Ngày 23-08-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chọn tin và sống theo Lời Chúa về Bí Tích Thánh Thể
Lm Đan Vinh
01:11 23/08/2018
CHÚA NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN B
Gs 24,1-2a.15-17.18b ; Ep 5,21-32 ; Ga 6,54a.60-69

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG : Ga 6,54a.60-69

(54a) Khi nghe Đức Giê-su tuyên bố : “Ai ăn Thịt và uống Máu Tôi, thì được sống muôn đời”, (60) nhiều môn đệ của Người liền nói : “Lời này chướng tai quá ! Ai mà nghe nổi ?” (61) Nhưng Đức Giê-su tự mình biết được là các môn đệ đang xầm xì về vấn đề ấy, Người bảo các ông : “Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư ? (62) Thế thì anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao ? (63) Thần Khí mới lam cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là Thần Khí và là Sự Sống. (64) Nhưng trong anh em có những kẻ không tin”. Quả thật, ngay từ đầu, Đức Giê-su đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người. (65) Người nói tiếp : “Vì thế, Thầy đã bảo anh em : Không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho”. (66) Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi với Người nữa. (67) Vậy Đức Giê-su hỏi Nhóm 12 : “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao ?” (68) Ông Si-mon Phê-rô liền đáp : “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai ? Thầy mới có những Lời đem lại sự sống đời đời. (69) Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng : Chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa”.

2. Ý CHÍNH :

Sau khi nghe Đức Giê-su giảng về Bánh Hằng Sống, là bí tích Thánh Thể mà Người sẽ ban, thì thính giả chia thành hai phe : Một số khá đông, trong đó có cả các môn đệ của Người, cho rằng lời ấy chói tai, không thể chấp nhận được và đã bỏ không còn đi theo Người nữa (c. 66). Riêng Nhóm 12, khi được hỏi ông Si-mon Phê-rô đã đại diện Nhóm tuyên xưng đức tin : “Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai ? Thầy mới có những Lời đem lại sự sống đời đời” (c. 68).

3. CHÚ THÍCH :

- C 54a.60 : + Ai ăn Thịt Tôi và uống Máu Tôi thì được sống muôn đời : “Thịt và Máu” Đức Giê-su là Bánh Thánh Thể sẽ được Người ban trong bữa tiệc Vượt Qua (x Mt 26,26). Do đó Thịt và Máu Đức Giê-su nói đây chính là Thánh Thể của Người, sẽ trải qua cuộc khổ nạn và phục sinh, như một hy lễ đền tội để ban sự sống cho trần gian. + Nhiều môn đệ của Người : Môn đệ là những người nhận Đức Giê-su làm Thầy (Ráp-bi), nghe và thực hành Lời Chúa, tích cực cộng tác với Người thi hành sứ vụ tông đồ. Đức Giê-su có hai nhóm môn đệ là nhóm bảy mươi hai (x. Lc 10,1) và Nhóm mười hai (x Ga 6,66). + “Lời này chướng tai quá ! Ai mà nghe nổi ?” : Khi nghe Đức Giê-su nói sẽ lấy Thịt Máu mình cho người ta ăn uống, thì các môn đệ cũng như đám đông dân Do Thái không chấp nhận. Phần vì không ai xẻ thịt mình ra cho người khác ăn, hay lấy máu mình cho người khác uống ! Đàng khác, Luật Mô-sê cấm ăn máu huyết, vì máu được coi là sinh khí tụ lại, được dành riêng cho chủ tể của sự sống là Đức Chúa như Luật Mô-sê : “Các ngươi không được ăn máu huyết của bất cứ xác thịt nào, vì mạng sống của mọi xác thịt là máu của nó. Bất cứ ai ăn máu huyết sẽ bị khai trừ” (x. Lv 17,14).
- C 61-62 : + Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư ? : Ba điều người Do Thái và môn đệ xầm xì không chấp nhận : Một là Đức Giê-su tự nhận mình là Bánh hằng sống, đang khi cha ông họ xưa dù đã ăn Man-na mà vẫn phải chết (x. Ga 6,49). Hai là Người tuyên bố mình từ trời mà đến, đang khi họ biết rõ tông tích của Người (x Ga 6,42). Ba là Người khẳng định : “Thịt Tôi thật là của ăn và Máu Tôi thật là của uống” (Ga 6,55), đang khi luật Mô-sê cấm uống máu và ăn thịt các con vật chết ngạt, vì còn có máu trong thịt (x. Lv 17,10). + Thế thì anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao ? : Đức Giê-su cho các môn đệ bằng chứng để tin Người là Đấng Thiên Sai và tin lời Người giảng là sự thật. Bằng chứng ấy là Người sẽ từ cõi chết sống lại và lên trời ngự bên hữu Chúa Cha (x. Ga 3,13), như thị kiến về vai trò và sứ mệnh của Con Người trong sách Ngôn Sứ Đa-ni-en (x. Đn 7,13).
- C 63-64) : + Thần khí : Là một từ ngữ mang nhiều ý nghĩa như sau : Một là gió, với đặc tính vô hình (x Ga 3,8). Gió có khi trở thành bão để Đức Chúa trút cơn lôi đình hủy diệt những kẻ gian ác (x. Ed 13,13). Hai là hơi thở : Tuy yếu ớt, nhưng lại là sức mạnh nâng đỡ và là điều kiện giúp thân xác sống động. Con người sẽ chết khi không còn hơi thở do Thiên Chúa phú ban (x. St 2,7; 6,3). Ba là linh hồn : Bao lâu Thần khí còn ở với con người, nó biến xác thịt bất động thành sống động, Thần Khí ấy gọi là linh hồn (x. St 2,7). Chết là khi con người trút hơi thở trả linh hồn về cho Thiên Chúa (x. Tv 31,6 ; Lc 23,46). Bốn là một đặc tình của Thiên Chúa : “Thiên Chúa là Thần Khí” (Ga 4,24) nên người ta phải thờ phượng Thiên Chúa trong Thần Khí và Sự Thật (x. Ga 4,24). + Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì ! : Việc tạo dựng con người đã được sách Sáng Thế thuật lại như sau : “Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật” (St 2,7). Như vậy xác thịt chỉ là bụi đất, không thể sống động nếu không được Thiiên Chúa phú ban thần khí là linh hồn. Chính thần khí ấy mới làm cho con người sống động. Khi thân xác ngừng thở là lúc thần khí xuất ra khỏi thân xác, và khi ấy thân xác trở thành xác chết, nên chẳng còn ích gì ! + Lời Thầy nói với anh em là Thần Khí và là Sự Sống : Lời Chúa chính là Thần Khí thiêng liêng, là Lời phát xuất từ Thiên Chúa, nhằm mặc khải các mầu nhiệm và các việc làm của Thiên Chúa cho loài người (x. Xh 20,2), các giới răn và các điều sắp xảy đến (x. St 15,13-16). Lời Chúa sẽ ban Sự Sống đời đời cho con người (x. Ga 6,68), nếu họ biết lắng nghe (x. Mt 13,23), tìm hiểu và xin vâng (x. Lc 1,34.38), tuân giữ (x. Lc 8,15), và nhất là đem ra thực hành (x. Lc 6,47.49). + Ngay từ đầu, Đức Giê-su đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người : Ngay từ đầu, Đức Giê-su đã có cái nhìn tiên tri và thấy trước sự bất tín của Giu-đa (x. Mt 26,14-16). Tin mừng Gio-an viết như sau : “Người biết ai sẽ nộp Người, nên mới nói “Không phải tất cả anh em đều sạch” (Ga 13,11).
- C 65-66 : + Không ai đến với Thầy được nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho : Đức tin là một ơn do Thiên Chúa ban cho loài người, để họ tin Đức Giê-su là “Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa Hằng Sống” (x. Mt 16,16), lắng nghe và thực hành Lời Chúa dạy để được vào Nước Trời và sẽ được sống muôn đời (x Ga 6,44.47). + Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi với Người nữa : Lý do nhiều môn đệ bỏ Đức Giê-su là do họ không tin Người là Đấng Thiên Sai (x. Ga 6,29.40), không tin Người là Bánh Trường Sinh từ trời mà đến (x. Ga 6,32-38), không chấp nhận lời tuyên bố Người sẽ lấy Thịt mình cho họ ăn (x. Ga 6,52). + Nhóm Mười Hai : Đức Giê-su đã lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn (x. Mc 3,13) Sau khi cầu nguyện suốt đêm, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là Tông Đồ (x. Lc 6,12-13). Nhóm Mười Hai này tượng trưng cho mười hai chi tộc dân Ít-ra-en Mới là Hội Thánh. Sau này các ông sẽ được ngồi trên mười hai tòa, mà xét xử mười hai chi tộc Ít-ra-en (x. Mt 19,28). Các ông sẽ được sự sống đời đời (x Mt 19,29), được “quyền trên các thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền” (Mt 10,1; Lc 9,1), “Người sai các ông đi rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân” (Lc 9,2).
- C 67-69 : + Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao ? : Trước mặc khải về bí tích Thánh Thể, Đức Giê-su đòi Nhóm Mười Hai phải tỏ thái độ dứt khoát : Tin hay không tin, thể hiện qua việc tự do chọn ở lại với Thầy hay bỏ đi. + Ông Si-mon Phê-rô liền đáp : “Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai ? Thầy mới có những Lời đem lại sự sống đời đời” : Dù chưa hiểu hết ý nghĩa của Lời Chúa, nhưng Si-mon vẫn đại diện Nhóm 12 chọn ở lại làm môn đệ Thầy và khẳng định niềm tin Lời Thầy là sự thật và sẽ mang lại sự sống đời đời cho những ai đón nhận (x. Ga 5,24). + “Chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa” : Trước đó, Si-mon đã tuyên xưng : “Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Ở đây, Si-mon lại công nhận Đức Giê-su là “Đấng Thánh của Thiên Chúa” (x Ga 6,69) giống như sứ thần Gap-ri-en khi truyền tin đã cho Đức Ma-ri-a biết về trẻ Giê-su như sau : “Vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ là thánh, sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1,35).

5. CÂU HỎI :

1) Tại sao dân Do thái và một số khá đông môn đệ đã bỏ không đi theo Đức Giê-su nữa ?
2) Môn đệ là những ai và Đức Giê-su có bao nhiêu môn đệ ? Tông đồ là ai và khác với môn đệ thế nào ?
3) Người Do thái và các môn đệ lấy làm gai chướng không chấp nhận ba điều nào của Đức Giê-su ?
4) Đức Giê-su đưa ra bằng chứng nào cho thấy Người có quyền nói ra những điều mầu nhiệm ấy ?
5) Trong Kinh thánh, thần khí mang bốn ý nghĩa nào ? 6) Đức Giê-su đã nói gì về thần khí và xác thịt nơi mỗi con người ?
7) Tại sao Đức Giê-su lại nói Lời Người chính là Thần khí và là Sự sống ?
8) Đức Giê-su biết rõ ai trong Nhóm Mười Hai là người không tin và sẽ phản nộp Người ?
9) Đức Giê-su chó biết đức Tin phát xuất từ đâu ? Ta phải làm gì để giúp người khác tin vào các mầu nhiệm được mặc khải ?
10) Lý do nào khiến nhiều môn đệ đã bỏ không còn theo Đức Giê-su ?
11) Nhóm 12 Tông đồ do Đức Giê-su tuyển chọn từ Nhóm nào ? Nhóm Tông đồ được Người hứa ban các quyền lợi nào và phải chu toàn sứ mệnh gì ?
12) Si-mon Phê-rô đại diện Nhóm Mười Hai trả lời thế nào khi được Đức Giê-su hòi có muốn bỏ đi hay không ? Ý nghĩa của câu trả lời đó thế nào ?
13) Si-mon đã tuyên xưng Đức Giê-su là ai ?

II. SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA:
Ông Si-mon Phê-rô liền đáp : “Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai ? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (x. Ga 6,68) :

2. CÂU CHUYỆN:

1) DÂN ÍT-RA-EN ĐÃ CHỌN TIN VÀO ĐỨC CHÚA VÀ TUÂN GIỮ LỀ LUẬT CỦA NGÀI:

Bài đọc một trong sách Gio-su-ê là một bản tường thuật mang nhiều ý nghĩa quan trọng.
- Vào khoảng năm 1200 trước Công Nguyên, con cháu Gia-cóp đã được Mô-sê cứu khỏi ách nô lệ cho người Ai Cập để vào sa mạc tiến về hứa địa. Họ đã được Đức Chúa thanh luyện từ một dòng tộc con cháu Gia-cóp trở thành một dân tộc Ít-ra-en, ký kết giao ước với Đức Chúa.
- Sau 40 năm lưu lạc trong hoang địa, dân Ít-ra-en đã đến được sông Giô-đan, giáp ranh xứ Ca-na-an; Đây là Hứa Địa, được Đức Chúa hứa ban cho Áp-ra-ham và dòng dõi đến muôn đời. Mô-sê trao cho Gio-su-ê quyền lãnh đạo dân Chúa để đánh chiếm lại Hứa Địa Ca-na-an. Được Đức Chúa hỗ trợ, dân Ít-ra-en đã chinh phục được các dân địa phương và chiếm được Hứa Địa.
- Cuối cùng, Gio-su-ê đã triệu tập các chi tộc Ít-ra-en và các đầu mục trong Đại Hội tại Si-khem. Ông cho dân Ít-ra-en tự do chọn lựa : Hoặc là tôn thờ Một Đức Chúa duy nhất, hoặc tin theo các tà thần của chư dân. Dân cũng được tự do chấp nhận hay từ chối Lề Luật, được chọn trung thành hay chống lại Giao Ước mà họ đã ký với Đức Chúa tại núi Khô-rép miền Si-nai...
- Bấy giờ toàn dân thưa lại rằng : “Chúng tôi không hề có ý lìa bỏ Đức Chúa để phụng thờ các thần khác ! Vì chính Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi, đã đem chúng tôi cùng với cha ông chúng tôi lên từ đất Ai-Cập, từ nhà nô lệ, đã làm trước mắt chúng tôi những dấu lạ lớn lao, đã gìn giữ chúng tôi trên suốt con đường chúng tôi đi, giữa mọi dân tộc mà chúng tôi đi ngang qua. Đức Chúa đã đuổi cho khuất mắt chúng tôi mọi dân tộc cũng như người E-mo-ri” (x Gs 24,14-28).

2) SẴN SÀNG CHẤP NHẬN CÁI CHẾT ĐỂ BÀY TỎ LÒNG TRUNG THÀNH VỚI ĐỨC TIN:

Thời vua Ga-liên bách hại đạo, trong quân đội Rôma có một sĩ quan xuất sắc lừng danh là MA-RANH, bách chiến bách thắng. Ai cũng biết Ma-ranh sắp được thăng đại tướng và chính ông cũng nghĩ như thế. Nhưng Ma-ranh là một người Công Giáo có đức tin vững mạnh. Ông luôn xin Chúa ban ơn trung thành với đức tin khi chịu phép rửa tội. Lúc đó, có một viên đại tướng của quân đội Rô-ma bị chết bất ưng. Hôm sau, vị toàn quyền cho mời Ma-ranh đến và nói: "Tôi vừa được lệnh nhà vua để gọi ngài lên chức đại tướng, và tôi được hân hạnh trao quyền tổng chỉ huy cho ngài, nhưng có người cho biết ngài là người Công Giáo, mà nhà vua thì không muốn để bất cứ người Công Giáo nào trong hàng ngũ sĩ quan quân đội hoàng gia. Vậy xin ngài cho biết ngài có phải là người Công Giáo không?". Ma-ranh đã khẳng định : "Thưa ngài, đúng thế, tôi là người Công Giáo". Viên toàn quyền nghiêm nghị nói : "Tôi cho ngài ba tiếng đồng hồ để nghĩ lại, nếu chối Giê-su thì ngài sẽ làm đại tướng. Bằng không ngài sẽ phải chết".

Ma-ranh ra về, đến gặp vị giám mục và kể lại đầu đuôi câu chuyện. Vị giám mục cầm tay Ma-ranh đưa vào nhà thờ, dẫn lên cung thánh, là chính nơi ngày xưa Ma-ranh đã thề trọn đời trung thành với Chúa Ki-tô. Rồi vị giám mục rút thanh gươm bên hông của Ma-ranh đặt bên cạnh sách Tin Mừng trên bàn thờ và nói: "Này Ma-ranh, dễ giải quyết lắm, ông phải chọn một trong hai. Xin ông nhớ lại ngày rửa tội, rồi tùy ý ông quyết định". Ma-ranh can đảm chọn cầm sách Tin Mừng và nói : "Con xin thề trung thành với Chúa". Vị giám mục âu yếm nhìn Ma-ranh và nói : Con hãy đi bình an, ngày hôm nay sẽ là ngày vinh quang của đời con, ngày hôm nay là ngày con đại thắng". Và hôm đó, Ma-ranh đã bị đổ máu vì đức tin Công Giáo.

Trong cuộc sống, có thể chúng ta không phải lựa chọn như ông Ma-ranh hay không bị bách hại như các vị tử đạo, nhưng rất có thể chúng ta phải chọn giữa nhiều thử thách, đòi chúng ta phải sống ngay thẳng, công bình, bác ái. Xin Mình Thánh Chúa mà chúng ta rước lấy, tăng thêm sức mạnh để chúng ta vượt qua những khó khăn thử thách ở đời này, nhất là về đức tin.

3) GƯƠNG TÍN THÁC VÀ VÂNG LỜI CHA:

Ngày xưa có một ông vua, ông có hai người con. Ông muốn thử xem con nào là đứa con khôn để ông trao lại quyền cai trị của ông sau khi ông qua đời. Ông lấy một viên kim cương thật quí gói trong một chiếc túi giấy xấu - còn viên kim cương giả bằng thủy tinh thì ông bỏ vào một cái hộp trang trí rực rỡ. Sau đó ông cho gọi 2 đứa con lại. Ông cho người con cả chọn trước, cậu con cả nhìn hai gói, thấy túi giấy xấu nên đã bỏ qua và chọn cái hộp đẹp.

Sau đó đến phiên người con út. Anh ta quan sát hai món đồ. Sau một phút suy nghĩ anh nhìn cha và nói : “Thưa cha, xin cha lựa giúp con”.

Và đức vua đã tìm ra người sẽ kế vị mình. Sau đó đức vua đã truyền mở gói quà được bọc trong túi giấy xấu ra khiến mọi người đều ngỡ ngàng. Sau đó đức vua truyền cho thợ kim hoàn thiết kế một mũ triều thiên thật đẹp và viên kim cương thật đã được đính lên mũ triều thiên đó. Rồi đức vua cho chiếc triều thiên này vào một chiếc hộp bằng vàng đẹp hơn chiếc hộp kia ngàn lần. Cuối cùng đức vua đã tuyên bố với thần dân rằng : “Mai sau con út trẫm sẽ lên nối ngôi trẫm và trong ngày đăng quang sẽ đội chiếc vương miện quý giá này”. Sở dĩ người em được chọn vì anh ta đã biết tín thác vào cha và luôn làm theo ý cha.

4) PHÉP LẠ BÍ TÍCH THÁNH THỂ Ở LAN-XI-A-NÔ:

Năm 700, tại tu viện Thánh Lou-gi-no ở Lan-xi-a-nô bên I-ta-li-a, có một linh mục tên là BA-SI-LI-Ô hoài nghi về mầu nhiệm Chúa Giê-su hiện diện thực sự dưới hình bánh rượu sau lời truyền phép trong thánh lễ. Chúa Giê-su Thánh Thể đã làm một phép lạ lớn lao còn lưu truyền đến ngày nay, như một bằng chứng hùng hồn về bí tích Thánh Thể. Đó là phép lạ LAN-XI-A-NÔ.

Hôm ấy sau khi linh mục Ba-si-li-ô đọc lời truyền phép trong thánh lễ, tấm bánh miến liền biến thành Thịt Chúa và rượu nho trong chén thánh liền biến thành Máu Chúa Giê-su vào năm 1713. Từ đó đến nay Thịt Máu Chúa vẫn luôn tồn tại. Thịt Máu Chúa đã được lưu giữ trong một chiếc Hào Quang quí giá gọi là Hào Quang Thánh Thể Lan-xi-a-nô. Đến năm 1971, tòa thánh đã cho phép các nhà khoa học được xét nghiệm phép lạ này. Kết quả xét nghiệm cho thấy Thịt đó là một thớ thịt trái tim, và Máu đó là máu người nhóm AB. Nên nhớ vết máu trên chiếc khăn liệm thành Tu-ri-nô cũng thuộc về nhóm máu AB. Ngày nay, Thịt và Máu Chúa tiếp tục được lưu giữ trong nhà tạm tại nhà thờ thánh Phan-xi-cô, một trung tâm hành hương nổi tiếng của thế giới.

Trong Tin Mừng hôm nay, sở dĩ nhóm môn đệ thứ nhất đã bỏ đi không còn theo Thầy vì chỉ nghĩ đến bản thân : “Sao ông này lại có thể lấy thịt mình cho chúng ta ăn ?”(Ga 6,52), đang khi nhóm Tông Đồ chỉ nghĩ đến Chúa qua lời tông đồ Phê-rô : “Bỏ Thầy chúng con biết đến với ai ? Thầy mới có những Lời đem lại sự sống đời đời” (Ga 6,68).

3. THẢO LUẬN :

1) Người ta thường bị khủng hoảng đức tin là do những nguyên nhân nào ?
2) Một tín hữu bị khủng hoảng về đức Tin sẽ biểu lộ qua những thái độ và hành vi nào ?
3) Chúng ta phải làm gì để giúp một người đang bị khủng hoảng đức Tin sớm lấy lại đức Tin vào Chúa và Hội Thánh ?

4. SUY NIỆM :

1) Tự do chọn “tin hay không tin” :

Như dân Ít-ra-en xưa, ngày nay mỗi tín hữu chúng ta cũng có quyền tự do chọn tin hay không tin vào Đức Giê-su để đức tin có giá trị giúp đón nhận ơn cứu độ của Chúa. Khi chịu phép Thánh Tẩy, các dự tòng cũng phải công khai chọn thái độ từ bỏ ma quỉ tội lỗi và tuyên xưng đức tin vào các chân lý đức tin như Hội Thánh dạy, trước khi được chủ sự đổ nước trên đầu hoặc dìm mình họ trong giếng nước rửa tội để được Thánh Thần tái sinh làm con Thiên Chúa.

Trong đời sống thường ngày, các tín hữu chúng ta cũng cần khẳng định đức tin như dân Ít-ra-en xưa đã khẳng định niềm tin vào Đức Chúa: “Không thể có chuyện chúng tôi bỏ Đức Chúa, mà tôn thờ các tà thần của dân ngoại”. Sự chọn lựa tin theo Chúa đòi các tín hữu chúng ta không ngừng hồi tâm sám hối để thanh luyện đức tin của mình.

2) Cần dứt khóat chọn tin theo Chúa :

Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su cũng đòi Nhóm Mười Hai Tông đồ phải dứt khoát chọn tin hay không khi đối diện với bí tích Thánh Thể do Người thiết lập: “Thịt Tôi thật là của ăn và Máu Tôi thật là của uống !”. Khi nghe mầu nhiệm này, nhiều môn đệ đã phản đối và rút lui không còn đi theo Người nữa. Riêng ông Phê-rô khi được Thầy hỏi, đã đại diện Nhóm Mười Hai tông đồ tuyên xưng đức tin: “Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai ? Thầy mới có những Lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng: Chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Qua câu này, ông Phê-rô đã mạnh dạn tuyên xưng đức tin dù ông chưa hiểu rõ nội dung mầu nhiệm bí tích Thánh Thể Thầy vừa mặc khải. Ông tin vì dựa vào Lời Thầy và vào thế giá của Thầy.

Hôm nay, Chúa Giê-su cũng đòi chúng ta khẳng định lập trường tin Chúa hay không ? Chúng ta có chọn ở lại với Thầy đang khi nhiều bạn bè khác bỏ Chúa qua việc không đến nhà thờ dự lễ Chúa Nhật, hành xử theo ý riêng mình chứ không theo Lời Chúa và lề luật Hội Thánh ? Chúng ta có trung thành chọn làm điều tốt trong khi đại đa số bạn bè chọn theo lối sống dễ dãi phù hợp với tính xác thịt và làm theo các đam mê lạc thú bất chính, chọn chối bỏ Chúa trong lý lịch để hy vọng được hưởng các đặc quyền đặc lợi và địa vị xã hội ? Có lẽ phần đông chúng ta đã chọn thái độ lim lặng. Phải chăng thái độ đó đồng nghĩa với sự phản bội của Giu-đa, được Tin Mừng Gio-an cho biết: “Quả thật ngay từ đầu, Đức Giê-su đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người” (Ga 6,64b). Tuy trong thâm tâm Giu-đa đã không tin Thầy và quyết tâm phản Thầy, nhưng vẫn ở lại Nhóm Mười Hai là để chờ cơ hội ! (x. Ga 13,21-27; Mt 26,14-16).

3) Đức tin vào bí tích Thánh Thể phải dựa trên Lời Chúa :

Khi tuyên xưng đức tin thì không phải ông Phê-rô đã hiểu biết mầu nhiệm bí tích Thánh Thể, nhưng chỉ vì ông đã tin “Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa”, tin Thầy là Đấng quyền năng đã từng nhân bánh ra nhiều cho dân chúng ăn no; Đã từng đi trên mặt biển và phán một lời là dẹp yên sóng gió; Đã từng xua trừ ma quỷ ra khỏi nhiều người bị ám; Đã từng đặt tay chữa lành nhiều bệnh nhân và phán một lời là kẻ chết sống lại… Chính nhờ đức tin vào quyền năng của Chúa, mà Phê-rô và Nhóm Mười Hai đã tin cả những điều khó nghe, khó hiểu và khó chấp nhận về bí tích Thánh Thể:“Ai ăn thịt và uống máu Tôi sẽ được sống muôn đời” (Ga 6,54a).

4) Cần làm gì để tin vào bí tích Thánh Thể ? :

“Đây là mầu nhiệm đức tin”, vượt trên sự hiểu biết khả giác của lòai người, nên để tin vào bí tích này, mỗi tín hữu chúng ta cần có ba điều kiện như sau :

- Một là phải lắng nghe và suy niệm Lời Chúa như tông đồ Phao-lô dạy : “Có đức Tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố Lời Đức Ki-tô” (Rm 10,17). Do đó, để tin vào mầu nhiệm bí tích Thánh Thể, chúng ta cần lắng nghe Lời Chúa khi tham dự thánh lễ hoặc dự các buổi họp nhóm học sống Lời Chúa, rồi còn phải “suy niệm Lời Chúa trong lòng” noi gương Mẹ Ma-ri-a xưa (x Lc 2,51).

- Hai là phải xác tín vào Lời Chúa Giê-su như ông Phê-rô đã thưa với Chúa :“Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai ? Thầy mới có những Lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng : Chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6,68-69).

- Ba là phải ý thức đức tin là do ơn Chúa ban như lời Đức Giê-su: “Không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho” (Ga 6,65). Do đó, để tin vào mầu nhiệm Chúa Giê-su hiện diện trong bí tích Thánh Thể, chúng ta cần năng cầu xin Chúa Giê-su ban thêm đức tin cho mình, như lời cầu của người cha có con bị quỷ ám :"Tôi tin ! Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi” (Mc 9,24).

5. LỜI CẦU :

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Nhiều lần khi xin các ơn phần xác mà chưa được nhậm lời, con đã nản lòng thất vọng, thể hiện qua việc bỏ dự lễ Chúa Nhật và không còn tin tưởng cầu xin Chúa nữa, mà chạy đến với thầy bùa thầy ngải của lương dân. Tin mừng hôm nay cho thấy: Chúa đã ngán ngẩm trước đức tin vụ lợi của đám đông dân chúng và các môn đệ. Có lẽ hôm nay Chúa cũng đang ngán ngẩm khi thấy con cũng chỉ biết lo tìm kiếm lợi lộc tiền bạc vật chất, và dửng dưng trước những ơn ích thiêng liêng phần hồn. Xin Chúa giúp con thực thi theo Lời Chúa dạy: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33).

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. – Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.




 
Hoang đường
Lm Vũdình Tường
05:06 23/08/2018
Kẻ thì cho là hoang đường, kẻ khác lại nói nghe chói tai, kẻ khác nữa cho là khó nghe, kẻ khác thấy không thoải mái. Đây là phản ứng của đám đông khi họ nghe Đức Kitô nói về lương thực trường sinh.

Nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. c.53

Đức Kitô biết phản ứng của họ, Ngài đã không rút lại lời đã nói, trái lại còn nhấn mạnh thêm

Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thị tôi thật là của ăn và máu tôi thật là của uống. c.54

Nghe vậy đám đông xa lánh Ngài. Đức Kitô không để cho đám đông lung lạc công việc Ngài làm và Ngài cũng muốn môn đệ xác định rõ í định của họ nên Ngài nói với các ông

Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư? Vậy nếu anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao? c.62

Đức Kitô đưa ra những lời trên để cho đám đông tự chọn thái độ sống cho riêng họ. Tin theo Đức Kitô hoặc chối bỏ Ngài. Sau khi thấy đám đông ra đi, Đức Kitô hỏi riêng các môn đệ

Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao? c.67

Đừng coi thường người ngư phủ này, Phêrô đại diện anh em lên tiếng

Thưa thầy, bỏ thầy chúng con biết đến với ai? Thầy mới có lời đem lại sự sống đời đời c.68

Câu đáp của Phêrô làm mọi người kinh ngạc về sự khôn ngoan sâu hơn đáy biển, rộng hơn bầu trời. Phêrô đáp lại Đức Kitô ngoài Ngài ra không còn ai hơn được. Phêrô không cho biết ông đã theo những ai. Tuy nhiên câu so sánh cho biết ông biết có những người khác cũng đưa những hứa hẹn nên mới so sánh. Ông cũng nhận định Đức Kitô là Đấng tốt lành nhất. Hơn nữa ông còn xác quyết Thầy là Đấng có lời ban sự sống đời, không phải sự sống thường mà là sự sống đời đời. Đám đông cho là lời nói chói tai, trong khi Phêrô cho là lời hằng sống. Điều mà ông cầu mong. Hơn nữa Phêrô còn nhận biết Đức Kitô đến từ Thiên Chúa. Rất có thể câu nói: nếu anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao? giúp Phêrô mở ánh sáng con mắt đức tin nhận biết Đức Kitô là Đấng Thánh của Thiên Chúa c.69

Tương tự như Joshua tuyên xưng đức tin trước cộng đoàn của ông. Phêrô cũng tuyên xưng đức tin trước mặt Đức Kitô. Joshua nói với toàn dân

Nếu anh em không bằng lòng phụng thờ Đức Chúa, thì hôm nay anh em cứ tuỳ í chọn thánh thần mà thờ hoặc là các thần cha ông anh em đã phụng thờ bên kia Sông, hoặc các thần của người

Amorites mà anh em đã chiến đất để ở. Về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa Jos 24,15

Cả hai nhóm tin vào Đức Kitô và không tin vào Đức Kitô đều có những điểm chung và những điểm khác biệt.

Điểm chung thứ nhất cả hai cùng đi tìm sự sống thật, khi tìm gặp kẻ tin, người không. Thứ hai, cả hai đều tìm gặp được Đấng ban sự sống thật. Thứ ba, cả hai nhóm đều hiểu lờ mờ giáo huấn của Đức Kitô. Thứ tư, cả hai phải làm quyết định quan trọng trong chọn lựa.

Điểm khác biệt. Thứ nhất, mhóm chọn tin theo; nhóm chọn không tin. Thứ hai, nhóm chọn tin thầm lặng; trong khi nhóm chọn không tin nhiều lời chỉ trích, phê bình, chê bai. Thứ ba, nhóm chọn tin theo chấp nhận thay đổi, đổi cách sống mới. Nhóm không tin, không thay đổi nhưng trở về với lối sống cũ. Thứ tư, nhóm không tin chọn lối sống của tiền nhân và tiếp tục tìm kiếm; nhóm tin chọn thay đổi theo lối sống do Đức Kitô hướng dẫn và tiếp tục nhận được giáo huấn của Ngài. Nhóm thay đổi vẫn giữ truyền thống nhưng được Đức Kitô giải thích theo lối mới: Bác ái và yêu thương làm lề luật căn bản. Thứ năm. Nhóm chọn theo Đức Kitô sống vui vẻ, nhóm chọn lối sống cũ đã không vui sống còn sống trong phàn nàn, than phiền.

Đi theo Đức Kitô là tự nguyện sống theo đường lối Chúa; đường lối đó là tin vào Chúa và yêu thương tha nhân. Tin vào Chúa là chấp nhận thay đổi theo tình yêu Chúa hướng dẫn, đặt í Chúa trên í ta và sống thực thi í Chúa. Để í Chúa hướng dẫn cuộc sống. Đôi khi điều này không dễ chấp nhận, nhất là khi điều đó đòi hỏi hy sinh, đau khổ. Con người luôn muốn làm chủ đời mình, muốn làm chúa tể mọi loài. Để Chúa làm chủ đòi hỏi khiêm nhường, hạ mình phục vụ anh em. Chúng ta xin ơn khôn ngoan biết coi trọng và đặt í Chúa trên í riêng.

TiengChuong.org

Uncomfortable

Today's Gospel passage is the final dispute about what Jesus told the crowd “If you do not eat the flesh of the Son of Man and drink his blood, you will not have life in you v.53. This saying is challenging for all who heard it, both the crowd and his disciples. Jesus backed up not what he had said but rather reconfirmed what he had taught and also said you might see something more shocking.

What if you were to see the Son of Man ascending to where he was before? v.62

He made his hearers to make choices. To change or not to change; to accept or not to accept. Jesus wasn't after popularity and the crowd had no influence on him. Jesus challenged the Twelve and asked: What about you, do you want to go away too?'. Both the disciples who left Jesus and the disciples who stayed made choices but they understood what Jesus taught. Apart from grumbling and murmuring we knew nothing else were in their minds but those who chose to stay, Peter on behalf of the Twelve gave an amazing response. To whom shall we go? You have the words of eternal life. We have come to believe and are convinced that you are the Holy One of God” vs.68-69

Peter meant they had found no one who had offered what would quench their hunger and thirst. They followed Jesus even though they vaguely understood his teaching but they loved him and placed their trust in him and intended to remain with him. Peter gave several reasons for them to believe. First they believed that no one had anything better to offer than Jesus. Second, Jesus had the words of eternal life. Third, Jesus was the Holy One and fourth Jesus came from God. Peter's statement of faith was very much echoed the challenging addressed Joshua gave it to his people.

Decide today whom you will serve,
the gods your fathers served beyond the River
or the gods of the Amorites in whose country you are now dwelling.
As for me and my household, we will serve the LORD." Jos. 24,15


Both the believers and unbelievers were hungry or thirsty for eternal life but when found the One who offered it, some accepted, others refused. The ones who left Jesus were vocal and unhappy. They refused to adopt to a new way of life but preferred to keep the former way of life. They strictly observed the Mosaic law and continued searching. Those who welcomed Jesus remained with him and continued to be reformed by him and were happy. They were not vocal but asking for clarification to learn more from Jesus and welcomed the radical change with great joy. They respected the traditions of their ancestors but would love to hear from Jesus his new interpretation of the Mosaic law.

To follow Jesus means to allow him to take control of our lives; being led by him and make God's will is the first priority in life. It means to put aside my own will and wants in favouring of God's. It involves to worshipping God and caring for the needy. Surrender of one's own will is a great challenge for us all; especially when unpopular events are placed before us to endure. We pray for the wisdom that we are not master of our lives but God.
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:09 23/08/2018
98. ANH LƯỜI BIỆN BÁC
Ban đêm tên ăn trộm đào một cái lỗ qua tường của một nhà nghèo, nó vào trong nhà thì chỉ thấy nhà trơ trơ bốn vách tường không có đồ gì để lấy, bèn mở cửa đi ra.
Người nghèo giật mình tỉnh dậy, từ trên giường la lớn:
- “Ấy ấy, nhờ anh đóng cửa giùm tôi rồi hãy đi”.
Tên ăn trộm nói:
- “Ông sao mà lười thế, hèn gì trong nhà của ông chẳng có thứ gì cả !”
Người nghèo nói:
- “Lẽ nào tôi phải siêng năng góp nhặt từng chút của cải vật chất để cho ông ăn cắp sao ?”
(Tiếu niệm lục)

Suy tư 98:
Sung sướng và hạnh phúc nhất là người nghèo –Đức Chúa Giê-su đã nói như thế- bởi vì nước thiên đàng là của họ, được nước thiên đàng là sung sướng nhất rồi, bởi vì thiên đàng là nơi có Chúa ngự, nghèo mà được thiên đàng thì ai mà không ham !
Nhưng con người ta thì lại thích giàu chứ không thích nghèo, bởi vì giàu thì có xe hơi, có gái đẹp, có nhà cao cửa rộng, bởi vì giàu thì được người ta nể mặt và kính trọng, đôi lúc kính sợ...
Người ta –ở đời- có lúc “sợ” và luôn dành ưu tiên cho người giàu, tức là người có máu mặt, bởi vì những người này có sức mạnh vạn năng là tiền bạc giúp đỡ, cho nên tiếng nói của họ thường “nặng ký” hơn người nghèo.
Có một vài cha sở chỉ đến ăn cơm nơi nhà người giàu có, hay ít nữa là nhà của những người có danh giá; lại có cha sở thích nhờ vả nơi mấy giáo dân giàu có, mà đôi lúc quên mất trong giáo xứ mình còn có người nghèo nhưng sẵn sàng giúp việc nhà Chúa mà không tiếc công sức. Thánh Gia-cô-bê tông đồ đã cảnh cáo chúng ta -những mục tử- rằng: chúng ta sẽ trở thành những thẩm phán đầy tà tâm và kỳ thị, bởi vì chúng ta đã phân biệt người giàu để kính trọng và người nghèo để hất hủi.
Nghèo mà được Chúa là một hạnh phúc nếu chúng ta biết sống vui với phận nghèo, bằng không thì cái nghèo sẽ là một hoả ngục cho chúng ta; giàu là một mối lo ngại cho phần hồn của chúng ta, nhưng nó sẽ đem lại niềm vui khi tâm hồn chúng ta luôn có Chúa và người nghèo để chúng ta biết sống nghèo trên đống của cải.
Hạnh phúc và không hạnh phúc là ở đó vậy !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

--------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:11 23/08/2018

46. Người tìm kiếm tinh thần tự do thì không muốn tâm tình suy sụp, cái gì gọi là khô cạn nhạt nhẽo, tinh thần không muốn, và hiện tượng phân tán tư tưởng, thì đều không nên để cho mình buồn bực.

(Thánh Terese of Avila)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

-----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Chúa Nhật XXI Thường Niên
Lm. Jude Siciliano, OP
17:36 23/08/2018
Giôsuê 24: 1-2a,15-17,18b; Tvịnh 33; Êphêsô 5:21-32; Gioan 6: 60-69

Mỗi ngày bạn có được bao nhiêu lần ra quyết định? Phần nhiều các quyết định đều xoay quanh về những việc bình thường liên quan đến đời sống hằng ngày như: tôi sẽ ăn sáng món gì?, tôi có ăn trứng hay không? Tôi sẽ đi ngủ lúc mấy giờ? Tối nay tôi có định xem ti vi hay dùng máy vi tính? hay đọc sách? Còn những quyết định khác tuy không thường xuyên nhưng liên quan đến cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc vì có thể gây hậu quả lâu dài như: Tôi sẽ làm việc gì? Tôi sẽ đi học trường nào? Tôi sẽ kết bạn với ai? Hay ai là người tôi sẽ kết nghĩa huynh đệ lâu dài? Những quyết định này mang tính thử thách được thể hiện trong các bài đọc hôm nay. Đó là những quyết định nói về sự dấn thân. Đó là những quyết định chúng ta phải làm vì sợ trừng phạt. Nhưng những gì chúng ta chọn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống chúng ta. Những quyết định đó cũng hướng dẫn chúng ta trong việc chúng ta nhìn thế giới nnư thế nào để điều hướng cuộc sống. Các bài đọc hôm nay dặt câu hỏi cho chúng ta: Liệu chúng ta có quyết định chọn Thiên Chúa hay không trong khi chúng ta gặp những thử thách mới mà đời sống đặt ra trước mắt chúng ta?

Trong bài đọc thứ nhất, ông Giôsuê, người kế vị ông Môsê bây giờ là lãnh đạo dân Israel. Đoạn sách này là phần cuối của sách Giôsuê, mô tả phần cuối của cuộc hành trình trong suốt 40 năm mà dân Israel băng qua sa mạc. Họ sửa soạn vào đất Canaan, nơi đó họ sẽ gặp chống đối và thử thách họ trong việc có trung thành với Thiên Chúa hay sẽ thờ các thần ngoại mà họ sẽ gặp ở Canaan. Trước khi họ đi qua sông Jordan ông Giôsuê nói với họ là nơi họ đến là nơi quan trọng. Họ họp nhau ở Si khem là nơi ông Abraham đã dến(St 12). Nơi đó có thể là nơi đặt Hòm Bia Giao Ước của Đúc Chúa. Đó là nơi xứng đáng cho ông Giôsuê kêu gọi dân Ísrael làm lại lời giao ước của họ với Thiên Chúa.

Trước khi ông Giôsuê kêu gọi dân Israel hãy hiến thân họ, thì ông ta nhắc cho họ nhớ những điều Thiên Chúa đã làm cho họ. Đức Chúa phán thế này: "Ta đã đưa cha ông các ngươi ra khỏi cảnh lưu đày ở Ai Cập". Đức Chúa đã chọn người bị lưu đày, đem họ ra khỏi nơi đó và chăm sóc họ trong suốt 40 năm trường khi họ đi qua sa mạc. Khi ông Môsê dến với dân Israel lần thứ nhất, ông ta kêu gọi họ hãy tin tưởng vào Đức Chúa và theo ông ra khỏi nơi lưu đày, đi vào sa mạc. Đó là một bước ngoặg của cuộc sống trong quyết định của họ lúc bấy giờ. Và bây giờ ông Giôsuê kêu gọi họ hãy thực hiện lại lời cam kết đó. Một lần nữa họ phải có một quyết định có ảnh hưởng tới đời sống như một bước ngoặt. Là họ được mời gọi chọn Đức Chúa, vì điều gì? Vì những điều mà Đức Chúa đã làm cho họ trong quá khứ mà có khi họ đã quên hay còn do dự đúng sai. Ông Giôsuê nhắc nhở họ Đức Chúa là ai và những gì Ngài đã làm cho họ, qua đó Ngài sẽ tiếp tục lo lắng bảo trợ cho họ và cứu họ trong đời sống mới này của cộng đoàn.

Không phải tất cả những lúc quyết định mới trong đời sống đều đưa đến những diều tốt đẹp hơn. Đôi khi chúng ta gặp lúc khó khăn như sự chết, sự thất bại của dự án, sự tan rả của một mối quan hệ, tan vỡ trong gia đình v.v... Trong tất cả những lúc này, hình ảnh ông Giôsuê sẽ xuất hiện trước mắt chúng ta và hãy nghe lời ông ta đã nói với dân Israel trong lúc khó khăn của lịch sử Israel: Hãy nhớ Đức Chúa đả trung tín trong hành trình khó khăn của quá khứ chúng ta như thế nào, thì khi anh em đủ sức tiến bước trong đời sống; thì hãy nhớ Đức Chúa đã đồng hành với anh em từng bước một của chặng đường dài của cuộc sống. Dựa vào những điều anh em nhớ, anh em có thể một lần nữa tin tưởng vào "Đấng Thiên Chúa của cha ông anh em" để nâng đở, soi sáng anh em trong mỗi bước đường của anh em. Ông Giôsuê lại nói thêm: Đức Chúa của lời Giao Ước, Đấng đã cứu chuộc anh em và đã che chở anh em trong quá khứ và hiện nay chính là Đức Chúa trung tín của anh em.

Dựa vào các kinh nghiệm trong quá khứ, chúng ta cũng nên hết sức tuyên xưng như ông Giôsuê: "Về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa". Cũng như ông Giôsuê, các bậc phụ huynh được mời gọi hãy nên như ngôn sứ của "gia đình". Họ được gọi hướng dẫn gia đình họ trong đường lối của Thiên Chúa. Thời buổi này hình như diều này khó khăn hơn, vì ngày nay rất ít con em chúng ta tuyên xưng đức tin, tụ họp nhau để thờ kính, xứng tội. Vậy chúng ta có nên mời ông Giôsuê cùng chúng ta dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa cho những phụ huynh, giáo chức dạy giáo lý và các lớp học ở trường hay không? Ông Giôsuê cam đoan là Thiên Chúa trung tín với chúng ta, và hôm nay chúng ta cầu xin được trung thành với Thiên Chúa mà Đức Chúa của Giôsuê và Chúa Giêsu đã mặc khải cho chúng ta.

Trong mùa hè năm nay chúng ta nghe phúc âm thánh Gioan đoạn 6. Bắt đàu từ phép lạ làm bánh và cá hóa nhiều. Trong "diễn từ bánh hằng sống" tiếp theo phép lạ, Chúa Giêsu tiếp tục dạy về ý nghĩa của bánh hằng sống trong đức tin của chúng ta. Hôm nay lời dạy của Chúa Giêsu về của nuôi linh hồn ở giai đoạn cuối. Và tuần sau chúng ta sẽ nghe đọc phúc âm thánh Máccô là phúc âm trong năm phụng vụ B này.

Các môn đệ Chúa Giêsu không khác gì dân Israel đi qua sa mạc. Khi gặp khó khăn Dân Israel than oán với Thiên Chúa. Họ phàn nàn về nỗi khó khăn trong chặng đường dài đi qua sa mạc. Các môn đệ của Chúa Giêsu thì thầm về lời Ngài vừa mới nói sau khi làm phép lạ bánhvà cá hóa nhiều cho dân chúng ăn.

Hôm nay chúng ta đến một phần khác trong sứ vụ của Chúa Giêsu. Sau bài diễn từ về bánh hằng sống, Chúa Giêsu yêu cầu các môn đệ có một quyết định. Đó là họ có chấp nhận bánh Ngài ban cho là lời Ngài nói và chính mình Ngài hay không? Họ đã ăn bánh Ngài ban. Cũng như ông Giôsuê hỏi về đức tin của dân Israel khi họ họp nhau ở SiKhem, Chúa Giêsu yêu cầu các môn đệ hãy tuyên xưng đức tin họ nơi Ngài. Họ có chịu chấp nhận lời Ngài dạy, và chấp nhận Ngài là bánh hằng sống hay không?

Chúa Giêsu nói thẳng với các môn đệ. Ngài mời gọi họ tuyên xưng đức tin là việc sẽ giúp họ đến gần Ngài. Đức tin không dựa và các phép lạ Ngài làm, nhưng khi tin vào Ngài, vào đời sống Ngài họ đã thấy rõ trong những dấu chỉ Ngài làm. Điều gì đã làm cho bao nhiêu người theo Ngài rồi bỏ ra đi? Có phải đó là vì lời nói cứng rắn là họ phải ăn thịt và uống máu Ngài không? Hay là những lời Ngài nói là hãy chung phần vào sự chết mà Ngài sẽ phải chịu? Cả 2 điều là những lời nói khó làm cho họ chấp nhận.

Chúa Giêsu nhắc họ và chúng ta điều gì giúp cho đức tin của chúng ta, và ai là Nguồn Gốc có thể giúp chúng ta theo Ngài. "Không ai đến với Thầy, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho". Đức tin của ông Phêrô sẽ lung lay. Cũng như đức tin của chúng ta sẽ bị thử thách. Nhưng, sau khi nghe lời Chúa Giêsu thử thách, ông Phêrô không bỏ ra đi. Có thể ông ta không hiểu hậu quả của lời "xin vâng" với Chúa Giêsu. Nhưng, ông ta tin vào Đấng đã đến để yêu thương chúng ta, và ông ta tiếp tục theo Ngài.

Hôm nay trong tiệc Thánh Thể, một lần nữa, Chúa Giêsu hướng dẫn và khuyến khích chúng ta chấp nhận và theo Ngài. Rồi Ngài ban cho chúng ta lương thực, bánh và rượu là chính mình và máu Ngài. Lời của ông Giôsuê được vang lên trong diễn từ của Chúa Giêsu, và các môn đệ "hôm nay sẽ quyết định theo ai". Khi chúng ta ăn và uống lương thực ban cho chúng ta. Trong bí tích Thánh Thể này chúng ta có ý thức được quyết định Chúa Giêsu ban cho các môn đệ và cũng là quyết định của Ngài ban cho chúng ta hôm nay hay không? Nhưng, việc chúng ta lên lãnh nhận bánh và rượu là dấu chỉ dời sống Thần Khí trong chúng ta, và chính Thần Khí đó sẽ giúp chúng ta tuyên xưng điều thánh Phêrô nói "Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


21st SUNDAY -B-
Joshua 24:1-2a, 15-17,18b Psalm 34 Ephesians 5:21-32; John 6: 60-69

How many decisions do we make each day? Most are ordinary, just part of our daily routine: What shall I have for breakfast? Shall I have an egg? What time shall I go to bed? Will I watch television tonight… go online… or read? Others, not as frequent, require deliberation and are more consequential: What kind of work will I do? Which school will I attend? With whom will I form a friendship, or enter into a lasting relationship? These are decisions similar to the ones today’s readings challenge us to make: they call for commitment. They are not choices we are forced to make out of fear or punishment. But what we choose will affect our whole lives – how we view the world. They will also guide us in our makeing life-directing decisions. Today’s readings ask us: whether we will continue to choose, or not choose God, as we face the new challenges life puts before us.

In our first reading Moses’ successor, Joshua, is now the leader of the people. We are at the close of the Book of Joshua and the people are ending their 40 year desert journey. They are about to enter Canaan, where they will not only meet opposition, but their allegiance to God will be tempted by the new difficulties and false gods they will encounter. Before they cross over Joshua addresses them. The setting is important, Shechem was the place of the shrine Abraham visited (Genesis 12:ff). It also may have been the place where, for a time, the ark of the covenant was housed. It is the appropriate place for Joshua to call the people to renew their covenant with God.

Before he asks for the people’s commitment, Joshua reminds them what God has done for them: "For it was the Lord our God who brought us and our fathers up out of the land of Egypt, out of a state of slavery." God chose the enslaved people, freed them from bondage and cared for them for the 40 years they traveled across the desert. When Moses first went to the people, he invited them to trust God and follow him out of slavery into the desert. It was a turning point – a moment of decision. Now, Joshua invites them to renew their commitment. Once again they are at a turning point; once again they are invited to choose God. Based on what? Based on what God has done for them in their past. In case they have forgotten, or are hesitant, Joshua reminds them of who their God is and what God has already done for them. He is assuring them that God will continue to be their protector and deliverer in this new moment of the community’s life.

Not all of life’s turning points lead to something better. Sometimes we are faced with a moment of crisis – a death, collapse of our life’s project, rupture in a relationship, family disruptions, etc. At these moments it is as if Joshua is standing before us saying what he said to the Israelites at a crucial moment in their history – Remember God’s faithfulness in your past difficult moments; when your strength was not enough to see you through. Remember how God was with you each step of that difficult journey. Drawing on that memory can you once again trust in "the God of our ancestors" to sustain and enlighten you each new step you must take? The God of the Covenant, your Deliverer and Protector, Joshua proclaims, was and still is, your faithful God.

Drawing on our past experience of God we do our best to profess, as Joshua did: "As for me and my household we will serve the Lord." Parents, like Joshua, are called to be the prophetic leaders of their "household"; called to guide their families in commitment to God’s ways. That seems more difficult these days, as fewer of our children profess the faith we, who gather in worship, profess today. Should we invite Joshua to join us in prayer for those we parent, teach in religion classes and also in our classes at school? God is loyal to us, Joshua assures, and we pray today to be faithful to the God Joshua and Jesus reveal to us.

This summer we have been hearing readings from John 6, which began with the multiplication of the loaves and fish. In the "Bread of Life Discourse" following the miracle, Jesus has been teaching its significance for our faith. Today his teaching comes to a close, next week we return to Mark, our gospel for this liturgical year.

Jesus’ disciples were no different than the Israelites crossing the desert. When times were difficult they also murmured against God. The Israelites complained about the stress of their long desert travel. Jesus’ disciples murmured about what he had just said to them, after he multiplied bread for the crowds.

Today we are at a turning point in Jesus’ ministry. As he ends his discourse he asks his disciples for a decision: will they accept the bread he is offering them – his teaching and his very self? They have eaten the bread he fed them and, just as Joshua asked faith from the gathered tribes at Shechem, Jesus asks his disciples to profess faith in him. Will they accept what he has taught them and accept him, the bread of life?

Jesus is forthright with his disciples. He is inviting a faith that will encourage them to draw near to him, faith not in the wonders he performs, but in himself, the life he has shown in the signs he has performed. What was it that turned many of his followers away? Was it the hard saying that they must eat his flesh and drink his blood? Or, was it what he said about participating in the death he was about to undergo himself? Either was hard for them to grasp and accept.

Jesus reminded them and us what makes our faith possible, who is the Source that enables us to follow him. "No one can come to me unless it is granted by my Father." Peter’s faith will falter; like ours does when it is tested. But after hearing Jesus’ challenging words, Peter does not turn away. He may not understand the consequences of saying "Yes" to Jesus, but he believes in the one he has come to love and will continue to follow him.

Today, at our Eucharistic celebration, Jesus is again teaching and encouraging us to accept and follow him. Then, he gives us the gift of real food and drink – his very self. Joshua’s words echo in the discussion between Jesus and his disciples: "Decide today, who will you follow." When we eat and drink the meal offered us at this Eucharist do we realize the choice Jesus gave his disciples is also put before us? But the very fact we come forward to eat and drink is a sign of the Spirit’s life in us and that Spirit will enable us to profess what Peter did, "To whom shall we go? You have the words of eternal life. We have come to believe that you are the Holy One of God."
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giám Mục Anh đề nghị Đức Thánh Cha triệu tập khẩn cấp Thượng Hội Đồng Giám Mục về tội ác lạm dụng tính dục
Đặng Tự Do
06:35 23/08/2018
Đức Cha Philip Egan của Giáo phận Portsmouth, ở miền nam nước Anh, đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng để yêu cầu ngài triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục Ngoại Thường để giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục đang làm điêu đứng Giáo Hội.

Bức thư đã được gửi đến Đức Thánh Cha vào ngày 22 tháng Tám, và được công bố trên trang web của Giáo phận Portsmouth. Đức Cha Egan nói rằng đề xuất của ngài nảy sinh bởi những vụ tai tiếng tình dục gần đây ở Mỹ, đặc biệt là sau khi báo cáo của bồi thẩm đoàn Pennsylvania được công bố, cũng như các trường hợp khác ở Ái Nhĩ Lan, Chí Lợi và Úc.

“Lạm dụng tình dục bởi hàng giáo sĩ dường như là một hiện tượng hoàn vũ trong Giáo Hội,” Đức Cha Egan viết trong thư gởi cho Đức Giáo Hoàng. “Là một người Công Giáo và là một Giám mục, những điều được phơi bày này làm tôi đau buồn và cảm thấy nhục nhã.”

Đức Cha Egan nói rằng, bên cạnh những cảm giác này, ngài cảm thấy bị thôi thúc phải đưa ra một “gợi ý mang tính xây dựng” hơn và xin Đức Giáo Hoàng cân nhắc việc triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục về đời sống và công việc mục vụ của hàng giáo sĩ.

Đức Cha Egan đề nghị rằng một Thượng Hội Đồng Giám Mục như vậy có thể được tổ chức sau những “công nghị ở địa phương”, trong đó các Giám Mục tham dự và lắng nghe ý kiến của anh chị em giáo dân. Công nghị ấy được điều hành hoàn toàn bởi các thành viên giáo dân là những người có chuyên môn cụ thể về các vụ lạm dụng tính dục, và những người tham gia vào việc hình thành chính sách bảo vệ trẻ em và những người dễ bị tổn thương khác.

Kết quả của các cuộc họp này có thể được đưa vào tài liệu làm việc chính thức của Thượng Hội Đồng Giám Mục ở Rôma.

Các chủ đề được đề xuất cho Thượng Hội Đồng Giám Mục thảo luận có thể bao gồm “căn tính linh mục [hoặc] giám mục” và đưa ra các hướng dẫn về “lối sống và những hỗ trợ cho việc tuân giữ luật độc thân”, đề xuất ra các “quy tắc sống cho các linh mục [và] các giám mục” và thiết lập “các hình thức giám sát hàng giáo sĩ”

Theo Đức Cha Egan, kết quả của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Giáo Sĩ có thể được dùng trong việc thay đổi giáo luật và giúp các giáo phận soạn thảo “các quy luật dành cho giáo sĩ”.

Đức Cha Egan phàn nàn rằng trong khi các chủng viện có nhiều cấu trúc và phương tiện hỗ trợ cho việc giám sát và đánh giá các chủng sinh, các giám mục địa phương không có những phương tiện như thế để giám sát hàng giáo sĩ.

“Cần phải tạo ra các cơ hội để giúp các giám mục trong trách nhiệm của họ đối với hàng giáo sĩ và giúp các giáo sĩ nhận ra rằng họ không phải là ‘những người hoạt động độc lập riêng lẻ’ nhưng là các thừa tác viên chịu trách nhiệm tuân theo sự chỉ đạo và lãnh đạo của giáo phận.”
Source: Catholic Herald - English bishop requests Extraordinary Synod on life, ministry of clergy
 
Một linh mục bị đánh đập sau báo cáo giáo sĩ lạm dụng tình dục tại Pennsylvania
Nguyễn Long Thao
10:21 23/08/2018
Một linh mục Công Giáo bị đánh đập khi đang trong nhà thờ ở Merrillville, bang Indiana, và chính quyền đang điều tra vụ tấn công này như một tội ác căm thù.

Linh Mục Basil John Hutsko nói với cảnh sát rằng mình bị tấn công vào sáng thứ Hai bên trong nhà thờ Công Giáo St. Michaels Byzantine khi đang trong phòng mặc áo

Kẻ tấn công túm cổ cha, vật xuống sàn nhà và đập đầu cha xuống sàn nhà.

Cảnh sát trưởng ở Merrillville là Joseph Petruch nói: Cha Hutsko bị đánh đập, thâm tím cả mặt và bất tỉnh. Và khi đánh cha, kẻ tấn công đã hét lên, "'Vụ này dành cho tất cả những đứa trẻ”.

Vụ tấn công Linh Mục Hutsko, theo cảnh sát trưởng, rõ ràng muốn ám chỉ tới vụ bê bối lạm dụng tình dục của các Linh Mục vùng Pennsylvania mới được công bố trong tuần trước làm rung chuyển Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ.

Cảnh sát trưởng cho biết vì đây là tội ác căm thù nên cơ quan điều tra liên bang FBI đã được yêu cầu nhập cuộc điều tra.

Điều tra viên Sean Buck thuộc Sở cảnh sát Merrillville nói với CNN rằng cha Hutsko bị tấn công trong phòng thiếu ánh sáng nên không có nhiều chi tiết để xác định nghi can..

Một linh mục bạn nói cha Hutsko chưa bao giờ bị buộc tội lạm dụng tình dục và ngài là một linh mục rất tận tụy. Ngài nói thêm: Người ta nổi giận vì vụ lạm dụng tình dục ở Pennsylvania, nhưng đánh đập một linh mục vô tội thì điều đó chẳng giải quyết được điều gì.

Cha Hutsko đã về nhà sau khi được điều trị tại bệnh viện.

Nguyễn Long Thao
 
Chiến thắng vụ kiện về tự do tôn giáo, quan tòa ra lệnh chi trả cho Hiệp Hội Phúc Lợi Công Giáo.
Giuse Thẩm Nguyễn
14:38 23/08/2018


(EWTN News/CNA) Một thẩm phán tòa liên bang đã ra lệnh bồi thường $718,000 cho Hiệp Hội Phúc Lợi Công Giáo, (The Catholic Benefits Assocation, viết tắt là CBA) sau cuộc chiến thắng pháp lý về tự do tôn giáo chống lại loại bảo hiểm y tế bắt buộc dẫn đến vi phạm niềm tin Công Giáo. Doug Wilson, Chủ tịch điều hành của CBA ở Denver đã nói vào ngày 20 tháng Tám rằng “Chúng tôi rất hãnh diện về một chiến thắng mà nó sẽ tiếp tục có lợi cho nhiều năm sau này. Ngoài ra những thành viên hiện tại và tương lai của hội, những người Hoa Kỳ có tín ngưỡng sẽ được lợi từ các tiền lệ mà chúng tôi đã đạt được và từ sự xác nhận của tòa án về Luật Phục Hồi Quyền Tự Do Tôn Giáo.”

Số tiền chi trả này sẽ dùng để trả phí luật sư và án phí.

Trở lại vào năm 2012 dưới thời Tổng Thống Barack Obama, Bộ Y tế và Nhân Viên đã cố gắng để bắt buộc một loại bảo hiểm cho việc triệt sản và ngừa thai, bao gồm một số thuốc có thể dẫn đến phá thai. CBA phản đối loại bảo hiểm này cũng như việc bắt buộc tư vấn, dựa trên lập luận rằng nó đòi hỏi hiệp hội và thành viên vi phạm niềm tin tôn giáo của họ.

CBA là một trong những nguyên đơn thách thức quy định của đạo luật Phục Hồi Tự Do Tôn Giáo năm 1993, nó không thừa nhận những gánh năng đáng kể trên tự do tôn giáo.

Hiệp hội nói rằng những bảo hiểm sức khỏe bắt buộc này “đã cố gắng bắt buộc các thành viên của CBA vi phạm giáo huấn đạo đức của Công Giáo qua việc bảo hiểm ngừa thai, phá thai và triệt sản trong các chương trình bảo hiểm cho nhân viên. Nếu không tuân theo những lệnh bắt buộc có tính vi phạm về mặt đạo đức này có thể bị phạt nặng, trong trường hợp của thành viên CBA, đã ước tính lên tới $19 tỉ đồng.

Hiệp hội này có trên 1,000 hội viên chủ nhân Công Giáo như các nhà thương, trường học, dòng tu, các cơ sở tư nhân Công Giáo, 60 nhà thờ địa phương và khoảng 4,000 giáo xứ. Những cơ sở chủ nhân này có trên 88,000 nhân viên tất cả.



Hội nộp đơn kiện vào năm 2013 và 2014 đại diện cho các hội viên. Hiệp hội là nguyên đơn lớn nhất trong vụ kiện, cùng với nhiều chủ nhân Công Giáo khác với hơn 100 vụ kiện tương tự khác hợp lại.

Vào tháng Ba, chánh án của Tòa Quận Hạt Hoa Kỳ là David Russell đã đồng ý với vụ kiện của hiệp hội và đã ra một án lệnh cấm vĩnh viễn chính quyền liên bang không được thực hiện lệnh bắt buộc đó. Thẩm phán Russell cũng phán quyết rằng lệnh bắt buộc này đã vi phạm Luật Phục Hồi Tự Do Tôn Giáo qua việc bắt các chủ nhân cung cấp bảo hiểm ngừa thai và triệt thai, đi ngược với niềm tin tôn giáo của họ.

Số tiền mà các công ty trong hiệp hội CBA phải nộp phạt là 6.9 tỉ đồng đã bị loại bỏ bởi phán quyết tháng Ba này.

Wilson, Giám đốc Điều Hành của CBA cho rằng sẽ có nhiều vụ án về tự do tôn giáo có thể được đưa ra.

Ông nói rằng “Trong lúc hài lòng về sự thành công của vụ kiện này, sẽ có nhiều vấn đề nữa cần được giải quyết.” Wilson đưa ra việc sử dụng những quy định của liên bang nhằm nỗ lực ép các chủ nhân tuân theo những hành động vô đạo đức, chẳng hạn như dịch vụ chuyển đổi giới tính. Có những nỗ lực bắt buộc cung cấp bảo hiểm cho các thử nghiệm liên quan đến các tế bào gốc phôi thai, trong khi các lệnh bắt buộc bảo hiểm sức khỏe ở cấp tiểu bang thì lại thiếu việc bảo vệ tự do tôn giáo.

Ông nói rằng hiệp hội này sẽ tiếp tục bảo vệ tự do tôn giáo. “Được thành lập như một hiệp hội của những chủ nhân Công Giáo, chúng ta có thể tham gia vào bất cứ nơi nào có một thành viên. Hiện nay hội đã có mặt trên hầu hết các tiểu bang và số hội viên đang phát triển. Chúng tôi vẫn ở đây bao lâu có nhu cầu.”

Công bố của CBA vào ngày 20 tháng Tám nói rằng hội “cam kết bảo đảm quyền của các chủ nhân Công Giáo, để cung cấp bảo hiểm sức khỏe ổn định cho cuộc sống phù hơp với giáo huấn Công Giáo.”

Phán quyết nghiêng về phúc lợi của hội là bước theo sau quyết định của Tòa Tối Cao trong vụ kiện Burwell chống lại Công ty Hobby Lobby Stores, rằng các công ty gồm nhiều chủ nhân có tôn giáo chống lại lệnh buộc không thể bị bắt ép tuân thủ lệnh này. Hobby Lobby là một tiệm thủ công làm chủ bởi các Kitô hữu chống lại những loại thuốc gây nên phá thai có trong danh sách của lệnh buộc.

Dòng Nữ Tử của Người Nghèo, gồm các nữ tu Công Giáo điều hành những nhà nuôi dưỡng người già, cũng nộp đơn kiện lệnh buộc này. Dòng Nữ Tử của Người Nghèo đã được phép miễn trừ thi hành lệnh buộc, nhưng đã trở lại tòa vào tháng Mười Một năm 2017 để tranh luận vụ kiện của họ một lần nữa.

.
Source: EWTN News After religious liberty win, judge orders payment to Catholic Benefits Association
 
Quan Điểm Mới Về Án Tử Hình
Phạm Mạnh Tuấn
18:31 23/08/2018
Quan Điểm Mới Về Án Tử Hình

Báo The Mercury News ngày 2 tháng 8, 2018 đăng trên trang nhất tin Đức Giáo Hoàng Phanxico đã “điều chỉnh” lại giáo huấn của Giáo hội, khi tuyên bố án tử hình không thể chấp nhận được trong mọi trường hợp (the death penalty wrong in all cases). Đây là một thay đổi dứt khoát trong quan điểm của Giáo Hội Công Giáo, có khả năng thách thức các chính trị gia, các thẩm phán và các quan chức theo Công Giáo từ trước đến nay đã lập luận rằng: Giáo hội không hoàn toàn phản đối án tử hình.

Trước đây quan điểm Giáo Hội Công Giáo chấp nhận án tử hình nếu đó là "cách duy nhất có thể thực hiện" để bảo vệ mạng sống con người (if it was “the only practice-able way” to defend lives.) Nhưng, ĐGH Phanxicô vừa qua đã dứt khoát cho rằng việc hành quyết không thể chấp nhận được vì đó là “một sự tấn công” vào nhân phẩm của con người. (attack on human dignity). Từ Vatican, ĐGH cũng kêu gọi mọi người Công Giáo hãy tích cực vận động để án tử hình được bãi bỏ trên toàn thế giới.

Thực ra án tử hình từ lâu đã luôn là một đề tài nóng bỏng với hai quan điểm ủng hộ và chống đối.

Quan Điểm Của Những Người Ủng Hộ Án Tử Hình thường cho rằng:

-Đối với một số tôi phạm khủng khiếp, chỉ có hình phạt xử tử mới tương xứng.

- Án tử hình nhằm ngăn cản kẻ sát nhân, không để giết ai thêm nữa, đồng thời sẽ làm chùn bước những kẻ xấu với dự mưu thực hiện tội ác.

- Án tử hình là một thông điệp tự nhiên có từ ngàn xưa, trong mọi nền văn hóa: Ai nhẫn tâm giết hại người vô tội sẽ phải trả giá bằng chính mạng sống mình.

- Dựa vào những cuộc phỏng vấn thân nhân của những người bị sát hại, chỉ khi nào kẻ sát nhân bị xử tử nỗi đau buồn do mất mát của họ mới nguôi ngoai.

- Hình phạt tử hình tôn vinh nhân phẩm của con người, coi nguyên cáo như một phần tử có tự do và có trách nhiệm đối với những hành vi của mình. tốt cũng như xấu.

Những người ủng hộ luật tử hình còn dựa vào những quan điểm của những triết gia nổi tiếng như Immanuel Kant khi cho rằng: “Một xã hội không sẵn lòngchấm dứt cuộc sống của một người đã lấy đi sự sống của người khác, đơn giản là (một xã hội) vô đạo đức.” (A society that is not willing to demand a life of somebody who has taken somebody else's life is simply immoral.)

Hay những câu nói của những chính khách nặng ký như các Tổng Thống Mỹ.

- TT Trump ngày 11 tháng 5, 2016 lớn tiếng cho rằng: “Án tử hình phải áp dụng trở lại và phải được áp dụng trở lại mạnh mẽ… để hai kẻ giết hai cảnh sát ở Hattiesburg sẽ không giết ai được nữa.” (The death penalty. It should be brought back and it should be brought back strong... these two men convicted of killing two police officers in Hattiesburg will not do any more killing.)

- Tổng Thống Bill Clinton ngày 23 tháng 3, 2006 cũng cho rằng: “Tôi tin rằng có một số người làm điều tàn ác như vậy đáng phải chết.” (I believe there are some human beings who do such evil as to deserve to die.)

- TT George W. Bush tuyên bố một cách minh bạch: “Lý do tôi ủng hộ án tử hình vì nó tiết kiệm sinh mạng.” (The reason I support the death penalty is because it saves lives)- 23/6/2000.

Những Luận Cứ Chính Của Những Người Chống Án Tử Hình:

- Nếu vì mục đích răn đe, án tử hình tỏ ra không hiệu quả vì thực tế cho thấy kẻ sát nhân không hề sợ án tử hình hơn hình phạt chết rũ trong tù (life-without-parole).

- Cũng với lý do trên, một nguyên tắc căn bản của luật pháp được viện dẫn để đả phá án tử hình: Khi hình phạt ít nghiêm trọng hơn có thể đạt được mục đích tương tự, làm mất hiệu lực của hình phạt nặng. (When less severe punishment can adequately achieve the same purposes, invalidates the punishment.)

- Trong một xã hội văn minh, chúng ta không thể đối xử với kẻ tội phạm giống như những gì người này đã làm với nạn nhân của họ. Luật “mắt đền mắt” không nên tồn tại trong thế kỷ 21.

- Bác sĩ thường được dùng trong những vụ xữ tử, nhưng mục đích của một bác sĩ là cứu người chứ không phải để giết người.

- Án tử hình còn có khía cạnh rất vô nhân đạo khi bắt tội nhân phải sống “chờ chết” (death row) một thời gian dài, có khi hằng chục năm, trong trạng thái căng thẳng, vô vọng, luôn bị cô lập. Đây thực sự là hình thức tra tấn dã man, không xứng hợp với thế giới văn minh.

- Duy trì án tử hình chúng ta đã gián tiếp cổ võ cho một xã hội đầy ghen ghét, hận thù. Trong khi chúng ta đã quay lưng lại với con cháu chúng ta, từ chối không chữa trị những căn bệnh tâm thần của chúng, để mặc ma quỷ lôi kéo chúng vào vòng tội lỗi và khi chúng ta quay mặt lại chỉ là để xử tử chúng. Đây chắc chắn không phải là điều đáng hãnh diện.

- Nhiều ít gì cũng có những bất công và kỳ thị trong việc thi hành án tử hình, những người nghèo khổ và dân da mầu thường phải gánh chịu hậu quả của những bất công này. Thực tế đã chứng minh có nhiều trường hợp bị cáo bị kết tội oan chỉ vì không được bào chữa đến nơi đến chốn!

- Thực thi án tử hình quá tốn phí so với những hình phạt khác. Điển hình như tại California, kể từ khi án tử hình được tái áp dụng (11/1978), người dân tiểu bang này đã phải chi ra hơn 5 tỷ USD để giữ 747 tội nhân bị kết án tử. Tuy từ 1978 đến nay chỉ có 13 người bị đem ra xử, tính trung bình tốn 384 triệu USD cho mỗi lần xử tử!

- Án tử hình không cho tôi nhân một cơ hội thống hối, sửa bỏ lỗi lầm. Chúa Giêsu trước khi sinh thì còn tha tội cho một tên cướp bị đóng đinh chung. Đức Phật cũng từng khuyên “buông đao thành Phật”. Đức Đại Lạt Ma gần đây nói: “Dù ai tội lỗi đến đâu cũng có khả năng hoàn thiện, nhưng hình phạt xử tử đã cất đi cơ hội này.”

Xu Hướng Mới

Cùng quan điểm với Giáo Hội Công Giáo được Đức Giáo Hoàng đưa ra hồi đầu tháng 8, 2018, đại đa số quốc gia trên thế giới đã bãi bỏ án tử hình (140 so với 53). Phần lớn các nước Âu châu và Mỹ châu (bao gồm Mễ và Canada) đã bãi bỏ án này. Những nước duy trì và áp dụng luật tử hình nhiều nhất không ai khác hơn Trung Hoa và các nước vùng Trung Đông. Tại Hoa Kỳ khuynh hướng hỗ trợ án tử hình cũng đã giảm xuống rõ rệt – Từ 75% (năm 2000) xuống còn 60% (năm 2017). (* Amnesty International 6/15/2018)

Quả thật án tử hình là biểu tượng thu nhỏ của những vết thương nhức nhối nhất trong xã hội chúng ta, đó là chủ nghĩa quân phiệt, nạn nghèo đói, và sự phân biệt chủng tộc. Hình phạt tử hình phải bị loại bỏ trong mọi trường hợp, không có bất cứ ngoại lệ nào. Vì như Tổ chức Ân xá Quốc tế đã tuyên bố: “Hình phạt tử hình là sự phủ nhận tối hậu của nhân quyền." (The death penalty is the ultimate denial of human rights).

Chúng tôi tin rằng một ngày nào đó trong tương lai, sẽ không còn nước nào trên thế giới áp dụng luật tử hình.

Phạm Mạnh Tuấn
 
Tình yêu gia đình dạy cho thế giới về tình yêu Thiên Chúa.
Giuse Thẩm Nguyễn
19:42 23/08/2018


(EWTN News/CNA) Đức Hồng Y João Braz de Aviz đã nói trong Thánh Lễ tại Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới rằng tình yêu nơi gia đình là bước đầu tiên để dạy cho thế giới về tình yêu Thiên Chúa.

Ngài nói rằng “Chỉ có tình yêu bắt đầu từ gia đình mới có thể biểu tỏ, truyền bá và gợi ra tình yêu Thiên Chúa trong thế giới. Không có tình yêu, chúng ta không thể sống như là con cái của Thiên Chúa như các cặp vợ chồng, cha mẹ và anh chị em được.”

Là Bộ trưởng Các Viện Nghiên Cứu Đời Sống Thánh Hiến, gọi tắt là Thánh Bộ Tu Sĩ, Hồng Y Braz de Aviz đã cử hành Thánh Lễ cho ngày thứ hai tại hội nghị về gia đình ở Dublin kéo dài tới ngày 26 tháng Tám.

Trong bài giảng, Đức Hồng Y nói rằng “hôm nay là ngày của gia đình và tình yêu. “Tình yêu chấp nhận tất cả,” vì vậy những cuộc hôn nhân tốt đẹp làm cho xã hội tốt đẹp.”

“Hôm nay chúng ta tập trung sự chú ý vào thực tế của gia đình và tình yêu. Tình yêu được mời gọi là trung tâm điểm của gia đình Kitô giáo.” Ngài nhấn mạnh rằng không có trải nghiệm nào cần thiết cho bằng sự trải nghiệm của tình yêu, cho tất cả các thành viên trong gia đình.

“Người cha, người mẹ, con trai, con gái trải nghiệm sự vui mừng khi họ cố gắng mỗi ngày để biểu lộ tình yêu. Và bằng cách đó gia đình trở nên niềm vui của thế giới.”

Đức Hồng Y Braz de Aviz giải thích rằng sự thiếu xót tình yêu nơi gia đình và trong xã hội làm tổn thương Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa đã cho thế giới này sự “ đồng ý” của ngài trong sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ, để sống “ trong cởi mở, trong phục vụ cho đời sống và cho đức tin.”

Ngài nhắc đến Tông Huấn 2015 của Đức Thánh Cha Phanxicô là Amoris Laetitia, được dịch sang tiếng Việt là “Niềm Vui Yêu Thương”. Đức Hồng Y nói rằng ngài rất “hạnh phúc” vì tông huấn này đã được đặt làm trung tâm điểm của Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới hôm nay, chứng tỏ rằng gia đình “tiếp tục là tin vui cho thế giới ngày nay.”

Ngài cũng phản ánh về bài đọc thứ nhất trong ngày rằng “Ta sẽ ban cho các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng các người; Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi và sẽ ban tặng cho các ngươi một quả tim bằng thịt.”

Ngài nói rằng đoạn này chứng tỏ “để sống trong sự thánh thiện của Thiên Chúa là mục tiêu mà con người có thể đạt được” và rằng “Sự thánh thiện của Thiên Chúa được bày tỏ trong sự thánh khiết của gia đình.”

Sự thánh thiện này là sự thánh thiện của những ai quyết định trong lòng mình để sống tình yêu trong gia đình. Bằng cách này, Thiên Chúa “sẽ tạo một trái tim bằng thịt mềm chứ không phải trái tim bằng đá chai cứng nơi mỗi thành viên trong gia đình.”

Nhắc qua đến những thách đố mà gia đình phải đối diện hôm nay, nhất là cái “ chủ nghĩa cá nhân được phóng đại”, coi việc gắn bó với gia đình là không cần thiết, ngài nói “Người Kitô hữu phải tiếp tục chiến đấu để chứng tỏ hôn nhân tốt lành và gia đình tốt lành, không phải là một gánh nặng.”

Ngài khuyến khích “Ngay cả giữa những khó khăn, “gia đình của Thiên Chúa tìm ra những con đường có sức mạnh mới.”

“Trong Phép Thánh Thể ngày nay, nơi mà có rất nhiều gia đình đang trên đường hành hương kiếm tìm một đời sống đích thực, chúng ta có thể cảm thấy rằng tình yêu mang lại sự bổ dưỡng cho mọi sự.”

.
Source: EWTN News Family love teaches the world about God's love, says cardinal
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gia đình Tận hiến giáo xứ Tân Việt mừng bổn mạng
Vinh sơn Trần văn Đẩu
09:30 23/08/2018
“ Tung hô nữ vương cao sáng hiển vinh. Ôi Mẹ khiết trinh ,tình lân ái hằng thương khắp người thế…” Lời bài ca nhập lễ đã hướng cộng đoàn sốt sáng tham dự Lễ Đức Maria Nữ Vương bổn mạng Gia Đình Tận Hiến giáo xứ Tân việt diễn ra lúc 17g30 thứ tư 22/8/2018 . Thánh lễ do cha Luca Maria Phạm viết Cương (CRM) chủ tế cùng với sự hiện diện của cộng đoan dân Chúa giáo xứ Tân việt.

Xem Hình

Đúng 17g30 đại diện quý chức ,các đoàn thể CGTH đón cha chủ tế từ tiền sảnh Thánh đường lên cung thánh bắt đầu thánh lễ tạ ơn.

Đầu lễ cha chủ tế nhắn nhủ : Hôm nay chúng ta họp nhau nơi đây để mừng kính Đức Maria Nữ Vương, đây là một hồng ân mà Thiên Chúa thương ban cho mẹ Maria trong tâm tình đó chúng ta với một hân hoan vui mừng vì người Mẹ của chúng ta đã được Thiên Chúa tưởng thưởng không những cho riêng Mẹ mà còn cho cả mỗi người chúng ta, trong niềm vui đó chúng ta cùng sốt sáng bước vào thánh lễ.

Chia sẻ Tin mừng Cha chủ tế nói : Khi thiết lập ngày lễ Đức Maria Nữ Vương , giaó hội không đặt ra cho chúng ta một tín điều là phải tin nhưng giáo hội muốn chúng ta hướng lòng về Mẹ Maria và tôn nhận Mẹ là Nữ Vương hay nói cách khác chúng ta phải nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ để chúng ta có lòng yêu mến Mẹ hơn .

Hiến chế ánh sáng muôn dân của công đồng Vaticano 2 nói rằng, khi kết thúc cuộc đời này, Đức Maria đã được đưa lên trời cả hồn và xác và được Thiên Chúa tôn làm Nữ Vương vũ trụ vì Mẹ đã mau mắn đáp lại hai tiếng xin vâng và đã cộng tác vào công trình cứu độ của Thiên Chúa.

Vì thế trong cuộc đời của chúng ta nhất là của anh chị em gia đình Tận hiến, chúng ta đã tận hiến cho Mẹ, đã nhận Mẹ Maria làm tôn chủ vì thế chúng ta hãy để Mẹ điều khiển cuộc đời chúng ta chắc chắn Mẹ sẽ giúp chung ta

Đi đúng đường lối của Thiên Chúa.

Xin Mẹ Maria Nữ Vương làm chủ tâm hồn mỗi người chúng con.

Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện Tín Hữu và dâng của lễ.

Mừng kính Đức Maria Nữ Vương, xin cho mỗi người chúng con luôn biết lắng nghe tiếng Chúa và biết nói tiếng xin vâng như Mẹ khi xưa.

Vinh sơn Trần văn Đẩu
 
Đại hội Thiếu Nhi Thánh Thể toàn quốc tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang Quảng Trị
Trương Trí
09:39 23/08/2018
Sáng ngày 22 tháng 8, lễ Đức Maria Trinh nữ Vương, tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang, trên 3 ngàn người gồm quý linh mục Tuyên úy và Huynh trưởng Thiếu nhi Thánh Thể từ 24 Giáo phận trên toàn quốc về tham dự Đại hội Thiếu nhi Thánh Thể với chủ đề “Thánh Thể-Nguồn sống” “Yêu thương-Hiệp nhất”. Thiếu 2 Giáo phận Ban Mê Thuột và Lạng Sơn không tham gia Đại hội.

Xem Hình

Tham dự Đại hội còn có Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội; Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế; Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Viên, Chủ tịch Ủy ban Giới trẻ và Thiếu nhi Thánh Thể của HĐGM Việt Nam, Giám Mục Phụ Tá Giáo phận Vinh; Đức Giám Mục Antôn Vũ Huy Chương, Chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh của HĐGM Việt Nam, Giám mục Giáo phận Đà Lạt; Đức Giám Mục Vinh sơn Nguyễn Văn Bản, Chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc của HĐGM Việt Nam, Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột; Đức Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Giáo phận Hải Phòng.

Ngoài ra còn có linh mục Phó Giám đốc Thiếu nhi Thánh Thể thế giới và quý linh mục Tổng Tuyên úy đến từ Hoa Kỳ, Australia, Canada, và Pháp.

Giáo phận Huế là đơn vị chủ nhà, nên từ trước Đại hội, linh mục Đaminh Phan Phước, Tuyên úy Thiếu nhi Thánh Thể Giáo tỉnh Huế cùng quý linh mục tuyên úy các Xứ Đoàn Phaolo Nguyễn Ngọc Vịnh, G.B. Lê Quang Hòa, Phaolo Nguyễn Văn Hiệu cùng các Huynh trưởng thuộc Ban Điều hành TNTT Giáo phận Huế đã có mặt tại La Vang để chuẩn bị cho việc tổ chức Đại hội.

Thời tiết miền Trung những ngày này hết sức nắng nóng, nên chương trình Khai mạc dự kiến ban đầu là 14 giờ ngày 22 tháng 8 nhưng đến gần 3 giờ mới có thể khai mạc. Thánh lễ khai mạc dự kiến 17 giờ tại Linh đài Đức Mẹ, nhưng đến 17 giờ 30 mới có thể diễn ra.

Trước giờ Khai mạc, đội nhịp điệu mẫu do các Huynh trưởng Giáo phận Xuân Lộc phụ trách đã diễn tập khởi động hết sức náo nhiệt. Đội Kèn của Tổng Giáo phận Hà Nội do các em Thiếu nhi phụ trách tấu những giai điệu chào cờ và những cac khúc của Thiếu nhi Thánh Thể.

Đúng giờ Khai mạc Đại hội, Đoàn Lễ nghi rước quý Đức Hồng Y, Tổng Giám mục và Giám mục ra lễ đài ngay sau lưng Linh đài Đức Mẹ. Đại diện 24 Giáo phận rước cờ Liên đoàn và cờ Thiếu nhi Thánh thể ra trước Lễ đài chuẩn bị chào cờ.

Ca khúc Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam cất lên, quý Đức Giám Mục, quý linh mục và toàn thể huynh trưởng nghiêm trang đưa tay chào cờ.

Sau khi chào cờ, Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam phát biểu Khai mạc Đại hội: Ngài chào mừng Đức Hồng Y, quý Đức Giám Mục, quý linh mục và tham dự viên từ các Giáo phận trên quốc về dự Đại hội TNTT toàn quốc tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang hôm nay. Ngài nói: đây là một không gian của tình Hiệp nhất Giáo hội Việt Nam, tất cả mọi Nghành, mọi Giới, mọi Đoàn thể đều đã có mặt ở đây. Giáo phận Huế xin cảm ơn Đức Cha Chủ tịch Ủy ban TNTT và Cha Tổng Tuyên úy TNTT Việt Nam đã chọn La Vang là nơi để tổ chức Đại hội để thể hiện tinh thần của Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam. Từ La Vang, chúng ta mang thông điệp tình yêu của Bí tích Thánh Thể đi khắp năm châu. Với tư cách là Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Ngài hết lòng cảm ơn công lao to lớn mà Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể đã mang lại cho Giáo hội Việt Nam. Ngài cũng mong rằng Đại hội lần này sẽ để lại những dấu ấn thiêng liêng rất sâu đậm và lâu dài, và cũng từ Đại hội này, chúng ta mang tinh thần của Thiếu nhi Thánh Thể đến khắp mọi nẽo đường đất nước với tâm tình yêu thương. Ngài long trọng tuyên bố Khai mạc Đại hội Thiếu nhi Thánh Thể toàn quốc năm 2018.

Phát biểu tại Đại hội, Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội chia sẻ: Không phải bây giờ, mà cách đây 6-70 năm Ngài cũng đã là Nghĩa binh Thánh Thể, vì thế tâm tình đối với Thiếu nhi Thánh Thể có từ rất lâu rồi. Khi Phong trào được tái lập và phát triễn thì Ngài xem đó là một hồng ân lớn lao, Ngài cũng lấy làm sảng khoái nhưng còn thắc mắc vì điều kiện để làm một Huynh trưởng Thiếu nhi Thánh Thể phải là một Giáo lý viên, Ngài cảm thấy điều kiện này vẫn còn một vài lấn cấn chưa thể giải tỏa được.

Trước khi vào chương trình Đại hội, Đức Giám Mục Phê rô Nguyễn Văn Viên, Chủ tịch Ủy ban Giới trẻ và Thiếu nhi Thánh Thể thay mặt Đại hội dâng lời cầu nguyện.

Mở đầu chương trình, linh mục Giuse Phạm Đức Tuấn, Tổng Tuyên úy Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam phát biểu chào mừng Đức Tổng Giám Mục Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Đức Hồng Y Phêrô, Đức Cha Chủ tịch Ủy ban Giới trẻ và Thiếu nhi Thánh Thể của HĐGM Việt Nam, Quý Đức Cha, quý cha và quan khách cùng toàn thể tham dự viên.

Ngài nói: Hôm nay chúng ta khai mạc Đại hội Tuyên úy và Huynh trưởng TNTT Việt Nam toàn quốc mà cũng có thể nói là Quốc tế. Chúng ta chào mừng các tuyên úy và Huynh trưởng đến từ Hoa Kỳ, Pháp và Úc châu.

Tâm tình đầu tiên, Ngài muốn nhắc đến là cảm ơn HĐGM Việt Nam đã quan tâm tái lập TNTT và cử hai Đức Cha lo cho TNTT. Trước hết là Đức Cha Giuse Vũ Văn thiên, Giám mục Hải Phòng, ngày 20.8.2016 ngài đã qui tụ các Tuyên úy và Huynh trưởng các Giáo phận để nắm bắt tình hình TNTT của các giáo phận, thống nhất đường hướng giáo dục Thiếu nhi theo tinh thần nội quy TNTT, bầu Tổng Tuyên úy và Tuyên úy các Giáo Tỉnh. Đức Cha Phê rôNguyễn Văn Viên lien kết với mạng lưới cầu nguyện toàn cầu, lien kết TNTT Việt Nam quốc tế, điều chỉnh nội quy TNTT cho phù hợp với việc giáo dục thiếu nhi hôm nay, chia thành 5 ngành theo từng lứa tuổi: Chiên con, Ấu nhi, Thiếu nhi, Nghĩa sĩ và Hiệp sĩ. Thống nhất việc Huynh trưởng phải là Giáo lý viên, bầu Huynh trưởng Ban Điều hành toàn quốc và các Giáo tỉnh.

Trong dịp mừng kỷ niệm 100 năm TNTT này, ôn lại Phong trào Nghĩa binh Thánh Thể tràn vào Việt Nam, phát triễn và lan rộng nhanh chóng trên toàn quốc. Năm 1965, Công đồng Vaticano II đã đổi tên Nghĩa binh Thánh Thể thành Thiếu nhi Thánh Thể với ý thức không chỉ dạy thiếu nhi cầu nguyện mà còn phải giáo dục đức Tin, giúp các em sống đạo và làm tong đồ. Năm 1975, làn sóng di cư đã đưa TNTT đến khắp nơi trên toàn thế giới: Mỹ châu, Âu châu, Úc châu. Để từ đó, Thiếu nhi Việt Nam không chỉ đem Chúa cho giới trẻ Việt Nam mà còn mang Chúa đến cho giới trẻ trên toàn thế giới.

Đại hội Thiếu nhi Thánh Thể toàn quốc sở dĩ chọn Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang để làm nơi gặp gỡ cũng bởi nhiều lý do: năm 2005, năm Thánh Thể, HĐGM Việt Nam đã chọn La Vang là điểm hẹn hành hương với chủ đề “Mẹ La Vang! Người Nữ Thánh Thể”. La Vang cũng là nơi hội ngộ của các lãnh đạo TNTT trong nhiều năm khi chờ đợi quyết định của HĐGM Việt Nam. Được sự cầu bàu của Mẹ La Vang nên tổ chức Đại hội tại La Vang cũng nhằm mục đích tạ ơn Mẹ, “Người Nữ Thánh Thể”.

Chương trình được tiếp tục với phần chia sẻ của Đức Giám Mục Chủ tịch Ủy ban Giới trẻ và TNTT Phêrô Nguyễn Văn Viên và Đức Giám Mục giáo phận Ban Mê Thuột Vinh sơn Nguyễn Văn Bản.

Thánh lễ Kính Đức Maria Trinh Nữ vương, khai mạc do Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn chủ tế tại Linh đài Đức Mẹ La vang hết sức trọng thể, cùng đồng tế có Đức Tổng Giám Mục Giuse, các Giám mục và chừng 100 linh mục đến từ trong và ngoài nước.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Hồng Y chia sẻ: Cách đây đúng một tuần, Giáo hội mừng kính lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời. Đức Mẹ về trời là bởi gì? Bởi vì công lao của con mình là Đức Giêsu Kitô, Ngài là Vua, mà Ngài đã đặt Mẹ mình là Nữ Vương. Vì thế hôm nay sau một tuần, chúng ta mừng lễ Đức Maria Trinh Nữ vương, mà Đức Maria là Trinh nữ vương thì chúng ta có một người mẹ ở bên cạnh Thiên Chúa rất là quyền phép. Thiếu nhi Thánh Thể lấy Lời Chúa và Thánh Thể làm Linh đạo của mình, thì không ai khác hơn, chính Đức Mẹ là “Người Nữ Thánh Thể”, người mẹ luôn luôn nhắc bảo chúng ta: “Ngài bảo gì thì hãy làm theo”. Cho nên đối với TNTT: Yêu mến Lời Chúa, yêu mến Thánh Thể và yêu mến Người Nữ Thánh Thể luôn gắn liền với nhau. Trong tâm tình đó, chiều hôm nay chúng ta cử hành lễ Đức Maria Trinh Nữ vương.

Chương trình Đại hội tiếp tục với buổi Rước Kiệu tôn vinh Thánh Thể và chầu Thánh Thể long trọng vào lúc 21 giờ tối 22.8 và Thánh lễ Tạ ơn Bế mạc Đại hội vào trưa 23.8 do Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Viên, Chủ tịch Ủy ban Giới trẻ và TNTT chủ tế.

Trương Trí
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Batholomeus, vị Tông đồ chất phác trung thành.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
20:45 23/08/2018
Bartholomeus là một trong 12 Tông đồ Chúa Giêsu tuyển chọn, khi Chúa sống trên trần gian.

Phúc âm theo Thánh Gioan thuật lại chi tiết nhiều về cuộc gặp gỡ, đối thoại, tuyên tín và được tuyển chọn làm tông đồ của Bartholomeus với Chúa Giêsu ( Ga 1, 45-51).

Tên Bartholomeus rất có thể là gốc từ tiếng Amarisch: Bar Talmay, có nghĩa Con của Talmay.

Được Chúa Giêu tuyển chọn trực tiếp trong hàng ngũ 12 Tông đồ, nhưng Bartholomeus ít được nói đến trong phúc âm Chúa Giêsu.

Theo truyền thống thuật lại, Bartholomeus được nhận diện với tên Natanael trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với Chúa Giêsu ( Ga 1,47).

Ông Natanael quê quán gốc gác ở Cana, nơi Chúa Giêsu làm phép lạ cho nước hóa thành rượu trong tiệc cưới Cana, mà Thánh Gioan thuật lại. Và rất có thể Ông là nhân chứng phép lạ đầu tiên này của Chúa Giêsu.

Và Philippus đã nói cho Natanael biết về Chúa Giêsu như trong sách luật Mose và các Tiên Tri đã nói trước đó. Nhưng Natanael hoài nghi đối cãi lại ngay: Từ Nazareth làm sao có gì lạ hay đâu? ( Ga 1,46).

Sự hoài nghi của Natanael nói lên hai khía cạnh. Theo sự trông đợi của người Do Thái, đấng Cứu thế đến giải phóng cho họ không thể đến từ một làng quê tỉnh nhỏ không mấy ai biết đến như Nazareth. Nhưng đồng thời cũng nói lên nổi bật khía cạnh tự do của Thiên Chúa. Việc Thiên Chúa làm vượt qúa tầm suy nghĩ của con người, tạo nên sự bỡ ngỡ ngạc nhiên cho con người, mà con người tìm nhận ra. Đàng khác sự thể là Chúa Giêsu sinh ra ở Bethlehem, chứ không phải ở Nazareth. Và Chúa Giêsu từ trời được Thiên Chúa Cha, Đấng ở trên trời, sai xuống trần gian.

Lời nói của Philippus giới thiệu Chúa Giêsu cho Natanael không thuyết phục ông mấy. Sau cùng Philippus mời gọi Natanael: Vậy hãy cứ đến mà xem! ( Ga 1, 46).

Lời mời khích động Cứ đến mà xem! như một thách thức và đồng thời cũng nói lên khía cạnh thực dụng: Khi có kinh nghiệm cá nhân, biết rõ sẽ trở thành nhân chứng thôi.

Làm chứng là điều quan trọng cho đời sống tinh thần đức tin Kitô giáo trong việc truyền giáo.

Chúa Giêsu khi thấy Natanael liền nói ngay: Đây đích thật là một người Israel lòng dạ ngay thẳng không có gì gian dối!… và Trước khi Philippus gọi anh, ta đã thấy anh ở dưới cây vả rồi!

Chúa Giêsu thấy Natanael ở dưới gốc cây vả nào ở đâu, không có chi tiết nào nói đến. Nhưng có lẽ đó là giây phút quyết định trong đời sống của Natanael.

Và những lời Chúa Giêsu đã gây cảm động cảm hóa Ông mạnh mẽ cùng nhận hiểu ra rằng, Chúa Giesu biết tất cả về mình, ngài biết con đường đời sống của ta. Người này ta có thể đặt trọn niềm tin trông chờ.

Và chính vì thế Natanael đã nói lên lời tuyên tín: „Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Israel!“ ( Ga 1, 49).

Lời tuyên tín của Natanael là bước khởi đầu của con đường sống lòng trung thành với Chúa Giêsu.

Những lời tuyên tín của Natanael nói lên khía cạnh toàn diện của căn cước Chúa Giêsu: Trong tương quan với Thiên Chúa, Chúa Giêsu là con Thiên Chúa, và trong tương quan với dân Israel cũng là Vua của họ.

Không có nhiều chi ntiết về công việc tông đồ của tông đồ Bartholomeus. Sách Công vụ Tông đồ nói đến Bartholomeus có mặt cùng với các anh em Tông đồ khác và Đức Mẹ cầu nguyện chờ đợi Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống ngày lễ Ngũ tuần ở Jerusalem ( Cv 1, 12-14).

Theo tường thuật của sử gia Eusebius vào thế kỷ 4. nói đến Tông đồ Bartholomeus sau khi Chúa Giesu lên trời đã đi truyền giáo làm chứng cho Chúa Giêsu sang Ấn Độ, vùng Mesopotamien và vùng nước Armenien.

Một tường thuật thời Trung Cổ nói đến Tông đồ Bartholomeus bị chết tử vì đạo, bị hành hình lột da lúc còn sống, sau cùng bị đóng đinh vào thập gía. Cũng có truyền thuyết thuật lại Tông đồ Bartholomeus bị xử trảm chặt đầu.

Tương truyền Thánh nhân bị lột da sống trở thành huyền thoại rất phổ biến trong dân gian. Ở nhà nguyện Sixtina bên Vatican, danh họa Michael Angelo đã vẽ Thánh Bartholomeus tay trái cầm da của chính mình trong bức tranh nổi tiếng Ngày tận thế, phán xét chung. Hình ảnh này được hiểu cho là chính hình ảnh của Angelo.

Đi tích xương thánh của Thánh Bartholomeus được gìn giữ tôn kính trong thánh đường ở vùng cù lao Tiber bên Roma do Hoàng đế Otto II. mang về đó năm 983.

Năm 1238 Hoàng đế Friedrich II. đã mang sọ của Thánh Bartholomeus về Vương cung thánh đường nhà vua ở Frankfurt - Đức quốc- và Thánh Bartholomeus trở thành Thánh bổn mạng của Vương cung thánh đường này.

Không có nhiều thông tin tường thuật về Thánh tông đồ Bartholomeus, nhưng có thể nói được, lòng trung thành của Thánh nhân với Chúa Giêsu, tuy không có những công việc nổi bật khác thường, cũng đã thuyết phục là nhân chứng cho Chúa Giêsu trọn cả đời sống cho tới lúc chết.

Lễ kính Thánh Tông đồ Bartholomeus ngày 24.08. hằng năm trong toàn Giáo Hội Công Giáo.

Người Công Giáo - Việt Nam - ngày nhận lãnh làn nước Bí tích rửa tội thường nhận một Vị Thánh làm Thánh quan thầy. Nhưng có rất ít ngươi nhận Thánh Tông đồ Bartholomeus là Thánh quan thầy.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long





 
Tin Đáng Chú Ý
Tân Thủ Tướng Nước Úc:
Thanh Quảng sdb
23:06 23/08/2018
Tân Thủ Tướng Nước Úc:
Chân dung Tân Thủ Tướng Úc: Scott Morrison
Vào giữa trưa hôm nay 24/8/2018, các Dân biểu Liêng Bang của Đảng Tự do đã họp kín để bầu lại người lãnh đạo đảng. Được biết trong tuần, Thủ tưởng Turnbull đã bị các đồng nghiệp trong đảng, đứng đầu là ông bộ trưởng Di trú Peter Dutton, làm một cuộc “đảo chính”, nhưng Thủ tướng vượt qua được cuộc đảo chính này… Nhưng nội bộ đảng vẫn quyết định vận động một cuộc bầu chọn lại người lãnh đạo đảng và lần này ngoài ông Peter Dutton còn có bà phó Thủ tướng Julie Bishop và ông bộ trưởng tài chánh Scott Morrison.
Kết quả là ông Scot Morrison đã đánh bại tất cả các đối thủ kể cả Thủ tướng Turnbull với số phiếu 45-40 dẫn trước ông Peter Dutton và trở thành Thủ lãnh của đảng Tự do và nghiễm nhiên trở thành Thủ tướng nước Úc, vì đảng Tự do đang nắm chính quyền.
Ông Josh Frydenberg được bầu làm phó lãnh đạo đảng. như vậy Ông Morrison trở thành Thủ tướng thứ 30 của nước Úc và là vị lãnh đạo thứ bảy của nước Úc trong thời gian 11 năm nay.
Ông sẽ đến Tòa nhà Chính phủ để tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng chiều nay và sẽ thành lập nội các chính phủ và sẽ công bố Tân nội các trong nay mai.
Nguyên thủ tướng Malcolm Turnbull phát biểu ông “rất lạc quan" về tương lai của Úc, mặc dù báo giới và truyền thông đã hùa hạp hạ bệ ông và họ có thể làm mọi người ngạc nhiên về một ngày ảm đạm như thế này! nhưng tôi vẫn rất lạc quan và tích cực nhìn về tương lai của đất nước chúng ta, và tôi muốn cám ơn mọi người dân Úc đã ủng hộ tôi và Chính phủ của tôi trong ba năm qua.
Nguyên Thủ Tướng và Tân Thủ Tướng

"Chúng tôi tự hào đã có được như một Chính phủ tiến bộ, với nhiều cải cách lớn và những thành tựu rất đáng kể."
Ông Turnbull nhấn mạnh đến dự án giảm thuế cho các doanh nghiệp cỡ trung và nhỏ, làm lên lịch sử của việc hợp pháp hóa các cuộc hôn nhân đồng tính.
"Chắc hẳn những điều đó không thể thực hiện được nếu không đạt được một nền kinh tế vững mạnh".
Ông Turnbull cảm ơn tất cả mọi công dân Úc. Tôi xác tín lòng yêu nước của tôi và yêu cái xã hội Úc Chúng ta là một xã hội đa văn hóa thành công nhất trên thế giới, và tôi tự hào đã bảo vệ và làm thăng tiến điều này như là một trong những gia sản lớn nhất của chúng ta."
Lãnh đạo đối lập của đảng Lao động là ông Bill Shorten đã gửi một email chúc mừng và hứa sẽ hợp tác đặc biệt hướng tới cuộc vận động tranh cử Liên bang trong thời gian tương lai sắp tới.