Ngày 23-09-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:26 23/09/2021

17. Sống vĩnh viễn trên thế gian thì là vĩnh viễn đau khổ.

(Thánh Augustine)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:31 23/09/2021
65. TAY GẤU LÀM MÓN ĂN

Thầy giáo kêu học trò giải thích ý nghĩa của câu “Tay gấu tôi đều muốn” trong sách Mạnh tử, có một học trò viết như sau:

- “Ăn sáng, món ăn là tay gấu; ăn tối, món ăn là tay gấu”.

Thầy giáo cười nói:

- “Ta từ từ trước đến nay chưa hề được nếm thử tay gấu, mày lại có thể đem tay gấu làm thức ăn ư?”

Các học trò cười vang lên.

(Tiếu tiếu lục)

Suy tư 65:

Mật gấu được dùng làm thuốc rất quý, tay gấu cũng là loại thức ăn bổ hiếm khiến ai cũng...thèm ăn, vậy mà có nhiều người sống cả đời cũng chưa ăn được một miếng tay gấu, đúng là hiếm thật.

Mình Máu Thánh Đức Chúa Giê-su là lương thực cao trọng và quý nhất trần gian, vậy mà Đức Chúa Giê-su đã hào phóng khoãn đãi chúng ta mỗi ngày trong bàn tiệc thánh lễ Mi-sa, không phải vì Ngài chơi nổi như các phú ông ở trần gian, nhưng vì Ngài rất yêu thương nhân loại và muốn cho tất cả những ai ăn và uống Mình Máu Ngài thì cũng được sự sống đời đời...

Nhưng có những người Ki-tô hữu coi thường của ăn hằng sống ấy, họ tham dự thánh lễ nhưng không muốn rước lễ vì coi đó là chuyện của đàn bà con nít và của những người nhẹ dạ.

Đức Chúa Giê-su hào phóng với chúng ta vì thương yêu chúng ta, còn chúng ta thì thích hưởng thụ thú vui ăn uống xác thịt trần gian, nên đã quay lưng lại với tình yêu của Ngài trong bí tích Thánh Thể cao trọng này.

Tiếc thật, uổng thật !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Ngày 24/9: Thầy là ai? Suy Niệm: Linh mục Giuse Vũ Ngọc Tuyển, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
04:21 23/09/2021

PHÚC ÂM: Lc 9, 18-22

“Thầy là Ðấng Kitô của Thiên Chúa. Con Người phải chịu nhiều đau khổ”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Việc xảy ra là khi Chúa Giêsu cầu nguyện riêng một nơi, và có các môn đệ ở với Người, thì Người hỏi các ông rằng: “Những đám dân chúng bảo Thầy là ai?” Các ông thưa rằng: “Người thì bảo là Gioan Tẩy giả, kẻ khác lại cho là Êlia, còn người khác thì cho là một trong các tiên tri thời xưa, đã sống lại”. Người lại hỏi các ông rằng: “Phần các con, các con bảo Thầy là ai?” Simon Phêrô thưa rằng: “Thầy là Ðấng Kitô của Thiên Chúa”. Và Người ngăn cấm các ông không được nói điều đó với ai mà rằng: “Con Người phải chịu nhiều đau khổ, bị các kỳ lão, các thượng tế, và các luật sĩ từ bỏ và giết chết, nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại”.

Ðó là lời Chúa.
 
Chúa Nhật XXVI Thường Niên B
Lm. Jude Siciliano, OP
05:41 23/09/2021

CHÚA NHẬT XXVI TN (B)
Dân số 11: 25-29; Tvinh 18; Giacôbê 5: 1-6; Máccô 9: 38-43, 47-48

Tôi tự hỏi tại sao ông En-đát và ông Mê-đát không có mặt ở buổi họp công hội với ông Môsê và 70 kỳ mục khi Thiên Chúa ban ơn làm ngôn sứ cho họ? Họ đã quên ngày giờ của buổi họp chăng? Hay có sự bất đồng giữa En-đát và Mê-đát và những người khác nên họ từ chối không đến họp phải không? Dù vậy En-đát và Mê-đát vẫn được ơn làm ngôn sứ như các người khác. Ông Giô-suê là thành phần trong "nhóm" chống lại nên muốn ông Môsê ngăn chặn ông En-đát và Mê-đát lại.

Ông Giô-suê có tinh thần hạn chế và lòng dạ hẹp hòi. Nếu mọi sự không được thực hiện theo tiêu chí đã quy định thì họ phải ngừng lại. Chỉ có những người trong họ, mới có cách suy nghĩ và làm như việc giống họ mới được đến lãnh nhận ơn sũng của Thiên Chúa và cảm nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa. Nhưng ông Môsê không có kiểu suy nghĩ như thế vì ông đã gặp và cảm nghiệm được tâm tình lớn lao của Thiên Chúa. Chúng ta không cần phải giữ Thiên Chúa như là một tài sản riêng của chúng ta. Một số người sùng đạo đã có những hành vi như thế. Chính hành vi này của họ đã làm giới hạn sự hiện diện của Thiên Chúa ở trần gian và phụng vụ các bí tích mà các Kitô hữu đang cử hành.

Phúc âm đi song song với bài đọc trích từ sách Dân Số. Một người không phải là thành viên của cộng đoàn môn đệ đã dùng danh thánh Chúa Giêsu để trừ quỷ. Bạn có nghĩ rằng các môn đệ sẽ vui mừng khi biết có người được chữa lành nhờ danh Chúa phải không? Tại sao họ không vui mừng là danh thánh Chúa Giêsu bây giờ đã được loan truyền khắp nơi, và những người khác sẽ được quy tụ về để học hỏi vị Thầy mà họ đã bỏ tất cả mọi sự đi theo phải không? Hình như khi họ chọn đi theo Chúa Giêsu và bỏ lại mọi tài sản, họ không bỏ cảm giác là họ sẽ được hưởng gì.

Các môn đệ gần Chúa Giêsu nhất. và họ đã chưa bao giờ cho phép để một người lạ nào ngoài họ dùng danh thánh Chúa Giêsu để chữa bệnh. Một năng quyền mà Chúa Giêsu đã chia sẻ với các ông. Bạn có nghĩ rằng nếu việc tốt đang thực hiện, và sự dữ đang bao trùm trên thế giới, thì ở đâu có ai đang làm việc tốt đó, và nhất là nếu họ đang làm điều đó nhân danh thánh Chúa Giêsu, thì cứ việc làm phải không? Chúng ta không thuộc về một nhóm độc quyền với quy tắc nghiêm ngặt về việc cộng tác này. Vì tình yêu thương của Thiên Chúa không bị gói gọn trong cộng đoàn chúng ta và cũng không bị giới hạn buộc chúng ta phải dùng ngôn từ nghi thức đúng, hay cơ cấu phù hợp để làm việc.

Là một Kitô hữu, tôi tìm kiếm sự hiện diện của Chúa Kitô trong thế giới trần gian để làm những gì ngài đã làm trong đời sống của Ngài. Chi tiết có thể thay đổi khác với chi tiết trong phúc âm. Có ai đó có thể không kêu lên danh thánh Chúa Giêsu trong việc tốt họ làm đâu. Dù vậy, khi một ai đó đã tha thứ cho một làm sai trái của người khác, một người láng giềng hy sinh thì giờ và tiền của để giúp một ai đó đang gặp khó khăn; nhân viên y tế đi yểm trợ khắp các bệnh viện chữa trị người nhiễm dịch; một trường học thâu nhận thức ăn và quần áo cho người nghèo - Mặc dù danh thánh Chúa Giêsu không được nói đến, và những người làm việc đó có thể không phải là Kitô hữu, tôi vẫn thấy Chúa Giêsu đang ở đó, Ngài đang luôn tay làm, đưa tay ra cứu những người bị sa ngả và bị bỏ rơi.

Đây là chú thích từ: NHỮNG GIẢI THÍCH KINH THÁNH tóm tắt đoạn này:
"Những lời này của Chúa Giêsu chính là lời quở trách cho tất cả những hành vi phụng tự mù quán của chúng ta, những giải thích cao ngạo của chúng ta, cho là hành động của Thiên Chúa trong thế giới bị giới hạn trong hình thức mà chúng ta thường làm. “Có điều gì đó thiếu yêu thương đã bị một bức tường ngăn lại”. Dó là ý của Thiên Chúa chăng. Giáo Hội đã chịu nhiều đau khổ vô vàn, và thế giới phải chịu đựng đau khổ vô cùng lớn do bức tường này được xây dựng chận lại. Nếu xử dụng chừng một phần 10 thời gian mà người Kitô hữu dành để xây dựng bức tường để dùng vào việc làm những con đường hay cao tốc cho Thiên Chúa, thì thế giới hôm nay sẽ là nơi tốt đẹp lắm".

Chúa Giê su đến để chữa lành cho những người bệnh tật và giúp đỡ những người nghèo khổ. Nếu một vị bác sĩ cống hiến cuộc đời mình cho thì giờ rãnh rổi, làm không tính phí đối với những bệnh nhân nghèo không có bảo hiểm y tế, và ngay cả việc cho thuốc mà không lấy tiền, nhưng họ không hề xướng gọi danh thánh Chúa Giêsu một cách rỏ ràng. Liệu bà bác sĩ đó có đứng dưới lá cờ của Chúa Giêsu hay không? “Vì hể ai không chống đối lại ta là người đó ở với chúng ta”? Mẹ thánh Têrêsa nghĩ rằng nếu bạn cho một người khát một chén nước vì tình yêu thương, thí bạn thật sự là người môn đệ của Chúa Giêsu. Cho dù chúng ta không cần làm phép "rữa" cho mọi người nên tốt, dù họ không có đức tin, nhưng chúng ta có thể nói rằng họ đang sống theo đường lối mà Chúa Giêsu chấp nhận và khen ngợi.

Hôm nay có một thay đổi về cách ẩn dụ trong bài phúc âm gây nên khó hiểu. Phần nói về việc phải buộc một cối đá lớn vào cổ cho người đã làm gương xấu cho kẻ bé mọn bị sa ngả và ném nó xuống biển; chặt tay người đã làm cớ cho em bé sa ngả và ném vào hỏa ngục v.v... Vậy việc gì xãy ra đây? Chúng ta cần phải nhận thấy Chúa Giêsu là người ở Trung Đông ẩn trong lời Ngài và cường điệu hoá những thí dụ mà Ngài nêu lên. Hãy biết Gehenna không phải là tên gọi khác của hỏa ngục, nhưng nói đến bãi rác ở Giêrusalem đang xông mùi hôi thối. Đó là những phép ẩn dụ bằng hình ảnh rất rõ ràng để cảnh báo cho các môn đệ hiểu hậu quả của tội lỗi, phải bị quăng vào trong nơi hôi hám đang bốc mùi.

Thánh Máccô tiếp theo lời nói chuyện giữa Chúa Giêsu và thánh Gioan về ý thức nhận lãnh của các môn đệ nghĩ về danh tiếng, với lời dạy về những cần phải làm để tránh tội lỗi. Trong khung cảnh đó, các môn đệ có cử chỉ tự mãn có thể làm những người “bé mọn” trong cộng đoàn bị sa ngã. Những người có đẳng cấp trong cộng đoàn, hay những “thành viên đã thành danh”, phải là người luôn nêu gương khiêm nhường và cảm thông cho những người có đức tin. Trong hình ảnh cúa phúc âm, nếu chúng ta tìm kiếm vị trí danh dự trong lúc đi kiệu, chúng ta cần phải chặt chân của mình đí. Nếu chúng ta không chịu nhìn thấy hành vi lạm dụng của vài người trong cộng đoàn, chúng ta nên móc mắt chúng ta ra. Chúa Giêsu có thể nói những điều này với lời nặng nề hơn không? Chúng ta biết trong những lời che đậy gần đây về những hành vi lạm dụng quá đáng của các vị lãnh đạo trong giáo hội, vậy những lời Chúa Giêsu vẫn chưa làm mất đi ý nghĩa của chúng.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


26th SUNDAY (B)
Numbers 11: 25-29; Psalm 19; James 5: 1-6; Mark 9: 38-43, 47-48


I wonder why Eldad and Medad weren’t at the great meeting with Moses and the seventy elders when God bestowed the spirit of prophesy on them? Did they forget the time and date of the gathering? Had there been a disagreement between them and the others and so they refused to attend? Still, Eldad and Medad received the spirit of prophecy, just like the rest. Joshua, part of the "in group" protests and wants Moses to restrain Eldad and Medad.

Joshua has a restricted spirit and a small heart. If things aren’t done by the standards of the inner circle they must be stopped. Only those who are on our side and who think and do things according to our ways get to share in the gifts of God and experience God’s presence. But Moses will have none of that kind of thinking because he has met and experienced God’s bigness of heart. We don’t have to clutch God to ourselves as our private property. Some religious people do that, restricting God’s presence and activity to conforming members and in precisely enacted rituals.

The gospel parallels the reading from Numbers. A person who is not a member of the disciples’ community is driving out demons using Jesus’ name. Wouldn’t you think the disciples would be happy to know a person had been cured of a dreaded ailment? Why didn’t they also celebrate that Jesus’ name was spreading and others would be learning about the master they had left everything to follow? Apparently, when they chose to follow Jesus and leave their possessions behind, they did not leave their sense of entitlement behind as well.

The disciples were closest to Jesus and they had never given permission for some stranger to use Jesus’ name to heal – a power that Jesus had shared with them. You would think that if good is being done and evil overcome in the world, what does it matter who is doing the good deed, especially if they are doing it in Jesus’ name? We do not belong to an exclusive and privileged club with strict rules for participation. God’s love breaks out beyond our restrictions and borders. Nor is God’s activity limited to our using the right words and formulas and performing the proper gestures.

As a Christian I look for Christ’s presence in the world doing what he did in his lifetime. The details may differ from the gospel’s; someone may not be invoking Jesus’ name in doing the good they do. Still, when someone forgives a wrong done; a neighbor sacrifices time and resources to help someone in need; medical personnel travel across the country to relieve a pandemic-swamped emergency room; a grammar school collects food and clothing for the poor – though the name of Jesus may not be spoken, and the people involved might not be Christian, still, I see him present, doing what he always did, reaching out to raise up the fallen and rejected.

A quote from THE INTERPRETERS BIBLE sums up this part of the passage:
"These words of Jesus, then, are a rebuke to all our blind exclusiveness, our arrogant assumptions, that God's action in the world is limited to the forms which we are familiar. ‘Something there is that does not love a wall.' It is the mind of God. The church has suffered terribly, and the world has suffered terribly, from this fence-building frenzy. If one tenth of the time which Christians have devoted to building fences had gone into building roads as a highway for God, the world would be a far better place today."

Jesus came to heal the sick and help the poor. If a doctor dedicates her life; giving of her free time; not charging indigent patients who don’t have health care; even providing free medication – but doesn’t explicitly invoke the name of Jesus – would she also come under Jesus’ banner – "For whoever is not against us is for us"? Mother Theresa thought if you gave a cup of water to a thirsty person out of love, you were in fact a follower of Jesus. While we don’t need to "baptize" every good, non-believer for their works still, we can say they are living in a way Jesus would recognize and applaud.

There is a shift in today’s gospel that may be hard to hear, the part about putting a millstone around the neck of a scandalous member and casting them into the sea; cutting off an offending hand; casting someone into an unquenchable fire in Gehenna, etc. What’s going on here? We must recognize Jesus’ Middle Eastern way of speaking and the use of hyperbole to make a point. Note, that Gehenna wasn’t another name for hell, but referred to Jerusalem’s smoking, foul-smelling garbage dump – a perfect metaphor to warn disciples of the consequences of sinful behavior, being cast into a smelly, burning garbage dump!

Mark follows the conversation between John and Jesus about the disciples’ sense of entitlement, with this teaching about extreme measures to avoid sin. In the context, the disciples’ elitist attitude can be a scandal to the "little ones" in the community. Those of rank in the community, or the "established members," must set an example of humility and sensitivity for the believing faithful. In the images of the gospel, if we seek the place of honor in a procession we should cut off our foot. If we refuse to see the abusive behavior of some in the community, we should pluck out our eye. Could Jesus have made his point in any stronger terms? We know from recent coverups of abusive behavior by some of our church leaders, that Jesus’ words have not worn out their meaning.

 
Biết Hỏi Và Nghe Để Thoát Sợ Và Bớt Lầm
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:27 23/09/2021
Biết Hỏi Và Nghe Để Thoát Sợ Và Bớt Lầm

Khi đi rao giảng Chúa Giêsu đã từng ba lần tiên báo về cuộc khổ nạn thập giá mà Người phải chịu. Trước những lời tiên báo của Thầy chí thánh thì thái độ của các tông đồ được Tin mừng tường thuật qua hai trạng thái chủ yếu này: sợ hãi và không hiểu (x.Mc 9,32; Lc 9,45). Nào chúng ta cùng xét xem hai tình trạng này có mối liên hệ gì với nhau. Vì sợ hãi quá nên người ta đâm ra không hiểu, hiểu không đúng…hay là vì hiểu không đúng, thiếu hiểu biết nên người ta dễ rơi vào tình trạng sợ hãi không đáng có?

Khi nghe nói đến thập giá thì các tông đồ hẳn biết sự kinh khủng cũng như nỗi ô nhục mà người bị hành hình phải chịu như thế nào. Chắc chắn các ngài đều sợ hãi khi nghe Thầy nói đến chuyện phải vác thập giá. Và chúng ta không lạ gì với tính khí nóng vội như Phêrô nên vừa nghe Thầy nói thì liền kéo Thầy ra riêng mà can gián ngay (x.Mt 16,22). Vì quá sợ nên các tông đồ làm sao hiểu được cụm từ Chúa Giêsu tiếp thêm vào sau đó: “ngày thứ ba sẽ sống lại”? Và dĩ nhiên lúc bấy giờ các ngài cũng chẳng thể hiểu được mục đích và ý nghĩa của mầu nhiệm thập giá.

Một vũ khí lợi hại mà thần dữ thường sử dụng đó là sự sợ hãi. Vì sợ khó, sợ khổ, sợ bị thua thiệt, sợ bị bách hại…nên con người đã bị thần dữ kìm kẹp trong cõi u minh, không thể tiếp cận chân lý. Tin mừng tường thuật rằng khi nghe Thầy nói đến thập giá thì dù không hiểu nhưng các tông đồ không dám hỏi vì quá sợ hãi (x.Mc 9,32). Xin đừng quên rằng có đó nhiều người đủ đầy quyền chức thường sử dụng sự sợ hãi để không cho kẻ khác biết được sự thật.

Ngược lại có đó nhiều trường hợp người ta vì thiếu hiểu biết hoặc biết không đúng nên đâm ra hãi sợ đủ điều có khi là vô cớ. Tình trạng dịch bệnh Côvid 19 đang hoành hành là một minh chứng. Vì hiểu chưa đúng thực chất mức độ cũng như phạm vi nguy hiểm của loại virút này nên dường như cả thế giới đã phải chịu một thời kinh hoàng có khi khó kiểm soát. Bên cạnh đó cũng có nhiều xã hội vì thiếu hiểu biết nên đã có những phương sách ứng phó gây hoảng loạn, bất an cho người dân đến độ có người nói là dịch bệnh không đáng lo, đáng sợ cho bằng “bị khủng bố” bởi một vài kiểu cách “chống dịch” đó đây. Ngoài sự chủ quan, duy ý chí thì thì có đó lý do lớn là thiếu hiểu biết.

Thần dữ là cha của sự dối trá và nó rất sợ sự thật. Nó cũng là tên sát nhân luôn kìm hãm con người trong nhiều nỗi sợ (x.Ga 8,44). Trong kiếp người hầu như ai ai cũng khó tránh sự sợ hãi. Ngay cả Chúa Giêsu khi đối diện với án hình thập giá cũng đã từng xao xuyến âu lo đến độ tuôn cả mồ hôi pha lẫn máu trong vườn dầu (x.Lc 22,44). Một trong những cách thể để chúng ta có thể vượt qua nhiều nỗi sợ đó là tiếp cận chân lý. Càng biết sự thật thì càng bớt đi nhiều nỗi lo.

Để đến gần với chân lý thì không gì hơn hãy biết sống khiêm nhu. Một cách thế khiêm nhu để thêm sự hiểu biết, để đến gần với sự thật đó là tập biết “hỏi và nghe”. Sự thật sẽ giải thoát chúng ta (x.Ga 8,32). Chúa Giêsu đã từng hỏi và nghe các môn đệ đệ biết rõ thêm về căn tính của mình. Người cũng luôn biết hỏi và nghe Cha trên trời qua những giờ cầu nguyện sâu lắng mỗi sáng tinh sương hay khi đêm về để hiểu rõ về sứ mạng cứu thế của mình. Hãy giúp nhau đến với sự thật để cùng nhau vượt qua bao nỗi gian truân khốn khó của kiếp người, nhất là thoát khỏi “vòng kim cô” của thần dữ là sự sợ hãi.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Nạn Độc Quyền
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:29 23/09/2021
Nạn Độc Quyền

Chúa Nhật 26 TN B

Độc quyền kinh doanh sản xuất, độc quyền phân phối, buôn bán, độc quyền lãnh đạo đất nước, độc quyền làm việc thiện, độc quyền phụ trách công tác giáo dục…Con người xưa lẫn nay đều dễ vướng vào chước cám dỗ độc quyền. Khi đã nắm độc quyền dù ở lãnh vực nào đi nữa thì vị thế, vai trò của chúng ta là như bất khả xâm phạm, chưa kể trong nhiều lãnh vực, khi đã được độc quyền thì lợi ích của chúng ta luôn được bảo đảm. Đằng sau những thứ độc quyền ấy, có một thứ độc quyền chủ yếu chi phối tất cả, đó là độc quyền chân lý, nghĩa là chỉ riêng mình ta mới đúng và như thế những ai khác ta hay ngược với ta đều là sai lạc.

Xưa dân do Thái đúc con bò vàng trong hoang địa không phải là muốn bỏ Thiên Chúa để tôn thờ sản phẩm do tay mình làm nên. Nhưng thực ra họ muốn làm một cái bệ, cái ngai bằng hình con bò để Thiên Chúa ngự. Từ đây khi họ đem cái ngai hình con bò ấy đi đâu thì buộc Thiên Chúa phải đi theo đấy. Thế là họ đã nắm được Thiên Chúa, thần của các thần, chúa của các chúa, nghĩa là họ đã độc quyền được Đấng toàn năng.

Cám dỗ độc quyền còn thể hiện nơi các sinh hoạt của con người dưới nhiều hình thức như thuốc gia truyền, môn võ bí truyền, nhãn hiệu, thương hiệu, bằng sáng chế, phát minh… Có nhiều thứ độc quyền xem ra hữu lý nhằm để bảo vệ quyền lợi nhà sản xuất, quyền tác giả…Tuy nhiên từ việc bảo vệ những quyền lợi chính đáng người ta cũng dễ dàng bị cám dỗ ganh tương đố kỵ và tìm cách loại trừ những ai có quyền lợi tương đồng như mình bằng nhiều hình thức.

Khi Đức Chúa ban Thần khí cho cả những người không đến Lều Hội Ngộ, Giosuê đã xin Môsê ngăn cấm họ. Giosuê đã ngỡ ngàng trước câu trả lời Môsê: “Anh ghen dùm tôi à? Phải chi Đức Chúa ban Thần khí của Người trên toàn dân của Người để họ đều là ngôn sứ !” (Ds 11,29). Chắc chắn Môsê muốn nhắc bảo Giosuê rằng chớ nên độc quyền ân ban của Đức Chúa. Thần Khí Thiên Chúa luôn tự do như gió trời, muốn thổi đâu thì thổi (x.Ga 3,8).

Người hành xử bằng sự độc đoán, độc quyền, chuyên chế vốn thường canh cánh trong lòng nỗi lo sợ kẻ khác tranh quyền, tranh lợi. Nguyên việc người ta như mình hay ngang hàng với mình họ cũng không chịu nỗi huống là qua mặt mình hay hơn mình. Lòng ganh tương, đố kỵ xui khiến chúng ta tìm đủ lý do, đủ mọi cách thế để kìm hãm tha nhân, dìm kẻ khác xuống hoặc ít ra là ngăn cản không cho người ta phát triển hay tiến lên. Thánh Giacôbê khẳng định “Ở đâu có ganh tương và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ xấu xa” (Gc 3,16). Điều xấu xa, tồi tệ nhất đó là cả người ganh tương và người bị đố kỵ, cả hai đều bị hạn chế phát triển và khó có thể làm được sự gì tốt đẹp cách đúng nghĩa.

“Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta” (Mc 9,38). Ngài Gioan nêu một lý do xem ra có phần hữu lý. Nhưng đằng sau hai từ chúng ta, không biết thầy Giêsu có được bao nhiêu phần, nhưng phần của tập thể nhóm Mười Hai và cách riêng phần của ngài Gioan thì không nhỏ. Ẩn sâu dưới sự độc quyền chính là sự kiêu ngạo, tham danh, hám lợi. Chỉ có ta hay phe nhóm chúng ta mới là duy nhất đúng, vì thế chỉ có ta hay phe ta mới có quyền giáo dục, mới có quyền lãnh đạo… và rồi chỉ có ta, phe ta mới được hưởng lợi lộc và được tôn vinh. Đã từng có thời, Kitô hữu chúng ta cũng rơi tình trạng độc quyền chân lý. Chỉ có chúng ta, người Công Giáo mới nắm được sự thật, còn ngoài ra đều là tà đạo hay lạc đạo. Hậu quả của thái độ độc tôn, độc quyền thật đáng ghê sợ mà lịch sử đã minh chứng mà đáng kể là những cuộc chiến tranh, những sự đàn áp bất công, loại trừ tha nhân cách này cách khác… Đã sám hối và thú lỗi cách minh nhiên, thì chúng tin chắc rằng trong tương lai sẽ chẳng còn xuất hiện những bước chân của đoàn quân thập tự hay các phiên tòa xử người dị giáo.

Kitô hữu tin rằng muốn được hạnh phúc đích thực và trường tồn thì phải qua Chúa Kitô, vì không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Người, Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (x.Ga 14,6). Thế mà Chúa Giêsu đã nói với Gioan: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta” (Mc 9,40). Lời khẳng định của Người giúp ta xác quyết rằng cho dù chân lý là duy nhất nhưng vẫn có đó nhiều ngõ lối để tiếp cận. Hạnh phúc Nước Trời chỉ có một, nhưng Thiên Chúa có nhiều cách thế để ban chính mình cho nhân loại mọi thời và mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh. Chúa Giêsu trong chuyện dụ ngôn ngày thế mạt đã minh họa sự thật này. Ngay cả những người tự nhận là khi sinh thời đâu có biết Người, thế mà họ cũng “ủng hộ” Người, nghĩa là tiếp bước theo Người và sống cho Người, để rồi đáng được hưởng phúc muôn đời (x.Mt 25, 31-46).

“Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” (Mt 6,13). Một trong những chước cám dỗ mà ta cần xin Chúa cứu đỡ, đó là mặc cảm tự tôn. Tự tôn là một hình thái của kiêu ngạo. Khi mặc cảm tự tôn được hổ trợ bằng chút thế, chút lực thì người ta sẽ tìm cách giữ độc quyền trong hành động và sẽ độc đoán trong phán quyết. Độc quyền, độc đoán là một lối sống, một cung cách hành xử của kẻ độc tài và hệ quả tất yếu là những hành vi độc ác. “Xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ”. Lịch sử cho thấy chưa từng có kẻ độc tài nào đem lại điều tốt đẹp cho con người, cho xã hội, mà toàn là những sự xấu xa, tồi tệ, vì đã là kẻ độc tài thì ít nhiều cũng là người ác độc. Dù rằng vẫn có một vài ý kiến không đồng thuận, nhưng người ta cũng thấy có lý phần nào khi gần đây đã đưa lên phim ảnh để gợi lên sự tương đồng giữa nhà độc tài Hitler với nạn dịch chết người HIV- AIDS. Dù chưa phải là tuyệt đối nhưng đa số các chính khách trên thế giới đều xem Chủ nghĩa Cộng sản là một thảm họa của nhân loại vì nó góp phần dệt xây chế độ độc tôn, độc quyền.

Xin được lưu ý điều này: cầu nguyện không phải là bắt Chúa làm theo ý chúng ta, nhưng để chúng ta nhận biết ý Chúa mà nỗ lực thực hiện. Nạn “độc quyền” là một trong những nguyên nhân làm cho con người sa ngã và nhân loại sẽ lầm than trong sự băng hoại nhiều phương diện. Chủ nghĩa giáo sĩ trị là một hình thái độc tôn, độc quyền. Thời gian gần đây, Đức Phanxicô và Hồng Y Bộ trưởng Bộ Giáo Sĩ cũng đã thú nhận rằng nó là một nguyên nhân chính làm phát sinh nhiều điều băng hoại trong Giáo Hội. Ngoài việc cảnh giác và khử trừ sự độc tôn, độc tài nơi bản thân, thì bạn, tôi, chúng ta cần làm gì để hạn chế và tiến dần đến chỗ loại bỏ những hình thái độc quyền, độc tôn trong Giáo Hội và những cơ chế độc tài phi nhân, bất chính ngoài xã hội? Hãy chặt chúng đi! Hãy móc chúng đi! Đây là mệnh lệnh mang tính sống còn, không chỉ cho bản thân chúng ta mà còn cho những kẻ bé mọn là những người luôn được Thiên Chúa ưu ái.

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
 
Quyền Lợi
Lm. Giuse Trần Việt Hùng..
08:33 23/09/2021
Chúa Nhật 26 Mùa Thường Niên: Quyền Lợi

(Ds 11, 25-29; Gc 5, 1-6; Mc 9, 37-42.44.46-47).

Ông Môisê mệt mỏi vì phải giải quyết qúa nhiều vấn nạn của dân chúng đang phải đối diện trong cuộc sống. Ông đã chọn 70 vị bô lão trong dân để cùng chia sẻ trách nhiệm này. Các vị bô lão được lãnh nhận Thần Trí của Chúa đã nói tiên tri. Xảy ra là có hai vị bô lão tên là Elđađ và Mêđađ vẫn ở trong lều trại của mình cũng nhận được Thần Trí. Có đứa trẻ báo tin cho ông Môisê rằng hai ông này cũng đang nói tiên tri, vì quyền lợi nên ông Giôsuê đã lên tiếng nói rằng: Ông Giôsuê con ông Nun, từng theo hầu ông Môisê từ hồi còn nhỏ, lên tiếng nói với ông Môisê: "Thưa thầy, xin thầy ngăn cản họ! (Ds 11, 28). Ông Môisê bình tĩnh và không bị phiền hà. Ông nhận biết được các ơn đặc sủng tùy theo ý Chúa ban cho từng người. Gió muốn thổi đâu thì thổi, Thần Khí của Chúa cư ngụ nơi những tâm hồn chân thiện.

Khi ra rao giảng tin mừng cứu độ, Chúa Giêsu phải đối diện với mọi tầng lớp trong xã hội. Chúa đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo trong xã hội dân sự và các phẩm trật trong tôn giáo truyền thống. Chúa đi vào đời sống cộng đồng đang bị ràng buộc bởi nhiều luật lệ, phong tục tập quán, truyền thống, tục lệ của cha ông và thói quen vốn có. Những điều này đã kết dệt nên những quan niệm và cách sống thường ngày của người dân. Chúa Giêsu rao giảng tin vui của đạo mới đã đụng chạm đến các thói tục cố hữu này. Có nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo bị đụng chạm quyền lợi và bị thách thức thay đổi não trạng, nên đã gây những làn sóng chống đối, tẩy chay và thù oán. Chúa Giêsu giầu lòng nhân ái đã mở rộng cửa đón nhận nhiều người bằng những lời rất chân tình: Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta (Mc 9, 40). Chúa biết có nhiều tâm hồn rất đơn sơ và chân thành. Họ không lên tiếng nhưng vẫn âm thầm bước theo Chúa như ông Nicôđêmô.

Chúa Giêsu đưa ra một loạt những ngăn ngừa dịp tội qua quan năng bên ngoài. Giác quan là những cửa ngõ tiếp xúc với môi trường và tha nhân. Chúng ta phải phòng hộ sáu giác quan của mình là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Mỗi một giác quan như người lính gác canh giữ thành quách. Chỉ cần một anh lính canh ngủ gục, giặc có thể xâm nhập vào thành. Cũng thế, dù chỉ một giác quan lơ là, thì sự xấu và tội lỗi cũng có thể xâm nhập vào tâm. Không phải chúng ta cứ nhắm mắt, bịt tai, ngậm miệng là có thể tránh được các cơn cám dỗ. Chúng ta phải ý thức tự căn và tu tâm khởi giác. Cám dỗ đến từ tâm lòng qua cửa ngõ là giác quan bên ngoài khởi động.

Chúa Giêsu đã dùng từ ngữ mạnh như chặt chân, chặt tay và móc mắt, ám chỉ sự từ bỏ và hy sinh một cách dứt khoát những dịp tội. Ai cũng có những kinh nghiệm bản thân về sự chiến đấu với các cơn cám dỗ. Đôi khi chúng ta chủ quan nghĩ mình có đủ bản lãnh để dễ dàng vượt qua các cơn cám dỗ. Con người chúng ta yếu đuối, mỏng dòn và dễ chiều sa ngã lắm. Chúa Giêsu đã cảnh tỉnh rằng các con hãy cầu nguyện luôn để khỏi sa chước cám dỗ. Sự dữ, kẻ xấu và tội lỗi luôn luôn mang những vẻ mặt rất quyến rũ và dễ thương. Dịp tội luôn là lời mời mọc nhẹ nhàng giúp thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của những ước muốn. Cám dỗ đáp ứng những đam mê thèm khát của lục giác: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý. Các dịp tội dẫn chúng ta đi vào sự thỏa mãn không bao giờ cùng tận. Nếu không biết dừng lại đúng lúc, chúng ta sẽ rẽ vào con đường lầm lạc lúc nào mà không hay biết.

Thánh Giacôbê tông đồ kinh nghiệm cuộc sống rất rõ: Trên cõi đất này, các người đã sống xa hoa, đã buông theo khoái lạc, lòng các người đã được no đầy thoả mãn trong ngày sát hại (Gc 5,5). Có những người bước vào con đường lầm lạc nhưng không biết mình đang bị lạc, nên họ dễ bị ngập chìm trong tội lỗi và trụy lạc. Một cách tốt nhất là chúng ta phải hồi tâm luôn và quay đầu là bờ. Xét mình để biết mình đang ở đâu, làm gì và đang sống trong tình trạng nào. Chúng ta thường không muốn nhìn nhận những sai trái và sự lầm lạc của mình. Chúng ta luôn nại vào những lý do riêng tư, tự bào chữa và chối từ (denial). Có thể vì ngại ngùng, xấu hổ, phán đoán lệch lạc và sợ hãi, chúng ta xuất hiện bằng sự giả dối và đóng kịch.

Muốn nên thánh, chúng ta phải nên người trước. Muốn làm người, chúng ta phải học làm người. Để trở thành một người tốt, chúng ta phải tu thân tích đức và luyện tập miệt mài các nhân đức. Muốn có triều thiên vinh quang hay thành qủa sống đạo, chúng ta phải kinh qua những tháng năm kiên trì rèn luyện và nhiệt tâm tu tập. Không ai có thể cắt ngắn, rút gọn hay đi đường tắt đạt tới sự tốt lành thánh thiện. Bất cứ trong hoàn cảnh nào, niềm tin phải được tôi luyện như lửa thử vàng. Đừng khi nào tự phụ để mình rơi vào hoang tưởng là đã đạt tới viên mãn của sự thánh thiện.

Lạy Chúa, xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng con. Vì không có Chúa chúng con không thể làm gì được. Xin cho chúng con biết mở lòng tin đạo, sống đạo và hành đạo với hết tâm tình, phần còn lại Chúa sẽ bù đắp.

Lm. Giuse Trần Việt Hùng
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:39 23/09/2021

18. Chúng ta càng gia tăng yêu mến mọi sự của thế gian, thì càng tước đoạt tình yêu của Thiên Chúa.

(Thánh Philip Neri)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:43 23/09/2021
66. KHÔNG ĐỂ Ý CHUYỆN GHEN TUÔNG

Ở Hải Phong có một quan sứ tên là Trương Mục Am.

Một hôm, ông ta ngồi xe ngựa rời khỏi quan phủ, thì có một bà già loạng choạng chận xe lại cáo trạng, nói rằng chồng của bà ta lấy vợ bé không màng gì đến bà ta cả.

Trương Mục Am cười lớn, mắng bà hãy nhường đường, nói:

- “Ta là quan bán muối, không để ý chuyện ghen tuông của người khác !”

(Tiếu tiếu lục)

Suy tư 66:

Ghen tuông là chuyện của những người đang yêu và bị phụ tình, ghen tuông cũng là nguyên nhân làm cho cuộc sống hạnh phúc gia đình tan hoang.

Có người nói, tôi chưa hề biết đến ghen tuông với chồng (vợ), nhưng lại đay nghiến hờn giận khi chồng (vợ) giao tiếp với người khác; lại có người nói mình không thèm để ý đến chuyện tình cảm cá nhân của chồng (vợ), nhưng lại thở vắn thở dài nói xiên nói xỏ khi chồng (vợ) đi làm vể trễ...

Nhưng ghen tuông không chỉ có vậy, mà nó len lõi vào trong những tâm hồn thiếu đức ái mà người ta gọi đó là ganh tị:

- Ganh tị với bạn bè.

- Ganh tị với đồng nghiệp.

- Ganh tị với hàng xóm.

- Ganh tị với những người giỏi hơn mình.v.v...


Ghen tuông, ganh tị là liều thuốc nổ làm tan nát hạnh phúc gia đình, sức mẻ tình bè bạn và cuối cùng thì trở nên người luôn nghi ngờ và cô độc...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Ngoại Thường
Lm Vũđình Tường
21:06 23/09/2021
Khách hàng xin li nước, nhà hàng sẵn sàng cho không, bởi li nước trong trường hợp này rất ít giá trị. Trong trường hợp ở biển hay samạc, nước đi đôi với sự sống, mang giá trị đặc biệt. Đức Kitô nói, bất cứ ai cho sứ giả Ngài một li nước, người đó sẽ nhận phần thưởng không hư nát. Chúa rộng lượng từ bi ngoài sức tưởng. Li nước lã cho đi, nhận lại phần thưởng vĩnh viễn. Sự khác biệt này do phán đoán khác nhau. Con người định giá sự việc trên vật chất. Thiên Chúa định giá sự việc qua hành động, qua tấm lòng người cho. Vật chất biến đổi tùy thời gian, nơi chốn; trong khi tấm lòng không bị ngoại cảnh chi phối. Tấm lòng chân thành, yêu mến người khác không bị thời gian, nơi chốn ảnh hưởng. Chúa thưởng công do lòng mến, chân thành của người cho.

Gioan cấm một người không thuộc nhóm môn đệ, nhưng dùng Danh Đức Kitô trừ quỉ. Đức Kitô nói với Gioan, đừng cấm anh ta (Mc 9,39). Gioan ngăn cấm bởi Gioan nhìn sự việc qua lăng kính xã hội ông đang sống. Ai không có phép thì không được làm điều mình không có quyền làm. Người này không phải môn đệ Đức Kitô thì không được Nhân Danh Ngài để trừ quỉ. Đức Kitô cho phép anh ta được làm việc đó, dù anh chưa phải là môn đệ Ngài. Đức Kitô không nhìn sự việc phỏng theo xã hội áp dụng thời đế quốc Rôma. Đức Kitô chú trọng đến con tim, tâm hồn người đó. Không phải hành động, mà chính là con tim chân thành bảo đảm giá trị sự việc. Gioan chú tâm vào thành viên nhóm. Đức Kitô nhấn mạnh đến tấm lòng chân thành, yêu mến.

Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta' Mc, 9,40.

Câu trên cho môn đệ biết ngoài nhóm mười hai tông đồ ra, Đức Kitô còn một nhóm khác, nhóm này rất đông, các ông hoàn toàn không biết, trong đó có chúng ta. Các ông chỉ biết sau khi sự việc đã xảy ra. Thí dụ một môn đệ vô danh cho Đức Kitô mượn lừa để Ngài cưỡi vào thành Thánh Jerusalem (Mc 11,2). Môn đệ vô danh khác cho Đức Kitô mượn phòng để chuẩn bị lễ Vượt Qua (Mc 14,15). Môn đệ vô danh khác cho Đức Kitô mượn nơi an táng sau cuộc tử nạn (Mc 15,46).

Đức Kitô dùng ngôn ngữ rất mạnh cảnh báo những ai trở thành nguyên cớ cho người khác mất niềm tin nơi Đức Kitô. Ngài cho biết hành động đó sẽ không thoát khỏi án phạt đời đời trong hoả ngục. Ngài dùng hình ảnh người cụt chân, cụt tay, hay chột mắt nói đến một phần thân thể ít giá trị hơn toàn thân. Người nghe cảm thấy những điều này chói tai. Thực tế cho biết cắt, vứt bỏ một bộ phận, hay một phần thân thể để cứu sự sống là điều khôn ngoan. Điều này rất thường ở phòng mổ bệnh viện. Mổ xẻ, cắt, vứt bỏ một phần thân thể xảy ra hàng ngày. Để cứu sống con người, người ta cắt bỏ một phần thân thể. Để khỏi mất sự sống đời đời, dứt khoát từ bỏ tội lỗi, giã từ thói hư, vĩnh biệt tật xấu để cho con tim lành mạnh, con tim trong sáng, là việc làm khôn ngoan.

Đức Kitô cho biết mọi hành động lớn, nhỏ, xấu, tốt đều có hậu quả kèm theo. Người ta vui mừng nhận phần thưởng, dù là rất nhỏ nhưng lại chối bỏ, trốn tránh, trách nhiệm do hành động tồi bại gây ra cho tha nhân. Chia rẽ, bè phái, gây bất ổn trong cộng đoàn là điều phải tránh, bởi chúng phản nghịch giáo huấn Đức Kitô. Gây ảnh hưởng, tạo thế lực, lập phe nhóm trong cộng đoàn Kitô là hành động tồi bại, gây gương mù, tạo thói xấu cho Kitô hữu khác. Hành động trên tác hại đức tin của chính mình và của Kitô hữu khác. Đức Kitô kết án nặng nề hành động tồi bại trên. Chia bè, kéo phái, đều là kết quả của kiêu căng, tự phụ. Cho mình hơn người do kiêu căng. Bản chất của ma quỉ là kiêu ngạo vì thế kiêu ngạo không có chỗ đứng trong nước Chúa. Chia bè, kéo phái bởi đức tin yêu kém và làm lung lay đức tin người khác. Một khi đức tin lung lay, sớm muộn gì cũng sa chước cám dỗ. Cám dỗ đầu tiên là tìm phe, lập phái.
Chúa dậy truyền bá Tin Mừng, không dậy đả phá Tin Mừng.

TiengChuong.org

Generosity of God

Ask for a jug of water at a restaurant; it is given free of charge. Water in this case is taken for granted. Fresh water means life when a person is on a high sea or in a desert. Jesus told His disciples, a glass of water given in God's Name, has everlasting value. God is generous in His reward. Different methods of judgment lead to different outcomes. We judge the value of the substance, the glass of water itself. God judges not the substance, but the action, the kindness of a person's heart. Great reward is given, not on the matter itself, but on something deeper, an act of kindness, the generosity a person's heart.

John reported that he had stopped a man, who was casting out devils in God's name. Jesus told him: do not stop him. John stopped the man because John judged the man's action according to the norm of his society. The man needed authorization to do such thing. He was a stranger, not one of the apostles, and should not do such work. Jesus allowed the man to work in His Name. Jesus followed not the Roman's way of operating. Jesus judged not the man's membership, but his good intention, the goodness of the man's heart. John worked on the level of inner circle. Jesus welcomed those who showed kindness to others, even though they were not yet members of the apostles.

Anyone who is not against us is for us. v.40.

The apostles now knew there were people who believed, and worked for Jesus, unknown to them, but well known to Jesus. Later on, the apostles learnt about a person who lent Jesus the ass to ride on entering Jerusalem (Mk 11,2); the other one gave Him a room to celebrate the feast of the Passover (Mk 14,15); and another one who provided Him a tomb for His burial (Mk 15,46). These people were unknown to the apostles until afterwards.

Jesus was very strong in His language to those, who became a stumbling block for others to believe in God. He warned them, causing harm to some one's faith would not escape severe punishment in hell. The reference to a human limbs, such as a foot, hand or an eye means, that a part is smaller than a whole. People would feel uneasy about removing a foot or an arm, but human wisdom tells us; it is wise to sacrifice a small part to save the whole body. The removal of a cancer spot on a human body, to save life is a common thing in the medical world.
Jesus told us that whatever good, or bad actions we do in life will have eternal effects. We are happy to receive reward for a simple good act, but deny the liability for bad action. Power seeking in a Christian community is a public scandal. It should be avoided at all cost. These things cause rivalry, separation, and disharmony for a Christian community. They are contrary to Jesus' teaching. It should not happened among Jesus' disciples. Causing others to lose faith in God is a vice, believing in one own knowledge rather than Jesus' teaching. Arrogance is one of the vices. It has no place in God's kingdom. Jesus was very clear, strong, and firm in stopping Devils from speaking of Him. He would not compromise on this, not even allow them to reveal His identity. Becoming a stumbling block for others reveals the weakness of one's faith. Once the faith was weak, that person soon falls into temptations. The very first temptation is to find buddies to take side with him.

We are called to nurture faith, not to destroy faith.
 
Nâng lên một tầm cao
Lm. Minh Anh
22:03 23/09/2021

NÂNG LÊN MỘT TẦM CAO
“Việc xảy ra là khi Chúa Giêsu cầu nguyện riêng một nơi, có các môn đệ ở với Ngài!”.

Tại một vùng nông thôn, một con đường mới được xây dựng, đội công binh đang hạ các cây. Tình cờ, viên đội trưởng nhìn lên, thấy một con chim mẹ đang tha mồi vào tổ; ông đánh dấu để cây đó không bị chặt. Vài tuần sau, ông trở lại, đứng trong thùng xe, được nâng cao. Nhìn vào tổ, chim non đã biến mất; rõ ràng, chúng đã học bay. Ông ra lệnh chặt cây! Cây đổ xuống, chiếc tổ rơi ra, một số ‘vật liệu’ văng tung toé. Kìa! Một mảnh giấy được xé ra từ một cuốn sách giáo lý ngày Chúa Nhật; mảnh giấy vụn có dòng chữ: “Chúa chăm bẵm linh hồn tôi; Ngài nâng tôi lên!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Chúa Giêsu cũng nâng chúng ta lên! Đó là một chi tiết bất ngờ trong Tin Mừng hôm nay khi có một điều gì đó xem ra mâu thuẫn, ngay ở câu mở đầu! Rằng, Chúa Giêsu vừa “cầu nguyện riêng”, vừa có các môn đệ “ở với Ngài”; nói khác đi, Ngài cầu nguyện ‘một mình’ đang khi có các môn đệ ở cùng. Đây là một sự thật thú vị, vốn nói lên một ý nghĩa vô cùng sâu sắc! Đó là, bản tính nhân loại của chúng ta được Chúa Giêsu ‘nâng lên một tầm cao’ mới trong lời cầu nguyện của Ngài.

Thánh Bêđa giải thích mâu thuẫn hiển nhiên này rằng, “Chỉ một mình Chúa Con mới có khả năng đi vào những bí mật khôn lường trong ý muốn của Chúa Cha!”. Vì thế, ‘ở một mình’ nghĩa là, chỉ một mình Chúa Giêsu mới biết Chúa Cha cách mật thiết và trọn vẹn; và khi Chúa Giêsu cầu nguyện trong bản tính nhân loại của Ngài, thì một điều gì đó mới mẻ đã xảy ra. Mặc dù Chúa Giêsu ở cùng Cha đời đời, nhưng bản tính nhân loại của Ngài không ở cùng Cha đời đời! Vì thế, khi thông hiệp với Chúa Cha lúc còn trong xác thịt con người, thì ‘bản tính nhân loại’ nơi Chúa Giêsu đột nhiên được ‘nâng lên một tầm cao’ chưa từng có trước đó. Không chỉ Người Con Vĩnh Cửu sống trong sự kết hợp hoàn hảo với Chúa Cha, mà giờ đây, Ngôi Hai ‘rất người’ đó, đã mang ‘bản tính nhân loại’ của Ngài đi vào sự nên một cao cả này.

Mặc dù điều này có vẻ hơi triết lý, nhưng nó chỉ ra một thực tế cực kỳ quan trọng, vốn tác động đến tất cả chúng ta. Qua lời cầu nguyện ‘đầy tính người’ mà Chúa Giêsu dâng lên Cha, tất cả chúng ta được mời gọi kết hợp với Ngài và thông phần vào sự nên một thần linh với Ngài. Con Thiên Chúa cho phép chúng ta chia sẻ việc nâng cao cuộc sống của mình lên tới mức ‘nên một’ với Thiên Chúa là Cha; mặc dù, Ngài luôn duy trì sự kết hợp độc nhất với Cha, nhưng dẫu sao, chúng ta vẫn được mời dự phần, hầu có thể chia sẻ sự sống thần linh của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Tại sao điều này lại quan trọng? Lý do là vì không có sự đáp trả nhân loại nào có thể lớn hơn so với việc chúng ta được chia sẻ lời cầu nguyện của Chúa Giêsu dâng lên Cha. Trong cuộc sống, chúng ta không ngừng tìm kiếm sự hoàn thiện, hạnh phúc…; thế nhưng, hạnh phúc lớn nhất là được chia sẻ lời cầu nguyện ‘mang tính người’ sâu sắc của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha.

Anh Chị em,

Thật xúc động khi chúng ta đọc lại lời cầu nguyện của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha, “Lạy Cha Chí Ái, con cầu nguyện cho họ; con không cầu nguyện cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho con”; “Xin gìn giữ họ trong Danh Cha mà Cha đã ban cho con!”. Đúng như lời của ai đó vô tình nhận được, “Chúa chăm bẵm linh hồn tôi; Ngài nâng tôi lên!”. Mỗi người chúng ta là một tuyệt tác của Ngài. Và như thế, chúng ta sẽ không còn phải sợ một điều gì nữa một khi kết hiệp liên lỉ với Chúa Giêsu; sẽ không thiếu gì nữa, một khi kết hiệp với lời cầu nguyện của Ngài. Qua bài đọc Khacgai hôm nay, những lời đầy trấn an của Chúa các đạo binh cũng đang dành cho mỗi người chúng ta; ba lần, “Hãy can đảm!” và một lần, “Đừng sợ!”. Cũng thế, với lời ủi an của Thánh Vịnh đáp ca, “Hãy cậy trông Thiên Chúa, tôi còn tán tụng Ngài; Ngài là Đấng Cứu Độ, là Thiên Chúa của tôi!”. Như thế, trong Chúa Giêsu, chúng ta được ‘nâng lên một tầm cao’ mới. Chớ gì, lời cầu nguyện của chúng ta ngày càng sâu sắc hơn! Hãy ước ao ‘ở một mình’ với Chúa, gặp Ngài ‘trong sâu thẳm tâm hồn’ và được kéo đến với Ngài qua chính lời cầu nguyện của Ngài!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết yêu mến việc cầu nguyện, để con được ‘nâng lên một tầm cao’ mới khi cùng cầu nguyện với Ngài; nhờ đó, con có thể đạt tới sự viên mãn sâu sắc nhất trong đời sống làm con Chúa”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vài ngày sau khi luật trợ tử được thông qua động đất mạnh đến 6.0 độ richter xảy ra gần Melbourne, làm rung chuyển miền đông nam Australia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:29 23/09/2021


Geoscience Australia cho biết một trận động đất mạnh 6.0 độ Richter xảy ra gần Melbourne hôm thứ Tư 22 tháng 9. Đó là một trong những trận động đất lớn nhất được ghi nhận ở nước này, gây thiệt hại cho các tòa nhà ở thành phố lớn thứ hai của đất nước và gây chấn động khắp các tiểu bang lân cận.

Thủ tướng Scott Morrison cho biết ông cảm thấy mừng là không có thông tin nào khẳng định có người bị thiệt mạng trong vụ này. Trận động đất này xảy ra chỉ vài ngày sau khi luật trợ tử được thông qua tại Queensland.

Tâm chấn của trận động đất nằm gần thị trấn nông thôn Mansfield ở bang Victoria, cách Melbourne khoảng 200 km về phía đông bắc và sâu dưới lòng đất đến10 km. Dư chấn được đánh giá là 4.0.

Các hình ảnh và đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy nhiều đống đổ nát chắn ngang một trong những đường phố chính của Melbourne, trong khi người dân ở các khu vực phía bắc của thành phố cho biết trên mạng xã hội rằng họ bị mất điện và những người khác nói rằng họ đã được di tản khỏi các tòa nhà.

Trận động đất được cảm nhận cả ở những nơi rất xa như tại thành phố Adelaide, ở tiểu bang Nam Úc cách đó 800 km về phía tây, và Sydney, 900 km về phía bắc thuộc tiểu bang New South Wales, mặc dù có không có báo cáo về thiệt hại bên ngoài Melbourne và không có báo cáo về thương tích.

Hơn một nửa trong số 25 triệu dân số của Úc sống ở phía đông nam của đất nước từ Adelaide đến Melbourne và Sydney.

Thủ tướng Scott Morrison nói với các phóng viên ở Washington : “Chúng tôi chưa có báo cáo nào về thương tích nghiêm trọng, hoặc tệ hơn – và tôi nghĩ rằng đó là một tin rất tốt và chúng tôi hy vọng rằng tin tốt sẽ tiếp tục”.

“Nó có thể là một sự kiện rất đáng lo ngại, một trận động đất có quy mô cỡ này. Đây là những sự kiện rất hiếm ở Úc và do đó, tôi chắc chắn rằng mọi người sẽ rất đau khổ và lo lắng”.

Theo Geoscience Australia, động đất là hiện tượng xem ra bất thường ở Úc Đại Lợi, và trận động đất này rất mạnh. Trận động đất cuối cùng diễn ra vào năm 1989, ở Newcastle khiến 13 người chết, cũng chỉ ở mức 5.6 độ Richter.
Source:Reuters
 
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ ấn định ngày tranh luận về phán quyết Roe kiện Wade
Đặng Tự Do
04:29 23/09/2021


Hôm thứ Hai 20 tháng 9, Tòa án Tối cao đã thông báo rằng họ sẽ xét xử các tranh luận trong một vụ phá thai quan trọng vào ngày 1 tháng 12.

Đạo luật về Tuổi thai của Mississippi, đã được ký thành luật vào năm 2018 nhưng hiện chưa có hiệu lực. Luật này hạn chế hầu hết các ca phá thai sau 15 tuần, nhưng có các trường hợp ngoại lệ khi tính mạng của người mẹ hoặc các chức năng chính của cơ thể thai phụ gặp nguy hiểm, hoặc trong trường hợp thai nhi bị dị tật nghiêm trọng và không được mong đợi sẽ sống sót ngoài tử cung khi đủ tháng.

Luật sẽ được thực thi bằng cách thu hồi giấy phép y tế của tiểu bang đối với các bác sĩ vi phạm và phạt tiền lên đến 500 đô la nếu cố ý làm sai lệch hồ sơ y tế về các trường hợp phá thai.

Tối Cao Pháp Viện sẽ xử vụ Dobbs kiện Tổ chức Y tế Phụ nữ Jackson, và sẽ quyết định câu hỏi liệu tất cả các lệnh cấm phá thai của tiểu bang này có vi hiến hay không. “Khả năng tồn tại” là tiêu chuẩn pháp lý của tòa án từ năm 1973, được coi là thời điểm mà một đứa trẻ chưa chào đời có thể sống sót bên ngoài tử cung.

Tòa án hôm thứ Hai đã công bố ngày tranh luận trong vụ Dobbs, dự kiến vào ngày 1 tháng 12. Cả bang Mississippi và phòng khám phá thai thách thức luật pháp sẽ có cơ hội trình bày các lập luận trực tiếp với các thẩm phán.

Vụ án Dobbs được coi là vụ án mới nhất và có lẽ là cơ hội tốt nhất để những người ủng hộ sự sống lật ngược phán quyết năm 1973 của Tòa án Tối cao trong vụ Roe kiện Wade đã hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc. Trong phán quyết Roe chông Wade, Tối Cao Pháp Viện truyền rằng các tiểu bang không thể cấm phá thai trong thời gian trước khi xuất hiện khả năng tồn tại của thai nhi.
Source:Catholic News Agency
 
Dự luật phá thai cực đoan nhất mọi thời đại: Hạ viện bỏ phiếu trong tuần này để luật hóa quyền phá thai
Đặng Tự Do
04:30 23/09/2021


Hạ viện trong tuần này sẽ bỏ phiếu về một dự luật mà hội đồng giám mục Hoa Kỳ cảnh báo sẽ hợp pháp hoá việc phá thai theo yêu cầu trong suốt thai kỳ.

Đạo luật Bảo vệ Sức khỏe Phụ nữ (HR 3755), do Dân biểu Judy Chu, của đảng Dân Chủ, đơn vị California, đưa ra, công nhận “quyền phá thai” là một “nhân quyền hiến định” của phụ nữ. Nó cũng nêu rõ “quyền” của các bác sĩ, y tá-hộ sinh được chứng nhận, y tá hành nghề và trợ lý của bác sĩ trong việc thực hiện phá thai. Nó nghiêm cấm nhiều giới hạn về quyền này, chẳng hạn như các luật lệ về sự sống của các tiểu bang yêu cầu siêu âm hoặc thời gian chờ đợi trước khi phá thai.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, của đảng Dân Chủ, đơn vị California, một người Công Giáo, đã công bố cuộc bỏ phiếu của Hạ viện về dự luật này vào đầu tháng này như một cách thức để bà ta phản ứng lại luật nhịp tim của Texas. Luật nhịp tim của Texas có hiệu lực hạn chế phá thai sau khi phát hiện thấy nhịp tim của thai nhi; nhịp tim thai có thể được phát hiện sớm nhất là khi thai được sáu tuần. Luật Texas được thực thi thông qua các vụ kiện dân sự tư nhân.

Sau khi Tòa án Tối cao bác bỏ một thách thức đối với luật của Texas vào ngày 1 tháng 9, Pelosi đã tuyên bố sẽ đưa ra Đạo luật Bảo vệ Sức khỏe Phụ nữ và “đưa vào luật chăm sóc sức khỏe sinh sản cho tất cả phụ nữ trên khắp nước Mỹ”. Dự luật dự kiến sẽ được biểu quyết trong tuần này tại Hạ viện.

Trong một cảnh báo hành động, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) gọi đạo luật này là “dự luật phá thai cực đoan nhất mọi thời đại”.
Source:Catholic News Agency
 
Giám mục Massachusetts: Các linh mục có thể hỗ trợ các yêu cầu miễn vắc xin của cá nhân
Đặng Tự Do
04:30 23/09/2021


Đức Cha William Byrne của Springfield ở Massachusetts cho biết hôm thứ Ba rằng các linh mục trong giáo phận nên hỗ trợ những người Công Giáo tìm kiếm sự miễn trừ vì lý do lương tâm đối với các yêu cầu chích vắc-xin COVID-19 bằng cách chứng thực họ đã được rửa tội và thực hành đức tin của họ.

“Điều quan trọng là chúng ta phải công nhận và khuyến khích lương tâm đã hình thành của những người mong muốn vắc xin cho bản thân và lợi ích chung, cũng như những người vì lo ngại về sức khỏe hoặc các lý do khác, có thể không muốn nhận vắc xin”, Đức Cha Byrne đã viết thư cho hàng giáo sĩ của Giáo phận Springfield ở Massachusetts vào ngày 14 tháng 9.

“Với tư cách là linh mục và phó tế, chúng ta nên giúp đỡ các quyền lương tâm của các tín hữu Công Giáo về vấn đề này và mọi vấn đề khác. Chúng ta có thể làm điều này bằng cách chứng thực Bí tích Rửa tội của họ và việc 'thực hành' đức tin Công Giáo của họ, dưới dạng một lá thư hoặc tuyên bố riêng, để hỗ trợ thư hoặc yêu cầu miễn trừ chích vắc xin của họ vì lý do tôn giáo của họ, nhưng đừng tự mình soạn hoặc ký một lá thư hoặc mẫu đơn”.

Đức Cha đã viết thư trên để hỗ trợ cho các linh mục đang nhận được yêu cầu từ các giáo dân muốn có “quyền miễn trừ tôn giáo” khỏi việc tiêm chủng bắt buộc đối với COVID-19.

Ngài trích dẫn các tài liệu từ Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia và Bộ Giáo lý Đức tin cho biết rằng vắc-xin có thể được sử dụng, nhưng việc tiếp nhận chúng không phải là nghĩa vụ đạo đức và do đó phải tự nguyện.

“Nhiều tổ chức và cơ sở đang bắt đầu yêu cầu vắc-xin, và vì vậy, để hiểu được những phản đối về quyền lương tâm, chúng ta với tư cách là những người lãnh đạo các cộng đoàn của mình, có thể được yêu cầu hỗ trợ những người Công Giáo trong giáo xứ của chúng ta muốn được miễn trừ”, Đức Cha Byrne viết.

Đức Cha nói rằng “trên cơ sở lương tâm, không ai có thể hành động hoặc nói thay cho người khác để xin miễn trừ”.

Tuy nhiên, ngài đã chỉ đạo các linh mục của mình có thể viết một lá thư kèm theo để hỗ trợ các yêu cầu của cá nhân trong việc miễn trừ vắc xin vì lý do tôn giáo hoặc lương tâm.

Trong tài liệu về đạo đức liên quan đến vắc-xin chống Covid, Bộ Giáo lý Đức tin nói rằng “lý do thực tế cho thấy rõ ràng rằng tiêm chủng không phải là một quy tắc, một nghĩa vụ đạo đức và do đó, nó phải tự nguyện”.

Đức Cha Thomas Paprock của Springfield ở Illinois gần đây đã viết rằng “ trong khi Giáo hội khuyến khích việc tiêm chủng được chấp nhận về mặt đạo đức và thúc giục sự hợp tác với các cơ quan y tế công cộng trong việc thúc đẩy lợi ích chung, thì những vấn đề về sức khỏe cá nhân và lương tâm đạo đức liên quan đến vắc xin phải được tôn trọng. Do đó, việc tham gia vắc xin phải là tự nguyện và không thể bị ép buộc, như Bộ Giáo lý Đức tin, dưới quyền của Đức Thánh Cha Phanxicô, đã chỉ ra vào tháng 12 năm ngoái. Mặc dù chúng tôi khuyến khích việc tiêm chủng, chúng tôi không thể và sẽ không ép buộc tiêm phòng như một điều kiện để có việc làm hoặc quyền tự do thờ phượng của các tín hữu trong giáo xứ của chúng tôi”.

“Giáo Hội Công Giáo dạy rằng một số người có thể phản đối việc sử dụng vắc-xin COVID vì lý do lương tâm, và những niềm tin dựa trên lương tâm này cần được tôn trọng”, Đức Cha Paprocki nói thêm.

Hiệp hội Y khoa Công Giáo đã tuyên bố rằng họ “phản đối việc tiêm chủng bắt buộc COVID-19 như một điều kiện làm việc bất chấp quyền lương tâm hoặc miễn trừ tôn giáo”
Source:Catholic News Agency
 
Vị Tổng Giám Mục đồng tế và ôm hôn Đức Thánh Cha được xác nhận nhiễm coronavirus
Đặng Tự Do
16:16 23/09/2021


Đức Tổng Giám Mục Ján Babjak của tổng giáo phận Công Giáo nghi lễ Đông phương Prešov đang ở trong tình trạng cách ly sau khi ngài có kết quả dương tính với xét nghiệm coronavirus vào thứ Bảy ngày 18 tháng 9. Tổng giáo phận Prešov đã báo cáo điều này với Tòa Thánh, và nói thêm rằng hôm thứ Sáu, vị giám mục bắt đầu có các triệu chứng cảm lạnh. Tổng giáo phận nhấn mạnh rằng mặc dù đã được tiêm phòng đầy đủ, ngài vẫn bị nhiễm coronavirus, và có các triệu chứng nhẹ.

Đức Cha Babjak, năm nay 67 tuổi, tổng giám mục Prešov từ năm 2008, vừa đồng tế trong Phụng Vụ Thánh Gioan Kim Khẩu ở Prešov cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng. Ngài đã ôm hôn Đức Thánh Cha trong phần cuối lễ.

Bên cạnh đó, Đức Cha Babjak cũng đã có mặt trong một số cuộc gặp gỡ khác với Đức Thánh Cha

Các nhà lãnh đạo của tổng giáo phận đã thông báo cho Ban thư ký của Hội đồng Giám mục Slovakia về tình hình này, để thông báo kịp thời cho Vatican, và tất cả các giám mục có thể đã liên lạc với Đức Cha Babjak. Để đề phòng, các ngài được khuyến cáo đi kiểm tra COVID-19.
Source:Sismografo
 
Vatican yêu cầu xuất trình chứng chỉ vắc-xin đối với du khách, và nhân viên
Đặng Tự Do
16:17 23/09/2021


Vatican sẽ yêu cầu tất cả du khách và nhân viên phải xuất trình chứng chỉ COVID-19 chứng minh họ đã được tiêm phòng, đã khỏi bệnh do coronavirus hoặc đã có kết quả xét nghiệm âm tính với căn bệnh này để được vào thành phố bắt đầu từ ngày 1 tháng 10.

Để vào lãnh thổ Vatican, khách du lịch, nhân viên và quan chức sẽ phải xuất trình Giấy chứng nhận Covid kỹ thuật số hoặc giấy do Vatican hoặc các quốc gia khác cấp, theo một sắc lệnh được công bố vào ngày 20 tháng 9.

Đức Hồng Y Giuseppe Bertello, Thống đốc Quốc gia Thành Vatican, đã ban hành sắc lệnh theo yêu cầu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Ngài đã yêu cầu “ thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp để ngăn chặn, kiểm soát và chống lại tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng đang diễn ra tại Quốc gia Thành Vatican”.

Tuy nhiên, theo lệnh mới, các buổi cử hành phụng vụ tại Vatican là một ngoại lệ. Bất kể đã chích ngừa hay chưa, mọi người sẽ được phép tham dự các cử hành “trong thời gian cần thiết để tiến hành nghi thức,” đồng thời tuân theo các quy tắc về khoảng cách xã hội và khẩu trang y tế.

Hộ chiếu vaccine Italia, được gọi là “Green Pass” đòi hỏi bằng chứng về tiêm chủng chống lại COVID-19, bằng chứng về sự phục hồi từ COVID-19 trong vòng sáu tháng trước, hoặc bằng chứng của một xét nghiệm âm tính gần đây đối với COVID-19.

Vào ngày 17 tháng 9, chính phủ Ý đã phê duyệt việc mở rộng Green Pass, khiến nó trở thành yêu cầu đối với tất cả các nơi làm việc tư nhân và công cộng bắt đầu từ ngày 15 tháng 10.

Những nhân viên không có Green Pass có thể bị đình chỉ công việc mà không được trả lương hoặc bị buộc phải trả khoản tiền phạt lên đến khoảng 1,800 đô la.

Kể từ ngày 1 tháng 8, Ý đã yêu cầu Green Pass để vào một số địa điểm trong nhà, chẳng hạn như nhà hàng và bảo tàng viện, và vào tháng 9, Green Pass cũng trở nên cần thiết cho việc đi lại trong nước. Green Pass đã được yêu cầu đối với một số nơi làm việc, chẳng hạn như bệnh viện và trường học.

Sắc lệnh bắt buộc tiêm chủng COVID-19 cho du khách và nhân viên của Quốc gia Thành Vatican đã được ký vào ngày 18 tháng 9, một ngày sau khi chính phủ Ý mở rộng nhiệm vụ tiêm chủng cho khu vực công và tư nhân.

Theo sắc lệnh này, các hiến binh của Vatican sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra các Green Pass tại các lối vào lãnh thổ của Vatican.
Source:Catholic News Agency
 
Dù bị hạn chế vì coronavirus, cuộc tuần hành phò sự sống và gia đình ở Ba Lan thu hút 5,000 người tham gia
Đặng Tự Do
16:17 23/09/2021


Theo các nhà tổ chức sự kiện, cuộc tuần hành phò sự sống và gia đình ở Ba Lan đã thu hút 5,000 người tham gia vào năm nay.

Cuộc tuần hành hàng năm diễn ra tại Warsaw vào Chúa Nhật, ngày 19 tháng 9. Hàng nghìn người tham gia đã xuống đường ở thủ đô Ba Lan giương cao lá cờ đỏ và trắng của đất nước và các biểu ngữ ủng hộ cuộc sống.

Đó là Cuộc Tuần Hành Phò Sinh đầu tiên của Ba Lan kể từ khi quyết định mang tính bước ngoặt về việc phá thai của tòa án hiến pháp Ba Lan có hiệu lực vào đầu năm nay.

Tòa án Hiến pháp ở Warsaw đã ra phán quyết vào ngày 22 tháng 10 năm 2020, theo đó việc phá thai vì những bất thường của thai nhi là vi hiến. Phán quyết không thể bị kháng cáo này đã dẫn đến việc giảm đáng kể số ca nạo phá thai ở nước này.

Phá thai vẫn hợp pháp ở Ba Lan trong các trường hợp hiếp dâm hoặc loạn luân và trong các trường hợp có nguy cơ đến tính mạng của người mẹ.

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã gặp gỡ những người tổ chức cuộc tuần hành, những người có liên kết với Trung tâm Cuộc sống và Gia đình và Đại hội Xã hội Kitô, vào ngày 19 tháng 9.

Tổng thống Duda hoan nghênh phán quyết của tòa án hiến pháp năm ngoái nói rằng “không nên cho phép phá thai vì những lý do ưu sinh ở Ba Lan”.

Cuộc Tuần Hành Phò Sinh và Gia đình, thường diễn ra ở 140 thành phố của Ba Lan, đã được giới hạn ở Warsaw năm nay do các hạn chế COVID-19.

Các nhà tổ chức Cuộc Tuần Hành Phò Sinh thu nhỏ năm nay đã chọn chủ đề “Tình Phụ Tử” như một chủ đề quan trọng của sự kiện này.

Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, chủ tịch hội đồng giám mục Ba Lan, đã bày tỏ những lời chúc tốt đẹp đến những người tham gia tuần hành trong một bài đăng trên mạng xã hội.

Đức Tổng Giám Mục đã viện dẫn hai nhân vật Công Giáo Ba Lan mới được phong chân phước làm gương mẫu ủng hộ quyền được sống.

Chân phước Hồng Y Stefan Wyszyński, Giáo chủ Công Giáo Ba Lan, người lãnh đạo cuộc kháng chiến của Giáo hội chống lại chủ nghĩa cộng sản, và Chân phước Elżbieta Róża Czacka, một nữ tu mù đã cách mạng hoá trong việc chăm sóc người khiếm thị, đã được phong chân phước vào cuối tuần trước ở Warsaw.

“Cầu xin Đức Hồng Y Wyszynski và Mẹ Czacka ủng hộ anh chị em trong việc chứng tỏ rằng mọi người đều có quyền được sống, và gia đình là điều tốt đẹp quý giá nhất của nhân loại”, Đức Tổng Giám Mục Gądecki viết trên Twitter.
Source:Catholic News Agency
 
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ khai mạc Hội Nghị Khoáng Đại Thứ 50 Liên Hội Đồng Giám Mục Âu Châu
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
20:39 23/09/2021

Lúc 5 giờ chiều thứ Năm 23 tháng 9, tại bàn thờ Ngai Tòa bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ khai mạc Hội Nghị Khoáng Đại lần thứ 50 của Liên Hội Đồng Giám Mục Âu Châu. Các bài đọc trong Phụng Vụ lấy từ lễ nhớ thánh Piô Năm Dấu Thánh. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Hôm nay lời Chúa giới thiệu cho chúng ta ba từ ngữ thách thức chúng ta trong tư cách là các Kitô hữu và các Giám mục ở Âu Châu: đó là suy tư, tái thiết và gặp gỡ.

Suy tư. Chúa nói với chúng ta, qua tiên tri Khác-gai. Hai lần Ngài nói với dân Người: “Các ngươi hãy lưu tâm đến đường lối các ngươi!” (Kg 1: 5,7). “Đường lối” mà dân Chúa phải lưu tâm suy gẫm là đường lối nào? Chúng ta hãy nghe Chúa nói: “Chớ thì đến lúc các ngươi cư ngụ trong nhà ấm cúng, và để đền thờ này hoang vu sao?” (Câu 4). Dân chúng, khi trở về từ cuộc lưu đày, đã lo lắng về việc xây dựng lại nhà cửa của họ; giờ đây, họ được an vị thoải mái tại nhà, trong khi ngôi nhà của Thiên Chúa nằm trong đống đổ nát, không có ai xây dựng lại. Những từ đó - “Hãy lưu tâm đến đường lối các ngươi!” - là một thách thức bởi vì ngày nay, ở Âu Châu, các Kitô hữu chúng ta có thể bị cám dỗ để thu mình trong sự an toàn thoải mái, trong các cấu trúc, nhà cửa và nhà thờ của chúng ta, trong sự an ninh do truyền thống của chúng ta cung cấp, bằng lòng với một mức độ nhất trí nhất định, trong khi tất cả các nhà thờ xung quanh chúng ta đang trống rỗng và Chúa Giêsu ngày càng bị lãng quên.

Hãy nhìn xem có biết bao nhiêu người ngày nay không còn đói và khát Chúa nữa! Không phải vì họ xấu xa, mà vì không có ai đánh thức trong họ niềm khao khát đức tin và thỏa mãn cơn khát trong trái tim con người, “cơn khát bẩm sinh và vĩnh viễn” đã được Dante đề cập đến (Phần II, 19) và cũng là cơn khát mà chế độ độc tài của chủ nghĩa tiêu dùng đang nhẹ nhàng nhưng kiên quyết cố gắng làm cho người ta quên đi. Vì vậy, nhiều người bị lôi kéo đến chỗ chỉ cảm thấy các nhu cầu vật chất, mà không còn cảm thấy bất cứ nhu cầu nào đối với Thiên Chúa. Chắc chắn, chúng ta đang “bận tâm” về điều này, nhưng chúng ta có thực sự “bận tâm” với cách đối phó với nó không? Phán xét những người không tin hoặc liệt kê các lý do dẫn đến trào lưu tục hóa là điều dễ dàng, nhưng chung cuộc chẳng đi đến đâu. Lời Chúa thách thức chúng ta nhìn lại chính mình. Chúng ta có cảm thấy lo lắng và thương xót cho những người không có được niềm vui khi gặp Chúa Giêsu, hay những người đã đánh mất niềm vui đó không? Chúng ta có cảm thấy thoải mái vì trong sâu thẳm mọi việc trong cuộc sống của chúng ta vẫn diễn ra như thường lệ, hay chúng ta cảm thấy bối rối khi thấy rất nhiều anh chị em của mình tách biệt khỏi niềm vui gặp gỡ Chúa Giêsu?

Qua tiên tri Khác-gai, Chúa yêu cầu dân Người suy tư về một điều khác nữa: “Các ngươi đã gieo nhiều mà thu vào ít: các ngươi đã ăn không no, đã uống không say, đã mặc không ấm” (câu 6). Nói cách khác, người dân có mọi thứ họ muốn, nhưng họ không hạnh phúc. Họ đã thiếu những gì? Chúa Giêsu gợi ý câu trả lời bằng những từ có vẻ giống với câu của Khác-gai: “Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc” (Mt 25:42-43). Thiếu bác ái gây ra bất hạnh, vì chỉ tình yêu mới thỏa mãn được trái tim con người. Chỉ quan tâm đến công việc riêng của họ, cư dân Giêrusalem đã mất đi niềm vui đến từ sự nhưng không. Đây cũng có thể là vấn đề của chính chúng ta: chúng ta tập trung vào các quan điểm khác nhau trong Giáo hội, vào các cuộc thảo luận, chương trình nghị sự và chiến lược, và đánh mất đi chương trình thực sự, chương trình của Tin Mừng: sự thúc đẩy của lòng bác ái, lòng nhiệt thành cho đi nhưng không. Giải pháp cho các vấn đề và cho xu hướng tự hấp thụ vào chính mình luôn là tính nhưng không. Không có giải pháp nào khác. Đây là điều cần suy ngẫm.

Sau khi suy tư, chúng ta đi đến một bước khác: tái thiết lại. “Hãy xây dựng nhà Ta”, Thiên Chúa phán qua tiên tri Khác-gai (Kg 1: 8), và dân Chúa xây dựng lại đền thờ. Họ thôi bằng lòng với hiện tại yên bình và bắt đầu làm việc cho tương lai. Tuy nhiên, vì một số người phản đối điều này, nên Sách Biên niên sử cho chúng ta biết rằng dân chúng đã làm việc bằng một tay trên đá để xây dựng; và tay kia cầm kiếm để bảo vệ quá trình tái thiết này. Không dễ dàng gì để xây dựng lại đền thờ. Đây là những gì cần thiết để xây dựng ngôi nhà chung Âu Châu: chúng ta phải bỏ lại sau lưng những khả năng ngắn hạn và quay trở lại với tầm nhìn xa trông rộng của những người sáng lập ra Âu Châu, là điều mà tôi dám gọi là tầm nhìn tiên tri về tổng thể. Họ không tìm kiếm sự đồng thuận thoáng qua, mà mơ về một tương lai cho tất cả mọi người. Đây là cách các bức tường của ngôi nhà Âu Châu được dựng lên, và chỉ bằng cách này, chúng mới có thể được củng cố. Điều này cũng đúng đối với Giáo Hội, là nhà của Thiên Chúa. Để làm cho Giáo Hội xinh đẹp và được chào đón, chúng ta cần cùng nhau nhìn về tương lai chứ không phải khôi phục lại quá khứ. Đáng buồn thay, một số “não trạng hoài cổ” hiện đang là mốt thời trang, điều đó có thể tiêu diệt tất cả chúng ta. Chắc chắn, chúng ta phải bắt đầu từ nền tảng, vâng thực sự từ cội nguồn của chúng ta, bởi vì đó là nơi bắt đầu xây dựng lại: từ truyền thống sống động của Giáo Hội, dựa trên những gì là thiết yếu, tức là Tin Mừng, sự gần gũi và chứng tá. Chúng ta cần xây dựng lại từ nền tảng của mình là Giáo hội mọi lúc và mọi nơi, từ sự thờ phượng Thiên Chúa và tình yêu thương người lân cận, chứ không phải từ sở thích của chúng ta, không phải từ bất kỳ liên minh hoặc thương lượng nào mà chúng ta có thể thực hiện để bảo vệ Giáo hội hoặc Kitô Giáo.

Anh em thân mến, tôi muốn cảm ơn anh em về công việc xây dựng lại mà anh em đang theo đuổi nhờ ân sủng của Thiên Chúa; điều đó không phải là dễ dàng. Cảm ơn anh em vì năm mươi năm đầu tiên phục vụ Giáo hội và Âu Châu. Chúng ta hãy động viên lẫn nhau, không bao giờ nản lòng hoặc lùi bước. Chúa đang kêu gọi chúng ta đến với một công việc huy hoàng, đó là công việc làm cho ngôi nhà của Ngài ngày càng được chào đón hơn, để mọi người có thể vào và cư ngụ tại đó, để Giáo Hội có thể mở rộng cửa cho tất cả mọi người và không ai bị cám dỗ chỉ nghĩ đến việc canh cửa và thay ổ khóa, là những cám dỗ đơn giản. Không, thay đổi diễn ra ở nơi khác: nó đến từ gốc rễ. Đó là chỗ từ đó bắt đầu việc xây dựng.

Dân Israel đã tự tay mình xây dựng lại Đền thờ. Những người xây dựng lại đức tin vĩ đại trên lục địa này cũng vậy. Chúng ta hãy nhìn lên các thánh bổn mạng. Họ đã làm phần việc nhỏ nhoi của mình trong niềm tin cậy nơi Chúa. Tôi nghĩ đến các thánh như Thánh Martinô, Thánh Phanxicô, Thánh Đaminh, Thánh Piô thành Pietrelcina, những người mà chúng ta mừng lễ hôm nay; cũng như những vị Thánh Bảo trợ khác như Thánh Biển Đức, Thánh Cyrilô và Methođiô, Thánh Bridget, Thánh Catêrina thành Siena và Thánh Teresa Benedicta của Thánh Giá. Các ngài đã bắt đầu với việc xây dựng lại chính họ, thay đổi cuộc sống của chính họ qua việc đón nhận ân sủng của Thiên Chúa. Các ngài không quan tâm đến thời kỳ đen tối, gian khổ và những chia rẽ luôn hiện hữu. Các ngài không lãng phí thời gian để chỉ trích hay đổ lỗi. Các ngài đã sống theo Phúc Âm, mà không cần lo lắng về uy danh hay chính trị. Vì vậy, với sức mạnh dịu dàng của tình yêu Thiên Chúa, các ngài đã thể hiện phong cách gần gũi, từ bi và dịu dàng của Ngài - vì đó là phong cách của Thiên Chúa. Các ngài xây dựng tu viện, khai khẩn đất đai, làm sống động tinh thần của các cá nhân và đất nước. Các ngài không có một “nghị trình xã hội”, không có gì khác ngoài Tin Mừng. Và các ngài tiếp tục với Tin Mừng.

Hãy xây dựng lại ngôi nhà của Ta. Ở đây động từ “tái thiết” ở số nhiều. Tất cả việc xây dựng lại diễn ra cùng nhau, trong sự thống nhất, với những người khác. Các hình ảnh có thể khác nhau, nhưng sự thống nhất phải luôn được duy trì. Vì nếu chúng ta giữ ân sủng của toàn thể, thì Chúa vẫn tiếp tục xây dựng, ngay cả khi chính chúng ta vấp ngã. Ân sủng của toàn thể. Đây là lời kêu gọi dành cho chúng ta: hãy cùng nhau trở thành một Giáo hội, một Thân thể. Đây là ơn gọi của chúng ta với tư cách là những mục tử: hãy quy tụ đoàn chiên; chứ không phải phân tán đàn chiên hoặc giữ chiên bên trong những hàng rào đẹp, điều này thực tế sẽ giết chết đàn chiên. Xây dựng lại có nghĩa là trở thành những nghệ nhân của sự hiệp thông, những người thợ dệt nên sự hiệp nhất ở mọi cấp độ: không phải bằng mưu kế mà bằng Tin Mừng.

Nếu chúng ta xây dựng lại theo cách này, chúng ta sẽ cho phép anh chị em của chúng ta gặp gỡ Chúa. Đây là từ thứ ba, xuất hiện ở cuối bài Tin Mừng hôm nay. Hêrôđê cố gắng “gặp gỡ” Chúa Giêsu (x. Lc 9: 9).Ngày nay cũng như vào thời đó, nhiều người nói về Chúa Giêsu. Trong những ngày đó, họ nói: “Ông Gioan đã từ cõi chết sống lại… Ông Êlia đã hiện ra… một trong các ngôn sứ xưa đã xuất hiện” (Lc 9: 7-8). Tất cả những người đó đều kính trọng Chúa Giêsu, nhưng họ không nắm bắt được sự mới mẻ của Ngài; họ đặt ngài vào trong những khuôn khổ đã định trước: Thánh Gioan, Tiên tri Elijah, và các tiên tri khác. Tuy nhiên, Chúa Giêsu không thể bị áp đặt vào khuôn khổ của các tin đồn hay những điều đã thuộc về quá khứ. Chúa Giêsu luôn luôn mới, luôn luôn. Cuộc gặp gỡ với Người luôn gây kinh ngạc, và nếu anh chị em không cảm thấy sự ngạc nhiên đó trong cuộc gặp gỡ, anh chị em đã không gặp Chúa Giêsu.

Vì vậy, nhiều người ở Âu Châu xem đức tin là déja vu, một di tích của quá khứ. Tại sao? Bởi vì họ đã không nhìn thấy Chúa Giêsu đang làm việc trong cuộc sống của chính họ. Thông thường điều này là do chúng ta, trong cuộc sống của chúng ta, đã không thể hiện đầy đủ về Chúa Giêsu đối với họ. Thiên Chúa làm cho mình được nhìn thấy trong khuôn mặt và hành động của những người nam nữ được biến đổi bởi sự hiện diện của Ngài. Nếu các Kitô hữu, thay vì tỏa ra niềm vui lây lan của Tin Mừng, tiếp tục nói bằng một ngôn ngữ tôn giáo lạc hậu về trí tuệ và đạo đức, thì người ta sẽ không thể nhìn thấy Người Mục Tử Nhân Lành. Họ sẽ không nhận ra Đấng yêu thương từng con chiên của mình, gọi tên chúng và cưu mang chúng trên vai. Họ sẽ không nhìn thấy Đấng có niềm đam mê đáng kinh ngạc mà chúng ta rao giảng: vì đó là niềm đam mê làm tiêu hao, niềm đam mê dành cho nhân loại. Tình yêu thiêng liêng, nhân hậu và mạnh mẽ này tự nó là nét mới lâu đời của Tin Mừng. Anh em thân mến, chúng ta phải có những quyết định khôn ngoan và táo bạo, được thực hiện nhân danh tình yêu điên cuồng mà Chúa Kitô đã cứu chúng ta. Chúa Giêsu không yêu cầu chúng ta đưa ra các lập luận cho Thiên Chúa, Ngài yêu cầu chúng ta chỉ cho người ta thấy Ngài, giống như cách các thánh đã làm, không phải bằng lời nói mà bằng cuộc sống của chúng ta. Ngài kêu gọi chúng ta cầu nguyện và sông thanh bần, sáng tạo và nhưng không. Chúng ta hãy giúp Âu Châu ngày nay - đang mờ nhạt với tình trạng mệt mỏi hiện nay của lục địa này - khám phá lại khuôn mặt trẻ trung mãi mãi của Chúa Giêsu và Hiền thê của Ngài. Làm thế nào chúng ta lại có thể không cống hiến hết mình để làm cho tất cả mọi người nhìn thấy vẻ đẹp không phai tàn này?
Source:Holy See Pres Office
 
Văn Hóa
Triết học, linh đạo và thần học của Edith Stein
Vũ Văn An
18:10 23/09/2021

Theo bách khoa mở Wikipedia, Edith Stein khai triển các công trình triết học của ngài theo ba thời kỳ: thời kỳ hiện tượng luận (1916-1925), thời kỳ so sánh (1925-33) và thời kỳ Kitô giáo (1935-42). Trên thực tế, cùng các nhân tố đã tự thành hình xuyên suốt công trình của ngài và thúc đẩy nó tiến bước: 1. Một cái hiểu sâu sắc về và một dấn thân đối với phương pháp hiện tượng luận như đã được Husserl và Reinach giảng dậy; 2. Một cảm thức trách nhiệm sâu sắc đối với người khác về điều chúng ta tin và 3. Một việc chấp nhận tôi không có khả năng hình thành một thế giới quan đầy đủ và có ý nghĩa mà không có sự trợ giúp của Thiên Chúa. Ba thời kỳ trên được hiểu tốt nhất như các giai đoạn tích hợp 3 nhân tố này, với việc Edith Stein chịu Phép Rửa vào ngày đầu năm 1922 như đánh dấu một bước quyết định và việc ngài vào dòng Cát Minh ngày 14 tháng 10 năm 1933 như một dấu mốc khác.



Thời kỳ hiện tượng luận (1916-25)

Theo giải thích của Edith Stein, luận án của ngài về tương cảm [empathy] là một nỗ lực lấp đầy khoảng trống trong công trình của Husserl. Trong cuốn tự truyện Cuộc sống trong Một Gia đình Do Thái của ngài, ngài nhắc lại rằng Husserl coi tương cảm là hành động chủ yếu trong đó tính liên chủ thể [intersubjectivity] được thiết lập, nhưng không có chi tiết chính xác nào nói nó có nghĩa gì. Do đó, ngài muốn thực hiện nhiệm vụ này và qua đó làm sáng tỏ ý tưởng chủ yếu này để phát triển phong trào hiện tượng luận. Trong khi làm phụ tá cho Husserl (1916-18), ngài đã hiệu đính các bản thảo của Husserl về những gì sau này được xuất bản với tên gọi Các Ý Niệm II Các Ý Niệm III, và trong diễn trình này, ngài hiểu được tầm quan trọng đặc biệt của hành động này đối với kết cấu của chúng ta về thế giới liên chủ thể và cách riêng đối với các đối tượng nghiên cứu của tâm lý học và các khoa học nhân văn. Khi ngài từ chức phụ tá cho Husserl, kết cấu hiện tượng học của những đối tượng này: tức tâm hồn [psyche] và tinh thần, là công việc đầu tiên ngài đảm nhận. Kết quả là hai khảo luận về Triết học của Tâm lý học Các Khoa Nhân văn, được xuất bản trên tạp chí Jahrbuch 1922 của Husserl; và cuốn Nguyên nhân tính Tâm hồn và Cá nhân cùng Cộng đồng (Psychic Causality, Individual and Community). Trong thời kỳ này cũng có cuốn Nhập môn Triết học, Một Cuộc Điều tra Liên quan tới Nhà nước, và rất quan trọng là cuốn Tự do và Ân sủng.

Thời kỳ so sánh (1925-33)

Được khuyến khích nghiên cứu và so sánh triết học của Thánh Tôma Aquinô với triết học của phong trào hiện tượng luận, Edith Stein bắt tay vào dự án dịch cuốn De Veritate (Về Chân Lý) của Thánh Tôma, sẽ được xuất bản thành hai tập vào năm 1932. Tác phẩm này, vốn phiên dịch cách suy nghĩ của Thánh Tôma thành một thành ngữ Đức hiện đại và viết lại nó như một khảo luận học thuật đương thời, vì thế được Stein viết trong tư cách một nhà hiện tượng luận, tức như một người quan tâm đến các vấn đề được Thánh Tôma thảo luận, chứ không phải cung cấp một giải thích về tư tưởng và trước tác của thánh nhân trong tư cách một người theo phái Tôma. Các tác phẩm quan trọng nhất trong thời kỳ này là Husserl và Aquinas: Một So sánh, trong đó bà thảo luận về các phương pháp luận khác nhau của Husserl và Thánh Tôma và giải thích sự khác biệt giữa hai vị, Tiềm năng và Hành động (Potency and Act), trong đó bà cố gắng điều tra hiện tượng luận về tiềm năng’ và ‘hành động’ và công trình song sinh về nhân học: Cấu trúc Con người Nhân bản. Triết lý Nhân học và Con người Nhân bản là Gì? Nhân học Thần học (tập thứ hai vẫn là một bản thảo đã khai triển phần lớn hơn là một tác phẩm đã hoàn thành, vì các giảng khóa của Stein bị hủy bỏ vào năm 1933). Trong thời kỳ này, bà cũng thuyết giảng về giáo dục và ơn gọi của phụ nữ và giáo dục nói chung cho rất đông khán giả và được hoan nghênh nhiệt liệt. Trong các bài giảng thuyết này, được xuất bản trong Edith Stein Gesamtausgabe (ESGA 13) Edith Stein Gesamtausgabe (ESGA 16), bà tự tìm ra những vấn đề quan trọng liên quan đến loại hình và yếu tính xã hội, và được bà khai triển đầy đủ hơn trong Cấu trúc của Con người Nhân bản.

Thời kỳ Kitô giáo (1934-42)

Nhiệm vụ đầu tiên Edith Stein được giao phó trong đan viện là viết cuốn tự truyện không hoàn tất của bà, Cuộc sống trong một gia đình Do Thái, một cuốn tự thú về cuộc đời bà phần lớn như một lời biện hộ theo nghĩa đen cho việc bà thuộc dòng dõi Do Thái. Nhiệm vụ tiếp theo của bà là chuẩn bị xuất bản cuốn Tiềm năng và Hành động, một nhiệm vụ mà bà hoàn thành bằng cách viết một cuốn sách mới: Hữu thể Hữu hạn và Vô hạn – Một cuộc Đi lên tới Ý nghĩa của Hữu thể (Finite and Eternal Being – An Ascent to the Meaning of Being). Công trình này đã đề ra một lý thuyết hiện tượng luận về hữu thể (Seinslehre), đầy chất Kitô giáo, vì bà lấy Mạc khải Kitô giáo để góp phần hướng tới thế giới quan trong đó nó đi tìm và tìm ra ý nghĩa của hữu thể trong diễn biến của nó. Stein cũng nghiên cứu Dionysius thành Areopagite, bằng cách dịch các tác phẩm của ông sang tiếng Đức và viết (cho ông) một tác phẩm về thần học biểu tượng. Tác phẩm cuối cùng của Stein, Khoa học Thập giá, là một cuốn bình luận về Thánh Gioan Thánh giá, nhằm khai triển cái hiểu đặc trưng có tính Cát Minh về các chiều sâu thẳm của linh hồn, vốn làm Stein quan tâm trong các trước tác ban đầu của ngài.

Các Trước tác Linh đạo và thần học của Edith Stein

Theo Bách khoa Triết học Standford (Standford Encyclopedia of Philosophy), quan tâm sâu sắc của Edith Stein đối với linh đạo được khởi xướng bằng việc đọc cuốn tự truyện của Thánh Teresa thành Avila, nhưng được thâm hậu hóa nhờ đọc Thánh Tôma Aquinô, Thánh Gioan Thánh Giá, Thánh John Henry Newman và Dionysius thành Areopagite.

Nghiên cứu Thánh Tôma Aquinô khiến ngài xác tín rằng người ta có thể phụng sự Thiên Chúa trong khi thực hiện các công trình tri thức. Bởi thế, ngài phối hợp nền linh đạo của ngài với các cố gắng trí thức. Ngài viết một số nghiên cứu huyền nhiệm học, nổi tiếng hơn cả là Khoa học Thập giá. Cuốn này nghiên cứu nền huyền nhiệm của Thánh Gioan Thánh Giá, việc vị thánh này tìm việc kết hợp thiêng liêng, và lòng tận hiến của ngài cho tình yêu. Bà dấn thân vào việc suy niệm tính biểu tượng của Thập giá và đêm đen, vốn là một biểu tượng nổi bật của Thánh Gioan Thánh Giá. Đêm đen là một điều tự nhiên, vô hình và vô hình thức, nhưng không phải là hư vô; nó như tiền vị của sự chết. Với Stein, “đêm đen chỉ tính tối tăm sâu thẳm của đức tin”. Đêm đen huyền nhiệm không phát xuất từ bên ngoài mà phát xuất từ bên trong. Chỉ bằng cách cảm nhận sức nặng của thập giá, người ta mới học được “khoa học thập giá”, một khoa học “được chôn vùi trong linh hồn như một hạt giống”. Linh hồn phải được giáo dục để nhận biết Thiên Chúa và khía cạnh thiêng liêng của hữu thể con người phải tự tách mình ra khỏi các giác quan. Phó mình cho Thiên Chúa trong đức tin làm ta trở nên các thuần thần, thoát khỏi mọi hình ảnh và do đó bước vào bóng tối. “Chiêm niệm tối tăm” là chiếc thang bí mật dẫn đến Thiên Chúa.

Một trong các ấn phẩm xuất bản sau khi bà qua đời là tiểu luận bác học, tựa là “Những Cách Biết Thiên Chúa” viết về nhà huyền nhiệm Kitô giáo, Pseudo-Dionysius thành Areopagite. Đối với Stein, thần học huyền nhiệm của Dionysius không phải là một môn khoa học mà là một cách nói về Thiên Chúa. Tri nhận [perception] luôn chỉ quá nó thế nào, thì kinh nghiệm của chúng ta về thế giới cũng quá nó chỉ cho thấy nguồn cội thần linh của nó. Thế giới này là nền tảng của nền thần học tự nhiên. Thiên Chúa là “nhà thần học đệ nhất đẳng” (Ur-Theologe; 1993: 27]) và toàn bộ sáng thế là nền thần học biểu tượng của Người. Thần học khẳng định [affirmative theology] đặt căn bản trên loại suy hữu thể [analogia entis]; thần học phủ định đặt căn bản trên sự bất tương đồng giữa tạo vật và Thiên Chúa. Đối với Stein, thần học phủ định “leo thang tạo vật” để khám phá ra rằng ở từng bình diện, không tìm thấy Thiên Chúa ở đấy: “chúng ta tiến lại gần Thiên Chúa hơn bằng cách bác bỏ điều Người không là”.

Nhưng Stein bênh vực tự do của con người: “linh hồn có quyền đưa ra các quyết định cho chính nó”. Bà ý thức rõ điều này: rất ít người sống trong những tầng sâu thẳm nhất của họ và càng ít người hơn nữa sống nhờ các tầng sâu thẳm nhất của họ”. Trong bài Các Con đường dẫn tới Thinh Lặng, bà viết: “Mỗi chúng ta đều mãi mãi sống trên lưỡi dao cạo: một đàng, là hư vô tuyệt đối; đàng khác, là đời sống thần linh viên mãn”.

Kỳ sau: Có chăng một nền linh đạo nữ giới Edith Stein
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Khấn
Sue Công
12:03 23/09/2021
KHẤN
Ảnh của Sue Công

Chắp tay khấn nguyện Đấng Tối Cao,
Phù hộ nhân thế thoát lao đao.
Ngày đó, người người thôi kiếp nạn.
Tâm thành con khấn, nguyện Trời cao!
(LM NTT)
 
VietCatholic TV
Dấu chỉ nhãn tiền: Thông qua luật trợ tử, động đất 6.0 độ richter làm rung chuyển đông nam Australia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:27 23/09/2021


1. Vài ngày sau khi luật trợ tử được thông qua động đất mạnh đến 6.0 độ richter xảy ra gần Melbourne, làm rung chuyển miền đông nam Australia

Geoscience Australia cho biết một trận động đất mạnh 6.0 độ Richter xảy ra gần Melbourne hôm thứ Tư 22 tháng 9. Đó là một trong những trận động đất lớn nhất được ghi nhận ở nước này, gây thiệt hại cho các tòa nhà ở thành phố lớn thứ hai của đất nước và gây chấn động khắp các tiểu bang lân cận.

Thủ tướng Scott Morrison cho biết ông cảm thấy mừng là không có thông tin nào khẳng định có người bị thiệt mạng trong vụ này. Trận động đất này xảy ra chỉ vài ngày sau khi luật trợ tử được thông qua tại Queensland.

Tâm chấn của trận động đất nằm gần thị trấn nông thôn Mansfield ở bang Victoria, cách Melbourne khoảng 200 km về phía đông bắc và sâu dưới lòng đất đến10 km. Dư chấn được đánh giá là 4.0.

Các hình ảnh và đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy nhiều đống đổ nát chắn ngang một trong những đường phố chính của Melbourne, trong khi người dân ở các khu vực phía bắc của thành phố cho biết trên mạng xã hội rằng họ bị mất điện và những người khác nói rằng họ đã được di tản khỏi các tòa nhà.

Trận động đất được cảm nhận cả ở những nơi rất xa như tại thành phố Adelaide, ở tiểu bang Nam Úc cách đó 800 km về phía tây, và Sydney, 900 km về phía bắc thuộc tiểu bang New South Wales, mặc dù có không có báo cáo về thiệt hại bên ngoài Melbourne và không có báo cáo về thương tích.

Hơn một nửa trong số 25 triệu dân số của Úc sống ở phía đông nam của đất nước từ Adelaide đến Melbourne và Sydney.

Thủ tướng Scott Morrison nói với các phóng viên ở Washington : “Chúng tôi chưa có báo cáo nào về thương tích nghiêm trọng, hoặc tệ hơn – và tôi nghĩ rằng đó là một tin rất tốt và chúng tôi hy vọng rằng tin tốt sẽ tiếp tục”.

“Nó có thể là một sự kiện rất đáng lo ngại, một trận động đất có quy mô cỡ này. Đây là những sự kiện rất hiếm ở Úc và do đó, tôi chắc chắn rằng mọi người sẽ rất đau khổ và lo lắng”.

Theo Geoscience Australia, động đất là hiện tượng xem ra bất thường ở Úc Đại Lợi, và trận động đất này rất mạnh. Trận động đất cuối cùng diễn ra vào năm 1989, ở Newcastle khiến 13 người chết, cũng chỉ ở mức 5.6 độ Richter.
Source:Reuters

2. Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ ấn định ngày tranh luận về phán quyết Roe kiện Wade

Hôm thứ Hai 20 tháng 9, Tòa án Tối cao đã thông báo rằng họ sẽ xét xử các tranh luận trong một vụ phá thai quan trọng vào ngày 1 tháng 12.

Đạo luật về Tuổi thai của Mississippi, đã được ký thành luật vào năm 2018 nhưng hiện chưa có hiệu lực. Luật này hạn chế hầu hết các ca phá thai sau 15 tuần, nhưng có các trường hợp ngoại lệ khi tính mạng của người mẹ hoặc các chức năng chính của cơ thể thai phụ gặp nguy hiểm, hoặc trong trường hợp thai nhi bị dị tật nghiêm trọng và không được mong đợi sẽ sống sót ngoài tử cung khi đủ tháng.

Luật sẽ được thực thi bằng cách thu hồi giấy phép y tế của tiểu bang đối với các bác sĩ vi phạm và phạt tiền lên đến 500 đô la nếu cố ý làm sai lệch hồ sơ y tế về các trường hợp phá thai.

Tối Cao Pháp Viện sẽ xử vụ Dobbs kiện Tổ chức Y tế Phụ nữ Jackson, và sẽ quyết định câu hỏi liệu tất cả các lệnh cấm phá thai của tiểu bang này có vi hiến hay không. “Khả năng tồn tại” là tiêu chuẩn pháp lý của tòa án từ năm 1973, được coi là thời điểm mà một đứa trẻ chưa chào đời có thể sống sót bên ngoài tử cung.

Tòa án hôm thứ Hai đã công bố ngày tranh luận trong vụ Dobbs, dự kiến vào ngày 1 tháng 12. Cả bang Mississippi và phòng khám phá thai thách thức luật pháp sẽ có cơ hội trình bày các lập luận trực tiếp với các thẩm phán.

Vụ án Dobbs được coi là vụ án mới nhất và có lẽ là cơ hội tốt nhất để những người ủng hộ sự sống lật ngược phán quyết năm 1973 của Tòa án Tối cao trong vụ Roe kiện Wade đã hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc. Trong phán quyết Roe chông Wade, Tối Cao Pháp Viện truyền rằng các tiểu bang không thể cấm phá thai trong thời gian trước khi xuất hiện khả năng tồn tại của thai nhi.
Source:Catholic News Agency

3. 'Dự luật phá thai cực đoan nhất mọi thời đại': Hạ viện bỏ phiếu trong tuần này để luật hóa 'quyền' phá thai

Hạ viện trong tuần này sẽ bỏ phiếu về một dự luật mà hội đồng giám mục Hoa Kỳ cảnh báo sẽ hợp pháp hoá việc phá thai theo yêu cầu trong suốt thai kỳ.

Đạo luật Bảo vệ Sức khỏe Phụ nữ (HR 3755), do Dân biểu Judy Chu, của đảng Dân Chủ, đơn vị California, đưa ra, công nhận “quyền phá thai” là một “nhân quyền hiến định” của phụ nữ. Nó cũng nêu rõ “quyền” của các bác sĩ, y tá-hộ sinh được chứng nhận, y tá hành nghề và trợ lý của bác sĩ trong việc thực hiện phá thai. Nó nghiêm cấm nhiều giới hạn về quyền này, chẳng hạn như các luật lệ về sự sống của các tiểu bang yêu cầu siêu âm hoặc thời gian chờ đợi trước khi phá thai.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, của đảng Dân Chủ, đơn vị California, một người Công Giáo, đã công bố cuộc bỏ phiếu của Hạ viện về dự luật này vào đầu tháng này như một cách thức để bà ta phản ứng lại luật nhịp tim của Texas. Luật nhịp tim của Texas có hiệu lực hạn chế phá thai sau khi phát hiện thấy nhịp tim của thai nhi; nhịp tim thai có thể được phát hiện sớm nhất là khi thai được sáu tuần. Luật Texas được thực thi thông qua các vụ kiện dân sự tư nhân.

Sau khi Tòa án Tối cao bác bỏ một thách thức đối với luật của Texas vào ngày 1 tháng 9, Pelosi đã tuyên bố sẽ đưa ra Đạo luật Bảo vệ Sức khỏe Phụ nữ và “đưa vào luật chăm sóc sức khỏe sinh sản cho tất cả phụ nữ trên khắp nước Mỹ”. Dự luật dự kiến sẽ được biểu quyết trong tuần này tại Hạ viện.

Trong một cảnh báo hành động, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) gọi đạo luật này là “dự luật phá thai cực đoan nhất mọi thời đại”.
Source:Catholic News Agency

4. Giám mục Massachusetts: Các linh mục có thể hỗ trợ các yêu cầu miễn vắc xin của cá nhân

Đức Cha William Byrne của Springfield ở Massachusetts cho biết hôm thứ Ba rằng các linh mục trong giáo phận nên hỗ trợ những người Công Giáo tìm kiếm sự miễn trừ vì lý do lương tâm đối với các yêu cầu chích vắc-xin COVID-19 bằng cách chứng thực họ đã được rửa tội và thực hành đức tin của họ.

“Điều quan trọng là chúng ta phải công nhận và khuyến khích lương tâm đã hình thành của những người mong muốn vắc xin cho bản thân và lợi ích chung, cũng như những người vì lo ngại về sức khỏe hoặc các lý do khác, có thể không muốn nhận vắc xin”, Đức Cha Byrne đã viết thư cho hàng giáo sĩ của Giáo phận Springfield ở Massachusetts vào ngày 14 tháng 9.

“Với tư cách là linh mục và phó tế, chúng ta nên giúp đỡ các quyền lương tâm của các tín hữu Công Giáo về vấn đề này và mọi vấn đề khác. Chúng ta có thể làm điều này bằng cách chứng thực Bí tích Rửa tội của họ và việc 'thực hành' đức tin Công Giáo của họ, dưới dạng một lá thư hoặc tuyên bố riêng, để hỗ trợ thư hoặc yêu cầu miễn trừ chích vắc xin của họ vì lý do tôn giáo của họ, nhưng đừng tự mình soạn hoặc ký một lá thư hoặc mẫu đơn”.

Đức Cha đã viết thư trên để hỗ trợ cho các linh mục đang nhận được yêu cầu từ các giáo dân muốn có “quyền miễn trừ tôn giáo” khỏi việc tiêm chủng bắt buộc đối với COVID-19.

Ngài trích dẫn các tài liệu từ Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia và Bộ Giáo lý Đức tin cho biết rằng vắc-xin có thể được sử dụng, nhưng việc tiếp nhận chúng không phải là nghĩa vụ đạo đức và do đó phải tự nguyện.

“Nhiều tổ chức và cơ sở đang bắt đầu yêu cầu vắc-xin, và vì vậy, để hiểu được những phản đối về quyền lương tâm, chúng ta với tư cách là những người lãnh đạo các cộng đoàn của mình, có thể được yêu cầu hỗ trợ những người Công Giáo trong giáo xứ của chúng ta muốn được miễn trừ”, Đức Cha Byrne viết.

Đức Cha nói rằng “trên cơ sở lương tâm, không ai có thể hành động hoặc nói thay cho người khác để xin miễn trừ”.

Tuy nhiên, ngài đã chỉ đạo các linh mục của mình có thể viết một lá thư kèm theo để hỗ trợ các yêu cầu của cá nhân trong việc miễn trừ vắc xin vì lý do tôn giáo hoặc lương tâm.

Trong tài liệu về đạo đức liên quan đến vắc-xin chống Covid, Bộ Giáo lý Đức tin nói rằng “lý do thực tế cho thấy rõ ràng rằng tiêm chủng không phải là một quy tắc, một nghĩa vụ đạo đức và do đó, nó phải tự nguyện”.

Đức Cha Thomas Paprock của Springfield ở Illinois gần đây đã viết rằng “ trong khi Giáo hội khuyến khích việc tiêm chủng được chấp nhận về mặt đạo đức và thúc giục sự hợp tác với các cơ quan y tế công cộng trong việc thúc đẩy lợi ích chung, thì những vấn đề về sức khỏe cá nhân và lương tâm đạo đức liên quan đến vắc xin phải được tôn trọng. Do đó, việc tham gia vắc xin phải là tự nguyện và không thể bị ép buộc, như Bộ Giáo lý Đức tin, dưới quyền của Đức Thánh Cha Phanxicô, đã chỉ ra vào tháng 12 năm ngoái. Mặc dù chúng tôi khuyến khích việc tiêm chủng, chúng tôi không thể và sẽ không ép buộc tiêm phòng như một điều kiện để có việc làm hoặc quyền tự do thờ phượng của các tín hữu trong giáo xứ của chúng tôi”.

“Giáo Hội Công Giáo dạy rằng một số người có thể phản đối việc sử dụng vắc-xin COVID vì lý do lương tâm, và những niềm tin dựa trên lương tâm này cần được tôn trọng”, Đức Cha Paprocki nói thêm.

Hiệp hội Y khoa Công Giáo đã tuyên bố rằng họ “phản đối việc tiêm chủng bắt buộc COVID-19 như một điều kiện làm việc bất chấp quyền lương tâm hoặc miễn trừ tôn giáo”
Source:Catholic News Agency
 
TGP Prešovská báo động cho Vatican: Vị TGM Slovakia đồng tế và ôm hôn Đức Thánh Cha được xác nhận nhiễm vi rút
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:13 23/09/2021


1. Vị Tổng Giám Mục đồng tế và ôm hôn Đức Thánh Cha được xác nhận nhiễm coronavirus

Đức Tổng Giám Mục Ján Babjak của tổng giáo phận Công Giáo nghi lễ Đông phương Prešov đang ở trong tình trạng cách ly sau khi ngài có kết quả dương tính với xét nghiệm coronavirus vào thứ Bảy ngày 18 tháng 9. Tổng giáo phận Prešov đã báo cáo điều này với Tòa Thánh, và nói thêm rằng hôm thứ Sáu, vị giám mục bắt đầu có các triệu chứng cảm lạnh. Tổng giáo phận nhấn mạnh rằng mặc dù đã được tiêm phòng đầy đủ, ngài vẫn bị nhiễm coronavirus, và có các triệu chứng nhẹ.

Đức Cha Babjak, năm nay 67 tuổi, tổng giám mục Prešov từ năm 2008, vừa đồng tế trong Phụng Vụ Thánh Gioan Kim Khẩu ở Prešov cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng. Ngài đã ôm hôn Đức Thánh Cha trong phần cuối lễ.

Bên cạnh đó, Đức Cha Babjak cũng đã có mặt trong một số cuộc gặp gỡ khác với Đức Thánh Cha

Các nhà lãnh đạo của tổng giáo phận đã thông báo cho Ban thư ký của Hội đồng Giám mục Slovakia về tình hình này, để thông báo kịp thời cho Vatican, và tất cả các giám mục có thể đã liên lạc với Đức Cha Babjak. Để đề phòng, các ngài được khuyến cáo đi kiểm tra COVID-19.
Source:Sismografo

2. Vatican yêu cầu xuất trình chứng chỉ vắc-xin đối với du khách, và nhân viên

Vatican sẽ yêu cầu tất cả du khách và nhân viên phải xuất trình chứng chỉ COVID-19 chứng minh họ đã được tiêm phòng, đã khỏi bệnh do coronavirus hoặc đã có kết quả xét nghiệm âm tính với căn bệnh này để được vào thành phố bắt đầu từ ngày 1 tháng 10.

Để vào lãnh thổ Vatican, khách du lịch, nhân viên và quan chức sẽ phải xuất trình Giấy chứng nhận Covid kỹ thuật số hoặc giấy do Vatican hoặc các quốc gia khác cấp, theo một sắc lệnh được công bố vào ngày 20 tháng 9.

Đức Hồng Y Giuseppe Bertello, Thống đốc Quốc gia Thành Vatican, đã ban hành sắc lệnh theo yêu cầu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Ngài đã yêu cầu “ thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp để ngăn chặn, kiểm soát và chống lại tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng đang diễn ra tại Quốc gia Thành Vatican”.

Tuy nhiên, theo lệnh mới, các buổi cử hành phụng vụ tại Vatican là một ngoại lệ. Bất kể đã chích ngừa hay chưa, mọi người sẽ được phép tham dự các cử hành “trong thời gian cần thiết để tiến hành nghi thức,” đồng thời tuân theo các quy tắc về khoảng cách xã hội và khẩu trang y tế.

Hộ chiếu vaccine Italia, được gọi là “Green Pass” đòi hỏi bằng chứng về tiêm chủng chống lại COVID-19, bằng chứng về sự phục hồi từ COVID-19 trong vòng sáu tháng trước, hoặc bằng chứng của một xét nghiệm âm tính gần đây đối với COVID-19.

Vào ngày 17 tháng 9, chính phủ Ý đã phê duyệt việc mở rộng Green Pass, khiến nó trở thành yêu cầu đối với tất cả các nơi làm việc tư nhân và công cộng bắt đầu từ ngày 15 tháng 10.

Những nhân viên không có Green Pass có thể bị đình chỉ công việc mà không được trả lương hoặc bị buộc phải trả khoản tiền phạt lên đến khoảng 1,800 đô la.

Kể từ ngày 1 tháng 8, Ý đã yêu cầu Green Pass để vào một số địa điểm trong nhà, chẳng hạn như nhà hàng và bảo tàng viện, và vào tháng 9, Green Pass cũng trở nên cần thiết cho việc đi lại trong nước. Green Pass đã được yêu cầu đối với một số nơi làm việc, chẳng hạn như bệnh viện và trường học.

Sắc lệnh bắt buộc tiêm chủng COVID-19 cho du khách và nhân viên của Quốc gia Thành Vatican đã được ký vào ngày 18 tháng 9, một ngày sau khi chính phủ Ý mở rộng nhiệm vụ tiêm chủng cho khu vực công và tư nhân.

Theo sắc lệnh này, các hiến binh của Vatican sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra các Green Pass tại các lối vào lãnh thổ của Vatican.
Source:Catholic News Agency

3. Dù bị hạn chế vì coronavirus, cuộc tuần hành phò sự sống và gia đình ở Ba Lan thu hút 5,000 người tham gia

Theo các nhà tổ chức sự kiện, cuộc tuần hành phò sự sống và gia đình ở Ba Lan đã thu hút 5,000 người tham gia vào năm nay.

Cuộc tuần hành hàng năm diễn ra tại Warsaw vào Chúa Nhật, ngày 19 tháng 9. Hàng nghìn người tham gia đã xuống đường ở thủ đô Ba Lan giương cao lá cờ đỏ và trắng của đất nước và các biểu ngữ ủng hộ cuộc sống.

Đó là Cuộc Tuần Hành Phò Sinh đầu tiên của Ba Lan kể từ khi quyết định mang tính bước ngoặt về việc phá thai của tòa án hiến pháp Ba Lan có hiệu lực vào đầu năm nay.

Tòa án Hiến pháp ở Warsaw đã ra phán quyết vào ngày 22 tháng 10 năm 2020, theo đó việc phá thai vì những bất thường của thai nhi là vi hiến. Phán quyết không thể bị kháng cáo này đã dẫn đến việc giảm đáng kể số ca nạo phá thai ở nước này.

Phá thai vẫn hợp pháp ở Ba Lan trong các trường hợp hiếp dâm hoặc loạn luân và trong các trường hợp có nguy cơ đến tính mạng của người mẹ.

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã gặp gỡ những người tổ chức cuộc tuần hành, những người có liên kết với Trung tâm Cuộc sống và Gia đình và Đại hội Xã hội Kitô, vào ngày 19 tháng 9.

Tổng thống Duda hoan nghênh phán quyết của tòa án hiến pháp năm ngoái nói rằng “không nên cho phép phá thai vì những lý do ưu sinh ở Ba Lan”.

Cuộc Tuần Hành Phò Sinh và Gia đình, thường diễn ra ở 140 thành phố của Ba Lan, đã được giới hạn ở Warsaw năm nay do các hạn chế COVID-19.

Các nhà tổ chức Cuộc Tuần Hành Phò Sinh thu nhỏ năm nay đã chọn chủ đề “Tình Phụ Tử” như một chủ đề quan trọng của sự kiện này.

Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, chủ tịch hội đồng giám mục Ba Lan, đã bày tỏ những lời chúc tốt đẹp đến những người tham gia tuần hành trong một bài đăng trên mạng xã hội.

Đức Tổng Giám Mục đã viện dẫn hai nhân vật Công Giáo Ba Lan mới được phong chân phước làm gương mẫu ủng hộ quyền được sống.

Chân phước Hồng Y Stefan Wyszyński, Giáo chủ Công Giáo Ba Lan, người lãnh đạo cuộc kháng chiến của Giáo hội chống lại chủ nghĩa cộng sản, và Chân phước Elżbieta Róża Czacka, một nữ tu mù đã cách mạng hoá trong việc chăm sóc người khiếm thị, đã được phong chân phước vào cuối tuần trước ở Warsaw.

“Cầu xin Đức Hồng Y Wyszynski và Mẹ Czacka ủng hộ anh chị em trong việc chứng tỏ rằng mọi người đều có quyền được sống, và gia đình là điều tốt đẹp quý giá nhất của nhân loại”, Đức Tổng Giám Mục Gądecki viết trên Twitter.
Source:Catholic News Agency