Ngày 25-08-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 26/08: Sẵn sàng đón Chúa – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến
Giáo Hội Năm Châu
00:22 25/08/2022

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Đức Giê-su kể cho các môn đệ nghe dụ ngôn này: “Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn ra đón chú rể. Trong mười cô đó, có năm cô dại và năm cô khôn. Quả vậy, các cô dại mang đèn mà không mang dầu theo. Còn những cô khôn thì vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo. Vì chú rể đến chậm, nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả. Nửa đêm, có tiếng la lên: ‘Chú rể kia rồi, ra đón đi!’ Bấy giờ tất cả các trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa soạn đèn. Các cô dại nói với các cô khôn rằng: ‘Xin các chị cho chúng em chút dầu, vì đèn của chúng em sắp tắt rồi!’ Các cô khôn đáp: ‘Sợ không đủ cho chúng em và cho các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn.’ Đang lúc các cô đi mua, thì chú rể tới, và những cô đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới. Rồi người ta đóng cửa lại. Sau cùng, mấy trinh nữ kia cũng đến gọi: ‘Thưa Ngài, thưa Ngài! mở cửa cho chúng tôi với!’ Nhưng Người đáp: ‘Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai cả!’ Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào.”

Đó là lời Chúa
 
Bài học khiêm nhường
Lm. Thái Nguyên
01:06 25/08/2022



BÀI HỌC KHIÊM NHƯỜNG
Chúa Nhật 22 Thường Niên năm C : Lc 14,1.7-11

Suy niệm

Việc Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisêu dùng bữa, cho chúng ta nhìn ngắm thái độ của Ngài, một thái độ luôn cởi mở và tiếp nhận, để thiết lập tương quan gần gũi và thân thiện với mọi hạng người, kể cả những kẻ có ý đồ và manh tâm đối với Ngài. Đây là tính cách của một con người có bản lãnh, không chấp nhất và câu nệ về những gì người khác nghĩ về mình, kể cả việc họ muốn đối đầu với mình, vì điều quan trọng là tạo sự hiệp thông giữa người với người.

Tuy nhiên, khi đón nhận người khác, Đức Giêsu cũng mời gọi họ thanh lọc những quan niệm cổ hủ, cải thiện một lối sống còn mang tính cách trịch thượng, nhất là lối sống đó lại nằm trong thành phần trí thức tôn giáo, ảnh hưởng rất lớn trên mọi người. Vì thế, nhân cơ hội quan sát những người đi dự tiệc háo hức chọn chỗ nhất, Đức Giêsu đã đưa ra câu chuyện như một điển hình về phép xã giao, ý muốn cảnh giác thái độ tự tôn tự mãn của người Pharisêu: “khi được mời dự tiệc cưới, đừng ngồi vào chỗ nhất, kẻo có một người nào trọng hơn anh cũng được mời.... trái lại anh hãy ngồi vào chỗ cuối”.

Lời khuyến cáo của Đức Giêsu còn tiềm ẩn một ý nghĩa sâu hơn. Đối với Ngài, tiệc cưới tượng trưng cho Nước Thiên Chúa, trong đó “kẻ nào nhắc mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được nhắc lên”. Vượt trên đòi hỏi của xã giao, Đức Giêsu làm cho con người đi xuống chiều sâu của khiêm nhường, cũng là cách tiến lên chiều cao của Nước Thiên Chúa. Nước Chúa là một ân ban cao cả, chỉ dành cho những ai có tâm hồn khiêm tốn, còn ai tự cho mình là cao trọng sẽ có thái độ hàm hồ, không đáng được lãnh nhận, vì “Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường.” (Gc 4, 6; 1Pr 5, 5).

Từ câu chuyện chỗ ngồi trong bàn tiệc, Chúa Giêsu muốn mời gọi chúng ta hãy đặt mình trước mặt Chúa, để thấy giá trị đích thực của mọi người là con cái Thiên Chúa. Đừng bị thói háo danh và tự mãn khuynh đảo mình. Ngay cả những thực hành đạo đức như ăn chay, bố thí, cầu nguyện... đều có thể trở thành bình phong để người ta thực hiện ý đồ khoe khoang bản thân mình, do tính háo danh.

Tính cách của người Kitô hữu là hiền lành và khiêm nhường như Đức Giêsu, Đấng không tự tìm vinh quang cho mình mà trong mọi sự để cho Thiên Chúa định liệu. Vì thế, khiêm nhường không phải là tự hạ để mong được nâng lên, không phải là coi thường mình hay e sợ người khác, cũng không rụt rè tránh né nhiệm vụ. Khiêm nhường là nhận biết sự thật về mình, một sự thật còn nhiều thiếu sót, cần được sự nhắc nhở và sửa chữa của anh em. Thiếu sự nhắc bảo lẫn nhau là ru ngủ nhau trong cái ảo tưởng về chính mình. Khiêm nhường là biết mình đã nhận tất cả từ Chúa, và lớn lên mỗi ngày nhờ tha nhân.

Chúng ta dễ đánh giá người khác dựa vào cái ghế và thanh thế của họ, nhưng thật ra một người phu quét đường có lương tâm vẫn giá trị hơn một vị quan quyền hay bậc chức sắc vô tâm. Người khiêm nhường không sợ chức vụ cao hay ghế nhất. Ghế nào cũng là một phương tiện để phục vụ mọi người. Chức vụ nếu có, thì cũng là một cơ hội cho ta biết cúi xuống thật gần với những nỗi đau của biết bao người đang cần cứu giúp. Vì vậy mà khi nói đến việc thết tiệc, Đức Giêsu khuyên chúng ta nên mời những kẻ nghèo khó, tật nguyền, hơn là mời những người ruột thịt, thân quen, giàu có. Ngài muốn chúng ta vượt qua óc tính toán vụ lợi, để đi vào thế giới của những người bé nhỏ nghèo hèn, nhất là những người lầm than bất hạnh. Chúng ta hay thích giao du với ai có thế giá để mình được danh giá, mà bỏ rơi bao người yếu kém, tạo thêm bất công trong đời sống xã hội.

Khiêm nhường là cung cách của Đức Giêsu, Đấng đã tự hủy mình để nhập thể làm người vì yêu thương nhân loại; Đấng đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ để dạy chúng ta bài học yêu thương phục vụ; Đấng đá đón nhận nhục hình thập giá để đền thay cho tội lỗi chúng ta; Đấng đã xuống mức thấp nhất của thân phận làm người để nâng chúng ta lên. Chính trong ý nghĩa đó mà chúng ta có thể nói, người khiêm nhường là người đã gặp được Chúa, đã hòa vào nhịp đập của trái tim Chúa, để hành động với tấm lòng đầy yêu mến.

Cầu nguyện

Lạy Chúa Giêsu!
Các đầu mục Do Thái rất bực tức,
khi Chúa giảng dạy như một chức sắc,
mà không có chức vụ hay chức quyền,
không thuộc nhóm tư tế hay luật sĩ,
chỉ là dân dã, con bác thợ mộc.
Thế nhưng những lời Chúa nói,
đều là lời sự thật, lời chân lý,
lời sự sống, lời tình yêu, lời cứu độ,
Tiếc thay những nhà lãnh đạo tôn giáo,
là những người lo rao truyền đạo lý,
mà lại không quan tâm đến chân lý.
Buồn thay những mục tử Is-ra-el,
chỉ biết nói mà lại không biết làm,
chỉ biết lo viêc động tay động chân,
mà lại không biết động tâm động não.
Đối với Chúa, cần đức hơn cần chức,
cần sự thật chứ không cần nổi bật,
cần điều đúng dù người nói là ai,
vì chân lý phát xuất từ Thánh Linh.
Lời Chúa không bao giờ bị xiềng xích,
bởi người có quyền bính hay trí thức,
Chúa nói qua trẻ thơ hay cụ già,
và qua cả những lời bà mẹ quê.
Cho con nghe tiếng Chúa qua mọi người,
không quan trọng tài năng hay chức vụ,
không kỳ thị người Nam hay kẻ Bắc,
không phân biệt trên dưới hay sang hèn.
Cho lòng con biết say mê chân lý,
lo phục vụ mà không cần chức vụ,
biết xả thân mà không mong phần thưởng,
luôn khiêm nhường sống trọn nghĩa yêu thương. Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:05 25/08/2022

42. Chuyên tâm làm việc yêu mến Thiên Chúa, thì hoàn toàn hiểu thấu điều răn lớn của tình thân ái.

(Thánh Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:09 25/08/2022
80. ĐỨA LÀM THUÊ RỖNG RUỘT

Các loại rau đều theo mùa mà sinh trưởng, hết mùa thì tính mạng cũng tiêu luôn, chỉ có cây hành là mùa nào cũng có, hơn nữa trong bếp thì luôn luôn dùng nó, nên trở thành mùi vị không thể thiếu được.

Các loại rau khác tập họp lại hỏi nó:

- “Anh dùng phương pháp gì để đạt được tiêu chuẩn ấy?”

Hành đáp:

- “Tôi không dùng phương pháp gì cả, chủ yếu là nhũn nhặn mà thôi”.

Các loại rau thở dài nói:

- “Có thể thấy người rỗng ruột có thể đứng vững trên đất, vả lại ở đâu cũng có thể thích nghi sinh tồn phát triển”.

Có một cây rau nói qua chuyện khác:

- “Cái gì là nhũn nhặn và không nhũn nhặn, chẳng qua là đứa làm thuê rỗng ruột (1) mà thôi, các ông không thấy những đứa làm thuê rỗng ruột trên thế giới sao, năm nào cũng như năm nấy, ở đâu có chúng nó là chuyện đắc ý hay sao?”

(Yết hậu ngữ)

Suy tư 80:

Bí quyết để cây hành tồn tại và phát triển chính là nhũn nhặn. Nhũn nhặn chính là thái độ mềm mỏng, khiêm nhường, nhường nhịn trong cuộc sống đời thường, mà nhũn nhặn của cây hành là không kén đất, chỉ cần nắm đất và nước là có thể sống, thế là nó phát triển.

“Rỗng ruột” nói theo tinh thần tu đức chính là trong lòng không có chút gì là của mình, như: kiêu ngạo, tự ti, dục vọng, tham lam.v.v...để dễ dàng đón nhận ân sủng của Thiên Chúa, tóm lại rỗng ruột chính là khiêm nhường, như Đức Mẹ Ma-ri-a càng khiêm nhường thì đón nhận ân sủng của Thiên Chúa càng nhiều.

Người “rỗng ruột” (khiêm tốn) đi đến đâu sống cũng được, bởi vì họ không tranh chấp vị trí cao thấp, cũng không hô hào hoan hô người này đả đảo người nọ; trái lại, người kiêu ngạo đi đến đâu thì ở đó có tranh chấp, có bất an và nghi kỵ, bởi vì tranh chấp vốn là bản tính của người kiêu ngạo.

Khiêm tốn là nền tảng của mọi nhân đức.

(1) Cách nói chế nhạo những người không có học vấn và tài năng.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Sống khiêm nhường
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
18:38 25/08/2022
SỐNG KHIÊM NHƯỜNG

CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN NĂM C

Thời Chúa Giêsu, dù trong Dothái giáo hay ngoài xã hội, người Dothái chia thành nhiều nhóm. Người ta có thể kể đến vài nhóm nổi trội như:

- Nhóm Sađucêô: Phần lớn là các tư tế ở Giêrusalem và một số kỳ mục. Đây là nhóm bảo thủ. Họ trọng nền tảng luật lệ và lề thói của cả đời sống và đức tin. Họ luôn muốn giữ nghiêm những gì mà họ cho là truyền thống.

- Nhóm Pharisêu (Biệt phái): Gồm tiến sĩ, luật sĩ chuyên giải thích lề luật, và một ít tư tế vùng quê cũng như các thầy Lêvi. Theo sau họ là nhiều tín hữu đạo đức. Họ chuyên cần suy niệm Kinh Thánh và tuân giữ tỉ mỉ mọi luật lệ.

- Nhóm Essênô: Được tổ chức chặt chẽ, có tôn ti trật tự. Họ sống nghèo khó, độc thân, và vâng phục hàng lãnh đạo.

- Nhóm Samari: Gồm người gốc Dothái ở Samari. Họ bị pha trộn nhiều với dân ngoại, kể cả về mặt tôn giáo.

- Nhóm Hêrôđê: Không phải là nhóm tôn giáo, gồm những người thân đế quốc Lamã. Họ ủng hộ vua Hêrôđê. Dù là đối thủ của nhau, Tin Mừng từng cho biết, Nhóm Pharisêu liên kết với họ chống Chúa Giêsu. (Mt22,16; Mc 3, 6).

Trong các nhóm trên, Pharisêu rất được kính trọng. Không chỉ dân chúng xem họ là thành phần đạo đức, là chuẩn mực về đời sống đức tin, mà còn tự bản thân, họ hãnh diện họ là thầy dạy của dân, là kẻ nắm giữ và giải thích lề luật. Họ tách biệt khỏi đám đông dân chúng.

Hôm nay, Tin Mừng cho biết, Chúa Giêsu được một người, không chỉ thuộc nhóm Phariêu, mà còn là thủ lãnh Pharisêu mời dự tiệc. Vì là thủ lãnh, chắc chắn người mời Chúa phải là người có thế lực rất lớn?

Có phải vì chủ nhà là thủ lãnh, nên số đông khách mời là người Pharisêu? Phải chăng họ vốn là kẻ tự cao, kẻ được trọng vọng trước mặt dân chúng, nên họ dễ dàng tự đặt mình vào ghế danh dự? Đàng khác, phải chăng, vì chủ nhà là thủ lãnh, khách cũng muốn ở gần ông, muốn "dựa hơi" ông, muốn cho mọi người xung quanh "lóe mắt" khi có được một vị trí nào đó trong nhà ông chủ?

Không chỉ là chỗ ngồi trong một bữa tiệc. Thực tế, vì "cái ghế quyền lực" nào đó, người ta không ngại đấu đá nhau, tranh giành ảnh hưởng của nhau, hại nhau bằng mọi thủ đoạn, từ hạ bệ, bỏ tù đến sát hại nhau...

"Ghế" tưởng như chỉ tượng trưng chức vụ, chức năng, trách nhiệm. Thực tế, nó là một thứ tập trung quyền lực, hay tập trung một số quyền lực nào đó.

Càng làm chánh trị, người ta càng tham quyền. Họ mơ được thăng quan là chuyện cơm bữa. Họ tỏ ra mềm mỏng, bợ đỡ cấp trên, chỉ vì "chiếc ghế" hơn là phục vụ đối tượng mà lẽ ra quyền hạn của họ phải phục vụ. Vì "ghế", biết bao nhiêu thứ chiến tranh, thứ tù tội, chết chóc oan nghiệt đã xảy ra...

Không biết có ảnh hưởng kiểu tinh thần biệt phái này không mà thánh Giacôbê và thánh Gioan tông đồ cũng thích ngồi bên hữu, bên tả Chúa; mười tông đồ còn lại cũng không vừa, họ bất bình với hai ông; còn tổng trấn Philatô cho đóng đinh Chúa chỉ vì sợ mất ghế, dù biết rõ Chúa vô tội...

Sách Huấn ca cho ta lời dạy thiết thực: "Càng làm lớn, con càng phải tự hạ, như thế, con sẽ được đẹp lòng Đức Chúa. Vì quyền năng Đức Chúa thì lớn lao: Ngài được tôn vinh nơi các kẻ khiêm nhường. Kẻ kiêu ngạo thì vô phương cứu chữa, vì sự xấu xa đã ăn sâu mọc rễ trong nó" (Hc 3,18.20.28).

Còn những câu "chốt" trong Tin Mừng: "Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên" và "Ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại", cho thấy Chúa Giêsu không chỉ nhắm sửa đổi một lề thói xã hội, nhưng nhắm tới hiện thực Nước Trời.

Nước Trời là của những ai có lòng khiêm hạ. Càng khiêm hạ, con người sẽ càng được được nâng cao. Khiêm tốn là khôn ngoan vì chọn lối đường của Thiên Chúa, trở nên giống Thiên Chúa.

Chính Chúa Giêsu đã không ngần ngại rửa chân cho môn đệ. Ngài chấp nhận bị phản bội, chấp nhận nộp mình cho kẻ sát hại mình, chấp nhận chết giữa những tử tội như chính mình cũng là tử tội. Ngài sẵn sàng ban ơn tha thứ cho kẻ giết chết mình, cho kẻ thù nghịch và tội lỗi...

Qua tấm gương về sự hạ mình của Chúa, ta càng xác tín: Chúa Giêsu dù là Thiên Chúa, đã không đòi ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng chấp nhận huỷ mình, mang phận tôi đòi, hèn hạ để sống trọn kiếp người như chúng ta là người.

Nơi sự hiến mình của Chúa mạc khải về một nghịch lý vô cùng lớn: Loài người là loài hèn hạ, tội lỗi, lại muốn nâng mình lên bằng cách chà đạp người khác, thì Thiên Chúa, Đấng cao cả vô song, Đấng là nguồn cội mọi loài, lại hạ mình xuống trong thân phận thụ tạo để cứu rỗi loài thụ tạo hay phản bội ấy.

Chúng ta thực tập để sống khiêm nhường theo gương Chúa Giêsu. Chẳng hạn: Đừng để ý nhiều tới điều người khác nói về mình dù tốt hay không. Đừng tìm cách gây ấn tượng nơi người khác, nhưng hãy cứ là mình: cố gắng làm việc hết sức, suy nghĩ thấu đáo, luôn để tâm vào hoàn cảnh mà mình đang hiện diện.

Đừng bao giờ so sánh mình với người khác để rồi buồn bực vì thua kém. Hãy nhớ, Chúa ban cho mỗi người khả năng khác nhau. Thay vì cạnh tranh, hãy cố gắng hoàn thiện mình mỗi ngày một hơn. Cố gắng cộng tác với ơn Chúa để sống một đời sống công chính, lành thánh và nêu gương sáng...

Mỗi khi làm được gì nổi nang, lớn lao, chiếm tình cảm người xung quanh, hãy tự nhắc bản thân tạ ơn Chúa, và dâng lên Chúa cả con người mình. Hãy chú ý đến điều mình cần học hơn là những gì mình đã làm được.

Đừng quá lo ngại đến lỗi lầm của mình nhưng hãy nhanh chóng rút ra bài học để ngăn ngừa sự tái phạm và hết lòng ăn năn, xin Chúa tha và lo xưng tội.
 
Học sống khiêm nhường với Chúa Giê-su
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
19:49 25/08/2022


Người đời thích tôn mình lên, muốn nổi trội hơn người khác bằng đủ mọi hình thức. Vì thế, người ta coi rẻ đức khiêm nhường, cho rằng khiêm nhường là thấp kém, là yếu đuối, nhu nhược... Tuy nhiên, đây là một nhân đức cao quý được Chúa Giê-su trân trọng và đề cao.

Chúa Giê-su trân trọng đức khiêm nhường

Mặc dù Chúa Giê-su là Thiên Chúa Ngôi Hai đầy quyền năng, đồng hàng với Chúa Cha; Ngài cùng Chúa Cha và Chúa Thánh Thần tạo dựng nên vũ trụ kỳ diệu nầy. “Nhờ Ngài mà muôn loài muôn vật được tạo thành và không có Ngài thì chẳng có gì được tạo thành” (Ga 1,3).

Tuy nhiên, Ngài đã trút bỏ vinh quang, danh dự và quyền năng, hạ mình xuống thế làm người, “mặc lấy phận nô lệ” thấp hèn để cứu độ muôn dân (Philipphe 2,7).

Ngài chấp nhận sinh ra trong chuồng bò, đặt mình nằm trong máng ăn của súc vật! Hạ mình đến mức rốt hèn!

Khi lớn lên, Chúa Giê-su không liệt mình vào thành phần giàu có hay thượng lưu trong xã hội. Ngài không muốn thuộc về giai cấp tư tế của Đền thờ cho người ta bái phục, cũng chẳng là kinh sư, luật sĩ cho người ta trọng vọng nể vì, cũng không thuộc hàng biệt phái có nhiều uy tín trong dân… Ngài muốn thuộc về tầng lớp dân đen, làm nghề thợ mộc, đổ mồ hôi đổi lấy áo cơm.

Trong bữa ăn cuối với các môn đệ trước khi nộp mình chịu chết, Ngài làm như người nô lệ phục vụ chủ nhân: múc nước vào chậu và quỳ xuống rửa chân cho từng người. Xưa nay, chưa hề có ông thầy, ông chủ nào trên đời hạ mình thấp hèn đến thế.

Đặc biệt trong cuộc khổ nạn, Ngài để cho người ta bắt bớ giữa đêm đen như một tên trộm cướp và dù Ngài là Chúa tể trời đất, là thẩm phán tối cao có quyền phán xét cả loài người và thiên thần, nhưng đã để cho quân hèn hạ phán xử Ngài cách oan ức, thậm chí khạc nhổ vào mặt Ngài.

Rồi cuối cùng, Ngài lãnh lấy cái chết thê thảm, nhục nhã, đau thương… chết không manh áo che thân, chết treo trên thập giá giữa hai người trộm cướp… Không có người lương thiện nào trên đời chết thảm như Chúa Giê-su!

Từ tột đỉnh vinh quang, Ngôi hai Thiên Chúa hạ mình xuống trần làm người thấp hèn tột bậc.

Ngài hạ mình, vâng lời Chúa Cha cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên thập giá để đền tội cho muôn người. Không ai trên đời hạ mình sâu thẳm như Chúa Giê-su. Không ai trên đời khiêm nhượng như Chúa Giê-su.

Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Ngài vượt lên mọi loài trên trời dưới đất (Philipphe 2, 9-11).

Chúa Giê-su dạy ta sống khiêm nhường

Vì Chúa Giê-su rất trân trọng đức khiêm nhường và sống khiêm nhường từ lúc sinh ra cho đến chết, nên Ngài mời gọi chúng ta sống khiêm nhường như Ngài: “Hãy học cùng Ta vì Ta dịu hiền và khiêm nhường”

Vì khiêm nhường là một phẩm chất cao đẹp nên Chúa Giê-su thuyết phục chúng ta sống khiêm nhường bằng một dụ ngôn rất thực tế như sau: “Khi anh em được mời dự tiệc, đừng chọn chỗ nhất, kẻo khi có người khách khác quan trọng hơn đến sau, chủ nhà sẽ đến nói với anh em: Mời anh xuống ngồi chỗ dưới nầy cho… Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. Trái lại, khi được mời dự tiệc, anh em hãy chọn chỗ cuối…. Vì hễ ai tôn mình lên thì sẽ bị hạ xuống và ai tự hạ mình xuống thì sẽ được tôn lên” (Lc 14, 8-11).

Lạy Chúa Giê-su,

Chúa là Chúa tể trời đất mà lại trân quý và theo đuổi đời sống khiêm nhường, hạ mình đến chỗ rốt hèn; trong khi đó, chúng con chỉ là những kẻ mang thân phận thấp hèn, chẳng đáng là gì trước mặt Chúa, thì thích được tôn lên cao.

Xin cho chúng con chấp nhận hạ mình, sống khiêm nhường như Chúa, để từng ngày, chúng con nên giống Chúa hơn. Amen.
 
Chứng nhân cho một tình yêu vô bờ
Lm. Minh Anh
20:28 25/08/2022

CHỨNG NHÂN CHO MỘT TÌNH YÊU VÔ BỜ
“Chúng tôi rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh trên thập giá!”.

Nigel Wright nói, “Thiên Chúa không phải là tác giả của điều ác, Ngài là tác giả của sự sáng tạo và rủi ro vốn có trong nó. Thập giá có ý nghĩa rằng, kẻ đau khổ nhất vì tội lỗi là chính Thiên Chúa, không phải con người! Chính bằng cái chết của Chúa Kitô trên thập giá, quyền lực sự ác mới thực sự bị đánh bại; Ngài là ‘chứng nhân cho một tình yêu vô bờ!’”.

Kính thưa Anh Chị em,

Tư tưởng của Nigel Wright được gặp lại qua bài đọc Côrintô hôm nay, một trong những bản văn hay nhất nói về thập giá! Chúa Kitô là ‘chứng nhân cho một tình yêu vô bờ’ của Thiên Chúa Cha! Trước tình yêu đó, con người có thể đón nhận hay chối từ. Tin Mừng hôm nay nói đến hai nhóm trinh nữ, biểu tượng cho việc đón nhận hay từ chối Ngài, ‘Chàng Rể’ có tên Giêsu Kitô.

Trước hết, Phaolô cho thấy sự khôn ngoan của Thiên Chúa thể hiện nơi thập giá Đức Kitô; dù với thế gian, thập giá là một điên rồ. Phaolô xác tín, “Vì chưng, người Do Thái đòi dấu lạ, người Hy Lạp tìm khôn ngoan; còn chúng tôi, chúng tôi rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh trên thập giá”. Cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa nơi Chúa Kitô chịu đóng đinh, Phaolô không ngần ngại sống chết cho Ngài, “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống, mà Chúa Kitô sống trong tôi!”; và con người này thật sự đã trở nên ‘chứng nhân cho một tình yêu vô bờ’ ấy. Thập giá Chúa Kitô vượt quá mọi trí hiểu. Nó không đòi hỏi phải thông minh và học hỏi nhiều; nó có thể được nhận biết, yêu mến, bởi một người hoàn toàn mù chữ. Thập giá không phải là một thông điệp về chiều sâu trí tuệ, mà là một lời sống động công bố một chân lý ngàn đời, “Thiên Chúa Là Tình Yêu”, đúng như Thánh Vịnh đáp ca tán tụng, “Tình thương Chúa chan hoà mặt đất!”.

Thứ đến, đón nhận hay chối từ tình yêu ấy là tự do của mỗi người! Tin Mừng nói đến mười trinh nữ đi đón chàng rể; trong đó, năm cô khôn ngoan, mang đèn, dầu đầy bình, đón được chàng; năm cô khờ dại mang đèn, không đem dầu theo, bị bỏ lại bên ngoài. Chàng rể ở đây chính là Chúa Kitô, như có lần, Ngài ví mình như một chàng rể. Với cái nhìn của Phaolô hôm nay, chàng rể chính là Chúa Kitô, một Chàng Rể bị đóng đinh trên giá gỗ để cứu lấy con người, ban cho nó hạnh phúc, hưởng kiến sự sống đời đời. Như vậy, Chàng Rể Giêsu Kitô, hiện thân của Đấng Cứu Độ, là ‘chứng nhân cho một tình yêu vô bờ’ của Cha trên trời. Vậy bạn thuộc nhóm trinh nữ khôn ngoan hay nhóm trinh nữ ngơ khờ; bạn có đón được Ngài không? Bạn đang bỏ lỡ điều gì quan trọng nhất trong cuộc sống? Không chuẩn bị trước có thể dẫn đến những rắc rối không đáng có, và thậm chí là thảm hoạ! Áo phao để lại trên bờ khi thuyền đang chìm thì có ích gì?

Anh Chị em,

“Chúng tôi rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh trên thập giá!”. Được tình yêu Chúa Kitô chiếm hữu, Phaolô say mê Ngài; chịu thương, chịu khó để loan báo Ngài; và cuối cùng, đổ máu mình minh chứng ơn cứu độ của Ngài. Như Phaolô, suốt hai ngàn năm qua, bao con người đã được tình yêu Ngài thúc bách, trở nên ‘chứng nhân cho một tình yêu vô bờ’. Cũng chính cách thức ấy, Thiên Chúa mời gọi chúng ta hôm nay trở nên chứng nhân, tỉnh thức với mọi bất trắc, hy sinh trong đời, biết đón nhận những khốn khó không thể tránh với mong ước hiệp thông với Đấng Chịu Đóng Đinh ấy. Được như thế, là chúng ta đang chuẩn bị dầu đèn cho mình. Vậy hãy tập trung vào hiện tại, ‘ở đây, lúc này’, cho dù lúc này có thể là lúc chúng ta đang vác lấy thập giá nặng nhất; và cho dù Chàng Rể đến sớm hay muộn, sẽ không thành vấn đề, vì Ngài đã luôn là một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Bấy giờ, chính chúng ta cũng đã trở thành ‘chứng nhân cho một tình yêu vô bờ’ khi yêu mến ôm chặt thập giá đời mình!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, để có thể trở nên ‘chứng nhân cho một tình yêu vô bờ’, xin giúp con chọn Chúa mỗi ngày, dù là phải chọn ‘một Chúa trên thập giá’. Giúp con chọn một cách quyết liệt nhất!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các linh mục đối đầu với chế độ độc tài ở Nicaragua: Hãy để chúng tôi làm việc trong hòa bình!
Đặng Tự Do
17:30 25/08/2022


Các linh mục của Giáo phận Estelí ở Nicaragua đã kêu gọi chính quyền của chế độ độc tài Daniel Ortega hoán cải, cho phép họ làm việc trong hòa bình, và trả tự do cho vị Giám Quản Tông Tòa của giáo phận và cũng là giám mục của Matagalpa, là Đức Cha Rolando José Álvarez Lagos, người đang bị bị quản thúc tại gia.

“Chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền hoán cải và đừng làm phiền chúng tôi. Hãy để chúng tôi làm việc trong hòa bình! Hãy trả tự do cho giám mục, các linh mục và giáo dân và Chúa sẽ thương xót các bạn, nếu các bạn hoán cải từ trái tim,” các giáo sĩ Estelí viết trong một tuyên bố đưa ra hôm 23/8.

Thông điệp được đăng trên Facebook sau một loạt các cuộc tấn công của chế độ độc tài Ortega chống lại Giáo Hội Công Giáo ở một số thành phố trong nước, đặc biệt là ở Matagalpa, nơi Đức Cha Álvarez bị bắt cóc từ Tòa Giám Mục ở Matagalpa vào nửa đêm và bị quản thúc tại gia ở Managua sau khi bị buộc tội hô hào các nhóm bạo lực gây bất ổn cho chế độ.

Cùng với ngài, các linh mục khác, chủng sinh và một giáo dân đã bị bắt cóc khỏi Tòa Giám Mục, nơi tất cả họ đã bị cảnh sát bao vây trong nhiều ngày. Sau đó, họ bị đưa đến nhà tù khét tiếng El Chipote ở Managua.

Các giáo sĩ Estelí nhắc nhở chế độ rằng “kích động thù hận và bạo lực” thực sự xảy ra “khi ông Daniel Ortega, trong hành động chính thức vào ngày 19 tháng 7 năm 2018 (kỷ niệm chiến thắng của cuộc cách mạng Sandinista năm 1979), đã công khai buộc tội một số giám mục là những kẻ âm mưu đảo chính, những kẻ khủng bố “.

“Kể từ đó, có vô số lần... họ ném mọi thứ tục tĩu, xúc phạm và phỉ báng, không chỉ vào các giám mục, mà cả các linh mục chúng tôi,” các giáo sĩ nói.

“Bản chất của chúng tôi và sứ mệnh mục vụ hòa bình đã khiến chúng tôi kiên nhẫn chịu đựng những sự man rợ như vậy”

Các giáo sĩ cũng nói rằng những cáo buộc của chế độ độc tài Ortega, “chẳng hạn như chúng tôi là những kẻ âm mưu đảo chính,” là “vô căn cứ,” bởi vì “không có đảo chính ở đây, bởi vì các cuộc đảo chính được thực hiện bởi quân đội, và ở đây quân đội đã không thực hiện một cuộc đảo chính bất cứ ai. Điều đó chỉ tồn tại trong tâm trí các bạn”.

“Những gì đã xảy ra ở đây vào năm 2018 là một cuộc biểu tình của người dân, cuối cùng đã khiến một số lượng lớn thanh niên Nicaragua thiệt mạng”, thông báo viết.

Các linh mục của Estelí yêu cầu chính quyền “tôn trọng Hiến pháp chính trị của nước Cộng hòa” và khiển trách họ vì “bất cứ những thao túng với luật pháp, tạo ra những sắc lệnh để bỏ tù công dân.”
Source:Catholic News Agency
 
Đức Giáo Hoàng có nên ra vạ tuyệt thông cho Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega hay không?
Đặng Tự Do
17:31 25/08/2022


Đối với nhiều nhà quan sát, tình hình ở Nicaragua - bao gồm việc bắt giữ một giám mục, các tuyên bố thù địch của bọn cầm quyền chống lại Giáo hội, v.v. - giờ đây đòi hỏi Đức Giáo Hoàng phải có “một lập trường rõ ràng và dứt khoát”. Tờ Catholic Herald gợi ý rằng “vạ tuyệt thông - hoặc ít nhất là một lời cảnh báo về vạ tuyệt thông có thể là bước tiếp theo chống lại Ortega và những người bạn của hắn”.

Trong khi Đức Giáo Hoàng và Tòa thánh Vatican đã lên tiếng về vấn đề này, đặc biệt là trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 21 tháng 8, “sự thừa nhận này dường như không phù hợp với nỗi kinh hoàng của những gì đang diễn ra trong nước”, hãng truyền thông Anh cho biết. Đức Giáo Hoàng có thể lo ngại rằng điều này sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng, nhưng có vẻ như “con tàu đó đã ra khơi,” tờ Catholic Herald nhận xét.

Đối với Catholic Herald, Vatican nên “công nhận rằng Giáo hội hình thành phe đối lập dân chủ chính đối với Ortega, và - giống như Trung Quốc – Giáo Hội là một mối đe dọa đối với chế độ chuyên chế nhà nước vì Giáo Hội hoạt động như một đối trọng với chế độ và là hải đăng cho tự do, dân chủ và nhân quyền.” Bài báo chỉ trích gay gắt “một Vatican vẫn đang dung dưỡng Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua một thỏa thuận đã không làm được nhiều để ngăn chặn cuộc đàn áp người Công Giáo, và cũng ít lên tiếng chống lại cuộc đàn áp Kitô hữu trên toàn thế giới.”
Source:Catholic Herald
 
Giám mục Nicaragua lưu vong kêu gọi ĐTC Phanxicô lên tiếng về việc bọn cầm quyền độc tài bắt giữ vị giám mục
Đặng Tự Do
17:32 25/08/2022


Một giám mục người Nicaragua lưu vong đã phản ứng trước lời đề nghị của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào hôm Chúa Nhật, sau khi Đức Giáo Hoàng kêu gọi một “cuộc đối thoại cởi mở và chân thành” với chính phủ của Tổng thống Daniel Ortega, sau khi xảy ra vụ giam giữ một giám mục Công Giáo.

Đức Cha Silivio Báez nói trong một thánh lễ được cử hành ở Miami và được phát qua mạng xã hội của mình rằng: “Cần phải có tự do. Chúng ta không được thương lượng với Ortega. Chúng ta phải yêu cầu tự do, bởi vì những người bị bắt đều là những người vô tội, “

Đức Cha Báez kêu gọi trả tự do tức khắc cho Đức Cha Rolando Álvarez, gần đây bị bắt cùng với một số bạn đồng hành của ngài, với tội danh bị bọn cầm quyền cáo buộc là mưu toan “tổ chức các nhóm bạo lực”. Trước khi bị quản thúc tại một gia đình ở Managua, Đức Cha Álvarez, cùng với một số linh mục, chủng sinh và giáo dân, đã bị cấm rời khỏi giáo phận Matagalpa, giáo phận mà ông lãnh đạo.

Là một Giám Mục Phụ Tá của Managua, Đức Cha Báez rời Nicaragua vào năm 2019 theo yêu cầu của Đức Thánh Cha Phanxicô sau một loạt những lời đe dọa giết chết ngài và gia đình. Đức Cha Báez từ lâu đã là một trong những tiếng nói nổi bật trong việc phản đối chế độ Ortega, được cho là đã giết hơn 350 người biểu tình vào năm 2018 và hiện đang giam cầm 190 thủ lĩnh của phe đối lập, mà gia đình của họ không hề biết tung tích của họ.

Đức Cha Álvarez, 55 tuổi, giám mục của giáo phận Matagalpa và là giám quản tông tòa của giáo phận Esteli, cả hai ở phía bắc Nicaragua, đã bị cảnh sát đưa khỏi Tòa Giám Mục cùng với bốn linh mục và ba chủng sinh vào hôm thứ Sáu tuần trước, sau khi bị quản chế tại gia suốt 15 ngày.

Cảnh sát Quốc gia, đứng đầu là Francisco Diaz, rể của Ortega, xác nhận rằng họ đã tiến hành một cuộc hành quân vào sáng sớm vào Tòa Giám Mục Matagalpa, trong đó họ bắt Đức Cha Álvarez và những người cộng tác của ngài, và sau đó chuyển họ đến Managua.

Đức Cha Álvarez là giám mục đầu tiên bị bắt kể từ khi Ortega trở lại nắm quyền ở Nicaragua năm 2007, hiện đang được “gam giữ tại gia” ở Managua, trong khi các linh mục và chủng sinh bị đưa đến trung tâm giam giữ khét tiếng El Chipote, nơi được một số cựu tù nhân mô tả là “ trung tâm tra tấn.”

Lập trường của Đức Cha Báez khác với những quan điểm của Đức Thánh Cha Phanxicô. Vị Giáo Hoàng nói vào hôm Chúa Nhật 21 tháng 8 về Nicaragua lần đầu tiên kể từ năm 2019. Vào cuối buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng bày tỏ “mối quan tâm và đau đớn” đối với tình hình và kêu gọi “một cuộc đối thoại cởi mở và chân thành” để có thể tìm thấy “cơ sở cho sự chung sống hòa bình và tôn trọng”.

“Tôi theo dõi sát sao với sự lo lắng và đau đớn về tình hình đã được tạo ra ở Nicaragua ảnh hưởng đến mọi người và các tổ chức,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói, tránh nêu tên Đức Cha Álvarez.

Đức Cha Báez thẳng thắn hơn khi đề cập đến Đức Cha Álvarez: “Tôi muốn Đức Cha biết rằng tôi đang phải chịu đựng rất nhiều và cầu nguyện rất nhiều cho Đức Cha, cho Nicaragua và cho Giáo Hội của chúng ta. Tôi đặc biệt muốn chào đón với tình cảm yêu mến đối với các anh chị em của chúng ta thuộc giáo phận Matagalpa và Esteli, những người đang bị tước đoạt sự hiện diện hữu hình của vị chủ chăn vào thời điểm này, và tôi biết rằng đối với họ đó là một nỗi đau rất lớn.”

Ngài cũng yêu cầu người Nicaragua đừng mất hy vọng và tin tưởng vào Chúa.

Việc bắt giữ Alvarez là chương mới nhất trong một thời kỳ đặc biệt hỗn loạn đối với Giáo Hội Công Giáo ở Nicaragua dưới chế độ Ortega, vốn đã chụp mũ hàng giáo phẩm nước này là “những kẻ âm mưu đảo chính” và “những kẻ khủng bố”.

Đầu năm nay, bọn cầm quyền Sandinistas đã trục xuất Sứ Thần Tòa Thánh, là Đức Tổng Giám Mục người Ba Lan Waldemar Stanislaw Sommertag, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tòa thánh. Họ cũng trục xuất 18 nữ tu của Dòng Thừa sai Bác ái do Mẹ Teresa thành Calcutta thành lập.

Đó là một tình hình ngày càng tồi tệ khi chứng kiến các linh mục bị tống vào tù, các đám rước tôn giáo bị chính phủ hủy bỏ và người Công Giáo bị cấm vào nhà thờ của họ. Cảnh sát cũng đã đột nhập và đột kích các giáo xứ, ngăn cản giáo dân rước Thánh Thể bên trong nhà thờ và bao vây các linh mục khác trong nhà thờ của họ.
Source:Crux
 
Cố gắng cân bằng tỷ số, Thượng phụ Kirill tuyên bố sẽ không gặp Đức Thánh Cha Phanxicô ở Kazakhstan
Đặng Tự Do
23:35 25/08/2022
Giáo Hội Chính thống Nga sẽ cử một phái đoàn đến đại hội, nhưng Kirill sẽ không đi. Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh liên tôn giáo ở Kazakhstan vào tháng 9, nơi người ta hy vọng ông sẽ gặp Đức Thánh Cha Phanxicô để thảo luận về một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến kéo dài 6 tháng ở Ukraine.

Đức Giáo Hoàng sẽ tới quốc gia Trung Á dự Đại hội VII các nhà lãnh đạo các tôn giáo truyền thống và thế giới tại thành phố Nur-Sultan từ ngày 13 đến 15 tháng 9.

Giáo Hội Chính thống giáo Nga sẽ cử một phái đoàn đến đại hội, nhưng Kirill sẽ không đi, Tổng Giám Mục Anthony của Volokolamsk, người đứng đầu Ủy ban Đối Ngoại Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Nga, nói với RIA-Novosti.

Tổng Giám Mục Anthony nói với RIA-Novosti rằng: “Đã có những trông đợi rằng hai nhà lãnh đạo tôn giáo có thể gặp trực tiếp lần thứ hai, sau cuộc gặp gỡ ở Havana, Cuba, vào năm 2016. Dự kiến hai vị có thể gặp gỡ ở Giêrusalem. Tuy nhiên, vào mùa xuân năm nay, trước sự ngạc nhiên sâu sắc của chúng tôi, Vatican đã đơn phương thông báo công khai rằng việc chuẩn bị cho cuộc họp đã bị đình chỉ và cuộc họp này sẽ không diễn ra”

Vào cuối buổi tiếp kiến chung của mình hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô, đánh dấu kỷ niệm sáu tháng của cuộc giao tranh, đã yêu cầu những lời cầu nguyện cho “những người Ukraine yêu quý, những người đã phải chịu đựng sự khủng khiếp của chiến tranh trong sáu tháng nay.”

Tòa Thánh từ lâu đã cho biết sẵn sàng hòa giải các cuộc đàm phán hòa bình giữa hai nước.
Source:National Catholic Register
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video thánh lễ truyền chức linh mục năm 2022 tại giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phát Diệm
16:39 25/08/2022
 
Văn Hóa
Thuyết nhân vị của Jacques Maritain và Emmanuel Mounier
Vũ Văn An
18:45 25/08/2022

Thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa, nói về thuyết nhân vị, người ta biết Emmanuel Mounier nhiều hơn Jacques Maritain mặc dù hai triết gia này là người thuộc cùng một tôn giáo (Công Giáo), cùng một thời kỳ dù Mounier trẻ hơn, và cùng bàn rộng dài về thuyết nhân vị.

Dries Deweer, thuộc Đại Học Công Giáo Leuven, Bỉ, trên Tạp chí Triết học và Thần học Quốc tế, năm 2013 có bài The political theory of personalism: Maritain and Mounier on personhood and citizenship (http://dx.doi.org/10.1080/21692327.2013.809869). Chúng tôi xin thoát dịch tiểu luận này sang tiếng Việt.



Theo tác giả, phần lớn các ý niệm cụ thể của các nhà nhân vị về việc tổ chức dân chủ không mấy còn giá trị nhưng cốt lõi lý thuyết chính trị của họ thì vẫn còn là một viễn kiến đặc thù về trách nhiệm chính trị cá nhân. Theo họ, chính trị là phương thế cần thiết trong việc xây dựng và bảo vệ một khuôn khổ giúp chúng ta phát triển như các hữu thể nhân bản. Cách duy nhất để bảo đảm chính trị sống đúng theo nhiệm vụ này là khi các công dân lãnh trách nhiệm chính trị. Lời kêu gọi đảm nhiệm một tư cách công dân cảnh giác và tích cực vẫn luôn là một cảnh cáo quan trọng liên quan tới quan niệm tự do về con người và xã hội.

Tác giả cũng cho rằng thuyết nhân vị Pháp đã không được kể là qui điển trong triết học Tây Phương. Tuy nhiên, như một nhóm lỏng lẻo các triết gia Kitô giáo từng suy tư về xã hội hiện đại, phong trào này đã đóng được dấu ấn của họ trên Châu Âu ngày nay. Đạo đức học xã hội của thuyết nhân vị là nguồn cảm hứng quan trọng cho các chính trị gia có trách nhiệm tái thiết lục địa cũ sau Thế Chiến II, không những theo nghĩa vật chất của từ ngữ, mà còn trên bình diện luân lý và văn hóa nữa.

Tuy nhiên, theo tác giả, dù các thành tựu lịch sử của thuyết nhân vị là điều không ai chối cãi, nhưng đạo đức học xã hội của thuyết này thì đã lỗi thời. Ngày nay, ta cần nhìn phía sau các quan điểm xã hội riêng rẽ của họ để khám phá ra lý thuyết chính trị với một sứ điệp vượt thời gian. Để làm việc này, tác giả sẽ trình bầy tư tưởng chính trị của Jacques Maritain và Emmanuel Mounier, hai triết gia đại biểu cho phong trào nhân vị Pháp.

Các nhà tư tưởng Kitô giáo ở thời họ

Vào đầu thế kỷ XX ở Pháp, chủ nghĩa dân tộc phản động của Action Française đã gây sức hút lớn đối với giới ưu tú Công Giáo. Charles Maurras (1868–1952), nhà lãnh đạo vô thần của phong trào, đã cố gắng tiếp cận Công Giáo sau Thế chiến thứ nhất, để thể hiện một liên minh theo chủ nghĩa duy dân tộc và duy quân chủ của những người có đức tin và những người không có đức tin. Triết lý chính trị của phái Tân-Tôma đang thịnh hành vào thời điểm đó được cho là cung cấp sự biện minh về lý thuyết để người Công Giáo hô vang 'Nước Pháp trước nhất' và 'chính trị trước nhất’. [1] Năm 1926, Đức Giáo Hoàng Piô XI (1857–1939) chấm dứt liên minh này bằng cách lên án về tín lý đối với Maurras và Action Française, vì một mặt đã ngụ ý tách biệt chính trị một bên và bên kia là đức tin và đạo đức. Việc lên án này xẩy đến như một trái bom đối với các trí thức Công Giáo Pháp, những người phần lớn có thiện cảm với Action Française. Việc kết án buộc họ phải suy nghĩ lại cách nhìn của Kitô giáo về con người và xã hội cũng như chủ trương và nhiệm vụ của họ như là các Kitô hữu trong thời hiện đại. Đây là bối cảnh cho sự phát triển của chủ nghĩa nhân vị Pháp trong những năm 1930. [2]

Sự thay đổi gây ra bởi việc lên án Action Française ngụ ý rằng trọng tâm của tư duy xã hội và chính trị Công Giáo đã bị chiếm giữ bởi viễn kiến coi con người như một tạo vật chỉ có thể phát triển bên trong các cộng đồng, mặc dù cá nhân được phú bẩm một phẩm giá tuyệt đối. Điều này làm người ta có thể len lỏi giữa chủ nghĩa duy cá nhân, vốn bỏ qua tầm quan trọng của cộng đồng và chủ nghĩa tập thể, vốn đặt con người phụ thuộc vào một tập thể. Phong trào trí thức này được gọi là chủ nghĩa nhân vị, sau khi Charles Renouvier (1815–1903), một nhà triết học đạo đức người Pháp, đã đặt ra thuật ngữ này vào đầu thế kỷ để chỉ những ý niệm tương tự. [3] Chủ nghĩa nhân vị Pháp của thập niên 1930 được thống nhất nhờ việc đi tìm ơn gọi của con người trong xã hội hiện đại, đối lập với những ý thức hệ thống trị thời đó: chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát xít, và cái gọi là chủ nghĩa tư bản tư sản. Tự nó, điều này dứt khoát không phải là một hiện tượng độc quyền của Pháp. Ít nhiều thì toàn bộ lục địa trong thời kỳ giữa hai thế chiến đã tham gia vào việc tìm kiếm ‘Con đường thứ ba’ giữa những nẻo đường của Mỹ và Nga. Thay vì một ý thức hệ khác, chủ nghĩa nhân vị được cho là cung cấp một quan điểm đạo đức rộng rãi về văn minh.[4] Điểm xuất phát chính của quan điểm này cho rằng con người không phải là một cá thể nguyên tử, mà là một tạo vật cộng đồng với một giá trị cá nhân tuyệt đối. Ngoài ra, những người theo chủ nghĩa nhân vị còn tìm kiếm một viễn kiến toàn vẹn về con người trong xã hội, một viễn kiến biết nhìn nhận con người trong tính toàn thể của họ thay vì giản lược họ thành một yếu tố sản xuất, một công dân của một quốc gia đặc thù hoặc bất cứ bộ phận phụ thuộc nào khác. Chiều kích tinh thần và vật chất của nhân vị phải được cân bằng trong một 'chủ nghĩa nhân vị toàn diện.' [5] Do đó, chiều kích chính trị và chiều kích tôn giáo và đạo đức của tư cách nhân vị được đặt cùng hàng với nhau, minh nhiên trái ngược với ý thức hệ của Maurras và Action Française.

Bất chấp dự án chung này, chủ nghĩa nhân vị có nhiều bộ mặt. Do đó, chính xác hơn nên nói tới các chủ nghĩa nhân vị thay vì một chủ nghĩa nhân vị rõ ràng.[6] Dự án chung được giải thích theo những cách khác nhau, tùy thuộc vào một số nhân tố. Một nhân tố quan trọng là viễn kiến của triết học Kitô giáo, một chủ đề tranh luận gay gắt thời ấy. Đối lập với một phong trào chính thống cho rằng triết học Kitô giáo là một mâu thuẫn về từ ngữ, có hai cách giải thích quan trọng về triết học Kitô giáo: một mặt là phái Tân Tôma, mặt kia là phái hiện đại. Những người theo thuyết Tân Tôma coi triết học thời trung cổ là triết học Kitô giáo đích thực. Do đó, triết học Kitô giáo đương thời phải là một sự tái thích ứng trung thành của tư tưởng thời Trung cổ. Những người ủng hộ triết học Kitô giáo hiện đại tìm kiếm nhiều cảm hứng đương thời hơn, đặc biệt là trong chủ nghĩa tinh thần (spiritualism) của Henri Bergson (1859–1941).

Họ chỉ trích sự tập chú của phái Tân Tôma vào quá khứ và tuyên bố rằng triết học Kitô giáo đương thời nên được ghép vào triết học hiện đại như một triết học thất bại tạo ra rào cản chống lại việc tự nhiên hóa siêu nhiên.[7] Chủ nghĩa nhân vị được phát triển từ bên trong những khuôn khổ lý thuyết khác nhau này.

Jacques Maritain (1882–1973) là đại diện quan trọng nhất của chủ nghĩa nhân vị Tân Tôma. Emmanuel Mounier (1905–1950) đúng hơn, chịu ảnh hưởng bởi triết học Kitô giáo hiện đại của Jacques Chevalier (1882–1962), và do đó đã phát triển một chủ nghĩa nhân vị theo nghĩa duy hiện sinh hơn, mang dấu ấn Bergson và hiện tượng học.[8] Những quan điểm khác nhau này không làm thay đổi sự kiện này là Maritain và Mounier đều đi đến kết luận tương tự về trách nhiệm chính trị của nhân vị.

Jacques Maritain

Từ chủ nghĩa phản duy hiện đại đến chủ nghĩa nhân bản toàn diện

Jacques Maritain là người dẫn đầu về tư tưởng chính trị và xã hội Công Giáo vào giữa thế kỷ XX. Lớn lên như một người không tin và trở lại Công Giáo trong những năm còn trẻ, cuối cùng ông trở thành một trong những nhà dìu dắt quan trọng nhất của nền dân chủ Kitô giáo và Công đồng Vatican II. Bất chấp tư cách sau này làm người lèo lái phong trào cập nhật (aggiornamento) Công Giáo, Maritain ban đầu là một trong những người theo chủ nghĩa Tân Tôma có cảm tình với tổ chức Action Française phản động. Tác phẩm chính ban đầu của ông Trois Réformateurs [Ba Nhà Cải Cách] (1925) là một cuộc tấn công của phái Tân Tôma chống duy hiện đại và dân chủ, trong đó ông chỉ ra Luther, Descartes và Rousseau như nguồn gốc của mọi sai lầm trong các xã hội phương Tây kể từ thế kỷ XVI. Trong tư cách ấy, cuốn sách này đã tạo thành một bổ sung Công Giáo cho chủ nghĩa phản duy hiện đại phàm tục của Maurras. Ở nhiều bình diện, họ nhất trí với nhau: họ đồng nhất hóa với nước Pháp, với đạo Công Giáo và nền văn minh phương Tây, họ bác bỏ trật tự xã hội hiện có, họ chỉ trích ý niệm tiến bộ và qui tội cho chủ nghĩa nhân vị và chủ nghĩa tập thể như những căn bệnh thiết yếu của thế giới hiện đại. Việc Đức Giáo Hoàng lên án Action Française đã kích động một cuộc cách mạng trong lối suy nghĩ của ông. Cuối cùng, thậm chí ông còn được Đức Giáo Hoàng yêu cầu giải thích cho người dân Pháp các lý do của việc lên án. Trong khi triết lý ban đầu của Maritain kết hợp các yếu tố khải huyền, phản động và cải cách, điều này không còn khả thi sau khi có việc kết án. Do đó, ông đã phát triển theo hướng quan điểm thực nghiệm hơn và ít ý thức hơn về xã hội. Nó buộc ông phải phân biệt giữa những yếu tố thiết yếu và những yếu tố không thiết yếu của tín lý Công Giáo, làm loãng các thành tố bảo thủ và phản động nhất trong tư tưởng của ông khiến ông tìm kiếm mối liên hệ tích cực hơn giữa đạo Công Giáo và nền dân chủ đương thời. [9] Mười năm sau việc can thiệp của Vatican, triết lý mới mẻ của ông đã được thể hiện trong đại tác phẩm của ông Humanisme Intégral (Chủ nghĩa Nhân bản Toàn diện](1936).

Maritain dựa việc ông lìa bỏ Maurras trên điều gọi là ‘tính ưu việt của thể thiêng liêng.’[10] Đối lập với chủ nghĩa dân tộc Công Giáo, từ những năm 1920 trở đi, ông nhấn mạnh tính phổ quát của Kitô giáo, cao quí hơn bất cứ nền văn minh đặc thù nào. Hơn nữa, ông bác bỏ sự tách biệt giữa Đức tin và thế giới vốn là đặc trưng trong ý thức hệ của Maurras.[11] Lĩnh vực chính trị xã hội và lĩnh vực thiêng liêng tuy khác biệt, nhưng không nên tách biệt. Chính trị có tính tự trị và có trật tự riêng, nhưng chỉ có Thiên Chúa mới là đấng có chủ quyền tối cao và Kitô hữu cũng có một nhiệm vụ thế gian phải hoàn thành. Theo cách này, Maritain phản đối chủ nghĩa Machiavelli của nền chính trị hiện đại. Machiavelli được cho là đã biến chính trị thành một nghệ thuật giành và giữ quyền lực, một nghệ thuật hoàn toàn tách rời khỏi đạo đức. Tuy nhiên, Maritain đã coi chính trị theo nghĩa Tân Tôma, như một vấn đề khôn ngoan thực tế trong việc phục vụ bonum commune (ích chung). Do đó, cần có một triết học xã hội và chính trị có thể giải thích kỹ hơn về bonum commune đó. Maritain nhận nhiệm vụ này bằng cách xây dựng một ‘lý tưởng lịch sử cụ thể’ cho tân Kitô giáo.[12]

Lý tưởng có tính lịch sử cụ thể có ba đặc điểm chính. Maritain bắt đầu bằng cách mô tả lý tưởng này như một lý tưởng ‘cộng đồng’: nó nhắm đến lợi ích chung về vật chất và tinh thần hơn là tổng số các lợi ích cá nhân. Do đó, khái niệm tự do về lợi ích chung đã bị bác bỏ để ủng hộ quan điểm của phái Tân Tôma về bonum commune có thực chất. Hơn nữa, đó cũng là một lý tưởng 'nhân vị thuyết', được ông giải thích như sau: cộng đồng chính trị là phụ đới (subsidiary) cho con người và sự phát triển đầy đủ của họ như một hữu thể tâm linh tự do: 'Xã hội chính trị, trong yếu tính, nhằm... việc phát triển các điều kiện môi trường giúp đem con người đến một bình diện sống về vật chất, trí thức và đạo đức tương ứng với phúc lợi và hòa bình cho mọi người theo cách mọi người được hỗ trợ tích cực trong cuộc chinh phục liên tục cuộc sống bản thân hoàn chỉnh và tự do tinh thần.’[13]

Trên cơ sở của hai đặc điểm đầu tiên này, chúng ta có thể nói tới một căng thẳng điển hình của chủ nghĩa nhân vị. Mọi người đều tham gia vào nhiệm vụ chung của xã hội, một nhiệm vụ mà từ đây họ tùy thuộc. Tuy nhiên, trên cơ sở ơn gọi bản thân của mình, con người luôn vượt trội hơn nhiệm vụ chung đó. Con người phục vụ lợi ích chung, nhưng lợi ích chung phải giúp thúc đẩy việc họ theo đuổi ơn gọi bản thân. Maritain tìm kiếm nền tảng của quan điểm này trong mô tả của Thánh Tôma Aquinô về nhân loại: 'Mỗi con người cá nhân đều liên hệ với cộng đồng như một bộ phận của toàn thể,' và ông tiếp tục, nhưng ‘con người không phụ thuộc vào cộng đồng chính trị dựa trên tất cả những gì họ là và sở hữu.' [14] Hữu thể nhân bản, từ bản chất, vốn là một động vật xã hội, nhưng họ - trên cơ sở đích đến siêu trần thế của linh hồn – cùng một lúc mang trong mình một phẩm giá tuyệt đối cần phải thoát khỏi kìm kẹp của tập thể.[15]

Đặc điểm chính thứ ba và cuối cùng cho thấy lý tưởng lịch sử cụ thể như một ‘lý tưởng của những người hành hương’, một lý tưởng mà theo định nghĩa chưa hoàn thành vĩnh viễn. Việc thể hiện ơn gọi của chúng ta ở đây và bây giờ đang được tiến hành để theo đuổi một mục tiêu cao hơn. Lý tưởng thế gian là một mục tiêu quan trọng nhưng phụ thuộc, vì sự hoàn tất nhân tính chúng ta là điều không thể đạt được trên trái đất này.

Bên cạnh ba đặc điểm trên, Maritain cũng nhấn mạnh bản chất lịch sử của lý tưởng. Viễn kiến Kitô giáo về chính trị thế kỷ 20 không thể giống với viển kiến thời Trung cổ. Mặc dù bản chất vẫn y nguyên, nhưng cách giải thích đã lỗi thời.

Sự khác biệt chính là: viễn kiến của thế kỷ 20 phải có tính đa nguyên, do đó là vấn đề ‘Kitô giáo phàm tục’, như Maritain thường gọi. Không còn cần đến sự hiệp nhất của đức tin, mà chỉ cần sự ‘hiệp nhất của tình bạn’, dựa trên ơn gọi thực tế chung: hiện thực hóa đời sống cộng đồng phù hợp với các giá trị của bản chất Kitô giáo mặc nhiên, chẳng hạn như phẩm giá và tình yêu thương nhân bản.[16]

Sau khi giải thích nội dung của lý tưởng, câu hỏi tiếp theo là làm thế nào để hiện thực hóa nó. Theo đuổi một xã hội tốt đẹp hơn là một nhiệm vụ thế gian đối với mỗi cá nhân Kitô hữu, và nói rộng ra là cho mọi hữu thể nhân bản. Đó là lý do tại sao cần phải có việc dấn thân cụ thể của mọi người. Tuy nhiên, để bonum commune được tiếp nhận một cách có cấu trúc, Maritain trông đợi đặc biệt nơi các chính trị gia có ‘prudentia politica’ (đức khôn ngoan chính trị) cần thiết. Chính trị gia phải là người tốt, nhưng họ cũng phải biết sử dụng sự hiểu biết cần thiết về các năng động tính và khả năng của xã hội. Do đó, ‘prudentia politica’ đề cập đến cách hành động chính trị biết liên kết chính trị với đạo đức, nhưng một cách nhân bản, có tính đến các khả thể của hoàn cảnh lịch sử hiện có. Thông thường, cái xấu ít hơn được ưu tiên hơn cái tốt tuyệt đối.[17]

Từ chủ nghĩa nhân bản toàn diện đến lý thuyết nhân vị chủ nghĩa về dân chủ

Liên quan đến việc thực hiện lý tưởng lịch sử cụ thể của ông, Maritain đã kinh qua một sự phát triển hơn nữa đối với tư duy của ông trong Thế Chiến thứ hai. Trong thời gian sống lưu vong tại Hoa Kỳ, ông rất có ấn tượng đối với xã hội Hoa Kỳ. Ở đó, ông nhận ra một sự phản ảnh khá trung thực quan điểm của ông về xã hội: một xã hội phi giai cấp và được truyền cảm hứng tôn giáo trên cơ sở một lý tưởng đa nguyên cùng chung sống của các cộng đồng và con người. Ấn tượng đó càng khiến ông rời xa những lời chỉ trích của mình đối với xã hội hiện đại và tiến gần lại hơn việc hòa giải các xác tín Kitô giáo của mình và nền dân chủ tự do, dựa trên cách giải thích dân chủ về các giáo huấn của Thánh Tôma Aquinô. Những người theo chủ nghĩa Tân Tôma thường giải thích Thánh Tôma như người phản đối dân chủ, vì luận thuyết chính trị De Regno [Về Quyền Vua] (1979, công bố lần đầu năm 1267), trong đó ngài bảo vệ một hiến pháp hỗn hợp không những có các yếu tố dân chủ mà còn cả quý tộc và hoạt đầu nữa. Tuy nhiên, Maritain dần dần đi tới kết luận này là không thể nói Thánh Tôma đã ủng hộ hoặc chống lại nền dân chủ hiện đại, vì điều này không đúng niên đại. Điều được Maritain hiểu khi đọc tinh thần công trình của Thánh Tôma là: tính hợp pháp chính trị thuộc về người dân. Làm thế nào để định chế hóa điều này là tùy thuộc vào diễn trình biến hóa của lịch sử.[18] Sự phát triển tư tưởng này của ông lên đến cao điểm trong việc phát biểu lại nền triết lý chính trị của ông trong Man and the State [Con người và Nhà nước] (1998, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1951) và sẽ trở thành một cuốn sách tiêu chuẩn về lý thuyết dân chủ Kitô giáo. [19] Trong cuốn sách này, Maritain phác thảo các thuật ngữ của một nền dân chủ theo thuyết nhân vị như một phương tiện chính trị để theo đuổi một xã hội lý tưởng. Ý niệm này không hoàn toàn mới. Trong Humanisme Intégral [Chủ nghĩa Nhân bản Toàn diện], ông đã đề cập ngắn gọn đến ý niệm dân chủ theo thuyết nhân vị như một hệ luận của nền triết học của mình. Nền dân chủ theo thuyết nhân vị này có đặc điểm ở các quyền chính trị bình đẳng cho tất cả mọi người, với việc tham gia không chỉ hạn chế vào quyền bầu cử, nhưng làm cho mọi công dân tham dự một cách tích cực vào đời sống chính trị của cộng đồng. [20] Sau chiến tranh, nền dân chủ theo thuyết nhân vị trở thành mối quan tâm chính trong triết học chính trị của Maritain.

Việc xây dựng có hệ thống lập luận của Maritain trong Man and the State [Con người và Nhà nước] bắt đầu với một số phân biệt. [21] Phân biệt đầu tiên là giữa cộng đồng và xã hội. Cộng đồng là một dữ kiện với một sự kiện tự nhiên nào đó (ngôn ngữ, khu vực, giai cấp, v.v.). Xã hội là sản phẩm của lý trí con người, được cấu thành một cách tự do để thể hiện một mục tiêu nào đó, cả khi việc theo đuổi mục tiêu này là một tất yếu tự nhiên, giống như trường hợp của một gia đình, mà cả của một xã hội chính trị hoặc cơ chế chính trị. Maritain có một ý niệm rất cao qúi đối với xã hội chính trị. Điều kiện đệ nhất đẳng để một cơ chế chính trị hiện hữu là công lý, nhưng yếu tố cấu thành thiết yếu là tình bạn, cảm giác tận tụy và yêu thương lẫn nhau như nền tảng của quyền công dân chung. [22]

Bên trong cơ chế chính trị là tính đa nguyên gồm nhiều loại cộng đồng và xã hội mà tất cả đều có quyền tự trị của họ trong khi toàn bộ cơ chế chính trị, đồng thời, được điều hướng tới một bonum commune chung. Bonum commune này bao gồm mọi thiện ích công cộng - vật chất, luật pháp, đạo đức cũng như tâm linh – nhằm hỗ trợ con người phát triển quyền tự do của họ. Bên cạnh cơ chế chính trị, nhà nước cũng được đặt dưới tiêu đề ‘xã hội.’ Nếu cơ chế chính trị là toàn thể, thì nhà nước là phần ở trên, một tập hợp các định chế nhằm các lợi ích của toàn thể; nhà nước có tư thế một công cụ. Nó phục vụ lợi ích công cộng, phục vụ con người. Trong tư cách ấy, nó có một nhiệm vụ không thể thay thế. Với tính phức tạp của xã hội hiện đại, sự phát triển của bộ máy nhà nước là một hiện tượng bình thường dưới ánh sáng nhiệm vụ của nó, do đó là một điều xấu cần thiết. Tuy nhiên, Maritain nói rằng vấn đề của thế kỷ 20 là sự kiện này: diễn trình này trải qua một sự thoái hóa qua đó nhà nước trở nên áp đảo và can thiệp vào các lĩnh vực được cho là vượt quá giới hạn của nó. Xu hướng độc tài toàn trị đó của nhà nước hiện đại chỉ có thể được duy trì bằng cách đánh giá lại một cách dân chủ thực sự về nhà nước, một sự tái đánh giá trang bị cho các công dân phương tiện để họ luôn kiểm soát được nhà nước. Người dân phải sử dụng được ý chí và phương tiện để thực thi việc kiểm soát này. Chỉ khi đó họ mới có thể nói tới một nền dân chủ thực sự.

Trong lời giải thích của ông về ý nghĩa của khái niệm dân chủ, Maritain bắt đầu bằng sự phân biệt giữa dân chủ và chủ quyền nhân dân. [23] Theo ông, khái niệm chủ quyền không tương ứng với dân chủ. Chủ quyền, như Jean Bodin (1530–1596) định nghĩa, ngụ ý rằng người nắm chủ quyền siêu việt đối với xã hội chính trị. Người nắm chủ quyền không phải là một bộ phận của xã hội – dù là bộ phận cao cấp - mà là một toàn thể trong chính nó, bên trên toàn thể, bất phân chia và không thể bị qui trách nhiệm. Nhà nước không thể là người có chủ quyền, vì điều này sẽ chấm dứt trách nhiệm giải trình, trong khi dân chủ đòi hỏi nhân dân phải có khả năng đưa ra phán kết cuối cùng. Nhưng chính nhân dân cũng không có chủ quyền, bởi vì họ phải chịu trách nhiệm với chính mình, trái ngược với siêu việt và không bị qui trách nhiệm. Vì vậy, dân chủ không đồng nghĩa với chủ quyền nhân dân. Maritain mô tả dân chủ đúng hơn như một vấn đề hợp lý hóa chính trị về phương diện luân lý, đối lập với việc hợp lý hóa chính trị kiểu kỹ thuật, theo chủ nghĩa Machiavelli. Trong trường hợp sau, chính trị là một kỹ thuật giành quyền lực mà về lâu dài, mang họa lại cho cơ chế chính trị. Trong sự hợp lý hóa chính trị về phương diện luân lý, mối liên hệ giữa mục tiêu của chính trị (bonum commune) và phương tiện để đạt được mục tiêu đó không phải là vấn đề kỹ thuật, mà đúng hơn là vấn đề luân lý có tính đến nền tảng luân lý của cơ chế chính trị, cụ thể là công bằng và tình bằng hữu hỗ tương. Dân chủ là dịch bản duy nhất có thể có của một cuộc hợp lý hóa chính trị về phương diện luân lý, một nền chính trị theo đuổi tự do và công lý bằng các phương tiện hợp luân. Do đó, Maritain sử dụng cách giải thích hợp luân cho khái niệm dân chủ, nhưng ông đã phân biệt rõ ràng cách giải thích của ông với 'chủ nghĩa siêu đạo đức chính trị' và 'chủ nghĩa tinh ròng kiểu Biệt phái”. Dân chủ không nên bác bỏ sự phân biệt giữa đạo đức công và đạo đức bản thân, cũng không nên sợ phải bẩn tay. Các phương tiện phải tốt và tương xứng, nhưng người ta không nên ngưng hành động chỉ vì sợ làm sai. [24]

Nền dân chủ nhân vị thuyết và quyền công dân tích cực

Thông điệp của triết lý chính trị thời hậu chiến của Maritain cho đến thời điểm này khá đơn giản: Chính trị hướng tới bonum commune; dân chủ là cách tốt duy nhất theo hướng đó và dân chủ đòi hỏi công dân phải kiểm soát xem liệu nhà nước có làm những gì nó giả thiết phải làm và không làm những gì nó không được phép làm hay không. Câu hỏi là làm thế nào người ta có thể áp dụng điều này vào thực tế. Kể từ thế kỷ 19, hầu hết các chế độ chính trị châu Âu đều mang danh nghĩa dân chủ, nhưng điều này không ngăn chặn được những thảm họa xã hội chính trị của thế kỷ XX. Do đó, cách giải thích phổ biến về dân chủ lúc bấy giờ phần lớn là thiếu sót. Theo Maritain, cốt lõi thất bại của ‘nền dân chủ tư sản’ hệ ở sự tập chú của phe tự do vào tính trung lập. Tính trung lập này thậm chí liên quan đến cả việc công nhận tự do và chính dân chủ, một điều đã gieo mầm cho chủ nghĩa toàn trị. Do đó, nền dân chủ theo chủ nghĩa nhân vị của Maritain đã nghi vấn tính trung lập này. Điều này không có nghĩa là ông phản đối sự tách biệt giữa Giáo Hội và nhà nước. Trong Humanisme Intégral m[Chủ nghĩa Nhân bản Toàn diện], ông đã nhấn mạnh rằng việc theo đuổi lợi ích chung nhất thiết là một vấn đề thế tục trong thời hiện đại. Tuy nhiên, ông lập luận rằng điều này không hàm nghĩa một xã hội dân chủ không cần một đức tin chung. Chỉ có đức tin này mới không còn là một đức tin tôn giáo nữa, mà đúng hơn là một 'đức tin thế tục' được gợi hứng bởi Kitô giáo trong một hiến chương dân chủ mà những người không tin cũng có thể chia sẻ. 'Tín điều tự do' này được Maritain mô tả bằng những thuật ngữ gần như của John Rawls, như các kết luận thực tế cần được phân biệt với những biện minh lý thuyết khác với chúng. [25]

Nội dung của tín điều đó là tập hợp các quyền, các tự do và các trách nhiệm, nhưng cũng có các giá trị như bình đẳng, công lý, tình huynh đệ, ý thức trách nhiệm công cộng và tình liên đới với toàn thể nhân loại. [26]

Việc chấp pháp hiến chương dân chủ này là điều mà Maritain coi là đang bị đe dọa bởi hai bên. Một mặt có khuynh hướng độc tài toàn trị của nhà nước, mặt khác có sự đe dọa của các tác nhân chính trị phản dân chủ. Trong cả hai trường hợp, quyền công dân tích cực cung cấp cho ta một lối thoát. Chỉ có sự cảnh giác và sẵn lòng hành động của công dân mới có thể buộc nhà nước chu toàn các nghĩa vụ của mình và từ chối việc áp đặt ách thống trị bất hợp pháp. [27] Chính nhà nước có thể đứng lên chống lại kẻ thù của tự do, nhưng có mối đe dọa nghiêm trọng là khi làm như vậy, nhà nước tự củng cố, gây nguy hiểm cho nền dân chủ để phục vụ chính các mục đích riêng của nó. Ở đây, các công dân cũng là những người chấp pháp đầu tiên và quan trọng nhất của hiến chương dân chủ khi họ chỉ đạo hành động chính trị của mình chống những kẻ phản dân chủ. [28] Con người, do đó, là trục của nền dân chủ theo chủ nghĩa nhân vị: chính trị là phục vụ nhân dân và nhân dân phải đặt mình phục vụ nền dân chủ. Là ngôi vị, họ có một ơn gọi vượt quá chính trị, trong khi họ cũng dựa trên chính trị vì chính trị có trách nhiệm như một khuôn khổ giúp người ta phát triển ơn gọi bản thân của họ. Do đó, nền dân chủ của Maritain đồng thời mang tính nhân bản và Kitô giáo, vì nó gán một tầm quan trọng tự trị cho chính trị, trong khi Kitô hữu, trong tư cách công dân, cuối cùng phải xem xét chính trị dưới ánh sáng các cùng đích của chính mình. Bổn phận trần thế của Kitô hữu là thể hiện tự do như một mục tiêu bó buộc nhưng phụ thuộc, vì con người không phải chỉ là một tạo vật chính trị. [29] Tuy nhiên, tự do phải được giải thích đúng. Quan niệm cá nhân chủ nghĩa về tự do không phải là tự do lựa chọn cách tiêu cực của chủ nghĩa tự do mà là tự do tích cực: tự do tìm kiếm và làm điều thiện; tự do phân định và theo đuổi ơn gọi của chính mình trong cuộc sống.

Vai trò chủ chốt của tư cách công dân đòi hỏi họ phải sử dụng các cơ cấu và phương tiện cần thiết để chu toàn nhiệm vụ của mình. Trước hết và trên hết, điều này đòi hỏi một nền giáo dục công dân đạo đức. Maritain lập luận rằng giáo dục trước hết là trách nhiệm của gia đình, trong khi nhà nước và hệ thống giáo dục có nhiệm vụ bổ sung. Nhiệm vụ bổ sung này vượt quá việc thu thập kiến thức và các khả năng. Tuổi trẻ cũng phải được giáo dục để trở thành công dân có trách nhiệm.

Theo Maritain, điều này đòi hỏi giáo dục phải có cơ sở tôn giáo hoặc triết học. Ông tin chắc rằng người trẻ sẽ dấn thân vào nền dân chủ một cách vững chắc hơn khi họ không những được trang bị kiến thức thực tế mà còn hiểu biết về lý thuyết nữa. [30]

Tuy nhiên, mặc dù các công dân phải tham gia diễn đàn chính trị với các công cụ cần thiết, nhưng các định chế thích hợp phải được thiết lập để chu toàn vai trò của họ. Về vấn đề này, Maritain nhấn mạnh sự thiếu sót của các kênh tham gia thông lệ. [31] Vào thời ông, ông đã học được điều này: các cuộc bầu cử và đại diện quốc hội là điều quan trọng nhưng không thỏa đáng và các nhà vận động hành lang và các phương tiện phi định chế khác của các nhóm phụ trong cơ chế chính trị cũng có thể đóng góp một cách có giá trị. Tuy nhiên, những nhóm này có nguy cơ gây rối và tuyên truyền chính trị, đặc biệt khi một tiểu nhóm tuyên bố đại diện cho tiếng nói của nhân dân. Lấy cảm hứng từ nhà hoạt động cấp tiến người Mỹ Saul Alinsky (1909–1972), trong số những người khác, Maritain khẩn thiết kêu gọi một nền chính trị quần chúng (grassroots politics) và việc tham gia tích cực của mọi công dân.

Từ ngữ chủ chốt trong việc khai triển chi tiết nền dân chủ theo chủ nghĩa nhân vị của ông là 'tính phụ đới’ (subsidiarity), nguyên tắc cho rằng tất cả những gì có thể được thực hiện bởi sáng kiến tự do của các cơ quan nhỏ hơn nhà nước phải được giao cho các cơ quan này và chính trị phải được cấu trúc từ dưới lên trên, thay vì từ trên xuống dưới. [32]

Maritain cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các phương tiện thiêng liêng trong chính trị, lấy Gandhi (1869–1948) làm một mẫu gương tối hậu. Phương tiện thiêng liêng có ý đề cập đến sự can đảm chịu đựng đau khổ để bảo vệ những yêu sách chính đáng. Maritain cũng nói về vai trò của các ‘tiên tri’ trong nền dân chủ, các cá nhân hoặc cộng đồng nhỏ tạo thành chất xúc tác giải phóng trong những thời điểm quan trọng bằng cách đánh thức người ta ý thức trách nhiệm xã hội của họ. Đồng thời, ông cảnh cáo sự nguy hiểm của các tiên tri giả chuyên lừa dối người dân. Các nhà tiên tri có một vai trò quan trọng để đóng trong lịch sử, nhưng họ không bao giờ có thể thay thế được quyền công dân tích cực và được phổ biến. Sự khác biệt giữa tiên tri giả và tiên tri thật chỉ có thể được tiết lộ trong một nền dân chủ phát triển mạnh, có sự tham gia của mọi người. [33]

Tóm lại, triết lý chính trị của Maritain kết cục là sự dung hòa độc đáo giữa tư tưởng Kitô giáo truyền thống và xã hội hiện đại. Con người và sự phát triển toàn diện của họ như một hữu thể xã hội và tâm linh duy nhất nằm ở trung tâm. Dần dần, Maritain đã tiến đến việc công nhận dân chủ tự do như khuôn khổ chính trị thích hợp để hỗ trợ sự phát triển của mọi hữu thể nhân bản. Tuy nhiên, nền dân chủ tự do đã được dành cho một lối giải thích nhân vị và một nền tảng Tân Tôma. Do đó, chính trị dân chủ được biểu lộ như cuộc phấn đấu của cơ chế chính trị giành bomum commune qua một nhà nước biết thực thi quyền lực được uỷ nhiệm và các công dân tích cực biết giám sát một cách đầy cảnh giác.

Kỳ tới: Emmanuel Mounier
 
VietCatholic TV
Du khách Crimea vô tình tiết lộ dàn hỏa tiễn Nga. Năm tổn thất quân sự bạc tỷ của Putin ở Ukraine
VietCatholic Media
03:05 25/08/2022


1. Các quan chức Ukraine cám ơn một du khách người Nga đã tiết lộ vị trí nơi quân Nga để vũ khí

Du khách Nga trên chiếc xe siêu tốc đã vô tình tiết lộ vị trí vũ khí của Putin ở Crimea khi Ukraine chế giễu bức ảnh chụp kỳ nghỉ “hữu ích” của ông ta.

Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine cho biết, một khách du lịch người Nga đang tạo dáng trên chiếc siêu tốc của mình đã vô tình tiết lộ vị trí của hỏa tiễn phòng không. Bức ảnh chụp kỳ nghỉ cho thấy người đàn ông bụng phệ đứng bên cạnh dàn hỏa tiễn mà Kyiv cho biết là ở bán đảo Crimea, một địa điểm nổi tiếng với khách du lịch Nga.

Crimea đã bị Nga sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014 nhưng các lực lượng của họ gần đây đã bị tấn công bởi một cuộc tấn công quy mô lớn do Ukraine thực hiện, khiến khách du lịch trên các bãi biển gần đó phải bỏ chạy.

Bộ quốc phòng Ukraine công bố bức ảnh người đàn ông trên chiếc siêu tốc của anh ta cùng với lời chế giễu cảm ơn sự giúp đỡ của anh ta.

“Có lẽ chúng ta đang quá khắt khe với khách du lịch Nga… Đôi khi họ có thể thực sự hữu ích.

“Giống như người đàn ông này, ông ấy đã chụp ảnh tại các vị trí phòng không của Nga gần Yevpatoria, ở Crimea bị chiếm đóng.”

“Cảm ơn rất nhiều và hãy tiếp tục làm việc tốt nhé!”

Trong một trường hợp khác, một bức ảnh khác đã tiết lộ vị trí bộ chỉ huy của nhóm lính đánh thuê Wagner thân Nga. Quân Ukraine chỉ được biết về vị trí của căn cứ Wagner ở Luhansk sau khi phóng viên chiến trường Nga Serhiy Sreda đến thăm căn cứ này hôm 8/8 và công bố một bức ảnh để lộ địa chỉ của căn cứ đó.

Sreda đã công bố một bức ảnh cho thấy Wagner đã thiết lập một căn cứ trong một tòa nhà dân cư, coi đó là “trụ sở chính” của nhóm. Một trong những bức ảnh cho thấy tấm biển ghi địa chỉ của hầm trú bom gần nhất, là số 12 phố Myronivska.

Các kênh Telegram thân Nga kêu gọi Bộ Nội Vụ Nga bắt khẩn cấp phóng viên chiến trường này vì đã để lộ một thông tin gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cuộc chiến của Nga tại Ukraine.

Cho đến nay, Sreda vẫn chưa bị bắt. Thành ra, có những tin đồn cho rằng phóng viên chiến trường này không ngây thơ nhưng đã được chỉ đạo để cung cấp thông tin quý giá đó cho phía Ukraine. Wagner đã gây ra rất nhiều tội ác chiến tranh tại Ukraine. Giờ đây, trong bối cảnh Putin nhận thức rõ ràng ông ta không thể thắng nổi trong cuộc chiến tại Ukraine, Wagner phải biến mất để thủ tiêu tất cả các chứng tích.

2. Tổng thống Zelenskiy tặng Thủ tướng Johnson Huân Chương Tự Do tại Kyiv

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã trao tặng Thủ tướng Vương quốc Anh Boris Johnson Huân chương Tự do Ukraine.

Lễ trao giải diễn ra tại Kyiv, khi Thủ tướng Anh đến thăm Ukraine vào Ngày Độc lập của Ukraine. Đây là chuyến thăm thứ ba của Thủ tướng Boris Johnson kể từ khi Nga xâm lược nước này.

“Hôm nay, vào Ngày Độc lập của chúng ta, ngày mà chúng ta kỷ niệm bất chấp mọi thứ đang diễn ra, tôi có vinh dự được thay mặt cho tất cả người dân Ukraine trao tặng Boris một Huân chương Tự do. Giải thưởng này phản ánh đầy đủ tất cả những gì Boris đã và đang làm cho đất nước chúng tôi và cả Âu Châu,” tổng thống Zelenskiy nói

Chuyến thăm hiện tại tới Kyiv là chuyến thăm thứ ba của Johnson tới Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga và lần thứ tư trong năm nay.

Hàng nghìn người Ukraine đã ký một bản kiến nghị yêu cầu Boris Johnson trở thành Thủ tướng của họ để ghi nhận sự ủng hộ của ông đối với Ukraine.

Thủ tướng Anh Boris Johnson đã phải tuyên bố sẽ từ chức sau vụ tai tiếng liên quan đến một đồng minh bị cáo buộc có hành vi sai trái tình dục và ông đã không giải quyết vấn đề đến nơi đến chốn. Mặc dù mất đi sự nổi tiếng trong nước và cuối cùng buộc phải tuyên bố từ chức sau khi hàng chục bộ trưởng ra đi vào đầu tháng 7, Johnson vẫn là một nhân vật được sùng bái ở Kyiv vì đã lên tiếng ủng hộ Ukraine khi nước này chống lại cuộc xâm lược của Nga.

Những bức tranh, bức tranh tường và thậm chí cả những chiếc bánh ở thủ đô của Ukraine cũng mang hình dáng của người đàn ông mà một số người Ukraine trìu mến gọi là 'Johnsoniuk.' Một chuỗi cửa hàng bánh mì sành điệu ở Kyiv thậm chí còn dành riêng một chiếc bánh ngọt cho anh ấy dưới hình thức một chiếc bánh táo phủ bên trên là một lớp bánh trứng đường, để phản ánh mái tóc bù xù đặc trưng của anh ấy.

Bản kiến nghị gửi tới Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy liệt kê những điểm mạnh của Johnson là:

'Sự ủng hộ trên toàn thế giới dành cho Boris Johnson, một lập trường rõ ràng chống lại cuộc xâm lược quân sự vào Ukraine, và sự khôn ngoan trong các lĩnh vực chính trị, tài chính và pháp lý.'

Sự sụp đổ của Thủ tướng Boris Johnson đã gây ra sự vui mừng và chế giễu ở Mạc Tư Khoa, trong khi ở Kyiv Volodymyr Zelenskiy bày tỏ sự buồn bã trước sự từ chức của đồng minh quan trọng của mình.

Johnson, người ủng hộ việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine trong giai đoạn đầu của cuộc chiến và là nhà lãnh đạo đầu tiên của một nước G7 đến thăm Kyiv vào tháng 4, đã nổi lên như một nhân vật được yêu thích ở Ukraine. “Tất cả chúng tôi đều nghe tin về việc Johnson từ chức với nỗi buồn,” Zelenskiy nói trong một tuyên bố sau khi hai nhà lãnh đạo nói chuyện qua điện thoại. “Không chỉ tôi, mà toàn bộ xã hội Ukraine đều rất buồn rầu trước tin này”.

“Chúng tôi không nghi ngờ gì rằng sự ủng hộ của Vương quốc Anh sẽ được duy trì, nhưng sự lãnh đạo và sức hút của cá nhân bạn đã khiến nó trở nên đặc biệt.”

Trong video gởi quốc dân đồng bào, tổng thống Zelenskiy gọi Thủ tướng Johnson là “bạn bè chí thiết”, và nói rằng “tất cả người dân Ukraine đều rất đau buồn trước tin lãnh đạo đảng Bảo thủ từ chức”.

Tại Nga, sự ủng hộ của Johnson đối với Ukraine đã khiến ông trở thành mục tiêu thường xuyên của truyền thông nhà nước. Điện Cẩm Linh mô tả ông là “nhà lãnh đạo chống Nga tích cực nhất”.

Phát ngôn nhân của Vladimir Putin, Dmitry Peskov, nói: “Ông ta không thích chúng tôi. Chúng tôi cũng không thích ông ta”.

3. 5 tổn thất quân sự lớn nhất của Putin ở Ukraine khiến ông ấy mất hơn 1 tỷ USD

Theo tính toán của Forbes, 5 tổn thất quân sự đắt giá nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc chiến đang diễn ra với Ukraine khiến ông mất hơn 1 tỷ USD.

Tính toán đã xác định chính xác tổn thất đáng giá và đau đớn nhất của quân đội Nga khi tàu chiến Mạc Tư Khoa, soái hạm của Hạm đội Hắc Hải của Nga, trị giá 750 triệu USD, bị chìm hồi tháng 4. Ukraine nói rằng họ đã tấn công và đánh chìm con tàu, mặc dù Nga nói rằng đó là một vụ hỏa hoạn trên tàu khiến chiếc tàu tuần dương bị chìm.

Bốn thiệt hại lớn nhất khác của Nga - một máy bay Il-76 trị giá 86 triệu đô la, tàu tấn công đổ bộ Saratov 75 triệu đô la, máy bay Su-30SM 50 triệu đô la và máy bay Su-34 trị giá 40 triệu đô la - mang lại tổng cộng hơn 1 tỷ đô la.

Forbes tính toán rằng từ thời điểm bắt đầu cuộc chiến vào ngày 24 tháng 2 đến thời điểm kéo dài 6 tháng vào ngày 24 tháng 8, Nga đã mất 12.142 thiết bị trị giá 16,56 tỷ USD. Tổng số không bao gồm hỏa tiễn của Nga.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để đưa ra bình luận xác nhận về giá trị thiệt hại của quân đội.

Lễ kỷ niệm sáu tháng bắt đầu cuộc chiến vào thứ Tư, cũng rơi vào Ngày Độc lập của Ukraine, là một cột mốc đáng chú ý trong cuộc chiến mà một số người ở Nga tin rằng sẽ dẫn đến chiến thắng nhanh chóng của Nga. Nhưng Ukraine đã tận dụng vũ khí do phương Tây cung cấp, bao gồm cả Hệ thống hỏa tiễn cơ động cao của Mỹ, gọi tắt là HIMARS, trong những tuần gần đây, để thực hiện các cuộc tấn công thành công nhằm vào các mục tiêu của Nga.

Trong khi Ukraine ghi lại những chiến thắng này, Mạc Tư Khoa bị cho là đã thực hiện các lệnh ép buộc để lấp đầy các vị trí còn trống trong hàng ngũ của mình, đồng thời đưa ra các ưu đãi bằng tiền mặt cho quân đội hiện tại để thúc đẩy họ chiến đấu.

Tướng Mỹ đã nghỉ hưu Barry McCaffrey hôm thứ Hai đã tweet rằng ông Putin đã “hết ý tưởng” và sẽ thấy mọi thứ trở nên tồi tệ hơn nhanh chóng đối với bản thân trong cuộc chiến. Ông cũng nói rằng quân đội của Putin đang “hoạt động trong một chiếc hộp”, trong khi nước Nga nói chung đang “có dấu hiệu căng thẳng nghiêm trọng do tổn thất quân sự ngày càng tăng và sự cô lập về kinh tế.”

Trái ngược với đánh giá của McCaffrey, Nga tiếp tục bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng thành công trong “hoạt động quân sự đặc biệt”. Ivan Nechayev, Phó Cục trưởng Cục Thông tin và Báo chí Bộ Ngoại giao Nga, cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Năm tuần trước rằng các mục tiêu của đất nước ở Ukraine sẽ đạt được.

Ông nói: “Chỉ khi các mục tiêu của Nga đạt được, thì mới có thể bảo đảm hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực.”

Hiện chưa rõ thiệt hại về thiết bị của Ukraine trong cuộc chiến so với Nga là bao nhiêu. Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội cho biết trong một báo cáo vào cuối tháng 6 rằng Chuẩn tướng Ukraine Volodymyr Karpenko ước tính rằng một số đơn vị thuộc Lực lượng vũ trang Ukraine đã bị thiệt hại tới một nửa số trang thiết bị của họ.

4. Ít nhất 22 người thiệt mạng trong cuộc tấn công của Nga vào nhà ga xe lửa vào ngày độc lập của Ukraine

Ít nhất 22 người đã thiệt mạng và 50 người bị thương trong một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào một nhà ga đường sắt Ukraine, khi nước này đánh dấu sáu tháng kể từ khi Mạc Tư Khoa xâm lược vào ngày độc lập bị lu mờ bởi những cảnh báo về các cuộc tấn công “tàn bạo” hơn nữa.

Phát biểu trước Liên Hiệp Quốc vào cuối ngày thứ Tư, Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, cho biết hỏa tiễn đã tấn công một đoàn tàu trong một nhà ga ở thị trấn Chaplyne, cách Donetsk ở miền đông Ukraine khoảng 145 km về phía tây.

“Lực lượng cứu hộ đang làm việc, nhưng thật không may, số người chết có thể tăng lên,” Zelenskiy nói.

Một đứa trẻ 11 tuổi đã chết trong vụ tấn công, Kirill Timoshenko, Phó người đứng đầu chính quyền Tổng thống Ukraine, cho biết trong một thông điệp trên kênh Telegram của mình.

Ukraine đã phải chuẩn bị cho các cuộc tấn công đặc biệt nặng nề xung quanh ngày lễ kỷ niệm tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô năm 1991.

Trước đó trong ngày, còi báo động của cuộc không kích đã vang lên trên tại nhiều lãnh thổ do Ukraine kiểm soát. Cảm giác điềm báo ngày càng sâu sắc hơn khi có lời cảnh báo từ Tòa Bạch Ốc rằng người Nga đã tăng cường chuẩn bị để tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý giả mạo ở các vùng bị chiếm đóng như một tiền đề cho các cuộc thôn tính và họ có thể bắt đầu “trong vài ngày hoặc vài tuần”.

5. Không quân Ukraine tuyên bố bắn rơi máy bay trực thăng Ka-52 của Nga

Không quân Ukraine cho biết hôm thứ Tư rằng các đơn vị hỏa tiễn phòng không đã hạ gục một máy bay trực thăng Kamov Ka-52 của Nga, đó là chiếc Ka-52 thứ hai mà họ tường trình đã phá hủy trong vài ngày qua.

Theo một bài đăng trên Facebook của Bộ Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine, quân đội nước này đã bắn hạ chiếc trực thăng qua đêm ở miền đông Ukraine, nơi cuộc chiến của Vladimir Putin hiện đang tập trung.

“Chúc mừng ngày quốc khánh Ukraine!” bài đăng cho biết

Máy bay trực thăng Ka-52 của Không quân Nga, còn được gọi là “Alligator”, được giới thiệu vào năm 1996. Nó là một máy bay trực thăng tấn công trong mọi thời tiết có thể được sử dụng chống lại cả các mục tiêu có bọc thép và không bọc thép, các mục tiêu trên không tốc độ thấp và cả binh sĩ. Ka-52 cũng được triển khai như một bệ giám sát và đài chỉ huy trên không cho một nhóm máy bay trực thăng tấn công.

Diễn biến này diễn ra khi Ukraine đánh dấu 31 năm độc lập khỏi Liên Xô, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng và tăng cường an ninh ở thủ đô Kyiv vì lo ngại các cuộc tấn công của Nga.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một bài phát biểu xúc động hôm thứ Tư rằng Ukraine đã “tái sinh” khi Nga xâm lược sáu tháng trước, vào ngày 24 tháng Hai.

“Một quốc gia mới đã xuất hiện trên thế giới vào 4 giờ sáng ngày 24 tháng 2. Nó không được sinh ra, mà được tái sinh. Một quốc gia không khóc, không la hét hay sợ hãi. Một quốc gia đã không chạy trốn. Không bỏ cuộc,” ông nói và thề sẽ tái chiếm các khu vực ở miền đông Ukraine đã bị lực lượng của Putin chiếm giữ.

“Điều gì đối với chúng tôi là kết thúc của chiến tranh? Chúng ta thường nói: hòa bình. Bây giờ chúng tôi nói: chiến thắng,” ông nói.

Các đường phố của Kyiv đã được biến thành một triển lãm quân sự ngoài trời trước Ngày Độc lập của Ukraine, với các thiết bị quân sự bị phá hủy của Nga được trưng bày.

Valerii Zaluzhnyi, Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ukraine, đã phát hành một video trên Facebook để đánh dấu Ngày Độc lập của Ukraine.

“Độc lập cảm thấy như thế nào? Những người đang đấu tranh cho nó biết hương vị của nó, “ông nói. “Đó là hương vị của trái đất ăn vào da của bạn. Vị của máu và tử khí làm bão hòa không khí. Vị mặn của nước mắt. “

“Độc lập là một trách nhiệm mà bạn phải gánh chịu. Bạn bước vào một trận chiến mà biết rằng không phải ai cũng sẽ sống sót sau trận chiến. Họ sẽ ở lại với bạn mãi mãi, những người sống và những người chết. Theo lương tâm của bạn. Trong trí nhớ của bạn. “

Zaluzhnyi nói rằng nền độc lập của Ukraine có tiếng nói.

“Độc lập chỉ có thể có được khi mọi người chuẩn bị chiến đấu cho nó. Tôi biết ơn các bạn, những người bảo vệ Ukraine! Rất vinh dự khi được phục vụ cùng các bạn. Tưởng nhớ vĩnh viễn các anh hùng đã ngã xuống! Vinh quang vĩnh cửu cho những người đang sống! Niềm tự hào cho Ukraine!”
 
Đức Hồng Y Schönborn cử hành lễ cầu bình an cho Ukraine. Thượng Phụ Kirill tiếp tục bênh vực cuộc xâm lược
VietCatholic Media
05:23 25/08/2022


1. Các tín hữu tổ chức cuộc rước Đức Mẹ ở Nicaragua bất chấp đàn áp và bắt bớ

Hàng trăm giáo dân và giáo sĩ của Giáo phận León, Nicaragua, một giáo phận đau khổ của Tổng giáo phận Managua, đã tham gia vào Chúa Nhật hàng năm trong cuộc rước tượng Đức Mẹ Thương Xót, bổn mạng của giáo phận.

Đám rước được tổ chức trong bối cảnh liên tiếp có các hành động đàn áp chống lại Giáo Hội Công Giáo bởi chế độ độc tài Daniel Ortega ở một số thành phố trong nước, đặc biệt là ở Matagalpa, nơi Đức Cha Rolando Álvarez bị cảnh sát bắt cóc vào giữa đêm và đang bị quản thúc tại Managua.

Vào khoảng 8 giờ sáng ngày 21 tháng 8, theo giờ địa phương, tượng Đức Mẹ đã được rước ra khỏi Đền Đức Mẹ Thương Xót của giáo phận sau khi được linh mục Mauro Paniagua, cha quản xứ của đền thờ, ban phép lành.

Khi rời khỏi nhà thờ, hàng trăm tín hữu, các thành viên của giáo sĩ và một ban nhạc kèn đồng tháp tùng đám rước với hình ảnh được một số người đàn ông giữ trên cao để đưa đến Fortín de Acosasco, một pháo đài quân sự cũ trên đỉnh đồi Acosasco, ngày nay được sử dụng như một trạm quan sát thời tiết.

Vào khoảng 1 giờ chiều, tượng Đức Mẹ được đưa đến pháo đài, và Thánh lễ được dâng bởi Cha Paniagua. Vào cuối buổi lễ, các bài hát đã được hát để tôn vinh Đức Trinh Nữ.

Một giờ sau, hình ảnh trở lại ngôi đền cùng với vô số tín hữu.

Đức Mẹ của Lòng Thương Xót đã được tuyên bố là bổn mạng của León vào ngày 17 tháng 7 năm 1912, bởi Đức Cha Simeon Pereira y Castellón là Giám Mục Bản Quyền lúc bấy giờ.

Đền thờ Đức Mẹ Thương Xót của Giáo phận lưu giữ hình ảnh, được các tu sĩ Dòng Thương Xót mang từ Barcelona, Tây Ban Nha, đến đây nhiều thế kỷ trước.

Vào ngày 13 tháng 8, một cuộc rước lớn với bức tượng Đức Mẹ Fatima hành hương để bắt đầu Thánh lễ bế mạc tại nhà thờ chính tòa Managua cho Đại hội Đức Mẹ có tiêu đề “Đức Maria, Mẹ của Hy vọng,” nhưng vào dịp đó bọn cầm quyền đã cấm sự kiện này. Thay vào đó, một đám rước nhỏ hơn đã được tổ chức tại giếng nước của nhà thờ chính tòa. Hàng nghìn người đã tham dự, nhiều người vẫy cờ Nicaragua và Vatican và kêu lên: “Đức Maria đến thăm Nicaragua và Nicaragua thuộc về Đức Maria!”
Source:Catholic News Agency

2. Giọng điệu tuyên thánh cho Daria Dugin của Thượng Phụ Kirill là không phù hợp với niềm tin Kitô

Hàng trăm người ở Mạc Tư Khoa đã tham dự lễ tang của Daria Dugina, con gái của nhà tuyên truyền Alexander Dugin, bị thiệt mạng trong một cuộc tấn công ở thủ đô. Nhiều người tham gia lễ tang đã mang hoa đến trung tâm truyền hình Ostankino, nơi bức chân dung đen trắng của người phụ nữ trẻ được trưng bày trên một chiếc quan tài trống không được mở tung ra. Daria Dugin được tường trình đã bị nổ mất xác. Ngồi bên cạnh là bố và mẹ cô mặc đồ đen. “Cô ấy đã chết vì nhân dân, vì nước Nga, ở mặt trận. Tiền tuyến là đây,” Dugin nói vào đầu buổi lễ.

Trong diễn từ được đọc trong buổi lễ, Thượng Phụ Kirill của Mạc Tư Khoa và Toàn Nga đã viết cho Aleksandr Gelevich Dugin như sau: “Alexander Gelevich thân mến! Với nỗi buồn sâu sắc, tôi nhận được tin tức về cái chết thương tâm của con gái ông. Daria Alexandrovna được biết đến ở Nga và nước ngoài như một nhân vật tích cực của công chúng, một nhà báo xuất sắc và một nhà nghiên cứu khoa học tài năng. Là người thừa kế công việc của mình, và mặc dù còn trẻ nhưng cô đã đạt được thành công đáng kể trong lĩnh vực mình đã chọn, nhận được sự biết ơn và tôn trọng của đồng nghiệp. Trong những ngày thử thách khó khăn trước sự mất mát của những người thân yêu, những lời trong Sách Thánh như một niềm an ủi: ‘Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa’ (Rm 14: 8). Xin Chúa nhân từ của Trời và Đất cho linh hồn tôi tớ của Ngài là Daria được an nghỉ ngàn thu và tạo ra một ký ức vĩnh cửu cho cô ấy”.

Cái chết của Daria tuy thương tân, nhưng khi chết cô ta là một người cổ vũ cho hận thù, là điều đối kháng với niềm tin Kitô. Ngay trước và sau thánh lễ an táng, nhiều người đến dự cũng hô hào Nga phải tấn công NATO ngay tức khắc, trước khi quá muộn.

3. Thượng Phụ Kirill tiếp tục cung cấp vỏ bọc thần học cho cuộc xâm lược của Nga

Thế giới Chính Thống Giáo đã bàng hoàng trước một tuyên bố mới nhất của Thượng Phụ Kirill trong bối cảnh diễn đàn kỹ thuật-quân sự quốc tế Army 2022. Nhiều tiếng nói đã yêu cầu Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô lên tiếng bác bỏ tư cách Thượng Phụ của Kirill. Y hệ giọng điệu cộng sản, ông hô hào lên án chủ nghĩa dân tộc, là một điều hoàn toàn đúng đắn. Con người phải có tổ quốc, phải có tình tự dân tộc, tình nghĩa đồng bào. Người Ukraine có quyền có đất nước riêng của họ nhưng Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa và Toàn Nga lại cảnh báo về những nguy hiểm của chủ nghĩa dân tộc, kết hợp với việc từ bỏ ký ức lịch sử, có thể dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ xã hội.

Ông nói: “Căn bệnh chủ nghĩa dân tộc có thể ảnh hưởng đến bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là nếu khả năng miễn nhiễm tinh thần của họ bị suy yếu do tự tôn cao bản thân, từ bỏ ký ức lịch sử và lý tưởng về láng giềng tốt đẹp, hòa bình và tôn trọng lẫn nhau. Nhưng điều quan trọng là làm thế nào để ngăn chặn sự phát triển của khối u ung thư này, nó chắc chắn sẽ mang lại cái chết cho toàn bộ cơ thể khỏe mạnh! Điều quan trọng là làm thế nào để ngăn chặn cảm giác hận thù, tự hào và tàn ác xâm chiếm trái tim của chúng ta,” vị giáo chủ nói trong bài phát biểu trước những người tham gia đại hội tại diễn đàn kỹ thuật-quân sự quốc tế Army 2022.

“Sự đáp ứng toàn cầu và tính toàn nhân loại” của tinh thần Nga, mà Dostoyevsky đã viết, giờ đây đã được thể hiện trong những hoàn cảnh mới, vị giáo chủ nói.

“Bảo vệ sự thật lịch sử và bảo vệ những người anh em đau khổ bằng máu và tinh thần, nhân dân ta được giao cho một sứ mệnh khó khăn và rất có trách nhiệm: đó là trả lại cho thế giới những giá trị mà họ đang cố gắng từ bỏ trong sự điên cuồng của mình. Đây là những giá trị không thể lay chuyển: đức tin vào Chúa và các nguyên tắc đạo đức truyền thống, cam kết thực hiện các ý tưởng về tình anh em và tình yêu, lòng thương xót và sự cao thượng thiêng liêng,” Thượng Phụ Kirill nói.

Cần có sự đoàn kết xã hội và niềm tin mạnh mẽ để đạt được “sứ mệnh thay đổi cuộc sống” này.
Source:Interfax
 
Vụ Digina: Putin là nghi can chính. Thua đau, Nga làm liều ở nhà máy hạt nhân. Nhật cảnh báo về TQ
VietCatholic Media
17:26 25/08/2022


1. Liệu FSB của Putin có thể được liên kết với vụ giết con gái của Dugin không?

Tờ Newsweek có bài tường thuật nhan đề “Could Putin's FSB Be Linked to Dugin's Daughter's Killing?” nghĩa là “Liệu FSB của Putin có thể được liên kết với vụ giết con gái của Dugin không?”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Khi sự mờ ám tiếp tục bao quanh vụ giết Daria Dugina, con gái của một đồng minh có ảnh hưởng của Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhiều người đã đặt ra khả năng rằng chính Putin có thể đứng sau vụ nổ giết chết cô.

Dugina, 29 tuổi, con gái của nhà bình luận chính trị Nga Alexander Dugin, đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom xe hơi ở ngoại ô Mạc Tư Khoa hôm thứ Bảy. Cha cô, 60 tuổi, được ghi nhận là kiến trúc sư chủ chốt trong cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Nhiều giả thuyết và lời buộc tội được lưu hành sau cái chết của cô.

Cơ quan an ninh FSB của Nga, sau một cuộc điều tra chớp nhoáng, đã tuyên bố rằng một nữ công dân Ukraine có liên quan đến vụ giết Dugina và người phụ nữ này đã bỏ trốn đến Estonia vào hôm Chúa Nhật. Ukraine đã phủ nhận bất kỳ sự liên quan nào.

Cựu Thứ trưởng Nhà nước Nga Ilya Ponomarev cáo buộc rằng Dugina đã bị giết bởi những người đối lập với Putin ở Nga, cụ thể là từ nhóm Quân đội Cộng hòa Quốc gia, gọi tắt là NRA, và cả Dugin và con gái của ông ta đều là mục tiêu.

Ông tuyên bố mục tiêu của NRA là “lật đổ” và “tiêu diệt Putin.” Những tuyên bố của Ponomarev không thể được xác minh bởi Newsweek.

Một số chuyên gia cho rằng cái chết của Dugina có thể do chính Putin lên kế hoạch, mặc dù không có bằng chứng cụ thể nào chứng minh cho những giả thuyết này.

Tom Tugendhat, một thành viên Quốc hội Anh, gợi ý rằng Putin có thể đã nhắm vào Dugin vì những lời chỉ trích gần đây được đưa ra nhằm vào Điện Cẩm Linh.

FSB của Nga có thể liên quan đến cái chết của Dugina hay không? Newsweek đã yêu cầu một số chuyên gia xem xét vấn đề này và nhận định về các tuyên bố hiện có.

Chiến dịch ngụy tạo thông tin của FSB

Sergej Sumlenny, một chuyên gia chính trị người Đức đặc biệt tập trung vào Nga và Đông Âu, nói với Newsweek rằng ông tin rằng phiên bản của Điện Cẩm Linh về vụ ám sát Dugina là “hoàn toàn giả tạo”.

Sumlenny cho biết: “Đó hoàn toàn nằm ngoài quy mô hợp lý”, khi FSB đổ lỗi cho một nữ công dân Ukraine, người được cho là đã đến Nga vào tháng 7 cùng con gái, thuê một căn hộ trong cùng một căn hộ với Dugina và theo dõi cô ấy trước khi giết cô ấy.

FSB đã công bố một bức ảnh hộ chiếu của công dân Ukraine này, cũng như đoạn phim được cho là nhằm chứng minh cô ấy ở Nga. Các nhà phân tích dữ liệu đã nhanh chóng chỉ ra trên Twitter rằng tài liệu đã được chỉnh sửa hay photoshop.

“Chúng tôi đã thấy rằng những gì họ gọi là bằng chứng rõ ràng đã bị giả mạo, chẳng hạn như ID của người phụ nữ mà họ cho rằng đã giết Dugina đã được chỉnh sửa ảnh,” Sumlenny nói.

Sumlenny cho rằng các cáo buộc này là một phần của “chiến dịch thông tin sai lệch tiêu chuẩn sau mỗi sự kiện” của FSB.

“Tại sao họ làm điều này? Bởi vì họ muốn làm hỏng cuộc thảo luận. Họ muốn chúng tôi tìm hiểu tất cả những phiên bản điên rồ này và dành tất cả thời gian quý báu để tìm hiểu chúng,” anh giải thích.

NRA có tồn tại không?

Sumlenny nói rằng từ quan điểm lịch sử, anh ta không tin rằng nhóm quân đội NRA tồn tại, và cho rằng nó thậm chí có thể là một sự sáng tạo của FSB.

“Tôi không tin rằng NRA tồn tại, tại sao? Nga là một quốc gia có sự giám sát rất chặt chẽ và có rất nhiều người cung cấp thông tin trong số tất cả các nhóm tiềm năng.”

Trong lịch sử gần đây, không có mạng lưới khủng bố nào ở Nga, ngoại trừ một số nhóm khủng bố Hồi giáo ở bắc Caucasus, và một nhóm thanh niên, được gọi là Primorsky Partisans, những người, vào đầu những năm 2000, đã phạm tội, bao gồm cả việc giết hai người cảnh sát, Sumlenny nói.

Ông nói: “Tất cả các nhóm khủng bố khác tồn tại sau đó đều là những sáng tạo kém cỏi của FSB.”

Sumlenny giải thích rằng một chiến lược điển hình của FSB là tham gia các câu lạc bộ thảo luận chính trị trong các trường đại học, thâm nhập vào họ với một đặc vụ và cố gắng cực đoan hóa những người trẻ tuổi này để thể hiện họ là một nhóm khủng bố.

Ông chỉ ra nhóm khủng bố Set “không tồn tại”, mà chính quyền Nga cho rằng đang âm mưu lật đổ chính phủ.

Các nhóm nhân quyền và luật sư lập luận rằng các cáo buộc chống lại các thành viên là bịa đặt và họ bị tra tấn để thú nhận. Lãnh đạo phe đối lập Nga Alexei Navalny cũng mô tả nhóm Set là một “tổ chức khủng bố hư cấu”.

Sumlenny nói: “Đây là cách các nhóm khủng bố của Nga được tạo ra. Vì vậy, hãy nghĩ rằng một số phong trào tự do thân Âu Châu chống Putin đã xuất hiện, mà không FSB không xâm nhập vào được, một tổ chức có kỹ năng lắp ráp bom, đặt bom này vào xe hơi và để nó phát nổ từ xa. Điều đó là không thể.”

Điện Cẩm Linh quyết liệt cáo buộc Ukraine đứng đằng sau vụ sát hại Dugina, đó là câu chuyện chính thức. Câu chuyện về sự tồn tại của NRA là câu chuyện bán chính thức.

“Câu chuyện bán chính thức của họ, mà họ cho phép phổ biến là vì họ cũng cần phải đàn áp những người chống đối. Vì vậy, họ đã để câu chuyện bán chính thức ấy được truyền đi”.

'Ngọn lửa yêu nước'

Ruslan Trad, một nhà nghiên cứu an ninh tại Hội đồng Đại Tây Dương của Mỹ, nói với Newsweek rằng rõ ràng vụ sát hại Dugina đã “tạo ra một làn sóng giận dữ cần thiết” ở Nga, hiện đã sáu tháng sau cuộc chiến chống lại nước láng giềng Ukraine.

“Dugin bây giờ chủ yếu là một biểu tượng, không phải là một công cụ cho nhà nước. Vai trò của anh ấy trong việc tạo ra thần thoại của Cẩm Linh về liên Minh Âu-Á và cái gọi là 'thế giới Nga' đã kết thúc và anh ấy có thể bị hy sinh,” Trad nói. “Hiện tại, quân đội Nga cần những chiến thắng, cần một ngọn lửa yêu nước”.

Ông nói: Nhà nước Nga và các tổ chức ủy quyền của họ đã sử dụng hành vi giết người cho các mục đích chính trị.

“Không còn nghi ngờ gì nữa, đây sẽ không phải là tập phim cuối cùng như vậy trong lịch sử Nga và không thể loại trừ một mệnh lệnh từ các cơ quan an ninh đã được đưa ra”.

Trad cũng lưu ý rằng đã có căng thẳng giữa Dugin, người là tác nhân chính đằng sau việc sáp nhập Crimea vào năm 2014, và FSB, tổ chức dẫn đầu các hoạt động lớn ở Ukraine cho đến gần đây.

“Dugin cáo buộc cơ quan này hoạt động không hiệu quả và thất bại trong các hoạt động quân sự. Putin bị ảnh hưởng bởi Dugin - ông là một trong những cố vấn tinh thần chính và truyền cảm hứng cho ông. Mọi người trong Điện Cẩm Linh đều biết điều này”.

Nhắc lại nhận xét của Trad, Sumlenny cho rằng Dugina có thể đã bị giết bởi FSB để bắt đầu một chiến dịch tăng cường chiến tranh.

Làm như vậy có thể làm gia tăng tâm lý chiến tranh, loại bỏ tàn dư cuối cùng của phe đối lập, và tiếp thêm sức mạnh cho những người muốn trả thù.

“Bởi vì bức ảnh mà họ phát đi là bức ảnh của một cô gái trẻ vô tội đã bị giết bởi những tên Quốc xã độc ác từ Ukraine. Và đó là một hình ảnh mạnh mẽ,” Sumlenny nói.

Hôm thứ Tư, Đại sứ quán Nga tại Hoa Kỳ đã đả kích ý kiến rằng các nhà chức trách Nga “phải chịu trách nhiệm về cái chết của chính công dân của họ, một người yêu nước thực sự của nước Nga.”

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga và Ponomarev, để có thêm bình luận.

2. Báo cáo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh

Theo tình báo Anh, Nga có lẽ đã sẵn sàng để khai thác bất kỳ hoạt động quân sự nào của Ukraine gần nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia cho mục đích tuyên truyền.

Trong khi Nga duy trì sự chiếm đóng quân sự tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, những rủi ro chính đối với hoạt động của lò phản ứng có thể là làm gián đoạn hệ thống làm mát của lò phản ứng, làm hư hỏng nguồn cung cấp điện dự phòng hoặc những sai sót do công nhân vận hành dưới áp lực.

Vào ngày 21 tháng 8, hình ảnh cho thấy Nga duy trì sự hiện diện quân sự tăng cường tại địa điểm này, với các thiết giáp được triển khai trong vòng 60 mét của lò phản ứng số 5.

Quân đội Nga có lẽ đã cố gắng che giấu các phương tiện bằng cách đậu chúng dưới các đường ống và giàn che trên cao.

Dưới đây là bản dịch toàn văn bản báo cáo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh sang Việt Ngữ

Vào đầu tháng 3, lực lượng trên bộ của Nga đã tấn công và chiếm giữ nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Vào ngày 21 tháng 8 năm 2022, hình ảnh cho thấy Nga duy trì sự hiện diện quân sự tăng cường tại địa điểm này, với các thiết giáp được triển khai trong vòng 60 mét của lò phản ứng số 5. Quân đội Nga có thể đã cố gắng che giấu các phương tiện bằng cách đậu chúng dưới các đường ống và giàn khoan trên cao.

Nga có lẽ đã chuẩn bị sẵn sàng để khai thác bất kỳ hoạt động quân sự nào của Ukraine gần nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia cho các mục đích tuyên truyền. Trong khi Nga duy trì sự chiếm đóng quân sự tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, các rủi ro chính đối với hoạt động của lò phản ứng có thể vẫn là làm gián đoạn hệ thống làm mát của lò phản ứng, làm hư hỏng nguồn cung cấp điện dự phòng hoặc những sai sót do công nhân vận hành dưới áp lực.

3. Hoa Kỳ lên án việc Nga xét xử các tù binh chiến tranh Ukraine

Mỹ đã lên án bất kỳ nỗ lực nào của Nga trong việc tổ chức các tòa án xét xử tù nhân chiến tranh Ukraine tại thành phố Mariupol, miền nam do Nga chiếm đóng, và cáo buộc quá trình tố tụng này là “bất hợp pháp”.

Tuần này, nhiều báo cáo cho biết Mạc Tư Khoa đang xem xét việc truy tố tù nhân chiến tranh Ukraine trong các điều kiện có thể biến họ trở thành tội ác chiến tranh.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư:

“Các phiên tòa nhằm mục đích tuyên truyền đã được lên kế hoạch là bất hợp pháp và là sự nhạo báng công lý, và chúng tôi cực lực lên án chúng “.

“Điện Cẩm Linh đang cố gắng giảm nhẹ trách nhiệm về cuộc chiến xâm lược của Tổng thống Vladimir Putin và đánh lạc hướng khỏi những bằng chứng áp đảo liên quan đến những hành động tàn bạo mà lực lượng Nga đã gây ra ở Ukraine. Tất cả các thành viên của lực lượng vũ trang Ukraine, bao gồm cả tình nguyện viên trong nước và nước ngoài được kết hợp vào lực lượng vũ trang, được hưởng quy chế tù binh nếu họ bị bắt và phải được đối xử và bảo vệ tương xứng với quy chế đó, theo Công ước Geneva. “

Tuyên bố cũng kêu gọi Mạc Tư Khoa “tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo luật pháp quốc tế”.

Liên Hiệp Quốc cũng lên tiếng cảnh báo tương tự trước những nỗ lực của Nga nhằm tổ chức các phiên tòa xét xử tù nhân chiến tranh Ukraine ở Mariupol.

Theo luật pháp quốc tế, những cá nhân được hưởng quy chế tù binh chiến tranh có quyền miễn trừ vì chiến đấu và không thể bị truy tố vì đã tham gia vào các hoạt động thù địch, hoặc vì các hành vi chiến tranh hợp pháp được thực hiện trong cuộc xung đột vũ trang, ngay cả khi những hành vi đó có thể cấu thành tội phạm theo pháp luật trong nước.”

Liên Hiệp Quốc ghi nhận rằng có rất ít thông tin chi tiết về khả năng xảy ra những phiên tòa như vậy, nhưng những hình ảnh được các hãng tin tức và mạng xã hội đăng tải dường như cho thấy các thùng kim loại - có thể nhằm mục đích giam giữ những người bị giam giữ - được xây dựng gần một phòng hòa nhạc ở Mariupol.

4. Nhà lập pháp Nhật Bản nhận định Trung Quốc có thể rút ra bài học từ chiến tranh Ukraine cho trường hợp Đài Loan

Tờ Newsweek có bài tường thuật nhan đề “China May Take Ukraine War Lessons to Taiwan: Japan Lawmaker”, nghĩa là “Nhà lập pháp Nhật Bản nhận định Trung Quốc có thể rút ra bài học từ chiến tranh Ukraine cho trường hợp Đài Loan.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Một nhà lập pháp Nhật Bản cho biết hôm thứ Tư rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc đang “bình tĩnh phân tích” cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine để tìm kiếm bài học cho các kịch bản tương lai liên quan đến Đài Loan hoặc Nhật Bản.

Keiji Furuya, người dẫn đầu phái đoàn tới Đài Bắc trong tuần này, đã kết thúc chuyến thăm kéo dài 3 ngày sau các cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo cấp cao của Đài Loan bao gồm Tổng thống Thái Anh Văn. Ông Furuya, 69 tuổi, lãnh đạo một nhóm nghị sĩ lưỡng đảng giám sát các mối quan hệ song phương trong trường hợp không có quan hệ ngoại giao chính thức giữa Tokyo và Đài Bắc.

Trong bài phát biểu công khai trước chủ tịch Quốc hội Đài Loan Du Tích Khôn (You Si-kun, 游錫堃), Furuya trích lời Abe Shinzo, cố thủ tướng Nhật Bản, trong những tháng trước khi ông qua đời, đã liên kết sự ổn định ở eo biển Đài Loan với an ninh của chính Nhật Bản.

Abe nói vào tháng 11 năm 2021: “Tình trạng khẩn cấp ở Đài Loan là tình trạng khẩn cấp của Nhật Bản, và do đó là tình trạng khẩn cấp đối với liên minh Nhật-Mỹ”.

Furuya, người tự nhận mình là bạn thân của gia đình Abe, nói: “Tôi tin rằng 100% đây là sự hiểu biết chung về Đài Loan, Hoa Kỳ và các quốc gia cùng chí hướng khác”.

Nhà lập pháp cho biết Trung Quốc đang “bình tĩnh phân tích” cuộc chiến Nga-Ukraine đang diễn ra.

“Họ có thể có tham vọng áp dụng những bài học này ở eo biển Đài Loan hoặc ở Okinawa,” Furuya nói thông qua một phiên dịch viên. “Và vì vậy tôi muốn nhấn mạnh rằng các quốc gia có cùng chí hướng chia sẻ các giá trị phổ quát phải tăng cường hợp tác.”

Đảo Okinawa - một phần của chuỗi đảo ở Tây Thái Bình Dương bao gồm lãnh thổ cực tây của Nhật Bản - là nơi đóng quân của khoảng 3/4 trong số 50.000 lính Mỹ đóng tại Nhật Bản. Nếu Mỹ can thiệp vào một cuộc tấn công của Trung Quốc nhằm vào Đài Loan, các lực lượng đóng tại Nhật Bản rất có thể sẽ là mũi nhọn phòng thủ và có thể trở thành mục tiêu quân sự của Bắc Kinh.

Các nhà phân tích cho rằng một trong những bài học rõ ràng mà Trung Quốc có thể rút ra từ cuộc chiến kéo dài của Nga ở Ukraine là cần phải tấn công một cách nhanh chóng và dứt khoát, để ngăn chặn mục tiêu và các đồng minh của họ bố trí phòng thủ.

Khả năng Nhật Bản bị lôi kéo vào bất kỳ cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan nào trong tương lai, ngay cả khi chỉ ở một khoảng cách gần, đã thúc đẩy Tokyo nhiều lần kêu gọi Bắc Kinh không thay đổi hiện trạng của khu vực. Furuya, trong khi đó, mô tả mối quan hệ Nhật Bản-Đài Loan là “những người bạn thực sự trong nghịch cảnh”.

Cuộc gặp gỡ của ông với chủ tịch Du diễn ra sau cuộc gặp vào hôm thứ Hai với Thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Xương (Su Tseng-chang, 蘇貞昌). Cả hai quan chức Đài Loan đều bị chính phủ Trung Quốc trừng phạt vào tháng 11.

Trong phát biểu với tổng thống Thái Anh Văn hôm thứ Ba, Furuya, một thành viên của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của Nhật Bản, ca ngợi phản ứng “bình tĩnh và thận trọng” của tổng thống Đài Loan đối với các cuộc tập trận quân sự liên tục của Trung Quốc xung quanh hòn đảo trong những tuần gần đây.

“Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine không khác gì việc Trung Quốc sử dụng chuyến thăm Đài Loan gần đây của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ làm cái cớ để bắn hỏa tiễn vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản”, Furuya cho biết, theo một bài báo của văn phòng tổng thống Thái Anh Văn. “Những lời đe dọa quân sự này là hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với người dân Đài Loan và Nhật Bản.”

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba rằng Đài Loan là của riêng mình, và đã chỉ trích Furuya trong chuyến thăm của ông và cũng chỉ trích Tokyo vì đã cho phép “thao túng chính trị”. Họ nói rằng nhà lập pháp Nhật Bản đã bỏ qua nhiều phản đối ngoại giao từ phía Trung Quốc.

Trung Quốc và Nhật Bản đã âm thầm cố gắng ổn định mối quan hệ của họ trong năm nay khi hai nước đánh dấu nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức.

5. Nga có kế hoạch ngắt kết nối nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia khỏi lưới điện

Theo Guardian, một kế hoạch chi tiết đã được Nga vạch ra để ngắt kết nối nhà máy hạt nhân lớn nhất Âu Châu khỏi lưới điện của Ukraine, có nguy cơ gây ra sự việc thảm khốc cho hệ thống làm mát của nước này.

Các nhà lãnh đạo thế giới đã kêu gọi phi quân sự hóa địa điểm Zaporizhzhia sau khi xuất hiện cảnh quay cho thấy các phương tiện của quân đội Nga bên trong nhà máy và trước đó đã cảnh báo Nga không nên cắt nó khỏi lưới điện Ukraine và kết nối nó với mạng lưới điện của Nga.

Petro Kotin, người đứng đầu công ty năng lượng nguyên tử của Ukraine, nói trong một cuộc họp báo rằng các kỹ sư Nga đã lập bản thiết kế cho một công tắc để trong trường hợp khẩn cấp họ có thể cắt đứt các kết nối điện còn lại.

Họ đã trình bày kế hoạch cho công nhân tại nhà máy, và công nhân nhà máy đã trình bày cho chúng tôi. Điều kiện tiên quyết cho kế hoạch này là tất cả các đường dây kết nối nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia với hệ thống của Ukraine phải bị hư hỏng nặng

Ông lo ngại rằng quân đội Nga hiện đang nhắm vào những mối liên hệ đó để biến tình huống khẩn cấp thành hiện thực.

Các kết nối điện của nhà máy hiện đang trong tình trạng nguy cấp, với 3 trong số 4 đường dây chính kết nối nó với lưới điện của Ukraine bị đứt trong chiến tranh và 2 trong số 3 đường dây dự phòng kết nối nó với một nhà máy điện thông thường cũng bị đứt.

Kế hoạch ngắt kết nối hoàn toàn của Nga sẽ làm tăng nguy cơ thất bại thảm khốc do điều đó sẽ khiến nhà máy điện hạt nhân phụ thuộc vào một nguồn điện duy nhất để làm mát các lò phản ứng. “Bạn không thể chỉ chuyển từ hệ thống này sang hệ thống khác ngay lập tức, bạn phải… tắt mọi thứ ở một bên, và sau đó bạn bắt đầu chuyển sang một bên khác,” ông nói.

Trong thời gian ngắt kết nối này, nhà máy sẽ không được kết nối với bất kỳ nguồn điện nào và đó là lý do gây ra nguy hiểm. Nếu bạn không làm mát... trong một giờ rưỡi, thì mọi thứ sẽ tan chảy.”

6. 22 người thiệt mạng trong cuộc tấn công của Nga vào nhà ga xe lửa

Ít nhất 22 người đã thiệt mạng và 50 người bị thương trong một vụ tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào một nhà ga đường sắt Ukraine, khi đất nước đánh dấu một ngày độc lập ảm đạm, và sáu tháng kể từ khi cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa bắt đầu.

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, cho biết hỏa tiễn đã tấn công một đoàn tàu trong một nhà ga ở thị trấn Chaplyne, cách Donetsk, miền đông Ukraine khoảng 145 km về phía tây.

Chaplyne là nỗi đau của chúng ta ngày hôm nay. Tính đến thời điểm này, có 22 người chết, 5 người trong số họ bị cháy trong xe, một thiếu niên 11 tuổi tử vong. Ông nói thêm rằng số người chết có thể tăng lên khi các hoạt động cứu hộ tiếp tục
 
Giám mục Nicaragua lưu vong kêu gọi ĐTC lên tiếng về việc bọn cầm quyền độc tài bắt giữ hàng giáo sĩ
VietCatholic Media
17:29 25/08/2022


1. Các linh mục đối đầu với chế độ độc tài ở Nicaragua: 'Hãy để chúng tôi làm việc trong hòa bình!'

Các linh mục của Giáo phận Estelí ở Nicaragua đã kêu gọi chính quyền của chế độ độc tài Daniel Ortega hoán cải, cho phép họ làm việc trong hòa bình, và trả tự do cho vị Giám Quản Tông Tòa của giáo phận và cũng là giám mục của Matagalpa, là Đức Cha Rolando José Álvarez Lagos, người đang bị bị quản thúc tại gia.

“Chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền hoán cải và đừng làm phiền chúng tôi. Hãy để chúng tôi làm việc trong hòa bình! Hãy trả tự do cho giám mục, các linh mục và giáo dân và Chúa sẽ thương xót các bạn, nếu các bạn hoán cải từ trái tim,” các giáo sĩ Estelí viết trong một tuyên bố đưa ra hôm 23/8.

Thông điệp được đăng trên Facebook sau một loạt các cuộc tấn công của chế độ độc tài Ortega chống lại Giáo Hội Công Giáo ở một số thành phố trong nước, đặc biệt là ở Matagalpa, nơi Đức Cha Álvarez bị bắt cóc từ Tòa Giám Mục ở Matagalpa vào nửa đêm và bị quản thúc tại gia ở Managua sau khi bị buộc tội hô hào các nhóm bạo lực gây bất ổn cho chế độ.

Cùng với ngài, các linh mục khác, chủng sinh và một giáo dân đã bị bắt cóc khỏi Tòa Giám Mục, nơi tất cả họ đã bị cảnh sát bao vây trong nhiều ngày. Sau đó, họ bị đưa đến nhà tù khét tiếng El Chipote ở Managua.

Các giáo sĩ Estelí nhắc nhở chế độ rằng “kích động thù hận và bạo lực” thực sự xảy ra “khi ông Daniel Ortega, trong hành động chính thức vào ngày 19 tháng 7 năm 2018 (kỷ niệm chiến thắng của cuộc cách mạng Sandinista năm 1979), đã công khai buộc tội một số giám mục là những kẻ âm mưu đảo chính, những kẻ khủng bố “.

“Kể từ đó, có vô số lần... họ ném mọi thứ tục tĩu, xúc phạm và phỉ báng, không chỉ vào các giám mục, mà cả các linh mục chúng tôi,” các giáo sĩ nói.

“Bản chất của chúng tôi và sứ mệnh mục vụ hòa bình đã khiến chúng tôi kiên nhẫn chịu đựng những sự man rợ như vậy”

Các giáo sĩ cũng nói rằng những cáo buộc của chế độ độc tài Ortega, “chẳng hạn như chúng tôi là những kẻ âm mưu đảo chính,” là “vô căn cứ,” bởi vì “không có đảo chính ở đây, bởi vì các cuộc đảo chính được thực hiện bởi quân đội, và ở đây quân đội đã không thực hiện một cuộc đảo chính bất cứ ai. Điều đó chỉ tồn tại trong tâm trí các bạn”.

“Những gì đã xảy ra ở đây vào năm 2018 là một cuộc biểu tình của người dân, cuối cùng đã khiến một số lượng lớn thanh niên Nicaragua thiệt mạng”, thông báo viết.

Các linh mục của Estelí yêu cầu chính quyền “tôn trọng Hiến pháp chính trị của nước Cộng hòa” và khiển trách họ vì “bất cứ những thao túng với luật pháp, tạo ra những sắc lệnh để bỏ tù công dân.”
Source:Catholic News Agency

2. Đức Giáo Hoàng có nên ra vạ tuyệt thông cho Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega hay không?

Đối với nhiều nhà quan sát, tình hình ở Nicaragua - bao gồm việc bắt giữ một giám mục, các tuyên bố thù địch của bọn cầm quyền chống lại Giáo hội, v.v. - giờ đây đòi hỏi Đức Giáo Hoàng phải có “một lập trường rõ ràng và dứt khoát”. Tờ Catholic Herald gợi ý rằng “vạ tuyệt thông - hoặc ít nhất là một lời cảnh báo về vạ tuyệt thông có thể là bước tiếp theo chống lại Ortega và những người bạn của hắn”.

Trong khi Đức Giáo Hoàng và Tòa thánh Vatican đã lên tiếng về vấn đề này, đặc biệt là trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 21 tháng 8, “sự thừa nhận này dường như không phù hợp với nỗi kinh hoàng của những gì đang diễn ra trong nước”, hãng truyền thông Anh cho biết. Đức Giáo Hoàng có thể lo ngại rằng điều này sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng, nhưng có vẻ như “con tàu đó đã ra khơi,” tờ Catholic Herald nhận xét.

Đối với Catholic Herald, Vatican nên “công nhận rằng Giáo hội hình thành phe đối lập dân chủ chính đối với Ortega, và - giống như Trung Quốc – Giáo Hội là một mối đe dọa đối với chế độ chuyên chế nhà nước vì Giáo Hội hoạt động như một đối trọng với chế độ và là hải đăng cho tự do, dân chủ và nhân quyền.” Bài báo chỉ trích gay gắt “một Vatican vẫn đang dung dưỡng Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua một thỏa thuận đã không làm được nhiều để ngăn chặn cuộc đàn áp người Công Giáo, và cũng ít lên tiếng chống lại cuộc đàn áp Kitô hữu trên toàn thế giới.”
Source:Catholic Herald

3. Giám mục Nicaragua phải lưu vong kêu gọi Đức Thánh Cha Phanxicô lên tiếng về việc bọn cầm quyền độc tài bắt giữ vị giám mục

Một giám mục người Nicaragua lưu vong đã phản ứng trước lời đề nghị của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào hôm Chúa Nhật, sau khi Đức Giáo Hoàng kêu gọi một “cuộc đối thoại cởi mở và chân thành” với chính phủ của Tổng thống Daniel Ortega, sau khi xảy ra vụ giam giữ một giám mục Công Giáo.

Đức Cha Silivio Báez nói trong một thánh lễ được cử hành ở Miami và được phát qua mạng xã hội của mình rằng: “Cần phải có tự do. Chúng ta không được thương lượng với Ortega. Chúng ta phải yêu cầu tự do, bởi vì những người bị bắt đều là những người vô tội, “

Đức Cha Báez kêu gọi trả tự do tức khắc cho Đức Cha Rolando Álvarez, gần đây bị bắt cùng với một số bạn đồng hành của ngài, với tội danh bị bọn cầm quyền cáo buộc là mưu toan “tổ chức các nhóm bạo lực”. Trước khi bị quản thúc tại một gia đình ở Managua, Đức Cha Álvarez, cùng với một số linh mục, chủng sinh và giáo dân, đã bị cấm rời khỏi giáo phận Matagalpa, giáo phận mà ông lãnh đạo.

Là một Giám Mục Phụ Tá của Managua, Đức Cha Báez rời Nicaragua vào năm 2019 theo yêu cầu của Đức Thánh Cha Phanxicô sau một loạt những lời đe dọa giết chết ngài và gia đình. Đức Cha Báez từ lâu đã là một trong những tiếng nói nổi bật trong việc phản đối chế độ Ortega, được cho là đã giết hơn 350 người biểu tình vào năm 2018 và hiện đang giam cầm 190 thủ lĩnh của phe đối lập, mà gia đình của họ không hề biết tung tích của họ.

Đức Cha Álvarez, 55 tuổi, giám mục của giáo phận Matagalpa và là giám quản tông tòa của giáo phận Esteli, cả hai ở phía bắc Nicaragua, đã bị cảnh sát đưa khỏi Tòa Giám Mục cùng với bốn linh mục và ba chủng sinh vào hôm thứ Sáu tuần trước, sau khi bị quản chế tại gia suốt 15 ngày.

Cảnh sát Quốc gia, đứng đầu là Francisco Diaz, rể của Ortega, xác nhận rằng họ đã tiến hành một cuộc hành quân vào sáng sớm vào Tòa Giám Mục Matagalpa, trong đó họ bắt Đức Cha Álvarez và những người cộng tác của ngài, và sau đó chuyển họ đến Managua.

Đức Cha Álvarez là giám mục đầu tiên bị bắt kể từ khi Ortega trở lại nắm quyền ở Nicaragua năm 2007, hiện đang được “gam giữ tại gia” ở Managua, trong khi các linh mục và chủng sinh bị đưa đến trung tâm giam giữ khét tiếng El Chipote, nơi được một số cựu tù nhân mô tả là “ trung tâm tra tấn.”

Lập trường của Đức Cha Báez khác với những quan điểm của Đức Thánh Cha Phanxicô. Vị Giáo Hoàng nói vào hôm Chúa Nhật 21 tháng 8 về Nicaragua lần đầu tiên kể từ năm 2019. Vào cuối buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, Đức Giáo Hoàng bày tỏ “mối quan tâm và đau đớn” đối với tình hình và kêu gọi “một cuộc đối thoại cởi mở và chân thành” để có thể tìm thấy “cơ sở cho sự chung sống hòa bình và tôn trọng”.

“Tôi theo dõi sát sao với sự lo lắng và đau đớn về tình hình đã được tạo ra ở Nicaragua ảnh hưởng đến mọi người và các tổ chức,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói, tránh nêu tên Đức Cha Álvarez.

Đức Cha Báez thẳng thắn hơn khi đề cập đến Đức Cha Álvarez: “Tôi muốn Đức Cha biết rằng tôi đang phải chịu đựng rất nhiều và cầu nguyện rất nhiều cho Đức Cha, cho Nicaragua và cho Giáo Hội của chúng ta. Tôi đặc biệt muốn chào đón với tình cảm yêu mến đối với các anh chị em của chúng ta thuộc giáo phận Matagalpa và Esteli, những người đang bị tước đoạt sự hiện diện hữu hình của vị chủ chăn vào thời điểm này, và tôi biết rằng đối với họ đó là một nỗi đau rất lớn.”

Ngài cũng yêu cầu người Nicaragua đừng mất hy vọng và tin tưởng vào Chúa.

Việc bắt giữ Alvarez là chương mới nhất trong một thời kỳ đặc biệt hỗn loạn đối với Giáo Hội Công Giáo ở Nicaragua dưới chế độ Ortega, vốn đã chụp mũ hàng giáo phẩm nước này là “những kẻ âm mưu đảo chính” và “những kẻ khủng bố”.

Đầu năm nay, bọn cầm quyền Sandinistas đã trục xuất Sứ Thần Tòa Thánh, là Đức Tổng Giám Mục người Ba Lan Waldemar Stanislaw Sommertag, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tòa thánh. Họ cũng trục xuất 18 nữ tu của Dòng Thừa sai Bác ái do Mẹ Teresa thành Calcutta thành lập.

Đó là một tình hình ngày càng tồi tệ khi chứng kiến các linh mục bị tống vào tù, các đám rước tôn giáo bị chính phủ hủy bỏ và người Công Giáo bị cấm vào nhà thờ của họ. Cảnh sát cũng đã đột nhập và đột kích các giáo xứ, ngăn cản giáo dân rước Thánh Thể bên trong nhà thờ và bao vây các linh mục khác trong nhà thờ của họ.
Source:Crux