Ngày 20-07-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 21/7: Nó sinh hoa kết quả gấp trăm. Linh mục Nguyễn Trọng Thiên SVD. Kinh Thánh Giuse
Giáo Hội Năm Châu
00:22 20/07/2021

Video sẽ bắt đầu từ 5g chiều ngày 20-July-2021 theo giờ Việt Nam

PHÚC ÂM: Mt 13, 1-9

“Nó sinh hoa kết quả gấp trăm”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Ngày ấy, Chúa Giêsu ra khỏi nhà và đi đến ngồi ở ven bờ biển. Dân chúng tụ tập quanh Người đông đảo đến nỗi Người phải xuống thuyền mà ngồi, còn tất cả dân chúng thì đứng trên bờ. Và Người dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều. Người nói: “Này đây, có người gieo giống đi gieo lúa. Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường, chim trời bay đến ăn mất. Có hạt rơi xuống trên đá sỏi, chỗ có ít đất, nó liền mọc lên, vì không có nhiều đất. Khi mặt trời mọc lên, bị nắng gắt, và vì không đâm rễ sâu, nên nó khô héo. Có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc um tùm, nên nó chết nghẹt. Có hạt rơi xuống đất tốt và sinh hoa kết quả, có hạt được một trăm, có hạt được sáu mươi, hạt ba mươi. Ai có tai để nghe, thì hãy nghe”.

Ðó là lời Chúa.
 
Bài Dạy Bằng Thực Hành
Lm. Jos Nguyễn Hữu An
02:02 20/07/2021
Chúa Nhật 17 Thường Niên B
Bài Dạy Bằng Thực Hành

Những ngày đại dịch covid-19 hoành hành Sài gòn, tôi thường xem trang facebook của linh mục Giuse Lê Quốc Thăng và cảm phục về những việc làm bác ái của ngài. Đọc những comment thật cảm động: “Hình ảnh của một vị Linh mục thức dậy từ 4h sáng, sau khi kinh nguyện & lễ lạc xong là vùi đầu vào phân phối thực phẩm cho các bếp ăn từ thiện, các khu cách ly, điều phối xe, tìm nguồn thực phẩm đủ kiểu để có thể đáp ứng nhanh nhất cho tất cả những lời xin trợ giúp. Và thức đến tận 2h sáng để nhận những chuyến hàng đêm từ khắp các tỉnh gởi về ”…

Ngài viết sáng nay, 20.7: “Tiếp nhận, phân phối xe cá 1,6 tấn xong là 9 giờ tối anh em và vội chén cơm, tranh thủ nghỉ ngơi đôi chút gần 1 giờ sáng đón chuyến xe rau hơn 5 tấn của Giáo xứ Phái Xuân và Ban Caritas Giáo Xứ Chính Toà Giáo phận Ban Mê Thuột chia sẻ cùng Sài Gòn Thân yêu.

Qua trung gian cha Chánh xứ, bà con Giáo xứ Phái Xuân và ban Caritas Giáo xứ Chính toà đã cùng chung tay chia sẻ yêu thương với Sài Gòn bằng một chuyển xe rau sạch ngon.

Nào là củ cải trắng tinh thơm nồng tình nghĩa
Nào là bắp cải cuốn chặt vòng tay yêu thương
Nào là cải thảo thơm thảo nghĩa đồng bào.
Nào là bí đỏ thắm tươi tình bác ái trong Đức Kitô
Nào là bí xanh khơi niềm hy vọng vượt qua đại dịch.

Đón nhận quà từ cá tới rau qua trung gian các linh mục anh em sao thật ấm áp. Nhận sự sẻ chia của mọi người trên mọi miền Tổ quốc rưng rưng giọt nước mắt xúc động.

Tất cả là Hồng ân.

Xin chân thành cảm ơn cha Chánh xứ Phái Xuân và bà con Giáo xứ cùng Ban Caritas Giáo xứ Chính Toà Giáo Phận Ban Mê Thuột rất nhiều. Xin Chúa chúc lành quí cha, giáo xứ cùng tất cả mọi người
”.

Một mục tử tận tâm, tận lực giúp đỡ lương thực, cho bà con nhiều nơi trong thành phố, một linh mục luôn nâng đỡ tinh thần giáo dân. Một mục tử nặng mùi chiên.

***

Tin mừng Chúa nhật hôm nay kể về phép lạ về bánh và cá hoá ra nhiều. Phép lạ này được bốn Thánh sử ghi lại cả trong bốn Phúc âm (Mt 14,13-21; Mc 6,31-34; Lc 9,10-17; Ga 6,1-13). Matthêu và Maccô còn kể thêm Chúa làm phép lạ lần thứ hai nữa (Mt 15,32-38;Mc 8,1-10).

Phép lạ hoá bánh và cá là cả một bài dạy bằng thực hành về người chăn chiên tốt lành. Chính các môn đệ còn được “tập sự” chia sẻ công việc của chủ chăn. Họ phải đi kiếm bánh, giúp phân phát cho dân chúng và thu lượm những gì còn sót lại.

Trong “Phép lạ hóa bánh ra nhiều”, Chúa không làm một mình và làm từ bàn tay không. Không làm một mình mà như dò ý môn đệ, chẳng phải vì quyền năng giới hạn mà chỉ vì Người muốn có sự cộng tác nào đó cho phép lạ trở nên hiện thực. Không làm từ bàn tay không mà cần có năm cái bánh, Chúa trân trọng sự đóng góp của con người, dẫu sự đóng góp ấy rất nhỏ. Năm cái bánh cho năm ngàn người. Tỉ lệ một phần ngàn có nghĩa lý gì. Muối bỏ bể! Thế nhưng trong mắt nhìn của Thiên Chúa, đó lại là cả một thiện chí hùn hạp làm ăn sinh lời đến chóng mặt.

Phép lạ hoá bánh ra nhiều là do quyền năng Thiên Chúa và sự cộng tác của con người. Chúa Giêsu không làm phép lạ ngay tức khắc biến bánh và cá thành một núi thức ăn để người ta tự do đến lấy. Chúa cũng không tự tay phân phát lương thực. Chúa trao bánh và cá cho các môn đệ.Các môn đệ trao cho mọi người. Mọi người trao cho nhau. Đó là bài học lớn lao của phép lạ hoá bánh. Khi mọi người chia sẻ cho nhau, quan tâm giúp đỡ nhau trong tình thương, biết bẻ ra, trao đi thì Chúa Giêsu làm phép lạ hoá nhiều.

Đức Bênêđitô XVI đã nói: phép lạ này không được làm từ không có gì, nhưng từ những gì bạn có, dù nhỏ bé, mang đặt trong bàn tay của Chúa. Chúa không đòi hỏi chúng ta những gì chúng ta không có. Chúa cho chúng ta hiểu rằng, nếu mỗi người đặt vào tay Ngài những tấm bánh, những con cá bé nhỏ, Chúa sẽ làm cho phép lạ được tiếp diễn hôm nay, bởi Ngài có quyền năng làm cho những cử chỉ yêu thương khiêm tốn của chúng ta trở thành quà tặng lớn lao cho anh chị em chúng ta.

Chúa cần sự cộng tác của chúng ta, cho dù sự cộng tác ấy rất nhỏ bé, nhưng với tấm lòng rộng lớn thì Chúa sẽ biến sự nhỏ bé nên lớn lao, biến điều tầm thường nên vĩ đại nhờ vào tình thương của Người. Như Chúa Giêsu đã yêu thương quan tâm chăm lo đến mọi nhu cầu từ vật chất đến tinh thần cho dân chúng thì Kitô hữu, các môn đệ của Người cũng phải biết yêu thương chăm lo cho tha nhân như vậy.

Những người vừa trải qua cơn đói, nay được một bữa no nê. Họ vất bỏ những mẫu bánh dư thừa. Khi dư giả, người ta dễ phung phí. Chúa Giêsu sai các môn đệ đi thu lượm những mẫu bánh thừa. Tiết kiệm là trân trọng những của cải Chúa ban. Tiết kiệm là ý thức của cải là của mọi người. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân và của người khác. Chúa Giêsu quý những mảnh bánh vụn. Chúa bảo các môn đệ thu lại để dạy chúng ta đừng lãng phí ân huệ Chúa ban. Sự sống, sức khoẻ, thời gian, tài năng, trí tuệ, tài nguyên đều là ân huệ được ban tặng, cần trân trọng nâng niu gìn giữ. Trong ơn sủng của Chúa, không có gì là những mẫu vụn bé nhỏ tầm thường.

Trong chuyến hành hương Đất Thánh, tôi có đến thăm thành Tabgha, nơi Chúa đã làm phép lạ biến 5 cái bánh và 2 con cá hóa nhiều nuôi hơn 5.000 người ăn no nê. Khi chiêm ngắm bàn thờ và cung thánh trong ngôi Nhà thờ ấy, tôi thấy trên nền Nhà thờ phía trước Bàn thờ có khắc hình một chiếc giỏ đựng 2 con cá và 4 cái bánh. Tại sao lại là 4 chứ không phải là 5 cái bánh như Phúc âm kể? Đây là một sự thiếu sót có chủ ý của nghệ nhân làm nên bức hình đó. Vì cái bánh thứ năm không nằm trong giỏ nhưng nằm trên bàn thờ, đó chính là Mình Thánh Chúa mỗi khi dâng thánh lễ trên bàn thờ này.

Phép lạ hoá bánh là dấu chỉ báo trước Thánh Thể “Ngài cầm lấy 5 chiếc bánh và 2 con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho các môn đệ” (Mt 14, 20). Trong Tiệc Ly “Ngài cấm lấy bánh, chúc tụng” (Mc 14, 22). Cử chỉ Bẻ Bánh đã trở thành nét đặc trưng của Chúa Giêsu (x. Lc 24, 30) và của Giáo hội (x. Cv 2, 42).

Được bánh ăn, dân chúng muốn “bắt lấy Ngài tôn lên làm vua” (Ga 6, 15). Họ tiếp nối Satan cám dỗ Ngài lần nữa. Chúa Giêsu nhắc nhở họ rằng người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh “Hãy ra công làm việc, đừng vì lương thực hư nát nhưng vì lương thực sẽ lưu lại mãi đến sự sống đời đời mà Con Người sẽ ban cho các ngươi” (Ga 6, 27). Họ xin cho được ăn mãi thứ bánh ấy và Chúa đã bảo họ: “Chính Ta là bánh trường sinh. Ai đến với ta không hề phải đói, ai tin vào ta, chẳng khát bao giờ” (Ga 6, 35). Chóp đỉnh của mạc khải về Bánh Hằng Sống, chính là “Ai ăn thịt ta và uống máu ta thì được sống muôn đời, và ta sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (Ga 6, 54). Ăn thịt, uống máu nhấn mạnh đến cái chết trên thập giá của Chúa.

“Bánh ta sẽ ban” hướng về cái chết của Chúa Giêsu và gợi đến Tiệc Thánh Thể lưu niệm vĩnh viễn sự chết cứu độ của Chúa trên Thập giá. Giá trị cứu rỗi của của cái chết trên Thập giá được hiện tại hoá luôn mãi trong Tiệc Tạ Ơn của Giáo Hội. Người tín hữu được sống dồi dào khi ăn uống Mình Máu Chúa Giêsu. Chúa vẫn tiếp tục đồng hành cùng Giáo hội, thực hiện công trình cứu độ trong Giáo hội, qua Giáo hội và với Giáo hội.

Bánh và rượu tương trưng đầy đủ chính con người chúng ta. Bánh là kết quả công lao khó nhọc của con người. Người ta thường nói: Đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có mà ăn. Bánh như thế tượng trưng công lao khó nhọc của con người và chính sự sống con người.

Bên cạnh đời sống vật chất còn có đời sống tinh thần. Vì thế cùng với bánh, chúng ta dâng rượu. Rượu tượng trưng cho mọi nỗi vui buồn sướng khổ của đời người: khi vui, ta uống chén rươụ mừng, nhưng khi buồn, ta uống chén rượu giải khuây. Dâng lên Chúa bánh và rượu, là chúng ta dâng lên tất cả đời sống với mọi nỗi vui buồn sướng khổ, tất cả dệt nên cuộc sống hiện tại của mình.

Người tín hữu được lớn lên trong đức tin, trong lòng mến nhờ ân sủng của Thánh Thể Chúa Kitô “Chính tôi là Bánh trường sinh. Ai đến với tôi không hề phải đói;ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ” (Ga 6, 35). “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời” (Ga 6, 51). Thánh Thể như thế là mối hiệp nhất giữa Thiên Chúa và con người; là quà tặng Thiên Chúa trao ban cho nhân loại, và chính là lương thực thiêng liêng, bảo đảm hạnh phúc trường cửu của chúng ta.

Bí tích Thánh Thể là ‘nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Kitô hữu’ (GH 11), là trung tâm điểm của Phụng Vụ vì cử hành mầu nhiệm Vượt Qua, ‘mầu nhiệm Chúa Kitô hoàn tất công trình cứu độ chúng ta’ (GLCG 1068).

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con một niềm tin nhạy cảm để biết nhận ra bàn tay quan phòng của Chúa. Xin ban cho chúng con tấm lòng quảng đại, để biết cộng tác với nhau, để biết sống chia sẻ, hầu cảm nhận được tình yêu của Chúa trong cuộc sống hàng ngày. Amen!
 
Với Năm chiếc Bánh và Hai con Cá
Lm. Thái Nguyên
02:08 20/07/2021
VỚI NĂM CHIẾC BÁNH VÀ HAI CON CÁ

Chúa Nhật 17 Thường Niên năm B

Ga 6, 1-15

Suy niệm

Chúa Giêsu đã từng phán: “Người ta sống không nguyên bởi bánh, mà còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4). Nhưng qua việc hóa bánh ra nhiều cho dân chúng ăn, Ngài cũng muốn công bố rằng: Người ta sống không nguyên bởi Lời Chúa, mà còn sống bởi bánh nữa. Điều này không ngược với điều trên nhưng bổ sung cho nhau, và rất đúng cho hoàn cảnh thực tế trước mắt. Con người không chỉ là tinh thần cũng không chỉ là thể chất, mà là cả hai. Chúa Giêsu quan tâm tới con người toàn diện, không duy tâm cũng không duy vật, mà “duy” nơi Thiên Chúa để con người được sống và sống dồi dào.

Sứ mạng của Chúa Giêsu chỉ nhằm cứu vớt nhân loại tội lỗi, nhưng điều đó có nghĩa gì khi con người phải đói khát, phải sống trong cùng khổ mà không được cứu giúp. Thật ra, trường hợp của dân chúng ở đây chẳng đến nỗi nào, cho họ ra về cũng chẳng sao, nhưng Chúa Giêsu lại nhạy cảm đối với niềm vui và nỗi khổ của con người. Tình thương sâu xa đòi Ngài phải hành động ở mức độ cao nhất. Thế nhưng để cho năm ngàn người một bữa ăn nơi hoang địa thì các môn đệ đành bó tay: “Chúng ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?”. Cũng may có em bé dâng tặng năm chiếc bánh và hai con cá, “nhưng với bằng ấy người thì thấm vào đâu!”. Nhưng khi con người bất lực, thì Thiên Chúa lại ra tay. Từ sự dâng trao nhỏ bé, Chúa Giêsu đã cho dân chúng một bữa ăn no nê.

Chúng ta thấy hết mọi hoạt động của Chúa Giêsu tập trung vào những con người cụ thể, chứ không nơi đền thờ hay hội đường. Cứ mở sách Phúc Âm ra, lúc nào ta cũng thấy Ngài ở ngoài đường, đang tiếp xúc, đang gặp gỡ, đang cứu giúp, đang phục vụ... Lo cho người ta về thể chất, chính là cách biểu lộ tình thương cụ thể nhất. Tiêu chuẩn ngày phán xét cũng chỉ là tình thương cụ thể: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cứu giúp kẻ đau yếu, bệnh tật, tù đày.

Chúa Giêsu thương người nghèo đến nỗi Ngài nói với người thanh niên: “Hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời…” (Mc 10, 21). Đúng là ta còn phải lo cho những người thân của mình, còn những bổn phận và trách nhiệm khác nữa, nhưng nhớ rằng đó không phải là những khuôn đúc cứng ngắc, phiến diện, làm tê liệt đời sống tinh thần. Sống phẩm chất cao nhất của đời Kitô hữu là sống dưới tác động của Thánh Thần, Đấng luôn khai mở sự sống và tình yêu trong ta trước những nghịch cảnh của tha nhân.

Không thể nhắm mắt làm ngơ trước bao người đang lâm vào cảnh túng thiếu và đói rách xung quanh ta. Chúng ta không thể chỉ lo êm ấm cho gia đình mình hay chỉ lo trang hoàng nhà cửa mình, trong khi những người bên cạnh không có cơm ăn, thuốc uống, chết dần mòn trong cô đơn, bệnh tật và thất vọng. Làm như vậy ta cũng không hơn gì người phú hộ đối xử với người nghèo Ladarô.

Cũng vậy, chúng ta không thể yên tâm ngồi đó xây cất những công trình nguy nga tráng lệ cho Giáo hội, đang khi đa số dân chúng còn đang sống trong cảnh cơ cầu. Giáo hội không tự xưng mình là Giáo hội của người nghèo đó sao? Mà Giáo hội là ai đây nếu không phải là chúng ta? Dĩ nhiên, Giáo hội không làm công việc của xã hội, không giải quyết vấn đề dân sinh, vì thuộc quyền hạn của những người lãnh đạo đất nước, nhưng “không thể tách rời việc thờ phượng Thiên Chúa với việc chăm sóc người yếu kém, nghèo hèn. (FABC s. 41§2)



Chúa đâu chỉ ở trong nhà thờ, nhưng còn nơi những người nghèo khó. Ta dễ quên điều đó, cũng như thầy Tư tế và Lêvi chỉ lo tới Đền thờ dâng lễ mà bất chấp sự sống của người anh em mình trên đường Giêricô. Của lễ trong Đền thờ có nghĩa lý gì khi lòng nhân đã mất đi.

Thiên Chúa “muốn lòng nhân chứ không phải hy lễ.” (Hs 6,6; Mt 9,13). Chúng ta cần có lòng yêu mến con người như Chúa Giêsu, cần đặc biệt quan tâm đến những anh chị em nghèo nàn bé mọn, nhưng trước hết, cần một lòng quảng đại như em bé để chia sẻ những gì mình có.

Cầu nguyện

Lạy Chúa Giêsu!

Chúa là niềm vui ơn cứu độ,

đem lại hạnh phúc cho con người,

cho cuộc đời được đổi mới đẹp tươi.

Chúa không chỉ hy sinh sống nghèo khó,

mà còn sống cho những kẻ khó nghèo,

không chỉ lo rao giảng Nước Trời,

mà còn cứu chữa cho những ai bệnh tật,

không chỉ lo canh tân đời sống tinh thần,

mà còn đem ơn lành cho cả xác thân.

Chúa đã động lòng trắc ẩn,

thấy đám dân theo Ngài đang bụng đói,

với năm chiếc bánh và hai con cá nhỏ,

Chúa đã biến ra cho họ bữa ăn no.

Phép lạ đã xảy ra nhờ lòng quảng đại,

với sự góp phần đem lại của con người,

mặc dù Chúa quyền phép làm nên tất cả,

nhưng kết quả tùy vào sự cộng tác của con.

Hôm nay còn biết bao người nghèo đói,

có chủ trương phải xóa đói giảm nghèo,

nhưng rồi chẳng mấy ai dám sống theo,

kẻ giàu có càng lo đầu cơ tích trữ,

mặc ai sống chết cứ cất giữ cho mình,

nạn tham nhũng càng gây thêm đói khát,

cũng vì ích kỷ và bạc ác của con người.

Xin cho chúng con cứ mở lòng quảng đại,

để Chúa lại làm nên việc lạ lùng,

nhất là cho những ai còn nghèo túng,

đón nhận được ân sủng Chúa ban. Amen.

Kính mời xem: LỜI NGUYỆN CỦA NGƯỜI TRẺ (theo chủ đề Phúc Âm mỗi Chúa Nhật hằng tuần):

https://www.youtube.com/watch?v=47FA1un1E-Q&t=8s
 
7g tối thứ Tư 21/7 giờ Việt Nam: Hiệp thông với Đền Thánh Đức Mẹ Fatima, lần hạt cho Sàigòn
Giáo Hội Năm Châu
04:36 20/07/2021
 
Thế giới hôm nay đang rất cần tình liên đới
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
08:17 20/07/2021
Thế giới hôm nay đang rất cần tình liên đới

Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật XVII – B

(Ga 6, 1 – 15)

Sứ điệp lời Chúa

Thời Êlia, đứng trước đám đông dân chúng đói khát, Êlisê người của Thiên Chúa nói : "Xin dọn cho dân chúng ăn" (2V 4, 42). Đầy tớ của người trả lời : "Tôi dọn bấy nhiêu cho một trăm người ăn sao?" (2V 4, 43). Đến thời Chúa Giêsu, các môn đệ Chúa khi được yêu cầu lo cho đám dân chúng ăn, họ thưa : "Bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người".

Thời nào cũng có những người sống an phận thủ thường, thoái thác trách nhiệm, tránh khó đến mình, sống ích kỷ nhất là thiếu tình liên đới. Nhìn cảnh dân chúng đói, Êlisê ra lệnh : "Cứ dọn cho dân chúng ăn " (2V 4, 44). Còn Chúa Giêsu thấy đám đông đói trước mặt mình liền bảo các môn đệ mình : "Cứ bảo người ta ngồi xuống" (Ga 6, 10). Khi đã ổn định chỗ người, cả dân thời Êlisê và dân chúng thời Chúa Giêsu "ăn mà vẫn còn dư" (2V 4, 44; Ga 6, 12).

Thế giới hôm nay giầu nhưng lại rất nghèo

Sống trong một thế giới khoa học phát triển tột bậc, con người đã đạt được những bước tiến vĩ đại với những công trình vượt quá sức tưởng tượng như thám hiểm sao Hỏa, tiếp cận sao Diêm Vương, rất tự hào dư dật của cải và lương thực. Reuters dẫn số liệu từ báo cáo của Oxfam ngày 20 tháng 01 năm 2020 cho hay, 2.153 người giàu nhất thế giới nắm giữ tài sản nhiều hơn so với tổng tài sản của 4,6 tỷ người nghèo toàn cầu cộng lại. Chưa bao giờ con người có nhiều của cải như thế và cũng chưa bao giờ có nhiều người nghèo đói như hiện nay. Tại sao có sự chênh lệch giầu nghèo trên thế giới như thế?

Trước tác động của dịch Covid-19, khoảng cách giàu - nghèo tại nhiều nơi trên thế giới ngày càng nới rộng, với sự bất bình đẳng về thu nhập, giáo dục, y tế... Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo, đại dịch để lại hậu quả cho thế hệ sau nếu các biện pháp không được đưa ra kịp thời nhằm thu hẹp khoảng cách giữa nước giàu và nước nghèo. Đúng là một thế giới giầu vật chất nhưng lại rất nghèo tình yêu và chia sẻ.

Đối diện với nhu cầu của biết bao người nghèo đói, bệnh tật, thiếu thốn những cái tối thiểu cần thiết để mà sống chung quanh ta và rộng lớn hơn là trên thế giới, chúng ta có thể nói: không thể nào đương đầu với những tình trạng như vậy, và thế là sự co cụm, thiếu tình liên đới, nhất là tuyệt vọng bắt đầu xâm chiếm tâm hồn chúng ta. Nhiều người cho rằng thế giới này quá chật hẹp không đủ chỗ hay lương thực trên thế giới không đủ nuôi mọi người nên giảm dân số. Họ viện cớ, đại dịch ập đến bất ngờ, không kịp xây bệnh viện, thiếu thuốc men, y tế dự phòng, lương thực thực phẩm, họ chọn người để chữa. Nhưng thực tế, nhiều khách sạn cao tầng mọc lên, các nước chế tạo được vaccine chưa chịu chia sẻ công nghệ sản xuất cho các nước, thậm chí vaccine để quá hạn, thực phẩm rau củ quả bỏ đi, bán không ai mua… thiếu tình liên đới.

Hôm nay Chúa dạy ta mỗi người hãy chia sẻ những gì mình có thì thế giới sẽ dư thừa lương thực. Khi trái tim mở ra thế giới sẽ có đủ chỗ cho mọi người. Hãy nhìn những người chung quanh bằng cái nhìn của tình liên đới, đừng dửng dưng, vô cảm. Hãy nhìn anh em nghèo khổ, đói khát, bệnh tật, bơ vơ, hãy an ủi họ, đừng có thờ ơ. Triệu chứng của sự thờ ơ xuất hiện, gặp người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn mà không thấy xót xa, thương cảm, không muốn ra tay giúp đỡ dù có điều kiện; đứng trước sự bất công, xấu xa, gian dối mà không thấy phẫn nộ, nhức nhối; thấy những điều tốt đẹp, cao thượng mà không ngưỡng mộ, cảm phục. Dù là thờ ơ, dửng dưng, hay mặc kệ, bất cần đều là vô cảm (x. Sứ Điệp Mùa Chay 2015). Chúa muốn loại bỏ sự vô trách nhiệm, phủi tay đối với đồng loại.

Sống tình liên đới trong cơn đại dịch

Sống tình liên đới và thực hành đức ái với tha nhân, tôn trọng và bảo vệ sự sống của mình cũng như của người khác lúc này cần thiết hơn bao giờ hết. Sống trong đại dịch, sự chết, sợ hãi, lắng lo bủa vây khắp nơi. Giữa biên giới tử biệt sinh ly, cần biết bao một bàn tay, một ánh mắt sẻ chia; một lời kinh, một lời giã từ đầm đìa trong nước mắt. Chúng ta được mời gọi sống có trách nhiệm và liên đới hơn với mọi người. Giữ vệ sinh cho mình và cho người khác, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 2 mét khi tiếp xúc với người khác, rửa tay nhiều lần. Nhưng rửa tay là để diệt khuẩn chứ không phải rửa tay để thoái thác trách nhiệm chung như Philatô đã làm, hay kỳ thị các bệnh nhân Covid 19 cũng như thân nhân của họ.

Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh Chúa (x. St 1,26). Chúa là Thiên Chúa tình thương (x. 1Ga 4,8), nên con người tự bản chất là tình thương. Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viết: "Con người không thể sống mà không có tình yêu. Con người sẽ là kẻ không thể hiểu được đối với chính bản thân mình, cuộc sống con người mất nghĩa nếu không nhận lấy mạc khải về tình yêu, nếu không gặp tình yêu, nếu không kinh nghiệm tình yêu và không nhận lấy kinh nghiệm đó làm của mình và dự phần vào đó cách mãnh liệt" (Thông điệp Đấng Cứu Chuộc số 10). Không có tình thương, thế giới không còn là thế giới của con người nữa.

Ý thức về điều này, chúng ta hãy phấn đấu để trở nên những tông đồ, những sứ giả cổ vũ và kiến tạo nền văn minh liên đới và tình thương. Hãy thương yêu và tương trợ lẫn nhau, vì tình thương là căn tính, là bản chất của con người. Hãy loại bỏ sự đố kỵ, hận thù, chia rẽ và những nguyên nhân làm hại đến tình thương như : bất công, kỳ thị, độc đoán, tham quyền, ích kỷ, kiêu căng, giả dối và các tội ác. Hãy sống đúng với sự thật về căn tính của mình theo hình ảnh của Thiên Chúa là sự thật và tình thương. Hãy đặt vào tay Chúa những gì mình có. Thiên Chúa đủ khả năng để nhân lên từ những cải bé nhỏ của chúng ta.

Lạy Mẹ của lòng nhân ái, xin trợ giúp chúng con làm việc này. Amen

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Hiệp thông với Đền Thánh Đức Mẹ Fatima, lần hạt cho Sàigòn, và quê hương Việt Nam
Giáo Hội Năm Châu
15:31 20/07/2021
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:52 20/07/2021

37. Con người ta nếu không tự mình lao vào cơn cám dỗ thì sẽ không bị đau khổ.

(Thánh Nilus the Elder)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:56 20/07/2021
4. THƠ SỢ VỢ

Có một người rất sợ vợ, thường quỳ trước mặt vợ để nhận tội, có người muốn nhạo bèn đổi một bài thơ trong tập “thiên gia thơ”:

- “Mây tan gió nhẹ trời sắp tối, kề hoa tùy liễu quỳ trước giường. Thời người không biết lòng tôi sợ, nên nói nghe lén học chúc tết.”

(Tiếu Tiếu lục)

Suy tư 4:

Vợ như là người bạn của chồng, mà là bạn thiết thân, nên không thể sợ vợ.

Vợ như là em gái của chồng, nên không thể sợ vợ được.

Vợ như là mẹ của chồng, nên không thể sợ vợ được.

Vợ là người vợ của chồng, là người cùng chung trách nhiệm với chồng trong việc tạo hạnh phúc cho gia đình, nên không thể sợ vợ được.

Phải biết sợ mắc cở với vợ, khi mình bê bối bổn phận.

Phải biết sợ xấu hổ với vợ, khi mình be bét rượu chè.

Phải biết sợ hãi khi mình làm tan nát hạnh phúc gia đình.

Ngoài những điều phải sợ trên thì không nên sợ gì cả, mà chỉ là yêu thương và tôn trọng vợ mình mà thôi. Ha ha ha...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tự Sắc Traditionis Custodes của Đức Thánh Cha Phanxicô: Năm hệ quả của Tự Sắc mới hạn chế Thánh lễ Latinh
J.B. Đặng Minh An dịch
00:03 20/07/2021

Đức Giáo Hoàng hy vọng sẽ thúc đẩy sự hợp nhất của Giáo hội bằng quyết định của mình, nhưng điều này khó có thể xảy ra ngay lập tức sau khi Đức Thánh Cha ra lệnh hạn chế cử hành Hình thức Ngoại thường của Thánh lễ. Đó là nhận định của Cha Raymond J. de Souza, chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Ở đâu có hương, ở đó có lửa, ít nhất là khi người Công Giáo xung đột về phụng vụ. Hôm nay đã xảy ra nhiều xung đột, với việc Đức Thánh Cha Phanxicô bãi bỏ sáng kiến phụng vụ chính của người tiền nhiệm, là Đức Bênêđíctô XVI. Đức Thánh Cha Phanxicô muốn sẽ có ít hương hơn, ít nhất là loại đặc biệt.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra “quyết định quyết liệt bãi bỏ tất cả các quy định, hướng dẫn, quyền hạn và phong tục” do Thánh Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI ban hành liên quan đến “Hình thức Ngoại thường của Nghi thức Rôma”, thường được gọi là “Thánh lễ Latinh truyền thống” sử dụng Sách Lễ Rôma năm 1962 do Thánh Gioan XXIII ban hành.

Đức Thánh Cha Phanxicô hy vọng sẽ thúc đẩy sự hợp nhất của Giáo hội bằng quyết định này. Điều đó khó có thể xảy ra ngay lập tức, vì những người biết ơn Đức Bênêđíctô XVI đã cho phép mọi linh mục có năng quyền cử hành Hình thức Ngoại thường trong Tự Sắc Summorum Pontificum của ngài vào năm 2007, sẽ thất vọng, có thể là rất đau lòng, và cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã hoàn toàn đảo ngược luật phụng vụ của Đức Bênêđíctô..

Trận động đất Tự Sắc hôm nay có thể giải thích, khi nhìn lại, tại sao các cử hành gần đây tại Vatican trong lễ kỷ niệm 70 năm ngày được phong chức linh mục của Đức Giáo Hoàng danh dự Benedict XVI lại lặng lẽ như thế, dù rằng một lễ kỷ niệm như vậy chưa từng xảy ra trước đây trong toàn bộ lịch sử của Giáo hội. Không thể không cho rằng quyết định này là một viên thuốc đắng mà Đức Bênêđíctô phải nuốt.

Không gì có thể phủ nhận tầm quan trọng trong quyết định của Đức Thánh Cha, được thể hiện trong Tự Sắc Traditionis Custodes, ngày XVI tháng 7 năm 2021.

Đức Thánh Cha Phanxicô đánh giá rằng nhiều người trong số những người gắn bó với Hình thức Ngoại thường của thánh lễ thể hiện bằng “ lời nói và thái độ… [a] từ chối Giáo hội và các thể chế của Giáo hội nhân danh cái được gọi là ‘Giáo hội chân chính’. Chúng ta đang đối diện với cách ứng xử mâu thuẫn với sự hiệp thông và nuôi dưỡng xu hướng chia rẽ”.

Có thể là những người có khuynh hướng như vậy có thể lại còn gia tăng sự “từ chối Giáo hội” hơn nữa vì giờ đây cách diễn đạt phụng vụ ưa thích của họ đã bị hạn chế. Trong khi Đức Thánh Cha Phanxicô chắc chắn nhận thức được điều này, nhưng quan điểm của ngài là những người Công Giáo như vậy “cần phải quay trở lại đúng lúc với Nghi thức Rôma do các Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục và Gioan Phaolô Đệ Nhị ban hành”.

Bắt đầu có hiệu lực ngay lập tức, tất cả các cử hành theo Hình thức Ngoại thường cần phải có sự cho phép rõ ràng của Giám Mục giáo phận, là người được hướng dẫn “chỉ định một hoặc nhiều địa điểm” nơi có thể cử hành các thánh lễ như thế, nhưng đây không phải là “nhà thờ giáo xứ”, và cũng không được phép “xây dựng thêm của các giáo xứ tòng nhân mới”.

Sẽ có rất nhiều phản ứng để kiểm tra trong những ngày tới nhưng năm vấn đề ban đầu đã xuất hiện.

Mâu thuẫn giữa Đức Bênêđíctô và Đức Phanxicô?

Đức Thánh Cha Phanxicô đã thu hồi một cách rõ ràng, cố ý và đầy kịch tính các quyền và luật pháp do những người tiền nhiệm của ngài ban cấp. Ngài đã bác bỏ rõ ràng lập luận của Đức Bênêđíctô cho rằng hai hình thức của Nghi thức Rôma – Ngoại thường và Bình thường - sẽ không thúc đẩy sự chia rẽ. Chính vì những chia rẽ mà ngài đã xác định - sau một cuộc khảo sát các Giám Mục trên thế giới - mà ngài đánh giá rằng Hình thức Ngoại thường cần phải được cắt giảm.

Rôma tăng cường quyền lực

Trong khi Summorum Pontificum trao cho các linh mục quyền cử hành Hình thức Ngoại thường mà không cần sự cho phép của các Giám Mục bản quyền, thì Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định đi theo hướng tập trung hóa. Giám Mục phải có “độc quyền” điều hòa Hình thức Ngoại thường trong giáo phận của mình, nhưng Rôma sẽ hạn chế cách thức ngài có thể điều hòa. Các quy định dễ dãi hơn bị cấm; những cái hạn chế gắt gao hơn được khuyến khích.

Thật vậy, đối với tất cả các linh mục mới được thụ phong, Giám Mục không được cho phép các vị tân linh mục năng quyền cử hành Hình thức Ngoại thường mà không hỏi ý kiến Tòa thánh trước. Traditionis Custodes củng cố quyền hạn của Giám Mục đối với các linh mục của mình, và củng cố quyền lực của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đối với các Giám Mục.

Đây là một sự phát triển phụng vụ bất ngờ, vì trước đây Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuyển thẩm quyền về các vấn đề phụng vụ, đặc biệt là các bản dịch, cho các Hội Đồng Giám Mục, chê bai sự kiểm soát quá nhiều của Rôma.

Khảo sát xã hội học

Traditionis Custodes không đặt vấn đề về “phẩm giá và sự vĩ đại của Sách lễ Thánh Piô V”. Các lập luận cho việc cắt giảm Thánh lễ Latinh Truyền thống mang tính xã hội học hơn là thần học, cụ thể là được đưa ra dựa trên một nhận định liên quan đến những loại người có xu hướng thích truyền thống cũ hơn.

Đây không hoàn toàn là mới. Bản thân Đức Bênêđíctô XVI cũng nại đến những ấn tượng xã hội học của chính mình về sự nở rộ các cộng đồng được thu hút bởi Hình thức Ngoại thường. Tự Sắc của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đặt ra một gánh nặng cho các Giám Mục địa phương phải xác định xem liệu các cộng đồng gắn bó với Hình thức Ngoại thường của các ngài có “đặt Giáo hội trước nguy cơ chia rẽ” và “từ chối Giáo hội hay không”.

Diễn biến mới nhất

Nếu họ làm vậy, thì rõ ràng Đức Thánh Cha Phanxicô có ý định muốn các Giám Mục đàn áp họ, sớm hơn và nghiêm khắc hơn. Nhưng nếu cộng đồng địa phương không có chút nào giống với ấn tượng xã hội học đó, thì Giám Mục địa phương có nên cho phép họ tiếp tục, thậm chí phát triển hay không?

Linh mục hay Giáo dân?

Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu các Giám Mục “ngừng việc xây dựng các giáo xứ tòng nhân mới gắn liền với ao ước và mong muốn của cá nhân các linh mục hơn là nhu cầu thực sự của ‘Dân thánh Thiên Chúa’”. Hàm ý rõ ràng là Hình thức Ngoại thường là thứ mà các linh mục mong muốn và các tín hữu giáo dân phải tuân theo - một kiểu chủ nghĩa giáo sĩ trị trong Phụng Vụ.

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ XVI có cách tiếp cận ngược lại, cụ thể là chính các linh mục phải quảng đại đáp lại những nhóm tín hữu mong muốn những Hình thức Ngoại thường của thánh lễ.

Điều gì sẽ xảy ra nếu các tín hữu là người khởi xướng và các linh mục đang đáp lại? Trong trường hợp đó những hạn chế mới phải chăng lại chính là một hình thức khác của chủ nghĩa giáo sĩ trị trong Phụng Vụ?

Huynh Đoàn Thánh Piô X

Đức Thánh Cha Phanxicô viết rằng các quyết định của Thánh Gioan Phaolô Đệ Nhị và Bênêđictô thứ XVI nhằm làm cho Sách lễ năm 1962 trở nên dễ tiếp cận hơn “trên hết được thúc đẩy bởi mong muốn đẩy mạnh việc hàn gắn cuộc ly giáo với phong trào của Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre”, là người đã thiết lập Huynh Đoàn Thánh Piô X. Như thế, Huynh Đoàn Thánh Piô X vẫn ở trạng thái bất quy tắc về giáo luật.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã rất hào phóng với Huynh Đoàn Thánh Piô X, cho phép các linh mục của họ có thể giải tội và chứng hôn. Thánh lễ của họ là hợp lệ.

Có thể những hạn chế đối với Hình thức Ngoại thường, kết hợp với sự đối xử rộng rãi hơn của Đức Thánh Cha đối với Huynh Đoàn Thánh Piô X, có nghĩa là những người Công Giáo thích Hình thức Ngoại thường sẽ có xu hướng thường xuyên đến các nhà nguyện của Huynh Đoàn Thánh Piô X vì Hình thức Ngoại thường trở nên ít được cử hành hơn trong các giáo phận của họ? Nó có thể là một hậu quả không lường trước.
Source:National Catholic Register

 
Chung quanh tin ĐHY Hungari chống lại Tự Sắc mới của ĐTC. Đại sứ tại Tòa Thánh của Hungari lên tiếng
Đặng Tự Do
05:03 20/07/2021


Hiện nay trên thế giới, Hoa Kỳ là quốc gia hàng đầu có các Thánh lễ theo hình thức tiền Công Đồng, với hơn 657 trung tâm cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống. Kế đó là Pháp với 199 trung tâm. Hung Gia Lợi hay còn gọi là Hungari cũng có hàng trăm trung tâm, tập trung tại thủ đô Budapest.

Hôm thứ Hai 19 tháng 7, ba ngày sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô công bố Tự Sắc Traditionis Custodes, một tuyên bố được cho là của Đức Hồng Y Péter Erdö, Tổng Giám Mục Esztergom-Budapest và là Giáo chủ Công Giáo Hung Gia Lợi, với những lời lẽ cứng rắn chống lại Đức Thánh Cha Phanxicô đã được loan truyền rộng rãi trên các mạng xã hội và cả trên các phương tiện truyền thông chính mạch.

Tổng Giáo Phận Esztergom-Budapest cho biết tuyên bố này là ngụy tạo, sai sự thật.

Dưới đây là toàn văn tuyên bố của Tổng Giáo Phận Esztergom-Budapest:

“Tuyên bố bằng tiếng Anh, liên quan đến Tự Sắc mới do Đức Giáo Hoàng ban hành về việc sử dụng Phụng vụ Rôma trước Cải cách năm 1970, và được cho là do Đức Hồng Y Péter Erdö đưa ra, đã được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội vào đầu ngày hôm nay, thứ Hai 19 tháng 7, là hoàn toàn ngụy tạo”.

“Đức Hồng Y Erdö đã không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về chủ đề này. Tổng giáo phận sẽ hành động theo các chỉ dẫn cụ thể được nêu trong văn kiện của Đức Giáo Hoàng. Vì vậy, chúng tôi coi tuyên bố nêu trên là tin giả và là một nỗ lực ác ý nhằm gieo rắc sự hoang mang trong lòng các tín hữu”.

Sáng sớm Thứ Hai ngày 19 Tháng Bảy, theo giờ Đông Bộ Hoa Kỳ, tức là vào buổi tối ngày thứ Hai theo giờ Việt Nam, một “decretum”, tức là một “tuyên cáo”, được cho là do Đức Hồng Y Péter Erdö, Tổng Giám Mục Esztergom-Budapest và Giáo Chủ Công Giáo Hung Gia Lợi, đưa ra, bắt đầu lan truyền mạnh trên các phương tiện truyền thông xã hội. Tuy nhiên, vị Hồng Y người Hung Gia Lợi đã không đưa ra một tuyên bố hay một “tuyên cáo” nào phản đối Tự Sắc Traditionis Custodes của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Theo “tuyên cáo” giả này, Đức Hồng Y về cơ bản đã tuyên bố rằng Giáo Hội Công Giáo ở Hung Gia Lợi phản đối Tự Sắc mới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và tiếp tục tuân giữ các quy tắc liên quan đến Thánh lễ Latinh Truyền thống được nêu trong Tự Sắc Summorum Pontificum của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16.

“Tuyên cáo” giả này, hiện đã bị xóa, được cho là bắt nguồn từ mạng xã hội Reddit. Điều trớ trêu là Reddit được xem là một trong những nơi để “fact check”, tức là, để kiểm tra xem một bản tin có phải là tin giả hay không.

Uy tín của Reddit đã khiến tin giả này được tweet lại hàng loạt, ngay cả trong số những người dùng Twitter Công Giáo nổi tiếng. Tuyên bố được cho là do Giáo Chủ Hung Gia Lợi đưa ra được viết rất tài tình như sau:

“Theo một bức thư ban cấp đặc ân từ Tòa Thánh vào năm 1347, Giáo chủ Hung Gia Lợi có một đặc quyền, và đặc quyền này chưa bao giờ bị bãi bỏ. Thư của Tòa Thánh nói rằng Giáo chủ được tự do quyết định về các vấn đề phụng vụ trong lãnh thổ của Hung Gia Lợi và cả trên toàn bộ người Hung Gia Lợi. Tự Sắc ngày 16 tháng 7 năm 2021 không đề cập đến bất kỳ giới hạn nào của đặc quyền nói trên. Điều này cho tôi quyền, theo các quy tắc chung của Bộ Giáo luật, để điều hòa các vấn đề về ‘hình thức ngoại thường’ của Thánh Lễ, theo quyết định riêng của tôi. Qua bản tuyên cáo này, tôi tuyên bố rằng, nhờ đặc quyền được trao cho chức vụ của tôi, tôi sẽ tiếp tục điều hòa việc cử hành Phụng vụ Tridentinô trên cơ sở thông lệ như đã từng xảy ra từ năm 2007, như được đưa ra trong Tự Sắc Summorum Pontificum”.

Eduard Habsburg, Đại sứ Hung Gia Lợi cạnh Tòa thánh và là một người Công Giáo thân cận với Đức Hồng Y Erdö, đã tweet như sau: “Văn bản lưu hành trên internet được cho là của ‘Đức Hồng Y Erdö’ về một ‘đặc quyền phụng vụ năm 1347’ là 100% giả mạo! Xin đừng tin vào các văn bản bắt nguồn từ Reddit!”

Kể từ sau tweet của Đại Sứ Habsburg, một số người dùng Twitter đã xóa đi tuyên bố sai sự thật.
Source:Catholic News Agency
 
Đức Tổng Giám Mục Iraq nói còn nhiều việc phải làm để ngăn chặn ISIS quay lại
Đặng Tự Do
16:34 20/07/2021


Đức Tổng Giám Mục Bashar Warda của Công Giáo nghi lễ Chanđê bày tỏ lòng biết ơn vì các viện trợ dành cho các tín hữu Kitô ở Iraq, nhưng nhấn mạnh rằng cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo đảm nạn diệt chủng ISIS không lặp lại.

“Sự giúp đỡ đã đến và điều đó thực sự đã tạo nên sự khác biệt rất lớn”, Đức Tổng Giám Mục Bashar Warda của tổng giáo phận Công Giáo nghi lễ Chanđê ở Erbil nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, trong một cuộc phỏng vấn vào tuần này. Ngài ghi nhận với lòng biết ơn các nhóm viện trợ Công Giáo quốc tế, bao gồm Hội Hiệp sĩ Kha Luân Bố, tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ và Hội đồng giám mục Hoa Kỳ, đã giúp các tín hữu Kitô sống sót sau chế độ diệt chủng ISIS khôi phục và xây dựng lại ở miền Bắc Iraq trong những năm gần đây.

Năm 2014, cái gọi là Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria, gọi tắt là ISIS, đã xâm lược Mosul và Đồng bằng Nineveh ở miền Bắc Iraq, khiến hàng trăm nghìn người phải di tản. Tổng giáo phận Erbil, có trụ sở tại Kurdistan thuộc Iraq, đã tiếp nhận hơn 13,000 gia đình và bắt đầu cố gắng cung cấp các nhu cầu căn bản cho họ.

Đức Tổng Giám Mục cho biết sau khi lực lượng ISIS bị đánh lui về phía tây vào năm 2016, các gia đình bắt đầu trở về nhà của họ ở Nineveh. Trong số 13,000 gia đình phải di dời sống xung quanh Erbil, khoảng 9,000 người trong số họ đã trở về chín ngôi làng ở Nineveh, trong khi 2,600 gia đình vẫn ở Erbil; phần còn lại đã rời Iraq đi định cư ở các quốc gia khác.

Ngài nhấn mạnh rằng cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo đảm an ninh và ổn định lâu dài cho các tín hữu Kitô trong khu vực. “Tất cả chúng ta nên làm việc cùng nhau với trách nhiệm tập thể để nạn diệt chủng không thể xảy ra một lần nữa,” ngài nói.
Source:Catholic News Agency
 
Các linh mục tham gia vào việc cứu trợ khẩn cấp thiên tai tại Đức
Đặng Tự Do
16:35 20/07/2021


Các nỗ lực ứng phó khẩn cấp và viện trợ đang đạt kết quả cao sau khi xảy ra lũ lụt nghiêm trọng ở miền Tây và Tây Nam nước Đức làm lật đổ các tòa nhà, cuốn trôi xe cộ và khiến ít nhất 100 người thiệt mạng.

Các quan chức cho biết tình hình tại nhiều thành phố và thị trấn trong khu vực vẫn đang rất căng thẳng khi nhiều người vẫn còn mất tích và những người khác không thể liên lạc với các đội cấp cứu. Hàng chục nghìn người không có điện.

Thủ tướng Đức Angela Merkel gọi lũ lụt trên diện rộng là một thảm họa trong chuyến thăm Hoa Kỳ, nơi bà gặp ông Joe Biden. Các giám mục Công Giáo cũng bày tỏ sự thất vọng của các ngài. Trong khi đó các linh mục địa phương đang giúp đỡ trong các nỗ lực viện trợ.

Lũ lụt do mưa xối xả cũng ảnh hưởng đến các khu vực của Bỉ, Luxembourg và Hà Lan. Các quan chức cho biết hơn 1,000 người đã mất tích.

Ở Bad Neuenahr-Ahrweiler, một khu vực bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề ở phía nam Bonn, một linh mục, Cha Joerg Meyrer, đã giúp đỡ trong việc ứng phó khẩn cấp. Ngài nói với hãng thông tấn Công Giáo Đức KNA rằng khu vực này hoàn toàn không có nước ngọt và điện.

“Tôi vừa đi đến một ngôi làng lân cận để sạc điện thoại di động và đi vệ sinh. Thị trấn, giống như toàn bộ Thung lũng Ahr, bị phá hủy. Tôi biết khoảng 1,000 gia đình không còn nơi ở”

“Ba ngôi nhà thờ của chúng tôi không còn sử dụng được nữa. Tình hình thành phố thật thảm khốc”.

Cha Meyrer ca ngợi công việc của các tình nguyện viên, một số người trong số họ đã làm việc suốt ngày đêm.

“Tôi thấy những người giúp đỡ rất tận tâm và nói chung là rất sẵn sàng giúp đỡ,” ngài nhận xét và nói thêm rằng mọi người đang phải đối mặt với những câu hỏi về tương lai.

“Làm thế nào bạn cung cấp cho một thành phố không có nước, không có bánh mì? Nơi các khách sạn bị ngập lụt. Những chiếc ô tô nằm ngổn ngang trên các con phố, chồng chất lên nhau và bị phá hủy. Tình hình hoàn toàn hỗn loạn.”

Bất chấp mọi thứ, vị linh mục tin chắc “Thung lũng Ahr sẽ thắng thế” bởi vì “mọi người liên kết với nhau trong tình đoàn kết. Nhưng tình trạng này chắc chắn sẽ lâu khỏi và để lại những vết sẹo thâm tím”.

Hồng Y Rainer Maria Woelki của Köln nói, “Trong suy nghĩ của tôi, tôi đang ở cùng với tất cả những người đang phải chịu đựng thảm họa tàn khốc ở Đức.”

Giám mục Lutheran Heinrich Bedford-Strohm, chủ tịch hội đồng các Giáo hội Tin lành ở Đức, một liên đoàn gồm 20 giáo phái đã viết trên Facebook một câu chua chát mà nhiều người không đồng ý: “Nước mà nhiều người khao khát trong suốt thời kỳ khô hạn đã trở thành một tai họa”.
Source:Crux
 
Tổng thư ký của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ được yêu cầu từ chức ngay tức khắc
Đặng Tự Do
17:17 20/07/2021
Đức Ông Jeffrey Burrill, tổng thư ký của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, đã từ chức vào hôm thứ Ba trước một báo cáo truyền thông cáo buộc rằng ông thường xuyên lui tới các quán bar và nhà riêng dành cho người đồng tính trong khi sử dụng một ứng dụng “hookup” phổ biến trên thiết bị di động của mình.

Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cho biết các linh mục nên cẩn thận vì các giáo phận có thể áp dụng các công nghệ giám sát trong các nỗ lực cải cách Giáo hội. Ngày nay công nghệ nhận dạng khuôn mặt và công nghệ định vị đã phát triển tới mức sử dụng các công nghệ này, giáo phận có thể biết chắc chắn các hoạt động trên Internet, danh sách các cá nhân vị linh mục thường xuyên liên lạc, và các di chuyển hàng ngày của một vị linh mục. Đức Ông Jeffrey Burrill là “nạn nhân” số một. Sẽ có thêm nhiều “nạn nhân” khác sắp được công bố trong những ngày tới.

Báo cáo, được công bố vào chiều thứ Ba bởi The Pillar, một trang web tin tức Công Giáo, dựa trên những gì tờ báo mô tả là phân tích dữ liệu ứng dụng có sẵn trên thị trường liên quan đến thiết bị di động của Cha Burrill. Phân tích cho thấy Cha Burrill đã sử dụng ứng dụng Grindr gần như hàng ngày trong các năm 2018, 2019 và 2020.

CNA đưa tin hôm thứ Hai rằng các viên chức Giáo Hội đang chuẩn bị công khai hoá thông tin bắt nguồn từ loại công nghệ kỹ thuật số này.

Grindr là một ứng dụng tự mô tả là “ứng dụng lớn nhất dành cho những người đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới và đồng tính”. Người dùng Grindr tải xuống ứng dụng và tạo hồ sơ nơi họ có thể đăng ảnh, sở thích của đối tác và các thông tin cá nhân khác. Người dùng Grindr sau đó sẽ được thông báo khi có người dùng khác của Grindr ở gần đó.

Công nghệ định vị cho biết chính xác vị trí của cá nhân
Một người có thể chọn xem hồ sơ của người dùng Grindr gần đó và nếu họ muốn, thì bắt đầu trò chuyện với người dùng đó. Ứng dụng này là một trong những ứng dụng phổ biến nhất đối với những người đồng tính nam và là một trong những ứng dụng hẹn hò lớn đầu tiên dành riêng cho những người đàn ông muốn gặp gỡ những người đàn ông khác.

Chủ tịch USCCB, Tổng giám mục Jose Gomez, đã thông báo về việc từ chức của Cha Burrill trong một bản ghi nhớ gửi cho tất cả các giám mục Hoa Kỳ hôm thứ Ba ngay sau 10 giờ sáng theo giờ Miền Đông Hoa Kỳ, khoảng hai giờ trước khi The Pillar công bố cuộc điều tra của mình.

Theo Đức Tổng Giám Mục Gomez, Cha Burrill không bị buộc tội có hành vi sai trái với trẻ vị thành niên, nhưng đã được yêu cầu từ chức ngay lập tức “để tránh trở thành sự phân tâm đối với các hoạt động và công việc đang diễn ra của Hội Đồng Giám Mục”.

“Hội Đồng Giám Mục đang xem xét tất cả các cáo buộc về các hành vi sai trái một cách nghiêm túc và sẽ theo đuổi tất cả các bước thích hợp để giải quyết chúng,” Đức Tổng Giám Mục Gomez nói.

Cha Burrill được bầu vào vị trí tổng thư ký tại cuộc họp tháng 11 năm 2020 của USCCB, thay thế Đức Ông Brian Bransfield, người đã kết thúc nhiệm kỳ. Cha Burrill dự kiến sẽ phục vụ nhiệm kỳ 5 năm với tư cách là tổng thư ký của USCCB.

Trước nhiệm kỳ tổng thư ký, Cha Burrill đã từng là Phó Tổng thư ký cho USCCB từ năm 2016. Ông là một linh mục của Giáo phận La Crosse và trước đó đã từng là cha giáo tại Trường Đại Học Giáo hoàng Bắc Mỹ.

Đức Tổng Giám Mục Gomez thông báo rằng Cha Michael Fuller đã được bổ nhiệm làm tổng thư ký lâm thời, và nói rằng sẽ có một cuộc bầu cử mới trong tương lai để trám vào vị trí này.

Đức Cha Gomez nói: “Tôi xin các bạn cầu nguyện cho Đức ông, và cho các nhân viên của USCCB trong thời gian khó khăn này. Tôi cầu nguyện rằng tất cả những người bị ảnh hưởng có thể tìm thấy sức mạnh và sự an ủi trong Chúa nhân từ của chúng ta.”

Chức năng của Tổng thư ký USCCB là giám sát các nhân viên, các dự án và ủy ban của USCCB, đồng thời tạo điều kiện cho đối thoại giữa các giám mục Hoa Kỳ và các văn phòng của Giáo triều Vatican.

Vào năm 2021, Grindr đã bị Cơ quan bảo vệ dữ liệu Na Uy phạt khoảng 11.7 triệu đô la sau khi tổ chức này cho biết ứng dụng “đã truyền vị trí chính xác của người dùng, mã theo dõi người dùng và tên của ứng dụng cho ít nhất năm công ty quảng cáo” mà không có sự đồng ý của người dùng.
Source:Catholic News Agency
 
Đức Hồng Y Gerhard Müller than thở về Tự Sắc Traditionis Custodes
J.B. Đặng Minh An dịch
18:21 20/07/2021
Đức Hồng Y Gerhard Müller đã có một bài phân tích dài về Tự Sắc Traditionis Custodes. Edward Pentin của tờ National Catholic Register tóm lược lại trong bài “Cardinal Müller on Traditionis Custodes: ‘The Shepherd Hits the Sheep Hard With His Crook”.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Cardinal Müller on Traditionis Custodes: ‘The Shepherd Hits the Sheep Hard With His Crook
Edward Pentin
Đức Hồng Y Müller bàn về Tự Sắc Traditionis Custodes: Mục Tử Đánh Đàn Chiên Thật Mạnh Bằng Cây Quyền Trượng Của Mình.


Đức Hồng Y Gerhard Müller đã lập luận rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thất bại trong việc đưa ra quan điểm của mình một cách thỏa đáng trong Tự Sắc Traditionis Custodes, nhằm áp đặt những hạn chế sâu rộng đối với Thánh lễ Latinh Truyền thống. Vị Hồng Y nhận định rằng “thay vì đánh giá cao mùi các con cừu, người chăn cừu ở đây đánh chúng thật mạnh bằng cây quyền trượng của mình”.

Trong một bài bình luận dài ngày 19 tháng 7 về Tự Sắc Traditionis Custodes (Những người bảo vệ truyền thống) - được đưa ra nhằm đảo ngược những nỗ lực của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI trong cố gắng của hai vị nhằm tự do hóa việc cử hành Thánh lễ theo Sách lễ Rôma năm 1962 - vị nguyên Tổng Trưởng Bộ Giáo lý Đức tin nhận xét rằng bức thư kèm theo của Đức Giáo Hoàng gửi các giám mục chứa đựng một tầm nhìn không đầy đủ về sự hiệp nhất của Giáo hội và thiếu cả chuyên môn lẫn bối cảnh.

Đức Giáo Hoàng đã ký và ban hành Tự Sắc Traditionis Custodes vào ngày 16 tháng 7, Lễ Đức Mẹ Núi Cát Minh, cho rằng những nỗ lực của những người tiền nhiệm nhằm tự do hóa Thánh lễ đã bị “lợi dụng để nới rộng khoảng cách, củng cố sự khác biệt và khuyến khích những bất đồng gây tổn hại cho Giáo hội, chặn đường tiến của Giáo hội và khiến Giáo hội gặp nguy cơ chia rẽ”.

Xuất phát từ việc Đức Giáo Hoàng muốn “hạn chế một cách quyết liệt” việc cử hành Thánh lễ cũ bằng cách “hiệp nhất hoàn toàn” với Thánh lễ của Đức Phaolô Đệ Lục, Đức Hồng Y Müller viết rằng ý định rõ ràng của Đức Phanxicô thực sự là đưa ra bản án “tuyệt chủng về lâu dài” đối với việc cử hành Thánh lễ cũ, còn được gọi là Hình thức Ngoại thường của Nghi thức Rôma.

Nhưng để làm như vậy, theo Đức Hồng Y Müller, cần phải có “một lập luận thần học chặt chẽ và có thể hiểu một cách hợp lý”, và các tham chiếu đến các tuyên bố của Công đồng Vatican II nên được “sử dụng một cách chính xác và phù hợp với ngữ cảnh”.

Vị Hồng Y người Đức đã chỉ trích sắc lệnh là một “sự đồng nhất vô sinh về hình thức phụng vụ bề ngoài” chứ không phải là một “sự hiệp nhất trong việc tuyên xưng đức tin được mạc khải và việc cử hành các mầu nhiệm ân sủng trong bảy bí tích”.

“Sự hợp nhất của các tín hữu với nhau bắt nguồn từ sự hợp nhất trong Chúa qua đức tin, đức cậy và đức mến và không liên quan gì đến sự đồng nhất về ngoại hình, đội hình của một đoàn quân, hoặc tư tưởng phe nhóm của thời đại big-tech”.

Mặc dù ủng hộ Đức Giáo Hoàng trước mối quan tâm đối với những người chống lại “quyền bính của Công đồng Vatican II” và cũng đòi hỏi phải có “sự công nhận vô điều kiện Công đồng Vatican II”, vị Hồng Y người Đức lưu ý về một sự “ngoại giáo hóa phụng vụ Công Giáo” gần đây như trong cuộc tranh cãi về Pachamama ở Thượng Hội Đồng Amazon năm 2019. Các diễn biến này, theo Đức Hồng Y, là “phản tác dụng đối với việc khôi phục và đổi mới một phụng vụ chính thống và trang nghiêm phản ánh sự trọn vẹn của đức tin Công Giáo.”

Đức Hồng Y Müller nhấn mạnh rằng Tự Sắc Traditionis Custodes chỉ đơn thuần là về kỷ luật chứ không phải là về tín lý, và vì vậy có thể được “sửa đổi một lần nữa bởi bất kỳ vị giáo hoàng tương lai nào”. Đức Hồng Y Müller cũng than thở về sự trái ngược trong cách đối xử quá mạnh tay của Đức Giáo Hoàng đối với những người thích Thánh lễ Latinh truyền thống, trong khi lại quá nương tay đối với Giáo hội ở Đức là nơi đang diễn ra “các cuộc tấn công lớn vào sự thống nhất của Giáo hội” thông qua Tiến Trình Công Nghị.

Đức Hồng Y Müller viết: “Hình ảnh đội cứu hỏa được hướng dẫn sai lầm xuất hiện trong tâm trí tôi - thay vì cứu ngôi nhà đang rực lửa – họ lại cứu chuồng gia súc nhỏ bên cạnh nó.”

Vị Hồng Y chua chát nhận định rằng “Chẳng có một chút đồng cảm nào, người ta bỏ qua cảm xúc tôn giáo của những người (thường là những người trẻ) tham gia Thánh lễ theo Sách lễ Gioan XXIII (1962). Thay vì đánh giá cao mùi của bầy cừu, người chăn cừu ở đây đã đánh chúng thật mạnh với cây quyền trượng của mình. Cũng thật là không công bằng chút nào khi bãi bỏ các cử hành theo nghi thức ‘cũ’ chỉ vì nó thu hút một số người có vấn đề: abusus non feeit usum [việc lạm dụng thứ gì đó không thể dùng để chống lại việc sử dụng đúng cách].

Đức Hồng Y Müller nói rằng Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh đúng “tính trung tâm” của Giáo luật Rôma trong Sách lễ mới, nhưng Đức Hồng Y cũng nhấn mạnh sự cần thiết của các tín hữu của cả hai hình thức phụng vụ phải tôn trọng phẩm chất của nhau, và lập luận rằng “cần có thêm kiến thức về giáo lý Công Giáo và lịch sử của phụng vụ” để chống lại các xung đột và cứu các giám mục khỏi “một não trạng độc đoán, thiếu tình thương và hẹp hòi chống lại những người ủng hộ Thánh lễ 'cũ'“.

Nhà thần học người Đức, người từng là tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin từ năm 2012 đến năm 2017, cũng lập luận chống lại việc các Hội Đồng Giám Mục được giao “trách nhiệm về sự hợp nhất các nhóm tín hữu.”

Ngài hy vọng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, giờ đây có thẩm quyền đối với các cá nhân và các nhóm gắn liền với Sách lễ Rôma cũ, sẽ không trở nên “say mê quyền lực” và tiến hành một “chiến dịch hủy diệt” chống lại các cộng đồng như vậy theo “niềm tin ngu ngốc rằng bằng cách làm như vậy, họ đang phục vụ Giáo hội và quảng bá Công đồng Vatican II”.

Đức Hồng Y Müller kết luận: “Nếu Tự Sắc Traditionis Custodes là để phục vụ sự hợp nhất của Giáo hội thì điều đó chỉ có thể có nghĩa là sự hiệp nhất trong đức tin, giúp chúng ta ‘hiểu biết hoàn hảo về Con Thiên Chúa’, nghĩa là sự hiệp nhất trong sự thật và trong tình yêu”
Source:National Catholic Register
 
Đức Thánh Cha Phanxicô đau buồn vô hạn về vụ đánh bom một ngôi chợ Baghdad
Đặng Tự Do
19:15 20/07/2021


Đức Thánh Cha Phanxicô “vô cùng đau buồn” về một vụ đánh bom tại một khu chợ ở thủ đô Baghdad của Iraq, khiến ít nhất 30 người thiệt mạng.

Trong một bức điện do Tòa thánh Vatican công bố ngày thứ Ba 20 tháng 7, Đức Giáo Hoàng gửi lời chia buồn tới gia đình và bạn bè của những người thiệt mạng trong vụ nổ ở chợ al-Wuhailat khi các gia đình chuẩn bị tổ chức lễ hội Eid al-Adha của người Hồi giáo.

Trong bức điện được gửi thay cho Đức Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh viết:

“Đức Thánh Cha Phanxicô vô cùng đau buồn khi biết về thiệt hại nhân mạng trong vụ nổ tại chợ al-Wuhailat ở Baghdad và ngài gửi lời chia buồn tới gia đình và bạn bè của những người đã qua đời”.

Nhóm nhà nước Hồi giáo dòng Sunni đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ đánh bom ở khu vực phía đông Thành phố Sadr của Baghdad, nơi chủ yếu là người Hồi giáo dòng Shiite.

Phụ nữ và trẻ em được báo cáo nằm trong số những người thiệt mạng trong vụ nổ kinh hoàng này.

Đây là vụ đánh bom thứ ba nhằm vào một khu chợ ở Thành phố Sadr trong năm nay.

Vào tháng 3, Đức Thánh Cha Phanxicô trở thành vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm Iraq.

Tuần trước, Giáo hoàng đã gửi lời chia buồn sau khi 92 người thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn tại khu cách ly coronavirus tại một bệnh viện ở thành phố Nasiriya, miền nam Iraq.

Bức điện mới nhất của Đức Giáo Hoàng, gửi cho Đức Tổng Giám Mục Mitja Leskovar, Sứ thần Tòa thánh tại Iraq, kết luận: “Giao phó linh hồn các nạn nhân cho lòng thương xót của Thiên Chúa Toàn năng, Đức Thánh Cha tái lập lời cầu nguyện nhiệt thành rằng không có hành động bạo lực nào có thể làm giảm nỗ lực của những người mưu tìm hòa giải và hòa bình ở Iraq”.
Source:Catholic News Agency
 
Ấn Độ có thể có hơn con số báo cáo đến 4.9 triệu người chết vì đại dịch
Đặng Tự Do
19:24 20/07/2021


Một nghiên cứu của một tổ chức tư vấn ở Washington đang cung cấp bằng chứng mới nhất cho thấy số người chết do coronavirus ở Ấn Độ có thể cao hơn hàng triệu người so với con số thống kê chính thức của chính phủ.

Tổ chức phi chính phủ, được gọi là Trung tâm Phát triển Toàn cầu, cho biết Ấn Độ đã có 4.9 triệu trường hợp tử vong nhiều hơn con số báo cáo kể từ khi bắt đầu đại dịch cho đến tháng 6 năm nay.

Điều đó có nghĩa là thêm 4.9 triệu người đã chết so với mức bình thường xảy ra trong khoảng thời gian đó do các nguyên nhân tự nhiên, tai nạn và các vấn đề thường xuyên khác không liên quan đến COVID.

Để tham khảo, thống kê COVID chính thức của Ấn Độ là 414,000 người chết, cao thứ ba trên thế giới sau Brazil với 542,000 người và Hoa Kỳ với 608,000 người.

Không phải tất cả các trường hợp tử vong trong số 4.9 triệu người này đều là do COVID, nhưng một số chuyên gia tin rằng đếm số lượng tử vong quá mức bình thường là cách chính xác nhất để đo lường mức độ tàn phá của đại dịch. Nói cách khác, thiệt hại nhân mạng vì coronavirus của Ấn Độ không phải là 414,000 người chết như các báo cáo chính thức mà phải là trên 5 triệu người chết.

Các chuyên gia y tế cho biết tình trạng tử vong kinh hoàng ở Ấn Độ phần lớn là do tài nguyên khan hiếm ở các vùng nông thôn, nơi sinh sống của 2 phần 3 dân số gần 1.4 tỷ người của đất nước, và nhiều trường hợp tử vong tại nhà không được đưa vào các con số thống kê.
Source:Reuters
 
Hoả tiễn bắn vào thủ đô Kabul trong một lễ cầu nguyện Eid
Đặng Tự Do
19:33 20/07/2021


Các hỏa tiễn đã tấn công thủ đô của Afghanistan hôm thứ Ba gần dinh tổng thống trong khi các viên chức đang tham dự các buổi lễ cầu nguyện Eid.

Trong những ngày này lễ hội Eid al-Adha trên khắp thế giới Hồi giáo đang diễn ra. Bất chấp những tiếng hú kinh hoàng của các hỏa tiễn, bất chấp những nguy hiểm, những người cầu nguyện vẫn tiếp tục.

Buổi cầu nguyện ngoài trời này có cả Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani.

Các quan chức cho biết ba tên lửa đã rớt ngay bên ngoài phủ tổng thống, nhưng không có báo cáo ngay lập tức về thương vong.

Tổng thống Ghani sau đó đã có một bài phát biểu từ một khán đài ngoài trời, được phát trên các phương tiện truyền thông địa phương.

Hiện vẫn chưa rõ ai đứng sau vụ tấn công.

Xung đột đã leo thang trong nước, phần lớn là do phiến quân Taliban. Chúng phát động các cuộc tấn công lớn, chiếm các quận và cửa khẩu biên giới khi quân đội nước ngoài rút đi.

Không giống như một số năm trước, Taliban không tuyên bố ngừng bắn trong kỳ nghỉ lễ Eid năm nay.
Source:Reuters
 
Ly giáo và nỗi lo ly giáo
Vũ Văn An
23:53 20/07/2021

Lần nào Đức Phanxicô ban hành một biện pháp quyết liệt cũng đều gây ra nhiều phản ứng dữ dội. Lần này cũng thế, sau khi ngài ban hành Tự sắc Traditionis Custodes. Những phản ứng như thế cộng với các biến cố như Con đường Đồng nghị Đức và vụ các nấm mộ tập thể ở Canada khiến nhiều người lo ngại một viễn tượng sụp đổ của Giáo Hội Công Giáo Rôma.



Tuy nhiên, đối với Phil Lawler của CatholicCulture, lo ngại ấy không có cơ sở. Trong bài nhận định “Quick Hits: schisms and fear of schisms” ngày 20 tháng 7, Phil Lawler cho rằng: Không thể phủ nhận đây là những thời điểm gây tranh cãi trong Giáo Hội Công Giáo. Một số người – kể cả những người chỉ trích tổ hợp CatholicCulture - cho rằng những người Công Giáo trung thành không nên tập chú vào các khó khăn trong Giáo hội. Eric Sammons viết trong Tạp chí Crisis: “Chúng ta được yêu cầu che giấu các khuyết điểm của mình vì tin xấu không truyền bá Tin mừng. Tuy nhiên, che giấu khuyết điểm cũng không phải là truyền bá Tin mừng, mà còn tiếp thị nữa”. Sammons đặt câu hỏi một cách khoa trương, tại sao nhiều người dường như nghĩ rằng Giáo Hội Công Giáo là một ngôi nhà làm bằng những quân bài, dễ bị sụp đổ ngay lập tức nếu một quân bài bị lấy đi. Một người Công Giáo tự tin - không nhất thiết tin vào chính mình, nhưng tin vào quyền năng của Chúa Thánh Thần - không nên sợ hãi việc khám phá sự thật. Sammons nhắc nhở chúng ta “Các tổ chức mạnh nhất là những tổ chức chống lại sự mong manh. Giáo Hội Công Giáo vốn chống lại sự mong manh: Giáo Hội đã chứng kiến hết cuộc khủng hoảng này đến cuộc khủng hoảng khác và đã vượt qua tất cả”.

Vì vậy, không ai nên hoảng sợ, đối với gợi ý cho rằng Giáo hội ngày nay chắc chắn đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn. Một bài báo sâu sắc của Francis X. Rocca, trên tờ Wall Street Journal, mang tiêu đề: "Có phải Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang dẫn dắt Giáo hội đến chỗ ly giáo hay không?" Tập chú của bài báo nói về phẩm trật Đức, với “Con đường Đồng nghị” của nó nhằm việc thay đổi triệt để. Bài báo của Rocca khá cân bằng, nhưng ông lưu ý rằng: a) trong khi cho rằng mình đại diện cho tương lai của đạo Công Giáo, thì hiện tại Giáo hội Đức đang mất đi hàng trăm nghìn thành viên; ấy thế mà, b) Đức Giáo Hoàng Phanxicô không hề tỏ một xu hướng nào muốn nhấn thắng khi các giám mục Đức đạp ga trên xa lộ dẫn đến việc tuyệt chủng.

Còn Trong First Things, Douglas Farrow giải thích về sự tức giận đối với các trường lưu trú của Canada. Tại sao các dòng tu Công Giáo lại điều hành những trường này? Bởi vì họ được tuyển dụng để thi hành một chương trình của chính phủ. Tại sao nhiều trẻ em bị suy dinh dưỡng? Bởi vì chính phủ đã không cung cấp đủ tài chính. Tại sao các em bị chôn cất trong những ngôi mộ không được đánh dấu? Thực ra đâu phải như thế; những ngôi mộ được đánh dấu bằng một cây thánh giá đơn giản bằng gỗ - đó là tất cả những gì ngân sách ít ỏi của chính phủ cho phép - và qua nhiều năm thời tiết đã làm mòn những cây thánh giá đó. Vậy tại sao sự phẫn nộ hiện nay lại nhằm vào Giáo Hội Công Giáo hơn là vào chính phủ Canada? Một câu hỏi hay. Farrow nhận xét: "Chúng ta bị cản trở trong công việc lành mạnh tôn vinh người chết này bằng khói của các nhà thờ đang cháy rụi, một điều nói với chúng ta rằng vấn đề trách nhiệm đối với 'cơn bão hoàn hảo' kéo dài đó đã không được trả lời như nó cần phải được trả lời".

Riêng đối với Tự sắc Traditionis Custodes, nhiều bài báo xuất sắc đã được viết về. Nhưng theo Lawler, Cha Raymond de Souza có thể giành được giải thưởng vì đã đưa ra những điểm nổi bật nhất trong không gian ngắn ngủi nhất, trong bài phân tích của ngài trên tờ National Catholic Register (và đã được VietCatholic News phổ biến). Ngài nhận định rằng:

1.Tự sắc bác bỏ rõ ràng phán quyết của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, tạo ra sự tương phản rõ ràng giữa hai vị Giáo hoàng;

2. Trong khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường xuyên nói đến việc ra quyết định tản quyền, thì động thái này đã làm thay đổi cán cân nặng về phía Rôma;

3. Đức Giáo Hoàng biện minh cho hành động của ngài bằng cách trích dẫn kết quả của một cuộc tham khảo ý kiến, nói rằng Thánh Lễ Latinh đã làm trầm trọng thêm sự chia rẽ trong Giáo hội. Nhiều giám mục đã trả lời bằng cách nói rằng họ không thấy có vấn đề như vậy trong giáo phận của họ; các câu trả lời của các ngài có phản lại phân tích của Đức Giáo Hoàng về cuộc tham khảo đó không?

4. Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngụ ý rằng các linh mục gây chia rẽ bằng cách quảng bá Thánh Lễ Latinh. Cha de Souza nhận xét: “Tự sắc Summorum Pontificum của Đức Bênêđíctô có cách tiếp cận ngược lại, đó là, chính các linh mục đáp ứng một cách hào phóng cho những nhóm tín hữu mong muốn những hình thức cũ hơn”.

5. Đức Giáo Hoàng đã ban các năng quyền cho các linh mục của Hội Thánh Piô X, bất chấp tình trạng giáo luật bất thường của họ. Hội Thánh Piô X chắc chắn sẽ tiếp tục cử hành Thánh Lễ Latinh. Bao lâu Tự sắc ngăn cản các linh mục khác cử hành Thánh Lễ Latinh trong các giáo xứ đã được phê duyệt, nó chắc chắn sẽ đẩy một số người vào các nhà nguyện Hội Thánh Piô X chưa được phê duyệt: một chiến lược kỳ cục để chấm dứt sự chia rẽ trong Giáo hội.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Những Chuyến Hàng Mang Nặng Nghĩa Tình Với Sài Gòn Thân Yêu
Minh Phương
19:41 20/07/2021
Những Chuyến Hàng Mang Nặng Nghĩa Tình Với Sài Gòn Thân Yêu

Đại dịch Covid 19 đã làm điên đảo đời sống xã hội của toàn thế giới gần hai năm nay, với hàng chục triệu người chết và hàng trăm người nhiễm dịch. Riêng tại Việt Nam, trãi qua ba đợt dịch kể từ đầu năm 2020 đến cuối tháng Tư năm 2021 cũng chỉ có trên 2 ngàn người bị nhiễm bệnh. Riêng đợt dịch thứ tư xuất phát từ đầu tháng 5 đã lây lan chóng mặt khắp cả ba miền Nam Trung Bắc, nâng tổng số bệnh nhân đến hôm nay 21 tháng 7 đã lên đến trên 65 ngàn người với hàng trăm người chết.

Xem Hình

Sài Gòn là một thành phố lớn, là trung tâm kinh tế chính trị văn hóa của Việt Nam, là nơi quy tụ của hang triệu người lao động tìm đến mưu sinh. Mật độ dân số của Sài Gòn quá cao so với các tỉnh thành khác, người người chen chúc. Cũng chính vì vậy mà đợt dịch này Sài Gòn là nơi bùng phát dịch lớn nhất với gần 40 ngàn người bị lây nhiễm.

Thực hiện chỉ thị của Chính phủ, Sài Gòn phải giãn cách xã hội: nhà nhà cửa đóng then cài không tiếp xúc với nhau. Nhiều khu vực bị phong tỏa, cuộc sống của người lao động bị đóng băng. Kể cả vùng Đồng Nai, Giáo phận Xuân Lộc cũng đã bị lây lan khá nhiều và nhiều vùng bị phong tỏa. Tốc độ lây lan chóng mặt đến nổi Chính phủ đã phải ra chỉ thị giãn cách đối với 19 tỉnh thành phía Nam để tránh sự lây nhiễm của đợt dịch này.

Miền Trung là nơi mà hàng năm phải gánh chịu nhiều thiên tai lũ lụt, người dân Sài Gòn và Đồng Nai là những người luôn tiên phong trong những chuyến hang cứu trợ miền Trung, thậm chí khi mà nước vẫn còn ngập những vùng quê nghèo thì những chuyến hàng của bà con đã kịp thời mang đến cho họ. Không chỉ vậy, bất kỳ một giáo xứ nào xây dựng những công trình nhà thờ nhà xứ đều được sự giúp đỡ của những nhà hảo tâm từ Sài Gòn Đồng Nai.

Cũng chính vì vậy mà Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam đã kêu gọi những người con miền Trung đáp lại nghĩa tình sâu nặng của người dân miền Nam để chung tay góp phần chia sẻ khó khăn trong thời gian bị phong tỏa này.

Những giáo xứ nghèo quanh năm lũ lụt như Cây Da: linh mục quản xứ Huỳnh Đình Hào đã nhanh chóng kêu gọi được 40 triệu đồng để mua hàng hóa hỗ trợ cho Sài Gòn; linh mục Nguyễn Thiện Nhân quản xứ Phú Hậu cũng đã kêu gọi giáo dân chung tay hướng về Sài Gòn kịp thời; linh mục Lê Minh Phú giáo xứ Lại Ân kêu gọi giáo dân cùng nhau chia lửa cho Sài Gòn thân yêu, hàng tạ cá tươi được mua về phơi trong sân nhà thờ để cấp tốc chuyển vào.

Tại thành phố Huế, chính quyền và các đoàn thể cũng đã nỗ lực kêu gọi mọi người chung tay hướng về Sài Gòn. Nhiều chuyến hàng đã được chuyển vào đến nơi an toàn cho người Sài Gòn.

Riêng tại Thừa Thiên Huế, các giáo xứ Phước Hưng, Nước Ngọt, Thủy Yên, Thủy Cam thuộc xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc cũng đã phải bị phong tỏa vì sự lây nhiễm trong cộng đồng. Những ngày vừa qua, Hội Bác ái Vinh Sơn do linh mục Trần Đình Tạo phụ trách dẫn đầu, nhờ sự hỗ trợ của nhiều nhà hảo tâm mang nhiều lương thực thực phẩm để giúp cho bà con vượt qua khó khăn.

Hàng năm, vào tháng 6 và tháng 7 được giáo dân gọi là “Mùa Khấn”. Hầu như tất cả các Hội Dòng đều luân phiên tổ chức Khấn Dòng trong dịp này. Tuy nhiên năm nay do tình hình dịch bệnh, tất cả các Hội Dòng và cả lễ truyền chức linh mục sắp đến đều chỉ tổ chức nội bộ, không có người tham dự, kể cả than nhân gia đình.

Minh Phương
 
Thông Báo của Tòa Tổng Giám Mục Sàigòn
Lm. Phêrô Kiều Công Tùng
19:43 20/07/2021


Về việc tích cực tham gia phòng chống dịch

Thừa lệnh Đức Tổng Giám Mục Giuse, Văn phòng Tòa Tổng Giám mục xin thông báo đến quý cha và cộng đoàn dân Chúa:

1. Đại dịch Covid-19 đang trong tình trạng nguy cơ rất cao và phức tạp, đặc biệt tại thành phố của chúng ta. Vì thế đề nghị mọi người thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 5K, đặc biệt việc giãn cách gia đình với gia đình, để ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng. Chúng ta thực hiện giãn cách càng nghiêm túc, sự lây lan càng mau dừng lại. Xin tất cả mọi người ý thức điều rất quan trọng này.

2. Ngoài việc tương trợ chia sẻ lương thực hằng ngày cho các gia đình thiếu thốn khó khăn, Giáo Hội Công Giáo còn mong ước cộng tác vào lãnh vực y tế. Trong những ngày sắp tới, sẽ có 430 tu sĩ tình nguyện đến các bệnh viện để chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19 theo sự hướng dẫn của ngành y tế. Đây là một cơ hội rất tốt để các tu sĩ Công Giáo thực thi sứ mạng của ơn gọi thánh hiến. Xin cầu nguyện cho các tu sĩ này cũng như cho tất cả các y, bác sĩ và các thiện nguyện viên y tế được bình an và có nhiều sức khỏe để phục vụ.

3. Do virus rất dễ lây nhiễm, các linh mục không được vào bệnh viện cử hành bí tích xức dầu cho các bệnh nhân mắc Covid-19 hấp hối. Trong trường hợp bệnh nhân qua đời do Covid-19, chính quyền thành phố chấp thuận để các linh mục đến cử hành nghi thức cuối cùng cho người quá cố trước khi được hỏa táng. Đây là một việc tuy nhỏ nhưng đem lại niềm an ủi cho các tín hữu Công Giáo. Tòa Tổng giám mục sẽ tổ chức một nhóm linh mục thay phiên nhau thi hành nhiệm vụ này. Giáo hội luôn đồng hành với anh chị em trong mọi biến cố cuộc đời, không chỉ qua lời cầu nguyện mà còn bằng sự hiện diện bên người quá cố trong giây phút cô đơn nhất vì thiếu vắng người thân yêu.

Xin quý cha và cộng đoàn dân Chúa tiếp tục dâng hy sinh cùng lời cầu nguyện xin Chúa đoái thương toàn thể nhân loại trong cơn đại dịch này.

Tòa Tổng Giám mục, ngày 19 tháng 7 năm 2021

Lm. Phêrô Kiều Công Tùng

Chánh văn phòng
 
Sài Gòn, Thoáng Nhìn Từ Tâm Dịch
Antôn Hoàng Văn Phúc, OP
22:05 20/07/2021
WGPBC (19.7.2021) - Thế là Sài Gòn cũng đã trải qua được hơn một nửa chặng đường giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Và cũng từ đó đến nay hai chữ “Sài Gòn” được nhắc đến với sự cảm thương nhiều hơn bao giờ hết.

Trong khoảng thời gian này, nếu ai đó đã từng sống ở Sài Gòn nay trở lại thì chắc chắn họ sẽ không thể tưởng tượng và hình dung nổi một Sài Gòn mà họ đã từng sống. Quả thật, một Sài Gòn nhộn nhịp, huyên náo đông đúc xe cộ nhưng nay trở nên ảm đạm, tĩnh lặng đến khiếp sợ, đến nỗi có những ngày tiếng hú của xe cứu thương nhiều hơn là tiếng còi của xe hơi. Một Sài Gòn hoa lệ mà trước giờ vẫn được ví như Hòn ngọc Viễn Đông nay xác xơ với hàng chục, hàng trăm chốt phong toả được dựng lên. Một Sài Gòn tấp nập người qua lại ở những bến xe, sân bay và chợ đầu mối nay vắng bóng. Thế nên có người vừa đùa vừa thật rằng Sài Gòn giờ này chợ duy nhất vẫn hoạt động và luôn đông người chỉ có thể là Chợ Rẫy (bệnh viện). Tắt một lời Sài Gòn chẳng khác gì như một người trở bệnh nặng với những vết thương bầm dập, chằng chịt khắp nơi đến nỗi không ai dám đến gần.

Bên cạnh đó, những ngày giãn cách xã hội cũng đã cho nhiều người có cái nhìn rõ hơn về một Sài Gòn thực sự ẩn khuất sau những ngôi nhà chọc trời, những khu vui chơi sang chảnh. Nếu như Sài Gòn vẫn được biết đến như là một thành phố hoa lệ thì nói đúng hơn những ngày này “hoa” chỉ dành cho người giàu, còn “lệ” lại dành cho người nghèo mà thôi. Bởi lẽ tiếng khóc, tiếng kêu ai oán vẫn đang thốt lên ở từng ngõ ngách của Sài Gòn. Họ, những người bán vé số, những người nhặt ve chai, những người buôn thúng bán bưng, những công nhân nghèo khắp nơi trong Sài Gòn vẫn đang kiếm miếng ăn qua ngày dựa vào từng bó rau, ký gạo của những nhà hảo tâm. Bởi chưng khi mà người người, nhà nhà không được ra ngoài, khi mà các công ty, xí nghiệp đóng cửa thì điều đó cũng đồng nghĩa với khoản thu nhập ít ỏi của họ cũng mất đi. Thêm vào đó giá cả thực phẩm những ngày này cũng tăng chóng mặt. Thế nên có không ít người phải chịu cảnh no bữa trưa đói bữa chiều, nhất là những người nghèo trọ ở cuối ngõ con phố, nơi dễ bị bỏ sót. Thực sự chưa bao giờ Sài Gòn lại cần đến sự trợ giúp của đồng bào cả nước đến vậy.

Những điều nói trên cho thấy một nghịch cảnh đang diễn ra ở Sài Gòn trong hoàn cảnh này. Sài Gòn, nơi đã từng cưu mang những phận người, nơi đã từng cứu trợ đồng bào mỗi lúc lâm nạn một cách hào sảng thì nay lại cần đến sự giúp đỡ nhiều nhất có thể, như lời Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh trong thư kêu gọi Đồng bào Công Giáo Việt Nam đã viết “Chính người dân Sài Gòn hôm nay đang khốn khó, đã từng vội vã lên đường mỗi khi nghe tin đồng bào mình đây đó lâm cơn hoạn nạn… Các tỉnh Miền Trung, qua trận bão lũ năm 2020, vẫn còn ghi lại dấu chân người Sài Gòn khắp hang cùng ngõ hẻm.”

Tuy nhiên, dù Sài Gòn đang phải chịu “băng bó” là vậy, đang phải nhận sự tiếp tế từ đồng bào mình là vậy, nhưng giữa lòng Sài Gòn vẫn sáng lên hình ảnh đẹp của những người dân Sài Gòn. Có nhiều bạn trẻ, nhóm nhỏ không quản ngại vất vả giữa đêm khuya để phân phát thức ăn cho những người vô gia cư, những người đói khổ. Có những người chủ xóm trọ sẵn sàng giảm hoặc miễn tiền cho những người thuê trọ. Có những doanh nhân kêu gọi bạn bè, đồng nghiệp rồi nấu ăn miễn phí cho những khu cách ly, cho những bệnh nhân, cho những nhân viên y tế. Có những gian hàng 0 đồng của các nữ tu trong Sài Gòn dành cho mọi người. Có những Hội Dòng hay Giáo xứ sẵn sàng làm chiếc cầu nối để phân phối thực phẩm tới người dân không phân biệt lương giáo. Và hơn hết dường như khắp nơi mọi người trong đất nước đều dõi theo Sài Gòn với tình yêu trĩu nặng, với những chuyến hàng đầy ắp tình người. Những điều này không chỉ đem lại niềm ai ủi cho Sài Gòn trong lúc khốn khó nhưng còn ánh lên niềm hy vọng cho một Sài Gòn tươi sáng phía trước vì sau cơn mưa trời lại sáng hơn và có ánh cầu vồng.

Nỗi đau của Sài Gòn cũng là nỗi đau của cả đồng bào Việt Nam. Hy vọng của Sài Gòn cũng là hy vọng của nước Việt Nam. Sài Gòn ơi! Hãy cố lên và mạnh khoẻ nhé.


Nguồn: gpbuichu.org
 
VietCatholic TV
Đáng buồn: Cha sở và cha phó lâm cảnh màn trời chiếu đất sau khi nhà xứ và cả 3 nhà thờ hư hại
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:32 20/07/2021


1. Đức Tổng Giám Mục Iraq nói còn nhiều việc phải làm để ngăn chặn ISIS quay lại

Đức Tổng Giám Mục Bashar Warda của Công Giáo nghi lễ Chanđê bày tỏ lòng biết ơn vì các viện trợ dành cho các tín hữu Kitô ở Iraq, nhưng nhấn mạnh rằng cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo đảm nạn diệt chủng ISIS không lặp lại.

“Sự giúp đỡ đã đến và điều đó thực sự đã tạo nên sự khác biệt rất lớn”, Đức Tổng Giám Mục Bashar Warda của tổng giáo phận Công Giáo nghi lễ Chanđê ở Erbil nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, trong một cuộc phỏng vấn vào tuần này. Ngài ghi nhận với lòng biết ơn các nhóm viện trợ Công Giáo quốc tế, bao gồm Hội Hiệp sĩ Kha Luân Bố, tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ và Hội đồng giám mục Hoa Kỳ, đã giúp các tín hữu Kitô sống sót sau chế độ diệt chủng ISIS khôi phục và xây dựng lại ở miền Bắc Iraq trong những năm gần đây.

Năm 2014, cái gọi là Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria, gọi tắt là ISIS, đã xâm lược Mosul và Đồng bằng Nineveh ở miền Bắc Iraq, khiến hàng trăm nghìn người phải di tản. Tổng giáo phận Erbil, có trụ sở tại Kurdistan thuộc Iraq, đã tiếp nhận hơn 13,000 gia đình và bắt đầu cố gắng cung cấp các nhu cầu căn bản cho họ.

Đức Tổng Giám Mục cho biết sau khi lực lượng ISIS bị đánh lui về phía tây vào năm 2016, các gia đình bắt đầu trở về nhà của họ ở Nineveh. Trong số 13,000 gia đình phải di dời sống xung quanh Erbil, khoảng 9,000 người trong số họ đã trở về chín ngôi làng ở Nineveh, trong khi 2,600 gia đình vẫn ở Erbil; phần còn lại đã rời Iraq đi định cư ở các quốc gia khác.

Ngài nhấn mạnh rằng cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo đảm an ninh và ổn định lâu dài cho các tín hữu Kitô trong khu vực. “Tất cả chúng ta nên làm việc cùng nhau với trách nhiệm tập thể để nạn diệt chủng không thể xảy ra một lần nữa,” ngài nói.
Source:Catholic News Agency

2. Các linh mục tham gia vào việc cứu trợ khẩn cấp thiên tai tại Đức

Các nỗ lực ứng phó khẩn cấp và viện trợ đang đạt kết quả cao sau khi xảy ra lũ lụt nghiêm trọng ở miền Tây và Tây Nam nước Đức làm lật đổ các tòa nhà, cuốn trôi xe cộ và khiến ít nhất 100 người thiệt mạng.

Các quan chức cho biết tình hình tại nhiều thành phố và thị trấn trong khu vực vẫn đang rất căng thẳng khi nhiều người vẫn còn mất tích và những người khác không thể liên lạc với các đội cấp cứu. Hàng chục nghìn người không có điện.

Thủ tướng Đức Angela Merkel gọi lũ lụt trên diện rộng là một thảm họa trong chuyến thăm Hoa Kỳ, nơi bà gặp ông Joe Biden. Các giám mục Công Giáo cũng bày tỏ sự thất vọng của các ngài. Trong khi đó các linh mục địa phương đang giúp đỡ trong các nỗ lực viện trợ.

Lũ lụt do mưa xối xả cũng ảnh hưởng đến các khu vực của Bỉ, Luxembourg và Hà Lan. Các quan chức cho biết hơn 1,000 người đã mất tích.

Ở Bad Neuenahr-Ahrweiler, một khu vực bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề ở phía nam Bonn, một linh mục, Cha Joerg Meyrer, đã giúp đỡ trong việc ứng phó khẩn cấp. Ngài nói với hãng thông tấn Công Giáo Đức KNA rằng khu vực này hoàn toàn không có nước ngọt và điện.

“Tôi vừa đi đến một ngôi làng lân cận để sạc điện thoại di động và đi vệ sinh. Thị trấn, giống như toàn bộ Thung lũng Ahr, bị phá hủy. Tôi biết khoảng 1,000 gia đình không còn nơi ở”

“Ba ngôi nhà thờ của chúng tôi không còn sử dụng được nữa. Tình hình thành phố thật thảm khốc”.

Cha Meyrer ca ngợi công việc của các tình nguyện viên, một số người trong số họ đã làm việc suốt ngày đêm.

“Tôi thấy những người giúp đỡ rất tận tâm và nói chung là rất sẵn sàng giúp đỡ,” ngài nhận xét và nói thêm rằng mọi người đang phải đối mặt với những câu hỏi về tương lai.

“Làm thế nào bạn cung cấp cho một thành phố không có nước, không có bánh mì? Nơi các khách sạn bị ngập lụt. Những chiếc ô tô nằm ngổn ngang trên các con phố, chồng chất lên nhau và bị phá hủy. Tình hình hoàn toàn hỗn loạn.”

Bất chấp mọi thứ, vị linh mục tin chắc “Thung lũng Ahr sẽ thắng thế” bởi vì “mọi người liên kết với nhau trong tình đoàn kết. Nhưng tình trạng này chắc chắn sẽ lâu khỏi và để lại những vết sẹo thâm tím”.

Hồng Y Rainer Maria Woelki của Köln nói, “Trong suy nghĩ của tôi, tôi đang ở cùng với tất cả những người đang phải chịu đựng thảm họa tàn khốc ở Đức.”

Giám mục Lutheran Heinrich Bedford-Strohm, chủ tịch hội đồng các Giáo hội Tin lành ở Đức, một liên đoàn gồm 20 giáo phái đã viết trên Facebook một câu chua chát mà nhiều người không đồng ý: “Nước mà nhiều người khao khát trong suốt thời kỳ khô hạn đã trở thành một tai họa”.
Source:Crux

3. 3 linh mục và một giáo dân Ba Lan đạp xe hành hương Vatican

Hôm 14 tháng 7 vừa qua, sau 17 ngày đi bằng xe đạp, vượt qua gần 2,300 cây số, 3 linh mục và 1 giáo dân Ba Lan đã đến quảng trường Thánh Phêrô để hành hương, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha, cho ơn gọi được gia tăng và cho chính nghĩa tôn trọng sự sống con người.

Bốn vị hành hương cũng quyên tiền giúp một nhà dưỡng lão ở thị trấn Kartuzy, gần thành phố Pelplin.

Dẫn đầu đoàn hành hương là cha Tomasz Huzarek, Giám đốc Đại chủng viện Pelplin, và gồm có linh mục Janusz Chyla, cha sở giáo xứ Đức Mẹ Nữ Vương ở Chojnica, cha Arkadiusz Drzecimski, Giám học Đại chủng viện, và ông Mariusz Zychlinski, một người cha gia đình ở Chojnice. Đoàn đã khởi hành ngày 28 tháng 6 từ giáo phận Pelplin, tiến qua Đền thánh Đức Mẹ Czestochowa, rồi Wadowice, nơi sinh trưởng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, sang Cộng hòa Tiệp và Áo, trước khi đến Ý.

Cha sở Chyla, thành viên Hội Hiệp sĩ Colombo, kể lại: “Trong bối cảnh đại dịch hiện nay, chúng tôi muốn làm chứng rằng chúng tôi vượt qua các biên giới để gặp gỡ dân chúng, với tất cả các biện pháp an ninh. Ý hướng của chúng tôi là làm chứng rằng Tin mừng không phải là điều thuộc về quá khứ, nhưng cũng thuộc hiện tại và tương lai. Vì tôi là thành viên Hội Hiệp sĩ Kha Luân Bố, nên một ý hướng đặc biệt hướng dẫn tôi trong cuộc hành hương này là bảo vệ sự sống con người, bằng hai phương thức: cầu nguyện, tiếp đến là làm chứng tá giúp đỡ dân chúng, đặc biệt là các phụ nữ đang chiến đấu với những vấn đề tinh thần, tâm lý và vật chất. Trong tư cách là Hiệp sĩ Kha Luân Bố, chúng tôi cộng tác với hội “những bước chân nhỏ” và mới đây chúng tôi có chuông “Tiếng nói thai nhi” được đánh lên trong giáo xứ để thức tỉnh lương tâm dân chúng”.

Lần trước đây, nhóm bốn tín hữu hành hương này đã đi tới Đền thánh Santiago de Compostela, bên Tây Ban Nha, và nay họ có ý định sẽ hành hương tới tận Giêrusalem.
Source:Catholic News Agency

4. Cả hai Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành ở Đức đều thất thu nghiêm trọng trong năm 2020

Hãng tin Công Giáo Đức KNA truyền đi ngày 14 tháng 7 vừa qua, cho biết trong năm ngoái 2020, Giáo Hội Công Giáo tại Đức, gồm 27 giáo phận, nhận được 6 tỷ 450 triệu Euro tiền thuế Giáo hội, do các tín hữu Công Giáo đóng góp. Trong khi đó, 20 Giáo hội Tin lành ở Đức nhận được 5 tỷ 630 triệu Euro. So với năm 2019, lần đầu tiên từ năm 2010, thu nhập của hai khối Giáo hội sụt 5%, tức là ít hơn 600 triệu Euro. Lý do vì đại dịch Covid-19 làm giảm bớt lương bổng của những người đóng thuế cho Giáo hội. Số tín hữu của hai Giáo hội trong năm 2020 là 42,400,000 người, tức là giảm gần 441, 400 người.

Tại Đức, những cộng đồng tôn giáo được nhà nước công nhận thì có quyền được tín hữu đóng thuế, theo mức ấn định của mỗi nghị viện tiểu bang. Tại bang Baden-Wuerttemberg và Bavaria, tiền thuế Giáo hội tương đương với 8% số tiền thuế lợi tức đóng cho nhà nước. Tại các bang còn lại, tiền thuế Giáo hội là 9%.

Ngoài hai Giáo hội Kitô lớn, cả Do thái giáo, Giáo Hội Công Giáo cổ, và một vài Giáo hội Kitô cũng có quyền được các tín hữu đóng thuế. Ai không muốn đóng thuế thì phải làm đơn xin ra khỏi Giáo hội của mình. Những người có lợi tức thấp, người thất nghiệp, người không có lương bổng thì không phải trả thuế.

Dù bị thất thu nghiêm trọng như thế, ngân sách của các giáo phận và tổng giáo phận ở Đức vẫn rất lớn. Chẳng hạn, ngân sách của tổng giáo phận Munich và Freising vào khoảng 30 lần ngân sách của Vatican.
Source:Catholic News Agency
 
Đạo Đức Sinh Học
PHƯƠNG PHÁP THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM
LM TRAN MANH HUNG
08:37 20/07/2021
PHƯƠNG PHÁP THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

Lm Trần Mạnh Hùng, STD.

LỜI NGỎ

Bài viết này nhằm để trả lời thắc mắc cho chị Nguyễn Thị Hương, đọc gỉả của tờ báo điện tử khoa học@ đời sống – hiện đang cư ngụ và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong điện thư gởi cho tôi gần đây.

Nội dung của bức thư được ghi như sau:

“Tôi tên Hương, 37 tuổi, hiện sống và làm việc tại thành phố HCM. Tình cờ đọc bài viết của anh trên khoa học đời sống về tế bào gốc và quan điểm của Giáo Hội, tôi cảm thấy rất thú vị, vì có thêm thông tin bổ ích về vấn đề này (do tìm hiểu đã lâu nhưng chưa đọc thấy tài liệu nào rõ ràng và cụ thể, đa số người ta viết chung chung), tuy còn nhiều chỗ chưa hiểu hết, do có nhiều từ ngữ chuyên môn, nhưng không sao, tôi sẽ đọc lại nhiều lần và sẽ cố gắng tìm hiểu thêm nữa. Tôi muốn hỏi anh về vấn đề này: tôi là người Công Giáo, vì bạn trai vô sinh không thể có con con theo cách tự nhiên được nhưng có thể thụ tinh trong ống nghiệm. Vậy tôi có được phép thực hiện không? Nếu không được thì xin nói lý do vì sao? Còn có thể được thì như thế nào? Cám ơn anh dành thời gian đọc thư này. Chúc anh nhiều sức khỏe và thành công.”

Mến chào anh,

Nguyễn Thị Hương

DẪN NHẬP

Trong bài viết này, tôi muốn cùng với qúi bạn đọc bốn phương, chúng ta cùng nhau tìm hiểu và xem xét đến những kỹ thuật mới mang tính hiện đại về việc sinh sản. Ở đây chúng ta tập trung chú ý vào những can thiệp y học và những kỹ thuật tiên tiến nhằm khắc phục điều kiện vô sinh hoặc gia tăng cơ hội thụ thai. Đó chính là việc cấy tinh nhân tạo, việc thụ tinh trong ống nghiệm và vấn đề mang thai hộ. Đây là những vấn đề tương đối khá phức tạp và gây nhiều tranh cãi trong suốt những năm, qua thậm chí cho đến ngày nay.

Trước khi bước vào các suy tư thần học và khía cạnh luân lý về việc sử dụng các kỹ thuật mới về sinh sản, trước hết, tôi muốn trình bày với quí vị độc giả, một trường hợp nan giải diễn ra cho cặp vợ chồng mắc chứng vô sinh, như một cách giới thiệu những vấn nạn liên quan đến lãnh vực Đạo Đức Sinh Học, đồng thời cũng là «tư-liệu để suy nghĩ». Tôi hy vọng trường hợp điển hình này sẽ được coi là khởi điểm cho việc suy tư cá nhân về những vấn nạn mà ngày nay chúng ta thường xuyên gặp phải.

TRƯỜNG HỢP ĐẶC TRƯNG: ĐỨA TRẺ ỐNG NGHIỆM

Thắng và Nguyệt kết hôn với nhau vào những năm đầu của độ tuổi ba mươi. Cuộc hôn nhân của họ quả là hạnh phúc và đã kéo dài được chín năm. Họ đã có được tất cả những gì họ muốn trong cuộc sống. Cả hai đều có việc làm ưng ý và đạt ý nguyện. Nguyệt là giáo sư toán rất nổi tiếng ở trường Trung học phổ thông cấp III, còn Thắng là một kế toán chuyên nghiệp cần mẫn của xí nghiệp do chính bố ruột làm chủ ở trên tỉnh. Họ còn có một căn nhà xinh xắn, có tiền tiết kiệm gửi ngân hàng; họ còn có một nhóm bạn bè rất tốt và nhiều họ hàng ruột thịt rất thân thương.

Thế nhưng, điều họ đang mong mỏi là có được đứa con của hai người. Sau khi đã nỗ lực trì hoãn việc có con suốt sáu năm trời, Thắng và Nguyệt thấy rằng họ đã đủ vững về tài chính để có thể có con và để Nguyệt ở nhà nuôi con trong vài năm. Vì thế họ đang cố gắng để Nguyệt có thể thụ thai. Vì cả hai đều xuất thân từ những gia đình ‘đông con nhiều cháu’, và vì các chị em của Nguyệt, ai cũng có đến hai đứa con trong vòng ba năm đầu sau khi cưới, nên đâu có điều gì đáng ngại đối với Thắng và Nguyệt, vì thế họ đâu cần phải giữ bí mật toan tính này của họ.

Thế nhưng năm tháng trôi qua mà Nguyệt chẳng có một dấu hiệu gì là có thai cả. Lúc đầu Thắng và Nguyệt còn bán tín bán nghi, nhưng rồi họ bắt đầu lo lắng và phát hoảng. Các chị em của Nguyệt cũng hết sức ủi an và động viên. Cha mẹ của Nguyệt dù có tỏ ra vững vàng cũng bắt đầu nhuốm buồn và thất vọng. Mẹ của Thắng hứa sẽ khấn xin với thánh Giêrađô (DCCT) mà người ta cho là bổn mạng của những cặp hiếm muộn. Những tranh luận về việc chuyển phòng khách thành phòng em bé thưa dần rồi ‘tịt hẳn’. Chuyện ái ân vì tập trung vào việc có thai nên mất đi tính ngẫu hứng và thích thú. Tháng nào họ cũng hy vọng để rồi thất vọng, khiến cho bầu khí gia đình ngày càng lúng túng và buồn thảm. Hố ngăn cách giữa họ với những bạn bè và bà con có con đang lớn dần. Thế giới như phân chia làm đôi, một bên là những người có con và một bên là những người hiếm muộn, khó lòng cảm thông nhau. Rốt cuộc, họ quyết định nhờ sự trợ giúp của y học, điều này khiến họ phải trải qua hàng loạt đợt khám bệnh và xét nghiệm lâu dài. Mấy tháng trước, bác sĩ của trung tâm sinh sản thông báo cho họ biết họ bị trở ngại trong việc có con vì hai vòi trứng của Nguyệt bị nghẽn, và bác sĩ khuyên họ nên cứu xét chuyện thụ tinh trong ống nghiệm. Quy trình này đòi hỏi phải cho thụ tinh một số trứng của Nguyệt với tinh trùng của Thắng trong phòng thí nghiệm, sau đó đưa trứng đã thụ tinh vào tử cung của nàng, có như vậy mới mong họ có con được.

Nhưng giải pháp này có những vấn đề của nó, chí ít là đối với Thắng và Nguyệt, cả hai là những Kitô hữu sống đạo tích cực. Nguyệt đã từng trao đổi chuyện này với vị linh mục dạy học ở trường Thánh Tâm, và nàng được biết rằng Giáo Hội Công Giáo không chấp nhận việc thụ tinh trong ống nghiệm, vì nó tách rời việc ái ân với chuyện thụ thai, và vì nó thường dính dáng đến việc làm tê liệt hoặc giết chết một số trứng đã thụ tinh. Cả Thắng lẫn Nguyệt không tin lắm vào lập luận đấy, nhưng nàng lo lắng khi nghĩ đến những trứng đã thụ tinh mà Giáo Hội dạy đấy là mầm sống của con người.

Nguyệt nói: « Tôi biết rằng một phôi gồm hai hay bốn tế bào thì chưa phải là em bé. Nhưng nó hẳn là một thứ gì đó, có thể đã là một con người rồi, nên chuyện làm tê liệt hoặc giết đi cái được coi là sự sống ấy hẳn là điều sai trái. Tôi không thể không tự hỏi là có nên nhận con nuôi hoặc có nên làm cha mẹ nuôi của các trẻ em vô gia cư không. Có lẽ chúng tôi chỉ là những người ích kỷ. Tôi biết mặt mũi đứa con nuôi sẽ chẳng giống chúng tôi, nhưng có biết bao nhiêu đứa bé như thế cần có cha mẹ; còn chúng tôi đây, là những người khoẻ mạnh, may mắn, và đang khao khát có con.

Thắng không có ý kiến về những dẫn giải này. Anh ấy cũng bối rối lắm. Cũng như Nguyệt, anh muốn có một bé trai hay bé gái đúng là con ruột của hai người, là xương thịt và máu huyết của hai vợ chồng. Anh muốn cho cha mẹ anh một đứa cháu, và trên hết, anh muốn xoá bỏ ‘vết nhơ’ trong đầu óc của mọi người cho rằng họ vô sinh, muốn gột sạch nỗi ám ảnh cứ phải câu nệ vào chuyện làm sao phải có thai mỗi lần ân ái với vợ.

Nhưng họ phải làm gì đây? Ngay cả chuyện « thụ tinh trong ống nghiệm » chưa hẳn đã thành công. Người chị em bà con của Nguyệt là Hằng đã thử phương pháp này mấy năm nay mà có thành công đâu, để rồi phí tổn và nỗi căng thẳng càng làm cho đời sống hôn nhân của họ xáo trộn thêm. Thế nhưng, một trong những khách hàng của Thắng lại sinh đôi hai cô bé xinh đẹp, khỏe mạnh ngay lần thử đầu tiên, và hai năm sau lại thêm một trẻ sơ sinh nữa cũng từ chính ‘mẻ trứng’ ấy. Nếu những người này mà nhận con nuôi thì có phải là ‘rách việc’ không. Ồ, nếu thế thì không biết bây giờ họ phải ‘xoay xở’ ra sao? (1)

Vì thế, trong bài khảo luận này, tôi muốn xem xét về những can thiệp của kỹ thuật sinh sản, tức việc cấy tinh nhân tạo, việc thụ tinh trong ống nghiệm và vấn đề người mẹ mang thai hộ. Những vấn đề này đã từng được coi như là một sự thách thức lớn nhất trong đạo đức sinh học suốt ba thập niên vừa qua, do sự ra đời của việc sinh sản nhân tạo, đặc biệt vào những năm cuối của thập niên 1970, khi hai khoa học gia, kiêm bác sĩ, Patrick Steptoe và Paul Edwards thành công, trong việc cho ra đời một đứa trẻ được thụ tinh trong ống nghiệm và được chuyển vào tử cung của người mẹ sau vài ngày thụ tinh. Vì thế, với sự ra đời của bé gái Louise Brown, ngày 25 tháng Bảy 1978 tại Anh Quốc, một phương cách sinh sản mới đã trở thành sự thật: việc thụ tinh trong ống nghiệm.

I. NHỮNG CAN THIỆP VÀO SỰ SINH SẢN CỦA CON NGƯỜI

Chúng ta bắt đầu với bối cảnh lịch sử.

Trước thế kỷ XX người ta chưa chú ý nhiều về chuyện không đậu thai. Thế nhưng, vào thập niên 1920, Kyusako Ogino của Nhật Bản và Herman Knaus của Áo đã nghiên cứu về những giai đoạn đậu hay không đậu thai theo chu kỳ kinh của phụ nữ. Cả hai nhà nghiên cứu khẳng định rằng «sự rụng trứng xảy ra từ các ngày từ mười sáu tới mười hai trước ngày đầu tiên theo dự đoán của kỳ kinh sau». Trong vòng một thập niên, hiểu biết này dẫn tới việc triển khai «phương pháp tiết dục định kỳ» để điều hòa việc sinh đẻ. Mặc dù nhiều đôi vợ chồng dùng phương pháp này để tránh thai, tuy nhiên sự hiểu biết về thời gian rụng trứng chính xác chỉ cung cấp cho nhiều đôi vợ chồng vô sinh, một phương pháp kỹ thuật-thấp, để gia tăng cơ hội thụ thai.

Với thời gian, ba cuộc cách mạng tính dục chính đã diễn ra ở Mỹ. Cuộc cách mạng đầu xảy ra hồi thập niên 1950, giới thiệu viên thuốc ngừa thai. Thuốc uống ngừa thai này đã tách tình dục khỏi sự sinh sản; người ta có thể yên tâm vui hưởng thú vui ân ái mà không sợ mang thai. Cuộc cách mạng thứ hai giới thiệu việc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hồi năm 1978, khi ông và bà Brown ở Anh cho ra đời đứa con đầu tiên bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Louise Brown, được thụ tinh bên ngoài cơ thể. Việc này cũng tách sự sinh sản khỏi tình dục; lúc này người ta có thể sinh con mà không cần giao cấu. Sự sinh sản của con người đã bị thay đổi mãi mãi. Cuối cùng, việc người mẹ mang thai hộ được giới thiệu hồi thập niên 1980. Việc này đánh dấu sự tách rời tình dục khỏi sự sinh sản, sự sinh sản khỏi tình dục, và cả tình dục lẫn sự sinh sản khỏi mô hình gia đình truyền thống. Những can thiệp này chuẩn bị cho cuộc cách mạng trong các cách thức thụ thai và sinh đẻ.(2) Hiện nay có khá nhiều phương cách và kỹ thuật về việc sinh sản nhân tạo, phần lớn chỉ là sự khác biệt nào đó từ những kỹ thuật chính. Vì khuôn khổ của bài viết có giới hạn, nên tôi chỉ mạn phép trình bày ba phương pháp chủ yếu đã được sử dụng trong kỹ thuật sinh sản, đó chính là việc cấy tinh nhân tạo, việc thụ tinh trong ống nghiệm và vấn đề mang thai hộ.

II. CÁC KỸ THUẬT MỚI VỀ VIỆC SINH SẢN

1. Thụ tinh nhân tạo

Lần đầu tiên ứng dụng thành công nơi con người vào cuối thế kỷ XIX, được giới thiệu rộng rãi hơn hồi thập niên 1930. Theo quy trình này, tinh trùng của người đàn ông được đưa vào đường sinh sản của người phụ nữ bằng ống tiêm hay ống thông, và sự thụ tinh xảy ra khi một trong các tinh trùng kết hợp với tế bào trứng (noãn) của người phụ nữ. Như thế sự thụ tinh xảy ra trong cơ thể người phụ nữ. Sự thụ tinh nhân tạo có thể là đồng tính (homologous artificial insemination) hay dị tính (heterologous artificial insemination).

Thụ tinh nhân tạo đồng tính sử dụng tinh trùng và noãn của đôi vợ chồng thành hôn với nhau, trong khi thụ tinh nhân tạo dị tính sử dụng các tế bào giao tử (nghĩa là tinh trùng hay noãn) của những cá nhân không phải là vợ chồng của nhau, thường bởi người cho hay hiến tặng.

a) Thụ tinh nhân tạo đồng tính hay thụ tinh nhân tạo bởi người chồng (AIH) là đưa tinh trùng của người chồng vào cửa mình của người vợ bằng ống tiêm hay những dụng cụ khác. Thông thường người ta lấy tinh trùng của người chồng bằng cách cho thủ dâm hoặc dùng bao cao su có túi chứa ở phần qui đầu để thu hoạch tinh trùng khi vợ chồng giao hợp với nhau.

Một số đôi vợ chồng phải nhờ tới phương pháp cấy tinh nhân tạo đồng tính này để có thai khi mà, vì lý do nào đó người chồng không thể phóng tinh trong âm đạo. Nó cũng được sử dụng khi người chồng bị tình trạng ít tinh trùng (oligospermia), khó có thể thụ tinh qua việc giao hợp bình thường hoặc khi có sự dị ứng nào đó không thể điều trị bằng nội tiết tố.

Với khả năng ướp lạnh và dự trữ tinh trùng (bảo quản lạnh tinh trùng), sự thụ tinh nhân tạo đồng tính còn có thể được dùng để giúp một góa phụ có con bằng tinh trùng của người chồng sau khi ông ta đã qua đời.(3)

b) Thụ tinh nhân tạo dị tính còn được gọi là thụ tinh nhân tạo bởi người hiến tặng. Theo truyền thống, hình thức thụ tinh nhân tạo này được sử dụng bởi cặp vợ chồng hiếm muộn để người vợ có thể mang thai về mặt di truyền đứa con của chị ta, nếu chồng chị ta không có khả năng sinh sản hay nếu có «sự không tương hợp di truyền» giữa hai vợ chồng; nghĩa là, khi cặp vợ chồng là những người mang khiếm khuyết di truyền tính và khả năng là đứa con được cưu mang sẽ có thể chịu ảnh hưởng bởi sự hư hại di truyền ấy.

Ngày nay quy trình này còn thường được sử dụng cho những mục đích nói trên, nhưng hiện nó còn được sử dụng cho những phụ nữ đơn chiếc muốn có con và những ai, như Walter Wadlington nói, «không lập gia đình hoặc không có người phối ngẫu chắc chắn hay người phụ nữ sống chung với một người phụ nữ khác».(4) Phương pháp này cũng được dùng trong những thỏa thuận mang thai hộ mà theo đó người phụ nữ sẽ thụ thai và sinh con, sau đó đứa con sẽ được chuyển giao cho người cung cấp tinh trùng hay một người khác sau khi sinh. Cần ghi nhận là hiện nay vì mối nguy có thể là tinh trùng được cung cấp bởi ‘người bán’ mang vi rút HIV nên sẽ trở thành mối đe dọa cho người phụ nữ và đứa bé sơ sinh có thể mang bệnh AIDS, ngày nay phần lớn bác sĩ tham gia vào cách thức thụ tinh nhân tạo này chỉ dùng tinh trùng đông lạnh từ ngân hàng tinh trùng thương mại đã được kiểm dịch các mẫu để tìm HIV. (5)

2. Thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển cấy phôi



Thụ tinh trong ống nghiệm được giới thiệu ở Anh năm 1978 và dẫn tới kết quả là sự ra đời của Louise Brown – «đứa bé ống nghiệm» đầu tiên. Từ đó đã có 45.000 đứa trẻ ở Mỹ được cưu mang bằng quy trình này.(5) Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để để điều trị những phụ nữ không có vòi trứng hoặc vòi trứng bị nghẽn.

Thoạt đầu, thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển cấy phôi được thực hiện bằng cách lấy một trứng từ người phụ nữ qua phép soi ổ bụng (laparoscopy), một quy trình cần gây mê tổng quát. Khi thực hiện phép soi ổ bụng, bác sĩ hút lấy trứng của người phụ nữ qua cây kim rỗng được cài vào bụng và được hướng dẫn bởi dụng cụ quang học hẹp được gọi là ống soi ổ bụng (laparoscope. Sau khi lấy được trứng qua phép soi ổ bụng, nó được cho thụ tinh bằng tinh trùng của người chồng trong đĩa kính (tiếng La tinh gọi là ống thủy tinh hay ống nghiệm – in vitro). Khoảng hai ngày sau thì tiến trình thụ tinh được hoàn tất, phôi lúc đó phát triển tới giai đoạn tế bào bốn-tới-tám, sẵn sàng để chuyển cấy vào tử cung của người phụ nữ. Và nếu việc cấy này thành công, phôi sẽ tiếp tục phát triển cho tới lúc sinh.(6)

Ngày nay, quy trình thụ tinh trong ống nghiệm thường bao gồm bốn bước.

1. Người phụ nữ được cho dùng thuốc (7) để kích thích và qua đó có thể sản sinh ra nhiều trứng.

2. Trứng được thu hoạch bằng phẫu thuật hay qua ống đặc biệt đuợc đưa qua âm đạo và tử cung. (8)

3. Sau đó trứng được thụ tinh trong đĩa kính với tinh trùng của người chồng hay của người cho/ hiến tặng và để cho phát triển trong vài ngày.

4. Tiếp theo, một vài trứng đã thụ tinh này được chuyển cấy vào tử cung của người phụ nữ. Theo như phương pháp thực hành hiện nay thì bác sĩ thông thường chuyển cấy từ 2 đến 4 tiền-phôi này vào tử cung để gia tăng khả năng trứng đã thụ tinh có thể làm tổ ở vách tử cung và như thế việc thụ thai có thể thành công. Số trứng thụ tinh còn lại sẽ được đem đông lạnh và dự trữ cho việc sử dụng để cấy sau này, nếu lần cấy đầu không thành công. Những phôi lạnh «dự trữ» này cũng có thể được «hiến tặng» cho những mục đích nghiên cứu. Sau cùng, nếu như cặp vợ chồng xét thấy không có nhu cầu để sử dụng các phôi ấy nữa, thì các phôi đông lạnh này sẽ được huỷ đi. (9) Việc thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển cấy phôi có thể là đồng tính (10) hay dị tính.(11)

Ban đầu, việc thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển cấy phôi đồng tính được dùng hầu như chỉ dành cho những người vợ có vòi trứng bị tổn thương hoặc hư hại, để tạo điều kiện và giúp họ có thể mang thai và sanh con do tinh trùng của người chồng cung cấp. Nhưng hiện nay quy trình này được mở rộng cho cả tình trạng vô sinh do người đàn ông (chẳng hạn tình trạng ít tinh trùng). Nó còn được dùng để giúp đôi vợ chồng tránh thụ thai đứa con có thể bị ảnh hưởng bệnh di truyền. Thí dụ, vào mùa hè năm 1988, các nhà khoa học đã thành công trong việc nhận dạng và tách tinh trùng chịu trách nhiệm trong việc thụ tinh để sanh ra đứa trẻ là trai hay gái. Chỉ những bé trai mới chịu ảnh hưởng chứng huyết hữu (chứng máu khó đông) [Hemophilia]. Do đó, đôi vợ chồng có lý do chính đáng để lo lắng về việc thụ thai đứa con trai sẽ bị ảnh hưởng chứng bệnh như vậy, thì bây giờ có thể chọn cách thụ tinh trong ống nghiệm để bảo đảm việc chọn tinh trùng thụ tinh là bé gái.(12)

Thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển cấy phôi dị tính hiện nay có thể được sử dụng thay cho sự thụ tinh nhân tạo, trong những trường hợp khi người chồng hoàn toàn không có khả năng làm cho người bạn phối ngẫu của mình thụ thai hay khi người vợ không có buồng trứng hoặc khi có sự bất tương hợp về di truyền giữa hai người (còn được gọi là sự loạn sinh [dysgenesis]). Thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển cấy phôi đồng tính hoặc dị tính cả hai đều bao gồm việc cấy phôi vào tử cung của người phụ nữ, ngay cả người phụ nữ ấy đã không cung cấp trứng, hiện tượng này được coi như là việc mang thai hộ hoặc mướn. Bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu về vai trò của người mẹ mang thai hộ hay còn được gọi là người mẹ thay thế.

3. Vai trò của người mẹ thay thế/ mang thai hộ

• Các loại mang thai hộ

Trong mô hình mang thai hộ, cơ bản là người vợ không có khả năng sinh con. Người chồng hợp đồng với một phụ nữ khác – tạm gọi là người mẹ thay thế – để thụ tinh nhân tạo cho chị ta. Sau đó chị ta thụ thai, mang thai cho tới ngày sinh, và rồi trao trả đứa trẻ sơ sinh cho hai vợ chồng. Đây là mô hình chuẩn mang thai hộ với chi phí khoảng 10.000 mỹ kim cho người phụ nữ bằng lòng làm công việc thay thế mang thai. Nhưng cũng có khi, người mang thai hộ làm việc này hoàn toàn vì lòng vị tha. Chẳng hạn đã từng có những trường hợp người mẹ hay người chị em, hoặc có khi là bạn bè của người phụ nữ ấy nhận phôi (từ trứng và tinh trùng của cặp vợ chồng) và mang thai cho tới ngày sinh. (13)

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ VIỆC MANG THAI HỘ

1. Sự khách quan hóa người phụ nữ

Những người mang thai hộ thường được chọn dựa vào cơ sở dáng vẻ bề ngoài và tình trạng sức khỏe tinh thần và thể chất của họ. Hơn nữa, họ cũng cần chứng minh khả năng sinh sản của họ. Những phương pháp chọn lựa như thế mở ngõ cho việc đánh giá và xem xét người phụ nữ như là một đồ vật hoặc như là một phương tiện để đạt tới mục đích. Lẽ đó, dẫn đến mối nguy cơ là ta có thể xem thường phẩm giá người phụ nữ.

2. Bán trẻ

Một trong những khía cạnh gây tranh cãi đối với việc mang thai hộ là đó có thể được xem như một tình trạng bán trẻ. Người phụ nữ ký hợp đồng bằng lòng mang thai mướn và sinh con; sau đó chị ta nhận tiền để giao con lại cho thân chủ. Có lập luận cho rằng việc này mang tính chất mua bán. Nhưng cũng có những người cho rằng đấy là một loại chi phí dịch vụ. Cũng có ý kiến cho rằng đứa con thường được thụ tinh do tinh trùng của người chồng, đứa con ấy là của anh ta mà anh ta không cần phải mua.

3. Những dính líu gia đình

Người chồng của người phụ nữ mang thai mướn thường hay bị lãng quên, mặc dầu anh cũng có liên quan vì anh là người giúp ổn định và hỗ trợ tiền bạc trong thời gian mang thai. Anh ta phải đành lòng chấp nhận trong thời gian vợ anh ta mang thai đứa con của người đàn ông khác. Ở đây còn có vấn đề pháp lý. Nếu người chồng đồng ý để vợ mình thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng của người đàn ông khác, về mặt pháp lý, đứa con sinh ra được coi là con của người chồng, không phải con của người cung cấp tinh trùng, đây là một vấn đề rắc rối về mặt pháp lý chưa giải quyết được về việc mang thai hộ.

4. Quyền của người phụ nữ

Mặc dù có những vấn đề này hay vấn đề khác liên quan tới việc mang thai hộ, nhiều lập luận cho rằng: nếu từ chối không để phụ nữ có cơ hội này là từ chối không cho phép họ hành động như là một người trưởng thành đầy đủ về mặt xã hội. Từ chối khả năng này của họ là đối xử với phụ nữ một cách chuyên quyền bằng lập luận ngầm cho rằng họ không thể tự quyết định. (14)

III. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ VAI TRÒ LÀM CHA MẸ

Vì các khả năng kỹ thuật mới của chúng ta, nhất là khi vai trò người mẹ mang thai hộ được giới thiệu hồi thập niên 1980, vì thế, giờ đây cần tái xác định tận căn vai trò làm cha mẹ. Đối với phụ nữ, khả năng làm mẹ có bảy loại:

1. mẹ theo nghĩa di truyền là người sản sinh trứng;

2. về việc cưu mang, là người mang thai;

3. về nuôi dưỡng, là người nuôi đứa bé lớn;

4. về mang thai-và-di truyền, người sản sinh trứng và mang thai nhưng không nuôi đứa bé (surrogate mother);

5. về nuôi dưỡng-và-di truyền, người sản sinh trứng và nuôi đứa bé nhưng không mang thai. Ví dụ trong trường hợp thuê người khác mang thai hộ;

6. về nuôi dưỡng-và-mang thai, người mang thai và nuôi đứa bé nhưng không cung cấp trứng;

7. người mẹ theo nghĩa toàn diện là người thực hiện hết các chức năng trên, người sản sinh trứng, mang thai, và nuôi đứa bé.(15)

Đối với đàn ông khả năng làm bố chỉ có ba loại:

1. về di truyền, người sản sinh tinh trùng;

2. về nuôi dưỡng, người nuôi đứa bé;

3. người cha đầy đủ, người cung cấp tinh trùng và nuôi đứa bé.(16)

Về mặt lịch sử, việc nhận con nuôi cũng phát sinh những vấn nạn tương tự (chẳng hạn như vai trò làm cha mẹ), vì cha mẹ nuôi không có quan hệ gì với đứa bé mà họ nhận nuôi. Tuy nhiên, những khả năng mới này dựa trên những can thiệp kỹ thuật rõ ràng làm cho vấn đề làm cha mẹ trở nên phức tạp hơn, nhất là khi những cá nhân khác dính dáng đến việc bán 17 trứng, tinh trùng hay mang thai hộ. Những khả năng này đã làm phát sinh những tranh luận thật nóng bỏng về bản chất tự nhiên, sự nuôi dưỡng, hay một sự kết hợp nào đó về cả hai phương diện này có thể được coi như là cơ sở cho việc xác định vai trò làm cha mẹ, nhất là về khía cạnh chính sách xã hội.

IV. NHỮNG VẤN ĐỀ XUNG QUANH SỰ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

1. Tỉ lệ thành công

Có lẽ cách dễ nhất để nói về vấn đề chính của việc thụ tinh trong ống nghiệm là dẫn chứng sự cân nhắc của khoa học hồi năm 1993: «Việc thụ tinh trong ống nghiệm lại chẳng thành công lắm đâu. Ở Mỹ, tỉ lệ toàn thể ca sinh đẻ qua sự thụ tinh trong ống nghiệm là 14% từ 16.405 trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm». Điều này có nghĩa là trong 16.405 trứng được thu thập và cố làm cho thụ tinh, chỉ 14 phần trăm tồn tại tới ngày sinh và sinh ra vẫn còn sống.(18)

2. Chi phí

Tại Hoa Kỳ một số Tiểu bang có dịch vụ bảo hiểm y tế và sức khỏe bao gồm dịch vụ bảo hiểm sinh sản, kể cả thụ tinh trong ống nghiệm, dù đã có đóng bảo hiểm y tế thì các công ty bảo hiểm chỉ bằng lòng trả các khoản phí tổn cho một số lần thụ tinh trong ống nghiệm nhất định nào thôi, vì thế phần lớn chi phí là do cá nhân hay gia đình phải gánh vác.

Theo Hiệp hội Y học Sinh sản, chi phí trung bình cho một quy trình này là 7.800 mỹ kim. Tại Bệnh viện Từ Dũ ở Sài Gòn, theo tôi được biết, thì mỗi lần thực hiện việc thụ tinh trong ống nghiệm, cá nhân phải trả là 40 triệu đồng, dù thành công hay không. Vì khó có phụ nữ nào có thể thụ thai trong lần cấy phôi đầu tiên, nên do đó phí tổn có thể lên cao. Vì thế, khi phân tích vấn đề này, chúng ta cần tính cả những yếu tố nói trên.

Trước hết, người nghèo làm sao có thể kham nổi các kỹ thuật sinh sản này. Ba lần thực hiện trả hết cả 20.000 mỹ kim, nhưng thường đâu có được bảo hiểm y tế chi trả hết, mà chỉ những người giàu mới chi phí được số tiền lớn như vậy.

Thứ đến, một số phụ nữ đã bày tỏ sự quan tâm cho rằng những tiến bộ về kỹ thuật sinh sản đã đặt thêm áp lực lên phụ nữ để họ (phải) thụ thai và sinh con, bất kể lý do gì. Kết quả là nhiều phụ nữ phải chịu những quy trình gian khổ, nản lòng, và xa xỉ để được ‘bằng chị bằng em’ theo khuôn mẫu văn hóa và thành kiến giới tính.

Thứ nữa, cần phải hỏi rằng những can thiệp này có cho chúng ta cảm nhận để nhìn đứa con của mình là quà tặng của Thượng đế và mang tính thánh thiêng cần được trân trọng và chăm sóc, hoặc như một sản phẩm mà mọi người đều có quyền. Liệu có nguy hại gì khi cho rằng những kỹ thuật này làm mờ nhạt nỗi sợ và sự trân trọng mà chúng ta dành cho con cái, dẫn chúng ta tới chỗ xem chúng như những vật phẩm được sản xuất và được tậu theo sở thích của chúng ta? (19)

3. Các nguy cơ của quy trình thụ tinh trong ống nghiệm

Nguy cơ đặc trưng của sự thụ tinh trong ống nghiệm cần được đề cập, đó chính là khả năng đa thai. Vì tính chất cần chuyển cấy đến ba hay bốn phôi-có khi còn phải chuyển cấy nhiều hơn-nên khả năng đa thai là khả thể. Mà tình trạng đa thai rõ ràng gây ra vấn đề cho bà mẹ vì nó ảnh hưởng hệ sinh sản của chị ta, sức khỏe chung của chị ta, gây khó chịu khi mang thai và khó khăn lúc sinh. Còn có ảnh hưởng lên các bào thai vì tình trạng thiếu chỗ sẽ gây ra tình trạng đẻ non, mà như thế sẽ đưa đến một số vấn đề về sức khỏe của chúng. Thêm nữa, các chi phí xã hội sẽ tăng do phải tăng cường việc Chăm sóc Đặc biệt.

Vì điều này, người ta thường đưa ra giải pháp được gọi là sự khử thai có chọn lọc (selective reduction of the pregnancies) cho vấn đề đa thai do sự thụ tinh trong ống nghiệm, nghĩa là phá bớt một số bào thai. Đây lại là một ‘nỗi đau’ đối với bà mẹ, nhất là đối với những ai nặng lòng về mặt đạo lý. Ngay cả cho dù việc này được chấp nhận về mặt đạo đức, những người này sẽ vẫn chịu sự dằn vặt. (20).

----------------------------------------

CHÚ THÍCH

1. Xem Patrick T. McCormick & Russell B. Connors, Jr. Facing Ethical Issues (Đối diện với những vấn đề đạo đức). (New York: Paulist Press, 2002), các trang 338-340.

2. Thomas A. Shannon, An Introduction to Bioethics – Dẫn Nhập vào Đạo Đức Sinh Học, xuất bản lần thứ ba. (New York: Paulist Press, 1997), trang 57.

3. William E. May, William E. May, Catholic Bioethics and the Gift of Human Life – Đạo Đức Sinh Học Công Giáo và Tặng phẩm Sự Sống Con Người. (Huntington, Indiana: Our Sunday Visitor, Inc., 2000), trang 73-74.

4. Walter Wadlington, “Reproductive Technologies, Artificial Insemination – Các kỹ thuật sinh sản, sự thụ tinh nhân tạo,” Warren T. Reich chủ biên, Encyclopedia of Bioethics. Tái bản lần thứ hai có sửa chữa. (New York: McGraw-Hill, 1995) trang 2217.

5. Xem William E. May, Catholic Bioethics and the Gift of Human Life (Huntington, Indiana: Our Sunday Visitor, Inc., 2000), trang 75.

6. American Society for Reproductive Medicine – Hiệp hội Y học Sinh sản Mỹ, http://www.asrm.Org/Patients/faqs.html#Q7.

7. William E. May, William E. May, Catholic Bioethics and the Gift of Human Life (Huntington, Indiana: Our Sunday Visitor, Inc., 2000), chương 3.

8. Các loại thuốc gây rụng trứng như Clomid, Pergonal, và Metrodin giúp phụ nữ sản sinh khá nhiều noãn (oocyte/ovum) để thu hoạch và cho những lần thụ tinh kế tiếp.

9. Thí dụ, bằng cách hút qua âm đạo được hướng dẫn bằng siêu âm, phương pháp không cần gây mê tổng quát.

10. William E. May, William E. May, Catholic Bioethics and the Gift of Human Life (Huntington, Indiana: Our Sunday Visitor, Inc., 2000), các trang 75-76; cũng xem Patrick T. McCormick & Russell B. Connors, Jr. Facing Ethical Issues – Đối diện với những vấn đề đạo đức. (New York: Paulist Press, 2002), trang 308.

11. Homologous artificial insemination.

12. Heterologous artificial insemination

13. Xem William E. May, Catholic Bioethics and the Gift of Human Life (Huntington, Indiana: Our Sunday Visitor, Inc., 2000), các trang 75-76; cũng xem Patrick T. McCormick & Russell B. Connors, Jr. Facing Ethical Issues (New York: Paulist Press, 2002), trang 77.

14. Thomas A. Shannon, An Introduction to Bioethics, xuất bản lần ba, có sửa chữa và cập nhật. (New York: Paulist Press, 1997), trang 62.

15. Thomas A. Shannon, An Introduction to Bioethics, xuất bản lần ba, có sửa chữa và cập nhật. (New York: Paulist Press, 1997), trang 62-64.

16. Thomas A. Shannon, An Introduction to Bioethics, xuất bản lần ba, có sửa chữa và cập nhật. (New York: Paulist Press, 1997), trang 61-62.

17. Sđd., trang 62.

18. Về mặt kỹ thuật, những cá nhân này không là người cho vì họ nhận phí dịch vụ. Tiêu biểu như đàn ông nhận từ 25 đến 50 mỹ kim cho một mẫu tinh trùng, còn phụ nữ nhận tới 1.300 đến 2.000 mỹ kim hay cao hơn cho mỗi lần bán trứng. Như Walter Wadlington nhận xét chính xác, “từ ‘người cho tinh’ là từ dùng sai vì trong thực tế đã có sự bù đắp.” Xem Walter Wadlington, “Các kỹ thuật sinh sản, sự thụ tinh nhân tạo,” Warren T. Reich biên tập, Encyclopedia of Bioethics – Bách khoa về Đạo Đức Sinh Học. Tái bản lần thứ hai có sửa chữa (New York: McGraw-Hill, 1995) trang 2220.

19. Thomas A. Shannon, An Introduction to Bioethics, xuất bản lần ba, có sửa chữa và cập nhật. (New York: Paulist Press, 1997), trang 58.

20. Patrick T. McCormick & Russell B. Connors, Jr. Facing Ethical Issues – Đối diện với những vấn đề đạo đức. (New York: Paulist Press, 2002), trang 309.