trong ngày hôm nay.Đức cha tuy đã lớn tuổi, nhưng vẫn hết lòng đến với Gia Đình Tận Hiến chủ tế thánh lễ và chia sẻ những tâm tình đức tin,nhắc nhở các hội viên biết tận hiến hoàn toàn cuộc sống cho Mẹ Maria.
Đáp từ, Đức Cha nói đến sứ mạng truyền giáo,tất cả chúng ta phải là những nhà truyền giáo như lời Thánh Phaolô: Khốn thân tôi,nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”
Thánh lễ kết thúc vào khoảng hơn 11g30, mọi người chụp hình lưu niệm với Đức Cha và ra về trong niềm hân hoan phấn khởi tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria đã ban cho một buổi gặp gỡ thành công tốt đẹp.
Martinô Lê Hoàng Vũ
Sáng nay thứ bảy 17.11.2018,tại nhà thờ Hạnh Thông Tây, hạt Gò Vấp, Sài Gòn đã diễn ra ngày họp mặt truyền thống của Gia Đình Tận Hiến, Dòng Mẹ Đấng Cứu Chuộc TGP. Sài Gòn, mừng kính lễ Đức Mẹ Dâng Mình.
Xem Hình
Có khoảng 3000 hội viên Gia Đình Tận Hiến đã quy tụ về nhà thờ Hạnh Thông Tây.Sân nhà thờ hôm nay trở nên rộn ràng tươi vui hơn bởi sự hiện diện của những người con cái Đức Mẹ,quý bà trịnh trọng trong bộ áo dài trắng,quý ông chỉnh tề với áo sơ mi trắng cà vạt xanh.
Chương trình ngày hội của Gia Đình Tận Hiến được bắt đầu vào lúc 7g30 sáng.Linh mục Giuse Đinh Quang Lâm phụ tá giáo xứ Hạnh Thông Tây tuyên bố khai mạc ngày hội.
Đây là giờ phút tôn vinh Mẹ Maria, sau đó cha Tổng Phụ Trách Gia Đình Tận Hiến xông hương Thánh Tượng Đức Mẹ La Vang và khởi đầu cuộc rước kiệu Mẹ Maria chung quanh thánh đường.
Mở đầu là quý bà trong đội múa tung hô Mẹ Maria.Người Mẹ thật diễm phúc,mẫu gương cho đời sống Kitô hữu mọi thời.
Trên đường đi kiệu,cộng đoàn nghe Lời Chúa và suy niệm với 50 năm kinh Kinh Mừng các mầu nhiệm Mân Côi.
Sau đó,phần thứ hai của ngày hội,mọi người tiến vào trong nhà hội của giáo xứ Hạnh Thông Tây,cùng với các đại diện các miền tham dự những giây phút diễn nguyện,tôn vinh ca ngợi Mẹ Maria.Cộng đoàn chiêm ngắm Đức Maria,Mẹ của mỗi người tín hữu.Mẹ sống lòng tin cậy mến vào Thiên Chúa trong cuộc đời gian nan khốn khó.Cuộc đời Mẹ tỏa ra hương thơm nhân đức,đẹp hơn muôn hoa khoe sắc vì Mẹ luôn tin tưởng vào Thiên Chúa.Hơn nữa,Mẹ sống khiêm nhường,bé nhỏ như người nữ tỳ hèn mọn.Mẹ cũng yêu thương nhân loại đang ngày đêm chiến đấu với thế lực của tội lỗi và ma quỷ.
Kế đó,cha Giuse Phạm Quốc Văn, dòng Đa Minh đến chia sẻ với cộng đoàn về hình ảnh Mẹ Maria trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.Mẹ Maria là Đấng đồng công chuộc tội,Mẹ là Đấng thông ban ơn Thiên Chúa.Sự cộng tác hết lòng của Mẹ Maria vào chương cứu độ.Chúng ta yêu mến Mẹ bằng ánh sáng của Đức tin soi dẫn.Cha Giuse chia sẻ theo 4 điểm như sau:
- Đức Maria như Mẹ của Hội Thánh.
- Đức Maria cộng tác với Chúa Giêsu như thế nào trong chương trình cứu chuộc nhân loại.
- Chiêm ngắm Đức Maria như là hiện thân của Hội Thánh.
- Học hỏi nơi Mẹ để sống đời tận hiến cho Chúa, sống chứng tá Kitô hữu giữa đời.
Phần chia sẻ xong, cộng đoàn cùng tôn vinh Mẹ Maria qua những bài thánh ca do các quý chị từ miền trình diễn.
Đỉnh cao của ngày Đại Hội Gia Đình Tận Hiến là thánh lễ trọng thể mừng kính Đức Mẹ dâng mình.Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, nguyên Giám mục Giáo phận Kontum chủ tế.Cùng đồng tế có cha Tổng Phụ trách Gia Đình Tận Hiến Lêô Maria Đào Duy Nhất Tiến,Cha đặc trách miền Sài gòn Phanxicô Xaviê Maria Trần Đình Túy cùng quý cha Dòng Mẹ Đấng Cứu Chuộc đồng tế.
Trong phần chia sẻ sau Tin Mừng,Đức Cha nói đến sứ mạng của mỗi người Kitô hữu là chia sẻ Chúa cho người khác.Bản chất của Hội Thánh là truyền giáo.Noi gương Mẹ Maria chúng ta lắng nghe Lời Chúa,yêu thương và quan tâm chăm sóc đến người khác.
Chúng ta có thể sốt sắng trong đời sống đạo, hết lòng yêu mến Chúa, nhưng lơ là với người chung quanh mình. Chúng ta vô cảm với những người đang đau khổ nghèo túng,những người bị áp bức,bóc lột…Chúa Giêsu đã đồng hóa mình với những người khổ đau túng thiếu,những người thấp cổ bé miệng trong xã hội ngày nay.Chúa Giêsu đã đi qua con đường khổ đau thập giá, Đấng vô tội đã bị kết án oan và chết tủi nhục trên đồi sọ.Chúng ta phải mau mắn thực hành Lời Chúa,để cũng biết yêu thương mọi người.Xin cho mỗi người chúng ta thực thi việc loan báo Tin Mừng,ý thức mọi việc chúng ta làm là bởi ơn Chúa nâng đỡ soi sáng.
Trước khi kết thúc thánh lễ,ông Đaminh Maria Đỗ Ngọc Phác,Trưởng ban Gia Đình Tận Hiến Sài Gòn đã có những tâm tình tri ân Đức cha,quý cha Đặc trách, quý cha dòng Mẹ Đấng Cứu Chuộc đã yêu thương và hiệp dâng thánh lễ trong ngày hôm nay.Đức cha tuy đã lớn tuổi, nhưng vẫn hết lòng đến với Gia Đình Tận Hiến chủ tế thánh lễ và chia sẻ những tâm tình đức tin,nhắc nhở các hội viên biết tận hiến hoàn toàn cuộc sống cho Mẹ Maria.
Đáp từ, Đức Cha nói đến sứ mạng truyền giáo,tất cả chúng ta phải là những nhà truyền giáo như lời Thánh Phaolô: Khốn thân tôi,nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”
Thánh lễ kết thúc vào khoảng hơn 11g30, mọi người chụp hình lưu niệm với Đức Cha và ra về trong niềm hân hoan phấn khởi tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria đã ban cho một buổi gặp gỡ thành công tốt đẹp.
Martinô Lê Hoàng Vũ
Hồng Ân 25 Năm Học Viện Liên Dòng.
TS Trần Đức Nhường
10:39 18/11/2018
Khi nhắc đến Lớp Bồi Dưỡng Thần Học Phaolô Nguyễn Văn Bình, người ta nghĩ ngay đến một tên gọi rất đỗi quen thuộc và thân thương “Học Viện Liên Dòng Phaolô Nguyễn Văn Bình”. Học viện được hình thành và phát triển từ sau 1975, trong một giai đoạn được xem là khó khăn đối với việc hình thành và phát triển một học viện mang tính chất tôn giáo.
Xem Hình
Khởi đi từ những ý tưởng ban đầu của Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, thông qua các cuộc gặp mặt liên tu sĩ Thành Phố dần chuyển qua các lớp bồi dưỡng thần học gồm các nam tu sĩ và nữ tu. Đến năm 1993, để nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo các ứng sinh linh mục của các hội dòng, tu hội, tu đoàn, khoá bồi dưỡng chính quy đầu tiên được bắt đầu với 97 học viên thuộc 17 hội dòng khác nhau. Kể từ đó, số học viên được tăng lên một cách nhanh chóng, thu hút được nhiều tu sĩ từ các hội dòng khác nhau. Năm 2018-2019 có 180 sinh viên thuộc 40 hội dòng, tu hội, tu đoàn. Việc hình thành và phát triển cho đến nay cũng đã tròn ¼ thế kỷ[1]. Kết quả trong 25 năm là 761 sinh viên tu sĩ đã tốt nghiệp với học vị cử nhân thần học, trong đó 538 người được truyền chức Linh mục.
Một hồng ân chan chứa tình yêu của Thiên Chúa và gói trọn niềm cảm mến tri ân tới Quý Chủ Chăn Tổng Giáo Phận Sài Gòn, đặc biệt là Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, quý Cha trong Ban Giám Đốc, quý Giáo sư, Quý Bề Trên các hội dòng, quý học viên qua từng khoá học. Niềm tri ân ấy đã được chính quý sinh viên Học Viện dâng lên cho Chúa như một bó hoa tươi thắm cảm tạ hồng ân Thiên Chúa bao la trong ngày lễ kỷ niệm 25 năm thành lập 1993-2018.
Vào sáng thứ 7 ngày 10-11 tại nguyện Đường Mai Khôi 44 Tú Xương, P.7, Q.3, TpHCM diễn ra ngày cao điểm mừng Kỷ Niệm 25 Năm Hồng Ân Đào Tạo. Ngày này cũng là lễ Thánh Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm, OP, bổn mạng Học Viện. Về dự lễ kỷ niệm 25 năm Hồng Ân Đào Tạo của Học Viện có Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp Giám Mục Giáo Phận Vinh, một trong những vị giáo sư đã từng giảng dạy tại Học Viện. Cùng hiện diện với Đức Cha, có cha Chủ Tịch liên tu sĩ Thành Phố, Viện phụ Đan Viện Xitô Mỹ Ca Bảo Tịnh Trần Văn Bảo, các Giám Tỉnh, các Bề Trên của các dòng, quý Giáo Sư và đông đảo quý sinh viên của Học Viện. Trước đó, mở đầu cho dịp lễ kỷ niệm 25 năm Hồng Ân Đào Tạo là ngày hội thao thể thao toàn học viện diện ra trong ngày 01/11.
Từ bài thuyết trình của Viện phụ Đan Viện Xitô Mỹ Ca, qua cái nhìn tổng quan của lịch sử hình thành, Viện Phụ đã có cái nhìn rất khách quan về tầm quan trọng và sự tồn tại cần thiết của học Viện. Chính sự tồn tại bé nhỏ đơn sơ của Học Viện đã làm nên một giá trị lớn lao trong việc đào tạo và huấn luyện nên những tu sĩ ưu tú cho giáo hội nói chung và các hội dòng nói riêng. Và cũng như Viện Phụ Bảo Tịnh, trong bài giảng của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ tế thánh lễ, ngài cũng nhắc đến sự tồn tại bé nhỏ và khá khiêm tốn của học viện này, ngài nhấn mạnh đến sự hiệu quả và giá trị bền vững của sự tồn tại Học Viên trong sự phát triển Giáo Hội Việt Nam ngày nay. Thánh lễ kết thúc với lời cám ơn chân thành của Cha Giám Đốc Học Giuse Đinh Châu Trân, OP, một con người đã gắn bó dường như cả cuộc đời cho sự sống còn của Học Viện cho đến ngày nay.
Lễ Kỷ Niệm 25 Năm Hồng Ân Đào tạo khép lại với cuộc gặp gỡ giao lưu văn nghệ và bữa cơm thân mật cha con trong tình thân ái, với những khát khao và ước vọng cho một tương lai tươi thắm trong sự trưởng thành phát triển Học Viện. Mong ước Học viện trở thành cái nôi sinh dưỡng nên những tu sĩ ưu tú làm vinh danh Chúa và cứu rỗi thật nhiều linh hồn hơn cho nước Trời.
TS Trần Đức Nhường, Tu Đoàn Thừa Sai Thánh Mẫu
[1] Xc. Kỷ yếu 25 năm hồng ân đào tạo, Học Viện Liên Dòng Phaolô Nguyễn Văn Bình. Năm 2018, Tr 18.
Xem Hình
Khởi đi từ những ý tưởng ban đầu của Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, thông qua các cuộc gặp mặt liên tu sĩ Thành Phố dần chuyển qua các lớp bồi dưỡng thần học gồm các nam tu sĩ và nữ tu. Đến năm 1993, để nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo các ứng sinh linh mục của các hội dòng, tu hội, tu đoàn, khoá bồi dưỡng chính quy đầu tiên được bắt đầu với 97 học viên thuộc 17 hội dòng khác nhau. Kể từ đó, số học viên được tăng lên một cách nhanh chóng, thu hút được nhiều tu sĩ từ các hội dòng khác nhau. Năm 2018-2019 có 180 sinh viên thuộc 40 hội dòng, tu hội, tu đoàn. Việc hình thành và phát triển cho đến nay cũng đã tròn ¼ thế kỷ[1]. Kết quả trong 25 năm là 761 sinh viên tu sĩ đã tốt nghiệp với học vị cử nhân thần học, trong đó 538 người được truyền chức Linh mục.
Vào sáng thứ 7 ngày 10-11 tại nguyện Đường Mai Khôi 44 Tú Xương, P.7, Q.3, TpHCM diễn ra ngày cao điểm mừng Kỷ Niệm 25 Năm Hồng Ân Đào Tạo. Ngày này cũng là lễ Thánh Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm, OP, bổn mạng Học Viện. Về dự lễ kỷ niệm 25 năm Hồng Ân Đào Tạo của Học Viện có Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp Giám Mục Giáo Phận Vinh, một trong những vị giáo sư đã từng giảng dạy tại Học Viện. Cùng hiện diện với Đức Cha, có cha Chủ Tịch liên tu sĩ Thành Phố, Viện phụ Đan Viện Xitô Mỹ Ca Bảo Tịnh Trần Văn Bảo, các Giám Tỉnh, các Bề Trên của các dòng, quý Giáo Sư và đông đảo quý sinh viên của Học Viện. Trước đó, mở đầu cho dịp lễ kỷ niệm 25 năm Hồng Ân Đào Tạo là ngày hội thao thể thao toàn học viện diện ra trong ngày 01/11.
Từ bài thuyết trình của Viện phụ Đan Viện Xitô Mỹ Ca, qua cái nhìn tổng quan của lịch sử hình thành, Viện Phụ đã có cái nhìn rất khách quan về tầm quan trọng và sự tồn tại cần thiết của học Viện. Chính sự tồn tại bé nhỏ đơn sơ của Học Viện đã làm nên một giá trị lớn lao trong việc đào tạo và huấn luyện nên những tu sĩ ưu tú cho giáo hội nói chung và các hội dòng nói riêng. Và cũng như Viện Phụ Bảo Tịnh, trong bài giảng của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ tế thánh lễ, ngài cũng nhắc đến sự tồn tại bé nhỏ và khá khiêm tốn của học viện này, ngài nhấn mạnh đến sự hiệu quả và giá trị bền vững của sự tồn tại Học Viên trong sự phát triển Giáo Hội Việt Nam ngày nay. Thánh lễ kết thúc với lời cám ơn chân thành của Cha Giám Đốc Học Giuse Đinh Châu Trân, OP, một con người đã gắn bó dường như cả cuộc đời cho sự sống còn của Học Viện cho đến ngày nay.
Lễ Kỷ Niệm 25 Năm Hồng Ân Đào tạo khép lại với cuộc gặp gỡ giao lưu văn nghệ và bữa cơm thân mật cha con trong tình thân ái, với những khát khao và ước vọng cho một tương lai tươi thắm trong sự trưởng thành phát triển Học Viện. Mong ước Học viện trở thành cái nôi sinh dưỡng nên những tu sĩ ưu tú làm vinh danh Chúa và cứu rỗi thật nhiều linh hồn hơn cho nước Trời.
TS Trần Đức Nhường, Tu Đoàn Thừa Sai Thánh Mẫu
[1] Xc. Kỷ yếu 25 năm hồng ân đào tạo, Học Viện Liên Dòng Phaolô Nguyễn Văn Bình. Năm 2018, Tr 18.
Công Giáo Việt Nam- một nguồn lực xây dựng xã hội hiện nay
TS. Phạm Huy Thông
12:13 18/11/2018
LTS: VietCatholic nhận được bài tham luận dưới đây của Tiến Sĩ Pham Huy Thông, Trưởng ban Tư duy Tôn giáo, Trung tâm Khoa học Tư duy, được đọc trong buổi tọa đàm của Hội đồng lý luận trung ương và Viện Hàn lâm KHXHVN với chủ đề: Phát huy nguồn lực tôn giáo trong việc xây dựng đất nước hiện nay. Qua bài tham luận này, tác giả dùng các dẫn chứng cho thấy Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã đóng góp phần rất quan trọng về mọi lãnh vực trong việc thăng tiến xã hội Việt Nam.
Tuy nhiên, đọc hết bài tham luận, độc giả thấy thất vọng vì tác giả đã không dám mạnh dạn khuyến cáo chính quyền rằng "Giáo Hội Công Giáo trong quá khứ cũng như hiện tại đã đóng góp những phần tích cực cho đất nước như vậy, thì tại sao chính quyền không hỗ trợ để Công Giáo phát triển, mà cứ muốn hạn chế sự phát triển Giáo Hội? Tại sao vẫn lấn chiếm đất đai, cơ sở của Giáo Hội. Tại sao không để Giáo Hội Công Giáo tham gia vào lãnh vực giáo dục là lãnh vực rất quan trọng trong việc thăng tiến xã hội Việt Nam? VietCatholic đăng bài tham luận này với mục đích cho độc giả có cơ sở để so sánh với thực tế.
Đạo Công Giáo mới du nhập vào Việt Nam chưa đầy 500 năm. Lịch sử tôn giáo này ở nước ta có xen lẫn cả “ bóng tối và ánh sáng”. Nhưng không ai phủ nhận những đóng góp của đạo Công Giáo với văn hóa, xã hội Việt Nam trước kia cũng như bây giờ. Một trong những đóng góp đó là, đạo Công Giáo- một nguồn lực xây dựng xã hội hiện nay.
1. Cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực “sạch”
Trong các nguồn lực của xã hội thì nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất vì con người chính là chủ của sáng tạo, đổi mới và chủ thể của năng suất lao động, giá trị thặng dư cũng như là chủ của xã hội.
Chúng ta đang sống trong xã hội với nhiều thành tựu nhưng cũng nhiều thách đố. Báo chí hàng ngày kêu lên biết bao hiện tượng như môi trường ô nhiễm, thực phẩm “bẩn”, văn hóa xuống cấp, đạo đức thoái hóa. Tiêu cực len lỏi vào những nơi xưa nay được coi là chuẩn mực, thánh thiêng như trường học, nhà thờ, nhà chùa. Hiện tượng buôn thần, bán thánh, học giả, bằng giả, gian dối trong làm ăn kinh tế cũng như trong đời sống không phải hiếm gặp. Không ai lạ gì cảnh “gà hai chuồng, rau hai luống” và bây giờ là “tài vụ hai quyết toán và giáo sư hai giáo án”. Tất cả những hiện tượng đó là do “con người giả” gây ra. Người giả đó có trong mọi thành phần xã hội từ người nông dân quê mùa đến vị giáo sư đạo mạo, từ em học sinh đến ông cán bộ cao cấp. Những con người giả đó đang làm tha hóa xã hội và tha hóa chính bản thân họ. Người giả không từ tên trời rơi xuống hay từ dưới đất chui lên. Họ cũng chính là những người bình thường trong xã hội nhưng bị môi trường xã hội nhuộm đen cái chất “người thật” biến thành chất “người giả”. Rồi đến lượt những “người giả” này làm xã hội ngày càng bẩn hơn. Giống như que củi khi bị đốt cháy lại góp phần làm cho đống lửa cháy to hơn.
Đạo Công Giáo tạo ra những con người “sạch” hơn cho xã hội.
Người ta thường nói: “Sách nhà đạo, gạo nhà chùa”. Sách vở của đạo Công Giáo rất nhiều, giáo lý, giáo luật cũng rất lắm điều khoản. Thế nhưng lại có thể tóm gọn trong một điều là “Kính Chúa, yêu người”. Nhưng thế nào là “kính Chúa”? Theo Phúc âm dạy: “Nếu chúng con yêu mến Thày, chúng con hãy tuân giữ lời răn của Thày” (Ga 14, 15). Lời răn của Chúa được ghi trong 10 điều răn. Trong đó chỉ có 3 điều nói về Chúa còn 7 điều nói về tương quan giữa con người với nhau. Con người không được gây tội ác với đồng loại như giết người, không được vi phạm luật công bằng như lấy của cải người khác, không được trái luân lý đạo làm người như bất hiếu với cha mẹ hay tà dâm với người khác ngoài vợ chồng. Nhưng lời răn đó không chỉ cấm hành động sai trái mà còn cấm cả suy nghĩ, tư tưởng không lành mạnh như ao ước chiếm đoạt tài sản cuả người khác, mơ tưởng chiếm đoạt thân xác với người khác ngoài hôn nhân. Tức là ngăn chặn sự xấu xa từ “trong trứng nước” của người tín hữu. Chúa truyền cho tín hữu điều răn mới: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương anh em” (Ga 15, 12). Mà Chúa thì yêu thương nhân loại khi đưa con người lên hàng bạn hữu của Chúa và cao nhất là hy sinh bản thân để cứu nhân loại. Cho nên yêu thương người khác như chính mình, mà người khác là những người thân cận mình như cha mẹ, vợ con, người trong gia đình, họ hàng, làng xóm, cộng đồng và cả nhân loại. Sự yêu thương đó thể hiện, “Điều gì con không thích, thì cũng đừng làm cho ai” (Tb 4,15) và “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (Mt 5, 15). Nếu vậy, làm gì có chuyện, mình thích ăn rau sạch mà lại trồng ra bẩn bán ra chợ? Làm gì có chuyện mình không muốn mất môt xu nào nhưng lại đi lừa người cả bạc tỷ?
Đạo Công Giáo đi xa hơn khi khuyên tín đồ phải yêu thương cả kẻ thù: “Phải yêu mến kẻ thù” (Mt 5,45) và buộc tội “Ai ghét anh em mình là kẻ giết người” (1Ga 3,14). Đây là điều khó chấp nhận với tâm lý, tình cảm con người bình thường. Đạo Công Giáo cho rằng nếu yêu thương những người thân, người thương yêu mình thì quá đơn giản vì có đi, có lại. Nhưng tín đồ Công Giáo phải yêu thương cả người thù ghét mình. Tội phạm là điều đạo Công Giáo phê phán, lên án và tín đồ phải tránh xa nhưng người phạm tội lại phải yêu mến nhiều hơn vì họ là người bệnh tật mà thày thuốc phải yêu thương và chăm sóc hơn những người khỏe mạnh. Nếu điều này được phổ cập trong xã hội thì không thể có những vụ án đánh, giết người dã man vàxung đột chiến tranh thảm khốc giữa các dân tộc, quốc gia.
Yêu người là thuộc tính quan trọng nhất của đạo Công Giáo vì “kẻ nào không yêu anh chị em mà mình xem thấy thì không thể mến Thiên Chúa mà mình không xem thấy được” (1Ga 4,20). Chính thuộc tính này đã giúp cho tôn giáo này tạo ra nhân lực sạch cho xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi nhận: “Tôn giáo Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả” (1).Lòng nhân ái cao cả được thể hiện khi họ đối xử với những người có số phận kém may mắn như bị các căn bệnh phong cùi, HIV/AIDS. Lúc này, người tín đồ không còn quan niệm đấy là người bệnh khốn khổ mà là chính Chúa hiện diện để họ có cơ hội thể hiện lòng mến Chúa. Vì vậy, sẽ khó có thể tìm được một người không tôn giáo làm được những việc như sơ Mai Thị Mậu 40 năm gắn bó với những bệnh nhân phong ở Di Linh đã được tặng danh hiệu Anh hùng lao động năm 2006 nhưng như ông Lê Khả Phiêu-nguyên Tổng Bí thư Đảng nhận xét: Chị phải được phong 2 lần anh hùng mới xứng đáng. Sự tận tụy hết lòng với những người kém may mắn như sơ Mậu không thể mua được bằng tiền hay vinh thăng chức tước. Khi thành phố Hồ Chí Minh lập Trung tâm chăm sóc người bị bệnh HIV/AIDS giai đoạn cuối ở xã Đức Hạnh, Bình Phước năm 2004. Dù đã có quyết định tăng lương cao cho đội ngũ y, bác sĩ phục vụ ở đây nhưng không thể tìm ra người phục vụ. Cuối cùng thành phố phải nhờ Tòa Tổng Giám mục và 8 nữ tu đầu tiên đã đi nhận nhiệm sở. Thật khó có thể kiếm ra được người làm công ăn lương phục vụ bệnh nhân như các nữ tu Công Giáo. Bác sĩ Trần Hữu Ngoạn- Giám đốc trại phong Quy Hòa, người đã dám tiêm trực khuẩn Hasen vào cơ thể để chứng minh rằng bệnh phong không lây nhiễm, sau 31 năm gắn bó với bệnh nhân phong, bác sĩ được đề nghị nhận giải thưởng quốc tế trị giá 30.000 đô la. Bác sĩ đã từ chối và nói: Tôi là đảng viên, là Giám đốc ăn lương Nhà nước làm được một số việc có gì là lạ. Người đáng nhận thưởng là các nữ tu Phan Sinh. Họ không phải công chức, chỉ làm với tình thương. Họ làm được những việc mà công chức không dám làm (2).
Đúng là chỉ với “lòng bác ái cao cả” của người Công Giáo, mới xuất hiện những tấm gương mà không tôn giáo nào có như bà Nguyễn Thị Nhiệm (Sóc Sơn, Hà Nội), Nguyễn Văn Bao (Nam Định), Tống Phước Phúc (Nha Trang)…hàng ngày đi thu gom những thai nhi đưa về chôn cất chu đáo ở nghĩa trang thai nhi.Hay hàng chục tỷ đồng cho công tác từ thiện được quyên góp hàng năm từ giới Công Giáo.
2. Góp phần xây dựng lối sống lành mạnh
Ngay từ khi du nhập vào kinh thành Thăng Long hồi giữa thế kỷ XVII, những người Công Giáo đối xử với nhau quá tốt lành, đầy tình thương yêu nên người dân lúc đó đã gọi tôn giáo này là “đạo yêu nhau”(3). Họ không chỉ đối xử thảo hiếu với cha mẹmà đối xử tử tế với người ở, kẻ làm công, chăm sóc, chữa trị cho người bệnh tật,khuyên bảo kẻ bất lương… tạo ra lối sống tốt lành trong xã hội. Từ năm 1670 khi thành lập dòng Mến Thánh giá đầu tiên ở Việt Nam, các nữ tu đã được giao 5 nhiệm vụ, ngoài cầu nguyện còn có huấn luyện đạo đức cho phụ nữ, săn sóc bệnh nhân nữ, chăm sóc trẻ mồ côi, khuyên bảo phụ nữ đàng điếm.
Cách đây hơn 60 năm, Giám mục Paul Seitz (Kim) đã cảnh báo nguy cơ diệt vong của các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên nếu nạn nghiện rượu không dẹp được:
“Tôi chỉ nhắc lại hai điều: Không những phải hạn chế số ghè anhem thường quen uống mà nhất là phải kiêng bỏ thứ rượu trắng…Anhem phải biết rằng, từ nay tôi truyền cho tất cả các linh mục không được ban phép giải tội và các phép Bí tích cho những ai cố tâm mua và uống thứ rượu trắng để say sưa.
Hơn thế nữa, tôi nhắc lại, mỗi năm là các bậc đàn anh trong làng phải triệu tập đại hội để cùng nhau đọc lại Thư chung về bệnh rượu và tìm những quyết định hợp thời về cách thức bài trừ bệnh ấy trong mỗi làng. Hội nghị ấy là một huấn lệnh mà Giám mục anh em đã công bố nên phải tuân theo.
Hãy tin chắc rằng: điều kiện thứ tư để người Thượng được tồn tại là phải diệt trừ bệnh rượu” (4).
Khi nạn ma túy hoành hành ở nhiều nơi ở Việt Nam, Hồng Y Phạm Đình Tụng đã có Thư chung ngày 22-10-1996 kêu gọi:
“Tôi khẩn thiết kêu gọi mọi người hãy chung tay góp sức chặn đứng và tẩy sạch tệ nạn này ra khỏi gia đình và làng xóm chúng ta. Tôi đề nghị các Cha rao giảng về tai hại của tệ nạn này để mọi người hiểu rõ. Mỗi xứ họ cần có kế hoạch điều tra và phát hiện kịp thời số người nghiện hút. Các bậc cha mẹ phải thường xuyên theo dõi con em, không để chúng đi lại những nơi có nguy cơ bị lôi cuốn hay giao tiếp với những con nghiện.
Đối với những người đã trót nghiện, chúng ta hãy lấy tinh thần bác ái khuyên bảo và làm mọi cách giúp đỡ họ cai nghiện càng sớm càng tốt. Nếu không bệnh của họ sẽ lây lan sang người khác một cách nhanh chóng như vết dầu loang” (5).
Có lẽ ở vùng giáo, các tín đồ luôn được giáo huấn như vậy nên ít tội phạm hình sự hơn, ít các tệ nạn xã hội hơn. Tất nhiên Giáo hội cũng phải cập nhật giáo huấn của mình. Ví dụ, trước đây, Giáo hội chỉ cấm nghiện hút thuốc phiện, nay khi có một số giáo dân dính vào lao lý do buôn ma túy, Giáo hội đã đưa hành vi buôn ma túy thành tội, giáo dân phải tránh phạm cũng như các tệ nạn của mặt trái nền kinh tế thị trường. Thư chung năm 2001 của HĐGMVN viết:
“Hoàn cảnh đang thay đổi sâu rộng và nhanh chóng do tác động của xu hướng toàn cầu hóa. Đó đây trên bình diện quốc gia, mức sống của người dân còn thấp, lao động không đủ sống…sự sống không được tôn trọng và bảo vệ đúng mức, lại thường xuyên bị đe dọa bởi thiên tai và nạn hủy diệt môi trường, bởi tai nạn giao thông và các tệ nạn như nghiện ngập ma túy, mãi dâm, HIV/AIDS; sự gian dối có chiều hướng lan tràn trong xã hội như hàng giả, bằng giả, hối lộ và tham nhũng…Tình trạng xã hội này đặt ra nhiều thách thức. Nền kinh tế thị trường có xuhướng biến tất cả thành hàng hóa và có nguy cơ lấy đồng tiền làm thước đo mọi sự”(5).
Ai cũng biết, gia đình là tế bào xã hội nhưng tế bào đó ngày nay mong manh dễ vỡ. Tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam ngày càng caochiếm tới 12% các vụ kết hôn. Nếu những năm 1977-1982, bình quân mỗi năm cả nước có 5.572 vụ ly hôn thì năm 1995 tăng lên 35. 684 vụ, năm 2005 là 65.929 vụ và năm 2010 là 126. 335 vụ. Gia đình tan vỡ, nạn nhân đầu tiên là những đứa trẻ thiếu tình yêu của cha hoặc mẹvà xã hội sẽ có thêm nhiều đứa trẻ hư, phạm pháp. Trong khi đạo Công Giáo rất chú trọng xây dựng gia đình bền vững, coi hôn nhân là Bí tích thánh thiêng và chuẩn bị chu đáo cho tiến trình này. Công Giáo cấm sống thử, cấm phá thai, hôn nhân đồng giới và kết hôn không tự nguyện nhất là không được ly hôn. Do đó, hôn nhân các gia đình Công Giáo bền vững hơn. Làng Công Giáo Trung Thành (Hải Vân, Hải Hậu, Nam Định) có 6.000 người nhưng từ năm 1945 đếnnay chỉ có 2 cặp ly hôn. Làng Hà Hồi (Hà Nội) có 1.500 nhân danh cũng 70 năm qua cũng chỉ có 2 đôi ly thân. Vì vậy, không ít thanh niên ngoài Công Giáo muốn trở lại đạo để kết hôn với người Công Giáo. Năm 2006 có 31. 576 người thì năm 2010 đã tăng lên 42.272 người. Các thủ tục cưới xin, tang ma phía Công Giáo đỡ tốn kém về chi phí và đơn giản về thủ tục. Nạn phá thai được giảm thiểu vì Công Giáo coi phá thai là tội phạm giết người. Nếu có người lỡ mang thai không theo ý muốn,Công Giáo có nhiều nhà nuôi dưỡng cả mẹ và con. Ý thức phục vụ ở các trường mẫu giáo hay trung tâm chăm sóc người già, trẻ khuyết tật do Công Giáo đảm nhận luôn được cộng đồng xã hội khen ngợi.
Một trong những lo lắng của nhân loại ngày nay là vấn đề môi trường. Giáo Hội Công Giáo không chỉ có sáng kiến lấy ngày 1-9 hàng năm là ngày bảo vệ môi trường thế giới mà còn quy kết thành tội lỗi phạm của con người với quà tặng của Chúa nếu người tín hữu không có ý thức bảo vệ. Vì thế thái độ của tín hữu với việc bảo vệ môi trường không còn là khẩu hiệu mà là ý thức phải tuân giữ và phải hành động để thể hiện ý thức đó.
3.Thiết lập cầu nối giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và thế giới
Ngay từ khi đạo Công Giáo vào Việt Nam nó đã có vai trò là cầu nối giao lưu giữa văn hóa Việt Nam và thế giới lúc bấy giờ. Những thành tựu văn hóa, văn minh khoa học kỹ thuật của phương Tây đã được giới thiệu ở Việt Nam. Qua đạo Công Giáo, người Việt mới biết những tác phẩm hội họa nổi tiếng như “Đức Mẹ đồng trinh” của Rafael, “Bữa tiệc ly” của L. Vinci hay các nhạc phẩm “Ave Maria” của Franz Schubert, “Silent Night” của F. Gruber và J. Mohr, “Jingle bell”của J.S. Pierport…Những kiến trúc giáo đường kinh điển của châu Âu như gotich, roman, byzantine cũng được thiết kế và xây dựng ở Việt Nam. Các kỹ thuật in con chữ rời, làm báo, dệt vải khổ rộng, đồng hồ chạy bằng bánh xe thậm chí cây trồng, vật nuôi như phi lao, khoai tây hay con cừu, rồi chữa bệnh theo lối Tây y, kiến thức về thiên văn, địa lý, toán học… cũng theo chân các nhà truyền giáo phương Tây vào nước ta.Những tri thức mới mẻ này không chỉ làm ngạc nhiên vua quan, dân chúng mà còn làm sửng sốt cả các bậc thức giả như nhà bác học Lê Quý Đôn bấy giờ và được chính giới nghiên cứu ngày nay ghi nhận. Các tác giả cuốn “Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hôm nay” viết:
“Nói đến ảnh hưởng của văn hóa, tư tưởng phương Tây ở Việt Nam thì chắc chắn đạo Thiên Chúa là nhân tố đầu tiên trong sự ảnh hưởng này.Và như vậy, trong lịch sử, tôn giáo luôn đóng vai trò là sứ giả đi đầu trong những cuộc viếng thăm,tiếp xúc, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc”(6).
Đạo Công Giáo cũng làm nhiệm vụ giới thiệu đất nước, con người Việt Nam ra thế giới. Ngay từ năm 1651 khi Alexandre de Rodes in 3 cuốn “Từ điển Việt- Bồ- La”,”Phép giảng tám ngày”,”Ngữ pháp tiếngViệt” thì thế giới biết đến chữ Việt và cả đất nước, con người quốc gia này. A. Rodes khen ngợi phương pháp khám và điều trị theo đông y, pháp luật đơn giản của Việt Nam. Christofo Bulzomi thì ca ngợi phong tục, tập quán và truyền thống gia đình gắn bó ở nước ta nhất là phẩm chất của người Việt:
“Họ không nghiêng về văn chương, tính tình không nham hiểm như người Tàu. Họ không quá nghiêng về quân bị, tính tình không độc ác như người Nhật. Cả về tầm thước họ không cao như người Tàu, cũng không thấp như người Nhật, dễ nghe, dễ tin và nhiều mê tín nhưng người Việt dễ nhận ra lẽ phải, không kiêu căng hay tự tôn như người Tàu” (7).
Các giáo sĩ cũng đặt câu hỏi cho các nhà khoa học vì sao họ nói đến cả thế giới mà không hề nhắc đến Việt Nam thậm chí không có tên trên bản đồ quốc tế? Đồng thời, dân tộc đó hoàn toàn không bị Hán hóa:
“Một dân tộc đã biết tiếp nhận vô vàn yếu tố Trung Hoa, bị áp đặt và thu nạp một cách tự nguyện, để dựng lên một thế giới của riêng mình và giữ gìn bản sắc độc đáo của mình” (8).
Nhiều ghi chép, bản đồ của các giáo sĩ khi giới thiệu ở nước ngoài hiện vẫn là những bằng chứng về chủ quyền quốc gia của Việt Nam như bản đồ “An Nam đại quốc đồ” của Louis Tabert in ở Ấn Độ năm 1838 hay cuốn “Lịch sử thế giới, các dân tộc, tôn giáo và phong tục tập quán của họ” cũng của vị Giám mục này xuất bản ở Paris năm 1853 có đoạn:
“Chúng tôi xin lưu ý rằng, từ 34 năm nay, quần đảo Paracel mà người Việt gọi là Cát Vàng (Hoàng Sa) gồm rất nhiều hòn đảo chằng chịt với nhau, lởm chởm những hòn đá nhô lên. Những hòn đảo này đã được chiếm cứ bởi người xứ Đàng Trong. Có điều chúng tôi biết chắc chắn là Hoàng đế Gia Long đã ngự tàu ra biển để chiếm các đóa hoa lạ cài lên vương miện của mình.Vì vậy mà ngài xét thấy đã đến lúc phải thân chinh vượt biển để tiếp thêm quân đến Hoàng Sa. Vào năm 1816, Ngài đã trịnh trọng cắm lá cờ đỏ của xứ Đàng Trong”.
Chính đạo Công Giáo với tư duy logic và khai phóng không bị ràng buộc bởi quan niệm hủ nho đã tạo ra nhiều nhân sĩ có tư tưởng canh tân đất nước như Nguyễn Trường Tộ (1830-1871), linh mục Đặng Đức Tuấn (1806-1874), Trương Vĩnh Ký (1837-1898)…
Trong giai đoạn hiện nay, đạo Công Giáo vẫn còn vai trò giao lưu như vậy. Số người Công Giáo gốc Việt với khoảng gần 2 triệu ở nhiều nước trên thế giới. Đa số họ vẫn là người yêu nước đóng góp về nhân, vật lực xây dựng quê hương. Xã Quỳnh Thanh (Quỳnh Lưu, Nghệ An) có 11.000 dân, tất cả là người Công Giáo. Kinh phí xây dựng cơ bản ở đây là 2,9 tỷ đồng/năm thì ngân sách Nhà nước chiếm 31%, đân đóng góp 30%, địa phương bỏ ra 13% còn 26% là của các linh mục quê hương đang sống ở hải ngoại. Năm 2001, xã xây trường phổ thông hết 852 triệu, linh mục Trần Minh Công (Thụy Sĩ) ủng hộ 644 triệu. Giáo xứ Thanh Đức (Đà Nẵng) xây nhà thờ hết 2.612 triệu, giáo dân quyên góp được 388 triệu, còn lại là bà con ở nước ngoài ủng hộ. Không chỉ các nhà thờ của người Việt xây ở nước ngoài mới tôn vinh bản sắc văn hóa Việt mà nhiều người Công Giáo như nữ tu Nguyễn Thị Hằng được Tổng thống Hoa Kỳ trao tặng Huân chương Nhân đạo vì có công cứu giúp nạn nhân trận bão Katrina năm 2006 hay linh mục Nguyễn Văn Hùng (Đài Loan) cũng được Liên hiệp quốc tôn vinh vì đã giúp đỡ cả ngàn phụ nữ bị đối xử bất công ở xứ này năm 2006. Ngay trường đại học Công Giáo Hoa Kỳ (The Catholic University of America- CUA) từ năm 2007 đã có chương trình Two Plus Two Program 2+2 giành cho nhiều sinh viên khoa học kỹ thuật của các trường Bách Khoa, Quốc gia tại Việt Nam.
Việt Nam cũng hay bị một số tổ chức ở nước ngoài chỉ trích về nhân quyền, tôn giáo. Nhưng nếu có nhiều sự kiện như hội nghị lần thứ X của các Giám mục Á châu họp ở Xuân Lộc năm 2012 hay Hồng Y Sepe qua thăm Việt Nam và truyền chức linh mục cho 50 phó tế năm 2005 ở Hà Nội thì vấn đề tôn giáo Việt Nam sẽ được hiểu đúng hơn với thực tế và có tác dụng hơn nhiều tuyên truyền khác.
Những phân tích trên đây, có thể khẳng định chắc chắn, đạo Công Giáocùng với các tôn giáo chân chính khác ở Việt Nam đã, đang và sẽ là nguồn lực xây dựng xã hội hiện nay.
Chú thích:
*Trưởng ban Tư duy Tôn giáo, Trung tâm Khoa học Tư duy (CTS). Bài tham luận tại cuộc Tọa đàm khoa học do Họ đồng lý luận Trung ương và Viện hàn lâm KHXHVN tổ chức ngày 2-11-2018 (ảnh).
1-Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào Công Giáo, Huy Thông giới thiệu, NXb CTQG 2004, tr.325
2-Giám mục Nguyễn Văn Sang: Đối thoại tôn giáo,tập 2, Nxb Tôn giáo 2007, tr.347
3- Sống đạo theo cung cách Việt Nam, Nxb Tôn giáo 2004, tr.246
4, 8- Phạm Huy Thông: Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công Giáo và văn hóa Việt Nam, Nxb Tôn giáo 2012, tr.84-85; tr.38
5- Niên giám Công Giáo, Nxb Tôn giáo 2004, tr.250
6- Nguyễn Tài Thư (chủ biên): sđ d,Nxb CTQG 1977,tr.59
7- Theo Nguyễn Hồng: Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, Nxb Hiện Tại Sài Gòn 1959, tr. 38
Tuy nhiên, đọc hết bài tham luận, độc giả thấy thất vọng vì tác giả đã không dám mạnh dạn khuyến cáo chính quyền rằng "Giáo Hội Công Giáo trong quá khứ cũng như hiện tại đã đóng góp những phần tích cực cho đất nước như vậy, thì tại sao chính quyền không hỗ trợ để Công Giáo phát triển, mà cứ muốn hạn chế sự phát triển Giáo Hội? Tại sao vẫn lấn chiếm đất đai, cơ sở của Giáo Hội. Tại sao không để Giáo Hội Công Giáo tham gia vào lãnh vực giáo dục là lãnh vực rất quan trọng trong việc thăng tiến xã hội Việt Nam? VietCatholic đăng bài tham luận này với mục đích cho độc giả có cơ sở để so sánh với thực tế.
Đạo Công Giáo mới du nhập vào Việt Nam chưa đầy 500 năm. Lịch sử tôn giáo này ở nước ta có xen lẫn cả “ bóng tối và ánh sáng”. Nhưng không ai phủ nhận những đóng góp của đạo Công Giáo với văn hóa, xã hội Việt Nam trước kia cũng như bây giờ. Một trong những đóng góp đó là, đạo Công Giáo- một nguồn lực xây dựng xã hội hiện nay.
1. Cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực “sạch”
Chúng ta đang sống trong xã hội với nhiều thành tựu nhưng cũng nhiều thách đố. Báo chí hàng ngày kêu lên biết bao hiện tượng như môi trường ô nhiễm, thực phẩm “bẩn”, văn hóa xuống cấp, đạo đức thoái hóa. Tiêu cực len lỏi vào những nơi xưa nay được coi là chuẩn mực, thánh thiêng như trường học, nhà thờ, nhà chùa. Hiện tượng buôn thần, bán thánh, học giả, bằng giả, gian dối trong làm ăn kinh tế cũng như trong đời sống không phải hiếm gặp. Không ai lạ gì cảnh “gà hai chuồng, rau hai luống” và bây giờ là “tài vụ hai quyết toán và giáo sư hai giáo án”. Tất cả những hiện tượng đó là do “con người giả” gây ra. Người giả đó có trong mọi thành phần xã hội từ người nông dân quê mùa đến vị giáo sư đạo mạo, từ em học sinh đến ông cán bộ cao cấp. Những con người giả đó đang làm tha hóa xã hội và tha hóa chính bản thân họ. Người giả không từ tên trời rơi xuống hay từ dưới đất chui lên. Họ cũng chính là những người bình thường trong xã hội nhưng bị môi trường xã hội nhuộm đen cái chất “người thật” biến thành chất “người giả”. Rồi đến lượt những “người giả” này làm xã hội ngày càng bẩn hơn. Giống như que củi khi bị đốt cháy lại góp phần làm cho đống lửa cháy to hơn.
Đạo Công Giáo tạo ra những con người “sạch” hơn cho xã hội.
Người ta thường nói: “Sách nhà đạo, gạo nhà chùa”. Sách vở của đạo Công Giáo rất nhiều, giáo lý, giáo luật cũng rất lắm điều khoản. Thế nhưng lại có thể tóm gọn trong một điều là “Kính Chúa, yêu người”. Nhưng thế nào là “kính Chúa”? Theo Phúc âm dạy: “Nếu chúng con yêu mến Thày, chúng con hãy tuân giữ lời răn của Thày” (Ga 14, 15). Lời răn của Chúa được ghi trong 10 điều răn. Trong đó chỉ có 3 điều nói về Chúa còn 7 điều nói về tương quan giữa con người với nhau. Con người không được gây tội ác với đồng loại như giết người, không được vi phạm luật công bằng như lấy của cải người khác, không được trái luân lý đạo làm người như bất hiếu với cha mẹ hay tà dâm với người khác ngoài vợ chồng. Nhưng lời răn đó không chỉ cấm hành động sai trái mà còn cấm cả suy nghĩ, tư tưởng không lành mạnh như ao ước chiếm đoạt tài sản cuả người khác, mơ tưởng chiếm đoạt thân xác với người khác ngoài hôn nhân. Tức là ngăn chặn sự xấu xa từ “trong trứng nước” của người tín hữu. Chúa truyền cho tín hữu điều răn mới: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương anh em” (Ga 15, 12). Mà Chúa thì yêu thương nhân loại khi đưa con người lên hàng bạn hữu của Chúa và cao nhất là hy sinh bản thân để cứu nhân loại. Cho nên yêu thương người khác như chính mình, mà người khác là những người thân cận mình như cha mẹ, vợ con, người trong gia đình, họ hàng, làng xóm, cộng đồng và cả nhân loại. Sự yêu thương đó thể hiện, “Điều gì con không thích, thì cũng đừng làm cho ai” (Tb 4,15) và “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (Mt 5, 15). Nếu vậy, làm gì có chuyện, mình thích ăn rau sạch mà lại trồng ra bẩn bán ra chợ? Làm gì có chuyện mình không muốn mất môt xu nào nhưng lại đi lừa người cả bạc tỷ?
Đạo Công Giáo đi xa hơn khi khuyên tín đồ phải yêu thương cả kẻ thù: “Phải yêu mến kẻ thù” (Mt 5,45) và buộc tội “Ai ghét anh em mình là kẻ giết người” (1Ga 3,14). Đây là điều khó chấp nhận với tâm lý, tình cảm con người bình thường. Đạo Công Giáo cho rằng nếu yêu thương những người thân, người thương yêu mình thì quá đơn giản vì có đi, có lại. Nhưng tín đồ Công Giáo phải yêu thương cả người thù ghét mình. Tội phạm là điều đạo Công Giáo phê phán, lên án và tín đồ phải tránh xa nhưng người phạm tội lại phải yêu mến nhiều hơn vì họ là người bệnh tật mà thày thuốc phải yêu thương và chăm sóc hơn những người khỏe mạnh. Nếu điều này được phổ cập trong xã hội thì không thể có những vụ án đánh, giết người dã man vàxung đột chiến tranh thảm khốc giữa các dân tộc, quốc gia.
Yêu người là thuộc tính quan trọng nhất của đạo Công Giáo vì “kẻ nào không yêu anh chị em mà mình xem thấy thì không thể mến Thiên Chúa mà mình không xem thấy được” (1Ga 4,20). Chính thuộc tính này đã giúp cho tôn giáo này tạo ra nhân lực sạch cho xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi nhận: “Tôn giáo Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả” (1).Lòng nhân ái cao cả được thể hiện khi họ đối xử với những người có số phận kém may mắn như bị các căn bệnh phong cùi, HIV/AIDS. Lúc này, người tín đồ không còn quan niệm đấy là người bệnh khốn khổ mà là chính Chúa hiện diện để họ có cơ hội thể hiện lòng mến Chúa. Vì vậy, sẽ khó có thể tìm được một người không tôn giáo làm được những việc như sơ Mai Thị Mậu 40 năm gắn bó với những bệnh nhân phong ở Di Linh đã được tặng danh hiệu Anh hùng lao động năm 2006 nhưng như ông Lê Khả Phiêu-nguyên Tổng Bí thư Đảng nhận xét: Chị phải được phong 2 lần anh hùng mới xứng đáng. Sự tận tụy hết lòng với những người kém may mắn như sơ Mậu không thể mua được bằng tiền hay vinh thăng chức tước. Khi thành phố Hồ Chí Minh lập Trung tâm chăm sóc người bị bệnh HIV/AIDS giai đoạn cuối ở xã Đức Hạnh, Bình Phước năm 2004. Dù đã có quyết định tăng lương cao cho đội ngũ y, bác sĩ phục vụ ở đây nhưng không thể tìm ra người phục vụ. Cuối cùng thành phố phải nhờ Tòa Tổng Giám mục và 8 nữ tu đầu tiên đã đi nhận nhiệm sở. Thật khó có thể kiếm ra được người làm công ăn lương phục vụ bệnh nhân như các nữ tu Công Giáo. Bác sĩ Trần Hữu Ngoạn- Giám đốc trại phong Quy Hòa, người đã dám tiêm trực khuẩn Hasen vào cơ thể để chứng minh rằng bệnh phong không lây nhiễm, sau 31 năm gắn bó với bệnh nhân phong, bác sĩ được đề nghị nhận giải thưởng quốc tế trị giá 30.000 đô la. Bác sĩ đã từ chối và nói: Tôi là đảng viên, là Giám đốc ăn lương Nhà nước làm được một số việc có gì là lạ. Người đáng nhận thưởng là các nữ tu Phan Sinh. Họ không phải công chức, chỉ làm với tình thương. Họ làm được những việc mà công chức không dám làm (2).
Đúng là chỉ với “lòng bác ái cao cả” của người Công Giáo, mới xuất hiện những tấm gương mà không tôn giáo nào có như bà Nguyễn Thị Nhiệm (Sóc Sơn, Hà Nội), Nguyễn Văn Bao (Nam Định), Tống Phước Phúc (Nha Trang)…hàng ngày đi thu gom những thai nhi đưa về chôn cất chu đáo ở nghĩa trang thai nhi.Hay hàng chục tỷ đồng cho công tác từ thiện được quyên góp hàng năm từ giới Công Giáo.
2. Góp phần xây dựng lối sống lành mạnh
Ngay từ khi du nhập vào kinh thành Thăng Long hồi giữa thế kỷ XVII, những người Công Giáo đối xử với nhau quá tốt lành, đầy tình thương yêu nên người dân lúc đó đã gọi tôn giáo này là “đạo yêu nhau”(3). Họ không chỉ đối xử thảo hiếu với cha mẹmà đối xử tử tế với người ở, kẻ làm công, chăm sóc, chữa trị cho người bệnh tật,khuyên bảo kẻ bất lương… tạo ra lối sống tốt lành trong xã hội. Từ năm 1670 khi thành lập dòng Mến Thánh giá đầu tiên ở Việt Nam, các nữ tu đã được giao 5 nhiệm vụ, ngoài cầu nguyện còn có huấn luyện đạo đức cho phụ nữ, săn sóc bệnh nhân nữ, chăm sóc trẻ mồ côi, khuyên bảo phụ nữ đàng điếm.
Cách đây hơn 60 năm, Giám mục Paul Seitz (Kim) đã cảnh báo nguy cơ diệt vong của các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên nếu nạn nghiện rượu không dẹp được:
“Tôi chỉ nhắc lại hai điều: Không những phải hạn chế số ghè anhem thường quen uống mà nhất là phải kiêng bỏ thứ rượu trắng…Anhem phải biết rằng, từ nay tôi truyền cho tất cả các linh mục không được ban phép giải tội và các phép Bí tích cho những ai cố tâm mua và uống thứ rượu trắng để say sưa.
Hơn thế nữa, tôi nhắc lại, mỗi năm là các bậc đàn anh trong làng phải triệu tập đại hội để cùng nhau đọc lại Thư chung về bệnh rượu và tìm những quyết định hợp thời về cách thức bài trừ bệnh ấy trong mỗi làng. Hội nghị ấy là một huấn lệnh mà Giám mục anh em đã công bố nên phải tuân theo.
Hãy tin chắc rằng: điều kiện thứ tư để người Thượng được tồn tại là phải diệt trừ bệnh rượu” (4).
Khi nạn ma túy hoành hành ở nhiều nơi ở Việt Nam, Hồng Y Phạm Đình Tụng đã có Thư chung ngày 22-10-1996 kêu gọi:
“Tôi khẩn thiết kêu gọi mọi người hãy chung tay góp sức chặn đứng và tẩy sạch tệ nạn này ra khỏi gia đình và làng xóm chúng ta. Tôi đề nghị các Cha rao giảng về tai hại của tệ nạn này để mọi người hiểu rõ. Mỗi xứ họ cần có kế hoạch điều tra và phát hiện kịp thời số người nghiện hút. Các bậc cha mẹ phải thường xuyên theo dõi con em, không để chúng đi lại những nơi có nguy cơ bị lôi cuốn hay giao tiếp với những con nghiện.
Đối với những người đã trót nghiện, chúng ta hãy lấy tinh thần bác ái khuyên bảo và làm mọi cách giúp đỡ họ cai nghiện càng sớm càng tốt. Nếu không bệnh của họ sẽ lây lan sang người khác một cách nhanh chóng như vết dầu loang” (5).
Có lẽ ở vùng giáo, các tín đồ luôn được giáo huấn như vậy nên ít tội phạm hình sự hơn, ít các tệ nạn xã hội hơn. Tất nhiên Giáo hội cũng phải cập nhật giáo huấn của mình. Ví dụ, trước đây, Giáo hội chỉ cấm nghiện hút thuốc phiện, nay khi có một số giáo dân dính vào lao lý do buôn ma túy, Giáo hội đã đưa hành vi buôn ma túy thành tội, giáo dân phải tránh phạm cũng như các tệ nạn của mặt trái nền kinh tế thị trường. Thư chung năm 2001 của HĐGMVN viết:
“Hoàn cảnh đang thay đổi sâu rộng và nhanh chóng do tác động của xu hướng toàn cầu hóa. Đó đây trên bình diện quốc gia, mức sống của người dân còn thấp, lao động không đủ sống…sự sống không được tôn trọng và bảo vệ đúng mức, lại thường xuyên bị đe dọa bởi thiên tai và nạn hủy diệt môi trường, bởi tai nạn giao thông và các tệ nạn như nghiện ngập ma túy, mãi dâm, HIV/AIDS; sự gian dối có chiều hướng lan tràn trong xã hội như hàng giả, bằng giả, hối lộ và tham nhũng…Tình trạng xã hội này đặt ra nhiều thách thức. Nền kinh tế thị trường có xuhướng biến tất cả thành hàng hóa và có nguy cơ lấy đồng tiền làm thước đo mọi sự”(5).
Ai cũng biết, gia đình là tế bào xã hội nhưng tế bào đó ngày nay mong manh dễ vỡ. Tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam ngày càng caochiếm tới 12% các vụ kết hôn. Nếu những năm 1977-1982, bình quân mỗi năm cả nước có 5.572 vụ ly hôn thì năm 1995 tăng lên 35. 684 vụ, năm 2005 là 65.929 vụ và năm 2010 là 126. 335 vụ. Gia đình tan vỡ, nạn nhân đầu tiên là những đứa trẻ thiếu tình yêu của cha hoặc mẹvà xã hội sẽ có thêm nhiều đứa trẻ hư, phạm pháp. Trong khi đạo Công Giáo rất chú trọng xây dựng gia đình bền vững, coi hôn nhân là Bí tích thánh thiêng và chuẩn bị chu đáo cho tiến trình này. Công Giáo cấm sống thử, cấm phá thai, hôn nhân đồng giới và kết hôn không tự nguyện nhất là không được ly hôn. Do đó, hôn nhân các gia đình Công Giáo bền vững hơn. Làng Công Giáo Trung Thành (Hải Vân, Hải Hậu, Nam Định) có 6.000 người nhưng từ năm 1945 đếnnay chỉ có 2 cặp ly hôn. Làng Hà Hồi (Hà Nội) có 1.500 nhân danh cũng 70 năm qua cũng chỉ có 2 đôi ly thân. Vì vậy, không ít thanh niên ngoài Công Giáo muốn trở lại đạo để kết hôn với người Công Giáo. Năm 2006 có 31. 576 người thì năm 2010 đã tăng lên 42.272 người. Các thủ tục cưới xin, tang ma phía Công Giáo đỡ tốn kém về chi phí và đơn giản về thủ tục. Nạn phá thai được giảm thiểu vì Công Giáo coi phá thai là tội phạm giết người. Nếu có người lỡ mang thai không theo ý muốn,Công Giáo có nhiều nhà nuôi dưỡng cả mẹ và con. Ý thức phục vụ ở các trường mẫu giáo hay trung tâm chăm sóc người già, trẻ khuyết tật do Công Giáo đảm nhận luôn được cộng đồng xã hội khen ngợi.
Một trong những lo lắng của nhân loại ngày nay là vấn đề môi trường. Giáo Hội Công Giáo không chỉ có sáng kiến lấy ngày 1-9 hàng năm là ngày bảo vệ môi trường thế giới mà còn quy kết thành tội lỗi phạm của con người với quà tặng của Chúa nếu người tín hữu không có ý thức bảo vệ. Vì thế thái độ của tín hữu với việc bảo vệ môi trường không còn là khẩu hiệu mà là ý thức phải tuân giữ và phải hành động để thể hiện ý thức đó.
3.Thiết lập cầu nối giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và thế giới
Ngay từ khi đạo Công Giáo vào Việt Nam nó đã có vai trò là cầu nối giao lưu giữa văn hóa Việt Nam và thế giới lúc bấy giờ. Những thành tựu văn hóa, văn minh khoa học kỹ thuật của phương Tây đã được giới thiệu ở Việt Nam. Qua đạo Công Giáo, người Việt mới biết những tác phẩm hội họa nổi tiếng như “Đức Mẹ đồng trinh” của Rafael, “Bữa tiệc ly” của L. Vinci hay các nhạc phẩm “Ave Maria” của Franz Schubert, “Silent Night” của F. Gruber và J. Mohr, “Jingle bell”của J.S. Pierport…Những kiến trúc giáo đường kinh điển của châu Âu như gotich, roman, byzantine cũng được thiết kế và xây dựng ở Việt Nam. Các kỹ thuật in con chữ rời, làm báo, dệt vải khổ rộng, đồng hồ chạy bằng bánh xe thậm chí cây trồng, vật nuôi như phi lao, khoai tây hay con cừu, rồi chữa bệnh theo lối Tây y, kiến thức về thiên văn, địa lý, toán học… cũng theo chân các nhà truyền giáo phương Tây vào nước ta.Những tri thức mới mẻ này không chỉ làm ngạc nhiên vua quan, dân chúng mà còn làm sửng sốt cả các bậc thức giả như nhà bác học Lê Quý Đôn bấy giờ và được chính giới nghiên cứu ngày nay ghi nhận. Các tác giả cuốn “Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hôm nay” viết:
“Nói đến ảnh hưởng của văn hóa, tư tưởng phương Tây ở Việt Nam thì chắc chắn đạo Thiên Chúa là nhân tố đầu tiên trong sự ảnh hưởng này.Và như vậy, trong lịch sử, tôn giáo luôn đóng vai trò là sứ giả đi đầu trong những cuộc viếng thăm,tiếp xúc, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc”(6).
Đạo Công Giáo cũng làm nhiệm vụ giới thiệu đất nước, con người Việt Nam ra thế giới. Ngay từ năm 1651 khi Alexandre de Rodes in 3 cuốn “Từ điển Việt- Bồ- La”,”Phép giảng tám ngày”,”Ngữ pháp tiếngViệt” thì thế giới biết đến chữ Việt và cả đất nước, con người quốc gia này. A. Rodes khen ngợi phương pháp khám và điều trị theo đông y, pháp luật đơn giản của Việt Nam. Christofo Bulzomi thì ca ngợi phong tục, tập quán và truyền thống gia đình gắn bó ở nước ta nhất là phẩm chất của người Việt:
“Họ không nghiêng về văn chương, tính tình không nham hiểm như người Tàu. Họ không quá nghiêng về quân bị, tính tình không độc ác như người Nhật. Cả về tầm thước họ không cao như người Tàu, cũng không thấp như người Nhật, dễ nghe, dễ tin và nhiều mê tín nhưng người Việt dễ nhận ra lẽ phải, không kiêu căng hay tự tôn như người Tàu” (7).
Các giáo sĩ cũng đặt câu hỏi cho các nhà khoa học vì sao họ nói đến cả thế giới mà không hề nhắc đến Việt Nam thậm chí không có tên trên bản đồ quốc tế? Đồng thời, dân tộc đó hoàn toàn không bị Hán hóa:
“Một dân tộc đã biết tiếp nhận vô vàn yếu tố Trung Hoa, bị áp đặt và thu nạp một cách tự nguyện, để dựng lên một thế giới của riêng mình và giữ gìn bản sắc độc đáo của mình” (8).
Nhiều ghi chép, bản đồ của các giáo sĩ khi giới thiệu ở nước ngoài hiện vẫn là những bằng chứng về chủ quyền quốc gia của Việt Nam như bản đồ “An Nam đại quốc đồ” của Louis Tabert in ở Ấn Độ năm 1838 hay cuốn “Lịch sử thế giới, các dân tộc, tôn giáo và phong tục tập quán của họ” cũng của vị Giám mục này xuất bản ở Paris năm 1853 có đoạn:
“Chúng tôi xin lưu ý rằng, từ 34 năm nay, quần đảo Paracel mà người Việt gọi là Cát Vàng (Hoàng Sa) gồm rất nhiều hòn đảo chằng chịt với nhau, lởm chởm những hòn đá nhô lên. Những hòn đảo này đã được chiếm cứ bởi người xứ Đàng Trong. Có điều chúng tôi biết chắc chắn là Hoàng đế Gia Long đã ngự tàu ra biển để chiếm các đóa hoa lạ cài lên vương miện của mình.Vì vậy mà ngài xét thấy đã đến lúc phải thân chinh vượt biển để tiếp thêm quân đến Hoàng Sa. Vào năm 1816, Ngài đã trịnh trọng cắm lá cờ đỏ của xứ Đàng Trong”.
Chính đạo Công Giáo với tư duy logic và khai phóng không bị ràng buộc bởi quan niệm hủ nho đã tạo ra nhiều nhân sĩ có tư tưởng canh tân đất nước như Nguyễn Trường Tộ (1830-1871), linh mục Đặng Đức Tuấn (1806-1874), Trương Vĩnh Ký (1837-1898)…
Trong giai đoạn hiện nay, đạo Công Giáo vẫn còn vai trò giao lưu như vậy. Số người Công Giáo gốc Việt với khoảng gần 2 triệu ở nhiều nước trên thế giới. Đa số họ vẫn là người yêu nước đóng góp về nhân, vật lực xây dựng quê hương. Xã Quỳnh Thanh (Quỳnh Lưu, Nghệ An) có 11.000 dân, tất cả là người Công Giáo. Kinh phí xây dựng cơ bản ở đây là 2,9 tỷ đồng/năm thì ngân sách Nhà nước chiếm 31%, đân đóng góp 30%, địa phương bỏ ra 13% còn 26% là của các linh mục quê hương đang sống ở hải ngoại. Năm 2001, xã xây trường phổ thông hết 852 triệu, linh mục Trần Minh Công (Thụy Sĩ) ủng hộ 644 triệu. Giáo xứ Thanh Đức (Đà Nẵng) xây nhà thờ hết 2.612 triệu, giáo dân quyên góp được 388 triệu, còn lại là bà con ở nước ngoài ủng hộ. Không chỉ các nhà thờ của người Việt xây ở nước ngoài mới tôn vinh bản sắc văn hóa Việt mà nhiều người Công Giáo như nữ tu Nguyễn Thị Hằng được Tổng thống Hoa Kỳ trao tặng Huân chương Nhân đạo vì có công cứu giúp nạn nhân trận bão Katrina năm 2006 hay linh mục Nguyễn Văn Hùng (Đài Loan) cũng được Liên hiệp quốc tôn vinh vì đã giúp đỡ cả ngàn phụ nữ bị đối xử bất công ở xứ này năm 2006. Ngay trường đại học Công Giáo Hoa Kỳ (The Catholic University of America- CUA) từ năm 2007 đã có chương trình Two Plus Two Program 2+2 giành cho nhiều sinh viên khoa học kỹ thuật của các trường Bách Khoa, Quốc gia tại Việt Nam.
Việt Nam cũng hay bị một số tổ chức ở nước ngoài chỉ trích về nhân quyền, tôn giáo. Nhưng nếu có nhiều sự kiện như hội nghị lần thứ X của các Giám mục Á châu họp ở Xuân Lộc năm 2012 hay Hồng Y Sepe qua thăm Việt Nam và truyền chức linh mục cho 50 phó tế năm 2005 ở Hà Nội thì vấn đề tôn giáo Việt Nam sẽ được hiểu đúng hơn với thực tế và có tác dụng hơn nhiều tuyên truyền khác.
Những phân tích trên đây, có thể khẳng định chắc chắn, đạo Công Giáocùng với các tôn giáo chân chính khác ở Việt Nam đã, đang và sẽ là nguồn lực xây dựng xã hội hiện nay.
Chú thích:
*Trưởng ban Tư duy Tôn giáo, Trung tâm Khoa học Tư duy (CTS). Bài tham luận tại cuộc Tọa đàm khoa học do Họ đồng lý luận Trung ương và Viện hàn lâm KHXHVN tổ chức ngày 2-11-2018 (ảnh).
1-Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào Công Giáo, Huy Thông giới thiệu, NXb CTQG 2004, tr.325
2-Giám mục Nguyễn Văn Sang: Đối thoại tôn giáo,tập 2, Nxb Tôn giáo 2007, tr.347
3- Sống đạo theo cung cách Việt Nam, Nxb Tôn giáo 2004, tr.246
4, 8- Phạm Huy Thông: Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công Giáo và văn hóa Việt Nam, Nxb Tôn giáo 2012, tr.84-85; tr.38
5- Niên giám Công Giáo, Nxb Tôn giáo 2004, tr.250
6- Nguyễn Tài Thư (chủ biên): sđ d,Nxb CTQG 1977,tr.59
7- Theo Nguyễn Hồng: Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, Nxb Hiện Tại Sài Gòn 1959, tr. 38
Giáo Đoàn Các Thánh Tử Đạo Woodville Nam Úc và Ca Đoàn Hy Vọng Mừng Bổn Mạng
Jos. Vĩnh SA
14:15 18/11/2018
Giáo Đoàn Woodville và Ca Đoàn Hy Vọng Nam Úc Mừng Kính Các Thánh Tử Đạo Bổn Mạng và Đại Lễ Bế Mạc Kỷ Niệm 30 Phong Thánh cho 117 Vị Thánh Tử Đạo Việt Nam
Hiệp thông với giáo hội Việt Nam mừng kính trọng thể kỷ niệm 30 năm phong thánh 117 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam, giáo đoàn Woodville và ca đoàn Hy Vọng đã long trọng tổ chức bổn mạng vào lúc 04 giờ 30, Chúa Nhật, ngày 18/11/2018.
Thật may mắn cho cộng đoàn khi buổi lễ được cử hành trong một buổi chiều đẹp trời, nắng ấm, gió nhẹ. Bên cạnh các khách mời Úc – Việt có rất đông giáo dân trong và ngoài giáo xứ Croydon Park đã qui tụ về nhà thờ Mater Dei để tham dự đại lễ bổn mạng năm nay.
Theo sự hướng dẫn của Ban tổ chức, tất cả cộng đoàn, ăn mặc chỉnh tề, từ các cụ già đến các em nhỏ, tập trung trong sân trường Whitefairs bên hông nhà thờ để chuẩn bị rước kiệu di ảnh các Thánh Tử Đạo Việt Nam vào nhà thờ.
Thánh lễ đồng tế do Cha Giuse Nguyễn Long Hải phó xứ chủ tế, cùng đồng tế có quý cha: Charles Lucati chánh xứ, cha Anthony Trần Quang Vinh đến từ giáo xứ Victor Harbour.
Thánh lễ mở đầu bằng lời chào mừng của Cha chủ tế gửi đến toàn thể cộng đoàn và các khách mời đã tham dự thánh lễ bổn mạng của giáo đoàn hôm nay. Trong suốt thánh lễ, ca đoàn Hy Vọng đã chọn lọc và hát những bài thánh ca tôn vinh các Thánh Tử Đạo rất hay và hào hùng giúp cho buổi lễ thêm phần long trọng, trang nghiêm và sốt sắng.
XEM HÌNH - SEE PHOTOS
Trước khi Thánh lễ kết thúc, Ông Trưởng Ban Ban Mục Vụ giáo đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Woodville, bằng cả 2 ngôn ngữ Anh-Việt đã có lời cảm ơn quý Cha đồng tế các vị khách mời và tất cả cộng đoàn đã tham dự thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho giáo đoàn, cảm ơn ca đoàn Hy Vọng, một phần chi thể không thể thiếu trong thánh lễ, đã luyện tập và hát rất hay, cám ơn các ân nhân đã đóng góp rất nhiều về tài vật, thức ăn cho ngày lễ bổn mạng của Giáo Đoàn hôm nay. Để đáp lời, Cha chủ tế cũng đã cảm ơn quý Cha đồng tế, các khách mời, chúc mừng bổn mạng Giáo đoàn, ca đoàn Hy Vọng và cầu chúc giáo đoàn cùng tất cả giáo dân luôn nhận được nhiều hồng ân của Thiên Chúa.
Sau phần thánh lễ là “Tiệc Mừng” được tổ chức trong sân trường học Whitefairs với rất nhiều món ăn ngon miệng do các bà, các cô thiện nguyện đóng góp.
Kết thúc là phần cắt bánh kỷ niệm bổn mạng. Mọi người ăn uống, trò chuyện vui vẻ trong niềm vui mừng, tự hào là con cháu của các Thánh Tử Đạo Việt Nam. (Văn Khánh tường trình)
Thật may mắn cho cộng đoàn khi buổi lễ được cử hành trong một buổi chiều đẹp trời, nắng ấm, gió nhẹ. Bên cạnh các khách mời Úc – Việt có rất đông giáo dân trong và ngoài giáo xứ Croydon Park đã qui tụ về nhà thờ Mater Dei để tham dự đại lễ bổn mạng năm nay.
Theo sự hướng dẫn của Ban tổ chức, tất cả cộng đoàn, ăn mặc chỉnh tề, từ các cụ già đến các em nhỏ, tập trung trong sân trường Whitefairs bên hông nhà thờ để chuẩn bị rước kiệu di ảnh các Thánh Tử Đạo Việt Nam vào nhà thờ.
Thánh lễ đồng tế do Cha Giuse Nguyễn Long Hải phó xứ chủ tế, cùng đồng tế có quý cha: Charles Lucati chánh xứ, cha Anthony Trần Quang Vinh đến từ giáo xứ Victor Harbour.
Thánh lễ mở đầu bằng lời chào mừng của Cha chủ tế gửi đến toàn thể cộng đoàn và các khách mời đã tham dự thánh lễ bổn mạng của giáo đoàn hôm nay. Trong suốt thánh lễ, ca đoàn Hy Vọng đã chọn lọc và hát những bài thánh ca tôn vinh các Thánh Tử Đạo rất hay và hào hùng giúp cho buổi lễ thêm phần long trọng, trang nghiêm và sốt sắng.
XEM HÌNH - SEE PHOTOS
Trước khi Thánh lễ kết thúc, Ông Trưởng Ban Ban Mục Vụ giáo đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Woodville, bằng cả 2 ngôn ngữ Anh-Việt đã có lời cảm ơn quý Cha đồng tế các vị khách mời và tất cả cộng đoàn đã tham dự thánh lễ tạ ơn và cầu nguyện cho giáo đoàn, cảm ơn ca đoàn Hy Vọng, một phần chi thể không thể thiếu trong thánh lễ, đã luyện tập và hát rất hay, cám ơn các ân nhân đã đóng góp rất nhiều về tài vật, thức ăn cho ngày lễ bổn mạng của Giáo Đoàn hôm nay. Để đáp lời, Cha chủ tế cũng đã cảm ơn quý Cha đồng tế, các khách mời, chúc mừng bổn mạng Giáo đoàn, ca đoàn Hy Vọng và cầu chúc giáo đoàn cùng tất cả giáo dân luôn nhận được nhiều hồng ân của Thiên Chúa.
Sau phần thánh lễ là “Tiệc Mừng” được tổ chức trong sân trường học Whitefairs với rất nhiều món ăn ngon miệng do các bà, các cô thiện nguyện đóng góp.
Kết thúc là phần cắt bánh kỷ niệm bổn mạng. Mọi người ăn uống, trò chuyện vui vẻ trong niềm vui mừng, tự hào là con cháu của các Thánh Tử Đạo Việt Nam. (Văn Khánh tường trình)
Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam, CD Tổng Hợp GP San Bernadino, CA ngày 3/11/2018
VietCatholic Network
15:45 18/11/2018
Thánh Ca: Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam
Tác Giả: Lm. Vũ Đình Trác
Trình Bày: ca đoàn tổng hợp Giáo Phận San Bernadino, CA
với sự điều khiển của ca trưởng Nguyễn Khải mở đầu khai mạc Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo GP SB, CA ngày 3 tháng 11 năm 2018.
Giáo Xứ Paris Cử Hành Lễ Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Lê Đình Thông
16:29 18/11/2018
Mở đầu Thánh lễ, linh mục Gilbert Nguyễn Kim Sang, Giám đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris ngỏ lời chào mừng Đức Cha Colomb, với trọng trách chủ chăn, luôn gần gũi với Giáo Hội Việt Nam. Trong phần đáp từ, ĐGM La Rochelle bầy tỏ niềm vui được cử hành Thánh lễ mừng kính 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Giáo Xứ. Ngài cho biết đã dự Đại Lễ Phong Thánh ngày 19/06/1988 tại Roma, khi ngài còn là một linh mục trẻ 35 tuổi. Trong Đại lễ Phong thánh, thầy Phó tế Gioan Nguyễn Văn Đích tu học tại Hội Thừa Sai Paris đã công bố Tin Mừng bằng tiếng Latinh.
Sau khi Ca đoàn Giáo Xứ đồng ca Gieo Mầm Tin Yêu : ‘‘Ai dãi dầu mưa nắng, đi gieo trồng mầm sống. Ươm vào đất quê hương mình bao hạt giống trên nương đồng, mong chờ ngày lúa đơm bông’’, thầy Phó tế Cao Trọng Nghĩa đã công bố Tin Mừng : ‘‘Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá hàng ngày mà theo.’’
Trong phần kết lễ, LS Lê Đình Thông đã thay mặt cộng đoàn cám ơn Đức Cha Colomb : ‘‘Sự hiện diện của Đức Cha minh chứng Giáo Hội Việt Nam có liên hệ mật thiết với Hội Thừa Sai Paris. Trong một bài phỏng vấn, Đức Cha đã thổ lộ : ngài có ơn kêu gọi làm linh mục vào những năm đen tối nhất của lịch sử Việt Nam.
Vị đại diện cộng đoàn cũng đã cám ơn các cha sinh viên đã giúp giài tội và cùng hiệp dâng Thánh lễ. Các ngài đến từ nhiều Giáo phận quê nhà, là hạt giống đức tin trên đồng ruộng tín hữu.
Được biết Đức Cha Colomb từng là Bề trên Tổng quyền Hội Thừa sai Paris. Trước khi dâng mình cho Chúa, ngài là luật gia chuyên về Dân luật, sau đó học Thần học tại Đại Học Công Giáo Paris. Ngài thụ phong linh mục năm 34 tuổi. Trước khi được bầu làm bề trên tổng quyền, ngài là bề trên nhà tập, phụ trách công tác thiện nguyện. Đa số những người thiện nguyện đều làm việc tại Việt Nam.
Lê Đình Thông
Hình ảnh : Phanxicô Nguyễn Huy
Văn Hóa
Kinh Lạy Cha
Đinh Văn Tiến Hùng
22:06 18/11/2018
Cảm nghiệm theo tác phẩm ‘Ghi chú về Kinh Lạy Cha’ của Raissa Maritain’ (Dịch:Vũ văn An)
-“Anh chị em đừng gọi ai dưới đất này là cha,
vì anh chị em chỉ có một Cha trên trời “ ( Mt.23 :9 )
-“Khi ấy Chúa Giê-su phán cùng các môn đệ rằng: khi cầu nguyện các con đừng nhiều lời như dân ngoại, họ nghĩ phải nói nhiều mới được chấp nhận. Đừng làm như họ, vì Cha các con biết rõ điều các con cần, ngay cả trước khi các con xin. Vậy các con hãy cầu nguyện như thế này :
Lạy Cha chúng con ở trên trời.
( Mt.6 : 7- 15
*Tạ ơn Thiên Chúa muôn đời,
Cho con diễm phúc gọi Người là Cha,
Từ khi con mới sinh ra,
Đến khi nhắm mắt bên Cha nhân từ.
*Kinh Lạy Cha chính Chúa truyền dạy,
Các Tông Đồ tiên khởi năm xưa,
Khi thưa Chúa chỉ cho cầu nguyện,
Đây là Lời Vàng Ngọc Chúa truyền.
*LẠY Cha ngự trị trên trời,
Danh Cha cả sáng muôn đời vinh quang,
Ý Cha trần thế, thiên đàng,
Cũng đều tuân phục ca vang danh Người.
CHA ban hồng phúc cho đời,
Thân thương trao lại những lời dấu yêu,
Thế trần khắc khoải trăm chiều,
Kêu Cha một tiếng mọi điều an tâm.
CHÚNG con đời sống gian trần,
Bồng bềnh trên sóng nương thân bến nào,
Nên luôn khao khát mong sao,
Tìm được bến đậu ghé vào bình an.
CON hèn lạy Chúa cao sang,
Chính Ngài đã dạy con hằng nhớ luôn,
Đời con những lúc đau buồn,
Có Cha bên cạnh là nguồn cậy trông.
Ở đời cuộc sống mong manh,
Tham quyền, đàn áp tranh giành khắp nơi
Chiến tranh hủy diệt con người,
Kẻ sống hoang loạn, người thời thiếu ăn.
TRÊN thế giới thiếu công bằng,
Lòng người mê muội, gian tham phơi bày.
Quên đi lời dạy Chúa trời,
Anh em dòng máu cùng Người Cha chung.
TRỜI cao Cha hãy rủ lòng,
Xin thương cứu giúp đến cùng đoàn con,
Dù cho biển đất hao mòn,
Chúng con hạnh phúc vẫn còn có Cha.
*CHÚNG con chúc tụng hoan ca,
Hồng ân ban xuống giao hòa yêu thương,
Để cho những kẻ lầm đường,
Trở về đường chính bốn phương thuận hòa.
CON cầu xin Chúa thứ tha,
Tuân hành ý Chúa, ngợi ca ơn Người,
Con cảm tạ Chúa! Chúa ơi!
Ban cho thân xác của nuôi hàng ngày.
NGUYỆN xin ơn Chúa đổ đầy,
Tâm hồn tội lỗi con đây yếu hèn,
Lời con thống hối dâng lên,
Xin Ngài ban sức vững bền cậy trông.
DANH Cha là ngọn lửa hồng,
Thiêu tan cám dỗ cho lòng sạch trong,
Danh Cha ánh sáng rạng đông,
Xua đi bóng tối, tử thần chạy xa.
CHA là Từ Phụ hải hà,
Xóa bỏ tội con thiết tha kêu cầu,
Ghi lòng tạc dạ ân sâu,
Để con tha thứ thế nhân nợ mình.
CẢ trời và đất hồi sinh,
Cảm tạ Cha đã quên mình vì con,
Cha làm biển cạn, rời non,
Tình thương Cha vẫn cho con ngọt ngào.
SÁNG danh Chúa trên trời cao,
Cho con đời sống biết bao tuyệt vời,
Cha là đường chính cuộc đời,
Dẫn về Quê thật là nơi Vĩnh Hằng.
* Bốn phương huynh đệ một lòng,
Cùng con một Chúa, chờ trông Nước Trời,
Thật là hạnh phúc người ơi !
Yêu thương đùm bọc như lời Cha ban.
Đinh văn Tiến Hùng
Ghi Chú về Kinh Lạy Cha của Raissa Maritain, Chương III, tiết 7
Vũ Văn An
22:52 18/11/2018
Tiết 7: Nhưng Cứu Chúng Con Cho Khỏi Sự Dữ {1}
Lời cầu xin thứ bảy được "liên kết chặt chẽ" với lời cầu xin thứ sáu "về hình thức và ý nghĩa của nó" {2}. Nó đáp ứng lời cầu xin này như một tiếng vang.
Nhưng đồng thời nó là "một kết thúc tóm tắt ngắn gọn mọi lời cầu xin khác" {3}; bằng một nét duy nhất và cuối cùng, nó tóm lược tất cả các lời cầu xin ấy, và với chúng là lời cầu nguyện tuyệt vời của toàn bộ sáng thế. Đó là lý do tại sao nó chính xác tạo thành một lời cầu xin riêng biệt.
*
Các Giáo Phụ Hy Lạp nói chung hiểu chữ ponèros ở giống đực (ὁ πονηρός - ho ponêros), và nói: "Nhưng cứu chúng con khỏi Ma Qủy" {4}. Theo Cha Lagrange, tốt hơn là theo truyền thống phương Tây và hiểu từ này là trung tính (τὸ πονηρόν [to ponêron]). Trong bản Bẩy Mươi, nơi nó xuất hiện thường xuyên, thực sự nó biểu thị sự xấu hay sự ác, không bao giờ là ma quỷ cả. Cũng thế, Thánh Phaolô viết: ῥύσεται με ὁ ϰύριος ἀπὸ παυτὸς ἔργου πουηροῦ (hrusetai me / ho kurios apo pantos er gou ponêrou) "Chúa sẽ giải thoát tôi khỏi mọi công việc ác xấu (của kẻ thù của tôi)" {5}. Đúng là trong một đoạn văn của Mátthêu{6}, từ này được dùng ở giống đực để chỉ ma quỷ. Nhưng đó là đoạn duy nhất trong Mátthêu đã dùng như thế.
Tuy nhiên, trường hợp dùng duy nhất trên, đối với chúng ta, có vẻ hơi lay chuyển chủ trương của Cha Lagrange. Về phần chúng ta, chúng ta nghĩ rằng ý nghĩa thực sự của lời cầu xin thứ bảy là "Hãy cứu chúng con khỏi sự dữ" và nó không trực tiếp ám chỉ ma quỷ, nhưng vẫn đề cập đến hắn một cách gián tiếp; đến nỗi khi nói rằng, "Hãy cứu chúng con cho khỏi sự dữ", chúng ta cũng nói, mặc dù một cách mặc nhiên, "Hãy cứu chúng con khỏi ma qủy".
Vì hoàng tử của thế gian này là người đứng đầu mọi tà ác, {7} và chính hắn, khi cám dỗ và lật đổ Ađam, đã mang đến cho chúng ta tội lỗi và cái chết và mọi điều xấu khiến chúng ta đau khổ, và trong cuộc thi đấu với Chúa Kitô, hắn vẫn đòi thực hiện trên chúng ta những điều hắn vẫn coi là quyền của hắn. Khi xin cho được cứu khỏi sự dữ, chúng ta xin bằng cùng những chữ và cùng một lúc để được cứu khỏi ách và sự bạo ngược của hắn.
Sự dữ mà chúng ta xin được cứu khỏi rõ ràng là sự dữ luân lý, "mọi loại sự dữ luân lý" {8} mà sự cám dỗ khuyến khích chúng ta phạm.
Platông nhận định một cách không thể nào quên được rằng bị trừng phạt (dù và đặc biệt một cách bất công) tốt hơn là có tội. Thánh Tôma dạy rằng, sự dữ luân lý, hay sự dữ tội lỗi "là sự dữ nổi bật hay sự dữ theo nghĩa cùng cực nhất {9}. Qua nó, tôi thoát khỏi Đức Chúa Trời để không tạo ra được gì, tôi gây thương tích cho Tình Yêu sáng tạo, và tôi đóng đinh Chúa Kitô. Qua nó, nếu tôi không ăn năn, tôi sẽ mất linh hồn. Xin rằng, " Xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ," là xin, " Hãy cứu chúng con cho khỏi tội lỗi".
Tuy nhiên, há không có một loại sự dữ nào khác ngoài sự dữ tội lỗi đó ư? Và há lời cầu xin của chúng ta để được cứu khỏi sự dữ bị giới hạn vào một loại sự dữ nhất định, dù đó có thể là sự dữ nổi bật nhất hay sao? Tiếng kêu của chúng ta để được cứu thoát không có giới hạn nào hơn là lòng thương xót của Chúa Giêsu. Ab omni malo, libera nos, Domine. Ab omni peccato, libera nos, Domine. A fulgure et tempestate, a flagello terrae motus, a peste, fame et bello, a morte perpetua libera nos Domine. Xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, lạy Chúa. Xin cứu chúng con khỏi mọi tội lỗi, lạy Chúa. Xin cứu chúng con khỏi mọi sấm sét và bão tố, khỏi mọi động đất, mọi bệnh dịch, mọi đói kém và chiến tranh, khỏi cái chết đời đời, lạy Chúa.
Xin cứu chúng con khỏi nỗi buồn sầu vô song khi thấy những người chúng con yêu thương phải chịu đau khổ vô phương cứu chữa. Xin cứu chúng con khỏi bóng tối thiêng liêng. Xin cứu chúng con khỏi nỗi thống khổ, chắc chắn là trạng thái thống khổ mà Chúa Thánh Thần thương xót đặc biệt (há nó không luôn được nói đến trong Kinh Thánh một cách cảm thương đến thế đó ư?). Xin cứu chúng con khỏi địa ngục thiếu thốn trần gian. Xin cứu chúng con khỏi những tra tấn do con người hoặc do những chứng bệnh ác độc nhất gây ra.
Ở hàng thứ hai, chắc chắn thế - vì chúng là sự dữ theo một ý nghĩa kém triệt để và ít ghê sợ hơn – sự dữ đau khổ và sự dữ đau đớn cũng được bao gồm trong lời cầu xin cuối cùng của Kinh Lạy Cha.
Đây là điều Thánh Augustinô nghĩ khi ngài viết: nói xin cứu chúng con khỏi sự dữ hay nói như Thánh Vịnh gia thì cũng như nhau: " xin cứu con khỏi các kẻ thù của con, xin bảo vệ con khỏi những kẻ nổi dậy chống lại con" {10}. Thánh Augustinô giải thích thêm rằng bất kể người Kitô hữu chịu nỗi buồn khổ nào, lời cầu xin cuối cùng của Kinh Lạy Cha đều nhắc nhở họ rằng họ được tạo nên vì điều tốt này là họ sẽ không còn chịu bất cứ sự dữ nào nữa, và nó cũng cho họ thấy mục tiêu mà những rên rỉ và khóc than của họ nên nhắm tới{11}.
Vào thời Trung Cổ, người ta không để cho quan điểm của Thánh Augustinô rơi vào quên lãng. Nhân lời cầu xin thứ bẩy trong tác phẩm nhỏ của Thánh Tôma về Kinh Lạy Cha {12}, chúng ta đọc thấy “Chúa dạy chúng ta xin một cách chung chung được cứu khỏi mọi sự dữ, tội lỗi, bệnh tật, nghịch cảnh, phiền não…. Người cứu chúng ta khỏi các phiền não hoặc bằng cách miễn chúng cho chúng ta, một điều ngoại thường và chỉ liên quan đến những người quá yếu đuối - hoặc bằng cách an ủi chúng ta (Nếu Thiên Chúa không an ủi, không ai có thể đứng vững. Chúng ta đã phải chịu đựng quá mức, quá sức chúng ta {13} nhưng Thiên Chúa, Đấng an ủi người khiêm tốn, sẽ an ủi chúng ta '{14}) - hoặc bằng cách ban cho chúng ta những điều tốt đẹp cao hơn - hoặc bằng cách thay đổi chính nỗi thống khổ thành điều tốt qua sự nhẫn nại{15}; các nhân đức khác quả tình phục vụ những điều tốt đẹp, nhưng đức nhẫn nại làm sự dữ sinh lợi, và chính trong các sự dữ, nghĩa là trong các nghịch cảnh, mà nó cần thiết"{16}.
Máu của Chúa Kitô đã cứu chúng ta khỏi tội lỗi; nhưng sự giải thoát này sẽ chỉ được thực hiện đầy đủ, cho mỗi người, vào lúc cuối đời - và với điều kiện họ không từ chối ơn thánh. Và đồng thời, chúng ta sẽ được cứu thoát khỏi mọi sự dữ thuộc bất cứ loại nào. Và vào ngày phục sinh, khi tất cả sẽ được nên trọn và Chúa Giêsu sẽ phục hồi mọi sự trong tay Cha Người, các trời mới và đất mới sẽ nhẩy mừng hân hoan vì vĩnh viễn được hoàn toàn thoát khỏi mọi tội lỗi và chết chóc, và khỏi mọi thống khổ và phiền não.
*
Có thể nói lời cầu xin cuối cùng của Kinh Lạy Cha quay lại ba lời cầu xin đầu tiên. Giống như chúng, nó hàm ngụ một ý nghĩa cánh chung tối hậu. Giống như chúng, nó sẽ chỉ hoàn toàn được thể hiện ở bên kia thế giới này và lịch sử của nó. Nó nêu lên sự phản kháng của nó chống lại sự dữ trong tất cả các biên độ của nó và dưới mọi hình thức của nó, chống lại gốc gác sự dữ, cũng như chống lại sự đe dọa của sư dữ ẩn nấp khắp mọi nơi, và chống lại đế chế sự dữ vốn cản trở thế giới trong cuộc đấu tranh chống lại sự dữ trong mọi ý nghĩa của hạn từ, mà sự thất bại cuối cùng sẽ đánh dấu sự chiến thắng của Đấng Thánh Thiên Chúa, của Nước Thiên Chúa và của thánh ý Thiên Chúa.
Khi chúng ta đọc lời cầu xin thứ bảy, điều trên môi miệng chúng ta là khát vọng sâu sắc nhất cho chính chốn sâu thẳm của tạo vật để được cứu thoát một cách siêu nhiên khỏi mọi thiếu sót và thất bại mà khả thể của chúng, một vũ trụ của bản chất được tạo dựng chắc chắn mang theo. Và chúng ta không chỉ cầu nguyện cho chính mình mà còn cho toàn bộ sáng thế, "rên siết và quằn quại như sắp sinh nở,... trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con” {17}.
Lời cầu xin cuối cùng của Kinh Lạy Cha không chỉ có ý nghĩa luân lý mà còn có ý nghĩa siêu hình và vũ trụ. Nó có những tiếng vang vô tận.
_______________________________________________________________________
{1} Alla hrusai hêmas apo tou ponêrou.--Mt. 6:13.
{2} Lagrange, Evang. selon saint Matthieu, p. 131, n. 13.
{3} Thánh Cyprianô, De Oratione Domin. n. 27, P.L., 4, 537.
{4} Đây là kiểu dịch theo Bible de Jérusalem (Paris: Editions du Cerf, 1956), p. 1296.
{5} 2 Tm. 4:18.
{6} Mt. 13:19.
{7} Thánh Tôma Aquinô, Sum. theol., III, 8, 7.
{8} Lagrange, Đã dẫn.
{9} Xem Thánh Tôma, Sum. theol., I, 48, 6.
{10} Qui dicit, Erue me ab inimicis meis, Deus, et ab insurgentibus in me libera me (Ps. 58:2), quid aliud dicit quam, libera nos a malo? (khi người ta đọc: ôi lạy Chúa, xin cứu con khỏi các kẻ thù của con; xin bảo vệ con khỏi những người nổi lên chống lại con, điều này đâu có nghĩa gì khác hơn là đọc: xin cứu chúng con khỏi sự dữ?) Thánh Augustinô, Ad Probam, P.L., 33, 503 (n. 22).
{11} "Cum dicimus, Libera nos a malo, nos admonemus cogitare, nondum nos esse in eo bono ubi nullum patiemur malum. Et hoc quidem ultimum quod in dominica oratione positum est, tam late patet, ut homo christianus in qualibet tribulatione eonstitutus in hoc gemitus edat, in hoc lacrymas fondat, hinc exordiatur, in hoc immoretur, ad hoc terminet orationem." (Khi chúng ta đọc: xin cứu chúng con khỏi sự dữ, chúng ta khuyên mình nhận ra điều này: chúng ta chưa được hưởng tình trạng trong đó ta không phải cảm nghiệm sự dữ. Và lời cầu xin này, một lời cầu xin nằm ở cuối Kinh Lạy Cha, có tính tổng hợp đến nỗi, người Kitô hữu, bất luận gặp phiền não nào, cũng có thể, trong khi dùng nó, nói lên các rên rỉ của mình và tìm được lối thoát cho dòng nước mắt của minh, họ có thể bắt đầu với lời cầu xin này, tiếp tục với nó và kết thúc lời cầu nguyện với nó) Ibid., cap. 11, n. 21, col. 502. Chúng tôi đã giữ nghĩa của đoạn này bằng cách viết tắt. -- Xem ibid., cap. 14, n. 26, col. 504: In his ergo tribulationibus quae possunt et prodesse et nocere, quid oremus, sicut oportet, nescimus; et tamen quia dura, quia molesta, quia contra sensum nostrae infirmitatis sunt, universali humana voluntate, ut a nobis haec auferantur, oramus." (Chúng ta không biết phải cầu xin điều gì cho xứng liên quan đến các phiền não của mình, những phiền não có thể tốt cho chúng ta mà cũng có thể gây hại cho chúng ta; ấy thế nhưng vì chúng khó chịu và đau đớn, và đi ngược lại các cảm quan tự nhiên của bản tính yếu đuối của chúng ta, nên chúng ta cầu xin với ước nguyện chung của nhân loại, để chúng được lấy đi khỏi chúng ta).
{12} "Ở đây, Thánh Tôma nại tới thế giá của Thánh Augustinô, nhưng không nhắc đến ngài. Đối với chúng ta, hình như có điều chắc đây là một vấn đề trong thư Ad Probam vì một trong các đoạn (cap. 11, n. 21) của lá thư mà chúng ta nhắc đến này đã được trích dẫn trong Catena aurea liên quan tới lời cầu xin thứ bẩy của Kinh Lạy Cha.
{13} 2 Cr. 1:8.
{14} Ibid., 7:6.
{15} Xem Rm. 5:3.
{16} In Orat. Domin. Expositio (Marietti), n. 1102 (cô đọng).
{17} Rm. 8:22-23.
Còn 1 kỳ: Chương IV: Lời Kinh của Chúa Giêsu
Lời cầu xin thứ bảy được "liên kết chặt chẽ" với lời cầu xin thứ sáu "về hình thức và ý nghĩa của nó" {2}. Nó đáp ứng lời cầu xin này như một tiếng vang.
Nhưng đồng thời nó là "một kết thúc tóm tắt ngắn gọn mọi lời cầu xin khác" {3}; bằng một nét duy nhất và cuối cùng, nó tóm lược tất cả các lời cầu xin ấy, và với chúng là lời cầu nguyện tuyệt vời của toàn bộ sáng thế. Đó là lý do tại sao nó chính xác tạo thành một lời cầu xin riêng biệt.
Các Giáo Phụ Hy Lạp nói chung hiểu chữ ponèros ở giống đực (ὁ πονηρός - ho ponêros), và nói: "Nhưng cứu chúng con khỏi Ma Qủy" {4}. Theo Cha Lagrange, tốt hơn là theo truyền thống phương Tây và hiểu từ này là trung tính (τὸ πονηρόν [to ponêron]). Trong bản Bẩy Mươi, nơi nó xuất hiện thường xuyên, thực sự nó biểu thị sự xấu hay sự ác, không bao giờ là ma quỷ cả. Cũng thế, Thánh Phaolô viết: ῥύσεται με ὁ ϰύριος ἀπὸ παυτὸς ἔργου πουηροῦ (hrusetai me / ho kurios apo pantos er gou ponêrou) "Chúa sẽ giải thoát tôi khỏi mọi công việc ác xấu (của kẻ thù của tôi)" {5}. Đúng là trong một đoạn văn của Mátthêu{6}, từ này được dùng ở giống đực để chỉ ma quỷ. Nhưng đó là đoạn duy nhất trong Mátthêu đã dùng như thế.
Tuy nhiên, trường hợp dùng duy nhất trên, đối với chúng ta, có vẻ hơi lay chuyển chủ trương của Cha Lagrange. Về phần chúng ta, chúng ta nghĩ rằng ý nghĩa thực sự của lời cầu xin thứ bảy là "Hãy cứu chúng con khỏi sự dữ" và nó không trực tiếp ám chỉ ma quỷ, nhưng vẫn đề cập đến hắn một cách gián tiếp; đến nỗi khi nói rằng, "Hãy cứu chúng con cho khỏi sự dữ", chúng ta cũng nói, mặc dù một cách mặc nhiên, "Hãy cứu chúng con khỏi ma qủy".
Vì hoàng tử của thế gian này là người đứng đầu mọi tà ác, {7} và chính hắn, khi cám dỗ và lật đổ Ađam, đã mang đến cho chúng ta tội lỗi và cái chết và mọi điều xấu khiến chúng ta đau khổ, và trong cuộc thi đấu với Chúa Kitô, hắn vẫn đòi thực hiện trên chúng ta những điều hắn vẫn coi là quyền của hắn. Khi xin cho được cứu khỏi sự dữ, chúng ta xin bằng cùng những chữ và cùng một lúc để được cứu khỏi ách và sự bạo ngược của hắn.
Sự dữ mà chúng ta xin được cứu khỏi rõ ràng là sự dữ luân lý, "mọi loại sự dữ luân lý" {8} mà sự cám dỗ khuyến khích chúng ta phạm.
Platông nhận định một cách không thể nào quên được rằng bị trừng phạt (dù và đặc biệt một cách bất công) tốt hơn là có tội. Thánh Tôma dạy rằng, sự dữ luân lý, hay sự dữ tội lỗi "là sự dữ nổi bật hay sự dữ theo nghĩa cùng cực nhất {9}. Qua nó, tôi thoát khỏi Đức Chúa Trời để không tạo ra được gì, tôi gây thương tích cho Tình Yêu sáng tạo, và tôi đóng đinh Chúa Kitô. Qua nó, nếu tôi không ăn năn, tôi sẽ mất linh hồn. Xin rằng, " Xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ," là xin, " Hãy cứu chúng con cho khỏi tội lỗi".
Tuy nhiên, há không có một loại sự dữ nào khác ngoài sự dữ tội lỗi đó ư? Và há lời cầu xin của chúng ta để được cứu khỏi sự dữ bị giới hạn vào một loại sự dữ nhất định, dù đó có thể là sự dữ nổi bật nhất hay sao? Tiếng kêu của chúng ta để được cứu thoát không có giới hạn nào hơn là lòng thương xót của Chúa Giêsu. Ab omni malo, libera nos, Domine. Ab omni peccato, libera nos, Domine. A fulgure et tempestate, a flagello terrae motus, a peste, fame et bello, a morte perpetua libera nos Domine. Xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, lạy Chúa. Xin cứu chúng con khỏi mọi tội lỗi, lạy Chúa. Xin cứu chúng con khỏi mọi sấm sét và bão tố, khỏi mọi động đất, mọi bệnh dịch, mọi đói kém và chiến tranh, khỏi cái chết đời đời, lạy Chúa.
Xin cứu chúng con khỏi nỗi buồn sầu vô song khi thấy những người chúng con yêu thương phải chịu đau khổ vô phương cứu chữa. Xin cứu chúng con khỏi bóng tối thiêng liêng. Xin cứu chúng con khỏi nỗi thống khổ, chắc chắn là trạng thái thống khổ mà Chúa Thánh Thần thương xót đặc biệt (há nó không luôn được nói đến trong Kinh Thánh một cách cảm thương đến thế đó ư?). Xin cứu chúng con khỏi địa ngục thiếu thốn trần gian. Xin cứu chúng con khỏi những tra tấn do con người hoặc do những chứng bệnh ác độc nhất gây ra.
Ở hàng thứ hai, chắc chắn thế - vì chúng là sự dữ theo một ý nghĩa kém triệt để và ít ghê sợ hơn – sự dữ đau khổ và sự dữ đau đớn cũng được bao gồm trong lời cầu xin cuối cùng của Kinh Lạy Cha.
Đây là điều Thánh Augustinô nghĩ khi ngài viết: nói xin cứu chúng con khỏi sự dữ hay nói như Thánh Vịnh gia thì cũng như nhau: " xin cứu con khỏi các kẻ thù của con, xin bảo vệ con khỏi những kẻ nổi dậy chống lại con" {10}. Thánh Augustinô giải thích thêm rằng bất kể người Kitô hữu chịu nỗi buồn khổ nào, lời cầu xin cuối cùng của Kinh Lạy Cha đều nhắc nhở họ rằng họ được tạo nên vì điều tốt này là họ sẽ không còn chịu bất cứ sự dữ nào nữa, và nó cũng cho họ thấy mục tiêu mà những rên rỉ và khóc than của họ nên nhắm tới{11}.
Vào thời Trung Cổ, người ta không để cho quan điểm của Thánh Augustinô rơi vào quên lãng. Nhân lời cầu xin thứ bẩy trong tác phẩm nhỏ của Thánh Tôma về Kinh Lạy Cha {12}, chúng ta đọc thấy “Chúa dạy chúng ta xin một cách chung chung được cứu khỏi mọi sự dữ, tội lỗi, bệnh tật, nghịch cảnh, phiền não…. Người cứu chúng ta khỏi các phiền não hoặc bằng cách miễn chúng cho chúng ta, một điều ngoại thường và chỉ liên quan đến những người quá yếu đuối - hoặc bằng cách an ủi chúng ta (Nếu Thiên Chúa không an ủi, không ai có thể đứng vững. Chúng ta đã phải chịu đựng quá mức, quá sức chúng ta {13} nhưng Thiên Chúa, Đấng an ủi người khiêm tốn, sẽ an ủi chúng ta '{14}) - hoặc bằng cách ban cho chúng ta những điều tốt đẹp cao hơn - hoặc bằng cách thay đổi chính nỗi thống khổ thành điều tốt qua sự nhẫn nại{15}; các nhân đức khác quả tình phục vụ những điều tốt đẹp, nhưng đức nhẫn nại làm sự dữ sinh lợi, và chính trong các sự dữ, nghĩa là trong các nghịch cảnh, mà nó cần thiết"{16}.
Máu của Chúa Kitô đã cứu chúng ta khỏi tội lỗi; nhưng sự giải thoát này sẽ chỉ được thực hiện đầy đủ, cho mỗi người, vào lúc cuối đời - và với điều kiện họ không từ chối ơn thánh. Và đồng thời, chúng ta sẽ được cứu thoát khỏi mọi sự dữ thuộc bất cứ loại nào. Và vào ngày phục sinh, khi tất cả sẽ được nên trọn và Chúa Giêsu sẽ phục hồi mọi sự trong tay Cha Người, các trời mới và đất mới sẽ nhẩy mừng hân hoan vì vĩnh viễn được hoàn toàn thoát khỏi mọi tội lỗi và chết chóc, và khỏi mọi thống khổ và phiền não.
Có thể nói lời cầu xin cuối cùng của Kinh Lạy Cha quay lại ba lời cầu xin đầu tiên. Giống như chúng, nó hàm ngụ một ý nghĩa cánh chung tối hậu. Giống như chúng, nó sẽ chỉ hoàn toàn được thể hiện ở bên kia thế giới này và lịch sử của nó. Nó nêu lên sự phản kháng của nó chống lại sự dữ trong tất cả các biên độ của nó và dưới mọi hình thức của nó, chống lại gốc gác sự dữ, cũng như chống lại sự đe dọa của sư dữ ẩn nấp khắp mọi nơi, và chống lại đế chế sự dữ vốn cản trở thế giới trong cuộc đấu tranh chống lại sự dữ trong mọi ý nghĩa của hạn từ, mà sự thất bại cuối cùng sẽ đánh dấu sự chiến thắng của Đấng Thánh Thiên Chúa, của Nước Thiên Chúa và của thánh ý Thiên Chúa.
Khi chúng ta đọc lời cầu xin thứ bảy, điều trên môi miệng chúng ta là khát vọng sâu sắc nhất cho chính chốn sâu thẳm của tạo vật để được cứu thoát một cách siêu nhiên khỏi mọi thiếu sót và thất bại mà khả thể của chúng, một vũ trụ của bản chất được tạo dựng chắc chắn mang theo. Và chúng ta không chỉ cầu nguyện cho chính mình mà còn cho toàn bộ sáng thế, "rên siết và quằn quại như sắp sinh nở,... trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con” {17}.
Lời cầu xin cuối cùng của Kinh Lạy Cha không chỉ có ý nghĩa luân lý mà còn có ý nghĩa siêu hình và vũ trụ. Nó có những tiếng vang vô tận.
_______________________________________________________________________
{1} Alla hrusai hêmas apo tou ponêrou.--Mt. 6:13.
{2} Lagrange, Evang. selon saint Matthieu, p. 131, n. 13.
{3} Thánh Cyprianô, De Oratione Domin. n. 27, P.L., 4, 537.
{4} Đây là kiểu dịch theo Bible de Jérusalem (Paris: Editions du Cerf, 1956), p. 1296.
{5} 2 Tm. 4:18.
{6} Mt. 13:19.
{7} Thánh Tôma Aquinô, Sum. theol., III, 8, 7.
{8} Lagrange, Đã dẫn.
{9} Xem Thánh Tôma, Sum. theol., I, 48, 6.
{10} Qui dicit, Erue me ab inimicis meis, Deus, et ab insurgentibus in me libera me (Ps. 58:2), quid aliud dicit quam, libera nos a malo? (khi người ta đọc: ôi lạy Chúa, xin cứu con khỏi các kẻ thù của con; xin bảo vệ con khỏi những người nổi lên chống lại con, điều này đâu có nghĩa gì khác hơn là đọc: xin cứu chúng con khỏi sự dữ?) Thánh Augustinô, Ad Probam, P.L., 33, 503 (n. 22).
{11} "Cum dicimus, Libera nos a malo, nos admonemus cogitare, nondum nos esse in eo bono ubi nullum patiemur malum. Et hoc quidem ultimum quod in dominica oratione positum est, tam late patet, ut homo christianus in qualibet tribulatione eonstitutus in hoc gemitus edat, in hoc lacrymas fondat, hinc exordiatur, in hoc immoretur, ad hoc terminet orationem." (Khi chúng ta đọc: xin cứu chúng con khỏi sự dữ, chúng ta khuyên mình nhận ra điều này: chúng ta chưa được hưởng tình trạng trong đó ta không phải cảm nghiệm sự dữ. Và lời cầu xin này, một lời cầu xin nằm ở cuối Kinh Lạy Cha, có tính tổng hợp đến nỗi, người Kitô hữu, bất luận gặp phiền não nào, cũng có thể, trong khi dùng nó, nói lên các rên rỉ của mình và tìm được lối thoát cho dòng nước mắt của minh, họ có thể bắt đầu với lời cầu xin này, tiếp tục với nó và kết thúc lời cầu nguyện với nó) Ibid., cap. 11, n. 21, col. 502. Chúng tôi đã giữ nghĩa của đoạn này bằng cách viết tắt. -- Xem ibid., cap. 14, n. 26, col. 504: In his ergo tribulationibus quae possunt et prodesse et nocere, quid oremus, sicut oportet, nescimus; et tamen quia dura, quia molesta, quia contra sensum nostrae infirmitatis sunt, universali humana voluntate, ut a nobis haec auferantur, oramus." (Chúng ta không biết phải cầu xin điều gì cho xứng liên quan đến các phiền não của mình, những phiền não có thể tốt cho chúng ta mà cũng có thể gây hại cho chúng ta; ấy thế nhưng vì chúng khó chịu và đau đớn, và đi ngược lại các cảm quan tự nhiên của bản tính yếu đuối của chúng ta, nên chúng ta cầu xin với ước nguyện chung của nhân loại, để chúng được lấy đi khỏi chúng ta).
{12} "Ở đây, Thánh Tôma nại tới thế giá của Thánh Augustinô, nhưng không nhắc đến ngài. Đối với chúng ta, hình như có điều chắc đây là một vấn đề trong thư Ad Probam vì một trong các đoạn (cap. 11, n. 21) của lá thư mà chúng ta nhắc đến này đã được trích dẫn trong Catena aurea liên quan tới lời cầu xin thứ bẩy của Kinh Lạy Cha.
{13} 2 Cr. 1:8.
{14} Ibid., 7:6.
{15} Xem Rm. 5:3.
{16} In Orat. Domin. Expositio (Marietti), n. 1102 (cô đọng).
{17} Rm. 8:22-23.
Còn 1 kỳ: Chương IV: Lời Kinh của Chúa Giêsu
VietCatholic TV
Đức Thánh Cha cử hành Ngày Thế Giới Người Nghèo lần thứ 2 Chúa Nhật 18/11/2018
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
11:46 18/11/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Chủ đề của Ngày Thế Giới Người Nghèo lần thứ hai là một câu trích từ Thánh Vịnh 33.
“Người nghèo này kêu lên, và Chúa lắng nghe họ”.
Bài Phúc Âm trong dịp này không phải là bài Phúc Âm của Chúa Nhật thứ 33 nhưng là bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêu nói về Đức Giêsu đi trên mặt nước.
Sau khi thực hiện phép lạ hóa bánh ra nhiều, Chúa Giêsu liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng. Giải tán họ xong, Người lên núi một mình mà cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình. Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ đến cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió. Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ. Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: “Ma đấy! “, và sợ hãi la lên. Đức Giêsu liền bảo các ông: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ! “Ông Phêrô liền thưa với Người: “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài.” Đức Giêsu bảo ông: “Cứ đến! “ Ông Phêrô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giêsu. Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: “Thưa Ngài, xin cứu con với! “Đức Giêsu liền đưa tay nắm lấy ông và nói: “Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi? “Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng ngay. Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa! “
Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Chúng ta hãy nhìn vào ba điều Chúa Giêsu làm trong bài Tin Mừng hôm nay.
Đầu tiên: trong khi trời vẫn còn sáng, Ngài “bỏ đi”. Ngài rời khỏi đám đông lúc đang ở đỉnh cao của sự thành công, đang được ca ngợi vì phép lạ hóa bánh ra nhiều. Mặc dù các môn đệ vẫn còn muốn tận hưởng vinh quang, nhưng Ngài bảo các ông xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng (x. Mt 14: 22-23). Dân chúng tìm kiếm Người, nhưng Người tự mình ra đi. Khi sự phấn khích của đám đông đang dần lắng xuống, Người đi lên núi để cầu nguyện. Sau đó, giữa đêm khuya mịt mùng, Người xuống núi và đến với các môn đệ, đi trên mặt nước biển xô giạt giữa những cơn gió đang thổi qua. Trong tất cả những điều này, Chúa Giêsu đã đi ngược dòng: đầu tiên, ngài để lại thành công sau lưng, và sau đó bỏ lại sự yên bình. Ngài dạy chúng ta lòng can đảm để biết ra đi: biết bỏ lại sau lưng sự thành công đang làm phồng con tim và sự thanh bình đang làm chết dần linh hồn.
Đi đâu? Đi đến với Thiên Chúa qua lời cầu nguyện, và đến với những ai quẫn bách qua tình thương yêu. Những kho báu thực sự trong cuộc sống chúng ta là Thiên Chúa và những người xung quanh chúng ta. Và đây là con đường Chúa Giêsu bảo chúng ta hãy chọn: hãy đi lên để đến với Thiên Chúa và đi xuống để đến với anh chị em của chúng ta. Ngài kéo chúng ta ra khỏi cảnh thư thái gặm cỏ trong những thảo nguyên thoải mái của cuộc sống, khỏi một cuộc sống an nhàn giữa những thú vui nhỏ nhặt hàng ngày. Các môn đệ của Người không nhắm đến sự thanh nhàn vô tư của một cuộc sống bình thường. Giống như Chúa của họ, họ phải sống lang thang trên đường, du hành với chút hành lý nhẹ nhàng, sẵn sàng bỏ lại sau lưng những vinh quang, cẩn thận không để mình dính bén đến của cải chóng qua. Kitô hữu biết rằng quê hương của họ ở nơi khác, và rằng thậm chí ngay bây giờ - như Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta trong bài đọc hai – họ là “người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa” (x Êphêsô 2:19), cho dù họ từng là những người tứ phương thiên hạ. Chúng ta không sống để tích lũy; vinh quang của chúng ta hệ tại ở chỗ biết bỏ lại sau lưng những điều qua đi để giữ cho chắc những gì tồn tại. Chúng ta hãy cầu xin Chúa làm cho chúng ta nên giống như Hội Thánh đã được mô tả trong bài đọc thứ nhất: đó là luôn luôn di chuyển, sẵn sàng từ bỏ và trung tín trong việc phục vụ (xem Cv 28: 11-14). Lạy Chúa, hãy khuấy động chúng con khỏi sự nhàn rỗi êm đềm, khỏi sự yên tĩnh lặng lẽ của những bến cảng an toàn. Xin giải thoát chúng con khỏi những chiếc neo của sự hấp thụ chính mình đang ghì chặt cuộc sống chúng con xuống; xin giải thoát chúng con khỏi việc không ngừng tìm kiếm thành công. Xin hãy dạy chúng con biết cách “ra đi” để cất bước trên con đường Chúa đã chỉ cho chúng con thấy: đó là đến với Chúa và đến với người xung quanh chúng con.
Điều thứ hai: giữa đêm đen, Chúa Giêsu trấn an. Ngài đến với các môn đệ của mình, trong bóng tối, “bước đi trên biển” (câu 25). “Biển” trong trường hợp này thực sự chỉ là một hồ nước lớn, nhưng ý tưởng về “biển”, với độ sâu âm u của nó, gợi lên các lực lượng của sự ác. Chúa Giêsu, trên thực tế, đang đến gặp các môn đệ của mình bằng cách chà đạp lên những kẻ thù hung hiểm của loài người. Và đây là ý nghĩa của dấu chỉ này: đó không phải là một màn biểu dương sức mạnh chiến thắng, nhưng là một mặc khải về sự chắc chắn rằng Chúa Giêsu, và chỉ có Chúa Giêsu mới chiến thắng được những kẻ thù lớn nhất của chúng ta là ma quỷ, tội lỗi, sự chết và nỗi sợ. Hôm nay, Ngài phán cùng chúng ta: “Yên tâm, Thầy đây mà; đừng sợ” (câu 27).
Con thuyền cuộc sống của chúng ta thường bị bão táp phong ba vùi dập. Ngay cả giữa lúc sóng yên bể lặng, phong ba cũng nhanh chóng bùng lên khuấy động. Khi chúng ta bị cuốn vào những cơn bão đó, chúng dường như là vấn đề duy nhất của chúng ta. Nhưng vấn đề không phải là cơn bão tạm thời này, mà là cách chúng ta đang chèo chống trong cuộc sống. Bí quyết chèo chống tốt nhất là mời Chúa Giêsu cùng lên thuyền. Bánh lái của cuộc sống phải được giao phó cho Người, để Người có thể lèo lái lộ trình. Chỉ một mình Ngài mới có thể trao ban sự sống trong cái chết, và mang lại hy vọng trong khổ đau; Chỉ một mình Người mới có thể chữa lành trái tim của chúng ta bằng sự tha thứ của Người và giải phóng chúng ta khỏi sự sợ hãi bằng cách cấy trong ta sự tự tin. Hôm nay, chúng ta hãy mời Chúa Giêsu lên con thuyền cuộc đời của chúng ta. Giống như các môn đệ khi xưa, chúng ta sẽ nhận ra rằng một khi Người lên tàu, gió sẽ lặng dần (x. câu 32) và không còn có chuyện đắm thuyền. Chỉ với Chúa Giêsu chúng ta mới có khả năng đưa ra sự bảo đảm. Chúng ta cần biết là ngần nào những người có thể an ủi người khác không phải với những lời trống rỗng, nhưng với những lời có sức sống. Nhân danh Chúa Giêsu, chúng ta mới có thể đem lại niềm ủi an thực sự. Đó không phải là những lời khích lệ trống rỗng, nhưng sự hiện diện của Chúa Giêsu mang lại sức mạnh. Lạy Chúa, xin hãy trấn an chúng con, khi được Chúa an ủi, chúng con sẽ có thể mang lại niềm ủi an thực sự cho người khác.
Điều thứ ba Chúa Giêsu làm là, ở giữa cơn bão, Người giơ tay ra (xem câu 31). Ngài nắm lấy tay Phêrô, là người trong nỗi sợ hãi và nghi ngờ của mình, đang chìm xuống, và kêu lên: “Lạy Chúa, xin cứu con!” (Câu 30). Chúng ta có thể đặt mình vào vị trí của Phêrô: chúng ta là những người hèn tin, đang cầu xin ơn cứu rỗi. Chúng ta đang mong muốn cuộc sống thực và chúng ta đang cần đến bàn tay chìa ra của Chúa để kéo chúng ta ra khỏi sự dữ. Đây là sự khởi đầu của đức tin: đó là loại bỏ niềm tự hào làm cho chúng ta cảm thấy tự mãn, để chúng ta có thể nhận ra rằng chúng ta đang cần ơn cứu rỗi. Đức tin phát triển trong bầu khí này, trong đó chúng ta thích ứng bằng cách chọn cho mình một vị trí bên cạnh những người không đặt mình trên bệ cao nhưng là những người thiếu thốn và đang kêu đòi được giúp đỡ. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là tất cả chúng ta phải sống đức tin của mình khi tiếp xúc với những người quẫn bách. Đây không phải là một lựa chọn xã hội học; nhưng là một yêu cầu thần học. Nó đòi hỏi phải thừa nhận rằng chúng ta là những người ăn mày cầu xin ơn cứu rỗi, là anh chị em của tất cả mọi người, nhưng đặc biệt là anh chị em của những người nghèo mà Chúa yêu mến. Như thế, chúng ta mới nắm được tinh thần của Tin Mừng. “Tinh thần khó nghèo và yêu mến, theo Công Đồng, thực ra là vinh quang và chứng tá của Giáo Hội Chúa Kitô” (Hiến chế Vui mừng và Hy vọng, 88).
Chúa Giêsu đã nghe tiếng kêu của Phêrô. Chúng ta hãy cầu xin ân sủng biết lắng nghe tiếng kêu của tất cả những người bị xô giạt bởi những con sóng của cuộc đời. Đó là tiếng kêu của người nghèo, đó là tiếng kêu bị bóp nghẹt của đứa trẻ chưa chào đời, của những đứa trẻ chết đói, của những người trẻ tuổi được sử dụng để nổ bom hơn là tiếng la hét vui vẻ trong sân chơi. Đó là tiếng kêu của người già, bị lãng quên và bỏ rơi một mình. Đó là tiếng kêu của tất cả những người phải đối mặt với những cơn bão của cuộc sống mà không có sự hiện diện của bằng hữu. Đó là tiếng kêu của tất cả những người bị buộc phải chạy trốn khỏi mái nhà và quê hương cho một tương lai bất định. Đó là tiếng kêu của toàn bộ những dân tộc, bị tước đoạt ngay cả những nguồn tài nguyên thiên nhiên tuyệt vời của họ. Đó là tiếng kêu của tất cả những Lagiarô, những người đang khóc lóc trong khi một thiểu số giàu có đang chè chén những thứ, công bằng mà nói, thuộc về tất cả mọi người. Bất công là gốc rễ dai dẳng của nghèo đói. Tiếng kêu của người nghèo hàng ngày trở nên mạnh mẽ hơn nhưng lại được lắng nghe ít hơn, vì bị chìm lỉm giữa những tiếng hò reo của thiểu số những kẻ giàu có. Những người giàu ngày càng ít đi, nhưng những kẻ giàu thì giàu có hơn bao giờ.
Khi đối diện với sự khinh thường phẩm giá con người, chúng ta thường vẫn khoanh tay đứng nhìn hoặc dang rộng hai tay như một dấu chỉ thất vọng trước sức mạnh ác nghiệt của tà ác. Tuy nhiên, các Kitô hữu chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn trong sự thờ ơ, hoặc dang rộng hai tay trong sự bất lực. Không. Là các tín hữu, chúng ta phải chìa tay ra, như Chúa Giêsu đã làm với chúng ta. Tiếng kêu của người nghèo được Chúa lắng nghe, nhưng liệu tiếng kêu ấy có được chúng ta đáp lại không? Liệu chúng ta có mắt để nhìn, có tai để nghe, có đôi tay để chìa ra giúp đỡ không? “Chính Chúa Kitô đang mời gọi lòng bác ái của các môn đệ Ngài nơi bản thân những người nghèo” (Hiến chế Vui mừng và Hy Vọng, thượng dẫn). Ngài yêu cầu chúng ta nhận ra Ngài nơi tất cả những người đói khát, nơi những người xa lạ và nơi những ai bị tước phẩm giá, nơi những bệnh nhân và nơi những tù nhân (x. Mt 25: 35-36).
Chúa chìa tay ra, một cách nhưng không và không phải vì bổn phận phải làm. Và do đó, chúng ta cũng phải như thế. Chúng ta không được mời gọi để chỉ tử tế với những ai thích chúng ta. Điều đó là bình thường, nhưng Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta phải làm điều gì đó nhiều hơn thế nữa (x. Mt 5:46): hãy trao ban cho những ai không có gì để hồi đáp, hãy yêu thương một cách nhưng không (x. Lc 6: 32-36). Chúng ta hãy nhìn lại cuộc sống chính mình. Tất cả những gì chúng ta làm, liệu chúng ta có bao giờ làm bất cứ điều gì hoàn toàn nhưng không, những gì làm cho một người nào đó không có khả năng hồi đáp chúng ta hay không? Đó sẽ là bàn tay dang rộng của chúng ta, là kho tàng đích thật của chúng ta trên thiên đàng.
Lạy Chúa, xin chìa tay Chúa ra cho chúng con và nắm lấy chúng con. Xin giúp chúng con biết yêu như Chúa yêu. Xin hãy dạy chúng con biết bỏ lại đằng sau tất cả những gì đang qua đi, biết là một nguồn trấn an cho những người xung quanh chúng con, và biết trao ban nhưng không cho tất cả những người quẫn bách. Amen.
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay: GM Giuse Vũ Văn Thiên là Tân TGM Hà Nội - Thứ Hai 19/11/2018
VietCatholic Network
23:21 18/11/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật, ngày 18 tháng 11, 2018.
2- ĐTC Phanxicô cử hành Thánh lễ Ngày Thế Giới Người Nghèo lần II.
3- ĐTC bổ nhiệm Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên làm tân Tổng Giám Mục TGP Hà Nội.
4- Giáo Hội tăng trưởng trong thinh lặng, chứ không phô diễn.
5- Chiều kích phụ nữ trong Giáo hội và trong đối thoại đại kết.
6- ĐTC tiếp Đại Hội Đồng Hội Hiệp Sĩ Thánh Mộ Jerusalem.
7- Bắt đầu thực hiện hang đá Giáng Sinh bằng cát tại Vatican.
9- Quân Hồi Giáo Séneka tấn Công Giáo phận Công Giáo tại Cộng Hòa Trung Phi.
10- Hội Nghị Các Giám Mục Hoa Kỳ tại Baltimore đã kết thúc.
9- Điện thoại thông minh cho trẻ em có cần hay không?
11- Thành phố Venice chiếu ánh sáng đỏ tưởng nhớ các Kitô hữu bị bách hại.
12- Đại hội Liên hiệp Bề trên thượng cấp Việt Nam lần thứ 6.
13- Giới thiệu Thánh Ca: Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam.
Thánh Ca
Thánh Ca: Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam, Ca Đoàn Tổng Hợp GP San Bernadino, CA
VietCatholic Network
15:39 18/11/2018
Thánh Ca: Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam
Tác Giả: Lm. Vũ Đình Trác
Trình Bày: ca đoàn tổng hợp Giáo Phận San Bernadino, CA
với sự điều khiển của ca trưởng Nguyễn Khải mở đầu khai mạc Đại Lễ Các Thánh Tử Đạo GP SB, CA ngày 3 tháng 11 năm 2018.