Ngày 15-10-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Sáu 16/10: Kính sợ Chúa hơn là sợ người phàm - Suy Niệm của Lm. Anthony Nguyễn Ngọc Dũng sdb
Giáo Hội Năm Châu
05:25 15/10/2020

Phúc Âm: Lc 12, 1-7

"Mọi sợi tóc trên đều các con cũng đã được đếm cả rồi".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, có nhiều đám đông dân chúng đứng chung quanh, đến nỗi chen đạp lẫn nhau, nên Chúa Giêsu bắt đầu dạy các môn đệ trước tiên rằng: "Các con hãy ý tứ giữ mình khỏi men biệt phái, nghĩa là sự giả hình. Không có gì che đậy mà không bị tiết lộ ra, và không có gì giấu kín mà chẳng biết được. Vì vậy, những điều các con nói trong nơi tối tăm, sẽ được nói ra nơi sáng sủa, và điều các con nói rỉ tai trong buồng kín, sẽ được rao giảng trên mái nhà.

"Thầy bảo các con là những bạn hữu của Thầy rằng: Các con đừng sợ chi những kẻ giết được thân xác, rồi sau đó không thể làm gì hơn được nữa. Thầy sẽ chỉ cho các con biết phải sợ ai: Hãy sợ Ðấng, sau khi đã giết chết, còn có quyền ném vào địa ngục. Phải, Thầy bảo các con hãy sợ Ðấng ấy.

"Chớ thì năm con chim sẻ không bán được hai đồng tiền sao? Thế mà không một con nào bị bỏ quên trước mặt Thiên Chúa. Hơn nữa, mọi sợi tóc trên đầu các con cũng đã được đếm cả rồi. Vậy các con đừng sợ: các con còn trọng hơn nhiều con chim sẻ".

Ðó là lời Chúa.
 
Hãy Ra Đi Rao Giảng Tin Mừng
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
09:08 15/10/2020
Suy Niệm Khánh Nhật Truyền Giáo

(Is 2, 1-5; 1 Tm 2, 4 - 6; Mc 16, 15-20)

Chúa Nhật ngày 18 tháng mười năm 2020 là khánh nhật truyền giáo. Đây là dịp thuận lợi để Kitô hữu ý thức sâu xa về sứ mạng truyền giáo của mình.

Những câu hỏi lớn được đặt ra: Truyền giáo là gì? Tại sao phải truyền giáo và ai phải truyền giáo? Liệu có cần phải ngày cầu nguyện cho việc truyền giáo không?

Truyền giáo, là giúp người ta tin nhận Đức Giêsu đã chết và đã sống lại, để họ tin Đức Giêsu là Thiên Chúa nhập thể, để họ trở nên Kitô hữu.



Vì bản chất của Giáo Hội là truyên giáo. Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã nhấn mạnh: Sứ vụ truyền giáo là “bổn phận của toàn thể Giáo hội”, vốn “tự bản chất là thừa sai” (Ad gentes, 2). Trích lời Đức Thánh Giáo hoàng Phaolô VI, ngài tiếp: “Giáo Hội hiện hữu để truyền giáo, để giảng thuyết và giáo huấn, để làm máng chuyển quà tặng của các ân sủng, để hoà giải các tội nhân với Thiên Chúa, để trường tồn hy lễ của Chúa Kitô trong Thánh Lễ, đó là việc tưởng niệm cuộc tử nạn và phục sinh vinh hiển của Người.”

Là chi thể của Hội Thánh, tất cả những người đã chịu phép rửa tội phải thi hành nhiệm vụ truyền giáo. Điều này không có ý nói họ phải đi thật xa. Những nơi nào có họ, họ phải truyền giáo. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói: “Không ai được ngưng nghỉ việc này, vì là bổn phận khẩn thiết của ngày hôm nay”. Với lại, chính Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta: “Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảngTin Mừng cho mọi tạo vật” (Mc 16, 15). Thánh Phaolô kêu lên: “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9, 16).

Rất cần thiết phải cầu nguyện cho việc truyền giáo. Ngày Thế giới Truyền giáo, hay Chúa Nhật Truyền giáo, được Đức Giáo Hoàng Piô XI thiết lập vào năm 1926, để nhắc nhở các tín hữu Công Giáo về sự dấn thân và hỗ trợ của họ đối với công việc truyền giáo của Giáo hội thông qua cầu nguyện và hy sinh. (CSR_6222_2020)

Ngày 31 tháng 5 năm vừa qua, dịp Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống năm 2020, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công bố sứ điệp cử hành ngày Thế giới Truyền giáo năm nay. Dựa trên chủ đề lấy từ sách ngôn sứ Isaia, “Này con đây, xin hãy sai con đi”, sứ điệp của Đức Thánh Cha nói rằng đại dịch Covid-19 là một cơ hội để truyền giáo và phục vụ người khác.

Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha trình bày Chúa Giêsu như “Vị Thừa Sai của Chúa Cha: con người và hoạt động của Chúa Giêsu hoàn toàn là vâng phục thánh ý Chúa Cha (x. Ga 4,34...). Đến lượt Chúa Giêsu, Đấng đã chịu đóng đanh và sống lại vì chúng ta, Người thu hút chúng ta vào trong chuyển động yêu thương, và nhờ chính Thánh Linh, Đấng linh hoạt Giáo hội, biến chúng ta thành những môn đệ và sai chúng ta ra đi thi hành sứ mạng đối với thế giới và muôn dân”.

Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: “Chúng ta có sẵn sàng được sai đi khắp nơi để làm chứng về niềm tin của chúng ta nơi Thiên Chúa là Cha thương xót, để công bố Tin mừng cứu độ của Chúa Giêsu, để chia sẻ cuộc sống thần linh của Chúa Thánh Linh, qua việc xây dựng Giáo hội hay không? Như Mẹ Maria, chúng ta có sẵn sàng, không chút dè dặt, phục vụ thánh ý Thiên Chúa (Xc. Lc 1,38) hay không? Thái độ sẵn sàng nội tâm này rất quan trọng để có thể thưa với Chúa: “Lạy Chúa, này con đây, xin hãy sai con” (x. Is 6,8).

Đức Thánh Cha cũng nhận định rằng: “Hiểu Thiên Chúa đang nói gì với chúng ta trong thời kỳ đại dịch này, trở thành thách đố đối với cả sứ mạng của Giáo hội. Bệnh tật, đau khổ, sợ hãi, cô lập đang đặt câu hỏi cho chúng ta. Cảnh nghèo của những người chết trong cô độc, của người bị bỏ mặc cho chính mình, người mất công ăn việc làm và lương bổng, của người không có nhà ở và lương thực, những điều đó đang gọi hỏi chúng ta. Bị buộc lòng phải xa cách và ở nhà, chúng ta được mời gọi tái khám phá thấy rằng chúng ta đang cần những tương quan xã hội, và cả tương quan cộng đồng với Thiên Chúa. Tình trạng này, không gia tăng sự nghi kỵ và dửng dưng, nhưng phải làm cho chúng ta quan tâm hơn tới cách thức tương giao của chúng ta với tha nhân. Và kinh nghiệm, trong đó Thiên Chúa đánh động tâm hồn chúng ta, mở cho chúng ta thấy những nhu cầu tình thương, phẩm giá, tự do của các anh chị em chúng ta, cũng như sự chăm sóc thiên nhiên. Sự kiện không thể họp nhau để cử hành thánh lễ, trong tư cách là Giáo hội, làm cho chúng ta chia sẻ thân phận của bao nhiêu cộng đoàn Kitô không thể cử hành thánh lễ mỗi Chúa nhật. Trong bối cảnh đó, câu hỏi của Chúa: “Ta sẽ sai ai đi?” lại được gửi đến chúng ta và chờ đợi chúng ta trả lời một cách quảng đại và xác tín: “Này con đây, xin hãy sai con!” (Is 6,8)

Và Đức Thánh Cha kết luận rằng: “Cử hành Ngày Thế giới truyền giáo cũng có nghĩa là tái khẳng định việc cầu nguyện, suy tư và sự giúp đỡ vật chất, do những đóng góp của anh chị em là những cơ hội để tham gia tích cực vào sứ mạng của Chúa Giêsu trong Giáo hội của Ngài. Đức bác ái được biểu lộ qua những cuộc lạc quyên trong các thánh lễ Chúa nhật thứ ba của tháng 10, có mục đích hỗ trợ công việc truyền giáo được Các Hội Giáo Hoàng truyền giáo thực hiện nhân danh tôi, để đáp ứng các nhu cầu thiêng liêng và vật chất của các dân tộc và các Giáo hội trên toàn thế giới, vì phần rỗi của tất cả mọi người”.

Chúng ta cùng cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, người Tông đồ đầu tiên và là nhà thừa sai của Lời Chúa, giúp chúng ta mang sứ điệp Tin Mừng đến với thế giới với niềm hân hoan khiêm tốn và rạng ngời, vượt lên trên bất kỳ sự từ chối, hiểu lầm hay bách hại nào.

Nữ Vương truyền giáo, cầu cho chúng con. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:26 15/10/2020

3. Có thể dùng các tiếng nói tôi đã nghĩ tới, có thể dùng các hình thức để đối xử với mọi người mà tôi đã thử qua, nhưng phương thức tốt nhất là vừa thành thực vừa khiêm tốn, là tự mình có thể nhẫn nại để cho người khác được vui vẻ.

(Thánh Silas)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:33 15/10/2020
53. NGƯỜI XƯA ƯU SẦU

Lúc Ngải tử dạy học, học trò của hai nước Tề và Lỗ đến nghe hơn một trăm người.

Một hôm, Ngải tử đang giảng câu chuyện Châu Văn vương bị vây khốn tại Sở, giảng chưa xong thì Tề Tuyên vương kêu ra có chút việc.

Một học trò cảm thấy không vui nên khi về nhà, vợ hỏi:

- “Mỗi khi chàng nghe Ngải tử giảng thì về nhà rất vui, tại sao hôm nay không vui chút nào vậy?”

Ông chồng trả lời:

- “Nghe Ngải phu tử nói thì Châu Văn vương là thánh nhân, hôm nay bị vây khốn ở nước Sở, ta đồng cảm với ông ta là người vô tội mà gặp hoàn cảnh bị hại, cho nên mới vô cùng sầu não”.

Vợ nghe xong thì khuyên chồng:

- “Ông ta bị vây khốn chỉ là tạm thời, lâu ngày thì sẽ được được giải vây, lẽ nào bị Sở bắt giam chung thân sao?”

Chồng nghe xong thì thở dài nói:

- “Ta buồn sầu không phải là ông ta không được thả, mà ta chỉ lo là đời sống trong ngục đêm nay rất khó mà chịu được”.

(Ngải tử hậu ngữ)

Suy tư 54:

Thầy giảng bài văn của ngàn năm trước mà học trò xúc động và cảm thấy như mới xảy ra ngày hôm qua, thì đúng là bài giảng của thầy đạt chất lượng, mà chất lượng lớn nhất chính là tâm hồn của thầy cảm nhận được bài mà mình giảng giải cho học trò nghe; chuyện ngàn năm trước và chuyện hôm nay thì khác nhau xa về hoàn cảnh cũng như nhân vật, nhưng giống nhau về tình cảm tâm linh của con người, cho nên mới làm cho người nghe cảm nhận được sự buồn vui qua câu chuyện đã nghe.

Chuyện ngày xưa nhưng có ảnh hưởng đến hôm nay và ngày mai của người Ki-tô hữu, chính là chuyện Đức Chúa Giê-su vì yêu thương nhân loại mà chịu đóng đinh chết trên thánh giá, chết và sống lại, đây là câu chuyện đầy bi kịch tính, nhưng tất cả mọi người Ki-tô hữu qua mọi thời đại không sống bi quan, nhưng rất lạc quan và hăng hái đem cuộc sống yêu thương và tha thứ của mình để làm chứng cho câu chuyện lịch sử ấy...

Ngải tử giảng bài rất sinh động làm cho học trò thương cảm người xưa.

Mỗi một người Ki-tô hữu là một người rao giảng hùng hồn và sinh động về câu chuyện Đức Chúa Giê-su ngày xưa ấy, có ảnh hưởng như thế nào trong cuộc sống hôm nay của mình, để mọi người khi tiếp xúc trò chuyện với mình, đều đồng cảm, tin tưởng rằng Ngài đang sống trong những người Ki-tô hữu hôm nay, đó chính là bài giảng dễ dàng làm rung động thế giới quanh ta vậy...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Chúa Nhật XXIX Thường Niên A
Lm. Jude Siciliano, OP
17:19 15/10/2020

CHÚA NHẬT XXIX TN (A)
Isaia 45: 1,4- 6; Psalm 95; Thêxalônica 1: 1-5d; Mátthêu 22: 15-21

Thời ngôn sứ Isaia chắc không có những thám tử tư. Nhưng, cho dù họ đã có giới người làm công việc điều tra đó, thì chúng ta có thể hỏi họ để tìm hiểu về tính nhún nhường của Cyrus, họ có thể trả lời chúng ta như thế nào? Trước hết họ có thể cho biết Cyrus đã xuất hiện vào lúc nào. Đó là vào thời kỳ cuối cùng của chuối lưu đày dân Írael tại Babylon là vào năm 553 trước Công Nguyên T.C

Dân Írael đã bất trung với Thiên Chúa, nên theo lời các ngôn sứ, Thiên Chúa đã dùng dân và lảnh thổ Babylon để trừng phạt dân Ísrael, bắt họ phải đi lưu đày. Cũng như khi Ísrael bị lưu đày ở Ai cập, bây giờ họ lại trở thành dân nô lệ nơi vùng đất xa lạ. Họ không thể làm gì để tự tồn tại. Khi còn là dân nô lệ ở Ai Cập, Thiên Chúa đã dưỡng nuôi nên Môsê là dân Ísrael để giải cứu họ ra khỏi Ai Cập để đi đến miền Đất Hứa. Nhưng, chúng ta cũng có thể hỏi kẻ điều tra: "Cyrus là ai?". Tên Cyrus không phải là tên của người Do thái. Nhưng rõ ràng là cái tên đó chính là người của Thiên Chúa, được dùng để cứu dân Ísrael ra khỏi nơi lưu đày trở về cố hương.

Theo lời người điều tra, Thiên Chúa đã nói với Cyrus. Hãy tưởng tượng dân Ísrael đã ngạc nhiên như thế nào khi nghe Cyrus được gọi là người được Thiên Chúa "xức dầu". Đó là cách nói về một vị thiên sai của Đấng Mêsia, thường chỉ dùng cho người được Thiên Chúa chọn trong dân chúng của Israel. Thiên Chúa nói với Cyrus là ông ta sẽ là dụng cụ của Thiên Chúa, mặc dù Cyrus không biết Thiên Chúa là ai "Dù ngươi không biết Ta".

Thiên Chúa nắm lấy bàn tay Cyrus, đây là một dấu chỉ để chứng tỏ là Thiên Chúa trao ban vương quyền và quyền hành cho Cyrus. Do đó, ngày nay Cyrus là một phần của lịch sử Ísrael, mặc dù ông ta không biết Thiên Chúa của Israel là ai. Thiên Chúa sẽ đi trước Cyrus và mở cửa cho ông ta để giúp ông dành chiến thắng ngoài mặt trận. Cyrus điều khiển quân đội Ba-Tư đến chinh phục Babylon. Khi đã thắng trận, ông ta, một vị vua ngoại đạo, cho dân bị lưu đày được trở về quê hương họ. Thậm chí ông còn giúp họ xây dựng lạt đất nước và Đền Thờ của họ nữa.

Dân chúng, có thể không biết tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa vẫn có thể xử dụng họ để hoàn thành chương trình và mục đích của Ngài. Làm thế nào Thiên Chúa lại chiếu cố đến vị vua đến từ một đất nước khác là Ba-Tư? Dân Ba-Tư không phải là dân "Thiên Chúa chọn". Ngôn sứ Isaia nhân cơ hội này rao giảng lòng tin về sự rộng lượng của Thiên Chúa. Dân Israel có thể đã bất trung với Thiên Chúa và đã chịu trừng phạt. Nhưng, dù sao đi nữa, họ nghĩ họ vẫn là dân được Thiên Chúa tuyển chọn, về mặt đạo đức, họ còn hơn xa các dân ngoại và các thần ngoại của họ.

Bạn đã bao giờ bỏ qua một điều nào đó đang diễn ra trước mắt mình, rồi có ai đó đã nói với bạn "Hãy thức tỉnh để thưởng thức mùi hương hoa hồng" không? Đó là điều ngôn sứ Isaia nói với dân Israel "Hãy tỉnh thức và nhìn xem những gì Thiên Chúa đã làm cho các anh em: Một người dân xa lạ đã trở nên một dụng cụ của Thiên Chúa đã cứu anh em ra khỏi nô lệ lưu đày. Câu chuyện này nói lại điều Thiên Chúa đã nói bằng cách này hay cách khác trong Kinh Thánh: "Ta là Đức Chúa, không còn Chúa nào khác" (Đệ Nhị Luật 4:35; Is 45: 5; 46: 9)

Bạn đã nghe câu chuyện này chưa? Một người đàn ông vào trong tiệm rượu ở Alaska nói với người bán rượu: "Xe trượt tuyết của tôi bị hư trong cơn bão tuyết. Tôi nghĩ tôi sẽ chết. Tôi cầu nguyện liên tục xin Thiên Chúa giúp tôi, Nhưng Ngài không trả lời". Người bán rượu ngạc nhiên nói: "Nhưng ông đang còn sống ở đây mà", chắc chắn là vậy, và rồi người kia trả lời "Cám ơn 2 người Eskimos đã tình cờ đến với anh trong cơn bão đó".

Đó có phải là những điều mà dân Israel đã nói không? "Chúng tôi cầu nguyện liên tục xin Thiên Chúa giải thoát chúng tôi khỏi cuộc sống lưu đày, nhưng Ngài đã khồng nhậm lời. Nếu không có vị vua ngoại giáo Cyrus thì chúng tôi vẫn còn bị ở nơi lưu đày".

Với những người có đức tin thời xưa, Đức Chúa mà họ thờ kính chỉ có quyền hành nơi Ngài ngự. Thí dụ như người Babylon có thần Marduk của họ. Khi họ bị lưu đày ở Ai Cập, đức chúa cao cả của họ ở đó chính là thần Ra. Các chúa của họ chỉ có quyền ở nơi nào có dân của họ thôi. Vì thế người Israel, trong lúc bị lưu đày ở Babylon, bị cám dổ nghĩ là Gia-vê, Đức Chúa của họ còn đang ở nơi quê hương họ thôi.

Qua ngôn sứ Isaia, điều mà dân Israel học được là biết Thiên Chúa của họ không những ở tại quê hương họ, nhưng đã hiện diện ở nơi lưu đày cùng với họ. Thế nên, khi chúng ta chịu những thử thách đau khổ thì hình như Thiên Chúa đang ở đâu đó tại”quê hương” xa chúng ta, Ngài không “hiện diện” bên chúng ta. Nhờ vậy dân Israel biết là Thiên Chúa của họ là Thiên Chúa chí tôn, toàn diện, quyền thế hơn các chúa khác. Họ cũng có thể tin là không có chúa nào khác là Đấng Gia-vê.

Chúng ta thử nhắm lại, hãy cảm nhận bàn tay cứu độ nhân từ của Thiên Chúa như thế nào? Tất cả những tin tức truyền thông đều cho biết nhiều câu chuyện về: Các nhân viên y tế làm việc kiệt sức trong các phòng cấp cứu; người giao phát nhanh, đem thuốc đến tận nhà cho những người cao niên ốm đau nằm ở nhà; các nhân viên siêu thị chất các thực phẩm trên kệ hàng; các người tình nguyện thu gom thực phẩm để phân phát cho những người vừa thất nghiệp v.v... Những người đó có phải là các Cyrus thời nay hay không? Thiên Chúa gởi họ đến để chăm sóc và đưa chúng ta về nhà an toàn thoát khỏi nơi tù đày phải không? Họ là hai người Eskimos đang cứu chúng ta khỏi trận bão tuyết của cơn đại dịch đang đe dọa chúng ta phải không?

Khi trong cộng đoàn tín hữu bản xứ, chúng ta có thấy được điều này chưa, hay vẫn còn mù quáng trước những điều chúng ta tuyên xưng về Thiên Chúa của chúng ta như thế nào? Chúng ta tin chỉ có một Thiên Chúa không kể tên của đức tin hay văn hóa của chúng ta gọi là Thiên Chúa. Cyrus có thể không tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa của Ísrael. Nhưng, điều đó không có nghĩa là Thiên Chúa không ở bên cạnh ông và sử dụng ông cứu và dẫn chúng ta đến nơi tự do.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


29th SUNDAY (A)
Isaiah 45: 1,4- 6; Psalm 96; Thessalonians 1: 1-5d;Matthew 22: 15-21

They probably did not have private investigators in Isaiah’s time. But suppose they did and we could hire him or her to get the low down on this Cyrus character. What might they write about him in their report? First they would tell us of the time of Cyrus’ appearance. He arrived towards the end of Israel’s exile in Babylon, around 553 BCE.

Israel had been unfaithful to God and so, according to the prophets, God had used the Babylonians to punish and take them into exile. As they had been slaves in Egypt, now they are once again slaves in a foreign land. They can do nothing to help themselves. When they were slaves in Egypt God raised up Moses, one of their own, to deliver and lead them to the Promise Land. But we would ask our investigator, "Who is this Cyrus?" His name doesn’t sound Jewish. But it is clear that whoever he is, he is going to be God’s instrument to bring the people back to their homeland.

It is as if our investigator has brought us a recording of God speaking to Cyrus. Imagine Israel’s surprise when Cyrus is called God’s "anointed." That’s messianic language, usually reserved for one God has chosen from among the Israelites. God tells Cyrus that he will serve God’s purpose, even though Cyrus doesn’t know God – "though you knew me not."

God grasps the hand of Cyrus; another indication God is conferring royal power and authority on Cyrus. As a consequence, he is now part of Israel’s history; even though he did not know the God of Israel. God will precede Cyrus and open doors for him to help him achieve military success. Cyrus led the Persian army that conquered Babylon and when he did, this pagan ruler allowed the exiles to return home. He even helped them rebuild their homeland and Temple.

People may not know or profess faith in God, but still God can use them to accomplish God’s purpose. How could God favor this Persian king from another nation? The Persians were not "God’s chosen." Isaiah was taking a chance preaching his message of God’s wide embrace. The Israelites may have betrayed God and incurred God’s punishment but still, they considered themselves God’s special ones, morally superior to all the pagans and their gods.

Have you ever missed something that was happening before your eyes and have someone tell you, "Wake up and smell the roses"? That’s what Isaiah is telling the people, "Wake up and see what God is doing for you: a foreigner is the agent God is using to release you from slavery. This story repeats what God says in one way or another throughout the scriptures, "I am the Lord, there is no other." (E,g, Deuteronomy 4:35; Isaiah 45:5; 46:9)

Have you heard this story? A man in an Alaskan bar tells the bartender, "My snowmobile broke down in a blizzard. I was sure I was going to die. I prayed and prayed to God for help, but he didn’t answer me." The surprised bartender said, "But you are here and alive!" "Sure," the man responded, "thanks to two Eskimos who happened to come by."

Is that what the Israelites would have said? "We prayed and prayed for deliverance from our exile, but God did not answer us. If it weren’t for that pagan king Cyrus, we would still be there."

For ancient believers the God they worshiped had localized power. For example, the god of the Babylonians was Marduk. When they were slaves in Egypt the supreme God there was Ra. The gods ruled withing the geography on the nation. So, the temptation for the Israelites, enslaved in Babylon, was to think that their Yahweh was back in the land they had been dragged from.

What Israel learned through Isaiah was that their God had not stayed behind, but had come into exile with them. When we suffer trials it can feel like God is somewhere "back there," not "here" where we are in pain. Israel learned that God was not "back there," or "back then," but supreme and universal, more powerful than the other gods. They would also come to believe that there is no other God but Yahweh.

Do we have our eyes closed to God’s delivering hand? All the news has been filled with poignant stories of exhausted medical staffs laboring away in emergency wards; delivery people bringing medicine to the elderly and sick confined to their homes; clerks stacking food on supermarket shelves; volunteers gathering and distributing food boxes to the recently unemployed, etc. Are they our modern Cyrus, sent by God to nurse us and bring us home to safety from this exile? Are they like the two Eskimos saving us from the pandemic blizzard that threatens so many of us?

We in our religious communities have been given eyes to see. Or, are we blind to what we confess about our God? We believe there is but one God, no matter the name our faiths and cultures call God. Cyrus may not have confessed faith in the God of Israel, but that does not mean God wasn’t with him using him to lead the people to freedom.
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 29 Quanh Năm A 18.10.2020
Lm Francis Lý văn Ca
18:09 15/10/2020
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta đến giáo đường để tôn vinh và tán tụng Thiên Chúa, bởi vì chúng ta là thành phần của cộng đoàn Dân Chúa. Đồng thời, chúng ta cũng không quên nghĩa vụ của mình đối với cộng đồng chung của nhân loại. Bổn phận của người Kitô hữu, phải có tinh thần liên đới, trách nhiệm, đối với quốc gia chúng ta đang sống và thế giới xung quanh.

Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta, cuộc sống trần gian không thể tách biệt giữa đạo và đời. Nhưng Thiên Chúa muốn dùng cả hai để mang lại cho chúng ta sự sống thật. Tất cả mọi vấn đề đều phải hòa nhịp, tương quan lẫn nhau tùy khía cạnh để kiện toàn chương trình của Thiên Chúa.

Với những tư tưởng chuẩn bị vào thánh lễ đặc biệt hôm nay, giờ đây, xin mời Anh Chị Em cùng chung tiếng với Ca Đoàn… bắt đầu thánh lễ bằng bài ca nhập lễ sau đây.

TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Isaia, trình bày về ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa, thể hiện qua vua Cyriô, qua sự hiểu biết của người phàm không bao giờ thấu hiểu được.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô ca ngợi dân thành Thessalônica, vì họ đã đáp lại lời mời gọi của Chúa sống xứng đáng trong cuộc sống đức tin. Đây là gương mẫu tuyệt hảo cho những cộng đoàn Kitô hữu đó đây.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Giêsu nhắc nhở bổn phận những Kitô hữu đối với đất nước. Chúng ta có bổn phận phải trao lại những gì thuộc về Chúa và phải chu toàn trách nhiệm của một công dân trong đất nước đang sinh sống.


Lời Nguyện Giáo Dân.

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chỉ có một con đường chúng ta phục vụ và gắn bó với cộng đoàn đó là sống với tinh thần đùm bọc và cầu nguyện. Chúng ta dâng lên Thiên Chúa những âu lo, nỗi lòng và nhu cầu cần thiết của chúng ta.

1. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội, xin cho Giáo Hội biết trung thành trong nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng cho nhân loại. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu nguyện cho những nhà lãnh đạo các quốc gia và Giáo Hội, luôn ý thức địa vị của mình, để dùng khả năng và điều kiện Chúa ban, kiến tạo thế giới được đầy tình thương và công bằng. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho mỗi người trong cộng đoàn xứ đạo chúng ta biết sống tương thân tương ái, luôn ý thức bổn phận và trách nhiệm đối với Nước Trời và Nước Thế Gian trong cách sống của một người Kitô hữu đang sống giữa đời. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Qua tinh thần của các bài đọc và bài chia sẻ, xin cho mỗi người Công Giáo chúng ta luôn sống thành thật và để lại những gương sống đạo tốt cho các thế hệ mai sau. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Qua lời cầu bầu của Hiền Mẫu Maria, xin cho các linh hồn được nghỉ yên đời đời. Đặc biệt là những nạn nhân của Covid-19. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Cha, chúng con biết Cha luôn lo lắng và chăm sóc chúng con. Xin Cha ban muôn ơn lành cho cộng đoàn cúng con qya lời chuyển cầu của hiền mẫu Maria, Mẹ của Con Yêu Dấu Cha là Đức Kitô. Người hằng sống và hiển trị muôn đời.
Amen
 
Vấn Nạn Quyền Bính Dân Sự
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
19:16 15/10/2020
Chúa Nhật XXIX TN A

“Của Xêda hãy trả cho Xêda. Của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa” (Mt 22,21). Câu nói của chúa Giêsu năm nào đã làm cho nhiều người Pharisêu và nhóm người phe Hêrôđê là những người đầy dã tâm đang tìm mọi cách hãm hại Người phải chưng hửng. Thoạt nghe câu chuyện chúng ta dễ nghĩ đến sự khôn ngoan của Chúa Giêsu. Phải nhận rằng Người đã tài tình thoát khỏi cái thế tiến thoái lưỡng nan do bởi cái bẫy hiểm độc của nhóm Pharisêu và phe Hêrôđê, những người vốn không thích nhau, thì nay lại hợp sức giăng ra. Tuy nhiên, nhân câu chuyện thú vị này và nhất là qua câu trả lời của Chúa Giêsu, chúng ta có được một cái nhìn chuẩn mực hơn về vấn nạn quyền bính trong các xã hội dân sự.

Con người là hữu thể có tính xã hội. Có thể nói rằng tính xã hội là một trong những yếu tố nền tảng làm nên con người. Không ai là một hòn đảo. Kinh Thánh khẳng định: “con người ở một mình không tốt” (St 2,18). Cái không tốt ở đây không chỉ liên hệ đến phẩm tính mà còn liên hệ đến căn tính, nghĩa là liên hệ đến hữu thể “người”. Nói nôm na là nếu “ở một mình” thì không thể thành người đúng nghĩa. Một vài sự kiện về các trẻ bé lạc trong rừng sâu như một minh chứng rõ ràng. Dù sau đó khi được phát hiện và đưa về thì “người rừng” rất khó hòa nhập với xã hội loài người.

Quyền bính có ra là do yêu cầu của tính xã hội. Đã là hai người thì tất yếu có kẻ trên, người dưới. Đã là tập thể thì phải có người đứng đầu để lãnh đạo. Một tập thể mà không có người chỉ huy thì chuyện tan rã là chuyện không sớm thì muộn cũng xảy ra. Không có người lãnh đạo thì sẽ dẫn đến tình trạng hỗn độn, cá lớn nuốt cá bé. Chính vì thế sự hiện hữu của quyền bính là điều tất yếu cần thiết. Vị trí quan trọng và thiết yếu của quyền bính được nhìn nhận do bởi vai trò của nó. Quyền bính có ra là để gìn giữ xã hội ổn định trong trật tự, công bằng; xây dựng công ích; bảo vệ kẻ cô thân, yếu thế, người bất hạnh; tạo điều kiện cho mỗi người và mọi người hoàn cảnh thuận lợi để tồn tại, phát triển và nên hoàn thiện.

Theo viễn kiến này và dưới ánh sáng đức tin, chúng ta nhìn nhận rằng Thiên Chúa muốn có sự hiện hữu của quyền bính trong xã hội dân sự. Và sự hiện hữu của quyền bính là trong chương trình sáng tạo của Thiên Chúa, khi Người dựng nên nhân loại có tính xã hội. Như thế chúng ta có thể nói không sợ sai lầm rằng quyền bính là một trong những công trình của Thiên Chúa, nghĩa là do Thiên Chúa làm nên.

Những gì của Thiên Chúa thì hãy trả cho Thiên Chúa. Xêda là một hình thức quyền bính của xã hội dân sự thời phong kiến xưa. Xêda là hoàng đế của La mã hoặc bất cứ vị hoàng đế của nước nào cũng đều thuộc về Thiên Chúa. Ngày nay, Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng, Quốc Hội, Tòa án…cũng là quyền bính xã hội và chúng đều thuộc về Thiên Chúa. Vì thuộc về Thiên Chúa thì những người nắm giữ quyền bính ấy phải hành động theo thánh ý Thiên Chúa. Hoàng đế Kyrô khi ra sắc chỉ cho dân Do Thái bị lưu đày trước đây được hồi hương và tái thiết Đền thờ thì đã được ngôn sứ Isaia nhìn nhận như là người được Thiên Chúa tuyển chọn. Hoàng đế Kyrô còn được gọi là người được xức dầu vì ông đã thực thi thánh ý Thiên Chúa (x.Is 45,1).

Chúng ta cần phân biệt sự hiện hữu của quyền bính với người nắm quyền bính. Sự hiện hữu của quyền bính là chính đáng, hợp pháp và phải đạo vì do Thiên Chúa làm nên. Tuy nhiên không phải bất cứ ai nắm quyền bính cũng đều chính đáng, vì có thể họ chiếm lấy quyền bính cách không hợp pháp hoặc họ thực thi quyền bính cách không phải đạo. Lich sử minh chứng có trường hợp người ta đã chiếm lấy quyền bính cách “ma đạo” và hành quyền kiểu độc tài, phi nhân và phi luân. Như thế chúng ta cần phải phân biệt rạch ròi thực thể quyền bính với những người nắm quyền để khỏi nhầm lẫn.

Xét quyền bính như là một cơ cấu tổ chức điều hành một tập thể xã hội hay tôn giáo thì nó thật chính đáng và hợp lý. Tuy nhiên hình thức quyền bính này cũng cần phải được chỉnh sửa cho phù hợp với sự phát triển của con người và xã hội để phục vụ cách hữu hiệu ngày mỗi hơn. Chẳng hạn như cơ cấu quyền bính loại hình quân chủ chuyên chế không thể nào thích hợp với con người và xã hội hôm nay. Nhiều hình thái cơ cấu, tổ chức không chỉ cần phải được đổi mới mà thậm chí còn phải bị thay thế bằng hình thái khác. Có thể nói rằng với đà phát triển của nhân loại như hôm nay thì những hình thái quyền bính mang tính độc tài, chuyên chế không còn lý do để hiện hữu.

Xét những con người nắm quyền bính thì trước hết chúng ta cần xem xét cách thức họ nắm giữ quyền hành có hợp pháp không, nghĩa là có minh bạch và công bằng không. Chúng ta dễ nhận ra cách thức xem ra được gọi là khá công bằng hiện nay để xây dựng công quyền đó là “phổ thông đầu phiếu”. Và dù được tổ chức bầu bán công khai thì cũng cần phải xét xem việc bầu bán ấy có tiến hành trong sự tự do và công bằng hay không. Thực tế đã có đó những cuộc bầu bán tuy là công khai những chỉ là một thứ hình thức hợp pháp hóa sự độc quyền, vì chưa bầu mà thiên hạ đã biết những ai sẽ đắc cử và sẽ đảm nhận vai vế gì trong hệ thống công quyền.

Kế đến chúng ta cần xem xét những người cho dù đảm nhận quyền bính cách hợp pháp và công minh nhưng họ có hành quyền cách công tâm và đúng mực không, dĩ nhiên là ở một mức độ nào đó khả dĩ có thể chấp nhận. Nếu đang nắm quyền mà không thực thi vai trò của quyền bính như đã nói trên, đó là xây dựng công ích, gìn giữ trật tự, bảo vệ người cô thế…, thì chắc chắn những người ấy đang đi ngoài đường lối của Thiên Chúa. Như thế họ không chỉ không đáng được tôn trọng mà thậm chí còn cần phải bị thay thế.

Giáo Hội không làm thay việc của Chính quyền. Đây là một lời khẳng định đúng. Thế nhưng cần hiểu hai từ Giáo Hội ở đây xét như là một thực thể tôn giáo mang tính xã hội có cơ cấu tổ chức và cả quyền bính. Còn những con người có tôn giáo thì chắc chắn phải thực thi nghĩa vụ “con người mang tính xã hội” của mình. Họ phải tích cực tham gia và xây dựng quyền bính xã hội để làm cho nó ngày càng thuộc về Thiên Chúa hơn, nghĩa là được vận hành cách chính đáng và phải đạo. Giáo Hội Công Giáo chỉ cấm hàng giáo sĩ và tu sĩ không được tham gia vào các chức vụ công quyền, trừ khi có lý do thật khẩn thiết và được ban phép (GL Đ.287.2; Đ.672). Còn với tín hữu giáo dân thì việc trực tiếp hay gián tiếp tham gia công quyền và xây dựng công quyền ngày càng trở thành “chính quyền” là một nghĩa vụ khẩn thiết, không thể xao nhãng hay bỏ qua vì bất cứ lý do gì.

“Của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa”. Có thể khẳng định rằng thể chế nào, nền công quyền nào hay người nắm quyền lực nào mà không “thuộc về Thiên Chúa” thì đang bị Thần dữ chi phối. Thần dữ vốn là tên sát nhân và là cha của sự gian dối thì “thành quả” của nó chính là sự chết chóc, bạo lực và hận thù (x.Ga 8,44). Chính vì thế để làm phát triển nền văn minh tình thương và sự sống thì mọi Kitô, dù là giáo dân, tu sĩ hay giáo sĩ, theo cách thế của mình, đều có bổn phận làm cho các cơ chế công quyền và những người nắm quyền “thuộc về Thiên Chúa”, nghĩa là hiện hữu, vận hành và thi hành quyền bính phù hợp với thánh ý Thiên Chúa. Để được vậy, thiết nghĩ không gì hơn chúng ta cần tích cực can đảm bảo vệ công lý và làm chứng cho sự thật trong tình yêu. “Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo” đã từng được Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam lên chương trình phổ biến và học tập. Mong sao chương trình này không dừng lại ở phạm trù truyền đạt kiến thức nhưng thiết nghĩ cần phải được hiện thực hóa bằng việc làm cụ thể, rõ ràng.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

Attachments area
 
Thổn thức của Chúa và vinh quang Hội Thánh
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
22:46 15/10/2020

THỔN THỨC CỦA CHÚA VÀ VINH QUANG HỘI THÁNH
KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO 2020

Ngay trước lúc về trời, Chúa Giêsu trăn trối với đoàn môn đệ, cũng là lời trăn trối Chúa để lại cho toàn Hội Thánh: "Hãy đi giảng dạy muôn dân làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con" (Mt 28, 19-20). Lời sai đi này cho thấy:

1. NỖI THỔN THỨC CỦA CHÚA.

Tôi gọi nỗi thổn thức truyền giáo trong trái tim Chúa Giêsu là sự “trăn trở”, “thao thức”, “khao khát” của Chúa muốn cứu chuộc loài người.

Người tông đồ rao truyền Lời Chúa có nhiệm vụ biến tâm tư của Chúa thành tâm tư của mình. Tức là mỗi chúng ta cũng phải có con tim thổn thức cho việc truyền giáo nhằm biến “trăn trở”, “thao thức”, “khao khát” của Chúa thành “trăn trở”, “thao thức”, “khao khát” của mình, để lên đường cách hết sức kiên định, mạnh mẽ, sẵn sàng đối đầu cùng nghịch cảnh, sẵn sàng chấp nhận thập giá mà dọc đường rao giảng, người tông đồ sẽ phải chạm tới.

Đồng thời khi đặt Lời Chúa trong nỗi “trăn trở”, “thao thức”, “khao khát” như chính nó là tâm tư của bản thân, sẽ là lý do mạnh, lý do cấp bách, lý do trên mọi lý do, để người tông đồ nói riêng, Hội Thánh nói chung phải ưu tiên hàng đầu cho việc rao truyền Lời Chúa: Lời chân lý, lời sự sống, Lời giải thoát.

Một khi hiểu được “trăn trở”, “thao thức”, “khao khát” của Chúa, dễ đẩy ta tới tâm thức: Không việc nào quan trọng bằng loan báo Tin Mừng của Chúa. Không hành động nào lớn bằng hành động loan báo Tin Mừng của Chúa. Không đam mê nào ngang hàng đam mê ra đi loan Tin Mừng của Chúa. Không thúc bách nào mạnh mẽ bằng thúc bách xả thân vì Lời của Chúa. Không tình yêu nào cao cả bằng tình yêu được sống chết cho Lời của Chúa...

Với tâm thức ấy, ta quyết làm trọn nỗi chờ mong của Chúa, không chần chừ, không so đo, không ì ạch…

Có thấy, có biết và sống chính tâm tư đầy “trăn trở”, “thao thức”, “khao khát” của Chúa, người truyền thông Lời Chúa mới nhận những thúc đẩy từ bản thân, từ đòi hỏi thâm sâu của cõi lòng một cách tự nguyện và tự do, dấn thân rao truyền Lời Chúa.

Nếu Chúa đã và vẫn tiếp tục “trăn trở”, “thao thức”, “khao khát” cho Lời của Người vươn xa, thì người rao truyền Lời Chúa hôm nay cũng phải nên như Chúa. Nghĩa là họ nung đốt tâm hồn mình, ấp ủ trái tim mình, tôi luyện ý chí mình, đào tạo lý trí mình, để mọi nơi, mọi lúc, Lời Chúa phải tràn ứ, phải thấm nhập, phải luôn là những phản ứng thường xuyên trải dài suốt đời sống, xuyên qua từng khoảnh khắc sống của họ.

Là người phụng sự Chúa, phụng sự Lời Chúa, các Kitô hữu không được “đứng ngoài” những tâm thức của Chúa, nhưng phải mang lấy chính “trăn trở”, “thao thức”, “khao khát” của Chúa thành “trăn trở”, “thao thức”, “khao khát” của họ. Nhờ đó, họ sẽ rao truyền Lời Chúa sống động, xác tín, đầy quả quyết và quả cảm, như Chúa sống trong họ, như Lời của Chúa nói bằng miệng lưỡi của họ, như chính Chúa hành động trong từng biểu hiện của họ.

2. TRUYỀN GIÁO LÀ NGHĨA VỤ LÀM CHO HỘI THÁNH VINH QUANG.

Hội Thánh cất giữ và cố gắng biến lời vừa là di chúc đặc biệt, vừa là mệnh lệnh truyền giáo: "Hãy đi giảng dạy muôn dân...", thành lẽ sống và hành động sống của mình. Hội Thánh ấp ủ từng ngày, để thao thức truyền giáo của Chúa Kitô trở thành nỗi thao thức, niềm say mê của Hội Thánh.

Phải truyền thông Lời Chúa. Lệnh truyền ấy vừa là bổn phận, vừa làm cho Hội Thánh vinh quang:

- Bổn phận là vì Hội Thánh phải tiếp tục sứ mạng của Chúa Kitô: “Ngày sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân” (Lc 9, 2).

Và một khi thi hành sứ mạng truyền giáo, sứ mạng ấy trở thành nhiệm vụ cốt yếu của cả Hội Thánh và của từng người: “Chúng tôi không thể sao nhãng Lời Thiên Chúa để lo giúp việc bàn ăn” (Cv 6, 2). Thánh Phaolô còn nói mạnh hơn về nghĩa vụ không thể bỏ qua của việc thực thi sứ mạng truyền giáo: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Phúc Âm”.

- Còn vinh quang là vì Hội Thánh được cộng tác với Chúa Kitô mang ơn cứu độ cho trần gian. Lời Thiên Chúa là Lời quyền năng, lại được trao vào tay con người. Không phải chỉ hôm nay, nhưng đã có từ muôn thuở: “Thuở xưa nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã nói với cha ông chúng ta qua các ngôn sứ” (Dt 1, 1).

Phải truyền thông Lời Chúa. Sứ mạng thiêng liêng, bền bỉ, mang tính sống còn này luôn được Hội Thánh nhắc nhở, đề cao. Hội Thánh xem công tác truyền giáo, ra đi làm sáng danh Chúa, rao giảng lời cứu độ của Chúa đến với muôn dân là việc phải thi hành nhanh chóng, cấp bách. Đó là nhiệm vụ không miễn trừ một ai, không chậm trễ dù ở thời điểm nào.

Ngày xưa, các tổ phụ, các tiên tri nhận lãnh và rao truyền Lời Chúa, thì hôm nay, chúng ta cũng tiếp tục thực hiện sứ mạng của các ngài.

Nhận lãnh sứ mạng truyền thông Lời Chúa, những con người mỏng dòn, yếu đuối lại tiếp tục trao gởi cho hết thế hệ này đến thế hệ khác Lời sự sống, để mọi thời, từng con người phải ấp ủ cho mình ngày càng trưởng thành, rồi đem Lời luôn được ấp ủ ấy san sẻ cho nhau.

Một khi Hội Thánh lên đường dấn thân cho hoạt động truyền giáo, cũng có nghĩa là, Hội Thánh cho thấy Chúa Kitô tin tưởng Hội Thánh, khi Chúa dám đặt vào tay những con người tội lỗi nơi trần thế cơ đồ mà chính Người đã phải trả bằng giá máu.

Vì thế, khi được giao trách nhiệm công bố Lời Chúa, mỗi một người cần ý thức sự yếu đuối của mình mà cậy dựa vào Chúa, cầu nguyện nhiều, hết lòng khiêm nhường và ăn năn tội thường xuyên. Đồng thời, từng người đón nhận nhiệm vụ được giao với niềm yêu mến, sung sướng để sử dụng mọi khả năng, mọi nhiệt huyết của bản thân mà công bố Lời quyền năng của Chúa.

Hãy ra đi rao giảng Lời Chúa bằng lòng tin tưởng, không bao giờ sợ hãi, nhưng can đảm, mạnh mẽ để “những gì Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà mà rao giảng” (Mt 10, 27).

Hãy gieo lời Chúa chăm chỉ miệt mài như người gieo giống: gieo khắp nơi, gieo trong mọi hoàn cảnh, dù đó là “đất tốt” kết quả đạt đến “gấp trăm, hoặc “sáu mươi”, hoặc “ba mươi”, hay đó chỉ là “vệ đường”, là “nơi sỏi đá”, là “bụi gai” (Mt 13, 3-9).

Gieo Lời Chúa đến cùng, “lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện” (2Tm 4, 2).

Xin Chúa huấn luyện chúng ta thành tông đồ cho thế giới mới để luôn là những nhà thông truyền Lời Chúa, vinh danh Chúa cách hết sức nhiệt thành, hiệu quả và đúng đắn.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
New York Post dọa tung ra quả bom phơi bày những dính líu của con trai Biden với Trung Quốc
Đặng Tự Do
05:14 15/10/2020
Miranda Devine, phóng viên của tờ New York Post, cho biết ngày mai (tức là ngày 15 tháng 10 theo giờ miền Đông Hoa Kỳ) tờ New York Post sẽ tung ra nhiều bằng chứng xác thực như một quả bom phơi bày những dính líu của Hunter Biden với các giao dịch thương mại với Trung Quốc sau khi họ thu được các email và hình ảnh bị rò rỉ từ ổ cứng của máy tính xách tay của Hunter.

Tờ New York Post hôm 14 tháng 10 đã tiết lộ chi tiết mối liên hệ giữa Joe Biden và con trai của ông ta, là người được trả ít nhất 50,000 USD một tháng để ngồi vào hội đồng quản trị của một công ty năng lượng Ukraine, là người được cho là đã tổ chức một cuộc họp với Phó Tổng thống.

“Hunter Biden là một người có vấn đề về ma túy rất nghiêm trọng, anh ta đã thừa nhận điều này, và đã bị loại khỏi chức vụ mà anh ta nắm giữ trong lực lượng dự bị hải quân mà cha anh đã giành được cho anh. Ở tuổi 40, anh ta đã bị loại vì sử dụng cocaine, sau khi nắm giữ được vị trí này chỉ có 3 tháng,” cô Devine nói.

“Đây không phải là người mà bạn có thể tin các công ty nước ngoài có thể trả hàng triệu đô la vì anh ta không có kinh nghiệm trong một công ty năng lượng, cũng chẳng có một kỹ năng thực sự nào khác ngoài ảnh hưởng của cha mình”.

Cô Devine đã trích dẫn những nỗ lực của Twitter và Facebook nhằm “dập tắt” câu chuyện này, bằng cách khóa tài khoản của New York Post, Twitter giải thích vì nội dung chấn động và gây tổn hại, trong khi Facebook tuyên bố họ đang xóa bài báo để xác minh tính xác thực.

“Đây là hai công ty công nghệ lớn, hai công ty đa quốc gia, trong số các công ty lớn nhất trên thế giới và họ đang can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ,” cô Devine nói.

Devine nhấn mạnh rằng: “Còn ba tuần nữa là đến cuộc bầu cử và Joe Biden là ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ. Đây là những email liên kết Joe Biden với vụ tai tiếng kiếm tiền bằng ảnh hưởng của gia đình anh ta. Đây là gia đình Biden. Đây là lần đầu tiên có một mối liên hệ thực tế, vật lý, rõ ràng, giữa Joe Biden và con trai ông và các giao dịch kinh doanh của con ông ở nước ngoài”.


Source:Sky News Australia
 
11 Vệ binh Thụy Sĩ của Vatican xét nghiệm dương tính với coronavirus
Đặng Tự Do
16:10 15/10/2020


Hôm thứ Hai, Vatican xác nhận rằng bốn Vệ binh Thụy Sĩ đã xét nghiệm dương tính với coronavirus.

Trả lời câu hỏi của các nhà báo hôm 12/10, Giám đốc văn phòng báo chí Tòa thánh Matteo Bruni cho biết bốn thành viên của đội quân thường trực nhỏ nhất nhưng lâu đời nhất thế giới đã bị cách ly sau các cuộc kiểm tra cho kết quả dương tính vào cuối tuần qua.

“Trong những giờ này, các kiểm tra cần thiết đang được thực hiện trong số những người có thể đã tiếp xúc trực tiếp với họ,” ông nói.

Trích dẫn các biện pháp mới được ban hành vào tuần trước bởi Chính quyền Thành phố Vatican, ông giải thích rằng tất cả các lính canh sẽ đeo khẩu trang y tế cả trong nhà và ngoài trời, bất kể họ có đang làm nhiệm vụ hay không. Họ cũng sẽ tuân thủ tất cả các quy tắc khác nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Ông Bruni nói thêm rằng, ngoài bốn thành viên của quân đoàn chịu trách nhiệm bảo vệ Đức Giáo Hoàng, ba cư dân hoặc công dân khác của Thành phố Vatican cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với virus.

Cả ba người đều có các triệu chứng nhẹ và đang cách ly tại nhà.

Trong một thông báo ngay trước khi chúng tôi phát hình chương trình này số các ngự lâm quân nhiễm coronavirus đã lên đến 11 người.

Ý là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của châu Âu trong đợt đại dịch đầu tiên. Theo Trung tâm Tài nguyên Johns Hopkins Coronavirus, hơn 354,000 người đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 và 36,166 người đã chết tại nước này tính đến ngày 12 tháng 10. Chính phủ Ý đang chuẩn bị đưa ra các hạn chế hơn nữa sau khi có các trường hợp tăng đột biến.

Đầu tháng này, 38 tân binh của Lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ - được biết đến với bộ đồng phục màu xanh, đỏ, cam và vàng - đã tuyên thệ trong một buổi lễ ở Vatican.

Buổi lễ thường diễn ra vào hoặc gần ngày 6 tháng 5, nhưng do hạn chế về coronavirus ở Ý vào thời điểm đó, nên đã được dời sang ngày 4 tháng 10.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp nhận các tân binh trong một buổi tiếp kiến vào ngày 2 tháng 10.

Ngài nói với họ: “Thời gian các bạn sẽ ở đây là một khoảnh khắc độc đáo trong cuộc đời của các bạn: cầu mong các bạn sống thời gian này với tinh thần huynh đệ, giúp đỡ lẫn nhau để có một cuộc sống giàu ý nghĩa và hạnh phúc.”


Source:Catholic News Agency
 
Tổng thống Mễ Tây Cơ yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô phải đưa ra lời xin lỗi quốc gia này
Đặng Tự Do
16:11 15/10/2020


Tổng thống Mexico đã công bố một bức thư ngỏ gửi đến Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Bảy trong đó ông ta kêu gọi Giáo Hội Công Giáo xin lỗi vì sự lạm dụng người bản địa trong công cuộc truyền giáo tại Mễ Tây Cơ vào những năm 1500.

Trong bức thư, Tổng thống Andrés Manuel López Obrador cũng yêu cầu Đức Giáo Hoàng cho Mễ Tây Cơ mượn các tài liệu cổ liên quan đến quốc gia này thời kỳ thuộc địa Tây Ban Nha.

“Giáo Hội Công Giáo, chế độ quân chủ Tây Ban Nha và chính phủ Mễ Tây Cơ nên đưa ra lời xin lỗi công khai về những hành động tàn bạo mà người dân bản địa phải gánh chịu,” bức thư viết.

López Obrador yêu cầu Đức Thánh Cha đưa ra tuyên bố ủng hộ Miguel Hidalgo, một nhà lãnh đạo phong trào đòi độc lập vào thế kỷ 19 của Mễ Tây Cơ, người từng được cho là đã bị vạ tuyệt thông vì tàn sát nhiều người trong cuộc nổi dậy. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết Hidalgo đã thú nhận tội lỗi của mình trước khi bị hành quyết và không hề bị vạ tuyệt thông.

López Obrador nói: “Tôi nghĩ rằng đó sẽ là một hành động của sự khiêm tốn và đồng thời là sự vĩ đại để Giáo Hội hòa giải sau khi chết của Hidalgo”.

Diễn biến này dường như là để đáp lại các công kích ngày càng tăng của các Giám Mục Mễ Tây Cơ. Các ngài đã nhiều lần công khai bày tỏ sự thất vọng đối với tổng thống Andrés López, đặc biệt là vấn đề trị an của xã hội.

Trong chiến dịch tranh cử hồi năm 2018, Andrés López hứa hẹn sẽ có các phương án vãn hồi trật tự tại Mễ Tây Cơ. Ông thắng cử dễ dàng vì người dân Mễ Tây Cơ âu lo trước tình trạng an ninh trật tự dưới thời tổng thống Enrique Nieto. Tuy nhiên, từ ngày ông Andrés López cầm quyền, tình trạng xem ra càng thê thảm hơn. Ông thực ra chẳng có đối sách gì cả và ngày càng lúng túng trong việc điều hành đất nước.

Tháng 10 năm ngoái, trong một diễn biến hết sức bi đát, giáo phận Cuernavaca đã phải đình chỉ tất các Thánh lễ buổi tối vì tình trạng bất an trong thành phố và bang Morelos. Ngay cả lễ Đêm Giáng Sinh cũng bị hủy bỏ.


Source:AP
 
Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar đánh vào quan điểm ủng hộ cuộc sống của Thẩm phán Barrett bằng một giọng điệu đầy kịch tính
Đặng Tự Do
16:12 15/10/2020

Vào ngày đầu tiên của phiên điều trần xác nhận ứng cử viên Tòa án Tối cao Amy Coney Barrett, Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar của đảng Dân Chủ đơn vị Minnesota đã phát động một cuộc tấn công gay gắt và đầy kịch tính vào cả Barrett và Tổng thống Donald Trump. Mở đầu tuyên bố của mình, Klobuchar tuyên bố “chúng ta đang phải đối phó với một tổng thống không cho rằng sự thật là quan trọng”.

Các thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ cho rằng việc đề cử Barrett không nên diễn ra trước cuộc bầu cử, và ví nó như một hành vi vi phạm công lý. Klobuchar nói: “Người ta nói rằng bánh xe công lý quay chậm. Trong khi, bất công có thể di chuyển với tốc độ ánh sáng, như chúng ta đang thấy ở đây ngày nay”.

Klobuchar đã đề cập cụ thể đến cuộc sống phò sinh và các giá trị truyền thống của Barrett, cho rằng chúng sẽ có ảnh hưởng tiêu cực sâu sắc đến cuộc sống của người Mỹ. Bà ta tuyên bố rằng có một sự vội vàng để “đề cử một Thẩm Phán vào Tòa Án Tối Cao, một Thẩm Phán mà quan điểm của người ấy được biết đến là sẽ có tác động sâu sắc đến cuộc sống của bạn… bạn phải kết hôn với ai, và bạn có thể quyết định về cơ thể của chính mình đến mức nào”.

“Hỡi người dân Mỹ, tôi đang nói về các bạn”, Klobuchar tuyên bố.

Klobuchar tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đề cử Barrett trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, kết nối cuộc sống phò sinh và quan điểm truyền thống của Barrett với chính cuộc bầu cử: “Chúng ta không thể tách ứng cử viên này và quan điểm của cô ấy khỏi cuộc bầu cử này.”

Klobuchar hô hào rằng “Sự thật là quan trọng, và hỡi người dân Mỹ, sự thật là việc đề cử một Thẩm Phán vừa tuyên bố quan điểm của cô ấy rất rõ ràng, cho thấy cái ông tổng thống này đang cố gắng đặt mình trong một vị trí quyền lực nhằm đưa ra quyết định về cuộc sống của các bạn”.

Đề cập đến Thẩm Phán quá cố Ruth Bader Ginsburg, một người công khai ủng hộ phá thai và hôn nhân đồng tính, Klobuchar tuyên bố rằng quan điểm của Ginsburg phải là quan điểm của những ai muốn hướng dẫn tương lai của nước Mỹ. “Khi bạn nhìn vào ý kiến của bà ấy, bạn nhận ra bà ấy không chỉ viết cho ngày hôm nay, bà ấy còn viết cho cả ngày mai nữa.”

Khi cáo buộc tổng thống muốn “cài cắm” một nhân vật phò sinh vào Tối Cao Pháp Viện, bà thượng nghị sĩ Klobuchar hét lên hết cỡ có thể hét nổi: “Tôi nghĩ buổi điều trần này là một trò lừa bịp”.


Source:Catholic News Agency
 
Toàn văn Thông điệp ‘Fratelli Tutti’, chương ba, tiếp theo
Vũ Văn An
17:38 15/10/2020

VƯỢT QUÁ MỘT THẾ GIỚI "NHỮNG KẺ ĐỒNG HỘI"

101. Bây giờ chúng ta hãy quay lại với dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu, vì nó vẫn còn nhiều điều để nói với chúng ta. Một người đàn ông bị thương nằm bên vệ đường. Những người đi ngang qua ông không để ý đến lời hiệu triệu bên trong phải hành động như những người hàng xóm; họ quan tâm đến các nghĩa vụ, địa vị xã hội, vị thế nghề nghiệp của họ trong xã hội. Họ coi mình là người quan trọng đối với xã hội đương thời, và lo lắng đóng vai trò thích hợp của mình. Người đàn ông bên vệ đường, bầm dập và bị bỏ rơi, là một sự sao lãng, một sự gián đoạn đối với tất cả những điều đó; dù sao, ông ta đâu có quan trọng gì. Ông ta “không là ai cả”, không có gì đáng kể, không liên quan đến kế hoạch của họ cho tương lai. Người Samaritanô nhân hậu vượt quá những phân loại hạn hẹp ấy. Bản thân ông không phù hợp với bất cứ loại người nào trong số đó; ông chỉ đơn giản là một người nước ngoài không có chỗ đứng trong xã hội. Thoát khỏi mọi nhãn hiệu và địa vị, ông có thể gián đoạn cuộc hành trình của mình, thay đổi kế hoạch của mình và bất ngờ đến cứu một người bị thương cần ông giúp đỡ.

102. Ngày nay, phản ứng đối với câu chuyện y hệt như thế, trong một thế giới liên tục chứng kiến sự xuất hiện và phát triển của những nhóm xã hội bám riết vào một danh tính ngăn cách họ với những người khác, sẽ như thế nào? Nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến những người tự tổ chức mình nhằm ngăn chặn bất cứ sự hiện diện nào của người nước ngoài, một sự hiện diện có thể đe dọa danh tính và các cơ cấu khép kín và tự quy chiếu của họ? Ở đó, ngay cả khả thể hoạt động như một người hàng xóm cũng bị loại trừ; người ta chỉ là láng giềng với những người phục vụ mục đích của họ. Chữ “hàng xóm” mất hết mọi ý nghĩa; chỉ còn những “người đồng hội đồng thuyền” (associates), những đối tác theo đuổi những quyền lợi riêng [80].

Tự do, bình đẳng và huynh đệ

103. Tình huynh đệ phát sinh không những từ một bầu khí tôn trọng các quyền tự do cá nhân, hoặc thậm chí từ một chính sách bình đẳng nào đó được chính phủ bảo đảm. Tình huynh đệ nhất thiết kêu gọi một điều gì đó lớn lao hơn, một điều, ngược lại, nâng cao tự do và bình đẳng. Điều gì xảy ra khi tình huynh đệ không được vun đắp một cách có ý thức, khi thiếu ý chí chính trị cổ vũ nó qua việc giáo dục tình huynh đệ, qua đối thoại và qua việc công nhận các giá trị của tính hỗ tương và làm giàu lẫn nhau? Lúc đó, tự do sẽ yếu đi, do đó, càng trở thành một điều kiện để sống cô lập, hoàn toàn độc lập trong việc thuộc về ai hay thuộc về điều gì, hoặc chỉ đơn giản là chiếm hữu hoặc thụ hưởng. Điều này vẫn không hề làm khô cạn sự phong phú của tự do, một tự do trước hết vốn hướng chúng ta tới tình yêu.

104. Bình đẳng cũng không đạt được bằng một tuyên ngôn trừu tượng cho rằng “tất cả mọi người nam và nữ đều bình đẳng”. Thay vào đó, nó là kết quả của sự vun đắp tình huynh đệ một cách có ý thức và thận trọng. Những người chỉ có khả năng làm “người đồng hội đồng thuyền” tạo ra các thế giới khép kín. Trong khuôn khổ đó, đâu là nơi dành cho những người không thuộc nhóm đồng hội đồng thuyền của mình, nhưng vẫn mong muốn một cuộc sống tốt hơn cho bản thân và gia đình của họ?

105. Chủ nghĩa cá nhân không làm chúng ta tự do hơn, bình đẳng hơn, huynh đệ hơn. Nguyên tổng số các quyền lợi cá nhân mà thôi không có khả năng tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho toàn thể gia đình nhân loại. Nó cũng không thể cứu chúng ta khỏi nhiều tệ nạn đang ngày càng được hoàn cầu hóa. Chủ nghĩa cá nhân triệt để là một thứ vi rút cực kỳ khó tận diệt, vì nó rất khôn khéo. Nó khiến chúng ta tin rằng mọi sự hệ ở việc để thả lỏng mọi tham vọng riêng của mình, như thể hễ cứ theo đuổi những tham vọng lớn hơn bao giờ hết và tạo ra các mạng lưới an toàn, là chúng ta sẽ phục vụ lợi ích chung cách nào đó.

MỘT TÌNH YÊU PHỔ QUÁT NHẰM CỔ VŨ CON NGƯỜI

106. Tình bạn xã hội và tình huynh đệ phổ quát nhất thiết kêu gọi sự thừa nhận giá trị của mỗi con người nhân bản, luôn luôn và ở mọi nơi. Nếu mỗi cá nhân đều có giá trị lớn lao như vậy, thì cần phải tuyên bố rõ ràng và chắc chắn rằng “nguyên sự kiện một số người sinh ra ở những nơi có ít tài nguyên hơn hoặc kém phát triển hơn không biện minh cho sự kiện này là họ phải sống với một phẩm giá kém hơn” [81]. Đây là một nguyên tắc căn bản của đời sống xã hội, một đời sống có xu hướng bị làm ngơ nhiều cách khác nhau bởi những người cảm thấy rằng nó không phù hợp với thế giới quan của họ hoặc phục vụ các mục đích của họ.

107. Mọi hữu thể nhân bản đều có quyền được sống xứng đáng và được phát triển toàn diện; quyền căn bản này không thể bị bác bỏ bởi bất cứ quốc gia nào. Mọi người có quyền này ngay cả khi họ không sản xuất được chi, hoặc được sinh ra với hoặc phát triển nhiều hạn chế. Điều này không làm giảm phẩm giá tuyệt vời của họ như những con người nhân bản, một phẩm giá không dựa trên hoàn cảnh mà dựa trên giá trị nội tại của con người họ. Trừ khi nguyên tắc căn bản này được đề cao, sẽ không có tương lai cho tình huynh đệ hay cho sự tồn vong của nhân loại.

108. Một số xã hội chấp nhận một phần nguyên tắc trên. Họ đồng ý rằng các cơ hội nên dành cho mọi người, nhưng sau đó lại nói rằng mọi sự tùy thuộc cá nhân. Theo quan điểm lệch lạc này, “tạo dễ dàng cho việc đầu tư các nỗ lực vào việc giúp đỡ những người chậm chạp, yếu kém hoặc kém tài năng để họ tìm được cơ hội trong cuộc sống” là điều vô nghĩa[82]. Các khoản đầu tư hỗ trợ những người dễ bị tổn thương có thể không có lợi; chúng có thể làm cho mọi sự kém hiệu năng đi. Không. Điều thực sự cần thiết là các nhà nước và định chế dân sự, đang hiện diện và hoạt động, phải có tầm nhìn quá bên kia sự vận hành tự do và có hiệu năng của một số hệ thống kinh tế, chính trị hoặc ý thức hệ nào đó, và chủ yếu quan tâm đến các cá nhân và lợi ích chung.

109. Một số người sinh ra trong các gia đình ổn định về kinh tế, nhờ thế, nhận được nền giáo dục tốt, lớn lên được nuôi dưỡng tốt hoặc tự nhiên đã có những tài năng tuyệt vời. Họ chắc chắn sẽ không cần đến một nhà nước chủ động; họ chỉ cần đòi hỏi tự do của họ. Tuy nhiên, cùng một quy tắc y hệt rõ ràng không được áp dụng cho người khuyết tật, người sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó, những người không được giáo dục tốt và ít được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe thỏa đáng. Nếu một xã hội được điều hành chủ yếu bởi các tiêu chuẩn tự do và hiệu năng của thị trường, thì sẽ không có chỗ cho những người như vậy, và tình huynh đệ sẽ mãi mãi chỉ là một lý tưởng mơ hồ khác nữa mà thôi.

110. Thật vậy, “đòi hỏi tự do kinh tế trong khi các điều kiện thực tế ngăn cản nhiều người thực sự tiếp cận được với nó, và trong khi các khả thể có việc làm tiếp tục bị thu hẹp, là thực hành kiểu nói nước đôi” [83]. Những chữ như tự do, dân chủ hay tình huynh đệ tỏ ra vô nghĩa, vì sự thực là “chỉ khi nào hệ thống kinh tế và xã hội của chúng ta không còn tạo ra dù chỉ một nạn nhân, một người duy nhất bị gạt sang một bên, thì chúng ta mới có thể cử hành lễ hội tình huynh đệ phổ quát” [84]. Một xã hội thực sự nhân bản và huynh đệ sẽ có khả năng bảo đảm một cách hữu hiệu và ổn định để mỗi thành viên của nó được đồng hành trong mọi giai đoạn của cuộc sống. Không chỉ bằng cách chu cấp cho các nhu cầu căn bản của họ, mà còn bằng cách giúp họ có khả năng cống hiến điều tốt nhất của họ, mặc dù hiệu suất của họ có thể không ở mức tối ưu, nhịp độ của họ chậm hoặc hiệu năng của họ có giới hạn.

111. Con người nhân bản, với các quyền bất khả chuyển nhượng của họ, tự bản chất, vốn cởi mở đón nhận liên hệ. Cấy sâu trong chúng ta là lời kêu gọi vượt quá chính mình qua cuộc gặp gỡ với người khác. Vì lý do này, “cần phải thận trọng để không rơi vào một số sai sót có thể phát sinh từ việc hiểu lầm khái niệm nhân quyền và việc sử dụng nó một cách sai lầm. Ngày nay có xu hướng đòi các quyền lợi cá nhân - tôi muốn nói các quyền lợi cá nhân chủ nghĩa- ngày càng rộng rãi hơn. Bên dưới điều này là một quan niệm về con người nhân bản tách rời khỏi mọi bối cảnh xã hội và nhân học, như thể con người là một “đơn tử” (monás), ngày càng không liên quan đến người khác… Trừ khi các quyền của mỗi cá nhân được sắp xếp một cách hài hòa cho một lợi ích cao cả hơn, những quyền đó kết cục sẽ được coi là vô giới hạn và do đó sẽ trở thành nguồn gốc của xung đột và bạo động” [85].

CỔ VŨ THIỆN ÍCH ĐẠO ĐỨC

112. Chúng ta cũng không thể không đề cập đến sự kiện việc tìm kiếm và theo đuổi sự thiện của người khác và của toàn thể gia đình nhân loại cũng ngụ ý giúp các cá nhân và xã hội trưởng thành trong các giá trị đạo đức nhằm thúc đẩy sự phát triển con người toàn diện. Tân Ước mô tả một hoa trái của Chúa Thánh Thần (xem Gl 5:22) là agathosyne; chữ tiếng Hy Lạp này phát biểu sự gắn bó với điều tốt, theo đuổi điều tốt. Hơn thế nữa, nó còn gợi lên ý phấn đấu đạt sự tuyệt hảo và những gì tốt nhất cho người khác, sự tăng tiến trưởng thành và sức khỏe của họ, sự trau dồi các giá trị chứ không phải chỉ là phúc lợi vật chất. Một biểu thức tương tự cũng tồn tại trong tiếng Latinh: benevolentia (nhân từ). Đây là thái độ “mong muốn điều tốt” cho người khác; nó nói lên một khao khát hướng tới sự tốt lành, một khuynh hướng hướng tới tất cả những gì tốt đẹp và tuyệt hảo, một mong muốn làm đầy cuộc sống của người khác bằng những gì đẹp đẽ, cao siêu và xây dựng.

113. Ở đây, thật đáng tiếc, tôi cảm thấy phải nhắc lại rằng “chúng ta đã có đủ sự vô luân và nhạo báng đạo đức, lòng tốt, đức tin và sự trung thực. Đã đến lúc phải thừa nhận rằng sự hời hợt nhẹ dạ đã không hề đem lại cho chúng ta một điều tốt nào. Một khi nền tảng của đời sống xã hội bị xói mòn, điều xảy ra sau đó là những cuộc đấu tranh giành những quyền lợi xung khắc nhau” [86]. Chúng ta hãy quay lại với việc cổ vũ những điều tốt đẹp, cho chúng ta và cho cả gia đình nhân loại, và do đó cùng nhau tiến tới một sự phát triển chân chính và toàn diện. Mọi xã hội cần bảo đảm để các giá trị được lưu truyền; nếu không, những gì được lưu truyền chỉ là ích kỷ, bạo lực, tham nhũng dưới nhiều hình thức khác nhau, sự thờ ơ và cuối cùng là một cuộc sống khép kín đối với siêu việt và cố thủ trong các quyền lợi cá nhân.

Giá trị liên đới

114. Tôi muốn đặc biệt đề cập đến tình liên đới, là điều “như một nhân đức đạo đức và một thái độ xã hội phát sinh từ sự hoán cải bản thân, kêu gọi sự cam kết của những người có trách nhiệm giáo dục và đào tạo. Tôi nghĩ đầu tiên đến các gia đình, được kêu gọi đảm nhiệm sứ mệnh giáo dục chính yếu và quan trọng. Gia đình là nơi đầu tiên mà các giá trị tình yêu và tình anh em, tình đoàn kết và cùng nhau chia sẻ, quan tâm và chăm sóc người khác được đem ra sống và lưu truyền. Gia đình cũng là môi trường ưu tuyển để truyền dạy dạy đức tin, bắt đầu bằng những cử chỉ sùng kính đơn giản đầu tiên mà các bà mẹ từng dùng để dạy dỗ con cái họ. Các thầy cô, những người có nhiệm vụ đầy thách thức là đào tạo trẻ em và thanh thiếu niên trong các trường học hoặc các môi trường khác, nên ý thức rằng trách nhiệm của họ cũng trải dài đến các khía cạnh đạo đức, tinh thần và xã hội của cuộc sống. Các giá trị tự do, tôn trọng lẫn nhau và liên đới có thể được lưu truyền từ khi còn nhỏ… Người truyền thông cũng có trách nhiệm giáo dục và đào tạo, nhất là ngày nay, khi các phương tiện thông tin và truyền thông hết sức phổ biến” [87].

115. Vào lúc mà mọi sự dường như tan rã và mất đi tính nhất quán, chúng ta nên kêu gọi tính “vững chắc” [88] phát sinh từ ý thức rằng chúng ta chịu trách nhiệm về sự mỏng manh của người khác khi chúng ta cố gắng xây dựng một tương lai chung. Tình liên đới tự phát biểu một cách cụ thể qua việc phục vụ, một việc có thể có nhiều hình thức khác nhau trong cố gắng chăm sóc người khác. Và phục vụ phần lớn có nghĩa là “quan tâm đến tình trạng dễ bị tổn thương, đến những thành viên dễ bị tổn thương trong gia đình, xã hội, nhân dân chúng ta”. Khi phục vụ như vậy, các cá nhân học cách “gạt bỏ những mong muốn và ước muốn của riêng họ, việc theo đuổi quyền lực của họ, trước cái nhìn cụ thể của những người dễ bị tổn thương nhất… Phục vụ luôn nhìn vào khuôn mặt của họ, đụng đến da thịt của họ, cảm nhận sự gần gũi của họ và thậm chí, trong một số trường hợp, phải 'chịu đựng' sự gần gũi đó và cố gắng giúp đỡ họ. Phục vụ không bao giờ có tính ý thức hệ, vì chúng ta không phục vụ các ý tưởng, chúng ta phục vụ những con người ” [89].

116. Người nghèo nói chung “thực hành tình liên đới đặc biệt có nơi người nghèo khó và đau khổ, và là điều mà nền văn minh của chúng ta dường như đã quên hoặc thực tế thích quên đi hơn. Tình liên đới là một hạn từ không phải lúc nào cũng được đón nhận; trong một số tình huống nào đó, nó đã trở nên một hạn từ thô bỉ, một hạn từ không dám nói ra. Tình liên đới có nghĩa hơn là tham gia vào các hành vi quảng đại lẻ tẻ. Nó có nghĩa là suy nghĩ và hành động theo hướng cộng đồng. Nó có nghĩa là cuộc sống của mọi người có trước việc chiếm đoạt của cải của một số ít người. Nó cũng có nghĩa là chống lại các nguyên nhân cơ cấu của nghèo đói, bất bình đẳng, thiếu việc làm, đất đai và nhà ở, bác bỏ các quyền lao động và xã hội. Nó có nghĩa là đương đầu với những hậu quả hủy diệt của đế quốc tiền bạc… Liên đới, hiểu theo nghĩa sâu xa nhất của nó, là một cách tạo lịch sử, và đó là điều các phong trào bình dân đang thực hiện” [90].

117. Khi chúng ta nói đến việc cần thiết phải chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta, tức hành tinh của chúng ta, chúng ta kêu gọi tia lửa ý thức phổ quát và mối quan tâm lẫn nhau đó, những điều vẫn có thể còn đang hiện hữu trong trái tim người ta. Những ai được hưởng lượng nước dư thừa nhưng chọn bảo tồn nó vì lợi ích của đại gia đình nhân loại lớn hơn quả đã đạt được tầm vóc đạo đức giúp họ nhìn xa hơn bản thân họ và nhóm mà họ thuộc về. Thật nhân bản một cách kỳ diệu xiết bao! Cũng cần cùng một thái độ như thế nếu chúng ta muốn công nhận các quyền lợi của mọi người, ngay cả những người sinh ra ở bên ngoài biên giới của chúng ta.

TÁI DỰ KIẾN VAI TRÒ XÃ HỘI CỦA SỞ HỮU

118. Thế giới hiện hữu vì mọi người, bởi vì tất cả chúng ta sinh ra đều có cùng một phẩm giá. Các khác biệt về màu da, tôn giáo, tài năng, nơi sinh hoặc nơi cư trú, và nhiều điều khác, không thể được dùng để biện minh cho các đặc quyền của một số người trên quyền lợi của mọi người. Là một cộng đồng, chúng ta có nghĩa vụ bảo đảm để mọi người sống đúng phẩm giá và có đủ cơ hội để phát triển toàn diện.

119. Trong những thế kỷ Kitô giáo đầu tiên, một số nhà tư tưởng đã khai triển một viễn kiến phổ quát trong các suy tư của họ về đích đến chung của hàng hóa được tạo ra [91]. Điều này khiến họ nhận ra rằng nếu một người thiếu những gì cần thiết để sống đúng phẩm giá, thì đó là bởi vì một người khác đã chiếm giữ nó. Thánh Gioan Chrysostom tóm tắt điều đó như sau: “Không chia sẻ sự giàu có của chúng ta với người nghèo là cướp đi sinh kế của họ. Của cải chúng ta sở hữu không phải của riêng chúng ta mà là của cả họ nữa” [92]. Theo lời của Thánh Grêgôriô Cả, “Khi chúng ta cung cấp những nhu cầu căn bản cho người nghèo, chúng ta đang cho họ những gì thuộc về họ, chứ không thuộc chúng ta” [93].

120. Một lần nữa, tôi muốn nhắc lại câu nói của Thánh Gioan Phaolô II mà sức mạnh của nó có lẽ chưa được công nhận đầy đủ: “Thiên Chúa đã ban trái đất cho toàn thể loài người để nuôi sống mọi thành viên của nó, không loại trừ hay ưu ái bất cứ ai” [94]. Về phần mình, tôi nhận xét rằng “truyền thống Kitô giáo chưa bao giờ công nhận quyền tư hữu là tuyệt đối hoặc bất khả xâm phạm, và đã nhấn mạnh đến mục đích xã hội của mọi hình thức tư hữu” [95]. Nguyên tắc sử dụng chung các hàng hóa được tạo ra là “nguyên tắc đầu tiên của toàn bộ trật tự xã hội và đạo đức” [96]; nó là một quyền tự nhiên và cố hữu, có ưu tiên hơn những quyền khác [97]. Mọi quyền lợi khác liên quan đến hàng hóa cần thiết cho sự viên mãn toàn diện của con người, bao gồm quyền tư hữu hoặc bất cứ loại sở hữu nào khác, - theo lời Thánh Phaolô VI - “không nên cản trở [quyền này], nhưng nên tích cực tạo điều kiện để thực hiện nó ” [98]. Quyền tư hữu chỉ có thể được coi là một quyền tự nhiên đệ nhị đẳng, xuất phát từ nguyên tắc đích đến phổ quát của hàng hoá được tạo ra. Điều này có những hậu quả cụ thể cần phải được phản ảnh trong hoạt động của xã hội. Tuy nhiên, thường xảy ra việc các quyền đệ nhị đẳng di dời các quyền đệ nhất đẳng và vượt qua các quyền này, trên thực tế biến chúng thành bất liên quan.

Các quyền không có biên giới

121. Vì vậy, không ai có thể mãi bị loại trừ vì nơi sinh của họ, càng không bị loại trừ vì những đặc ân mà những người sinh ra ở những vùng đất có nhiều cơ hội hơn được hưởng. Các giới hạn và biên giới của các quốc gia cá thể không thể cản trở điều này. Không thể chấp nhận được việc một số người ít có quyền hơn vì là phụ nữ thế nào, thì cũng không thể chấp nhận được việc nơi sinh hoặc nơi cư trú của một người sẽ khiến họ ít có cơ hội hơn để có một cuộc sống phát triển và đàng hoàng như vậy.

122. Phát triển không được nhằm việc thu tích của cải cho một số ít người, mà phải bảo đảm “các nhân quyền – quyền cá nhân và quyền xã hội, quyền kinh tế và quyền chính trị, kể cả các quyền của các quốc gia và dân tộc” [99]. Quyền của một số người được tự do doanh nghiệp hoặc tự do thị trường không thể thay thế quyền của các dân tộc và phẩm giá của người nghèo, hoặc, cũng trong vấn đề này, việc tôn trọng môi trường tự nhiên, vì “nếu chúng ta tự làm ra được thứ gì đó, thì chỉ là để quản lý nó vì thiện ích của mọi người ” [100].

123. Hoạt động kinh doanh, trong yếu tính, là “một ơn gọi cao quý, hướng đến việc sản xuất ra của cải và cải thiện thế giới của chúng ta” [101]. Thiên Chúa khuyến khích chúng ta phát triển các tài năng Người đã ban cho chúng ta, và Người đã biến vũ trụ của chúng ta thành một vũ trụ có tiềm năng mênh mông. Trong kế hoạch của Thiên Chúa, mỗi cá nhân được kêu gọi cổ vũ sự phát triển của chính họ [102], và điều này bao gồm việc tìm ra các phương tiện kinh tế và kỹ thuật tốt nhất để nhân thừa của cải và gia tăng thịnh vượng. Các khả năng kinh doanh, vốn là hồng phúc của Thiên Chúa, nên luôn được điều hướng rõ ràng vào việc phát triển người khác và xóa bỏ nghèo đói, đặc biệt là qua việc tạo ra các cơ hội việc làm đa dạng. Quyền tư hữu luôn đi kèm với nguyên tắc đệ nhất đẳng và đi trước là bắt mọi tư hữu tùy thuộc việc phân phối phổ quát các của cải của trái đất, và do đó quyền của mọi người được sử dụng chúng [103].

Quyền của các dân tộc

124. Ngày nay, niềm tin vững chắc vào đích đến chung của của cải trên trái đất đòi hỏi nguyên tắc này cũng phải được áp dụng cho các quốc gia, vùng lãnh thổ và các tài nguyên của họ. Nhìn từ quan điểm không những về tính hợp pháp của quyền tư hữu và quyền của các công dân mà còn về nguyên tắc đầu tiên về đích đến chung của của cải, thì chúng ta có thể nói rằng mỗi quốc gia cũng thuộc về người nước ngoài, do đó, không được từ khước của cải của lãnh thổ đối với một người túng thiếu phát xuất từ một lãnh thổ khác. Như các Giám mục Hoa Kỳ đã dạy, có những quyền căn bản “đi trước bất cứ xã hội nào vì chúng xuất phát từ phẩm giá được ban cho mỗi người vốn được Thiên Chúa tạo dựng nên” [104].

125. Điều này giả định một lối hiểu khác về các mối liên hệ và trao đổi giữa các quốc gia. Nếu mỗi con người đều sở hữu một phẩm giá bất khả chuyển nhượng, nếu mọi người đều là anh chị em của tôi, và nếu thế giới thực sự thuộc về mọi người, thì đâu có quan hệ bao nhiêu khi người hàng xóm của tôi sinh ra ở nước tôi hay ở nơi khác. Đất nước tôi cũng chia sẻ trách nhiệm đối với sự phát triển của họ, mặc dù nó có thể chu toàn trách nhiệm đó theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể cung ứng sự chào đón quảng đại cho những người có nhu cầu cấp thiết, hoặc nỗ lực cải thiện điều kiện sống ở quê hương của họ bằng cách từ chối khai thác các quốc gia đó hoặc tiêu hao các tài nguyên thiên nhiên của họ, ủng hộ các hệ thống thối nát vốn cản trở sự phát triển xứng đáng của dân tộc họ. Điều áp dụng cho các quốc gia cũng áp dụng cho các khu vực khác nhau trong mỗi quốc gia, vì thường có sự bất bình đẳng quá lớn. Đôi khi, việc không thể thừa nhận phẩm giá bình đẳng của con người dẫn các khu vực phát triển hơn ở một số quốc gia nghĩ rằng họ có thể loại bỏ "những gánh nặng chết người" của các khu vực nghèo hơn và do đó gia tăng mức tiêu thụ của họ.

126. Chúng ta thực sự đang nói tới một mạng lưới tương quan quốc tế mới, vì không có cách nào để giải quyết các vấn đề nghiêm trọng của thế giới nếu chúng ta tiếp tục chỉ nghĩ theo sự tương trợ giữa các cá nhân hoặc các nhóm nhỏ. Chúng ta cũng không nên quên rằng “sự không công bằng không những ảnh hưởng đến các cá nhân mà còn toàn bộ các quốc gia; nó buộc chúng ta xem xét một nền đạo đức tương quan quốc tế ” [105]. Thật vậy, công lý đòi hỏi phải công nhận và tôn trọng không những các quyền của cá nhân, mà còn cả các quyền xã hội và quyền của các dân tộc [106]. Điều này có nghĩa phải tìm ra cách để bảo đảm “quyền căn bản của các dân tộc được sống còn và tiến bộ” [107], một quyền đôi khi bị hạn chế nghiêm trọng bởi áp lực do nợ nước ngoài tạo ra. Trong nhiều trường hợp, việc trả nợ không những không cổ vũ sự phát triển mà còn hạn chế và buộc điều kiện cho nó một cách nghiêm trọng. Mặc dù tôn trọng nguyên tắc mọi khoản nợ nhận được một cách hợp pháp phải được hoàn trả, nhưng cách thức trong đó nhiều nước nghèo chu toàn nghĩa vụ này không nên kết cục bằng việc xâm hại đến sự tồn vong và phát triển của họ.

127. Chắc chắn, tất cả những điều này đòi hỏi một cách suy nghĩ khác. Nếu không cố gắng đi vào lối suy nghĩ này, những gì tôi đang nói ở đây sẽ nghe có vẻ không thực tiễn. Mặt khác, nếu chúng ta chấp nhận nguyên tắc lớn này là có những quyền phát sinh từ nhân phẩm bất khả chuyển nhượng của chúng ta, thì chúng ta có thể đương đầu với thách thức dự kiến một nhân loại mới. Chúng ta có thể khát mong một thế giới biết cung cấp đất đai, nhà ở và công việc cho mọi người. Đây là con đường hòa bình chân thực, không phải là chiến lược vô nghĩa và thiển cận gieo rắc sợ hãi và ngờ vực khi đối diện với các mối đe dọa từ bên ngoài. Vì một nền hòa bình chân thực và lâu bền chỉ khả hữu “trên cơ sở nền đạo đức hoàn cầu chuyên dạy tình liên đới và sự hợp tác nhằm phục vụ một tương lai được lên khuôn bởi sự liên lập và trách nhiệm chung nơi toàn thể gia đình nhân loại” [108].

Kỳ tới: CHƯƠNG BỐN: TRÁI TIM MỞ RA TOÀN THẾ GIỚI
 
Hiệp ước toàn cầu về giáo dục phải mang hạt giống ‘hy vọng
Thanh Quảng sdb
20:04 15/10/2020
Hiệp ước toàn cầu về giáo dục phải mang hạt giống ‘hy vọng'

Đức Thánh Cha Phanxicô làm sống lại Hiệp ước Toàn cầu về Giáo dục vào hôm thứ Năm (15/10/2020) qua một thông điệp video được phát đi từ Đại học Giáo hoàng Lateran ở Rome.

(Tin Vatican - Robin Gomes)

Thứ Năm (15/10/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi mọi thành phần xã hội trên thế giới hãy ký tham gia và ủng hộ Hiệp ước Toàn cầu về Giáo dục.

Hiệp ước này nhằm thúc đẩy các giá trị chăm sóc tha nhân, hòa bình, công lý, những gì thiện hảo, sự đón nhận và tình huynh đệ để xây dựng niềm hy vọng, tình đoàn kết và hài hòa ở mọi nơi.

Thứ Năm vừa qua, bằng thông điệp video, Đức Thánh Cha kêu gọi vực dậy Hiệp ước Toàn cầu về Giáo dục qua trang mạng Đại học Giáo hoàng Lateran ở Rome.

Giáo dục - hạt giống hy vọng

Hiệp ước, được tài trợ bởi Thánh Bộ Giáo dục Tòa thánh nhằm cổ súy sự đổi mới cách quy mô trên toàn thế giới, hầu giáo dục có thể trở thành nhân tố tình huynh đệ, hòa bình và công lý. Theo Đức Thánh Cha, hiệp ước này “đảm bảo rằng tất cả mọi người đều được hưởng một nền giáo dục có chất lượng, phù hợp với phẩm giá của con người và ơn gọi chung của chúng ta trong tình huynh đệ.”

“Cầu mong chúng ta bền bỉ xác tín rằng giáo dục tự nó có sẵn mầm mống hy vọng: hy vọng hòa bình và công lý; niềm hy vọng về cái đẹp và sự thiện hảo; Đức Thánh Cha nói trong thông điệp của mình về sự hòa giải hòa hợp xã hội. “Chúng ta phải tiến lên phía trước, tất cả chúng ta cùng nhau xây dựng một nền văn minh hài hòa hợp nhất và thống nhất, trong đó sẽ không có chỗ cho đại dịch khủng khiếp của một nền văn hóa loại bỏ.”

Tham gia cùng ĐTC trong buổi trực tuyến làm sống lại Hiệp ước giáo dục có ông Audrey Azoulay, Tổng giám đốc của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) mà trụ sở đặt tại Paris và các đại diện của Thánh Bộ Giáo dục Vatican, và đại diện của một số các đại học ở Ý.

Trong thông điệp của mình, Đức Thánh Cha tập chú vào những tác động tiêu cực của cơn đại dịch Covid-19 đối với hệ thống giáo dục trên toàn thế giới. ĐTC nói các nền tảng giáo dục trực tuyến đã phân biệt rõ sự chênh lệch các cơ cấu giáo dục và công nghệ, làm cho khoảng mười triệu trẻ em phải bỏ học vì không có điều kiện và hơn 250 triệu em trong lứa tuổi đi học cũng mất mát các sinh hoạt về giáo dục.

Hy vọng dựa trên tình đoàn kết

Trước tình hình đó, Đức Thánh Cha kêu gọi một mô hình phát triển và văn hóa mới tôn trọng và bảo vệ phẩm giá con người, đồng thời tạo ra sự hỗ tương lẫn nhau trên toàn thế giới để đưa các cộng đồng và các dân tộc ngồi lại với nhau, mà chăm lo cho ngôi nhà chung và thúc đẩy hòa bình.

Đức Thánh Cha nói: “Giáo dục có nghĩa là biến đổi, là thăng tiến.” Nó tạo ra một hy vọng, phá vỡ đi thuyết định mệnh, một thuyết định mệnh ích kỷ của kẻ mạnh. Nó phá tan đi chủ nghĩa chịu vậy của kẻ yếu và duy tưởng của kẻ mạnh như là con đường duy nhất để tiến tới.

Đức Thánh Cha nói thêm để cho giáo dục luôn là một tác nhân hy vọng, nó cần được mở ra những chân trời mới, trong đó có lòng hiếu khách, tình đoàn kết giữa các thế hệ và giá trị của các sự siêu việt, phát sinh ra một nền văn hóa mới.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh hy vọng này cần được dựa trên sự đoàn kết và quá trình giáo dục cần giúp ứng phó với những thách thức và các vấn đề của ngày nay, cũng như tìm ra các giải pháp cho nhu cầu của mọi thế hệ. Điều này sẽ góp phần vào sự phát triển hưng thịnh của nhân loại hiện tại và tương lai.

Giáo dục chống lại tính ích kỷ, thờ ơ

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “giáo dục là liều thuốc giải độc tự nhiên cho nền văn hóa chủ nghĩa cá nhân, đôi khi biến chất thành một thứ sùng bái cá nhân và thờ ơ lãnh cảm”. ĐTC nói cam kết của mọi tầng lớp trong xã hội là cần thiết cho “một nền giáo dục đổi mới không bị hướng dẫn lệch lạc và hỗ trợ những bất công xã hội, vi phạm nhân quyền, bắt chẹt những hình thức nghèo đói thảm thiết và coi thường sinh mạng con người. ”

Hiệp ước giáo dục toàn cầu kêu gọi một quá trình toàn diện để đối phó với sự cô đơn và tương lai mù mịt của những người trẻ là nguyên nhân đưa đến trầm cảm, nghiện ngập, hung bạo, thù hận bằng lời nói và hành động...

Hiệp ước giải quyết các vấn đề như bạo lực, lạm dụng trẻ vị thành niên, hiện tượng trẻ vị thành niên đi vào kết hôn hoặc vào quân đội, thảm kịch trẻ em bị bán làm nô lệ, cũng như những "bóc lột vô nghĩa và vô tâm" đối với vũ hoàn mang hủy hoại nghiêm trọng đến môi trường sống và khủng hoảng khí hậu.

Cùng nhau cố gắng vì tương lai

Theo Đức Thánh Cha, trong bối của cơn đại dịch gây khủng hoảng cho nền y tế hiện nay và những ảnh hưởng của nó, mọi người cần dấn thân làm sống lại Hiệp ước toàn cầu về giáo dục vì các thế hệ tương lai. “Điều này đòi hỏi một sự cam kết của các gia đình, cộng đồng, trường học, đại học, các tổ chức tôn giáo, chính phủ và toàn thể gia đình nhân loại trước việc đào tạo những người nam nữ trưởng thành”.

Đức Thánh Cha nói: “Giá trị của các hoạt động giáo dục của chúng ta sẽ không chỉ được đo lường bằng kết quả của các bài kiểm tra mẫu, mà còn bằng khả năng ảnh hưởng đến con tim của con người trong xã hội, hầu khai sinh ra một nền văn hóa mới.” Đức Thánh Cha cho biết ngài tin tưởng “có một thế giới mới”, điều này đòi hỏi sự tham gia của “mọi hoạt động của con người chúng ta, với tư cách cá nhân và cộng đồng”.

Do đó, ĐTC kêu gọi mọi người, nam nữ thuộc mọi nền văn hóa, là khoa học và thể thao gia, các nghệ sĩ và chuyên gia truyền thông mọi nơi trên thế giới cùng tham gia hỗ trợ chương trình này và thúc đẩy các giá trị quan tâm đến tha nhân, hòa bình, công lý, lòng tốt, vẻ đẹp, sự chấp nhận và tình huynh đệ bằng chính cuộc sống và những cố gắng của chính mình.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hiệp thông với Giáo Hội Mẹ Việt Nam cầu nguyện và công tác cứu trợ nạn nhân lũ lụt
Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng
19:24 15/10/2020
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Câu chuyện về LM J.M Nguyễn Văn Thích :Cách Nay Gần 80 Năm Có Một Đám Tang Được Tổ Chức Theo Hai Nghi Lễ
Nguyễn Văn Nghệ
19:21 15/10/2020
Cuộc đời của Linh mục J.M. Nguyễn Văn Thích (22/9/1891-10/12/1978) rất nhiều hy hữu. Linh mục sinh ra trong một gia đình khoa bảng, quan lại và theo đạo thờ cúng tổ tiên. Linh mục J.M.Thích là con của cụ Phó bảng Nguyễn Văn Mại và bà chánh thất Thân Thị Vỹ, quê làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền- Thừa Thiên.

Cậu Nguyễn Văn Thích lúc nhỏ theo Hán học, đi thi hai khoa không đậu, năm 16 tuổi vào học Tây học tại Trường Pellerin ở Huế. Tháng 5 năm Kỷ Dậu (1909), cậu Nguyễn Văn Thích tốt nghiệp Trung học. Tháng giêng năm Tân Hợi (1911) được “bổ sung Trợ giáo chữ Tây trường tỉnh Khánh Hòa”. Do được hấp thụ nền giáo dục tại Trường Pellerin nên cậu Nguyễn Văn Thích “thuần hiểu đạo lý”. Khi đổi vào Khánh Hòa, thầy giáo Thích làm quen với Linh mục Charles Eugène Saulcoy(24/4/1868- 5/4/1939), tên Việt là Ngoan, cha sở nhà thờ Bình Cang(nay thuộc xã Vĩnh Trung-Nha Trang), thầy giáo Thích tự nguyện xin gia nhập đạo Công Giáo mà không thông qua cha mẹ và được Cố Ngoan rửa tội vào ngày 29/6/1911 với tên thánh Giuse- Maria, người đỡ đầu là cụ Giuse Nguyễn Sen (ông nội của hai linh mục Nguyễn Hữu Phú- DCCT và Nguyễn Văn Vĩnh-Gp Nha Trang). Sau khi được cố Ngoan rửa tội, thầy giáo J.M. Thích làm bài thơ Thất ngôn bát cú tựa đề “Sau khi chịu phép rửa tội”: “Bỉ cực rồi thì đến thái lai/ Nỗi mừng nửa khóc, nửa vui cười/Muôn vàn cám đội công ơn Chúa/Bao xiết cao rao phước phận tôi/Mấy độ gian nan còn để dạ/Ba năm cầu nguyện đã như lời/ Thôi thôi đừng bạn cùng ta nữa/Ôi sự công danh, phú quý ôi!”. Theo lời cụ Phó bảng Nguyễn Văn Mại thì việc gia nhập đạo Công Giáo của thầy giáo Thích không ai ngăn cản: “Trong lúc tự do tín ngưỡng ta không cấm”(Lô Giang tiểu sử, tr.172, bản in ronéo, Nguyễn Hy Xước phụng dịch) Nhưng theo “Bài vè về việc cha Thích đi tu” của bà Nguyễn Thị Thiếu Hải, mừng thọ 70 của anh trai là Linh mục Nguyễn Văn Thích kể lại việc cha mẹ khi nghe anh trai gia nhập đạo Công Giáo: “Cha mẹ khi ấy buồn phiền/Khuyên con chẳng được rút roi liền đánh con/Trong nhà dùi, gậy, ba toong/Rút ra đánh hết chẳng còn cái mô!/Chị em ai nấy sững sờ/Lính tráng, vú bõ không ai rờ cháo cơm/…/Lâu ngày chầy tháng thiu thiu/Giả lơ, giả lãng cũng chìu lòng con”.

Linh mục Henri Denis Thuận (sau lập Dòng Đức Bà An Nam[Phước Sơn] đổi tên thành Benoit, hiện nay thường gọi là Biển Đức Thuận) Dòng Đức Bà An Nam chính là tiền thân của Hội Dòng Xitô Thánh Gia) làm giáo sư Tiểu chủng viện An Ninh (Quảng Trị) trong thư gởi cho mẹ mình vào năm 1917 có kể chuyện chủng sinh J.M. Thích: “Ông thân sinh chú là cựu Tuần phủ Quảng Trị, làm hết cách không cho chú trở lại; lại sai đánh đòn, tống vào ngục thất, cấm cố…xử với chú một cách tàn nhẫn mặc lòng, chú đã thắng trận toàn công” (Hạnh tích Cha Benoit, tr. 42; Di ngôn Cha Biển Đức Thuận, Đấng sáng lập Hội Dòng Xitô Thánh Gia (1880-1933),tr.49)

Năm 1917, thầy giáo Thích từ chức, chức Trợ giáo ở Khánh Hòa và khi hay tin song thân có ý định tính bề gia thất cho mình: “Văn kỳ thanh đã đến tai/Liệu bề đi trốn, ở thế thời không xong/Một cái nón trẹt trẹt thẳng rong/Trốn ra Đất Đỏ tu ròng ba năm/Trở về tu lại Kim Long/ Thêm bảy năm nữa mới được phong chức này”.

Thầy giáo Thích trốn nhà đi tu tại Tiểu chủng viện An Ninh. Sự kiện này được Cha giáo Henri Denis Thuận viết thư kể cho mẹ mình: “ Học trò con đã tề tựu, năm nay có một chú xuất sắc. Thường học sinh mới vào thì nhỏ mà chú thì đã 28 tuổi! Đó là một giáo sư Pháp văn Trường Trung học Nhà nước, đã xin từ chức để nhập học chủng viện. Luật chung không nhận những học trò như thế, vì đã có tuổi lại là bổn đạo tân tòng, mới chịu phép Thánh tẩy được 6 năm”(Hạnh tích Cha Benoit, tr. 42; Di ngôn Cha Biển Đức Thuận…tr.49). Sau 3 năm tại Tiểu chủng viện An Ninh (Vĩnh Linh-Quảng Trị), thầy Thích vào Trường Lớn (Lý Đoán) Phú Xuân (Kim Long- Huế) tu thêm 7 năm nữa và thụ phong Linh mục. Theo Lô Giang tiểu sử: Năm Giáp Tý (1924) “Ngày tháng 8 con trai là Hy Thích, học đạo tại tu viện An Ninh được phong chức Linh mục”(Lô Giang tiểu sử, sđd, tr. 192) (Tên các con trai của cụ Phó bảng Nguyễn Văn Mại có chữ lót là “Hy”. Riêng Linh mục J.M. Thích ngoài tên Nguyễn Hy Thích, còn được đặt tên là Nguyễn Văn Thích). Nhưng theo Lê Ngọc Bích thì thầy J.M. Thích được truyền chức linh mục vào năm 1926: “Ngày 18-12-1926 tại nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, thầy Sáu Nguyễn Văn Thích cùng 6 thầy đồng môn được Đức Giám Mục Allys cử hành lễ truyền chức Linh mục. Bấy giờ linh mục đã 35 tuổi đời và làm Kitô hữu được 15 năm” (Lê Ngọc Bích, Sưu tập thơ- văn, nhạc- họa của Linh mục Sảng Đình Nguyễn Văn Thích, Sài Gòn 2003, Lưu hành nội bộ, tr.16).

Cho đến hiện nay, nhiều người vẫn còn quan niệm theo đạo Công Giáo là “bỏ ông, bỏ bà”. Năm 1917 tại Tiểu chủng viện An Ninh, chủng sinh J.M. Thích sáng tác bài thơ “Trung và hiếu”. Mở đầu có đôi lời giải thích: “Có kẻ không hiểu nói rằng theo đạo Chúa, bỏ cha mẹ, nên làm lời giải hoặc. “Trung hiếu bổn vô nhị tri- Trung ư quân, tức hiếu ư thân”. Trung hiếu không phải hai đàng nghịch nhau. Trung với Chúa ấy là hiếu với cha mẹ. Đây chưa nói chữ hiếu theo nghĩa Evang”.Thơ như sau: “Hết trung thờ Chúa đạo làm trai/Chữ hiếu làm con dễ dám sai/Vẫn hiếu với trung là vốn một/Mà trung cùng hiếu chẳng toàn hai/Thà rằng mất hiếu, trung cùng Chúa/Hễ đã không trung, hiếu với ai?/Chữ hiếu ấy tình, trung ấy nghĩa/Bên trung, bên hiếu nặng hai vai”

Linh mục J.M. Nguyễn Văn Thích đã từng dạy học từ trường đạo đến trường đời, dạy từ Việt ngữ, Pháp ngữ đến Hán văn và đã để lại nhiều trước tác.

Lâu nay tôi chỉ nghe truyền miệng chứ chưa thấy một văn bản nào của Linh mục J.M.Thích hoawcj người trong gia tộc ghi lại việc cụ Phó bảng Nguyễn Văn Mại được chính tay con trai mình là Linh mục J.M.Nguyễn Văn Thích rửa tội trước khi cụ qua đời vào ngày 30 tháng chạp năm Giáp Thân (12/2/1945). Vừa qua tôi đọc tác phẩm “Tập lưu niệm về cụ Tiểu Cao và hậu duệ” trong đó có bài viết “Hồi ức về đám tang của ông ngoại tôi: cụ Tiểu Cao Nguyễn Văn Mại” (tr.222-224)của bà Cao Thị Bích Quy viết vào năm 2010(bà Quy sinh năm 1932 là con của bà Nguyễn Thị Sâm Banh và ông Cao Văn Huy. Bà Sâm Banh là em gái Linh mục Nguyễn Văn Thích): “Ông ngoại tôi không phải là một Phật tử. Nếp sống hằng ngày của Ông là thuần Nho giáo, có pha tính cách truyền thống dân tộc. Vì thế hầu hết con cháu trong nhà đều sống theo như vậy. Nhưng cậu tôi thì lại tu thành Linh Mục, và dì Như Ngọc tôi thì đi tu Dòng Kín Phú Xuân. Cho nên trong nhà cũng như có hai tôn giáo. Vì vậy mà đám có hai hình thức nghi lễ khác nhau”.

Đám tang được trần thiết: “Quan tài của Ông phủ gấm đỏ đặt trang trọng tại gian chính của ngôi nhà trên ba gian hai chái. Trước quan tài có bàn thờ để bài vị, di ảnh, bát nhang và bộ tam sự”. Đến giờ cúng cơm “con cháu tề tựu theo thứ bậc, quỳ dài ra, qua các bậc cấp của nhà trên, đến giữa sân, có che rạp và trải chiếu…Lễ nghi như vậy tuy không có thầy tu đến tụng kinh nhưng cũng có chiêng trống, phèng la từng nhịp, cũng hưng hưng, bái bái, quỵ quỵ như những đám ma khác”.

Nhưng khi Linh Mục J.M. Thích về: “Thế là trong chớp nhoáng áo gấm đỏ trên quan tài được thay ngay bằng một tấm phủ màu đen có thêu trắng. Và một tấm màn đen khác có thêu hình Thánh Giá cũng được treo lên phía trước bàn thờ để các Cha làm lễ cho Ông Ngoại theo nghi thức Công Giáo, vì Ông được cậu Cha rửa tội trước khi mất. Có một lần tôi thấy phái đoàn chín mười vị linh mục đến phân ưu, có Cha áo đỏ, có Cha áo tím, đã cùng Cha Thích đồng tế để cầu nguyện cho Ông Ngoại tôi. Và tất cả con cháu không phân biệt tôn giáo nào cũng đều vòng tay sắp hàng nghiêm chỉnh hầu hai bên” và đến giờ cúng cơm: “Cha cũng để cho các em cúng bái. Tấm màn đen được cất đi. Gấm đỏ lại phủ quan tài, lại bày cơm nước lên, hưng, bái, quỳ, ngúc, chiêng trống ỳ xèo”

Thấy nghi thức lạ: “Ngày nào dân làng và các làng lân cận cũng đến xem rất đông vì chưa khi nào họ được thấy chuyện con cái một nhà thuận hòa, bày tỏ lòng hiếu hạnh theo niềm tin riêng của mình một cách quá khác nhau mà êm ru như vậy. Dân làng lao xao: lương giáo đề huề thiệt vui”

Đám tang cũng có Công sứ Destenay đại diện Khâm sứ Trung kỳ Graffeuil(*) đến viếng, họ “tiến vào bàn thờ, làm dấu Thánh giá và cúi đầu đọc kinh cầu nguyện”.

Bà Cao Thị Bích Quy đã nhận xét đám tang: “Tôi chưa thấy một cái đám tang nào mà con cháu thuộc hai tôn giáo khác nhau lại đồng tâm hiệp ý để tổ chức một cái đám to lớn, để dài ngày, rườm rà hình thức lễ nghi, mà không hề một chút chào xáo, vẫn trên xướng dưới tùy, một bề thuận thảo. Cái đám tang này mới thật đặc biệt mang ý nghĩa của tinh thần tự do tín ngưỡng. Tôi đã đi gần hết cuộc đời, chưa thấy được một gia đình nào như thế”

Ngoài Linh mục J.M. Thích gia nhập Công Giáo, còn có người em gái là Như Ngộ(10/3/1902- 27/2/1940) cũng tự ý gia nhập đạo Công Giáo. Trước đó cụ Phó bảng Nguyễn Văn Mại đã hứa gả Như Ngộ cho con trai ông Tôn Thất Trạm. Nghe vậy cô Như Ngộ lén bỏ nhà xin vào tu ở Nhà Phước Kín Kim Long vào tháng 7 năm Mậu Ngọ (1918) và đổi tên thành Như Ngọc. Năm Khải Định thứ 6 (1921) Như Ngọc “làm lễ mặc áo dòng, cả nhà lên tu viện để đưa con và em, ta [cụ Phó bảng]có viết bài thơ gạt nước mắt như sau để ghi nhớ: “Tuổi tác xuân xanh mới cập kê/Nữ nhi mà chí khí nên ghê/Mối tình cắt đứt gươm ba tấc/Quỷ dục khua tan giặc bốn bề/Lánh chốn trần hiu tìm tịch tịnh/Ngoài vòng danh lợi hết khen chê/Một nhà cha mẹ anh em đủ/Khấn nguyện cho con trọn đọi bề”(Lô Giang tiểu sử, sđd,tr.175)Do thường xuyên bị bệnh, nữ tu Như Ngọc chuyển sang tu Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Xuân và mất năm 1940.

Cháu gọi Linh mục J.M. Thích bằng cậu là Nữ tu Marie Gabriel Tôn Nữ Thị Mai(1922- 5/10/2006), con bà Nguyễn Thị Lập Xuân và ông Tôn Thất Bàn tu Dòng Regina Mundi và em nữ tu là Linh mục André Tôn Thất Phái(1923-?) thuộc Giáo phận Đà Nẵng…

Bà Cao Thị Bích Quy đã tự hào về gia đình ông ngoại của mình là cụ Phó bảng Nguyễn Văn Mại: “Ông may mắn có một gia đình đông đúc mà con cái hòa thuận thương yêu, trọng nể lẫn nhau mặc dù khác mẹ, khác tín ngưỡng, khác chính kiến”.

Nguyễn Văn Nghệ



Giáo xứ Cây Vông- Nha Trang

ĐT: 0377803505

Chú thích:

(*)- Bà Cao Thị Bích Quy nhớ nhầm, ông Maurice Fernand Graffeuil làm Khâm sứ Trung Kỳ từ năm 1934-1940. Kế tiếp là Khâm sứ Émile Louis Francois Grandjean từ năm 1940-3/1945. Riêng Destenay làm Công sứ Vinh (Nghệ An) từ năm 1907-1908. Vào thời điểm cụ Phó bảng Nguyễn Văn Mại từ trần, không biết Destenay đang đảm nhận chức vụ gì, tôi chưa truy tìm được.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ao Thu
Tấn Đạt
21:30 15/10/2020
AO THU
Ảnh của Tấn Đạt

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
(Trích thơ của Nguyễn Khuyến)
 
VietCatholic TV
Đức Thánh Cha Phanxicô cả quyết: Thiên Chúa luôn nghe lời ta cầu nguyện
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:53 15/10/2020


Trong buổi yết kiến chung ngày 14 tháng 10 tại Đại Sảnh Phaolô VI, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các tín hữu hiện diện rằng Thiên Chúa không điếc đối với lời cầu nguyện của chúng ta; đúng hơn, Người luôn ở đó bên cạnh chúng ta, không bao giờ bỏ rơi chúng ta.

Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của Đức Thánh Cha



Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Khi đọc Kinh thánh, chúng ta liên tục bắt gặp những lời cầu nguyện thuộc nhiều loại khác nhau. Nhưng chúng ta cũng tìm thấy một cuốn sách chỉ gồm những lời cầu nguyện, một cuốn sách đã trở thành quê hương, phòng tập thể dục và là tổ ấm của vô vàn người đàn ông và người đàn bà cầu nguyện. Đó là Sách Thánh Vịnh. Có 150 Thánh Vịnh để cầu nguyện.

Nó tạo thành một phần của các sách khôn ngoan vì nó truyền đạt “cách thức cầu nguyện” qua kinh nghiệm đối thoại với Thiên Chúa. Trong Thánh Vịnh, chúng ta tìm thấy mọi tình cảm của con người: niềm vui, nỗi buồn, hoài nghi, hy vọng, cay đắng vốn lên mầu sắc cho cuộc sống của chúng ta. Sách Giáo lý khẳng định rằng mọi Thánh Vịnh “đều sở hữu sự đơn giản trực tiếp đến mức người mọi thời đại và mọi điều kiện có thể cầu nguyện trong sự thật” (SGLCGHCG, 2588). Khi đọc đi đọc lại các Thánh vịnh, chúng ta học được ngôn ngữ cầu nguyện. Quả thật, bằng Thần Khí của Người, Thiên Chúa là Cha đã linh hứng chúng trong lòng Vua Đavít và những người cầu nguyện khác, để dạy mọi người nam nữ cách ngợi khen Người, cách cảm tạ và khẩn cầu Người; làm thế nào để cầu khẩn Người trong vui sướng và trong đau khổ, và làm thế nào để kể lại những điều kỳ diệu trong công trình và Lề Luật của Người. Tóm lại, Thánh Vịnh là lời của Thiên Chúa mà người phàm chúng ta dùng để nói với Người.

Trong cuốn sách này, chúng ta không gặp những con người mây gió, những con người trừu tượng, những con người nhầm lẫn cầu nguyện với một kinh nghiệm thẩm mỹ hoặc tha hóa. Thánh Vịnh không phải là những bản văn được tạo ra trên giấy; chúng là những lời khẩn cầu, thường là cảm kích, nẩy sinh từ một hiện sinh sống động. Để cầu nguyện với chúng, chỉ cần chúng ta là chính chúng ta. Chúng ta đừng quên rằng để cầu nguyện tốt, chúng ta phải cầu nguyện bằng con người thực của chúng ta, không cần tô điểm. Người ta không được tô điểm tâm hồn để cầu nguyện. “Lạy Chúa, con là như thế này”, và hãy đi trước mặt Chúa bằng con người thật của chúng ta, với những điều tốt và cả những điều xấu mà không ai biết, nhưng chúng ta biết trong lòng. Trong các Thánh vịnh, chúng ta nghe thấy tiếng nói của những người nam và người nữ cầu nguyện bằng xương bằng thịt, với cuộc sống, giống như tất cả chúng ta, đầy rẫy những khó khăn, gian khổ và bất trắc. Tác giả Thánh Vịnh không triệt để thách thức sự đau khổ này: ông biết rằng nó là một phần của cuộc sống. Tuy nhiên, trong Thánh Vịnh, đau khổ biến thành một câu hỏi. Từ đau khổ đến nghi vấn.

Và trong số rất nhiều câu hỏi, có một câu vẫn lơ lửng ở đó, giống như một tiếng kêu không ngừng xuyên suốt cuốn sách từ đầu đến cuối. Một câu hỏi mà chúng ta lặp đi lặp lại nhiều lần: “Cho đến bao giờ, lạy Chúa? Cho đến khi nào?" Mọi đau khổ đều kêu gọi sự giải thoát, mọi nước mắt đều kêu gọi sự an ủi, mọi vết thương đều đang đợi được chữa lành, mọi vu khống đang đợi một phán xử ân giải. “Cho đến bao giờ, lạy Chúa, con phải chịu đựng điều này? Lạy Chúa, xin lắng nghe con! ” Biết bao lần chúng ta đã cầu nguyện như thế, với câu “Cho đến khi nào?”, Giờ đây đã đủ rồi, lạy Chúa!

Bằng cách liên tục đặt những câu hỏi như vậy, các Thánh Vịnh dạy chúng ta không nên quen với nỗi đau, và nhắc nhở chúng ta rằng sự sống không được cứu trừ khi nó được chữa lành. Sự hiện hữu của mỗi con người chỉ là một hơi thở, câu chuyện đời họ chỉ là một thoáng qua, nhưng người cầu nguyện biết rằng họ quý giá trong con mắt Thiên Chúa, và vì vậy thật có lý khi cất tiếng kêu lên. Và điều này là điều quan trọng. Khi cầu nguyện, chúng ta làm như vậy vì chúng ta biết mình là quý giá trong con mắt Thiên Chúa. Chính ơn Chúa Thánh Thần, từ bên trong, khơi dậy trong chúng ta ý thức này: trở nên quý giá trong con mắt Thiên Chúa. Và đây là lý do tại sao chúng ta được khuyến khích cầu nguyện.

Lời cầu nguyện của Thánh Vịnh là bằng chứng của tiếng kêu này: một tiếng kêu đa dạng, bởi vì trong cuộc sống, nỗi đau có muôn hình muôn dạng, và nó mang đủ thứ tên: bệnh tật, hận thù, chiến tranh, bách hại, ngờ vực… Cho đến “tai tiếng” tối hậu, tức cái chết. Cái chết xuất hiện trong sách Thánh Vịnh như kẻ thù phi lý nhất của con người: tội ác nào đáng bị trừng phạt tàn nhẫn như vậy, bao gồm tận diệt và kết liễu? Lời cầu nguyện của các Thánh Vịnh xin Thiên Chúa can thiệp nơi mọi cố gắng của con người đều vô ích. Đó là lý do tại sao cầu nguyện, trong và tự nó, là con đường cứu rỗi và là khởi đầu của ơn cứu rỗi.

Mọi người đều đau khổ trong thế giới này: dù họ tin vào Thiên Chúa hay từ chối Người. Nhưng trong sách Thánh Vịnh, nỗi đau trở thành một mối liên hệ, một tương quan: một tiếng kêu cứu chờ bắt được một đôi tai biết lắng nghe. Nó không thể mãi vô nghĩa, không có mục đích. Ngay cả những nỗi đau chúng ta gánh chịu cũng không thể chỉ là những trường hợp chuyên biệt của một quy luật phổ quát: chúng luôn là những giọt nước mắt của “tôi”. Anh chị em hãy nghĩ tới điều này: nước mắt không phổ quát, chúng là nước mắt “của tôi”. Mọi người đều có nước mắt của riêng mình. Nước mắt “của tôi” và nỗi đau “của tôi” thúc đẩy tôi tiến lên trong cầu nguyện. Chúng là những giọt nước mắt của “tôi”, mà chưa ai từng để rơi trước tôi. Đúng, họ đã khóc, đã khóc rất nhiều. Nhưng nước mắt “của tôi” là của tôi, nỗi đau “của tôi” là của riêng tôi, đau khổ của “của tôi” là của riêng tôi.

Trước khi bước vào Đại sảnh này, tôi đã gặp cha mẹ của một linh mục thuộc giáo phận Como, người đã bị giết: ngài bị giết chính trong lúc phục vụ người khác. Nước mắt của những bậc cha mẹ đó là nước mắt của riêng họ, và mỗi người trong số họ biết rằng họ đã đau khổ như thế nào khi nhìn thấy người con trai này đã hy sinh cuộc đời mình để phục vụ người nghèo. Khi chúng ta muốn an ủi ai đó, chúng ta không thể tìm ra lời. Tại sao? Vì chúng ta không thể chạm đến nỗi đau của họ, vì nỗi buồn của họ là của riêng họ, nước mắt của họ là của riêng họ. Điều này cũng đúng đối với chúng ta: những giọt nước mắt, nỗi buồn, những giọt nước mắt ấy là của tôi, và với những giọt nước mắt ấy, với nỗi buồn ấy, tôi hướng về Chúa.

Mọi nỗi đau của con người đối với Thiên Chúa đều thánh thiêng. Vì vậy, anh chị em hãy cầu nguyện lời cầu nguyện của Thánh Vịnh 56: “Bước đường con lận đận, chính Ngài đã đếm rồi. Xin lấy vò mà đựng nước mắt con. Nào Ngài đã chẳng ghi tất cả vào sổ sách?” (câu 9). Trước mặt Thiên Chúa, chúng ta không phải là những người xa lạ hay những con số. Chúng ta là những khuôn mặt, những cõi lòng, được biết từng người một, từng tên một.

Trong các Thánh Vịnh, tín hữu tìm được câu trả lời. Họ biết rằng ngay cả khi mọi cánh cửa của con người bị cấm cản, thì cửa của Thiên Chúa luôn luôn mở. Ngay cả khi toàn thế giới đã ra phán quyết kết án, thì vẫn có sự cứu rỗi nơi Thiên Chúa.

“Chúa lắng nghe”: trong cầu nguyện, đôi khi, biết thế cũng đủ rồi. Các vấn đề không phải lúc nào cũng được giải quyết. Những người cầu nguyện không có ảo tưởng: họ biết rằng nhiều câu hỏi của cuộc sống dưới thế này vẫn chưa được giải đáp, không có lối thoát; đau khổ sẽ đồng hành với chúng ta và, sau một trận chiến, những đau khổ khác sẽ chờ đợi chúng ta. Nhưng nếu chúng ta được lắng nghe, mọi sự trở nên dễ chịu hơn.

Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là phải chịu đựng sự bỏ rơi, không được nhớ đến. Lời cầu nguyện cứu chúng ta khỏi điều này. Vì điều có thể xảy ra, và thậm chí thường xuyên xẩy ra là chúng ta không hiểu các kế hoạch của Thiên Chúa. Nhưng tiếng kêu của chúng ta không bị kẹt ở dưới thế này: chúng dâng cao tới Người, Đấng có trái tim của một người Cha, và chính Người khóc cho mọi con trai và con gái đang đau khổ và chết chóc. Tôi xin nói với anh chị em một điều: trong những thời khắc khó khăn, thật tốt cho tôi khi nghĩ rằng Chúa Giêsu đang khóc; Người khóc lúc nhìn Giêrusalem, Người khóc trước mộ của Ladarô. Thiên Chúa đã khóc cho tôi, Thiên Chúa đang khóc, Người khóc vì nỗi buồn của chúng ta. Vì, như một nhà văn linh đạo hay nói, Thiên Chúa muốn làm cho chính Người trở thành con người, để có thể khóc. Nghĩ rằng Chúa Giêsu khóc với tôi trong những lúc buồn sầu là một niềm an ủi: nó giúp chúng ta tiếp tục tiến bước. Nếu chúng ta duy trì mối liên hệ của chúng ta với Người, cuộc sống không buông tha đau khổ cho chúng ta, nhưng chúng ta mở lòng ra chào đón một chân trời tốt lành rộng lớn và cố gắng vươn tới sự thành toàn của nó. Anh chị em hãy can đảm lên, kiên trì cầu nguyện. Chúa Giêsu luôn ở bên cạnh chúng ta.
 
Phóng sự: Phản ứng chưa từng thấy của người Mỹ trước dự đoán Joe Biden sẽ thắng đậm Donald Trump
Giáo Hội Năm Châu
05:21 15/10/2020

1. Twitter làm tất cả những gì có thể để khiến Tổng thống Trump thua trong cuộc bầu cử sắp tới

Nhà bình luận thời sự nổi tiếng của Úc Đại Lợi, ông Andrew Bolt, là người đã từng lên tiếng bênh vực Đức Hồng Y George Pell trong vụ cáo gian lạm dụng tính dục vừa lên tiếng cảnh báo rằng Twitter đang làm tất cả những gì có thể được để khiến Tổng thống Trump thua trong cuộc bầu cử sắp tới.

“Thật đáng sợ, nó cho bạn thấy sức mạnh của những gã khổng lồ trên mạng xã hội,” ông Bolt nói.

Sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hồi phục gần đây từ COVID-19, ông đã tweet một thông báo nhằm cho biết về tình trạng sức khoẻ của mình.

“Các bác sĩ của Tòa Bạch Ốc hôm qua đã ký giấy xác nhận hoàn toàn bình phục. Điều đó có nghĩa là tôi không thể bị nhiễm bệnh nữa (miễn dịch), và không thể lây cho người khác. Rất vui được biết điều đó!!!” Tổng thống đã tweet như trên hôm 11 tháng 10.

Dòng tweet của tổng thống ngay sau đó đã bị coi là vi phạm các quy tắc của Twitter. Gã khổng lồ nói rằng thông điệp này của tổng thống đã vi phạm các quy tắc về việc truyền bá thông tin gây hiểu lầm và có khả năng gây hại liên quan đến COVID-19.

Dòng tweet nguyên thủy bị xoá đi nhưng sau đó Tổng thống Trump đã phản kháng và retweet lại.


Source:Sky News Australia

2. Các cuộc thăm dò quốc gia không kể hết câu chuyện về cuộc bầu cử tổng thống

Cộng tác viên của Sky News, Joe Siracusa nhìn nhận rằng Joe Biden có khả năng giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11. Tuy nhiên, có một sự khác biệt rõ ràng giữa các cuộc thăm dò và quyết định của Đảng Dân chủ tiếp tục đổ các tài nguyên vào các tiểu bang được gọi là “an toàn”.

Ông nói: “Người ta nói Biden đang dẫn trước rất xa, nhưng thực tế là đảng Dân chủ đang dành nhiều thời gian và tiền bạc vào tiểu bang Pennsylvania để cố gắng gỡ lại tiểu bang này”,

“Vì thế, tôi bắt đầu nghĩ rằng những cuộc thăm dò quốc gia này không có ý nghĩa gì nhiều.”

“Tôi thấy những cuộc thăm dò này sáng nay trên NBC, trong đó người ta bảo Biden đang dẫn trước từ 12 đến 14%”.

“Tuy nhiên, các cuộc thăm dò của Gallup cho thấy 56% người Mỹ nói rằng họ hiện đang khá giả hơn so với 4 năm trước, tức là mức sống của họ cao hơn so với thời Barack Obama,” ông Siracusa nói.

“Đây có thể là một cuộc đua sát nút hơn người ta nghĩ”.

Ông Siracusa cho biết các cựu đảng viên Đảng Dân chủ hàng đầu thích nói về “a return to normalcy” - “sự trở lại bình thường”.

“Nhưng mà, bình thường cái quái gì? Chính cái thời điểm Barack Obama ấy đã bất thường đến mức sản sinh ra Donald Trump, một con người không xuất thân từ hàng ngũ các chính trị gia Hoa Kỳ,” ông nói.

“Có điều gì đó không ổn đang diễn ra ở Mỹ và tôi nghĩ khi chúng ta đến gần hơn, chúng ta sẽ tìm ra điều đó”.


Source:Sky News Australia
 
Con ma nhà họ Hứa ở Mễ Tây Cơ đánh lạc hướng dư luận bằng cách đòi Đức Giáo Hoàng xin lỗi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:07 15/10/2020

1. Vệ binh Thụy Sĩ của Vatican xét nghiệm dương tính với coronavirus

Hôm thứ Hai, Vatican xác nhận rằng bốn Vệ binh Thụy Sĩ đã xét nghiệm dương tính với coronavirus.

Trả lời câu hỏi của các nhà báo hôm 12/10, Giám đốc văn phòng báo chí Tòa thánh Matteo Bruni cho biết bốn thành viên của đội quân thường trực nhỏ nhất nhưng lâu đời nhất thế giới đã bị cách ly sau các cuộc kiểm tra cho kết quả dương tính vào cuối tuần qua.

“Trong những giờ này, các kiểm tra cần thiết đang được thực hiện trong số những người có thể đã tiếp xúc trực tiếp với họ,” ông nói.

Trích dẫn các biện pháp mới được ban hành vào tuần trước bởi Chính quyền Thành phố Vatican, ông giải thích rằng tất cả các lính canh sẽ đeo khẩu trang y tế cả trong nhà và ngoài trời, bất kể họ có đang làm nhiệm vụ hay không. Họ cũng sẽ tuân thủ tất cả các quy tắc khác nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Ông Bruni nói thêm rằng, ngoài bốn thành viên của quân đoàn chịu trách nhiệm bảo vệ Đức Giáo Hoàng, ba cư dân hoặc công dân khác của Thành phố Vatican cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với virus.

Cả ba người đều có các triệu chứng nhẹ và đang cách ly tại nhà.

Trong một thông báo ngay trước khi chúng tôi thu hình chương trình này số các ngự lâm quân nhiễm coronavirus đã lên đến 6 người.

Ý là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của châu Âu trong đợt đại dịch đầu tiên. Theo Trung tâm Tài nguyên Johns Hopkins Coronavirus, hơn 354,000 người đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 và 36,166 người đã chết tại nước này tính đến ngày 12 tháng 10. Chính phủ Ý đang chuẩn bị đưa ra các hạn chế hơn nữa sau khi có các trường hợp tăng đột biến.

Đầu tháng này, 38 tân binh của Lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ - được biết đến với bộ đồng phục màu xanh, đỏ, cam và vàng - đã tuyên thệ trong một buổi lễ ở Vatican.

Buổi lễ thường diễn ra vào hoặc gần ngày 6 tháng 5, nhưng do hạn chế về coronavirus ở Ý vào thời điểm đó, nên đã được dời sang ngày 4 tháng 10.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp nhận các tân binh trong một buổi tiếp kiến vào ngày 2 tháng 10.

Ngài nói với họ: “Thời gian các bạn sẽ ở đây là một khoảnh khắc độc đáo trong cuộc đời của các bạn: cầu mong các bạn sống thời gian này với tinh thần huynh đệ, giúp đỡ lẫn nhau để có một cuộc sống giàu ý nghĩa và hạnh phúc.”


Source:Catholic News Agency

2. Tổng thống Mễ Tây Cơ yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô phải đưa ra lời xin lỗi quốc gia này

Tổng thống Mexico đã công bố một bức thư ngỏ gửi đến Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Bảy trong đó ông ta kêu gọi Giáo Hội Công Giáo xin lỗi vì sự lạm dụng người bản địa trong công cuộc truyền giáo tại Mễ Tây Cơ vào những năm 1500.

Trong bức thư, Tổng thống Andrés Manuel López Obrador cũng yêu cầu Đức Giáo Hoàng cho Mễ Tây Cơ mượn các tài liệu cổ liên quan đến quốc gia này thời kỳ thuộc địa Tây Ban Nha.

“Giáo Hội Công Giáo, chế độ quân chủ Tây Ban Nha và chính phủ Mễ Tây Cơ nên đưa ra lời xin lỗi công khai về những hành động tàn bạo mà người dân bản địa phải gánh chịu,” bức thư viết.

López Obrador yêu cầu Đức Thánh Cha đưa ra tuyên bố ủng hộ Miguel Hidalgo, một nhà lãnh đạo phong trào đòi độc lập vào thế kỷ 19 của Mễ Tây Cơ, người từng được cho là đã bị vạ tuyệt thông vì tàn sát nhiều người trong cuộc nổi dậy. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết Hidalgo đã thú nhận tội lỗi của mình trước khi bị hành quyết và không hề bị vạ tuyệt thông.

López Obrador nói: “Tôi nghĩ rằng đó sẽ là một hành động của sự khiêm tốn và đồng thời là sự vĩ đại để Giáo Hội hòa giải sau khi chết của Hidalgo”.

Diễn biến này dường như là để đáp lại các công kích ngày càng tăng của các Giám Mục Mễ Tây Cơ. Các ngài đã nhiều lần công khai bày tỏ sự thất vọng đối với tổng thống Andrés López, đặc biệt là vấn đề trị an của xã hội.

Trong chiến dịch tranh cử hồi năm 2018, Andrés López hứa hẹn sẽ có các phương án vãn hồi trật tự tại Mễ Tây Cơ. Ông thắng cử dễ dàng vì người dân Mễ Tây Cơ âu lo trước tình trạng an ninh trật tự dưới thời tổng thống Enrique Nieto. Tuy nhiên, từ ngày ông Andrés López cầm quyền, tình trạng xem ra càng thê thảm hơn. Ông thực ra chẳng có đối sách gì cả và ngày càng lúng túng trong việc điều hành đất nước.

Tháng 10 năm ngoái, trong một diễn biến hết sức bi đát, giáo phận Cuernavaca đã phải đình chỉ tất các Thánh lễ buổi tối vì tình trạng bất an trong thành phố và bang Morelos. Ngay cả lễ Đêm Giáng Sinh cũng bị hủy bỏ.


Source:AP

3. Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar đánh vào quan điểm ủng hộ cuộc sống của Thẩm phán Barrett bằng một giọng điệu đầy kịch tính

Vào ngày đầu tiên của phiên điều trần xác nhận ứng cử viên Tòa án Tối cao Amy Coney Barrett, Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar của đảng Dân Chủ đơn vị Minnesota đã phát động một cuộc tấn công gay gắt và đầy kịch tính vào cả Barrett và Tổng thống Donald Trump. Mở đầu tuyên bố của mình, Klobuchar tuyên bố “chúng ta đang phải đối phó với một tổng thống không cho rằng sự thật là quan trọng”.

Các thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ cho rằng việc đề cử Barrett không nên diễn ra trước cuộc bầu cử, và ví nó như một hành vi vi phạm công lý. Klobuchar nói: “Người ta nói rằng bánh xe công lý quay chậm. Trong khi, bất công có thể di chuyển với tốc độ ánh sáng, như chúng ta đang thấy ở đây ngày nay”.

Klobuchar đã đề cập cụ thể đến cuộc sống phò sinh và các giá trị truyền thống của Barrett, cho rằng chúng sẽ có ảnh hưởng tiêu cực sâu sắc đến cuộc sống của người Mỹ. Bà ta tuyên bố rằng có một sự vội vàng để “đề cử một Thẩm Phán vào Tòa Án Tối Cao, một Thẩm Phán mà quan điểm của người ấy được biết đến là sẽ có tác động sâu sắc đến cuộc sống của bạn… bạn phải kết hôn với ai, và bạn có thể quyết định về cơ thể của chính mình đến mức nào”.

“Hỡi người dân Mỹ, tôi đang nói về các bạn”, Klobuchar tuyên bố.

Klobuchar tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đề cử Barrett trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, kết nối cuộc sống phò sinh và quan điểm truyền thống của Barrett với chính cuộc bầu cử: “Chúng ta không thể tách ứng cử viên này và quan điểm của cô ấy khỏi cuộc bầu cử này.”

Klobuchar hô hào rằng “Sự thật là quan trọng, và hỡi người dân Mỹ, sự thật là việc đề cử một Thẩm Phán vừa tuyên bố quan điểm của cô ấy rất rõ ràng, cho thấy cái ông tổng thống này đang cố gắng đặt mình trong một vị trí quyền lực nhằm đưa ra quyết định về cuộc sống của các bạn”.

Đề cập đến Thẩm Phán quá cố Ruth Bader Ginsburg, một người công khai ủng hộ phá thai và hôn nhân đồng tính, Klobuchar tuyên bố rằng quan điểm của Ginsburg phải là quan điểm của những ai muốn hướng dẫn tương lai của nước Mỹ. “Khi bạn nhìn vào ý kiến của bà ấy, bạn nhận ra bà ấy không chỉ viết cho ngày hôm nay, bà ấy còn viết cho cả ngày mai nữa.”

Khi cáo buộc tổng thống muốn “cài cắm” một nhân vật phò sinh vào Tối Cao Pháp Viện, bà thượng nghị sĩ Klobuchar hét lên hết cỡ có thể hét nổi: “Tôi nghĩ buổi điều trần này là một trò lừa bịp”.


Source:Catholic News Agency

4. Một linh mục Dòng Tên 83 tuổi tại Ấn Ðộ bị bắt và vu khống.

Hãng tin Asia News, truyền đi ngày 9 tháng 10 năm 2020, cho biết một linh mục 83 tuổi, dòng Tên, từ 50 năm nay dấn thân bênh vực dân bộ lạc Adivasi ở Jharkhand ở miền đông bắc Ấn Ðộ đã bị bắt và gán cho tội “khủng bố theo chủ nghĩa Mao Trạch Ðông”.

Ðó là cha Stan Swarmy. Cha là người cao tuổi nhất bị chính quyền thuộc đảng Ấn giáo BJP gán cho tội “khủng bố”. Chiều ngày 8 tháng 10 năm 2020, cha bị các nhân viên lực lượng quốc gia điều tra, gọi tắt là NIA, bắt đưa khỏi trung tâm xã hội Bagaicha của dòng Tên, nơi cha sinh sống, và tống ngục.

Một đồng nghiệp của cha cho biết, các nhân viên NIA rất thô bạo và hách dịch, họ không hề xuất trình trát bắt giam nào. Họ nói cha bị tố cáo và một sĩ quan cấp cao muốn gặp cha tại trụ sở của NIA ở thành phố Ranchia. Hiện thời người ta không biết cha Swarmy bị giam ở đâu.

Cha đã từng bị tra vấn nhiều lần. Gần đây nhất, cha bị hỏi cung 15 giờ mỗi ngày, trong vòng năm ngày liên tiếp, từ 27 đến 30 tháng 7 và ngày 6 tháng 8 năm 2020. Viên sĩ quan tra vấn cha Swarmy đã trưng dẫn các tài liệu thông tin, dường như lấy từ máy vi tính của cha, để chứng minh cha có liên hệ tới lực lượng khủng bố theo chủ nghĩa Mao Trạch Ðông.

Cha Swarmy giải thích: “Tôi đã nói với họ rằng những tài liệu ấy là ngụy tạo hoàn toàn, được gài vào trong máy vi tính của tôi; tôi nói đó là những tài liệu không phải của tôi”.

Cha Michael Kerketta, dòng Tên, giáo sư thần học tại Học viện thần học miền ở Ranchia, nói với hãng tin Asia News rằng: “Tôi biết rõ cha Stan Swarmy. Cha là một người rất dấn thân bênh vực những người nghèo khổ, những người dân bộ lạc, người bị gạt ra ngoài lề xã hội, cha bênh vực phẩm giá và các nhân quyền của họ. Ðiều xảy ra thực là một điều đáng tiếc. Ðây thực là một cuộc tấn công chống lại những người nghèo, và chúng tôi rất lo âu cho sức khỏe của cha Swarmy.”

Cha Swarmy nguyên quán tại bang Kerala ở miền tây nam Ấn Ðộ, nhưng đã trải qua gần 50 năm nơi vùng của dân bộ lạc ở bang Jharkand, bênh vực quyền lợi lâm sản của cộng đoàn thổ dân Adivasi. Cha đã từng phê bình bạo lực thái quá của cảnh sát, không áp dụng luật về việc bảo vệ dân bộ lạc. Thỉnh thoảng cha cũng lên tiếng bênh vực những người trẻ thuộc bộ lạc Adivasi bị tống ngục bừa bãi.

Cha George Pattery, nguyên bề trên dòng Tên tỉnh dòng Nam Á, nói với hãng tin Asia News rằng: “Chúng tôi mạnh mẽ lên án vụ bắt giam cha Stan Swarmy. Ðây thực là một điều đáng tiếc và cách thức đối xử với cha thật là điều bất hợp pháp, không thể dung thứ được. Chúng tôi không thể chấp nhận một vụ bắt giam mà không có trát nào của tòa án”.


Source:Asia News

5. Chúa còn làm được gì cho một thằng khốn nạn như tôi

Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, trong bản tin đánh đi hôm thứ Hai 12 tháng 10 cho biết nạn tự tử đã tăng mạnh tại Nhật Bản trong thời gian xảy ra đại dịch coronavirus.

Nhân dịp này, Hiền Hòa xin gởi đến quý vị và anh chị em câu chuyện sau đây để cho thấy rằng trong mọi nghịch cảnh chúng ta đừng nản lòng.

Một hôm, người ta đến báo cho thánh Phanxicô đệ Salê sinh năm 1567 và qua đời năm 1622 rằng: trong nhà giam có một kẻ bất hạnh bị kết án tử hình, và trong cơn phẫn nộ tuyệt vọng, anh ta từ chối mọi bí tích và phó linh hồn cho ma quỷ. Và không một phút chậm trễ, Đức Giám Mục Phanxicô Salê tức khắc chạy tới nhà giam. Ngài âu yếm ôm hôn anh ta an ủi và cùng khóc với anh ta. Ngài giúp anh ta lấy lại lòng tin tưởng vào lòng nhân hậu vô biên của Thiên Chúa, ngài cũng cố gắng giúp anh ta biết chấp nhận cái chết bi thảm sắp tới để đền tội. Để chuẩn bị cho việc đền tội, anh ta cần phải xưng tội. Nhưng anh ta nói:

- Điều đó vô ích, vì tôi đã được dành cho Hỏa ngục rồi, và sẽ sớm làm mồi cho ma quỷ.

Đức Giám Mục Phanxicô Salê ôn tồn hỏi:

- Nhưng con của ta, con không thích làm mồi cho Thiên Chúa nhân từ và làm nạn nhân cho thập giá Đức Giêsu hơn sao?

- Tất nhiên là muốn, nhưng Thiên Chúa sẽ làm gì cho một thằng khốn nạn như tôi?

- Chính là để cho những người như con mà Cha trên trời đã gởi Con Trai của Ngài xuống thế gian, và chính cho cả những người xấu xa hơn cả con nữa, như những tên đao phủ, như Giuđa phản Chúa, mà Đức Giêsu đã đổ máu Ngài ra.

Phạm nhân nói:

- Cha có bảo đảm với tôi rằng: tôi có thể trông nhờ vào lòng nhân từ của Thiên Chúa mà không cần đến một sự trâng tráo nào không?

- Trái lại, sẽ là một sự trâng tráo lớn khi không nghĩ rằng lòng nhân từ vô biên của Thiên Chúa có thể tha thứ mọi tội lỗi.

- Nhưng Thiên Chúa là Đấng công chính, Ngài sẽ kết tội tôi.

- Thiên Chúa là đấng nhân hậu, Ngài sẽ cứu con nếu con xin Ngài tha thứ với lòng ăn năn sám hối và khiêm nhường.

Động lòng bởi những lời nói tốt lành, tên phạm nhân đã xin xưng tội và kiên tâm đón nhận cái chết. Và anh đã sốt sắng lặp đi lặp lại lời cầu nguyện xuất phát từ tâm hồn tin tưởng vào tình yêu Thiên Chúa:

- Ôi Giêsu, con xin trao phó đời con trong tay Ngài, con tin tưởng vào Ngài.
 
Hiệp thông với Giáo Hội Mẹ Việt Nam cầu nguyện và cộng tác cứu trợ nạn nhân lũ lụt