Ngày 04-11-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 05/11: Mỗi người chính là quản gia của Thiên Chúa. Linh mục Vũ Ngọc Tuyển, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
04:24 04/11/2021
PHÚC ÂM: Lc 16, 1-8

“Con cái đời này khi đối xử với đồng loại thì khôn khéo hơn con cái sự sáng”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Một người phú hộ kia có một người quản lý; và người này bị tố cáo đã phung phí của chủ. Ông chủ gọi người quản lý đến và bảo rằng: “Tôi nghe nói anh sao đó. Anh hãy tính sổ công việc quản lý của anh, vì từ nay anh không thể làm quản lý nữa”. Người quản lý thầm nghĩ rằng: “Tôi phải làm thế nào, vì chủ tôi cất chức quản lý của tôi? Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. Tôi biết phải liệu thế nào để khi mất chức quản lý thì sẽ có người đón tiếp tôi về nhà họ”. “Vậy anh gọi từng con nợ của chủ đến và hỏi người thứ nhất rằng: “Anh mắc nợ chủ tôi bao nhiêu?” Người ấy đáp: “Một trăm thùng dầu”. Anh bảo người ấy rằng: “Anh hãy lấy văn tự, ngồi xuống mau mà viết lại năm mươi”. Rồi anh hỏi người khác rằng: “Còn anh, anh mắc nợ bao nhiêu?” Người ấy đáp: “Một trăm giạ lúa miến”. Anh bảo người ấy rằng: “Anh hãy lấy văn tự mà viết lại: tám mươi”. “Và chủ khen người quản lý bất lương đó đã hành động cách khôn khéo: vì con cái đời này, khi đối xử với đồng loại, thì khôn khéo hơn con cái sự sáng”.

Ðó là lời Chúa.
 
Chúa Nhật XXXII Thường Niên B
Lm. Jude Siciliano, OP
05:13 04/11/2021
CHÚA NHẬT XXXII TN (B)
1 Các Vua: 17:10-16; T.vịnh 145; Do Thái 9: 24-28; Máccô 12: 38-44

Thánh Máccô kể với chúng ta là một hôm Chúa Giêsu đang giảng dạy trong Đền Thờ. Chúa Giêsu dạy gì? Trước hết, Chúa Giêsu chỉ trích gay gắt hành vi giả hình tỏ vẻ thánh thiện của các vị lãnh đạo tôn giáo để được kính trọng trong khi họ đi qua nơi công cộng. Chúa Giêsu nói là họ có tội "nuốt các nhà của các bà góa" trong khi họ giả vờ đọc lời cầu nguyện dài dằng dặc. Họ có thể "nuốt trọn nhà của các bà góa" vì một góa phụ có thể giao hết tài chính của bà ta cho họ vì họ là những vị kinh sư có học vấn để giữ gìn tài sản cho bà ta, chỉ để họ nuốt đi. Hoặc là, có những bà góa có thể tìm đến gặp những người thông thạo về luật pháp với các vấn đề nan giải của họ. Nhưng các đối thủ của các góa phụ lại có thể trả tiền cao hơn để nhận được những phán quyết thuận lợi chứ không phải các góa phụ nghèo. Và vì thế, Chúa Giêsu chỉ trích các vị kinh sư mà Ngài nói là họ "nuốt nhà của các bà góa".

Bà góa trong câu chuyện của chúng ta, đôi khi được dùng làm thí dụ như cho những người gây quỹ. Câu chào mời của họ thường như thế này "hãy xem bà góa nghèo này đã rộng lượng như thế nào. Bạn có thể cho nhiều hơn điều chúng tôi kêu gọi không? Bạn có thể rộng lượng như bà ta không?" Thật ra, Chúa Giêsu không phải là người đi lạc quyên. Chúa Giêsu không dùng bà góa làm thí dụ về sự hy sinh để đánh động lòng rộng lượng của chúng ta. Chúa Giêsu vừa chỉ trích là các bà góa đã bị lợi dụng. Và bây giờ Chúa Giêsu nói đến một bà góa đáng tin cậy như là một thí dụ như lời Ngài đã dạy. Thiên Chúa có thật muốn bà ta cho hết những gì bà ta có "như tiền sinh nhai của cô ấy hay không?". Chẳng lẽ Chúa Giêsu không muốn tiền của bà ta được giữ gìn để khỏi bị những kẻ gian dối lợi dụng xin tiền mà làm như có thể giữ những đồng tiền cho các bá góa?

Chúa Giêsu luôn luôn làm những việc Ngài làm trong Phúc âm. Điều gì làm Chúa Giêsu nhận xét là để lòng thương: Đó là những người cần được giúp đở, những người cần được tha thứ… Những người trong trường hợp của bà góa phụ cần ai đó đứng về phía họ: giúp đỡ, được khuyên bảo và bảo vệ tiền của của bà ta.

Ngày hôm đó, trong khi Chúa Giêsu ngồi trong Đền Thờ, điều gì đã làm Chúa Giêsu để ý đến? Không phải những hình thức bên ngoài đã làm cho nhiều người để ý đến trong thế giới. Không phải vì áo quần lộng lẫy của những người giàu sang thịnh vượng. Không phải địa vị cao trong xã hội của các vị kinh sư, và chắc cũng không phải là cử chỉ sùng đạo của các vị đó, và cũng không phải cử chỉ của các vị kinh sư, những người chuyên về luật pháp đối xử với các góa phụ, Chúa Giêsu nhận thấy những gì mà các người khác thường bỏ lỡ không trông thấy. Đó là một người phụ nữ ăn mặc đơn sơ, nét mặt buồn phiền đến Đền Thờ. Có lẻ bà ta là một người đi bỏ qua các nơi mà người khác dễ trông thấy rõ nhất, nơi có những người hảo tâm nổi tiếng với tiền vàng đầy túi của họ. Bà góa phụ không quan tâm.

Chúa Giêsu đứng dậy rời khỏi chổ Ngài đang ngồi và gọi các môn đệ Ngài đến và giảng cho họ một bài học. Chúa Giêsu muốn các môn đệ Ngài thấy được những điều Ngài đang quan sát. Không chỉ có tiền vàng bạc trong Đền Thờ, không chỉ có áo quần sang trọng của các vị kinh sư hay các sách kinh lớn. Chúa Giêsu muốn các môn đệ Ngài lưu ý đến bà góa. Nếu các ông muốn trở thành môn đệ của Ngài, thì hãy sống theo cách của Ngài, đó là cần phải để ý đến trước tiên các người bị bỏ bên lề xã hội cần được giúp đỡ. Các ông cũng cần chú ý đến ý định trong sáng của bà góa khi bà ta đến thờ phượng Thiên Chúa. Trong tất cả những người được coi là những người sùng đạo ngày hôm đó, bà góa mới thật là người sùng đạo. Bà ta chứ không phải các vị kinh sư, đã được Chúa Giêsu tôn trọng.

Có một số người luôn tự hỏi về những việc họ đang làm trong đời sống của họ. Một bà mẹ có 3 con hỏi: "Tôi có phải thật sinh ra để làm vợ và mẹ không? Tôi không cần phải làm điều gì đó quan trọng hơn hay không?". Một người đàn ông tự hỏi: "Tôi có thật đến thế giới này để làm người tài xế xe tải hay không?" Một phụ nữ trẻ tự hỏi "Tôi làm việc trong văn phòng. Có phải tôi được mặc định suốt ngày ngồi trước máy vi tính hay sao?".

Bây giờ các bạn thử điền vào các chổ trống của các câu hỏi vừa ghi trong đoạn trước. Những việc đó có thể tầm thường cho chúng ta. Nhưng rồi, ngày nào không đáng kể có thể là điều Chúa Giêsu nhìn thấy trong đời sống chúng ta. Hãy nhớ Chúa Giêsu mô tả bà góa: Bà đã làm một cử chỉ đơn giản của tình thương thật quan trọng hơn tất cả các cử chỉ của những người quan trọng xung quanh đó. Có thể chúng ta đã bỏ qua sự thanh khiết và và đầy ý nghĩa trong việc chúng ta dâng của lể trong ngày lên cho Thiên Chúa, cho gia đình, cho láng giềng. Chúng ta cầu xin cho được một ơn mới của Chúa Thánh Thần để mở mắt và tai của chúng ta để chúng ta nhìn thấy và nghe bằng chính tai và mắt của Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu sắp vào thành Giêrusalem là nơi Ngài sẽ giống như bà góa là sẽ trao ban tất cả đời sống của mình để thờ phượng Thiên Chúa và phục vụ chúng ta. Thật ra, thánh Máccô đang cho chúng ta thấy là Chúa Giêsu đã hy sinh đời sống của Ngài xuyên suốt những tháng năm Ngài thi hành sứ vụ của mình, như: Khi Ngài sờ và chữa lành người phung cùi; khi Ngài an ủi người cha và chữa lành người con bị quỷ ám đang lăn lộn trên đất; khi Ngài cho thức ăn cho đám đông dân chúng theo Ngài vào sa mạc; khi Ngài luôn luôn mệt mỏi đối chọi với các người lãnh đạo tôn giáo tìm các chống đối Ngài v.v...

Chúa Giêsu dạy về thói đạo đức giả hình của những người lãnh đạo tôn giáo trong những ngày Ngài thi hành sứ vụ. Điều này đối với chúng ta là người Công Giáo đương đại, thường hay nghe ngày càng nhiều tin tức xấu xa về một số nhà lãnh đạo tôn giáo của chúng ta. Phúc âm thánh Máccô là câu chuyện cảnh báo cho chúng ta về các thành phần trong giáo hội, nhất là về các vị lảnh đạo của chúng ta, những người đã chịu chức thánh có bổn phận phục vụ cho giáo hữu.

Tôi không biết Chúa Giêsu có trông thấy rõ ràng, hoàn toàn hay không. Nếu Ngài sống đến tuổi tôi, chắc Ngài phải cần có kính đeo mắt để đọc sách chứ? Một số người nghĩ rằng Chúa Giêsu đã có một cơ thể hoàn hảo, vì Ngài không chịu ảnh hưởng của tội tổ tông. Nhưng, Phúc âm hôm nay cho chúng ta thấy Ngài đã sử dụng đôi mắt rất tốt. Trước hết Ngài nhận thấy các vị kinh sư và thói đạo đức giả của họ. Ngài cũng trông thấy một trái tim đầy lòng trắc ẩn, và với một ý thức nhạy bén để phân biệt được những gì là đúng và những điều gì sai.

Bà góa không xa lạ gì với Chúa Giêsu, vì Ngài nhìn thấy nơi bà ta những gì chính Ngài đang làm trong một thời gian dài. Chúa Giêsu cũng vậy, Ngài đã trao ban tất cả những gì Ngài có và còn tiếp tục làm như vậy, cho đến khi Ngài cho tất cả đời sống của Ngài cho chúng ta ở Giêrusalem. Chúng ta lãnh nhận Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể hôm nay, và để nên như Ngài, chúng ta có thể hy sinh đời sống chúng ta trong việc phục vụ những ai mà Ngài đã thương chỉ cho chúng ta, như Ngài đã chỉ cho các môn đệ - Đó là những người bé mọn đang ở giữa chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


32nd SUNDAY (B)
1 Kings: 17:10-16; Psalm 146; Hebrews 9: 24-28; Mark 12: 38-44

St. Mark tells us that one day Jesus was teaching in the Temple. What was he teaching? First, he severely criticized the pretense of religious leaders who looked holy and were respected as they walked around in public. But they were guilty, he says, of "devouring the houses of widows" – as they pretended to say lengthily prayers. They could "devour the houses of widows" because a widow might entrust her finances to these learned scribes for safe keeping, only to be swindled by them. Or, widows might go to these legal experts with problems, but the widows’ opponents, who could pay, got favorable judgments, not the poor widows. And so, Jesus criticized the scribes whom, he says, "devour the houses of widows."

The widow in our story is sometimes used as an example for fund-raisers. Their pitch goes, "See how generous this poor widow was, can you give more for our appeal? Can you be as generous as she was?" Well, Jesus was not a fund-raiser. He was not using the widow as an example of sacrificial giving to stir generous giving on our part. He had just criticized how widows were being taken advantage of. Now he can point to a trusting widow as an example of what he was saying. Did God really want her to contribute all she had – her "whole livelihood?" Wouldn’t God want her well-being and protection from dishonest scalpers, who might keep her few coins for themselves?

Jesus is doing what he always does in the gospels. What catches his eye and draws his heart are those in most need: those who need forgiveness...those who, as in the case of the widow, need someone to take their side, speak up for them, counsel and protect their interests.

That day, as Jesus sat in the temple precincts, what impressed him? What caught his eye? Not the superficial things that impress so many in our world. Not the expensive clothes of the prosperous. Not the high social standing of those scribes. Certainly not their religious airs. Nor the way those scribes, the legal experts, treated widows. Jesus saw what others would have missed, a poorly dressed, sad looking woman with grief written on her face, coming to the Temple. Perhaps she was one who would have been elbowed out of the way to make room for the prominent, well-known benefactors, with gold and silver in their money bags. The widow wasn’t important.

Jesus got up from the place he was sitting and called his disciples. The teacher had a lesson for them. He wanted his disciples to observe what he had observed. Not all the gold and silver in the Temple, not the elaborate priestly vestments and the large books of prayer. He wanted them to take note of the widow. It they were to be his disciples, live his way of life, then the needy and the neglected must come first in their eyes. They were also to see how pure her intentions were as she came to worship God. Among all the so-called religious people there that day, the widow was the one with true religion. She, not the scribes, was the important religious figure in the story. She, not the scribes, was honored by Jesus.

Some people wonder about the things they do in this life. A mother of three asked, "Am I really born to be a housewife and mother? Shouldn’t I be doing something more important?" A man asks, "Did I really come into this world to be a truck driver?" A young woman wonders, "I work in an office. Was I meant to sit in front of a computer all my life?"

Fill in the blanks, because what might to us seem ordinary even, on some days, insignificant, might not be the way Jesus sees our lives. Remember how Jesus described the widow: doing a simple act of love was more important than anything anyone else was doing in that impressive Temple, with all those so-called important people around. We could miss the holiness and significance of our own daily offerings in service to God, family and neighbor. We pray for a renewed gift of the Spirit to open our eyes and ears to see and hear with Jesus’ own eyes and ears.

Jesus is about to enter Jerusalem where he, like the widow, is going to give his whole life in worship to God and service for us. In fact, Mark has been showing that Jesus has been giving his life throughout all his ministry, as he: gave his healing touch to the desperate leper; comforted the father and then cured his son rolling in a fit on the ground; fed the crowds who followed him into the desert; tirelessly engaged in arguments with the religious leaders who hounded him, etc.

Jesus’ teaching about the hypocrisy of some religious leaders in his day, might cause us to squirm as modern Catholics, as more and more bad news comes to light about some of our religious leaders. Mark’s gospel is a cautionary tale for us in the church, especially our leaders, ordained and lay, charged with ministering to the faithful.

I don’t know if Jesus had perfect eyesight. If he had lived to my age would he need reading glasses? Some people think he had a perfect body because he didn’t suffer the effects of original sin. But today’s gospel tells us that Jesus used his eyes well. First, he saw those scribes and their hypocrisy. He also saw with a heart filled with compassion and with a keen sense of what was right and what was wrong.

The widow was no stranger to Jesus, because he would see in her what he himself was doing all along: he too had been giving all that he had and would continue to do so, till he gave all of his life for us in Jerusalem. We receive Jesus at this Eucharist so that, like him, we can give our lives in service to those he was always pointing out to us, as he did for his disciples – the least in our midst.
 
Chúa Nhật 32 Mùa Thường Niên : Từ Thiện
Lm. Giuse Trần Việt Hùng.
08:41 04/11/2021
Chúa Nhật 32 Mùa Thường Niên : Từ Thiện

(Cv 17, 10-16; Dt 9, 24-28; Mc 12, 38-24).

Từ thiện là việc làm công đức. Người có lòng nhân ái thường hay bố thí, làm từ thiện và thi hành bác ái. Sống bác ái là sống yêu thương chia sẻ cả tình, nhân và nghĩa. Đức ái hay đức mến là một nhân đức cao đẹp của con người. Mỗi người được sinh ra đời trong một hoàn cảnh khác nhau. Trong cuộc sống có người giầu kẻ nghèo, người sang kẻ hèn và người thành kẻ bại. Đời người mong manh như hạt sương dễ tan. Không có ai sống mãi trên đời. Cuộc sống của chúng ta giống như những lượn sóng nhấp nhô trồi lên rồi hạ xuống. Không ai là một hòn đảo, chúng ta sống là sống cùng và sống với người khác. Mọi người cần nương tựa, cần hỗ tương nhau và sống nương nhờ nhau. Lòng từ thiện trở thành mối giây liên kết giữa người với muôn loài.

Câu chuyện của tiên tri Êlia chạy trốn vào thành giữa cơn đói kém, ông đã gặp bà góa nghèo đang đi lượm củi. Người đàn bà rất tử tế và có lòng bao dung. Tuy gia đình bà nghèo túng, bánh bột sắp cạn hết nhưng bà cũng sẵn sàng cung cấp bánh cho người xin ăn. Không phải ai cũng có thể cử xử tốt lành như bà. Nếu chúng ta ở trong trường hợp này, có lẽ chúng ta đã chần chừ và có khi chối quanh. Tự nghĩ rằng gia đình con cái của tôi còn chưa đủ ăn, làm sao có thể giúp cho người khác. Thế là chúng ta đóng kín cửa tâm hồn trước nhu cầu cần thiếu của tha nhân. Bà góa có thái độ rộng lượng và quảng đại, nên lòng từ của bà đã sinh trổ hoa trái.

Chúng ta có cơ hội suy nghĩ về việc bác ái và lòng từ của mình. Ai trong chúng ta cũng lãnh nhận rất nhiều ơn. Ơn cha nghĩa mẹ qua công sinh thành dưỡng dục, ơn thầy cô đã truyền thụ kiến thức văn hóa và nghề nghiệp. Ơn sống trong quốc gia có an bình trật tự và xã hội tiện nghi. Ơn làm con Chúa được sống trong một Hội Thánh Công Giáo. Các ơn huệ liên đới trùng trùng điệp điệp trong một kiếp người. Chúng ta đã chịu ơn của biết bao nhiêu người qua bao nhiêu thế hệ. Chúng ta đã nhận lãnh nhiều, nên cũng cần phải chia sẻ. Vì cho thì quí hơn nhận. Ai trong chúng ta cũng có cơ hội để cống hiến cho đời những hoa trái của khả năng, thời giờ và của cải.

Trong bài Phúc âm, kể câu chuyện Chúa Giêsu đến giảng dạy trong hội đường. Chúa quan sát những hành vi cử chỉ của những thầy Luật sĩ, Biệt phái, Tư tế và mọi người đến cầu kinh. Chúa đã rút ra những bài học thực tiễn để áp dụng cuộc sống đạo. Con người chúng ta thường đánh giá con người và sự việc theo hình thức dáng vẻ bề ngoài, hơn là quan tâm đến nội tâm. Chúa Giêsu dẫn mọi người đi vào tâm ý của mình và vạch ra cách thế tế nhị. Hai đồng tiền kẽm chẳng có là bao so với khối tiền trong thùng dâng cúng. Số lượng qúa nhỏ để nêu danh và ghi công. Chúa Giêsu đã nhìn tận đáy tâm hồn chân chính của người đàn bà góa.

Với chút ít tiền cúng nhưng đó là số tiền bà đang cần. Bà đã bỏ vào thùng tất cả những gì bà có. Bà không lo lắng cho ngày mai sẽ ăn gì, uống gì và mặc gì. Có nghĩa là bà đã phó thác hoàn toàn trong bàn tay Chúa quan phòng. Bà đã buông xả tất cả cái đang có, bán nghèo mua giầu. Chúa Giêsu đã khen bà. Có rất nhiều lần chúng ta đã làm từ thiện, bác ái và bố thí. Biết rằng đồng tiền nào cũng do công lao mồ hôi nước mắt kiếm tìm nên rất quí. Đôi khi tính toán rằng chúng ta có nhiều tiền nhưng chưa đủ, làm sao có dư. Đợi khi nào có dư đủ, sẽ giúp người.

Tác giả của thơ gởi tín hữu Do-thái viết: Phận con người là phải chết một lần, rồi sau đó chịu phán xét (Dt 9, 27). Mỗi người chỉ có một đời để sống. Sống dài hay sống ngắn không quan trọng cho bằng sống có ý nghĩa. Sống ý nghĩa nhất là sự hiến thân và cho đi. Cho đi như Chúa Giêsu Kitô. Ngài đã hiến dâng thân mình làm hy tế trọn vẹn để tẩy xóa tội lỗi nhân loại. Ngài đã dâng hiến tất cả đến giọt máu cuối cùng. Không phải máu chiên bò hay của cải thế thân, mà chính là sự sống con người toàn vẹn.

Chúng ta được mời gọi thực thi bác ái trong việc hành đạo. Dù là một việc nhỏ giúp người, ta sẽ không mất phần thưởng. Chúa kể rằng tất cả những gì chúng ta đã làm cho những người nghèo, kẻ bé mọn và người khổ đau là chúng ta đang làm cho chính Chúa. Vậy mà đôi khi chúng ta quá lo lắng cho bản thân và gia đình riêng tư mà quên đi nghĩa vụ phải có đối với tha nhân, giáo hội và xã hội. Chúng ta sợ mất thời giờ phục vụ công ích. Chúng ta ngại ngùng tham gia phục vụ trong các đoàn thể của cộng đoàn và giáo xứ. Chúng ta không dám xả thân giúp đỡ vì sợ phải hy sinh, liên lụy, tốn kém, mất mát và thua lỗ.

Lạy Chúa, tất cả chúng con đang được ngụp lặn trong ân tình của Chúa và tha nhân. Xin cho chúng con biết rộng lòng chia sẻ cuộc đời với anh chị em chung quanh. Bất cứ điều gì chúng con đã lãnh nhận một cách nhưng không, xin cho chúng con cũng biết cho đi cách nhưng không.

Lm. Giuse Trần Việt Hùng.
 
Cớ Vấp Ngã
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:46 04/11/2021
Thứ Hai sau Chúa Nhật XXXII TN – Lc 17,1-6

Thật đáng sợ trước những lời cảnh giác của Chúa Giêsu: “Khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã! Thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và bỏ xuống biển, còn lợi cho nó hơn là để nó làm cớ cho một trong những kẻ bé nhỏ này vấp ngã” (Lc 17,2-3). Nguyên cớ làm cho tha nhân nhất là những người bé mọn vấp ngã thì có nhiều. Tuy nhiên chúng ta có thể phân thành hai loại đó là nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp.

Người trực tiếp gây ra cớ cho ai đó phạm tội được xét như là người đồng phạm. Và dưới cái nhìn pháp luật thì người đồng phạm có thể thuộc ba loại này: thứ nhất là người tổ chức, tức là người chủ mưu, chỉ huy kẻ khác phạm tội; thứ hai là người xúi giục, tức là người kích động, dụ dỗ kẻ khác phạm tội; và thứ ba là người giúp sức, tức là người tạo điều kiện, cung cấp phương tiện cho ai đó phạm tội.

Theo chiều kích luân lý đạo đức thì khi nói đến nguyên cớ trực tiếp làm cho tha nhân vấp ngã thì phải kể đến là gương mù gương xấu. Tính chất xấu xa càng tăng lên khi gương mù lại xuất hiện nơi hành vi của những người vai cao, vị trọng ngoài xã hội, trong các tập thể tôn giáo và những người có ảnh hưởng đến công chúng, chẳng hạn giới văn nhân, nghệ sĩ…

Chúng ta dễ dàng nhận ra tính xấu xa và sự nguy hiểm của các nguyên nhân trực tiếp gây ra cớ vấp phạm. Xin được đặc biệt nói đến các nguyên nhân gián tiếp mà nhiều khi chúng ta ít lưu ý và vì thế nhiều khi chúng ta lại dễ an tâm dù mình là chủ thể của các nguyên nhân ấy.

Theo quan điểm pháp luật thì có loại tội được xem là gián tiếp như tội không tố giác. Sau khi cảnh báo về việc hãy đề phòng, đừng gây cớ vấp phạm cho kẻ khác thì Chúa Giêsu nói thêm về nghĩa vụ phải răn bảo, sửa sai người có tội, dù một ngày đến cả bảy lần (Lc 17,3-4). Sống dửng dưng, vị kỷ theo kiểu “đèn nhà ai nấy sáng; hồn ai nấy giữ” thì không xứng với đạo làm người, đạo làm con cái Thiên Chúa. Làm sao chúng ta có thể thân thưa với Thiên Chúa: “Lạy Cha chúng con ở trên trời…” mà lại hửng hờ, vô tâm với nhau?

Chính vì thế việc sửa bảo nhau là một trong những bổn phận của Kitô hữu thuộc mọi cương vị, mọi bậc sống. Ngôn sứ Êdêkiel đã minh nhiên lời dạy của Thiên Chúa: “Ngươi sẽ nghe lời từ miệng Ta phán ra, rồi thay Ta nói cho chúng biết. Nếu Ta phán với kẻ gian ác rằng: “Hỡi tên gian ác, chắc chắn ngươi phải chết”, mà ngươi không chịu nói để cảnh cáo nó từ bỏ con đường xấu xa, thì chính kẻ gian ác ấy sẽ phải chết vì tội của nó, thì Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó” (Ed 33,8).

Vấn đề đặt ra là hậu ý của người chọn lối sống dửng dưng với những sai lỗi của tha nhân là gì? Nếu những người phạm lỗi là người thuộc quyền, là đám đông dân chúng thì chúng ta có thể nhận ra một hậu ý của người “làm thinh” đó là để lấy lòng vì mục đích nào đó chẳng hạn như để có thêm nhiều phiếu bầu… Nếu những người phạm lỗi là người ngang hàng phận chức với mình thì việc chọn kiểu sống “làm thinh” là muốn sống an phận và giữ kẻ, vì nghĩ rằng mình chẳng hơn gì ai và mình cũng có thể lỗi phạm như họ mà có khi tồi tệ hơn thì sao. Nếu những người phạm lỗi là người cấp cao, vị trọng mà chúng ta “làm thinh” thì có thể vì sợ hãi, sợ bị trù dập hay bị bắt bớ hoặc cũng có thể vì muốn ẩn mình, nín thở qua sông, chờ dịp tiến thân.

Nhiều bậc thức giả và hiền sĩ chẳng hạn như Martin Luther King, nhà hoạt động nhân quyền Mỹ gốc Phi, từng đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1964, đã từng nói rằng: “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa trước lời nói và hành động của kẻ xấu mà còn cả vì sự im lặng đến đáng sợ của người tốt.”. Theo góc nhìn này thì đây là cái cớ vấp ngã đáng sợ và đáng cột cối đá lớn mà xô xuống biển còn hơn.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Luyện Ngục Là Nơi Cách Ly
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
21:00 04/11/2021

Luyện Ngục Là Nơi Cách Ly

Nói theo ngôn ngữ thời Covid-19, thì luyện ngục là nơi cách ly. Người con từ vùng dịch về nhà, bố mẹ muốn ôm con, đón con vào nhà mình ngay chứ. Tuy nhiên, con còn “vương Covid” nên không thể vào nhà ngay mà phải có thời gian cách ly. Cách ly là thời gian không vui gì, nhưng không phải là bố mẹ phạt, mà là cơ hội làm sạch Covid. Xong rồi con sẽ hân hoan vào nhà với cha mẹ tay bắt mặt mừng. Luyện ngục tương tự như thế, là nơi để làm sạch tội lỗi, trước khi mỗi người được vào hưởng hạnh phúc muôn đời với Chúa tình thương trong thiên đàng vinh quang. (Lm. Nguyễn Xuân Trường).

Nói theo ngôn ngữ đời thường, khi ta vào căn nhà nào lát gạch men bóng loáng, thì tự nhiên phải để dép ở ngoài. Nếu chân dính nhiều bùn đất mà muốn vào nhà, thì phải rửa chân cho sạch sẽ đã. Cũng vậy, chính linh hồn muốn trở nên thanh khiết hơn, trưởng thành hơn, trong sáng hơn để được hiệp nhất với Thiên Chúa cho nên đón nhận những đau khổ do việc thanh luyện như là một phương thế cần thiết. Chính linh hồn ý thức tình trạng bất xứng của mình trước sự thánh thiện của Thiên Chúa, vì thế tự nguyện được thanh tẩy.

Theo Giáo Lý Công Giáo “Các linh hồn cần được thanh luyện để hoàn tất sự thánh thiện cần thiết để được vào thiên đàng”. Luyện ngục là nơi để thanh luyện các linh hồn cho hoàn toàn tinh sạch để về thiên đàng. Luyện ngục là nơi Chúa bày tỏ lòng thương xót đến cùng của Ngài. Thiên đàng là nơi không còn tội lỗi, bởi đó, tự bản thân tội nhân không thích hợp với thiên đàng, chứ không phải Chúa không muốn họ vào. Trước khi vào, họ cần thời gian để thanh luyện tội lỗi.

Tháng 11, trong tinh thần hiệp thông, Giáo hội tưởng niệm và cầu nguyện cho mọi tín hữu đã qua đời hiện đang còn thanh luyện trước khi hưởng hạnh phúc vĩnh cửu.

1. Các linh hồn cần được thanh luyện.

Những tín hữu đã chết trong ơn nghĩa Chúa nhưng chưa sạch hết mọi tội và chưa đền tội bằng những hình phạt tạm thời này thì không thể vào thẳng thiên đàng được, chưa xứng đáng hưởng nhan thánh Chúa nên họ phải chờ đợi thanh luyện xong mới vào thiên đàng. Thời gian đó là thời gian xa cách Chúa. Công đồng Floren đã định tín: “Có luyện ngục để thanh luyện các linh hồn”. Các linh hồn ra khỏi trần gian không còn có thể làm được việc gì lành để cứu mình nên chỉ trông cậy vào những người còn sống lập công cầu nguyện cho mình để rút ngắn thời gian thanh luyện. Vì thế mà Giáo hội kêu gọi tín hữu cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện tội. Đặc biệt là việc dâng thánh lễ, dành tháng 11 cầu nguyện cho họ. Giáo hội còn mở kho tàng ân xá là công nghiệp của các Thánh để nhường cho các linh hồn nơi luyện tội. Giáo hội khuyến khích việc đi viếng các nghĩa địa, sửa sang mồ mả và cầu nguyện cho các linh hồn theo câu tục ngữ : mồ thật chôn các người chết là trái tim người sống.

Công đồng Vatican II đã xác tín lại tín điều Giáo hội cùng thông công giữa ba thành phần: lữ hành, thanh luyện và vinh thắng. Cả ba thành phần đều hiệp thông với nhau trong đức mến và truyền thông cho nhau những của cải thiêng liêng. “Trong số những môn đệ của Chúa, có những kẻ tiếp tục cuộc hành trình nơi dương thế, có những kẻ hoàn tất cuộc sống này nhưng đang được thanh luyện, và có những người đang được chiêm ngưỡng ‘rõ ràng Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi như Ngài hằng có’…Sự hiệp nhất giữa những người còn sống trên dương thế với các anh em đã yên nghĩ trong bình an Chúa Kitô không hề bị gián đoạn. Nhưng trái lại, Giáo hội xưa nay luôn tin rằng sự hiệp nhất đó còn được vững mạnh hơn nhờ việc truyền thông cho nhau những của cải thiêng liêng. Quả thực, nhờ kết hiệp mật với Chúa Kitô hơn, các người ở trên trời cũng cố toàn thể Giáo hội vững bền hơn trong sự thánh thiện, làm cho việc thờ phượng mà hiện nay Giáo hội tại thế dâng lên Thiên Chúa được cao cả hơn, và họ góp phần phát triển Giáo hội rộng rãi hơn bằng nhiều cách”. (LG, chương 7, số 49).

Trong Hiến Chế Lumen Gentium, số 50 có đoạn : nhận biết sự đúng đắn sự hiệp thông này trong toàn Nhiệm Thể Chúa Giêsu Kitô, ngay từ buổi đầu của Kitô giáo, Giáo hội lữ hành hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu nguyện cho những người đã chết vì “cầu nguyện cho những người đã chết để họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một việc lành thánh tốt đẹp” (2 Mac 12,46).

Việc lành thánh tốt đẹp ấy được nói đến trong Thánh kinh và giáo huấn của Giáo hội.

A. Thánh kinh :

Hai đoạn văn thường được nhắc đến là 2 Macabê 12,39-46 1Côrintô 3,10-15. Một bản văn thuộc Cựu ước và một thuộc Tân ước.

a. Sách Macabê II : Sách được viết vào khoảng năm 124 trước công nguyên, đánh dấu nhiều bước tiến trong mạc khải cánh chung. Ở chuơng 7, chúng ta gặp thấy chứng tích về niềm tin vào sự sống lại dành cho các vị tử đạo. Chương 11, chúng ta lại thấy chứng tích về việc cầu nguyện cho người đã qua đời được thúc đẩy bởi niềm tin vào sự phục sinh.

b. Thư thứ nhất Côrintô : Bản văn nói đến sự thanh luyện. Đoạn văn đã được sử dụng để nói tới sự phân biệt ba hạng người sau khi chết: những người lành được lên thiên đàng, những người xấu phải xuống hoả ngục, hạng người thứ ba được cứu rỗi nhưng cũng cần được thanh luyện bằng lửa, tức là lửa thanh luyện.

Trong bối cảnh tổng quát của mạc khải, có thể biện minh sự hiện hữu của việc thanh luyện tội lỗi sau khi chết với ba lý chứng sau đây: sự thanh sạch cần thiết để được đến gần Chúa (x.Xh 29,4; Lêvi 11; Tv 24,3-4; Is 35,8.52,1; Mt 5,8.48; Kh 21,27) ;trách nhiệm cá nhân trong việc đền tội (x. 2Sm 12,13-15); và giá trị của sự cầu nguyện cho người qua đời (x. 2Mac 12,40; 1Cor 15,29; 2 Tim 1,16-18).

B. Giáo huấn Giáo hội :

Công đồng Vatican II bàn đến tình trạng thanh luyện sau khi chết ở chương VII của hiến chế Lumen Gentium. Số 49, Công đồng nhìn nhận rằng “có những tín hữu đã qua đời và đang được thanh luyện”. Số 50, đạo lý về sự thông hiệp giữa hết mọi phần tử Giáo hội được dựa trên thói tục bắt nguồn từ thưở ban đầu Kitô giáo về sự tưởng niệm người chết và cầu nguyện cho họ. Phần kết chương VII trình bày về đường hướng mục vụ, Công đồng tái khẳng định đạo lý cổ truyền của Giáo hội : “Thánh Công Đồng kính cẩn đón nhận niềm tin cao trọng của tiền nhân chúng ta trong việc hiệp thông sống động với các anh em được vinh hiển trên trời hay còn phải thanh luyện sau khi chết, và lấy lại các sắc lệnh của thánh Công đồng Nicêa II, Firence, Trento ( số 51 a)”

C. Sách giáo lý Giáo Hội Công Giáo

Các số 1030 -1032 bàn đến sự thanh luyện. Có thể tóm lại trong các điểm sau:

- Các linh hồn cần được thanh luyện để hoàn tất sự thánh thiện cần thiết để được vào thiên đàng (Số 1030). Lưu ý là sự thanh luyện được hiểu về trạng thái hơn là một ‘nơi chốn’, lại càng không thể nói “thời gian” bao lâu.
- Các linh hồn có thể được chúng ta giúp đỡ bằng lời cầu nguyện. (Số 1032)
- Luyện ngục không phải là một hoả ngục ngắn hạn (Số 1031), luyện ngục hoàn toàn khác xa hoả ngục.
- Sách giáo lý có trích dẫn cụm từ “lửa thanh luyện” (x. 1Cor 3,15; 1Pr 1,7) nhưng không nói là phải hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng ( Số 1032).

2. Các linh hồn được thanh luyện bằng cách nào ?

Truyền thống Giáo hội nói rằng: các linh hồn được thanh tẩy bằng lửa, lửa tình yêu (x. Dc 8,7) , lòng khát khao thấy Thiên Chúa. Sự đau khổ trong day dứt hối hận tột độ. Các linh hồn mong hưởng nhan thánh Chúa nhưng lại chưa được vì mình chưa trong sạch xứng đáng nên phải thanh luyện bằng sự hối hận đầy lòng mến. Thánh Tôma cho rằng nguyên sự nôn nao muốn về thiên đàng cũng đã đủ tạo nên cực hình rồi (x. IV Sent, d.21, q.1 de Purgatorio,a.3). Thực vậy, nếu các tội nhân hoả ngục đau đớn vì mãi mãi lìa xa Chúa, thì các linh hồn đang thanh luyện phải trải qua một thứ cực hình khác: họ mong mỏi mau đựoc về với Chúa. Sự náo nức vì chờ đợi kẻ thân yêu cũng đã đủ “thiêu đốt tâm can” rồi ! Dù sao, một khi họ biết được lý do vì sao họ chưa được vào thiên đàng, họ sẽ đau buồn vì trước kia họ chưa mến Chúa cho đủ, họ đã coi nhẹ việc thống hối đền tội.

Do đó có thể hiểu rằng nổi thống khổ của các linh hồn thanh luyện tuy cực độ nhưng đượm màu hân hoan và tràn trề hy vọng. Đức Cha Tihaner quan niệm rằng : luyện ngục là một hoả ngục đầy hân hoan, là một thiên đàng đầy đau khổ. Bởi đó trong luyện ngục, hạnh phúc đã bắt đầu chớm nở. Đây là một thứ đau đớn làm sung sướng hay một thứ hạnh phúc pha lẫn đau khổ. Nhìn dưới lăng kính tình yêu, các linh hồn đau đớn do hình phạt đền tội, do sự khắc khoải vì chưa được lên thiên đàng. Nhưng họ vui sướng bởi vì chính tình yêu Chúa đang thanh luyện họ, họ đang tập “yêu mến” cách trọn hảo hơn, cắt đứt những ràng buộc với thọ tạo. Họ cũng vui sướng vì họ đã được đảm bảo về phần rỗi, bởi vì họ chắc chắn rằng mình sống trong ân sủng và đức ái.

Sự thanh luyện nói lên lòng lân tuất của Thiên Chúa: Ngài muốn chúng ta nên hoàn thiện, thanh sạch ngõ hầu xứng đáng chiêm ngắm nhan Ngài. Sự thanh luyện cũng nói lên tình yêu của Thiên Chúa: Ngài muốn cho chúng ta dành trọn cả mối tình cho Ngài chứ không quyến luyến với thọ tạo nào.

3. Cần phải cầu nguyện cho các linh hồn

Sự thanh luyện thuộc về “cánh chung trung thời” bởi vì nó sẽ không tồn tại sau ngày tận thệ thế nữa. Luyện ngục chỉ là thời gian tạm trú. Không ai có hộ khẩu thường trú ở đó cả. Luyện ngục chỉ là một chuyến đò ngang. Thiên Chúa mới là bến bờ. Đời sống vĩnh cửu mới là cùng đích, là phần thưởng Thiên Chúa hứa ban.

Đạo lý về sự thanh luyện thúc giục chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời. Tập tục này đã có từ cuối thời Cựu ước và trong suốt lịch sử Giáo hội (x. GLCG số 1032; 958; 1371; 1689). Ngoài những hình thức cầu nguyện riêng tư, phụng vụ Giáo hội khuyến khích tục lệ này. Khởi đầu từ Thánh lễ, nơi đó Giáo hội hiệp thông với Các Thánh trên trời cũng như với các linh hồn còn đang chịu thanh luyện. Hằng năm, ngày 2 tháng 11 được dành để cầu nguyện cho tất cả các linh hồn đã qua đời tiếp sau lễ kính Các Thánh. Giáo hội còn dành cả tháng 11 nhớ đến các linh hồn và mời gọi con cái mình cầu nguyện, hy sinh hãm mình, làm việc bác ái như là nghĩa cử biểu lộ lòng yêu thương đối với họ cũng như tình hiệp thông trong nhiệm thể Chúa Kitô.

Ngày 27/10/2021, Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh Toà Ân giải Tối cao, và Đức ông Krzysztof Nykiel, Phó Toà Ân giải Tối cao, đã công bố sắc lệnh cho phép các tín hữu được lãnh nhận Ơn Toàn Xá dành cho các tín hữu đã qua đời kéo dài suốt tháng 11 năm nay. Sắc lệnh của Toà Ân giải Tối cao giải thích rằng theo thỉnh nguyện của nhiều mục tử trong Giáo hội, do tình trạng đại dịch kéo dài, Toà Ân giải Tối cao “xác nhận và mở rộng trong trọn tháng 11 năm 2021 tất cả các ơn ích thiêng liêng đã được ban ngày 22 tháng 10 năm 2020, qua sắc lệnh số 791/20/I”. (CSR_7170_2021)

 
Ta nghe nói con sao đó !
Lm. Minh Anh
21:22 04/11/2021
“TA NGHE NÓI CON SAO ĐÓ!”

“Ta nghe nói con sao đó. Con hãy tính sổ công việc quản lý của con!”.

Edward Hale, nhà thơ nổi tiếng, tuyên uý Thượng viện, hùng hồn xác định nghĩa vụ của một công dân Hoa Kỳ, “Tôi chỉ là một, nhưng tôi là tôi. Tôi không thể làm mọi thứ, nhưng có thể làm một điều gì đó. Những gì tôi có thể làm, là những gì tôi phải làm! Những gì tôi phải làm, nhờ ân sủng Chúa, tôi sẽ làm! Và tôi ước, không bao giờ nghe Ngài phàn nàn, “Ta nghe nói con sao đó!””.

Kính thưa Anh Chị em,

“Ta nghe nói con sao đó!”. Tất nhiên, đây chỉ là một câu nói trong dụ ngôn “Quản Lý Bất Lương” của Tin Mừng hôm nay. Thực tế, Thiên Chúa không cần “nghe” bất cứ điều gì về chúng ta, vì Ngài biết tất cả! Tuy nhiên, khi xem lại hồ sơ cuộc sống mỗi người, rất có thể Ngài sẽ nói lại những lời đó, để lưu ý rằng, chúng ta phải chịu trách nhiệm cho mọi hành vi, hành động tự do của mình.

Giờ đây, trong bầu khí cầu nguyện, chúng ta hãy nhìn vào khuôn mặt người Cha nhân từ của Đấng đã hỏi, “Ta nghe nói con sao đó!”. Liệu điều này có khơi dậy một nỗi lo lắng nào đó về một vết thương trong tâm hồn, hay về một điều gì đó vốn đã làm mất đi vẻ đẹp của những con trai, con gái của một vị Thiên Chúa, nơi người Cha này không? Và Ngài yêu cầu chúng ta giải trình.

Chúng ta sẽ tính sổ đầy đủ cho Ngài, từng phần một; sẽ không có một thủ thuật khôn lanh nào được áp dụng cả. Liệu chúng ta có bị buộc tội là những kẻ phung phí khi sử dụng những gì Ngài ban đã sai mục đích, không khéo léo, lãng phí, hoặc xa hoa! Về tất cả những ân sủng thiêng liêng như đức tin, Giáo Hội, các Bí tích, Lời Chúa, gương các thánh, kho tàng phong phú của truyền thống thì sao? Những phương tiện đã được đặt trong tay chúng ta, thời gian, tiền bạc được cung cấp; những tài năng… liệu chúng ta có phải là những kẻ hoài của không? Hoặc làm thế nào chúng ta có thể đáp ứng tốt hơn những ân phúc Thiên Chúa đã ban; và nhất là, làm cách nào để mỗi người có thể “đầu tư” tốt hơn những gì đã lãnh nhận cho Vương Quốc Nước Trời của Ngài?

Qua thư Rôma hôm nay, Phaolô sung sướng nhìn lại những gì đã làm khi ngài hoàn tất tốt đẹp công việc Thiên Chúa trao, “Nhờ ân sủng Thiên Chúa đã ban, tôi trở nên người giúp việc của Đức Giêsu Kitô nơi các dân ngoại”. Phaolô tâm sự, “Tôi có thể tự hào trước mặt Thiên Chúa. Đức Kitô đã dùng tôi mà làm cho dân ngoại vâng phục”; nhờ đó, họ đã được ơn lãnh nhận đức tin. Đúng như lời Thánh Vịnh đáp ca tuyên xưng, “Chúa đã mặc khải ơn Người cứu độ trước mặt chư dân!”.

Như người quản lý trong dụ ngôn, chúng ta được Thiên Chúa trao phó thật nhiều, và cũng có thể được Ngài chất vấn; nhưng hoàn toàn khác với sự khôn lanh của anh, khi anh dám đánh cược một lần cuối vào lòng tốt của chủ, anh đã sắp đặt mọi sự phòng khi mất chức; phần chúng ta, chúng ta phải giải trình cho Ngài ngay hôm nay. Chúng ta được kêu gọi để đáp lại sự tinh khôn của thế gian bằng sự khôn ngoan của người môn đệ, và đó là quà tặng của Chúa Thánh Thần; chúng ta khiêm tốn nhìn nhận những yếu hèn trước mặt Chúa và hứa sẽ cố gắng nếu đã sa sẩy. Người môn đệ Chúa Giêsu sống theo Tin Mừng, xa lánh tinh thần thế gian và các giá trị thế tục mà ma quỷ thực sự ủng hộ. Được như thế, chúng ta sẽ không bao giờ phải nghe Chúa nói, “Ta nghe nói con sao đó!”; và dù có phải tính sổ với Ngài, chúng ta cũng không việc gì phải sợ hãi.

Anh Chị em,

“Ta nghe nói con sao đó!”. Hy vọng không ai trong chúng ta sẽ quá sợ hãi trước những lời đó. Thế nhưng, Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta canh chừng một tinh thần thế tục vốn có thể len lỏi vào đời sống chúng ta bất cứ lúc nào, bất cứ đấng bậc nào. Tinh thần đó được thể hiện bằng thái độ phung phí, đồi bại, lừa dối, nô lệ, và nó sẽ kiến tạo một con đường nghèo nàn nhất, con đường tội lỗi; bởi lẽ con đường này sẽ dẫn chúng ta đến những con đường băng hoại khác! Nó giống như một mắt xích, ngay cả khi đó là sự thật, nó thường là con đường dễ đi nhất. Thay vào đó, tinh thần Phúc Âm đòi hỏi chúng ta một lối sống nghiêm túc; nghiêm túc nhưng vui tươi, hồn nhiên, tràn đầy sức sống! Nghiêm túc nhưng cũng lắm thách thức, được đánh dấu bằng sự trung thực, công bằng, tôn trọng người khác và phẩm giá của họ; đồng thời, ý thức trách nhiệm với những gì Chúa ban. Và đây là sự sắc sảo của người Kitô hữu, sự tinh khôn của người môn đệ!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin giúp con nên một quản lý tốt, để không phải nghe những lời, “Ta nghe nói con sao đó!”. Cho con sử dụng thật khôn ngoan, cẩn thận với những gì Chúa đã đặt trong tay con”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:08 04/11/2021

53. Rất nhiều lần con người ta không biết là trong tất cả mọi sự mà quên chính mình, thì có thể đạt tới lợi ích rất lớn.

(Thánh nữ Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:10 04/11/2021
101.MANG SAI ỦNG

Có một người mang đôi ủng không đúng, một chiếc đế thì dày, một chiếc đế thì mỏng, khi bước đi thì chân cao chân thấp, không ra dáng gì cả.

Anh ta rất kinh ngạc, nói một mình:

- “Hôm nay chân của ta sao lại một cẳng dài và một cẳng ngắn? Phải rồi, nguyên nhân chính là đường đi không bằng phẳng”.

Đang đi thì có người nói cho anh ta biết:

- “Ông anh có nghĩ là mình mang ủng không đúng chứ?”

Anh ta nghe xong thì vội vàng sai đầy tớ về nhà lấy ủng, đầy tớ đi rất lâu nhưng khi trở lại thì vẫn tay không, nói với chủ nhân:

- “Không cần đổi nữa, hai chiếc ủng ở nhà cũng là một chiếc đế dày và một chiếc đế mỏng”.

(Hi đàm lục)

Suy tư 101:

Giáo lý công giáo dạy chúng ta rẳng, con người có hai phần: phần xác và phần hồn.

Có một vài người Ki-tô hữu sống ở đời hình như không biết là mình còn có thêm phần hồn nữa, họ ăn chơi cho thân xác hưởng thụ thỏa thích, họ chửi nhau cho sướng miệng, họ hãm hại người khác cho thỏa tính ích kỷ, họ để cho dục vọng lướt át cả lý trí... Tóm lại, họ sống khập khểnh mà không biết; họ đang đi chân cao chấn thấp trên đường xuống chỗ phạt đời đời mà không hay...

Phần xác sẽ có một ngày trở về với tro bụi, thì nên làm cho nó được sống lại với phần hồn bất diệt trong ngày phán xét, bằng những tiết chế ăn uống no say, tiết chế nóng giận, tiết chế những ham muốn có hại cho thân xác và linh hồn...

Mang giày đế cao đế thấp thì có thể thay lại cho bằng nhau, nhưng nếu cứ chiều chuộng thân xác thì không những có ngày phần xác tiêu tan mà phần hồn cũng chết đời đời trong hỏa ngục, không bao giờ thay đổi lại được...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho các vị giáo hoàng đã qua đời vào Ngày Các Đẳng Linh Hồn
Đặng Tự Do
04:42 04/11/2021


Hôm thứ Ba, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện trước lăng mộ của các vị Giáo Hoàng đã khuất trong hầm mộ bên dưới Đền Thờ Thánh Phêrô.

Các ngôi mộ của các vị giáo hoàng nằm trong tầng hầm của Đền Thờ Thánh Phêrô xung quanh lăng mộ của Thánh Phêrô, một trong 12 vị Tông đồ và là vị giáo hoàng đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cầu nguyện trước lăng mộ của Thánh Phêrô vào ngày 2 tháng 11. Một số giáo hoàng đã được tuyên bố là thánh trong Giáo Hội Công Giáo có lăng mộ của các ngài ở phần trên của Đền Thờ Thánh Phêrô.

Năm nay, Vatican đã ban hành một Ơn Toàn Xá cho những người Công Giáo đến thăm nghĩa trang để cầu nguyện cho người chết vào bất kỳ ngày nào trong tháng 11.

Ơn Toàn Xá xóa bỏ mọi hình phạt tạm thời do tội lỗi gây ra, phải luôn đi kèm với một quyết tâm từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.

Một người Công Giáo muốn được ân xá toàn thể cũng phải đáp ứng các điều kiện thông thường của một sự ân xá, đó là xưng tội, rước lễ, và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha.

Thông thường Giáo hội chỉ ban Ơn Toàn Xá dành cho các linh hồn trong Luyện ngục cho những người cầu nguyện trong nghĩa trang từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 8 tháng 11, tức là tuần lễ Các Đẳng Linh Hồn.

Nhưng vào năm 2020, Tòa Ân Giải Tối Cao đã ban hành một sắc lệnh mở rộng Ơn Toàn Xá trong bối cảnh lo ngại về việc tránh tụ tập đông người trong nhà thờ hoặc nghĩa trang do đại dịch COVID-19.

Vào ngày 28 tháng 10, Vatican đã thông báo rằng sắc lệnh tương tự cũng sẽ được áp dụng vào tháng 11 năm 2021.

Mỗi năm, Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành thánh lễ cho các tín hữu đã ra đi trước chúng ta tại một nghĩa trang khác nhau ở Rôma hoặc ngoại thành Rôma trong Ngày Các Đẳng Linh Hồn.

Năm nay, ngài dâng lễ tại Nghĩa trang Quân đội Pháp, nơi ngài đi ngang qua các hàng mộ, thường xuyên dừng lại để cầu nguyện và ban phép lành.

Sau khi cử hành thánh lễ tại đây, Đức Thánh Cha đã trở lại Vatican và viếng thăm mộ các vị tiền nhiệm của ngài.
Source:Catholic News Agency
 
Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Thánh lễ Ngày Các Linh hồn tại nghĩa trang quân đội ở Rome
Đặng Tự Do
04:43 04/11/2021


Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm một nghĩa trang quân đội ở Rôma để cầu nguyện vào Ngày Các Đẳng Linh Hồn và dâng thánh lễ cho các tín hữu đã ra đi.

Trong chuyến thăm tới Nghĩa trang Quân đội Pháp vào ngày 2 tháng 11, Đức Giáo Hoàng đi ngang qua các hàng mộ, dừng lại thường xuyên để cầu nguyện và ban phép lành. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đặt những bông hoa trắng trên một số ngôi mộ và dừng lại ở các ngôi mộ để cầu nguyện trong thinh lặng trước khi ngài dâng thánh lễ trong khuôn viên nghĩa trang.

Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha nói rằng khi đi ngang qua các ngôi mộ, ngài nhận thấy một ngôi mộ không có tên. Tấm bia viết: “Vô danh. Chết vì nước Pháp, 1944”.

“Trong trái tim của Chúa có tên của tất cả chúng ta, nhưng đây là thảm kịch của chiến tranh,” Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét.

Đức Giáo Hoàng nói rằng các ngôi mộ phải là một “thông điệp hòa bình”, thúc giục mọi người ngừng sản xuất vũ khí chiến tranh.

“Những ngôi mộ này biết nói, biết khóc… Họ kêu lên từ bên trong. Họ kêu lên: “Hòa bình”, ngài nói.

Nghĩa trang được thành lập vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai dành cho những người lính viễn chinh Pháp, chiến đấu ở Ý, đặc biệt là các thành viên của Lực lượng Pháp tham gia trận Monte Cassino vào tháng 5 năm 1944.

Theo Vatican News, trong số 1,888 binh sĩ được chôn cất tại nghĩa trang ở Rôma, có 1,142 người theo đạo Hồi. Những ngôi mộ này được đánh dấu bằng hình trăng lưỡi liềm trên mỗi bia mộ.

“Tôi chắc chắn rằng tất cả những người có thiện chí, được quê hương kêu gọi để bảo vệ nó, đều ở với Chúa. Nhưng liệu chúng ta, những người đang trên đường đi, chúng ta có chiến đấu đủ để không xảy ra chiến tranh không?” Đức Giáo Hoàng hỏi.

“Tại sao nền kinh tế của các quốc gia được củng cố bởi ngành công nghiệp vũ khí?”

Chỉ có hơn 100 người hiện diện trong thánh lễ của Đức Giáo Hoàng tại nghĩa trang quân sự nằm cách Vatican khoảng hai dặm về phía bắc.

Đức Giáo Hoàng nhắc nhớ đến những người đã chết trên bờ biển Normandy và trong trận Anzio gần Rôma trong Thế chiến thứ hai, cũng như tại sông Piave ở Ý trong Thế chiến thứ nhất.

“Những người này - những người tốt - đã chết trong chiến tranh, họ chết bởi vì họ được kêu gọi để bảo vệ tổ quốc của họ, bảo vệ các giá trị, bảo vệ lý tưởng và nhiều lần khác, để bảo vệ những tình huống chính trị đáng buồn và đáng tiếc,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Ngài nói: “Và họ là nạn nhân, nạn nhân của chiến tranh, chiến tranh đã ăn thịt những người con của quê cha đất tổ”.

Vào Ngày Các Đẳng Linh Hồn và trong suốt tháng 11, Giáo hội thực hiện một nỗ lực đặc biệt để tưởng nhớ, tôn vinh và cầu nguyện cho những người đã khuất.

Có nhiều truyền thống văn hóa khác nhau xung quanh ngày lễ, nhưng một trong những truyền thống được tôn vinh một cách nhất quán là tập tục viếng thăm nghĩa trang. Năm nay, Vatican ban hành một Ơn Toàn Xá cho những người Công Giáo đến thăm nghĩa trang để cầu nguyện cho người chết vào bất kỳ ngày nào trong tháng 11.

Năm ngoái, Đức Giáo Hoàng đã đến thăm Nghĩa trang Teutonic ở Thành phố Vatican, và vào năm 2019, ngài đã dâng thánh lễ Ngày Các Đẳng Linh Hồn tại Hầm mộ Priscilla, một trong những hang toại đạo nổi bật của Giáo hội sơ khai ở Rôma.

Vào năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dâng thánh lễ tại một nghĩa trang dành cho trẻ em đã qua đời và các thai nhi được gọi là “Khu vườn của các thiên thần”, nằm trong Nghĩa trang Laurentino ở ngoại ô Rome.

Trong bài giảng của mình tại nghĩa trang quân đội Pháp, Đức Giáo Hoàng nhắc lại một tấm biển mà ngài đã đọc ở cổng một nghĩa trang khác có nội dung: “Bạn nào đi qua, hãy nghĩ đến các bước chân của mình, và từ các bước chân ấy hãy nghĩ đến bước chân cuối cùng.”

“Cầu xin Chúa giúp chúng ta gieo rắc và giữ gìn những suy nghĩ này trong trái tim mình,” ngài nói.
Source:Catholic News Agency
 
Vatican cho các giáo phận trên thế giới thêm thời gian để tham khảo ý kiến của những người Công Giáo trước Thượng Hội Đồng Về Tính Đồng Nghị
Đặng Tự Do
04:44 04/11/2021


Hôm thứ Sáu, Vatican đã thông báo rằng họ sẽ cho các giáo phận trên toàn thế giới thêm thời gian để hoàn thành các cuộc tham vấn địa phương trước Thượng Hội Đồng Về Tính Đồng Nghị năm 2023.

Vào ngày 29 tháng 10, Tổng thư ký của Thượng hội đồng Giám mục cho biết rằng các hội đồng giám mục trên toàn thế giới sẽ có thời gian cho đến ngày 15 tháng 8 năm 2022, để đệ trình bản tóm tắt các cuộc tham vấn của các ngài.

Cơ quan giám sát tiến trình Thượng Hội Đồng Về Tính Đồng Nghị, kéo dài trong hai năm, trước đó đã yêu cầu tổng kết vào tháng 4 năm 2022, sáu tháng sau khi giai đoạn cấp giáo phận được chính thức khai mạc bởi Đức Thánh Cha Phanxicô vào đầu tháng 10 vừa qua.

Sự thay đổi này có nghĩa là các giáo phận hiện có 10 tháng để hoàn thành quá trình tham vấn, được mô tả là lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Các giáo phận có thể sẽ hoan nghênh việc gia hạn vì những người tổ chức thượng hội đồng đã thúc giục họ đưa “tất cả những người đã được rửa tội” vào quá trình tham vấn, chứ không chỉ những người đi nhà thờ.

Một cẩm nang cho các giáo phận viết: “Cần đặc biệt quan tâm đến những người có nguy cơ bị loại trừ: phụ nữ, người tàn tật, người tị nạn, người di cư, người già, người sống trong cảnh nghèo khó, người Công Giáo hiếm khi hoặc không bao giờ thực hành đức tin của mình, v.v”

Tổng Thư ký Thượng Hội Đồng Về Tính Đồng Nghị cho biết hôm thứ Sáu: “Rất nhiều thông tin liên lạc mà chúng tôi đã nhận được trong những tuần đầu tiên của tiến trình đồng nghị từ các Hội đồng Giám mục, các giáo phận Latinh và Đông phương thực sự là một xác nhận đáng khích lệ của những người trong Giáo hội, là những người cam kết cử hành giai đoạn đầu tiên của tiến trình thượng hội đồng - chủ đề là “Cho một Giáo hội đồng nghị: Hiệp thông, Tham gia và Truyền giáo - được cấu thành bởi sự tham vấn của dân Chúa. Vì tất cả những điều này, chúng tôi thực sự biết ơn”.

“Trong suốt thời kỳ này, chúng tôi đã nghe đi nghe lại nhiều lần và từ nhiều nơi, yêu cầu kéo dài thêm thời gian của giai đoạn đầu tiên trong tiến trình thượng hội đồng để tạo cơ hội lớn hơn cho dân Chúa có kinh nghiệm đích thực về lắng nghe và đối thoại”.

“Nhận thức rằng một Giáo hội đồng nghị là một Giáo hội biết lắng nghe, nên chúng tôi coi giai đoạn đầu tiên này là cần thiết cho tiến trình đồng nghị này. Vì thế, Hội đồng Thường vụ Thượng hội đồng Giám mục đã quyết định kéo dài đến ngày 15 tháng 8 năm 2022, thời hạn trình bày tóm tắt các cuộc tham vấn của Hội đồng Giám mục, các Giáo Hội Công Giáo Đông phương và các tổ chức giáo hội khác”.
Source:Catholic News Agency
 
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ cầu nguyện cho các Giám Mục, Tổng Giám Mục và Hồng Y qua đời trong năm qua
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
07:08 04/11/2021


Lúc 11g sáng thứ Năm 4 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô và các vị trong Giáo triều Rôma đã đồng tế thánh lễ tại bàn thờ Ngai Tòa bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho một số đông đảo đến mức choáng váng các Giám Mục, Tổng Giám Mục và Hồng Y qua đời trong khoảng thời gian 12 tháng qua.

Tổng cộng có đến 17 Hồng Y, và 191 Giám Mục và Tổng Giám Mục đã ly trần chỉ trong vòng một năm. Tuổi già là một yếu tố nhưng như Đức Thánh Cha nói trong bài giảng của ngài, nhiều vị đã ra đi vì coronavirus.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Trong bài đọc Một, chúng ta đã được nghe lời mời gọi này: “Biết thinh lặng đợi chờ, đợi chờ ơn cứu độ của Chúa, đó là một điều hay” (Ai Ca 3:26). Thái độ này không phải là điểm khởi đầu, mà là điểm đến. Thực ra, tác giả đã đến đó ở cuối một con đường, một con đường gập ghềnh, đã khiến anh trưởng thành. Anh ta hiểu ra vẻ đẹp của việc tin cậy Chúa, Đấng luôn trung tín trong mọi lời hứa của Ngài. Sự tin cậy nơi Chúa không nảy sinh từ sự bồng bột nhất thời, nó không phải là một cảm xúc, cũng chẳng phải chỉ là một cảm giác. Ngược lại, sự tin cậy nơi Chúa đến từ kinh nghiệm và sự trưởng thành trong kiên nhẫn, như đã từng xảy ra với ông Gióp, người đã chuyển hoá những hiểu biết về Thiên Chúa “từ những lời truyền khẩu” thành sự hiểu biết sống động, qua kinh nghiệm của mình. Và để điều này xảy ra, một sự biến đổi nội tâm lâu dài là cần thiết, từ chịu đựng đau khổ, cho đến biết cách chờ đợi trong im lặng, nghĩa là chờ đợi với một sự kiên nhẫn tự tin, với một tâm hồn ngoan ngoãn. Sự kiên nhẫn này không phải là sự cam chịu, bởi vì điều nuôi dưỡng nó là lòng mong đợi Chúa, Đấng sắp đến, đó là điều chắc chắn và không làm thất vọng.

Anh chị em thân mến, việc học nghệ thuật chờ đợi Chúa quan trọng biết bao! Chờ đợi Ngài một cách thanh thản, tự tin, xua đuổi những bóng ma, những kẻ cuồng tín và những tiếng ồn ào; giữ gìn, đặc biệt là trong thời gian thử thách, một sự im lặng đầy hy vọng. Đây là cách chúng ta chuẩn bị cho thử thách cuối cùng và lớn nhất của cuộc sống, là cái chết. Nhưng trước hết là những thử thách của thời điểm này, có những thập giá mà chúng ta đang phải mang vác, và chúng ta cầu xin Chúa ban cho ân sủng để có thể chờ đợi ở đó, ngay tại đó, cho sự cứu rỗi sắp đến từ Ngài.

Mỗi chúng ta cần trưởng thành trong việc này. Trước những khó khăn, rắc rối của cuộc sống, khó mà có được sự kiên nhẫn và khó giữ được bình tĩnh. Sự khó chịu tăng lên và sự chán nản thường đến. Do đó, chúng ta có thể bị cám dỗ mạnh mẽ bởi sự bi quan và cam chịu, nhìn thấy mọi thứ đen đủi, quen dần với những giọng điệu chán nản và những lời than thở, tương tự như lời của tác giả bài đọc Một nói lúc đầu nói: “Tôi tự nhủ: cuộc sống của mình nay chấm dứt, hy vọng nơi Chúa cũng tiêu tan” (câu 18). Trong thử thách, ngay cả những ký ức tốt đẹp trong quá khứ cũng không thể an ủi được, bởi vì phiền não khiến tâm trí chúng ta chú tâm vào những khoảnh khắc khó khăn. Và điều này càng làm tăng thêm nỗi chua xót, dường như cuộc đời là một chuỗi bất hạnh liên tiếp, như chính tác giả thừa nhận: “cuộc đời con vất vưởng ngậm đắng nuốt cay.” (câu 19).

Tuy nhiên, tại thời điểm này, Chúa đưa ra một bước ngoặt, chính xác là vào thời điểm mà trong khi tiếp tục đối thoại với Ngài, dường như mọi sự đã đến đường cùng. Trong vực thẳm, trong nỗi thống khổ của điều vô nghĩa, Chúa đến gần để cứu, trong khoảnh khắc đó. Và khi sự cay đắng lên đến đỉnh điểm, niềm hy vọng lại bất ngờ nở rộ. Thật là tồi tệ khi chúng ta đến tuổi già cùng với một trái tim cay đắng, một trái tim thất vọng, một trái tim phê phán những điều mới lạ, thật là khó. Tác giả sách Ai Ca nói: “Đây là điều con suy đi gẫm lại, nhờ thế mà con vững dạ cậy trông” (câu 21). Hãy lấy lại hy vọng trong giây phút cay đắng. Trong cơn đau đớn, ai ở gần Chúa mới thấy Ngài mở đau khổ ra, biến nó thành một cánh cửa để hy vọng đi vào. Đó là một kinh nghiệm Phục sinh, một chặng đường đau thương mở ra cuộc sống.

Bước ngoặt này xảy ra không phải vì các vấn đề đã biến mất, không, nhưng bởi vì cuộc khủng hoảng đã trở thành một cơ hội mầu nhiệm để thanh lọc nội tâm. An khang thịnh vượng, trên thực tế, thường khiến chúng ta trở nên mù quáng, hời hợt, kiêu hãnh. Đó là cách mà sự sung túc lèo lái chúng ta. Mặt khác, việc vượt qua thử thách, nếu được sống trong niềm tin nồng nhiệt, bất chấp sự khó khăn và nước mắt, khiến chúng ta được tái sinh, và chúng ta thấy mình khác với quá khứ. Một Giáo Phụ của Giáo Hội đã viết rằng “đau khổ là điều tốt nhất dẫn chúng ta đến việc khám phá những điều mới” (Thánh Grêgôriô Thành Nazianzo, Ep. 34). Thử thách đổi mới, bởi vì nó giật sập nhiều thứ lãng phí và dạy chúng ta nhìn xa hơn, vượt ra ngoài bóng tối, để tận mắt chạm vào thực tại rằng Chúa thực sự cứu độ và Ngài có quyền năng biến đổi mọi thứ, ngay cả cái chết. Ngài để chúng ta vượt qua những nút thắt không phải để bỏ rơi chúng ta, mà là để đồng hành cùng chúng ta. Vâng, vì Chúa luôn đồng hành, đặc biệt trong những cơn đau, như một người cha làm cho con mình phát triển tốt bằng cách ở bên cạnh con trong khó khăn mà không làm thay cho con. Và trước khi chúng ta để những giọt lệ lăn trên khuôn mặt của chúng ta, đôi mắt của Thiên Chúa là Cha chúng ta đã đỏ lên vì mủi lòng. Người khóc trước chúng ta, tôi dám nói như thế. Đau đớn vẫn còn là một mầu nhiệm, nhưng trong mầu nhiệm này, chúng ta có thể khám phá theo một cách mới về tình phụ tử của Thiên Chúa, Đấng đến thăm chúng ta trong thử thách, và đến nói với tác giả của sách Ai Ca: “Chúa xử tốt với ai tin cậy Người, với ai hết lòng tìm kiếm Chúa” (câu 25).

Ngày nay, đối diện với mầu nhiệm của cái chết được cứu chuộc, chúng ta cầu xin ân sủng để nhìn nghịch cảnh bằng con mắt khác. Chúng ta hãy xin thêm sức mạnh để biết sống trong thinh lặng thanh thản và vững dạ chờ mong Chúa cứu độ, không than phiền, không cằn nhằn, không để mình ngã lòng. Điều xem ra là một hình phạt cuối cùng lại hóa ra là một ân sủng, là một minh chứng mới về tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Biết cách chờ đợi ơn cứu rỗi của Chúa trong im lặng - không huyên thuyên, nhưng trong im lặng - là một nghệ thuật, trên con đường nên thánh. Hãy phát triển nó. Thật là quý giá trong thời đại chúng ta đang sống: bây giờ, hơn bao giờ hết, không cần phải la hét, kích động kêu gào, than thở; mỗi người cần làm chứng cho đức tin, đó là một niềm tin ngoan ngoãn và đầy hy vọng với cuộc sống của mình. Niềm tin là thế này: ngoan ngoãn và hy vọng chờ đợi. Người Kitô hữu không giảm bớt sức nặng của đau khổ, không, nhưng người ấy nhìn lên Chúa và dưới đòn thử thách, người ấy tin cậy vào Người và cầu nguyện: người ấy cầu nguyện cho những người đau khổ. Người ấy luôn hướng mắt về Thiên đàng, nhưng đôi tay luôn dang rộng trên mặt đất, để phục vụ người lân cận một cách cụ thể. Ngay cả trong khoảnh khắc của nỗi buồn, của bóng tối, luôn có sự phục vụ.

Với tinh thần này, chúng ta hãy cầu nguyện cho các vị Hồng Y và Giám mục đã rời xa chúng ta trong năm qua. Nhiều người trong số các ngài đã chết vì Covid-19, trong những tình huống khó khăn làm trầm trọng thêm sự đau khổ. Xin cho những anh em này của chúng ta bây giờ được hưởng niềm vui từ lời mời gọi của Tin Mừng, lời mà Chúa nói với các đầy tớ trung thành của Người: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa.” (Mt 25: 34).
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
 
ĐTC Phanxicô Vừa Bổ Nhiệm Một Nữ Tu Làm Tổng Thư Ký Cơ Quan Quản Trị Tòa Thánh
Lê Đình Thông
11:50 04/11/2021
ĐTC Phanxicô Vừa Bổ Nhiệm Một Nữ Tu Làm Tổng Thư Ký Cơ Quan Quản Trị Tòa Thánh

Vatican (04/11/2021) - Đức Thánh Cha Phanxicô vừa bổ nhiệm nữ tu Raffaella Petrini, 52 tuổi, dòng Phanxicô, làm tổng thư ký cơ quan quản trị Tòa thánh.

Đây là chức vụ cao nhất dành cho một phụ nữ để giám sát các công việc hành chánh, các viện bảo tàng, bưu điện và cảnh sát của Tòa thánh.

Theo nhật báo « National Catholic Reporter », trước đây chức vụ này được giao cho một vị giám mục.

Tháng Giêng 2021, Đức Thánh Cha đã sửa đổi đạo luật cho phép phụ nữ tham gia phụng vụ Thánh thể. Tháng Hai vừa qua, Ngài đã bổ nhiệm một phụ nữ làm Thứ trưởng Thượng Hội đồng Giám mục. Cơ quan này có thẩm quyền về học thuyết Giáo hội. Vị phụ nữ này có quyền biểu quyết như các vị giám mục.

Năm 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập ủy ban nghiên cứu về chức vụ phó tế phụ nữ trong những năm đầu của Giáo Hội Công Giáo.

Lê Đình Thông
 
Giáo Hội chịu thiệt hại rất nặng trong năm qua
Đặng Tự Do
17:28 04/11/2021


Hôm qua 4 tháng 11, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn của các Hồng Y, Tổng Giám Mục, và Giám Mục đã qua đời trong 12 tháng qua.

Dịp này, Tòa Thánh đã cho biết về danh tính các vị Hồng Y, Giám Mục và Tổng Giám Mục, đã qua đời trong năm qua, cụ thể là từ ngày 1 tháng 10 năm 2020 đến ngày 31 tháng 10 năm 2021. Các vị được Đức Giáo Hoàng tưởng nhớ các đặc biệt vào ngày 4 tháng 11 tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

Tổng cộng có 190 tổng giám mục và giám mục, và 17 vị Hồng Y. Đó là con số rất cao một cách bất thường. Tuổi già là một yếu tố. Tuy nhiên, quá nửa các vị qua đời vì virus Tầu độc địa.

Các Hồng Y đã qua đời trong giai đoạn này bao gồm 5 vị ở Mỹ Châu, 4 vị ở Âu Châu và 4 vị ở Phi Châu, 3 vị ở Á Châu và 1 vị ở Đại Dương Châu.

Vị Hồng Y vừa qua đời mới nhất là Đức Hồng Y Jorge Medina Estévez, người Chí Lợi. Sau cái chết ở tuổi 94 của ngài vào ngày 8 tháng 10 vừa qua, tình trạng của Hồng Y Đoàn hiện nay có thể tóm tắt như sau: Tổng số Hồng Y là 215 vị, trong đó 121 vị là Hồng Y cử tri và 94 vị không còn quyền bầu Giáo Hoàng. Từ ngày 7 tháng 11, Đức Hồng Y Angelo Scola, tổng giám mục hiệu tòa của Milan, sẽ qua tuổi 80, và do đó, số Hồng Y cử tri giảm xuống còn 120 vị, là con số được Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục ấn định. Vào năm 2022, từ ngày 7 tháng Giêng đến ngày 29 tháng 12, 11 Hồng Y cử tri khác sẽ mất quyền bầu Giáo Hoàng.
Source:Sismografo
 
Người đàn ông xách súng đến nhà thờ đe dọa linh mục, và giáo dân ở Providence bị bắt
Đặng Tự Do
17:29 04/11/2021


Trước khi bắt đầu bản tin này, chúng tôi chân thành xin anh chị em hãy cầu nguyện cho các linh mục và tất cả anh chị em chúng ta biết giữ mình khi sử dụng Internet. Các văn hóa phẩm khiêu dâm đang giết chết linh hồn của nhiều người và làm ô nhục thanh danh Giáo Hội.

Một người đàn ông 28 tuổi đã bị bắt vào tối thứ Hai, Lễ Các Thánh sau khi mang súng đến nhà xứ và đe dọa một linh mục và anh chị em giáo dân.

Người đàn ông, chưa được tiết lộ danh tính, đã đến nhà xứ nằm gần Nhà thờ Đức Bà ở Providence. Vị linh mục mà anh ta đe dọa là một linh mục vừa được Đức Cha Thomas Tobin bổ nhiệm tạm thời thay cho một linh mục bị bắt, còn anh chị em giáo dân có mặt ở đó là để giúp ngài dọn dẹp. Cảnh sát đã bắt giữ người đàn ông này mà “không gặp vấn đề gì” vào lúc 8 giờ tối Lễ Các Thánh ngày 1 tháng 11.

Tuy nhiên, cảnh sát cho biết họ vẫn chưa tìm được khẩu súng và đang tiếp tục điều tra vụ việc.

Theo trang web của nhà thờ Đức Bà, vị linh mục vừa được bổ nhiệm đã cử hành Lễ Các Thánh lúc 6:00 chiều. Sau đó, anh chị em đến nhà xứ để dọn dẹp phụ với ngài.

Trong một diễn biến gây đau buồn cho anh chị em giáo dân, hôm thứ Bảy, Cha Sở cũ của nhà thờ Đức Bà, là Cha James Jackson, thuộc Huynh Đoàn Linh Mục Thánh Phêrô, gọi tắt là FSSP, đã bị bắt và bị buộc tội sở hữu các nội dung khiêu dâm trẻ em, và chuyển giao nội dung khiêu dâm trẻ em. Nếu bị kết tội cả ba tội danh, Cha Jackson phải đối mặt với án tù 21 năm.

Theo cảnh sát Rhode Island, người đàn ông xác súng đến nhà thờ có thể là vì bất mãn với hành động của Cha Jackson.

Sau khi Cha Jackson bị bắt, Đức Cha Thomas Tobin của giáo phận Providence đã loại Cha Jackson khỏi chức vụ Cha Sở giáo xứ Đức Bà. Giáo xứ Đức Bà là một cứ điểm của Huynh đoàn Linh mục Thánh Phêrô trong Giáo phận Providence. Cần phân biệt giữa Huynh đoàn Linh mục Thánh Phêrô, là một phong trào của Giáo Hội Công Giáo với Huynh Đoàn Thánh Piô X, gọi tắt là SSPX, không hiệp thông với Tòa Thánh.

Trong một tuyên bố hôm 31 tháng 10, giáo phận Providence cho biết

“Giáo phận Providence hoan nghênh những nỗ lực của Cảnh sát Rhode Island và các cơ quan thực thi pháp luật khác liên quan đến việc bắt giữ này. Chúng tôi mong muốn được hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật và Bộ Tư Pháp để bảo đảm an toàn cho trẻ em”.

Tuyên bố cho biết giáo phận đã được Cha Jackson trình một lá thư về sự phù hợp để đảm nhiệm thừa tác vụ trước khi đến tiểu bang, và rằng giáo xứ sẽ tiếp tục được giao cho FSSP chăm sóc.

Đức Cha Tobin nói thêm “việc sử dụng nội dung khiêu dâm trẻ em là một tội ác nghiêm trọng và là một tội lỗi trầm trọng,” và các cáo buộc chống lại Cha Jackson “rất đáng lo ngại đối với tất cả mọi người và phải được xem xét rất nghiêm túc”.

Ngài nói thêm: “Đồng thời, tôi đổi mới mối quan tâm mục vụ của mình và dâng những lời cầu nguyện nhiệt thành cho những người tốt của Giáo xứ Đức Bà trong thời gian khó khăn này.

Cha Jackson không thể được tại ngoại hầu tra và sẽ hầu tòa vào một ngày trong tương lai gần.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho các linh mục và tất cả anh chị em chúng ta biết giữ mình khi sử dụng Internet. Các văn hóa phẩm khiêu dâm đang giết chết linh hồn của nhiều người và làm ô nhục thanh danh Giáo Hội.
Source:Catholic News Agency
 
Vatican nêu bật thách đố về chủ nghĩa siêu dân tộc trong thông điệp Diwali
Đặng Tự Do
17:29 04/11/2021


Một ngày trước khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô, Vatican đã đưa ra một thông điệp gởi tới những người theo Ấn Giáo đề cập đến bản chất gây chia rẽ của “chủ nghĩa siêu dân tộc”.

Thông điệp từ Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn, được công bố vào ngày 29 tháng 10, được gửi đến những người theo đạo Hindu nhân dịp lễ Diwali, còn được gọi là Deepavali, hay “lễ hội ánh sáng”.

Diwali là một trong những lễ hội tôn giáo lớn trong Ấn Độ giáo. Năm nay “lễ hội ánh sáng” sẽ được tổ chức vào ngày 4 tháng 11.

Hội đồng đối thoại liên tôn của Vatican gửi một thông điệp cho ngày lễ này của người Hindu hàng năm. Nhưng năm nay là lần đầu tiên trong những năm gần đây, thông điệp này cũng đề cập đến “chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa siêu dân tộc, bài ngoại”.

Đức Hồng Y Miguel Ángel Ayuso Guixot, chủ tịch hội đồng giáo hoàng, đã viết rằng những vấn đề này mô tả “những vấn đề toàn cầu cấp bách có nguy cơ phá vỡ… sự chung sống hài hòa của mọi người” nhưng có thể được giải quyết một cách hiệu quả vì chúng là “những mối quan tâm ảnh hưởng đến tất cả chúng ta”.

Thông điệp được đưa ra trước cuộc gặp đầu tiên của Giáo hoàng với Modi, người đã đảm nhận chức vụ thủ tướng cách đây 7 năm.

Đã có những lo ngại về tự do tôn giáo đáng kể dưới sự lãnh đạo của Modi thuộc Đảng Bharatiya Janata theo chủ nghĩa dân tộc Hindu, gọi tắt là BJP.

Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ đã liệt kê Ấn Độ là “quốc gia đặc biệt quan tâm” về tự do tôn giáo vào năm 2020 lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ.

“Chính phủ, do Đảng BJP lãnh đạo, đã thúc đẩy các chính sách dân tộc chủ nghĩa cực đoan dẫn đến những vi phạm có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo”, báo cáo năm 2021 của ủy ban cho biết.

Báo cáo nhấn mạnh rằng một phần ba các bang của Ấn Độ hạn chế hoặc cấm chuyển đổi tôn giáo, điều này đã dẫn đến bạo lực đối với những người không theo đạo Hindu.

“Ví dụ, vào năm 2020, đám đông - bị thúc đẩy bởi những cáo buộc sai trái về việc cưỡng bức cải đạo - đã tấn công các tín hữu Kitô, phá hủy nhà thờ và làm gián đoạn các buổi thờ phượng tôn giáo. Trong nhiều trường hợp, các cơ quan chức năng đã không ngăn chặn những hành vi lạm dụng này và phớt lờ hoặc chọn không điều tra, không bắt các thủ phạm phải chịu trách nhiệm. Điều này đã góp phần làm gia tăng các cuộc tấn công của đám đông và nỗi sợ hãi bị trả thù chống lại những kẻ hung hăng”.

Năm 2016, Đức Giáo Hoàng đã bày tỏ hy vọng vào rằng ngài sẽ thăm Ấn Độ trong khuôn khổ chuyến công du Nam Á năm 2017 tới Bangladesh và Miến Điện.

Fides, thông tấn xã của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, đã báo cáo vào thời điểm đó rằng các nhà lãnh đạo Công Giáo Ấn Độ đã liên lạc với chính phủ của Modi về chuyến thăm của Giáo hoàng, nhưng “các ngài không thể đạt được sự đồng thuận”.

Theo nghi thức của Vatican, Đức Giáo Hoàng chỉ đến thăm nước khác nếu nguyên thủ quốc gia gửi lời mời chính thức.

Chuyến thăm cuối cùng của Giáo hoàng tới Ấn Độ là Đức Gioan Phaolô II vào năm 1999.
Source:Catholic News Agency
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nữ tu Đa Minh Việt ở Texas ‘giúp’ đội bóng chày Houston Astros chiến thắng giải quốc gia
Đoan Trang/Người Việt
09:24 04/11/2021
Nữ tu gốc Việt ở Texas ‘giúp’ đội bóng chày Houston Astros chiến thắng giải quốc gia

HOUSTON, Texas (NV) – Trận đấu bóng chày giữa hai đội Houston Astros và Red Sox của Boston hôm 22 Tháng Mười vừa qua tại Giải Bóng Chày Quốc Gia Mỹ (ALCS) có một sự kiện “đặc biệt chưa từng có.” Đó là sự góp mặt và cổ vũ của các nữ tu gốc Việt thuộc Dòng Đa Minh, Tỉnh Dòng Đức Maria Vô Nhiễm ở Houston, tiểu bang Texas.

Sự xuất hiện và cổ vũ của các nữ tu Dòng Đa Minh đã “giúp” đội nhà Astros giành chiến thắng trước đội Red Sox trong trận chung kết giành vé tham dự World Series, trên sân Minute Maid Park ở Houston.

Sự kiện được khán giả và truyền thông chú ý nhất là ở “Game 6,” một nữ tu gốc Việt, soeur Mary Catherine Minh Thư Đỗ, vinh dự được ném trái bóng đầu tiên.

Soeur Kim Hồng Nguyễn, Soeur Bề Trên Dòng Đa Minh, nói với phóng viên Nhật báo Người Việt: “Bóng chày là môn thể thao lành mạnh. Các chị em trong nhà dòng cũng hâm mộ đội bóng Houston Astros nên thường cầu nguyện cho họ. Và khi được mời đến cổ vũ cho ‘đội nhà’ thì chúng tôi rất phấn khởi tham dự.”

Nói thêm về “cơ duyên” dẫn đến việc các nữ tu của nhà dòng hiện diện trong trận đấu quan trọng giành tấm vé vào chung kết (Game 1), Soeur Kim Hồng cho biết, đã từ lâu Dòng Đa Minh biết về “mạnh thường quân” Jim McIngvale.

Ông là chủ tiệm nệm “Mattress Mack” ở Houston, mà mọi người quen gọi ông là Jim “Mattress Mack” McIngvale, một doanh nhân người Công Giáo, nổi tiếng vì những việc làm thiện nguyện của ông trong cộng đồng.

Hôm 13 Tháng Mười, các nữ tu Dòng Đa Minh được ông McIngvale mời đến dạy học cho một lớp thuộc lứa tuổi mầm non mà ông mở ngay trong tiệm của mình. Kết thúc buổi học, các nữ tu thấy toàn bộ nhân viên mặc áo màu cam của đội Astros thì ngạc nhiên.

Sau đó, khi biết các nữ tu cũng yêu thích đội Astros như mình, ông McIngvale liền hỏi nhà dòng có bao nhiêu nữ tu, ông tặng mỗi soeur một chiếc áo, và có nhã ý mời các soeur đi xem Astros thi đấu.

Tại Game 1 diễn ra vào ngày 15 Tháng Mười, khán giả hâm mộ Astros đã “phát cuồng” khi thấy bóng dáng các cổ động viên là nữ tu Dòng Đa Minh trên khán đài.

“Lúc Astros thắng Game 1, mọi người đã hỏi tôi, liệu tôi có thể đưa các nữ tu trở lại trận đấu tiếp theo hay không,” ông McIngvale nói với đài truyền hình abc13.

“Họ là một tập thể tuyệt vời. Họ yêu Astros, nên tôi sẽ mời, và tin rằng các nữ tu sẽ giúp Astros giành chiến thắng.”

Trước đó, ông McIngvale cho biết, “nếu đội Astros thắng, ai mua giường ở tiệm ông bán có trị giá trên $3,000, ông sẽ tặng luôn, không lấy tiền,” theo lời soeur Kim Hồng kể với nhật báo Người Việt.

Nói là làm. Ông McIngvale liên lạc với soeur Kim Hồng, và chuyển lời của đội bóng Astros, là mời một nữ tu đại diện ném trái bóng đầu tiên. Soeur Mary Catherine Minh Thư Đỗ, một trong những nữ tu rất yêu thể thao trong nhà dòng, được cử làm việc này.

Soeur Minh Thư Đỗ trước dạy học tại trường Công Giáo St. Elizabeth Ann Seton ở ngay Houston, nhưng hiện nay soeur đang dạy ở Shiner, Texas, cách sân vận động trung tâm thành phố Houston khoảng hai tiếng lái xe, sẵn lòng nhận lời trong niềm phấn khởi.

Hôm 22 Tháng Mười, ông McIngvale đưa một xe buýt 60 chỗ ngồi để đưa các nữ tu đến sân thi đấu.

Hôm ấy, soeur Minh Thư Đỗ bước ra sân cỏ, dưới ánh đèn rực sáng, chuỗi tràng hạt màu đen đung đưa theo từng bước chân vui vẻ, để nhắc nhở các cầu thủ Astros rằng “đây là thời điểm của chúng ta!”

Rồi soeur chỉ tay lên trời, quay lại đối mặt với người bắt bóng, sau một vài giây đứng yên như phút giây cầu nguyện và truyền nhiệt cho quả bóng, soeur thực hiện cú ném thành công.

“Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ có cơ hội ra sân ném trái bóng đầu tiên như thế,” soeur Minh Thư Đỗ nói với hãng tin KHOU.

“Tôi muốn cảm ơn tất cả các huấn luyện viên ở trường của tôi và các học sinh đã chỉ cho tôi cách thức làm thế nào để thực hiện một cú ném chính xác.”

Các nữ tu tham dự cổ vũ cho Astros nói với đài truyền hình abc13, trước đó, họ đã có những khoảng khắc yên lặng suốt ngày để cầu nguyện trong tu viện cho đội bóng họ yêu thích.

Các nữ tu cũng cho rằng, bất cứ nơi nào có niềm vui, đều có sự hiện diện của Chúa. Đem niềm vui đến cho mọi người cũng là sứ vụ của các nữ tu. Và cùng hàng ngàn người tham gia cổ vũ, động viên cho đội bóng chày yêu thích Astros, những “thiên thần ở Dòng Đa Minh đã mang đến niềm vui lớn cho mọi người và là dấu hiệu của niềm hy vọng chiến thắng.

Còn theo soeur Kim Hồng, lý do ông Jim “Mattress Mack” McIngvale ưu ái với các nữ tu Dòng Đa Minh và mua vé mời các soeur đi cổ vũ, là vì từ nhỏ ông được các nữ tu của dòng Đa Minh dạy học. Ông rất biết ơn sự giáo huấn của các soeur, giúp ông thành công trong cuộc sống và có tấm lòng quảng đại, bác ái trong suốt nhiều năm qua.

“Tuy các soeur khá bận rộn trong việc thi hành sứ vụ, nhưng nếu ông McIngvale lại mời, và nếu đẹp lòng Chúa, nhà dòng sẽ sắp xếp để các soeur tiếp tục đi cổ vũ cho Astros trong những trận đấu tới,” soeur Kim Hồng nói.

Tỉnh Dòng Đức Maria Vô Nhiễm ở Houston là cơ sở tôn giáo rất quen thuộc với cộng đồng người Việt tại đây. Đặc biệt, vào năm 2005, khi cơn bão Katrina đánh vào các tiểu bang miền Nam nước Mỹ, các nữ tu đã mở cửa tu viện đón hàng trăm người Việt đến lánh nạn, giúp họ từ vật chất đến tinh thần. [kn
 
Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm lần thứ 58 tại giáo xứ CTTĐVN Seattle
Nguyễn An Quý
21:28 04/11/2021
Tukwila. Hôm nay ngày 03 tháng 11 năm 2021, giáo xứ CTTĐVN thuộc Tổng Giáo Phận Seattle cử hành lễ tưởng niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm lần thứ 58 và cùng cầu nguyện cho các quân, dân, cán, chính VNCH đã hy sinh bảo vệ lý tưởng tự do và nhất là cầu nguyyện cho quê hương Việt Nam sớm có một nền công lý, hoà bình đích thực. Thánh lễ cầu nguyện được cử lúc 6 giờ chiều.

Đúng 6 giờ, vị đại diện ban tổ chức đọc diễn từ về ý nghĩa của lễ tưởng niệm với nội dung: Hôm nay Giáo xứ CTTĐVN thuộc Tổng Giáo Phận Seattle cử hành lễ tưởng niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ của Người, và cùng cầu nguyện cho các quân, dân, cán, chính VNCH đã hy sinh cho lý tưởng tự do và nhất là cầu nguyyện cho quê hương Việt Nam sớm được hưỏng một nền công lý và hoà bình đích thực.

Xem Hình

Hàng năm cứ đến tháng 11, tháng giáo hội dành riêng cầu nguyện cho Các Đẳng linh hồn, người Việt Quốc Gia khắp nơi trên thế giới lại có dịp tưởng nhớ đến cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vị Tổng Thống đầu tiên của nền đệ nhất Cộng Hòa đã bị thảm sát vào tháng 11 trong biến cố 1963 cùng với bào đệ của Người. Cử hành lễ Tưởng Niệm là để cầu nguyện cho các ngài cũng như cầu nguyện cho các chiến sĩ VNCH.

Cố Tổng Thống Ngô Đinh Diệm lúc thiếu thời, được thụ hưởng một nền giáo dục của người cha tinh thần nổi tiếng về kiến thức uyên bác, cũng như đức độ và lòng yêu nước: Đó là Quận Công Nguyễn Hữu Bài, Thượng Thư Bộ Lại dưới triều Vua Duy Tân. Ngài là vị đại thần duy nhất chống lại việc người Pháp muốn đào ngôi mộ vua Tự Đức để lấy vàng bạc châu báu, cho nên dân dân Huế đã có câu truyền tụng: “Đày vua không Khả. Đào mả không Bài ”. Ngô Đình Khả là thân phụ của cố Tổng Thống Diệm nhất quyết không chịu ký lệnh đày vua Thành Thái theo đòi hỏi của chính quyền Pháp lúc bấy giờ. Ngoài việc hấp thụ những đức tính cao đẹp và lòng yêu nước nồng nàn của thân phụ và nghĩa phụ, cụ Diệm còn chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền giáo dục Nho Giáo và Thiên Chúa Giáo. Thực vậy, tinh thần Nho Giáo đã khiến cụ Diệm thành một con người thanh liêm, tiết tháo và cương trực thì nền giáo dục Thiên Chúa Giáo đã đào tạo cụ thành một con người giàu lòng bác ái, vị tha và sống đời công chính. Do ảnh hưởng của nền giáo dục đó nên khi nhận lãnh trách nhiệm điều hành đất nước, ngài là một vị Tổng Thống yêu nước, ngài đã kiên cường tranh đấu để bảo vệ nền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam, người luôn đặt quyền lợi tổ quốc trên hết, nhưng rồi vận nước lại đến thời đen tối. Cố Tổng Thống và bào đệ của Người đã bị sát hại một cách bi thương trong biến cố của cái gọi là cuộc đảo chánh năm 1963.

Nhìn lại 58 năm trôi qua, một khoảng thời gian dài hơn nửa thế kỷ, theo dòng thời gian, nhiều tài liệu lịch sử đã minh chứng về sự thật bi thương của cuộc đảo chánh này vì tự nó đã không mang lại một lợi ích nào cho Miền Nam VN, mà còn gây nên cái hệ lụy đưa miền Nam đến thảm họa của biến cố 30 tháng 4 năm 1975, lịch sử cũng đã làm sáng ngời về đức hạnh và lòng yêu nước của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Hôm nay, nhân ngày tưởng niệm cố Tồng Thống Ngô Đinh Diệm và bào đệ của Người, chúng ta cùng cầu nguyện cho các ngài cùng các Quân Dân Cán Chính VNCH đã hy sinh cho đại nghĩa, xin cho các đồng bào ruột thịt đã chết trên vạn nẻo đường khi đi tìm tự do, và tất cả các anh hùng vị quốc vong thân qua các thời đại. Nhất là xin Chúa đoái thương ban cho quê hương Việt Nam sớm thoát khỏi nạn cộng sản vô thần để mọi người dân được sống trong an bình. Tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng là dịp để các thế hệ trẻ nhận biết lòng yêu nước của vị Tổng Thống đầu tiên tại Miền Nam Việt Nam.

Trân trọng kính chào quý vị. Mời cộng đoàn cùng đứng và dành một phút Mặc Niệm để tưởng nhớ Cố Tổng Thống và các anh hùng vị Quốc vong thân. (Cộng Đoàn đứng giữ thinh lặnh trong chốc lát). Sau 1 phút mặc niệm : ba hồi chiêng trống ngân vang làm tăng thêm vẻ trang trọng của buổi lễ. Tiếng chiêng trống vừa dứt. Ca Đoàn hát bài ca nhập lễ: “Từ muôn phương ta về đây sánh vai lên đường, đường ta đi lên đền Chúa ta. Lòng hân hoan ta hòa chung tiếng hát nhịp nhàng, vui hát mừng danh Chúa cứu độ ta. Tiến bước lên đền đền thánh của Người.Cất tiếng hát vui lên dân thánh của Người. Tiến tiến bước loan truyền hồng ân Thiên Chúa Trời. Ta hát mừng thiên thu Chúa ta” (Ca Đoàn Chiên Con phụ trách hát lễ ). Nghi đoàn cùng với quý cha cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh theo tiếng hát ca đoàn. Cha chánh xứ Đào Xuân Thành Chủ tế và cha Trần Hữu Lân đồng tế.

Bài ca nhập lễ dứt là phần niệm hương, trước hết là Quý Cha dâng hương trước bàn thờ có di ảnh cố Tổng Thống, kế đến là phần dâng hương của các vị đại diện ba miền Bắc Trung Nam với lời dẫn dâng hương cho từng miền một cách trang trọng có nội dung :

-Nén hương trong tay đại diện miền Bắc dâng lên Chúa để tưởng nhớ đến các anh anh hùng vị Quốc vong thân, các chiến sĩ VNCH đã hy sinh để bảo vệ lý tưởng tự do cho miền Nam Việt Nam. Xin cho tất cả được an nghỉ nơi nước Chúa.

- Miền Trung nơi quê hương của cố Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm. Nén hương trong tay đại diện miền Trung dâng lên Chúa với lời nguyện cầu: Xin Chúa đón nhận linh hồn Cố Tổng Thống Gioanbaotixia Ngô Đình Diệm và các bào đệ của ngài được vào hưởng phúc muôn đời trên Thiên Quốc.

-Nén hương trong tay những đại diện miền Nam dâng lên Chúa với lời khẩn nguyện thiết tha. Xin cho những chiến sĩ đã chết cho nền công lý và hoà bình được đơm hoa kết trái trên mảnh đất đầy tình người đơn sơ và chân thật. Xin cho tất cả được an nghỉ nơi nước Chúa.

Phần dâng hương kết thúc, thánh lễ bắt đầu. ( Sau mỗi lời dẫn ca đoàn hát : Hương trầm toả bay lên trước Thiên Nhan và ba tiếng chiêng trống điểm ngân vang làm tăng thêm phân trang trọng của phần dâng hương một cách long trọng.) Phần dâng hương kết thúc, thánh lễ được bắt đầu.

Mở đầu thánh lễ cha chủ tế ngỏ lời: Hôm nay giáo xứ có thánh lễ đặc biệt tưởng niệm cố Tổng Thống GioanBaotixia Ngô Đình Diệm để cầu nguyện cho cố Tổng Thống cùng bào đệ của ngài và các quân, dân, cán, chính VNCH đã hy sinh để bảo vệ nền tự do miền Nam Việt Nam cũng như cầu nguyện cho quê hương Việt Nam có được nền công lý và hòa bình. Hôm nay có cha Trần Hữu Lân cùng dâng thánh lễ. Kính chào quý quan khách và cộng đoàn dân Chúa hiện diện, xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau (tiếng vỗ tay).

Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa theo phụng vụ ý lễ cầu nguyện cho các linh hồn. Cha chủ tế phụ trách giảng lễ, trong bài giảng ngài nhấn mạnh : “Hàng năm cứ sau ngày lễ cầu cho các linh hồn, giáo xứ lại có truyền thống cử hành lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm để cầu nguyện cho ngài và bào đệ của ngài cũng như cầu nguyện cho các quân, dân, cán, chính VNCH đã hy sinh cho đất nước và cầu nguyện cho quê hương Việt Nam. Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là vị Tổng Thống yêu nước, ngài hết lòng vì nước vì dân, ngài lại là một tín hữu Công Giáo luôn trung thành với Chúa, ngài luôn sống tín thác vào Chúa và siêng năng cầu nguyện với Chúa hàng ngày...”

Trước khi kết thánh lễ, vị đại diện ban tổ chức có lời cám ơn quý cha, cám ơn cộng đoàn dân Chúa hiện diện, cám ơn Ca Đoàn Chiên Con hát lễ, đặc biệt cám ơn ông Tôn Thất Qúy một nhân sĩ người Việt Quốc Gia tại Seattle cùng tham dự. Cha chánh xứ cũng cám ơn BanTổ Chức và toàn thể cộng đoàn dân Chúa đã tham dự thánh lễ cầu nguyện cho cố Tổng Thống, các Bào Đệ của Người cùng chiến sĩ VNCH.

Thánh lễ kết thúc lúc 7 giờ 20 phút, sau phép lành cuối lễ, mọi người ra về trong tâm tình tạ ơn

Nguyễn An Quý
 
Văn Hóa
Sự nghiệp đồ sộ của Hans Urs von Balthasar, tiếp
Vũ Văn An
17:29 04/11/2021

Tuyên Úy sinh viên

Để hiểu giai đoạn tiếp theo trong cuộc đời của Balthasar, ta nên nhớ tình hình lúc ấy. Tại Thụy Sĩ, các cha Dòng Tên ở thế được khoan dung, chắc chắn không được chính thức chấp nhận. Việc hiến pháp ngăn cấm bất cứ loại công việc nào “trong Giáo Hội và trường học” hoặc nơi cư trú vẫn còn hiệu lực. Thành thử chỉ nhờ các cá nhân nổi tiếng mà Dòng Tên có sự hiện diện nơi công chúng. Sự hiện diện định chế không được phép bất cứ ở đâu. Tư thế tuyên úy sinh viên vì thế rất nổi bật. Tạp chí thiết lập trong thời kỳ này bởi các Cha Dòng Tên Thụy sĩ, Apologetischen Blatter [Tạp chí Hộ giáo] (sau đổi thành Orientierung [Định Hướng] thoạt đầu xuất bản như một loại tạp chí “hầm trú”. Về pháp lý, các tu sĩ Dòng Tên Thụy Sĩ trực thuộc tỉnh dòng Nam Đức Quốc, mặc dù, do hoàn cảnh chiến tranh, các ngài khá độc lập. Năm 1947, một phụ tỉnh dòng Thũy Sĩ được thiết lập. Hồi đầu Thế chiến, cũng có một nhà tập Thụy Sĩ, thoạt đầu khá khiêm tốn đặt ở ngoài biên giới Thụy Sĩ, tại Balzers thuộc công quốc Liechtenstein, sau đó, kín đáo đặt tại tổng Fribourg. Kể về người Thụy Sĩ, không có ai là giáo sư cả, thậm chí không có ai được coi là trí thức, phần lớn là các mục tử có khả năng. Một người cùng dòng còn trẻ, ngay từ lúc bắt đầu ra làm việc, vốn đã viết nhiều cuốn sách hơn bất cứ ai khác như Balthasar, hẳn phải được coi là của hiếm hoi.



Nói thế thôi, chứ các tu sĩ dòng Tên Thụy Sĩ không thiếu chiều kích trí thức ngay thời đó. Đạo Công Giáo Thụy Sĩ đang trải qua một cuộc thức tỉnh về văn hóa, và các tu sĩ dòng Tên như Richard Gutzwiller và Paul de Chastonay đang đứng ở tuyến đầu. Đầu thập niên 40, chức tuyên úy sinh viên trước nhất lo việc văn hóa. Việc phát triển mới này được đẩy mạnh hơn nhờ chiến tranh và do đó nhờ bị cô lập về văn hóa, nhất là trong cộng đồng nói tiếng Đức. Việc xuất bản phát triển mạnh, vì tất cả phải dựa vào thế tự cung tự cấp về văn học. Chống lại một nước Đức của Hitler, người Công Giáo ngày càng tìm đến đạo Công Giáo của Pháp.

Đó là bối cảnh trong đó, các hoạt động của Balthasar ở Basel khởi đầu. Hoạt động quan trọng hơn cả của ngài là hiệu đính và dịch thuật. Ngài đảm nhiệm việc hiệu đính “loạt Âu Châu” của tuyển tập Klosterberg, một cố gắng thời chiến nhằm cứu vãn gia tài văn hóa của Âu Châu. Loạt này thu lượm lại với nhau 50 tuyển tập ngắn. Chính Balthasar chịu trách nhiệm 10 tuyển tập: Goethe, Novalis, Nietzsche (3 cuốn), Brentano, và Borchardt. Ngài phiên dịch Claudel, Péguy, thi ca của Kháng Chiến Pháp, sau này cả Bernanos và Mauriac. Năm 1943, Nhà Hát Zurich (Zurich Playhouse), lúc đó, có lẽ là Nhà Hát nói tiếng Đức tốt nhất trên thế giới, đã cho trình diễn lần đầu tiên vở Satin Slipper ngài dịch của Claudel. Balthasar giúp làm cố vấn cho cuộc trình diễn. Các vở kịch khác của Claudel lần lượt xuất hiện sau đó. Cuối cùng năm 1951, là buổi trình diễn lần đầu vở Carmelites của Bernanos cũng do Balthasar dịch. Balthasar giữ liên lạc thân hữu với các kịch sĩ như Richard Seewald, Albert Schilling... những người đi tiên phong trong việc canh tân nền nghệ thuật Giáo Hội, vốn là thành quả phong phú nhất của phong trào phục hưng văn hóa trong Giáo Hội Công Giáo Thụy sĩ.

Việc làm của ngài với các sinh viên phần lớn cũng có tính văn hóa. Tuyên úy sinh viên liên tục có những giảng khóa (20), vì hồi ấy, còn lâu mới có chứng ghiền truyền hình. Ngoài các buổi thuyết giảng công cộng hàng năm, ngài dành nhiều buổi tối tranh luận trong các hiệp hội sinh viên khác nhau, đặc biệt là hiệp hội có xu hướng văn hóa, Akademische Gegellschaft Renaissance [Hội Học Thuật Phục Hưng], mà chính ngài cũng là một thành viên kỳ cựu. Cả ở Zurich, Bern, và Freiburg, ngài cũng là khách mời thường xuyên và được hoan nghinh trong các cuộc tụ tập của nó. Hiệp hội Studentische Schulungsgemeinschaft [Cộng đồng đào tạo sinh viên] (SG) mà chính ngài thiết lập năm 1941 cũng nhằm trước nhất, như chính tên gợi ý, cung cấp cho sinh viên một hình thức huấn luyện về triết lý đời sống. Danh sách những người đến diễn giảng hay tham dự hội nghị bao gồm các tên tuổi lớn hồi đó: Hugo Rahner, Max Muller, Otto Karrer, Martin Buber, Karl Rahner, Yves Congar, Henri de Lubac... phần lớn là bạn và người quen của ngài.

Nhưng Schulungsgemeinschaft cũng nói lên hoạt động mục vụ của Balthasar. Hoạt động này không giới hạn ở các buổi phụng vụ cho sinh viên, các bài giảng thường xuyên tại Marienkirche, hay vô số các đàm đạo với các cá nhân. Mà hàng năm, ngài còn tổ chức nhiều buổi tĩnh tâm cho nam sinh viên, và cuối cùng, coi như một cải tiến, cho cả nữ sinh viên nữa. Các buổi tĩnh tâm này diễn ra dưới hình thức linh thao của Thánh Inhaxio nhằm giúp sinh viên đưa ra các quyết định liên quan tới bậc sống của họ. Ngài thiết lập nhiều tình bạn lâu dài với các sinh viên và người dự tĩnh tâm loại này. Họ khó quên những buổi đàm đạo trên đường đi dạo, những buổi hội thảo suốt đêm của từng nhóm nhỏ bạn bè, những buổi tối sau khi kết thúc huấn luyện, được ngài trình tấu dương cầm bản Don Giovanni của Mozart.

Ít nhất một trong các sinh viên của thời này cần được nhắc đến, đó là Robert Rast (1920-1946), người có lẽ gần gũi nhất với Balthasar. Giống Balthasar, Rast xuất thân từ một gia đình cổ kính của Lucerne, và giống như ngài là cựu học sinh của trung học Biển Đức ở Engelberg. Tốt nghiệp kỳ thi kết thúc trung học với điểm cao nhất, anh tới Basel và Freiburg để học triết lý văn hóa, vì chỉ có ngành này mới tổng hợp được các sở thích đa dạng của anh về văn hóa, âm nhạc, văn chương và thần học, và vì anh cảm thấy được kêu gọi trở thành một chính trị gia văn hóa Kitô giáo, can dự vào “cuộc đụng độ trí thức giữa nền văn hóa Kitô giáo Thụy Sĩ đương thời (nền văn hóa Phương Tây) và chủ nghĩa Quốc Xã” (21). Chính do ý nghĩ của Rast mà có ý nghĩ thiết lập ra Schulungsgemeinschaft. Rast khởi đầu sáng kiến bằng cách sắp xếp nó và trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của nó. Ngoài việc học, anh còn ham mê văn chương. Anh viết một số bài báo, xuất bản một cuốn sách, Về Ý Nghĩa Văn Hóa, và trong bộ Klosterberg, một tuyển tập của Herder. Sau khi hoàn tất ban tiến sĩ, anh quyết định gia nhập Dòng Tên, nhưng, chỉ sau một ít tuần lễ, anh mắc chứng bệnh phổi, phải nằm bệnh xá một năm ở Leysin nơi anh hoàn tất một bản dịch khác của Lallemant, Học lý Tâm linh. Ngày 16 tháng 5 năm 1946, sau khi khấn dòng, anh qua đời. Mộ của anh trong khuôn viên Hofkirche ở Lucerne, không xa mộ của Balthasar.

Robert Rast không phải là học trò duy nhất của Balthasar ở Basel tìm được đường vào nhà tập Dòng Tên. Hai ngưòi bạn của anh đã đi trước anh, nhiều người khác theo chân anh. Các sinh viên ở Basel nói tới “thứ bệnh Dòng Tên” (Jesuititis). Không phải ai vào nhà tập đều ở lại cả. Điều này dẫn tới nhiều thảm kịch, cay đắng và đồn đại. Phong thái của Balthasar không phải là điều ai cũng ưa thích. Đối với nhiều người, nó quá đạo đức, đòi hỏi. Ngài thành công với các sinh viên văn chương và lịch sử, với các sinh viên kiến trúc, một ít sinh viên luật khoa và y khoa. Với các sinh viên khoa học nói chung, ngài không bao giờ tìm được cách tiếp cận thích đáng. Thành thử không tránh được việc đề tặng cuốn sách năm 1945, Herz der Welt [Trái tim của thế giới] – Electis dilectis [Những người được tuyển lựa yêu quí], được coi là quá duy ưu tú và bản thân Balthasar bị nhiều người coi như là không thể với tới, ngạo mạn. Ngài nhìn sự việc khác thế. Điều ngài viết về Mozart trong niên giám Phục Hưng chắc chắn ám chỉ về chính tâm tư riêng của ngài:

“Sự cao quí của thiên tài này có tính cách độc hữu đến độ loại bỏ hết điều thông thường và bao gồm trong chính nó mọi sự trong thế gian... Giống mọi điều thực sự vĩ đại, nó không ghen tị bất cứ điều gì hoặc bất cứ ai, vì nó biết sự vĩ đại tự bản chất của nó vốn là điều bí truyền và không cần bùa mê giả tạo của một ‘giới’” (22).

Lãnh vực hoạt động thứ ba của tuyên úy sinh viên là gặp gỡ Phong Trào Thệ Phản. Basel, thành phố cổ kính của các nhà duy nhân bản [humanist], cũng vốn là thành lũy của Phong Trào Cải Cách. Karl Barth vốn giảng dạy tại phân khoa thần học của nó. Balthasar vốn đã thảo luận về Barth trong cuốn Apokalypse [Ngày Chung Cuộc] của ngài. Nay, ngài cố gắng tiếp nối trở lại cuộc đối thoại bất thành về analogia entis [loại suy hữu thể] giữa Barth và Przywara. Ý niệm là lấy nền thần học của Lubac về tạo dựng làm khởi điểm. Chính lòng say mê Mozart chung đã làm cho cuộc gặp gỡ của họ trở nên dễ dàng hơn và nằm mãi tại tâm điểm tình bạn lâu dài của họ. Ngoài rất nhiều những cuộc đàm đạo riêng, Barth mời Balthasar tham dự buổi hội thảo của ông và trong các năm 1949-1950, Balthasar đã có nhiều buổi thuyết giảng về Barth trước sự có mặt của Barth. Cuốn sách về Barth năm 1951, “được Barth hân hoan chào đón và chấp thuận” (23), cho thấy hai quan điểm này đã sáp lại một cách khỏe khoắn xiết bao. Barth trở thành ngươi gợi hứng vĩ đại thứ ba cho nền thần học của Balthasar. “Học huyết của Barth về việc tuyển chọn, việc vượt qua Calvin một cách sáng chói ấy, đã lôi cuốn tôi một cách mạnh mẽ và trường cửu” (24). Nhưng chính lý thuyết qui Kitô triệt để của Barth đã tạo một ảnh hưởng lâu dài nhất. Chính Balthasar thừa nhận, các tiểu luận về Verbum Caro,Theologie der Geschichte [Ngôi Lời Thành Xác Phàm,Thần Học Lịch Sử] và Glaubhaft ist nur Liebe [Chỉ có tình yêu là đáng tin cậy] là thành quả và sự tiếp tục của cuộc thảo luận đại kết này (25).

Trong các cuộc thảo luận này, điều Balthasar nhắm, dù vô vọng, là việc Barth trở lại Công Giáo. Lúc ấy, ở Thụy Sĩ, việc tiếp xúc với người Thệ Phản gần như có nghĩa là để họ trở lại. Một làn sóng trở lại hết sức phi thường khiến người ta lưu ý, và tại Basel, Balthasar có tiếng là “tạo tân tòng”. Thực vậy, ngài giữ một vai trò nhỏ trong các vụ trở lại nổi tiếng nhất, diễn ra ngay buổi đầu mới tới Basel. Ngài được một người bạn chung giới thiệu với giáo sư Albert Béguin và một mệnh phụ muốn gia nhập đạo Công Giáo, Adrienne Kaegi-von Speyr. Xuất thân từ miền tây Thụy Sĩ, Béguin là bạn thân của Georges Bernanos, một giáo sư dạy văn chương Pháp và là một thẩm quyền về phong trào lãng mạn Đức. Ông bị trục xuất khỏi Đức Quốc Xã và đang giảng dậy tại Đại Học Basel. Khoảng cuối Thế Chiến II, ông trở về Pháp để đảm nhiệm việc điều hành tạp chí Esprit. Ông được Balthasar ban phép rửa ngày 15 tháng 11 năm 1940. Người bạn tuổi trẻ của ông, Adrienne von Speyr, người Balthasar đã tiếp nhận vào Giáo Hội Công Giáo 2 tuần trước đó, là mẹ đỡ đầu của ông.

Với Adrienne

Việc gặp Adrienne von Speyr có một ảnh hưởng quyết định đối với phần còn lại của cuộc sống và việc làm của Balthasar. Vị bác sĩ y khoa này, xuất thân từ một gia đình cổ xưa của Basel, sinh tại La Chaux-de-Fonds năm 1902. Năm 1927, bà kết hôn với một người góa vợ, sử gia Emil Durr, người Basel. Sau cái chết vì tai nạn của ông, sau 7 năm hôn nhân hạnh phúc, bà xa lìa Thiên Chúa và trong nhiều năm đến Kinh Lạy Cha bà cũng không đọc. Năm 1936, bà tái hôn, lần này với người kế vị Durr, giáo sư Werner Kaegi; bà sống với ông này cho đến khi bà qua đời tại căn nhà yêu quí Auf Burg thuộc khu Munsterplatz ở Basel. Sau này, Balthasar được chào đón tại đó như một vị khách. Bà là một phụ nữ có tài hài hước, một tâm trí sống động, miệng lưỡi sắc bén, nổi tiếng ngoài xã hội, và tận tâm với bệnh nhân, nhất là bệnh nhân nghèo và những người có vấn đề tâm thần. Việc bà trở lại gây nhiều xôn xao tại Basel, nhất là giữa gia đình và bạn hữu Thệ phản của bà. Chẳng bao lâu, nhiều tin đồn về phép lạ, dường như đã xẩy ra tại phòng mạch của bà. Lại có cả nhiều thị kiến cho là bà có được. Những buổi gặp gỡ thường xuyên và lâu dài với vị linh hướng của bà gây nhiều nghi ngờ nơi các bạn đồng tu của ngài và dĩ nhiên tạo ra nhiều bàn tán hành tỏi.



Không bao lâu, các thành quả đầu tiên của việc hợp tác này giữa vị tuyên úy sinh viên và Bà Giáo sư Kaegi được công bố. Ngày 15 tháng 10 năm 1945, sau kỳ tĩnh tâm tại Estavayer (5-12 tháng 8), trong một căn nhà tại Wettsteinalle, nhánh phụ nữ của Cộng đồng Thánh Gioan đã được thành lập với 3 thỉnh sinh. Thoạt đầu, chỉ một ít người biết đến việc thành lập. Dịp xuất bản 3 năm sau đó cuốn sách được nhiều người thảo luận của Balthasar, Der Laie und der Ordensstand [Giáo dân và Dòng tu] giúp việc thành lập được nhiều người biết đến hơn. Năm 1947, với sự giúp đỡ của một người bạn ở Einsiedeln, Tiến sĩ Josef Fraefel, nhà xuất bản Johannesverlag [Nhà Xuất Bản Thánh Gioan] đã được thành lập để xuất bản các tác phẩm của Adrienne vốn khó nhận được phép của Giáo Hội (Imprimatur). Cùng năm, Johannesverlag xuất bản bản dịch của Adrienne cuốn Tự Truyện Của Một Linh Hồn với lời nói đầu của Balthasar. Một năm sau, cuốn sách được thảo luận và đánh giá cao về Đức Mẹ, Magd des Herrn [Nữ tỳ của Chúa], được xuất bản, cũng như cuốn chú giả thứ ba về Tin Mừng Gioan, Die Abschiedsreden [Các Phát biểu Giã từ], cũng với lời nói đầu của Balthasar. Ba cuốn còn lại, cần được xem lại do yêu cầu của các vị kiểm duyệt, mãi tới năm 1949 mới được xuất bản. Cuốn cuối cùng trong các “tác phẩm tiên khởi” này, một cuốn làm Adrienne nổi tiếng, là bộ chú giải 2 cuốn về sách Khải Huyền của Thánh Gioan, xuất bản năm 1950.

Bỏ Dòng Tên

Trong khi đó, các vấn đề do việc làm vị giải tội của Adrienne gây ra mỗi ngày mỗi gia tăng. Năm 1945, bài giảng Giáng sinh đã được quảng cáo của ngài trên Đài phát thanh Thụy Sĩ nói tiếng Đức đã bị hủy bỏ một cách vội vã vì luật lệ về Dòng Tên. Sự ngạc nhiên của công chúng về quyết định này đã dẫn đến cuộc thảo luận đầu tiên về điều khoản này của hiến pháp.

Odermatt, chủ bút tờ Neuen Zürcher Nachrichten [Tin tức mới về Zurich], đặt câu hỏi: Đài phát thanh Thụy Sĩ là "trường học" hay "nhà thờ?" Đối với các tu sĩ Dòng Tên Thụy Sĩ, những người dù sao vốn gặp rắc rối ở Zurich, thì sự việc này, ít nhất cũng phải nói là khó chịu. Những năm sau đó là là thời kỳ khủng hoảng thực sự đối với Balthasar. Tất cả các mối liên hệ nhân bản của ngài đều bị đặt trong vòng nghi vấn. Bắt đầu, có những rắc rối trong gia đình. Cha ngài đã bị bệnh nặng một thời gian và cuối cùng qua đời vào tháng 6 năm 1946. Mẹ đỡ đầu của ngài, người mà ngài vốn gần gũi nhất trong gia đình, người luôn hiểu ngài, bị đột quỵ lần đầu, bị liệt bên trái, và được ngài ban các nghi thức cuối cùng. Ngày 16 tháng 5 năm 1946 Robert Rast qua đời tại Leysin. Trước đó không lâu, Balthasar nhận được tin người bạn và người cố vấn của mình là Przywara đang mắc chứng rối loạn thần kinh nghiêm trọng, vì vậy ngài đã cố gắng xin cho vị này giấy phép nhập cảnh vào Thụy Sĩ. Vào tháng Tám, theo lệ thường, Balthasar phải chuẩn bị để khấn trọng thể trong dòng. Tuy nhiên, cùng lúc đó, ngài được thông báo Dòng Tên không thể chịu trách nhiệm đối với Bà Giáo sư Kaegi và Cộng đồng Thánh Gioan. Balthasar yêu cầu điều tra tính chân chính của các thị kiến của bà, và hoãn việc khấn của ngài cho đến lúc đó. Vào ngày 22 tháng 4 năm 1947 (Lễ Mẹ Thiên Chúa, và lễ thành lập Dòng Tên), lần đầu tiên ngài nói chuyện với Cha Bề trên Cả Johann Baptist Janssens tại Rôma nhưng không thành công.

Trong khi đó, những người bạn thuở ở Lyons của Balthasar, và bản thân ngài cùng với họ, đang bị rắc rối về mặt thần học. Trong ấn bản tháng 8 của Revue Thomiste, Michel Labourdette, O.P. đã công bố một bài phê bình chỉ trích hai loạt bài trên các tờ ThéologieSources Chrétiennes (26). Các nhận định phê phán nhắm vào de Lubac, Bouillard, Fessard và Daniélou. Lúc đầu, nhà phê bình đề cập thuận lợi đến các nghiên cứu của Balthasar về Grêgôriô Thành Nyssa, Présence et Pensée [Hiện diện và Tư tưởng] (không xuất hiện trong hai loạt bài nói trên). Nhưng rồi, trong phần kết luận, vị này quay lại với cuốn sách bằng một đoạn trích dẫn dài lấy từ lời nói đầu của Balthasar, bắt đầu như sau:

“Thần học, cũng như siêu hình học, không tự để mình bị phán đoán theo các phạm trù mỹ học. Tôi không có ý nói trong các cách diễn đạt của nó, nhưng trong giá trị phổ quát của nó và tính trường cửu của các chân lý được nó định nghĩa. Đó là điều sai với một trang hoa mỹ nhưng hời hợt được viết bởi một tác giả rất xuất sắc” (27).

Rồi, sau lời trích dẫn từ Balthasar — từ một bản văn mà trong những năm sau này, có lẽ ngài sẽ không viết dưới dạng đó nữa. Khi nhìn lại, điều đáng lưu ý là Labourdette đã nhận thức khá rõ ràng đặc tính thẩm mỹ của nền thần học Balthasar (khi nhắc đến Daniélou, cũng lần đầu tiên, ngài đã nói tới nền 'thần học bi kịch', [dramatic theology]). Quả đúng, điều ngài muốn nói ở đây, không hoàn toàn sai là một nền thần học thẩm mỹ hóa. Chính Balthasar cũng chưa tìm được đường dẫn vào việc thực sự "nhìn thấy khuôn hình" vinh quang Thiên Chúa.

Ngược với bài viết thanh lịch và tinh tế của Labourdette, bài báo của người cùng dòng Đa Minh là Garrigou Lagrange, trên tạp chí Angelicum số tháng 12, có vẻ như là một cuộc oanh kích. "Thần học mới sẽ đi về đâu?" ngài giận dữ như vậy ngay trong tựa đề bài báo. Ngài kết luận với câu trả lời ngắn gọn này: "Nó đang quay trở lại với thuyết Duy Hiện đại [modernism]" (28). Balthasar không được minh nhiên nhắc đến trong bài báo thứ hai này và do đó, ngài không tham gia vào cuộc tranh cãi; một cuộc tranh cãi kết cục đã đưa đến việc ngưng giảng dậy của de Lubac và Bouillard và thông điệp Humani Generis [Nhân loại] của Đức Piô XII. Ấy thế nhưng, sự nghi ngờ xung quanh người bạn de Lubac của ngài đã ảnh hưởng sâu sắc nhất đến ngài và công việc thần học của ngài. Trong thần học cũng vậy, ngài không thể còn cọ quạy tự do nữa. Cuốn sách về Barth (và cuộc tranh cãi sau đó với E. Gutwenger về khái niệm thần học về tự nhiên) chỉ có thể được hiểu trong bối cảnh của sự kinh ngạc này.

Vào giữa tháng 9 năm 1947 Balthasar có thể du hành qua Đức để tháp tùng Erich Przywara trở về Basel, nơi người bạn của ngài từ từ hồi phục. Vào ngày 26 tháng 11, ngài nói chuyện lần thứ hai với Cha Bề Trên Cả, người đã phái ngài đến Lyons để thảo luận với Cha Rondet. Cha Rondet đã không thể nhìn nhận tính chân chính trong các viễn kiến của Adrienne von Speyr và sứ mệnh thần linh được ủy thác cho Balthasar. Đức Giám Mục giáo phận Basel, Franziskus von Streng, cũng có nhiều dè dặt đối với Cộng đồng Thánh Gioan, và cả sau đó vẫn không rút lại các dè dặt này. Trong hoàn cảnh vô vọng này, Cha Bề Trên Cả bảo Balthasar hãy đi tĩnh tâm dưới sự hướng dẫn của Cha Donatien Mollat, một chuyên gia về thánh Gioan, và trong cuộc tĩnh tâm đó hãy đưa ra quyết định cuối cùng của mình. Cuộc tĩnh tâm diễn ra vào cuối tháng 6 năm 1948 tại Barollières gần Lyons. Quyết định, được đưa ra với thỏa thuận của cha hướng dẫn tĩnh tâm, là rời khỏi Dòng, nếu Dòng không sẵn lòng chứng nghiệm sứ mệnh của Balthasar. Sau đó là mười tám tháng chờ đợi đau đớn, trong đó Balthasar cố gắng hết sức tìm một giám mục chịu chấp nhận ngài, và các bạn đồng tu của ngài hết sức cố gắng khuyên ngài thay đổi ý định. Sau khi trao đổi thêm thư từ với Cha Bề Trên Cả, ngài bỏ Dòng Tên ngày 11 tháng 2 năm 1950.

Việc bản thân Balthasar nhìn việc ra đi này ra sao và khó khăn như thế nào đã được trình bầy trong một bản tuyên bố ngắn gửi cho bạn bè và người quen biết của ngài và bức thư tạm biệt khá dài viết cho các bạn đồng tu của ngài.

“Tôi đã thực hiện bước này, vì đối với cả hai bên, nó là một bước rất nghiêm trọng, sau một thời gian dài tìm tòi, nay, qua lời cầu nguyện, tôi đã đạt được sự chắc chắn này là tôi được Chúa kêu gọi thực hiện một số nhiệm vụ nhất định trong Giáo hội. Dòng Tên cảm thấy không thể cho phép tôi dành cho các nhiệm vụ này một cam kết không phân chia của mình... Vì vậy, đối với tôi, bước tôi chọn có nghĩa là áp dụng sự vâng lời của Kitô hữu đối với Thiên Chúa, Đấng bất cứ lúc nào cũng có quyền gọi một người không những ra khỏi ngôi nhà thể lý của họ hoặc cuộc hôn nhân của họ, mà cả ngôi nhà thiêng liêng đã chọn của họ trong một dòng tu, để Người có thể sử dụng họ cho các mục đích của mình trong Giáo hội. Bất cứ lợi thế hoặc bất lợi do đó mà ra trong lĩnh vực thế tục đều không được thảo luận và không được xét đến”.

Đối với các bạn đồng tu, ngài đi vào chi tiết nhiều hơn. Ngài nói, đó là một vấn đề mâu thuẫn giữa "việc chắc chắn nội tâm, đạt được trong lời cầu nguyện" và việc ngài vâng lời Dòng, nói cách khác, mâu thuẫn giữa việc vâng lời Dòng và việc vâng lời trực tiếp đối với Thiên Chúa. Tham chiếu Thánh Tôma và Đức Hồng Y de Lugo, Balthasar giải thích về mặt thần học rằng việc giải quyết cuộc xung đột này không tìm thấy "hoàn toàn và trong mọi trường hợp trong việc vâng lời Dòng" và ngài kết luận một cách tự tin:

“Dù khó hay dễ, có hiểu được hay không, triển vọng là công bằng hay u ám, bất kể là đêm đen – việc vâng lời ở lại hay việc vâng lời ra đi: thì điều này có nghĩa gì đối với người tìm kiếm thánh ý của Chúa? Và nếu Bài Linh Thao số 167 gần như chắc chắn trở thành sự thật, thì họ sẽ chấp nhận nó với một trái tim biết ơn. Tuy nhiên, nó có quan hệ gì đối với họ? Thiên Chúa bảo đảm rằng sự vâng phục đó, nếu được thực hành một cách như trẻ thơ mà không ''anh hùng " hay ngạo mạn, thì kết cục, không phải là chuyện bên lề, mà là ở chính nền tảng của Giáo Hội Công Giáo” (29).

Sự chắc chắn đáng kinh ngạc này trái ngược hoàn toàn với những gì ngài thường xuyên gây ấn tượng nơi các học trò của ngài về đức vâng lời của Thánh Inhaxiô, đặc biệt là khi ngài hướng dẫn Linh Thao. Chỉ lúc này, nhờ các tài liệu được công bố kể từ cái chết của Adrienne von Speyr, chúng ta mới có thể hiểu nó một cách chính xác: trong nhiều năm, Balthasar vốn đã phải đối diện với rất nhiều việc như chứng thực về đặc sủng, được in dấu, chữa lành và các phép lạ khác, hết thị kiến này đến thị kiến nọ. Tác phong của người thị kiến không bao giờ làm nảy sinh bất cứ nghi ngờ nào về tính chân chính của những trải nghiệm của bà; trái lại, xem ra càng củng cố chúng. Nhưng, trên hết, người ta nhận ra Adrienne, với tài năng thấu hiểu lòng người, đã giúp đỡ vị giải tội của bà như thế nào trong công việc thiêng liêng và mục vụ của ngài. Người ta cũng thấy không những do sứ mệnh chung mà ngay trong những ngày đầu tiên, việc cần phải rời khỏi Dòng Tên đã xuất hiện một cách rõ ràng cấp thiết như thế rồi. Adrienne đau khổ vì điều vừa kể một cách sâu sắc, có vẻ như thế, còn hơn cả chính Balthasar. Nhìn lại quyết định của mình, ngài viết:

“Đối với tôi, tất nhiên Dòng là một quê hương yêu dấu; Ý nghĩ có thể phải 'bỏ tất cả' hơn một lần trong đời để theo Chúa, dù chỉ là một dòng tu, chưa bao giờ xảy đến với tôi, và việc này cho tôi một đòn giáng thật mạnh” (30).

Về cuối đời, ngài xin gia nhập lại Dòng Tên. Tuy nhiên, lời xin này không thể được ban cho ngài, vì ngài gắn vào nó điều kiện Dòng phải chịu trách nhiệm trong tương lai đối với Cộng đồng Thánh Gioan. Nhân dịp được bổ nhiệm làm Hồng Y, Cha Bề Trên Cả muốn dành cho ngài nhà thờ Sant'Ignazio làm nhà thờ hiệu tòa, nhưng điều này cũng không thành vì các vấn đề giáo luật.

Đây không phải là lúc cũng không phải là nơi để khảo sát việc phê phán về thần học các đặc sủng của Adrienne hoặc phân biệt bên trong chúng giữa hồng ân thần linh và điều có thể là chỉ là thiên phú tự nhiên - nếu một sự phân biệt như vậy thực sự có thể diễn ra. Tuy nhiên, có thể nói hai điều sau khi nhìn lại. Nếu Adrienne von Speyr có một sứ mệnh trong Giáo hội (và những tuyên bố của Giáo hội trong những năm gần đây dường như theo hướng này), thì để thi hành nó, bà cần sự sự trung gian của một linh mục như Balthasar, người có thể chấp nhận các viễn kiến của bà với kiến thức thần học và một đức tin đơn sơ như trẻ thơ. Bất cứ sự khuyến khích nào đối với việc tự phản ảnh (điều mà ngài thường xuyên tránh), bất cứ phán đoán phê phán hấp tấp nào, đều hạn chế dòng linh hứng tự do. Còn về việc thành lập Cộng đồng Thánh Gioan, việc này có thể có kết quả tốt hơn nếu Balthasar không bỏ Dòng Tên. (Trong cuộc tĩnh tâm dẫn đến quyết định của ngài, ngài coi số lượng khó khăn đang chờ đợi ngài như lập luận duy nhất chống lại nguồn gốc thần linh của sứ mệnh ngài). Tuy nhiên, trong Dòng, công trình thần học của Balthasar hiếm khi mang tâm tư này. Phù hợp với "nguyên tắc Gamalien" (xem Cv 5: 34-39), phán đoán cuối cùng về quyết định của Balthasar phải được trao cho tương lai và do đó cho Thiên Chúa.

Kỳ tới: Những năm cuối cùng với Adrienne
 
VietCatholic TV
Những cử hành cảm động lễ các đẳng tại Vatican. Dù đã mời các nhân vật nổi tiếng tham gia, THĐ thiếu sự hưởng ứng của giáo dân
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:32 04/11/2021

1. Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho các vị giáo hoàng đã qua đời vào Ngày Các Đẳng Linh Hồn

Hôm thứ Ba, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cầu nguyện trước lăng mộ của các vị Giáo Hoàng đã khuất trong hầm mộ bên dưới Đền Thờ Thánh Phêrô.

Các ngôi mộ của các vị giáo hoàng nằm trong tầng hầm của Đền Thờ Thánh Phêrô xung quanh lăng mộ của Thánh Phêrô, một trong 12 vị Tông đồ và là vị giáo hoàng đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cầu nguyện trước lăng mộ của Thánh Phêrô vào ngày 2 tháng 11. Một số giáo hoàng đã được tuyên bố là thánh trong Giáo Hội Công Giáo có lăng mộ của các ngài ở phần trên của Đền Thờ Thánh Phêrô.

Năm nay, Vatican đã ban hành một Ơn Toàn Xá cho những người Công Giáo đến thăm nghĩa trang để cầu nguyện cho người chết vào bất kỳ ngày nào trong tháng 11.

Ơn Toàn Xá xóa bỏ mọi hình phạt tạm thời do tội lỗi gây ra, phải luôn đi kèm với một quyết tâm từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.

Một người Công Giáo muốn được ân xá toàn thể cũng phải đáp ứng các điều kiện thông thường của một sự ân xá, đó là xưng tội, rước lễ, và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha.

Thông thường Giáo hội chỉ ban Ơn Toàn Xá dành cho các linh hồn trong Luyện ngục cho những người cầu nguyện trong nghĩa trang từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 8 tháng 11, tức là tuần lễ Các Đẳng Linh Hồn.

Nhưng vào năm 2020, Tòa Ân Giải Tối Cao đã ban hành một sắc lệnh mở rộng Ơn Toàn Xá trong bối cảnh lo ngại về việc tránh tụ tập đông người trong nhà thờ hoặc nghĩa trang do đại dịch COVID-19.

Vào ngày 28 tháng 10, Vatican đã thông báo rằng sắc lệnh tương tự cũng sẽ được áp dụng vào tháng 11 năm 2021.

Mỗi năm, Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành thánh lễ cho các tín hữu đã ra đi trước chúng ta tại một nghĩa trang khác nhau ở Rôma hoặc ngoại thành Rôma trong Ngày Các Đẳng Linh Hồn.

Năm nay, ngài dâng lễ tại Nghĩa trang Quân đội Pháp, nơi ngài đi ngang qua các hàng mộ, thường xuyên dừng lại để cầu nguyện và ban phép lành.

Sau khi cử hành thánh lễ tại đây, Đức Thánh Cha đã trở lại Vatican và viếng thăm mộ các vị tiền nhiệm của ngài.
Source:Catholic News Agency

2. Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Thánh lễ Ngày Các Linh hồn tại nghĩa trang quân đội ở Rome

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm một nghĩa trang quân đội ở Rôma để cầu nguyện vào Ngày Các Đẳng Linh Hồn và dâng thánh lễ cho các tín hữu đã ra đi.

Trong chuyến thăm tới Nghĩa trang Quân đội Pháp vào ngày 2 tháng 11, Đức Giáo Hoàng đi ngang qua các hàng mộ, dừng lại thường xuyên để cầu nguyện và ban phép lành. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đặt những bông hoa trắng trên một số ngôi mộ và dừng lại ở các ngôi mộ để cầu nguyện trong thinh lặng trước khi ngài dâng thánh lễ trong khuôn viên nghĩa trang.

Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha nói rằng khi đi ngang qua các ngôi mộ, ngài nhận thấy một ngôi mộ không có tên. Tấm bia viết: “Vô danh. Chết vì nước Pháp, 1944”.

“Trong trái tim của Chúa có tên của tất cả chúng ta, nhưng đây là thảm kịch của chiến tranh,” Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét.

Đức Giáo Hoàng nói rằng các ngôi mộ phải là một “thông điệp hòa bình”, thúc giục mọi người ngừng sản xuất vũ khí chiến tranh.

“Những ngôi mộ này biết nói, biết khóc… Họ kêu lên từ bên trong. Họ kêu lên: “Hòa bình”, ngài nói.

Nghĩa trang được thành lập vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai dành cho những người lính viễn chinh Pháp, chiến đấu ở Ý, đặc biệt là các thành viên của Lực lượng Pháp tham gia trận Monte Cassino vào tháng 5 năm 1944.

Theo Vatican News, trong số 1,888 binh sĩ được chôn cất tại nghĩa trang ở Rôma, có 1,142 người theo đạo Hồi. Những ngôi mộ này được đánh dấu bằng hình trăng lưỡi liềm trên mỗi bia mộ.

“Tôi chắc chắn rằng tất cả những người có thiện chí, được quê hương kêu gọi để bảo vệ nó, đều ở với Chúa. Nhưng liệu chúng ta, những người đang trên đường đi, chúng ta có chiến đấu đủ để không xảy ra chiến tranh không?” Đức Giáo Hoàng hỏi.

“Tại sao nền kinh tế của các quốc gia được củng cố bởi ngành công nghiệp vũ khí?”

Chỉ có hơn 100 người hiện diện trong thánh lễ của Đức Giáo Hoàng tại nghĩa trang quân sự nằm cách Vatican khoảng hai dặm về phía bắc.

Đức Giáo Hoàng nhắc nhớ đến những người đã chết trên bờ biển Normandy và trong trận Anzio gần Rôma trong Thế chiến thứ hai, cũng như tại sông Piave ở Ý trong Thế chiến thứ nhất.

“Những người này - những người tốt - đã chết trong chiến tranh, họ chết bởi vì họ được kêu gọi để bảo vệ tổ quốc của họ, bảo vệ các giá trị, bảo vệ lý tưởng và nhiều lần khác, để bảo vệ những tình huống chính trị đáng buồn và đáng tiếc,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Ngài nói: “Và họ là nạn nhân, nạn nhân của chiến tranh, chiến tranh đã ăn thịt những người con của quê cha đất tổ”.

Vào Ngày Các Đẳng Linh Hồn và trong suốt tháng 11, Giáo hội thực hiện một nỗ lực đặc biệt để tưởng nhớ, tôn vinh và cầu nguyện cho những người đã khuất.

Có nhiều truyền thống văn hóa khác nhau xung quanh ngày lễ, nhưng một trong những truyền thống được tôn vinh một cách nhất quán là tập tục viếng thăm nghĩa trang. Năm nay, Vatican ban hành một Ơn Toàn Xá cho những người Công Giáo đến thăm nghĩa trang để cầu nguyện cho người chết vào bất kỳ ngày nào trong tháng 11.

Năm ngoái, Đức Giáo Hoàng đã đến thăm Nghĩa trang Teutonic ở Thành phố Vatican, và vào năm 2019, ngài đã dâng thánh lễ Ngày Các Đẳng Linh Hồn tại Hầm mộ Priscilla, một trong những hang toại đạo nổi bật của Giáo hội sơ khai ở Rôma.

Vào năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dâng thánh lễ tại một nghĩa trang dành cho trẻ em đã qua đời và các thai nhi được gọi là “Khu vườn của các thiên thần”, nằm trong Nghĩa trang Laurentino ở ngoại ô Rome.

Trong bài giảng của mình tại nghĩa trang quân đội Pháp, Đức Giáo Hoàng nhắc lại một tấm biển mà ngài đã đọc ở cổng một nghĩa trang khác có nội dung: “Bạn nào đi qua, hãy nghĩ đến các bước chân của mình, và từ các bước chân ấy hãy nghĩ đến bước chân cuối cùng.”

“Cầu xin Chúa giúp chúng ta gieo rắc và giữ gìn những suy nghĩ này trong trái tim mình,” ngài nói.
Source:Catholic News Agency

3. Vatican cho các giáo phận trên thế giới thêm thời gian để tham khảo ý kiến của những người Công Giáo trước Thượng Hội Đồng Về Tính Đồng Nghị

Hôm thứ Sáu, Vatican đã thông báo rằng họ sẽ cho các giáo phận trên toàn thế giới thêm thời gian để hoàn thành các cuộc tham vấn địa phương trước Thượng Hội Đồng Về Tính Đồng Nghị năm 2023.

Vào ngày 29 tháng 10, Tổng thư ký của Thượng hội đồng Giám mục cho biết rằng các hội đồng giám mục trên toàn thế giới sẽ có thời gian cho đến ngày 15 tháng 8 năm 2022, để đệ trình bản tóm tắt các cuộc tham vấn của các ngài.

Cơ quan giám sát tiến trình Thượng Hội Đồng Về Tính Đồng Nghị, kéo dài trong hai năm, trước đó đã yêu cầu tổng kết vào tháng 4 năm 2022, sáu tháng sau khi giai đoạn cấp giáo phận được chính thức khai mạc bởi Đức Thánh Cha Phanxicô vào đầu tháng 10 vừa qua.

Sự thay đổi này có nghĩa là các giáo phận hiện có 10 tháng để hoàn thành quá trình tham vấn, được mô tả là lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Các giáo phận có thể sẽ hoan nghênh việc gia hạn vì những người tổ chức thượng hội đồng đã thúc giục họ đưa “tất cả những người đã được rửa tội” vào quá trình tham vấn, chứ không chỉ những người đi nhà thờ.

Một cẩm nang cho các giáo phận viết: “Cần đặc biệt quan tâm đến những người có nguy cơ bị loại trừ: phụ nữ, người tàn tật, người tị nạn, người di cư, người già, người sống trong cảnh nghèo khó, người Công Giáo hiếm khi hoặc không bao giờ thực hành đức tin của mình, v.v”

Tổng Thư ký Thượng Hội Đồng Về Tính Đồng Nghị cho biết hôm thứ Sáu: “Rất nhiều thông tin liên lạc mà chúng tôi đã nhận được trong những tuần đầu tiên của tiến trình đồng nghị từ các Hội đồng Giám mục, các giáo phận Latinh và Đông phương thực sự là một xác nhận đáng khích lệ của những người trong Giáo hội, là những người cam kết cử hành giai đoạn đầu tiên của tiến trình thượng hội đồng - chủ đề là “Cho một Giáo hội đồng nghị: Hiệp thông, Tham gia và Truyền giáo - được cấu thành bởi sự tham vấn của dân Chúa. Vì tất cả những điều này, chúng tôi thực sự biết ơn”.

“Trong suốt thời kỳ này, chúng tôi đã nghe đi nghe lại nhiều lần và từ nhiều nơi, yêu cầu kéo dài thêm thời gian của giai đoạn đầu tiên trong tiến trình thượng hội đồng để tạo cơ hội lớn hơn cho dân Chúa có kinh nghiệm đích thực về lắng nghe và đối thoại”.

“Nhận thức rằng một Giáo hội đồng nghị là một Giáo hội biết lắng nghe, nên chúng tôi coi giai đoạn đầu tiên này là cần thiết cho tiến trình đồng nghị này. Vì thế, Hội đồng Thường vụ Thượng hội đồng Giám mục đã quyết định kéo dài đến ngày 15 tháng 8 năm 2022, thời hạn trình bày tóm tắt các cuộc tham vấn của Hội đồng Giám mục, các Giáo Hội Công Giáo Đông phương và các tổ chức giáo hội khác”.
Source:Catholic News Agency
 
Chia sẻ cảm động của ĐTC trong lễ cầu cho một số kỷ lục các HY, TGM, và GM ra đi trong năm qua
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:22 04/11/2021


Lúc 11g sáng thứ Năm 4 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô và các vị trong Giáo triều Rôma đã đồng tế thánh lễ tại bàn thờ Ngai Tòa bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô để cầu nguyện cho một số đông đảo đến mức choáng váng các Giám Mục, Tổng Giám Mục và Hồng Y qua đời trong khoảng thời gian 12 tháng qua.

Tổng cộng có đến 17 Hồng Y, và 191 Giám Mục và Tổng Giám Mục đã ly trần chỉ trong vòng một năm. Tuổi già là một yếu tố nhưng như Đức Thánh Cha nói trong bài giảng của ngài, nhiều vị đã ra đi vì coronavirus.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Trong bài đọc Một, chúng ta đã được nghe lời mời gọi này: “Biết thinh lặng đợi chờ, đợi chờ ơn cứu độ của Chúa, đó là một điều hay” (Ai Ca 3:26). Thái độ này không phải là điểm khởi đầu, mà là điểm đến. Thực ra, tác giả đã đến đó ở cuối một con đường, một con đường gập ghềnh, đã khiến anh trưởng thành. Anh ta hiểu ra vẻ đẹp của việc tin cậy Chúa, Đấng luôn trung tín trong mọi lời hứa của Ngài. Sự tin cậy nơi Chúa không nảy sinh từ sự bồng bột nhất thời, nó không phải là một cảm xúc, cũng chẳng phải chỉ là một cảm giác. Ngược lại, sự tin cậy nơi Chúa đến từ kinh nghiệm và sự trưởng thành trong kiên nhẫn, như đã từng xảy ra với ông Gióp, người đã chuyển hoá những hiểu biết về Thiên Chúa “từ những lời truyền khẩu” thành sự hiểu biết sống động, qua kinh nghiệm của mình. Và để điều này xảy ra, một sự biến đổi nội tâm lâu dài là cần thiết, từ chịu đựng đau khổ, cho đến biết cách chờ đợi trong im lặng, nghĩa là chờ đợi với một sự kiên nhẫn tự tin, với một tâm hồn ngoan ngoãn. Sự kiên nhẫn này không phải là sự cam chịu, bởi vì điều nuôi dưỡng nó là lòng mong đợi Chúa, Đấng sắp đến, đó là điều chắc chắn và không làm thất vọng.

Anh chị em thân mến, việc học nghệ thuật chờ đợi Chúa quan trọng biết bao! Chờ đợi Ngài một cách thanh thản, tự tin, xua đuổi những bóng ma, những kẻ cuồng tín và những tiếng ồn ào; giữ gìn, đặc biệt là trong thời gian thử thách, một sự im lặng đầy hy vọng. Đây là cách chúng ta chuẩn bị cho thử thách cuối cùng và lớn nhất của cuộc sống, là cái chết. Nhưng trước hết là những thử thách của thời điểm này, có những thập giá mà chúng ta đang phải mang vác, và chúng ta cầu xin Chúa ban cho ân sủng để có thể chờ đợi ở đó, ngay tại đó, cho sự cứu rỗi sắp đến từ Ngài.

Mỗi chúng ta cần trưởng thành trong việc này. Trước những khó khăn, rắc rối của cuộc sống, khó mà có được sự kiên nhẫn và khó giữ được bình tĩnh. Sự khó chịu tăng lên và sự chán nản thường đến. Do đó, chúng ta có thể bị cám dỗ mạnh mẽ bởi sự bi quan và cam chịu, nhìn thấy mọi thứ đen đủi, quen dần với những giọng điệu chán nản và những lời than thở, tương tự như lời của tác giả bài đọc Một nói lúc đầu nói: “Tôi tự nhủ: cuộc sống của mình nay chấm dứt, hy vọng nơi Chúa cũng tiêu tan” (câu 18). Trong thử thách, ngay cả những ký ức tốt đẹp trong quá khứ cũng không thể an ủi được, bởi vì phiền não khiến tâm trí chúng ta chú tâm vào những khoảnh khắc khó khăn. Và điều này càng làm tăng thêm nỗi chua xót, dường như cuộc đời là một chuỗi bất hạnh liên tiếp, như chính tác giả thừa nhận: “cuộc đời con vất vưởng ngậm đắng nuốt cay.” (câu 19).

Tuy nhiên, tại thời điểm này, Chúa đưa ra một bước ngoặt, chính xác là vào thời điểm mà trong khi tiếp tục đối thoại với Ngài, dường như mọi sự đã đến đường cùng. Trong vực thẳm, trong nỗi thống khổ của điều vô nghĩa, Chúa đến gần để cứu, trong khoảnh khắc đó. Và khi sự cay đắng lên đến đỉnh điểm, niềm hy vọng lại bất ngờ nở rộ. Thật là tồi tệ khi chúng ta đến tuổi già cùng với một trái tim cay đắng, một trái tim thất vọng, một trái tim phê phán những điều mới lạ, thật là khó. Tác giả sách Ai Ca nói: “Đây là điều con suy đi gẫm lại, nhờ thế mà con vững dạ cậy trông” (câu 21). Hãy lấy lại hy vọng trong giây phút cay đắng. Trong cơn đau đớn, ai ở gần Chúa mới thấy Ngài mở đau khổ ra, biến nó thành một cánh cửa để hy vọng đi vào. Đó là một kinh nghiệm Phục sinh, một chặng đường đau thương mở ra cuộc sống.

Bước ngoặt này xảy ra không phải vì các vấn đề đã biến mất, không, nhưng bởi vì cuộc khủng hoảng đã trở thành một cơ hội mầu nhiệm để thanh lọc nội tâm. An khang thịnh vượng, trên thực tế, thường khiến chúng ta trở nên mù quáng, hời hợt, kiêu hãnh. Đó là cách mà sự sung túc lèo lái chúng ta. Mặt khác, việc vượt qua thử thách, nếu được sống trong niềm tin nồng nhiệt, bất chấp sự khó khăn và nước mắt, khiến chúng ta được tái sinh, và chúng ta thấy mình khác với quá khứ. Một Giáo Phụ của Giáo Hội đã viết rằng “đau khổ là điều tốt nhất dẫn chúng ta đến việc khám phá những điều mới” (Thánh Grêgôriô Thành Nazianzo, Ep. 34). Thử thách đổi mới, bởi vì nó giật sập nhiều thứ lãng phí và dạy chúng ta nhìn xa hơn, vượt ra ngoài bóng tối, để tận mắt chạm vào thực tại rằng Chúa thực sự cứu độ và Ngài có quyền năng biến đổi mọi thứ, ngay cả cái chết. Ngài để chúng ta vượt qua những nút thắt không phải để bỏ rơi chúng ta, mà là để đồng hành cùng chúng ta. Vâng, vì Chúa luôn đồng hành, đặc biệt trong những cơn đau, như một người cha làm cho con mình phát triển tốt bằng cách ở bên cạnh con trong khó khăn mà không làm thay cho con. Và trước khi chúng ta để những giọt lệ lăn trên khuôn mặt của chúng ta, đôi mắt của Thiên Chúa là Cha chúng ta đã đỏ lên vì mủi lòng. Người khóc trước chúng ta, tôi dám nói như thế. Đau đớn vẫn còn là một mầu nhiệm, nhưng trong mầu nhiệm này, chúng ta có thể khám phá theo một cách mới về tình phụ tử của Thiên Chúa, Đấng đến thăm chúng ta trong thử thách, và đến nói với tác giả của sách Ai Ca: “Chúa xử tốt với ai tin cậy Người, với ai hết lòng tìm kiếm Chúa” (câu 25).

Ngày nay, đối diện với mầu nhiệm của cái chết được cứu chuộc, chúng ta cầu xin ân sủng để nhìn nghịch cảnh bằng con mắt khác. Chúng ta hãy xin thêm sức mạnh để biết sống trong thinh lặng thanh thản và vững dạ chờ mong Chúa cứu độ, không than phiền, không cằn nhằn, không để mình ngã lòng. Điều xem ra là một hình phạt cuối cùng lại hóa ra là một ân sủng, là một minh chứng mới về tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Biết cách chờ đợi ơn cứu rỗi của Chúa trong im lặng - không huyên thuyên, nhưng trong im lặng - là một nghệ thuật, trên con đường nên thánh. Hãy phát triển nó. Thật là quý giá trong thời đại chúng ta đang sống: bây giờ, hơn bao giờ hết, không cần phải la hét, kích động kêu gào, than thở; mỗi người cần làm chứng cho đức tin, đó là một niềm tin ngoan ngoãn và đầy hy vọng với cuộc sống của mình. Niềm tin là thế này: ngoan ngoãn và hy vọng chờ đợi. Người Kitô hữu không giảm bớt sức nặng của đau khổ, không, nhưng người ấy nhìn lên Chúa và dưới đòn thử thách, người ấy tin cậy vào Người và cầu nguyện: người ấy cầu nguyện cho những người đau khổ. Người ấy luôn hướng mắt về Thiên đàng, nhưng đôi tay luôn dang rộng trên mặt đất, để phục vụ người lân cận một cách cụ thể. Ngay cả trong khoảnh khắc của nỗi buồn, của bóng tối, luôn có sự phục vụ.

Với tinh thần này, chúng ta hãy cầu nguyện cho các vị Hồng Y và Giám mục đã rời xa chúng ta trong năm qua. Nhiều người trong số các ngài đã chết vì Covid-19, trong những tình huống khó khăn làm trầm trọng thêm sự đau khổ. Xin cho những anh em này của chúng ta bây giờ được hưởng niềm vui từ lời mời gọi của Tin Mừng, lời mà Chúa nói với các đầy tớ trung thành của Người: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa.” (Mt 25: 34).
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
 
Giáo Hội thiệt hại nặng trong năm qua. Đại nghịch bất đạo: Hăm he linh mục và giáo dân bằng võ khí
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:25 04/11/2021

1. Giáo Hội chịu thiệt hại rất nặng trong năm qua

Hôm qua 4 tháng 11, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn của các Hồng Y, Tổng Giám Mục, và Giám Mục đã qua đời trong 12 tháng qua.

Dịp này, Tòa Thánh đã cho biết về danh tính các vị Hồng Y, Giám Mục và Tổng Giám Mục, đã qua đời trong năm qua, cụ thể là từ ngày 1 tháng 10 năm 2020 đến ngày 31 tháng 10 năm 2021. Các vị được Đức Giáo Hoàng tưởng nhớ các đặc biệt vào ngày 4 tháng 11 tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

Tổng cộng có 190 tổng giám mục và giám mục, và 17 vị Hồng Y. Đó là con số rất cao một cách bất thường. Tuổi già là một yếu tố. Tuy nhiên, quá nửa các vị qua đời vì virus Tầu độc địa.

Các Hồng Y đã qua đời trong giai đoạn này bao gồm 5 vị ở Mỹ Châu, 4 vị ở Âu Châu và 4 vị ở Phi Châu, 3 vị ở Á Châu và 1 vị ở Đại Dương Châu.

Vị Hồng Y vừa qua đời mới nhất là Đức Hồng Y Jorge Medina Estévez, người Chí Lợi. Sau cái chết ở tuổi 94 của ngài vào ngày 8 tháng 10 vừa qua, tình trạng của Hồng Y Đoàn hiện nay có thể tóm tắt như sau: Tổng số Hồng Y là 215 vị, trong đó 121 vị là Hồng Y cử tri và 94 vị không còn quyền bầu Giáo Hoàng. Từ ngày 7 tháng 11, Đức Hồng Y Angelo Scola, tổng giám mục hiệu tòa của Milan, sẽ qua tuổi 80, và do đó, số Hồng Y cử tri giảm xuống còn 120 vị, là con số được Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục ấn định. Vào năm 2022, từ ngày 7 tháng Giêng đến ngày 29 tháng 12, 11 Hồng Y cử tri khác sẽ mất quyền bầu Giáo Hoàng.
Source:Sismografo

2. Người đàn ông xách súng đến nhà thờ đe dọa linh mục, và giáo dân ở Providence bị bắt

Trước khi bắt đầu bản tin này, chúng tôi chân thành xin anh chị em hãy cầu nguyện cho các linh mục và tất cả anh chị em chúng ta biết giữ mình khi sử dụng Internet. Các văn hóa phẩm khiêu dâm đang giết chết linh hồn của nhiều người và làm ô nhục thanh danh Giáo Hội.

Một người đàn ông 28 tuổi đã bị bắt vào tối thứ Hai, Lễ Các Thánh sau khi mang súng đến nhà xứ và đe dọa một linh mục và anh chị em giáo dân.

Người đàn ông, chưa được tiết lộ danh tính, đã đến nhà xứ nằm gần Nhà thờ Đức Bà ở Providence. Vị linh mục mà anh ta đe dọa là một linh mục vừa được Đức Cha Thomas Tobin bổ nhiệm tạm thời thay cho một linh mục bị bắt, còn anh chị em giáo dân có mặt ở đó là để giúp ngài dọn dẹp. Cảnh sát đã bắt giữ người đàn ông này mà “không gặp vấn đề gì” vào lúc 8 giờ tối Lễ Các Thánh ngày 1 tháng 11.

Tuy nhiên, cảnh sát cho biết họ vẫn chưa tìm được khẩu súng và đang tiếp tục điều tra vụ việc.

Theo trang web của nhà thờ Đức Bà, vị linh mục vừa được bổ nhiệm đã cử hành Lễ Các Thánh lúc 6:00 chiều. Sau đó, anh chị em đến nhà xứ để dọn dẹp phụ với ngài.

Trong một diễn biến gây đau buồn cho anh chị em giáo dân, hôm thứ Bảy, Cha Sở cũ của nhà thờ Đức Bà, là Cha James Jackson, thuộc Huynh Đoàn Linh Mục Thánh Phêrô, gọi tắt là FSSP, đã bị bắt và bị buộc tội sở hữu các nội dung khiêu dâm trẻ em, và chuyển giao nội dung khiêu dâm trẻ em. Nếu bị kết tội cả ba tội danh, Cha Jackson phải đối mặt với án tù 21 năm.

Theo cảnh sát Rhode Island, người đàn ông xác súng đến nhà thờ có thể là vì bất mãn với hành động của Cha Jackson.

Sau khi Cha Jackson bị bắt, Đức Cha Thomas Tobin của giáo phận Providence đã loại Cha Jackson khỏi chức vụ Cha Sở giáo xứ Đức Bà. Giáo xứ Đức Bà là một cứ điểm của Huynh đoàn Linh mục Thánh Phêrô trong Giáo phận Providence. Cần phân biệt giữa Huynh đoàn Linh mục Thánh Phêrô, là một phong trào của Giáo Hội Công Giáo với Huynh Đoàn Thánh Piô X, gọi tắt là SSPX, không hiệp thông với Tòa Thánh.

Trong một tuyên bố hôm 31 tháng 10, giáo phận Providence cho biết

“Giáo phận Providence hoan nghênh những nỗ lực của Cảnh sát Rhode Island và các cơ quan thực thi pháp luật khác liên quan đến việc bắt giữ này. Chúng tôi mong muốn được hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật và Bộ Tư Pháp để bảo đảm an toàn cho trẻ em”.

Tuyên bố cho biết giáo phận đã được Cha Jackson trình một lá thư về sự phù hợp để đảm nhiệm thừa tác vụ trước khi đến tiểu bang, và rằng giáo xứ sẽ tiếp tục được giao cho FSSP chăm sóc.

Đức Cha Tobin nói thêm “việc sử dụng nội dung khiêu dâm trẻ em là một tội ác nghiêm trọng và là một tội lỗi trầm trọng,” và các cáo buộc chống lại Cha Jackson “rất đáng lo ngại đối với tất cả mọi người và phải được xem xét rất nghiêm túc”.

Ngài nói thêm: “Đồng thời, tôi đổi mới mối quan tâm mục vụ của mình và dâng những lời cầu nguyện nhiệt thành cho những người tốt của Giáo xứ Đức Bà trong thời gian khó khăn này.

Cha Jackson không thể được tại ngoại hầu tra và sẽ hầu tòa vào một ngày trong tương lai gần.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho các linh mục và tất cả anh chị em chúng ta biết giữ mình khi sử dụng Internet. Các văn hóa phẩm khiêu dâm đang giết chết linh hồn của nhiều người và làm ô nhục thanh danh Giáo Hội.
Source:Catholic News Agency

3. Vatican nêu bật thách đố về 'chủ nghĩa siêu dân tộc' trong thông điệp Diwali

Một ngày trước khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô, Vatican đã đưa ra một thông điệp gởi tới những người theo Ấn Giáo đề cập đến bản chất gây chia rẽ của “chủ nghĩa siêu dân tộc”.

Thông điệp từ Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn, được công bố vào ngày 29 tháng 10, được gửi đến những người theo đạo Hindu nhân dịp lễ Diwali, còn được gọi là Deepavali, hay “lễ hội ánh sáng”.

Diwali là một trong những lễ hội tôn giáo lớn trong Ấn Độ giáo. Năm nay “lễ hội ánh sáng” sẽ được tổ chức vào ngày 4 tháng 11.

Hội đồng đối thoại liên tôn của Vatican gửi một thông điệp cho ngày lễ này của người Hindu hàng năm. Nhưng năm nay là lần đầu tiên trong những năm gần đây, thông điệp này cũng đề cập đến “chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa siêu dân tộc, bài ngoại”.

Đức Hồng Y Miguel Ángel Ayuso Guixot, chủ tịch hội đồng giáo hoàng, đã viết rằng những vấn đề này mô tả “những vấn đề toàn cầu cấp bách có nguy cơ phá vỡ… sự chung sống hài hòa của mọi người” nhưng có thể được giải quyết một cách hiệu quả vì chúng là “những mối quan tâm ảnh hưởng đến tất cả chúng ta”.

Thông điệp được đưa ra trước cuộc gặp đầu tiên của Giáo hoàng với Modi, người đã đảm nhận chức vụ thủ tướng cách đây 7 năm.

Đã có những lo ngại về tự do tôn giáo đáng kể dưới sự lãnh đạo của Modi thuộc Đảng Bharatiya Janata theo chủ nghĩa dân tộc Hindu, gọi tắt là BJP.

Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ đã liệt kê Ấn Độ là “quốc gia đặc biệt quan tâm” về tự do tôn giáo vào năm 2020 lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ.

“Chính phủ, do Đảng BJP lãnh đạo, đã thúc đẩy các chính sách dân tộc chủ nghĩa cực đoan dẫn đến những vi phạm có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng đối với tự do tôn giáo”, báo cáo năm 2021 của ủy ban cho biết.

Báo cáo nhấn mạnh rằng một phần ba các bang của Ấn Độ hạn chế hoặc cấm chuyển đổi tôn giáo, điều này đã dẫn đến bạo lực đối với những người không theo đạo Hindu.

“Ví dụ, vào năm 2020, đám đông - bị thúc đẩy bởi những cáo buộc sai trái về việc cưỡng bức cải đạo - đã tấn công các tín hữu Kitô, phá hủy nhà thờ và làm gián đoạn các buổi thờ phượng tôn giáo. Trong nhiều trường hợp, các cơ quan chức năng đã không ngăn chặn những hành vi lạm dụng này và phớt lờ hoặc chọn không điều tra, không bắt các thủ phạm phải chịu trách nhiệm. Điều này đã góp phần làm gia tăng các cuộc tấn công của đám đông và nỗi sợ hãi bị trả thù chống lại những kẻ hung hăng”.

Năm 2016, Đức Giáo Hoàng đã bày tỏ hy vọng vào rằng ngài sẽ thăm Ấn Độ trong khuôn khổ chuyến công du Nam Á năm 2017 tới Bangladesh và Miến Điện.

Fides, thông tấn xã của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, đã báo cáo vào thời điểm đó rằng các nhà lãnh đạo Công Giáo Ấn Độ đã liên lạc với chính phủ của Modi về chuyến thăm của Giáo hoàng, nhưng “các ngài không thể đạt được sự đồng thuận”.

Theo nghi thức của Vatican, Đức Giáo Hoàng chỉ đến thăm nước khác nếu nguyên thủ quốc gia gửi lời mời chính thức.

Chuyến thăm cuối cùng của Giáo hoàng tới Ấn Độ là Đức Gioan Phaolô II vào năm 1999.
Source:Catholic News Agency