Ngày 17-09-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Người lớn nhất
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
01:07 17/09/2015
Chúa Nhật XXV THƯỜNG NIÊN, năm B
Mc 9, 30-37

NGƯỜI LỚN NHẤT

Khuynh hướng của con người luôn muốn hơn người khác. Đặc biệt, ai cũng muốn xếp hạng nhất, muốn làm người lãnh đạo, làm người điều khiển người khác. Trên thị trường, nhiều quảng cáo xem ra rất kêu, nhằm kéo thị hiếu của con người. Như vậy, con người luôn nghĩ ra nhiều kế, nhiều kế hoạch, nhiều trò nhằm làm thỏa mãn khuynh hướng muốn thống trị, đứng đầu, số một của mình. Chúa Giêsu lại dạy con người bài học thật khác lạ :” Ai muốn làm lớn nhất hãy tự làm người rốt hết và làm đầy tớ mọi người “ ( Mc 9, 35).

Thật vậy, Chúa Giêsu đem đến cho nhân loại một luồng gió mới. Ngài dạy dỗ con người với lòng yêu thương vô bờ của Ngài. Ngài đến làm cho Lề Luật nên trọn hảo. Ngài kiện toàn luật Cựu Ước. Do đó, Chúa Giêsu ban cho nhân loại, ban cho con người giới răn yêu thương mới, giới răn được đặt trên bác ái yêu thương. Các môn đệ của Chúa đã được Chúa uốn nắn,dạy dỗ và rèn luyện,nhưng thực tế, các Ngài vẫn chưa hiểu được ý Chúa, chưa nhận ra con đường của Người. Do đó, các môn đệ còn tranh cãi nhau, còn giành giật nhau theo kiểu người đời, theo cung cách của thế gian.

Một bữa kia khi đi trên đường, các môn đệ tranh cãi nhau xem ai làm lớn, làm bé. Chúa không can thiệp vào công việc của các môn đệ lúc đó, Ngài giả bộ như không biết gì. Ngài muốn đo lường sự hiểu biết của các môn đệ. Chính vì thế, sau khi về đến nơi nghỉ, Chúa Giêsu đã vặn hỏi các môn đệ xem các Ngài đã tranh luận gì khi đi dọc đường. Chúa Giêsu đã biết rõ cõi lòng của các môn đệ. Bởi vì, các môn đệ cứ tưởng Chúa sẽ làm vua theo kiểu người đời và các Ngài sẽ tranh nhau các ghế trong nội các của Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ bài học phục vụ khiêm nhường, phục vụ vô vị lợi. Chúa đem một em bé đến trước mặt các ông và nói :” Ai đón nhận một trong những trẻ nhỏ như thế này vì danh Thầy là đón tiếp chính mình Thầy “ ( Mc 9, 37 ).

Đối với Chúa Giêsu trẻ nhỏ bị xã hội, bị người lớn coi thường, họ coi trẻ nhỏ như những người không quan trọng, không đáng quan tâm, lưu ý; những người tàn tật, bị bỏ rơi, những kẻ bơ vơ, vất vưởng, neo đơn, tất bạt. Chúa Giêsu đồng hóa với những con người bất hạnh ấy. Ngài nói :” khi cho một kẻ nghèo, một người bơ vơ, bệnh hoạn, tù đầy…vv… ăn, uống, giúp đỡ, thăm nuôi họ là đã làm cho chính Chúa. Chúa Giêsu muốn gửi đến thế giới, đến con người, đến mỗi người chúng ta sứ điệp yêu thương này.

Về vấn đề phục vụ, làm người đứng đầu, Chúa Giêsu lại có một quan điểm khác lạ bởi vì bình thường người lãnh đạo, người đứng đầu là người truyền lệnh, bắt cấp dưới thi hành lệnh của cấp trên. Chức tước, địa vị càng cao, họ càng có quyền, càng ra lệnh bắt cấp dưới phải thi hành ý muốn của họ. Đối với Chúa Giêsu thì khác, người làm lớn là người phục vụ nhiều nhất, hăng say, năng nổ nhất, người làm lớn làm trước, làm gương và nghỉ sau cùng.

Người làm đầu theo kiểu của Chúa, theo quan điểm của Ngài là người không dùng quyền để quyết định, dùng quyền để sai khiến, lãnh đạo. Người lãnh đạo không dùng sức mạnh để chỉ huy, để chèn ép người khác, nhưng dùng con tim đầy yêu thương, đôi tay nhẹ nhàng để phục vụ.

Làm lớn theo kiểu của Chúa Giêsu là người hy sinh phục vụ quên mình, là người yêu thương, quảng đại. Chính Chúa Giêsu đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Chồn có hang, chim trời có tổ…Chúa Giêsu đã làm gương cho những người làm lớn là Ngài không nhà, không cửa,không dành cho mình bất cứ điều gì…Ngài tay không: không có nơi tựa đầu thua con chồn, chú chim vv…

Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói :” người ngày nay thích chứng nhân hơn là người nói “. Làm, phục vụ theo cung cách của Chúa Giêsu là kiểu mẫu Ngài muốn để lại cho những người lãnh đạo: khiêm nhường, phục vụ, yêu thương.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con đẩy ra khỏi đầu óc chúng con sự ích kỷ, ghen tương, khoe khoang, tự cao, tự đắc. Xin cho chúng con biết khiêm tốn phục vụ trong yêu thương bởi vì Chúa đã thật sự dạy nhân loại bài học khiêm tốn, hy sinh và phục vụ. Albert Schweitzer đã viết :” Người hạnh phúc nhất trong anh em là người đã tìm thấy con đường hiến thân phục vụ “. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Trẻ nhỏ theo quan điểm của Chúa Giêsu là gì ?
2.Phục vụ đối với Chúa Giêsu phải làm sao ?
3.Làm lớn theo quan điểm của Chúa Giêsu ?
4.Chúa Giêsu đã dạy chúng ta bài học gì qua việc lanh đạo ?
5.Làm lớn theo cung cách của Chúa Giêsu phải thế nào ?
 
Tham vọng
Lm Vũđình Tường
06:39 17/09/2015
Môn đệ Đức Kitô trên đường đi tranh luận với nhau về việc ai sẽ là người lãnh đạo tương lai. Tranh luận xảy ra, ít là sau hai lần nghe Đức Kitô tâm sự Ngài sẽ bị các Thượng Tế và Biệt Phái bắt, bị kết án tử hình và sau ba ngày Ngài sẽ sống lại. Các ông không hiểu việc sống lại, việc Đức Kitô sẽ chịu đau khổ nhưng các ông hiểu trong tương lai gần Đức Kitô không còn hiện diện với các ông nữa nên việc tìm người lãnh đạo tương lai là việc các ông lo lắng. Điều các ông tranh luận cho biết dù Đức Kitô bị bắt các ông vẫn không tan hàng, bởi nếu giải tán thì đâu cần người lãnh đạo nhóm. Các ông có thể sống trong lo sợ, trốn chui, trốn nhủi, nhưng không tan hàng, rã đám. Cũng qua tranh luận chúng ta thấy có sự chia rẽ trong nhóm và biểu tỏ đức tin non kém của các ông vào Đức Kitô.

Nếu sự việc xảy ra cho chúng ta, chúng ta cũng hành động tương tự. Nếu muốn tiếp tục sinh hoạt chung với nhau, nếu muốn nhóm tồn tại, cần phải có người lãnh đạo, nhất là trong thời gian khó khăn trước mắt, càng cần người lãnh đạo tốt. Điều các ông bàn thảo không có gì sai, nhưng cách bàn thảo, phương pháp bàn thảo sai khiến cho sự việc trở nên phức tạp, mất tin tưởng nhau và gây chia rẽ nhóm. Trong quá khứ mỗi khi nghe Đức Kitô giảng cho đám đông, điều gì không hiểu các ông gặp riêng hỏi và Ngài chỉ dậy, hướng dẫn. Lần này các ông không làm thế, mặc dù Ngài đi cùng con đường, bước trước các ông ít bước nhưng các ông tự tin vào tài phán đoán riêng mình và không hỏi í kiến Đức Kitô.

Tranh giành chức tước là hình thức tham vọng trá hình. Điều này hoàn toàn trái ngược với đức khiêm nhường của Kitô hữu. Ước mong được làm người lãnh tụ, được người khác phục vụ, không phải lãnh đạo để phục vụ người khác. Khao khát ước mơ đạt điều mong muốn, không phải thoả mãn thiết yếu nhu cầu cho cuộc sống. Đói khát quyền hành, tiền của và danh tiếng. Thư thánh Giacôbê tông đồ 3,16 cảnh tỉnh như sau tham lam và ích kỉ mở đường, dẫn lối đón chào bất ổn và hành động bất chính. Tham vọng dẫn đến cãi cọ, tranh luận to tiếng và đả kích kịch liệt trong nhóm. Các ông tin vào sự khôn ngoan trần thế và coi như Đức Kitô không còn là người lãnh đạo nhóm và các ông cần một người lãnh đạo khác.

Tham vọng cá nhân trở thành lực cản, ngăn cản thành công hơn là dẫn đến thành công và tham vọng của nhóm dẫn đến chia rẽ, bè phái, đả kích, dèm pha và có thể đi đến thù địch. Thế giới thương mại cho biết kẻ có chức cao trong công ti nhờ vào sự tin tưởng, tích cực hăng say làm việc của thuộc cấp mà thành công. Thiếu tích cực, chân thành cộng tác của thuộc cấp là lãnh đạo tồi và công ti tuột dốc. Nếu chủ nhân chỉ muốn ngồi trên đầu trên cổ công nhân thì công nhân sẽ không phục và không tận tuỵ phục vụ vì thế muốn cho mình leo lên, hãy giúp người khác cùng leo lên như thế mới tạo sự công bằng. Nói cách khác giúp người khác tiến thân chính là làm cho mình thăng tiến và đây cũng là điều Đức Kitô dậy.

Nhà lãnh đạo không yên tâm trong vị thế của mình thì còn giờ đâu làm việc tốt cho tha nhân, ngoài việc tự lo cho cái ghế của mình đứng vững.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Hãy nên người phục vụ anh em để vào Nước Trời
Lm. Jude Siciliano, OP
14:03 17/09/2015
Chúa Nhật XXV THƯỜNG NIÊN (B)
Khôn ngoan 2: 12, 17-20; T.vịnh. 53; Giacôbê 3: 16-4:3; Máccô. 9: 30-37

HÃY NÊN NGƯỜI PHỤC VỤ ANH EM ĐỂ VÀO NƯỚC TRỜI

Hôm nay chúng ta nghe Chúa Giêsu tiên đoán lần thứ hai về sự thương khó của Ngài. Chúa Giêsu có muốn chịu đau khổ và chịu chết hay không? Đó có phải là ý định của Ngài khi Ngài nhập thể làm người và ở giữa chúng ta hay không? Nếu chỉ cần sự chết của Ngài thì tại sao Ngài lại không chịu chết với các em bé 2 tuổi mà vua Hêrôđê ra lệnh giết vì sợ có vua khác phản đối ông ta? Vậy sự chết của Chúa Giêsu, một em bé 2 tuổi cũng đủ hoàn tất ý định Ngài muốn nhập thể làm người phải không?

Trong thời trung cổ có ông Anselm suy nghĩ về sự thương khó và sự chết của Chúa Giêsu gây nên suy nghĩ cho người Kitô hữu. Ông Anselm vẫn còn ảnh hưởng đến một số người ngày hôm nay. Ông Anselm nói rằng, tội lỗi chúng ta đã làm Thiên Chúa tức giận, và Thiên Chúa đòi hỏi đền bồi. Nhưng vì không có phàm nhân nào có thể đền bồi tội lỗi con người đối với Thiên Chúa toàn năng, nên Chúa Giêsu vì yêu thương chúng ta, lãnh nhận sự đền bồi, và lãnh được sự tha thứ cho chúng ta. Ý ông Anselm chú trọng về lòng thương xót của Thiên Chúa. Nhưng hình ảnh của một Thiên Chúa tức giận hy sinh người Con thân yêu cho chúng ta là chủ đề chinh về thần học và sự sống thiêng liêng.

Nhưng có vài thắc mắc về điều ông Anselm nói. Điều ông Anselm nói chú trọng đến sự đau khổ là một cách để làm đẹp lòng Thiên Chúa. Hậu quả của ý nghĩ này là điều đó có thể chống lại các người nói về sự công bình đối trả với sự đau khổ và đàn áp của những nạn nhân trong các chế độ độc tài và hà khắc. Ý đó có thể làm vinh danh sự đau khổ và khuyến khích các nạn nhân hãy chấp thuận số phận chịu sự tàn bạo giáng xuống cho họ. Nếu dâng hiến sự đau khổ để vinh danh Thiên Chúa, thì có thể làm cho Thiên Chúa công bình của chúng ta được vinh danh.

Chúa Giêsu không phải là một nạn nhân bất động, chịu chết để làm hài lòng một Thiên Chúa giận giữ đã bị xúc phạm. Cây thập giá của Chúa Giêsu chứng tỏ Thiên Chúa nghĩ đến chúng ta. Và Chúa Giêsu bằng lòng chịu đau khổ vì hậu quả của những lời nói và việc làm chứng tỏ Thiên Chúa đứng về phe kẻ yếu, người trao hết mọi sự vào kẻ bị đau khổ.

Chúa Giêsu dạy các môn đệ rằng Ngài sẽ phải chịu đau khổ. Ngài không phải là người yếm thế muốn chịu đau khổ. Đau khổ làm cho Ngài hiểu được đó là sự đau đớn, sĩ nhục đang chờ đợi Ngài. Thay vào đó, mặc dù Ngài có thể nhìn thấy các thế lực đã được dựng nên để chống lại Ngài, cả chính trị và tôn giáo, Ngài vẫn tiếp tục thể hiện sự liên kết với tất cả những ai đau khổ cho đến khi Ngài phải đối mặt và chấp nhận sự đau khổ của chính mình.

Máccô nói thẳng rằng các môn đệ không hiểu những gì Chúa Giêsu đã nói. Hoặc, họ không muốn hiểu Ngài. Các môn đệ chỉ nghĩ đến một vị vua khải hoàn và muốn biết ai trong số họ sẽ được vinh quang trong triều đại mới của Chúa Giêsu khi họ đến Giêrusalem. Và họ xấu hổ khi Chúa Giêsu gọi họ ra và hỏi: "dọc đường anh em đã bàn tán điều gì vậy?" Có phải vì thế mà các ông làm thinh hay không?.

Đến nhà ở Capharnaum Chúa Giêsu gọi các môn đệ ra một bên để dạy các ông. Có thể trong cộng đoàn giáo hữu của thánh Máccô, các lãnh đạo cộng đoàn đang có vẻ được trọng vọng hơn các thành phần trong cộng đoàn. Người có chức phận và giáo dân thường không cần phải có nhiều điều để tuyên xưng danh vọng và quyền uy của họ. Chúa Giêsu nói với các môn đệ và cả với Giáo Hội ngày nay "nếu ai muốn là người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và phục vụ mọi người".

Danh vọng của chúng ta không ở trong người đứng đầu hàng, hay ngồi ở đầu bàn khi có tiệc tùng, nhưng là nên như một em bé. Trong thời Chúa Giêsu trẻ em là tài sản của người cha, và không có quyền hành gì cả. Chúng là những người rất yếu thế.

Thiên Chúa mặc khải cho chúng ta, Chúa Giêsu là người tôi tớ chịu đau khổ như trong bài sách Khôn Ngoan, và trong bài sách Isaia đọc trong Chúa Nhật tuần trước. Cũng như Chúa Giêsu đã chọn tiếp tục sứ vụ của Ngài, mặc dù có hậu quả không tránh được đang chờ đợi Ngài, và Ngài cho chúng ta phải lựa chọn. Chúng ta sẽ chấp thuận tư cách làm môn đệ là người tôi tớ hay không? Trong xã hội chúng ta điều đó không có vẽ hào hứng. Ai lại muốn làm "tôi tớ cho mọi người"? Ai lại muốn mình là kẻ rốt hết? Suốt đời chúng ta, chúng ta đã được nghe dạy là phải vượt lên trước mọi người, phải là người thứ nhất trong tất cả. Chúng ta sẽ được gọi là người thành công nếu chúng ta có tôi tớ trong nhà chứ không phải làm tôi tớ. Ấy thế, đó là mầu nhiệm Thiên Chúa mặc khải cho chúng ta. Thiên Chúa đến với chúng ta như một người "tôi tớ cho tất cả", và Thiên Chúa sẽ bằng lòng hy sinh mạng sống Ngài vì chúng ta.

Nhưng đó chưa phải là cuối cùng câu chuyện. Các môn đệ có lắng nghe những điều gì khác Chúa Giêsu nói hay không? Chúng ta có lắng nghe hay không? "và 3 ngày sau khi Ngài chịu chết Con Người sẽ sống lại". Chúa Giêsu đã chỉ đường sự sống cho chúng ta. Ngài đã sống theo cách Ngài dạy các môn đệ. Sau đời sống phục vụ và yêu thương của Ngài, hậu quả của đời sống đau khổ và chịu chết đó, Ngài sẽ sống lại từ cỏi chết. Câu chuyện của Chúa Giêsu hình như kết thúc trong nhục nhã, thất bại, đau đớn, và chịu chết. Thiên Chúa cùng với Chúa Giêsu sống với chúng ta trong sự đau khổ và sự chết của chúng ta. Nhưng cũng trong Chúa Giêsu Thiên Chúa đã mở một đời sống mới không thể tưởng tượng được cho chúng ta. Trong sự sống lại của Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã chứng tỏ Ngài trung thành với tất cả chúng ta. Và để mạc khải tương lai đang chờ đợi những ai đã vượt qua sự đau khổ và sự chết trong thế gian này.

Nhưng những người đau khổ bây giờ không nên dựa vào những lời hứa hẹn về một tương lai vinh quang khỏi phải đau khổ. Hơn nữa, những ai trong chúng ta sống theo gương đời sống Chúa Giêsu thì có thể sống đời sống đó qua Thần Khí mà Chúa Giêsu đã thổi hơi trong chúng ta. để giúp chúng ta theo lối sống mà Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta hôm nay. Với tư cách là môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta phải như Ngài luôn luôn chia sẻ ơn sự sống để giúp những người Ngài chỉ cho chúng ta - là những người yếu ớt nhất. Chúng ta là tôi tớ của những người đó, như Chúa Giêsu, sẵn sàng phục vụ họ.

Chúng ta đã chấp nhận lối sống Chúa Giêsu. Và những người khác sẽ trông thấy một phần Chúa Giêsu ở trong chúng ta. Phần đó có phải là của chúng ta hay không? Việc đó xuất phát từ Thần Khí hướng dẫn và thúc đẫy chúng ta. Như nhà thần học Edward Schillebeeckx dòng Đa-Minh nói "cộng đoàn sống động là chính sự thật mà Chúa Giêsu để lại"

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


25th SUNDAY IN ORDINARY TIME (B)
Wisdom 2: 12, 17-20; Psalm 54; James 3: 16-4:3; Mark 9: 30-37


Today we hear Jesus’ second prediction of his passion. Let’s ask a tough question. Did Jesus want to suffer and die? Was that his purpose for becoming flesh and dwelling among us? If that was all that was necessary, his death, why wasn’t he just among the two-year-old victims Herod slaughtered in his attempts to get rid of any potential competition? Wouldn’t his death, even as a two year old, accomplished his purpose for being born?

In the middle ages Anselm’s reflection on Jesus’s suffering and death formed Christian thinking – his influence is still felt in many circles today. He taught that our sins so angered God that God demanded recompense. Since no mere human could make amends for the offense of sin against an infinite God, Jesus, out of love for us, took on the punishment and earned satisfaction for us. Anselm meant his teaching to focus on God’s mercy; but the image of an angry God who sacrificed a beloved son for us took the theological and spiritual front seat.

There were difficulties with this teaching. It placed emphasis on suffering as a way of pleasing God. One consequence of this thinking is it can work against justice movements that address the oppression and suffering of the victims of cruel regimes and villains. It can glorify suffering and encourage its victims to accept the cruel fate often dealt them. Offering it up for the honor and glory of God may not give our God of justice honor and glory.

Jesus was not a passive victim who had to die to satisfy an angry and offended God. Rather, his cross shows God’s commitment to us and Jesus’ willingness to suffer the consequences of his persistent words and actions which showed God on the side of the least, the dispossessed and the suffering.

Jesus taught his disciples that he was going to suffer. He was not a masochist who would savor the pain and humiliation that awaited him. He was not willing the pain to happen. Instead, though he could see the forces that were mounting against him, both political and religious, he continued to show solidarity with all those who suffer right up to the moment when he faced and accepted suffering himself.

Mark says plainly that the disciples did not understand what Jesus was saying. Or, they did not want to understand him. They were thinking of a triumphant king and which of them would be the most prominent in the new kingdom Jesus was going to establish once they reached Jerusalem. Were they embarrassed when Jesus took them aside to ask, "What were you arguing about on the way?" Was that why they were silent?

In the house at Capernaum Jesus took his disciples apart to teach them. Maybe in Mark’s community leaders were already lording themselves over the community members. It doesn’t take much for appointed leaders, ordained and lay, to claim special privileges and honors. Jesus addressed disciples and the church today, "If anyone wishes to rank first, you shall be the last of all and the servant of all."

Our dignity does not come from being first in line, or sitting at the head table for special events, but from being willing to be like a child. In Jesus’ time children were property of their fathers and had no rights or privileges. They were very vulnerable.

God’s revelation to us in Jesus was as the faithful, suffering servant depicted in our Wisdom reading and in our Isaiah reading last week. Just as Jesus made a choice to continue his mission, despite the inevitable consequences that awaited him, so too he places a choice before us. Will we accept the disciple’s role as servant? In our society this is not a very appealing invitation. Who wants to be "servant of all"? Who wants to be last? We are taught all our lives to strive to get ahead of others – to be first in the pecking order. We would be considered vastly successful if we had servants, not if we were servants. Yet, that is how the mystery of God was revealed to us, as one who came as a "servant of all," who was willing to give his life for us.

But that’s not the end of the story! Were the disciples listening to what else Jesus said? Are we listening? "And three days after his death the Son of Man will rise." Jesus has shown us the way to life. He lived the life he taught his disciples. After his life of service and love and the consequences of that life in his suffering and death he was raised from the dead. His story seem to end in humiliation, failure, pain and death. In Jesus God joined us in our suffering and death, but also in Jesus, God has opened up a whole new and unimagined life for us. In the resurrection God has shown us God’s faithfulness to all of us and has revealed the future that awaits those overcome by suffering and death in this world.

But those who suffer now should not be placated by promises of future relief and glory. Rather, those of us who model our lives on Jesus and are enabled to live that life through the Spirit he breathes in us need to follow the way of life he has pointed out today. As his disciples we must give, as he did, continual, life-giving support to those he points us to – the vulnerable and the least. We are their servants, like Jesus, ready to serve them.

We have accepted Jesus’ way of life and others will see a piece of Christ’s life in us. What "piece" will that be for us? It depends on how the Spirit directs and fires us. Edward Schillebeeckx, the great Dominican (ahem!) theologian said, "The living community is the only real reliquary of Jesus."
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Móc súng dọa bắn những người phò sinh, một tên ra tòa
Nguyễn Việt Nam
07:56 17/09/2015
Một người đàn ông cư ngụ tại Indiana phải đối diện với những cáo buộc hình sự sau khi rút súng hăm dọa những người phò sinh bên ngoài một phòng phá thai tại Illinois.

Clifton Ratney, áp tải tình nhân từ Indiana sang Illinois phá thai, giải thích với cảnh sát rằng ông ta đã rút vũ khí của mình ra dọa vì những người phò sự sống “la hét về phía ông ta".

Ratney được phép mang theo một khẩu súng lục trong phạm vi Indiana, nhưng không có giấy phép ở Illinois, nơi xảy ra sự việc.
 
Hậu cảnh chuyến đi Cuba của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
00:31 17/09/2015
Ngày 16 tháng Chín, cuối buổi triều kiến thông thường vào hôm thứ Tư hàng tuần, tại quảng trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, Đức Phanxicô đã yêu cầu các tín hữu cầu nguyện cho chuyến tông du Cuba và Hoa Kỳ của ngài bắt đầu từ thứ Bẩy này, 19 tháng Chín. Đây là chuyến tông du lâu nhất kể từ ngày ngài lên ngôi tòa Phêrô. Nguyên văn lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng:

Kêu gọi cầu nguyện

Thứ Bẩy tới, tôi sẽ lên đường tông du Cuba và Hoa Kỳ, một sứ mệnh mà tôi ra đi với niềm hy vọng lớn lao. Lý do chính của chuyến đi là Cuộc Gặp Gỡ Lần Thứ Tám Các Gia Đình Thế Giới, sẽ diễn ra tại Philadelphia. Tôi cũng sẽ tới trụ sở trung ương của Liên Hiệp Quốc nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập. Ngay lúc này, tôi xin âu yếm chào thăm nhân dân Cuba và Hoa Kỳ, những người, dưới sự dìu dắt của các vị mục tử, đã chuẩn bị về mặt thiêng liêng. Tôi xin mọi người đồng hành với tôi bằng lời cầu nguyện, khẩn cầu ánh sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần và sự cầu bầu của Đức Maria Rất Thánh, Quan Thầy của Cuba dưới tước hiệu Trinh Nữ Bác Ái Cobre, và là Quan Thầy của Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu dưới tước hiệu Vô Nhiễm Thai.

Thứ bẩy tới, tại San Miniato, Pio Alberto del Corona, Giám Mục của Giáo Phận này, cũng sẽ được tôn phong á thánh. Ngài là người hướng dẫn nhiệt thành và là thầy dạy khôn ngoan các giáo dân đã được ủy thác cho mình. Ước mong gương sáng và sự bầu cử của ngài giúp Giáo Hội lữ thứ trong tinh thần Tin Mừng, đem lại nhiều hoa trái của việc làm tốt lành.

Đức tin ngày càng được lưu ý hơn tại Cuba

Chuyến đi Cuba vào ngày 19 tháng này có đem lại hy vọng lớn lao như Đức Phanxicô mong muốn không? Catholic World News, ngày 16 tháng Chín qua, tường trình nhận định khá lạc quan của Ulrich Kny, thuộc cơ quan Giúp Đỡ Các Giáo Hội Túng Thiếu, về Cuba.

Theo viên chức này, “trong ít năm qua, việc càng ngày người ta càng lưu ý tới Kitô Giáo đã trở thành hiển nhiên” tại một đất nước theo Cộng Sản, nơi hết 60% dân chúng được rửa tội nhưng chỉ có 2% tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật.

Kny cho rằng “ở đó, ta thấy có sự khát khao Thiên Chúa. Ta có thể nói chắc chắn về một mùa xuân đức tin”. Cách đây mấy năm, cuộc rước tượng Đức Mẹ Bác Ái Cobre khắp xứ đã được rất nhiều người hưởng ứng cách nồng nhiệt. Con số người rửa tội cũng gia tăng. Nhiều người chú ý tới đức tin Công Giáo, nhất là giới trẻ, một điều phần lớn do công của ông bà, nhiều hơn bố mẹ, vì bố mẹ chịu ảnh hưởng nặng của chủ nghĩa cộng sản.

Theo Kny, tư thế nổi bật của Đức Phanxicô trên thế giới hiện nay sẽ giúp Giáo Hội tại Cuba thừa hành sứ mệnh mục vụ của họ như một thực thể đáng kính, không bị hạn chế nữa. Mỗi cuộc thăm viếng của một vị giáo hoàng trước đây đều đã đem lại những tiến bộ trông thấy về phương diện tự do cho Giáo Hội và sự hiện diện của đức tin Công Giáo trong sinh hoạt công cộng. Sau cuộc thăm viếng của Đức Gioan Phaolô II năm 1998, chẳng hạn, Lễ Giáng Sinh đã được tuyên bố là ngày nghỉ của quốc gia. Thêm vào đó, trước ngày có cuộc thăm viếng này, việc ngăn cấm đã có hàng thập niên trước đây đối với việc phát biểu tôn giáo nơi công cộng, kể cả việc cử hành Thánh Lễ và rước kiệu, đã được hủy bỏ. Đó quả là một bước khai phá. Một lần nữa, đức tin đã trở thành hiển hiện.

Cuộc thăm viếng của Đức Bênêđíctô XVI năm 2012, tuy không nổi bằng cuộc thăm viếng của Đức Gioan Phaolô II, nhưng sau đó, Thứ Sáu Tuần Thánh cũng đã được tuyên bố là ngày lễ nghỉ. Tuy nhiên, sau đó, việc phát triển tiến tới bình thường hóa nhiều hơn cho Giáo Hội đã bị đình trệ.

Các khó khăn

Kny hy vọng rằng với cuộc thăm viếng của Đức Phanxicô, đà phát triển ấy sẽ được thăng tiến. Chứ, thực ra, tuy có tiến triển trong ít năm qua, tình hình của Giáo Hội tại Cuba không hẳn không có khó khăn. Năm mươi năm cai trị của Cộng Sản, lẽ dĩ nhiên, để lại nhiều dấu ấn. Chỉ cần nhìn tỷ lệ 60% dân số đã rửa tội mà chỉ có 2% tham dự thánh lễ Chúa Nhật là đủ thấy dấu ấn ấy.

Giáo Hội tại đây đã làm tất cả những gì có thể làm được để chứng thực đức tin của mình vào Chúa Giêsu Kitô và vào sứ điệp của Người. Thí dụ, Giáo Hội này đã cố gắng khởi diễn cuộc đối thoại sâu rộng với xã hội dân sự bằng cách đóng một vai trò tích cực vào sinh hoạt văn hóa phong phú của Cuba và đã tổ chức nhiều buổi hòa nhạc, trưng bầy, và thi đua. Giáo Hội muốn được cảm nghiệm như một vốn quí dành cho cả xã hội. Như ở Santiago de Cuba, chẳng hạn, Giáo Hội đã thiết lập một trung tâm văn hóa với sự giúp đỡ của cơ quan Giúp Đỡ Các Giáo Hội Túng Thiếu. Trung tâm này hiện đang tổ chức các lớp dành cho các nhà kinh doanh nhỏ, với việc nhấn mạnh tới học thuyết xã hội Công Giáo. Trung Tâm Văn Hóa “Padre Félix Varela” ở Havana, mà Đức Phanxicô sẽ thăm viếng ngày 20 tháng này, là một điển hình khác cho thấy cố gắng kết hợp văn hóa, đức tin và các sáng kiến xã hội với nhau.

Theo Kny, chính phủ Cuba vẫn còn gây áp lực nặng nề đối với các cơ sở của Giáo Hội ở đây. Tuy nhiên, sau cuộc thăm viếng của Đức Bênêđíctô XVI, Tổng Thống Raul Castro từng hiến cho Giáo Hội một miếng đất tại Havana để xây một nhà thờ. Mấy năm gần đây cũng chứng kiến việc chính phủ trả lại một số cơ sở của Giáo Hội vốn bị họ trưng dụng, dù đã hư hỏng nhiều.

Nhấn mạnh tới công tác xã hội

Andrea R. Rodriguez của A.P. cũng chú trọng tới các công tác xã hội của Giáo Hội Cuba. Cô cho biết: trong khi kinh chiều sắp sửa kết thúc tại trung tâm cộng đồng Công Giáo Thánh Egidio, thì hàng tá người vô gia cư quần áo lôi thôi chen lấn nhau tại một phòng bên cạnh nơi các thiện nguyện viên đang phân phát các ly sôđa và bánh cuộn mầu vàng có rưới nước xốt.

Ernesto Gutierez, cảnh sát viên 66 tuổi đã về hưu và hiện sống tại một công viên và nhiều địa điểm công cộng khác vì không còn ai là thân nhân, và vì tiền hưu quá ít không đủ trang trải các khoản chi, cho hay: “đây giống như nhà tôi vậy”. Đôi khi bữa ăn tại trung tâm Thánh Egidio là bữa ăn duy nhất trong ngày của ông. “Tôi rất biết ơn trung tâm”.

Khi Đức Phanxicô tới Havanna ngày 19 tháng Chín này, ngài sẽ thấy Giáo Hội của ngài đang phục vụ nhiều người Cuba hơn mọi thời kỳ khác kể từ năm 1959 khi Fidel Castro lên nắm quyền.

Sau nhiều thập niên tranh chấp với chính phủ Cộng Sản, Giáo Hội Công Giáo ở đây đã âm thầm tự biến mình thành một định chế công cộng duy nhất độc lập, gây ảnh hưởng khắp xứ. Có mặt tại các khu vực trước đây do nhà nước độc quyền thống lãnh, Giáo Hội hiện đang cung cấp cho hàng chục ngàn người cả thực phẩm, giáo dục, huấn luyện kinh doanh lẫn thư viện với những tác phẩm bán chạy nhất.

Rolando Garrido, một bác sĩ và là giám đốc trung tâm cộng đồng Thánh Egidio nhận định rằng: “đây là cuộc gặp gỡ tâm trí nhằm phúc lợi của nhân dân. Nhà nước cũng phải thừa nhận rằng các chương trình xã hội của Giáo Hội là một lực lượng phục vụ điều thiện”.

Chẳng qua cũng là do thực tế chi phối: thiếu tiền, nền cai trị xã hội chủ nghĩa đành không dám coi mình là người duy nhất bảo đảm phúc lợi cho nhân dân nữa. Giáo Hội được rảnh rỗi hoạt động cả trong những khu và lãnh vực trước đây thuộc độc quyền nhà nước.

Tại trung tâm Thánh Egidio nói trên, người vô gia cư được cung cấp bữa ăn vào tối thứ Sáu, được tắm rửa và thay quần áo vào hôm sau. Nhiều người được cung cấp áo quần và huấn đạo về xúc cảm. Các thiện nguyện viên đưa các thiếu niên tới thăm hỏi các cư dân. Cũng có các chương trình giải trí, thể thao sau giờ học và dạy kèm vào đại học.

Càng ngày các sinh hoạt loại này càng được phép mở rộng. Các viên chức của Giáo Hội cho biết mỗi giáo xứ ở Cuba ít nhất cũng có một chương trình cộng đồng nhỏ nhằm nối vòng tay lớn, nhất là thuộc lãnh vực giáo dục và giúp đỡ người túng thiếu. Tại Remedios, một thị trấn miền trung, các thiện nguyện viên đang hớt tóc miễn phí cho dân nghèo. Tại Santiago, nơi Đức Phanxicô sẽ tới thăm, hàng ngàn người tới thư viện đặt ở tầng hầm nhà thờ để sử dụng máy vi tính và in ấn ở đấy.

Ai cũng biết trong các năm đầu mới cầm quyền, Castro đã công khai khai chiến với Giáo Hội: bắt giam các linh mục, kể cả tổng giám mục Havanna hiện nay, tức Đức Hồng Y Jaime Ortega. Nhiều giáo sĩ tham gia các nhóm kháng chiến chống lại cuộc cách mạng Cộng Sản của ông ta. Đại học Công Giáo Villanueva bị đóng cửa, 350 trường Công Giáo bị quốc hữu hóa, hàng trăm nhà thờ bị chiếm hữu và 135 linh mục bị trục xuất. Năm 1969, Fidel Castro bãi bỏ Lễ Giáng Sinh là lễ nghỉ của cả nước. Nay, dù chính phủ đã có thái độ cơỉ mở hơn trước, nhưng Giáo Hội vẫn chưa được phép mở trường học cũng như các phương tiện truyền thông như đài phát thanh chẳng hạn.

Người ta rất hy vọng cuộc viếng thăm của Đức Phanxicô sẽ cải thiện hơn nữa bầu khí cởi mở đã được mở ra.

Tác động của chuyến tông du đã được cảm nhận

Nữ ký giả Inés San Martín nhận định rằng trước khi vào Hoa Kỳ, Đức Phanxicô muốn viếng thăm Cuba như một nhắn nhủ Hoa Kỳ rằng: đừng quên trách nhiệm đối với người hàng xóm kém may mắn của mình.

Theo cô, dù chưa đặt chân lên Cuba, Đức Phanxicô đã gây ảnh hưởng ở đây rồi. Cô chứng minh: hồi tháng Bẩy vừa rồi, tờ Granma của Đảng Cộng Sản Cuba, lần đầu tiên kể từ khi được thiết lập năm 1965, đã cho đăng trọn thông điệp của Hội Đồng Giám Mục Cuba nói về chuyến tông du của Đức Phanxicô.

Rồi sau đó, là việc Đức Hồng Y Jaime Ortega, người liên tiếp được vinh dự đón tiếp cả ba vị giáo hoàng lần lượt tới thăm, lần đầu tiên, trong 60 năm cách mạng vô sản, được lên hệ thống truyền hình công cộng. Thực vậy, đầu tháng Chín qua, ngài đã lên truyền hình nói về các vấn đề vốn bị coi là cấm kỵ xưa nay ở đây, tức tù nhân chính trị, và tuy không nhắc đích danh, ngài đã cố ý nói tới Các Mệnh Phụ Áo Trắng (Ladies in White).

Năm 2010, với sự hỗ trợ của Raul Castro, Đức Hồng Y Ortega được cử phụ trách cuộc thương lượng nhằm trả tự do cho 100 tù nhân và đa số người Cuba mong ngài đảm nhiệm cùng sứ mệnh này trong những tháng sắp tới.

Nói về tù nhân, thì hôm thứ Sáu vừa qua, như một tín hiệu tích cực đối với cuộc viếng thăm của Đức Phanxicô, chính phủ Cuba công bố sẽ thả 3,522 tù nhân. Đây là lần thứ ba, chính phủ Cuba thả tù nhân nhân cuộc viếng thăm của một vị giáo hoàng. Chỉ có điều, phần lớn là các tù thường phạm.

Theo Gustavo Claria, một ký giả và kinh tế gia Á Căn Đình, một trong các chủ đề cốt yếu của Đức Phanxicô tại Cuba sẽ là hòa giải. Một trong các khía cạnh hoà giải này đang được Giáo Hội Cuba thực hiện. Thực vậy: thời bách hại, không thiếu người Công Giáo đã bỏ đạo để có công ăn việc làm và được giáo dục thuận lợi. Ngày nay, nhiều giám mục buộc phải kêu gọi những người này trở lại, giúp việc quản trị các giáo phận.
Tuy điều này gây bất mãn nơi những người luôn trung thành với đức tin, nhưng chiều hướng hòa giải vẫn đang thắng thế. Chính Đức Phanxicô cũng thường nhấn mạnh đến nhu cầu đối thoại và hoà giải trong Giáo Hội Cuba. Năm 1998, lúc chưa được đề cử làm Tổng Giám Mục Buenos Aires, Đức Cha Jorge Bergoglio (tên thật của ngài) đã viết một cuốn sách nhỏ tựa là “Các Cuộc Đối Thoại Giữa Đức Gioan Phaolô II và Fidel Castro”.

Trong cuốn sách trên, Đức Cha Bergoglio cực lực lên án chủ nghĩa xã hội và do đó cuộc cách mạng vô thần của Castro vì đã bác bỏ “phẩm gia siêu việt” của các cá nhân và bắt họ hoàn toàn phục vụ nhà nước.

Nhưng ngài cũng đã lên án cuộc cấm vận và chính sách cô lập hóa kinh tế Cuba của Hoa Kỳ, khiến bần cùng hóa đảo quốc này. Chương đầu của cuốn sách với tiêu đề “Giá Trị Của Đối Thoại” nói đến nhu cầu đất nước này phải vượt qua việc bị cô lập và chính sách thù hằn của chính phủ đối với Giáo Hội Công Giáo.

Nhận định về cả hai bài diễn văn của Đức Gioan Phaolô II và của Castro năm ấy, Đức Cha Bergoglio cho rằng hai vị mạnh ai người ấy nói: Đức Giáo Hoàng nói tới việc phải dành chỗ cho Giáo Hội hành động tại Cuba, còn Castro thì nói tới các điểm tương đồng giữa chủ nghĩa Mác và Kitô Giáo. Theo Đức Cha Bergoglio: “cả hai cần lắng nghe nhau”.

Bắt giam 50 người Công Giáo bất đồng

Khi thả 3,522 tù nhân như đã kể trên đây, nhà cầm quyền Cuba cho biết rõ những người này chỉ là thường phạm, chứ không thả các tù nhân phạm “trọng tội”. Ai cũng hiểu trọng tội đây là chính trị hay vì lý do tôn giáo. Thành thử ngay mấy ngày sau lần thả tù trên, theo tin của Reuters ngày 14 tháng Chín, họ không ngần ngại hạ lệnh bắt giam 50 người Công Giáo bất đồng.

Việc bắt giam này diễn ra tại Havana ngay sau Thánh Lễ Công Giáo với sự tham dự phần lớn của nhóm bất đồng dưới danh xưng Các Mệnh Phụ Áo Trắng. Nhóm này gồm các bà mẹ, các cô con gái, các chị em và các bà vợ của các tù nhân lương tâm, phần đông theo Công Giáo và tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật trong y phục mầu trắng. Họ theo một nghi thức tôn giáo khi tuần hành qua các phố Havana, mang theo dấu hiệu nói về người thân yêu của mình. Chúa Nhật vừa qua, họ được tháp tùng bởi một nhóm bất đồng khác, gọi là Hiệp Hội Yêu Nước Cuba. Bốn mươi Mệnh Phụ Áo Trắng và 10 đồng minh đã bị bắt và bị dẫn vào tù bằng xe buýt.

Họ bị kết tội tuần hành trái phép trên đường phố Havana. Chính phủ Castro mấy lúc gần đây gia tăng các vụ bắt giam nhóm này. Nói chung, trong năm 2015, họ gia tăng việc bắt giam tù chính trị lên tới 70%.

Các Mệnh Phụ Áo Trắng dự định tham dự Thánh Lễ do Đức Phanxicô cử hành tại Havana. Lãnh tụ Berta Soler của họ cho rằng “Điều tôi muốn thưa cùng Đức Giáo Hoàng là bạo lực chính trị chống lại những người dân muốn dự phần hay thực thi quyền tự do hội họp công khai của họ phải chấm dứt”.

Người đứng đầu Hiệp Hội Yêu Nước Cuba, José Daniel Ferrer, tuyên bố: “Giáo Hội nên quan tâm tới dịp này hay bất cứ dịp nào có liên hệ tới nhân quyền. Đó là nhiệm vụ của họ”.

Dù Các Mệnh Phụ Áo Trắng không hẳn không bị một số giới Giáo Hội phê phán, nhưng việc chính phủ Cuba tiếp tục khống chế họ cho thấy cố gắng đối thoại và hòa giải với chế độ độc tài toàn trị Cộng Sản không hề dễ dàng.
 
Đức Hồng Y Fernando Filoni hủy bỏ chuyến thăm Nepal, hai nhà thờ bị đánh bom
Nguyễn Việt Nam
07:55 17/09/2015
Đức Hồng Y Fernando Filoni, tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã phải hủy bỏ một chuyến thăm tới Nepal vì những tranh cãi chính trị tại quốc gia vừa bị động đất dữ dội này.

Theo dự trù ban đầu, Đức Hồng Y tổng trưởng sẽ thăm Nepal từ ngày 15 đến 19. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao của nước này khuyến cáo rằng thời gian chuyến viếng thăm của Đức Hồng Y là không thích nghi.

Nepal đã trải qua một cuộc tranh luận căng thẳng về một hiến pháp mới, đặc biệt là những chính sách liên quan đến tự do tôn giáo. Những người theo Ấn Giáo, tôn giáo lớn nhất tại quốc gia này đòi hỏi Ấn Giáo phải được công nhận là quốc giáo của Nepal, và nhà nước phải hạn chế quyền tự do tôn giáo của các tôn giáo thiểu số, bao gồm cả Công Giáo và Phật Giáo. Đặc biệt cấm không được cải đạo cho những người Ấn Giáo.

Kể từ tháng Tám hàng loạt những vụ bạo động gây ra bởi các thành phần Ấn Giáo quá khích đã làm hàng chục người thiệt mạng. Chính phủ Nepal, do đó, lo sợ rằng chuyến thăm theo dự trù của Đức Hồng Y Filoni có thể làm bùng lên sự cạnh tranh tôn giáo quyết liệt hơn.

Tờ Hindustan Times số ra ngày 17 tháng 9 cho biết hai quả bom “cường độ thấp” đã phát nổ tại hai nhà thờ ở Nepal sau khi các nhà lập pháp của quốc gia này quyết định rằng đất nước sẽ vẫn là một nhà nước thế tục. Các truyền đơn với nội dung quá khích của người Ấn Giáo đã được tìm thấy tại hiện trường của cả hai vụ nổ.

Cho đến năm 2008, quốc gia trên dãy Hi mã lạp sơn này vẫn là một nhà nước Ấn giáo.
 
Đức Thánh Cha sắp tới thăm Quốc Hội Hoa Kỳ, liệu các dân biểu và nghị sĩ có cư xử đúng cách không?
Bùi Hữu Thư
08:07 17/09/2015
Washington DC: 17/9/2015: Sự kiện khả dĩ các dân biểu và nghị sĩ của Hạ Viện và Thượng Viện Hoa Kỳ có thể làm cho toàn quốc Hoa Kỳ phải xấu hổ khi Đức Thánh Cha Phanxicô trình bầy tại Quốc Hội trong một cuộc tiếp xúc có tính cách lịch sử đang làm cho nhiều người phải lo ngại.

Dù sao, đây không phải là một cuộc viếng thăm của một lãnh tụ quốc gia nào đó. Đây là Đức Thánh Cha Phanxicô, mà các tước hiệu còn là “Giáo Hoàng, Giám Mục thành Rôma, Vị Đại Diện Chúa Kitô, và người kế vị của Đệ Nhất Tông Đồ của Chúa Giêsu.” Ngài còn là Quốc Trưởng xứ Vatican và là vị lãnh đạo của trên một tỉ người Công Giáo trên toàn thế giới.

Do đó, chẳng hạn, có lẽ viên chức điều khiển các nghi thức tại Quốc Hội không thể chỉ la to: “Thưa ông chủ tịch Hạ Viện…. Đây là Giáo Hoàng!”

Và điều lo ngại là các nhà làm luật, sau khi đến quốc hội từ sáng sớm để chiếm các ghế ngồi gần lối đi giữa, sẽ dành nhau bắt tay, vỗ vào lưng hay ôm Đức Thánh Cha. Biết đâu cần phải để cho Đức Thánh Cha đi vào qua một cửa khác?

Chắc chắn sẽ không có một nghị sĩ nào sẽ dám la to: “Ông nói dối!” nếu Đức Thánh Cha đề cập đến tình trạng ô nhiễm môi sinh hay gia tăng nhiệt độ toàn cầu – hay ngài sẽ nói đến giáo lý về việc dùng các phương pháp ngừa thai.

Và ngay cả những truyền thống của lưỡng đảng Dân Chủ và Cộng Hòa là ồn ào hoan hô, vỗ tay, hay vùng đứng dậy la “Ô-ô” hay ngồi yên và la “Bu-u”, có thể bị nhiều người coi là không thích nghi.

Những điều này đã làm cho nhiều người lo ngại. Do đó tuần qua, bốn thành viên của hạ viện –Dân biểu Dân Chủ Dan Lipinski (Illinois) và Juan Vargas (California), Dân biểu Cộng Hòa Jeff Fortenberry (Nebraska) và Tim Murphy (Pennsylvania) – đã gửi một là thư cho chủ tịch Hạ Viện John Boehmer, Cộng Hòa (Ohio), và phó chủ tịch Nancy Pelosi, Dân Chủ (California), yêu cầu họ ban hành một vài hướng dẫn về cung cách cư xử cho các thành viên để bảo đảm cho có sự tôn kính Đức Thánh Cha đúng mức, và tránh bất cứ điều gì có thể được coi là làm chính trị hay tại nên một sắc thái có tính cách kịch hóa cho chuyến viếng thăm của ngài.

Một số thành viên, như dân biểu Gerry Connolly, Dân Chủ (Virginia) lại rất lạc quan: “Hạ Viện và Thượng Viện sẽ cư xử tốt đẹp nhất. Sẽ không có ai tỏ vẻ bất kính đối với Đức Thánh Cha.”

Và họ chỉ có thể hy vọng như vậy và cầu nguyện.
 
Các Hồng Y cố vấn hoàn thành đề cương thành lập Bộ Giáo Dân
Đặng Tự Do
09:23 17/09/2015
Hội đồng 9 vị Hồng Y cố vấn đã trình bày với Đức Thánh Cha Phanxicô một đề cương cho việc hình thành một bộ mới trong giáo triều Rôma gọi là Bộ Giáo Dân, Gia đình và sự sống.

Vào lúc kết thúc một cuộc họp 3 ngày trong tuần này, Hội đồng các Hồng Y do Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm để cố vấn cho ngài trong việc cải cách giáo triều Rôma công bố đã hoàn thành một đề cương chi tiết cho việc hình thành một trong hai bộ mới mà các ngài đã đề xuất. Đề cương cho một bộ khác nhằm sáp nhập các cơ quan liên hệ đến các vấn đề bác ái, công lý và hòa bình chưa được hoàn chỉnh.

Hội đồng cũng chưa hoàn thành việc soạn thảo lời mở đầu cho một tông hiến sẽ được Đức Thánh Cha công bố, trong đó hệ thống hóa những thay đổi trong cấu trúc của Giáo triều Rôma. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng có thể thành lập bộ mới mà không cần chờ đợi hoàn thành tài liệu đó.

Đức Giáo Hoàng cũng đã yêu cầu Hội đồng các Hồng Y cố vấn nghiên cứu tiến trình bổ nhiệm các tân giám mục. Mặc dù tiến trình đó nằm ngoài phạm vi cải cách bộ máy hành chính Vatican, Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài muốn xem xét kỹ lưỡng cách thức các nhà lãnh đạo tại Vatican xác định 150 vị tân giám mục được bổ nhiệm mỗi năm.

Bộ mới, dự kiến mang tên Thánh Bộ Giáo Dân, Gia đình và Sự sống, sẽ được hình thành bằng cách kết hợp các Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân và Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình. Giáo hoàng Học viện về sự sống sẽ tiếp tục tồn tại, nhưng như một phần của bộ mới này.

Cả hai Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân và Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình hiện có văn phòng tọa lạc trong Cung điện Thánh Callixtus, trong khu Trastevere của Rôma. Do đó, có nhiều khả năng là Bộ mới sẽ có trụ sở chính ở đó, mặc dù hầu hết các bộ khác của Vatican hiện quy tụ xung quanh Quảng trường Thánh Phêrô.

Hiện nay, giáo triều Rôma có chín bộ gồm Bộ Giáo lý Đức tin, Bộ Giám Mục, Bộ Giáo dục Công Giáo, Bộ Phong Thánh, Bộ Giáo sĩ, Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích, Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, Bộ Đời Sống Tận Hiến và Bộ Các Giáo Hội Đông Phương.
 
Đức Giáo Hoàng sẽ sử dụng cuộc viếng thăm LHQ để môi giới một nền hòa bình cho Syria?
Trần Mạnh Trác
15:56 17/09/2015

Những ngày gần đây các tin tức về Syria là những đề tài sôi nổi từ Nga sang Mỹ và nhất là ở bên Âu Châu.

Phiá Nga, vũ khí và binh lính (gọi là huấn luyện viên) đã được đổ sang Syria một cách ào ạt, gây lo ngại không ít cho Tây Âu và Hoa Kỳ, nhưng song song với việc leo thang quân viện đó, Nga đưa ra một bàn tay thân thiện, không đề cập gì đến phe đối lập cuả Assad mà chỉ đề cập đến giải pháp làm sao để tiêu diệt đám ISIS. Nga kêu gọi Mỹ đàm phán về vấn đề hợp tác quân sự.

Phiá Mỹ, những đòi hỏi rằng Bashar al-Assad phải từ chức bỗng nhiên im bặt, tướng tá cuả Ngũ Giác Đài tiết lộ cho Quốc Hội biết rằng chương trình 5 năm và 500 triệu đô để huấn luyện quân nổi dậy đã thất bại, ngày nay họ chỉ còn có vài (từ 3 đến 5) người chiến đấu, và ông bộ trưởng Ngoại Giao Kerry bỗng đề cập đến đề nghị cuả Nga về hợp tác quân sự một cách nồng ấm.

Về phiá Châu Âu thì thê thảm hơn, dân tỵ nạn từ Syria đổ xô về vô số gây tắc nghẽn các cửa ải biên giới...và có vẻ như người Âu Châu đã cảm thấy hậu quả cuả chiến tranh xảy ra ngay tại sân nhà ...rõ ràng họ không biết phải giải quyết ra sao và mọi người đều cảm thấy mỏi mệt.

Còn ở Vatican thì những lời kêu gọi hoà bình và vấn đề tị nạn cũng được đặt lên hàng đầu. Đức Thánh Cha Phanxicô mới đây lên tiếng kêu gọi mọi giáo xứ và các dòng tu hãy mở cửa đón tiếp những nạn nhân chiến tranh.

Trong bối cảnh đó, đã có một số tin đồn 'bong bóng' được tung ra. Dựa vào sự kiện Vatican đã làm môi giới thành công cho việc xáp lại gần nhau giữa Cuba và Hoa Kỳ, thì liệu lần này, nhân dịp viếng thăm Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ có thể mai mối cho một cuộc 'xáp lại gần nhau' giữa Tổng Thống Mỹ và Tổng Thống Nga không?

Được biết ông Putin cũng sẽ có mặt ở New York để tham dự đại hội đồng LHQ, và tháng này nước Nga lại là chủ tịch luân phiên cuả Hội Đồng Bảo An.

Tờ báo National Catholic Register, cuả Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ, vừa đăng một bài bình luận cuả phóng viên Edward Pentin về những tin đồn đó. Ông Pentin là phóng viên thường trực ở Vatican từ 10 năm nay, ông được LM Federico Lombardi S.J., giám đốc sở báo chí cuả Vatican đánh giá là một phóng viên có thành tích "nghiêm chỉnh và cân bằng...kiểm tra kỹ lượng các tin tức thu thập được".

Xin giới thiệu bài viết như sau:


Edward Pentin 2015/09/17

Việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể sẽ gây áp lực ngoại giao để giúp mang lại một nền hòa bình cho Syria, Iraq và các khu vực xung đột khác khi Ngài viếng thăm Liên Hiệp Quốc vào tuần tới là một điều không vượt quá thực tế và khả năng. Những tin đồn đã tăng thêm sau khi có báo cáo là Ngài sẽ gặp Tổng thống Vladimir Putin cuả nước Nga, là nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trong tháng này.

Nước Nga đang có một liên hệ chặt chẽ với Tổng thống Syria Bashar Al Assad và ông Putin đang mong muốn đóng một vai trò trung tâm trong những cố gắng hình thành một liên minh giữa phương Tây và khối Ả Rập, trong đó có cả chế độ Assad của Syria, để chống lại mạng lưới khủng bố Hồi giáo là ISIS. Đức Giáo Hoàng cũng có thể sử dụng cuộc họp để thúc giục ông Putin giúp mang lại một nền hòa bình cho Ukraine, điều mà Ngài đã từng làm khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau vào tháng Sáu vừa qua.

Các suy đoán cho rằng Đức Thánh Cha có tiềm năng thúc đẩy hòa bình đặt căn bản trên một thực tế là ĐTC Phanxicô đang có một danh tiếng rất lớn trên toàn cầu, đặc biệt là trong thế giới chính trị, điều này làm cho Ngài có một cân lượng rất lớn trong nền ngoại giao quốc tế, hơn bất cứ lúc nào kể từ những năm đầu của triều đại Đức Thánh Giáo Hoàng John Paul II.

ĐGH và Quốc Vụ Khanh Hồng Y Pietro Parolin sẽ sử dụng một thể thức đàm phán như thế nào thì chưa ai biết được, nhưng chắc chắn điều đó sẽ phù hợp với sự mong muốn của Đức Giáo Hoàng là xây dựng những cầu nối giữa các quốc gia và môi giới các hiệp định quốc tế, như đã được chứng tỏ khi Ngài làm trung gian khôi phục lại quan hệ ngoại giao Mỹ-Cuba. Một thí dụ có thể xảy ra là Đức Thánh Cha sẽ kéo dài cuộc hội kiến với Tổng thống Putin để thảo luận thêm về Syria và nhân tiện lôi kéo theo cả Tổng thống Mỹ Barack Obama vào cuộc.

Khu vực (Trung Đông) này là mối quan tâm lớn cho ĐGH: hai năm trước đây, năm 2013, nhiều người cho rằng Ngài đã giúp ngăn chặn cuộc xung đột Syria leo thang bằng cách tổ chức một buổi cầu nguyện trên toàn thế giới cho hòa bình. Vào thời điểm đó, chính quyền Obama và các quốc gia khác đều muốn lật đổ chế độ Assad sau khi chế độ này bị buộc tội sử dụng vũ khí hóa học. Nhiều người bây giờ cho rằng chế độ tệ hại đó thì "ít tệ hơn chế độ ISIS", và có thể là một bức tường thành chiến lược chống lại sự lây lan của ISIS.

Các khu vực đang bị chiến tranh tàn phá, nơi mà nhiều Kitô hữu đang bị bách hại, đang chiếm một vị trí quan trọng nhất trong tâm trí của Đức Giáo Hoàng khi Ngài chuẩn bị lên đường đi tới Hoa Kỳ.

Hôm nay, Ngài kêu gọi một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở Syria và Iraq, gọi đó là "một trong những thảm họa áp đảo nhất của con người trong những thập niên gần đây" và nhấn mạnh rằng "hàng triệu người đang ở trong một tình trạng đau khổ rất là cấp bách".

Bày tỏ sự thất vọng với cộng đồng quốc tế, Ngài cho biết các quốc gia trên thế giới dường như "không thể tìm ra giải pháp thích hợp trong khi các nhà buôn vũ khí tiếp tục đạt được những lợi nhuận (khổng lồ)".

Trong một cuộc họp ngày hôm nay, với hội đồng Giáo hoàng "Cor Unum" (Đồng Tâm, Cùng Một Lòng) và có sự tham dự của các tổ chức từ thiện và các giám mục Công Giáo ở Trung Đông, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến tình trạng đặc biệt tàn nhẫn của các Kitô hữu trong những quốc gia bị chiến tranh tàn phá "nơi mà nhiều anh chị em đang bị áp bức vì đức tin, bị xua đuổi khỏi đất đai, bị giam giữ hoặc thậm chí bị giết chóc".

Chỉ vào những hình ảnh và những câu chuyện thảm thương được các phương tiện truyền thông phát sóng trực tiếp, ĐTC Phanxicô nói: "Không ai có thể giả vờ là không biết! Mọi người đều biết rằng cuộc chiến này càng ngày càng đè nặng lên vai những người nghèo. Chúng ta cần phải tìm cho ra một giải pháp, một giải pháp không bạo lực, vì bạo lực chỉ tạo ra những vết thương mới ".
 
Phỏng vấn Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh về chuyến tông du Cuba và Hoa Kỳ
Đặng Tự Do
18:43 17/09/2015
Đức Hồng Y Pietro Parolin nói di cư sẽ là một trong những chủ đề quan trọng nhất được Đức Thánh Cha đưa ra trong chuyến viếng thăm Cuba và Hoa Kỳ từ 19 đến 28 tháng 9. Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho Đài Truyền hình Vatican, Đức Hồng Y Parolin cũng xác nhận rằng, trong bài phát biểu của mình trước Quốc hội Mỹ và Liên Hợp Quốc, Đức Giáo Hoàng chắc chắn sẽ khơi lại sự cần thiết phải chăm sóc môi sinh là trọng tâm của Thông điệp Laudato Si. Đức Hồng Y cũng bày tỏ hy vọng của ngài là việc phong thánh cho Chân Phước Junipero Serra, một nhà truyền giáo dòng Phanxicô người Tây Ban Nha, sẽ khuyến khích việc hội nhập vào Giáo Hội Hoa Kỳ của những người Công Giáo gốc Tây Ban Nha, là thành phần ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống Giáo Hội tại Hoa Kỳ.

Liên quan đến tiến trình xích lại gần nhau giữa Havana và Washington, Đức Hồng Y Parolin nhắc lại quan điểm của Tòa Thánh rằng chính sách cấm vận kinh tế chống Cuba của Hoa Kỳ cần phải được dỡ bỏ hoàn toàn. Đồng thời, ngài cũng cho biết các Giám Mục Cuba hy vọng rằng tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước có thể được đi kèm với “một sự cởi mở lớn hơn ở Cuba về tự do và nhân quyền.”

Theo chương trình, Đức Thánh Cha sẽ rời Rôma lúc 10 giờ 15 phút sáng thứ Bẩy 19 tháng 9, và sẽ đến phi trường thủ đô La Havana của Cuba vào lúc 4 giờ chiều cùng ngày.

Sáng Chúa Nhật 20 tháng 9, ngài sẽ cử hành thánh lễ tại Quảng trường Cách Mạng ở thủ đô Cuba. Ban chiều lúc 4 giờ ngài sẽ đến viếng thăm Chủ tịch Hội đồng Nhà Nước cùng với Hội đồng Bộ trưởng tại Dinh Cách Mạng.

Ban chiều cùng ngày, lúc 5 giờ 15, ngài sẽ hát kinh chiều với các linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh tại Nhà Thờ Chính tòa La Havana. Lúc 6 giờ 30, ngài sẽ gặp gỡ và chào thăm giới trẻ tại Trung tâm Văn hóa linh mục Felix Varela.

Sáng thứ Hai, 21 tháng 9, Đức Thánh Cha sẽ đến thăm giáo phận Holguín ở mạn đông Cuba cách thủ đô La Havana hơn 1 giờ bay. Tại đây vào lúc 10 giờ rưỡi ngài sẽ cử hành thánh lễ ở Quảng trường Cách Mạng. Ban chiều lúc 3 giờ 45, ngài chúc lành cho thành Holguin từ Đồi Thánh Giá (Loma de la Cruz), rồi đáp máy bay đến thành phố Santiago ở mạn cực nam Cuba. Tại đây, vào lúc 7 giờ tối, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các Giám Mục Cuba tại đại chủng viện thánh Basil Cả, rồi cùng với các vị cầu nguyện tại Đền thánh Đức Mẹ Bác Ái Mỏ Đồng, Bổn mạng của Cuba.

Theo Đức Hồng Y việc chọn Đền thánh Đức Mẹ Bác Ái Mỏ Đồng ở Cuba để gặp gỡ các Giám Mục nước này thay vì tại thủ đô La Havana là một điều “bình thường”, vì “sự tôn sùng Mẹ Maria mạnh mẽ của người dân Mỹ Latin và Cuba” tại đền thánh Đức Mẹ này.

Sáng thứ Ba, 22 tháng 9, vào lúc 8 giờ, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ tại Vương cung Thánh Đường Đức Mẹ Bác Ái Mỏ Đồng, trước khi gặp gỡ các gia đình tại Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Mông Triệu của tổng giáo phận Santiago, rồi ra phi trường lúc quá 12 giờ trưa để bay sang Hoa Kỳ.

Ngài sẽ đến căn cứ không quân Andrews ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn vào lúc 4 giờ chiều thứ Ba 22 tháng 9 và tại đây sẽ diễn ra nghi thức đón tiếp chính thức.

Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cho biết di cư sẽ là một trong những chủ đề chính trong cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Hoa Kỳ. Đức Hồng Y nói hy vọng tha thiết của ngài là cuộc gặp gỡ này giữa Đức Giáo Hoàng, là người mang nặng vấn đề này trong trái tim của mình; và Hoa Kỳ, là một quốc gia đã trải qua nhiều làn sóng người di cư đổ bộ lên bờ biển mình “có thể cung cấp một số hướng dẫn” để giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn đang tiếp diễn.

Theo dự trù, lúc 9 giờ 15 sáng thứ Tư 23 tháng 9, sẽ có nghi thức chào đón Đức Thánh Cha tại Tòa Bạch Cung nơi Đức Thánh Cha sẽ hội kiến với tổng thống Mỹ. Sau đó lúc 11 giờ rưỡi, Đức Thánh Cha sẽ gặp các Giám Mục Mỹ tại Nhà thờ chính tòa Hoa Thịnh Đốn.

Ban chiều cùng ngày, vào lúc 4 giờ 15, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ tại Đền thánh quốc gia Đức Mẹ Vô Nhiễm ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn để tôn phong lên bậc hiển thánh cho chân phước Junipero Serra.

Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh mô tả vị tân thánh Junipero Serra, một nhà truyền giáo dòng Phanxicô người Tây Ban Nha, như là cha đẻ của Hoa Kỳ. Ngài hy vọng rằng biến cố tuyên thánh này là một lời kêu gọi người Hoa Kỳ tái khám phá lịch sử Tây Ban Nha và Công Giáo. Đức Hồng Y cũng nói thêm là thông điệp chính của lễ tuyên thánh này là sự khuyến khích hội nhập vào Giáo Hội Hoa Kỳ một “thành phần gốc Tây Ban Nha ngày càng quan trọng và liên quan” tại Mỹ.

Sáng thứ Năm 24 tháng 9 vào lúc 9 giờ 20, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm và đọc diễn văn tại Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ, rồi thăm Trung tâm bác ái của giáo xứ thánh Patrick cũng ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn vào lúc 11 giờ 15, nơi ngài sẽ gặp gỡ những người vô gia cư.

Lúc 4 giờ chiều cùng ngày, Đức Thánh Cha sẽ đáp máy bay đi New York và đến phi trường Kennedy 1 giờ sau đó. Lúc 6 giờ 45, Đức Thánh Cha sẽ hát kinh chiều với hàng giáo sĩ, tu sĩ nam nữ tại Nhà thờ chính tòa Thánh Patrick của tổng giáo phận New York.

Sáng thứ Sáu, 25 tháng 9, vào lúc 8 giờ rưỡi, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm và đọc diễn văn tại trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York, rồi dự cuộc gặp gỡ liên tôn lúc 11 giờ rưỡi tại nơi tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố tháp đôi, gọi là Ground Zero ở New York.

Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cho biết trong hai bài phát biểu tại Quốc hội Hoa Kỳ và tại Liên Hiệp Quốc, Đức Thánh Cha sẽ nhắc lại những trọng điểm trong việc bảo vệ ngôi nhà chung là trái đất chúng ta như đã được nêu trong thông điệp Laudato Si của ngài. Bên cạnh đó, Đức Thánh Cha sẽ mở rộng ra ngoài các vấn đề về biến đổi khí hậu và môi sinh để bao trùm cả một “hệ sinh thái tích hợp” trong đó xem xét bản chất siêu việt của con người với các quyền cơ bản, “đặc biệt là các quyền sống và quyền tự do tôn giáo.”

Khi được hỏi về những lời chỉ trích đã được một số người đưa ra tại Mỹ cho rằng các thông điệp của Đức Thánh Cha gần đây, đặc biệt là thông điệp Laudeto Sí, đã tấn công quá mạnh mẽ vào hệ thống tư bản chủ nghĩa, Đức Hồng Y Parolin nói rằng ngài tin rằng Đức Thánh Cha sẽ mời tất cả mọi người suy nghĩ về những thực tại rõ ràng rằng “mọi thứ không đi đúng hướng” và do đó cần phải tìm cách giải quyết. “Chúng ta cần một sự thay đổi,” ngài nói.

Sau khi tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại tòa tháp đôi ở New York, lúc 4 giờ chiều ngày thứ Sáu, 25 tháng 9, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm trường “Đức Mẹ các thiên thần” và gặp các trẻ em, các gia đình di dân ở khu phố nghèo Harlem. Sau đó lúc 6 giờ, ngài sẽ cử hành thánh lễ tại Công viên Madison ở New York.

Sáng thứ Bẩy 26 tháng 9, lúc 8 giờ 40, Đức Thánh Cha sẽ đáp máy bay đi Philadelphia nơi diễn ra Đại hội kỳ 8 các gia đình Công Giáo thế giới.

Tại nhà thờ chính tòa thánh Phêrô và Phaolô của giáo phận Philadelphia vào lúc 10 giờ rưỡi, ngài sẽ cử hành thánh lễ với các Giám Mục, giáo sĩ trước sự tham dự của các tu sĩ nam nữ.

Ban chiều, vào lúc 4 giờ 45, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ về tự do tôn giáo với cộng đoàn tín hữu nói tiếng Tây Ban Nha, và những người nhập cư tại Công viên Independence Mall, sau đó ngài chủ sự lễ hội gia đình vào lúc 7 giờ rưỡi tối tại khu vực đại lộ Benjamin Franklin Parkway cũng ở Philadelphia.

Sáng Chúa Nhật 27 tháng 9 là ngày chót trong chuyến viếng thăm 9 ngày, tại Đại chủng viện thánh Carlo Borromeom, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các Giám Mục khách đến dự Đại Hội các gia đình, rồi viếng thăm các tù nhân vào lúc 11 giờ tại Trung tâm cải huấn Curran-Fromhold ở Philadelphia.

Sau đó vào ban chiều, lúc 4 giờ, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ bế mạc Đại hội kỳ 8 các gia đình Công Giáo thế giới, cũng tại khu Đại lộ Benjamin Franklin.

Với câu hỏi cuối cùng được đặt ra cho Đức Hồng Y Parolin liên quan đến cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha với các gia đình từ khắp nơi trên thế giới tại thành phố Philadelphia, Đức Hồng Y nhận xét rằng đó là cơ hội cuối cùng để lắng nghe các gia đình trước thềm Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình diễn ra tại Vatican đúng một tuần sau đó, cụ thể là từ 4 đến 25 tháng 10. Ngài hy vọng những gì nổi lên từ cuộc họp này sẽ cho thấy vẻ đẹp của gia đình và sự giúp đỡ mà Tin Mừng có thể mang đến cho các gia đình. Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh lạc quan hy vọng rằng cuộc gặp gỡ các gia đình tại Philadelphia sẽ mang đến cho toàn thể Giáo Hội “một nhiệt tình mới” và một mong muốn để công bố Tin Mừng của gia đình, đồng thời “giúp đỡ cho các gia đình đang trải qua những khó khăn trong cuộc sống, trong việc theo đuổi những lý tưởng của Tin Mừng một cách viên mãn, với ý thức rằng Tin Mừng là nguồn mạch của niềm vui, bình an và hạnh phúc cho tất cả.”
 
Cửa thánh thứ Năm tại Rôma được mở tại một cư xá cho những người vô gia cư
Đặng Tự Do
20:30 17/09/2015
Trong một cử chỉ đầy biểu tượng, giáo phận Rôma thông báo sẽ mở thêm cửa thánh thứ năm ngay bên trong một cư xá dành cho 180 người vô gia cư tại Rôma do Caritas giáo phận điều hành.

Đức Hồng Y Agostino Vallini, giám quản của giáo phận Rôma, đã thông báo rằng đích thân Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chính thức mở Cửa Thánh tại Caritas Hostel vào ngày 18 tháng 12, tức là 10 ngày sau khi khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Một Cửa Thánh khác sẽ được đặt tại đền thánh Đức Mẹ của Tình Yêu Thiên Chúa, trên đường Via Ardeatina: một nơi tôn nghiêm rất thân thiết với Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Trong Năm Thánh, ơn toàn xá được ban cho những người hành hương đi qua Cửa Thánh. Đức Thánh Cha sẽ mở cửa thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào ngày thứ Ba 8 tháng 12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, cũng là ngày khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Chúa Nhật tiếp theo, ngày 13 tháng 12, là Chúa Nhật thứ Ba Mùa Vọng, cửa thánh sẽ được mở tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô và tại tất cả các giáo phận trên thế giới.

Ngày 1 tháng Giêng năm 2016, cửa thánh sẽ được mở tại Đền Thờ Đức Bà Cả, và ngày 25 tháng Giêng, Lễ Thánh Phaolô Trở Lại, nhân bế mạc tuần hiệp nhất Kitô Giáo, Đức Thánh Cha sẽ mở cửa thánh tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành.
 
Giám Mục thành Aleppo lo ngại cộng đoàn của ngài sẽ biến mất hoàn toàn
Đặng Tự Do
21:10 17/09/2015
Dân số Kitô hữu tại Aleppo, thành phố lớn thứ hai của Syria, đã thiệt mất hai phần ba trong năm năm qua, và vị Giám Mục của thành phố này thừa nhận “một nỗi sợ hãi thực sự là cộng đoàn của chúng tôi có thể biến mất hoàn toàn.”

Thành phố hoang tàn vì chiến tranh
Đức Cha Antoine Audo đã nói như trên với các phóng viên tại Rôma trong một cuộc họp báo hôm 16 tháng 9 do tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ và Hiệp hội báo chí nước ngoài của Italia đồng bảo trợ.

Đức Cha cho biết trước khi xảy ra cuộc nội chiến tại Syria, giáo phận Aleppo của ngài có 150,000 tín hữu. Đến nay, 100,000 người đã di tản khỏi Aleppo. Đức Cha cho biết về tình hình hiện nay như sau: “Một phần của thành phố được kiểm soát bởi chính phủ, trong khi phần còn lại nằm trong tay của các nhóm cực đoan đang không ngừng tấn công các khu vực do quân đội Syria kiểm soát, là nơi mà phần lớn người Kitô hữu sinh sống.”

Aleppo là một thành phố đặc biệt dễ bị tổn thương, vì theo Đức Cha, nó nằm gần Thổ Nhĩ Kỳ, một đất nước mà ngài cáo buộc là “đang tiếp tục cung cấp vũ khí và hoan nghênh các nhóm cực đoan.”

Bình luận về sự di cư hàng loạt của những người tị nạn từ Syria, Đức Giám Mục Audo nói rằng hy vọng đang nhanh chóng tàn lụi trong lòng người dân Syria. Những thanh niên trẻ và gia đình của họ “sợ hãi khi bị gọi thi hành quân dịch và không muốn tham gia vào một cuộc chiến tranh vô nghĩa.”

Đức Cha Audo nói rằng các Kitô hữu Syria “muốn ở lại trên ở trên mảnh đất quê hương.” Nhưng tình hình quá ảm đạm, bởi vì “có vẻ như là cái cộng đồng quốc tế này mong muốn thấy cuộc chiến tiếp tục giằng dai tại quê hương chúng tôi trong một chiến lược quân sự nhằm gieo rắc bạo lực trên toàn khu vực, nhằm kích động chia rẽ và bán vũ khí”.

Dấu tích chiến tranh hằn sâu trên các giáo đường
Trở lại với tình trạng nhân đạo ở Aleppo, Đức Tổng Giám mục Audo cho biết sau bốn năm rưỡi chiến tranh, mọi thứ đã trở nên “khốn cùng” đối với người dân. “Những người giàu có đã bỏ đi, tầng lớp trung lưu đã trở thành người nghèo và những người nghèo đang sống trong đau khổ đến mức cùng khốn.” Hơn 80 phần trăm dân số là người thất nghiệp và thành phố đã không có điện và nước trong hơn hai tháng qua. Đức Tổng Giám Mục nói “nhà thờ của chúng tôi có những giếng nước và chúng tôi cố gắng để phân phối nước cho người dân hết mức có thể. Trong các đường phố, đâu đâu cũng thấy các trẻ nhỏ và thanh thiếu niên mang theo những chai rỗng lang thang đi tìm nước.”

Kể từ khi cuộc khủng hoảng tại Syria bùng nổ dạo tháng 3 năm 2011, tổ chức Trợ Giúp các Giáo Hội đau khổ đã trợ giúp ngân khoản trên 8 triệu euro cho người dân nước này trong nhiều dự án khác nhau. Tổ chức đặc biệt chú ý đến những thành phố bị thiệt hại nặng nề nhất, chẳng hạn như Homs, Aleppo và Damasco. Tại Aleppo, tổ chức Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ bảo trợ nhiều chương trình nhân đạo.

Ngay từ đầu cuộc khủng hoảng, Đức Cha Audo đã không ngừng kêu gọi thế giới chú ý đến những điều kiện khốn khổ của các tín hữu Mossul. Đức Cha khẳng định: Ngày nay, các tín hữu Aleppo lo âu, sợ phải chịu chung số phận với các anh chị em đồng đạo đã bị đuổi đi khỏi Mossul hồi năm ngoái. Tiếp sau việc Âu châu nỗ lực đón tiếp người tỵ nạn Syria, Đức Cha nhiều lần mời gọi các chính quyền Âu châu góp phần tìm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng trong nước. Ngài nói: Chúng tôi thật lòng biết ơn vì những trợ giúp đã nhận lãnh. Nhưng chúng tôi, là người Kitô Syria, chúng tôi muốn được ở lại quê hương.
 
26 bài diễn văn trong một chuyến viếng thăm dài nhất và phức tạp nhất của Đức Thánh Cha
Đặng Tự Do
22:16 17/09/2015
Giới thiệu với các ký giả về chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Cuba và Hoa Kỳ từ 19 đến 28 tháng 9, giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, là Cha Federico Lombardi, đã mô tả chuyến tông du này là một cuộc hành trình dài, phức tạp nhưng tuyệt vời.

Cha Lombardi nhấn mạnh rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là vị Giáo Hoàng thứ ba đến thăm Cuba, sau hai vị tiền nhiệm của ngài, là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 (vào năm 2012) và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (vào năm 1998).

Chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Cuba bao gồm một thánh lễ ngoài trời tại Havana trong đó ngài sẽ cho năm trẻ em được rước lễ lần đầu trong một cử chỉ tượng trưng cho hy vọng và sự tăng trưởng của Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia này.

Cha Lombardi cho biết thêm mặc dù không có trong chương trình chính thức, Đức Thánh Cha Phanxicô có thể sẽ có một cuộc họp với nhà cựu lãnh đạo lâu năm của Cuba là Fidel Castro. Một cuộc gặp gỡ như thế sẽ rất là thú vị vì năm 1998, Đức Cha Jorge Bergoglio đã viết một cuốn sách nhỏ tựa là “Các Cuộc Đối Thoại Giữa Đức Gioan Phaolô II và Fidel Castro” bàn về những hệ quả trong chuyến tông du của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại đảo quốc này cũng như chính sách cai trị độc đoán của Fidel Castro.

Trong cuốn sách trên, Đức Cha Bergoglio cực lực lên án chủ nghĩa xã hội và cuộc cách mạng vô thần của Castro vì đã bác bỏ “phẩm gia siêu việt” của các cá nhân và bắt họ hoàn toàn phục vụ nhà nước. Nhưng ngài cũng đã lên án cuộc cấm vận và chính sách cô lập hóa kinh tế Cuba của Hoa Kỳ, khiến cho người dân tại đây bị bần cùng hóa. Chương đầu của cuốn sách với tiêu đề “Giá Trị Của Đối Thoại” nói đến nhu cầu đất nước này phải vượt qua việc bị cô lập và chính sách thù hằn của chính phủ đối với Giáo Hội Công Giáo.

Các điểm nổi bật trong chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Cuba bao gồm một cuộc họp với những người trẻ ở thủ đô Havana, và chuyến viếng thăm đền Đức Mẹ Bác ái Mỏ đồng và một cuộc gặp gỡ với các gia đình Cuba.

Đức Thánh Cha Phanxicô rời Cuba vào ngày 22 tháng 9 để bay đến Washington DC, nơi ngài sẽ được chào đón bởi Tổng thống Obama và chính quyền dân sự cùng đại diện các tôn giáo bạn tại căn cứ không quân Andrews cuả Hoa Thịnh Đốn.

Lễ đón tiếp chính thức sẽ diễn ra vào ngày hôm sau tại Tòa Bạch Ốc. Trong thời gian ở thủ đô Hoa Kỳ, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự thánh lễ tuyên thánh cho Chân Phước Junipero Serra, người Tây Ban Nha, là một nhà truyền giáo tại Hoa Kỳ vào thế kỷ 18.

Ngày hôm sau, 24 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên nói chuyện tại lưỡng viện Hoa Kỳ.

Một sự kiện được chờ đợi sâu sắc khác trong chuyến thăm này sẽ diễn ra tại thành phố New York vào ngày 25 tháng 9 khi Đức Giáo Hoàng nói chuyện tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc.

Dịp này, Đức Thánh Cha cũng thực hiện một chuyến viếng thăm Ground Zero, nơi diễn ra cuộc tấn công hôm 11 tháng 9 năm 2001 tại Twin Towers.

Chặng cuối cùng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến thăm Hoa Kỳ của ngài là tại thành phố Philadelphia, nơi ngài sẽ tham dự Hội nghị Thế giới về gia đình.

Cha Lombardi nói rằng trong tất cả ba điểm dừng của chuyến viếng thăm này, Đức Thánh Cha sẽ đặc biệt chú ý tới những cuộc gặp gỡ với những người nghèo, với các các tù nhân và các tổ chức bác ái.

Trong chuyến đi này, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đọc tổng cộng 26 bài diễn văn, 8 tại Cuba và 18 tại Mỹ trong đó có bốn bài bằng tiếng Anh và phần còn lại bằng tiếng Tây Ban Nha, là tiếng mẹ đẻ của Đức Giáo Hoàng.

Ngài sẽ trở về Rôma vào sáng thứ Hai 28 Tháng Chín.
 
Hậu cảnh chính trị chuyến đi Hoa Kỳ của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
22:32 17/09/2015
Nhiều bình luận gia cho rằng chuyến đi Cuba của Đức Phanxicô chỉ là khúc dạo đầu cho chuyến vào Hoa Kỳ ngay sau đó, với mục đích nhắn nhe Hoa Kỳ không nên quên món nợ cấm vận lâu dài người hàng xóm đáng thương của mình. Chuyến vào Hoa Kỳ mới là đích nhắm chính của ngài. Điều này chính ngài xác quyết khi yêu cầu tín hữu tại quảng trường nhà thờ Thánh Phêrô cầu nguyện cho chuyến đi Cuba và Hoa Kỳ. Ngài nói: “Lý do chính của chuyến đi là Cuộc Gặp Gỡ Lần Thứ Tám Các Gia Đình Thế Giới, sẽ diễn ra tại Philadelphia. Tôi cũng sẽ tới trụ sở trung ương của Liên Hiệp Quốc nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập”.

Catholic World News khi loan tin trên, có nhận định rằng: Đức Phanxicô đặt “niềm hy vọng lớn lao” vào chuyến đi này. Hôm qua, chúng tôi đã đề cập tới triển vọng của chuyến đi tại Cuba, hôm nay, xin đề cập tới cùng triển vọng ấy tại Hoa Kỳ, bằng cách xem xét hậu cảnh Hoa Kỳ cả trong khía cạnh chính trị, tôn giáo, lẫn công chúng nói chung.

Hậu cảnh chính trị



Tuy lý do chính của chuyến đi là tôn giáo, để củng cố đức tin của anh chị em mình, nhưng Đức Phanxicô là vị giáo hoàng đầu tiên sẽ đọc diễn văn trước lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ, nên chuyến đi của ngài dĩ nhiên có mầu sắc chính trị. Có điều, ngài đến, lúc ông Obama sắp sửa từ nhiệm và cuộc bầu cử người thay thế ông thì chưa chính thức bắt đầu, nên khía cạnh đảng phái hay phe phái không hề được ai nêu lên.

Vậy thử hỏi, hậu cảnh chính trị Hoa Kỳ đối với người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo hiện nay ra sao?

Đức tin ra công khai

Theo Linh Mục Christopher Collins, Dòng Tên, giáo sư thần học tại Đại Học St Louis, hiện có sự chấp nhận rộng rãi hơn đối với Đạo Công Giáo trong đời sống chính trị Hoa Kỳ. Thực vậy, thời gian đã thay đổi giúp các chính trị gia không còn phải che đậy đức tin của mình nữa khi đảm nhiệm chức vụ công, không như Tổng Thống John F. Kennedy phải vất vả bênh vực đức tin của mình cách nay hơn nửa thế kỷ.

Cha nói rằng “Càng ngày xem ra người ta càng sẵn sàng biểu lộ các cam kết tôn giáo của mình trong lúc đảm nhiệm chức vụ công, bất kể là người Dân Chủ hay người Cộng Hòa… Điều này thật tốt. Đây là một thứ chuyển dịch dọc một hệ phổ từ tư riêng hóa qua một tổng hợp gắn bó đức tin nơi những người phục vụ công vụ”.

Đọc diễn văn trước lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ, Đức Phanxicô sẽ thấy 30% thính giả của ngài tại đó là tín hữu Công Giáo.

Cha Collins cho rằng giống như các vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI, chủ đề về chính sách công của Đức Phanxicô là: đức tin Kitô Giáo phải mời gọi ta dấn thân vào khu vực công bất kể các khó khăn và rủi ro. Cha quả quyết: “Đó là chủ đề nhất quán của Đức Phanxicô: ra khỏi tính tự mãn của bạn và hãy để Giáo Hội phục vụ như một bệnh viện dã chiến, và bạn chỉ tổ sinh bệnh trong tư cách bản thân hay trong tư cách Giáo Hội khi hướng về chính bạn”.

John Carr, giám đốc Sáng Kiến Về Tư Duy Xã Hội Công Giáo và Sinh Hoạt Công Cộng tại Đại Học Georgetown cho rằng theo Đức Phanxicô, chính trị là ơn gọi đáng theo. Ông viết: “Chúng ta hiện có nhiều người Công Giáo đảm nhiệm ơn gọi này, và càng ngày càng có những người Công Giáo lãnh đạo cả Đảng Dân Chủ lẫn Đảng Cộng Hòa”. Ông tin rằng Đức Phanxicô sẽ củng cố các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, theo nghĩa ra khỏi các khung ý thức hệ để nghĩ và hành động mới mẻ hơn.

Đa nguyên Công Giáo tại quốc hội tạo cân bằng đảng phái

Một tác giả khác, David Hawkings, cho rằng Quốc Hội sắp sửa nghe Đức Phanxicô đọc diễn văn là quốc hội có tính Công Giáo nhất xưa nay, và lần đầu tiên, con số Công Giáo ở cả hai đảng tại đây ngang ngửa bằng nhau.

Hai thập niên trước đây, tức trước khi Chủ Tịch Hạ Viện John A. Boehner trở thành thành viên của ban lãnh đạo Đảng Cộng Hòa để có thể khởi diễn diễn trình mời Đức Giáo Hoàng nói chuyện, 27% các nhà lập pháp là Công Giáo nhưng chỉ có 1 phần 3 số này là Cộng Hòa như ông mà thôi. Mãi một thế hệ sau và sau một vài triều giáo hoàng, viễn ảnh của ông mới thành thực tại trên Đồi Capitol với một dân số đức tin khác hẳn.

Trong khi đất nước và các nhà lập pháp liên bang nói chung trở thành đa dạng hơn về tôn giáo, thì dân số Công Giáo tại Quốc Hội đã tăng một cách đều đặn: 31% các nhà làm luật hiện nay tự tuyên bố mình thuộc Giáo Hội Công Giáo trong khi chỉ có 22% cử tri của họ là Công Giáo mà thôi!

Và điều cũng đáng lưu ý là việc gia tăng dân số Công Giáo tại Quốc Hội trội hẳn về phía Cộng Hòa. Điều này càng thấy rõ hơn trong cuộc bầu cử đặc biệt gần đây nhất, trong đó, Darin LaHood trở thành dân biểu mới nhất đại diện cho Illinois. Ông là người Công Giáo La Mã thứ 83 trong hàng ngũ Cộng Hòa, tương hợp hoàn toàn với con số Dân Chủ tại Quốc Hội thứ 114 vốn thừa nhận Đức Giáo Hoàng là nhà lãnh đạo thiêng liêng của mình.

Theo Michael Sean, một ký giả lão thành của tờ National Catholic Reporter và là tác giả của “Left at the Altar: How Democrats Lost the Catholics and How Catholics Can Save the Democrats”, trong nhiều thập niên qua, sự cân bằng nói trên là điều không thể không diễn ra.
Ông viết: “khi người Dân Chủ trở nên bị ám ảnh bởi nền chính trị bản sắc, phần lớn người da trắng thuộc giai cấp công nhân thấy mình bị bỏ rơi và bắt đầu đi tìm nhóm khác. Việc bầu rất nhiều người Công Giáo La Mã trong mấy năm gần đây chính là hệ quả”.

Một phản chiếu có tính biểu tượng của thế cân bằng nói trên sẽ xuất hiện trên màn hình thế giới vào ngày 24 tháng Chín khi Đức Phanxicô biến diễn đàn Quốc Hội lần đầu tiên thành tòa giảng của ngôi vị giáo hoàng. Ngồi phía sau ngài sẽ là chủ tịch Công Giáo của Thượng Viện, Phó Tổng Thống Dân Chủ Joseph R. Biden; bên cạnh ông là Boehner, người đang tiếp nối việc tôn giáo của mình nắm giữ chức chủ tịch Hạ Viện nhiều lần nhất trong thời hiện đại (6 trong số 11 người được bầu chủ tọa Hạ Viện từ Thế Chiến II là người Công Giáo; người thứ bẩy, là Newt Gingrich, thuộc Đảng Cộng Hòa, nắm chức vụ này khi theo Baptist, nhưng sau đó đã trở lại Công Giáo).

Trước mặt Đức Phanxicô vào ngày 24 tháng Chín sẽ là một Quốc Hội nghiêng hẳn về phía Công Giáo, chỉ vì Đảng Cộng Hòa đang nắm đa số cả hai viện. Và dù cả Vatican lẫn giới lãnh đạo Hoa Kỳ mô tả chuyến viếng thăm của ngài hoàn toàn không dính dáng gì tới nghị trình chính trị quốc nội, màn hình ngày đó buộc người ta phải đặt câu hỏi: Đảng nào được quản trị bởi những người Công Giáo “tốt hơn”, người Cộng Hòa dưới quyền điều khiển của những người bảo thủ chuyên chú tâm cổ vũ tự do cá nhân và tính tháng thiêng của sự sống, hay người Dân Chủ dưới quyền kiểm soát của những người cấp tiến chỉ chú tâm tới việc quản trị môi sinh và đấu tranh chống bất bình đẳng?

Obama mời những người bất đồng Công Giáo đón Đức Phanxicô

Có lẽ vì thế, theo Tiến Sĩ Thomas D. Williams của A.P., trong một cử chỉ khiếm nhã chính trị, Tổng Thống Obama cho mời một số cá nhân công khai chống đối giáo huấn Công Giáo, trong đó có một nữ tu phò phá thai, một phụ nữ đổi giống và một giám mục công khai sống đồng tính thuộc Giáo Hội Trưởng Lão, cùng hai nhà hoạt động đồng tính Công Giáo, dự buổi tiếp đoán Đức Phanxicô tại Nhà Trắng.

Một trong những người được mời, giám mục Trưởng Lão đã về hưu, Gene Robinson, từng tạo lịch sử bằng cách trở thành giám mục đầu tiên công khai sinh hoạt đồng tính vào năm 2003 và sau đó cũng là giám mục đầu tiên ly dị người bạn đời đồng tính năm 2014, sau khi đã ly thân trước đó với người vợ 14 năm của ông ta. Ông ta từng tham dự một số biến cố tôn giáo cùng với ông Obama, đọc lời cầu nguyện khi Obama nhậm chức năm 2009 và tham dự Buổi Toàn Quốc Ăn Sáng Cầu Nguyện năm 2014.

Mateo Williamson, một phụ nữ mặc đồ đàn ông và trước đây là đồng chủ tịch Ban Lãnh Đạo Đổi Giống của Dignity USA, cũng đã được mời dự buổi tiếp đón Đức Phanxicô tại Nhà Trắng. Williamson nói rằng dù nay “nàng” nghĩ mình là đàn ông, “nàng” vẫn tiếp tục bị phái nam lôi cuốn.

Dù Đức Phanxicô cho hay ngài không muốn kết án ai và sẵn sang chào đón mọi người nhân danh Chúa Kitô, nhưng ngài cũng nói rằng người Công Giáo không chấp nhận não trạng đổi giống hiện nay và cho rằng hôn nhân đồng tính là “mưu toan phá hủy kế hoạch Thiên Chúa” của ma qủy.

Ngài viết trong Laudato Si’ rằng “chấp nhận thân xác ta như một hồng phúc Chúa ban là điều sinh tử đối với việc chào đón và chấp nhận toàn bộ thế giới như một hồng phúc Chúa Cha ban cho… Trong khi nghĩ rằng ta có quyền tuyệt đối trên thân xác là nghĩ rằng ta có quyền tuyệt đối trên tạo thế”.

Đầu tháng này, Tòa Thánh chính thức tuyên bố những người đổi giống không được làm cha mẹ đỡ đầu lúc rửa tội.

Nữ Tu Simone Campbell, một người khác được Obama mời đón Đức Phanxicô, là giám đốc điều hành phò phá thai của hệ thống vận động hành lang gọi là NETWORK. Nữ Tu này từng chống lại Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trong cuộc đấu tranh của Hội Đồng này với Chính Phủ Obama về Đạo Luật Y Tế. Nữ Tu Campbell sẽ có mặt tại hai buổi đón tiếp Đức Phanxicô: một tại Nhà Trắng, một tại Quốc Hội.

Mạo nhận chính nghĩa chung

Xét cho cùng, Obama chỉ hành động nhất quán với quan điểm xưa nay của ông mà thôi. Ông nói ông vốn có cảm tình nồng hậu với Đức Phanxicô, gọi ngài là “nhà lãnh đạo đầy biến cải” mà ảnh hưởng đã vượt quá cộng đồng Công Giáo La Mã. Ông cho rằng Đức Giáo Hoàng ủng hộ nhiều vấn đề được chính ông tìm cách thăng tiến, trong đó có vấn đề hâm nóng hoàn cầu, nghèo đói, và chính sách ngoại giao đối với Iran và Cuba.

Phó Tổng Thống Joe Biden, một người Công Giáo, cũng nghĩ thế. Ông tuyên bố: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thổi sự sống mới vào điều tôi tin là sứ mệnh chính của đức tin ta: học thuyết xã hội Công Giáo”.

Ông nói thêm: Đức Phanxicô “đã trở thành bánh lái luân lý cho thế giới trong một số vấn đề quan trọng nhất thời ta, từ bất bình đẳng tới thay đổi khí hậu”.

Cả Obama lẫn Biden đều không nhắc gì tới các vấn đề cũng rất sâu xa khác về xã hội như phá thai, hôn nhân đồng tính mà cả hai người đều rất tự hào về thành tích. Hai vấn đề ấy chắc chắn là nòng cốt trong các sứ điệp của Đức Phanxicô tại Hoa Kỳ, nơi diễn ra Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới Lần Thứ Tám.

Không phải lần đầu tiên Obama cố tình phớt lờ các vấn đề ấy. Năm ngoái khi đến yết kiến Đức Phanxicô tại Vatican, ông đã mâu thuẫn với tường trình của các viên chức Tòa Thánh khi cho rằng hai người không thảo luận chi tiết các vấn đề xã hội. Theo các viên chức Tòa Thánh, hai người đã thảo luận về tự do tôn giáo, về sự sống, và quyền phản kháng lương tâm, cố ý nói tới phá thai, kiểm soát sinh sản và luật ý tế của Obama.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ giỗ ĐHY Nguyễn Văn Thuận tại xứ Thái Hà, Hà Nội
Câu lạc bộ Fx. Nguyễn Văn Thuận
08:58 17/09/2015
Thánh lễ tạ ơn cầu nguyện cho tiến trình phong Chân phước Tôi tớ Chúa Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận

Nhân dịp kỷ niệm 13 năm sinh nhật trên trời của Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (16/9/2002 – 16/9/2015), Câu Lạc bộ Fx. Nguyễn Văn Thuận đã tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho tiến trình phong Chân phước Tôi tớ Chúa Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, vào lúc 18h30 ngày 16/9/2015, tại nguyện đường Giêrađô, giáo xứ Thái Hà.

Xem Hình

Tham dự thánh lễ, ngoài các bạn thuộc Câu lạc bộ Fx. Nguyễn Văn Thuận, các bạn thuộc Câu lạc bộ Cựu Sinh viên Công Giáo - Gioan Phaolô II, còn có đông đảo anh chị em giáo hữu những người yêu mến Đức cố Hồng Y và một số nhân chứng đã một thời gắn bó với Đức cố Hồng Y trong những năm ngài phải sống trong chốn lao tù.

Chia sẻ trong thánh lễ, cha Giuse Ngỗ Văn Kha – phó Bề trên tu viện Thái Hà, đã nhấn mạnh tới đức tính khiêm nhường và gương sống hy vọng của Đức cố Hồng Y. Khởi đi từ trích đoạn trong thư 2 Pr 5, 5-11, vị giảng thuyết đã cho thấy một Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận sống khiêm hạ “dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa” để “được cất nhắc lên khi đến thời Thiên Chúa đã định”. Gương khiêm nhường của Đức cố Hồng Y được thể hiện rõ nét nhất trong giai đoạn ngài bị cầm tù, trước bản án bất công, trước những hành xử vô luân của những cai tù, chưa bao giờ có ai nghe thấy nơi ngài một lời oán trách, trái lại, ngài luôn tha thứ và cầu nguyện cho những người ngược đãi mình. Theo vị giảng thuyết, hai sự kiện liên quan tới biến cố tù đầy của Đức cố Hồng Y vào hai ngày lễ về Đức Mẹ - ngài bị bắt vào ngày lễ Mẹ Lên Trời (15/8/1975) và ngày được trả tự do vào lễ Đức Mẹ Dâng Mình (21/11/1988), có lẽ không phải là sự ngẫu nhiên, nhưng là một sự kiện mang nhiều ý nghĩa. Ngày Hội thánh vui mừng về quyền năng cao cả Thiên Chúa nơi một con người, thì cũng là ngày Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận bị tước đoạt cho đến cùng, để rồi khi ra tù, cùng với Mẹ Maria, ngài lại tiếp tục được mời gọi hiến mình cho Thiên Chúa trong một giai đoạn mới của lịch sử đời ngài.

Đây là lần thứ hai Câu lạc bộ Fx. Nguyễn Văn Thuận tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho ngài tại ngay trung tâm Hà Nội, nơi một thời gian dài trước đó, vị Tôi tớ Chúa Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã trải nghiệm đời mình trong chốn lao tù của chế độ cộng sản, để rồi qua đó, công bố cho toàn thể nhân loại sứ điệp Hy vọng mà ngài thực sự là một chứng nhân.

Sau thánh lễ, nhiều nhân chứng đã chia sẻ những cảm kích của họ về gương sống chứng tá của Đức cố Hồng Y khi ở trong tù cũng như khi ngài được trả tự do. Ngài là một con người “chưa từng có” trong Giáo Hội Việt Nam thời hiện đại. “Chúng tôi đã may mắn gặp được một vị thánh của niềm Hy vọng”, đó là tâm sự chung của tất cả những ai đã từng gặp, tiếp xúc với Đức cố Hồng Y:

“Ðức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận là một con người của Hy vọng. Ngài sống bằng Hy vọng. Ngài phổ biến Hy vọng cho tất cả những ai ngài gặp. Chính nhờ năng lực thiêng liêng này mà ngài đã chống lại được tất cả những khó khăn thể lý và luân lý. Hy vọng đã nâng đỡ ngài khi là Giám mục bị cô lập trong vòng 13 năm trời, xa cách khỏi cộng đoàn giáo phận của ngài; Hy vọng giúp đỡ ngài biết nhìn ra qua cái vô lý của các biến cố xẩy đến cho ngài - không bao giờ được xét xử trong những năm tù ngục - một kế đồ về sự quan phòng của Thiên Chúa” (Bài diễn văn của Ðức Thánh Cha Bênêđictô XVI về Ðức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, dịp lễ giỗ lần thứ 5, ngày 17/9/2007).

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, khi đa phần dân chúng lạc hướng do tác động của chủ nghĩa xã hội với thứ ý thức hệ vô thần, người Công Giáo Việt Nam hơn bao giờ hết, cần phải trở về nguồn mạch của mọi phước lành là chính Thiên Chúa, theo gương Tôi tớ Chúa Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, bằng cách khiêm nhường sống trọn vẹn những giây phút hiện tại trong Hy vọng, để làm vinh danh Chúa, canh tân Đất nước và mưu ích cho các linh hồn.

Ngày 17/9/2015

Ban Truyền thông

Câu lạc bộ Fx. Nguyễn Văn Thuận
 
Giáo xứ chính toà Huế tổ chức lễ giỗ ĐHY Nguyễn Văn Thuận
Trương Trí
09:25 17/09/2015
GIÁO XỨ CHÍNH TÒA PHỦ CAM HUẾ TỔ CHỨC LỄ GIỖ LẦN THỨ 13 CỦA TÔI TỚ CHÚA: ĐỨC CỐ Hồng Y PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN

Năm nay, nhân ngày lễ Giỗ lần thứ 13 của vị Tôi Tớ Chúa: Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận ( 16/9/2002 – 16/9/2015), Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam long trọng tổ chức lễ Giỗ và cầu nguyện cho vị Tôi Tớ Chúa, nhất là tiến trình phong Thánh sớm được hoàn thành.

Xem Hình

Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến là một trong những Môn sinh của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê, nhậm chức Quản xứ Chính tòa Phủ Cam gần 2 thang nay (23/7/2015), đã quan tâm xúc tiến việc tổ chức lễ Giỗ của Đức Cố Hồng Y cho tương xứng với vị thế của Người.

Tối ngày 15/9, Hội đồng Giáo xứ và bà con trong Khu vực Mân Côi tổ chức giờ lần chuỗi Mân Côi cầu nguyện cho Đức cố Hồng Y, và Cha Quản xứ đã cử hành Phụng vụ Lời Chúa tại Nhà Lưu niệm của Đức Cố Hồng Y. Hiện diện tại buổi đọc kinh có Cha Phaolô Nguyễn Trọng, nguyên Quản xứ Chính tòa, các nữ tu Dòng Mến Thánh giá và Dòng Con Đức Mẹ Vô nhiễm, con cháu trong họ tộc của Ngài và Cộng đoàn Giáo xứ.

Cha Phaolô Nguyễn Trọng, khi đang làm Quản xứ Chính tòa (1996 – 2005) đã được Đức Cố Hồng Y và Gia đình trối lại ngôi nhà và đất vườn này cho Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam quản lý và làm Nhà Lưu niệm của Đức Cố Hồng Y.

Mở đầu đêm đọc kinh tại ngôi Từ đường đường, HĐGX và đại diện con cháu niệm hương trước bàn thờ Đức Cố Hồng Y và bàn thờ Song Thân của Ngài. Sau khi lần chuỗi Mân Côi, Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, Quản xứ Chính tòa đã chủ sự Nghi thức Phụng vụ Lời Chúa. Trong buổi cử hành này, Cộng đoàn đã nghe Cha Phó xứ Đa Minh Nguyễn Hữu Khôi điểm lại những mốc đáng nhớ về cuộc đời của Đức cố Hồng Y, và Cha Phó xứ Giuse Maria Hồ Sĩ Hiếu Trung đã thuật lại Tiến trình Án phong Chân phước của Tôi Tớ Chúa: Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận: trong đó nhắc lại lời của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16 trong buổi triều yết ngày 17/9 năm 2007: “Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận là một con người của Hy vọng. Ngài sống bằng Hy vọng và phổ biến niềm tin Hy vọng đó cho tất cả những ai Ngài gặp gỡ. Tôi vui mừng sâu xa đón nhận tin về việc khởi sự án phong Chân phước cho vị Ngôn Sứ đặc biệt về niềm Hy vọng Kitô này và trong khi chúng ta phó thác linh hồn ưu tuyển của Ngài, chúng ta hãy cầu nguyện để tấm gương của Đức Cố Hồng Y là giáo huấn hữu hiệu cho chúng ta…”

Ngày 22/10/2010, chính thức mở đầu cuộc điều tra án phong Chân phước, chủ tọa phiên họp là Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám Quản Giáo phận Rôma; Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Công lý và Hòa bình của Tòa Thánh lúc bấy giờ; Đức Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể; Đức Giám Mục Giuse Võ Đức Minh đại diện cho HĐGM Việt Nam. Nghi lễ kết thúc việc điều tra án phong Chân phước diễn ra ngày 5/7/2013, sau 30 tháng tiến hành sưu tập chứng từ, phỏng vấn các nhân chứng có liên hệ đến Ngài. Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám quản Giáo phận Rôma đã chủ tọa Nghi lễ kết thúc điều tra án phong Chân phước cho vị Tôi Tớ Chúa, thu thập được 6 thùng lớn tài liệu và hồ sơ chuyển về Bộ Phong Thánh. Hiện diện trong buổi lễ này có hơn 10 vị Hồng Y, Giám mục, cùng đông đảo quan khách đến từ các nước trên thế giới.

Sự kiện Tòa Thánh lập án phong Thánh cho Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê là niềm vinh dự lớn lao cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, đặc biệt cách riêng cho Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam.

Tại buổi tiếp kiến Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 6/7/2013, có Đức Hồng Y Perter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Công lý và Hòa bình cùng khoảng 400 người gồm Linh mục, thân nhân, môn sinh và giáo dân Việt Nam đến từ các nước trên thế giới. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: “Các bạn thân mến, niềm vui của các bạn cũng là niềm vui của tôi! Chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa! Và tôi cũng cảm ơn tất cả những người dấn thân trong việc phục vụ này để làm vinh danh Thiên Chúa và Nước Chúa. Thực vậy, nhiều người có thể làm chứng là đã được khích lệ nhờ gặp gỡ với vị Tôi Tớ Chúa Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, qua những giai đoạn khác nhau trong cuộc sống của Người. Kinh nghiệm ấy chứng tỏ tiếng tăm thánh thiện của Người được phổ biến qua chứng tá của bao nhiêu người đã gặp Đức Hồng Y và vẫn còn giữ trong tâm hồn nụ cười hiền hòa và tâm hồn cao cả của Người…Chúng ta cảm tạ Chúa vì người Anh đáng kính này, người con của Đông Phương, đã kết thúc hành trình trần thế của Người trong việc phục vụ Người Kế vị Thánh Phêrô.”

Trong buổi cầu nguyện, Cha Quản xứ Antôn Nguyễn Văn Tuyến đã chia sẻ về Niềm tin Hy vọng của Đức Cố Hồng Y. Sau 2 tháng Quản xứ Chính tòa, nhiều lần tiếp xúc với Ngài, nhưng thật sự đến bây giờ tôi mới biết được Ngài chính là một môn sinh đã học hỏi và thấm nhuần sâu sắc về “Đường Hy Vọng” của Đức Cố Hồng Y. Ngài nêu bật về đức Khiêm nhường: “Khi con tự hạ mình, chưa hẵn con khiêm nhượng. Khi người ta hạ con, chưa hẵn con khiêm nhượng. Khi người ta hạ con, mà con vui lòng chấp nhận vì Chúa, lúc ấy con khiêm nhượng thật.”

Chính điều này tôi đã cảm nhận được nơi Cha Quản xứ nhiều lần. Trong Thánh lễ mà Ngài cử hành riêng cho Nhóm Lòng Chúa Thương xót vào chiều thư Tư hàng tuần, khi các anh em trực Phòng Thánh chưa soạn bàn thờ kịp, Ngài đã tự mình dọn Bàn thờ để chuẩn bị lễ.

Ngài chia sẻ tiếp về Niềm Hy vọng: “Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho đúng, đời sẽ Thánh. Đường Hy vọng cho mỗi chấm hy vọng. Đời Hy vọng cho mỗi phút Hy vọng.”

Sau phần Phụng vụ Lời Chúa, Cộng đoàn cùng nhau đọc Kinh Xin ơn của Tôi Tớ Chúa thật sốt sắng và cầu nguyện cho Đức Cố Hồng Y cũng như cho tiến trình phong Thánh của Người được sớm kết thúc tốt đẹp.

Cha Quản xứ cùng Cha Phaolô Nguyễn Trọng và đại diện Nữ tu niệm hương trước Bàn thờ của Đức Cố Hồng Y.

Ngày 16/9, vào lúc 5 giờ sáng, Thánh lễ đồng tế do Cha Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Tổng Thư ký Hội đồng Linh mục Tổng Giáo phận Huế chủ tế cùng với 14 Linh mục hầu hết là Môn sinh của Đức Cố Hồng Y đồng tế, cầu nguyện cho Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê dịp lễ Giỗ lần thứ 13.

Trước khi bước vào Thánh lễ, Ban Phụng vụ Giáo xứ Chính tòa mời gọi cộng đoàn với tâm tình cầu nguyện và quyết tâm sống Lời Chúa theo gương Đức Cố Hồng Y đã sống và để lại cho chúng ta hầu Danh Chúa được vinh hiển và nhiều người nhận biết. Đồng thời nhắc lại sơ lược Tiểu sử của Đức Cố Hồng Y và những sự kiện gắn với cuộc đời của Người.

Đoàn rước đoàn Đồng tế long trọng tiến lên Bàn thờ, Cha Chủ tế Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Cha Quản xứ Antôn Nguyễn Văn Tuyến và Cha Anrê Nguyễn Văn Phúc (thay mặt quí Cha đồng hương Phủ Cam) niệm hương trước Di ảnh Đức Cố Hồng Y.

Cha Phó xứ Giuse Maria Hồ Sĩ Hiếu Trung một lần nữa nhắc lại cuộc đời và tiến trình mở án phong Thánh cho Tôi Tớ Chúa: Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, để mời gọi Cộng đoàn hiệp thông cầu nguyện cho công việc cao quý này được tiến triễn tốt đẹp.

Trong bài giảng lễ, Cha Quản xứ Chính tòa Antôn Nguyễn Văn Tuyến chia sẻ về con đường nên Thánh của Đức Cố Hồng Y. Tuy nhiên, Ngài nhấn mạnh với Cộng đoàn tất cả mọi người đều được mời gọi để nên Thánh, Hội Thánh luôn mời goi mọi người sống thánh thiện để nên Thánh. Ngài nhắc lại việc người trộm lành bị treo trên Thập giá cùng Chúa Giêsu: cuộc đời là ăn trộm nhưng cuối cùng được nên Thánh, người ta bảo rằng cuối cùng tên trộm đã trộm được Thiên đàng.

Ngài cũng nhắc lại Niềm tin Hy vọng của Đức Cố Hồng Y đã lưu lại cho chúng ta. Càng đọc “Đường Hy vọng”, chúng ta mới cảm nhận được con đường nên Thánh của Ngài.

Sau Thánh lễ, Quí Cha đồng tế và Cộng đoàn tập trung về Từ đường của Đức Cố Hồng Y để niệm hương và chụp hình trước Nhà Lưu niệm của Ngài. Cùng nhau hẹn đến ngày phong Thánh của Người thật nhanh chóng.

Cha Quản xứ cho biết: Ngay sau khi kết thúc Thánh lễ an táng của Đức cố Hồng Y tại Quảng trường Thánh Phêrô, mọi người hiện diện vỗ tay mừng ngày Đức Hồng Y về Nước Chúa. Hôm nay, trong giây phút sum vầy trước Di ảnh của Người tại Nhà Lưu niệm, Cha Quản xứ cũng mời gọi Cộng đoàn hiện diện vỗ tay vui mừng kỷ niệm lần thứ 13, vị Tôi Tớ Chúa về hưởng vinh phúc trên Thiên đàng, và cầu mong cho ngày phong Thánh của Người được sớm diễn ra.

Trương Trí
 
Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa tại Harrisburg, PA thành lập đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể
Đoàn Khoa
13:56 17/09/2015
PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM TẠI HOA KỲ

ĐOÀN LÊ BẢO TỊNH, HARRISBURG PA

Sau một thời gian dài 2 năm chuẩn bị, phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể (PT TNTT) của Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa (MTC) với với tước hiệu LÊ BẢO TỊNH đã chính thức thành lập trong thánh lễ rất trang trọng vào Chúa Nhật ngày 13 tháng 9 năm 2015 với sự tham dự của LM Guise Hoàng Thanh Sơn - tuyên uý Miền Trung Đông Hoa Kỳ, cha chánh xứ Our Lady of the Blessed Sacrament Paul Fisher, cha phó xứ và quản nhiệm Phaolô Nguyễn Duy Thường, huynh trưởng Vũ Cao Lập chủ tịch Miền Trung Đông Hoa Kỳ, nhiều huynh trưởng và thành viên của các PT TNTT trong Miền, giáo dân từ các giáo đoàn bạn và đông đảo giáo dân của Giáo Đoàn MTC cùng tham dự. Các em trong đồng phục Thiếu Nhi Thánh Thể màu trắng thật trinh nguyên và xinh đẹp với tinh thần háo hức, vui vẻ tham dự Thánh Lễ đặc biệt hôm nay.

Xem Hình

Mở đầu bài giảng,Cha Hoàng Thanh Sơn đã hết lời khen ngợi hai cháu Monica Nguyễn, Luis Nguyễn dù còn rất nhỏ (11 -12 tuổi) và được sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ nhưng đã đọc các bài Sách Thánh bằng Tiếng Việt rất chuẩn, lưu loát và rõ ràng. Để có thể làm tốt công việc của mình các cháu đã phải hy sinh vất vả tập luyện. Từ sự hy sinh của các cháu, Cha Thanh Sơn đã dẫn vào chủ để của bài giảng Chúa Nhật tuần này đó là: "Nếu ai muốn theo Thầy thì phải hy sinh từ bỏ, vác Thập Giá mỗi ngày mà theo Thầy." Cũng vậy trong suốt hai năm qua, cha quản nhiệm, các anh chị huynh trưởng và các em đã hy sinh rất nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị tất cả những gì cần thiết cho ngày thành lập đoàn TNTT hôm nay. Sự hy sinh đó đã đem lại thành quả tốt đẹp đó là sự ra đời của đoàn TNTT LÊ BẢO TỊNH

.

Chiếu theo trách nhiệm và quyền hạn, cha Hoàng Thanh Sơn đã trao khăn và bằng bổ nhiệm chức vụ tuyên uý của đoàn LÊ BẢO TỊNH cho cha Phaolô Nguyễn Duy Thường. Cha Hoàng Thanh Sơn cũng trao khăn và bằng huynh trưởng cấp I cho 9 huynh trưởng là: Lê Anh Tuấn, Lê Minh Hào, Lê Phi Long, Nguyễn Viết Tuyến, Nguyễn Thị Hồng Loan, Mai Nhật Daniel, Nguyễn T Phong, Nguyễn Đức Tài, Nguyễn Hồng Phi Sĩ. Cha Nguyễn Duy Thường với tư cách là tuyên uý đã bổ nhiệm và trao cờ cho đoàn trưởng Lê Minh Hào. Sau đó cha Nguyễn Duy Thường cũng trao khăn cho 83 các em trong bốn đội: ẤU NHI với khẩu hiệu NGOAN: từ 7 đến 9 tuổi là Ấu Nhi chính thức với khăn màu xanh lá mạ. THIẾU NHI với khẩu hiệu HY SINH: từ 10 đến 12 tuổi với khăn màu xanh biển. NGHĨA SĨ với khẩu hiệu CHINH PHỤC: từ 13 đến 15 tuổi với khăn màu vàng. HIỆP SĨ với khẩu hiệu DẤN THÂN: từ 16 đến 17 tuổi với khăn màu vàng sọc đỏ. Ngoài ra còn có 9 phụ tá giúp các huynh trưởng.

Đoàn LÊ BẢO TỊNH thuộc Giáo Đoàn Mẹ Thiên Chúa Harrisburg được chính thức thành lập và là đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể thứ 10 trong Miền Trung Đông Hoa Kỳ gồm các tiểu bang Delaware, Maryland, Pennsylvania, Virginia, West Virginia, và Washington D.C. Hoa Kỳ có tất cả 8 Miền với con số hơn 20,000 thành viên PT TNTT. Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ đã chính thức thành lập vào Đại hội Liên đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ lần thứ II vào tháng 7 năm 1984 tại New Orleans, Louisiana. Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam khởi đầu mang tên Nghĩa Binh Thánh Thể, là chi nhánh của Hội Tông Đồ Cầu Nguyện, dành cho tuổi trẻ do linh mục Bessières Dòng Tên thành lập tại Pháp vào khoảng năm 1915 theo tinh thần Thông Điệp Quam Singulari của Đức Giáo Hoàng Piô X. Nghĩa Binh Thánh Thể Việt Nam được các linh mục dòng Xuân Bích (Saint Sulpice) thành lập đầu tiên năm 1929 tại trường Thầy Dòng “École Puginier” ở Hà Nội. Qua thời gian hoạt động phát triển ở khắp các giáo phận, Nghĩa Binh Thánh Thể cho ra Bản Nội Quy Thống Nhất đầu tiên năm 1964, đổi danh xưng thành Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam. Sau năm 1975, Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam nẩy mầm phát triển một cách kỳ diệu nơi các cộng đồng Công Giáo người Việt tại nhiều nước trên thế giới như Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc Châu... Nay tại Hoa Kỳ, Phong Trào được mang danh xưng là: Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam Tại Hoa Kỳ. Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể nhằm hai mục đích: 1. Đào Luyện thanh thiếu niên trở thành những con người kiện toàn và những Kitô Hữu hoàn hảo. 2. Đoàn ngũ hoá và hướng dẫn thanh thiếu niên loan truyền Tin Mừng Chúa Kitô và góp phần xây dựng xã hội.

Sau Thánh Lễ ông chủ tịch Giáo Đoàn Lê Văn Ninh chúc mừng đoàn Lê Bảo Tịnh và cảm ơn quý cha, các huynh trưởng của Miền, tân huynh trưởng, các đoàn thể, giáo dân đã hy sinh, dấn thân làm cho Thánh Lễ thành lập đoàn TNTT Lê Bảo Tịnh thành công tốt đẹp. Ông cũng kính mời quý cha và toàn thể mọi người xuống hội trường tham dự tiệc mừng sau thánh lễ. Cha Phaolô cũng cảm ơn và trân trọng mời gọi mọi người đến tham dự Thánh Lễ và Đêm Văn Nghệ Trung Thu và mừng sự kiện thành lập PT TNTT của Giáo Đoàn vào chiều Thứ Bảy tuần sau tức là ngày 19 tháng 9 năm 2015. Giáo Đoàn MTC sẽ tổ chức một Đêm Trung Thu đặc biệt tại Hội Trường Trinity High School. Xin xem thêm những hình ảnh rất đẹp của buổi lễ thành lập đoàn trên trang web của giáo đoàn: http://vietcatholichbg.org/



Đoàn Khoa
 
Văn Hóa
Thăm Messina: cửa ngõ vào Sicily của Italia - vùng Bố già Mafia và núi lửa Etna
Lm Trần Công Nghị
14:54 17/09/2015
SICILY - Sau một tuần lễ ở Roma thăm bạn bè và nghỉ ngơi, tôi đã đáp tầu Du Lịch Zuiderdam của hãng Holland America đi từ Civitavecchia và trong vòng hơn một tháng sẽ đi vòng vòng các thành phố và các đảo trong Vùng Địa Trung Hải.

Nhà thờ chính tòa Messina
Hình ảnh

Thành phố đầu tiên Tầu Zuiderdam cập bến là Messina, nó được ví như gót chiếc giầy - vì hình dạng nước Italia giống như một chiếu ủng mà Sicily là bàn chân.

Messina là thủ phủ của đảo Sicily và là thành phố lớn thứ 3 trên đảo Sicily, là thành phố lớn thứ 13 ở Italia, với dân số hơn 252.000 người, và cả tỉnh thì có 650.000 người. Nó nằm gần phía đông bắc của Sicily, tại eo biển Messina, đối diện Villa San Giovanni trên đất liền, và có quan hệ chặt chẽ với vùng Reggio Calabria, lãnh thổ của các "bố già mafia".

Messina cũng là một Tổng giáo phận quan trọng của Công Giáo Italia và đã có từ lâu đời từ năm 1548. Ở đây cũng có Đại học Messina, được thành lập năm 1548 bởi thánh Ignatiô Loyola.

Messina có nhiều nhà thờ nổi tiếng như Nhà thờ chính tòa Messina, Nhà thờ Annunziata dei Catalani.

Nhà thờ Annunziata dei Catalani
Nhà thờ chính tòa Messina có từ thế kỉ 12, nơi đây chôn hài cốt của vua Conrad, vua người Đức cai trị Sicily vào thế kỷ 13. Đặc biệt tháp chuông có đồng hồ thiên văn lớn nhất thế giới, được xây dựng vào năm 1933 do Công ty Ungerer của Strasbourg. Tượng hoạt hình của tháp chuông, minh họa các sự kiện từ lịch sử của dân chúng và tôn giáo của thành phố, mỗi ngày vào buổi trưa, nó diễn ra và là một điểm thu hút du lịch nổi tiếng.

Nhà thờ danh tiếng khác là Santa Maria del Carmelo được xây dựng vào năm 1931, trong đó có một bức tượng nổi danh thế kỷ 17 hình Đức Trinh Nữ Maria.

Nhà thờ Annunziata dei Catalani (cuối thế kỷ 12 đầu thế kỷ 13) từ thời kỳ Norman. Nhà thờ này đáng chú ý là cách trang trí phản ánh rõ ràng ảnh hưởng kiến trúc Ả Rập.

Nhà thờ Santa Maria degli Alemanni (vào đầu thế kỷ 13), trước đây là nhà nguyện của các Hiệp sĩ Teutonic. Nhà thờ được kiến trúc theo mốt thuần Gothic ở Sicily.

Sau khi thăm nhà thờ chính tòa, chúng tôi đi tour vòng quanh đảo và đi xe bus leo lên sườn núi Etna. Một ngọn núi lửa có ba miệng vẫn còn đang hoạt động sôi xục, và lần phun lửa cuối cùng là ngày 16/05/2015. Dù với nguy hiểm trùng điệp như vậy, nhưng dân chúng ở đây an bình chăm lo cuộc sống. Phải đi chừng 3 giờ mới lên tới chỗ phún thạch tràn xuống khi phun lửa dữ dội vào năm 2013. Tại nơi đây có đặt tượng Đức Mẹ các tín hữu.

Lên đỉnh nú
Phún thạch núi Etna
i cao và nhìn xuống một vùng bao la xanh tươi với nhiều vườn nho mầu mỡ và các cây ăn trái.. . mới cảm nghiệm được sức mạnh của thiên nhiên, vừa là sức nuôi sống và vừa là mãnh lực tàn phá...

Messina thường được biết đến như cánh cửa mở vào Sicily. Cửa biển có hình dạng như một cái lưỡi liềm. Nó là ngã tư giao thương luôn tấp nập giữa Messina và đại lục, qua nhiều thế kỷ. Trong những năm gần đây, đã có nhiều thảo luận về việc xây dựng một cây cầu nối với đất liền hầu tạo điều kiện và cải thiện giao tiếp. Mặc dù là một ý tưởng thú vị trên phương diện lý thuyết, nhưng là điều gần như không thể thực hiện trong thực tế, do đất bờ biển không vững và luôn bị xói mòn. Do vậy việc vận tải giữa Sicily và đất liền vẫn là hệ thống của các bến phà, như truyền thống đã trải qua trong suốt nhiều thế kỷ.

Nguồn tài nguyên chính của thành phố là các bến cảng biển (thương mại, và nhà máy đóng tàu quân sự), du lịch tàu biển, thương mại, nông nghiệp (sản xuất rượu vang và chanh trồng, cam, quýt, và ô liu).

Nguyên thủy thành phố Messina được thành lập bởi người Hy Lạp trong thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên và coi như một thuộc địa, Messina ban đầu được gọi là Zancle (tiếng Hy Lạp có nghĩa là "lưỡi hái" vì hình dạng của cảng tự nhiên (mặc dù một huyền thoại cho rằng do vua Zanclus lập).

Thành phố này đã bị người Carthage chiếm đóng năm 397 BC và sau đó nó vua Dionysius I của Syracuse tái chinh chiếm đóng và đặt tên mới theo tên một thành phố Hy Lạp là Messene.

Vào năm 264 trước Công nguyên, quân đội La Mã được triển khai tới Sicily, lần đầu tiên một đội quân Roman hành quân ngoài bán đảo Ý. Vào cuối Chiến tranh Punic, thành Messina lần đầu tiên liên minh với Rome. Dưới thời quân Roma, nó được gọi là Messana.

Thành phố Messina đạt đến đỉnh cao huy hoàng trong những năm đầu thế kỷ 17, dưới sự thống trị của Tây Ban Nha: vào thời điểm đó là một trong mười thành phố lớn nhất ở châu Âu.

Năm 1783, một trận động đất tàn phá phần lớn thành phố, và cần nhiều thập kỷ để xây dựng lại. Rồi một lần nữa, thành phố này đã gần như hoàn toàn bị phá hủy bởi một trận động đất và liên kết với sóng thần vào sáng 28 tháng 12 năm 1908, thiên tai này giết chết khoảng 60.000 người, phá hủy hầu hết các kiến trúc cổ. Thành phố được xây dựng lại phần lớn trong các năm sau.

Messina phải chịu ách thống trị của nhiều đế chế: Sau đế quốc La Mã thì đến Byzantine, rồi Norman, triều đại Aragon, rồi Ả Rập xâm chiếm... Tất cả đều để lại dấu ấn của mình.

Ngày nay thành phố đang phát triển và đang phát triển dọc theo bờ biển, và do các trận động đất dữ dội tàn phá khu vực này nhiều lần và bị bom trong thế chiến thứ hai, nên có thể nói thành phố hầu như được xây lại gần như là hoàn toàn hiện đại. Rút kinh nghiệm từ bài học quá khứ, Messina hiện đại được xây dựng với sự an toàn tối đa. Đường rộng và các tòa nhà tương đối thấp.

Messina là một thị trấn với các lễ hội hàng năm và lễ kỷ niệm đặc trưng có lịch sử lâu dài. Vào ngày 13 và ngày 14 mỗi tháng Tám có cuộc "Diễu hành các người Khổng Lồ - Ride of the Giants", với hai bức tượng khổng lồ, một màu đen và một màu trắng, được gọi là Grifone và Mata diễu hành qua thành phố trên lưng ngựa trong lễ kỷ niệm những người sáng lập huyền thoại của thành phố.

Messina còn gắn bó với tên một họa sĩ thời danh là Caravaggio: Tại Viện Bảo tàng Regional Messina còn để lại hai trong số những tác phẩm của một trong những nghệ sĩ thời danh và bốc lửa nhất đó của Italia.

Lịch sử có ghi rằng: Caravaggio có lần thịnh nộ, khi đó là năm 1606, tại Piazza Navona ở Rome. Lúc đó ông chơi bài và cãi vã với một người. Cuộc cãi vã trở nên nóng bỏng và người kia đâm ông đã bị thương ở trán. Ông tấn công lại và đã đâm chết người kia.

Sau đó biết mình mang tội, ông chạy trốn khỏi Roma. Ông đã chạy tới trú ẩn ở Messina trong một thời gian trước khi đi tới ở Malta.

Nghệ sĩ này lưu lại 2 tuyệt tác ở đây là bức tranh vẽ "Các Mục đồng thờ lậy Chúa Hài Nhi" và "sự Phục sinh của Lazarô".

Xem ra như có một màn tối đen bao trùm khắp tác phẩm của Caravaggio từ đó về sau: nào là những nỗi đau khổ trong Kinh Thánh, bị thương, bị đâm, bị đóng đinh hoặc bị chết... Trong một số trường hợp nghệ sĩ còn vẽ nạn nhân có một vết thương trên trán của mình, giống như sát tình trạng cá nhân của ông.

Trong các tác phẩm của mình, Caravaggio đã xác định nỗi đau khổ, có lẽ là một biểu hiện của sự thanh tẩy và hối hận, minh chứng cho tình trạng ăn năn của mình, và nhấn mạnh trong nghệ thuật của lời cầu xin tha tội của ông.

Từ Messina, ông đã chạy sang Malta trước khi trở về Tuscany, nơi đây, ông nhận được mong muốn của mình là được Đức Giáo Hoàng ban phép tha tội. Và không lâu sau đó, ông đã qua đời trong an bình.

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mẹ Dậy
Nguyễn Đức Cung
21:00 17/09/2015
MẸ DẬY
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Lời mẹ dậy lúc tí hon
Đến khi khôn lớn vẫn còn y nguyên.
(nđc)