Ngày 09-09-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy biết xót thương người, như Chúa hằng thương xót chúng ta
Lm Jude Siciliano, OP
06:34 09/09/2016
Chúa Nhật 24 THƯỜNG NIÊN (C)
Xuất hành 32: 7-11, 13-14;T. vịnh 50; I Timôthê 1: 12-17; Luca 15: 1-32

HÃY BIẾT XÓT THƯƠNG NGƯỜI; NHƯ CHÚA HẰNG THƯƠNG XÓT CHÚNG TA

Có những câu chuyện mà chúng ta có thể biết trước được. Ngay khi chúng ta biết các nhân vật trong câu chuyện, thì chúng ta biết họ sẽ hành động như thế nào. Hôm nay câu chuyện trong sách Xuất Hành khởi đầu hơi căng thẳng. Dân Thiên Chúa đã chọn, được giải thoát khỏi ách nô lệ của Ai Cập, và được đi qua sa mạc đã phản bội Thiên Chúa. Họ đã làm tượng con bò vàng, thờ lạy con bò đó và dâng hy lễ cho con bò. Thêm những nhục mạ vào các tai nạn, họ kêu lên "Hỡi Israel, đây là Thiên Chúa của ngươi, đấng đã đem ngươi ra khỏi Ai Cập”.

Thật không có gì ngạc nhiên trong câu chuyện đó phải không? Dân Thiên Chúa đã nhiều lần quay mặt đi lánh khỏi Thiên Chúa, Đấng đã yêu thủỏng họ và đã nhiều lần giải thoát họ. Hình nhủ củ̉ chỉ đó ỏ̉ trong dòng máu của họ. Chúng ta đủọ̉c biết họ và có thể nói trủỏ́c họ sẽ hành động thế nào. Điều rất ngạc nhiên là làm sao Thiên Chúa vẫn quay lại với dân Israel răn đe sẽ cho lủ̉a trỏ̀i thiêu đốt họ. Trong quá khủ́ Thiên Chúa thủỏ̀ng gọi dân Israel "dân của Ta", và bây giỏ̀, trong cỏn giận, Thiên Chúa nói vỏ́i ông Môsê là họ là "dân của ngủỏi đấy".

Thiên Chúa nhủ một phụ huynh tủ́c giận vì ngủỏ̀i con đã làm trái ý mình, nói vỏ́i phụ huynh kia "nói vỏ́i con trai bà…". Bà có biết con gái bà vủ̀a làm gì không?" Vị phụ huynh tủ́c giận muốn tủ̀ bỏ ngủỏ̀i con. Nhủng Đấng phụ huynh này không làm nhủ vậy. Không phải bản tính của Thiên Chúa là bỏ quên dân Ngài đã chọn, ngay cả khi họ chọn đi đủỏ̀ng lối khác. Dù vậy, Thiên Chúa nói vỏ́i ông Môsê nhủ là Thiên Chúa bỏ dân Ngài đã chọn. Việc đó hình nhủ là một sụ̉ thay đổi lỏ́n trong bản tính Thiên Chúa. Nhủng, hãy nghĩ lại. Có một lần khi ông Môsê nhắc Thiên Chúa là Ngài đã làm bao nhiêu chuyện cho dân Ngài trong quá khủ́, và nhắc Thiên Chúa nhò́ lại nhủ̃ng lỏ̀i hủ́a cho các tổ phụ trung thành, Abraham, Isaac, và Israel, thì Thiên Chúa dủ̀ng lại. Thật thế, Thiên Chúa sẵn sàng. Chúng ta có thể tiên đoán Thiên Chúa sẽ đáp lại vỏ́i lòng thủỏng xót vì đó thật là bản tính của Ngài. Câu chuyện bối rối này diễn tả bản tính của sụ̉ liên hệ giủ̃a Thiên Chúa và loài ngủỏ̀i chúng ta. Thiên Chúa không ngủ̀ng tỏ lòng thủỏng xót khi chúng ta thật lòng chọn con bò vàng hay điều gì khác hỏn là trung thành vỏ́i Ngài. Rồi câu chuyện tiếp tục nhủ sau: Trong khi chúng ta, loài ngủỏ̀i, hành động ngạo nghễ, Thiên Chúa vẫn tiếp tục cho chúng ta thấy lòng thủỏng xót của Ngài, vì đó là trong lòng của Thiên Chúa. Khi chúng ta, sau cùng, quay lại về nhà vỏ́i Vị Phụ Huynh đang chỏ̀ đọ̉i chúng ta, Thiên Chúa ở đó, hai tay mỏ̉ rộng đón nhận chúng ta về nhà.

Đó là điều Chúa Giêsu nói hôm nay trong dụ ngôn ngủỏ̀i Samaritanô tốt lành. Người diễn giảng có thể nói đến sụ̉ liên hệ giủ̃a Thiên Chúa, Đấng đã một lần nủ̃a tha thủ́ cho con dân Israel lầm lạc, và ngủỏ̀i cha mong mỏi chỏ̀ đọ̉i ngủỏ̀i con ỏ̉ xa trỏ̉ về. Nhủng, điều tôi chọn hôm nay lả giảng về phần ngắn (Lc 15: 1-10) và chú trọng đến 2 trong số 3 bài "dụ ngôn về lòng thủỏng xót". Sụ̉ chọn lụ̉a này dễ dàng cho Người diễn giảng.

Phúc âm thánh Luca rất hạp vỏ́i "năm lòng thủỏng xót" là năm nay, hỏn các dụ ngôn về lòng thủỏng xót trong các phúc âm khác. Theo dụ ngôn hôm nay, thì hình nhủ là lòng thủỏng xót điên cuồng cho chúng ta, lòng thủỏng xót thụ̉c tế hỏn lòng thủỏng xót của ngủỏ̀i thủỏ̀ng dăn. Suy nghĩ đến dụ ngôn này, chúng ta làm sao diễn tả bản tính của Thiên Chúa? Bắt đầu điên cuồng, liều lĩnh mọi sụ̉ vì chúng ta, quá sủ́c rộng lủọ̉ng đón chờ chúng ta trong hai cánh tay ôm choàng và mỏ̉ tiệc vui mủ̀ng khi chúng ta cuối cùng chọn trỏ̉ về nhà vỏ́i Thiên Chúa.

Điều Chúa Giêsu nói về Thiên Chúa trong các dụ ngôn này là chính thật điều Chúa Giêsu làm trong việc Ngài giảng dạy và hành động. Các ngủỏ̀i Pharisêu biết điều đó vì họ than phiền: "Ông này chào đón phủỏ̀ng tội lỗi, và ăn uống vỏ́i họ". Nếu Chúa Giêsu không có lòng thủỏng xót và không đón chào phủỏ̀ng tội lỗi và ngủỏ̀i ngoài cuộc thì nhủ̃ng ngủỏ̀i nghe các dụ ngôn này không bao giỏ̀ có thể tin tủỏ̉ng Ngài. Chúa Giêsu không nhủ̃ng dịu dàng, và cảm thông vỏ́i ngủỏ̀i tội lỗi, mà Ngài còn ăn uống vỏ́i họ, là một củ̉ chỉ không thể chấp nhận đủọ̉c vỏ́i ngủỏ̀i Pharisêu trong sạch.

Lý do chúng ta tin tủỏ̉ng vào một Thiên Chúa thủỏng xót là vì Chúa Giêsu không nói vỏ́i chúng ta, nhủng Ngài hành động vỏ́i lòng thủỏng xót. Cũng nhủ Thiên Chúa đã nhiều lần tha thủ́ cho dân Israel xiêu lạc, Chúa Giêsu hành động vỏ́i lòng thủỏng xót đối vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i đến vỏ́i Ngài. Việc đó chủ́ng tỏ chúng ta phải làm gì để phản ủ́ng đủ́c tin Kitô hủ̃u của chúng ta, không nhủ̃ng qua lỏ̀i nói, nhủng qua cả việc làm nhủ Chúa Giêsu đã làm.

Chúng ta không tỏ lòng thủỏng xót và tha thủ́ để đủọ̉c lòng thủỏng xót của Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn luôn sẵn sàng tỏ lòng thủỏng xót vỏ́i chúng ta. Và bỏ̉i thế, cũng nhủ Chúa Giêsu, chúng ta phải phản chiếu lòng nhân hậu, và lòng thủỏng xót mà chúng ta đã lãnh nhận cho tất cả - nhất là cho nhủ̃ng ngủỏ̀i ngoài xã hội, tôn giáo khác và lương dân quanh ta. Chúng ta có thể hướng dẫn nhủ̃ng ngủỏ̀i cùng đủ́c tin vỏ́i chúng ta. Nhủng, nhủ Đủ́c Giáo Hoàng Phaolô VI nhắc chúng ta, là dân chúng sẽ tin chúng ta qua chủ́ng cớ là hành vi trong đỏ̀i sống hỏn là lỏ̀i nói. Thí dụ nhủ: chúng ta có thể mong con cái chúng ta nên nhân hậu, tha thủ́ và chấp nhận kẻ khác nếu chúng ta không làm nhủ vậy đủọ̉c không? Con cái chúng ta cần trông thấy chúng ta tỏ ra lòng nhân hậu yêu thủỏng và thông cảm trong đỏ̀i sống chúng ta, nếu con cái chúng ta tin nhủ̃ng lỏ̀i chúng ta dạy bảo chúng.

Chúa Giêsu nói các dụ ngôn "mất và tìm đủọ̉c" trên đủỏ̀ng lên Giêrusalem. Đó là một thí dụ nủ̃a về lỏ̀i Ngài đang nói trong cuộc hành trình vì Ngài đang trên đủỏ̀ng "đi tìm con chiên lạc mất"(Lc 19: 10)

Dụ ngôn về con chiên đã mất bắt đầu vỏ́i lỏ̀i Chúa Giêsu mỏ̀i gọi các thính giả nghe Ngài là hãy nghĩ họ nhủ là ngủỏ̀i chăn chiên. Barbara Reid, dòng Đa Minh trong sách Dụ Ngôn cho Thầy giảng, năm C, phúc âm thánh Luca, trang 184, chỉ rõ là một đàn chiên khá nhiều phải cần có thêm ngủỏ̀i chăn chiên khác cùng chi tộc. Dụ ngôn cho biết giá trị của đàn chiên, và việc tìm chiên lạc trong vùng đất đồi núi khó khăn. Cũng nên để ý, ngủỏ̀i chăn chiên không cõng trên vai chiên con, mà cõng chiên lỏ́n, không phải là chuyện dễ đâu.

Tìm con chiên mất không phải là rốt cùng câu chuyện: cả các ngủỏ̀i trong hàng xóm đều vui mủ̀ng là điều quan trọng trong dụ ngôn. Hãy chú ý là con chiên không tụ̉ nó làm gì. Tất cả mọi việc là do ngủỏ̀i chăn chiên. Thiên Chúa tụ̉ Ngài làm "việc khó nhọc đó" cho ngủỏ̀i tội lỗi bằng lòng chấp nhận ỏn huệ của Thiên Chúa yêu thủỏng và vui mủ̀ng vỏ́i Thiên Chúa trong nhóm cộng đoàn.

Cũng nhủ ngủỏ̀i chăn chiên tìm con chiên lạc, ngủỏ̀i phụ nủ̃ phải mất nhiều năng lụ̉c tìm kiếm đồng quan bị đánh mất. Cũng nhủ ngủỏ̀i chăn chiên, khi vật mất đủọ̉c tìm lại thì ngủỏ̀i phụ nủ̃ vui mủ̀ng cùng bạn bè ̀hàng xóm. Dụ ngôn này cho thấy hình ảnh phụ nủ̃ nỏi Thiên Chúa là Đấng không buông thả chúng ta cho đến khi chúng ta đủọ̉c tìm thấy lại.

Chúa Giêsu nói nhủ̃ng dụ ngôn này để chủ́ng tỏ vì sao Ngài ăn uống vỏ́i phủỏ̀ng tội lỗi và ngủỏ̀i thâu thuế. Chúa Giêsu làm việc các ngôn sủ́ gọi là ngủỏ̀i Mục Tủ̉ của Israel, mà vị vua phải làm, là bỏ sụ̉ an toàn của ngai vàng để đi tìm ngủỏ̀i nghèo khó và ngủỏ̀i ngoài cuộc. Nhủ̃ng dụ ngôn này cũng nhắc đến nhủ̃ng ngủỏ̀i trong chúng ta là lãnh đạo trong cộng đoàn giáo hội. Trong khi chúng ta nhìn vào cộng đoàn phụng vụ đang ỏ̉ đây, chúng ta nên xem ai không có mặt. Ai là ngủỏ̀i bị vắng mặt? Vì sao họ lại vắng mặt? Hay vì sao họ lại bị xem là thành phần thủ́ hai của cộng đoàn khi họ đến? Chúng ta phải làm gỉ để đi tìm họ và đem họ về nhà vỏ́i vui mủ̀ng?

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


24th SUNDAY -C-
Exodus 32: 7-11, 13-14; Psalm 51; I Timothy 1: 12-17; Luke 15: 1-32

Some stories are almost predictable. As we come to know the characters we can tell how they will act as the story unfolds. Today’s Exodus story has a tense beginning. The people God has chosen, delivered from slavery and led across the desert have betrayed their relationship with God. They have made a golden calf, worshiped and sacrificed to it. To add insult to injury, they have cried out, "This is your God, O Israel; who brought you out of the land of Egypt."

Nothing surprising in that, is there? These people God had chosen will frequently turn away from the God who loved and repeatedly liberated them. It seems to be in their DNA. We have come to know them and can almost predict how they will behave. The real surprise is how God seems to have turned on the Israelites, threatening to consume them in a blazing wrath. In the past God regularly called the Israelites "My people." Now, in anger, God tells Moses they are, "Your people."

God is like a frustrated parent, whose child has again stepped out of line, saying to the other parent, "Tell your son…." "Do you know what your daughter just did?" The frustrated parent seems ready to disown their own child. But we know this Parent won’t. It’s not in God’s character to forsake the people, even when they have chosen to go in another direction. Still, God’s comments to Moses do make it seem like God will reject the people God has chosen. It seems like a big shift in God’s personality.

But hold on. Once Moses reminds God how much God has done for the people in the past and recalls God’s promises to their faithful ancestors Abraham, Isaac and Israel, God relents. Of course God would. We could have predicted God’s merciful response because God is being true to character in this complicated story line that depicts the nature of the relationship between God and us humans. God does not stop being merciful even when we, true to character, choose one golden calf or another, instead of staying faithful to God. So the story goes: while we humans act arrogantly, God continues offering us the assurance of mercy – it’s in God’s DNA. When we finally choose to return home to our loving, waiting Parent, God is there with open arms to welcome us home.

Which is what Jesus describes in today’s parable of the Good Samaritan. The preacher can make the link between the God who once again forgives the erring Israelites and the father anxiously awaiting his wandering son’s return. But my choice for today’s preaching is to choose the shorter option (Luke 15:1-10), and focus on the first two of these three "parables of mercy." This choice feels more manageable to this preacher.

Luke’s gospel is an appropriate one for this "Year of Mercy." More than any other this gospel portrays God’s mercy. In the light of today’s parables it seems like a foolish mercy to us, more practical, common-sense folk. Reflecting on these parables how would we describe God’s character? Foolish to begin with; risking everything on our behalf; exceedingly generous; welcoming us with a warm embrace and joyful feasting when we finally decide to come home to God.

What Jesus says about God in these parables is exactly the way he was in his preaching and actions. The Pharisees got it, because they complained, "This man welcomes sinners and eats with them." If Jesus weren’t merciful and welcoming to sinners and outcasts those who heard these parables would never have believed him. He was not only kind and compassionate toward sinners, he even ate with them – an unspeakable act for the ever-pure Pharisees.

The reason we believe in a kind and merciful God is because Jesus not only told us, but acted mercifully. Like the God who repeatedly forgave the erring Israelites, Jesus always acted mercifully towards those who came to him. Which suggests how we must reflect our Christian beliefs, not only in words, but in actions – just as Jesus did.

We aren’t merciful and forgiving to earn God’s mercy. God is ready and always merciful towards us and therefore, like Jesus, we are to reflect kindness and mercy we have received to all – especially those outside our accustomed social and religious circles. We can instruct others in our faith but, as Pope Paul VI reminded us, people will believe us more by the witness of our lives than by our words. For example, can we expect our children to be kind, forgiving and accepting of others, if we are not? They need to see gracious love and compassion reflected in our lives, if they are to believe the words we constantly speak to them.

Jesus tells the "lost and found parables" on his way to Jerusalem. They are one more example of what he has been saying as he has traveled: he has "come to seek and save what was lost" (19:10).

The parable of the lost sheep begins with Jesus’ invitation for his hearers to imagine themselves as the shepherd. Barbara Reid, OP (PARABLES FOR PREACHERS - YEAR C, THE GOSPEL OF LUKE. Liturgical Press, 2000, page 184) points out that such a large flock of sheep would have had other shepherds, members of the same clan. So, the shepherd who goes in search of the lost sheep is doing what any shepherd would do. The parable presumes the value of the sheep and suggests the difficulty of searching a rugged terrain for the lost one. Notice too, the shepherd doesn’t carry a lamb on his shoulders, but a full-grown sheep. No easy task.

Finding the lost sheep is not the end of the story: the relief and joy of the community is integral to the parable. Note that the sheep did nothing on its own. It’s all the work of the shepherd. God takes the initiative and does the "hard work" so that the sinner will accept the gracious gift of a loving God and celebrate their God in the environs of the community.

Like the shepherd looking for the lost sheep, the woman expends great energy searching for her lost coin. Also, like the shepherd, when the lost object is found there is a joyful celebration with friends and neighbors. This parable offers a refreshing female image for our God who does not give up on us until we are found.

Jesus tells these parables to justify why he is eating with tax collectors and sinners. He’s doing what the prophets called Israel’s shepherds, the kings, to do: to forgo their comforts and reach out to the poor and outsider. These are parables that also speak to those of us who are leaders in the church community. As we look out at our worshiping congregation, who is here and who is absent? Who are the "lost?" Why are they lost? Or, why are they treated as second-class members of the community when they do come? What do we need to do to go out and "find" them and bring them home with joy?
 
Mất mát
Lm Vũđình Tường
07:00 09/09/2016
Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm bị mất. Không phải chỉ con người bị mất mà ngay cả loài thú hoang cũng có kinh nghiệm bị mất. Nói một cách chung thì có hai loại mất cho con người đó là mất về mặt thể chất và mất về mặt tinh thần.

Về thể chất lại được chia làm hai loại. Mất những gì trong con người và mất những gì liên quan đến con người. Có những thứ mất trong ta thể hiện bản tính của ta. Thí dụ như mất tự chủ, hay nóng giận thể hiện bản tính con người. Mất trí nhớ, mắt kém, mất ăn, mất ngủ đều thể hiện trạng thái trong con người. Mất liên quan đến con người như vật kỉ niệm, quà tặng, giấy tùy thân, mất hướng đi, mất học. Tất cả đều ảnh hưởng đến cuộc sống.

Mất về mặt tinh thần được chia thành tinh thần và tâm linh. Mất về mặt tinh thần nguy hiểm hơn mất vật chất. Thí dụ như mất bạn hữu, mất nhận biết mình là ai. Mất tự tin, mất hy vọng vào cuộc sống, mất lòng tin vào anh em. Mất nguy hiểm nhất là mất đức tin bởi mất đức tin là mất tất cả, kéo theo cả sự sống trường sinh.

Mất ảnh hưởng đến cả cuộc đời là mất người thân và đây chính là kinh nghiệm của người cha trong Kinh Thánh nhắc đến. Nghe thoáng qua thì người ta thấy người cha này mất con. Khi suy nghĩ kĩ sẽ thấy người cha mất nhiều hơn là mất con. Truớc hết người cha không còn chọn lựa nào khác ngoại trừ chia nửa gia tài cho người con. Như thế ông ta mất rất nhiều của, nửa gia tài. Có của trong tay người con bỏ nhà ra đi như thế ông ta biết rõ con ông mất hướng đi tốt. Cách sống tốt lành ông dậy con, mong con thành người tốt, nhân đức bị con cho vào sọt rác. Ông là người thành công trên thương trường, có gia sản đồ sộ, có con ăn, đầy tớ, người làm nhưng ông thất bại trong gia đình, thất bại việc bày tỏ tình yêu cho con hiểu. Hai điều mất tiếp theo làm ông đau khổ hơn nhiều. Thứ nhất là việc người con bỏ nhà ra đi đánh mạnh vào cái tâm lí thất bại của người cha. Con bỏ nhà đi vì không chịu nổi cha. Ở đây không phán đoán đúng sai nhưng nói về cảm xúc người này cảm nhận về người kia. Người con cảm nhận cha anh không yêu anh. Tình cha con sứt mẻ không thể hàn gắn ngoài cách thoát li. Điều làm người cha đau khổ hơn nữa là vấn đề tâm linh của người con. Anh ta đi theo con đuờng ăn chơi, bê tha đời sống đức tin và ảnh hưởng đến sự sống trường sinh.

Người cha có quá nhiều kinh nghiệm đau thương, mất mát nhưng người cha không bao giờ mất hy vọng, không tuyệt vọng. Không biết điều gì khiến ông tin tưởng mãnh liệt ngày nào đó con ông sẽ trở về. Điều chắc chắn là tình yêu ông dành cho con lớn hơn lỗi lầm con mắc phạm- bỏ nhà ra đi, chê trách cha. Tình yêu ông dành cho con quan trọng hơn vật chất- nửa gia tài của ông. Niềm hy vọng của người cha luôn vững chắc và tin tưởng ngày nào đó con ông sẽ nhận ra sai lầm của mình và quay về. Người cha không chỉ hy vọng trong thầm lặng, hy vọng, ông chuẩn bị đón chờ ngày đó đến. Ông âm thầm cho vỗ béo bò chuẩn bị cho tiệc mừng con ông trở về. Bên cạnh đó ông còn sắm giầy cho cậu, mua áo mới cho cậu. Khi việc chuẩn bị tạm ổn, chiều chiều ông ngồi trước cổng nhìn về phía chân trời hy vọng trông thấy con thất thểu trở về. Niềm hy vọng của ông không tắt và ông được toại nguyện. Người con nhận ra mình sai lầm, nhận biết tình yêu của cha và anh đã từ giã bóng tối trở về ánh sáng tình thương. Người con trở về nhận lại tình yêu cha dành cho, ông ôm con trong lòng, tha thứ mọi lầm lỗi và mở tiệc mừng đón con.

Tình yêu và lòng xót thương Chúa dành cho ta khoan dung, đại lương hơn tất cả tội ta đã phạm. Xin ơn này để can đảm trở về.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:26 09/09/2016
15. TRỘM ĐỒ CÒN ĐÒI THƯỞNG.
Tiền Tư Công sống rất lâu trong gia đình giàu có, nhưng rất giản dị tiết kiệm.
Ông ta có một giá viết bằng san hô, thường ngày rất yếu quý đặc biệt, luôn luôn để nó trên bàn nhỏ, trong đám đệ tử có đứa cần tiền, bèn ăn cắp cái giá viết ấy đi mất.
Tiền Tư Công mất cái giá viết thì buồn, bèn viết một bố cáo dán trong nhà là sẽ bỏ ra mười ngàn đồng để mua lại cái giá bút ấy.
Hai ngày sau, tên đệ tử đã ăn cắp cái giá viết ấy làm bộ đi tìm cái giá viết ấy rồi lại đưa cho Tiền Tư Công, thế là được mười ngàn đồng. Về sau trong đám đệ tử ấy có đứa cần tiền lại ăn cắp cái giá viết ấy. Trong một năm, cái chuyện ấy cứ xảy ra nhiều lần, nhưng Tiền Tư Công thì trước sau vẫn không hiểu được cái ảo diệu của nó.
(Quy Điền lục)

Suy tư 15:
Một người chất phác, hiền lành và giản dị thì không thể nào hiểu nổi cái “ảo diệu” của người ma lanh, thâm hiểm và ác ý, nhưng cái “ảo diệu” này sẽ không qua mắt được Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự.
Trong cuộc sống có những điều mà chúng ta không muốn nó đến nhưng nó vẫn đến cách thình lình đột ngột, đó là sự chết; trong cuộc sống có rất nhiều người tìm cách lý giải những hiện tượng siêu nhiên để chối bỏ có một thế giới thần linh, nhưng họ lại mù mờ rối loạn trong khi có rất nhiều người tin vào Thiên Chúa, họ không lý giải được vì tâm hồn của họ vẫn còn bám vào những hư vinh, những vật chất chóng qua; họ không lý giải được vì tâm hồn của họ đã bị bịt kín bằng những kiêu căng và ích kỷ...
Có lúc chúng ta đã bị ma quỷ lừa bởi những nhãn hiệu “bác ái với anh chị em”, nhưng thực chất là lợi dụng sự nghèo khó túng bần của anh chị em để đánh bóng tên tuổi của mình; lợi dụng “yêu người như chính mình” của Đức Chúa Giê-su dạy để gây bè kết đảng phản đối nhau, nói xấu nhau và hận thù nhau, và có những lúc chúng ta vẫn biết như thế là không đúng với tinh thần của Phúc Âm, nhưng vẫn không thể nào lý giải được tại sao mình phải hận thù !?
Câu trả lời ở ngay trong câu hỏi của chúng ta, bởi vì chúng ta bị ma quỷ lừa mà không biết đó thôi.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:28 09/09/2016

2. Thánh Thể là mầu nhiệm đức tin.

(Thánh Thomas Aquinas)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Bao dung nhân hậu noi gương Chúa Cha giàu lòng thương xót
Lm. Đan Vinh
08:28 09/09/2016
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN C

Xh 32,7-11.13-14 ; 1 Tm 1,12-17 ; Lc 15,1-32

BAO DUNG NHÂN HẬU NOI GƯƠNG CHÚA CHA GIÀU LÒNG THƯƠNG XÓT

I.HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 15,1-32

(1) Tất cả những người Thu thuế và những người tội lỗi thường đến gần Đức Giêsu mà nghe Người. (2) Còn những người thuộc phái Pharisêu và các kinh sư thì lẩm bẩm: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng”. (3) Đức Giêsu mới kể cho họ dụ ngôn này: (4) Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất ? (5) Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. (6) Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại và nói: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó”. (7) Vậy, tôi nói cho các ông hay: “Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn”. (8) Hoặc người phụ nữ nào có mười đồng quan, mà chẳng may đánh mất một đồng, lại không thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được ? (9) Tìm được rồi, bà ấy mời bạn bè, hàng xóm lại và nói: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được đồng quan tôi đã đánh mất”. (10) Cũng thế, tôi bảo cho các ông hay: “Giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối”. (11) Rồi Đức Giêsu nói tiếp: “Mõt người kia có hai con trai. (12) Người con thứ nói với cha rằng: “Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng”. Và người cha đã chia của cải cho hai con. (13) Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình. (14) Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, (15) nên phải đi ở cho một người dân trong vùng. Người này sai anh ta ra đồng chăn heo. (16) Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. (17) Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: “Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói ! (18) Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với Người: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, (19) chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy”. (20) Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha. Anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để. (21) Bấy giờ người con nói rằng: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa”. (22) Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, (23) rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! (24) Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy”. Và họ bắt đầu ăn mừng. (25) Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, (26) liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. (27) Người ấy trả lời: “Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì được lại cậu ấy mạnh khỏe”. (28) Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. (29) Cậu trả lời cha: “Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh. Thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. (30) Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!”. (31) Nhưng người cha nói với anh ta: “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. (32) Nhưng chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy”.

2. Ý CHÍNH:

Thấy Đức Giêsu gần gũi với những người thu thuế và tội lỗi, nhóm Pharisêu và kinh sư lên tiếng trách cứ Người. Bấy giờ Người đã dùng ba dụ ngôn diễn tả lòng thương xót và niềm vui của Thiên Chúa đối với những tội nhân biết hối cải là: “Con chiên bị lạc”, “Đồng bạc bị đánh mất” và “Người Cha nhân hậu”. Hai dụ ngôn đầu nhấn mạnh đến thái độ của Thiên Chúa không bỏ rơi nhưng luôn đi tìm kiếm kẻ có tội. Dụ ngôn thứ ba nhấn mạnh đến lòng thương xót của Thiên Chúa qua thái độ sẵn sàng khoan dung tha thứ và vui mừng đón nhận họ hồi tâm trở về.

3. CHÚ THÍCH:

- C 1-3: + Tất cả những người thu thuế và những người tội lỗi: Trong xã hội Do thái, những người thu thuế bị coi như tội nhân công khai. Hai hạng người thu thuế và gái điếm thường bị nhóm Pharisêu và kinh sư lên án (x. Lc 5,30; 7,34). Ở đây Luca ghi nhận những người thu thuế và tội lỗi thường đến nghe Đức Giêsu giảng. Điều này cho thấy Đức Giêsu không khinh dể xa lánh tội nhân, nhưng sẵn sàng đón tiếp để cứu độ họ.

- C 4-7: + Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con...: Hình ảnh người mục tử với đàn chiên là một đề tài cổ điển của Cựu ước, nói lên quan hệ giữa Thiên Chúa và dân Người (x. Lc 12,32). Con chiên tìm lại được là biểu tượng về ơn cứu độ của Thiên Chúa (x. Mt 4,6-7). Luca cho thấy tình thương của Thiên Chúa luôn đi tìm và đem các tội nhân trở về đàn chiên (x. Lc 15,4-7). + Để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất: Ở đây phải hiểu ngầm là chín mươi chín con chiên trong đàn đã được mục tử nhốt ở một nơi an tòan trong hoang địa, trước khi đi tìm con chiên lạc. Tuy chỉ là một con chiên, nhưng đối với người mục tử cũng là một số lớn đến nỗi ông quyết tâm đi tìm bằng được. Điều này cho thấy lòng nhân từ của Thiên Chúa đối với tội nhân thật là lớn lao.

- C 8-10: + Người phụ nữ nào có mười đồng quan, mà chẳng may đánh mất một đồng...: Đồng quan là một đơn vị tiền tệ của Hy-lạp. Đơn vị tiền tệ này tương đương với quan tiền Rôma (x. Lc 7,41), là tiền công nhật của một nông nhân làm việc đồng áng (x. Mt 20,2). + Lại không thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được ?: Nhà của người dân Pha-lét-tin làm bằng đất sét và có ít cửa nên bị tối. Do đó, dù giữa ban ngày, để tìm kiếm một vật nhỏ như một quan tiền, người ta cũng phải thắp đèn cầy. Trong dụ ngôn này, một phụ nữ vốn liếng chỉ có mười quan tiền, nên phải vất vả tìm kiếm bằng được đồng quan bị mất... Điều này ám chỉ tình thương của Thiên Chúa đối với tội nhân. Người không muốn bất cứ ai bị hư mất, nhưng muốn họ ăn năn sám hối và được sống. + Giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối: Thiên Chúa vui mừng và chia sẻ niềm vui với cả triều thần thánh trên trời khi thấy một người tội lỗi ăn năn hối cải trở về.

4. CÂU HỎI: 1) Những ai bị người Pharisêu và kinh sư khinh dể, nhưng được Đức Giêsu sẵn sàng đón tiếp ? 2) Thánh kinh thường dùng hình ảnh nào để diễn tả tương quan giữa Đức Chúa với Ít-ra-en là con dân của Người ? 3) Phải chăng chủ chiên bỏ mặc 99 con chiên giữa hoang địa cho sói dữ cắn xé, để đi tìm một con chiên bị lạc ? 4) Hai dụ ngôn nào diễn tả tình thương của Thiên Chúa luôn quan tâm đi tìm các tội nhân, và dụ ngôn nào cho thấy tình thương của Người sẵn sàng tha thứ và đón nhận tội nhân sám hối trở về ?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn” (Lc 15,7).

2. CÂU CHUYỆN:

1) NOI GƯƠNG CHÚA ĐỂ BIẾT XÓT THƯƠNG NGƯỜI TỘI LỖI:

Một lần kia, các tu sĩ trong miền dẫn tới Đức Giám Mục Anmôna một thiếu nữ mang bầu xin ngài ra hình phạt. Nhưng Đức Cha đã ban phép lành cho thai nhi, rồi ra lệnh ban cho cô sáu tấm vải bằng lanh mịn. Những kẻ tố cáo lại nói:

- Tại sao Đức Cha làm như thế? Xin ra cho nó một hình phạt.

Ngài ôn tồn bảo:

- Anh em thử nghĩ xem, cô ta đã đau khổ muốn chết được; tôi phải làm gì hơn nữa?

Nói thế rồi ngài cho cô ta về. Từ đấy không tu sĩ nào còn dám tố cáo ai nữa.

2) SỨC MẠNH HOÁN CẢI CỦA SỰ THA THỨ:

Ngày 13-5-1981, giữa lúc hàng chục ngàn người chen chúc nhau tại quảng trường thánh Phêrô để đón Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, thì một tiếng nổ chát chúa vang lên làm mọi người đứng tim. Đức Thánh Cha đã ngã gục trên chiếc xe mui trần, máu vọt lên tung tóe. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, một vị giáo hoàng bị mưu sát. Ali Agaca, hung thủ tội ác, đã bị bắt ngay tại chỗ. Sau đó hung thủ người Thổ Nhĩ Kỳ này đã bị giam tại nhà tù Rebiblia ở Rôma. Cả thế giới đều kinh hoàng về tội ác tày trời này. Năm 1984, thế giới còn kinh ngạc hơn nữa. Đức Gioan Phaolô II, người bị thảm sát đã đến thăm và nói chuyện với kẻ sát hại mình tại nhà tù. Không ai biết hai bên nói gì với nhau, nhưng qua hệ thống truyền thông, mọi người đều rất cảm động khi thấy Đức Thánh Cha bắt tay Ali Agaca, với nụ cười trìu mến. Phải chăng đây là hình ảnh sống động nhất về tình yêu của Đức Giêsu khi Người niềm nở đón tiếp các tội nhân.

Ít lâu sau, vợ của kẻ sát nhân đã đến Rôma để bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Thánh Cha, vì ngài đã sẵn sàng tha thứ cho chồng của mình. Còn chính hung thủ Ali Agca sau khi mãn hạn tù, cũng đã nài xin được nhập quốc tịch Vatican và tự nguyện xin làm đàn em của Đức Thánh Cha.

3) LOÀI NGƯỜI THÍCH KẾT ÁN HƠN LÀ CẢM THÔNG VỚI TỘI NHÂN:

Bệnh HIV AIDS (hay SI-DA) ngày nay đã trở thành một vấn đề lớn của nhân loại, một “căn bệnh của thế kỷ” mà đến nay loài người vẫn chưa tìm ra phương thế chữa trị hữu hiệu. Cách đây ít lâu, trên đài VTV3 có chiếu một bộ phim nhiều tập khá hay, nhan đề là “Gió qua miền tối sáng”. Bộ phim đề cập đến số phận của nhiều nhân vật bị lây nhiễm vi-rút liệt kháng (HIV-AIDS). Thái độ của các bệnh nhân đầu tiên thường là bàng hoàng, không tin là mình lại bị mắc chứng bệnh quái ác này. Rồi sau khi đã chấp nhận thực tế, một mặt họ tìm xem ai đã lây bệnh cho mình, mặt khác họ vẫn cố che giấu không để người chung quanh không biết mình đã bị mắc bệnh. Rồi trong số những người mắc bệnh, người thì chấp nhận hoàn cảnh để cố sống tốt đẹp và tránh lây bệnh cho tha nhân. Nhưng cũng có kẻ hận đời để sống buông thả, quan hệ tình dục bừa bãi, nhằm truyền bệnh cho nhiều người cùng chết với mình cho hả dạ. Còn quần chúng nói chung, do chưa hiểu về phương cách lây lan, nên khi vừa nghe người nào mắc phải thứ bệnh quái ác này là bắt đầu bàn tán xầm xì to nhỏ và cảnh giác cao độ, thể hiện qua thái độ xa lánh bệnh nhân... khiến người mắc bệnh cảm thấy cô đơn và tủi hổ. Cuối cùng người bệnh đành phải dời chỗ ở đến nơi không ai biết mình bị mắc chứng bệnh này.

Gần đây ở Philíppin cũng có chiếu một bộ phim tài liệu về việc phòng chống HIV AIDS. Phóng viên đã hỏi một thanh niên bị mắc bệnh AIDS thời kỳ chót: “Anh dự định thế nào về tương lai của anh ?” Chàng thanh niên đã thành thật cho biết như sau: “Tôi hy vọng sau khi tôi chết, hãng bảo hiểm nhân thọ sẽ trả cho tôi một số tiền để nuôi chú chó cưng của tôi. Vì từ khi tôi công khai cho biết về chứng bệnh này, tôi đã bị mọi người khinh dể xa lánh, kể cả những người thân trong gia đình ruột thịt của tôi. Chỉ có chú chó cưng là không thay lòng đổi dạ. Nó vẫn tiếp tục vẫy đuôi mừng rỡ mỗi khi gặp mặt như trước”.

4) LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA Thiên Chúa CHIẾN THẮNG SỰ THÙ HẬN:

Cha PIÔ là một vị linh mục nổi tiếng thánh thiện. Ngày kia, ngài tới Rotondo và tình cờ gặp Cesare Festa, một kẻ đứng đầu phái Tam Điểm tại đây. Khi gặp ngài, ông ta ngạc nhiên và nói:

- Ngài cũng ở đây với chúng tôi, những người theo phái Tam Điểm hay sao?

Cha Piô đáp lại:

- Phải, thế các anh đã làm gì?

Ông ta trả lời:

- Chúng tôi chống lại Giáo Hội.

Cha Piô cầm tay ông ta, nhìn ông ta bằng cặp mắt trìu mến, rồi kể lại cho ông ta nghe câu chuyện đứa con hoang đàng, hay câu chuyện tấm lòng của một người cha.

Một giờ sau, ông ta đã quì gối xưng tội. Rồi sau đó, ở mọi nơi và trong mọi lúc, ông ta sẵn sàng tuyên xưng lòng khoan dung và thương xót bao la của Thiên Chúa.

Riêng mỗi người chúng ta, hãy sám hối ăn năn trở về cùng Chúa để được hưởng nhờ ơn tha thứ, bởi vì tâm tình sám hối ăn năn chính là một thứ tiền để mua lấy ơn tha thứ.

3. SUY NIỆM:

Khi thấy Đức Giêsu tiếp đón và ngồi ăn đồng bàn với những người thu thuế tội lỗi thì các người Pharisêu và các kinh sư liền lẩm bẩm phê phán Người. Để trả lời cho họ, Đức Giêsu đã kể ra ba dụ ngôn về lòng thương xót của Thiên Chúa đối với tội nhân: Một là con chiên lạc, hai là đồng tiền bị mất và ba là người cha bao dung. Từ đó Người mời gọi mọi người hãy noi gương Thiên Chúa giàu lòng thương xót để đối xử bao dung nhân hậu với những tội nhân hầu đưa họ giao hòa với Thiên Chúa. Khi so sánh 3 dụ ngôn, ta thấy tỉ lệ mất mát ngày càng cao: Từ 1/100 đoàn chiên đến 1/10 số tiền vàng rồi ½ số con trai. Qua đó Đức Giêsu đề cao hình ảnh một Thiên Chúa giàu lòng từ bi thương xót: xót xa khi thấy một người đi lầm đường và rơi vào vòng tội lỗi. Từ đó Ngài tìm cách giải cứu tội nhân và tỏ ra vui mừng khi thấy một tội nhân biết hồi tâm quay về với Ngài trong đoàn chiên Hội thánh.

1) Lòng thương xót bao dung của Thiên Chúa đối với các tội nhân thể hiện qua hai thái độ của Đức Giêsu như sau:

a) Không bỏ rơi nhưng quyết tâm đi tìm chiên lạc:

Đức Giêsu là mục tử tốt lành biết rõ và gọi tên từng con chiên (x Ga 10,14), đến để cho chiên được sống và sống dồi dào (x Ga 10,10). Con người thật là đáng quí trước mặt Người. Người tìm kiếm con người và không muốn một ai bị hư mất. Như người mục tử tốt lành không đành bỏ rơi một con chiên lạc, nhưng quyết tâm đi tìm cho tới khi tìm thấy (x Lc 15,4); Như người đàn bà có mười quan tiền mà bị rớt một đồng, đã không bỏ mặc, nhưng đốt đèn, quét nhà quyết tìm bằng được (x Lc 15,8); Như người cha có hai đứa con trai, đã không bỏ mặc đứa con thứ bất hiếu đi hoang, nhưng hằng ngày mong chờ nó sớm hồi tâm trở về (x Lc 15,20).

b) Chia sẻ niềm vui khi tìm thấy: Đức Giêsu là hiện thân lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa khi không muốn tội nhân bị hư mất nhưng muốn họ ăn năn sám hối để được sống. Người vui mừng đón tiếp những tội nhân biết hồi tâm trở về: như người mục tử tốt lành đi tìm chiên lạc, khi tìm được đã vui mừng vác nó trên vai và đưa về đàn. Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại và nói: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó” (Lc 15,5-6); Người cũng phản ứng giống như người đàn bà kia sau khi tìm thấy quan tiền bị mất, đã nói với người xung quanh: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được đồng quan tôi đã đánh mất” (Lc 15,9); Người còn có thái độ như người cha nhân lành trong dụ ngôn, hằng ngày chờ mong đứa con đi hoang trở về, và khi thấy bóng nó từ đàng xa, đã chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ nó và hôn lấy hôn để. Rồi không để cho nó nói hết câu, đã tha thứ và trả lại mọi quyền lợi nó đã bị mất khi bỏ nhà đi hoang: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng ! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy” (Lc 15,20-24).

2) Chúng ta phải làm gì ?

- Giá trị cao thấp là do tình thương nhiều ít: Thực ra con chiên lạc, đồng bạc mất và cả đứa con hoang đàng đều không đáng để chủ nhân phải có những hành động “điên rồ”: người chăn chiên phải bỏ lại chín mươi chín con chiên khác để lặn lội đi tìm con chiên lạc; người phụ nữ phải vất vả thắp đèn, quét nhà và moi móc từng góc nhà để tìm đồng mạc rơi mất; người cha phải suốt ngày đứng tựa cửa, héo hắt chờ đợi con hoang trở về. Nhưng ở đây phải xét theo giá trị tình thương: Sở dĩ con chiên, đồng bạc hay người con có giá trị lớn lao là nhờ tình thương của chủ nhân dành cho chúng. Nói cách khác: giá trị của chúng được đo bằng thước đo tình thương hơn bằng giá trị vật chất. Mối tương quan thân thiết và tấm lòng yêu thương của chủ nhân trong ba dụ ngôn trên đều phản ảnh lòng thương xót của Thiên Chúa. Dù chúng ta cố tình bỏ nhà đi hoang thì Thiên Chúa vẫn thương xót và không bỏ rơi chúng ta. Ngài đã dùng nhiều người và bằng nhiều cách để đi tìm chúng ta và hằng mong chúng ta hồi tâm sám hối mau trở về với Ngài. Ngài và cả triều thần thiên quốc đều vui mừng khi thấy các tội nhân thực tâm sám hối như người cha nói với anh con cả trong dụ ngôn: “Nhưng chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy” (Lc 15,32).

- Hãy biết cảm thông với tội nhân: Trong cuộc sống đời thường, chúng ta thường có thái độ giống như các biệt phái và Kinh sư khi hay xét đoán và kết án lỗi lầm của tha nhân. Tin Mừng hôm nay cho thấy thái độ của Đức Giêsu từ bi nhân hậu đầy lòng thương xót: Người cảm thông khi sẵn sàng đến ngồi đồng bàn với các người thu thuế tội lỗi. Người chọn một người thu thuế tên là Lêvi vào số mười hai Tông đồ. Người bênh vực người phụ nữ phạm tội ngoại tình khỏi bị ném đá chết. Chỉ có một tội không bao giờ được tha là “xúc phạm đến Chúa Thánh Thần” mà các người Pharisêu và Kinh sư Do thái đã phạm, khi cố chấp không tin Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai và từ chối gia nhập vào Nước Trời do Người thiết lập.

- Hãy quảng đại tha thứ những xúc phạm của kẻ khác: Nếu Thiên Chúa đã tỏ lòng từ bi nhân hậu tha thứ tội lỗi chúng ta, thì Người muốn chúng ta cũng phải sẵn sàng tha thứ các tội xúc phạm của tha nhân đối với chúng ta, như người cha trong dụ ngôn đã yêu cầu người anh cả hãy tiếp nhận đứa em đã bỏ nhà đi hoang. Trong thực tế, người ta chỉ dễ tha thứ lỗi lầm của kẻ khác khi ý thức được tình trạng tội lỗi của mình. Có nhận mình cũng là tội nhân, người ta mới dễ cảm thông và tha thứ cho kẻ khác. Chúng ta đừng đòi kẻ có tội phải bị trừng phạt mới vừa lòng. Mục sư Máctin Luthơ Kinh (Martin Luther King) đã nói như sau: “Nếu cứ áp dụng luật “mắt đền mắt” thì chắc mọi người đều đã trở thành những kẻ mù lòa từ lâu rồi !”.

- Phải tha thứ cho tội nhân như thế nào? : Một phóng viên đã hỏi Tổng thống LANHCÔN (A Lincoln) là ông sẽ đối xử thế nào đối với dân Miền Nam sau khi cuộc nội chiến tại Hoa Kỳ chấm dứt? Ông liền trả lời: “Tôi sẽ đối xử với họ như họ chưa bao giờ bỏ nhà đi hoang”. Đây cũng chính là cách đối xử của Đức Giêsu đối với các tội nhân. Người sẵn sàng tha thứ, “phục hồi trọn vẹn” cho Tông Đồ Phêrô, như thể ông chưa bao giờ phạm tội chối Thầy. Đây cũng chính là cách chúng ta phải cư xử với kẻ có lỗi với chúng ta: Phải sẵn sàng tha thứ vô điều kiện, cư xử với họ với một tình thương bao dung như Thiên Chúa đã bao dung với chúng ta, như lời cầu trong kinh Lạy Cha: “Và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” (Mt 6,12). Vì nếu chúng ta đối xử với tha nhân thế nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ xử với ta như thế: “Anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong cho anh em đấu ấy” (Mt 7,2).

4. THẢO LUẬN:

Giả như bạn là người anh cả trong dụ ngôn hôm nay thì bạn sẽ làm gì: vào nhà cha để cùng tham dự bữa tiệc vui đón đứa em đi hoang trở về, hay đứng bên ngoài kêu trách lòng nhân hậu của Cha, như các người Pharisêu và kinh sư xưa đã làm?

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHA. Chúng con thường hay cư xử như người con thứ trong bài dụ ngôn khi muốn tự do bay nhảy ngoài vòng tay của Cha. Nhưng chính sự tự do ấy đã biến chúng con trở thành nô lệ cho ma quỷ, thế gian và xác thịt mình, và những hạnh phúc do thế gian ban tặng cuối cùng cũng chỉ là thứ hạnh phúc bọt bèo chóng qua. Cũng như người con thứ trong Tin Mừng hôm nay, chúng con bỗng cảm thấy mình bị rơi xuống hố sâu tội lỗi và nếm mùi đau khổ cùng cực.

- LẠY CHA đầy lòng từ bi thương xót. Xin dẫn dắt chúng con mau quay về với Cha, giúp chúng con năng điều chỉnh những sai lỗi. Xin hãy nâng đỡ chúng con biết mau trỗi dậy vì tin rằng tình thương của cha còn lớn gấp muôn ngàn lần những tội lỗi của chúng con. Ước gì vấp ngã sẽ làm chúng con trưởng thành hơn, thấy được sự mỏng dòn yếu đuối của mình và cảm nghiệm được lòng bao dung thương xót của Cha. Ước gì sau mỗi lần được Cha tha thứ, chúng con cũng biết đối xử thương xót đối với những kẻ đã xúc phạm đến chúng con.

X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Lạy Chúa, Chúng Con Tôn Thờ Thánh Giá Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
21:36 09/09/2016
Lạy Chúa, Chúng Con Tôn Thờ Thánh Giá Chúa

SUY NIỆM LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ CHÚA

(Ga 3, 13-17)

Phụng vụ Giáo Hội hàng năm, dành ngày 14 tháng 9 để mời gọi con cái mình cử hành lễ Suy Tôn Thánh Giá Chúa Giêsu với niềm vui vì được ơn cứu độ. Ngày này, Thánh Giá được trình bày không phải dưới khía cạnh khổ đau, hay nặng nề thiết yếu của cuộc sống cần phải vác theo Đức Kitô, nhưng dưới khía cạnh vinh quang, như cái cớ để những người tin vào Chúa Giêsu tự hào và không có khóc lóc.

Cử Hành Với Niềm Vui

Thánh Giá, một khí cụ man rợ và khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại người Do thái dùng làm hình khổ để đóng đanh Chúa Giêsu, nhưng Người đã biến nó thành phương thế để cứu độ thế gian. Từ đó, Thánh Giá trở nên Niềm Hy Vọng độc nhất trong Vinh Quang toàn thắng của Đức Kitô, ban tặng cho con ngươi hồng ân tha thứ và mọi phúc lành. Vì thế, “chúng ta phải hãnh diện về thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nơi Người, ta được giải thoát, được sống và được sống lại; chính Người giải thoát và cứu độ ta” (Ca nhập lễ).

Điều này được phản ánh trong các bài đọc. Thánh Phaolô coi Thánh Giá là động lực lớn lao để “tán dương” Chúa Giêsu : “Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu” (Pl 2, 8-11). Còn theo thánh Gioan thì Thánh Giá như là khí cụ để cứu độ con người: “Cũng như Môsê treo con rắn nơi hoang địa thế nào, thì Con Người cũng phải bị treo lên như vậy, để những ai tin vào Người, thì không bị tiêu diệt muôn đời” (Ga 3, 14). Nên hôm nay Giáo Hội cử hành lễ suy tôn Thánh Giá với niềm vui vì được ơn cứu độ.

Nhìn ngắm Thánh Giá, chúng ta sẽ khám phá ra câu chuyện của tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại nói chung và cách riêng mỗi người chúng ta.

Câu chuyện tình yêu

Khi suy tôn Thánh Giá, Giáo Hội, Hiền Thê yêu dấu nhìn lên Thánh Giá nơi treo Chúa Giêsu vị Phu Quân của mình, chân tay đanh nhọn đâm thâu, cạnh sườn lưỡi đòng đâm thủng, máu cùng nước chảy ra làm cho Giáo Hội nhớ đến ngày mình được sinh ra từ cạnh sườn Chúa với tất cả tình yêu, lúc Chúa ngủ trên Thánh Giá. Bởi theo thánh Ambrosiô, lúc Ađam đang ngủ Thiên Chúa đã lấy xương sườn của ông để tạo dựng Evà thế nào, thì lúc Chúa Giêsu chết nằm trên Thánh Giá, Giáo Hội cũng được sinh ra từ Trái Tim bị đâm thủng của Chúa Giêsu như vậy, và Giáo Hội tưởng nhớ đến tình yêu dâng trào ấy.

Thật không thể hiểu nổi Thiên Chúa yêu thương chúng ta biết chừng nào : “Yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một” (Ga 3,16), mặc dù biết trước Con mình sẽ bị đóng đinh, được giương lên cao khỏi đất như “Con Rắn Đồng” trong sa mạc. Thật là một sự hy sinh lạ lùng, không thể nào hiểu thấu, mà thánh Phaolô phải diễn tả bằng một cách khác để bổ sung: “Thiên Chúa đã không tha cho chính Con Một của mình, nhưng phó nộp Người vì chúng ta hết thảy." (Rm 8,32). Người đã yêu chúng ta bằng tình yêu vô bờ bến, tình yêu thương xót và thứ tha, khi “sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ con của Người mà được cứu độ” (Ga 3,17).

Đây chính là câu chuyện về ơn cứu độ của chúng ta, câu chuyện tình của Chúa Cha, chuyện tình của Chúa Con, câu chuyện của Thánh Giá. Giảng trong Thánh lễ sáng thứ ba ngày 15/03/2016, tại nguyện đường Thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói : "Nếu muốn biết ‘câu chuyện tình’ mà Thiên Chúa dành cho nhân loại, chúng ta phải ngắm nhìn Thánh Giá, nơi ấy có một vị Thiên Chúa đã hoàn toàn ‘trút bỏ vinh quang’, sẵn sàng bị ‘vấy bẩn’ bởi tội lỗi con người để cứu con người khỏi chết. Vị Thiên Chúa ấy sẽ hủy diệt vĩnh viễn cái tên xấu xa đích thực của sự dữ mà Sách Khải huyền gọi là ‘con rắn xưa’. Tội lỗi là việc làm của Satan. Nhưng Đức Giêsu đã chiến thắng Satan. Ngài đã tự hạ mình xuống, trở thành hiện thân của tội để nâng con người lên". Mầu nhiệm Thánh Giá diễn tả tình yêu vô bờ bến, tình yêu không thể nào mô tả được của Thiên Chúa đối với nhân loại.

Trong lịch sử cứu độ, con rắn được nhắc đến lần đâu tiên trong Sách Sáng Thế và lần cuối cùng là trong Sách Khải Huyền. Rắn là loài vật mà theo Kinh Thánh mang một biểu tượng mạnh mẽ của sự nguyền rủa, của tội lỗi (x.St 2,) và một cách mầu nhiệm cũng là biểu tượng của sự cứu chuộc. Trong hành trình sa mạc. Dân chúng không muốn đi trong cảnh lương thực ít ỏi như thế nữa. Họ kêu trách Thiên Chúa và ông Môsê. Chúa cho rắn bò ra làm hại những kẻ cứng lòng không tin, để gieo rắc sự sợ hãi và cái chết cho đến khi dân chúng biết chạy đến nài xin Môsê sự tha thứ. Thiên Chúa lại truyền cho Môsê đúc một con rắn đồng treo lên cây gỗ, để tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống. Thật là mầu nhiệm, mầu nhiệm ở chỗ : Khi dân hối hận, Thiên Chúa không giết chết các con rắn, nhưng Ngài để chúng đó. Nếu có con rắn nào làm hại dân chúng, chỉ cần họ nhìn lên con rắn đồng thì sẽ được cứu. Giương cao con rắn lên.

Con rắn tượng trưng cho tội lỗi. Con rắn giết hại người ta nhưng nó cũng chữa lành. Và đó chính là mầu nhiệm của Đức Kitô. Thánh Phaolô nói: "Đức Giêsu là Đấng chẳng biết tội là gì, thì Thiên Chúa lại biến Người thành hiện thân của tội." Như vậy cách nào đó, Đức Giêsu chính là con rắn được giương cao lên. Bài đọc I ngày lễ chất chứa cái nhìn có tính tiên tri: Chúa Giêsu như là hình ảnh con rắn," hiện thân của tội lỗi", đã được giương cao lên để cứu độ con người. (x. Trích bài giảng lễ thứ ba n 15/03/2016, tại nguyện đường Thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô).

Lạy Chúa Giêsu Kitô, chúng con tôn thờ Thánh Giá Chúa, vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Chiêm ngắm tình yêu Chúa Cha: trái tim ta mở ra
Lm. Đaminh Hương Quất
21:38 09/09/2016
Chiêm ngắm tình yêu Chúa Cha: trái tim ta mở ra (lc 15, 1-32)

Ngôi Lời Nhập Thể, đặc biệt trong sứ vụ công khai, Chúa Giêsu nổi bật dung mạo Thiên Chúa đầy yêu thương nhân từ. Tình yêu của Người quá kỳ lạ, quá lớn lao, thật khác thường.

Chúa Giêsu chính là Hiện thân của Thiên Chúa Vô hình, Thiên Chúa tình yêu (Cl 1,15). Trái tim Chúa Giêsu dành yêu thương hết mọi người, đặc biệt người nghèo khổ, bệnh tật, bọn thu thuế, đĩ điếm… nói chung họ thuộc thành phần tội lỗi, thuộc đối tượng cảnh giác, bị tôn giáo gạt lề. Do đó họ bị xã hội Do Thái ghét ra mặt, khinh khi ra mặt, tẩy chay ra mặt; tệ hơn còn ra luật vạ tuyệt thông: cấm tiếp xúc, ai tiếp xúc đều lây tội.

Một người Do Thái giáo đạo đức thời Chúa Giêsu không bao giờ nói chuyện, tiếp xúc chứ đừng nói chuyện ăn chung bàn với người mà họ cho là quân tội lỗi.

Khi còn tại thế, nhiều người Do Thái công nhận Chúa Giêsu là bậc thầy, là sư phụ không chỉ uyên thâm Lời Chúa, giảng dạy như Đấng có uy quyền mà còn là nhà đạo đức số một.

Chúa Giêsu nhà đạo đức số một, ấy thế mà!…

Người ta bắt đầu nghi ngờ về đạo đức của Chúa Giêsu, nhất là nhóm Biệt phái- luật sĩ là những bậc thầy đạo đức của người Do Thái, khi thấy Chúa Giêsu đối xử tử tế, nhân hậu với người tội lỗi như người bình thường, xem ra còn ưu ái hơn người bình thường. Khó chịu nhất cảnh Người trò chuyện thân tình, đồng bàn ăn với họ.

Tin Mừng hôm nay, thánh sử Luca cho thấy phản ứng khó chịu, thái độ nghi ngờ đạo đức Chúa Giêsu của nhóm Biệt phái luật sĩ. Họ xầm xì: nếu Thầy Giêsu đạo đức tại sao ngài đón tiếp những kẻ tội lỗi và cùng ăn uống với chúng?.

(Ở đây ta lại đụng phải thành kiến vững chắc, cố chấp của họ. Nhất định cho mình đúng, cái gì không như mình nghĩ là sai. Xét cho cùng đấy là thái độ kiêu ngạo. Chính trong thái độ không chịu sám hối- thay đổi lối nhìn ấy mà người Do Thái chưa nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Messia)

Để trả lời nghi vấn của họ, Chúa Giêsu kể ba dụ ngôn: con chiên lạc, đồng tiền mất và đứa con hoang đàng.

Tất cả những dụ ngôn này đều đề cao hình ảnh một Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Ngài xót xa khi một người lầm đường rơi vào tội lỗi, tha thiết tìm cứu người tội lỗi. Khi cứu được một người tội lỗi, Ngài rất vui mừng.

Mặt khác, Chúa Giêsu cho thấy rõ giá trị Tin Mừng của một người tội lỗi biết ăn năn sám hối trở về với Chúa.

Như người Mục tử tìm được chiên lạc, như người đàn bà tìm được đồng tiền mất, như người cha tìm được đứa con hoang- họ đã không vui một mình, niềm vui quá lớn không thể vui một mình, đòi hỏi cần phải có người chia sẻ, phải mở tiệc ăn mừng- Họ đã rủ người khác đến chia sẻ niềm vui:

Người Mục tử tìm được chiên lạc: “Anh em hãy chia vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên lạc…

Người Đàn bà tìm được đồng tiền: “Chị em hãy vui mừng với tôi, vì tôi đã tìm được đồng bạc tôi đã mất…

Người Cha khi thấy con trở về nhà: Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng, vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy. Và người ta bắt đầu ăn uống linh đình”

Cha chúng ta trên trời của cũng thể, một người tội lỗi có nguy có mất ơn cứu độ sám hối trở về Nhà Cha không chỉ có mình Thiên Chúa vui mà cả triều thần thiên quốc mừng vui. “Các thiên thần của Thiên Chúa sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải…Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần hối cải.”

Tất cả là hình ảnh để diễn tả Tình yêu của Thiên Chúa, một Tình yêu quá tuyệt vời, mà bất cứ ai trong chúng ta một khi đã chạm đến Tình yêu ấy, một lần gặp gỡ có kinh nghiệm về Tình yêu ấy không thể thờ ơ, không thể không trở về với Cha.

Nói rõ hơn, Chúa không chỉ xót xa khi thấy những người con yêu dấu của Ngài phạm tội, mà còn tha thiết tìm cứu người tội lỗi. Khi cứu một con chiên lạc, một người tội lỗi Chúa không nản chí vì bất kỳ lý do nào, không mệt nhọc hoặc hiểm nguy. Ngài dùng mọi cách để đánh động, để báo động tình trạng tội lỗi của mình, Ngài luôn nói với ta qua tiếng lương tâm (bởi thế khi phạm tội, nhất là tội trọng lương tâm ta bất an), nếu ai đó lương tâm khô khan hơn, Ngài đánh động chúng ta mạnh hơn, chẳng hạn qua một biến cố tai nạn, qua biến cố đau thương nào đó….

Đặc biệt trong Giáo Hội và qua Giáo Hội Tông truyền, Thiên Chúa luôn đồng hành, hằng ngày nói với chúng ta qua Lời Chúa; gia tăng ân sủng qua các Bí tích để ta có thêm, có dư đủ sức mạnh chiến thắng những cám dỗ của ma quỷ- thế gian và xác thịt

Đến hết cách mà chúng ta nhân danh tự do từ chối lòng Thương xót của Chúa thì Chúa cũng đành… bó tay. Bởi Ngài không thể và không bao giờ xâm phạm tự do mà Ngài đã đặc ban cho con người- thụ tạo được dựng nên giống Hình Ảnh Chúa. Đấy là lúc ta chạm ngưỡng tội phạm Chúa Thánh Thần, điều mà Chúa cảnh báo: “mọi tội, kể cả tội phạm thượng cũng sẽ được tha cho con người, chứ tội phạm đến Cha Thánh Thần sẽ chẳng được tha” (Mt 12,31). Tội phạm Thánh Thần là gạt bỏ ơn tha thứ của Thiên Chúa, cố tình chai lì sống tội lỗi, không chịu sám hối trở.

Nói cách khác, trực diện trước Tình yêu của Chúa Cha trong Chúa Con nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần, trái tim của mỗi chúng ta không thể không mở ra, không thể không sinh ra hoa trái hiệp thông và bác ái.

Ở đây ta không nói về chiên lạc, đồng tiền mất, hay đứa con hoang trở về mà nói về Người Mục tử mất chiến- người đàn bà mất đồng tiền- người cha mất con.

Nghĩa là ta nói về Cha trên trời của chúng ta, chiêm ngắm về Tình yêu giàu lòng Thương xót của Cha chúng ta dành cho mỗi ta, cho cả nhân loại, đặc biệt dành cho những người tội lỗi biết sám hối trở về. Điều mà chúng ta đáng học- đáng noi theo hơn cả nơi các dụ ngôn này là Tình yêu thương của Người Cha của chúng ta.

Đấy là điều Chúa Giêsu muốn khi Ngài kêu mời: “Các con hãy ở nhân từ như Cha các con là Đấng nhân từ”;

Đấy là điều Chúa Giêsu muốn khi Người công khai đòi hỏi môn đệ học theo Ngài: “hãy học nơi Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường”.

Đấy là điều Chúa Giêsu dạy chúng ta khi khẩn nguyện: “Lạy Cha chúng con ở trên trời… Xin Cha tha tội chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”

Đấy là điều Chúa Giêsu muốn, trước khi ra đi chịu chết đã trăn trối giơi răn mới yêu thương làm nền tảng, thuộc bản chất cho Kitô giáo: “các con hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương các con”.

Nghĩa là con của Thiên Chúa được gọi là Tình yêu; mang danh Kitô hữu- có Chúa Giêsu hiện diện nơi mình chúng ta phải là những Sứ giả của Tình yêu Thiên Chúa; là hiện thân của Tin Mừng cứu độ là Chúa Giêsu.

Đánh mất Tình yêu, chúng ta đánh mất quyền làm con Chúa, không còn Kitô hữu đích thực nữa. Thực tế biến chất, mất chất ‘Kitô hữu’ mà vẫn mang danh Kitô hữu, nguy hiểm cho ta và cho xã hội. Sự hiện diện của ta chẳng khác gì cáo đội lốt chiên; chẳng khác gì, miệng nam mô mà bụng một bồ dao găm…

Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót đã bước vào trong những tháng cuối cùng. Vậy ta đã sống và Loan báo Lòng Chúa Thương xót chưa? Đôi khi đơn giản là nụ cười cảm thông, lời nói trân trọng dễ nghe, lời cầu nguyện cho những người mình....dễ ghét....

Bài Tin mừng hôm nay có thể coi là một trong những bài Tin Mừng làm nổi bật Lòng Thương Xót của Cha trời. Chiêm ngắm Lòng Xót Thương của Thiên Chúa là Cha, liệu trái tim ta có mở ra, có Thương xót như Cha không?

Là Sứ giả Tình yêu, vậy chúng ta phải yêu thế nào?

Thánh Phaolô về Tình yêu Kitô giáo: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc; không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù; không mùng khi thấy sự gian ác,nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả , tin tưởng tất cả; hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1Cr 13, 4-7)

Lời thánh Phaolô trên, có thể nói như bản ‘xét mình’ về Giới răn yêu thương.

Lạy Chúa xin cho chúng con luôn biết tin tưởng vào lòng nhân từ của Chúa, biết sam hối ăn năn, đổi mới cuộc sống để chúng con trở thành Sứ giả Tình yêu của Chúa giữa trần thế. Amen

Lm. Đaminh Hương Quất
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:14 09/09/2016
16. TRÂU MẬP KHỈ ỐM.
Lúc Yên Thù đang trấn giữ ở Nam Kinh, trong phủ có hai thuộc hạ mà ông ta rất nể nang tên là Trương Nguyên và Vương Kỳ. Thân thể của Trương Nguyên thì to béo mập mạp nên Vương Kỳ gọi là trâu; Vương Kỳ thì xương thẳng ốm nhom nên Trương Nguyên gọi anh ta là khỉ, hai người thường vui vẻ đùa giỡn với nhau.
Một hôm hai người lại nói đùa, Vương Kỳ nói:
- “Trương Nguyên chạm tường thành tám chữ.”
Trương Nguyên uốn lưỡi giống như khỉ nói:
- “Vương Kỳ vọng nguyệt kêu ba tiếng.”
Cả hai cùng cười sảng khoái.
(Quy Điền lục)

Suy tư 16:
Con trâu thì to lớn còn con khỉ thì gầy ốm, đó là chuyện đương nhiên của tạo hoá, nhưng nếu con khỉ mập béo hơn con trâu thì đúng là chuyện ngược đời và đáng để cho chúng ta suy nghĩ.
Trong cuộc sống có rất nhiều cái ngược đời xảy ra nhưng ai cũng cảm thấy bình thường và không mấy suy nghĩ băn khoăn, chẳng hạn như có người dạy đứa con mới tập nói của mình những lời tục tỉu, những câu chửi tục, và khi đứa con nói lại đúng như thế thì ông cha bà mẹ lại cười hô hố khuyến khích con nói tiếp, đó không phải là chuyện ngược đời sao ? Cha mẹ nào khi sinh con ra cũng mong muốn cho con sau này trở nên người tốt, nhưng lại tập cho con những điều xấu trước khi nó có trí khôn, giống như muốn có quả ngon ngọt ăn mà lại đem hạt giống èo ọp ươm trong đất xấu, đó không phải là chuyện ngược đời sao ? Chuyện ngược đời thì ở đâu cũng có thể xảy ra được, nhưng nếu mỗi người khi nhìn thấy cái ngược đời ấy mà phản tỉnh, mà suy tư, mà lo âu, mà băn khoăn, thì chuyện ngược đời dứt khoát là không thể xảy ra.
Vì những cái ngược đời ấy mà Đức Chúa Giê-su đã xuống thế làm người, mang thân phận con người để sửa lại tất cả những cái ngược đời nơi nhân loại tội lỗi, Ngài đã trả lại sự công chính cho người bị áp bức, đem lại tự do cho người bị tù đày .
Tôi cũng sẽ thành một người ngược đời nếu tôi không sống đúng với Tin Mừng mà tôi đã tin và đang rao giảng; tôi cũng sẽ trở thành kẻ ngược đời nếu tôi cứ cố chấp với những khuyết điểm nơi người anh em chị em của tôi khi mà tôi –so với họ- thì có quá nhiều thói hư tật xấu...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 24 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:18 09/09/2016
Chúa Nhật 24 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Lc 15, 1-32
“Trên trời ai nấy sẽ vui mừng, vì một người tội lỗi ăn năn sám hối.”


Anh chị em thân mến,
Thành kiến của con người đã làm cho bạn và tôi xa cách người anh em chị em của mình, và qua những hành động ấy, mà chúng ta cũng từ từ xa cách Thiên Chúa trong cuộc sống đời thường của mình.

Đức Chúa Giê-su đến để cứu và chữa lành, nên Ngài đã đồng bàn ăn cơm với những người nghèo và những người mà các kinh sư và biệt phái cho là tội lỗi, nhưng đối với Ngài thì họ chính là những người rất cần được xót thương.

Trước hết, người cần được xót thương là bạn và tôi, bởi vì tuy chúng ta là người Ki-tô hữu nhưng lòng dạ thì mẫu mã chẳng khác chi các kinh sư và biệt phái đã khiển trách Đức Chúa Giê-su, vì Ngài đã cùng ăn cùng uống với những người thu thuế, khi đã chỉ trích như thế thì tất nhiên là họ cũng coi khinh những người thu thuế và đĩ điếm.

Chúng ta là những người cần được Đức Chúa Giê-su chữa lành và xót thương, vì chúng ta cũng đã nhiều lần khinh dễ và lên án những người anh em chị em bất hạnh, khi họ vì không có gì ăn nên đã lấy cắp một củ khoai của người bán hàng trong chợ; khi bạn và tôi lên án một lỗi nho nhỏ của anh chị em, là vì để che giấu những việc xấu xa của chúng ta đã làm còn hơn anh em gấp nhiều lần mà bạn và tôi đã phạm nhưng không ai biết…

Chúng ta đã lên tiếng trách cứ phê phán người anh em đã ngồi ăn với những người ma cô đĩ điếm bên lề đường, nhưng chúng ta lại ngồi với gái hạng sang trong nhà hàng máy lạnh kín đáo; họ là những người có khi vì bác ái mà đồng hành với những người được coi là tội lỗi, nhưng chúng ta cùng ăn với gái hạng sang là vì để thỏa mãn dục vọng của mình. Đức Chúa Giês-u đã không ngần ngại đi tìm kiếm cứu chữa những tâm hồn đau thương thất vọng, để những con người tội lỗi ấy trở thành những con người mới. Nhưng chính bạn và tôi lại xa lánh họ, cho nên chúng ta cần được Thiên Chúa xót thương hơn những người ấy, vì bạn và tôi đã như những người biệt phái trách cứ Đức Chúa Giêsu …

Hạnh phúc cho những người được Đức Chúa Giê-su chữa lành, vì chính họ đã được tình yêu thần thánh chạm đến.

Con chiên lạc đã trở nên giá trị sau khi được Đức Chúa Giê-su tìm thấy và vác trên vai trở về nhà. Chính điều này đã làm cho người Pha-ri-siêu và các kinh sư bực mình hơn nữa, bởi vì chính họ là những người tự cho mình là thánh thiện trỗi vượt trên mọi người, nên họ đã chướng tai gai mắt khi Đức Chúa Giê-su đứng về phía những người bị xã hội bỏ rơi.

Một con chiên lạc và một đồng bạc bị mất là hình ảnh của người anh chị em hôm qua, hôm nay và ngày mai mà tôi đang sỉ vả khinh chê và lên án là phường tội lỗi; khi lên án người anh em chị em là người tội lỗi, là chúng ta đã làm quan tòa tiếm quyền của Thiên Chúa để luận tội tha nhân mà không biết rằng, chính mình cũng đã có nhiều lần sa ngã và có khi sa ngã còn tệ hại hơn họ nhiều.

Anh chị em thân mến,
Ma quỷ sẽ cười vui thắng lợi khi chúng ta phê phán anh em chị em của mình, bởi vì đó chính là một trong những động cơ thúc đẩy anh em chị em xa dần Thiên Chúa và xa cộng đoàn giáo xứ của họ.

Không ai là không có tội, không ai là không sa ngã chí ít là một lần trong cuộc sống, không ai là không có tâm hồn hối hận sau khi sa ngã phạm tội, nhưng chính chúng ta là những người Ki-tô hữu có trách nhiệm một phần trong việc sa ngã của họ, đó là khi chúng ta sống không đúng với lời của Đức Chúa Giê-su dạy, do đó mà chúng ta phải có bổn phận –trong tình liên đới- đi tìm và giúp đỡ những anh chị em đang bị xã hội tục hóa, mà sống như không có Thiên Chúa trong cuộc đời của họ, nhất là những người đang bị xã hội lên án…

Đức Chúa Giê-su đã đến thế gian để tìm kiếm và cứu chữa những người tội lỗi, trong đó có cả chúng ta, cho nên khi được chữa lành thì chúng ta lại có bổn phận đi tìm và dẫn dắt những anh chị em bất hạnh, những người bị đối xử bất công, bị xã hội quên lãng và đang xa dần Thiên Chúa là tình yêu, mời họ trở về với Thiên Chúa là Cha rất yêu thương họ…

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:20 09/09/2016

3. Thánh Thể là tình yêu trong tình yêu.

(Thánh Bernard)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Thuyết Trình của Đức Hổng Y Robert Sarah Tổng Trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật các Bí Tích
Lm. Anphongsô Phạm Hùng
05:22 09/09/2016
Hội Nghị “Sacra Liturgia UK 2016” London, Anh Quốc, 5/7/2016

HƯỚNG VỀ MỘT THỰC THI ĐÚNG ĐẮN SACROSANCTUM CONCILIUM

Kính thưa các Đức Cha, các cha, phó tế, các nam nữ tu sỹ và anh chị em thân mến trong Chúa Kitô:

Trước hết tôi muốn cám ơn ĐHY Vincent Nicholas vì sự đón nhận đến TGP Westminster và những lời chào mừng tốt đẹp của ngài. Cũng vậy tôi muốn cám ơn đến Đức Cha Dominique Rey, giám mục Frejus-toulon, vì lời mời của ngài cho tôi hiện diện với quý vị tại hội nghị Phụng Vụ Thánh (Sacra Liturgia) quốc tế lần thứ ba và mời tôi thuyết trình vào buổi khai mạc tối nay. Tôi chúc mừng Đức Cha về sáng kiến quốc tế để cổ võ việc nghiên cứu tầm quan trọng của huấn luyện và cử hành phụng vụ trong đời sống và sứ vụ của Hội Thánh.

Hôm nay tôi rất vinh hạnh được hiện diện ở đây với tất cả quý vị. Tôi cám ơn mỗi quý vị đang hiện diện ở đây, phản ánh sự đánh giá cao tầm quan trọng của điều mà ĐHY Ratzinger một lần đã đề cập “vấn nạn về phụng vụ” hôm nay, vào khởi đầu thế kỷ 21. Đây là một dấu hiệu hy vọng lớn lao cho Giáo Hội.

Dẫn nhập

Trong sứ điệp ngày 18/02/2014 cho buổi thuyết trình kỷ niệm 50 năm hiến chế Phụng Vụ của Công đồng Vatian II, Sacrosantum concilium, Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét rằng việc đánh dấu 50 năm kể từ ngày ban hành hiến chế phải thúc đẩy chúng ta “sống lại sự dấn thân chấp nhận và thực thi giáo huấn của hiến chế trong một sự hoàn chỉnh.” Đức Thánh Cha tiếp:

Cần phải kết hợp một quyết tâm mới đối với những phần tử đã lãnh nhận phép rửa và những cộng đoàn Giáo Hội để tiến bước trên con đường chỉ ra bởi các nghị phụ, trước nhiều công việc còn chưa được làm để khai triển hiến chế Phụng Vụ Thánh. Cụ thể, tôi muốn nói đến sự dấn thân trong việc đào tạo và những sáng kiến vững chắc và có tổ chức, đối với cả giáo dân, giáo sỹ và những người thánh hiến.

Những lời của Đức Giáo Hoàng thật đúng. Chúng ta phải làm nhiều nếu chúng ta ý thức được tầm nhìn của các nghị phụ công đồng Vatican II đối với đời sống phụng vụ của Giáo Hội. Chúng ta có nhiều việc phải làm nếu hôm nay, sau 50 năm bế mạc công đồng, chúng ta phải đạt được “một sự thực thi đúng đắn và hoàn chỉnh hiến chế về phụng vụ thánh.”

Trong bài này tôi muốn đặt trước quý vị vài nhận định Giáo Hội Tây phương có thể tiến đến một sự thi hành Sacrosanctum Concilium trung thành hơn như thế nào. Để được như vậy, tôi đề nghị một câu hỏi: “Các nghị phụ công đồng Vativan II nhằm đến điều gì trong việc cải tổ phụng vụ?” Sau đó, tôi sẽ nhận định những ý định của các nghị phụ đã được thực thi sau công đồng như thế nào. Cuối cùng, tôi muốn trình bày với quý vị vài lời khuyên về đời sống phụng vụ hôm nay để thực hành phụng vụ có thể phản ánh trung thành hơn những ý định của các nghị phụ công đồng.

A. Phụng Vụ Thánh Là Gì?

Nhưng trước hết, hãy xem xét câu hỏi đầu tiên. Đó là “Phụng vụ thánh là gì?” Bởi vì nếu chúng ta không hiểu bản chất phụng vụ Công Giáo, như là khác biệt với những nghi lễ của các cộng đoàn Kitô khác hay tôn giáo khác, chúng ta không thể hy vọng hiểu được hiến chế phụng vụ của Công đồng Vatican II, hoặc để áp dụng hiến chế một cách trung thành.

Trong tông hiến Tra le sollecitudini (22/11/1930) thánh Giáo hoàng Piô X dạy rằng “những mầu nhiệm thánh” và “cầu nguyện công khai và trọng thể của Giáo Hội,” là phụng vụ thánh, là “nguồn trước tiên và không thể thiếu được cho “tinh thần Kitô đích thực.” Thánh Piô đã kêu gọi mọi người tham gia thực sự và hiệu quả vào các nghi lễ phụng vụ Giáo Hội. Như quý vị biết, giáo huấn này và sự cổ vũ này được lặp lại bởi số 14 của hiến chế Sacrosanctum Concilium.

Sau 25 năm sau, Đức Piô XI kêu gọi cùng một ý tưởng trong Tông hiến Divini Cultus (20/12/1928), dạy rằng “phụng vụ thật sự là một sự thánh, bởi đó chúng ta được nâng lên với Chúa, kết hợp với Người, tuyên xưng đức tin và những bổn phận với Người vì những ân sủng chúng ta đã lãnh nhận và sự trợ giúp mà chúng ta đang thiếu thốn.”

Đức Piô XII tập trung vào phụng vụ trong thông điệp Mediator Dei (20/11/1947) trong đó ngài dạy:

Phụng vụ thánh là sự thờ phượng công khai mà Đấng Cứu chuộc như là Đầu của Hội Thánh dâng lên Thiên Chúa Cha, cũng như là sự thờ phượng mà cộng đoàn tín hữu dâng lên Đấng sáng lập của mình, và qua ngài đến Cha trên trời. Tựu chung, đó là sự phờ phượng dâng hiến bởi Nhiệm Thể Chúa Kitô bao gồm cả Đầu và chi thể (n. 20).

Ngài dạy rằng “bản chất và đối tượng của phụng vụ thánh” là nhằm “kết hợp các linh hồn chúng ta với Chúa Kitô và thánh hóa các linh hồn qua Đấng Cứu Thế để Chúa Kitô được tôn kính và qua Người và trong Người, Chúa Ba Ngôi được tôn vinh.” (n. 171).

Vatican II dạy rằng qua phụng vụ “công việc cứu độ được hoàn thành” (Sacrosanctum Concilium, n.2) và phụng vụ:
được xem như việc thực thi chức vụ tư tế của chính Chúa Giêsu Kitô, trong đó công cuộc thánh hóa con người được biểu tượng nhờ những dấu chỉ khả giác và được thể hiện hữu hiệu cách khác nhau theo từng dấu chỉ, và trong đó việc phụng tự công cộng vẹn toàn cũng được thực thi nhờ Nhiệm Thể Chúa Kitô, nghĩa là gồm cả Ðầu cùng các chi thể của Người.
Do đó, vì là công việc của Chúa Kitô tư tế và Thân Thể của Người là Giáo Hội, nên mọi việc cử hành phụng vụ đều là hành vi chí thánh, và không một hành vi nào khác của Giáo Hội có hiệu lực bằng, xét cả về danh hiệu lẫn đẳng cấp.

Từ đó Sacrosanctum Concilium dạy rằng phụng vụ:
là tột đỉnh qui hướng mọi hoạt động của Giáo Hội, đồng thời là nguồn mạch tuôn trào mọi năng lực của Giáo Hội. Thực vậy, các công lao khó nhọc trong việc tông đồ đều nhằm làm cho mọi người, nhờ đức tin và phép rửa, trở nên con cái Thiên Chúa, cùng nhau qui tụ ngợi khen Chúa giữa lòng Giáo Hội, thông phần Hiến Tế và ăn tiệc của Chúa.

Có thể tiếp tục trình bày giáo huấn về bản chất của phụng vụ thánh với những giáo huấn của các giáo hoàng sau công đồng và của Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo. Nhưng bây giờ chúng ta hãy dừng lại ở công đồng. Bởi vì tôi nghĩ, rất rõ ràng, Giáo Hội dạy rằng phụng vụ Công Giáo là nơi ưu tiên duy nhất của hành động cứu chuộc của Chúa Kitô trong thế giới hôm nay của chúng ta, bởi vì nhờ việc tham dự thật sự vào đó mà chúng ta lãnh nhận ân sủng và sức mạnh của Chúa. Đó là rất cần thiết cho sự bền đỗ và tiến triển trong đời sống Kitô hữu. Đó là nơi được Thiên Chúa thiết lập mà chúng ta đến để chu toàn bổn phận dâng hy lễ lên Thiên Chúa, dâng Hy Lễ Duy Nhất Đích Thật. Đó là nơi chúng ta ý thức được nhu cầu thâm sâu thờ phượng Thiên Chúa toàn năng. Phụng vụ Công Giáo là cái gì đó thánh thiện, cái gì đó thánh thiện bởi bản chất. Phụng vụ Công Giáo không phải chỉ là sự tụ hợp đơn thuần những con người.

Tôi muốn nhấn mạnh thực tại rất quan trọng ở đây: Thiên Chúa, chứ không phải là con người, là trung tâm của phụng vụ Công Giáo. Chúng ta thờ phượng Chúa. Phụng vụ không phải là về quý vị và tôi; đó không phải là nơi chúng ta cử hành căn cước riêng của chúng ta hoặc những thành tựu hoặc tuyên dương hay cổ võ văn hoá và những tập tục tôn giáo riêng của chúng ta. Phụng vụ trước tiên và trên hết là về Thiên Chúa và những gì Chúa đã làm cho chúng ta. Phụng vụ bởi đó chúng ta có thể dâng lên Thiên Chúa sự thờ phượng đích thực theo Giao ước mới thiết lập bởi Chúa Kitô. Bởi đó, khi đi vào những đòi hỏi của những nghi lễ đã phát triển trong truyền thống Giáo Hội, chúng ta được nhận lấy căn cước và ý nghĩa đích thực như là những người con cái nam nữ của Chúa Cha.

Thật là thiết yếu cho chúng ta hiểu được đặc tính này của phụng vụ Công Giáo bởi vì trong những thập niên gần đây chúng ta thấy nhiều cử hành phụng vụ mà trong đó dân chúng, những phẩm chất và những thành đạt của con người chiếm ưu thế, gần như đến một sự gạt bỏ Thiên Chúa sang một bên. Như ĐHY Ratzinger đã viết: “Nếu phụng vụ diễn ra trên hết như là một chuỗi hoạt động của chúng ta, thì điều thiết yếu bị lãng quên: Thiên Chúa. Bởi vì phụng vụ không phải về chúng ta, nhưng về Thiên Chúa. Quên Thiên Chúa là một mối nguy hiểm nguy cấp cho thế hệ chúng ta.” (Joseph Ratzinger, Theology of the Liturgy, Collected Works vol. 11, Ignatius Press, San Francisco 2014, p. 593).

Chúng ta cần phải diễn tả rõ ràng về bản chất của sự thờ phượng Công Giáo nếu chúng ta muốn đọc hiến chế phụng vụ một cách đúng và nếu chúng ta muốn áp dụng nó một cách trung thành. Bởi vì các nghị phụ công đồng được huấn luyện bởi những giáo huấn phổ quát của các giáo hoàng thế kỷ 20 mà tôi đã trích dẫn. Thánh Gioan XXIII không triệu tập công đồng để hạ giá những giáo huấn này mà chính ngài đã cổ võ. Các nghị phụ đã không đến Vatican vào tháng 10, 1962 với ý định chế ra một phụng vụ đặt con người làm trung tâm. Nhưng ĐGH và các nghị phụ đã tìm kiếm những cách thức trong đó những Kitô hữu có thể kín múc sâu hơn “nguồn mạch tối cần thiết và thiết yếu” để đặt được “tinh thần Kitô hữu đích thực” cho ơn cứu độ của họ và cho tất cả mọi người trong thời đại đó.

B. Các Nghị Phụ Công Đồng Vatican II Đã Có Ý Định Gì?

Chúng ta cần tìm hiểu ý định của các nghị phụ Vatican II chi tiết hơn, đặc biệt nếu chúng ta muốn trung thành với ý định của họ hôm nay. Họ đã có ý định gì qua hiến chế phụng vụ?

Chúng ta hãy bắt đầu với số đầu tiên của Sacrosanctum Concilium:

Thánh Công Đồng nhận thấy mình có bổn phận đặc biệt phải lo canh tân và phát huy Phụng vụ, để giúp cho đời sống Kitô hữu nơi các tín hữu ngày càng tăng triển; để thích ứng cách tốt đẹp hơn những định chế có thể thay đổi cho hợp với những nhu cầu của thời đại hôm nay, đồng thời cũng để phát huy những gì có thể đem lại sự hợp nhất cho tất cả những ai đã tin theo Chúa Kitô, và củng cố những gì hỗ trợ cho việc mời gọi mọi người vào lòng Giáo Hội.

Chúng ta hãy nhớ rằng khi công đồng được khai mạc cải cách phụng vụ đã trở nên nổi bật ở thập niên trước nên các nghị phụ rất quen thuộc với những cải cách này. Họ không đánh giá những vấn đề một cách lý thuyết không có ngữ cảnh. Họ kỳ vọng tiếp tục công việc đã bắt đầu và xem xét những nguyên tắc cải tổ phụng vụ mức độ cao hơn và căn bản hơn, như được Thánh Gioan XXIII đề cập trong Motu proprio Rubricarum Instructum 25/07/1960.

Vì thế, số 1 của hiến chế đưa ra 4 lý do để tiến hành cải tổ phụng vụ. Thứ nhất, “để giúp cho đời sống Kitô hữu nơi các tín hữu ngày càng tăng triển” là mối ưu tư của mọi mục tử vào mọi thời đại. Thứ hai, “để thích ứng cách tốt đẹp hơn những định chế có thể thay đổi cho hợp với những nhu cầu của thời đại hôm nay” có thể làm chúng ta suy nghĩ thêm nhất là vào ngữ cảnh của những năm 1960. Nhưng thật sự, nếu đọc hiến chế với sự giải nghĩa liên tục mà hầu hết các nghị phụ có ý định, điều đó có nghĩa rằng họ muốn sự phát triển phụng vụ bấy lâu để có thể tăng cường đời sống Kitô hữu. Họ không muốn thay đổi chỉ vì thay đổi.

Vì thế, lý do thứ ba, “để phát huy những gì có thể đem lại sự hợp nhất cho tất cả những ai đã tin theo Chúa Kitô” cũng làm chúng ta dừng lại để xem các nghị phụ muốn dùng phụng vụ để làm phương tiện đại kết, làm cho nó thành một phương tiện cho một mục đích. Có phải vậy không? Chắc chắn, sau công đồng, nhiều người đã cố gắng làm vậy. Nhưng các nghị phụ đã thấy điều này là không thể. Hiệp nhất trong thờ phượng trước bàn thờ tế lễ là mục tiêu mong muốn của mọi hoạt động đại kết. Phụng vụ không phải là phương tiện để cổ võ thiện ý hay hợp tác những việc tông đồ. Không, ở đây, các nghị phụ nói rằng họ tin rằng cải tổ phụng vụ có thể trở nên một phần của một công trình có thể giúp dân chúng đạt đến sự hiệp nhất Công Giáo, nếu không có sự hiệp nhất đó sự hiệp nhất trọn vẹn trong thờ phượng là không khả thể.

Cùng một động lực trong lý do thứ tư của việc cải tổ phụng vụ: “để củng cố những gì hỗ trợ cho việc mời gọi mọi người vào lòng Giáo Hội.” Ở đây chúng ta tiến xa hơn sự hiệp nhất với anh chị em Kitô hữu mà đi đến “cả nhân loại.” Sứ vụ của Giáo Hội là đi đến mọi người nam nữ. Các nghị phụ tin và hy vọng rằng một sự tham gia tích cực trong phụng vụ có thể đẩy mạnh hoạt động truyền giáo của Giáo Hội.

Tôi đưa ra ví dụ. Trước công đồng nhiều năm, trong các nước truyền giáo và trong cả các nước phát triển, có nhiều thảo luận về việc dùng các ngôn ngữ địa phương trong phụng vụ, nhất là cho những bài đọc từ kinh thánh và cho cả nhiều hành vi trong phần thứ nhất của thánh lễ (mà bây giờ chúng ta gọi là Phụng Vụ Lời Chúa) và cho phần thánh nhạc. Tòa Thánh đã cho phép rộng rãi dùng ngôn ngữ địa phương để cử hành nhiều bí tích. Đây là ngữ cảnh mà các nghị phụ công đồng nói đến những khả thể hiệu năng tích cực về đại kết hay truyền giáo của việc cải cách phụng vụ. Đúng là ngôn ngữ địa phương có một chỗ tích cực trong phụng vụ. Các nghị phụ đang tìm kiếm điều đó, mà không cho phép việc tin lành hóa phụng vụ thánh hay đồng thuận một sự hội nhập văn hóa giả tạo.

Tôi là một người Phi châu. Tôi xin nói rõ rằng: phụng vụ không phải là chỗ cổ võ nền văn hóa của tôi. Nhưng đó là chỗ văn hóa của tôi được rửa tội, nơi văn hóa của tôi được nâng lên đến thực tại thiêng liêng. Qua phụng vụ Giáo Hội (mà các nhà truyền giáo đã mang đi khắp thế giới), Chúa nói với chúng ta. Ngài biến đổi chúng ta và làm chúng ta được tham dự vào sự sống thần linh của Người. Khi một người trở nên Kitô hữu, khi một ai đi vào sự hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo, họ lãnh nhận cái gì đó, mà nó biến đổi họ. Tất nhiên, các nền văn hóa và những kitô hữu mang những tài năng của họ vào Giáo Hội với một sự khiêm nhường và Giáo Hội trong sự khôn ngoan hiền mẫu sử dụng chúng khi thấy rằng chúng phù hợp. Phụng vụ của các địa hạt Anh Giáo giờ đây trở nên hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo là một ví dụ sống động.

Thế nhưng, cần phải minh bạch: chúng ta nói muốn nói gì khi dùng từ hội nhập văn hóa. Nếu chúng ta thật sự hiểu ý nghĩa của từ này như một sự hiểu biết trong mầu nhiệm của Chúa Kitô thì chúng ta có được chìa khóa để hiểu hội nhập văn hóa. Đó không phải là một yêu cầu hay đòi hỏi một pháp lý chính thức để châu phi hóa, châu mỹ la tinh hóa hay á châu hóa thay vào tây phương hóa của Kitô giáo. Hội nhập văn hóa vừa không phải là tuyên thánh cho một nền văn hóa địa phương hay một hình thức trong văn hóa này và làm cho nó trở nên tuyệt đối. Hội nhập văn hóa là một lan tỏa hay hiển linh của Chúa trong sự sâu thẳm của sự hiện hữu chúng ta. Sự lan tỏa của Chúa trong cuộc sống chúng ta làm nên sự gián đoạn, một sự từ khước mở ra cho một con đường theo những hướng mới, tạo nên những yếu tố của một nền văn hóa mới, làm phương tiện của Tin Mừng cho con người và phẩm giá con người như trường hợp Con Thiên Chúa. Khi Tin Mừng đi vào đời sống chúng ta, nó làm gián đoạn và biến đổi cuộc sống, với một hướng đi mới, những chiều hướng mới về luân lý và đạo đức. Nó lái trái tim con người về Thiên Chúa và tha nhân để yêu mến và phục vụ truyệt đối, không gò bó. Khi Chúa Giêsu đi vào một cuộc đời con người, ngài biến đổi nó và thần linh hóa nó với ánh sáng rạng ngời của thánh nhan, như Thánh Phaolô trên đường đi Đamát.

Như bởi mầu nhiệm Nhập Thể, Lời Chúa trở nên con người trong mọi sự, trừ tội lỗi (Heb 4:15), thì Tin Mừng mặc lấy mọi giá trị con người và văn hóa, nhưng từ chối chấp nhận đi vào cấu trúc tội lỗi. Có nghĩa rằng càng có nhiều tội lỗi cá nhân và tập thể trong cộng đoàn Giáo Hội hay xã hội, thì càng có ít khoảng trống dành cho sự hội nhập văn hóa. Ngược lại, một cộng đoàn Kitô càng tỏa sáng sự thánh thiện và giá trị Tin Mừng, thì càng có nhiều cơ hội hội nhập văn hóa sứ điệp Kitô. Sự hội nhập văn hóa của đức tin là một thách đố về sự thánh hóa. Nó sáng tỏ mức độ thánh thiện và cấp độ thấm sâu của Tin Mừng và đức tin vào trong một cộng đoàn Kitô. Hội nhập văn hóa, vì thế, không phải là huyền thoại tôn giáo.

Hội nhập văn hóa không thiết yếu thành tựu trong việc dùng những ngôn ngữ địa phương, khí cụ và âm nhạc Mỹ latinh, vũ điệu Châu Phi hay những nghi thức và biểu tượng Á châu, Phi châu trong phụng vụ và bí tích. Hội nhập văn hóa là Chúa xuống thế vào trong cuộc sống, trong những hành động luân lý, trong văn hóa và phong tục con người để giải thoát họ khỏi tội và dẫn đưa họ đến sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi. Chắc chắn, đức tin cần có một văn hóa để có thể được chuyển tải. Vì thế, Thánh Gioan Phaolô II khẳng định rằng một đức tin mà không có văn hóa thì đó là đức tin chết: “Hội nhập văn hóa được áp dụng thích hợp cần phải được hướng dẫn bởi 2 nguyên tắc: phù hợp với Tin Mừng và hiệp thông với Giáo Hội toàn cầu.” (Thông điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Thế, n. 54).

Tôi đã dành thời gian để nhìn lại số 1 của hiến chế bởi vì nó rất quan trọng mà nếu chúng ta đọc Sacrosanctum Concilium trong ngữ cảnh của nó như một văn kiện chủ ý cổ võ một sự phát triển hợp pháp (như sự gia tăng sử dụng ngôn ngữ địa phương) trong sự liên tục với bản chất, giáo huấn và sứ vụ của Giáo Hội trong thế giới hiện đại. Chúng ta cần đọc trong đó những điều không được nói ra. Các nghị phụ không có ý định một cuộc cách mạng, nhưng một sự tiến hóa, một cải cách chừng mực.

Ý định của các nghị phụ rất rõ trong những đoạn then chốt. Số 14 là một trong những đoạn quan trọng nhất của hiến chế:

Mẹ Giáo Hội tha thiết ước mong toàn thể các tín hữu được hướng dẫn tham dự các việc cử hành phụng vụ cách trọn vẹn ý thức và linh động. Việc tham dự ấy do chính bản tính Phụng Vụ đòi hỏi; lại nữa, nhờ phép Rửa Tội, việc tham dự Phụng Vụ trở thành quyền lợi và bổn phận của dân Kitô giáo, "là giòng giống được lựa chọn, là tư tế vương giả, là dân thánh, là con dân được tuyển chọn" (1P 2,9; x. 2,4-5).

Trong việc canh tân và cổ võ Phụng Vụ Thánh, cần phải hết sức để tâm đến việc tham dự trọn vẹn và linh động của toàn dân: vì Phụng Vụ là nguồn mạch trước tiên và thiết yếu, từ đó các tín hữu phải múc lấy tinh thần Kitô giáo đích thực. Vì thế, nhờ việc huấn luyện cần thiết, các mục tử chăn dắt các linh hồn phải nhiệt tâm tìm đạt được điều đó trong mọi hoạt động phụng vụ.

Tuy nhiên, sẽ không có một tia hy vọng nào đạt tới kết quả đó, nếu trước tiên chính những mục tử chăn dắt các linh hồn không thấm nhuần sâu rộng tinh thần và năng lực của Phụng Vụ cũng như không thành những bậc thầy trong lãnh vực ấy. Vì vậy, rất cần phải chú trọng đến việc huấn luyện Phụng Vụ cho hàng giáo sĩ.

Ở đây, chúng ta nghe âm vang của các giáo hoàng tiền công đồng, nhắm tới một sự tham gia thật sự hiệu quả trong phụng vụ và để có được như vậy, họ nhấn mạnh rằng sự đào tạo về phụng vụ là cấp thiết. Các nghị phụ diễn tả một thực tại ở đây mà nó đã bị lãng quên sau đó. Chúng ta hãy nghe lại lần nữa những lời của công đồng và cân nhắc tầm quan trọng của chúng: “Sẽ không có một tia hy vọng nào đạt tới kết quả đó, nếu trước tiên chính những mục tử chăn dắt các linh hồn không thấm nhuần sâu rộng tinh thần và năng lực của Phụng Vụ cũng như không thành những bậc thầy trong lãnh vực ấy.”

Mở đầu số 21, chúng ta nghe ý định các nghị phụ rất rõ: “Giáo Hội hiền mẫu, vì muốn cho dân Kitô giáo thâu đạt được dồi dào những ân sủng trong Phụng Vụ Thánh cách chắc chắn hơn, nên ước mong nhiệt thành đảm trách việc canh tân toàn diện Phụng Vụ. Bởi vì, Phụng Vụ gồm phần bất biến, do Thiên Chúa thiết lập, và những phần có thể thay đổi. Phần này có thể hoặc cũng phải sửa đổi theo dòng thời gian, nếu tình cờ có len lỏi vào những yếu tố rất ít đáp ứng hoặc ít phù hợp với bản tính thâm sâu của Phụng Vụ.” “Ut populus Christianus in sacra Liturgia abundantiam gratiarum securius assequature..” Khi chúng ta học Latin, chúng ta biết rằng “ut” diễn tả một mục đích rõ ràng trong mệnh đề kế tiếp. Các nghị phụ có ý định gì? “Toàn thể các tín hữu được hướng dẫn tham dự các việc cử hành phụng vụ cách trọn vẹn ý thức và linh động.” Làm thế nào để đạt được điều đó? Bởi chú tâm cẩn thận đến một sự phục hồi chung của chính phụng vụ (ipsius Liturgiae generalem instaurationem sedulo cuare cupit”). Hãy chú ý: các nghị phụ nói đến một “sự phục hồi” không nói đến một cuộc cách mạng.

Một trong những diễn tả rõ ràng và sinh động nhất ý định của các nghị phụ nằm ở khởi đầu chương 2 của hiến chế, bàn về mầu nhiệm bí tích Thánh Thể. Trong số 48 chúng ta đọc:

Vì thế, Giáo Hội hằng bận tâm lo cho các Kitô hữu tham dự vào mầu nhiệm đức tin ấy, không như những khách bàng quan, câm lặng, nhưng là những người thấu đáo mầu nhiệm đó nhờ các nghi lễ và kinh nguyện: họ tham dự hoạt động thánh một cách ý thức, thành kính và linh động: họ được đào tạo bởi lời Chúa; được bổ sức nơi bàn tiệc Mình Chúa; họ tạ ơn Chúa; và trong khi dâng lễ vật tinh tuyền, không chỉ nhờ tay linh mục mà còn liên kết với ngài, họ tập dâng chính mình; và ngày qua ngày, nhờ Chúa Kitô Trung Gian, họ được tiêu hao trong tình kết liên với Thiên Chúa và với nhau, để cuối cùng Thiên Chúa trở nên mọi sự trong mọi người.

Anh chị em thân mến, đó là những gì các nghị phụ nhằm tới. Đúng, họ thảo luận và bỏ phiếu để đạt tới những ý định của họ. Nhưng chúng ta biết rõ những cải cách nghi thức đề ra trong hiến chế như phục hồi Lời nguyện chung trong Thánh lễ (n. 53), nới rộng việc đồng tế (n. 57) hay những quy định như đơn giản hóa trong số 34 và 50. Tất cả đều nằm trong ý định cơ bản của các nghị phụ mà tôi vừa trình bày những nét chính. Những điều đó là phương tiện đến một mục đích và mục đích mà chúng ta cần phải đạt tới.

Nếu chúng ta tiến đến một việc áp dụng đích thực của Sacrosanctum Concilium, thì đó là những mục đích, những thành tựu phải được đặt trước mắt chúng ta trước hết và trên hết. Nếu chúng ta nghiên cứu những điều đó với cái nhìn mới mẻ và với những lợi ích trải nghiệm của 5 thập niên vừa qua, chúng ta sẽ nhìn những cải tổ nghi thức cụ thể và những quy định phụng vụ trong một chiều hướng khác. Nếu hôm nay, “để giúp cho đời sống Kitô hữu nơi các tín hữu ngày càng tăng triển” và để “hỗ trợ cho việc mời gọi nhân loại vào lòng Giáo Hội,” những nhu cầu này cần phải được xem xét lại và chúng ta xin Chúa ban cho chúng ta lòng mến, khiêm nhường, và sự khôn ngoan để làm việc đó.

C. Điều Gì Đã Xảy Ra Sau Khi Công Bố Sacrosanctum Concilium?

Tôi đề nghị đọc lại hiến chế và xem xét sự cải tổ sau khi nó được công bố bởi vì tôi không nghĩ rằng nếu hôm nay chúng ta đọc lại số đầu của hiến chế Sacrosanctum Concilium và chúng ta hài lòng vì chúng ta đã đạt được những mục đích của hiến chế. Anh chị em thân mến, đâu là những tín hữu mà các nghị phụ nói tới? Hôm nay nhiều tín hữu đã không còn là tín hữu: họ không đến với phụng vụ nữa. Dùng lời của thánh Gioan Phaolô: quên lãng Thiên Chúa dẫn đến bỏ rơi con người. Vì thế không lạ gì trong ngữ cảnh này một cơ may lớn mở ra cho một sự phát triển vô giới hạn cho thuyết hư vô (nihilism) trong triết học, chủ nghĩa tương đối trong luân lý, và chủ nghĩa thực dụng – và ngay cả một chủ nghĩa khoái lạc tục hóa – trong cuộc sống hàng ngày. Văn hóa châu Âu tạo ra một cảm giác là nơi dân chúng có một sự “chối đạo thầm lặng,” họ có tất cả những gì họ cần và sống như Chúa không hiện hữu” (Tông huấn, Giáo Hội tại Châu Âu, n. 9). Đâu là sự hiệp nhất mà các nghị phụ hy vọng đạt được? Chúng ta chưa đạt tới. Chúng ta đã tiến triển làm cho nhân loại được trở về trong lòng Giáo Hội chưa? Tôi không nghĩ như vậy. Và thế nhưng, chúng ta đã làm nhiều trong phụng vụ!

Trong 47 năm linh mục và sau 36 năm sứ vụ giám mục tôi có thể làm chứng rằng nhiều cộng đoàn Công Giáo và cá nhân sống và cầu nguyện phụng vụ cải tổ sau công đồng với sùng mộ và niềm vui, kín múc nhiều, nếu không phải từ tất cả, từ những thiện ích mà các nghị phụ đã mong muốn. Đây là kết quả lớn của công đồng. Nhưng từ kinh nghiệm của mình, nhất là trong sự phục vụ là tổng trưởng Bộ Phụng tự và kỷ luật các bí tích, tôi biết có nhiều lèo lái phụng vụ trong cả Giáo Hội hôm nay và có nhiều trường hợp có thể được cải tiến hơn để những mục tiêu của công đồng có thể đạt tới. Trước khi suy nghĩ về những cải tiến khả thể, chúng ta hãy xem những gì đã xảy ra sau khi hiến chế phụng vụ được công bố.

Vào thế kỷ 16, Đức Giáo Hoàng trao phó canh tân phụng vụ được công đồng Trentô mong mỏi cho một ủy ban đặc biệt và ủy ban này chuẩn bị sửa lại những sách phụng vụ. Những sách này còn được công bố bởi Đức Giáo Hoàng. Đó là tiến trình thông thường và được Đức Phaolô VI làm như vậy năm 1964 khi thành lập Ủy ban để áp dụng hiến chế về phụng vụ. Chúng ta biết nhiều về ủy ban này bởi nhật ký phát hành của tổng thư ký ủy ban, TGM Annibale Bugnini.

Công việc của ủy ban này áp dụng Hiến chế chắc chắn ở dưới những ảnh hưởng, ý tưởng và những đề nghị mới mà không nằm trong Sacrosanctum Concilium. Ví dụ, đúng là công đồng không đưa ra hướng dẫn về những Kinh nguyện thánh thể mới, nhưng những ý tưởng này được phát sinh và được chấp nhận và những kinh nguyện này được hợp thức ban hành bởi Đức Giáo Hoàng. Đúng là như TGM Bugnini nói rõ, nhiều kinh nguyện và nghi thức được tạo ra và sửa chữa theo tinh thần của thời đại, đặc biệt theo nhậy cảm đại kết. Liệu hiến chế dù nhiều hay ít đã được áp dụng, hoặc những gì được làm để đạt tới mục tiêu của hiến chế, hoặc ủy ban đã ngăn cản những mục tiêu đó: đây là những vấn đề cần được nghiên cứu. Tôi mừng rằng hôm nay những vấn đề này đang được các học giả xem xét cẩn thận. Thế nhưng, có một thực tại quan trọng là chân phước Phaolô VI xét rằng những cải tổ đưa ra bởi ủy ban là thích hợp và đã ban hành chúng. Với quyền tông tòa của ngài, ngài thiết lập những luật và bảo đảm những cải tổ là hợp pháp và giá trị.

Nhưng khi những công việc cải tổ chính thức được thi hành vài sai lạc nghiêm trọng trong việc giải thích về phụng vụ đã nổi lên và cắm rễ vào nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Những lạm dụng phụng vụ này nổi lên bởi vì những hiểu biết sai lạc công đồng và kết quả tạo ra là cử hành phụng vụ trở nên chủ quan và tập trung vào ý muốn cá nhân cộng đoàn hơn là tập trung vào sự thờ phượng Thiên Chúa cao cả. Vị tiền nhiệm của tôi, tổng trưởng bộ phụng tự ĐHY Arinze, một lần gọi thứ này là “làm lễ tự mình.” Thánh Gioan Phaolô II cũng nhận thấy cần thiết phải viết những dòng sau đây trong thông điệp Bí tích Thánh Thể của Giáo Hội (17/04/2003):

Một sự tăng trưởng nội tâm của cộng đoàn Kitô hữu đã đáp lại mối quan tâm muốn loan báo của Huấn Quyền. Chắc hẳn việc canh tân Phụng Vụ của Công Đồng đã mang đến nhiều thiện ích về phương diện tham dự ý thức hơn, tích cực và hiệu năng hơn của các tín hữu vào Hy Tế trên bàn thờ. Đàng khác, trong nhiều địa phương, việc tôn thờ Thánh Thể có một chỗ đứng quan trọng hằng ngày và trở nên nguồn suối vô tận của sự thánh thiện. Việc tham dự sốt sắng của tín hữu vào những cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa vào dịp lễ trọng Mình và Máu Thánh Chúa là một hồng ân Chúa ban, làm cho những ai tham dự mỗi năm đều tràn đầy hân hoan. Người ta có thể nêu lên nơi đây nhiều dấu hiệu tích cực khác về niềm tin và lòng yêu mến Thánh Thể.

Tiếc thay, bên cạnh những ánh sáng nầy, lại không thiếu những bóng tối. Quả vậy, ở nhiều nơi, việc tôn thờ Thánh Thể gần như hoàn toàn bị bỏ rơi. Thêm vào đó, do hoàn cảnh nầy hay hoàn cảnh nọ trong Giáo Hội, nhiều lạm dụng đã làm lu mờ đức tin ngay chính và giáo thuyết Công Giáo liên can đến Bí Tích kỳ diệu nầy. Đôi khi cũng nảy sinh một cách hiểu rất giản lược về Mầu Nhiệm Thánh Thể. Bỏ đi giá trị hy tế của nó, Thánh Thể chỉ có ý nghĩa và giá trị của một cuộc gặp gỡ thân hữu trong một bữa tiệc thông thường mà thôi. Hơn nữa, sự cần thiết của chức tư tế thừa tác, dựa trên việc kế nhiệm các tông đồ, đôi khi cũng bị lu mờ và tính chất bí tích của Thánh Thể đã bị giản lược duy vào hiệu năng loan báo. Từ đó, nơi nầy hay nơi khác, nhiều sáng kiến đại kết, dù rất thiện chí, đã rơi vào những việc thực hành Thánh Thể đi ngược lại với kỷ luật trong đó Giáo Hội diễn tả niềm tin của mình. Làm sao không đau đớn sâu xa trước những điều nầy? Thánh Thể là một hồng ân quá lớn lao đến nỗi không thể chấp nhận sự hàm hồ và giản lược nào.

Tôi hy vọng thông điệp nầy có thể góp phần để đánh tan một cách hữu hiệu những bóng tối trên phương diện giáo thuyết và những cách thực hành không thể chấp nhận được, hầu Bí Tích Thánh Thể tiếp tục chói sáng trong tất cả vẻ huy hoàng của mầu nhiệm (n. 10).

Vừa có những thực hành lạm dụng, vừa có những phản ứng ngược lại với những cải cách chính thức được ban hành. Một số người nhận thấy đã đi quá xa và quá nhanh chóng hoặc ngay cả nghi ngờ về phương diện tín lý những cải cách chính thức. Tranh cãi xuất hiện năm 1969 với bức thư gửi từ ĐHY Ottaviani và Bacci đến Đức Phaolô VI nói lên những lo ngại nghiêm trọng. Sau đó Đức Giáo Hoàng đã quyết đoán là thích hợp để có những chính xác về tín lý. Những vấn nạn này cũng cần được nghiên cứu cẩn thận.

Nhưng có một thực tại mục vụ ở đây: vì lý do chính đáng hay không, một số người đã không thể hay không muốn tham dự vào những nghi thức được cải tổ. Họ xa lánh hay chỉ tham dự vào những nghi thức chưa cải tổ mà họ có thể tìm được, ngay cả khi việc cử hành này không được phép. Bởi đó, phụng vụ trở thành sự diễn tả của chia rẽ trong Giáo Hội, thay vì hiệp nhất Giáo Hội. Công đồng không có ý định rằng phụng vụ chia rẽ chúng ta! Thánh Gioan Phaolô II đã làm để chữa lành những chia rẽ, trợ giúp bởi ĐHY Ratzinger, sau là ĐGH Bênêđictô XVI cố gắng làm những điều cần thiết để giải hòa bên trong Giáo Hội bởi thiết lập trong Motu Proprio Summorum Pntificum (7/7/2007) cho phép không hạn chế những hình thức cổ của nghi lễ Roma cho những cá nhân hay nhóm mà họ muốn kín múc nơi sự sung túc của nghi lễ này. Trong sự quan phòng của Chúa, giờ đây chúng ta có thể có sự hiệp nhất Công Giáo khi tôn trọng và hân hoan trong sự đa dạng hợp pháp của những thực hành nghi thức.

Cuối cùng, tôi muốn nhận định rằng trong những cải tổ và dịch thuật sau công đồng (và chúng ta thấy vài những việc này đã được làm quá nhanh chóng, có nghĩa là hôm nay chúng ta phải sửa đổi lại để cho trung thành với bản Latin chính gốc), có thể đã không chú ý đủ để những gì mà các nghị phụ cho rằng cần thiết cho sự tham gia tích cực trong phụng vụ mà các ngài mong muốn có thể đạt tới: các giáo sỹ “thấm nhuần sâu rộng tinh thần và năng lực của Phụng Vụ.” Chúng ta biết một tòa nhà với nền móng yếu sẽ có nguy cơ hư hại hoặc sụp đổ.

Chúng ta có thể xây lên một phụng vụ mới, hiện đại trong ngôn ngữ địa phương, nhưng nếu chúng ta không đặt trên một nền móng đúng đắn, nếu giáo sỹ và chủng sinh không thấm nhuần tinh thần và năng lực của phụng vụ như công đồng đòi hỏi, thì họ không thể đào tạo dân chúng được trao phó cho họ. Chúng ta cần xem lời dạy của công đồng một cách nghiêm túc: sẽ là vô vọng đối với một canh tân phụng vụ mà không có một sự đào tạo phụng vụ đầy đủ. Không có một đào tạo thiết yếu cho giáo sỹ có thể làm nguy hại đức tin về mầu nhiệm Thánh Thể của giáo dân.

Tôi không muốn bị đánh giá là người quá bi quan, và tôi nói lại: tôi lập lại là có nhiều tín hữu nam nữ, giáo sỹ và tu sỹ đã nhận được từ phụng vụ cải tổ sau công đồng những lợi ích thiêng liêng và hoa trái tông đồ, và chúng ta cám ơn Chúa vì điều đó. Nhưng từ sự phân tích ngắn của tôi, tôi nghĩ quý vị sẽ đồng ý rằng chúng ta có thể làm tốt hơn để phụng vụ thánh thật sự trở nên nguồn và chóp đỉnh của đời sống và sứ vụ của Giáo Hội bây giờ, đầu thế kỷ 21, như các nghị phụ đã rất mong muốn.

Tuy nhiên, đây là điều Đức Phanxicô đề nghị chúng ta: “Cần phải kết hợp một sẵn sàng mới để tiến bước trên con đường chỉ ra bởi các nghị phụ công đồng, vì còn nhiều việc phải làm để áp dụng đúng và hoàn chỉnh hiến chế về phụng vụ thánh đối với những người đã được rửa tội và các cộng đoàn Giáo Hội. Tôi nhắm tới, đặc biệt, sự dấn thân trong việc đào tạo và sáng kiến vững chắc và có hệ thống về phụng vụ cho cả giáo dân và giáo sỹ.”

D. Chúng Ta Sẽ Tiến Thế Nào Đến Một Sự Áp Dụng Đúng Sacrosanctum Concilium Hôm Nay?
Theo những ý muốn của các nghị phụ và những bối cảnh khác nhau mà chúng ta đã thấy xuất hiện sau công đồng, tôi muốn trình bày một vài nhận định thực hành để làm thế nào thực thi Sacrosanctum Concilium trung thành hơn hôm nay. Dù tôi đang phục vụ là Tổng trưởng bộ phụng tự, tôi đưa ra những nhận định này trong một sự khiêm nhường như là một linh mục, một giám mục với một hy vọng rằng những nhận định này có thể thúc đẩy một suy niệm và nghiên cứu thấu đáo, và những thực hành phụng vụ tốt đẹp trong cả Giáo Hội.

Tôi sẽ không làm quý vị ngạc nhiên nếu tôi nói trước tiên rằng tất cả chúng ta cần phải xét lại chất lượng và chiều sâu của việc đào tạo phụng vụ, chúng ta thấm nhuần tinh thần và hiệu năng của phụng vụ như thế nào đến giáo sỹ và giáo dân. Quá thường xuyên, chúng ta giả sử rằng các ứng viên của chức thánh linh mục và phó tế vĩnh viễn “biết” đủ về phụng vụ. Nhưng công đồng không nhấn mạnh đến trình độ hiểu biết, tất nhiên, mặc dầu hiến chế nói đến tầm quan trọng của việc học phụng vụ (nn. 15-17). Không, đào tạo phụng vụ là trước tiên và cơ bản là chìm đắm trong phụng vụ, trong mầu nhiệm sâu thẳm của Chúa, Chúa Cha yêu thương. Đó là vấn đề sống phụng vụ trong sự phong phú của nó, để uống từ mạch sâu của nó, chúng ta luôn có được sự khao khát về hấp dẫn, trật tự, vẻ đẹp, im lặng, chiêm niệm, tôn vinh, thờ lạy của phụng vụ và khả năng của nó nối kết chúng ta mật thiết với Đấng hoạt động trong và qua các nghi thức thánh của Giáo Hội.

Đó là tại sao những ai trong ‘đào tạo’ về mục vụ cần phải sống phụng vụ một cách đầy đủ như trong các chủng viện và cơ sở huấn luyện. Ứng viên của phó tế vĩnh viễn cần sống trong đời sống phụng vụ trong thời gian lâu dài. Và tôi muốn nói thêm, việc cử hành hoàn chỉnh và phong phú nghi thức cổ của Lễ điển Roma, phải là một phần quan trọng của đào tạo phụng vụ cho giáo sỹ, vì làm sao chúng ta bắt đầu và hiểu hay cử hành các nghi thức đã được canh tân với một giải nghĩa của sự liên tục nếu chúng ta chưa bao giờ kinh nghiệm vẻ đẹp của truyền thống phụng vụ mà các nghị phụ công đồng chính họ đã biết và truyền thống đã sản sinh ra biết bao vị thánh qua các thế kỷ? Một sự khôn ngoan mở ra cho mầu nhiệm của Giáo Hội và sự phong phú, truyền thống qua các thế kỷ, và một sự khiêm nhường vâng phục với những gì Thánh Thần nói với các Giáo Hội hôm nay là những dấu chỉ thật sự rằng chúng ta thuộc về Chúa Kitô: và ngài nói với họ:” Vì thế, mọi luật sỹ người đã được thụ giáo về nước trời, như gia chủ, người rút ra trong kho mình cả cái cũ và cái mới” (Mt 13:52).

Nếu chúng ta chú tâm, nếu các tân linh mục và phó tế thật sự khao khát phụng vụ, họ sẽ có thể huấn luyện những người được trao phó cho họ - ngay cả khi họ không có những hoàn cảnh và điều kiện khả năng dồi dào như ở chủng viện và nhà thờ chính tòa. Tôi nhớ đến nhiều linh mục trong những hoàn cảnh như vậy vẫn đào tạo những người thuộc quyền mình trong tinh thần và hiệu năng của phụng vụ, những giáo xứ đó là điển hình của những tấm gương về vẻ đẹp phụng vụ. Chúng ta cần nhớ rằng sự đơn sơ trang trọng không đồng nghĩa với sự giản lược tối thiểu hay kiểu tầm thường không hiểu biết. Đức Phanxicô dạy trong Evangelii Gaudium: Hội thánh truyền giáo và truyền giáo chính mình qua vẻ đẹp của phụng vụ, đó vừa là nhiệm vụ truyền giáo và nguồn của sự cho đi chính mình” (24).

Thứ hai, tôi nghĩ cần thiết phải rõ ràng về bản chất của việc tham gia phụng vụ, của sự tham gia thật sự mà công đồng kêu gọi. Có nhiều sự lẫn lộn ở điểm này trong những năm qua. Số 48 của hiến chế viết: “Giáo Hội hằng bận tâm lo cho các Kitô hữu tham dự vào mầu nhiệm đức tin ấy, không như những khách bàng quan, câm lặng, nhưng là những người thấu đáo mầu nhiệm đó nhờ các nghi lễ và kinh nguyện: họ tham dự hoạt động thánh một cách ý thức, thành kính và linh động.” Công đồng nhìn nhận sự tham gia như là nội tâm trước tiên, đến từ “một hiểu biết thấu đáo các nghi lễ và kinh nguyện.” Đời sống nội tâm, đời sống hòa sâu trong Chúa và được sống thân tình bởi Thiên Chúa là điều kiện tối quan trọng cho một sự tham gia hiệu quả và thành công trong các mầu nhiệm thánh mà chúng ta cử hành trong phụng vụ. Cử hành Thánh Thể phải được nội tâm hóa. Đó là bên trong chúng ta Chúa muốn gặp gỡ chúng ta. Các nghị phụ kêu gọi các tín hữu hát, thưa với linh mục, đảm nhận các thừa tác thuộc về phận sự của họ, nhưng nhấn mạnh rằng tất cả phải “ý thức những gì họ đang làm, với sùng mộ và hoàn toàn linh động.”
Nếu chúng ta hiểu được ưu tiên của nội tâm hóa việc tham gia phụng vụ chúng ta sẽ tránh những hoạt động phụng vụ ồn ào và bất xứng đã xuất hiện nhiều trong những thập niên vừa qua. Chúng ta không đến phụng vụ để trình diễn, làm những gì đó cho người khác xem: chúng ta đến để được nối kết với hành động của Chúa Kitô qua sự nội tâm hóa những nghị thức phụng vụ bên ngoài, kinh nguyện, dấu chỉ và biểu tượng. Có thể các linh mục mà ơn gọi của mình là thừa tác phụng vụ cần phải nhớ điều đó hơn ai hết! Nhưng chúng ta cần đào tạo người khác, đặc biệt trẻ em và giới trẻ về ý nghĩa của tham gia phụng vụ đích thực, về cách thức đích thực cầu nguyện trong phụng vụ.

Thứ ba, tôi đã nói đến thực tại rằng một số cải tổ được thực hiện sau công đồng có thể được làm đồng loạt theo tinh thần của thời cuộc và có sự gia tăng những nghiên cứu phê phán bởi con cái Giáo Hội, hỏi rằng cái gì đã được làm để thật sự thực thi những mục tiêu của Hiến chế hay những cải tổ này đã đi quá những điều nhắm tới. Cuộc thảo luận này nhiều khi được làm với tên gọi “cải tổ của cải tổ.” Tôi nhớ rằng cha Thomas Kocil trình bày một nghiên cứu về vấn đề này tại Hội nghị Phụng Vụ thánh tại New York cách đây một năm.

Tôi không nghĩ chúng ta có thể bỏ qua khả năng hay sự mong muốn một cải tổ chính thức của cải tổ phụng vụ bởi vì những đề xướng của nó tạo ra những đòi hỏi quan trọng để cố gắng trung thành với sự cương quyết của công đồng trong số 23 của hiến chế “truyền thống tốt lành đó ...được giữ, nhưng con đường vẫn mở ra cho một sự tiến triển hợp pháp.” Sự tiến triển cần bắt đầu với nghiên cứu thần học, lịch sử, mục vụ một cách cẩn thận và “chỉ nên thực hiện những đổi mới nhất thời khi lợi ích thiết thực và chắc chắn của Giáo Hội đòi hỏi và sau khi đã cân nhắc thấy rằng những hình thái mới, một cách nào đó, phải được triển nở có hệ thống từ những hình thái sẵn có.”

Thật vậy, tôi có thể nói rằng khi tôi yết kiến ĐGH tháng 4 vừa qua, ngài đề nghị tôi nghiên cứu vấn đề một cải tổ của những cải tổ và cách thức trong đó 2 hình thức của Nghi lễ Roma có thể làm phong phú cho nhau. Đây là 1 công việc dài và phức tạp và tôi xin quý vị một sự kiên nhẫn và những lời cầu nguyện. Nhưng nếu chúng ta phải thực thi Sacrosanctum Concilium trung thành hơn, nếu chúng ta phải đạt được những gì mà công đồng mong mỏi, đây là một vấn đề nghiêm trọng cần phải được nghiên cứu thấu đáo và thực thi với minh bạch và cẩn trọng trong cầu nguyện và hoàn toàn vâng phục Thiên Chúa.

Chúng ta là những linh mục, giám mục mang một trách nhiệm lớn. Chúng ta biết gương sáng của chúng ta xây dựng những thực hành phụng vụ tốt; những cẩu thả, thói quen hay sai sót của chúng ta làm tổn thương Giáo Hội và phụng vụ thánh của Giáo Hội như thế nào!

Chúng ta những linh mục là những người thờ phượng trước tiên và trước hết. Dân chúng có thể nhận ra sự khác biệt giữa một linh mục cử hành với đức tin và một linh mục cử hành trong vội vàng, luôn nhìn đồng hồ, như là muốn nói rằng linh mục đó muốn mau chóng hết sức có thể để trở lại làm việc mục vụ hay những việc khác hay xem TV! Các cha thân mến, chúng ta có thể không làm được việc gì quan trọng hơn bằng cử hành các mầu nhiệm thánh; chúng ta hãy cảnh giác những cám dỗ của lười biếng hay nguội lạnh về phụng vụ bởi vì đó là cám dỗ của ma quỷ.

Chúng ta cần nhớ rằng chúng ta không phải là tác giả của phụng vụ. Chúng ta là những thừa tác khiêm nhường tuân theo những kỷ luật và nguyên tắc của phụng vụ. Chúng ta cũng có trách nhiệm đào tạo những trợ tá trong những thừa tác phụng vụ trong tinh thành và hiệu năng của phụng vụ và trong những luật phụng vụ. Đôi khi tôi đã thấy những linh mục bước ra và để cho những thừa tác viên ngoại lệ đi cho rước lễ: đó là sai, đó là sự từ chối tác vụ linh mục cũng như giáo sỹ hóa giáo dân. Khi xảy ra như vậy, đó là dấu chỉ rằng sự đào tạo đã đi sai và cần phải được chỉnh sửa. “Khi cầm lấy 5 tấm bánh ...trao cho các môn đệ và họ trao chia cho dân chúng... Số người ăn từ 5 tấm bánh là năm ngàn người nam (Mt 14:18-21).

Tôi đã thấy linh mục và giám mục mang áo lễ cử hành thánh lễ, lấy điện thoại và máy quay và dùng nó trong phụng vụ thánh. Đây là một cáo trạng kinh khủng của những gì họ tin là sứ vụ của họ phải làm khi mặc phẩm phục phụng vụ, nó bao phủ và biến đổi chúng ta thành một Kitô khác –và hơn nữa, như chính là Chúa Kitô. Làm như vậy là phạm thánh. Không một giám mục, linh mục, phó tế mặc phẩm phục để cử hành hay tham dự phụng vụ trong cung thánh được chụp hình, ngay cả trong thánh lễ có đông các đồng tế. Tại những thánh lễ đồng tế đông, nhiều linh mục ngồi nói chuyện với nhau là dấu hiệu để chúng ta cần khẩn cấp xét lại sự thích hợp của những thánh lễ đông đồng tế như vậy.Đặc biệt nếu nó dẫn các linh mục đến những dạng hành động gương mù như vậy không xứng đáng với mầu nhiệm được cử hành hay số lượng đông của các đồng tế dẫn đến nguy cơ phàm tục bí tích Thánh Thể.

Đó cũng là gương mù và phàm tục sự thánh nếu giáo dân cũng chụp hình trong khi cử hành thánh lễ. Họ cần cử hành qua kinh nguyện không phải qua việc chụp hình.

Tôi muốn đề nghị đến tất cả các linh mục. Các cha có thể đã đọc bài của tôi trong L’Osservatore Romano năm trước 12/06/2015) hoặc trong bài phỏng vấn của tạp chí Famille Chritienne tháng 5 vừa qua. Trong cả 2 dịp này tôi nói rằng tôi tin rằng là điều cần thiết cho chúng ta trở lại một hướng chung càng sớm càng tốt – cho cả linh mục và giáo dân quay về về cùng một hướng -- hướng đông hay ít nhất về hậu đường – hướng Chúa, ngài đến, trong những phần của nghi thức phụng vụ khi chúng ta kêu cầu Chúa. Thực hành này được cho phép bởi luật phụng vụ hiện thời. Đó là hoàn toàn hợp luật trong nghi thức hiện đại. Quả thực, tôi cho rằng đó là bước rất quan trọng để bảo đảm rằng trong việc cử hành của chúng ta, Chúa thật sự là trung tâm.

Vì thế, thưa các cha, tôi nài xin quý cha thực thi thực hành này bất cứ khi nào có thể với cẩn trọng với giáo lý cần thiết, với một tự tin mục tử rằng đây là cái gì đó tốt cho Giáo Hội, tốt cho dân chúng. Sự phán đoán mục tử sẽ xác định thế nào và khi nào điều đó là có thể, nhưng có lẽ bắt đầu với Chúa Nhật I mùa Vọng năm nay, khi chúng ta hướng về “Chúa đấng sẽ đến” và “đấng sẽ không trì hoãn” có thể là thời gian tốt để làm việc này. Các cha thân mến, chúng ta cần lắng nghe lại lời than của Chúa qua tiên tri Giêremia “họ đã quay lưng lại với ta thay vì quay mặt lại.” (2:27). Chúng ta hãy quay lại về Chúa! Từ ngày rửa tộingười kitô hữu chỉ biết một hướng: Hướng đông.”Bạn đi vào đối diện với kẻ thù vì bạn có ý định từ bỏ nó, đối diện với mặt nó. Bạn quay về hướng Đông (ad Orientem) vì ai từ bỏ ma quỷ thì quay về Chúa Kitô và chăm chú nhìn thẳng vào Người (Giáo lý về các mầu nhiệm của thánh Ambrôsiô, Giám mục Milanô).

Tôi đề nghị một cách khiêm nhường và huynh đệ với các anh em giám mục: Xin hãy hướng linh mục và giáo dân của mình về Chúa theo cách thức này, nhất là trong những lễ đồng tế đông người trong giáo phận và nhà thờ chính tòa của mình. Xin hãy đào tạo chủng sinh trong thực tại rằng chúng ta được gọi đến chức linh mục không phải để làm trung tâm của phụng vụ, nhưng để dẫn giáo dân đến với Chúa Kitô như những người đồng thờ phượng hiệp nhất trong cùng hành động tế tự. Xin hãy làm sự cải tổ đơn giản và sâu sắc này trong giáo phận, nhà thờ chính tòa, giáo xứ, chủng viện của anh em.

Chúng ta là giám mục có một trách nhiệm lớn lao và một ngày chúng ta sẽ phải trả lời trước Chúa về sự quản lý của mình. Chúng ta không phải là chủ sở hữu của bất cứ cái gì! Chẳng có cái gì thuộc về chúng ta. Như Thánh Phaolô dạy, chúng chỉ là ‘tôi tớ của Chúa Kitô và quản lý các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Tấ nhiên bây giờ đòi hỏi nơi người quản lý là lòng trung thành” (1 Cor 4: 1-2). Chúng ta chịu trách nhiệm bảo đảm rằng những thực thể thánh của phụng vụ được tôn trọng trong giáo phận và những linh mục, phó tế không những chỉ tuân theo luật phụng vụ, nhưng biết được tinh thần và hữu năng của phụng vụ mà phát sinh từ đó. Tôi rất cảm kích khi đọc bài thuyết trình về “Giám mục: Người quản trị, cổ võ và trông coi đời sống phụng vụ của giáo phận” ở hội nghị Phụng Vụ Thánh tại Roma bởi ĐTGM Alexander Sample của Oregon Hoa Kỳ, và tôi khuyến khích anh em giám mục nghiên cứu bài này cách thấu suốt.

Tất cả mọi thừa tác viên phụng vụ cần phải xét mình thường xuyên. Tôi khuyến khích phần II của tông huấn Sacramentum Caritatis của Đức Bênêđictô XVI “Thánh Thể, Một Mầu Nhiệm Để Được Cử Hành.” Đã gần 10 năm tông huấn này được công bố như kết quả hợp đoàn của THĐGM 2005. Chúng ta đã tiến triển được đến đâu? Chúng ta cần làm thêm những gì? Chúng ta cần hỏi mình những câu hỏi này trước Chúa, mỗi người theo trách nhiệm của mình và rồi làm những gì có thể những gì chúng ta cần đạt tới theo cái nhìn lược ra bởi Đức Bênêđictô. Đến đây, tôi lặp lại, Đức Phanxicô đề nghị tôi tiếp tục công việc phụng vụ ngoại thường mà Đức Bênêđictô đã bắt đầu (xem Sứ điệp cho Sacra Liturgia USA 2015, New York city). Không phải vì chúng ta có giáo hoàng mới thì cái nhìn của vị tiền nhiệm là vô giá trị. . Ngược lại, Đức Phanxicô có một sự kính trọng lớn đến cái nhìn và những công việc của Đức Bênêđictô đã thực thi trong sự trung thành rõ rệt những ý định của các nghị phụ.

Trước khi tôi kết thúc, xin cho phép tôi đề cập đến vài cách thức nhỏ có thể đóng góp cho việc thực thi trung thành Sacrosanctum Concilium. Một trong những cái đó, là chúng ta có thể hát các văn bản phụng vụ, theo các truyền thống phụng vụ của Giáo Hội, tận hưởng kho tàng thánh nhạc của chúng ta, đặc biệt những thánh nhạc gần với nghi lễ Latinh, bình ca Gregorian. Chúng ta cần hát thánh nhạc phụng vụ, không phải chỉ nhạc tôn giáo, hay tệ hại hơn, những bài thế tục.

Chúng ta cần có một sự cân bằng đúng giữa ngôn ngữ địa phương và dùng tiếng Latin trong phụng vụ. Công đồng không bao giờ có ý định dùng tiếng địa phương tuyệt đối. Nhưng công đồng cho phép dùng nhiều tiếng địa phương, đặc biệt là các bài đọc.

Ngày nay, với sự in ấn hiện đại, chúng ta có thể dùng Latin mà tất cả đều hiểu, có thể phần Phụng vụ Thánh Thể, và tất nhiên những dịp cử hành có tính quốc tế mà nhiều người không hiểu tiếng địa phương. Khi dùng tiếng địa phương thì phải dùng các bản dịch trung thành với bản gốc Latinh, như Đức GH vừa khẳng định với tôi.
Chúng ta cần phải bảo đảm rằng thờ phượng (adoration) là cái hồn của những cử hành phụng vụ. Trung tâm của phụng vụ là thờ phượng Chúa. Quá thường xuyên chúng ta không chuyển từ cử hành sang thờ phượng, nhưng nếu không làm như vậy, tôi lo ngại chúng ta không tham dự phụng vụ đầy đủ và trong nội tâm. Hai tư thế thân xác là hữu ích và không thể thiếu. Thứ nhất là thinh lặng. Nếu tôi không bao giờ thinh lặng, nếu phụng vụ không cho tôi khoảng thời gian cầu nguyện thinh lặng và chiêm niệm, thì làm sao tôi có thể thờ lạy Chúa Kitô, làm sao tôi có thể kết nối với ngài trong tâm hồn và linh hồn tôi? Thinh lặng là rất quan trọng, không những trước và sau phụng vụ. Đó là nền tảng của một đời sống thiêng liêng sâu xa.

Cũng vậy quỳ vào lúc truyền phép là thiết yếu. Trong phụng vụ phương Tây, đó là một hành động thân xác để thờ lạy làm chúng ta khiêm nhường trước Chúa và Thiên Chúa. Đó chính là hành vi cầu nguyện. Ở đâu quỳ và bái quỳ đã biến mất khỏi phụng vụ thì cần phải khôi phục lại, nhất là khi chúng ta lãnh nhận Chúa trong rước lễ. Các cha thân mến, ở đâu có thể và với cẩn trọng mục vụ như tôi đã nói trước, hãy đào tạo giáo dân về hành vi thờ phượng và yêu mến tốt đẹp này. Hãy quỳ trong thờ lạy và yêu mến trước Chúa trong Thánh thể một lần nữa! “Con người không hoàn toàn là người trừ khi quỳ trước Thiên Chúa và thờ lạy Người, để chiêm niệm sự thánh thiện huy hoàng và để mình được uốn nắn theo hình ảnh của Người.” (R Sarah, On the Road to Ninive, p. 199).

Khi nói đến quỳ khi rước lễ, tôi muốn nói đến lá thư năm 2002 của Bộ Phụng tự minh định rằng: Mỗi việc từ chối cho một tín hữu được rước lễ chỉ vì người đó quỳ gối là một vi phạm nghiêm trọng một quyền cơ bản của người tín hữu Kitô” (Thư, 1/7/2002., Notitiae, n. 436, Nov-Dec 2002, p. 583).

Y phục đúng cho những thừa tác viên ở cung thánh, gồm cả người đọc sách là quan trọng nếu những tác vụ này được coi là đúng và nếu họ thực hành đúng đắn với phụng vụ - nếu thừa tác viên cũng tỏ ra sự cung kính với Chúa và những thừa tác mà họ thực thi.

Đó là vài lời khuyên: Tôi chắc chắn rằng nhiều điều khác có thể đưa ra. Tôi đặt ra trước quý vị như những cách thức có thể để tiến bước “cách thức đúng để cử hành phụng vụ một cách bên trong và bên ngoài,” tất nhiên là những mong ước của ĐHY Razinger ở phần đầu tác phẩm, Tinh Thần Của Phụng Vụ. Tôi khuyến khích quý vị làm tất cả những gì để có thể đạt được mục tiêu đó, nó rõ ràng phù hợp với mục tiêu của Hiến chế phụng vụ của công đồng Vatican II.

Kết Luận
Tôi mở đầu bài nói này với xem xét giáo huấn của các giáo hoàng thế kỷ 20 về phụng vụ. Đấng thứ nhất, thánh GH Piô X có khẩu hiệu cá nhân: Instaurare omia in Christo- Vãn Hồi Mọi Sự Trong Chúa Kitô. Tôi khuyên rằng chúng ta lấy những lời này làm mực thước riêng của mình khi cố gắng thực thi đúng đắn hiến chế Sacrosanctum Concilium, bởi vì khi chúng ta đến với phụng vụ thánh chúng ta đi vào trong não trạng của Chúa Kitô, nếu chúng ta mặc lấy Chúa Kitô như khi chúng ta mặc áo trắng lúc rửa tội hay mặc phẩm phục tương ứng với thừa tác phụng vụ của mình, chúng ta không thể đi lạc.

Thật đáng buồn rằng những thập niên sau Vatican II, “bên cạnh những khoảng sáng có những bóng tối” trong đời sống phụng vụ của Giáo Hội như thánh GH Gioan Phaolô II viết trong Ecclesia de Eucharistia (n.10). Và nhiệm vụ của chúng ta là trình bày những nguyên nhân của nó. Nhưng đó cũng là nguồn hy vọng và niềm vui lớn cho chúng ta hôm nay, khi thế kỷ 21 đang tiến nhiều tín hữu xác tín đưọc tầm quan trọng của phụng vụ trong đời sống GH và dấn thân trong tông đồ phụng vụ, được gọi chung chung như một phong trào phụng vụ mới.

Anh chị em thân mến, tôi cám ơn vì những dấn thân của anh chị em cho phụng vụ thánh. Tôi khuyến khích và chúc lành cho anh chị em trong mỗi động thái, lớn hay nhỏ, để mang lại “một cách thức đúng để cử hành phụng vụ bên trong và bên ngoài.” Hãy bền bỉ trong công việc tông đồ này: Giáo Hội và thế giới cần anh chị em!

Xin cầu nguyện cho tác vụ đặc biệt của tôi.
Xin cám ơn và xin Chúa chúc lành.

+ Robert Hồng Y Sarah
Tổng Trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích

Dịch từ bản tiếng Anh: https://drive.google.com/file/d/0B8CZzED2HiWJRmhkcDVTcVRpU3M/view
 
Toàn cảnh lễ phong thánh Mẹ Têrêsa Calcutta
Hoàng Đức
08:24 09/09/2016
Toàn cảnh Lễ Phong thánh Mẹ Têrêsa Calcutta

Sáng Chúa Nhật ngày 04/09/2016 tại quảng trường Đền Thờ Thánh Phêrô, Thành Vatican, Thủ đô Rôma - Italya, Đức Thánh Cha Phanxicô long trọng cử hành Thánh lễ và Nghi thức tôn phong hiển Thánh cho Mẹ Têrêsa thành Calcutta vào lúc 10g30 tức 15g30 giờ Việt Nam.

Thánh lễ có sự tham dự của khoảng 70 Hồng Y, Thượng phụ Công Giáo nghi lễ Đông phương, 400 Tổng Giám Mục - Giám Mục, 1.700 Linh mục, các phái đoàn ngoại giao bên cạnh tòa Thánh, cách riêng các vị thuộc HĐGM, Thủ tướng Ấn Độ ông Narendra Modi, Thủ tướng Albania ông Edi Rama và các tín hữu từ Ấn Độ, Albania quê hương Mẹ Têrêsa, hơn 100.000 tín hữu, trong đó có 45.000 thành viên các tổ chức thiện nguyện về Rôma mừng Năm Thánh Lòng Thương Xót, 1.500 người nghèo, hành khất, vô gia cư, bị bỏ rơi được các nữ tu của Mẹ Têrêsa săn sóc trong các nhà ở Rôma, Milano, Bologna, Firenze, Napoli và được ĐTC thiết đãi bữa trưa sau Thánh lễ.

Thánh lễ được mở đầu khi đoàn đồng tế từ Đền thờ Thánh Phêrô tiến ra Lễ đài trong khi ca đoàn hát “Misericordes sicut Pater” - bài hát chính thức của Năm Thánh Lòng Thương Xót. Sau lời chào mở đầu của ĐTC, cộng đoàn hát kinh Chúa Thánh Thần, tiếp đến ĐHY Angelo Amato Tổng trưởng Bộ Phong Thánh tiến lên xin ĐTC phong hiển Thánh cho chân phước Têrêsa Calcutta và đọc tiểu sử chính thức của Mẹ Têrêsa.

“Têrêsa Calcutta, nhũ danh Gonxha Bojaxhiu Agnes, sinh tại Skopje, Albania, ngày 26 tháng 08 năm 1910, là người con thứ năm và cũng là con út của ông bà Nikola và Drane Bojaxhiu. Cô đã được rửa tội vào ngày hôm sau và được rước lễ lần đầu khi lên năm tuổi rưỡi. Từ thời điểm đó trở đi, tâm hồn cô tràn ngập tình yêu dành cho các linh hồn.

Năm 1928, với mong muốn được phục vụ như là một nhà truyền giáo, cô bước vào Tu hội Chị em Loreto ở Ireland. Năm 1929, cô đến Ấn Độ, và khấn lần đầu vào tháng 5 năm 1931 và khấn trọn vào tháng Năm năm 1937. Trong suốt hai mươi năm sau đó, cô đã giảng dạy ở Ấn Độ, và được nhiều người biết đến vì lòng bác ái, lòng nhiệt thành, sự tận tâm và sự vui tươi.

Ngày 10 tháng 9 năm 1946, cô nhận được từ Chúa Giêsu lời mời gọi “để lại tất cả mọi thứ phía sau và phục vụ Ngài nơi những người nghèo nhất trong số những người nghèo”. Năm 1948, cô nhận được sự cho phép của Giáo Hội để bắt đầu sứ vụ tông đồ của mình trong các khu ổ chuột của thành phố Calcutta. Dòng Thừa Sai Bác Ái đã trở thành một Tu Hội của giáo phận vào ngày 07 tháng 10 năm 1950, và đã được nâng lên thành một Tu Hội giáo hoàng vào ngày 1 tháng 2 năm 1965. Đặc sủng riêng của Tu Hội là để thỏa mãn cơn khát vô hạn của Chúa Giêsu đối với tình yêu và đối với các linh hồn bằng cách hoạt động cho sự cứu rỗi và sự thánh thiện của những người nghèo nhất trong những người nghèo.

Để mở rộng sứ mệnh tình yêu này, Mẹ Têrêsa đã mở thêm các nhánh khác bao gồm dòng các Tu huynh Thừa Sai Bác Ái, vào năm 1963, dòng các nữ tu sĩ chiêm niệm vào năm 1976, dòng các Tu huynh chiêm niệm (1979), và dòng các Cha Thừa Sai Bác Ái vào năm 1984, cũng như các Hiệp hội các cộng tác viên, Hiệp hội các cộng sự viên đồng lao cộng khổ, và phong trào Corpus Christi cho các Linh mục.

Tại thời điểm Mẹ Têrêsa qua đời vào ngày 05 tháng Chín năm 1997, dòng có đến 3.842 chị em làm việc tại 594 nhà ở tại 120 quốc gia. Mặc dù, phải chịu đựng một kinh nghiệm đau đớn của bóng tối nội tâm, Mẹ Têrêsa đã đi khắp mọi nơi, có liên quan, như Đức Maria trong trình thuật Thăm Viếng [bà Elizabeth], để truyền bá tình yêu của Chúa Giêsu trên khắp thế giới. Do đó, Mẹ đã trở thành một biểu tượng của dịu dàng và tình yêu thương xót của Thiên Chúa cho mọi người, đặc biệt là đối với những người không được yêu thương, bị khước từ và bỏ rơi. Từ trên Thiên Đàng, Mẹ tiếp tục “thắp lên một ánh sáng cho những người sống trong bóng tối trên trái đất này”

Năm 1979, Ủy Ban Nobel của Na Uy đã quyết định trao giải Nobel về Hòa Bình cho Mẹ Têrêsa. Năm 1985, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập, Liên Hiệp Quốc đã mời Mẹ tới nói chuyện và phát biểu trước hàng ngàn cử tọa.

Mẹ Têrêsa có lòng quan tâm dặc biệt tới Việt Nam khi đã 5 lần sang thăm. Tháng 06/1973, Mẹ gửi 7 Thầy Thừa Sai Bác Ái từ Ấn Ðộ đến Việt Nam nhưng sau đó đó do biến cố 1975, các Thầy đều phải tản cư. Tháng 04/1994, Mẹ sang Việt Nam lần thứ 3 và được Bộ Thương binh Xã hội mời 8 nữ tu của Mẹ qua Việt Nam làm việc, đồng thời Mẹ Têrêsa làm đơn gửi Chính phủ Trung ương Hà Nội xin mở nhà dòng tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngày 22/12/1995, nhà cầm quyền ra lệnh cho Dòng của Mẹ phải rời Việt Nam và đây cũng là lần cuối cùng Mẹ đến Việt Nam. Như thế, ước mơ của Mẹ Têrêsa được mở nhà dòng tại Việt Nam không thành sự và còn dang dở.

Ngày 01/03/1999, chưa đầy 2 năm sau khi Mẹ qua đời, do lời thỉnh cầu của nhiều Giám mục và tín hữu trên thế giới, ĐTC Gioan Phaolô II cho phép khởi sự tiến trình xét Phong Chân phước cho Mẹ Têrêsa trên cấp bậc Giáo phận, trước thời hạn 5 năm do luật ấn định và Mẹ được phong chân phước ngày 19/10/2003 sau khi ĐTC công nhận về phép lạ chữa lành một phụ nữ Ấn Độ - Monika Besra, thiếu phụ bị ung thư bao tử được Mẹ Têrêsa cứu chữa.

Ngày 17/12/2016, ĐTC Phanxicô công nhận phép lạ Mẹ Têrêsa chữa lành một thanh niên Brésil 35 tuổi tên là Marcillio Andrino, bị nhiều biếu u trong não. Trong lúc anh bị hôn mê, người vợ khẩn cầu Mẹ Têrêsa cứu chữa. Vợ chồng anh Marcillio Andrino là chứng nhân phép lạ Mẹ Thánh trong Đại lễ phong Thánh.

Trong công nghị Hồng Y diễn ra ngày 15/03/2016, ĐTC đã quyết định ngày tôn phong hiển thánh cho Mẹ Têrêsa thành Calcutta, Đấng sáng lập Dòng các nữ tu Thừa sai bác ái vào ngày 04/09/2016.

Sau khi ĐHY Tổng trưởng đọc tiểu sử Mẹ Têrêsa, cộng đoàn hát Kinh cầu các Thánh trong khi Thánh tích của Mẹ Têrêsa được rước lên trước Lễ đài, dứt Kinh cầu các Thánh, ĐTC Phanxicô long trọng đọc công thức tuyên thánh bằng tiếng Latinh:

“Để tôn vinh Chúa Ba Ngôi cực thánh, để tuyên dương đức tin Công Giáo và thăng tiến đời sống Kitô hữu, với quyền bính của Chúa Giêsu Kitô, của các thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô và của Chúng Tôi, sau khi suy nghĩ chín chắn, nhiều lần khẩn cầu ơn phù trợ của Chúa và lắng nghe ý kiến của nhiều anh em chúng tôi trong hàng Giám Mục, chúng tôi tuyên bố và xác định: Chân Phước Têrêsa Calcutta là Hiển Thánh, và chúng tôi ghi tên ngài vào Sổ Bộ các Thánh

và qui định rằng, Ngài được được tôn kính cùng các chư Thánh với lòng sùng mộ

trong toàn thể Giáo Hội. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen”

Cộng đoàn tham dự vang lên những tiếng vố tay vang dội mừng Giáo Hội có thêm vị tân Hiển Thánh, trong khi đó Thánh tích của Mẹ Têrêsa được rước lên Bàn thờ trên Lễ đài. Thánh tích được gắn trên Thánh giá trong hiếc hộp đựng có hình một giọt nước, được bao quanh bởi hình trái tim mầu xanh và trắng diễn tả chiếc áo dòng sari của Mẹ với hai chữ “Ta khát”.

Nghi thức tuyên Thánh kết thúc với lời cám ơn của ĐYH Tổng trưởng Bộ Phong Thánh và xin ĐTC ra tông thư công bố sắc lệnh về việc tuyên Thánh. Sau đó, Thánh lễ được tiếp tục như thường lệ với Kinh Vinh Danh, cũng là Thánh lễ kết thúc cuộc hành hương Năm Thánh Lòng Thương Xót dành cho những người hoạt động trong các tổ chức bác ái Công Giáo, những công việc lòng thương xót.

Chia sẻ trong Thánh lễ, ĐTC mở đầu với câu hỏi “Nào ai có thể hiểu được ý định của Thiên Chúa?" (Kn 9:13) và khẳng định “Nhiệm vụ của chúng ta là nhận ra tiếng gọi của Thiên Chúa và sau đó làm theo ý Người. Nhưng để làm theo ý của Người, chúng ta phải tự hỏi mình, "đâu là ý của Thiên Chúa trong cuộc sống của tôi?" Từ đó ĐTC đưa ra câu trả lời cho cộng đoàn “Chúng ta tìm thấy câu trả lời trong cùng một đoạn văn của Sách Khôn Ngoan: "Con người đã được dạy những gì làm vui lòng Ngài" (Kn 9:18). Để xác định tiếng gọi của Thiên Chúa, chúng ta phải tự hỏi mình và hiểu điều gì đẹp lòng Thiên Chúa. Trong nhiều trường hợp, các tiên tri đã loan báo những gì làm đẹp lòng Thiên Chúa. "Ta muốn lòng thương xót, chứ không phải lễ hy sinh" (Hs 6: 6; Mt 09:13). Mỗi lần chúng ta cúi xuống các nhu cầu của anh chị em chúng ta, chúng ta dâng cho Chúa Giêsu một cái gì đó để ăn và uống; chúng ta mặc áo, chúng ta giúp đỡ, và chúng ta thăm viếng Con Thiên Chúa (x Mt 25:40) ĐTC khẳng định.

ĐTC chia sẻ khi nói về Mẹ Têrêsa: “Trong mọi khía cạnh của cuộc sống, Mẹ Têrêsa là một người phân phối rộng rãi lòng thương xót của Thiên Chúa, tự làm cho mình có sẵn đó cho mọi người qua việc chào đón và bảo vệ sự sống con người, các trẻ chưa sinh và những người bị bỏ rơi và bị loại bỏ. Mẹ đã dấn thân bảo vệ sự sống, Mẹ đã gập người trước những ai đã kiệt sức, để mặc cho chết trên lề đường, ở trong họ, Mẹ nhìn thấy phẩm giá Thiên Chúa ban cho họ; Mẹ làm cho tiếng nói của Mẹ được các cường quốc trên thế giới nghe thấy, ngõ hầu họ nhận ra phần lỗi của họ trong tội nghèo đói mà chính họ đã tạo ra. Đối với Mẹ Têrêsa, lòng thương xót là "muối" đem hương vị đến cho việc làm của mình, là "ánh sáng" tỏa chiếu trong bóng tối của rất nhiều người đã không còn nước mắt để tuôn ra vì cảnh nghèo và đau khổ của họ.

Sau cùng ĐTC mời gọi và đưa ra gợi ý cho cộng đoàn: “Mẹ Têrêsa thích nói: "Có lẽ tôi không nói được ngôn ngữ của họ, nhưng tôi có thể mỉm cười". Chúng ta hãy mang nụ cười của Mẹ trong trái tim chúng ta và hiến tặng nó cho những người chúng ta gặp dọc hành trình của chúng ta, đặc biệt là những người đau khổ. Bằng cách này, chúng ta sẽ mở ra nhiều cơ hội hân hoan và hy vọng cho các anh chị em của chúng ta, những người đang chán nản và đang cần được hiểu biết và âu yếm”

Sau cùng vào sáng ngày 05/09, ĐHY Pietro Parolin - Quốc vụ khanh Tòa thánh đã chủ sự Thánh lễ tạ ơn tại Đền thờ Thánh Phêrô và cũng là Lễ kính Thánh Têrêsa Calcutta lần đầu tiên, sau đó các tín hữu có thể tôn kính Thánh tích của Mẹ vào ban chiều tại Đền thờ thánh Gioan Laterano, việc tôn kính này được tiếp tục đến ngày hôm sau. Trong hai ngày 07 - 08/09/2016, Thánh tích Thánh nữ Têrêsa được tôn kính tại Nhà thờ Thánh Gregorio Cả, và có thể viếng phòng của Mẹ tại tu viện cạnh thánh đường này.

Kính lậy Mẹ Thánh Têrêsa thành Calcutta, Mẹ đã hứa: “Tôi sẽ không ngủ khi ở Thiên Đàng, nhưng tôi sẽ làm việc chăm chỉ hơn bằng cách khác” Xin Mẹ giữ lời hứa mà cầu bầu cho chúng con và toàn Thế giới.

Hoàng Đức (tổng hợp)
 
Bài giảng tại Santa Marta: Rao giảng Tin Mừng không phải là công việc có thể thực hiện một cách máy móc
Đặng Tự Do
16:09 09/09/2016
Trong bài giảng Thánh Lễ tại nhà nguyện Santa Marta vào sáng thứ Sáu 9 tháng 9, Đức Thánh Cha đã tập trung vào bản chất của công việc Truyền giáo. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng đó là một nghệ thuật và là một kỷ luật - không bao giờ là cớ để vênh vang; không bao giờ là một nhiệm vụ có thể được thực hiện một cách máy móc, và cũng chẳng bao giờ là một chuyện dễ dàng như “dạo bước trong công viên”.

Suy tư trên những bài đọc trong ngày thứ Sáu, kính nhớ Thánh Phêrô Claver, một linh mục dòng Tên và là một nhà truyền giáo cho những người nô lệ châu Phi tại Tân Thế Giới, Đức Thánh Cha giải thích rằng bản chất của việc truyền giáo là làm chứng cho Chúa Kitô bằng toàn bộ cuộc sống chứng tá của chúng ta.

Loan báo Tin Mừng không phải là cái cớ để vênh vang và không bao giờ là một nhiệm vụ có thể được thực hiện một cách máy móc

Tuy nhiên, đáng buồn thay, có một số Kitô hữu ngày nay, là những người sống để phục vụ Tin Mừng nhưng họ thực hiện điều đó đơn giản như là các công chức – và cũng có cả các linh mục và giáo dân tự hào về những gì họ làm.

Đức Thánh Cha chỉ ra rằng có nhiều người đi rao giảng Tin Mừng và đã mang được nhiều người vào Hội Thánh Chúa. Đó là một điều tốt đẹp nhưng xin đừng lấy đó làm cớ để vênh vang, để tự hào về bản thân mình. Tin Mừng không thể bị giản lược thành một nghề nghiệp hoặc thậm chí là một nguồn gốc của niềm tự hào. Ngài nhấn mạnh rằng rao giảng Tin Mừng không có nghĩa là chiêu dụ tín đồ, và cũng không thể giản lược thành một công việc được thực hiện như một con vẹt. Thánh Phaolô nói trong Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô (9: 16): “Đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm.” Đức Thánh Cha lặp lại rằng “đó là một sự cần thiết” là “một nhiệm vụ được giao phó cho tôi.”

Như thế, đâu là “phong cách” mà chúng ta rao giảng Tin Mừng? Để trả lời cho câu hỏi này, Đức Thánh Cha đã dùng những lời của Thánh Phaolô là “hãy trở thành tất cả mọi thứ cho mọi người”. Ngài nói: “Hãy đi và chia sẻ trong cuộc sống của những người khác, đồng hành cùng họ trên hành trình đức tin, để họ có thể tăng trưởng trong đức tin trên con đường lữ hành của họ.”

Rao giảng Tin Mừng là làm chứng, chứ không phải là nói cho nhiều

Chúng ta phải đặt mình vào tình trạng của người khác: không phải là chọn con đường khác, nhưng phải đi trên đường của chính họ. Ngài nhớ lại trong khi dùng bữa trưa với những người trẻ tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow, một cậu bé hỏi ngài nên nói gì với một người bạn thân vô thần:

“Đó là một câu hỏi hay. Chúng ta ai cũng có những người quen là những người xa cách Giáo Hội. Chúng ta nên nói với họ những gì? Tôi trả lời rằng: ‘Điều cuối cùng con phải làm là nói cái gì đó! Nhưng trước hết hãy bắt đầu bằng việc làm, và người ta sẽ xem những gì con đang làm và hỏi con về điều đó; và khi người ấy hỏi con, lúc đó là lúc con sẽ nói với anh ta.’ Rao giảng Tin Mừng là làm chứng: tôi sống như thế vì tôi tin vào Chúa Giêsu Kitô. Tôi khơi dậy trong anh một sự tò mò, vì thế bạn hỏi tôi ‘Tại sao bạn làm như thế’ và câu trả lời là: ‘Bởi vì tôi tin vào Chúa Giêsu Kitô’; và không chỉ bằng lời nói mà thôi - bạn phải công bố Lời Chúa - nhưng với chính cuộc sống của mình.”

“Rao giảng Tin Mừng là như thế”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh và nói thêm rằng, “và điều này phải được thực hiện vô điều kiện. Chúng ta đã nhận được Tin Mừng một cách nhưng không. Ân sủng và sự cứu rỗi không thể mua bán được. Chúng ta nhận được nhưng không từ Thiên Chúa và chúng ta phải cho đi cách nhưng không”

Loan báo Đức Kitô là sống đức tin, và cho đi nhưng không tình yêu của Thiên Chúa

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhớ mọi người về Thánh Phêrô Claver mà Giáo Hội mừng kính trong ngày. Ngài nói: “Thánh Phêrô Claver nghĩ rằng tương lai của mình được dành cho việc rao giảng Tin Mừng. Nhưng Chúa yêu cầu ngài đến với những người bị xã hội 'bỏ đi' tại thời điểm đó: những người nô lệ, những người da đen từ châu Phi bị bán làm nô lệ ở đó”

“Thánh nhân đã không phiêu du tang bồng nói rằng ngài đang rao giảng Phúc Âm. Ngài không giản lược việc loan báo Tin Mừng thành một nhiệm vụ của một con vẹt, và thậm chí thành một công việc chiêu dụ tín đồ; Ngài đã công bố Chúa Giêsu Kitô qua hành động của mình, nói chuyện với những người nô lệ, sống chung với họ, sống như họ - và có rất nhiều người đã làm như ngài trong Giáo Hội - nhiều người quên đi bản thân mình khi rao giảng Chúa Giêsu Kitô.

Tất cả chúng ta, anh chị em thân mến, chúng ta có bổn phận truyền giáo - và đó không có nghĩa là gõ cửa nhà hàng xóm nói ‘Chúa sống lại rồi!’, nhưng là sống đức tin, là nói về đức tin ấy với sự hiền lành, với tình yêu, không thèm khát chiến thắng trong cuộc tranh luận, nhưng là để cho đi nhưng không tình yêu mà Thiên Chúa đã cho tôi nhưng không - rao giảng Tin Mừng nghĩa là như thế”.
 
Top Stories
Hanoi : les députés s’interrogent sur la possibilité pour les religions d’ouvrir des écoles
Eglises d'Asie
11:20 09/09/2016
Bien qu’aucune date précise n’ait encore été fixée, il semble bien que l’on approche d’un débat parlementaire et d’un vote sur le projet de loi sur la religion. Le débat aura sans doute lieu d’ici la fin de l’année. Après la reprise des discussions sur le projet de loi par le Front patriotique, à Hanoi, le 8 août dernier, après la consultation des experts, la présentation du nouveau texte de loi aux responsables des diverses religions, la préparation et la mise en forme des diverses prescriptions de la loi se poursuit au sein d’un groupe de députés de l’Assemblée nationale.

Dans l’après-midi du 8 septembre, 2016, plusieurs organes officiels (ici et ici) ont relaté les débats d’un certain nombre de députés spécialement choisis. Le thème de la discussion était un sujet particulièrement sensible puisqu’il s’agissait d’une revendication constante de l’Eglise catholique et d’autres religions depuis l’unification de 1975, à savoir la possibilité pour les institutions religieuses d’ouvrir des écoles et donc de participer à l’éducation nationale. La version de la loi sur la religion présentée au mois d’août fait en effet mention de cette possibilité, mais d’une façon générale et vague, sans détails concrets.

Des opinions divergentes

Le compte-rendu de la réunion rapporté par la presse officielle relate que de nombreux députés ont demandé que le projet de loi soit plus concret et plus détaillé à propos des activités éducatives que les organisations religieuses seraient désormais à même d’exercer. Une discussion à ce sujet s’avère nécessaire car, selon le compte-rendu, il existe aujourd’hui des opinions divergentes sur ce sujet.

Une large majorité des députés présents s’est accordé pour autoriser les organisations religieuses à fonder des établissements d’éducation et à mettre en œuvre des activités éducatives, à égalité avec tous les autres groupes sociaux du pays. Les organisations religieuses devront alors se soumettre aux prescriptions imposées à toutes les associations, à savoir ne pas propager de religion ou ne pas célébrer de cérémonies religieuses à l’intérieur des établissements. Les partisans de cette opinion mentionnent que la législation actuelle n’autorise pas les organisations religieuses à fonder des écoles rattachées au système éducatif national. C’est la raison pour laquelle le projet de loi sur la religion doit avoir à ce sujet des prescriptions claires pour inscrire concrètement cette possibilité dans la réalité…

Cependant, la réunion du 8 septembre a montré qu’il existe des députés qui s’interrogent au sujet de cette pleine participation des religions aux activités éducatives et sur le risque qu’elle soit utilisée pour la propagande religieuse. En conséquence, selon ces parlementaires, il conviendrait de laisser à la législation sur l’éducation le soin de trancher en ce domaine.

(Source: Eglises d'Asie, le 9 septembre 2016)
 
Notre Dame Cathedral attack thwarted
AP
16:40 09/09/2016
Notre Dame Cathedral attack thwarted

(AP) - A French police officer patrols in front of Notre Dame cathedral, in Paris, Friday Sept. 9, 2016. (AP Photo/Christophe Ena)
Three women behind a thwarted attack near Notre Dame Cathedral were radicalized by Islamic State commanders in Syria, and one had been engaged to an extremist who killed a priest in July, the Paris prosecutor said Friday.

Francois Molins spoke a day after three women were dramatically arrested over the failed attack that centered on a car discovered Sunday morning in central Paris abandoned and loaded with gas canisters. No detonators were found in the car.

“In the last few days and hours a terrorist cell was dismantled, composed of young women totally receptive to the deadly Daesh ideology,” Molins said, using another term for the IS group.

The women who spearheaded the failed plot included a 19-year-old whose father owned the abandoned Peugeot car. Her written pledge of allegiance to the Islamic State group was found by police, a security official said Friday.

The teen, Ines Madani, stabbed a police officer with a knife and was shot in the leg Thursday evening in a raid south of Paris, police said. She was being treated in a hospital.

Five women and two men have been arrested in the case. (AP)

(Source: https://www.yahoo.com/news/notre-dame-cathedral-attack-thwarted-185854759.html)

Two 'radicalised' women sought over gas cylinders in Paris car

Paris (AFP) - French police were searching Thursday for two "radicalised" women linked to a car containing six gas cylinders found near the Notre Dame cathedral in central Paris.

Four people -- two brothers and their girlfriends -- are currently in custody over the discovery, a source close to the probe also said.

A 34-year-old man and a 29-year-old woman, the first couple arrested, have been held since Tuesday and are known to the security services for links to radical Islamists.

The man's brother and his girlfriend, both aged 26, were arrested late Wednesday, the source said.

The two women being sought are the daughters of the owner of the grey Peugeot 607 that was found abandoned on Sunday near Notre Dame, which draws millions of visitors every year.

They have both been described as "radicalised".

France is on high alert following a string of jihadist attacks, including last November's coordinated bloodshed in which Islamic State extremists killed 130 people.

Speaking on Thursday, President Francois Hollande referred to attack plots that have been foiled "in recent days", without elaborating.

A bar employee working near Notre Dame raised the alert after noticing a gas cylinder on the back seat of the car, police said.

The car had no number plates and its hazard lights were flashing.

Although the cylinder on the back seat was empty, five full cylinders were discovered in the boot of the car.

Three bottles of diesel fuel were also discovered in the vehicle, but police found no detonators.

- 'Strange method' -

"If it was an attack plot, the method was very strange," a police source said Thursday.

Photographs of the car after it was discovered showed its boot open and the gas cylinders placed on the ground in a quiet side street opposite the cathedral.

Interior Minister Bernard Cazeneuve said on Wednesday the intentions of those arrested were as yet unknown.

Hollande's comments followed a deadly summer in France in which 86 people were killed when a truck ploughed into a Bastille Day crowd in the southern resort of Nice.

IS said the truck was driven by one of its followers.

Less than two weeks later, two young jihadists murdered a priest near the northern city of Rouen.

In May, the head of France's DGSI domestic intelligence service, Patrick Calvar, warned of a "new form of attack" in which explosive devices would be left near sites that attract large crowds.

French security services are particularly worried about the danger posed by extremists returning from Syria after fighting with IS forces.

Around 700 French nationals are still in Syria, France's top prosecutor said last week.

(Source: https://www.yahoo.com/news/second-couple-held-over-paris-car-containing-gas-064315803.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng Thánh Tâm Huế mừng 2 tân Linh mục và 7 Phó tế
Tu sĩ Vinh sơn Nguyễn Văn Hanh, CSC.
08:37 09/09/2016
Dòng Thánh Tâm Huế mừng 2 tân Linh mục và 7 Phó tế

Sáng ngày 09.9.2016, lúc 6 giờ 30 phút, tại nhà thờ Dòng Thánh Tâm và giáo xứ Bến Ngự, diễn ra Thánh Lễ tạ ơn của hai tân Linh mục và bảy tân Phó tế.

Xem Hình

Dòng Thánh Tâm Huế, những ngày này rộn lên những niềm vui lạ thường. Các linh mục và tu sĩ của Dòng từ khắp nơi, trong nước và nước ngoài tề tựu về nhà Mẹ Hội Dòng, cùng nhau chung chia sự hân hoan và lời tạ ơn, vì Hội Dòng có thêm Linh mục và Phó tế, để lo sứ vụ của Hội Dòng. Và cũng từ khắp mọi miền Bắc, Trung và Nam thân nhân, ân nhân và bạn bè của các tiến chức, hội ngộ về Huế, cùng tham dự Thánh Lễ Truyền Chức và dự Thánh Lễ tạ ơn với các tân chức.

Hai tân Linh mục của Hội Dòng là: cha Vinh sơn Trần Văn Mong và cha Giuse Vũ Văn Tuấn. Như vậy, tính đến thời điểm này, Dòng Thánh Tâm Huế có 29 Linh mục và 7 Phó tế.

Thánh Lễ tạ ơn đâu tiên của hai tân Linh mục do cha Giuse Vũ Văn Tuấn chủ tế, và cha Vinh sơn Trần Văn Mong giảng Lễ. Cùng đồng tế với Hai cha, có Quý cha nghĩa phụ của các tân chức; Quý cha khách; Quý cha của Hội Dòng và 7 Phó tế. Phía cộng đoàn tham dự Phụng vụ, ngoài ân nhân, thân nhân của các tân chức, còn có Quý tu sĩ đại diện các Hội Dòng tại Huế, Quý Hội Đồng Mục Vụ các Giáo xứ: Bến Ngự, Sơn Thủy, Bình Điền và Nguyệt Biều.

Đúng 6 giờ 30 phút sáng, đoàn lễ nghi tiến từ Hội Trường lên Nhà Thờ, trong tiếng hát ca nhập Lễ của cộng đoàn. Người ta nhận thấy, Thánh Đường của Dòng với sức chứa 500 người không còn chỗ trống. Các linh mục trong đoàn Đồng Tế khoảng 60 cha. Quý Thỉnh sinh và Quý thầy Học viện phụ trách ban Ca Đoàn.

Trong lời đầu Lễ, tân Linh mục Giuse Vũ Văn Tuấn mời gọi cộng đoàn cùng tạ ơn Chúa với Ngài. Vì trong ngày hôm qua, 8.9.2016, dịp lễ Sinh Nhật Đức Mẹ, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng đã truyền chức cho 6 tân Linh mục và 12 thầy Phó tế. Hôm nay đây, cùng với anh em trong Dòng, với Quý ân nhân, thân nhân hai Cha và bảy Phó tế cất cao lời tạ ơn Chúa, vì chính Ngài đã khởi sự và hoàn tất mọi sự cho tất cả chúng ta.

Điều đặc biệt với Hội Dòng là lần này, các tân chức đến từ các Giáo phận miền Bắc đông hơn cả. Hai cha và bốn Phó tế là con dân Giáo phận Bùi Chu; ba Phó tế còn lại thuộc Giáo phận Thái Bình, Hà Nội và Vinh.

Trong bài chia sẻ Lời Chúa, cha Vinh sơn Trần Văn Mong, suy niệm về hồng ân Linh mục mà Chúa ban cho Giáo Hội. Cha Vinh sơn cũng nhấn mạnh đến căn tính riêng của Linh mục Dòng. Và cách riêng, ơn gọi Linh mục Dòng Thánh Tâm cần mặc lấy sự hiền lành, lòng thương xót và khiêm nhượng. Các ngài phải sống chết cho sứ vụ: giáo dục thanh thiếu niên và những người cùng khổ.

Trước khi kết thúc Thánh Lễ, cha Emilianô Đỗ Minh Liên thay lời cho các tân chức, xin tri ân Quý Đức Cha, Quý cha Giáo Đại Chủng Viện, Học Viện; Quý ân nhân, thân nhân của các Tân chức cũng như của Hội Dòng. Ngài cũng cám ơn Quý ông bà Cố cách riêng, vì các ngài đã không quản ngại dâng con mình cho Chúa qua Hội Dòng. Qua đây, cha Phó Bề trên cũng căn dặn các tân chức, cố gắng sống thánh thiện như Lòng Chúa mong ước.

Tưởng cũng nên nói thêm, tân Linh mục Vinh sơn Trần Văn Mong sẽ dâng Thánh Lễ tạ ơn tại Giáo họ Phú Hội- Giáo xứ Ân Phú- Giáo Phận Bùi Chu (thuộc huyện Nghĩa Hưng-tỉnh Nam Định- Việt Nam) vào lúc 9.30 phút sáng ngày 16.9.2016. Tân Linh mục Giuse Vũ Văn Tuấn dâng Lễ Tạ Ơn cùng giờ đó, vào ngày 17.9.2016, tại Giáo họ Đông Minh- Giáo xứ Hoành Đông- Bùi Chu( thuộc huyện Giao Thủy- Nam Định).

Xin hân hoan chúc mừng Quý tân chức. Nguyện Chúa luân ở cùng Quý vị.

Tu sĩ Vinh sơn Nguyễn Văn Hanh, CSC.

 
Giáo xứ Phú Bình mừng lễ sinh nhật Đức Mẹ
Martino Lê Hoàng Vũ
08:43 09/09/2016
Giáo xứ Phú Bình mừng lễ sinh nhật Đức Mẹ

Chiều thứ năm 08 /09/ 2016 tại Giáo xứ Phú Bình đã hiệp dâng thánh lễ mừng kính Sinh nhật Đức Mẹ, và là ngày họp mặt mừng Bổn mạng Legio Mariae trong giáo xứ.

Xem Hình

Thánh lễ lúc 18g dành cho thiếu nhi. Trước thánh lễ là giờ kinh nguyện Legio, các Hội viên quy tụ bên Đức Mẹ,cùng với Mẹ dâng lời chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa. Vì trong công trình cứu độ của Thiên Chúa. Đức Maria được Thiên Chúa ban cho những hồng ân trong đại.

Trong bài chia sẻ trong thánh lễ cha chánh xứ Phú Bình Giuse Vương Sĩ Tuấn nói đến hình ảnh tuyệt đẹp của Mẹ Maria.Vì Mẹ đã sống gắn bó với Chuá Giêsu. Mẹ Maria sống khiêm nhường hạ mình đón nhận Ngôi Hai Thiên Chúa làm Người. Như vậy,Thiên Chúa làm biết bao nhiêu điều cao cả nơi cuộc sống của Mẹ, đã cất nhắc Mẹ lên, vì Mẹ đã hạ mình trong thân phận của người tôi tớ.Mừng sinh nhật Mẹ Maria, chúng ta dâng lên Mẹ những món quà là đời sống khiêm nhường, biết học theo những nhân đức của Mẹ, biết khao khát tìm gặp Chúa Giêsu và sống gắn bó với Ngài.Các em thiếu nhi cũng được cha mời gọi sống như Mẹ Maria, đó là các em phải chuyên cần học giáo lý, sống tốt với mọi người, trở nên những thiếu nhi ngoan. Đời sống của chúng ta sẽ được triển nở trong nhân đức yệu thương, nếu chúng ta biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa,sống mối liên hệ thân tình với mọi người trong gia đình, Mẹ Maria tuyệt đẹp khi Mẹ luôn làm theo Lời Chúa dạy, chấp nhận mọi gian nan thử thách và sẵn sang là khí cụ của Chúa.

Sau thánh lễ hội viên Legio Mariae hoạt động và tán trợ cùng sinh hoạt tại Hội trường Giáo xứ qua những tiết mục văn nghệ, xổ số và thưởng thức những món ăn tự chọn.Cha Linh Giám cũng là Cha chánh xứ Phú Bình ban huấn từ cho mọi người trong cuộc họp mặt.Ngài chúc mừng các hội viên Legio Mariae,và ngài ước mong Legio Mariae sẽ thăng tiến cùng với những sinh hoạt của giáo xứ, mỗi ngày thêm mạnh mẽ hơn và đưa dẫn mọi người đến với Chúa Giêsu qua Me Maria.

Martino Lê Hoàng Vũ
 
Lễ mở tay của tân linh mục người con của giáo xứ chính tòa Phủ cam Huế
Trương Trí
09:00 09/09/2016
LỄ MỞ TAY CỦA TÂN LINH MỤC GIOAN BOSCO TRẦN ANH THAO-NGƯỜI CON CỦA GIÁO XỨ CHÍNH TÒA PHỦ CAM HUẾ

Sáng ngày 9 tháng 9, ngày hồng ân của Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam, vì đã được Chúa thương chọn gọi thêm 1 Tân Linh mục: Cha Gioan Bosco Trần Anh Thao. Thánh lễ mở tay đầu tiên của Tân Linh mục với sự tham dự của Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh, nguyên Quản xứ Chính tòa; quí Cha nguyên Quản xứ Chính tòa; quí Cha là con cái của Giáo xứ; Cha Nghĩa phụ Micae Phạm Ngọc Hải.

Xem Hình

Trước khi vào Thánh lễ, Cha Phó Giuse Maria Hồ Sĩ Hiếu Trung, cũng là một người con xuất thân từ Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam, thay mặt Cha Quản xứ Antôn Nguyễn Văn Tuyến và toàn thể Giáo xứ đọc diễn từ chào mừng. Ngài nêu bật “vườn Ơn gọi” của Giáo xứ hết sức dồi dào, đó là nhờ vào hồng ân Thiên Chúa ban cho Giáo xứ có nhiều máu anh hùng tử đạo, trong đó có Thánh Tử đạo Phaolô Tống Viết Bường. Một giáo xứ mà trải qua nhiều bách hại về Đức Tin, qua biết bao thăng trầm của lịch sử, nhưng nhờ máu tử đạo của các Ngài mà Giáo xứ Phủ Cam ngày càng trổ sinh nhiều hoa trái. Trong đó có Đức Tổng Giám mục Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục, Tôi Tớ Chúa Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Đức Giám Mục Alexis Phạm Văn Lộc, Đức Viện phụ Stanilas Trương Đình Vang và nhiều linh mục cùng nam nữ tu sĩ khác.

Tân Linh mục Gioan Bosco Trần Anh Thao là một người con ưu tú, được sinh ra và được dạy dỗ trong một gia đình đạo đức, có nhiều cộng tác với Giáo xứ, Ngài ngay từ nhỏ đã tham gia vào Lễ sinh, rồi dự tu. Hằng năm, ngày Tế Trung Thu, Ngài cùng các em Lễ sinh Phủ Cam tham gia múa Lân tại các gia đình đã đăng ký trước, dùng tiền đó để giúp các gia đình neo đơn nghèo khổ.

Thánh lễ mở tay hôm nay, Tân Linh mục dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, tưởng nhớ các bậc Tiền nhân và cầu nguyện cho Ông bà Tổ tiên cùng những người con của Giáo xứ đã về Nước Chúa.

Gia đình của Tân Linh mục vinh hạnh được phụ trách phần Phụng vụ Lời Chúa và dâng lễ vật hết sức trang trọng trong Thánh lễ.

Trong bài chia sẻ, Cha Nghĩa phụ Micae Phạm Ngọc Hải đã nêu lên Thiên chức Linh mục là một hồng ân cao quí mà Thiên Chúa trao ban cho nhân loại. Linh mục là sống cuộc sống gắn kết với Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã đến không phải để người ta phục vụ mà là để phục vụ cho mọi người, Đấng đã phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người. Ngài nêu lời của Tiên tri Isaia “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Người đã xức dầu cho tôi. Người đã sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương, ân xá cho những kẻ bị lưu đày, phóng thích cho những tù nhân, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa. Những điều này cho chúng ta thấy: con người là đối tượng cho sứ vụ Thiên sai, đó là những con người cần được quan tâm, những con người đau khổ, những con người mà phẩm giá của họ cần được phục hồi…Mỗi ngày, trong phép Thánh Thể, Linh mục được mời gọi trở nên chính điều mà mình đang cử hành, nghĩa là như một tấm bánh được bẻ ra và trao ban vì sự sống và hạnh phúc của tha nhân…

Sau Thánh lễ, Ông Matthêô Nguyễn Đình Lục, Chủ tịch HĐGX thay mặt Cộng đoàn chúc mừng Tân Linh mục Gioan Bosco Trần Anh Thao đã được Chúa chọn gọi lên hàng thượng tế. Thay mặt Giáo xứ trao vòng hoa tươi thắm thể hiện biết bao tình cảm thiết tha của Giáo xứ đối với Tân Linh mục. Tân Linh mục cũng trao tặng Giáo xứ món quà của Ngài và Gia đình mà qua lời cảm ơn, Ngài đã nhắc đến những tổ chức, sắp xếp của Giáo xứ, các Ban Nghành, đặc biệt là Cha Quản xứ và 2 Cha phó đã ưu ái dành cho Ngài trong ngày hồng ân hôm nay.

Kết thúc Thánh lễ, Cha Micae Phạm Ngọc Hải công bố Sắc lệnh của Tòa Thánh về việc dành cho Tân Linh mục được ban Phép lành Toàn xá trong ngày lễ Mở tay long trọng. Cộng đoàn cúi đầu đón nhận phép lành Toàn xá của Tân Linh mục trong niềm hân hoan và vinh hạnh.

Trương Trí
 
Thiếu Nhi Thánh Thể Sydney Nhận Lãnh Bí Tích Thêm Sức
Diệp Hải Dung
21:43 09/09/2016
Thiếu Nhi Thánh Thể Sydney Nhận Lãnh Bí Tích Thêm Sức

Tối thứ Sáu 09/09/2016. Có 40 em Thiếu Nhi Thánh Thể thuộc Liên Đoàn Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney đã đến thánh đường Saint Therese Lakemba Sydney lãnh nhận Bí tích Thêm Sức do Đức Giám Mục Terry Brady chủ sự.

Xem Hình

Tham dự Thánh lễ có các bậc phụ huynh, quý Vú Bõ đỡ đầu, Quý Sơ Trợ Úy, quý Huynh Trưởng, và quý Quan Khách tham dự rất đông đủ. Trước khi dâng Thánh lễ, Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm ngỏ lời chào mừng Đức Giám Mục Terry Brady đã ưu ái thương mến Cộng Đồng đến chủ tế Thánh lễ và ban phép Bí tích Thêm Sức cho các em Thiếu Nhi Thánh Thể hôm nay.

Sau Phúc Âm, Cha FX Nguyễn Văn Tuyết, Tuyên uý Đặc Trách Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình Sydney, giới thiệu với Đức Giám Mục và đọc danh sách 40 em nhận lãnh Bí tích Thêm Sức. Trong bài giảng Đức Giám Mục Terry nói về vị Thánh nữ mới nhất đây là Thánh Têrêsa Calcutta và Ngài có đọc qua cuốn sách của một người viết về Thánh nữ Têrêsa mà người này lại không có Đạo, sau này mới theo Đạo. Thánh nữ Têrêsa Calcutta luôn hòa đồng với tất cả mọi người và đem Chúa đến với họ. Ngài khuyên nhủ các em Thiếu Nhi hôm nay lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần cũng nên noi gương theo Thánh nữ Têrêsa Calcutta mà đem Chúa đến cho mọi người…

Sau bài giảng là lời tuyên xưng đức tin của các em sẽ lãnh nhận bí tích Thêm Sức và của các cha mẹ đỡ đầu. Sau đó Đức Giám Mục Terry Brady ban bí tích Thêm Sức. Cùng đồng tế Thánh lễ tạ ơn gồm có ĐGM, quý Cha Truyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Paul Văn Chi và Cha Chính xứ Lakemba Gary Rawson.

Trước khi kết thúc Thánh lễ hai em Thiếu Nhi đại diện các em lãnh nhận bí tích Thêm Sức lên ngỏ lời cám ơn ĐGM Terry Brady và tặng hoa cho Ngài, đồng thời cũng cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Huynh Trưởng, quý Giảng Viên Giáo Lý đã nâng đỡ hướng dẫn dạy dỗ các em trong những lớp Giáo Lý suốt trong một năm qua để hôm nay được vinh hạnh lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần qua Bí tích Thêm Sức. Các em cũng cám ơn quý ân nhân đã giúp đỡ vật chất lẫn tinh thần, quý Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Lakemba, Ca đoàn Alleluia Marrickville đã hát rất hay giúp cho cộng đoàn dâng thánh Lễ một cách sốt sắng và tất cả mọi người đã đến tham dự cầu nguyện cho các em trong Thánh lễ. Các em hứa sẽ cố gắng sống ngoan hiền đạo đức và noi gương Chúa Giêsu Thánh Thể là Vị Anh Cả Tối Cao của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể.

Đức Giám Mục cũng ngỏ lời cám ơn quý Cha cùng hiệp dâng Thánh lễ với Ngài, và cám ơn quý Sơ, quí phụ huynh và cha mẹ đỡ đầu, cùng tất cả mọi người hiện diện trong Thánh lễ.

Sau khi kết thúc Thánh lễ, Đức Giám Mục, quý Cha, quý Sơ và các em chụp chung tấm hình kỷ niệm và ĐGM ở lại gặp gỡ mọi người trong tình thân mật.

Diệp Hải Dung
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Những khác biệt căn bản giữa Công Giáo, Chính Thống Giáo và Tin Lành
Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
08:58 09/09/2016
NHỮNG KHÁC BIỆT CĂN BẢN GIỮA Công Giáo, CHÍNH THỐNG GIÁO VÀ TIN LÀNH

Hỏi: Trong bài trước cha đã nói đến các Đạo cùng tôn thờ Thiên Chúa nhưng khác nhau về nhiều mặt thần học, tín lý, giáo lý, bí tích, phụng vụ, v.v... Xin cha nói rõ hơn về những khác biệt này giữa Công Giáo, Chính Thống và Tin Lành.

Trả lời: Như đã giải thích trong bài trước, cả ba Nhánh Kitô Giáo trên đây, từ đầu, đều thuộc Đạo Thánh của Chúa Kitô gọi chung là Kitô Giáo (Christianity). Nhưng theo dòng thời gian, đã có những biến cố gây ra tình trạng rạn nứt hay ly giáo (schisms) hoặc những cải cách (reformations) đáng tiếc xảy ra khiến KitôGiáo bị phân chia thành 3 Nhánh chính trên đây. Ngoài ra, còn một nhánh Kitô Giáo nữa là Anh Giáo (Anglican Communion) do vua Henri VIII (1491-1547) của nước Anh chủ xướng năm 1534 để lập một Giáo Hội riêng cho Nước Anh, tách khỏi Rôma chỉ vì Tòa Thánh La Mã (Đức Giáo Hoàng Clement VII) không chấp nhận cho nhà vua ly di để lấy vợ khác.

Cho đến nay, các nhóm ly khai trên vẫn chưa hiệp thông được với Giáo Hội Công Giáo vì còn nhiều trở ngại chưa vượt qua được. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng giới hạn trong câu hỏi được đặt ra, tôi chỉ xin nên sau đây những dị biệt căn bản giữa ba Nhánh Kitô Gíáo lớn trên đây mà thôi.

I- Chính Thống (orthodoxy) khác biệt với Công Gíáo La Mã (Roman Catholicism) ra sao?

Trước hết, danh xưng Chính Thống "Orthodoxy", theo ngữ căn (etymology) Hy lạp " orthos doxa", có nghĩa là "ca ngợi đúng (right-praise), "tin tưởng đúng " (right belief) . Danh xưng này được dùng trước tiên để chỉ lập trường của các giáo đoàn đã tham dự các Công Đồng đại kết (Ecumenical Councils) Nicêa I (325) Ephêsô (431) và nhất là Chalcedon (451) trong đó họ đã đồng thanh chấp thuận và đề cao những giáo lý được coi là chân chính (sound doctrines), tinh tuyền của Kitô Gíáo để chống lại những gì bị coi là tà thuyết hay lạc giáo (heresy).Do đó,trong bối cảnh này, từ ngữ "orthodoxy" được dùng để đối nghịch với từ ngữ " heresy" có nghĩa là tà thuyết hay lạc giáo. Nhưng sau biến cố năm 1054 khi hai Giáo Hội Kitô Giáo Hy Lạp ở Constantinople (tượng trưng cho Đông Phương) và Giáo Hội Công Giáo La Mã (Tây Phương) đã xung đột và ra vạ tuyệt thông cho nhau (anthemas=excommunications) ngày 16 tháng 7 năm 1054 giữa Michael Cerularius, Thượng Phụ Constantinople và Đức cố Giáo hoàng Leo IX vì có những bất đồng lớn về tín lý, thần học và quyền bính, thì danh xưng "Chính Thống" (orthodoxy) lại được dùng để chỉ Giáo Hội Hy Lạp ở Constantinople đã ly khai không còn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo La Mã. Sau này, Giáo Hội "Chính Thống" Hy Lạp ở Constantinople đã lan ra các quốc gia trong vùng như Thổ nhĩ Kỳ, Nga, Albania, Estonia, Cyprus, Finland, Latvia, Lithuania, Rumania, Bulgaria, Serbia, Ukraine...Vì thế, ở mỗi quốc gia này cũng có Giáo Hội Chính Thống nhưng độc lập với nhau về mọi phương diện.Nghĩa là không có ai là người lãnh đạo chung của các Giáo Hội này, mặc dù họ có tên gọi chung là các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương (Eastern Orthodox Churches) tách khỏi Giáo Hội Công Giáo La Mã. (Tây Phương)

Tuy nhiên, hiện nay Thượng Phụ (Patriarch) Giáo Hội Chính Thống Thổ Nhĩ Kỳ ở Istanbul được coi là Thượng Phụ Đại Kết (Ecumenical Patriarch) của các Giáo Hội Chính thông Đông Phương.Cách nay 2 năm Đức Thánh Cha Bê-nê-đich tô 16 đã sang thăm Đức Thượng phụ Giáo Chủ Chính Thống Thổ để tỏ thiện chí muốn đối thoại, đưa đến hiệp thông giữa hai Giáo Hội anh em. Riêng Giáo Hội Chính Thống Nga, cho đến nay, vẫn chưa tỏ thiện chí muốn xích gần lại với Giáo Hội Công Giáo La Mã, vì họ cho rằng Công Giáo muốn "lôi kéo" tín đồ Chính Thống vào Công Giáo sau khi chế độ cộng sản ở Nga tan rã, tạo điều kiện thuận lợi cho Giáo Hội Chính Thông Nga hành Đạo.

Trước khi xẩy ra cuộc ly giáo năm 1054, hai Nhánh Kitô giáo lớn ở Đông và Tây phương (The Greek Church and the Holy See=Rome) nói trên vẫn hiệp thông trọn vẹn với nhau về mọi phương diện vì cả hai Giáo Hội anh em này đều là kết quả truyền giáo ban đầu của các Thánh Tông Đồ Phêrô và Anrê. Lịch sử truyền giáo cho biết là Thánh Phêrô đã rao giảng Tin mừng ở vùng đất nay là lãnh địa của Giáo Hội Công Giáo La Mã (Roma) trong em ngài, Thánh Anrê (Andrew) sang phía Đông để rao giảng trước hết ở Hy lạp và sau đó trong phần đất nay là Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey). Như thế, cả hai Giáo Hội KitôGiáo Đông Phương Constantinople và Tây Phương Rôma đều có nguồn gốc Tông đồ thuần túy (Apostolic succession).

Sau đây là những điểm gây bất đồng khiến đi đến ly giáo (schism) Đông Tây

1- Về tín lý:

Giáo Hội Chính Thống Đông Phương- tiêu biểu ban đầu là Giáo Hội Hy Lạp ở Constantinople- bất đồng với Giáo Hội Công Giáo La Mã về từ ngữ “ Filioque” (và Con) thêm vào trong Kinh Tin Kính Nicêa tuyên xưng “Chúa Thánh Thần bởi Chúa Cha, và Chúa Con mà ra”.

Giáo Hội Chính Thông Đông Phương cũng không công nhận các tín điều về Đức Mẹ Vô Nhiễm Thai (Immaculate Conception) và Lên Trời cả hồn xác (Assumption) mặc dù họ vẫn tôn kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos). Sở dĩ thế, vì họ không công nhận vai trò lãnh đạo Giáo Hội của Đức Giáo Hoàng, nên đã bác bỏ mọi tín điều được các Đức Giáo Hoàng công bố với ơn bất khả ngộ (Infallibility) mà Công Đồng Vaticanô I (1870) đã nhìn nhận.

Chính vì họ không công nhận quyền và vai trò lãnh đạo Giáo Hội hoàn vũ của Đức Giáo Hoàng Rôma, nên đây là trở ngại lớn nhất cho sự hiệp nhất (unity) giữa hai Giáo Hội Chính Thống và Công Giáo cho đến nay, mặc dù hai bên đã tha vạ tuyệt thông cho nhau sau cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Thánh Cha Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Constantinople là Athenagoras I năm 1966.

Giáo Hội Chính Thống có đủ bảy bí tích hữu hiệu như Công Giáo. Tuy nhiên, với bí tích rửa tội thì họ dùng nghi thức dìm xuống nước (immersion) 3 lần để nhấn mạnh ý nghĩa tái sinh vào đời sống mới, trong khi Giáo Hội Công Giáo chỉ dùng nước đổ trên đầu hay trán của người được rửa tội để vừa chỉ sự tẩy sạch tội nguyên tổ và các tội cá nhân (đối với người tân tòng) và tái sinh vào sự sống mới, mặc lấy Chúa Kitô.

2-Về phụng vụ:

Giáo Hội Chính Thống dùng bánh có men (leavened bread) và ngôn ngữ Hy lạp khi cử hành phung vụ trong khi Giáo Hội Công Giáo dùng bánh không men (unleavened bread) và tiếng Latinh trong phụng vụ thánh trước Công Đồng Vaticanô II, và nay là các ngôn ngữ của mọi tín hữu.

3-Sau hết, về mặt kỷ luật giáo sĩ:

Giáo Hội Chính Thông cho phép các phó tế và linh muc được kết hôn trừ Giám mục, trong khi kỷ luật độc thân (celibacy) lại được áp dụng cho mọi cấp bậc trong hàng giáo sĩ và tu sĩ Công Giáo, trừ phó tế vĩnh viễn (pernanent deacons).

Đó là những khác biệt căn bản giữa Giáo Hội Chính Thống Đông Phương và Giáo Hội Công Giáo La Mã.

Tuy nhiên, dù có những khác biệt và khó khăn trên đây, Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Đông Phương đều rất gần nhau về nguồn gốc tông đồ và về nền tảng đức tin, giáo lý, bí tích và Kinh thánh. Vì thế, giáo lý của Giáo Hội Công Giáo đã dạy rằng: “Đối với các Giáo Hội Chính thống, sự hiêp thông này sâu xa đến nỗi “chỉ còn thiếu một chút là đạt được mức đầy đủ để có thể cho phép cử hành chung phép Thánh Thể của Chúa Kitô” (x.SGLGHCG, số 838).

II- Tin lành (Protestantism) và những khác biệt với Công Giáo.

Như đã nói trong bài trước, Tin lành, nói chung, là Nhánh KitôGíao đã tách ra khỏi Giáo Hội Công Giáo sau những cuộc cải cách tôn giáo do Martin Luther, một linh mục Dòng thánh Augustinô, chủ xướng vào năm 1517 tại Đức và lan sang Pháp với John Calvin và Thụy sỹ với Ulrich Zwingli và các nước Bắc Âu sau đó.

1- Ở góc độ thần học:

Những người chủ trương cải cách (reformations) trên đã hoàn toàn bác bỏ mọi nền tảng thần học về bí tích và cơ cấu tổ chức giáo quyền (Hierachy) của Giáo Hội Công Giáo. Họ chống lại vai trò trung gian của Giáo Hội trong việc hòa giải con người với Thiên Chúa qua bí tích tha tội hay hòa giải (reconciliation) vì họ không nhìn nhận bí tích truyền chức thánh (Holy Orders) qua đó Giám mục, Linh mục được truyền chức thánh và có quyền tha tội nhân danh Chúa Kitô (in persona Christi) cũng như thi hành mọi sứ vụ (ministry) thiêng liêng khác (rửa tội, thêm sức, thánh thể, Xức dầu thánh, chứng hôn).

Điểm căn bản trong nền thần học của Tin Lành là con người đã bị tội tổ tông phá hủy mọi khả năng hành thiện rồi (làm việc lành), nên mọi nỗ lực cá nhân để được cứu rỗi đều vô ích và vô giá trị. Chỉ cần tuyên xưng đức tin vào Chúa Kitô dựa trên Kinh Thánh là được cứu rỗi mà thôi. (Sola fide, sola scriptura). Ngược lại, Giáo Hội Công Giáo tin rằng con người vẫn có trách nhiệm cộng tác với ơn Chúa để được cứu rỗi. Nói khác đi, muốn được cứu độ, con người phải cậy nhờ trước hết vào lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa và công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô, nhưng cũng phải có thiện chí công tác với ơn thánh để sống và thực thi những cam kết khi được rửa tội. Nếu không, Chúa không thể cứu ai được như Chúa Giêsu đã nói rõ: “không phải bất cứ ai thưa với Thầy: lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ có ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.” (Mt 7:21).

Nói khác đi, không phải rửa tội xong, rồi cứ hát Alleluia và kêu danh Chúa Kitô là được cứu độ. Điều quan trong hơn nữa là phải sống theo đường lối của Chúa, nghĩa là thực thi những cam kết khi được rửa tội: đó là mến Chúa, yêu người và xa lánh tội lỗi. Nếu không, rửa tội và kêu danh Chúa thôi sẽ ra vô ích.

Anh em tin lành không chia sẻ quan điển thần học này, nên họ chỉ chú trọng vào việc đọc và giảng kinh thánh nhưng không nhấn mạnh đến phần đóng góp của con người như Chúa Giêsu đòi hỏi trên đây. Ngoài phép rửa và kinh thánh, họ không tin và công nhận một bí tích nào khác. Điển hình, vì không công nhận phép Thánh Thể, nên họ không tin Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong hình bánh và rượu, mặc dù một số Giáo phái Tin lành có nghi thức bẻ bánh và uống rượu nho khi họ tụ họp để nghe giảng kinh thánh. Sứ vụ quan trọng của họ chỉ là giảng kinh thánh vì họ chỉ tin có Kinh Thánh (Sola Scriptura) mà thôi.

2- Nhưng Kinh Thánh được cắt nghĩa theo cách hiểu riêng của họ.

Cho nên có rất nhiều mâu thuẫn hay trái ngược với cách hiểu và cắt nghĩa của Giáo Hội Công Giáo. Thí dụ, câu Phúc Âm trong Matthêu 22 : 8-9 trong đó Chúa Giêsu dạy các tông đồ “ không được gọi ai dưới đất là cha là thầy vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời” mà thôi. Vì họ hiểu câu này hoàn toàn theo nghĩa đen (literal meaning) nên đã chỉ trích Giáo Hội Công Giáo là ‘lạc giáo=heretical” vì đã cho gọi Linh mục là “Cha” (Father, Père, Padre)!.

Thật ra, Giáo Hội cho phép gọi như vậy, vì căn cứ vào giáo lý của Thánh Phaolô, và dựa vào giáo lý này, Công Đồng Vaticanô II trong Hiến Chế Tín lý Lumen Gentium đã dạy rằng; “Linh mục phải chăm sóc giáo dân như những người cha trong Chúa Kitô vì đã sinh ra họ cách thiêng liêng nhờ phép rửa và giáo huấn.” (1 Cor 4: 15; LG. số 28).

Một điểm sai lầm nữa trong cách đọc và hiểu kinh thánh của Tin lành là câu Phúc Âm Thánh Marcô kể lại một ngày kia Chúa Giêsu đang giảng dạy cho một đám đông người thì Đức Mẹ cà các môn đệ của Chúa đến. Có người trong đám đông đã nói với Chúa rằng: “Thưa Thầy có mẹ và anh em, chị em của Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy.” (Mc 3:32). Anh em tin lành đã căn cứ vào câu này để phủ nhận niềm tin Đức Mẹ trọn đời đồng trinh của Công Giáo và Chính thống, vì họ cho rằng Mẹ Maria đã sinh thêm con cái sau khi sinh Chúa Giêsu. Nghĩa là họ chỉ tin Đức Mẹ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giêsu mà thôi. Thật ra cụm từ “anh chị em “trong ngữ cảnh (context) trên đây chỉ là anh chị em theo nghĩa thiêng liêng (spiritual brotherhood, sisterhood) và đây là cách hiểu và giải thích Kinh Thánh của Công Giáo và Chính Thống, khác với Tin lành.

Sau hết, về mặt quyền bình, các giáo phái Tin lành đều không công nhận Đức Giáo Hoàng là Đại Diện duy nhất của Chúa Kitô trong sứ mạng chăn dắt đoàn chiên của Người trên trần thế.

3- Về bí tích:

Tất cả các nhóm Tin Lành đều không có các bí tích quan trọng như Thêm sức, Thánh Thể, Hòa giải, Sức Dầu bệnh nhân và Truyền Chức Thánh vì họ không có nguồn gốc Tông Đồ (Apostolic succession) do đó, không có chức linh mục và giám mục hữu hiệu để cử hành các bí tích trên.

Đa số các nhóm này chỉ có phép rửa (Baptism) mà thôi. Nhưng nếu nhóm nào không rửa tội với nước và công thức Chúa Ba Ngôi (The Trinitarian Formula) thì không thành sự (invalidly). Do đó, khi gia nhập Giáo Hội Công Giáo, tín hữu Tin Lành nào không được rửa tội với nước và công thức trên thì phải được rửa tội lại như người tân tòng (catechumen). Nếu họ được rửa tội thành sự thì chỉ phải tuyên xưng đức tin khi gia nhập Công Giáo mà thôi.

Đó là những khác biệt căn bản giữa Công Giáo và Tin Lành nói chung. Tuy nhiên, Giáo Hội vẫn hướng về các anh em ly khai này và mong ước đạt được sự hiệp nhất với họ qua nỗ lực đại kết (ecumenism) mà Giáo Hội đã theo đuổi và cầu nguyện trong nhiều năm qua.

Chúng ta tiếp tục cầu xin cho mục đích hiệp nhất này giữa những người có chung niềm tin vào Chúa Kitô nhưng đang không hiệp thông (communion) với Giáo Hội Công Giáo, là Giáo Hội duy nhất Chúa Giêsu đã thiết lập trên nền tảng các Tông đồ.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hạt Kinh
Nguyễn Đức Cung
21:00 09/09/2016
HẠT KINH
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Cho em xâu chuỗi này hồng,
Để em kể mãi về lòng Chúa thương.
Cho em xâu chuỗi diệu thường,
Kể thương kể khó trên đường em đi.
(Trích thơ của Trăng Thập Tự,Lm)
 
VietCatholic TV
Thời sự tuần qua 10/9/2016: Bóng tối nội tâm nơi Mẹ Têrêsa
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:18 09/09/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Diễn biến quan trọng nhất trong tuần qua là thánh lễ tuyên thánh cho Mẹ Têrêsa thành Calcutta.

Trong tiểu sử chính thức của Mẹ Têrêsa được Đức Hồng Y Angelo Amato, là Tổng trưởng bộ Tuyên Thánh, đọc trước Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ tại quảng trường Thánh Phêrô lúc 10h25 sáng Chúa Nhật, có đoạn như sau:

“Mặc dù, phải chịu đựng một kinh nghiệm đau đớn của bóng tối nội tâm, Mẹ Têrêsa đã đi khắp mọi nơi, có liên quan, như Đức Maria trong trình thuật Thăm Viếng [bà Elizabeth], để truyền bá tình yêu của Chúa Giêsu trên khắp thế giới.”

Từ lâu, thuật ngữ “bóng tối nội tâm” nơi Mẹ Têrêsa thường bị xuyên tạc. Nhiều diễn giải sai lầm cho rằng đó là thái độ mang sắc thái vô thần, hoài nghi không biết Thiên Chúa có thực sự hiện hữu hay không, khi đứng trước những đau khổ vô biên của kiếp người.

“Bóng tối nội tâm” nơi Mẹ Têrêsa thực ra có nghĩa là gì? Trong chương trình này, Hà Thu và Trúc Ly sẽ trình bày với quý vị và anh chị em ý kiến của tác giả David Scott và Cha Brian Kolodiejchuk, là cáo thỉnh viên trong án tuyên thánh này.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

David Scott là một tác giả chuyên nghiên cứu về Mẹ Têrêsa và nữ tu Dorothy Day. Ông có nhiều bài viết được đăng trên báo Quan Sát Viên Rôma. Ông hiện là Vice Chancellor của tổng giáo phận Los Angeles chuyên về truyền thông của tổng giáo phận. Trong cuốn “The Love That Made Mother Teresa”, nghĩa là “Tình yêu hình thành nên Mẹ Têrêsa”, David Scott giải thích “bóng tối nội tâm” nơi Mẹ Têrêsa như một sự mòn mỏi trông chờ được kết hiệp mật thiết với Chúa, một tâm tình thường thấy nơi các vị thánh muốn được yêu mến Chúa hết linh hồn và trí khôn. Các vị cảm thấy đau khổ vì xa cách Chúa. Ông cho biết như sau:

Trong hơn năm mươi năm tiếp theo thị kiến và ngất trí ban đầu, Mẹ Têrêsa chìm trong một bóng tối, một sự im lặng tàn nhẫn. Mẹ chỉ được nghe tiếng nói của Thiên Chúa một lần nữa, và Mẹ tin rằng các cửa trời đã đóng lại đối với Mẹ. Mẹ Têrêsa càng mong muốn có một số dấu chỉ về sự hiện diện của Ngài, Mẹ càng thấy trống rỗng và hoang vắng.

Chúng ta luôn luôn nhìn thấy Mẹ mỉm cười. Mẹ có một nụ cười vui tươi, tinh nghịch, như thể ẩn chứa một số chuyện khôi hài bí mật. Đặc biệt là khi trẻ em quây quần xung quanh Mẹ, Mẹ cười rạng rỡ với niềm vui. Trong những lúc riêng tư, Mẹ có một cảm thức hài hước nhanh chóng bùng nổ, và đôi khi tăng gấp đôi trước những trận cười nghiêng ngả của người xung quanh. Vì vậy, nhiều người đã từng gặp gỡ Mẹ nói rằng Mẹ là người vui vẻ nhất mà họ từng gặp.

Bây giờ chúng ta biết rằng cuộc sống của Mẹ giống như một địa ngục sống. Khi Mẹ tâm sự với cha linh hướng của mình vào năm 1957: “Trong bóng tối. . . Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, con là ai mà Chúa bỏ con? Đứa con mà Ngài yêu thương giờ đây trở thành như là một trong những đứa Ngài ghét nhất, là đứa đã bị Người loại bỏ không ngó tới, không được ưu ái. Con gào lên nhưng không có ai trả lời.”

Mẹ Têrêsa đã sống trong một sa mạc tinh thần, hoảng sợ rằng Thiên Chúa đã từ chối Mẹ, hoặc tệ hơn, Ngài đang hiện diện trong bóng đêm lẩn trốn Mẹ. Như thể có một công thức kỳ lạ, Mẹ càng thành công và càng được ca tụng, thì cảm giác bị bỏ rơi càng lớn hơn và Mẹ cảm thấy tuyệt vọng hơn.

Có một thời gian ngắn, một tháng trong năm 1958, khi Mẹ có thể nhìn thủng bóng tối vây quanh. Ánh sáng của Mẹ đã đến trong một Thánh Lễ cầu siêu ngay sau cái chết của Đức Giáo Hoàng Piô XII, là vị Giáo Hoàng đã cấp phép cho Mẹ rời dòng chị em Loreto và đến sống giữa những người nghèo.

Mẹ viết: “Thỉnh thoảng đêm dài đen tối biến mất cùng với nỗi đau lạc lỏng, cô đơn, một sự đau khổ kỳ lạ trong mười năm. Hôm nay, linh hồn tôi tràn đầy tình yêu, với niềm vui không kể xiết, với một kết hiệp không gián đoạn của tình yêu.”

Bốn tuần sau, bóng tối lại buông xuống: “Ngài đã biến mất, để lại tôi một mình.” Mẹ sống trong bóng tối này cho đến lúc kết thúc cuộc sống trên dương thế.

Các thánh khác cũng đã nói về sự đau khổ và cảm giác bị Chúa bỏ rơi. Trong thế kỷ thứ mười sáu, Thánh Gioan Thánh Giá mô tả các kinh nghiệm này là “đêm tối của linh hồn.” Nhưng chúng ta khó tìm được một vị thánh bị một bóng tối dày đặc rất dài như Mẹ Têrêsa phải chịu đựng.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong khi đó thì cha Brian Kolodiejchuk, linh mục dòng Thừa Sai Bác Ái Canada, là cáo thỉnh viên trong án tuyên thánh cho Mẹ Têrêsa, đưa ra những nhận xét sau với Vatican Radio:

“Mẹ rất có năng khiếu ăn nói. Mẹ là người thông minh, rất thực tế, có năng khiếu dạy học bẩm sinh, có khiếu tổ chức ... Mẹ hát với một giọng hát tuyệt vời; Mẹ biết chơi nhiều nhạc cụ, biết làm thơ. Mẹ có nhiều năng khiếu”.

Cha Brian nói thêm rằng Mẹ Teresa mong đợi rằng bốn ngàn chị em dòng Thừa Sai Bác Ái biết sống tận hiến cho Chúa Giêsu và sống một cuộc sống đơn giản: “các chị em gia nhập dòng là các bác sĩ rất giỏi, các y tá và những người khác nữa - nhưng họ phải sống đơn giản như tất cả các chị em khác. Và bản thân Mẹ đã làm điều đó”.

“Mẹ che dấu đi sự thánh thiện sâu xa của mình bởi sự đơn giản bên ngoài trong cuộc sống và thậm chí cả trong những lời nói của mình”.

Mẹ Têrêsa đã từng nói: “Nếu tôi trở thành một vị thánh, tôi chắc chắn sẽ là một trong những người của Bóng Tối”. Mẹ cũng tin rằng mình sẽ “vắng mặt nơi thiên đàng.” Cha Brian giải thích như sau:

“Tôi nghĩ đó là tuyên ngôn của Mẹ Teresa về 'sứ mệnh' Mẹ sẽ làm khi Mẹ ‘về nhà Chúa’, như Mẹ thường nói. Từ những lá thư mà chúng tôi phát hiện sau khi cái chết của Mẹ, khi chúng tôi bắt đầu thu thập các tài liệu như đã được công bố trong cuốn ‘Mẹ Teresa – Xin Chúa Hãy Đến Và Là Ánh Sáng Của Con: các bài viết riêng tư của Thánh Calcutta’, trước sự ngạc nhiên, nếu không muốn nói là sốc của tất cả mọi người, ngay cả những chị em gần gũi nhất với Mẹ Têrêsa, chúng tôi phát hiện ra kinh nghiệm nội tâm mà Mẹ gọi là ‘Bóng tối’ và nhận ra rằng Mẹ là một người phụ nữ say đắm trong tình yêu với Chúa Giêsu.”

Cú sốc này rất là lớn bởi vì dường như năng lượng không bao giờ cạn kiệt và tài tổ chức của Mẹ Têrêsa đã khiến tất cả mọi người tin rằng Mẹ đã sống với những nhận thức về tình yêu an ủi của Chúa Giêsu dành cho Mẹ .

Tuy nhiên, cha Brian lưu ý rằng các lá thư tiết lộ “rằng Mẹ cảm thấy không được yêu thương, và không được Chúa Giêsu mong muốn. Mẹ cảm thấy rằng Mẹ không thể yêu Chúa Giêsu như lòng mong muốn vì Ngài chưa từng được yêu thương - đó là một kết luận táo bạo nếu bạn đọc các thư này một cách nghiêm túc”

Cha Brian nhớ lại khi ngài đọc một số thư này tại nhà mẹ ở Calcutta, Ấn Độ, cho các chị em là những người biết rất rõ Mẹ “Họ đã khóc vì họ biết rõ Mẹ và giờ đây họ biết Mẹ từng phải đau khổ thế nào.”

Rõ ràng nhất là các lá thư Mẹ viết trực tiếp cho Chúa Giêsu, Đấng mà Mẹ mô tả cùng Ngài sự đau đớn của mình đối với những nghi ngờ về sức mạnh đức tin của mình và tình yêu của Chúa Giêsu đối với Mẹ .

Mẹ viết: “Con sẵn sàng chịu đựng cho đến muôn đời nếu điều này là niềm vui của Chúa hoặc nếu người khác có thể được hưởng lợi từ điều này”

Cha Brian giải thích: “Sự cao thượng, sự vĩ đại của linh hồn này thật to lớn: Con muốn thỏa mãn cơn khát của Chúa với từng giọt máu mà Chúa có thể tìm thấy trong con.”

Đó là lý do các chị em đã khóc trong nhà Mẹ. “Nếu đó không phải là tình yêu dành cho Thiên Chúa, thì còn là gì nữa?”

Mẹ Têrêsa có nghĩ rằng mình cuối cùng sẽ được tuyên thánh hay không?

Khi được hỏi liệu Mẹ Têrêsa có nghĩ rằng mình cuối cùng sẽ được tuyên thánh hay không, cha Brian trả lời như sau:

“Tôi nghĩ rằng Mẹ là người đơn sơ và tinh khiết nhưng Mẹ không ngu ngốc hay ngây thơ. Vì vậy, tôi nghĩ rằng Mẹ chắc chắn đã có một cảm giác về điều đó .... Tại một cuộc họp báo, một nhà báo hỏi: ‘Vâng Mẹ Teresa, Mẹ có biết tại sao mọi người gọi Mẹ là một vị thánh sống không?’ Và Mẹ trả lời ‘anh hay chúng ta không nên ngạc nhiên nếu anh thấy Chúa Giêsu trong tôi bởi vì nghĩa vụ của tất cả chúng ta là nên thánh.’”

“Tôi nghĩ rằng Mẹ Têrêsa phải có một cảm thức nào đó rằng Mẹ sẽ được tuyên thánh nhưng tôi nghĩ rằng một trong những đức tính nổi bật khác của Mẹ là sự khiêm tốn. Mẹ là một trong những phụ nữ được ngưỡng mộ nhất trong thế kỷ XX - không chỉ trong Giáo Hội. Từ thời Thánh Phanxicô Assisi không ai có tiếng vang bên ngoài Giáo Hội. Tất nhiên chúng ta có các vị thánh tuyệt vời khác nhưng có ai có được tiếng vang như thế? .. Ngay cả trong văn hóa, bạn sẽ thấy trong một bộ phim hay một cuốn sách hoặc một tác phẩm nào đó, có người sẽ nói, ‘Anh nghĩ tôi là ai, Mẹ Teresa à?’ Tôi nói như thế để thấy trong văn chương, người ta đồng hóa Mẹ Teresa với lòng tốt, lòng tốt, lòng bác ái”