Ngày 26-07-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật 17 Thường Niên B: Bốn bài học từ một bài đọc
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
08:48 26/07/2018
Chúa Nhật 17 Thường Niên B: Bốn bài học từ một bài đọc

Mấy năm trước đây, đài VTV1 cho chiếu lại bộ phim truyền hình nhiều tập “Bản Tin Sớm”. Nhân vật chính trong phim là Gary Hopson, một người thường xuyên theo dõi tin tức hằng ngày qua tờ báo “Chicago”. Khi đọc tin tức, anh thường chú ý tới những người đang gặp nạn. Mỗi khi thấy có người bị nạn, anh luôn băn khoăn tự hỏi xem mình phải làm gì để giúp đỡ nạn nhân. Và lập tức, bất kể những khó khăn, anh lên đường tìm giúp người bị nạn. Chắc hẳn cũng có người nghe câu trả lời đơn sơ mà tội nghiệp vì quá hồn nhiên ngây thơ của hai bà đạo đức từ thiện nọ, khi được hỏi cảm tưởng sau khi tham gia công tác cứu trợ bão lụt (số 3) rằng : tôi mong có nhiều cơ hội như thế này để có thể tham gia cứu trợ. (tức là tôi mong có nhiều bão lụt !)

Tâm hồn người thanh niên dũng cảm và quảng đại Gary Hopson chắc không phải như vậy đâu. Anh ta nào mong cho có người bị nạn, nhưng khi có ai chẳng may bị nạn nơi Bản Tin Sớm của tờ báo Chicago là anh chạy ngay tới nơi anh có thể tới. Anh ấy có những nét giống với tâm hồn của Đức Giê-su. Mỗi khi nhìn thấy những cảnh khổ ở đời, Đức Giê-su không sao cầm được lòng. Ngài chạnh lòng thương. Bài Tin Mừng CN trước nói Ngài chạnh lòng thương thì dạy dỗ nhiều điều, và bài Tin Mừng hôm nay, Ngài chạnh lòng thương Ngài hoá bánh ít thành bánh đa, cá măng trở thành cá tai tượng để cho mấy ngàn người ăn no.

Ta có lẽ không thấy lòng của Chúa qua phép lạ này, bởi Ngài đâu vất vả gì, khi búng một cái bánh tuôn ra như thác đổ, lấy rổ mà hứng đem phát cho dân. Nhưng ta thấy lòng của Chúa qua phép lạ này dưới 4 điểm sau đây mà ta có thể học hỏi và áp dụng:

1) Bài học thứ nhất mà Người muốn dạy ta, đó là lòng cảm thương phải biến thành việc làm cụ thể. Lòng cảm thương là một tình cảm tốt. Nhưng cảm thương suông thì chưa đủ. Thiếu việc làm cụ thể, lòng cảm thương nhiều khi trở thành hình thức, giả dối. Thánh Giacobê trong lá thư của mình đã nói: (2,15) Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ: "Hãy đi bình an, mặc cho ấm và ăn cho no", nhưng lại không cho họ những thứ thân xác họ đang cần, thì nào có ích lợi gì? khi thánh nhân muốn chứng minh cho dân biết đức tin không việc làm là đức tin chết.

Lòng cảm thương thường ai cũng có. Nhưng số người thực sự ra tay hành động vì lòng cảm thương lại rất hiếm. Ta nại rất nhiều lý do : thái độ ngại ngùng, hoàn cảnh phức tạp, thiếu thốn phương tiện… Bài Tin Mừng hôm nay nại đến phương tiện thiếu thốn. Chính Philip, thổ địa của vùng này là người được Chúa hỏi đến đã trả lời ngay: làm sao kiếm được của ăn cho từng ấy người nơi vắng vẻ này. (chẳng có làng nướng, mà cũng không có Siêu thị Maximart ở đây). Lại nữa có dùng đến 200 đồng (tương đương gần 7 tháng lương, tức gần 20 triệu VN đồng) mà chạy đi mua nơi xa, thì cũng chẳng đủ cho mỗi người cắn một miếng bánh ít. Cũng may, trong số các tông đồ còn có Anrê. Và đó là bài học thứ hai.

2) Bài học thứ hai mà Chúa muốn dạy ta, đó là hãy cộng tác vào công trình của Chúa. Chúa có thể làm được mọi sự. Nhưng Người muốn ta cộng tác vào chương trình của Người. Người có thể biến đá thành bánh. Hoặc hơn thế nữa, biến không thành có và có tràn trề hả hê. Nhưng Người vẫn đón nhận 5 chiếc bánh kiều mạch và 2 con cá muối khô của một em bé, mà Anre có công phát hiện: "Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với bằng ấy người thì thấm vào đâu!" Thấm đó, Anre ạ ! Sự đóng góp của con người tuy nhỏ bé, nhưng rất cần thiết. Đó chính là khởi điểm để Chúa làm việc. Đừng khoán trắng cho Chúa mọi việc. Hãy đóng góp phần của mình. Tục ngữ Pháp có câu : “Hãy tự giúp mình, rồi Trời sẽ giúp bạn”. Việt-Nam ta thì ai cũng rõ: mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên.

Anre có công phát hiện, nhưng cậu bé mới thật là có tấm lòng lớn. Giả như cậu bé khư khư cất giữ thật kỹ cái bánh con cá ít ỏi kia, thì sự gì sẽ xảy ra. Nothing. Không gì hết. Nhưng lòng cậu bé thật lớn, thế là phép lạ diễn ra.

Lm Peter Phan đình Cho chú giải phép lạ bánh hoá nhiều khá hay. Ông nói: Phép lạ không phải nằm ở chỗ bánh ít hoá bánh đa, cá măng thành cá tượng. Mà phép lạ nằm nơi em bé. Em bé dám đưa bánh ra, còn người lớn, nhất là mấy bà, khư khư giữ kỹ. Lm Cho lý luận: Khi đi xa, đi lâu, mà đi cả nhà, thế nào người mẹ trong gia đình cũng giắt lưng ít miếng đồ ăn, thức uống, để chồng kêu đói, cũng có ngay, con than khát cũng có liền. Chắc chắn không trăm phần trăm thì cũng bảy chục tám chín mươi các bà mẹ đi nghe lời Chúa hôm đó thế nào cũng có của ăn giắt lưng dằn bụng. Nhưng đã không ai đưa ra, mà chỉ có một em bé dâng cả 5 ổ bánh con và 2 con cá nhỏ. Dâng hết. Và đó là phép lạ. Phép lạ diễn ra ngay.

Có thể chúng ta người lớn, người trẻ hết bé rồi, hổ thẹn mắc cỡ vì phần ta có chẳng là gì để dâng Chúa. Hối tiếc hổ thẹn như vậy là đúng, nhưng hãy bắt chước cậu bé. Chúng ta không có lý do gì để từ chối dâng cho Ngài những gì mình có. Dù ít, bao giờ cũng thành nhiều trong tay Chúa Giêsu. Hãy cộng tác với Ngài, đó là bài học thứ hai.

3) Bài học thứ ba mà Chúa muốn dạy ta, đó là hãy biết tiết kiệm. Đói khát và thừa mứa. Thiếu thốn và phung phí. Đó là hai trạng thái trái ngược hiện nay trên thế giới. Khi dư giả người ta dễ phung phí. Mấy ngàn người vừa trải qua cơn đói, nay đã vứt bừa bãi những mẩu bánh dư thừa. Đức Giê-su sai các môn đệ đi thu lượm những mẩu bánh thừa. Thu được đúng 12 thúng. Mỗi tông đồ một thúng.

Tiết kiệm là trân trọng những của cải Chúa ban. Tiết kiệm là ý thức của cải là của mọi người. Nếu tôi phí phạm, anh em tôi sẽ thiếu thốn. Nếu tôi dè xẻn, anh em tôi sẽ có ăn. Tiết kiệm để chia sẻ chứ không phải tiết kiệm để cất kỹ. Tiết kiệm vì công bình, chứ không phải công lao gì đâu. Tiết kiệm vì lợi ích của toàn thể nhân loại. Đó là luật là mệnh lệnh. Thế giới còn những người đói nghèo không phải là vì thiếu tài nguyên, nhưng vì phân phối chưa đồng đều, vì những người giầu có tiêu xài phí phạm.

Người trẻ thường phí phạm hơn người lớn tuổi. Hãy biết tiết kiệm như bài học thứ ba Chúa dạy ta hôm nay qua phép lạ bánh hoá nhiều.

4) Bài học thứ bốn mà Người muốn dậy ta, đó là phải tìm lương thực thiêng liêng. Vật chất là cần thiết cho đời sống hiện tại. Nhưng vật chất không phải là tất cả. Quá nô lệ vào vật chất, tâm hồn con người sẽ không vươn lên được. Lương thực cho thân xác là một giải quyết cấp thời. Về lâu về dài, muốn con người phát triển, cần phải giải quyết các nạn đói khác. Như nạn đói văn hoá. Như nạn đói đạo đức. Đạo đức học đường, đạo đức chức nghiệp. Và trên hết, đó là nạn đói lương thực thiêng liêng. Nhu cầu tâm linh của con người ngày càng lớn rộng. Cơn đói khát tâm linh càng lúc càng mãnh liệt. Tìm đáp ứng nhu cầu tâm linh là một việc làm thiết thực. Nâng cao đời sống tâm linh là đưa con người tới phát triển toàn diện. Chúa bỏ trốn, không chịu để được tôn làm vua, vì Người muốn những kẻ tìm Người tỉnh ngộ, vượt thoát khỏi vòng nô lệ vật chất, vươn lên những giá trị tâm linh.

Với những bài học kèm theo việc hoá bánh ra nhiều, Đức Giê-su muốn đào tạo trái tim chúng ta. Người muốn trái tim ta hãy mở ra để cảm thương anh em đồng loại. Người muốn lòng cảm thương ấy đi đến cùng bằng những việc làm cụ thể, bằng sự cộng tác quảng đại, bằng sự tiết kiệm để xẻ chia. Người muốn trái tim ta và trái tim người mà ta giúp vươn lên khao khát những chân trời cao thượng của đời sống tâm linh. Qua phép lạ bánh hoá nhiều, Chúa muốn làm phép lạ biến ta nên những con người phát triển toàn diện xứng đáng là những người con của Thiên Chúa. Người muốn nuôi dưỡng không chỉ thân xác nhưng nhất là linh hồn ta. Lạy Chúa, xin nâng tâm hồn con lên tới Chúa. Amen.

LM. Anphong Nguyễn Công Minh

(theo bài gợi ý của tgm Giuse Kiệt)
 
Chúa Nhật 17 TN B : Tính Toán !
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
19:21 26/07/2018

Tình cảnh nhân loại từ xưa đến nay nhìn chung thật hiếm có thời kỳ lâu dài được sống trong an bình hạnh phúc. Con người càng phát triển thì nhu cầu càng cao và càng thêm nhiều. Kiếm được một lúc nào đó nhân loại trên trái đất này thoả mãn được nguyên chỉ các nhu cầu sinh tồn căn bản như ăn uống mà thôi thì cũng là khó thấy. Ngay cả đến hôm nay khi mà nền khoa học công nghệ phát triển phải nói là rất cao thì vẫn còn đó hằng trăm triệu người ở Á châu, đặc biệt ở Châu lục đen đang phải chịu cảnh thiếu thốn lương thực. Có thể nói ngày nay, người ta chết vì đói thì ít những chết vì thiếu ăn hay thiếu dinh dưỡng thì dường như không thống kê được. Bên cạnh những thiên tai, thì nhân hoạ vẫn đang rình rập con người mọi lúc mọi nơi. Nào là lũ lụt, sóng thần, nào là động đất, hạn hán, nào là khủng bố, chiến tranh…Khói lữa súng đạn đang lan tràn đó đây là một minh chứng. Chuyện khích bác, doạ dẫm nhau bằng vũ khí hạt nhân hay trừng phạt kinh tế nhau cũng vẫn chưa ngừng. Tai ương, hoạn nạn như đang rình rập chúng ta từng ngày. Người nghèo khổ luôn có đó quanh ta. Cảnh khổ đau như là chuyện cơm bữa của các chương trình thời sự trên truyền hình.

Bài đọc thứ nhất trích sách các Vua tường thuật một nạn đói đang xảy ra tại xứ Ghingan. Đã là nạn đói thì số người khốn khổ là con số không nhỏ. Quý ông bà lớn tuổi dân Việt hẳn có kinh nghiệm nào đó về nạn đói năm 1945 (Ất Dậu) trên quên hương đất nước chúng ta. Dù sinh sau đẻ muộn nhưng qua các tài liệu ghi chép, kẻ hậu sinh cũng hình dung được phần nào cái cảnh người chết dọc đường như rạ, đến nỗi ngay cái chuyện đào hố để chôn cũng lắm vất vả. Rồi đến chuyện phải ăn thịt đồng loại để sống cũng khiến thế hệ hôm nay dù khó tưởng tượng nhưng vẫn là chuyện đã từng xảy ra.

Trước bao cảnh khổ ấy của đồng loại, chúng ta, Kitô hữu, những người theo đạo của tình yêu, của bác ái, ai ai cũng động lòng xót thương. Thế nhưng, chúng ta cũng rất có thể có thái độ như người hầu của tiên tri Êlisêu “Có được chỉ hai mươi chiếc bánh lúa mạch làm sao có thể phát cho cả trăm người ăn đây”, hay như Philipphê: “Có mua hai trăm bạc bánh (khoảng trên dưới bốn mươi triệu đồng Việt Nam) cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút”. Ngài Philipphê tính toán quả không sai. Với năm ngàn người đàn ông chưa kể đàn bà và con trẻ thì bốn muơi triệu tiền bánh cũng chẳng thấm vào đâu. Các Tin mừng nhất Lãm còn cho ta hay rằng có tông đồ lại hiến kế kiểu phủi tay: Thôi, ta giải tán để họ vào làng mà mua thức ăn (x.Mt 14,15; Mc 6,36; Lc 9,12). Một diệu kế rất mang tính kinh tế. Tuy nhiên, đằng sau nó vẫn là một tấm lòng đầy tính toán và dĩ nhiên nó bộc lộ sự hẹp hòi của con tim.

“Phát cho họ ăn đi”. Elisêu khẳng khái với người hầu cách không do dự. Còn Chúa Giêsu thì dứt khoát: “Các con hãy cho họ ăn đi”. Đã yêu thì đừng tính toán. Đã yêu thì hãy làm ngay những gì trong tầm tay của mình. Tình yêu không hệ tại ở số lượng. Chúng ta vốn quen với câu chuyện bà goá nghèo trong Tin Mừng. Dù với hai xu nhỏ nhưng hơn cả trăm triệu đồng của những người giàu có, khi họ chỉ trao dâng cái phần thừa thải của mình, còn bà thì thực hiện nghĩa cử yêu thương bằng cả sự sống còn của mình (x. Lc 21,1-4; Mc 12,41-44).

Quả thật, rất nhiều lần trước cảnh tình khốn khổ của tha nhân, chúng ta viện cớ là làm không xuể, làm như muối bỏ biển, nên đã thoái thác nghĩa vụ yêu thương như lời Chúa chỉ dạy. Ma quỷ có thừa xảo kế tinh ranh. Chúng đâu có cám dỗ chúng ta không thương yêu tha nhân, nhưng lại gieo vào tâm trí chúng ta sự tính toán về kết quả. Ai lại không mong việc làm của mình có kết quả, nhất là những việc tốt, những nghĩa cử yêu thương? Khi cám dỗ ta về viễn cảnh không như ý, đó là dù ta có cố sức đến bao nhiêu cũng chẳng giải quyết được sự gì, thì ma quỷ đã thành công nhiều lần, khi khiến chúng ta chần chừ, ngần ngại dấn thân. Và từ sự ngần ngại, lần lữa chúng ta đã nhiều lần bỏ qua nhiều dịp để sống yêu thương.

Là Thiên Chúa, với quyền năng cao cả, Chúa Giêsu có thể làm từ không ra có. Ngài có thể cho bánh từ trời xuống nuôi dân, hoặc biến sỏi đá thành cơm bánh. Thế nhưng, Chúa lại muốn cần đến năm chiếc bánh và hai con cá nhỏ của một em bé lúc bấy giờ để rồi giáng phúc thi ân cho cả gần mười ngàn người hôm ấy. Khi nhận lấy phần cá, bánh nhỏ bé ấy không phải Chúa cần bao nhiêu phần trăm phần góp của chúng ta cho bằng sự dấn thân của ta trong tình yêu. Khi nhận lấy năm chiếc bánh và hai con cá từ tay em bé, Chúa Giêsu minh định với chúng rằng đã yêu thì đừng quá tính toán.

“Ăn - cho, buôn - so”. Đã có tính toán, so đo thì thật khó sống yêu thương. Đợi cho đầy đủ các tiện nghi rồi mới phục vụ thì không còn là phục vụ. Đợi cho đầy đủ tiền, có cơ sở vật chất hay đủ phương tiện rồi mới sống quảng đại với đàn chiên thì chưa phải là mục tử. Đợi cho dư dã rồi mới làm việc bác ái yêu thương thì còn gì là yêu thương bác ái. Dù rằng cần biết sống khôn ngoan và thận trọng, nhưng đã yêu thì phải chấp nhận “liều”một cách nào đó. “Một con én không làm nên mùa xuân”. Đây là một lời nhận định thiết thực, cũng có thể là một lời khuyên khôn ngoan, nhưng rất có thể là một chước cám dỗ tinh tế của thần dữ. Xin đừng quên rằng sẽ chẳng bao giờ có mùa xuân nếu không có từng con chim én nhỏ.

Người nghèo luôn ở bên ta. Cảnh khốn khổ của đồng loại vẫn nhan nhãn trước mắt chúng ta. Nguyên nhân của sự nghèo đói, cảnh khốn cùng hiện nay chủ yếu là do bạo quyền, nạn bất công, sự gian dối. Lời mời gọi yêu thương, dấn thân chia sẻ đang cấp thiết ngõ với chúng ta: “Chúng tôi rất cần tình yêu của bạn, của ông bà, anh chị…”. Đã yêu, xin đừng quá tính toán. Hãy làm những gì có thể trong tầm tay, ngay hôm nay. Với cả con tim, với sự dấn thân hết mình thì một nghĩa cử yêu thương dù nhỏ bé, bình thường cũng có thể gặt hái kết quả phi thường và to lớn. Một chân lý ngàn đời: Đấng là Tình Yêu và cũng là Đấng mà không có sự gì là không thể, luôn đồng hành với người biết yêu thương cách không tính toán.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mùa hè đỏ lửa tại Rôma: Báo Công Giáo gọi Phó thủ tướng Matteo Salvini là Satan
Đặng Tự Do
14:26 26/07/2018
Mùa hè 2018 tại Rôma đã nóng lên rất nhiều với cuộc chiến trên các phương tiện truyền thông giữa một tờ báo Công Giáo và Phó thủ tướng Matteo Salvini liên quan đến chính sách đối với người nhập cư và dân tị nạn.

Một tuần báo Công Giáo Ý đã so sánh Phó thủ tướng Matteo Salvini với Satan. Ngay trên trang bìa, tờ báo cho chạy hàng chữ in đậm, lớn hết cỡ “Salvade Vade retro” (“Xéo đi, Salvini”) - một phiên bản từ công thức trừ tà tiếng Latin thời trung cổ.

Tờ báo rất có ảnh hưởng Fagmiglia Cristiana (Gia đình Kitô) đã viết: “Không có gì là cá nhân hay ý thức hệ, thuần túy là Phúc Âm.”

Salvini, nhà lãnh đạo của đảng Liên minh cánh hữu và là một người Công Giáo, phản ứng lại và nói trang bìa này là “xấu xa” và “thiếu tôn trọng”.Trong khi thông tấn xã nhà nước Agenzia Giornalistica Italia tuyên bố rằng nó đã “tuyên chiến” với tờ Fagmiglia Cristiana.

Salvini là nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy, là người đã trở thành bộ trưởng nội vụ vào tháng trước, đã quyết định đóng cửa các hải cảng của Ý không tiếp nhận người di cư và đang tìm cách giới hạn số lượng tàu bè có thể đến được bờ biển quốc gia này. Ông nói rằng Italia đã gánh chịu một gánh nặng không công bằng giữa các quốc gia Liên minh châu Âu. Ông cũng kêu gọi “làm sạch” Rôma bắt đầu từ các đường phố của Ý.

Trong khi đó thì tờ Fagmiglia Cristiana ủng hộ chủ trương của Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ việc tiếp nhận những người nhập cư.

Phó thủ tướng Salvini nói: “Họ đang so sánh tôi với Satan? Tôi không đáng bị như vậy.”

“Tôi cảm thấy an ủi bởi thực tế là tôi nhận được sự hỗ trợ hàng ngày từ nhiều người nam nữ trong Giáo Hội”. Ông nói trong một bài đăng trên Facebook.

Để đáp lại lời chỉ trích của Salvini, tạp chí đã viết trên trang web của mình: “Phó Thủ tướng Salvini có một ý tưởng khá cá nhân về giáo lý, và cả Phúc Âm nữa. Theo Lời Chúa, tất cả chúng ta sẽ được phán xét về việc liệu chúng ta có yêu thương người lân cận của chúng ta hay không.”
Source: Catholic Herald - Catholic magazine compares Italy’s Matteo Salvini to Satan
 
Toàn văn Tuyên bố của Đức Hồng Y Seán Patrick O'Malley về trường hợp của Đức Hồng Y McCarrick
Đặng Tự Do
15:20 26/07/2018
Giáo Hội tại Hoa Kỳ đang lao đao vì những cáo buộc lạm dụng tình dục liên quan đến Hồng Y McCarrick. Trong những ngày tới tình hình có thể còn phức tạp và nghiêm trọng hơn. Dưới đây là toàn bộ bản dịch Việt Ngữ tuyên bố của Đức Hồng Y Seán Patrick O'Malley, Tổng Giám Mục Boston, Hoa Kỳ và là Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh về bảo vệ trẻ vị thành niên được công bố hôm 25 tháng 7, 2018.

Trong vài ngày qua, các bài báo trên các phương tiện truyền thông quốc gia đã tường thuật những cáo buộc về các hành vi tình dục đồi bại của Đức Hồng Y Theodore McCarrick với một số người lớn và các hành vi phạm tội hình sự của ông trong việc lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên. Những hành động bị cáo buộc này, khi được thực hiện bởi bất kỳ người nào, đều là không thể chấp nhận về mặt đạo đức và không tương thích với vai trò của một linh mục, giám mục hoặc Hồng Y.

Tôi vô cùng lo lắng bởi những báo cáo này đã làm tổn thương nhiều người Công Giáo và các thành viên trong cộng đồng rộng lớn hơn. Trong một trường hợp liên quan đến trẻ vị thành niên tại Tổng giáo phận New York, sau khi điều tra, người ta đã tìm thấy lời buộc tội là đáng tin cậy và chứng minh được. Trong khi một cáo buộc khác cũng liên quan đến trẻ vị thành niên vẫn còn chưa được điều tra. Các báo cáo này đang tàn phá các nạn nhân, gia đình của họ và cho chính Giáo hội. Mỗi báo cáo mới về việc lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ ở mọi cấp độ đều tạo ra nghi ngờ trong tâm trí của nhiều người rằng liệu chúng ta có thể giải quyết một cách hiệu quả thảm họa này trong Giáo Hội hay không.

Những trường hợp này và những trường hợp khác đòi hỏi nhiều hơn những lời xin lỗi. Chúng nêu lên thực tế là khi các cáo buộc được đưa ra có liên quan đến một giám mục hoặc một Hồng Y, thì có một khoảng trống lớn vẫn tồn tại trong các chính sách của Giáo Hội liên quan đến hành vi tình dục và việc lạm dụng tính dục của các vị này. Trong khi Giáo hội ở Hoa Kỳ đã áp dụng một chính sách không khoan nhượng về lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên bởi các linh mục, chúng ta phải có các thủ tục rõ ràng hơn cho các vụ kiện liên quan đến các giám mục.

Các thủ tục minh bạch và nhất quán là cần thiết để đem lại công lý cho các nạn nhân và đáp ứng thích đáng đối với sự phẫn nộ của cộng đồng. Giáo Hội cần một chính sách mạnh mẽ và toàn diện để giải quyết các vi phạm của các giám mục đối với các lời thề độc thân trong các trường hợp lạm dụng trẻ vị thành niên và cả trong các trường hợp liên quan đến người lớn.

Kinh nghiệm của tôi tại một số giáo phận và công việc của tôi với các thành viên của Ủy ban Tòa Thánh về bảo vệ trẻ vị thành niên đã đưa tôi đến kết luận trên. Giáo Hội cần nhanh chóng và dứt khoát hành động liên quan đến những vấn đề quan yếu này. Trong mọi trường hợp khiếu nại của các nạn nhân bị lạm dụng tính dục, cho dù là vi phạm hình sự hoặc lạm dụng quyền lực, mối quan tâm chính phải dành cho nạn nhân, gia đình và người thân của họ. Các nạn nhân phải được khích lệ vì đã mang ra ánh sáng những kinh nghiệm bi thảm của họ và phải được đối xử với niềm tôn trọng và phẩm giá. Các báo cáo trên phương tiện truyền thông gần đây cũng đã đề cập đến một bức thư do Cha Boniface Ramsey, Dòng Đa Minh gởi cho tôi vào tháng 6 năm 2015 mà tôi không đích thân nhận được. Phù hợp với thực hành về các vấn đề liên quan đến Ủy ban Tòa Thánh về bảo vệ trẻ vị thành niên, ở cấp độ nhân viên, lá thư đã được xem xét và xác định rằng các vấn đề được trình bày không thuộc thẩm quyền của Ủy ban hoặc của Tổng giáo phận Boston, và đã được chia sẻ với Cha Ramsey như thế trong thư trả lời.

Những cáo buộc lạm dụng tính dục gây thất vọng và giận dữ đối với nhiều người. Những trường hợp này, liên quan đến một vị Hồng Y, phải được xem xét trong ánh sáng những kinh nghiệm của Giáo Hội trong hai thập kỷ vừa qua liên quan đến việc lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ. Tôi tin rằng ba hành động cụ thể cần được thực hiện tại thời điểm này. Đầu tiên, là một sự xét xử công bằng và nhanh chóng cho những cáo buộc này. Thứ hai là một đánh giá về sự phù hợp của các tiêu chuẩn và chính sách của chúng ta trong Giáo Hội ở mọi cấp độ, và đặc biệt là trong trường hợp của các giám mục. Thứ ba là sự giao tiếp rõ ràng hơn với các tín hữu Công Giáo và với tất cả các nạn nhân về tiến trình báo cáo những cáo buộc chống lại các giám mục và Hồng Y.

Không thực hiện những hành động này sẽ đe dọa và gây nguy hiểm cho thẩm quyền luân lý vốn đã bị suy yếu của Giáo Hội và có thể phá hủy sự tin cậy cần thiết Giáo Hội cần phải có hầu có thể thực thi các thừa tác vụ cho người Công Giáo và có một vai trò có ý nghĩa trong xã hội dân sự rộng lớn hơn. Trong thời điểm này không có đòi hỏi nào cấp bách hơn đối với Giáo Hội cho bằng việc gánh vác trách nhiệm giải quyết những vấn đề này, mà tôi sẽ đưa ra trong các cuộc họp sắp tới của tôi với Tòa Thánh với một sự khẩn cấp và quan tâm lớn lao.
Source: Boston Globe - Cardinal Sean O’Malley’s statement on sex abuse claims and the church
 
Đức Hồng Y Seán O’Malley: Hành vi lạm dụng của Hồng Y McCarrick là vô luân
Thúy Dung
15:35 26/07/2018
Đức Hồng Y Seán O’Malley nhận xét rằng rằng các hành vi bị cáo buộc lạm dụng tính dục của Hồng Y Theodore McCarrick là “không thể chấp nhận về mặt đạo đức và không tương thích với vai trò của một linh mục, giám mục hay Hồng Y,”.

Đức Hồng Y O’Malley, Tổng Giám mục Boston và là nhà “sửa chữa” hàng đầu trong các cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ, đã đưa ra một tuyên bố liên quan đến các cáo buộc chống lại Hồng Y McCarrick.

Đức Hồng Y O'Malley nói thêm rằng mỗi báo cáo mới về việc lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ ở mọi cấp độ đều tạo ra nghi ngờ trong tâm trí của nhiều người rằng liệu chúng ta có thể giải quyết một cách hiệu quả thảm họa này trong Giáo Hội hay không.

“Trong khi Giáo hội ở Hoa Kỳ đã áp dụng một chính sách không khoan nhượng về lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên bởi các linh mục, chúng ta phải có các thủ tục rõ ràng hơn cho các vụ kiện liên quan đến các giám mục.

Các thủ tục minh bạch và nhất quán là cần thiết để đem lại công lý cho các nạn nhân và đáp ứng thích đáng đối với sự phẫn nộ của cộng đồng. Giáo Hội cần một chính sách mạnh mẽ và toàn diện để giải quyết các vi phạm của các giám mục đối với các lời thề độc thân trong các trường hợp lạm dụng trẻ vị thành niên và cả trong các trường hợp liên quan đến người lớn.”

Ngài đã đưa ra một chương trình hành động gồm ba phần: “Thứ nhất, là một sự xét xử công bằng và nhanh chóng cho những cáo buộc này. Thứ hai là một đánh giá về sự phù hợp của các tiêu chuẩn và chính sách của chúng ta trong Giáo Hội ở mọi cấp độ, và đặc biệt là trong trường hợp của các giám mục. Thứ ba là sự giao tiếp rõ ràng hơn với các tín hữu Công Giáo và với tất cả các nạn nhân về tiến trình báo cáo những cáo buộc chống lại các giám mục và Hồng Y.”

Đức Hồng Y kết luận bằng cách bảo đảm rằng ngài sẽ nêu lên những mối quan ngại này với Tòa Thánh “với một sự khẩn cấp và quan tâm lớn” trong một chuyến công tác tại Vatican sắp tới.

Toàn văn tuyên bố của Đức Hồng Y có thể đọc tại đây.
Source: Catholic Herald - Cardinal O’Malley condemns McCarrick’s ‘morally unacceptable’ alleged behaviour
 
Đức Hồng Y Kevin Farrell lên tiếng: “Trong 6 năm trời ở với Hồng Y McCarrick, tôi không nghe cáo buộc nào”
Đặng Tự Do
16:10 26/07/2018
Một số phương tiện truyền thông tại Hoa Kỳ cho rằng “trong hàng giáo sĩ, ai cũng biết” về những hành vi lạm dụng tính dục của Hồng Y McCarrick trong thời gian là Tổng Giám Mục Washington. Luận điểm này hàm ý cho rằng có một sự bao che nào đó cho những tội lỗi này.

Đức Hồng Y Kevin Farrell, tổng trưởng Bộ Giáo Dân, Gia Đình Và Sự Sống, cho biết ngài đã thực sự “bàng hoàng” khi nghe những cáo buộc về tội lạm dụng và quấy rối tình dục của Đức Hồng Y Theodore McCarrick, là người đã tấn phong giám mục cho ngài. Đức Hồng Y Kevin Farrell từng là cha Tổng Đại Diện của tổng giáo phận Washington trong năm 2001 và sau đó là Giám Mục Phụ Tá cho Hồng Y Theodore McCarrick trong 6 năm sau đó.

“Tôi đã bị sốc, choáng ngợp. Trong 6 năm trời ở với Hồng Y McCarrick, tôi không nghe cáo buộc nào cả” Đức Hồng Y Farrell khẳng định với Catholic News Service.

Đức Hồng Y Farrell, người Ái Nhĩ Lan, đã nhập tịch Tổng Giáo Phận Washington vào năm 1984, và ít lâu sau khi Đức Hồng Y McCarrick được bổ nhiệm làm tổng giám mục Washington vào năm 2000, vị Hồng Y tương lai đã chọn cha Farrell làm Tổng Đại Diện của mình.

Đức Hồng Y Farrell cho biết thêm ngài chưa bao giờ gặp Hồng Y McCarrick cho đến khi vị này trở thành tổng giám mục Washington.

Vào cuối tháng 6 vừa qua, Đức Hồng Y Theodore McCarrick, Tổng Giám mục về hưu của Washington, DC, đã thông báo rằng ngài đã bị buộc tội lạm dụng tính dục và đã chấp nhận quyết định của Tòa Thánh cấm ngài thực hiện bất kỳ thừa tác vụ công khai nào.

Đức Hồng Y McCarrick, hiện nay 87 tuổi, tiết lộ rằng lời tố cáo chống lại ngài liên quan đến “cáo buộc lạm dụng tính dục một thiếu niên gần 50 năm về trước.”

Vào thời điểm đó, ngài là một linh mục của tổng giáo phận New York. Vì thế, trách nhiệm làm rõ sự thật đặt trên vai Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York.

Đức Hồng Y đã nói ngài vô tội.

Tổng Giáo Phận Washington cho biết Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, “theo chỉ thị của Đức Thánh Cha Phanxicô, đã yêu cầu Đức Hồng Y McCarrick không được thực hiện bất kỳ thừa tác vụ công khai nào cho đến khi có một quyết định rõ ràng.”

Kể từ đó, ít nhất một người khác đã đưa ra tuyên bố Đức Hồng Y McCarrick đã lạm dụng tính dục anh ta khi còn nhỏ.

Đức Hồng Y Farrell nói: “Tôi đã làm việc trong Toà Giám Mục ở Washington và không bao giờ, không có dấu hiệu nào, không có gì cả”. “Không ai từng nói chuyện với tôi về điều này và ở đó tôi tham gia mọi chuyện rất tích cực” đặc biệt trong việc điều tra và đối mặt với vấn đề lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ của Tổng Giáo Phận Washington, đặc biệt là sau khi các giám mục Hoa Kỳ chấp thuận điều lệ bảo vệ trẻ em vào năm 2002.

Đức Hồng Y Donald Wuerl của Washington cho biết vào cuối tháng Sáu rằng ngài đã yêu cầu xem xét tất cả hồ sơ của Tổng giáo phận Washington. “Dựa trên sự xem xét đó, tôi có thể báo cáo rằng không có cáo buộc nào - đáng tin cậy hay không - đã được đưa ra đối với Hồng Y McCarrick trong thời gian ở Washington.”.
Source: Catholic Herald -Cardinal Farrell: I had no knowledge of allegations against McCarrick
 
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nhân kỷ niệm 50 năm thông điệp Humanae Vitae
Đặng Tự Do
17:15 26/07/2018
Giữa những chỉ trích gay gắt thông điệp Humanae Vitae (Sự sống con người) (chẳng hạn như The end of the affair? 'Humanae Vitae' at 50 của Michael G. Lawler, Todd A. Salzman ), và những toan tính nhằm xét lại thông điệp này, Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo, là Tổng Giám Mục Galveston-Houston, và là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) đã lên tiếng ca ngợi thông điệp nhân kỷ niệm 50 năm ngày Đức Thánh Cha Phaolô VI công bố.

Tưởng cũng nên nhắc lại, ngày 25 tháng 7, 1968, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã công bố thông điệp Humanae Vitae nhằm thúc đẩy toàn thể nhân loại trong bối cảnh tình yêu hôn nhân hãy tôn trọng cả hai chiều kích tinh thần và thể chất của con người, chung thủy, quảng đại và trao ban sự sống.

Dưới đây là bản dịch toàn văn tuyên bố của Đức Hồng Y DiNardo:

“50 năm trước, chính ngày hôm nay, Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã công bố Thông điệp Humanae Vitae. Trong đó, ngài tái khẳng định sự thật đẹp đẽ mà người chồng và người vợ được kêu gọi để tự hiến dâng cho nhau hoàn toàn. Hôn nhân phản ảnh tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu trung tín, quảng đại và trao ban sự sống. Thông qua ơn gọi của họ, các cặp vợ chồng hợp tác với Thiên Chúa bằng cách mở lòng mình ra với những sự sống con người mới.

Chân Phước Phaolô Đệ Lục, là người đã phải chịu với lòng bác ái và kiên nhẫn nhiều chỉ trích về thông điệp Humanae Vitae, đã dũng cảm khẳng định rằng khi chúng ta yêu như đã được Thiên Chúa hoạch định, chúng ta trải nghiệm sự tự do và niềm vui đích thực. Ngài cũng đã được chứng minh là đúng khi lên tiếng cảnh báo về những hậu quả của việc bỏ qua ý nghĩa thực sự của tình yêu hôn nhân.

Vào ngày kỷ niệm này, tôi khuyến khích tất cả mọi người đọc, cầu nguyện, và suy ngẫm về Thông điệp này, và mở lòng mình ra đối với ân sủng là chân lý vượt thời gian của nó.

Chúng tôi chờ đợi trong vui mừng ngày tuyên thánh cho Đức Phaolô Đệ Lục vào tháng Mười sắp tới.”
Source: USCCB -President of U.S. Catholic Bishops’ Statement on 50th Anniversary of Humanae Vitae
 
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Canada nhân kỷ niệm 50 năm thông điệp Humanae Vitae
Thúy Dung
18:18 26/07/2018
Các Giám mục Canada đã đưa ra một tuyên bố nhân kỷ niệm lần thứ 50 Đức Giáo Hoàng Phaolô VI công bố Thông điệp Humanae Vitae. Các ngài nói rằng thông điệp này là một tiếng “xin vâng được nhấn mạnh đối với sự viên mãn của cuộc sống”.

Ủy ban Giáo lý của Hội đồng Giám mục Công Giáo Canada (CCCB) đã đưa ra một tuyên bố gởi đến tất cả người Công Giáo Canada và mọi người thiện chí. Trong tuyên bố dài 4 trang có tựa đề “Niềm vui của tình yêu hôn nhân”, được công bố bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp, các Giám mục Canada hy vọng sẽ truyền cảm hứng và khuyến khích các đôi hôn phối tìm ra lời hứa về niềm vui mà Humanae Vitae mang lại.

Tiếng ‘xin vâng’ với cuộc sống

Thay vì chỉ là tiếng nói 'Không' trong vấn đề tránh thai, các Giám mục Canada xác nhận rằng Humanae Vitae đưa ra một tiếng “xin vâng” hùng hồn với sự sung mãn của cuộc sống đã được Chúa Giêsu Kitô hứa ban cho chúng ta (Ga 10:10).

Tình yêu con người thể hiện tình yêu Thiên Chúa

Các Giám mục viết tiếp rằng tình yêu của con người là nhằm phản ảnh tình yêu Thiên Chúa với các tính chất nổi bật là nhưng không, toàn bộ, trung tín và sinh hoa kết quả. Con người thể hiện tình yêu này qua “ngôn ngữ của cơ thể”. Do đó, tình yêu này là “lâu dài, độc quyền, và sẵn sàng vươn ra ngoài chính đôi lứa để mang lại một cuộc sống mới!”.

Hôn nhân phản ảnh tình yêu của Chúa Kitô

Trích dẫn thư Thánh Phaolô gởi các tín hữu thành Ê-phê-sô (5:32), các Giám mục đã trình bày những suy tư của các ngài về tình yêu hôn nhân. Chúng ta kết hiệp thể lý và thân mật với Chúa Kitô là Tân Lang khi chúng ta Rước Lễ. Sự kết hiệp với Chúa Kitô làm cho chúng ta trở nên “món quà tự hiến hoàn toàn” mà Chúa đã làm gương cho chúng ta.

Tính dục thể hiện tình yêu thiêng liêng

Ngay cả ân sủng tính dục con người cũng góp phần thể hiện tình yêu thiêng liêng. Do đó, các Giám mục giải thích rằng mọi hành động tính dục “nhằm thể hiện một tình yêu” tự do, không bị ép buộc, hoàn toàn như một sự trao ban trọn vẹn, chung thủy và cởi mở với cuộc sống mới.

Tình yêu vô tận

Các Giám mục nhắc nhở rằng vì chúng ta được tạo ra cho tình yêu vô hạn, chỉ có tình yêu vô hạn mới có thể thỏa mãn chúng ta. Giáo Hội chúc cho các cặp vợ chồng trải nghiệm tình yêu trọn vẹn của con người trong hôn nhân. Điều này có nghĩa là chúng ta được khích lệ sử dụng món quà thiêng liêng này mà không “làm mất đi, dù chỉ một phần, ý nghĩa và mục đích của nó”, như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI viết trong Humanae Vitae. “Cố tình sửa đổi một hành động tình dục để làm cho nó thành vô sinh… chung cuộc là làm sai lệch ngôn ngữ của tính dục chúng ta”

Niềm vui của tình yêu hôn nhân

Để kết luận các Giám mục khuyến khích người Công Giáo đọc lại thông điệp Humanae Vitae và “tái khám phá sự thật đẹp đẽ chứa đựng trong đó”. Vì thế, các ngài cầu nguyện cho tất cả các cặp vợ chồng, trong sự trung tín với ân sủng của phép rửa tội và ơn gọi hôn nhân của họ, có thể sống và trải nghiệm niềm vui của tình yêu hôn nhân như được dạy trong Humanæ Vitæ và qua đó họ trở nên dấu chỉ cho sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa trên thế giới.
Source: Vatican News -Canadian Bishops on Humanae Vitae: 'Yes! to the fullness of life'
 
Kỷ niệm 2 năm ngày Cha Jacques Hamel bị khủng bố Hồi Giáo sát hại
Đặng Tự Do
18:49 26/07/2018
Cha Jacques Hamel đã bị 2 tên khủng bố Hồi Giáo giết ngay trước bàn thờ trong nhà thờ giáo xứ của ngài ở miền bắc nước Pháp vào ngày 26 tháng 7 năm 2016. Án tuyên thánh cho ngài đã được mở.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cao chứng tá đức tin của vị linh mục người Pháp và nói rằng đó cũng là một lời nhắc nhở chúng ta về tất cả các tín hữu Kitô tử đạo khác mà máu của họ đổ ra khắp thế giới ngày nay.

Trong Thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta vào năm ngoái, với sự tham dự của Đức Tổng Giám Mục tổng giáo phận Rouen và gia đình của cha Jacques Hamel, Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả vị linh mục Pháp bị giết là “một người dịu dàng, tốt bụng, luôn nuôi dưỡng tình huynh đệ”.

Cha Hamel bị sát hại tàn bạo bởi hai chiến binh liên kết với cái gọi là Nhà nước Hồi giáo trong khi cử hành Thánh lễ trong nhà thờ Saint-Etienne-du-Rouvray ở Rouen.

Ngày 26 tháng 7 năm nay, để tưởng nhớ Cha Hamel, tổng giáo phận Rouen đã tổ chức một loạt các sự kiện bao gồm một “lễ cầu nguyện cho hòa bình và tình huynh đệ” với sự hiện diện của Bộ trưởng Nội vụ Pháp, và một số đại diện các tôn giáo. Sau khi lần chuỗi Mân Côi, một đám rước trong im lặng đã diễn ra trước Thánh Lễ do Đức Tổng Giám Mục Dominique Lebrun cử hành đúng vào thời điểm Cha Jacques Hamel bị giết 2 năm trước đây.

Đức Tổng Giám Mục Lebrun đã có mặt trong Thánh Lễ tại nhà nguyện Santa Marta khi Đức Thánh Cha Phanxicô vinh danh Cha Hamel như là một trong nhiều “vị tử đạo” của Giáo hội ngày nay, là “những người nam nữ bị sát hại, tra tấn, cầm tù, tàn sát vì họ cương quyết không từ bỏ đức tin của mình và không chối Chúa Giêsu Kitô.”

Án tuyên thánh cho Cha Hamel đã được mở ra vào tháng Tư năm 2017 nhờ sự chuẩn chước của Đức Thánh Cha cắt ngắn thời gian chờ đợi trong 5 năm như bình thường.
Source: Vatican News -Remembering Fr. Jacques Hamel on the anniversary of his killing
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Phận Đà Nẵng Hành Hương Năm Thánh Tôn Vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Toma Trương Văn Ân
19:30 26/07/2018
Nhân Kỷ niệm 374 năm (26/7/ 1644-2018) Ân phúc Tử Đạo của Chân Phước An-rê phú yên , Người Chứng đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và Mừng Năm Thánh tôn vinh các Thánh Tử Đạo , kỷ niệm 30 năm (19/6/ 1988-2018) Giáo Hội Tuyên Phong Hiển Thánh 117 Vị Thánh Tử Đạo tại Việt Nam .

Ngày 26 / 7 / 2018, cộng đoàn Giáo phận Đà Nẵng hành hương về Đền Thánh Chân Phước An-rê Phú yên tại Phước Kiều , xã Điện Phương , Thị xã Điện Bàn , Tỉnh Quảng Nam.

Xem Hình

Chủ đề của ngày Hành hương là di ngôn của Chân Phước An-rê : “ Hãy giữ nghĩa cùng Chúa cho đến hết hơi , cho đến trọn đời”

Đền Thánh An-rê Phú-yên tại Phước Kiều là địa điểm hành hương duy nhất trong Năm Thánh tại Giáo phận Đà Nẵng , được Đức Giám Mục Bản quyền chỉ định.

Từ sáng sớm , Anh chị Giáo lý viên đã hành hương về nơi đây để thảo luận, học hỏi gương nhân Đức các Thánh Tử Đạo , cách riêng là Chân Phước An-rê Phú Yên, Quan Thầy Giáo lý viên, một mẫu gương năng động nhiệt thành giảng dạy Giáo lý , đem Tin Mừng đến cho anh chị em chưa nhận biết Chúa .

Có hơn 300 Giáo lý viên, một số Giáo lý viên vừa là Huynh trưởng của các Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và Hùng Tâm Dũng Chí, hành hương Đền Thánh trong dịp này.

Từ 8 giờ đến 9 giờ, Cha Phê-rô Trần Đức Cường- Đặc trách Giáo lý – Đức Tin – Quản xứ Chính Tòa, giúp Các Anh chị Giáo lý viên học hỏi Gương nhân Đức của Chân Phước An-rê qua Di ngôn của Ngài : “Hãy giữ nghĩa cùng Chúa Giê-su cho đến hết hơi , cho đến trọn đời”. Cha Phê-rô sơ lược cuộc đời Chân Phước An-rê, bối cảnh lịch sử , chính trị xã hội và Lịch sử Truyền Giáo Giáo hội Việt Nam trong thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, sự hình thành Chữ Quốc Ngữ và cuộc Tử Đạo của Thầy giảng An-rê Phú-yên. Sau giờ chia sẻ của Cha Phê-rô , các Anh chị Giáo lý viên đã chia nhóm để hội thảo , học hỏi nhau , chia sẻ kinh nghiệm trong việc dạy Giáo lý tại cộng đoàn Mình đang đảm trách và đưa ra quyết tâm hành động cho nhóm của mình.

Lúc 16 giờ 30, Cộng đoàn Giáo phận đã rước kiệu Thánh tích là sợi tóc của Chân Phước An-rê Phú yên, từ Đình đón tiếp vào trung tâm Đền Thánh. Tại đậy , đoàn múa hoạt diễn của Giáo lý viên Hòa Khánh, hoạt diễn tóm lược cuộc đời và Phúc Tử Đạo của Chân Phước An-rê.

Đức Giám Mục Giáo phận đã Chủ sự Thánh lễ đồng tế Mừng Kính Chân Phước An-rê Phú-yên lúc 17 giờ .

Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha ôn lại một sự kiện lịch sử cách đây 374 năm (26 / 7 / 1644-2018) , tại Gò xử nơi đây , Vị Chứng nhân đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam đã hy sinh mạng sống để làm chứng cho Đức tin. Đức Cha mời gọi Tín hữu tâm tình người con thảo, cảm nhận đức tin và tình yêu chúa, nung cháy tâm lòng chúng ta , để chúng ta trở nên chứng tá nơi đời sống mỗi người.

Trong bài giảng, Đức Cha lược lại lịch sử Giáo Hội Việt Nam mà trong 300 năm đã có hơn 130 ngàn Vị hy sinh mạng sống vì Đức tin , trong đó có 117 Vị Giáo Hội đã nâng lên Bậc hiển Thánh và Chân Phước An-rê Phú Yên. Các Vị là gia sản vô cùng to lớn của Giáo Hội. Đức tin đã thâm nhập vào tâm hồn mà không gì thay đổi được. Các Thánh Tử Đạo dù phải chịu tất cả các khổ hình tàn bạo nhất vào đương thời, vẫn bảo toàn Đức tin , các Vị Tử Đạo không chống lại xã hội đương thời , mà biểu lộ tình yêu trong Đức tin. Nhờ Ơn chúa , các vị đã thắng mọi trở lực. Đức Cha trích lời nói của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II trong ngày Tôn phong hiển Thánh 117 Vị Tử Đạo Việt Nam tai Roma , hôm 19 / 6 / 1988 :” Hỡi Ki-tô hữu Việt Nam , chúng tôi có thể nói rằng Máu của các Thánh Tử Đạo là cho anh chị em, là nguồn Ân sủng để tăng trưởng Đức Tin. Nơi Anh chị em , Đức tin của cha ông chúng ta được thông truyền cho những thế hệ mới. Đức tin này là nền tảng giúp Anh chị em vừa trung thành với quê hương Việt nam vừa tiếp tục là những Môn đệ đích thực của Chúa Ki-tô”.

Đức Cha huấn giáo : Tín hữu ngày nay tìm thấy sức mạnh đỡ nâng, nối gót cha ông dù sống trong hoàn cảnh nào cũng trung thành với Đức tin, với Chúa và với Giáo Hội. Tử Đạo hôm nay là sống chu toàn bổn phận hằng ngày . Hãy để Lòng Thương Xót Chúa chạm đến tâm hồn mỗi người , đến lượt chúng con trở nên lòng thương xót Chúa đến với anh chị em …. Sống giây phút của mình mỗi ngày , để làm nổi lên chân dung của Đức Ki-tô giữa dòng đời hôm nay , sống sự thật , vượt qua những cái ảo hôm nay, bước đi trên đường sự thật , của tình yêu , của niềm hy vọng, sống niềm vui Tin Mừng …. Là chúng ta Tử Đạo mỗi ngày. Đức Cha nhấn mạnh :”Làm chứng cho Tin Mừng không dành riêng cho ai , Làm chứng bằng hành động , bằng việc làm bác ái , bằng cả cuộc sống của mình , mỗi người chúng ta trở thành Tông đồ của Lòng thương xót mỗi ngày” .

Sau hiệp Lễ , Cộng đoàn cùng nhau đọc Kinh Kính Chân Phước An-rê Phú Yên., noi gương Chân Phước , để cùng Ngài được hưởng Phúc .

Sau Lời nguyện hiệp lễ , Đức Giám Mục đã trao Chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo Giáo lý viện cho 34 Anh chị Giáo lý viên trong nhiều Giáo xứ khác nhau trong Giáo phận, đã hoàn thành chương trình đào tạo Giáo Lý viên. Trong khoảng từ 2010 – 2016 Ban Giáo Lý Đức Tin dước sự hướng dẫn Cha nguyên Đặc Trách Giuse Nguyễn Văn Thú , đã mở mỗi chương trình đào tạo trong 3 năm với 12 môn học được Quý Cha trong Giáo phận giảng dạy.

Đồng diễn cuối Thánh lễ : Bài ca An-rê Phú-yên Người Chứng Nhân Anh Hùng, là mẫu gương cho Tín Hữu hôm nay , tất cả cộng đoàn hiện diện cùng múa đồng diễn, một niềm vui tràn ngậy tâm hồn mỗi người.

Tiếp đó , Cha Phao-lô Maria Trần Quốc Việt – Đại diện Giám mục, Đại diện Ban Tổ chức Năm Thánh cám ơn Đức Cha; cám ơn Cha Giuse Nguyễn Thanh Tùng và các ban ngành nhiều Giáo xứ góp tay tôn tạo Đền Thánh trong thời gian ngắn , làm cho không gian ngày càng đẹp hơn; Cha cám ơn Quý Cha trong Hạt Hội An và Hạt Trà Kiệu đã sưởi ấm tâm hồn Khách hành hương qua Bí tích Hòa giải; Cám ơn hơn 300 giáo lý Viên đến sinh hoạt tại đây cả ngày , làm cho không gian ấm áp; cám ơn Ban Truyền Thông, các Đoàn Hùng Tâm Dũng Chí , Thiếu Nhi Thánh Thể , Hướng Đạo. Cha cám ơn các Giáo xứ đã cộng tác trong diễn nguyện , Phụng vụ vào các phần việc trong ngày hành hương này. Cha cũng cám ơn Chính Quyền và các anh em An ninh trật tự , và cuối cùng, Cha lấy lời Chân Phước An-rê Phú Yên để cầu chúc cho tất cả Anh chị em làm hành trang trong cuộc sống :” Chúng ta hãy giữ nghĩa cùng Chúa Giê-su cho đến hết hơi, cho đến trọn đời” .

Đức Cha cho Cộng đoàn biết thêm thông tin Lễ Bế mạc Năm Thánh Giáo phận Qui Nhơn . Cha Tổng Đại diện và Cha Chánh văn phòng Giáo phận, đã Đại diện Đức Cha tham dự tại Giáo phận Qui Nhơn. Đức Cha có lời khích lệ Cha Giuse Nguyễn Thanh Tùng đang nhận trách nhiệm tôn tạo Đền Thánh.

Đức Cha mời gọi tâm tình yêu mến đối với Chân Phước An-rê để cầu nguyện với Ngài, và tất cả các thành phần trong cộng Đoàn cùng cộng tác với nhau để xây dựng Đền Thánh , nơi của những tâm hồn hiệp nhất sẻ chia , yêu thương phục vụ , địa điểm cuốn hút các nơi về đây, tạo vẻ đẹp đức tin dân Chúa Giáo phận Đà Nẵng … tạo nên dấu ấn Đức tin . Tạ ơn Chúa và cám ơn nhau để có những gì tốt đẹp của ngày hôm nay !

Sau đó, Đức Cha đã ban Phép lành trọng thể với Ơn Toàn xá, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ Trà Kiệu , hai Thánh Phê-rô và Phao lô Tông đồ , các Thánh Tử Đạo Việt Nam cùng với Chân Phước An-rê Phú Yên.

Sau ban Phép lành , mỗi Tín hữu tham dự cầm nến sáng trên tay , cùng cất cao lời Kinh Hòa Bình và Đức Giám Mục đã hiệu triệu Nghi Thức Sai Đi . mỗi người hãy đi vào môi trường mình đang sống và làm việc, là chứng nhân của Thiên Chúa tình yêu bằng chính đời sống . Các Linh mục Tu sĩ hãy nhiệt thành loan báo tin Mừng cho con người hôn nay vì phần rỗi của mọi người. Các anh chị sống đời sống Hôn nhân Công Giáo từ bỏ điều ham muốn bất chính, các thành viên trong gia đình quên mình để nghĩ đến nhau , trung tín , gia đình đó mới là Thiên đàng, vì gia đình đó phản ảnh hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngội. Các bạn trẻ dấn thân vào môi trường xã hội, noi gương Chân Phước An-rê Phú Yên từ khước những cám dỗ cuộc đời, trung thành với các mối phúc của Tin Mừng . Giáo lý viên với lòng quảng đại để đem Chúa đến cho các em thiếu nhi và anh chị em chưa nhận biết Chúa.

Trước lúc chia tay ra về , Cộng đoàn cùng hướng về Hang đá , nơi đặt tượng Đức Mẹ Trà Kiệu , cùng ca dâng Giáo phận, dâng các Giáo Hạt và Giáo xứ cho Đức Mẹ Trà Kiệu. Xin Mẹ gìn giữ và Ban muôn ơn cho chúng con, để chúng con can đảm sống chứng nhân Tin Mừng trong môi trường sống và làm việc của mình .

Toma Trương Văn Ân
 
Lễ tạ ơn bế mạc Năm Thánh Giáo Phận Quy Nhơn
Sơn Ca Linh
19:47 26/07/2018
Chiều hôm nay, trong ngày áp lễ “TẠ ƠN – BẾ MẠC NĂM THÁNH GIÁO PHẬN QUI NHƠN MỪNG 400 NĂM LOAN BÁO TIN MỪNG”, “những người con của Mẹ Qui Nhơn” từ khắp nơi xa xôi tụ tập về đất mẹ Qui Nhơn, như một cuộc “VỀ QUÊ THĂM MẸ”.

Xem Hình

Tình tự “Về Quê” luôn là một cảm xúc dạt dào sâu lắng đã được viết thành thơ, dệt thành nhạc; trong số đó, chúng ta có thể tìm gặp qua những hình ảnh và lời ca trong nhạc khúc VỀ QUÊ của nhạc sĩ Phó Đức Phương….

Theo em anh thì về

Theo em anh thì về thăm lại miền quê

Nơi có một triền đê có hàng tre ru khi chiều về.

Ơi quê ta bánh đa bánh đúc

Nơi thảo thơm đồng xanh trái ngọt

Nơi tuổi thơ ta trải qua đẹp như giấc mơ.

Ơi quê ta dầu sương dãi nắng

Phiên chợ nghèo lều tranh mái xiu

Kìa dáng ai như dáng mẹ dáng chị tôi.

Đưa nhau ta thì về

Đưa nhau ta thì về nơi mẹ đưa nôi

Nơi sáo diều chơi vơi

Với dòng sông bên lở bên bồi.

Bao nhiêu năm theo dòng đời đua chen

Phiêu bạt nơi phồn hoa cát bụi

Đôi khi cánh cò xưa lạc vào giấc mơ tôi.

Nước qua cầu thời gian trôi mau

Nơi bền lâu là nơi lắng sâu

Thiếu quê hương ta về ta về đâu ?

Một chiều bưng bát cơm quê... Rưng rưng ta hát giọng quê dãi dề...

Vâng, chúng ta đang “về quê”, quê mẹ Qui Nhơn, mẹ đang giang rộng vòng tay để đón mọi đứa con về mừng lễ mẹ, mừng thọ mẹ 400 năm tuổi. Chúng ta về không chỉ để tìm lại những “triền đê, những hàng tre, những bánh đa bánh đúc, những phiên chợ nghèo với mái tranh xiu, những cánh diều chơi vơi hay những dòng sông bên lỡ bên bồi…; nhưng còn để sống lại chính cội nguồn đức tin, để tìm lại chính gia tài thiêng liêng của mẹ với 400 năm máu xương và nước mắt.

Những ý nghĩa thiêng liêng cao quý và dạt dào thân thương nầy, sẽ được các đơn vị giáo xứ và các Hội Dòng thuyết minh qua các tiết mục hoan ca trong đêm vọng tạ ơn mừng Mẹ Qui Nhơn 400 năm đón nhận Tin Mừng.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Văn Học Nắm Đầu - Nghệ Thuật Vuốt Đuôi
Phạm Trần
08:52 26/07/2018
“Đảng không áp đặt, ép buộc, gán cho văn học, nghệ thuật một nhiệm vụ "chính trị" khô khan, giản đơn, nhất thời nào, mà hiểu nó như một sứ mệnh, một sức mạnh vốn có của văn học, nghệ thuật chân chính, đặc biệt trong cuộc đấu tranh ngày hôm nay.”

Đó là phân bua của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phu Trọng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam diễn ra ngày 25/07/2018 tại Hà Nội.

Nhưng thế nào là “chân chính” và “không chân chính” ? Có phải “viết” và “làm theo chỉ đạo” của đảng mới là đúng , nhưng đòi được tự do sáng tác và độc lập tư tưởng trong sáng tạo là không phục vụ quyền lợi của nhân dân, chống lại đảng, chống lại tổ quốc ?

Và khi ông Trọng rêu rao đảng “không áp đặt, ép buộc”, hay “gán cho văn học, nghệ thuật một nhiệm vụ chính trị" là ông không thành thật với chính mình.

Bắng chứng cách nay 10 năm, vào ngày 16/06/2008, Ban Chấp hành Trung ương khóa đảng X thời ông Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí thư, đã ban hành Nghị quyêt 23-NQ/TW “về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.”

Đảng chỉ thị phải :

- Tập trung mọi nguồn lực xây dựng nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nhân cách con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về chân, thiện, mỹ của các tầng lớp nhân dân; phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu ''dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Xây dựng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ Việt Nam một cách toàn diện cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu loại hình, có các thế hệ nối tiếp nhau vững chắc, có tình yêu Tổ quốc nồng nàn, gắn bó sâu sắc với nhân dân, với sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo, có năng lực sáng tạo phong phú, đa dạng, đoàn kết, gắn bó cùng phát triển trong cộng đồng các dân tộc anh em trên đất nước ta.

- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, bảo đảm yêu cầu phát triển của lĩnh vực văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.

Vậy khi “văn học” và “nghệ thuật” phải do đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và văn nghệ sỹ cũng phải do đảng nắm đầu và chỉ đường thì đó không phải là nền văn nghệ bị chỉ huy có đội ngũ văn công làm theo lệnh đảng hay sao ?

Nhưng do ai và vì ai mà văn nghệ phải có nhiệm vụ “xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” ? Lẽ đơn giản là một nền văn học, nghệ thuật có tự do là những sáng tác của nghệ sỹ không bị trói tay và viết hay nói theo mệnh lệnh của lãnh đạo.

NỀN TẢNG MÁC-XÍT-HỒ CHÍ MINH

Nghị quyêt 23-NQ/TW, ngày 16/06/2008 còn chỉ thị văn nghệ sỹ phải tuần hành:” Trên cơ sở giữ gìn, phát triển, phát huy những giá trị của văn học, nghệ thuật dân tộc, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài, đồng thời kiên quyết ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn áp đặt, xâm lăng văn hóa của các thế lực thù địch.”

Đảng nói thế nhưng lại không sao ngăn chặn được cuộc xâm lăng văn hóa của Trung Cộng đang hoành hành xã hội Việt Nam từ sau ngày đổi mới năm 1986.

Nhà nước CSVN hãy sờ lên gáy xem phim ảnh và sách báo của Trung Cộng đã thấm nhập vào tim óc giới trẻ Việt Nam điến mức nào, đến nỗi ngày nay, trẻ em Việt Nam hiểu lịch sử Trung Hoa hơn lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Bằng chứng đã kê khai trên báo Gíao dục Việt Nam ngày 13/07/2018:” Kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia vừa qua, tại Đà Nẵng chỉ có hơn 10 % học sinh thi môn Lịch sử đạt từ điểm 5 trở lên, còn lại 90 % học sinh không đủ điểm trung bình.

Tương tự tại thành phố Hồ Chí Minh môn học này cũng chỉ có 19,1% học sinh đạt từ điểm 5 trở lên, còn lại 80,9% học sinh không đủ điểm trung bình.”

Như vậy thì các văn nghệ sỹ Cộng sản có trách nhiệm gì không, hay chuyện xấu hổ này là trách nhiệm riêng của ngành Gíao dục và phụ huynh học sinh ?

Thế mà ông Trọng vẫn tự khoe :”Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hoá; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam" trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế và phát triển đất nước.”

Nhưng nếu phát triển văn học và nghệ thuật mà phải dựa trên “nền tảng mỹ học mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh” , như Nghị quyết 23-NQ/TW (16-06-2008) đòi hỏi thì làm sao đảng có thể “khuyến khích văn nghệ sĩ bám sát thực tiễn của đất nước, gắn bó với cuộc sống của nhân dân, bảo vệ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại” ?

Bởi vì văn nghệ mác-xít và tư tưởng Hồ Chí Minh là thứ văn nô bộc của chủ nghĩa Cộng sản. Chỉ có những văn nghệ sỹ vì miếng cơm manh áo mới cam tâm làm tay sai và chịu làm theo những điều đảng muốn.

QUẢN LÝ ĐƯỢC KHÔNG ?

Để đạt yêu cầu nắm gọn trong tay văn nghệ sỹ, Nghị quyết năm 2008 quyết định:”Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn học, nghệ thuật. Hoàn thành cơ bản việc thể chế hoá các quan điểm, đường lối, định hướng của Đảng về văn học, nghệ thuật. Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển dài hạn các lĩnh vực văn học, nghệ thuật; rà soát, bổ sung và xây dựng mới các chế độ, chính sách đối với hoạt động văn học, nghệ thuật, như chế độ lương, nhuận bút, đãi ngộ tài năng, bồi dưỡng lao động nghề nghiệp, chế độ hưu….”

Nhưng sau 10 năm thi hành Nghị quyết, dù đảng và nhà nước đã tiêu phí bao nhiêu tiền mồ hôi nước mắt của dân, văn học và nghệ thuật của đảng vẫn ì ra đấy, hoặc còn tệ hại hơn xưa.

Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng mới nói với ngót 500 Đại biểu tại lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam rằng:”Tôi đề nghị các anh, các chị, các đồng chí bàn bạc, trao đổi thẳng thắn với tinh thần tự phê bình và phê bình sâu sắc nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém nảy sinh trong sáng tác, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật những năm gần đây, như: Có hay không biểu hiện xa rời những vấn đề lớn lao của đất nước, chạy theo đề tài nhỏ nhặt, chiều theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận công chúng; nhấn mạnh một chiều chức năng giải trí, hạ thấp chức năng giáo dục, nhận thức; nặng về tô đậm mặt tiêu cực, đen tối của cuộc sống, thậm chí xuyên tạc, bóp méo lịch sử; tiếp thu thiếu chọn lọc sáng tác, lý luận văn nghệ nước ngoài dẫn đến biểu hiện lai căng, chuộng ngoại, bắt chước, chạy theo thời thượng?”

Nói thế rồi ông Trọng hỏi mọi người:”Có phải những hạn chế đó đã dẫn tới tình trạng số lượng tác phẩm, tác giả thì nhiều, nhưng còn ít những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, làm suy giảm sức hấp dẫn và sự ham say của quần chúng đối với văn học, nghệ thuật? Cần có biện pháp gì để khắc phục những hạn chế, yếu kém đó?”

Biện pháp mà ông Trọng và đảng CSVN có thể làm dễ dàng và ngay lập tức đem lại kết qủa là hãy cởi trói cho văn nghệ sỹ để họ sáng tác tự do theo con tim và khối óc của mình.

VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP

Đó là lý do tại sao Nhà văn Nguyên Ngọc và trên 60 Nhà văn, Nhà Thơ và Nhà phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam đã tuyên bố ngày 03/03/2014 thành lập Văn đoàn độc lập, ly khai khỏi đảng Cộng sản và Hội Nhà văn Việt Nam do đảng lãnh đạo.

Ngoài ông Nguyên Ngọc còn có các nhà thơ Bùi Chát,Bùi Minh Quốc, Đỗ Trung Quân và các nhà văn : Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Đặng Tiến, Đỗ Lai Thúy, Giáng Vân, Hoàng Hưng, Nguyễn Duy, Nguyễn Huệ Chi, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Thanh Giang,Nguyễn Quang Lập, Phạm Đình Trọng, Phạm Xuân Nguyên, Lưu Trọng Văn (con Nhà Thơ Lưu Trọng Lư), Võ Thị Hảo, Vũ Thư Hiên, Lê Phú Khải, Ý Nhi v.v…

Họ tuyên bố:”Sau năm 1975, kết thúc một thời kỳ lịch sử kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc căn bản, mà nền tảng là phục hưng văn hóa. Tiếc thay công cuộc cần thiết và nghiêm trang ấy đã không diễn ra như mong đợi. Trái lại văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc.

Những người viết văn tiếng Việt không thể nói rằng mình hoàn toàn không có phần trách nhiệm về thực trạng đó. Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội. Trong bước ngoặt lớn này của lịch sử, văn học Việt Nam đã không làm đúng được vai trò của mình.

Văn chương Việt Nam yếu kém có nguyên nhân chủ quan trước tiên thuộc chính người cầm bút là sự thờ ơ đối với trách nhiệm xã hội, vô cảm trước thời cuộc, quan trọng hơn nữa là thiếu độc lập tư duy, từ đó mà tự hạn chế năng lực sáng tạo.”

Những Văn nghệ sỹ này nói tiếp:”Về mặt khách quan, một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng. Quyền tự do sáng tác và tự do công bố tác phẩm đang là đòi hỏi sống còn của từng nhà văn và của cả nền văn học. Không có những quyền tự do tối thiểu đó thì không thể có một nền văn học đàng hoàng.

Một thể chế tổ chức đời sống văn học nặng tính quan liêu và bao cấp càng làm nặng nề thêm tình hình, đồng thời lại không tạo được mối liên kết lành mạnh giữa những người viết để nâng đỡ và thúc đẩy nhau trong công việc, hỗ trợ nhau trong khó khăn. Trước tình cảnh kéo dài và nay đã trở nên cấp bách đó, chúng tôi, những người cầm bút ký tên dưới đây, quyết định vận động thành lập một tổ chức độc lập của các nhà văn viết bằng tiếng Việt ở trong nước và ngoài nước, lấy tên là Văn đoàn độc lập Việt Nam, với mong muốn góp phần tích cực xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, có thể đóng vai trò tiền phong đúng như nó phải có trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi.”

Sau khi khẳng định như vậy, họ đồng thanh khẳng định:

“Hoạt động của Văn đoàn độc lập Việt Nam nhằm vào những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Đoàn kết tương trợ giữa những người viết văn tiếng Việt trong và ngoài nước;

- Tạo điều kiện nâng cao về nghề nghiệp, thúc đẩy sáng tạo cá nhân, khuyến khích đổi mới trong sáng tác và nghiên cứu phê bình văn học và ngôn ngữ;

- Bảo vệ mọi quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng, hợp pháp của hội viên, đặc biệt là quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm, cũng như quyền tự do tiếp cận tác phẩm văn học của mọi người.

Văn đoàn độc lập Việt Nam là một tổ chức của xã hội dân sự, ái hữu nghề nghiệp, hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước.”

Để trả thù Văn đoàn độc lập, Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Phuông, vào tháng 3 năm 2018, đã ký văn thư yêu cầu Bộ Giáo dục cho “rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia Tổ chức ‘Văn Đoàn Độc lập’ ra khỏi Chương trình sách giáo khoa.”

Như vậy rõ ràng ông Nguyễn Phú Trọng và các Nghị quyết của đảng, không chỉ nói sai về tình hình Văn học và Nghệ thuật ngày nay ở Việt Nam mà còn xác nhận họ đã thất bại không làm chủ được tình hình . -/-

Phạm Trần

(07/018).
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tin Mừng Gia Đình, Gia Đình Như Một Giáo Hội Tiểu Gia
Vũ Văn An
18:27 26/07/2018
4. Gia đình như một giáo hội tiểu gia

Theo Tân Ước, Giáo Hội là Nhà Chúa (1Pr 2:5; 4:17; 1Tm 3:15; Dt 10:21). Phụng vụ hay mô tả Giáo Hội như familia Dei (gia đình Thiên Chúa). Nó được giả thiết là căn nhà dành cho mọi người; trong đó, mọi người nên được phép cảm thấy như ở nhà và thuộc về gia đình. Trong thế giới cổ thời, các thân nhân sống trong một căn nhà, các nô lệ, và đôi khi cả bạn bè hay khách khứa nữa, nói chung, đều thuộc về căn nhà, cùng với paterfamilias (người cha trong gia đình), vợ và các con của họ. Chính trong bối cảnh này, ta phải hiểu như thế, khi nghe nói về cộng đồng Kitô Giáo tiên khởi rằng các Kitô hữu tiên khởi năng tụ họp nhau trong các tư gia (Cv 2:46; 5:42). Thỉnh thoảng, có nói tới việc trở lại của cả gia hộ (Cv 11:14; 16:15, 31, 33).



Nơi Thánh Phaolô, Giáo Hội được tổ chức tại các tư gia, nghĩa là các giáo hội họp tại các tư gia (Rm 16:5; 1Cr 16:19; Cl 4:15; Plm 2). Đối với Thánh Phaolô, các giáo hội này là căn cứ và là điểm xuất phát cho các chuyến đi truyền giáo của ngài; chúng là trung tâm xây nền và là những khối xây dựng nên cộng đoàn địa phương; chúng là những nơi cầu nguyện, dạy giáo lý, hiệp thông Kitô hữu, và tiếp đón các khách vãng lai Kitô Giáo. Trước khi Constantinô trở lại đạo, chúng cũng là nơi hội họp trên thực tế để cử hành Bữa Tối Của Chúa.

Các giáo hội tiểu gia cũng đóng một vai trò có ý nghĩa trong lịch sử tiếp theo của Giáo Hội; trước hết, người ta nhắc tới các cộng đoàn duy sùng kính (Pietist) và các giáo hội tự do mà ta có thể học hỏi về phương diện này. Trong các gia đình Công Giáo, đã có và hiện còn có những bàn thờ nhỏ trong nhà, nơi, gia đình tụ họp để cầu nguyện chung vào buổi tối hay các dịp đặc biệt (Mùa Vọng, vọng Giáng Sinh, những lúc khó khăn hoạn nạn…). Các phong tục thực hành lòng đạo bình dân này đáng được đổi mới. Có lẽ ta sẽ nghĩ tới các phong tục như cha mẹ chúc lành cho con cái, các ảnh tượng đạo, trên hết, thánh giá tại nơi cư trú, nước thánh nhắc nhở nước rửa tội v.v…

Công Đồng Vatican II, theo gương Thánh Gioan Kim Khẩu, đã lấy lại ý niệm giáo hội tiểu gia (LG 11; AA 11) (13). Từ việc văn kiện của Công Đồng chỉ nhắc đến cách vắn tắt, nhiều chương chi tiết đã được các văn kiện hậu công đồng khai triển. Trước nhất, tông huấn Evangelii Nuntiandi năm 1975 của Đức Phaolô VI đã đẩy xa hơn nữa giáo huấn của Công Đồng (14). Nó mô tả các cộng đồng giáo hội căn bản như là niềm hy vọng của Giáo Hội hoàn vũ (EN 58, 71). Tại Châu Mỹ La Tinh, Châu phi và Châu Á (Phi Luật Tân, Ấn Độ, Đại Hàn, chẳng hạn), các giáo hội tiểu gia, dưới hình thức các cộng đồng giáo hội căn bản hay các cộng đồng Kitô Giáo nhỏ, đã trở thành công thức mục vụ để thành công. Nhất là tại các tình huống thiểu số và trong cái khối di dân tứ tán, trong các tình huống bách hại, chúng trở thành vấn đề sống còn đối với Giáo Hội.



Trong khi ấy, các thúc đẩy xuất phát từ Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi và Châu Á, bắt đầu sinh hoa kết trái trong nền văn minh Tây Phương. Tại đó, các cơ cấu hợp lòng dân ngày xưa của Giáo Hội đang tỏ ra càng ngày càng kém hấp dẫn hơn, các lãnh vực mục vụ trở nên lớn lao hơn, và Kitô hữu thường trở thành thiểu số trông thấy. Hơn nữa, tiểu gia đình hay gia đình hạch nhân, sau khi tự giải thoát khỏi thuở đầu của đại gia trình trước đó, nay cũng đang kinh qua cuộc khủng hoảng về cơ cấu. Các điều kiện sống và làm việc thời hiện đại đã dẫn tới việc tách biệt giữa chỗ ở, chỗ làm, và các nơi vui chơi giải trí, do đó đã góp phần kết liễu sự kiện lấy căn hộ gia đình làm một đơn vị xã hội. Vì các lý do nghề nghiệp, các người cha thường phải vắng nhà một thời gian lâu hơn. Các bà vợ cũng thế, vì chuyên nghiệp, nên thường chỉ hiện diện một thời gian tối thiểu trong gia đình mà thôi. Vì những hoàn cảnh như thế, tiểu gia đình ngày nay gặp rất nhiều khó khăn. Cả những người không sống ngoài đường phố cũng trở thành những người không nhà, theo một nghĩa sâu sắc hơn, và không nơi trú thân giữa một môi trường vô danh trong các đô thị lớn, nhất là ở những vùng ngoại biên ảm đạm của các đại đô thị tân thời.

Ta phải xây dựng những căn nhà mới cho họ, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Các giáo hội tiểu gia chính là một giải đáp. Ngày nay, dĩ nhiên, ta không thể tái tạo các giáo hội tiểu gia như hồi giáo hội sơ khai. Ta cần một thứ đại gia đình kiểu mới. Để các tiểu gia đình có thể sinh tồn, chúng phải được tích nhập vào một hệ thống liên hệ gia đình trải dài qua nhiều thế hệ, trong đó, ông bà đặc biệt đóng vai trò quan trọng; chúng phải được tích nhập vào một vòng liên gia đình (interfamilial circles) gồm bạn bè và người lân cận, trong đó, con cái tìm được nơi trú ẩn khi cha mẹ vắng mặt và trong đó, người già độc thân, người ly dị, và các cha mẹ đơn lẻ cảm thấy an ổn như ở nhà. Các cộng đồng tông đồ và thiêng liêng thường cung cấp không gian và bầu khí thiêng liêng cho các cộng đoàn gia đình. Những nét cơ bản của giáo hội tiểu gia đều có trong các nhóm cầu nguyện, học hỏi Thánh Kinh, học hỏi giáo lý, và đại kết. Các giáo hội tiểu gia chính là ecclesiola in ecclesia (các giáo hội nhỏ bên trong Giáo Hội lớn). Chúng làm cho Giáo Hội hiện diện tại chỗ ngay trong cuộc sống. Vì nơi nào hai, ba người tự họp nhân danh Chúa Kitô, Người đều có mặt tại đó, ở giữa họ (Mt 18:20). Dựa trên phép rửa và phép thêm sức, các cộng đoàn tiểu gia chính là dân được xức dầu của Thiên Chúa (LG 9). Họ dự phần vào chức linh mục tư tế, tiên tri và vương giả (1Pr 2:8; Kh 1:6; 5:10; Xem LG 10-12, 30-38). Nhờ Chúa Thánh Thần, sensus fidei, tức cảm thức đức tin, trở thành nội tại trong họ, một cảm thức trực giác được đức tin và triết lý sống đời phù hợp với Tin Mừng. Các cộng đoàn tiểu gia không phải chỉ là đối tượng, nhưng còn là chủ thể của việc chăm sóc mục vụ gia đình. Trên hết, nhờ gương sáng của họ, họ có thể giúp Giáo Hội tiến xâu hơn vào lời Chúa và áp dụng nó vào đời sống một cách trọn vẹn hơn (LG 12, 35; EG 154 tt). Vì Chúa Thánh Thần đã được ban cho Giáo Hội như một toàn thể, nên họ không được tự cô lập mình một cách bè phái khỏi hiệp thông rộng lớn hơn là Giáo Hội (EN 58, 64; EG 29). “Nguyên tắc Công Giáo” này gìn giữ Giáo Hội khỏi trở thành những giáo hội cá nhân, tự trị và tự do. Nhờ tính hợp nhất trong đa dạng này, có thể nói, Giáo Hội là dấu bí tích của hợp nhất trên thế giới (LG 1,9).



Các giáo hội tiểu gia phát huy việc chia sẻ Thánh Kinh. Từ lời Chúa, chúng tạo nên ánh sáng và sức mạnh cho cuộc sống hàng ngày (DV 25; EG 152 tt). Vì sự gián đoạn trong việc truyền thụ đức tin cho thế hệ kế tiếp (EG 70), các giáo hội tiểu gia có trách vụ giáo lý quan trọng phải dẫn người ta tới niềm vui của tin mừng (15). Họ cầu nguyện với nhau cho các điều họ quan tâm và cho những điều thế giới vốn quan tâm. Cùng với toàn bộ cộng đồng, họ cử hành Thánh Thể Chúa Nhật như là nguồn và đỉnh cao của đời sống Kitô Giáo toàn diện (LG 11) (16). Trong vòng gia đình, họ giữ ngày của Chúa như một ngày nhàn tản, vui tươi, và hiện diện với nhau khi họ tuân giữ các mùa trong năm phụng vụ với các phong tục phong phú của nó (SC 102-111). Các giáo hội tiểu gia là địa điểm của nền linh đạo cộng đồng, trong đó, người ta chấp nhận nhau trong tinh thần yêu thương, tha thứ, và hoà giải; trong đó, người ta chia sẻ ngày tốt ngày xấu, các lo âu, các nhu cầu, nỗi vui nỗi buồn và niềm hạnh phúc nhân bản của cuộc sống hàng ngày, vào Chúa Nhật hay ngày lễ (17). Nhờ các phương thế này, họ xây đắp nhiệm thể Giáo Hội (LG 41). Theo yếu tính của mình, Giáo Hội có tính truyền giáo (AG 2); truyền giảng tin mừng là căn tính sâu sắc của Giáo Hội (EN 14, 59). Là các giáo hội tiểu gia, các gia đình được mời gọi cách đặc biệt để truyền thụ đức tin cho môi trường liên hệ của mình. Họ có sứ mệnh truyền giáo và tiên tri riêng. Chứng tá của họ là làm chứng cho sự sống, nhờ thế, họ có thể trở thành như men trong thế gian (Mt 13:33; xem AA 2-8; EN 21,41, 71, 76; EG 119-221). Chúa Kitô đến rao giảng tin mừng cho người nghèo (Lc 4:18; Mt 11:5) và chúc phúc cho người nghèo, người sầu buồn, người bé nhỏ và trẻ em (Mt 5:3tt; 11:25; Lc 6:20tt) thế nào, Người cũng sai các môn đệ ra đi rao giảng tin mừng cho người nghèo (Lc 7:22) như thế. Chính vì vậy, các giáo hội tiểu gia không được loại trừ ai, khi muốn trở thành các cộng đồng ưu tú. Họ phải mở cửa chào đón người thiếu thốn đủ loại, người tầm thường và người bé nhỏ. Họ phải biết rằng nước Thiên Chúa thuộc về trẻ em (Mc 10:14; xem EG 197-201).

Các gia đình cần tới Giáo Hội và Giáo Hội cần tới các gia đình để có thể hiện diện giữa đời và trong các môi trường sống hiện nay. Không có các giáo hội tiểu gia, Giáo Hội sẽ ra xa lạ đối với thực tại cụ thể của cuộc sống. Chỉ qua các gia đình, Giáo Hội mới có thể thấy mình thoải mái ở đó. Do đó, hiểu gia đình như một giáo hội tiểu gia là điều nền tảng đối với tương lai Giáo Hội và đối với việc tân phúc âm hóa. Các gia đình là những sứ giả trước nhất và tốt nhất của tin mừng gia đình. Họ là con đường của Giáo Hội.

Kỳ sau: 5. Về vấn đề người ly dị và tái hôn
 
Ảnh Nghệ Thuật
TTrang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Về Bên Thánh Giá/Come To Jesus
Robert Helfman
21:01 26/07/2018
VỀ BÊN THÁNH GIÁ/COME TO JESUS
Ảnh của Robert Helfman
Hỡi ai khó nhọc lo âu
Về bên Thánh giá còn đâu muộn phiền.
(nđc)