Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm Chúa nhật 32 TN.B
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:44 07/11/2018
Ở đời quí nhất tấm lòng
Suy niệm Chúa Nhật XXXII – B
(Mc 12, 38 - 44)
Ai cũng biết dâng cúng là sẻ chia, là cho đi một phần những gì mình có. Sách Tông Đồ Công Vụ ghi lại lời Chúa Giêsu dạy các Tông Đồ : “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35), nhưng để trở thành phúc nhân, cầu phải cho đúng cách mới mong có cái kết hậu thì không phải ai cũng biết và thực hành.
Người xưa cũng khái quát được vấn đề bằng câu “Của cho không bằng cách cho”. Quả thật, trước khi cho đi ta phải nghĩ đến “của cho” và “cách cho”. “Của cho” xét cho cùng không quan trọng bằng “cách cho”. Cho thế nào để nói lên tấm lòng chân thành của mình và nhất là làm cho người nhận cảm thấy vui lòng. Đặc biệt đối với Chúa, tấm lòng chân thành dâng hiến luôn được Chúa coi trọng: “Ta muốn lòng nhân chứ không phải hy lễ”.
Cho đi là quý nhưng không phải cho suông mà cho với cả tấm lòng. Một cuộc đời biết cho đi là một cuộc đời hạnh phúc. Hạnh phúc của chúng ta tùy thuộc vào mức độ và cách thức chúng ta trao ban cho tha nhân những gì mình có. Sống vì và sống cho người khác là cách làm tăng trưởng nhân cách và phẩm giá của mỗi người. Cho đi là cả một nghệ thuật mà chúng ta cần phải trau dồi cho bản thân mỗi ngày. Thế nhưng, cho đi cái gì và cho như thế nào lại là một vấn nạn. Học biết cho đi đã khó, nhưng học biết cách thức cho đi lại càng khó khăn gấp bội.
Bà goá ở Xarepta có vẻ miễn cưỡng phải cho, bà ngập ngừng, lúng túng trước lời xin của Êlia, hoàn cảnh khốn khổ của bà làm cho bà khó làm phúc. Nhưng rồi cuối cùng bà cũng dám cho đi cái phần để nuôi sống mẹ con bà với tấm lòng tin tưởng phó thác và đầy tôn trọng đối với người xin bà. Còn bà goá nghèo được Tin mừng nhắc đến hôm nay có một thái độ rất anh hùng. Chúa Giêsu đã đề cao bà như một gương mẫu cho chúng ta về cách cho đi mà không tính toán, để các môn đệ cũng như chúng ta ngày hôm nay noi gương bắt chước học đòi.
Câu hỏi được đặt ra : Các bà góa nghèo đã dâng gì và dâng như thế nào ?
Tin Mừng theo thánh Marcô thuật lại cho chúng ta câu chuyện diễn ra trong Đền thờ Giêrusalem nơi dân chúng bỏ tiền dâng cúng. Có nhiều người giàu bỏ bao nhiêu đồng tiền, song có một góa phụ nghèo, chỉ bỏ hai đồng xu nhỏ. Chúa Giêsu quan sát kỹ lưỡng người đàn bà ấy và Người lưu ý các môn đệ về sự tương phản trong cảnh tượng này. Chúa Giêsu nói, bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn ai hết, bà tuy thật túng thiếu, nhưng đã bỏ vào thùng tiền tất cả những gì bà có để nuôi sống mình. Còn những người khác rút từ túi mình tiền dư bạc thừa của họ mà dâng cúng. Vậy là thước đo không phải là số lượng nhưng là với cả tấm lòng thành. Đây không phải là vấn đề ví tiền, nhưng là con tim, là tấm lòng. Có sự khác biệt giữa ví tiền và con tim.
Những người giàu có khoa trương cho đi những điều dư thừa, trong khi bà góa, kín đáo và khiêm tốn, do sự nghèo khó cùng cực của bà, lẽ ra bà có thể chỉ cúng một đồng cho Đền thờ và một đồng kia giữ lại cho mình. Nhưng bà không muốn kiểu sống nửa với, nghĩa là dâng cho Thiên Chúa nửa chừng; bà dâng tất cả. Vì thế, Chúa Giêsu nói, bà đã cho nhiều hơn tất cả những người khác. Trong sự nghèo khó của mình, bà hiểu rằng, có Chúa là có tất cả; bà cảm thấy được Chúa hoàn toàn yêu thương và đáp lại bà yêu Chúa trọn vẹn. Gương của bà già ấy mới đẹp làm sao!
Kinh nghiệm cho thấy có những khi chúng ta cho đi, nhưng người khác lại không đón nhận, hoặc có lúc người ta đón nhận nhưng chỉ đón lấy trong sự ép buộc chứ không mấy vui vẻ. Thành thực mà nói, nhiều khi ta trao tặng mà người kia không đón nhận, có lẽ không phải vì món quà không có giá trị, nhưng vì cách thức chúng ta cho đi có vấn đề. Chúng ta hãy cho đi bằng tất cả tấm lòng và hãy học cách cho đi như chính Đức Giêsu đã cho đi.
Nhìn lại trong dòng lịch sử, không có ai có cách cho đi đẹp cho bằng Đức Giêsu. Người đã cho đi tất cả kể cả mạng sống của mình chỉ vì yêu thương nhân loại. Sự trao hiến của Người là một sự cho đi đến tận cùng, một sự cho đi không tính toán. Người không những cho đi chính mình mà còn dạy cho nhân loại chúng ta biết nghệ thuật của sự cho đi. Có thể nói, cả cuộc đời Đức Giêsu là một lời giáo huấn liên tục về sự cho đi và cách thức cho đi.
Như thế, kim chỉ nam của sự cho đi chính là sự chân thành phát xuất từ một con tim biết cảm thông và yêu thương. Một khi chúng ta biết cho đi bằng cả tấm lòng thì chắc chắn món quà của chúng ta sẽ được người khác đón nhận với tất cả lòng biết ơn và lòng cảm mến. Nghệ thuật cho đi là bài học chúng ta cần trau dồi mỗi ngày hầu có thể hoàn thiện bản thân và đem lại hạnh phúc cho chính mình và cho tha nhân.
Xin Chúa giúp cho chúng ta hiểu rõ giá trị của sự cho đi với tấm lòng quảng đại theo gương Chúa. Hãy quảng đại đối với Chúa và mọi người để được hưởng tấm lòng quảng đại của Chúa dành cho chúng ta. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Đức Tin Và Tấm Lòng Của Hai Bà Góa
Suy niệm Chúa Nhật XXXII – B
(Mc 12, 38 - 44)
Tin Mừng hôm nay giới thiệu cho chúng ta, Chúa Giêsu như một người Thầy, dạy cho chúng ta biết về sự thờ ơ mà chúng ta phải sống. Thứ nhất, thờ ơ về danh dự và nhận ra điều chúng ta thường xuyên tìm kiếm : "Hãy coi chừng (...) lời chào ngoài công trường, chiếm những ghế nhất trong hội đường và trong đám tiệc "(x. Mc 12, 38 -39). Về điểm này, Chúa Giêsu cảnh báo chúng ta về những gương xấu của các luật sĩ. Thứ hai, dửng dưng với của cải vật chất. Chúa Giêsu ca ngợi thái độ của bà góa nghèo và lên án thói đạo đức giả của một số người, (x. Mc 12, 44).
Ai không có tinh thần từ bỏ của cải tạm thời, sống với đầy những của riêng tư người ấy không thể yêu mến được. Người có đức tin mà không nghĩ đến người khác : không động lòng trắc ẩn, không thương xót và để ý đến tha nhân, không thể sống trọn đòi hỏi của Tin Mừng là mến Chúa yêu người được.
Đức tin kèm theo tấm lòng vàng của hai bà góa được Phụng vụ Lời Chúa hôm nay trình bày cho chúng ta là hai mẫu gương sống động. Hai bà được trình bày song song với nhau: một bà trong Sách Các Vua quyển thứ I (17, 10 - 16), và bà thứ hai trong Tin Mừng theo thánh Marcô (12, 41 - 44). Cả hai đều rất nghèo, và chính trong thân phận ấy hai bà chứng tỏ một niềm tin mạnh mẽ nơi Thiên Chúa.
Tấm lòng vàng
Người phụ nữ thành Sarephta xuất hiện trong trình thuật về tiên tri Êlia. Trong thời kỳ hạn hán, vị ngôn sứ này nhận được lệnh của Chúa đi tới miền Siđon, tức là ra ngoài Israel, nơi lãnh thổ dân ngoại. Tại đó Êlia gặp bà góa phụ là người Sarephta đi lượm củi, ông cất lời :" Xin đem cho tôi một ít nước trong bình để tôi uống… Xin cũng mang cho tôi một miếng bánh" (1V 17, 10-11), trong lúc bà đang ở trong tình trạng không còn gì ăn và con bà sẽ chết đói nay mai, nên trả lời :"Này tôi đi lượm vài que củi về nấu cho tôi và con trai tôi ăn rồi chết thôi" (1V 17,12), nhưng vì Êlia nài nỉ và hứa với bà, nếu bà nghe lời, bà sẽ không thiếu bột và dầu nữa, bà ấy đã nghe và được tưởng thưởng.
Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, người phụ nữ này, đã đi kín nước với tất cả tình yêu của trái tim. Khi bà trở về, Êlia nói với bà :"Cứ đi và làm như bà đã nói…với chút bột ấy trước hết hãy làm cho tôi một cái bánh nhỏ, đem lại đây cho tôi, sau đó hãy làm cho bà và cho con trai bà" (1V 17,13). Tấm lòng vàng và đức tin của bà góa lúc này bị thử thách, bà chỉ còn một nắm bột, cứ sự thường thật khó để có thể nuôi sống con bà, nay lại làm bánh cho cả vị tiên tri là này nữa.
Thái độ của bà góa thành Sarephta làm chúng ta liên tưởng tới một góa phụ khác mà Chúa Giêsu nói tới trong Tin Mừng Marcô hôm nay. Khi ngồi đối diện với hòm tiền, Chúa Giêsu quan sát thấy bà góa nghèo đến bỏ hai đồng tiền là một phần tư xu vào đền thờ, ngưỡng mộ bà, Chúa tuyên bố : "Với hai đồng tiền, bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết. Vì tất cả những người kia bỏ của mình dư thừa, còn bà này đang túng thiếu đã bỏ tất cả những gì mình có để nuôi sống" (Mc 12, 44). Nghĩa cử dâng cúng của bà góa nghèo chứng tỏ nét đẹp của tấm lòng vàng tràn đầy hy vọng và tin tưởng vào Chúa nơi tâm hồn bà.
Tin vào Thiên Chúa
Nếu nói đến mẹ góa con côi, người Việt Nam ta thường nói đến người khổ cực thiếu thốn tứ bề, từ tình cảm đến vật chất, thì theo Kinh Thánh, thời trung cổ, hay quan niệm của người Do Thái, những cô nhi quả phụ tự nó đã là một thân phận thiếu thốn trầm trọng rồi. Họ không còn chồng, còn cha để mà cậy dựa, hai bà trong Phụng vụ Lời Chúa hôm nay là một bằng chứng. Cả hai cùng cực nghèo, nhưng không có ai nghèo túng đến độ không thể cho đi một cái gì. Câu hỏi được đặt ra : Điều gì đã thúc đẩy các bà làm điều đó? Thưa : Đức tin. Cả hai bà góa hôm nay đều chứng tỏ niềm tin của họ bằng cách thực hiện một cử chỉ bác ái thể hiện tấm lòng vàng : một bà thi hành cử chỉ ấy đối với vị ngôn sứ, và bà thứ hai thi hành việc làm phúc.
Trong Kinh Thánh, các quả phụ và cô nhi là những người mà Thiên Chúa chăm sóc đặc biệt: họ không còn sự nương tựa trần thế, nhưng Thiên Chúa vẫn là vị Hôn Phu, là người Cha của họ. Hoàn cảnh túng thiếu khách quan, hay thân phận góa phụ, vẫn không đủ: Thiên Chúa luôn đòi hỏi sự tự nguyện gắn bó trong niềm tin, và được biểu lộ trong tình yêu đối với Chúa và tha nhân. Qua đó họ chứng tỏ sự hiệp nhất không thể tách rời giữa đức tin và đức ái, cũng như giữa lòng mến Chúa và yêu người như Tin Mừng đòi hỏi.
Thánh Giáo Hoàng Lêô Cả đã khẳng định rằng: "Trên cán cân công lý của Chúa không phải trọng lượng của dâng cúng là đáng kể, nhưng là trọng lượng của con tim. Bà goá trong Tin Mừng đã đặt vào hòm tiền của đền thờ hai đồng xu nhỏ và vượt quá tiền dâng cúng của những người giàu. Không cử chỉ từ nhân nào thiếu ý nghĩa trước mặt Chúa, không có lòng từ bi nào mà không có hoa trái" (Bài giảng về chay tịnh dec.mems., 90,3).
Sống tín thác vào Chúa
Chúng ta có thể nghĩ tới một phụ nữ góa nghèo khác tên là Maria, dưới chân Thánh Giá Chúa đã dâng tất cả đời mình cho Chúa. Mẹ là mẫu gương tuyệt hảo của người tận hiến trọn vẹn qua sự tín thác nơi Thiên Chúa; với niềm tin ấy mẹ nói với Sứ Thần "Này tôi đây" và đón nhận thánh ý Chúa. Nhờ lời thưa xin vâng ấy, ý Chúa được thể hiện, mầu nhiệm sự sống được trao ban và dâng hiến được thực hiện nơi đồi Golgotha, thế gian có được Chúa Giêsu, Bánh Hằng Sống, Đấng Cứu Độ chúng ta.
Tại Cana, Mẹ đã xin Chúa Giêsu cứu giúp anh em mình khi nói : "Họ không còn rượu nữa" (Ga 2,3), và nhận được lời Chúa Giêsu : "Này bà, giữa tôi và bà, nào có việc gì?" (Ga 2,4) Mẹ vẫn bảo gia nhân vâng lời Chúa Giêsu.
Bà góa thành Sarephta đã làm những gì tiên tri Êlia nói với bà, mang cho ông ít bánh. Tương tự như thế, những người hầu bàn tại Cana vâng lời Chúa Giêsu. Sức mạnh tình yêu vô biên của Thiên Chúa, sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô được tái diễn nơi bàn tiệc thánh : Này là Mình Thầy hiến tế vì anh em.
Lạy Mẹ Maria, xin giúp mỗi người chúng con tín thác vào Chúa như Mẹ. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Chúa Nhật XXXII – B
(Mc 12, 38 - 44)
Ai cũng biết dâng cúng là sẻ chia, là cho đi một phần những gì mình có. Sách Tông Đồ Công Vụ ghi lại lời Chúa Giêsu dạy các Tông Đồ : “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35), nhưng để trở thành phúc nhân, cầu phải cho đúng cách mới mong có cái kết hậu thì không phải ai cũng biết và thực hành.
Người xưa cũng khái quát được vấn đề bằng câu “Của cho không bằng cách cho”. Quả thật, trước khi cho đi ta phải nghĩ đến “của cho” và “cách cho”. “Của cho” xét cho cùng không quan trọng bằng “cách cho”. Cho thế nào để nói lên tấm lòng chân thành của mình và nhất là làm cho người nhận cảm thấy vui lòng. Đặc biệt đối với Chúa, tấm lòng chân thành dâng hiến luôn được Chúa coi trọng: “Ta muốn lòng nhân chứ không phải hy lễ”.
Cho đi là quý nhưng không phải cho suông mà cho với cả tấm lòng. Một cuộc đời biết cho đi là một cuộc đời hạnh phúc. Hạnh phúc của chúng ta tùy thuộc vào mức độ và cách thức chúng ta trao ban cho tha nhân những gì mình có. Sống vì và sống cho người khác là cách làm tăng trưởng nhân cách và phẩm giá của mỗi người. Cho đi là cả một nghệ thuật mà chúng ta cần phải trau dồi cho bản thân mỗi ngày. Thế nhưng, cho đi cái gì và cho như thế nào lại là một vấn nạn. Học biết cho đi đã khó, nhưng học biết cách thức cho đi lại càng khó khăn gấp bội.
Bà goá ở Xarepta có vẻ miễn cưỡng phải cho, bà ngập ngừng, lúng túng trước lời xin của Êlia, hoàn cảnh khốn khổ của bà làm cho bà khó làm phúc. Nhưng rồi cuối cùng bà cũng dám cho đi cái phần để nuôi sống mẹ con bà với tấm lòng tin tưởng phó thác và đầy tôn trọng đối với người xin bà. Còn bà goá nghèo được Tin mừng nhắc đến hôm nay có một thái độ rất anh hùng. Chúa Giêsu đã đề cao bà như một gương mẫu cho chúng ta về cách cho đi mà không tính toán, để các môn đệ cũng như chúng ta ngày hôm nay noi gương bắt chước học đòi.
Câu hỏi được đặt ra : Các bà góa nghèo đã dâng gì và dâng như thế nào ?
Tin Mừng theo thánh Marcô thuật lại cho chúng ta câu chuyện diễn ra trong Đền thờ Giêrusalem nơi dân chúng bỏ tiền dâng cúng. Có nhiều người giàu bỏ bao nhiêu đồng tiền, song có một góa phụ nghèo, chỉ bỏ hai đồng xu nhỏ. Chúa Giêsu quan sát kỹ lưỡng người đàn bà ấy và Người lưu ý các môn đệ về sự tương phản trong cảnh tượng này. Chúa Giêsu nói, bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn ai hết, bà tuy thật túng thiếu, nhưng đã bỏ vào thùng tiền tất cả những gì bà có để nuôi sống mình. Còn những người khác rút từ túi mình tiền dư bạc thừa của họ mà dâng cúng. Vậy là thước đo không phải là số lượng nhưng là với cả tấm lòng thành. Đây không phải là vấn đề ví tiền, nhưng là con tim, là tấm lòng. Có sự khác biệt giữa ví tiền và con tim.
Những người giàu có khoa trương cho đi những điều dư thừa, trong khi bà góa, kín đáo và khiêm tốn, do sự nghèo khó cùng cực của bà, lẽ ra bà có thể chỉ cúng một đồng cho Đền thờ và một đồng kia giữ lại cho mình. Nhưng bà không muốn kiểu sống nửa với, nghĩa là dâng cho Thiên Chúa nửa chừng; bà dâng tất cả. Vì thế, Chúa Giêsu nói, bà đã cho nhiều hơn tất cả những người khác. Trong sự nghèo khó của mình, bà hiểu rằng, có Chúa là có tất cả; bà cảm thấy được Chúa hoàn toàn yêu thương và đáp lại bà yêu Chúa trọn vẹn. Gương của bà già ấy mới đẹp làm sao!
Kinh nghiệm cho thấy có những khi chúng ta cho đi, nhưng người khác lại không đón nhận, hoặc có lúc người ta đón nhận nhưng chỉ đón lấy trong sự ép buộc chứ không mấy vui vẻ. Thành thực mà nói, nhiều khi ta trao tặng mà người kia không đón nhận, có lẽ không phải vì món quà không có giá trị, nhưng vì cách thức chúng ta cho đi có vấn đề. Chúng ta hãy cho đi bằng tất cả tấm lòng và hãy học cách cho đi như chính Đức Giêsu đã cho đi.
Nhìn lại trong dòng lịch sử, không có ai có cách cho đi đẹp cho bằng Đức Giêsu. Người đã cho đi tất cả kể cả mạng sống của mình chỉ vì yêu thương nhân loại. Sự trao hiến của Người là một sự cho đi đến tận cùng, một sự cho đi không tính toán. Người không những cho đi chính mình mà còn dạy cho nhân loại chúng ta biết nghệ thuật của sự cho đi. Có thể nói, cả cuộc đời Đức Giêsu là một lời giáo huấn liên tục về sự cho đi và cách thức cho đi.
Như thế, kim chỉ nam của sự cho đi chính là sự chân thành phát xuất từ một con tim biết cảm thông và yêu thương. Một khi chúng ta biết cho đi bằng cả tấm lòng thì chắc chắn món quà của chúng ta sẽ được người khác đón nhận với tất cả lòng biết ơn và lòng cảm mến. Nghệ thuật cho đi là bài học chúng ta cần trau dồi mỗi ngày hầu có thể hoàn thiện bản thân và đem lại hạnh phúc cho chính mình và cho tha nhân.
Xin Chúa giúp cho chúng ta hiểu rõ giá trị của sự cho đi với tấm lòng quảng đại theo gương Chúa. Hãy quảng đại đối với Chúa và mọi người để được hưởng tấm lòng quảng đại của Chúa dành cho chúng ta. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Đức Tin Và Tấm Lòng Của Hai Bà Góa
Suy niệm Chúa Nhật XXXII – B
(Mc 12, 38 - 44)
Tin Mừng hôm nay giới thiệu cho chúng ta, Chúa Giêsu như một người Thầy, dạy cho chúng ta biết về sự thờ ơ mà chúng ta phải sống. Thứ nhất, thờ ơ về danh dự và nhận ra điều chúng ta thường xuyên tìm kiếm : "Hãy coi chừng (...) lời chào ngoài công trường, chiếm những ghế nhất trong hội đường và trong đám tiệc "(x. Mc 12, 38 -39). Về điểm này, Chúa Giêsu cảnh báo chúng ta về những gương xấu của các luật sĩ. Thứ hai, dửng dưng với của cải vật chất. Chúa Giêsu ca ngợi thái độ của bà góa nghèo và lên án thói đạo đức giả của một số người, (x. Mc 12, 44).
Ai không có tinh thần từ bỏ của cải tạm thời, sống với đầy những của riêng tư người ấy không thể yêu mến được. Người có đức tin mà không nghĩ đến người khác : không động lòng trắc ẩn, không thương xót và để ý đến tha nhân, không thể sống trọn đòi hỏi của Tin Mừng là mến Chúa yêu người được.
Đức tin kèm theo tấm lòng vàng của hai bà góa được Phụng vụ Lời Chúa hôm nay trình bày cho chúng ta là hai mẫu gương sống động. Hai bà được trình bày song song với nhau: một bà trong Sách Các Vua quyển thứ I (17, 10 - 16), và bà thứ hai trong Tin Mừng theo thánh Marcô (12, 41 - 44). Cả hai đều rất nghèo, và chính trong thân phận ấy hai bà chứng tỏ một niềm tin mạnh mẽ nơi Thiên Chúa.
Tấm lòng vàng
Người phụ nữ thành Sarephta xuất hiện trong trình thuật về tiên tri Êlia. Trong thời kỳ hạn hán, vị ngôn sứ này nhận được lệnh của Chúa đi tới miền Siđon, tức là ra ngoài Israel, nơi lãnh thổ dân ngoại. Tại đó Êlia gặp bà góa phụ là người Sarephta đi lượm củi, ông cất lời :" Xin đem cho tôi một ít nước trong bình để tôi uống… Xin cũng mang cho tôi một miếng bánh" (1V 17, 10-11), trong lúc bà đang ở trong tình trạng không còn gì ăn và con bà sẽ chết đói nay mai, nên trả lời :"Này tôi đi lượm vài que củi về nấu cho tôi và con trai tôi ăn rồi chết thôi" (1V 17,12), nhưng vì Êlia nài nỉ và hứa với bà, nếu bà nghe lời, bà sẽ không thiếu bột và dầu nữa, bà ấy đã nghe và được tưởng thưởng.
Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, người phụ nữ này, đã đi kín nước với tất cả tình yêu của trái tim. Khi bà trở về, Êlia nói với bà :"Cứ đi và làm như bà đã nói…với chút bột ấy trước hết hãy làm cho tôi một cái bánh nhỏ, đem lại đây cho tôi, sau đó hãy làm cho bà và cho con trai bà" (1V 17,13). Tấm lòng vàng và đức tin của bà góa lúc này bị thử thách, bà chỉ còn một nắm bột, cứ sự thường thật khó để có thể nuôi sống con bà, nay lại làm bánh cho cả vị tiên tri là này nữa.
Thái độ của bà góa thành Sarephta làm chúng ta liên tưởng tới một góa phụ khác mà Chúa Giêsu nói tới trong Tin Mừng Marcô hôm nay. Khi ngồi đối diện với hòm tiền, Chúa Giêsu quan sát thấy bà góa nghèo đến bỏ hai đồng tiền là một phần tư xu vào đền thờ, ngưỡng mộ bà, Chúa tuyên bố : "Với hai đồng tiền, bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết. Vì tất cả những người kia bỏ của mình dư thừa, còn bà này đang túng thiếu đã bỏ tất cả những gì mình có để nuôi sống" (Mc 12, 44). Nghĩa cử dâng cúng của bà góa nghèo chứng tỏ nét đẹp của tấm lòng vàng tràn đầy hy vọng và tin tưởng vào Chúa nơi tâm hồn bà.
Tin vào Thiên Chúa
Nếu nói đến mẹ góa con côi, người Việt Nam ta thường nói đến người khổ cực thiếu thốn tứ bề, từ tình cảm đến vật chất, thì theo Kinh Thánh, thời trung cổ, hay quan niệm của người Do Thái, những cô nhi quả phụ tự nó đã là một thân phận thiếu thốn trầm trọng rồi. Họ không còn chồng, còn cha để mà cậy dựa, hai bà trong Phụng vụ Lời Chúa hôm nay là một bằng chứng. Cả hai cùng cực nghèo, nhưng không có ai nghèo túng đến độ không thể cho đi một cái gì. Câu hỏi được đặt ra : Điều gì đã thúc đẩy các bà làm điều đó? Thưa : Đức tin. Cả hai bà góa hôm nay đều chứng tỏ niềm tin của họ bằng cách thực hiện một cử chỉ bác ái thể hiện tấm lòng vàng : một bà thi hành cử chỉ ấy đối với vị ngôn sứ, và bà thứ hai thi hành việc làm phúc.
Trong Kinh Thánh, các quả phụ và cô nhi là những người mà Thiên Chúa chăm sóc đặc biệt: họ không còn sự nương tựa trần thế, nhưng Thiên Chúa vẫn là vị Hôn Phu, là người Cha của họ. Hoàn cảnh túng thiếu khách quan, hay thân phận góa phụ, vẫn không đủ: Thiên Chúa luôn đòi hỏi sự tự nguyện gắn bó trong niềm tin, và được biểu lộ trong tình yêu đối với Chúa và tha nhân. Qua đó họ chứng tỏ sự hiệp nhất không thể tách rời giữa đức tin và đức ái, cũng như giữa lòng mến Chúa và yêu người như Tin Mừng đòi hỏi.
Thánh Giáo Hoàng Lêô Cả đã khẳng định rằng: "Trên cán cân công lý của Chúa không phải trọng lượng của dâng cúng là đáng kể, nhưng là trọng lượng của con tim. Bà goá trong Tin Mừng đã đặt vào hòm tiền của đền thờ hai đồng xu nhỏ và vượt quá tiền dâng cúng của những người giàu. Không cử chỉ từ nhân nào thiếu ý nghĩa trước mặt Chúa, không có lòng từ bi nào mà không có hoa trái" (Bài giảng về chay tịnh dec.mems., 90,3).
Sống tín thác vào Chúa
Chúng ta có thể nghĩ tới một phụ nữ góa nghèo khác tên là Maria, dưới chân Thánh Giá Chúa đã dâng tất cả đời mình cho Chúa. Mẹ là mẫu gương tuyệt hảo của người tận hiến trọn vẹn qua sự tín thác nơi Thiên Chúa; với niềm tin ấy mẹ nói với Sứ Thần "Này tôi đây" và đón nhận thánh ý Chúa. Nhờ lời thưa xin vâng ấy, ý Chúa được thể hiện, mầu nhiệm sự sống được trao ban và dâng hiến được thực hiện nơi đồi Golgotha, thế gian có được Chúa Giêsu, Bánh Hằng Sống, Đấng Cứu Độ chúng ta.
Tại Cana, Mẹ đã xin Chúa Giêsu cứu giúp anh em mình khi nói : "Họ không còn rượu nữa" (Ga 2,3), và nhận được lời Chúa Giêsu : "Này bà, giữa tôi và bà, nào có việc gì?" (Ga 2,4) Mẹ vẫn bảo gia nhân vâng lời Chúa Giêsu.
Bà góa thành Sarephta đã làm những gì tiên tri Êlia nói với bà, mang cho ông ít bánh. Tương tự như thế, những người hầu bàn tại Cana vâng lời Chúa Giêsu. Sức mạnh tình yêu vô biên của Thiên Chúa, sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô được tái diễn nơi bàn tiệc thánh : Này là Mình Thầy hiến tế vì anh em.
Lạy Mẹ Maria, xin giúp mỗi người chúng con tín thác vào Chúa như Mẹ. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 32 Mùa Quanh Năm B 11.11.2018
Lm Francis Lý văn Ca
15:20 07/11/2018
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta đang ở vào những ngày của tháng Các Linh Hồn - Mùa Báo Hiếu - và tiến dần đến những ngày cuối năm Phụng Vụ của Giáo Hội.
Câu chuyện của 2 người đàn bà trong bài bài đọc thứ I và bài Tin Mừng đã dâng cho tiên tri Êlia và Thiên Chúa cả phần thiết yếu của 2 bà đã được Chúa chúc phúc. Các bà đã ý thức được những gì các bà hiện có là của Chúa ban cho. Đây cũng là điều mà chúng ta cần phải suy nghĩ trong tháng Các Linh Hồn, để trong cuộc sống luôn hướng đến tha nhân và phần rỗi đời sau.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Câu chuyện người quả phụ dâng cho tiên tri Êlia những gì bà có để nuôi sống bà và đứa con trong những ngày hạn hán. Chúa đã làm phép lạ cho hủ bột và bình dầu của bà đã không bao giờ cạn.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô tiếp tục quảng diễn về chức linh mục mà chúng ta đã nghe trong những Chúa Nhật vừa qua. Nhưng phần cuối lá thư, Ngài hướng đến sự thưởng phạt trong ngày cánh chung.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Câu chuyện dâng cúng vào đền thờ trong xã hội thời xưa và nay đều được coi là một nghĩa vụ. Phần Anh Chị Em, khi đi đến Nhà Chúa dâng thánh lễ, có cảm thấy sự dâng cúng vào Nhà Chúa để xây dựng Nhiệm Thể của Giáo Hội là một nghĩa vụ hay đó là gánh nặng?
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Qua sự hiện diện nơi đây, chứng tỏ chúng ta tin có đời sau. Xin cho sự thông hiệp nầy giúp phát triển lòng mến Chúa và tình anh em thêm đậm đà.
1. Xin cho những việc chúng ta thực hiện nơi gia đình, xưởng thợ, công trường, học đường và gia đình sẽ đem đến cho những người sống xung quanh sự vui tươi và hạnh phúc. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xung quanh chúng ta còn biết bao nhiêu người thiếu vắng tình thương, bị hiểu lầm, cô đơn... Xin cho những cố gắng của cá nhân hay đoàn thể sẽ xoa dịu phần nào những nổi thống khổ của anh em đồng loại. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho những bài học của phần Lời Chúa hôm nay luôn nhắc nhở chúng ta: Chúa là nguồn mọi ân phúc. Xin cho chúng ta biết xử dụng của cải đời nầy để tạo tình thương và đồng thời tô thắm triều thiên của chúng ta mai ngày trên thiên quốc. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho cuộc sống của chúng ta sẽ là một cuộc sống cho đi không ngừng nghỉ: thời gian, vật chất cũng như tinh thần để xoa dịu những nỗi thống khổ vật chất và tinh thần của nhân loại. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta cầu nguyện cho những thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ, những linh hồn chúng ta phải nhớ đến cách riêng trong tháng Các Linh Hồn. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha là nguồn mạch mọi ân phúc, xin canh tân lòng trí chúng con, để qua ánh sáng của Thánh Linh, chúng con sẽ khôn ngoan xử dụng của đời chóng qua mà mua lấy phần thưởng đời đời. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Chúng ta đang ở vào những ngày của tháng Các Linh Hồn - Mùa Báo Hiếu - và tiến dần đến những ngày cuối năm Phụng Vụ của Giáo Hội.
Câu chuyện của 2 người đàn bà trong bài bài đọc thứ I và bài Tin Mừng đã dâng cho tiên tri Êlia và Thiên Chúa cả phần thiết yếu của 2 bà đã được Chúa chúc phúc. Các bà đã ý thức được những gì các bà hiện có là của Chúa ban cho. Đây cũng là điều mà chúng ta cần phải suy nghĩ trong tháng Các Linh Hồn, để trong cuộc sống luôn hướng đến tha nhân và phần rỗi đời sau.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Câu chuyện người quả phụ dâng cho tiên tri Êlia những gì bà có để nuôi sống bà và đứa con trong những ngày hạn hán. Chúa đã làm phép lạ cho hủ bột và bình dầu của bà đã không bao giờ cạn.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô tiếp tục quảng diễn về chức linh mục mà chúng ta đã nghe trong những Chúa Nhật vừa qua. Nhưng phần cuối lá thư, Ngài hướng đến sự thưởng phạt trong ngày cánh chung.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Câu chuyện dâng cúng vào đền thờ trong xã hội thời xưa và nay đều được coi là một nghĩa vụ. Phần Anh Chị Em, khi đi đến Nhà Chúa dâng thánh lễ, có cảm thấy sự dâng cúng vào Nhà Chúa để xây dựng Nhiệm Thể của Giáo Hội là một nghĩa vụ hay đó là gánh nặng?
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Qua sự hiện diện nơi đây, chứng tỏ chúng ta tin có đời sau. Xin cho sự thông hiệp nầy giúp phát triển lòng mến Chúa và tình anh em thêm đậm đà.
1. Xin cho những việc chúng ta thực hiện nơi gia đình, xưởng thợ, công trường, học đường và gia đình sẽ đem đến cho những người sống xung quanh sự vui tươi và hạnh phúc. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xung quanh chúng ta còn biết bao nhiêu người thiếu vắng tình thương, bị hiểu lầm, cô đơn... Xin cho những cố gắng của cá nhân hay đoàn thể sẽ xoa dịu phần nào những nổi thống khổ của anh em đồng loại. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho những bài học của phần Lời Chúa hôm nay luôn nhắc nhở chúng ta: Chúa là nguồn mọi ân phúc. Xin cho chúng ta biết xử dụng của cải đời nầy để tạo tình thương và đồng thời tô thắm triều thiên của chúng ta mai ngày trên thiên quốc. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho cuộc sống của chúng ta sẽ là một cuộc sống cho đi không ngừng nghỉ: thời gian, vật chất cũng như tinh thần để xoa dịu những nỗi thống khổ vật chất và tinh thần của nhân loại. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta cầu nguyện cho những thân bằng quyến thuộc đã yên nghỉ, những linh hồn chúng ta phải nhớ đến cách riêng trong tháng Các Linh Hồn. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha là nguồn mạch mọi ân phúc, xin canh tân lòng trí chúng con, để qua ánh sáng của Thánh Linh, chúng con sẽ khôn ngoan xử dụng của đời chóng qua mà mua lấy phần thưởng đời đời. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Chúa Nhật 31 TN B 2018: Để Dân Tộc Mãi Mãi Trường Tồn
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
22:31 07/11/2018
Chúa Nhật 31TN B 2018: Để Dân Tộc Mãi Mãi Trường Tồn
Lời mở
Các bài Thánh Kinh hôm nay giới thiệu cho chúng ta quy luật sống để ta có thể sống trong niềm vui, bình an và cảm nghiệm được sự hiện diện phi thường của Chúa trong đời mình cũng như trong suốt dòng lịch sử dân tộc.
I. Bài học lịch sử dân tộc
Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu bài học về lịch sử.
1.1. Dân tộc Do Thái,
Với kinh nghiệm lịch sử, dân tộc Do Thái đã thấy rằng mình cần phải tôn thờ Thiên Chúa là Đức Chúa độc nhất, và lời khuyến cáo của ông Môsê: "Anh em hãy tôn thờ Thiên Chúa của anh em trong suốt cuộc đời, tuân giữ tất cả những chỉ thị và mệnh lệnh của Người thì anh em sẽ được hạnh phúc, trở nên thật đông đảo trong miền đất tràn trề sữa và mật như Thiên Chúa đã phán với anh em" (x. Đnl 6,2-3).
Người Do Thái, sau khi ký kết giao ước với Thiên Chúa ở núi Sinai, đã được Thiên Chúa đưa vào đất hứa, nhưng nhiều thần tượng của dân tộc ngoại bang đã cuốn hút họ, nên họ đã bỏ Chúa, bỏ giới răn của Người. Dù đã trở thành một đế quốc hùng mạnh dưới thời vua David, Salomon, nhưng sau đó đất nước đã bị chia đôi, bị mất nước, bị bắt làm nô lệ ở Babylon. Sau khi đền thờ Giêrusalem bị phá huỷ hoàn toàn vào năm 586 TCN, họ mới thấy rằng cần phải tôn thờ Thiên Chúa và tuân giữ giới răn của Người.
Trong niềm xác tín như vậy, họ đã được Chúa cho quy tụ lại, tái tạo đền thờ Giêrusalem vào năm 515 TCN. Nhưng họ vẫn không trung thành với giao ước, vẫn không nhận ra Chúa Giêsu là Đức Chúa duy nhất được Chúa Cha sai đến và phải yêu mến Người hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn. Vào năm 70, thành Giêrusalem bị phá bình địa, dân Do thái mất nước. Đền thờ chỉ còn lại bức tường mà bao người Do Thái đến gục đầu vào đó để than khóc lịch sử dân tộc mình.
Mãi đến năm 1948, tức hơn 18 thế kỷ sau, nước Do Thái mới được tái lập, nhờ Ben Gurion, trên vùng đất nhỏ bé bây giờ. Nhưng suốt từ đó đến nay, dân tộc không được bình an, vẫn phải chiến tranh với các dân tộc khác như Palestin và cả khối Ả Rập lớn bao quanh họ. Họ vẫn chưa nhận ra Thiên Chúa thật sự là ai để yêu mến Người như Môsê đã loan báo.
1.2. Lịch sử dân tộc Việt Nam
Lịch sử dân Do Thái cũng gợi ý cho ta nhìn lại lịch sử dân tộc Việt Nam. Chúng ta ngồi đây, trong đất nước gọi là Việt Nam. Nhưng nếu nhìn lại lịch sử dân tộc, sau khi vua Hùng dựng nước, lập nên nhà nước Âu Lạc, nước ta bị nhà Hán đô hộ từ năm 111 TCN cho đến năm 938. Khi Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng, nước ta mới chính thức được độc lập, đặt tên là Đại Việt với thủ đô là Thăng Long. Qua 10 triều vua, trong đó có 4 triều lớn là Lý, Trần, Lê, Nguyễn, nước ta trải qua nhiều cuộc chiến tranh với người Trung Quốc như Đức Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên-Mông vào thế kỷ XIII, vua Lê Lợi chống quân Minh vào thế kỷ XV; vua Quang Trung Nguyễn Huệ thắng quân Xiêm ở Xoài Mút, miền Nam vào năm 1785 và đại thắng quân Thanh năm 1789. Trải qua cuộc nội chiến giữa Lê – Mạc, Trịnh-Nguyễn, đất nước ta vẫn còn tồn tại sau 80 năm bị người Pháp đô hộ.
Chúng ta phải cảm tạ Chúa, bởi vì những người lãnh đạo đất nước thời đó vẫn tôn thờ Trời như vị Chúa cai quản tất cả, vẫn thôi thúc mọi người giữ đạo Trời để ăn ngay ở lành. Nhưng, đứng trước những nguy cơ của đất nước hiện nay, nếu chúng ta không lắng nghe lời khuyến cáo của Môsê, nhất là của Chúa Giêsu, dạy chúng ta làm sao để bảo vệ đất nước và chính mình, thì chúng ta không biết sẽ tồn tại đến bao giờ.
Chúng ta thấy suốt dọc biển Đông, từ Hải Phòng đến Mũi Cà Mau, nhiều miền đất của Việt Nam đã bị người Trung Quốc chiếm giữ bằng cách mua bán, xây cất các vùng đặc khu. Ngoài việc người Việt Nam chúng ta tham tiền bán nước, chắc chắn còn có sự cộng tác của những người trong chính quyền. Nhiều người lo sợ nên từ miền Bắc di cư vào miền Nam, người miền Nam và người có tiền lại tìm cách di cư bằng kinh tế sang Canada, sang Úc, sang Hoa Kỳ để nhỡ đất nước mình mất đi thì còn chỗ nương thân.
Tuy nhiên, nếu chúng ta quyết tâm gắn bó với Chúa là Thiên Chúa duy nhất, sống theo lời dạy của Chúa Giêsu, chắc chắn chúng ta sẽ bảo vệ được đất nước này.
2. Con đường sống của Chúa Giêsu
2.1. Đức Chúa duy nhất, nguồn của mọi hiện hữu
Chúa Giêsu dạy chúng ta: “Đức Chúa là Thiên Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Ngài hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực ngươi”. Thật sự rất nhiều người trong nước chúng ta, từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975 ở miền Nam, được nhà trường dạy rằng con người tự nhiên mà có, do vật chất tiến hoá mà phát sinh, chẳng cần phải ai tạo dựng. Trong ý thức hệ vô thần, người ta không nhận biết và tôn thờ bất cứ một Đức Chúa nào.
Vì không nhận ra được đức chúa chân thật nên người ta đi tìm những đức chúa giả tạo. Đức chúa ấy tên là: khoa học: người ta dồn tất cả trí khôn để học hành vì nghĩ rằng khoa học có thể giải quyết được tất cả. Đức chúa ấy có tên là Thần Tài, và người ta dồn tất cả sức lực để buôn bán, kiếm tiền, cho có nhà cao, cửa rộng, xe đời mới vì “có tiền mua tiên cũng được”. Đức chúa ấy tên là tình yêu, nên người ta dồn tất cả tâm hồn để yêu chồng, yêu vợ, yêu con, yêu người tình.
Chúng ta được mời gọi nghe theo lời của Chúa Giêsu, nhận ra Thiên Chúa, Cha của Người, là nguồn của mọi hiện hữu, để chúng ta yêu mến Ngài hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực ta. Nhìn vào con người của mình, với mọi phân tích khoa học, chúng ta thấy mình chỉ là tổng hợp của những chất vô cơ và hữu cơ, không có bất cứ chỗ nào chứa đựng tình yêu, tư tưởng, sự sống cả. Vậy mà chúng ta đang sống, đang yêu, đang nghĩ, nên Chúa mới thật sự là nguồn của tất cả mọi hiện hữu nơi ta. Từng giây phút ta đón nhận tất cả những ân huệ của Chúa nên chúng ta phải trả cho Ngài tất cả. Chúng ta phải yêu Ngài bằng tất cả trí khôn, tâm hồn và sức lực của ta là lẽ đương nhiên. Càng yêu Ngài, ta càng đón nhận được những ân sủng.
2.2. Tình yêu trọn vẹn dành cho Chúa và cho người
- Chúng ta không phải thờ phượng Chúa trong niềm kính sợ như các tôn giáo khác và diễn tả thành những nghi lễ trang trọng, những lời kinh dài, dâng cúng nhiều tiền để xin lễ, xây dựng công trình thờ phượng hay làm từ thiện. Chúa Giêsu không đòi chúng ta như vậy. Người yêu cầu chúng ta thờ kính Chúa bằng tình yêu, yêu trọn vẹn bằng tất cả con người mình vì tất cả những gì ta có đều là của Ngài.
Hơn nữa, Chúa Giêsu cũng dạy ta đừng yêu một cách chung chung, đừng nghĩ Thiên Chúa là một điều gì đó xa vời. Thiên Chúa rất gần chúng ta, ngay trong lòng ta, trong những người đang sống với ta, nên ta phải yêu người thân cận như chính mình vì Chúa đang ở trong ta cũng như đang ở trong họ. Chúng ta hãy yêu họ bằng tình yêu ta dành cho Thiên Chúa. Chúa Giêsu khen ông kinh sư khi ông hiểu tình yêu rõ ràng như thế thì quý hơn mọi lễ toàn thiêu và lễ hy sinh.
Điểm cơ bản ta cần nhớ là Thiên Chúa cụ thể bây giờ là Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa làm người. Người là Đấng “có thể đem ơn cứu độ vĩnh viễn cho những ai nhờ Người mà tiến lại gần Thiên Chúa.” (Dt 7,25). Người đã hoà nhập trọn vẹn trong mọi con người, nhất là những ai nghèo khổ, tật bệnh, lỗi lầm. Vì thế khi yêu thương những con người khốn khổ đó là chúng ta đưa tình yêu của mình đến mức trọn vẹn.
Lời kết
Hôm nay Chúa Giêsu mời gọi chúng ta nhìn lại tình yêu để ta hiểu được rằng khi yêu Chúa và yêu người một cách trọn vẹn, chúng ta tìm được niềm vui, bình an, hạnh phúc, và mọi ân huệ cần thiết; đồng thời ta cũng bảo vệ được đất nước Việt Nam thân yêu mãi mãi trường tồn.
LM. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Lời mở
Các bài Thánh Kinh hôm nay giới thiệu cho chúng ta quy luật sống để ta có thể sống trong niềm vui, bình an và cảm nghiệm được sự hiện diện phi thường của Chúa trong đời mình cũng như trong suốt dòng lịch sử dân tộc.
I. Bài học lịch sử dân tộc
Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu bài học về lịch sử.
1.1. Dân tộc Do Thái,
Với kinh nghiệm lịch sử, dân tộc Do Thái đã thấy rằng mình cần phải tôn thờ Thiên Chúa là Đức Chúa độc nhất, và lời khuyến cáo của ông Môsê: "Anh em hãy tôn thờ Thiên Chúa của anh em trong suốt cuộc đời, tuân giữ tất cả những chỉ thị và mệnh lệnh của Người thì anh em sẽ được hạnh phúc, trở nên thật đông đảo trong miền đất tràn trề sữa và mật như Thiên Chúa đã phán với anh em" (x. Đnl 6,2-3).
Người Do Thái, sau khi ký kết giao ước với Thiên Chúa ở núi Sinai, đã được Thiên Chúa đưa vào đất hứa, nhưng nhiều thần tượng của dân tộc ngoại bang đã cuốn hút họ, nên họ đã bỏ Chúa, bỏ giới răn của Người. Dù đã trở thành một đế quốc hùng mạnh dưới thời vua David, Salomon, nhưng sau đó đất nước đã bị chia đôi, bị mất nước, bị bắt làm nô lệ ở Babylon. Sau khi đền thờ Giêrusalem bị phá huỷ hoàn toàn vào năm 586 TCN, họ mới thấy rằng cần phải tôn thờ Thiên Chúa và tuân giữ giới răn của Người.
Trong niềm xác tín như vậy, họ đã được Chúa cho quy tụ lại, tái tạo đền thờ Giêrusalem vào năm 515 TCN. Nhưng họ vẫn không trung thành với giao ước, vẫn không nhận ra Chúa Giêsu là Đức Chúa duy nhất được Chúa Cha sai đến và phải yêu mến Người hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn. Vào năm 70, thành Giêrusalem bị phá bình địa, dân Do thái mất nước. Đền thờ chỉ còn lại bức tường mà bao người Do Thái đến gục đầu vào đó để than khóc lịch sử dân tộc mình.
Mãi đến năm 1948, tức hơn 18 thế kỷ sau, nước Do Thái mới được tái lập, nhờ Ben Gurion, trên vùng đất nhỏ bé bây giờ. Nhưng suốt từ đó đến nay, dân tộc không được bình an, vẫn phải chiến tranh với các dân tộc khác như Palestin và cả khối Ả Rập lớn bao quanh họ. Họ vẫn chưa nhận ra Thiên Chúa thật sự là ai để yêu mến Người như Môsê đã loan báo.
1.2. Lịch sử dân tộc Việt Nam
Lịch sử dân Do Thái cũng gợi ý cho ta nhìn lại lịch sử dân tộc Việt Nam. Chúng ta ngồi đây, trong đất nước gọi là Việt Nam. Nhưng nếu nhìn lại lịch sử dân tộc, sau khi vua Hùng dựng nước, lập nên nhà nước Âu Lạc, nước ta bị nhà Hán đô hộ từ năm 111 TCN cho đến năm 938. Khi Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng, nước ta mới chính thức được độc lập, đặt tên là Đại Việt với thủ đô là Thăng Long. Qua 10 triều vua, trong đó có 4 triều lớn là Lý, Trần, Lê, Nguyễn, nước ta trải qua nhiều cuộc chiến tranh với người Trung Quốc như Đức Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên-Mông vào thế kỷ XIII, vua Lê Lợi chống quân Minh vào thế kỷ XV; vua Quang Trung Nguyễn Huệ thắng quân Xiêm ở Xoài Mút, miền Nam vào năm 1785 và đại thắng quân Thanh năm 1789. Trải qua cuộc nội chiến giữa Lê – Mạc, Trịnh-Nguyễn, đất nước ta vẫn còn tồn tại sau 80 năm bị người Pháp đô hộ.
Chúng ta phải cảm tạ Chúa, bởi vì những người lãnh đạo đất nước thời đó vẫn tôn thờ Trời như vị Chúa cai quản tất cả, vẫn thôi thúc mọi người giữ đạo Trời để ăn ngay ở lành. Nhưng, đứng trước những nguy cơ của đất nước hiện nay, nếu chúng ta không lắng nghe lời khuyến cáo của Môsê, nhất là của Chúa Giêsu, dạy chúng ta làm sao để bảo vệ đất nước và chính mình, thì chúng ta không biết sẽ tồn tại đến bao giờ.
Chúng ta thấy suốt dọc biển Đông, từ Hải Phòng đến Mũi Cà Mau, nhiều miền đất của Việt Nam đã bị người Trung Quốc chiếm giữ bằng cách mua bán, xây cất các vùng đặc khu. Ngoài việc người Việt Nam chúng ta tham tiền bán nước, chắc chắn còn có sự cộng tác của những người trong chính quyền. Nhiều người lo sợ nên từ miền Bắc di cư vào miền Nam, người miền Nam và người có tiền lại tìm cách di cư bằng kinh tế sang Canada, sang Úc, sang Hoa Kỳ để nhỡ đất nước mình mất đi thì còn chỗ nương thân.
Tuy nhiên, nếu chúng ta quyết tâm gắn bó với Chúa là Thiên Chúa duy nhất, sống theo lời dạy của Chúa Giêsu, chắc chắn chúng ta sẽ bảo vệ được đất nước này.
2. Con đường sống của Chúa Giêsu
2.1. Đức Chúa duy nhất, nguồn của mọi hiện hữu
Chúa Giêsu dạy chúng ta: “Đức Chúa là Thiên Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Ngài hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực ngươi”. Thật sự rất nhiều người trong nước chúng ta, từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975 ở miền Nam, được nhà trường dạy rằng con người tự nhiên mà có, do vật chất tiến hoá mà phát sinh, chẳng cần phải ai tạo dựng. Trong ý thức hệ vô thần, người ta không nhận biết và tôn thờ bất cứ một Đức Chúa nào.
Vì không nhận ra được đức chúa chân thật nên người ta đi tìm những đức chúa giả tạo. Đức chúa ấy tên là: khoa học: người ta dồn tất cả trí khôn để học hành vì nghĩ rằng khoa học có thể giải quyết được tất cả. Đức chúa ấy có tên là Thần Tài, và người ta dồn tất cả sức lực để buôn bán, kiếm tiền, cho có nhà cao, cửa rộng, xe đời mới vì “có tiền mua tiên cũng được”. Đức chúa ấy tên là tình yêu, nên người ta dồn tất cả tâm hồn để yêu chồng, yêu vợ, yêu con, yêu người tình.
Chúng ta được mời gọi nghe theo lời của Chúa Giêsu, nhận ra Thiên Chúa, Cha của Người, là nguồn của mọi hiện hữu, để chúng ta yêu mến Ngài hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực ta. Nhìn vào con người của mình, với mọi phân tích khoa học, chúng ta thấy mình chỉ là tổng hợp của những chất vô cơ và hữu cơ, không có bất cứ chỗ nào chứa đựng tình yêu, tư tưởng, sự sống cả. Vậy mà chúng ta đang sống, đang yêu, đang nghĩ, nên Chúa mới thật sự là nguồn của tất cả mọi hiện hữu nơi ta. Từng giây phút ta đón nhận tất cả những ân huệ của Chúa nên chúng ta phải trả cho Ngài tất cả. Chúng ta phải yêu Ngài bằng tất cả trí khôn, tâm hồn và sức lực của ta là lẽ đương nhiên. Càng yêu Ngài, ta càng đón nhận được những ân sủng.
2.2. Tình yêu trọn vẹn dành cho Chúa và cho người
- Chúng ta không phải thờ phượng Chúa trong niềm kính sợ như các tôn giáo khác và diễn tả thành những nghi lễ trang trọng, những lời kinh dài, dâng cúng nhiều tiền để xin lễ, xây dựng công trình thờ phượng hay làm từ thiện. Chúa Giêsu không đòi chúng ta như vậy. Người yêu cầu chúng ta thờ kính Chúa bằng tình yêu, yêu trọn vẹn bằng tất cả con người mình vì tất cả những gì ta có đều là của Ngài.
Hơn nữa, Chúa Giêsu cũng dạy ta đừng yêu một cách chung chung, đừng nghĩ Thiên Chúa là một điều gì đó xa vời. Thiên Chúa rất gần chúng ta, ngay trong lòng ta, trong những người đang sống với ta, nên ta phải yêu người thân cận như chính mình vì Chúa đang ở trong ta cũng như đang ở trong họ. Chúng ta hãy yêu họ bằng tình yêu ta dành cho Thiên Chúa. Chúa Giêsu khen ông kinh sư khi ông hiểu tình yêu rõ ràng như thế thì quý hơn mọi lễ toàn thiêu và lễ hy sinh.
Điểm cơ bản ta cần nhớ là Thiên Chúa cụ thể bây giờ là Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa làm người. Người là Đấng “có thể đem ơn cứu độ vĩnh viễn cho những ai nhờ Người mà tiến lại gần Thiên Chúa.” (Dt 7,25). Người đã hoà nhập trọn vẹn trong mọi con người, nhất là những ai nghèo khổ, tật bệnh, lỗi lầm. Vì thế khi yêu thương những con người khốn khổ đó là chúng ta đưa tình yêu của mình đến mức trọn vẹn.
Lời kết
Hôm nay Chúa Giêsu mời gọi chúng ta nhìn lại tình yêu để ta hiểu được rằng khi yêu Chúa và yêu người một cách trọn vẹn, chúng ta tìm được niềm vui, bình an, hạnh phúc, và mọi ân huệ cần thiết; đồng thời ta cũng bảo vệ được đất nước Việt Nam thân yêu mãi mãi trường tồn.
LM. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Bác ái
Lm Vũdình Tường
22:40 07/11/2018
Khi nói về việc bác ái, làm phúc bố thí chúng ta thường nghĩ về người nghèo cần bữa cơm ấm bụng, cần áo che thân. Điều này rất đúng. Về phương diện vật chất, không có gì sai. Miếng cơm, manh áo thoả mãn nhu cầu vật chất, không thoả mãn nhu cầu tinh thần và tâm linh. Xã hội hiện nay có người cần ai đó lắng nghe tâm sự của họ. Như thế họ cần thời gian của bạn. Người khác cần có người ngồi bên để họ cảm thấy bớt cô đơn. Như thế họ cần sự hiện diện của bạn. Người khác nữa thất bại trong thương trường, học vấn, tìm công ăn việc làm, họ chán nản, cần hỗ trợ tinh thần của bạn để họ tiến lên. Kẻ khác nữa mất tinh thần, chán sống. Như thế họ cần đến sức sống của bạn. Người khác nữa cần được đối xử công minh. Như thế họ cần tiếng nói công lí của bạn. Người khác nữa cần được đối xử tử tế như thế họ cần đến lòng khoan dung của bạn. Người khác nữa cần giúp bỏ được tật xấu nghiện ngập như thế họ cần đến sự cảm thông của bạn. Đừng ép họ uống thêm li rượu, dù là rượu mời, tránh cơ hội dẫn đến xì ke, ma tuý. Như thế bác ái bao trùm nhiều lãnh vực trong cuộc sống. Có người lâu ngày không đến nhà thờ, gặp lại họ, dù bạn thành tâm cũng nên tránh hỏi hay nói những câu làm cho họ cảm thấy áy náy. Họ đứng chỗ đông người nhưng cảm thấy lạc lõng, họ cần bạn là người tạo cho họ gây lại mối liên hệ với cộng đoàn.
Hôm nay Kinh thánh nhắc đến hai goá phụ, một đói, một nghèo. Cả hai đều nghèo về vật chất và cả hai đều rộng lượng, giầu tinh thần, giầu bác ái. Lối sống và hành động của hai bà hoàn toàn trái ngược với lối sống đài các, xa hoa của nhà lãnh đạo tôn giáo, người có chức, có quyền, có thế trong dân thời đó. Họ chú trọng đến việc quan trọng hoá chính mình qua cách ăn mặc; đối với xã hội họ đòi hỏi được coi trọng và nơi công cộng mong được trọng vọng. Hành động của họ chứng tỏ họ nghèo về tinh thần. Họ dùng vật chất, hào nhoáng bề ngoài mong khoả lấp cái nghèo khó tinh thần bên trong. Hai bà goá hành động khác hẳn. Phúc âm không nhắc đến tên của các bà và do đó chúng ta có thể hiểu dụ ngôn này áp dụng cho tất cả những ai sống tinh thần nghèo khó vì nước trời.
Bà thứ nhất tạm gọi là bà đói, bà đi kiếm củi về nấu bữa cháo cuối cùng cho con ăn trước khi chết, bởi hạn hán dài hạn và nhà không còn gì để ăn. Trên đường về bà gặp người ăn xin. Người này đòi bà nấu cho ông ăn trước rồi sau đó mới đến lượt gia đình bà. Điều ông đòi hỏi có vẻ hơi quá đáng nhưng ngạc nhiên thay bà chấp thuận điều ông yêu cầu. Có lẽ bà thông cảm cái đói khát của người khách lạ như chính gia đình bà đang trải qua. Dầu gì đây cũng là bữa ăn cuối cùng, no hơn một chút, hay đói hơn một chút cũng vậy thôi. Bà vẫn biết xã hội bà không đòi hỏi goá phụ nghèo phải giúp đỡ người khác nhưng bà giúp vì sâu thẳm trong tim bà có lòng nhân ái, muốn giúp đỡ người khác trong khả năng của mình. Quan trọng hơn hết bà coi việc bác ái chính là chia sẻ quà tặng Chúa ban. Tất cả những gì bà có đều là của Chúa ban và bà trao tặng cho người khác để làm Sáng Danh Chúa. Người khách lạ ăn một mình, không ăn chung với gia đình bà cho biết người đó là khách, không phải là thành viên của gia đình. Bà đâu ngờ hành động bác ái cuối cùng trong đời lại trở thành hành động cứu sống cả gia đình trong cơn nguy khốn. Thiên Chúa ban ân sủng của Ngài cho mỗi người một kiểu, một cách. Bà chỉ nhận ra điều đó sau khi đã thi ân và nhận biết thùng bột trong nhà không bao giờ cạn, chai dầu ăn trong tủ không bao giờ vơi cho đến khi mưa thuận, gió hoà. c.16.
Bà đói trong sách Các Vua chương 17 và bà goá nghèo trong Phúc Âm, người dâng cúng hai đồng xu vào nhà thờ, cùng chung quan niệm về cuộc sống, chung cung cách hành động. Bác ái và yêu thương phát xuất tự tấm lòng. Đức Kitô đã khen bà goá bỏ hai đồng xu vào tiền công quỹ bởi bà cho đi đồng xu bà cần. Có người cho nhiều của hơn nhưng cho đi đồng tiền tiết kiệm, tiền để dành chi tiêu vào việc không tên; còn bà goá cho đi đồng xu dùng để mua cơm bánh nuôi thân. Điều này cho biết cung cách và động lực dẫn đến việc thực thi bác ái rất quan trọng. Bác ái xuất phát tự tim là điều Đức Kitô trông đợi môn đệ Ngài thực hiện với tha nhân. Xin ơn khiêm nhường và thật thà trong lòng.
TiengChuong.org
Generosity
When we talk about generosity we often think about feeding the poor and helping the needy and being kind to each other. It is a thing most of us would think of when we talk about generosity. Generosity is much more than just giving bread and butter. There are various of ways we can give because the needs are enormous and in different fields. We can give time. Some need someone to listen to and make they feel welcome; others need companions to fill their loneliness and emptiness; others again need justice and their voice to be heard; others again need words of encouragement and support to carry out their dreams; others again need words of encouragement to combat their addiction. The readings mentioned the unnamed widow, the poorest in her society, a vulnerable, as an example to show how rich she was in the eyes of God. She was spiritual rich in contrast to the wealthy and the powerful who only thought of self serving and desired for honour and recognition from their own people. Knowledge helps one to accumulate material wealth but that is not the end; the end goal is how to put it in good use to make you spiritual rich by generously sharing what you have got to others. Richness in God's kingdom doesn't count on how much you give but rather how much love you put in giving and the attitude of doing it. The poor widow was praised for she had little and yet she was able to share the little resources she had; while others shared much more but it was sharing the excess of their wealth. Generosity comes from the heart of a person and that is the way of the poor widow in the Gospel. The poor widow in today's first reading (King 17,10-16) saw the need of the poor man, on her way of collecting wood to cook her last meal, as much as of her own need of food. The widow believed that this was the last meal she and her children would have before dying. Sharing it with the poor man would not make much difference since having a bit more or a bit less was the same since they would soon die of hunger. The stranger demanding her to cook him a meal first before cooking for her own children was a bit much. She knew that, in ancient Israel, the poor of her society as her, was not required to share what little they have with others but she somehow did so because deep in her heart she had compassion for the needy. She believed in the goodness of sharing and more importantly she believed that what she had all belonged to God. Having a meal on his own also indicated that he was not a member of her family and yet she would feed him in times of hardship. Feeding the man the woman thought that it was her last act of hospitality before dying. She didn't know that God showed generosity to her and to each one of us in different ways. She recognize it after she had done good deed for the stranger.
The jar of meal was not spent nor the jug of oil emptied, just as the Lord had foretold through Elijah v.16.
The woman in the book of Kings acted in the same manner as the poor woman who offered two coins at the Temple, because she from the little she had has put in everything she possessed, all she had to live on v.44.
Hôm nay Kinh thánh nhắc đến hai goá phụ, một đói, một nghèo. Cả hai đều nghèo về vật chất và cả hai đều rộng lượng, giầu tinh thần, giầu bác ái. Lối sống và hành động của hai bà hoàn toàn trái ngược với lối sống đài các, xa hoa của nhà lãnh đạo tôn giáo, người có chức, có quyền, có thế trong dân thời đó. Họ chú trọng đến việc quan trọng hoá chính mình qua cách ăn mặc; đối với xã hội họ đòi hỏi được coi trọng và nơi công cộng mong được trọng vọng. Hành động của họ chứng tỏ họ nghèo về tinh thần. Họ dùng vật chất, hào nhoáng bề ngoài mong khoả lấp cái nghèo khó tinh thần bên trong. Hai bà goá hành động khác hẳn. Phúc âm không nhắc đến tên của các bà và do đó chúng ta có thể hiểu dụ ngôn này áp dụng cho tất cả những ai sống tinh thần nghèo khó vì nước trời.
Bà thứ nhất tạm gọi là bà đói, bà đi kiếm củi về nấu bữa cháo cuối cùng cho con ăn trước khi chết, bởi hạn hán dài hạn và nhà không còn gì để ăn. Trên đường về bà gặp người ăn xin. Người này đòi bà nấu cho ông ăn trước rồi sau đó mới đến lượt gia đình bà. Điều ông đòi hỏi có vẻ hơi quá đáng nhưng ngạc nhiên thay bà chấp thuận điều ông yêu cầu. Có lẽ bà thông cảm cái đói khát của người khách lạ như chính gia đình bà đang trải qua. Dầu gì đây cũng là bữa ăn cuối cùng, no hơn một chút, hay đói hơn một chút cũng vậy thôi. Bà vẫn biết xã hội bà không đòi hỏi goá phụ nghèo phải giúp đỡ người khác nhưng bà giúp vì sâu thẳm trong tim bà có lòng nhân ái, muốn giúp đỡ người khác trong khả năng của mình. Quan trọng hơn hết bà coi việc bác ái chính là chia sẻ quà tặng Chúa ban. Tất cả những gì bà có đều là của Chúa ban và bà trao tặng cho người khác để làm Sáng Danh Chúa. Người khách lạ ăn một mình, không ăn chung với gia đình bà cho biết người đó là khách, không phải là thành viên của gia đình. Bà đâu ngờ hành động bác ái cuối cùng trong đời lại trở thành hành động cứu sống cả gia đình trong cơn nguy khốn. Thiên Chúa ban ân sủng của Ngài cho mỗi người một kiểu, một cách. Bà chỉ nhận ra điều đó sau khi đã thi ân và nhận biết thùng bột trong nhà không bao giờ cạn, chai dầu ăn trong tủ không bao giờ vơi cho đến khi mưa thuận, gió hoà. c.16.
Bà đói trong sách Các Vua chương 17 và bà goá nghèo trong Phúc Âm, người dâng cúng hai đồng xu vào nhà thờ, cùng chung quan niệm về cuộc sống, chung cung cách hành động. Bác ái và yêu thương phát xuất tự tấm lòng. Đức Kitô đã khen bà goá bỏ hai đồng xu vào tiền công quỹ bởi bà cho đi đồng xu bà cần. Có người cho nhiều của hơn nhưng cho đi đồng tiền tiết kiệm, tiền để dành chi tiêu vào việc không tên; còn bà goá cho đi đồng xu dùng để mua cơm bánh nuôi thân. Điều này cho biết cung cách và động lực dẫn đến việc thực thi bác ái rất quan trọng. Bác ái xuất phát tự tim là điều Đức Kitô trông đợi môn đệ Ngài thực hiện với tha nhân. Xin ơn khiêm nhường và thật thà trong lòng.
TiengChuong.org
Generosity
When we talk about generosity we often think about feeding the poor and helping the needy and being kind to each other. It is a thing most of us would think of when we talk about generosity. Generosity is much more than just giving bread and butter. There are various of ways we can give because the needs are enormous and in different fields. We can give time. Some need someone to listen to and make they feel welcome; others need companions to fill their loneliness and emptiness; others again need justice and their voice to be heard; others again need words of encouragement and support to carry out their dreams; others again need words of encouragement to combat their addiction. The readings mentioned the unnamed widow, the poorest in her society, a vulnerable, as an example to show how rich she was in the eyes of God. She was spiritual rich in contrast to the wealthy and the powerful who only thought of self serving and desired for honour and recognition from their own people. Knowledge helps one to accumulate material wealth but that is not the end; the end goal is how to put it in good use to make you spiritual rich by generously sharing what you have got to others. Richness in God's kingdom doesn't count on how much you give but rather how much love you put in giving and the attitude of doing it. The poor widow was praised for she had little and yet she was able to share the little resources she had; while others shared much more but it was sharing the excess of their wealth. Generosity comes from the heart of a person and that is the way of the poor widow in the Gospel. The poor widow in today's first reading (King 17,10-16) saw the need of the poor man, on her way of collecting wood to cook her last meal, as much as of her own need of food. The widow believed that this was the last meal she and her children would have before dying. Sharing it with the poor man would not make much difference since having a bit more or a bit less was the same since they would soon die of hunger. The stranger demanding her to cook him a meal first before cooking for her own children was a bit much. She knew that, in ancient Israel, the poor of her society as her, was not required to share what little they have with others but she somehow did so because deep in her heart she had compassion for the needy. She believed in the goodness of sharing and more importantly she believed that what she had all belonged to God. Having a meal on his own also indicated that he was not a member of her family and yet she would feed him in times of hardship. Feeding the man the woman thought that it was her last act of hospitality before dying. She didn't know that God showed generosity to her and to each one of us in different ways. She recognize it after she had done good deed for the stranger.
The jar of meal was not spent nor the jug of oil emptied, just as the Lord had foretold through Elijah v.16.
The woman in the book of Kings acted in the same manner as the poor woman who offered two coins at the Temple, because she from the little she had has put in everything she possessed, all she had to live on v.44.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cử chỉ cao thượng đáng ca ngợi của chính phủ Ý: Chấp nhận cho Asia Bibi và gia đình tị nạn
Đặng Tự Do
00:27 07/11/2018
Chính phủ Ý tuyên bố sẵn sàng cho Asia Bibi và gia đình được tị nạn tại quốc gia này và đang phối hợp với các quốc gia khác nhằm bảo đảm an toàn cho Asia Bibi và gia đình. Ông Enzo Moavero Milanesi, Bộ Trưởng Ngoại giao Ý cho biết như trên hôm 6/11, chỉ một ngày sau khi ông Ashiq Masih, chồng của Asia Bibi đưa ra lời kêu gọi chính phủ Ý qua tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ.
Trước các cuộc biểu tình rầm rộ của người Hồi Giáo, chính phủ Pakistan đã chịu khuất phục các nhóm Hồi Giáo cực đoan và đưa Asia Bibi vào danh sách những người cấm xuất cảnh, cũng như buộc Tối Cao Pháp Viện Pakistan phải tái xét lại quyết định tha bổng cho Asia Bibi. Cho đến nay, bất chấp quyết định của Tối Cao Pháp Viện Pakistan, Asia Bibi vẫn tiếp tục bị giam giữ ở một nơi không được tiết lộ để bảo vệ mạng sống của cô.
Trong hoàn cảnh đó, ông Ashiq Masih đã “vái tứ phương” kêu cầu sự giúp đỡ của tổng thống Donald Trump, thủ tướng Justin Trudeau của Canada … nhưng chưa thấy ai lên tiếng trả lời.
Trong tuyên bố hôm 6 tháng 11, Bộ Ngoại Giao Ý cho biết họ đã sẵn sàng để hành động theo chỉ thị của chính phủ Ý.
Bộ trưởng nội vụ Ý là ông Matteo Salvini, một người có khuynh hướng chống nhập cư, cũng nhấn mạnh rằng ông hoan nghênh Bibi và gia đình của cô đến Ý.
Trường hợp của Bibi đã được theo dõi chặt chẽ tại Ý trong những năm qua. Chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã gặp gỡ gia đình cô hồi tháng Hai vừa qua.
Source: ABC News Australia Pakistan blasphemy case: Italy reaches out to acquitted woman as fears grow for her safety
Trước các cuộc biểu tình rầm rộ của người Hồi Giáo, chính phủ Pakistan đã chịu khuất phục các nhóm Hồi Giáo cực đoan và đưa Asia Bibi vào danh sách những người cấm xuất cảnh, cũng như buộc Tối Cao Pháp Viện Pakistan phải tái xét lại quyết định tha bổng cho Asia Bibi. Cho đến nay, bất chấp quyết định của Tối Cao Pháp Viện Pakistan, Asia Bibi vẫn tiếp tục bị giam giữ ở một nơi không được tiết lộ để bảo vệ mạng sống của cô.
Trong hoàn cảnh đó, ông Ashiq Masih đã “vái tứ phương” kêu cầu sự giúp đỡ của tổng thống Donald Trump, thủ tướng Justin Trudeau của Canada … nhưng chưa thấy ai lên tiếng trả lời.
Trong tuyên bố hôm 6 tháng 11, Bộ Ngoại Giao Ý cho biết họ đã sẵn sàng để hành động theo chỉ thị của chính phủ Ý.
Bộ trưởng nội vụ Ý là ông Matteo Salvini, một người có khuynh hướng chống nhập cư, cũng nhấn mạnh rằng ông hoan nghênh Bibi và gia đình của cô đến Ý.
Trường hợp của Bibi đã được theo dõi chặt chẽ tại Ý trong những năm qua. Chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã gặp gỡ gia đình cô hồi tháng Hai vừa qua.
Source: ABC News Australia Pakistan blasphemy case: Italy reaches out to acquitted woman as fears grow for her safety
Cảm tưởng của Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher về Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên
Anthony Nguyễn
01:05 07/11/2018
Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney, Úc, là một thành viên trong Ủy ban Thông tin của Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa 15 vừa qua. Ngài cũng vừa được bầu vào Ủy ban Thường trực của Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa tới.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho phóng viên Edward Pentin của hệ thống truyền hình Hoa Kỳ EWTN, vị Tổng Giám Mục dòng Đa Minh ca ngợi thiện ý của những vị tham gia trong Thượng Hội Đồng Giám Mục nhằm đưa người trẻ gần gũi hơn với Chúa Kitô và Giáo Hội của Người. Đức Cha cũng ca ngợi bầu khí chung của cuộc họp, và sự đóng góp của các dự thính viên trẻ.
Tuy nhiên, ngài cũng nhấn mạnh đến một số điểm mà ngài gọi là điểm yếu, trong đó có một sự thiếu tự tin “đáng thất vọng” về giáo huấn luân lý của Giáo Hội, một sự miễn cưỡng cung cấp các bản dịch, và gần như tất cả các Nghị Phụ trong Thượng Hội Đồng phải “câm nín” không được bổ sung thêm sau khi đã được phát biểu lần đầu.
Nhìn chung, Đức Tổng Giám Mục có mối quan tâm đặc biệt đối với cách tổ chức như hiện nay của Thượng Hội Đồng Giám Mục: “Trong Thượng Hội Đồng này, chúng ta đề ra những tín lý, nhưng một cách vội vã. Đây không phải là cách hình thành tín lý.”
“Một số nhà tổ chức dường như thất vọng vì ít nhất một nửa các Nghị Phụ và gần như tất cả các dự thính viên không người nào nói được tiếng Ý. Nhưng thực tế mà nói chưa tới 1% dân số thế giới này nói ngôn ngữ ấy”.
“Nếu Giáo hội muốn có các cuộc họp quốc tế thực sự, thì phải cải thiện cách thức hành động đối với vấn đề ngôn ngữ và phải bảo đảm rằng mọi người có được các văn bản bằng nhiều ngôn ngữ chính thức. Điều này đã không xảy ra tại Thượng Hội Đồng Giám Mục này.”
Mô tả tình hình cụ thể tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, Đức Tổng Giám Mục nói:
“Các thông dịch viên cố dịch cho nhanh, để theo cho kịp, và các Nghị Phụ không thể ghi chép bằng ngôn ngữ của chính họ. Vì vậy, chúng tôi không chắc chắn về những gì chúng tôi đã được yêu cầu bỏ phiếu Thuận hay Không.”
Ngài nhận xét thêm rằng:
“Bất kỳ cuộc họp quốc tế nghiêm túc nào ngày nay đều nhận được các bản văn trước mặt họ bằng các ngôn ngữ chính thức. Nếu Liên Hiệp Quốc và các tổ chức mậu dịch quốc tế có thể làm điều đó, Giáo Hội cũng phải làm được.
Dĩ nhiên, tôi nhìn nhận rằng Vatican có số nhân viên ít hơn so với nhiều tổ chức quốc tế khác. Nhưng nếu chúng ta đã phải đầu tư vào chi phí di chuyển, chỗ ở và thời gian của 300 người trở lên trong hàng tháng trời, chi phí cho việc phiên dịch chuyên nghiệp có đáng là bao.”
Source: National Catholic Register Synod Reflections From Down Under: Interview With Archbishop Anthony Fisher
Trong cuộc phỏng vấn dành cho phóng viên Edward Pentin của hệ thống truyền hình Hoa Kỳ EWTN, vị Tổng Giám Mục dòng Đa Minh ca ngợi thiện ý của những vị tham gia trong Thượng Hội Đồng Giám Mục nhằm đưa người trẻ gần gũi hơn với Chúa Kitô và Giáo Hội của Người. Đức Cha cũng ca ngợi bầu khí chung của cuộc họp, và sự đóng góp của các dự thính viên trẻ.
Tuy nhiên, ngài cũng nhấn mạnh đến một số điểm mà ngài gọi là điểm yếu, trong đó có một sự thiếu tự tin “đáng thất vọng” về giáo huấn luân lý của Giáo Hội, một sự miễn cưỡng cung cấp các bản dịch, và gần như tất cả các Nghị Phụ trong Thượng Hội Đồng phải “câm nín” không được bổ sung thêm sau khi đã được phát biểu lần đầu.
Nhìn chung, Đức Tổng Giám Mục có mối quan tâm đặc biệt đối với cách tổ chức như hiện nay của Thượng Hội Đồng Giám Mục: “Trong Thượng Hội Đồng này, chúng ta đề ra những tín lý, nhưng một cách vội vã. Đây không phải là cách hình thành tín lý.”
“Một số nhà tổ chức dường như thất vọng vì ít nhất một nửa các Nghị Phụ và gần như tất cả các dự thính viên không người nào nói được tiếng Ý. Nhưng thực tế mà nói chưa tới 1% dân số thế giới này nói ngôn ngữ ấy”.
“Nếu Giáo hội muốn có các cuộc họp quốc tế thực sự, thì phải cải thiện cách thức hành động đối với vấn đề ngôn ngữ và phải bảo đảm rằng mọi người có được các văn bản bằng nhiều ngôn ngữ chính thức. Điều này đã không xảy ra tại Thượng Hội Đồng Giám Mục này.”
Mô tả tình hình cụ thể tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, Đức Tổng Giám Mục nói:
“Các thông dịch viên cố dịch cho nhanh, để theo cho kịp, và các Nghị Phụ không thể ghi chép bằng ngôn ngữ của chính họ. Vì vậy, chúng tôi không chắc chắn về những gì chúng tôi đã được yêu cầu bỏ phiếu Thuận hay Không.”
Ngài nhận xét thêm rằng:
“Bất kỳ cuộc họp quốc tế nghiêm túc nào ngày nay đều nhận được các bản văn trước mặt họ bằng các ngôn ngữ chính thức. Nếu Liên Hiệp Quốc và các tổ chức mậu dịch quốc tế có thể làm điều đó, Giáo Hội cũng phải làm được.
Dĩ nhiên, tôi nhìn nhận rằng Vatican có số nhân viên ít hơn so với nhiều tổ chức quốc tế khác. Nhưng nếu chúng ta đã phải đầu tư vào chi phí di chuyển, chỗ ở và thời gian của 300 người trở lên trong hàng tháng trời, chi phí cho việc phiên dịch chuyên nghiệp có đáng là bao.”
Source: National Catholic Register Synod Reflections From Down Under: Interview With Archbishop Anthony Fisher
Chủ đề Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 52 cử hành ngày 1 tháng Giêng 2019
Đặng Tự Do
04:22 07/11/2018
Hôm 6 tháng 11, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố chủ đề của Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 52 được cử hành ngày 1 tháng Giêng 2019. Toàn văn thông báo như sau:
Dưới đây là chủ đề Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 52 được cử hành ngày 1 tháng Giêng 2019:
“Chính trị tốt là nhằm phục vụ hòa bình”
Lời bàn:
“Mỗi công dân đều phải gánh vác trách nhiệm chính trị, và đặc biệt là những người đã nhận lãnh sứ mạng bảo vệ và cai quản. Sứ mạng này bao gồm việc bảo vệ luật pháp và khuyến khích đối thoại giữa các thành phần trong xã hội, giữa các thế hệ và các nền văn hóa. Không có hòa bình nếu không có sự tín nhiệm lẫn nhau. Và lòng tín nhiệm này đòi hỏi điều kiện tiên quyết là tôn trọng lời hứa. Sự dấn thân chính trị - vốn là một trong những biểu hiện cao nhất của đức bác ái - bao gồm mối quan tâm đối với tương lai của cuộc sống và của trái đất, những người trẻ và những người bé nhỏ nhất, và lòng khao khát đạt đến sự viên mãn của họ.
Như thánh Gioan 23 đã lặp đi lặp lại trong thông điệp “Pacem in terris” - “Hòa bình dưới thế” vào năm 1963, khi quyền con người được tôn trọng, thì nơi con người cũng nảy sinh cảm thức về nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền của người khác. Các quyền lợi và nghĩa vụ của con người làm gia tăng ý thức mình thuộc về cùng một cộng đồng, với tha nhân và với Thiên Chúa (x. ivi, 45). Vì thế, chúng ta được kêu gọi mang đến và loan báo hòa bình như một tin vui về một tương lai trong đó mỗi cuộc sống con người được tôn trọng trong phẩm giá và các quyền lợi của người ấy.
Source: Holy See Press Office Theme of the Message for the 52nd World Day of Peace (1 January 2019), 06.11.2018
Dưới đây là chủ đề Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 52 được cử hành ngày 1 tháng Giêng 2019:
“Chính trị tốt là nhằm phục vụ hòa bình”
Lời bàn:
“Mỗi công dân đều phải gánh vác trách nhiệm chính trị, và đặc biệt là những người đã nhận lãnh sứ mạng bảo vệ và cai quản. Sứ mạng này bao gồm việc bảo vệ luật pháp và khuyến khích đối thoại giữa các thành phần trong xã hội, giữa các thế hệ và các nền văn hóa. Không có hòa bình nếu không có sự tín nhiệm lẫn nhau. Và lòng tín nhiệm này đòi hỏi điều kiện tiên quyết là tôn trọng lời hứa. Sự dấn thân chính trị - vốn là một trong những biểu hiện cao nhất của đức bác ái - bao gồm mối quan tâm đối với tương lai của cuộc sống và của trái đất, những người trẻ và những người bé nhỏ nhất, và lòng khao khát đạt đến sự viên mãn của họ.
Như thánh Gioan 23 đã lặp đi lặp lại trong thông điệp “Pacem in terris” - “Hòa bình dưới thế” vào năm 1963, khi quyền con người được tôn trọng, thì nơi con người cũng nảy sinh cảm thức về nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền của người khác. Các quyền lợi và nghĩa vụ của con người làm gia tăng ý thức mình thuộc về cùng một cộng đồng, với tha nhân và với Thiên Chúa (x. ivi, 45). Vì thế, chúng ta được kêu gọi mang đến và loan báo hòa bình như một tin vui về một tương lai trong đó mỗi cuộc sống con người được tôn trọng trong phẩm giá và các quyền lợi của người ấy.
Source: Holy See Press Office Theme of the Message for the 52nd World Day of Peace (1 January 2019), 06.11.2018
Có những báo cáo nói Asia Bibi đã được đưa lên máy bay rời khỏi Pakistan trước cuộc biểu tình hàng triệu người trong ngày thứ Năm
Anthony Nguyễn
16:09 07/11/2018
BBC cho biết theo các nguồn tin tại Pakistan, Asia Bibi đã được đưa lên máy bay rời khỏi Pakistan trong đêm thứ Tư 7 tháng 11.
Diễn biến này xảy ra chỉ vài giờ trước cuộc biểu tình hàng triệu người do tổ chức Hồi Giáo cực đoan Muttahida Majlis-e-Amal tổ chức tại thành phố Karachi vào sáng thứ Năm 8/11 nhằm gây áp lực buộc chính phủ Pakistan hủy bỏ phán quyết của Tòa án Tối cao tha bổng cho Asia Bibi.
Trong bối cảnh an ninh chặt chẽ, Asia Bibi đã rời một trại giam ở tỉnh Punjab để bay đến thủ đô Islamabad. Quân đội đã được bố trí canh gác nghiêm nhặt những con đường dẫn đến sân bay quốc tế của thủ đô nơi cô khởi hành.
Luật sư của cô là ông Saif ul Malook nói rằng cô đã được đưa khỏi Pakistan cùng với gia đình nhưng ông không biết họ sẽ đi đâu.
Các nhà chức trách hồi tháng trước cho biết họ đã bắt giữ hai tù nhân bị cáo buộc âm mưu bóp cổ cô.
Antonio Tajani, Chủ tịch Quốc Hội châu Âu, đã tweet: “Asia Bibi đã rời nhà tù và đã được chuyển đến một nơi an toàn! Tôi cảm ơn chính quyền Pakistan.”
Tuy nhiên, cũng có những báo cáo khác của Pakistan cho rằng Asia Bibi vẫn còn bị giam trong tù nhằm bảo đảm an ninh cho cô.
Trong một diễn biến trước đó, sau mấy ngày có vẻ khuất phục trước các cuộc biểu tình kinh hoàng của Hồi Giáo cực đoan, hôm thứ Tư 7/11, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Shehryar Afridi đã mở cuộc họp báo với một thái độ hoàn toàn khác.
Hôm thứ Sáu, 2 tháng 11 năm 2018, Noor-ul-Haq Qadri, Bộ trưởng Bộ tôn giáo Liên bang, và Muhammad Basharat Raja, Bộ trưởng Bộ Tư Pháp bang Punjab, đã ký một thỏa thuận với bọn Tehreek-e-Labbaik thay mặt cho chính phủ. Thỏa thuận gồm hai điểm chính là đưa Asia Bibi vào danh sách những người cấm xuất cảnh, và buộc Tối Cao Pháp Viện Pakistan tái xét lại quyết định tha bổng cho Asia Bibi.
Tuy nhiên, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Shehryar Afridi nói: “Trừ khi một người được tuyên bố có tội, không có cơ sở pháp lý nào để đưa vào danh sách cấm xuất cảnh”
“Trách nhiệm của nhà nước là phải bảo vệ mỗi người Pakistan, bất kể tín ngưỡng hay sắc tộc của người ấy. Không ai ở Pakistan có thể được cấp giấy phép muốn làm gì thì làm với cuộc sống hoặc tài sản của người khác và buộc nhà nước phải chấp nhận các đòi hỏi của họ.”
Source: BBC News Pakistan blasphemy case: Asia Bibi freed from jail
Diễn biến này xảy ra chỉ vài giờ trước cuộc biểu tình hàng triệu người do tổ chức Hồi Giáo cực đoan Muttahida Majlis-e-Amal tổ chức tại thành phố Karachi vào sáng thứ Năm 8/11 nhằm gây áp lực buộc chính phủ Pakistan hủy bỏ phán quyết của Tòa án Tối cao tha bổng cho Asia Bibi.
Trong bối cảnh an ninh chặt chẽ, Asia Bibi đã rời một trại giam ở tỉnh Punjab để bay đến thủ đô Islamabad. Quân đội đã được bố trí canh gác nghiêm nhặt những con đường dẫn đến sân bay quốc tế của thủ đô nơi cô khởi hành.
Luật sư của cô là ông Saif ul Malook nói rằng cô đã được đưa khỏi Pakistan cùng với gia đình nhưng ông không biết họ sẽ đi đâu.
Các nhà chức trách hồi tháng trước cho biết họ đã bắt giữ hai tù nhân bị cáo buộc âm mưu bóp cổ cô.
Antonio Tajani, Chủ tịch Quốc Hội châu Âu, đã tweet: “Asia Bibi đã rời nhà tù và đã được chuyển đến một nơi an toàn! Tôi cảm ơn chính quyền Pakistan.”
Tuy nhiên, cũng có những báo cáo khác của Pakistan cho rằng Asia Bibi vẫn còn bị giam trong tù nhằm bảo đảm an ninh cho cô.
Trong một diễn biến trước đó, sau mấy ngày có vẻ khuất phục trước các cuộc biểu tình kinh hoàng của Hồi Giáo cực đoan, hôm thứ Tư 7/11, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Shehryar Afridi đã mở cuộc họp báo với một thái độ hoàn toàn khác.
Hôm thứ Sáu, 2 tháng 11 năm 2018, Noor-ul-Haq Qadri, Bộ trưởng Bộ tôn giáo Liên bang, và Muhammad Basharat Raja, Bộ trưởng Bộ Tư Pháp bang Punjab, đã ký một thỏa thuận với bọn Tehreek-e-Labbaik thay mặt cho chính phủ. Thỏa thuận gồm hai điểm chính là đưa Asia Bibi vào danh sách những người cấm xuất cảnh, và buộc Tối Cao Pháp Viện Pakistan tái xét lại quyết định tha bổng cho Asia Bibi.
Tuy nhiên, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Shehryar Afridi nói: “Trừ khi một người được tuyên bố có tội, không có cơ sở pháp lý nào để đưa vào danh sách cấm xuất cảnh”
“Trách nhiệm của nhà nước là phải bảo vệ mỗi người Pakistan, bất kể tín ngưỡng hay sắc tộc của người ấy. Không ai ở Pakistan có thể được cấp giấy phép muốn làm gì thì làm với cuộc sống hoặc tài sản của người khác và buộc nhà nước phải chấp nhận các đòi hỏi của họ.”
Source: BBC News Pakistan blasphemy case: Asia Bibi freed from jail
Thánh lễ tại Santa Marta 6/11/2018: Chúa Giêsu mời chúng ta đến bàn tiệc Thiên quốc
Lệ Hằng, F.M.A.
17:30 07/11/2018
Nước Thiên Chúa thường được ví như một bữa tiệc. Chúa Giêsu mời chúng ta đến cùng Ngài trong bữa tiệc này - nhưng, Đức Thánh Cha nhận xét rằng biết bao lần chúng ta viện hết lý do này đến lý do khác để từ chối lời mời của Ngài! Chúa Giêsu, là Đấng nhân lành, Ngài cho chúng ta hết cơ hội này đến cơ hội khác, nhưng Ngài cũng rất công minh. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 6 tháng 11 tại nhà nguyện Santa Marta.
Bài Tin Mừng trong ngày xoay quanh một bữa tiệc được tổ chức bởi một trong những người Pharisêu có thế giá trong dân, và Chúa Giêsu đã được mời đến dự. Tin Mừng cho thấy tại bữa tiệc, Chúa Giêsu đã chữa lành một người bệnh ra sao, và Ngài đã quan sát thấy nhiều vị khách đã cố tìm cách chiếm giữ chỗ nhất trong bàn tiệc. Chúa nói với người chủ nhà rằng ông ta nên mời những người nghèo khó nhất, những người không thể đáp lễ.
Hai sự từ chối
Chúa phán cùng người chủ nhà rằng: “Khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại.” (Lc 14: 13-14)
Nghe vậy, một trong những kẻ đồng bàn nói với Đức Giêsu: “Phúc thay ai được dự tiệc trong Nước Thiên Chúa!”
Chúa Giêsu liền đưa ra dụ ngôn này: “Một người kia làm tiệc lớn và đã mời nhiều người. Đến giờ tiệc, ông sai đầy tớ đi thưa với quan khách rằng: ‘Mời quý vị đến, cỗ bàn đã sẵn’. Bấy giờ mọi người nhất loạt bắt đầu xin kiếu. Người thứ nhất nói: ‘Tôi mới mua một thửa đất, cần phải đi thăm; cho tôi xin kiếu’. Người khác nói: ‘Tôi mới tậu năm cặp bò, tôi đi thử đây; cho tôi xin kiếu’. Người khác nói: ‘Tôi mới cưới vợ, nên không thể đến được’.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận xét một cách cay đắng rằng biết bao lần chúng ta đã tìm cách đưa ra hết lý do này đến lý do khác để thoái thác lời mời gọi của Chúa. “Luôn luôn có một cái cớ nào đó để thoái thác”, Đức Thánh Cha nói. “Họ xin lỗi. Xin lỗi là từ lịch sự mà chúng ta sử dụng để khỏi phải nói: ‘Tôi từ chối.’”
Bấy giờ chủ nhà nổi cơn thịnh nộ bảo người đầy tớ rằng: “Mau ra các nơi công cộng và đường phố trong thành, đưa các người nghèo khó, tàn tật, đui mù, què quặt vào đây.”
Bình luận về đoạn này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng khi ai đó từ chối Chúa Giêsu, “Chúa chờ đợi họ, cho họ cơ hội thứ hai, thậm chí thứ ba, thứ tư, thứ năm. .. nhưng cuối cùng, đến lượt Ngài từ chối họ”.
Và sự từ chối này khiến chúng ta nghĩ về chính mình, đến những lần Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cử mừng với Ngài, kề cận bên Ngài, để thay đổi cuộc sống của chúng ta. Chúng ta hãy suy nghĩ đến việc Chúa Giêsu tìm kiếm những người bạn thân thiết nhất của Ngài và họ từ chối! Rồi Ngài tìm đến những người tàn tật, đui mù, què quặt. .. và họ đến; nhưng có lẽ một số cũng từ chối. Đã bao nhiêu lần chúng ta nghe tiếng kêu của Chúa Giêsu đến với Ngài, để làm một công việc bác ái, cầu nguyện, gặp gỡ Ngài, và chúng ta nói: ‘Xin lỗi Chúa, con bận quá, không có thời gian. Vâng, ngày mai thì may ra chứ hôm nay thì không được đâu. ..” Và Chúa Giêsu vẫn ở đó.
Chúng ta thường phát minh ra các lý do thoái thác biết ngần nào?
Đức Thánh Cha cũng yêu cầu chúng ta hãy suy nghĩ về việc chúng ta thường xuyên thoái thác những lời mời gọi của Chúa để gặp gỡ Ngài, trò chuyện với Ngài. Đức Thánh Cha nhận xét: “Cả chúng ta, chúng ta cũng từ chối Ngài”
Mỗi người chúng ta nên suy nghĩ: Trong cuộc đời, bao nhiêu lần tôi cảm nhận được nguồn cảm hứng của Chúa Thánh Thần để thực thi các công việc bác ái, gặp gỡ Chúa Giêsu trong các việc lành phúc đức, cầu nguyện, thay đổi cuộc sống của mình trong những lãnh vực chưa hay, chưa tốt? Và tôi luôn tìm ra lý do để thoái thác, để từ chối.
Chúa Giêsu nhân lành, nhưng Ngài cũng rất công minh
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng, cuối cùng, những người không chối bỏ Chúa Giêsu, và không bị Ngài từ chối, sẽ được vào Nước Thiên Chúa. Nhưng Đức Thánh Cha cảnh cáo rằng chúng ta chớ nên nghĩ rằng “Chúa Giêsu thật nhân lành, cuối cùng Ngài sẽ tha thứ hết mọi sự”.
Vâng, Ngài tốt lành, Ngài thương xót - Ngài rất từ bi, nhưng Ngài cũng rất công thẳng. Và nếu anh chị em đóng cửa trái tim mình từ bên trong, Ngài không thể mở nó, bởi vì Ngài rất tôn trọng trái tim chúng ta. Từ chối Chúa Giêsu là đóng cửa từ bên trong, và Ngài không thể vào được.
Qua cái chết của Ngài, Chúa Giêsu trả mọi chi phí cho bàn tiệc
Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã suy ngẫm về một điểm cuối cùng: Chính Chúa Giêsu là Đấng trả mọi chi phí cho bàn tiệc. Trong bài đọc một, Thánh Phaolô cho chúng ta thấy giá phải trả của bàn tiệc: Chúa Giêsu “đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.” Qua đó, Đức Thánh Cha nói, Chúa Giêsu “trả mọi chi phí cho bàn tiệc bằng cuộc sống của Ngài.”
“Nhưng tôi lại nói,‘Tôi không thể đến được’”.
Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của ngài với lời cầu nguyện. “Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để hiểu được mầu nhiệm về sự chai cứng của con tim, sự bướng bỉnh, sự khước từ của chúng ta và ban cho chúng ta ân sủng để biết khóc.”
Source: Vatican News - Pope at Mass: Jesus invites us to the banquet of the Kingdom
Bài Tin Mừng trong ngày xoay quanh một bữa tiệc được tổ chức bởi một trong những người Pharisêu có thế giá trong dân, và Chúa Giêsu đã được mời đến dự. Tin Mừng cho thấy tại bữa tiệc, Chúa Giêsu đã chữa lành một người bệnh ra sao, và Ngài đã quan sát thấy nhiều vị khách đã cố tìm cách chiếm giữ chỗ nhất trong bàn tiệc. Chúa nói với người chủ nhà rằng ông ta nên mời những người nghèo khó nhất, những người không thể đáp lễ.
Hai sự từ chối
Chúa phán cùng người chủ nhà rằng: “Khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại.” (Lc 14: 13-14)
Nghe vậy, một trong những kẻ đồng bàn nói với Đức Giêsu: “Phúc thay ai được dự tiệc trong Nước Thiên Chúa!”
Chúa Giêsu liền đưa ra dụ ngôn này: “Một người kia làm tiệc lớn và đã mời nhiều người. Đến giờ tiệc, ông sai đầy tớ đi thưa với quan khách rằng: ‘Mời quý vị đến, cỗ bàn đã sẵn’. Bấy giờ mọi người nhất loạt bắt đầu xin kiếu. Người thứ nhất nói: ‘Tôi mới mua một thửa đất, cần phải đi thăm; cho tôi xin kiếu’. Người khác nói: ‘Tôi mới tậu năm cặp bò, tôi đi thử đây; cho tôi xin kiếu’. Người khác nói: ‘Tôi mới cưới vợ, nên không thể đến được’.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận xét một cách cay đắng rằng biết bao lần chúng ta đã tìm cách đưa ra hết lý do này đến lý do khác để thoái thác lời mời gọi của Chúa. “Luôn luôn có một cái cớ nào đó để thoái thác”, Đức Thánh Cha nói. “Họ xin lỗi. Xin lỗi là từ lịch sự mà chúng ta sử dụng để khỏi phải nói: ‘Tôi từ chối.’”
Bấy giờ chủ nhà nổi cơn thịnh nộ bảo người đầy tớ rằng: “Mau ra các nơi công cộng và đường phố trong thành, đưa các người nghèo khó, tàn tật, đui mù, què quặt vào đây.”
Bình luận về đoạn này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng khi ai đó từ chối Chúa Giêsu, “Chúa chờ đợi họ, cho họ cơ hội thứ hai, thậm chí thứ ba, thứ tư, thứ năm. .. nhưng cuối cùng, đến lượt Ngài từ chối họ”.
Và sự từ chối này khiến chúng ta nghĩ về chính mình, đến những lần Chúa Giêsu mời gọi chúng ta cử mừng với Ngài, kề cận bên Ngài, để thay đổi cuộc sống của chúng ta. Chúng ta hãy suy nghĩ đến việc Chúa Giêsu tìm kiếm những người bạn thân thiết nhất của Ngài và họ từ chối! Rồi Ngài tìm đến những người tàn tật, đui mù, què quặt. .. và họ đến; nhưng có lẽ một số cũng từ chối. Đã bao nhiêu lần chúng ta nghe tiếng kêu của Chúa Giêsu đến với Ngài, để làm một công việc bác ái, cầu nguyện, gặp gỡ Ngài, và chúng ta nói: ‘Xin lỗi Chúa, con bận quá, không có thời gian. Vâng, ngày mai thì may ra chứ hôm nay thì không được đâu. ..” Và Chúa Giêsu vẫn ở đó.
Chúng ta thường phát minh ra các lý do thoái thác biết ngần nào?
Đức Thánh Cha cũng yêu cầu chúng ta hãy suy nghĩ về việc chúng ta thường xuyên thoái thác những lời mời gọi của Chúa để gặp gỡ Ngài, trò chuyện với Ngài. Đức Thánh Cha nhận xét: “Cả chúng ta, chúng ta cũng từ chối Ngài”
Mỗi người chúng ta nên suy nghĩ: Trong cuộc đời, bao nhiêu lần tôi cảm nhận được nguồn cảm hứng của Chúa Thánh Thần để thực thi các công việc bác ái, gặp gỡ Chúa Giêsu trong các việc lành phúc đức, cầu nguyện, thay đổi cuộc sống của mình trong những lãnh vực chưa hay, chưa tốt? Và tôi luôn tìm ra lý do để thoái thác, để từ chối.
Chúa Giêsu nhân lành, nhưng Ngài cũng rất công minh
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng, cuối cùng, những người không chối bỏ Chúa Giêsu, và không bị Ngài từ chối, sẽ được vào Nước Thiên Chúa. Nhưng Đức Thánh Cha cảnh cáo rằng chúng ta chớ nên nghĩ rằng “Chúa Giêsu thật nhân lành, cuối cùng Ngài sẽ tha thứ hết mọi sự”.
Vâng, Ngài tốt lành, Ngài thương xót - Ngài rất từ bi, nhưng Ngài cũng rất công thẳng. Và nếu anh chị em đóng cửa trái tim mình từ bên trong, Ngài không thể mở nó, bởi vì Ngài rất tôn trọng trái tim chúng ta. Từ chối Chúa Giêsu là đóng cửa từ bên trong, và Ngài không thể vào được.
Qua cái chết của Ngài, Chúa Giêsu trả mọi chi phí cho bàn tiệc
Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã suy ngẫm về một điểm cuối cùng: Chính Chúa Giêsu là Đấng trả mọi chi phí cho bàn tiệc. Trong bài đọc một, Thánh Phaolô cho chúng ta thấy giá phải trả của bàn tiệc: Chúa Giêsu “đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.” Qua đó, Đức Thánh Cha nói, Chúa Giêsu “trả mọi chi phí cho bàn tiệc bằng cuộc sống của Ngài.”
“Nhưng tôi lại nói,‘Tôi không thể đến được’”.
Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của ngài với lời cầu nguyện. “Xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để hiểu được mầu nhiệm về sự chai cứng của con tim, sự bướng bỉnh, sự khước từ của chúng ta và ban cho chúng ta ân sủng để biết khóc.”
Source: Vatican News - Pope at Mass: Jesus invites us to the banquet of the Kingdom
Các giáo sĩ cực đoan Pakistan trình bày trước thế giới một gương mặt thảm hại của Hồi Giáo
Anthony Nguyễn
18:42 07/11/2018
Imad Zafar, một ký giả tự do của Pakistan có bài bình luận sau phản ảnh những âu lo của người dân về nền dân chủ tại quốc gia này đang bị chi phối trong tay các giáo sĩ Hồi Giáo quá khích.
Nguyên bản tiếng Anh: The Asia Bibi case: surrender of a state at the hands of fanatics
Pakistan hầu như bị bao vây bởi những kẻ cuồng tín tôn giáo sau khi Tòa án Tối cao tha bổng cho Asia Bibi, một phụ nữ Công Giáo bị cáo buộc báng bổ tiên tri Mohammed. Ngay sau khi bản án được công bố, giáo sĩ Molvi Khadim Hussain Rizvi, chủ tịch sáng lập của Tehla-e-Labbaik Pakistan (TLP), kêu gọi phản đối trên toàn quốc, và trong vòng vài giờ đất nước đã bị tê liệt bởi các các đám đông cuồng loạn.
Các xa lộ kinh mạch của đất nước và các điểm ra vào của hầu hết mọi thành phố đều bị những người biểu tình đóng lại. Từ ngày 31 tháng 10 đến nay, những người cuồng tín với gậy gộc, dao và mã tấu trong tay lang thang khắp các đường đường phố. Họ đốt xe hơi, phá phách tài sản công cộng và đánh đấm túi bụi các công dân bình thường, trong khi tụng kinh “Bàn giao ngay tên báng bổ Asia Bibi cho chúng tôi.”
Hai giáo sĩ Khadim Rizvi và Afzal Qadri là những kẻ tổ chức chính của các cuộc biểu tình bạo lực và cuộc biểu tình ngồi ở phía trước toà nhà Quốc Hội Punjab ở Lahore. Họ yêu cầu đình chỉ bản án ngay lập tức. Họ khinh mạn tòa án và yêu cầu cách chức các thẩm phán đã đưa ra quyết định ủng hộ Asia Bibi.
Afzal Qadri cũng yêu cầu Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội, Tướng Qamar Javed Bajwa, phải từ chức và kêu gọi các sĩ quan quân đội nổi dậy chống lại Tướng Qamar.
Hỗn loạn ở khắp mọi nơi, và sau ba ngày hai giáo sĩ này làm loạn, chính phủ Pakistan phải cúi đầu trước những yêu sách của những kẻ cuồng tín TLP bằng cách ký một thỏa thuận với chúng.
Bằng cách ký vào văn kiện đầu hàng này, nhà nước Pakistan đã chỉ ra rằng nếu bạn có khả năng tuyển mộ được vài nghìn tên đàn ông vũ trang để chơi lá bài tôn giáo, nhà nước sẽ cúi đầu chấp nhận mọi yêu cầu của bạn
Người ta tự hỏi phải chăng các luật liên quan đến chuyện khinh miệt tòa án và chống lại nhà nước chỉ dành cho các công dân tuân thủ pháp luật và những vị dân biểu bày tỏ sự bất đồng của họ thông qua lý luận và bằng các phương tiện hòa bình.
Cựu thủ tướng Nawaz Sharif chỉ đưa ra nhận xét về vụ tấn công Mumbai rằng đất nước chúng ta đã bị những tổ chức cực đoan sử dụng để thực hiện vụ tấn công này thì liền lập tức ông bị ghép tội phản quốc cùng với Cyril Almeida, là nhà báo phỏng vấn ông. Nhiều người ủng hộ Liên đoàn Hồi giáo Pakistan của Nawaz cũng rơi vào vòng tù tội vì cho là khinh miệt toà án khi họ chỉ trích Tòa án Tối cao đã kết án Sharif với những bằng chứng rất mong manh.
Tuy nhiên, khi giáo sĩ Rizvi và các trợ lý của ông ta công khai đe dọa sẽ giết chết các thẩm phán và yêu cầu họ ngay lập tức phải rời khỏi chức vụ sau khi Asia Bibi được tha bổng, Tòa án Tối cao đã giữ im lặng, không dám khởi tố Rizvi vì lo sợ các cuộc biểu tình của người cuồng tín.
Quân đội Pakistan, không ngần ngại tuyên bố Sharif và những chính trị gia bất đồng chính kiến khác là phản quốc, đã không dám thốt ra một lời nào khi Rizvi và tay chân công khai xúi giục những người lính nổi loạn chống lại nhà lãnh đạo của họ.
Thủ tướng Imran Khan, người đã nói với quốc dân đồng bào trước khi sang thăm Trung Quốc rằng ông sẽ không cúi đầu trước những kẻ cuồng tín và cảnh báo họ về những hậu quả nghiêm trọng, trong vòng vài giờ đã quay ngoắt 180 độ và gởi các bộ trưởng của mình tới đàm phán với lãnh đạo TLP.
Sau khi nhà nước đầu hàng những kẻ cuồng tín và luật sư của Asia Bibi là Saiful Malook đã phải rời khỏi đất nước ngay lập tức, vì lo sợ cho sự an toàn của mình, người ta có thể dễ dàng đoán được điều gì sẽ xảy ra với Asia Bibi ngay bây giờ, mặc dù cô đã được tòa án tha bổng.
Trong bất kỳ trường hợp nào, nhà nước khi ký vào văn bản đầu hàng đã bảo đảm rằng những giáo sĩ cực đoan và những người cuồng tín là những người quyết định số phận của các tù nhân như Asia Bibi và cuối cùng họ mới chính là những người định hình nên tư tưởng và các diễn biến của đất nước này.
Đối với phần còn lại của các dân tộc và các tôn giáo thiểu số Pakistan, cuộc sống sẽ khó khăn hơn vì nhà nước cũng đã đồng ý không can thiệp vào triệt 295 (c) của hiến pháp, trong đó đề cập đến các trường hợp phạm thượng. Những người cực đoan như Khadim Rizvi bây giờ có thể cáo buộc bất cứ ai là một kẻ báng bổ vào bất cứ lúc nào. Khi đó, đức tin của một cá nhân sẽ xác định xem người ấy xứng đáng là một sinh vật sống hay chỉ là một miếng thịt chết và liệu anh ta hay cô ta là công dân hạng nhất hay hạng ba cũng sẽ do niềm tin tôn giáo của người đó quyết định.
Source Asia Times - The Asia Bibi case: surrender of a state at the hands of fanatics
Nguyên bản tiếng Anh: The Asia Bibi case: surrender of a state at the hands of fanatics
Pakistan hầu như bị bao vây bởi những kẻ cuồng tín tôn giáo sau khi Tòa án Tối cao tha bổng cho Asia Bibi, một phụ nữ Công Giáo bị cáo buộc báng bổ tiên tri Mohammed. Ngay sau khi bản án được công bố, giáo sĩ Molvi Khadim Hussain Rizvi, chủ tịch sáng lập của Tehla-e-Labbaik Pakistan (TLP), kêu gọi phản đối trên toàn quốc, và trong vòng vài giờ đất nước đã bị tê liệt bởi các các đám đông cuồng loạn.
Các xa lộ kinh mạch của đất nước và các điểm ra vào của hầu hết mọi thành phố đều bị những người biểu tình đóng lại. Từ ngày 31 tháng 10 đến nay, những người cuồng tín với gậy gộc, dao và mã tấu trong tay lang thang khắp các đường đường phố. Họ đốt xe hơi, phá phách tài sản công cộng và đánh đấm túi bụi các công dân bình thường, trong khi tụng kinh “Bàn giao ngay tên báng bổ Asia Bibi cho chúng tôi.”
Hai giáo sĩ Khadim Rizvi và Afzal Qadri là những kẻ tổ chức chính của các cuộc biểu tình bạo lực và cuộc biểu tình ngồi ở phía trước toà nhà Quốc Hội Punjab ở Lahore. Họ yêu cầu đình chỉ bản án ngay lập tức. Họ khinh mạn tòa án và yêu cầu cách chức các thẩm phán đã đưa ra quyết định ủng hộ Asia Bibi.
Afzal Qadri cũng yêu cầu Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội, Tướng Qamar Javed Bajwa, phải từ chức và kêu gọi các sĩ quan quân đội nổi dậy chống lại Tướng Qamar.
Hỗn loạn ở khắp mọi nơi, và sau ba ngày hai giáo sĩ này làm loạn, chính phủ Pakistan phải cúi đầu trước những yêu sách của những kẻ cuồng tín TLP bằng cách ký một thỏa thuận với chúng.
Bằng cách ký vào văn kiện đầu hàng này, nhà nước Pakistan đã chỉ ra rằng nếu bạn có khả năng tuyển mộ được vài nghìn tên đàn ông vũ trang để chơi lá bài tôn giáo, nhà nước sẽ cúi đầu chấp nhận mọi yêu cầu của bạn
Người ta tự hỏi phải chăng các luật liên quan đến chuyện khinh miệt tòa án và chống lại nhà nước chỉ dành cho các công dân tuân thủ pháp luật và những vị dân biểu bày tỏ sự bất đồng của họ thông qua lý luận và bằng các phương tiện hòa bình.
Cựu thủ tướng Nawaz Sharif chỉ đưa ra nhận xét về vụ tấn công Mumbai rằng đất nước chúng ta đã bị những tổ chức cực đoan sử dụng để thực hiện vụ tấn công này thì liền lập tức ông bị ghép tội phản quốc cùng với Cyril Almeida, là nhà báo phỏng vấn ông. Nhiều người ủng hộ Liên đoàn Hồi giáo Pakistan của Nawaz cũng rơi vào vòng tù tội vì cho là khinh miệt toà án khi họ chỉ trích Tòa án Tối cao đã kết án Sharif với những bằng chứng rất mong manh.
Tuy nhiên, khi giáo sĩ Rizvi và các trợ lý của ông ta công khai đe dọa sẽ giết chết các thẩm phán và yêu cầu họ ngay lập tức phải rời khỏi chức vụ sau khi Asia Bibi được tha bổng, Tòa án Tối cao đã giữ im lặng, không dám khởi tố Rizvi vì lo sợ các cuộc biểu tình của người cuồng tín.
Quân đội Pakistan, không ngần ngại tuyên bố Sharif và những chính trị gia bất đồng chính kiến khác là phản quốc, đã không dám thốt ra một lời nào khi Rizvi và tay chân công khai xúi giục những người lính nổi loạn chống lại nhà lãnh đạo của họ.
Thủ tướng Imran Khan, người đã nói với quốc dân đồng bào trước khi sang thăm Trung Quốc rằng ông sẽ không cúi đầu trước những kẻ cuồng tín và cảnh báo họ về những hậu quả nghiêm trọng, trong vòng vài giờ đã quay ngoắt 180 độ và gởi các bộ trưởng của mình tới đàm phán với lãnh đạo TLP.
Sau khi nhà nước đầu hàng những kẻ cuồng tín và luật sư của Asia Bibi là Saiful Malook đã phải rời khỏi đất nước ngay lập tức, vì lo sợ cho sự an toàn của mình, người ta có thể dễ dàng đoán được điều gì sẽ xảy ra với Asia Bibi ngay bây giờ, mặc dù cô đã được tòa án tha bổng.
Trong bất kỳ trường hợp nào, nhà nước khi ký vào văn bản đầu hàng đã bảo đảm rằng những giáo sĩ cực đoan và những người cuồng tín là những người quyết định số phận của các tù nhân như Asia Bibi và cuối cùng họ mới chính là những người định hình nên tư tưởng và các diễn biến của đất nước này.
Đối với phần còn lại của các dân tộc và các tôn giáo thiểu số Pakistan, cuộc sống sẽ khó khăn hơn vì nhà nước cũng đã đồng ý không can thiệp vào triệt 295 (c) của hiến pháp, trong đó đề cập đến các trường hợp phạm thượng. Những người cực đoan như Khadim Rizvi bây giờ có thể cáo buộc bất cứ ai là một kẻ báng bổ vào bất cứ lúc nào. Khi đó, đức tin của một cá nhân sẽ xác định xem người ấy xứng đáng là một sinh vật sống hay chỉ là một miếng thịt chết và liệu anh ta hay cô ta là công dân hạng nhất hay hạng ba cũng sẽ do niềm tin tôn giáo của người đó quyết định.
Source Asia Times - The Asia Bibi case: surrender of a state at the hands of fanatics
Câu chuyện theo đạo của một thiếu niên Trung Hoa “Thiên Chúa đã trở thành ánh sáng của tôi”.
Giuse Thẩm Nguyễn
21:53 07/11/2018
Quả thật, nó không chỉ là khoa thần học tốt hơn, mà là khoa thần học thật sự .
Khi còn nhỏ có một lần cô bé Wenxuan Yuan đến thăm một ngôi nhà thờ Công Giáo ở Bắc Kinh, em đã rất đổi ngạc nhiên về vẻ đẹp của ngôi giáo đường này.
Ở sân sau của nhà thờ có một tấm bảng đen với một đoạn trích từ Sách Khải Huyền bằng tiếng Trung Hoa, “Đừng sợ! Ta là Đầu và là Cuối. Ta là Đấng Hằng Sống, Ta đã chết, và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời.”
Yuan nói “Tôi chẳng hiểu hết ý nghĩa của những lời này, nhưng tôi cứ nghĩ mãi về nó. Rồi tôi tiếp tục đến nhà thờ nhiều lần sau đó”
Vào năm 14 tuổi, Yuan đã gia nhập đạo Công Giáo. “Tôi cảm thấy mình được tự do như chưa từng bao giờ có được. Đây là lần đầu tiên không có điều gì giấu ẩn trong lòng tôi.”
“Thiên Chúa đã là ánh sáng của tôi và vì thế tôi không còn sợ ánh sáng nữa.” Yuan đã nói với các Đức Giám Mục và các bạn trẻ ở Roma trong một hội nghị về giới trẻ được bảo trợ bởi Trung Tâm Thánh Mẫu về Đạo Đức và Văn Hóa.
Lần đầu tiên trong lịch sử, hai giám mục từ Trung Quốc đến tham dự những tuần lễ đầu của Thương Hội Đồng các Giám Mục 2018 về Giới Trẻ, đức tin và phân biện ơn gọi.
Ngoài vẻ đẹp, Yuan nói với đài CNA rằng điều đầu tiên hấp dẫn cô tới đức tin Công Giáo là “Quả thật, nó không chỉ là khoa thần học tốt hơn, mà là khoa thần học thật sự.”
Và Yuan không thể cứ giữ sự thật ấy cho riêng mình. Cô nói “Khi tôi ở đại học, cuối tuần nào tôi cũng cố gắng rủ vài người bạn đến tham dự Thánh Lễ và tôi đã làm như thế được vài năm.”
Tuy nhiên, nhiều bạn ở đại học của cô ấy ở Trung Quốc chẳng biết tí gì về niềm tin Công Giáo. “Ngay cả một số còn có những tư tưởng sai lầm rằng sau vụ Cải Cách Kháng nghị của Luther, Giáo Hội Công Giáo trở thành giáo hội Tin Lành.”
Lúc đầu khi nghe một đoạn Tin Mừng, thì “phản ứng trước tiên của các bạn của Yuan là “thật tuyệt” nhưng sau đó là “kinh ngạc nhăn mặt. Bạn đang tin vào những điều điên rồ à.”
Yuan tươi cười trả lời các bạn rằng “Nhưng phần đó là điểm chính của Kitô Giáo. Quả là rất kinh ngạc và chúng tôi tin.”
Một nữ tu Trung Hoa đến từ Hebei, Trung Quốc cũng tham dự buổi hội nghị với tư cách dự thính.
Nữ tu Teresina Cheng nói rằng cái khó cho giới trẻ ở Trung Quốc là “duy trì một niềm tin vững chắc”, bởi vì người Công Giáo chỉ là phần nhỏ trong dân số Trung Quốc.
Nữ Tu nói với hãng tin Asia News rằng“Ở đại học, người trẻ Công Giáo sợ tiết lộ mình là người Công Giáo vì nỗi e ngại bi coi là “ xa lạ” hay là thiểu số.” Chính vì thế, nữ tu Cheng lo rằng đức tin ở Trung Quốc đang trong “nguy cơ tàn lụi.”
“Dĩ nhiên vẫn có những người trẻ theo đuổi đời sống Kitô hữu, những người tự mình muốn tìm hiểu để biết nhiều hơn về Giáo Hội, tham dự giáo lý và những sinh hoạt trong các giáo xứ.”
Yuan là một sinh viên Trung Hoa với đầy nhiệt huyết như thế, đang theo học lấy bằng Tiến Sĩ về thần học tại Đại Học Norte Dame.
Cô mê khoa thần học vì đọc nhiều tác phẩm đạo hạnh, qua đó cô đi vào “ truyền thống sống động của Giáo hội.” Yuan nhìn ra “cuộc chiến hào hùng về lòng bác ái và hiến thân” trong tự truyện của Thánh Têrêsa thành Lissieux như là một nguồn khích lệ đặc biệt.
Yuan tâm sự tại hôi nghị giới trẻ rằng “Một điều khác nữa tôi học được từ thánh Têrêsa là sự quan trọng của việc cầu nguyện cho các linh mục. Tôi may phúc được gặp một số các linh mục rất thánh thiện trong cuộc đời, các ngài đã sửa dạy những lỗi lầm của tôi và hướng dẫn tôi qua việc tĩnh tâm linh thao và luôn cầu nguyện cho tôi.”
“Bởi vì rất khó để nói hết được bao điều mà một linh mục có thể làm cho một linh hồn, tôi tin rằng tất cả mọi tín hữu nên cố gắng để nâng đỡ các linh mục của mình.”
“Tôi coi Giáo Hội như một gia đình từ những ngày đầu tiên và tôi rất biết ơn vì tất cả những phúc lành mà tôi đã nhận được qua Giáo Hội.”
“Đời sống của tôi trong Giáo Hội cũng đã làm thay đổi những mối quan hệ của tôi đối với người khác. Tôi biết rằng tất cả mọi người đều được tạo nên giống hình ảnh của Thiên Chúa và do đó tôi yêu mến họ.
“Tôi phải thú nhận rằng có những lúc rất khó yêu người, cũng như nhìn thấy Chúa Kitô trong họ.
“Tuy nhiên, Thiên Chúa đã dành tình yêu của Ngài cho tôi và tình yêu đó thúc đẩy tôi đến với những con người đó và tôi đã thật sự kết thân làm bạn với nhiều người trong số họ. Đó quả là những kinh nghiệm tuyệt vời được thúc đẩy bởi tình yêu để vượt qua ranh giới hiểu biết của bạn.
.
Source: Catholic Herald ‘God has become my light’ A Chinese teen’s conversion story
Top Stories
Taiwan: Père Étienne Frécon: «Il y a de vrais signes de vitalité»
Eglises d'Asie
10:50 07/11/2018
7/11/2018 - Le père Étienne Frécon, arrivé à Taïwan en 2012, a été nommé recteur du séminaire interdiocésain de Taipei. Pour ce prêtre des Missions Etrangères de Paris, l’Église taïwanaise montre de vrais signes de vitalité, comme lors de la Journée nationale de la jeunesse organisée tous les ans en août. Mais il pense qu’elle a aussi besoin d’un véritable élan missionnaire afin de redonner du souffle à de petites communautés vieillissantes. Dans une société fortement sécularisée et happée par la course au profit, Étienne Frécon évoque tout un travail d’accompagnement et de discernement nécessaires pour développer la vie spirituelle dans un contexte peu porteur.
Comment les catholiques taïwanais ont-ils vécu le nouvel accord entre Pékin et le Saint-Siège ?
Père Étienne Frécon : Il est vrai que Taïwan accompagne l’Église de Chine, notamment à travers un travail de traduction et de formation… Beaucoup de prêtres chinois et de religieuses viennent se former à Taïwan, et un certain nombre de gens du continent qui viennent prendre des idées. Mais il y a une véritable angoisse des Taïwanais face au rapprochement entre Pékin et le Vatican, parce qu’ils ont peur d’être abandonnés par Rome. Aujourd’hui, Taïwan a des relations diplomatiques avec le Vatican, même si ce n’est plus un nonce mais un chargé d’affaires. Ils ont peur que ce rapprochement influence les rapports qu’ils ont déjà avec Rome. Au niveau politique, c’est un peu serré, parce que Pékin exerce une vraie pression sur Taïwan. On a ainsi vu, le mois dernier, les pressions exercées sur les compagnies aériennes qui ne peuvent plus utiliser Taïwan et doivent indiquer le nom de la Chine devant Taipei. Au niveau ecclésial, ils ont peur que la relation avec le Vatican, qui reste leur seul partenaire diplomatique européen, soit rompue. Mais quoi qu’il arrive, je pense que l’Église de Taïwan continuera à aider l’Église du continent, même si ce sont deux réalités très différentes. À Taïwan, on est très libre, tout est possible.
Comment se porte l’Église à Taïwan ?
Il y a de vrais signes de vitalité. Il y a des jeunes qui se montrent vraiment motivés, qui vivent de l’Évangile et qui veulent être missionnaires. Par exemple, au mois d’août, comme chaque année, la Journée nationale de la jeunesse est organisée et cette année, l’événement était porté par l’élan de la Journée de la jeunesse asiatique qui a eu lieu en Indonésie. Ils ont donc décidé d’organiser quelque chose d’international en invitant plusieurs pays d’Asie à venir participer à cette rencontre. À Taipei, on trouve plusieurs groupes de jeunes très motivés, qui s’autogèrent pour certains, et qui sont vraiment dans une dynamique missionnaire. Dans mon ancienne paroisse, plusieurs jeunes ont fondé un groupe dans le but d’évangéliser les jeunes. Ils organisent beaucoup d’activités dans les écoles ou à l’extérieur pour attirer les jeunes non chrétiens et partager leur foi. Bien sûr, il y a aussi des signes d’engourdissement, avec certaines communautés qui sont très petites et souvent refermées sur elles-mêmes, avec beaucoup de règles et de rituels. Donc ça manque parfois de dynamisme et d’esprit missionnaire. On balance un peu entre ces deux tendances, mais le champ missionnaire est très vaste.
Vous allez prendre la charge du séminaire de Taipei…
En effet, c’est un séminaire interdiocésain pour toute l’île, qui est géré par la conférence des évêques de Taïwan et qui compte dix séminaristes. Nous sommes une équipe de quatre prêtres de quatre nationalités différentes. Moi-même qui suis français, un Taïwanais, un Coréen et un Chinois du continent qui a passé vingt ans à Fribourg. Il n’y a pas eu de nouveaux arrivants à la rentrée 2018. Mais dix séminaristes pour 300 000 chrétiens, c’est assez significatif, ce n’est pas si mal. Un tiers d’entre eux viennent du diocèse de Hualien, le diocèse aborigène qui a été fondé par Mgr Vérineux, des Missions Etrangères de Paris. Les autres sont des Hans, donc des Chinois. Les vocations viennent soit de familles catholiques traditionnelles, qui le sont depuis deux ou trois générations, soit ce sont de nouveaux convertis qui sont devenus catholiques vers 18-20 ans avant d’entrer au séminaire quelques années plus tard. Avec ce séminaire, nous avons une structure qui marche, les cours sont enseignés à la faculté de théologie, mais je pense qu’il y a gros effort à faire pour donner un élan missionnaire à la formation des prêtres, pour que ce soit contagieux et interpellant pour les jeunes taïwanais. Cela pourra apporter un souffle aux communautés chrétiennes qui sont petites et souvent âgées, et qui ont besoin de pasteurs qui les tirent vers l’extérieur. Enfin, puisque l’on parle des vocations, je pense qu’il s’agit vraiment, en tant que responsable des vocations pour Taïwan, de travailler avec ceux qui s’occupent des jeunes dans les différents diocèses de l’île pour faire en sorte que les jeunes puissent découvrir cette relation au Christ. De là pourra naître un véritable dynamisme qui peut-être, pour certains, les conduira au séminaire.
On constate une tendance à la sécularisation ?
Oui, je pense que l’engourdissement de Taïwan est aussi dû à cela. L’Église s’est beaucoup développée depuis les années 1950 avec l’arrivée de Tchang Kaï-chek. Il y a eu un véritable essor de l’Église catholique, dont le nombre de fidèles est passé de 10 000 à 300 000 environ. Depuis, il y a eu beaucoup de conversions chez les aborigènes et dans la population chinoise, parce qu’avec Tchang Kaï-chek sont arrivés des évêques, des prêtres et des missionnaires, il y a donc eu un vrai développement de l’Église. Cela correspondait aussi avec le développement économique de l’île et beaucoup de personnes se sont converties. Mais aujourd’hui, on se retrouve avec des communautés assez vieillissantes, il n’y a pas eu beaucoup de renouvellement. Le développement économique et le bien-être qui en découle finissent, peu à peu, par amener les chrétiens à quitter toute pratique religieuse. Donc aujourd’hui, le travail d’évangélisation et le travail missionnaire s’appuient beaucoup sur les nouveaux baptisés qui ont vécu une vraie conversion en découvrant la figure du Christ. Ils deviennent des personnes sur lesquelles on peut s’appuyer pour l’évangélisation dans les paroisses. En fait, à Taïwan, on vit bien, on est pris dans une espèce de routine très dynamique avec beaucoup de travail, beaucoup d’exigences de la société, on ne prend pas le temps pour développer sa vie spirituelle. Et sans vie spirituelle, il est difficile d’entendre l’appel du Seigneur. Ensuite, nous sommes dans une société qui, même si le taoïsme et les rites chinois sont présents et qu’il y a un peu de bouddhisme, est très sécularisée. C’est la course au profit et à l’enrichissement… Donc poser l’acte d’être chrétien et d’entrer au séminaire, c’est un acte fort. Il y a donc tout un travail d’accompagnement et de discernement pour développer cette vie spirituelle dans un contexte peu porteur.
(Source: Eglises d'Asie - le 27/10/2018)
Père Étienne Frécon : Il est vrai que Taïwan accompagne l’Église de Chine, notamment à travers un travail de traduction et de formation… Beaucoup de prêtres chinois et de religieuses viennent se former à Taïwan, et un certain nombre de gens du continent qui viennent prendre des idées. Mais il y a une véritable angoisse des Taïwanais face au rapprochement entre Pékin et le Vatican, parce qu’ils ont peur d’être abandonnés par Rome. Aujourd’hui, Taïwan a des relations diplomatiques avec le Vatican, même si ce n’est plus un nonce mais un chargé d’affaires. Ils ont peur que ce rapprochement influence les rapports qu’ils ont déjà avec Rome. Au niveau politique, c’est un peu serré, parce que Pékin exerce une vraie pression sur Taïwan. On a ainsi vu, le mois dernier, les pressions exercées sur les compagnies aériennes qui ne peuvent plus utiliser Taïwan et doivent indiquer le nom de la Chine devant Taipei. Au niveau ecclésial, ils ont peur que la relation avec le Vatican, qui reste leur seul partenaire diplomatique européen, soit rompue. Mais quoi qu’il arrive, je pense que l’Église de Taïwan continuera à aider l’Église du continent, même si ce sont deux réalités très différentes. À Taïwan, on est très libre, tout est possible.
Comment se porte l’Église à Taïwan ?
Il y a de vrais signes de vitalité. Il y a des jeunes qui se montrent vraiment motivés, qui vivent de l’Évangile et qui veulent être missionnaires. Par exemple, au mois d’août, comme chaque année, la Journée nationale de la jeunesse est organisée et cette année, l’événement était porté par l’élan de la Journée de la jeunesse asiatique qui a eu lieu en Indonésie. Ils ont donc décidé d’organiser quelque chose d’international en invitant plusieurs pays d’Asie à venir participer à cette rencontre. À Taipei, on trouve plusieurs groupes de jeunes très motivés, qui s’autogèrent pour certains, et qui sont vraiment dans une dynamique missionnaire. Dans mon ancienne paroisse, plusieurs jeunes ont fondé un groupe dans le but d’évangéliser les jeunes. Ils organisent beaucoup d’activités dans les écoles ou à l’extérieur pour attirer les jeunes non chrétiens et partager leur foi. Bien sûr, il y a aussi des signes d’engourdissement, avec certaines communautés qui sont très petites et souvent refermées sur elles-mêmes, avec beaucoup de règles et de rituels. Donc ça manque parfois de dynamisme et d’esprit missionnaire. On balance un peu entre ces deux tendances, mais le champ missionnaire est très vaste.
Vous allez prendre la charge du séminaire de Taipei…
En effet, c’est un séminaire interdiocésain pour toute l’île, qui est géré par la conférence des évêques de Taïwan et qui compte dix séminaristes. Nous sommes une équipe de quatre prêtres de quatre nationalités différentes. Moi-même qui suis français, un Taïwanais, un Coréen et un Chinois du continent qui a passé vingt ans à Fribourg. Il n’y a pas eu de nouveaux arrivants à la rentrée 2018. Mais dix séminaristes pour 300 000 chrétiens, c’est assez significatif, ce n’est pas si mal. Un tiers d’entre eux viennent du diocèse de Hualien, le diocèse aborigène qui a été fondé par Mgr Vérineux, des Missions Etrangères de Paris. Les autres sont des Hans, donc des Chinois. Les vocations viennent soit de familles catholiques traditionnelles, qui le sont depuis deux ou trois générations, soit ce sont de nouveaux convertis qui sont devenus catholiques vers 18-20 ans avant d’entrer au séminaire quelques années plus tard. Avec ce séminaire, nous avons une structure qui marche, les cours sont enseignés à la faculté de théologie, mais je pense qu’il y a gros effort à faire pour donner un élan missionnaire à la formation des prêtres, pour que ce soit contagieux et interpellant pour les jeunes taïwanais. Cela pourra apporter un souffle aux communautés chrétiennes qui sont petites et souvent âgées, et qui ont besoin de pasteurs qui les tirent vers l’extérieur. Enfin, puisque l’on parle des vocations, je pense qu’il s’agit vraiment, en tant que responsable des vocations pour Taïwan, de travailler avec ceux qui s’occupent des jeunes dans les différents diocèses de l’île pour faire en sorte que les jeunes puissent découvrir cette relation au Christ. De là pourra naître un véritable dynamisme qui peut-être, pour certains, les conduira au séminaire.
On constate une tendance à la sécularisation ?
Oui, je pense que l’engourdissement de Taïwan est aussi dû à cela. L’Église s’est beaucoup développée depuis les années 1950 avec l’arrivée de Tchang Kaï-chek. Il y a eu un véritable essor de l’Église catholique, dont le nombre de fidèles est passé de 10 000 à 300 000 environ. Depuis, il y a eu beaucoup de conversions chez les aborigènes et dans la population chinoise, parce qu’avec Tchang Kaï-chek sont arrivés des évêques, des prêtres et des missionnaires, il y a donc eu un vrai développement de l’Église. Cela correspondait aussi avec le développement économique de l’île et beaucoup de personnes se sont converties. Mais aujourd’hui, on se retrouve avec des communautés assez vieillissantes, il n’y a pas eu beaucoup de renouvellement. Le développement économique et le bien-être qui en découle finissent, peu à peu, par amener les chrétiens à quitter toute pratique religieuse. Donc aujourd’hui, le travail d’évangélisation et le travail missionnaire s’appuient beaucoup sur les nouveaux baptisés qui ont vécu une vraie conversion en découvrant la figure du Christ. Ils deviennent des personnes sur lesquelles on peut s’appuyer pour l’évangélisation dans les paroisses. En fait, à Taïwan, on vit bien, on est pris dans une espèce de routine très dynamique avec beaucoup de travail, beaucoup d’exigences de la société, on ne prend pas le temps pour développer sa vie spirituelle. Et sans vie spirituelle, il est difficile d’entendre l’appel du Seigneur. Ensuite, nous sommes dans une société qui, même si le taoïsme et les rites chinois sont présents et qu’il y a un peu de bouddhisme, est très sécularisée. C’est la course au profit et à l’enrichissement… Donc poser l’acte d’être chrétien et d’entrer au séminaire, c’est un acte fort. Il y a donc tout un travail d’accompagnement et de discernement pour développer cette vie spirituelle dans un contexte peu porteur.
(Source: Eglises d'Asie - le 27/10/2018)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tạp chí Églises d'Asie phỏng vấn Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Nguyễn Trọng Đa chuyển ngữ
09:39 07/11/2018
Hà Nội: Phỏng vấn Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Tạp chí Eglises d'Asie (Các Giáo hội châu Á)
23-10-2018 – Chào đời ở Đà Lạt, miền Nam Việt Nam, Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn là Giám mục của giáo phận Đà Lạt từ năm 1994 đến năm 2010. Sau đó, ngài kế vị Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt ở toà Tổng Giáo phận Hà Nội ngày 13-5-2010. Từ năm 2007 đến năm 2013, ngài làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam. Ngài được Đức Giáo Hoàng Phanxicô nâng lên tước Hồng Y ngày 14-2-2015. Hiện nay, Tổng Giáo phận của ngài có 320.000 người Công Giáo, tức chiếm 3,7% trong dân số hơn 8,5 triệu người,. Được Đức Giáo Hoàng Alexander VII thiết lập ngày 9-9-1659, Giáo phận Tông Tòa Đàng Ngoài, được quản lý bởi Hội Thừa sai Paris (MEP) đến năm 1950, trở thành Tổng Giáo Phận Hà Nội vào năm 1960. Sau năm 1954, nhiều tín hữu bị đàn áp, Giám mục bị cầm tù, sau đó bị quản thúc tại nhà, và các Dòng tu bị phân tán, hầu hết các linh mục bị cấm làm thừa tác của mình. Sau đó hàng trăm ngàn người Công Giáo đã di cư vào miền Nam. Sau thập niên 1960, một số linh mục đã có thể tiếp tục thi hành thừa tác của mình. Sự kềm kẹp được nới lỏng trong thập niên 1990. Trong số dân hơn 8,5 triệu người, Tổng giáo phận Hà Nội hiện có 3,7% người Công Giáo, hay 320.000 tín hữu. 155 linh mục (gồm 120 linh mục triều và 35 linh mục Dòng) quản lý 145 giáo xứ. Tổng giáo phận cũng có 452 nữ tu và 54 nam tu sĩ.
Tổng Giáo phận của Hồng Y hiên nay ra sao?
Đức Hồng Y Nhơn: Là người miền Nam, sống ở Đà Lạt, tôi mới chỉ về Hà Nội được 8 năm. Tôi nhận thấy rằng Tổng giáo phận này có một đức tin nhiệt thành, đặc biệt dựa vào mười lăm vị thánh tử đạo của chúng tôi. Như văn sĩ Tertullian đã viết: "Máu của các thánh tử đạo là hạt giống của Hội thánh". Điều này là đặc biệt đúng ở đây. Các giáo xứ của chúng tôi đều nhận thức được rằng họ được phát sinh từ các chứng nhân đức tin nhự vậy. Giống như hầu hết các giáo phận ở Việt Nam, chúng tôi có nhiều ơn gọi tu trì. Hầu hết các ơn gọ này phát sinh tử trong gia đình. Mỗi gia đình luôn hy vọng dâng ít nhất một ơn gọi cho Hội Thánh. Đối với họ, đây là một dấu hiệu của phước lành Thiên Chúa trao ban.
Hồng Y hình dung tương lai như thế nào?
Bối cảnh đang thay đổi, đặc biệt là ở các thành phố. Các gia đình ngày càng ít người hơn. Nhiều chuyện, nhất là sự hấp dẫn của một đời sống vật chất dễ dàng, làm xao lãng các người trẻ tuổi về ơn gọi tu trì khả dĩ của họ.
Đâu là mối quan hệ của Hồng Y với chính quyền?
Nói chung, chúng tôi nhận thấy một sự cởi mở hơn, một sự hiểu biết nhau tốt hơn. Nhưng các khó khăn vẫn còn đó. Có nhiều điểm cơ bản chưa được giải quyết. Dự thảo luật về tôn giáo, được bỏ phiếu vào năm 2018, chưa cho thấy các thay đổi thực sự trong việc xử lý các vụ việc. Ở mỗi thời điểm, chúng tôi có nguy cơ vi phạm pháp luật. Mọi thứ phụ thuộc vào nơi chốn và con người. Chúng tôi luôn sống một chút dưới sự đe dọa. Đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản. Một số giáo phận Việt Nam đã mất hơn một nửa tài sản của họ, có nơi mất tới 80%. Nói rằng chúng tôi chống Cộng là không phải là một thuật ngữ đúng đắn. Bởi vì điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ gây chiến, sẽ cố gắng lật đổ chế độ. Điều đó là không phải trường hợp ở đây. Chúng tôi đơn giản cố gắng chịu đựng chế độ. Sau 40 năm cộng sản, chúng tôi chỉ muốn thực hiện đức ái của Chúa Kitô. Hành động của chúng tôi không phải là ý thức hệ. Chúng tôi không hề làm chính trị.
Trong khu vực nào, Hồng Y muốn thấy Hội Thánh phát triển?
Trong lĩnh vực giáo dục, chính phủ phải ý thức rằng một mình chính phủ không thể đảm bảo chất lượng giáo dục tốt trong trường học. Trong số các người Công Giáo, chúng tôi có rất nhiều người chuẩn bị tốt với tấm lòng, họ không được thúc đẩy bởi sự lôi cuốn của tiền bạc. Việc mở rộng này có thể và phải xảy ra. Giáo dục là một trong các thế mạnh của Giáo Hội chúng tôi.
Chính quyền từ lâu đã nghi ngờ người Công Giáo, họ bị cáo buộc làm gián điệp cho nước ngoài. Hiện nay còn như vậy không, thưa Hồng Y?
Việc cáo buộc đạo Công Giáo là một tôn giáo ngoại lai, đã từ lâu là một cái cớ cho một chính sách chống tôn giáo. Về mặt lịch sử, chủ nghĩa thực dân đã đến Việt Nam thật là chậm trễ, sau khi đạo Công Giáo đã đén Việt Nam. Vào thế kỷ thứ XIX, nhiều vị tử vì đạo bì hành hình, không phải vì mối quan hệ của họ với người nước ngoài, nhưng bởi vì đức tin của họ đã thách thức chế độ vua chúa và quan quyền.
Hồng Y giải thích thế nào vể sự bén rễ đức tin sâu sắc cũa người Công Giáo Việt Nam, bất chấp mọi khó khăn thử thách mà họ đã trải qua?
Ở Việt Nam, văn hóa gia đình là nền tảng. Các điều này đến với chúng tôi từ trái tim, bén rễ trong truyền thống: kính trọng cha mẹ, cấp trên, Hội Thánh, Thiên Chúa. Ngày nay, trong khi các gia đình suy yếu đi, chúng tôi nhận thấy một nguy cơ ít tôn trọng trật tự của các điều này.
Đâu là các điểm quan tâm của Hồng Y cho tương lai của Hội Thánh?
Chúng tôi có thể thấy rằng những gì xảy ra ở các nước khác sẽ đến sớm hay muộn với chúng tôi. Sự thế tục hóa xuất hiện rõ ràng. Chúng tôi phải chuẩn bị cho việc này. Chúng tôi phải nội tâm hóa đức tin, phục vụ người nghèo, chiến đấu chống lại tình trạng giáo sĩ hóa. Trong khi các điểm hấp dẫn của một đời sống vật chất tốt ảnh hưởng đến người trẻ tuổi, việc gia nhập chủng viện để hiến đời mình phụng sự Chúa không còn là rõ ràng nữa. Linh mục sẽ ngày càng là ít điểm tham chiếu duy nhất cho đức tin và lòng đạo đức. Ngoài ra, vấn đề sinh thái là rất quan trọng đối với chúng tôi. Nhiều giáo xứ thực hiện các hoạt động thu gom và tái chế rác thải. Nếu chúng tôi đòi hỏi sự tự do để đến giúp đỡ người nghèo nhiều hơn nữa, chúng tôi phải làm gương và tự huy động.
Hồng Y muốn nói gì với Giáo hội Pháp không?
Chúng tôi hết lòng cảm ơn Giáo hội Pháp và Hội Thừa Sai Paris (MEP) đã là những người đầu tiên đem Tin Mừng đến đất nước chúng tôi. Chúng tôi luôn giữ mối quan hệ tốt đẹp này với Giáo hội Pháp. Hơn một nửa các Giám mục trẻ của chúng tôi được đào tạo tại Pháp, đặc biệt là tại Học Viện Công Giáo Paris (Institut catholique de Paris), được tiếp đón du học bởi các linh mục Hội Thừa Sai. Chúng tôi đang cố gắng củng cố những gì mà các nhà truyền giáo đã đến gieo trồng ở Việt Nam. Chúng tôi cầu nguyện cho Giáo Hội Pháp, trước đây là trưởng nữ của Giáo Hội, được luôn xứng đáng với tên gọi này.
Hồng Y mong đợi một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đến Việt Nam chăng?
Chúng tôi vẫn luôn hy vọng một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Việt Nam. Nhưng điều này đòi hỏi một sự chuẩn bị lâu dài. (Eglises d'Asie - le 24/10/2018, EDA / Frédéric Mounier)
Nguyễn Trọng Đa chuyển ngữ
Tạp chí Eglises d'Asie (Các Giáo hội châu Á)
Tổng Giáo phận của Hồng Y hiên nay ra sao?
Đức Hồng Y Nhơn: Là người miền Nam, sống ở Đà Lạt, tôi mới chỉ về Hà Nội được 8 năm. Tôi nhận thấy rằng Tổng giáo phận này có một đức tin nhiệt thành, đặc biệt dựa vào mười lăm vị thánh tử đạo của chúng tôi. Như văn sĩ Tertullian đã viết: "Máu của các thánh tử đạo là hạt giống của Hội thánh". Điều này là đặc biệt đúng ở đây. Các giáo xứ của chúng tôi đều nhận thức được rằng họ được phát sinh từ các chứng nhân đức tin nhự vậy. Giống như hầu hết các giáo phận ở Việt Nam, chúng tôi có nhiều ơn gọi tu trì. Hầu hết các ơn gọ này phát sinh tử trong gia đình. Mỗi gia đình luôn hy vọng dâng ít nhất một ơn gọi cho Hội Thánh. Đối với họ, đây là một dấu hiệu của phước lành Thiên Chúa trao ban.
Hồng Y hình dung tương lai như thế nào?
Bối cảnh đang thay đổi, đặc biệt là ở các thành phố. Các gia đình ngày càng ít người hơn. Nhiều chuyện, nhất là sự hấp dẫn của một đời sống vật chất dễ dàng, làm xao lãng các người trẻ tuổi về ơn gọi tu trì khả dĩ của họ.
Đâu là mối quan hệ của Hồng Y với chính quyền?
Nói chung, chúng tôi nhận thấy một sự cởi mở hơn, một sự hiểu biết nhau tốt hơn. Nhưng các khó khăn vẫn còn đó. Có nhiều điểm cơ bản chưa được giải quyết. Dự thảo luật về tôn giáo, được bỏ phiếu vào năm 2018, chưa cho thấy các thay đổi thực sự trong việc xử lý các vụ việc. Ở mỗi thời điểm, chúng tôi có nguy cơ vi phạm pháp luật. Mọi thứ phụ thuộc vào nơi chốn và con người. Chúng tôi luôn sống một chút dưới sự đe dọa. Đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản. Một số giáo phận Việt Nam đã mất hơn một nửa tài sản của họ, có nơi mất tới 80%. Nói rằng chúng tôi chống Cộng là không phải là một thuật ngữ đúng đắn. Bởi vì điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ gây chiến, sẽ cố gắng lật đổ chế độ. Điều đó là không phải trường hợp ở đây. Chúng tôi đơn giản cố gắng chịu đựng chế độ. Sau 40 năm cộng sản, chúng tôi chỉ muốn thực hiện đức ái của Chúa Kitô. Hành động của chúng tôi không phải là ý thức hệ. Chúng tôi không hề làm chính trị.
Trong khu vực nào, Hồng Y muốn thấy Hội Thánh phát triển?
Trong lĩnh vực giáo dục, chính phủ phải ý thức rằng một mình chính phủ không thể đảm bảo chất lượng giáo dục tốt trong trường học. Trong số các người Công Giáo, chúng tôi có rất nhiều người chuẩn bị tốt với tấm lòng, họ không được thúc đẩy bởi sự lôi cuốn của tiền bạc. Việc mở rộng này có thể và phải xảy ra. Giáo dục là một trong các thế mạnh của Giáo Hội chúng tôi.
Chính quyền từ lâu đã nghi ngờ người Công Giáo, họ bị cáo buộc làm gián điệp cho nước ngoài. Hiện nay còn như vậy không, thưa Hồng Y?
Việc cáo buộc đạo Công Giáo là một tôn giáo ngoại lai, đã từ lâu là một cái cớ cho một chính sách chống tôn giáo. Về mặt lịch sử, chủ nghĩa thực dân đã đến Việt Nam thật là chậm trễ, sau khi đạo Công Giáo đã đén Việt Nam. Vào thế kỷ thứ XIX, nhiều vị tử vì đạo bì hành hình, không phải vì mối quan hệ của họ với người nước ngoài, nhưng bởi vì đức tin của họ đã thách thức chế độ vua chúa và quan quyền.
Hồng Y giải thích thế nào vể sự bén rễ đức tin sâu sắc cũa người Công Giáo Việt Nam, bất chấp mọi khó khăn thử thách mà họ đã trải qua?
Ở Việt Nam, văn hóa gia đình là nền tảng. Các điều này đến với chúng tôi từ trái tim, bén rễ trong truyền thống: kính trọng cha mẹ, cấp trên, Hội Thánh, Thiên Chúa. Ngày nay, trong khi các gia đình suy yếu đi, chúng tôi nhận thấy một nguy cơ ít tôn trọng trật tự của các điều này.
Đâu là các điểm quan tâm của Hồng Y cho tương lai của Hội Thánh?
Chúng tôi có thể thấy rằng những gì xảy ra ở các nước khác sẽ đến sớm hay muộn với chúng tôi. Sự thế tục hóa xuất hiện rõ ràng. Chúng tôi phải chuẩn bị cho việc này. Chúng tôi phải nội tâm hóa đức tin, phục vụ người nghèo, chiến đấu chống lại tình trạng giáo sĩ hóa. Trong khi các điểm hấp dẫn của một đời sống vật chất tốt ảnh hưởng đến người trẻ tuổi, việc gia nhập chủng viện để hiến đời mình phụng sự Chúa không còn là rõ ràng nữa. Linh mục sẽ ngày càng là ít điểm tham chiếu duy nhất cho đức tin và lòng đạo đức. Ngoài ra, vấn đề sinh thái là rất quan trọng đối với chúng tôi. Nhiều giáo xứ thực hiện các hoạt động thu gom và tái chế rác thải. Nếu chúng tôi đòi hỏi sự tự do để đến giúp đỡ người nghèo nhiều hơn nữa, chúng tôi phải làm gương và tự huy động.
Hồng Y muốn nói gì với Giáo hội Pháp không?
Chúng tôi hết lòng cảm ơn Giáo hội Pháp và Hội Thừa Sai Paris (MEP) đã là những người đầu tiên đem Tin Mừng đến đất nước chúng tôi. Chúng tôi luôn giữ mối quan hệ tốt đẹp này với Giáo hội Pháp. Hơn một nửa các Giám mục trẻ của chúng tôi được đào tạo tại Pháp, đặc biệt là tại Học Viện Công Giáo Paris (Institut catholique de Paris), được tiếp đón du học bởi các linh mục Hội Thừa Sai. Chúng tôi đang cố gắng củng cố những gì mà các nhà truyền giáo đã đến gieo trồng ở Việt Nam. Chúng tôi cầu nguyện cho Giáo Hội Pháp, trước đây là trưởng nữ của Giáo Hội, được luôn xứng đáng với tên gọi này.
Hồng Y mong đợi một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đến Việt Nam chăng?
Chúng tôi vẫn luôn hy vọng một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Việt Nam. Nhưng điều này đòi hỏi một sự chuẩn bị lâu dài. (Eglises d'Asie - le 24/10/2018, EDA / Frédéric Mounier)
Nguyễn Trọng Đa chuyển ngữ
Văn Hóa
Ghi Chú về Kinh Lạy Cha của Raissa Maritain, Chương II, tiết 2
Vũ Văn An
22:54 07/11/2018
Tiết 2: Nước Cha Trị Đến
Adveniat regnum tuum, ՚Ελθέτω ή βασιλεία σου (Elthetô he Basileia sou). Chữ Hy Lạp basileia, chữ La Tinh regnum, vừa có nghĩa triều đại vừa có nghĩa vương quốc. Hai nghĩa này không loại trừ nhau; ngược lại, chúng gợi ý nhau. Tuy nhiên, trong lời cầu xin thứ hai của Kinh Lạy Cha, ta nên hỏi chữ nào trong hai chữ này quan trọng hơn cả.
Với câu hỏi trên, Cha Lagrange trả lời {1} rằng không có vấn đề gì khi nói“vương quốc Cha ngự đến” vì một vương quốc không ngự đến, một lý lẽ rõ ràng yếu ớt, vì người ta thường nói đến việc ngự đến (avènement) của một vương quốc; và một vương quốc ngự đến khi nó được thiết lập và khi nó tự mở rộng, còn nếu một triều đại “ngự đến” thì, một cách ít nhiều mặc nhiên, nó “ngự đến” hay “đến” cùng với vương quốc được nó cai trị, và vương quốc này từ đó, ngự đến.
Thực vậy, trong các bản dịch Kinh Lạy Cha sang tiếng Pháp, người ta thường dịch là triều đại (règle), còn trong các bản dịch sang tiếng Anh, người ta quen dịch là vương quốc giống các bản dịch tiếng Đức (Kingdom, Reich). Điều cũng đáng lưu ý là trong các bản dịch sang ngôn ngữ Semitic, vương quốc được sử dụng đầu tiên. Đây cũng là lối dịch của các bản dịch sang tiếng Do Thái hiện thời (Malkout), và cả trong bản dịch Ả Rập của nghi lễ Công Giáo Hy Lạp; ở đây không chỉ là vấn đề một bản dịch được thánh hiến bởi việc được sử dụng trong phụng vụ hay bởi thời gian, nhưng khi đọc Kinh Lạy Cha trong Thánh Lễ, người ta đọc Malakout, có nghĩa là vương quốc, trong khi ở đầu Thánh Lễ khi nói đến triều đại Thiên Chúa, người ta lại dùng một chữ khác (Mamlakat) rõ ràng có nghĩa là Triều Đại chứ không phải Vương Quốc.
Bởi thế, tuy không loại trừ nghĩa “triều đại”, chúng tôi ưa đọc “Vương Quốc Cha ngự đến”. Và đồng thời chúng tôi hiểu rằng trong Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu không dạy chúng ta chỉ xin một cách chung chung cho việc Thiên Chúa được mọi người vâng phục, mà còn xin một cách chính xác hơn và minh nhiên hơn cho việc ngự đến của Vương Quốc Thiên Chúa hay Vương Quốc trên trời {2} mà Người vốn đến để công bố {3},và liên quan đến vương quốc này, suy nghĩ và lời giảng của Người đầy những dụ ngôn không thể hiểu thấu mà các sách Tin Mừng không ngừng trình bầy với chúng ta.
Nhưng Vương Quốc này là gì nếu không phải là Giáo Hội vốn ở thế gian này nhưng không thuộc về thế gian này -- regnum meum non est de hoc mundo (Nước tôi không thuộc thế gian này){4} - một Giáo Hội được coi như không hiện hữu trước Chúa Kitô, dưới các hình thức phôi thai và che đậy, nhưng như hiện hữu cùng Chúa Kitô, nhất là sau Lễ Ngũ Tuần, nó xuất hiện giữa chúng ta với bộ mặt không còn che đậy và trong sức sống rạng rỡ của Đầu mình, là chính Ngôi Lời nhập thể? Đó cũng là Giáo Hội của đời sau, không theo nghĩa của thời trước Chúa Kitô theo đó nó là nơi tụ tập các người công chính trong lòng Ápraham, nhưng theo nghĩa nó hân hoan trong thị kiến Chúa Kitô bước vào vinh quang của Người, và cuối cùng nó đạt được sự viên mãn hoàn toàn với việc thân xác sống lại.
"Cho đến thời ông Gioan, thì có Lề Luật và các ngôn sứ; còn từ thời đó, thì Tin Mừng Nước Thiên Chúa được loan báo, và mỗi người [trong số những người có tai để nghe] thì dùng sức mạnh mà vào"{5} – "Những người bạo động [tức những người không ngần ngại cắt tay phải của mình nếu nó gây gương mù cho họ, và yêu mến Chúa Giêsu hơn cha mẹ mình], đều nắm được nó bằng sức mạnh” {6}. "Tôi nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên, kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời [theo điều họ đã có ơn thánh Chúa Kitô đến với họ và họ không còn phải đợi trong âm ti nhưng đã được thấy Chúa nhãn tiền ở trên trời] còn cao trọng hơn ông”{7}
Vương Quốc Cha ngự đến. Lời cầu xin này, hay ước nguyện này, liên quan trước nhất và trên hết với thế giới tương lai, thế giới vĩnh cửu nơi một mình lời cầu xin đầu tiên “Danh Cha cả sáng” cũng sẽ được thực hiện một cách tuyệt đối hoàn hảo. “Điều hoàn toàn hiển nhiên là lời cầu xin này liên quan đến tương lai” {8}. “Vương Quốc Thiên Chúa, mà chúng ta xin ngự đến, có hạn kỳ của nó trong ngày chung cục của thế giới” {9}. “Vương Quốc Thiên Chúa ở trong chúng ta, những kẻ không mệt mỏi tiến bước, sẽ đạt tới sự hoàn hảo của nó khi lời lẽ của Thánh Tông Đồ {10}nên trọn: ‘khi Người đặt mọi kẻ thù của Người dưới chân, Người sẽ trao nộp Vương Quốc cho Cha của Người, để Thiên Chúa là tất cả trong tất cả’” {11}. “Như thế, vương quốc mà bạn mong muốn ngự đến là vương quốc nào? Nó là vương quốc được nói đến trong Tin Mừng” {12}: ‘hãy đến, hỡi những kẻ được Cha Ta chúc phúc, để hưởng vương quốc đã được chuẩn bị cho các con từ lúc tạo nên thế giới’”{13}. Vương Quốc này chính là Giáo Hội chiến thắng. “Lúc ấy người công chính sẽ sáng láng như mặt trời trong vương quốc Chúa Cha” {14}.
Còn Cựu Ước đã nói gì trước đó? Đức khôn ngoan “chỉ cho người công chính thấy vương quốc Thiên Chúa” {15} khi Giacóp thấy trong giấc mơ chiếc thang đặt ở dưới đất mà đầu thì đụng tới trời, có các thiên thần của Thiên Chúa lên xuống {16}. “Thiên Chúa của tầng trời sẽ thiết lập một vương quốc không bao giờ bị hủy diệt... và nó sẽ vững bền mãi mãi” {17}. “Vương quốc của Người là một vương quốc trường cửu” {18}. "Et regnum ejus in generationem et generationem" (Và triều đại Người kéo dài từ đời này qua đời nọ) {19}. "Một người như Con Người đến trong mây trời... Quyền lực Người là quyền lực trường cửu... và vương quốc Người sẽ không bao giờ bị hủy diệt” {20}. “Các vị thánh của Thiên Chúa tối cao sẽ lãnh nhận vương quốc này: và các ngài sẽ chiếm hữu vương quốc này mãi mãi” {21}.
“Những người cứu thoát sẽ lên Đồi Sion để phán xét Đồi Esau: và vương quốc sẽ dành cho Chúa” {22}.
Nhưng lời cầu xin thứ hai của Kinh Lạy Cha cũng nhắc đến vương quốc đã hiện diện rồi, một vương quốc mở rộng và càng ngày càng chiếm được cõi sâu con người và đời người. “Vương quốc Thiên Chúa đã đến khi anh em nhận được ơn thánh của Người. Quả thế, chính Người đã nói rằng {23}: ‘Vương Quốc Thiên Chúa đang ở trong anh em’” {24}.
Interrogatus autem a Pharisaeis: quando venit regnum Dei? respondens eis dixit: Non venit regnum Dei cum observatione. Neque dicent: Ecce hic, aut ecce illic. Ecce enim regnum Dei intra vos est (Người Pharisêu hỏi Đức Giêsu bao giờ Triều Đại Thiên Chúa đến. Người trả lời: "Triều Đại Thiên Chúa không đến như một điều có thể quan sát được. Và người ta sẽ không nói: "Ở đây này! hay "Ở kia kìa!, vì này Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông"{25}. Ta hãy ráng lột tả ý nghĩa các dòng của Thánh Luca, do Thánh Ambrôsiô trích dẫn trong đoạn vừa nhắc: “ Khi được người Biệt Phái hỏi khi nào vương quốc của Thiên Chúa ngự đến, Người trả lời họ rằng vương quốc của Thiên Chúa đến không ai hay –không thể chờ đợi nó như một biến cố vật chất, như việc đến của một đoàn quân tạo mây bụi đường và vũ khí sáng loáng dưới ánh mặt trời – “như thể người ta có thể nói: ‘Này, nó ở đây’ hay ‘nó ở kia’. Vì này, vương quốc ơn thánh của Chúa Kitô ngự đến giữa loài người đang ở bên trong anh em” hay, theo một lối dịch không kém thế giá “ở giữa anh em” {26}.”Nó đã ở giữa anh em rồi: anh em chưa thấy nó vì nó không đến như một sự vật đã hoàn tất để người ta có thể nói nó ở đây hay ở kia, nhưng nếu nhìn nó kỹ hơn, ta có thể nhận ra nó như một hạt giống đang nẩy nở” {27}.
Nó đang ở giữa các bạn, hay ở trong các bạn, như ơn thánh của Chúa Kitô đã đến giữa con người – nó là Giáo Hội ở dưới này, Vương Quốc Thiên Chúa “đang trong tình trạng hành hương và chịu đóng đinh” {28} và là một vương quốc tuy hữu hình, nhưng bao gồm người công chính, những người vốn làm cho tính hữu hình của nó thêm rạng rỡ và những kẻ tội lỗi, những kẻ vốn phủ mây nó, một vương quốc có ơn thánh và đức ái làm linh hồn và sự sống, và trên các cơ sở này, không bụi nhơ hay tì vết, nhưng ở thẳm cung tâm hồn, ở điểm bí mật nơi mỗi con người quyết định để sự sống của Nhiệm Thể hoạt động trong mình, như trong một chi thể thánh thiện và tích cực, hay quyết định trốn tránh sự sống ấy như một chi thể nơi máu không còn tuần hoàn. Đây là Vương Quốc Thiên Chúa đang bước đi trên trái đất, nơi Chúa Giêsu “hấp hối cho tới ngày thế mạt” và là nơi, từng bước từng bước, nhờ áp dụng ơn phúc của Chúa Kitô cho mỗi chi thể của thời gian ấy, qua các thế kỷ, nhờ sự kết hợp với tình yêu và sự thống khổ của Đầu, sẽ “đền bù” “những gì còn thiếu trong các đau khổ của Chúa Kitô” {29}.
Khi đọc “Nước Cha trị đến”, hay “Vương Quốc Cha ngự đến”, là chúng ta cầu xin cho việc từ từ hoàn tất công trình đồng công cứu chuộc này. Chúng ta cầu xin Thiên Chúa làm cho chúng ta tiến về đích sau cùng như “những người bước đi không mệt mỏi”, và làm chúng ta hợp tác trong việc mở rộng Vương Quốc của Người, để Giáo Hội, trong khi không ngừng mở rộng biên giới, có thể ngày càng phát triển nơi các dân tộc trên thế giới và tái tích nhập vào mình dân tộc Do Thái; để con số người được cứu rỗi ngày một gia tăng (bất chấp họ tạo nên một phần của chi thể hữu hình của Giáo Hội, hay thuộc về nó một cách vô hình); và để, qua các giai đoạn kế tiếp nhau, sự tiến bộ về chiều sâu sẽ làm cho những ai trong trật tự siêu nhiên trở thành “các đồng công dân của các thánh”, càng ngày càng ngoan ngoãn tuân theo tinh thần và các yêu sách của Tin Mừng và càng ngày càng phù hợp hơn với đức ái của Chúa Giêsu.
Và thứ đến, chúng ta cầu xin để trong trật tự trần gian và trong tất cả những gì liên quan đến lãnh vực này, cuộc chiến đấu vốn theo đuổi hết thời này sang thời nọ chống nạn nô dịch, cảnh khốn cùng và đau khổ của con người, cố gắng vươn tới công lý, tình bằng hữu công dân, lòng tôn trọng đối với phẩm giá nhân vị, không ngừng thắng thế.
Và dĩ nhiên, vì trái đất này mà hy vọng vương quốc Thiên Chúa sẽ hoàn toàn được thể hiện, như thể nó sẽ xuất hiện trong lịch sử, là một điều phi lý, vì bao lâu lịch sử còn kéo dài, một tiến bộ theo hướng cái ác sẽ luôn cùng hiện hữu với một tiến bộ theo hướng cái tốt, và sẽ cản trở nó. Nhưng sự kiện vẫn là: vương quốc hoàn toàn được thể hiện của Thiên Chúa sẽ ngự đến quá bên kia lịch sử, với trời mới đất mới, khi có việc phân loại giữa trọng khối sự ác luôn kéo thế giới về phía ông hoàng của nó, và luôn tự tách mình ra để tiến về chỗ riêng của nó, và năng lực tình yêu và sự thật luôn kéo nó về hướng Đấng Cứu Chuộc nó và luôn tự tách mình ra để tiến về chỗ riêng của mình, để nhờ sự tách biệt này và sự bất liên tục rành mạch này, thế giới biến hình sẽ được đồng hóa với Giáo Hội chiến thắng, với Vương Quốc thiên giới mà Chúa Kitô đã phục hồi cho Chúa Cha của Người.
Còn lại vấn đề này: suốt trong lịch sử, bao lâu các linh hồn còn phải chịu đựng các điều kiện sống vô nhân đạo, thì không thể có chuyện an nghỉ trên trái đất này đối với người Kitô hữu; do hệ quả của ơn gọi siêu nhiên của mình, sứ mệnh trần thế của người Kitô hữu vẫn buộc họ làm việc cách này hay cách khác cho ích chung của nhân loại trên trái đất, và cho việc duy trì niềm hy vọng trần thế của con người vào Tin Mừng. Vẫn còn vấn đề nữa: bao lâu các biến đổi của thế giới diễn ra một cách có ích cho con người và thực sự có tính giải thoát, thì, một đàng, chúng sẽ như một khúc xạ (réfraction) xuống trần gian các nhân đức và ơn thánh của Vương Quốc Thiên Chúa trong cuộc lữ hành ở dưới thế này, và đàng khác, như một hình ảnh xa xăm trong cảnh bí ẩn và tối đen của thân phận xác thịt báo trước Vương Quốc Thiên Chúa trong vinh quang của thế giới sắp tới.
Chính vì thế, các biến đổi đó liên quan cách gián tiếp với Vương Quốc Thiên Chúa; chúng ta xin những điều đó cách gián tiếp khi ta xin cho Nước Cha trị đến. Tại sao lại gián tiếp? Vì chúng được xin trước hết cho con người (mặc dù nhắc đến vinh quang Thiên Chúa như cùng đích tối hậu, như mọi lời cầu xin tốt lành khác).
*
Nhưng mọi điều chúng ta xin trực tiếp khi cầu xin cho vương quốc thiên giới trị đến, mọi điều liên quan trực tiếp với Vương Quốc này, mà chúng ta đã xem xét trước đây, điều rõ ràng là chúng ta xin trước hết cho Thiên Chúa, Cha chúng ta và cho Người Bạn do ơn bác ái, trước khi xin cho chính chúng ta.
Do đó, ở đây, chúng ta phải từ bỏ việc theo chân, dù họ vĩ đại và đáng kính đến đâu, những người nghĩ rằng lời cầu xin thứ hai trong Kinh Lạy Cha ngỏ với Thiên Chúa cho chúng ta, chứ không cho Thiên Chúa. Chắc chắn như thế, như đã nhận xét, và vì hiển nhiên các tạo vật được cần đến khi Thiên Chúa muốn làm cho chúng tự do bước vào niềm vui của Người, Người có thể tự do hoàn thành, nhờ các phương thế của họ, sự vinh quang mà do bản tính của Người, Người nhất thiết có và có từ thuở đời đời, một vinh quang không thể thêm vào được chi nữa, nên ba lời cầu xin đầu tiên có liên hệ đến tác phong và số phận con người. Chúng ta tin rằng điều này là điều Tertullianô muốn nói (“chúng ta xin cho được thống trị, và mau thoát khỏi cảnh nô lệ mau hơn” {30}) hay Thánh Cyprianô muốn nói (“chúng ta cầu xin cho vương quốc hứa hẹn trị đến, được mua cho chúng ta bằng máu và cuộc thống khổ của Chúa Kitô. Để chúng ta, những kẻ trước đây vốn là nô lệ trong thế gian có thể cai trị dưới chủ quyền tối cao của Chúa Kitô” {31}). Nhưng Thánh Augustinô, vì sợ có người tưởng tượng ra rằng Thiên Chúa chưa thống trị trên những gì Người đã dựng nên, và Người phải nhờ đến việc nài nỉ tốt lành của chúng ta để Người ngự trên chúng một ngày kia, đã bảo đảm với ta rằng khi xin cho vương quốc của Người trị đến, chúng ta chỉ “kích thích ước vọng của chúng ta đối với triều đại Thiên Chúa, ngõ hầu nó trị đến với chúng ta và chúng ta có thể cai trị trong nó” {32}.Và vì theo chân Thánh Augustinô, nên Thánh Tôma Aquinô, trong tuyệt tác phẩm gọi là Compendium Theologiae (Bản Tóm Lược Thần Học), đã giới hạn lời bình luận của ngài về lời cầu xin thứ hai trong Kinh Lạy Cha vào việc giải thích khá dài về điều sẽ là phước hạnh hay cùng đích chủ quan tối hậu của ta, và vào thị kiến nhờ đó, chúng ta được hưởng nhan Thiên Chúa” {33}.
Nói cho đúng, giống lời cầu xin thứ nhất và thứ ba, lời cầu xin thứ hai liên hệ tới số phận và tác phong con người. Nhưng cũng giống hai lời cầu xin kia, nó hướng tới điều tốt của Thiên Chúa, chứ không phải của con người, và nó kích thích ước nguyện của chúng ta trước hết và trên hết; chính là cho Thiên Chúa mà chúng ta cầu xin. Cha Lagrange viết rất đúng rằng “Một việc nâng tâm hồn lên Cha chúng ta, ba ước nguyện được thốt ra bởi một linh hồn kết hợp với vị Cha này bằng các sợi dây bằng hữu và được sinh động hóa bởi ước nguyện Người được điều tốt lành: hữu thể tốt lành của linh hồn là việc đổ tràn điều tốt của Chúa Cha và việc chúng trở về với Người trong vinh quang...” {34}.
Vì yêu thương chúng ta, Chúa muốn chúng ta bước vào niềm vui của Người {35}; “Chúa Cha muốn rằng vương quốc thiên giới được ban cho các thánh của Người” {36}.
Còn chúng ta, vì yêu kính Người, chúng ta muốn rằng vương quốc của Người gia tăng ở dưới thế này, để khai mở trong thời gian công trình mà Người đã sai Con Một Người xuống thực hiện và trong đó, tình yêu của Người vui khoái; vì yêu kính Người, chúng ta muốn rằng vương quốc của Người, vương quốc trước khi được ban cho chúng ta vốn trước hết là của Người và theo yếu tính mãi mãi là của Người, được nên trọn ở trên trời, để Người ở đó là tất cả và tất cả, phù hợp với ước muốn của Người, và lời ca ngợi và niềm vui của chính Người, cũng nhất thiết và bất biến ở trong Người như chính yếu tính Người, có thể, nhờ ơn phúc nhưng không Người đã tạo ra từ Người để ban cho các kẻ Người tuyển chọn, và đã được họ tự do tiếp nhận dưới sự thúc đẩy của ơn thánh, đạt được sự viên mãn đời đời của chúng.
________________________________________________________________________________________
{1} Évangile selon saint Luc, p. 322, n. 2.
{2} "Từ những ngày đầu tiên trong cuộc đời công khai của Người, Chúa Giêsu đã công bố ‘vương quốc trên trời đang gần kề’ (Mt. 4:17)... . Suốt trong sứ mệnh của Người, ‘vương quốc trên trời’ không ngừng ở trên miệng lưỡi Người. Biểu thức này là biểu thức có tính Palestine một cách đặc trưng (Máccô và Luca dịch nó theo cách dùng của Rôma – Hy Lạp ‘Vương quốc Thiên Chúa’)” Augustin George, S.M., Connaître Jésus-Christ (Paris: Equipes Enseignantes, 18 rue Ernest-Lacoste, 1960), p. 41.
{3} Oportet me evangelizare regnum Dei (Tôi còn phải loan báo tin mừng về triều đại Thiên Chúa). Lc 4:43.
{4} Ga 18:36.
{5} Lc 16:16.
{6} Mt. 11:12.
{7} Ibid., 11:11.
{8} M. J. Lagrange, Évang. selon saint Luc, p. 322
{9} Tertullianô, De Oratione, cap. 5, P.L., 1, 1159.
{10} 1 Cr. 15:24-28 (cô đọng).
{11} Origen, De Oratione, 25, P.G., 11, 497.
{12} Mt. 25:34.
{13} Thánh Augustinô, Serm. 56, cap. 4, n. 6., P.L. 38, 379.
{14} Mt. 13:43.
{15} Kn 10:10.
{16} Xh 28: 12. -- "Nơi ngươi và dòng dõi ngươi, mọi chi tộc trên trái đất sẽ được chúc phúc”.
{17} Đn 2:44.
{18} Ibid., 3:100 (và 4:31).
{19} Ibid., 4:31.
{20} Ibid., 7:13-14.
{21} Ibid., 7:18 (Xem 7:27).
{22} Ovđ 21.
{23} Lc 17:21.
{24} Thánh Ambrôsiô, De Sacram., lib. VI, n. 22, P.L., 16, 451.
{25} Lc 17:20 -- 21.
{26} Chúng tôi dùng cả lối dịch của Cha Lagrange (là lối dịch nói rằng “ở trong anh em”, Lc, p. 461) lẫn lối dịch của Thánh Kinh Giêrusalem (là lối dịch nói rằng "ở giữa anh em" p. 1378).
{27} M. J. Lagrange, Évangile selon saint Luc, p. 460 note.
{28} Charles Journet, L'Église du Verbe Incarné, t. II, p. 87.
{29} Thánh Phaolô, Cl. 1:24.
{30} Tertullianô, De Oratione, cap. 5, P.L., I, 1159.
{31} Thánh Cyprianô, De Oratione Dominica, n. 13, P.L., 4, 527.
{32} Ad Probam, P.L., 33, 502 (n. 21).
{33} Comp. Theologiae, II, cap. 9, Marietti, n. 573 ff. (Công trình này, bị gián đoạn do cái chết của thánh nhân, ngưng ở lời cầu xin thứ hai)
{34} M. I. Lagrange, L’Évangile de Notre-Seigneur Jésus-Christ, vol. 11, p. 16.
{35} Intra in gaudium Domini tui (Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh) Mt. 25:21 và 23. Ego dispono vobis, sicut disposuit mihi Pater meus, regnum, ut edatis et bibatis super mensam meam in regno meo (Thầy sẽ trao Vương Quốc cho anh em, như Cha Thầy đã trao cho Thầy, để anh em được đồng bàn ăn uống với Thầy trong Vương Quốc của Thầy) Lc 22:29-30.
{36} Nolite timere, pusillus grex, quia complacuit Patri vestro dare vobis regnum (Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em) Lc 12:32 (Cf. Đn 7:18).
Kỳ Sau: Tiết 3: Ý Cha Thể Hiện dưới đất cũng như trên trời
Adveniat regnum tuum, ՚Ελθέτω ή βασιλεία σου (Elthetô he Basileia sou). Chữ Hy Lạp basileia, chữ La Tinh regnum, vừa có nghĩa triều đại vừa có nghĩa vương quốc. Hai nghĩa này không loại trừ nhau; ngược lại, chúng gợi ý nhau. Tuy nhiên, trong lời cầu xin thứ hai của Kinh Lạy Cha, ta nên hỏi chữ nào trong hai chữ này quan trọng hơn cả.
Với câu hỏi trên, Cha Lagrange trả lời {1} rằng không có vấn đề gì khi nói“vương quốc Cha ngự đến” vì một vương quốc không ngự đến, một lý lẽ rõ ràng yếu ớt, vì người ta thường nói đến việc ngự đến (avènement) của một vương quốc; và một vương quốc ngự đến khi nó được thiết lập và khi nó tự mở rộng, còn nếu một triều đại “ngự đến” thì, một cách ít nhiều mặc nhiên, nó “ngự đến” hay “đến” cùng với vương quốc được nó cai trị, và vương quốc này từ đó, ngự đến.
Thực vậy, trong các bản dịch Kinh Lạy Cha sang tiếng Pháp, người ta thường dịch là triều đại (règle), còn trong các bản dịch sang tiếng Anh, người ta quen dịch là vương quốc giống các bản dịch tiếng Đức (Kingdom, Reich). Điều cũng đáng lưu ý là trong các bản dịch sang ngôn ngữ Semitic, vương quốc được sử dụng đầu tiên. Đây cũng là lối dịch của các bản dịch sang tiếng Do Thái hiện thời (Malkout), và cả trong bản dịch Ả Rập của nghi lễ Công Giáo Hy Lạp; ở đây không chỉ là vấn đề một bản dịch được thánh hiến bởi việc được sử dụng trong phụng vụ hay bởi thời gian, nhưng khi đọc Kinh Lạy Cha trong Thánh Lễ, người ta đọc Malakout, có nghĩa là vương quốc, trong khi ở đầu Thánh Lễ khi nói đến triều đại Thiên Chúa, người ta lại dùng một chữ khác (Mamlakat) rõ ràng có nghĩa là Triều Đại chứ không phải Vương Quốc.
Bởi thế, tuy không loại trừ nghĩa “triều đại”, chúng tôi ưa đọc “Vương Quốc Cha ngự đến”. Và đồng thời chúng tôi hiểu rằng trong Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu không dạy chúng ta chỉ xin một cách chung chung cho việc Thiên Chúa được mọi người vâng phục, mà còn xin một cách chính xác hơn và minh nhiên hơn cho việc ngự đến của Vương Quốc Thiên Chúa hay Vương Quốc trên trời {2} mà Người vốn đến để công bố {3},và liên quan đến vương quốc này, suy nghĩ và lời giảng của Người đầy những dụ ngôn không thể hiểu thấu mà các sách Tin Mừng không ngừng trình bầy với chúng ta.
Nhưng Vương Quốc này là gì nếu không phải là Giáo Hội vốn ở thế gian này nhưng không thuộc về thế gian này -- regnum meum non est de hoc mundo (Nước tôi không thuộc thế gian này){4} - một Giáo Hội được coi như không hiện hữu trước Chúa Kitô, dưới các hình thức phôi thai và che đậy, nhưng như hiện hữu cùng Chúa Kitô, nhất là sau Lễ Ngũ Tuần, nó xuất hiện giữa chúng ta với bộ mặt không còn che đậy và trong sức sống rạng rỡ của Đầu mình, là chính Ngôi Lời nhập thể? Đó cũng là Giáo Hội của đời sau, không theo nghĩa của thời trước Chúa Kitô theo đó nó là nơi tụ tập các người công chính trong lòng Ápraham, nhưng theo nghĩa nó hân hoan trong thị kiến Chúa Kitô bước vào vinh quang của Người, và cuối cùng nó đạt được sự viên mãn hoàn toàn với việc thân xác sống lại.
"Cho đến thời ông Gioan, thì có Lề Luật và các ngôn sứ; còn từ thời đó, thì Tin Mừng Nước Thiên Chúa được loan báo, và mỗi người [trong số những người có tai để nghe] thì dùng sức mạnh mà vào"{5} – "Những người bạo động [tức những người không ngần ngại cắt tay phải của mình nếu nó gây gương mù cho họ, và yêu mến Chúa Giêsu hơn cha mẹ mình], đều nắm được nó bằng sức mạnh” {6}. "Tôi nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên, kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời [theo điều họ đã có ơn thánh Chúa Kitô đến với họ và họ không còn phải đợi trong âm ti nhưng đã được thấy Chúa nhãn tiền ở trên trời] còn cao trọng hơn ông”{7}
Vương Quốc Cha ngự đến. Lời cầu xin này, hay ước nguyện này, liên quan trước nhất và trên hết với thế giới tương lai, thế giới vĩnh cửu nơi một mình lời cầu xin đầu tiên “Danh Cha cả sáng” cũng sẽ được thực hiện một cách tuyệt đối hoàn hảo. “Điều hoàn toàn hiển nhiên là lời cầu xin này liên quan đến tương lai” {8}. “Vương Quốc Thiên Chúa, mà chúng ta xin ngự đến, có hạn kỳ của nó trong ngày chung cục của thế giới” {9}. “Vương Quốc Thiên Chúa ở trong chúng ta, những kẻ không mệt mỏi tiến bước, sẽ đạt tới sự hoàn hảo của nó khi lời lẽ của Thánh Tông Đồ {10}nên trọn: ‘khi Người đặt mọi kẻ thù của Người dưới chân, Người sẽ trao nộp Vương Quốc cho Cha của Người, để Thiên Chúa là tất cả trong tất cả’” {11}. “Như thế, vương quốc mà bạn mong muốn ngự đến là vương quốc nào? Nó là vương quốc được nói đến trong Tin Mừng” {12}: ‘hãy đến, hỡi những kẻ được Cha Ta chúc phúc, để hưởng vương quốc đã được chuẩn bị cho các con từ lúc tạo nên thế giới’”{13}. Vương Quốc này chính là Giáo Hội chiến thắng. “Lúc ấy người công chính sẽ sáng láng như mặt trời trong vương quốc Chúa Cha” {14}.
Còn Cựu Ước đã nói gì trước đó? Đức khôn ngoan “chỉ cho người công chính thấy vương quốc Thiên Chúa” {15} khi Giacóp thấy trong giấc mơ chiếc thang đặt ở dưới đất mà đầu thì đụng tới trời, có các thiên thần của Thiên Chúa lên xuống {16}. “Thiên Chúa của tầng trời sẽ thiết lập một vương quốc không bao giờ bị hủy diệt... và nó sẽ vững bền mãi mãi” {17}. “Vương quốc của Người là một vương quốc trường cửu” {18}. "Et regnum ejus in generationem et generationem" (Và triều đại Người kéo dài từ đời này qua đời nọ) {19}. "Một người như Con Người đến trong mây trời... Quyền lực Người là quyền lực trường cửu... và vương quốc Người sẽ không bao giờ bị hủy diệt” {20}. “Các vị thánh của Thiên Chúa tối cao sẽ lãnh nhận vương quốc này: và các ngài sẽ chiếm hữu vương quốc này mãi mãi” {21}.
“Những người cứu thoát sẽ lên Đồi Sion để phán xét Đồi Esau: và vương quốc sẽ dành cho Chúa” {22}.
Nhưng lời cầu xin thứ hai của Kinh Lạy Cha cũng nhắc đến vương quốc đã hiện diện rồi, một vương quốc mở rộng và càng ngày càng chiếm được cõi sâu con người và đời người. “Vương quốc Thiên Chúa đã đến khi anh em nhận được ơn thánh của Người. Quả thế, chính Người đã nói rằng {23}: ‘Vương Quốc Thiên Chúa đang ở trong anh em’” {24}.
Interrogatus autem a Pharisaeis: quando venit regnum Dei? respondens eis dixit: Non venit regnum Dei cum observatione. Neque dicent: Ecce hic, aut ecce illic. Ecce enim regnum Dei intra vos est (Người Pharisêu hỏi Đức Giêsu bao giờ Triều Đại Thiên Chúa đến. Người trả lời: "Triều Đại Thiên Chúa không đến như một điều có thể quan sát được. Và người ta sẽ không nói: "Ở đây này! hay "Ở kia kìa!, vì này Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông"{25}. Ta hãy ráng lột tả ý nghĩa các dòng của Thánh Luca, do Thánh Ambrôsiô trích dẫn trong đoạn vừa nhắc: “ Khi được người Biệt Phái hỏi khi nào vương quốc của Thiên Chúa ngự đến, Người trả lời họ rằng vương quốc của Thiên Chúa đến không ai hay –không thể chờ đợi nó như một biến cố vật chất, như việc đến của một đoàn quân tạo mây bụi đường và vũ khí sáng loáng dưới ánh mặt trời – “như thể người ta có thể nói: ‘Này, nó ở đây’ hay ‘nó ở kia’. Vì này, vương quốc ơn thánh của Chúa Kitô ngự đến giữa loài người đang ở bên trong anh em” hay, theo một lối dịch không kém thế giá “ở giữa anh em” {26}.”Nó đã ở giữa anh em rồi: anh em chưa thấy nó vì nó không đến như một sự vật đã hoàn tất để người ta có thể nói nó ở đây hay ở kia, nhưng nếu nhìn nó kỹ hơn, ta có thể nhận ra nó như một hạt giống đang nẩy nở” {27}.
Nó đang ở giữa các bạn, hay ở trong các bạn, như ơn thánh của Chúa Kitô đã đến giữa con người – nó là Giáo Hội ở dưới này, Vương Quốc Thiên Chúa “đang trong tình trạng hành hương và chịu đóng đinh” {28} và là một vương quốc tuy hữu hình, nhưng bao gồm người công chính, những người vốn làm cho tính hữu hình của nó thêm rạng rỡ và những kẻ tội lỗi, những kẻ vốn phủ mây nó, một vương quốc có ơn thánh và đức ái làm linh hồn và sự sống, và trên các cơ sở này, không bụi nhơ hay tì vết, nhưng ở thẳm cung tâm hồn, ở điểm bí mật nơi mỗi con người quyết định để sự sống của Nhiệm Thể hoạt động trong mình, như trong một chi thể thánh thiện và tích cực, hay quyết định trốn tránh sự sống ấy như một chi thể nơi máu không còn tuần hoàn. Đây là Vương Quốc Thiên Chúa đang bước đi trên trái đất, nơi Chúa Giêsu “hấp hối cho tới ngày thế mạt” và là nơi, từng bước từng bước, nhờ áp dụng ơn phúc của Chúa Kitô cho mỗi chi thể của thời gian ấy, qua các thế kỷ, nhờ sự kết hợp với tình yêu và sự thống khổ của Đầu, sẽ “đền bù” “những gì còn thiếu trong các đau khổ của Chúa Kitô” {29}.
Khi đọc “Nước Cha trị đến”, hay “Vương Quốc Cha ngự đến”, là chúng ta cầu xin cho việc từ từ hoàn tất công trình đồng công cứu chuộc này. Chúng ta cầu xin Thiên Chúa làm cho chúng ta tiến về đích sau cùng như “những người bước đi không mệt mỏi”, và làm chúng ta hợp tác trong việc mở rộng Vương Quốc của Người, để Giáo Hội, trong khi không ngừng mở rộng biên giới, có thể ngày càng phát triển nơi các dân tộc trên thế giới và tái tích nhập vào mình dân tộc Do Thái; để con số người được cứu rỗi ngày một gia tăng (bất chấp họ tạo nên một phần của chi thể hữu hình của Giáo Hội, hay thuộc về nó một cách vô hình); và để, qua các giai đoạn kế tiếp nhau, sự tiến bộ về chiều sâu sẽ làm cho những ai trong trật tự siêu nhiên trở thành “các đồng công dân của các thánh”, càng ngày càng ngoan ngoãn tuân theo tinh thần và các yêu sách của Tin Mừng và càng ngày càng phù hợp hơn với đức ái của Chúa Giêsu.
Và thứ đến, chúng ta cầu xin để trong trật tự trần gian và trong tất cả những gì liên quan đến lãnh vực này, cuộc chiến đấu vốn theo đuổi hết thời này sang thời nọ chống nạn nô dịch, cảnh khốn cùng và đau khổ của con người, cố gắng vươn tới công lý, tình bằng hữu công dân, lòng tôn trọng đối với phẩm giá nhân vị, không ngừng thắng thế.
Và dĩ nhiên, vì trái đất này mà hy vọng vương quốc Thiên Chúa sẽ hoàn toàn được thể hiện, như thể nó sẽ xuất hiện trong lịch sử, là một điều phi lý, vì bao lâu lịch sử còn kéo dài, một tiến bộ theo hướng cái ác sẽ luôn cùng hiện hữu với một tiến bộ theo hướng cái tốt, và sẽ cản trở nó. Nhưng sự kiện vẫn là: vương quốc hoàn toàn được thể hiện của Thiên Chúa sẽ ngự đến quá bên kia lịch sử, với trời mới đất mới, khi có việc phân loại giữa trọng khối sự ác luôn kéo thế giới về phía ông hoàng của nó, và luôn tự tách mình ra để tiến về chỗ riêng của nó, và năng lực tình yêu và sự thật luôn kéo nó về hướng Đấng Cứu Chuộc nó và luôn tự tách mình ra để tiến về chỗ riêng của mình, để nhờ sự tách biệt này và sự bất liên tục rành mạch này, thế giới biến hình sẽ được đồng hóa với Giáo Hội chiến thắng, với Vương Quốc thiên giới mà Chúa Kitô đã phục hồi cho Chúa Cha của Người.
Còn lại vấn đề này: suốt trong lịch sử, bao lâu các linh hồn còn phải chịu đựng các điều kiện sống vô nhân đạo, thì không thể có chuyện an nghỉ trên trái đất này đối với người Kitô hữu; do hệ quả của ơn gọi siêu nhiên của mình, sứ mệnh trần thế của người Kitô hữu vẫn buộc họ làm việc cách này hay cách khác cho ích chung của nhân loại trên trái đất, và cho việc duy trì niềm hy vọng trần thế của con người vào Tin Mừng. Vẫn còn vấn đề nữa: bao lâu các biến đổi của thế giới diễn ra một cách có ích cho con người và thực sự có tính giải thoát, thì, một đàng, chúng sẽ như một khúc xạ (réfraction) xuống trần gian các nhân đức và ơn thánh của Vương Quốc Thiên Chúa trong cuộc lữ hành ở dưới thế này, và đàng khác, như một hình ảnh xa xăm trong cảnh bí ẩn và tối đen của thân phận xác thịt báo trước Vương Quốc Thiên Chúa trong vinh quang của thế giới sắp tới.
Chính vì thế, các biến đổi đó liên quan cách gián tiếp với Vương Quốc Thiên Chúa; chúng ta xin những điều đó cách gián tiếp khi ta xin cho Nước Cha trị đến. Tại sao lại gián tiếp? Vì chúng được xin trước hết cho con người (mặc dù nhắc đến vinh quang Thiên Chúa như cùng đích tối hậu, như mọi lời cầu xin tốt lành khác).
*
Nhưng mọi điều chúng ta xin trực tiếp khi cầu xin cho vương quốc thiên giới trị đến, mọi điều liên quan trực tiếp với Vương Quốc này, mà chúng ta đã xem xét trước đây, điều rõ ràng là chúng ta xin trước hết cho Thiên Chúa, Cha chúng ta và cho Người Bạn do ơn bác ái, trước khi xin cho chính chúng ta.
Do đó, ở đây, chúng ta phải từ bỏ việc theo chân, dù họ vĩ đại và đáng kính đến đâu, những người nghĩ rằng lời cầu xin thứ hai trong Kinh Lạy Cha ngỏ với Thiên Chúa cho chúng ta, chứ không cho Thiên Chúa. Chắc chắn như thế, như đã nhận xét, và vì hiển nhiên các tạo vật được cần đến khi Thiên Chúa muốn làm cho chúng tự do bước vào niềm vui của Người, Người có thể tự do hoàn thành, nhờ các phương thế của họ, sự vinh quang mà do bản tính của Người, Người nhất thiết có và có từ thuở đời đời, một vinh quang không thể thêm vào được chi nữa, nên ba lời cầu xin đầu tiên có liên hệ đến tác phong và số phận con người. Chúng ta tin rằng điều này là điều Tertullianô muốn nói (“chúng ta xin cho được thống trị, và mau thoát khỏi cảnh nô lệ mau hơn” {30}) hay Thánh Cyprianô muốn nói (“chúng ta cầu xin cho vương quốc hứa hẹn trị đến, được mua cho chúng ta bằng máu và cuộc thống khổ của Chúa Kitô. Để chúng ta, những kẻ trước đây vốn là nô lệ trong thế gian có thể cai trị dưới chủ quyền tối cao của Chúa Kitô” {31}). Nhưng Thánh Augustinô, vì sợ có người tưởng tượng ra rằng Thiên Chúa chưa thống trị trên những gì Người đã dựng nên, và Người phải nhờ đến việc nài nỉ tốt lành của chúng ta để Người ngự trên chúng một ngày kia, đã bảo đảm với ta rằng khi xin cho vương quốc của Người trị đến, chúng ta chỉ “kích thích ước vọng của chúng ta đối với triều đại Thiên Chúa, ngõ hầu nó trị đến với chúng ta và chúng ta có thể cai trị trong nó” {32}.Và vì theo chân Thánh Augustinô, nên Thánh Tôma Aquinô, trong tuyệt tác phẩm gọi là Compendium Theologiae (Bản Tóm Lược Thần Học), đã giới hạn lời bình luận của ngài về lời cầu xin thứ hai trong Kinh Lạy Cha vào việc giải thích khá dài về điều sẽ là phước hạnh hay cùng đích chủ quan tối hậu của ta, và vào thị kiến nhờ đó, chúng ta được hưởng nhan Thiên Chúa” {33}.
Nói cho đúng, giống lời cầu xin thứ nhất và thứ ba, lời cầu xin thứ hai liên hệ tới số phận và tác phong con người. Nhưng cũng giống hai lời cầu xin kia, nó hướng tới điều tốt của Thiên Chúa, chứ không phải của con người, và nó kích thích ước nguyện của chúng ta trước hết và trên hết; chính là cho Thiên Chúa mà chúng ta cầu xin. Cha Lagrange viết rất đúng rằng “Một việc nâng tâm hồn lên Cha chúng ta, ba ước nguyện được thốt ra bởi một linh hồn kết hợp với vị Cha này bằng các sợi dây bằng hữu và được sinh động hóa bởi ước nguyện Người được điều tốt lành: hữu thể tốt lành của linh hồn là việc đổ tràn điều tốt của Chúa Cha và việc chúng trở về với Người trong vinh quang...” {34}.
Vì yêu thương chúng ta, Chúa muốn chúng ta bước vào niềm vui của Người {35}; “Chúa Cha muốn rằng vương quốc thiên giới được ban cho các thánh của Người” {36}.
Còn chúng ta, vì yêu kính Người, chúng ta muốn rằng vương quốc của Người gia tăng ở dưới thế này, để khai mở trong thời gian công trình mà Người đã sai Con Một Người xuống thực hiện và trong đó, tình yêu của Người vui khoái; vì yêu kính Người, chúng ta muốn rằng vương quốc của Người, vương quốc trước khi được ban cho chúng ta vốn trước hết là của Người và theo yếu tính mãi mãi là của Người, được nên trọn ở trên trời, để Người ở đó là tất cả và tất cả, phù hợp với ước muốn của Người, và lời ca ngợi và niềm vui của chính Người, cũng nhất thiết và bất biến ở trong Người như chính yếu tính Người, có thể, nhờ ơn phúc nhưng không Người đã tạo ra từ Người để ban cho các kẻ Người tuyển chọn, và đã được họ tự do tiếp nhận dưới sự thúc đẩy của ơn thánh, đạt được sự viên mãn đời đời của chúng.
________________________________________________________________________________________
{1} Évangile selon saint Luc, p. 322, n. 2.
{2} "Từ những ngày đầu tiên trong cuộc đời công khai của Người, Chúa Giêsu đã công bố ‘vương quốc trên trời đang gần kề’ (Mt. 4:17)... . Suốt trong sứ mệnh của Người, ‘vương quốc trên trời’ không ngừng ở trên miệng lưỡi Người. Biểu thức này là biểu thức có tính Palestine một cách đặc trưng (Máccô và Luca dịch nó theo cách dùng của Rôma – Hy Lạp ‘Vương quốc Thiên Chúa’)” Augustin George, S.M., Connaître Jésus-Christ (Paris: Equipes Enseignantes, 18 rue Ernest-Lacoste, 1960), p. 41.
{3} Oportet me evangelizare regnum Dei (Tôi còn phải loan báo tin mừng về triều đại Thiên Chúa). Lc 4:43.
{4} Ga 18:36.
{5} Lc 16:16.
{6} Mt. 11:12.
{7} Ibid., 11:11.
{8} M. J. Lagrange, Évang. selon saint Luc, p. 322
{9} Tertullianô, De Oratione, cap. 5, P.L., 1, 1159.
{10} 1 Cr. 15:24-28 (cô đọng).
{11} Origen, De Oratione, 25, P.G., 11, 497.
{12} Mt. 25:34.
{13} Thánh Augustinô, Serm. 56, cap. 4, n. 6., P.L. 38, 379.
{14} Mt. 13:43.
{15} Kn 10:10.
{16} Xh 28: 12. -- "Nơi ngươi và dòng dõi ngươi, mọi chi tộc trên trái đất sẽ được chúc phúc”.
{17} Đn 2:44.
{18} Ibid., 3:100 (và 4:31).
{19} Ibid., 4:31.
{20} Ibid., 7:13-14.
{21} Ibid., 7:18 (Xem 7:27).
{22} Ovđ 21.
{23} Lc 17:21.
{24} Thánh Ambrôsiô, De Sacram., lib. VI, n. 22, P.L., 16, 451.
{25} Lc 17:20 -- 21.
{26} Chúng tôi dùng cả lối dịch của Cha Lagrange (là lối dịch nói rằng “ở trong anh em”, Lc, p. 461) lẫn lối dịch của Thánh Kinh Giêrusalem (là lối dịch nói rằng "ở giữa anh em" p. 1378).
{27} M. J. Lagrange, Évangile selon saint Luc, p. 460 note.
{28} Charles Journet, L'Église du Verbe Incarné, t. II, p. 87.
{29} Thánh Phaolô, Cl. 1:24.
{30} Tertullianô, De Oratione, cap. 5, P.L., I, 1159.
{31} Thánh Cyprianô, De Oratione Dominica, n. 13, P.L., 4, 527.
{32} Ad Probam, P.L., 33, 502 (n. 21).
{33} Comp. Theologiae, II, cap. 9, Marietti, n. 573 ff. (Công trình này, bị gián đoạn do cái chết của thánh nhân, ngưng ở lời cầu xin thứ hai)
{34} M. I. Lagrange, L’Évangile de Notre-Seigneur Jésus-Christ, vol. 11, p. 16.
{35} Intra in gaudium Domini tui (Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh) Mt. 25:21 và 23. Ego dispono vobis, sicut disposuit mihi Pater meus, regnum, ut edatis et bibatis super mensam meam in regno meo (Thầy sẽ trao Vương Quốc cho anh em, như Cha Thầy đã trao cho Thầy, để anh em được đồng bàn ăn uống với Thầy trong Vương Quốc của Thầy) Lc 22:29-30.
{36} Nolite timere, pusillus grex, quia complacuit Patri vestro dare vobis regnum (Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em) Lc 12:32 (Cf. Đn 7:18).
Kỳ Sau: Tiết 3: Ý Cha Thể Hiện dưới đất cũng như trên trời
Cuộc hội nhập văn hoá trong lịch sử dân tộc Việt Nam
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
22:55 07/11/2018
Cuộc hội nhập văn hoá trong lịch sử dân tộc Việt Nam
Lời mở
Văn hoá của một dân tộc là kết tinh của nhiều nền văn hoá trong suốt dòng lịch sử của dân tộc đó. Rồi khi nhiều người đón nhận những giá trị mới qua cuộc hội nhập văn hoá, họ lại tạo nên một nền văn hoá mới để truyền lại cho thế hệ mai sau. Từ đó, mỗi người chúng ta, tuỳ theo các hoàn cảnh và môi trường, hình thành nên các giá trị vật chất cũng như tinh thần cho chính bản thân mình.
Từ trước đến nay, chưa có nhiều người tìm hiểu về những giá trị của các nền văn hoá khác nhau đã hội nhập và kết tinh thành nền văn hoá Việt Nam hiện nay như thế nào. Vì thế, qua bài này, chúng ta muốn tìm hiểu cách khái quát cuộc hội nhập của văn hoá trong dòng lịch sử dân tộc Việt Nam để có thể xây dựng những giá trị mới và đẩy lùi những nét tiêu cực có thể có trong cuộc hội nhập này khi so sánh với nền văn hoá toàn diện và liên đới của đạo Công Giáo mà chúng ta tìm hiểu ở bài trước. Chúng ta tạm chia lịch sử văn hoá dân tộc Việt Nam thành 4 thời kỳ.
1. Thời kỳ đầu tiên từ đời vua Hùng đến năm 111 TCN
1.1. Văn hoá thị tộc
Trên đất nước Việt Nam hiện nay, các nhà khảo cổ học phát hiện những di tích và hoá thạch người “Homo erectus” khoảng 500 ngàn năm thuộc thời Đồ Đá Cũ [1]. Cách ngày nay khoảng 4.000 năm đến 5.000 năm, các lớp cư dân nguyên thuỷ từ miền đồi núi tiến xuống khai phá các vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển, phát triển nền nông nghiệp lúa nước. Nền văn hoá bộ tộc thiểu số trải dài trên những núi đồi chuyển thành nền văn hoá làng xã với những ruộng vườn cố định.
Thời kỳ Hồng Bàng, theo truyền thuyết và dã sử, bắt đầu từ năm 2879 TCN cho đến năm 258 TCN với 18 đời Vua Hùng [2]. Từ đầu thiên niên kỷ II TCN, Việt Nam bước vào thời đại kim khí, từ đồ đồng đến đồ sắt. Đời sống hoang dã, săn thú, ở trong hang núi hay trong các nhà sàn, sống theo gia tộc được thay thế bằng đời sống ổn định, canh tác ruộng vườn, chăn nuôi gia súc, với những quy luật của làng xã. Các quận lớn hình thành nên các trung tâm văn hoá, có chính quyền trung ương là Nhà nước Quân chủ với các vua Hùng ở miền Bắc trong thời đại Hồng Bàng. Đó là văn hoá Đông Sơn với nhà nước Văn Lang-Âu Lạc, văn hoá Sa Huỳnh với nhà nước Champa ở miền Trung và văn hoá Óc Eo với nhà nước Phù Nam ở miền Nam. Ba dòng văn hoá này đã dần dần giao lưu và hội nhập vào nhau tạo thành văn hoá nguyên thuỷ của Việt Nam.
Năm 258 TCN, Thục Phán, thủ lĩnh của người Âu Việt, ở phía Bắc nước Văn Lang, hợp nhất với nước Văn Lang của người Lạc Việt, xưng là An Dương Vương, đặt quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô tại Cổ Loa, nay là Đông Anh, Hà Nội. Năm 218 TCN, Tần Thuỷ Hoàng huy động 50 vạn quân, sai danh tướng là Đỗ Thư đi chinh phục Bách Việt. Các lạc tướng của người Việt, do Thục Phán lãnh đạo, sau 10 năm bền bỉ kháng chiến theo kiểu chiến tranh du kích, đã bắn chết tướng Đỗ Thư và chiến thắng quân Tần. Sau đó An Dương Vương xây thành Cổ Loa.
Văn hoá thị tộc là nền văn hoá cơ sở của xã hội nguyên thuỷ, bao gồm nhiều gia đình lớn, có cùng một tổ tiên và có nền kinh tế chung: có chung tư liệu sản xuất, lao động tập thể và hưởng chung thành quả lao động. Các thị tộc của người Bách Việt sống theo tổ chức xã hội này. Hạt nhân của chế độ công xã nguyên thuỷ này là thị tộc mẫu quyền, được gặp thấy trong cả 3 nền văn hoá Bắc Trung Nam, cho đến khi người Việt sống dưới chế độ Bắc thuộc mới đổi sang chế độ phụ quyền. Nền văn hoá thị tộc ngoài việc đề cao sức mạnh cơ bắp để lao động kiếm ăn, còn mang đặc tính đề cao sự sinh sản để bảo tồn thị tộc, do đó ta thấy người Việt cả 3 miền đều có tín ngưỡng phồn thực, thờ sinh thực khí (linga và yoni) và thờ hành vi giao phối[3].
Văn hoá thị tộc theo mẫu quyền còn nổi bật với tín ngưỡng thờ thần Mẫu. Các vị thần ở Việt Nam chủ yếu là nữ giới. Đạo Mẫu này càng phát triển hơn trong nền văn hoá nông nghiệp (các bà thần Mây, Mưa, Sấm chớp), sau này hoà nhập cả với đạo Lão và đạo Phật du nhập từ Trung Hoa (với Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Các vị thần Mẫu được nhiều nơi tôn kính: Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Thánh Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải ở miền Bắc; Tứ Vị Thánh Nương, Bà Ngũ Hành, Thiên Y A Na ở miền Trung; Bà Chúa Động, Bà Chúa Xứ, Bà Đen ở miền Nam. Ngày 1/12/2016, tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể, đại diện của nhân loại[4].
1.2. Nền văn hoá Nông nghiệp
Trong khi những bộ tộc người Việt ở vùng núi còn giữ nét văn hoá thị tộc thì những người Việt ở vùng đồng bằng hình thành nên nền văn hoá nông nghiệp với một số giá trị mới. Nền văn hoá này tồn tại hầu như trong suốt dòng lịch sử dân tộc bao lâu đa số dân tộc Việt còn theo nghề nông. Tuy nhiên, nó đã được chuyển hoá và biến đổi sâu sắc từ năm 1945, khi làn sóng đô thị hoá và những ý thức hệ mới tràn vào nước ta.
Có nhiều học giả nghiên cứu về nền văn hoá nông nghiệp lúa nước vùng Đông Nam Á ở phương Đông đã so sánh với nền văn hoá du mục của các nước Âu Mỹ ở phương Tây và trình bày tính đối cực giữa hai nền văn hoá[5]. Thật ra, sự so sánh này mang tính chất gò ép, thiếu tự nhiên, khiên cưỡng. Lý do là những nhà nghiên cứu này bỏ qua giai đoạn văn hoá thị tộc nguyên thuỷ, khi con người còn mông muội, tôn thờ các thế lực thiên nhiên và theo chế độ mẫu hệ. Hơn nữa, kể từ khi con người thuần hoá được các giống lúa mì và lúa gạo, vào khoảng 3500-3000 năm TCN, thì cả phương Tây lẫn phương Đông đều sống theo văn hoá nông nghiệp. Cuối cùng, nếu có dịp sang các nước phương Tây, ta sẽ thấy vùng đất dành cho việc chăn nuôi với những đồng cỏ chỉ chiếm phần diện tích rất nhỏ so với các vùng trồng lúa mì và các nông sản khác.
Những giá trị của nền văn hoá nông nghiệp:
- Trọng tĩnh: nghề trồng trọt buộc con người sống định cư, chờ một thời gian lâu để cây trồng sinh hoa, kết trái và thu hoạch, nên con người trọng đời sống an tĩnh (an cư lạc nghiệp), nhà cửa ổn định, không thích di chuyển.
- Hoà hợp với thiên nhiên: nghề trồng trọt phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào thiên nhiên (mưa thuận, gió hoà, mưa nắng nhờ Trời) nên con người tôn thờ các sức mạnh thiên nhiên, rút ra nhiều kinh nghiệm từ thiên nhiên (được mùa lúa, úa mùa cau; nhiều nắng tốt dưa, nhiều mưa tốt lúa)…
- Trọng đức, trọng tình, trọng nghĩa, trọng văn: do sống chung với nhau thành từng làng, trong một không gian tương đối hẹp, có luỹ tre bao bọc cũng như cùng làm việc chung với nhau, đổi công cho nhau, nên cộng đồng trọng những người có đức hạnh, có tình nghĩa để bảo đảm cho đời sống chung được tốt đẹp. Nhờ sống gần nhau, dễ dàng bảo vệ lẫn nhau nên người ta trọng những nét đẹp của văn hoá hơn võ thuật, tài trí. So với những dân tộc sống theo kiểu du mục: từng gia đình sống riêng rẽ, để đưa đoàn gia súc của mình đi từ đồng cỏ này sang đồi núi khác, hằng ngày phải đối mặt với thú dữ, bất kể thời tiết nắng mưa, sống thế nào cũng không bị ai kết án nên người dân du mục trọng võ, trọng tài, trọng lý, trọng vật.
Thật ra, những giá trị của văn võ, tài đức, lý tình, nghĩa vật đều lệ thuộc vào nhận thức của con người về giá trị của chúng. Khi có một nhận thức đầy đủ và toàn diện về nền văn hoá, người ta sẽ thấy cần phải văn võ song toàn, tài đức trổi vượt, tình lý trọn vẹn, nghĩa vật cân bằng.
- Ứng xử linh hoạt và khoan dung: do không thể chống lại thiên nhiên và cộng đồng bằng sức mạnh cá nhân và tài trí, nên người theo văn hoá nông nghiệp thường ứng xử linh hoạt (ở bầu thì trọn, ở ống thì dài), dễ bị hùa theo đám đông (xấu đều hơn tốt lỏi), âm thầm chịu đựng những chướng ngại vật trên đời (tránh voi chẳng xấu mặt nào), nhẫn nại làm việc và hy vọng sẽ qua được cơn hoạn nạn, thiên tai (ngày mai trời lại sáng).
- Văn hoá nông nghiệp dễ tiếp nhận sự khác biệt của các ý thức hệ, các tôn giáo như đã quen chịu đựng nắng mưa, bão lụt của trời đất. Nhưng thái độ linh hoạt này lại có thể dẫn đến thái độ ứng xử ba phải (cái gì cũng đúng), thiếu chính xác trong giờ giấc vì đã quen hành động theo con nước hay theo mùa mỗi năm, đối xử với nhau theo tình cảm nên thiếu khách quan, thiếu nguyên tắc trong tổ chức, thiếu tôn trọng pháp luật (một bồ cái lý không bằng một tí cái tình; yêu nhau cau bảy bổ ba, ghét nhau cau bảy bổ ra làm mười; yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng).
2. Văn hoá thời kỳ Bắc thuộc (111 TCN-938)
2.1. Lịch sử
Năm 179 TCN, nước Âu Lạc do An Dương Vương lập nên bị Triệu Đà, vua nước Nam Việt xâm chiếm, rồi bị nhà Hán độ hộ từ năm 111 TCN cho đến khi Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 và lập chủ quyền cho đất nước.
Người Việt liên kết với nhau trong các cộng đồng làng xã, bảo tồn tiếng Việt và các phong tục trong cộng đồng (phép vua thua lệ làng), chống lại các chính sách đồng hoá của người Trung Quốc. Nhưng người Việt cũng biết mở lòng, mở trí đón nhận những giá trị mới mẻ của nền văn hoá phương Bắc để làm giàu nền văn hoá bản địa, tăng thêm tiềm lực cho đất nước và dự trữ sức mạnh cho những cuộc khởi nghĩa sau này.
Đó là các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40), Bà Triệu (năm 248), Lý Bí (năm 542), Mai Thúc Loan (năm 720), Phùng Hưng (766-791) cuối thế kỷ VIII. Cuối thế kỷ II, nhân dân Chămpa cũng khởi nghĩa thành công lập nên vương quốc Chămpa độc lập. Đầu thế kỷ X, cuộc đấu tranh của người Việt dẫn đến việc thành lập chính quyền tự chủ của Khúc Thừa Dụ (905-930), Dương Diên Nghệ (931-937) và kết thúc bằng chiến thắng của Ngô Quyền mở ra thời kỳ độc lập, phục hưng dân tộc.
Chính quyền Trung Quốc đưa sang Việt Nam một số quan lại, đứng đầu là Thái thú do hoàng đế bổ nhiệm, mang theo gia đình đến sống ở Việt Nam và một số binh lính, đứng đầu là Đô uý, để ổn định trật tự xã hội. Thái thú và quan lại có nhiệm vụ thu thuế và thu nạp các cống phẩm của địa phương, thường là sản vật quý, để dâng nộp về triều đình trung ương theo các hạn định được giao. Các thương nhân người Trung Quốc đi theo đoàn quân để mua những sản vật quý hiếm và bán các sản phẩm của Trung Quốc, đặc biệt là tơ lụa, giấy mực, bàn tính, thuốc Bắc chữa bệnh và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho người giàu có ở Việt Nam. Nhiều nhà sư Trung quốc sang tìm những nơi an tĩnh để tu luyện và truyền đạo cho dân chúng.
Những người Trung Hoa này giới thiệu nền văn hoá Trung Quốc cho người Việt. Nhưng hầu như họ chỉ tiếp xúc được với những người giàu sang, quyền quý chứ ít ảnh hưởng được đến quần chúng nông thôn. Một số người Việt học chữ Hán để làm thông ngôn cho người Trung Hoa hoặc ra làm các nhân viên hành chính, thư lại trong tổ chức chính quyền, nhưng họ lại bị dân chúng khinh bỉ, cho là làm tay sai cho kẻ thù. Người Việt bảo tồn nòi giống nên không lập gia đình với người Tàu.
2.2. Văn hoá nông nghiệp với tinh thần phản kháng
Người Việt giữ nguyên những nét căn bản của nền văn hoá nông nghiệp vì hầu hết vẫn sinh sống trong những làng xã và hành nghề nông với đời sống tự cung, tự cấp. Với ý thức phản kháng người Trung Quốc, người Việt vẫn giữ cách ăn mặc, nói năng của mình.
- Tổ chức gia đình và xã hội có sự thay đổi lớn: văn hoá dần dần nghiêng về chế độ phụ hệ, người cha là rường cột trong gia đình, gia đình trọng nam khinh nữ, xã hội theo chế độ đa thê cho phép người đàn ông có nhiều thê thiếp. Xã hội nông nghiệp cần nhiều nhân công để lao động, nên dễ dàng đón nhận các giá trị văn hoá mới này.
- Thái độ ứng xử cá nhân: chính quyền dùng chính sách chia để trị, nên gây chia rẽ giữa các địa phương, dòng họ, cá nhân với nhau khiến người Việt thường nghi ngờ, ngại ngùng với người lạ, không dám bày tỏ hay đóng góp ý kiến của mình, im lặng trước bất công khiến người khác tưởng lầm họ là kẻ đồng loã, thường tỏ thái độ bên ngoài hoà hoãn, chịu đựng, nhưng bên trong chỉ muốn ăn tươi, nuốt sống quân thù. Họ có thói quen giả vờ đồng thuận, không nói thật lòng mình, nói xấu kẻ thù vắng mặt, bao che cho đồng bào trước nỗi bất công, cùng giúp nhau lấy cắp của công vì tất cả tài sản công đều do chính tay họ làm ra. Họ thường tỏ vẻ chăm chỉ làm việc trước mắt kẻ xâm lược, nhưng khi kẻ thù quay lưng là họ ngưng làm hay chỉ làm việc cầm chừng vì không muốn làm lợi cho kẻ thù.
Nét văn hoá ứng xử này trải qua hàng ngàn năm bị đô hộ đã tạo thành bản sắc của người Việt, nên khi không còn sống dưới ách kẻ xâm lăng, nhiều người Việt vẫn giữ bản sắc đó. Thái độ này cần được sửa sai bằng những nhận thức mới về giá trị con người, về công bằng xã hội, bằng những kỹ năng làm việc chung và hợp tác với nhau vì công ích, và bằng nhận thức về một Thiên Chúa, một ông Trời nhìn thấu mọi sự và xét xử công minh.
2.3. Đón nhận một số giá trị mới của văn hoá Trung Quốc
Qua việc tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với người Trung Quốc, người Việt nhận ra nhiều giá trị mới của văn hoá Trung Quốc.
Trước hết là sức mạnh quân sự với chiến lược, vũ khí, hoả pháo, chiến thuyền khiến người Trung Quốc thắng được Việt Nam. Tiếp theo là chữ viết và văn hoá Trung Quốc trổi vượt so với tiếng Việt còn non trẻ. Chữ Việt lúc đó có thể còn thô sơ như tài liệu các bộ chữ chữ Việt Mường còn chứng minh. Trước khi bị người Trung Quốc đô hộ, nước Văn Lang thời Hùng Vương đã có chữ viết riêng, gọi là chữ Khoa Đẩu, giống hình con nòng nọc[6]. Nhưng sau khi các thái thú Tích Quang (khoảng năm 2-3), Nhâm Diên (khoảng năm 29) dạy văn hoá Khổng Mạnh, dạy dân làm ruộng thay vì săn bắn, dạy nghi lễ cưới gả Trung Hoa cho dân chúng, thì người dân bắt đầu theo văn hoá Trung Quốc. Nhất là sau khi thái thú Mã Viện tận thu các trống đồng (năm 43) thì chữ Việt Cổ hầu như biến mất trong cộng đồng người Việt.
Năm 187 Sĩ Nhiếp được cử giữ chức thái thú quận Giao Chỉ đưa hàng trăm trí thức người Hoa sang dạy chữ Hán cho người Việt[7]. Qua chữ Hán và văn học Trung Quốc, người Việt tiếp thu nhiều hệ thống giá trị mới, được gọi là Tam giáo Đông Phương: Nho, Phật, Lão. Phật giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với quần chúng bình dân vì tôn giáo này phù hợp với hoàn cảnh bị áp bức của dân chúng, giải nghĩa được đau khổ qua định luật nhân quả, luân hồi, tiền kiếp. Nho giáo được phổ biến hạn hẹp hơn trong giới trí thức với Tứ thư Ngũ kinh về các mối tương quan xã hội như tam cương (quân thần, phụ tử, phu phụ), ngũ thường (thêm 2 mối tương quan mới: huynh đệ, bằng hữu), về các cách sống để “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Lão giáo chủ trương hoà nhập với thiên nhiên, giữ lòng thanh tịnh, không cần phải làm gì (vô vi), với những hình thức biến thể phù hợp với tín ngưỡng bản địa thờ thần Mẫu, thờ các vị thần trong thiên nhiên với các hình thức chầu đồng, thẻ xâm…nên cũng phổ biến trong dân chúng.
Tuy nhiên, các giá trị văn hoá mới này bị người Việt nghi ngờ, nhiều làng xã tẩy chay, vì người Việt vẫn ý thức về ý đồ bành trướng, đồng hoá của người Trung Quốc.
3. Văn hoá thời kỳ quân chủ độc lập (938-1945)
3.1. Lịch sử: thời kỳ này kéo dài 10 thế kỷ, từ thế kỷ X đến thế kỷ XX, với ba triều đại nhỏ: Ngô (939-965), Đinh (968-979), Tiền Lê (980-1009); 4 triều đại lớn: Lý (1009-1225), Trần (1226-1400), Lê (1428-1788), Nguyễn (1802-1945); xen kẽ với 3 triều đại nhỏ là Hồ (1400-1407), Hậu Trần (1407-1414), Tây Sơn (1788-1802).
Triều Lý dời đô về thành Đại La (Hà Nội) đổi tên là Thăng Long, đặt quốc hiệu là Đại Việt. Người Việt ra sức củng cố nền độc lập bằng việc xây dựng đất nước trên mọi lĩnh vực để trở thành một quốc gia cường thịnh. Người Việt nhiều lần chống lại các cuộc xâm chiếm của người Trung Quốc ở phía Bắc: 2 lần chiến thắng quân Tống (980-981; 1076-1077), 3 lần thắng quân Mông Nguyên (1258, 1285, 1287-1288). Lê Lợi thắng quân Minh sau 10 năm chiến đấu (1418-1427), Quang Trung Nguyễn Huệ đánh bại quân Xiêm (1784-1785) ở phía Nam và đập tan quân Thanh ở phía Bắc (1788-1789).
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, công cuộc phục hưng dân tộc mở ra một kỷ nguyên mới với nền văn hoá mới mà trung tâm là Thăng Long, Hà Nội. Nhưng từ thế kỷ XVI, chế độ quân chủ tập quyền và quốc gia thống nhất bị khủng hoảng, đất nước bị phân hoá chia thành Nam - Bắc triều, Đàng Ngoài - Đàng Trong với cuộc nội chiến Lê - Mạc (1533-1592), Trịnh - Nguyễn (1627-1772). Tuy nhiên, nền kinh tế và văn hoá vẫn phát triển trong từng vùng, nhất là các cảng biển. Công cuộc mở rộng, khai phá đất nước về phía Nam cho tới đồng bằng sông Cửu Long vẫn được tiến hành.
Từ thế kỷ XVI, quan hệ giao thương với nước ngoài phát triển mạnh, dẫn đến sự phồn vinh của nhiều đô thị, cảng biển. Văn hoá dân tộc phát triển và giao lưu với các nước trong khu vực và một số nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. Đây cũng là thời kỳ Thiên Chúa giáo bắt đầu được truyền bá tại Việt Nam. Các làng nghề thủ công phát triển ở miền Bắc với nghề ươm tơ tằm, dệt lụa và ở miền Trung, miền Nam với nghề làm đồ gốm. Đây là những sản phẩm để trao đổi với nước ngoài.
Triều đại Tây Sơn, với vua Quang Trung Nguyễn Huệ, có nhiều chính sách cải cách về ruộng đất và văn hoá (coi trọng chữ Nôm) có lợi cho người dân, nhưng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Chúa Nguyễn Ánh, với sự giúp đỡ của người Pháp, đã đánh bại nhà Tây Sơn, mở đầu triều đại nhà Nguyễn khi lên ngôi vua năm 1802, đóng đô ở Phú Xuân, Huế, đặt quốc hiệu là Việt Nam. Trước sức mạnh quân sự, kỹ thuật vượt trội của phương Tây, triều Nguyễn không có những cải cách để khắc phục tình trạng lạc hậu của đất nước, dùng chính sách bế quan toả cảng và hệ tư tưởng Nho giáo chống lại hệ tư tưởng Thiên Chúa giáo nên dẫn đến cuộc xâm lược của thực dân Pháp (1858-1884) và nước ta rơi vào vòng nô lệ phương Tây (1884-1945).
3.2. Văn hoá
Người Việt vẫn giữ được những nét tiêu biểu của nền văn hoá nông nghiệp nhưng nhận ra giá trị cao cả, linh thiêng của đất nước vì đã phải trả giá đắt cho nền độc lập và tự do của dân tộc qua các cuộc chiến tranh. Do phải chịu những cuộc nội chiến giữa các triều đại, người Việt thấy đời sống có vẻ tạm bợ, nặng nề, nên thường có tâm trạng bi quan, thiếu vẻ dấn thân, yêu đời.
Phật giáo chiếm địa vị độc tôn về tín ngưỡng trong dân chúng, nhất là trong 2 triều Lý Trần, với những vị quốc sư như Khuông Việt, Pháp Thuận, Vạn Hạnh… hoặc vua Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông cũng là những nhà Phật học lỗi lạc. Làng nào hầu như cũng có chùa. Chính quyền cũng xây dựng nhiều chùa và phổ biến tư tưởng Phật giáo cho quần chúng. Những giá trị văn hoá của Phật giáo để lại chính là thái độ bi quan, yếm thế, cho đời là vô thường, là bể khổ và giữ cho con người ăn ngay ở lành để được đầu thai vào kiếp sau tốt đẹp hơn. Vì được quần chúng tôn trọng, chính quyền ưu đãi, nên nhiều vị tu hành lại đánh mất tư cách đạo đức. Ca dao Việt Nam còn để lại nhiều lời chê trách các người tu sĩ ấy (Ba cô đội gạo lên Chùa…). Do đó, đại đa số dân chúng quay trở về với việc thờ cúng ông bà tổ tiên, đạo Mẫu và thờ các vị Thành Hoàng.
Khổng giáo hay Nho giáo là hệ thống tư tưởng, đạo đức, chính trị do Đức Khổng Tử lập ra và được các đồ đệ khai triển nhằm tổ chức một xã hội ổn định, trật tự, kỷ cương ở trần thế, chứ không quan tâm đến những chuyện thần thánh ở thế giới mai sau, dù trong văn bản nền tảng là Tứ Thư, Ngũ Kinh có nói đến Trời, đến Thiên (thiên mệnh của nhà vua, vua là thiên tử có toàn quyền sinh sát: quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung). Nhà nước phong kiến đã sử dụng Khổng giáo làm công cụ để bảo đảm quyền lực nên đã chọn làm quốc giáo. Triều Lý đã lập Văn Miếu thờ Đức Khổng Tử năm 1070, lập Quốc Tử Giám năm 1076 và tổ chức học hành, thi cử, đào tạo công chức làm việc cho chính quyền. Nho giáo chiếm lĩnh đời sống tinh thần qua những văn thơ, kinh sách được phổ biến trong dân chúng và dần dần chiếm thế độc tôn từ thế kỷ XV trở đi, nhất là trong thế kỷ XVIII-XIX. Làng nào cũng có người đi học, đi thi. Đình làng được sử dụng như một chỗ để hội họp cộng đồng nhưng cũng là nơi thể hiện các nghi thức tế tự của Khổng giáo. Hệ thống tư tưởng Nho giáo tuy giữ cho dân tộc ổn định trong thời đại nhiễu nhương nhiều thế kỷ, nhưng lại kìm hãm sự phát triển, đổi mới, mở ra cho khoa học tiến bộ của con người và dân tộc. Những nhà trí thức thường chỉ quanh quẩn với những vần thơ, bài phú ca tụng dòng họ, tìm danh lợi trong chốn quan trường.
Bắt đầu từ thế kỷ XVI, những giá trị mới của Kitô giáo bắt đầu được truyền bá ở Việt Nam tạo nên những xung đột dữ dội với hệ thống tư tưởng của Khổng giáo. Nhờ thông thạo tiếng Việt và sáng chế ra cách ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh thay cho chữ Nôm, các nhà truyền giáo dòng Tên từ năm 1615-1665 đã giới thiệu những giá trị nền tảng của Kitô giáo về nền dân chủ, về gia đình một vợ một chồng sống chung thuỷ với nhau suốt đời, về sự bình đẳng nam nữ vì đều có nhân phẩm như nhau, về những khoa học thường thức để giúp cho đời sống khoẻ mạnh và tươi đẹp nên được nhiều người Việt đón nhận.
Sau khi quân đội Pháp bắn thị uy vào cảng Đà Nẵng năm 1847 và nhanh chóng chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ năm 1862, cuộc bách hại người Công Giáo trở nên hết sức khốc liệt vì vua quan đổ tội cho người Công Giáo theo gót kẻ xâm lăng. Nhiều đám dân chúng cũng hùa theo quân lính triều đình cướp phá các làng trù phú của người Công Giáo với khẩu hiệu “bình Tây sát Tả”. Tuy nhiên nhiều nhà Nho nổi tiếng yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Kỳ ngoại hầu Cường Để, Lương Văn Can, qua các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, đã minh oan cho người Công Giáo và hô hào toàn dân hãy đón nhận những giá trị mới về dân chủ, bình đảng nam nữ, hôn nhân một vợ một chồng, chữ Việt và tinh thần cởi mở với khoa học kỹ thuật của người Công Giáo[8]. Những giá trị của nền văn hoá Công Giáo đã được toàn dân Việt đón nhận để bước vào một giai đoạn mới của đất nước.
4. Văn hoá thời kỳ phát triển và hội nhập với thế giới (1945- nay)
4.1. Lịch sử. Từ năm 1930, Hồ Chí Minh và một số nhà ái quốc theo ý thức hệ Cộng sản để giải phóng đất nước. Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945) kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng, những người Công sản Việt Nam tiến hành cuộc Cách Mạng tháng Tám năm 1945. Ngày 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ở Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà. Ngày 23/9/1945, quân đội thực dân Pháp tiến công Sài Gòn, mở màn cho cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, qua Hiệp định Genève, quân Pháp rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Việt Nam được chia thành 2 miền theo hai ý thức hệ khác nhau: miền Bắc theo chủ nghĩa Cộng Sản, miền Nam theo chủ nghĩa Tư bản với tên nước là Việt Nam Cộng Hoà. Hai miền lại bắt đầu chiến tranh khốc liệt cho đến ngày 30/4/1975, khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà buông súng đầu hàng vì chính quyền Hoa Kỳ không còn yểm trợ cho cuộc chiến tranh bảo vệ tự do và giá trị mỗi cá nhân con người để tìm lợi ích kinh tế, trong khi sức mạnh quân sự của thế giới Cộng sản với Liên Xô và Trung Cộng vẫn hỗ trợ Miền Bắc.
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu bắt đầu từ Ba Lan vào năm 1989, và tiếp tục ở Hungary, Đông Đức, Bungary, Tiệp Khắc và România, nhất là sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1990, dẫn đến việc Liên Xô bị giải thể vào cuối năm 1991. Kết quả là Nga và 14 quốc gia của khối Liên Xô tuyên bố độc lập. Sự kiện Thiên An Môn năm 1989 tuy không thành công trong việc kích thích sự thay đổi chính trị lớn ở Trung Quốc nhưng lại ảnh hưởng đến những phần khác của thế giới. Chế độ Xã hội Chủ nghĩa đã bị bãi bỏ ở các nước như Campuchia, Ethiopia, Mông Cổ và Nam Yemen. Theo xu hướng đó, Đảng Cộng Sản Việt Nam buộc phải đổi mới để tồn tại. Cuộc hội nhập vào nền văn hoá thế giới của dân tộc Việt Nam bắt đầu từ 1986 khi Đảng Cộng Sản Việt Nam công bố thời kỳ đổi mới và kéo dài đến ngày nay.
Việt Nam gia nhập WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) vào ngày 7-11-2006, và được công nhận là thành viên chính thức của tổ chức này vào ngày 11-1-2007. Việc gia nhập WTO đã mở ra cơ hội lớn cho người Việt hoà nhập vào nền văn hoá thế giới với xu hướng đô thị hoá, hiện đại hoá nhờ khoa học kỹ thuật và mở ra với mọi nguồn văn hoá đại chúng nhờ sách báo, phim ảnh, truyền hình, intrenet và điện thoại thông minh.
4.2. Văn hoá.
Những giá trị văn hoá được tạo nên trong thời kỳ xung đột mãnh liệt giữa các ý thức hệ khi hai miền Nam Bắc trở thành tiền đồn của hai thế giới Tư bản và Cộng sản, cũng như những giá trị văn hoá của các dân tộc phản ánh tâm tư của nhân loại trong một giai đoạn nhất định của lịch sử, đều đáng trân trọng. Chúng giống như những chất liệu đường, chanh, muối, nước, tự bản thân và để riêng rẽ thì rất tốt, nhưng khi hoà trộn vào nhau mà không được điều chỉnh định lượng cho phù hợp thì không thể trở thành ly nước chanh ngon ngọt, bổ dưỡng, trái lại, còn làm nguy hại đến sức khoẻ con người. Đấy là trường hợp của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển với thế giới hiện nay khi có quá nhiều những giá trị đối chọi nhau.
Nhiều giá trị trong nền văn hoá truyền thống bị loại bỏ như niềm tin vào Trời, giá trị của các tôn giáo, vì một số người quá say mê cái mới, nhất là khi chính quyền công khai loại bỏ chúng ra khỏi chương trình giáo dục, đào tạo con người. Nhiều người trẻ choáng ngợp trước vẻ hào nhoáng của khoa học hiện đại nên bỏ hết những kinh nghiệm ngàn đời của tổ tiên. Người ta bị cuốn hút vào cơn lốc xoáy của việc hưởng thụ vật chất, đánh giá nhau theo những phương tiện, bằng cấp, tài sản bên ngoài, nên không còn trọng tình nghĩa, đức hạnh, từ đó gây nên sự đổ vỡ hạnh phúc gia đình, suy thoái trầm trọng đạo đức xã hội[9]. Tội ác, tham nhũng, bất công và nhiều tệ nạn xã hội tràn lan khắp nơi. Vấn đề cần giải quyết là chính quyền cũng như mỗi người dân nhận thức được giá trị của việc hội nhập văn hoá và thực hiện việc hội nhập này như thế nào cho có kết quả tốt đẹp.
Lời kết
Vì thế, khi tìm hiểu về cuộc hội nhập văn hoá trong lịch sử dân tộc Việt Nam và kết quả hiện nay của nền văn hoá dân tộc, mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm phân định những giá trị nào cần tiếp tục gìn giữ và phát huy, giá trị nào nên loại bỏ hoặc điều chỉnh mức độ hợp lý tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Dù đây là trách nhiệm nặng nề của chính quyền và những người lãnh đạo trong cộng đồng xã hội, nhưng cá nhân mỗi người, như một thực thể chịu ảnh hưởng của văn hoá, vẫn là chủ thể tác động vào nền văn hoá và thay đổi được những giá trị cho thế hệ tương lai. Như thế chúng ta vẫn có quyền sống trong niềm tin và hy vọng vào một tương lai tốt đẹp cho từng người cũng như cho dân tộc Việt Nam.
Câu hỏi gợi ý
1. Bạn đã thu nhận được những giá trị nào trong dòng lịch sử văn hoá của dân tộc?
2.Bạn hãy liệt kê những giá trị lỗi thời mà hiện nay người Việt đang nắm giữ và đề nghị sửa đổi bằng giá trị nào của nền văn hoá Công Giáo?
Chú Thích
[1] X. Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn, Từ điển Bách khoa Việt Nam, Mục từ Việt Nam, NXB TĐBKVN, 2005, tr. 890-892.
[2] X. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, đôi khi gọi tắt là Toàn thư, là bộ quốc sử viết bằng văn ngôn của Việt Nam, viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê.
[3] X. Toan Ánh, Tín ngưỡng Việt Nam, Quyển Thượng, NXB Tp.HCM.
[4] X. Hội đồng Giám mục Việt Nam, Niên giám 2016 Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, NXB Tôn Giáo, 2017, tr.470.
[5] X. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở Văn hoá Việt Nam, Trường Đại học Tổng hợp Tp.HCM, 1996; nhiều bài về văn hoá nông nghiệp trên mạng internet viết theo hướng đó.
[6] X. Văn Lang thời Hùng Vương đã từng có chữ viết riêng? Internet, 16/4/2016, về nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền.
[7] X. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử ký toàn thư.
[8] X. Hội đồng Giám mục Việt Nam, Niên giám 2016 Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, NXB Tôn Giáo, tr. 178-185
[9] X. Hội đồng Giám mục Việt Nam, Niên giám 2016 GHCGVN, NXB Tôn Giáo, tr 215; Họp Đại biểu Quốc Hội, Vì sao đạo đức xuống cấp?, Báo Tuổi Trẻ, ngày 31/10/2018, tr 1-3.
Lời mở
Văn hoá của một dân tộc là kết tinh của nhiều nền văn hoá trong suốt dòng lịch sử của dân tộc đó. Rồi khi nhiều người đón nhận những giá trị mới qua cuộc hội nhập văn hoá, họ lại tạo nên một nền văn hoá mới để truyền lại cho thế hệ mai sau. Từ đó, mỗi người chúng ta, tuỳ theo các hoàn cảnh và môi trường, hình thành nên các giá trị vật chất cũng như tinh thần cho chính bản thân mình.
Từ trước đến nay, chưa có nhiều người tìm hiểu về những giá trị của các nền văn hoá khác nhau đã hội nhập và kết tinh thành nền văn hoá Việt Nam hiện nay như thế nào. Vì thế, qua bài này, chúng ta muốn tìm hiểu cách khái quát cuộc hội nhập của văn hoá trong dòng lịch sử dân tộc Việt Nam để có thể xây dựng những giá trị mới và đẩy lùi những nét tiêu cực có thể có trong cuộc hội nhập này khi so sánh với nền văn hoá toàn diện và liên đới của đạo Công Giáo mà chúng ta tìm hiểu ở bài trước. Chúng ta tạm chia lịch sử văn hoá dân tộc Việt Nam thành 4 thời kỳ.
1. Thời kỳ đầu tiên từ đời vua Hùng đến năm 111 TCN
1.1. Văn hoá thị tộc
Trên đất nước Việt Nam hiện nay, các nhà khảo cổ học phát hiện những di tích và hoá thạch người “Homo erectus” khoảng 500 ngàn năm thuộc thời Đồ Đá Cũ [1]. Cách ngày nay khoảng 4.000 năm đến 5.000 năm, các lớp cư dân nguyên thuỷ từ miền đồi núi tiến xuống khai phá các vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển, phát triển nền nông nghiệp lúa nước. Nền văn hoá bộ tộc thiểu số trải dài trên những núi đồi chuyển thành nền văn hoá làng xã với những ruộng vườn cố định.
Năm 258 TCN, Thục Phán, thủ lĩnh của người Âu Việt, ở phía Bắc nước Văn Lang, hợp nhất với nước Văn Lang của người Lạc Việt, xưng là An Dương Vương, đặt quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô tại Cổ Loa, nay là Đông Anh, Hà Nội. Năm 218 TCN, Tần Thuỷ Hoàng huy động 50 vạn quân, sai danh tướng là Đỗ Thư đi chinh phục Bách Việt. Các lạc tướng của người Việt, do Thục Phán lãnh đạo, sau 10 năm bền bỉ kháng chiến theo kiểu chiến tranh du kích, đã bắn chết tướng Đỗ Thư và chiến thắng quân Tần. Sau đó An Dương Vương xây thành Cổ Loa.
Văn hoá thị tộc là nền văn hoá cơ sở của xã hội nguyên thuỷ, bao gồm nhiều gia đình lớn, có cùng một tổ tiên và có nền kinh tế chung: có chung tư liệu sản xuất, lao động tập thể và hưởng chung thành quả lao động. Các thị tộc của người Bách Việt sống theo tổ chức xã hội này. Hạt nhân của chế độ công xã nguyên thuỷ này là thị tộc mẫu quyền, được gặp thấy trong cả 3 nền văn hoá Bắc Trung Nam, cho đến khi người Việt sống dưới chế độ Bắc thuộc mới đổi sang chế độ phụ quyền. Nền văn hoá thị tộc ngoài việc đề cao sức mạnh cơ bắp để lao động kiếm ăn, còn mang đặc tính đề cao sự sinh sản để bảo tồn thị tộc, do đó ta thấy người Việt cả 3 miền đều có tín ngưỡng phồn thực, thờ sinh thực khí (linga và yoni) và thờ hành vi giao phối[3].
Văn hoá thị tộc theo mẫu quyền còn nổi bật với tín ngưỡng thờ thần Mẫu. Các vị thần ở Việt Nam chủ yếu là nữ giới. Đạo Mẫu này càng phát triển hơn trong nền văn hoá nông nghiệp (các bà thần Mây, Mưa, Sấm chớp), sau này hoà nhập cả với đạo Lão và đạo Phật du nhập từ Trung Hoa (với Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Các vị thần Mẫu được nhiều nơi tôn kính: Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Thánh Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải ở miền Bắc; Tứ Vị Thánh Nương, Bà Ngũ Hành, Thiên Y A Na ở miền Trung; Bà Chúa Động, Bà Chúa Xứ, Bà Đen ở miền Nam. Ngày 1/12/2016, tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể, đại diện của nhân loại[4].
1.2. Nền văn hoá Nông nghiệp
Trong khi những bộ tộc người Việt ở vùng núi còn giữ nét văn hoá thị tộc thì những người Việt ở vùng đồng bằng hình thành nên nền văn hoá nông nghiệp với một số giá trị mới. Nền văn hoá này tồn tại hầu như trong suốt dòng lịch sử dân tộc bao lâu đa số dân tộc Việt còn theo nghề nông. Tuy nhiên, nó đã được chuyển hoá và biến đổi sâu sắc từ năm 1945, khi làn sóng đô thị hoá và những ý thức hệ mới tràn vào nước ta.
Có nhiều học giả nghiên cứu về nền văn hoá nông nghiệp lúa nước vùng Đông Nam Á ở phương Đông đã so sánh với nền văn hoá du mục của các nước Âu Mỹ ở phương Tây và trình bày tính đối cực giữa hai nền văn hoá[5]. Thật ra, sự so sánh này mang tính chất gò ép, thiếu tự nhiên, khiên cưỡng. Lý do là những nhà nghiên cứu này bỏ qua giai đoạn văn hoá thị tộc nguyên thuỷ, khi con người còn mông muội, tôn thờ các thế lực thiên nhiên và theo chế độ mẫu hệ. Hơn nữa, kể từ khi con người thuần hoá được các giống lúa mì và lúa gạo, vào khoảng 3500-3000 năm TCN, thì cả phương Tây lẫn phương Đông đều sống theo văn hoá nông nghiệp. Cuối cùng, nếu có dịp sang các nước phương Tây, ta sẽ thấy vùng đất dành cho việc chăn nuôi với những đồng cỏ chỉ chiếm phần diện tích rất nhỏ so với các vùng trồng lúa mì và các nông sản khác.
Những giá trị của nền văn hoá nông nghiệp:
- Trọng tĩnh: nghề trồng trọt buộc con người sống định cư, chờ một thời gian lâu để cây trồng sinh hoa, kết trái và thu hoạch, nên con người trọng đời sống an tĩnh (an cư lạc nghiệp), nhà cửa ổn định, không thích di chuyển.
- Hoà hợp với thiên nhiên: nghề trồng trọt phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào thiên nhiên (mưa thuận, gió hoà, mưa nắng nhờ Trời) nên con người tôn thờ các sức mạnh thiên nhiên, rút ra nhiều kinh nghiệm từ thiên nhiên (được mùa lúa, úa mùa cau; nhiều nắng tốt dưa, nhiều mưa tốt lúa)…
- Trọng đức, trọng tình, trọng nghĩa, trọng văn: do sống chung với nhau thành từng làng, trong một không gian tương đối hẹp, có luỹ tre bao bọc cũng như cùng làm việc chung với nhau, đổi công cho nhau, nên cộng đồng trọng những người có đức hạnh, có tình nghĩa để bảo đảm cho đời sống chung được tốt đẹp. Nhờ sống gần nhau, dễ dàng bảo vệ lẫn nhau nên người ta trọng những nét đẹp của văn hoá hơn võ thuật, tài trí. So với những dân tộc sống theo kiểu du mục: từng gia đình sống riêng rẽ, để đưa đoàn gia súc của mình đi từ đồng cỏ này sang đồi núi khác, hằng ngày phải đối mặt với thú dữ, bất kể thời tiết nắng mưa, sống thế nào cũng không bị ai kết án nên người dân du mục trọng võ, trọng tài, trọng lý, trọng vật.
Thật ra, những giá trị của văn võ, tài đức, lý tình, nghĩa vật đều lệ thuộc vào nhận thức của con người về giá trị của chúng. Khi có một nhận thức đầy đủ và toàn diện về nền văn hoá, người ta sẽ thấy cần phải văn võ song toàn, tài đức trổi vượt, tình lý trọn vẹn, nghĩa vật cân bằng.
- Ứng xử linh hoạt và khoan dung: do không thể chống lại thiên nhiên và cộng đồng bằng sức mạnh cá nhân và tài trí, nên người theo văn hoá nông nghiệp thường ứng xử linh hoạt (ở bầu thì trọn, ở ống thì dài), dễ bị hùa theo đám đông (xấu đều hơn tốt lỏi), âm thầm chịu đựng những chướng ngại vật trên đời (tránh voi chẳng xấu mặt nào), nhẫn nại làm việc và hy vọng sẽ qua được cơn hoạn nạn, thiên tai (ngày mai trời lại sáng).
- Văn hoá nông nghiệp dễ tiếp nhận sự khác biệt của các ý thức hệ, các tôn giáo như đã quen chịu đựng nắng mưa, bão lụt của trời đất. Nhưng thái độ linh hoạt này lại có thể dẫn đến thái độ ứng xử ba phải (cái gì cũng đúng), thiếu chính xác trong giờ giấc vì đã quen hành động theo con nước hay theo mùa mỗi năm, đối xử với nhau theo tình cảm nên thiếu khách quan, thiếu nguyên tắc trong tổ chức, thiếu tôn trọng pháp luật (một bồ cái lý không bằng một tí cái tình; yêu nhau cau bảy bổ ba, ghét nhau cau bảy bổ ra làm mười; yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng).
2. Văn hoá thời kỳ Bắc thuộc (111 TCN-938)
2.1. Lịch sử
Năm 179 TCN, nước Âu Lạc do An Dương Vương lập nên bị Triệu Đà, vua nước Nam Việt xâm chiếm, rồi bị nhà Hán độ hộ từ năm 111 TCN cho đến khi Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 và lập chủ quyền cho đất nước.
Người Việt liên kết với nhau trong các cộng đồng làng xã, bảo tồn tiếng Việt và các phong tục trong cộng đồng (phép vua thua lệ làng), chống lại các chính sách đồng hoá của người Trung Quốc. Nhưng người Việt cũng biết mở lòng, mở trí đón nhận những giá trị mới mẻ của nền văn hoá phương Bắc để làm giàu nền văn hoá bản địa, tăng thêm tiềm lực cho đất nước và dự trữ sức mạnh cho những cuộc khởi nghĩa sau này.
Đó là các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40), Bà Triệu (năm 248), Lý Bí (năm 542), Mai Thúc Loan (năm 720), Phùng Hưng (766-791) cuối thế kỷ VIII. Cuối thế kỷ II, nhân dân Chămpa cũng khởi nghĩa thành công lập nên vương quốc Chămpa độc lập. Đầu thế kỷ X, cuộc đấu tranh của người Việt dẫn đến việc thành lập chính quyền tự chủ của Khúc Thừa Dụ (905-930), Dương Diên Nghệ (931-937) và kết thúc bằng chiến thắng của Ngô Quyền mở ra thời kỳ độc lập, phục hưng dân tộc.
Chính quyền Trung Quốc đưa sang Việt Nam một số quan lại, đứng đầu là Thái thú do hoàng đế bổ nhiệm, mang theo gia đình đến sống ở Việt Nam và một số binh lính, đứng đầu là Đô uý, để ổn định trật tự xã hội. Thái thú và quan lại có nhiệm vụ thu thuế và thu nạp các cống phẩm của địa phương, thường là sản vật quý, để dâng nộp về triều đình trung ương theo các hạn định được giao. Các thương nhân người Trung Quốc đi theo đoàn quân để mua những sản vật quý hiếm và bán các sản phẩm của Trung Quốc, đặc biệt là tơ lụa, giấy mực, bàn tính, thuốc Bắc chữa bệnh và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho người giàu có ở Việt Nam. Nhiều nhà sư Trung quốc sang tìm những nơi an tĩnh để tu luyện và truyền đạo cho dân chúng.
Những người Trung Hoa này giới thiệu nền văn hoá Trung Quốc cho người Việt. Nhưng hầu như họ chỉ tiếp xúc được với những người giàu sang, quyền quý chứ ít ảnh hưởng được đến quần chúng nông thôn. Một số người Việt học chữ Hán để làm thông ngôn cho người Trung Hoa hoặc ra làm các nhân viên hành chính, thư lại trong tổ chức chính quyền, nhưng họ lại bị dân chúng khinh bỉ, cho là làm tay sai cho kẻ thù. Người Việt bảo tồn nòi giống nên không lập gia đình với người Tàu.
2.2. Văn hoá nông nghiệp với tinh thần phản kháng
Người Việt giữ nguyên những nét căn bản của nền văn hoá nông nghiệp vì hầu hết vẫn sinh sống trong những làng xã và hành nghề nông với đời sống tự cung, tự cấp. Với ý thức phản kháng người Trung Quốc, người Việt vẫn giữ cách ăn mặc, nói năng của mình.
- Tổ chức gia đình và xã hội có sự thay đổi lớn: văn hoá dần dần nghiêng về chế độ phụ hệ, người cha là rường cột trong gia đình, gia đình trọng nam khinh nữ, xã hội theo chế độ đa thê cho phép người đàn ông có nhiều thê thiếp. Xã hội nông nghiệp cần nhiều nhân công để lao động, nên dễ dàng đón nhận các giá trị văn hoá mới này.
- Thái độ ứng xử cá nhân: chính quyền dùng chính sách chia để trị, nên gây chia rẽ giữa các địa phương, dòng họ, cá nhân với nhau khiến người Việt thường nghi ngờ, ngại ngùng với người lạ, không dám bày tỏ hay đóng góp ý kiến của mình, im lặng trước bất công khiến người khác tưởng lầm họ là kẻ đồng loã, thường tỏ thái độ bên ngoài hoà hoãn, chịu đựng, nhưng bên trong chỉ muốn ăn tươi, nuốt sống quân thù. Họ có thói quen giả vờ đồng thuận, không nói thật lòng mình, nói xấu kẻ thù vắng mặt, bao che cho đồng bào trước nỗi bất công, cùng giúp nhau lấy cắp của công vì tất cả tài sản công đều do chính tay họ làm ra. Họ thường tỏ vẻ chăm chỉ làm việc trước mắt kẻ xâm lược, nhưng khi kẻ thù quay lưng là họ ngưng làm hay chỉ làm việc cầm chừng vì không muốn làm lợi cho kẻ thù.
Nét văn hoá ứng xử này trải qua hàng ngàn năm bị đô hộ đã tạo thành bản sắc của người Việt, nên khi không còn sống dưới ách kẻ xâm lăng, nhiều người Việt vẫn giữ bản sắc đó. Thái độ này cần được sửa sai bằng những nhận thức mới về giá trị con người, về công bằng xã hội, bằng những kỹ năng làm việc chung và hợp tác với nhau vì công ích, và bằng nhận thức về một Thiên Chúa, một ông Trời nhìn thấu mọi sự và xét xử công minh.
2.3. Đón nhận một số giá trị mới của văn hoá Trung Quốc
Qua việc tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với người Trung Quốc, người Việt nhận ra nhiều giá trị mới của văn hoá Trung Quốc.
Trước hết là sức mạnh quân sự với chiến lược, vũ khí, hoả pháo, chiến thuyền khiến người Trung Quốc thắng được Việt Nam. Tiếp theo là chữ viết và văn hoá Trung Quốc trổi vượt so với tiếng Việt còn non trẻ. Chữ Việt lúc đó có thể còn thô sơ như tài liệu các bộ chữ chữ Việt Mường còn chứng minh. Trước khi bị người Trung Quốc đô hộ, nước Văn Lang thời Hùng Vương đã có chữ viết riêng, gọi là chữ Khoa Đẩu, giống hình con nòng nọc[6]. Nhưng sau khi các thái thú Tích Quang (khoảng năm 2-3), Nhâm Diên (khoảng năm 29) dạy văn hoá Khổng Mạnh, dạy dân làm ruộng thay vì săn bắn, dạy nghi lễ cưới gả Trung Hoa cho dân chúng, thì người dân bắt đầu theo văn hoá Trung Quốc. Nhất là sau khi thái thú Mã Viện tận thu các trống đồng (năm 43) thì chữ Việt Cổ hầu như biến mất trong cộng đồng người Việt.
Năm 187 Sĩ Nhiếp được cử giữ chức thái thú quận Giao Chỉ đưa hàng trăm trí thức người Hoa sang dạy chữ Hán cho người Việt[7]. Qua chữ Hán và văn học Trung Quốc, người Việt tiếp thu nhiều hệ thống giá trị mới, được gọi là Tam giáo Đông Phương: Nho, Phật, Lão. Phật giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với quần chúng bình dân vì tôn giáo này phù hợp với hoàn cảnh bị áp bức của dân chúng, giải nghĩa được đau khổ qua định luật nhân quả, luân hồi, tiền kiếp. Nho giáo được phổ biến hạn hẹp hơn trong giới trí thức với Tứ thư Ngũ kinh về các mối tương quan xã hội như tam cương (quân thần, phụ tử, phu phụ), ngũ thường (thêm 2 mối tương quan mới: huynh đệ, bằng hữu), về các cách sống để “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Lão giáo chủ trương hoà nhập với thiên nhiên, giữ lòng thanh tịnh, không cần phải làm gì (vô vi), với những hình thức biến thể phù hợp với tín ngưỡng bản địa thờ thần Mẫu, thờ các vị thần trong thiên nhiên với các hình thức chầu đồng, thẻ xâm…nên cũng phổ biến trong dân chúng.
Tuy nhiên, các giá trị văn hoá mới này bị người Việt nghi ngờ, nhiều làng xã tẩy chay, vì người Việt vẫn ý thức về ý đồ bành trướng, đồng hoá của người Trung Quốc.
3. Văn hoá thời kỳ quân chủ độc lập (938-1945)
3.1. Lịch sử: thời kỳ này kéo dài 10 thế kỷ, từ thế kỷ X đến thế kỷ XX, với ba triều đại nhỏ: Ngô (939-965), Đinh (968-979), Tiền Lê (980-1009); 4 triều đại lớn: Lý (1009-1225), Trần (1226-1400), Lê (1428-1788), Nguyễn (1802-1945); xen kẽ với 3 triều đại nhỏ là Hồ (1400-1407), Hậu Trần (1407-1414), Tây Sơn (1788-1802).
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, công cuộc phục hưng dân tộc mở ra một kỷ nguyên mới với nền văn hoá mới mà trung tâm là Thăng Long, Hà Nội. Nhưng từ thế kỷ XVI, chế độ quân chủ tập quyền và quốc gia thống nhất bị khủng hoảng, đất nước bị phân hoá chia thành Nam - Bắc triều, Đàng Ngoài - Đàng Trong với cuộc nội chiến Lê - Mạc (1533-1592), Trịnh - Nguyễn (1627-1772). Tuy nhiên, nền kinh tế và văn hoá vẫn phát triển trong từng vùng, nhất là các cảng biển. Công cuộc mở rộng, khai phá đất nước về phía Nam cho tới đồng bằng sông Cửu Long vẫn được tiến hành.
Từ thế kỷ XVI, quan hệ giao thương với nước ngoài phát triển mạnh, dẫn đến sự phồn vinh của nhiều đô thị, cảng biển. Văn hoá dân tộc phát triển và giao lưu với các nước trong khu vực và một số nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. Đây cũng là thời kỳ Thiên Chúa giáo bắt đầu được truyền bá tại Việt Nam. Các làng nghề thủ công phát triển ở miền Bắc với nghề ươm tơ tằm, dệt lụa và ở miền Trung, miền Nam với nghề làm đồ gốm. Đây là những sản phẩm để trao đổi với nước ngoài.
Triều đại Tây Sơn, với vua Quang Trung Nguyễn Huệ, có nhiều chính sách cải cách về ruộng đất và văn hoá (coi trọng chữ Nôm) có lợi cho người dân, nhưng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Chúa Nguyễn Ánh, với sự giúp đỡ của người Pháp, đã đánh bại nhà Tây Sơn, mở đầu triều đại nhà Nguyễn khi lên ngôi vua năm 1802, đóng đô ở Phú Xuân, Huế, đặt quốc hiệu là Việt Nam. Trước sức mạnh quân sự, kỹ thuật vượt trội của phương Tây, triều Nguyễn không có những cải cách để khắc phục tình trạng lạc hậu của đất nước, dùng chính sách bế quan toả cảng và hệ tư tưởng Nho giáo chống lại hệ tư tưởng Thiên Chúa giáo nên dẫn đến cuộc xâm lược của thực dân Pháp (1858-1884) và nước ta rơi vào vòng nô lệ phương Tây (1884-1945).
3.2. Văn hoá
Người Việt vẫn giữ được những nét tiêu biểu của nền văn hoá nông nghiệp nhưng nhận ra giá trị cao cả, linh thiêng của đất nước vì đã phải trả giá đắt cho nền độc lập và tự do của dân tộc qua các cuộc chiến tranh. Do phải chịu những cuộc nội chiến giữa các triều đại, người Việt thấy đời sống có vẻ tạm bợ, nặng nề, nên thường có tâm trạng bi quan, thiếu vẻ dấn thân, yêu đời.
Phật giáo chiếm địa vị độc tôn về tín ngưỡng trong dân chúng, nhất là trong 2 triều Lý Trần, với những vị quốc sư như Khuông Việt, Pháp Thuận, Vạn Hạnh… hoặc vua Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông cũng là những nhà Phật học lỗi lạc. Làng nào hầu như cũng có chùa. Chính quyền cũng xây dựng nhiều chùa và phổ biến tư tưởng Phật giáo cho quần chúng. Những giá trị văn hoá của Phật giáo để lại chính là thái độ bi quan, yếm thế, cho đời là vô thường, là bể khổ và giữ cho con người ăn ngay ở lành để được đầu thai vào kiếp sau tốt đẹp hơn. Vì được quần chúng tôn trọng, chính quyền ưu đãi, nên nhiều vị tu hành lại đánh mất tư cách đạo đức. Ca dao Việt Nam còn để lại nhiều lời chê trách các người tu sĩ ấy (Ba cô đội gạo lên Chùa…). Do đó, đại đa số dân chúng quay trở về với việc thờ cúng ông bà tổ tiên, đạo Mẫu và thờ các vị Thành Hoàng.
Khổng giáo hay Nho giáo là hệ thống tư tưởng, đạo đức, chính trị do Đức Khổng Tử lập ra và được các đồ đệ khai triển nhằm tổ chức một xã hội ổn định, trật tự, kỷ cương ở trần thế, chứ không quan tâm đến những chuyện thần thánh ở thế giới mai sau, dù trong văn bản nền tảng là Tứ Thư, Ngũ Kinh có nói đến Trời, đến Thiên (thiên mệnh của nhà vua, vua là thiên tử có toàn quyền sinh sát: quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung). Nhà nước phong kiến đã sử dụng Khổng giáo làm công cụ để bảo đảm quyền lực nên đã chọn làm quốc giáo. Triều Lý đã lập Văn Miếu thờ Đức Khổng Tử năm 1070, lập Quốc Tử Giám năm 1076 và tổ chức học hành, thi cử, đào tạo công chức làm việc cho chính quyền. Nho giáo chiếm lĩnh đời sống tinh thần qua những văn thơ, kinh sách được phổ biến trong dân chúng và dần dần chiếm thế độc tôn từ thế kỷ XV trở đi, nhất là trong thế kỷ XVIII-XIX. Làng nào cũng có người đi học, đi thi. Đình làng được sử dụng như một chỗ để hội họp cộng đồng nhưng cũng là nơi thể hiện các nghi thức tế tự của Khổng giáo. Hệ thống tư tưởng Nho giáo tuy giữ cho dân tộc ổn định trong thời đại nhiễu nhương nhiều thế kỷ, nhưng lại kìm hãm sự phát triển, đổi mới, mở ra cho khoa học tiến bộ của con người và dân tộc. Những nhà trí thức thường chỉ quanh quẩn với những vần thơ, bài phú ca tụng dòng họ, tìm danh lợi trong chốn quan trường.
Sau khi quân đội Pháp bắn thị uy vào cảng Đà Nẵng năm 1847 và nhanh chóng chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ năm 1862, cuộc bách hại người Công Giáo trở nên hết sức khốc liệt vì vua quan đổ tội cho người Công Giáo theo gót kẻ xâm lăng. Nhiều đám dân chúng cũng hùa theo quân lính triều đình cướp phá các làng trù phú của người Công Giáo với khẩu hiệu “bình Tây sát Tả”. Tuy nhiên nhiều nhà Nho nổi tiếng yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Kỳ ngoại hầu Cường Để, Lương Văn Can, qua các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, đã minh oan cho người Công Giáo và hô hào toàn dân hãy đón nhận những giá trị mới về dân chủ, bình đảng nam nữ, hôn nhân một vợ một chồng, chữ Việt và tinh thần cởi mở với khoa học kỹ thuật của người Công Giáo[8]. Những giá trị của nền văn hoá Công Giáo đã được toàn dân Việt đón nhận để bước vào một giai đoạn mới của đất nước.
4. Văn hoá thời kỳ phát triển và hội nhập với thế giới (1945- nay)
4.1. Lịch sử. Từ năm 1930, Hồ Chí Minh và một số nhà ái quốc theo ý thức hệ Cộng sản để giải phóng đất nước. Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945) kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng, những người Công sản Việt Nam tiến hành cuộc Cách Mạng tháng Tám năm 1945. Ngày 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ở Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà. Ngày 23/9/1945, quân đội thực dân Pháp tiến công Sài Gòn, mở màn cho cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, qua Hiệp định Genève, quân Pháp rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Việt Nam được chia thành 2 miền theo hai ý thức hệ khác nhau: miền Bắc theo chủ nghĩa Cộng Sản, miền Nam theo chủ nghĩa Tư bản với tên nước là Việt Nam Cộng Hoà. Hai miền lại bắt đầu chiến tranh khốc liệt cho đến ngày 30/4/1975, khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà buông súng đầu hàng vì chính quyền Hoa Kỳ không còn yểm trợ cho cuộc chiến tranh bảo vệ tự do và giá trị mỗi cá nhân con người để tìm lợi ích kinh tế, trong khi sức mạnh quân sự của thế giới Cộng sản với Liên Xô và Trung Cộng vẫn hỗ trợ Miền Bắc.
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu bắt đầu từ Ba Lan vào năm 1989, và tiếp tục ở Hungary, Đông Đức, Bungary, Tiệp Khắc và România, nhất là sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1990, dẫn đến việc Liên Xô bị giải thể vào cuối năm 1991. Kết quả là Nga và 14 quốc gia của khối Liên Xô tuyên bố độc lập. Sự kiện Thiên An Môn năm 1989 tuy không thành công trong việc kích thích sự thay đổi chính trị lớn ở Trung Quốc nhưng lại ảnh hưởng đến những phần khác của thế giới. Chế độ Xã hội Chủ nghĩa đã bị bãi bỏ ở các nước như Campuchia, Ethiopia, Mông Cổ và Nam Yemen. Theo xu hướng đó, Đảng Cộng Sản Việt Nam buộc phải đổi mới để tồn tại. Cuộc hội nhập vào nền văn hoá thế giới của dân tộc Việt Nam bắt đầu từ 1986 khi Đảng Cộng Sản Việt Nam công bố thời kỳ đổi mới và kéo dài đến ngày nay.
Việt Nam gia nhập WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) vào ngày 7-11-2006, và được công nhận là thành viên chính thức của tổ chức này vào ngày 11-1-2007. Việc gia nhập WTO đã mở ra cơ hội lớn cho người Việt hoà nhập vào nền văn hoá thế giới với xu hướng đô thị hoá, hiện đại hoá nhờ khoa học kỹ thuật và mở ra với mọi nguồn văn hoá đại chúng nhờ sách báo, phim ảnh, truyền hình, intrenet và điện thoại thông minh.
4.2. Văn hoá.
Những giá trị văn hoá được tạo nên trong thời kỳ xung đột mãnh liệt giữa các ý thức hệ khi hai miền Nam Bắc trở thành tiền đồn của hai thế giới Tư bản và Cộng sản, cũng như những giá trị văn hoá của các dân tộc phản ánh tâm tư của nhân loại trong một giai đoạn nhất định của lịch sử, đều đáng trân trọng. Chúng giống như những chất liệu đường, chanh, muối, nước, tự bản thân và để riêng rẽ thì rất tốt, nhưng khi hoà trộn vào nhau mà không được điều chỉnh định lượng cho phù hợp thì không thể trở thành ly nước chanh ngon ngọt, bổ dưỡng, trái lại, còn làm nguy hại đến sức khoẻ con người. Đấy là trường hợp của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển với thế giới hiện nay khi có quá nhiều những giá trị đối chọi nhau.
Nhiều giá trị trong nền văn hoá truyền thống bị loại bỏ như niềm tin vào Trời, giá trị của các tôn giáo, vì một số người quá say mê cái mới, nhất là khi chính quyền công khai loại bỏ chúng ra khỏi chương trình giáo dục, đào tạo con người. Nhiều người trẻ choáng ngợp trước vẻ hào nhoáng của khoa học hiện đại nên bỏ hết những kinh nghiệm ngàn đời của tổ tiên. Người ta bị cuốn hút vào cơn lốc xoáy của việc hưởng thụ vật chất, đánh giá nhau theo những phương tiện, bằng cấp, tài sản bên ngoài, nên không còn trọng tình nghĩa, đức hạnh, từ đó gây nên sự đổ vỡ hạnh phúc gia đình, suy thoái trầm trọng đạo đức xã hội[9]. Tội ác, tham nhũng, bất công và nhiều tệ nạn xã hội tràn lan khắp nơi. Vấn đề cần giải quyết là chính quyền cũng như mỗi người dân nhận thức được giá trị của việc hội nhập văn hoá và thực hiện việc hội nhập này như thế nào cho có kết quả tốt đẹp.
Lời kết
Vì thế, khi tìm hiểu về cuộc hội nhập văn hoá trong lịch sử dân tộc Việt Nam và kết quả hiện nay của nền văn hoá dân tộc, mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm phân định những giá trị nào cần tiếp tục gìn giữ và phát huy, giá trị nào nên loại bỏ hoặc điều chỉnh mức độ hợp lý tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Dù đây là trách nhiệm nặng nề của chính quyền và những người lãnh đạo trong cộng đồng xã hội, nhưng cá nhân mỗi người, như một thực thể chịu ảnh hưởng của văn hoá, vẫn là chủ thể tác động vào nền văn hoá và thay đổi được những giá trị cho thế hệ tương lai. Như thế chúng ta vẫn có quyền sống trong niềm tin và hy vọng vào một tương lai tốt đẹp cho từng người cũng như cho dân tộc Việt Nam.
Câu hỏi gợi ý
1. Bạn đã thu nhận được những giá trị nào trong dòng lịch sử văn hoá của dân tộc?
2.Bạn hãy liệt kê những giá trị lỗi thời mà hiện nay người Việt đang nắm giữ và đề nghị sửa đổi bằng giá trị nào của nền văn hoá Công Giáo?
Chú Thích
[1] X. Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn, Từ điển Bách khoa Việt Nam, Mục từ Việt Nam, NXB TĐBKVN, 2005, tr. 890-892.
[2] X. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, đôi khi gọi tắt là Toàn thư, là bộ quốc sử viết bằng văn ngôn của Việt Nam, viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê.
[3] X. Toan Ánh, Tín ngưỡng Việt Nam, Quyển Thượng, NXB Tp.HCM.
[4] X. Hội đồng Giám mục Việt Nam, Niên giám 2016 Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, NXB Tôn Giáo, 2017, tr.470.
[5] X. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở Văn hoá Việt Nam, Trường Đại học Tổng hợp Tp.HCM, 1996; nhiều bài về văn hoá nông nghiệp trên mạng internet viết theo hướng đó.
[6] X. Văn Lang thời Hùng Vương đã từng có chữ viết riêng? Internet, 16/4/2016, về nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền.
[7] X. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử ký toàn thư.
[8] X. Hội đồng Giám mục Việt Nam, Niên giám 2016 Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, NXB Tôn Giáo, tr. 178-185
[9] X. Hội đồng Giám mục Việt Nam, Niên giám 2016 GHCGVN, NXB Tôn Giáo, tr 215; Họp Đại biểu Quốc Hội, Vì sao đạo đức xuống cấp?, Báo Tuổi Trẻ, ngày 31/10/2018, tr 1-3.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Phút Riêng Tư
Thérésa Nguyễn
09:24 07/11/2018
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Mặc cho thị tứ ồn ào
Tìm nơi vắng vẻ đi vào cõi riêng
Để lòng thanh thản bình yên
(tn)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 08/11/2018: Khủng bố Hồi Giáo dọa ám sát Đức Thánh Cha trong dịp Giáng Sinh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:47 07/11/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Một nhóm các phương tiện truyền thông ủng hộ cho bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã đưa ra hai lời hăm dọa ám sát Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ trong vài ngày qua. Điều này được các quan sát viên ghi nhận là một sự hồi sinh những đe dọa và kích động bạo lực chống lại Vatican và Giáo Hội Công Giáo của bọn khủng bố IS.
Trong tháng qua, Al-Abd Al-Faqir, một nhóm các phương tiện truyền thông phò IS đã đe dọa các cuộc tấn công bằng lựu đạn tại các địa điểm hòa nhạc mừng Giáng Sinh. Trong mấy ngày qua, bọn này lại vừa tung ra một tấm poster với hình ảnh của Đức Thánh Cha Phanxicô và một tay sát thủ IS đang chĩa một khẩu súng lục vào ngài với dòng chữ lớn bên dưới:
“Đừng tưởng các cuộc tấn công của chúng tôi không thể đến gần”.
Trong một thông điệp gửi tới những thành phần thánh chiến nằm vùng tại các nước phương Tây, bọn khủng bố Hồi Giáo IS nói “lễ hội của những tên thập tự chinh đang đến gần” và hô hào các cuộc nổ bom tự sát nhằm phá hoại bầu khí an bình của lễ Giáng Sinh.
Trong một hành động đáng bị lên án mạnh mẽ, bọn khủng bố Hồi Giáo IS lại tung ra một tấm bích chương mô tả Đức Giáo Hoàng bị chúng chặt đầu. Tấm bích chương này đã từng được chúng đưa ra vào năm ngoái.
Hình ảnh mà chúng tôi quyết định không đưa lên, mô tả một tên thánh chiến Hồi Giáo. Y đứng đắc thắng trên thân thể của một tù nhân trong bộ quần áo màu da cam, trong khi vẫn giữ đầu của Đức Giáo Hoàng.
Tên khủng bố, đội một chiếc khăn màu trắng, đang đứng trước một số tòa nhà bị cháy rụi và phá hủy. Bên cạnh đầu của Đức Giáo Hoàng với hàng chữ “Jorge Mario Bergoglio”.
Viện Nghiên cứu Truyền thông Trung Đông, gọi tắt là MEMRI, báo cáo rằng nhóm truyền thông Wafa, một cơ quan tuyên truyền có liên kết với bọn khủng bố Hồi Giáo IS, đã tung ra hình ảnh này. Tấm hình xuất hiện chỉ vài ngày sau khi bọn chúng tung ra một tấm bích chương mô tả một tên khủng bố đang lái xe lao vào Đền Thờ Thánh Phêrô, với những lời lẽ đe dọa một cuộc tấn công khủng bố tại Vatican vào dịp Giáng sinh năm nay.
Các nhà phân tích MEMRI cảnh báo rằng bọn khủng bố Hồi Giáo IS này có thể đang cố thúc đẩy các cuộc tấn công vào dịp Giáng Sinh của những “con sói đơn độc” ở châu Âu khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS nhìn nhận sự sụp đổ của chúng ở Iraq và Syria.
Tháng 12 năm 2016, một tên khủng bố ISIS đã lái xe một tải tông vào một khu chợ Giáng sinh ở Berlin, giết chết 11 người và làm bị thương 56 người khác.
2. Nhận định của Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput về Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên
Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia là một trong các nghị phụ của Hoa Kỳ tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về “người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi” vừa diễn ra ở Rôma từ 3 đến 28 tháng 10.
Ngài đã chia sẻ một vài ý kiến về Thượng Hội Đồng Giám Mục này trong bài “Synod 2018: Some Concluding Thoughts” (Thượng Hội Đồng Giám Mục 2018: Một số ý nghĩ tổng kết) được đăng trên First Things hôm 29 tháng 10, 2018.
Một cách tổng quan, Đức Tổng Giám Mục cho biết:
“Các nghị phụ đã bỏ phiếu từng đoạn một về Tài Liệu Sau Cùng, và như hầu hết các nghị phụ, tôi đã bỏ phiếu ‘thuận’ cho hầu hết các đoạn văn.”
Theo Đức Tổng Giám Mục,
“Tài Liệu Sau Cùng, dù có những sai sót riêng nhất định của nó, vẫn là một cải tiến so với Tài Liệu Làm Việc. Các đại biểu cũng bầu một số người tốt lành cho Ủy ban Thường trực của Thượng Hội Đồng Giám Mục. Điều đó có ý nghĩa đầy hy vọng cho tương lai.”
Về vấn đề lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, Đức Tổng Giám Mục Chaput cho biết:
“Có một số những thảo luận tốt giữa các nghị phụ về vấn đề này”, nhưng Đức Tổng Giám Mục Chaput than phiền rằng các nghị phụ bên ngoài Hoa Kỳ và bên ngoài một số nước đang phải đối phó với vấn nạn này, dường như không hiểu phạm vi và tính chất nghiêm trọng của vấn đề.”
Liên quan đến giáo huấn của Giáo hội về tính dục:
“Chìa khóa cho tất cả các cuộc tranh luận liên quan đến tính dục là nhân chủng học. Một trong những vấn đề tế nhị và đáng quan ngại là, ở các giai đoạn thảo luận khác nhau, văn bản của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên đề cập đến nhu cầu phải ‘làm sâu sắc’ hoặc ‘phát triển’ sự hiểu biết của chúng ta về các vấn đề nhân chủng học. Rõ ràng chúng ta có thể, và nên, luôn luôn cầu nguyện nhiều hơn và suy tư sâu xa hơn về các vấn đề phức tạp của con người. Nhưng Giáo Hội đã có một nền nhân chủng học Kitô rõ ràng, phong phú và mạch lạc. Thật là vô ích khi tạo ra những hoài nghi hoặc những mơ hồ xung quanh những vấn đề về bản sắc, mục đích và tính dục của con người, trừ khi người ta muốn dàn cảnh để thay đổi những gì Giáo Hội tin và dạy về cả ba điều trên, bắt đầu với tính dục.”
Đánh giá tổng thể kinh nghiệm về Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2018:
“Nhiều giám mục đã thất vọng vì thiếu các bản dịch về những vấn đề quan trọng trước khi các ngài bỏ phiếu. Như một trong những nghị phụ tại Thượng Hội Đồng Giám Mục đã lập luận, thật là vô đạo đức khi bỏ phiếu ‘thuận’ về các vấn đề quan trọng nếu bạn chưa hề suy tư hay thậm chí chưa hề đọc qua xem nội dung của văn bản nói những gì.”
3. Bình luận của tiến sĩ George Weigel về một cuốn sách mới của Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, Giám Mục về hưu của Hương Cảng vừa cho ra mắt cuốn sách mới “For Love of My People I Will Not Be Silent” – “Vì Tình Yêu Dành Cho Dân Tộc Mình, Tôi Sẽ Không Im Lặng”. Vị Hồng Y 86 tuổi tranh luận trong cuốn sách mới rằng thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc được ký kết hôm 22 tháng 9 đã gây nguy hiểm cho tương lai của Công Giáo ở Hoa Lục. Chế độ Cộng sản Trung Quốc không phải là vĩnh hằng, Đức Hồng Y viết; và nếu hôm nay “bạn xếp hàng đứng sau lưng cái chế độ này, ngày mai Giáo Hội của chúng ta sẽ không được chào đón trong việc tái thiết một Trung Quốc mới.”
Bình luận về cuốn sách này, tiến sĩ George Weigel, thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, nơi ông giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban William E. Simon về Các Nghiên cứu Công Giáo, cho biết như sau:
“Một nguồn vốn đạo đức to lớn đang được xây dựng tại Trung Quốc bởi những cộng đồng tôn giáo từ chối không chịu khom lưng trước sự đàn áp của Cộng sản. Ngược lại, các cộng đồng tôn giáo gắn bó với chế độ sẽ phải mang dấu ấn của cái chế độ đó khi nó sụp đổ, và chắn chắn rằng cái chế độ Cộng sản sẽ phải sụp đổ. Sự đàn áp ngày càng gia tăng của Tập Cận Bình - không chỉ giới hạn trong các cuộc đàn áp tôn giáo - tự nó đã nói lên một cách hùng hồn rằng chế độ này thiếu tự tin về sự ổn định của nó; ngay cả cái chuyện quay ngược lại chính sách của Mao tôn mình làm Đại Đế cai trị suốt đời cũng cho thấy nỗi âu lo của Cộng sản. Trung Quốc có những vấn đề xã hội to lớn, tình trạng nhân khẩu học tệ hại, nạn tham nhũng gia tăng, trong khi tỷ lệ dân số có học thức ngày càng đông hơn cùng với nỗi bất bình về sự bất công trong phân phối thu nhập xã hội và việc kiểm soát xã hội một cách hà khắc của đảng Cộng sản (không phải chỉ trên không gian mạng mà còn nhiều mặt khác trong đời sống xã hội). Cộng tất cả những yếu tố đó lại, xem ra tiên đoán của Đức Hồng Y Quân là đúng: Chủ nghĩa Cộng sản Trung Quốc không phải là bất tử.”
Nhìn về tương lai của xã hội Trung Quốc trong thời hậu Cộng sản, tiến sĩ George Weigel viết:
“Và khi chế độ đó biến mất, thì sao? Lúc đó, theo tôi nghĩ, Trung Quốc sẽ là cánh đồng truyền giáo lớn nhất của Kitô giáo kể từ khi người châu Âu đến khu vực Tây bán cầu này vào thế kỷ 16.”
So sánh giữa Ấn Độ và Trung Quốc, George Weigel nhận xét rằng Ấn Độ là nơi có một hệ thống tôn giáo truyền thống đan quyện với văn hóa làm cho việc rao giảng Tin Mừng Kitô giáo trở nên cực kỳ khó khăn. Trong tổng số gần 1 tỷ 3 dân số, các Kitô hữu chỉ chiếm 2.3%, và, bất kể các nỗ lực truyền giáo rất lớn, tỷ lệ này không ngừng sút giảm sau khi người Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ vào năm 1947.
Trái lại, “Trung Quốc sẽ là một lãnh thổ mở rộng cho các cơ hội truyền giáo.” Giải thích nhận xét này, ông viết: “Cuộc Cách mạng Văn hóa của Mao về cơ bản đã phá hủy các tôn giáo truyền thống Trung Quốc, và một xã hội hậu Cộng sản tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống cũng như việc phân phối công bằng sự thịnh vượng vật chất sẽ là mảnh đất màu mỡ cho những gì sứ điệp Tin Mừng đưa ra.”
“Và ai sẽ đưa ra lời đề nghị của sứ điệp Tin Mừng một cách đáng tin cậy? Những người đã phải chịu đựng vì Chúa Kitô và sự thật, chẳng hạn như các giáo hội Tin Lành đang phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc? Hay những người đã thực hiện các giao dịch với những kẻ bách hại trước đó? Câu hỏi tự nó đã có câu trả lời.”
4. Những cử hành Phụng Vụ của Đức Thánh Cha trong tháng 11
Theo thông cáo của phòng nghi lễ Phủ Giáo Hoàng, các cử hành Phụng Vụ của Đức Thánh Cha trong thời gian 3 tháng sắp tới sẽ diễn ra như sau:
Tháng 11, 2018.
Vào ngày thứ Sáu 2 tháng 11, là ngày toàn thể Giáo Hội tưởng nhớ các tín hữu đã qua đời, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm nghĩa trang Laurentino của Rôma, nơi những thai nhi chết khi chưa chào đời được chôn cất. Chuyến viếng thăm này sẽ bắt đầu lúc 4 giờ chiều.
Bên trong nghĩa trang Laurentino, có một khu vườn gọi là “Vườn thiên thần”, được khánh thành cách đây sáu năm và dành riêng cho việc mai táng những thai nhi chết khi chưa chào đời. Vườn thiên thần có diện tích khoảng 600 mét vuông. Nơi đây có đặt hai bức tượng thiên thần rất lớn bằng đá cẩm thạch.
Ngày hôm sau, thứ Bảy 3 tháng 11, lúc 11:30 sáng, Đức Thánh Cha đã cử hành tại Đền Thờ Thánh Phêrô Thánh lễ truyền thống cầu nguyện cho các Hồng Y và giám mục đã qua đời trong năm qua.
Cũng tại Đền Thờ Thánh Phêrô, vào ngày Chúa Nhật, 18 tháng 11 tới đây, lúc 10 giờ, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Thánh lễ Ngày Người Nghèo Trên Thế Giới.
5. Những cử hành Phụng Vụ của Đức Thánh Cha trong tháng 12
Ngày thứ Bẩy 8 tháng 12, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Thánh Cha sẽ phó dâng thế giới và Giáo Hội cho Đức Trinh Nữ Maria tại quảng trường Tây Ban Nha vào lúc 4 giờ chiều.
Ngày thứ Tư 12 tháng 12, Lễ Đức Mẹ Guadalupe bổn mạng Mỹ Châu Latinh, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Thánh lễ dành cho người Mỹ Latinh tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào lúc 6 giờ chiều.
Ngày thứ Hai, 24 tháng 12, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ vọng Giáng Sinh vào lúc 9:30 tối tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Sáng thứ Ba 25 tháng 12, lúc 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha sẽ đọc thông điệp Giáng Sinh “Urbi et Orbi” gởi dân thành Rôma và toàn thế giới từ ban công chính giữa Đền Thờ Thánh Phêrô.
Ngày thứ Hai 31 tháng 12, lúc 5 giờ chiều, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi kinh chiều Tạ Ơn và hát kinh Te Deum tạ ơn Chúa và Đức Mẹ đã bam muôn ơn lành và gìn giữ Giáo Hội trong năm 2018.
Bên cạnh các cử hành Phụng Vụ, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với giáo triều Rôma nhân dịp cuối năm, dự trù vào sáng 22 tháng 12.
6. Những cử hành Phụng Vụ của Đức Thánh Cha trong tháng Giêng, 2019.
Cũng tại Đền Thờ Thánh Phêrô, vào ngày 1 tháng Giêng năm 2019, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa và cũng là Ngày Hòa Bình Thế Giới vào lúc 10 giờ sáng.
Chúa Nhật 6 tháng Giêng, lúc 10 giờ, Đức Thánh Cha cử hành Lễ Chúa Hiển Linh tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Chúa Nhật tiếp theo, ngày 13 tháng Giêng, Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa, Đức Thánh Cha sẽ rửa tội cho một số trẻ em theo như truyền thống tại nhà nguyện Sistina, vào lúc 9:30.
Tháng Giêng sẽ được kết thúc với chuyến tông du đến Panama từ ngày 23 đến ngày 28 tháng Giêng, nhân dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Bên cạnh các cử hành Phụng Vụ, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh nhân dịp đầu năm mới.
7. Cuộc họp mùa thu của các Giám Mục Hoa Kỳ
Trong thông cáo báo chí đưa ra hôm 30 tháng 10, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, đã cho biết chi tiết về phiên khoáng đại mùa thu 2018 tại Baltimore từ ngày 12 đến 14 tháng 11.
Thông cáo báo chí của USCCB cho biết cuộc họp khoáng đại mùa thu của các Giám Mục Mỹ sẽ bắt đầu với một diễn từ của Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo, Tổng Giám Mục Galveston-Houston và là Chủ tịch USCCB.
Sau đó là diễn từ của Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, là Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre.
Sau khi nghe hai diễn từ này, các giám mục sẽ tĩnh tâm tại nhà nguyện ngay trong khuôn viên của địa điểm này trong suốt một ngày để suy tư và cầu nguyện. Ngày tĩnh tâm sẽ được kết thúc bằng một Thánh lễ vào tối thứ Hai 12/11.
Ngày thứ Ba, các giám mục sẽ thảo luận và bỏ phiếu về một loạt các biện pháp cụ thể để đối phó với cuộc khủng hoảng lạm dụng, bao gồm cả các biện pháp được phê chuẩn trong chương trình nghị sự vào tháng 9 của Ủy ban Thường trực USCCB, chẳng hạn như cơ chế báo cáo của bên thứ ba gồm các đại diện giáo dân, tiêu chuẩn ứng xử của các giám mục và các quy định trong trường hợp các giám mục phải từ chức hoặc bị bãi nhiệm vì lạm dụng. Các giám mục cũng sẽ nghe các báo cáo từ Hội đồng Cố vấn Quốc gia và Hội đồng Xét duyệt Quốc gia.
Hội đồng cũng sẽ biểu quyết về thư mục vụ chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và cũng sẽ nghe một báo cáo về Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa 15 về những người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi. Cácngài cũng sẽ bỏ phiếu cho ngân sách năm 2019.
Các giám mục cũng sẽ bỏ phiếu bầu Thủ quỹ mới, và các chủ tịch mới cho các Ủy ban Giáo dục Công Giáo, Giáo sĩ, Đời sống thánh hiến, Phụng tự, Tư pháp quốc nội và phát triển nhân bản, Sự sống - hôn nhân - cuộc sống gia đình và thanh niên, và Ủy ban di cư.
Cũng sẽ có một cuộc bỏ phiếu theo thể thức giơ tay về án tuyên bậc Tôi Tớ Chúa cho nữ tu Thea Bowman, FSPA. Nữ tu Bowman sinh ngày 29/12/1937 và qua đời ngày 30/3/1990.
8. Nhà thờ tại Wakefield cháy ra tro nhưng bức ảnh Chúa vẫn còn nguyên vẹn
Bản tin hôm 26/10 của Đài truyền hình Boston 25 News, một cơ quan truyền thông thế tục, cho biết nhà thờ Baptist đầu tiên ở Wakefield đã cháy thành tro bụi trong một đám cháy kinh hoàng phá hủy hoàn toàn cấu trúc đã có từ 150 năm nay.
Các nhân chứng nói với Boston 25 News rằng tối thứ Ba 23/10, sét đánh trúng vào ngọn tháp của nhà thờ khi thời tiết khắc nghiệt di chuyển qua khu vực này, gây ra một đám cháy kinh hoàng.
Các cư dân trong vùng đã bắt đầu thu dọn tàn dư của địa danh lịch sử này dưới cơn mưa tầm tã vào sáng thứ Tư.
Tòa nhà 150 năm tuổi này đã bị phá hủy hoàn toàn. Nhưng, mọi người kinh ngạc khi thấy rằng cho dù tất cả đã bị cháy thành tro thì một bức tranh treo ở lối ra vào phía trước nhà thờ gần như vẫn còn nguyên không bị ảnh hưởng gì.
Bức tranh vẽ Chúa Giêsu Kitô đã sống sót qua trận hỏa hoạn kinh hoàng như trong địa ngục vào đêm thứ Ba, và giờ đây được đưa về nhà của một giáo dân.
“Cá nhân tôi coi đó là một dấu chỉ nhắc nhở rằng Chúa Giêsu, Đức Kitô mà chúng ta tôn thờ vẫn hằng sống và mặc dù nhà thờ của chúng tôi đã biến mất, Hội thánh của chúng tôi vẫn còn đây và Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ vẫn còn ở đây”, Maria Kakalowski một giáo dân nói.
Theo thông tấn xã Catholic News Agency, năm ngoái, hai bức tượng của Đức Trinh Nữ Maria ở Corpus Christi, Texas cũng sống sót trong một trận hỏa hoạn do cơn bão Harvey gây ra, mặc dù mọi thứ chung quanh đã cháy thành than.
Tháng Bảy năm nay, hai bức tượng Đức Trinh Nữ Maria khác cũng đã sống sót sau một trận hỏa hoạn tại Trường Trung Học Nữ Vương Các Thánh Thiên Thần ở Morton, Pennsylvania. Một trong hai bức tượng này cũng đã từng trải qua một trận hỏa hoạn trước đó.
9. Tối Cao Pháp Viện Pakistan tha bổng Asia Bibi, Hồi Giáo cực đoan lập tức nổi loạn
Tối Cao Pháp Viện Pakistan đã tha bổng một phụ nữ Công Giáo đã từng bị kết án tử hình vì tội phỉ báng vào năm 2010.
Asia Bibi bị kết tội xúc phạm Mohammed trong một cuộc cãi vã với những người hàng xóm của cô.
Chánh án Saqib Nisarm nói Bibi được phóng thích khỏi nhà tù Sheikupura ngay lập tức nếu cô không liên quan đến một vụ án nào khác.
Các thẩm phán cho biết việc kết án tử hình cô trước đây được dựa trên những bằng chứng mỏng manh, và công tố viên đã “không thể chứng minh được sự nghi ngờ hợp lý trong trường hợp này”.
Phóng viên BBC cho biết cảnh sát hiện diện dày đặc bên ngoài Tòa án Tối cao, và tại những địa điểm thường xảy ra các cuộc biểu tình tại Karachi, Lahore và Peshawar.
Bạo động lập tức nổ ra tại nhiều thành phố Pakistan sau khi chánh án Saqib Nisarm tuyên bố quyết định của Tối Cao Pháp Viện Pakistan.
Hồi đầu tháng này, Tối Cao Pháp Viện Pakistan đã đi đến quyết định tha bổng Asia Bibi nhưng thấy trước phản ứng của người Hồi Giáo nên họ đã hoãn lại việc công bố phán quyết để chờ cho các cơ quan an ninh có các biện pháp ngăn chặn bạo động.
Thủ tướng Pakistan Imran Khan là người nhiều lần tuyên bố ủng hộ các luật chống báng bổ khắc nghiệt của quốc gia này. Tuy nhiên, ngay sau tuyên bố của Tối Cao Pháp Viện Pakistan, các đài truyền hình của nhà nước đã phát hình lời kêu gọi của ông cảnh cáo rằng chính quyền Pakistan sẽ thẳng tay thi hành chức trách của mình là bảo vệ an ninh xã hội, kiên quyết chống tất cả các hành vi quấy rối.
Trong khi đó, tại Lahore, lệnh cấm tụ tập trên 4 người, cấm biểu tình bằng xe gắn máy, cấm mang hung khí được thông báo trên các phương tiện truyền thông.
Những biện pháp này cho thấy nhà cầm quyền Pakistan đã được thông báo trước về bản án của Tòa Án Tối Cao Pakistan.
Gia đình Bibi nói rằng họ lo sợ cho sự an toàn của mình và bây giờ họ chỉ mong có thể rời khỏi Pakistan càng sớm càng tốt.
Trong phiên họp hôm 31 tháng 10, các dân biểu Anh đã lên tiếng yêu cầu thủ tướng Theresa May ban cấp tư cách tị nạn cho Asia Bibi, chồng và con gái cô.
10. Trường hợp của Asia Bibi
Năm 2009, Bibi bị buộc tội đưa ra những nhận xét phỉ báng tiên tri Hồi giáo Muhammad sau một cuộc tranh luận bắt nguồn từ một ly nước. Bibi đang thu hoạch quả dâu với các công nhân nông trại khác khi được yêu cầu đi lấy nước từ giếng.
Một người nhìn thấy cô uống nước từ một cái ly mà trước đó đã được những người Hồi giáo sử dụng. Người ấy nói với Bibi rằng một Kitô hữu không thể sử dụng chung một ly nước với người Hồi Giáo, vì Kitô hữu là người ô uế. Một cuộc cãi vã xảy ra sau đó, và năm ngày sau đó người ta báo cáo với một giáo sĩ Hồi giáo rằng Bibi đã phỉ báng Muhammad. Bibi và gia đình cô là những Kitô hữu duy nhất trong khu vực, và đã phải đối mặt với những áp lực buộc cải đạo sang Hồi giáo.
Cô bị kết tội phạm tội phạm thượng vào năm 2010, và bị kết án tử hình bằng cách treo cổ. Cô kháng cáo ngay lập tức. Tòa án Tối cao Lahore đã y án vào năm 2014, sau đó cô đã kháng cáo lên Tòa án Tối cao của Pakistan. Tòa án tối cao đã đồng ý nghe kháng cáo của cô vào năm 2015 nhưng khất lần hẹn nữa cho đến nay mới xử.
Kể từ khi bị bắt giữ, Bibi đã nhận được sự hỗ trợ từ nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho cô, bao gồm cả Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 và Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Vào năm 2015, Đức Phanxicô đã tiếp chồng và con gái cô và cầu nguyện cho cô.
Ở Pakistan, những người Hồi giáo cứng rắn đã kêu gọi tử hình cô ngay từ khi cô bị kết tội lần đầu. Luật phỉ báng của Pakistan áp đặt hình phạt nghiêm khắc đối với những người xúc phạm Kinh Qur'an hoặc phỉ báng Mohammed. Hồi giáo là quốc giáo của Pakistan, và khoảng 97% dân số là người Hồi giáo.
11. Phản ứng của Asia Bibi sau phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Pakistan
“Tôi không thể tin được những gì tôi đang nghe. Tôi có thể ra khỏi tù ngay bây giờ được không? Liệu họ có cho tôi ra ngoài không?” Đó là những lời Asia Bibi nói qua điện thoại với thông tấn xã AFP.
Tòa án tối cao của Pakistan đã bác bỏ án tử hình các tòa dưới dành cho Asia Bibi, một người phụ nữ Công Giáo Pakistan và là người mẹ của năm đứa con đã bị giam giữ từ năm 2009 và bị kết án tử hình vào tháng 11 năm 2010 về tội phỉ báng chống lại tiên tri Mohammed. Cô luôn phủ nhận những cáo buộc và khẳng định sự vô tội của mình.
Chánh phán Mian Saqib Nisar, và hai vị thẩm phán Asif Saeed Khosa và Mazhar Alam Khan, đã đưa ra phán quyết vào ngày 31 tháng 10. Theo phán quyết của tòa Asia Bibi có thể được trả tự do ngay lập tức từ một nhà tù gần Lahore, nơi cô đang bị giam giữ trong tám năm qua.
Đây là một quyết định can đảm của các thẩm phán Pakistan, những người đã dám đưa ra phán quyết của mình bất chấp những cuộc biểu tình mạnh mẽ hồi đầu tháng này, do nhóm Hồi giáo cực đoan Tehreek-e-Labaik chủ xướng.
Chồng cô, Ashiq Masih, bày tỏ niềm vui của gia đình mình sau bản án mang tính bước ngoặt. “Chúng tôi rất hạnh phúc. Đây là tin tuyệt vời. Chúng tôi cảm tạ Thiên Chúa rất nhiều vì Người đã nhậm lời cầu nguyện của chúng tôi và những lời cầu nguyện của rất nhiều người khác” ông nói với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ.
Rizvi, một thầy giảng kinh Qu’ran, lãnh đạo của Tehreek-e-Labbaik, đã cảnh cáo các thẩm phán, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ địa phương cũng như quốc tế về hậu quả “thảm khốc” nếu Asia Bibi được trả tự do. Hắn ta cũng đe dọa Saiful Malook, luật sư đại diện cho Asia Bibi tại tòa án. Rizvi thông báo rằng phong trào của hắn sẽ “tổ chức các cuộc biểu tình lớn và không để yên cho chính phủ nếu nhà cầm quyền trả tự do cho Asia Bibi để làm vừa lòng Hoa Kỳ.”
Trường hợp của Asia Bibi đã thu hút sự chú ý rất lớn của quốc tế. Hơn 400,000 người trên toàn thế giới đã ký một bản kiến nghị trả tự do cho Bibi. Vào năm 2010, đích thân Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã kêu gọi hủy bỏ các cáo buộc chống lại Asia Bibi.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một trong số những người cầu nguyện và hoạt động cho việc trả tự do cho Asia Bibi. Đầu năm nay, Đức Giáo Hoàng đã gặp chồng và con gái của bà, Eisham Ashiq. Ngài nói với cô con gái của Asia Bibi, “Cha thường nghĩ đến mẹ con, và cha cầu nguyện cho bà ấy.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi Asia Bibi là “một vị tử vì đạo” trong thời đại chúng ta.
Cô Ashiq nói với Đức Giáo Hoàng: “Khi con gặp mẹ con trước khi rời Pakistan, bà yêu cầu con tặng Đức Thánh Cha một nụ hôn.” Rồi cô ôm hôn Đức Thánh Cha Phanxicô.
Khi ông Masih, chồng của Asia Bibi, gặp Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc gặp gỡ tại thư viện riêng của Đức Thánh Cha tại dinh Tông Tòa của Vatican sáng hôm đó, ông nói, “Thưa Đức Thánh Cha, con cầu xin ngài cầu nguyện cho vợ con và cho tất cả các Kitô hữu bị bách hại.”
Phóng viên BBC cho biết, ngay sau khi phán quyết của tòa án được đưa ra các cuộc biểu tình bạo động của những người Hồi Giáo cực đoan đã nổ ra tại Karachi, Lahore, Peshawar và Multan. Vùng Red Zone của thủ đô Islamabad, nơi đặt trụ sở của Tòa án Tối cao, đã bị cảnh sát phong tỏa để bảo vệ mạng sống của các vị thẩm phán.
12. Cảm nhận của Chính Thống Giáo Nga về lập trường của Tòa Thánh đối với việc ban cấp quy chế tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine
Đức Tổng Giám Mục trưởng Hilarion của tổng giáo phận Chính Thống Giáo Nga Volokolamsk, là chủ tịch ủy ban đối ngoại Thánh Công Đồng Chính Thống Nga, đã tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên trong tư cách là một quan sát viên.
Trong dịp này, ngài đã được Đức Thánh Cha tiếp vào ngày 19 tháng 10. Trong chương trình ‘Giáo Hội và Thế giới’ được phát sóng trên kênh truyền hình Russia - 24 vào hôm thứ Bảy 27 tháng 10, ngài đã đưa ra những nhận xét sau về lập trường của Tòa Thánh đối với việc ban cấp quy chế tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine.
Mở đầu, Đức Tổng Giám Mục ghi nhận rằng “mối quan hệ giữa Giáo hội Chính thống Nga và Giáo Hội Công Giáo đã nhận được một động lực mới để phát triển mạnh hơn, sau khi Đức Thượng Phụ Kirill gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô ở Havana cách đây hai năm rưỡi.”
Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng “Tôi phải nói thêm rằng trước cuộc họp đó, những liên lạc giữa hai bên cũng đã được tổ chức rất thường xuyên. Trong triều giáo hoàng của Đức Phanxicô, tôi đã gặp ngài 7 lần, trung bình tôi gặp ngài mỗi năm một lần. Thông thường các cuộc gặp gỡ diễn ra vào mùa thu, bởi vì vào mùa thu, Giáo Hội Công Giáo Rôma thường tổ chức các Thượng Hội Đồng Giám Mục trong đó các quan sát viên từ một số Giáo hội Chính thống được mời. Trong nhiều năm nay, tôi đã đến đó như một quan sát viên từ Giáo hội Chính thống Nga.”
Đức Tổng Giám Mục Hilarion nói thêm rằng “Thông thường, tôi đến một hoặc hai ngày. Tôi được phát biểu trong vòng 10 hay 12 phút về quan điểm của Chính Thống Giáo Nga đối với một chủ đề cụ thể. Bên lề Thượng Hội Đồng Giám Mục, tôi thường gặp Đức Giáo Hoàng. Thông thường, đó là một buổi tiếp kiến riêng kéo dài khoảng một giờ để thảo luận về các vấn đề hai bên cùng quan tâm.”
Về cuộc tiếp kiến hôm 19 tháng 10, Đức Tổng Giám Mục cho biết:
“Một phần đáng kể thời gian đã được dành cho một cuộc thảo luận về tình hình ở Ukraine, cụ thể là, về tình hình Giáo Hội, và tôi đưa ra với Đức Giáo Hoàng quan điểm của Giáo hội Chính thống Nga về những diễn biến gần đây. Chúng tôi không cho rằng Giáo hoàng của Roma có thể đóng vai trò trọng tài trong cuộc tranh chấp này - điều đó là hoàn toàn không thể. Thật là sai lầm khi lôi kéo ngài vào những vấn đề này và hy vọng rằng ngài sẽ có một số hành động nào đó hoặc sẽ xác định xem mình đứng về một bên cụ thể nào. Giáo hội Chính thống sống theo luật và quy tắc của riêng mình. Chúng ta sẽ tự mình giải quyết vấn đề này, mà không có sự tham gia của Giáo hoàng Rôma.”
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Hilarion cũng thừa nhận rằng “việc đoạn giao với Tòa Thượng Phụ Constantinople cũng có những hệ quả nhất định trong mối quan hệ với Giáo Hội Công Giáo”. Cụ thể là “việc đoạn giao với Tòa Thượng Phụ Constantinople đã kéo theo việc rút lui khỏi các cuộc đối thoại thần học với Giáo Hội Công Giáo,” ngài nói.
Khi được hỏi về quan điểm của Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến quyết định của Constantinople trao quyền tự trị cho Chính Thống Ukraine, Đức Tổng Giám Mục Hilarion nói mập mờ rằng:
“Tôi không thể truyền đạt cho bạn nội dung của các cuộc đàm phán được bảo mật. Nhưng nói chung, quan điểm của Vatican liên quan đến sự phát triển trong quá khứ cũng như hiện tại ở Ukraine đã đầy đủ và nhiều lần được công bố bởi chính Đức Giáo Hoàng hoặc bởi các đại diện được ngài ủy quyền. Chúng tôi chưa bao giờ nghe bất kỳ lời nào ủng hộ các hành động phiêu lưu của Constantinople đến từ Đức Giáo Hoàng hoặc các đại diện của ngài. Chúng tôi chưa bao giờ nghe về bất kỳ sự hỗ trợ nào cho các hành động của chính quyền Ukraine nhằm phân biệt đối xử chống lại những người nói tiếng Nga. Nhìn chung, chúng ta có thể thấy một quan điểm cân bằng của cá nhân Đức Giáo Hoàng Phanxicô, quốc gia Vatican và Giáo Hội Công Giáo ở các cấp độ khác nhau.”
13. Nhận định của Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk về nỗ lực của Chính Thống Giáo Ukraine xin được ban cấp quy chế tự trị
Các nhà lãnh đạo Công Giáo thường tránh không bình luận về ước muốn độc lập của Chính Thống Giáo Ukraine để khỏi bị lôi cuốn vào cuộc tranh chấp hiện nay giữa Tòa Thượng Phụ Constatinople và Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk là một trường hợp ngoại lệ. Trước hết, ngài là người Ukraine. Thứ hai, dù có im lặng đi chăng nữa, ngài cũng không mua được chút cảm tình nào của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Chính Thống Giáo Nga đã nhiều lần yêu cầu Tòa Thánh giải tán Giáo Hội Công Giáo Nghi lễ Đông phương Ukraine như một điều kiện tiên quyết để một vị Giáo Hoàng có thể đặt chân đến nước Nga.
Trong thời gian Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk, đã dành cho John Allen và Ines San Martin của tờ Crux một cuộc phỏng vấn.
Theo Đức Tổng Giám Mục Shevchuk, ước vọng tự trị của Chính Thống Giáo Ukraine là một nguyện vọng chính đáng của một dân tộc muốn đòi lại những di sản tinh thần và lịch sử của mình, đã bị người Nga cướp đi trong nhiều thế kỷ qua.
Ngài nhận xét rằng: “Người Nga luôn nhận mình là người thừa kế duy nhất của di sản đó. Đó là một sự xuyên tạc lịch sử. Điều đang xảy ra là người dân chúng tôi muốn thực hiện quyền hợp pháp của mình để ‘có sự giải thích riêng về quá khứ tôn giáo, hiện tại và tương lai của Ukraine ... quyền có tiếng nói riêng của chúng tôi.’”
Đức Tổng Giám Mục Shevchuk cũng dự đoán sẽ có những hệ quả đại kết, một Chính Thống giáo Ukraine hiệp nhất có thể tham gia vào một cuộc đối thoại hiệu quả hơn với Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine và trung tâm của sự hiệp nhất của Giáo Hội Công Giáo ở Rôma.”
Theo Đức Tổng Giám Mục, một Giáo Hội Chính Thống Ukraine tự trị sẽ “đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử của Giáo hội Hoàn vũ. Tôi không tin đó sẽ là một tiến trình dễ dàng, nhưng chắc chắn là thú vị và là một sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần.”
14. Tuyên bố của Đức Hồng Y Timothy Dolan về trường hợp của Đức Giám Mục Phụ Tá John Jenik
Ngày 31 tháng 10, Đức Hồng Y đã gởi cho các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân một thư mục vụ về trường hợp của Đức Giám Mục Phụ Tá John Jenik. Toàn văn như sau:
Kính gửi các thành viên trong gia đình Tổng giáo phận New York:
Tôi lấy làm tiếc một lần nữa phải là người mang đến một hung tin, nhưng tôi phải viết thư này để thông báo với anh chị em rằng tổng giáo phận chúng ta đã nhận được cáo buộc lạm dụng tình dục một trẻ vị thành niên chống lại Đức Giám Mục John Jenik, là một Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận.
Hội đồng Tái xét Giáo dân đã cẩn thận kiểm tra lời cáo buộc, liên quan đến các sự việc từ nhiều thập kỷ trước và kết luận rằng bằng chứng được đưa ra là đủ để cho thấy cáo buộc này đáng tin cậy và chứng minh được. Mặc dù Đức Giám Mục Jenik tiếp tục phủ nhận cáo buộc này, ngài đã rời bỏ thừa tác vụ công khai và đã rời khỏi giáo xứ của mình.
Để biết thêm thông tin, xin vui lòng xem lá thư của tôi gửi cho các giáo dân của Đức Giám Mục Jenik, cùng với một lá thư của Đức Giám Mục Jenik, đính kèm bên dưới.
Xin anh chị em nhớ đến trong lời cầu nguyện của anh chị em tất cả những người mà cuộc sống của họ đã bị khuấy động bởi tội phạm và tội lỗi lạm dụng tình dục.
Chân thành trong Chúa Kitô,
Đức Hồng Y Timothy Dolan,
Tổng Giám Mục New York.
15. Lá thư của Đức Giám Mục John Jenik
Đức Cha John Jenik sinh ngày 7 tháng 3 năm 1944 (74 tuổi) tại Manhattan New York. Ngài được thụ phong linh mục ngày 30 tháng 5, 1970. Ngài từng làm cha phó tại các giáo xứ St. Jerome từ năm 1970 đến 1974, St. Thomas Aquinas từ năm 1974 đến 1978 và cuối cùng là giáo xứ Đức Mẹ là Chốn Nương Náu từ năm 1978 đến 1985. Từ năm 1985, ngài là cha sở giáo xứ Đức Mẹ là Chốn Nương Náu. Ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Giám Mục Phụ Tá New York vào ngày 14 tháng Sáu 2014.
Michael Meenan, 52 tuổi, cáo buộc rằng vào năm 1978 ở tuổi 13 ông ta đã quen biết với cha John Jenik và đã đến nhà vị linh mục chơi nhiều lần trong đó có khoảng 70 lần ngủ qua đêm. Ông ta cáo buộc cha John Jenik đã một vài lần mời ông ta uống rượu và ít nhất một lần đã rờ mó mình khi hai người ngủ chung với nhau.
Trong lá thư gởi cho anh chị em giáo dân giáo xứ Đức Mẹ là Chốn Nương Náu, Đức Cha Jenik viết:
Anh chị em giáo dân thân mến,
Đây là lá thư khó khăn nhất mà tôi phải viết trong 48 năm linh mục của tôi.
Như lá thư đính kèm của Đức Hồng Y Dolan đã làm rõ, một cáo buộc lạm dụng chống lại tôi đã được gởi đến Chương trình Hòa giải và Đền bù Độc lập của tổng giáo phận, và cáo buộc này cuối cùng được Hội đồng Tái xét Giáo dân nhận định là đáng tin cậy và chứng minh được.
Dù có một niềm tôn trọng tuyệt đối đối với Chương trình Hòa giải và Đền bù Độc lập và Hội đồng Tái xét Giáo dân, và biết rằng họ có một gánh nặng rất lớn khi phải đối diện với tội ác lạm dụng tính dục, tôi tiếp tục kiên quyết bác bỏ cáo buộc là tôi đã từng lạm dụng bất cứ ai vào bất cứ thời điểm nào. Do đó, tôi sẽ thỉnh cầu Vatican, là thẩm quyền cao nhất trong những trường hợp như thế này, xét lại vấn đề, với hy vọng là cuối cùng tôi được chứng minh vô tội.
Trong lúc này, tôi sẽ tuân thủ các quy định trong chính sách của tổng giáo phận, và sẽ không thi hành các thừa tác vụ công khai. Tôi sẽ bước qua một bên và chấm dứt tác vụ chủ chăn của giáo xứ Đức Mẹ là Chốn Nương Náu cho đến khi vấn đề được giải quyết.
Như nhiều người trong anh chị em cũng biết, tôi đang trong tiến trình hồi phục sau khi phải giải phẩu hông, và sẽ phải trải qua một cuộc giải phẩu thứ hai đối với hông bên kia vào tháng tới. Cám ơn những tấm thiệp của anh chị em, những lá thư, những cú điện thoại, và đặc biệt nhất là những lời cầu nguyện của anh chị em. Đó là sức mạnh của tôi.
Xin anh chị em cũng vui lòng cầu nguyện cho người đã đưa ra cáo buộc chống lại tôi, và cho tất cả những ai là nạn nhân của tội ác lạm dụng. Anh chị em luôn có một chỗ trong lời cầu nguyện và trong tâm hồn tôi, và chắc chắn tôi cũng cần một chỗ như thế nơi anh chị em.
Trong Chúa Kitô
Đức Giám Mục John Jenik
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 8/11/2018: Công bố đề tài Ngày Hòa Bình thế giới
VietCatholic Network
21:02 07/11/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau
1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, thứ Tư ngày 7/11/2018.
2- Chúa Giêsu mời ta đến dự tiệc Nước Trời, nhưng ta từ chối.
3- Đức Thánh Cha nói: Tư lợi, ganh tị và hư danh gây ra chiến tranh.
4- Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng: “Một Ki tô hữu không thể là người bài Do Thái”.
5- Công bố đề tài Ngày Hòa Bình thế giới: ngày 1/1/2019.
6- Khủng bố giết hại các tín hữu Chính Thống Coptic Ai Cập.
7- Sau khi được tòa án tối cao Pakistan tha bổng, Bà Asia Bibi bị chính quyền Pakistan cấm rời nước đi tị nạn.
8- Các nhà lãnh đạo Công Giáo kêu gọi bảo vệ những người di dân đáng thương.
9- Vụ kiện tượng đài “Thánh Giá Hòa Bình” ra trước Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.
10- Giới thiệu Thánh Ca: Con Vững Tin Nơi Ngài.
Xin quý vị theo dõi phần tin chi tiết