Ngày 10-10-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Một dấu lạ dứt khoát
Lm. Minh Anh
01:00 10/10/2022

MỘT DẤU LẠ DỨT KHOÁT
“Như Giôna đã nên dấu lạ cho dân thành Ninivê thế nào, thì Con Người cũng sẽ là dấu lạ cho thế hệ này như vậy”.

M. S. Jameson, từng nói, “Tất cả chúng ta đã dành quá nhiều thời gian cho quá khứ, để hối tiếc những niềm vui đã mất, xấu hổ vì những điều tồi tệ đã làm; cả khi hướng về tương lai, chúng ta mất bao thời gian để khao khát hoặc sợ hãi nó. Cách duy nhất để sống là hãy làm việc! Hãy nô đùa! Hãy khóc! Hãy cười! Chính những điều này làm nên cuộc sống của bạn. Tắt một lời, bạn hãy chấp nhận mỗi giây phút như ‘một dấu lạ dứt khoát’, một phép mầu không thể lặp lại!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Nếu mỗi giây phút là “một phép mầu không thể lặp lại” đối với nữ văn sĩ Jameson, thì Lời Chúa hôm nay nói đến một phép mầu lớn lao hơn. Rằng, để được cứu độ, nhân loại không cần phải tìm kiếm đâu xa, chờ một ai khác, hoài bão một dấu lạ nào nữa… ngoài dấu lạ Kitô. Như Giôna đã nên dấu lạ để dân thành Ninivê được cứu thế nào, cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô là ‘một dấu lạ dứt khoát’ mang tính quyết định cho phần rỗi đời đời của cả nhân loại như vậy.

Chúa Kitô, mầu nhiệm trung tâm của đức tin. Mọi thắc mắc, nan đề, băn khoăn… đều tìm được câu trả lời và hướng giải quyết nếu chúng ta chỉ đơn giản bước vào mầu nhiệm cứu chuộc của mình trong sự chết và sự sống lại của Ngài. Tìm kiếm một dấu lạ khác ngoài dấu lạ Kitô sẽ là sai chỗ và vô tình nói rằng, cái chết và sự sống lại của Ngài là không đủ. Trong thư Galata hôm nay, Phaolô quả quyết, “Chính để chúng ta được tự do mà Đức Kitô đã giải thoát chúng ta!”.

Với câu chuyện Tin Mừng, Chúa Giêsu nói đến dấu lạ Giôna. Con cá voi vĩ đại hơn Giôna; nó nuốt trọn ông. Tuy nhiên, cái chết dữ dội trong bụng cá và sự hồi sinh của Giôna sau đó là thời điểm quan trọng trong cuộc đời và sứ mệnh của ông. Điều đó không chỉ cần cho sự cứu rỗi của chính Giôna, ông đã chạy trốn khỏi Chúa, mà còn cần cho sự cứu rỗi của cả dân thành Ninivê. Chúa Giêsu nhắc đến Giôna như một cảnh báo cho người đương thời rằng, Ngài vĩ đại hơn Giôna, và cũng vĩ đại hơn cái chết sẽ nuốt chửng Ngài. Chính điều này sẽ khơi dậy niềm tin và niềm cậy trông của chúng ta. Không dấu lạ nào vĩ đại hơn Ngài, ‘một dấu lạ dứt khoát’; không tiên tri nào vĩ đại hơn Ngài, ‘Tiên Tri của các tiên tri’; không sự kiện nào có thể làm tiêu tán Ngài, ‘sự kiện tử nạn và phục sinh’. Tất cả mọi sự đều nằm dưới quyền thống trị của Chúa Kitô ngoại trừ một điều: ý chí tự do của chúng ta! Vì thế, Ngài không ép buộc, cũng không áp đặt nó; Ngài để cho nó hoàn toàn nguyên vẹn, hầu chúng ta có thể tự do đáp lại Ngài bằng cách hoán cải chính mình như dân thành Ninivê đã hoán cải.

Anh Chị em,

“Con Người cũng sẽ là dấu lạ cho thế hệ này như vậy”. Dấu lạ Giôna báo trước một dấu lạ không chỉ cho một thế hệ nhưng cho muôn thế hệ thuộc mọi thời; rằng, một nhân loại sẽ được cứu thoát vĩnh viễn bởi bửu huyết của Chúa Kitô. Chúa Kitô đã chết một lần và Ngài đã phục sinh vinh hiển để cứu độ thế giới và muôn người. Đây là ‘một dấu lạ dứt khoát’ và vĩ đại nhất trong lịch sử loài người. Ấy thế, mỗi Thánh Lễ trên các bàn thờ lại tái hiện giây phút cứu độ ấy. Và như thế, hằng giây hằng phút của chúng ta, dẫu khi chúng ta làm việc, khi chúng ta cười, khi chúng ta khóc… chúng ta vẫn có thể kết hiệp với Đức Kitô trên các bàn thờ; như vậy, hằng giây hằng phút, chúng ta vui hưởng suối nguồn cứu độ của Ngài.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin đừng để những dấu lạ thế gian mê hoặc con, những dấu lạ vốn chỉ làm con thêm trống rỗng. Cho con biết tìm đến Thánh Thể, một dấu lạ luôn giúp con mạnh sức!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Ngày 11/10: Đâu là vẻ đẹp tâm hồn? – Lm. Phêrô Đoàn Hoàng Khôi Anh, SDD
Giáo Hội Năm Châu
03:20 10/10/2022

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Khi ấy, Đức Giê-su đang nói, thì có một ông Pha-ri-sêu mời Người đến nhà dùng bữa. Tới nơi, Người liền vào bàn ăn. Thấy vậy, ông Pha-ri-sêu lấy làm lạ vì Người không rửa tay trước bữa ăn. Nhưng Chúa nói với ông ấy rằng: “Này, nhóm Pha-ri-sêu các người, bên ngoài chén đĩa, thì các người rửa sạch, nhưng bên trong các người thì đầy những chuyện cướp bóc, gian tà. Thật là ngốc! Đấng làm ra cái bên ngoài lại đã không làm ra cái bên trong sao? Tốt hơn, hãy bố thí những gì ở bên trong, thì bấy giờ mọi sự sẽ trở nên trong sạch cho các người.”

Đó là lời Chúa
 
Lễ Nhậm Chức Tân Quản Nhiệm Giáo Họ Khắc Khoan
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:38 10/10/2022
Lễ Nhậm Chức Tân Quản Nhiệm Giáo Họ Khắc Khoan (11-10-2022)

Trong Thánh Lễ tạ ơn mừng đón cha quản nhiệm tiên khởi của giáo họ Khắc Khoan chúng ta, xin thử hỏi đâu là những tâm tình mà chúng ta, không chỉ là cộng đoàn giáo họ mà cả với vị tân mục tử cần có để sống cho xứng với ơn lành Thiên Chúa tặng ban? Trước hết xin được mạo muội phác họa đôi nét dựa trên tinh thần truyền giáo của vị thánh Quan Thầy giáo họ của chúng ta, thánh Phanxicô Xavie.

Thiển nghĩ rằng cộng đoàn giáo họ chúng ta từ hôm nay chính thức có người bạn đường trong vai trò người mục tử, người lãnh đạo, để cùng sống tinh thần truyền giáo của thánh quan thầy. Và mong sao chân dung vị truyền giáo nhiệt thành thuở nào lại được hiện thực hóa trên mảnh đất Khắc Khoan và các vùng lân cận quanh đây.

Sống tinh thần loan báo Tin Mừng, thánh Phanxicô Xavie đã nối gót các tông đồ và các môn đệ của Chúa Giêsu. Dữ liệu Tin Mừng cho chúng ta thấy khi sai 12 tông đồ hay 72 môn đệ đi rao giảng thì Chúa Giêsu hết sức lưu ý các ngài rằng trọng tâm của sứ điệp Tin Mừng chính là sự bình an đích thực. “Vào nhà nào, các con hãy nói: “Bình an cho nhà này”. Để tránh gây ngộ nhận cho các vị đi rao giảng và cho cả những người đón nhận lời rao giảng thì Chúa Giêsu đã căn dặn rằng các vị “không mang theo tiền bạc, bao bị, giày dép…”. Tin bình an mà các tông đồ và các môn đệ sẻ chia cho dân chúng không chỉ qua những lời chân lý mà các ngài đã nhận được từ Thầy chí thánh Giêsu mà còn được thể hiện qua ba việc này: đó là đến sống cùng dân chúng, chữa lành bệnh tật và xua trừ ma quỷ. Quãng đời rao giảng Tin Mừng của thánh Phanxicô Xavie xem ra ghi đậm những nét đặc trưng này. Rời bỏ chức vụ giáo sư đại học danh giá, rời bỏ quê hương đủ đầy tiện nghi, vượt ngàn dặm biển khơi sóng gió, ngài đến sống cùng bà con xứ lạ Ấn độ và vùng biên nước Trung Quốc. Chung sống với đại đa số dân chúng quê nghèo xứ lạ để chia sẻ ánh sáng chân lý Phúc Âm và cũng như nhiều nhà truyền giáo thời bấy giờ, ngài đem chút tân dược trời Âu Tây để chữa lành nhiều bệnh tật cho dân chúng và qua đó sửa sai nhiều hủ tục mê tín cho dân bản địa. Thế là tin bình an đã được tỏa lan cách diệu kỳ. Đông đảo người lãnh nhận ánh sáng Tin Mừng thật như không tưởng mà đã là hiện thực.

Hy vọng rằng vị chủ chăn chính thức đầu tiên của giáo họ Khắc Khoan một cách nào đó biết tiếp nối bước chân của thánh quan thầy giáo họ. Emmanuel, Thiên Chúa biểu lộ tình yêu với nhân trần bằng động thái căn bản là ở cùng chúng ta. Mong sao cha Giuse, tân quản nhiệm ngay từ hôm nay ý thức mình là thành viên của giáo họ này, của bà con lân cận những vùng quanh đây. Con Thiên Chúa đến ở cùng nhân loại chúng ta không phải để cai trị, không phải để thể hiện quyền uy. mà là để phục vụ và hiến dâng mạng sống vì hạnh phúc vĩnh tồn của nhân trần. Phục vụ nhân trần trong vai vị người mục tử nhân lành, Chúa Giêsu luôn tìm mọi cách cho chiên trong đàn lẫn chiên ngoài đàn hưởng nhận cỏ xanh, nước sạch và nhất là sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ đàn chiên, bảo vệ từng con chiên.

Cộng đoàn giáo họ Khắc Khoan chúng ta hôm nay tạ ơn Thiên Chúa về ơn lành nào đây. Đó là vị mục tử Chúa gửi đến qua sự ủy nhiệm của Đấng Bản Quyền giáo hội địa phương.

Chắc chắn Đức Giám quản giáo phận không hề sai những kẻ trộm, kẻ cướp đến với đoàn chiên. Tuy nhiên có đó ước mong của đoàn chiên là được đón nhận những mục tử cách nào đó như lòng Chúa mong ước chứ không phải là những người chăn thuê hay là những chuyên gia quản trị đơn thuần. Chuyên gia quản trị thường đặt nặng tính kỷ cương và sự thành công làm đầu. Và đã là người chăn thuê thì dù hơi thiếu tế nhị nhưng cũng cần đối diện với thực tế đó là họ luôn lấy lợi nhuận làm mục tiêu. Đã là làm thuê thì dù tính theo năng suất, sản phẩm hay theo công nhật thì tiền thù lao vẫn là điểm đến của họ.

Đã là mục tử thì luôn lấy sự sống và hạnh phúc của chiên làm tôn chỉ, làm mục đích của các hoạt động của mình. Dù nhiều khi có thể không làm hết việc và cũng có thể một đôi khi làm không được việc nhưng đã là mục tử thì luôn có tâm, có tình trong cung cách hành xử, trong thái độ phục vụ. Đã là mục tử thì không chỉ biết chiên trong đàn mà còn nghĩ đến nhiều chiên đang ở ngoài đàn. Là mục tử thì cách nào đó dù xem ra không đến nỗi phải hiến dâng mạng sống nhưng phải biết chịu thương chịu khó để bảo vệ đàn chiên được trao phó. Đây là điều mà dường như không có trong tâm trí của kẻ chăn thuê.

Lời tạ ơn đẹp lòng Thiên Chúa nhất đó là biết sử dụng ơn lành Người ban cách hữu hiệu, đúng thánh ý Người. Lát nữa đây chúng ta cùng cử hành Bí tích Thánh Thể mà Giáo Hội xác tín là Hy Tế tạ ơn đúng nghĩa. Chúa Kitô đã sống tâm tình tạ ơn tuyệt hảo khi sử dụng tặng ân Chúa Cha ban là tấm thân xác như lời tác giả thư gửi tín hữu Do Thái viết. “Khi vào trần gian, Đức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xóa tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con.”(Dt 10,5-7). Chúa Kitô đã dùng tấm thân xác ấy để ở cùng nhân loại chúng ta, để loan báo Tin mừng cứu độ, để chữa lành bệnh tật và xua trừ ma quỷ. Người đã dùng tấm thân xác mình để gánh lấy hậu quả tội lỗi nhân trần và vắt kiệt đến giọt máu giọt nước cuối cùng để thông ban cho nhân loại ơn giao hòa, ơn tha thứ.

Mong sao cộng đoàn giáo họ Khắc Khoan chúng ta biết noi gương Thầy chí thánh để sống tâm tình tạ ơn đúng đẹp thánh ý Thiên Chúa, Đấng đã đoái thương ban cho chúng ta vị mục tử mới. Để kết thúc những dòng chia sẻ này xin dùng hai câu nói đời thường gửi đến cha Giuse, tân Quản Nhiệm và cộng đoàn giáo họ: Kính chúc cả hai không phải là trăm năm, nhưng ít nữa là được 10 năm hạnh phúc và bình an, và thân chúc anh chị em Giáo họ hãy biết “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi hưởng dùng”.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thế giới lên án Nga tấn công hỏa tiễn vào Zaporizhzhia nhằm trả thù vụ nổ cầu Crimea khiến 13 người qua đời và 89 người bị thương
Đặng Tự Do
04:44 10/10/2022


Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg kêu gọi Nga ngừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng của Ukraine. Đặc biệt, ông lên án các cuộc tấn công hỏa tiễn vào thành phố Zaporizhzhia của Ukraine, diễn ra vào hôm Chúa Nhật, nhằm trả thù vụ nổ cầu Crimea.

“Các cuộc tấn công của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự như ở Zaporizhzhia là hoàn toàn không thể chấp nhận được và phải dừng lại. Bảo vệ thường dân không phải là một tùy chọn, mà là một nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế. Những người ra lệnh tấn công phải chịu trách nhiệm.”

Cho đến nay, 13 người đã chết và số người bị thương đã tăng lên 89 người, trong đó có 11 trẻ em, trong cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của lực lượng Nga vào thành phố Zaporizhzhia. Phụ tá Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, Kyrylo Tymoshenko, đã cho biết như trên.

“Số người chết và bị thương đã tăng lên. Trong số đó có rất nhiều trẻ em! Hậu quả của vụ tấn công hỏa tiễn vào thành phố là 13 người chết, trong đó có 1 trẻ em. 89 dân thường bị thương, trong đó có 11 trẻ em”, Tymoshenko nói.

Theo ông Tymoshenko, các hoạt động tìm kiếm và cấp cứu vẫn đang diễn ra, tiếp tục đưa mọi người ra khỏi đống đổ nát.

Trước đó, các quan chức của các dịch vụ khẩn cấp Ukraine cho biết họ và các cơ quan khác đã triển khai hơn 200 nhân viên cấp cứu hộ và các đội với chó tìm kiếm sau các cuộc tấn công.
 
Viện Guttmacher cho biết ít nhất 66 phòng khám ở Mỹ đã ngừng phá thai
Đặng Tự Do
04:45 10/10/2022


Ít nhất 66 phòng khám ở 15 tiểu bang đã ngừng cung cấp dịch vụ phá thai kể từ khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ lật lại vụ án Roe kiện Wade.

Theo Viện Guttmacher, một nhóm nghiên cứu ủng hộ quyền phá thai, số lượng phòng khám cung cấp dịch vụ phá thai ở 15 tiểu bang đã giảm từ 79 trước quyết định ngày 24 tháng 6 xuống còn 13 phòng khám vào ngày 2 tháng 10.

Tất cả 13 phòng khám còn lại đều ở Georgia. Các tiểu bang khác không có nhà cung cấp dịch vụ phá thai, mặc dù một số phòng khám của họ cung cấp dịch vụ chăm sóc khác ngoài phá thai.

Viện cho biết trên toàn quốc có hơn 800 phòng khám phá thai vào năm 2020.

Báo cáo mới không bao gồm dữ liệu về các bệnh viện và văn phòng bác sĩ đã cung cấp dịch vụ phá thai và đã dừng các hoạt động lại sau phán quyết của tòa án, nhưng nhà nghiên cứu Rachel Jones của Guttmacher lưu ý rằng các phòng khám cung cấp hầu hết các ca phá thai ở Hoa Kỳ, bao gồm cả thủ thuật và cấp phát thuốc phá thai. Dữ liệu gần đây của Guttmacher cho thấy chỉ hơn một nửa số ca phá thai ở Mỹ được thực hiện bằng thuốc.

Các tiểu bang không có nhà cung cấp dịch vụ phá thai tập trung ở miền Nam.

Bác sĩ Jeanne Corwin, người cung cấp dịch vụ phá thai ở Indiana và Ohio, cho biết việc đóng cửa phòng khám gây hại cho “sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần và sức khỏe tài chính của phụ nữ”.

Ở một số tiểu bang như Indiana, Ohio và Nam Carolina phá thai vẫn tiếp tục vì các tòa án địa phương tìm cách ngăn chặn việc áp dụng các đạo luật đã được Quốc Hội tiểu bang thông qua.

Bác sĩ Katie McHugh, một bác sĩ chuyên cung cấp dịch vụ phá thai ở Indiana cho biết: “Chúng tôi thấy bấp bênh từ quan điểm y tế và chắc chắn là từ quan điểm kinh doanh. Thật khó để giữ cho cửa mở và đèn sáng khi bạn không biết liệu ngày mai mình có phạm trọng tội hay không.”
Source:AP
 
Đức Tổng Giám Mục Công Giáo của Mạc Tư Khoa dẫn đầu đàn chiên cầu nguyện cho hòa bình
Đặng Tự Do
04:46 10/10/2022


Đức Tổng Giám Mục Pezzi khuyên các tín hữu về sức mạnh của lời cầu nguyện trong ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi.

Tại thủ đô của Nga, đầu não của cuộc xâm lược đang diễn ra ở Ukraine, một vị tổng giám mục Công Giáo Rôma đã phát biểu trong ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi về nhu cầu hòa bình.

“Mang lại hòa bình không có nghĩa là làm phẳng mọi thô ráp và san bằng những khác biệt. Mang lại hòa bình có nghĩa là chấp nhận tất cả mọi người, ngay cả những người có suy nghĩ khác với chúng ta. Hòa bình trên hết là khả năng tha thứ,” Đức Tổng Giám Mục Paolo Pezzi của Tổng Giáo phận Mẹ Thiên Chúa tại Mạc Tư Khoa đã cho biết như trên vào hôm thứ Sáu.

Theo một báo cáo tại Fides, dịch vụ thông tin của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, vị tổng giám mục đã chủ sự buổi đọc kinh Mân Côi trong nhà thờ chính tòa Công Giáo ở thủ đô Nga. Trong sự hiệp thông với Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục đã chủ sự cầu nguyện trước Bí tích Thánh Thể và sau đó cử hành Thánh lễ cầu bình an.

Đức Cha Pezzi nói: “Một người yêu hòa bình thường có vẻ yếu đuối, nhưng trên thực tế, anh ta thực sự mạnh mẽ, bởi vì anh ta có thể duy trì sự bình tĩnh và sáng suốt của suy nghĩ, và anh ta biết cách sắp xếp mọi thứ vào đúng vị trí của nó. Trong hệ thống giá trị thứ bậc, vị trí đầu tiên là ý thức được là con của một Thiên Chúa: nhận thức đó là bảo đảm cho hòa bình. Đức Maria, là Nữ hoàng Hòa bình, bởi vì mọi thứ xảy ra trong cuộc sống của Đức Mẹ đều có vị trí thích hợp của nó.”

Nhắc lại nguồn gốc lịch sử của lễ phụng vụ, do Đức Piô V thiết lập năm 1572 để kỷ niệm chiến thắng trong trận chiến Lepanto, Đức Tổng Giám Mục lưu ý rằng vị đô đốc của hạm đội Kitô trong trận chiến đó đã nói với Đức Giáo Hoàng Piô rằng đó không phải là vũ khí hay sức mạnh quân sự. đã mang lại chiến thắng, nhưng là lời kinh Mân Côi.

Đức Tổng Giám Mục dường như muốn mang đến cho người Công Giáo một điều gì đó để nắm giữ trong tình hình hiện tại, đặc trưng bởi cảm giác bất lực trong việc thúc đẩy sự nghiệp hòa bình.

Ngài nói: “Chúng tôi thậm chí không tưởng tượng được giá trị của lời cầu nguyện trong mắt Chúa lớn lao như thế nào. “Chính Chúa Giêsu, trong một đoạn nổi tiếng từ Phúc Âm Lu-ca, đã nói về quyền năng của lời cầu nguyện và rất ngạc nhiên khi các môn đệ của Ngài không tin vào nó. Sự cám dỗ này cũng tồn tại đối với chúng ta. Hôm nay chúng ta đến đây để cầu xin hòa bình, để xin cho những trái tim dịu lại. … Cùng một Thiên Chúa, Đấng không gì có thể định nghĩa và không gì có thể chứa đựng, khao khát cư ngụ trong trái tim chúng ta. Và câu trả lời của chúng ta là gì? Câu trả lời nào cho những người mà, theo một cách nào đó, số phận của thế giới phụ thuộc vào câu trả lời đó?”

“Hôm nay chúng tôi muốn trái tim của họ rộng mở, nhưng điều cần thiết trước hết là trái tim của chúng ta phải rộng mở. Chỉ khi đó lời cầu nguyện của chúng ta mới thành sự thật, nó sẽ vì lợi ích của tất cả mọi người. Không phải để hiện thực hóa các thiết kế của chúng ta, mà là để thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa. “

Tổng giáo phận của Mẹ Thiên Chúa có diện tích hơn một triệu dặm vuông và bao gồm khoảng một trăm cộng đồng. Người Công Giáo chỉ chiếm dưới 1% dân số ở Liên bang Nga.
Source:Aleteia
 
Cuộc thăm dò mới cho thấy 4 trong 10 người Latinh không theo Công Giáo đã từng là Công Giáo
Đặng Tự Do
04:47 10/10/2022


Một cuộc thăm dò mới của NBC News / Telemundo tập trung vào khu vực Mỹ Châu Latinh cho thấy 41% người Latinh không Công Giáo cho biết trước đây họ từng theo đạo Công Giáo.

Jonathan Calvillo, một trợ lý giáo sư nghiên cứu về Latinh tại Trường Thần học Candler của Emory, cho biết mặt trái của thống kê đó cũng quan trọng không kém: ngày càng có nhiều người Latinh không Công Giáo đang bắt đầu theo Công Giáo (58%).

Tất nhiên, một số người được nuôi dưỡng theo đạo Tin lành, nhưng ngày càng có nhiều người chào đời trong các gia đình vô tín ngưỡng.

Cuộc thăm dò cho thấy 67% những người xác định với một tôn giáo cho biết niềm tin tôn giáo của họ chỉ đóng một vai trò nhỏ hoặc không ảnh hưởng đến cách họ bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử, trong khi 33% nói rằng đó là một yếu tố chính hoặc quan trọng nhất.

Tuy nhiên, một phân tích năm 2020 từ Viện Nghiên cứu Tôn giáo Công cộng cho rằng tôn giáo là “yếu tố phân chia nhân khẩu học lớn nhất” giữa những người Latinh ở Hoa Kỳ và phát hiện ra rằng những người theo đạo Tin lành Latinh bảo thủ, theo Đảng Cộng hòa và ủng hộ tổng thống Trump hơn những người Latinh theo Công Giáo hoặc không theo tôn giáo.

Các cử tri Latino trong cuộc thăm dò của NBC News / Telemundo được phát hiện phần lớn đứng về phía Đảng Dân chủ hơn Đảng Cộng hòa về các vấn đề phá thai (tỷ lệ từ 50% so với 23%), biến đổi khí hậu (46% so với 13%) và chăm sóc sức khỏe (46% so với 21%). Họ nghiêng về đảng Cộng hòa nhiều hơn về kinh tế (38% so với 34%) và an ninh biên giới (36% so với 33%).

Họ chia rẽ về Tổng thống Joe Biden, với 51% nói rằng họ tán thành hiệu suất công việc của ông và 45% không tán thành.

Ngoài ra, một cuộc khảo sát của PRRI được thực hiện ngay sau khi công bố quyết định của Dobbs, đã lật đổ Roe, cho thấy rằng trong số những người Công Giáo gốc Latinh, 75% nói rằng phá thai nên được hợp pháp hóa trong hầu hết hoặc tất cả các trường hợp, một bước nhảy vọt so với 51% nói như vậy vào năm 2010.
Source:Religion News
 
Cách chính xác để lần chuỗi Mân Côi, theo Đức Bênêđíctô XVI
Đặng Tự Do
17:29 10/10/2022


Đức Bênêđíctô XVI tin rằng có một cách chính xác để lần hạt Mân Côi, để cảm nghiệm sự bình an trong tâm hồn.

Trong khi đối với nhiều người việc lần chuỗi Mân Côi khá đơn giản, Đức Bênêđíctô XVI tin rằng có một cách “đúng đắn” để cầu nguyện trong lòng sùng kính bình dân.

Ngài giải thích suy nghĩ của mình trong một bài huấn dụ vào năm 2008.

Kinh Mân Côi, khi được cầu nguyện cách đích thực, không máy móc và hời hợt nhưng sâu xa, sẽ mang lại hòa bình và hòa giải.

Đối với Đức Bênêđíctô XVI, một cách đích thực để lần hạt Mân Côi liên quan đến việc “chiêm ngắm và suy niệm” các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi.

Với Mẹ Maria, con tim chúng ta hướng về mầu nhiệm Chúa Giêsu. Chúa Kitô được đặt vào trung tâm của đời sống chúng ta, thời đại chúng ta, thành phố của chúng ta, qua việc chiêm ngưỡng và suy niệm các mầu nhiệm thánh của Người về niềm vui, ánh sáng, nỗi buồn và vinh quang.

Thánh Gioan Phaolô II, trích dẫn lời Thánh Phaolô Đệ Lục trong tông thư Rosarium Virginis Mariae, cũng coi việc chiêm niệm là chìa khóa để cầu nguyện lần chuỗi Mân Côi một cách “đúng đắn”.

Kinh Mân Côi, chính vì nó bắt đầu từ kinh nghiệm của chính Đức Maria, là một lời cầu nguyện chiêm niệm tuyệt vời. Nếu không có chiều kích chiêm niệm này, nó sẽ mất đi ý nghĩa, như Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã chỉ rõ: “Nếu không chiêm niệm, Kinh Mân Côi là một thân thể không có linh hồn, và việc đọc kinh có nguy cơ trở thành sự lặp lại máy móc các công thức, vi phạm điều lời khuyên của Chúa Kitô: “Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin.” (Mt 6:7-8).

Việc lần hạt Mân Côi trong cách chiêm niệm không phải lúc nào cũng dễ dàng, và chúng ta có thể dễ dàng trở lại thói quen cũ của mình. Tuy nhiên, điều cốt yếu là chúng ta phải luôn tiến bước trong đời sống thiêng liêng, làm những gì có thể, với ơn Chúa, lần chuỗi Mân Côi chiêm ngắm những mầu nhiệm trong cuộc đời Chúa Giêsu.
Source:Aleteia
 
Linh mục Công Giáo ở Ý bị treo chén vì lập trường ủng hộ đồng tính
Đặng Tự Do
17:29 10/10/2022


Một linh mục người Ý, nổi tiếng ở đất nước này vì ủng hộ các cặp đồng tính, phá thai và an tử, đã bị Giáo Hội Công Giáo treo chén từ hôm thứ Hai 3 tháng 10 vì “có những quan điểm không phù hợp với giáo huấn của Giáo hội”.

Linh mục Giulio Mignani, 52 tuổi, một linh mục quản xứ ở một thị trấn nhỏ miền Nam nước Ý, đã bị giám mục của mình cấm cử hành thánh lễ và các bí tích sau khi tuyên bố kêu gọi chúc lành cho các cặp đồng tính trong nhà thờ.

“Giáo hội không lên án đồng tính luyến ái nhưng coi quan hệ đồng tính luyến ái là một rối loạn. Điều này giống như nói rằng bạn đói thì được, nhưng bạn không thể ăn,” Cha Mignani nói với Vanity Fair Italy trong một bài báo đăng hôm thứ Tư.

“Ý tôi là đó là một mô hình phải được thay đổi,” vị linh mục nói. “Tình yêu đồng giới vẫn bị coi là tội lỗi, sai lầm, dù nó là một khía cạnh cơ bản trong cuộc sống của những người này”.

Giám mục Luigi Ernesto Palletti lần đầu khiển trách linh mục vào năm 2021, khi cha Mignani từ chối hủy bỏ một buổi lễ chúc lành đồng tình vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá sau một thông báo của bộ giáo lý Vatican cấm chúc lành cho các cặp đồng tính.

Một số linh mục ở Đức đã bắt đầu chúc lành cho các cặp đồng tính vào năm 2021 bất chấp Bộ Giáo lý Đức tin đã trả lời bằng Văn bản tuyên bố rằng Giáo Hội “không thể chúc lành cho tội lỗi.”

Vị linh mục cũng xuất hiện trên các tờ báo địa phương và các kênh truyền thông để ủng hộ dự luật chống phân biệt đối xử với người đồng tính được đặt tên theo người đề xướng, là chính trị gia cánh tả Alessandro Zan. Hội đồng giám mục Ý phản đối dự luật, vốn chưa bao giờ được Thượng viện thông qua.

Cha Mignani cũng đã lên tiếng ủng hộ việc phá thai và hành vi an tử, cả hai đều bị Giáo Hội lên án. Ngài đi xa đến mức tuyên bố rằng giáo lý Công Giáo đã lỗi thời và không phù hợp với xã hội.

Cha Mignani cho biết ngài nghi ngờ mình sẽ thay đổi quan điểm sau khoảng thời gian suy tư do giám mục yêu cầu. Ngài nói muốn tiếp tục là một linh mục rao giảng những gì ngài cảm thấy là đúng bất kể có phù hợp với giáo huấn Công Giáo hay không.
Source:Religion News
 
Nhóm Đền thờ Satan tấn công lệnh cấm phá thai ở Idaho, Indiana
Đặng Tự Do
17:30 10/10/2022


Các tổ chức tôn giáo từ lâu đã tham gia vào cuộc tranh luận về luật phá thai nghiêm ngặt của Idaho. Các linh mục Công Giáo, các nhóm Tin Lành và những người khác thường xuyên vận động các nhà lập pháp và đệ trình các bản tóm tắt pháp lý ủng hộ lệnh cấm phá thai.

Giờ đây, nhóm Đền thờ Satan cũng đang tham gia. Nhóm Salem, Massachusetts, không tin vào quỷ Satan theo nghĩa đen nhưng tự mô tả mình là một “tổ chức tôn giáo phi hữu thần”, đã kiện tiểu bang Idaho lên tòa án liên bang vào cuối tuần trước khi cho rằng lệnh cấm phá thai của tiểu bang vi phạm quyền của các thành viên muốn thực hành “nghi lễ phá thai” của nhóm này.

“Các thành viên của chúng tôi có một niềm tin tôn giáo chân thành rằng họ có thể và nên phá thai”, trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại hôm thứ Tư, James Mac Naughton, luật sư đại diện cho nhóm đền thờ Satan, cho biết. Tổ chức này đã đệ đơn các vụ kiện tương tự ở Indiana vào tháng trước và ở Texas vào năm ngoái, và Mac Naughton nói rằng ông sẽ không loại trừ việc nộp đơn kiện bổ sung ở các tiểu bang khác.

Việc ép buộc mọi người tuân theo một niềm tin tôn giáo - rằng cuộc sống bắt đầu từ lúc thụ thai - và từ chối họ quyền thực hành một niềm tin khác - rằng mọi người đều có quyền kiểm soát cơ thể của chính mình – là vi phạm tự do tôn giáo, ông ta nói.

Mac Naughton nói: “Phá thai là một vấn đề phức tạp, nhưng nó chỉ gắn bó chặt chẽ với niềm tin tôn giáo”.

Nhóm đền thờ Satan, gọi tắt là TST, là một nhóm khác với nhóm Nhà thờ Satan, được thành lập vào những năm 1960. Được thành lập vào năm 2013, nhóm đền thờ Satan ủng hộ chủ nghĩa thế tục và coi Satan là một nhân vật văn học, người đóng vai trò như một phép ẩn dụ để bảo vệ chủ quyền cá nhân chống lại quyền lực tôn giáo.

Các nguyên lý tôn giáo của nhóm đền thờ Satan bao gồm niềm tin rằng con người nên có quyền kiểm soát cơ thể của chính mình, quyền tự do của người khác cần được tôn trọng và sự thật khoa học không được bóp méo để phù hợp với niềm tin cá nhân.

Tổ chức này cũng có một thứ gọi là “nghi lễ phá thai theo kiểu Satan”, bao gồm quá trình một người tự nhắc nhở bản thân rằng cơ thể của họ là bất khả xâm phạm, sau đó trải qua thủ thuật phá thai.
Source:Religion News
 
Lần đầu tiên trong lịch sử, Đức Giáo Hoàng Phanxicô chấp thuận một Hội đồng Giáo Hội có các giáo dân thay vì chỉ có các Giám Mục
Vu Van An
18:25 10/10/2022

Theo Gerard O’Connell của tạp chí America, trong một cuộc phỏng vấn độc quyền tại Rome vào ngày 6 tháng 9, Đức Hồng Y Pedro Barreto Jimeno, S.J. nói với tờ này rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã phê chuẩn quy chế của Hội đồng Giáo hội Amazon (CEAMA), dành cho nó sự công nhận chính thức trong Giáo Hội.



Đức Hồng Y Barreto, 78 tuổi, tổng giám mục của Huancayo ở vùng núi Trung tâm Andes của Peru, được bầu làm chủ tịch Hội đồng Amazon vào ngày 27 tháng 3, kế nhiệm Đức Hồng Y Claudio Hummes của Brazil, người đã từ chức vì sức khỏe kém và sau đó đã qua đời.

Phát biểu bằng tiếng Tây Ban Nha, ngài giải thích rằng định chế hiện đã được chính thức công nhận “bao gồm các giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân từ chín quốc gia trong khu vực Amazon,” cụ thể là Brazil, Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru, Venezuela, Suriname, Guiana và Guiana thuộc Pháp. (Ngược lại, một hội đồng giám mục chỉ bao gồm các giám mục của một lãnh thổ nhất định.) Ngài nói, “Đây là hội đồng đầu tiên thuộc loại này trong lịch sử của giáo hội,” và là “thành quả cụ thể đầu tiên của thượng hội đồng vùng Amazon.” Đức Hồng Y là một trong ba đại biểu chủ tịch của thượng hội đồng đó.

Ngài nói, Hội đồng Giáo hội Amazon có thể được so sánh “với hạt cải nhỏ mọc lên từng chút một và vươn cành chào đón toàn thể giáo hội hoàn cầu”. Ngài hy vọng các hội đồng giáo hội tương tự sẽ xuất hiện ở các lục địa khác trong những năm tới, bao gồm cả Châu Phi và Châu Á, vì các giám mục từ các lục địa đó đã tỏ ra rất quan tâm đến sự phát triển cơ cấu ở khu vực Amazon.

Ngài dự đoán rằng trong những năm tới “các hội đồng giám mục” sẽ phải chuyển mình thành các hội đồng giáo hội.” Ngài tin rằng các Thượng Hội Đồng trong tương lai sẽ là “các Thượng hội đồng Giáo hội”, như đã được báo hiệu bởi sự kiện là “Predicate Evangelium”, hiến pháp để cải tổ Giáo triều Rôma, đã bỏ cụm từ “giám mục” một cách chiến lược. Không còn là “Văn Phòng Tổng Thư ký Thượng Hội đồng Giám mục,” nữa, nay được gọi là “Văn Phòng Tổng Thư ký Thượng Hội đồng.”

Vị Hồng Y Dòng Tên người Peru nhớ lại rằng tài liệu cuối cùng của Thượng hội đồng về Amazon đã được “Đức Giáo Hoàng phê chuẩn”. Ngài coi đây là “một cuộc cách mạng trong Giáo hội” bởi vì trước đó, mỗi thượng hội đồng đã trình bày các khuyến nghị hoặc đề nghị của mình (thường là khoảng 50) cho Đức Giáo Hoàng, người sẽ kết hợp chúng thành tông huấn hậu thượng hội đồng của ngài.

Tuy nhiên, đối với Thượng hội đồng Amazon, Đức Giáo Hội Phanxicô đã không tuân theo mô hình này; thay vào đó, ngài trình bày tài liệu cuối cùng của Thượng hội đồng cho toàn thể Giáo Hội khi công bố tông huấn "Querida Amazonia"; ngài nói rằng, "Tôi không muốn trích dẫn tài liệu cuối cùng trong tông huấn này vì tôi muốn khuyến khích mọi người đọc nó trọn vẹn."

Đức Hồng Y Barreto nói rằng tài liệu cuối cùng nhấn mạnh sự cần thiết của một cơ quan giáo hội mới để thúc đẩy tính đồng nghị và lên khuôn một giáo hội với “khuôn mặt Amazon”, đồng thời tìm kiếm những con đường mới để truyền giảng Tin Mừng và cho một hệ sinh thái toàn diện. Hội đồng Giáo hội mới của Amazon là cơ quan đó.

Nó chính thức được tạo ra vào ngày 29 tháng 6 năm 2020, như là “một công cụ hữu hiệu” để thực hiện các đề nghị phát xuất từ Thượng Hội đồng năm 2019 về Amazon và để mang lại sức sống cho “bốn giấc mơ lớn” của khu vực được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bày tỏ trong Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng “Querida Amazonia” của ngài.

Đức Hồng Y Barreto nói rằng bằng cách chọn tựa đề "Querida Amazonia" cho Tông huấn hậu thượng hội đồng của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã "đặt tên cho một sinh vật vốn là một quần xã [biome], trong đó có 30 triệu người và ba triệu cộng đồng các dân tộc bản địa sinh sống." Ngài nói, việc lựa chọn tên gọi, “cho thấy một thái độ của Giáo Hội, điều này cũng tương ứng với mong muốn của người dân bản địa, vốn mong ước Giáo Hội là đồng minh của những dân tộc này, những người trong lịch sử luôn bị vùi dập trong cuộc sống của họ và ngày nay chịu cảnh bị phá rừng và việc khai thác tài nguyên của vùng đất của họ.”

Ngài trưng dẫn một thí dụ về sự đau khổ của họ là mặc dù Brazil có 63% lãnh thổ Amazon, nhưng lại có dân số bản địa thấp hơn so với tám quốc gia khác trong khu vực chiếm 45% lãnh thổ. Ngài nói, "điều này cho thấy rằng các dân tộc bản địa trong lịch sử đã phải chịu nạn diệt chủng ở Brazil và ở các nước khác như Peru."

Ngài nói “ ‘Querida Amazonia’ nói lên mong ước của Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn tìm kiếm những con đường mới cho Giáo Hội và những con đường mới cho một hệ sinh thái toàn diện.”

Ngài nói thêm, “Tôi có ấn tượng bởi sự kiện này: trong khi là một thượng hội đồng cho vùng Amazon, nó đã đặt ra những con đường mới cho toàn thể Giáo Hội, chứ không riêng cho vùng Amazon. Do đó, Đức Giáo Hoàng đã nghĩ đến Giáo Hội phổ quát, nhưng bắt đầu từ vùng ngoại vi hiện sinh là nền văn hóa Amazon."

Đức Hồng Y nhìn thấy “mối liên hệ” giữa “Querida Amazonia,” văn kiện cuối cùng của Thượng hội đồng và cơ quan Giáo Hội mới được công nhận: “Có thể nói Hội đồng Giáo hội Amazon là món quà tuyệt vời nhất mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ban tặng không những cho vùng Amazon mà còn cho cả Giáo Hội phổ quát. Tại sao? Bởi vì cho đến nay đã có các hội đồng giám mục, nhưng hội đồng giáo hội Amazon là đầu tiên [thuộc loại này] trong lịch sử của Giáo Hội".

Ngài giải thích, “Sự khác biệt rất lớn vì cho đến nay Giáo hội đã thống nhất các giám mục và Hồng Y trong các hội đồng [giám mục] của các quốc gia khác nhau, và ngay cả trong các tổ chức như CELAM [hội đồng giám mục Mỹ Latinh], trong khi Hội đồng Giáo hội… xoay quanh dân Chúa phù hợp với Công đồng Vatican II”.

Ngài nhắc lại rằng chương thứ hai của Hiến chế tín lý của Công đồng Vatican II về Giáo hội, "Lumen Gentium," được dành cho "dân Chúa", trong khi chương thứ ba nói về "các giám mục phục vụ dân Chúa Giêsu." Đức Hồng Y Barreto nhắc thêm rằng “Công Đồng Vatican II đã chứng kiến sự tuôn trào Chúa Thánh Thần trong việc canh tân Giáo hội hoàn vũ.”

Khi được hỏi liệu cơ quan mới của Amazon có thể được coi là “một trong những điểm mới lạ của triều đại giáo hoàng này hay không,” vị Hồng Y nhấn mạnh rằng “đây không phải là điều gì mới từ Đức Phanxicô; nó thực sự bắt nguồn từ Công đồng Vatican II, và Đức Phanxicô đang thực hiện Công đồng đó.”

Hội đồng Giáo hội này “có liên hệ rất nhiều với REPAM, tức Mạng lưới Giáo hội Toàn vùng Amazon”, một mạng lưới dành cho khu vực Amazon được thành lập vào năm 2014 để đáp lại những mối quan tâm nghiêm trọng của Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội liên quan đến những vết thương sâu xa của khu vực và các dân tộc.

Ngài nhắc lại rằng “REPAM bao gồm một đơn vị tập chú vào nhân quyền trên lãnh thổ Amazon và báo cáo nhanh chóng cho Liên hiệp quốc, Tổ chức các quốc gia châu Mỹ và Ủy ban Nhân quyền liên Mỹ khi các quyền này bị vi phạm, do đó làm cho tiếng nói của khu vực được nghe thấy.”

Ngài nói: Một sự phát triển quan trọng khác sẽ là việc thành lập Đại học Công Giáo Amazon, nhờ một qũy do Đại học Công Giáo Quito thành lập nhưng độc lập với nó. Trường đại học mới này rất quan trọng vì mức độ tham gia thấp của sinh viên từ các cộng đồng Bản địa vào giáo dục đại học; chỉ có 3.2% hiện đang học đại học.

Đức Hồng Y giải thích rằng hội nghị đang phát triển một nghi lễ Amazon theo yêu cầu của thượng hội đồng và đang suy gẫm về “những kinh nghiệm với các nghi lễ, biểu thức phụng vụ và linh đạo Amazon.” Ngài tiết lộ rằng trong chuyến thăm Rôma này, ngài cùng với các thành viên khác trong ban lãnh đạo Hội đồng, đã đến thăm Thánh bộ Thờ phượng Thiên Chúa và Kỷ luật Bí tích vào ngày 1 tháng Chín.

Ngài nói, “Chúng tôi đang trong quá trình đối thoại với Thánh bộ Thờ phượng Thiên Chúa và với Đức Hồng Y [Arthur] Roche, và đây là lần đầu tiên chúng tôi có thể đối thoại với Thánh bộ này một cách huynh đệ, trong thái độ lắng nghe”.

Vị Hồng Y người Peru nhấn mạnh rằng “ngay từ đầu, Giáo Hội đã tìm cách hội nhập văn hóa Tin Mừng bằng mọi cách có thể, và Đức Phanxicô đã khẳng định rõ ràng rằng điều này phải được thực hiện”. Đức Hồng Y nhắc lại rằng Matteo Ricci (1552-1610), nhà truyền giáo Dòng Tên sinh ở Ý và đến Trung Quốc, là một người thực sự đi đúng con đường hội nhập văn hóa, nhưng “chủ nghĩa tập quyền Rôma” đã sớm ngăn chặn nỗ lực này qua quyết định về vấn đề nghi lễ Trung Quốc, với những hậu quả mà chúng ta vẫn thấy ngày nay”.

Tuy nhiên, ngài bày tỏ sự vui mừng khi nhận thấy rằng giờ đây, một não trạng khác đang chiếm ưu thế ở Rôma tại Thánh bộ Thờ phượng Thiên Chúa, nơi “chúng ta đã có kinh nghiệm chào đón, lắng nghe và đồng hành”. Do đó, ngài nói, "chúng ta đang đang đi đúng, chúng ta đã bắt đầu đối thoại và chúng ta sẽ không đi một mình." Ngài bày tỏ lòng biết ơn đối với các giám mục của Thánh bộ.

Ngài tiết lộ rằng các thành viên của Hội đồng Amazon “cũng đang thảo luận về vấn đề các thừa tác vụ… sự phục vụ của họ trong Giáo Hội và đặc biệt hơn, thừa tác vụ của phụ nữ và việc phục vụ của các phụ nữ ở vùng Amazon”. Ngài báo cáo "rằng bên trong vùng Amazon, nhưng cả bên ngoài khu vực nữa, các nữ tu sĩ đã cử hành bí tích rửa tội, đám cưới, các buổi phụng vụ và thậm chí một số còn nghe các lời xưng tội của những người muốn tâm sự các vấn đề bản thân với các dì mặc dù các dì không thể giải tội [bí tích]."

Ngài nhắc lại rằng CLAR - từ viết tắt của Hội đồng Các Tu sĩ Nam Nữ ở Mỹ Latinh - là một trong những thực thể sáng lập của cả Hội đồng Giáo hội mới thành lập và REPAM.

“Vì điều này, chúng tôi đang khám phá những nhân vật rất quan trọng của phụ nữ Bản địa… và vai trò của họ trong cộng đồng.” Thí dụ, ngài nói đến ban lãnh đạo của REPAM bao gồm một chủ tịch và ba phó chủ tịch, và hai trong số phó chủ tịch là phụ nữ, bao gồm một phụ nữ bản địa. Tương tự như vậy, ban lãnh đạo của Hội đồng Giáo hội Amazon cũng bao gồm một chủ tịch và bốn phó chủ tịch, và một lần nữa, ban lãnh đạo không chỉ bao gồm một nam giáo dân mà còn bao gồm một nữ tu sĩ và một phụ nữ bản địa.

Đức Hồng Y Barreto tiết lộ ban đầu Thánh Bộ Giám Mục cảm thấy bối rối trước Hội đồng Giáo hội mới này. Ngài nói, “Họ không biết phải liên lạc với Hội đồng Giáo hội Amazon như thế nào”. Nhưng sau đó, Đức Hồng Y Marc Ouellet, người đứng đầu Thánh Bộ, đã viết một lá thư cho Đức Hồng Y Hummes, chủ tịch hội đồng Amazon, "thông báo sự chấp thuận Hội đồng Giáo hội Amazon theo giáo luật nhưng đồng thời yêu cầu chúng tôi sửa đổi quy chế." Đức Hồng Y nói, quy chế sửa đổi, nhấn mạnh hơn đến tính chất giáo hội của hội đồng, đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô chấp thuận và phê chuẩn và “sẽ được công bố trong những ngày tới”.

Ngài kết thúc cuộc phỏng vấn bằng những lời này, “Chúng ta đang sống trong một thời điểm rất đặc biệt của ân sủng Thiên Chúa. Đó là thời điểm của hy vọng giữa một nhân loại tuyệt vọng, không có mục đích”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Buổi Picnic Của Giáo Xứ St.Mary’s North Carolina
Giuse Khổng Hữu Nguồn
20:03 10/10/2022
Buổi Picnic Của Giáo Xứ St.Mary’s North Carolina

Sáng Chúa nhật ngày mồng 09 tháng 10 năm 2022, tại giáo xứ St.Mary’s thuộc Thành phố Greensboro Bang North Carolina Hoa Kỳ, do các Cha dòng Vinh Sơn phụ trách đã tổ chức họp mặt buổi picnic dã ngoại tại sân nhà thờ của giáo xứ cho các cộng đoàn tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Tây Ban Nha.

Xem Hình

Thời tiết mát mẻ, không khí trong lành, bầu trời hòa với khung cảnh tuyệt vời, mọi người đến họp mặt tham dự đông vui, nói cười nhộn nhịp vui thích.

Khai mạc cho buổi picnic là thánh lễ ngày Chúa nhật được cử hành lúc 10:30am, bằng ba thứ tiếng: Anh, Tây Ban Nha, Việt Nam.

Lời Chúa trong thánh lễ hôm nay nói về tâm tình “Biết Ơn”! “Mười người phong hủi kêu xin lòng thương xót, và cả mười người được Chúa Giêsu đoái thương chữa lành. Mười người ấy gồm cả người Ít-ra-en lẫn người Sa-ma-ri vốn bị coi là “dân ngoại”.

Điều đáng ngạc nhiên là chỉ có một người, mà lại là người Sa-ma-ri, quay lại tạ ơn và tôn vinh Chúa vì được chữa lành.

Qủa thật, tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa không phụ thuộc chúng ta là ai, hoặc thái độ của chúng ta thế nào cũng không phải vì chúng ta có xứng đáng hay không. Ngài ban ơn chữa lành cho mười người phong cùi dù họ chưa nhận biết và ngay cả khi họ đáp lại bằng sự vô ơn. Việc tạ ơn Chúa không thêm gì cho Ngài nhưng lại là dịp cho chúng ta được nên công chính.”

Tuy ngày họp mặt picnic của ba cộng đoàn ở ngoài trời, nhưng buổi cử hành phụng vụ thánh được mọi người tham dự với lòng sốt mến, nghiêm trang, trật tự, rất đáng trân trọng!

Sau lễ, mọi người cùng chung chia bữa tiệc do các nhóm, các đoàn hội, các gia đình mang tới để phục vụ cho mọi người trong bữa ăn trưa của buổi picnic dã ngoại của giáo xứ, hòa với tiếng nói, tiếng cười, những câu chuyện hàn huyên thân tình sau bao ngày xa cách vì đại dịch của người này người nọ,v.v…với các môn thể thao, các trò chơi, văn nghệ,v.v…

Chúng con xin cảm ơn qúy Cha dòng Vinh Sơn, xin cảm ơn Qúy vị Ban điều hành giáo xứ, xin cảm ơn các n nhân đã trợ giúp nhà bếp có nhiều món ăn trưa thật ngon, Ban trật tự rất chu đáo tốt đẹp, Ban vệ sinh được gọn gàng ngăn nắp sạch sẽ, Ban âm thanh, Ban ca đoàn, Ban thể thao, Ban văn nghệ và Qúy cộng đoàn đã cộng tác giúp đỡ cho buổi picnic dã ngoại của giáo xứ được mọi sự tốt đẹp, xin Tạ ơn Chúa và xin Cảm Ơn qúy Cha, và toàn thể Qúy vị.

Nguyện xin Đức Mẹ Mân Côi cầu bầu cho giáo xứ chúng con luôn thăng tiến trong hành trình đức tin và trong tình thương yêu nâng đỡ cho nhau.

Giuse Khổng Hữu Nguồn

Ban Truyền Thông Cộng Đoàn Thánh Gia
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Những Bước Chân Trung Tín
Nt. Anna Hiền Linh - MTGQN
20:19 10/10/2022
Những Bước Chân Trung Tín

Ngày nay, trong một xã hội phát triển, hiện tượng đổ vỡ trong đời sống hôn nhân gia đình đã trở thành mối đe doạ thường xuyên cho các bạn trẻ; và hệ lụy của hiện tượng tiêu cực này đã làm cho không ít người trẻ đánh mất niềm tin về viễn tượng hạnh phúc lứa đôi; và đôi khi, hoài nghi ngay cả với chính “ý trung nhân” mà mình “bỏ công chọn lựa”!

Và rồi, hình như người trẻ nào, khi bước vào ngưỡng cửa hôn nhân gia đình, đều luôn mang tâm trạng lo lắng, đắn đo; phải lựa chọn làm sao để tìm cho được một người bạn đời thuỷ chung, “ăn đời ở kiếp”, để chuyện tình lứa đôi khỏi “đứt gánh giữa đường”. Và phải chăng, chính vì luôn phải đối diện với viễn tượng đầy thách đố và “bấp bênh” của đời sống hôn nhân gia đình, nên rất nhiều bạn trẻ quyết định ở vậy không kết hôn; thậm chí có nhiều người, đặc biệt giới nữ, lựa chọn kiểu sống “làm mẹ đơn thân” thay vì phải dấn thân cho một cuộc hôn nhân đầy bất trắc.

Dĩ nhiên, các nhà xã hội học, các nghiên cứu về mục vụ hôn nhân gia đình của Giáo Hội…, đều đã, đang và sẽ giải trình nhiều nguyên nhân của hiện tượng tiêu cực này, hiện tượng “tâm lý xã hội” tác động không nhỏ trên suy nghĩ và lựa chọn tương lai của giới trẻ hôm nay.

Từ góc nhìn về hiện tượng của giới trẻ hôm nay trong lãnh vực “hôn nhân gia đình”, chúng ta thử phóng nhìn sang một cuộc sống khác, cuộc sống đời tu hay danh từ chuyên môn đó là “đời sống thánh hiến”.

Ở đây, chỉ xin dừng lại nơi một chiều kích thuộc lãnh vực tinh thần: Lòng trung tín; hay thâm thúy văn chương hơn một chút: Những bước chân trung tín của đời tu.

Trước hết, trung tín là điều kiện cần và đủ để cho con người có thể sống chung và thiết lập những mối tương quan bền vững. Dù lớn hay bé, trẻ hay già, quyền quý giàu sang hay bần cùng đói rách, thấp cổ bé miệng hay chức trọng quyền cao…, bậc sống nào cũng cần đến “nhân đức nền tảng” này.

Nếu trong đời sống lứa đôi, trung tín hay thủy chung chính là nền tảng để hôn nhân tồn tại vững bền và là bí quyết để giữ lửa hạnh phúc cho gia đình, vợ chồng, con cái..., thì trong đời sống thánh hiến, trung tín lại là một lựa chọn cần thiết để người tu sĩ có thể gắn chặt đời mình với Đức Kitô, với đối tượng mà mình đã từ bỏ tất cả để đi theo.

Trong tiếng Anh, trung tín (Faithful) có nghĩa là niềm tin, một sự tin cậy, một lời hứa, một sự cam kết, một sự trung thành.

Theo Hán việt, trung tín có nghĩa là trung thành, một lòng một dạ bền bỉ không bỏ cuộc. Đây là từ ghép của hai từ trung và tín.

“Trung” là ở giữa.

“Tín” là tin tưởng, tín nhiệm, tin cậy, tin theo, không nghi ngờ.

Vì thế, một người Kitô hữu đích thực khi người đó có một niềm tin vững chắc không nghi ngờ vào Thiên Chúa qua các biến cố xảy ra trong cuộc đời mình, và luôn mạnh dạn xác tín và hân hoan bước đi trong tin yêu phó thác.

Đối với người sống đời thánh hiến, trên quãng đường theo Chúa sau một thời gian dài trải qua nhiều biến cố vui buồn, chắc chắn không tu sĩ nào tránh khỏi những chán nản, thất vọng…; và cũng đã có không ít người buông xuôi bỏ cuộc trước sự “thinh lặng nhiệm mầu” của Thiên Chúa; đó là những khoảnh khắc, những thời điểm mà ở đó gần như Chúa để ta một mình đối diện với những khó khăn, thất vọng; chúng ta khan cổ kêu cầu Chúa vẫn im lặng biệt tăm!

Các tổ phụ cũng đã từng trải qua những đêm trường thử thách như thế: một Ápraham phải đứt ruột trói đứa con duy nhất để sát tế; một Giuse bị các anh loại trừ, bán làm nô lệ; một Môsê lang thang suốt bốn mươi năm trong sa mạc … Vâng, “Chúa đã thử các ngài như vàng thử trong lửa” (Kn 3,6), đã thanh luyện các ngài bằng tình yêu và lòng trung tín để từ đó các ngài trở thành tổ phụ của lòng tin (Rm 4,18-22). Vì Thiên Chúa hứa ban Nước Trời cho những ai trung tín và hết lòng trông cậy vào Ngài.

Riêng với những ai cam kết chọn lựa con đường “Mến Thánh Giá” thì không thể không nhắc đến Đức cha Lambert de La Motte, vị Tổ phụ đáng kính, đấng sáng lập Hội dòng. Chính ngài đã trải qua những chặng đường dài đầy thử thách về niềm tin và lòng trung tín, như lịch sử đã lưu lại trong chuyến hành trình truyền giáo vượt biển Đàng Trong qua ký sự của cha Vachet, người bạn đồng hành:

“Chúng tôi lên thuyền ngày 20/7/1671. Đó là một thứ thuyền mà tiếng Đàng Trong gọi là thuyền bầu. Con thuyền được lèo lái bởi duy nhất bốn dân chài người Đàng Trong. Nói cho thực, chớ có kém lòng tin vào Thiên Chúa khi ra đi trên một con thuyền như vậy. Bạn hãy cứ tưởng tượng một con thuyền không đinh, không rợ, không mảnh sắt, không vải buồm và không hoa tiêu, mà dám rời xa đất liền. Bạn hãy hình dung một mớ vài ba mảnh ván nối lại với nhau cách sơ sài và buộc chung lại với nhau bằng những sợi giây tựa như những sợi mây thô thiển, những mỏ neo thì làm bằng gỗ, những cánh buồm là các mảnh chiếu gắn vào những cái cột là mấy thân cây tre, và bánh lái thuyền nằm ở một cái lỗ phía sau con thuyền, chỗ ấy nước dạt ra dạt vào rất dễ dàng. Chính là với những trang thiết bị như vậy mà chúng tôi khởi hành một chuyến đi xa cả hai trăm dặm đường vào một mùa đã thật cuối kỳ đi biển, đến một xứ sở đang lúc chiến tranh, và trên một vùng biển bão tố lúc nào không hay và đầy dẫy hải tặc…

Sau cùng, vượt trên mọi niềm hy vọng của con người, con thuyền của chúng tôi dạt vào đất liền quãng một tầm súng bắn. Ngay tức thì, các thủy thủ, hai linh mục người Đàng Trong và các gia nhân liền nhảy xuống nước để đưa chúng tôi vào bờ xa biển nhất có thể…” (Trích Ký sự hành trình truyền giáo Đàng Trong của Đức cha Lambert 1671).

Trước những cuộc bách hại, những khó khăn thử thách tưởng chừng như không còn đủ sức để vượt qua, nhưng vị cha chung đáng kính của chúng ta đã một lòng trung thành tin tưởng phó thác vào tình yêu thương quan phòng với Đấng mà mình đã xác quyết trọn đời dấn thân phục vụ. Phải chăng, chính nhờ lòng trung tín tuyệt vời đó mà hôm nay có chúng ta, những nữ tu Mến Thánh Giá tiếp nối bước chân của ngài trên khắp mọi miền đất nước.

Cách riêng, đối với quý bà, quý chị em đã đi qua chặng đường tu trì với 10 năm, 15 năm, 25 năm, 60 năm, 65 năm khấn Dòng hay nhiều hơn nữa, chắc chắn quý bà và chị em có cả một bề dày lịch sử kinh nghiệm về lòng trung tín và kinh nghiệm thế nào là sự bất trung đối với Chúa, với sứ vụ tông đồ và với chị em mình.

Có thể nói được, trong bất cứ thời điểm nào và bất cứ ở đâu, sự hiện diện của quý bà và chị em cao niên trong Hội dòng là những chứng nhân của lòng trung tín trải dài suốt hơn 350 năm; lòng trung tín đó như một dòng chảy luôn đem lại sự tươi mát cho các mầm non đang bước theo Chúa trên hành trình dâng hiến. Sự hiện diện cao đẹp và cần thiết ấy luôn nhắc nhớ mỗi người tu sĩ hôm nay, những thế hệ tiếp nối, nhìn lại tình yêu và lòng trung tín của mình đối với Chúa, với tha nhân và với chính mình. Bởi vì, thật ra, rất nhiều khi trong cuộc sống, chúng ta quên đi lòng trung tín của mình đối với Chúa; và sự lãng quên căn bản này đã làm cho chúng ta xa Chúa và trở nên vô tâm, vô cảm đối với nhau và với tha nhân.

Nếu chúng ta có lòng trung tín thật sự chúng ta sẽ không thể xem thường việc đọc, học hỏi và suy gẫm Lời Chúa, Giáo huấn Giáo hội, yêu mến luật Dòng qua Hiến chương và Nội qui. Nếu chúng ta có “nhân đức trung tín”, chúng ta sẽ sống tốt các “nhân đức của Tin mừng”: khó nghèo, trong sạch, vâng lời cũng chính là ba lời khấn. Nếu chúng ta thực sự trung tín, chúng ta sẽ chu toàn công việc bổn phận hằng ngày với cả tình yêu và lòng mến. Cũng chính lòng trung tín sẽ giúp chúng ta sẵn sàng đón nhận sứ vụ được trao bằng niềm tin và lòng cậy trông phó thác, và sẽ thể hiện sự đáng tin và lòng tín nhiệm qua cách sống với chị em trong cộng đoàn.

Lòng trung tín sẽ không để các mối tương quan trong đời sống cộng đoàn bị gặm nhấm bởi những ích kỷ nhỏ nhen, giận hờn…; và sẽ ngăn cản các thành viên trong cộng đoàn chạy theo lối sống buông thả hưởng thụ của thời đại. Cũng vậy, nhờ quyết tâm giữ đức trung tín, chúng ta sẽ dễ dàng vui vẻ chấp nhận các công việc thấp hèn, bé nhỏ âm thầm không ai biết đến; và sẽ không để mình trở nên nô lệ cho những thứ không cần thiết hay nghịch lại lối sống của những người thánh hiến.

Chỉ có người trung tín thật sự với đức tin với ơn gọi mới không tránh né công việc, không chọn việc để làm, không dung dưỡng thân xác, không lấy mình làm cái rốn của vũ trụ, không đề cao người này coi thường kẻ khác, không dựa dẫm vào người khác nhưng tự đứng trên đôi chân của mình và mạnh mẽ bước đi theo Chúa cách chân thành như người đầy tớ trung tín luôn trung thành với bổn phận dù có sự hiện diện của chủ hay không vẫn làm mọi việc vì ý thức rằng mình là đầy tớ nên phải làm những việc mà mình phải làm…

Là nữ tu Mến Thánh Giá, để sống tốt ba lời khuyên Phúc Âm, để thăng tiến đời sống cộng đoàn, chúng ta cần có “ơn trung tín” để trung thành phụng sự Chúa và đem lại niềm tin, niềm vui và sự bình an cho nhau. Chỉ có niềm tin, tình yêu, và lòng trung tín thật sự mới đem lại ý nghĩa và sự bảo đảm vững bền cho đời sống chung. Một khi chúng ta có lòng trung tín thì dù bất cứ trong hoàn cảnh nào, sống với bề trên, bề ngang hay bề dưới, mọi mối tương quan đều “mang hương vị của Tin Mừng” (Thông điệp Fratelli Tutti): không thiên vị riêng tư, không xà càng bất kính, không thô lỗ khiếm nhã, không luồng lách bợ đỡ, không chia nhóm kết bè…; nói chung, không ứng xử hay thiết lập các mối tương quan theo tinh thần thế tục nhưng trên nền tảng trung tín đối với Đấng Chịu Đóng Đinh, với “linh đạo thập giá”. Nếu không trang bị cho mình “hành trang trung tín” này, chúng ta sẽ đối diện từ thất bại này tới thất bại khác trong mọi chiều kích sống ơn gọi thánh hiến; đời sống tu trì sẽ sớm rơi vào bế tắt, mỗi ngày tiến dần tới những bất trung và trái tim sẽ thành chai lì để cuối cùng cuộc sống hoàn toàn đổ vỡ.

Trong Tông huấn Đời sống Thánh hiến (Vita Consecrata), Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhắc tới sự trung tín của người tu sĩ: “Hỡi những người tận hiến, dù già hay trẻ, hãy sống trung thành với điều đã cam kết với Thiên Chúa, bằng cách làm gương sáng cho nhau, nâng đỡ nhau. Dù đôi khi các con gặp nhiều khó khăn hay dù tại vài nơi đời thánh hiến không còn được kính trọng nữa, các con có phận sự hãy mời gọi những người thời đại này ngước nhìn lên cao, đừng để bị ngụp lặn trong công chuyện hằng ngày, nhưng hãy để cho Thiên Chúa và Tin Mừng của Con Thiên Chúa thu hút. Đừng bao giờ quên rằng, các con là những người một cách đặc biệt có thể và phải nói rằng không những các con thuộc về Đức Kitô, mà các con “đã trở nên Đức Kitô nữa” (ĐSTH số 109).

Thiên Chúa là Đấng trung tín, Ngài luôn trung tín đối với mọi lời Ngài đã nói ra. Thiên Chúa trung tín vì đó là bản chất của Ngài, thánh Phaolô viết: “Nếu ta không trung tín, Người vẫn một lòng trung tín, vì Người không thể nào chối bỏ chính mình” (2Tm 2, 13). Sách Hôsê diễn tả một cách tuyệt vời về sự liên kết của Thiên Chúa với vị hiền thê đã chọn bằng mối dây trung tín hoàn hảo: “Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong tín thành, và ngươi sẽ được biết Đức Chúa” (Hs 2, 22).

Là nữ tu Mến Thánh Giá, chúng ta cần làm mới lại tình yêu dành cho Đức Kitô Chịu Đóng Đinh mỗi ngày. Chúng ta không chỉ dừng lại với lời khấn hứa nhưng cần cố gắng phát triển mối giây giao ước đó bằng sợi chỉ hồng xuyên suốt qua đời sống cộng đoàn được thể hiện qua lối sống Hiệp hành – Hiệp thông – Tham gia và sứ vụ.

Câu chuyện “Hồ Thiên Nga” sẽ là một minh họa khá ấn tượng về lòng trung tín:

“Hoàng tử Siegfried vừa tròn 18 tuổi. Hoàng cung tổ chức tiệc mừng trưởng thành. Chỉ còn một ngày độc thân. Hôm sau sẽ là ngày đính hôn. Sau bữa tiệc, bạn bè rủ nhau đi săn. Họ vào một khu rừng lúc trời sập tối và phát hiện một bầy thiên nga đang múa hát trên mặt hồ. Hoàng tử định bắn, nhưng một thiếu nữ xinh đẹp hiện ra ngăn lại. Cô xưng là công chúa Odette. Bị lời nguyền rủa của phù thuỷ Rothbart nên công chúa và đoàn cung nữ biến thành thiên nga. Chỉ ban đêm mới có thể trở lại hình người. Lời nguyền này chỉ bị xoá giải khi có người thề hứa yêu và trung thành đến chết. Khi đó lão phù thuỷ sẽ phải chết. Và hoàng tử đã đem lòng yêu thương và thề hứa trung thành với công chúa.

Hôm sau lễ đính hôn, hoàng tử được quyền chọn lựa người bạn trăm năm. Chàng muốn nàng Odetta đến, nhưng ban ngày Odetta chỉ có thể đến trong hình dạng thiên nga. Không ngờ lão phù thuỷ Rothbart biết được nên đã biến cô cháu gái Odillia thành công chúa Odetta. Hoàng tử tưởng thật nên đã đồng ý hứa hôn. Khi thấy con thiên nga bay qua cửa sổ, hoàng tử biết mình đã bị lừa nên buổi tối hoàng tử ra hồ thăm Odetta lần cuối.

Odetta quyết định chết ngay đêm ấy. Vì hôm sau khi hoàng tử làm đám cưới rồi thì nàng không bao giờ thoát khỏi kiếp thiên nga nữa. Nàng muốn được chết trong hình dạng con người và hoàng tử đã quyết định cùng chết với nàng. Cuối cùng hai người đã đi vào cái chết trong sự chung thủy, lời nguyền được xoá giải. Công chúa chết trong hình dạng con người. Hoàng tử cũng nhờ cái chết mà giữ được lời hứa trung tín…”.

Để giữ lời hứa trung tín với người yêu, hoàng tử trong câu chuyện trên đã dùng chính cái chết của mình để minh chứng cho tình yêu ấy. Có lẽ quý bà và chị em chúng ta đã và đang bước đi trên hành trình dâng hiến hôm nay không dùng cái chết của thân xác để nói lên tình yêu, nhưng chúng ta đã diễn tả tình yêu của mình dành cho Đức Kitô Chịu Đóng Đinh bằng chính những hy sinh âm thầm liên lỉ từng ngày qua sự chịu đựng lẫn nhau trong đời sống chung, qua những lần khiêm hạ, nhường nhịn nhau một lời nói, chấp nhận chịu thiệt thòi, chấp nhận hiểu lầm, chấp nhận sự đau đớn của bệnh tật… Sẵn sàng đón nhận những điều không mong muốn nơi môi trường mình phục vụ, kiên nhẫn trong sự thử thách về đức tin, về ơn gọi, về sứ mạng…Vì khi chúng ta tuyên khấn là chúng ta cam kết hiến mình hoàn toàn thuộc về Chúa cách tự nguyện với quyền lợi và trách nhiệm nên cần có lòng trung tín. Trung tín với ba lời khấn Dòng, trung tín với sứ mạng.

Ước gì, trên hành trình dâng hiến, mỗi người chúng ta luôn ý thức và trân trọng giá trị cao quý của lòng trung tín để mỗi ngày chúng ta sống cách tích cực hơn qua việc dấn thân chu toàn sứ mạng trong tin yêu và phó thác. Và như thế, Lời Khấn sẽ không trở thành “ngôn ngữ của nghi thức”, nhưng là lời tâm nguyện, sự đoan quyết xuất phát từ con tim và mang một ý nghĩa thiêng liêng cao quý dành cho những ai sống đời thánh hiến để làm chứng cho thế gian biết rằng Chúa đang hiện diện giữa dòng đời hôm nay, như lời kêu gọi của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong tông huấn đời sống thánh hiến: “Các con hãy sống trọn cuộc hiến dâng cho Thiên Chúa, để cho thế giới này đừng mất đi một tia sáng chiếu ngời vẻ đẹp của Thiên Chúa trên đường đời của nhân loại. Những Ki-tô hữu, chìm ngập trong những bận rộn và lo âu của thế gian này nhưng vẫn được mời gọi nên thánh, đang cần thấy được nơi các con những trái tim thanh khiết đang "nhìn thấy" Thiên Chúa trong đức tin, những con người ngoan ngoãn để Thánh Thần hướng dẫn, vui vẻ tiến bước, trung thành với đặc sủng của ơn gọi và sứ mạng của mình…” (ĐSTH 109).

Vâng, bất chấp mọi khó khăn, mệt mỏi về thân xác cũng như tâm hồn, vì tình yêu và lòng mến, chúng ta hãy mạnh mẽ can đảm đứng lên để bước tiếp những bước chân trung tín dành cho Đức Kitô Chịu Đóng Đinh để “chiếu ngời vẻ đẹp của Thiên Chúa trên đường đời của nhân loại”.

Nt. Anna Hiền Linh - MTGQN
 
VietCatholic TV
Biến động: Thủ đô Kyiv và các thành phố lớn của Ukraine bị tấn công đồng loạt sau tuyên bố của Putin
VietCatholic Media
03:03 10/10/2022


1. Nhiều vụ nổ tấn công trung tâm Kyiv và các thành phố khác trong làn sóng tấn công của Nga để trả thù cho vụ nổ cầu Crimea

Trong bản báo cáo vào lúc 11 giờ sáng thứ Hai 10 tháng 10, theo giờ địa phươn, tức là 3 giờ chiều thứ Hai theo giờ Việt Nam, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết Nga đã phát động một làn sóng tấn công lớn nhắm vào các thành phố trên khắp Ukraine để trả đũa vụ tấn công cầu Kerch nối Nga và Crimea.

Chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Nga, Vladimir Putin, lên án vụ tấn công cây cầu là “hành động khủng bố” mà ông đổ lỗi cho các cơ quan mật vụ của Ukraine, hỏa tiễn đã lao vào thủ đô Kyiv của Ukraine trong giờ cao điểm buổi sáng, tấn công một ngã ba đường lớn và một công viên. Các báo cáo ban đầu cho biết ít nhất 8 người đã thiệt mạng.

Các phóng viên của Guardian ở Kyiv đã nghe thấy ít nhất 9 hỏa tiễn bay tới và nửa tá tiếng nổ lớn trong suốt một tiếng rưỡi đồng hồ.

Các vụ nổ cũng làm rung chuyển các thành phố Lviv, Ternopil và Dnipro sau khi các cuộc không kích qua đêm tấn công thành phố Zaporizhzhia ở miền nam nước này trong đêm thứ ba liên tiếp. Theo báo cáo, một số mục tiêu bị tấn công ở khu vực Lviv là một phần của cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng của Ukraine.

Các cuộc tấn công diễn ra sau vài tháng, trong đó thủ đô Ukraine không bị tấn công, dẫn đến sự trở lại tương đối bình thường của thành phố.

Cuộc tấn công cuối cùng vào Kyiv là vào tháng Sáu. Nhưng không giống như các cuộc tấn công trước đó chủ yếu tấn công vùng ngoại ô của Kyiv, các cuộc tấn công hôm nay nhắm vào một số địa điểm ở chính trung tâm thành phố.

2. Putin cáo buộc lực lượng đặc biệt Ukraine về vụ nổ cầu Crimea ra lệnh pháo vào Zaporizhzhia gây thương vong nặng nề

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi vụ nổ hôm thứ Bảy trên cầu Crimea là một “cuộc tấn công khủng bố” và tuyên bố các cơ quan đặc nhiệm Ukraine đã tổ chức và thực hiện vụ nổ.

Putin đưa ra nhận xét của mình trong cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban Điều tra Nga Alexander Bastrykin hôm Chúa Nhật.

“Chúng tôi không nghi ngờ gì rằng đây là một cuộc tấn công khủng bố nhằm phá hủy các cơ sở hạ tầng quan trọng của Liên bang Nga. Và tác giả, kẻ thực hiện và chủ mưu là các cơ quan mật vụ của Ukraine “, ông Putin nói.

“Các cơ quan mật vụ của Ukraine và các công dân nước ngoài của Nga là những người đã giúp thực hiện vụ tấn công khủng bố này,” Bastrykin nói.

Bastrykin cũng nói rằng người Nga “đã thiết lập lộ trình của các xe tải nơi vụ nổ xảy ra.” Ngoài ra, “những tài xế của những chiếc xe tải này đã được xác định.”

Những gì chúng ta biết cho đến nay là video CCTV cho thấy khoảnh khắc một vụ nổ lớn làm rung chuyển cây cầu hôm thứ Bảy.

Fred Pleitgen của CNN đưa tin: “Một chiếc xe tải được nhìn thấy đang lái xe trên làn đường hướng tới Crimea thì đột nhiên có một vụ nổ lớn, mặc dù không rõ có phải là chiếc xe tải gây ra vụ nổ hay là bị cuốn hút vào vụ nổ”.

Ukraine đang nói gì: Các quan chức cấp cao của Ukraine ngay lập tức ăn mừng vụ nổ. Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine đã đăng một thông điệp chúc mừng sinh nhật Putin và dịch vụ bưu chính đã công bố tem kỷ niệm vụ nổ.

Nhưng Ukraine đã không tuyên bố trách nhiệm. Một cố vấn của người đứng đầu văn phòng tổng thống Ukraine thậm chí còn cho rằng vụ nổ được cho là do xung đột nội bộ “giữa quân đội và cơ cấu quyền lực của Nga”.

Putin sẽ tổ chức cuộc họp của hội đồng an ninh vào thứ Hai

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, cho biết Tổng thống Nga, Vladimir Putin, sẽ tổ chức một cuộc họp của hội đồng an ninh vào thứ Hai.

Nó xảy ra sau một vụ nổ hôm thứ Bảy làm sập một phần của cây cầu nối bán đảo Crimea với Nga.

3. Ukraine đã tái chiếm lại hơn 1.170 km vuông đất ở miền nam Kherson

Ukraine đã chiếm lại hơn 1.170 km vuông (450 dặm vuông) đất ở khu vực phía nam Kherson của họ kể từ khi bắt đầu cuộc phản công vào cuối tháng 8, một phát ngôn viên quân đội cho biết hôm nay.

Ukraine đã đạt được thành công với cuộc tấn công ở phía đông bắc, nhưng hành động của họ ở phía nam để quét sạch chỗ đứng của Nga trên bờ tây của sông Dnipro rộng lớn đã mất nhiều thời gian hơn.

Phát ngôn nhân Bộ chỉ huy quân sự miền Nam Natalia Humeniuk nói rằng Ukraine đang đạt được tiến bộ trên mặt trận Kherson, nhưng cần phải làm nhiều việc để bình định các vùng lãnh thổ mới chiếm lại được.

“Công việc đang tiếp tục nhằm củng cố lãnh thổ, dọn sạch nó và tiến hành các hoạt động ổn định, vì các khu định cư mà chúng tôi bước vào chứa đựng nhiều điều bất ngờ do quân xâm lược Nga để lại”

“Tính đến ngày hôm nay, kể từ đầu cuộc phản công, hơn 1.170 km vuông đã được giải phóng theo hướng Kherson.”

Các quan chức Ukraine từ lâu đã nói về ưu tiên tái chiếm Kherson, một khu vực nông nghiệp bằng phẳng mà Mạc Tư Khoa đã chiếm được gần như toàn bộ trong những ngày đầu xâm lược.

Trong bản báo cáo sáng thứ Hai 10 tháng 10, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết 62,500 binh sĩ Nga đã thiệt mạng, 5,133 xe bọc thép bị phá hủy hoặc bắt giữ. Lực lượng của Vladimir Putin cũng đã thiệt mất 266 máy bay, 1,477 hệ thống pháo, 235 trực thăng, 348 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 2,486 xe tăng, 3,890 xe chở quân và nhiên liệu, 1,086 máy bay không người lái, 180 hệ thống phòng không, 15 tầu thuyền và 247 hỏa tiễn hành trình.

4. Nga cho biết Ukraine đã gia tăng đáng kể các cuộc pháo kích xuyên biên giới vào lãnh thổ Nga

Quân đội Ukraine đã gia tăng đáng kể các cuộc pháo kích vào lãnh thổ Nga gần tiền tuyến của cuộc chiến kể từ đầu tháng 10, Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, cho biết như trên trong một tuyên bố hôm Chúa Nhật.

FSB cáo buộc rằng: “Trong tuần qua, hơn 100 cuộc tấn công sử dụng nhiều hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, trọng pháo, súng cối và máy bay không người lái vào 32 khu định cư ở các khu vực Bryansk, Kursk và Belgorod đã được ghi nhận”

Theo FSB, một người dân địa phương đã thiệt mạng trong cuộc pháo kích và 5 người bị thương, trong đó có một trẻ em.

“Tại các khu định cư ở biên giới, hai trạm biến áp điện, 11 tòa nhà dân cư và hai tòa nhà hành chính đã bị phá hủy. 8 trạm kiểm soát qua biên giới tiểu bang đã bị hư hại.”

5. Các quan chức cho biết khu vực Sumy của Ukraine bị Nga pháo kích

Trong bản báo cáo hôm thứ Hai 10 tháng 10, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết hai khu định cư ở khu vực Sumy của Ukraine đã bị lực lượng Nga nã pháo vào hôm Chúa Nhật. Không có tổn thất nào về nhân sự và thiết bị được báo cáo.

“Từ 12 giờ 10 đến 12 giờ 15, các quan sát viên đã ghi nhận ba vụ tấn công, có thể là từ súng cối 120 ly, trong khu vực định cư Seredyna-Buda. Ngoài ra, từ 14:35 đến 14:55, người ta đã biết thêm về 5 vụ tấn công nữa, có thể là từ súng cối 120 ly, ở khu vực gần làng Bachivsk.”

Kyrylo Tymoshenko, phó văn phòng tổng thống, cho biết các lực lượng Nga đã sử dụng máy bay không người lái để tấn công khu vực thứ ba ở Sumy là làng Myronivka.

Một người đã chết trong vụ tấn công bằng máy bay không người lái này

6. Putin có khả năng coi vụ nổ cầu Kerch như một sự sỉ nhục cá nhân và đáp trả một cách tàn bạo

Ngay sau khi vụ nổ cầu Crimea xảy ra, Điện Cẩm Linh đã có ý định cho thấy cuộc tấn công vào cây cầu Crimea không nghiêm trọng đến vậy và tuyến đường huyết mạch quan trọng từ lục địa Nga đến Bán đảo Crimea bị sáp nhập bất hợp pháp sẽ sớm hoạt động trở lại bình thường.

Những thiệt hại vật chất có thể được phục hồi - Nga ngay lập tức cử một đội khẩn cấp lớn đến hiện trường - nhưng những thiệt hại về uy tín của Nga và quan trọng hơn là đối với hình ảnh của Vladimir Putin, sẽ không dễ sửa chữa như vậy.

Đây là cây cầu của ông ta, dự án của ông ta, được xây dựng với số tiền tương đương gần 4 tỷ đô la từ kho bạc Nga. Cây cầu được xem là một “dây rubăng đám cưới” mang tính biểu tượng thống nhất Mẹ Nga và Ukraine, hoặc ít nhất là giữa Mẹ Nga và một khu vực, vẫn thuộc về Ukraine về mặt pháp lý. Crimea không chỉ quan trọng đối với nỗ lực chiến tranh của Putin mà còn với nỗi ám ảnh của ông về việc đưa Ukraine trở lại dưới sự kiểm soát của Nga.

Bài phát biểu ngày 21 tháng 2 của Putin với người dân Nga, được đưa ra trước khi ông ta ra lệnh xâm lược Ukraine, đã cho thấy cái nhìn sai lệch của ông ta về lịch sử. Ông khẳng định Ukraine không thực sự là một quốc gia độc lập: “Ukraine không phải là một quốc gia láng giềng của chúng ta,” ông tuyên bố. “Đó là một phần không thể tách rời của lịch sử, văn hóa và không gian tâm linh của chúng ta.”

Bài phát biểu đó, một trong những tiết lộ nhiều nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông, nói rõ rằng cuộc chiến huynh đệ tương tàn chống lại Ukraine này là rất cá nhân đối với ông ta. Trong nhiều năm, ông đã gắn bó với Peter Đại đế, vị hoàng đế Nga, người đã thành lập St. Petersburg, thành phố nơi Putin sinh ra và lớn lên. Ai đã từng đến thăm văn phòng hành chính thành phố nơi Putin làm việc vào đầu những năm 1990 sau khi ông ta trở về từ công việc đặc nhiệm KGB ở Đông Đức, đều thấy trên bức tường phía sau bàn làm việc của ông ta là bức chân dung của Peter Đại đế.

Vào tháng 6 năm nay, khi cuộc chiến tranh khốc liệt ở Ukraine bước sang tháng thứ tư, Putin lại so sánh mình với Peter Đại đế, nhấn mạnh rằng Peter, người đã chinh phục đất đai từ Thụy Điển, đang “trả lại” cho Nga những gì thực sự thuộc về nó.

Rõ ràng, giờ đây Putin tin rằng việc trao trả Ukraine cho Nga là định mệnh lịch sử của ông. Vì thế, ông ta có thể coi vụ tấn công ngoạn mục vào cầu Crimea không chỉ là một cuộc tấn công vào quê hương Nga, mà còn là một sự sỉ nhục cá nhân. Và ông ta có thể sẽ đáp lại một cách tàn bạo.

Một ngày sau cuộc tấn công, các lực lượng Nga đang ném bom các tòa nhà chung cư dân sự ở Ukraine. Những người ủng hộ ông Putin theo đường lối cứng rắn đang thúc giục nhiều cuộc tấn công hơn nữa vào cơ sở hạ tầng của Ukraine. Các nhà lãnh đạo phương Tây cảnh báo rằng Putin ngày càng thất vọng có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Các chuyên gia quân sự cho rằng ông ta có thể trả đũa không cân xứng, và tấn công vào các mục tiêu bất ngờ.

Trong nhiều năm, Putin đã có một nỗi ám ảnh khác: trừng phạt những kẻ phản bội. Một tháng sau khi lực lượng của ông ta tấn công Ukraine, ông ta đe dọa sẽ trả đũa bất kỳ người Nga nào phản đối chiến tranh, gọi họ là “đội quân thứ năm... những kẻ phản bội quốc gia” trong cuộc chiến với phương Tây.

Chúa Nhật tuần này, một ngày sau vụ đánh bom cây cầu, ông gọi đây là một “vụ tấn công khủng bố” mà “tác giả, kẻ thực hiện và chủ mưu” là các cơ quan mật vụ của Ukraine... và “công dân nước Nga từ nước ngoài”.

Một điều rõ ràng là khi chiến sự tiến gần đến Nga, Vladimir Putin nhận thấy “sứ mệnh lịch sử” của mình đang gặp nguy hiểm. Và điều đó có nghĩa là cảm xúc có thể lớn hơn lý trí. Đối với Ukraine, đối với những người Nga phản đối chiến tranh, và đối với thế giới, đây là một thời khắc nguy hiểm.

7. Chỉ 3 tháng trước, tuyên truyền của Nga tuyên bố rằng cây cầu Crimea không thể bị tấn công vì có 20 phương thức bảo vệ khác nhau che chắn cho nó.

Elizabeth Tsurkov, một thành viên tại Viện Chiến lược và Chính sách Newlines, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington DC đã tweet rằng chỉ vài tháng trước, Nga đã tuyên bố rằng cầu Kerch bắc từ lục địa Nga sang Crimea không thể bị tấn công.

Cô ấy viết: Chỉ 3 tháng trước, tuyên truyền của Nga tuyên bố rằng cây cầu Crimea không thể bị tấn công vì có 20 phương thức bảo vệ khác nhau bao phủ nó, bao gồm cả cá heo quân sự. Thật là một thất bại to lớn.

Các quan chức Nga cho biết, một vụ đánh bom xe tải vào đầu ngày thứ Bẩy đã gây ra hỏa hoạn và làm sập một đoạn cây cầu nối Crimea do Nga sáp nhập với Nga, làm hư hại một tuyến đường cung cấp chính cho nỗ lực chiến tranh đang chùn bước của Mạc Tư Khoa ở miền nam Ukraine.

Phát ngôn nhân của nghị viện khu vực được Điện Cẩm Linh hậu thuẫn ngay lập tức cáo buộc Ukraine, mặc dù Điện Cẩm Linh cho đến nay không chính thức xác nhận. Các quan chức Ukraine đã nhiều lần đe dọa tấn công cây cầu và một số người tán dương vụ tấn công, nhưng Kyiv đã không tuyên bố trách nhiệm.

Dài 19km và cao hơn Tượng Nữ thần Tự do, cầu Kerch bắc từ Nga đến bán đảo Crimea bị chiếm đóng được xem là viên ngọc quý trên vương miện các dự án cơ sở hạ tầng của Vladimir Putin, và được truyền thông Nga mô tả là “công trình xây dựng của thế kỷ”.

Khi Tổng thống Nga thông xe vào ngày 15 tháng 5 năm 2018, ông ta đã lái một chiếc xe tải Kamaz màu cam qua cầu, và đã khoe khoang về ý nghĩa của nó.

“Trong các thời đại lịch sử khác nhau, ngay cả dưới thời các sa hoàng, người ta đã mơ ước xây dựng cây cầu này. Sau đó, họ quay trở lại ý tưởng này vào những năm 1930, 40, 50. Và cuối cùng, nhờ vào công việc và tài năng của các bạn, điều kỳ diệu đã xảy ra”.

Được phòng thủ nghiêm ngặt kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược quy mô toàn diện của Nga vào Ukraine, nó được coi là rất quan trọng, và Mạc Tư Khoa cảnh báo sẽ đáp trả nếu cây cầu bị tấn công.

Nhưng vào sáng thứ Bảy, trong tình huống vẫn chưa rõ ràng, một vụ nổ lớn đã làm rung chuyển cây cầu Kerch, làm sập một phần đường xuống eo biển Kerch bên dưới và phóng hỏa 7 toa tàu chở nhiên liệu trên một chuyến tàu băng qua nhịp đường sắt thứ hai của cây cầu.

Tầm quan trọng to lớn của thiệt hại đối với cây cầu, được một cố vấn cấp cao của Tổng thống Ukraine tuyên bố một cách lãng mạn, sẽ trở nên rõ ràng trong những giờ và ngày tới - đặc biệt là liệu Mạc Tư Khoa có cảm thấy buộc phải trả đũa vụ tấn công hay không.
 
Thế giới lên án Nga phóng hỏa tiễn trả thù vụ nổ cầu Crimea gây thương vong nặng nề cho thường dân
VietCatholic Media
04:43 10/10/2022


1. Thế giới lên án Nga tấn công hỏa tiễn vào Zaporizhzhia nhằm trả thù vụ nổ cầu Crimea khiến 13 người qua đời và 89 người bị thương

Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg kêu gọi Nga ngừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng của Ukraine. Đặc biệt, ông lên án các cuộc tấn công hỏa tiễn vào thành phố Zaporizhzhia của Ukraine, diễn ra vào hôm Chúa Nhật, nhằm trả thù vụ nổ cầu Crimea.

“Các cuộc tấn công của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự như ở Zaporizhzhia là hoàn toàn không thể chấp nhận được và phải dừng lại. Bảo vệ thường dân không phải là một tùy chọn, mà là một nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế. Những người ra lệnh tấn công phải chịu trách nhiệm.”

Cho đến nay, 13 người đã chết và số người bị thương đã tăng lên 89 người, trong đó có 11 trẻ em, trong cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của lực lượng Nga vào thành phố Zaporizhzhia. Phụ tá Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, Kyrylo Tymoshenko, đã cho biết như trên.

“Số người chết và bị thương đã tăng lên. Trong số đó có rất nhiều trẻ em! Hậu quả của vụ tấn công hỏa tiễn vào thành phố là 13 người chết, trong đó có 1 trẻ em. 89 dân thường bị thương, trong đó có 11 trẻ em”, Tymoshenko nói.

Theo ông Tymoshenko, các hoạt động tìm kiếm và cấp cứu vẫn đang diễn ra, tiếp tục đưa mọi người ra khỏi đống đổ nát.

Trước đó, các quan chức của các dịch vụ khẩn cấp Ukraine cho biết họ và các cơ quan khác đã triển khai hơn 200 nhân viên cấp cứu hộ và các đội với chó tìm kiếm sau các cuộc tấn công.

2. Viện Guttmacher cho biết ít nhất 66 phòng khám ở Mỹ đã ngừng phá thai

Ít nhất 66 phòng khám ở 15 tiểu bang đã ngừng cung cấp dịch vụ phá thai kể từ khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ lật lại vụ án Roe kiện Wade.

Theo Viện Guttmacher, một nhóm nghiên cứu ủng hộ quyền phá thai, số lượng phòng khám cung cấp dịch vụ phá thai ở 15 tiểu bang đã giảm từ 79 trước quyết định ngày 24 tháng 6 xuống còn 13 phòng khám vào ngày 2 tháng 10.

Tất cả 13 phòng khám còn lại đều ở Georgia. Các tiểu bang khác không có nhà cung cấp dịch vụ phá thai, mặc dù một số phòng khám của họ cung cấp dịch vụ chăm sóc khác ngoài phá thai.

Viện cho biết trên toàn quốc có hơn 800 phòng khám phá thai vào năm 2020.

Báo cáo mới không bao gồm dữ liệu về các bệnh viện và văn phòng bác sĩ đã cung cấp dịch vụ phá thai và đã dừng các hoạt động lại sau phán quyết của tòa án, nhưng nhà nghiên cứu Rachel Jones của Guttmacher lưu ý rằng các phòng khám cung cấp hầu hết các ca phá thai ở Hoa Kỳ, bao gồm cả thủ thuật và cấp phát thuốc phá thai. Dữ liệu gần đây của Guttmacher cho thấy chỉ hơn một nửa số ca phá thai ở Mỹ được thực hiện bằng thuốc.

Các tiểu bang không có nhà cung cấp dịch vụ phá thai tập trung ở miền Nam.

Bác sĩ Jeanne Corwin, người cung cấp dịch vụ phá thai ở Indiana và Ohio, cho biết việc đóng cửa phòng khám gây hại cho “sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần và sức khỏe tài chính của phụ nữ”.

Ở một số tiểu bang như Indiana, Ohio và Nam Carolina phá thai vẫn tiếp tục vì các tòa án địa phương tìm cách ngăn chặn việc áp dụng các đạo luật đã được Quốc Hội tiểu bang thông qua.

Bác sĩ Katie McHugh, một bác sĩ chuyên cung cấp dịch vụ phá thai ở Indiana cho biết: “Chúng tôi thấy bấp bênh từ quan điểm y tế và chắc chắn là từ quan điểm kinh doanh. Thật khó để giữ cho cửa mở và đèn sáng khi bạn không biết liệu ngày mai mình có phạm trọng tội hay không.”
Source:AP

3. Đức Tổng Giám Mục Công Giáo của Mạc Tư Khoa dẫn đầu đàn chiên cầu nguyện cho hòa bình

Đức Tổng Giám Mục Pezzi khuyên các tín hữu về sức mạnh của lời cầu nguyện trong ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi.

Tại thủ đô của Nga, đầu não của cuộc xâm lược đang diễn ra ở Ukraine, một vị tổng giám mục Công Giáo Rôma đã phát biểu trong ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi về nhu cầu hòa bình.

“Mang lại hòa bình không có nghĩa là làm phẳng mọi thô ráp và san bằng những khác biệt. Mang lại hòa bình có nghĩa là chấp nhận tất cả mọi người, ngay cả những người có suy nghĩ khác với chúng ta. Hòa bình trên hết là khả năng tha thứ,” Đức Tổng Giám Mục Paolo Pezzi của Tổng Giáo phận Mẹ Thiên Chúa tại Mạc Tư Khoa đã cho biết như trên vào hôm thứ Sáu.

Theo một báo cáo tại Fides, dịch vụ thông tin của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, vị tổng giám mục đã chủ sự buổi đọc kinh Mân Côi trong nhà thờ chính tòa Công Giáo ở thủ đô Nga. Trong sự hiệp thông với Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục đã chủ sự cầu nguyện trước Bí tích Thánh Thể và sau đó cử hành Thánh lễ cầu bình an.

Đức Cha Pezzi nói: “Một người yêu hòa bình thường có vẻ yếu đuối, nhưng trên thực tế, anh ta thực sự mạnh mẽ, bởi vì anh ta có thể duy trì sự bình tĩnh và sáng suốt của suy nghĩ, và anh ta biết cách sắp xếp mọi thứ vào đúng vị trí của nó. Trong hệ thống giá trị thứ bậc, vị trí đầu tiên là ý thức được là con của một Thiên Chúa: nhận thức đó là bảo đảm cho hòa bình. Đức Maria, là Nữ hoàng Hòa bình, bởi vì mọi thứ xảy ra trong cuộc sống của Đức Mẹ đều có vị trí thích hợp của nó.”

Nhắc lại nguồn gốc lịch sử của lễ phụng vụ, do Đức Piô V thiết lập năm 1572 để kỷ niệm chiến thắng trong trận chiến Lepanto, Đức Tổng Giám Mục lưu ý rằng vị đô đốc của hạm đội Kitô trong trận chiến đó đã nói với Đức Giáo Hoàng Piô rằng đó không phải là vũ khí hay sức mạnh quân sự. đã mang lại chiến thắng, nhưng là lời kinh Mân Côi.

Đức Tổng Giám Mục dường như muốn mang đến cho người Công Giáo một điều gì đó để nắm giữ trong tình hình hiện tại, đặc trưng bởi cảm giác bất lực trong việc thúc đẩy sự nghiệp hòa bình.

Ngài nói: “Chúng tôi thậm chí không tưởng tượng được giá trị của lời cầu nguyện trong mắt Chúa lớn lao như thế nào. “Chính Chúa Giêsu, trong một đoạn nổi tiếng từ Phúc Âm Lu-ca, đã nói về quyền năng của lời cầu nguyện và rất ngạc nhiên khi các môn đệ của Ngài không tin vào nó. Sự cám dỗ này cũng tồn tại đối với chúng ta. Hôm nay chúng ta đến đây để cầu xin hòa bình, để xin cho những trái tim dịu lại. … Cùng một Thiên Chúa, Đấng không gì có thể định nghĩa và không gì có thể chứa đựng, khao khát cư ngụ trong trái tim chúng ta. Và câu trả lời của chúng ta là gì? Câu trả lời nào cho những người mà, theo một cách nào đó, số phận của thế giới phụ thuộc vào câu trả lời đó?”

“Hôm nay chúng tôi muốn trái tim của họ rộng mở, nhưng điều cần thiết trước hết là trái tim của chúng ta phải rộng mở. Chỉ khi đó lời cầu nguyện của chúng ta mới thành sự thật, nó sẽ vì lợi ích của tất cả mọi người. Không phải để hiện thực hóa các thiết kế của chúng ta, mà là để thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa. “

Tổng giáo phận của Mẹ Thiên Chúa có diện tích hơn một triệu dặm vuông và bao gồm khoảng một trăm cộng đồng. Người Công Giáo chỉ chiếm dưới 1% dân số ở Liên bang Nga.
Source:Aleteia

4. Cuộc thăm dò mới cho thấy 4 trong 10 người Latinh không theo Công Giáo đã từng là Công Giáo

Một cuộc thăm dò mới của NBC News / Telemundo tập trung vào khu vực Mỹ Châu Latinh cho thấy 41% người Latinh không Công Giáo cho biết trước đây họ từng theo đạo Công Giáo.

Jonathan Calvillo, một trợ lý giáo sư nghiên cứu về Latinh tại Trường Thần học Candler của Emory, cho biết mặt trái của thống kê đó cũng quan trọng không kém: ngày càng có nhiều người Latinh không Công Giáo đang bắt đầu theo Công Giáo (58%).

Tất nhiên, một số người được nuôi dưỡng theo đạo Tin lành, nhưng ngày càng có nhiều người chào đời trong các gia đình vô tín ngưỡng.

Cuộc thăm dò cho thấy 67% những người xác định với một tôn giáo cho biết niềm tin tôn giáo của họ chỉ đóng một vai trò nhỏ hoặc không ảnh hưởng đến cách họ bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử, trong khi 33% nói rằng đó là một yếu tố chính hoặc quan trọng nhất.

Tuy nhiên, một phân tích năm 2020 từ Viện Nghiên cứu Tôn giáo Công cộng cho rằng tôn giáo là “yếu tố phân chia nhân khẩu học lớn nhất” giữa những người Latinh ở Hoa Kỳ và phát hiện ra rằng những người theo đạo Tin lành Latinh bảo thủ, theo Đảng Cộng hòa và ủng hộ tổng thống Trump hơn những người Latinh theo Công Giáo hoặc không theo tôn giáo.

Các cử tri Latino trong cuộc thăm dò của NBC News / Telemundo được phát hiện phần lớn đứng về phía Đảng Dân chủ hơn Đảng Cộng hòa về các vấn đề phá thai (tỷ lệ từ 50% so với 23%), biến đổi khí hậu (46% so với 13%) và chăm sóc sức khỏe (46% so với 21%). Họ nghiêng về đảng Cộng hòa nhiều hơn về kinh tế (38% so với 34%) và an ninh biên giới (36% so với 33%).

Họ chia rẽ về Tổng thống Joe Biden, với 51% nói rằng họ tán thành hiệu suất công việc của ông và 45% không tán thành.

Ngoài ra, một cuộc khảo sát của PRRI được thực hiện ngay sau khi công bố quyết định của Dobbs, đã lật đổ Roe, cho thấy rằng trong số những người Công Giáo gốc Latinh, 75% nói rằng phá thai nên được hợp pháp hóa trong hầu hết hoặc tất cả các trường hợp, một bước nhảy vọt so với 51% nói như vậy vào năm 2010.
Source:Religion News
 
Nga bỏ chạy khỏi Torske. Ukraine tấn công Luhansk, áp sát Svatove. Putin đã phạm tội ác chiến tranh
VietCatholic Media
17:24 10/10/2022


1. Putin tuyên bố các cuộc tấn công hôm thứ Hai là để đáp trả cuộc tấn công cầu Crimea nhưng Ukraine khẳng định rằng chúng đã được lên kế hoạch từ nhiều ngày trước

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các cuộc tấn công hỏa tiễn hôm thứ Hai vào Kyiv và các thành phố khác của Ukraine là để đáp trả những gì ông ta mô tả là hành động “khủng bố” của Kyiv, khi đề cập đến vụ tấn công cầu Kerch nối Nga và Crimea hôm thứ Bảy, mà ông đổ lỗi cho “đặc vụ” Ukraine.

Ông nói: “Đơn giản là không thể để yên cho những tội ác kiểu này,” ông nói thêm rằng quyết định tấn công các thành phố của Ukraine được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Nga đưa ra đề xuất.

Phát biểu tại một cuộc họp của hội đồng an ninh Nga, ông Putin cũng cho biết Nga sẽ đáp trả quyết liệt bất kỳ mối đe dọa nào tiếp theo. Ông nói: “Phản ứng của Nga sẽ rất quyết liệt và quy mô của nó sẽ tương ứng với mối đe dọa đối với Liên bang Nga”.

Tình báo quân sự Ukraine cho biết kể từ đầu tháng 10, Nga đã lên kế hoạch cho các cuộc tấn công hỏa tiễn hôm thứ Hai vào các thành phố của Ukraine.

Quân đội Nga vào ngày 2 và 3 tháng 10 “đã nhận được chỉ thị từ Điện Cẩm Linh để chuẩn bị các cuộc tấn công hỏa tiễn lớn vào các cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine”, cơ quan tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết trong một tuyên bố.

Tuyên bố cho biết tiếp rằng: “Các đơn vị công binh của không quân chiến lược và tầm xa của quân xâm lược Nga đã nhận lệnh chuẩn bị tấn công hỏa tiễn ồ ạt. Các cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng và các khu vực trung tâm của các thành phố đông dân cư Ukraine đã được xác định là mục tiêu.”

Nga đã phóng tổng cộng 84 hỏa tiễn hành trình nhằm vào các mục tiêu trên khắp Ukraine hôm thứ Hai, gây ra cái chết của 11 người và hơn 60 người bị thương.

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba đã nói rằng những tuyên bố của Putin liên quan đến vụ tấn công cầu Kerch là “vô nghĩa”.

Ngoại trưởng Ukraine, Dmytro Kuleba, đã phản pháo lại những phát biểu mới nhất của Vladimir Putin và nói rằng Tổng thống Nga không “bị kích động” tiến hành các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn tầm xa nhằm vào Ukraine. Trước khi có vụ nổ ở cầu Crimea, ngày nào Nga cũng pháo kích và không kích vào thường dân vô tội.

Putin đang tấn công Ukraine bởi vì ông ta “tuyệt vọng” và đang sử dụng “khủng bố hỏa tiễn để cố gắng thay đổi nhịp độ chiến tranh có lợi cho mình”, Kuleba nói trong một loạt các tweet.

2. Phản ứng của cộng đồng quốc tế về vụ tấn công hỏa tiễn của Nga

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã lên tiếng chỉ trích “các cuộc tấn công khủng khiếp và bừa bãi của Nga vào cơ sở hạ tầng dân sự ở Ukraine.”

Stoltenberg cho biết ông đã nói chuyện với Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba.

Ông nói thêm rằng NATO “sẽ tiếp tục hỗ trợ những người dân Ukraine dũng cảm chiến đấu chống lại sự xâm lược của Điện Cẩm Linh trong thời gian cần thiết”.

Các đồng minh Âu Châu đã lên án các cuộc không kích của Nga nhằm vào Kyiv và các thành phố lớn khác của Ukraine vào sáng thứ Hai.

“Bị sốc sâu sắc trước các cuộc tấn công của Nga vào dân thường ở Kyiv và các thành phố khác ở Ukraine. Những hành vi như vậy không có chỗ đứng trong thế kỷ 21. Tôi lên án những hành động như thế bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất có thể,” người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh Âu Châu, Josep Borrell nói.

“Chúng tôi sát cánh với Ukraine. Hỗ trợ quân sự bổ sung từ Liên Hiệp Âu Châu đang được tiến hành,” Borrell nói.

Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo đã tweet rằng “việc bắn phá Kyiv và các mục tiêu dân sự ở nhiều thành phố khác là một hành động đáng lên án của Nga”.

Ông nói thêm: “Đây là một sự leo thang bạo lực không thể chấp nhận được đã củng cố quyết tâm của Bỉ trong việc hỗ trợ người dân Ukraine và cuộc chiến dũng cảm của họ vì một quốc gia tự do và có chủ quyền”.

Bộ trưởng Quốc phòng Christine Lambrecht cho biết Đức sẽ chuyển giao chiếc đầu tiên trong số 4 hệ thống phòng không IRIS-T SLM cho Ukraine trong vòng vài ngày tới.

Trong một tuyên bố, Lambrecht nói:

Vụ bắn hỏa tiễn mới vào Kyiv và nhiều thành phố khác cho thấy tầm quan trọng của việc cung cấp các hệ thống phòng không cho Ukraine một cách nhanh chóng.

Các cuộc tấn công của Nga bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái là hành động khủng bố đặc biệt khi nó xảy ra với là dân thường. Đó là lý do tại sao chúng tôi hiện đang cung cấp hỗ trợ, đặc biệt là với các loại vũ khí phòng không.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Đức cho biết, lãnh sự quán Đức ở Kyiv đã bị tấn công trong cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga.

Trong khi đó, Bộ Ngoại Giao Rumani cho biết hỏa tiễn rơi cách Đại Sứ quán của họ chỉ có 850m.

Charles Michel, chủ tịch Hội đồng Âu Châu, nhận xét rằng:

Các cuộc tấn công khủng khiếp của Nga nhằm vào Kyiv và các thành phố khác trên khắp Ukraine cho thấy sự tuyệt vọng của Điện Cẩm Linh. Những cuộc tấn công bừa bãi vào dân thường là tội ác chiến tranh. Chúng tôi cam kết hỗ trợ Ukraine và buộc chế độ Nga phải chịu trách nhiệm. Chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề này với các đối tác G7 của chúng tôi.

Các thành viên của Nhóm G7 và tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, sẽ tổ chức các cuộc đàm phán khẩn cấp về tình hình Ukraine vào ngày mai, một phát ngôn viên của chính phủ Đức đã xác nhận.

Thủ tướng Olaf Scholz đã nói chuyện qua điện thoại với Zelenskiy và bảo đảm với ông “về sự đoàn kết của Đức và các nước G7 khác”, họ nói.

3. Quân đội Ukraine đang ở bên ngoài thị trấn quan trọng Svatove trong vùng Luhansk

Theo Serhiy Hayday, người đứng đầu chính quyền quân sự Ukraine của khu vực Luhansk, quân đội Ukraine đang chuẩn bị cho những bước tiến sâu hơn vào Luhansk do Nga nắm giữ.

Trong bản báo cáo hôm thứ Hai 10 tháng 10, ông Hayday lên tiếng thừa nhận những bức ảnh chụp quân đội Ukraine bên ngoài thị trấn Stelmakhivka ở Luhansk, cách đồn lũy xung yếu Svatove chưa đầy 20 km về phía tây bắc.

Các cuộc phản công mới của Ukraine vào Luhansk đã được thực hiện nhờ việc tái chiếm lãnh thổ nhanh chóng trong những tuần qua, đặc biệt là việc tái chiếm Lyman ở vùng Donetsk.

Toàn bộ khu vực Luhansk được Cẩm Linh tuyên bố là lãnh thổ của Nga, sau khi cưỡng bức sáp nhập. Nhưng trong những ngày gần đây, các lực lượng Ukraine đã tiếp cận khu vực từ nhiều hướng, sau các cuộc tấn công thành công của họ ở Kharkiv và Donetsk.

Phóng viên của thông tấn xã Al Jazeera đi theo quân Ukraine ghi nhận thi thể của các binh sĩ Nga nằm rải rác khắp các ngôi làng vừa được tái chiếm khi cuộc chiến ở miền đông Ukraine đang trở nên gay gắt và các lực lượng của Kyiv cố gắng tiến vào khu vực Luhansk.

Hàng nghìn binh sĩ Nga đã tháo chạy tán loạn khỏi khu vực giới tuyến vào hôm Chúa Nhật, để lại sự tàn phá lớn. Hố bom, xe cộ cháy rụi và xác người nằm ngổn ngang dọc các con đường dẫn về mặt trận phía đông.

Sau khi quân Nga rút lui khỏi thị trấn Torske ở vùng Donetsk, người ta thấy quân phục Nga được treo trong những ngôi nhà bỏ hoang mà binh lính từng trú đóng.

Lính Nga đã được thấy nhan nhãn trên các đường phố của thị trấn Torske chỉ vài ngày trước, nhưng họ đã bị thay thế bởi quân đội Ukraine tuần tra trên đường phố.

“Thật là khủng khiếp. Không có sự sống. Những người hàng xóm của chúng tôi đã rời đi và những người lính Nga đã chiếm nhà của họ “, Antonina, một người hưu trí ở Torske, nói với Al Jazeera. “Nhưng khi quân Nga bỏ đi, họ chạy hối hả và hoảng loạn trên đường phố.”

Dima, một nông dân, mô tả sự thay đổi nhanh chóng khi các lực lượng Nga tháo chạy khỏi thị trấn của anh ta.

“Chúng tôi đã ngồi trong tầng hầm của mình trong ba đến bốn ngày để sống sót,” Dima nói. “Có rất nhiều pháo kích, và sau đó họ chạy trốn vào rừng.”

Torske cách thị trấn Lyman vừa được tái chiến khoảng 15 km về phía đông. Charles Stratford của Al Jazeera cho biết các khu vực xung quanh ngôi làng đã bị “nghiền thành bột bởi đạn nổ”, để lại các phương tiện bị phá hủy, một số có xác bên trong, dọc theo con đường đến Kreminna, nơi các lực lượng Nga đang cố thủ.

Trên một cây cầu hư hỏng, thi thể của hai người Nga đang treo lơ lửng trên thành của một chiếc xe buýt học sinh bị nổ tung và ruồi bu đầy trong khi âm thanh của những vụ nổ vang lên ở phía xa.

Trong khi đó, các lực lượng Ukraine đang tiếp tục tiến tới Kreminna do Nga chiếm đóng và vào khu vực Luhansk. Vũ khí phương Tây đã giúp quân đội Ukraine giành lại nhiều lãnh thổ hơn trong tháng qua so với những gì lực lượng Nga chiếm được trong 5 tháng.

Cuộc tiến công đã làm suy yếu tuyên bố từ Điện Cẩm Linh vào đầu tháng này rằng họ đã chính thức sáp nhập Donetsk, láng giềng Luhansk và các khu vực phía nam của Zaporizhia và Kherson.

4. Cựu chỉ huy Nga chỉ trích các chiến lược tấn công Ukraine của Nga là 'Hoàn toàn vô nghĩa'

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Ukraine Offensive 'Absolutely Senseless': Ex-Military Leader”, nghĩa là “Cựu chỉ huy Nga chỉ trích các cuộc tấn công Ukraine của Nga là 'Hoàn toàn vô nghĩa'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Các hành động liên tục của Nga ở Ukraine đã bị một cựu lãnh đạo quân đội Nga coi là “vô nghĩa”.

Được các tờ báo như The Guardian gọi là “người theo chủ nghĩa dân tộc cực hữu”, Igor Girkin trước đây phục vụ trong quân đội Nga với tư cách là sĩ quan Cục An ninh Liên bang, đóng một vai trò trong các hoạt động dẫn đến việc sáp nhập Crimea. Sau đó, ông cũng là thủ lĩnh trên thực tế của các lực lượng ly khai ở Donbas, một khu vực ly khai đang tranh chấp ở miền Đông Ukraine đã trở thành tâm điểm của cuộc xâm lược năm 2022. Cuối cùng, ông đã rời khỏi chức vụ sau khi chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia bị bắn rơi trong khu vực.

Viết dưới bí danh của mình, Igor Ivanovich Strelkov, Girkin đã đăng lên tài khoản Telegram của mình vào Chúa Nhật, những bình luận về sự phát triển trong cuộc xung đột Ukraine và chỉ trích chiến thuật của quân đội Nga. Ông bắt đầu với quan sát rằng Lực lượng vũ trang Ukraine tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công bằng pháo vào Belgorod, một khu vực của Nga có đường biên giới với thành phố Kharkiv của Ukraine. Ông nói, mặt trận này trong cuộc xung đột, “đã trở nên toàn diện - gần như ở cấp độ Donetsk”.

“Thay vì cố gắng đẩy kẻ thù ra khỏi biên giới một lần nữa sau cuộc 'tái tập hợp' được thực hiện vào tháng 9, quân đội của chúng ta tiếp tục tiến hành các hành động tấn công hoàn toàn vô nghĩa về mọi mặt và kèm theo đó là những tổn thất nặng nề trên hướng Bakhmut và phía tây của Donetsk, mà kẻ thù, tập trung các lực lượng tấn công chính trên các mặt trận khác, đã không chú ý đến nhiều,” Girkin viết.

“Tập hợp lại” mà Girkin đề cập là một cuộc phản công thành công ở khu vực Kharkiv của lực lượng Ukraine vào đầu tháng 9, giải phóng một số khu vực quan trọng trước đây bị Nga chiếm đóng. Nó đánh dấu một trong những thành công lớn nhất cho những người bảo vệ Ukraine, và là một đòn giáng mạnh vào nỗ lực xâm lược của Nga.

Girkin đã đưa ra những dự đoán bi quan nghiêm trọng về cuộc xâm lược sau thất bại ở Kharkiv, dự đoán rằng các lực lượng Nga cuối cùng sẽ thất bại ở Ukraine.

“Cuộc chiến ở Ukraine sẽ tiếp tục cho đến khi Nga thất bại hoàn toàn”, Girkin đăng trên Telegram sau cuộc phản công. “Chúng ta đã thua rồi, phần còn lại chỉ là vấn đề thời gian.”

Kể từ đó, các lực lượng Nga tiếp tục đối mặt với những thất bại. Vào cuối tháng 9, các lực lượng Ukraine đã đánh đuổi lực lượng chiếm đóng của Nga ra khỏi thành phố Lyman, nằm trong khu vực Donetsk đang tranh chấp. Vào sáng thứ Bảy, một vụ nổ đã làm rung chuyển Cầu Eo biển Kerch quan trọng về mặt chiến lược, nối Crimea với đất liền Nga, khiến các phần của nó sụp đổ. Trong khi Ukraine chưa chính thức công nhận vụ việc, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gọi đây là “một hành động khủng bố”.

Newsweek đã liên hệ với các quan chức Nga để đưa ra bình luận.

5. Putin gọi vụ nổ Crimea là 'khủng bố' trong khi lo ngại về hạt nhân gia tăng

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Calls Crimea Blast 'Terrorism' as Concerns of Nuclear Escalation Grow”, nghĩa là “Putin gọi vụ nổ Crimea là 'khủng bố' trong khi lo ngại về hạt nhân gia tăng”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm Chúa Nhật nói rằng vụ nổ làm hư hỏng cầu Eo biển Kerch - nối Nga với bán đảo Crimea do Nga chiếm đóng - là một “hành động khủng bố” do các quan chức Ukraine thực hiện.

“Không có nghi ngờ. Đây là một hành động khủng bố nhằm phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự cực kỳ quan trọng”, theo Reuters. ông Putin nói như trên trong một bài phát biểu qua liên kết video. “Điều này do các cơ quan mật vụ đặc biệt của Ukraine nghĩ ra, thực hiện và ra lệnh.”

Chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Tuy nhiên, các giới chức Ukraine đã chế giễu và ăn mừng vụ nổ.

Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova, nói rằng “việc phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự là minh chứng cho bản chất khủng bố của Ukraine.”

Tuyên bố của ông Putin hôm Chúa Nhật được đưa ra trong bối cảnh các quan chức phương Tây trong những ngày gần đây đã bày tỏ lo ngại về mối đe dọa hạt nhân do Mạc Tư Khoa gây ra. Trong bài phát biểu hôm thứ Năm, Tổng thống Joe Biden nói rằng Putin “không nói đùa” về những lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật gần đây, đồng thời cảnh báo một quyết định như vậy có thể dẫn đến “Armageddon”.

“Ông ấy không nói đùa khi nói về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc vũ khí sinh học và hóa học, bởi vì quân đội của ông ấy, có thể nói được, là hoạt động kém cỏi đáng kể,” Biden nói. “Tôi không nghĩ có khả năng dễ dàng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật mà không kết thúc với Armageddon.”

Biden nói thêm rằng lời nói của Putin đã khiến thế giới có nguy cơ bị hủy diệt hạt nhân cao nhất kể từ Cuộc khủng hoảng hỏa tiễn Cuba năm 1962, một giai đoạn căng thẳng suýt dẫn đến chiến tranh giữa Mỹ và Liên Xô sau khi người ta phát hiện ra rằng Liên Xô đã bí mật triển khai vũ khí hạt nhân cho đảo quốc này.

Đáp lại phát biểu của nhà lãnh đạo Nga, Tướng quân đội Mỹ về hưu Mark Hertling cho biết trên Twitter: “Quân đội hoặc một đại diện của tòa án quốc tế sẽ có thể nói một cách chắc chắn rằng liệu đó có thực sự là một cuộc tấn công quy ước được lên kế hoạch cẩn thận và thực hiện chính xác nhằm vào các mục tiêu quân sự chiến lược hợp lệ hay vào một địa điểm vô phương tự vệ. Putin có thể không nhận ra những điều đó.”

Anton Gerashchenko, một cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, đã trích dẫn một tweet hôm thứ Bảy từ tác giả Stephen King.

“Tôi chỉ có thể trích dẫn @StephenKing để trả lời điều này: Sau chín tháng giết người và trong nhiều trường hợp tra tấn thường dân; sau khi san bằng toàn bộ thị trấn; Người Nga gọi việc thổi bay cây cầu là 'khủng bố'...” ông viết.

Sau vụ nổ trên cầu eo biển Kerch, Gerashchenko nói với Newsweek hôm thứ Bảy rằng nguy cơ “rất cao” là Putin sẽ leo thang cuộc tấn công vào Ukraine. Ông kêu gọi phương Tây cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine để chống lại người Nga.

“Khả năng leo thang từ phía Putin là rất cao. Chúng tôi yêu cầu cung cấp cho chúng tôi nhiều vũ khí hơn. Chúng tôi không yêu cầu chiến đấu cho chúng tôi,” anh nói. “Chính phủ của các bạn không nên chờ đợi và giữ tất cả vũ khí, đạn dược và phương tiện trong kho. Hãy gửi tất cả cho Ukraine để chúng tôi có thể kết thúc chiến tranh”.

Newsweek đã liên hệ với các bộ ngoại giao Ukraine và Nga để đưa ra bình luận.

Trong khi đó, Julia Davis, một phụ trách chuyên mục của The Daily Beast và là người sáng tạo ra Russian Media Monitor, hôm Chúa Nhật đã đăng video quay cảnh các chuyên gia truyền hình nhà nước Nga thảo luận về vụ tấn công. Andrey Kartapalov, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng của Duma Quốc gia, cho biết cây cầu “không chỉ là một vật thể quân sự” mà còn là một “biểu tượng của niềm tự hào của nước Nga”.

“Họ đang tấn công các biểu tượng”, ông nói trước khi đề cập đến Moskva, một tàu chiến của Nga mà các quan chức Ukraine tuyên bố là đã đánh chìm bằng hỏa tiễn vào tháng Tư. Tuy nhiên, Nga không chính thức tuyên bố rằng con tàu đã bị tấn công bởi người Ukraine và thay vào đó nói rằng con tàu bị chìm sau một vụ hỏa hoạn trên tàu khiến kho đạn phát nổ.

“Trong khi đó, trên kênh truyền hình nhà nước Nga, người ta đang vẽ nên sự song song giữa cây cầu Crimea, tàu chiến Moskva và Putin, như các biểu tượng chính của nước Nga. Họ chắc hẳn đã quên những lời nói dối của chính họ về Moskva. Mọi người đang được thúc giục đoàn kết xung quanh Putin và hành quân vào trận chiến khi được kêu gọi,” Davis viết trên Twitter.
 
Lý do linh mục Ý bị treo chén. Cách chính xác để lần chuỗi Mân Côi, theo Đức Bênêđíctô XVI
VietCatholic Media
17:27 10/10/2022


1. Cách chính xác để lần chuỗi Mân Côi, theo Đức Bênêđíctô XVI

Đức Bênêđíctô XVI tin rằng có một cách chính xác để lần hạt Mân Côi, để cảm nghiệm sự bình an trong tâm hồn.

Trong khi đối với nhiều người việc lần chuỗi Mân Côi khá đơn giản, Đức Bênêđíctô XVI tin rằng có một cách “đúng đắn” để cầu nguyện trong lòng sùng kính bình dân.

Ngài giải thích suy nghĩ của mình trong một bài huấn dụ vào năm 2008.

Kinh Mân Côi, khi được cầu nguyện cách đích thực, không máy móc và hời hợt nhưng sâu xa, sẽ mang lại hòa bình và hòa giải.

Đối với Đức Bênêđíctô XVI, một cách đích thực để lần hạt Mân Côi liên quan đến việc “chiêm ngắm và suy niệm” các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi.

Với Mẹ Maria, con tim chúng ta hướng về mầu nhiệm Chúa Giêsu. Chúa Kitô được đặt vào trung tâm của đời sống chúng ta, thời đại chúng ta, thành phố của chúng ta, qua việc chiêm ngưỡng và suy niệm các mầu nhiệm thánh của Người về niềm vui, ánh sáng, nỗi buồn và vinh quang.

Thánh Gioan Phaolô II, trích dẫn lời Thánh Phaolô Đệ Lục trong tông thư Rosarium Virginis Mariae, cũng coi việc chiêm niệm là chìa khóa để cầu nguyện lần chuỗi Mân Côi một cách “đúng đắn”.

Kinh Mân Côi, chính vì nó bắt đầu từ kinh nghiệm của chính Đức Maria, là một lời cầu nguyện chiêm niệm tuyệt vời. Nếu không có chiều kích chiêm niệm này, nó sẽ mất đi ý nghĩa, như Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã chỉ rõ: “Nếu không chiêm niệm, Kinh Mân Côi là một thân thể không có linh hồn, và việc đọc kinh có nguy cơ trở thành sự lặp lại máy móc các công thức, vi phạm điều lời khuyên của Chúa Kitô: “Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin.” (Mt 6:7-8).

Việc lần hạt Mân Côi trong cách chiêm niệm không phải lúc nào cũng dễ dàng, và chúng ta có thể dễ dàng trở lại thói quen cũ của mình. Tuy nhiên, điều cốt yếu là chúng ta phải luôn tiến bước trong đời sống thiêng liêng, làm những gì có thể, với ơn Chúa, lần chuỗi Mân Côi chiêm ngắm những mầu nhiệm trong cuộc đời Chúa Giêsu.
Source:Aleteia

2. Linh mục Công Giáo ở Ý bị treo chén vì lập trường ủng hộ đồng tính

Một linh mục người Ý, nổi tiếng ở đất nước này vì ủng hộ các cặp đồng tính, phá thai và an tử, đã bị Giáo Hội Công Giáo treo chén từ hôm thứ Hai 3 tháng 10 vì “có những quan điểm không phù hợp với giáo huấn của Giáo hội”.

Linh mục Giulio Mignani, 52 tuổi, một linh mục quản xứ ở một thị trấn nhỏ miền Nam nước Ý, đã bị giám mục của mình cấm cử hành thánh lễ và các bí tích sau khi tuyên bố kêu gọi chúc lành cho các cặp đồng tính trong nhà thờ.

“Giáo hội không lên án đồng tính luyến ái nhưng coi quan hệ đồng tính luyến ái là một rối loạn. Điều này giống như nói rằng bạn đói thì được, nhưng bạn không thể ăn,” Cha Mignani nói với Vanity Fair Italy trong một bài báo đăng hôm thứ Tư.

“Ý tôi là đó là một mô hình phải được thay đổi,” vị linh mục nói. “Tình yêu đồng giới vẫn bị coi là tội lỗi, sai lầm, dù nó là một khía cạnh cơ bản trong cuộc sống của những người này”.

Giám mục Luigi Ernesto Palletti lần đầu khiển trách linh mục vào năm 2021, khi cha Mignani từ chối hủy bỏ một buổi lễ chúc lành đồng tình vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá sau một thông báo của bộ giáo lý Vatican cấm chúc lành cho các cặp đồng tính.

Một số linh mục ở Đức đã bắt đầu chúc lành cho các cặp đồng tính vào năm 2021 bất chấp Bộ Giáo lý Đức tin đã trả lời bằng Văn bản tuyên bố rằng Giáo Hội “không thể chúc lành cho tội lỗi.”

Vị linh mục cũng xuất hiện trên các tờ báo địa phương và các kênh truyền thông để ủng hộ dự luật chống phân biệt đối xử với người đồng tính được đặt tên theo người đề xướng, là chính trị gia cánh tả Alessandro Zan. Hội đồng giám mục Ý phản đối dự luật, vốn chưa bao giờ được Thượng viện thông qua.

Cha Mignani cũng đã lên tiếng ủng hộ việc phá thai và hành vi an tử, cả hai đều bị Giáo Hội lên án. Ngài đi xa đến mức tuyên bố rằng giáo lý Công Giáo đã lỗi thời và không phù hợp với xã hội.

Cha Mignani cho biết ngài nghi ngờ mình sẽ thay đổi quan điểm sau khoảng thời gian suy tư do giám mục yêu cầu. Ngài nói muốn tiếp tục là một linh mục rao giảng những gì ngài cảm thấy là đúng bất kể có phù hợp với giáo huấn Công Giáo hay không.
Source:Religion News

3. Nhóm Đền thờ Satan tấn công lệnh cấm phá thai ở Idaho, Indiana

Các tổ chức tôn giáo từ lâu đã tham gia vào cuộc tranh luận về luật phá thai nghiêm ngặt của Idaho. Các linh mục Công Giáo, các nhóm Tin Lành và những người khác thường xuyên vận động các nhà lập pháp và đệ trình các bản tóm tắt pháp lý ủng hộ lệnh cấm phá thai.

Giờ đây, nhóm Đền thờ Satan cũng đang tham gia. Nhóm Salem, Massachusetts, không tin vào quỷ Satan theo nghĩa đen nhưng tự mô tả mình là một “tổ chức tôn giáo phi hữu thần”, đã kiện tiểu bang Idaho lên tòa án liên bang vào cuối tuần trước khi cho rằng lệnh cấm phá thai của tiểu bang vi phạm quyền của các thành viên muốn thực hành “nghi lễ phá thai” của nhóm này.

“Các thành viên của chúng tôi có một niềm tin tôn giáo chân thành rằng họ có thể và nên phá thai”, trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại hôm thứ Tư, James Mac Naughton, luật sư đại diện cho nhóm đền thờ Satan, cho biết. Tổ chức này đã đệ đơn các vụ kiện tương tự ở Indiana vào tháng trước và ở Texas vào năm ngoái, và Mac Naughton nói rằng ông sẽ không loại trừ việc nộp đơn kiện bổ sung ở các tiểu bang khác.

Việc ép buộc mọi người tuân theo một niềm tin tôn giáo - rằng cuộc sống bắt đầu từ lúc thụ thai - và từ chối họ quyền thực hành một niềm tin khác - rằng mọi người đều có quyền kiểm soát cơ thể của chính mình – là vi phạm tự do tôn giáo, ông ta nói.

Mac Naughton nói: “Phá thai là một vấn đề phức tạp, nhưng nó chỉ gắn bó chặt chẽ với niềm tin tôn giáo”.

Nhóm đền thờ Satan, gọi tắt là TST, là một nhóm khác với nhóm Nhà thờ Satan, được thành lập vào những năm 1960. Được thành lập vào năm 2013, nhóm đền thờ Satan ủng hộ chủ nghĩa thế tục và coi Satan là một nhân vật văn học, người đóng vai trò như một phép ẩn dụ để bảo vệ chủ quyền cá nhân chống lại quyền lực tôn giáo.

Các nguyên lý tôn giáo của nhóm đền thờ Satan bao gồm niềm tin rằng con người nên có quyền kiểm soát cơ thể của chính mình, quyền tự do của người khác cần được tôn trọng và sự thật khoa học không được bóp méo để phù hợp với niềm tin cá nhân.

Tổ chức này cũng có một thứ gọi là “nghi lễ phá thai theo kiểu Satan”, bao gồm quá trình một người tự nhắc nhở bản thân rằng cơ thể của họ là bất khả xâm phạm, sau đó trải qua thủ thuật phá thai.
Source:Religion News