Phụng Vụ - Mục Vụ
Tỉnh thức để sẵn sàng đón Chúa đến bất ngờ
Lm. Đan Vinh
00:09 02/08/2022
CHÚA NHẬT 19 THƯỜNG NIÊN C
Kn 18,6-9; Dt 11,1-2.8-19; Lc 12,32-48
TỈNH THỨC ĐỂ SẴN SÀNG ĐÓN CHÚA ĐẾN BẤT NGỜ
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG : Lc 12,32-48
(32) “Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em. (33) Hãy bán của cải mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá. (34) Vì kho tàng của anh em ở đâu, thì lòng anh em cũng ở đó”. (35) Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. (36) Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay. (37) Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ. Thầy bảo thật anh em: chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ”. (38) “Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về, mà còn thấy họ tỉnh thức như vậy, thì thật là phúc cho họ. (39) Anh em hãy biết điều này: Nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông đã không để nó khoét vách nhà mình đâu. (40) Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến”. (41) Bấy giờ ông Phê-rô hỏi: “Lạy Chúa, Chúa nói dụ ngôn này cho chúng con hay cho tất cả mọi người?”. (42) Chúa đáp: “Vậy thì ai là người quản gia trung tín, khôn ngoan, mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở, để cấp phát phần thóc gạo đúng giờ đúng lúc. (43) Khi chủ về mà thấy đầy tớ ấy đang làm như vậy, thì thật là phúc cho anh ta. (44) Thầy bảo thật anh em, ông sẽ đặt anh ta lên coi sóc tất cả tài sản của mình. (45) Nhưng nếu người đầy tớ ấy nghĩ bụng: “Chủ ta còn lâu mới về”, và bắt đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa. (46) Chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại hắn ra, bắt phải chung số phận với những tên thất tín. (47) Đầy tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, hoặc không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều. (48) Còn kẻ không biết ý chủ mà làm những chuyện đáng phạt, thì sẽ bị đòn ít. Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn.
2. Ý CHÍNH:
Trong Tin mừng hôm nay, Đức Giê-su dạy các môn đệ phải sẵn sàng đón Người lại đến, bằng thái độ luôn tỉnh thức và sẵn sàng:
- Tỉnh thức như người đầy tớ trung tín, thức canh để sẵn sàng mở cửa đón chủ về nhà vào bất cứ giờ nào lúc đêm khuya (c 35-38).
- Tỉnh thức như người chủ nhà biết giờ kẻ trộm đến, sẽ sẵn sàng canh phòng không để nó đào ngạch khoét vách nhà mình (c 39-40).
- Tỉnh thức như người quản lý trung tín và khôn ngoan, luôn sẵn sàng chu toàn bổn phận cấp phát lương thực cho gia nhân theo lệnh của ông chủ (c 42-48).
3. CHÚ THÍCH:
- C 32-34: + Hỡi đoàn chiên bé nhỏ, đừng sợ: Các môn đệ được gọi là đoàn chiên bé nhỏ vì số lượng ít, không địa vị quyền hành và sống khó nghèo, đang khi kẻ thù của các ông thì vừa đông vừa mạnh lại vừa giàu có. Nhưng Đức Giê-su đã trấn an các ông: đừng vì thế mà khiếp nhược sợ hãi, vì “Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33), vì có Thầy luôn ở bên và vì Thiên Chúa sẽ ban phần thưởng thiêng liêng là Nước Trời đời đời cho các ông sau này. + Hãy bán của cải mình đi mà bố thí: Đức Giê-su khuyên các môn đệ phải có tinh thần siêu thoát và từ bỏ, thể hiện qua hành động sẵn sàng bán đi những của cải mình có mà phục vụ tha nhân. + Hãy sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách: Cần phải tích trữ của cải thiêng liêng không bị hư nát, không sợ bị kẻ trộm lấy mất... Những của cải thiêng liêng ấy có được nhờ làm các việc từ thiện và bố thí cho những kẻ nghèo. + Vì kho tàng của anh em ở đâu, thì lòng anh em cũng ở đó: Nếu xác định kho tàng của mình là của cải thiêng liêng, thì các môn đệ sẽ liệu sao để có được nhiều thứ của cải ấy.
- C 35-37: + Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn: Đây là thái độ Mô-sê yêu cầu dân Do thái phải có khi ăn bữa tiệc chiên Vượt qua trước giờ xuất hành ra khỏi nước Ai cập (x. Xh 12,11). Đây cũng là thái độ của các tín hữu hôm nay chờ đợi giờ Đức Giê-su lại đến vào ngày thế mạt (x. Lc 12,37; 17,8). + Hãy làm như người đợi chủ đi ăn cưới về: Ông chủ đi ăn cưới là hình ảnh tiên báo Đức Giê-su sắp lên trời trước khi Người sẽ trở lại lần thứ hai vào ngày tận thế. + Để khi chủ vừa về tới và gõ cửa là mở ngay: Chúa sẽ đến bất ngờ trong giờ chết của mỗi người, cũng như trong ngày tận thế chung của nhân lọai. Mọi người đều phải sẵn sàng mở cửa đón rước Người. + Thật là phúc cho họ !: Ở đây Đức Giê-su đã thêm một mối phúc nữa là: “Phúc cho những ai tỉnh thức sẵn sàng”. + Chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn...: Việc này khó xảy ra trong thực tế, nhưng được dùng để diễn tả một thực tại thiêng liêng: Chúa sẽ ưu ái phục vụ lại các đầy tớ trung tín. Họ sẽ được no thỏa ân tình của Chúa như lời sách Khải huyền: “Này đây, Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa tối với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa tối với Ta” (Kh 3,20).
- C 38-40: + Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về: Người Do thái thường chia thời gian ban đêm làm bốn canh là: Chập tối, nửa đêm, gà gáy và tảng sáng (x. Mc 13,35). Canh hai hay canh ba tức là khoảng từ 9 giờ tối đến 3 giờ sáng là lúc người ta buồn ngủ nhất. Ở đây nhấn mạnh đến thái độ phải có của các môn đệ là luôn tỉnh thức để sẵn sàng đón Chúa đến bất cứ giờ nào. + Nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến...: Đây là dụ ngôn về ông chủ nhà cũng phải luôn tỉnh thức. Dụ ngôn nhấn mạnh đến khía cạnh bất ngờ của giờ chết mỗi người. Muốn khỏi bị bất ngờ thì người ta phải luôn tỉnh thức canh phòng. + Khoét vách nhà mình: Các vách tường nhà của người Do thái thường được xây bằng gạch sơ sài, nên dễ bị kẻ trộm khóet vách đột nhập vào nhà.
- C 41-44: + Phê-rô hỏi: “Lạy Chúa, Chúa nói dụ ngôn này cho chúng con hay cho tất cả mọi người? : Câu hỏi của Phê-rô là câu chuyển tiếp giữa lời khuyên chung cho tất cả các môn đệ (các câu 35-40) và lời khuyên riêng dành cho các Tông đồ là những người được ủy thác nhiệm vụ lãnh đạo cộng đoàn Ki-tô hữu (các câu 42-48). + Ai là người quản gia trung tín khôn ngoan mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở: Hai đức tính mà người lãnh đạo cộng đoàn phải có là khôn ngoan và trung tín. Nếu người quản lý cấp phát phần thóc gạo cho gia nhân đúng giờ, thì mới chứng tỏ mình là người trung tín. Anh ta sẽ được ông chủ tín nhiệm trao nhiệm vụ coi sóc tất cả gia sản của ông.
- C 45-48 : + Nhưng nếu người đầy tớ ấy nghĩ bụng : “Chủ ta còn lâu mới về”... : Đức Giê-su nêu lên sự trở về chậm trễ và bất ngờ của ông chủ là chính Người, như là một cách để thử thách lòng trung thành của các Tông đồ và những người lãnh đạo cộng đoàn. + Đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa : Đây là tội thiếu tinh thần trách nhiệm, sa đà vào thói ăn chơi mà bỏ bê nhiệm vụ của người đầy tớ. + Chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại hắn ra : Đức Giê-su sẽ đến bất ngờ và sẽ cô lập, ra vạ tuyệt thông cho những kẻ bất trung ấy. + Đầy tớ nào biết ý chủ... : Sự phán xét tùy thuộc vào mức độ ý thức và sự hiểu biết ý chủ của các đầy tớ. + Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều... : Thiên Chúa sẽ đòi mỗi người phải trả lẽ về các hồng ân đã nhận được và về trách nhiệm đã được trao phó.
4. CÂU HỎI :
1) Tại sao các môn đệ của Đức Giê-su không nên sợ hãi giờ chết?
2) Đức Giê-su khuyên các môn đệ phải có thái độ thế nào để đón chờ Người tái lâm?
3) Các người lãnh đạo cộng đòan cần có thái độ nào để đón chờ Chúa đến?
4) Tại sao các môn đệ lại bị phán xét nặng hơn thường dân?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA : “Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa là mở ngay” (Lc 12,36).
2. CÂU CHUYỆN :
1) CHIẾC QUAN TÀI NHẮC NHỚ SỰ CHẾT :
Tại chùa Tô Châu, có một nhà sư tên là Viên Thủ Trung. Ông là một nhà chân tu. Nhà sư thường đặt trên bàn làm việc của mình một chiếc quan tài nhỏ làm bằng gỗ quí, có một cái nắp có thể mở ra đóng vào được. Khách đến chơi trông thấy chiếc quan tài thường hỏi nhà sư rằng : “Ngài chế tạo ra cái này để làm gì vậy?” Nhà sư trả lời : “Người ta sống tất nhiên sẽ có lúc phải chết. Mà chết rồi là sẽ được đặt vào nằm trong cái hòm này. Tôi thực lấy làm lạ : người đời ai cũng chỉ biết đi tìm phú quí, công danh, tài sắc... mà chẳng hề nghĩ đến cái chết. Phần tôi, mỗi khi có điều gì không vừa ý, tôi liền ngồi vào bàn và nhìn ngắm chiếc quan tài một hồi lâu. Sau đó tôi cảm thấy tâm hồn được bình an.
Thật ít có ai lại có thói quen suy nghĩ về cái chết, và cũng ít người nào coi cái chết như một người bạn luôn đi bên cạnh để giúp mình vượt qua những nỗi chán chường cuộc sống như nhà sư trong câu chuyện trên. Phần nhiều, người ta thường bôn ba khắp nơi để kiếm tiền, và thu tích cho mình có nhiều tiền bạc, rồi khi có nhiều tiền thì tìm cách thụ hưởng các thú vui do tiền bạc mang lại, như thể họ sẽ không bao giờ phải chết. Lời Chúa dạy hôm nay đòi chúng ta có thái độ chờ sự chết đến bất ngờ giống như một người đầy tớ thức canh chờ mở cổng đón chủ nhà đi ăn cưới về nhà vào lúc nửa đêm.
2) DÂNG NGÀY MỖI SÁNG VÀ DÂNG LỜI NGUYỆN TẮT TRONG NGÀY :
Một nhóm bạn đang chơi bóng đá ngoài sân trường. Trong lúc nghỉ ngơi sau hiệp thi đấu, thầy quản giáo đã hỏi các em rằng : “Giả như Chúa cho các em biết các em chỉ còn sống được 15 phút nữa sẽ phải chết. Vậy các em sẽ làm gì trong thời gian ngắn này? Em thì trả lời sẽ về từ giã cha mẹ và những người thân. Em khác cho biết sẽ đi gặp cha linh hướng và xin xưng tội. Em khác nữa thì nói mình sẽ vào nhà nguyện chầu Thánh Thể thật sốt sắng. Còn một cậu bé vốn có lòng đạo đức nhất là Lu-y Gông-gia-ga thì lại nói : “Thưa Thầy, còn em cứ tiếp tục chơi ạ !” Khi được hỏi lý do tại sao lại cứ chơi khi biết mình sắp chết, thì cậu bé đã trả lời : “Vì mỗi sáng khi vừa thức dậy em đều dâng ngày mới cho Chúa. Và trong ngày em năng nói với Chúa lời nguyện tắt : ”Con xin làm việc này để biểu lộ lòng con yêu mến Chúa”. Em nghĩ nhờ luôn kết hiệp với Chúa, chắc chắn Chúa sẽ không bỏ em trong giờ sau hết”.
3) DÙNG TIỀN BẠC ĐỂ MUA BẠN HỮU KHI CÒN ĐANG SỐNG :
Lời Chúa Giê-su hôm nay dạy chúng ta : "Hãy bán của cải mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá. Vì kho tàng của anh em ở đâu, thì lòng anh em cũng ở đó” (Lc 12,33).
Một bà lão ăn mày kia tên là MA-RY. Bất kể mùa đông giá rét, hằng ngày bà lão đều vất vả đi bộ rảo qua các đường phố xóm ngõ để ăn xin, trên người chỉ mặc một manh áo cũ đã bị sờn rách. Bà kể lể hoàn cảnh túng cực của mình, kèm theo vẻ ngoài tiều tụy nghèo khổ, nên đã được nhiều người thương tình bố thí. Tối đến bà lại trở về túp lều gỗ, ăn uống những món ăn do người ta bố thí. Vì sống quá kham khổ nên cuối cùng bà đã chết đột quị trong túp lều của mình mà không ai hay biết. Mấy ngày sau, khi xác chết đã bốc mùi, nhà chức trách được tin đã tìm đến nơi. Họ thấy bà lão đã chết đang nằm trên giường, nhưng ngón tay của bà như vẫn đang chỉ vào một góc nhà. Họ đã cho đào bới góc nhà ấy và cuối cùng đã tìm thấy một hộp sắt, trong hộp có chứa tới 127.000 đô la, một món tiền khổng lồ. Nhưng số tiền lớn lao đó hiện tại lại không giúp ích gì được cho chủ nhân của nó.
4) KHÔN NGOAN CHUẨN BỊ GIỜ CHẾT SẼ ĐẾN :
Kho truyện cổ Tây Phương có kể truyện về một anh hề trong cung điện nhà vua, được vua trao cho phủ việt là biểu tượng của vương quyền, để giúp vui cho nhà vua.
Một hôm nhà vua truyền gọi anh hề lại gần và nói :
- Ngươi hãy giữ lấy cây phủ việt nầy cho đến khi tìm được một người khác ngây ngô khờ dại hơn ngươi thì hãy trao cây phủ việt này lại cho hắn ta.
Từ đó, mỗi khi triều đình có tiệc thết đãi bá quan văn võ, anh hề đều được vời đến giúp vui. Với cây phủ việt trên tay và với dáng điệu ngông nghênh, anh hề đã rất thành công chọc cười mua vui cho nhà vua và quan khách. Rồi đến một ngày, nhà vua bị lâm bệnh nặng. Biết mình không qua khỏi, vua liền cho gọi anh hề lại gần và buồn rầu nói như tâm sự với anh :
- Này tên hề. Ta sắp sửa phải từ giã mọi người để đi du lịch đến một nơi rất xa.
- Thế Đức vua sắp đến nơi nào vậy? anh hề hỏi.
- Ta cũng chẳng biết nữa.
- Thế Đức vua đi có lâu không?
- Ta sẽ ra đi mãi mãi và không bao giờ trở lại nơi đây nữa.
- Thế Đức vua đã chuẩn bị hành trang mang theo chưa?
- Chưa hề.
Anh hề liền cười hóm hỉnh và lễ phép tâu nhà vua như sau :
- Vậy xin mời Đức Vua hãy cầm lấy cây phủ việt nầy. Thảo dân xin trao nó lại cho Đức Vua. Bởi vì mãi đến hôm nay thảo dân mới tìm được một người khờ dại hơn thảo dân.
5) LUÔN TỈNH THỨC NHƯ MỘT NGƯỜI QUẢN GIA TRUNG TÍN :
Tại Thụy sĩ, có một vườn hoa tuyệt đẹp, đủ loại hoa, đủ màu sắc. Nằm giữa vườn là một tòa nhà tráng lệ. Nhìn vườn hoa với cảnh phối trí, cắt tỉa, uốn nắn… ai cũng phải công nhận vườn hoa đã được chủ vườn chăm sóc kỹ lưỡng, kèm theo óc thẩm mỹ hiếm có. Một hôm một du khách đi qua nơi đây, thoáng nhìn khu vườn ông thấy rất say mê. Giữa lúc đó, người làm vườn bước ra cổng và chủ khách chào hỏi làm quen với nhau. Rồi từ chuyện hoa cỏ, cách chăm bón, trồng tỉa, phối hợp màu sắc… câu chuyện dần dần đưa họ đến chỗ thân tình.
Du khách hỏi : “Xin lỗi ông cụ. Ông ở đây được bao lâu rồi?”- “Khoảng 40 năm.” – “Tôi đoán, có lẽ ông chủ của cụ rất sành về nghề cây cảnh, chắc giờ này ông ấy có ở nhà?” – “Ông ta không ở đây, thỉnh thoảng mới ghé qua đây thôi” – “Ông ta có hay trao đổi thư từ với cụ không?” – “Không, ông ta bận lắm” – “Ông không về cũng không thư từ, thì ai trả lương cho cụ?” – “Hàng tháng tôi đều nhận được ngân phiếu từ ông ta gửi qua bưu điện để chi phí mọi sự cho khu vườn này” – “Thế tội gì cụ phải chăm sóc kỹ lưỡng thế này, ông chủ có mấy khi đến thưởng ngoạn công trình của cụ đâu?” – “Tôi lại không nghĩ thế, mình là một gia nhân được chủ tín nhiệm trao phó việc bảo quản chăm sóc khu vườn này, thì mình phải tận tụy làm việc chứ. Để bất cứ khi nào ông chủ trở về nhà, ông sẽ hài lòng với công việc tôi đang làm. Hơn nữa, khi làm đẹp khu vườn cho chủ, thì chính tôi là người đầu tiên được thưởng ngoạn cảnh đẹp do tay mình chăm sóc”.
Người gia nhân trên đây thật đáng ca tụng. Ông làm việc không vì sợ nhưng vì yêu, không vì cặp mắt của chủ mà vì tinh thần trách nhiệm. Ông coi việc của chủ như việc của mình, nên đã hết lòng chu toàn công việc. Thái độ của ông chính là thái độ mà Chúa muốn mỗi người chúng ta phải có khi phụng sự Chúa. Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giê-su đã dạy chúng ta : “Hãy thắt lưng, hãy cầm đèn cháy sáng trong tay, và hãy làm như người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ về gõ cửa liền mở ngay cho chủ. Nếu canh hai hoặc canh ba chủ trở về mà thấy như vậy thì phúc cho đầy tớ ấy”.
3. SUY NIỆM :
1) Tỉnh thức và sẵn sàng luôn : Tin mừng hôm nay nhắc nhở mọi người muốn được hưởng ơn cứu độ của Đức Giê-su thì cần “Tỉnh thức và sẵn sàng” như sau:
-Như người đầy tớ trung tín (c 35-38) : Tỉnh thức không phải là không ngủ, nhưng là ngủ trong sự tỉnh thức, giống như người đầy tớ trung tín đợi chủ đi ăn cưới trở về nhà vào bất cứ giờ nào trong đêm, để khi chủ vừa về tới gõ cửa là mở ngay.
-Như người chủ nhà có trách nhiệm (c 39-40): Một người chủ nhà có tinh thần trách nhiệm sẽ luôn canh thức để tránh bị kẻ trộm đào ngạch khoét vách nhà mình. Một người làm việc với tinh thần trách nhiệm cao sẽ được hưởng hoa trái là hạnh phúc và bình an trong tâm hồn. Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta đã khuyên các tu sĩ dưới quyền rằng : “Hoa trái của thinh lặng là cầu nguyện. Hoa trái của cầu nguyện là đức tin. Hoa trái của đức tin là đức ái. Hoa trái của đức ái là phục vụ. Hoa trái của phục vụ là bình an“.
-Như người quản gia trung tín và khôn ngoan (c 42-48) : Sự trung tín khôn ngoan được biểu lộ qua việc người quản gia luôn chu toàn công việc bổn phận là cứ đúng giờ cấp phát lương thực cho gia nhân. Vào thời Hội Thánh sơ khai, các tín hữu thành Tê-sa-lô-ni-ca đã tưởng lầm rằng ngày tận thế đã gần kề, nên có lối sống buông thả, lười biếng không chịu làm việc. Do đó, thánh Phao-lô đã viết thư chấn chỉnh lối sống ấy như sau : ”Khi còn ở với anh em, chúng tôi đã chỉ thị cho anh em : Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn. Thế mà chúng tôi nghe nói : Trong anh em có một số người sống vô kỷ luật, chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng xen vào. Nhân danh Chúa Giê-su Ki-tô, chúng tôi truyền dạy và khuyên nhủ những người ấy : hãy ở yên mà làm việc, để có của nuôi thân” (2 Ts 3,10-12).
2) Cụ thể phải tỉnh thức và sẵn sàng thế nào? :
- Sống tốt giây phút hiện tại : Hãy luôn ý thức để sống thật tốt giây phút hiện tại bằng việc chu toàn bổn phận hằng ngày. Tránh chỉ lo tích trữ của cải cho mình, đừng quá bám víu vào những của cải trần gian như Lời Chúa dạy : “Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em. Hãy bán của cải mình mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá” (Lc 12,32-34).
- Chu toàn việc bổn phận : Đối với những ai được Chúa trao quyền quản lý một gia đình, một dòng tu, giáo xứ, một tập đoàn lao động sản xuất... Hãy nhớ rằng : Mọi quyền bính đều bắt nguồn từ Thiên Chúa. Quyền bính là phương tiện để phục vụ tha nhân. Người ta có thể lạm dụng quyền bính để phục vụ bản thân và làm khổ kẻ khác, như tên quản lý trong bài Tin mừng đã : “Đánh đập tôi trai tớ gái”, “chè chén say sưa” vì nghĩ rằng còn lâu chủ mới về. Hắn ta sẽ bị phạt nặng vì đã biết ý Chúa mà cố tình bỏ bê việc bổn phận. Làm tốt việc bổn phận không phải là làm cho xong, mà phải làm với tinh thần trách nhiệm cao và với lòng mến Chúa yêu người. Thi hào Tagore đã nói : "Tôi ngủ mơ thấy đời sống là vui. Tôi thức giấc thấy đời sống là bổn phận. Tôi làm việc và thấy bổn phận chính là niềm vui".
- Sẵn sàng đón Chúa đến bất cứ giờ nào : Sẵn sàng để biết sử dụng của cải đúng theo ý Chúa : Cụ thể là chia cơm sẻ áo cho những người nghèo đói, góp phần nuôi dưỡng các trẻ mồ côi, người già neo đơn và động viên an ủi nhưng người đau khổ bất hạnh…
- Ý thức chu toàn sứ mệnh loan báo Tin Mừng : Những ai không có tiền vẫn có thể làm việc tông đồ bằng sự phục vụ tha nhân. Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta và các nữ tu Thừa Sai Bác Ái đã không cho người nghèo hay người bệnh tiền bạc vật chất, nhưng cho sự phục vụ trong yêu thương. Đây cũng là một phương cách loan báo Tin Mưng hữu hiệu trong xã hội hôm nay.
4. THẢO LUẬN : Bạn sẽ làm gì để sẵn sàng đón cái chết đến bất ngờ?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho con biết tỉnh thức để đừng bao giờ ngủ quên trong những đam mê lạc thú giả tạo. Xin cho con hiểu rằng : đồng tiền chỉ là phương tiện giúp con nên hoàn thiện hơn, giúp con có điều kiện thực thi bác ái là chia sẻ cơm áo cho người nghèo.- AMEN.
Ngày 03/08: Đức Tin Vững Vàng –Lm. Phaolô Nguyễn Trọng Thiên, SVD
Giáo Hội Năm Châu
02:18 02/08/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, ra khỏi đó, Chúa Giêsu lui về miền Tyrô và Siđon, thì liền có một bà quê ở Canaan từ xứ ấy đến mà kêu cùng Người rằng: "Lạy Ngài là con Vua Đavít, xin thương xót tôi: con gái tôi bị quỷ ám khốn cực lắm".
Nhưng Người không đáp lại một lời nào. Các môn đệ đến gần Người mà rằng: "Xin Thầy thương để bà ấy về đi, vì bà cứ theo chúng ta mà kêu mãi". Người trả lời: "Thầy chỉ được sai đến cùng chiên lạc nhà Israel".
Nhưng bà kia đến lạy Người mà nói: "Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi". Người đáp: "Không nên lấy bánh của con cái mà vứt cho chó". Bà ấy đáp lại: "Vâng, lạy Ngài, vì chó con cũng được ăn những mảnh vụn từ bàn của chủ rơi xuống".
Bấy giờ, Chúa Giêsu trả lời cùng bà ấy rằng: "Này bà, bà có lòng mạnh tin. Bà muốn sao thì được vậy". Và ngay lúc đó, con gái bà đã được lành.
Đó là lời Chúa
Tỉnh thức trước những thách đố mới
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
06:20 02/08/2022
CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN
TỈNH THỨC TRƯỚC NHỮNG THÁCH ĐỐ MỚI
Kn 18,3.6-9; Dt 11,1-2. 8-19; Lc 12,32-48
Một trong những chủ đề chính của phụng vụ Lời Chúa hôm nay là đức tin. Tôi muốn chúng ta tập trung suy nghĩ đề tài này.
Khi được rửa tội, chúng ta mang một danh hiệu mới rất đẹp đó là “người Kitô hữu,” người tin vào Chúa Kitô, người theo và có Chúa Kitô. Chính vì thế khi bắt đầu nghi thức, linh mục đại diện Giáo Hội hỏi chúng ta: “Chúng con xin gì,” cha mẹ chúng ta thưa: “Xin ơn đức tin.”
Vậy thì tin có nghĩa là gì? Sách Giáo Lý Công Giáo có một định nghĩa rất vắn gọn: “Tin là lời con người đáp trả lại Thiên Chúa, Đấng tự mạc khải và hiến mình cho con người, khi ban ánh sáng chứa chan cho con người đang đi tìm ý nghĩa tối hậu của cuộc đời mình” (s. 26).
Quả thế, tin không phải là tin vào một cái gì, vào một học thuyết, một ý thức hệ, một số lề luật, một số tín điều..., nhưng tin chính là gặp gỡ, là gắn bó với một Con Người, bước theo một Con Người, hiến mình cho một Con Người và để Con Người đó hướng dẫn ta, chỉ cho ta biết đâu là hạnh phúc đích thực, đâu là ý nghĩa tối hậu của cuộc đời. Con Người đó có tên là Đức Giêsu Nadarét. Như thế, tin là gặp gỡ, gắn bó với Đức Kitô và cùng với Người bước đi trong cuộc đời này.
1- Những trở ngại của đức tin
Nhưng sống niềm tin vào Đức Kitô trong bối cảnh của ngày hôm nay, chúng ta đang bị thử thách, đang gặp trở ngại. Trong cuốn The New World of Faith, Đức Hồng Y Every Dulles, một nhà thần học gia nổi tiếng của nước Mỹ, nói tới ba trở ngại lớn: 1) chủ nghĩa duy lịch sử; 2) chủ nghĩa đa nguyên; 3) và tâm thức thị trường tự do. Trước hết, chủ nghĩa duy lịch sử khiến cho con người không còn chấp nhận có chân lý nào là tuyệt đối, vì mọi sự đều thay đổi, kể cả những xác tín đã cắm rễ thật sâu, nay cũng bị đảo lộn, lật nhào. Chẳng hạn như vấn đề hôn nhân một vợ một chồng bất khả phân ly, vấn đề hôn nhân đồng giới, ly dị và phá thai... Kế đến, các phương tiện truyền thông cho phép người ta tiếp cận vô vàn những tư tưởng khác nhau, từ đó họ nghĩ rằng đức tin Kitô giáo cũng chỉ là một trong rất nhiều lựa chọn, do đó không mang tính tuyệt đối. Chẳng hạn ngày xưa, cha ông chúng ta luôn xác tín rằng muốn được cứu độ, phải cho con cái vào trong Giáo Hội, được rửa tội, nhưng ngày nay, nhiều gia đình cha mẹ để cho con cái muốn theo đạo nào cũng được, bởi vì đạo nào cũng tốt, cũng như nhau. Cuối cùng, thế giới hôm nay là thế giới của thị trường tự do. Về mặt tư tưởng cũng thế, tôn giáo và các hệ tư tưởng cũng bị biến thành món hàng trên thị trường cạnh tranh mua bán, và người ta cứ việc mua hay bán thứ tôn giáo nào hợp với sở thích của mình.
Sống trong một thế giới như thế, tất cả chúng ta cũng đang bị cuốn hút vào cơn lốc và dòng chảy đó của cuộc sống. Đức tin của chúng ta như con thuyền bé nhỏ bấp bênh, bị đong đưa, trôi dạt bởi những làn sóng đó. Và thực tế đã có nhiều người đánh mất đức tin, con thuyền đã chìm vì không có định hướng.
2- Một đức tin cá vị và tỉnh thức
Trước những thách đố mới đó, vậy đâu là sức mạnh để giúp chúng ta giữ vững đức tin? Đọc Tin Mừng hôm nay, tôi tìm thấy câu trả lời cho vấn nạn đó. Nghĩa là mỗi người chúng ta phải có một đức tin mang tính cá vị và tỉnh thức.
Trước hết, đức tin của chúng ta phải mang tính cá vị: có nghĩa là đức tin đó phải là một xác tín, là một chọn lựa riêng của mỗi người chúng ta. Như Ápbraham, được Chúa gọi ông lên đường, dù không biết mình sẽ đi về đâu, nhưng ông vẫn xác tín và tin vào lời hứa của Thiên Chúa. Cuộc sống ngày hôm nay có bao nhiêu lối rẽ, bao bóng mát cuộc đời, bao cám dỗ mời mọc hấp dẫn, nhưng tôi xin chọn “Chúa là gia nghiệp của riêng mình” (Tv 32, 12b). Và tôi xác tín rằng chỉ có Chúa mới mang lại ý nghĩa cuộc sống, ơn cứu độ, Nước Trời, sự sống đời đời cho tôi như Chúa đã hứa (bài đọc II và bài Tin Mừng). Với xác tín cá vị đó, dù môi trường, hoàn cảnh có thay đổi, dù thấy những mời mọc khác, nhưng tôi vẫn trung kiên theo Chúa cho đến cùng. Đức tin như thế là cuộc gặp gỡ mang tính cá vị với Đức Giêsu, và chỉ có đức tin đó mới giúp chúng ta vững vàng trước những thách đố mới của cuộc sống hôm nay.
Thứ đến, sống đức tin hôm nay, chúng ta cần phải tỉnh thức: “Các con hãy thắt lưng, hãy cầm đèn sáng trong tay... Các con hãy sẵn sàng vì giờ các con không ngờ thì Con Người sẽ đến.” Tỉnh thức có nghĩa là không có ngủ. Và nếu mắt có ngủ nhưng lòng vẫn thức. Theo một nghĩa tinh thần, tỉnh thức có nghĩa là nhạy bén nhận ra các giá trị và lời mời gọi của Tin Mừng, và nhận ra những nguy cơ và nguy hiểm của đức tin, nhận ra những điều nghịch với Tin Mừng.
Nhưng vì bản tính của Ađam trong chúng ta, nhiều lúc chúng ta thích ngủ hơn là thức. Hơn thế nữa, ngày hôm nay có những cám dỗ và lối sống rất ư ngọt ngào, êm ái như nệm mút vậy, chúng ta tự nhủ: “Thức làm gì cho mệt. Dại gì mà thức, mình hưởng tí rồi đi xưng tội có sao đâu!” Vâng, chúng ta vẫn cứ lý luận theo kiểu của những đầy tớ bất tín trong Tin Mừng... Bởi thế, Chúa mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức để biết mình, nhận ra mình đang ở đâu, nhận ra những nguy cơ và nguy hiểm của cuộc sống mà chúng ta đang đối diện. Nhờ sống tỉnh thức, chúng ta nhận ra những nguy cơ đang làm tổn hại tới đức tin và đời sống của mình.
Lạy Chúa, con thuyền đức tin của Chúng con đang bị sóng gió cuộc đời vùi dập, xin Chúa ban cho chúng con có một đức tin sống động, mang tính cá vị và biết tỉnh thức, để dù có phải trải qua những thử thách, chúng con vẫn trung kiên theo Chúa đến cùng. Xin cho ngọn đèn đức tin của chúng con luôn cháy sáng, luôn chờ đợi sự trở về của Chúa để cùng với Chúa vui hưởng hạnh phúc Nước Trời. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
TỈNH THỨC TRƯỚC NHỮNG THÁCH ĐỐ MỚI
Kn 18,3.6-9; Dt 11,1-2. 8-19; Lc 12,32-48
Một trong những chủ đề chính của phụng vụ Lời Chúa hôm nay là đức tin. Tôi muốn chúng ta tập trung suy nghĩ đề tài này.
Khi được rửa tội, chúng ta mang một danh hiệu mới rất đẹp đó là “người Kitô hữu,” người tin vào Chúa Kitô, người theo và có Chúa Kitô. Chính vì thế khi bắt đầu nghi thức, linh mục đại diện Giáo Hội hỏi chúng ta: “Chúng con xin gì,” cha mẹ chúng ta thưa: “Xin ơn đức tin.”
Vậy thì tin có nghĩa là gì? Sách Giáo Lý Công Giáo có một định nghĩa rất vắn gọn: “Tin là lời con người đáp trả lại Thiên Chúa, Đấng tự mạc khải và hiến mình cho con người, khi ban ánh sáng chứa chan cho con người đang đi tìm ý nghĩa tối hậu của cuộc đời mình” (s. 26).
Quả thế, tin không phải là tin vào một cái gì, vào một học thuyết, một ý thức hệ, một số lề luật, một số tín điều..., nhưng tin chính là gặp gỡ, là gắn bó với một Con Người, bước theo một Con Người, hiến mình cho một Con Người và để Con Người đó hướng dẫn ta, chỉ cho ta biết đâu là hạnh phúc đích thực, đâu là ý nghĩa tối hậu của cuộc đời. Con Người đó có tên là Đức Giêsu Nadarét. Như thế, tin là gặp gỡ, gắn bó với Đức Kitô và cùng với Người bước đi trong cuộc đời này.
1- Những trở ngại của đức tin
Nhưng sống niềm tin vào Đức Kitô trong bối cảnh của ngày hôm nay, chúng ta đang bị thử thách, đang gặp trở ngại. Trong cuốn The New World of Faith, Đức Hồng Y Every Dulles, một nhà thần học gia nổi tiếng của nước Mỹ, nói tới ba trở ngại lớn: 1) chủ nghĩa duy lịch sử; 2) chủ nghĩa đa nguyên; 3) và tâm thức thị trường tự do. Trước hết, chủ nghĩa duy lịch sử khiến cho con người không còn chấp nhận có chân lý nào là tuyệt đối, vì mọi sự đều thay đổi, kể cả những xác tín đã cắm rễ thật sâu, nay cũng bị đảo lộn, lật nhào. Chẳng hạn như vấn đề hôn nhân một vợ một chồng bất khả phân ly, vấn đề hôn nhân đồng giới, ly dị và phá thai... Kế đến, các phương tiện truyền thông cho phép người ta tiếp cận vô vàn những tư tưởng khác nhau, từ đó họ nghĩ rằng đức tin Kitô giáo cũng chỉ là một trong rất nhiều lựa chọn, do đó không mang tính tuyệt đối. Chẳng hạn ngày xưa, cha ông chúng ta luôn xác tín rằng muốn được cứu độ, phải cho con cái vào trong Giáo Hội, được rửa tội, nhưng ngày nay, nhiều gia đình cha mẹ để cho con cái muốn theo đạo nào cũng được, bởi vì đạo nào cũng tốt, cũng như nhau. Cuối cùng, thế giới hôm nay là thế giới của thị trường tự do. Về mặt tư tưởng cũng thế, tôn giáo và các hệ tư tưởng cũng bị biến thành món hàng trên thị trường cạnh tranh mua bán, và người ta cứ việc mua hay bán thứ tôn giáo nào hợp với sở thích của mình.
Sống trong một thế giới như thế, tất cả chúng ta cũng đang bị cuốn hút vào cơn lốc và dòng chảy đó của cuộc sống. Đức tin của chúng ta như con thuyền bé nhỏ bấp bênh, bị đong đưa, trôi dạt bởi những làn sóng đó. Và thực tế đã có nhiều người đánh mất đức tin, con thuyền đã chìm vì không có định hướng.
2- Một đức tin cá vị và tỉnh thức
Trước những thách đố mới đó, vậy đâu là sức mạnh để giúp chúng ta giữ vững đức tin? Đọc Tin Mừng hôm nay, tôi tìm thấy câu trả lời cho vấn nạn đó. Nghĩa là mỗi người chúng ta phải có một đức tin mang tính cá vị và tỉnh thức.
Trước hết, đức tin của chúng ta phải mang tính cá vị: có nghĩa là đức tin đó phải là một xác tín, là một chọn lựa riêng của mỗi người chúng ta. Như Ápbraham, được Chúa gọi ông lên đường, dù không biết mình sẽ đi về đâu, nhưng ông vẫn xác tín và tin vào lời hứa của Thiên Chúa. Cuộc sống ngày hôm nay có bao nhiêu lối rẽ, bao bóng mát cuộc đời, bao cám dỗ mời mọc hấp dẫn, nhưng tôi xin chọn “Chúa là gia nghiệp của riêng mình” (Tv 32, 12b). Và tôi xác tín rằng chỉ có Chúa mới mang lại ý nghĩa cuộc sống, ơn cứu độ, Nước Trời, sự sống đời đời cho tôi như Chúa đã hứa (bài đọc II và bài Tin Mừng). Với xác tín cá vị đó, dù môi trường, hoàn cảnh có thay đổi, dù thấy những mời mọc khác, nhưng tôi vẫn trung kiên theo Chúa cho đến cùng. Đức tin như thế là cuộc gặp gỡ mang tính cá vị với Đức Giêsu, và chỉ có đức tin đó mới giúp chúng ta vững vàng trước những thách đố mới của cuộc sống hôm nay.
Thứ đến, sống đức tin hôm nay, chúng ta cần phải tỉnh thức: “Các con hãy thắt lưng, hãy cầm đèn sáng trong tay... Các con hãy sẵn sàng vì giờ các con không ngờ thì Con Người sẽ đến.” Tỉnh thức có nghĩa là không có ngủ. Và nếu mắt có ngủ nhưng lòng vẫn thức. Theo một nghĩa tinh thần, tỉnh thức có nghĩa là nhạy bén nhận ra các giá trị và lời mời gọi của Tin Mừng, và nhận ra những nguy cơ và nguy hiểm của đức tin, nhận ra những điều nghịch với Tin Mừng.
Nhưng vì bản tính của Ađam trong chúng ta, nhiều lúc chúng ta thích ngủ hơn là thức. Hơn thế nữa, ngày hôm nay có những cám dỗ và lối sống rất ư ngọt ngào, êm ái như nệm mút vậy, chúng ta tự nhủ: “Thức làm gì cho mệt. Dại gì mà thức, mình hưởng tí rồi đi xưng tội có sao đâu!” Vâng, chúng ta vẫn cứ lý luận theo kiểu của những đầy tớ bất tín trong Tin Mừng... Bởi thế, Chúa mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức để biết mình, nhận ra mình đang ở đâu, nhận ra những nguy cơ và nguy hiểm của cuộc sống mà chúng ta đang đối diện. Nhờ sống tỉnh thức, chúng ta nhận ra những nguy cơ đang làm tổn hại tới đức tin và đời sống của mình.
Lạy Chúa, con thuyền đức tin của Chúng con đang bị sóng gió cuộc đời vùi dập, xin Chúa ban cho chúng con có một đức tin sống động, mang tính cá vị và biết tỉnh thức, để dù có phải trải qua những thử thách, chúng con vẫn trung kiên theo Chúa đến cùng. Xin cho ngọn đèn đức tin của chúng con luôn cháy sáng, luôn chờ đợi sự trở về của Chúa để cùng với Chúa vui hưởng hạnh phúc Nước Trời. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:53 02/08/2022
20. Thiên Chúa dùng tình yêu thánh thiện để cứu chuộc loài người chúng ta, đến nỗi vì chúng ta mà hy sinh mạng sống của mình. Như vậy, mặc dù chúng ta hết lòng yêu Ngài thì cũng không đủ để báo đáp tình yêu của Ngài.
(Thánh Francis of Sales)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:57 02/08/2022
58. BỒ TÁT NHẮM MẮT
Phong tục mê tín của dân gian cho rằng, ngày cuối tháng bảy âm lịch là ngày sinh nhật của địa tạng vương. Lại còn nói nếu gặp tháng bảy chẳn có đủ ba mươi ngày, thì địa tạng vương mở to hai mắt; nhưng nếu gặp tháng bảy thiếu chỉ có hai mươi chín ngày thì địa tạng vương không chịu mở mắt.
Có một năm, đúng vào tháng bảy âm lịch có ba mươi ngày, có người nói:
- “Tại sao địa tạng vương không dám mở mắt?”
Người thích nói đùa cho vui thì nói:
- “Anh nhìn xem người trên thế giới, mọi việc làm của con người thì không có việc gì nhìn cho được con mắt chứ? Cho nên bồ tát dứt khoát chẳng thà nhắm mắt còn hơn. Cái gọi là mắt không nhìn, lòng không phiền chính là như thế đó”.
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 58:
Địa tạng vương quanh năm suốt tháng không mở mắt, nên người trên thế gian làm tốt làm xấu như thế nào, ông ta cũng chẳng hay biết, bởi vì địa tạng vương là sản phẩm tưởng tượng của con người mê tín.
Thiên Chúa không phải là sản phẩm tưởng tượng do con người tạo ra, nhưng loài người là do Thiên Chúa tạo dựng cùng với vạn vật trong vũ trụ này, cho nên mọi hành vi ngôn ngữ và ngay cả những suy nghĩ thầm kín trong tâm hồn của con người, thì Thiên Chúa cũng biết mà biết rất tỏ tường, bởi vì Thiên Chúa không phải là địa tạng vương.
Hình như tất cả mọi người đều nhìn nhận là Ông Trời có con mắt nên Ông Trời nhìn thấy mọi sự, nhưng có rất nhiều người dù tin rằng Ông Trời nhìn thấy rõ ràng mọi sự mà vẫn cứ phạm tội gian dâm, vẫn cứ tham nhũng, bôi nhọ danh dự người khác, vẫn cứ kiêu ngạo vẫn cứ hiếp đáp anh em chị em mình...
Ông Trời là Thiên Chúa của người Ki-tô hữu, của nhân loại, nên Thiên Chúa không nhắm mắt, nhưng Ngài nhìn thấy hết mọi việc do con người làm: tốt hay xấu, công bằng hay bất công, yêu thương và ghen ghét.v.v...nên mới thưởng phạt công minh.
Người Ki-tô luôn nhìn thấy Thiên Chúa khi làm việc, khi tiếp xúc với tha nhân, khi học hành, khi lái xe, khi vui chơi, khi ở nơi nhà thờ, khi ở tại tư gia.v.v...bởi vì Ngài là Thiên Chúa toàn năng hiện diện khắp mọi nơi.
Đó là giáo lý căn bản của người Ki-tô hữu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Phong tục mê tín của dân gian cho rằng, ngày cuối tháng bảy âm lịch là ngày sinh nhật của địa tạng vương. Lại còn nói nếu gặp tháng bảy chẳn có đủ ba mươi ngày, thì địa tạng vương mở to hai mắt; nhưng nếu gặp tháng bảy thiếu chỉ có hai mươi chín ngày thì địa tạng vương không chịu mở mắt.
Có một năm, đúng vào tháng bảy âm lịch có ba mươi ngày, có người nói:
- “Tại sao địa tạng vương không dám mở mắt?”
Người thích nói đùa cho vui thì nói:
- “Anh nhìn xem người trên thế giới, mọi việc làm của con người thì không có việc gì nhìn cho được con mắt chứ? Cho nên bồ tát dứt khoát chẳng thà nhắm mắt còn hơn. Cái gọi là mắt không nhìn, lòng không phiền chính là như thế đó”.
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 58:
Địa tạng vương quanh năm suốt tháng không mở mắt, nên người trên thế gian làm tốt làm xấu như thế nào, ông ta cũng chẳng hay biết, bởi vì địa tạng vương là sản phẩm tưởng tượng của con người mê tín.
Thiên Chúa không phải là sản phẩm tưởng tượng do con người tạo ra, nhưng loài người là do Thiên Chúa tạo dựng cùng với vạn vật trong vũ trụ này, cho nên mọi hành vi ngôn ngữ và ngay cả những suy nghĩ thầm kín trong tâm hồn của con người, thì Thiên Chúa cũng biết mà biết rất tỏ tường, bởi vì Thiên Chúa không phải là địa tạng vương.
Hình như tất cả mọi người đều nhìn nhận là Ông Trời có con mắt nên Ông Trời nhìn thấy mọi sự, nhưng có rất nhiều người dù tin rằng Ông Trời nhìn thấy rõ ràng mọi sự mà vẫn cứ phạm tội gian dâm, vẫn cứ tham nhũng, bôi nhọ danh dự người khác, vẫn cứ kiêu ngạo vẫn cứ hiếp đáp anh em chị em mình...
Ông Trời là Thiên Chúa của người Ki-tô hữu, của nhân loại, nên Thiên Chúa không nhắm mắt, nhưng Ngài nhìn thấy hết mọi việc do con người làm: tốt hay xấu, công bằng hay bất công, yêu thương và ghen ghét.v.v...nên mới thưởng phạt công minh.
Người Ki-tô luôn nhìn thấy Thiên Chúa khi làm việc, khi tiếp xúc với tha nhân, khi học hành, khi lái xe, khi vui chơi, khi ở nơi nhà thờ, khi ở tại tư gia.v.v...bởi vì Ngài là Thiên Chúa toàn năng hiện diện khắp mọi nơi.
Đó là giáo lý căn bản của người Ki-tô hữu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài sẽ chậm lại hoặc nghỉ hưu
Đặng Tự Do
06:21 02/08/2022
Hôm thứ Bảy, Đức Thánh Cha Phanxicô thừa nhận rằng ngài không còn có thể đi lại như trước nữa vì dây chằng đầu gối bị căng, và nói rằng chuyến hành hương Canada kéo dài một tuần của ngài là “một thử nghiệm” cho thấy ngài cần phải chậm lại và một ngày nào đó có thể nghỉ hưu.
Phát biểu với các phóng viên khi đang từ phía bắc Nunavut về nhà, Đức Phanxicô 85 tuổi nhấn mạnh rằng ngài chưa nghĩ đến việc từ chức nhưng nói rằng “cánh cửa đang mở” và không có gì sai khi một giáo hoàng từ chức.
“Không có gì lạ. Nó không phải là một thảm họa. Bạn có thể thay đổi giáo hoàng,” ngài nói khi ngồi xe lăn trên máy bay trong cuộc họp báo kéo dài 45 phút.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng mặc dù cho đến nay ngài vẫn chưa cân nhắc việc từ chức, nhưng ngài nhận ra rằng ít nhất ngài phải làm việc chậm lại.
“Tôi nghĩ ở tuổi của mình và với những hạn chế này, tôi phải tiết kiệm sức lực của mình để có thể phục vụ Giáo Hội, hoặc nghĩ đến khả năng tránh sang một bên”.
Đức Phanxicô đã trả lời nhiều câu hỏi về tương lai của triều đại giáo hoàng của mình sau chuyến đi đầu tiên mà ngài sử dụng xe lăn, xe tập đi và gậy để đi lại, hạn chế đáng kể chương trình và khả năng hòa nhập với đám đông của ngài.
Đức Thánh Cha bị căng dây chằng đầu gối phải vào đầu năm nay, và việc tiếp tục điều trị bằng laser và từ tính đã buộc ngài phải hủy chuyến đi đến Phi Châu đã được lên lịch vào tuần đầu tiên của tháng 7.
Chuyến đi Canada thật khó khăn, và có một số khoảnh khắc khi Đức Phanxicô tỏ ra rất đau đớn khi ngài đứng lên và ngồi xuống khỏi ghế.
Vào cuối chuyến tông du kéo dài sáu ngày của mình, ngài xuất hiện với tinh thần tốt và tràn đầy năng lượng, bất chấp một ngày dài đi đến rìa Bắc Cực vào hôm thứ Sáu để một lần nữa xin lỗi người dân bản địa về những bất công mà họ phải chịu trong các trường nội trú dành cho người bản địa do Giáo Hội điều hành ở Canada.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã loại trừ việc phẫu thuật đầu gối của mình, nói rằng nó không nhất thiết sẽ giúp ích và lưu ý rằng “vẫn còn dấu vết” từ tác động của việc trải qua hơn sáu giờ gây mê vào tháng 7 năm 2021 để loại bỏ 33 cm ruột già của ngài.
“Tôi sẽ cố gắng tiếp tục thực hiện các chuyến đi và gần gũi với mọi người vì tôi nghĩ đó là một cách phục vụ, gần gũi.”
Source:AP
Biểu tình ngay trong thánh lễ do Đức Thánh Cha cử hành
Đặng Tự Do
06:23 02/08/2022
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cử hành thánh lễ vào hôm thứ Năm tại đền thờ quốc gia của Canada và đối mặt với yêu cầu lâu đời từ người dân bản địa: đó là hủy bỏ các tông chiếu của Tòa Thánh làm nền tảng cho cái gọi là “Học thuyết về Khám phá “và bác bỏ các lý thuyết đã hợp pháp hóa việc chiếm giữ các vùng đất của người bản xứ từ thời thuộc địa và là cơ sở của một số luật tài sản ngày nay.
Ngay trước khi Thánh lễ bắt đầu, hai phụ nữ bản địa đã giăng một biểu ngữ tại bàn thờ của Đền thờ Quốc gia Sainte-Anne-de-Beaupré có dòng chữ: “Hãy hủy bỏ học thuyết” bằng chữ đỏ và đen. Những người biểu tình đã được đưa ra ngoài và Thánh lễ được tiến hành mà không xảy ra sự việc đáng tiếc nào, mặc dù sau đó các phụ nữ đã cầm biểu ngữ diễn hành bên ngoài đền thánh và treo nó trên lan can.
Cuộc biểu tình ngắn ngủi nhấn mạnh một trong những vấn đề mà Tòa thánh phải đối mặt sau lời xin lỗi lịch sử của Đức Phanxicô về sự can dự của Giáo Hội Công Giáo vào các trường nội trú dành cho người bản địa của Canada, nơi các thế hệ người bản địa bị buộc phải rời bỏ gia đình và nền văn hóa của họ để hòa nhập vào xã hội Kitô giáo Canada. Đức Phanxicô đã dành một tuần ở Canada để tìm cách chuộc lỗi và hôm thứ Năm đã thêm vào trong một yêu cầu khác về sự tha thứ từ các nạn nhân vì “tệ nạn” lạm dụng tình dục giáo sĩ.
Ngoài lời xin lỗi, các dân tộc bản địa đã kêu gọi Đức Phanxicô chính thức hủy bỏ những sắc chỉ của Tòa Thánh hồi thế kỷ 15, đã cung cấp cho Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha sự ủng hộ trong việc mở rộng lãnh thổ của họ ở Phi Châu và Mỹ Châu vì lợi ích truyền bá Kitô Giáo. Những sắc lệnh đó làm nền tảng cho Học thuyết Khám phá, một khái niệm pháp lý được đưa ra trong quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ năm 1823, được hiểu là quyền sở hữu và chủ quyền đối với đất đai được chuyển cho người Âu Châu vì họ “phát hiện ra” nó. Nó được trích dẫn gần đây là một quyết định của Tòa án Tối cao năm 2005 liên quan đến Quốc gia Da đỏ Oneida.
Michelle Schenandoah, một thành viên của Oneida Nation, cho biết: “Các quốc gia thuộc địa này, đặc biệt là Canada và Hoa Kỳ, đã sử dụng học thuyết này làm cơ sở cho quyền sở hữu đất đai của họ, điều này cuối cùng thực sự có nghĩa là tước đoạt đất đai của các dân tộc bản địa. Cô đã ở Thành phố Quebec cùng với một phái đoàn từ Liên đoàn Haudenosaunee để nêu vấn đề với các nhà lãnh đạo Giáo Hội.
Bà nói: “Đó là một cuộc diệt chủng kéo dài hơn 500 năm, và nó vẫn là luật có hiệu lực cho đến ngày nay.”
Văn phòng của Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết trong cuộc gặp gỡ riêng với Đức Thánh Cha, Thủ tướng cho rằng Tòa thánh cần “giải quyết Học thuyết Khám phá”, cũng như các vấn đề khác bao gồm việc trả lại các hiện vật bản địa trong Bảo tàng Vatican.
Một số giáo phái Kitô giáo trong những năm gần đây đã chính thức bác bỏ học thuyết này. Các giám mục Canada đã làm như vậy vào năm 2016 và Hội đồng Các Bề trên dòng nữ Hoa Kỳ, đã chính thức yêu cầu Đức Phanxicô làm như vậy vào năm 2014 và nói rằng ngài nên từ bỏ “giai đoạn lịch sử Kitô giáo sử dụng tôn giáo để biện minh cho chính trị và bạo lực cá nhân chống lại các quốc gia và dân tộc bản địa và bản sắc văn hóa, tôn giáo và lãnh thổ của họ. “
Murray Sinclair, Chủ tịch Ủy ban Sự thật và Hòa giải của Canada, đã trích dẫn học thuyết trong một tuyên bố tuần này hoan nghênh lời xin lỗi của Đức Phanxicô
Các quan chức Giáo Hội đã khẳng định những sắc lệnh đó của Giáo hoàng từ lâu đã bị hủy bỏ hoặc thay thế bởi những sắc lệnh khác thừa nhận đầy đủ quyền của người bản địa được sống trên đất của họ, và nói rằng những tông chiếu ban đầu không có giá trị pháp lý hoặc đạo đức ngày nay. Trong chuyến đi, Đức Phanxicô đã nhiều lần khẳng định lại những quyền đó và bác bỏ các chính sách đồng hóa đã thúc đẩy hệ thống trường học dân cư.
Nhưng cả Vatican và các nhà tổ chức chuyến đi Canada đều xác nhận rằng một tuyên bố mới của Giáo Hội đang được chuẩn bị để đề cập đến các yêu cầu bác bỏ một cách chính thức các tông chiếu hồi thế kỷ thứ 15.
Vatican đã lường trước rõ ràng rằng vấn đề sẽ nảy sinh trong chuyến đi. Trong một bài viết trên tạp chí Dòng Tên La Civilta Cattolica, hay Văn Minh Công Giáo Cha Federico Lombardi thừa nhận rằng vấn đề này vẫn là một vấn đề quan trọng đối với người dân bản địa, nhưng nhấn mạnh rằng quan điểm của Tòa Thánh trong việc bác bỏ học thuyết khám phá là rõ ràng.
Cha Lombardi, nguyên phát ngôn viên của Vatican, trích dẫn tông chiếu “Sublimis Deus” được công bố năm 1538 khẳng định rằng các dân tộc bản địa không thể bị tước đoạt quyền tự do hoặc sở hữu tài sản của họ “và họ không nên bị nô lệ dưới bất kỳ hình thức nào.”
Source:ABCNews
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tản mạn về sáng kiến cuả người Công Giáo VN ở Mỹ, qua dịp đi thăm Chi hội bảo trợ Anrê Phú Yên cuả Tu Đoàn Nhà Chúa.
Trần Mạnh Trác
14:38 02/08/2022
Xem hình ảnh
Nhân dịp làm phóng sự về Tu Đoàn Nhà Chúa tại Gx Th. Giuse ở Grand Prairie TX, chúng tôi được mời đi tham dự một tiệc mừng nhân lễ quan thầy cuả chi hội Th. Anrê Phú Yên (chính ra là Á-Thánh Anrê Phú Yên,) là một chi hội bảo trợ cuả Tu Đoàn ở tại tư gia cuả bà Maria Ngô Ngọc Diễm, chi hội trưởng, ở Richardson TX.
Thực là cảm kích khi gặp lại các cha và thày mà tuần trước đã không có giờ để làm quen hết, nhưng quan trọng là việc cha Barthôlômêô Phạm Hữu Đạt, bề trên phó cuả Miền Hải Ngoại, cho chúng tôi biết rằng bài viết cuả mình là chính xác, cho dù có 2 lỗi nhỏ về danh xưng như 'Bề Trên Miền' thay vì 'Bề Trên Tổng Quyền' và thay vì truyền chức 2 tân LM vào thứ Bảy thì phải là 'truyền chức cho 1 tân LM và 1 phó tế.'
Người Công Giáo Việt Nam, ngay từ khi định cư ở Hoa Kỳ, đã phát minh ra nhiều tổ chức độc đáo và được lập đi lập lại một cách thành công ở khắp mọi nơi, mọi lúc.
Thí dụ, một cách rất lớn lao, thì có 3 ngày Thánh Mẫu do Dòng Đồng Công (Nay là Dòng Mẹ Chuá Cứu Chuộc, Congregation of the Mother of the Redeemer) tổ chức từ năm 1978, đã biến thành phố Carthage MO nhỏ bé, nằm sâu trong vùng rừng núi Ozarks quạnh hiu, trở thành một trung tâm thị tứ lớn gấp đôi...đến nỗi thành phố phải tuyên bố 3 ngày 'holidays' để cho dân địa phương có thể đi chơi xa (thực ra là di tản chiến thuật), nhường chỗ sinh hoạt cho người Việt Nam và các cơ quan an ninh địa phương dễ dàng giữ gìn trật tự.
Mỗi năm, ngày nào mà nhà dòng quyết định là Ngày Thánh Mẫu, thì ngày đó Tiểu Bang Missouri cũng tuyên bố 'Marian Days, những ngày cuả Mẹ Maria' và phát hành đặc san du lịch cho tiểu bang.
Năm nay, như VietCatholic đã loan tin là sau những năm đại dịch, Ngày Thánh Mẫu đã được tái lập từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 8.
3 ngày đại hội cuả 'Ngày Thánh Mẫu Missouri' đã trở thành cái mẫu mực cho nhiều tổ chức sau này, như Ngày Thánh Mẫu ở Las Vegas NV, Ngày Thánh Mẫu ở Portland OR, ngày Thánh Mẫu ở Los Angeles CA...cho đến Ngày Thánh Thể cuả dòng Biển Đức Thiên Tâm ở Kerens TX.
Một cách âm thầm, nhưng không kém hiệu quả, là sáng kiến thành lập Hội Bảo Trợ ơn gọi. Sáng kiến được manh nha từ California trong những năm 1977 cuả thế kỷ trước, để hỗ trợ cho các cha dòng Chuá Cứu Thế xây dựng một nhà dòng đầu tiên ở Long Beach CA, lấy tên là Hội Bảo Trợ ơn gọi dòng Chuá Cứu Thế, và mau chóng lan ra khắp nơi, những nơi mà gót chân cuả các cha DCCT Việt Nam từng đi qua.
Còn hơn là một hội gây quĩ, hội bảo trợ là một giao ước giữa nhà dòng và người bảo trợ, trong đó nhà dòng coi những người đóng góp nguyệt liễm ít ỏi $5 mỗi tháng không chỉ là một ân nhân, nhưng là những người có công ơn 'dưỡng dục', và do đó, ngoài việc cầu nguyện, nhà dòng thường có mặt trong những lúc tang gia.
Tổ chức cuả Hội Bảo Trợ DCCT đặt căn bản là 'Chi Hội' ở cấp địa phương, chỉ cần một nhân số 6 người là có thể lập thành một chi hội. Vì điều kiện dễ dàng như thế cho nên có thể cùng ở một chỗ mà có nhiều chi hội khác nhau, thí dụ tại Gx DMHCG có tới 3 chi hội BTOG DCCT.
Tổ chức Hội Bảo Trợ ơn Gọi không chỉ lan ra nhanh chóng cho DCCT mà thôi, mà các dòng tu/địa phận khác cũng đã dùng làm mẫu cho các hội bảo trợ cuả mình, tuy danh xưng có thể khác như là Bảo trợ ơn Thiên Triệu (HBTOTT San Jose, HBTOTT Sidney), hay là Gia Đình, như Gia Đình Đa Minh (dòng Đa Minh Tam Hiệp), Gia Đình Đồng Công, Gia Đình Thiên Tâm...
Trở lại với chi hội Th. Anrê Phú Yên, ngoài việc có cha Barthôlômêô Phạm Hữu Đạt là tuyên úy cuả hội bảo trợ từ Gx Th. Giuse Grand Prairie đến, còn có các cha và 1 thày ở 'Cơ Sở' Kauffman (tức là nhà dòng) là cha già Phaolô Vũ Duy Thiện, cha Giuse Nguyễn Văn Minh và thày Martinô Trần Thanh An. Cha Minh là 'Phụ Trách Cơ Sở' (tức là bề trên cuả nhà dòng ở Kauffman).
Phần đông những hội viên là những người tôi đã gặp ở nơi này hoặc ở nơi khác. Hình như một người đã bảo trợ cho một nhà dòng thì lại tham gia bảo trợ cho những nhà dòng khác. Riêng ở đây tôi nhận xét một số khá đông hội viên là thuộc gia đình cuả ông Vũ Hán, là người sáng lập, và cũng là một đoàn viên LMTT cùng tham gia hoạt động với chúng tôi từ nhiều chục năm qua.
Cũng như các hội bảo trợ khác, việc họp hành thì ít ỏi, một năm thường là 1 hay 2 lần là nhiều, cho nên hội viên thường bỏ nhiều thời giờ ngồi nấn ná hàn huyên với nhau cho đến khuya.
Nhân dịp làm phóng sự về Tu Đoàn Nhà Chúa tại Gx Th. Giuse ở Grand Prairie TX, chúng tôi được mời đi tham dự một tiệc mừng nhân lễ quan thầy cuả chi hội Th. Anrê Phú Yên (chính ra là Á-Thánh Anrê Phú Yên,) là một chi hội bảo trợ cuả Tu Đoàn ở tại tư gia cuả bà Maria Ngô Ngọc Diễm, chi hội trưởng, ở Richardson TX.
Thực là cảm kích khi gặp lại các cha và thày mà tuần trước đã không có giờ để làm quen hết, nhưng quan trọng là việc cha Barthôlômêô Phạm Hữu Đạt, bề trên phó cuả Miền Hải Ngoại, cho chúng tôi biết rằng bài viết cuả mình là chính xác, cho dù có 2 lỗi nhỏ về danh xưng như 'Bề Trên Miền' thay vì 'Bề Trên Tổng Quyền' và thay vì truyền chức 2 tân LM vào thứ Bảy thì phải là 'truyền chức cho 1 tân LM và 1 phó tế.'
Người Công Giáo Việt Nam, ngay từ khi định cư ở Hoa Kỳ, đã phát minh ra nhiều tổ chức độc đáo và được lập đi lập lại một cách thành công ở khắp mọi nơi, mọi lúc.
Thí dụ, một cách rất lớn lao, thì có 3 ngày Thánh Mẫu do Dòng Đồng Công (Nay là Dòng Mẹ Chuá Cứu Chuộc, Congregation of the Mother of the Redeemer) tổ chức từ năm 1978, đã biến thành phố Carthage MO nhỏ bé, nằm sâu trong vùng rừng núi Ozarks quạnh hiu, trở thành một trung tâm thị tứ lớn gấp đôi...đến nỗi thành phố phải tuyên bố 3 ngày 'holidays' để cho dân địa phương có thể đi chơi xa (thực ra là di tản chiến thuật), nhường chỗ sinh hoạt cho người Việt Nam và các cơ quan an ninh địa phương dễ dàng giữ gìn trật tự.
Mỗi năm, ngày nào mà nhà dòng quyết định là Ngày Thánh Mẫu, thì ngày đó Tiểu Bang Missouri cũng tuyên bố 'Marian Days, những ngày cuả Mẹ Maria' và phát hành đặc san du lịch cho tiểu bang.
Năm nay, như VietCatholic đã loan tin là sau những năm đại dịch, Ngày Thánh Mẫu đã được tái lập từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 8.
3 ngày đại hội cuả 'Ngày Thánh Mẫu Missouri' đã trở thành cái mẫu mực cho nhiều tổ chức sau này, như Ngày Thánh Mẫu ở Las Vegas NV, Ngày Thánh Mẫu ở Portland OR, ngày Thánh Mẫu ở Los Angeles CA...cho đến Ngày Thánh Thể cuả dòng Biển Đức Thiên Tâm ở Kerens TX.
Một cách âm thầm, nhưng không kém hiệu quả, là sáng kiến thành lập Hội Bảo Trợ ơn gọi. Sáng kiến được manh nha từ California trong những năm 1977 cuả thế kỷ trước, để hỗ trợ cho các cha dòng Chuá Cứu Thế xây dựng một nhà dòng đầu tiên ở Long Beach CA, lấy tên là Hội Bảo Trợ ơn gọi dòng Chuá Cứu Thế, và mau chóng lan ra khắp nơi, những nơi mà gót chân cuả các cha DCCT Việt Nam từng đi qua.
Còn hơn là một hội gây quĩ, hội bảo trợ là một giao ước giữa nhà dòng và người bảo trợ, trong đó nhà dòng coi những người đóng góp nguyệt liễm ít ỏi $5 mỗi tháng không chỉ là một ân nhân, nhưng là những người có công ơn 'dưỡng dục', và do đó, ngoài việc cầu nguyện, nhà dòng thường có mặt trong những lúc tang gia.
Tổ chức cuả Hội Bảo Trợ DCCT đặt căn bản là 'Chi Hội' ở cấp địa phương, chỉ cần một nhân số 6 người là có thể lập thành một chi hội. Vì điều kiện dễ dàng như thế cho nên có thể cùng ở một chỗ mà có nhiều chi hội khác nhau, thí dụ tại Gx DMHCG có tới 3 chi hội BTOG DCCT.
Tổ chức Hội Bảo Trợ ơn Gọi không chỉ lan ra nhanh chóng cho DCCT mà thôi, mà các dòng tu/địa phận khác cũng đã dùng làm mẫu cho các hội bảo trợ cuả mình, tuy danh xưng có thể khác như là Bảo trợ ơn Thiên Triệu (HBTOTT San Jose, HBTOTT Sidney), hay là Gia Đình, như Gia Đình Đa Minh (dòng Đa Minh Tam Hiệp), Gia Đình Đồng Công, Gia Đình Thiên Tâm...
Trở lại với chi hội Th. Anrê Phú Yên, ngoài việc có cha Barthôlômêô Phạm Hữu Đạt là tuyên úy cuả hội bảo trợ từ Gx Th. Giuse Grand Prairie đến, còn có các cha và 1 thày ở 'Cơ Sở' Kauffman (tức là nhà dòng) là cha già Phaolô Vũ Duy Thiện, cha Giuse Nguyễn Văn Minh và thày Martinô Trần Thanh An. Cha Minh là 'Phụ Trách Cơ Sở' (tức là bề trên cuả nhà dòng ở Kauffman).
Phần đông những hội viên là những người tôi đã gặp ở nơi này hoặc ở nơi khác. Hình như một người đã bảo trợ cho một nhà dòng thì lại tham gia bảo trợ cho những nhà dòng khác. Riêng ở đây tôi nhận xét một số khá đông hội viên là thuộc gia đình cuả ông Vũ Hán, là người sáng lập, và cũng là một đoàn viên LMTT cùng tham gia hoạt động với chúng tôi từ nhiều chục năm qua.
Cũng như các hội bảo trợ khác, việc họp hành thì ít ỏi, một năm thường là 1 hay 2 lần là nhiều, cho nên hội viên thường bỏ nhiều thời giờ ngồi nấn ná hàn huyên với nhau cho đến khuya.
VietCatholic TV
Thánh Lễ tưởng niệm và cầu nguyện cho Cha Francis Lý Văn Ca, phụ trách chương trình Dẫn Lễ
VietCatholic Media
01:56 02/08/2022
Putin đỏ mặt: Quân đội thứ hai thế giới chưa đánh đã tháo chạy. Diễn biết bất ngờ: Putin xuống nước
VietCatholic Media
02:52 02/08/2022
1. Tình báo Ukraine cho biết quân đội Nga đã bỏ chạy khỏi các khu vực của Zaporizhzhia
Trong bản báo cáo sáng thứ Ba 2 tháng 8, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine cho biết quân đội Nga đã tự động bỏ chạy khỏi các khu vực trong miền Zaporizhzhia ở đông nam Ukraine từ hôm Chúa Nhật.
Người Nga đã di chuyển binh sĩ và thiết bị khỏi Verkhnii Tokmak và Chernihivka sau các cuộc tấn công của Ukraine vào khu vực này từ tối thứ Sáu. Khoảng 40 binh sĩ Nga bị thương đã được đưa đến bệnh viện ở thành phố Polohy.
Theo báo cáo, các đơn vị Nga đã được rút gần như hoàn toàn khỏi Chernihivka và các trạm kiểm soát. Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine cũng ghi nhận có không quá 100 quân nhân Nga bị bỏ lại đang lang thang gần một khu định cư gần đó. Đến nay vẫn chưa rõ lý do họ bị bỏ lại. Tuy nhiên, phát ngôn nhân lưu ý rằng các lực lượng Nga đã đặt mìn trên các con đường rút lui để tránh bị truy kích.
2. Ngũ Giác Đài công bố gói hỗ trợ an ninh bổ sung trị giá 550 triệu USD cho Ukraine
Ngũ Giác Đài đã công bố một gói hỗ trợ an ninh bổ sung cho Ukraine trị giá lên tới 550 triệu USD vào hôm thứ Hai.
Quân viện cho Ukraine đang được rút ra từ các kho dự trữ của Hoa Kỳ bao gồm 75.000 viên đạn và một lượng đạn bổ sung không được tiết lộ cho Hệ thống Hỏa tiễn Pháo binh Cơ động Cao HIMARS.
Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết: “Hôm nay, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã nhận được thông báo cho phép rút vốn hỗ trợ an ninh của tổng thống trị giá lên tới 550 triệu USD để đáp ứng các nhu cầu an ninh và quốc phòng quan trọng của Ukraine. Sự ủy quyền này là đợt rút thiết bị thứ mười bảy của Chính quyền Biden khỏi kho dự trữ của Bộ Quốc Phòng cho Ukraine kể từ tháng 8 năm 2021.
Các khả năng trong gói này bao gồm các thiết bị mà người Ukraine đang sử dụng hiệu quả để bảo vệ đất nước của họ như:
75.000 viên đạn pháo 155ly;
Đạn bổ sung cho Hệ thống Hỏa tiễn Pháo binh Cơ động Cao, gọi tắt là HIMARS.
Tổng cộng, Hoa Kỳ đã cam kết hỗ trợ an ninh khoảng 8,8 tỷ USD cho Ukraine kể từ khi chính quyền Biden được thành lập. Kể từ năm 2014, Hoa Kỳ đã cam kết hỗ trợ an ninh hơn 10 tỷ USD cho Ukraine.
Để đáp ứng các yêu cầu chiến trường đang phát triển của mình, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm việc với các Đồng minh và đối tác của mình để cung cấp cho Ukraine những khả năng chính.
3. Quân đội Ukraine tuyên bố họ đã đẩy lùi nhiều nỗ lực của quân đội Nga để tiến vào Donetsk
Quân đội Ukraine nói rằng mọi nỗ lực của các lực lượng Nga nhằm tiến vào khu vực miền đông Donetsk trong 24 giờ qua đã bị bẻ gãy.
Trong bản báo cáo sáng thứ Ba 2 tháng 8, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết tại một số khu vực, quân Nga đã cử các đơn vị trinh sát tiền phương đi thăm dò, nhưng những đơn vị này đã bị tổn thất và rút lui.
Một lần nữa trọng tâm của các nỗ lực của Nga là xung quanh thị trấn Bakhmut. Bộ Tổng tham mưu cho biết, “quân Nga đã cố gắng cải thiện vị trí chiến thuật trong các khu vực Soledar, Vershyna và Bakhmut bằng các cuộc tấn công, nhưng không thành công và rút lui.”
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết một nỗ lực khác của Nga nhằm tiến tới gần Avdiivka, phía bắc thành phố Donetsk, cũng đã bị đẩy lùi và các hành động thù địch trong khu vực vẫn tiếp diễn.
Phía bắc thành phố Sloviansk, người Nga tiếp tục đánh phá một số khu định cư - hầu hết đều trống rỗng ngoại trừ các vị trí quân sự. Nhưng lực lượng Phòng vệ đã loại khỏi vòng chiến một nhóm trinh sát của đối phương.
Trên phần lớn chiến tuyến, người Nga đã sử dụng đến pháo hạng nặng và hỏa lực xe tăng nhưng không đạt được tiến bộ. Bộ Tổng tham mưu cho rằng việc Nga không đạt được thành công trên thực địa là do “tổn thất đáng kể về nhân lực, thiết bị quân sự và tình trạng mất tinh thần” của quân địch.
Ở mặt trận phía nam, quân đội nói rằng đã có một cuộc pháo kích trên diện rộng trên sông Inhulets, nơi người Nga đang cố gắng ngăn chặn các bước tiến của Ukraine.
4. Quân đội Ukraine cho biết một kho chứa khác của Nga ở Kherson đã bị phá hủy
Các quan chức Ukraine nói rằng một cuộc tấn công tầm xa khác nhằm vào một kho chứa của Nga ở khu vực Kherson đã gây ra thiệt hại đáng kể.
Serhii Khlan, cố vấn của người đứng đầu chính quyền quân sự dân sự Kherson, nói trên truyền hình Ukraine hôm thứ Ba 2 tháng 8 rằng “một kho đạn dược và thiết bị quân sự khác do quân Nga mang đến từ Crimea, đã bị phá hủy hôm qua ở ngoại ô Skadovsk”.
Skadovsk nằm trên bờ Hắc Hải, cách vị trí tiền tuyến gần nhất của Ukraine khoảng 80 km. Một mục tiêu ở đó đã bị tấn công vào tuần trước.
Khlan nói: “Bước ngoặt trong các hoạt động quân sự trên hướng Kherson diễn ra hơn hai tuần trước - do HIMARS, nhờ đó chúng tôi bắt đầu đánh sập các kho chứa ở các vị trí hậu phương của quân Nga”.
Khlan cho biết: “Từ tối đến sáng đã có một ngọn lửa rất lớn, và theo người dân địa phương, họ chưa bao giờ nhìn thấy ngọn lửa lớn như vậy”.
Giao tranh vẫn tiếp tục dọc theo biên giới phía bắc của Kherson, nơi các lực lượng Ukraine đã đạt được tiến bộ vừa phải trước các tuyến phòng thủ cố thủ của Nga.
Dmytro Butriy, người đứng đầu tạm thời của cơ quan quản lý quân sự vùng Kherson, cho biết 46 khu định cư đã tan hoang vì giao tranh, nằm trong một khu vực gồm những ngôi làng nhỏ và đất nông nghiệp.
Ông nói: “Có những ngôi làng gần như bị phá hủy tới 90%. “Họ vẫn đang bị pháo kích liên tục, phần lớn dân số đã rời khỏi đó. Nhưng một số người vẫn ở lại một số khu định cư”.
5. Putin thừa nhận 'không có người chiến thắng' trong chiến tranh hạt nhân khi Liên Hiệp Quốc cảnh báo về nguy cơ 'hiểu lầm'
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Hai nói rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân “không bao giờ nên xảy ra” - khi người đứng đầu Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng cuộc chiến tranh Ukraine là “một sự hiểu lầm, một sự tính toán sai lầm” khiến thế giới có nguy cơ bị hủy diệt bởi vũ khí hạt nhân.
Bình luận của Putin được đưa ra trong một bức thư gửi tới những người tham gia tại một hội nghị bắt đầu từ hôm thứ Hai của Liên Hiệp Quốc nhằm tái khẳng định hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Nhà lãnh đạo Nga cho biết: “Chúng tôi đi từ thực tế rằng không thể có người chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân và nó không bao giờ nên nổ ra, và chúng tôi ủng hộ an ninh bình đẳng và không thể chia cắt cho tất cả các thành viên của cộng đồng thế giới,” nhà lãnh đạo Nga nói.
Các nhận xét trên là một sự khác biệt rõ ràng so với những lời cảnh cáo liên tục của Điện Cẩm Linh về khả năng hạt nhân của nước này trong suốt 5 tháng diễn ra cuộc chiến ở Ukraine.
Khi Putin xâm lược Ukraine vào tháng 2, ông ta cảnh báo rằng sự can thiệp từ các quốc gia phương Tây sẽ mang lại “hậu quả mà các bạn chưa từng thấy” - được hiểu rộng rãi là một mối đe dọa hạt nhân.
Vài ngày sau cuộc xâm lược, Putin đã đặt các lực lượng hạt nhân của mình trong tình trạng cảnh giác cao độ, viện dẫn “những tuyên bố gây hấn” từ các đối thủ phương Tây.
Một tháng sau, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov, bảo vệ chính sách sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga nếu nước này cảm thấy sự tồn tại của nó bị đe dọa.
Vào tháng 4, Nga đã tiến hành một cuộc thử nghiệm đã được lên kế hoạch trước đó đối với một hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa thế hệ tiếp theo - và các phương tiện truyền thông nhà nước Nga đã tiến hành chế nhạo phương Tây với lời đe dọa tấn công New York.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nói rằng cuộc họp hôm thứ Hai đã diễn ra “vào thời điểm mà các nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân đang gia tăng và các khả năng ngăn chặn leo thang đang suy yếu.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã coi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine là một cuộc khủng hoảng với “các yếu tố hạt nhân”.
Ông nói thêm: “Và nó diễn ra trong bối cảnh có các cuộc khủng hoảng - với nguyên nhân là hạt nhân - đang bùng phát từ Trung Đông và Bán đảo Triều Tiên cho đến sự xâm lược của Nga vào Ukraine.”
Ông nói do hậu quả của những cuộc xung đột này, “chỉ cần một sự hiểu lầm, một tính toán sai lầm là nhân loại sẽ bị hạt nhân hủy diệt.”
Guterres nói với các chính trị gia và nhà ngoại giao: “Các thế hệ tương lai đang trông chờ vào cam kết của các bạn để lùi lại từ vực thẳm. Đây là thời điểm mà chúng ta phải phản ứng trước thử thách cơ bản này và xua tan đám mây hủy diệt hạt nhân một lần và mãi mãi.”
Một trăm chín mươi mốt quốc gia là thành viên của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Theo các điều khoản của thỏa thuận, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nga và Pháp - 5 cường quốc hạt nhân ban đầu - dự kiến sẽ đàm phán về việc loại bỏ kho vũ khí hạt nhân của họ.
Các cường quốc hạt nhân Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên không phải là các bên ký kết hiệp ước. Israel cũng vậy, quốc gia này được cho là có kho vũ khí hạt nhân mà nước này không công khai thừa nhận
6. Các bà mẹ của các binh sĩ Nga nói rằng con trai của họ từ chối chiến đấu cho Điện Cẩm Linh đang bị giam giữ trong các hố tra tấn
Maksim Kochetkov đang bị giam cầm trong một trại tù hình sự cách nhà anh ta 6.000 dặm trên một hòn đảo gần Nhật Bản - một trong những nơi có số lượng ngày càng tăng quân đội Nga là tù nhân của một cuộc chiến mà họ không muốn chiến đấu.
Chàng trai 20 tuổi đang bị trừng phạt vì bất chấp mệnh lệnh của Vladimir Putin, anh đã không chịu tấn công Ukraine - giống như hàng nghìn binh sĩ Nga khác, thường được tuyển chọn từ những vùng xa xôi và nghèo nàn của Nga.
Hoàn cảnh của anh nhấn mạnh tuyên bố của các quan chức quốc phòng Hoa Kỳ vào tuần trước rằng có 'những dấu hiệu gia tăng về kỷ luật và các vấn đề về tinh thần trong quân đội Nga'.
Điều này đã được xác nhận bởi các báo cáo truyền thông Nga - trong đó có một báo cáo đã truy tìm được đến 1.793 binh sĩ từ chối chiến đấu như Maksim.
Cơ quan truyền thông này phát hiện nhiều người đang bị giam giữ bởi những người lính đánh thuê có liên hệ với Điện Cẩm Linh trong các tầng hầm nhồi nhét chật ních người và các 'hố tra tấn' ở Luhansk, một khu vực đã tách khỏi Ukraine vào năm 2014 sau khi bị lực lượng ly khai ủng hộ Mạc Tư Khoa chiếm giữ.
Các quan chức Nga, đang vật lộn để bổ sung chiến tuyến sau 5 tháng trong cuộc xâm lược của họ, cố gắng bắt nạt những binh sĩ từ chối xé lá đơn từ chức của họ và quay trở lại chiến tuyến.
Verstka, một hãng tin độc lập của Nga, phát hiện ít nhất 234 thanh niên đang bị giam giữ trong một trung tâm cải huấn ở thị trấn Bryanka.
Một người đàn ông cho biết con trai mình đã bị giam dưới tầng hầm trong hai tuần cùng với 33 người khác. Một người phụ nữ cho biết con trai cô đã bị bắt giam vào ngày 12 tháng 7 và bị nhốt dưới lòng đất mà không có thức ăn, nước uống hoặc điện đóm.
Một người cha khác nói về 'hố tra tấn'. Luật quân sự của Nga cho phép binh sĩ từ chối chiến đấu - nhưng các nhà hoạt động nhân quyền nói rằng các chỉ huy đối mặt với việc thiếu quân tiếp viện thường phớt lờ yêu cầu của họ hoặc cố gắng đe dọa họ ở lại thay vì đồng ý để họ trở về nhà.
Một binh sĩ, trong số 200 người đàn ông nộp đơn yêu cầu không chiến đấu, cho biết một số đã về đến nhà nhưng nhiều người khác bị đưa vào các tầng hầm của Bryanka hoặc buộc phải quay trở lại chiến tuyến.
“Có lẽ tôi là người may mắn vì có thể ra đi mà không cần ngồi trong hố,” anh nói. Những loại chống đối như vậy càng khiến Điện Cẩm Linh đau đầu khi Putin phải vật lộn để bổ sung các đơn vị quân đội đang kiệt quệ và chịu tổn thất nặng nề dọc theo chiến tuyến dài 300 dặm trải dài từ gần Kharkiv ở đông bắc Ukraine đến Kherson - hiện đang đối mặt với cuộc phản công do Kyiv dẫn đầu - ở phía nam.
Phillips O'Brien, Giáo sư Nghiên cứu Chiến lược tại Đại học St. Andrews nói:
“Nếu họ không cố gắng vận động, sự xung đột giữa binh lính và sĩ quan sẽ ngày càng tăng, và nhu cầu về binh lính cuối cùng sẽ gây ra một vấn đề lớn cho họ.”
Theo tình báo Mỹ, hơn 75.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương trong cuộc chiến kéo dài 5 tháng - gần như tương xứng với quy mô của Quân đội Anh - và làm thất bại nỗ lực tiến công của họ ở khu vực phía đông Donbas.
Vào cuối tháng 3, Nga đã thừa nhận 1.351 trường hợp tử vong, nhưng kể từ đó vẫn giữ im lặng về tỷ lệ thương vong.
Giám đốc MI6, Richard Moore tuần trước cho biết Điện Cẩm Linh sẽ 'ngày càng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân lực và vật lực trong vài tuần tới' và rằng Nga 'sắp cạn kiệt sức lực'.
Ông nói thêm rằng những người lính của Putin không phải là 'những đứa trẻ trung lưu' đến từ Mạc Tư Khoa: 'Đây là những đứa trẻ nghèo từ các vùng nông thôn của Nga, chúng đến từ các thị trấn ở Siberia, và quân Nga có một tỷ lệ không tương xứng các dân tộc thiểu số - họ là những bia đỡ đạn'.
Lý do biểu tình ngay trong thánh lễ do Đức Thánh Cha cử hành. Đức Thánh Cha nói ngài sẽ chậm lại hoặc nghỉ hưu
VietCatholic Media
06:18 02/08/2022
1. Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài sẽ chậm lại hoặc nghỉ hưu
Hôm thứ Bảy, Đức Thánh Cha Phanxicô thừa nhận rằng ngài không còn có thể đi lại như trước nữa vì dây chằng đầu gối bị căng, và nói rằng chuyến hành hương Canada kéo dài một tuần của ngài là “một thử nghiệm” cho thấy ngài cần phải chậm lại và một ngày nào đó có thể nghỉ hưu.
Phát biểu với các phóng viên khi đang từ phía bắc Nunavut về nhà, Đức Phanxicô 85 tuổi nhấn mạnh rằng ngài chưa nghĩ đến việc từ chức nhưng nói rằng “cánh cửa đang mở” và không có gì sai khi một giáo hoàng từ chức.
“Không có gì lạ. Nó không phải là một thảm họa. Bạn có thể thay đổi giáo hoàng,” ngài nói khi ngồi xe lăn trên máy bay trong cuộc họp báo kéo dài 45 phút.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng mặc dù cho đến nay ngài vẫn chưa cân nhắc việc từ chức, nhưng ngài nhận ra rằng ít nhất ngài phải làm việc chậm lại.
“Tôi nghĩ ở tuổi của mình và với những hạn chế này, tôi phải tiết kiệm sức lực của mình để có thể phục vụ Giáo Hội, hoặc nghĩ đến khả năng tránh sang một bên”.
Đức Phanxicô đã trả lời nhiều câu hỏi về tương lai của triều đại giáo hoàng của mình sau chuyến đi đầu tiên mà ngài sử dụng xe lăn, xe tập đi và gậy để đi lại, hạn chế đáng kể chương trình và khả năng hòa nhập với đám đông của ngài.
Đức Thánh Cha bị căng dây chằng đầu gối phải vào đầu năm nay, và việc tiếp tục điều trị bằng laser và từ tính đã buộc ngài phải hủy chuyến đi đến Phi Châu đã được lên lịch vào tuần đầu tiên của tháng 7.
Chuyến đi Canada thật khó khăn, và có một số khoảnh khắc khi Đức Phanxicô tỏ ra rất đau đớn khi ngài đứng lên và ngồi xuống khỏi ghế.
Vào cuối chuyến tông du kéo dài sáu ngày của mình, ngài xuất hiện với tinh thần tốt và tràn đầy năng lượng, bất chấp một ngày dài đi đến rìa Bắc Cực vào hôm thứ Sáu để một lần nữa xin lỗi người dân bản địa về những bất công mà họ phải chịu trong các trường nội trú dành cho người bản địa do Giáo Hội điều hành ở Canada.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã loại trừ việc phẫu thuật đầu gối của mình, nói rằng nó không nhất thiết sẽ giúp ích và lưu ý rằng “vẫn còn dấu vết” từ tác động của việc trải qua hơn sáu giờ gây mê vào tháng 7 năm 2021 để loại bỏ 33 cm ruột già của ngài.
“Tôi sẽ cố gắng tiếp tục thực hiện các chuyến đi và gần gũi với mọi người vì tôi nghĩ đó là một cách phục vụ, gần gũi.”
Source:AP
2. Hội đồng Giám mục Canada cám ơn Đức Thánh Cha Phanxicô về chuyến viếng thăm lịch sử ngài mới thực hiện tại nước này.
Thông cáo công bố ngày 29 tháng Bảy, khi Đức Thánh Cha kết thúc cuộc viếng thăm sáu ngày tại Canada, nói rằng:
“Các giám mục Canada cám ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô vì chuyến viếng thăm lịch sử tại đất nước chúng ta. Ngài đến để chu toàn lời hứa bày tỏ bằng chính sự hiện diện của ngài sự gần gũi với các thổ dân tại quốc gia này. Cuộc viếng thăm là cột mốc quan trọng trên con đường chữa lành và hòa giải.
Trong các diễn văn công khai và riêng, ngài đã chân thành và long trọng xin lỗi các thổ dân, nhân danh Giáo Hội Công Giáo, bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với văn hóa và linh đạo của thổ dân, nói lên sự đau buồn sâu đậm vì ảnh hưởng kéo dài của sự thực dân hóa, nhìn nhận ảnh hưởng thê thảm của chế độ các trường nội trú, và xin lỗi vì những lạm dụng, kể cả lạm dụng tính dục, do các thành phần của Giáo hội gây ra.
Đức Thánh Cha kêu gọi chúng ta tiếp tục giúp đỡ các nạn nhân và gia đình họ trong việc chữa lành những chấn thương họ đã chịu. Chúng tôi đã nghe lời kêu gọi này và sẽ duyệt lại chương trình đã cập nhật trong khóa họp toàn thể vào mùa thu tới đây. Chúng tôi hy vọng những tương quan đã được đề ra trong tiến trình hoạch định này, đặc biệt với các đối tác thổ dân trên bình diện toàn quốc và địa phương, sẽ tăng trưởng, đi xa hơn cuộc viếng thăm này và là nền tảng cho những hoạt động kế tiếp. Trong các cuộc trao đổi với các anh chị em thổ dân, chúng tôi đã nghe thấy:
- Những lời kêu gọi minh bạch hơn với việc bảo tồn và tiết lộ các hồ sơ về các trường nội trú;
- Yêu cầu hỗ trợ để giải quyết vấn đề các hiện vật của thổ dân giữ tại Bảo tàng viện Vatican;
- Mong muốn khẳng định các quyền cố hữu của các thổ dân và và làm sáng tỏ những chính sách lịch sử và nguyên tắc thường được gọi là “Đạo lý về khám phá”;
- Mời đồng hành với các cộng đoàn dân tộc đầu tiên, những người lai và người Inuit trong việc giải quyết những bất công còn tiếp tục ngày nay;
- Và hỗ trợ tài chánh cho các sáng kiến đẩy mạnh việc chữa lành và hòa giải.
Hướng dẫn này sẽ là công cụ cho các bước kế tiếp trong khi chúng ta tìm cách đồng hành theo một con đường mới.
Thông cáo của Hội đồng Giám mục Canada cũng nhắc lại rằng: “Trong khóa họp năm 2021, các giám mục Canada đã hứa thăng tiến việc tham khảo các văn khố, giáo dục hàng giáo sĩ về các nền văn hóa và linh đạo thổ dân, tiếp tục đối thoại với các cộng đoàn thổ dân và dấn thân với thổ dân về các hiện vật và cam kết quyên góp 30 triệu đôla để có thể trở thành Ngân quỹ hòa giải thổ dân. Chúng tôi cám ơn các đối tác thổ dân, chính phủ và các tín hữu Công Giáo đã giúp chúng tôi thực hiện tiến bộ đáng kể trong các quyết tâm này, trong khi nhìn nhận rằng một công việc quan trọng đang chờ đợi chúng ta”.
3. Biểu tình ngay trong thánh lễ do Đức Thánh Cha cử hành
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cử hành thánh lễ vào hôm thứ Năm tại đền thờ quốc gia của Canada và đối mặt với yêu cầu lâu đời từ người dân bản địa: đó là hủy bỏ các tông chiếu của Tòa Thánh làm nền tảng cho cái gọi là “Học thuyết về Khám phá “và bác bỏ các lý thuyết đã hợp pháp hóa việc chiếm giữ các vùng đất của người bản xứ từ thời thuộc địa và là cơ sở của một số luật tài sản ngày nay.
Ngay trước khi Thánh lễ bắt đầu, hai phụ nữ bản địa đã giăng một biểu ngữ tại bàn thờ của Đền thờ Quốc gia Sainte-Anne-de-Beaupré có dòng chữ: “Hãy hủy bỏ học thuyết” bằng chữ đỏ và đen. Những người biểu tình đã được đưa ra ngoài và Thánh lễ được tiến hành mà không xảy ra sự việc đáng tiếc nào, mặc dù sau đó các phụ nữ đã cầm biểu ngữ diễn hành bên ngoài đền thánh và treo nó trên lan can.
Cuộc biểu tình ngắn ngủi nhấn mạnh một trong những vấn đề mà Tòa thánh phải đối mặt sau lời xin lỗi lịch sử của Đức Phanxicô về sự can dự của Giáo Hội Công Giáo vào các trường nội trú dành cho người bản địa của Canada, nơi các thế hệ người bản địa bị buộc phải rời bỏ gia đình và nền văn hóa của họ để hòa nhập vào xã hội Kitô giáo Canada. Đức Phanxicô đã dành một tuần ở Canada để tìm cách chuộc lỗi và hôm thứ Năm đã thêm vào trong một yêu cầu khác về sự tha thứ từ các nạn nhân vì “tệ nạn” lạm dụng tình dục giáo sĩ.
Ngoài lời xin lỗi, các dân tộc bản địa đã kêu gọi Đức Phanxicô chính thức hủy bỏ những sắc chỉ của Tòa Thánh hồi thế kỷ 15, đã cung cấp cho Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha sự ủng hộ trong việc mở rộng lãnh thổ của họ ở Phi Châu và Mỹ Châu vì lợi ích truyền bá Kitô Giáo. Những sắc lệnh đó làm nền tảng cho Học thuyết Khám phá, một khái niệm pháp lý được đưa ra trong quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ năm 1823, được hiểu là quyền sở hữu và chủ quyền đối với đất đai được chuyển cho người Âu Châu vì họ “phát hiện ra” nó. Nó được trích dẫn gần đây là một quyết định của Tòa án Tối cao năm 2005 liên quan đến Quốc gia Da đỏ Oneida.
Michelle Schenandoah, một thành viên của Oneida Nation, cho biết: “Các quốc gia thuộc địa này, đặc biệt là Canada và Hoa Kỳ, đã sử dụng học thuyết này làm cơ sở cho quyền sở hữu đất đai của họ, điều này cuối cùng thực sự có nghĩa là tước đoạt đất đai của các dân tộc bản địa. Cô đã ở Thành phố Quebec cùng với một phái đoàn từ Liên đoàn Haudenosaunee để nêu vấn đề với các nhà lãnh đạo Giáo Hội.
Bà nói: “Đó là một cuộc diệt chủng kéo dài hơn 500 năm, và nó vẫn là luật có hiệu lực cho đến ngày nay.”
Văn phòng của Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết trong cuộc gặp gỡ riêng với Đức Thánh Cha, Thủ tướng cho rằng Tòa thánh cần “giải quyết Học thuyết Khám phá”, cũng như các vấn đề khác bao gồm việc trả lại các hiện vật bản địa trong Bảo tàng Vatican.
Một số giáo phái Kitô giáo trong những năm gần đây đã chính thức bác bỏ học thuyết này. Các giám mục Canada đã làm như vậy vào năm 2016 và Hội đồng Các Bề trên dòng nữ Hoa Kỳ, đã chính thức yêu cầu Đức Phanxicô làm như vậy vào năm 2014 và nói rằng ngài nên từ bỏ “giai đoạn lịch sử Kitô giáo sử dụng tôn giáo để biện minh cho chính trị và bạo lực cá nhân chống lại các quốc gia và dân tộc bản địa và bản sắc văn hóa, tôn giáo và lãnh thổ của họ. “
Murray Sinclair, Chủ tịch Ủy ban Sự thật và Hòa giải của Canada, đã trích dẫn học thuyết trong một tuyên bố tuần này hoan nghênh lời xin lỗi của Đức Phanxicô
Các quan chức Giáo Hội đã khẳng định những sắc lệnh đó của Giáo hoàng từ lâu đã bị hủy bỏ hoặc thay thế bởi những sắc lệnh khác thừa nhận đầy đủ quyền của người bản địa được sống trên đất của họ, và nói rằng những tông chiếu ban đầu không có giá trị pháp lý hoặc đạo đức ngày nay. Trong chuyến đi, Đức Phanxicô đã nhiều lần khẳng định lại những quyền đó và bác bỏ các chính sách đồng hóa đã thúc đẩy hệ thống trường học dân cư.
Nhưng cả Vatican và các nhà tổ chức chuyến đi Canada đều xác nhận rằng một tuyên bố mới của Giáo Hội đang được chuẩn bị để đề cập đến các yêu cầu bác bỏ một cách chính thức các tông chiếu hồi thế kỷ thứ 15.
Vatican đã lường trước rõ ràng rằng vấn đề sẽ nảy sinh trong chuyến đi. Trong một bài viết trên tạp chí Dòng Tên La Civilta Cattolica, hay Văn Minh Công Giáo Cha Federico Lombardi thừa nhận rằng vấn đề này vẫn là một vấn đề quan trọng đối với người dân bản địa, nhưng nhấn mạnh rằng quan điểm của Tòa Thánh trong việc bác bỏ học thuyết khám phá là rõ ràng.
Cha Lombardi, nguyên phát ngôn viên của Vatican, trích dẫn tông chiếu “Sublimis Deus” được công bố năm 1538 khẳng định rằng các dân tộc bản địa không thể bị tước đoạt quyền tự do hoặc sở hữu tài sản của họ “và họ không nên bị nô lệ dưới bất kỳ hình thức nào.”
Source:ABCNews
Tuyệt vọng, quân Nga bỏ chạy, 40 khu vực phía nam Kherson được giải phóng. Tổng kho Nga trúng HIMARS
VietCatholic Media
15:48 02/08/2022
1. Tuyệt vọng, quân Nga bỏ chạy khỏi hơn 40 làng mạc thị trấn phía nam Kherson
Các lực lượng Ukraine đã chiếm lại hơn 40 khu định cư ở khu vực trọng điểm phía nam Kherson, khi Kyiv tìm cách đánh lui quân Nga trong một cuộc phản công, thống đốc địa phương cho biết hôm thứ Hai.
Theo Reuters, quân Nga đã chiếm giữ gần như toàn bộ lãnh thổ của khu vực quan trọng về kinh tế và chiến lược giáp với bán đảo Crimea trong những ngày đầu tiên xâm lược.
Nhưng trong những tuần gần đây, quân đội Ukraine, được hỗ trợ bởi các loại pháo tầm xa do phương Tây cung cấp, đã tìm cách tổ chức một cuộc phản công trong khu vực.
Các lực lượng của Kyiv đã tiến hành các cuộc tấn công vào các kho quân sự và các vị trí phía sau chiến tuyến của Nga và đánh vào các cây cầu đóng vai trò là các tuyến đường tiếp tế quan trọng cho quân đội của Mạc Tư Khoa ở thành phố Kherson.
Dmytro Butriy, người đứng đầu cơ quan quản lý khu vực Ukraine, nói với kênh truyền hình quốc gia: “Hôm nay, 46 khu định cư đã được giải phóng ở khu vực Kherson”.
Butriy nói thêm rằng phần lớn các ngôi làng được lấy lại nằm ở phía bắc của khu vực, trong khi một số ngôi làng khác nằm ở phần phía nam của nó, gần Hắc Hải và khu vực Mykolaiv.
Thống đốc cho biết một số ngôi làng được tái chiếm "đã bị phá hủy 90% và ngày nay vẫn đang bị hỏa hoạn liên miên".
Butriy cho biết tình hình nhân đạo trong khu vực là "nghiêm trọng" và ông nhắc lại lời kêu gọi của chính quyền đối với những người còn sống trong khu vực "hãy di tản đến các khu vực an toàn hơn".
2. Quân Ukraine phục kích đoàn xe Nga tìm cách tiếp tế cho Kherson
Trong bản báo cáo sáng thứ Ba 2 tháng 8, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết Lực lượng Đặc nhiệm Kakhovka đã phục kích một đoàn xe của Nga đang di chuyển về phía Kherson.
“Các đơn vị xe tăng của Lực lượng Đặc nhiệm Kakhovka đã phục kích và tấn công quân Nga. Theo dữ liệu sơ bộ, các xe chiến đấu bộ binh của Nga là BMP-2 và BMD-3 đã bị loại khỏi vòng chiến”.
Hôm Chúa Nhật 31 tháng 7 năm 2022, Lực lượng Đặc nhiệm Kakhovka cũng đã phá hủy một kho đạn và các thiết bị của quân xâm lược Nga gần Skadovsk, trong Vùng Kherson
3. Kho đạn, thiết bị của Nga bị phá hủy gần Skadovsk
Một kho lớn chứa đạn, hỏa tiễn và các thiết bị khác của quân xâm lược Nga gần Skadovsk, vùng Kherson, đã bị phá hủy, lửa cao bằng tòa nhà 5 tầng.
Ông Serhiy Khlan, thành viên của Hội đồng khu vực Kherson, cho biết trên sóng truyền hình toàn quốc như sau:
“Hôm qua, một kho đạn dược và thiết bị quân sự khác mà quân Nga mang từ Crimea đã bị phá hủy gần Skadovsk. Quân Nga đã chuyển một lượng lớn nhiên liệu và chất bôi trơn đến ngoại ô Skadovsk, đặt chúng sau các nhà máy giải quyết nước thải”.
Theo ông, cũng có rất nhiều thiết bị kỹ thuật được đưa đến để sửa chữa các tuyến đường hậu cần bị hư hỏng, điển hình là cầu Antonivka
Khlan lưu ý rằng những kẻ xâm lược đã cố gắng ngụy trang xe tăng thành xe tải bằng cách hàn khung với lưới ngụy trang trên những chiếc xe tăng nhưng điều này không cứu được chúng.
“Vị trí này đã bị phá hủy bởi một cuộc tấn công hỏa tiễn rất khéo léo. Nhân tiện, xin nói thêm lửa đang hoành hành ở đó từ tối đến sáng, người dân địa phương báo cáo rằng họ chưa bao giờ nhìn thấy ngọn lửa như vậy... nó cao hơn một tòa nhà năm tầng.”
Ông nói thêm, một đám cháy đã bùng phát hôm thứ Ba tại một kho hàng của đối phương gần Kalanchak. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa biết tổn thất ra sao.
Lực lượng vũ trang Ukraine đang kiểm soát các huyết mạch hậu cần và vận tải của quân đội Nga trong khu vực Kherson tạm thời bị chiếm đóng. Đặc biệt, vào rạng sáng ngày Chúa Nhật 31 tháng 7, một cuộc tấn công chính xác cao của HIMARS đã phá hủy một đoàn tàu hơn 40 toa xuất phát từ Crimea chở nhân lực, thiết bị và đạn dược đến ga tàu Brylivka của vùng Kherson.
4. Quân đội Ukraine phá hủy Tunguska của Nga ở Khu vực Kharkiv
Quân đội Ukraine đã phá hủy hệ thống phòng không hỏa tiễn Tunguska của Nga ở Khu vực Kharkiv.
Phát ngôn nhân Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết: “Các đơn vị trinh sát đường không của Vệ binh Quốc gia Ukraine, phối hợp với các tay súng của Lực lượng vũ trang Ukraine, đã phát hiện và phá hủy hệ thống phòng không hỏa tiễn Tunguska của Nga.”
Do sự phối hợp của quân phòng thủ Khu vực Kharkiv, quân đội Nga đã bị tổn thất rất nặng.
Xin nhắc lại rằng Tunguska là một hệ thống phòng không hỏa tiễn của Liên Xô và hiện nay được Nga dùng để bảo vệ cho các trung đoàn bộ binh và xe tăng. Việc sử dụng các thứ vũ khí lỗi thời này cho thấy Nga có vẻ đã cạn kiệt các vũ khí hiện đại.
5. Mỹ tặng Ukraine đạn HIMARS sau khi Nga tuyên bố phá hủy 100 hỏa tiễn
Mỹ sẽ cung cấp thêm cho Ukraine một số đạn dược của Hệ thống hỏa tiễn cơ động cao M142, gọi tắt là HIMARS, như một phần của gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 550 triệu USD để hỗ trợ trong cuộc chiến đang diễn ra với Nga, Điều phối viên Hội đồng An ninh Quốc gia về Truyền thông Chiến lược John Kirby cho biết như trên hôm thứ Hai.
Thông báo được đưa ra vài ngày sau khi Nga nói rằng họ đã phá hủy hơn 100 hỏa tiễn HIMARS do Mỹ sản xuất trong một cuộc tấn công vào kho đạn Ukraine mà họ cho rằng đã giết chết 120 lính Ukraine, các chuyên gia kỹ thuật và những người khác. Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine đã bác bỏ tuyên bố này là tin giả.
Đạn HIMARS trong gói mới của Mỹ sẽ cung cấp thêm hỏa tiễn cho một hệ thống vũ khí từng được một cựu tướng quân đội Mỹ mô tả là “kẻ thay đổi cuộc chơi” trong cuộc chiến của Ukraine chống lại sự xâm lược của Nga. Mỹ đã gửi tổng cộng 16 HIMARS tới Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, ông Oleksii Reznikov, cho biết 4 chiếc mới nhất đã đến vào hôm thứ Hai 1 tháng 8.
“Cám ơn tổng thống Hoa Kỳ rất nhiều. Chúng tôi đã được chứng minh là những người vận hành thông minh loại vũ khí này.”
Một số quan chức Mỹ, đã quảng cáo việc Ukraine sử dụng HIMARS để chống lại Nga. Tướng Mỹ Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo vào tháng trước rằng Nga đã không loại bỏ được bất kỳ hệ thống HIMARS nào.
Kirby cho biết, gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 550 triệu USD cũng bao gồm đạn dược cho các hệ thống pháo 155 ly đã được cung cấp cho Ukraine.
Ông nói thêm rằng các quỹ mới có nghĩa là Tổng thống Joe Biden hiện đã ủy quyền hơn 8 tỷ USD hỗ trợ an ninh theo thẩm quyền rút tiền của tổng thống kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào cuối tháng Hai. Đây cũng là lần thứ 17 Biden ủy quyền một gói hỗ trợ an ninh bằng cách sử dụng thẩm quyền của mình kể từ khi ông nhậm chức.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Mỹ và các bộ quốc phòng của Nga và Ukraine để đưa ra bình luận.
6. Bộ Trưởng Ngoại Giao Phần Lan chế nhạo rằng chuyện Nga tiêu diệt HIMARS của Mỹ chỉ là 'mơ ước' của Mạc Tư Khoa.
Báo cáo của Nga rằng họ đã phá hủy HIMARS của Ukraine do Mỹ cung cấp chỉ là “mơ tưởng” viễn vông do khả năng của hệ thống phóng hỏa tiễn này. Pekka Haavisto, Bộ Trưởng Ngoại Giao Phần Lan đã nhận xét như trên.
“Nga cho biết họ đã phá hủy hai HIMARS. Điều này chưa được xác nhận và có thể chỉ là mơ tưởng, vì HIMARS có khả năng hoạt động ngoài tầm bắn của pháo binh Nga và Nga không có ưu thế trên không”.
Nga cho biết hôm thứ Hai rằng các lực lượng của họ đã phá hủy hai HIMARS do Mỹ sản xuất ở Ukraine, bổ sung vào bốn hệ thống mà họ đã tuyên bố trước đó.
HIMARS của Mỹ, từ viết tắt của Hệ thống Hỏa tiễn Pháo binh Cơ động Cao M142, đã được coi là “kẻ thay đổi cuộc chơi” trong cuộc chiến của Ukraine chống lại sự xâm lược của Nga, bắt đầu vào cuối tháng Sáu. Mỹ đã gửi tổng cộng 16 chiếc tới Ukraine, 4 trong số đó vừa đến vào hôm thứ Hai, theo thông báo từ Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov.
Giống như Pekka Haavisto, một quan chức Ngũ Giác Đài Mỹ cho rằng Nga đang không giành được ưu thế trên không ở Ukraine.
HIMARS là hệ thống hỏa tiễn di động, tầm xa có thể bắn chính xác. Theo nhà sản xuất HIMARS Lockheed Martin, các hệ thống này có “phạm vi được công nhận và chứng minh” lên đến 300 km, tương đương hơn 186 dặm.
Các quan chức Hoa Kỳ và Ukraine đã ca ngợi việc sử dụng và hiệu quả của HIMARS trong cuộc chiến với Nga. Tướng Mỹ Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo vào tháng trước rằng Ukraine đã “sử dụng hiệu quả” HIMARS, “với các cuộc tấn công vào các sở chỉ huy và kiểm soát của Nga, mạng lưới hậu cần của họ, pháo binh của họ gần các vị trí phòng thủ và nhiều mục tiêu khác.”
Tại hội nghị tương tự, được tổ chức một ngày trước khi Nga cho biết họ đã phá hủy 4 HIMARS của Mỹ trong thời gian hai tuần, Milley nói rằng cho đến nay Nga vẫn chưa hạ gục được bất kỳ hệ thống nào.
Trong khi đó, trên kênh truyền hình nhà nước vào tuần trước, một chuyên gia quân sự Nga đã ám chỉ một kế hoạch tuyệt mật nhằm mục đích cho phép Nga xâm nhập vào công ty Lockheed Martin là công ty sản xuất HIMARS để Mỹ cung cấp ở Ukraine.
Newsweek đã liên hệ với các bộ quốc phòng của Nga và Ukraine để đưa ra bình luận.
7. Người Nga không cho phép Hội Hồng Thập Tự quốc tế tiếp cận cơ sở cải huấn ở Olenivka - Lubinets
Người Nga đã không cho phép đại diện của Hội Hồng Thập Tự quốc tế, gọi tắt là ICRC, đến gần cơ sở cải huấn tại Olenivka, nơi các tù nhân chiến tranh Ukraine đã thiệt mạng trong một vụ nổ vào đêm 29/7
Ủy viên Nhân quyền của Quốc Hội Ukraine Dmytro Lubinets cho biết như trên.
“Bất chấp những tuyên bố của Nga rằng họ đã cung cấp quyền truy cập cho các đại diện của ICRC và Phái bộ Giám sát của Liên Hiệp Quốc tới địa điểm xảy ra sự việc ở Olenivka, hôm nay tôi đã nhận được phản hồi từ ICRC rằng không, họ không được quyền truy cập như thế”, Lubinets nói.
Theo lời của ông, văn phòng thanh tra Ukraine đã thiết lập được những liên lạc chính thức và không chính thức với các đại diện của ICRC. Tuy nhiên, Ukraine chưa nhận được phản hồi từ Liên Hiệp Quốc.
“Tôi gửi thư và yêu cầu. Tôi đã làm điều đó ngay lập tức vào ngày đầu tiên sau thảm kịch. Cá nhân tôi không nhận được bất kỳ tín hiệu nào, thậm chí là không chính thức. Tôi có thể công khai xác nhận điều này, ”Lubinets lưu ý.
Xin nhắc lại rằng, vào đêm ngày 29 tháng 7 năm 2022, một vụ nổ mạnh đã xảy ra bên trong cơ sở cải huấn cũ nằm ở Olenivka thuộc Vùng Donetsk, nơi người Nga giam giữ các tù binh Ukraine. Ít nhất 50 tù binh Ukraine đã bị giết.
8. Cuộc tấn công vào bệnh viện ở Mykolaiv được thị trưởng mô tả là vụ 'khủng bố đáng kinh tởm'
Thị trưởng của Mykolaiv đã nói rằng một cuộc tấn công vào các cơ sở y tế trong thành phố hôm thứ Hai 1 tháng 8 "không có gì khác hơn là một hành vi khủng bố đáng kinh tởm của quân đội Nga".
Ông Oleksandr Syenkevych cho biết: “Trong một khoảng thời gian, bệnh viện cấp cứu của chúng ta sẽ không thể tiếp nhận bệnh nhân. Ở đó, cần phải dỡ bỏ đống đổ nát của trung tâm chấn thương bị phá hủy và loại bỏ các cấu trúc nguy hiểm khỏi phần còn sót lại, tháo dỡ khung của các cửa sổ bị hư hỏng và loại bỏ tất cả rác thải.”
“Một phần của tòa nhà chính của bệnh viện cũng bị phá hủy. Ở đó cũng vậy, cần phải sắp xếp mọi thứ theo thứ tự. Trong những phòng ban còn sót lại, chúng tôi sẽ loại bỏ tất cả các mảnh vỡ, chặn các cửa sổ và kiểm tra thiết bị.”
Ông nói thêm: “Đây là một bệnh viện bình thường, hàng ngày tiếp nhận cư dân của thành phố, bao gồm cả các nạn nhân của các trận pháo kích của Nga. Do đó, cuộc tấn công ngày hôm nay vào cơ sở y tế này không gì khác hơn là sự khủng bố đáng kinh tởm của quân đội Nga ”.
9. Việc một người đàn ông trước đây là một trong những đồng minh thân cận nhất của Tổng thống Nga Putin phải nhập viện đã làm dấy lên những đồn đoán rằng ông ta bị đầu độc.
Anatoly Chubais nhập viện hôm Chúa Nhật tại một quốc gia Tây Âu với các triệu chứng của một chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp, gây tê tay và chân, vợ anh Avodtya Smirnova nói với nhà báo Nga Ksenia Sobchak.
Đồng minh 67 tuổi của Putin đã từ chức cố vấn hàng đầu của Điện Cẩm Linh sau khi Nga tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2. Chubais rời Nga vào tháng 3 mà không nêu lý do, nhưng nhiều người cho rằng đó là do ông phản đối chiến tranh..
Bà Chubais nói với Sobchak rằng chồng bà đã được chẩn đoán mắc hội chứng Guillain-Barré, một tình trạng hiếm gặp khi các dây thần kinh bị tấn công và trong một số ít trường hợp có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hạn như cục máu đông hoặc khó thở nghiêm trọng.
Vị trí chính xác của nhà tài phiệt không được tiết lộ, nhưng ông ta được cho là đang được chăm sóc đặc biệt.
Một nguồn tin thân cận với Chubais nói với Reuters rằng anh ta không thể đi bộ nhưng có thể nói chuyện.
Tin tức về việc nhập viện của Chubais đã gây ra vô số suy đoán và các tuyên bố trên các phương tiện truyền thông ủng hộ Điện Cẩm Linh và các kênh Telegram, bao gồm cả những tuyên bố vô căn cứ rằng nó đến do “các biến chứng sau khi được chẩn đoán là HIV dương tính”, ảnh hưởng của COVID kéo dài hoặc vắc xin COVID, hoặc ngộ độc rượu.
Mặc dù không có tin đồn nào được chứng minh bởi bất kỳ bằng chứng hoặc tuyên bố chính thức nào, từ Chubais, các đồng minh của ông hoặc bệnh viện, nhiều người lưu ý rằng loạt lý thuyết này không khác với những tuyên bố được lan truyền bởi các cơ quan truyền thông ủng hộ Điện Cẩm Linh sau vụ đầu độc các nhà bất đồng chính kiến ở Nga, bao gồm cả Alexei Navalny và Sergei Skripal.
Newsweek đã liên hệ với Smirnova để đưa ra bình luận về tình hình sức khỏe của chồng cô.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết tin tức về việc ông Chubais phải nhập viện là điều đáng buồn và cầu chúc ông ấy mau chóng bình phục.
Chubais được nhiều người coi là một trong những kiến trúc sư của chế độ tài phiệt Nga, và là một trong những quan chức và đồng minh phục vụ lâu nhất của Putin trong suốt thời gian cầm quyền của ông. Ông là đồng minh của tổng thống từ những năm 1990, và là người giám sát quá trình tư nhân hóa trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của nước Nga thời hậu Xô Viết.
Chubais, người trước đây là chánh văn phòng của Tổng thống Boris Yeltsin, là đại diện đặc biệt của Putin về mối quan hệ với các tổ chức quốc tế trước khi ông từ chức vào tháng Ba.
Trước đó, ông là người đứng đầu công ty công nghệ nhà nước Rusnano cho đến năm 2020.
Tại sao Công Giáo vẫn tồn tại mạnh mẽ ở Canada? Vai trò quan trọng của người Công Giáo Việt
VietCatholic Media
17:50 02/08/2022
1. Hơn 100 vị lãnh đạo tôn giáo thiểu số Bangladesh kêu gọi chống bạo lực tôn giáo
Hơn 100 vị lãnh đạo các cộng đoàn tôn giáo thiểu số tại Bangladesh lên án các hành vi bạo lực chống các nơi thờ phượng và các thành viên của các cộng đoàn này, đồng thời kêu gọi chính quyền thực thi công lý và bảo vệ an ninh cho các tín hữu.
Trong số 166 triệu dân tại Bangladesh, gần 89% là tín hữu Hồi giáo, tiếp đến có 9,3% theo Ấn giáo, 1% theo Phật giáo và Kitô hữu chỉ có 1%, trong số này có khoảng 400.000 người Công Giáo.
Theo tổ chức “Ain o Salish Kendra”, gọi tắt là ASK, chuyên trợ giúp pháp luật và bảo vệ nhân quyền, từ tháng Giêng năm 2013 đến tháng Chín năm 2021, có 3.679 vụ bạo lực chống các nhóm tôn giáo, chủng tộc và văn hóa thiểu số tại Bangladesh.
Theo hãng tin Fides của Bộ Truyền giáo, truyền đi hôm 27 tháng Bảy vừa qua, Hội đồng Liên tôn Ấn giáo, Phật giáo và Kitô tại nước này, đã nhóm họp trong những ngày qua và ra thông cáo kêu gọi chính quyền bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số. Hội đồng nhắc lại rằng ngày 15 tháng Bảy mới đây, một nhóm Hồi giáo cực đoan, sau vụ gọi là xúc phạm đến Hồi giáo tìm thấy trên mạng Facebook, đã tấn công và đốt nhà, cửa tiệm, đền thờ Ấn giáo Narai, trong khi những người Hồi giáo cực đoan khác đã dùng chiêu bài tuyên truyền giả dối để tấn công các nhóm tôn giáo thiểu số. Một vụ khác xảy ra ngày 05 tháng Bảy mới đây, mục sư tin lành Timothy Baroi, nói về Chúa Giêsu Kitô với một thương gia Hồi giáo tên là Muhammad Morshard ở Gopalganj, trong khi đó có hai Imam Hồi giáo đi qua đó. Họ tụ tập một nhóm người và bắt đầu lăng mạ, đe dọa, đánh đập mục sư Basoi, cấm ông không được nói về Chúa Giêsu với một người Hồi giáo. Một loạt những vụ bạo hành cũng đã xảy ra tại một số nơi.
Ông Nirmol Rozario, người Công Giáo, Chủ tịch Hội đồng “Ấn giáo, Phật giáo và Kitô” nói với hãng tin Fides rằng mới đây đã xảy ra hàng chục vụ bạo hành chống các nhóm tôn giáo thiểu số và chúng tôi lên án những vụ này. Các nhân viên an ninh không canh chừng đủ, trong khi nhiệm vụ của họ là bảo vệ công lý và an ninh cho các nhóm thiểu số”.
Ông Rozario cũng nhắc lại rằng chính phủ đã cam kết ban hành những luật lệ để chống lại nạn kỳ thị và thành lập một Ủy ban chính phủ để theo dõi sự tôn trọng các quyền của các nhóm dân thiểu số.
2. Đức Hồng Y Sako kêu gọi Hồi giáo xin lỗi Công Giáo
Đức Hồng Y Raphael Louis Sako, Giáo chủ Công Giáo Canđê, ở Iraq, nhận định rằng theo gương Đức Giáo Hoàng, cả các vị lãnh đạo Hồi giáo cũng cần xin lỗi các tín hữu Kitô vì những đau khổ gây ra cho các tín hữu này.
Tuyên bố với hãng tin Sir của Hội đồng Giám mục Ý, truyền đi ngày 27 tháng Bảy vừa qua, Đức Hồng Y Sako nhắc lại rằng tại Canada Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhân danh Giáo Hội Công Giáo xin lỗi các thổ dân vì những lạm dụng mà một số phần tử Công Giáo gây ra cho các thổ dân trong các trường nội trú do chính phủ thành lập, “tôi hy vọng rằng tấm gương này cũng có thể hữu ích cho các vị lãnh đạo Hồi giáo để hiểu và xin lỗi vì tất cả những đau khổ gây ra cho các tín hữu Kitô. Chúng ta hãy nghĩ đến lực lượng Nhà nước Hồi giáo ISIS đã giết hại bao nhiêu Kitô hữu và ép buộc họ phải theo Hồi giáo. Xin lỗi là một cử chỉ hữu ích để gây ý thức nơi các tín hữu của họ theo chiều hướng này”.
Đức Hồng Y Sako nói thêm rằng “Điều tối quan trọng là nuôi dưỡng con cháu chúng ta trong nền văn hóa xin lỗi, đào luyện tính tình và giáo dục họ sửa chữa những sai lầm khi xảy ra”. Đức Hồng Y nhắc đến văn kiện tựa đề “Những suy tư về nền văn hóa xin lỗi, do Tòa Thượng phụ Công Giáo Canđê mới công bố, và nói rằng “rất tiếc là trong các tổ chức chính trị người ta không thấy nền văn hóa xin lỗi. Trong xã hội Trung Đông chúng ta, dựa trên quyền bính thể hiện nơi giới lãnh đạo và vị giáo trưởng Hồi giáo, nền văn hóa xin lỗi hoàn toàn vắng bóng. Người ta coi sự xin lỗi là điều trái ngược với phẩm giá, vận mệnh và sự hãnh diện của mình. Trái lại, nhận lỗi và xin tha thứ không phải là một sự yếu đuối, nhưng là một sức mạnh can đảm, một nhân đức, gia tăng sự tôn trọng đối với con người. Xin lỗi loại bỏ căng thẳng, biểu lộ sự tự giác và can đảm và mở đường cho tình thân hữu và tín nhiệm. Xin lỗi là nghệ thuật sống chung hòa bình, hạnh phúc và quân bình. Xin lỗi biểu lộ ước muốn sửa chữa những sai lầm của chúng ta”.
3. Tại sao Công Giáo vẫn tồn tại mạnh mẽ ở Canada
Dù Công Giáo suy yếu ở nhiều nước phương Tây, tại Canada, Giáo Hội Công Giáo vẫn giữ vững vị trí là tôn giáo lớn nhất. Trọng tâm trong chuyến hành trình của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Canada trong tuần này là thông điệp lịch sử của ngài về lời xin lỗi vào thứ Hai tới người dân bản địa của đất nước vì vai trò của Giáo Hội Công Giáo trong các các trường nội trú dành cho người bản địa. Hệ thống trường học này đã cố gắng xóa bỏ nền văn hóa của họ.
Đức Phanxicô tiếp tục chuyến đi khắp đất nước - từ Alberta, nơi ngài gửi lời xin lỗi, đến Quebec và Nunavut ở Bắc Cực - những điểm dừng chân của ngài cũng kể câu chuyện về vị trí ổn định bất thường của nhà thờ ở Canada.
Một số lượng lớn người nhập cư từ Việt Nam, Nam Sudan, Ấn Độ, Philippines, Hàn Quốc và các nơi khác đã nổi bật trong đám đông tại Sân vận động Commonwealth ở Edmonton, Alberta, vào hôm thứ Ba, giống như họ đang ở trong các nhà thờ Công Giáo của đất nước mình. Khi đám đông tràn ra Sân vận động Commonwealth ở Edmonton vào thứ Ba, một biển khuôn mặt đa dạng xuất hiện. Đây là một sản phẩm của chính sách nhập cư hào phóng của Canada, nơi đón nhận những người nhập cư và chính thức thúc đẩy chủ nghĩa đa văn hóa.
Trong khi Giáo Hội Công Giáo đang suy giảm ở nhiều nước phương Tây, Giáo Hội Công Giáo vẫn là định chế tôn giáo lớn nhất ở Canada, chiếm khoảng 38% đến 44% dân số. Đặc biệt tại Quebec, một tỉnh nói tiếng Pháp, ít nhất 41 phần trăm người Canada ở đây cho biết họ là người Công Giáo.
Lý do cho sự ổn định của nhà thờ, hầu hết các nhà phân tích đồng ý, là các chính sách nhập cư tương đối cởi mở của Canada, có nghĩa là người nhập cư chiếm tỷ lệ dân số Canada lớn hơn nhiều so với Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác.
Một nghiên cứu của cơ quan điều tra dân số của Canada được công bố vào cuối năm ngoái cho thấy rằng Công Giáo đại diện cho đức tin lớn nhất trong số những người mới đến đất nước này. Quan trọng hơn, cuộc khảo sát cũng xác định rằng hầu hết những người nhập cư đó là những người tham gia tích cực vào đời sống Giáo Hội.
Source:Sismografo