Ngày 27-10-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:02 27/10/2022

18. Nhiệt tâm chính là sự mong muốn làm việc phụng thờ Thiên Chúa cực nhanh và thoải mái.

(Thánh Thomas de Aquino)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:04 27/10/2022
35. YÊU

Trong tình yêu không có nhẫn nại: tình yêu nông cạn.

Trong tình yêu không có khoan dung: tình yêu hẹp hòi.

Trong tình yêu không có tôn trọng: tình yêu chuyên chế.

Trong tình yêu không có tin cậy: tình yêu vội vã.

Trong tình yêu không có hiểu biết: tình yêu đau khổ.

Trong tình yêu không có giao lưu: tình yêu chết.

(Bài học cuộc sống)

Suy tư 35:

Thời nay, các bạn trẻ thay tình như thay áo, có nhiều gia đình phút chốc trở thành thảm kịch và hạnh phúc đội nón ra đi không trở lại, bởi vì:

- Tỉnh yêu không có tính nhẫn nại là bởi vì chỉ yêu cái dáng vẻ bên ngoài của đối tượng, nên hạnh phúc đội nón ra đi không trở lại.

- Tình yêu không có lòng khoan dung là bởi vì chỉ yêu cái đẹp cái tốt, mà không yêu cái xấu cái khuyết điểm của đối tượng, nên hạnh phúc đội nón ra đi không trở lại.

- Tình yêu không có lòng tôn trọng là bởi vì ích kỷ chỉ biết mình mà không thấy nhu cầu của đối tượng, nên hạnh phúc đội nón ra đi không trở lại.

- Tình yêu không có tin cậy nhau là bởi vì tình yêu được đặt trên nền tảng vật chất và danh vọng, nên hạnh phúc đội nón ra đi không trở lại.

- Tình yêu không có sự hiểu biết là bởi vì yêu cuồng yêu vội, nên hạnh phúc đội nón ra đi không trở lại.

- Tình yêu không có giao lưu là bởi vì ai cũng muốn giữ kẻ cho mình, mà không trải rộng lòng với đối tượng, nên hạnh phúc đội nón ra đi và đi luôn…

Yêu và được yêu là một hạnh phúc rất lớn, nhưng phải trói buộc tình yêu bằng nhẫn nại, khoan dung, tôn trọng, tin cậy, hiểu biết và giao lưu thì mới có hạnh phúc chân chính được.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Ngày 28/10: Môn Đệ thời nay – Kính Thánh Simon và Thánh Giuđa, Tông Đồ – Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
03:20 27/10/2022

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Trong những ngày ấy, Đức Giê-su đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ. Đó là ông Si-môn mà Người gọi là Phê-rô, rồi đến ông An-rê, anh của ông; sau đó là các ông Gia-cô-bê, Gio-an, Phi-líp-phê, Ba-tô-lô-mê-ô, Mát-thêu, Tô-ma, Gia-cô-bê con ông An-phê, Si-môn biệt danh là Nhiệt Thành, Giu-đa con ông Gia-cô-bê, và Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, người đã trở thành kẻ phản bội.

Đức Giê-su đi xuống cùng với các ông, Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giu-đê, Giê-ru-sa-lem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xi-đôn đến để nghe Người giảng và để được chữa lành bệnh tật. Những kẻ bị các thần ô uế quấy nhiễu cũng được chữa lành. Tất cả đám đông tìm cách sờ vào Người, vì có một năng lực tự nơi Người phát ra, chữa lành hết mọi người.

Đó là lời Chúa
 
Kiếm Tìm
Lm Vũđình Tường
14:55 27/10/2022
Giakêu nhỏ về vóc dáng và cũng nhỏ trong việc yêu thương đồng loại. Ngoài ra ông còn nhỏ về đạo hạnh và số bạn bè cũng vỏn vọn trong nhóm thu thuế. Nhỏ về vóc dáng là điều ông đành chấp nhận bởi đó là do tạng người của ông. Nhỏ về những vấn đề khác ông có thể thay đổi. Giakêu muốn thay đổi nhưng ông không đủ khả năng làm điều đó, và ông trong mong Đức Kitô giúp ông thay đổi, trở thành con người mới. Đức Kitô giúp ông thực hiện điều ông ước mơ, thay đổi thành con người tốt.

Giakêu biết đám đông không thích ông bởi ông cộng tác với hoàng đế Rôma. Ông muốn gặp Đức Kitô nhưng lại sợ đám đông làm nhục nơi công cộng nên ông chần chừ. Cuối cùng ông tìm cách gặp Đức Kitô. Là trưởng phòng thuế, ông được thuộc hạ cho biết những gì xảy ra trong khu vực do ông kiểm soát. Họ báo cho ông biết Đức Kitô sắp đi qua nơi ông trách nhiệm. Suy nghĩ, đắn đo, ông tìm cách gặp Đức Kitô. Biết Đức Kitô sẽ đi trên con đường mòn, ông âm thầm đến trước, trốn trên cành cây, từ đó ông có thể nhìn thấy Đức Kitô. Đức Kitô đi đến đó, Ngài gọi Giakêu xuống gặp Ngài. Ông nhanh nhẹn xuống gặp Đức Kitô và Ngài nói Ngài sẽ tới nhà ông. Ông vui mừng khôn tả, đón nhận Đức Kitô vào nhà. Gặp gỡ Đức Kitô, Giakêu nhận ra những lời đồn đãi về Ngài quả không sai. Họ đồn giáo huấn của Ngài mới mẻ, và lời giảng có uy quyền. Họ đồn Ngài yêu thương kẻ nghèo hèn, chào đón kẻ bị xã hội ruồng bỏ, thân thiết kẻ đầu đường xó chợ. Họ đồn Ngài tha thứ cho kẻ tội lỗi biết thống hối ăn năn. Tất cả những điều này Giakêu không còn phải nghe nói nữa mà chính mắt ông chứng kiến con người Giêsu mà đám đông tin theo.

Đức Kitô đến nhà Giakêu và đám đông xì xèo, phàn nàn, Đức Kitô đến trú ngụ nhà người tội lỗi. Đức Kitô lên tiếng nói với đám đông. Giakêu cũng là con cái Abraham. Ngài còn xác định rõ mục đích tại sao Ngài đến trần gian, 'Con Người đến để tìm kiếm và cứu những gì đã mất' Lc 19,10.

Trước khi gặp Đức Kitô, có lẽ Giakêu rất lo sợ, run rẩy vì mọi sự có thể xảy ra bởi nó ngoài khả năng kiểm soát của ông. Điều ông lo sợ mau chóng biến mất. Thay vì kết án, chỉ trích, Đức Kitô vồn vã, nhẹ nhàng nói với ông. Hãy xuống đây, vì hôm nay tôi muốn ngụ tại nhà ông. Lời nói ôn tồn, an ủi kia gây cho ông tự tin và lòng yêu mến Đức Kitô bùng phát trong ông. Con tim ông hoàn toàn thuộc về Đức Kitô, ông trở thành con người mới. Ông tìm gặp điều ông mong ước. Ngoài thân hình nhỏ thó, mọi sự khác trong ông thay đổi hoàn toàn. Từ con người dễ ghét, ông trở thành con người dễ thương. Ông từ bỏ lòng tham, từ bỏ chức tước, lợi danh. Ông long trọng tuyên bố chia phân nửa gia tài cho người nghèo khó, phân nửa còn lại ông để đền bù cho những ai ông đã đánh thuế họ trên mức ấn định. Những người trước đây là nạn nhân của ông nay được đền bù bốn lần nhiều hơn những gì ông đã lạm dụng thu thuế. Những người này trước đây cho là mình thiếu may mắn, giờ họ trở thành kẻ may mắn vì nhận được số tiền khổng lồ do Giakêu trả lại.

Giakêu không phải là con người tầm thường. Ông là trưởng phòng thuế và có thuộc cấp. Trước khi gặp Đức Kitô, số bạn bè chỉ trong vòng thuế má. Sau khi gặp Đức Kitô, thân hữu ông mở rộng cho mọi người. Nạn nhân thuế giờ thay đổi í kiến về ông bởi lối sống mới của ông thay đổi cách họ suy nghĩ về ông. Trước đây ông giầu có tiền của, giờ ông giầu có tình thương, giầu có về nhân đức, và giầu có trong niềm tin. Tin theo Đức Kitô ông được nhiều hơn mất. Ông có thêm anh chị em trong Đức Kitô, ông có niềm tin, ông có ơn cứu độ. Con tim chai đá giờ trở thảnh con tim yêu mến, chân thành. Trước đây đám đông ngăn cản ông nhìn ra Đức Kitô, giờ đây đám đông cùng với ông tin theo Đức Kitô. Tìm được đời sống mới nơi Đức Kitô, mọi sự trước đây trở thành quá khứ.

TiengChuong.org

Searching

Zacchaeus is small in more than one way. He is small in stature and small in caring for others. He is small in moral dealing and his circle of friends is small. Small in stature is beyond his control because of his natural traits, but other things can be changed. He desires to make change, but doesn't know how. He turned to Jesus for change and Jesus satisfies his desires. Zacchaeus knew that the public criticised him for working for the Romans. It would be too much for him to be embarrassed in public, but his desire to see Jesus was strong. He decided to take the risk. As a chief tax collector, he knew what was going on around him. His men would report every single event within his jurisdiction, and the news about the movements of the man Jesus was a part of the daily report. Zacchaeus became Jesus' disciple by desire. Encountering Jesus confirmed what Zacchaeus had heard about Jesus, that His preaching was new and with authority; his love for the poor and the marginalized was paramount; his power to heal the sick was beyond explanation, and his mercy towards sinners was beyond expectation. Hearing these stories, Zacchaeus desired to see Jesus more and more, and the opportunity arose to see Jesus. He heard that Jesus was nearby, he ran ahead and climbed onto a tree to have a glimpse of Him. Jesus reached the spot and called him down. Jesus called him by name and Zacchaeus was surprised that Jesus knew his name. He was even more surprised when Jesus told him that he would stay at his place. He wholeheartedly welcomed Jesus with joy and that scandalized the crowds because Jesus was befriended by the sinner. To be on his side, Jesus told the crowd, 'this man is a son of Abraham'. He also taught the crowds about His mission, 'The Son of Man has come to seek out and save what was lost' Lk 19,10.

Before meeting Jesus, Zacchaeus was nervous because he had no control over the situation. This fear soon disappeared, instead of judging him, Jesus accepted him and that changed his heart, he became a new person. Apart from his short stature, all other shortcomings were being fulfilled. His heart changed and his generosity was beyond anyone could imagine. He announced in public that he would give half of his wealth to the poor; the remaining wealth he would use for restitution, fourfold over the amount, if he had cheated anyone. For many that were considered victims of mistreatment, being overtaxed, now came into a fortune, with a large sum of money from the restitution.

Zacchaeus' knowledge was great. He was not an ordinary tax collector but a chief taxman. This implies he had other men under him. Before meeting Jesus, his circle of friends was limited. His friendship was widened. His victims would soon change their minds after receiving the restitution. His new way of life connected him to others. He changed from having no love for the poor; he now loved them, from showing no compassion to others; he now was rich in mercy, from loving wealth and power to detach himself from them. He was free, poor in material wealth but rich in spiritual wealth. Meeting Jesus, Zacchaeus gained much more than he lost. Following Jesus, he probably left his post and its power, but he gained faith and love in Jesus. He gained salvation and eternal life. Having more friends and his heart was in a right place. Jesus came to him, and the obstruction from the crowd became things of the past.
 
Nhờ Chúa Đến
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
20:54 27/10/2022
Nhờ Chúa Đến

(Chúa Nhật XXXI TN C)

Xưa lẫn nay, nhiều nơi trên thế giới, hạng người bán thân nuôi miệng thường được gắn liền với hạng người dắt mối, bảo kê được gọi là ma cô. Trong khi nhóm trước kiếm tiền bằng thân xác mình thì nhóm sau lại kiếm tiền trên thân xác kẻ khác. Đọc Tin Mừng chúng ta thấy nhóm người thu thuế thường được gắn liền với phường bán thân nuôi miệng. Dưới cái nhìn này thì người thu thuế chẳng khác gì phường ma cô mà còn tệ hại hơn nhiều vì họ kiếm tiền trên xương máu của nhiều người, đó là không chỉ thu thuế để phục vụ cho đế quốc cai trị mà còn thường thu quá mức ấn định để làm giàu cho mình.

Thánh sử Luca là một lương y thì có lẽ nhiều người biết. Nhưng trong số các con bệnh của ngài ngày xưa phải chăng có nhiều người thu thuế, thì ít ai dám khẳng định. Thế mà dường như thánh sử có vẻ đề cao tình thương của Thiên Chúa trên nhóm người này. Vừa mới tường thuật câu chuyện dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện để cảnh tỉnh thói tự cao tự đại của người biệt phái và ngược lại khen ngợi sự khiêm nhu chân thành của người thu thuế xong thì lát sau đó ngài tường thuật hành vi hoán cải rất “anh hùng” của ông Giakêu, một thủ lãnh các người thu thuế.

Thử hỏi vì sao hay nhờ đâu mà ông Giakêu có sự đổi thay xem ra ngoạn mục như vậy? Chắc hẳn việc đổi thay của Giakêu không phải là hành vi bột phát cách ngẫu hứng. Tin Mừng tường thuật rằng: “Ông Giakêu đã tìm cách để xem cho biết Đức Giêsu là ai”. Đây là một khao khát có thể nói là cháy bỏng mang tính bức thiết đối với ông đến nỗi ông đã không e ngại về cái thân thế, vai vế như là ngược với tầm vóc của mình để rồi leo lên một cây sung. Chọn được một cây sung nằm trên con đường Chúa Giêsu sẽ đi qua thì quả là đã có sự tính toán. Như thế chúng ta có thể luận suy rằng những lời giảng dạy và việc làm của Chúa Giêsu đã đánh thức lương tri của ông Giakêu khiến ông phải không ngừng suy xét về thái độ sống cũng như những việc làm của ông. Tâm hồn ông Giakêu được ví như mảnh đất đã được cày xới đang chờ hạt giống gieo xuống.

“Khi Đức Giêsu tới chỗ ấy, thì Người nhìn lên và nói với ông: “Này ông Giakêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông” (Lc 19,5). Với một thân hình thấp bé và thế nào cũng mập mạp vì là người giàu có, lại ở trên cây cao thì thế nào ông Giakêu cũng tìm cách ẩn mình dưới những tàng lá cây sung. Thế mà Chúa Giêsu vẫn thấy ông và Người lại gọi đích danh của ông. Nếu Giakêu là một thiếu nhi thì chắc sẽ giật mình té xuống đất không chừng vì cảnh tình như bị bắt quả tang tại trận cách bất ngờ.

Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ, biết cả khi con đứng con ngồi. Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa, đi lại hay nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét, mọi nẻo đường con đi, Ngài quen thuộc cả…(Tv 139). Có thể ông Giakêu không thuộc, nhưng ông đang cảm nghiệm cách sâu xa lời Thánh Vịnh trên đây. Dù có trốn biệt ở đáy âm ty hay bay lên chốn cao xanh cũng không thể “khuất được thánh nhan”. Thánh giáo phụ Âugustinô cũng có cảm nghiệm này: “Chúa biết con hơn cả con biết con”.

Chúa biết mỗi người chúng ta. Chúa biết chúng ta chỉ là tro bụi. Thế mà Chúa biết không phải để loại bỏ nhưng để gắn bó. “Hôm nay, tôi phải lưu lại nhà ông”. Một lời ngỏ với đôi bàn tay tin tưởng chìa ra và cả với một tấm lòng khoan dung nhân hậu. Tình yêu của Thiên Chúa vượt quá tầm luận lý của con người. Cụ thể, nhiều người lúc bấy giờ đã xầm xì bàn tán lẫn thắc mắc: “Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ!”

Có phải chúng ta xứng đáng, rồi Chúa mới ngự vào hay nhờ Chúa ngự vào thì chúng ta mới nên xứng đáng? Câu hỏi quả không khó để trả lời. Cả tầng trời cao xanh này hay bất cứ chốn cung điện nguy nga sơn son thếp vàng nào cũng chẳng thể xứng đáng làm nơi Thiên Chúa ngự. “Lạy Chúa con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con…” Mẹ Giáo hội đã lấy lại lời của viên đại đội trưởng Rôma ngày nào để cho đoàn tín hữu thân thưa trước khi hiệp Lễ hầu nhắc nhớ mọi người sự thật này: Không một ai trên trần gian này xứng đáng để Thiên Chúa ngự vào. Nhưng trái lại, ở đâu có Thiên Chúa ngự đến thì ở đó sẽ trở nên xứng đáng. Giakêu đã nên xứng đáng là nhờ Chúa Kitô đoái thương ngự đến.

Sự thật này đã được minh chứng bằng quyết định vừa anh hùng vừa quảng đại của Giakêu: “Thưa Ngài, đây nửa phần tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn”(Lc 19,8). Quả thật không phải vì cảnh vật lung linh rực rỡ mà mặt trời mọc lên, nhưng nhờ mặt trời mọc lên nên cảnh vật mới trở nên rực rỡ lung linh. Một sự đổi thay thật ngoạn mục. Trong tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa thì không có sự gì là không thể. “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Abraham”. Abraham là tổ phụ, là cha của các kẻ tin. Lòng tin của Giakêu đã cứu chữa ông. Lòng tin của ông vào tình yêu của Giêsu đã khiến ông được chữa lành và nên mạnh mẽ trong đức công bình lẫn trong tình bác ái.

Những sự tốt đẹp diệu kỳ xảy ra là nhờ Chúa đến. Chúa đã đến với con người, với từng người, nhưng Người vẫn đứng ngoài cửa và gõ. Ai nghe tiếng Người và mở cửa thì Người sẽ vào nhà người ấy và dùng bữa với họ (x.Kh 3,20). Vấn đề đặt ra là chúng ta có mở cánh cửa tâm hồn với khát mong thay đổi như Giakêu chăng? Dĩ nhiên khát mong thay đổi ấy cần được đốt nóng bằng niềm tin vào tình yêu và quyền năng của Đấng “đến để tìm và cứu những gì đã mất” (Lc 19,10).

Xin cùng nhau trả lời những câu hỏi sau:

1. Bạn, tôi, chúng ta có tin Chúa yêu thương chúng ta hết lòng không?

2. Bạn, tôi, chúng ta có tin Chúa có thể làm mọi sự tốt lành cho chúng ta không?

3. Bạn, tôi, chúng ta có thực lòng muốn thay đổi, muốn nên tốt hơn, nên thánh thiện hơn bằng việc đón Chúa đến ở cùng?

Tiếp nhận Chúa qua Lời của Người, qua các Bí tích, qua các Đấng bậc trong Giáo hội dẫu rằng có đó nỗ lực gắng công, tuy nhiên tiếp nhận Chúa qua người anh chị em bé mọn, nghèo hèn, cô thế đang sống quanh ta mới thực sự là vấn đề.

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 
Lễ Các Thánh Nam Nữ 01/11/2022
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
20:55 27/10/2022
Kitô hữu là Thánh

Lễ Các Thánh Nam Nữ 01/11/2022

(Mt 5, 1-12a)

Phụng vụ lễ trọng kính Các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa hôm nay, từ lời kinh, tiếng hát, đến các bài đọc, thánh ca vang lên thánh thót, lôi cuốn tâm hồn chúng ta vượt qua không gian và thời gian, bay lên cõi trời cao để chiêm ngưỡng Các Thánh.

Thiên Chúa Sáng Tạo là Thánh

Thiên Chúa nhân hậu từ bì, Ngài là Tình Yêu và là Thánh. Ngài đã tạo dựng vũ trụ muôn loài muôn vật trong tình yêu, đặc biệt Ngài đã dựng nên con người giống hình ảnh mình (x. St 1, 26-27), và truyền khí sống khi hà hơi của chính mình cho con người để con người được sống. Con người được sáng tạo giống hình ảnh Chúa, sống sự sống và thở hơi thở của Thiên Chúa là Thánh, nên tự bản chất, con người giống Chúa. Nên Thánh là trở về với bản chất của mình, giống Chúa là Chân Thiện Mỹ. Sự thánh thiện hệ tại việc sống như con cái Thiên Chúa, trong việc "trở nên giống Thiên Chúa", như đã được tạo thành. Thánh Gioan viết : “Chúng ta sẽ giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy như vậy. Và bất cứ ai đặt hy vọng nơi Người, thì tự thánh hóa mình cũng như Người là Đấng Thánh” (1 Ga 3,3).

Kitô hữu là Thánh

Các Thánh hôm nay chúng ta mừng kính không phải các các tiên nữ, hay thiên tử từ Trời mà đến. Không, họ là những con người hoàn từ như chúng ta là người. Kể từ Đức Mẹ, Thánh Giuse, Các Thánh Tổ Tông, Các Thánh Tiên Tri, Các Thánh Tông Đồ, Các Thánh Từ Đạo, Các Thánh Mục Tử, Các Thánh Hiển Tu, Ẩn Tu, Các Thánh Đồng Trinh Thủ Tiết, Các Thánh Nam Nữ, Các Thánh Anh Hài.v.v…

Thật vậy, lúc khởi đầu Kitô giáo, các thành phần của Giáo Hội được gọi là "những người thánh". Thánh Phaolô ngỏ lời với những kẻ được thánh hoá trong Chúa Giêsu Kitô là "chư thánh đã được (Thiên Chúa) hiệu triệu"(x.1 Cr 1, 2). Quả thực, Bí tích Rửa tội kết hiệp họ với Chúa Giêsu và mầu nhiệm Vượt Qua của Người, người kitô đã là "thánh" rồi.

Ðôi khi người ta nghĩ rằng sự thánh thiện là một điều ưu tiên dành cho vài người được tuyển chọn. Nhưng thật ra, việc trở nên thánh là trách nhiệm của từng kitô hữu! Vì từ muôn thuở, Thiên Chúa đã chúc lành cho chúng ta và đã tuyển chọn chúng ta trong Chúa Kitô, "để trở nên thánh thiện và không tì ố trước nhan Ngài trong tình bác ái" (Eph 1, 3-4). Như thế, ai trong chúng ta, dù yếu đuối hay tội lỗi, đều có thể nên trọn lành như lời Chúa Giêsu mời gọi: "Các ngươi hãy nên trọn lành, như Cha các ngươi trên trời là Ðấng trọn lành" (Mt 5, 48).

Thánh Gioan nhìn thấy : “Số người được đóng ấn là một trăm bốn mươi bốn ngàn người, thuộc mọi chi tộc Israel” (Kh 7, 4). Tuy nhiên, nếu con số chỉ có thế thôi thì quả là một điều đáng lo sợ, bởi vì người tín hữu như ta đâu có hy vọng được vào số những người đó? Vậy con số đó là thế nào? Số một trăm bốn mươi bốn ngàn là con số biểu tượng cao đầy đủ, chỉ những người được cứu rỗi. Theo hệ thống đếm của người Do thái, một người có thể đếm cao tới mười hai ngàn. Mười hai ngàn nhân với mười hai, thành một trăm bốn mươi bốn ngàn, một con số cao trọn vẹn tuyệt đối, chứ không phải chỉ theo nghĩa đen là một trăm bốn mươi bốn ngàn mà thôi.

Thánh Gioan đã nhìn thấy: “Đoàn người đông đảo không thể đếm được, họ thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc và mọi thứ tiếng” (Kh 7, 9). Như thế, chúng ta có thể làm thánh được.

Đường nên Thánh

Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo không ngừng mời gọi chúng ta nên Thánh :"Các ngươi hãy là thánh vì Ta là Thánh " (Lv 11,44 ). Thánh Phêrô lặp lại ý muốn của Chúa với chúng ta :" Bởi chưng đã viết rằng: Các ngươi hãy là thánh vì Ta là Thánh " (1Pr 1, 16).

Chúa Giêsu đã vạch ra cho chúng ta con đường nên Thánh bằng Tám Mối Phúc : Phúc cho những ai nghèo khó trong tinh thần, phúc cho những ai đau khổ, phúc cho những ai hiền lành, phúc cho những ai đói khát sự công chính, phúc cho những kẻ có lòng nhân từ, phúc cho những ai có lòng trong sạch, phúc cho những ai xây dựng hoà bình, phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính (x. Mt 5, 3-10). Một mối phúc đặc biệt linh hứng sự chọn lựa đoạn này: "Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng" (Mt 5,10).

Hôm nay Các Thánh Nam Nữ thúc giục chúng ta: hãy cố làm thánh! Đức Phanxicô khuyên chúng ta: Đừng sợ nên thánh. Để nên thánh không cần phải là một giám mục, linh mục hay tu sĩ. Chúng ta thường bị cám dỗ để nghĩ rằng sự thánh thiện chỉ dành cho một số người. Không phải thế. Tất cả chúng ta đều được mời gọi nên thánh bằng cách sống đời mình với tình yêu và bằng cách làm chứng trong mọi việc mình làm, ở bất cứ nơi nào mình sống. Bạn được mời gọi sống đời thánh hiến ư? Hãy nên thánh bằng cách sống sự dấn thấn ấy cách thật vui tươi. Bạn đã kết hôn ư? Hãy nên thánh bằng cách yêu thương và chăm sóc cho chồng hay vợ mình, như Đức Kitô chăm sóc cho Hội thánh. Bạn phải làm việc để kiếm sống ư? Hãy nên thánh bằng cách làm việc thật tận tụy và chu đáo để phục vụ anh chị em mình. Bạn là cha mẹ hoặc ông bà ư? Hãy nên thánh bằng cách kiên nhẫn dạy dỗ con cháu biết theo Chúa Giêsu. Bạn đang ở một địa vị có quyền lực ư? Hãy nên thánh bằng cách quên lợi riêng để phục vụ ích chung. (x. Bài Giáo Lý, Triều Yết Chung ngày 19 tháng 11, 2014).

Các Thánh Nam Nữ của Chúa, cầu cho chúng con. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cảnh sát đã giải cứu một cậu bé tám tuổi có cha mẹ thiệt mạng trong các cuộc tấn công bằng đạn pháo của Nga ở Bakhmut.
Đặng Tự Do
05:07 27/10/2022


Iuliia Mendel, phát ngôn viên của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, cho biết mẹ của Bohdan, cậu bé 8 tuổi vừa được giải cứu, đang mang thai 7 tháng khi bà chết “trên đường phố”, cùng với cha em.

Cậu bé ở một mình trong khu vực gần như không ai có thể đến được.

Đức Cha Pavlo Honcharuk, Giám Mục của Kharkiv-Zaporizhzhia cho biết Caritas Ukraine đã nhận nuôi cậu bé mồ côi tội nghiệp này và ngài cử hành một thánh lễ tạ ơn vì cậu bé được cứu sống trước khi chết vì đói, khát, và lạnh lẽo.

Trước tin tức đáng buồn này, Thủ tướng Ba Lan, Mateusz Morawiecki, đã nói rằng tài sản của Nga và tài sản của các nhà tài phiệt Nga là một “hũ vàng khổng lồ” nên được sử dụng để tái thiết Ukraine.

“Chúng ta phải bảo đảm rằng kẻ phạm tội phải trả tiền để tái thiết”. Hôm thứ Ba, trong phát biểu tại một hội nghị ở Berlin nhằm xây dựng sự hỗ trợ quốc tế để tài trợ cho việc phục hồi sau chiến tranh của Ukraine, Thủ tướng Morawiecki nhắc đến câu chuyện này và nói nhiều người Ukraine đang tá túc trên đất nước ông đã kể về những câu chuyện đau lòng tương tự.

Ông đưa ra một nhận xét rằng cay đắng rằng Âu Châu ở một mức độ nào đó đã từng là “một con hổ giấy” mặc dù mạnh hơn nhiều so với Nga.


Source:Euro Maidan
 
Linh mục sau chuyến thăm Ukraine: Đó là một nơi của hy vọng!
Đặng Tự Do
05:08 27/10/2022


Ukraine là một nơi của hy vọng. Đây có lẽ là điều đáng ngạc nhiên trong tâm trí chúng ta khi chúng ta xem tin tức hoặc nghe các cuộc trò chuyện nghiêm túc trên TV. Nhưng thật ngạc nhiên đối với tôi, Ukraine vào tháng 9 năm 2022 đã bộc lộ mình là một nơi hy vọng.

Một: Lviv

Thành phố cổ kính này chịu tác động của nhiều nền văn hóa trong hàng trăm năm đã chào đón tôi với thời tiết ngoạn mục. Mặt trời tháng 9 hoàn hảo với một màu sắc hoài cổ của “giờ vàng” Hollywood gần như không thể diễn tả được. Ai đó biết rất rõ về thành phố này đã dẫn tôi đến nhà thờ cổ kính của người Công Giáo Byzantine. Tòa nhà giống như chứng nhân của hàng triệu lời cầu nguyện trong suốt lịch sử lâu đời của nó. Khi chúng tôi bước vào, chúng tôi thấy một linh mục ẩn sau những cánh cửa được trang trí công phu của bàn thờ phía đông, đang xức dầu Thánh cho các bệnh nhân. Mùi hương và hợp âm của bài thánh ca Byzantine tràn ngập khắp không gian, giống như thời gian tự nó dừng lại ở chính nơi này, hoặc có thể đúng hơn là Đấng vượt thời gian và vượt không gian đang hiện diện mà không có ý định di chuyển.

Hai: Bucha

Những người bạn của tôi đã dẫn tôi đến một thị trấn nhỏ. Trời mưa và bầu trời xám xịt. Người hướng dẫn yêu cầu tôi đi bộ qua một bãi cỏ ướt bên cạnh tòa nhà đang xây dở của một nhà thờ phương Đông hiện đại. Tại bãi cỏ này, chính quyền Ukraine đã tìm thấy thi thể đàn ông, phụ nữ và trẻ em sau khi quân xâm lược Nga phải rút lui và từ bỏ hy vọng kiểm soát Kyiv. Có thể nói gì ở một nơi Chúa cũng ngậm ngùi như thế này, ngoài lời cầu nguyện? Làm thế nào chúng ta có thể bắt đầu nắm bắt được tầm quan trọng của sự kiện vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của mọi người? Ai đó đã mang đến một tác phẩm điêu khắc bằng đá nhỏ về Đức Mẹ Maria, Người Mẹ Sầu Bi, đang ôm Con của mình theo phong cách rất Byzantine.

Ba: Borodyanka

Ở giữa thị trấn cách đây chỉ vài tháng còn là một bãi chiến trường với những tòa nhà bị đốt cháy và tượng đài bị bắn, một người phụ nữ qua đường đang đưa một đôi tất mới cho một người phụ nữ mắc bệnh tâm thần với ba con chó. Cử chỉ tự nó tạo ra một hình ảnh cảm động, nhưng ở đây ở Borodyanka còn nhiều điều hơn thế nữa về câu chuyện đó. Người phụ nữ bị bệnh tâm thần và những con chó của cô ấy đã tìm kiếm những người bị chôn vùi dưới đống đổ nát của các tòa nhà bị phá hủy, và khi họ không thể đào lên và lực lượng tuần tra của Nga ngăn cản bất cứ ai giúp đỡ, cô ấy sẽ bí mật mang theo nước và thức ăn. Bây giờ những người hàng xóm đang trả ơn bằng cách chăm sóc cô ấy, dù chỉ bằng những cử chỉ nhỏ nhặt như thế này.

Bốn: Fastiv

Cung thánh của nhà thờ với các biểu tượng đáng ngạc nhiên của Thánh Martin de Porres và Mẹ Teresa của Calcutta. Ở nơi này nhiều năm trước, những linh mục, tu sĩ Dòng Đa Minh sống trong các container khi các công nhân xây dựng bắt đầu xây dựng lại một nhà thờ và tạo ra một trại trẻ mồ côi cho trẻ em địa phương. Giờ đây, nhiều năm sau, những đứa trẻ đã lớn và dưới sự chỉ đạo không mệt mỏi của Cha Misha, đã xây dựng Ngôi nhà Martin de Porres. Ngôi nhà này trong thời chiến tranh đã trở thành nơi nương tựa, hy vọng của hàng trăm con người và vẫn tỏa đi khắp vùng với tình nguyện viên, lương thực, vật dụng, với những lễ hội rong ruổi khắp các làng để cho con cháu có chút tuổi trẻ. Họ thậm chí còn có một xe tải thực phẩm phục vụ bánh mì kẹp thịt!

Đây chỉ là bốn bức ảnh tôi chụp khi đến thăm Ukraine vào tháng 9 năm 2022. Chúng cho đất nước này theo cách tôi nhìn thấy - bị ảnh hưởng bởi chiến tranh với cảm giác sợ hãi kéo dài, với sự tàn phá to lớn, đối mặt với vô số câu hỏi đầy thách thức, nhưng vẫn mạnh mẽ đứng lên giữa lịch sử và niềm tin của chính nó và thống nhất trong hy vọng bất ngờ về tương lai chung.
Source:Aleteia
 
Khảo sát cho thấy 77% linh mục Hoa Kỳ đang thăng hoa trong ơn gọi của các ngài
Đặng Tự Do
05:09 27/10/2022


Một cuộc khảo sát gần đây về các linh mục Công Giáo Hoa Kỳ cho thấy rằng trong khi phần lớn các linh mục hạnh phúc trong ơn gọi của mình, gần một nửa đang có dấu hiệu sớm bị kiệt sức do khối lượng công việc gia tăng do số lượng các linh mục đang giảm dần. Nghiên cứu “Hạnh phúc, Niềm tin và Chính sách trong Thời kỳ Khủng hoảng: Những điểm nổi bật từ Nghiên cứu Quốc gia về Linh mục Công Giáo,” được thực hiện bởi The Catholic Project, đã khảo sát 3,516 linh mục từ 191 giáo phận Công Giáo Hoa Kỳ.

Dự án này đã đo lường sự hài lòng của các linh mục Hoa Kỳ thông qua danh sách 10 câu hỏi bao gồm các khía cạnh chính của hạnh phúc. Chúng bao gồm: hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống, sức khỏe tinh thần và thể chất, ý thức và mục đích, tính cách và đức tính, và các mối quan hệ xã hội gần gũi. Điểm hạnh phúc trung bình là 82% đối với các linh mục và 83% đối với các giám mục.

Nhìn chung, 77% linh mục và 81% giám mục có thể được phân loại là “phát triển mạnh mẽ” trong ơn gọi của các ngài. Mặc dù ý nghĩa và mục đích trong ơn gọi của họ là yếu tố góp phần quan trọng vào hạnh phúc của các vị, nhưng điều này không có nghĩa là các linh mục không có những tác nhân gây căng thẳng cho họ. Người ta thấy rằng 4% linh mục đang dự tính rời bỏ chức tư tế và nhiều người khác đang có dấu hiệu suy nhược tinh thần có thể dẫn đến “kiệt sức” trong các chức vụ linh mục của họ.

Để đánh giá khả năng “kiệt sức” của một linh mục, Dự án đã kiểm tra ba chỉ số bao gồm: sự hoài nghi, cảm thấy cạn kiệt cảm xúc và cảm thấy mệt mỏi sau công việc thánh chức.

Người ta phát hiện ra rằng 45% các linh mục trả lời thể hiện ít nhất một dấu hiệu cho thấy sự tiêu hao bản thân trong thánh chức của các ngài. Nghiên cứu cho thấy nhóm có tỷ lệ báo cáo chỉ số “kiệt sức” cao nhất là các linh mục triều (50%), tiếp theo là các linh mục dòng (33%). Chỉ 9% được phát hiện có biểu hiện “kiệt sức nghiêm trọng”, có nghĩa là biểu hiện nhiều chỉ số.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các linh mục trẻ tuổi có nhiều khả năng “kiệt sức” hơn nhiều so với các đồng nghiệp lớn tuổi của các ngài. Khoảng cách này có thể thấy rõ nhất ở các linh mục triều, nơi 60% linh mục dưới 45 tuổi có dấu hiệu kiệt sức, với 8% báo cáo “kiệt sức trầm trọng”. Khoảng cách thu hẹp khoảng 45% ở nhóm tuổi 45-60 và tiếp tục giảm ở các nhóm lớn hơn tuổi này.

Tin tưởng vào các giám mục

Nghiên cứu đề xuất một số giải thích cho mức độ cao của các chỉ số “kiệt sức” giữa các linh mục Hoa Kỳ, với sự thiếu hụt linh mục gây ra khối lượng công việc gia tăng là mối quan tâm đặc biệt. Một yếu tố khác mà cuộc khảo sát cho thấy làm giảm cảm giác hạnh phúc của các linh mục là quan điểm của các ngài đối với các giám mục.

Ít hơn một nửa (49%) linh mục giáo phận bày tỏ sự tin tưởng vào giám mục của chính họ và chưa đến một phần tư (24%) nói rằng họ “tin tưởng vào sự lãnh đạo và ra quyết định của các giám mục” nói chung.

Nghiên cứu đã lưu ý rằng “sự xói mòn lòng tin” giữa các giám mục và linh mục có thể làm giảm 11.5% cảm giác hạnh phúc của một linh mục. Người ta cũng thấy rằng cảm giác tin tưởng cao vào giám mục của linh mục có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cảm giác hạnh phúc của linh mục. Những người báo cáo tin tưởng chắc chắn vào giám mục của họ được cho là làm tốt hơn nhiều so với những người khác.

Về phần mình, 92% giám mục trả lời cho biết các ngài sẽ giúp đỡ một linh mục trong những khó khăn cá nhân với khả năng tốt nhất của các ngài.
Source:Aleteia
 
Putin thần thánh hóa cuộc chiến tại Ukraine thổi bùng lên cơn hoảng sợ Satan đang lộng hành ở Ukraine
Đặng Tự Do
17:17 27/10/2022


Cha Ioann Kurmoyarov, người sẽ bị đưa ra xét xử ở St. Petersburg vào ngày 14 tháng 11 vì đã đưa ra các chỉ trích nhắm vào Thượng Phụ Kirill vì sự ủng hộ của ông ta đối với cuộc xâm lược Ukraine bày tỏ lo ngại về một diễn biến mới trong đó Kirill cung cấp vỏ bọc thần học cho cuộc xâm lược Ukraine bằng cách cho rằng Satan đang lộng hành ở Ukraine. Ngài cho rằng những trò mua thần bán thánh như thế chung cuộc sẽ gây ra sự xói mòn niềm tin nghiêm trọng đối với Chính Thống Giáo Nga và tạo ra các tác động kinh hoàng đối với nỗ lực Phúc Âm Hoá một dân tộc đã chìm sâu trong chủ nghĩa cộng sản suốt hơn 70 năm.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Appointed 'Chief Exorcist' as Kremlin Whips up Satanic Panic”, nghĩa là “Putin Được Bổ Nhiệm Là Nhà Trừ Tà Chính Khi Điện Cẩm Linh Thổi Bùng Lên Cơn Hoảng Sợ Satan.”

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã được người đứng đầu Nhà thờ Chính thống giáo của đất nước mệnh danh là “nhà trừ tà” khi Điện Cẩm Linh tìm cách xác định lại các mục tiêu của cuộc xâm lược Ukraine.

Putin, khi xâm lược quốc gia láng giềng vào ngày 24 tháng 2, đã sử dụng thuật ngữ “phi Quốc Xã hóa”, nói rằng đó là mục tiêu của cái gọi là “hoạt động quân sự đặc biệt” của ông ta, nhưng hiện tại hội đồng an ninh của ông đang chuyển sang cụm từ “phi Satan hóa”.

Aleksey Pavlov, trợ lý thư ký hội đồng an ninh của Liên bang Nga, hiện đang kêu gọi “phi Satan hóa” Ukraine, nói rằng có “hàng trăm giáo phái” ở đất nước nơi người dân từ bỏ các giá trị của Chính Thống Giáo.

“Tôi tin rằng, với việc tiếp tục hoạt động quân sự đặc biệt, việc thực hiện phi Satan hóa ở Ukraine ngày càng trở nên cấp thiết hơn,” Pavlov cho biết, theo hãng thông tấn nhà nước Tass của Nga.

Pavlov nói: “Sử dụng các trò thao túng trên internet và công nghệ tâm lý, chế độ mới đã biến Ukraine từ một quốc gia có chủ quyền thành một quốc gia siêu giáo phái toàn trị”.

Chính trị gia người Nga nói thêm rằng, ở Ukraine, “có hàng trăm giáo phái, hoạt động vì một mục tiêu cụ thể vào đàn chiên”.

Pavlov cho biết ông đặc biệt lo ngại về “Nhà thờ Satan”, được cho là “lan rộng khắp Ukraine” và “là một trong những tôn giáo được đăng ký chính thức ở Hoa Kỳ.”

Pavlov cho biết ông nhận thấy các biểu hiện của “chủ nghĩa satan” trong các “lời kêu gọi giết người Nga” và những biểu hiện này được hoan nghênh ở cấp nhà nước.

Ông nói rằng chính phủ Kyiv đang buộc công dân từ bỏ các giá trị Chính thống giáo và đang nỗ lực “định dạng lại” tâm trí của công dân Ukraine, để buộc họ từ bỏ các truyền thống hàng thế kỷ, cấm các giá trị đích thực trong đức tin Chính thống, Hồi giáo và Do Thái giáo.

Khi Putin nói vào tháng 9 rằng ông đã sáp nhập bốn vùng lãnh thổ ở Ukraine sau các cuộc trưng cầu dân ý giả mạo, ông ta cáo buộc các quốc gia phương Tây theo “Satan hoàn toàn”.

“Chế độ độc tài của giới tinh hoa phương Tây nhằm chống lại tất cả các xã hội, bao gồm cả chính các dân tộc của các nước phương Tây. Đây là một thách thức đối với tất cả,” Putin nói.

“Đây là sự phủ nhận hoàn toàn tính nhân văn, sự lật đổ niềm tin và các giá trị truyền thống. Thật vậy, bản thân việc đàn áp tự do đã mang đặc điểm của một tôn giáo: hoàn toàn là Satan”.

Kể từ đó, thuật ngữ này đã được sử dụng thường xuyên hơn trên truyền hình nhà nước Nga, trong khi đồng minh trung thành của Putin, nhà lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov, đã coi cuộc xung đột là một cuộc thánh chiến chống lại Satan.

Hôm thứ Ba, Thượng phụ Kirill, người đứng đầu Nhà thờ Chính thống Nga, đã gọi Putin là “một chiến binh chống lại những kẻ chống Chúa” hay “một nhà trừ tà chính”.

Kirill nói rằng Putin đang chiến đấu chống lại sự biểu hiện của chủ nghĩa toàn cầu, và “tên của kẻ tuyên bố nắm được quyền lực toàn cầu gắn liền với ngày tận thế”.

Kirill nói với các công dân Nga đừng sợ cái chết trong bối cảnh Putin quyết định điều động quân dự bị đến chiến đấu ở Ukraine.

“Hãy dũng cảm lên để hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Và hãy nhớ rằng nếu bạn hy sinh mạng sống của mình cho đất nước của bạn, bạn sẽ được ở với Chúa trong vương quốc của Ngài, vinh quang và cuộc sống vĩnh cửu, “ông nói trong một bài giảng tại Tu viện Zachatyevsky ở Mạc Tư Khoa vào ngày 22 tháng 9.

Kirill đã biện minh cho quyết định xâm lược Ukraine của Putin vào tháng 2 trên cơ sở tinh thần và ý thức hệ.
Source:NewsWeek
 
Nhà trừ tà là ai?
Đặng Tự Do
17:18 27/10/2022


Các nhà trừ quỷ là những linh mục ít được biết đến nhất và bị hiểu lầm nhiều nhất trong Giáo Hội Công Giáo. Phim được làm về các ngài khiến các ngài có vẻ như là “thợ săn quỷ”, tìm kiếm những linh hồn xấu xa đang hành hạ các cá nhân.

Nhà trừ tà là một linh mục trong Giáo Hội Công Giáo, người được giao nhiệm vụ điều tra các trường hợp có thể bị ảnh hưởng của ma quỷ.

Linh mục này được bổ nhiệm bởi giám mục địa phương, nhưng không phải tất cả các giáo phận đều có một nhà trừ quỷ chính thức. Theo một số báo cáo, số lượng các nhà trừ quỷ được chỉ định đặc biệt chỉ khoảng 50 linh mục cho toàn nước Mỹ.

Nhiều linh mục trong số này là những linh mục quản xứ bình thường, những người có nhiệm vụ mục vụ riêng của họ, nhưng họ cũng dành một chút thời gian để đáp ứng những lời kêu gọi có thể bị quỷ ám.

Ma quỷ chiếm hữu là một vấn đề phức tạp, vì bệnh tâm thần có thể là nguyên nhân chính dẫn đến hành động của một người, chứ không phải là một linh hồn xấu xa.

Những trường hợp ma quỷ chiếm hữu hoàn toàn là rất hiếm, nhưng những nhà trừ tà cũng đáp lại những lời kêu gọi từ những địa điểm xuất hiện “ma ám”.

Một nhà trừ tà thường sẽ gặp gỡ các cá nhân, cầu nguyện những lời cầu nguyện chính thức về phép trừ tà do Giáo Hội xây dựng, và cầu khẩn quyền năng của Chúa để xua đuổi ảnh hưởng của ma quỷ.

Về mặt kỹ thuật, thầy trừ tà không phải là người xua đuổi một con quỷ. Ngài hoạt động như một công cụ của Thiên Chúa, cầu thay cho một người nào đó, xin Thiên Chúa biểu lộ quyền năng của mình.

Trên hết, các linh mục trở thành những người trừ quỷ là những người thánh thiện, những người không tìm kiếm chức vụ này vì quyền lực hay vụ lợi, nhưng được Chúa kêu gọi cho nhiệm vụ này. Phải mất nhiều năm nghiên cứu cẩn thận trước khi một linh mục được chuẩn bị thích hợp cho một nỗ lực như vậy, và chức vụ không được coi nhẹ.
Source:Aleteia
 
Nguồn gốc của ngày lễ Halloween
Đặng Tự Do
17:19 27/10/2022


Với Halloween nhanh chóng đến với chúng ta, thật thú vị khi xem xét nguồn gốc đằng sau lễ kỷ niệm phổ biến này. Trong khi nhiều người cho rằng đêm ma quái này có nguồn gốc từ văn hóa Mỹ, như một số truyền thống của nó, nhưng trên thực tế, nó một phần bắt nguồn từ một truyền thống Ái Nhĩ Lan cổ đại gọi là Samhain.

Samhain là một lễ hội được tổ chức trên khắp Eire để đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ thu hoạch và bắt đầu của nửa đen tối của năm. Do đó, người Ái Nhĩ Lan đốt lửa và tham gia các nghi lễ vào đêm 31 tháng 10. Những sự kiện này được cho là kết nối thế giới tâm linh với thế giới thực trong một khoảnh khắc ngắn.

Những linh hồn ma quỷ được cho là đi lang thang khắp nơi, và chỉ có những câu thần chú và những nghi lễ kỳ lạ mới có thể ngăn chúng làm hại. Mọi người thực sự sẽ ngụy trang để cố gắng đánh lừa những linh hồn này để họ được yên. Và “trò lừa hoặc điều trị” mà trẻ em của chúng ta tham gia ngày nay tương tự như trẻ em Ái Nhĩ Lan mặc quần áo quái đản và đi từng nhà để thu thập quà tặng, nhiên liệu đốt lửa và thực phẩm sẽ được đóng góp cho các bữa tiệc Samhain.

Trong những buổi lễ này, linh hồn của những người thân yêu và bạn bè đã qua đời sẽ được mời tham gia lễ hội, với một vị trí được đặt trên bàn cho họ.

Cùng với bữa tiệc vui vẻ, bạn bè có thể đổ lỗi cho nhau về những linh hồn ma quỷ đang lang thang xung quanh.

Giáo Hội Ái Nhĩ Lan đã Kitô hóa lễ hội vào khoảng thế kỷ 19, nhưng những trò đùa và những cuộc thu thập quà tặng từng cửa nhà vẫn là một phần không thể thiếu của sự kiện này. Và củ cải chứ không phải bí ngô sẽ được sử dụng để làm đèn lồng jack-o-o mà chúng ta thường liên tưởng đến Halloween.

Trong khi ở Mỹ, Halloween không được xã hội Thanh giáo hơn chấp thuận, khi nạn đói khoai tây ở Ái Nhĩ Lan xảy ra vào những năm 1840, hàng triệu người Ireland đã đến Mỹ và mang theo tình yêu của họ với Halloween.

Theo thời gian, những trò đùa trở nên thuần hóa hơn, trang phục cầu kỳ hơn, và bí ngô trở thành loại rau được lựa chọn để khắc đèn lồng. Một truyền thống được gọi là “làm bánh” và nướng “bánh linh hồn” để tôn vinh các tín hữu trong các nền văn hóa khác nhau của Âu Châu cũng có ảnh hưởng ở Mỹ, và xuất phát từ các nền văn hóa khác nhau ở Âu Châu.

Ngày nay Halloween đã trở nên thương mại hóa nhiều hơn, và khái niệm ăn mừng kết thúc thời kỳ thu hoạch đã ít nhiều bị bỏ qua. Tuy nhiên, điều đang được chứng minh là phổ biến trong các gia đình Công Giáo là sử dụng dịp này để mặc quần áo cho con cái của họ như những vị thánh yêu thích, hoặc thậm chí là Đức Giáo Hoàng.

Rất may, trong Giáo Hội Công Giáo, chúng ta cũng có thể kỷ niệm Ngày Lễ Các Đẳng Linh Hồn vào khoảng thời gian này trong năm, và nó mang lại cho chúng ta cơ hội hoàn hảo để tưởng nhớ những người đã ra đi trước chúng ta.
Source:Aleteia
 
Tài liệu mới của Thượng Hội Đồng Giám Mục nêu bật những thách thức, nhưng đưa ra một số giải pháp
Vu Van An
22:40 27/10/2022

Theo Elise Ann Allen của tạp chí CruxNow, Hôm thứ Năm, Vatican đã công bố tài liệu làm việc cho giai đoạn tiếp theo của Thượng hội đồng Giám mục đang diễn ra, trong đó đưa ra một cái nhìn hoàn cầu về những gì mà tín hữu ở mọi bình diện của Giáo hội tin rằng cần phải diễn ra để Giáo Hội trở thành nơi thực sự bao gồm.



Tài liệu, được công bố ngày 27 tháng 10 và có tiêu đề “Mở rộng không gian Lều của bạn”, là bản tóm tắt các báo cáo từ các hội đồng giám mục quốc gia, những Hội Đồng đã biên soạn các báo cáo dựa trên đóng góp của từng giáo phận sau giai đoạn tham vấn ban đầu với các cộng đồng giáo xứ địa phương.

Nó sẽ là tài liệu làm việc cho giai đoạn lục địa tiếp theo của Thượng hội đồng, trong đó các hội đồng giám mục trên cả bảy lục địa sẽ tổ chức các cuộc họp để suy gẫm và thảo luận về nội dung của văn kiện. Các hội đồng này sau đó sẽ đệ trình một báo cáo mới dựa trên cuộc thảo luận đó, bản báo cáo này sẽ được sử dụng để soạn thảo tài liệu làm việc cho giai đoạn cuối cùng, phổ quát ở Rome.

Chính thức được triệu tập “Cho một Giáo hội đồng nghị: Hiệp thông, tham dự, sứ mệnh”, Thượng hội đồng đã được khai mạc bởi Đức Thánh Cha Phanxicô vào tháng 10 năm ngoái và, thay vì cuộc họp điển hình kéo dài một tháng của các giám mục tại Vatican mà một thượng hội đồng thường có, cuộc họp này sẽ diễn ra trong một diễn trình gồm nhiều giai đoạn kéo dài đến năm 2024.

Một giai đoạn ban đầu mang tính cấp giáo phận của tiến trình kéo dài từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022 và được thiết kế như một diễn trình tham vấn diễn ra theo một số hướng dẫn nhất định do Thượng Hội đồng Giám mục ban hành. Giai đoạn thứ hai, cấp lục địa, bắt đầu vào tháng 9 và sẽ kéo dài đến tháng 3 năm 2023, khi các hội đồng giám mục lục địa sẽ điều hợp và đánh giá kết quả của các cuộc tham vấn cấp giáo phận.

Một giai đoạn cuối cùng, phổ quát đã được thiết lập để kết thúc diễn trình trong phiên họp từ ngày 4-29 tháng 10 năm tới tại Rome, nhưng với việc Đức Thánh Cha Phanxicô gần đây đã kéo dài diễn trình này thêm một năm, có nghĩa là giai đoạn phổ quát cuối cùng sẽ kết thúc vào năm 2024.

Mặc dù có tiếng là khó định nghĩa, nhưng “tính đồng nghị” thường được hiểu là để chỉ một phong cách quản trị hợp tác và tham vấn, trong đó tất cả các thành viên, giáo sĩ và giáo dân, tham gia vào việc đưa ra quyết định về đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội.

Văn kiện cấp châu lục được công bố hôm thứ Năm đã đưa ra một đánh giá tích cực tổng thể về tiến trình của Thượng hội đồng cho đến nay, nói rằng sự tham gia trên hoàn cầu “vượt quá mọi kỳ vọng”, mặc dù tỷ lệ tham gia rất thấp, đặc biệt là ở các quốc gia phương Tây.

Tổng cộng, sự đóng góp đến từ 112 trong số 114 hội đồng giám mục và tất cả 15 Giáo Hội Công Giáo Đông phương, cũng như 17 trong số 23 cơ quan của Giáo triều Rôma và một số cơ quan quốc tế của các bề trên dòng và các phong trào giáo dân.

Nói chung, tài liệu nêu bật những vấn đề tồn tại lâu nay trong đời sống Giáo hội, chẳng hạn như thiếu sự tham gia của phụ nữ và thiếu hòa nhập và chào đón những người được gọi là “bị gạt ra ngoài lề xã hội”, như cộng đồng LGBTQ và các gia đình trong hoàn cảnh bất hợp lệ, kể cả các cặp vợ chồng đã ly hôn và tái hôn.

Nó cũng nhấn mạnh các vấn đề đang diễn ra liên quan đến các vụ tai tiếng giáo sĩ lạm dụng, tranh chấp phụng vụ, và vấn đề giáo sĩ trị, cũng như sự chênh lệch giàu nghèo, với nhiều báo cáo của hội đồng giám mục cho thấy các tín hữu cảm thấy rằng các gia đình và cá nhân giàu có và có học thức được lắng nghe nhiều hơn những người thất học và kém khá giả.

Trong số những thách thức đối với tiến trình thượng hội đồng, văn kiện nói rằng một năm trôi qua, vẫn còn khó khăn trong việc “hiểu tính đồng nghị nghĩa là gì,” và có sự phản đối từ một số tín hữu và giáo sĩ, những người hoài nghi tiến trình này, tin rằng thượng hội đồng được triệu tập với ý định rõ ràng là thay đổi giáo huấn của Giáo Hội.

Nó cũng yêu cầu những nỗ lực đại kết và liên tôn lớn hơn, đặc biệt là ở những nơi mà người Công Giáo là một thiểu số nhỏ, hoặc nơi có nhiều nghi lễ hoặc Giáo Hội Kitô giáo khác nhau.

Lắng nghe những người bị loại trừ

Trong khi tài liệu đưa ra một số giải pháp, nó cho biết nhiều báo cáo từ các hội đồng giám mục rõ ràng cho biết trong tầm nhìn của họ, cần một Giáo Hội là “một ngôi nhà rộng rãi, nhưng không thuần nhất, có khả năng đón tiếp mọi người, mở cửa, cho phép ra vào”.

Nó nhấn mạnh, Giáo Hội phải “có khả năng hòa nhập triệt để, cùng chung thuộc về, và lòng hiếu khách sâu sắc theo giáo huấn của Chúa Giêsu, là trọng tâm của tiến trình thượng hội đồng”.

Về khía cạnh lắng nghe và hòa nhập, tài liệu cho biết các nhóm thường cảm thấy bị loại trừ là phụ nữ, những người ly hôn tái hôn, cha mẹ đơn lẻ, những người sống trong liên hệ đa hôn, những người LGBTQ và những người đàn ông đã rời bỏ chức linh mục, cũng như người nghèo, người già, người bản địa và người di cư, người nghiện ma túy và rượu, và nạn nhân của nạn buôn người.

Tài liệu cho biết, tiếng nói của những nhóm này thường “vắng mặt trong tiến trình của Thượng hội đồng, và họ chỉ xuất hiện trong các báo cáo vì những người khác nói về họ, than phiền về việc họ bị loại trừ”.

Tài liệu cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải lắng nghe sâu sắc hơn nữa đối với những người trẻ tuổi và người khuyết tật, và cung cấp sự “chào đón cũng như bảo vệ” nhiều hơn cho phụ nữ và trẻ em của các linh mục đã phá bỏ lời thề độc thân của họ, và những người “có nguy cơ phải chịu sự bất công và kỳ thị nặng nề”.

Các nhóm bị loại trừ khác được đề cập bao gồm những người sống sót sau lạm dụng, bao gồm việc giáo sĩ lạm dụng và lạm dụng xảy ra ở các môi trường khác, cũng như các tù nhân và những người bị kỳ thị và bạo lực dựa trên chủng tộc, sắc tộc, giới tính, văn hóa và tình dục.

Bản báo cáo cho biết, “Tính đồng nghị là một lời kêu Thiên Chúa kêu gọi cùng đồng hành với toàn thể gia đình nhân loại,” bất kể tín ngưỡng hay hậu cảnh văn hóa.

Cuối cùng, nó nêu bật các vấn đề liên quan đến chủ nghĩa bộ lạc, chủ nghĩa bè phái, phân biệt chủng tộc, nghèo đói và bất bình đẳng phái tính trong đời sống Giáo Hội và thế giới, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Giáo Hội trong các nỗ lực xây dựng hòa bình.

“Nhiều báo cáo nhấn mạnh rằng không có tính đồng nghị hoàn toàn nếu không có sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu,” báo cáo nói như thế, và thêm rằng đối với nhiều hội đồng giám mục, sự hiệp nhất này “bắt đầu với lời kêu gọi hiệp thông chặt chẽ hơn giữa các Giáo hội theo các nghi lễ khác nhau”.

Chủ đề hội nhập văn hóa cũng được đề cập, với một số Hội Đồng, chẳng hạn như hội đồng giám mục Lào và Campuchia, yêu cầu “một cách tiếp cận liên văn hóa có ý nghĩa hơn” đối với đời sống và mục vụ của Giáo hội, và để hội nhập nhiều hơn các nền văn hóa địa phương, đặc biệt trong phụng vụ.

Chủ nghĩa giáo sĩ trị cũng được cho là một vấn đề chính trong tài liệu, vì tài liệu này cho biết nhiều báo cáo của hội đồng giám mục nói lên mong muốn "các linh mục được đào tạo tốt hơn, đồng hành tốt hơn và ít bị cô lập hơn," và gọi chủ nghĩa giáo sĩ trị là một hình thức "bần cùng hóa tinh thần, tước đoạt các thiện ích đích thực của thừa tác vụ thụ phong, và là một nền văn hóa cô lập hàng giáo sĩ và gây hại cho giáo dân”.

Tài liệu cho biết, não trạng giáo sĩ trị ngăn cách tín hữu với Thiên Chúa và làm tổn hại mối liên hệ giữa những người đã được rửa tội, "tạo ra sự cứng ngắc, gắn bó với quyền lực pháp lý và thực thi một thẩm quyền chỉ là quyền lực hơn là phục vụ".

Lưu ý rằng chủ nghĩa giáo sĩ trị có thể là “một cám dỗ đối với giáo dân cũng nhiều như đối với giáo sĩ,” tài liệu cho biết giải pháp là hình thành các hình thức lãnh đạo mới có tính chất cộng tác hơn.

Phụ nữ

Một trong những vấn đề nổi bật nhất được đề cập trong tài liệu là các tín hữu mong muốn có “sự hoán cải nền văn hóa của Giáo hội”, đặc biệt là đối với phụ nữ.

Tài liệu cho biết, “Ý thức và sự nhạy cảm ngày càng gia tăng đối với vấn đề này đã được ghi nhận trên toàn thế giới”. Đồng thời tài liệu lưu ý rằng các báo cáo từ khắp các châu lục bao gồm lời kêu gọi phụ nữ, cả giáo dân và tu sĩ, được coi trọng như “những thành viên bình đẳng của dân Chúa”.

Tài liệu nêu rõ hai thách thức cụ thể đối với phụ nữ, trong đó thứ nhất là sự kiện: phụ nữ chiếm đa số những người tham dự phụng vụ và tham gia vào các hoạt động của Giáo Hội, trong khi nam giới là thiểu số, nhưng hầu hết vai trò ra quyết định và lãnh đạo lại do nam giới nắm giữ.

Tài liệu cho biết, “Rõ ràng là Giáo hội phải tìm cách thu hút nam giới trở thành thành viên tích cực hơn trong Giáo hội và cho phép phụ nữ tham gia đầy đủ hơn vào mọi bình diện của đời sống Giáo hội”, nhưng lưu ý rằng mặc dù tất cả các báo cáo đều đề cập đến vấn đề này, không ai đồng ý về "một giải pháp duy nhất hoặc hoàn chỉnh".

Nhiều báo cáo cho biết, đã yêu cầu Giáo Hội tiếp tục suy nghĩ về cách phụ nữ có thể được giao những vai trò tích cực trong các cơ quan điều hành Giáo Hội, và họ có khả năng “được đào tạo đầy đủ để giảng trong môi trường giáo xứ,” và được phong chức nữ phó tế.

Tài liệu cho biết có nhiều ý kiến khác nhau về việc phong linh mục phụ nữ, “điều mà một số báo cáo kêu gọi, trong khi một số báo cáo khác coi đó là vấn đề đã được đóng lại”. Đồng thời, tài liệu lưu ý rằng cũng có lời kêu gọi công nhận nhiều hơn những gì phụ nữ đã làm.

Cấu trúc đồng nghị

Tài liệu lưu ý rằng có một số căng thẳng đối với các khác biệt quan điểm về một số khía cạnh của đời sống Giáo Hội, nhưng nhấn mạnh rằng các căng thẳng này không có gì đáng sợ, nhưng nên được khai thác "như một nguồn năng lực mà chúng không trở nên có tính phá hoại".

Tài liệu nhấn mạnh rằng một số thay đổi pháp lý có thể sẽ xẩy đến, nói rằng giáo hội "cần phải đem lại cho các định chế và cấu trúc của mình, nhất là liên quan đến quản trị, một hình thức và phương thức tiến hành đồng nghị", và Giáo luật sẽ cần phải song hành với tiến trình này, “tạo ra những thay đổi cần thiết đối với các sắp xết hiện đang được áp dụng”.

Mặc dù nó không định nghĩa "thực hành đồng nghị" hoặc cấu trúc đồng nghị là gì, tài liệu cho biết hiện đang có việc thiếu "Các thực hành đồng nghị lâu đời" ở bình diện lục địa và cho biết điều này phải được giải quyết.

Tài liệu cho biết, ở bình diện địa phương, các hội đồng mục vụ và các hội đồng kinh tế và giáo phận là một bước tiến tốt sẽ giúp phát huy cả tính đồng nghị lẫn tính minh bạch, những thực thể này là “không thể thiếu” và phải là “những nơi ngày càng có tính định chế để hòa nhập, đối thoại, minh bạch, biện phân, lượng giá và trao quyền cho mọi người”.

Nó cho biết, để điều đó xảy ra, các quyết định phải được đưa ra "trên cơ sở các diễn trình biện phân cộng đồng hơn là dựa trên nguyên tắc đa số vốn được sử dụng trong các chế độ dân chủ".

Tài liệu cũng nhấn mạnh sự cần thiết của các chuyên gia có năng lực hơn làm việc trong các lĩnh vực kinh tế và quản trị, và đề nghị rằng các trường đại học và các tổ chức học thuật nghiên cứu và soạn thảo các chương trình giáo dục dựa trên tính đồng nghị.

Tài liệu cho biết, các báo cáo từ các hội đồng giám mục đã yêu cầu “liên tục giáo dục để hỗ trợ một nền văn hóa đồng nghị rộng rãi,” và đưa ra ý tưởng thành lập “các tác nhân và toán đồng nghị” và các khóa học về tính đồng nghị cho những người nắm quyền lãnh đạo, đặc biệt là các linh mục.

Phụng vụ

Cũng được nhấn mạnh trong tài liệu là những căng thẳng liên tục về phụng vụ, với việc Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) đặc biệt chỉ ra những chia rẽ về những cải cách của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đối với Thánh lễ Latinh Truyền thống.

Trong báo cáo của họ, các giám mục Hoa Kỳ tuyên bố rằng “chia rẽ liên quan đến việc cử hành phụng vụ đã được phản ảnh trong các cuộc tham vấn đồng nghị”, và “Đáng buồn thay, việc cử hành Thánh Thể cũng được trải nghiệm như một lĩnh vực chia rẽ trong Giáo hội. Vấn đề phổ biến nhất liên quan đến phụng vụ là việc cử hành Thánh lễ trước Công đồng".

Theo các giám mục Hoa Kỳ, “Việc tiếp cận Sách Lễ năm 1962 bị hạn chế đã khiến người ta than thở; nhiều người cảm thấy rằng sự khác biệt về cách cử hành phụng vụ ‘đôi khi đạt đến mức thù địch. Người ở mỗi bên của vấn đề cho biết cảm thấy bị phán xét bởi những người khác biệt với mình".

Dưới góc độ những tranh chấp này, văn kiện nhấn mạnh rằng Bí tích Thánh Thể, với tư cách là bí tích của sự hiệp nhất và tình yêu trong Chúa Kitô, “không thể trở thành lý do cho sự đối đầu, ý thức hệ, rạn nứt hay chia rẽ”.

Theo tài liệu, nhiều báo cáo ủng hộ việc thực hiện “một phong cách cử hành phụng vụ đồng nghị cho phép tất cả các tín hữu tham gia tích cực vào việc chào đón mọi khác biệt, đánh giá cao mọi thừa tác vụ và công nhận mọi đặc sủng”.

Nó cho biết, các vấn đề cần giải quyết trong việc theo đuổi điều này, bao gồm “xem xét lại việc phụng vụ quá tập trung vào vị chủ tế, đến các phương thức tham gia tích cực của giáo dân, việc phụ nữ tiếp cận với các vai trò thừa tác vụ”.

Các vấn đề khác liên quan đến phụng vụ cũng được đề cập, chẳng hạn như “chủ nghĩa chủ đạo” của linh mục và nguy cơ sau đó của cộng đoàn trở nên quá thụ động, và chất lượng của các bài giảng, vốn “được báo cáo gần như nhất trí là một vấn đề”.

Một số người, chẳng hạn như các cặp đã ly hôn và tái hôn, và những người trong liên hệ đa hôn, không có khả năng lãnh nhận các bí tích cũng được nhấn mạnh như một mối quan tâm.

Các bước tiếp theo

Về những gì sẽ xảy ra tiếp theo, tài liệu cho biết giai đoạn lục địa của Thượng hội đồng vừa bắt đầu sẽ tập trung vào ba câu hỏi chính:

• “Sau khi đọc và cầu nguyện với Tài liệu Cho Giai đoạn Lục địa, trực giác nào vang vọng mạnh mẽ nhất với những kinh nghiệm sống và thực tại của Giáo hội ở lục địa của bạn? Những trải nghiệm nào là mới mẻ hoặc soi sáng cho bạn?”

• “Sau khi đọc và cầu nguyện với Tài liệu Cho Giai đoạn Lục địa, căng thẳng hoặc sự khác biệt đáng kể nào xuất hiện như đặc biệt quan trọng trong quan điểm của lục địa của bạn? Do đó, đâu là những câu hỏi hoặc vấn đề cần được giải quyết và xem xét trong các bước tiếp theo của diễn trình?”

• “Xem xét những gì xuất hiện từ hai câu hỏi trước, đâu là ưu tiên, các chủ đề lặp lại và lời kêu gọi hành động có thể được chia sẻ với các Giáo hội địa phương khác trên toàn thế giới và được thảo luận trong Phiên họp đầu tiên của Thượng hội đồng vào tháng 10 năm 2023?”

Là một phần của giai đoạn này, các phiên họp sẽ được tổ chức trên tất cả bảy lục địa, và mỗi đại hội ở các lục địa sẽ soạn thảo một văn bản cuối cùng dựa trên những phản ảnh của các phiên họp này.

Các tài liệu cuối cùng của các phiên họp của bảy lục địa này sẽ được sử dụng làm cơ sở để soạn thảo Instrumentum Laboris (tài liệu làm việc chính thức) cho giai đoạn phổ quát. Instrumentum Laboris phải được hoàn thành trước tháng 6 năm 2023.

Tài liệu cho biết, tín hữu ở mọi bình diện sẽ tham gia vào các phiên họp lục địa, yêu cầu các nhóm họp “phải mang tính giáo hội chứ không chỉ mang tính giám mục, bảo đảm bảo rằng thành phần của chúng đại diện đầy đủ cho tính đa dạng của dân Chúa”.

Trước giai đoạn phổ quát của Thượng hội đồng vào năm tới, tài liệu giai đoạn lục địa sẽ được gửi đến tất cả các giám mục giáo phận, những người sẽ được yêu cầu tiến hành một “tiến trình biện phân” dựa trên ba câu hỏi chính.

Sau đó, các hội đồng giám mục sẽ thu thập và tóm tắt những phản ảnh này, và những bản tóm tắt sau đó sẽ được chia sẻ với các hội đồng châu lục. Vào cuối mỗi phiên họp, một tài liệu cuối cùng dài 20 trang sẽ được soạn thảo và gửi đến Rome, với hạn chót là ngày 31 tháng 3 năm 2023.
 
VietCatholic TV
Vừa ăn cướp vừa la làng: Putin vừa thử hạt nhân, vừa tung tin giả. Ukraine kêu gọi quân Nga đầu hàng
VietCatholic Media
03:22 27/10/2022


1. Tình báo quân sự Ukraine cho biết Nga đang tăng cường cho Kherson những tân binh làm “bia đỡ đạn”

Tình báo quân sự Ukraine cho biết Nga tiếp tục di tản “chính quyền chiếm đóng” khỏi khu vực phía nam Kherson nhưng đang củng cố thành phố bằng những tân binh được huy động gần đây và cho rằng họ đang được sử dụng làm “bia đỡ đạn”.

Người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine, Thiếu tướng Kyrylo Budanov nói với CNN hôm thứ Tư, “Người Nga đang cố gắng di dời và mang theo tất cả những gì còn lại của cái gọi là 'chính quyền chiếm đóng' của họ khỏi thành phố Kherson và các khu vực xung quanh.”

Nhưng đồng thời, Budanov cho biết, Nga đang “đưa vào Kherson một số 'bia đỡ đạn' mới từ các binh sĩ Nga mới được điều động, sẵn sàng cho cuộc chiến trên đường phố.”

Ông nói, Nga “nhận ra và hiểu được toàn bộ khó khăn trong hoàn cảnh của họ và họ không muốn bị bao vây hoàn toàn”.

Budanov cho biết việc rút quân của Nga sẽ tăng tốc khi Ukraine “đặt đập Nova Kakhovka dưới sự kiểm soát của hỏa lực pháo binh của chúng tôi”.

“Đó là lý do tại sao tất cả các đơn vị chiến đấu của chúng tôi đang hướng tới cả Kherson và Nova Kakhovka,” ông nói thêm.

2. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói về trận chiến ác liệt tại Avdiivka

Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối thứ Tư 26 tháng 10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết tình hình khó khăn nhất hiện nay là tại Avdiivka.

Ngày 8 tháng 10 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã bổ nhiệm Sergey Surovikin làm Tư Lệnh Các Lực Lượng Nga tại Ukraine. Surovikin có lẽ đang muốn lập công dâng bác Putin nên từ ngày 10 tháng 10 đã tấn công tàn bạo vào các cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine; và đặc biệt là cuộc tấn công tại Bakhmut, quyết tâm chiếm thành phố này. Tuy nhiên, vào ngày 24 tháng 10 vừa qua, quân Ukraine tuyên bố đã đẩy lùi toàn bộ quân Nga và kiểm soát hoàn toàn thành phố này.

Tổng thống Zelenskiy cho biết giờ đây các nỗ lực của Nga đang tập trung vào thành phố Avdiivka, và tình hình tại đó là hết sức khó khăn.

Avdiivka là một thành phố có tầm quan trọng trong khu vực Donetsk của Ukraine. Thành phố nằm ở trung tâm của khu vực, ngay phía bắc thành phố Donetsk. Avdiivka được biết đến nhiều nhất với Nhà máy Coca Cola Avdiivka rất lớn. Dân số của thành phố được ước tính chính thức là 31,940 người. Theo Thống đốc Donetsk Pavlo Kyrylenko kể từ ngày 3 tháng 8 năm 2022, thành phố chỉ còn 2,500 người, tức chưa đến 10% dân số trước chiến tranh.

Trận chiến Avdiivka là một cuộc giao tranh quân sự liên tục giữa một bên là Lực lượng vũ trang Nga và Lực lượng ly khai Donbas và một bên là Lực lượng vũ trang Ukraine. Giao tranh bắt đầu khi bạo lực bùng phát trở lại ở Donbas vào ngày 21 tháng 2, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận Cộng hòa Nhân dân Donetsk. Vài ngày sau, khi Nga xâm lược Ukraine, Avdiivka là một trong những nơi đầu tiên bị tấn công.

Vào ngày 13 tháng 3, các lực lượng Nga ném bom Nhà máy Coca Cola Avdiivka. Ngày 18 tháng 4, Nga pháo kích và tấn công dữ dội Avdiivka. Trong trận chiến, lực lượng Nga đã sử dụng đạn phốt pho trắng nhiều lần. Thống đốc Pavlo Kyrylenko đã báo cáo về một vụ tấn công phốt pho vào khu công nghiệp thành phố vào ngày 26 tháng 3 gây ra nhiều đám cháy. Vào ngày 29 tháng 4, các video về quân đội Nga pháo kích vào lực lượng Ukraine ở Avdiivka bằng vũ khí nhiệt áp đã được công bố.

Ngày 26 tháng 5, Bộ Tổng tham mưu Ukraine báo cáo rằng các lực lượng Nga đang tiến đánh Avdiivka, đánh chiếm được nhiều khu vực trong thành phố. Nhưng sau 2 ngày giao tranh ác liệt quân xâm lược bỏ chạy để lại nhiều xác đồng đội.

Các lực lượng Nga sau đó đã chiếm được Novoselivka Druha vào ngày 4 tháng 7, cách Avdiivka 10km về phía đông bắc, trong một nỗ lực bao vây thành phố. Vào ngày 7 tháng 7, lực lượng Nga đã pháo kích vào Avdiivka liên tục trong suốt 24 giờ. Họ tấn công cơ sở hạ tầng, bệnh viện, các tòa nhà dân cư, bến xe buýt và Nhà máy Coca Cola Avdiivka.

Vào ngày 28 tháng 7, các lực lượng Nga và tay sai đã tiến hành một cuộc tấn công được tuyên bố là nhằm bao vây Avdiivka. Vào ngày 24 tháng 8, lực lượng của Nga và tay sai đã chiếm được Pisky, là thị trấn cửa ngõ của Avdiivka. Vào đầu tháng 9, một số đơn vị của cái gọi là Cộng Hòa Nhân Dân Donesk, bao gồm Tiểu đoàn Sparta và Tiểu đoàn Somalia, đã phát động một cuộc tấn công trong khu vực Avdiivka rộng lớn hơn, quan trọng nhất là gần Pisky. Vào cuối tháng 9, Wall Street Journal đã báo cáo rằng các lực lượng Ukraine vẫn giữ vững được Avdiivka.

Vào ngày 10 tháng 10, Ukraine cho biết Nga đang tiếp tục cuộc tấn công ở Avdiivka và đang cố gắng bao vây thành phố này. Ngày 12 tháng 10, 12 dân thường thiệt mạng và 8 người khác bị thương sau cuộc pháo kích của Nga vào khu chợ thành phố.

Trong khi đó tàn quân của Sư Đoàn 144 súng trường cơ giới Nga vừa bị đánh bật khỏi Bakhmut được tin là đã được tái tổ chức và quay lại tấn công thành phố này.

3. Ukraine khuyên các binh sĩ Nga ‘bị ném vào lò sát sinh’ hãy đầu hàng

Quân đội Ukraine đã tiếp tục đưa ra các lời kêu gọi các binh sĩ Nga đầu hàng để bảo vệ tính mạng. Một trong những điểm mới là các binh sĩ Nga ra đầu hàng sẽ được ghi nhận là tù binh chiến tranh chứ không phải là hàng binh, như thế tránh cho họ và gia đình khỏi bị nhà cầm quyền Nga trừng phạt.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Tells Russian Soldiers 'Thrown to Slaughter' to Surrender”, nghĩa là “Ukraine nói với binh sĩ Nga ‘bị ném vào lò sát sinh’ hãy đầu hàng”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.

Quân đội Ukraine đã kêu gọi những người lính Nga “bị ném vào lò sát sinh” hãy tìm cách thoát chết bằng cách tự nguyện đầu hàng.

Một đoạn video được chia sẻ trên tài khoản Twitter của Bộ Quốc phòng Ukraine hôm thứ Ba đề nghị cho quân xâm lược được tị nạn và trả tiền cho vũ khí và thiết bị nếu họ đồng ý ngừng tham gia “cuộc chiến đẫm máu” của Tổng thống Nga Vladimir Putin bằng cách đầu hàng.

Video nói: “Bạn đang ở trên lãnh thổ của một quốc gia xa lạ và tham gia vào các tội ác chiến tranh của giới lãnh đạo Nga. Mỗi ngày bạn đều bị ném vào lò sát sinh. Đối với chỉ huy của các bạn, các bạn chỉ là những thứ có thể chi tiêu. Không ai đếm các tổn thất”.

“Hãy tự hỏi bản thân câu hỏi, 'bạn đang chiến đấu vì điều gì?'. Vì sợ các vị lãnh đạo mất quyền lực chăng? Hay để bảo vệ cho lối sống xa hoa của họ, được xây dựng trên số tiền bị đánh cắp từ bạn và gia đình của bạn? Hay để bảo vệ cho sự ngu ngốc và kém cỏi của họ?”

Quân đội Nga sau đó được khuyến khích “nghĩ về” gia đình của họ và đầu hàng “theo sự sắp xếp trước” để tránh hậu quả. Các binh sĩ được hứa rằng họ sẽ được ghi nhận là “bị bắt trong chiến đấu”, là điều mà Ukraine cho biết sẽ giúp họ tránh được các hình phạt hình sự và được trả lương phục vụ khi trở về Nga.

Tháng trước, Putin đã ký một đạo luật quy định mức án tù lên đến 10 năm đối với quân đội Nga tự nguyện đầu hàng Ukraine, theo đài Âu Châu Tự Do. Luật của Putin cũng cấp quốc tịch Nga cho bất kỳ người nước ngoài nào tình nguyện phục vụ trong quân đội Nga.

“Chỉ huy các lực lượng vũ trang của Ukraine đề nghị các bạn đầu hàng và trở về nhà”, đoạn video của Ukraine cho biết. “Chúng tôi bảo đảm tuân thủ các Công ước Geneva liên quan đến các tù binh chiến tranh.”

“Tất cả những người đầu hàng đều được ghi danh là đã bị bắt trong chiến đấu. Điều này cho phép bạn tránh bị các cơ quan an ninh đặc biệt của Nga bắt bớ và bảo đảm rằng tất cả các khoản thanh toán đến hạn sẽ được trả cho các bạn.”

Những binh lính vẫn “sợ hãi sự đàn áp của chính quyền Nga và không muốn trở về nhà” được đề nghị “bảo vệ và xin tị nạn trên lãnh thổ Ukraine.” Họ cũng được cung cấp “một phần thưởng tiền xứng đáng” để đổi lấy “vũ khí, thiết bị quân sự và đạn dược cho Quân đội Ukraine”.

Đoạn video kết thúc với lời kêu gọi binh lính Nga gọi “đường dây nóng suốt ngày đêm” để thu xếp việc đầu hàng của họ. Ngoài ra, quân đội có thể sử dụng chatbot “Tôi muốn sống” trên Telegram.

“Đây không phải là một sự phản bội,” video nói. “Đây là phản ứng bình thường của những người bình thường đối với một cuộc chiến tranh tội phạm... Điều này tốt hơn là trở thành một người chết ở vùng đất xa lạ.”

Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, một số lượng đáng kể binh sĩ Nga đã gọi đến đường dây nóng của Ukraine để thu xếp việc đầu hàng kể từ khi ông Putin ra lệnh điều động một phần quân đội vào tháng trước.

Nhiều video có chủ đích cho thấy quân đội Nga đầu hàng ở Ukraine cũng đã xuất hiện trên mạng.

Newsweek đã liên hệ với chính phủ Nga để đưa ra bình luận.

4. Putin quan sát các vụ phóng thử của lực lượng hạt nhân Nga

Tổng thống Nga, Vladimir Putin, đã theo dõi các cuộc tập trận của các lực lượng hạt nhân chiến lược của đất nước liên quan đến nhiều vụ phóng thử hỏa tiễn hành trình và đạn đạo vào hôm thứ Tư.

Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu báo cáo với ông Putin rằng cuộc tập trận nhằm mô phỏng một “cuộc tấn công hạt nhân lớn” của Nga để trả đũa một cuộc tấn công hạt nhân vào nước này, hãng tin AP đưa tin.

Diễn biến này xảy ra theo sau lời cảnh báo của Putin liên quan đến các kho vũ khí hạt nhân của nước này về việc ông ta sẵn sàng sử dụng “mọi phương tiện sẵn có” để chống lại các cuộc tấn công vào lãnh thổ của Nga.

Trong cuộc tập trận của Nga, một hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa trên đất liền có tên là Yars đã được bắn thử từ bãi phóng Plesetsk ở phía bắc. Một tàu ngầm hạt nhân của Nga ở biển Barents cũng phóng ICBM Sineva tại trường bắn Kura trên bán đảo Kamchatka, và hỏa tiễn hành trình chiến lược Tu-95 bắn vào các mục tiêu tập trận.

Điện Cẩm Linh cho biết trong một tuyên bố rằng tất cả các nhiệm vụ đặt ra cho cuộc tập trận đã được hoàn thành và tất cả các hỏa tiễn được bắn thử đều đạt mục tiêu được chỉ định.

5. Thủ tướng Ý Giorgia Meloni nói trước quốc hội rằng cách duy nhất để tạo thuận lợi cho một thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine là giúp Kyiv tự vệ về mặt quân sự.

“Hòa bình có thể đạt được bằng cách ủng hộ Ukraine... đó là cơ hội duy nhất mà chúng tôi có để hai bên đàm phán”, Meloni nói trước Thượng viện trước cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính phủ cực hữu mới được bổ nhiệm của bà.

Bà Meloni đã nhiều lần cam kết ủng hộ Kyiv, trong khi các đồng minh trong liên minh của bà là Silvio Berlusconi và Matteo Salvini tỏ ra mâu thuẫn với bà về vấn đề này do mối quan hệ lịch sử của họ với Putin.

Meloni nói rằng mặc dù vũ khí mà Ý cung cấp cho Ukraine không mang tính quyết định đối với kết quả của cuộc chiến, nhưng chúng rất quan trọng để Ý duy trì uy tín quốc tế của mình.

6. Báo cáo: Nga đang chiêu mộ biệt kích Afghanistan do Mỹ đào tạo để chiến đấu ở Ukraine

Nga đang tuyển mộ các thành viên của quân đoàn biệt kích quân đội quốc gia Afghanistan để chiến đấu ở Ukraine, Foreign Policy đưa tin.

Đây là những lính biệt kích được huấn luyện bởi hải quân Mỹ và lực lượng vũ trang của Anh. Khoảng 20,000 đến 30,000 lính biệt kích tình nguyện đã bị bỏ lại khi Mỹ rút lui khỏi Afghanistan để cho Taliban kiểm soát vào tháng 8 năm ngoái 2021.

Theo Foreign Policy, chỉ có vài trăm sĩ quan cấp cao được di tản trước khi nước cộng hòa sụp đổ. Trong khi hàng nghìn người trốn sang các nước láng giềng khi Taliban truy lùng và hành quyết những người cộng tác với chính phủ sụp đổ, nhiều người khác vẫn ở Afghanistan, ẩn náu.

Mỹ đã chi 90 tỷ USD Foreign Policy để xây dựng lực lượng quốc phòng và an ninh quốc gia Afghanistan.

7. Nga nói rằng họ lo sợ Ukraine sẽ sử dụng 'bom hạt nhân' mặc dù Ukraine không có một quả bom nào như vậy.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Says It Fears Ukraine Will Use 'Nuclear Bomb'—It Doesn't Have One”, nghĩa là “Nga nói rằng họ lo sợ Ukraine sẽ sử dụng 'bom hạt nhân' mặc dù Ukraine không có một quả bom nào như vậy”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Nga đã cáo buộc Ukraine đang phát triển “bom hạt nhân”, sau khi tuần trước nói rằng Ukraine đang sản xuất “một quả bom bẩn” trong một cuộc tấn công “cờ giả” trên lãnh thổ của mình nhằm đổ lỗi cho Mạc Tư Khoa và leo thang chiến tranh.

Tuy nhiên, Ukraine không có vũ khí hạt nhân. Họ đã từ bỏ vũ khí hạt nhân vào năm 1994 theo một thỏa thuận được gọi là Bản ghi nhớ Budapest.

Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, hàng nghìn vũ khí hạt nhân đã được bỏ lại trên đất Ukraine, khiến Kyiv lúc bấy giờ có kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba trên thế giới. Tuy nhiên, Bản ghi nhớ Budapest dẫn đến việc Mỹ, Anh và Nga đồng ý bảo đảm an ninh cho Ukraine nếu nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Bom bẩn là hỗn hợp chất nổ và bột hoặc viên phóng xạ. Một cuộc tấn công cờ giả là khi một lực lượng vũ trang thực hiện một cuộc tấn công trên lãnh thổ của mình và đổ lỗi cho phía bên kia, như một cái cớ để leo thang xung đột.

Phát biểu với báo giới hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cáo buộc Ukraine phát triển bom hạt nhân

Ông Lavrov nói: “Thông tin của chúng tôi về các hành động khiêu khích tiềm tàng của Ukraine liên quan đến việc sử dụng bom hạt nhân là đủ đáng tin cậy. Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu đã truyền tải dữ liệu chi tiết, đầy đủ tên các viện nghiên cứu có thể liên quan đến việc này, trong các cuộc điện đàm của ông ấy với những người đồng cấp từ Mỹ, Pháp, Anh và Thổ Nhĩ Kỳ.”

Shoigu đã thực hiện các cuộc gọi vào cuối tuần.

“Các cơ quan quân sự Nga cũng đang lên kế hoạch cho các cuộc tiếp xúc khác. Vấn đề này cũng sẽ được thảo luận tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm nay hoặc ngày mai”, Ngoại trưởng Lavrov nói thêm.

“Các đồng nghiệp phương Tây của chúng tôi đã bác bỏ cảnh báo này một cách vô căn cứ là bịa đặt. Họ cáo buộc rằng chính Nga đang lên kế hoạch làm điều gì đó tương tự như vậy để buộc tội chế độ Zelenskiy. Nhưng nói như thế là không nghiêm túc. Một số người đối thoại của chúng tôi đề nghị thảo luận về thông tin mà chúng tôi có ở cấp quân đội chuyên nghiệp. Chúng tôi đã ủng hộ cách làm này”.

Các quan chức Ukraine và phương Tây đã tố cáo những tuyên bố về một quả bom bẩn là sai sự thật và là lý do để Nga leo thang thêm.

Trước cáo buộc của Nga, các quan chức Ukraine đã mời cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc tới Ukraine để tiến hành kiểm tra các nhà máy điện của nước này.

Bình luận về các tuyên bố về bom hạt nhân của Nga, Dionis Cenusa, nhà phân tích rủi ro tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Âu, nói với Newsweek: “Nga đang chuẩn bị cho công chúng phương Tây một hoạt động cờ giả. Nếu không, thì Nga tiếp tục kiểm tra sự sẵn sàng của phương Tây trong việc đưa ra câu chuyện rằng các cuộc đàm phán hòa bình có thể là một lối thoát cho sự leo thang hỗn loạn”.

“Các nguy cơ của vụ nổ đập nhà máy thủy điện Kherson, việc xây dựng quân đội hạn chế ở Belarus, các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng sản xuất năng lượng quan trọng của Ukraine cùng với câu chuyện về 'bom hạt nhân' cần được nhìn nhận cùng với nhau thay vì riêng lẻ. Ông nói thêm, Nga đang chuẩn bị cho một loại hoạt động hỗn hợp chống lại Ukraine.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Ukraine để đưa ra bình luận về những cáo buộc mới nhất của Nga.
 
Ở nơi Chúa cũng ngậm ngùi: Cảnh sát Ukraine tìm được cháu bé tám tuổi sống một mình giữa các thi hài
VietCatholic Media
05:06 27/10/2022


1. Cảnh sát đã giải cứu một cậu bé tám tuổi có cha mẹ thiệt mạng trong các cuộc tấn công bằng đạn pháo của Nga ở Bakhmut.

Iuliia Mendel, phát ngôn viên của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, cho biết mẹ của Bohdan, cậu bé 8 tuổi vừa được giải cứu, đang mang thai 7 tháng khi bà chết “trên đường phố”, cùng với cha em.

Cậu bé ở một mình trong khu vực gần như không ai có thể đến được.

Đức Cha Pavlo Honcharuk, Giám Mục của Kharkiv-Zaporizhzhia cho biết Caritas Ukraine đã nhận nuôi cậu bé mồ côi tội nghiệp này và ngài cử hành một thánh lễ tạ ơn vì cậu bé được cứu sống trước khi chết vì đói, khát, và lạnh lẽo.

Trước tin tức đáng buồn này, Thủ tướng Ba Lan, Mateusz Morawiecki, đã nói rằng tài sản của Nga và tài sản của các nhà tài phiệt Nga là một “hũ vàng khổng lồ” nên được sử dụng để tái thiết Ukraine.

“Chúng ta phải bảo đảm rằng kẻ phạm tội phải trả tiền để tái thiết”. Hôm thứ Ba, trong phát biểu tại một hội nghị ở Berlin nhằm xây dựng sự hỗ trợ quốc tế để tài trợ cho việc phục hồi sau chiến tranh của Ukraine, Thủ tướng Morawiecki nhắc đến câu chuyện này và nói nhiều người Ukraine đang tá túc trên đất nước ông đã kể về những câu chuyện đau lòng tương tự.

Ông đưa ra một nhận xét rằng cay đắng rằng Âu Châu ở một mức độ nào đó đã từng là “một con hổ giấy” mặc dù mạnh hơn nhiều so với Nga.


Source:Euro Maidan

2. Linh mục sau chuyến thăm Ukraine: Đó là một nơi của hy vọng!

Ukraine là một nơi của hy vọng. Đây có lẽ là điều đáng ngạc nhiên trong tâm trí chúng ta khi chúng ta xem tin tức hoặc nghe các cuộc trò chuyện nghiêm túc trên TV. Nhưng thật ngạc nhiên đối với tôi, Ukraine vào tháng 9 năm 2022 đã bộc lộ mình là một nơi hy vọng.

Một: Lviv

Thành phố cổ kính này chịu tác động của nhiều nền văn hóa trong hàng trăm năm đã chào đón tôi với thời tiết ngoạn mục. Mặt trời tháng 9 hoàn hảo với một màu sắc hoài cổ của “giờ vàng” Hollywood gần như không thể diễn tả được. Ai đó biết rất rõ về thành phố này đã dẫn tôi đến nhà thờ cổ kính của người Công Giáo Byzantine. Tòa nhà giống như chứng nhân của hàng triệu lời cầu nguyện trong suốt lịch sử lâu đời của nó. Khi chúng tôi bước vào, chúng tôi thấy một linh mục ẩn sau những cánh cửa được trang trí công phu của bàn thờ phía đông, đang xức dầu Thánh cho các bệnh nhân. Mùi hương và hợp âm của bài thánh ca Byzantine tràn ngập khắp không gian, giống như thời gian tự nó dừng lại ở chính nơi này, hoặc có thể đúng hơn là Đấng vượt thời gian và vượt không gian đang hiện diện mà không có ý định di chuyển.

Hai: Bucha

Những người bạn của tôi đã dẫn tôi đến một thị trấn nhỏ. Trời mưa và bầu trời xám xịt. Người hướng dẫn yêu cầu tôi đi bộ qua một bãi cỏ ướt bên cạnh tòa nhà đang xây dở của một nhà thờ phương Đông hiện đại. Tại bãi cỏ này, chính quyền Ukraine đã tìm thấy thi thể đàn ông, phụ nữ và trẻ em sau khi quân xâm lược Nga phải rút lui và từ bỏ hy vọng kiểm soát Kyiv. Có thể nói gì ở một nơi Chúa cũng ngậm ngùi như thế này, ngoài lời cầu nguyện? Làm thế nào chúng ta có thể bắt đầu nắm bắt được tầm quan trọng của sự kiện vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của mọi người? Ai đó đã mang đến một tác phẩm điêu khắc bằng đá nhỏ về Đức Mẹ Maria, Người Mẹ Sầu Bi, đang ôm Con của mình theo phong cách rất Byzantine.

Ba: Borodyanka

Ở giữa thị trấn cách đây chỉ vài tháng còn là một bãi chiến trường với những tòa nhà bị đốt cháy và tượng đài bị bắn, một người phụ nữ qua đường đang đưa một đôi tất mới cho một người phụ nữ mắc bệnh tâm thần với ba con chó. Cử chỉ tự nó tạo ra một hình ảnh cảm động, nhưng ở đây ở Borodyanka còn nhiều điều hơn thế nữa về câu chuyện đó. Người phụ nữ bị bệnh tâm thần và những con chó của cô ấy đã tìm kiếm những người bị chôn vùi dưới đống đổ nát của các tòa nhà bị phá hủy, và khi họ không thể đào lên và lực lượng tuần tra của Nga ngăn cản bất cứ ai giúp đỡ, cô ấy sẽ bí mật mang theo nước và thức ăn. Bây giờ những người hàng xóm đang trả ơn bằng cách chăm sóc cô ấy, dù chỉ bằng những cử chỉ nhỏ nhặt như thế này.

Bốn: Fastiv

Cung thánh của nhà thờ với các biểu tượng đáng ngạc nhiên của Thánh Martin de Porres và Mẹ Teresa của Calcutta. Ở nơi này nhiều năm trước, những linh mục, tu sĩ Dòng Đa Minh sống trong các container khi các công nhân xây dựng bắt đầu xây dựng lại một nhà thờ và tạo ra một trại trẻ mồ côi cho trẻ em địa phương. Giờ đây, nhiều năm sau, những đứa trẻ đã lớn và dưới sự chỉ đạo không mệt mỏi của Cha Misha, đã xây dựng Ngôi nhà Martin de Porres. Ngôi nhà này trong thời chiến tranh đã trở thành nơi nương tựa, hy vọng của hàng trăm con người và vẫn tỏa đi khắp vùng với tình nguyện viên, lương thực, vật dụng, với những lễ hội rong ruổi khắp các làng để cho con cháu có chút tuổi trẻ. Họ thậm chí còn có một xe tải thực phẩm phục vụ bánh mì kẹp thịt!

Đây chỉ là bốn bức ảnh tôi chụp khi đến thăm Ukraine vào tháng 9 năm 2022. Chúng cho đất nước này theo cách tôi nhìn thấy - bị ảnh hưởng bởi chiến tranh với cảm giác sợ hãi kéo dài, với sự tàn phá to lớn, đối mặt với vô số câu hỏi đầy thách thức, nhưng vẫn mạnh mẽ đứng lên giữa lịch sử và niềm tin của chính nó và thống nhất trong hy vọng bất ngờ về tương lai chung.
Source:Aleteia

3. Khảo sát cho thấy 77% linh mục Hoa Kỳ đang 'thăng hoa' trong ơn gọi của các ngài

Một cuộc khảo sát gần đây về các linh mục Công Giáo Hoa Kỳ cho thấy rằng trong khi phần lớn các linh mục hạnh phúc trong ơn gọi của mình, gần một nửa đang có dấu hiệu sớm bị kiệt sức do khối lượng công việc gia tăng do số lượng các linh mục đang giảm dần. Nghiên cứu “Hạnh phúc, Niềm tin và Chính sách trong Thời kỳ Khủng hoảng: Những điểm nổi bật từ Nghiên cứu Quốc gia về Linh mục Công Giáo,” được thực hiện bởi The Catholic Project, đã khảo sát 3,516 linh mục từ 191 giáo phận Công Giáo Hoa Kỳ.

Dự án này đã đo lường sự hài lòng của các linh mục Hoa Kỳ thông qua danh sách 10 câu hỏi bao gồm các khía cạnh chính của hạnh phúc. Chúng bao gồm: hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống, sức khỏe tinh thần và thể chất, ý thức và mục đích, tính cách và đức tính, và các mối quan hệ xã hội gần gũi. Điểm hạnh phúc trung bình là 82% đối với các linh mục và 83% đối với các giám mục.

Nhìn chung, 77% linh mục và 81% giám mục có thể được phân loại là “phát triển mạnh mẽ” trong ơn gọi của các ngài. Mặc dù ý nghĩa và mục đích trong ơn gọi của họ là yếu tố góp phần quan trọng vào hạnh phúc của các vị, nhưng điều này không có nghĩa là các linh mục không có những tác nhân gây căng thẳng cho họ. Người ta thấy rằng 4% linh mục đang dự tính rời bỏ chức tư tế và nhiều người khác đang có dấu hiệu suy nhược tinh thần có thể dẫn đến “kiệt sức” trong các chức vụ linh mục của họ.

Để đánh giá khả năng “kiệt sức” của một linh mục, Dự án đã kiểm tra ba chỉ số bao gồm: sự hoài nghi, cảm thấy cạn kiệt cảm xúc và cảm thấy mệt mỏi sau công việc thánh chức.

Người ta phát hiện ra rằng 45% các linh mục trả lời thể hiện ít nhất một dấu hiệu cho thấy sự tiêu hao bản thân trong thánh chức của các ngài. Nghiên cứu cho thấy nhóm có tỷ lệ báo cáo chỉ số “kiệt sức” cao nhất là các linh mục triều (50%), tiếp theo là các linh mục dòng (33%). Chỉ 9% được phát hiện có biểu hiện “kiệt sức nghiêm trọng”, có nghĩa là biểu hiện nhiều chỉ số.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các linh mục trẻ tuổi có nhiều khả năng “kiệt sức” hơn nhiều so với các đồng nghiệp lớn tuổi của các ngài. Khoảng cách này có thể thấy rõ nhất ở các linh mục triều, nơi 60% linh mục dưới 45 tuổi có dấu hiệu kiệt sức, với 8% báo cáo “kiệt sức trầm trọng”. Khoảng cách thu hẹp khoảng 45% ở nhóm tuổi 45-60 và tiếp tục giảm ở các nhóm lớn hơn tuổi này.

Tin tưởng vào các giám mục

Nghiên cứu đề xuất một số giải thích cho mức độ cao của các chỉ số “kiệt sức” giữa các linh mục Hoa Kỳ, với sự thiếu hụt linh mục gây ra khối lượng công việc gia tăng là mối quan tâm đặc biệt. Một yếu tố khác mà cuộc khảo sát cho thấy làm giảm cảm giác hạnh phúc của các linh mục là quan điểm của các ngài đối với các giám mục.

Ít hơn một nửa (49%) linh mục giáo phận bày tỏ sự tin tưởng vào giám mục của chính họ và chưa đến một phần tư (24%) nói rằng họ “tin tưởng vào sự lãnh đạo và ra quyết định của các giám mục” nói chung.

Nghiên cứu đã lưu ý rằng “sự xói mòn lòng tin” giữa các giám mục và linh mục có thể làm giảm 11.5% cảm giác hạnh phúc của một linh mục. Người ta cũng thấy rằng cảm giác tin tưởng cao vào giám mục của linh mục có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cảm giác hạnh phúc của linh mục. Những người báo cáo tin tưởng chắc chắn vào giám mục của họ được cho là làm tốt hơn nhiều so với những người khác.

Về phần mình, 92% giám mục trả lời cho biết các ngài sẽ giúp đỡ một linh mục trong những khó khăn cá nhân với khả năng tốt nhất của các ngài.
Source:Aleteia

4. Người Công Giáo có nên nói chuyện với những người thân yêu đã khuất của họ không?

Trong bộ phim “Coco” của Disney-Pixar, phát hành năm 2017, nhân vật chính, Miguel, vô tình đi qua vùng đất của người chết vào Ngày Các Đẳng Linh Hồn trong khi cố gắng hòa giải tình yêu âm nhạc của mình với sự cấm đoán của gia đình.

Trong bộ phim “Coco”, Miguel tình cờ gặp các thành viên gia đình đã khuất của chính mình, và tìm hiểu lịch sử gia đình thực sự của anh ta. Miguel được cho biết rằng người chết chỉ có thể đến thăm những người thân yêu của họ vào ngày lễ đó nếu có ảnh của họ trên bàn thờ tổ tiên của gia đình.

Người Việt Nam ta không xa lạ với bàn thờ tổ tiên của gia đình, tiếng Anh gọi là “ofrenda”. Đó là một bàn thờ có ảnh của những người thân yêu, những đồ trang trí đầy màu sắc và những món ăn, thức uống yêu thích và những vật lưu niệm của người đã khuất. Tuy nhiên, bàn thờ tổ tiên là một khái niệm khá xa lạ với nhiều người Tây phương.

Mặc dù trải nghiệm của Miguel là hư cấu, bộ phim “Coco” đã khích lệ nhiều người dựng các bàn thờ tổ tiên, là điều đáng khuyến khích, nhưng vấn đề còn đi xa hơn khi nhiều người tìm đến các nhà ngoại cảm để dùng đến thuật chiêu hồn.

Không có gì lạ khi những người thân yêu đau buồn trải qua điều mà các nhà tâm lý học gọi là “Giao tiếp sau khi chết”, trong đó tang quyến tin rằng họ nhìn thấy, nghe thấy giọng nói hoặc thậm chí ngửi thấy mùi của những người thân yêu đã khuất của họ.

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra những trải nghiệm này, đôi khi được gọi là “ảo giác về người mất”, có thể chữa lành và an ủi cho những người đau buồn.

Nhưng người Công Giáo nên thận trọng khi “giao tiếp” với người chết, hai nhà tâm lý học Công Giáo nói với CNA, và khuyên họ nên giao tiếp bằng lời cầu nguyện.

Dana Nygaard là một người Công Giáo và là một cố vấn tâm lý, tư vấn cho những người vừa mất người thân. Nygaard nói với CNA rằng nhiều người Công Giáo hiểu sai về những gì xảy ra với linh hồn sau khi chết, nên cô ấy khuyến cáo hãy thận trọng khi nói về ý nghĩa của việc nói chuyện với những người thân yêu đã khuất. Cô cho biết nhiều người Công Giáo đã gặp các nhà ngoại cảm để dùng các thuật chiêu hồn.

Theo Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, “tất cả các hình thức bói toán đều bị cấm” bao gồm cả việc “gọi hồn người chết”.

Tuy nhiên, Giáo hội khuyến khích người Công Giáo cầu nguyện cho người chết như một trong những việc làm của lòng thương xót về phần hồn.

Sách giáo lý Công Giáo nêu rõ:

“Ngay từ đầu, Giáo Hội đã tôn kính việc tưởng nhớ những người đã chết và dâng những lời cầu thay nguyện giúp cho họ, trên hết là hy tế Thánh Thể, để nhờ đó, họ được thanh tẩy, có thể được hưởng kiến thánh nhan Chúa. Giáo hội cũng tuyên dương những việc bố thí, ân xá và các công việc đền tội được thực hiện thay cho những người đã chết”.

“Chúng ta đừng ngần ngại giúp đỡ những người đã chết và cầu nguyện cho họ.”
Source:Catholic News Agency
 
Nổ tung đường ray xe lửa chở khí tài chiến tranh ngay trên đất Nga. Trận Kherson sẽ rất kinh hoàng
VietCatholic Media
15:44 27/10/2022


1. Cuộc phản công của Ukraine chống lại lực lượng Nga ở nam Kherson

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cho biết, cuộc phản công của Ukraine nhằm vào lực lượng Nga ở khu vực phía nam Kherson đang tỏ ra khó khăn hơn so với ở phía đông bắc vì thời tiết ẩm ướt và địa hình, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cho biết.

Các lực lượng của Kyiv đang gây áp lực lên quân đội Nga tại khu vực Kherson, là vùng đất quan trọng về mặt chiến lược mà Mạc Tư Khoa chiếm đóng kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược, đe dọa Tổng thống Vladimir Putin bằng một thất bại chiến trường lớn khác.

“Trước hết, miền nam Ukraine là một khu vực nông nghiệp, và chúng tôi có rất nhiều kênh tưới tiêu và cấp nước, và người Nga sử dụng chúng như những chiến hào. Nó thuận tiện hơn cho họ.”

“Nguyên nhân thứ hai là điều kiện thời tiết. Đây là mùa mưa và rất khó sử dụng các phương tiện chiến đấu trên các thiết giáp có bánh xe,” ông nói và nói thêm rằng điều này làm giảm các lựa chọn cho các lực lượng vũ trang của Ukraine.

“Chiến dịch phản công ở hướng Kherson khó hơn ở hướng Kharkiv,” ông nói.

2. Cố vấn Zelenskiy cảnh báo về 'trận chiến nặng nề nhất' ở Kherson

Một quan chức cấp cao của Ukraine cho biết, các lực lượng Nga đang chuẩn bị cho những trận chiến “nặng nề nhất” ở khu vực phía nam chiến lược của Kherson, khi Điện Cẩm Linh chuẩn bị bảo vệ thành phố lớn nhất do mình kiểm soát trước cuộc phản công của Ukraine.

Các lực lượng Nga trong khu vực đã bị đẩy lui trong những tuần gần đây và có nguy cơ bị mắc kẹt ở bờ Tây sông Dnipro.

Các nhà chức trách do Nga cài đặt đang di tản cư dân đến bờ đông, nhưng Oleksiy Arestovych, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy lực lượng Nga đang chuẩn bị rời bỏ thành phố.

“Với Kherson mọi thứ đều rõ ràng. Người Nga đang bổ sung, củng cố quân số của họ ở đó. Có nghĩa là không ai chuẩn bị rút lui. Ngược lại, trận chiến nặng nề nhất sẽ diễn ra ở Kherson.”

Trong số 4 khu vực mà Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ sáp nhập vào tháng 9, Kherson được cho là quan trọng nhất về mặt chiến lược. Nó kiểm soát cả tuyến đường bộ duy nhất đến bán đảo Crimea mà Nga chiếm giữ năm 2014 và cửa sông Dnipro, con sông rộng lớn chia đôi Ukraine.

Yuri Sobolevsky, một thành viên của hội đồng khu vực Kherson, cho biết các nhà chức trách do Nga cài đặt đang gây áp lực ngày càng lớn để người dân Kherson phải ra đi.

3. Nga không thể giành được vị trí ở Donetsk đồng thời không giữ nổi Kherson

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Unable to Gain Ground in Donetsk While Failing to Hold on to Kherson”, nghĩa là “Nga không thể giành được vị trí ở Donetsk đồng thời không giữ nổi Kherson”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Nga tiếp tục mất chỗ đứng ở Ukraine trong bối cảnh các cuộc phản công của Ukraine, và một bản cập nhật gần đây từ Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết các lực lượng của họ đã đẩy lui các cuộc tấn công của Nga ở một số khu vực, bao gồm cả Donetsk.

Tháng trước, quân đội Ukraine đã giành lại quyền kiểm soát các khu định cư ở Donetsk và tiếp tục chống đỡ các cuộc tấn công của Nga bất chấp thời hạn chót của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc chiếm thêm đất ở khu vực này. Ngay cả sau khi ông Putin bổ sung thêm binh sĩ và nhận được sự hỗ trợ từ Belarus và Iran, các lực lượng Ukraine vẫn tiếp tục giành lại lãnh thổ.

Một trong những khu vực như vậy là Kherson. Theo một báo cáo tuần trước từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, các nhà chức trách Nga dường như đang đặt cơ sở để biện minh cho kế hoạch rút lui khỏi khu vực phía nam Kherson của Ukraine sau một số tổn thất trong khu vực. Kherson là khu vực Ukraine đầu tiên mà Nga kiểm soát khi bắt đầu chiến tranh, nhưng các báo cáo mới đang cho thấy Nga đang đánh mất thành trì của mình trên khu vực này.

Tờ Kyiv Independent đã tweet vào chiều thứ Tư rằng Ukraine đang pháo kích mạnh ở Kherson, gây thiệt hại cho các nguồn tài nguyên quan trọng của Nga.

“Lực lượng Ukraine bắn hạ một máy bay trực thăng của Nga ở khu vực Kherson. Máy bay trực thăng tấn công Ka-52 của Nga bị bắn rơi ở quận Beryslavskyi ở vào khoảng 5 giờ chiều ngày 26 tháng 10, theo Bộ Tư lệnh Không quân miền Nam.

Trong bản cập nhật hôm thứ Tư Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết Nga tiếp tục vi phạm Luật Nhân đạo Quốc tế khi đánh vào các cơ sở hạ tầng quan trọng và nhà ở dân sự.

“Kẻ thù đang bắn vào các vị trí của quân đội của chúng tôi dọc theo giới tuyến, thực hiện các thiết bị công sự theo các hướng riêng lẻ và tiến hành trinh sát đường không”, tuyên bố cho biết.

Tuyên bố cho biết Nga đang nỗ lực tăng cường khả năng phòng thủ dọc theo tả ngạn sông Dnepro.

“Quân xâm lược hạn chế quyền đi lại tự do của dân thường trong các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời,” tuyên bố cho biết.

Theo nhiều báo cáo, Nga đã bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh kể từ ngay sau khi cuộc chiến bắt đầu với cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2. Nga đã tấn công một bệnh viện và một nhà hát ở Mariupol vào tháng 4, và những ngôi mộ tập thể đã được phát hiện chứa thi thể của thường dân Ukraine, ngay cả của trẻ em. Các quan chức chính phủ trên khắp thế giới, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Joe Biden, đã cáo buộc Nga phạm tội diệt chủng.

Bất chấp những bảo đảm trước đó từ Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, Belarus dường như đang tăng cường viện trợ cho Nga. Các phương tiện truyền thông độc lập của Belarus đã đưa tin về việc huy động bí mật ở Belarus, mặc dù ông Lukashenko nói rằng các hành động này là để huấn luyện. Nga đã sử dụng Belarus như một đại lộ để đưa quân và hỏa tiễn vào Ukraine, nhưng Belarus không trực tiếp góp phần vào các cuộc không kích chống lại Ukraine.

Quân đội Ukraine vẫn cảnh giác trước các hoạt động tiềm tàng có nguồn gốc từ Belarus, nước láng giềng phía bắc của nước này.

“Cộng hòa Belarus tiếp tục ủng hộ hành động xâm lược vũ trang của Liên bang Nga chống lại Ukraine”, tuyên bố cho biết. “Mối đe dọa về nhiệm vụ tấn công hỏa tiễn và hoạt động của Udnih Bpla từ lãnh thổ của Cộng hòa Belarus vẫn còn.”

Tuyên bố cũng nói rằng Ukraine đã đẩy lùi các cuộc tấn công vào 11 khu định cư ở Donetsk.

“Theo cập nhật gần đây của Bộ Tổng tham mưu, các lực lượng Ukraine cũng đã đánh vào 3 điểm chỉ huy quân sự của Nga, 6 điểm có quân đội và thiết bị quân sự của Nga, và 2 kho đạn”, Kyiv Independent đăng trên Twitter.

Newsweek đã liên hệ với một số chuyên gia chiến tranh để bình luận.

4. Nhóm Chống Chiến tranh của Nga Tuyên bố Trách nhiệm về Các vụ Tai nạn Tàu hỏa

Thống đốc vùng Belgorod cáo buộc Ukraine tấn công xuyên biên giới phá hỏng tuyến đường sắt, làm trật bánh một đoàn tầu, và kêu gọi trả đũa Ukraine. Tuy nhiên, một nhóm người Nga chống chiến tranh đã tuyên bố chịu trách nhiệm và khẳng định Ukraine vô can trong vụ này.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Anti-War Group Claims Responsibility for Train Crashes”, nghĩa là “ Nhóm Chống Chiến tranh của Nga Tuyên bố Trách nhiệm về Các vụ Tai nạn Tàu hỏa.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Nhóm chống chiến tranh Stop the Wagons, hay Chặn Đứng Các Toa Tầu, gọi tắt là STW, của Nga đã lên tiếng nhận trách nhiệm về việc làm trật bánh một đoàn tàu trên tuyến đường sắt Nga cách biên giới Belarus 15 km.

Thống đốc vùng Belgorod của Nga hôm thứ Hai cho biết một thiết bị nổ đã làm hư hỏng tuyến đường sắt gần làng Novozybkovo. Tuyến này là tuyến đường sắt chính giữa Nga và miền nam Belarus và có nhiệm vụ cung cấp hậu cần cho các binh sĩ Nga đang chiến đấu ở Ukraine. Trải dài hơn 20,000 dặm, các tuyến đường sắt của Nga rất dễ bị tấn công.

Đăng một bức ảnh về vụ tai nạn trên Telegram, STW cho biết: “Kết quả của vụ phá hoại bằng chất nổ nhỏ này chỉ có thể khắc phục với việc đặt lại hoàn toàn các đường ray. Và điều đó thật tuyệt. Chiến tranh sẽ không qua nổi!”

Bộ Quốc phòng Anh trong bản cập nhật tình báo hàng ngày hôm thứ Tư đã thừa nhận nhóm hoạt động này và cho biết đây ít nhất là vụ thứ sáu phá hoại cơ sở hạ tầng đường sắt của Nga mà STW tuyên bố kể từ tháng Sáu.

Bộ Quốc Phòng Anh cho biết: “Đây là một phần của xu hướng tấn công bất đồng chính kiến rộng lớn hơn nhằm vào đường sắt ở cả Nga và Belarus. Các nhà chức trách Nga trước đây đã tuyên bố đánh sập sự hiện diện trực tuyến của STW.

Quân đội Nga chủ yếu dựa vào vận tải đường sắt để triển khai lực lượng tới Ukraine, nhưng với mạng lưới rộng tới hơn 33,000 km, phần lớn đi qua các khu vực hẻo lánh, đảm bảo an toàn cho hệ thống này là một công việc vô cùng thách thức trước các mối đe dọa cụ thể. Giới lãnh đạo Nga sẽ ngày càng lo ngại rằng ngay cả một nhóm nhỏ công dân đã phản đối cuộc xung đột đến mức phải dùng đến hành động phá hoại vật chất.”

STW đã nhận trách nhiệm về các vụ tấn công đường sắt khác, bao gồm một toa tàu bị lật nhào tại ga Oktabrsk của tuyến đường sắt Kuibyshev.

Nhóm cũng đã nhận trách nhiệm về một vụ việc ở vùng Amur trên Đường sắt xuyên Siberia vào tháng 6, theo TrendingNews.

Trang web của STW có hướng dẫn về cách chặn đường sắt bằng dây trong khi đeo găng tay để an toàn. Trang web cũng có hướng dẫn về nơi các nhà hoạt động có thể chặn đường sắt. Họ tuyên bố rằng có một số trang và bot giả mạo trên Telegram không liên kết với họ và có khả năng là mục tiêu của FSB, cơ quan tình báo của Nga.

Theo trang Telegram của STW, nhóm đã thành lập cách đây 7 tháng.

Bình luận về việc Bộ Quốc phòng Anh thừa nhận nhóm này, họ nói: “Nếu ai đó đã nói với chúng tôi thì sẽ đến ngày Bộ Quốc phòng Anh viết về chúng tôi với gợi ý rằng chúng tôi là một vấn đề thực sự đối với nguồn cung cấp quân sự.”

5. Các nhà điều tra tiết lộ đơn vị bí mật của Nga chọn mục tiêu cho các cuộc tấn công hàng loạt

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Investigators Reveal Secret Unit Picking Targets for Russia Mass Strikes”, nghĩa là “Các nhà điều tra tiết lộ đơn vị bí mật của Nga chọn mục tiêu cho các cuộc tấn công hàng loạt”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Một báo cáo điều tra đã tiết lộ một “nhóm bí mật cho đến nay” gồm những người Nga được cho là chịu trách nhiệm lựa chọn các mục tiêu cho các cuộc tấn công hỏa tiễn ở Ukraine.

Bellingcrat, một nhóm báo chí điều tra có trụ sở tại Hà Lan và được thành lập bởi một nhà báo người Anh vào năm 2014, đã phát hành một báo cáo sâu rộng vào hôm thứ Hai chỉ ra một nhóm bao gồm “hàng chục kỹ sư quân sự”. Cuộc điều tra dẫn đến phát hiện này đã được kéo dài khoảng sáu tháng và được thực hiện với sự cộng tác của The Insider, một hãng truyền thông độc lập tập trung vào Nga; cũng như Der Spiegel, hãng tin tức lớn nhất ở Đức. Báo cáo bao gồm một biểu đồ tổ chức và bức ảnh của hầu hết các thành viên trong nhóm bí mật này.

Trong số rất nhiều vụ tấn công, nhóm này được cho là chịu trách nhiệm cho cuộc tấn công lớn nhằm vào các thành phố của Ukraine vào ngày 10 tháng 10 khiến 20 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương. Cho đến thời điểm đó, đây là cuộc tấn công hỏa tiễn có phối hợp lớn nhất của Nga kể từ khi xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2.

“Sau cuộc điều tra kéo dài sáu tháng, Bellingcat và các đối tác điều tra The Insider và Der Spiegel đã có thể phát hiện ra một nhóm bí mật cho đến nay gồm hàng chục kỹ sư quân sự có trình độ học vấn và chuyên môn về lập trình hỏa tiễn”, báo cáo do Christo Grozev viết, cho biết như trên. “Siêu dữ liệu điện thoại cho thấy mối liên hệ giữa những cá nhân này và cấp trên của họ đã tăng đột biến ngay trước khi nhiều vụ tấn công bằng hỏa tiễn hành trình chính xác cao của Nga khiến hàng trăm người thiệt mạng và hàng triệu người ở Ukraine không được tiếp cận với nguồn điện và hệ thống sưởi”.

Báo cáo nói thêm rằng nhóm hoạt động ở hai địa điểm: trụ sở Bộ Quốc phòng ở Mạc Tư Khoa và trụ sở Bộ Hải quân ở St.Petersburg. Nhóm này được “cài đặt sâu” trong biên chế của Trung tâm Tính toán Chính của Bộ Tổng tham mưu, một tập hợp khổng lồ các chuyên gia của các lực lượng vũ trang của đất nước, và đôi khi được gọi là “GVC”.

Theo báo cáo, hầu hết nhóm gồm nam và nữ trẻ tuổi có nền tảng chủ yếu về công nghệ thông tin, mặc dù một số người cũng được cho là có nền tảng về “chơi game trên máy tính”. Công việc của họ còn kéo dài hơn nữa bên cạnh cuộc xâm lược Urkaine.

Báo cáo của Bellingcrat cho biết: “Một số người cũng làm việc tại trung tâm chỉ huy quân sự của Nga ở Damascus trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2021, khoảng thời gian mà Nga triển khai hỏa tiễn hành trình ở Syria. Những người khác là những người nhận được nhiều giải thưởng quân sự khác nhau, bao gồm cả từ Tổng thống Nga Vladimir Putin.”

Các phóng viên của Bellingcrat và các đối tác của họ đã cố gắng liên hệ với từng thành viên của nhóm, với nhiều câu hỏi khác nhau về họ và nhiệm vụ của họ. Tất cả, trừ ba người đều phớt lờ các cuộc điện thoại hoặc bác bỏ các liên kết với nhóm mặc dù đã được gửi các bằng chứng hình ảnh qua tin nhắn. Một sĩ quan cấp cao được cho là đã cúp điện thoại ngay khi anh ta nhận ra các phóng viên là ai. Một sĩ quan khác không phủ nhận thành phần của họ trong nhóm nhưng từ chối nói về điều đó, vì họ tin rằng làm như vậy sẽ không an toàn.

“Một thành viên khác đã chia sẻ với chúng tôi, với điều kiện giấu tên, thông tin ngữ cảnh nhất định về cách nhóm được giao nhiệm vụ lập trình cho đường bay tinh vi của hỏa tiễn hành trình chính xác cao của Nga và một số bức ảnh về chỉ huy của họ, là Trung tá Igor Bagnyuk. Cá nhân này cũng cung cấp các bức ảnh nhóm của nhóm máy tính GVC đang chụp ảnh trước một tòa nhà của Bộ Quốc phòng ở Mạc Tư Khoa.”

Newsweek đã liên hệ với các quan chức chính phủ Nga để đưa ra bình luận.
 
Ngỡ ngàng: Thượng Phụ Kirill nói Satan đang lộng hành tại Ukraine, sắc phong Putin là nhà trừ tà
VietCatholic Media
17:16 27/10/2022


1. Putin thần thánh hóa cuộc chiến tại Ukraine thổi bùng lên cơn hoảng sợ Satan đang lộng hành ở Ukraine

Cha Ioann Kurmoyarov, người sẽ bị đưa ra xét xử ở St. Petersburg vào ngày 14 tháng 11 vì đã đưa ra các chỉ trích nhắm vào Thượng Phụ Kirill vì sự ủng hộ của ông ta đối với cuộc xâm lược Ukraine bày tỏ lo ngại về một diễn biến mới trong đó Kirill cung cấp vỏ bọc thần học cho cuộc xâm lược Ukraine bằng cách cho rằng Satan đang lộng hành ở Ukraine. Ngài cho rằng những trò mua thần bán thánh như thế chung cuộc sẽ gây ra sự xói mòn niềm tin nghiêm trọng đối với Chính Thống Giáo Nga và tạo ra các tác động kinh hoàng đối với nỗ lực Phúc Âm Hoá một dân tộc đã chìm sâu trong chủ nghĩa cộng sản suốt hơn 70 năm.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Appointed 'Chief Exorcist' as Kremlin Whips up Satanic Panic”, nghĩa là “Putin Được Bổ Nhiệm Là Nhà Trừ Tà Chính Khi Điện Cẩm Linh Thổi Bùng Lên Cơn Hoảng Sợ Satan.”

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã được người đứng đầu Nhà thờ Chính thống giáo của đất nước mệnh danh là “nhà trừ tà” khi Điện Cẩm Linh tìm cách xác định lại các mục tiêu của cuộc xâm lược Ukraine.

Putin, khi xâm lược quốc gia láng giềng vào ngày 24 tháng 2, đã sử dụng thuật ngữ “phi Quốc Xã hóa”, nói rằng đó là mục tiêu của cái gọi là “hoạt động quân sự đặc biệt” của ông ta, nhưng hiện tại hội đồng an ninh của ông đang chuyển sang cụm từ “phi Satan hóa”.

Aleksey Pavlov, trợ lý thư ký hội đồng an ninh của Liên bang Nga, hiện đang kêu gọi “phi Satan hóa” Ukraine, nói rằng có “hàng trăm giáo phái” ở đất nước nơi người dân từ bỏ các giá trị của Chính Thống Giáo.

“Tôi tin rằng, với việc tiếp tục hoạt động quân sự đặc biệt, việc thực hiện phi Satan hóa ở Ukraine ngày càng trở nên cấp thiết hơn,” Pavlov cho biết, theo hãng thông tấn nhà nước Tass của Nga.

Pavlov nói: “Sử dụng các trò thao túng trên internet và công nghệ tâm lý, chế độ mới đã biến Ukraine từ một quốc gia có chủ quyền thành một quốc gia siêu giáo phái toàn trị”.

Chính trị gia người Nga nói thêm rằng, ở Ukraine, “có hàng trăm giáo phái, hoạt động vì một mục tiêu cụ thể vào đàn chiên”.

Pavlov cho biết ông đặc biệt lo ngại về “Nhà thờ Satan”, được cho là “lan rộng khắp Ukraine” và “là một trong những tôn giáo được đăng ký chính thức ở Hoa Kỳ.”

Pavlov cho biết ông nhận thấy các biểu hiện của “chủ nghĩa satan” trong các “lời kêu gọi giết người Nga” và những biểu hiện này được hoan nghênh ở cấp nhà nước.

Ông nói rằng chính phủ Kyiv đang buộc công dân từ bỏ các giá trị Chính thống giáo và đang nỗ lực “định dạng lại” tâm trí của công dân Ukraine, để buộc họ từ bỏ các truyền thống hàng thế kỷ, cấm các giá trị đích thực trong đức tin Chính thống, Hồi giáo và Do Thái giáo.

Khi Putin nói vào tháng 9 rằng ông đã sáp nhập bốn vùng lãnh thổ ở Ukraine sau các cuộc trưng cầu dân ý giả mạo, ông ta cáo buộc các quốc gia phương Tây theo “Satan hoàn toàn”.

“Chế độ độc tài của giới tinh hoa phương Tây nhằm chống lại tất cả các xã hội, bao gồm cả chính các dân tộc của các nước phương Tây. Đây là một thách thức đối với tất cả,” Putin nói.

“Đây là sự phủ nhận hoàn toàn tính nhân văn, sự lật đổ niềm tin và các giá trị truyền thống. Thật vậy, bản thân việc đàn áp tự do đã mang đặc điểm của một tôn giáo: hoàn toàn là Satan”.

Kể từ đó, thuật ngữ này đã được sử dụng thường xuyên hơn trên truyền hình nhà nước Nga, trong khi đồng minh trung thành của Putin, nhà lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov, đã coi cuộc xung đột là một cuộc thánh chiến chống lại Satan.

Hôm thứ Ba, Thượng phụ Kirill, người đứng đầu Nhà thờ Chính thống Nga, đã gọi Putin là “một chiến binh chống lại những kẻ chống Chúa” hay “một nhà trừ tà chính”.

Kirill nói rằng Putin đang chiến đấu chống lại sự biểu hiện của chủ nghĩa toàn cầu, và “tên của kẻ tuyên bố nắm được quyền lực toàn cầu gắn liền với ngày tận thế”.

Kirill nói với các công dân Nga đừng sợ cái chết trong bối cảnh Putin quyết định điều động quân dự bị đến chiến đấu ở Ukraine.

“Hãy dũng cảm lên để hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Và hãy nhớ rằng nếu bạn hy sinh mạng sống của mình cho đất nước của bạn, bạn sẽ được ở với Chúa trong vương quốc của Ngài, vinh quang và cuộc sống vĩnh cửu, “ông nói trong một bài giảng tại Tu viện Zachatyevsky ở Mạc Tư Khoa vào ngày 22 tháng 9.

Kirill đã biện minh cho quyết định xâm lược Ukraine của Putin vào tháng 2 trên cơ sở tinh thần và ý thức hệ.
Source:NewsWeek

2. Nhà trừ tà là ai?

Các nhà trừ quỷ là những linh mục ít được biết đến nhất và bị hiểu lầm nhiều nhất trong Giáo Hội Công Giáo. Phim được làm về các ngài khiến các ngài có vẻ như là “thợ săn quỷ”, tìm kiếm những linh hồn xấu xa đang hành hạ các cá nhân.

Nhà trừ tà là một linh mục trong Giáo Hội Công Giáo, người được giao nhiệm vụ điều tra các trường hợp có thể bị ảnh hưởng của ma quỷ.

Linh mục này được bổ nhiệm bởi giám mục địa phương, nhưng không phải tất cả các giáo phận đều có một nhà trừ quỷ chính thức. Theo một số báo cáo, số lượng các nhà trừ quỷ được chỉ định đặc biệt chỉ khoảng 50 linh mục cho toàn nước Mỹ.

Nhiều linh mục trong số này là những linh mục quản xứ bình thường, những người có nhiệm vụ mục vụ riêng của họ, nhưng họ cũng dành một chút thời gian để đáp ứng những lời kêu gọi có thể bị quỷ ám.

Ma quỷ chiếm hữu là một vấn đề phức tạp, vì bệnh tâm thần có thể là nguyên nhân chính dẫn đến hành động của một người, chứ không phải là một linh hồn xấu xa.

Những trường hợp ma quỷ chiếm hữu hoàn toàn là rất hiếm, nhưng những nhà trừ tà cũng đáp lại những lời kêu gọi từ những địa điểm xuất hiện “ma ám”.

Một nhà trừ tà thường sẽ gặp gỡ các cá nhân, cầu nguyện những lời cầu nguyện chính thức về phép trừ tà do Giáo Hội xây dựng, và cầu khẩn quyền năng của Chúa để xua đuổi ảnh hưởng của ma quỷ.

Về mặt kỹ thuật, thầy trừ tà không phải là người xua đuổi một con quỷ. Ngài hoạt động như một công cụ của Thiên Chúa, cầu thay cho một người nào đó, xin Thiên Chúa biểu lộ quyền năng của mình.

Trên hết, các linh mục trở thành những người trừ quỷ là những người thánh thiện, những người không tìm kiếm chức vụ này vì quyền lực hay vụ lợi, nhưng được Chúa kêu gọi cho nhiệm vụ này. Phải mất nhiều năm nghiên cứu cẩn thận trước khi một linh mục được chuẩn bị thích hợp cho một nỗ lực như vậy, và chức vụ không được coi nhẹ.
Source:Aleteia

3. Nguồn gốc của ngày lễ Halloween

Với Halloween nhanh chóng đến với chúng ta, thật thú vị khi xem xét nguồn gốc đằng sau lễ kỷ niệm phổ biến này. Trong khi nhiều người cho rằng đêm ma quái này có nguồn gốc từ văn hóa Mỹ, như một số truyền thống của nó, nhưng trên thực tế, nó một phần bắt nguồn từ một truyền thống Ái Nhĩ Lan cổ đại gọi là Samhain.

Samhain là một lễ hội được tổ chức trên khắp Eire để đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ thu hoạch và bắt đầu của nửa đen tối của năm. Do đó, người Ái Nhĩ Lan đốt lửa và tham gia các nghi lễ vào đêm 31 tháng 10. Những sự kiện này được cho là kết nối thế giới tâm linh với thế giới thực trong một khoảnh khắc ngắn.

Những linh hồn ma quỷ được cho là đi lang thang khắp nơi, và chỉ có những câu thần chú và những nghi lễ kỳ lạ mới có thể ngăn chúng làm hại. Mọi người thực sự sẽ ngụy trang để cố gắng đánh lừa những linh hồn này để họ được yên. Và “trò lừa hoặc điều trị” mà trẻ em của chúng ta tham gia ngày nay tương tự như trẻ em Ái Nhĩ Lan mặc quần áo quái đản và đi từng nhà để thu thập quà tặng, nhiên liệu đốt lửa và thực phẩm sẽ được đóng góp cho các bữa tiệc Samhain.

Trong những buổi lễ này, linh hồn của những người thân yêu và bạn bè đã qua đời sẽ được mời tham gia lễ hội, với một vị trí được đặt trên bàn cho họ.

Cùng với bữa tiệc vui vẻ, bạn bè có thể đổ lỗi cho nhau về những linh hồn ma quỷ đang lang thang xung quanh.

Giáo Hội Ái Nhĩ Lan đã Kitô hóa lễ hội vào khoảng thế kỷ 19, nhưng những trò đùa và những cuộc thu thập quà tặng từng cửa nhà vẫn là một phần không thể thiếu của sự kiện này. Và củ cải chứ không phải bí ngô sẽ được sử dụng để làm đèn lồng jack-o-o mà chúng ta thường liên tưởng đến Halloween.

Trong khi ở Mỹ, Halloween không được xã hội Thanh giáo hơn chấp thuận, khi nạn đói khoai tây ở Ái Nhĩ Lan xảy ra vào những năm 1840, hàng triệu người Ireland đã đến Mỹ và mang theo tình yêu của họ với Halloween.

Theo thời gian, những trò đùa trở nên thuần hóa hơn, trang phục cầu kỳ hơn, và bí ngô trở thành loại rau được lựa chọn để khắc đèn lồng. Một truyền thống được gọi là “làm bánh” và nướng “bánh linh hồn” để tôn vinh các tín hữu trong các nền văn hóa khác nhau của Âu Châu cũng có ảnh hưởng ở Mỹ, và xuất phát từ các nền văn hóa khác nhau ở Âu Châu.

Ngày nay Halloween đã trở nên thương mại hóa nhiều hơn, và khái niệm ăn mừng kết thúc thời kỳ thu hoạch đã ít nhiều bị bỏ qua. Tuy nhiên, điều đang được chứng minh là phổ biến trong các gia đình Công Giáo là sử dụng dịp này để mặc quần áo cho con cái của họ như những vị thánh yêu thích, hoặc thậm chí là Đức Giáo Hoàng.

Rất may, trong Giáo Hội Công Giáo, chúng ta cũng có thể kỷ niệm Ngày Lễ Các Đẳng Linh Hồn vào khoảng thời gian này trong năm, và nó mang lại cho chúng ta cơ hội hoàn hảo để tưởng nhớ những người đã ra đi trước chúng ta.
Source:Aleteia

4. Giao phó những người thân yêu đã khuất cho các nữ tu Tây Ban Nha

Tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, cho biết Cộng đoàn Dòng Cát Minh, nơi Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã sống 30 năm, sẽ ghi nhớ ý hướng của quý độc giả trong thánh lễ được cử hành vào ngày 10 tháng Mười Một.

Không ai tốt hơn Đức Cha José María Gil Tamayo của Avila, một chuyên gia được công nhận trong lĩnh vực truyền thông, trong việc giúp chúng ta đánh giá cao dịch vụ mà những nam nữ tu sĩ chiêm niệm thực hiện cho Giáo hội và thế giới.

Dưới đây là cuộc phỏng vấn ngài:

Aleteia: Thưa Đức Cha, đâu là ý nghĩa khi các nam nữ tu sĩ cống hiến cuộc đời mình để cầu nguyện cho Giáo hội và thế giới trong một xã hội hiếu động và siêu công nghệ của chúng ta?

Giám mục José María Gil Tamayo: Họ là lời nhắc nhở về sự hiện diện của Chúa trong thế giới tục hóa của chúng ta. Thật không may, chúng ta muốn đưa Chúa ra khỏi tầm nhìn của mình. Chúng ta muốn hạn chế các tín hữu trong bầu khí riêng tư hoặc trong 4 bức tường của nhà thờ. Sự hiện diện của những người chiêm niệm là một lời nhắc nhở về sự tối cao của Thiên Chúa: rằng Thiên Chúa là điều quan trọng nhất. Chúng ta cần những lời nhắc nhở này về sự hiện diện của Thiên Chúa. Chúng ta cần minh chứng cho sự hiện diện này qua đời sống chiêm niệm, của các nam nữ tu sĩ. Không có Chúa, bạn không có gì cả. Bằng cách nhắc nhở chúng ta về chân lý này, những người chiêm niệm không chỉ trở thành một cách cất lên tiếng kêu thầm lặng với Thiên Chúa cho thế giới của chúng ta, cho con người, mà còn nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta, tha thứ chúng ta, đã cứu chúng ta qua Con của Ngài là Chúa Giêsu Kitô, Đấng ôm ấp chúng ta, và đưa chúng ta đến sự viên mãn.

Aleteia: Đức Cha có nghĩ rằng thế giới Công Giáo nhận thức được giá trị mà những người chiêm niệm mang lại khi họ thường xuyên cầu nguyện cho nhân loại không?

Giám mục José María Gil Tamayo: Tôi nghĩ rằng chúng ta đã đánh mất một mức độ nhận thức nhất định về đời sống chiêm niệm, có lẽ vì tình trạng tục hóa nội bộ đã ảnh hưởng đến chính Giáo hội. Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu chúng ta trở thành những người loan báo Tin Mừng với tinh thần tràn đầy. Nếu không có các nhà chiêm niệm, không có các tu viện, chúng ta sẽ không nhìn thấy sự viên mãn của Kitô giáo. Vì vậy, tôi tin rằng chúng ta phải minh chứng cho vai trò của các nam nữ tu sĩ trong cuộc sống thực. Rất quan trọng. Chúng ta phải là những người phát thanh trong giáo xứ, trong các hội đoàn, trong gia đình, trong trường học, về tiếng Chúa mời gọi: Chúa kêu gọi các linh hồn hiến thân cho đời sống chiêm niệm.

Aleteia: Với chiến dịch này, chúng ta mời mọi người chia sẻ ý định cầu nguyện của họ nhân dịp Ngày Các Đẳng Linh Hồn, năm nay được đánh dấu bởi đại dịch. Đức Cha có giao phó ý cầu nguyện của mình cho các tu viện không?

Giám mục José María Gil Tamayo: Có chứ, tôi rất cần điều đó. Trách nhiệm chính của Giám mục là cầu nguyện cho chức vụ của mình và cũng cho đời sống của cộng đồng Kitô hữu. Tôi thật may mắn, vì trong giáo phận của chúng tôi có 15 tu viện, trong đó có năm tu viện của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Tôi yêu cầu họ cầu nguyện để cầu thay cho rất nhiều nhu cầu mà chúng tôi có. Chúng tôi đã trải nghiệm điều đó một cách đặc biệt trong năm nay: cảm thấy sự giúp đỡ của họ, cảm thấy được mạnh mẽ, cảm thấy chúng tôi đang trong bàn tay của Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho.” (Mt 7:7)

Hơn nữa, Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng nơi nào có hai hoặc nhiều hơn đồng thanh cầu xin Thiên đàng, thì điều đó sẽ được ban cho chúng ta.

Lúc này, những sáng kiến có lợi cho người đã khuất là cần thiết. Sách Thánh nói với chúng ta rằng, nếu chúng ta không tin, thì việc cầu nguyện cho những người đã khuất của chúng ta đâm ra vô ích. Chúng ta không thể quên những người đã ra đi trước chúng ta. Đó là nghĩa vụ công bằng và bác ái. Chúng ta cầu xin cho họ được hưởng kiến thánh nhan Thiên Chúa, đó là sự viên mãn mà chúng ta đang hướng tới một cách trọn vẹn trong sự phục sinh cuối cùng. Chúng ta cầu nguyện cho họ và đồng thời chúng ta cảm nhận được đòn đánh vào chúng ta của cái chết, sự trống trải, mất mát, đó là một dạng của tình cảm.

Điều này bây giờ đã được biến đổi không chỉ bằng cách làm đẹp các nghĩa trang, nhưng qua lời cầu nguyện và trên hết, qua sự hy sinh đổi mới của Chúa Kitô.

Aleteia: Những người cùng chiêm ngưỡng đã cống hiến mạng sống của họ cho chúng ta mà không đòi hỏi gì được đáp lại. Làm thế nào một người Công Giáo có thể cộng tác một cách tích cực và hữu hình với những tu viện này?

Giám mục José María Gil Tamayo: Vâng, tôi muốn nói rằng, ngay từ đầu, lời cầu nguyện phải có sự tương hỗ. Thực tế là có đời sống chiêm niệm, trong các tu viện, không loại trừ chúng ta khỏi quyền ưu tiên của việc cầu nguyện, bởi vì đó là sự tối thượng của Thiên Chúa. Cầu nguyện phải là một phần trong cuộc sống của chúng ta. Chúa Giêsu dạy chúng ta lời cầu nguyện đẹp nhất, đó là Kinh Lạy Cha. Chúa nói với chúng ta rằng “Hãy cầu nguyện đừng nản lòng”. Đầu tiên với lời cầu nguyện: chúng ta hãy cầu nguyện cho họ vì các tu viện chiêm niệm cần phải đổi mới ơn gọi rất nhiều. Điều này rất quan trọng. Các tu viện đang đóng cửa vì sự già đi của các thành viên. Những người trẻ là cần thiết.

Điều này xảy ra với chúng ta khi chúng ta sống như thể Chúa không tồn tại, khi Chúa bị loại trừ khỏi cuộc sống bình thường, khi chúng ta chỉ đặt mọi thứ vật chất làm mục tiêu đầu tiên, khi chúng ta quên lý do tồn tại và lý do đức tin, khi chúng ta đánh mất ý nghĩa cuộc sống của chúng ta.

Đó là lý do tại sao sự đóng góp của các gia đình là quan trọng; chúng là cần thiết cho việc giáo dục đời sống chiêm niệm như một chân trời. Đó là đóng góp tốt nhất.

Và sau đó là bố thí. Nó chắc chắn là quan trọng. Họ cần nó. “Ora et labra”, nghĩa là “cầu nguyện và lao động”, là nền tảng cho đời sống tu viện. Giúp họ là quan trọng.

Tóm lại: trên hết, chúng ta có thể đóng góp bằng lời cầu nguyện, với một nền văn hóa khuyến khích người khác theo tiếng gọi này của Thiên Chúa để dâng mình cho cầu nguyện, chiêm niệm, cho mầu nhiệm Thiên Chúa, chứng kiến sự Phục sinh của Chúa Giêsu.

Tuy nhiên, tình cảm mà chúng ta dành cho các tu viện cũng phải đi qua túi tiền của chúng ta.
Source:Aleteia
 
Bức thư tai hại có thể khiến nhiều người Ukraine và Nga mất mạng, và khích lệ Putin kéo dài chiến tranh
VietCatholic Media
23:36 27/10/2022


1. Phân tích: Putin đã theo dõi và chờ đợi khoảnh khắc này ở Washington

Stephen Collinson của CNN có bài nhận định về bức thư tai hại do Dân biểu Pramila Jayapal soạn thảo mà nhiều người tin rằng nó sẽ khích lệ Putin tiếp tục cuộc xâm lược hiện nay, và nhiều người Ukraine và người Nga sẽ mất mạng vì lá thư này.

Bài phân tích có nhan đề “Analysis: Putin has been watching and waiting for this moment in Washington”, nghĩa là “Phân tích: Putin đã theo dõi và chờ đợi khoảnh khắc này ở Washington.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Trong nhiều tháng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chờ đợi và theo dõi, hy vọng phá vỡ sự đồng thuận đáng chú ý của Washington do Tổng thống Joe Biden xây dựng về sự cần thiết phải làm mọi thứ cần thiết để bảo vệ nền dân chủ ở Ukraine.

Bây giờ, cuối cùng, những vết nứt đầu tiên có thể đã xuất hiện.

Không có dấu hiệu nào cho thấy đường ống viện trợ quân sự trị giá 18 tỷ Mỹ Kim của Mỹ đã giúp Ukraine đẩy lùi sự tấn công của Nga đang bị đe dọa ngay lập tức. Tuy nhiên, sự khuấy động từ sự phản đối chính trị đối với vai trò vô tận của Hoa Kỳ trong cuộc chiến đang gia tăng ở cả hai bên lối đi đề ra chỉ hai tuần trước cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11.

Ngay cả những gợi ý nhỏ nhất về việc Mỹ đang dịu lại quyết tâm ủng hộ Ukraine cũng có thể an ủi Putin khi người hùng của Điện Cẩm Linh chuẩn bị gây ra một mùa đông đau đớn cho dân thường Ukraine và những người Âu Châu phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Trong những gì chỉ có thể được mô tả là một sự suy yếu chính trị vào hôm thứ Ba, các đảng viên nhóm Dân chủ cấp tiến đã công bố, sau đó rút lại, một lá thư được ký ban đầu vào tháng 6 kêu gọi Tòa Bạch Ốc đi kèm nỗ lực vũ trang cho Ukraine với một nỗ lực ngoại giao mạnh mẽ để thương thảo với Nga và tìm kiếm một ngừng bắn. Điều này xảy ra vài ngày sau khi Thủ lĩnh phe thiểu số tại Hạ viện Kevin McCarthy, cảnh báo rằng Kyiv không thể mong đợi một “tờ chi phiếu trống” về viện trợ nếu Đảng Cộng Hòa chiếm được đa số vào năm tới.

Tìm cách làm nổi bật cam kết của Hoa Kỳ và phương Tây đối với Ukraine trong bối cảnh bàn tán chính trị, hôm thứ Ba, ông Biden đã đưa ra một cảnh báo mới về việc sử dụng vũ khí hạt nhân có năng suất nhỏ hơn trên chiến trường Ukraine.

Bình luận của Tổng thống là một lời nhắc nhở rằng việc thảo luận ở Washington đối với viện trợ Ukraine đang diễn ra trong bối cảnh quan trọng, với sự lo lắng vẫn gay gắt về khả năng leo thang chiến tranh có thể lan sang các cuộc thù địch trực tiếp giữa Mỹ và Nga và đưa thế giới vào thảm họa trên con đường hướng tới một cuộc leo thang hoàn toàn về hạt nhân.

Đây là lý do tại sao các dấu hiệu của sự xung đột về quyết tâm chính trị ở Hoa Kỳ, và ở một số quốc gia đồng minh, lại rất đáng kể. Họ có thể khích lệ Putin tin rằng cứ đánh tiếp đi vì một cuộc chiến tranh tiêu hao trong mùa đông sớm hay muộn có thể gây ra sự mệt mỏi ở phương Tây và do đó làm suy yếu khả năng chiến đấu của Ukraine.

2. Các đảng viên cấp tiến trong Đảng Dân chủ đang làm lợi cho Putin như thế nào

Trong một diễn biến gây hoang mang cho nhiều người Ukraine, hơn hai chục thành viên Hạ viện của đảng Dân Chủ dẫn đầu bởi Dân biểu Pramila Jayapal đang kêu gọi Tổng thống Joe Biden chuyển hướng trong chiến lược Ukraine của mình và theo đuổi chính sách ngoại giao trực tiếp với Nga, phớt lờ Ukraine, để đưa cuộc xung đột kéo dài nhiều tháng đến hồi kết thúc.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “How Progressive Democrats Are Playing Into Putin's Hands”, nghĩa là “Các đảng viên cấp tiến trong Đảng Dân chủ đang rơi vào tay Putin như thế nào.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Hai học giả đã đề cập với Newsweek về lá thư của nhóm Dân chủ cấp tiến tại Hạ viện kêu gọi Tổng thống Joe Biden thương thảo trực tiếp với Điện Cẩm Linh để đạt được lệnh ngừng bắn ở Ukraine.

Hôm thứ Ba, Dân biểu Pramila Jayapal, trưởng nhóm và là tác giả chính của bức thư, đã rút lại bức thư và nói rằng nó đã được soạn thảo nhiều tháng trước khi nó được công bố “nhưng rất tiếc đã được nhân viên phát hành mà không kiểm tra,” và thừa nhận thời điểm công bố;à không tốt.

Bà viết: “Vì tính thời điểm, thông điệp của chúng tôi đang được một số người cho là tương đương với tuyên bố gần đây của Lãnh đạo Đảng Cộng hòa Kevin McCarthy đe dọa chấm dứt viện trợ cho Ukraine nếu Đảng Cộng hòa thắng thế”.

“Sự gần gũi của những tuyên bố này đã tạo ra một diện mạo đáng tiếc rằng đảng Dân chủ, những người đã ủng hộ mạnh mẽ và nhất trí và bỏ phiếu cho mọi gói hỗ trợ quân sự, chiến lược và kinh tế cho người dân Ukraine, bằng cách nào đó liên kết với đảng Cộng hòa, những người đang tìm cách kéo người Mỹ khỏi sự ủng hộ dành cho Tổng thống Zelenskiy và các lực lượng Ukraine”.

Jayapal nhấn mạnh rằng bức thư được ký bởi 30 nhà lập pháp, không có ý định cắt hoặc giảm viện trợ quân sự cho Ukraine.

“Mọi cuộc chiến đều kết thúc bằng ngoại giao, và cuộc chiến này cũng sẽ như thế sau chiến thắng của Ukraine. Bức thư được gửi ngày hôm qua, mặc dù nêu lại nguyên tắc cơ bản đó, đã bị nhầm lẫn với sự chống đối việc ủng hộ Ukraine bảo vệ chủ quyền quốc gia của họ. Như vậy, đó là một sự phân tâm vào thời điểm này và chúng tôi rút lại lá thư,” cô ta viết.

Phản ứng dữ dội được tạo ra bởi bức thư, được công bố vào hôm thứ Hai, là dấu hiệu đầu tiên của sự bất đồng giữa các đảng viên Dân chủ trong Quốc hội về cuộc chiến ở Ukraine và vai trò của Washington với tư cách là người ủng hộ chính của Kyiv. Đối với nhiều người, bức thư được coi là làm suy yếu sự ủng hộ của chính quyền Biden đối với Ukraine và gieo rắc chia rẽ trong đảng Dân chủ chỉ hai tuần trước cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11.

“Yêu cầu này thực sự cho thấy sự chia rẽ”, Tiến sĩ Marina Miron từ Khoa Nghiên cứu Quốc phòng của Đại học King's College London, nói với Newsweek.

Bà nói: “Sự chia rẽ đã tồn tại ngay từ đầu, đáng chú ý nhất là giữa các nhà lãnh đạo Âu Châu và các đối tác Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, nhưng giờ đây, chúng ta nhận thấy sự chia rẽ nội bộ trong quốc gia tài trợ lớn nhất. Và những sự chia rẽ này rất có thể sẽ bị lợi dụng bởi chiến tranh thông tin, các chiến dịch sai lệch thông tin và tuyên truyền của Nga nhằm tạo ra một khoảng cách lớn giữa hai phe và để chống lại những người ủng hộ của mỗi phe.”

Kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine, Quốc hội đã thông qua hơn 60 tỷ Mỹ Kim viện trợ cho Kyiv.

Miron lo ngại rằng bất kỳ sự do dự nào của Mỹ trong việc giúp đỡ Ukraine, do Hoa Kỳ đang tập trung vào việc chống lạm phát trong nước, có thể ảnh hưởng đến các chính trị gia Âu Châu và việc họ ra quyết định vì họ cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu Mỹ giảm sự giúp đỡ của mình, biết rằng hiện tại họ đang ở bên bờ vực thẳm và sẽ không thể gánh vác được gánh nặng”.

Bất kỳ hành động lừng khừng nào từ Mỹ cũng có nguy cơ châm ngòi cho những tiếng nói chính trị ở Âu Châu, những người luôn phản đối việc giúp đỡ Ukraine.

Bà Miron nói: “Vì vậy, đối với các đồng minh, sự chia rẽ này ở Mỹ có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng mà Nga sẽ cố gắng khuếch đại trong phổ thông tin, có thể kích động bất ổn trong nước – là điều mà các chính trị gia Âu Châu đã biết và đang chuẩn bị đối phó”.

“Nếu điều đó xảy ra trên quy mô lớn, vẫn còn phải xem điều gì sẽ được đặt lên hàng đầu trong các chương trình nghị sự chính trị của họ. Ukraine rất có thể sẽ hạ giảm các ưu tiên của mình”.

Kenton White, một giảng viên về Nghiên cứu Chiến lược và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Reading, nói với Newsweek rằng bức thư trực tiếp làm suy yếu mục đích đã nêu của Biden là ủng hộ cuộc kháng chiến của Ukraine.

“Loại 'lời kêu gọi' này sẽ xuất hiện đối với một số quốc gia không tham gia trực tiếp vào cuộc chiến vì sự chia rẽ trong các quốc gia ủng hộ Ukraine. Các quốc gia như Trung Quốc sẽ ra sức tuyên truyền về các sự kiện như vậy. Ông Antony Blinken, Bộ trưởng Ngoại giao, trước đây đã nói rằng Mỹ sẽ sát cánh với Ukraine trong thời gian lâu dài,” ông nói.

“Sự mâu thuẫn giữa quan điểm của Chính quyền và bức thư này sẽ không thể bỏ qua bởi nhiều quốc gia sẵn sàng đứng ngoài lề hoặc tích cực ủng hộ Nga.”