Ngày 27-08-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mối Nguy Hiểm của Óc Nệ Luật và Vụ Hình Thức
LM Giuse Nguyễn Thành Long
02:06 27/08/2009
Chúa Nhật 22 TN

Mối Nguy Hiểm của Óc Nệ Luật và Vụ Hình Thức

Đọc lại các Tin mừng Nhất Lãm, chúng ta thấy có ít nhất 3 lần Chúa Giêsu bị các Luật sĩ và Pharisiêu mắng vốn về thái độ và hành vi của các đồ đệ mình, theo nghĩa “Mũi dại thì lái phải đòn”. Lần thứ nhất, khi họ thấy các môn đệ Chúa Giêsu không giữ chay. Lần thứ hai, khi họ chứng kiến các môn đệ vi phạm một trong 39 điều không được phép làm trong ngày Sabát: bứt lúa ăn dọc đường. Và lần này là lần họ bắt quả tang các môn đệ đến dùng bữa tại nhà một người Biệt phái cùng với Chúa Giêsu mà không tuân giữ tập tục của các tiền nhân: rửa tay trước khi ăn. Người Pharisêu cho đây là những xì-căng-đan. Thật vậy, cứ theo mặt chữ mà xét thì các môn đệ đã lỗi luật, đã sai phạm.

Thế nhưng, điều đáng nói là cả 3 lần Chúa Giêsu đều lên tiếng bênh vực cho các môn đệ. Phải chăng làm như thế là Chúa Giêsu đã biện minh, đã dung dưỡng cho những sai lỗi của các học trò của mình ? Thực ra Chúa Giêsu không dung biện, cũng không đồng lõa với các môn đệ mình. Ngài chỉ muốn phê phán thái độ nệ luật, vụ hình thức của các luật sĩ và Biệt phái vì họ quá chi li xét nét từng tiểu tiết, từng chấm từng phẩy trong bộ luật, nhưng lại bỏ qua những điều chính yếu của luật là đức công bình và tình yêu thương. Đây không phải là lần duy nhất Ngài tỏ thái độ gay gắt với họ, mà nhiều lần khác nữa. Đơn giản vì óc nệ luật và vụ hình thức gây ra nhiều mối nguy hiểm lớn:

- Khi quá nệ luật, vụ hình thức, luật sẽ trở thành gánh nặng cho con người. Thậm chí luật sẽ trói buộc con người và biến họ thành những kẻ nô lệ cho chính lề luật. Trong khi luật được lập ra với mục đích là vì con người, cho con người; chứ con người không sống vì lề luật. Luật phải phục vụ con người, chứ không phải con người phục vụ cho lề luật. Thay vì luật giúp giải phóng và thăng tiến con người, thì lại kiềm hãm và làm cho con người không lớn lên được. Cả khi đói, muốn ngắt vài bông lúa ăn cho đỡ đói cũng không dám vì sợ phạm luật (x. Mt 12, 1-2).

- Khi quá nệ luật, vụ hình thức thì những việc làm của con người nhân danh lề luật, sẽ trở nên vô giá trị trước mặt Thiên Chúa. Bởi lẽ điều mà Thiên Chúa cần hơn cả không phải là hình thức bên ngoài mà là tinh thần bên trong, tấm lòng: “Ta chỉ muốn lòng nhân từ, chứ đâu cần hy lễ”. Dĩ nhiên cái bên trong cũng cần được thể hiện ra bằng hình thức bên ngoài; nhưng chỉ săm soi chăm chú cái bên ngoài mà coi nhẹ hay xem thường nội dung bên trong, thì tất cả chỉ là não bạt phèng la rỗng không trước mặt Thiên Chúa. Đức Giêsu đã mạnh mẽ lên án điều này: “Dân này thờ kính Ta bằng môi miệng, còn lòng chúng thì xa Ta. Chúng thờ phượng Ta cũng là vô ích…” (Mc 7,6)

- Khi quá nệ luật, vụ hình thức, luật sẽ biến con người thành những quan tòa khắt khe đối với anh em mình. Chính vì óc vụ luật, nên các Luật sĩ và Biệt phái sẵn sàng lên án người khác khi họ sai lỗi, dù chỉ là một lỗi nhỏ, như trường hợp các môn đệ: chỉ bứt một vài bông lúa ăn cho đỡ cơn đói, hoặc quên không rửa tay trước khi ăn, cũng bị kết tội. Thậm chí họ còn dùng lề luật để lên án tử cho những người không sống như họ đã sống. Họ khắt khe lên án là vì họ chỉ chú trọng đến hình thức mà không chú trọng đến tinh thần của luật, đó là tấm lòng yêu mến. Chúa Giêsu đã cảnh tĩnh họ điều này khi nói: “Nếu các ông hiểu được ý nghĩa câu này: Ta muốn lòng nhân, chứ đâu cần lễ tế, ắt các ông sẽ không lên án người vô tội” (Mt 12, 7).

Biết bao lần tôi đã trở thành nô lệ cho lề luật, chỉ vì thiếu chữ tâm khi giữ luật. Biết bao lần tôi đã đánh mất công phúc đời này lẫn đời sau, chỉ vì giữ luật mà vắng chữ tình - tình mến đích thực đối với Chúa. Và biết bao lần tôi đã làm quan án đoán xét anh em một cách không thương xót khi họ sai phạm một vài điều luật nhỏ, chỉ vì tôi đã sao lãng chữ lòng – lòng cảm thông và bao dung đối với anh em mình.

Xin Chúa giúp mỗi người chúng ta biết tránh xa lối sống nệ luật, vụ hình thức, để cuộc đời chúng ta được thăng tiến mỗi ngày nhờ sống tinh thần của luật đó là tinh thần của tình yêu thương. Amen.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:46 27/08/2009
HỎI TRỜI

N2T


Hoa sen hỏi Chúa tạo vật:

- “Ngài coi, hơi thở của con có mùi thơm tự nhiên mặt mày đẹp đẽ cao thượng, ngọc cốt băng thanh, không quá cho phép chơi bời suồng sả, lại còn thực dụng. Lẽ nào con không xứng đáng đứng đầu muôn hoa độc nhất vô nhị giữa trời đất sao?

Đấng tạo hóa đáp lời:

- “Đứng đầu cũng là đứng cuối, quá lớn cũng là quá nhỏ”.

Sen bác bỏ không chịu:

- “Vậy thì Ngài không phải là Đấng chí cao vô thượng à! Sao Ngài lại nói như thế?”

- “Cho nên”- Đấng tạo hóa nói: “Ta PHỤC VỤ và LO LIỆU cho chúng nhân”.

(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")

Suy tư:

Từ khi nguyên tổ chúng ta phạm tội, thì con người trở nên kiêu ngạo, ai cũng muốn đứng trên đầu trên cổ của người khác.

Các quốc gia giàu có thì muốn thống trị các nước khác.

Người có tiền bạc ức triệu thì mua danh vọng, chức quyền để được làm ông này bà nọ.

Có người thích làm bề trên trong cộng đoàn dù trình độ chẳng đến đâu, võ vẽ vài chữ cũng muốn làm “anh hai” của cộng đoàn.

Chúa Ki-tô đến trần gian không phải để phục vụ đó sao? – “Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13, 14-15).

Muốn làm lớn thì phải làm nhỏ, có nghĩa là phải phục vụ anh em trước.

Chúa Ki-tô vừa phục vụ vừa lo liệu cho chúng ta.

Ngài là Thiên Chúa nên Ngài LO LIỆU.

Ngài là con người nên Ngài PHỤC VỤ.

Chúng ta –người Ki-tô hữu- là con người nên chúng ta phục vụ tha nhân, phục vụ anh em, nhưng phục vụ cách chu toàn, phục vụ trong yêu thương, phục vụ trong lo liệu phó thác cho Thiên Chúa.

--------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:48 27/08/2009
N2T


38. Một người khiêm tốn thật thì cam tâm nhận sự sai khiến của mọi người.

(Thánh Terese of Lisieux)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:50 27/08/2009
N2T


211. Tất cả mọi công việc, dù là công việc dệt vải thì cũng là công việc cao thượng. Bản chất của công việc là cao thượng.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội Đồng Giám Mục HK khai trương Website về Cải Cách Chăm Sóc Sức Khỏe, nêu rõ lập trường và ưu tư của Giáo Hội
Trần Mạnh Trác
01:22 27/08/2009
WASHINGTON- Hội Đồng Giám Mục HK (USCCB) đã khai trương một trang web để khuyến khích một "chính sách y tế phổ thông thật sự với sự tôn trọng cuộc sống và nhân phẩm con người." Trang web, www.usccb.org/healthcare, bao gồm các văn thư gửi cho quốc hội, những video, những sự kiện và số liệu thống kê, các câu hỏi thường gặp, và các links để liên lạc với các thành viên trong Quốc hội.

Trong số các văn thư có một bức thư ngày 11 tháng tám của ĐHY Justin Rigali, chủ tịch hội đồng Phò Sự Sống, phê bình các quy định về phá thai trong các phiên bản của lập pháp và một bức thư ngày 17 tháng bảy của ĐGM William Murphy, chủ tịch hội đồng Công Lý Xả Hội, phác họa những mối quan tâm và ưu tiên của Hội Đồng GM về các cải cách chăm sóc sức khỏe.

Những tiết mục đặc biệt của trang web gồm có những video thảo luận về chính sách của Hội Đồng Giám Mục HK (USCCB) về vấn đề chăm sóc sức khỏe. Kathy Saile, giám đốc của ủy ban phát triển xã hội, phác họa lập trường và mối quan tâm chung. Richard Doerflinger, phó giám đốc của ủy ban hoạt động phò sự sống, mô tả các tranh cãi liên hệ đến phá thai và việc cải cách chăm sóc sức khỏe.

Trang web cũng chứa đựng các sự kiện và số liệu thống kê về việc chăm sóc sức khỏe của giáo hội Công Giáo Hoa Kỳ, trong đó có 624 bệnh viện công giáo, 164 cơ quan y tế tại gia (home health agencies), và 41 tổ chức trợ giúp việc lâm chung (hospice organizations).
 
Interrupted Lives (Những mảnh đời đứt đoạn), câu chuyện của những nữ tu anh hùng, sẽ trình chiếu trên đài truyền hình ABC.
Trần Mạnh Trác
01:26 27/08/2009
WASHINGTON-Một số là y tá, nhiều người là nhà giáo, còn những người khác lo việc chăm sóc trẻ mồ côi, người già, người bệnh tâm thần. Họ tất cả là những nữ tu đã chịu khốn khó dưới các chế độ Đông Âu sau Thế Chiến thứ II.

Câu chuyện của họ đã được kể lại trong " Interrupted Lives: Những nữ tu công giáo dưới chế độ cộng sản châu Âu", là một bộ phim tài liệu một giờ sẽ được phân phối vào Chủ nhật, 13 tháng Chín trên kênh truyền hình ABC và các chi nhánh (Xin xem danh sách TV Guide địa phương.)

Interrupted Lives trình bày đoạn đời của những nữ tu Công Giáo và Chính Thống Giáo Hy Lạp vùng Đông và Trung Âu đã bị kẹt trong giai đoạn cuối của Thế Chiến II dưới sự thống trị của Liên Bang Soviet thời Josef Stalin.

Trước khi bức tường Berlin xụp đổ năm 1989, nhiều nữ tu đã bị cầm tù, bị đầy lên Siberia, bị cưỡng bức lao động nông nghiệp và công nghiệp, bị trục xuất, trường học và bệnh viện của họ bị chiếm đoạt và họ bị đuổi ra khỏi các tu viện. Bao gồm các cuộc phỏng vấn còn có những “nữ tu chui” ( "secret sisters") là những người gia nhập dòng tu trong khoảng thời gian này và sống theo ơn gọi tu trì một cách bí mật…

Được quay tại các địa điểm ở Ukraina, Lithuania, Rumani, Slovakia, Hungary và Hoa Kỳ, Interrupted Lives sẽ đưa người xem vào các khu ổ chuột, nhà tù, trại tập trung, những khu bị chiếm đoạt nơi mà chế độ Cộng Sản phân cách cuộc sống của các nữ tu này.

Những phỏng vấn với các học giả Đông Âu, cũng như với các nữ tu cống hiến cho chúng ta những chứng cớ mạnh mẽ về đức tin, lòng can đảm và sự kiên trì của các nữ tu. Những câu chuyện riêng của họ đang nâng cao nhận thức về nhiều bách hại vẫn còn tồn tại ngày nay trên lãnh vực chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng.

Chương trình chiếu phim được tài trợ một phần do Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trong chiến dịch truyền thông dành cho các Giáo Hội tại miền Trung và Đông Âu.
 
Tội lỗi tại Mỹ: một nghiên cứu mưu tìm người tốt kẻ xấu
Trần Mạnh Trác
01:29 27/08/2009
Tội lỗi tại Mỹ: một nghiên cứu mưu tìm người tốt kẻ xấu

WASHINGTON (CNS) - Ở Mỹ có bao nhiêu tội?

Đó là tùy vào nơi bạn sinh sống, theo như ý kiến của bốn giáo sư địa dư trường Đại học Kansas State University.

GS Thomas Vought mô tả đây là một nghiên cứu không có chủ ý nghiêm túc, nghĩa là không có ý lôi kéo sự chú ý của các nhà nghiên cứu địa dư đang họp ở Las Vegas, nhưng mà một cách nào đó là để đóng góp cho sự hiểu biết về các thói quen của người dân Mỹ, cách riêng về ý tưởng rằng miền Nam - từ North Carolina qua Louisiana – là vùng có nhiều bảy mối tội đầu.

Còn vùng nào có ít tội?

Đó là miền Midwest Appalachia và miền Tây, kết quả của nghiên cứu này cho thấy.

Trừ phi khi những người dân miền Nam muốn khác đi, GS Vought nói với Catholic News Service, thì bản nghiên cứu không nên dùng như là một văn bản có thẩm quyền về trạng thái sự tội đang xảy ra tại Mỹ.

"Tôi nghĩ rằng việc làm của chúng tôi không phải để gửi ra một tín hiệu gì, mà đây chỉ là một bài tập cho vui."

Nghiên cứu xoay quanh bảy mối tội đầu truyền thống: Dâm Dục, Mê ăn uống, Tham Lam, Lười Biếng, Giận Dữ, Ganh Ghét và Kiêu Ngạo (lust, gluttony, greed, sloth, wrath, envy and pride.) GS Vought cho biết các nhà nghiên cứu đã sử dụng các dữ liệu khách quan để tránh thiên vị. Đó là những dữ liệu từ kiểm tra dân số, từ tài liệu tội phạm của FBI, từ các báo cáo của Bộ Y Tế và từ những thống kê của Bộ Nhân Sự (Department of Health and Human Services).

Phát họa những dữ liệu trên bản đồ, các nhà nghiên cứu đã có thể dự liệu tội nào xảy ra nhiều hay ít tại mỗi vùng.

Đây là cách thức mà các nhà nghiên cứu tính toán:

- Lười Biếng: dùng chi phí bình quân đầu người vào vui chơi giải trí, ví dụ như video games và phim ảnh cho thuê, những hoạt động này làm cho người dân có xu hướng tự cô lập theo như báo cáo của " U.S. Census Bureau 2002 Economic Census: Arts, Entertainment and Recreation Report."

- Tham Lam: so sánh tổng số thu nhập bình quân đầu người với số lượng người dân sống trong đói nghèo theo báo cáo của Cục Thống kê Hoa Kỳ.

- Ganh Ghét: dùng số liệu thống kê từ " FBI Uniform Crime Reports " liên quan đến trộm cắp, cướp giật, trộm xe.

- Giận Dữ: dùng số liệu thống kê từ FBI, ngoại trừ hãm hiếp, hành hung và giết người.

- Mê ăn uống: so sánh tổng số các nhà hàng thức ăn nhanh với tổng số dân số theo báo cáo của " U.S. Census Bureau 2002 Economic Census: Food Services and Drinking Places Report."

- Dâm Dục: dùng số bệnh tình dục bình quân đầu người từ US Department of Health and Human Services.

- Kiêu Ngạo: Không có dữ liệu liên quan, các nhà nghiên cứu dùng sự tập hợp của các tội lỗi khác.

GS Vought nói rằng theo các nhà nghiên cứu thì những tội lỗi như Mê Ăn Uống và Lười Biếng là nhỏ so với Tham Lam, Dâm Dục, Ganh Ghét, Giận Dữ và Kiêu Ngạo. Mê Ăn Uống nhất là ở khu vực từ miền Đông Nam Virginia tới miền Tây Bắc North Carolina. Một số vùng đơn lẻ (gọi là Túi) của sự Mê Ăn Uống cũng được thấy ở trung tâm Appalachia và miền tây Texas.

Lười Biếng cũng ít ỏi và rời rạc. Dữ liệu cho thấy sự Lười Biếng phổ biến nhất là ở miền Nam Montana, phía Nam-Trung Pennsylvania, và vùng Los Angeles và phụ cận.

Tham Lam phổ biến rộng rãi hơn với những túi lớn ở miền nam Florida, hầu hết California, phía Nam Nevada, tây Arizona, và dọc bờ biển Đại Tây Dương từ phía bắc Virginia lên tới phía nam New England. Không có gì bất ngờ ở đó. Nhưng, đáng ngạc nhiên, đáng kể là túi của tham lam ở Seattle và tây Washington, Denver và miền Bắc Colorado, các khu vực Houston và Dallas, một giải quanh phía Nam của Lake Michigan, và khu vực xung quanh phía Tây của hạ lưu Lake Erie.

Các khu vực ít tham lam thì là các tiểu bang miền Nam trong một giải đất kéo dài từ Georgia qua Arkansas và West Virginia, Bắc-trung tâm Texas, và miền “thượng” Midwest từ Kansas đến North Dakota.

Khi nói đến Ganh Ghét, Giận Dữ và Dâm Dục, dữ liệu trỏ đến miền Nam như là hầu hết các khu vực tội lỗi. Còn những vùng từ tây Appalachia cho đến vùng thượng Midwest là ít tội lỗi nhất.

Kiêu Ngạo, sự tổng hợp của tất cả các tội lỗi khác, phần lớn đi theo các mô hình của Ganh Ghét, Giận Dữ và Dâm Dục.

Khái niệm về bảy mối tội đầu, cũng được biết đến như là nền tảng các tội trọng, là khái niệm bắt đầu thừ bài viết của thày tu Evagrius Ponticus vào thế kỷ thứ tư, xác định ra tám tâm địa ác, từ đó tất cả các hành vi phát sinh ra tội. Liệt kê từ nhẹ đến nặng là: Mê Ăn Uống, Dâm Dục, Tham Lam, Buồn Bã, Tức Giận, tinh thần lười biếng (acedia), Hư Vinh (vanity) và Kiêu Ngạo.

Đến cuối thế kỷ thứ sáu, Đức Giáo Hoàng Gregory I - St Gregory the Great – nổi danh là một người viết lách rất nhiều, đã sửa đổi danh sách, thành ra bảy mối tội đầu. Trong thế kỷ 13 thánh Thomas Aquinas cũng nhận xét về tội lỗi trong "Summa Theologica". Kể từ đó - từ nhà thơ Dante Alighieri vớI vở " Hài kịch The Divine“ cho đến các thực hiện truyền hình, phim ảnh và video games ngày nay - những tội lỗi của nhân loại đã là trọng tâm của nhà văn, triết gia và thần học gia.

GS Vought và các bạn cũng có ý muốn thực hiện một phân tích tương tự cho bảy nhân đức, được xác định trong truyền thống Công Giáo là Thận Trọng, Công Bằng, Chừng Mực, Can Đảm và những Đức Hạnh của Đức Tin, Cậy và Ái. (prudence, justice, temperance and courage and the theological virtues of faith, hope and charity)

Điều rắc rối với một nghiên cứu như vậy, là nó sẽ có nhiều chủ quan và khó tìm được những số lượng trong xã hội Mỹ. Nếu một nghiên cứu như vậy được thực hiện với một mức độ chính xác cao, thì nó có thể cho thấy rằng các khu vực địa lý mà dường như có nhiều tội thì cũng có nhiều nhân đức hơn lên.

Trong trường hợp bạn đang tự hỏi về Las Vegas - còn gọi là "Sin City" (thành phố tội lỗi), là thủ đô cờ bạc của Mỹ, các nhà nghiên cứu cho biết thành phố hầu như có một tỷ số trung bình sánh với phần còn lại của đất nước. Nhưng trong tiểu bang Nevada, thì nó là khu vực tội lỗi nhất, theo sau là Carson City.



TMT dịch.
 
Đức Thánh Cha kêu gọi thay đổi mô thức phát triển toàn cầu, tôn trọng môi sinh và bảo vệ thiên nhiên
Linh Tiến Khải
15:15 27/08/2009
Trái đất là ơn rất qúy báu Thiên Chúa ban cho nhân loại, vì vậy phải cấp thiết tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, tái phục hồi và lượng định tương quan đúng đắn với môi sinh trong cuộc sống mỗi ngày và thay đổi mô thức phát triển toàn cầu.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với hơn 2000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 26-8-2009 trong sân nhà nghỉ mát Castel Gandolfo.

Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chúng ta đang tới gần cuối tháng 8, và đối với nhiều người nó cũng có nghĩa là kết thúc kỳ nghỉ hè. Trong khi trở lại với các sinh hoạt thường ngày, làm sao lại không cảm tạ Chúa vì ơn qúy báu của thụ tạo, có thể thưởng thức, và không phải chỉ thưởng thức trong kỳ hè mà thôi. Các hiện tượng môi sinh đồi tệ và các tai ương thiên nhiên mà báo chí thường ghi nhận, cấp thiết mời gọi chúng ta phải tôn trọng thiên nhiên, bằng cách trong cuộc sống thường ngày biết phục hồi và đánh gía trở lại một tương quan đúng đắn với môi sinh. Liên quan tới các đề tài này khiến cho các giới chức và dư luận công cộng âu lo, cũng đang phát triển một sự nhậy cảm mới, được diễn tả ra trong nhiều cuộc hội họp cả trên bình diện quốc tế.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Trất đất là ơn qúy báu của Đấng Tạo Hóa. Ngài đã đặt định các trật tự nội tại và như thế cho chúng ta các dấu chỉ định hướng, cần phải tuân giữ trong tư cách là các người quản lý thụ tạo của Chúa. Chính từ ý thức đó mà Giáo Hội coi các vấn đề liên quan tới môi sinh và việc bảo vệ nó như gắn liền một cách mật thiết với đề tài phát triển con người toàn diện. Tôi đã nhiều lần đề cập tới vấn đề này trong thông điệp ”Yêu thương trong sự thật”, bằng cách nhắc lại sự cấp thiết luân lý của một tình liên đới mới (s. 49), không phải chỉ trong các tương quan giữa các nước, mà cả trong liên hệ giữa các cá nhân, bởi vì môi sinh được Thiên Chúa trao ban cho tất cả mọi người, và việc sử dụng nó bao gồm trách nhiệm cá nhân của chúng ta đối với toàn thể nhân loại, đặc biệt đối với những người nghèo túng và các thế hệ tương lai (s. 48). Nhận thức được trách nhiệm chung đó đối với thụ tạo, Giáo Hội không chỉ dấn thân thăng tiến việc bảo vệ trái đất, nước và khí, do Đấng Tạo Hóa ban cho tất cả mọi người, mà cũng dấn thân bảo vệ con người chống lại sự tàn phá chính nó. Thật thế, khi ”môi sinh nhân bản” được tôn trọng trong xã hội, thì cả môi sinh thiên nhiên cũng được hưởng ích lợi” (ibid). Lại không đúng hay sao, khi việc sử dụng vô chừng mực thiên nhiên bắt đầu tại nơi nào Thiên Chúa bị loại bỏ ra bên lề hay tệ hại hơn cả sự hiện hữu của Ngài cũng bị chối bỏ? Nếu tương quan của con người với Đấng Tạo Hóa bị giảm bớt, thì vật chất bị giản lược thành chiếm hữu ích kỷ, con người trở thành đòi hỏi cuối cùng của nó, và mục đích của cuộc sống bị giản lược thành một cuộc chay đua mệt nhọc để chiếm hữu nhiều chừng nào có thể.

Đức Thánh Cha đã giải thích ơn gọi và trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên như sau:

Thiên nhiên, vật chất được Thiên Chúa cấu tạo một cách thông minh, như thế được giao phó cho trách nhiệm của con người, có khả năng giải thích nó và tái nhào nặn nó một cách tích cực, mà không tự coi mình là chủ nhân. Đúng hơn con người được mời gọi thi hành việc cai quản có trách nhiệm để giữ gìn thiên nhiên, làm cho nó sinh lợi và vun trồng nó, bằng cách tìm ra các tài nguyên cần thiết cho một cuộc sống xứng đáng cho tất cả mọi người.

Với sự trợ giúp của chính thiên nhiên và với dấn thân của công việc làm và sáng chế của mình, nhân loại thực sự có khả năng chu toàn nhiệm vụ nghiêm trọng là trao ban cho các thế hệ mới một trái đất, mà tới phiên họ cũng có thể ở được một cách xứng đáng và và tiếp tục vun trồng nó (s. 50). Để có thể thực hiện được điều này, cần phải phát triển một giao ước giữa con người và môi sinh, phản ánh tình yêu thương của Thiên Chúa (Sứ điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới 2008, 7), thừa nhận rằng chúng ta tất cả đều phát xuất từ Thiên Chúa và tất cả đều đang tiến tới với Ngài. Thật là quan trọng biết bao nhiêu, khi cộng đoàn quốc tế và các nước riêng rẽ biết đưa ra các dấu chỉ đúng đắn cho công dân của mình, để chống lại một cách hữu hiệu các kiểu sử dụng môi sinh gây thiệt hại cho nó! Các chi phí kinh tế và xã hội phát xuất từ việc sử dụng các tài ngyên môi sinh chung, được thừa nhận một cách trong sáng, phải do những người được hưởng chúng thanh toán, chứ không phải do các dân tộc khác hay các thế hệ tương lai. Việc bảo vệ môi sinh, bảo vệ các nguồn tài nguyên và khí hậu đòi hòi các giới hữu trách quốc tế phải hành động chung với nhau trong việc tôn trọng luật lệ và tình liên đới, nhất là đối với những vùng yếu đuối nhất của trái đất (s. 50).

Cùng nhau chúng ta có thể xây dựng một sự phát triển nhân bản toàn vẹn có lợi cho các dân tộc trong hiện tại và tương lai, một sự phát triển được linh hứng bởi các giá trị của tình yêu thương trong sự thật. Để cho điều ấy trở thành thực tại, cần phải hoán cải mô thức phát triển toàn cầu hiện nay hướng tới một sự chia sẻ trách nhiệm lớn hơn đối tới thụ tạo: không chỉ có các cấp thiết môi sinh đòi hỏi điều đó, mà cả gương mù gương xấu của nạn nghèo đói bần cùng nữa.

Rồi Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau: Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cảm tạ Chúa và lấy các lời của thánh Phanxicô thành Assisi trong Bài Ca Vạn Vật làm của chúng ta: ”Lậy Đấng Tối cao, quyền năng, lậy Chúa nhân lành, xin dâng Chúa lời chúc tụng, vinh quang, danh dự và mọi lời chúc tụng... Xin chúc tụng Chúa, lậy Chúa của con, với tất cả mọi thụ tạo”. Cả chúng ta nữa chúng ta cũng muốn cầu nguyện và sống theo tinh thần của các lời chúc tụng này.

Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm tín hữu hiện diện bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ba Lan. Trong tiếng Ý Đức Thánh Cha chào một nhóm các linh mục mừng Ngân Khánh ngày chịu chức và các đại chủng sinh tham dự cuộc gặp gỡ mùa hè do tổng giáo phận tổ chức. Ngài cầu chúc Năm Linh Mục, mà Giáo Hội đang cử hành, là dịp giúp từng người đào sâu giá trị sứ mệnh linh mục thừa tác trong Giáo Hội và trên thế giới.

Với các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha nói trong các ngày tới này phụng vụ mừng kính hai vị đại thánh là thánh nữ Monica và thánh Agostino, hai mẹ con hiệp nhất trong mối dây gia đình và hiệp nhất bởi vinh quang trên trời. Ước gì gương sống của các ngài thúc đẩy người trẻ chân thành say mê tìm kiếm Sự Thật Tin Mừng; vén mở cho các bệnh nhân thấy giá trị cứu rỗi của khổ đau hiến dâng cho Thiên Chúa hiệp nhất với hy lễ của Thập Giá; và trợ lực các cặp vợ chồng mới cưới trong chứng tá quảng đại cho tình yêu nhưng không của Thiên Chúa.

Sau cùng Đức Thánh Cha cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho tất cả.
 
Giới trẻ, Kinh Thánh và các tật xấu của con người thời nay
Linh Tiến Khải
15:20 27/08/2009
Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Giancfranco Ravasi, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Văn Hóa về giới trẻ, Kinh Thánh và các tật xấu của con người ngày nay

Ngày 21-8-2009 chương trình tiếng Bulgari của đài Vaticăng đã thực hiện một cuộc phỏng vấn quay phim Đức Tổng Giám Mục Giancfranco Ravasi, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Văn Hóa về các thách đố văn hóa trong thế giới toàn cầu, ngôn ngữ của người trẻ, cách thức họ tiến tới gần Kinh Thánh và các tật xấu của con người thời nay. Chúng tôi đã gửi tới qúy vị và các bạn phân đầu cuộc phỏng vấn đề cập tới các thách đố văn hóa trong thế giới toàn cầu. Hôm nay xin gửi tới qúy vị nội dung phần hai của bài phỏng vấn về người trẻ, Kinh Thánh và các tật xấu của con người thời nay.

Hỏi: Kính thưa Đức Tổng Giám Mục Ravasi, nền văn hóa trong thế giới toàn cầu như Đức Cha đã miêu tả hướng tới chỗ giáo dục người trẻ sống theo vật chất có giảm thiểu giá trị của nền văn hóa đích thực, là nền văn hóa luôn tìm hướng con người lên cao hay không?

Đáp: Để trả lời câu hỏi này, tôi xin lập lại lời nói của một nghệ sĩ Mỹ rất nổi tiếng đó là ông Bill Viola, tác giả của một Video nghệ thuật liên quan tới các biểu tượng như nước, ánh sáng để diễn tả mầu nhiệm các lần Thiên Chúa tự tỏ hiện. Ông nói: ”Chúng tôi bị khiêu khích bởi ước muốn của Đức Cha là khiến cho nghệ thuật mới có thể trở vào trong các nhà thờ. Lý do vì nghệ thuật ngày nay loại trừ hai nhân tố nền tảng trong qúa khứ. Nhân tố thứ nhất loại trừ việc tìm kiếm vẻ đẹp, nhân tố thứ hai là loại trừ ý nghĩa của một sứ điệp. Đó là sự diễn tả cảm xúc, diễn tả thực tại bùng nổ với các ý nghĩa tối tăm”. Đó là lý do tại sao nghệ thuật đang ở trong một tình trạng khó khăn, ngày càng trở thành điểm quy chiếu của chính nó, đóng kín trong chính nó trong các hình ảnh không thể hiểu nổi, nếu không có cùng loại ngôn ngữ. Đây có lẽ là dịp đặt vấn nạn trở lại về con người, về mầu nhiệm của các dấu chỉ mà con người nhìn thấy chung quanh mình, về sự siêu việt. Chúng ta hãy nghĩ tới giá trị của các biểu tượng, và ý nghĩa của chúng.

Hỏi: Các người thông truyền của Giáo Hội làm thế nào để khiến cho Kinh Thánh ”ngon lành hơn” đối với giới trẻ ngày nay, và khiến cho nó dễ hiểu hơn với ngôn ngữ của họ, thưa Đức Cha?

Đáp: Tôi xin đề nghị ba con đường. Thứ nhất là con đường ghi nhận rằng Kinh Thánh dùng thứ ngôn ngữ biểu tượng. Chúa Kitô đã giảng dậy bằng các dụ ngôn. 35 dụ ngôn trở thành 72 dụ ngôn, nếu kể cả các ẩn dụ và các so sánh. Vì thế phải trở về với một ngôn ngữ, hay đề nghị ngôn ngữ của Kinh Thánh trong các biểu tượng của nó. Con đường thứ hai là chỉ cho người trẻ thấy bên trong Kinh Thánh có tất cả các vấn đề, các câu hỏi và các cật vấn cấp bách nhất trong cuộc sống con người. Nếu muốn chọn một vài tác phẩm kinh thánh để giới thiệu các vấn đề đó với người trẻ thì hãy lấy sách Diễm Ca, sách ông Giốp, sách Qohelet và lấy Diễn Văn Trên Núi tức Hiến Chương Tám Mối Phúc Thật.

Tôi đã lấy 4 thí dụ trên đây vì các tác phẩm này đề cập tới các vấn đề: mầu nhiệm sự dữ, hạnh phúc và niềm vui của tình yêu, ý nghĩa cuộc khủng hoảng, sự tràn đầy của việc cho đi, sự tràn đầy của cuộc sống. Các yếu tố này tôi phải gỡ chúng ra khỏi ngôn ngữ. Và đây là con đường thứ ba. Ngôn ngữ kinh thánh là ngôn ngữ thuộc các thời đại khác nhau nhưng có điểm lợi, vì nó là ngôn ngữ biểu tượng. Nó là một ngôn ngữ được sao đi chép lại. Sao đi chép lại trong các bản dịch, và các bản dịch mới trong ngôn ngữ của người trẻ rất là quan trọng; thế rồi cũng có các bản dịch bằng hình ảnh đó là Kinh Thánh như được diễn tả trong lịch sử nghệ thuật trong tất cả mọi hình thái của nó, kể cả lịch sử phim ảnh. Chẳng hạn chúng ta hãy nghĩ xem phim Phúc Âm thánh Matthêu của Passolini muốn nói gì, Phúc âm thánh Marco của Pisolini muốn nói gì. Đó là một kiểu dịch Kinh Thánh bằng phim ảnh. Đó là chưa kể tới biết bao nhiêu các tác phẩm nghệ thuật rất phong phú diễn tả các cảnh và các nhân vật trong Kinh Thánh từ cổ chí kim. Rồi nếu muốn giới thiệu sách Khải Huyền thì có thể lấy cuốn phim ”Dấu ấn thứ bẩy” của đạo diễn Bergman. Nghĩa là tôi cũng phải khiến cho người trẻ tái chiếm được nền văn hóa cổ xưa hay mới đây, mà họ chỉ nghe nói đến trong trường học, hay không nghe nói đến bao giờ. Đó là ba con đường: con đường của biểu tượng, con đường của các đề tài, và con đường của ngôn ngữ.

Hỏi: Thưa Đức Tổng Giám Mục Ravasi, ngày nay có vài cuốn sách hay cuốn phim đề cập tới các biến cố của Giáo Hội và tìm kích thích tính tò mò của con người. Tín hữu phải có thái độ đúng đắn nào đối với các sản phẩm văn hóa này?

Đáp: Trước hết cần phải nói rằng trong loại phim này sự thái qúa khiến cho chúng trở thành không thật. Khi đưa ra nhiều cảnh bất thình lình, khi phóng đại các tội phạm, và khi phóng đại cả mầu sắc, thì khán gỉa chắc chắn coi đó chỉ là một trò chơi, chứ không phải một sứ điệp.

Và đó là các phản ứng có thể ghi nhận được ở bên ngoài rạp chiếu phim. Tuy nhiên cần phải chú ý tới một yếu tố đáng buồn khác nữa. Đó là sự dốt nát nòng cốt, như là một bàn tay che mắt thế giới của các tín hữu chứ không che mắt xã hội tục hóa ngày nay. Chính thế giới của các tín hữu có một trình độ hiểu biết qúa thiếu sót và kém cỏi đến báo động về các sự thật lòng tin, về lịch sử Kitô giáo, một cách tối thiểu. Và đây là một câu hỏi cật vấn nhất là đối với Giáo Hội. Ngày trước thì có giáo lý và việc thông truyền kiến thức lòng tin qua nhiều cách thế khác nhau. Giờ đây có lẽ vì lý do ngôn ngữ, đề tài thông truyền của Giáo Hội không còn có ý nghĩa lớn, không còn có sự bén nhọn nữa. Như thế để tìm bổ túc cho sự dốt nát, cho cái trống rỗng hiểu biết đó, cần phải chú ý tới tình trạng hiểu biết yếu kém ấy và chắc chắn cần có vài hình thức, vài đơn giản hóa... Thí dụ, đối với các cuốn sách có khuynh hướng vô thần rất là tầm thường xoàng xĩnh thì câu trả lời có chiều kích triết lý thần học cao không thích hợp. Cần tìm ra các câu trả lời tức thì, đôi khi có hình thái một cú đánh hữu hiệu. Và đây cũng là nhiệm vụ phái có đối với các cuốn phim mới được đề nghị sau này.

Hỏi: Trong cuốn sách viết về các tật xấu chính, Đức Cha cho rằng tật xấu không còn là hiện tượng cá nhân nữa, mà đã biến trở thành hiện tượng xã hội. Thế thì đâu là các tật xấu được liệt kê ưu tiên trong danh sách đen, thưa Đức Cha?

Đáp: Đúng thật là có một quan niệm thuộc loại duy lý tưởng và duy chủ thể, theo đó tội lỗi là một vấn đề riêng tư, là một lỗi cá nhân. Nhưng ngược lại với quan niệm này ngày nay người ta càng ngày càng xác tín rằng trên thực tế mỗi một hành động của con người đều có một âm hưởng. Mỗi một hành động đều có một âm hưởng trên chính chính người đó. Chúng ta hãy nghĩ tới một người nghiện ma túy: họ tàn phá chính họ và tàn phá cả gia đình họ nữa, bởi vì tất cả những người chung quanh đều bước vào trong vòng xoắn của thảm cảnh, và như thế nó không phải là một tật xấu riêng rẽ nữa. Nếu tôi phạm điều bất công, sự bất công đó âm hưởng trên người khác. Như thế càng ngày cả khoa tâm lý cũng càng chú ý tới hiện tượng cá nhân như hiện tượng xã hội. Ngoài ra cũng phải nói rằng việc phổ biến tật xấu cũng do sự kiện thông truyền các tật xấu cá nhân khiến chúng trở thành một kiểu mẫu công cộng. Hãy lấy một thí dụ tự phát, tức thì nhất: chẳng hạn một lúc nào đó một thái độ tính dục không kiềm chế trở thành tật xấu gọi là dâm đãng, được một vài nhân vật chính trong dư luận chung đề nghị, thì nó tự động trở thành mẫu cho người ta bắt chước. Như vậy phải thừa nhận rằng các hiện tượng cá nhân đều mang một chiều kích xã hội, và ngược lại các hiện tượng xã hội đều ảnh hưởng trên cá nhân. Nếu một cá nhân yếu đuối đứng trước các gương tồi bại, thì chắc chắn là họ bắt chước các gương tồi bại ấy. ”Mimesis” bắt chước trong tiếng Hy Lạp: ở đây không chỉ là bắt chước gương lành của Chúa Kitô, mà là bắt chước sự đổ đốn tồi bại.

Tật xấu như vậy trước hết là một hiện tượng cá nhân, nó là sự tự do của con người ngày càng nhượng bộ sự dữ, nhưng đàng khác nó cũng là hiện tượng xã hội.

Hỏi: Thế thì tật xấu nào là tật xấu nền tảng, thưa Đức Cha?

Đáp: Đối với truyền thống tật xấu nền tảng là sự kiêu căng, là tính kiêu ngạo. Nó được coi như sự quyết định coi cái gì là thiện cái gì là ác, và hậu qủa là tất cả mọi tật xấu khác, là việc bẻ gẫy sự hài hòa. Ở đây tôi muốn trích lại một câu của ông Carl Kraus, một nhà văn bi quan của thế kỷ XIX. Ông nói: ”Có sự khác biệt nào giữa tật xấu và nhân đức? Có cùng một sự khác biệt giữa than đá và kim cương. Cả hai đều được tạo thành bởi một nền tảng chung là than. Than trở thành kim cương, than trở thành than đá”. Nếu chúng ta nhìn vào cuống họng, thì cũng thế. Cuống họng như là điểm khởi hành có một nhân đức là nhân đức sống còn, còn hơn thế nữa là sự thông truyền niềm vui: không phải các đám cưới được đồng hành bởi bữa tiệc hay sao? Sự đau đớn trong phụng vụ Đông phương cũng được diễn tả bằng tiệc đám táng ”panihida”, bao gồm chiều kích của thực phẩm. Khi thực phẩm trở thành yếu tố của sự đồi trụy, sự qúa đáng hay sự thiếu vắng, thì trước hết nó trở thành một hiện tượng tâm thần, tâm lý - con người tàn phá chính mình, khi ăn uống qúa độ hay không ăn uống gì - nhưng nó cũng trở thành sự phung phí, thái độ khinh mạn, sự đồi trụy được diễn tả một cách rạng rỡ và tàn bạo bởi cuốn phim tựa đề “Bữa đại nhậu” của đạo diễn Marco Ferreri, trong đó thực phẩm và cái chết sống với nhau. Như vậy từ kim cương chúng ta đi tới than đá, đi tới cái chết. Chính vì lý do đó tôi cho rằng sự kiêu căng ngạo mạn là tật xấu nền tảng. Chính cái kiêu căng của con người bẻ gẫy lược đồ luân lý. Từ đó phát xuất ra sự đổ dốc tồi bại của tất cả mọi thực tại, kể cả các thực tại tích cực như sự nghỉ ngơi, sự an bình trở thành tính lười biếng, tính dục trở thành dâm đãng.

Hỏi: Thưa Đức Tổng Giám Mục Ravasi, như thế thì làm sao để bảo vệ người trẻ khỏi bị lôi cuốn bởi tính dục sai lầm?

Đáp: Tôi nghĩ ở đây cũng phải trở lại với các vấn đề truyền thông, giáo dục và đào tạo. Phải đưa người trẻ trở lại với nhân loại đích thật, có ba móc xích nối liền nhau mà không bị bẻ gẫy. Xã hội ngày nay đã bẻ gẫy ba móc xích đó và tiếp tục bẻ gẫy chúng. Móc xích thứ nhất là tính dục, một ơn rất xinh đẹp Thiên Chúa ban cho con người. Tính dục là nguyên lý của sự sinh nở, là một yếu tố sinh học tạo thành con người. Các thúc đẩy tính dục là một nhân tố nền tảng đối với sự sống. Nó cũng là nhân tố đối với thú vật. Tuy nhiên con người còn có khả năng cho một móc xích thứ hai nữa, khiến cho chính phái tính được xinh đẹp hơn, đích thật hơn: đó là ”eros”. Eros là gì? Đó là sự khám phá ra vẻ đẹp của người khác, của sự mỹ, của sự dịu dàng, của óc tưởng tượng, của tâm tình, của đam mê. Sách Diễm Ca biết tới eros, biết sự chiêm ngắm thân xác của người nữ và thân xác của người nam được diễn tả mà không có sự bối rối nào. Thú vật không biết tới ”eros”, vì eros là thi văn, eros là óc tưởng tượng, eros là sự sáng tạo. Nhưng điều này không đủ để trong eros người khác còn được coi như một đối tượng xinh đẹp, để có một liên hệ với người ấy. Và đây là móc xích thứ ba: đó là tình yêu. Và tình yêu trái lại là một niềm vui tràn đầy của sự thông truyền, của sự hiệp thông, mắt trong mắt, nỗi khổ đau và sự tươi vui được thông truyền cho người khác. Đó là điều mà người phụ nữ nói trong sách Diễm Ca: ”Người tôi yêu là của tôi và tôi là của chàng, và tôi là của người tôi yêu và người tôi yêu là của tôi”, nghĩa là có sự trao ban cho nhau, đến độ nói rằng căn tính của tôi mà tôi có vì có người khác là nam hay là nữ. Theo tôi đối với người trẻ, học đường - tôi không nói tới tôn giáo - trong trường hợp này học đường và việc đạo tạo phải dậy cho họ biết giữ gìn ba móc xích đó nối liền nhau. Và khi đó người trẻ sẽ hiểu được rằng đây không phải là việc khước từ tính dục bởi nguyên tắc trong một hình thái khổ hạnh, và đàng khác đây cũng không phải là việc giản lược tính dục thành vật chất lệch lạc như là báo chí phim ảnh dâm ô giới thiệu: nó chỉ là xác thịt, chỉ là vật chất tính, hầu như là thịt bị chặt ra, và không có trong nó tất cả óc sáng tạo và sự xinh đẹp của tình yêu.

(SD 21-8-2009) 2/2
 
Top Stories
SR Vietnam: Brutale Übergriffe auf Christen
Internationale Gesellschaft für Menschenrechte
01:54 27/08/2009
SR Vietnam: Brutale Übergriffe auf Christen

Thanh Hoa – Frankfurt am Main (20. August 2009) – Die Regierung Vietnams geht zunehmend vehement gegen Religionsgemeinschaften im Land vor. Dabei setzt sie wiederholt Schlägertrupps ein, die als "Volkszorn" kaschiert werden, kritisiert die Internationale Gesellschaft für Menschenrechte (IGFM). Die Gewalt gegen Christen und Buddhisten läuft stets nach gleichem Schema ab. Beispielhaft dafür ist das Vorgehen gegen eine Hausgemeinde der evangelischen Full Gospel Church in der nordvietnamesischen Provinz Thanh Hoa, die innerhalb kürzester Zeit vier Mal von Schlägertrupps heimgesucht wurde. Bei all diesen Übergriffen auf die Gemeinde waren Behördenvertreter anwesend und sorgten für einen "Ablauf nach Plan", kritisiert die IGFM.

Am Sonntag, dem 16. August, führte der örtliche KP-Parteisekretär, Nguyen Viet Bo, zum wiederholten Mal den Angriff von Sicherheitskräften und Schlägertrupps auf den Gottesdienst der Full Gospel Church von Thanh Hoa. Pastor Nguyen Trung Ton und sechs weitere Christen - darunter ein Baby, ein 15jähriges Kind und ein 83jähriger Mann - wurden dabei schwer verletzt. Die Schläger zerstörten Hausgegenstände, Glühbirnen, konfiszierten Handys. Nach gleichem Schema liefen die Übergriffe unter Bo’s Anleitung am 26. und 31. Juli sowie am 9. August. Unbekannte Schläger griffen die friedlichen Christen unter den Augen lokaler Gesetzesvertreter an und die Polizei weigerte sich daraufhin, dagegen vorzugehen. Eine Beschwerde der Gemeinde, in der sie den Übergriff am 9. August 2009 schildert, liegt der IGFM vor.

Christen mit Gewalt zur Aufgabe ihres Glaubens zwingen

Die vietnamesische Zentralregierung zeigt keinerlei Interesse, den Opfern Schutz zukommen zu lassen und die Täter zu Verantwortung zu ziehen. Mehr noch. Der IGFM liegen geheime Instruktionen der Regierung an Parteikader vor, die für Religionsangelegenheiten vor Ort zuständig sind. Darin werden sie aufgefordert, gegen diese sogenannten "Neuchristen", die von der Regierung als "inakzeptabel" bezeichnet, entsprechende Maßnahmen zu ergreifen.

Betroffen von den Maßnahmen sind selbst zugelassene Religionsgemeinschaften, wie die Katholische Kirche in Hanoi, Thai Ha und Vinh sowie die Buddhistische Kirche in Bao Loc (das Kloster des Zen-Meisters Thich Nhat Hanh). Auch in diesen Fällen bediente sich die Regierung der Schlägertrupps als Mittel zur Lösung ihrer Konflikte mit den religiösen Gemeinschaften.

(Internationale Gesellschaft für Menschenrechte)
 
Libertà religiosa, strumento di progresso e stabilità
Asia-News
13:51 27/08/2009
Gli attentati alla libertà religiosa e le violenze contro i cristiani abbracciano quasi tutti i Paesi dell’Asia. I governi occidentali preferiscono criticare solo alcune delle violazioni – ad esempio quelle compiute da musulmani – ma tacciono sugli attacchi contro i cristiani in Vietnam o in Cina. Anticipazione dell’editoriale dal numero di agosto-settembre del mensile AsiaNews.

Roma (AsiaNews) - A fine agosto è passato un anno dai pogrom anti-cristiani dei fondamentalisti indù dell’Orissa che hanno causato decine di migliaia di profughi e centinaia di morti. Nell’anniversario di queste violenze la Chiesa in India ha lanciato momenti di preghiera, veglie e incontri culturali per difendere la libertà dei cristiani e per spingere l’India a tornare al Paese multi-religioso e multi-culturale che è sempre stata.

La violenza non è però finita: tempo fa abbiamo dato la triste notizia di p. James Mukalel, sacerdote del Karnataka, ucciso e denudato mentre ritornava dall’aver celebrato una messa. E abbiamo documentato il sanguinoso incidente avvenuto a Gojra (Punjiab, Pakistan), dove una folla inferocita di oltre 3 mila musulmani hanno assaltato la zona cristiana del villaggio. Almeno 8 persone - fra cui 4 donne e un bambino di 7 anni – sono state bruciate vive e 20 altre sono rimaste ferite. Più di 50 case di cristiani sono state bruciate e distrutte e migliaia di fedeli son fuggiti per scampare alle esecuzioni sommarie da parte di giovani estremisti aizzati da partiti politici e mullah. Intanto, sempre in Pakistan, nei distretti della North-West Frontier Province (vicino all’Afghanistan) le violenze dei talebani e l’imposizione della Sharia costringono alla fuga le minoranze non musulmane, fra cui i cristiani.

Se guardiamo a tutta l’Asia vediamo che questo sterminato continente è fra i più colpiti dalla mancanza di libertà religiosa e le prime vittime sono spesso i cristiani.

Attualmente, su 52 Paesi asiatici, almeno 32 limitano in qualche modo la missione dei cristiani: i paesi dell'Islam (dal Medio oriente al Pakistan, all'Indonesia, alla Malaysia) mettono difficoltà a chi vuole convertirsi; India e Sri Lanka spingono sempre di più per leggi anti-conversione; i Paesi dell'Asia centrale - escluso forse il Kazakistan - limitano la libertà religiosa; i Paesi comunisti (Cina, Laos, Vietnam, Nord Corea) soffocano o addirittura perseguitano la Chiesa. Molte volte la discriminazione religiosa non si tramuta in aperto conflitto contro la religione, ma rimane un fenomeno che permea la società ed emerge di tanto in tanto anche in modo cruento. Uno dei casi più recenti è quello del Vietnam dove nelle scorse settimane sacerdoti e fedeli della diocesi di Vinh (Vietnam centrale) hanno subito violenze e arresti. Un sacerdote è stato perfino gettato giù dal secondo piano di un edificio solo perché lui e i fedeli si oppongono al sequestro di una chiesa, il cui terreno il governo vuole usare per fare un villaggio turistico di proprietà (privata) dei membri del Partito comunista.

Con molta puntualità, nel mese di agosto, papa Benedetto XVI ha scelto come intenzione missionaria dell’Apostolato della preghiera, proprio una sulla libertà religiosa: “Perché a quei cristiani che sono discriminati e perseguitati in non pochi Paesi a causa del nome di Cristo siano riconosciuti i diritti umani, l'uguaglianza e la libertà religiosa, sì che possano vivere e professare liberamente la propria fede”.

Fra i cristiani questo appello del papa spinge alla preghiera e alla solidarietà. Non altrettanto si può dire della società e dei governi occidentali. Si ha l’impressione che la libertà religiosa è un tema da dibattere solo se si può utilizzarlo per “fini interni”. Ad esempio, si enfatizza molto la persecuzione islamica contro i cristiani (forse per utilizzarla in una politica anti-immigrati), ma si tace del tutto quella che i cristiani soffrono a causa delle egemonie economiche e politiche del partito comunista in Vietnam o in Cina. In pratica, i partner economici da cui speriamo di avere di più, li guardiamo con molta più “pelosa” clemenza.

Non ci si accorge che la libertà religiosa – e in particolare quella per i cristiani – serve allo sviluppo economico delle nazioni in cui essi sono inseriti. Essi sono insieme riconciliatori dei conflitti sociali e catalizzatori di trasformazioni umane benefiche all’economia, molto di più dei compromessi con qualche dittatura o oligarchia. La stabilità di una società viene dal rispetto della libertà religiosa, più che dagli eserciti e dai controlli polizieschi. Il papa lo ha affermato a piene lettere nella sua ultima enciclica Caritas in veritate che tanti politici dicono di aver letto, ma solo per gettarsela alle spalle.
 
Religious freedom, an instrument for progress and stability
Asia-News
13:53 27/08/2009
Attacks on religious freedom and violence against Christians embrace nearly all Asian countries. Western governments prefer to criticize some of the violations - such as those committed by Muslims - but are silent on the attacks against Christians in Vietnam or China. A preview of the August-September editorial from AsiaNews monthly magazine.

Rome (AsiaNews) - Late August marked one year since the anti-Christian pogrom in Orissa led by Hindu fundamentalists left hundreds dead and created tens of thousands of refugees. Commemorating the anniversary of that violence, the Church in India launched moments of prayer, vigils and cultural encounters in defence of the freedom of Christians and to urge India to return to being the multi-religious and multi-cultural nation it once was.

Yet the violence is far from over: not long ago we reported the sad news of the death of Fr James Mukalel, a priest from Karnataka, who was killed and stripped naked while returning from celebrating Mass. And we have documented the deadly episode in Gojra (Punjiab, Pakistan), where an angry mob of over 3 thousand Muslims attacked a Christian area of the village. At least 8 people - including 4 women and a child of 7 years - were burned alive and 20 others were injured. More than 50 Christian homes were burned and destroyed and thousands of faithful forced to flee to escape summary executions at the hands of young extremists incited by political parties and mullahs. Meanwhile, still in Pakistan, in the districts of North-West Frontier Province (near Afghanistan) the violence of the Taliban and the imposition of Sharia have led to the forced exodus of non-Muslim minorities, Christians included.

If we look at all of Asia, we see that this immense continent is among the most affected by the lack of religious freedom and the first victims are often Christians.

Currently, out of 52 Asian nations, at least 32 to some degree restrict the mission of Christians: the Islamic nations (from the Middle East to Pakistan, Indonesia, Malaysia) make it difficult for those who want to convert, India and Sri Lanka are leaning more and more towards the introduction of anti-conversion laws and the countries of Central Asia - excluding perhaps Kazakhstan - limit religious freedom; Communist nations (China, Laos, Vietnam, North Korea) suffocate or even persecute the Church. Often, religious discrimination does not transmute into open war against religion, but it remains a phenomenon that permeates society, emerging from time to time in the cruellest of manners. One of the most recent cases is that of Vietnam in past weeks where priests and faithful of the diocese of Vinh (central Vietnam) have suffered violence and arrests. A priest was even thrown off the second floor of a building just because he and the faithful are opposed to the seizure of a church, whose land the government wants to use to make a holiday village (privately) owned by members of the Communist Party.

With great punctuality, Pope Benedict XVI has chosen religious freedom for his missionary prayer intention for the month of August: "So that the human rights, equality and religious freedom of those Christians who are discriminated against and persecuted in many countries because of the name of Christ are recognised and so they may live and practice their faith freely".

This appeal by the Pope urges prayer and solidarity among Christians. The same cannot be said of Western governments and societies. One has the impression that religious freedom is a topic for debate only if it can be exploited for "internal purposes". For example, Islamic persecution of Christians is sharply emphasised (exploited perhaps to emphasise anti-immigration politics), but silence surrounds the suffering caused Christians by the economic and political hegemony of the Communist Party in Vietnam or China. In reality, greater clemency is afforded those economic partners from whom we hope to profit.

The realisation that freedom of religion - and in particular for Christians - serves the economic development of nations of which they are part, has yet to be grasped. Christians are reconcilers of social conflicts and, at the same time, catalysers of human transformation beneficial to the economy, far more effective than compromises with some dictatorship or oligarchy. The stability of a society is born of respect for religious freedom, rather than armies and police control. The Pope reaffirmed this with great emphasis in his latest encyclical Caritas in Veritate which many politicians claim to have read, but only to immediately cast it aside.
 
Catholics in the United States in solidarity with the Church in Vietnam
Asia-News
13:55 27/08/2009
A U.S. delegation, led by Msgr. William Stephen Skylstad of Spokane visited Ho Chi Minh City, Da Nang, My Tho, Hue and the Marian Shrine of La Vang. The invitation to return for the Jubilee of 2011. Vietnamese Catholics in the United States saddened by reports of persecution at Tam Toa.

Hanoi (AsiaNews) - A delegation of Catholics from the United States has recently visited on Vietnam to strengthen relations between the Churches in the two nations. Meanwhile in California, the faithful of Vietnamese origin are concerned about the violence against Catholics in the motherland.

Bishop Stephen William Skylstad of Spokane - former President of the Conference of Bishops in the U.S. - and delegates, after attending the general meeting of Asian bishops in Manila, journeyed to Vietnam August 16 to 21.

The group visited the diocese of Ho Chi Minh City, Hue, Da Nang and My Tho. On August 20, near Hue, Msgr. Skylstad also visited the national Marian shrine of Our Lady of La Vang. The Eucharistic celebration, in addition to the Archbishop of Hue, was concelebrated by Msgr. Etienne Nguyen Nhu The, as well as dozens of local priests. At least 2 thousand faithful were present. The rector of the sanctuary invited Msgr. Skylstad to visit the country again in 2011, when the Vietnamese Church will celebrate a special anniversary for the 350 years since the founding of the first Apostolic Vicariate in Vietnam and 50 years since the establishment of the first local hierarchy.

Archbishop Nhu The urged his parishioners to pray for the Church of the USA and the Catholic Vietnamese immigrants in that country, that they be courageous heralds of the Gospel.

According to the U.S. bishops' conference, at present of the 1.3 million Vietnamese in America, more than 500 thousand are Catholics. Among them are 850 priests, 70 permanent deacons and dozens of seminarians.

Since last August 24 and for a week, 140 Vietnamese priests and religious from different dioceses of the United States are gathered in Santa Clara (northern California) to share their pastoral experiences. Among their greatest concerns, the growing number of divorces among young Vietnamese couples and a decrease in youth Mass attendance, which in turn is leading to a decline in vocations. Immediately after the war in Vietnam, vocations to the priesthood and consecrated life flourished among young Catholics who had managed to flee the country.

The participants also discussed at length the situation of the Church in Vietnam. Fr. John Tran, one of the participants, said: "The continued oppression of the Church - which sometimes becomes open persecution - causes serious concern among the Vietnamese Catholic community in the world and requires an appropriate response”.

"The Vietnamese police - he added - brutally beat hundreds of Catholic in Tam Toa, reducing two priests to the point of death. We are deeply saddened by this terrible news. We want to pray and discuss what we can do to help the Church in our homeland. "
 
Cattolici degli Stati Uniti in solidarietà con la Chiesa del Vietnam
Asia-News
13:55 27/08/2009
Una delegazione statunitense, guidata da mons. William Stephen Skylstad di Spokane ha visitato Ho Chi Minh City, Da Nang, My Tho, Hue e il santuario mariano di La Vang. L’invito a ritornare per il giubileo del 2011. I cattolici vietnamiti negli Stati Uniti rattristati per le notizie di persecuzione a Tam Toa.

Hanoi (AsiaNews) – Una delegazione di cattolici dagli Stati Uniti ha visitato nei giorni scorsi il Vietnam per rafforzare i rapporti fra le Chiese nelle due nazioni. Intanto in California, fedeli di origine vietnamita esprimono preoccupazione per le violenze contro i cattolici nella madrepatria.

Mons. William Stephen Skylstad di Spokane - ex presidente della Conferenza dei vescovi negli Usa – e i suoi delegati, dopo aver partecipato all’Assemblea generale dei vescovi asiatici a Manila, hanno compiuto una visita in Vietnam dal 16 al 21 agosto.

Il gruppo ha visitato le diocesi di Ho Chi Minh City, Hue, Da Nang e My Tho. Vicino a Hue, il 20 agosto, mons. Skylstad ha pure visitato il santuario mariano nazionale di Nostra Signora di La Vang. Alla celebrazione eucaristica, oltre all’arcivescovo di Hue, mons. Etienne Nguyen Nhu The, erano presenti decine di sacerdoti locali e almeno 2 mila fedeli. Il rettore del santuario ha invitato mons. Skylstad a visitare il Paese nel 2011, quando la Chiesa vietnamita celebrerà uno speciale giubileo per i 350 anni dalla fondazione dei primi vicariati apostolici in Vietnam e i 50 anni dallo stabilirsi della prima gerarchia locale.

Mons. Nhu The ha esortato i suoi fedeli a pregare per la Chiesa degli Usa e per i cattolici vietnamiti emigrati in quel Paese, perché siano coraggiosi annunciatori del Vangelo.

Secondo i dati della Conferenza episcopale statunitense, su 1,3 milioni di vietnamiti presenti i America, più di 500 mila sono cattolici. Fra essi vi sono 850 sacerdoti, 70 diaconi permanenti e decine di seminaristi.

Dal 24 agosto scorso e per una settimana, 140 sacerdoti, religiosi e religiose vietnamiti da diverse diocesi degli Stati Uniti, sono radunati a Santa Clara (nord California) per condividere le loro esperienze pastorali. Fra le preoccupazioni più vive vi sono una crescita dei divorzi fra le giovani coppie vietnamite e una diminuzione della frequenza alla messa da parte della gioventù. Questo sta portando anche a un calo delle vocazioni consacrate. Subito dopo la guerra del Vietnam, le vocazioni al sacerdozio e alla vita consacrata sono molto fiorite fra i giovani cattolici che erano riusciti a fuggire dal Paese.

I partecipanti all’incontro hanno anche discusso a lungo la situazione della Chiesa in Vietnam. P. John Tran, uno dei partecipanti, ha sottolineato: “La costante oppressione della Chiesa – che talvolta diviene aperta persecuzione – causa grave preoccupazione fra le comunità cattoliche vietnamite nel mondo e richiede una risposta appropriata”.

“La polizia vietnamita – ha aggiunto – ha picchiato con brutalità centinaia di cattolica a Tam Toa, riducendo in fin di vita anche due sacerdoti. Di fronte a queste brutte notizie ci sentiamo tristi. Vogliamo pregare e discutere cosa possiamo fare per aiutare la Chiesa nella nostra madrepatria”.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ tại National Shrine để tôn vinh người tôi tớ Chúa và là anh hùng tuyên úy hải quân đã phục vụ tại VN
Trần Mạnh Trác
01:20 27/08/2009
Thánh lễ tôn vinh người tôi tớ Chúa và là anh hùng tuyên úy hải quân, đã phục vụ tại VN, tại National Shrine

Washington, DC, 18 tháng 8, 2009 / 06:12 pm (CNA). - Linh mục tôi tớ Chúa Vincent Capodanno, một tuyên úy của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tại chiến trường Việt Nam, người từng có biệt danh là "Ông Cố Vịt Cồ (chỉ giọng nói)" (“the Grunt Padre” ) và đã được truy phong với Huân chương Congressional Medal of Honor, sẽ được tôn vinh trong thánh lễ tại Shrine of the immaculate Conception vào tối 3 tháng chín.

Đức Tổng GM Timothy Broglio của tổng giáo phận Tuyên úy cho Quân đội sẽ là chủ tế tại hầm của đền thờ vào lúc 7:00 pm. Những cựu tuyên úy và gia đình Capodanno là những người có tên trong danh sách tham dự.

Cha Capodanno sinh ra tại phố Staten Island của Thành phố New York trong một gia đình nhập cư gốc Ý. Năm 1957 cha được thụ phong Linh Mục do ĐHY Francis Spellman, lúc đó là tổng tuyên úy của Quân đội HK.

Cha đã nhập dòng Maryknoll và đi truyền giáo tại Đài Loan và Hồng Kông từ 1958 đến 1965. Sau đó cha thỉnh nguyện bề trên để được gia nhập ngành tuyên úy Hải Quân, cha đến Việt Nam trong dịp Tuần Thánh 1966.

Với cấp bậc Trung Úy, cha Capodanno đã tham dự 7 chiến trường. Cha đã đặt sự an nguy của những người lính lên trên sự an toàn cá nhân, cha đã di chuyển giữa các người bị thương và người chết trên chiến trường để trợ giúp y tế, yên ủi, và ban phép Sức Dầu.

Trong thời gian chiến dịch Swift ngày 4 tháng 9, 1967 cha Capodanno đã bị thương vì một quả pháo gây ra nhiều vết thương trên cánh tay và chân và làm nát một phần của bàn tay phải.

Mặc dù bị thương cha đã cương quyết từ chối được tải thương. Vẫn tiếp tục huy động các chiến binh giúp đỡ đồng đội đã gục ngã và tiếp tục di chuyển về chiến trường, khuyến dụ các người lính của mình bằng lời nói và bằng gương sáng.

Khi thấy một người lính bị bắn gục trên đường đạn trực tuyến từ một khẩu pháo của địch chỉ cách có 15 thước, cha Capodanno đã phóng tới trong một cố gắng để trợ giúp cho người lính đang chết này, khi chỉ còn vài inch cách mục tiêu thì cha đã bị một làn mưa đạn xả tới.

Theo tài liệu của CatholicMil.org, thì cha đã chết trong lúc dùng cơ thể của mình mà đỡ đạn cho người lính.

Những đài kỷ niệm cho cha Capodanno đã nhanh chóng mọc lên. Tên của cha đã được đặt cho con đường chính của phố Staten Island, cho nhiều thánh đường, cho nhiều con trai của lính Marines, cho nhiều đoàn của hội Hiệp sỹ Columbus, và cho một nhóm của những người đã nhận huy chương Purple Heart.

Ngoài Huân chương Medal of Honor, cha cũng được trao tặng ba huy chương Purple Hearts. Tên của cha ở trên bảng 25, dòng 95 của Đài tưởng niệm Cựu chiến binh Việt Nam ở Washington, DC

Cha Capodanno đã được công bố là một Tôi Tớ Chúa (Chân Phước) trong năm 2006, đánh dấu bước đầu tiên trong tiến trình phong thánh.

Trang web chính thức cho việc phong thánh của cha Capodanno là http://www.VincentCapodanno.org
 
Thánh lễ ban bí tích thêm sức tại giáo xứ Tam Tổng Thanh Hóa
Ban Truyền Thông Giáo Phận
02:21 27/08/2009
THÁNH LỄ BAN BÍ TÍCH THÊM SỨC TẠI Gx. TAM TỔNG Gp. THANH HOÁ

Sau hơn 4 tháng chờ đợi, hôm nay giáo xứ Tam tổng lại được hân hoan đón chào Đức Cha Giuse Nguyễn chí Linh, giám mục giáo phận Thanh hoá về thăm và cử hành thánh lễ ban bí tích thêm sức cho gần 400 em thiếu nhi trong độ tuổi từ 12 đến 15 - những em đang học văn hoá từ lớp 8 trở lên. Cùng đồng tế với ngài, còn có quý cha trong giáo hạt Nga Sơn và quý cha quê hương Tam tổng thân yêu. Giáo hạt Nga sơn có 9 giáo xứ với trên 30 ngàn giáo dân. Riêng giáo xứ Tam tổng có sấp sĩ 10 ngàn người tín hữu. Giáo xứ Tam tổng cũng góp mặt 7 linh mục trong tổng số 69 linh mục của giáo phận Thanh hoá.

Cách đây 12 ngày, hai tân linh mục quê hương Tam tổng là Phêrô Vũ Văn Hải và Giuse Trần văn Quang đã về dâng lễ tạ ơn tại nhà thờ giáo xứ trong sự vui mừng khôn xiết của hàng ngàn con tim giáo dân xứ Tam Tổng và quý khách gần xa

Từ gần 3 năm qua, các em lãnh nhận bí tích thêm sức hôm nay đã được học hỏi về giáo lý thêm sức cũng như được huấn luyện về mặt nhân bản và đức tin, nhờ đó các em được lớn lên trong Chúa Thánh Thần.

Trong bài giảng lễ, Đức cha Giuse đã lấy hình ảnh chiếc máy bay di chuyển trong không gian vũ trụ theo một trật tự lộ trình rất kỳ diệu, để nói về Chúa Thánh Thần trong đời sống người kitô hữu. Sở dĩ chiếc máy bay có thể bay lượn trên bầu trời một cách tự do nhưng cũng rất trật tự và chính xác, để đạt tới mục tiêu mà con người dùng nó chính là nhờ chiếc la bàn. La bàn là một dụng cụ gồm kim nam châm có hai cực bắc - nam quay tự do quanh một trục. Do ảnh hưởng của từ trường trái đất mà dù đặt ở bất cứ đâu song song với trái đất, chiếc kim từ tính kia cũng quay về hướng bắc, từ hướng bắc sẽ tìm ra hướng nam, sau đó là đông và tây. La bàn thường có hai kim trái chiều và để phân biệt, người ta thường sơn bằng hai màu khác nhau. Với chức năng như vậy, la bàn là dụng cụ định hướng không thể thiếu cho những người đi rừng, đi biển hay đi vào vùng xa lạ hoang vắng dễ lạc đường, hoặc hướng bay của máy bay...Thì cũng vậy, Chúa Thánh Thần rất quan trọng đối với đời sống người kitô hữu chúng ta. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng hoạt động trong Hội Thánh như linh hồn của Hội Thánh và hướng dẫn Hội Thánh. Chúa Thánh Thần là nguyên lý của sự hiệp nhất để lôi kéo liên kết người tín hữu thành một cộng đồng yêu thương và hiệp nhất. Nhờ Chúa Thánh Thần mà chúng ta kêu lên cùng Chúa Cha rằng: “Áp-ba, lạy Cha”. Và Chúa Thánh Thần sẽ dẫn đưa chúng ta về Trời với Chúa Cha.

Đức cha cũng kêu gọi mọi người hiện diện hãy tiếp tục cầu nguyện và nâng đỡ các em lãnh nhận bí tích thêm sức hôm nay, để các em có thể trở thành những người tín hữu công giáo tốt, luôn hiên ngang can đảm làm chứng cho Chúa giữa lòng thế giới.

Cũng trong thánh lễ này, 248 em thiếu nhi xưng tội lần đầu được đón nhận Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Đức cha nhắc nhở các em hãy yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể, vì chính bí tích Thánh Thể là thần lương nuôi dưỡng đời sống đức tin con người chúng ta. Mỗi thiếu nhi là một “chiến sĩ” của “đạo quân” thiếu nhi Thánh Thể. Vì thế, thiếu nhi được mời gọi siêng năng đến với Chúa Giêsu Thánh Thể qua Thánh lễ, chầu Mình thánh Chúa, viếng Thánh Thể...Đồng thời, cũng ý thức luôn sống thánh lễ suốt cả đời mình.

Kết thúc thánh lễ, một niềm vui đặc biệt và bất ngờ, song cũng là do ân ban của Chúa Thánh Thần tuôn đổ xuống cho cộng đoàn giáo xứ Tam tổng, cách riêng là cho các em thiếu nhi. Đó là sự hiện diện viếng thăm của Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, tân giám mục giáo phận Phát Diệm. Cả cộng đoàn giáo xứ, từ Đức Cha Giuse chủ tế thánh lễ, quý cha đồng tế và tất cả mọi người hiện diện cùng reo mừng hân hoan chào đón Đức Tân Giám Mục Phát Diệm. Cùng đi với ngài còn có phái đoàn quý cha, quý thầy và quý thân nhân đến từ giáo phận mẹ Phát Diệm. Sau lời giới thiệu của Đức cha giáo phận, đại điện giáo xứ Tam tổng dâng lên Đức Tân Giám Mục lời chào mừng nồng nhiệt, cũng như bày tỏ lòng tri ân đối với tình thương mà Đức Tân Giám mục đã ưu ái dành cho cộng đoàn giáo xứ nói chung và các em thiếu nhi nói riêng. Cả cộng đoàn giáo xứ hát vang bài xin cám tạ hồng ân cha ban để nói lên lòng yêu mến và tri ân quý Đức cha, quý cha và quý khách đã đến với Tam tổng.

Nguyện xin Chúa Thánh Thần tiếp tục tuôn đổ muôn vàn ân sủng của Ngài xuống trên Quý Đức Cha, quý cha và toàn thể tín hữu trong hai giáo phận Phát Diệm và Thanh hóa. Đồng thời, khẩn cầu xin Chúa Thánh Thần làm cho mọi thành phần trong hai giáo phận được hiệp nhất với nhau chung quanh hai vị chủ chăn của mình, để chung tay đắp xây hai giáo phận ngày một thăng tiến hơn về mọi phương diện, trở thành dấu chỉ và khí cụ phục vụ Nước Thiên Chúa.







 
Tổng hội Têrêsa Việt Nam tổ chức thánh lễ kết nạp chi hội Cung Trài xứ Đông Tháp
Trần Phú Xuân
05:23 27/08/2009
TỔNG HỘI TÊRÊSA VIỆT NAM TỔ CHỨC THÁNH LỄ KẾT NẠP CHI HỘI CUNG TRÀI - XỨ ĐÔNG THÁP.

Sau hơn 8 tháng chuẩn bị, sáng ngày 26/08/2009, tại họ Cung Trài thuộc xứ Đông Tháp hạt Đông Tháp, Tổng hội Têrêsa Việt Nam đã tổ chức Thánh lễ kết nạp Chi hội Cung Trài làm thành viên.

Hiện diện trong Thánh lễ gồm có Linh mục F.x Đinh Văn Quỳnh, linh giám khu vực miền Bắc của Tổng hội Têrêxa Việt Nam, Linh mục Phêrô Hồ Văn An (quản xứ Sơn Trang) và Linh mục Phaolô Nguyễn Huy Hiệu (hiện đang du học tại Ý). Về phía Ban điều hành Tổng hội Têrêsa có chị Maria Têrêsa Phan Thị Điệp; đông đảo anh chị em các chi hội thuộc hạt Đông Tháp và đông đảo giáo dân họ Cung Trài.

Với 115 thành viên, Chi hội Cung Trài là chi hội thứ 17 trong gia đình Têrêxa hạt Đông Tháp. Được kết nạp vào Tổng hội Têrêsa toàn quốc là là niềm vui chung của đông đảo giáo dân nơi đây chứ không chỉ đối với các bạn trẻ Cung Trài vừa gia nhập. Đây là một giáo họ nhỏ thuộc giáo xứ Đông Tháp với khoảng gần 80 hộ giáo dân.

Giữa một xã hội mà con người chỉ quan tâm đến những lợi ích cá nhân, bất chấp tất cả để chà đạp lên nhân phẩm của người khác; không tôn trọng các giá trị đạo đức nhằm đạt được lợi ích về mình thì các bạn mới được kết nạp làm thành viên Tổng hội Têrêsa sẽ là những hạt men để dậy lên tinh thần bác ái yêu thương. Và như lời căn dặn của Cha linh giám trong Thánh Lễ thì “các bạn trong Chi hội cố gắng thấm nhuần tinh thần của chị thánh sống làm chứng cho Tin mừng trong môi trường sống của mình”.

Được biết, trong đêm 25/8/2009 trước khi diễn ra Thánh lễ kết nạp, một chương trình diễn nguyện công phu và đầy ý nghĩa đã diễn ra với sự tham gia của các chi hội Têrêsa thuộc giáo xứ Đông tháp. Các tiết mục trong đêm diễn nguyện với nội dung xoay quanh linh đạo của chị Thánh Têrêsa là: đơn sơ, phó thác, bác ái, yêu thương, khiêm nhường và vâng phục. Bên cạnh đó, các bạn cũng không quên cầu nguyện cho công lý - hòa bình và sự thật; cầu nguyện Thiên Chúa đổ an bình xuống trên anh chị em giáo dân Tam Tòa – Đồng Hới; cầu nguyện cho sự hưng thịnh của Giáo phận và Giáo hội hoàn vũ.



 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Những câu nói bất hủ
Sơn Nghị
02:04 27/08/2009
NHỮNG CÂU NÓI BẤT HỦ

Những người đứng đầu một tổ chức, một phong trào, hay một đoàn thể thường phát biểu những câu nói trong những tình huống đặc biệt. Tùy theo tình hình biến chuyển, họ đã nói và để lại cho hậu thế những câu nói bất hủ. Câu nói đầy tâm huyết phát xuất từ trái tim sẵn sàng dâng hiến cho đại cuộc. Vì xuất phát từ một tấm lòng quả cảm, từ trái tim đầy nhiệt huyết, những câu nói này trở thành một khẩu hiệu, một châm ngôn hướng dẫn mọi hành động trong giai đoạn đó. Những câu nói bất hủ này không những ảnh hưởng trực diện vào mọi sinh hoạt ngay lúc đó mà còn gây ảnh hưởng lớn lao cho mọi người trong nhiều thế hệ sau này, đặc biệt cho những người tranh đấu với cùng một mục đích. Nó trở thành một đòn bẩy bật tung trái đất như Archimedes đã nói1, một chất xúc tác như Jim Costa từng phát biểu2, một nguồn sinh lực dồi dào cho những người đã bắt đầu thấm mệt trong cuộc đấu tranh dai dẳng như Đức Lạtma chia sẻ3.

Trần Thủ Độ là Thái sư (1227) dưới triều vua Trần Thái Tông. Tuy ông giữ một chức vụ cao trọng nhất trong triều đình nhưng lại nức tiếng thẳng thắn và nghiêm minh trong việc tôn trọng luật nước. Là một tướng tài, ông giúp nhà Trần giữ vững biên cương, đánh quân Chiêm thành và Chân lạp thường xuyên quấy nhiễu. Nhưng đặc biệt phía bắc hàng vạn vó ngựa quân Mông cổ rầm rập tung bụi mịt mù sa mạc, tràn xuống đánh Kim, diệt Tây Hạ, chiếm Triều Tiên, chuẩn bị xâm lược Tống và các nước phía nam khiến triều đình rất lo ngại.

Tháng 1 năm 1258, quân Mông Cổ, sau khi tiêu diệt nước Đại Lý (Vân Nam), đã tiến vào lưu vực sông Hồng. Thiết Mộc Chân (Thành Cát Tư Hãn) tuy đã chết nhưng quân Mông vẫn là một đội quân hùng mạnh, bách chiến bách thắng. Vó ngựa quân Mông tung hoành khắp vùng sa mạc và rong ruổi mãi đến tận châu Âu với những chiến thắng vẻ vang. Vì thế quân Đại Việt ban đầu bị đánh lui, vua Thái Tông phải bỏ Thăng Long rút xuống phía nam. Vua muốn nhờ Tống giúp chận đứng quân Mông nên hỏi Thái sư Trần Thủ Độ. Ông trả lời một câu bất hủ, “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!” Vào lúc thế giặc mạnh như nước lũ, câu trả lời vững chải đầy tự tin của ông đã giữ vững được tinh thần quyết thắng của quân dân Đại Việt. Không đầy một tháng sau, quân ta phản công và đẩy lui được đại binh Mông cổ buộc chúng phải rút chạy về nước.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng là một vị tướng tài dưới triều vua Trần Thánh Tông. Ông ba lần (1258, 1285, và 1287) đánh tan quân Nguyên Mông từ phương bắc lăm le muốn thôn tính nước Nam. Hốt tất Liệt lúc bấy giờ không những là chúa tể trên cánh đồng cỏ mà còn là một hung thần đối với các nước Hồi giáo ở Trung Á, nước Nga và các nước lân cận. Lãnh thổ của quân Nguyên trải dài từ vùng Viễn Đông, kể cả Triều Tiên (Đại hàn bây giờ) đến tận Mac-tư-khoa, Muhi (Hungary), Tehran (Iran), Damascus (Syrie); từ Bắc Á xuống sâu đến biên giới Ấn độ và Miến điện. Hốt tất Liệt đánh bại dễ dàng nhà Nam Tống và Bắc Tống chiếm trọn nước Tàu. Thế mà khi tràn quân xuống phía Nam, đạo quân Mông bách chiến bách thắng lại chuốc lấy thảm bại. Với khí thế của quân Mông, vua Thánh Tông có ý định hàng giặc và Trần Hưng Đạo dõng dạc tuyên bố, “Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu tôi trước đã!” Chờ cho địch cạn lương, mỏi mệt, và hàng ngũ rối loạn, Hưng Đạo Vương mới cho quân phản công bằng mưu kế lợi dụng thủy triều cắm cọc nhọn trên sông Bạch đằng đâm thủng thuyền bè quân địch và đại thắng. Nhờ câu nói bất hủ đầy bất khuất của Trần Hưng Đạo, từ vua đến tôi đều quyết chí một lòng và đó là lý do quân Đại Việt thắng trận vẻ vang.

Một trong những tướng tài của Hưng Đạo Vương là Trần bình Trọng bị quân Nguyên bắt sống cũng thốt lên một câu nói bất hủ khi giặc Nguyên dụ hàng, “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vua đất Bắc.” Thời vua Thánh Tông được tiếng là thịnh trị vì có quá nhiều nhân tài ra giúp nước. Uy vũ bất năng khuất. Những vị tướng với lòng dũng cảm không hề run sợ trước sức mạnh của đoàn quân phương bắc như Trần bình Trọng thì chuyện giặc Nguyên thảm bại đến ba lần cũng là điều dễ hiểu.

Nguyễn thái Học, người sáng lập Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1927. Câu nói bất hủ của ông chất chứa một chút chua chát: “Không thành công cũng thành nhân”. Và ông đã “thành nhân” khi bị Pháp xử trảm ngày 17 tháng 6, 1930 khi cuộc khởi nghĩa chống Pháp tại Yên Bái thất bại. Tuy thất bại nhưng ông đã để lại một tấm gương sáng cho những nhà ái quốc sau này, dứt khoát đánh đuổi bọn thực dân Pháp, đưa dân tộc thoát khỏi vòng đô hộ.

Lênin, ông tổ cộng sản cũng có một câu nói bất hủ, “Vô sản các nước, đoàn kết lại!” Khi đám lãnh tụ các nước thuộc địa nghèo nàn lạc hậu vớ được câu nói này và lấy nó làm phương châm hành động thì tương lai kinh tế của những quốc gia này bỗng trở nên “vô sản” thật. Không những đám lãnh tụ cộng sản thành công khi vô sản đại đa số dân chúng nhưng họ còn phá sản hoàn toàn những giá trị tinh thần truyền thống ở mỗi quốc gia, làm mất hẳn vẻ đẹp đặc thù của mỗi dân tộc, theo đúng giấc mơ “đại đồng” hão huyền, không tưởng. Ôi! Chỉ vì một câu nói mà hơn nửa nhân loại trong suốt 73 năm (1917 – 1990) sống trong nghèo đói triền miên, đau khổ trầm luân với một hoàn cảnh đầy nghiệt ngã. Chưa kể đến con số 100 triệu người phải lót thân trên con đường “cách mạng” cuồng vọng của đám lãnh tụ cộng sản.

Martin Luther King, một mục sư cổ võ cho quyền bình đẳng của các sắc dân thiểu số, đã mở đầu bài diễn văn hùng hồn vào ngày 28 tháng 8, 1963 bằng câu nói bất hủ: “Tôi có một giấc mơ… tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng…” Bài diễn văn của mục sư King không những đã gây ảnh hưởng lớn lao trên khắp nước Mỹ mà còn là nguồn cảm hứng cho tất cả mọi nỗ lực tranh đấu quyền bình đẳng cho những nhà hoạt động nhân quyền sau này. Giấc mơ của mục sư King đã trở thành hiện thực khi chính quyền Hoa kỳ chấp thuận thông qua Civil Rights Act (Đạo luật Quyền Dân sự) vào ngày 2 tháng 7, 1964, mở đầu một trang sử mới tôn trọng quyền của những người da màu trong lịch sử Hoa kỳ.

Tổng thống Nguyễn văn Thiệu cũng để lại cho dân miền Nam một câu nói bất hủ, “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm!” Câu nói để đời này gói trọn những kinh nghiệm xương máu về cộng sản của vị tổng thống thứ hai của nền cộng hòa miền Nam non trẻ. Thế mà có mấy ai để ý đến câu nói bất hủ của ông. Sự thật về câu nói của ông chỉ được phơi bày trần truồng sau năm 1975 và mãi đến bây giờ vẫn còn giá trị khi chủ nghĩa cộng sản còn trơ trẽn rơi rớt lại trên mảnh đất Việt khốn khổ. Ngày nào nhà nước cộng sản còn áp đặt một thứ quyền hành quái đản lên đồng bào, câu nói của ông vẫn là một minh chứng hùng hồn cho sự tàn bạo vô luân của một chính quyền thối nát không bút nào tả nổi. Cho dù sau này chế độ cộng sản có chết mất xác đâu đó trong nền văn minh thăng hoa của nhân loại, câu nói bất hủ của ông vẫn giúp những nhà sử học viết thay cho dòng kết khi viết lại những trang sử bi thương của dân tộc Việt sống dưới ách cộng sản từ năm 1930.

Tổng thống Hoa kỳ Ronald Reagan khi đứng trước bức tường ô nhục Bá linh vào ngày 12 tháng 6, 1987 đã thách thức Tổng Bí thư Liên sô Gorbachev bằng câu nói bất hủ, “Hỡi ông Gorbachev, hãy đập đổ bức tường này!” Hơn hai năm sau, ngày 9 tháng 11, 1989 nhà nước cộng sản Đông Đức cho phép dân chúng thăm viếng Đông Bá linh và Tây Đức. Dân chúng đã dùng búa đập nát bức tường ô nhục, đánh dấu bước sụp đổ đầu tiên của chế độ cộng sản tại Âu châu.

Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng thốt lên một câu nói bất hủ khi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nga sô Brezhnev lăm le định đưa Hồng quân sang Ba lan để dẹp tan Công đoàn Đoàn kết, “Nếu Liên sô tiến quân sang Ba lan, tôi sẽ cởi áo giáo hoàng và trở về Ba lan để chiến đấu bảo vệ quê hương tôi.” Nhờ câu nói đanh thép của vị Giáo hoàng dũng cảm, Brezhnev đã từ bỏ ý định xâm lăng.

Giáo phận Vinh (bao gồm Nghệ an, Hà tĩnh, và Quảng bình) được Đức cha Phaolô Maria Cao đình Thuyên cai quản từ năm 2000. Xảy ra vụ chiếm đất bất hợp pháp của chính quyền cộng sản tại Thái Hà vào tháng 9 năm 2008, toàn thể Hội đồng Giám mục Việt nam lên tiếng hiệp thông, bênh vực cho Đức Tổng Giám mục Hà nội Ngô quang Kiệt và phản đối nhà nước đã dùng luật rừng để chiếm đoạt tài sản của giáo hội. Các giám mục ở các giáo phận trên toàn lãnh thổ cũng lên tiếng hiệp thông và phản đối bằng cách gửi văn thơ đến Nhà Chung Hà nội và Ủy ban Tôn giáo nhà nước. Có những giám mục khác tích cực hơn, thân chinh đến nơi để hiệp thông cầu nguyện với giáo dân Thái Hà. Trong số các giám mục này có sự hiện diện của Đức cha Cao đình Thuyên, lúc ấy 81 tuổi, không ngại đường xa đã cùng với linh mục đoàn của giáo phận Vinh đến hiệp dâng thánh lễ. Bao vây Thái Hà là những dãy hàng rào chắn và lực lượng cảnh sát cơ động vũ trang với nét mặt lạnh lùng, Đức cha Thuyên đã tuyên bố một câu bất hủ, “Việc của Thái Hà là việc của Vinh.” Có lẽ không một câu nói nào tỏ tình hiệp thông vững mạnh như thế. Một ông cụ đã quá bát tuần lại có thể thốt được một câu hùng hồn đến thế trong một hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng thì quả thật tuyệt vời. Câu nói bất hủ của ngài thể hiện được tinh thần huynh đệ, nói lên mầu nhiệm chi thể của Đức Kitô, chia sẻ nỗi đau của giáo dân Thái Hà đang bị áp bức quá bất công. Mọi giáo dân dù bất cứ ở đâu đều là một phần của Hội thánh trong nhiệm thể của Đức Giêsu và chân lý đó đã thể hiện qua câu nói bất hủ của Đức cha Cao đình Thuyên.

Ngày 20/7/2009, một lần nữa, chính quyền cộng sản lại đàn áp giáo dân Quảng bình cũng chỉ vì miếng đất nhà thờ Tam Tòa tại thành phố Đồng hới. Một bên không có nơi thờ phượng đã bao nhiêu năm nên phải tạm dựng một chiếc lán nhỏ trên nền đất của ngôi nhà thờ đã bị sụp đổ vì chiến tranh, một bên dùng quyền hành chiếm đoạt mảnh đất của giáo dân Tam Tòa bằng cách ngang nhiên trưng dụng để làm chứng tích tội ác của đế quốc Mỹ. Lý do Tỉnh ủy Quảng bình đưa ra không hợp lý vì tại sao không trưng dụng ngay từ sau ngày 30 tháng 4, 1975; ngày cộng sản cưỡng chiếm thành công miền Nam mà phải đợi mãi đến năm 1997 – sau khi thị xã Đồng hới được nâng lên cấp thành phố – mới có quyết định như trên. Lý do nữa không hợp hiến vì bất cứ chỗ nào trên đất Bắc muốn biến thành chứng tích tội ác đều phải có quyết định từ trung ương; đằng này Tỉnh ủy Quảng bình đơn phương ra quyết định.

Đừng nói đến chứng tích tội ác của đế quốc Mỹ vì nhà nước cộng sản “có công” đánh đuổi Mỹ nhưng không bao lâu lại trải thảm đỏ mời họ vào. Đuổi cửa sau nhưng lại mời vào cửa trước. Đừng nói đến chứng tích tội ác của đế quốc Mỹ vì những tờ đôla xanh vẫn nằm đầy trong tủ sắt của đám cán bộ nắm quyền sinh sát trong tay, đặc biệt đám cán bộ và công an tỉnh Quảng bình. Mà nếu thật sự muốn biến mảnh đất Tam Tòa thành chứng tích tội ác của đế quốc Mỹ thì một tấm bia cũng đủ nhắc nhở những thế hệ sau này, cần gì phải chiếm trọn mảnh đất chỉ còn trơ lại bức tường rêu phong lỗ chỗ dấu đạn bom. Những nơi khác trên khắp đất Bắc hứng chịu bom Mỹ cũng có những tấm bia như thế để tưởng niệm, để nhắc nhở. Thế thì lý do gì mà Tỉnh ủy Quảng bình nhất định phải chiếm cho bằng được toàn bộ khu đất của nhà thờ Tam Tòa?

Lý do duy nhất mà ai cũng biết là vì khu đất nhà thờ Tam Tòa đột nhiên có giá trị kinh tế nhảy vọt. Từ ngày thị trấn Đồng hới được trung ương nâng lên cấp thành phố, dân cư đổ về làm ăn buôn bán sầm uất, đường sá được nới rộng, và mảnh đất nhà thờ Tam Tòa nằm ngay trung tâm thành phố, nhìn ra sông Nhật Lệ trông thật thơ mộng bỗng trở nên có giá, rất có giá. Với giá nhà đất tăng vùn vụt đến độ chóng mặt ở những nơi thị tứ vì nhu cầu làm ăn buôn bán, miếng đất này phải tính đến hàng ngàn cây vàng, vài triệu đô la là chuyện thường. Giống như miếng đất Tòa Khâm sứ cũng nằm ngay trung tâm thành phố Hà nội, giá cả mảnh đất là miếng mồi ngon mà đám cán bộ nhà nước không thể nào bỏ qua. Vì thế họ mới dùng mọi thủ đoạn đê tiện để cướp đoạt trắng trợn.

Mộ t trong những thủ đoạn đê tiện là dùng đám công an ở các nơi khác được bí mật điều về mặc thường phục để chận đánh giáo dân. Tỉnh ủy tỉnh Quảng bình gọi đám người này là “nhân dân tự phát”. Không những giáo dân chân yếu tay mềm bị đánh, đám “nhân dân tự phát” này còn dám đánh trọng thương luôn cả hai vị linh mục với những lời lẽ hạ cấp. Đang ung dung thăm hỏi giáo dân Vinh ở Hoa kỳ, Đức cha Cao đình Thuyên đành phải bỏ dở chuyến đi và trở về với đàn chiên đang bị bầy sói vây hãm. Thật chưa bao giờ con dân Vinh lại nức lòng mừng đón vị cha già trở về như vậy. Chỉ còn mấy ngày nữa là đến ngày mừng lễ Quan Thầy (Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời) của giáo phận Vinh nên vị cha già đã mời gọi toàn thể giáo dân thuộc hai tỉnh Hà tĩnh và Nghệ an về Tòa Giám mục để cầu nguyện, chỉ riêng giáo dân Quảng bình vì đường sá xa xôi nên mừng lễ tại chỗ. Cuối lễ, trong phần nhắn nhủ hơn 200 nghìn con chiên, Đức cha Thuyên có nhắc lại một câu nói bất hủ của một linh mục Vinh khi ngài ở hải ngoại gọi về để thăm hỏi, “Đức cha cứ an tâm tiếp tục thăm hỏi giáo dân ở nước ngoài, bên này chúng con không phải có một Đức cha Thuyên nhưng có đến 500 nghìn Đức cha Thuyên.” Khi vị linh mục nói đến 500 nghìn Đức cha Thuyên, ngài muốn nói đến sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí của toàn thể giáo dân Vinh về vụ Tam Tòa. Tuy nghe vậy nhưng Đức cha Thuyên vẫn thấy sự có mặt của ngài tại quê nhà trong giây phút đau thương này là cần thiết. Và ngài đã lập lại câu nói bất hủ của vị linh mục nào đó (ngài không nêu danh tánh) như một khẳng định về lập trường của ngài và 500 nghìn giáo dân Vinh qua sự hiệp thông cầu nguyện, đối thoại, tha thứ, và tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa Thánh Linh.

Rồi từ đây, với lời cầu nguyện của 500 nghìn Đức cha Thuyên ở giáo phận Vinh sẽ như hương thơm tỏa lan trước nhan thánh Chúa. Cũng từ đây, với ánh sáng tình yêu của 500 nghìn Đức cha Thuyên sẽ đẩy lui được bóng đêm hận thù. Và cuối cùng, với 500 nghìn Đức cha Thuyên một lòng một ý sẽ tranh đấu công lý cho một Tam Tòa đang trên đà hồi sinh.

Chú thích

1 “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ bẩy tung trái đất này.” Archimedes (287 BC – 212 BC).

2 “Phong trào dòi hỏi dân quyền gặt hái được nhiều thắng lợi nhưng Rosa Park (người đàn bà da đen từ chối nhường chỗ cho người da trắng trên xe bus) luôn được tưởng nhớ như một chất xúc tác trong công cuộc đấu tranh đòi hỏi dân quyền.” Jim Costa (1952 – ), Dân biểu bang California.

3 “Bất cứ điều gì anh cảm thấy khó thực hiện nhất, thì hãy làm với tất cả con tim của anh.” Dalai Lama (1935 – ),Đại đức, vị lãnh đạo tinh thần của Tibet.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Cánh Vạc Đêm Trăng
Đặng Đức Cương
06:14 27/08/2009

CÁNH VẠC ĐÊM TRĂNG



Ảnh của Đặng Đức Cương

Ơi cánh vạc lẻ loi vùng xám hối

Chơ vơ bay trĩu nặng một khung sầu…!

(Trích thơ của Khê)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền