Ngày 09-09-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật XXIV Thường Niên A
Lm. Jude Siciliano, OP
21:45 09/09/2020

CHÚA NHẬT XXIV TN (A)
Huấn ca 27,30-28:7; Tvịnh 102; Rôma 14: 7-9; Mátthêu 18: 21-35

Từ bài trích trong sách Huấn Ca, bản văn đã được viết ra vào lối năm 200 trước Kỷ Nguyên TC. Chúng ta, thấy hình như loài người, sống hiện nay không tiến bộ nhiều. Theo sách Huấn ca nhận định là người thời đó hay than vãn về tính bạo lực lúc đó: Nên có trả thù, có oán hận, và thiếu lòng thương xót và tha thứ. Vậy đã có gì thay đổi sau khi Huấn Ca được viết? Theo bản tin đọc tối hôm qua, không có gì thay đổi cả. Một nhân viên cảnh sát bắn chết một người Mỹ gốc Phi. Các đảng phái chính trị họp và đưa các bài phát biểu trong chiến dịch tranh cứ họ nhục mạ bên đối phương; tổ chức tuần hành chống phân biệt chủng tộc dẫn đến việc ném chai và ném đá vào những người tuần hành. Đấy, các bạn còn biết nhiều hơn nữa và chắc có thể thêm chi tiết vào các câu chuyện đó.

Khi các bạn đọc các mẫu chuyện trên, tôi không nghĩ là các bạn thấy có bất kỳ sự hoàn thiện nào trong thái độ của người địa phương và người liên bang; đây là việc "ở ngoài đó". Còn trong gia đình chúng ta, khu dân cư mà chúng ta đang sống, nơi làm việc của chúng ta thì sao? Sách Huấn Ca có nói gì về những nơi đó không? Trong giáo hội tiên khởi, sách Huấn Ca được dùng làm sách để huấn luyện các người tân tòng. Trong cả 2 bộ sách Kinh Thánh Do thái và Kitô giáo các tín đồ được mời gọi từ bỏ thái độ giận hờn và hận thù. Điều này có gì quan trọng không? Quan trọng đến nổi sách Huấn Ca nói với chúng ta là nếu chúng ta không tha thứ cho người xúc phạm đến chúng ta thì chúng ta đừng mong Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta. Thật thế đấy!

Phêrô lại gần Chúa Giêsu và hỏi Ngài "Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha thứ đến mấy lần? Có phải 7 lần không?" Phêrô đã sống với Chúa Giêsu lâu nên ông ta biết Chúa Giêsu dạy điều cần chính của cuộc sống là lòng thương xót. Tôi đoán Phêrô muốn tỏ cho Chúa Giêsu biết rằng ông đã học được những điều mà Chúa mong đợi từ các người đang theo mình. "Có phải 7 lần không?” Chúa Giêsu nói lời Ngài nghĩ và làm cho Phêrô ngạc nhiên "Thầy không bảo là đến 7 lần, nhưng là đến 70 lần 7"

Trong phúc âm tuần vừa qua của Thánh Mátthêu, Chúa Giêsu dạy rằng sự tha thứ là đặc điểm của cộng đoàn tín hữu Kitô. Anh chị em phải biết tha thứ cho một thành viên của cộng đoàn vướng mắc sai lầm, và phải cố gắng hết sức để tiếp cận với người đó bằng tâm tình tha thứ, và đón chào người đó khi họ trở về với cộng đoàn. Phêrô hình như đã học được tầm quan trọng của lòng tha thứ. Nhưng có lẻ ông không nghĩ Chúa Giêsu đòi hỏi ông và cộng đoàn nhiều như thế. Họ phải tha thứ cho mọi anh em của mình như là dấu chỉ của lòng tha thứ cho thế giới. Có thể những người quan sát họ sẽ rất ngạc nhiên khi họ nhìn thấy hay nghe nói đến cách các môn đệ Chúa Giêsu tha thứ một các bền bỉ cho nhau. Lòng tha thứ như thế chỉ có thể xãy ra vì Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta lần này qua lần khác và Ngài ở giữa chúng ta giúp chúng ta sức mạnh để làm điều mà chúng ta hay loài người, không tự làm được đó là tha thứ cho nhau hết lần này đến lần khác.

Các bạn có để ý là đó hành vi rất cố gắng vượt qua cái tôi của chúng ta, khiến đôi khi chúng ta phải cắn răng để nói lời tha thứ phải không? Lời nói cuối cùng của Chúa Giêsu yêu cầu mổi người chúng ta: "Hãy tha thứ từ tận đáy lòng" Chúng ta biết đó là điều rất khó khăn, không chỉ đơn thuần trong tiếng nói nhỏ nhẹ: ”tôi tha thứ cho bạn". Nhưng lời nói phải được phát xuất ra từ tận trái tim biết tha thứ; giúp chúng ta thực hiện được việc mà chúng ta không tự mình làm được - là thay đổi tâm hồn của người khác – Chuyển hóa từ bất bình hờ hửng qua cố gắng thương yêu và hoàn toàn độ lượng.

Chúng ta phải quay trở lại phần đầu của dụ ngôn, khi nói về một vị tôn chủ đã tha một món nợ rất lớn cho người đầy tớ không khả năng chi trả khiến cho người đầy tớ đó thay đổi. Dụ ngôn là những câu chuyện rất phức tạp khiến chúng ta có thể để ý đến. Số tiền người đày tớ mắc nợ là một số tiền quá lớn không thể tưởng tượng được. Anh ta không thể nào có thể trả hết, ngay cả khi bán chính cả bản thân, vợ và con anh ta nữa. Lời yêu cầu xin được tha nợ của anh ta được đưa ra trong nỗi tuyệt vọng: "Thưa ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi. Tôi sẽ lo trả hết" Ông ta không thể nào trả hết được. Đó là điểm Chúa Giêsu muốn cho chúng ta thấy được việc không thể "trả lại" Thiên Chúa và nhận được ơn tha thứ. Đó là hồng ân.

Dụ ngôn không kết thúc ở đấy. Sự tha thứ cho một món nợ quá lớn đáng lẽ sẽ làm cho người đầy tớ động lòng và làm cho anh ta thay đổi nên một con người mới. Nhưng anh ta không thay đổi gì cả. Lẽ ra, sức mạnh của lòng yêu thương của vị tôn chủ đã giúp anh ta biết tha thư. Nhưng`do lòng dạ của anh ta vẫn còn chai đá và đó chính là lý do anh đã không tha món nợ nhỏ của người đồng nghiệp mắc nợ anh một món tiền “nhỏ hơn” số tiền mà anh đã nợ vị tôn chủ đã tha cho anh. Chúa Giêsu có thể đã nói thêm ngay sau khi tôn chủ tha cho người đầy tớ câu "anh hãy đi và làm như vậy".

Thiên Chúa đã nhiều lần ban ơn tha thứ cho chúng ta hết lần này đến lần khác. Bắt đầu từ bí tích Thánh Thể, một lần nữa chúng ta hãy cầu xin sự tha thứ và mong nhận được ơn tha thứ. Đây chỉ là một thí dụ về tầng xuất về lòng tha thứ của Thiên Chúa cho chúng ta và chứng tỏ lóng Chúa thương xót chúng ta vô bờ bến. Để đáp lại, bản thân của mỗi người chúng ta và cả giáo hội; phải luôn là chứng nhân của lòng thương xót Thiên Chúa dành cho loài người. Chúng ta phải làm chứng ra sao? Chúng ta, người tín hữu, hãy biết tha thứ một cách độ lượng như chúng ta đã được nhận lãnh. Và chắc chắn đó là dấu chỉ của Thiên Chúa là đấng giàu lòng thương xót đang hiện diện và hoạt động trong chúng ta.

Tha thứ không phải là điều dễ dàng. Mỗi khi chúng ta họp nhau mừng Bí tích Thánh Thể, chúng ta dâng lời cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha. không phải vì chúng ta là gương mẫu của sự tha thứ, nhưng là lời cầu xin ơn Thiên Chúa để biết tha thứ như chúng ta đã được tha thú. Ngay sau khi chúng ta đọc kinh Lạy Cha chúng ta xin Chúa Giêsu nói phán một lời tha thứ cho chúng ta. "Lạy Chúa, chúng con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà chúng con, nhưng xin Chúa phán một lời, thì linh hồn chúng con sẽ lành mạnh" Rồi đến chúng ta chúc bình an cho nhau, và như để nhấn mạnh điều chúng ta đã lãnh nhận, chúng ta cầu xin 3 lần "Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con". Và Thiên Chúa làm điều đó lập đi lập lại nhiều lần để ban lòng thương xót cho chúng ta xi. Rồi chúng ta đi lên rước Chúa Kitô sống động, và ơn Thánh Linh Ngài để giúp chúng ta nên hình ảnh của Thiên Chúa giàu lòng thương xót bằng cách tha thứ cho nhau như chúng ta đã được tha thứ.

Những ngày bạo lực vì kỳ thị chủng tộc làm chúng ta tự hỏi: Sự tha thứ có thể nào xãy ra khi biết bao nhiêu người đã trở thành nạn nhận của sự xúc phạm. Chúng ta không thể gạt bỏ nổi đau khổ này bằng những lời "Hãy tha thứ và quên đi". Chúng ta phải nhớ những nỗi kinh hoàng mà người khác đã phải chịu đựng để chúng ta không còn lập lại điều đó. Những bộ phim tài liệu và những kỷ niệm đã nhắc chúng ta nhơ những lời nói và tâm gương của ông Martin Luther King Jr., người ngôn sứ của nhóm tranh đấu cho nhân quyền, thách thức người da trắng hãy chấp nhận họ; là chúng ta cùng lãnh phần kỳ thị chủng tộc. Và phần chúng ta đồng lõa trong vấn đề phân biệt chũng tộc, đã góp phần vào sự đau khổ và áp bức cho những anh chị em da đen của chúng ta. Ông Martin Luther King Jr. khuyến khích chúng ta nên xin ơn tha thứ và hãy làm điều gì để chứng tỏ điều Chúa Giêsu hứa khi Ngài loan báo "Triều Đại nước trời đã đến”.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


24th SUNDAY (A)
Sirach 27: 30-28:7; Psalm 103; Romans 14: 7-9; Matthew 18: 21-35

We humans don’t seem to have made much progress since Sirach wrote almost 200 years before Christ. The sage, observing his contemporaries, lamented the discord and violence that he saw: vengeance, anger, and a lack of mercy and forgiveness. So, what’s changed since he put down his quill? Judging from last night’s national newscast, nothing. Another police officer killed an African-American man; the political conventions and campaign speeches featured lots of name-calling; a racist march resulted in bottle and stone throwing. Well, you know the rest and no doubt can add to the list.

When you read this I doubt there will be any improvement in our national and local attitudes – "out there." What about in our own families, neighborhoods, and workplaces? Does Sirach speak to those worlds too? In the early church the Book of Sirach was used for instructions to the catechumens. In both the Hebrew and Christian scriptures believers were called to renounce anger and resentment. How serious was this obligation? So serious that Sirach tells us if we don’t extend forgiveness to one who has offended us, we should not expect God to forgive us. Wow!

Peter approached Jesus and asked, "If my brother [sister] sins against me, how often must I forgive? As many as seven times?" Peter had been with Jesus long enough to know how central forgiveness was in his teaching. I guess he was trying to show Jesus that he had learned what he expected from his followers. "As many as seven times?", Peter offers. Jesus does his "Jesus thing" again and surprises Peter, "I say to you not seven times but seventy seven times."

In last week’s gospel from Matthew Jesus taught that forgiveness was to characterize the believing community. Sisters and brothers must forgive an erring member of the community and do whatever they can to reach out in forgiveness and welcome them back into the community. Peter seems to have learned about the importance of forgiveness, but he probably never expected how much Jesus would ask of him and the believing community. They are to forgive their brothers and sisters and so be a sign of forgiveness to the world. How amazed observers would be when they saw, or heard of, the remarkable and persistent way disciples forgave one another. Such forgiveness can only happen because God, who has forgiven us over and over again, is in our midst empowering what we humans could never accomplish on our own – forgiving one another over and over again.

Did you also notice, it isn’t just a matter of gritting our teeth and making ourselves forgive? Jesus’ closing statement asked that we forgive one another, "from your heart." We know how difficult that is. It’s not merely a grudging, "I forgive you." The words must come from a forgiving heart – a changed heart – which requires begging for grace to help us do what we cannot do on our own, change our hearts toward another – from grievance and reluctance, to love and over abundant generosity.

We have to go back to the first part of the parable where the king forgives the huge debt of the steward who cannot repay. Parables are often elaborate stories that can’t help but grab our attention. The amount the debtor owes his master is huge and boggles the imagination. He could never repay it, not even by the sale of the debtor, his wife and his children. His request is made out of desperation, "Be patient with me and I will repay you in full." No he couldn’t. That is the point Jesus is making. We can’t "repay" God and earn our forgiveness. It comes as a gift.

The parable doesn’t end there. The forgiveness of such a vast debt should have touched the steward’s heart and made him different, a renewed person. But it did not. It should have been the energy and power in his heart they would have enabled him to also be forgiving. But his heart remained hard and the proof of this is that he did not give to a fellow servant, who owed him "a much smaller amount," what he himself had received gratis from his master – the gift of forgiveness. Jesus could have added, right after the king’s forgiveness of the servant, "You go and do likewise."

Forgiveness happens over and over for us from God. We began this Eucharist again asking for forgiveness and we received it. This is just an example of the frequency of God’s forgiveness to us and is a testimony to God’s infinite mercy. In response we individuals and the church must be witnesses to the mercy God offers all human beings. How do we do this? We believers bestow forgiveness as freely as we have received it. Surely that would be a sign that the God of mercy is present and active in our midst.

Forgiveness isn’t easy. Each time we gather for Eucharist we pray the Lord’s Prayer, not because we are models of forgiveness, but as a prayer that asks the grace from God to forgive as we have been forgiven. Right after we pray the Lord’s Prayer we ask they Jesus speak a healing word to us ("Lord I am not worthy that you should come under my roof, say but the word and my soul shall be healed.") Then we offer one another peace and, as if to emphasize what we are receiving, we pray three times, "Lamb of God you take away the sins of the world, have mercy on us." And God does just that, again and again, bestows mercy just by our asking for it. Then we come forward to receive the living Christ, and the gift of his Spirit which enables us to mirror our merciful God by forgiving others as we have been forgiven."

These days of racial violence and abuse call us to question the possibility of forgiveness when so many have been victimized and abused. We cannot dismiss this suffering with platitudes like "Forgive and forget." We must remember the horrors others have suffered so we don’t repeat them. Documentaries and commemorations have reminded us of the words and example of Dr. Martin Luther King Jr. This prophet of the Civil Rights Movement challenged white people to acknowledge our complicity in racism and the part we have played in contributing to the oppression, pain and suffering of our Black sisters and brothers. He encouraged us to ask for forgiveness and then to do something to bring about the new order Jesus promised when he proclaimed, "The Kingdom of Heaven is at hand."
 
Suối nguồn hạnh phúc, niềm vui và sự thánh thiện
Lm. Minh Anh
23:28 09/09/2020

SUỐI NGUỒN HẠNH PHÚC, NIỀM VUI VÀ SỰ THÁNH THIỆN
“Lạy Chúa, xin dẫn con theo chính lộ ngàn đời”.

Kính thưa Anh Chị em,
Thánh Vịnh đáp ca hôm nay nói đến sự toàn tri, toàn trí và toàn trị của Thiên Chúa, Đấng xót thương, từ nhân, cũng là Đấng mời gọi chúng ta bước theo chính lộ ngàn đời của Người, “Lạy Chúa, xin dẫn con theo chính lộ ngàn đời”. Chính lộ của Người là nhân từ, là xót thương; ai sống làm sao, Người trả cho như vậy. Đó cũng là chìa khoá để chúng ta hiểu được nội dung của phụng vụ Lời Chúa hôm nay.

Trong bài đọc thứ nhất, Thánh Phaolô nói, Thiên Chúa sẽ nhận biết ai sống yêu thương, ai kính mến Người, “Ai yêu mến Thiên Chúa, kẻ ấy được Thiên Chúa nhận biết”. Thiên Chúa biết rõ lòng dạ con người; chúng ta thương ai, ghét ai, thù hiềm ai… Người biết cả. Thánh Vịnh 138 hôm nay cho thấy điều đó, “Lạy Chúa, Chúa đã thăm dò và đã biết con; Ngài biết con lúc con ngồi, khi con đứng. Ngài hiểu thấu tư tưởng con từ đàng xa. Con bước đi hay nằm nghỉ, Ngài thấy hết; Ngài để ý tới mọi đường lối của con. Chính Ngài đã nặn ra thận tạng con, đã dệt ra con trong lòng thân mẫu”. Người biết sự giằng co giữa thánh thiện và sự dữ nơi mỗi người; lời đáp ca hôm nay là một lời cầu xin cho được nên giống Thiên Chúa thiết thực nhất, “Lạy Chúa, xin dẫn con theo chính lộ ngàn đời”.

Thiên Chúa toàn tri, toàn trí, toàn trị đó muốn chúng ta nên giống Người, yêu thương anh em như Người yêu thương họ; yêu cả kẻ thù như Chúa Giêsu yêu thương, “Các con hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn cho những kẻ ghét mình, hãy chúc phúc cho những kẻ nguyền rủa mình, hãy cầu nguyện cho những kẻ vu khống mình”. Với những lời này, Chúa Giêsu đòi hỏi một sự triệt để; bởi lẽ, ơn gọi của chúng ta là làm như Thiên Chúa làm. Chính Thiên Chúa đang thấy sự giằng co nơi mỗi người, ở đó vừa có đất, vừa có hơi thở linh thánh; vừa vật chất, vừa huyền nhiệm; vừa nặng nề, vừa cao cả. Vì thế, giữa những bách hại hay ác tâm của người khác, chúng ta tổn thương; vết thương này có thể dẫn đến giận dữ, trả đũa, thậm chí trả thù; thế nhưng, nếu đầu hàng trước những cám dỗ ấy, chúng bỗng dưng trở thành chính điều gây thương tích cho chúng ta; vì thù ghét chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn.
Thật là ngây thơ nếu chúng ta phủ nhận sự giằng co nội tâm này; trái lại, thành thật nhìn nhận nó và coi đây là một cơ hội nên thánh, thì với ơn Chúa, chúng ta ôm lấy nó bất chấp những đớn đau và giận dữ vốn có thể xảy ra. Thiên Chúa thấy điều đó và chúng ta càng công nghiệp trước mặt Người. Sự giằng co nội tâm này tiết lộ rằng, Thiên Chúa muốn chúng ta nhiều hơn là việc chỉ đơn giản sống một cuộc sống dựa trên cảm xúc. Tức giận hay bị tổn thương không phải là điều thú vị; thực tế, nó có thể là nguyên nhân của nhiều khốn khổ. Thế nhưng, nó không nhất thiết phải như vậy. Khi xác tín, Thiên Chúa thấy, Thiên Chúa biết, Người đang bổ sức, chúng ta sẽ làm theo điều Chúa dạy, và đây là con đường thoát khỏi khốn cùng; nếu đầu hàng, không vượt qua nổi và trở nên thù oán, chúng ta chỉ việc làm cho vết thương hoang hoác hơn, ung thối hơn và sâu hơn. Khi yêu thương, cầu nguyện và làm ơn cho kẻ thù, chúng ta khám phá ra rằng, tình yêu thật mạnh mẽ, một tình yêu vượt xa mọi cảm xúc; một tình yêu đích thực được thanh luyện, được tặng không như một quà tặng từ Thiên Chúa, Đấng sẽ trả lại những đấu đã dằn đã lắc. Đó là chóp đỉnh của đức ái, một tình yêu ở cấp độ cao nhất vốn mang đến cho chúng ta vô vàn niềm vui. Bấy giờ, những giằng co sẽ trở thành nguồn suối của sự thánh thiện và hạnh phúc nơi những ai để cho Thiên Chúa lôi mình vào chính lộ ngàn đời, biến đổi những khổ đau của họ trở thành những khí cụ yêu thương, yêu thương cả những người làm hại mình.

Không ai đau khổ bằng Chúa Giêsu, “Thập giá Ngài gom lại tất cả khổ đau trên thế giới”. Ngài từng thốt lên, “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cất chén này khỏi con”, nhưng Ngài đã chiến thắng; trong hơi thở cuối cùng, Ngài thì thào, “Xin Cha tha cho họ”. Nếu chúng ta lấy Chúa Giêsu làm thước đo, chuẩn mực cho mình, chúng ta cũng trở nên suối nguồn cứu độ như Ngài và đem hạnh phúc cho tha nhân; nhưng đừng quên, trước đó, chúng ta đã được hưởng nếm thiên đàng, là niềm vui thánh thiện này.

Trong lịch sử tội phạm Hoa Kỳ, Gary Ridgway được biết đến như một người đã giết 49 phụ nữ vào những năm 80-90s’; sau phiên toà, y thú nhận con số ấy là 71. Không lãnh án tử hình, vì đó là mặc cả của y với toà trong việc hợp tác tìm kiếm xác các nạn nhân. Tại phiên toà 05/9/2003, Ridgway ngồi đó với khuôn mặt đá, người nhà các nạn nhân nguyền rủa y, họ mong ước y sẽ có một cái chết tàn nhẫn kéo dài mãi đến ngày xuống địa ngục. Y thản nhiên nhận tội mà không hề mảy may sợ hãi hoặc hối lỗi. Thế nhưng, khuôn mặt đá ấy đã rạn nứt để hai dòng lệ sám hối chảy xuống bởi một liều thuốc đầy tình người khi cụ Robert Rule, cha của một cô gái là nạn nhân 16 tuổi, xuất hiện; cụ Rule nói, “Nhiều người ở đây thù ghét ông, tôi không thuộc trong số họ. Ông đã gây khó khăn khi tôi phải sống điều tôi tin, cũng là điều Chúa dạy, ‘Hãy tha thứ’, tôi tha thứ cho ông”. Mọi người sửng sốt nhìn khuôn mặt phúc hậu, mái tóc và bộ râu bạch kim của cụ Rule, khuôn mặt của một thiên thần.

Anh Chị em,

Thiên Chúa thấy những vết thương chúng ta đang mang. Những vết thương này có thể trở nên suối nguồn hạnh phúc, niềm vui và sự thánh thiện nếu chúng ta để cho Thiên Chúa biến đổi chúng; hãy để Thiên Chúa kéo mỗi người vào chính lộ ngàn đời của Người, chính lộ nhân từ và xót thương.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, con được gọi để yêu thương. Xin giúp con biết trao cho Chúa bất cứ những xung năng giận ghét nào; xin thay vào đó những gì cao cả nhất của một lòng bác ái đích thực nhất”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC Phanxicô: Chúng ta chống lại Covid bằng tình yêu vô biên
Thanh Quảng sdb
04:44 09/09/2020
ĐTC Phanxicô: Chúng ta chống lại Covid bằng tình yêu vô biên!



Trong buổi Tiếp kiến Chung hôm thứ Tư 9/9/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh: Đây là “thời gian để đổi mới tình yêu xã hội của chúng ta.”

(Tin Vatican - Christopher Wells)

Đức Thánh Cha Phanxicô tập trung ý tưởng của ngài vào khái niệm “công ích” trong bài giáo lý của ngài tại buổi Tiếp kiến Chung hôm Thứ Tư.

Cùng nhau tìm kiếm công ích

Tiếp tục những suy tư của mình về “Chữa lành thế giới”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: chúng ta có thể vượt qua cơn khủng hoảng coronavirus tốt hơn trước “nếu tất cả chúng ta cùng nhau tìm kiếm công ích”. Đồng thời, ngài than thở rằng: Đang có những dấu hiệu cho thấy "lợi ích đảng phái đang dấy lên", một số người đang tìm cách lợi dụng cuộc khủng hoảng này cho những mục tiêu vị kỷ.

Đức Thánh Cha nói: “Phản ứng của người Kitô hữu trước cơn đại dịch và hậu quả khủng hoảng kinh tế xã hội, là tình yêu thương, và đặc biệt là tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Đến lượt chúng ta, chúng ta được kêu gọi yêu thương tất cả mọi người - không chỉ bạn bè và gia đình, mà ngay cả kẻ thù của chúng ta. Điều này thật khó, Đức Thánh Cha thừa nhận, nhưng đó là một “lời mời gọi vươn lên và đổi mới”.

Xây dựng nền văn minh tình yêu

ĐTC nói tiếp, tình yêu không chỉ giúp chúng ta xây dựng các mối quan hệ cá nhân, mà còn làm trổ sinh “các mối quan hệ xã hội, văn hóa, kinh tế và phát triển, cho phép chúng ta xây dựng một 'nền văn minh của tình yêu" như các Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI và Gioan Phaolô II thường nhấn mạnh.

Tình yêu không biên giới

ĐTC Phanxicô nói rằng cuộc khủng hoảng hiện nay đang giúp chúng ta ý thức rằng lợi ích của mỗi cá nhân gắn liền với lợi ích chung của toàn xã hội, và ngược lại. ĐTC nhấn mạnh: “Một loại virus vô hình, không bị giới hạn vào biên giới, không đếm xỉa gì tới văn hóa, chính trị thì cần phải có một tình yêu mãnh liệt vô biên để khống chế!””

Mặt khác, nếu các giải đáp cho cuộc khủng hoảng này nhuốm màu ích kỷ, do chủ nghĩa vị kỷ khống chế, thì Đức Thánh Cha nói: “dù chúng ta có thể vượt ra khỏi cơn đại dịch coronavirus, nhưng chắc chắn chúng ta không vượt ra khỏi cuộc khủng hoảng xã hội và con người mà con virus này đã gây nên.” Cho nên tất cả mọi người - đặc biệt các Kitô hữu - có bổn phận làm việc để xây dựng công ích.

Chính trị phải bắt nguồn từ đạo đức và được nuôi dưỡng bằng tình yêu

Thánh Cha Phanxicô nhìn nhận rằng chính trị thường có nghĩa xấu, tất nhiên không phải là không có lý do. Tuy nhiên, ĐTC nhấn mạnh “một nền chính trị tốt vẫn có thể” khi nó “đặt con người và lợi ích chung làm trung tâm của nó.” Điều này kêu gọi tất cả mọi người, nhưng đặc biệt là những người nắm giữ các cam kết và có nghĩa vụ xã hội và chính trị, phải làm sao cho các chương trình hành động của mình “tuân thủ các nguyên tắc đạo đức”, và nuôi dưỡng chúng “bằng tình yêu chính trị và xã hội”.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Các Kitô hữu, một cách cụ thể là giáo dân, được kêu gọi nêu gương tốt về điều này và có thể làm điều đó nhờ vào tình bác ái, có sẵn chiều kích xã hội trong đó”.

Kêu gọi cải thiện tình yêu xã hội

Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay đây là “thời điểm để cải thiện tình yêu xã hội của chúng ta, với sự đóng góp của mọi người”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng mọi người phải làm phần việc mình, không trừ một ai. “Vì qua những nghĩa cử của chúng ta, ngay cả của những người nhỏ bé nhất, vẫn mang một cái gì đó về hình ảnh của Thiên Chúa, vì chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa Ba Ngôi và của một Thiên Chúa tình yêu.”

Với sự giúp đỡ của Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “chúng ta có thể chữa lành thế giới,” nếu tất cả chúng ta cùng làm việc “vì lợi ích chung”.
 
Vắc xin COVID-19 của Trung Quốc được ca ngợi nhằm chống lại Tổng thống Trump
Đặng Tự Do
16:44 09/09/2020


Tờ National Catholic Register của hệ thống truyền hình Công Giáo Hoa Kỳ EWTN cho biết: “Cuộc bầu cử 2020 đang mục kích một món tiền chưa từng thấy được chi tiêu cho nền chính trị phá thai. Trong đó, Planned Parenthood đang tìm cách làm lệch cán cân bằng hàng chục triệu dollars và một đội quân tranh đấu hạ tầng”.

Kristen Day, đảng viên Dân chủ chủ tịch nhóm phò sinh, nói với tờ Register:

“Chỉ mới bắt đầu tiến trình vận động bầu cử năm 2020, Planned Parenthood đã quyên góp 45 triệu dollars - nhiều hơn gấp ba lần số tiền quyên góp vào năm 2016.”

Planned Parenthood bao gồm 159 cơ quan y khoa và cả những cơ quan không có dính líu gì đến y khoa. Nó điều hành 650 cơ sở phá thai trên toàn cõi Hoa Kỳ và tại 12 quốc gia trên thế giới.

Planned Parenthood đạt đến thời cực thịnh dưới thời Obama-Biden. Trong báo cáo thường niên vào năm 2014, Planned Parenthood cho biết đã thực hiện 324,000 vụ phá thai với doanh thu là 1.3 tỷ Mỹ Kim. Bên cạnh số doanh thu khổng lồ này, tổng thống Obama còn ưu ái tặng thêm 530 triệu Mỹ Kim hàng năm và miễn thuế hoàn toàn cho tổ chức này.

Kristen Day nhận xét rằng chiến lược vận động tranh cử của Đảng Cộng Hòa là gỏ cửa từng nhà, trong khi chiến lược của Đảng Dân Chủ là tận dụng các kỹ thuật truyền thông hiện đại và các phương tiện truyền thông.

Một thí dụ rõ nét nhất là nhiều phương tiện truyền thông tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia Tây phương đang quay sang ca ngợi một loại vắc xin của Trung Quốc nhằm chỉ trích các chính sách đối phó với coronavirus của Tổng thống Trump.

Thông tấn xã Reuters vừa kháo rằng nhiều nước đã đồng ý thử nghiệm vắc xin COVID-19 Trung Quốc, trong khi chính thông tấn xã này thường tố cáo Trung Quốc ăn cắp các nghiên cứu vắc xin của Hoa Kỳ.

Theo Reuters, đã có thêm bốn quốc gia khác đồng ý tiến hành các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối đối với các ứng viên vắc xin coronavirus từ Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc, gọi tắt là CNBG, và Công ty Công nghệ sinh học Sinovac - khi Trung Quốc tăng cường nỗ lực chế tạo vắc xin COVID-19 trong cuộc đua toàn cầu.

Serbia và Pakistan là một trong những quốc gia mới đồng ý thử nghiệm Giai đoạn 3.

Hai công ty Trung Quốc đang tìm kiếm thêm dữ liệu ở nước ngoài trong khi các trường hợp nhiễm bệnh mới đang giảm dần ở Trung Quốc.

Phó chủ tịch CNBG Trương Vân Đào (Zhang Yuntao, 张云涛) cho biết giai đoạn 3 thử nghiệm dự kiến sẽ có sự tham gia của 50,000 người ở khoảng 10 quốc gia.

Ông nói thêm rằng nhiều nước đã bày tỏ hứng thú trong việc đặt hàng tổng hợp 500 triệu liều vắc xin của họ.

Các thử nghiệm đã bắt đầu ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain, Peru, Maroc, Á Căn Đình và Jordan.

CNBG dự kiến có thể sản xuất 300 triệu liều vắc-xin mỗi năm khi nâng cấp kỹ thuật sản xuất.

Và họ Trương cho biết họ đang thực hiện kế hoạch nâng công suất hàng năm lên 1 tỷ liều.

Ứng cử viên vắc xin của Sinovac, là CoronaVac, hiện đang được thử nghiệm ở Ba Tây và Indonesia.

Báo cáo của Reuters cho rằng các thử nghiệm giai đoạn 3 của CoronaVac cũng đã nhận được sự chấp thuận từ hai quốc gia khác CoronaVac. Tuy nhiên, thông tấn xã này nói rằng họ nói theo lời của Giám đốc cấp cao về chiến lược toàn cầu của Sinovac, là Dương Hải Luân (Helen Yang, 杨海伦) là người đã từ chối nêu tên các quốc gia vì thông tin vẫn phải được bảo mật.

Trung Quốc đã cho phép sử dụng các ứng cử viên vắc xin của Sinovac và CNBG trong trường hợp khẩn cấp đối với các nhóm có nguy cơ cao như các nhân viên y tế - mặc dù giai đoạn cuối của quá trình thử nghiệm vẫn chưa hoàn tất.

Người dẫn chương trình Sky News, Paul Murray bày tỏ lo ngại rằng nhằm chống lại Tổng thống Trump, nhiều phương tiện truyền thông liều mình đăng tải các tin tức không chính xác, miễn sao phục vụ được mục đích triệt hạ Tổng thống Trump. Ông nghi ngờ rằng nhiều người đang ca ngợi vắc xin Trung Quốc dám chìa tay ra cho người ta chích loại vắc xin Tầu mà họ đang ca ngợi hết cỡ.


Source:Catholic News Agency
 
Điện tặc Trung Quốc xâm nhập lấy cắp các công trình nghiên cứu của công ty vắc xin Moderna
Đặng Tự Do
16:45 09/09/2020


Các điện tặc Trung Quốc đã nhắm mục tiêu vào công ty công nghệ sinh học Moderna vào đầu năm nay. Moderna là công ty đã công bố một ứng cử viên vắc xin COVID-19 vào tháng Giêng. Một quan chức an ninh Mỹ đã nói với Reuters như trên, và khẳng định rằng các điện tặc này được Bắc Kinh hậu thuẫn.

Ứng cử viên vắc xin của Moderna là một trong những hy vọng sớm nhất và lớn nhất của chính quyền Trump để chống lại đại dịch toàn cầu.

Thông tin này được đưa ra sau khi Bộ Tư pháp tiết lộ một bản cáo trạng vào tuần trước chống lại hai công dân Trung Quốc bị cáo buộc làm gián điệp. Bản cáo trạng liệt kê ba mục tiêu có trụ sở tại Hoa Kỳ đang nghiên cứu COVID-19, một trong số đó được biết là đang nghiên cứu vắc-xin vào tháng Giêng. Moderna xác nhận với Reuters rằng họ đã liên lạc với FBI và đã được biết về các hoạt động “do thám thông tin” của nhóm điện tặc Trung Quốc trong bản cáo trạng tuần trước.

Chính phủ liên bang đang hỗ trợ phát triển vắc-xin của công ty với gần nửa tỷ đô la và giúp Moderna khởi động một thử nghiệm lâm sàng lên đến 30,000 người bắt đầu từ tháng này.

Trung Quốc cũng đang chạy đua để phát triển một loại vắc-xin, tập hợp các khu vực nhà nước, quân đội và tư nhân để chống lại căn bệnh đã giết chết hơn 660,000 người trên toàn thế giới.

Chính phủ Trung Quốc luôn phủ nhận bất kỳ vai trò nào trong các vụ tấn công bằng điện tặc trên toàn cầu. Người phát ngôn của đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ đã không đề cập đến các câu hỏi cụ thể được Reuters gửi qua email. Hai công ty y tế khác được đề cập trong bản cáo trạng là các công ty có trụ sở tại California và Maryland, là Gilead Sciences và Novavax. Cả hai công ty đều từ chối bình luận về các vấn đề an ninh mạng cụ thể.


Source:Reuters
 
Biểu tình lớn tại Melbourne chống các biện pháp đóng cửa của Kim Jong Dan
Đặng Tự Do
16:46 09/09/2020


Cảnh sát Australia đã đụng độ với những người biểu tình chống các biện pháp đóng cửa ở tiểu bang Victoria. Hàng chục người đã bị bắt giữ. Điểm nóng về coronavirus của Úc đang tiếp tục được cải thiện dần. Và sau gần năm tuần bị khóa, những người biểu tình nói rằng họ đã quá chán các biện pháp không có cơ sở y khoa của thủ hiến Daniel Andrews.

Trong một diễn biến cho thấy sự tức giận của dân chúng, hơn 200 người biểu tình đã tập hợp tại thủ phủ của tiểu bang Melbourne, hô vang “ tự do” và “nhân quyền”. Họ bị bao vây bởi đông đảo các nhân viên cảnh sát. Những người biểu tình hô hào dỡ bỏ các biện pháp họ cho là không cần thiết, và độc tài.

Tuy nhiên, Daniel Andrews tiếp tục khẳng định là không an toàn.

Phát biểu tại một cuộc họp báo, Thủ hiến tiểu bang Daniel Andrews nói rằng hành động của họ không an toàn, không thông minh và cũng chẳng đúng luật. Victoria đã báo cáo 76 ca nhiễm COVID-19 mới và 11 ca tử vong vào hôm thứ Bảy. Andrews đã đóng cửa các bộ phận lớn của nền kinh tế, đưa ra lệnh giới nghiêm vào ban đêm và yêu cầu tất cả mọi người, trừ những ai có công việc cần thiết, phải ở nhà.

Trong hai tháng qua, số ca nhiễm trùng ở Úc Đại Lợi đã tăng hơn gấp ba lần lên hơn 26,000 trường hợp, trong đó Victoria chiếm khoảng 75% tổng số ca nhiễm trùng. Chính phủ và các doanh nghiệp của Úc đã thúc giục Victoria, chiếm khoảng một phần tư nền kinh tế của quốc gia, phải dỡ bỏ các hạn chế, vì quốc gia này đã chìm vào cuộc suy thoái đầu tiên kể từ năm 1991.

Ông Daniel Andrews, người được báo chí gọi là Kim Jong Dan, phản đối và cho biết ông sẽ thực hiện một đường lối chậm chạp nhưng an toàn.

Làn sóng chống Daniel Andrews đã dâng cao sau khi cảnh sát Victoria đến tận nhà bắt một phụ nữ đang mang thai vì cô viết trên Facebook của mình những lập luận chống lại lệnh đóng cửa của Andrews.

Zoe Buhler, 28 tuổi, đã bị buộc tội kích động các cuộc biểu tình phản đối các hạn chế COVID-19 ở Ballarat.

Cảnh sát đã đến tận nhà bắt cô ta. Người chồng cô đã stream live toàn bộ vụ bắt giữ. Video này trên trang Facebook đã hơn 1.4 triệu lượt xem trong khoảng thời gian bốn giờ vào tối thứ Tư, và tăng lên 4.6 triệu lượt xem vào sáng hôm sau.


Source:Reuters
 
Úc sẽ có vắc xin COVID-19 trong vòng vài tháng tới
Đặng Tự Do
16:47 09/09/2020


Úc dự kiến sẽ có lô vắc-xin coronavirus đầu tiên vào tháng Giêng. Thủ tướng Scott Morrison thông báo hôm thứ Hai rằng nước này đã ký một thỏa thuận với tập đoàn dược phẩm khổng lồ CSL của Úc để sản xuất hai loại vắc xin, một loại do đối thủ AstraZeneca và Đại học Oxford sản xuất, và một loại khác được phát triển trong phòng thí nghiệm của CSL tại Đại học Queensland. Thỏa thuận này được đưa ra trong bối cảnh các trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận tại Victoria đã giảm xuống mức thấp nhất trong 10 tuần qua. Victoria là điểm nóng về virus và cũng là tiểu bang đông dân thứ hai,

Thủ tướng Scott Morrison nói: Hôm nay Australia cần chút hy vọng. Đặc biệt là ở Victoria họ cần một số hy vọng vào ngày hôm nay. Và đó là những gì chúng tôi ở đây để cung cấp cho đồng bào. Hôm nay, chúng tôi thực hiện một bước quan trọng khác để bảo vệ sức khỏe của người dân Úc trước đại dịch coronavirus, đó là một thỏa thuận trị giá 1.7 tỷ đô la cho việc cung cấp và sản xuất hơn 80 triệu liều vắc xin.

Bộ trưởng Bộ Y tế Úc Greg Hunt cho biết thêm rằng các nhà khoa học dẫn đầu việc phát triển cả hai loại vắc xin này đã đưa ra lời khuyên rằng bằng chứng gần đây cho thấy chúng sẽ bảo vệ được những người tiêm ngừa trong nhiều năm.

Ông Morrison cho biết CSL dự kiến sẽ cung cấp gần 4 triệu liều vắc xin AstraZeneca, hiện đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối ở Anh, Brazil và Nam Phi vào tháng Giêng và tháng Hai năm sau. Loại vắcxin của AstraZeneca, có tên gọi AZD1222, được coi là thuốc chủng ngừa dẫn đầu trong cuộc đua toàn cầu nhằm cung cấp một loại vắc-xin hiệu quả chống lại virus.

Tháng trước, chính phủ Úc đã thông báo rằng họ có kế hoạch mua AZD1222 cùng với một thỏa thuận từ CSL để sản xuất nó. Kế hoạch đó đã bị nghi ngờ khi CSL công bố ý định sản xuất vắc xin của riêng mình ngay sau đó.

Nhưng thông báo của Thủ tướng Morrison hôm thứ Hai cho biết Úc cũng sẽ mua thuốc CSL, nếu các thử nghiệm chứng minh thành công.

Vắc xin CSL sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai vào cuối năm 2020, có nghĩa là vắc xin sớm nhất có thể được tung ra thị trường là giữa năm 2021.

Biến cố Úc Đại Lợi sắp có vắc xin diễn ra chỉ một ngày sau khi nhiều phương tiện truyền thông tại Hoa Kỳ và Âu Châu nói Trung Quốc ca ngợi vắc xin COVID-19; và tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc mở một cuộc tấn công Úc Đại Lợi, bày tỏ sự hả hê rằng nền kinh tế của “quốc gia giẻ rách da trắng ở Á Châu” đã rơi vào một cuộc đại suy thoái lần đầu tiên kể từ năm 1919.


Source:Reuters
 
Những tín hữu ở Pakistan tranh đấu đòi công lý cho một tín hữu 37 tuổi bị kết án tử hình vì bị cáo buộc gửi tin nhắn phạm thượng!
Thanh Quảng sdb
17:15 09/09/2020
Những tín hữu ở Pakistan tranh đấu đòi công lý cho một tín hữu 37 tuổi bị kết án tử hình vì bị cáo buộc gửi tin nhắn phạm thượng!

Phiên tòa ở Lahore vào ngày 8 tháng 9 đã xử Asif Pervaiz một án tù ba năm vì "đã dùng" điện thoại di động gửi đi một tin nhắn có nội dung phạm thượng... Nhưng sau đó, tòa án lại phán quyết: "anh sẽ bị án tử “treo cổ”. Anh cũng bị phạt 50,000 đồng Rupee (tương đương với 300 đô Mỹ).

Anh Pervaiz, từng làm việc trong một nhà máy dệt ở Youhanabad, một quận lỵ tại thủ đô Lahore, đã bị tù từ năm 2013 sau khi người giám thị của anh cáo buộc anh đã gửi những tin nhắn xúc phạm đến Tiên tri Muhammad từ điện thoại di động của anh.

Ủy ban Quốc gia về Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Pakistan đã hỗ trợ tốn phí pháp lý cho gia đình anh để theo đuổi vụ kiện.

“Một người khác đã bị bắt”.
Tại sao bất kỳ một tín hữu nào gửi một tin nhắn vô bổ hoặc có lời bình phẩm, đều bị xử tử? Chính quyền nên đưa ra các nguyên tắc rõ ràng để giải quyết vấn đề này. Sunny Gill, một nhiếp ảnh gia Pakistan có trụ sở tại thủ đô Bangkok Thái Lan đã viết như trên trong Facebook của anh.

Ngày khác, lại một vụ tố cáo phạm thượng khác ở Pakistan!
Một người theo đạo Thiên Chúa ở Pakistan bị bắt vì tội phỉ báng! Và một người tín hữu khác là cô Asia Bibi đã bị án vì bất đồng với các giáo sĩ Shia ở Pakistan!

Hàng trăm người theo đạo Thiên Chúa giáo ở Pakistan đã phải trốn chạy khỏi quê hương vì lo sợ tới tính mạng! Họ đang phải sống trong một tình trạng lấp lửng về mặt pháp lý ở Bangkok! Tội phỉ báng hay phạm thượng là một vấn đề hết sức nhạy cảm ở Pakistan, một đất nước cực kỳ bảo thủ, xảy ra những cáo buộc đơn thuần đã đưa đến những vụ giết người phi pháp và bạo lực trong quần chúng.

Nadeem Bhatti, một nhà hoạt động nhân quyền người Pakistan đã đến được Canada, trốn thoát khỏi sự đàn áp tôn giáo, đã từng bị kết án tử hình.

“Luật sư của anh ấy, cũng là người bào chữa cho cô Asia Bibi, chia sẻ với Thông tấn xã UCA rằng: Ông có chương trình kháng cáo vụ án của cô Asia Bibi lên tòa thượng thẩm. Thủ tướng Imran Khan nên tập trung nhiều hơn vào những người Pakistan không theo đạo Hồi và mạnh tay đối với chủ nghĩa cực đoan đang gia tăng. Các nạn nhân của sự phỉ báng đã không được xét xử công minh trước tòa án cũng đối xử bình đẳng tại các đồn cảnh sát!

“Đất nước của chúng tôi không thể tiến bộ hoặc hợp tác với các nước khác nếu không có một bộ mặt khoan dung và nỗ lực giảm bớt đi các tin về đàn áp mỗi ngày.”

Tổ chức Nhân quyền Bằng hữu (HFO), một tổ chức phi chính phủ Công Giáo đã hỗ trợ tài chánh cho gia đình anh Pervaiz, để kháng cáo lại bản án tử hình cho anh.

Sajid Chrisopher, người sáng lập và chủ tịch của HFO cho biết: "Một sai lầm lớn là anh Pervaiz đã không khai báo về việc mất điện thoại. Anh đã có một cuộc cãi vã xôi nổi với một nhân viên giám thị trong nhà máy, người đó đã gửi tin nhắn từ Sim điện thoại bị đánh cắp của anh và lấy đó làm bằng chứng tố cáo anh. Chính quyền thậm chí còn lục xét nhà cửa của anh, điều chả có liên quan gì đến vấn đề tố tụng".

Theo báo cáo của truyền thông, thì đã có 42 trường hợp lăng mạ hay phạm thượng bị tố tụng ở Pakistan vào tháng trước, chủ yếu các tội ấy là chống lại các nhà hoạt động Hồi giáo hệ Shia và những người soạn điếu văn...

Bản án tử hình được đưa ra vài ngày sau khi một người đàn ông Công Giáo là David Masih, bị buộc tội phạm thượng khi một số trang Kinh “Côran” được tìm thấy trong một cống rãnh ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa.

Các nhóm nhân quyền nói rằng luật phạm thượng hay lăng mạ bị lạm dụng đã trở thành tệ nạn đánh các nhóm thiểu số tôn giáo hoặc để giải quyết các mối tư thù cá nhân.
 
Tiểu Bang Queensland, Úc Châu thông qua luật đòi buộc các Linh mục báo cáo hối nhân khi xưng tội lạm dụng tính dục -
Ngọc Trúc
17:21 09/09/2020
Tiểu Bang Queensland, Úc Châu thông qua luật đòi buộc các Linh mục báo cáo hối nhân khi xưng tội lạm dụng tính dục - (vi phạm ấn tín tòa giải tội)

Ngọc Trúc (chuyển ngữ)

CNA 08/09/2020 01 pm: Cơ quan lập pháp của tiều bang Queensland Úc hôm thứ Ba 08/09/20 đã thông qua luật đòi buộc các linh mục phải báo cáo hành vi lạm dụng tình dục trẻ em khi Giải Tội.

Nếu vi phạm sẽ bị phạt ba năm tù.

Luật đã được Quốc hội Tiểu bang Queensland thông qua ngày 8 tháng 9, với sự ủng hộ của Đảng Tự Do Quốc gia đối lập của Queensland.

Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, Brisbane nói: Yêu cầu báo cáo như vậy sẽ “không tạo ra sự khác biệt cho sự an toàn của những trẻ vị thành niên,” và dự luật dựa trên nói lên một “kiến thức kém cỏi về bí tích Hòa giải ảnh hưởng đến cuộc sống thực tế như thế nào”.

Tuần trước, các Giám Mục Úc đã cung cấp cho chính phủ liên bang những phản ánh của Tòa thánh về 12 khuyến nghị của Ủy ban Hoàng gia đề nghị vào năm 2017 về việc lạm dụng tình dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục của nước này. Trả lời về khuyến nghị liên quan đến ấn tòa giải tội, Tòa Thánh nhắc lại tính bất khả xâm phạm của ấn tòa này và xác quyết rằng Bí tích Hòa giải không thể bị các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến!

Ủy ban Hoàng gia phản ứng lại việc xưng tội về lạm dụng tình dục trẻ em đề nghị cần phải làm sáng tỏ “Thông tin về việc lạm dụng tính dục trẻ em trong tòa giải tội không được che đậy vì ấn tòa giải tội” nên “nếu một người xưng tội lạm dụng tính dục trẻ em, cha giải tội nên yêu cầu hối nhân tìm đến sự hướng dẫn ngoài tòa hay thuyết phục họ tự trình báo với chính quyền...”

Ủy ban Hoàng Gia, đã mở một cuộc điều tra kéo dài 5 năm và đã kết thúc vào năm 2017 với hơn 100 khuyến nghị.

Ông Mark Ryan, bộ trưởng cảnh sát Queensland và là thành viên của Đảng Lao động Úc, nói rằng “yêu cầu nghĩa vụ luân lý đòi buộc phải báo cáo các hành vi lạm dụng đối với trẻ em áp dụng cho tất cả mọi người trong cộng đồng” và “không có một nhóm hoặc nghề nghiệp nào được loại trừ.”

Ông Stephen Andrew, một nghị viên duy nhất của đảng One Nation (Một Quốc gia) của bà Pauline Hanson cho rằng “dự luật thực sự gây nguy hiểm, làm mất lòng tin của công chúng và sự đoàn kết trong cộng đồng của chúng ta,” Ông tự hỏi “Người dân Queensland còn có thể tự tin, khi họ sống trong một môi trường tự do và dân chủ cởi mở được quản lý bởi nhà nước pháp quyền, nơi chính quyền bắt tù chính vị giám mục của mình hay không? ”

Đức Tổng Giám Mục Coleridge cũng cho hay luật này sẽ khiến các linh mục trở thành người không dám dấn thân cho Chúa cho bằng là đại diện của chính quyền” và ngài tự hỏi “Còn đâu quyền tự do tôn giáo”.

Các Tiểu Bang: Victoria, Tasmania, Nam Úc và Lãnh thổ Thủ đô Úc cũng đã thông qua luật buộc các linh mục phải tố cáo “kẻ xưng tội lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên” nghĩa là vi phạm tới ấn tòa tòa giải tội; trong khi Tiểu bang New South Wales và Tây Úc chưa đụng tới ấn tòa này.

Tổng Chưởng Lý của chính phủ liên bang và các tiểu bang của Úc đã đồng ý vào tháng 11 năm 2019 đòi buộc các linh mục phải báo cáo tội vi phạm tính dục khi hối nhân xưng tội, nghĩa là vi phạm tới ấn tòa giải tội! Các linh mục không còn đặc quyền vì ấn tòa giải tội mà không tố giác kẻ phạm tội! Những ai vi phạm sẽ bị pháp luật truy tố!

Đức Tổng Giám Mục Coleridge Brisbane đã xác nhận ngày 4 tháng 9 rằng các Giám mục Úc Châu “ủng hộ các cuộc đối thoại công khai về các chính sách thực tiễn để đảm bảo rằng trẻ em và những người gặp rủi ro phải được bảo đảm an toàn trong cộng đồng của chúng ta.”

Tòa Thánh đã xác quyết với các Giám mục Úc Châu vào đầu năm nay rằng ấn tín của bí tích Hòa Giải là bất khả xâm phạm, và không thể tiết lộ các tội đã được nghe trong tòa của các hối nhân.

Tòa thánh nói thêm: “Đây là Giáo huấn đặc biệt và truyền thống của Giáo hội về tính bất khả xâm phạm của ấn tín bí tích, là một cái gì đó thuộc bản chất của bí tích và do Luật Thiên Chúa.”

Tòa thánh nói thêm rằng Linh mục giải tội "có thể, và trong một số trường hợp, nên khuyên hối nhân trao đổi bàn bạc ngoài tòa giải tội hoặc, khuyên họ nên tự thú trước pháp luật."

Tòa thánh cũng nhấn mạnh rằng “tòa giải tội cung cấp một cơ hội - có lẽ là cơ hội duy nhất - để những người đã lạm dụng tính dục xưng thú tội. Trong thời điểm đó, cha giải tội có thể giảng gỉai và khuyên nhủ hối nhân, thúc giục họ ăn năn, sửa đổi đời sống và sống trong chân lý. Cho nên liệu việc đòi buộc các linh mục tố cáo những hối nhân xưng tội lạm dụng tình dục trẻ em, thì có còn hối nhân nào dám đến tòa hòa giải nữa hay không? Như thế chúng ta đã đánh mất đi một cơ hội quý báu để hối nhân hối lỗi và làm lại cuộc sống... ”

Tưởng cũng nên nói thêm rằng “điều tối quan trọng là các chương trình đào tạo các linh mục về Bí tích Giải tội cần bao gồm một khóa học về Giáo luật, bao gồm những “Hướng dẫn” của Tông Tòa Xám Hối, cùng với các “ca” thực tế để hướng dẫn các linh mục liên quan đến các vấn đề khúc mắc và các tình huống có thể phát sinh khi ngồi tòa giải tội. Những điều này bao gồm: các nguyên tắc đối thoại và các lời khuyên dành cho các hối nhân phạm tội lạm dụng trẻ vị thành niên, những người yếu kém dễ bị lạm dụng, và cả người bị lạm dụng nữa…"
 
Chuyện vui có thật: Chết đuối kêu cứu, Chúa gửi đến một chiếc phà nổi bán rượu
Trần Mạnh Trác
18:02 09/09/2020
( CNA ngày 8 tháng 9 năm 2020 ).Anh Jimmy Macdonald nghĩ rằng mình sẽ chết trong lúc chới với bên chiếc thuyền kayak đã bị lật ngửa ở hồ George ở New York.

Hồ George là một địa danh du lịch nổi tiếng nằm trong vùng núi rừng cũng nổi tiếng không kém là vùng núi hoang vu Adirondack cuả miền bắc tiểu bang New York.

Anh đang tận hưởng một ngày thư thái bên hồ cùng với gia đình, chiêm ngắm và chụp hình cảnh nuí rừng sông nước. Anh không mặc áo phao vì nghĩ rằng sẽ không cần đến nó.

Nhưng chiếc thuyền kayak bị nước cuốn đi, đột nhiên anh thấy mình ở xa bờ và xa cả vợ con. Mặc dù mặt hồ nổi sóng, nhưng anh nghĩ có thể quay về bờ và vì vậy đã xua tay không muốn một số thuyền đi tới giúp đỡ.

Nhưng khi chiếc kayak của anh lật nghiêng và chiếc áo phao vội vàng chỉ mặc được vào đến tai, thì anh Macdonald biết rằng anh ta thực sự khó thoát.

"Tôi nghĩ mình sẽ chết. Tôi hoàn toàn bất lực và ước gì mình đã cầu cứu sớm hơn. Tôi vùng vẫy và kêu xin Chúa giúp tôi, ”anh nói.

Chúa đã nhậm lời của anh, nhưng không giống như xưa Chuá đến bằng cách đi trên nước.

"Từ khóe mắt của tôi, tôi nhìn thấy một chiếc phà tiki." (một xà lan dựng lên một quán bar bán rượu)

Trên chiếc phà tiki đó là một đám đông chủng sinh và linh mục của dòng Phaolô đến từ Chủng viện Thánh Giuse ở Washington, DC. Nhà dòng đang tổ chức một khoá tĩnh tâm bên bờ hồ và trong lúc nghỉ ngơi đã thuê một chiếc phà cuả Tiki Tours để đi du ngoạn.

Các chủng sinh và linh mục đã trợ giúp nhân viên Tiki Tours vớt anh Macdonald lên.

Thầy Noah Ismael, một chủng sinh trên thuyền, nói với NBC Washington rằng đó là "một sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần" đã xảy ra cho anh Macdonald một cách đúng thời đúng chỗ.

Thầy Chris Malano thì nói với WNYT rằng với tư cách là chủng sinh dòng thánh Phaolô, họ là những nhà truyền giáo, và “ngày hôm đó, đã là một sứ mệnh của chúng tôi, là góp mặt và giúp đỡ một người nào đó đang cần đến họ”.

Còn anh Macdonald thì nói với WNYT rằng anh ấy coi sự giải cứu là một “dấu hiệu từ Chúa” rằng cuộc sống của anh vẫn có mục đích trên trái đất.

Anh nói đuà rằng anh cảm thấy cuộc giải cứu có một chút gì khôi hài trong đó. Anh Macdonald đã từng nghiện rượu và đang phục hồi, anh thường làm tư vấn cho nhiều người khác để chữa trị cơn nghiện.

"Thật là buồn cười vì sau khi đã tỉnh táo trong bảy năm và không hề uống một giọt rượu nào, thì bỗng nhiên tôi được vớt lên một cái bar tiki!"
 
Bài Giáo Lý thứ Sáu về Chữa lành thế giới của Đức Phanxicô: Kitô hữu đáp ứng đại dịch bằng tình yêu
Vũ Văn An
18:48 09/09/2020

Sau đây là Bài Giáo Lý thứ Sáu về Chữa lành thế giới của Đức Phanxicô, được ngài ban bố trong buổi yết kiến chung hàng tuần vào thứ Tư, ngày 9 tháng 9 năm 2020, tuần thứ hai kể từ ngày đại dịch bùng phát, trong đó, có sự hiện diện đông đảo và hân hoan của tín hữu tại Sân San Damaso bên trong Tông Điện Vatican.



Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang sống do đại dịch gây ra đang ảnh hưởng đến mọi người; chúng ta sẽ thoát khỏi nó để tốt hơn nếu tất cả chúng ta cùng tìm kiếm thiện ích chung với nhau; ngược lại, chúng ta sẽ thoát khỏi nó để tồi tệ hơn. Thật không may, chúng ta thấy nhiều lợi ích đảng phái đang xuất đầu lộ diện. Thí dụ, một số người muốn đưa ra các giải pháp khả thi thích hợp cho chính họ, như trong trường hợp vắc xin, để rồi bán chúng cho người khác. Một số người đang lợi dụng tình hình để xúi giục chia rẽ: bằng cách tìm kiếm các lợi thế kinh tế hoặc chính trị, tạo ra hoặc làm trầm trọng thêm các xung đột. Những người khác đơn giản không lưu ý chi tới nỗi đau khổ của người khác, họ bước qua và theo con đường riêng của họ (xem Lc 10: 30-32). Họ là những người sùng kính Phôngxiô Philatô, rửa tay khỏi đau khổ của người khác.

Đáp ứng của Kitô hữu đối với đại dịch và cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội do đó mà có đặt căn bản trên tình yêu, trên hết, là tình yêu Thiên Chúa, Đấng luôn đi trước chúng ta (x. 1Ga 4:19). Người yêu chúng ta trước, Người luôn đi trước chúng ta trong tình yêu và các giải pháp. Người yêu chúng ta vô điều kiện và khi chúng ta chào đón tình yêu thần thiêng này, chúng ta cũng biết đáp ứng tương tự. Tôi không chỉ yêu những người yêu tôi - gia đình tôi, bạn bè tôi, nhóm của tôi - mà tôi còn yêu những người không yêu tôi, tôi cũng yêu những người không biết tôi hoặc những người xa lạ, và cả những người làm tôi đau khổ. hoặc người mà tôi coi là kẻ thù (xem Mt 5:44). Đó là sự khôn ngoan của Kitô hữu, đó là cách Chúa Giêsu đã hành động. Và điểm cao nhất của sự thánh thiện, ta hãy nói như thế, là yêu các kẻ thù của mình, một điều không dễ dàng, không dễ dàng chút nào. Chắc chắn, yêu thương mọi người, kể cả kẻ thù, là điều rất khó - tôi có thể nói rằng nó thậm chí còn là một nghệ thuật! Nhưng ta có thể học và cải thiện một nghệ thuật. Tình yêu đích thực, tức tình yêu khiến chúng ta sinh hoa kết trái và tự do, luôn luôn có tính mở rộng, và tình yêu đích thực không chỉ có tính mở rộng mà thôi, nó còn có tính bao gồm nữa. Tình yêu này biết quan tâm, chữa lành và làm điều tốt. Biết bao nhiêu lần một cái vuốt ve còn tốt hơn nhiều lý lẽ tranh luận, một cái vuốt ve, có thể nói, để tha thứ thay vì nhiều luận điểm để bảo vệ chính mình. Chính tình yêu có tính bao gồm chữa lành ta.

Vì vậy, tình yêu không chỉ giới hạn vào mối tương quan giữa hai hoặc ba người, vào bạn bè hay vào gia đình, mà nó còn vượt ra ngoài. Nó bao gồm các mối tương quan dân sự và chính trị (xem Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo [CCC], 1907-1912), gồm cả mối tương quan với thiên nhiên (xem Thông điệp Laudato Si’[LS], 231). Tình yêu có tính bao gồm, bao gồm mọi sự. Vì chúng ta là những hữu thể xã hội và chính trị, nên một trong những biểu thức cao nhất của tình yêu là biểu thức xã hội và chính trị, một điều có tính quyết định đối với sự phát triển của con người và để đương đầu với bất cứ loại khủng hoảng nào (đd, 231). Chúng ta biết rằng tình yêu làm cho gia đình và tình bạn thăng hoa; nhưng ta nên nhớ rằng nó cũng làm cho các mối tương quan xã hội, văn hóa, kinh tế và chính trị phát triển mạnh mẽ, cho phép chúng ta xây dựng một “nền văn minh của tình yêu”, như Thánh Phaolô VI thường nói [1] và cả Thánh Gioan Phaolô II nữa. Không có nguồn cảm hứng này, nền văn hóa vị kỷ, thờ ơ, vứt bỏ sẽ thịnh hành - nghĩa là loại bỏ bất cứ điều gì tôi không thích, bất cứ người nào tôi không thể yêu hoặc những ai đối với tôi dường như không có ích gì cho xã hội. Hôm nay ở cổng vào, một cặp vợ chồng đã nói với tôi: "xin Đức Thánh Cha cầu nguyện cho con (chúng con) vì chúng con có một đứa con trai bị khuyết tật". Tôi hỏi: "cháu mấy tuổi?" "cháu khá lớn". "Và bà làm gì?" "Chúng con tháp tùng cháu, giúp đỡ cháu”. Cả đời làm cha mẹ cho đứa con trai tàn tật đó. Đó là tình yêu. Còn các kẻ thù, những chính trị gia đối địch, theo ý kiến của chúng ta, dường như là các chính trị gia “tàn tật”, về phương diện xã hội, nhưng dường như họ là như vậy. Chỉ có Thiên Chúa mới biết liệu họ có thực sự như vậy hay không. Nhưng chúng ta phải yêu họ, chúng ta phải đối thoại, chúng ta phải xây dựng nền văn minh của tình yêu này, nền văn minh chính trị và xã hội này của sự đoàn kết toàn thể nhân loại. Mặt khác, chiến tranh, chia rẽ, đố kỵ, thậm chí các cuộc chiến tranh trong gia đình: bởi vì tình yêu có tính bao hàm là tình yêu có tính xã hội, nó có tính gia đình, nó có tính chính trị… tình yêu thấm nhiễm mọi sự.

Coronavirus đang cho chúng ta thấy rằng thiện ích thực sự của mỗi con người là thiện ích chung, không chỉ có tính cá nhân, và ngược lại, thiện ích chung là thiện ích thực sự cho con người. (xem Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo , 1905-1906). Nếu người ta chỉ tìm kiếm thiện ích của riêng mình, họ sẽ là người ích kỷ. Thay vào đó, người ta sẽ nhân từ hơn, cao thượng hơn, khi thiện ích riêng của họ được mở ra cho mọi người, khi nó được chia sẻ. Sức khỏe, ngoài việc là thiện ích cá nhân, còn là thiện ích chung. Một xã hội lành mạnh là một xã hội biết chăm sóc sức khỏe của mọi người.

Loại vi-rút nào không thừa nhận rào cản, biên giới, hoặc sự phân biệt về văn hóa hoặc chính trị phải đối diện với một tình yêu không có rào cản, không có biên giới hay sự phân biệt. Tình yêu này có thể tạo ra các cơ cấu xã hội nhằm khuyến khích chúng ta chia sẻ hơn là cạnh tranh, cho phép chúng ta bao gồm những người dễ bị tổn thương nhất và không gạt họ sang một bên, điều này giúp chúng ta biểu lộ những gì tốt đẹp nhất trong bản chất con người của chúng ta chứ không phải điều tồi tệ nhất. Tình yêu đích thực không biết đến nền văn hóa vứt bỏ, không biết nó là thế nào. Thực thế, khi chúng ta yêu thương và phát sinh ra tính sáng tạo, khi chúng ta tạo ra niềm tin và tình liên đới, thì đó là lúc các sáng kiến cụ thể xuất hiện vì thiện ích chung [2]. Và điều này có giá trị ở cả bình diện các cộng đồng nhỏ nhất lẫn lớn nhất, cũng như ở bình diện quốc tế. Những gì được thực hiện trong gia đình, những gì được thực hiện trong khu phố, những gì được thực hiện ở làng quê, những gì được thực hiện ở các thành phố lớn và quốc tế đều y như nhau, cùng là một hạt giống như nhau lớn lên, phát triển, lớn lên và đơm hoa kết trái. Nếu anh chị em trong gia đình anh chị em, trong khu phố anh chị em bắt đầu bằng sự đố kỵ, bằng những trận chiến, thì cuối cùng sẽ có chiến tranh. Thay vào đó, nếu anh chị em bắt đầu bằng tình yêu thương, biết chia sẻ yêu thương, sự tha thứ thì sẽ có tình yêu thương và sự tha thứ cho mọi người.

Ngược lại, nếu các giải pháp cho cơn đại dịch mang dấu ấn của chủ nghĩa vị kỷ, cho dù đó là của cá nhân, doanh nghiệp hay quốc gia, có lẽ chúng ta sẽ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng coronavirus, nhưng chắc chắn không phải khỏi cuộc khủng hoảng xã hội và nhân bản mà virus đã đưa ra ánh sáng và nêu bật. Vì vậy, anh chị em hãy cẩn thận đừng xây dựng trên cát (xem Mt 7, 21-27)! Để xây dựng một xã hội lành mạnh, hòa nhập, công bằng và hòa bình, chúng ta phải làm như vậy trên nền đá thiện ích chung [3]. Công ích là một tảng đá. Và đó là nhiệm vụ của mọi người, không chỉ của một vài chuyên gia. Thánh Tôma Aquinô từng nói rằng việc cổ vũ công ích là nghĩa vụ của công lý đối với mỗi công dân. Mọi công dân đều có trách nhiệm đối với thiện ích chung. Và đối với các Kitô hữu, đó cũng là một sứ mệnh. Như Thánh Inhaxiô thành Loyola đã dạy, hướng các nỗ lực hàng ngày của chúng ta vào công ích là một cách để tiếp nhận và truyền bá vinh quang của Thiên Chúa.

Thật không may, chính trị thường không có tiếng tốt, và chúng ta biết tại sao. Điều này không có nghĩa là mọi chính trị gia đều xấu, không, tôi không muốn nói như thế. Tôi chỉ nói rằng thật không may, chính trị thường không có tiếng tốt. Tại sao? Nhưng nó không cần phải cam chịu viễn kiến tiêu cực này, nhưng thay vào đó, nó nên phản ứng bằng cách chứng tỏ bằng các việc làm rằng nền chính trị tốt là điều khả hữu, hay đúng hơn nền chính trị [4] biết đặt con người và thiện ích chung ở trung tâm là một bổn phận. Nếu anh chị em đọc lịch sử nhân loại, anh chị em sẽ tìm thấy nhiều chính trị gia thánh thiện đã đi trên con đường này. Mọi công dân, và đặc biệt là những người đảm nhận các chức vụ và cam kết xã hội và chính trị, đều có thể đặt căn bản những điều họ làm trên các nguyên tắc đạo đức và nuôi dưỡng nó bằng tình yêu xã hội và chính trị. Các Kitô hữu, đặc biệt là hàng ngũ giáo dân, được mời gọi nêu gương sáng về điều này và có thể làm được điều này nhờ nhân đức bác ái, vun sới chiều kích xã hội nội tại của nó.

Do đó, đây là lúc để cải thiện tình yêu xã hội của chúng ta - tôi muốn nhấn mạnh điều này: tình yêu xã hội của chúng ta - với sự đóng góp của mọi người, bắt đầu từ sự nhỏ bé của chúng ta. Thiện ích chung đòi hỏi sự tham gia của mọi người. Nếu tất cả mọi người đều đóng góp phần của mình và nếu không ai bị bỏ rơi, chúng ta có thể tái tạo các mối tương quan tốt đẹp ở các nình diện cộng đồng, quốc gia và quốc tế và thậm chí hài hòa với môi trường (xem LS, 236). Như vậy, qua những cử chỉ của chúng ta, ngay cả những cử chỉ khiêm tốn nhất, một điều gì đó của hình ảnh Thiên Chúa mà chúng ta mang trong mình sẽ được hiển hiện, vì Thiên Chúa là Ba Ngôi, Thiên Chúa là tình yêu, Thiên Chúa quả là tình yêu. Đây là định nghĩa đẹp đẽ nhất về Thiên Chúa trong Kinh thánh. Thánh Tông đồ Gioan, người rất yêu mến Chúa Giêsu, đã cho chúng ta điều đó. Với sự giúp đỡ của ngài, chúng ta có thể hàn gắn thế giới, bằng cách làm việc, vâng, với nhau vì thiện ích chung, vì thiện ích chung của mọi người. Cảm ơn anh chị em.

Ghi chú

[1] Thông điệp nhân Ngày Thế giới Hòa bình Lần thứ X, ngày 1 tháng 1 năm 1977: AAS 68 (1976), 709.
[2] Xem Thánh Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo rei socialis, 38.
[3] Đã dẫn, 10.
[4] Xem Thông điệp nhân Ngày Thế giới Hòa bình, ngày 1 tháng 1 năm 2019 (8 tháng 12 năm 2018).
 
Phạm thánh: Kẻ trộm ăn cắp Thánh Thể & bê luôn nhà tạm của Nhà thờ Chính tòa đi…
Thanh Quảng sdb
19:08 09/09/2020
Phạm thánh: Kẻ trộm ăn cắp Thánh Thể & bê luôn nhà tạm của Nhà thờ Chính tòa đi…

(ChurchPOP – 9/9/2020

Đức Giám Mục Gerard Bergie của Giáo phận thánh Catharine xin giáo dân cầu nguyện, xin Chúa và Thánh Antôn, cho tên trộm trả lại Thánh thể Chúa. Những tên trộm đã lấy Thánh Thể và nhà tạm từ Nhà thờ Thánh Catharine thành Alexandria tại tiểu bang Ontario, Canada vào sáng thứ Ba ngày 8/9/2020.

Máy video an toàn của nhà thờ chính tòa đã ghi lại hình ảnh một người đàn ông và phụ nữ đột nhập vào nhà thờ vào sáng sớm Thứ Ba. Tuy nhiên, phim video bị “nhiễu rất mờ” khiến việc xác định nghi phạm rất khó khăn.

Trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh Canada NewsTalk 610 CKTB, Đức Giám Mục Gerard Bergie của Giáo phận thánh Catharine đã tha thiết xin những tên trộm, hãy trả lại Thánh Thể và nhà tạm cho nhà thờ.

Đức cha nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trả lại Thánh Thể, vì đây là "một thứ quý giá nhất đối với chúng tôi" và không có gì có thể thay thế được." Đức cha nói: “Nhà tạm chúng tôi có thể thay thế được. Còn Thánh Thể là một cái gì vô giá đối với chúng tôi”.

Đức cha Bergie nói thêm rằng: Nhà tạm làm bằng thép với cánh cửa bằng đồng "không có giá trị là bao", nên hy vọng họ sẽ trả lại.

Cảnh sát đã khám nghiệm hiện trường, nhưng thấy các tên trộm này rất chuyên nghiệp, nên đã không để lại một dấu vết tay hay bất luận thứ gì khả nghi cả!
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Việt Mừng Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria
Vinh sơn Trần văn Đẩu
08:11 09/09/2020
Mừng ngày lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Chúng ta cũng nhìn lại cuộc đời của chúng ta. Mỗi người chúng ta đã được sinh ra, được gia nhập hội thánh Chúa vậy qua bao nhiêu năm chúng ta đã làm được gì để xứng dáng làm con cái Chúa… Đó là lời chia sẻ của Lm phó xứ Giuse Đỗ Đức Hạnh khi ngài chủ sự Thánh Lễ mừng kính Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria bổn mạng, kỷ niệm 63 năm thành lập Hội Legio Maria giáo xứ Tân Việt diễn ra lúc 17g30 thứ ba 08/09/2020.

Xem Hình

Tham dự Thánh lễ có đại diện quý chức các giáo họ, đại diện các đoàn thễ và đông đảo cộng đoàn.

Mở đầu Thánh lễ, Lm chủ tế chúc mừng bổn mạng Hội Legio Maria giáo xứ Tân Việt nhân kỷ niệm 63 năm thành lập, một chặng đường dài với biết bao ơn lành Chúa ban cho.

Chia sẻ Tin mừng Lm chủ tế nói: Hôm nay chúng ta mừng kính Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria bổn mạng và kỷ niệm 63 năm thành lập Hội Legio Maria. Ngày lễ hôm nay lại thêm phần ý nghĩa khi nạn đại dịch Covit lần thứ hai vừa chấm dứt, nhà thờ được mở cửa trở lại. Chúng ta phải tạ ơn Chúa vì Chúa đã luôn đồng hành và che chở mỗi người chúng ta qua cơn đại dịch này và cám ơn Chúa đã ban cho chúng ta người Mẹ tuyệt vời đó chính là Đức Trinh Nữ Maria mà chúng ta mừng sinh nhật hôm nay.

Ngài quảng diễn thêm: Mừng kính Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta nhìn lại cuộc đời của chúng ta. Mỗi người chúng ta đã được sinh ra, được gia nhập hội Thánh Chúa vậy qua bao nhiêu năm, chúng ta đã làm được gì để được xứng đáng làm con cái Chúa, con cái của Mẹ Maria. Rồi chúng ta đã làm được gì trong việc thánh hóa bản thân, thánh hóa gia đình, phục vụ giáo xứ, phục vụ tha nhân như Chúa đã dạy.

Ngài kết luận Mừng kính Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta hãy noi gương dời sống của Mẹ Maria và các Thánh đã có cuộc sống đẹp lòng Chúa qua đó góp phần rao giàng Tin mừng của Chúa đến với những người chung quanh.

Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hửu và dâng của lễ

Mừng lễ Mẹ hôm nay, ước mong mỗi lần thăm viếng anh chị em là chúng ta đang góp phần đem Tin Mừng yêu thương của Chúa đến cho mọi người, để làm vinh danh Chúa, làm cho nhiều người có lòng yêu mến Mẹ là Mẹ chúng ta.

Thánh lễ kết thúc lúc 18g30 trong niềm vui của cà cộng đoàn.

Vinh sơn Trần văn Đẩu
 
Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh bị lên cơn nhồi máu cơ tim và đã qua cơn nguy kịch
Hoàng Mạnh Hà
10:35 09/09/2020
GIA LAI - Tối 6-9-2020, trên mạng xã hội lan truyền thông tin Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh, cựu Giám mục Giáo phận Kontum, đang cấp cứu ở Bệnh viện Qui Nhơn. Sáng nay, nay được biết Đức cha đã qua cơn nguy kịch.

Một người cháu của Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh cho biết, lúc 5 giờ sáng ngày 6-9, tại Gia Lai, Đức cha bị lên cơn nhồi máu cơ tim. Dấu hiệu khi ấy là ngài rất nhức đầu khi nghe tiếng chuông nhà thờ.

Tuy nhiên, Đức cha vẫn không nhận ra mình đang bị nguy hiểm. Sau khi dùng bữa ăn sáng, ngài di chuyển từ nhà thờ Thánh Tâm về Tu viện Naza Hàm Rồng để nghỉ ngơi. Tại đây, Đức cha vẫn đi dạo bộ trong vườn. Tình hình trở nên đặc biệt nghiêm trọng khi vào giờ cơm trưa, lúc 12 giờ, ngài làm dấu thánh giá thì tay run. Sau đó ngài phải bỏ đũa, da tái, mắt trợn, khó thở. Sau khi sơ cứu, xe cứu thương Caritas của Giáo phận đưa Đức cha Micae đi cấp cứu tại Bệnh viện tỉnh Gia Lai. Sau đó, bác sĩ yêu cầu chuyển gấp về Bệnh viện Qui Nhơn.

Tối qua, 6-9, Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Giám mục Giáo phận Qui Nhơn, đã vào thăm. Bác sĩ cho hay, Đức cha Micae bị một cục máu nằm nghẽn ngay ở động mạch vành tim. Hiện các bác sĩ đã thông được chỗ nghẽn này và Đức cha đã qua cơn nguy kịch.

Mới đây, ngày 28-8-2020, Giáo phận Kontum vừa tổ chức lễ kỷ niệm 17 năm tấn phong Giám mục của Đức cha Micae (28-8-2003 – 28-8-2020) và 52 năm linh mục.

Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh trong lễ kỷ niệm 15 năm Giám mục tại Cộng đoàn Naza Thủ Đức. Người ngồi xe lăn là cha Gioan Baotixia Hoàng Văn Minh anh cả của ngài, bên tay trái của Đức cha là cha Hilario Hoàng Đình Thiều, bề trên đương nhiệm cũng là anh của Đức cha. Ảnh: Hoàng Mạnh Hà

Năm 2015, Toà thánh chấp nhận đơn xin nghỉ hưu của ngài. Từ đó, ngài chuyển về sống tại Cộng đoàn Naza ở Thủ Đức, Sài Gòn. Đây là nơi hai người anh ruột của ngài làm linh mục và là bề trên. Sau thời gian dài đi phục vụ, ba anh em ruột lại được sống chung với nhau trong một mái nhà Naza.

Mặc dù đã nghỉ hưu, nhưng trong thời gian này Đức cha thường đi ban bí tích Thêm sức ở nhiều nơi. Đức cha có nhiều hoạt động xã hội trong nước và nước ngoài, chăm lo cho người nghèo. Mỗi dịp tuần thánh, ngài lại lặn lội vào vùng sâu của Giáo phận Kontum cử hành các nghi thức tuần thánh.

Gần đây, cảm thấy sức khoẻ không được tốt, ngài đã chuyển về nghỉ ngơi tại Gia Lai và ít vào Sài Gòn.

(Nguồn: Đồng Hành)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Bí Mật Của Những Linh Hồn Trong Luyện Tội
LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng (chuyển ngữ)
08:02 09/09/2020
Ngày nay, trong các lớp giáo lý, ít khi người ta còn được dạy kỹ về Luyện Tội, về những đau khổ mà các linh hồn trong ấy phải chịu đựng để hoàn tất cuộc thanh tẩy, trước khi bước vào Nước Trời. Nhưng Luyện Tội vẫn hiện hữu, và sự đau khổ mà các linh hồn đang phải trải qua vẫn là sự thật muôn phần.

Kể từ năm 1940, khi chỉ mới 25 tuổi, một tín hữu được đặc ân, tên là Maria Simma, ở Áo Quốc (Austria) đã thường nhận sự thăm viếng của các linh hồn từ Luyện Tội. Họ giải thích về những đau khổ mà họ đang gánh chịu và xin lời cầu nguyện cũng như Thánh Lễ Misa cho họ, để họ sớm được về Thiên Đàng. Đức Giám Mục giáo phận và cha xứ của bà Simma đã bảo bà kể rõ những kinh nghiệm đó ra nếu không có gì trái ngược với thần học Công Giáo.

Năm 1997, nữ tu người Pháp, Emmanuel Maillard, được biết đến qua các việc tông đồ về hiện tượng hiện ra của Đức Mẹ ở Medjugorje, đã có cuộc phỏng vấn với bà Simma, ở nhà của bà thuộc thành phố Sonntag, Áo Quốc. Sau đây là những đoạn trích ra từ cuộc phỏng vẫn đó trong cuốn sách nhỏ có tựa đề là: “Bí mật đáng kinh ngạc của các linh hồn trong Luyện Tội”, NXB Queenship, Goleta, CA, USA. (Ghi chú: Bà Simma đã qua đời vào ngày 16 tháng 3 năm 2004, thọ 89 tuổi).

****

1.Maria, xin cho chúng tôi biết về lần đầu tiên một linh hồn từ Luyện Tội đã đến thăm bà?

Vâng, đó là vào năm 1940. Một đêm kia, khoảng 3 hay 4 giờ sáng, tôi nghe thấy tiếng động như có người trong phòng ngủ của tôi… (mở mắt ra) tôi đã thấy một người đàn ông hoàn toàn xa lạ, đang chậm rãi đi lại trong phòng. Tôi nghiêm nghị hỏi: “Làm thế nào ông đã vào được đây? Cút ngay!” Nhưng ông ta cứ tiếp tục đi chung quanh phòng ngủ, như không nghe thấy gì. Tôi lại hỏi ông ta: “Ông đang làm cái gì vậy?” Ông ta vẫn không trả lời, tôi nhảy ra khỏi giường và cố nắm lấy ông ta, nhưng tay rôi chỉ vung vào khoảng không. Chẳng có gì ở đó. Nên tôi trở lại giường, nhưng ông ấy vẫn tiếp tục đi lại.

Tôi tự hỏi, tại sao tôi đã nhìn thấy ông này mà không nắm ông ta lại được. Tội lại đứng dậy để năm lấy ông ta và bắt ông ấy ngừng việc đi lại; một lần nữa tôi đã vung tay vào khoảng không. Bối rối quá, tôi lại về giường và ông ta biến mất, tôi đã không ngủ được nữa. Sau thánh lễ sáng, tôi đã đến gặp cha thiêng liêng, cha Alfons Matt, và trình ngài mọi sự. Ngài bảo tôi, nếu việc này xảy ra lần nữa thì đừng hỏi “Ông là ai?” nhưng là: “Ông muốn ở tôi điều gì?”

Đêm hôm sau, ông ta lại đến. Tôi hỏi: “Ông muốn điều gì ở tôi?” Ông ta đáp: “Xin cho tôi ba thánh lễ, thì tôi sẽ được phóng thích.” Tôi đã hiểu đây là một linh hồn trong Luyện Tội. Cha thiêng liêng của tôi cũng đồng ý như vậy, ngài còn khuyên tôi đừng bao giờ từ chối lời thỉnh cầu của các linh hồn, nhưng hãy rộng rãi thực hiện những điều họ xin.

2. Rồi sau đó, các cuộc thăm viếng có tiếp tục không?

Có, trong nhiều năm đầu, chỉ có 3 hay 4 lần, thường là vào tháng 11. Sau đó thì thường xuyên hơn.

3. Các linh hồn xin bà điều gì?

Hầu hết là xin lễ cho họ và là những lễ có giáo dân tham dự. Họ cũng xin lần chuỗi và viếng chặng đàng thánh giá cho họ nữa.

4. Các linh hồn trong Luyện Tội, dù là đang trong đau khổ, họ có lộ vẻ vui mừng và hi vọng không?

Có, chẳng có linh hồn nào muốn từ Luyện Tội trở lại thế gian. Họ có sự hiểu biết vô tận, hơn sự hiểu biết của chúng ta nhiều lắm. Họ không muốn trở lại với cuộc sống đen tối ở trần gian.

Ở đây, chúng ta thấy sự khác biệt giữa những đau khổ ở trần gian. Trong Luyện Tội, tuy việc đau khổ của các linh hồn rất khủng khiếp, vẫn có sự chắc chắn về việc sống với Chúa đời đời. Một sự chắc chắn không thể lay chuyển. Niềm vui vượt quá sự đau khổ. Chẳng có gì trên thế gian có thể làm cho họ muốn trở lại cuộc sống ở gian trần, nơi chẳng có gì chắc chắn.

5. Xin bà cho chúng tôi biết, có phải chính Chúa đưa các linh hồn vào Luyện Tội, hay các linh hồn tự quyết định để vào đấy?

Chính các linh hồn tự nguyện đi vào Luyện Tội, để được thanh tẩy trước khi hưởng phúc Thiên Đàng.

6. Trong giờ lâm tử, người ta có nhìn thấy Chúa cách hiển hiện không? Hay chỉ lờ mờ?

Một cách lờ mờ nhưng đều giống nhau, trong độ sáng đó, đủ để gây niềm khao khát lớn lao.

7. Vai trò của Đức Mẹ với các linh hồn trong Luyện Tội là gì?

Đức Mẹ thường đến để an ủi các linh hồn và bảo rằng họ đã làm nhiều điều tốt đẹp. Mẹ khuyến khích họ.

8. Có những ngày đặc biệt nào để Đức Mẹ đưa họ ra khỏi Luyện Tội không?

Nhiều nhất là vào các ngày: Lễ Giáng Sinh, lễ Các Thánh, Thứ Sáu Tuần Thánh, lễ Đức Mẹ Lên Trời, và lễ Chúa Thăng Thiên.

9. Tại sao con người phải vào Luyện Tội? Những tội gì đã khiến họ phải vào đó?

Tội chống lại đức bác ái, chống lại tình yêu tha nhân, cứng lòng, thù địch, vu khống, bỉ ổi. Tất cả những tội này.

Những tội khác, nghịch với đức ái là việc chúng ta từ chối những người mà chúng ta không thích, từ chối làm hòa, từ chối tha thứ, và tất cả những mối oán hận chúng ta giữ trong lòng.

10. Ai là những người có cơ hội lớn nhất lên thẳng Thiên Đàng?

Là những người có lòng hảo tâm với mọi người khác. Tình yêu bao trùm rất nhiều tội lỗi.

11. Đâu là những phương tiện mà chúng ta có thể có trên thế gian để tránh Luyện Tội và vào thẳng Thiên Đàng?

Chúng ta phải làm rất nhiều cho các linh hồn trong Luyện Tội, vì họ sẽ giúp lại chúng ta. Chúng ta phải thật khiêm nhường. Đây là võ khí tối thượng để chống lại ma quỉ, chống lại Kẻ Dữ. Sự khiêm nhường đuổi sự dữ đi nơi khác.

12. Điều gì là những phương tiện hữu hiệu nhất để sớm giải thoát các linh hồn trong Luyện Tội?

Phương tiện hữu hiệu nhất là Thánh Lễ Misa.

13. Tại sao phải là Thánh Lễ?

Bởi vì đó là Chúa Kitô dâng chính mình Ngài, vì Ngài yêu thương chúng ta. Đó là sự hiến dâng của chính Ngài lên Đức Chúa Cha, sự hiến dâng cao đẹp nhất. Linh Mục là vị đại diện của Chúa Kitô, nhưng chính Ngài tự dâng hiến chính mình và hi sinh chính mình cho chúng ta. Hiệu quả của Thánh Lễ cho kẻ chết còn to lớn hơn cho những người đã kết hợp với giá trị vĩ đại của Thánh Lễ trong cuộc đời của họ. Nếu họ tham dự Thánh Lễ và hết lòng cầu nguyện, nếu họ dự Thánh Lễ hằng ngày, theo thời gian cho phép, họ được hưởng ơn ích khôn lường từ những Thánh Lễ có ý chỉ cho họ. Người ta thu hoạch những gì đã được gieo xuống.

Một linh hồn trong Luyện Tội nhìn thấy rõ ràng trong ngày an táng của họ, nếu chúng ta cầu nguyện cho họ, hay nếu chúng ta chỉ đơn giản đến cho có thôi. Các linh hồn nói rằng nước mắt chẳng đem lại cho họ ơn ích gì, nhưng chỉ có cầu nguyện! Họ hay than phiền rằng người ta đi đưa đám mà không hề có một lời cầu xin Chúa cho họ, trong khi than khóc um xùm, thật vô ích!

Còn có một phương tiện nữa, rất mạnh, để giúp các linh hồn, đó là: Chấp nhận và phó dâng những đau khổ ở trần gian, các việc đền tội như ăn chay, từ bỏ v.v…, và dĩ nhiên là cả những đau khổ không tình nguyện như bệnh hoạn, thương tiếc người thân đã qua đời.

14. Bà đã nhiều lần được kêu mời chịu đau khổ để các linh hồn được sớm ra khỏi Luyện Tội, bà có thể chia sẻ những kinh nghiệm đó không?

Lần đầu tiên, một linh hồn xin tôi chịu đau khổ thay cho cô ấy chỉ trong 3 tiếng đồng hồ, rồi sau đó tôi lại có thể tiếp tục làm việc. Tôi tự nghĩ: “Nếu chỉ xong sau 3 tiếng đồng hồ thì tôi làm được.” Trong 3 tiếng đó, tôi đã có cảm tưởng như nó kéo dài thành 3 ngày vậy. Đau đớn tột cùng! Nhưng cuối cùng, tôi nhìn đồng hồ thì quả nhiên, mới có 3 giờ đồng hồ. Linh hồn ấy bảo tôi rằng, nhờ có tôi chịu đau khổ giúp, với tình thương, mà cô ấy được giảm 20 năm trong Luyện Tội.

15. Vâng, nhưng tại sao bà chỉ chịu đau khổ có 3 tiếng mà giúp được linh hồn ấy giảm đi 20 năm trong Luyện Tội? Những đau khổ của bà có giá trị đến thế sao?

Bởi vì sự đau khổ trên thế gian có giá trị khác biệt. Trên trần thế, khi chúng ta chịu đau khổ, chúng ta có thể thăng tiến trong tình yêu, đáng hưởng thêm công trạng, mà trong Luyện Tội không có. Trong ấy, sự đau khổ chỉ làm thanh tẩy tội lỗi. Trên trần, chúng ta có tất cả những ơn sủng. Chúng ta có tự do chọn lựa.

Những điều này thật khích lệ vì chúng làm tăng thêm ý nghĩa cho những đau khổ. Những đau khổ được hiến tặng, dù là tình nguyện hay không, ngay cả những hi sinh nhỏ nhất mà chúng ta có thể làm, chịu khổ hay bệnh hoạn, than khóc, những thất vọng… nếu chúng ta sống những điều đó với sự nhẫn nại, nếu chúng ta chào đón chúng với lòng khiêm nhường, thì những đau khổ này sẽ có sức mạnh không tưởng để cứu giúp các linh hồn.

Điều tốt đẹp nhất, bà Simma nói, là kết hợp những đau khổ của chúng ta với đau khổ của Chúa Giêsu, đặt chúng trong tay Đức Mẹ. Mẹ là người biết rõ nhất việc phải dùng chúng như thế nào. Những công lênh này, dĩ nhiên, Đức Mẹ sẽ hoàn lại cho chúng ta trong giờ lâm tử. Những đau khổ được cống hiến này sẽ trở thành những kho báu quí giá nhất cho đời sau. Chúng ta phải nhắc nhở nhau điều này và khuyến khích nhau khi chịu đau khổ.

Cần nhớ rằng, các linh hồn trong Luyện Tội không thể làm gì cho chính họ, họ hoàn toàn bất lực. Nếu người sống không cầu nguyện cho họ, họ sẽ hoàn toàn bị bỏ rơi. Vì vậy, thật là quan trọng để nhận biết sức mạnh vô song mà mỗi người trong chúng ta đang có trong tay để cứu giúp các linh hồn.

Chúng ta không đắn đo khi giúp một đứa trẻ ngã từ cành cây xuống, trước mặt mình, và bị gãy xương. Dĩ nhiên là chúng ta sẽ làm tất cả để giúp cháu bé. Nên, cùng một cách đó, chúng ta nên tận tình chăm sóc các linh hồn đang trông mong sự giúp đỡ của chúng ta để được thoát cơn đau khổ. Và đó có thể là cách tốt nhất để thực thi đức ái.

16. Tại sao các linh hồn không còn công lênh nào nữa trong Luyện Tội? Trong khi người còn sống thì vẫn có?

Bởi vì, tại giây phút cuối cùng, thời gian lập công lênh chấm dứt. Vì một khi chúng ta còn sống chúng ta có thể sửa đổi những điều xấu do chính mình làm. Các linh hồn trong Luyện Tội ghen tị với chúng ta về cơ hội này. Ngay cả các thiên thần cũng ghen tị với chúng ta nữa, vì chúng ta có cơ hội để thăng tiến một khi chúng ta còn sống trên thế gian. Nhưng, đáng buồn thay, sự đau khổ thường làm chúng ta trở nên nổi loạn, và chúng ta thật khó khăn chấp nhận và chịu đựng nó.

17. Tại sao lại phải sống đau khổ mới sinh hoa trái?

Những đau khổ là bằng chứng to lớn nhất của tình yêu của Thiên Chúa, và nếu chúng ta dâng hiến đúng đắn, sẽ đưa được nhiều linh hồn về với Chúa.

18. Nhưng làm sao chúng ta chấp nhận đau khổ như một món quà thay vì một hình phạt, một sự trừng phạt?

Chúng ta phải dâng mọi sự cho Đức Mẹ. Mẹ là người biết rõ nhất ai cần những ơn ích mà chúng ta dâng để được cứu rỗi.

Chúng ta không nên luôn luôn coi những sự đau khổ như một hình phạt. Chúng có thể được đón nhận như sự chuộc tội, không chỉ cho chúng ta mà, trên hết, cho ngươi khác nữa. Đức Kitô vô tội nhưng Ngài đã chịu đau khổ để đền bù tội lỗi của chúng ta. Chỉ khi đã vào Thiên Đàng chúng ta mới hiểu hết những gì chúng ta đã đạt được qua việc nhẫn nại chịu đau khổ, kết hợp với sự thương khó của Chúa Kitô.

19. Các linh hồn trong Luyện Tội có nổi loạn khi phải chịu đau khổ không?

Không, họ muốn tự thanh tẩy, họ hiểu điều cần thiết này.

20. Việc ăn năn tội đóng vai trò gì trong giờ lâm tử?

Việc ăn năn rất quan trọng. Tội lỗi được tha trong mọi trường hợp nhưng HẬU QUẢ CỦA TỘI VẪN CÒN. Nếu ai muốn hoàn toàn được đại xá trong giờ lâm tử, là lên thẳng Thiên Đàng, linh hồn đó phải hoàn toàn không còn vướng mắc điều gì.

21. Trong phút lâm chung, linh hồn, dù đã sống trong tội lỗi, có đủ thời gian để trở về với Chúa không? Trong khoảng cuối của sự hấp hối và chết thật?

Có, có! Chúa cho mỗi người nhiều phút để ăn năn tội và quyết định: Tôi chấp nhận hay không chấp nhận thuộc về Chúa. Rồi chúng ta được thấy cả cuốn phim về cuộc đời của mình.

Tôi đã biết một người dù có tin vào lời dạy của giáo hội nhưng không tin vào cuộc sống đời đời. Một ngay kia, ông ta ngã bệnh nặng rồi đi vào hôn mê. Ông ta thấy mình trong một căn phòng với tấm bảng, trên ấy viết tất cả những hành động của ông ấy, tốt cũng như xấu. Rồi tấm bảng biến đi, cả các vách tường nữa, cảnh bên ngoài tươi đẹp tuyệt vời. Khi tỉnh lại, ông ấy đã quyết định thay đổi đời mình.

22. Ma quỉ có được quyền tấn công chúng ta trong giây phút lâm tử không?

Có, nhưng con người cũng được ban ơn để chống trả cơn cám dỗ, đẩy nó đi. Vì vậy, nếu con người không muốn liên hệ với ma quỉ điều gì, hắn sẽ không làm gì được chúng ta.

23. Bà có lời khuyên nào cho người muốn nên thánh ở thế trần này không?

Phải rất khiêm nhường. Nhất định chúng ta không chỉ nghĩ đến mình. Sự kiêu ngạo là cái bẫy lớn nhất của ma quỉ.

24. Người ta có thể xin Chúa cho làm cuộc thanh tẩy (của Luyện Tội) ngay khi còn sống không? Để sau khi qua đời không phải làm nữa?

Có, Tôi biết một vị linh mục và một phụ nữ, cả hai đều bị bệnh lao phổi và phải nằm viện. Phụ nữ kia nói với vị LM: “Chúng ta hãy xin Chúa cho chịu đựng đau khổ bây giờ, nhiều như cần có, để được về thẳng Thiên Đàng.” Vị Lm trả lời rằng, ngài không dám xin Chúa điều này. Gần đó, có một nữ tu nghe được câu chuyện của hai người. Thế rồi, thiếu phụ qua đời trước, rồi đến vị LM. Ít lâu sau, vị LM hiện ra với vị nữ tu và nói rằng: “Giá tôi đã có đức tin mạnh mẽ như thiếu phụ kia, tôi cũng đã có thể được vào thẳng Thiên Đàng.”

25. Trong Luyện Tội có những mức độ khác nhau phải không?

Đúng vậy, có sự khác biệt lớn lao về mức độ đau khổ luân lý. Mỗi linh hồn có sự đau khổ dành riêng cho mình. Có nhiều mức độ.

26. Sự đau khổ trong Luyện Tội thì đớn đau hơn cả sự đau khổ nhất trên trần gian phải không?

Đúng, nhưng trong cách biểu tượng. Đau đớn nhiều hơn trong linh hồn.

27. Bà biết không, nhiều người ngày nay tin vào việc luân hồi (sống nhiều kiếp). Các linh hồn có nói chuyện với bà về điều này không?

Các linh hồn bảo rằng Chúa chỉ cho mỗi người một cuộc sống mà thôi.

28. Nhưng vài người sẽ nói rằng một cuộc sống thì không đủ để biết Chúa, và không đủ giờ để ăn năn trở lại, điều này không công bằng. Bà trả lời họ thế nào?

Mọi người đều có niềm tin bên trong (lương tâm), ngay cả việc họ không thực hành, họ vẫn ngầm (implicitly) nhận ra Chúa. Không ai thực sự không tin (vì mỗi linh hồn đều có một lương tâm để nhận biết sự lành sự dữ, lương tâm ấy do Chúa ban, một kiến thức nội tâm). Có thể họ không tin, ở những mức độ nhẹ, nhưng họ vẫn biết phân định việc lành, việc dữ. Với mức độ lương tâm này, mỗi linh hồn đều có thể trở nên chân phúc.

29. Điều gì sẽ xảy ra đối với những người tự tử? Có khi nào bà được những người này thăm viếng không?

Cho đến bây giờ (1997) tôi chưa gặp trường hợp tự tử nào mà phải mất đi (phải vào Hỏa Ngục) - điều này không có nghĩa là điều đó không bao giờ xảy ra - nhưng thường thường, các linh hồn nói với tôi là những kẻ phạm lỗi nhất lại là những người xung quanh họ, khi những kẻ đó cẩu thả hay loan truyền sự vu khống.

Những linh hồn hỗi lỗi vì đã tự tử. Thường thì việc tự tử xảy ra là do tâm bệnh. Họ hỗi lỗi vì hành động của họ, bởi vì, khi họ nhìn sự vật dưới sự soi sáng của Chúa, ngay tức khắc họ hiểu tất cả những ân sủng dành riêng cho phần đời còn lại của họ, nếu không tự tử, có khi nhiều tháng hay nhiều năm, và họ cũng nhìn thấy tất cả những linh hồn đáng ra họ có thể giúp đỡ bằng cách phó dâng phần đời còn lại của họ cho Chúa. Cuối cùng, điều làm họ đau đớn nhất là nhìn thấy những sự tốt đẹp họ đã có thể làm nhưng đã không làm, bởi vì họ đã cắt ngắn cuộc sống của mình. Nhưng khi nguyên nhân là do tâm bệnh, Chúa cũng thông cảm.

30. Có linh mục trong Luyện Tội không?

Có, nhiều lắm, vì đã không khuyến khích việc tôn thờ Thánh Thể, nên, một cách tổng quát, đức tin đã bị ảnh hưởng. Họ thường vào Luyện Tội vì lơ là trong việc cầu nguyện, khiến đức tin của họ bị giảm đi. Nhưng cũng có rất nhiều LM đã vào thẳng Thiên Đàng.

31. Vậy, bà muốn nói gì với một linh mục thực sự muốn sống theo thánh ý của Chúa?

Tôi muốn khuyên ngài cầu nguyện nhiều với Chúa Thánh Thần, và lần chuỗi hàng ngày.

32. Có khi nào bà được các linh hồn đã sống biến thái thăm viếng không? Thí dụ như trong lãnh vực tính dục?

Có, họ không bị hư mất (vì còn đức tin) nhưng họ phải đau khổ nhiều để được thanh tẩy.

33. Những thái độ tâm linh nào có thể làm mất linh hồn của chúng ta mãi mãi, là vào Hỏa Ngục?

Đó là khi linh hồn không muốn đến với Chúa, khi họ thực sự nói: “Tôi không muốn.”

34. Chúa Giêsu đã nói thật khó cho kẻ giàu vào nước Thiên Đàng. Bà có thấy trường hợp nào không?

Có, Nhưng nếu họ làm việc tốt lành, việc bác ái, yêu thương, họ vẫn được vào Thiên Đàng, như những người nghèo vậy.

35. Bà nghĩ thế nào về những người làm việc ma thuật (spiritism)? Như kêu gọi các linh hồn, cầu cơ v.v…?

Không tốt đâu. Nó luôn luôn là điều xấu. Chính ma quỉ làm cho cái cơ di chuyển.

36. Có điều gì khác biệt, giữa việc tiếp xúc với các linh hồn đã qua đời của bà, và việc thực hành ma thuật?

Chúng tôi không kêu gọi các linh hồn - Tôi không mời họ đến. Trong việc ma thuật, người ta gọi họ đến.

Những người thực hành ma thuật nghĩ rằng họ điều khiển được các linh hồn từ cõi chết. Thực tế, nếu có sự hồi đáp nào thì đó luôn luôn là Satan và bè lũ của hắn, không có ngoại trừ. Những người thực hành ma thuật đang làm điều vô cùng nguy hiểm cho chính họ và những người đến với họ để xin lời khuyên. Bọn Satan toàn là giả dối. Điều này bị cấm, tuyệt đối cấm không được gọi các linh hồn. Đối với tôi, đã chẳng khi nào tôi đã làm điều này, đang làm đều này, và sẽ chẳng bao giờ làm điều này. Khi có linh hồn hiện ra với tôi, thì đó là vì chính Chúa đã cho phép điều ấy xảy ra.

LM Phaolô Nguyễn Văn Tùng (chuyển ngữ)

(Bài này đã được đăng trong tập san “Michael”, ấn bản tháng 1 & 2, năm 2004)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đỗ Quyên Sau Vườn/Azalea
Nguyễn Đức Cung
09:12 09/09/2020
ĐỖ QUYÊN SAU VƯỜN/AZALEA
Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Đỗ Quyên mới nở sau nhà
Dịu dàng thanh thoát thật là dễ thương
(nđc)
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ánh Sáng Ngôi Lời
Nguyễn Trung Tây Lm.
11:32 09/09/2020
ÁNH SÁNG NGÔI LỜI
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)

Từ những ngày đầu tiên,
Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời,
Ngôi Lời là Thiên Chúa,
Là Ánh Sáng soi rọi chốn tối tăm.
(Lời Tựa Tin Mừng Gioan 1:1, 5)
8/9/1875 - 8/9/2020:
145 năm Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời
 
VietCatholic TV
Vụ đảo chánh luật độc thân linh mục đã thất bại. ĐTC giải thích lý do không phong chức viri probati
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:46 09/09/2020

1. Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích lý do tại sao ngài không đồng ý phong chức linh mục cho người đã kết hôn

Đức Thánh Cha Phanxicô đã không chấp thuận đề xuất phong chức cho những người nam đã lập gia đình trong vùng Amazon vì ý tưởng này đã được thảo luận, thậm chí đã được tranh cãi gay gắt, nhưng không được phân định trong tĩnh lặng của cầu nguyện tại Thượng Hội Đồng Amazon năm 2019. Đức Thánh Cha cho biết như trên trong một bài báo đăng hôm thứ Năm 3 tháng 9 trong tạp chí Công Giáo định kỳ La Civiltà Cattolica, nghĩa là Văn Minh Công Giáo.

“Đã có một cuộc thảo luận... một cuộc thảo luận phong phú... một cuộc thảo luận có cơ sở, nhưng không có sự phân định, đó là một cái gì đó khác với việc chỉ đạt được một sự đồng thuận tốt và công bằng hoặc với một đa số tương đối,” Đức Thánh Cha Phanxicô viết như trên trên khi đề cập đến tình trạng thiếu linh mục ở Amazon bằng cách phong chức cho những người được gọi là viri probati, tức là những người nam lớn tuổi, trưởng thành và đã lập gia đình từ các cộng đồng địa phương.

Đức Thánh Cha nói rõ rằng các Hội Đồng Giám Mục phải là cơ hội để cầu nguyện suy tư, chứ không phải là nơi xảy ra các cuộc vận động hành lang.

Ngài giải thích rằng một Thượng Hội Đồng Giám Mục là một cơ hội “tập thể dục tinh thần”, một khoảng thời gian để phân định về cách Chúa Thánh Thần đang nói, và là một cơ hội tự vấn về động cơ của mình vượt lên trên các quan điểm.

“Tiến bước cùng nhau có nghĩa là dành thời gian để lắng nghe trung thực. Điều đó có khả năng khiến chúng ta chỉ ra được và vạch trần được (hoặc ít nhất là chân thành trong lòng mình) sự trong sạch rõ ràng của quan điểm chúng ta và giúp chúng ta phân biệt được lúa mì – cho đến khi trổ bông - luôn mọc giữa cỏ dại”.

“Bất cứ ai không nhận ra tầm nhìn Phúc âm về thực tại này thì sẽ tự nhận lấy sự cay đắng vô ích. Sự lắng nghe chân thành và trong lời cầu nguyện vạch ra cho chúng ta thấy các ‘chương trình nghị được che đậy’ cần phải hoán cải,” Đức Giáo Hoàng nói thêm.

Thượng Hội đồng Giám mục tháng 10 năm 2019 cho Khu vực Pan-Amazon là cuộc tập hợp của các giám mục từ khu vực và từ các nơi khác trên thế giới, những người đã gặp nhau để thảo luận về các chiến lược mục vụ nhằm cổ vũ phúc âm hóa, dạy giáo lý và chăm sóc mục vụ trong khu vực, bao trùm một số quốc gia Nam Mỹ, đang bị bao vây bởi những thách thức xã hội, kinh tế và môi trường.

Một số giám mục tại Thượng hội đồng đề xuất rằng Đức Phanxicô nên cho phép phong chức linh mục cho những người đàn ông đã kết hôn để giải quyết tình trạng thiếu linh mục trong khu vực. Trái lại, những người chỉ trích ý tưởng này cho rằng nó sẽ làm suy yếu sự hiểu biết của Giáo hội về luật độc thân linh mục như một ân sủng, và sẽ nhanh chóng trở thành một nhu cầu rộng rãi trong Giáo hội và thực tế là sẽ không giải quyết được một cách hiệu quả tình trạng thiếu giáo sĩ ở Amazon.

Trong Tông Huấn hậu Thượng Hội Đồng Amazon được công bố ngày 12 tháng 2 có tựa đề Querida Amazonia, Đức Thánh Cha Phanxicô đã không tán thành đề xuất phong chức cho những người đàn ông đã có gia đình.

Thay vào đó, nhu cầu cấp thiết đối với các linh mục trong khu vực “ khiến tôi thúc giục tất cả các giám mục, đặc biệt là các giám mục ở Châu Mỹ Latinh, không chỉ cổ vũ việc cầu nguyện cho các ơn gọi linh mục, mà còn quảng đại hơn nữa trong việc khuyến khích những người có ơn gọi truyền giáo lựa chọn vùng Amazon,” ngài viết.

Trong bài phát biểu được công bố tuần này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng cần phải tiếp tục phân định để thực hiện tầm nhìn được đưa ra trong Tông huấn của ngài. “Tôi thích nghĩ rằng, theo một nghĩa nào đó, Thượng hội đồng vẫn chưa kết thúc. Khoảng thời gian chào đón toàn bộ tiến trình mà chúng ta đã sống thách thức chúng ta tiếp tục bước đi cùng nhau và áp dụng kinh nghiệm này vào thực tế.”

Trong một số khu vực, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bị chỉ trích vì quyết định không chấp thuận viri probati, mặc dù ủng hộ đề xuất từ các giám mục tại Thượng hội đồng. Nhà sử học Giáo hội Massimo Faggioli đã viết trong Commonweal rằng “ những gì chúng ta thấy với Querida Amazonia có thể gợi ý đến sự phản bội Thượng hội đồng Amazon ít nhất là về mặt ý nghĩa của nó đối với các cải cách thể chế của Giáo hội.”

Nhưng trong bài viết được xuất bản gần đây của mình, Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng hội đồng không phải là cơ quan lập pháp, chỉ tìm kiếm sự chấp thuận của đa số đối với các đề xuất.

“Chúng ta phải hiểu rằng thượng hội đồng không phải là quốc hội; và trong trường hợp cụ thể này, nó không thể thoát khỏi động lực [nghị viện] đó. Về phương diện này, Thượng Hội Đồng là một quốc hội phong phú, hiệu quả và thậm chí cần thiết; nhưng chỉ dừng lại ở đó. Đối với tôi, Thượng Hội Đồng có ý nghĩa quyết định trong sự phân định cuối cùng, khi tôi nghĩ về cách thực hiện Tông huấn.”

Đức Thánh Cha nói thêm: “Một trong những sự phong phú và độc đáo của phương pháp sư phạm đồng nghị nằm chính xác ở chỗ vượt ra khỏi logic của các nghị viện để học cách lắng nghe, trong cộng đồng, những gì Thánh Linh nói với Giáo hội; vì lý do này, tôi luôn đề nghị giữ im lặng sau một số phát biểu nhất định”.

“Thượng Hội Đồng sẽ có ý nghĩa gì nếu chúng ta không cùng nhau lắng nghe những gì Thánh Linh nói với Hội Thánh?” Đức Thánh Cha Phanxicô hỏi.


Source:Catholic News Agency

2. Cuộc đảo chính luật độc thân linh mục thất bại của Đức Hồng Y Claudio Hummes

Như chúng tôi vừa loan tin, sau một thời gian để cho mọi sự lắng đọng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích lý do tại sao ngài không chấp nhận việc phong chức linh mục cho những người nam có gia đình.

Dịp này báo chí đã nhắc lại sự kiện là Đức Hồng Y Claudio Hummes, người cổ vũ hăng hái cho việc phong chức cho các viri probati, đã sắp xếp cả một kế hoạch rất công phu và gởi một lá thư cho các Giám Mục trong vùng Amazon.

Bức thư, tìm cách chuẩn bị cho các giám mục trước khi công bố Tông huấn này, đưa ra cho các ngài một số gợi ý để “kín đáo giúp ngài, như một đấng bản quyền, trong tình hiệp thông với Đức Giáo Hoàng Phanxicô,” theo một bản sao của ký giả chuyên về Vatican, Aldo Maria Valli, và được tờ National Catholic Register kiểm chứng là xác thực.

Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Vatican 13 tháng Giêng, 2020

Thưa Đức Hồng Y, Đức Cha

Đức Thánh Cha đang chuẩn bị một Tông huấn mới, trình bày những kết luận từ Thượng Hội Đồng Amazon với chủ đề Con đường mới cho Giáo hội và một Hệ Sinh thái Tích hợp diễn ra dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần vào tháng 10 năm ngoái.

Dự thảo hiện đang được xem xét và chỉnh sửa và sẽ được dịch ra nhiều ngôn ngữ sau đó. Đức Thánh Cha Phanxicô hy vọng có thể công bố Tông huấn này vào cuối tháng Giêng hoặc đầu tháng Hai.

Tông huấn được háo hức chờ đợi chắc chắn sẽ khơi dậy sự quan tâm và các phản ứng khác nhau. Do đó, như đã từng được thực hiện với Laudato Sí (2015), Amoris Laetitia (2016), Gaudete et Exultate (2018) và Christus Vivit (2019), Đức Thánh Cha muốn các vị bản quyền địa phương nhận được văn bản trực tiếp, trước khi nó được công bố và báo chí bắt đầu bình luận. Như thế, các vị bản quyền địa phương có thể cùng với ngài trình bày Tông huấn này và làm cho nó có thể đến được với các tín hữu, những người nam nữ thiện chí, giới truyền thông, các nhà khoa bảng và những người khác là những người nắm giữ các vị trí quyền lực và nổi bật..

Với mục đích thúc đẩy một sự chuẩn bị thích hợp, một số gợi ý sẽ được đưa ra trong lá thư đầu tiên này. Mục đích không phải để phô trương ầm ĩ hay thu hút sự chú ý. Trái lại, là nhằm kín đáo giúp ngài, với tư cách là Đấng bản quyền địa phương, trong tình hiệp thông với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, khi ngài đọc Tông huấn và truyền đạt cho Dân Chúa trong thẩm quyền của ngài. Do đó, với tự do tối đa, các đề xuất có thể được sử dụng nếu thấy chúng có vẻ hữu ích.

Một cách hữu ích để sẵn sàng là hãy đọc một số tài liệu trước đây liên quan đến chủ đề này, được cung cấp dưới đây trong phần các tài nguyên đính kèm. Trong vòng 10 ngày hoặc lâu hơn, ngài sẽ nhận được một lá thư thứ hai với những gợi ý thêm.

Khi ngày ban hành đến gần, ngài sẽ nhận được Tông huấn bằng e-mail nhưng không được công bố. Trong ngày công bố, sẽ có một sự kiện kỷ niệm và buổi trao đổi trong cùng Hội trường Thượng Hội Đồng nơi công việc diễn ra vào tháng Mười.

Ngài cũng có thể bắt đầu lên kế hoạch cho một cuộc họp báo hoặc các sự kiện khác càng sớm càng tốt sau khi ban hành Tông huấn. Ví dụ, nếu thấy thích hợp ngài có thể trình bày Tông huấn này cùng với một đại diện của người bản địa, nếu điều đó là khả thi trong khu vực của ngài, một chuyên viên mục vụ giàu kinh nghiệm (linh mục, tu sĩ, hay giáo dân), một chuyên gia về các vấn đề sinh thái và một người trẻ tham gia vào việc chăm sóc mục vụ giới trẻ.

Xin giữ bí mật bức thư này và chỉ chia sẻ nó với những người liên quan trực tiếp đến việc chuẩn bị trong giáo phận cho việc xuất bản Tông huấn, đừng cho những người khác và giới truyền thông biết. Hãy tôn trọng các hướng dẫn này một cách cẩn thận. Đồng thời, xin vui lòng tha thứ nếu bạn nhận được nhiều hơn một bản sao của bức thư này - nguy cơ trùng lặp dẫu sao cũng còn tốt hơn là không đến được một số giáo phận do kết nối internet kém.

Với hy vọng rằng bức thư này sẽ hữu ích, chúng ta hãy kết hợp cầu nguyện chân thành với Cha đầy Lòng Thương Xót của chúng ta xin Ngài chúc phúc cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô và tất cả các giám mục trong việc ban hành Tông huấn và xin cho Dân Chúa trong khu vực Amazon và trên khắp thế giới đón nhận Tông huấn này với niềm tin, hy vọng, thông minh và hiệu quả.

Trân trọng trong Chúa Kitô,

+ Đức Hồng Y Claudio Hummes, OFM

Tổng tường trình viên Thượng Hội Đồng Amazon

Chủ tịch Mạng lưới Giáo hội Liên vùng Amazon (REPAM)

Khi Tông huấn Querida Amazonia được công bố, tất cả mọi sự đã diễn ra trái với mong đợi của Đức Hồng Y Hummes.

Cuộc đảo chính luật độc thân linh mục đã thất bại


Source:Aldo Maria Valli
 
Cuộc bầu cử tốn kém nhất: Hàng trăm triệu tiền phá thai được tung vào các chiêu trò hạ gục TT Trump
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:39 09/09/2020

1. Các cơ quan truyền thông ca ngợi vắc xin COVID-19 Trung Quốc nhằm chống lại Tổng thống Trump

Tờ National Catholic Register của hệ thống truyền hình Công Giáo Hoa Kỳ EWTN cho biết: “Cuộc bầu cử 2020 đang mục kích một món tiền chưa từng thấy được chi tiêu cho nền chính trị phá thai. Trong đó, Planned Parenthood đang tìm cách làm lệch cán cân bằng hàng chục triệu dollars và một đội quân tranh đấu hạ tầng”.

Kristen Day, đảng viên Dân chủ chủ tịch nhóm phò sinh, nói với tờ Register:

“Chỉ mới bắt đầu tiến trình vận động bầu cử năm 2020, Planned Parenthood đã quyên góp 45 triệu dollars - nhiều hơn gấp ba lần số tiền quyên góp vào năm 2016.”

Planned Parenthood bao gồm 159 cơ quan y khoa và cả những cơ quan không có dính líu gì đến y khoa. Nó điều hành 650 cơ sở phá thai trên toàn cõi Hoa Kỳ và tại 12 quốc gia trên thế giới.

Planned Parenthood đạt đến thời cực thịnh dưới thời Obama-Biden. Trong báo cáo thường niên vào năm 2014, Planned Parenthood cho biết đã thực hiện 324,000 vụ phá thai với doanh thu là 1.3 tỷ Mỹ Kim. Bên cạnh số doanh thu khổng lồ này, tổng thống Obama còn ưu ái tặng thêm 530 triệu Mỹ Kim hàng năm và miễn thuế hoàn toàn cho tổ chức này.

Kristen Day nhận xét rằng chiến lược vận động tranh cử của Đảng Cộng Hòa là gỏ cửa từng nhà, trong khi chiến lược của Đảng Dân Chủ là tận dụng các kỹ thuật truyền thông hiện đại và các phương tiện truyền thông.

Một thí dụ rõ nét nhất là nhiều phương tiện truyền thông tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia Tây phương đang quay sang ca ngợi một loại vắc xin của Trung Quốc nhằm chỉ trích các chính sách đối phó với coronavirus của Tổng thống Trump.

Thông tấn xã Reuters vừa kháo rằng nhiều nước đã đồng ý thử nghiệm vắc xin COVID-19 Trung Quốc, trong khi chính thông tấn xã này thường tố cáo Trung Quốc ăn cắp các nghiên cứu vắc xin của Hoa Kỳ.

Theo Reuters, đã có thêm bốn quốc gia khác đồng ý tiến hành các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối đối với các ứng viên vắc xin coronavirus từ Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc, gọi tắt là CNBG, và Công ty Công nghệ sinh học Sinovac - khi Trung Quốc tăng cường nỗ lực chế tạo vắc xin COVID-19 trong cuộc đua toàn cầu.

Serbia và Pakistan là một trong những quốc gia mới đồng ý thử nghiệm Giai đoạn 3.

Hai công ty Trung Quốc đang tìm kiếm thêm dữ liệu ở nước ngoài trong khi các trường hợp nhiễm bệnh mới đang giảm dần ở Trung Quốc.

Phó chủ tịch CNBG Trương Vân Đào (Zhang Yuntao, 张云涛) cho biết giai đoạn 3 thử nghiệm dự kiến sẽ có sự tham gia của 50,000 người ở khoảng 10 quốc gia.

Ông nói thêm rằng nhiều nước đã bày tỏ hứng thú trong việc đặt hàng tổng hợp 500 triệu liều vắc xin của họ.

Các thử nghiệm đã bắt đầu ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain, Peru, Maroc, Á Căn Đình và Jordan.

CNBG dự kiến có thể sản xuất 300 triệu liều vắc-xin mỗi năm khi nâng cấp kỹ thuật sản xuất.

Và họ Trương cho biết họ đang thực hiện kế hoạch nâng công suất hàng năm lên 1 tỷ liều.

Ứng cử viên vắc xin của Sinovac, là CoronaVac, hiện đang được thử nghiệm ở Ba Tây và Indonesia.

Báo cáo của Reuters cho rằng các thử nghiệm giai đoạn 3 của CoronaVac cũng đã nhận được sự chấp thuận từ hai quốc gia khác CoronaVac. Tuy nhiên, thông tấn xã này nói rằng họ nói theo lời của Giám đốc cấp cao về chiến lược toàn cầu của Sinovac, là Dương Hải Luân (Helen Yang, 杨海伦) là người đã từ chối nêu tên các quốc gia vì thông tin vẫn phải được bảo mật.

Trung Quốc đã cho phép sử dụng các ứng cử viên vắc xin của Sinovac và CNBG trong trường hợp khẩn cấp đối với các nhóm có nguy cơ cao như các nhân viên y tế - mặc dù giai đoạn cuối của quá trình thử nghiệm vẫn chưa hoàn tất.

Người dẫn chương trình Sky News, Paul Murray bày tỏ lo ngại rằng nhằm chống lại Tổng thống Trump, nhiều phương tiện truyền thông liều mình đăng tải các tin tức không chính xác, miễn sao phục vụ được mục đích triệt hạ Tổng thống Trump. Ông nghi ngờ rằng nhiều người đang ca ngợi vắc xin Trung Quốc dám chìa tay ra cho người ta chích loại vắc xin Tầu mà họ đang ca ngợi hết cỡ.


Source:Catholic News Agency

2. Điện tặc Trung Quốc xâm nhập lấy cắp các công trình nghiên cứu của công ty vắc xin Moderna

Các điện tặc Trung Quốc đã nhắm mục tiêu vào công ty công nghệ sinh học Moderna vào đầu năm nay. Moderna là công ty đã công bố một ứng cử viên vắc xin COVID-19 vào tháng Giêng. Một quan chức an ninh Mỹ đã nói với Reuters như trên, và khẳng định rằng các điện tặc này được Bắc Kinh hậu thuẫn.

Ứng cử viên vắc xin của Moderna là một trong những hy vọng sớm nhất và lớn nhất của chính quyền Trump để chống lại đại dịch toàn cầu.

Thông tin này được đưa ra sau khi Bộ Tư pháp tiết lộ một bản cáo trạng vào tuần trước chống lại hai công dân Trung Quốc bị cáo buộc làm gián điệp. Bản cáo trạng liệt kê ba mục tiêu có trụ sở tại Hoa Kỳ đang nghiên cứu COVID-19, một trong số đó được biết là đang nghiên cứu vắc-xin vào tháng Giêng. Moderna xác nhận với Reuters rằng họ đã liên lạc với FBI và đã được biết về các hoạt động “do thám thông tin” của nhóm điện tặc Trung Quốc trong bản cáo trạng tuần trước.

Chính phủ liên bang đang hỗ trợ phát triển vắc-xin của công ty với gần nửa tỷ đô la và giúp Moderna khởi động một thử nghiệm lâm sàng lên đến 30,000 người bắt đầu từ tháng này.

Trung Quốc cũng đang chạy đua để phát triển một loại vắc-xin, tập hợp các khu vực nhà nước, quân đội và tư nhân để chống lại căn bệnh đã giết chết hơn 660,000 người trên toàn thế giới.

Chính phủ Trung Quốc luôn phủ nhận bất kỳ vai trò nào trong các vụ tấn công bằng điện tặc trên toàn cầu. Người phát ngôn của đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ đã không đề cập đến các câu hỏi cụ thể được Reuters gửi qua email. Hai công ty y tế khác được đề cập trong bản cáo trạng là các công ty có trụ sở tại California và Maryland, là Gilead Sciences và Novavax. Cả hai công ty đều từ chối bình luận về các vấn đề an ninh mạng cụ thể.


Source:Reuters

3. Biểu tình lớn tại tại Melbourne chống các biện pháp đóng cửa

Cảnh sát Australia đã đụng độ với những người biểu tình chống các biện pháp đóng cửa ở tiểu bang Victoria. Hàng chục người đã bị bắt giữ. Điểm nóng về coronavirus của Úc đang tiếp tục được cải thiện dần. Và sau gần năm tuần bị khóa, những người biểu tình nói rằng họ đã quá chán các biện pháp không có cơ sở y khoa của thủ hiến Daniel Andrews.

Trong một diễn biến cho thấy sự tức giận của dân chúng, hơn 200 người biểu tình đã tập hợp tại thủ phủ của tiểu bang Melbourne, hô vang “ tự do” và “nhân quyền”. Họ bị bao vây bởi đông đảo các nhân viên cảnh sát. Những người biểu tình hô hào dỡ bỏ các biện pháp họ cho là không cần thiết, và độc tài.

Tuy nhiên, Daniel Andrews tiếp tục khẳng định là không an toàn.

Phát biểu tại một cuộc họp báo, Thủ hiến tiểu bang Daniel Andrews nói rằng hành động của họ không an toàn, không thông minh và cũng chẳng đúng luật. Victoria đã báo cáo 76 ca nhiễm COVID-19 mới và 11 ca tử vong vào hôm thứ Bảy. Andrews đã đóng cửa các bộ phận lớn của nền kinh tế, đưa ra lệnh giới nghiêm vào ban đêm và yêu cầu tất cả mọi người, trừ những ai có công việc cần thiết, phải ở nhà.

Trong hai tháng qua, số ca nhiễm trùng ở Úc Đại Lợi đã tăng hơn gấp ba lần lên hơn 26,000 trường hợp, trong đó Victoria chiếm khoảng 75% tổng số ca nhiễm trùng. Chính phủ và các doanh nghiệp của Úc đã thúc giục Victoria, chiếm khoảng một phần tư nền kinh tế của quốc gia, phải dỡ bỏ các hạn chế, vì quốc gia này đã chìm vào cuộc suy thoái đầu tiên kể từ năm 1991.

Ông Daniel Andrews, người được báo chí gọi là Kim Jong Dan, phản đối và cho biết ông sẽ thực hiện một đường lối chậm chạp nhưng an toàn.

Làn sóng chống Daniel Andrews đã dâng cao sau khi cảnh sát Victoria đến tận nhà bắt một phụ nữ đang mang thai vì cô viết trên Facebook của mình những lập luận chống lại lệnh đóng cửa của Andrews.

Zoe Buhler, 28 tuổi, đã bị buộc tội kích động các cuộc biểu tình phản đối các hạn chế COVID-19 ở Ballarat.

Cảnh sát đã đến tận nhà bắt cô ta. Người chồng cô đã stream live toàn bộ vụ bắt giữ. Video này trên trang Facebook đã hơn 1.4 triệu lượt xem trong khoảng thời gian bốn giờ vào tối thứ Tư, và tăng lên 4.6 triệu lượt xem vào sáng hôm sau.


Source:Reuters

4. Úc sẽ có vắc xin COVID-19 trong vòng vài tháng tới

Úc dự kiến sẽ có lô vắc-xin coronavirus đầu tiên vào tháng Giêng. Thủ tướng Scott Morrison thông báo hôm thứ Hai rằng nước này đã ký một thỏa thuận với tập đoàn dược phẩm khổng lồ CSL của Úc để sản xuất hai loại vắc xin, một loại do đối thủ AstraZeneca và Đại học Oxford sản xuất, và một loại khác được phát triển trong phòng thí nghiệm của CSL tại Đại học Queensland. Thỏa thuận này được đưa ra trong bối cảnh các trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận tại Victoria đã giảm xuống mức thấp nhất trong 10 tuần qua. Victoria là điểm nóng về virus và cũng là tiểu bang đông dân thứ hai,

Thủ tướng Scott Morrison nói: Hôm nay Australia cần chút hy vọng. Đặc biệt là ở Victoria họ cần một số hy vọng vào ngày hôm nay. Và đó là những gì chúng tôi ở đây để cung cấp cho đồng bào. Hôm nay, chúng tôi thực hiện một bước quan trọng khác để bảo vệ sức khỏe của người dân Úc trước đại dịch coronavirus, đó là một thỏa thuận trị giá 1.7 tỷ đô la cho việc cung cấp và sản xuất hơn 80 triệu liều vắc xin.

Bộ trưởng Bộ Y tế Úc Greg Hunt cho biết thêm rằng các nhà khoa học dẫn đầu việc phát triển cả hai loại vắc xin này đã đưa ra lời khuyên rằng bằng chứng gần đây cho thấy chúng sẽ bảo vệ được những người tiêm ngừa trong nhiều năm.

Ông Morrison cho biết CSL dự kiến sẽ cung cấp gần 4 triệu liều vắc xin AstraZeneca, hiện đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối ở Anh, Brazil và Nam Phi vào tháng Giêng và tháng Hai năm sau. Loại vắcxin của AstraZeneca, có tên gọi AZD1222, được coi là thuốc chủng ngừa dẫn đầu trong cuộc đua toàn cầu nhằm cung cấp một loại vắc-xin hiệu quả chống lại virus.

Tháng trước, chính phủ Úc đã thông báo rằng họ có kế hoạch mua AZD1222 cùng với một thỏa thuận từ CSL để sản xuất nó. Kế hoạch đó đã bị nghi ngờ khi CSL công bố ý định sản xuất vắc xin của riêng mình ngay sau đó.

Nhưng thông báo của Thủ tướng Morrison hôm thứ Hai cho biết Úc cũng sẽ mua thuốc CSL, nếu các thử nghiệm chứng minh thành công.

Vắc xin CSL sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai vào cuối năm 2020, có nghĩa là vắc xin sớm nhất có thể được tung ra thị trường là giữa năm 2021.

Biến cố Úc Đại Lợi sắp có vắc xin diễn ra chỉ một ngày sau khi nhiều phương tiện truyền thông tại Hoa Kỳ và Âu Châu nói Trung Quốc ca ngợi vắc xin COVID-19; và tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc mở một cuộc tấn công Úc Đại Lợi, bày tỏ sự hả hê rằng nền kinh tế của “quốc gia giẻ rách da trắng ở Á Châu” đã rơi vào một cuộc đại suy thoái lần đầu tiên kể từ năm 1919.


Source:Reuters