Ngày 21-10-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thổi cho nó bùng lên !
Lm. Minh Anh
01:12 21/10/2021

THỔI CHO NÓ BÙNG LÊN!
“Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian, và Thầy mong muốn biết bao cho lửa cháy lên!”.

Năm 1831, nhà văn Pháp, Alexis de Tocqueville, sau khi thăm nước Mỹ, đã nói, “Tôi tìm kiếm sự vĩ đại của Hoa Kỳ, một ‘mệnh phụ kỳ bí’, ở những bến cảng giàu có, những con sông rộng, những cánh đồng màu mỡ và những cánh rừng vô tận của bà… và nó không có ở đó! Tôi tìm kiếm nó ở những khu mỏ trù phú, các trung tâm thương mại sầm uất, các đại học lừng lẫy… nó không có ở đó! Tôi tìm kiếm nó trong Quốc Hội, cả bản Hiến Pháp dân chủ… nó cũng không có ở đó! Mãi cho đến khi tôi đi vào các nhà thờ, nghe từ bục giảng những Lời Hằng Sống ‘thổi cho nó bùng lên’ lửa yêu thương và sự chính trực; tôi đã hiểu được bí mật về thiên tài và sức mạnh của bà! Nước Mỹ vĩ đại vì nước Mỹ tốt; và khi nước Mỹ không còn tốt, nước Mỹ sẽ không còn vĩ đại!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Nếu bí mật về thiên tài và sức mạnh của Hoa Kỳ nằm ở lửa yêu thương và sự chính trực, thì Tin Mừng hôm nay cũng tiết lộ một bí ẩn nơi Chúa Giêsu, một dằn vặt mãnh liệt, một khát khao cháy bỏng trong Ngài! Ngài nóng lòng ‘thổi cho nó bùng lên’ lửa tình yêu trong trái tim mỗi người. Ngài nói, “Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian, và Thầy mong muốn biết bao cho lửa cháy lên!”.

Để có thể đốt lên ngọn lửa yêu thương của Thánh Thần, Chúa Giêsu đã phải đắm chìm trong phép rửa đớn đau tột cùng của thập giá. Nhờ cuộc tử nạn và phục sinh, Ngài thắp lên trong chúng ta một tia lửa mới khi chúng ta chết và sống lại trong Ngài, qua phép Rửa tái sinh. Ngài muốn tia lửa ấy cháy lên, phát ra một sức thiêng trong đời sống mới của những con cái Thiên Chúa. Ngài muốn chúng ta quan tâm đến việc đào tạo những tia lửa ấy thành một ngọn lửa ngày càng gia tăng sự thánh thiện, lan toả tình yêu; ‘thổi cho nó bùng lên’, và không bao giờ cho phép những áp lực bên ngoài, hoặc bất cứ những gì tầm thường dập tắt nó, kể cả những tương quan ruột thịt!

Thế nhưng, để có thể chiếu sáng, sưởi ấm và toả lan; trước hết, lửa này phải là lửa thanh tẩy! Thánh Gioan Thánh Giá giải thích, việc chúng ta được thông hiệp vào sự sống thần linh của Thiên Chúa tựa một khúc gỗ được đưa vào lò. Thoạt tiên, khúc gỗ nứt ra và nổ lốp bốp bởi các tạp chất như hơi ẩm hoặc nhựa cây, chúng không cháy khi gỗ cháy. Thế nhưng, nếu tiếp tục cháy, cuối cùng, tất cả các tạp chất của khúc gỗ bị đốt cháy; bấy giờ, gỗ quyện trong lửa và chỉ còn là ngọn lửa. Nó lấp lánh, phát ra ánh sáng và sức nóng.

Như vậy, ước muốn ‘đốt cháy thế gian’ bằng lửa Thánh Thần tình yêu của Đấng Phục Sinh phải được bắt đầu bằng việc thanh tẩy linh hồn, và điều này chỉ có thể thực hiện nếu mỗi Kitô hữu dám để lửa ấy thanh luyện linh hồn mình. Đây cũng là điều mà thánh Phaolô muốn ‘thổi cho nó bùng lên’ qua thư Rôma hôm nay, “Anh em hãy phục vụ đức công chính, hầu trở nên thánh thiện”. Sự thiêu rụi nào cũng tiêu hao và xót xa, nhưng ai cậy trông vào Chúa, người ấy sẽ chiến thắng; Thánh Vịnh đáp ca thổ lộ, “Phúc thay người đặt tin tưởng nơi Chúa!”.

Anh Chị em,

“Thầy mong muốn biết bao cho lửa cháy lên!”. Vậy mà, trong hành trình đức tin, chúng ta thường hài lòng với những gì khá là tầm thường. Chúng ta cầu nguyện, dự lễ Chúa Nhật và cố gắng trở nên tốt; nhưng đó không phải là tất cả những gì Thiên Chúa chờ đợi. Ngài luôn muốn nhiều hơn! Cuộc sống của chúng ta phải được đốt cháy hoàn toàn bởi lửa Thánh Thần của Ngài; Ngài muốn thanh luyện chúng ta khỏi mọi tội lỗi, đến nỗi có thể hoà quyện nên một với Ngài, hầu cùng Ngài ‘thổi cho nó bùng lên’, toả chiếu vinh quang Ngài cho mọi người “dù khi ăn, dù khi uống, dù khi làm việc gì”. Đừng ngại đưa ra một quyết định triệt để hầu cho phép lửa xót thương của Ngài biến đổi đời mình; và đừng đợi đến ngày mai để bắt đầu. Hãy đốt cháy lửa ấy ngay hôm nay!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, ước chi từ trong sâu thẳm lòng con, lửa yêu thương của Chúa rực sáng. Nhờ đó, con tiếp tục ‘thổi cho nó bùng lên’, mang hơi ấm tình yêu Chúa đến tận mút chân trời thế giới!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Ngày 22/10: Nhìn dấu chỉ thời đại bằng đức tin sống động. Linh mục Vũ Ngọc Tuyển, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
03:16 21/10/2021

PHÚC ÂM: Lc 12, 54-59

“Các ngươi biết tìm hiểu diện mạo trời đất? Còn về thời đại này, sao các ngươi không tìm hiểu?”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán bảo dân chúng rằng: “Khi các ngươi xem thấy đám mây nổi lên ở phía tây, lập tức các ngươi nói rằng: Trời sắp mưa; và sự thật xảy ra như thế. Và khi gió nam thổi đến, thì các ngươi nói: Trời sắp nóng nực. Và việc đã xảy ra như thế. Hỡi những kẻ giả hình, các ngươi biết tìm hiểu diện mạo của trời đất, còn về thời đại này, sao các ngươi không tìm hiểu? Tại sao các ngươi không tự mình phê phán điều gì phải lẽ? Thế nên, khi ngươi cùng với kẻ đối phương ra trước mặt quan quyền, thì đang lúc đi dọc đường, ngươi hãy cố lo liệu cho ổn thoả với nó đi, kẻo nó lôi ngươi đến trước quan toà, và quan toà trao ngươi cho lý hình và lý hình tống ngươi vào ngục. Ta bảo cho ngươi hay, ngươi sẽ không thể ra khỏi đó cho đến khi nào trả xong đồng xu cuối cùng”.

Đó là lời Chúa.
 
Chúa Nhật XXX Thường Niên B
Lm. Jude Siciliano, OP
06:08 21/10/2021

CHÚA NHẬT XXX TN (B)
Giêrêmia 31: 7-9; T.vịnh 125; Do Thái 5: 1-6; Máccô 10: 46-52

Khi tôi đến Texas, tôi thấy những chuyện lạ kỳ. Các biển báo chỉ đường trên cao tốc bị mờ, có phải do lỗi những người sơn các biển báo đó không? Báo chí địa phương rất khó đọc. Có lẻ do họ xử dụng mực in báo là loại rẻ tiền, hay máy in loại xấu, phông chữ nhỏ phải không? Không đâu. Tôi đã đến bác sỉ để đo thị lực. Theo thông lệ, trong 40 phút, bác sỉ thay đổi kính mắt trong máy, hết cái này dến cái khác và hỏi "kính nào trông rõ nhất, kính số 1 hay kính số 2?”. Bạn thử đoán xem: Đó không là lỗi của những người sơn các biển báo chỉ đường ở Texas, hay những người in báo dùng mực rẻ tiền. Là do mắt tôi ngày càng yếu đi và tôi cần một toa thuốc khác mạnh hơn, để giúp tôi nhìn được rõ hơn.

Đây là điều suy giãm đã xãy ra: Mắt chúng ta ngày càng yếu đi theo thời gian. Lúc đầu chúng ta không thấy như thế, nhưng chúng ta có thể đoán là điều đó đang xãy ra, nên chúng ta phải đi tìm người đo thị lực hay người nào có chuyên môn về nhản khoa để cho chúng ta biết điều gì đang xãy ra để giúp chúng ta. Ở đây chúng ta không chỉ nói về cặp mắt thân xác mà thôi phải không? Một môn đệ theo Chúa Kitô cần được thấy rõ để không bị mờ ớ và lú lẫn trong đời sống đang diễn ra quanh ta. Chúng ta cần nhìn thấy thế giới bằng cặp mắt của Chúa Giêsu, nhờ cặp mắt đó, sẽ giúp chúng ta tập trung chính xác hơn. Trong thế giới hiện tại của chúng ta có nhiều điều đang xãy ra xung quanh ta, nơi làm việc, với bạn bè, và ngay cả trong gia đình của chúng ta, điều đó sẽ làm cho người Kitô Hữu lóa mắt. Đôi khi chúng ta không chỉ đánh mất một ít tầm nhìn của người Kitô Hữu, mà có khi chúng ta bị mù hẳn, cho dù thể trạng chúng ta vẫn còn nhìn được 20/20.

Bây giờ hãy chào đón ông Ba-ti-mê vào với chúng ta. Ông ta ngồi bên vệ đường với cặp mắt mù lòa. Cũng như chúng ta, ông ta cùng đồng hành trên chặng đường đời, nhưng ông ta có khoản dừng, do bị chận lại, và ông ta phải ngồi bên vệ đường, không đi đâu được cả. Ngay cả khi ông ta biết điểm đến; ông ta cũng vẫn không thể có cách nào để đi được, do ông ta không nhìn thấy được. Có thể chúng ta đang có điều gì cũng giống như ông ta. Có thể chúng ta đang bị bế tắc tại một chổ nào đó. Chúng ta cần phải thừa nhận rằng, đôi lúc trong đời sống chúng ta, hay ngay bây giờ đây; chúng ta vẫn không biết mình sẽ đi đến đâu, hay chúng ta sẽ làm gì tiếp theo. Có lúc, chúng ta phải thừa nhận và thốt lên "Ôi, tôi mù rồi!" “Tôi đang nghĩ gì vậy". “Tôi đã ngoan cố, nhắm mắt chối bỏ sự thật!"

Ông Ba-ti-mê không thể làm được nhiều nghề: Ông không thể làm thợ mộc, làm việc trong vườn nho, gieo hạt giống và gặt hái. Trong ánh mắt của xã hội, ông ta là người vô dụng. Người thời đó tin là sự mù lòa của ông chính là do ông ta đã phạm một số tội nào đó. Bởi thế ông ta không thể làm gì khác được? Là ngồi bên vệ đường nơi đông người qua lại. Ông ta chỉ có thể làm được một việc cất lời cầu xin người ta giúp đở. Và ông ta có thể nghe được kết quả. Thường người ta nói rằng người mù có thính giác phát triễn rất tốt, họ nghe được rất rõ.

Do ông ta đã nghe được nhiều về Chúa Giêsu, do người khác nói lại, như là cách chúng ta học giáo lý đức tin qua việc lắng nghe các thầy dạy tốt? Ông ta có nghe là Chúa Giêsu sẽ giúp người đi đường được nghỉ ngơi. Ông ta có nghe là Chúa Giêsu có thể ban bình an cho bản thân, cho dân chúng, cho người lân cận trong Thiên Chúa hay không? Ông Ba-ti-mê có nghe là Chúa Giêsu đã mở tai người điếc và mở mắt người mù, như lời các ngôn sứ đã báo trước hay không?

Chắc là ông Ba-ti-mê đã nghe diều gì đó rất tốt về Chúa Giêsu, vì thế, khi ông ta nghe là Chúa Giêsu sắp đi qua, ông dùng lời người ăn xin, lớn tiếng kêu rằng: "Con vua Đavid xin dủ lòng thương tôi" Con vua Đavid là một thuật ngữ trong Kinh Thánh nói về Đấng Mêsia, một Đấng mà Thiên Chúa sẽ gởi đến để cứu giúp những người đang chờ đợi trong thời gian lâu trên nẻo đường của cuộc sống. Ông Ba-ti-mê có thể bị mù về thân xác, nhưng ông vẫn trông thấy được trong tâm hồn. Ông ta trông thấy điều người khác không trông thấy.

Chúng ta chào đón ông Ba-ti-mê dựa vào lời cầu nguyện của chúng ta hôm nay, hay nếu chúng ta chọn, chúng ta thử ngồi cùng với ông ta bên vệ đường. Chúng ta thử cùng với ông ta học hỏi lắng nghe những người đi theo Chúa Giêsu; họ nói với người hành khất mù "Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy" Mổi người trong chúng ta đang được mời gọi theo một cách nào đó để đến với Chúa Giêsu. Chúng ta hãy nghe Chúa Giêsu nói với ông Ba-ti-mê "Anh muốn tôi làm gì cho anh?". Người hành khất nghe được rằng Chúa Giêsu đang sẵn sàng giúp đở và mời gọi anh ta hãy đưa điều anh ta cần "Anh muốn tôi làm gì cho anh?" Thế rồi người hành khất nói lên sự mong ước của mình "Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được" Rồi anh ta nghe nhiều hơn, lời chữa lành "Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh!"

Hôm nay Chúa Giêsu gặp chúng ta nơi vệ đường và thấy chúng ta đang bị mù lòa hay chúng ta đang nhìn sai hướng. Và bây giờ chúng ta hãy dừng lại đây một chút để nghe Lời của Thiên Chúa. Chúa Giêsu hỏi chúng ta "con muốn ta làm gì cho con?" Chúng ta hãy trả lời từ nơi chúng ta đang ngồi hay từ nơi chúng ta sống: "Thưa Thầy, xin cho chúng con thấy được". Và hôm nay chúng ta muốn nhìn thấy gì? Có phải chúng ta đã bị mù lòa, không thấy những phúc lành mà Thiên Chúa đã ban trong đời sống chúng ta hay không? Một người cha còn trẻ nói vói tôi "Tôi đã được chúc phúc nhiều”. Tôi không bao giờ biết chắc các may mắn đó có ý nghĩa gì cho một số người nên tôi hỏi "là may mắn gì?" Người cha nói "vợ tôi, hai đứa con và gia đình..." Ông ta không nói đến cái xe hơi, nhà cửa hay cả việc làm của ông ta. Người cha và người chồng đó trông thấy.

Ở đây Chúa Giêsu đang hỏi” "Con muốn ta làm gì cho con?" Và chúng ta đáp lại "Thưa Thầy, xin cho con nhìn thấy được…" Con đã mù lòa không thấy những người cần đến con, con đã chú trọng nhiều về những điều con thích và ham muốn. Lạy Chúa, xin cho con nhìn thấy được. Con đã mù lòa không thấy những người khác con, những người khác màu da, khác học vấn, khác ngôn ngử, và khác nền kinh tế, khác tình dục, khác đời sống gia đình. Lạy Chúa, xin cho con nhìn thấy được. Con đã bị mù lòa vì tham lam, không nghĩ đến quyền lợi của người khác, và không coi ai ra gì trong những thành quả của họ, và ngay cả thành quả của các con cái của con. Lạy Chúa, Xin cho con nhìn thấy được. Con đã có thái độ coi thường người khác, ngay cả những người trong gia đình và bạn bè. Lạy Chúa xin cho con nhìn thấy được. Con đã bị mù lòa vì kêu ngạo đã làm cho con không nhìn về Chúa, về Chúa Kitô để xin ơn tha thứ.

Bất cứ nguồn gốc của sự mù lòa nào của chúng ta dù ỏ đâu, tin mừng là sự mù lòa đó có thể được chữa lành bởi Đấng đã ban “thị lực” mà Ba-ti-mê tìm đến. Có thể xảy ra nhanh hơn như khi tội lỗi chúng ta được tha thứ nếu chúng ta xin. Nhưng, hãy nhớ Chúa Giêsu trự tiếp gọi người mù. Những người theo Chúa Giêsu là trung gian giúp người mù "Cứ yên tâm. đứng dậy, Người gọi anh đấy" Chúng ta có thể xin tạ ơn trong lời cầu nguyện hôm nay cho những ai đã giúp chúng ta tìm đường đến với Chúa Kitô khi chúng ta cần được nhìn thấy. Họ là ai? Hãy nhắc đến tên họ với lòng cảm tạ trong bí tích Thánh Thể này. Những người phục vụ đã thúc đẩy người mù khiến anh ta tìm đường đến với Chúa Kitô. Người mù đã gặp gặp Chúa Kitô lần đầu tin qua sự thúc đẩy của hoạt động truyền giáo đầy khích lệ của những người đó.

Chúng ta hãy cầu xin rằng giống như những người đang phục vụ theo Chúa Giêsu trong câu chuyện. Chúng ta có thể giúp những người khác tìm thấy đường đến với Chúa Giêsu qua mẩu gương của đời sống chúng ta, và chúng ta sẵn sàng chia sẻ đức tin của chúng ta với họ. Họ là những ai vậy? Sau khi một người bạn tôi nhận mủi chích vaccin, anh ta nói với tôi "Đây là vi rút rất dễ lây". Tôi biết thế. Bởi thế Kitô giáo cũng vậy. Người ta có thể bị lây nhiểm bởi chúng ta. Đó là điều chúng ta cầu nguyện trong ngày hôm nay để chúng ta trở nên nhân chứng của Chúa Kitô cho người khác để họ được "lây nhiễm" Chúa Kitô bởi chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP



30th SUNDAY (B)
Jeremiah 31: 7-9; Psalm 126 Hebrews 5: 1-6 Mark 10: 46-52

When I moved to Texas I noticed some strange things. The highway signs were blurred, was it the fault of Texas sign painters? The local newspaper was hard to read; were the newspapers using cheaper ink, inferior printing presses, smaller fonts? No! I went to the optometrist. You know the routine, for 40 minutes she changed one lens after another asking, "Which is clearer, number one, or number two? And then again, "Which is clearer, number one or number two?" You guessed it: it wasn’t the fault of Texas sign painters, or newspaper printers using cheap ink. Little by little my eyes had grown weaker and I needed a stronger prescription. I needed help seeing clearly.

That is the way it happens: Little by little our eyes get weaker. You don’t notice it at first, but you may suspect it’s happening so you go to someone who can measure them, someone who knows and can tell you what’s happening and give you help. We’re not just talking about a physical sight, are we? A follower of Christ needs to have clear sight and that can fade on us as life goes on. We need to see the world through the eyes of Jesus, our lens, who keeps us focused. There is a lot around us in our world, at work, with our friends, even in our own families, that would blur the sight we Christians need to have. Sometimes we just don’t lose a little of our Christian vision, sometimes we become blinded, even though we have 20/20 vision.

Let’s welcome Bartimaeus into our company. He is sitting blind by the side of the road. Like us he is a fellow traveler on life’s journey, but he is stalled in place, stuck by the roadside, going nowhere. Even if he knew where he wanted to go he couldn’t see how to get there. Perhaps we have something in common with him. Maybe we are also stuck in place. We may need to admit at certain moments in our lives, or maybe right now – we do not see where we are going, or what to do next. At times, we may have had to come right out and admit, "Boy was I blind!" "What was I thinking!" "I was so stubborn my eyes were closed to the truth!"

Bartimaeus did not have much going for him: he could not be a carpenter, work in the vineyard, sow seeds and harvest crops. In his society’s eyes he was worth less than nothing. Their belief was that his blindness was due to some sin he committed. So what else could he do? He parked himself by the road where people passed. He did have one thing going for him; he had his voice to plead his case. And, he had his hearing – it is said that blind people develop extra sharp hearing.

Had he heard about Jesus, from other people, the way we learned our faith by listening to good teachers? Did he hear that Jesus could bring rest to weary travelers? Did he hear how Jesus could put people at peace with themselves, with their neighbors, and with God? Did Bartimaeus hear that Jesus had opened the ears of the deaf and the eyes of the blind – as the prophets had foretold?

Bartimaeus certainly heard something very good about Jesus because when he hears it is Jesus passing he uses his strong beggars’ voice and cries out, "Son of David, have pity on me." "Son of David" is a biblical term for the Messiah – someone whom God would send to help those waiting a long time along life’s many roadsides. He may be physically blind, but Bartimaeus has spiritual sight, he sees what others do not.

We welcome Bartimaeus into our circle of prayer today, or if you choose, we sit with him by the roadside. We learn from him to listen to Jesus’ followers. They tell the blind beggar, "Take courage, he is calling you." Each of us is being called in some way to Jesus. We hear Jesus say what he said to Bartimaeus, "What do you want me to do for you?" The beggar hears that Jesus is willing to help and invites him to acknowledge his need."What do you want me to do for you?" And so, the beggar speaks up, "Master, I want to see." Then he hears more, the words of healing, "Go your way your faith has saved you."

Jesus meets us today by the roadside, and finds us not seeing, or looking in the wrong direction. Today, for a moment, we have stopped here to hear the Word of God. Jesus is asking us, "What do you want me to do for you?" We answer from our present place, or life situation, "Master I want to see." And what is it that we want to see this day? Have we been blind to the blessings in our lives? A young father said, "I’ve been so blessed." I am never sure what that means to some people so I asked, "How?" He said, "My wife, my two kids, my family...." He did not mention his car, house, or even his job. That husband and father sees.

Here Jesus is asking, "What do you want me to do for you?" And we respond, "Lord, I want to see...I have been blind to people who need me, too focused on my own wants and pleasures. Lord I want to see... I’ve had my eyes closed to people who are different from me, different color, education, language, economic background, sexual orientation, marital status. Lord I want to see... I have been blinded by ambition, discounted the rights of others and belittled their achievements, even those of my children. Lord I want to see... I have taken on the negative attitudes of others, even those of my family and friends. Lord I want to see... I have been blinded by pride which prevents me from turning to you, Christ, for mercy."

Whatever the source of our blindness, the good news is that it can be cured by the same "Sight-giver" Bartimaeus turned to. It may happen as fast as our sins being forgiven when we ask. But remember, Jesus did not call the man directly, his followers were his intermediaries, "Take courage, get up, Jesus is calling you." We can give thanks in our prayer today for those guides who helped us find our way to Christ when we needed sight. Who are they? Call them to mind with gratitude at this Eucharist. Those who ministered to the blind man encouraged him, and helped him find his way to Christ. The blind man first met Christ in those encouraging ministers.

We pray that like Jesus’ followers in the story, we can help others find their way to Jesus by the example of our lives, and our willingness to share our belief with them. Who might they be? After a recent vaccine shot a friend told me, "The virus is very contagious." I know. So is Christianity, people can catch it from us – that is our calling and that’s what we pray for today, to be witnesses of Christ to others so that they can "catch" him from us.
 
Lòng Tin Của Anh Đã Cứu Chữa Anh!
Lm Giuse Nguyễn văn Nghĩa
08:51 21/10/2021
Lòng Tin Của Anh Đã Cứu Chữa Anh!

(Chúa Nhật XXX TN B)

Trong văn thơ có thể loại được gọi là “huề vốn” nghĩa là có nói cũng không thêm gì. Một ví dụ: “Đứng bên này sông thấy bờ bên kia sông. Bơi qua bờ bên kia thì thấy bờ sông bên này. Bơi ra giữa sông, hụp đầu xuống thì không thấy bờ sông nào”. Đã là người thì không một ai đành cam chịu cảnh mù lòa khi còn khả năng làm sáng đôi mắt. Cũng chẳng một ai thấy dễ chịu khi đang sáng mắt mà bị chê trách là đui mù. Xin cũng được dùng kiểu nói “huề vốn” để vào thẳng vấn đề, đúng hơn là để luận bàn đôi điều về điều gọi là “thấy”. Ai là người đang bị mù? Thưa đó là những người không thấy.

Đó là những ai không thấy người anh chị em mình đang túng cực, nghèo khổ mong kiếm cho được dăm ba chục ngàn mỗi ngày để sinh sống, chưa kể nếu có người thân phải cưu mang. Đó là những ai không thấy người anh chị em của mình đang bị bóc lột sức lao công do bởi những người lắm tiền, nhiều quyền trong xã hội. Đó là những ai không thấy anh chị em của mình đang bị đối xử bất công do bởi những người nắm quyền bất nhân hay do bởi các luật lệ bất minh. Đó là những ai không thấy nền giáo dục nước nhà đang loay hoay trong ngõ cụt vì những cơ chế phi lý, lạc hậu, lỗi thời…Đó là những ai không thấy con thuyền của một vài Giáo Hội địa phương xem ra đang vất vả lướt sóng không nguyên chỉ vì bão tố thế gian mà còn có thể vì quá nặng nề với các “lễ hội” bên ngoài, để rồi dù không phải là xao lãng, nhưng chưa xem trọng nghĩa vụ sống yêu thương, làm chứng cho sự thật, bảo vệ công lý, loan truyền Tin mừng…Đó là…

Thế nhưng căn cứ vào đâu để xác định rằng ai đó đã và đang không thấy? “Phản ứng hay hiệu ứng” là một trong những biểu hiện cho biết là ai đó đang còn thấy. Với người hấp hối hay người gặp một sự cố nặng về thể lý thì người ta thường lấy đèn soi vào mắt hay một kiểu cách vẩy ngón tay sát mắt nạn nhân để xem phản ứng đôi mắt của họ. Khi thấy được vẻ đẹp một cánh hoa, hay một quang cảnh kỳ lạ thì người ta không thể không có phản ứng cho dù có thể mỗi người một cách khác nhau. Một cái thấy được gọi là thấy, khi và chỉ khi đối tượng được thấy gây được một hiệu ứng nào đó nơi người thấy nó. Cũng thế, chúng ta chỉ có thể gọi là thấy, khi những điều đập vào mắt chúng ta làm phát sinh trong chúng ta những tâm tình như vui, buồn, hoan hỷ, giận dữ, đồng cảm, đồng thuận hay bất bình, phẫn nộ…

Nếu làm thống kê thì con số người không thấy có lẽ là rất ít. Dù không thể đòi hỏi cách tuyệt đối, nhưng thử hỏi trong số những người được gọi là có thấy thì được bao nhiêu phần trăm là thấy đúng sự vật hiện tượng, thấy đúng bản chất của đối tượng như nó là? Mỗi khi đã thấy rõ, thấy đúng thì người ta sẽ dễ có phản ứng chính xác, hợp lý và cả hợp tình. Một nguy hiểm và cũng là vấn đề cần đặt ra, đó là chúng ta chỉ thấy cách phiếm diện, một chiều mà cứ tưởng rằng mình thấy đúng, thấy rõ. Vì thế các phản ứng của chúng ta nhiều khi vừa thiếu chính xác, lại vừa thiếu lý, thiếu tình. Dù rằng với phận phàm hèn, không một ai dám to gan cho rằng mình có thể thấy đúng, chính xác cách hoàn toàn, tuy nhiên không vì thế mà chúng ta có thể lơ là việc tìm cách để thấy các sự vật, hiện tượng ngày một đúng đắn và chính xác hơn, vì đây là một tiền đề không thể thiếu để có được những phản ứng hợp tình và đạt lý.

“Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”. Câu nói của Chúa Giêsu với anh mù Bactimê trong ngữ cảnh bài Tin mừng đề cập trực tiếp đến thái độ cậy trông của anh Bactimê vào tình yêu và quyền năng của Người. Và thái độ cậy trông ấy được thể hiện bằng việc anh ta cương quyết gặp Chúa Giêsu bất chấp mọi trở ngại. Tuy nhiên câu nói ấy cũng cho chúng ta chiếc chìa khóa giải quyết vấn nạn thấy. Để có thể thấy và thấy đúng thì cần có lòng tin. Chúng ta dễ đồng thuận với nhau về sự thật này nếu chấp nhận rằng tin là nhìn với cái nhìn của Thiên Chúa. Thế nhưng lại phải tự hỏi với nhau rằng khi nào thì chúng ta đang nhìn với cái nhìn của Thiên Chúa? Quả thật, để tìm được câu trả lời khả dĩ có tính thuyết phục thì không mấy dễ. Tuy nhiên, là Kitô hữu, chúng ta biết rằng những ai ở trong ân sủng, tức là có sự kết hiệp mật thiết với Chúa thì sẽ biết cách nhìn như Chúa nhìn. Trong vấn đề này, các nhà tu đức chỉ dạy chúng ta kế sách tuyệt với đó là hãy chuyên chăm cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu, nếu Chúa ở trong hoàn cảnh này của con, Chúa sẽ thấy sự kiện, vấn đề này ra sao?”. Qua đời sống cầu nguyện, nỗ lực kết hiệp với Chúa thì ta sẽ biết nhìn như Chúa nhìn.

Một kinh nghiệm dân gian có thể nói là khá chính xác:“Con chim sắp chết hót tiếng bi ai. Con người sắp chết nói lời lẽ phải”. Để nói được lời lẽ phải, thì người cận kề với cõi đời sau hẳn đã thấy được chân tướng các sự vật hiện tượng cách nào đó. Tin Mừng cho ta hay trong cuộc đời công khai rao giảng, Chúa Giêsu luôn hướng về cái giờ của Người, đó là giờ mà Người sẽ bỏ thế gian này mà về cùng Cha bằng cái chết trên thập giá. Và đây chính là một trong những chìa khóa giúp Chúa Giêsu nhìn thấy các sự vật hiện tượng theo cái nhìn của Cha trên trời, để rồi có được những cách thế phản ứng thuận ý Cha, đẹp lòng Cha (x.Mt 3,17; Mc 1,11).

Vì sao còn có những phản ứng chưa thấu lý và đạt tình nơi Kitô hữu, giáo dân, tu sĩ, giáo sĩ? Một trong những nguyên nhân đó là vì ta chưa thấy đúng sự vật hiện tượng. Vì sao ta chưa thấy đúng sự vật hiện tượng? Vì ta chưa biết nhìn như Chúa nhìn. Chưa biết nhìn như Chúa nhìn, ngoài những lý do khách quan thì rất có thể vì ta chưa thực sự gắn bó thiết thân với Chúa và cũng ít nghĩ đến cái giờ ta rời bỏ thế gian.

Lm Giuse Nguyễn văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
 
Niềm Tin
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
08:52 21/10/2021
Chúa Nhật 30 Mùa Thường Niên

Niềm Tin

(Gr 31, 7-9; Dt. 5, 1-6; Mc 10, 46-52).

Tiên tri Giêrêmia loan báo tin vui ngày trở về quê hương xứ sở. Ai đi đâu xa, cũng mong có ngày trở về. Nhất là những người bị đi lưu đầy, tù tội hay xa xứ đều mong có ngày được trở về quê hương. Sự trở về mang lại niềm vui lớn. Cuộc sống là một cuộc nối kết những chặng đường trở về. Chúng ta cùng đang lữ hành trên trần gian đầy chông gai thử thách. Mọi cuộc lữ hành cần có cùng đích để hướng tới. Mỗi người được sinh ra đời đều có cội có nguồn, có cha có mẹ, có quê hương xứ sở và có cùng đích để trở về. Cuộc sống vô thường và thay đổi, đổi thay mỗi ngày. Cũng như thời gian đắp đổi, có hợp có tan, có vui có buồn, có đi có về, có xuất có nhập, có sáng có tối và có sinh có tử. Không có ra đi thì cũng không có trở về. Sinh ký tử qui. Cuộc sống con người kết nối bởi những biến cố nhỏ to. Đời sống thiên nhiên cũng thế, vòng xoay bốn mùa xuân, hạ, thu, đông và hai mùa mưa nắng.

Dân Do-thái nhiều năm bị lưu đầy xa xứ sắp được trở về quê hương. Trong niềm vui mừng hân hoan, tiên tri Giêrêmia đã xướng lên: Vì Chúa phán thế này: Reo vui lên mừng Gia-cóp, hãy hoan hô dân đứng đầu chư dân!(Gr 31, 7). Niềm vui ngày trở về là ngày vui của sự xum họp trong tự do và hạnh phúc. Người Do-thái được giải thoát khỏi làm nô lệ tôi đòi cho ngoại bang. Niềm mơ ước được giải phóng trở về quê hương là một niềm mong ước vượt qúa sức của họ. Thiên Chúa đã yêu thương an bài để mọi người cùng được trở về sống chung, không phân biệt kẻ sang người hèn, kẻ tàn tật và người bất hạnh.

Tác giả thơ gởi tín hữu Do-thái đã diễn tả sự yếu đuối của con người, dù là những người đã được tuyển chọn giữa đoàn dân. Chúng ta biết rằng sự xấu có mặt trong đời sống của con người mọi thời, xưa cũng như nay. Những bản năng thú tính kéo lôi con người trở về với cách sống hoang dã. Con người dễ rơi vào những dịp tội của sự ghen tương, thù ghét, oán hờn và gian tham. Sống buông thả theo bản năng thì rất dễ dàng như bèo trôi theo dòng nước. Đi vào con đường hẹp để tu tâm luyện tính đòi hỏi sự ý thức và luyện tập chuyên cần. Tu tâm là xa tránh dịp tội, cải thiện đời sống, giảm bớt tham sân si và tập tành các nhân đức. Muốn nên người tốt, chúng ta phải chuyên tâm tu luyện và thực hành điều thiện trong ý tưởng, lời nói và hành động.

Bài phúc âm, kể câu chuyện Chúa Giêsu chữa cho anh mù thành Giêricô. Anh bị mù cả hai mắt và phải đi ăn xin. Có lẽ nhiều lần anh đã lảng vảng nơi đám đông tụ họp để ăn xin và nghe ngóng. Anh đã nghe và nhận diện ra Đấng có đầy lòng thương xót. Anh biết Đấng đó có uy quyền chữa trị bệnh cho anh. Anh bị mù chứ không phải quáng gà hay loạn thị. Các bác sĩ không thể chữa trị những chứng bệnh như mù, điếc, câm và què từ bẩm sinh. Anh đã chạy đến xin Chúa chữa. Người hỏi: "Anh muốn tôi làm gì cho anh?" Anh mù đáp: "Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được" (Mc 10, 51). Chúa đã chữa lành cho anh ta.

Chúa chữa lành cho anh mù và tức khắc anh nhìn thấy. Ngày nay xuất hiện nhiều thầy lang chữa bệnh, nhưng chỉ chữa những bệnh cảm cúm, đau nhức và phong thấp thường ngày. Thời tiết đổi thay, nay khỏe mai yếu. Hằng ngày người bệnh dùng cả thuốc bắc, thuốc nam, thuốc tây và thuốc bổ đủ loại, hiệu quả sớm muộn tùy duyên. Thật khó bề mà lường được nguyên nhân và hậu qủa của các hiện tượng chữa lành xảy ra. Như lời thánh Phaolô phát biểu: Đừng để ai lấy lời hão huyền mà lừa dối anh em. Thời nay có rất nhiều người cả tin, dễ tin và mê tín dị đoan. Những cảm giác, ảo tưởng, tâm sinh lý, ước muốn và môi trường chung quanh cuốn hút chúng ta vào những mê hoặc và giả tưởng. Chúng ta cần thức tỉnh tâm linh và trải nghiệm những diễn tiến thật sự trong thân xác mình. Chúa Giêsu nói với anh mù: Lòng tin của anh đã cứu anh. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cần một niềm tin tuyệt đối vào danh Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa.

Lạy Chúa, đức tin của chúng con rất hời hợt và nông cạn, xin thêm lòng tin cho chúng con. Đã nhiều lần chúng con mê hoặc chạy theo những lời mời gọi mơ hồ, giả trá, ảo tưởng và mê tín. Chúng con đã đặt niềm tin vào con người và phương tiện khoa học kỹ thuật trần gian hơn là đặt niềm tin nơi Chúa Kitô. Giờ đây, chúng con xin phó thác trọn vẹn cuộc đời trong tay Chúa, xin Chúa nâng đỡ phù trì.

Lm. Giuse Trần Việt Hùng
 
Gặp Được Chúa Sẽ Có Niềm Vui
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:57 21/10/2021
Gặp Được Chúa Sẽ Có Niềm Vui

Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XXX - B

(Mc 10, 46-52)

Dõi theo hành trình lên Giêrusalem của Chúa Giêsu, với những làm phép lạ Chúa làm, lời Chúa dạy, người môn đệ được dạy về phẩm chất tông đồ. Cùng với các môn đệ Chúa Giêsu tiếp tục hành trình lên về Giêrusalem. Nếu dọc đường có chàng thanh niên đến quỳ gối xin Chúa chỉ cho biết việc phải làm để được sống đời đời (x. Mc 10, 17), thì giữa các môn đệ cũng có sự năn nỉ nài van cho được ngồi ‘bên tả’ hay ‘bên hữu’ Chúa (x. Mc 10, 35-45).

Hôm nay vẫn trong hành trình trước khi vào thành thánh, có chàng thanh niên mù loà con ông Timê tên là Bartimê kêu xin gặp Chúa để được sáng mắt (x. Mc 10, 46-52). Thật lý thú và kỳ diệu biết bao cho những ai khát mong tìm gặp Chúa, họ sẽ rạng rỡ mừng vui, vì có được điều họ tha thiết nài xin.

Chúa là niềm vui của Israel

Khi dân Israel bị bắt đi lưu đày ở Babylon trở về, người trung thành với Chúa chỉ còn là số ít, họ quá yếu đuối, nghèo nàn và dễ bị tổn thương, đến nỗi không có phương tiện trở về, từ phương Bắc không thể tự giải thoát. Họ là những kẻ trở về để xây dựng đất nước : "trong chúng có kẻ đui, người què, kẻ mang thai, người ở cữ". Bàn tay xây dựng lại Israel là những kẻ đui mù, chứ không phải các thanh niên cường tráng! Làm thế nào họ có được khả năng xây dựng lại quốc gia? Thanh niên, người khoẻ mạnh đã bị đế quốc tiêu diệt trong các lao động khổ sai. Họ phải cáng đáng công việc xây dựng lại quê hương.

Trong lúc cùng đường bế tắc như thế Giêrêmia tuyên sấm : Đây Chúa phán: Hỡi Giacóp, hãy hân hoan vui mừng! " (Gr 31, 7). Không thể vui mừng sao được khi mình đang đui mù, què quăt, mang thai nay có được Thiên Chúa toàn năng trợ giúp dẫn dắt trở về : "Đây, Ta sẽ dẫn dắt chúng từ đất bắc trở về, sẽ tụ họp chúng lại từ bờ cõi trái đất: trong bọn chúng sẽ có kẻ đui mù, què quặt, mang thai và sinh con đi chung với nhau, hợp thành một cộng đoàn thật đông quy tụ về đây" (Gr 31, 8). Theo Dianne Bergant: "Phụ nữ mang thai và các bà mẹ tuy yếu ớt, dễ bị tổn thương nhưng cũng là biểu tượng của phong phú và hy vọng. Họ nắm giữ tương lai trong bản thân mình. Khi họ rời bỏ chốn lưu đày về đất hứa, họ mang theo khả năng sinh sản và khởi sự một tương lai mới".

Đúng là người công chính, đạo đức thực thi công bình, bác ái, sống thánh thiện siêu nhiên, mặc cho thế giới này sa đoạ đến đâu, mặc cho gièm pha độc ác của kẻ giả hình, những vẫn khao khát tìm gặp và cậy dựa vào Chúa, người ấy sẽ có được niềm vui lớn lao. Anh mù thành Giêricô, tên là Bartimê trong Tin Mừng hôm nay là một bằng chứng.

Chúa Giêsu là niềm vui của anh Bartimê

Chúng ta chiêm ngắm một anh chàng mù, nghèo khổ, gặp được hạnh phúc thật nhờ Chúa Giêsu. Anh thiếu hai điều : cái nhìn thể lý và khả năng tìm kiếm công ăn việc làm để kiếm sống, nên buộc anh phải đi ăn xin. Anh cần sự giúp đỡ và anh ngồi bên vệ đường lối vào thành Giêricô, nơi có nhiều người qua lại.

May mắn cho anh, một hôm chính Đức Giêsu cùng với các môn đệ và một số người khác đã đi ngang qua đó. Chắc chắn anh mù đã từng nghe nói về Chúa Giêsu, là Đấng đã làm nhiều phép lạ, Đấng ấy đang đến gần anh ta, chớp thời cơ, anh kêu lên : "Hỡi Con vua Davít, xin thương xót tôi!" (Mc 10, 47). Đối với những người đang đi theo Chúa thì tiếng kêu của anh mù thật khó chịu, họ ích kỷ, không chịu thấu hiểu hoàn cảnh của anh. Nhưng lời kêu xin lớn tiếng của anh chứng tỏ anh khao khát gặp Chúa lắm. Lời ấy vang tới tai Chúa và động đến tâm hồn Chúa Giêsu. Người muốn đáp ứng lời van xin của anh mù ăn mày này, nên truyền gọi anh đến đến và chữa lành anh ta.

Lập tức anh mù được đối diện với Con vua Đavít. Giây phút quyết định là sự khát khao gặp gỡ cá nhân, trực tiếp, giữa Chúa với người đang đau khổ. Hai người đối diện nhau : Thiên Chúa với ý muốn chữa lành và con người với ước ao được chữa lành. Hai sự tự do và hai ý chí đều huớng về một điểm. Cuộc đối thoại bắt đầu kẻ hỏi người thưa, "Chúa Giêsu nói với anh: " Anh muốn Ta làm gì cho anh? "Người mù đáp : "Lạy Thầy, xin cho tôi được thấy" Chúa ra lệnh: "Con hãy đi! Ðức Tin con đã cứu chữa con!" (Mc 10,51) Lập tức Chúa Giêsu cho anh thấy, anh hết sức vui mừng và đi theo Chúa.

Chúa là nguồn vui của chúng ta

Niềm vui của Thiên Chúa, niềm vui của con người. Theo Phúc âm kể tiếp như sau : Bước vào ánh sáng, anh mù Bartimê bắt đầu theo Chúa khắp nơi! Ðiều này có nghĩa là anh mù trở thành môn đệ Chúa và theo Người lên Giêrusalem, để cùng với Chúa tham dự vào mầu nhiệm cao cả của ơn cứu rỗi.

Cái nhìn thể lý thật quan trọng, cái nhìn từ bên trong của Thiên Chúa. Thánh Clêmentê Alexandria nói, "Chúng ta hãy chấm dứt việc lơ là sự thật, hãy ra khỏi bóng tối và sự vô minh, như một áng mây, hãy ra khỏi đám mây che lấp chúng ta để chiêm ngưỡng Thiên Chúa thật".

Chúng ta thường hay than phiền và nói rằng, tôi không biết cầu nguyện. Hãy noi gương anh chàng Bartimê mù trong Tin Mừng : Anh không ngần ngại kêu lên cùng Chúa Giêsu tất cả những gì anh ta cần. Phải chăng chúng ta thiếu đức tin? Nếu thiếu, hãy thưa cùng Chúa : "Lạy Chúa, xin ban thêm lòng tin cho chúng con". Phải chăng chúng ta có người thân bằng hay trong gia đình có người bỏ bê việc sống đạo? Vậy, hãy cầu nguyện như thế này: "Lạy Chúa Giêsu, xin cho họ được nhìn thấy". Liệu đức tin có quan trọng như vậy không? Nếu chúng ta so sánh cái nhìn thế lý, chúng ta sẽ nói gì đây?

Ðức Tin là cuộc hành trình của sự soi sáng: đức tin khởi sự từ thái độ khiêm tốn nhìn nhận mình cần đến ơn cứu rỗi và đạt đến cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Kitô, Ðấng là nguồn vui và là ơn cứu độ. Tình trạng của anh mù thật là buồn, nhưng nhiều người còn chưa tin vào Chúa còn buồn hơn. Chúng ta hãy nói với họ : Thầy gọi anh và hỏi anh cần gì, Chúa Giêsu sẽ đáp trả bạn cách hào phóng.

Lạy Mẹ Maria, xin dẫn chúng con đến gặp Chúa, để chúng con được no thỏa niềm vui ân tình của Chúa. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:47 21/10/2021

41. Siêu thoát vật chất hữu hình chính là tiếng vọng đến ranh giới tinh thần.

(Thánh John Climacus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:50 21/10/2021
89. NAM BẮC NÓI KHOÁC

Một người ở miền nam và một người ở miền bắc đều thích nói khoác, cả hai người đều ngưỡng một danh của nhau, nên không ngại đường xa vạn lý đến thăm nhau.

Người miền nam nói:

- “Nghe nói quê của anh rất lạnh, vậy thì lạnh đến mức độ nào?”

Người miền bắc cười nói:

- “Miền bắc rất lạnh, khi đi tiểu tiện thì đem theo cái gậy, bởi vì khi tiểu tiện là đóng băng, hễ đóng băng thì đánh, nếu không thì người và tường sẽ đóng băng với nhau một chỗ. Tắm trong bồn nước, ngay cả người cũng đóng băng trong bồn”.

Nói xong thì hỏi lại:

- “Nghe nói quê anh rất nóng, vậy thì nóng đến cở nào?”

Người miền nam cười nói:

- “Khi miền nam nóng, nếu lấy bánh mì bỏ trên tường thì lập tức chín ngay. Mùa hạ, có người đuổi heo trên phố, đi không bao xa thì thành heo luộc”.

Người miền bắc nói:

- “Heo biến thành như thế thì người đó làm sao chịu được?”

Người miền nam nói:

- “Thì người đó đã hóa thành tro bụi trước rồi !”

(Hi đàm lục)

Suy tư 89:

Nói khoác lác, nói láo trắng trợn, nói dối như thật mà vẫn có người ngưỡng mộ, thì đúng là khoác lác siêu đẳng.

Con người ta dễ tin những điều huyền hoặc hơn tin những điều thực tế; nghe những lời nói láo hơn nghe lời nói thật, cho nên trong cuộc sống cá nhân cũng như đời sống xã hội thường xảy ra những tệ nạn, và những câu chuyện dở khóc dở cười. Bởi vì không phải ai cũng nói được lời thật, nhưng phải là người có quyết tâm và có đời sống hướng thiện luôn kết hợp với Thiên Chúa.

Lời Chúa được “nổi tiếng” trên cả thế giới, chứ không hạn hẹp ở miền nam hay miền bắc, đó là sự thật.

Lời của Thiên Chúa là lời chân thật, lời đem lại hạnh phúc, trường sinh và bình an, nhưng xem ra có rất ít người Ki-tô hữu nghe và thực hành Lời Chúa, bởi vì con người ta luôn nghĩ đến vật chất danh vọng, nên Lời Chúa không còn chỗ trong tâm hồn của họ nữa, thật đáng tiếc và đáng buồn vậy !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Chúa muốn gì đây?
Lm. Minh Anh
22:27 21/10/2021

“CHÚA MUỐN GÌ ĐÂY?”
“Cảnh sắc đất trời, các người biết nhận xét; còn thời đại này, sao lại không biết nhận xét?”.

Một đêm thu huyền hoặc, chuông các nhà thờ Ba Lan vang vọng khắp mọi nẻo đường. Đàn ông, phụ nữ đổ xuống các ngả đường như nước. Muôn lời ca, bao lời kinh, cùng với nến, hoa, cờ và cả nước mắt; những cái ôm và cả rượu Champagne… Điều gì đang xảy ra? Một người con của Ba Lan được chọn làm Giáo hoàng! Điều không thể đã trở thành có thể! Tại thị trấn Wadowice, cha Edward Zacher tê liệt vì xúc động, ngài không thể nói một lời với các tín hữu đang chen chúc trong nhà thờ để tạ ơn vì vui mừng. Tối hôm đó, ngài từ từ mở cuốn sổ Rửa Tội của giáo xứ, lật từng trang ố vàng và dừng lại ở tháng 5 năm 1920. Kìa, Carolus Joseph Wojtyła! Chính cha Zacher đã dạy giáo lý khi Wojtyła còn là một cậu bé. Sổ Rửa Tội ghi rõ bằng tiếng Latin, Carolus Joseph Wojtyła với ngày Rửa tội, Rước lễ lần đầu, Thêm sức, thụ phong Linh mục và Giám mục, Hồng Y. Bên lề cuối trang, tay vị linh mục già run run… khi viết thêm, “Ngày 16 tháng 10, 1978, được chọn làm Giáo hoàng; tên gọi là Gioan Phaolô II”. Môi ngài lẩm bẩm, “Chúa muốn gì đây?”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Chúa muốn gì đây?”, câu hỏi của cha Zacher được trả lời khi thánh Gioan Phaolô II, Giáo Hội kính nhớ hôm nay, là dấu chỉ cho thế giới vào buổi giao mùa của hai thế kỷ, 20 và 21. Gioan Phaolô vừa là dấu chỉ vừa là người góp phần cáo chung của chủ nghĩa Cọng Sản vốn đã sụp đổ hàng loạt năm 1989 ở Đông Âu, bắt đầu từ Ba Lan đến Liên Xô và cả 14 quốc gia độc lập tách khỏi Nga. Thật trùng hợp! Tin Mừng hôm nay cũng nói đến dấu chỉ, Chúa Giêsu trách người đương thời không nhận ra dấu chỉ, rằng, có ‘một ai đó’ vĩ đại hơn Salomon và Giôna đang ở giữa họ! “Cảnh sắc đất trời, các người biết nhận xét; còn thời đại này, sao lại không biết nhận xét?”.

Với những người theo Chúa, việc đọc ra dấu chỉ, nhận biết thời điềm thật quan trọng! Nghĩa là, làm sao chúng ta có thể nhìn thấy và giải thích đúng đắn những gì đang xảy ra trong nền văn hoá, xã hội và thế giới của mình; và quan trọng hơn, nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa đang đối nghịch với sự ẩn hiện của Satan trong đó; để rồi, đặt câu hỏi, “Chúa muốn gì đây?”. Bởi lẽ, xã hội ngày nay đang mang đến cho chúng ta vô vàn ‘lựa chọn đạo đức’ khi chúng ta bị lôi kéo ở chỗ này, chỗ kia; tâm trí chúng ta đang bị thử thách cách này, cách khác. Trong thư Rôma hôm nay, thánh Phaolô thú nhận, “Sự lành tôi muốn thì tôi không làm, sự dữ tôi không muốn thì tôi lại làm!”.

Một trong những thủ đoạn của Satan là gieo rắc dối trá; nó tìm cách gây xáo trộn theo vô số cách. Lời dối trá của nó có thể đến qua các phương tiện truyền thông, các nhà lãnh đạo chính trị và đôi khi, qua cả một số lãnh đạo tôn giáo. Satan yêu thích điều đó khi có sự chia rẽ, phân hoá và rối loạn. Vì thế, đọc cho được dấu chỉ chính là nhìn thấy những sai lầm văn hoá và đạo đức đang đối nghịch với Tin Mừng, nghịch với giáo huấn Hội Thánh, để tự hỏi, “Chúa muốn gì đây?”.

Anh Chị em,

“Chúa muốn gì đây?”. Trước một bối cảnh xã hội và thế giới rối ren như thế, người Kitô hữu phải làm sao để có thể đọc ra dấu chỉ và nhận biết thời điềm; dịch bệnh, chiến tranh, tham nhũng, nghèo đói… Câu trả lời là, chúng ta phải nhận ra một ai đó; nghĩa là, trên tất cả mọi sự, chúng ta phải tìm kiếm Chúa Giêsu ngang qua thinh lặng, cầu nguyện và van nài sự soi rọi của Chúa Thánh Thần; Thánh Vịnh đáp ca hôm nay thật ý nghĩa, “Lạy Chúa, thánh chỉ Ngài, xin dạy cho con!”; đồng thời, quan trọng hơn, cho phép sự hiện diện của Chúa Giêsu tràn đầy trong cuộc sống mình. Chính Ngài sẽ giúp chúng ta biện phân điều gì đến từ Thiên Chúa, điều gì không đến từ Ngài!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin cho con luôn biết tự hỏi, “Chúa muốn gì đây?”; và điều Chúa muốn con trước hết ngay hôm nay, là không hùa theo thói đời nhưng là nên thánh”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Khóc bạn mới qua đời, Đức Bênêđíctô XVI hy vọng sớm được đi đoàn tụ trên thiên đàng
Đặng Tự Do
05:07 21/10/2021


Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI nói rằng ngài mong muốn được cùng bạn bè lên thiên đàng trong một thông điệp chia buồn sau cái chết của một linh mục dòng Xitô.

Trong một bức thư đề ngày 2 tháng 10 và được tu viện Wilhering ở Áo công bố hôm thứ Ba 19 tháng 10, vị giáo hoàng đã nghỉ hưu 94 tuổi nói rằng cái chết của cha Gerhard Winkler đã khiến ngài vô cùng xúc động.

“Tin tức về sự ra đi của Giáo sư Tiến sĩ Gerhard Winkler dòng Xitô Nhặt Phép mà bạn đã báo cho tôi, đã ảnh hưởng sâu sắc đến tôi,” Đức Bênêđíctô XVI, là giáo hoàng từ năm 2005 đến 2013, viết.

“Trong số tất cả những đồng nghiệp và bạn bè, anh ấy là người thân thiết nhất với tôi. Sự vui vẻ và đức tin sâu sắc của anh ấy luôn thu hút tôi”.

“Bây giờ anh ấy đã đến thế giới tiếp theo, nơi tôi chắc chắn rằng nhiều bạn bè đã chờ đợi anh ấy. Tôi hy vọng rằng tôi có thể sớm tham gia cùng họ”.

Cha Bernhard Winkler sinh tại Wilhering, vùng Thượng Áo, gần thành phố Linz, vào năm 1931. Ngài vào tu viện Xitô địa phương năm 1951, đổi tên là Gerhard. Ngài được thụ phong linh mục vào ngày 29 tháng 6 năm 1955, tại Linz.

Sau khi lấy bằng tiến sĩ thần học tại Vienna năm 1956, ngài dạy tiếng Đức và tiếng Anh. Ngài lấy bằng thạc sĩ tiếng Anh tại Đại học Notre Dame ở Indiana, Hoa Kỳ.

Năm 1969, ngài bắt đầu sự nghiệp học tập ở Đức, giảng dạy ở Bochum và Freiburg.

Ngài đã làm việc chặt chẽ với Giáo sư Joseph Ratzinger, hay Đức Bênêđíctô XVI tương lai, tại Đại học Regensburg, nơi ngài giảng về Lịch sử Giáo hội Trung cổ và Hiện đại từ năm 1974 đến năm 1983.

Cha Ratzinger gia nhập Đại học Regensburg năm 1969 với tư cách là giáo sư thần học tín lý và lịch sử tín lý. Ngài giữ chức phó hiệu trưởng của trường đại học cho đến năm 1977, khi ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của Munich và Freising.

Winkler là giáo sư lịch sử Giáo hội tại Đại học Salzburg, Áo, từ năm 1983 cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1999.

Từ năm 2018, ngài sống trong một nhà chăm sóc do các nữ tu ở Linz điều hành.

Đức Bênêđíctô XVI kết thúc thông điệp chia buồn của mình như sau:

“Trong khi chờ đợi, tôi cùng với ngài và cộng đồng tu sĩ của Wilhering cầu nguyện.”


Source:Catholic News Agency
 
Lễ tuyên Chân Phước cho Linh mục Juan Elías Medina, và 126 bạn tử đạo
Đặng Tự Do
05:08 21/10/2021


Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, đã là vị chủ tế chính trong Thánh lễ phong chân phước vào ngày 16 tháng 10.

Cha Juan Elías Medina, và 126 bạn tử đạo, là các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo dân, đã bị giết vì hận thù đức tin trong cuộc đàn áp tôn giáo kinh hoàng nhất vào những năm 1930 ở Tây Ban Nha.

Trong cuộc tuyển cử tháng 2 năm 1936, Mặt Trận Bình Dân giành được đa số ghế trong Quốc hội và tiến hành những cải cách thiên tả. Tháng Sáu năm đó, thủ tướng Casares Quiroga, đã phát lưu các thủ lĩnh quân đội bị nghi ngờ tiến hành âm mưu lật đổ tân chính phủ, trong đó có Tướng Francisco Franco. Điều này đã dẫn cuộc binh biến của quân đội nhằm lật đổ chính phủ của Mặt Trận Bình Dân.

Ngày 17 tháng 7 năm 1936, cuộc nổi loạn của quân đội bùng nổ, bắt đầu từ tín hiệu được lặp đi lặp lại từ đài phát thanh “Trời quang đãng trên toàn Tây Ban Nha”.

Cuộc nổi loạn theo dự kiến sẽ là một cuộc đảo chính chóng vánh, nhưng thực tế đã không xảy ra như vậy. Trong giai đoạn đầu, phe nổi loạn không giành được một thành phố quan trọng nào cả, tại Madrid họ bị vây hãm trong doanh trại Montaña. Doanh trại này thất thủ ngày hôm sau với rất nhiều máu đổ.

Mặt Trận Bình Dân với sự hỗ trợ của Liên Sô và Mễ Tây Cơ đã thực hiện một cuộc tàn sát người Công Giáo trên quy mô rất lớn vì chủ trương thiên tả của họ và vì cho rằng Giáo Hội Công Giáo ủng hộ quân đội.

Cuộc Nội chiến tại Tây Ban Nha đã kết thúc ngày 1/4/1939 với chiến thắng của Tướng Francisco Franco. Trong cuộc chiến này 13 Giám Mục, 4172 linh mục triều và các chủng sinh, 2364 linh mục dòng và các nam tu sĩ cùng với 283 nữ tu đã bị Mặt Trận Bình Dân sát hại.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong 233 vị tử đạo Tây Ban Nha.

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tôn phong 498 vị.

Tính đến nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tôn phong cho 652 vị tử đạo Tây Ban Nha.


Source:Catholic News Service
 
Đói quá bắt cóc các nhà truyền giáo Mỹ ở Haiti đòi tiền chuộc
Đặng Tự Do
05:08 21/10/2021


Một nhóm gồm 17 nhà truyền giáo và các thành viên trong gia đình đã bị bắt cóc ở Haiti hôm thứ Bảy, tờ New York Times đưa tin lần đầu tiên. Những nhà truyền giáo là một phần của Christian Aid Ministries, có trụ sở tại Ohio, và bị bắt cóc khi đến thăm một trại trẻ mồ côi.

Trong một bản tin cập nhật được đăng trên trang web của mình vào chiều Chúa Nhật, Christian Aid Ministries đã xin các tín hữu Kitô cầu nguyện cho một “giải pháp”. Tổ chức này cho biết những người bị bắt cóc bao gồm năm người đàn ông, bảy phụ nữ và năm trẻ em. Trong 17 người bị bắt cóc 16 người là công dân Hoa Kỳ, và một người là công dân Canada.

Bản tin có đoạn viết:

“Trong tư cách là một tổ chức, chúng tôi dâng tình cảnh này lên Thiên Chúa và tin cậy rằng Ngài sẽ dẫn dắt chúng tôi vượt qua. Xin cho danh Chúa Giêsu được tôn vinh và nhiều người hơn nữa nhận biết tình yêu và ơn cứu rỗi của Ngài”.

Washington Post đưa tin rằng một người quen thuộc với tình huống này cho biết một trong những người bị bắt cóc đã gửi tin nhắn qua WhatsApp. “Xin hãy cầu nguyện cho chúng tôi! Chúng tôi đang bị bắt làm con tin, họ đã bắt cóc tài xế của chúng tôi. Cầu nguyện, cầu nguyện, cầu nguyện. Chúng tôi không biết họ đang đưa chúng tôi đi đâu”.

Một quan chức cảnh sát Haiti cáo buộc băng đảng “400 Mawozo” khét tiếng phải chịu trách nhiệm về vụ bắt cóc. Chính băng nhóm tội phạm đó đã đứng sau vụ bắt cóc các linh mục và nữ tu Công Giáo vào tháng Tư.

Theo báo cáo của tờ Times, các nhà truyền giáo có trụ sở tại thị trấn Titanyen và đang trở về sau khi đến đôn đốc việc xây dựng một trại trẻ mồ côi ở Fond Parisien.

Haiti đã bị rung chuyển bởi thiên tai, bất ổn dân sự, và thường xuyên xảy ra bạo lực và bắt cóc băng đảng trong những tháng gần đây. Tổng thống Jovenel Moïse của đất nước đã bị ám sát tại nhà riêng vào tháng Bảy, và một trận động đất 7.2 độ richter đã xảy ra ở đất nước này vào tháng Tám.

Một nhà ngoại giao hàng đầu của Tòa Thánh hôm thứ Sáu đã cảnh báo về những vấn đề an ninh “không thể chịu nổi” trong một tuyên bố tại Hội nghị Công ước Arria của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tại Haiti.

Đức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia, Quan sát viên Thường trực của Tòa thánh tại Liên Hiệp Quốc, cho biết: “Vụ ám sát tổng thống chứng tỏ rằng không ai là bất khả xâm phạm. Tình trạng thiếu an ninh đã trở nên không thể chịu đựng được, dường như không còn hy vọng trong tương lai gần.”

Ngài lưu ý “tình trạng bất ổn dân sự lan rộng” ở Haiti, nơi “bắt cóc đã trở nên phổ biến và bạo lực băng đảng lan tràn đến mức các tổ chức nhân đạo bị cản trở thực hiện công việc quan trọng của họ.”

Ngài nói: “Thường thì những người này bao gồm các nhà truyền giáo và nhân viên của các tổ chức dựa trên đức tin.

Vào tháng 4, 10 linh mục và nữ tu Công Giáo đã bị bắt cóc tại thị trấn Croix-des-Bouquets. Băng nhóm tội phạm tự xưng là “400 Mazowo” đã đòi 1 triệu đô la tiền chuộc trong vụ này. Ba trong số những người bị bắt cóc đã được thả cùng ngày, trong khi bảy người còn lại được thả sau vài tuần; không rõ liệu Giáo Hội có phải trả tiền chuộc hay không.

Vào thời điểm đó, Tổng giáo phận Port-au-Prince đã cảnh báo trong một tuyên bố rằng bạo lực băng đảng ở nước này đã lên đến mức “chưa từng có”.


Source:Catholic News Agency
 
Giám Mục Anh bỏ sang Công Giáo giải thích quyết định của mình: Giáo Hội mà tôi vô cùng yêu mến đã lạc lối. Tôi không còn lựa chọn nào khác là ra đi
Đặng Tự Do
16:27 21/10/2021


Trong một lá thư gởi cho tờ Daily Mail, cựu Giám mục của Rochester, Tiến sĩ Michael Nazir-Ali, đã lên tiếng giải thích về quyết định bỏ hết các chức vụ để xin làm một người giáo dân bình thường trong Giáo Hội Công Giáo. Quyết định của ông đã có một tác động sâu sắc đối với Giáo Hội Anh Giáo.

Tiến sĩ Michael Nazir-Ali, 72 tuổi, là Giám mục của Rochester từ năm 1994 đến năm 2009. Ông cho biết ông muốn được thờ phượng trong một ‘Giáo Hội, nơi có sự giảng dạy rõ ràng cho các tín hữu’, và đã phải mất nhiều năm suy tư trước khi đưa ra quyết định trọng đại này.

Tiến sĩ Michael Nazir-Ali đã bảo vệ quyết định gia nhập Giáo Hội Công Giáo trước các lời chỉ trích và bày tỏ sự thất vọng của ông đối với Giáo hội Anh vì đã không ủng hộ 'các giá trị cốt lõi'.

Cựu Giám mục của Rochester, 72 tuổi, người đã tiết lộ động thái vào thứ Sáu tuần trước, cho biết Giáo hội Anh giáo đã bị tràn ngập bởi các nhà hoạt động theo đuổi ‘một chương trình nghị sự nhắm vào các vấn đề đơn lẻ, thường là theo mốt thời đại’.

Trong bài viết trên Daily Mail, ông cho biết sự chia rẽ trong Giáo hội Anh đã khiến ông cảm thấy mình ‘mâu thuẫn với Giáo hội’. Tiến sĩ Nazir-Ali, người sẽ được phong chức linh mục Công Giáo trong tháng này, là giám mục người Anh thứ ba thực hiện động thái này trong năm nay.

Khi tôi được thụ phong linh mục Anh giáo vào năm 1976, đó là một khoảnh khắc vui mừng và hy vọng: Tôi mong đợi suốt đời phụng sự Thiên Chúa trong Giáo hội Anh giáo, nơi có Chúa Kitô và Kinh thánh đặt ở trung tâm.

Các giá trị của Giáo hội là tất cả những gì tôi tin tưởng: giúp người khác đến với đức tin và được hình thành bởi đức tin, lòng khoan dung và tự do, sự thánh thiện của con người, của hôn nhân và tầm quan trọng của gia đình.

Hồi đó Giáo hội đã ca tụng và bảo vệ những giá trị đó. Nó không rúc vào nơi kín đáo, hối lỗi hay xấu hổ về những điều này.

Tôi không bao giờ có thể tưởng tượng được rằng 45 năm sau, tôi cảm thấy bị buộc phải rời khỏi Giáo Hội Anh giáo mà tôi yêu mến, như cách đây hai tuần khi tôi được đón nhận vào Giáo Hội Công Giáo, vào giáo hạt Wasingham - được cung cấp cho những người Anh giáo muốn trở thành một phần của Giáo Hội Công Giáo trong khi vẫn giữ các truyền thống Anh giáo của họ.

Đó là một khoảnh khắc cay đắng và ngọt ngào lẫn lộn.

Cay đắng, vì tôi vô cùng đau buồn rằng Giáo hội Anh không phải là giáo hội mà tôi đã tham gia. Có nhiều giáo xứ, linh mục và tín hữu cá nhân vẫn cam kết với đức tin và giá trị Kinh thánh. Nhưng với tư cách là một tổ chức, nó dường như đang mất phương hướng.

Ngọt ngào, bởi vì tôi vui mừng về những cơ hội mà việc tham gia giáo hạt Wasingham sẽ mang lại: đó là bảo vệ nhân quyền và giúp đỡ hàng triệu Kitô Hữu đang đau khổ và những người khác trên khắp thế giới. Giáo Hội Công Giáo là một tổ chức toàn cầu thực sự hiệp nhất, là điều mang lại sức mạnh.

Giáo Hội Anh giáo đã trở thành mảnh vụn, một tập hợp lỏng lẻo của các nhà thờ, nhiều người trong số họ có những cách giải thích trái ngược nhau về Kitô Giáo. Ngay cả khi Giáo hội cố gắng thống nhất mọi thứ, những quyết định này dường như không có nhiều sức nặng - mọi người cứ đi và làm theo cách riêng của họ.

Tôi đã vật lộn với điều này trong vài năm, nhưng cuối cùng nhận ra rằng tôi không còn lựa chọn nào khác.

Tôi thường cảm thấy cô đơn, mâu thuẫn với Giáo hội. Đôi khi, tốt hơn là có gió sau lưng bạn hơn là liên tục chiến đấu chống lại nó.

Đó là một quyết định cá nhân sâu sắc. Tôi đang di chuyển từ Giáo hội này sang Giáo hội khác, để đáp ứng các nhu cầu tâm linh của mình. Nó không phải là một 'sự cải đạo' từ tôn giáo này sang tôn giáo khác.

Giờ đây, với tư cách là một thành viên của Giáo hạt, tôi đã hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo trong khi vẫn giữ được những gì tôi yêu thích về Anh giáo: vẻ đẹp của sự thờ phượng, tình yêu Kinh thánh và cam kết mục vụ đối với cộng đồng rộng lớn hơn. Và Giáo hạt chấp nhận các giáo sĩ đã kết hôn - tôi đã kết hôn hạnh phúc với Valerie trong gần 50 năm.
Source:Daily Mail
 
Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức của Tô Cách Lan bị cố ý phóng hỏa
Đặng Tự Do
16:28 21/10/2021


Những kẻ phá hoại đã tấn công vào đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức của Tô Cách Lan vào đêm Chúa Nhật, đây là vụ việc mới nhất trong một loạt các vụ việc xảy ra tại các địa điểm Công Giáo tại quốc gia này.

Đám cháy vào ngày 17 tháng 10 đã gây ra thiệt hại cho đền thánh Đức Mẹ Carfin Grotto, nằm khoảng 15 dặm, tức là 24km, bên ngoài trung tâm thành phố Glasgow, làm tăng thêm căng thẳng tài chính cho ngôi đền đã từng đón hơn 70,000 khách hành hương mỗi năm trước cuộc khủng hoảng coronavirus.

John P. Mallon, người đồng sáng lập của Sancta Familia Media, công ty giải thích các yêu cầu thông tín của báo chí thay mặt cho ngôi đền, nói với CNA vào ngày 19 tháng 10: “Tất cả chúng tôi ở Carfin đều rất buồn khi chúng tôi đang tiến tới kỷ niệm một trăm năm ngày khai trương hang đá Đức Mẹ vào ngày 1 tháng 10 năm 2022”.

“COVID đã giảm rất nhiều lượng khách hàng năm của chúng tôi, hàng loạt các cuộc hành hương bị hủy bỏ, vì vậy ngân sách của chúng tôi rất eo hẹp trước cuộc tấn công này.”

“Ngọn lửa khá dữ dội và cố tình bùng phát bằng cách chất đống các vật dụng lại với nhau và châm lửa đốt”.

Tờ Scottish Sun cho biết, cảnh sát đã nhận được một báo cáo liên quan đến vụ hỏa hoạn và các cuộc điều tra mới ở giai đoạn đầu.

Mallon giải thích rằng đám cháy đã làm hư hại các bia tưởng niệm những người thân đã khuất trong hang động tưởng niệm Lộ Đức của đền thờ, do Đức Cha Jacques Perrier của Tarbes và Lourdes thánh hiến vào năm 2009,

Ông nói: “Các giá đỡ nến bằng sắt đã bị nung chảy hoàn toàn và bị lửa làm hư hỏng, không thể sử dụng được và một số bảng bị mất chữ”.

“Chúng tôi đang chờ thêm thông tin từ cảnh sát và chúng tôi sẽ cần kiểm tra an ninh và kiểm tra cấu trúc đền thánh nhiều hơn, bao gồm cả đèn chiếu sáng và dây cáp.”

Đền thờ, do giáo dân địa phương chung tay xây dựng đối diện với nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê ở Carfin, được khánh thành vào năm 1922. Du khách có thể vào thăm quanh năm, với các thánh lễ hàng ngày và các giờ giải tội, chầu Thánh Thể, tuần cửu nhật và các đám rước.

Carfin Grotto đã thực hiện một chiến dịch huy động vốn từ cộng đồng để trang trải chi phí khắc phục thiệt hại do hỏa hoạn gây ra.

Người Công Giáo là một nhóm tôn giáo thiểu số ở Tô Cách Lan, chỉ chiếm 16% trong tổng dân số 5.5 triệu người.

Một loạt các vụ việc gần đây đã khiến người Công Giáo Tô Cách Lan lo lắng.

Vào tháng 7, một linh mục đã bị tấn công bởi một người đàn ông cầm chai thủy tinh khi ngài đang cầu nguyện tại một nhà thờ Công Giáo ở Edinburgh. May mắn là ngài né được, và không bị thương.

Vào tháng 8, một người đàn ông đã bị bắt và bị buộc tội liên quan đến vụ hỏa hoạn kinh hoàng tại St. Partick, một nhà thờ Công Giáo 163 năm tuổi ở Glasgow.

Những kẻ phá hoại đã tấn công nhà thờ Thánh Patrick ở Wishaw, North Lanarkshire, vào đầu giờ ngày 18 tháng 10, làm hư hỏng các chậu cây.

Mallon cho biết: “Chúng tôi không muốn đóng quyền truy cập 24/7 hiện tại của đền thánh Đức Mẹ. Nó đã là một nơi cầu nguyện và an ủi trong hơn 99 năm, một nơi chào đón tất cả mọi người”.

“Tuy nhiên, chúng ta cần thắt chặt an ninh vì hầu như hàng ngày chúng ta đều nghe thấy các vụ tấn công, phá hoại và gây thiệt hại cho các nhà thờ Công Giáo trên khắp Tô Cách Lan. Những người Công Giáo lo ngại và tin rằng cần phải làm nhiều hơn nữa ở cấp quốc gia”.
Source:Catholic News Agency
 
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ yêu cầu Tòa án Tối cao ngăn chặn luật phá thai nhịp tim của Texas
Đặng Tự Do
16:28 21/10/2021


Bộ Tư pháp Hoa Kỳ hôm thứ Hai đã yêu cầu Tòa án Tối cao chặn một đạo luật phò sinh của Texas, có hiệu lực từ tháng 9, cấm phá thai sau khi phát hiện tim thai và dựa vào các vụ kiện tụng của công dân để thực thi lệnh cấm.

Trong một đơn gửi lên Tòa án Tối cao vào ngày 18 tháng 10, Bộ Tư pháp lập luận rằng Texas đã tìm cách lách các phán quyết của Tòa án Tối cao trong vụ Roe kiện Wade và Planned Parenthood kiện Casey. Bộ đã yêu cầu Tòa án Tối cao phủ quyết một án lệnh gần đây của một tòa phúc thẩm, tòa án này đã khôi phục luật sau khi bị tòa cấp dưới tạm thời phong tỏa.

Đạo luật Nhịp tim Texas, còn được gọi là Dự luật số 8 của Thượng viện, cấm phá thai sau khi phát hiện thấy nhịp tim của thai nhi— khoảng sáu tuần tuổi thai — trừ trường hợp cấp cứu y tế.

Những người nghĩ ra Đạo luật Nhịp tim Texas rất thông minh. Thông thường luật pháp là do các cơ quan thực thi pháp luật thực hiện. Đạo luật Nhịp tim Texas giao việc thực hiện cho các công dân. Cụ thể, nếu ai biết một trường hợp vi phạm, họ có thể tố cáo. Người vi phạm phải trả tiền cho người tố cáo. Như thế, các công dân bình thường trở thành thợ săn tiền thưởng.

Luật cho phép trao giải thưởng ít nhất 10,000 đô la cho các vụ kiện thành công, có thể được nộp bởi những người trong hoặc ngoài Texas, chống lại những người thực hiện hoặc hỗ trợ phá thai bất hợp pháp. Những thai phụ phá thai không thể bị kiện theo luật có hiệu lực lần đầu tiên vào ngày 1 tháng 9.

“Cho đến nay, SB 8 đã hoạt động chính xác như dự định: Ngoại trừ một vài ngày có lệnh ban đầu, SB 8 có hiệu lực khủng bố đã khiến việc phá thai không có hiệu lực ở Texas sau khoảng sáu tuần của thai kỳ. Nói tóm lại, Texas đã vô hiệu hóa thành công các quyết định của Tòa án này trong phạm vi biên giới của nó,” quyền Tổng luật sư Brian Fletcher thay mặt Bộ Tư pháp viết trong đơn gởi Tối Cao Pháp Viện.

Một phán quyết ngày 6 tháng 10 từ một thẩm phán quận liên bang đã cấm Texas thực hiện các hành động như bồi thường thiệt hại cho các vụ kiện thành công hoặc thi hành các bản án trong những trường hợp như vậy. Chỉ hai ngày sau, Hội đồng gồm ba thẩm phán của Tòa phúc thẩm vòng 5 Hoa Kỳ sau đó đã tạm thời hủy bỏ quyết định đó vào ngày 8 tháng 10.

Tổng thống Joe Biden, một người Công Giáo, đã gọi đạo luật này là “một cuộc tấn công chưa từng có đối với quyền hiến định của phụ nữ” và hứa sẽ nỗ lực “toàn bộ chính phủ” để duy trì quyền tiếp cận phá thai ở Texas.

Ông chỉ đạo các cơ quan liên bang, bao gồm Bộ Tư pháp, xem xét những hành động nào có thể được thực hiện “để đảm bảo rằng phụ nữ ở Texas được tiếp cận với các phương pháp phá thai an toàn và hợp pháp khi được Roe bảo vệ”.
Source:Catholic News Agency
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh ngày thế giới truyền giáo
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:54 21/10/2021
Hình ảnh ngày thế giới truyền giáo

Từ khi Chúa Giêsu Kitô thành lập Hội Thánh cách đây hơn hai ngàn năm, nhiệm vụ rao truyền giáo rao giảng tin mừng tình yêu Thiên Chúa là bổn phận căn bản sống còn của Hội Thánh về khía cạnh tâm linh cũng như về khía cạnh tổ chức giáo đòan, xứ đạo hội đoàn.

Vậy đâu là hình ảnh nếp sống truyền gíao của Hội Thánh Chúa?

Khởi đầu từ các Thánh tông đồ, sau khi Chúa Giêsu Kitô trở về trời, đã từ Jerusalem nước Do Thái ra đi sang các xã hội đất nước trong vùng đế quốc Roma, rao truyền tin mừng tình yêu, niềm hy vọng vào Chúa cho con người. Và các ngài đã mở mang xây dựng đời sống tâm linh các nhóm giáo đoàn, các cơ sở thánh đường thờ phượng Chúa.

Công việc bổn phận đó luôn được tiếp tục trong dòng lịch sử thời gian Hội Thánh lan rộng khắp nơi trên thế giới. Sau các Thánh Tông đồ, những vị thi hành công việc truyền giáo được kính trọng có danh xưng là những Vị Thừa Sai. Họ ra đi dấn thân làm công việc rao truyền làm chứng cho tin mừng vào Thiên Chúa nơi các dân tộc trên khắp thế giới là hình ảnh trình bày nếp sống tràn đầy mở ra con đường niềm vui, niềm hy vọng.

Các Vị Thừa Sai xác tín vào Tin mừng của Chúa, xác tín công việc truyền giáo tin mừng vào Chúa là việc thiện hảo tốt lành cho con người. Nên họ bỏ tất cả lại sau lưng, ra đi sang các xứ sở đất nước xa lạ, dù gặp khó khăn thử thách về khí hậu, về ngôn ngữ phong tục văn hóa, về cung cách nếp sống ăn uống, phải chịu cảnh truy nã bắt bớ, và chịu chết…nhưng vẫn một mực sống theo tôn chỉ như Thánh Phaolo đã viết nhắn nhủ đề ra: “Đừng sờn lòng nản chí làm việc thiện” ( Thư gửi Giáo đoàn Galata 6,9).

Tình yêu Thiên Chúa, tình yêu con người đã thôi thúc các Thừa sai sống dấn thân hy sinh chịu đựng.

Các Thừa sai ra đi làm công việc truyền giáo rao giảng tin mừng của Thiên Chúa cho con người, họ cần có hậu phương trợ lực nâng đỡ đời sống hy sinh dấn thân của họ, nhất là về tinh thần.

Một người giáo hữu, chị Chị Paulin Jaricot (* 22.07.1799, Lyon - + 09.01.1862) đã là người tiên phong đề ra sáng kiến đạo đức thấm nhuộm tình liên đới hỗ trợ nâng đỡ việc truyền bá đức tin.

Chị Jaricot là con gái một thương gia giầu có về sản xuất vải tơ lụa, thành Lyon bên nước Pháp. Năm 1816 sau khi trải nghiệm được ân đức trở lại với Chúa, chị đã đem tài sản trao tặng những người thợ thuyền, người đau bệnh, người nghèo khó và cho mục đích tôn giáo.

Năm 1819 chị thành lập hội truyền giáo có tính quốc gia, qua tôn chỉ hằng ngày các thành viên hội phải cầu nguyện cho việc truyền giáo, và hằng tuần phải bỏ ra một Xu cho quyên tặng.

Hội truyền giáo càng ngày được biết đến nhiều, cùng có thêm nhiều thành viên tích cực hỗ trợ. Và ngày 03.tháng Năm 1822 Hội chính thức thành hiệp hội mang tích cách quốc tế cho việc rao giảng quảng bá đức tin - Societe pour la propagantion de la fois. Ở nước Pháp hội có danh hiệu “Lyoner Missionsverein.”.

Paulin Jaricot còn thiết lập “ Hội đền tạ trái tim Chúa Giêsu” cho chị em lao động phụ nữ. Và năm 1826 Chị lập ra hội cầu nguyện đọc kinh Mân côi. Hiệp hội này sau thành “ Hội thơ ấu đời Chúa Giêsu.”

Ngày 10.08.1835 Paulin Jaricot nhận được ơn chữa lành khỏi bệnh nặng, khi chị đến cầu nguyện bên cạnh mộ của Thánh nữ Philomena ở Mugnano. Sau đó Jaricot tích cực cổ vũ hỗ trợ việc sùng kính các Thánh bên Pháp.

Năm 1852 xưởng chế biến tơ vải lụa của gia đình chị bị khánh tận. Chị mất hết tài sản, bị khinh chê cùng bị trả thù. Từ đó chị sống ẩn dật trong nghèo túng cho tới khi qua đời năm 1862.

Từ năm 1935 thân xác chị qúa cố Paulin Jaricot được cải táng đưa đến thánh đường Saint-Nizier thành phố Lyon. Dự án phong Thánh cho chị được tiến hành. Và ngày 04.10.2021 Vatican đã thông báo chị Jaricot sẽ được phong lên hàng Chân Phước ngày 22.05.2022 sắp tới.

Ngày 03.05.1922 Đức Giáo Hoàng Pio XI đã chuyển trung tâm Hội truyền bá đức tin – do sáng kiến của Paulin Jaricot đã thành lập năm 1819- từ Lyon bên nước Pháp về giáo đô Roma bên Vatican với danh hiệu Opus Pontificium a propaganda fidei – Hội Giáo hoàng truyền giáo.

Ngày 14.06.1926 Đức Giáo Hoàng PIO XI. đã quy định hằng năm có ngày “ chúa nhật truyền giáo - còn gọi là khánh nhật truyền giáo.” trong toàn thể Hội thánh Công Giáo hoàn cầu, vào ngày chúa nhật trước chúa nhật cuối tháng Mười.

Ngày thế giới truyền giáo nói lên đặc tính của ngày lễ chung toàn Hội Thánh Chúa, và biểu lộ tình liên đới với mọi dân tộc trong hoàn vũ qua lời cầu nguyện cùng việc bác ái hỗ trợ nâng đỡ đời sống các Vị Thừa Sai đi đến với con người, hỗ trợ công việc mở mang giúp đời sống con người nơi các xứ truyền giáo còn trong tình trạng thiệu thốn.

“Vào Ngày Thế giới Truyền giáo mà chúng ta cử hành hàng năm vào Chúa Nhật áp chót của tháng 10, chúng ta nhớ lại với lòng biết ơn tất cả những người nam nữ, những người bằng chứng tá cuộc sống của họ đã giúp chúng ta canh tân cam kết khi lãnh nhận bí tích rửa tội trở thành những tông đồ quảng đại và vui tươi của Tin Mừng. Chúng ta hãy đặc biệt nhớ đến tất cả những ai kiên quyết lên đường, rời bỏ nhà cửa và gia đình, để mang Tin Mừng đến tất cả những nơi và cho những người khát khao sứ điệp cứu độ của nó.

Khi chiêm ngưỡng chứng tá truyền giáo của họ, chúng ta được thôi thúc để can đảm cầu xin “xin Chủ ruộng hãy sai những người làm công vào cánh đồng của Người” (Lc 10, 2). Chúng ta biết rằng lời kêu gọi truyền giáo không phải thuộc về quá khứ, hay là một sự lãng mạn còn sót lại từ thời trước.

Ngày nay, Chúa Giêsu cũng cần những trái tim có khả năng trải nghiệm ơn gọi như một câu chuyện tình yêu đích thực thúc giục họ đi ra các vùng ngoại vi của thế giới, như là sứ giả và tác nhân của lòng thương xót. Người đưa ra lời kêu gọi này với tất cả mọi người, và theo những cách khác nhau.

Chúng ta có thể nghĩ về những vùng ngoại vi xung quanh chúng ta, ở trung tâm của các thành phố hoặc của chính gia đình chúng ta. Sự cởi mở phổ quát đối với tình yêu có một chiều kích không phải là địa lý mà là hiện hữu.

Luôn luôn, nhưng đặc biệt là trong những thời điểm đại dịch này, điều quan trọng là chúng ta phải phát triển khả năng hàng ngày để mở rộng vòng kết nối của mình, để tiếp cận với những người khác, mặc dù gần gũi với chúng ta, nhưng không phải là một phần ngay lập tức trong “vòng tròn lợi ích” của chúng ta (x. Fratelli tutti, 97).

Truyền giáo là sẵn sàng suy nghĩ như Chúa Kitô, cùng với Người tin tưởng rằng những người xung quanh chúng ta cũng là anh chị em của tôi.” ( Đức Thánh Cha Phanxico, Sứ điệp ngày chúa nhật thế giới truyền giáo 2021).

Ngày thế giới truyền giáo.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Văn Hóa
Chúng con cầu khẩn Mẹ
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
06:26 21/10/2021
CHÚNG CON KHẨN CẦU MẸ

Lạy Mẹ Maria, Tin Mừng chỉ nói vắn tắt, trong giờ Chúa Con thụ nạn, Mẹ có mặt bên chân thánh giá. Chỉ bấy nhiêu thôi, chúng con cũng hiểu được cả vực thẳm và thách thức lớn khôn xiết đang tấn công nỗi lòng của Mẹ. Chính lúc sự khắc nghiệt, sự khốn cùng của Thập giá đẩy Mẹ đến tận cùng của nỗi đớn đau là chính lúc đức tin của Mẹ đạt đến cao trào, dâng đến đỉnh điểm và viên thành.

"Đứng kề thập giá Chúa Giêsu, có Đức Maria, Thân Mẫu của Người" (Ga 19, 25). Đó là hình ảnh bi hùng chưa từng có trong lịch sử và cũng sẽ chẳng bao giờ lặp lại. Nơi đó, Mẹ trở thành Người Nữ của Thánh giá.

Bên cạnh Chúa con, trong giờ phút tang thương nhất, nhưng đẹp nhất của ý chí tự nguyện hiến dâng mình cho Thiên Chúa và cho phần rỗi loài người mà Chúa Con dứt khoát thể hiện đến cùng, Mẹ trở thành kiểu mẫu có một không hai để chúng con học đòi mà giữ vững sự trung kiên, quyết đi đến cùng trong đức tin, niềm cậy trông và lòng yêu mến sắt son của chúng con đối với Thiên Chúa, đối với Thầy Chí Thánh của chúng con, dù phải trải qua đến tận đáy của mọi thử thách suốt đời chúng con, dẫu rát xót nhất, thương đau nhất...

Với tràng hoa Mân Côi, không chỉ Tháng Mười, nhưng là một đời gắn bó, qua đó, chúng con mượn lời của Sứ thần, không ngừng cất tiếng chào kính dâng lên Mẹ. Chúng con tin, Mẹ sẽ tuôn đổ từ nơi Chúa ơn sức mạnh và can đảm để chúng con, được như Mẹ, sẵn sàng sống mầu nhiệm Thánh giá, mà vẫn trọn niềm yêu mến Chúa, trung thành với Chúa, dù Thánh giá ấy nặng đến đâu.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ là nguồn an ủi của thế gian, là nơi trú ngụ của kẻ khốn cùng. Nhiều ngày tháng qua, mãi đến tận hôm nay, nhân loại và quê hương chúng con đang phải đối phó với làn sóng lây nhiễm kinh hoàng của đại dịch.

Cảnh những bệnh viện quá tải, cảnh thiếu mọi phương tiện y tế và sức người để cứu chữa cho đồng loại của mình, cảnh người chết chất chồng lên nhau, cảnh gào thét khóc than khi biết người thân chết mà không được chứng kiến, không thể nhận được xác người thân... làm rúng động ngay cả những trái tim sắt đá nhất...

Bên cạnh đó là cảnh biết bao nhiêu đứa trẻ mồ côi, biết bao nhiêu người đói khổ, lang thang, rách rưới. Ngay trong giờ chúng con đang cầu nguyện đây, thế giới vẫn đầy giẫy hình ảnh những người tha phương, những người không có được một nơi kín đáo để trú ngụ, những người không còn một đồng để có thể chữa chạy bệnh tật, hay cho chút lương thực vào bụng...

Xin cho nhân loại chúng con, đặc biệt những người tin Mẹ là Mẹ Đấng Cứu Thế, tin Mẹ là Đấng hằng chuyển cầu cùng Chúa cho nhân loại, biết cùng nhau cầu nguyện. Xin cho chúng con biết hiệp lực cầu xin như Mẹ đã cùng các tông đồ cầu nguyện khi xưa, điều mà sách Công vụ Tông đồ, sau khi kể tên 11 tông đồ, đã ghi lại hình ảnh quý giá cho từng người chúng con: "Hết thảy họ đồng tâm nhất trí chuyên cần cầu nguyện, cùng với các phụ nữ và Ðức Maria, Mẹ Ðức Giêsu và các anh em Ngài" (Cv 1, 14)..

Chúng con tin và mong đợi lời khẩn cầu của số đông chúng con sẽ là sức mạnh mang đến cho mỗi người, cho quê hương chúng con và cả thế giới lòng từ bi của Chúa, sự quan phòng lớn lao của Chúa.

Chúng con tin và mong đợi quyền năng của Chuỗi Mân Côi bên cạnh Mẹ là Đấng Hằng Cứu Giúp, Đấng nổi tiếng hảo tâm và từ bi, Mẹ của niềm an ủi sẽ làm vơi đi dòng lệ đang tuôn trên khuôn mặt lấm lem, chất chứa nhiều oan khuất, nhiều tang tóc và đau khổ của triệu triệu anh chị em khắp nơi trên thế giới và trên quê hương chúng con.

Chúng con cầu xin cho các mục tử trong Hội Thánh, biết mặc lấy trái tim nhân từ của Chúa Giêsu mà sẵn sàng cúi xuống trên mọi cảnh đời, nhất là những người lang thang, cùng khổ, đau yếu, bị quên lãng, bị thiếu thống, đói khổ từ cái ăn, cái mặc đến cả tình thương, niềm âu yếm, ủi an, cảm thông...

Xin Mẹ dạy các mục tử biết quỳ xuống trước Thánh Thể để khám phá và nhận lãnh hồng ân, tình yêu của Chúa Giêsu, để có thể nhận chìm mình, có thể thấm đẫm hồng ân và tình yêu ấy rồi đến với, sống với, sớt chia với anh chị em của mình trong ánh sáng rực rỡ của Chúa mà họ phản chiếu như Môisen đã từng phản chiếu ánh sáng thần linh ấy nơi khuôn mặt mục tử đích thực của họ.

Chúng con cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo chính trị yêu thương người dân, nhất là những người nghèo, người thấp cổ bé miệng, để nhờ yêu thương, họ không lợi dụng quyền lực ức hiếp dân lành, chiếm đoạt của cải quốc gia và của cải của người dân.

Xin cho họ biết dùng khả năng và quyền lực Chúa ban thay vì chỉ nghĩ đến bỗng lộc, quyền lợi do quyền lực mang đến, biết tận tụy phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc.

Xin cho họ thay vì sống ngạo nghễ và chỉ lo vun vén hưởng thụ, luôn biết chạy theo những dự định, dự án cho việc cứu sống người đau ốm bệnh tật, cho an sinh xã hội, cho việc cứu đói, cho các chương trình tạo việc làm và mọi dự án bác ái và nhân đạo khác...

Xin Mẹ đừng bỏ chúng con bơ vơ, mồi côi giữa những tiếng than khóc ai oán đang bao trùm. Chúng con xin phó dâng chính mình cho Mẹ.

Lạy Mẹ Maria, qua những lời kinh Mân Côi chúng con dâng lên Mẹ hằng ngày, suốt đời, xin Mẹ ở gần bên chúng con và mọi người đau khổ. Xin cho chúng con cảm thấu sự hiện diện và đỡ nâng vô cùng của Chúa Giêsu và của Mẹ trọn hành trình làm người của mỗi chúng con. Amen.
 
Tháng Mân Côi, đọc lại Thánh mẫu học của Đức Hồng Y Ratzinger/Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI
Vũ Văn An
18:47 21/10/2021

Ngày đầu tiên sau khi đắc cử, Đức Bênêđíctô XVI đã ngỏ lời với các Hồng Y bằng một thông điệp về sự hiệp nhất và lòng trung thành. Ngài cam kết sẽ "làm việc không tiếc sức lực để tái lập sự hiệp nhất trọn vẹn và hữu hình của tất cả những người theo Chúa Kitô". Nhìn lên Chúa Kitô, Đức Bênêđíctô XVI nhắc lại "lời hứa vô điều kiện về lòng trung thành. Tôi có ý định phục vụ một mình Người, hiến thân hoàn toàn cho việc phục vụ Giáo hội của Người", Và sau đó ngài nói thêm: "Để hỗ trợ tôi trong lời hứa này, tôi cầu xin sự chuyển cầu từ mẫu của Mẹ Maria Chí Thánh, Đấng mà tôi đặt hiện tại và tương lai của con người tôi và Giáo hội".



Phó thác cho Đức Maria

Josef Ratzinger không coi nhẹ những điều mình nói ra. Chúng ta có thể yên tâm, phương thức hành động của vị tân Giáo hoàng sẽ không thiếu điều người Đức gọi là Gründlichkeit hay sự thấu đáo. Nói cách khác, điều ngài nói về Đức Mẹ là suy tư chín chắn của ngài. Mặc dù một tuyên bố hoa mỹ về Đức Mẹ thường vừa có tính qui ước vừa có tính xác tín, nhưng câu cuối cùng trong thông điệp đầu tiên của Đức Giáo Hoàng ngỏ với các Hồng Y đầy chất chân thực và hơn thế nữa đầy một niềm thiết tha nhiệt tình. Lời lẽ của ngài về Đức Maria – hết sức cô đọng - là lời tuyên xưng đức tin của Phêrô vào đặc tính Thánh Mẫu của Giáo hội. Con người Phêrô tự đặt mình, hiện tại và tương lai mình, trong tay Đức Maria Rất Thánh. Ngài cũng đã làm cùng một điều ấy nhân danh toàn thể Giáo hội. Cử chỉ đặt ngôi vị Giáo hoàng và Giáo hội trong tay Đức Maria này có ý nghĩa của một hành động phó thác, một cử chỉ khôn ngoan và đồng thời là một cử chỉ trẻ thơ nói lên cả nhu cầu lẫn tín thác. Đức Giáo Hoàng nhìn nhận "tình mẫu tử bảo bọc tất cả" của Đức Maria, một kiểu nói thân thương của người bạn đáng kính của ngài là Hans Urs von Balthasar. Ngài nêu bật vai trò tôn quí của lời cầu bầu từ mẫu của Đức Maria, và do đó chỉ ra mối liên hệ chính đáng, cao qúi và hoàn toàn lệ thuộc của Mẹ vào Chúa Kitô. Nói về sự phó thác: Đức Hồng Y Ratzinger, trong bài giảng lễ tang của ngài, đã giao phó “linh hồn thân yêu” của Đức Gioan Phaolô II cho Mẹ Thiên Chúa để Mẹ có thể hướng dẫn ngài đến vinh quang vĩnh cửu của Con Mẹ.

Một phong cách khác

Đức Maria có ý nghĩa gì đối với Đức Bênêđictô XVI? Có phải Đức Mẹ chỉ là một trong nhiều nhân vật trên bàn cờ thần học có giá trị để người ta nhanh chóng nắm lấy mà bênh vực danh tính của Chúa Kitô? Hay vị trí và tầm quan trọng của Đức Mẹ chỉ là vấn đề ngẫu nhiên đối với ngài? Đức Bênêđíctô XVI không phải là Đức Gioan Phaolô II. Ngài chưa bao giờ cho mình là môn đệ dấn thân của Thánh Grignion de Montfort. Ngài không bao giờ nổi tiếng dạt dào lòng sùng kính Đức Mẹ kiểu Ba Lan hay Mỹ La Tinh. Trầm tĩnh và kỷ luật, hầu như không cởi mở chan hòa, ngài giữ cho các rung động của trái tim mình ở lại các tầng sâu siêu hình trong tâm hồn Đức của ngài. Đức Bênêđíctô XVI có phải là vị Giáo hoàng của Đức Maria không? Về vấn đề này, ai cũng biết: ngài vốn không muốn bắt chước phong cách của Đức Gioan-Phaolô II, một phong cách dấn thân và mời gọi dấn thân, giàu cảm xúc, và thậm chí táo bạo. Đức Bênêđíctô XVI là một người chơi phong cầm và là người yêu thích âm nhạc Mozart. Giống thiên tài âm nhạc thành Salzburg, người thành Regensburg chuộng sắc thái và nhịp điệu, một thần học gia điêu luyện sử dụng các biến thể một cách đầy nghệ thuật và cân đối vốn gắn liền với khúc ca cố định (cantus firmus) (*) gồm các yếu tố thiết yếu nhất của mạc khải. Ngoài ra, thái độ của Đức Bênêđíctô XVI đối với Đức Maria phù hợp với bối cảnh thần học của Đức. Theo chính lời ngài: "Về phương diện bản thân, ngay từ đầu thái độ của tôi đã được xác định bởi khía cạnh qui Kitô mạnh mẽ của phong trào phụng vụ, và thái độ này càng được củng cố hơn nữa trong cuộc đối thoại với các bạn bè Thệ phản của chúng ta" (Seewald, 296). Ở đây, chúng ta có khúc hát cố định bắt nguồn từ Kinh thánh, phụng vụ và tín điều. Các biến thể là các việc sùng kính tháng Năm, kinh Mân Côi tháng Mười, và các địa điểm hành hương. Và có thể có một biến thể nữa do tuổi tác: "... Tôi càng lớn tuổi, thì Mẹ Thiên Chúa càng quan trọng đối với tôi và gần gũi với tôi." (đd.)

Trường học của Đức Maria

Các chữ “gần gũi” và “sự gần gũi” xem ra có một sức lôi cuốn đặc biệt đối với Đức Giáo Hoàng. Khi được hỏi, đối với bản thân ngài, Đức Maria có ý nghĩa gì, phản ứng đầu tiên của ngài là: "Một biểu thức của sự gần gũi Thiên Chúa". Chữ “gần gũi” có hai ý nghĩa: Đức Maria ban cho Đức Bênêđictô XVI sự gần gũi của một người mẹ, nhưng điều còn quan trọng hơn, Đức Mẹ chính là biểu thức của sự gần gũi Thiên Chúa. Đức Maria, gần gũi Thiên Chúa và gần gũi chúng ta, chúng ta có thể rút ra một kết luận hợp luận lý, một kết luận quả được chính Đức Giáo Hoàng phát biểu vào đầu tháng Năm này: Người mời gọi các tín hữu “chiêm ngưỡng Đức Kitô bằng đôi mắt của Đức Maria”. Khi làm như vậy, ngài đã tiếp nối gương sáng của Đức Gioan Phaolô II: "Bằng những lời nói của ngài và hơn thế nữa bằng gương sáng của ngài, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã dạy chúng ta chiêm ngưỡng Chúa Kitô bằng con mắt của Mẹ Maria, đặc biệt quý trọng lời kinh Mân Côi" (Zenit, ngày 2 tháng 5) Theo cách riêng của mình, Đức Bênêđíctô XVI cũng coi trọng lời cầu nguyện bằng chuỗi mân côi. Đối với một "tinh thần bồn chồn" như của ngài, kinh mân côi "giúp linh hồn lắng đọng trong yên tĩnh... (làm nó) thanh thản và thư thái và ban cho nó một viễn kiến về Thiên Chúa” (Seewald, 319). Đức Giáo Hoàng liên kết kinh mân côi với sự an ủi và chữa lành, một nơi trú ẩn nội tâm, và niềm tin chắc “được bảo bọc trong nhịp điệu cầu nguyện của toàn thể Giáo Hội” (Seewald, 320). Đọc ba chuỗi mân côi mỗi ngày, thậm chí một chuỗi, cũng quá nhiều đối với ngài: "Tôi bị chia trí quá nhiều". Phù hợp với ngài là hai hoặc ba mầu nhiệm "trong khoảng thời gian nhất định giữa hai sự kiện khi tôi muốn rời xa công việc và tìm thư thả đôi chút, khi tôi muốn được yên tĩnh và giải tỏa đầu óc mình". Ngài khiêm tốn nhìn nhận rằng "tuổi càng cao, bạn càng ít có khả năng thực hiện các nỗ lực tinh thần lớn lao" (Seewald, 320). Ngài cũng khiêm tốn thừa nhận: “Tôi làm điều đó khá đơn giản, giống như cha mẹ tôi đã từng cầu nguyện.” (319) Nhưng ngài rất ý thức ý nghĩa thần học sâu xa hơn của chuỗi Mân Côi. Nó đưa người ta “ra khỏi họ" để cảm nghiệm sự gần gũi đầy nữ tính và tình mẫu tử của Đức Maria, và làm cho linh hồn trở nên "một với các lời kinh", những lời truyền tải sự gần gũi với Chúa. Ngay từ những ngày đầu tiên trong triều giáo hoàng của ngài, Đức Giáo Hoàng đã thúc giục rất nhiều du khách đa dạng của ngài "bước vào Trường học của Mẹ Maria để học cách yêu mến và bước theo Chúa Kitô hơn hết mọi sự" (Yết kiến chung, ngày 4 tháng 5). Trường học của Mẹ Maria là một trong những "điều tốt lành nữ tính và mẫu tử", và là xa lộ để đi vào các mầu nhiệm sâu sắc nhất của Chúa Kitô (Nói với những người hành hương Đức vào ngày đăng quang của ngài).

Một Thánh Mẫu Học đàm luận?

Đọc qua thư mục đáng kể của Đức Hồng Y Ratzinger, người đọc phát hiện ra một số lượng khá khiêm tốn các đầu sách về Đức Mẹ, hầu hết là các bài báo và bài giảng và chỉ có một chuyên khảo duy nhất, đó là cuốn Thiếu Nữ Sion (Daughter of Zion) (1977, tiếng Anh, 1983). Đức Hồng Y Ratzinger không tự phát, càng ít tự buộc mình cầm bút lên để viết về Đức Maria. Chính Đức Hồng Y Hans Urs von Balthasar đã phải "kiên nhẫn giành giựt" bản thảo cuốn Thiếu Nữ Sion từ tay ngài, cũng chính Đức Hồng Y Balthasar này đã chỉ trích sự thiếu rõ ràng của Đức Hồng Y Ratzinger trong việc diễn tả tư cách con thần linh của Chúa Giêsu, và được Đức Hồng Y Ratzinger thừa nhận: "Vâng, tôi nhận là mình đã không làm điểm đó đủ rõ ràng" (Thiếu Nữ Sion, tr. 51, chú thích 11) Hầu hết những gì Đức Hồng Y Ratzinger viết về Đức Maria là những trước tác được ủy nhiệm hoặc do hoàn cảnh đưa đẩy. Vị Giáo hoàng tương lai có vẻ thoải mái hơn đối với việc nói chuyện về Đức Maria, khi được hỏi trong các cuộc đàm đạo với các nhà báo, chẳng hạn như với V. Messori (Tường trình Ratzinger, Ignatius 1985) và P. Seewald (Thiên Chúa và Thế giới, Ignatius, 2000). Năm 1985, Đức Hồng Y Ratzinger thấy nơi Đức Maria một phương thuốc và một khoa sư phạm: "hơn bao giờ hết, Đức Maria phải là một khoa sư phạm, để loan báo Tin Mừng cho con người thời nay" (Messori, 106). Ngài thúc giục phải trở về với Đức Maria để khám phá lại sự thật về Chúa Giêsu Kitô, sự thật về Giáo hội, và sự thật về con người: "Nếu vị thế Đức Maria là điều thiết yếu đối với sự thăng bằng của Đức tin, thì ngày nay, cũng như trong một ít thời đại khác trong lịch sử Giáo hội, điều khẩn thiết là khám phá lại vị thế đó" (Messori, 105). Trong cuộc phỏng vấn của Messori, chính ngài thú thực, khi còn là một nhà thần học trẻ tuổi, ngài đã có "một số dè dặt đối với một số công thức cổ kính về Đức Mẹ, chẳng hạn như công thức "De Maria nunquam satis" (nói về Đức Maria không bao giờ đủ) và "Đấng chinh phục mọi dị giáo". Ngài coi đó là các điều cường điệu.

Messori cũng cho hay năm 1968, lúc còn là một giáo sư thần học, linh mục Ratzinger nhận định như sau về tín điều Đức Mẹ được triệu về trời cả hồn lẫn xác: “Xu hướng nền tảng đang hướng dẫn đời sống ta trong ít năm gần đây đã thay đổi đến nỗi ngày nay ta thấy khó mà hiểu được sự phấn khởi và niềm vui từng nổi bật lúc đó ở nhiều nơi trong Giáo Hội Công Giáo... Kể từ đó, nhiều điều đã thay đổi, và ngày nay, tín điều đó, tín điều mà vào lúc đó đã nâng cao tinh thần của ta đến chừng nào nay đã buột khỏi ta. Ta tự hỏi liệu có phải vì nó ta đang đặt ra nhữg cản trở không cần thiết cho con đường hợp nhất lại với các đồng Kitô hữu tin lành của chúng ta, liệu có phải dễ dàng hơn không nếu hòn đá này không nằm giữa đường, hòn đá mà chính chúng ta đã đặt ở đó trong một quá khứ hết sức gần đây. Ta cũng tự hỏi liệu có phải với một tín điều như thế chúng ta đang đe dọa xu hướng sùng kính Kitô giáo hay không. Nó có bị điều hướng sai, thay vì qui hướng về Chúa Cha và về đấng trung gian duy nhất là Chúa Giêsu Kitô, Đấng như người phàm là anh em của chúng ta và đồng thời là một với Thiên Chúa đến nỗi chính Người cũng là Thiên Chúa hay không?

Nhưng đến năm 1985, nghĩa là thời điểm của Ratzinger Report, không còn như thế nữa. Như trên đã nói, Ngài ngỏ với Messori, “Nếu vị thế Đức Maria là điều thiết yếu đối với sự thăng bằng của Đức tin, thì ngày nay, cũng như trong một ít thời đại khác trong lịch sử Giáo hội, điều khẩn thiết là khám phá lại vị thế đó”.

Messori cho rằng, có thể coi con đường Thánh Mẫu Học của Đức Hồng Y Ratzinger như là “con đường đích thân tái khám phá, thâm hậu hóa tiệm tiến, gần như theo nghĩa một cuộc ‘hoán cải’ trọn vẹn đối với mầu nhiệm Đức Maria”.



Sáu dấu mốc

Làm thế nào Đức Hồng Y thấy được nơi Đức Mẹ một sự bảo đảm cho “trạng thái thăng bằng của đức tin”? Ngài liệt kê sáu điểm, "sáu lý do để đừng quên". Điều đáng lưu ý nhất là những lý do này chủ yếu không phải là những đặc tính hay đặc ân của chính Đức Maria, mà là những dấu mốc thần học cho thấy Đức Maria và Thánh Mẫu Học có nghĩa gì đối với đức tin của chúng ta. Sáu lời nhắc nhở này có thể không gây ngạc nhiên chi:

1. Trong tín điều và truyền thống về Đức Mẹ, chúng ta có một nền tảng vững chắc cho Kitô học chân chính.

2. Thánh Mẫu Học diễn tả mối liên hệ và sự hợp nhất đúng đắn giữa Thánh kinh và Thánh truyền.

3. Đức Maria, vừa là người con gái Do Thái vừa là mẹ của Đấng Mêxia, "liên kết với nhau, một cách sống động và không thể hủy tiêu, Dân cũ và Dân mới của Thiên Chúa, Israel và Kitô giáo, hội đường và Giáo Hội" (Messori, 107).

4. Lòng sùng kính Đức Mẹ đúng đắn tạo nên sự cân bằng không thể thiếu giữa trái tim và khối óc, bảo đảm đức tin trong mọi chiều kích của nó.

5. Đức Maria là hình bóng và nguyên mẫu của Giáo hội, khuôn mặt nhân bản của Giáo hội. Trong ngài, "Giáo hội một lần nữa tìm được khuôn mặt của mình như một người mẹ". Đức Maria là liều thuốc giải độc chống lại một đức tin bị coi là trừu tượng, và một Giáo hội bị coi chỉ là một tổ chức, một đảng phái và một nhóm áp lực.

6. Cuối cùng, Đức Maria phóng chiếu một “ánh sáng mà Đấng Tạo Hóa đã dành cho phụ nữ ở mọi thời đại…: qua đức đồng trinh và tứ cách làm mẹ của ngài, mầu nhiệm người phụ nữ nhận được một số phận rất cao cả mà nàng sẽ không thể bị tách rời” (Messori, 108).

Trích dẫn Lumen Gentium (# 65), trong đó nói rằng Đức Maria "hợp nhất trong con người của ngài và làm vọng lại các mầu nhiệm quan trọng nhất của đức tin", Đức Hồng Y Ratzinger không ngần ngại nhắc nhở độc giả của mình rằng Thánh Mẫu Học chân chính là người bảo vệ đích thực các chân lý mạc khải: sự thật về Chúa Kitô, mối liên hệ giữa Thánh kinh và Thánh truyền, Cựu ước và Tân ước, trái tim và lý trí trong đức tin, Giáo hội Thánh mẫu và Giáo Hội Phêrô, và bản chất của nữ tính.

Đức Maria, "Hoàn toàn là một Kitô hữu"

Mười lăm năm sau, vào năm 2000, các suy tư của Đức Hồng Y Ratzinger về Đức Mẹ dường như thoải mái và có tính suy tư hơn, thậm chí mang tính cách suy niệm. Được hỏi về Đức Maria trong Kinh thánh và tín điều, về lòng sùng kính và những lần hiện ra của Đức Mẹ, ngài đã khai triển một bức chân dung về Đức Maria được tô điểm bằng nhiều hiểu biết sâu sắc đáng lưu ý và những phát biểu độc đáo. Theo ngài, Người phụ nữ này "kết hợp khá độc đáo với Thiên Chúa", nhưng ngài không hề sợ hãi. Câu chuyện của ngài cho thấy chúng ta không cần phải sợ hãi Thiên Chúa. Thiên Chúa, trong sự vĩ đại của Người, tự làm cho Người trở nên nhỏ bé, Người cứu vớt nhưng không làm ta sợ hãi. Người mang lại sự sống. Là mẹ của Đấng là sự sống và ban sự sống, Đức Maria là mẹ "của sự sống và của những người đang sống", là người hoàn thành điều Thiên Chúa dự tính cho Evà. Đức Hồng Y Ratzinger thấy nơi Đức Maria "hình ảnh nguyên thủy của người phụ nữ". Ngài là "hình tượng tinh tuyền của nhân loại và Giáo hội", và điều này bất chấp việc có rất ít thông tin nói về ngài trong Kinh thánh. Đức Hồng Y nhận xét, "Tôi muốn nói ở đây rằng người ta kín đáo bao lâu ngài còn sống. Và rõ ràng chính ngài cũng rất kín đáo" (Seewald, 297). Trong Tin mừng Luca, Đức Mẹ xuất hiện như một người mẹ không những trong thân xác mà cả trong tâm trí và trái tim, mẹ của những ai biết nghe, tin và tuân giữ Lời Chúa. Trong Tin mừng Gioan, tại Cana và tại Canvê, vai trò làm mẹ của ngài "đã được biểu lộ rõ ràng hơn". Tại Cana, ngài là "nguyên mẫu của Giáo hội cầu bầu". Tại thập giá, "gia đình mới" của Chúa Giêsu đã khởi đầu, trong đó Đức Maria giữ một vị trí mới và thiết yếu. Tên người phụ nữ là một "hình ảnh thần học", cho thấy Đức Maria "đóng một vai trò nào đó vượt quá vai trò của một cá nhân: Ngài xuất hiện như " loại hình Evà Mới".

Là "Evà Mới", Đức Maria là mẹ của Người (Chúa Giêsu) “và sau đó, không thể thuộc về bất cứ ai khác". Ngài là "cánh cửa thực sự cho việc đi vào lịch sử" của Đấng Mêxia. "Ngài mãi ở vị trí dành riêng như cánh cổng vốn chỉ thuộc về nhà vua" (Seewald, 303). Điều này có nghĩa là, đối với Đức Hồng Y Ratzinger, khái niệm anh chị em chỉ có thể được hiểu trong "khuôn khổ tư duy gia tộc." Việc ngài được dành riêng cho Chúa Kitô - Vô Nhiễm Nguyên Tội từ lúc Tượng Thai "là nét đặc trưng của cuộc đời ngài... Ngay từ khởi đầu, ngài đã đứng, một cách đặc biệt, trước nhan Thiên Chúa, Đấng đã đoái hoài đến ngài (Kinh Ngượi Khen) và để mình được Chúa đoái nhìn" (Seewald, 304). Vô Nhiễm Nguyên Tội từ lúc Tượng thai mang theo nó "tình trạng hoàn toàn của ân sủng", một tình trạng cùng với việc Mông Triệu được biến đổi thành một cộng đồng trọn vẹn với Đức Kitô. Bất chấp các khó khăn của tín điều này, như thiên đàng nghĩa là gì, thân xác hiển vinh nghĩa là gì? "Điểm chủ yếu của tín điều này là Đức Maria hoàn toàn ở với Thiên Chúa, hoàn toàn ở với Chúa Kitô, hoàn toàn là một 'Kitô hữu'" (trong một căn tính thể xác khác, mà chúng ta không thể tưởng tượng được)"(Seewald, 305).

“Luôn luôn là Mẹ"

Đức Maria có thể thuộc về một mình Đức Vua, ngài được dành riêng cho Chúa Kitô, nhưng ngài không tách biệt khỏi chúng ta trong một sự cô lập lộng lẫy. Đức Maria chăm sóc cõi lòng của con người nam nữ, và do đó tạo ra những lời cầu nguyện và một lòng mộ đạo bình dân "không bao giờ đánh mất sự tươi mát và gần gũi của chúng". Đức Hồng Y còn đi một bước xa hơn: "Thánh Mẫu Học phát biểu những cảm xúc sâu sắc nhất của Kitô giáo. Ở đây người ta có thể trải nghiệm trực tiếp Kitô giáo như một tôn giáo của sự tín thác, chắc chắn" (Seewald, 299). Qua người mẹ, họ tìm thấy Thiên Chúa. Tôn giáo không còn là gánh nặng mà là sự trợ giúp trong việc đương đầu với cuộc sống. Đức Maria, một cách đặc biệt, là chìa khóa của hoạt động truyền giáo. Đức Hồng Y nói: “Có một điều chúng ta không được quên, người mẹ luôn vươn tay ra với những người đi truyền giáo và làm cho Chúa Kitô đến với họ” (Seewald, 300). Ngài đặc biệt nghĩ đến tình hình châu Mỹ Latinh: "Lúc đầu, ở Mexico, tuyệt đối không thể làm được gì cho công việc truyền giáo - cho đến lúc diễn ra hiện tượng Guadalupe, và rồi Người Con đột ngột trở nên gần gũi nhờ mẹ của Người" (Seewald, 300). Ngài cũng hoan nghênh "các cố gắng rụt rè" của những người Thệ Phản trong việc nắm bắt lại hình tượng Đức Maria, vì người phụ nữ đứng ở trung tâm Kitô giáo. "Qua Đức Maria, và các phụ nữ thánh thiện khác, yếu tố nữ nằm ở trung tâm Kitô giáo. Nghĩ về Chúa Kitô và Đức Maria như đang cạnh tranh với nhau có nghĩa là bỏ qua sự phân biệt chủ yếu giữa hai nhân vật này... Đó không phải là sự cạnh tranh mà là sự thân mật sâu sắc nhất" (Seewald, 302). Và mặc dù cảnh báo chống lại "tính xúc cảm đơn thuần, không còn tiếp xúc gì với thực tại", Đức Hồng Y tri nhận nơi Đức Maria và Thánh Mẫu Học một phản ứng chống lại các cường điệu của Phong trào Ánh sáng: "... Chúng ta đã trải nghiệm một xu hướng mạnh mẽ hướng tới chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa Thanh giáo, nếu tôi có thể diễn đạt như thế, đến nỗi trái tim của con người đã tự đứng lên chống lại sự phát triển này và gắn bó với Thánh Mẫu Học" (Seewald, 300). Người ta bám chặt vào Đức Maria vì ngài là "cánh cửa mở vào Thiên Chúa", chìa khóa để hiểu sâu Thiên Chúa nhiều hơn. Đức Hồng Y Ratzinger sử dụng tính biểu tượng này rất thường xuyên: "Qua Đức Maria, họ có thể ngắm nhìn khuôn mặt của Chúa Kitô và của Thiên Chúa, đến nỗi họ có thể hiểu Thiên Chúa", hoặc trong một bối cảnh khác:... Con người có thể vươn tới Mầu nhiệm Người Con và mầu nhiệm Thiên Chúa một cách đặc biệt nhờ người mẹ" (Seewald, 307). Nền tảng của mối liên hệ này là sự tín thác, thường được Đức Hồng Y nhắc đến, và biến đổi. Trước nhan ngài, chúng ta có thể “hoàn toàn vô thức”, giống như “các trẻ nhỏ, đầy tín thác, một cách người ta thường không dám làm với Chúa Kitô”. Các lần hiện ra, chữa lành, phép lạ - dù vượt khỏi sự hiểu biết của con người - đều có nền tảng ở sự tín thác và sự tín thác đã được đáp ứng: "Đức tin trở thành một điều sống động trong sự tín thác này đến nỗi nó tràn vào lãnh vực thể lý, hàng ngày và do đó cho phép bàn tay nhân hậu của Thiên Chúa trở nên thực sự hữu hiệu, nhờ sức mạnh của lòng nhân từ của Mẹ Người" (Seewald, 308).



Linh hồn Đơn sơ trở thành Linh hồn Biết Nhìn

Những lời này có phải là điển hình của một người đốc công của Vatican, một người chấp pháp tín lý và một "Chó Bécgiê Đức" (Rottweiler) của Giáo hội không? Đối với Đức Hồng Y Ratzinger, Kitô giáo là một "tôn giáo của trái tim", không những chỉ khi mà còn luôn luôn lúc nào "linh hồn đơn sơ trở thành linh hồn biết nhìn". Đối đầu với những câu hỏi liên quan đến những lần hiện ra, ngài đúc kết ý nghĩa sâu xa và lâu dài của các biến cố lớn và được công nhận trong biểu tượng "người phụ nữ mặc áo mặt trời", không những chỉ tượng trưng cho Dân Thiên Chúa trong Cựu ước và Tân ước mà còn tượng trưng cho chính Đức Maria. Trong mặt trời, nơi Đức Mẹ được dàn dựng, ngài thấy ánh sáng thực sự của thế giới, tức Chúa Giêsu Kitô. Các cuộc hiện ra cho thấy "mối liên kết triệt để với Chúa Kitô" của Đức Maria. Ngài gọi hình ảnh người Phụ nữ trong Sách Khải Huyền là "đáng sợ"; quan trọng hơn, đó là "quyền lực lên ngôi". Du khách đến Lourdes, Fatima và Guadalupe trải nghiệm "sự vĩ đại của nhân vật này, cũng như sự an ủi và chữa lành được nó mang lại" (Seewald, 309).

Những lần hiện ra đích thực có một tập chú rất chuyên biệt: chúng đưa chúng ta trở lại "những điều đơn giản và thiết yếu, mà chúng ta rất dễ bỏ qua" (Seewald, 311). Và những yếu tố thiết yếu này là gì? Chúng không thể ở bên ngoài Tin Mừng. Đức Hồng Y dẫn lời Chị Lucia của Fatima: "Tất cả chỉ là vấn đề đức tin, đức cậy và đức mến" (Seewald, 310). Đó là điều mà Đức Maria muốn chúng ta ý thức được, và trong và nhờ đức tin, đức cậy và đức mến đưa chúng ta đến sự hoán cải. Những bí mật nổi tiếng của Fatima hướng về cùng một hướng. Sự hoán cải và thống hối là trọng tâm, nhưng không được lầm lẫn chúng với "một thuyết định mệnh không thể tránh được". Kitô giáo vẫn là "một câu chuyện tự do: thống hối có thể thay đổi viễn kiến". Trong một bình luận ngắn gọn về bí mật thứ ba của Fatima và ý nghĩa của nó, Đức Hồng Y Ratzinger nhấn mạnh một khía cạnh thường bị bỏ qua và lãng quên: tầm quan trọng trong thế kỷ XX của phúc tử đạo. Trong bí mật này, giáo dân, linh mục, giám mục và cuối cùng cả Đức Giáo Hoàng cũng bị giết: "Nhưng máu của những người bị hành quyết được các thiên thần thu thập, và nó trở thành hoa trái cho thế giới" (Seewald, 311). Người ta có thể tri nhận một sự khó chịu nào đó trong phản ứng của Đức Hồng Y đối với sự tò mò và thèm khát của người ta đối với những chuyện giật gân liên quan đến các vụ hiện ra. Điều này hoàn toàn không có ý nói đến sự thờ ơ hay ác cảm từ phía ngài. Nói theo cách riêng của ngài: "Câu chuyện Lộ Đức - mà Đức Hồng Y dường như đã thâu nhận qua con mắt của nhà văn Đức Franz Werfel - đối với bản thân tôi là một câu chuyện đặc biệt cảm động". Chính sự giản dị, "sự tinh ròng tuyệt vời bên trong" và sự không sợ hãi của Bernadette đã lôi cuốn Đức Hồng Y: "... trong bầu không khí thiêng liêng có phần lạnh lẽo này, thực tế là gần như đóng băng, bà đã có thể giới thiệu khuôn mặt của Mẹ Thiên Chúa" (Seewald, 313).

Giáo Hội bằng Người

Điều đáng kể trong đôi mắt của Đức Hồng Y Ratzinger là "yếu tố thiết yếu", là "bình diện sâu sắc bên trong" của sự hiểu biết, niềm xác tín và sự cam kết. Đây có thể là một trong những lý do, lý do bản thân cũng như lý do nghề nghiệp, tại sao ngài dè dặt ủng hộ phong trào muốn tuyên bố thành tín điều việc đồng công cứu chuộc của Đức Maria. Ngài nhấn mạnh rằng Chúa Kitô "xây dựng một cộng đồng sâu sắc và mới mẻ với chúng ta" (Seewald, 306). Sự cứu chuộc là trọng tâm của "cuộc trao đổi vĩ đại": những gì của Người trở thành của chúng ta, và những gì của chúng ta trở thành của Người. Sự “hiện hữu với” này được phát biểu một cách mẫu mực nơi Đức Maria, Đấng là “loại hình nguyên mẫu của Giáo hội”, và có thể nói, là “Giáo hội bằng người”. Điều này không được dẫn chúng ta đến chỗ "quên đi 'cái đầu tiên' của Chúa Kitô:... Đức Maria cũng vậy, ngài chỉ là mọi điều ngài là nhờ ở Người" (Seewald, 306). Đức Hồng Y Ratzinger thấy rằng kiểu nói "Đấng đồng công cứu chuộc" (redemptrix) sẽ làm mờ nguồn gốc tuyệt đối này nơi Chúa Kitô, và đi trệch " đến một mức độ quá lớn, ra khỏi ngôn ngữ của Kinh thánh và các Giáo phụ". Tính liên tục của ngôn ngữ với Kinh thánh và các Giáo phụ là điều thiết yếu cho các vấn đề đức tin. Theo Đức Hồng Y Ratzinger, sẽ là không thích đáng nếu “chỉ thao túng ngôn ngữ". Trong phong trào cổ vũ việc đồng công cứu chuộc của Đức Maria, ngài nhận thấy một "ý định đúng đắn" nhưng bị phát biểu cách sai lầm. Bộ Giáo lý Đức tin cho rằng "những gì được biểu thị bằng điều này (tức 'đấng đồng công cứu chuộc') vốn đã được phát biểu tốt hơn trong các tước hiệu khác của Đức Maria". Và do đó, câu trả lời của ngài cho yêu cầu này được tóm tắt trong câu sau: "Trong một tương lai gần, tôi không nghĩ sẽ có bất cứ sự chấp thuận nào đối với yêu cầu này, một yêu cầu, trong lúc này, đang được vài triệu người ủng hộ" (Seewald, 306).

Nhà của Ngôi Lời

Việc đọc Đức Maria của Đức Hồng Y Ratzinger theo khuôn mẫu Thánh Mẫu học loại hình Giáo Hội (ecclesiotypical). Khi làm như vậy, ngài thấy ngài đồng hành với các ngôi sao thần học như Przywara, Congar, de Lubac, và ở một mức độ nào đó, với Balthasar. Quan điểm loại hình giáo hội dựa trên nền tảng giáo phụ vững chắc và sử dụng phương pháp luận của loại hình học [typological]. Điều dẫn khởi từ phương thức này là hiệu quả phản chiếu kép [double mirror-effect]. Giáo hội đọc và giải thích chính mình trong Đức Maria, và ngược lại. Về phần ngài, Đức Maria giải thích mối liên hệ của Giáo hội với Chúa Kitô. Trong Đức Maria, Giáo hội là Nàng dâu, Đồng trinh và là Mẹ. Ngược lại, tư cách thành viên của Đức Maria trong Giáo hội, dù nổi bật, đã được thiết lập một cách vững chắc. Chúng ta tìm thấy tất cả những đặc điểm này trong tư duy Thánh Mẫu của Đức Hồng Y Ratzinger. Ngài coi Đức Maria là "sự cụ thể hóa bản vị" của Giáo hội, "Thiếu nữ Sion" đích thực, là sự khởi đầu được bản vị hóa của Giao ước Mới (xem: Introduction to Christianity (Dẫn nhập vào Kitô giáo), năm 1968, Bản tiếng Anh năm 1969; Daughter of Zion (Thiếu nữ Sion), năm 1978, Bản tiếng Anh năm 1983). Ở đây, chúng ta có nền tảng cho vai trò mô hình và gương mẫu của Đức Maria đối với đức tin của chúng ta. Trong bài giảng kết thúc tháng 5 năm 1979, Đức Tổng Giám Mục Munich ca ngợi Đức Maria là đấng luôn suy tưởng lời Chúa trong lòng. Đức Mẹ là đấng đã tin và được khen “có phúc” vì Đức Mẹ đã tin (Lc 1:45). Nhận định về tất cả những bản văn được coi là bác bỏ Đức Maria trong Tân Ước (Lc 11:27; 2:49; Mc 3:34; Ga 2:4), ngài cho thấy rằng thực ra chúng dẫn chúng ta đến chính bản chất của lòng sùng kính Đức Mẹ. Làm thế nào mà như thế được? Đức Maria là “nơi cư ngụ của Lời Chúa”, là nơi lời được chấp nhận, được nuôi dưỡng, được bảo vệ; nơi lời được dành cho không gian, được phép lớn lên và ở nhà trong một thế giới không nhà. Quan trọng nhất, Mẹ Maria là mảnh đất màu mỡ, nơi hạt giống của Lời kết thành hoa trái. Đặc tính Thánh Mẫu của việc chúng ta là Kitô hữu được phát biểu trong định nghĩa của Thánh Luca về mối phúc đích thực. Phúc cho những ai “nghe lời Thiên Chúa và tuân giữ nó” (Lc 11:28). Trong thái độ của Đức Mẹ này, Đức Hồng Y Ratzinger thấy một hướng đi chắc chắn và một quy chiếu đáng tin cậy cho tất cả những người lữ hành trên đường đi về cõi vĩnh hằng, những người bất chấp các bối rối và mâu thuẫn, thử thách và gian khổ, lo lắng và bị khước từ.

Viết theo Cha Johann G. Roten, S.M, nguyên văn tại https://udayton.edu/imri/mary/p/pope-benedict-xvi-and-mary.php

Ghi Chú

(*) “Cantus firmus” tiếng Latinh có nghĩa “khúc hát cố định”. Cantus firmus là khúc hát làm nền cho một soạn phẩm đa âm.

Kỳ tới: Trọn Khảo luận duy nhất của Đức Bênêđíctô XVI về Đức Maria: Thiếu Nữ Sion
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đôi
Tấn Đạt
17:13 21/10/2021
ĐÔI
Ảnh của Tấn Đạt

Chim kia có tổ có đôi
Vâng lệnh Chúa Trời sinh sôi trường tồn
(bt)
 
VietCatholic TV
Kiến thức sống còn: New York Times so sánh các loại vắc xin, liều thứ ba có cần không?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:30 21/10/2021


Nhận định của tờ New York Times về hiệu quả của Moderna và Pfizer

Tờ New York Times vừa đưa ra một so sánh về hai loại vắc xin hàng đầu thế giới là Moderna và Pfizer trong bài báo có nhan đề “Moderna vs. Pfizer: Both knockouts, but one seems to have the edge”, nghĩa là “Moderna và Pfizer: Cả hai đều hạ gục virus nhưng một cái xem ra tốt hơn”.

Các quan chức y tế liên bang đã không ngừng lặp lại một điệp khúc sau khi vắc-xin coronavirus được cho phép. Họ nói những mũi tiêm này đều có hiệu quả như nhau.

Điều đó hóa ra không phải là sự thật.

Cho đến nay, có khoảng 221 triệu liều vắc-xin Pfizer-BioNTech đã được phân phối tại Hoa Kỳ, so với khoảng 150 triệu liều vắc-xin của Moderna. Trong nửa tá nghiên cứu được công bố trong vài tuần qua, vắc xin của Moderna dường như có khả năng bảo vệ tốt hơn so với vắc xin Pfizer-BioNTech trong những tháng sau khi chủng ngừa.

Nghiên cứu được công bố hôm thứ Sáu bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cho thấy hiệu quả của vắc-xin Pfizer-BioNTech đối với việc nhập viện đã giảm từ 91% xuống 77% sau khoảng thời gian bốn tháng kể từ lần tiêm thứ hai. Vắc xin Moderna không có dấu hiệu suy giảm so với cùng thời gian. Nói cho dễ hiểu là như thế này: Sau khi tiêm liều thứ hai, khoảng 7 ngày sau cơ thể chúng ta bắt đầu có kháng thể. Nếu bị nhiễm coronavirus khả năng chúng ta phải nhập viện là 9%. Tuy nhiên, 4 tháng sau đó, nếu bị nhiễm coronavirus khả năng chúng ta phải nhập viện tăng lên đến 23%, nếu chúng ta được tiêm Pfizer. Nếu chúng ta được tiêm Moderna và sau đó bị nhiễm coronavirus thì khả năng phải vào bệnh viện là 9%, và xác suất này vẫn là 9% trong một khoảng thời gian dài sau đó.

Sự nhanh chóng suy giảm khả năng bảo vệ đã làm nổ ra cuộc tranh luận về các mũi tiêm tăng cường. Các cơ quan liên bang trong tuần này đang đánh giá nhu cầu tiêm mũi thứ ba của vắc-xin Pfizer-BioNTech cho một số nhóm nguy cơ cao, bao gồm cả người lớn tuổi.

Các nhà khoa học ban đầu nghi ngờ về sự khác biệt được báo cáo giữa vắc xin Moderna và Pfizer-BioNTech, nhưng họ đã dần dần tin rằng sự khác biệt tuy nhỏ nhưng có thật và được khuếch đại theo thời gian.

Natalie Dean, nhà thống kê sinh học tại Đại học Emory ở Atlanta, cho biết: “Giả định cơ bản của chúng tôi là vắc-xin mRNA hoạt động tương tự, nhưng sau đó chúng tôi bắt đầu nhận thấy sự khác biệt. Đó không phải là một sự khác biệt quá lớn, nhưng nó nhất quán.”

Natalie nhấn mạnh rằng sự khác biệt là nhỏ và hậu quả trong thế giới thực là điều vẫn chưa chắc chắn, vì cả hai loại vắc xin vẫn có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và nhập viện.

John Moore, một chuyên gia về virus tại Weill Cornell Medicine ở New York, cho biết: “Đúng, có một sự khác biệt thực sự, phản ánh thực tại trong hai lọ thuốc. Nhưng chúng tôi vẫn chưa rõ thực sự, sự khác biệt này quan trọng đến mức nào trong thế giới thực?”

“Những người đã dùng Pfizer không nên lo lắng rằng họ có một loại vắc-xin kém phẩm chất.”

Ngay cả trong các thử nghiệm lâm sàng ban đầu của ba loại vắc xin cuối cùng được cho phép dùng tại Hoa Kỳ - là Pfizer-BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson - rõ ràng là vắc xin Johnson & Johnson có hiệu quả thấp hơn hai loại kia. Nghiên cứu kể từ đó đã tạo ra xu hướng tin như vậy, mặc dù Johnson & Johnson đã thông báo trong tuần này rằng liều thứ hai của vắc-xin này sẽ tăng hiệu quả của nó lên mức tương đương với các loại vắc xin khác.

Các vắc xin Pfizer-BioNTech và Moderna dựa trên cùng một nền tảng mRNA và trong các thử nghiệm lâm sàng ban đầu, chúng có hiệu quả chống lại nhiễm trùng có triệu chứng tương tự nhau đáng kể: 95% đối với Pfizer-BioNTech và 94% đối với Moderna. Đây là một phần lý do tại sao chúng được mô tả là ít nhiều tương đương.

Sự khác biệt tinh tế xuất hiện theo thời gian. Các loại vắc-xin chưa bao giờ được so sánh trực tiếp trong một nghiên cứu được thiết kế cẩn thận, vì vậy dữ liệu chỉ ra rằng các tác dụng khác nhau chủ yếu dựa trên các quan sát.

Natalie cho biết, kết quả từ những nghiên cứu này có thể bị sai lệch bởi nhiều yếu tố, bao gồm địa điểm, độ tuổi của dân số được tiêm chủng, thời điểm họ được chủng ngừa và thời gian giữa các liều.

Ví dụ, vắc-xin Pfizer-BioNTech đã được triển khai vài tuần trước khi Moderna cho các nhóm ưu tiên - người lớn tuổi và nhân viên chăm sóc sức khỏe. Khả năng miễn dịch suy giảm nhanh hơn ở người lớn tuổi, vì vậy sự suy giảm được quan sát thấy ở một nhóm bao gồm chủ yếu là người lớn tuổi có thể tạo ấn tượng sai lầm rằng sự bảo vệ của vắc-xin Pfizer-BioNTech sẽ nhanh chóng giảm đi.

“Tôi không tin rằng thực sự có sự khác biệt,” Tiến sĩ Bill Gruber, phó chủ tịch cấp cao của Pfizer cho biết. “Tôi không nghĩ rằng có đủ dữ liệu để đưa ra tuyên bố như thế.”

Nhưng đến nay, các nghiên cứu quan sát đã đưa ra kết quả từ một số địa điểm - Qatar, Phòng khám Mayo ở Minnesota, một số bang khác ở Hoa Kỳ - và ở các nhân viên chăm sóc sức khỏe, cựu chiến binh nhập viện hoặc người dân nói chung.

Hiệu quả của Moderna đối với bệnh nặng trong các nghiên cứu đó dao động từ 92% đến 100%. Các con số của Pfizer-BioNTech theo sau từ 10 đến 15 phần trăm.

Hai loại vắc-xin đã khác biệt rõ ràng hơn về hiệu quả chống lại nhiễm trùng. Khả năng bảo vệ của cả hai yếu đi theo thời gian, đặc biệt là sau khi biến thể delta xuất hiện, nhưng giá trị của vắc xin Pfizer-BioNTech đã giảm nhiều hơn. Trong hai nghiên cứu gần đây, vắc-xin Moderna đã ngăn ngừa bệnh tật tốt hơn hơn 30 điểm phần trăm.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng mức độ kháng thể do vắc-xin Pfizer-BioNTech tạo ra chỉ bằng một phần ba đến một nửa so với lượng kháng thể được tạo ra bởi vắc-xin Moderna. Tuy nhiên, sự sụt giảm đó là không đáng kể, Moore nói: Để so sánh, có sự khác biệt hơn 100 lần về mức độ kháng thể giữa những người khỏe mạnh được tiêm cùng một loại vắc xin.

Tuy nhiên, các chuyên gia khác cho rằng những bằng chứng chỉ ra sự chênh lệch đáng để khám phá, ít nhất là ở những người phản ứng yếu với vắc xin, bao gồm cả người lớn tuổi và người suy giảm miễn dịch.

“Cuối cùng tôi nghĩ rằng có những khác biệt tinh tế nhưng thực sự giữa Moderna và Pfizer,” Tiến sĩ Jeffrey Wilson, nhà miễn dịch học và bác sĩ tại Đại học Virginia ở Charlottesville, đồng tác giả của một nghiên cứu như vậy, được xuất bản trên JAMA Network Open tháng này. “Ở những quần thể có nguy cơ cao, nó có thể có liên quan. Sẽ rất tốt nếu mọi người xem xét kỹ lưỡng”.

Wilson nói thêm “Pfizer là một cái búa lớn, nhưng Moderna là một cái búa tạ.”

Một số yếu tố có thể làm cơ sở cho sự khác biệt. Các loại vắc xin khác nhau về liều lượng và thời gian giữa liều đầu tiên và liều thứ hai.

Các nhà sản xuất vắc xin thường có đủ thời gian để thử nghiệm nhiều loại liều trước khi chọn một liều - và họ đã thực hiện thử nghiệm như vậy để thử nghiệm vắc xin coronavirus ở trẻ em.

Nhưng giữa một đại dịch năm ngoái, các công ty phải đoán được liều lượng tối ưu. Pfizer đi với 30 microgam, Moderna với 100 microgam.

Vắc xin của Moderna dựa trên một hạt nano lipid, có thể cung cấp liều lượng lớn hơn. Và mũi thứ nhất và mũi thứ hai của loại vắc xin đó cách nhau 4 tuần, so với 3 tuần đối với vắc xin Pfizer-BioNTech.

Tiến sĩ Paul Burton, giám đốc y tế của Moderna cho biết thêm một tuần có thể giúp các tế bào miễn dịch có thêm thời gian để tăng sinh trước khi tiêm liều thứ hai. “Chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu vấn đề này và nghiên cứu thêm, nhưng tôi nghĩ điều đó là hợp lý.”

Nhóm nghiên cứu của Moderna gần đây đã chỉ ra rằng một nửa liều vắc-xin vẫn khiến lượng kháng thể tăng vọt. Dựa trên những dữ liệu đó, công ty đã yêu cầu FDA trong tháng này cho phép 50 microgam, nửa liều, như một liều tiêm tăng cường.

Có một số bằng chứng hạn chế cho thấy tác dụng của liều đó nhưng vẫn chưa có bằng chứng nào về mức độ kháng thể cao hơn có thể tồn tại trong bao lâu. Các nhà quản lý liên bang đang xem xét dữ liệu của Moderna để xác định xem dữ liệu được đưa ra có đủ để cho phép tiêm một nửa liều tăng cường hay không.

Cuối cùng, cả hai loại vắc-xin vẫn đang duy trì ổn định trong việc chống lại bệnh nặng và nhập viện, đặc biệt là ở những người dưới 65 tuổi, Moore nói.

Ban đầu, các nhà khoa học hy vọng rằng vắc-xin sẽ có hiệu quả 50% hoặc 60%. “Tất cả chúng tôi đều thấy đó là một kết quả tuyệt vời và rất vui với nó,” anh nói. “Cho đến nay chúng tôi đang tranh luận xem liệu hiệu quả của vắc-xin 96.3% đối với Moderna so với 88.8% đối với Pfizer có phải là một vấn đề lớn hay không.”
Source:New York Times
 
Đức Bênêđíctô XVI khóc bạn làm người nhỏ lệ. Đói quá, bắt cóc các nhà truyền giáo Mỹ đòi tiền chuộc
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:06 21/10/2021


1. Khóc bạn mới qua đời, Đức Bênêđíctô XVI hy vọng sớm được đi đoàn tụ trên thiên đàng

Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI nói rằng ngài mong muốn được cùng bạn bè lên thiên đàng trong một thông điệp chia buồn sau cái chết của một linh mục dòng Xitô.

Trong một bức thư đề ngày 2 tháng 10 và được tu viện Wilhering ở Áo công bố hôm thứ Ba 19 tháng 10, vị giáo hoàng đã nghỉ hưu 94 tuổi nói rằng cái chết của cha Gerhard Winkler đã khiến ngài vô cùng xúc động.

“Tin tức về sự ra đi của Giáo sư Tiến sĩ Gerhard Winkler dòng Xitô Nhặt Phép mà bạn đã báo cho tôi, đã ảnh hưởng sâu sắc đến tôi,” Đức Bênêđíctô XVI, là giáo hoàng từ năm 2005 đến 2013, viết.

“Trong số tất cả những đồng nghiệp và bạn bè, anh ấy là người thân thiết nhất với tôi. Sự vui vẻ và đức tin sâu sắc của anh ấy luôn thu hút tôi”.

“Bây giờ anh ấy đã đến thế giới tiếp theo, nơi tôi chắc chắn rằng nhiều bạn bè đã chờ đợi anh ấy. Tôi hy vọng rằng tôi có thể sớm tham gia cùng họ”.

Cha Bernhard Winkler sinh tại Wilhering, vùng Thượng Áo, gần thành phố Linz, vào năm 1931. Ngài vào tu viện Xitô địa phương năm 1951, đổi tên là Gerhard. Ngài được thụ phong linh mục vào ngày 29 tháng 6 năm 1955, tại Linz.

Sau khi lấy bằng tiến sĩ thần học tại Vienna năm 1956, ngài dạy tiếng Đức và tiếng Anh. Ngài lấy bằng thạc sĩ tiếng Anh tại Đại học Notre Dame ở Indiana, Hoa Kỳ.

Năm 1969, ngài bắt đầu sự nghiệp học tập ở Đức, giảng dạy ở Bochum và Freiburg.

Ngài đã làm việc chặt chẽ với Giáo sư Joseph Ratzinger, hay Đức Bênêđíctô XVI tương lai, tại Đại học Regensburg, nơi ngài giảng về Lịch sử Giáo hội Trung cổ và Hiện đại từ năm 1974 đến năm 1983.

Cha Ratzinger gia nhập Đại học Regensburg năm 1969 với tư cách là giáo sư thần học tín lý và lịch sử tín lý. Ngài giữ chức phó hiệu trưởng của trường đại học cho đến năm 1977, khi ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của Munich và Freising.

Winkler là giáo sư lịch sử Giáo hội tại Đại học Salzburg, Áo, từ năm 1983 cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1999.

Từ năm 2018, ngài sống trong một nhà chăm sóc do các nữ tu ở Linz điều hành.

Đức Bênêđíctô XVI kết thúc thông điệp chia buồn của mình như sau:

“Trong khi chờ đợi, tôi cùng với ngài và cộng đồng tu sĩ của Wilhering cầu nguyện.”


Source:Catholic News Agency

2. Lễ tuyên Chân Phước cho Linh mục Juan Elías Medina, và 126 bạn tử đạo

Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, đã là vị chủ tế chính trong Thánh lễ phong chân phước vào ngày 16 tháng 10.

Cha Juan Elías Medina, và 126 bạn tử đạo, là các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo dân, đã bị giết vì hận thù đức tin trong cuộc đàn áp tôn giáo kinh hoàng nhất vào những năm 1930 ở Tây Ban Nha.

Trong cuộc tuyển cử tháng 2 năm 1936, Mặt Trận Bình Dân giành được đa số ghế trong Quốc hội và tiến hành những cải cách thiên tả. Tháng Sáu năm đó, thủ tướng Casares Quiroga, đã phát lưu các thủ lĩnh quân đội bị nghi ngờ tiến hành âm mưu lật đổ tân chính phủ, trong đó có Tướng Francisco Franco. Điều này đã dẫn cuộc binh biến của quân đội nhằm lật đổ chính phủ của Mặt Trận Bình Dân.

Ngày 17 tháng 7 năm 1936, cuộc nổi loạn của quân đội bùng nổ, bắt đầu từ tín hiệu được lặp đi lặp lại từ đài phát thanh “Trời quang đãng trên toàn Tây Ban Nha”.

Cuộc nổi loạn theo dự kiến sẽ là một cuộc đảo chính chóng vánh, nhưng thực tế đã không xảy ra như vậy. Trong giai đoạn đầu, phe nổi loạn không giành được một thành phố quan trọng nào cả, tại Madrid họ bị vây hãm trong doanh trại Montaña. Doanh trại này thất thủ ngày hôm sau với rất nhiều máu đổ.

Mặt Trận Bình Dân với sự hỗ trợ của Liên Sô và Mễ Tây Cơ đã thực hiện một cuộc tàn sát người Công Giáo trên quy mô rất lớn vì chủ trương thiên tả của họ và vì cho rằng Giáo Hội Công Giáo ủng hộ quân đội.

Cuộc Nội chiến tại Tây Ban Nha đã kết thúc ngày 1/4/1939 với chiến thắng của Tướng Francisco Franco. Trong cuộc chiến này 13 Giám Mục, 4172 linh mục triều và các chủng sinh, 2364 linh mục dòng và các nam tu sĩ cùng với 283 nữ tu đã bị Mặt Trận Bình Dân sát hại.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong 233 vị tử đạo Tây Ban Nha.

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tôn phong 498 vị.

Tính đến nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tôn phong cho 652 vị tử đạo Tây Ban Nha.


Source:Catholic News Service

3. Đói quá bắt cóc các nhà truyền giáo Mỹ ở Haiti kiếm ăn

Một nhóm gồm 17 nhà truyền giáo và các thành viên trong gia đình đã bị bắt cóc ở Haiti hôm thứ Bảy, tờ New York Times đưa tin lần đầu tiên. Những nhà truyền giáo là một phần của Christian Aid Ministries, có trụ sở tại Ohio, và bị bắt cóc khi đến thăm một trại trẻ mồ côi.

Trong một bản tin cập nhật được đăng trên trang web của mình vào chiều Chúa Nhật, Christian Aid Ministries đã xin các tín hữu Kitô cầu nguyện cho một “giải pháp”. Tổ chức này cho biết những người bị bắt cóc bao gồm năm người đàn ông, bảy phụ nữ và năm trẻ em. Trong 17 người bị bắt cóc 16 người là công dân Hoa Kỳ, và một người là công dân Canada.

Bản tin có đoạn viết:

“Trong tư cách là một tổ chức, chúng tôi dâng tình cảnh này lên Thiên Chúa và tin cậy rằng Ngài sẽ dẫn dắt chúng tôi vượt qua. Xin cho danh Chúa Giêsu được tôn vinh và nhiều người hơn nữa nhận biết tình yêu và ơn cứu rỗi của Ngài”.

Washington Post đưa tin rằng một người quen thuộc với tình huống này cho biết một trong những người bị bắt cóc đã gửi tin nhắn qua WhatsApp. “Xin hãy cầu nguyện cho chúng tôi! Chúng tôi đang bị bắt làm con tin, họ đã bắt cóc tài xế của chúng tôi. Cầu nguyện, cầu nguyện, cầu nguyện. Chúng tôi không biết họ đang đưa chúng tôi đi đâu”.

Một quan chức cảnh sát Haiti cáo buộc băng đảng “400 Mawozo” khét tiếng phải chịu trách nhiệm về vụ bắt cóc. Chính băng nhóm tội phạm đó đã đứng sau vụ bắt cóc các linh mục và nữ tu Công Giáo vào tháng Tư.

Theo báo cáo của tờ Times, các nhà truyền giáo có trụ sở tại thị trấn Titanyen và đang trở về sau khi đến đôn đốc việc xây dựng một trại trẻ mồ côi ở Fond Parisien.

Haiti đã bị rung chuyển bởi thiên tai, bất ổn dân sự, và thường xuyên xảy ra bạo lực và bắt cóc băng đảng trong những tháng gần đây. Tổng thống Jovenel Moïse của đất nước đã bị ám sát tại nhà riêng vào tháng Bảy, và một trận động đất 7.2 độ richter đã xảy ra ở đất nước này vào tháng Tám.

Một nhà ngoại giao hàng đầu của Tòa Thánh hôm thứ Sáu đã cảnh báo về những vấn đề an ninh “không thể chịu nổi” trong một tuyên bố tại Hội nghị Công ước Arria của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tại Haiti.

Đức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia, Quan sát viên Thường trực của Tòa thánh tại Liên Hiệp Quốc, cho biết: “Vụ ám sát tổng thống chứng tỏ rằng không ai là bất khả xâm phạm. Tình trạng thiếu an ninh đã trở nên không thể chịu đựng được, dường như không còn hy vọng trong tương lai gần.”

Ngài lưu ý “tình trạng bất ổn dân sự lan rộng” ở Haiti, nơi “bắt cóc đã trở nên phổ biến và bạo lực băng đảng lan tràn đến mức các tổ chức nhân đạo bị cản trở thực hiện công việc quan trọng của họ.”

Ngài nói: “Thường thì những người này bao gồm các nhà truyền giáo và nhân viên của các tổ chức dựa trên đức tin.

Vào tháng 4, 10 linh mục và nữ tu Công Giáo đã bị bắt cóc tại thị trấn Croix-des-Bouquets. Băng nhóm tội phạm tự xưng là “400 Mazowo” đã đòi 1 triệu đô la tiền chuộc trong vụ này. Ba trong số những người bị bắt cóc đã được thả cùng ngày, trong khi bảy người còn lại được thả sau vài tuần; không rõ liệu Giáo Hội có phải trả tiền chuộc hay không.

Vào thời điểm đó, Tổng giáo phận Port-au-Prince đã cảnh báo trong một tuyên bố rằng bạo lực băng đảng ở nước này đã lên đến mức “chưa từng có”.


Source:Catholic News Agency
 
Đau đớn: Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức Carfin bị cố ý phóng hỏa, thiệt hại nặng. Các Giám Mục xin cầu nguyện
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:24 21/10/2021


1. Giám Mục Anh bỏ sang Công Giáo giải thích quyết định của mình: “Giáo Hội mà tôi vô cùng yêu mến đã lạc lối. Tôi không còn lựa chọn nào khác là ra đi”

Trong một lá thư gởi cho tờ Daily Mail, cựu Giám mục của Rochester, Tiến sĩ Michael Nazir-Ali, đã lên tiếng giải thích về quyết định bỏ hết các chức vụ để xin làm một người giáo dân bình thường trong Giáo Hội Công Giáo. Quyết định của ông đã có một tác động sâu sắc đối với Giáo Hội Anh Giáo.

Tiến sĩ Michael Nazir-Ali, 72 tuổi, là Giám mục của Rochester từ năm 1994 đến năm 2009. Ông cho biết ông muốn được thờ phượng trong một ‘Giáo Hội, nơi có sự giảng dạy rõ ràng cho các tín hữu’, và đã phải mất nhiều năm suy tư trước khi đưa ra quyết định trọng đại này.

Tiến sĩ Michael Nazir-Ali đã bảo vệ quyết định gia nhập Giáo Hội Công Giáo trước các lời chỉ trích và bày tỏ sự thất vọng của ông đối với Giáo hội Anh vì đã không ủng hộ 'các giá trị cốt lõi'.

Cựu Giám mục của Rochester, 72 tuổi, người đã tiết lộ động thái vào thứ Sáu tuần trước, cho biết Giáo hội Anh giáo đã bị tràn ngập bởi các nhà hoạt động theo đuổi ‘một chương trình nghị sự nhắm vào các vấn đề đơn lẻ, thường là theo mốt thời đại’.

Trong bài viết trên Daily Mail, ông cho biết sự chia rẽ trong Giáo hội Anh đã khiến ông cảm thấy mình ‘mâu thuẫn với Giáo hội’. Tiến sĩ Nazir-Ali, người sẽ được phong chức linh mục Công Giáo trong tháng này, là giám mục người Anh thứ ba thực hiện động thái này trong năm nay.

Khi tôi được thụ phong linh mục Anh giáo vào năm 1976, đó là một khoảnh khắc vui mừng và hy vọng: Tôi mong đợi suốt đời phụng sự Thiên Chúa trong Giáo hội Anh giáo, nơi có Chúa Kitô và Kinh thánh đặt ở trung tâm.

Các giá trị của Giáo hội là tất cả những gì tôi tin tưởng: giúp người khác đến với đức tin và được hình thành bởi đức tin, lòng khoan dung và tự do, sự thánh thiện của con người, của hôn nhân và tầm quan trọng của gia đình.

Hồi đó Giáo hội đã ca tụng và bảo vệ những giá trị đó. Nó không rúc vào nơi kín đáo, hối lỗi hay xấu hổ về những điều này.

Tôi không bao giờ có thể tưởng tượng được rằng 45 năm sau, tôi cảm thấy bị buộc phải rời khỏi Giáo Hội Anh giáo mà tôi yêu mến, như cách đây hai tuần khi tôi được đón nhận vào Giáo Hội Công Giáo, vào giáo hạt Wasingham - được cung cấp cho những người Anh giáo muốn trở thành một phần của Giáo Hội Công Giáo trong khi vẫn giữ các truyền thống Anh giáo của họ.

Đó là một khoảnh khắc cay đắng và ngọt ngào lẫn lộn.

Cay đắng, vì tôi vô cùng đau buồn rằng Giáo hội Anh không phải là giáo hội mà tôi đã tham gia. Có nhiều giáo xứ, linh mục và tín hữu cá nhân vẫn cam kết với đức tin và giá trị Kinh thánh. Nhưng với tư cách là một tổ chức, nó dường như đang mất phương hướng.

Ngọt ngào, bởi vì tôi vui mừng về những cơ hội mà việc tham gia giáo hạt Wasingham sẽ mang lại: đó là bảo vệ nhân quyền và giúp đỡ hàng triệu Kitô Hữu đang đau khổ và những người khác trên khắp thế giới. Giáo Hội Công Giáo là một tổ chức toàn cầu thực sự hiệp nhất, là điều mang lại sức mạnh.

Giáo Hội Anh giáo đã trở thành mảnh vụn, một tập hợp lỏng lẻo của các nhà thờ, nhiều người trong số họ có những cách giải thích trái ngược nhau về Kitô Giáo. Ngay cả khi Giáo hội cố gắng thống nhất mọi thứ, những quyết định này dường như không có nhiều sức nặng - mọi người cứ đi và làm theo cách riêng của họ.

Tôi đã vật lộn với điều này trong vài năm, nhưng cuối cùng nhận ra rằng tôi không còn lựa chọn nào khác.

Tôi thường cảm thấy cô đơn, mâu thuẫn với Giáo hội. Đôi khi, tốt hơn là có gió sau lưng bạn hơn là liên tục chiến đấu chống lại nó.

Đó là một quyết định cá nhân sâu sắc. Tôi đang di chuyển từ Giáo hội này sang Giáo hội khác, để đáp ứng các nhu cầu tâm linh của mình. Nó không phải là một 'sự cải đạo' từ tôn giáo này sang tôn giáo khác.

Giờ đây, với tư cách là một thành viên của Giáo hạt, tôi đã hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo trong khi vẫn giữ được những gì tôi yêu thích về Anh giáo: vẻ đẹp của sự thờ phượng, tình yêu Kinh thánh và cam kết mục vụ đối với cộng đồng rộng lớn hơn. Và Giáo hạt chấp nhận các giáo sĩ đã kết hôn - tôi đã kết hôn hạnh phúc với Valerie trong gần 50 năm.
Source:Daily Mail

2. Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức của Tô Cách Lan bị cố ý phóng hỏa

Những kẻ phá hoại đã tấn công vào đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức của Tô Cách Lan vào đêm Chúa Nhật, đây là vụ việc mới nhất trong một loạt các vụ việc xảy ra tại các địa điểm Công Giáo tại quốc gia này.

Đám cháy vào ngày 17 tháng 10 đã gây ra thiệt hại cho đền thánh Đức Mẹ Carfin Grotto, nằm khoảng 15 dặm, tức là 24km, bên ngoài trung tâm thành phố Glasgow, làm tăng thêm căng thẳng tài chính cho ngôi đền đã từng đón hơn 70,000 khách hành hương mỗi năm trước cuộc khủng hoảng coronavirus.

John P. Mallon, người đồng sáng lập của Sancta Familia Media, công ty giải thích các yêu cầu thông tín của báo chí thay mặt cho ngôi đền, nói với CNA vào ngày 19 tháng 10: “Tất cả chúng tôi ở Carfin đều rất buồn khi chúng tôi đang tiến tới kỷ niệm một trăm năm ngày khai trương hang đá Đức Mẹ vào ngày 1 tháng 10 năm 2022”.

“COVID đã giảm rất nhiều lượng khách hàng năm của chúng tôi, hàng loạt các cuộc hành hương bị hủy bỏ, vì vậy ngân sách của chúng tôi rất eo hẹp trước cuộc tấn công này.”

“Ngọn lửa khá dữ dội và cố tình bùng phát bằng cách chất đống các vật dụng lại với nhau và châm lửa đốt”.

Tờ Scottish Sun cho biết, cảnh sát đã nhận được một báo cáo liên quan đến vụ hỏa hoạn và các cuộc điều tra mới ở giai đoạn đầu.

Mallon giải thích rằng đám cháy đã làm hư hại các bia tưởng niệm những người thân đã khuất trong hang động tưởng niệm Lộ Đức của đền thờ, do Đức Cha Jacques Perrier của Tarbes và Lourdes thánh hiến vào năm 2009,

Ông nói: “Các giá đỡ nến bằng sắt đã bị nung chảy hoàn toàn và bị lửa làm hư hỏng, không thể sử dụng được và một số bảng bị mất chữ”.

“Chúng tôi đang chờ thêm thông tin từ cảnh sát và chúng tôi sẽ cần kiểm tra an ninh và kiểm tra cấu trúc đền thánh nhiều hơn, bao gồm cả đèn chiếu sáng và dây cáp.”

Đền thờ, do giáo dân địa phương chung tay xây dựng đối diện với nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê ở Carfin, được khánh thành vào năm 1922. Du khách có thể vào thăm quanh năm, với các thánh lễ hàng ngày và các giờ giải tội, chầu Thánh Thể, tuần cửu nhật và các đám rước.

Carfin Grotto đã thực hiện một chiến dịch huy động vốn từ cộng đồng để trang trải chi phí khắc phục thiệt hại do hỏa hoạn gây ra.

Người Công Giáo là một nhóm tôn giáo thiểu số ở Tô Cách Lan, chỉ chiếm 16% trong tổng dân số 5.5 triệu người.

Một loạt các vụ việc gần đây đã khiến người Công Giáo Tô Cách Lan lo lắng.

Vào tháng 7, một linh mục đã bị tấn công bởi một người đàn ông cầm chai thủy tinh khi ngài đang cầu nguyện tại một nhà thờ Công Giáo ở Edinburgh. May mắn là ngài né được, và không bị thương.

Vào tháng 8, một người đàn ông đã bị bắt và bị buộc tội liên quan đến vụ hỏa hoạn kinh hoàng tại St. Partick, một nhà thờ Công Giáo 163 năm tuổi ở Glasgow.

Những kẻ phá hoại đã tấn công nhà thờ Thánh Patrick ở Wishaw, North Lanarkshire, vào đầu giờ ngày 18 tháng 10, làm hư hỏng các chậu cây.

Mallon cho biết: “Chúng tôi không muốn đóng quyền truy cập 24/7 hiện tại của đền thánh Đức Mẹ. Nó đã là một nơi cầu nguyện và an ủi trong hơn 99 năm, một nơi chào đón tất cả mọi người”.

“Tuy nhiên, chúng ta cần thắt chặt an ninh vì hầu như hàng ngày chúng ta đều nghe thấy các vụ tấn công, phá hoại và gây thiệt hại cho các nhà thờ Công Giáo trên khắp Tô Cách Lan. Những người Công Giáo lo ngại và tin rằng cần phải làm nhiều hơn nữa ở cấp quốc gia”.
Source:Catholic News Agency

3. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ yêu cầu Tòa án Tối cao ngăn chặn luật phá thai nhịp tim của Texas

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ hôm thứ Hai đã yêu cầu Tòa án Tối cao chặn một đạo luật phò sinh của Texas, có hiệu lực từ tháng 9, cấm phá thai sau khi phát hiện tim thai và dựa vào các vụ kiện tụng của công dân để thực thi lệnh cấm.

Trong một đơn gửi lên Tòa án Tối cao vào ngày 18 tháng 10, Bộ Tư pháp lập luận rằng Texas đã tìm cách lách các phán quyết của Tòa án Tối cao trong vụ Roe kiện Wade và Planned Parenthood kiện Casey. Bộ đã yêu cầu Tòa án Tối cao phủ quyết một án lệnh gần đây của một tòa phúc thẩm, tòa án này đã khôi phục luật sau khi bị tòa cấp dưới tạm thời phong tỏa.

Đạo luật Nhịp tim Texas, còn được gọi là Dự luật số 8 của Thượng viện, cấm phá thai sau khi phát hiện thấy nhịp tim của thai nhi— khoảng sáu tuần tuổi thai — trừ trường hợp cấp cứu y tế.

Những người nghĩ ra Đạo luật Nhịp tim Texas rất thông minh. Thông thường luật pháp là do các cơ quan thực thi pháp luật thực hiện. Đạo luật Nhịp tim Texas giao việc thực hiện cho các công dân. Cụ thể, nếu ai biết một trường hợp vi phạm, họ có thể tố cáo. Người vi phạm phải trả tiền cho người tố cáo. Như thế, các công dân bình thường trở thành thợ săn tiền thưởng.

Luật cho phép trao giải thưởng ít nhất 10,000 đô la cho các vụ kiện thành công, có thể được nộp bởi những người trong hoặc ngoài Texas, chống lại những người thực hiện hoặc hỗ trợ phá thai bất hợp pháp. Những thai phụ phá thai không thể bị kiện theo luật có hiệu lực lần đầu tiên vào ngày 1 tháng 9.

“Cho đến nay, SB 8 đã hoạt động chính xác như dự định: Ngoại trừ một vài ngày có lệnh ban đầu, SB 8 có hiệu lực khủng bố đã khiến việc phá thai không có hiệu lực ở Texas sau khoảng sáu tuần của thai kỳ. Nói tóm lại, Texas đã vô hiệu hóa thành công các quyết định của Tòa án này trong phạm vi biên giới của nó,” quyền Tổng luật sư Brian Fletcher thay mặt Bộ Tư pháp viết trong đơn gởi Tối Cao Pháp Viện.

Một phán quyết ngày 6 tháng 10 từ một thẩm phán quận liên bang đã cấm Texas thực hiện các hành động như bồi thường thiệt hại cho các vụ kiện thành công hoặc thi hành các bản án trong những trường hợp như vậy. Chỉ hai ngày sau, Hội đồng gồm ba thẩm phán của Tòa phúc thẩm vòng 5 Hoa Kỳ sau đó đã tạm thời hủy bỏ quyết định đó vào ngày 8 tháng 10.

Tổng thống Joe Biden, một người Công Giáo, đã gọi đạo luật này là “một cuộc tấn công chưa từng có đối với quyền hiến định của phụ nữ” và hứa sẽ nỗ lực “toàn bộ chính phủ” để duy trì quyền tiếp cận phá thai ở Texas.

Ông chỉ đạo các cơ quan liên bang, bao gồm Bộ Tư pháp, xem xét những hành động nào có thể được thực hiện “để đảm bảo rằng phụ nữ ở Texas được tiếp cận với các phương pháp phá thai an toàn và hợp pháp khi được Roe bảo vệ”.
Source:Catholic News Agency