Ngày 13-09-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 14/9. Lễ Suy Tôn Thánh Giá. Suy Niệm: Linh mục Anthony Nguyễn Ngọc Dũng, SDB.
Giáo Hội Năm Châu
04:03 13/09/2021

PHÚC ÂM: Ga 3, 13-17

“Con Người phải bị treo lên”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng Nicôđêmô rằng: “Không ai lên trời được, ngoài người đã từ trời xuống, tức là Con Người vốn ở trên trời. Cũng như Môsê treo con rắn nơi hoang địa thế nào, thì Con Người cũng phải bị treo lên như vậy, để những ai tin vào Người, thì không bị tiêu diệt muôn đời. “Quả thật, Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người, để tất cả những ai tin vào Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ”.

Đó là lời Chúa.
 
Sự Ô Nhục Hay Điên Rồ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:31 13/09/2021
Sự Ô Nhục Hay Điên Rồ

Có thể nói Thánh Giá gắn liền cách mật thiết với cuộc đời Kitô hữu từ dấu Thánh Giá cho đến các ảnh tượng. Chúng ta được nghe giảng dạy nhiều về mầu nhiệm thập giá của Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ. Tuy nhiên cần thú nhận rằng qua những thước phim ảnh, chẳng hạn bộ phim “Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô” do đạo diễn Mel Gibson thực hiện năm 2004 đã gây một hiệu ứng khá sâu đậm nơi tâm hồn người xem và qua đó họ cảm nhận thế nào là nỗi khổ mà Chúa Giêsu đã phải chịu.

Thánh tông đồ dân ngoại đã từng khẳng định:“Trong khi người Do-thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng về một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do-thái coi là ô nhục không thể chấp nhận và dân ngoại coi là điên rồ”(1Cr 1,22). Thiết tưởng rằng khi tìm hiểu vì sao thập giá là điều ô nhục đối với người Do Thái lúc bấy giờ và vì sao anh em lương dân xem là sự điên rồ có lẽ sẽ giúp Kitô hữu chúng thấu cảm hơn tình yêu của Chúa Kitô đã dành cho nhân loại chúng ta.

Việc hành hình thập tự giá bắt nguồn từ thời đế chế Assyria, vào khoảng năm 8.000 trước Công nguyên. Án hình này được chính quyền La Mã áp dụng khoảng năm 100 TCN. Đây là hình phạt được sử dụng để sỉ nhục công khai người nô lệ và phạm nhân mắc trọng tội. Đây cũng là biện pháp hành hình áp dụng cho những cá nhân có địa vị xã hội thấp hoặc phạm tội chống lại thể chế La Mã. Thời Chúa Giêsu, quan Philatô cho áp dụng hình phạt này rất nhiều để nghiêm trị các chí sĩ Do Thái muốn làm cách mạng đánh đuổi ngoại xâm Rôma.

Hình phạt đóng đinh trên thập giá nhằm gây ra nỗi đau thể xác cùng cực. Nhưng hình phạt đóng đinh trên thập giá còn ác độc hơn, đó là nhằm sỉ nhục tội nhân. Ngoài những chuyện hành khổ khác, tội nhân còn bị lột trần truồng trước khi bị treo lên thập giá trước đám đông dân chúng. Vào giây phút lìa đời, ruột gan của tử tội sẽ bung ra, quả thật không gì nhục nhã bằng. Với người Do Thái lúc bấy giờ thì nỗi ô nhục như tăng gấp đôi vì thập giá là án hình kìm kẹp, giam hảm dân tộc họ trong cảnh kiếp đời nô lệ cho ngoại bang Rôma.

Còn với anh em lương dân thì án hình này là một sự điên rồ cả về phía tử tội lẫn phía nhà cầm quyền. Mặc dù người La Mã thường xuyên sử dụng hình phạt thập giá, nhưng việc đóng đinh đã được một số sử gia, văn sĩ mô tả thật sự là kinh hoàng. Ông Cicero đã từng nói sự đóng đinh trên thập giá là "một sự trừng phạt tàn nhẫn và ghê tởm nhất”.

Chúng ta đừng quên dẫu rằng đã ba lần tiên báo án hình thập giá mà mình sẽ phải chịu đồng thời mời gọi những ai muốn theo mình phải can đảm vác thập giá, thế mà khi đối diện trước án hình ấy Chúa Giêsu cũng đã bồi hồi xao xuyến và nài xin Chúa Cha cất cho Người khỏi chén đắng ấy. Tin Mừng Luca còn tường thuật Người đã phải nhỏ mồ hôi pha lẫn máu trong vườn cây dầu (x.Lc 22,41-44).

Để cho nhân loại thoát khỏi cảnh kiếp đời nô lệ của thần dữ và của nhiều vị lãnh đạo cao cấp trong Do Thái giáo thời bấy giờ Chúa Giêsu đã nhận lấy thập giá, không chỉ là những nỗi khổ đau rùng rợn về phần xác mà nhất là nỗi ô nhục đáng ghê sợ. Để cho nhân loại được thoát khỏi cảnh kiếp người với người như loài lang sói tàn ác thì Chúa Giêsu đã đón nhận thập giá, một sự điên rồ trưởc mắt anh em lương dân.

Để hiểu tình Chúa yêu thương chúng ta dường nào xin hãy nhớ lại những lúc nào đó, những biến cố nào đó trong cuộc đời mà chúng ta bị khốn khổ tột cùng, nhất là bị sỉ nhục tồi tệ. Gánh chịu những sự ấy rất có thể vì lỗi chúng ta hay vì lý do nào đó khách quan. Nhưng xin đừng quên Chúa Kitô đã gánh lấy thập giá vì chúng ta và cho chúng ta được tự do và hạnh phúc cả đời này lẫn đời sau. Hiểu được điều này thì chúng ta sẽ mạnh mẽ tuyên xưng cùng với thánh Phaolô: “Ước gì tôi chẳng hãnh diện về điều gì ngoài thập giá Đức Kitô…Vinh quang của ta là thánh giá Chúa Kitô…(x.Gl 6,14)

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
19:12 13/09/2021

11. Người tham lam thế gian thì giống như tên ăn mày luôn luôn cảm thấy đói, bởi vì họ không biết dùng tài sản mình có cách thỏa mãn.

(Thánh Bernad)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"


--------------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
19:20 13/09/2021
59. NGỐC NÓI CHUYỆN NĂM MƠ

Có một thư sinh ngốc, buổi sáng thức dậy nói với đầy tớ:

- “Tối hôm qua mày có nằm mộng thấy ta không?”

Người đầy tớ trả lời:

- “Không”.

Thư sinh ngốc lớn tiếng chửi:

- “Tao nằm mơ thấy mày rất rõ ràng, tại sao mầy làm biếng?”

Thế là chạy qua bên bà mẹ tố cáo:

- “Thằng đấy tớ đó rất ngốc phải đánh nó, con năm mơ thấy nó rất rõ ràng, vậy mà nó nói không mơ thấy con, sao có thể như thế được chứ? ”

(Tiếu tiếu lục)

Suy tư 59:

Các bạn trẻ thường nói đùa với nhau rằng: ngốc vừa vừa thôi, cho người ta ngốc với chứ”, câu này ám chỉ rằng cái rất dễ làm dễ hiểu mà lại không biết không hiểu...

Cái rất dễ làm của người Ki-tô hữu là cầu nguyện, cái rất dễ hiểu của người Ki-tô hữu là nhìn thấy Đức Chúa Giê-su ở nơi tha nhân. Vậy mà có những người Ki-tô hữu nói rằng mình không biết cầu nguyện, mặc dù học giáo lý từ thuở...lên ba; và có những người Ki-tô hữu nói rằng mình không thể nào nhìn thấy Đức Chúa Giê-su, mặc dù họ được các linh mục và các dì phước dạy rằng tất cả mọi người đều là con cái của Thiên Chúa.

Ngốc như anh chàng thư sinh là quá lắm rồi không còn gì để ngốc nữa, nhưng người ta sẽ cho rằng người Ki-tô hữu sẽ ngốc hơn, khi có rất nhiều phương thế để nên thánh do Đức Chúa Giê-su lập ra, ban cho mà không chịu dùng...

Đúng là ngốc thật !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tôn cao mọi Thánh Giá
Lm. Minh Anh
21:04 13/09/2021

TÔN CAO MỌI THÁNH GIÁ
“Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để tất cả những ai tin vào Con của Ngài, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời!”.

Thế giới vẫn nhớ cuộc duyệt binh ngày Quốc Tế Lao Động, 01/5/1990, tại Quảng trường Đỏ Moscova. Thế nhưng, theo sau các đoàn binh chủng, tên lửa, xe tăng là tiếng la ó của đoàn người biểu tình; họ hét vào lễ đài, nơi Mikhail Gorbachev ngồi chủ toạ, “Bánh mì! Tự do! Sự thật!”. Một nhóm tín hữu Chính Thống Giáo đã kiệu một cây Thánh Giá cao gần 3 m với những dải màu. Lúc đi qua trước mặt nhà lãnh đạo Liên Xô, các linh mục nâng cao ‘gánh nặng’ của họ. Thánh Giá nổi bật trên đám đông, vươn thẳng lên trời; Chúa Giêsu đã che khuất các khuôn mặt khổng lồ của Karl Marx, Friedrich Engels và Vladimir Lenin. Một linh mục hét lên oang oang át cả tiếng ồn ào, vọng thẳng về phía ông Tổng bí thư đang giận dữ, “Mikhail Gorbachev! Chúa Kitô đã sống lại!”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Chúa Kitô đã sống lại!” là lý do Giáo Hội mừng lễ Suy Tôn Thánh Giá hôm nay. Giáo Hội tôn vinh Chúa Cha, Đấng quyền năng, đã tôn vinh Con Ngài qua cái chết thập giá. Ngày lễ hôm nay còn tiết lộ rằng, Thiên Chúa còn có thể ‘tôn cao mọi Thánh Giá’ của con cái Ngài; qua chúng, Ngài ban ơn cứu độ cho chúng ta và cho toàn thế giới. Vì “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để tất cả những ai tin vào Con của Ngài, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời!”.

Nếu Chúa Giêsu không hiến mạng sống Ngài trên thập giá, thập giá sẽ không bao giờ là biểu tượng của ‘mừng vui’. Tự bản thân, thập giá là công cụ của sỉ nhục, của tra tấn và của cái chết! Thế nhưng, Chúa chúng ta, Đấng đã bị đóng chặt xác thân trên công cụ đó với một trái tim đầy tình yêu và xót thương; nên thập giá ấy trở thành suối nguồn ơn cứu độ. Từ đó, thập giá được xem là vật thánh và được chúc phúc, ‘Thánh Giá’; được treo trong nhà, đeo trên cổ, trong túi áo với chuỗi Mân Côi. Thánh Giá giờ đây là hình ảnh cao quý để chúng ta hướng về Thiên Chúa trong tạ ơn và phó thác; bởi lẽ, nhờ Thánh Giá, chúng ta được cứu sống đời đời. Hình ảnh con rắn xưa cứu sống dân Chúa, sách Dân Số hôm nay gợi nhớ, tiền trưng cho Thánh Giá của Chúa Kitô vậy!

Kinh ngạc thay! Một trong những công cụ tra tấn chết chóc tồi tệ nhất, lại trở nên một trong những công cụ cứu độ linh thiêng nhất trên trần gian. Hiểu được sự thật này, chúng ta nhận thức rằng, Thiên Chúa có thể làm bất cứ điều gì và mọi điều; Ngài có thể sử dụng điều tồi tệ nhất để biến nó thành điều tốt nhất. Ngài sử dụng cái chết để mang lại sự sống! Thư Philipphê hôm nay nói đến công trình của Thiên Chúa khi cho Chúa Con chiến thắng, “Thiên Chúa đã tôn vinh Ngài!”.

Vậy thập giá nặng nhất, căn duyên khổ đau lớn nhất của Anh Chị em là gì? Rất có thể, như chúng ta thường nghĩ, nó gây đau đớn; vì thế, thập giá và khổ đau là những gì chúng ta tìm cách loại bỏ. Chúng ta dễ dàng nghĩ rằng, giá như cái này, cái kia thay đổi hoặc bị loại bỏ, cuộc sống sẽ tốt hơn. Đang khi sự thật là, dù thập giá nặng nhất của chúng ta là gì; là dịch bệnh, là nghèo đói, là bất công… nó vẫn tiềm ẩn một khả năng phi thường để trở nên suối nguồn ân sủng thực sự trong cuộc sống chúng ta và thế giới; ngay cả tội lỗi. Phải, ngay cả tội lỗi! Vì nếu tội lỗi, nhờ Thánh Giá, tội nhân trở thành hối nhân; lãnh nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa, thì tội là hồng phúc vậy. Thế nhưng, tất cả chỉ có thể được thực hiện nếu thập giá được ôm lấy trong đức tin và hy vọng, để từ đó, Chúa Kitô có thể đưa nó lên cao, gắn kết nó với thập giá của Ngài. Như vậy, qua thập giá Chúa Kitô, Thiên Chúa ‘tôn cao mọi Thánh Giá’ của những ai tin nhận Đấng hiến mình trên đó. Và đây là kiến tạo độc đáo trong kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa, như Thánh Vịnh đáp ca nhắc nhở, “Anh em đừng lãng quên những việc Thiên Chúa làm!”.

Anh Chị em,

Thiên Chúa có thể ‘tôn cao mọi Thánh Giá’ của con cái Ngài. Đức Gioan Phaolô II khi tuổi đã cao, sức đã yếu, khó khăn chồng chất; Ngài được hỏi, liệu có muốn từ chức không? Ngài trả lời, “Trên Thánh Giá, Chúa Giêsu đâu đòi bước xuống, mà tôi đòi!”. Kết hợp với Thánh Giá Chúa Giêsu, thập giá chúng ta sẽ nên giá cứu chuộc linh hồn mình và linh hồn người khác; khi chúng ta biết giương cao ‘gánh nặng’ đời mình lên để đóng đinh nó vào Thánh Giá Ngài. Chúa Giêsu, như một bác sĩ phẫu thuật, trước khi cắt chỉ, trỏ tay lên ngực và đồng cảm với bệnh nhân rằng, “Tôi cũng bị như vậy, hãy xem vết sẹo của Tôi!’; rồi Ngài chỉ vào vết thương hở hoác ở cạnh sườn và nói, “Tôi cũng là nạn nhân của sự dữ và sự chết”. Vì thế, Ngài sẵn sàng thánh hoá thập giá của chúng ta, biến đổi nó nên Thánh Giá cứu độ của Ngài.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin cho con biết ôm lấy thập giá đời con, hầu nó có thể trở nên khí cụ cho vinh hiển Chúa, Đấng ‘tôn cao mọi Thánh Giá’ của những ai tin nhận và yêu mến Ngài”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại Dinh Tổng thống
J.B. Đặng Minh An dịch
05:21 13/09/2021

Như chúng tôi đã đưa tin, lúc 14:30 ngày Chúa Nhật 12 tháng 9, đã có nghi thức chào tạm biệt tại sân bay quốc tế Budapest. Sau đó, Đức Thánh Cha đã đến Bratislava lúc 15:30, theo giờ địa phương.

Lúc 16:30, Đức Thánh Cha đã tham dự cuộc gặp gỡ đại kết tại Toà Sứ thần ở Bratislava.

Sinh hoạt cuối cùng trong ngày Chúa Nhật là cuộc gặp riêng các tu sĩ dòng tên tại Toà Sứ thần ở Bratislava.

Sáng Thứ Hai, lúc 09:15 đã có nghi thức tiếp đón tại Dinh Tổng thống ở Bratislava

Đức Thánh Cha sau đó đã gặp gỡ tổng thống tại “Sảnh Vàng” của Dinh Tổng thống.

Lúc 10h, ngài gặp gỡ chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại vườn của Dinh Tổng thống.

Trong diễn từ tại đây, Đức Thánh Cha nói:

Thưa tổng thống,

Các thành viên của Chính phủ và ngoại giao đoàn,

Quý nhà lãnh đạo tôn giáo và dân sự,

Kính thưa quý vị,


Tôi biết ơn Tổng thống Zuzana Čaputová vì những lời chào mừng của bà nhân danh bà và toàn thể quốc gia. Trong lời chào đến tất cả các bạn, tôi bày tỏ niềm vui khi có mặt tại Slovakia. Tôi đã đến như một người hành hương đến với một đất nước trẻ, nhưng là một đất nước có lịch sử lâu đời, một vùng đất có nguồn gốc sâu xa nằm ở trung tâm của Âu Châu. Quả thật mảnh đất này đã và luôn là ngã ba đường. Đây là một tiền đồn của Đế chế La Mã và là điểm gặp gỡ giữa Kitô Giáo Tây phương và Đông phương. Từ Đại Quốc Moravia đến Vương quốc Hung Gia Lợi, từ Cộng hòa Tiệp Khắc cho đến ngày nay, các bạn đã vượt qua nhiều thử thách và đạt được sự hòa nhập và khác biệt thông qua một quá trình về cơ bản là hòa bình. Cách đây 28 năm, thế giới dõi theo với sự ngưỡng mộ trước sự xuất hiện hòa bình của hai quốc gia độc lập.

Lịch sử lâu đời này thách thức Slovakia trở thành một thông điệp hòa bình giữa lòng Âu Châu. Lời kêu gọi đó được gợi lên bởi sọc xanh lớn trên lá cờ của các bạn, biểu tượng cho tình anh em với các dân tộc Slav. Tình huynh đệ như vậy là cần thiết cho tiến trình hội nhập ngày càng bức thiết. Hơn nữa, trong những ngày này, sau những tháng dài và vất vả của đại dịch, hoàn toàn nhận thức được những khó khăn phải đối mặt, chúng ta mong đợi với hy vọng về một sự trỗi dậy kinh tế được ủng hộ bởi các kế hoạch phục hồi của Liên minh Âu Châu. Tuy nhiên, luôn có nguy cơ khuất phục trước sự thiếu kiên nhẫn và sự lôi cuốn của lợi nhuận, dẫn đến cảm giác hưng phấn thoáng qua, thay vì gắn kết mọi người lại với nhau, lại chỉ chứng tỏ sự chia rẽ. Sự phục hồi kinh tế mà thôi cũng chưa đủ trong một thế giới tự nó đã trở thành ngã ba đường, trong đó tất cả đều được kết nối với nhau. Ngay cả khi các cuộc chiến giành ưu thế được tiến hành trên nhiều mặt trận khác nhau, cầu mong quốc gia này vẫn có thể khẳng định lại thông điệp về hội nhập và hòa bình. Và cầu mong Âu Châu được phân biệt bởi một tình đoàn kết, khi vượt lên trên các biên giới, có thể đưa nó trở lại trung tâm của lịch sử.

Lịch sử Slovakia đã được ghi dấu ấn không thể xóa nhòa bởi đức tin. Tôi hy vọng rằng đức tin, tự bản chất của nó, sẽ khuyến khích các dự án và cảm xúc được truyền cảm hứng từ tình huynh đệ, dựa trên kinh nghiệm sử thi của hai anh em thánh Cyrilô và Methođiô. Họ đã làm việc để truyền bá Phúc âm vào thời điểm mà các Kitô Hữu của lục địa này đang hợp nhất; ngày nay họ tiếp tục đoàn kết các cộng đồng tôn giáo khác nhau ở vùng đất này. Cyrilô và Methođiô đồng hóa với tất cả, và tìm kiếm sự hiệp thông với tất cả: người Slav, người Hy Lạp, cũng như người Latinh. Niềm tin vững chắc của họ được thể hiện qua sự cởi mở tự phát hướng đến người khác. Đây là di sản mà bây giờ anh chị em được kêu gọi để bảo tồn, để trong thời đại của chúng ta, các bạn cũng có thể là một dấu chỉ của sự hợp nhất.

Các bạn thân mến, xin cho lòng các bạn luôn vun đắp ơn gọi huynh đệ này, cùng với những món quà ấm áp và chân thành của quê hương. Sự hiếu khách là cực kỳ quan trọng đối với các bạn: Tôi bị ấn tượng bởi phong tục Slavic là tặng bánh mì và muối cho du khách như một dấu chỉ chào đón. Tôi muốn cùng các bạn suy ngẫm về những món quà đơn sơ nhưng quý giá, rất giàu ý nghĩa Phúc Âm.

Chúa đã chọn bánh để hiện diện giữa chúng ta. Bánh là thứ thiết yếu. Kinh thánh ra lệnh cho chúng ta đừng tích trữ bánh của mình, nhưng hãy chia sẻ nó. Bánh được nói đến trong Tin Mừng luôn là bánh được bẻ ra. Điều này gửi đi một thông điệp mạnh mẽ cho cuộc sống của chúng ta với tư cách là một cộng đồng: nó nhắc nhở chúng ta rằng sự giàu có thực sự không chỉ đơn giản là nhân lên những thứ chúng ta có, mà là chia sẻ chúng một cách công bằng với những người xung quanh. Tấm bánh nói với chúng ta về sự yếu đuối; nó đòi hỏi chúng ta phải quan tâm đặc biệt đến những người dễ bị tổn thương ở giữa chúng ta. Không ai bị kỳ thị hoặc bị phân biệt đối xử. Cách nhìn người khác của Kitô Hữu chúng ta không coi họ là gánh nặng hay vấn đề, mà coi họ là những người anh chị em cần được giúp đỡ và bảo vệ.

Bánh được chia sẻ một cách công bằng nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của công lý, của việc cho mỗi người những cơ hội để hoàn thiện. Chúng ta cần hợp tác xây dựng một tương lai trong đó luật pháp được áp dụng công bằng cho tất cả mọi người, dựa trên một hệ thống công lý không phải để rao bán. Nếu công lý không phải là một lý tưởng trừu tượng, mà trở thành hiện thực như bánh, thì cần phải tiến hành một cuộc chiến nghiêm túc chống tham nhũng và trên hết, pháp quyền phải được thúc đẩy và phải thắng thế.

Bánh cũng không thể tách rời với một tính từ: “hằng ngày” (x. Mt 6,11), “bánh hằng ngày”. Bánh hàng ngày có nghĩa là công việc hàng ngày. Cũng như không có bánh thì không có dinh dưỡng, không có lao động thì không có phẩm giá. Trên nền tảng của một xã hội công bằng và huynh đệ chúng ta phải thấy quyền của mỗi người được nhận bánh việc làm, để không ai cảm thấy bị gạt ra ngoài lề hoặc bị buộc phải rời bỏ gia đình và quê hương để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn.

“Anh em là muối cho đời” (Mt 5:13). Muối là biểu tượng đầu tiên mà Chúa Giêsu dùng để dạy các môn đệ. Hơn bất cứ điều gì, muối mang lại hương vị cho thực phẩm; nó nhắc nhở chúng ta về hương vị mà cuộc sống của chúng ta cần, nếu không chúng trở nên vô vị. Các cấu trúc có tổ chức và hiệu quả sẽ không đủ để cải thiện cuộc sống của chúng ta với tư cách là một cộng đồng nhân bản. Chúng ta cần hương vị, hương vị của sự đoàn kết. Cũng giống như muối chỉ mang lại hương vị bằng cách hòa tan, cũng thế xã hội cũng phải tái khám phá lại hương vị của nó thông qua sự quảng đại nhưng không của những người dành cả cuộc đời mình cho người khác. Điều này rất tốt cho những người trẻ tuổi nói riêng khi được khuyến khích, cảm thấy rằng họ có một phần đóng góp trong việc định hình tương lai của đất nước, để họ có thể khắc cốt ghi tâm và làm giàu thêm lịch sử bằng ước mơ và sự sáng tạo của mình. Không thể có sự đổi mới nếu không có những người trẻ tuổi, nhưng cuối cùng họ thường bị chủ nghĩa tiêu dùng làm cho cuộc sống trở nên nhạt nhẽo và buồn tẻ. Ở Âu Châu, có quá nhiều người sống cuộc sống mệt mỏi và thất vọng, bị choáng ngợp bởi nhịp sống điên cuồng và không có khả năng tìm ra lý do cho cảm hứng và hy vọng. Thành phần bị thiếu là mối quan tâm cho những người khác. Khi chúng ta cảm thấy có trách nhiệm với người khác, điều này mang lại hương vị cho cuộc sống của chúng ta và cho phép chúng ta nhận ra rằng những gì chúng ta cho đi thực sự là một món quà chúng ta làm cho chính mình.

Vào thời Chúa Giêsu, muối mang lại hương vị nhưng nó cũng được dùng để bảo quản thực phẩm, giữ cho thực phẩm không bị hư hỏng. Tôi hy vọng rằng các bạn sẽ không bao giờ cho phép những hương vị phong phú của những truyền thống tốt đẹp nhất của các bạn bị hư hỏng bởi sự hời hợt của chủ nghĩa tiêu dùng và lợi ích vật chất. Hoặc bằng các hình thức thực dân hóa ý thức hệ. Ở những vùng đất này, chỉ cách đây vài thập kỷ, đã có một hệ thống ý thức hệ độc tôn bóp nghẹt tự do. Ngày nay, một hệ thống ý thức hệ độc tôn khác đang làm mất đi quyền tự do tư tưởng, giản lược tiến bộ trong phạm vi lợi nhuận và nhân quyền trong phạm vi các nhu cầu cá nhân. Ngày nay, muối của đức tin hoạt động không phải bằng cách phản ứng theo cách thế gian, bằng cách tham gia vào các cuộc chiến tranh văn hóa, nhưng bằng cách âm thầm và khiêm tốn gieo hạt giống nước Chúa, đặc biệt bằng chứng tá bác ái, yêu thương. Hiến pháp của các bạn thể hiện mong muốn rằng đất nước này được xây dựng trên di sản của các Thánh Cyrilô và Methođiô, những người bảo trợ của Âu Châu. Không áp đặt hay áp lực, họ đã làm phong phú thêm nền văn hóa bằng Tin Mừng và do đó thiết lập các tiến trình có lợi cho tiến bộ. Đây là con đường để đi theo: không phải là dự phần vào các cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng và địa vị, mà là con đường được các thánh chỉ ra, con đường của các Mối Phúc. Vì các Mối phúc là nguồn cảm hứng cho một cái nhìn của Kitô Hữu về xã hội.

Các Thánh Cyrilô và Methođiô cũng cho thấy rằng gìn giữ những gì tốt đẹp không có nghĩa là lặp lại quá khứ, mà là cởi mở với sự mới mẻ mà không bao giờ đánh mất cội nguồn của mình. Lịch sử của các bạn có rất nhiều nhà văn, nhà thơ và những người nam nữ của nền văn hóa từng là muối của đất nước. Muối gây đau nhói khi đặt lên vết thương, cũng thế, cuộc đời của họ thường phải trải qua thập giá đau khổ. Bao nhiêu người nam nữ lừng lẫy đã phải chịu đựng cảnh tù đày, nhưng vẫn được tự do bên trong, là một tấm gương sáng ngời về lòng dũng cảm, sự chính trực và thái độ chống lại sự bất công! Và hơn hết là sự tha thứ. Đó là muối cho đời của các bạn.

Đại dịch là thử thách lớn của thời đại chúng ta. Nó đã dạy chúng ta rằng, ngay cả khi tất cả chúng ta đang ở trên cùng một con thuyền, thật là quá dễ bị cám dỗ rút lui và chỉ nghĩ về bản thân mình. Thay vào đó, chúng ta hãy đặt ra một bước mới từ nhận thức rằng tất cả chúng ta đều yếu đuối và cần người khác. Không ai có thể tách rời nhau, dù là cá nhân hay quốc gia. Mong sao chúng ta chấp nhận thách thức của cuộc khủng hoảng này, điều này chỉ khiến chúng ta “càng cấp bách hơn khi chúng ta suy nghĩ lại về phong cách sống của mình” (Fratelli Tutti, 33 tuổi). Sẽ là vô ích nếu các bạn chỉ đờn thuần chỉ trích những sự kiện trong quá khứ; chúng ta cần phải xắn tay áo và cùng nhau làm việc để xây dựng tương lai. Tôi khuyến khích các bạn làm như vậy, ngước mắt lên như khi các bạn nhìn vào dãy núi Tatra lộng lẫy của mình. Ở đó, giữa những khu rừng và những đỉnh núi hướng lên trời, Chúa dường như gần gũi hơn và tạo vật xuất hiện như một ngôi nhà hoang sơ mà qua nhiều thế kỷ đã che chở cho thế hệ này sang thế hệ khác. Các ngọn núi của các bạn kết hợp thành một dãy với nhiều đỉnh núi và cảnh quan khác nhau, trải dài qua các biên giới quốc gia để cùng nhau tạo nên vẻ đẹp của các dân tộc khác nhau. Hãy trau dồi vẻ đẹp này, vẻ đẹp của toàn thể. Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực, lòng dũng cảm và sự chia sẻ, sự nhiệt tình và sáng tạo. Tuy nhiên, đó là công lao của con người được Chúa ban cho. Xin Chúa phù hộ bạn. Xin Chúa phù hộ cho vùng đất này. Nech Boh žehná Slovensko! Chúa phù hộ cho Slovakia. Cảm ơn các bạn.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
 
Diễn từ của Đức Phanxicô tại cuộc gặp gỡ Hội Đồng Đại kết Slovakia
Vũ Văn An
05:28 13/09/2021

Các Thành viên của Hội đồng Đại kết các Giáo hội ở Slovakia thân mến,

Tôi xin ngỏ cùng qúy vị lời chào thân ái và tôi cảm ơn qúy vị đã chấp nhận lời mời của tôi và đến đây với tôi. Tôi đến đây với tư cách một người hành hương ở Slovakia, và qúy vị ở đây với tư cách là những vị khách được chào đón tại Tòa sứ thần này! Tôi rất vui vì cuộc gặp gỡ đầu tiên của tôi với qúy vị. Đó là một dấu hiệu cho thấy đức tin Kitô giáo là - và mong muốn là - hạt giống hợp nhất và men của tình huynh đệ ở đất nước này. Tôi cảm ơn Đức Thượng Phụ, hiền đệ thân yêu Rastislav, vì sự hiện diện của ngài. Tôi biết ơn Đức Giám Mục Ivan, Chủ tịch Hội đồng Đại kết, vì những lời lẽ của ngài đã làm chứng cho cam kết của ngài tiếp tục đồng hành với nhau trong việc chuyển từ xung đột sang hiệp thông.



Các cộng đồng của qúy vị đã có một khởi đầu mới sau nhiều năm bị chế độ vô thần bách hại, khi quyền tự do tôn giáo bị bóp nghẹt hoặc đàn áp nghiêm khắc. Rồi, cuối cùng, tự do đó đã trở lại. Bây giờ, qúy vị đang chia sẻ trải nghiệm trưởng thành tương tự, trong đó qúy vị đang tiến tới chỗ khám phá ra việc được sống niềm tin của qúy vị trong tự do đẹp đẽ xiết bao, nhưng cũng khó khăn như thế nào. Vì luôn có cơn cám dỗ muốn quay trở lại với cảnh nô lệ, không phải nô lệ cho một chế độ, mà là một thứ nô lệ thậm chí còn tồi tệ hơn: một ách nô lệ bên trong.

Đó là điều Dostoevsky đã cảnh cáo trong Truyền thuyết về Tòa Dị Giáo Vĩ đại nổi tiếng của mình. Chúa Giêsu trở lại trái đất và một lần nữa bị cầm tù. Quan tòa Dị giáo nói thẳng: Ông ta buộc tội Chúa Giêsu đã đánh giá quá cao tự do của con người. Ông ta nói với Người: “Ông muốn đi vào thế giới tay không, với lời hứa tự do mà họ, trong sự đơn sơ và rối loạn bẩm sinh thậm chí không thể tưởng tượng nổi, một thứ tự do kinh hoàng và đáng sợ, vì không bao giờ có điều gì chịu không nổi đối với con người bằng phải tự do!" (Anh em nhà Karamazov, Phần II, Quyển V, Ch. 5). Ông ta thậm chí còn đi xa hơn nữa, nói thêm rằng con người rất muốn đánh đổi tự do của họ để có được một chế độ nô lệ thoải mái hơn: đó là phục tùng ai đó sẽ quyết định thay cho họ, miễn là họ có bánh ăn và an toàn. Ông ta thậm chí còn trách móc Chúa Giêsu vì đã không chọn trở thành Xêda, để khuất phục lương tâm con người và thiết lập hòa bình bằng vũ lực. Thay vào đó, Chúa Giêsu tiếp tục đề nghị tự do, trong khi nhân loại kêu gào “bánh mì và một chút gì khác thế”.

Các hiền đệ thân mến, cầu mong điều này đừng xảy ra với chúng ta! Chúng ta hãy giúp nhau đừng bao giờ rơi vào cạm bẫy của việc hài lòng với bánh mì và một chút gì khác thế. Đó là một nguy hiểm mà chúng ta tự động cảm thấy một khi chúng ta nghĩ rằng các tình huống đang trở lại bình thường, khi chúng ta cảm thấy mọi sự đã lắng xuống và chúng ta được an ổn trong niềm hy vọng có được một cuộc sống an bình và yên tĩnh. Lúc đó, mục tiêu của chúng ta không còn là “sự tự do mà chúng ta có trong Chúa Giêsu Kitô” (Gl 2: 4), chân lý của Người đã giải phóng chúng ta (x. Ga 8:32), mà là dựng cọc định mức không gian và các đặc ân, điều mà trong tương quan với Tin Mừng, là “bánh mì và một chút gì khác thế”. Ở đây, từ trái tim Châu Âu, chúng ta có thể tự hỏi: các Kitô hữu chúng ta có mất đi phần nào lòng nhiệt thành đối với việc rao giảng Tin Mừng và làm chứng tiên tri không? Sự thật của Tin Mừng có giải thoát chúng ta không? Hay chúng ta nghĩ chúng ta tự do khi có thể xác định được các vùng an toàn cho phép chúng ta giữ được mọi điều trong quyền kiểm soát và bình thản đi theo con đường của mình mà không gặp phải những trở ngại đặc thù? Bằng lòng với bánh mì và sự an toàn, có phải chúng ta đã mất đà trong việc tìm kiếm sự hợp nhất mà Chúa Giêsu vốn đã cầu xin cho có, một sự hợp nhất chắc chắn đòi hỏi sự tự do trưởng thành phát sinh từ những quyết định chắc chắn, từ sự chịu đựng và hy sinh, nhưng đó cũng là lý do để thế giới tin tưởng (xem Ga 17:21)? Chúng ta đừng chỉ quan tâm đến những điều có thể mang lại lợi ích cho cộng đồng cá thể của chúng ta. Tự do của anh chị em chúng ta cũng là tự do của chúng ta, vì tự do của chúng ta không trọn vẹn nếu không có tự do của họ.

Tại những lãnh thổ này, việc truyền giảng Tin Mừng bắt đầu bằng tình anh em và được đóng ấn bởi hai anh em thánh Cyril và Methodius của Texalônica. Là những nhân chứng của một Kitô giáo vẫn được đánh dấu bằng sự hợp nhất và nhiệt thành rao giảng Tin Mừng, xin các ngài giúp chúng ta kiên trì trên hành trình của mình bằng cách nuôi dưỡng hiệp thông huynh đệ của chúng ta nhân danh Chúa Giêsu. Vì vấn đề này, làm thế nào chúng ta có thể hy vọng rằng Châu Âu sẽ khám phá lại cội nguồn Kitộ giáo của họ khi bản thân chúng ta không bắt rễ sâu vào hiệp thông trọn vẹn? Làm sao chúng ta có thể mơ về một Châu Âu không có ý thức hệ nếu chúng ta thiếu can đảm đặt tự do của Chúa Kitô trước nhu cầu của từng nhóm tín hữu cá thể? Thật khó mà mong chờ Châu Âu ngày càng chịu ảnh hưởng và làm cho phong phú bởi Tin Mừng nếu chúng ta không bối rối trước sự kiện, trên lục địa này, chúng ta chưa hoàn toàn hợp nhất và không quan tâm đến nhau. Những lợi ích đặc thù, lý lẽ lịch sử và các liên hệ chính trị không nên là những trở ngại không thể vượt qua trên con đường của chúng ta. Xin các Thánh Cyril và Methodius, “tiền hô của chủ nghĩa đại kết” (Thánh Gioan Phaolô II, Slavorum Apostoli, 14) giúp chúng ta nỗ lực hết sức làm việc cho việc hòa giải sự đa dạng trong Chúa Thánh Thần. Xin các ngài giúp chúng ta đạt được sự hợp nhất, mà không đồng nhất, có khả năng trở thành dấu chỉ và nhân chứng cho sự tự do của Chúa Kitô, Chúa là Đấng đã nới lỏng các ràng buộc của quá khứ và chữa chúng ta khỏi mọi sợ hãi và lo âu.

Vào thời các ngài, các thánh Cyril và Methodius đã cho phép Lời Chúa thành xương thịt trên các vùng đất này (x. Ga 1:14). Sau đây tôi xin chia sẻ với qúy vị hai gợi ý như lời khuyên huynh đệ để truyền bá Tin Mừng tự do và hợp nhất ngày nay. Gợi ý thứ nhất liên quan tới chiêm niệm. Một đặc điểm khác biệt của các dân tộc Slav, một đặc điểm mà qúy vị cùng được kêu gọi để bảo tồn, là tinh thần chiêm niệm, trên cơ sở đức tin trải nghiệm, vượt ra ngoài các khái niệm triết học và thậm chí cả thần học để nắm lấy mầu nhiệm. Qúy vị hãy giúp đỡ lẫn nhau để vun đắp truyền thống linh đạo này, điều mà Châu Âu rất cần đến. Giáo hội ở phương Tây đặc biệt khao khát điều này, để khám phá lại vẻ đẹp của việc thờ phượng Thiên Chúa và tầm quan trọng của việc không xem cộng đồng đức tin chủ yếu theo các chương trình và tính hiệu năng của tổ chức.

Gợi ý thứ hai liên quan đến hành động. Sự hợp nhất không đạt được bao nhiêu bởi ý hướng tốt và sự đồng thuận về một số giá trị chung, nhưng bằng cách cùng nhau làm một điều gì đó cụ thể cho những người đưa chúng ta đến gần Chúa nhất. Họ là ai? Họ là những người nghèo, vì trong họ, Chúa Giêsu hiện diện (x. Mt 25,40). Tham gia vào các công việc bác ái có thể mở ra những chân trời rộng lớn hơn và giúp chúng ta đạt được nhiều tiến bộ hơn trong việc vượt qua định kiến và hiểu lầm. Đó cũng là một phẩm chất theo truyền thống rất quan trọng ở đất nước này, nơi mà các học sinh học thuộc lòng bài thơ có những dòng rất đẹp sau đây: “Khi một người lạ gõ cửa nhà chúng ta với sự tin tưởng chân thành: dù người đó có thể là ai, dù đến từ gần hay ở xa, ngày hay đêm, ơn phúc của Chúa vẫn chờ đợi trên bàn của chúng ta ”(SAMO CHALUPKA, Mor ho!, 1864). Xin cho quà phúc Thiên Chúa hiện diện trên bàn ăn của tất cả mọi người, để dù chưa được dùng chung bữa ăn Thánh Thể, chúng ta vẫn có thể cùng nhau nghinh đón Chúa Giêsu bằng cách phục vụ Người trong những người nghèo khó. Đó sẽ là một dấu hiệu hùng hồn hơn muôn vàn lời nói, và sẽ giúp xã hội dân sự hiểu, đặc biệt trong những thời điểm khó khăn này, rằng chỉ khi đứng về phía những người yếu đuối nhất, tất cả chúng ta mới có thể sống sót qua đại dịch hiện nay.

Các anh chị em thân mến, tôi cảm ơn sự hiện diện của anh chị em và hành trình mà anh chị em đang cùng nhau thực hiện. Lòng tốt và sự hiếu khách đặc trưng của người dân Slovakia, truyền thống chung sống hòa bình và sự hợp tác của anh chị em vì phúc lợi của đất nước là những điều quý giá cho việc truyền bá Tin Mừng. Tôi khuyến khích anh chị em theo đuổi hành trình đại kết của mình, rất cần thiết và phong phú. Tôi đảm bảo với anh chị em sẽ nhớ đến anh chị em trong lời cầu nguyện của tôi, và tôi xin anh chị em, làm ơn, hãy nhớ đến tôi trong lời cầu nguyện của anh chị em.

Cảm ơn anh chị em.
 
Thánh Lễ Đại Trào Tuyên Chân Phước cho vị HY lãnh đạo cuộc kháng chiến chống cộng sản của GH Ba Lan
Đặng Tự Do
05:36 13/09/2021


Một Hồng Y của Vatican đã tuyên chân phước cho hai nhân vật lừng lẫy của Công Giáo Ba Lan trong thế kỷ 20 vào hôm Chúa Nhật.

Đức Hồng Y Marcello Semeraro, tổng trưởng Bộ Tuyên thánh, đã tuyên bố Đức Hồng Y Stefan Wyszyński và Mẹ Elżbieta Róża Czacka được tuyên Chân Phước trong một thánh lễ tại Đền thờ Chúa Quan phòng ở thủ đô Warsaw của Ba Lan.

Ngài ca ngợi Đức Hồng Y Wyszyński, Giáo chủ Ba Lan, là người đã lãnh đạo cuộc kháng chiến của Giáo hội chống lại chủ nghĩa cộng sản, và Sơ Czacka, một nữ tu mù đã cách mạng hóa việc chăm sóc người khiếm thị, vì đã đưa ra một “mô hình phục vụ”.

“Các vị mới được tuyên Chân Phước ngày hôm nay đã nhận được từ quốc gia này đức tin tốt đẹp không gì sánh được cùng với sức sống của truyền thống yêu mến Chúa lâu đời hàng thế kỷ”, Đức Hồng Y tổng trưởng nói trong Thánh lễ ngày 12 tháng 9, lễ kính Thánh Danh Đức Trinh Nữ Maria.

“Đáp lại, các vị đã trao tặng lại cho mọi người những gì? Thưa: các ngài đưa ra một niềm xác tín về quyền tối thượng của Thiên Chúa. ‘Soli Deo’ – ‘Chỉ duy có Chúa mà thôi’ - là khẩu hiệu giám mục của Đức Hồng Y Wyszyński. Phương châm ấy có khả năng khôi phục nhân phẩm cho con người”.

“Các vị đã đưa ra lời chứng về một đời sống trung thành với Tin Mừng, bằng mọi giá. Các vị đã để lại một mô hình phục vụ cho những người cụ thể đang quẫn bách, ngay cả khi không có ai đoái hoài đến người ấy, và sự thờ ơ dường như chiếm ưu thế”.

Số người tham dự buổi lễ đã bị hạn chế do đại dịch coronavirus. Các giám mục Ba Lan khuyến khích người Công Giáo tham dự các lễ kỷ niệm ở địa phương và theo dõi việc phong chân phước trên truyền hình và trực tuyến.

Buổi lễ diễn ra cùng lúc với Thánh lễ bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế tại Budapest, Hung Gia Lợi, do Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành.

Trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

“Ngày hôm nay, cách đây không xa, tại Warszawa, hai nhân chứng của Tin Mừng được tuyên phong Chân Phước: đó là Đức Hồng Y Stefan Wyszyński và Sơ Elisabetta Czacka, đấng sáng lập Dòng Các Nữ Tu Dòng Thánh Giá Phanxicô. Hai nhân vật hiểu biết rõ ràng về thập tự giá: Vị Giáo Chủ Ba Lan, bị bắt và bị biệt giam, luôn là một mục tử can đảm noi theo trái tim của Chúa Kitô, sứ giả của tự do và phẩm giá con người; Sơ Elizabeth, người bị mất thị lực khi còn rất nhỏ, đã dành cả cuộc đời mình để giúp đỡ người mù. Gương của những vị vừa được tuyên Chân Phước kích thích chúng ta biến bóng tối thành ánh sáng bằng sức mạnh của tình yêu.”

Những người nhận được các phép lạ mở đường cho việc tuyên Chân Phước đã tham dự buổi lễ.

Karolina Gawrych, 18 tuổi, mang theo di vật của sơ Czacka, là người đã giúp cô hồi phục sau một tai nạn kinh hoàng.

Di tích của Đức Hồng Y Wyszyński đã được đưa lên bàn thờ bởi Sơ Nulla, người đã hồi phục sau một khối u dài 5cm trong cổ họng sau khi các thành viên trong cùng dòng đã xin sự cầu bầu của vị Hồng Y.

Tại buổi lễ, Đức Hồng Y tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh thông báo rằng lễ nhớ Sơ Czacka sẽ được tổ chức hàng năm vào ngày 19 tháng 5 và lễ nhớ Đức Hồng Y Wyszyński vào ngày 28 tháng 5.

80 giám mục từ Ba Lan, 45 giám mục từ nước ngoài và 600 linh mục đã tham dự Thánh lễ. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, Thủ tướng Mateusz Morawiecki và Phó Thủ tướng Jarosław Kaczyński cũng có mặt.

Trong số các vị Hồng Y tham dự có Đức Hồng Y Konrad Krajewski, là quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Dominik Duka người Tiệp, là Tổng Giám Mục Praha, Đức Hồng Y Kazimierz Nycz của Warsaw, và Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, thư ký riêng của Thánh Gioan Phaolô II. Đức Hồng Y Dominik Duka là người từng phải vào tù ra khám dưới thời cộng sản Tiệp.

Một cộng đoàn khoảng 7,000 người đã tham dự lễ tuyên chân phước, một nửa ngồi bên trong nhà thờ và một nửa ngồi bên ngoài dưới bầu trời u ám.

Hai vị tân Chân Phước đã từng gặp gỡ và làm việc cùng nhau khi còn sống, lần đầu tiên vào năm 1926 tại Laski, một ngôi làng cách Warsaw khoảng 10 dặm về phía tây, nơi hai vị đã đồng sáng lập một trung tâm hỗ trợ người mù.

Trong cuộc nổi dậy Warsaw năm 1944, sơ Czacka và Cha Wyszyński đã giúp tổ chức một bệnh viện dã chiến cho những người bị thương ở Laski.

Đức Hồng Y Semeraro bắt đầu bài giảng của mình bằng tiếng Ý, trước khi giao cho Đức Cha phụ tá Warsaw Piotr Jarecki, đọc tiếp bản văn của Đức Hồng Y bằng tiếng Ba Lan.

Đức Hồng Y Semeraro nói rằng trong cuộc nổi dậy chống lại những kẻ chiếm đóng Đức Quốc xã, Cha Wyszyński đã tìm thấy một mảnh giấy cháy dở được gió thổi tung lên từ đống đổ nát của thủ đô.

“Trên đó, ngài đọc những lời này: ‘Bạn hãy yêu thương,’” Đức Hồng Y tổng trưởng nói. “Cha Wyszyński, vô cùng xúc động trước những lời này, đã mang mảnh giấy đến nhà nguyện, đưa cho các nữ tu xem và nói: ‘Trong cuộc chiến tại Warsaw, đây là lời kêu gọi thiêng liêng nhất đối với chúng ta và toàn thế giới. Một lời kêu gọi và một chứng tá: Bạn hãy yêu thương’”.

“Ngài đã sống chức vụ của mình với tư cách là linh mục và một giám mục để đáp lại lời kêu gọi và lời di chúc này”.

Sau chiến tranh, Cha Wyszyński được bổ nhiệm làm tổng giám mục Gniezno và Warsaw, và trở thành Giáo chủ Công Giáo Ba Lan. Năm 1953, ngài bị quản thúc tại gia sau khi từ chối phục tùng bọn cầm quyền cộng sản.

“Trong thời kỳ phức tạp về chính trị và xã hội này, ngài can đảm, siêng năng và quyết tâm chèo chống con thuyền của Giáo hội tại Ba Lan, bất chấp ý thức hệ đang làm mất nhân tính và khiến con người xa rời cuộc sống sung mãn, xa rời chân lý chứa đựng trong Tin Mừng của Chúa Kitô. Ngài đã sống trung thành và đã hoàn thành sứ vụ của mình,” Đức Hồng Y Semeraro nói.

“Trong cuộc chiến bảo vệ quyền tự do của những người nam nữ Ba Lan, ngài thường nhắc đi nhắc lại: 'Ai căm ghét, thì đã thua rồi.” Ngài không nề hà bất cứ điều gì; ngài đã phải gánh chịu tất cả những sỉ nhục và đau khổ mà đỉnh điểm là ba năm tù, từ năm 1953 đến năm 1956”.

Đức Hồng Y Wyszyński được biết đến với biệt danh “Giáo chủ của Thiên niên kỷ” vì ngài đã giám sát một chương trình chuẩn bị kéo dài 9 năm với đỉnh điểm là lễ kỷ niệm 1000 năm Ba Lan đón nhận ánh sáng Tin Mừng.

Ngài cũng giúp bảo đảm sự chấp thuận cho Đức Karol Wojtyła làm tổng giám mục Kraków vào năm 1964, điều này cuối cùng dẫn đến việc Đức Wojtyła được bầu làm Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1978.

Đức Hồng Y Semeraro lưu ý rằng: Trong một lá thư gửi người Ba Lan sau khi lên ngôi Giáo Hoàng, Đức Phaolô II đã bày tỏ sự tôn kính đối với Đức Hồng Y Wyszyński. Ngài viết: “Vị giáo hoàng người Ba Lan này, người ngày nay, đầy kính sợ Chúa, nhưng cũng hết dạ tin tưởng, đang bắt đầu một triều đại giáo hoàng mới, sẽ không thể ngồi trên ngai tòa Phêrô nếu không có đức tin của Đức Hồng Y Wyszyński, một đức tin không lùi bước trước ngục tù và đau khổ, nếu không có đức cậy anh dũng của ngài, và sự tin tưởng vô biên của ngài vào Mẹ Giáo hội!”

Đức Hồng Y Semeraro sau đó chuyển sang sơ Czacka, người sinh ra trong một gia đình quý tộc ở Ukraine ngày nay và bị mất thị lực ở tuổi 22. Sau những nỗ lực tuyệt vọng của gia đình trong việc khôi phục thị lực cho cô mà không thành công, một bác sĩ đã khuyên cô nên cống hiến cuộc đời mình để phục vụ người mù ở Ba Lan.

Cô đã thành lập Hiệp hội Chăm sóc Người mù, cũng như Hội Dòng các Nữ tu Dòng Thánh Giá Phanxicô, và điều chỉnh bảng chữ cái Braille sang tiếng Ba Lan.

“Qua sự siêng năng và dấn thân phi thường của mình, Chân phước Elżbieta Róża cho chúng ta thấy rằng không có trở ngại nào cho những ai muốn yêu mến Chúa và yêu thương tha nhân như Ngài đã yêu”.

Nhắc lại mối quan hệ chặt chẽ giữa hai vị chân phước, vị Hồng Y nói rằng từ lần gặp gỡ đầu tiên trở đi, họ đã hợp nhất trong “một sự hiệp thông của đức tin, tình yêu đối với Thiên Chúa và những con người thiếu thốn và không được bảo vệ”.

“Cả hai đều biết cách lấp đầy cho nhau sức mạnh, sự bền bỉ và lòng dũng cảm. Cá nhân Đức Hồng Y đã tham gia vào việc giúp đỡ tất cả những người bị bách hại và bị hạn chế trong việc thực hành tự do và tuyên xưng đức tin của họ; Vị nữ tu, người mù trong số những người mù về thể chất và tinh thần, đã giúp đỡ tất cả những người bị bỏ rơi và bị bỏ lại bên lề xã hội.”

Đức Hồng Y tổng trưởng lưu ý rằng khi Wyszyński chủ trì đám tang cho Sơ Czacka vào năm 1961, vị Hồng Y người Ba Lan đã mô tả vị nữ tu là “một người thường xuyên đứng trước mặt Chúa nhân lành của mình”.

“Đó là lý do tại sao sơ ấy có thể chia sẻ và nuôi dưỡng rất nhiều người xung quanh mình bằng tình yêu thương”, Đức Hồng Y Wyszyński nói.

Trước lễ tuyên chân phước, một lá thư của các giám mục Ba Lan đã được đọc trong các nhà thờ.

Các giám mục nói: “Thiên Chúa đã kết hợp hai con người này, dù sao thì cũng rất khác nhau, và nhờ họ mà Ngài đã làm được những điều tuyệt vời. Những lời của vị Hồng Y Giáo Chủ - Soli Deo (Chỉ duy có Chúa mà thôi) - và của Mẹ Elżbieta - Qua Thập giá để đến Thiên đường - mà các vị đã để lại cho chúng ta, vẫn còn rất phù hợp cho đến ngày nay. Các ngài đã chỉ đường cho chúng ta. Không có cách nào khác để tìm kiếm Chúa”.

Sau cái chết của sơ Czacka, Đức Hồng Y Wyszyński thường xuyên đến thăm mộ sơ ấy.

Các Giám Mục viết: “Trước khi khởi hành đến Rôma tham dự các phiên họp của Công đồng Vatican II, trước những cuộc đàm phán khó khăn với bọn cầm quyền cộng sản trong những ngày đó, ngài thường đến Laski mà không thông báo cho ai để cầu nguyện ở đó ít nhất một khoảng thời gian”.

“Hàng năm, ngoại trừ khoảng thời gian bị giam cầm hoặc ốm đau, sau ngày Thứ Năm Tuần Thánh tại nhà thờ chính tòa của tổng giáo phận, ngài sẽ đến Laski để chầu lượt với người mù, các nữ tu, và các nhân viên giáo dân của trung tâm, và được tràn đầy sức mạnh tuôn chảy từ ánh sáng của Thập giá Vượt qua và sự chiến thắng của tình yêu Chúa Kitô, để sau đó ngài có thể trao lại cho mọi người”.

Quốc hội Ba Lan đã tuyên bố năm 2021 là Năm Hồng Y Stefan Wyszyński để vinh danh vị giáo chủ.

Kết thúc bài giảng của mình, Đức Hồng Y Semeraro nói: “Ba Lan, Quốc gia của Mẹ Maria, vùng đất của các vị thánh và các phước lành, trong Đền thờ Chúa Quan phòng này, nhờ sự chuyển cầu của Đức Trinh nữ Maria, Chân phước Stefan Wyszyński và Chân phước Elżbieta Róża Czacka, hôm nay chúng ta hãy xin Chúa ban cho chúng ta sức mạnh để trở thành những chứng nhân trung thành về tình yêu thương xót của Ngài đối với mọi người thiếu thốn trong thời đại chúng ta”.

“Cầu mong hai vị tân Chân Phước là những người cầu bầu mạnh mẽ cho quốc gia có công này, mong các ngài là ánh sáng cho chính quyền trung ương và địa phương, và có thể hỗ trợ Giáo hội ở Ba Lan luôn trung thành với Tin Mừng của Chúa Kitô”.
Source:Catholic News Agency
 
Bài nói chuyện của Đức Thánh Cha với hàng giáo phẩm Slovakia: Giáo hội cần tự do, sáng tạo và đối thoại
Thanh Quảng sdb
07:11 13/09/2021
Bài nói chuyện của Đức Thánh Cha với hàng giáo phẩm Slovakia: Giáo hội cần tự do, sáng tạo và đối thoại

Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích các giám mục, linh mục và tu sĩ của Slovakia hãy xây dựng một Giáo hội khiêm tốn trong tự do của Phúc âm, trong sự sáng tạo của đức tin, và trong sự đối thoại đưa dẫn đến sự hiệp nhất.

(Tin Vatican - Benedict Mayaki, SJ)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các Giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo lý viên tại Nhà thờ Chính tòa Thánh Martin ở Bratislava vào sáng thứ Hai (13-9-2021), ngày thứ hai trong chuyến tông du Slovakia.

ĐTC được chào mừng trong thân tình khiến ngài cám ơn và phát biểu Ngài “cảm thấy như ngài trở về nhà”, Đức Thánh Cha nói Ngài đến đây như một người anh em giữa gia đình.

ĐTC nói: “Cha đến đây để lắng nghe những kinh nghiệm của anh chị em, để trả lời các vấn nạn, cũng như chia sẻ những khát vọng và hy vọng của Giáo hội và đất nước của anh chị em. Thật đúng như một cộng đồng Công Giáo tiên khởi: họ thường xuyên cầu nguyện và cùng chung sống trong một lòng một trí”.

Một Giáo hội sống cuộc đời của mình giữa thế giới

Đức Thánh Cha lưu ý rằng điều chúng ta cần hơn hết, là “một Giáo hội cùng nhau tiến bước, trên những con đường sống với một ngọn lửa sống động của Tin Mừng”. Ngài tiếp tục, Giáo hội này “không phải là một pháo đài, một thành trì, một lâu đài kiên cố, ung dung nhìn ra thế giới bên ngoài.”

ĐTC nói Giáo hội phải là một cộng đồng tìm hết cách để “lôi kéo mọi người đến với Chúa Kitô bằng niềm vui Phúc âm” và “Giáo hội là muối men của Vương quốc tình yêu và hòa bình của Thiên Chúa trong thế giới của chúng ta.” Vì thế, Hội Thánh phải khiêm nhường như Chúa Giêsu, Đấng tự tước bỏ mọi sự và trở nên nghèo khó để làm cho chúng ta được trở nên giàu có.

Sau đó, Đức Thánh Cha nói lên cái vẻ đẹp của một Giáo hội khiêm hạ, đó là một Giáo hội không xa cách thế giới, một Giáo hội không nhìn thế giới bằng ánh mắt tách biệt, mà là “sống cuộc sống của mình trong thế giới, sẵn sàng chia sẻ và thấu hiểu những nhu cầu hy vọng và mong ước của mọi người.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: Chính bằng cách này, Giáo hội có thể thoát khỏi tình trạng tự mãn, bởi vì “trọng tâm của Giáo hội không phải là Giáo hội. Chúng ta cần phải hòa mình vào cuộc sống thực của mọi người và tự hỏi chính mình: nhu cầu và khát mong của tha nhân là gì? Họ đang mong đợi gì nơi Giáo hội?”

Đức Thánh Cha tiếp tục suy diễn những vấn đề này, ngài quảng diễn qua ba từ ngữ: tự do, sáng tạo và đối thoại.


Tự do

Đức Thánh Cha chia sẻ “Không có tự do, không thể có nhân loại thực sự, vì con người được tạo dựng để được tự do,” và ĐTC lưu ý rằng ngay cả những thời gian bi thảm của lịch sử Slovakia đã dậy cho chúng ta một bài học lớn lao là “bất cứ khi nào tự do bị tấn công, bị vi phạm và đàn áp, thì nhân loại bị biến dạng và các cơn bão bạo lực, cưỡng bức và áp đặt các quyền hành sẽ nhanh chóng thống trị”.

Tự do, Đức Thánh Cha tiếp tục, “không phải là cái gì đó mà ta tiếm đạt được một cách tự động, một lần cho mãi mãi. Nhưng nó là một quá trình, gian truân mệt mỏi để chiếm hữu và nó luôn cần được đổi mới”.

Theo ánh sáng này, tự do bên ngoài, hoặc bên trong của các cấu trúc của xã hội, một tự do thực sự chưa đủ! Vì “quyền tự do đòi hỏi trách nhiệm cá nhân trước các lựa chọn, một sự sáng suốt và kiên trì của chúng ta” trước những thử thách do các tình huống cụ thể mà chúng ta phải can cường mạo hiểm qua các quyết định thay vì ngủ yên trong những gì chúng ta tìm thấy trong quá khứ hoặc những gì mà dư luận quần chúng đưa đẩy chúng ta vào!...

Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý thêm ý tưởng này cũng có thể tìm thấy trong Giáo hội, nơi mà đôi khi chúng ta muốn mọi thứ được xác định một cách dễ dàng hơn là một tiến trình trở thành “một Kitô hữu thành thục biết suy nghĩ, lắng nghe lương tâm và dấn thân vào thử thách”. ĐTC nói trong đời sống thiêng liêng và trong đời sống của Giáo hội, “chúng ta có thể bị cám dỗ tìm kiếm một sự an bình hơn là để cho ngọn lửa của Tin Mừng mời gọi chúng ta tiến tới và biến đổi chúng ta”.

Cho nên “một Giáo hội không có chỗ cho những cuộc phiêu lưu tự do, ngay cả trong đời sống thiêng liêng, thì Giáo hội ấy có nguy cơ trở nên cứng nhắc và khép kín”, Đức Thánh Cha cảnh báo và lưu ý rằng mặc dù có một số người đã quen với lối sống này, nhưng thế hệ trẻ luôn được thu hút bởi đức tin khiến họ muốn tung bay trong trời tự do nội tâm, xây dựng một Giáo hội khởi sắc và mới mẻ.

Nên Đức Thánh Cha mời gọi hãy đào tạo những con người “có một mối quan hệ thân tình và tự do đến với Thiên Chúa,” đặc biệt cho các giám mục và linh mục. ĐTC khuyến khích họ giúp giải phóng mọi người khỏi “một thứ tôn giáo cứng nhắc” khi nhấn mạnh rằng “không ai cảm thấy bị choáng ngợp” mà thay vào đó, “mọi người nên khám phá ra sự tự do của Phúc âm bằng cách đi vào mối thân tình với Thiên Chúa, tin tưởng họ có thể xây dựng một lịch sử và dù có phải chịu thương đau vì Chúa mà lòng họ không sợ hãi hoặc trốn tránh, nhưng can đảm ôm ấp hình ảnh của Chúa nơi chính họ. "

Sáng tạo

Suy ngẫm về sự sáng tạo, Đức Thánh Cha nêu rõ sứ điệp to lớn của Giáo hội được phát sinh từ việc rao giảng và các công cuộc của các Thánh Cyril và Methodius. ĐTC lưu ý, những vị thánh này “dạy chúng ta việc truyền giáo không bao giờ chỉ là việc lặp lại quá khứ” nhưng “niềm vui của Tin Mừng luôn là Chúa Kitô, và lộ trình của Tin mừng này luôn mặc lấy những điều mới lạ qua thời gian và lịch sử khác nhau”.

Cùng với hai thánh Cyril và Methodius những người “đã phát minh ra một bảng chữ cái của ngôn ngữ bản địa để dịch Kinh thánh, phụng vụ và giáo lý Công Giáo” do đó, các Ngài đã trở thành “những tông đồ của sự hội nhập văn hóa và đức tin”. “Các ngài đã phát minh ra những ngôn ngữ mới để truyền tải Phúc âm; đã sáng tạo trong việc chuyển dịch thông điệp Kitô giáo; và các ngài đã gắn liền với lịch sử của các dân tộc mà các ngài gặp gỡ qua việc trau luyện ngôn ngữ riêng của họ và đồng hóa với văn hóa của họ."

“Đây cũng là những gì người Slovakia ngày nay cần tới? Đức Thánh Cha tự hỏi: Đây không phải là nhiệm vụ cấp bách nhất mà Giáo hội phải đối diện với các dân tộc ở Châu Âu: tìm ra những “bảng chữ cái” mới để công bố đức tin sao?”

Hãy nhớ lại sự sáng tạo của những kẻ đã rỡ mái nhà để hạ người bại liệt xuống trước Chúa Giêsu khi họ không thể đưa người tàng tật vào qua cửa nhà được! (Mc 2: 1-5), và theo gương của các thánh Cyril và Methodius, Đức Thánh Cha khuyến khích dân chúng Slovakia hãy dùng “những cách thức, phương tiện và ngôn ngữ mới để loan báo Tin Mừng” và mở ra “những không gian khác nhau, những thử nghiệm, những phương tiện khác nhau” để rao giảng và chăm sóc mục vụ...

ĐTC còn nói thêm các thánh Cyril và Methodius dạy chúng ta “Tin Mừng không thể phát triển trừ khi nó bắt nguồn từ nền văn hóa của dân tộc, các biểu tượng và vần đề của nó, ngôn ngữ và chính cuộc sống của nó”.

ĐTC Phanxicô nói: Truyền giáo là “một quá trình hội nhập văn hóa”. "Đó là một hạt giống trổ sinh hoa trái, sự mới mẻ của Chúa Thánh Linh, Đấng đổi mới mọi sự."

Đối thoại

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Một Giáo hội đào tạo ra những con người có tự do nội tâm và trách nhiệm, một Giáo hội sáng tạo bằng cách dấn thân vào lịch sử và văn hóa của mình, cũng là Giáo hội có khả năng tham gia đối thoại với thế giới, với những ai tuyên xưng Chúa Kitô mà không phải là 'của chúng ta', với những người đang đấu tranh với tôn giáo, và ngay cả với những người không phải là tín hữu.”

ĐTC tiếp tục: Giáo hội này hợp nhất và lưu giữ những truyền thống và sự nhạy cảm khác nhau, làm cho “sự hiệp thông, tình bạn và đối thoại nảy nở giữa các tín hữu, giữa những người tin vào Chúa Kitô khác nhau giữa các dân tộc”.

Về điều này, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng “mặc dù sự hiệp nhất, hiệp thông và đối thoại luôn mong manh, đặc biệt trong bối cảnh lịch sử đau thương đã để lại những vết sẹo” nhưng những vết thương “luôn có thể biến thành đoản văn, mở ra khi noi theo vết thương của Chúa, hãy để cho lòng thương xót của Chúa soi dẫn”.

Đức Thánh Cha nhắc lại một câu châm ngôn: “Nếu ai đó ném đá bạn, hãy trả lại cho họ ổ bánh”, câu nói nhắc nhở chúng ta về lời mời gọi của Chúa Giêsu “Hãy phá bỏ bạo lực tàn ác bằng đối xử nhân ái với những kẻ bắt hại chúng ta, hãy chiến thắng sự ác bằng sự thiện (xem Rm 12:21).” ĐTC cũng nhớ lại câu chuyện của Đức Hồng Y Dòng Tên Korec, người đã ngã bệnh sau khi bị bắt, bị cầm tù và bị kết án lao động cưỡng bức. Khi Đức Hồng Y đến Rôma dự Năm Thánh 2000, ngài đã đến thăm các hang toại đạo và thắp nên những ngọn nến cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ ngài, cầu xin lòng thương xót Chúa cho họ.

Đức Thánh Cha nói: “Đây là Tin Mừng! Nó làm phát triển cuộc sống và lịch sử nhờ tình yêu khiêm hạ và kiên tâm.”

Kết thúc bài diễn văn, Đức Thánh Cha khuyến khích tất cả “hãy kiên trì trong cuộc hành trình của mỗi người trong tự do của Tin Mừng, trong sự sáng tạo của đức tin và trong cuộc đối thoại bắt nguồn từ lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng đã khiến chúng ta trở thành anh chị em và được kêu gọi trở thành những người xây dựng hòa giải và hòa bình
 
Slovakia đã thay đổi sâu sắc kể từ chuyến thăm lần trước của Giáo hoàng, nhận định của một vị Giám Mục
Đặng Tự Do
16:13 13/09/2021


Theo một giám mục địa phương, khi Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm Slovakia vào Chúa Nhật, ngài sẽ thấy một đất nước đã thay đổi rất nhiều kể từ lần cuối cùng một vị giáo hoàng đặt chân đến đất nước này.

Đức Cha Jozef Haľko, Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận Bratislava, nói rằng “bầu không khí xung quanh Giáo Hội” đã thay đổi kể từ khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến thăm vào năm 2003, trong chuyến công du thứ ba của ngài đến quốc gia trung tâm Âu Châu này.

“Chuyến thăm Slovakia của Đức Thánh Cha Phanxicô phải được xem xét trong bối cảnh chuyến tông du của Thánh Gioan Phaolô II,” vị giám mục 57 tuổi nói với CNA.

“Ngay trong thời cộng sản, trước năm 1989, một bản kiến nghị lớn đã được đưa ra yêu cầu mời giáo hoàng đến Slovakia. Mật vụ cộng sản đã bóp nghẹt tiếng nói này của người dân, thậm chí bắt bớ những người đứng ra tổ chức thu thập chữ ký”.

“Tuy nhiên, họ vẫn không thể ngăn chặn phong trào phổ biến này. Bằng cách này hay cách khác, các bức thư đã đến được với Đức Gioan-Phaolô II. Đức Giáo Hoàng Ba Lan đã rất cảm động vì điều đó. Vì điều này, ngài đã đến thăm chúng tôi ba lần”.

Đức Giáo Hoàng Ba Lan đến thăm Slovakia lần đầu tiên vào năm 1990, bốn tháng sau khi Bức màn sắt sụp đổ, khi Slovakia vẫn còn là một phần của Tiệp Khắc. Ngài đã đến Praha và Bratislava, thủ đô của Slovakia kể từ khi nước này trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1993.

Năm 1995, Đức Gioan Phaolô II đã đến thăm Bratislava, Nitra, Šaštín, Košice, Prešov, Spišská Kapitula, Levoča, Poprad, và Dãy núi Tatra, nơi tạo thành biên giới tự nhiên giữa Slovakia và quê hương Ba Lan của Đức Giáo Hoàng.

Năm 2003, Đức Gioan Phaolô II đã đến Banská Bystrica, Rožňava và Bratislava.

“Các thế hệ lớn tuổi giữ một ký ức mạnh mẽ về chuyến tông du này,” Đức Cha Haľko nói.

Ngài giải thích rằng trong 25 năm sau đó, Slovakia đã thay đổi sâu sắc.

“Vào những năm 1990, dân chúng có sự nhiệt tình sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ. Sự nhiệt tình này cũng liên quan đến Giáo hội, được coi là cơ quan chính thức duy nhất chống lại chế độ cộng sản.”

Nhưng thế hệ mới “không nhìn nhận mọi thứ theo cách đó, Giáo hội không còn được coi là những gì Giáo Hội đã là trong thời cộng sản. Bầu không khí xung quanh Giáo hội đã thay đổi. “

Đức Cha Haľko, được Đức Bênêđíctô XVI phong làm giám mục vào năm 2012, cho biết rất khó để đánh giá liệu có nhiều hay ít sự tin tưởng vào Giáo hội ngày nay. Nhưng ngài gợi ý rằng sự sụt giảm ơn gọi là một chỉ dấu mạnh mẽ, mặc dù nó là một phần của xu hướng Âu Châu rộng lớn hơn.

“Không thể phủ nhận việc thế tục hóa. Nó mạnh mẽ. Nó đi sâu hơn nhiều vào tâm lý, vào ý thức, vào vô thức, qua mạng xã hội và các phương tiện truyền thông”.

Mặc dù chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ, một số vết sẹo vẫn còn. Và mặc dù nhận thức về Giáo hội đã thay đổi, nhưng ký ức về những gì Giáo hội đã làm phải được duy trì.

“Trong thời cộng sản, các linh mục vẫn đứng thẳng lưng, không thỏa hiệp. Hành vi của các ngài phải có tác động ngày nay. Đối mặt với các xu hướng tư tưởng và tự do mới, chúng ta phải chống lại chúng bằng cách dựa trên tấm gương của những người trung tín với Giáo hội trong thời kỳ khó khăn.”

“Lời kêu gọi lớn nhất bây giờ là phải dựa trên sự thật và có thể hiểu được đối với con người hiện đại, mà không làm tan loãng sự thật Phúc Âm. Lời chứng của chúng ta phải nói về Nước Chúa mỗi ngày”.

Đức Cha Haľko hy vọng rằng chuyến thăm từ ngày 12 đến 15 tháng 9 của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ giúp vực dậy tinh thần này.

Nói về thế hệ trẻ Công Giáo ở Slovakia, ngài nói: “Ít nhiều có những nhóm thanh niên tự phát cầu nguyện, ca hát, những người cùng nhau trải qua kỳ nghỉ”.

Ngài nói: “Đó là một di sản từ thời kỳ cộng sản khi một số người đã tổ chức các phong trào trong vòng quen biết”. Ngài giải thích rằng các nhóm khoảng 15 người quen biết nhau, được hỗ trợ bởi các linh mục bí mật, bao gồm cả Hồng Y người Slovakia Ján Chryzostom Korec.

“Điều này cho thấy những người trẻ có một tiềm năng tinh thần rất lớn. Động lực này mang lại hy vọng cho tương lai”.
Source:Catholic News Agency
 
Đức Hồng Y người Nigeria nói: Không nên đón nhận Thánh Thể một cách bất xứng
Đặng Tự Do
16:14 13/09/2021



Các linh mục có nhiệm vụ nhắc nhở người Công Giáo không được rước Thánh Thể trong tình trạng đang mắc tội trọng và phải làm cho việc xưng tội được dễ dàng, một Hồng Y người Nigeria cho biết tại Đại hội Thánh Thể Quốc tế hôm thứ Năm.

“Giáo lý của Giáo Hội vẫn luôn cho rằng bất cứ ai biết mình đang ở trong tình trạng tội lỗi nghiêm trọng khiến họ xa cách với tình yêu thương của Thiên Chúa, thì không nên tiến lên rước lễ đơn giản chỉ vì mọi người đều rước lễ”, Đức Hồng Y John Onaiyekan cho biết trong một buổi dạy giáo lý được phát trực tiếp tại thủ đô Budapest của Hung Gia Lợi vào ngày 9 tháng 9.

“Trước hết anh ta phải tận dụng bí tích hòa giải để giao hòa với Thiên Chúa qua việc xưng tội”.

“Nhưng thật không may, những gì chúng ta thấy ngày nay là một dòng người đông đảo rước lễ trong Thánh lễ, và có vẻ như họ không thực sự bận tâm về việc liệu họ có ở trong trạng thái tâm linh phù hợp để rước lễ hay không”.

“Các mục tử có nhiệm vụ nhắc nhở các tín hữu về điều này, nhưng đừng đưa ra những lời phóng đại không cần thiết. Nhiệm vụ của các mục tử cũng là làm sao để tín hữu có thể xưng tội dễ dàng”.

Đức Hồng Y Onaiyekan giữ chức tổng giám mục của Abuja từ năm 1994 cho đến năm 2019, khi Đức Thánh Cha Phanxicô chấp nhận cho ngài nghỉ hưu ở tuổi 75. Ngài đã giảng một bài giáo lý dài một giờ về giáo lý Công Giáo liên quan đến Bí tích Thánh Thể tại Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52 diễn ra ở Hung Gia Lợi từ ngày 5 đến 12 tháng 9.

Vị Hồng Y 77 tuổi khuyến nghị các linh mục hãy giảng về việc rước lễ xứng đáng để mọi người biết khi nào họ ở trong tình huống bất thường và “sẽ điều chỉnh hành vi của mình mà không phải lâm vào cảnh bị từ chối Rước lễ một cách công khai”.

“Có một cuộc tranh luận đang diễn ra ở một số quốc gia về việc liệu một chính trị gia vì lý do chính trị đã bỏ phiếu cho một đạo luật trái đạo đức thì người ấy có nên bị cấm Rước lễ hay không”

“Ngay cả trong một quốc gia thế tục, bỏ phiếu cho một đạo luật vô luân có thể trở thành đồng phạm của tội ác. Thành ra, chúng ta đang đối diện với một quyết định luân lý khiến người ấy không phù hợp với việc rước lễ”.

“Nhưng theo quan điểm mục vụ, không rõ là liệu một người như vậy khi thực sự hiện diện trong dòng người tiến lên rước lễ, thì chúng ta có nên công khai từ chối cho người ấy Rước lễ hay không, xét rằng làm thế sẽ gây ra một sự náo động và tai tiếng lớn. Cả Thánh Augustinô và Thánh Tôma Aquinô đều đề xuất một sự thận trọng trong việc đương đầu với những trường hợp như vậy”.

Vị Hồng Y người Phi Châu nói thêm rằng “một chính trị gia Công Giáo không đồng ý công khai với Giáo hội của mình về vấn đề đạo đức thì tốt nhất là nên tránh đừng cố tình kích động những tranh cãi xung quanh Bí tích Thánh Thể”.

Đức Hồng Y Onaiyekan nói rằng với tư cách là một giám mục, ngài đã cố gắng hết sức để khuyến khích các chính trị gia Công Giáo “luôn có lập trường rõ ràng và phản đối bất kỳ luật nào trái với luật Chúa”.

“Nếu vì lý do chính trị, anh ta không thể ngăn chặn một đạo luật trái đạo đức, thì ít nhất anh ta phải được ghi nhận là đã phản đối nó”

“Một tình huống gần đây đã tạo ra rất nhiều cuộc thảo luận liên quan đến trách nhiệm của các chính trị gia Công Giáo phải đề cao luật của Giáo Hội trong các lựa chọn và quyết định chính trị của họ, đặc biệt là liên quan đến tội ác nghiêm trọng phá thai.”

“Quan điểm của Giáo Hội Công Giáo kiên quyết nhấn mạnh rằng phá thai là giết chết những đứa trẻ vô tội chưa chào đời. Điều đó vẫn luôn là như vậy. Bất kỳ người Công Giáo nào phạm tội phá thai, hoặc hợp tác trong việc phá thai, phải biết rằng mình đã phạm tội giết người và không nên tiến lên Rước lễ, trừ khi và cho đến khi đã đi xưng tội”.

“Không quá khó để trở lại với Chúa, ngay cả khi đã làm một điều như vậy. Vấn đề là thay vì coi đó là một tội lỗi, người ta lại tự hào về những gì họ đã làm”.

Theo Đức Hồng Y Onaiyekan, câu hỏi liệu một chính trị gia Công Giáo có nhất thiết phải bỏ phiếu chống lại bất kỳ những dự luật cho phép phá thai hoặc hành động trái đạo đức hay không là “tế nhị và có nhiều vấn đề hơn. “

“Vấn đề quan trọng ở đây là rất thường xuyên, trong lĩnh vực chính trị đảng phái, Giáo hội cần phải cẩn thận để không lôi kéo Thánh Thể vào các cuộc tranh cãi chính trị, kẻo gây ra nhiều thiệt hại hơn là chúng ta cố gắng tránh né.”

Đức Hồng Y Onaiyekan đã là giám mục trong 38 năm và trước đây từng là chủ tịch của hội đồng giám mục Công Giáo Nigeria.

Ngài nói rằng kinh nghiệm sống bên cạnh những người Hồi giáo ở Nigeria, những người rất quyết liệt muốn áp đặt luật Sharia đã dạy “những bài học hữu ích về cách đừng áp đặt luật tôn giáo của một cộng đồng tín ngưỡng lên một quốc gia đa tôn giáo”.

“Tôi ước mình có thời gian để nói về Nigeria, và về những gì Chúa đang làm ở giữa chúng ta, nhưng đó không phải là nhiệm vụ của tôi trong buổi sáng nay,” ngài nhấn mạnh và lưu ý rằng ngài được yêu cầu nói về giáo lý Công Giáo liên quan đến Bí tích Thánh Thể.

“Trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta được kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, nhờ tác động của Chúa Thánh Thần. Nói cách khác, chúng ta có một sự kết hợp mật thiết với Ba Ngôi Chí Thánh. Qua Bí tích Thánh Thể, Chúa không chỉ đến với chúng ta mà Chúa sống trong chúng ta và chúng ta ở trong Người”.

“Trước hết, chúng ta có thể nói rằng, nói đúng ra, không ai đáng được rước lễ cả. Tất cả chúng ta đều là những người tội lỗi trước mặt Chúa. Đó là lý do tại sao khi bắt đầu Thánh lễ, chúng ta đọc Lời xưng thú – ‘Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng’ - chúng ta phải làm điều đó một cách chân thành. Nó không chỉ là một hình thức”.

“Chúng ta nên cảm tạ Thiên Chúa vì đã cho chúng ta kết hợp với Người, và khiến chúng ta xứng đáng được cử hành Thánh Thể với Người, nhờ lòng thương xót của Người”.
Source:Catholic News Agency
 
Diễn từ của Đức Thánh Cha với Các Giám Mục, Linh mục, Tu sĩ , Chủng sinh và Giáo lý viên Slovakia
Vũ Văn An
20:08 13/09/2021


Diễn từ của Đức Thánh Cha với Các Giám Mục, Linh mục, Tu sĩ, Chủng sinh và Giáo lý viên Slovakia



Tại Nhà thờ Saint Martin, Bratislava, Thứ hai, ngày 13 tháng 9 năm 2021

Các Hiền đệ Giám mục thân yêu,

Các Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh thân yêu

Các Giáo lý viên, anh chị em thân yêu, chúc tất cả một buổi sáng tốt đẹp!




Tôi rất vui được chào đón tất cả mọi người và tôi biết ơn Đức Tổng Giám Mục Stanislav Zvolenský vì những lời tốt đẹp của ngài. Cảm ơn lời mời của qúy hiền đệ và mọi người khiến tôi được cảm thấy như ở nhà giữa qúy hiền đệ và mọi người. Tôi đã đến như người anh trai của qúy hiền đệ và mọi người, vì vậy tôi thực sự cảm thấy như một trong số qúy hiền đệ và mọi người. Tôi ở đây để chia sẻ hành trình của qúy hiền đệ và mọi người - đây là điều mà một Giám mục và một Giáo hoàng phải làm - những câu hỏi của qúy hiền đệ và mọi người, cũng như những khát vọng và hy vọng của Giáo hội và đất nước này; về khía cạnh này, tôi vừa nói với Tổng thống rằng Slovakia là một bài thơ! Chia sẻ là phong cách của cộng đồng Kitô hữu đầu tiên: họ thường xuyên cầu nguyện và họ đồng hành với nhau (xem Công vụ 1: 2-14). Họ cũng từng cãi vã, nhưng họ cùng nhau bước đi.

Đây là điều chúng ta cần hơn hết: một Giáo hội có thể cùng nhau bước đi, có thể dẫm chân trên những nẻo đường cuộc sống, tay cầm ngọn lửa sống động của Tin Mừng. Giáo Hội không phải là một pháo đài, một thành lũy, một lâu đài cao cả, tự cung tự cấp và từ cao nhìn xuống thế giới bên dưới. Ở đây, ở Bratislava này, qúy hiền đệ và mọi người có một lâu đài và nó là một lâu đài tuyệt vời! Tuy nhiên, Giáo Hội là một cộng đồng tìm cách lôi kéo người ta đến với Chúa Kitô bằng niềm vui của Tin Mừng, chứ không phải là một lâu đài! Giáo Hội là men của Vương quốc tình yêu và hòa bình của Thiên Chúa trong thế giới của chúng ta. Làm ơn, đừng để chúng ta bị cám dỗ bởi những mũ mãng cân đai và hùng vĩ của thế gian! Giáo hội phải khiêm nhường, giống như Chúa Giêsu, Đấng tự tước bỏ mọi sự và tự làm mình nghèo đi để làm cho chúng ta trở nên giàu có (x. 2Cr 8:9). Đó là lý do Người đến ở giữa chúng ta và chăm sóc cho nhân loại bị thương tích của chúng ta.

Vĩ đại xiết bao vẻ đẹp của một Giáo hội khiêm nhường, một Giáo hội không đứng xa cách thế gian, nhìn cuộc đời bằng con mắt thờ ơ, nhưng sống cuộc sống mình trong thế gian. Sống trong thế gian có nghĩa là sẵn sàng chia sẻ và hiểu rõ các vấn đề, các niềm hy vọng và khát vọng của người ta. Điều này sẽ giúp chúng ta thoát khỏi việc tự thu vào mình, vì trung tâm của Giáo hội không phải là Giáo hội! Khi Giáo Hội tự thu mình lại, thì rốt cuộc cũng giống như người phụ nữ trong Tin Mừng: Lưng còng hẳn xuống và chỉ nhìn được lỗ rốn (x. Lc 13,10-13). Trung tâm của Giáo hội không phải là Giáo Hội. Chúng ta phải bỏ lại phía sau mối quan tâm quá mức cho bản thân, cho các cơ cấu của chúng ta, cho những gì xã hội nghĩ về chúng ta. Điều đó chỉ dẫn chúng ta đến một thứ “thần học thẩm mỹ”… Làm thế nào để làm cho mình trông đẹp ra? Thay vào đó, chúng ta cần hòa mình vào cuộc sống thực của mọi người và tự hỏi bản thân: nhu cầu và hoài mong thiêng liêng của họ là gì? Họ mong đợi gì nơi Giáo hội? Điều quan trọng là cố gắng trả lời những câu hỏi này. Đối với tôi, ba từ ngữ xuất hiện trong tâm trí.

Chữ đầu tiên là tự do. Không có tự do, không thể có nhân tính thực sự, vì con người được tạo ra vốn tự do để được tự do. Các chương bi thảm trong lịch sử đất nước của qúy hiền đệ và mọi người cung cấp một bài học lớn: bất cứ khi nào tự do bị tấn công, vi phạm và đàn áp, nhân tính đều bị biến dạng và những cơn bão bạo lực, cưỡng bức và diệt trừ các quyền lợi nhanh chóng kéo theo.

Tự do không phải là một điều gì đó đạt được một cách tự động, một lần và mãi mãi. Không! Nó luôn là một diễn trình, có lúc gây mệt mỏi và luôn cần được đổi mới, điều mà chúng ta cần phấn đấu mỗi ngày. Tự do bên ngoài, hoặc trong các cơ cấu xã hội là chưa đủ,cần phải tự do một cách chân chính. Tự do đòi hỏi trách nhiệm bản thân đối với các lựa chọn, các biện phân và sự kiên trì của chúng ta. Điều này thực sự gây mệt mỏi và thậm chí đáng sợ. Đôi khi, sẽ dễ dàng hơn nếu không bị các tình huống cụ thể thách thức, tiếp tục làm những gì chúng ta đã làm trong quá khứ, không tham gia quá sâu, không mạo hiểm khi đưa ra quyết định. Chúng ta muốn thoải mái được làm những gì người khác - hoặc dư luận hoặc phương tiện truyền thông - quyết định cho chúng ta. Không nên như thế. Ngày nay chúng ta thường làm những gì mà các phương tiện truyền thông quyết định chúng ta nên làm. Bằng cách này, chúng ta mất tự do. Tuy nhiên, chúng ta hãy suy gẫm về lịch sử của dân tộc Israel: họ phải chịu đựng dưới chế độ bạo ngược của Pharaô, họ là nô lệ và sau đó Chúa đã giải phóng họ. Tuy nhiên, để trải nghiệm tự do thực sự, không chỉ đơn giản là tự do khỏi kẻ thù của họ, họ phải băng qua sa mạc, thực hiện một cuộc hành trình mệt mỏi. Rồi, họ bắt đầu nghĩ: “Há trước đây chúng ta đã không khá hơn hay sao? Ít nhất chúng ta cũng có một vài củ hành để ăn...” Đây là cơn cám dỗ lớn: một vài củ hành tốt hơn là nỗ lực và rủi ro liên quan đến tự do. Đây là một trong những cơn cám dỗ của chúng ta. Hôm qua, nói chuyện với các đại diện đại kết, tôi đã đề cập đến Dostoyevsky và “Quan Tòa Dị Giáo Vĩ Đại” của ông ấy. Chúa Giêsu bí mật trở lại trái đất và quan tòa dị giáo trách móc Người đã ban tự do cho con người nam và nữ. Một chút bánh mì và một chút gì khác nữa là đủ rồi. Cơn cám dỗ này luôn luôn hiện hữu, cơn cám dỗ củ hành củ tỏi. Một vài củ hành củ tỏi và một chút bánh mì tốt hơn là nỗ lực và rủi ro liên quan đến tự do. Tôi để nó cho qúy hiền đệ và mọi người suy nghĩ về những điều này.

Đôi khi trong Giáo hội, ý tưởng này cũng có thể bám rễ. Tốt hơn nên có mọi điều được xác định sẵn sàng, luật pháp được tuân theo, an toàn và độc điệu, hơn là để trở thành những Kitô hữu và người lớn có trách nhiệm, biết suy nghĩ, tham khảo lương tâm của họ và cho phép mình được thách thức. Đó là sự khởi đầu của khoa giải nghi (casuistry), cố gắng ra quy luật cho mọi thứ. Trong đời sống thiêng liêng và trong đời sống Giáo hội, chúng ta có thể bị cám dỗ chỉ muốn tìm kiếm một nền hòa bình giả tạo [ersatz] có thể an ủi chúng ta, hơn là ngọn lửa của Tin Mừng có thể làm chúng ta bất an nhưng biến đổi chúng ta. Những củ hành an toàn của Ai Cập chứng tỏ gây thoải mái hơn so với những bất trắc của sa mạc. Tuy nhiên, một Giáo hội không có chỗ cho cuộc phiêu lưu tự do, ngay cả trong đời sống thiêng liêng, có nguy cơ trở nên cứng ngắc và khép kín. Một số người có thể quen với điều này. Nhưng nhiều người khác – nhất là các thế hệ trẻ - không bị thu hút bởi một đức tin khiến họ không có tự do nội tâm. Họ không bị thu hút bởi một Giáo hội mà ở đó tất cả đều phải suy nghĩ giống nhau và vâng lời một cách mù quáng.

Qúy bạn thân mến, đừng ngại đào tạo để người ta có một mối liên hệ trưởng thành và tự do với Thiên Chúa. Mối liên hệ này rất quan trọng. Phương thức này có thể gây ấn tượng rằng chúng ta đang mất dần quyền kiểm soát, quyền lực và thẩm quyền của mình, tuy nhiên Giáo hội của Chúa Kitô không tìm cách thống trị các lương tâm và chiếm lĩnh không gian, mà đúng hơn muốn là “nguồn suối” hy vọng trong cuộc sống của người ta. Đấy là rủi ro; đấy là thách thức. Trước hết, tôi xin nói điều này với các giám mục và linh mục, vì qúi hiền đệ đang phục vụ trong một đất nước có nhiều thay đổi nhanh chóng và nhiều diễn trình dân chủ đã được khởi động, nhưng tự do vẫn còn mong manh. Điều này đặc biệt đúng khi có liên quan đến trái tim và khối óc của người ta. Vì lý do này, tôi khuyến khích quí hiền đệ giúp giải phóng họ khỏi thứ lòng đạo cứng ngắc. Cầu mong họ được giải thoát khỏi điều đó, và cầu mong họ tiếp tục tăng trưởng trong tự do. Không ai nên cảm thấy bị tràn ngập thái quá. Mọi người nên khám phá ra sự tự do của Tin Mừng bằng cách dần dần bước vào mối liên hệ với Thiên Chúa, tin chắc rằng họ có thể mang lịch sử và những tổn thương bản thân của mình vào trước thánh nhan Người mà không sợ hãi hay giả vờ, mà không cảm thấy cần phải bảo vệ hình ảnh của chính mình. Qúi hiền đệ có thể nói với họ “Tôi là kẻ có tội”, nhưng hãy nói điều đó một cách thành thật, đừng đập ngực và rồi nghĩ rằng mình công chính. Tự do. Xin cho việc loan báo Tin Mừng có tính giải phóng, không bao giờ áp bức. Và cầu mong Giáo hội là dấu chỉ tự do và chào đón!

Để tôi kể cho quí hiền đệ nghe một câu chuyện về những gì đã xảy ra trước đây. Tôi biết chắc không ai biết nó đã xảy ra ở đâu. Đó là về một bức thư mà một vị Giám mục đã viết, phàn nàn về một Sứ thần. Ngài viết: “Trong bốn trăm năm, chúng tôi đã chịu sự áp bức của người Thổ Nhĩ Kỳ, và chúng tôi đã phải đau khổ rất nhiều. Sau đó, trong năm mươi năm chúng tôi ở dưới chế độ Cộng sản và chúng tôi cũng đã phải đau khổ rất nhiều. Nhưng bảy năm qua với vị Sứ thần này còn tệ hơn hai thời kia!”. Đôi khi tôi tự hỏi: Có bao nhiêu người có thể nói điều tương tự về Giám mục hoặc cha xứ của họ? Bao nhiêu? Không, không có tự do, không có tình phụ tử, không có đường tiến lên phía trước.

Chữ đầu tiên là tự do, chữ thứ hai là sáng tạo. Qúi bạn đã được thừa hưởng một truyền thống tuyệt vời. Di sản tôn giáo của qúi bạn được phát sinh từ việc rao giảng và thừa tác vụ của những nhân vật kiệt xuất như Thánh Cyril và Methodius. Các ngài dạy chúng ta rằng truyền giảng Tin Mừng không bao giờ chỉ là sự lặp lại quá khứ. Niềm vui Tin Mừng luôn là Chúa Kitô, nhưng các lộ trình mà tin mừng này đi qua thời gian và lịch sử có thể khác nhau. Các tuyến đường luôn khác nhau. Các thánh Cyril và Methodius cùng nhau đi qua phần này của lục địa Châu Âu và bừng cháy một niềm đam mê rao giảng Tin Mừng, thậm chí các ngài còn phát minh ra một bảng chữ cái mới để dịch Kinh thánh, phụng vụ và giáo lý Kitô giáo. Do đó, các ngài trở thành các tông đồ của sự hội nhập văn hóa đức tin ở giữa qúi bạn. Các ngài đã phát minh ra các ngôn ngữ mới để truyền tải Tin Mừng; các ngài có óc sáng tạo trong việc phiên dịch thông điệp Kitô giáo; và các ngài gần gũi lịch sử của các dân tộc được các ngài gặp gỡ đến độ các ngài đã học ngôn ngữ của họ và tiếp thu văn hóa của họ. Cho phép tôi đặt câu hỏi: Há đây không phải là điều mà Slovakia cũng cần ngày nay hay sao? Há đây không phải là nhiệm vụ cấp bách nhất mà Giáo hội phải đối diện trước các dân tộc ở Châu Âu: tìm ra những “bảng chữ cái” mới để công bố đức tin hay sao? Chúng ta là những người thừa kế một truyền thống Kitô giáo phong phú, tuy nhiên đối với nhiều người ngày nay, truyền thống đó là một di tích từ quá khứ; nó không còn nói với họ hoặc ảnh hưởng đến cách họ sống cuộc sống của họ nữa. Đối diện với việc đánh mất ý thức về Thiên Chúa và niềm vui đức tin, thật vô ích khi phàn nàn, núp sau một đạo Công Giáo phòng thủ, phán xét và đổ lỗi cho thế giới gian ác. Không! Điều chúng ta cần là óc sáng tạo của Tin Mừng. Chúng ta hãy lưu ý. Tin Mừng không bị đóng kín nữa; nó đang mở ra. Nó vẫn còn sống, nó vẫn đang hoạt động, nó vẫn đang khai mở. Chúng ta hãy nghĩ đến những người đã mang một người bại liệt đến với Chúa Giêsu, nhưng không thể qua được cửa trước. Họ mở một lỗ hổng ở mái nhà và hạ ông ta từ trên cao xuống (x. Mc 2: 1-5). Họ có óc sáng tạo! Đối diện với một khó khăn, họ hỏi "Làm thế nào chúng ta có thể lo liệu được điều này?... À, chúng ta hãy làm điều này...". Có lẽ, đối diện với một thế hệ không còn tin tưởng, một thế hệ đã đánh mất cảm thức đức tin hoặc đã giản lược đức tin thành một thói quen đơn thuần hoặc một mức độ lòng đạo ít nhiều có thể chấp nhận được, chúng ta hãy tìm cách để mở một lỗ hổng trên mái nhà; chúng ta hãy có óc sáng tạo. Tự do và sáng tạo… Quả là một điều tuyệt vời xiết bao khi chúng ta tìm ra những cách thức, phương tiện và ngôn ngữ mới để loan báo Tin Mừng! Chúng ta có thể sử dụng sức sáng tạo nhân bản; tất cả chúng ta đều có khả năng này. Nhưng nguồn sáng tạo tuyệt vời là Chúa Thánh Thần! Người là Đấng linh hứng để chúng ta có óc sáng tạo. Nếu bằng cách rao giảng và chăm sóc mục vụ, chúng ta không còn có thể vào bằng cách thông thường, chúng ta hãy cố gắng mở ra những không gian khác và thử nghiệm những phương tiện khác.

Xin cho tôi lạc đề một chút ở đây về việc rao giảng. Có người nói với tôi rằng trong Niềm vui Tin mừng (Evangelii Gaudium), tôi đã nói quá nhiều về bài giảng lễ, vì đó là một trong những vấn đề của chúng ta ngày nay. Bài giảng lễ không phải là một bí tích, như một số người Thệ phản đã tuyên bố, nhưng nó là một á bí tích! Nó không phải là một bài giảng thuyết Mùa Chay, mà là một điều gì đó khác hẳn. Nó nằm ở trọng tâm của Bí tích Thánh Thể. Chúng ta hãy nghĩ đến các tín hữu, những người phải lắng nghe các bài giảng lễ kéo dài từ bốn mươi đến năm mươi phút về những chủ đề mà họ không hiểu hoặc không ảnh hưởng gì đến họ... Làm ơn đi, thưa các linh mục và giám Mục, qúi hiền đệ hãy soạn các bài giảng lễ của quí hiền đệ sao đó để chúng đánh động kinh nghiệm sống của người ta, và bảo đảm rằng chúng được dựa trên Kinh thánh. Nói chung, một bài giảng lễ không nên kéo dài quá mười phút, bởi vì sau tám phút, qúi hiền đệ sẽ mất đi sự chú ý của người ta, trừ khi nó thực sự hấp dẫn. Nhưng nó không nên kéo dài quá mười đến mười lăm phút. Giáo sư về môn giảng lễ của tôi từng nói rằng một bài giảng phải có tính nhất quán bên trong: một ý tưởng, một hình ảnh và một tác động; người ta nên ra về với một ý tưởng, một hình ảnh hoặc một điều gì đó đã lay động trái tim họ. Rao giảng Tin Mừng thật đơn giản xiết bao! Đó là cách Chúa Giêsu đã rao giảng, sử dụng các thí dụ như chim chóc, cánh đồng… ngài sử dụng những điều cụ thể mà mọi người hiểu được. Thứ lỗi cho tôi vì đã quay trở lại chuyện này, nhưng nó làm tôi lo lắng... [vỗ tay]... Hãy để tôi nghịch ngợm một chút: các nữ tu, những nạn nhân của các bài giảng lễ của chúng ta, đã khởi xướng tiếng vỗ tay đó!

Thánh Cyril và Methodius đã làm chính xác điều đó, các ngài đã cởi mở đối với óc sáng tạo mới này, và các ngài dạy chúng ta rằng Tin Mừng không thể lớn mạnh trừ khi nó bén rễ vào nền văn hóa của một dân tộc, các biểu tượng và vấn đề của nó, các lời nói và chính cuộc sống của nó. Như qúi bạn đã biết, hai anh em đã gặp trở ngại và bị bách hại. Các ngài bị buộc tội là dị giáo vì đã dám phiên dịch ngôn ngữ của đức tin. Đó là ý thức hệ phát sinh từ cơn cám dỗ độc dạng. Mặt khác, việc truyền giảng Tin Mừng là một diễn trình, một diễn trình hội nhập văn hóa. Nó là một hạt giống sinh trái mới mẻ, sự mới mẻ của Thần Khí, Đấng đổi mới mọi sự. Người gieo giống gieo giống - Chúa Giê-su nói với chúng ta - rồi về nhà và ngủ. Ông ta không thức dậy để xem hạt giống có mọc hay không, nó có nảy mầm hay không… Chính Thiên Chúa là Đấng ban sự nẩy nở ấy. Đừng kiểm soát cuộc sống quá nhiều về mặt này: hãy để cuộc sống nẩy nở, như hai thánh Cyril và Methodius từng làm. Chúng ta có nhiệm vụ gieo giống tốt và chăm sóc nó như những người cha, đúng vậy. Người nông dân trông nom, nhưng ông ta không đi ra ngoài mỗi ngày để xem nó nẩy nở ra sao. Nếu ông ta làm điều này, ông ta sẽ giết chết cây.

Tự do, sáng tạo và cuối cùng là đối thoại. Một Giáo hội biết huấn luyện người ta về tự do nội tâm và trách nhiệm, một Giáo Hội có thể có óc sáng tạo bằng cách lao vào lịch sử và văn hóa của họ, cũng là một Giáo hội có khả năng tham gia đối thoại với thế giới, với những người tuyên xưng Chúa Kitô mà không phải là “người của chúng ta”, với những người đang đấu tranh với tôn giáo, và ngay cả với những người không tin. Nó không phải là một nhóm người đặc biệt. Nó đối thoại với mọi người: những người tin Chúa, những người sống một cuộc sống thánh thiện, những người hâm hấp và những người không tin. Nó nói với mọi người. Đó là một Giáo hội, theo bước chân của hai thánh Cyril và Methodius, biết hợp nhất và giữ cho kết hợp với nhau giữa Đông và Tây, những truyền thống và nhạy cảm khác nhau. Một cộng đồng, khi loan báo Tin Mừng tình yêu, sẽ giúp cho sự hiệp thông, tình bạn và đối thoại có thể nảy nở giữa các tín hữu, giữa các tuyên tín Kitô giáo khác nhau và giữa các dân tộc.

Hiệp nhất, hiệp thông và đối thoại luôn mong manh, nhất là trong bối cảnh một lịch sử đau thương đã để lại nhiều vết thẹo của nó. Ký ức về những tổn thương trong quá khứ có thể tạo ra sự oán giận, ngờ vực và thậm chí là khinh bỉ; nó có thể cám dỗ chúng ta tự lập rào cản chống lại những ai khác biệt. Tuy nhiên, các vết thương luôn có thể biến thành đường quá giang, những mở lối để, nhờ bắt chước các vết thương của Chúa, chúng làm cho lòng thương xót của Chúa bừng lên. Ân sủng này thay đổi cuộc sống của chúng ta và khiến chúng ta trở thành những nghệ nhân của hòa bình và hòa giải. Qúi bạn có một câu tục ngữ: "Nếu ai đó ném một hòn đá vào bạn, hãy ném lại cho người đó một ổ bánh mì". Quả là linh hứng. Điều này quả thực hợp Tin Mừng xiết bao! Chính Chúa Giêsu mời gọi chúng ta phá vỡ cái vòng luẩn quẩn và tàn phá của bạo lực bằng cách giơ má bên kia cho những kẻ bắt bớ chúng ta, bằng cách chiến thắng điều ác bằng điều thiện (xem Rm 12:21). Tôi luôn có ấn tượng về một biến cố trong tiểu sử của Đức Hồng Y Korec. Ngài là một vị Hồng Y Dòng Tên, bị chế độ bách hại, bị bỏ tù và bị kết án lao động khổ sai cho đến khi lâm bệnh. Khi đến Rôma dự Năm Thánh 2000, ngài đến các hang toại đạo và thắp nến cho những kẻ bắt bớ ngài, khẩn khoản xin lòng thương xót cho họ. Đấy là Tin Mừng! Nó lớn mạnh trong cuộc sống và trong lịch sử nhờ tình yêu khiêm tốn và kiên nhẫn.

Các bạn thân mến, tôi cảm ơn Thiên Chúa vì những khoảnh khắc bên nhau này, và tôi cảm ơn chân thành nhất về tất cả những gì các bạn đã làm, và tất cả những gì các bạn đang là, cũng như những gì các bạn sẽ làm, nhờ được bài giảng này truyền cảm hứng, vốn cũng là hạt giống mà tôi đang gieo vãi… Hãy chờ xem liệu một số cây có nẩy mầm hay không! Tôi khuyến khích các bạn kiên trì trong cuộc hành trình của các bạn trong tự do của Tin Mừng, trong sự sáng tạo của đức tin và trong cuộc đối thoại bắt nguồn từ lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng đã biến chúng ta thành anh chị em và kêu gọi chúng ta trở thành những người xây dựng hòa hợp và hòa bình. Tôi ban cho các bạn lời chúc phúc thân thương của tôi và tôi xin các bạn, làm ơn, hãy cầu nguyện cho tôi. Cảm ơn các bạn!
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh thập giá Chúa Giêsu Kitô
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
09:18 13/09/2021
Hình ảnh thập gía Chúa Giêsu Kitô

Hằng ngày người Công Giáo từ lúc thức dậy cho tới chiều tối có tập tục đạo đức dùng bàn tay làm dấu thập gía Chúa Giêsu trên thân mình, để cầu xin chúc phúc lành của Chúa Giêsu Kitô, Đấng là Thiên Chúa đã hy sinh chết trên đó mang lại chúc lành cho con người.

Khắp nơi trên tháp các thánh đường có dựng cây thập gía. Rồi nơi phần mộ người qua đời cũng dựng hay vẽ khắc hình tượng cây thập gía.

Và hội chữ thập đỏ lấy hình thập gía làm “Logo” cho hội.

Chúa Giêsu bị kết án đóng đinh trên thập gía khoảng năm 33., đâu có ai nghĩ đến cây thập gía của Chúa Giêsu đã biến đổi thành cây cứu rỗi chữa lành nhờ sự hy sinh của Chúa Giêsu. Nhưng sau này, khi Chúa Giêsu đã sống lại rồi trở về trời, người ta mới đi tìm những dấu tích thánh của Chúa Giêsu khi xưa, để tôn kính.

Vào thế kỷ thứ tư cây thập gía (bằng gỗ) đóng đinh Chúa Giêsu ngày xưa đã được tìm thấy trong một bờ giếng đã bị chôn vùi lấp sâu kín trong lòng đất năm 320.

Và ngày 13.09.335 dịp khánh thành vương cung thánh đường nơi an táng Chúa Giêsu ngày xưa nơi mđồi Golgotha, cây thập gía vừa được tìm thấy được dương lên cao cho mọi người tôn kính. Đây là công đức nỗ lực của Thánh nữ Helena, mẹ hoàng đế Constantino của đế quốc Roma, trong việc tìm kiếm và tôn kính thập gía Chúa Giêsu.

Lễ tôn kính thập gía Chúa Giêsu ngày 14.09.335 đánh dấu bước ngoặt khởi đầu mới trong toàn đế quốc Roma thời đó: đạo Công Giáo được chính thức công nhận. Hoàng đế Constanstino ra chiếu chỉ thay vì tôn thờ thần mặt trời ( Sol invictus), giờ đây tôn thờ Thiên Chúa của Kitô giáo.

Giáo Hội Công Giáo bắt đầu phát triển thành tôn giáo chính thức trong đời sống xã hội, sau nhiều thế kỷ bị cấm đoàn bắt bớ. Nền văn minh Kitô Giáo từ ngày đó bén rễ sâu trong đời sống văn hóa xã hội, với những sáng kiến về nghệ thuật điêu khắc, văn chương thần học, xây dựng thánh đường theo hình thập gía, những cung cách sống đạo.

Hội Thánh Công Giáo Roma mừng kính lễ kính thập gía Chúa Giêsu ngày 14.09. từ thế lỷ thứ 7. sau Chúa giáng sinh.

Trong đời sống xưa nay ai cũng đều phải trải qua những chặng đường thập gía.

Có những em bé vừa khi lọt lòng mẹ, mở mắt chào đời, đã phải chịu cảnh sống xa cha mẹ ngăn cách trong lồng kính hằng những tháng năm liên tục. Vì em sinh thiếu tháng, hay phải giải phẫu nối ráp cơ quan trong người bị khiếm khuyết không đầy đủ, không lành mạnh. Hay phải sống trong cảnh bơ vơ mồ côi vì cha mẹ mất sớm.

Có những bạn trẻ thanh thiếu niên lớn lên chỉ quanh quẩn trong chu vi của giường ngủ, hay cái xe lăn di chuyển thôi.

Có những người đang tuổi trung niên đầy sức sống vươn lên. Nhưng bỗng dưng tâm trí bị phân tán hay khựng lại, hướng suy nghĩ phát triển ngày càng đi xuống. Họ sống trong sợ hãi mặc cảm.

Từ gần hai năm nay nhân loại sống trong cơn khủng hoảng lo sợ. Vì đại dịch Covid 19 đe dọa sức khoẻ đời sống khiến mọi trong mọi sinh hoạt bị ngăn cản cùng ngưng đình trệ. Vì tình trạng đó có những người, những nơi lâm vào tình trạng thiếu lương thực, thiếu thuốc men y tế...Nhân loại trải qua giai đoạn con đường chịu đựng vác thập gía.

Ngày nay có nhiều người, đa số là người Trẻ, như bên Assi, bên cộng đòan Taizé, bên Santiago, bên Međjugory...đeo mang trên mình hình Thánh gía chữ T. Kiểu hình này do Thánh Phanxicô khó khăn thành Assi năm xưa phổ biến loan truyền.

Trong sách ngôn sứ Ezechiel ( 9,4-6) nói đến những ai mang hình chữ Thập T trên trán được cứu độ tha thứ khỏi chết. T = Taw là mẫu tự cuối cùng trong bảng vần mẫu tự của Do Thái. Theo cách viết cổ xưa được viết như hình thánh gía. Mẫu tự T= thau trong tiếng Hy lạp cũng vậy.

Trong sách Khải huyền (7,1-4) Thánh Gioan đã nhìn thấy 140.000 người có dấu ấn trên trán trên trời. Các Thánh giáo phụ hiểu dấu ấn đó là chữ T.

Thập gía cuộc đời có rất nhiều hình dạng khác nhau tùy nơi mỗi người, nơi mỗi hoàn cảnh giai đoạn đời sống. Không có cuộc đời nào mà không có thập gía.

Thập gía là gánh nặng. Nhưng đồng thời cũng là đối lực đà thúc đẩy cố gắng vươn lên tìm niềm vui sống vượt qua khó khăn, nhất là nhìn lên Đấng đã bị đóng đinh trên đó mang lại ơn cứu rỗi cho con người.

Mỗi khi làm dấu Thánh gía, hay đeo Thánh gía trên người cùng nhìn lên Thánh gía Chúa Giêsu, là tuyên xưng dấu hiệu ân đức cứu độ của Thiên Chúa cho con người.

Và cùng liên đới cảm thông với những người cũng như mình phải chịu đựng vác thập gía trong đời sống.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Di dân- Những người tiên phong ra đi mở mang Nước Trời
Duc Trung Vu, CSsR
21:19 13/09/2021
Di dân- Những người tiên phong ra đi mở mang Nước Trời

Có một quan niệm phổ biến nơi nhiều người như thế này: Các cha, các thầy, các sơ là những nhà truyền giáo được sai đi để loan báo Tin Mừng cho người khắp nơi.

Theo tôi, điều đó đúng nhưng chưa đủ. Đúng là bởi vì hiển nhiên, những người sống đời sống thánh hiến được đào tạo bài bản và được sai đi để trực tiếp làm công việc loan báo Tin Mừng. Vì vậy mà mới có các Dòng truyền giáo, các nam nữ tu sĩ thừa sai. Còn nói là chưa đủ là bởi vì quan niệm đó chưa đề cập hoặc đôi khi khiến người ta đánh giá thấp vai trò của người giáo dân, nhất là những người xa quê trong việc thi hành lệnh truyền của Đức Giêsu. Quan điểm này thậm chí còn gây ngộ nhận rằng chỉ các linh mục, tu sĩ nam nữ mới là những tác nhân chính yếu trong việc loan báo Tin Mừng.
Tôi không dám gọi những người di dân là các nhà truyền giáo để tránh những tranh luận không cần thiết liên quan tới hạn từ này. Nhưng chắc chắn một điều, người di dân luôn luôn là những người ra đi mở mang Nước Trời, dù họ ý thức hay không ý thức được việc này.

Tại sao tôi lại nói như vậy? Xin thưa là bởi vì từ chính kinh nghiệm bản thân tôi quan sát thấy có một sự thật hiển nhiên như sau: Những người di dân luôn luôn là những người đầu tiên đặt chân đến vùng đất mới, họ tiên phong xây dựng cộng đoàn đức tin ở vùng đất đó. Và các linh mục, tu sĩ luôn là người đến sau đó để kiện toàn cộng đoàn và đưa cộng đoàn ở vùng đất mới vào qui củ, nề nếp.

Bài viết này xin được liệt kê những kinh nghiệm của các cộng đoàn mà tôi đã từng có dịp viếng thăm, sinh hoạt hoặc nghe biết ở đâu đó.

Đầu tiên, xin mời bạn đến thăm Hà giang. Đây là một giáo xứ có tuổi đời rất trẻ, giáo xứ này được thành lập ngày 08/09/2014. Tôi có những người họ hàng di cư lên đây từ những ngày đầu của phong trào di cư xây dựng kinh tế mới. Họ cùng với một số giáo dân từ dưới xuôi lên đây đã tụ họp lại để có những buổi đọc kinh chung tại các gia đình. Mới đầu, có thể là do thói quen, nhu cầu liên đới với nhau và tình cảm đồng hương hoặc lí do nào khác, nhưng dần dần họ đã xây dựng được cộng đoàn gắn bó yêu thương nhau, để rồi đến thời giờ Chúa định, có những linh mục, tu sĩ lên đây “truyền giáo” và kiện toàn cộng đoàn. Nếu không có những di dân tiên khởi như vậy, tôi không biết liệu ngày nay chúng ta có thể thấy được một ngôi nhà thờ khang trang giữa vùng núi non biên cương phía Bắc của tổ quốc như vậy hay không?

Tôi cũng có dịp đến với Giáo xứ Bắc Kạn, nơi đây và một dải vùng đất rộng lớn kéo dài tới Hồ Ba Bể được giáo phận Bắc Ninh ưu ái giao cho Dòng Chúa Cứu Thế đảm nhận công việc loan báo Tin Mừng. Đúng là các các tu sĩ đến với những anh chị em dân tộc thiểu số, những người có thể gọi là chưa từng được nghe Tin Mừng. Nhưng để làm được điều ấy, các cha các thầy cần đến sự trợ giúp không nhỏ của những người di dân là các giáo dân đến từ miền xuôi, là những người đến đây sinh sống từ trước đó rất lâu. Tôi gặp những ông, những bà từ giáo phận Bùi Chu, Thái Bình,…, nghe họ kể câu chuyện cuộc đời và câu chuyện đức tin của họ. Người xa quê, dù đi đến đâu, vẫn nhớ đến Chúa, nhớ đến anh chị em, bởi vậy mà họ qui tụ lại với nhau để nhen nhóm, nuôi dưỡng những ngọn lửa đức tin ở vùng đất núi non trùng điệp này.

Một dịp khác, tôi được viếng thăm một loạt giáo xứ ở Mộc Châu, Sơn La, Mường La, Điện Biên. Những điều tương tự cũng diễn ra ở nơi đây. Chính những anh chị em di dân là những người đi mở đường, đi vào từng ngóc ngách của cánh đồng truyền giáo trước các linh mục, tu sĩ. Ấn tượng nhất trong chuyến đi này là việc được tham dự thánh lễ tại nhà thờ “dưới hầm” ngay trong thị trấn Mường La. Gọi là nhà thờ nhưng thực ra đó là tầng bên dưới nhà của một giáo dân. Đến với họ, tôi được nghe những câu chuyện li kì hơn cả tiểu thuyết nhưng rất thật về cái buổi đầu gầy dựng cộng đoàn. Tạ ơn Chúa, qua những thăng trầm, giáo xứ Mường La và nhiều giáo xứ trẻ trung khác đã được thành lập. Những giáo xứ ấy tuổi đời không thấm vào đâu so với các giáo xứ kì cựu ở miền xuôi, nhưng sức sống, đời sống đạo và lòng nhiệt thành tông đồ thì mạnh mẽ không thua kém gì. Nơi đây, có những "Anh Trùm" trẻ rất ư là nhiệt thành Tông đồ, chẳng quản ngại gian lao vất vả, một lòng xây dựng cộng đoàn Đức Tin.
Mô típ của những câu chuyện mở mang nước Chúa ở miền núi phía Bắc Việt Nam cũng là mô típ của những cộng đoàn hải ngoại. Nơi tôi đang sống là thành phố Melbourne, tiểu bang Victoria của Úc Châu. Qua những chia sẻ với anh chị em nơi đây, tôi thấy thêm xác tín rằng: Chính người di dân, những người con xa xứ là động lực, là những người đặt những tảng đá góc tường, những phiến đá đầu tiên xây dựng Hội Thánh. Không phủ nhận công lao của các linh mục Việt Nam tiên khởi nơi đây, nhưng cũng phải thẳng thắn đánh gia công lao lớn lao của những người di dân thế hệ đầu đã sát cánh, đồng hành và trợ giúp đắc lực cho các linh mục. Sau hơn ba thập kỉ, cộng đồng nơi đây đã trở nên vững mạnh với 13 cộng đoàn và một trung tâm Công Giáo Việt Nam với ngôi nhà thờ dâng kính Thánh Mẫu La Vang mới được khánh thành vào năm trước (22/02/2020). Đầu năm vừa rồi, tôi được đến với một cộng đoàn cách thành phố Melbourne hơn 3 tiếng lái xe. Đây là một cộng đoàn mới nhất, đang ở trong gia đoạn qui tụ sơ khởi. Họ là những người mới đặt chân đến Úc trong khoảng vài năm gần đây qua con đường xuất khẩu lao động. Cộng đoàn ấy với những người con xa quê, vẫn đau đáu một niềm là làm sao giữ được ngọn lửa đức tin và loan truyền ngọn lửa tông đồ ấy trước hết cho chính con cái của mình nơi vùng đất xa lạ. Tôi tin chắc, trong một tương lai nào đó, những anh chị em di dân nơi đây sẽ có thể vươn lên sánh ngang với các cộng đoàn huynh đệ khác nơi xứ người.

Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân và càng suy nghĩ về vai trò và sứ mạng của người giáo dân, nhất là những anh chị em xa quê, tôi càng xác tín về ơn gọi mở đường của họ.

Tôi tự hỏi: Phải chăng giáo hội chưa đặt sự quan tâm đúng mức đến người giáo dân? Hỏi như vậy có thể làm ai đó khó chịu, nhưng rõ ràng, các chủng viện, học viện thần học được mở ra có mấy người giáo dân theo học? Trong khi họ là thành phần đông đảo, có nhiều khả năng hơn để đi vào các vùng đất, các ngóc ngách khác nhau của đời sống xã hội, hơn hẳn các linh mục tu sĩ. Đã đến lúc, chúng ta cần một nền đào tạo, có thể sản sinh ra những người tín hữu chẳng những đầy lòng nhiệt thành tông đồ mà họ còn được trang bị các kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực thi lệnh truyền của Chúa Giê-su : "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo." (Mc 16,15)

Duc Trung Vu, CSsR
 
VietCatholic TV
Những cảnh tượng đẹp mắt trong lễ nghi đón tiếp trọng thể Đức Thánh Cha tại Dinh Tổng Thống Slovakia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:06 13/09/2021

Như chúng tôi đã đưa tin, lúc 14:30 ngày Chúa Nhật 12 tháng 9, đã có nghi thức chào tạm biệt tại sân bay quốc tế Budapest. Sau đó, Đức Thánh Cha đã đến Bratislava lúc 15:30, theo giờ địa phương.

Lúc 16:30, Đức Thánh Cha đã tham dự cuộc gặp gỡ đại kết tại Toà Sứ thần ở Bratislava.

Sinh hoạt cuối cùng trong ngày Chúa Nhật là cuộc gặp riêng các tu sĩ dòng tên tại Toà Sứ thần ở Bratislava.

Sáng Thứ Hai, lúc 09:15 đã có nghi thức tiếp đón tại Dinh Tổng thống ở Bratislava

Đức Thánh Cha sau đó đã gặp gỡ tổng thống tại “Sảnh Vàng” của Dinh Tổng thống.

Lúc 10h, ngài gặp gỡ chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại vườn của Dinh Tổng thống.

Trong diễn từ tại đây, Đức Thánh Cha nói:

Thưa tổng thống,

Các thành viên của Chính phủ và ngoại giao đoàn,

Quý nhà lãnh đạo tôn giáo và dân sự,

Kính thưa quý vị,


Tôi biết ơn Tổng thống Zuzana Čaputová vì những lời chào mừng của bà nhân danh bà và toàn thể quốc gia. Trong lời chào đến tất cả các bạn, tôi bày tỏ niềm vui khi có mặt tại Slovakia. Tôi đã đến như một người hành hương đến với một đất nước trẻ, nhưng là một đất nước có lịch sử lâu đời, một vùng đất có nguồn gốc sâu xa nằm ở trung tâm của Âu Châu. Quả thật mảnh đất này đã và luôn là ngã ba đường. Đây là một tiền đồn của Đế chế La Mã và là điểm gặp gỡ giữa Kitô Giáo Tây phương và Đông phương. Từ Đại Quốc Moravia đến Vương quốc Hung Gia Lợi, từ Cộng hòa Tiệp Khắc cho đến ngày nay, các bạn đã vượt qua nhiều thử thách và đạt được sự hòa nhập và khác biệt thông qua một quá trình về cơ bản là hòa bình. Cách đây 28 năm, thế giới dõi theo với sự ngưỡng mộ trước sự xuất hiện hòa bình của hai quốc gia độc lập.

Lịch sử lâu đời này thách thức Slovakia trở thành một thông điệp hòa bình giữa lòng Âu Châu. Lời kêu gọi đó được gợi lên bởi sọc xanh lớn trên lá cờ của các bạn, biểu tượng cho tình anh em với các dân tộc Slav. Tình huynh đệ như vậy là cần thiết cho tiến trình hội nhập ngày càng bức thiết. Hơn nữa, trong những ngày này, sau những tháng dài và vất vả của đại dịch, hoàn toàn nhận thức được những khó khăn phải đối mặt, chúng ta mong đợi với hy vọng về một sự trỗi dậy kinh tế được ủng hộ bởi các kế hoạch phục hồi của Liên minh Âu Châu. Tuy nhiên, luôn có nguy cơ khuất phục trước sự thiếu kiên nhẫn và sự lôi cuốn của lợi nhuận, dẫn đến cảm giác hưng phấn thoáng qua, thay vì gắn kết mọi người lại với nhau, lại chỉ chứng tỏ sự chia rẽ. Sự phục hồi kinh tế mà thôi cũng chưa đủ trong một thế giới tự nó đã trở thành ngã ba đường, trong đó tất cả đều được kết nối với nhau. Ngay cả khi các cuộc chiến giành ưu thế được tiến hành trên nhiều mặt trận khác nhau, cầu mong quốc gia này vẫn có thể khẳng định lại thông điệp về hội nhập và hòa bình. Và cầu mong Âu Châu được phân biệt bởi một tình đoàn kết, khi vượt lên trên các biên giới, có thể đưa nó trở lại trung tâm của lịch sử.

Lịch sử Slovakia đã được ghi dấu ấn không thể xóa nhòa bởi đức tin. Tôi hy vọng rằng đức tin, tự bản chất của nó, sẽ khuyến khích các dự án và cảm xúc được truyền cảm hứng từ tình huynh đệ, dựa trên kinh nghiệm sử thi của hai anh em thánh Cyrilô và Methođiô. Họ đã làm việc để truyền bá Phúc âm vào thời điểm mà các Kitô Hữu của lục địa này đang hợp nhất; ngày nay họ tiếp tục đoàn kết các cộng đồng tôn giáo khác nhau ở vùng đất này. Cyrilô và Methođiô đồng hóa với tất cả, và tìm kiếm sự hiệp thông với tất cả: người Slav, người Hy Lạp, cũng như người Latinh. Niềm tin vững chắc của họ được thể hiện qua sự cởi mở tự phát hướng đến người khác. Đây là di sản mà bây giờ anh chị em được kêu gọi để bảo tồn, để trong thời đại của chúng ta, các bạn cũng có thể là một dấu chỉ của sự hợp nhất.

Các bạn thân mến, xin cho lòng các bạn luôn vun đắp ơn gọi huynh đệ này, cùng với những món quà ấm áp và chân thành của quê hương. Sự hiếu khách là cực kỳ quan trọng đối với các bạn: Tôi bị ấn tượng bởi phong tục Slavic là tặng bánh mì và muối cho du khách như một dấu chỉ chào đón. Tôi muốn cùng các bạn suy ngẫm về những món quà đơn sơ nhưng quý giá, rất giàu ý nghĩa Phúc Âm.

Chúa đã chọn bánh để hiện diện giữa chúng ta. Bánh là thứ thiết yếu. Kinh thánh ra lệnh cho chúng ta đừng tích trữ bánh của mình, nhưng hãy chia sẻ nó. Bánh được nói đến trong Tin Mừng luôn là bánh được bẻ ra. Điều này gửi đi một thông điệp mạnh mẽ cho cuộc sống của chúng ta với tư cách là một cộng đồng: nó nhắc nhở chúng ta rằng sự giàu có thực sự không chỉ đơn giản là nhân lên những thứ chúng ta có, mà là chia sẻ chúng một cách công bằng với những người xung quanh. Tấm bánh nói với chúng ta về sự yếu đuối; nó đòi hỏi chúng ta phải quan tâm đặc biệt đến những người dễ bị tổn thương ở giữa chúng ta. Không ai bị kỳ thị hoặc bị phân biệt đối xử. Cách nhìn người khác của Kitô Hữu chúng ta không coi họ là gánh nặng hay vấn đề, mà coi họ là những người anh chị em cần được giúp đỡ và bảo vệ.

Bánh được chia sẻ một cách công bằng nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của công lý, của việc cho mỗi người những cơ hội để hoàn thiện. Chúng ta cần hợp tác xây dựng một tương lai trong đó luật pháp được áp dụng công bằng cho tất cả mọi người, dựa trên một hệ thống công lý không phải để rao bán. Nếu công lý không phải là một lý tưởng trừu tượng, mà trở thành hiện thực như bánh, thì cần phải tiến hành một cuộc chiến nghiêm túc chống tham nhũng và trên hết, pháp quyền phải được thúc đẩy và phải thắng thế.

Bánh cũng không thể tách rời với một tính từ: “hằng ngày” (x. Mt 6,11), “bánh hằng ngày”. Bánh hàng ngày có nghĩa là công việc hàng ngày. Cũng như không có bánh thì không có dinh dưỡng, không có lao động thì không có phẩm giá. Trên nền tảng của một xã hội công bằng và huynh đệ chúng ta phải thấy quyền của mỗi người được nhận bánh việc làm, để không ai cảm thấy bị gạt ra ngoài lề hoặc bị buộc phải rời bỏ gia đình và quê hương để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn.

“Anh em là muối cho đời” (Mt 5:13). Muối là biểu tượng đầu tiên mà Chúa Giêsu dùng để dạy các môn đệ. Hơn bất cứ điều gì, muối mang lại hương vị cho thực phẩm; nó nhắc nhở chúng ta về hương vị mà cuộc sống của chúng ta cần, nếu không chúng trở nên vô vị. Các cấu trúc có tổ chức và hiệu quả sẽ không đủ để cải thiện cuộc sống của chúng ta với tư cách là một cộng đồng nhân bản. Chúng ta cần hương vị, hương vị của sự đoàn kết. Cũng giống như muối chỉ mang lại hương vị bằng cách hòa tan, cũng thế xã hội cũng phải tái khám phá lại hương vị của nó thông qua sự quảng đại nhưng không của những người dành cả cuộc đời mình cho người khác. Điều này rất tốt cho những người trẻ tuổi nói riêng khi được khuyến khích, cảm thấy rằng họ có một phần đóng góp trong việc định hình tương lai của đất nước, để họ có thể khắc cốt ghi tâm và làm giàu thêm lịch sử bằng ước mơ và sự sáng tạo của mình. Không thể có sự đổi mới nếu không có những người trẻ tuổi, nhưng cuối cùng họ thường bị chủ nghĩa tiêu dùng làm cho cuộc sống trở nên nhạt nhẽo và buồn tẻ. Ở Âu Châu, có quá nhiều người sống cuộc sống mệt mỏi và thất vọng, bị choáng ngợp bởi nhịp sống điên cuồng và không có khả năng tìm ra lý do cho cảm hứng và hy vọng. Thành phần bị thiếu là mối quan tâm cho những người khác. Khi chúng ta cảm thấy có trách nhiệm với người khác, điều này mang lại hương vị cho cuộc sống của chúng ta và cho phép chúng ta nhận ra rằng những gì chúng ta cho đi thực sự là một món quà chúng ta làm cho chính mình.

Vào thời Chúa Giêsu, muối mang lại hương vị nhưng nó cũng được dùng để bảo quản thực phẩm, giữ cho thực phẩm không bị hư hỏng. Tôi hy vọng rằng các bạn sẽ không bao giờ cho phép những hương vị phong phú của những truyền thống tốt đẹp nhất của các bạn bị hư hỏng bởi sự hời hợt của chủ nghĩa tiêu dùng và lợi ích vật chất. Hoặc bằng các hình thức thực dân hóa ý thức hệ. Ở những vùng đất này, chỉ cách đây vài thập kỷ, đã có một hệ thống ý thức hệ độc tôn bóp nghẹt tự do. Ngày nay, một hệ thống ý thức hệ độc tôn khác đang làm mất đi quyền tự do tư tưởng, giản lược tiến bộ trong phạm vi lợi nhuận và nhân quyền trong phạm vi các nhu cầu cá nhân. Ngày nay, muối của đức tin hoạt động không phải bằng cách phản ứng theo cách thế gian, bằng cách tham gia vào các cuộc chiến tranh văn hóa, nhưng bằng cách âm thầm và khiêm tốn gieo hạt giống nước Chúa, đặc biệt bằng chứng tá bác ái, yêu thương. Hiến pháp của các bạn thể hiện mong muốn rằng đất nước này được xây dựng trên di sản của các Thánh Cyrilô và Methođiô, những người bảo trợ của Âu Châu. Không áp đặt hay áp lực, họ đã làm phong phú thêm nền văn hóa bằng Tin Mừng và do đó thiết lập các tiến trình có lợi cho tiến bộ. Đây là con đường để đi theo: không phải là dự phần vào các cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng và địa vị, mà là con đường được các thánh chỉ ra, con đường của các Mối Phúc. Vì các Mối phúc là nguồn cảm hứng cho một cái nhìn của Kitô Hữu về xã hội.

Các Thánh Cyrilô và Methođiô cũng cho thấy rằng gìn giữ những gì tốt đẹp không có nghĩa là lặp lại quá khứ, mà là cởi mở với sự mới mẻ mà không bao giờ đánh mất cội nguồn của mình. Lịch sử của các bạn có rất nhiều nhà văn, nhà thơ và những người nam nữ của nền văn hóa từng là muối của đất nước. Muối gây đau nhói khi đặt lên vết thương, cũng thế, cuộc đời của họ thường phải trải qua thập giá đau khổ. Bao nhiêu người nam nữ lừng lẫy đã phải chịu đựng cảnh tù đày, nhưng vẫn được tự do bên trong, là một tấm gương sáng ngời về lòng dũng cảm, sự chính trực và thái độ chống lại sự bất công! Và hơn hết là sự tha thứ. Đó là muối cho đời của các bạn.

Đại dịch là thử thách lớn của thời đại chúng ta. Nó đã dạy chúng ta rằng, ngay cả khi tất cả chúng ta đang ở trên cùng một con thuyền, thật là quá dễ bị cám dỗ rút lui và chỉ nghĩ về bản thân mình. Thay vào đó, chúng ta hãy đặt ra một bước mới từ nhận thức rằng tất cả chúng ta đều yếu đuối và cần người khác. Không ai có thể tách rời nhau, dù là cá nhân hay quốc gia. Mong sao chúng ta chấp nhận thách thức của cuộc khủng hoảng này, điều này chỉ khiến chúng ta “càng cấp bách hơn khi chúng ta suy nghĩ lại về phong cách sống của mình” (Fratelli Tutti, 33 tuổi). Sẽ là vô ích nếu các bạn chỉ đờn thuần chỉ trích những sự kiện trong quá khứ; chúng ta cần phải xắn tay áo và cùng nhau làm việc để xây dựng tương lai. Tôi khuyến khích các bạn làm như vậy, ngước mắt lên như khi các bạn nhìn vào dãy núi Tatra lộng lẫy của mình. Ở đó, giữa những khu rừng và những đỉnh núi hướng lên trời, Chúa dường như gần gũi hơn và tạo vật xuất hiện như một ngôi nhà hoang sơ mà qua nhiều thế kỷ đã che chở cho thế hệ này sang thế hệ khác. Các ngọn núi của các bạn kết hợp thành một dãy với nhiều đỉnh núi và cảnh quan khác nhau, trải dài qua các biên giới quốc gia để cùng nhau tạo nên vẻ đẹp của các dân tộc khác nhau. Hãy trau dồi vẻ đẹp này, vẻ đẹp của toàn thể. Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực, lòng dũng cảm và sự chia sẻ, sự nhiệt tình và sáng tạo. Tuy nhiên, đó là công lao của con người được Chúa ban cho. Xin Chúa phù hộ bạn. Xin Chúa phù hộ cho vùng đất này. Nech Boh žehná Slovensko! Chúa phù hộ cho Slovakia. Cảm ơn các bạn.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana

 
Khả thể vừa xảy ra Phép lạ Thánh Thể ở quê hương Đức Thánh Cha. Tuyên bố của giáo phận Morón, Argentina
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:12 13/09/2021


1. Phải chăng đã xảy ra Phép lạ Thánh Thể ở Á Căn Đình?

Tuyên bố của Giáo xứ St. Vincent de Paul


Các giáo dân tại Giáo xứ St. Vincent de Paul ở Hurlingham, Buenos Aires, Á Căn Đình cho rằng sau Thánh lễ ngày 30/8 một cục máu đông hình thành trên một bánh thánh.

Giáo xứ cho biết hai người đàn ông đang dọn dẹp nhà thờ cho biết đã thấy các bánh thánh rơi trên sàn nhà. Vị linh mục đã hướng dẫn họ đặt các bánh này vào một chiếc ly và để chúng tan ra. Những người đàn ông báo cáo rằng nước đã chuyển sang màu máu và các cục máu đông hình thành trên các bánh thánh.

Nội dung bản tin của giáo xứ như sau: “ Phép lạ này xảy ra tại giáo xứ St. Vincent de Paul vào ngày 30 tháng 8. Một số bánh thánh rơi xuống sàn, và hai người đàn ông phụ trách dọn dẹp giáo xứ đã thông báo cho linh mục. Ngài ra lệnh đặt những bánh này vào một cái ly, đổ nước vào cho đến khi các bánh thánh tan ra hết”.

“ Ngày hôm sau, 31 tháng 8, họ lại dọn dẹp giáo xứ. Họ tìm một kính lúp để quan sát cho rõ và không thể tin vào những gì mắt mình nhìn thấy.

Nước có màu máu, và vào lúc 3 giờ chiều, nó trở nên đặc hơn hình thành một cục máu đông. Vào lúc 6 giờ chiều, phép lạ đã hoàn tất.”

“Vị linh mục đã giao phép lạ cho Đức Giám Mục giáo phận Morón”.

Tuyên bố của giáo phận Morón

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Giáo phận Morón ở Buenos Aires sau đó đã ra thông báo làm rõ vụ việc. Cha Martín Bernal, phát ngôn viên giáo phận cho biết cha xứ đã không truyền phép các bánh thánh và vụ việc có lẽ “không phải là một phép lạ Thánh Thể”.

Tuy nhiên, Giám mục Morón Jorge Vázquez cho biết “để mọi người yên tâm”, ngài bắt đầu “một cuộc điều tra và phân tích những bánh thánh nói trên”.

Đây là toàn bộ thông cáo báo chí của Giáo phận Morón

“Đối diện với các tuyên bố khác nhau về một phép lạ Thánh Thể được cho là đã xảy ra vào ngày 31 tháng 8 năm nay, Đức Cha Jorge Vázquuz, Giám mục của Morón, khẳng định qua lời chứng của linh mục đã cử hành Thánh lễ ngày hôm đó rằng điều này không phải là một phép lạ Thánh Thể, vì các bánh thánh mà các bản ghi âm và các bản văn đề cập đến chưa hề được thánh hiến bởi bất kỳ linh mục nào, nhưng đã bị làm rớt trước khi được thánh hiến.

Các bánh thánh này được giữ trong một túi nhựa, và sau đó được cho vào nước để làm tan ra, như quy định thường lệ trong những trường hợp như thế này.

Tuy nhiên, để mọi người yên tâm, Đức Cha đã bắt đầu một cuộc điều tra thích ứng và việc phân tích các bánh thánh nói trên sẽ được thực hiện trong phòng thí nghiệm.”
Source:Church POP

2. Slovakia đã thay đổi sâu sắc kể từ chuyến thăm lần trước của Giáo hoàng, nhận định của một vị Giám Mục

Theo một giám mục địa phương, khi Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm Slovakia vào Chúa Nhật, ngài sẽ thấy một đất nước đã thay đổi rất nhiều kể từ lần cuối cùng một vị giáo hoàng đặt chân đến đất nước này.

Đức Cha Jozef Haľko, Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận Bratislava, nói rằng “bầu không khí xung quanh Giáo Hội” đã thay đổi kể từ khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến thăm vào năm 2003, trong chuyến công du thứ ba của ngài đến quốc gia trung tâm Âu Châu này.

“Chuyến thăm Slovakia của Đức Thánh Cha Phanxicô phải được xem xét trong bối cảnh chuyến tông du của Thánh Gioan Phaolô II,” vị giám mục 57 tuổi nói với CNA.

“Ngay trong thời cộng sản, trước năm 1989, một bản kiến nghị lớn đã được đưa ra yêu cầu mời giáo hoàng đến Slovakia. Mật vụ cộng sản đã bóp nghẹt tiếng nói này của người dân, thậm chí bắt bớ những người đứng ra tổ chức thu thập chữ ký”.

“Tuy nhiên, họ vẫn không thể ngăn chặn phong trào phổ biến này. Bằng cách này hay cách khác, các bức thư đã đến được với Đức Gioan-Phaolô II. Đức Giáo Hoàng Ba Lan đã rất cảm động vì điều đó. Vì điều này, ngài đã đến thăm chúng tôi ba lần”.

Đức Giáo Hoàng Ba Lan đến thăm Slovakia lần đầu tiên vào năm 1990, bốn tháng sau khi Bức màn sắt sụp đổ, khi Slovakia vẫn còn là một phần của Tiệp Khắc. Ngài đã đến Praha và Bratislava, thủ đô của Slovakia kể từ khi nước này trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1993.

Năm 1995, Đức Gioan Phaolô II đã đến thăm Bratislava, Nitra, Šaštín, Košice, Prešov, Spišská Kapitula, Levoča, Poprad, và Dãy núi Tatra, nơi tạo thành biên giới tự nhiên giữa Slovakia và quê hương Ba Lan của Đức Giáo Hoàng.

Năm 2003, Đức Gioan Phaolô II đã đến Banská Bystrica, Rožňava và Bratislava.

“Các thế hệ lớn tuổi giữ một ký ức mạnh mẽ về chuyến tông du này,” Đức Cha Haľko nói.

Ngài giải thích rằng trong 25 năm sau đó, Slovakia đã thay đổi sâu sắc.

“Vào những năm 1990, dân chúng có sự nhiệt tình sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ. Sự nhiệt tình này cũng liên quan đến Giáo hội, được coi là cơ quan chính thức duy nhất chống lại chế độ cộng sản.”

Nhưng thế hệ mới “không nhìn nhận mọi thứ theo cách đó, Giáo hội không còn được coi là những gì Giáo Hội đã là trong thời cộng sản. Bầu không khí xung quanh Giáo hội đã thay đổi. “

Đức Cha Haľko, được Đức Bênêđíctô XVI phong làm giám mục vào năm 2012, cho biết rất khó để đánh giá liệu có nhiều hay ít sự tin tưởng vào Giáo hội ngày nay. Nhưng ngài gợi ý rằng sự sụt giảm ơn gọi là một chỉ dấu mạnh mẽ, mặc dù nó là một phần của xu hướng Âu Châu rộng lớn hơn.

“Không thể phủ nhận việc thế tục hóa. Nó mạnh mẽ. Nó đi sâu hơn nhiều vào tâm lý, vào ý thức, vào vô thức, qua mạng xã hội và các phương tiện truyền thông”.

Mặc dù chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ, một số vết sẹo vẫn còn. Và mặc dù nhận thức về Giáo hội đã thay đổi, nhưng ký ức về những gì Giáo hội đã làm phải được duy trì.

“Trong thời cộng sản, các linh mục vẫn đứng thẳng lưng, không thỏa hiệp. Hành vi của các ngài phải có tác động ngày nay. Đối mặt với các xu hướng tư tưởng và tự do mới, chúng ta phải chống lại chúng bằng cách dựa trên tấm gương của những người trung tín với Giáo hội trong thời kỳ khó khăn.”

“Lời kêu gọi lớn nhất bây giờ là phải dựa trên sự thật và có thể hiểu được đối với con người hiện đại, mà không làm tan loãng sự thật Phúc Âm. Lời chứng của chúng ta phải nói về Nước Chúa mỗi ngày”.

Đức Cha Haľko hy vọng rằng chuyến thăm từ ngày 12 đến 15 tháng 9 của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ giúp vực dậy tinh thần này.

Nói về thế hệ trẻ Công Giáo ở Slovakia, ngài nói: “Ít nhiều có những nhóm thanh niên tự phát cầu nguyện, ca hát, những người cùng nhau trải qua kỳ nghỉ”.

Ngài nói: “Đó là một di sản từ thời kỳ cộng sản khi một số người đã tổ chức các phong trào trong vòng quen biết”. Ngài giải thích rằng các nhóm khoảng 15 người quen biết nhau, được hỗ trợ bởi các linh mục bí mật, bao gồm cả Hồng Y người Slovakia Ján Chryzostom Korec.

“Điều này cho thấy những người trẻ có một tiềm năng tinh thần rất lớn. Động lực này mang lại hy vọng cho tương lai”.
Source:Catholic News Agency

3. Đức Hồng Y người Nigeria nói: Không nên đón nhận Thánh Thể một cách bất xứng.

Các linh mục có nhiệm vụ nhắc nhở người Công Giáo không được rước Thánh Thể trong tình trạng đang mắc tội trọng và phải làm cho việc xưng tội được dễ dàng, một Hồng Y người Nigeria cho biết tại Đại hội Thánh Thể Quốc tế hôm thứ Năm.

“Giáo lý của Giáo Hội vẫn luôn cho rằng bất cứ ai biết mình đang ở trong tình trạng tội lỗi nghiêm trọng khiến họ xa cách với tình yêu thương của Thiên Chúa, thì không nên tiến lên rước lễ đơn giản chỉ vì mọi người đều rước lễ”, Đức Hồng Y John Onaiyekan cho biết trong một buổi dạy giáo lý được phát trực tiếp tại thủ đô Budapest của Hung Gia Lợi vào ngày 9 tháng 9.

“Trước hết anh ta phải tận dụng bí tích hòa giải để giao hòa với Thiên Chúa qua việc xưng tội”.

“Nhưng thật không may, những gì chúng ta thấy ngày nay là một dòng người đông đảo rước lễ trong Thánh lễ, và có vẻ như họ không thực sự bận tâm về việc liệu họ có ở trong trạng thái tâm linh phù hợp để rước lễ hay không”.

“Các mục tử có nhiệm vụ nhắc nhở các tín hữu về điều này, nhưng đừng đưa ra những lời phóng đại không cần thiết. Nhiệm vụ của các mục tử cũng là làm sao để tín hữu có thể xưng tội dễ dàng”.

Đức Hồng Y Onaiyekan giữ chức tổng giám mục của Abuja từ năm 1994 cho đến năm 2019, khi Đức Thánh Cha Phanxicô chấp nhận cho ngài nghỉ hưu ở tuổi 75. Ngài đã giảng một bài giáo lý dài một giờ về giáo lý Công Giáo liên quan đến Bí tích Thánh Thể tại Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52 diễn ra ở Hung Gia Lợi từ ngày 5 đến 12 tháng 9.

Vị Hồng Y 77 tuổi khuyến nghị các linh mục hãy giảng về việc rước lễ xứng đáng để mọi người biết khi nào họ ở trong tình huống bất thường và “sẽ điều chỉnh hành vi của mình mà không phải lâm vào cảnh bị từ chối Rước lễ một cách công khai”.

“Có một cuộc tranh luận đang diễn ra ở một số quốc gia về việc liệu một chính trị gia vì lý do chính trị đã bỏ phiếu cho một đạo luật trái đạo đức thì người ấy có nên bị cấm Rước lễ hay không”

“Ngay cả trong một quốc gia thế tục, bỏ phiếu cho một đạo luật vô luân có thể trở thành đồng phạm của tội ác. Thành ra, chúng ta đang đối diện với một quyết định luân lý khiến người ấy không phù hợp với việc rước lễ”.

“Nhưng theo quan điểm mục vụ, không rõ là liệu một người như vậy khi thực sự hiện diện trong dòng người tiến lên rước lễ, thì chúng ta có nên công khai từ chối cho người ấy Rước lễ hay không, xét rằng làm thế sẽ gây ra một sự náo động và tai tiếng lớn. Cả Thánh Augustinô và Thánh Tôma Aquinô đều đề xuất một sự thận trọng trong việc đương đầu với những trường hợp như vậy”.

Vị Hồng Y người Phi Châu nói thêm rằng “một chính trị gia Công Giáo không đồng ý công khai với Giáo hội của mình về vấn đề đạo đức thì tốt nhất là nên tránh đừng cố tình kích động những tranh cãi xung quanh Bí tích Thánh Thể”.

Đức Hồng Y Onaiyekan nói rằng với tư cách là một giám mục, ngài đã cố gắng hết sức để khuyến khích các chính trị gia Công Giáo “luôn có lập trường rõ ràng và phản đối bất kỳ luật nào trái với luật Chúa”.

“Nếu vì lý do chính trị, anh ta không thể ngăn chặn một đạo luật trái đạo đức, thì ít nhất anh ta phải được ghi nhận là đã phản đối nó”

“Một tình huống gần đây đã tạo ra rất nhiều cuộc thảo luận liên quan đến trách nhiệm của các chính trị gia Công Giáo phải đề cao luật của Giáo Hội trong các lựa chọn và quyết định chính trị của họ, đặc biệt là liên quan đến tội ác nghiêm trọng phá thai.”

“Quan điểm của Giáo Hội Công Giáo kiên quyết nhấn mạnh rằng phá thai là giết chết những đứa trẻ vô tội chưa chào đời. Điều đó vẫn luôn là như vậy. Bất kỳ người Công Giáo nào phạm tội phá thai, hoặc hợp tác trong việc phá thai, phải biết rằng mình đã phạm tội giết người và không nên tiến lên Rước lễ, trừ khi và cho đến khi đã đi xưng tội”.

“Không quá khó để trở lại với Chúa, ngay cả khi đã làm một điều như vậy. Vấn đề là thay vì coi đó là một tội lỗi, người ta lại tự hào về những gì họ đã làm”.

Theo Đức Hồng Y Onaiyekan, câu hỏi liệu một chính trị gia Công Giáo có nhất thiết phải bỏ phiếu chống lại bất kỳ những dự luật cho phép phá thai hoặc hành động trái đạo đức hay không là “tế nhị và có nhiều vấn đề hơn. “

“Vấn đề quan trọng ở đây là rất thường xuyên, trong lĩnh vực chính trị đảng phái, Giáo hội cần phải cẩn thận để không lôi kéo Thánh Thể vào các cuộc tranh cãi chính trị, kẻo gây ra nhiều thiệt hại hơn là chúng ta cố gắng tránh né.”

Đức Hồng Y Onaiyekan đã là giám mục trong 38 năm và trước đây từng là chủ tịch của hội đồng giám mục Công Giáo Nigeria.

Ngài nói rằng kinh nghiệm sống bên cạnh những người Hồi giáo ở Nigeria, những người rất quyết liệt muốn áp đặt luật Sharia đã dạy “những bài học hữu ích về cách đừng áp đặt luật tôn giáo của một cộng đồng tín ngưỡng lên một quốc gia đa tôn giáo”.

“Tôi ước mình có thời gian để nói về Nigeria, và về những gì Chúa đang làm ở giữa chúng ta, nhưng đó không phải là nhiệm vụ của tôi trong buổi sáng nay,” ngài nhấn mạnh và lưu ý rằng ngài được yêu cầu nói về giáo lý Công Giáo liên quan đến Bí tích Thánh Thể.

“Trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta được kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, nhờ tác động của Chúa Thánh Thần. Nói cách khác, chúng ta có một sự kết hợp mật thiết với Ba Ngôi Chí Thánh. Qua Bí tích Thánh Thể, Chúa không chỉ đến với chúng ta mà Chúa sống trong chúng ta và chúng ta ở trong Người”.

“Trước hết, chúng ta có thể nói rằng, nói đúng ra, không ai đáng được rước lễ cả. Tất cả chúng ta đều là những người tội lỗi trước mặt Chúa. Đó là lý do tại sao khi bắt đầu Thánh lễ, chúng ta đọc Lời xưng thú – ‘Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng’ - chúng ta phải làm điều đó một cách chân thành. Nó không chỉ là một hình thức”.

“Chúng ta nên cảm tạ Thiên Chúa vì đã cho chúng ta kết hợp với Người, và khiến chúng ta xứng đáng được cử hành Thánh Thể với Người, nhờ lòng thương xót của Người”.


Source:Catholic News Agency
 
Hiệp thông cầu nguyện với đền Fatima cho Việt Nam. Nếu đã thấy hỏa ngục, bạn còn cười được không?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:06 13/09/2021


Diễn biến tình hình dịch bệnh tại Việt Nam ngày càng phức tạp. Chúng tôi xin quý vị và anh chị em đừng nản chí nhưng kiên tâm cầu nguyện với chúng tôi trong buổi đọc kinh Mân Côi cùng với Đền thánh Đức Mẹ Fatima, bên Bồ Đào Nha, vào lúc 7g tối thứ Tư, ngày 15 tháng Chín, theo giờ Việt Nam.

Trong những ngày này, người ta nói với chúng ta về chính sách “Sống Chung Với Dịch”. Thực ra, đó chẳng phải chính sách gì cả, chỉ là chuyện vô kế khả thi, hết biết làm sao rồi. Nếu lockdown thì kinh tế suy sụp, dân chúng chết vì đói. Thành ra cứ mở cửa làm ăn bình thường. Không phải ai nhiễm coronavirus cũng chết. Đến một lúc nào đó, hy vọng đất nước sẽ đạt đến tình trạng miễn dịch cộng đồng. Như thế, “Sống Chung Với Dịch” là ai sống thì sống, ai chết thì chết, không còn biết làm cách nào hơn.

Trong bối cảnh sống chết vô thường như thế, người khôn ngoan là người biết nghĩ đến cuộc sống mai sau của mình, ngay cả đó không phải là điều làm mình thoải mái. Tôi sẽ trình diện trước mặt Chúa như thế nào đây? Đó cũng chính là nội dung chính trong sứ điệp Fatima mà Đức Mẹ đã cho Jacinta và Francisco Marto được nhìn thấy. Hai vị thánh này đã chết trong trận dịch Tây Ban Nha. Chúng ta hãy cầu nguyện với hai vị để chúng ta biết khôn ngoan chuẩn bị cho mình.

1. Những cuộc tấn công vào Giáo lý về hỏa ngục

Dan Hitchens, thần học gia, phó tổng biên tập tờ Catholic Herald, nhận xét rằng giáo lý về hỏa ngục là một trong những tín điều bị công kích mạnh nhất ngày nay. Thật thế, hôm 5 tháng Ba, 2019 một ngày trước thứ Tư Lễ Tro, Vinson Cickyham tấn công tín điều này trên tờ New York Times, và khuyên người Công Giáo nên từ bỏ tín điều đó đi vì, theo Cickyham, nó “ngăn con người đến với đức tin vào một Thiên Chúa yêu thương”.

Một cuộc tấn công khác đã diễn ra vào đúng ngày thứ Năm Tuần Thánh năm 2018.

Eugenio Scalfari, 93 tuổi, một người vô thần, đồng sáng lập nhật báo La Repubblica, tuyên bố hôm thứ Năm Tuần Thánh rằng hai ngày trước đó Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong một cuộc phỏng vấn dành cho ông ta rằng linh hồn của những kẻ tội lỗi đơn giản là “biến mất” khi chết, và “Không có địa ngục, chỉ có sự biến mất của linh hồn.”

Tin giả này là đầu đề của báo chí trên khắp thế giới và được truyền đi hầu như trên tất cả các phương tiện truyền thông thế giới.

Đức Hồng Y Raymond Leo Burke nói với tờ La Nuova Bussola Quotidiana “Điều đã xảy ra trong cuộc đàm thoại mới nhất dành cho Eugenio Scalfari trong Tuần Thánh và được công bố vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh là vượt quá khả năng có thể châm chước được”.

Ngài nhận xét thêm rằng:

“Một kẻ vô thần khét tiếng cho rằng mình đang tuyên bố một cuộc cách mạng trong giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo, nhân danh Đức Giáo Hoàng, phủ nhận sự bất tử của linh hồn con người và sự tồn tại của địa ngục, là một tai hoạ sâu sắc không chỉ cho nhiều người Công Giáo mà còn cho nhiều người lương dân tôn trọng Giáo Hội Công Giáo và các giáo lý của Giáo Hội, ngay cả khi họ không cùng quan điểm như thế.”

Theo Đức Hồng Y ngày mà Scalfari chọn để công bố bài báo - Thứ Năm Tuần Thánh – là đặc biệt xúc phạm vì nó là “một trong những ngày thánh thiêng nhất trong năm”.

2. Cuộc tấn công mới nhất trên tờ New York Times

Trở lại cuộc tấn công mới nhất trên tờ New York Times, để trả lời cho ý kiến của Cickyham, Dan Hitchens có bài Making Sense of Hell – “Làm rõ ý nghĩa của Hỏa Ngục” đăng trên tờ FirstThings.

Ông viết như sau:

Án phạt đời đời chưa bao giờ là một tín điều được nồng nhiệt phổ biến, nhưng trái lại ngày nay đó là tín lý dường như đang bị đả phá mạnh nhất vào lúc này. Những nhà trí thức nổi danh như Stephen Greenblatt lắc đầu, nhếch mép trước giáo huấn đó. Các nhà thần học lập dị nặn óc nghĩ ra những lập luận chống lại tín điều ấy. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Giáo hội khi được hỏi về điều này, thường trả lời với sự mơ hồ và bối rối.

Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi Vinson Cickyham trên tờ New York Times gần đây chuyển hướng sang vặn hỏi người Công Giáo: “Những tín hữu hiện đại nào là những người không muốn phá bỏ rào cản tàn bạo, cũ kỹ này ngăn con người đến với đức tin vào một Thiên Chúa yêu thương? Loại thần nào lại vẽ ra một ranh giới cứng rắn như vậy giữa bạn bè và kẻ thù của ông ta, và giữ trong lòng mình một mối hận thù vĩnh cửu như thế? Chắc chắn sự từ bỏ khái niệm về hỏa ngục, ngay cả ý tưởng quên đi khái niệm ấy, cũng mang đến một chút nhẹ nhõm.”

Phản ứng ngay tức khắc của tôi là thông cảm với quan điểm của Cickyham, và chúng ta không nên đơn giản là bỏ ngoài tai những lời bình luận như vậy. Nhưng những lý lẽ đó cần được thử thách. Khi một phản ứng cảm xúc không thể đưa ra được một nền tảng luận lý mà nó dựa trên; khi nó liên quan đến một cái gì đó không biết đến nơi đến chốn; và khi những hệ quả của nó khó lòng có thể bảo vệ được thì an toàn nhất, chúng ta phải kết luận rằng cảm xúc ấy là sai lệch.

Chúng ta hãy bắt đầu với nền tảng luận lý. Tội lỗi đáng bị trừng phạt. May mắn là khi còn sống, chúng ta luôn có thể quay lại với lòng thương xót Chúa. Tuy nhiên, các triết gia nói với chúng ta rằng khi chết, linh hồn không còn có thể thay đổi những hướng đi của nó. Trước khi chết, chúng ta có thể đi hướng này hướng khác theo các cảm xúc và thói quen của chúng ta. Nhưng khi linh hồn bị tách ra khỏi cơ thể, khả năng thay đổi này kết thúc và chúng ta chỉ còn lại một định hướng duy nhất. Nếu chúng ta đã hướng về Thiên Chúa trước khi chết, chúng ta sẽ tìm thấy hạnh phúc. Ngược lại, nếu chúng ta đã chọn một hướng khác, chúng ta trong tình trạng đang mắc tội trọng, và hình phạt công bằng chúng ta phải chịu cứ tiếp tục như thế bao lâu chúng ta từ chối Thiên Chúa, và đó là mãi mãi vì chúng ta đã mất khả năng thay đổi. Cư dân địa ngục cứ tiếp tục quyết định số phận của mình như thế. Thánh Anphongsô Đệ Ligouriô viết: “Những kẻ bị lên án là những kẻ cố chấp trong tội lỗi của mình, đến nỗi cho dù Chúa có ban ân xá, lòng thù ghét Ngài sẽ khiến họ từ chối.”

Những nỗ lực để tìm ra sơ hở trong lý luận này, theo như tôi thấy, chưa hề thành công. Phản bác thực sự, tôi nghĩ, nặng về trực giác hơn là lý luận: người ta nói cho dù một số hình phạt là cần thiết đi nữa, địa ngục có phải là quá đáng hay không?

Nhưng ở đây, chúng ta thấy sự giản lược để nói theo kiểu “chắc chắn là…” về những điều chúng ta chưa hề nắm bắt được: ví dụ như sự ghê tởm của tội lỗi. Hầu hết chúng ta, nếu được yêu cầu ước tính tội lỗi của mình tồi tệ đến mức nào, sẽ nói rằng mặc dù chúng ta đã không luôn sống xứng đáng, nhưng chúng ta đã không làm tổn thương bất cứ ai, và nói cho cùng trong cái cuộc sống khó khăn này, nói chung thì chúng ta cũng là những người kha khá tốt, chứ không đến nỗi tệ. Chúng ta sẽ không đoán nổi, tình trạng của chúng ta sẽ ra sao nếu chúng ta chưa hề biết rằng Chúa đã đến trái đất này, chịu sỉ nhục và chịu tra tấn đến chết vì tội lỗi của chúng ta. Chúng ta có thực sự có chút manh mối nào về mức độ nghiêm trọng của những tội lỗi chúng ta đã phạm hay không? Tương tự như vậy, không ai trong chúng ta đã từng thấy một linh hồn trong tình trạng tội lỗi sẽ như thế nào sau khi chết, khi nhịp đập thôi thúc hướng đến những điều tốt đẹp của nó đã biến mất và không còn gì ngoài mong muốn xấu xa. Trong trường hợp như thế, tôi dựa vào cơ sở nào mà dám có ý kiến về thế nào là một hình phạt công bằng? Làm thế thì có khác gì bình luận về triển vọng Olympic của đội tuyển bóng rổ quốc gia Azerbaijan mà chưa từng google xem cái đội ấy chơi như thế nào và chưa từng biết gì về bóng rổ? Tôi nghi ngờ hầu hết những trực giác của chúng ta về sự nghiêm trọng của tội lỗi thậm chí còn tệ hại hơn khi ta suy đoán về bóng rổ mà chẳng biết gì về môn chơi ấy.

May mắn thay, chúng ta không hoàn toàn mù tịt về sự nghiêm trọng của tội lỗi, bởi vì chúng ta có sự hướng dẫn của Giáo hội. Không chỉ là những tuyên bố huấn giáo có thẩm quyền, mặc dù điều đó là quá đủ rồi, nhưng bên cạnh đó chúng ta còn có cơ man những thể hiện khôn ngoan của Giáo Hội trong suốt 2000 năm: đó là cách giải thích tiêu chuẩn của rất nhiều, rất nhiều câu trong Cựu Ước và Tân Ước; những bài giảng của các thánh, với những cảnh báo khủng khiếp của các ngài về đời sau; lời cầu nguyện từ ngàn xưa trong các Thánh lễ cầu xin cho chúng ta “thoát khỏi án phạt đời đời”; các nhà thần bí, kể cả những vị trong thế kỷ 20, đã từng nhìn thấy những thứ gần như khiến họ chết khiếp đi vì sợ hãi; các bức tranh như Địa Ngục của Dante và Ngày Phán Xét Cuối Cùng của Michelangelo.

Và rồi chúng ta có Thánh Thomas More. Trong phiên tòa xét xử mình, ngài đã nói rằng nếu ngài không nói sự thật thì “hãy cầu nguyện cho tôi để tôi không bao giờ phải đối diện với Chúa”. Chúng ta cũng có những trẻ Fatima, là những mục đồng đã thực hiện việc đền tội để giúp các linh hồn mồ côi, và để phát động một trong những việc sùng kính vĩ đại nhất trong thế kỷ 20. Chúng ta cũng có lời chứng của những nhà trừ quỷ, là những vị trong tiến trình giải phóng con người khỏi bị quỷ ám, đã nói chuyện với ma quỷ về kiếp sau. Bên cạnh đó, còn có vô số những người nam nữ thánh thiện đã đi rao giảng và chăm sóc người bệnh và dành phần lớn đời mình cho tình yêu; không phải hoàn toàn thì ít nhất một phần, bởi vì họ sợ những gì họ có thể phải nghe trong Ngày phán xét. Rồi còn cơ man những người nam nữ bình thường là những người đã buộc mình phải đi đến tòa giải tội, không hoàn toàn thì ít nhất cũng một phần bởi vì họ tin rằng họ cần được giải cứu khẩn cấp. Nếu Đạo Công Giáo là công việc của Chúa Thánh Thần, thì đây chắc chắn là một trong những sự thật mà Ngài muốn dẫn dắt chúng ta đến.

3. Kinh Thánh nói gì với chúng ta?

Ngay cả những người không theo đạo Công Giáo cũng sẽ phải đồng ý với những lời Chúa Giêsu đã rao giảng về chủ đề này, là những lời có lẽ Chúa đã chọn lọc để bẻ gãy tất cả các cố gắng xuyên tạc về hỏa ngục mà các học giả hiện đại ưa thích. Ngài nói, nhiều lần, về ngọn lửa không bao giờ tàn lụi. Thật khó để xuyên tạc điều này và gọi đó là ngọn lửa tình yêu của Chúa, bởi vì Ngài đã phán cùng những kẻ bị nguyền rủa: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó” (Mt 25:41), và Ngài còn mô tả theo nghĩa đen sự tuyệt vọng của địa ngục: “hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng.” (Mt 25:30) Chúa của chúng ta không có vẻ gì là đang đề cập đến một quá trình thanh luyện khó khăn nhưng cuối cùng sẽ có chút ánh sáng nào đó cuối đường hầm. Không đó là đời đời! Ngài có vẻ như đang cảnh báo về một số phận còn tệ hại hơn cả cái chết. Từ bỏ tín điều về địa ngục thì chung cuộc bạn sẽ phải xem Chúa Giêsu như thể một người không biết mình đang nói về cái gì. Đối với bất kỳ Kitô hữu nào, đó là một kết luận không thể chấp nhận được.

Có phải niềm tin vào địa ngục là một rào cản đối với niềm tin vào một Thiên Chúa yêu thương hay không? Rõ ràng là không, bởi vì các vị thánh, những người có cuộc sống tràn ngập tình yêu của Thiên Chúa và người lân cận, đã nhìn thấy thực tại địa ngục rõ ràng hơn bất cứ ai. Có lẽ điều này không quá ngạc nhiên: Nó có ý nghĩa rằng những người thực sự hiểu rõ Lòng Thương Xót của Thiên Chúa cũng hiểu một cách sâu sắc hậu quả của việc từ chối Lòng Thương Xót ấy là những gì.

4. Nếu bạn đã từng thấy hỏa ngục, bạn còn cười được không?

Nhân đây, chúng tôi cũng xin được kể câu chuyện sau:

Trong cuộc họp báo hôm 11 tháng 5, 2017 để giới thiệu về chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Bồ Đào Nha trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, ban tổ chức đã giới thiệu bức ảnh chính thức của 2 trẻ mục đồng đã từng thấy Đức Mẹ hiện ra, và sẽ được tuyên thánh một ngày sau đó.

Cả hai bức chân dung chính thức của Jacinta và Francisco Marto, được dùng trong lễ tuyên thánh, đều “héo hắt nụ cười”. Một số ký giả thắc mắc tại sao ban tổ chức không kiếm những bức chân dung nào bớt “nhăn nhó” một chút. Hai trẻ mục đồng này là những vị thánh – không phải là thánh tử đạo – là những vị thánh trẻ nhất trong Giáo Hội Công Giáo. Việc tuyên thánh của họ có thể giúp tăng cường đức tin cho những người trẻ và cả những người lớn.

Đức Cha Antonio dos Santos Marto của Leiria-Fatima nói:

“Chúng tôi thực sự không tìm ra được hình ảnh của hai người đang mỉm cười. Nếu bạn đã từng thấy hỏa ngục, bạn còn cười được không?”

Vào ngày 13 tháng 7 năm 1917, Đức Mẹ mời gọi ba trẻ dâng hy sinh để cầu cho kẻ có tội, Mẹ nói: “Các con hãy dâng những hy sinh để đền thay cho những người tội lỗi. Khi làm việc hy sinh, các con hãy thưa với Chúa những lời này: Lạy Chúa Giêsu, con xin dâng việc hy sinh này vì lòng mến Chúa. Xin cho kẻ có tội biết ăn năn trở lại và đền bù về những tội lỗi người ta đã xúc phạm đến Trái Tim vô nhiễm nguyên tội Mẹ Maria”.

Và Đức Mẹ đã cho ba trẻ thấy hoả ngục.

Đức Thánh Cha Phanxicô và hai vị tiền nhiệm của ngài đã tỏ ra chú ý đặc biệt đến những thị kiến của các trẻ mục đồng.

Đức Gioan Phaolô II đã phong chân phước cho họ vào năm 2000, Đức Bênêđictô XVI đã đến Fatima vào năm 2010, để kỷ niệm năm thứ mười của lễ phong chân phước này, và Đức Phanxicô nhanh chóng chấp thuận việc tuyên thánh cho họ.