Ngày 12-11-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:22 12/11/2013
MUÔN MẶT CỦA A TU LA
N2T

A Tu La ngoài việc không ngừng chiến tranh với các thiên thần, lại còn tiến hành phá hoại trên thiên giới và nhân gian, chúng nó là những tư tế phá hoại có tiếng tăm, cũng là những quỷ ăn người rất đáng sợ !
Có một con quỷ A Tu La ăn thịt người tên là Bát Ca, nó xâm nhập vào thôn làng của nhân loại và yêu cầu dân trong làng mỗi ngày phải cống nộp cho nó một tấn rau tươi, bắp ngô và một người, bằng không thì nó sẽ ăn tất cả các dân trong làng, dân trong làng mỗi ngày đều sống trong khủng hoảng lo sợ, cho đến khi thần Tì Ma đánh bức Bát Ca, mới khiến cho họ thoát khỏi sự quấy phá của chúng nó.
Ngoài ra, trong địa ngục còn có ác tà là con rắn yêu quái Na Ca, thân trên là hình người, thân dưới là đuôi rắn, chúng nó thường biến thành những cô gái rất đẹp để mê hoặc loài người.
Bọn quỷ phá hoại là A Tu La đã đem lại những nguy hiểm rất lớn cho vũ trụ.
(Truyện thần thoại Ấn Độ)

Suy tư:
A Tu La không phải chỉ một ác thần, mà là vô số ác thần có mặt khắp nơi để cám dỗ và làm hại con người trên mặt đất cũng như các thiên thần trên thiên giới. A Tu La giống như Lu-xi-phe là quỷ vương trong giáo lý của người Ki-tô hữu, nó bị Thiên Chúa phạt xuống trong hỏa ngục, và từ đó trở thành những kẻ đối nghịch với Thiên Chúa và là kẻ thù của loài người...
Ma quỷ hóa thân thành những tư tế không thích cầu nguyện mà chỉ biết hưởng thụ; ma quỷ hóa thân thành những người miệng nói lời yêu thương của Phúc Âm, nhưng trong lòng đầy những hận thù ghét ghen; ma quỷ hóa thân thành những người vung tiền ra làm phước cho người nghèo, nhưng lại che giấu một tâm hồn lợi dụng sự nghèo khó của họ để đánh bóng tên tuổi của mình cho một âm mưu; ma quỷ hóa thân thành những người kiêu ngạo thường muốn phá những nỗ lực yêu thương đoàn kết của cộng đoàn.v.v...
Nhưng Đức Chúa Giê-su đã đến thế gian giương cao ngọn cờ yêu thương trên Thánh Giá bằng chính cái chết đau thương của mình, để đánh bại ma quỷ và ban ơn sủng cho những ai tin vào Ngài, để họ không ngừng thay đổi cuộc sống của mình cho phù hợp với tình yêu của Thiên Chúa đã dành cho họ.
Ma quỷ có rất nhiều khuôn mặt, nhưng khuôn mặt nào cũng chống lại ý định của Thiên Chúa và làm hại con người...
-----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:25 12/11/2013
N2T

7. Tất cả các thánh đều hy sinh mạng sống của mình, có người hy sinh mạng sống vì đao kiếm, có người vì nhẫn nại mà hy sinh mạng sống của mình.

(Thánh giáo hoáng Gregory)
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Lễ các thánh Tử Đạo Việt Nam: Tình yêu mạnh hơn sự chết
Lm. Đan Vinh
18:54 12/11/2013
LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Mt 10,17-26

TÌNH YÊU MẠNH HƠN SỰ CHẾT

I.HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mt 10,17-26

(17) Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các Hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ. (18) Và anh em sẽ bi điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết. (19) Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì. (20) Thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em. (21) Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh cho người ta giết. Cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. (22) Vì Danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát. (23) Khi người ta bách hại anh em trong thành này, thì hãy trốn sang thành khác. Thầy bảo thật anh em: anh em chưa đi hết các thành của Ít-ra-en, thì Con Người đã đến. (24) Trò không hơn thầy, tớ không hơn chủ. (25) Trò được như thầy, tớ được như chủ đã là khá lắm rồi. Chủ nhà mà người ta còn gọi là Bê-en-dê-bun, huống chi là người nhà. (26) Vậy anh em đừng sợ người ta. Thật ra, không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ. Không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết. (27) Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày. Và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng.

2. Ý CHÍNH: Khi sai mười hai Tông đồ đi giảng, Đức Giê-su tiên báo cho các ông biết những sự bách hại vì Danh Người đang chờ đón các ông. Tuy nhiên chính khi bị bách hại lại là cơ hội tốt để các ông làm chứng trước tòa án Do thái và các chính quyền ngoại đạo. Các ông sẽ gặp những sự bất hòa ngay trong gia đình và sự thù ghét nơi người đời. Nhưng ai giữ vững đức tin và trung thành với Chúa đến cùng thì sẽ được cứu độ. Các ông cũng cần phải khôn ngoan để tránh bị bắt bớ. Dù gặp hoàn cảnh bất lợi nào đi nữa, cũng đừng sợ hãi, nhưng hãy can đảm làm chứng cho Chúa. Hãy vững lòng trông cậy vì các ông đang nắm giữ chân lý là điều luôn có sức chinh phục lòng người.

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Anh em sẽ bị điệu ra trước mặt Vua chúa quan quyền vì Thầy, để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết” (Mt 10,18).

2. CÂU CHUYỆN: THÁNH NỮ I-NÊ ĐÊ.

Trong số 117 vị thánh Tử đạo tại Việt nam, chỉ có một phụ nữ là thánh nữ I-NÊ LÊ THỊ THÀNH (hay cũng gọi là bà thánh I-NÊ ĐÊ). Bà là mẹ của 8 người con. Trước khi trở thành thánh tử đạo, bà đã là một người mẹ hiền gương mẫu. Cô con gái út của bà đã khai về mẹ mình trước tòa phong thánh rằng: “Thân mẫu chúng tôi rất quan tâm giáo dục con cái. Người dạy chúng tôi học chữ và học giáo lý. Về sau còn dạy chúng tôi cách thức dự lễ và xưng tội rước lễ”.

Bà Đê đã dùng căn nhà của mình làm nơi trú ẩn cho các linh mục thừa sai, để tránh sự ruồng bắt của vua quan. Vào buổi sáng lễ Phục Sinh năm 1861, tổng đốc Nam Định đã sai quân đến nhà bắt giữ bà. Bấy giờ bà đang trong tuổi lục tuần. Bà đã bị tra khảo tàn nhẫn để buộc phải khai báo nơi trú ẩn của các linh mục thừa sai. Nhưng bà tỏ ra kiên cường, không hề hé môi nói nửa lời. Sau đó bà lại bị bắt ép khiêng qua cây Thánh giá, bị bỏ rắn độc vào người. Khi con gái bà đến thăm và tỏ vẻ đau lòng thấy quần áo của mẹ mặc bị loang lổ những vết máu đỏ tươi, thì bà đã an ủi con rằng: “Con ơi, đừng khóc nữa. Mẹ mặc áo hoa hồng đấy. Mẹ chịu khổ vì Danh Chúa Giê-su thì sao con lại phải khóc?” Sau ba tháng chịu đủ mọi cực hình, người đàn bà kiên cường ấy đã từ giã cuộc đời, để lại cho hậu thế một tấm gương anh dũng trung thành với Chúa cho đến hơi thở cuối cùng.

3. SUY NIỆM:

1)Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là những ai?

+ Các ngài là hằng trăm ngàn giáo dân Việt Nam không rõ danh tánh, đã sẵn lòng chịu chết để làm chứng cho Chúa. Các Ngài đã bị giết hại dưới thời chế độ phong kiến, do các phong trào Cần Vương và Văn Thân thực hiện. Câu chuyện sau đây cho thấy điều đó: Một người đàn ông nọ bị quân lính bắt giải đến cho quan tòa xét xử. Quan tòa truyền lấy một chiếc dùi nung đỏ khắc lên đôi gò má của ông bốn chữ: “Gia-Tô Tả Đạo” rồi tống giam vào ngục. Ngồi trong tù suy nghĩ lại, ông cảm thấy áy náy vì lúc bị khắc dấu đã không dám can đảm nói lên quan điểm của mình, vì “Gia-Tô” đâu phải là “tả đạo”. Ngay trong đêm hôm ấy, ông đã yêu cầu bạn tù dùng dao rạch bỏ hai chữ “tả đạo” trên má, chỉ để lại hai chữ “Gia-tô” là thánh Danh Chúa Giê-su. Sáng hôm sau, ông lại bị điệu ra trước tòa án với khuôn mặt còn loang lổ máu, ông đã can đảm bênh vực đức tin và sau đó đã bị khép tội phản nghịch và được chết vì đạo.

+ Các ngài cũng là phụ nữ: Có một bà nọ bị bắt vì đã theo đạo và bị tòa kết án bị “voi giày”. Hai ngày trước khi ra pháp trường, bà viết thư cho người nhà yêu cầu gửi cho bà bộ quần áo cưới mà bà đã mặc khi trước, vì bà nghĩ rằng: “Ngày tôi bị chết vì đức tin chính là ngày tôi được gặp gỡ vị Tân Lang là Chúa Giê-su”. Hôm bị xử tử, khi ba hồi chiêng trống vang lên, người ta thấy quân lính dẫn ra một thiếu phụ mặc áo như cô dâu trong ngày cưới. Sau đó bà đã bị voi dùng vòi quấn ngang thắt lưng tung lên cao, rồi khi bà rơi xuống đất thì nó dẫm đạp lên người cách tàn bạo.

+ Các ngài thuộc mọi lứa tuổi: Có một cụ ông 80 tuổi như linh mục Lê Bảo Tịnh, có một bà lão 60 như bà thánh I-nê Đê, một thiếu niên 14 tuổi như Phao-lô Bột, một trẻ nữ 12 tuổi như Lu-xi-a Liễu, một cậu bé lên 10 như Phao-lô Đạm, một em bé mới 9 tuổi như Gio-an Túc...

+ Các ngài đủ mọi ngành nghề trong xã hội: Có người làm linh mục như cha Phi-líp-phê Minh, làm thầy giảng như thày An-rê Phú Yên, làm nữ tu như 270 dì phước dòng Mến Thánh Giá, làm chủng sinh như chú Tô-ma Thiện, làm quan chức triều đình như Hồ Đình Hy, làm quân lính như Trần Văn Trông, làm trùm họ như Nguyễn Đích, làm công chức như Nguyễn Huy Mỹ, làm lái buôn như Lê Văn Gẫm, làm nông dân như Đa-minh Ninh... Hầu như mọi thành phần, lứa tuổi hay nghề nghiệp đều có đại diện. Người ta đã thống kê được 58 các vị giám mục va linh mục thừa sai, 25 linh mục Việt Nam, 340 thầy giảng, 270 nữ tu và khỏang trên 100 ngàn giáo dân đã chết vì đạo. Trong số đó, vào ngày 19 tháng 06 năm 1988, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II đã tôn phong lên bậc hiển thánh 117 vị và sau đó tới lượt thày giảng An-rê Phú Yên được phong lên bậc Chân Phước hay Á thánh. Đây là những vị có đầy đủ hồ sơ chứng minh đã anh dũng chịu chết vì đức tin. Còn hằng hà sa số các tín hữu đã bị giết chết với nhiều cách khác nhau, nhưng do thiếu hồ sơ cụ thể để xin phong thánh, nên vẫn còn chờ sẽ được tôn phong sau này.

2)Phương cách hữu hiệu nhất để làm chứng cho Chúa hôm nay là gì ?

+ Về sự bách hại đức Tin thời nay: Ngày nay ma quỷ không dùng cực hình đau khổ thể xác để bắt buộc người tín hữu bỏ đạo như vua chúa xưa, nhưng chúng dùng tiền bạc và đầu độc người tín hữu nhất là giới trẻ bằng những băng đĩa phim ảnh đồi trụy, các video games bạo lực dâm đãng, hút chích ma túy, rượu chè bài bạc… khiến các thanh thiếu niên chán ngại đọc kinh lần hạt, bỏ dự lễ Chúa Nhật... Rồi do không được nghe giảng Lời Chúa và thiếu ơn Chúa nên họ chỉ còn biết tìm kiếm tiền bạc và lao đầu vào việc hưởng thụ mà không nghĩ đến đời sau… và cuối cùng sẽ mất đức tin lúc nào không hay.

+ Ý nghĩa của tử đạo trong cuộc sống hôm nay: Tử đạo trước hết là sống Đức Tin bằng sự hy sinh quên mình phục vụ, sẵn sàng chấp nhận thua thiệt, kể cả hy sinh mạng sống của mình noi gương các thánh Tử Đạo. Sứ mệnh của người tín hữu là phải trở thành muối mặn ướp cho người đời khỏi hư hỏng, thành nắm men tin yêu làm cho thúng bột xã hội dậy lên men tình yêu của Chúa (x. Mt 5,13), nên đuốc sáng chiếu soi cho u tối trần gian như lời Chúa dạy: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16).

+ Tử đạo chính là làm chứng cho Chúa: Đức Giê-su đã sai các Tông đồ đi rao giảng Tin mừng và tiên báo các khó khăn sẽ gặp phải như sau: “Anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết” (Mt 10,18). Người cũng truyền cho các Tông đồ phải làm chứng nhân cho Người: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8). Các thánh Tử đạo Việt Nam đã chu toàn sứ mệnh làm chứng cho Chúa bằng việc chấp nhận chịu chết vì đức Tin. Con chúng ta hôm nay tuy không có cơ hội chịu chết vì Danh Chúa như xưa, nhưng chúng ta vẫn có thể làm chứng cho Chúa bằng một lối sống hy sinh quên mình, khiêm nhường vị tha và luôn yêu thương phục vụ tha nhân vô vụ lợi.

+ Phải làm chứng cho Chúa như thế nào ? : Hôm nay nếu ta chọn làm theo ý riêng ích kỷ là chúng ta đã gián tiếp chối bỏ đức tin; Khi ta chọn làm những việc xấu xa, lỗi phép công bằng và đức bác ái, là ta đang chối Chúa cách gián tiếp và bước qua Thánh giá Chúa bằng chính cuộc sống không tốt của mình. Trái lai, nếu ta năng cầu nguyện dự lễ, kèm theo lối sống công minh chính trực, sẵn sàng dấn thân quên mình và khiêm tốn phục vụ tha nhân vô vụ lợi là ta đang làm chứng cho Chúa noi gương các thánh Tử Đạo Việt Nam.

4. THẢO LUẬN: 1-Người ta thường nói: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Bạn quyết tâm sẽ làm gì để làm chứng cho Chúa tại nhà trường, công sở, nhà máy, các tụ điểm giải trí vui chơi... để xứng đáng là con cháu các thánh Tử đạo Việt nam? 2-Gặp một người bài bác đức tin, nói xấu các vị chủ chăn... bạn nên chọn cách phản ứng thế nào? 3-Bạn phải sống đức tin ra sao để có thể gây được thiện cảm với bạn bè không Công Giáo?

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Hôm nay chúng con mừng kính các thánh Tử đạo Việt nam, là tổ tiên chúng con. Các ngài đã can đảm làm chứng cho Chúa bằng sự kiên cường bất khuất, sẵn sàng chịu chết vì đức tin. Các ngài đã làm rạng danh dân tộc Việt nam trước toàn thể thế giới khi sống đến cùng ơn gọi làm tín hữu của mình. Sự hy sinh của các ngài đã nói lên chân lý này là: “Tình yêu mạnh hơn sự chết”, và chết không phải là đi vào cõi tiêu diệt, nhưng là cánh cửa bước vào cõi sống vĩnh hằng. Dù mang thân phận mỏng dòn yếu đuối, nhưng nhờ ơn Chúa giúp, các ngài đã chiến thắng sợ hãi và nêu gương sáng đức tin can trường cho chúng con hôm nay.

- LẠY CHÚA. Xin cho chúng con biết luôn sống đức tin noi gương các thánh Tử Đạo Việt Nam. Xin cho chúng con biết nhiệt thành làm chứng cho Chúa, bằng một lối sống hy sinh quên mình và khiêm nhường phục vụ. Ước gì ngọn lửa đức tin mà các thánh Tử đạo đã thắp lên sẽ được chúng con tiếp tục làm bùng sáng trên quê hương Việt nam thân yêu. Ước gì máu các ngài đổ ra sẽ làm phát sinh thêm nhiều Ki-tô hữu vừa có lòng nhiệt thành mến Chúa lại vừa yêu mến xây dựng quê hương Việt Nam ngày càng tăng tiến tốt đẹp.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người Công giáo Philippines đối diện với thảm hoạ Haiyan
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
09:51 12/11/2013
Trong những ngày qua, trên các diễn đàn mạng, nhiều cư dân mạng Việt Nam đã bày tỏ niềm cảm thông và lòng biết ơn đối với đất nước Philippines. Họ không ngần ngại gọi Philippines là “người anh chịu thương chịu khó”, quanh năm gồng mình chống đỡ bớt bão tố cho đất nước Việt Nam. Nếu không có Philippines ngoài Biển Đông thì Việt Nam sẽ phải hứng chịu toàn bộ sức mạnh của các cơn bão Thái Bình Dương. Quả không sai chút nào!

Trong một lần nói chuyện với một người anh em linh mục đang học bên Philippines, tôi thắc mắc: Tại sao đất nước Philippines quanh năm phải chịu nhiều bão tố thiên tai như thế?

Ngài bảo rằng nguyên nhân khiến cho đất nước Philippines phải hứng chịu thiên tai triền miên là do vị trí địa lý đặc thù của Philipines, một đất nước với gần 7000 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau trải dài trên vành đai lửa của Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã chuẩn bị cho người dân Philippines một điểm tựa chính là niềm tin tôn giáo. Chẳng phải Ngài đã ban tặng cho đất nước Philippines một tỉ lệ 83% dân số là Kitô giáo còn gì!

Càng ngẫm nghĩ, tôi càng thấy đúng, và tôi thầm tạ ơn Chúa về điều này. Quả vậy, quanh năm dìm mình trong bão lũ thiên tai: hết sóng thần, đến động đất; hết động đất, đến lụt lội; hết lụt lội lại đến cuồng phong… Người dân Philippines dường như không ngước đầu lên được. Có điều kỳ lạ là họ vẫn luôn lạc quan tin tưởng, không bao giờ tuyệt vọng, không bao giờ than trời trách đất. Đúng như lời của Đức Ông Jose Clemente Ignasio, người đứng đầu Cơ Quan Quản Lý Thiên Tai của Tổng Giáo Phận Manila, nói với đài CNA: “Mặc dù thiên tai liên miên, nhưng người Philippines vẫn luôn tìm kiếm Thiên Chúa và coi việc đó như một phần của cuộc sống. Trong đau thương, họ vẫn không oán trách Thiên Chúa; trái lại họ khiêm tốn cầu xin Thiên Chúa nâng đỡ và kêu xin Giáo Hội trợ giúp tinh thần” (CNA/EWTN News).

Thật tuyệt vời! Niềm tin tôn giáo cho họ niềm xác tín rằng trái đất này, thế giới này là giới hạn, là bất toàn, rằng đời sống con người nơi trần gian này cũng chỉ là tạm bợ, vô thường và chóng qua. Nước Trời phải là địa chỉ thường trú mà con người phải hướng tới. Chính niềm xác tín ấy đã cho người dân Philippines có thêm sức mạnh để đương đầu với những nghịch cảnh thương đau của cuộc đời.

Đức Tổng Giám Mục giáo phận Cebu, Jose Palma, phát biểu trước báo giới: “Không có cơn cuồng phong hay bão lũ nào có thể làm suy giảm được sức mạnh tinh thần của con dân Philippines. Chúng cũng không thể dập tắt được niềm hy vọng của chúng tôi” (CNA/EWTN News).

Giáo Hội vừa là chỗ dựa vừa là niềm an ủi cho người dân Philippines, đặc biệt trong những ngày qua. Cảm động biết bao khi nhìn hình ảnh các nhà thờ Công Giáo nêm cứng đoàn người trú bão, và rồi khi cơn bão đi qua, những nơi đó lại trở thành “nhà thương”, “nhà tế bần”, thậm chí là “nhà xác” cho những người dân đang gặp tai ương hoạn nạn. Các giáo xứ sẵn sàng mở cửa nhà thờ 24/24. Nhà thờ giờ đây tạm thời không còn là nơi diễn ra các cử hành phụng tự nữa, mà là nơi cưu mang và cứu chữa “những Giêsu” đang hoá thân nơi những người anh em bất hạnh. “Những Giêsu ấy” đang cần có nơi để băng bó các vết thương, cần có nơi để trú tạm qua đêm, và cần có nơi để lấy lại bình tâm sau cơn ác mộng do siêu bão Haiyan gây ra.

Nhìn những hình ành trên đây, tôi bỗng nhớ lại lời Chúa Giêsu nói với các luật sĩ và Biệt phái nệ luật: “Đavít đã làm gì khi ông và thuộc hạ đói bụng? Ông vào nhà Thiên Chúa lấy bánh tiến mà ăn và cho thuộc hạ cùng ăn. Thứ bánh này chỉ có Tư tế mới được ăn mà thôi” (Lc 6,3-4).

Trong hình, ta thấy đám đông những người tị nạn bão lụt chiếm lĩnh cả Cung Thánh, áo quần treo phơi ngay trên khung cửa sổ nhà thờ, thậm chí nấu ăn và rửa ráy ngay trên lối đi giữa nhà thờ. Không sao hết! Cùng với Giáo Hội, họ đang “dâng” những Thánh lễ đẹp nhất và sống động nhất trong cuộc đời mình! Thật ấm lòng khi Giáo Hội luôn bên họ và đồng hành với họ, nhất là trong những lúc đau thương nhất.

Giáo Hội nên như thế và Giáo Hội phải như thế!
 
ĐTC: Bàn tay Thiên Chúa luôn xoa dịu chúng ta
Bùi Hữu Thư
11:39 12/11/2013
VATICAN (Vatican Radio) – Đức Thánh Cha nói: Bàn tay Thiên Chúa không bao giờ tát vào mặt chúng ta nhưng là trìu mến.

Đức Thánh Cha nói: Tôi không thể tưởng tượng là Chúa vả má chúng ta. Người có thể la rầy chúng ta, tôi có thể thấy điều này, vì Người thường làm như vậy, nhưng không bao giờ làm cho chúng ta phải đau đớn."

Đức Thánh Cha nói trong bài giảng ngày 12 tháng 11 sáng nay tại nhà nguyện Thánh Mácta: Thiên Chúa bầy tỏ lòng thương yêu và trìu mến, “ngay cả khi Người cần phải la rầy chúng ta; người vẫn âu yếm vuốt ve, vì Người là Cha chúng ta.”.

Theo bản tin của Radio Vatican, Đức Thánh Cha nói: "Chúng ta hãy trao phó trong bàn tay của Chúa, như một đứa trẻ trong bàn tay của cha nó. Đó là bàn tay của sự tin cẩn.

Ngài nói: Mọi người cần phải tin cậy nơi Thiên Chúa, vì Người trung tín, yêu thương, trang nghiêm, đem đến sự sống và luôn luôn chữa lành.

Ngài nói: "Nhiều khi chúng ta nghe người ta nói rằng không biết tin tưởng nơi ai: “Tôi phó thác nơi tay Chúa!” Điều này rất tốt, vì sẽ có được sự đảm bảo an toàn nhất. “Đó là sự an toàn của người Cha yêu thương chúng ta vô cùng.”

Đức Thánh Cha nói: "Chúng ta đã được nằm trong tay Chúa ngay từ lúc khởi đầu. Phúc Âm cho thấy “một hình ảnh thật đẹp” khi Thiên Chúa nặn hình con người bằng bùn đất – “Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo”, dựng nên nhân loại và không bao giờ bỏ rơi tạo vật của Người.

Và các câu chuyện Thánh Kinh cũng kể là, như một người cha, Chúa đồng hành với con cái Người, nắm tay chúng, như người cha dẫn con đi, dậy chúng tập đi. Người dẫn đưa chúng ta trên con đường của sự sống và sự cứu chuộc."

Đức Thánh Cha nói: Thiên Chúa dùng bàn tay Người để an ủi nhân loại. “Chúa vuốt ve chúng ta khi chúng ta đau khổ” vì “Người yêu thương chúng ta vô cùng."

Ngài nói: Tình yêu này phải trả giá đắt khi Chúa Giêsu phải chết vì tội lỗi của nhân loại. “Bàn tay Thiên Chúa là bàn tay bị thương vì tình yêu, và điều này an ủi chúng ta rất nhiều."

"Chúng ta nghĩ về bàn tay Chúa Giêsu khi Người chạm đến để chữa lành những ai bệnh tật. Đó là bàn tay của Thiên Chúa: Bàn tay chữa lành chúng ta,” và cũng chữa lành cả những căn bệnh tinh thần của chúng ta nữa."
 
Đức TGM Kurtz của TGP Louisville được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ
Lm Trần Công Nghị
13:35 12/11/2013
BALTIMORE - Các giám mục Công Giáo Hoa Kỳ hôm nay 12/11/2013 đã bầu Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của Kentucky làm chủ tịch Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ trong bối cảnh những ưu tiên mục vụ mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đề ra.

TGM Jospeh Kurtz và ĐHY Tim Dolan
Đức TGM Kurtz, người đứng đầu Tổng Giáo Phận Louisville, đã được hơn một nửa số phiếu bầu chọn trong 10 ứng cử viên được đề nghị trong cuộc họp của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ. TGM Kurtz sẽ thay thế Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York vừa kết thúc nhiệm kỳ ba năm của mình. Phó chủ tịch mới là Đức Hồng Y Daniel DiNardo của Tổng Giáo Phận Galveston - Houston, Texas.

Chủ tịch Hội Đồng GMHK là phát ngôn viên chính về các vấn đề của Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ và là đại diện của Giáo Hội Hoa Kỳ với Tòa Thánh Vatican và Đức Giáo Hoàng.

TGM Kurtz năm nay 67 tuổi, sẽ đóng một vai trò quan trọng trong thời điểm khi các giám mục Hoa Kỳ đối diện với những ưu tiên và đường hướng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Đức Thánh Cha Phanxiô được bầu lên ngôi vị Giáo hoàng và hồi tháng Ba năm 2012, đã nhắc nhở rằng các vị mục tử không nên nhấn mạnh vào ý thức hệ nhưng nên đặt trọng tâm vào lòng thương xót liên quan tới các vấn đề xã hội từng gân chia rẽ. Các giám mục Hoa Kỳ đã từng tranh đấu cho ưu tiên chống lại hôn nhân đồng tính và phá thai, nói rằng các ngài đã bị buộc phải làm như vậy trong một xã hội mà các vị cho là thù địch với đức tin. Các giám mục đã chiến đấu mạnh mẽ đối với chính quyền Obama đòi hỏi các tổ chức Công Giáo phải cung cấp bảo hiểm y tế bao gồm các biện pháp tránh thai nhân tạo cho nhân viên của mình. Hàng chục tổ chức từ thiện và các giáo phận Công Giáo, cùng với các trường đại học và các doanh nghiệp thuộc Tin lành Evangelical, đang kiện đòi các tổ chức này được miễn đòi hỏi nêu trên. Vấn đề này dự kiến ​​sẽ được Tòa án Tối cao phán quyết.

Trong ba năm qua, TGM Kurtz đã từng là phó chủ tịch Hội đồng giám mục Hoa Kỳ, và thường thì vị Phó chủ tịch sẽ được bầu lên làm chủ tịch.

Đức TGM Kurtz là người gốc Pennsylvania,Ngài có bằng thạc sĩ về Tôn giáo và thạc sĩ về Công tác xã hội. Ngài coi sóc Giáo phận Allentown thuộc TB Pennsylvania trong hơn hai thập kỷ, trước khi trở thành giám mục của Knoxville, TB Tennessee. Đức Thánh Cha Benedict XVI đã bổ nhiệm ngài làm TGM giáo phận Louisville vào năm 2007. TGP Louisville có 200.000 người Công Giáo.

Đức DiNardo được Đức Thánh Cha Bênêđictô bổ nhiệm Hồng Y trong năm 2006. Ngài hiện là Tổng Giáo Phận Galveston - Houston phục vụ 1,3 triệu người Công Giáo.
 
Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ kêu gọi các Giám mục Hoa Kỳ truyền lại kho tàng đức tin bằng đời sống thánh thiện rạng ngời
Minh An
13:28 12/11/2013
BALTIMORE - Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ lên tiếng kêu gọi các Giám Mục Hoa Kỳ truyền lại kho tàng đức tin bằng đời sống thánh thiện rạng ngời.

Phát biểu tại Phiên Họp Thường Niên của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đang diễn ra tại Baltimore, sứ thần Tòa Thánh tại Mỹ đã lên tiếng mời gọi các Giám Mục nước này "làm chứng triệt để cho đức tin của các ngài nơi Chúa Giêsu Kitô" như các thánh tông đồ khi xưa đã làm.

Trích dẫn lời Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò nói rằng "con người hiện đại sẵn sàng lắng nghe các chứng nhân hơn là các thầy dạy, và nếu có nghe các thầy dạy, thì đó là vì các thầy dạy ấy đồng thời cũng là những chứng nhân... Chủ yếu là thông qua hành vi và cuộc sống hàng ngày của mình mà Giáo Hội rao giảng Tin Mừng cho thế giới, nói cách khác Giáo Hội rao giảng thông qua các chứng tá sống động và trung thành với Chúa Giêsu, chứng tá của sự thanh bần và không ràng buộc với của cải, chứng tá của tự do khi đối mặt với cường quyền thế gian, nói tắt một lời là, chứng tá về sự thánh thiện"
 
Top Stories
Philippines - Typhon Haiyan: Grève de la faim « contre le réchauffement climatique»
Eglises d’Asie
18:39 12/11/2013
Alors que le typhon Haiyan (appelé Yolanda aux Philippines) s’est abattu sur l’archipel il y a déjà cinq jours, faisant plus de 10 000 morts pour la seule ville de Tacloban, la délégation philippine à la conférence sur le climat de l’ONU qui se tient à Varsovie, a pointé du doigt la responsabilité humaine dans la recrudescence et la violence des tempêtes tropicales. L’un des représentants de l’archipel, Naderev Sano, a commencé hier une grève de la faim pour forcer les Etats membres à « prendre des décisions concrètes et urgentes » contre le réchauffement climatique.

Plus de 190 pays sont réunis depuis lundi à Varsovie au sein de la Conférence sur le climat sous l’égide des Nations Unies, afin de poser les bases de l’accord prévu en 2015 à Paris pour limiter les émissions des gaz à effet de serre. Le passage du typhon Haiyan quelques jours avant l’ouverturre du sommet a ramené les débats à des optiosn plus concrètes. « Nous sommes rassemblés ici avec, sur nos épaules, le poids de nombreuses réalités qui donnent à réfléchir» (...) comme l’impact dévastateur du typhon Haiyan », a déclaré hier la responsable de la Conférence, Christiana Figueres, devant les délégations du monde entier qui siègeront jusqu’au 22 novembre.

L’une des représentantes des Philippines, Alicia Ilaga, a pressé les participants d’agir concrètement: « Que pouvons-nous demander de plus à cette conférence que de faire progresser ces négociations et transformer les promesses en actions ? » Quant à Naderev 'Yeb' Sano, un délégué philippin surnommé le « croisé du climat » pour son engagement dans la lutte contre le réchauffement climatique, il a ému toute la conférence par une allocation très personnelle lors de l’ouverture de la session lundi 11 novembre (sa famille dont il est sans nouvelles, vit dans la province de Leyte, la plus touchée par le typhon). Il a ensuite terminé son intervention en annonçant qu’il entamait une grève de la faim dans l’espoir de mettre fin à la « folie de la crise climatique».

« Par solidarité envers mes compatriotes, qui luttent pour trouver de la nourriture (...), je vais commencer un jeûne volontaire pour la lutte contre le réchauffement climatique et m'abstiendrai de manger durant cette conférence jusqu'à ce que des résultats significatifs soient décidés », a-t-il déclaré, ponctuant son discours de larmes et ajoutant «souffrir terriblement dans l’attente de nouvelles de [sa] famille ».

« Ce que mon pays traverse est une folie. La crise climatique est une folie. Nous pouvons arrêter cela ici, à Varsovie, (...), nous pouvons prendre des mesures pour empêcher que les super-typhons ne deviennent une habitude du quotidien. »

L’annonce de sa grève de la faim a provoqué une avalanche d’encouragements et de messages de soutien sur la page Facebook et le compte Twitter de Naderev Sano. Profondément catholique, le militant écologiste a assuré de son côté les Philippins de sa prière et de sa compassion, par des messages envoyés heure par heure. Si certains lui assurent avoir vu son frère vivant, le militant n’a toujours aucune nouvelles du reste de sa famille, qui vivait dans un petit village isolé de la province de Leyte, dans les Visayas orientales

Cinq jours après le passage du plus puissant cyclone mesuré à ce jour depuis que l’on effectue des relevés météorologiques (vents soufflant à plus de 360 km/h et vagues de cinq mètres évoquant un tsunami), les ONG sur place décrivent un « paysage de désolation ». Le bilan des morts n’est pas encore connu, les Nations Unies ayant annoncé hier officiellement un chiffre « provisoire » de plus 10 000 morts pour la seule ville de Tacloban, capitale de la province de Leyte. « Pour le bilan des morts, nous nous attendons au pire; au fur et à mesure que l'accès à certains sites se débloque, nous découvrons toujours plus de cadavres », a commenté John Ging, directeur des opérations du bureau de la coordination humanitaire de l'ONU.

A Tacloban, les secours sont arrivés tardivement et les habitants affamés ont pris d’assaut les premiers convois de nourriture. Le président philippin Benigno Aquino qui venait de déclarer l'état de catastrophe nationale a décrété hier soir l’état d’urgence pour la province de Leyte afin de pouvoir y dépêcher plusieurs centaines de militaires et de policiers pour rétablir l'ordre. Mais malgré les annonces rassurantes sur « l’aide qui ne tardera plus désormais » du président des Philippines, les sinistrés dénoncent une « imprévoyance criminelle » et une absence totale de réactivité du gouvernement vis-à-vis de la catastrophe.

Si l’Eglise catholique, en mobilisant tous les diocèses du pays a rapidement rassemblé des fonds et envoyé des volontaires sur place, les autorités semblent en effet dépassées par l’ampleur de la catastrophe, laissant aux associations et notamment à la Caritas mettre en place les secours et acheminer les colis d’urgence aux survivants et déplacés.

De son côté, la communauté internationale qui a tenté d’anticiper dès l’annonce le 8 novembre de l’arrivée du typhon, a fait parvenir des équipes aux Philippines, qui tentent tant bien que mal de rejoindre les zones les plus dévastées, dont les habitants sont privés d'eau, d'électricité, de moyens de communication et de nourriture depuis plusieurs jours. Des marines américains sont arrivés avec des navires de guerre et des avions remplis de vivres et de matériel. Selon eux, « les infrastructures sont totalement détruites » et il faudra au pays « des mois, voire des années pour se reconstruire ». Les Britanniques et les Canadiens ont également envoyé des équipes de sauvetage militaires par avions et par bateaux et l’UNICEF a débarqué aujourd’hui aux Philippines 60 tonnes de matériel médical et sanitaire ainsi que des kits de survie.

Alors que l’archipel vit dans l’attente du passage de Zoraida, une nouvelle dépression tropicale qui approche de Mindanao au sud de l’archipel, rapporte The Inquirer ce mardi 12 novembre, Voltaire Alferez, coordinateur national d’Aksyon Klima, une organisation d’écologistes philippins, a pressé les représentants des pays réunis à Varsovie de mettre en place un système qui « permette aux différents pays d’ intervenir dans les cas d’évènements climatiques extrêmes, comme ce qui vient de se passer aux Philippines avec le super typhon Haiyan ». (eda/msb)

(Source: Eglises d’Asie, 12 novembre 2013)
 
The 'Francis effect': 5 ways the pope is resuscitating the Catholic Church
Peter Weber /The Week.com
15:33 12/11/2013
Pope Francis has won converts — at least metaphorically — around the globe. His conspicuous humility, kindness, willingness to engage with critics and admirers alike, apparent lack of verbal inhibitions, and relaxed doctrinal orthodoxy make for a big stylistic change from his two predecessors and their combined 25 years as pope. Not everyone is a fan of Francis, but the response has been largely, even enthusiastically, positive.

With an organization as old and structurally conservative as the Catholic Church, it can be hard to measure concrete change. But Pope Francis is making such an impression that observers have come up with a name for the impact he's having on the church: The "Francis effect." Here are 5 ways the pope is shaking up the Catholic Church:

1. The pope is filling back up the pews

Pope Francis is charming non-Catholics, and even a few atheists, but on Monday Italy's Center for the Study of New Religions (CENSUR) showed that he's quite popular with Catholics, too. CENSUR sociologist Massimo Introvigne found that after Francis was elected pope in March, more than half of the 250 priests in Italy he interviewed reported a significant boost in attendance numbers as disenchanted Catholics started to return to mass.

"If we project those results nationally, and if only half the parishes and communities in Italy have been touched by the Francis effect, then we're talking about hundreds of thousands of people who are returning," Introvigne tells The Guardian. He adds that he noticed a rise in attendance right after Francis was elected, and assumed it might be fleeting, "but after six months I got more or less the same result."

Introvigne tells The Guardian that the "Francis effect" is being felt in Britain, too, where an impressive 65 percent of 22 cathedrals are reporting fuller pews in the age of Pope Francis.

There isn't any data available for the U.S. yet. But John Gehring at CNN says in a country where nearly 1 in 10 Americans is a lapsed Catholic, you can "almost hear the ice cracking around a generation of disillusioned Christians who have a hard time finding Jesus frozen under ostentatious ecclesial trappings and hypocritical moralizing." Pope Francis can't refill America's pews by himself, but "against stiff winds he is steering in the right direction," Gerhring adds.

If the Catholic Church hopes to inspire lapsed Catholics and others to embrace the faith with renewed vigor, it will require a radical return to the essence of Christianity. Gospel means "good news." A smiling, good-humored pope stands in stark contrast to those dour-faced religious leaders who act as gloomy scolds and spy threats around every corner. [CNN]

2. Francis is taking pruning shears to the Vatican bureaucracy

The Roman Curia, or papal court at the Vatican, is a bureaucrat's bureaucracy, its ossification and entrenched power legendary. Pope Francis — the first non-European pope in centuries — is taking steps to reduce its reach and clean house. First, he ramped up transparency at the Vatican's super-secretive bank, the Institute for Religious Works. He's also talking about decentralizing power to national bishops' conferences. "The court is the leprosy of the papacy," the pope told Italian newspaper La Repubblica in September.

SEE ALSO: He said he was leaving. She ignored him.

With Francis in the Vatican "there is something in the Roman air," says Karl Stuebe at Britain's Catholic Herald. Catholic conservatives need not fear that he'll upend longstanding doctrine. No, "the real effect is that the Vatican, that hauntingly complex curial closet of secrets, becoming like a model diocese, abbey, or parish."

Here's TIME's brief explainer about how the Vatican Bank overhaul might help clean up the papal court.

3. Even the name Francis is staging a comeback

Since March, Francesco has become the most popular baby name in Italy, according to Enzo Caffarelli at Rome's Tor Vergata University. (Sorry, former No. 1, Lorenzo.) Is that really the pope's doing? Yes, says Caffarelli. "The name 'Francesco' is the most popular name for newborns in Italy so far in 2013, and it is evident that the impact of the former Jose Mario Bergoglio is the main contributing factor to the name's new popularity."

There's also been an sizable uptick in the number of public places named for Pope Francis' namesake, St. Francis of Assisi. Some 300 parks, piazzas, and other public places have been named after San Francesco, bringing the total number in Italy to more than 2,000.

4. Pope Francis is changing America's Catholic hierarchy

The U.S. Conference of Catholic Bishops (USCCB) is meeting in Balitmore this week to pick a new leader for the next three years. And "the more than 200 prelates will also be looking over their heads — and maybe their shoulders — to the Vatican to gauge what Pope Francis' dramatic new approach means for their future," says David Gibson at Religion News Service.

Francis won't change the U.S. episcopacy overnight, adds Gibson, but he's already having an impact on the USCCB.

The so-called "Francis Effect" is showing up in various ways, as some culture-warrior bishops have moderated their language on gays or shifted their emphasis to issues such as immigration. On the other side, bishops who have struggled for years to highlight the church's social justice teachings are getting a new hearing. [RNS]

On Tuesday, the bishops elected Archbishop Joseph Kurtz of Louisville, Ky., as their next president, replacing New York's Cardinal Timothy Dolan. Kurtz "comes from a background in social work and provision of social services," says Joshua J. McElwee at the National Catholic Reporter. Dolan's tenure, by contrast, was marked by fighting the implementation of ObamaCare, "which the cardinal repeatedly said did not leave enough room for Catholic employers from providing contraceptive services," says McElwee.

5. He writes letters and phones people personally

Pope Francis is famous for unexpectedly calling people up to offer his support, or condolences, or even set up an interview. Here's how Eugenio Scalfari, former editor of Italy's La Repubblica (and an atheist), recalls his first interaction with the pope, over the telephone:

I answered, and he simply said: 'Good morning, it's Pope Francis. You wrote me a letter in which you said you would have liked to meet me and get to know me, so here I am. Let's book an appointment. Is Tuesday OK with you? The time is a bit of a pain, 3 p.m.…is that OK?'... In 60 years of career as a journalist, I interviewed many important people, and I became friends with some of them. But I never thought I could feel I would become a friend of a pope. [Scalfari, to NBC News]

But while his proclivity for ringing up random strangers has earned Francis the nickname "the Cold Call Pope," he also is a pretty proficient pen pal, says Bob Shine at the National Catholic Reporter. In fact, one letter from a Florence-based gay rights group, Kairos, "prompted the pope's recent warm remarks on gay people," Shine adds. If the pope is listening, and responding, "everyone should be writing letters to Rome."

If reaching out to the pope is effective, perhaps it is time for Catholics to reach out to their local church leaders, namely priests and bishops. Sharing personal stories to replace philosophical constructs with human faces and relationships might lead to further conversions.... Francis' pen-and-paper revolution is truly radical, and transforms hierarchy into personal relationships. It offers each of us a moment to speak to the pope and bishops as if they are our own parish priests. [NCR]

(Source: http://news.yahoo.com/francis-effect-5-ways-pope-resuscitating-catholic-church-140700195.html)
 
Pope meets with Russian Orthodox Metropolitan Hilarion
Vatican Radio
18:37 12/11/2013
2013-11-12 Vatican - Pope Francis met on Tuesday with Metropolitan Hilarion, head of the Department of External Church Relations of the Russian Orthodox Church.

Later this evening a "Concert for Peace" in honor of Pope Francis, will be offered by the Russian Orthodox Church, with music sung by a young Russian opera singer, Svetlana Kasyan, at the Auditorium in Via della Conciliazione.The Pope’s meeting with Metropolitan Hilarion comes as the Archbishop of Milan, Cardinal Angelo Scola, is in Moscow, meeting with the head of the Russian Orthodox Church, Patriarch Kirill.

Exploring Orthodox spirituality and promoting reconciliation between Catholics and Orthodox is also the focus of life at a Benedictine monastery in Belgium, commonly known as Chevetogne Abbey. Founded in the 1920s, the monastery holds both Latin and Eastern rite services every day and runs the world’s oldest ecumenical journal entitled ‘Irenikon’.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tin Giáo Hội Việt Nam 06/11 - 12/11/2013
VietCatholic Network
00:25 12/11/2013
Tin GHVN Tuần 31 Năm 2013>
1. Tin GP Lạng Sơn
Thánh lễ cung hiến nhà thờ giáo xứ Lộc Bình – Cao Bằng.
Sáng 05.11.2013, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, giám mục giáo phận Lạng Sơn đã dâng thánh lễ cung hiến nhà thờ giáo xứ Lộc Bình.
Chào đón Đức Cha Giuse tại giáo xứ Lộc Bình hôm có cha đại diện tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam tại miền Bắc Phanxicô Xavier Đào Trung Hiệu OP. cha quản xứ Giuse Nguyễn Tiến Đức OP. Quý cha Dòng Đa minh; quý cha, quý nam nữ tu sĩ, quý cộng đoàn trong cũng như ngoài giáo phận.
Hôm nay trong niềm hân hoan cung hiến ngôi nhà thờ. Đây chính là niêm vui của bà con giáo dân giáo xứ Lộc Bình.
Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, Đức Cha Giáo Phận đã cắt băng khánh thành và dâng Thánh lễ cung hiến ngôi nhà thờ giáo xứ cho Thiên Chúa. Thánh lễ kết thức trong niềm hân hoan và vui mừng đến với mọi người hiện diện
2. Tin GP Bắc Ninh
Tĩnh Tâm Linh Mục Đoàn giáo phận Bắc Ninh năm 2013
Sau ngày tĩnh tâm 06/11/2013 giáo phận đã bầu được các Cha Tân Quản Hạt, các Cha thành viên trong Hội Đồng Linh Mục của Giáo phận.
Qua 2 ngày trong tuần tĩnh tâm linh mục đoàn giáo phận Bắc Ninh, do Đức Cha Giuse Nguyễn Năng giám mục giáo phận Phát Diệm giảng thuyết, Ngài hướng dẫn với đề tài: Tân Phúc Âm Hóa, sau đó các Cha của các giáo hạt: Tây Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh chia sẻ kinh nghiệm mục vụ và bầu các vị Tân Quản Hạt
Chiều ngày thứ Năm giáo phận đã chính thức công bố thiết lập Tân Hội Đồng Linh Mục và các vị Tân Quản Hạt Buổi tối có Thánh lễ truyền chức phó tế cho 12 Thầy Đại Chủng Viện, do Đức Giám Mục giáo phận chủ tế, kết thúc tuần tĩnh tâm.
3. Tin GP Thái Bình
Thánh lễ cầu nguyện cho các linh hồn thai nhi tại vườn thánh giáo xứ Bác Trạch giáo phận Thái Bình, trong khu đất thánh. Giáo xứ Bác Trạch có một phần đất nhỏ dành để an táng các thai nhi, trên một diện tích chưa đầy 20 mét vuông, nhưng lại là nơi ngủ yên của trên 15.000 em nhỏ. Mặc dù vườn thánh này mới chỉ được hình thành được trên một năm rưỡi.
Các em bị chính cha mẹ mình chối bỏ, khước từ quyền sống; nhưng xã hội vẫn còn có những người giàu tình thương, đã không quản ngại đưa các em về đây yên nghỉ, Phải kể đến hai gia đình thiêng liêng của các em: gia đình anh chị Phạm Văn Đương và Phạm Thị Duyên và anh chị Nguyễn Văn Vụ và Trần Thị Thiêng.
Mỗi buổi chiều, hai chị Duyên - Thiêng thường tận tụy đi đến các cơ sở y tế để “đón” các em về, bất kể nắng nôi, mưa gió và cả sự dị nghị của người đời. Chị Duyên kể: “Lúc đầu, vì không hiểu được việc làm của mình nên một số nhân viên y tế tỏ ra hằn học, thậm chí họ còn chửi bọn mình, họ bảo bọn mình là điên, là hâm dở. Có người còn nghĩ mình xin các em về để làm điều thất nhân thất đức. Họ bảo: chắc phải có lợi lộc gì nên mưa gió cũng lên lấy xác các em? Nhưng vì lòng yêu mến Chúa, yêu thương các em, hai chị em vẫn vui vẻ tiếp tục công việc, không lấy đó làm nản lòng.”
Có những lần đi đưa các em về, hai chị còn kịp rửa tội cho một số em vẫn còn thoi thóp thở. Việc làm của hai gia đình được cha xứ Nguyễn Quang Huy hết lòng ủng hộ. Cha xứ đã viết thư để các cơ sở y tế tạo điều kiện giúp đỡ hai chị được đưa các em về chôn cất. Cha còn liên hệ với chính quyền địa phương để có được khu đất trong khuôn viên đất thánh Giáo xứ để các em có chỗ an nghỉ.
Công việc của hai gia đình cùng được cả cộng đoàn giáo xứ Bác Trạch chung tay góp sức. Giáo xứ đã giúp hai gia đình xây sẵn các huyệt mộ cho các em. Một số gia đình đã tình nguyện nhường tử huyệt của mình để các em có đủ nơi yên giấc.
Trong Thánh lễ cầu cho các thai nhi, tất cả mọi người tham dự đều xúc động. Thánh lễ kết thúc, quý cha cùng toàn thể cộng đoàn thắp hương và chung lời kinh, hiệp ý cầu nguyện cho các em.
4. Tin GP Phú Cường
Công an tỉnh Bình Dương vi phạm tự do tôn giáo tại phường An Phú, thị xã Thuận An,
Vào tối ngày 05/11/2013 các anh em xa quê đến từ giáo xứ An Lạc, Thái Bình sum họp tại tư gia anh Nguyễn ở mặt tiền quốc lộ 50 phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương cầu nguyện cho tổ tiên và gia đình nhân tháng các Đẳng Linh hồn (Tháng 11). Thường buổi cầu nguyện chỉ kéo dài chừng 30 phút, sau đó mọi người cùng ăn cơm tối tại chỗ, rất đơn giản và kết thúc trước 21 giờ.
Những giáo dân đến đây cầu nguyện là những người Công Giáo ở khu Sài Gòn và Bình Dương. Nhưng buổi cầu nguyện vừa kết thúc vào 19g30 thì bất ngờ có một tổ công an và dân phòng ập tới, cậy số đông muốn gây áp lực. Một anh công an không giới thiệu tên tuổi, nhưng lại yêu cầu gặp chủ nhà và đòi kiểm tra chứng minh nhân dân. Trước sự chứng kiến khoảng 30 chục người đang có mặt trong bữa cơm kết thúc buổi cầu nguyện.
Một công an lớn tuổi nhất hỏi chủ nhà:
- Các anh làm gì ở đây?
- Chủ nhà: Chúng tôi là anh em và đồng hương nên đến đây để cầu nguyện cho tổ tiên.
- Công an: Ăn nhậu thì thoải mái, nhưng đọc kinh thì không được.
Sau đó bảo chủ nhà nếu tổ chức cầu nguyện phải xin phép. Mọi người rất bất bình với cách ứng xử của công an, nhưng vẫn ôn hoà giải thích. Sau đó những công an và dân phòng này phát hiện có người chụp hình thì lẳng lặng bỏ đi.
Chủ nhà cho biết sẽ tố cáo lên cấp có thẩm quyền về việc làm trái pháp luật của một số công an và dân phòng phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương và xúc phạm đến niềm tin của người Công Giáo.
 
Chuyến đi thăm mấy giáo xứ ở Quảng Bình gặp bão Haiyan
Maria Vũ Loan
11:20 12/11/2013
Như một cơ duyên bất ngờ, chúng tôi vừa có một chuyến đi cứu trợ bão lụt miền Trung, đến năm giáo xứ, giáo phận Vinh, nằm rải rác quanh khu vực vùng sâu đồi núi thuộc huyện Bố Trạch và Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Hình ảnh thăm 5 giáo xứ ở Quảng Bình

Quả là một chuyến đi nhiều cảm xúc thật khi chạm tay vào nỗi đau của người miền Trung, thường bị thiên tai hằng năm. Với tư cách cá nhân, tám chị em bạn gái chúng tôi - ở rải rác trong Sài Gòn – đã chung tay theo dạng “ba cây chụm lại” để thực hiện chuyến đi này. Riêng tôi, đã mang tấm lòng của quí ân nhân nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh mà góp chung trong dịp này.

Chúng tôi đi bằng máy bay giá khuyến mãi, tính ra với 1240 cây số từ Sài Gòn ra vùng đất này thì cũng bằng với giá tiền xe đi giúp vùng sâu ở miền Nam. Lúc đầu, cứ tưởng chúng tôi đến trễ so với nhu cầu của đồng bào giáo dân sau cơn bão số 10, tuy nhiên, chẳng có gì là trễ khi cơn bão Haiyan vẫn đang đe dọa.

Ngày đầu tiên, chuyến bay ra Quảng Bình có khá đông khách. Người dẫn đường cho chúng tôi là một linh mục ở Bố Trạch. Chúng tôi cũng gặp hai linh mục dòng Đồng Công cũng ra cứu trợ. Đến sân bay Đồng Hới, ba cha đi hướng khác, chúng tôi đi hướng khác theo công việc của mình. Qua 50 km đường nhựa, chúng tôi đến giáo xứ Đồng Troóc, thuộc giáo hạt Nguồn Son. Vừa đến nơi, chúng tôi đã thấy người được cứu trợ chờ rải rác ở khuôn viên rộng của nhà thờ, nên chúng tôi bắt tay vào việc ngay; trước khi mang hành lý vào các phòng mà cha Phaolô Trần Ngọc Du, chánh xứ kiêm quản hạt cho trú ngụ suốt thời gian ở đây. Gọi là giáo xứ Đồng Troóc vì cách đây khoảng 100 năm, nhiều người dân tộc ở đây, họ gọi nơi này là Troóc.

Theo dự định, khi đến năm giáo xứ, chúng tôi trợ giúp theo một “công thức chung” như sau: cho tiền vào phong bì, mỗi chị được cầm một xấp, giáo dân xếp hàng đưa phiếu ra (hoặc quí ông trùm đọc tên) để nhận phong bì. Ngoài việc trao tặng gần 700 phần quà cho đồng bào và giáo dân, chúng tôi còn hỗ trợ cho mỗi giáo xứ một số tiền kha khá mà quí cha chánh xứ có thể làm được việc gì đó cho cộng đoàn giáo xứ của mình.

Tôi hỏi anh tuổi khoảng dưới 40: “Quà của đoàn trao tặng, anh có thấy vui không?” Nụ cười trên khuôn mặt khắc khổ: “Thích lắm cô ạ! Hôm đầu vừa lũ xong, chưa có đoàn nào đến, cha xứ cho mỗi hộ 5 kg gạo “cả lương lẫn giáo” để ăn tạm, rồi mới có đoàn đến cứu trợ.” Thật sự 5 kg gạo cha xứ phát cho mỗi hộ chỉ bằng một tô phở ở Sài Gòn, nhưng người ta hồ hởi đón nhận, cha đã phát đến 12 tấn. Chắc chắn hình ảnh Chúa Kitô thấp thoáng trong lòng người lương dân lúc đó.

Nhận phòng và dùng cơm trưa xong, chúng tôi lại tất bật lên xe đi thăm giáo xứ Tam Trang ở xã Lâm Trạch, huyện Bố Trạch. Đây là giáo xứ vùng quê nghèo và khí hậu khắc nghiệt nhất tại Việt Nam; là một giáo xứ tái truyền giáo tại miền núi, đã lâu không có linh mục, nay Đức Giám Mục mới cho linh mục trẻ Micae Trần Trung Năng về làm quản xứ. Bà con giáo dân vui mừng vì có linh mục ở cùng. Nhưng giáo dân vẫn lo âu thấp thỏm vì cha quản xứ vẫn ở trong ngôi nhà vách tạm bợ, mưa gió khổ sở và nguy hiểm khi có bão. Giáo xứ Tam Trang còn có một nhà thờ chúng tôi nhìn mấy cái ghế mà lòng cứ buồn buồn.

Ngày thứ hai ở Quảng bình, chúng tôi đi thăm ba giáo xứ. Đường đến các nhà thờ trong huyện Bố Trạch có vẻ đẹp thiên nhiên rất thơ mộng: cả không gian rộng được bao trùm một màu xanh của cây lá, con đường nhựa sạch sẽ uốn quanh, đứng ở chỗ nào cũng thấy núi Trường Sơn. Đường vào xứ Chày có con suối đẹp. Hai bên bờ sông Son có quang cảnh thơ mộng, nước chảy ra sông Gianh dưới chân núi Kẻ bàng rất đẹp.

Giáo xứ Chày ở xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch. Giáo xứ Chày có gần 4.000 giáo dân, trên địa bàn rộng gồm giáo họ Bàu Sen có 437 gia đình, giáo họ Chày có xóm Mé, xóm Trằm và xóm Chày là 370 hộ gia đình. Khi bão số 10 đến, có đến gần 100 hộ gia đình bị tốc mái, sập nhà, c ha chánh xứ trẻ Gioan B. Nguyễn Minh Dương đã tích cực phát tấm lợp biarô xi - măng và ngói cho bà con không kể lương, giáo. (Mời xem phần đi thăm xóm Trằm với cha chánh xứ Chày ở phần cuối bài).

Dù quang cảnh đẹp nhưng ở vùng này mùa mưa có khi rét chỉ còn 8 độ C còn mùa nắng thì có khi nóng đến 40 độ C vì có gió Lào.

Giáo xứ Yên Giang thuộc xã Liên Trạch, huyện Bố Trạch, thuộc miền tây tỉnh Quảng Bình, cách quốc lộ 1 A 50 km, nằm bên bờ thượng nguồn sông Gianh. Giáo xứ có 1.600 giáo dân chia làm 3 giáo họ, sống rải rác trên các triền núi Trường Sơn, xen lẫn với lương dân. Dân ở đây ruộng vườn ít ỏi, sống bằng nghề nông và làm thuê. Người dân quá nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển về giáo lý đức tin lẫn trình độ dân trí; tuy nhiên giáo dân rất siêng năng đi lễ và lãnh nhận các bí tích làm cho cha chánh xứ trẻ vừa được đổi về đây cảm thấy có động lực mạnh mẽ vui sống và phục vụ. Cha xứ Vincente Điểm Cao Dương Đông tâm sự: “Sau 70 năm không có linh mục quản xứ, nên giáo dân rất vui khi em về đây. Giáo xứ có 1.700 giáo dân nhưng không có thiếu nhi và giới trẻ vì cứ học đến lớp 9 là đi vào Sài Gòn làm ăn hoặc lên Gia Lai hay sang Trung Quốc làm việc, thật đáng buồn!”.

Buổi chiều gần cuối ngày, chúng tôi phải xuống ghe, đi qua lòng sông Gianh để đến giáo xứ Liên Hòa. Đây là khu vực bị ngập nặng nhất vì đây là một cồn, gọi là Cồn Quan, cồn Niệt, chung quanh là mênh mông nước. Cha chánh xứ tuổi đã trên bảy mươi, chỉ cho chúng tôi nhà xứ bị tốc mái, mực nước ngập ngang ngôi nhà thờ cũ và cha cùng giáo dân đang cố gắng xây một nhà thờ mới, chỗ cao ráo hơn vừa làm nơi thờ phượng vừa làm nơi cho bà con trú bão sau này.

Khi chờ đoàn đến, giáo dân vào nhà thờ cũ chầu Thánh Thể, sau đó tập trung cuối nhà thờ. Cha xứ nói vài câu rồi quí ông trùm đọc tên, bà con lần lượt nhận phần rồi ra về. Tất cả nhịp nhàng như một bài ca yêu thương.

Sau khi thăm các giáo xứ, xin nói qua “tin hót” về mưa bão ở thời điểm chúng tôi đến đây. Đến ngày thứ ba, có tin bão sẽ ghé vào vùng Quảng Ngãi chạy dài lên Hà Tĩnh, nhóm chúng tôi mất bình tĩnh, một nửa đòi về gấp, một nửa cứ ở lại nhưng rồi tất cả đành ở lại vì không thể đổi vé máy bay khuyến mãi. Thế là sáng hôm sau, chúng tôi đi tham quan động Thiên Đường cách đó mấy ki-lô-mét, sau đó về nhà nghỉ ngơi. Chiều thứ bảy, 09/11 chợ ở gần nhà thờ Đồng Troóc đóng cửa, nhiều nhà dân mang bao cát, bao gạch đem xếp lên mái nhà. Quang cảnh mang một màu buồn. Gần tối, chúng tôi tham dự thánh lễ ở Đồng Troóc, cha xứ nói với chúng tôi: “Chuyện của trời, kệ Chúa!”, còn trong bài giảng lễ, cha khuyên giáo dân cứ nép vào lòng yêu thương của Chúa chứ còn không tránh đi “mô” được. Các chị đọc kinh đến gần nửa đêm vì sợ và cầu xin Đức Mẹ cho cơn bão tan đi.

Thăm xóm Trằm, giáo xứ Chày

hình ảnh giáo xứ Chày

Sáng Chúa Nhật, ngày 10/11/2013, trời mưa và gió nhiều, các chị ở lại nhà cha còn tôi vẫn quyết định theo chân cha chánh xứ Chày đi thăm một số gia đình bị tốc mái hoặc sập nhà. Những gia đình này được cha xứ hỗ trợ số tiền tùy theo mức độ thiệt hại. Một số nhà bị sập hẳn phải đi ở nhờ nhà khác.

Đến 14 giờ 00 tôi lại theo chân cha xứ trẻ xuống đò, đi khoảng 20 phút để đến một nhà nguyện dâng lễ. Trời mưa lất phất, gió lạnh, có thể hiểu rằng mưa này do bão. Vừa bước lên bờ đi vào ngõ, đã có một ông trùm đón cha. Tôi cũng nghe thấy tiếng đọc kinh vang ra từ nhà nguyện. Ai đến đây cũng có thể xúc động khi thấy giáo dân dâng lễ trong quang cảnh đơn sơ như vậy, nhưng nếu cùng tham dự thánh lễ mới thấy lòng nhiệt thành giữ đạo của giáo dân. Thanh niên thì ngồi chen chúc nhau trên ghế dài, phụ nữ thì tay bồng tay bế, sốt sắng trong không gian nhỏ hẹp ấy.

Trong thánh lễ, nơi vùng sâu khó nghèo này, cha lấy câu chuyện về nàng công chúa ngủ trong rừng để minh họa bài Tin Mừng: giáo dân là công chúa, phù thủy là ma quỉ, Chúa Kitô là hoàng tử..... sao thấy thơ mộng làm sao! Ở giáo phận Vinh, cha và giáo dân đối đáp trong thánh lễ bằng giọng Quảng Bình, nhưng hát thánh ca bằng giọng Bắc, tôi thấy là lạ.

Sau thánh lễ, cha giới thiệu tôi với cộng đoàn một cách bất ngờ. Tôi gởi đến công đoàn lời chia sẻ về những cảm xúc chân thành khi thăm miền trung và hứa khi về đến Sài Gòn sẽ xin cho cộng đoàn ở đây 50 chiếc ghế nhựa có tựa lưng. Một tràng pháo tay nổ dòn, nhiều nụ cười nở trên môi. Khi giáo dân ra về tôi quay một đoạn clip, nhiều cụ ông cụ bà cầm tay tôi cảm ơn. Có anh thanh niên cầm ghế về nhà, cười giải thích: “Cháu mang ghế của nhà đến đây để ngồi thoải mái ạ, hà hà...!.”. Tôi bật cười. Tôi, hai ông trùm và cha xứ lên ghe về khi trời còn sáng. Lòng tôi dạt dào tình yêu thương vì lời hứa 50 cái ghế cho nơi này.

Sáng thứ hai, 11/11/2013, chúng tôi bay về Sài Gòn trong nắng đẹp. Bầu khí ngột ngạt của xe cộ và người tấp nập làm tôi lại ngán, nhưng là người sinh ra tại Sài Gòn thì tôi mãi phải chấp nhận, như người dân miền trung năm nào cũng phải chấp nhận bão lũ vậy! Xin chia sẻ với quí độc giả một số cảm xúc về chuyến công tác từ thiện ở miền Trung vừa qua.
 
Thánh lễ tạ ơn 50 năm Khấn Dòng của nữ tu Agnes Lê Thị Lý tại Seattle.
Nguyễn An Qúy
12:56 12/11/2013
Thánh lễ tạ ơn 50 năm Khấn Dòng của nữ tu Agnes Lê Thị Lý tại Seattle.

SEATTLE. Trong tâm tình tri ân đối với những vị đã có công cộng tác trong việc xây dựng Cộng Đồng Đức Tin Công Giáo Việt Nam tại Trung Tâm Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam thuộc TGP Seattle từ một cộng đoàn nhỏ bé tiến đến sự lớn mạnh như hôm nay, trong đó có nữ tu Agnes Lê Thị Lý. Qua đó, Cha chánh xứ Đào Xuân Thành Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle đã tổ chức Thánh lễ tạ ơn mừng 50 năm Khấn Dòng của nữ tu Agnes Lê Thị Lý vào sáng thứ bảy ngày 9 tháng 11 năm 2013 lúc 11 giờ.

Xem Hình

Được biết, Nữ tu (xơ ) Agnes Lê Thị Lý nguyên là một nữ tu thuộc Dòng Mến Thánh Giá Huế trước năm 1975. Trong biến cố năm 1975, xơ Lý đang công tác tại Lào và sau đó đã đưa 3 em mồ côi Việt Nam di tản qua Hoa Kỳ. Xơ Lý có mặt tại Seattle vào năm 1976. Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 nhiều người Việt Nam bỏ nước ra đi và được chính phủ Mỹ cho định cư tại các tiểu bang trong đó có TB Washington. Một số giáo dân Việt Nam được định cư và sống chung quanh thành phố Seattle cùng các vùng phụ cận đã tìm gặp nhau sau một thời gian bơ vơ nơi xứ lạ quê người. Tất cả đã cùng bám vào nhau để xây dựng một Cộng đồng Đức Tin Việt Nam tại Seattle. Nhờ sự nâng đỡ của Toàn Giám Mục Seattle nên đã hình thành từ một cộng đồng bé nhỏ và lớn mạnh khắp Tổng Giáo Phận Seattle gồm 11 Cộng Đoàn mà Trung Tâm chính nay là giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Xơ Lý tuy đã gia nhập Dòng nữ tu của Mỹ nhưng vẫn sát cánh với Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam nơi đây với nhiều công tác như dạy giáo lý, giúp các hội đoàn trong đó nhận làm trợ uý cho Hội các Bà Mẹ Công Giáo một thời gian khá dài ngay từ khi Hội này mới thành lập. Xơ Lý cũng mời gọi một số giáo dân để thành lập Hội Bác Ái Vinh Sơn… Song song với các công tác trên Xơ Lý cũng đã thao thức về ơn gọi nên đã thành lập nhóm Hoan Thiện. Nhóm đã thu hút một số các bạn lớp trẻ khá đông đến sinh hoạt để cùng nhau học hỏi, tìm hiểu, duy trì và nưôi dưỡng ơn gọi, nhờ đó mà một số thành viên trong nhóm đã đi vào con đường tận hiến theo ơn gọi làm linh mục. Nhóm Hoan Thiện tuy hiện nay không còn hoạt động nữa nhưng nhiều thành viên của nhóm dù đã sống đời hôn nhân nhưng vẫn luôn sát cánh bên nhau mỗi khi cần làm công tác giúp giáo xứ như các dịp Hội Chợ Hè. Do những hoạt động này của xơ Lý nên giáo xứ luôn tỏ lòng biết ơn. Việc cử hành thánh lễ tạ ơn mừng 50 năm khấn dòng của xơ Lý hôm nay là một sự bày tỏ lòng biết ơn của giáo xứ đối với một nữ tu đã quan tâm đến Cộng Đồng Giáo Xứ ngay từ những ngày đầu khi cộng đồng còn phôi thai.

Dù là ngày cuối tuần với bao bận rộn của nhiều người, nhưng theo lời mời gọi của cha chánh xứ, nên khá đông đảo giáo dân đã đến tham dự thánh lễ, đặc biệt có khá đông các nữ tu người Mỹ thuộc Dòng Holy Names là Dòng mà Xơ Lý đang phục vụ đến tham dự Thánh Lễ có cả bà Bề Trên của Dòng. Một số cựu thành viên của Nhóm Hoan Thiện đã sống bên nhau ngày nào trong mọi sinh hoạt, hôm nay cũng có mặt khá đông đảo, có người từ tiểu bang xa về dự.

Đúng 11 giờ, vị MC giới thiệu Thánh lễ cùng với vài nét sơ lược về vị nữ tu mừng lễ Kim Khánh hôm nay như tôi vừa tóm gọn ở trên về những hoạt động của Xơ Lý tại Cộng Đồng Giáo xứ. Sau phần giới thiệu thánh lễ, ca đoàn Tin Yêu phụ trách hát lễ hát bài ca Nhập Lễ. Nghi Đoàn cùng với linh mục đoàn cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thờ. Xơ Lê Thị Lý trịnh trọng hai tay cầm ngọn nến cao được thắp sáng tiến lên đặt trên Cung Thánh. Ngọn nến tượng trưng cho ánh sáng đã soi dẫn cuộc đời tận hiến của một nữ tu suốt chặng đường dài 50 năm đã đón nhận bao hồng ân của Chúa từ ngày Khấn Dòng đến hôm nay và đoạn đời còn lại. Nghi đoàn còn có các em nam nữ thiếu nhi rất dễ thương, thuộc thế hệ thứ 3 với trang phục là những chiếc áo tu đại diện đủ mọi Dòng tu kể cả linh mục và giám mục theo ước mơ tuổi thơ đi vào con đường ơn gọi tu trì mà giáo xư liên lĩ cầu nguyện cho ơn gọi.

Thánh lễ được cử hành trọng thể do linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế, cùng đồng tế Thánh Lễ có linh mục Phụ Tá Nguyễn Sơn Miên, linh mục Trần Hữu Lân, linh mục Trần Tấn Việt và thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế Thánh lễ.

Mở đầu Thánh lễ, cha chủ tế ngỏ lời chào mừng Quý nữ tu Dòng Holy Names, các Cộng Đoàn, Hội Đoàn và giáo dân đến tham dự Thánh lễ, ngài nói: Trong tinh thần hiệp thông và tạ ơn Chúa, giáo xứ vui mừng dâng Thánh lễ tạ ơn mừng 50 năm khấn Dòng của xơ Agnes Lê Thị Lý, xin cám ơn sự hiện diện của các xơ Dòng Holy Names, Quý vị đại diện các Cộng Đoàn, Hội Đòàn và toàn thể giáo dân đến tham dự Thánh lễ. Xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau trong tâm tình tạ ơn Chúa(tiếng vỗ tay trong niềm vui mừng kéo dài khá lâu)

Thánh lễ được tiếp nối phần phụng vụ Lời Chúa. Cha chủ tế phụ trách giảng lễ. Trong bài giảng cha chủ tế đã nhắc lại những ngày đầu khi Cộng Đồng Công Giáo tại Trung Tâm còn trong tinh trạng mới thành hình và Xơ Lý dù đang là một nữ tu thuộc Dòng tu của Mỹ nhưng Xơ vẫn luôn sát cánh với Cộng Đồng trong nhiều công tác một cách nhiệt tình. Mở đầu bài giảng bằng anh ngữ, ngài đã ngỏ lời cám ơn các nữ tu thuộc Dòng Holy Names đã cùng với Xơ Lý giúp cho những em tại trung Tâm Khuyết Tật ở Huế, giúp người nghèo qua chương trình tiếng gọi từ Việt Nam hằng năm trong suốt nhiều năm qua. Các xơ Holy Names nghe rất tâm đắc với lẻ ngắn gọn đầy ý nghĩa này nói lên lòng biết ơn của ngươì Việt Nam đối với Dòng Holy Names. Sau đây xin tóm tắt vài nét chính của bài giảng tiếng Việt: “Đầu thánh lễ, chúng ta thấy Xơ Lý từ cuối nhà thờ tiến lên với cây nến trong tay. Cây nến đó tượng trưng cho cây nến ngày mà xơ Lý bắt đầu khấn Dòng để tận hiến cho Chúa trong năm mươi năm qua. Chúng ta nhớ lại ngày mà xơ cùng với các nũ tu cầm nến trong tay, nến là của ánh sáng, cũng là biểu tượng của sự sống trong ánh sáng tin mừng.Với lòng tin tưởng và sống phó thác giờ đây với ngọn nến này như để nhắc nhở: này con xin đến với Chúa bằng cuộc sống tận hiến suốt cả đời con. Cách đây 50 năm, xơ cũng đã nằm sát đất trong giờ khấn dòng lúc bấy giờ để thưa với Chúa rằng: con đây chẳng có gì, con rất là nghèo hèn trước mặt Chúa nhưng con biết Chúa thương con, con chỉ biết dâng lên Chúa trọn cả cuộc đời của con để con đươc thuộc trọn về Chúa. Trong dịp này, hôm nay xơ Lý muốn thưa lên Chúa một lần nữa rằng: hôm nay và mãi mãi con luôn thuộc trọn về Chúa. Xơ Lý là một bé mồ côi từ nhỏ nhưng nhờ ơn Chúa, xơ đã tìm được ngườì cha nhân từ khi bước vào Dòng tu, từ đó xơ đã luôn luôn tâm niệm với Chúa rằng: con thuộc về Chúa. Rồi Xơ đã tìm được sự bình an trong cuộc sống tận hiến cho Chúa suốt 50 năm qua kể từ ngày Khấn Dòng…

Sống đời tận hiến, Chúa muốn gì nơi chúng ta: Chúa muốn cả quá khứ, hiện tại và tương lai của chúng ta, là tất cả những vui buồn, đau khổ, lo lắng trong cuộc sống của mình, cho nên dâng cho Chúa trọn cả con người của mình để tận hiến cho Chúa…”

Trong tâm tình tạ ơn ngài đã chân thành ngỏ lời với Xơ Lý: “cám ơn Xơ đã giúp cho cuộc đời này qua sự thể hiện tình yêu sống động trong những công việc giúp người nghèo khó của Xơ, những người bất hạnh đang bị bệnh tật đau yếu qua công tác từ thiện, chăm sóc qua những lời an ủi phát xuất từ con tim, qua những món quà nho nhỏ để những người khốn khổ nhận biết trong đời này còn có tình thương của Chúa luôn an ủi họ, qua những công tác mà Xơ đã làm. Từ những công việc này, chắc chắn Xơ đã tìm được niềm hy vọng trong cuộc đời tận hiến. .Xơ cũng đã tận tình giúp cho Cộng Đồng giáo xứ trong nhiều công tác ngay từ thuở ban đầu như: dạy giáo lý, sinh hoạt Hội Đoàn cụ thể là trợ uý cho Hội các Bà Mẹ Công Giáo, lập Nhóm Hoan Thiện để tìm kiếm ơn gọi tận hiến phục vụ Giáo Hội…

Ngày hôm nay chúng ta tạ ơn Chúa, Chúa đã mời gọi Xơ trong 50 năm qua, một chặng đường dài. Qua chặng đường này đủ chứng minh được lòng trung thành của Chúa đối với mình. Chúa trung thành đã nâng đỡ Xơ trong những giây phút yếu đuối, mệt mỏi có khi thất vọng. Chúa luôn nâng đỡ để Xơ vươn lên như Chúa muốn. Năm mươi năm cũng là kỷ niệm sự trung thành của Xơ qua tất cả những cố gắng. Nhiều khi, trong những lúc cầu nguyện vì lớn tuổi thì cũng mỏi chân, mỏi gối khi quỳ lâu. Tạ ơn Chúa qua sự cố gắng của Xơ trong suốt thời gian qua. Xin Chúa tiếp tục giúp cho Xơ và mọi người chúng ta hãy ở lại trong tình yêu của Chúa như những cành nho gắn liền với cây nho, để chúng ta cùng thông dự vào sự sống vĩnh cửu của Chúa.”

Sau lời nguyện kết lễ, ông Nguyẽn Kiên Chủ tịch HĐMV đại diện giáo xứ lên chúc mừng và cám ơn Xơ Lý đã phục vụ tại Cộng Đồng Giáo xứ ngay từ buổi ban đầu.Trước khi kết thúc Thánh lễ một nghi thức cảm động là Xơ Lý tiến lên giữa Cung Thánh tay cầm ngọn nến đọc lại lời tuyên hứa tiếp tục sống tận hiến cho Chúa trong đọạn đời còn lại khi còn nơi trần gian. Cha chánh xứ cũng đã cám ơn sự tham dự của các Xơ Dòng Holy Names và toàn thể Cộng Đoàn Dân Chúa, ngài mời gọi mọi người có mặt cố gắng ở lại tham dự đông đủ tiệc mừng tại Hội Trường giáo xứ ngay sau thánh lễ. Xơ Lý cũng đã trịnh trọng lên cám ơn cha chánh xứ và quý cha cùng toàn thể dân Chúa tham dự thánh lễ tạ ơn. Trước khi tham dự tiệc mừng quý cha và quý thân hữu đã chụp hình lưu niệm với Xơ Lý.

Bước vào Hội trường, thấy rõ khung cảnh vui nhộn của một ngày trọng đại. Hội Trường được trang trí những bông hoa và bong bóng khá đẹp với tấm biễn ngữ màu vàng chữ đỏ: “GIÁO XỨ CHÚC MỪNG NỮ TU AGNES LÊ THỊ LÝ 50 NĂM KHẤN DÒNG” Các dãy bàn đầy ắp những món ăn do Hội Các Bà Mẹ Công Giáo đảm nhận. Khá đông đảo giáo dân tham dự cùng với quý Xơ Dòng Holy Names. Buổi tiệc mừng với nhiều tiết mục văn nghệ có sự góp mặt của Ca Đoàn Tin Yêu, Hội Các Bà Mẹ, Nhóm Hoan Thiện.

Ngày tạ ơn 50 năm Khấn Dòng của Xơ Lý kết thúc với buổi liệc mừng lúc 2 giờ 30, mọi ngươì chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn cùng với vị nữ tu Agnes Lê Thị Lý.

Nguyễn An Quý
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vấn đề tự do tôn giáo tại Vatican II
Vũ Văn An
00:46 12/11/2013
Linh mục Murray, S.J., coi vấn đề tự do tôn giáo là vấn đề thiết thân của ngài trong tư cách thần học gia và trong tư cách một người Hoa Kỳ. Ngài bảo: có thể coi nó là vấn đề của Hoa Kỳ tại Công Đồng. Vì hàng giám mục Hoa Kỳ rất hân hoan khi vấn đề này rốt cuộc đã được ghi vào nghị trình của Công Đồng, bất chấp nhiều cố gắng nhằm ngăn cản cuộc thảo luận về nó. Qua Đức Hồng Y Spellman, các giám mục Hoa Kỳ đã can thiệp rất lâu để vấn đề được trình bày với các nghị phụ. Tất cả các giám mục Hoa Kỳ đều sẵn sàng hỗ trợ và củng cố bản văn do Văn Phòng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo soạn thảo.

Thực ra, có tới hai bản văn được đem ra trình bày. Bản thứ nhất là Chương Năm trong Sắc Lệnh về Đại Kết, tựa là “Về Tự Do Tôn Giáo”. Bản thứ hai là bản relatio (bản tường trình) dài hơn của Đức Cha Emile De Smedt, giáo phận Bruges. Bản sau quan trọng hơn vì khai triển rất chi tiết lý lẽ của sắc lệnh.

Văn Phòng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo soạn bản văn này trước khi Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII công bố thông điệp Pacem in Terris. Nhưng học lý của bản văn thì giống hệt học lý của thông điệp. Bản văn trình bày khá dài lịch sử phát triển tư duy thần học về vấn đề này, còn thông điệp thì xác nhận giá trị của việc phát triển ấy.

Xét chung, có hai điểm chủ yếu về học lý. Thứ nhất, nó quả quyết rằng do bản chất tự nhiên (jure naturae) mọi người đều có quyền tự do thực hành tôn giáo trong xã hội theo phán định của lương tâm bản thân họ. Quyền này theo yếu tính tùy thuộc phẩm giá nhân vị đúng nghĩa. Thứ hai, các hậu quả pháp lý của quyền này được xác lập, nghĩa là mọi người khác trong xã hội, nhất là nhà nước, có bổn phận phải thừa nhận quyền bản thân này, tôn trọng nó trong thực hành, và cổ vũ việc thi hành nó cách tự do. Nói chung, đó chính là tâm điểm của vấn đề.

Bốn lý do được nêu ra cho việc chủ trương học lý này. Tất cả các lý do này đều dẫn khởi từ hoàn cảnh cụ thể của thế giới ngày nay. Thứ nhất, hiện nay, cần phải tuyên bố rõ học lý đích thực của Giáo Hội về tự do tôn giáo trong xã hội, vì học lý này đã được suy tư thần học, và cả kinh nghiệm chính trị, minh xác trong mấy thế hệ vừa qua.

Thứ hai, hiện nay Giáo Hội cần phải đảm nhận vai trò bào trợ phổ quát đối với phẩm giá con người nhân bản và các tự do căn bản của con người, xét vì trong thời đại này, chủ nghĩa toàn trị tàn ác đang tự áp đặt lên gần phân nửa nhân loại.

Thứ ba, chúng ta đang sống trong xã hội đa nguyên về tôn giáo, như người ta thường mô tả. Mọi con người tôn giáo cũng như không tôn giáo cần phải sống với nhau trong các điều kiện công lý, hòa bình và thân hữu, dưới các luật lệ công bằng có khả năng che chở toàn bộ các quyền nhân bản, trong đó có quyền tự do tôn giáo. Bởi thế Giáo Hội cần cho thấy con đường dẫn tới công lý và hòa bình trong xã hội, bằng cách ủng hộ chính nghĩa tự do nhân bản, mà theo giáo huấn của Đức Gioan XXIII vốn vừa là một mục đích chủ yếu của xã hội có tổ chức vừa là phương pháp và phong thái chủ yếu của sinh hoạt chính trị.

Thứ bốn và là lý do cuối cùng, ta đang sống trong một thời đại trong đó hy vọng đại kết vĩ đại đã được khai sinh. Dĩ nhiên, mục tiêu của việc hợp nhất Kitô Giáo nằm quá bên kia các chân trời viễn kiến hiện nay của ta. Tuy nhiên, ta biết rằng nẻo đường dẫn tới mục tiêu xa xôi ấy chỉ có thể nằm dài theo con đường tự do, tự do xã hội, tự do dân chính, tự do chính trị và tự do tôn giáo. Do đó, Giáo Hội phải hỗ trợ công trình tạo nên các điều kiện cho tự do trong xã hội; trách vụ này chính là thành phần cấu tạo ra sứ mệnh thiêng liêng của Giáo Hội, một sứ mệnh tự nó vốn là sự thống nhất tâm linh của nhân loại và giúp mọi người tìm ra sự thống nhất này. Tóm lại đó là bốn lý do của sắc lệnh về tự do tôn giáo.

Bản Tường Trình bắt tay làm sáng tỏ các điểm mù mờ và quan niệm sai lầm liên quan tới ý niệm tự do tôn giáo vốn là di sản của cuộc tranh chấp trong thế kỷ 19 giữa Giáo Hội và ý thức hệ duy tục (laicist) thoát thai từ Phong Trào Ánh Sáng và cuộc Cách Mạng Pháp. Một cách ngắn gọn, Giáo Hội ngày nay vẫn cần phải bác bỏ ý niệm tự do tôn giáo đặt căn bản trên ý thức hệ “đặt lương tâm ra ngoài luật lệ”, là ý thức hệ quả quyết rằng lương tâm con người không bị trói buộc bởi bất cứ thiên luật nào, mà chỉ bị trói buộc bởi các qui luật do chính nó tạo ra cho chính nó một cách cá thể.

Một lần nữa, Giáo Hội ngày nay vẫn phải bác bỏ ý niệm tự do tôn giáo đặt căn bản trên ý thức hệ dửng dưng tôn giáo, nghĩa là, trên quan niệm cho rằng mọi tôn giáo đều chân thực như nhau, hay sai lạc như nhau. Hơn nữa, Giáo Hội ngày nay vẫn cần phải bác bỏ ý niệm tự do tôn giáo đặt căn bản trên ý thức hệ duy tương đối về lý thuyết, nghĩa là, trên ý niệm triết học này: không hề có tiêu chuẩn khách quan cho chân lý.

Các ý thức hệ của thế kỷ 19 trên đây, cách này hay cách khác vẫn còn hiện hữu giữa chúng ta, đã làm sai lạc ý niệm tự do tôn giáo chỉ vì chúng quan niệm không đúng về phẩm giá con người. Con người không phải là Thiên Chúa; họ chỉ là hình ảnh của Người. Chí có Thiên Chúa mới là Chúa mà thôi. Phẩm giá yếu tính con người hệ ở sự lệ thuộc của họ vào một mình Thiên Chúa; tự do trong yếu tính con người đòi hỏi họ nhiên hậu phải được cai quản bởi một mình thánh ý Thiên Chúa mà thôi. Với quan điểm này, ý niệm tự do tôn giáo đích thực mới xuất hiện được.

Vì phẩm giá bản thân của mình, con người, khi đi tìm Thiên Chúa, có quyền được tự do, không bị bất cứ cưỡng chế nào từ người khác, từ các định chế xã hội hay định chế chính trị, hay từ quyền lực luật pháp nhân bản. Con người phải được tự do đi tìm Thiên Chúa, họ phải được tự do gắn bó với sự thật của Thiên Chúa. Đó chính là một thiên luật, được khắc ghi vào bản nhiên con người, và càng được ghi rõ hơn vào tin mừng của Chúa Kitô. Bởi thế, về phương diện tiêu cực, tự do tôn giáo đích thực hệ ở việc miễn nhiễm con người khỏi mọi cưỡng chế trong mọi điều liên quan tới liên hệ bản thân của họ với Thiên Chúa; còn về phương diện tích cực, nó hệ ở việc được tự do thi hành tôn giáo giữa lòng xã hội dân sự.

Đó là quan niệm tự do tôn giáo trong bản văn của công đồng và được Bản Tường Trình khai triển. Cha Murray thú thực rằng quan niệm này chưa thỏa đáng bao nhiêu, dù đúng sự thật. Theo ngài, nhiệm vụ của Công Đồng là phải thiết lập công thức “tự do tôn giáo” bên trong tự vựng Kitô Giáo, phải định nghĩa hay mô tả chiều hướng và ý nghĩa đầy đủ của nó, và phải làm điều này cách sao đó để ít nhất cũng có được sự nhất trí tổng quát giữa mọi Kitô hữu, bất luận là Công Giáo hay không, liên quan tới nội dung chủ yếu của công thức này. Bởi thế ngài hy vọng trong diễn trình thảo luận tại Công Đồng, ý niệm này sẽ được chi tiết hóa đầy đủ hơn nữa.

Ý định của sắc lệnh có tính mục vụ và đại kết. Bởi thế, nó chỉ đảm nhận việc xác định ra thái độ để người Công Giáo duy trì và biểu lộ với các Kitô hữu đồng đạo và với mọi con người khác. Thái độ này đặt căn bản trên học lý Công Giáo liên quan tới sự tự do cần thiết trong hành vi đức tin Kitô Giáo. Chúa Cha qua Chúa Kitô, Chúa chúng ta, đã tự ý nói Lời Cứu Rỗi của Người cho loài người, đó chính là lời sự thật và yêu thương, là lời mời gọi ta bước vào mối liên hệ liên bản ngã giữa con người và Thiên Chúa duy nhất, hằng sống và chân thật vốn là Cha, Con và Thánh Thần. Lời Thiên Chúa đã được tự do nói ra; con người có nhiệm vụ đáp trả lời ấy cách tự do. Lời đáp trả này, bất luận là chấp thuận hay bác bỏ, phải là trách nhiệm bản thân. Không ai được thoái thác trách nhệm này. Không ai được lãnh trách nhiệm này cho người khác, mà chỉ lãnh nó cho chính mình mà thôi.

Quyết định, bất luận là theo hay chống Thiên Chúa, phải là quyết định bản thân. Thành thử, không ai, và chắc chắn không Kitô hữu nào, được tròng bất cứ hình thức cưỡng chế nào, dù là thể lý, hay luân lý hoặc luật pháp, lên một người khác. Làm thế là vi phạm lề luật chủ yếu trong nhiệm cục cứu rỗi của Thiên Chúa, một nhiệm cục dạy rằng con người phải tiếp nhận hồng phúc ơn thánh một cách tự do, hoặc không tiếp nhận gì cả. Bởi thế, thần học về hành vi đức tin buộc các Kitô hữu phải có thái độ tôn trọng và tôn kính đối với những người không cùng đức tin với họ. Đây không hẳn là chủ nghĩa dửng dưng tôn giáo. Vì ở đây, ta không hề quả quyết rằng sự thật và sai lầm đều như nhau trước mặt Thiên Chúa. Tuy nhiên, ta phải quả quyết phẩm giá của con người nhân bản và sự tự do trong các quyết định bản thân của họ về tôn giáo.

Tất cả mọi điều trên đều rõ ràng. Nhưng sắc lệnh và Bản Tường Trình còn đưa ta vào một lãnh vực khác, hết sức khó khăn. Tự do tôn giáo còn là một quyền cần được thi hành trong xã hội nữa, trong một xã hội dân sự vốn được tổ chức về phương diện chính trị, một xã hội nhận được cơ cấu của nó từ một trật tự pháp chế và được cai trị bởi một thẩm quyền chính trị hợp pháp. Khó khăn là ở chỗ đó. Trong một xã hội có tổ chức, không nhân quyền nào, ngay cả quyền tự do tôn giáo, là vô giới hạn khi đem ra thi hành cả. Bởi thế, câu hỏi chủ yếu là: đâu là các nguyên tắc theo đó, việc thực thi tự do tôn giáo trong xã hội có thể bị giới hạn một cách chính đáng và hợp pháp? Hay, xét theo một tầm nhìn khác, đâu là thẩm quyền của chính phủ dân sự đối với việc thi hành quyền tự do tôn giáo trong xã hội? Nói một cách cụ thể, đâu là qui định mà pháp chế cần đưa ra để kiểm soát việc sử dụng luật pháp để cưỡng chế trong phạm vi hết sức tế nhị và nhạy cảm này? Các câu hỏi này khó có câu trả lời. Nhưng ta lại không thể tránh né chúng. Tự do tôn giáo không đơn giản chỉ là vấn đề đạo đức hay luân lý. Nó còn là vấn đề hiến định nữa. Ta gặp vấn đề này với tính cụ thể trọn vẹn nhất của nó trong lãnh vực luật pháp và cai trị.

Theo ý kiến Cha Murray, sắc lệnh chưa rõ ràng và minh nhiên đủ khi đề cập tới vấn đề giới hạn quyền tự do tôn giáo về phương diện xã hội và luật lệ. Nó quả đúng, khi xác nhận nguyên tắc, mà cũng là một sự kiện, rằng vì diễn ra công khai và diễn ra trong xã hội, việc thi hành quyền tự do tôn giáo phải chịu một số giới hạn hợp pháp. Nó cho rằng các giới hạn này có thể được áp đặt nhân danh ích chung hay nhân danh quyền lợi người khác. Tất cả các điều này đều đúng. Nhưng theo Cha Murray, chúng quá mơ hồ. Nại tới ích chung làm cơ sở cho các giới hạn luật pháp đối với tự do tôn giáo cũng không khác gì nại tới lý do nhà nước, thẩy đều là những học thuyết nguy hiểm. Hơn nữa, nại tới quyền người khác làm cơ sở để hạn chế tự do tôn giáo cũng chẳng khác gì việc trá hình nại tới quyền của đa số, vốn cũng là một học thuyết nguy hiểm.

Bản Tường Trình xem ra có phần thỏa đáng hơn. Nó rõ ràng tiếp nhận quan niệm pháp chế về nhà nước từng được Đức Piô XII khai triển, và được Đức Gioan XXIII nhấn mạnh hơn nữa trong Pacem in Terris. Hai vị giáo hoàng này để qua một bên quan niệm có tính Aristốt và đạo đức nhiều hơn về nhà nước vốn tìm thấy nơi Đức Lêô XIII. Do đó, Bản Tường Trình minh xác rằng yếu tố đệ nhất đẳng trong ích chung hệ ở việc dùng luật pháp để bảo vệ và cổ vũ trọn bộ trật tự các quyền và tự do, vốn thuộc con người nhân bản đúng nghĩa. Bởi thế, Bản Tường Trình cũng minh xác rằng không thể biện minh được việc vị phạm quyền bản thân của con người, nhất là quyền tự do tôn giáo, chỉ bằng cách nại tới ích chung. Một vi phạm như thế vào quyền lợi bản thân chính là vi phạm vào chính ích chung. Đây quả là một triết học và pháp chế học chính trị rất tốt.

Tuy nhiên, Cha Murray vẫn cho rằng ta cần tiến thêm bước nữa, ít nhất theo quan điểm Hoa Kỳ, theo truyền thống chính trị, luật lệ và pháp chế Anh Mỹ. Hệ thống hiến pháp của Hoa Kỳ đặt căn bản trọn vẹn trên hai nguyên tắc căn bản sau đây: Thứ nhất, con người được Tạo Hóa phú ban cho một số quyền bất khả nhượng; thứ hai, chính phủ và trật tự pháp luật có đó chủ yếu để bảo vệ và cổ vũ các quyền này. Các nguyên tắc này đã được Đức Piô XII và Gioan XXIII quả quyết cách rõ ràng. Tuy thế, hệ thống Hoa Kỳ cũng còn đề cao một nguyên tắc khác, đó là chính phủ không có thẩm quyền làm chánh án hay trọng tài trong lãnh vực sự thật tôn giáo, cũng như trong các lãnh vực nghệ thuật và khoa học.

Chính phủ là một quyền bính thế tục; thẩm quyền của nó bị giới hạn vào các vụ việc trần thế của những con người cần sống với nhau trong công lý, hòa bình và tự do. Cho nên, chính phủ sẽ hành động ultra vires (quá thẩm quyền của mình) nếu nó phải đảm nhiệm việc phê phán tôn giáo này đúng tôn giáo kia sai. Chính phủ còn hành động quá thẩm quyền hơn nữa nếu áp đặt lên công dân, bằng phương tiện luật pháp, bất cứ loại phê phán thần học nào; nghĩa là, nếu nó sử dụng luật pháp để quả quyết một tôn giáo đặc thù nào đó, như Đạo Công Giáo chẳng hạn, là tôn giáo của cả cộng đồng dân tộc.

Nguyên tắc này, tức nguyên tắc cho rằng quyền bính chính trị thế tục không có thẩm quyền trong lãnh vực tôn giáo, đã bén rễ rất sâu vào truyền thống chính trị chân thực của Phương Tây Kitô Giáo. Nó cũng được khẳng định trong truyền thống thần học của Giáo Hội. Đức Lêô XIII, chẳng hạn, minh xác rõ ràng rằng quyền bính chính trị không dự bất cứ phần nào vào việc săn sóc các linh hồn (cura animarum) hay trong việc kiểm soát tâm tư con người (regimen animorum). Dĩ nhiên, đúng là nguyên tắc chính trị này từng bị lu mờ ở Âu Châu trong nhiều thế kỷ, phần lớn do việc xuất hiện của chủ nghĩa quân chủ tuyệt đối và cái gọi là “Sự Hợp Nhất Giữa Ngai Vàng Và Bàn Thờ” gây ra. Tuy nhiên, truyền thống đích thực thì vẫn được duy trì trong hệ thống hiến pháp Hoa Kỳ. Chủ nghĩa quân chủ tuyệt đối chưa bao giờ đặt chân lên Hoa Kỳ, cả Giáo Hội lẫn nhân dân Hoa Kỳ đều hân hoan vì sự kiện này. Vì vậy, cha Murray cũng như các đồng bào của ngài, cả Công Giáo lẫn không Công Giáo, mong muốn thấy nguyên tắc này được quả quyết trong bản văn sau cùng của Công Đồng về tự do tôn giáo. Ví nó rất chủ yếu cho việc thi hành tự do tôn giáo trong xã hội. Nó bổ túc các luận điểm thần học bằng cách thêm vào đó một luận điểm chính trị vững chắc. Và nguyên tắc chính trị này, tức nguyên tắc cho rằng quyền bính chính trị không có thẩm quyền trong lãnh vực tôn giáo, cần được đặc biệt nêu ra khi có vấn đề áp đặt các luật lệ hạn chế lên việc tự do thực hành tôn giáo trong xã hội.

Bản Tường Trình đề cập khá đầy đủ một vấn đề khác nữa thuộc phạm vi này. Đó là một vấn đề thần học. Sự kiện là, thoạt nhìn, các quả quyết trong Pacem in Terris liên quan tới tự do tôn giáo và liên quan tới các hậu quả pháp lý của quyền này xem ra mâu thuẫn với các tuyên bố của Giáo Hội trong thế kỷ 19, là các tuyên bố xem ra bác bỏ quyền này. Bản Tường Trình xử lý vấn đề này theo cách duy nhất nó có thể xử lý được là coi đây như một khai triển chân chính và chân thực, cả trong học lý lẫn trong quan tâm mục vụ của Giáo Hội đối với phẩm giá và tự do của con người.

Để kết luận, cha Murray ghi nhận hai vấn đề chủ yếu đang được đặt ra cho Giáo Hội. Vấn đề thứ nhất có tính mục vụ và đại kết. Giáo Hội luôn chiến đấu cho tự do và cho tự do của con cái mình. Vấn đề ngày nay là Giáo Hội có nên mở rộng quan tâm mục vụ của mình quá bên kia biên giới hay không để đảm nhận việc tích cực bảo trợ cho tự do của con người nhân bản, vốn được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh Người, vốn được máu Chúa Kitô cứu chuộc, và hiện đang chịu nhiều đe dọa lớn lao đối với nhân phẩm và tự do bản thân. Vấn đề thứ hai có tính cách lý thuyết. Liệu việc đảm nhiệm trách vụ mục vụ phổ quát này có được chứng thực hay không? Nó có được đặt cơ sở trên truyền thống học lý của Giáo Hội liên quan tới nhân phẩm và nhân quyền hay không? Cha Murray nghĩ rằng câu trả lời cẩn ở thể khẳng định, nếu ta chịu hiểu truyền thống Giáo Hội theo nghĩa chân thực của nó, nghĩa là một truyền thống mỗi ngày một lớn thêm để hiểu sự thật đầy đù hơn.

Mấy dòng lịch sử

Thiển nghĩ nhân dịp này cũng nên duyệt lại một số dữ kiện lịch sử liên quan tới vấn đề tự do tôn giáo trong Giáo Hội.

Trước khi cha Murray được đề cử làm chuyên viên Công Đồng, tự do tôn giáo, tuy không phải là một vấn đề lớn, nhưng đã được Công Đồng quyết định đem ra bàn trong một chương thuộc sơ đồ “Unitatis Redintegratio” tức “Sắc Lệnh Về Đại Kết”. Mùa hè 1962, trước khi Công Đồng nhóm họp, Đức Gioan XXIII đã chấp nhận các tuyên bố sơ khởi về tự do tôn giáo từ hai nguồn: Ủy Ban Thần Học do Đức HY Ottaviani đứng đầu, lúc ấy là Phó Bộ Trưởng Văn Phòng Thánh, và Văn Phòng Hợp Nhất Kitô Giáo do Đức HY Augustin Bea, người Đức, đứng đầu. Đức Gioan XXIII đề cử một ủy ban đặc nhiệm để hoà hợp hai bản văn này, nhưng tới tháng Tám 1962, các cuộc thảo luận lâm vào bế tắc.

Đức TGM Shehan của Maryland, Mỹ, có viết thư và gửi cho cha Murray bản sao hai văn kiện trên và yêu cầu cha bình luận. Cha Murray sợ rằng Công Đồng sẽ dừng lại ở phương thức hoàn toàn thực tiễn khiến cho đa số người Công Giáo sẽ phải sống trong trạng huống giả thuyết. Thành thử, trong thư trả lời, cha Murray cho hay: không hài lòng với hai văn kiện vì chúng không sẵn sàng đương đầu với vấn đề trong mọi khía cạnh cụ thể của nó, trong đó, bắt buộc phải bàn tới các khía cạnh lý thuyết của nó nữa, những khía cạnh hết sức quan trọng.

Ngày 4 tháng Tư năm 1963, Đức HY Francis Spellman của New York mời cha Murray tới Công Đồng Vatican II làm chuyên viên, khi thấy rõ Công Đồng sẽ dành một số lượng thời gian đáng kể để bàn tới chủ đề tự do tôn giáo. Tuy nhiên, khi tới họp, cha Murray mới biết cuộc thảo luận về tự do tôn giáo đã bị gạch bỏ khỏi nghị trình, nên ngài gửi một tờ trình 4 trang cho mọi giám mục Hoa Kỳ, thúc giục các ngài xin đem nó trở lại bàn thảo luận. Đức HY Spellman bèn thảo một lá thư xin cho tự do tôn giáo được đem ra thảo luận, một bản của tờ trình được đệ lên Đức Giáo Hoàng. Bởi thế, Đức Gioan XXIII đã yêu cầu Đức HY Ottaviani tổ chức các buổi họp để thảo luận “Sắc Lệnh về Đại Kết” trong đó có chương nói về tự do tôn giáo.

Sau khóa hai của Công Đồng, cha Murray có viết một bài trên tờ America, tờ tuần báo có ảnh hưởng của các cha Dòng Tên, về tự do tôn giáo, đang là chủ đề có tầm quan trọng bậc nhất đối với các giám mục Hoa Kỳ. Cha cũng tường trình nhiều phương cách lén lút mà cha tin sẽ khiến cho cuộc thảo luận bị bế tắc. Cuối mùa hè đó, cha nhận được một thông báo của tòa khâm sứ tại Hoa Kỳ nhắc cha nhớ bổn phận của chuyên viên trong đó có khoản không được vận động ý kiến công chúng liên quan tới các vấn đề đang được thảo luận tại Công Đồng.

Giữa khoá hai và khóa ba, Văn Phòng Hợp Nhất Kitô Giáo chỉ định cha Murray viết một tờ trình nhằm giải thích hai quan điểm đang thịnh hành và chống đối nhau lúc ấy về tự do tôn giáo. Cha Murray tránh không gọi hai quan điểm ấy là bảo thủ và cấp tiến, nhưng gọi quan điểm duy truyền thống là “quan điểm thứ nhất” và quan điềm của riêng ngài là “quan điểm thứ hai”. Bản giải thích này được nồng hậu tiếp nhận và bắt đầu từ khóa ba, cha được ủy nhiệm làm “ký lục thứ nhất” (first Scribe) để soạn thảo điều nay đã trở thành quá quan trọng đến không còn là một chương trong Sắc Lệnh về Đại Kết nữa, mà hy vọng sẽ đứng riêng thành “Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo”.

Ủy Ban Chuẩn Bị Thần Học được Đức Giáo Hoàng chỉ định xem sét các khía cạnh thần học trong nghị trình của Công Đồng vốn là một ủy ban về phe với Giáo Triều và coi mình là người “gìn giữ chính thống”. Đức Hồng Y Ottaviani lúc đó là Phó Bộ Trưởng Văn Phòng Thánh (tiền thân của Bộ Tin Lý sau này) dĩ nhiên cũng về phe Giáo Triều. Nhưng rất may, Văn Phòng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo được chỉ định giám sát diễn trình khai triển “Tuyên Ngôn Về Tự Do Tôn Giáo”.

Đến cuối khoá ba, cùng với nhiều chuyên viên khác, cha Murray viết xong một sơ đồ, hay dự thảo đề nghị, cho “Tuyên Ngôn Về Tự Do Tôn Giáo”. Đáng lẽ Công Đồng đã bỏ phiếu cho sơ đồ này rồi, nhưng cuộc bỏ phiếu bị đình lại cho tới đầu khóa bốn vì có sự chống đối của phe duy truyền thống lẫn và các bất đồng ngay trong những người ủng hộ “quan điểm thứ hai”. Công việc đối với sơ đồ không kết thúc ở đấy: Văn Phòng tiếp tục thu lượm các nhận định và đến tháng Sáu, 1965, tức giữa khóa ba và khóa bốn, đã gửi đi một dự thảo sửa đổi. Trong các tháng trước khóa bốn, cha Murray vẫn tiếp xúc với các giám mục có ảnh hưởng để xin các ngài ủng hộ dự thảo.

Ngày 14 tháng Chín, 1965, 7 ngày sau khoá bốn và phiên họp cuối cùng của Vatican II, các nghị phụ đã bỏ phiếu cho sơ đồ và chấp thuận bước tiến đầy cảm kích của nó dưới sự hướng dẫn của Văn Phòng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo. Quả thế, việc thảo luận tuyên ngôn này là điều đầu tiên được ghi vào nghị trình của khóa bốn. Bất hạnh thay, cha Murray bị đau phổi, đã không thể đóng góp được gì vào dự thảo cuối cùng, một dự thảo được chấp thuận vào ngày cuối cùng của Vatican II, tức ngày 7 tháng Mười Hai, 1965, với 2,308 phiếu thuận, 70 phiếu chống và 8 phiếu bất hợp lệ.

“Dignitatis Humanae” hay Tuyên Ngôn Về Tự Do Tôn Giáo là một văn kiện khai phá, xét về nhiều mặt. Nó cổ vũ để nguyên tắc tự do tôn giáo được coi như một dân quyền và buộc các chính phủ phải bảo vệ nó. Nó nhìn nhận rằng chủ trương trước đây của Giáo Hội về vấn đề này không hẳn công chính. Công Đồng còn tuyên bố rằng quyền tự do tôn giáo có nền tảng trong phẩm giá con người nhân bản, một phẩm giá được biết đến nhờ Lời mạc khải của Thiên Chúa và cả nhờ vào lý trí nữa.

 
Tài liệu: Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã viết đơn xin đi tu
Vietcatholic
09:23 12/11/2013
Đơn của cụ Ngô Đình Diệm xin đi tu


Bản dịch đơn của cụ Ngô Đình Diệm

Bình an
Dấu Thánh Giá Chúa Kytô
Nhân danh Đức Kytô Chúa chúng ta. Amen

Con là Gioan Baotixita Odilon Ngô Đình Diệm,
Con xin dâng mình
cho Thiên Chúa toàn năng,
cho Mẹ Maria Đồng trinh đầy ơn phúc
và cho Cha thánh Biển Đức của chúng ta
để sống trong Đan viện Thánh Anrê,
Và con xin hứa,
trước sự chứng giám của Thiên Chúa và của Tất cả các thánh,
sửa đổi tâm tánh mình theo tinh thần luật dòng Biển Đức
đúng như quy chế dành cho những người tận hiến đời mình.

Dấu Thánh giá Chúa Kytô

ký tên Ngô Đình Diệm

Đan viện Thánh Anrê
Lễ thánh nữ Scholastique, Ngày 10 tháng 02 năm 1954



(Thánh Scholastique là chị em sinh đôi của thánh Biển Đức,
mừng vào ngày 10/02 hằng năm.
Do đó, dẫu ngày tháng không thấy rõ trong ảnh chụp,
Ta cũng cò thể chắc rằng đó là ngày 10/02/1954)
Cha bề trên đan viện công bố lá thư
Hình đan viện
 
Đối thoại năm Đức Tin : Đi đạo là bất hiếu với cha mẹ ?
Lm. Đan Vinh
18:57 12/11/2013
ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN

VẤN ĐỀ 21 A :Đi đạo là bất hiếu đối với cha mẹ, vì phải bỏ việc cúng giỗ, thờ kính cha mẹ mà một người con hiếu thảo không thể không chu toàn.

TRẢ LỜI :

I .BỔN PHẬN HIẾU THẢO ĐỐI VỚI CHA MẸ LÀ GÌ ?

Một người con hiếu thảo là người luôn biết ơn cha mẹ, biết làm vui lòng cha mẹ trong những điều hợp lý phải đạo. Khi cha mẹ già yếu, người con hiếu thảo sẽ phải lo săn sóc phụng dưỡng. Khi cha mẹ qua đời, người con hiếu thảo sẽ phải tưởng nhớ và cố gắng làm mọi việc để cha mẹ được vui vẻ hạnh phúc.

II. NGƯỜI CON THEO ĐẠO Công Giáo CÓ BẤT HIẾU VỚI CHA MẸ KHÔNG?

Người theo đạo Công Giáo không những không bất hiếu, mà còn là người con có hiếu cách sáng suốt nữa, vì những lý do như sau:

1) Những ai cho rằng: phải cúng đồ ăn thức uống cho cha mẹ đã chết để các ngài khỏi trở thành những cô hồn bơ vơ đói khát… là điều vô lý và mê tín. Ngày nay có lẽ không ai có chút hiểu biết còn tin rằng: linh hồn người chết cũng có thể ăn đồ ăn thức uống vật chất giống như người sống. Tuy nhiên, nếu coi việc cúng giỗ cha mẹ là một phong tục, một hành động biểu lộ lòng hiếu thảo tưởng nhớ công ơn cha mẹ, thì Hội Thánh Công Giáo khuyến khích người tín hữu thực hiện, miễn là tránh những việc dị đoan trái đức tin Công Giáo, đồng thời cần giải thích khi co người thắc mắc về lý do việc làm bày tỏ lòng hiếu kính ông bà cha mẹ theo phong tục Việt nam của mình.

2) Nếu nói rằng: hiếu thảo là phải nhớ đến cha mẹ trong những ngày giỗ chạp thì người tín hữu Công Giáo cũng đã thực hiện, và còn làm nhiều việc hữu ích thực sự cho cha mẹ nữa. Người lương chỉ nhớ đến cha mẹ và người thân trong các ngày sóc, vọng, rằm hoặc ngày kỵ, giỗ tết… Còn người Công Giáo luôn nhớ đến cha mẹ và người thân đã chết mỗi khi đọc kinh dự lễ hằng ngày. Rồi vào các ngày giỗ chạp người tín huẽu còn xin lễ cầu cho cha mẹ và người thân sớm được về thiên đàng hưởng hạnh phúc đời đời. Như vậy theo đạo đâu phải là bất hiếu, bỏ quên bổn phận chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ.

3) Có người lại lập luận: không thờ cúng ông bà cha mẹ theo truyền thống từ ngàn xưa là một thái độ bất hiếu.

Nhưng nếu vậy thì hết mọi người chúng ta đều bất hiếu: Ai không tiếp tục ở trong ngôi nhà cũ của cha mẹ, không mặc y phục giống như cha mẹ khi xưa cũng là bất hiếu ! Nhưng ngày nay không ai chấp nhận tư tưởng lỗi thời ấy nữa. Xưa kia cha ông đi bộ, nhưng ngày nay con cháu khi có việc đi xa và có hoàn cảnh thuận tiện lại dùng xe gắn máy, xe hơi, tàu hỏa, máy bay…, thế mà đâu có ai cho là bất hiếu. Ngày xưa, khi khiêng quan tài cha mẹ ra nghĩa trang phải đi bộ, và đi thật chậm đến độ không được làm đổ cốc nước để trên áo quan. Người ta cho rằng: Di chuyển quan tài chậm từng bước như vậy mới là đám ma lớn và mới cho thấy con cháu có hiếu. Thế nhưng ngày nay quan niệm đã đổi khác: người ta đã bỏ những thói tục rườm rà cổ hủ để thích nghi với hoàn cảnh xã hội văn minh tân tiến. Không ai còn nghĩ: xe hơi chở quan tài cha mẹ đi nhanh đến nghĩa trang là bất hiếu nữa… Như vậy: bỏ những cái cổ hủ vô lý, lỗi thời… để chấp nhận những điều mới mẻ hợp lý, thích nghi với hoàn cảnh xã hội văn minh… không phải là bất hiếu. Cũng vậy: bỏ đạo tự nhiên do con người lập ra để theo đạo siêu nhiên bắt nguồn từ trời đâu phải là bỏ cha mẹ và bất hiếu.

TÓM LẠI :Người theo đạo Công Giáo không phải là người con bất hiếu như có người lầm tưởng. Không những không quên công ơn cha mẹ, người Công Giáo còn luôn nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mà còn làm nhiều việc thực sự hữu ích cho cha mẹ nữa.

VẤN ĐỀ 21 B: Không cần phải theo đạo nào cả, chỉ cần ăn ngay ở lành, giữ đạo làm người là đủ.

TRẢ LỜI :

Đạo làm người là cách thức sống để trở thành một con người lương thiện, tự chủ, tự trọng và trưởng thành về nhân cách, thể hiện qua việc chu toàn các bổn phận đối với bản thân, gia đình, xã hội, đất nước… Được như vậy đã là điều tốt đẹp và đáng trân trọng. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ, chúng ta thấy vẫn chưa đủ, nếu không chu toàn bổn phận đối với Tạo Hóa là Đấng đã dựng nên muôn vật muôn loài, đặc biệt loài người chúng ta, và hằng thương yêu săn sóc để chúng có thể tồn tại và ngày càng phát triển theo thánh ý Ngài.

Thực vậy, dù không nhìn thấy Thiên Chúa vì Ngài là Đấng thiêng liêng vô hình. Nhưng loài người có trí khôn, biết suy luận từ hậu quả đến nguyên nhân, từ cái đã biết đến điều chưa biết… còn phải nhận biết có Tạo Hóa là Đấng đã tạo nên vũ trụ vạn vật và an bài mọi sự… Từ đó, loài người có bổn phận tỏ lòng hiếu thảo biết ơn Thiên Chúa bằng việc tôn thờ, tạ ơn, yêu mến, và vâng lời Ngài.

Vậy muốn giữ đạo làm người, muốn sống xứng đáng là một con người có trí khôn trổi vượt muôn loài, thì ngoài việc phải chu toàn các bổn phận đối với xã hội và bảo tồn thiên nhiên, loài người chúng ta còn có bổn phận biết ơn tôn thờ Thiên Chúa nữa. Ai cố tình từ chối tôn thờ Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên mình và hằng ban muôn ơn lành hồn xác cho mình thì không được coi là đã giữ đạo làm người cách xứng đáng và đầy đủ được.

PHÚT HỒI TÂM:

-LỜI CHÚA:

Thánh Phao-lô khuyên dạy con cái phải tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ như sau: “Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này” (Ep 6,1-3).

-LỜI CẦU:

Lạy Chúa Giê-su. Trong thời gian ẩn dật tai Na-da-rét, Chúa đã luôn yêu mến vâng lời cha mẹ là hai ông bà Giu-se và Ma-ri-a, làm cho cha mẹ được vui lòng như tin mừng Lu-ca đã ghi nhận sau biến cố bị lạc năm 12 tuổi như sau: “Sau đó, Người đã đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài” (Lc 2,51).

Xin cho mỗi tín hữu chúng con hôm nay biết ý thức bổn phận phải hiếu thảo với cha mẹ, là những đấng thay quyền Chúa sinh thành, dưỡng dục chúng con… để chúng con biết đền đáp công ơn của các ngài, bằng việc chăm sóc phụng dưỡng khi các ngài còn sống, năng xin lễ cầu nguyện và làm nhiều việc lành thay các ngài sau khi các ngài qua đời, noi gương Chúa khi xưa luôn làm đẹp lòng Thiên Chúa Cha (x. Mt 3,17).

LM ĐAN VINH
 
Tin Đáng Chú Ý
Tiền viện trợ các nước cho Philippines: Trung Quốc xếp chót bảng, với khoản viện trợ 100 nghìn đôla
BBC
09:40 12/11/2013
Tiền viện trợ các nước cho Philippines: Trung Quốc xếp chót bảng, với khoản viện trợ 100 nghìn đôla

Hoa Kỳ đã thông qua khoản viện trợ trị giá 20 triệu đôla cho Philippines

Hoa Kỳ đứng đầu danh sách viện trợ cho Philippines, trong khi Trung Quốc xếp chót bảng, với khoản viện trợ 100 nghìn đôla, bằng Việt Nam.

Khoản viện trợ tiền mặt từ nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Tần Cương, công bố vào thứ Hai, 11/11, chỉ bằng 1/200 tổng giá trị gói viện trợ 20 triệu đôla của Hoa Kỳ.

Trung Quốc và Philippines hiện vẫn đang đối đầu về vấn đề chủ quyền trên biển.

Ngày 22/1 năm nay, chính phủ Philippines đã đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế.

Trong một động thái hiếm thấy, tờ Hoàn cầu Thời báo trong bài xã luận ngày 12/11 đã cho rằng tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Trung Quốc và Philippines không nên ảnh hưởng quyết định viện trợ của nước này đối với nạn nhân bão Haiyan.

"Việc cứu trợ cho nạn nhân bão ở Philippines là điều nhất quyết phải thực hiện," tờ này viết.

"Hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới là điều quan trọng, liên quan trực tiếp đến lợi ích của Trung Quốc. Nếu quay lưng lại với Manila vào lúc này, Trung Quốc sẽ hứng chịu sự thiệt thòi lớn rất lớn."

"Khoản viện trợ cho nạn nhân bão [Haiyan] là viện trợ nhân đạo, hoàn toàn khác với viện trợ nước ngoài, vốn được thực hiện dựa trên quan hệ chính trị," tờ này viết thêm.

Tin về chuyện "Trung Quốc, cường quốc nhưng gửi tiền cứu trợ rất thấp cho Philippines" đã thành chuyện quốc tế, được các trang New York Times và Bấm CNBC - http://www.cnbc.com/id/101189208 đăng tải.

Theo New York Times hôm 11/11/2013, quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không trả lời câu hỏi có phải khoản viện trợ nhỏ như vậy có lý do Trung Quốc và Philippines đang tranh chấp lãnh thổ.

"Anh, Mỹ và Úc đều gửi hải quân hoặc nhân viên cứu tế tới giúp Philippines"

Trang báo này cũng nhắc tiền cứu trợ bão của Bắc Kinh cho Manila năm 2011 là 1 triệu đôla.

Đài Loan, vốn cũng từng nhiều lần xung đột chủ quyền trên biển với Philippines, đã công bố sẽ viện trợ 200 nghìn đôla.

Ngày 11/11, chính phủ Việt Nam cũng đã công bố sẽ viện trợ khẩn cấp cho Philippines 100 nghìn đôla tiền mặt.

Viên trợ từ nhiều nước

Trong những ngày qua, nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới đã công bố các khoản viện trợ cho Philippines dưới nhiều hình thức.

Hoa Kỳ đã huy động khoảng 90 lính thủy quân lục chiến và hải quân để hỗ trợ cho công tác cứu trợ. Nước này cũng đã gửi 55 tấn lương thực, đủ dùng cho 20 nghìn trẻ em và 15 nghìn người lớn trong vòng 5 ngày đến các khu vực chịu ảnh hưởng của bão.

Tòa đại sứ Hoa Kỳ trước đó cũng đóng góp khoản viện trợ trị giá 100 nghìn đôla dùng cho việc cung cấp nước uống và sát trùng.

Anh quốc cho biết sẽ điều tàu Hải quân Hoàng gia HMS Daring từ Singapore tới và một phi cơ vận tại RAF C-17 cũng sẽ được điều tới khu vực bị nạn.

Thủ tướng Anh nói thêm sau bão Haiyan, giá trị khoản cứu trợ của Anh dành cho Philippines tăng từ 6 triệu lên 10 triệu bảng, (khoảng 16 triệu đôla), bao gồm đồ gia dụng, lều dã chiến và nước uống.

Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 12/11 cho biết sẽ cung ứng 10 triệu đôla tiền mặt cho các tổ chức quốc tế để giúp cung cấp nhà tạm, lương thực và nước uống cho người dân Philippines. Trước đó, nước này cũng đã cử một nhóm nhân viên y tế gồm 25 người đến các khu vực bị bão tàn phá,

Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất đã tuyên bố sẽ gửi khoản viện trợ trị giá 10 triệu đôla.

Úc đã thông qua gói cứu trợ nhân đạo trị giá 10 triệu đôla, trong đó bao gồm việc gửi đến các nhân viên y tế kèm theo hàng hóa phi thực phẩm như vải bạt, đệm ngủ, lưới chống muỗi, nước uống và các dụng cụ vệ sinh cá nhân.

New Zealand cũng đã công bố khoản viện trợ hơn một triệu đôla.

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), hiện đang chuyển đến Philippines khoản lương thực, thuốc lọc nước, xà phòng và một số vật dụng y tế tổng trị giá khoảng 1,3 triệu đôla.

Ủy hội Châu Âu cho biết sẽ dành 4 triệu đôla để hỗ trợ cho các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc hiện đang vận chuyển khoảng 40 tấn bánh quy giàu chất đạm, đủ để cung ứng cho 120 nghìn người trong một ngày, cũng như một số trang thiết bị liên lạc và cứu trợ khẩn cấp khác.
 
Văn Hóa
Paraguay : Tháng các Linh Hồn
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD
14:29 12/11/2013
PARAGUAY - THÁNG CÁC LINH HỒN: MỘT NĂM NGÀY GIỖ MẸ

Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
Còn cha còn mẹ thì hơn,
Không cha không mẹ như đàn đứt dây,
Đàn đứt dây, còn xoay còn nối,
Cha mẹ mất rồi, con chịu mồ côi.
Mồ côi, khổ lắm ai ơi,
Đói cơm không ai giúp lỡ lời không ai phân.




Khi ngồi vào vi tính để viết bài này thì chúng tôi biết được con số thống kê chưa chính thức của cơn bão Hải Yến hay Haiyan (còn gọi là Yolanda của người Phi Luật Tân) đã tàn phá 2/3 quốc gia này với con số thiệt mạng cả vài ngàn người. Trận cuồng phong tồi tệ nhất trong lịch sử của nước Philippines đã gây thiệt hại nặng nề cho quốc gia có đông người Công Giáo nhất châu Á này. Vị linh mục cùng Dòng người Phi Luật Tân đang ở chung cộng đoàn với chúng tôi đã đau buồn thốt lên rằng đây thật là một ngày đáng buồn cho nước Philippines. Không buồn sao được khi những người đồng hương của ngài đã ra đi mà không được báo trước trong thảm họa thiên nhiên xảy ra chưa từng có trong lịch sử quốc gia này.

Tháng 11, tháng cầu cho các linh hồn đã qua đời. Mấy ngày qua có một người bạn không Công Giáo email thăm hỏi chúng tôi và có nhắc đến ngày giỗ một năm của thân mẫu chúng tôi. Ấy thế mà đã một năm trôi qua ngày mà người mẹ thân yêu nhất của chúng tôi đã ra đi không ngày gặp lại, cái ngày đau buồn nhất của một người con xa nhà khi hay tin mẹ mình mất. Cuộc chia tay nào rồi cũng có ngày gặp lại nhưng cuộc ra đi của người Mẹ thân yêu của chúng tôi trong năm vừa qua đã để lại trong tôi một nỗi trống vắng mà mấy ngày qua khi nghe lại câu ca dao về sự ra đi của cha mẹ khiến chúng tôi mủi lòng thổn thức. Người bạn không Công Giáo có hỏi chúng tôi là người Công Giáo có ngày cúng kỵ như người Phật giáo không. Chúng tôi trả lời là người Công Giáo không có thói quen làm giỗ cúng kỵ nhưng hầu như có dịp là họ nhớ đến ông bà tổ tiên và nhất là người Công Giáo còn giành riêng tháng 11 để nhớ đến tất cả những người thân yêu đã nằm xuống.

Chết, một thực tại không ai chối cãi được. Chúng ta có thể chống lại sức tàn phá của nước, lửa, khí giới nhưng không ai trong chúng ta có thể chống nổi sự chết. Dẫu biết trước như thế nhưng khi một người thân nằm xuống thì tâm lý tự nhiên của con người là khóc và xót thương khi nhớ lại thuở hàn vi, những ngày tháng vui buồn của người thân vừa ra đi rồi tự nhiên trong lòng thổn thức. Trường hợp ấy đã từng xảy ra với chúng tôi khi vừa hay tin người mẹ thân yêu ra đi. Chúng tôi nhớ lại trong chuyến trở về năm ngoái từ Paraguay đến Việt Nam để thọ tang mẹ mà không tài nào chợp mắt được suốt cuộc hành trình dài hơn 2 ngày. Như một cuốn phim quay chậm, chúng tôi đã nhớ lại những ngày còn ấu thơ bên mẹ, rồi những ngày chúng tôi nằm bệnh viện thập tử nhất sinh luôn có mẹ túc trực bên đứa con mình. Và nhất là ngày ra đi truyền giáo khiến lòng mẹ đau như cắt nhưng đành để con mình ra đi. Khi nghĩ đến đó tự nhiên nước mắt cứ trào ra lúc nào không hay. Ai là người trong cuộc mới thấu được tình thương của mẹ giành cho con và của con đối với mẹ. Một năm kể từ ngày mẹ mất và cũng ngần ấy thời gian không ngày nào quên mẹ trong thánh lễ và các giờ cầu nguyện. Ước mong những ai còn có mẹ luôn biết trân quí những tình cảm thiêng liêng này dù cha mẹ mình lúc này già nua tuổi tác, tính nết đổi thay nhưng vẫn luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất trên từng bước đi trong cuộc hành trình tại thế chúng ta.

Trong khi những quốc gia châu Á chuẩn bị bước vào mùa Đông và một vài quốc gia như Philippines, Việt Nam, Trung Quốc… đang phải gánh chịu những đợt thiên tai bão táp khủng khiếp nhất từ trước đến nay, thì ở Nam Bán Cầu- các nước thuộc châu Mỹ La-tinh đang chuẩn bị bước vào mùa hè nóng bức với nhiệt độ ban ngày có khi lên đến 42 độ C. Cái nắng, nóng ở đây rất khác với cái nắng, nóng ở Việt Nam vì nắng hanh, nắng róc người giống một phần nào cái nắng, nóng ở vùng Phan Rang, Ninh Thuận. Nhớ ngày nào mới đến Paraguay như một chàng thư sinh, nhưng trải qua nhiều mùa nắng, nóng nên da dẻ bây giờ cũng sạm màu giống người Nam Mỹ và người ta cứ ngỡ chúng tôi là người Nam Mỹ. Vậy cũng tốt vì vừa hội nhập được văn hóa, vừa hội nhập được màu da để người ta khỏi ăn hiếp mình. Chỉ riêng có đôi mắt thì không tài nào giấu được vì người Nam Mỹ có đôi mắt rất to, còn người Á Đông mình thì mắt nhỏ xíu và họ hay nói đùa là do người Á Đống hay ăn cơm nhiều nên mắt nhỏ!!!

Người dân Paraguay trước đây không có thói quen tưởng nhớ ông bà tổ tiên hay những người đã qua đời. Với họ, nếu một người thân qua đời thì sau 24 giờ sẽ chôn cất với một nghi thức rất đơn giản và họ chỉ xin linh mục cầu nguyện cho người quá cố trong tuần cửu nhật nếu gia đình là người Công Giáo, rồi thôi. Ngay cả một cái hình của người quá cố cũng không có trên quan tài nên nhiều lúc người ta mời chúng tôi đến làm phép xác trước khi đem đi chôn mà mình cũng không biết người chết là đàn ông hay đàn bà và bao nhiêu tuổi nữa. Bởi thế, đám tang của người Paraguay không có gì là quan trọng nên ngay cả các linh mục hay giám mục khi qua đời cũng chỉ có một thánh lễ nếu ai biết được thì tham dự, còn không thì chỉ dự lễ “hàm thụ” từ xa mà thôi. Điều này cũng có cái hay là đỡ tốn kém và không câu nệ nhưng có cái không hay là người ta đã quá coi nhẹ nhân phẩm con người.

Kể từ ngày chúng tôi đến đây, chúng tôi đã cố gắng gợi lại cho những người dân nơi mình làm việc biết được con người là một tặng phẩm Chúa ban, và vì thế chúng ta phải biết trân trọng quà tặng đó lúc còn sống cũng như khi đã qua đời. Ngày mồng 2 trong tháng 11 chúng tôi đã mời giáo dân trong vùng mình coi sóc tham dự thánh lễ tại các nghĩa trang để cầu cho những người thân đã qua đời. Vì là một quốc gia dân chủ, tự do nên linh mục có thể làm bất cứ điều gì theo bổn phận mà luật không cấm. Lúc đầu nhiều người tham dự vì hiếu kỳ. Các phóng viên cũng ra nghĩa trang để phỏng vấn về ‎ ý nghĩa của những thánh lễ này và đưa lên truyền hình để người dân được biết về một linh mục truyền giáo Á châu đang làm. Dần dần người ta thấy thích thú và bắt đầu năng viếng nghĩa trang để đọc kinh, cầu nguyện và mời các linh mục khác dâng lễ cầu hồn trong tháng 11. Những điều mình tưởng chừng lâu nay ai cũng biết nhưng không làm, nay họ lại thực hiện và mình cảm thấy vui. Đây là một trong những niềm vui khuyến khích các nhà truyền giáo trong đời sống mục vụ của họ vì truyền giáo ngày nay không cần phải làm những điều gì to tát nhưng chỉ cần giúp mọi người được hạnh phúc và bình an trong cuộc sống thường nhật.

Mấy ngày vừa qua chúng tôi cũng tiếp đón 2 tu sĩ trẻ cùng Dòng từ Việt Nam đến Paraguay để thực tập mục vụ theo chương trình đào tạo của Dòng. Hai anh em này vừa hoàn tất chương trình Triết học tại Học Viện Đa Minh, và sau mấy tháng chời đợi Visa cuối cùng cũng đến Paraguay vào rạng sáng thứ Bảy ngày mồng 2 tháng 11 vừa qua. Tình Dòng Ngôi Lời Việt Nam năm nay đã mạnh dạn gởi 10 tu sĩ trẻ đến các quốc gia như Togo, Argentina, Chile, Mozambique và Paraguay để thực tập mục vụ và làm quen với môi trường truyền giáo quốc tế mà sau này các anh em sẽ phải dấn thân. Rất may là các em đã can đảm ra đi dù biết rằng nhiều khó khăn, thách đố đang chờ đón mình. Cha Bề Trên Giám tỉnh hiện thời giao phó các em tu sĩ trẻ này để chúng tôi hướng dẫn và đồng hành trong thời gian học ngôn ngữ và làm quen với môi trường văn hóa mới. Nhìn các anh em trẻ dù đã 30 tuổi nhưng sống ở một môi trường văn hóa mới trông như một đứa trẻ giống mình ngày xưa vừa đặt chân đến xứ này mà thấy thương cho các em. Chúng tôi sẽ cố gắng làm hết sức mình để các em cảm thấy như ở nhà dù đang sống xa quê hương. Bên này cũng có 4 anh em tu sĩ trẻ Việt Nam thuộc Dòng Don Bosco đã sống ở đây được vài năm và chúng tôi đang cố gắng tạo điều kiện để lâu lâu người đồng hương được gặp nhau.

Dịp này cũng có một anh em linh mục cùng Dòng người Paraguay đang mục vụ tại Đài Loan về thăm quê hương sau 7 năm truyền giáo ở đó. Anh em này chia sẻ với chúng tôi về những việc đã và đang làm tại Đài Loan trong dịp Tỉnh Dòng chúng tôi có Tu Nghị Tỉnh đề đưa ra chương trình và kế hoạch hành động trong 6 năm tới. Anh em này đã chia sẻ rằng Đài Loan dù là một quốc gia nhưng rất ít được cộng đồng quốc tế công nhận như là một quốc gia độc lập vì sự cam thiệp của đàn anh Trung quốc. Tuy nhiên, quốc gia này là một quốc gia có nhiều tự do tôn giáo nhưng lại rất ít người Công Giáo. Chính vì điều đó an hem này rất thích sống ở Đài Loan dù người Paraguay rất hiếm khi rời xa quê hương trong một thời gian dài do nền văn hóa kết dính với gia đình từ ngàn xưa. Vị linh mục này nói rằng giáo xứ anh ta ở Đài Loan hàng năm chỉ có 2 hay 3 người lớn nhận bí tích rửa tội. Bí tích hôn nhân lại càng hiếm hoi. Chỉ có lễ an táng là khá nhiều và đây cũng là dịp để các nhà truyền giáo làm chứng và nói về Chúa cho những người tham dự thánh lễ. Bởi thế, khi một giáo dân báo tin là vừa có một người qua đời thì cha xứ phải sắp xếp mọi việc để cử hành lễ an táng cho người đã khuất vì người Đài Loan rất coi trọng việc ma chay, cúng kỵ. Nói đến đây thì người vị linh mục Paraguay giải thích thêm rằng người Á Đông có thói quen xem ngày giờ chôn cất mà người Việt Nam mình cho là mê tín dị đoan. Nhiều khi nhà truyền giáo cần phải hiểu một phong tục, tập quán của một nền văn hóa khác trước khi kết án nó. Chính người anh em này đã giúp các anh em đồng hương Paraguay tại quê nhà hiểu thêm một phần về văn hóa của người Á Đông bằng tiếng Guarani của họ hơn là những người Á Đông nói về người Á Đông cho những người thuộc nền văn hóa khác.

Hôm nay là ngày giỗ 1 năm của người Mẹ thân yêu của chúng tôi. Má ơi! 1 năm đã trôi qua kể từ ngày Má rời bỏ chúng con ra đi đến một nơi mà chúng con biết một ngày nào đó tất cả chúng ta đều được gặp nhau ở đó. Dẫu biết là như thế nhưng lòng con vẫn thấy buồn ruời ruợi khi thiếu vắng Má trên cõi đời này. Xin Má luôn phù hộ cho con trên bước đường truyền giáo xa quê này để con hoàn thành tốt sứ mạng của con. Con sẽ luôn nhớ Má trong những giờ kinh nguyện và thánh lễ hàng ngày. Gia đình mình có những điều không hay đang xảy ra và con mong Má hộ phù để mọi việc được suôn sẻ và các thành viên trong gia đình được hòa thuận, sum vầy. Hôm nay con đã dâng lễ cầu nguyện cho Má cũng như các nạn nhân của siêu bão Yolanda ở Philippines vừa qua đời. Xin vì lòng nhân từ của Chúa cho linh hồn của Má, của những ân nhân, thân nhân của con và những người vừa mới qua đời trong cơn cuồng phong vừa qua sớm được hưởng phúc thiên đàng vĩnh cửu, nơi mà Chúa Giêsu đã nói trong bài Tin Mừng Chúa Nhật XXXII thường niên vừa qua là trở nên con cái đích thực của Chúa và được sống muôn đời. Amen.

Paraguay, 11 tháng 11 năm 2013

Một năm nhân ngày Giỗ Mẹ

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD
 
Thảm thương Philippines sau bão
Trầm Hương Thơ
18:49 12/11/2013
THẢM THƯƠNG PHILIPPINES SAU BÃO

Tim đau nhói với người dân khốn khổ
Bão bùng về phá đổ nát kinh hoàng
Vạn ngôi nhà vườn ruộng nát tan hoang
Xác người phơi dọc đàng chương khắp cả

Mùi tử khí xông lên đầy muôn ngả
Tiếng khóc than vật vã mẹ mất con
Vợ mất chồng, tả tơi áo chẳng còn
Bồng con thơ ôm tròn thân xác rũ

Philipin nhớ về tình nghĩa cũ
Rộng vòng tay ấp ủ đón thuyền nhân
Palawan trại tị nạn ân cần
Giúp vật chất, tinh thần "ta chạy trốn"

Nay chính họ đang gặp cơn nguy khốn
Ta nỡ nào "sợ tốn" chẳng trả ơn
Kẻ gúp ta đang gặp nạn van lơn
Hạt gạo vỡ qúy hơn bao giờ hết

Nhớ khi xưa ta đói lả chờ chết
Người giúp ta dấu vết chưa mờ phai
Rộng vòng tay cho ta đón tương lai
Nay ngước đầu nhìn lại nhớ nghĩa xưa

Ơn cứu mạng thì trả mấy cho vừa
Trước mặt Chúa thân thưa hồn lắng đọng
Bát nước lã lời Ngài nên cao trọng
Hồn con đâu hướng vọng đến với Người.

Trầm Hương Thơ 12.11. 2013
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hồng Hạc
Joseph Ngọc Phạm
22:16 12/11/2013
HỒNG HẠC
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Hồng hạc bay đi
Rồi lại bay về
Chim ngẩn ngơ trong vườn,
Tìm cây cũ.
Giấc mơ kia ở mãi tận đâu?
(Trích thơ của Thái Thăng Long)