Ngày 15-08-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 16/8: Đừng Làm Tôi Hai Chủ - Suy Niệm của Linh mục Giuse Trần Châu Đông
Giáo Hội Năm Châu
01:17 15/08/2021


PHÚC ÂM: Mt 19, 16-22

“Nếu ngươi muốn nên trọn lành, hãy về bán hết của cải ngươi có, thì ngươi sẽ được kho tàng trên trời”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, có một người đến thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Lạy ThầyĐnhân lànhđ, tôi phải làm việc lành gì để được sống đời đời?” Người bảo kẻ ấy rằng: “Sao ngươi hỏi Ta về việc lành? Chỉ có một Đấng nhân lành là Thiên Chúa. Nếu ngươi muốn vào nơi hằng sống, ngươi hãy tuân giữ các giới răn”. Người ấy hỏi rằng: “Những giới răn nào?” Chúa Giêsu đáp: “Ngươi chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng dối. Hãy thảo kính cha mẹ, và yêu thương kẻ khác như chính mình”. Người thanh niên thưa lại rằng: “Tất cả những điều đó tôi đã giữ từ khi còn niên thiếu, vậy tôi còn thiếu sót gì nữa chăng? Chúa Giêsu bảo anh: “Nếu ngươi muốn nên trọn lành, hãy về bán hết của cải ngươi có và bố thí cho người nghèo khó, thì ngươi sẽ được kho tàng trên trời, rồi đến mà theo Ta”. Khi người thanh niên nghe lời đó thì buồn rầu bỏ đi, vì anh có nhiều sản nghiệp.

Đó là lời Chúa.
 
Muôn đời hợp hoan
Lm. Minh Anh
03:19 15/08/2021
MUÔN ĐỜI HỢP HOAN
“Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và trí khôn tôi nhảy mừng trong Chúa Cứu Độ tôi!”.

Khi thi hài Lincoln được đưa từ Washington đến Illinois, nó đi qua đường phố Albany. Bấy giờ, một phụ nữ da đen đứng trên lề đường, nâng đứa con trai nhỏ của mình lên cao nhất có thể qua đầu đám đông; và người ta nghe bà nói với nó, “Con yêu, hãy nhìn đi, ông ấy đã chết vì con!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Mẹ Hội Thánh hôm nay cũng nâng chúng ta lên cao nhất có thể trong ngày mừng kính Đức Maria Hồn Xác Lên Trời và như đang nói với chúng ta, “Con yêu, hãy nhìn đi, Giêsu không chỉ đã chết vì con nhưng còn đưa con lên cao như đã đưa Đức Maria, Mẹ của con lên trời!”. Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời là lễ hân hoan vì biến cố Mẹ của chúng ta được ‘muôn đời hợp hoan’ với Thiên Chúa.

Ngày lễ hôm nay tôn vinh một sự kiện rằng, sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế, Trinh Nữ Maria chưa bao giờ trải qua cái chết; thay vào đó, ở thời khắc vinh hiển ấy, Mẹ Maria đã hưởng một đặc ân độc nhất vô nhị, là hồn xác được rước vào thiên đàng để ở cùng Con mình. Mẹ là người duy nhất, ngoài Giêsu, giữ được thể xác và linh hồn, chờ ngày vinh quang khi Trời Mới, Đất Mới được hình thành; và khi tất cả các tín hữu sống lại để sống trong một hình thể mới, cùng Mẹ ‘muôn đời hợp hoan’ Ba Ngôi Chí Thánh.

Dẫu tín điều này đã được các tín hữu nắm giữ và tin tưởng từ buổi đầu, nhưng mãi đến ngày 01/11/1950, Giáo Hoàng Piô XII mới long trọng tuyên bố và nâng giáo huấn này lên mức tín điều, “Chúng tôi công bố, tuyên xưng, và định tín giáo lý đã được Thiên Chúa mặc khải này: Đức Maria trọn đời đồng trinh, Mẹ Vô Nhiễm của Thiên Chúa, sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế, đã được đưa Lên Trời Hiển Vinh Cả Hồn Lẫn Xác!”.

Tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tiết lộ cho chúng ta nhiều điều. Đầu tiên và quan trọng nhất, sự Lên Trời của Mẹ là kết quả của đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, và thực tế là, Mẹ đã giữ mình vô tội suốt đời. Tín điều này được công bố sau tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, bởi lẽ, sự chết phát sinh từ tội lỗi. Sự chết không phải là kế hoạch ban đầu của Thiên Chúa, nhưng nó là hậu quả của tội lỗi. Đức Trinh Nữ Maria đã được gìn giữ khỏi mọi tội lỗi ngay từ lúc tượng thai nhờ ân sủng mai ngày mà Con của Mẹ giành được trên thập giá, và nhờ sự cộng tác liên tục với ân sủng đó, Mẹ đã kiên cường không phạm tội suốt cả cuộc đời; vì thế, không chỉ không trải qua cái chết, Mẹ còn không thể chết. Sự chết không có quyền gì đối với người không có tội. Thánh Phaolô tiên báo hồng ân của Mẹ, cũng là ân phúc mai ngày của chúng ta trong thư Côrintô hôm nay, “Hoa quả đầu mùa là Đức Kitô, đoạn đến những kẻ thuộc về Đức Kitô”. Ai thuộc về Đức Kitô bằng Mẹ của Ngài!

Trong Tin Mừng hôm nay, Mẹ đã hát lên, “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và trí khôn tôi nhảy mừng trong Chúa Cứu Độ tôi!”. Qua đó, Mẹ không chỉ dâng vinh quang lớn nhất cho Thiên Chúa mà còn cho biết Mẹ là ai. Mẹ là người mà “tất cả các thế hệ” sẽ gọi là “có phước”; người mà “Đấng Toàn năng đã làm những điều lớn lao”; là người sẽ công bố đời đời “vĩ nghiệp của Thiên Chúa” và linh hồn Mẹ sẽ mãi vui mừng trong Chúa, Đấng cứu độ Mẹ. Và Mẹ là người thấp kém nhất trong số những tôi tớ Thiên Chúa đã nâng lên vinh quang lớn nhất. Sách Khải Huyền hôm nay tiên báo vinh hiển của Mẹ, “Một điềm lạ vĩ đại xuất hiện trên trời: một người nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao!”; Đavít cũng thấy trước Mẹ là “Hoàng Hậu đứng bên hữu Đức Vua, mặc đồ trang điểm bằng vàng ròng”, như Thánh Vịnh đáp ca chúc khen.

Anh Chị em,

Trong những ngày đỉnh điểm của dịch bệnh, mọi người đang hoang mang vì không ai biết điều gì sẽ xảy ra, Giáo Hội đưa chúng ta đi vào mầu nhiệm Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Sứ điệp này nói gì với chúng ta trong bối cảnh đặc biệt này? Mẹ Maria, một phàm nhân như chúng ta; Mẹ cũng đã trải qua bao tân toan với những ngày thiếu no, thiếu ấm; những ngày chạy đôn chạy đáo mang con đi trốn giữa khuya; những ngày rong ruỗi theo con với nhiều tin đồn thất thiệt; và cuối cùng, tê tái ôm con dưới chân thập giá. Thế nhưng, Mẹ đã đón nhận tất cả với lòng tín thác vào Chúa; nhờ đó, Mẹ đã vượt qua muôn ngàn nguy khốn, Mẹ đã toàn thắng! Là con của Mẹ, chúng ta cũng hãy can đảm; hãy mang lấy vũ khí là đức tin và lòng cậy trông vào lòng thương xót Chúa để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Có như thế, chúng ta mới có thể cùng Mẹ, triều thần thiên quốc, và những người thân yêu đi trước chúng ta ‘muôn đời hợp hoan’ tán dương Chúa hôm nay và mai ngày.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Mẹ Maria, xin phủ che con bằng tà áo yêu thương của Mẹ, nhất là trong những ngày này, để con cũng có thể ngợi khen Chúa như Mẹ, đang khi con đợi chờ ngày ‘muôn đời hợp hoan’ với Ba Ngôi Thiên Chúa trên trời”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:58 15/08/2021

5. Tâm trí nên giữ gìn sự cảnh giác để phát hiện chỉ thị thánh ý của Thiên Chúa, ý chí nên chuẩn bị thực hiện chỉ thị của Thiên Chúa.

(Thánh Vincent de Paul)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:04 15/08/2021
29. MƯỜI NĂM DƯỚI CỬA SỔ

Chính phủ Bắc Tống sau khi dời về miền nam, bởi vì cương thổ nhỏ chút xíu, nên có một số lớn các quan nhất thời không thể thực hiện chức vụ của mình. Có người đợi hơn mười năm mà cũng chưa được nhậm chức, cho nên có người đi cày ruộng hoặc dạy học để mưu sinh.

Do đó, đương thời lưu truyền một câu nói như thế này:

- “Cố nhân nói: Mười năm dưới cửa sổ không người hỏi, nhất cử thành danh thiên hạ biết”; hôm nay thì “nhất cử thành danh thiên hạ biết, mười năm dưới cửa sổ không người hỏi !”

(Tiếu Tiếu lục)

Suy tư 29:

Các quan đời nhà Bắc Tống không vì sĩ diện mình là quan mà không làm gì cả khi chưa được bổ nhiệm, nhưng họ đã làm rất nhiều công việc để mưu sinh.

Thời nay có rất nhiều người vì sĩ diện khi sa cơ thất thế mà không làm gì cả, họ coi cái sĩ diện của cá nhân mình hơn việc con cái trong nhà không có gì ăn; họ đem cái sĩ diện hiện tại của mình so sánh với cái tương lai của con cái và gia đình; họ đem cái hạnh phúc gia đình của gia đình vợ con bỏ trong cái sĩ diện đã lỗi thời của mình mà quăng xuống biển…

Người Ki-tô hữu luôn nhìn thấy thánh ý của Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh của đời mình, được bổ nhiệm làm cha sở họ đạo lớn hay nhỏ, được làm quan ở thôn quê hay ở thành phố, chưa được cấp trên phái đi.v.v…thì họ vẫn luôn chu toàn bổn phận của mình trong hiện tại, không đứng núi này trông núi nọ, không oán trời trách người, và nhất là họ biết liên lĩ cầu nguyện để thánh hóa công việc hiện tại của mình.

Mười năm không được phân chia công tác -đối với người có đức tin- thì đó là thời gian nghe được rất nhiều điều mà Thiên Chúa muốn họ làm, là thời gian họ vào sa mạc để chia sẻ tâm tình với Đức Chúa Giêsu…

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Afghanistan, một chính quyền miền nam Việt Nam xụp đổ! Lời kêu gọi vô vọng…
Thanh Quảng sdb
06:22 15/08/2021
Afghanistan, một chính quyền miền nam Việt Nam xụp đổ! Lời kêu gọi vô vọng…



Thảm cảnh Afghanistan trong những ngày này đang lặp lại những thảm cảnh và giây phút vô vọng xảy ra cho quê hương Việt Nam vào tháng 4/1975. Quân đội Mỹ chưa rút hết quân sau 20 năm giúp chính quyền Afghnistan chống lại quân Taliban… mà quân Taliban đã và đang ồ ạt chiếm đóng các thành phố! Chính quân đội tàn dư này như những làn sóng chiếm đóng các thành thị ngay cả đang tiến về thủ đô Kabul và chỉ còn cách vài chục cây số nữa mà thôi! Tất cả các tòa đại sứ và lãnh sự của các nước trên thế giới đang di tản dân chúng của họ về lại đất nước.

Trước những nguy cơ nội chiến, LHQ đã kêu gọi các cuộc đàm phán hòa bình giữa chính phủ với quân Taliban, nhưng đã không được một lời đáp trả nào cả! Một nhà truyền giáo Dòng thánh Barnaba, tha thiết kêu gọi hòa bình và cầu nguyện cho người dân Afghanistan.

Kabul, thủ đô của Afghanistan và là trung tâm của quyền lực thể chế, đang đối diện với những tiến công như vũ bão của lực lượng Taliban có thể chiếm quyền bất cứ lúc nào, mà từ năm 1996 đến năm 2001 Taliban đã từng cai trị nước này. Kể từ cuộc xâm lược của Liên Xô năm 1979, Afghanistan đã phải chịu đựng bao nhiêu bạo lực và chiến tranh. Giờ đây đất nước lại một lần nữa sẽ trải qua những đau khổ do xung đột vũ trang, làm nhiều người phải tháo chạy, sống đời lưu vong và đói khát!...

Tình thế đặc biệt khó khăn cho những người theo đạo Thiên Chúa giáo mà Hội dòng thánh Barnaba đã truyền giáo. Linh mục Giovanni Scalese, người đứng đầu địa hạt truyền giáo này, kêu gọi mọi người hãy nhớ đền người dân khốn khổ xứ này và cầu xin Chúa cứu đất nước Afghanistan khỏi đau khổ và giúp họ có hòa bình cho đất nước của họ.

LHQ lo ngại thảm họa nhân đạo

Ông Antonio Guterres, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã yêu cầu ngừng chiến ở Afghanistan, nếu không cuộc chiến sẽ làm cho 250.000 thường dân, mà 80% là phụ nữ và trẻ em - buộc phải chạy trốn khỏi quê làng… Ông kêu gọi các cuộc đàm phán hòa bình để cứu người Afghanistan thoát khỏi bạo lực, và nhiều người đang kêu gọi thành lập các tổ chức nhân đạo. Ông Guterres cho biết, tình hình nhân đạo và sức khỏe đang trở nên tồi tệ, đồng thời nhấn mạnh rằng "các cuộc xung đột ở các khu vực đô thị sẽ dẫn đến những cuộc tàn sát lẫn nhau, trong đó người thường dân phải trả giá đắt đỏ nhất" của bạo lực.
 
Huấn dụ của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
J.B. Đặng Minh An dịch
07:04 15/08/2021


Chúa Nhật 15 tháng Tám Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Bài Tin Mừng vang vọng lần nữa bài Magnificat

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Trong những ngày ấy, Maria chỗi dậy, vội vã ra đi lên miền núi, đến một thành xứ Giuđêa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào bà Elisabeth, và khi bà Elisabeth nghe lời chào của Maria, thì hài nhi nhảy mừng trong lòng bà, và bà Elisabeth được đầy Chúa Thánh Thần, bà kêu lớn tiếng rằng:

“Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ, và Con lòng Bà được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm? Vì này tai tôi vừa nghe lời Bà chào, hài nhi liền nhảy mừng trong lòng tôi. Phúc cho Bà là kẻ đã tin rằng lời Chúa phán cùng Bà sẽ được thực hiện”.

Và Maria nói: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hoan hỉ trong Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ tôi, vì Chúa đã đoái nhìn đến phận hèn tớ nữ của Chúa. Này từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi có phước, vì Đấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại, và Danh Ngài là thánh. Lòng thương xót Chúa trải qua đời nọ đến đời kia dành cho những người kính sợ Chúa. Chúa đã vung cánh tay ra oai thần lực, dẹp tan những ai thần trí kiêu căng. Chúa lật đổ người quyền thế xuống khỏi ngai vàng và nâng cao những người phận nhỏ. Chúa đã cho người đói khát no đầy ơn phước, và để người giàu có trở về tay không. Chúa săn sóc Israel tôi tớ Chúa, bởi nhớ lại lòng thương xót của Ngài. Như Chúa đã phán cùng các tổ phụ chúng tôi, cho Abraham và dòng dõi người đến muôn đời”.

Maria ở lại với bà Elisabeth độ ba tháng, đoạn Người trở về nhà Mình.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em, chúc mừng ngày lễ!

Hôm nay, Lễ Trọng Kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, kinh Magnificat lại vang lên trong phụng vụ. Bài thánh ca ngợi khen này giống như một “bức ảnh” của Mẹ Thiên Chúa. Đức Maria “vui mừng trong Chúa”, tại sao? Thưa: “vì Người đoái thương nhìn tới phận nữ tỳ hèn mọn” (xem Lc 1: 47-48).

Bí quyết của Đức Maria là sự khiêm nhường. Chính sự khiêm nhường của Mẹ đã thu hút ánh nhìn của Chúa. Mắt người phàm luôn tìm kiếm sự hùng vĩ và tự cho phép mình bị lóa mắt bởi những gì hào nhoáng. Trái lại, Thiên Chúa không nhìn vẻ bề ngoài, Thiên Chúa nhìn vào tấm lòng (xem 1 Sam 16: 7) và bị mê hoặc bởi sự khiêm nhường. Lòng khiêm nhường làm đẹp lòng Chúa. Ngày hôm nay, khi nhìn Đức Maria được lên trời, chúng ta có thể nói rằng sự khiêm nhường là con đường dẫn đến Thiên đàng. Từ “khiêm nhường”, như chúng ta biết, bắt nguồn từ thuật ngữ humus trong tiếng Latinh, có nghĩa là “đất”. Thật là nghịch lý: để vươn lên cao đến Thiên đường, điều cần thiết là phải hạ mình xuống dưới đất! Chúa Giêsu dạy điều này: “Ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 14:11). Thiên Chúa không tôn vinh chúng ta vì những tài năng của chúng ta, vì sự giàu có của chúng ta hay vì chúng ta giỏi giang, nhưng vì sự khiêm nhường. Chúa yêu thích sự khiêm hạ. Thiên Chúa nâng dậy kẻ hạ mình xuống; Ngài nâng người tôi tớ lên. Thật vậy, Đức Maria không gán cho mình một “tước vị” nào khác, ngoại trừ là người tôi tớ, người phục vụ: Mẹ là “tôi tớ Chúa” (Lc 1:38). Mẹ không nói gì khác về bản thân, Mẹ không tìm kiếm điều gì khác cho chính mình. Chỉ muốn được làm tôi tớ của Chúa.

Vậy thì hôm nay, chúng ta hãy tự hỏi chính mình, mỗi người trong trái tim chúng ta: tôi đang định làm thế nào với sự khiêm nhường? Tôi muốn được người khác công nhận, khẳng định bản thân và được khen ngợi, hay tôi nghĩ về việc phục vụ? Tôi có biết cách lắng nghe, giống như Đức Maria, hay tôi chỉ muốn nói và nhận được sự chú ý? Tôi có biết cách giữ im lặng, giống như Đức Maria hay không, hay tôi luôn huyên thuyên? Tôi có biết cách lùi lại một bước, xoa dịu những cuộc cãi vã và tranh luận, hay tôi luôn muốn trở nên nổi hơn, trội hơn người khác? Mỗi người chúng ta hãy nghĩ về những câu hỏi này: tôi đang làm như thế nào với sự khiêm tốn?

Trong sự nhỏ bé của mình, Đức Maria đã giành được Thiên đàng trước tiên. Bí quyết thành công của Mẹ chính là Mẹ nhận ra sự thấp hèn của mình, rằng Mẹ nhận ra nhu cầu của mình. Với Chúa, chỉ những ai tự nhận mình là không có gì mới có thể nhận được tất cả. Chỉ ai làm cho mình ra trống rỗng mới có thể được lấp đầy bởi Ngài. Và Đức Maria là Đấng “đầy ân phúc” (câu 28) chính là nhờ sự khiêm nhường của Mẻ. Đối với chúng ta cũng thế, khiêm nhường luôn phải là điểm xuất phát, đó là khởi đầu để chúng ta có niềm tin. Điều cơ bản là phải có tinh thần khiêm hạ, nghĩa là cho rằng mình cần đến Chúa. Những người tự lấp đầy mình thì không còn có chỗ cho Chúa. Và nhiều khi, chúng ta lấp đầy chúng ta với chính mình, và người quá đầy như thế thì không còn chỗ trống nào cho Chúa, trái lại những ai luôn khiêm nhường thì có chỗ để cho Chúa hoàn thành những việc lớn lao (xem c.49).

Nhà thơ, Dante, gọi Đức Mẹ Đồng Trinh là “khiêm nhường và cao cả hơn bất kỳ sinh vật nào” (Paradise, XXXIII, 2). Thật tuyệt khi nghĩ rằng sinh vật khiêm tốn nhất và cao cả nhất trong lịch sử, người đầu tiên giành được thiên đường với toàn bộ con người của mình, cả linh hồn và thể xác, đã sống phần lớn cuộc sống của mình trong các bức tường trong nhà, Mẹ đã sống cuộc sống bình thường của mình, trong sự khiêm tốn. Những ngày đầy ân phúc không phải là tất cả những ngày nổi bật. Những ngày ấy nối tiếp nhau, thường giống hệt nhau, trong im lặng: không có gì khác thường ở bên ngoài. Nhưng ánh mắt của Thiên Chúa luôn hướng về Mẹ, đẹp lòng đẹp dạ trước sự khiêm nhường của Mẹ, thái độ sẵn sàng của Mẹ, và vẻ đẹp của trái tim Mẹ không bao giờ bị vấy bẩn bởi tội lỗi.

Đó là một thông điệp hy vọng rất lớn cho chúng ta, cho anh chị em, cho mỗi người trong chúng ta, cho anh chị em là những người trải qua ngày này sang ngày khác giống hệt nhau, mệt mỏi và thường khó khăn. Hôm nay, Đức Maria nhắc nhở anh chị em rằng Thiên Chúa cũng kêu gọi anh chị em đến với phần phúc vinh quang này. Đây không phải là những lời hoa mỹ: đó là sự thật. Đó không phải là một kết thúc đẹp đẽ được trau chuốt kỹ lưỡng, một ảo tưởng ngoan đạo hay một sự an ủi sai lầm. Không, nó là sự thật, nó là thực tế thuần khiết, nó có thật, sống động và chân thật như Đức Mẹ đã hồn xác lên trời. Chúng ta hãy mừng lễ hôm nay với tình yêu thương của trẻ thơ, chúng ta hãy cử mừng Mẹ chúng ta vui tươi nhưng khiêm nhường, và trở nên sống động bởi hy vọng một ngày nào đó được ở với Mẹ trên Thiên đàng!

Và chúng ta hãy cầu nguyện với Mẹ bây giờ để xin Mẹ đồng hành với chúng ta trong cuộc lữ hành từ Trái đất đến Thiên đường. Cầu xin Mẹ nhắc nhở chúng ta rằng bí mật của cuộc hành trình được chứa đựng trong cụm từ khiêm nhường. Chúng ta đừng quên lời này mà Đức Mẹ luôn nhắc nhở chúng ta. Sự khiêm hạ và phục vụ chính là bí quyết để đạt được mục tiêu, để đạt tới thiên đàng.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:

Anh chị em thân mến,

Tôi hiệp với những ai đang quan tâm đối với tình hình ở Afghanistan. Tôi yêu cầu tất cả anh chị em cầu nguyện cùng tôi với Chúa hòa bình để tiếng ồn ào của vũ khí có thể chấm dứt và giải pháp có thể được tìm thấy trên bàn đối thoại. Chỉ như vậy, những người dân bị tàn phá của đất nước đó - đàn ông, phụ nữ, người già và trẻ em - mới có thể trở về nhà của họ, và sống trong hòa bình và an ninh, trong niềm tôn trọng lẫn nhau.

Trong vài giờ qua, một trận động đất mạnh đã xảy ra ở Haiti, khiến nhiều người thiệt mạng, nhiều người bị thương và nhiều thiệt hại rất lớn về vật chất. Tôi muốn bày tỏ sự gần gũi của mình với những người thân yêu bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận động đất. Trong khi cất lên lời cầu nguyện với Chúa cho các nạn nhân, tôi gửi lời khích lệ tới những người sống sót, hy vọng rằng sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng quốc tế có thể hướng tới họ. Cầu mong sự đoàn kết của tất cả mọi người giúp giảm bớt hậu quả của thảm kịch! Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cùng Đức Mẹ cho Haiti. Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

Tôi chào tất cả anh chị em, những người đến từ Rôma và những người hành hương từ nhiều quốc gia khác nhau: các gia đình, hiệp hội và cá nhân các tín hữu. Đặc biệt, tôi chào đón nhóm từ Santa Giustina ở Colle, những người trẻ tuổi từ Carugate, và những người từ Sabbio Bergamasco và từ Verona.

Ngoài ra, tôi muốn gửi gắm một suy nghĩ đến những ai đang trải qua những ngày này ở các khu du lịch khác nhau ở Ferragostoin: Tôi cầu chúc cho họ được thanh thản và bình an. Tuy nhiên, tôi không thể quên những người không thể đi nghỉ, những người vẫn phục vụ cộng đồng và những người thấy mình trong điều kiện không thoải mái, trầm trọng hơn bởi cái nóng mạnh và thiếu một số dịch vụ do kỳ nghỉ. Tôi đặc biệt nghĩ đến những người ốm yếu, người già, người bị giam giữ, người thất nghiệp, người tị nạn và tất cả những người cô đơn hoặc gặp khó khăn. Cầu xin Mẹ Maria mở rộng vòng tay bảo vệ từ mẫu đối với mỗi người trong anh chị em.

Hôm nay tôi mời anh chị em thực hiện một nghĩa cử cao đẹp: là hãy đi đến Đền thờ Đức Mẹ để tôn kính Đức Mẹ. Những người ở Rôma có thể đến cầu nguyện trước biểu tượng Salus Populi Romani, nghĩa là Đức Mẹ Là Phần Rỗi của dân Rôma trong Đền Thờ Đức Bà Cả.

Chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật an lành và một ngày lễ vui vẻ! Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.


Source:Libreria Editrice Vaticana
 
Đức Hồng Y Raymond Leo Burke phải vào bệnh viện cấp cứu, đang phải thở bằng máy
Đặng Tự Do
07:44 15/08/2021


Đức Hồng Y Raymond Leo Burke đã được khẩn cấp đưa vào bệnh viện và đang phải sử dụng một máy thở khi ngài chiến đấu với các biến chứng tai hại của COVID-19. Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cho biết như trên dựa theo một tweet cập nhật về tình trạng của ngài được công bố trên tài khoản Twitter của Đức Hồng Y vào tối thứ Bảy 14 tháng 8 theo giờ địa phương, tức là sáng Chúa Nhật theo giờ Việt Nam.

Dòng tweet đưa tin: “Đức Hồng Y Burke đã được đưa vào bệnh viện vì COVID-19 và đang được hỗ trợ bằng máy thở. Các bác sĩ cảm thấy khích lệ vì sức khoẻ của ngài có tiến triển. Đức Hồng Y đã siêng năng lần chuỗi Mân Côi cho những người bị vi rút. Trong đêm Canh thức lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời này, chúng ta hãy lần chuỗi Mân Côi cho ngài”.

Một báo cáo hôm thứ Bảy trên tờ St. Louis Post-Dispatch cho biết vị Hồng Y, sống ở Rôma, bị ốm khi đến thăm Wisconsin, nơi ngài đã trải qua thời thơ ấu.

Giữa những tin đồn rằng ngài bị đau nặng, vị Hồng Y 73 tuổi và tổng giám mục danh dự của St. Louis đã xác nhận vào ngày 10 tháng 8 rằng ngài đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Trong tweet vào ngày đó, ngài viết:

“Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô! Tôi muốn thông báo với anh chị em rằng gần đây tôi đã có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút COVID-19. Tạ ơn Chúa, tôi đang nghỉ ngơi thoải mái và được chăm sóc y tế tuyệt vời. Xin hãy cầu nguyện cho tôi khi tôi bắt đầu hồi phục. Chúng ta hãy tin tưởng vào Chúa Quan Phòng. Xin Chúa phù hộ anh chị em.”

Đức Hồng Y Raymond Leo Burke sinh ngày 30 tháng 6 năm 1948, năm nay 73 tuổi, là một giám mục Mỹ. Hiện nay ngài là vị lãnh đạo tinh thần của Dòng Malta. Ngài đã lãnh đạo Tổng giáo phận St. Louis từ năm 2004 đến năm 2008 và Giáo phận La Crosse từ năm 1995 đến năm 2004. Từ tháng 6 năm 2008 đến tháng 11 năm 2014, ngài là Chánh Tòa Tối Cao Pháp Viện Tòa Thánh.

Là một luật sư giáo luật, Đức Hồng Y Burke thường được coi là tiếng nói truyền thống trong số các Giám Mục Công Giáo. Ngài đã tạo dựng được danh tiếng là một nhà lãnh đạo bảo thủ khi phục vụ ở La Crosse và St. Louis. Đức Hồng Y Burke là người cổ vũ chính cho Thánh lễ Latinh Truyền thống. Ngài thường xuyên dâng lễ và phong chức cho các linh mục theo các nghi lễ truyền thống.

Trong cuốn The Next Pope, nghĩa là Vị Giáo Hoàng Tiếp Theo, Edward Pentin, ký giả kỳ cựu về Vatican của National Catholic Register của đài truyền hình Công Giáo Hoa Kỳ EWTN nhận định rằng Đức Hồng Y Burke là một papabili, tức là một ứng viên sáng giá cho ngôi Giáo Hoàng trong Cơ Mật Viện tiếp theo.
Source:Catholic News Agency
 
Đức Tổng Giám Mục Henryk Hoser, đặc sứ của Đức Giáo Hoàng tại Medjugorje, đã qua đời
Đặng Tự Do
07:44 15/08/2021


Đức Tổng Giám Mục Henryk Hoser, Đặc Sứ của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Medjugorje, đã qua đời ở tuổi 78.

Một thông báo của Hội đồng giám mục Ba Lan cho biết: Đức Tổng Giám Mục đã qua đời trong một bệnh viện ở Warsaw vào ngày 13 tháng 8 sau một thời gian dài bị bệnh nặng.

Đức Cha Hoser từng là giám mục của Warszawa-Praga ở Ba Lan từ năm 2008 đến năm 2017. Tháng 2 năm 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô giao cho ngài trách vụ giám sát tình hình mục vụ của Medjugorje, địa điểm được cho là Đức Mẹ đã hiện ra ở Bosnia và Herzegovina.

Đức Cha Hoser nguyên là một bác sĩ y khoa, trước khi bước vào cuộc sống tu trì, sau đó trở thành một nhà truyền giáo ở Phi Châu trong hơn hai thập kỷ, và đã lãnh đạo nhóm đạo đức sinh học cho hội đồng giám mục Ba Lan.

Sinh tại Warsaw vào năm 1942, cậu bé Hoser chỉ mới chập chững biết đi khi cha và ông của ngài qua đời trong Cuộc nổi dậy Warsaw chống lại sự chiếm đóng của Đức Quốc Xã.

Năm 17 tuổi, ngài được vào học Y khoa tại Warsaw, nơi ngài lấy bằng y khoa năm 1966. Ngài làm bác sĩ ở Ziębice trước khi bước vào đời tu.

Đức Cha Hoser gia nhập Hiệp hội Tông đồ Công Giáo, hay còn được gọi là Pallottines, vào năm 1969. Ngài được thụ phong linh mục ở tuổi 31 vào ngày 16 tháng 6 năm 1974.

Sau khi thụ phong, Cha Hoser làm linh mục truyền giáo ở Rwanda từ năm 1975 đến năm 1996. Ngài thành lập một trung tâm y tế ở Kigali, Rwanda vào năm 1978, và sau đó được bầu làm giám đốc trung tâm giám sát dịch bệnh AIDS.

Đức Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Cha Hoser làm sứ thần viếng thăm Rwanda ngay sau cuộc diệt chủng Rwanda năm 1994. Trong hai năm tiếp theo, Cha Hoser đến thăm các giáo phận Rwanda để giúp các linh mục đổi mới công việc mục vụ của họ sau cuộc Nội chiến Rwanda tàn khốc.

Khi trở về Âu châu, Cha Hoser từng là Giám Tỉnh Dòng Pallottines ở Pháp từ năm 1996 đến năm 2003 và Giám đốc Văn phòng Truyền giáo Pallottine ở Brussels, Bỉ vào năm 2004.

Đức Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Cha Hoser làm tổng giám mục và phụ tá thư ký của Thánh Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc vào năm 2005.

Đức Cha Hoser chọn khẩu hiệu Giám Mục là “Maior est Deus”, nghĩa là “Chúa vĩ đại hơn”. Đức Bênêđíctô XVI bổ nhiệm Đức Cha Hoser làm giám mục Warszawa-Praga vào năm 2008 và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cử ngài đến Medjugorje với tư cách là đặc sứ của Tòa thánh vào năm 2017.

Hai tháng sau khi được bổ nhiệm làm đặc phái viên, Đức Cha Hoser nói với các thành viên của báo chí rằng địa điểm này có nhiều biểu hiện chân thực về đức tin, và nhiều ơn gọi đã được tìm thấy ở đó. Tuy nhiên, ngài nói rõ rằng xác định cuối cùng về tính xác thực của cuộc hiện ra vẫn còn được xem xét.

Medjugorje nằm trong khu vực Herzegovina ở phía Tây của nước Bosnia và Herzegovina, cách thị trấn Mostar 25km về phiá Tây Nam và gần với biên giới Crotia. Sáu thanh niên, thiếu nữ nói đã thấy Đức Mẹ hiện ra tại Medjugorje vào ngày 24/06/1981. Từ đó dòng người lũ lượt đến hành hương địa điểm này để cầu nguyện với Đức Mẹ dưới hai tước hiệu là “Đức Mẹ Medjugorje” hay “Đức Mẹ là Nữ Vương Hòa Bình”. Đến nay đã có hơn 40 triệu người đến hành hương tại đây mặc dù giáo quyền địa phương đã điều tra và không nhìn nhận tính chất siêu nhiên của sự kiện.

Tháng Ba năm 2010, dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, Vatican đã thiết lập một ủy ban do Đức Hồng Y Ruini lãnh đạo để điều tra về các cuộc cho là Đức Mẹ hiện ra tại Medjugorje. Cuộc điều tra đã chấm dứt vào ngày 18 tháng Giêng 2014.

Hôm 16 tháng 5, 2017, tờ Vatican Insider, một tờ báo được coi là thạo các tin nội bộ của Tòa Thánh đã gây sửng sốt cho nhiều người khi tường thuật rằng Ủy ban do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 thành lập để nghiên cứu các cuộc hiện ra của Đức Maria tại Medjugorje, Bosnia-Herzegovina, đã bỏ phiếu đồng thuận rằng bẩy cuộc hiện ra của Đức Mẹ trong khoảng thời gian từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1981 là chân thật.

Tuy nhiên, các thành viên trong ủy ban điều tra tỏ ra nghi ngờ về hàng ngàn những thị kiến được cho là đã xảy ra kể từ sau ngày 4 tháng 7 năm 1981, và được cho là vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Hai trong số 17 thành viên của ủy ban cho rằng những thị kiến được cho là đã xảy ra sau ngày 4 tháng 7 năm 1981 không phải là siêu nhiên, trong khi 15 thành viên khác nói rằng họ không thể đưa ra các phán quyết.

Sau các báo cáo của Đức Cha Hoser, ngày 12 tháng 5, 2019 Đức Thánh Cha đã chính thức cho phép tổ chức các phái đoàn hành hương về Medjugorje.
Source:Catholic News Agency
 
Tối cao Pháp viện nhiệm kỳ mới thân thiện với tôn giáo
Vũ Văn An
17:50 15/08/2021

Theo Russell Shaw (https://aleteia.org/2021/08/13/the-new-religion-friendly-supreme-court/), các hành động gần đây của Tối cao Pháp viện Hoa kỳ phản ảnh sự kiện này: việc thực thi quyền tự do tôn giáo quả đã được ghi trong Tu chính án Thứ nhất của Hiến pháp.



Russell đặt câu hỏi: Tối cao Pháp viện có bán đứng tôn giáo không? Ông cho rằng bạn có thể được miễn thứ khi suy nghĩ như vậy nếu tất cả những gì bạn vẫn phải tiếp tục chứng kiến là tiếng kêu la phản đối việc làm của Pháp viện trong nhiệm kỳ trước. Và ngược lại lúc này, sự phản đối của phe tả ngày càng trở nên gay gắt hơn do dự cảm của họ về một nhiệm kỳ mới với nghị trình phá thai và tài trợ cho các trường tôn giáo.

Tuy nhiên, các hành động thân thiện với tôn giáo của Pháp viện chỉ phản ảnh sự kiện này là, không giống như các tuyên bố được cổ vũ nhân danh một số chính nghĩa thân thiết của cánh tả, quyền tự do tôn giáo đã được ghi trong Tu chính án Thứ nhất của Hiến pháp cùng với các quyền cơ bản khác như tự do ngôn luận và tự do hội họp.

Phán quyết về quyền tự do tôn giáo đáng chú ý nhất của Tối cao Pháp viện là phán quyết nhất trí ngày 17 tháng 6 trong vụ Fulton kiện Philadelphia. Phán quyết này nói rằng thành phố đã sai lầm trong việc loại cơ quan dịch vụ xã hội Công Giáo địa phương ra khỏi chương trình chăm nuôi trẻ em vì đã từ chối việc cho các cặp đồng tính nhận chăm nuôi trẻ em.

Nhưng không hề có nghĩa đó là trường hợp duy nhất, trong đó, các thẩm phán đã đứng về phía tôn giáo. Nhiều lần họ đã đảo ngược các hạn chế của chính phủ liên quan đến đại dịch đối với các buổi lễ tôn giáo nghiêm ngặt hơn so với những hạn chế áp đặt lên các doanh nghiệp thương mại. Và sau đó, họ đã lật ngược phán quyết của tòa án cấp thấp hơn duy trì các nỗ lực buộc nông dân Amish ở Minnesota phải sử dụng kỹ thuật hiện đại - trái với các xác tín tôn giáo của họ - trong việc loại nước thải.

Nhìn về tương lai, các thẩm phán đã đồng ý xét xử một kháng cáo về quyền tự do tôn giáo khác trong nhiệm kỳ bắt đầu từ ngày 4 tháng 10. Và một vài tuần sau đó - ngày chưa được ấn định khi viết bài này – Pháp viện sẽ thụ lý một vụ phá thai từ Mississippi (Dobbs kiện Cơ quan Y tế Phụ nữ Jackson), mặc dù không liên quan đến việc thực thi tự do, nhưng rõ ràng là rất được nhiều cơ quan tôn giáo quan tâm.

Một loạt các bản góp ý kiến thuận lợi (amicus curiae), phần nhiều từ các nguồn Giáo Hội, kể cả Công Giáo, đã được đệ trình trong vụ Dobbs - không có gì ngạc nhiên, khi cả hai bên đều tin rằng nó có thể khiến Tối cao Pháp viện lật ngược phán quyết Roe kiện Wade tức phán quyết năm 1973 lần đầu tiên hợp pháp hóa việc phá thai.

Vụ tự do thực thi (Carson kiện Makin) phát xuất từ tiểu bang Maine, và giống như vụ Dobbs có khả năng tạo ra một phán quyết mang tính bước ngoặt - ở đây, về vấn đề rắc rối của việc tài trợ các trường tôn giáo. Ở một tiểu bang mà hơn nửa số khu học chánh không có trường trung học công lập, bộ giáo dục của Maine đã cấp học phí cho các học sinh theo học tại các trường công lập hoặc tư thục, trong hoặc ngoài tiểu bang, nhưng yêu cầu trường tư phải “không theo giáo phái” nào mói để đủ điều kiện nhận tài trợ.

Các phụ huynh muốn gửi con cái họ đến các trường Kitô giáo đã phản đối chính sách trên, nhưng Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ Thứ nhất vào tháng 10 năm ngoái đã chấp thuận việc từ chối tài trợ học phí cho bất cứ trường nào “quảng bá hệ thống đức tin hoặc niềm tin mà nó được liên kết và / hoặc trình bày tài liệu giảng dạy qua lăng kính của đức tin này”. Các bậc phụ huynh nói rằng điều này phản ảnh một "học thuyết hèn hạ" kỳ thị tôn giáo.

Trong một chuyên mục gần đây của New York Times, Linda Greenhouse, một tiếng nói đáng tin cậy của quan điểm tự do về các vấn đề của Tối cao Pháp viện, lập luận rằng điều các thẩm phán làm gần đây tương đương với việc trao cho tôn giáo tư thế “tối huệ quốc”.

Theo một nghĩa hẹp, Greenhouse có thể đúng. Nhưng theo nghĩa rộng hơn, hành động của Pháp viện không dựa vào vụ kiện năm 1993 ít người biết đến có tên là Giáo Hội của Lukumi Babalu Aye kiện Hialeah mà Greenhouse đã viện dẫn nhưng theo lời lẽ của Tu chính án Thứ nhất cấm hành động của chính phủ trừng phạt việc thực thi quyền tự do tôn giáo.

Nếu Pháp viện thực sự muốn dấn thân vào việc thở hơi sống mới vào việc tự do thực thi quyền tự do tôn giáo, thì điều đó đáng được ăn tôn vinh bất chấp những tiếng rên rỉ từ phe tả thế tục.
 
VietCatholic TV
Hình ảnh ngoạn mục Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tại Ba Lan. Y tá Đức thay trời hành đạo gây chấn động
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:59 15/08/2021


1. Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời tại Ba Lan

Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời 15 tháng Tám là một trong 13 ngày quốc lễ trong một năm của Ba Lan. Ngay cả trong thời kỳ cộng sản, ngày 15 tháng Tám vẫn là một ngày quốc lễ, mặc dù bọn cầm quyền cộng sản lúc đó gọi là ngày Các Lực Lượng Vũ Trang Ba Lan để kỷ niệm cuộc chiến tại Warsaw vào năm 1920.

Thông tấn xã KAI của Công Giáo Ba Lan cho rằng giải thích của bọn cầm quyền cộng sản chỉ là một lối giải thích miễn cưỡng. Cộng sản không muốn gọi ngày 15 tháng Tám là ngày Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, nhưng cũng không dám mừng ngày Các Lực Lượng Vũ Trang Ba Lan một cách trọng thể vì sợ mất lòng Liên Sô. Cho nên, trong suốt thời cộng sản, ngày 15 tháng Tám, ngày cộng sản gọi là ngày Các Lực Lượng Vũ Trang Ba Lan, không có các cuộc diễn binh, diễn hành trên đường phố, dân chúng được nghỉ ngơi đi nhà thờ, không phải tham gia các cuộc mít-tinh nào cả.

Năm 1920, hồng quân Liên Sô tấn công Ba Lan. Quân Ba Lan liên tục rút chạy tán loạn trước sức tấn công vũ bão của đối phương. Trước đại họa đất nước bị chìm trong họa vô thần, hàng giáo sĩ Ba Lan kêu gọi anh chị em cầu nguyện đặc biệt với Đức Mẹ nhất là khi gần đến ngày Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Ngày 12 tháng Tám, 1920, hồng quân Liên Sô do Nguyên Soái Mikhail Tukhachevsky lãnh đạo tạo thành 2 gọng kềm tiến đánh thủ đô Warsaw và thành phố Modlin Fortress. Tình thế gần như tuyệt vọng đối với người Ba Lan.

Tuy nhiên, một ngày sau Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, là ngày 16 tháng Tám, 1920, tướng Józef Piłsudski của Ba Lan mở cuộc phản công từ phía Nam thủ đô Warsaw. Hồng quân Liên Sô đại bại, rút chạy tán loạn về phía Đông liều lĩnh bơi qua sông Neman để thoát thân. Trong một ngày duy nhất, hơn 10,000 quân Liên Sô tử trận, 500 bị mất tích dưới dòng sông Neman đang chảy như thác lũ, 30,000 quân nhân bị thương và trầm trọng nhất là 66,000 quân nhân bị bắt sống tại mặt trận. Tướng Józef Piłsudski, một quân nhân chuyên nghiệp, đã tạo ra một chiến công hiển hách lưu danh hậu thế. Nhưng ông là một người khiêm nhường, và đầy đức tin. Ông cho rằng chính nhờ Đức Mẹ và niềm tin vào Đức Mẹ mà quân Ba Lan từ tình trạng đang xuống tinh thần trầm trọng đã có thể đánh một trận oai hùng như vậy.

Thừa thắng xông lên, quân Ba Lan lần lượt thắng hết trận này sang trận khác, quét sạch quân Liên Sô ra khỏi bờ cõi đất nước. Cuối năm đó, Lênin đã phải nuốt nhục ký hiệp ước với Ba Lan.

Đại sứ Anh quốc tại Ba Lan là ông Edgar Vincent nhận xét rằng cuộc chiến ngày 16 tháng Tám, 1920 là cột mốc lịch sử. Nhờ cuộc chiến đó, phần còn lại của Âu Châu đã thoát khỏi mưu đồ bành trướng chủ nghĩa cộng sản của Lênin.

2. Thay trời hành đạo: Y tá Đức tráo vắc xin bằng nước muối

Một y tá bị tình nghi là người chống vắc xin đã bị buộc tội tiêm hàng nghìn mũi tiêm giả chỉ toàn là nước muối thay vì vắc xin thiệt.

Thay vì nhận được vắc-xin Covid-19, khoảng 8600 người Đức có thể đã được tiêm một liều dung dịch muối, cảnh sát Đức đã cho biết như trên.

Các nhà chức trách cho rằng nữ y tá này đã “có động cơ chống lại việc tiêm chủng”.

Một chính trị gia địa phương cho biết ông “hoàn toàn bị sốc” trước vụ việc này.

Trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 năm nay, một nữ y tá của Hội Chữ thập đỏ đã thực hiện hàng nghìn mũi chích ngừa tại một trung tâm tiêm chủng hàng loạt ở thị trấn Roffhausen, gần Bremen thuộc vùng Friesland, miền bắc nước Đức.

Trong khi chuẩn bị vắc-xin và ống tiêm tại trung tâm tiêm chủng địa phương, y tá này đã trút dung dịch vắc-xin khỏi các lọ thuốc và thay thế bằng nước muối trước khi tiêm cho những người muốn tiêm.

Sven Ambrosy, viên chức quận Friesland, cho biết trong một bài đăng trên Facebook.

“Hôm nay, tôi có nhiệm vụ đáng buồn là phải thông báo cho khoảng 8600 người có khả năng bị ảnh hưởng rằng tôi không thể loại trừ khả năng họ có thể đã tiêm nước muối thay vì tiêm vắc xin COVID-19”

“Tôi hoàn toàn bị sốc trước vụ việc,” anh nói.

Bất kỳ ai đã nhận được mũi tiêm tại trung tâm tiêm chủng Roffhausen trong khoảng thời gian từ ngày 3 tháng 3 đến ngày 20 tháng 4 đều được khuyến khích gọi cho chính quyền địa phương để xem họ có cần tiêm mũi lại hay không.

Theo trang web Euronews, cảnh sát địa phương đã tìm thấy các quan điểm chống tiêm chủng trên điện thoại của y tá, bao gồm cả trong các tin nhắn WhatsApp của cô ấy.

Tại Texas, Hoa Kỳ, nữ y tá Jennifer Bridges lãnh đạo một nhóm 116 nhân viên y tế khác từ chối không chịu chích vắc xin COVID-19 vì cho rằng nó sẽ có những tác dụng phụ lâu dài. Bệnh viện Houston Methodist buộc họ phải nghỉ việc hai tuần không lương. Jennifer Bridges và 116 nhân viên y tế này đã kiện bệnh viện ra tòa nhưng thất bại.

Tin nhắn trên WhatsApp cho thấy người y tá Đức có cùng quan điểm với nhóm của nữ y tá Jennifer Bridges.

Claudia Schröder, phó trưởng nhóm coronavirus ở bang Lower Saxony, bao trùm quận Friesland, cho biết: “Các cuộc điều tra của cảnh sát cho thấy người này có động cơ phản đối việc tiêm chủng”.

“Vì cô ấy vẫn giữ im lặng với cảnh sát, chúng tôi không biết liệu cô ấy có bị thao túng ở mức độ nào trong giai đoạn này hay không.

Dung dịch nước muối không có hại. Tuy nhiên, nó cũng không bảo vệ chống lại Covid-19.

Hiện tại, chỉ có 56% người Đức được tiêm chủng đầy đủ.


Source:News.com.au

3. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã có dự án viếng thăm Cộng hòa Slovak.

Cựu đại sứ Slovak cạnh Tòa Thánh, ông Jozef Dravecky, 74 tuổi, tiết lộ rằng hồi năm 2013, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã có dự án viếng thăm Cộng hòa Slovak nhân kỷ niệm 1,150 năm thánh Cirillo và Metodio đến truyền giáo tại lãnh thổ nay thuộc cộng hòa Slovak.

Nhiều người cho rằng Đức Thánh Cha có vẻ quyết định đột ngột, khi thông báo quyết định viếng thăm Slovak, sau khi kết thúc Đại hội Thánh Thể Quốc tế thứ 52, tại Budapest, Hung Gia Lợi.

Ông Dravecky kể lại khi còn làm đại sứ cạnh Tòa Thánh từ năm 2007 đến 2013, ông đã đích thân vận động xin Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đến thăm Slovak, vào năm 2013. Nhưng đứng trước tình trạng sức khỏe suy yếu của ngài, dự án viếng thăm được dời lại một năm. Rồi sau đó dự án lại đụng với cuộc viếng thăm của ngài tại Libăng, hồi tháng Chín năm 2012. Tiếp đến trước khi đi tới việc ấn định chắc chắn thời điểm viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thì xảy ra quyết định thoái vị của ngài, ngày 11 tháng Hai năm 2013.

Theo cựu đại sứ Dravecky, sự việc cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Slovak chỉ được chính thức thông báo trước hơn hai tháng, chứng tỏ Đức Thánh Cha đã có dự tính trước sẽ viếng thăm nước này. Ông nghĩ rằng “có lẽ ngài thấy có những vấn đề trong Giáo hội tại Slovak, điều mà chúng ta không biết toàn bộ. Hoặc có lẽ Slovak là một nước tiêu biểu, đang bị đe dọa vì những cám dỗ tân thời hiện nay”.

Trong dịp viếng thăm tại Vatican, ngày 14/12 năm ngoái, bà Tổng thống Zuzana Caputova, đã mời Đức Thánh Cha Phanxicô đến viếng thăm. Tiếp đến, trên chuyến bay từ Iraq trở về Vatican, ngày 8/3 năm nay, Đức Thánh Cha cho các ký giả cùng đi với ngài rằng ngài sẽ đến Hung Gia Lợi để bế mạc Đại hội Thánh Thể, và vì Slovak chỉ cách thủ đô Hung Gia Lợi 2 giờ xe hơi, vậy tại sao không thể đến thăm!

Tối thứ Ba 10 tháng 8 vừa qua, đài truyền hình Slovak cho biết chính phủ nước này đã dành gần 5 triệu rưỡi Euro cho cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha. Ngoài ra, chính phủ cũng chấp thuận việc sử dụng 1,300 binh sĩ để bảo đảm an ninh trật tự trong những ngày ngài thăm viếng Slovak. Các quân nhân sẽ được sự hỗ trợ của cảnh sát.
Source:Vatican News
 
Hung tin: Hồng Y sáng giá cho ngôi Giáo Hoàng tương lai phải vào bệnh viện, đang phải thở bằng máy
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:41 15/08/2021


1. Hung tin: Hồng Y sáng giá cho ngôi Giáo Hoàng tương lai phải vào bệnh viện, đang phải thở bằng máy

Đức Hồng Y Raymond Leo Burke đã được khẩn cấp đưa vào bệnh viện và đang phải sử dụng một máy thở khi ngài chiến đấu với các biến chứng tai hại của COVID-19. Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cho biết như trên dựa theo một tweet cập nhật về tình trạng của ngài được công bố trên tài khoản Twitter của Đức Hồng Y vào tối thứ Bảy 14 tháng 8 theo giờ địa phương, tức là sáng Chúa Nhật theo giờ Việt Nam.

Dòng tweet đưa tin: “Đức Hồng Y Burke đã được đưa vào bệnh viện vì COVID-19 và đang được hỗ trợ bằng máy thở. Các bác sĩ cảm thấy khích lệ vì sức khoẻ của ngài có tiến triển. Đức Hồng Y đã siêng năng lần chuỗi Mân Côi cho những người bị vi rút. Trong đêm Canh thức lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời này, chúng ta hãy lần chuỗi Mân Côi cho ngài”.

Một báo cáo hôm thứ Bảy trên tờ St. Louis Post-Dispatch cho biết vị Hồng Y, sống ở Rôma, bị ốm khi đến thăm Wisconsin, nơi ngài đã trải qua thời thơ ấu.

Giữa những tin đồn rằng ngài bị đau nặng, vị Hồng Y 73 tuổi và tổng giám mục danh dự của St. Louis đã xác nhận vào ngày 10 tháng 8 rằng ngài đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Trong tweet vào ngày đó, ngài viết:

“Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô! Tôi muốn thông báo với anh chị em rằng gần đây tôi đã có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút COVID-19. Tạ ơn Chúa, tôi đang nghỉ ngơi thoải mái và được chăm sóc y tế tuyệt vời. Xin hãy cầu nguyện cho tôi khi tôi bắt đầu hồi phục. Chúng ta hãy tin tưởng vào Chúa Quan Phòng. Xin Chúa phù hộ anh chị em.”

Đức Hồng Y Raymond Leo Burke sinh ngày 30 tháng 6 năm 1948, năm nay 73 tuổi, là một giám mục Mỹ. Hiện nay ngài là vị lãnh đạo tinh thần của Dòng Malta. Ngài đã lãnh đạo Tổng giáo phận St. Louis từ năm 2004 đến năm 2008 và Giáo phận La Crosse từ năm 1995 đến năm 2004. Từ tháng 6 năm 2008 đến tháng 11 năm 2014, ngài là Chánh Tòa Tối Cao Pháp Viện Tòa Thánh.

Là một luật sư giáo luật, Đức Hồng Y Burke thường được coi là tiếng nói truyền thống trong số các Giám Mục Công Giáo. Ngài đã tạo dựng được danh tiếng là một nhà lãnh đạo bảo thủ khi phục vụ ở La Crosse và St. Louis. Đức Hồng Y Burke là người cổ vũ chính cho Thánh lễ Latinh Truyền thống. Ngài thường xuyên dâng lễ và phong chức cho các linh mục theo các nghi lễ truyền thống.

Trong cuốn The Next Pope, nghĩa là Vị Giáo Hoàng Tiếp Theo, Edward Pentin, ký giả kỳ cựu về Vatican của National Catholic Register của đài truyền hình Công Giáo Hoa Kỳ EWTN nhận định rằng Đức Hồng Y Burke là một papabili, tức là một ứng viên sáng giá cho ngôi Giáo Hoàng trong Cơ Mật Viện tiếp theo.
Source:Catholic News Agency

2. Đức Tổng Giám Mục Henryk Hoser, đặc sứ của Đức Giáo Hoàng tại Medjugorje, đã qua đời

Đức Tổng Giám Mục Henryk Hoser, Đặc Sứ của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Medjugorje, đã qua đời ở tuổi 78.

Một thông báo của Hội đồng giám mục Ba Lan cho biết: Đức Tổng Giám Mục đã qua đời trong một bệnh viện ở Warsaw vào ngày 13 tháng 8 sau một thời gian dài bị bệnh nặng.

Đức Cha Hoser từng là giám mục của Warszawa-Praga ở Ba Lan từ năm 2008 đến năm 2017. Tháng 2 năm 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô giao cho ngài trách vụ giám sát tình hình mục vụ của Medjugorje, địa điểm được cho là Đức Mẹ đã hiện ra ở Bosnia và Herzegovina.

Đức Cha Hoser nguyên là một bác sĩ y khoa, trước khi bước vào cuộc sống tu trì, sau đó trở thành một nhà truyền giáo ở Phi Châu trong hơn hai thập kỷ, và đã lãnh đạo nhóm đạo đức sinh học cho hội đồng giám mục Ba Lan.

Sinh tại Warsaw vào năm 1942, cậu bé Hoser chỉ mới chập chững biết đi khi cha và ông của ngài qua đời trong Cuộc nổi dậy Warsaw chống lại sự chiếm đóng của Đức Quốc Xã.

Năm 17 tuổi, ngài được vào học Y khoa tại Warsaw, nơi ngài lấy bằng y khoa năm 1966. Ngài làm bác sĩ ở Ziębice trước khi bước vào đời tu.

Đức Cha Hoser gia nhập Hiệp hội Tông đồ Công Giáo, hay còn được gọi là Pallottines, vào năm 1969. Ngài được thụ phong linh mục ở tuổi 31 vào ngày 16 tháng 6 năm 1974.

Sau khi thụ phong, Cha Hoser làm linh mục truyền giáo ở Rwanda từ năm 1975 đến năm 1996. Ngài thành lập một trung tâm y tế ở Kigali, Rwanda vào năm 1978, và sau đó được bầu làm giám đốc trung tâm giám sát dịch bệnh AIDS.

Đức Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Cha Hoser làm sứ thần viếng thăm Rwanda ngay sau cuộc diệt chủng Rwanda năm 1994. Trong hai năm tiếp theo, Cha Hoser đến thăm các giáo phận Rwanda để giúp các linh mục đổi mới công việc mục vụ của họ sau cuộc Nội chiến Rwanda tàn khốc.

Khi trở về Âu châu, Cha Hoser từng là Giám Tỉnh Dòng Pallottines ở Pháp từ năm 1996 đến năm 2003 và Giám đốc Văn phòng Truyền giáo Pallottine ở Brussels, Bỉ vào năm 2004.

Đức Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Cha Hoser làm tổng giám mục và phụ tá thư ký của Thánh Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc vào năm 2005.

Đức Cha Hoser chọn khẩu hiệu Giám Mục là “Maior est Deus”, nghĩa là “Chúa vĩ đại hơn”. Đức Bênêđíctô XVI bổ nhiệm Đức Cha Hoser làm giám mục Warszawa-Praga vào năm 2008 và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cử ngài đến Medjugorje với tư cách là đặc sứ của Tòa thánh vào năm 2017.

Hai tháng sau khi được bổ nhiệm làm đặc phái viên, Đức Cha Hoser nói với các thành viên của báo chí rằng địa điểm này có nhiều biểu hiện chân thực về đức tin, và nhiều ơn gọi đã được tìm thấy ở đó. Tuy nhiên, ngài nói rõ rằng xác định cuối cùng về tính xác thực của cuộc hiện ra vẫn còn được xem xét.

Medjugorje nằm trong khu vực Herzegovina ở phía Tây của nước Bosnia và Herzegovina, cách thị trấn Mostar 25km về phiá Tây Nam và gần với biên giới Crotia. Sáu thanh niên, thiếu nữ nói đã thấy Đức Mẹ hiện ra tại Medjugorje vào ngày 24/06/1981. Từ đó dòng người lũ lượt đến hành hương địa điểm này để cầu nguyện với Đức Mẹ dưới hai tước hiệu là “Đức Mẹ Medjugorje” hay “Đức Mẹ là Nữ Vương Hòa Bình”. Đến nay đã có hơn 40 triệu người đến hành hương tại đây mặc dù giáo quyền địa phương đã điều tra và không nhìn nhận tính chất siêu nhiên của sự kiện.

Tháng Ba năm 2010, dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, Vatican đã thiết lập một ủy ban do Đức Hồng Y Ruini lãnh đạo để điều tra về các cuộc cho là Đức Mẹ hiện ra tại Medjugorje. Cuộc điều tra đã chấm dứt vào ngày 18 tháng Giêng 2014.

Hôm 16 tháng 5, 2017, tờ Vatican Insider, một tờ báo được coi là thạo các tin nội bộ của Tòa Thánh đã gây sửng sốt cho nhiều người khi tường thuật rằng Ủy ban do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 thành lập để nghiên cứu các cuộc hiện ra của Đức Maria tại Medjugorje, Bosnia-Herzegovina, đã bỏ phiếu đồng thuận rằng bẩy cuộc hiện ra của Đức Mẹ trong khoảng thời gian từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1981 là chân thật.

Tuy nhiên, các thành viên trong ủy ban điều tra tỏ ra nghi ngờ về hàng ngàn những thị kiến được cho là đã xảy ra kể từ sau ngày 4 tháng 7 năm 1981, và được cho là vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Hai trong số 17 thành viên của ủy ban cho rằng những thị kiến được cho là đã xảy ra sau ngày 4 tháng 7 năm 1981 không phải là siêu nhiên, trong khi 15 thành viên khác nói rằng họ không thể đưa ra các phán quyết.

Sau các báo cáo của Đức Cha Hoser, ngày 12 tháng 5, 2019 Đức Thánh Cha đã chính thức cho phép tổ chức các phái đoàn hành hương về Medjugorje.
Source:Catholic News Agency

3. Thánh lễ an táng cho Cha Oliver Maire

Như chúng tôi đã loan tin, Cha Oliver Maire, Giám Tỉnh dòng Monfort ở Pháp, đã bị một người di dân Rwanda 40 tuổi mà ngài nuôi dưỡng giết chết. Người di dân này đã từng đốt nhà thờ chính tòa giáo phận Nantes, hồi tháng Bảy năm ngoái, nhưng vẫn được cha Olivier cho tá túc trong cộng đoàn, trong khi chờ đợi các giới chức điều tra trước khi ra tòa.

Hiện diện trong thánh lễ, do Đức Tổng Giám Mục Eric de Moulins-Beaufort, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, chủ sự có Đức Cha Francois Jacolin là giám mục giáo phận Lucon sở tại, đại diện chính phủ Pháp, là ông Eirc Dupont Moretti, Bộ trưởng tư pháp, nhiều giới chức chính quyền và đại biểu quốc hội, cũng như các thân nhân, tín hữu và các tu sĩ dòng thánh Montfort, và Đức ông Andrea Ferrante, Đại diện Đức Sứ thần Tòa Thánh tại Pháp. Nhiều tín hữu tham dự thánh lễ qua màn hình lớn từ bên ngoài thánh đường.

Đầu thánh lễ, Đức cha Jacolin nói rằng “Thứ Hai vừa qua, cha Olivier Maire, đã chết tại đây như một vị tử đạo vì lòng bác ái. Hôm nay, chúng ta tháp tùng cha trong Vương cung thánh đường Saint-sur-Sèvre, nơi cha vẫn thích cầu nguyện và mặc niệm”.

Cha Daniel Busnel, Cố vấn tỉnh dòng thánh Montfort, đã kể lại tiểu sử cha Olivier, một người đơn sơ, rất dễ gặp gỡ, có tinh thần hài hước và rất huynh đệ. Cha Luiz Augusta Stefani, người Brazil, Bề trên Tổng quyền dòng thánh Montfort cũng lên tiếng và nói đến tình liên đới từ các nơi mà toàn dòng nhận được, sau khi hay tin cha Olivier bị sát hại.

Trong bài giảng thánh lễ, cha Robert Chapotte, Phó giám tỉnh Tỉnh Dòng thánh Montfort ở Pháp đã diễn giải bài Tin mừng theo thánh Gioan và chú ý đến sự ngạc nhiên của Chúa Giêsu vì sự sợ hãi của các môn đệ, sau khi Chúa làm cho sóng yên biển lặng trên biển Galilea. Cha nói: “Đi qua bờ bên kia? Sống trong bão tố? Cha Olivier đã trải qua điều đó như cha đã nói. Cha đã thú nhận sự sợ hãi trong nhiều bờ bên kia ấy mà cuộc sống thừa sai đã làm cho cha cơ hội khám phá, đặc biệt tại Haiti, Uganda, Phi châu”.
Source:Farodi Roma
 
Sống sót vi rút, các tín hữu rước kiệu Đức Mẹ trên sông, cầu kinh vang vọng cả một vùng sông nước
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:03 15/08/2021


1. Sống sót virus độc địa, người Công Giáo rước kiệu tạ ơn Đức Mẹ trên sông Seehusen

Tử vong tại Luxembourg, hay còn gọi là Lục Xâm Bảo, tính đến ngày 11 tháng 8, chỉ có 827 người, trong số 74,545 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ của ngày 11 tháng 8, có 61 trường hợp nhiễm bệnh mới và 2 trường hợp tử vong được ghi nhận.

Tính cho đến tháng 7 vừa qua, Luxembourg có 639,600 dân trong đó có 449,860 tín hữu Công Giáo, tức là chiếm hơn 70.4% dân số. Các con số thống kê hôm 11 tháng 8 cho thấy 398,474 người đã được tiêm vắc xin mũi thứ nhất, và 341,768 người đã được tiêm vắc xin mũi thứ hai.

Trong bối cảnh đó các thánh lễ và các nghi thức tôn giáo khác đã được tái tục từ tháng Hai năm nay sau đợt lockdown nghiêm nhặt từ 26 tháng 12 đến mùng 10 tháng Giêng.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây có thể là cảnh tượng nhiều người chưa từng thấy bao giờ. Đó là cảnh tượng người dân ở làng Seehusen rước kiệu trên sông mừng Lễ Ðức Maria Hồn Xác Lên Trời. Tại làng Seehusen, dân số hầu như toàn tòng Công Giáo.

Hàng năm, cứ đến gần ngày Lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, nhiều du khách kéo đến vùng này để tham gia hay ít nhất là có cơ hội ngắm một cảnh tượng thật hùng vĩ khi hàng trăm chiếc thuyền lớn nhỏ bao quanh một con thuyền lớn. Trên con thuyền lớn đó, cha chánh xứ cử hành thánh lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.

Tiếng cầu kinh, những bài thánh ca và những lời cầu nguyện vang vọng cả một vùng sông nước.

Giáo Hội Luxembourg chỉ có một tổng giáo phận duy nhất là tổng giáo phận Luxembourg được coi sóc bởi 186 linh mục, 8 vị phó tế vĩnh viễn trong 275 giáo xứ. Bên cạnh đó còn có 67 nam tu sĩ không có chức linh mục và 343 nữ tu.

2. Lịch sử Lễ Ðức Maria Hồn Xác Lên Trời

Ngày 1 tháng 5 năm 1946, với Thông điệp “Deiparae Virgins” gửi các Giám mục khắp thế giới, Đức Piô thứ 12 cho biết từ năm 1840 đến năm 1940 những đơn thỉnh nguyện tâu xin Toà thánh định tín Mẹ Maria hồn xác lên trời đã đóng thành hai cuốn sách. Những đơn thỉnh nguyện này do các Đức Hồng Y, các Thượng phục Giáo chủ, các Giám mục, đặc biệt 200 Nghị phụ Công đồng Vatican thứ nhất, các linh mục, tu sĩ nam nữ, các trường Đại học, các đoàn thể và đông đảo giáo dân. Đức Thánh Cha xin các Đức Giám Mục cho ngài biết lòng sùng kính Đức Mẹ lên trời của hàng giáo sĩ, giáo dân của giáo phận các ngài và xin các ngài theo sự khôn ngoan xét đoán thế nào về việc tuyên tín.

Ngày mồng 1 tháng 11 năm 1950, Đức Piô thứ 12 ban hành thông điệp “Munificentissimus Deus” long trọng định tín Mẹ Maria linh hồn và xác lên trời là một tín điều buộc mọi người phải tin. Đại lược thông điệp bất hủ này là: Sau khi chúc tụng lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa đã yêu thương quan phòng làm êm dịu những khổ đau, đem lại niềm an ủi cho các dân tộc, Đức Thánh Cha nêu cao sự kiện ơn Chúa thương, dù giữa thời buổi nhiều người lầm lạc chân lý và nhân đức, vẫn có nhiều cách biểu lộ đức tin, lòng sùng mến Mẹ Maria và những con cái Mẹ vẫn được khuyến khích chiêm niệm những đặc ân của Mẹ. Thật vậy, từ muôn đời, Thiên Chúa đã đặc biệt yêu thương Mẹ và rồi ban cho Mẹ dạt dào những đặc ân mà Giáo hội nhận biết và khám phá ra. Nhưng thời đại của chúng ta đã được dành riêng để chiêm ngưỡng đặc ân Mẹ hồn xác lên trời.

Đức Piô thứ 12 quy định Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời là Lễ Trọng đặc biệt trong khắp Giáo hội cùng với luật buộc mọi người tham dự Thánh lễ. Năm 1970, Phụng vụ qui định lễ Mẹ lên trời là một lễ Đức Mẹ duy nhất có lễ Vọng vào chiều ngày 14 trước ngày chính lễ 15 tháng 8.

Đối với nhiều người Âu Châu, Lễ Ðức Maria Hồn Xác Lên Trời là một ví dụ về sự lạ lùng của lịch sử, qua đó người ta thấy được sự hiện diện kín đáo nhưng vô cùng hữu hiệu của Mẹ Thiên Chúa. Kẻ quyền thế muốn tước đoạt danh dự của Mẹ Maria đã bị hạ xuống khỏi tòa cao, như Mẹ đã tiên báo trong kinh Magnificat.

Ngày nay sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, nước Pháp vẫn tiếp tục đóng cửa nghỉ ngày 15 tháng 8 để tôn vinh Mẹ Maria. Danh vọng hão huyền mà một hoàng đế Napoléon đeo đuổi bằng cách hạ bệ Mẹ Thiên Chúa đã không kéo dài quá tám năm. Kể từ tháng 3-1814 sau khi hoàng đế Napoléon thoái vị và bị đày ra đảo Sante Hélène để sống những ngày còn lại của ông. Trong ăn năn sám hối, tên tuổi của ông vẫn được tiếp tục nhắc đến như một thiên tài cũng có, mà như một kẻ ngông cuồng thì nhiều hơn.

Trong khi đó Mẹ Maria vẫn tiếp tục ngự trị trong lòng người dân Âu châu, mặc dù họ có muốn tục hóa đến đâu đi nữa, thì trong lịch sử hàng năm của họ vẫn còn những dấu ấn không bao giờ tàn phai của Mẹ Thiên Chúa. Mãi mãi như Mẹ đã tiên báo trong kinh Magnificat : “Từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi là người có phúc”.

3. Không Kể Chúa Ba Ngôi, Quỷ Sợ Ai Nhất?

Nhân nói về quyền phép Đức Mẹ, xin được kể hầu quý vị và anh chị em câu chuyện “Không Kể Chúa Ba Ngôi, Quỷ Sợ Ai Nhất?”

Tại thành Marcasona nước Pháp, có một chàng thanh niên khô đạo, dám ngạo mạn khinh chê phép lần hạt Mân Côi mà Đức Mẹ đã truyền dạy thánh Đaminh phải cổ võ mọi người thi hành. Chúa đã để cho y bị quỷ ám để tỏ rõ uy quyền Đức Mẹ.

Các gia nhân phải khó khăn lắm mới đưa được anh ta đến với cha thánh Đaminh xin ngài trừ quỷ. Cha truyền đưa anh ta đến nhà thờ. Và trước mặt đông đảo giáo dân, cha thánh Đaminh lớn tiếng hỏi ma quỷ:

– Trên Thiên đàng, không kể Chúa Ba Ngôi, còn đấng nào mày sợ hơn cả?

Tên quỷ la hét, tru trếu ghê rợn, hắn nhất định không chịu trả lời. Cha Đaminh truyền cho nó phải nói sự thật. Nhưng hắn miễn cưỡng chỉ xin nói nhỏ vào tai cha Đaminh chứ không muốn cho mọi người nghe.

Cha Đaminh nhất định không chịu. Cha liền sấp mình xuống đất nài xin Đức Mẹ bắt ma quỷ nói công khai.

Ma quỷ tinh khôn và xảo quyệt đáo để, nó giả vờ khiêm nhường nói với cha:

– Chúng tôi là kẻ nói dối, xin ngài đừng tin. Xin ngài hãy nhờ các Thiên thần là những kẻ thật thà trả lời cho ngài biết.

Cha Đaminh đâu có chịu thua ma quỷ. Ngài sấp mình xuống trước tòa Đức Mẹ van nài Mẹ dùng quyền phép bắt ma quỷ phải xưng thú ra, để giáo dân biết rõ.

Nhận lời van xin của cha thánh Đaminh, Đức Mẹ thân hiện ra, cầm roi đánh tên quỷ bắt buộc ma quỷ phải nói ra sự thật. Bấy giờ hắn kêu la có vẻ hằn học tức tối với Đức Mẹ. Hắn biết rằng nói ra sự thật thì thiệt hại cho nó lắm, vì như thế người ta sẽ tôn kính Đức Mẹ hơn, và các linh hồn sẽ vuột khỏi tầm tay của hắn. Bất đắc dĩ ma quỷ phải to tiếng công khai rằng:

– Tất cả mọi người hãy lắng tai mà nghe: Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa có quyền phép gìn giữ, bảo vệ những ai tôn kính Ngài khỏi sa Hỏa ngục. Ai sùng kính yêu mến Ngài thật tình thì thoát khỏi tay chúng tao. Mỗi lời Bà ấy xin cùng Thiên Chúa thì thần thế và hiệu nghiệm hơn mọi lời các thánh. Ai sắp mất linh hồn sa Hỏa ngục mà kêu tên Mẹ Maria thế nào cũng được cứu giúp. Nếu không có Mẹ Maria giúp đỡ che chở, thì đạo Công Giáo đã phải vô cùng khốn đốn, khó lòng mà đứng vững được trước sức tấn công như vũ bão của chúng tao. Bà ấy ban cho những ai siêng năng lần chuỗi Mân Côi được khỏi sự dữ, được ơn ăn năn thống hối mọi tội và được về Thiên đàng.

Bấy giờ cha thánh Đaminh bảo tất cả mọi người đọc kinh Mân Côi thật chậm và thật sốt sắng. Và một sự lạ đã xảy ra, sau mỗi kinh Kính Mừng mà cha Đaminh và dân chúng đọc chung với nhau, thì một nhóm ma quỷ xuất ra từ thân xác khốn khổ của người đó, dưới hình dạng những cục than đỏ. Khi bọn quỷ ám xuất ra hết, thì người lạc giáo ấy hoàn toàn trở lại bình thường.