Ngày 15-07-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:16 15/07/2011
BỐN MÙÀ KHÔNG CHUẨN
N2T

Có một nhà giàu đêm mùa đông thì mặc áo lông, đội mũ lông, ở trong nhà có lò sưởi đang cùng bạn bè uống rượu, uống cho đến khi nóng người, toàn thân toát mồ hôi. Thế là ông ta cất mũ lông, vừa mở cúc áo vừa lớn tiếng nói:
- “Mùa đông năm nay trời quá ấm áp, tôi e rằng “bốn mùa không chuẩn”.
Người đầy tớ ở ngoài cửa nghe được thì rất giận dữ, bèn nói vào:
- “Ông chủ ở trong nhà nói bốn mùa không chuẩn, thực ra, con đứng ngoài cửa coi thì bốn mùa rất là chuẩn à ?

Suy tư:
Ông chủ ăn sung mặc sướng, mùa đông có áo lông ấm áp, đội mũ lông cũng ấm đầu, thì làm gì biết trời lạnh trời nóng, do đó mới nói thời tiết bốn mùa không chuẩn. Thời tiết bốn mùa rất chuẩn, cảm thấy không chuẩn là vì con người biết tìm cách chế ngự cái lạnh cái nóng của thời tiết bốn mùa, nếu thời tiết không chuẩn thì con người làm sao biết lúc nào mùa hè để sắm máy quạt máy lạnh, lúc nào mùa đông mà sắm áo long áo kép, mũ lông, giày vớ để ấm toàn thân…
Người giàu tiền bạc vật chất sống quá đầy đủ nên không thấy nỗi khổ cực của người nghèo, nên họ thường khinh bỉ coi thường người nghèo, họ nói rằng người nghèo sống không có trình độ, người nghèo sống không sạch sẽ, mất lịch sự.v.v…họ quên mất rằng phú quý sinh lễ nghĩa, và không phải người nghèo nào cũng đáng khinh dễ ? Nếu bây giờ những người giàu có ấy thất cơ sa thế, không tiền không bạc, không nhà cao cửa rộng thì chắc chắn là sống còn tệ hại hơn cả người nghèo nữa.
Thời tiết bốn mùa đều chuẩn, người nghèo nào cũng có nhân phẩm của họ.
Tất cả những người Ki-tô hữu đều biết rằng người nghèo chính là ngân hàng bác ái của họ, để họ đầu tư vào đó và mua đuợc thiên đàng.
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 16 TN A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:18 15/07/2011
CHÚA NHẬT 16 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Mt 13, 24-43
“Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt”.


Anh chị em thân mến,
Lúa và cỏ lùng cùng phát triển trong một cánh đồng, người tốt và người xấu cùng sống trong một xã hội, thiện và ác cùng tồn tại trong mỗi một con người, đó là một sự thật mà bất kỳ ai cũng đều nhận thấy, bởi vì đó chính là một thực tế để cho nhân loại thấy được tình yêu của Thiên Chúa dành cho người tốt cũng như người xấu, khi cả người tốt lẫn người xấu đều được hưởng ân huệ của Ngài ban cho trong vũ trụ.

Lúa và cỏ lùng cùng lớn lên trong ruộng, tức là cùng được chia phần với nhau về nước, ánh mặt trời và các thứ phân bón mà chủ ruộng dành cho cây lúa, nhưng đến mùa gặt thì lúa sẽ được cất giữ vào kho còn cỏ lùng thì bị đốt thiêu rụi. Hình ảnh ví dụ này cần phải đánh thức những tâm hồn tội lỗi của chúng ta – là những người Ki-tô hữu- đã được hưởng biết bao là ân huệ của Thiên Chúa ban cho trong cuộc sống, nhưng vẫn cứ sống trong tội lỗi và làm gương xấu cho những người chung quanh...

Người tốt và người xấu cùng sống trong xã hội, và có khi không phân biệt được ai là người xấu và ai là người tốt, bởi vì có người nhìn dáng vẻ bên ngoài thì là tốt nhưng trong lòng thì chứa cả bồ dao găm; có người thì ăn nói ngon ngọt dễ nghe nhưng trong lòng thì đầy những mưu mô ác độc hại người; có người khi nhìn thì cứ tưởng là người xấu, nhưng họ lại có cả một tấm lòng đại lượng bao dung biết giúp đỡ người khác...

Người tốt và người xấu, cả hai cùng chung sống trong xã hội, và có khi chúng ta lên tiếng oán trách Thiên Chúa rằng: Chúa ạ, cái thằng cha ấy rượu chè cờ bạc bê tha, con mẹ ấy đĩ thỏa lăng loàn mất nết vậy, mà sao Chúa lại để cho chúng nó sống, lại còn ban cho gia đình nó giàu có, còn con đây ngày ngày đi lễ đọc kinh mà nghèo vẫn nghèo, cha mẹ bệnh hoạn, con cái thất nghiệp, có phải Chúa bất công không ?

Người tốt và người xấu cùng sống trong xã hội, nếu chúng ta có đức tin đủ mạnh thì chúng ta dễ dàng nhận ra người xấu là tấm gương soi, để chúng ta thấy lại cuộc sống của mình, nếu không có ơn của Thiên Chúa thì chúng ta sẽ trở nên tồi tệ hơn họ nhiều, và khi nhìn thấy cuộc sống của người tội lỗi thì chúng ta đủ kịp xét mình đừng sống như họ, nhưng càng phải trở nên tốt lành hơn và làm gương lành cho họ.

Thiện và ác cùng tồn tại trong mỗi một con người, kể cả những người đạo đức thánh thiện, bởi vì để dành cho được Nước Trời mà thiện ác trong chúng ta phải giao chiến từng giây từng phút không ngơi nghỉ. Cái thiện của người bình thường là cái thiện của sự ăn ngay ở lành, là cái thiện “phổ thông” ai cũng phải thực hiện, nhưng cái thiện của người Ki-tô hữu là thiện như Cha trên trời, không những ăn ngay ở lành mà còn phải đem cuộc sống vui buồn của mình biến thành của lễ hy sinh dâng lên Thiên Chúa, tức là trở nên giống Chúa Giê-su vì anh em mà hiến tế chính mình, đó là cái thiện đích thực để chiến thắng cái ác trong chúng ta và nơi xã hội mà chúng ta đang sống.

Anh chị em thân mến,
Bài dụ ngôn lúa và cỏ lùng mà Giáo Hội cho cho chúng ta nghe trong Tin Mừng của chúa nhật này, là một đề tài thời sự luôn nóng bỏng giữa xã hội mà chúng ta đang sống. Ở đâu cũng thấy lúa và cỏ lùng đang cùng tồn tại, và có khi cỏ lùng cao vượt cả lúa làm đức tin của chúng ta bị lung lay và tự hỏi: có Thiên Chúa trong vũ trụ không ?

Thiên Chúa vẫn tồn tại muôn đời, vũ trụ thế gian này có ngay sẽ qua đi, và thiện ác sẽ phơi bày trước mặt bàn dân thiên hạ trong ngày phán xét, cỏ lùng sẽ tách hẳn ra một bên và sẽ bị bỏ vào lửa thiêu đốt đời đời, lúa sẽ được cất vào kho vĩnh phúc trên thiên đàng.

Đức Tin của người Ki-tô hữu là ở đó, ở trong ruộng mà cỏ lùng và lúa đang cùng tồn tại, để cái thiện của người Ki-tô hữu vượt lên cao, trở thành gương tốt cho mọi người...

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:19 15/07/2011
N2T

23. Nếu tôi nhìn thấy tội lỗi xấu xa của mình thì cảm thấy khó mà chấp nhận; nếu như tôi nhắm mắt không nhìn bản thân mình thì tôi không thể tránh khỏi cái chết; tự mình chán ghét mình cố nhiên là bất hạnh.

(Thánh Anselm)
 
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:20 15/07/2011
HỘ KHẨU
Một bà giáo dân từ văn phòng nhà xứ đi ra, mặt cau có không vui, đứa con trai đứng đợi ngoài cổng hỏi:
- “Cha không chứng nhận à ?”
- “Cha gì kỳ cục, xin chứng nhận giấy Rửa Tội mà đòi phải có hộ khẩu”.

----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một người Hồi Giáo viết về Hồi Giáo
Vũ Văn An
05:21 15/07/2011
Tháng 9 năm 2009, Trường Luật của Đại Học New York khai mạc Viện Strauss dành cho việc nghiên cứu cao cấp về Luật và Công Lý. Mục đích của Viện là chào đón các nhà nghiên cứu khắp thế giới và giúp họ nghiên cứu các chủ đề trong phạm vi luật pháp và công lý theo nghĩa rộng rãi nhất. Tập chú hoàn toàn có tính liên ngành và trong tương lai, họ chào đón luôn những nhà nghiên cứu không hẳn thuộc phạm vi luật pháp.

Một trong các nhà nghiên cứu đó là Wael Farouq, gia nhập Viện này từ năm 2011. Ông vốn là người Hồi Giáo, sinh tại Cairo, Ai Cập và là giáo sư Hồi Giáo Học tại Phân Khoa Thần Học Coptic Công Giáo ở Cairo (2005-2008), giáo sư tại phân khoa Luật của Đại Học Macerata từ năm 2005 và là giảng viên tại Viện Ngôn Ngữ Ả Rập tại Đại Học Hoa Kỳ ở Cairo từ năm 2006. Farouq cũng giữ nhiều mục cho nhiều tờ báo Ả Rập và Ý và là chủ tịch Trung Tâm Văn Hóa Tawasul về đối thoại liên văn minh.

Tâm trí Ả Rập và mầm mâu thuẫn của Hồi Giáo

Chủ đề ông chọn nghiên cứu dưới sự bảo trợ của Viện Strauss là Islam, Arab mind, fiqh and language, An analysis of the factors which shaped Arab mind and constituted the seeds of contemporary Islam’s contradictions and problematic issues (Hồi Giáo, tâm trí Ả Rập, fiqh và ngôn ngữ. Phân tích các nhân tố lên khuôn tâm trí Ả Rập và tạo nên mầm mống cho các mâu thuẫn và các vấn đề tranh cãi của Hồi Giáo hiện đại)

Với dự án này, ông muốn đề cập tới 3 vấn đề có liên hệ không những với xã hội Ả Rập và Hồi Giáo đương đại mà còn với thế giới nói chung, nhất là vì bối cảnh chính trị, kinh tế và chiến lược hiện nay khiến cho việc hiểu biết nền văn hóa Ả Rập mỗi ngày một trở nên quan trọng hơn. Ba vấn đề đó là:

a) Điều mới mẻ do Hồi Giáo dẫn nhập có tính tôn giáo hay xã hội?

Với việc xuất hiện của Hồi Giáo, hai từ ngữ mới đã được đưa vào ngữ vựng Ả Rập đó là Islamjahiliya. Thực vậy, việc đầu tiên mà tôn giáo mới này phải làm là lựa cho mình một cái tên để định nghĩa cho mình và một cái tên khác tượng trưng cho phản đề của mình. Xét về ngữ học, chữ Islam là do gốc slm mà ra. Gốc này có nghĩa ngược với “bệnh tật”, “bị giết”, “bị bể”. Tương tự như thế, mọi từ ngữ từ gốc slm mà ra đều mang nghĩa liên quan tới “hòa bình”, “toàn vẹn”, “an toàn” và “hiến mình cho Thiên Chúa”. Mặt khác, nghĩa thần học của Islam, thành hình trong hai thế kỷ kế tiếp, thường được chấp nhận là “tùng phục Thiên Chúa Tối Cao trong bất cứ điều gì liên quan tới đời sống con người”. Ngược với từ ngữ này, xét theo quan điểm ngữ học, từ ngữ jahiliya, được Hồi Giáo sử dụng để định nghĩa phản đề của mình, thì có nghĩa là “giận dữ có liên hệ với bạo động chống lại người khác”, và chỉ tới giai đoạn hai, từ ngữ này mới bắt đầu chỉ thời gian trước khi có Hồi Giáo, một thời bị coi là thờ ngẫu tượng, tin lầm và bác bỏ niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất.

Ngoài điều trên, các nhà nghiên cứu vẫn cho là Hồi Giáo không đem thêm được gì nhiều so với các tôn giáo trước đó, tức Do Thái Giáo, Kitô Giáo và đạo Hanifiya, một tôn giáo thuần túy độc thần mà có người cho là tôn giáo đích thực của Ápraham. Sự kiện này được chính các bản văn Hồi Giáo xác nhận. Chính Tiên Tri Muhammad từng nói: “Ta được sai đến để đem luân lý tới chỗ hoàn hảo”. Một xác nhận khác chính là các điều kiện cần phải có để gia nhập Hồi Giáo, trong số các điều kiện ấy, ta thấy có việc phải tin Do Thái Giáo, Kitô Giáo và mọi tiên tri, vì Hồi Giáo ra đời với mục đích sửa chữa lại các méo mó gây ra cho mạc khải bởi “Người của Sách” (ahl al-kitab), tức người Do Thái Giáo và người Kitô Giáo. Bởi thế, ta hiểu rằng Hồi Giáo xuất hiện không vì lý do nào khác hơn là việc biến đổi xã hội jahily vốn xây dựng trên ý niệm ‘asabiya (tình liên đới và sự gắn bó bộ lạc) và trên việc sử dụng bạo lực làm phương tiện sinh hoạt chung, thành một xã hội xây dựng trên tình anh em bắt nguồn từ đức tin và nhân tính, một xã hội trong đó người ta chia sẻ cuộc sống, kính yêu và tín thác Đấng Tạo Hóa của mình, Đấng mà họ hoàn toàn phó thác, vì Người là Đấng ban cho mọi loài sự tồn hữu của chúng, mà không cần đến bạo lực hay tranh chấp nhân bản. Như thế, vì lý do này, phải chăng cuộc hijra (di cư) của Tiên Tri Muhammad từ Mecca tới Medina không hẳn chỉ là một cuộc trốn chạy khỏi cảnh bạo lực của những kẻ tin lầm và mưu toan ám hại của họ, mà đúng hơn là một hành vi có tính biểu tượng với ý nghĩa muốn thoát ly khỏi xã hội jahily có tính bộ lạc để bước vào xã hội của những người Hồi Giáo có lòng tin? Có phải đấy là lý do tại sao Hijra vẫn tiếp tục được thực hiện cho đến mãi cuối triều Caliph thứ hai là Omar b. al-Kattab (năm 644 d.C.) bởi những người muốn chứng tỏ sự gắn bó của mình đối với Hồi Giáo? Phải chăng đấy là lý do tại sao hành động đầu tiên tại Medina của Tiên Tri Muhammad là nối kết những người muhajirun (các người Hồi Giáo di cư từ Mecca tới Medina để tránh bách hại) làm anh em với những người ansar (các cư dân Medina chấp nhận Hồi Giáo và sẵn sàng giúp đỡ và che chở các người Hồi Giáo đến từ Mecca), và nhờ thế đã tạo nên một xã hội mới xây dựng trên liên hệ đức tin chứ không trên liên hệ huyết tộc?

b.) Nguồn gốc các mâu thuẫn trong Hồi Giáo ngày nay: có phải vì đây là một tôn giáo chống đối các giá trị bộ lạc nhưng lại được phát biểu bằng một ngôn ngữ có tính hệ thống hóa chính các giá trị bộ lạc mà nó muốn loại bỏ?

Ta biết chỉ non một trăm năm sau ngày Tiên Tri Muhammad qua đời, người Hồi Giáo đã cai trị hầu hết cựu thế giới. Người Ả Rập rời bỏ sa mạc của họ để vươn tới những nền văn minh nông nghiệp bao quanh họ và trà trộn với nhân dân của những nền văn minh này. Kết quả là cả ngôn ngữ của họ cũng bị pha trộn luôn. Cho đến một lúc nào đó, họ thấy cả nền văn hóa lẫn tôn giáo của họ, vốn tùy thuộc nhiều vào lời lẽ truyền miệng được học thuộc lòng, đang đối diện với một nguy cơ: nếu ngôn ngữ mai một, thì cả tôn giáo lẫn bản sắc của họ cũng sẽ mai một theo. Do đó, một biến cố có tính lịch sử về văn hóa đã xẩy ra: hàng nghìn học giả rời bỏ gia đình, cỡi lạc đà, chở theo cả hàng trăm tấn giấy mực, chu du khắp vùng sa mạc để tìm tòi những bộ lạc Ả Rập bị cô lập nhiều hơn cả. Người ta kể lại rằng có những bộ lạc không hề biết tới sứ mệnh của Tiên Tri Muhammad.

Các học giả trên ghi chép mọi điều những người Ả Rập vốn giữ được nét tinh ròng của ngôn ngữ nhờ tình trạng cô lập này nói với họ. Trong lịch sử ngôn ngữ Ả Rập, thời kỳ này được gọi là “thời đại thu thập và ghi chép”. Các bản văn của thời này, sau đó, đã trở thành nguồn tham chiếu chính đối với việc giải thích Kinh Kôrăng và Kinh Hadith, hai nguồn chính của Luật Hồi Giáo (shari’a). Nhờ cách này, ngôn ngữ bộ lạc do các học giả trên ghi lại, và sau đó, cả nền văn hóa và truyền thống bộ lạc nữa, đã trở thành nguồn tham chiếu chính để hiểu Hồi Giáo, một tôn giáo xuất hiện với mục đích hủy diệt chính nền văn hóa bộ lạc đó. Sự nghịch lý này phải chăng đã giải thích được các mâu thuẫn vẫn thấy trong các bản văn nguồn, như Kinh Kôrăng chẳng hạn, cũng như trong cả hệ thống luật lệ lẫn nhận thức từ đó phát sinh ra? Phải chăng, sau diễn trình tạo ký ức diễn ra trong thời kỳ ghi chép, và do những phương tiện chuyên biệt dùng để sao chép và truyền bá các bản văn trên, tâm trí Ả Rập bị chính các bản văn ấy giam hãm, bất kể các bản văn nguồn? Thực vậy, dù ta không tìm được bất cứ câu nào trong Kinh Korăng mà câu ấy lại không mời gọi ta suy tư, ngẫm nghĩ, sử dụng lý trí và biện phân, nhưng đồng thời ta cũng thấy chữ “tâm trí”, theo nguyên ngữ Ả Rập, phát xuất từ danh từ chỉ diễn trình “trói chân gia súc lại với nhau” để chúng hết di chuyển hay đứng được. Áp dụng vào đạo đức học và tôn giáo, diễn trình đó trở thành “tâm trí” vì nó giữ cho người có nó khỏi rơi vào rắc rối, và đo đó, giới hạn sự di chuyển của họ. Theo nhà luật học Hồi Giáo al-Ghazali, “tâm trí, khi chứng thực tính chân lý của Tiên Tri Muhammad, phải ngưng không được hành động nữa”.

c.) “Tâm trí luật học (fiqh)”, được lên khuôn từ nhiều thế kỷ trước, vẫn ảnh hưởng đến mức nào và ảnh hưởng cách nào đối với xã hội Ả Rập?

Quan niệm “tâm trí” áp dụng vào luật học Hồi Giáo trên đây từng thống trị mọi sinh hoạt trí thức trong xã hội Hồi Giáo. Muốn dùng một cái tên để diễn tả nền văn minh Hồi Giáo, thiết tưởng người ta có thể gọi nó là “nền văn minh fiqh”, giống như người ta thường gọi nền văn minh Hy Lạp là “nền văn minh triết học” và nền văn minh hiện đại của Âu Châu là “nền văn minh khoa học và kỹ thuật”. Thực thế, nếu ta xem sét các sản phẩm trí thức của nền văn minh Hồi Giáo cả về lượng lẫn về phẩm, ta sẽ thấy fiqh đứng đầu bảng một cách không thể lầm lẫn được. Số những điều được viết trong các sản phẩm ấy, bất luận dài ngắn khác nhau, bất luận là trình bày, là giải thích hay là giải giải của giải thích, thì nhiều vô kể. Ta còn có thể nói rằng cho mãi gần đây, không gia đình Hồi Giáo nào trong thế giới Ả Rập hay giữa lòng Á Châu hoặc Phi Châu mà lại không có một cuốn sách về fiqh trong nhà. Nói cách khác, không một người Hồi Giáo có chút vốn liếng ngôn ngữ Ả Rập nào lại không trực tiếp tiếp túc với các sách fiqh. Về phương diện này, fiqh phải được coi như một trong những tài sản được phân phối đồng đều nhất giữa người dân các xã hội Ả Rập và Hồi Giáo. Thành thử, lẽ đương nhiên, fiqh có ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ đối với các xã hội ấy, không phải chỉ trong tác phong cá nhân và cộng đoàn, vốn là mục tiêu hàng đầu, mà còn cả trong “tác phong trí thức” của các xã hội ấy nữa nghĩa là trong cách họ suy nghĩ và sáng chế trí thức. Vì các sự kiện này, người ta có quyền cho rằng việc khảo sát tường tận tâm thức fiqh, ngay trong các giai đoạn phát triển của nó, sẽ đóng một vài trò quan trọng giúp ta hiểu xã hội Ả Rập ngày nay, quan điểm của họ đối với dân chủ, nhân quyền, công lý và các chủ đề khác của thế giới hiện đại.

Kẻ thù lớn nhất của Hồi Giáo cực đoan là tự do

Viết cho AsiaNews ngày 8 tháng 6 vừa qua, Farouq cho rằng việc tham gia chính trị Ai Cập của nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo là điều hợp pháp. Vì ý muốn tự do biểu dương trong cuộc nổi dậy ở Công Trường Tahrir đang thay đổi phong trào duy Hồi Giáo này. Theo ông, “Tự do là kẻ thù lớn nhất của chủ nghĩa cực đoan. [Nên] tôi ủng hộ quyền của Huynh Đệ Hồi Giáo được tham gia sinh hoạt chính trị. Loại bỏ họ là đi ngược lại các lý tưởng của nền văn minh mà chúng tôi từng tranh đấu cho trong cuộc cách mạng tại Công Trường [Tahrir]”.

Đối với Farouq, vốn là phó chủ tọa hội nghị liên tôn tại Cairo hồi tháng 10 năm ngoái do cơ quan Công Giáo Hiệp Thông Và Giải Phóng đồng bảo trợ, các biến cố diễn ra tại Công Trường Tahrir là một cuộc cách mạng của niềm tin và luân lý do người Ai Cập chủ động. Họ bỗng hiểu ra rằng họ có thể thay đổi sự việc tại đất nước họ bằng cách dóng lên các đòi hỏi và nguyện vọng của mình. Những người biểu tình này không bị bất cứ một ai giật dây, không theo bất cứ đảng phái hay ý thức hệ nào, chỉ tin vào các lý tưởng tự do và công lý.

Hiện tượng trên đánh dấu một điều hoàn toàn mới mẻ, độc đáo, song song với cùng một hiện tượng diễn ra tại Tunisia. Biến cố này làm Mubarak hoảng sợ vì loại bất ổn này chưa bao giờ có trong truyền thống Ả Rập. Ông ta không dập tắt được cuộc nổi dậy vì ông ta thiếu khả năng đương đầu với những thay đổi trong ý thức.

Theo Farouq, chính người trẻ Kitô Giáo và Hồi Giáo đứng ra tổ chức các cuộc biểu tình. Họ cùng làm việc với nhau trong và sau cuộc cách mạng, bất chấp các dị biệt tôn giáo, chỉ chú ý tới các đòi hỏi và ước nguyện của mình. Ông cho hay: “Trong cuộc cách mạng, không hề có cuộc tấn công nhà thờ nào. Chính mắt tôi chỉ thấy người Hồi Giáo bảo vệ người Kitô Giáo và ngược lại, khi gặp đụng độ”. Sự đoàn kết này vẫn kéo dài cả 6 tháng sau cuộc nổi dậy, dù chế độ luôn mưu toan chia rẽ họ. Những bất ổn gần đây không phải giữa người Kitô Giáo và người Hồi Giáo mà là giữa người Ai Cập thuộc cả hai tôn giáo và các phần tử của chế độ cũ, những người không muốn có dân chủ và một nhà nước dân sự.

Ông cho rằng các lý tưởng của cuộc cách mạng trên đang ảnh hưởng tới nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo. Nhóm này vốn là nhóm duy Hồi Giáo lâu đời nhất tại Ai Cập. Người ta vẫn tố cáo nó có âm mưu trám chỗ trống do Mubarak để lại và biến Ai Cập thành một quốc gia duy Hồi Giáo. Tuy nhiên, trong thực tại mới ngày nay, Huynh Đệ Hồi Giáo không làm ông sợ sệt.

Ông tin rằng, sau cách mạng, nhóm trên đã tách thành 4 phe đảng và việc chia rẽ này vẫn đang tiếp tục. Một trong 4 đảng này khá cởi mở, từng tham gia cuộc cách mạng. Họ từng chống đối phe lãnh đạo phong trào bằng cách đòi cho có nhiều trong sáng hơn và đã từ bỏ các chủ trương cực đoan. Nhiều lãnh tụ khác muốn tách chính trị ra khỏi tôn giáo. Họ hiểu rằng người dân muốn có một nhà nước thế tục chứ không phải một nhà nước Hồi Giáo. Cương lãnh của đảng Công Lý và Tự Do, một đảng của Huynh Đệ Hồi Giáo và được phép ra tranh cử, minh nhiên nói tới một nhà nước dân sự đặt căn bản trên truyền thống Hồi Giáo chứ không trên luật Sharia. Họ cũng chấp nhận khả thể có tổng thống là một Kitô hữu.

“Từ thập niên 1950, các nhóm cực đoan từng phải sống dưới các chế độ độc đoán, bị chúng bách hại và ngăn cấm. Họ chưa bao giờ được sống dưới các chế độ thực sự dân chủ. Tự do là kẻ thù lớn nhất của chủ nghĩa cực đoan. Nên tôi ủng hộ quyền của Huynh Đệ Hồi Giáo được tham gia sinh hoạt chính trị. Điều này sẽ đẩy các nhóm cực đoan ra bên lề và bị cô lập hơn”.

Sau cuộc gặp gỡ liên tôn hồi tháng 10 năm ngoái, và sau các biến cố tại Công Trường Tahrir, nhiều nhóm làm việc đã được cả người trẻ Hồi Giáo và Kitô Giáo thành lập, dưới sự hướng dẫn của các học giả và giáo sư đại học. Họ không phải là các nhà tranh đấu chính trị, nhưng sẵn sàng giúp các đảng có khuynh hướng tự do tổ chức các nghị trình chính trị của họ, chuẩn bị cho các kỳ tuyển cử vào tháng 9 tới.

Từ các sinh hoạt trên, đã phát sinh ra một ủy ban quốc tế, trong đó, người ta thảo luận và tìm hiểu xem các phong trào tự do có thể phối hợp hành động của mình ra sao, khởi từ các lý tưởng xuất hiện từ các cuộc biểu dương tại Công Trường Tahrir. Mục tiêu là thành lập một mặt trận tự do để tranh cử nay mai. Farouq cho hay: “Chúng tôi đang tranh đấu để có được một hiến pháp biết bảo vệ tư cách công dân của các nhóm thiểu số”.
 
Linh Mục Dòng Đa Minh bị ám sát được tưởng nhớ
Bùi Hữu Thư
06:13 15/07/2011
Là một linh mục "giúp cho mọi người trở nên tốt lành hơn"

Winter Haven, Florida -- Ngày 12 tháng 7, cảnh sát đã bắt giữ Jeremy Wayne Manieri, 31, một người cư ngụ tại Waveland về tội ám sát linh mục Dòng Đa Minh Edward Everitt. Anh ta bị bắt tại Polk County, Florida, về phía Tây Nam của Orlando, và đã phải ra hầu tòa lần đầu tiên vào ngày 13 tháng 7 tại Florida.

Jeremy Wayne Manieri đang làm gác dan tại Nhà Tĩnh Tâm Đa Minh của Tỉnh Dòng Đa Minh ở Louisiana . Anh này là một tội nhân đã bị lên án về tội vi phạm tính dục. Theo gia trang liệt kê các tội nhân vi phạm tính dục (Sex Offender Website), Manieri bị kết án năm 2006 về tội "xâm phạm một trẻ em hay một người có bệnh tâm trí, không tự bảo vệ mình được với mục đích lạm dụng tính dục." Anh ta cũng đã có trát hầu tòa về tội trộm cắp tại Escambia County, Florida.

Trong buổi họp báo ngày anh bị bắt giữ, Cảnh Sát Trưởng Waveland, Jimmy Varnell nói việc ám sát có vẻ liên quan đến một vụ cướp bóc, và xác định là chiếc bóp của cha đã bị mất tích. Anh ta đã ăn cắp chiếc xe hơi SUV của cha Everitt có trang bị hệ thống OnStar.

Giới công quyền cho hay hệ thống theo dõi vị trí của xe hơi OnStar (Auto Tracking System) đã giúp cho cảnh sát tìm được anh Marineri. Cảnh Sát Trưởng Varnell đang chờ đợi việc trục xuất anh Manieri từ Florida sang Mississippi. Việc này sẽ xẩy ra trong vài ngày nữa.

Một giới chức của Tỉnh Dòng Đa Minh Thánh Martin de Porres cho hay: Một linh mục thuộc tỉnh dòng Đa Minh ở Louisiana được khám phá là đã bị bắn chết ngày 11 tháng 7 tại Nhà Tĩnh Tâm của Tỉnh Dòng tại Mississippi, là một "linh mục tốt lành và một nhà giảng thuyết giỏi."

Linh Mục Edward Everitt bị ám sát trong khi ngài cư ngụ tại nhà Tĩnh Tâm Cuối Tuần của các tu sĩ Đa Minh tại Waveland, Mississippi.

Cha là cha chánh xứ Giáo Xứ Thánh Linh (Holy Ghost Church) tại Hammond và Giáo Xứ Đức Mẹ Pompeii (Our Lady of Pompeii Church) tại Tickfaw trong Giáo Phậm Baton Rouge.

Linh Mục Dave Caron, bề trên phụ tỉnh của Tỉnh Dòng Đa Minh Thánh Martin de Porres nói: Cha Everitt thường đến nghỉ ngơi tại nhà Tĩnh Tâm ở Waveland trong các ngày nghỉ lễ.

Theo một bản tin của Gia Trang của Tỉnh Dòng, nhà Tĩnh Tâm được xây cất sau trận bão Katrina.
 
Hội Đồng Tòa Thánh Về Mục Vụ Y Tế có tân Tổng Thư Ký
Nguyễn Trọng Đa
07:02 15/07/2011
Mối quan tâm mục vụ của ĐTC Biển Đức XVI đối với người dân Châu Phi

ROMA - ĐTC Biển Đức XVI bổ nhiệm Đức Giám mục Jean-Marie Mate Musivi Mupemdawatu, giáo phận Butembo-Beni (Cộng hòa Nhân dân Congo), làm Tổng thư ký – tức “nhân vật số hai" – của Hội đồng Tòa thánh về Mục vụ y tế. Từ năm 2009, Đức Cha là Phó tổng thư ký của Hội đồng này.

Đức Cha Jean-Marie Mate Musivi Mupendawatu sinh ra ở Zaire cũ, ở khu vực Bắc Kivu, tại Lubero, năm 1955.

Ngài đã học triết học và thần học tại chủng viện "Piô X" ở Bukavu và ở chủng viện đại học "Gioan Phaolô II" ở Kinshasa.

Ngài được truyền chức linh mục năm 1982 ở Giáo phận Butembo-Beni (Cộng hòa Nhân dân Congo).

Ngài là giáo sư, rồi làm Giám đốc tiểu chủng viện Musienene (1982-1985); sau đó tại Canada, làm tuyên úy tại "Trung tâm Dịch vụ y tế Verdun" và "Bệnh viện Montreal" dành cho người già.

Từ năm 1985 đến năm 1989, ngài hoàn tất việc học ở Roma với bằng tiến sĩ giáo luật tại Đại học Giáo Hoàng Urbanô.

Năm 1991, ngài bắt đầu làm việc trong Hội đồng Tòa thánh về Mục vụ y tế. Ngài được ĐTC Biển Đức XVI bổ nhiệm làm Phó tổng thư ký của Hội đồng năm 2009.

Ngài là thành viên của Học viện Giáo hoàng về Sự sống, và là tác giả của nhiều cuốn sách khác nhau về đạo đức sinh học.

Cùng ngày, ĐTC Biển Đức XVI đã bổ nhiệm một tu sĩ dòng Camillô người Ý, 53 tuổi, làm Phó tổng thư ký - "nhân vật số ba" – của Hội đồng Tòa thánh về Mục vụ y tế: linh mục Augusto Chendi, Dòng Tôi tá Phục vụ Bệnh nhân (MI).

Cha kế nhiệm Đức Cha Mpendawatu, sau khi Đức Cha trở thành "nhân vật số hai" của Hội đồng.

Cha Augusto Chendi có bằng tiến sĩ thần học luân lý. Cho đến nay, cha làm việc tại Thánh Bộ Giáo lý Đức Tin. (Zenit 14-7-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Người Công giáo Philippines, chứng nhân anh hùng ở Libya
Nguyễn Trọng Đa
07:04 15/07/2011
Người Công giáo Philippines, chứng nhân anh hùng ở Libya

Tripoli - "Khi cuộc chiến kết thúc, công tác của người Công giáo sẽ vẫn là một trong những trang anh hùng nhất của Giáo Hội ở Libya", Đức Giám mục Giovanni Innocenzo Martinelli, Đại diện tông tòa ở Tripoli nói. Phát biểu với hãng tin AsiaNews, Ngài ca ngợi "công việc quý báu" của hơn 2.000 người Công giáo Philippines làm việc tại các bệnh viện địa phương, khi họ ở lại để giúp đỡ người dân nước này.

Giám mục nói: “Sau khi các lực lượng của NATO bắt đầu ném bom, hầu hết người nhập cư bị mất việc làm và bỏ chạy. Những người ở lại phải đối mặt với các khó khăn lớn lao".

Theo Ngài, nhiên liệu thường xuyên bị thiếu hụt ở các thành phố lớn của miền đông Libya (Tripolitania). Người dân phải xếp hàng dài để mua bánh mì và các nhu yếu phẩm khác.

Ngài giải thích: "Các y tá và bác sĩ Philippines đã chọn ở lại, không phải vì tiền, nhưng để phục vụ người dân Libya và Giáo Hội. Họ đối mặt với các khó khăn của chiến tranh với lòng can đảm và một ý thức trách nhiệm".

Nhiều người nhập cư từ miền Hạ Sahara, chủ yếu là công nhân xây dựng, cũng đã chọn ở lại. Họ đã chứng tỏ lòng can đảm lớn lao. Giám mục Giovanni giải thích: "Những người này đang hiến thời giờ và cuộc sống của họ cho Giáo Hội, và là một dấu hiệu của niềm hy vọng cho người dân Lybia".

Sau gần sáu tháng, chiến tranh vẫn còn bế tắc. Các cuộc không kích của NATO vẫn nhằm vào các địa điểm chiến lược do lực lượng Gaddafi kiểm soát. Điều này đã cho phép dân quân Benghazi tiến gần đến Tripoli hơn.

Tuy nhiên, các binh sĩ trung thành với người hùng Libya còn lâu mới bị đánh bại. Ngày 13-7, họ đẩy lùi một cuộc tấn công và làm chủ một số làng mạc cách thủ đô khoảng 100 km.

Ngày 15-7, Nhóm tiếp xúc với Libya gặp gỡ tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) để tiếp tục làm áp lực của họ lên Gaddafi, người vẫn từ chối ra đi, và tăng kinh phí tài trợ cho dân quân.

Đức Cha Martinelli hy vọng có một thỏa thuận ngừng bắn vào khoảng tháng Ramadan, tức tháng chay Hồi giáo, bắt đầu vào đầu tháng Tám.

Ngài nói: “Mọi người đã mệt mỏi vì cuộc xung đột này. Nhưng chúng ta không thể mệt mỏi để cầu nguyện xin Chúa soi sáng cho các nhà lãnh đạo, để họ có thể hạ vũ khí". (AsiaNews 14-7-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Ấn Độ: Các Giám mục lên án ba vụ đánh bom ở Mumbai
Phạm Kim An
07:05 15/07/2011
Ấn Độ: Các Giám mục lên án ba vụ đánh bom ở Mumbai

Các vụ nổ bom giờ cao điểm làm 17 người thiệt mạng và 140 người bị thương

MUMBAI, Ấn Độ - Các Giám mục Ấn Độ thể hiện tình đoàn kết và sự gần gũi của các ngài với nạn nhân của ba vụ đánh bom, vốn xảy ra trong giờ cao điểm ở Mumbai ngày 13-7, khiến ít nhất 17 người thiệt mạng và 140 người bị thương.

Các quả bom phát nổ ở ba khu vực đông dân cư của thành phố trong mưa lớn, bao gồm cả Zaveri Bazaar, một chợ đồ trang sức. Không có nhóm nào nhận trách nhiệm cho các vụ nổ này, vốn là cuộc tấn công bi thảm nhất vào thành phố, kể từ khi 15 tay súng đã giết chết khoảng 166 người năm 2008.

Hội đồng Giám Mục miền Tây Ấn Độ, đang họp ở Mumbai, dành một phút thinh lặng mặc niệm khi nghe biết các cuộc tấn công, theo hãng tin Fides. Hội đồng cũng dâng Thánh lễ cầu nguyện cho các nạn nhân, cầu nguyện "cho tất cả các gia đình đang khóc than đau khổ".

Đức Hồng y Oswald Gracias, Tổng Giám Mục tổng giáo phận Bombay (tức Mumbai), nói trong bản tin trên trang web của tổng giáo phận rằng "Giáo Hội Mumbai mạnh mẽ lên án các hành vi khủng bố này".

Bản tin nói rằng mọi Giám mục đưa ra "lời chia buồn với thành viên gia đình của những người đã thiệt mạng. Cộng đồng Kitô hữu đảm bảo dâng lời cầu nguyện cho các nạn nhân để tạo sức mạnh cho gia đình của họ. Tất cả các tổ chức Công giáo của chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ họ”.

"Trong tình đoàn kết với các công dân của Mumbai, chúng tôi cầu nguyện rằng tinh thần của tình yêu, hòa bình, hòa hợp, và thống nhất chiến thắng tất cả - trong thành phố và đất nước của chúng tôi, để cho sự cố như vậy không bao giờ tái diễn nữa".

Giám Mục phụ tá Agnelo Rufino Gracias, của Tổng giáo phận Bombay, nói với hãng tin Fides rằng Mumbai "bị rúng động. Chúng tôi rất buồn vì sự mất mát nhiều mạng sống và cuộc tấn công chống lại nạn nhân vô tội".

Ngài nói thêm: "Chúng tôi lên án tất cả các hình thức bạo lực, đặc biệt là chống lại những người vô tội. Các kẻ khủng bố đã chọn nơi tụ tập đông người để làm tăng cao số nạn nhân. Đây là một thảm kịch con người cho nhiều người và nhiều gia đình".

Ngài nói thêm: “Mục đích của các kẻ khủng bố là để tạo ra sự sợ hãi và bất ổn. Nhưng chúng tôi không cho phép điều này. [...] Chúng tôi sẽ không cho phép các lực lượng đen tối có một chỗ đứng, chúng tôi sẽ không bị tê liệt, và bạo lực sẽ không chiến thắng được". (Zenit 14-7-2011)

Phạm Kim An
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cuộc đời một Nữ tu Đa Minh Việt Nam 107 tuổi
Nt. Emmanel Nguyễn Thị Hiên, OP
08:46 15/07/2011
BẮC NINH - Năm 1904 bé Maria Nguyễn Thị Nga đã chào đời tại Ngọc Bảo - Sơn Lôi – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc là con thứ 4 trong số 7 người con của cụ cố Nguyễn Văn Dị và cụ bà Nguyễn Thị Thính.

Sống trong một gia đình đạo dức và thấm nhuần tinh thần phục vụ của song thân, nên năm 14 tuổi thiếu nữ Nguyễn Thị Nga đã có ý hướng dâng mình cho Chúa; nhưng vì dáng vóc của chị quá nhỏ nên đã bị từ chối; mãi năm 20 tuổi chị mới được nhận vào Nhà Mụ Xuân Hoà (Hiện nay là Tu Viện Nữ Đaminh Miền Bắc Ninh)

Năm 1954: Làn sóng người di cư vào Miền Nam, cùng với 11 nữ tu khác, chị đã quyết tâm ở lại Nhà Mụ Xuân Hoà, chị đã nhẫn nại, cần cù mưu sinh đễ gìn giữ từng tấc đất của Nhà Chúa và tiếp tục sống ơn gọi tận hiến cho đến ngày nay.

Trong những năm tháng Tuổi Xuân của đời tận hiến, chị đã được bổ nhiệm đến nhà thương Trung Lai (Bắc Giang) để phục vụ trong vòng năm năm; sau đó chị được mời về Xuân Hoà để phục vụ nhà thương Đồng Kê (Xuân Hoà - Bắc Ninh).

Tuổi xuân của chị chưa dừng lại nơi đây, bởi lẽ ai ai cũng nhìn thấy sự hy sinh miệt mài của chị trong thời bấy giờ, các nơi các chỗ mọi người đều di cư hết, đâu đâu cũng cần những người giữ nhà; đó là lý do mà cha xứ Mỹ (Kẻ Sặt) đã tha thiết xin chị về Kẻ Sặt để giữ nhà (đó là khu nhà mà hiện nay các chị em trong Hội Dòng Đaminh Rosa Lima Miền Hải Phòng đang phát triển).

Khi có người về Kẻ Sặt thay thế, chị lại được trở về Xuân Hoà là cái nôi đầu tiên chị đã chọn để sống đời Tận Hiến.

Cuộc đời của nữ tu thể hiện sự đơn sơ, âm thầm phục vụ. Nơi nữ tu phục vụ lâu nhất là Xuân Hoà, chị em đã học được nơi nữ tu sự bình an, không ca thán, và chấp nhận mọi khó khăn vất vả, chị luôn tỏ ra lạc quan và vui tươi trong mọi hoàn cảnh và bất chấp tuổi tác.

Hơn 80 năm sống trong Nhà Chúa, nữ tu sống trong cộng đoàn như hạt lúa được vùi sâu vào lòng đất, nữ tu chung vai chia sẻ hết tất cả sướng khổ, thăng trầm của cộng đoàn. Sự xả thân quên mình của nữ tu là tấm gương sáng cho tất cả những ai được diễm phúc sống bên chị.

Những năm tuổi già, tuy vóc dáng nhỏ bé và sức khoẻ không dồi dào cho lắm, nhưng ngày qua ngày nữ tu nhẫn nhục dâng những hy sinh, khổ đau lên Thiên Chúa, cầu nguyện cho mọi người và cho tất cả chị em đang dấn thân phục vụ.

Trang sử đời người nữ tu thật đơn sơ khiêm nhường. Nhưng trang sử đó thật tuyệt vời vì chính Thiên Chúa toàn năng đã khởi sự và Ngài còn tiếp tục kiện toàn trong những năm tháng của cuộc đời người nữ tu 107 tuổi vẫn đang hiện diện và đồng hành cùng với mỗi người chúng ta trong tràng chuỗi Mân Côi liên lỉ.

Theo người viết được biết Nữ tu Maria Nguyễn Thị Nga là tu sĩ lớn tuổi nhất trong các tu sĩ ở Việt nam. Chúng ta cùng tạ ơn Chúa với người nữ tu 107 tuổi, với chị em Đaminh và với tất cả các Nữ Tu Việt Nam về sự hãnh diện cùng với ”Cây Cổ Thụ” còn tràn đầy sức sống của đời Dâng Hiến.
 
Đôi dòng cảm nghiệm về khóa thường huấn của các nữ tu GP Bắc Ninh
Lương Thi Hồng
08:51 15/07/2011
BẮC NINH - Tiếp nối khóa thường huấn của các linh mục là khóa thường huấn của các nữ tu. Sau những ngày oi bức, vắng lặng của mùa hè Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Bắc Ninh lại tấp nập đông vui, những đoàn người đi lại, những tiếng cười nói rội rã đã chiếm chỗ của sự buồn tẻ, làm cho bầu khí cua Trung Tâm Mục Vụ thêm tươi vui rộn ràng, mọi người dường như quên đi cái nắng chói chang, nóng bức của mùa hè mang lại. Các học viên hân hoan tập trung về Trung Tâm Mục Vụ Bắc Ninh để tìm hiểu và học hỏi về môn Công Đông Vaticano II, do Cha Giáo Mattheu Vũ Khởi Phụng – Bề Trên Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà giảng huấn.

Xem hình ảnh

Lớp học gồm hơn 80 thành viên thuộc các Hội Dòng và tu hôi khác nhau trong Giáo Phận Bắc Ninh: Dòng Nữ Đaminh, Tu Hội Đức Mẹ Hiệp Nhất, Tu Hội Thánh Tâm và các chị em Trợ Tá Tông Đồ.

Như chúng ta đã biết, mục đích của lớp học này là nhằm học hỏi và trau dồi thêm kiến thức cho mỗi thành viên sau những ngày bận rôn với biết bao công việc trong Hội Dòng và Tu Hội của mình. Hơn nữa đây cũng là dịp để các chị em sống đời sống thánh hiến có cơ hội gặp gỡ, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm sống và mục vụ của mình, đặc biệt là sống tinh thần hiệp nhất, yêu thương trong tình gia đình Giao Phận.

Qủa thế, ý thức được tầm quan trọng này, thời gian tuy ngắn ngủi, nhưng từ cha giáo đến các học viên đều tỏ ra rất cố gắng và nhiệt tình, từ việc tham gia các giờ học trên lớp đến các giờ thảo luận nhóm và làm bài cá nhân. Tuy có những khó khăn về nhiều mặt như về nhiều độ tuổi khác nhau (có người đã tới U 70, có chị em mới ngoài đôi mươi), vì vậy mà trình độ rất khác biệt… Nhưng với sự khéo léo, pha chút dí dỏm, cha giảng huấn đã cố gắng trình bầy, móc nối các sự kiện thực tế trong đời sống để các học viên dễ hiểu, thấy được sự hấp dẫn và khám phá ra những điều mới lạ trong Công Đồng Vaticano II .

Trong những ngày đầu, cha giáo Mattheu đã trình bầy và giới thiệu cho các học viên về Đức Giáo Hoàng Pio XII và Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII. Ngài còn cho xem các đoạn phim, hình ảnh của hai vị Giáo Hoàng cùng các cuộc họp Công Đồng.

Tiếp đến cha giảng huấn mở rộng cho các học viên biết những trào lưu về nguồn trong Hội Thánh trước VaticanoII: Phụng vụ, Thần học của các Giao Phụ, Kinh Thánh và Đại kết.

Ngài nhấn mạnh về nguồn Kinh Thánh, chỉ có về nguồn con người mới thấy được đức tin của mình và các dấu chỉ của thời đại. Cha Mattheu đã cho thảo luận và làm bài về các dấu chỉ của thời đại, để thấy được mặt sáng, mặt tối nơi các dấu chỉ đó, và đòi hỏi mỗi học viên phải làm gì trong xã hội hôm nay.

Hơn nữa, các học viên không chỉ thấy được những nguyên lý của Giáo Hội qua những hiến chế trong Công Đông Vaticano II, mà còn thấy được những đòi hỏi cấp thiết của thời đại ngày nay.

Từ đó cho thấy mỗi Hội Dòng, Tu Hội trong Giáo hội đã và đang phải đối mặt với những biến đổi trong xã hội về nhiều mặt như: kinh tế, chính trị, văn hóa, luân lý… Mỗi học viên phải làm thế nào để Giáo Hội của Chúa trở nên tươi sáng, không vết nhăn, không tỳ ố. Như thế khuôn mặt của Đức Ki Tô nên trong sáng và hấp dẫn hơn trong thế giới hôm nay.

Như vậy thời gian tìm hiểu và học hỏi về Cồng Đồng không chỉ là việc trau dồi kiến thức, mà còn làm nóng lên đời tu, đời tận hiến của mỗi học viên, cũng như khơi dậy sức sống mới và làm chứng nhân cho Tin Mừng trong xã hội hôm nay.

Nguyện xin Chúa Thánh Thần là nguồn sức mạnh và là Thầy dậy giúp mỗi học viên biết mở lòng ra để tiếp thu, thúc đẩy tâm hồn và biến đổi mỗi người trở nên chứng nhân thực sự, biết trình bầy khuôn mặt của Giáo Hội một cách trong sáng qua đời sống thánh hiến.
 
Thư của GM Bắc Ninh gửi Dân Chúa Bắc Ninh sau chuyến đi Úc châu
+ GM Cosma Hoàng Văn Đạt SJ
08:57 15/07/2011
Kính gửi toàn thể cộng đồng Dân Chúa Giáo Phận Bắc Ninh
Kính chúc quý cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể anh chị em
ơn bình an của Chúa Giêsu Kitô.


Tôi vừa trải qua 19 ngày trên đất Úc (Australia), từ ngày 23/6 đến ngày 11/7/2011. Lý do chính của chuyến đi là đại diện Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tham sự lễ phong chức giám mục cho Đức Cha Vinhsơn Nguyễn Văn Long tại Melbourne ngày 23/6 và dự tiệc mừng ngày 24/6. Sau đó tôi đã có dịp đến chào thăm một số đức cha, đặc biệt Đức Tổng Giám Mục Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc. Ngoài ra tôi cũng tham dự lễ phong chức linh mục cho một anh em Dòng Tên tại Brisbane ngày 2/7, gặp cha bề trên giám tỉnh và cha phụ trách văn phòng truyền giáo của Dòng Tên Úc, thăm một số cộng đồng Công Giáo Việt Nam, thăm họ hàng và bạn bè. Tôi đã về đến Bắc Ninh ngày 12/7.

Đức cha Vinhsơn Nguyễn Văn Long là vị giám mục người gốc Á Châu đầu tiên trên nước Úc. Đây là niềm vui cho cả cộng đồng Công Giáo Việt Nam ở Úc cũng như trên toàn thế giới. Trong bài phát biểu cuối lễ phong chức, Đức cha Vinhsơn đã gọi cộng đồng Công Giáo Việt Nam là “Giáo Hội Ái Nhĩ Lan mới” ở Úc. Đức Hồng Y Pell, lúc còn là Tổng Giám Mục Melbourne đã tiên báo: mai ngày Tổng Giám Mục Melbourne sẽ là một người Việt Nam. Nhiều linh mục người Úc cho rằng Giáo Hội Úc mai ngày sẽ mang khuôn mặt Việt Nam. Tất cả những điều ấy nói lên phần nào vui mừng và hy vọng cộng đồng Công Giáo Việt Nam đã thực hiện được trên đất Úc.

Từ tình trạng bỡ ngỡ cách đây 30 năm, đến nay cộng đồng Công Giáo Việt Nam đã vững mạnh và góp phần đáng kể vào Giáo Hội địa phương với 160 linh mục và đông đảo tu sĩ nam nữ. Những dấu ấn cộng đồng Công Giáo Việt Nam để lại trên đất Úc là đời sống gia đình gắn bó, giới trẻ hiếu học, người lớn chịu khó làm việc và mau chóng ổn định đời sống, thế hệ thứ hai (sinh ra ở Úc do cha mẹ sinh ra ở Việt Nam) thành đạt, đời sống giáo xứ và cộng đồng ấm cúng, các đoàn thể trong cộng đồng hoạt động mạnh mẽ, những người lãnh đạo năng động và nhiều sáng kiến… Chắc chắn các cộng đồng không tránh được hết các hạn chế, nhưng người Công Giáo Việt Nam đã thực sự đóng góp đáng kể vào đời sống Giáo Hội Úc.

Đức cha O’Kelly, Dòng Tên, giám mục giáo phận Port Pirie, cho biết giáo phận của ngài rộng gấp gần gấp 3 lần nước Việt Nam, có chưa đầy 200 ngàn dân, hơn 25 ngàn giáo dân, 35 linh mục và hiện không có chủng sinh nào. Dòng nữ Mercy đã từng “tung hoành” ở Úc nay cũng thiếu ơn gọi, tuổi trung bình của các nữ tu là 65. Tôi dự lễ phong chức linh mục cho một anh em Dòng Tên ở Brisbane và được biết ơn gọi trong Dòng Tên, kể cả người Úc cũng như người gốc Việt Nam, hiện đang rất khan hiếm. Sau giai đoạn đầu có nhiều thanh niên Việt Nam gia nhập Dòng Tên, nay con số này ngày càng giảm sút. Đức Tổng Giám Mục Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc muốn đến thăm Việt Nam để bàn việc hợp tác, đặc biệt về việc đào tạo linh mục. Hai Đức Tổng Giám Mục ở Melbourne và ở Perth đánh giá rất cao các linh mục Việt Nam.

Tôi đã dâng lễ với các cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Brisbane, Adelaide và Perth. Tôi cũng dâng lễ ở một số giáo xứ do các linh mục Việt Nam quản nhiệm ở nhiều nơi và với những người cao tuổi ở Nhà Dưỡng Lão Mekong tại Melbourne. Nói chung mọi người đều quan tâm đến những gì đang diễn ra trên quê hương và quảng đại trợ giúp các dự tính mục vụ. Ở đâu cũng có tình trạng chung là thế hệ thứ nhất (những người sinh ra tại Việt Nam) vẫn rất gắn bó với quê hương và Giáo Hội ở Việt Nam, thế hệ thứ hai hoà nhập với xã hội và Giáo Hội Úc hơn, nói tiếng Anh rất giỏi, nhưng nói tiếng Việt không sõi. Có lẽ thế hệ thứ ba (sinh ra tại Úc, cha mẹ thuộc thế hệ thứ hai) sẽ hoàn toàn hòa nhập với xã hội và Giáo Hội Úc. Đời sống xã hội ở Úc được người Việt Nam đánh giá là đầy đủ và an sinh xã hội bảo đảm, chẳng hạn khám bệnh và chữa bệnh miễn phí, người già được trợ cấp mỗi tuần 400 đôla Úc, tức là mỗi tháng 1600 đôla Úc, tương đương 35 triệu đồng Việt Nam. Tôi đến thăm chừng 20 gia đình, trung bình mỗi căn nhà của các gia đình người Việt Nam trị giá 500 ngàn đôla, nhà nào cũng có otô, thường là chồng một xe, vợ một xe. Dù vậy, có người vẫn nghĩ là sẽ trở lại Việt Nam để hưởng bầu khí ấm cúng của xứ đạo và gia đình.

Tôi gặp lại một số người trước ở Việt Nam, đặc biệt trong Dòng Tên, trong hai giáo xứ Hiển Linh và Thiên Thần. Tôi cũng gặp một số bà con họ hàng ở Melbourne và ở Adelaide. Mọi người đều có nhà cửa rất tốt, đời sống ổn định, con cái thành đạt. Đã có những nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, luật sư, điều mà nhiều bậc cha mẹ ở Việt Nam mơ ước cho con cái mình, nhưng không phải ai cũng toại nguyện. Có một người làm linh mục hiện coi sóc một giáo xứ người Úc. Rất nhiều người phục vụ cộng đồng như dạy Việt Ngữ, tìm việc làm cho người Việt, ca trưởng hay giáo lý viên trong các xứ họ, viết báo… Tôi thấy những hạt giống Tin Mừng đã được gieo tại Việt Nam trước đây phần lớn đã sinh hoa kết quả phong phú trên đất Úc.

Tại Perth, cha phó quản nhiệm cộng đồng nhắc lại kỷ niệm có lần cùng đi bơi sông Đồng Nai với tôi. Tôi nhắc lại câu ca dao: “Nhà Bè nước chảy chia hai, ai về Gia Định Đồng Nai thì về” và nghĩ rằng sông Đồng Nai gặp sông Sài gòn ở ngã ba Nhà Bè, một ngả ra biển, một ngả vào Sài gòn. Hai người đã chọn hai ngả khác nhau, nhưng vẫn gặp nhau trong cùng một sứ mệnh: Chúa Giêsu sai các tông đồ đem Tin Mừng đến tận cùng trái đất. Trong buổi mừng Đức Cha Vinhsơn ở Melbourne, đúng hôm lễ thánh Gioan Tẩy Giả, tôi đã chia sẻ là Đức Tân Giám Mục cũng như toàn thể cộng đồng Công Giáo Việt Nam ở Úc đang thực sự tiếp bước vị thánh đã “là ngôn sứ của Đấng Tối Cao, đi trước mặt Chúa mở lối cho Người” trên đất Úc. Trong khi đó, tại Việt Nam, Giáo Hội dù đã trải qua nhiều khó khăn, vẫn đang thực sự thi hành cùng một sứ mệnh trên quê hương.

Lần đầu tiên đặt chân đến Úc, và chỉ ở chưa đầy 3 tuần, chắc chắn hiểu biết của tôi còn hết sức giới hạn. Tôi chỉ xin chia sẻ một số những cảm nhận sơ khởi. Ước mong bà mẹ Âu Cơ ngày xưa đẻ ra 100 trứng, 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi, vẫn mãi mãi mang trong lòng mình những người con đang vươn mình đến các chân trời của thế giới. Riêng bà mẹ Hội Thánh, “người mẹ có trái tim của Thiên Chúa và Thiên Chúa có trái tim của bà mẹ”, như một phụ nữ Tây Ban Nha diễn tả, luôn vui mừng và hy vọng với đoàn con ngày càng đông đảo và lan tràn khắp nơi, nhưng không bao giờ quên bài hát đã học được từ tấm bé:

Má má má ơi, kìa con con bướm vàng
Bay bay bay hoài, mà sao không mỏi cánh
Con mong như bướm nhởn nhơ bay mà chơi
Nhưng con hổng thèm, con đây con má hà!


Bắc Ninh, ngày 12.7.2011
 
Côn Đảo có một họ đạo đang hồi sinh
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:31 15/07/2011
Côn Đảo, điểm du lịch nổi tiếng thu hút du khách thập phương. Tham quan và tìm hiểu một thời quá khứ vang bóng của những nhà tù “địa ngục trần gian” và hành trình đến với thiên nhiên biển đảo với những bãi biển tuyệt đẹp, sạch sẽ, trong xanh, sóng nhẹ sẽ là thời gian đáng nhớ cho một kỳ nghỉ.

Xem hình ảnh

Côn Đảo có Hang Đá Đức Mẹ trên núi khá cao đã có gần 80 năm lịch sử, tham dự buổi phụng vụ “nghe lễ” của cộng đoàn giáo dân quy tụ mỗi sáng Chúa nhật, tham quan Nhà nguyện (nay thành kho củi) trong trại tù Phú sơn, tìm hiểu nguồn cội Nhà thờ Côn Lôn (nay là quán càphê) chỉ cách biển một vườn cây xanh ngát, lên núi Thánh giá và núi Chúa sẽ là những khám phá kỳ thú và những cảm nhận về hồng ân diệu vợi xuyên suốt dọc dài lịch sử của người Công Giáo sống trên Côn Đảo.

Kể từ năm 1976, Lm Ngô Gia Thụy, Dòng Chúa Cứu Thế về đất liền tham dự kỳ tĩnh tâm, rồi không được phép trở lại Côn Đảo. Từ đó, suốt 33 năm, trên đảo không có linh mục, không có thánh lễ, bà con giáo dân giữ đạo âm thầm bằng kinh hạt riêng tư. Nhà thờ bị biến thành rạp chiếu phim, chuông nhà thờ bị tháo gỡ và đem đi bán. Những người trên đảo không được phép theo một tôn giáo nào khác, những nhà Công giáo không được để bàn thờ Chúa nên việc đọc kinh chung không còn thực hiện được nữa, giáo dân sống trong hoang mang lo âu sợ hãi. Giáo dân như đàn chiên không người chăn dắt và không biết khi nào mới được có thánh lễ cũng như việc lãnh nhận các Bí tích. Từ năm 1976 đến năm 1999 cha Thụy vẫn âm thầm lo lắng hướng dẫn họ đạo từ xa qua điện thoại như an ủi, cầu nguyện và có lúc cần kíp thì giải tội cho những trường hợp nguy kịch. Năm 1999 Côn Đảo thuộc Giáo Phận Xuân Lộc. Từ năm 2005 cho đến nay, Côn Đảo thuộc Giáo phận Bà rịa.

Theo lời mời của Lm Phêrô Đặng Duy Linh (bạn cùng lớp K3 ĐCV Sài Gòn), Quản xứ Đất Đỏ, Giáo Phận Bà Rịa Vũng Tàu, tôi cùng với Lm Nguyễn Văn Thuần và 4 Thầy ĐCV Xuân Lộc, 4 vị HĐGX Đất Đỏ làm một chuyến đi mục vụ và du lịch Côn Đảo. Huyện Đất Đỏ chỉ có 1 Giáo xứ Đất Đỏ. Huyện Côn Đảo chỉ có 1 họ đạo Côn Đảo.

Kể từ tháng 6 năm 2009, cha Phêrô Linh ra đảo tham quan tìm hiểu. Buổi đầu xa lạ, rụt rè. Lân la làm quen, “miếng trầu mở đầu câu chuyện” trao đổi, hỏi han, mục tử và đàn chiên dần dà nhận ra nhau và thân tình kể lễ. Nhờ tính tình vui vẻ, trẻ trung năng động, lòng nhiệt thành và đức ái mục tử, cha Linh lần lượt đến thăm các gia đình, ân cần gặp gỡ từng người. Bà con giáo dân từ lạ lẫm đến thân quen rồi yêu mến gắn bó vị mục tử. Nhiều người tuyên xưng đức tin sau mấy mươi năm âm thầm sống đạo. Cha Linh lập nên ban điều hành Giáo họ, dâng lễ “chui” tại tư gia một vài gia đình “can đảm”. Thánh lễ đã nối kết mọi người lại trong đức tin và lòng mến. Chúa Giêsu Thánh Thể hiện diện giữa cộng đoàn non trẻ như nguồn mạch ơn phúc và sức mạnh đỡ nâng. Vài tháng cha Linh lại ra vài ngày thăm họ đạo Côn Đảo một lần, dâng lễ, giải tội, ban bí tích hôn phối, giúp các em thiếu nhi Xưng Tội Rước Lễ lần đầu… Chúa Giêsu Thánh Thể hiện diện nơi Nhà Tạm trong phòng nguyện nhỏ. Hàng ngày luôn có người đến viếng Thánh Thể. Mỗi sáng Chúa nhật, bà con giáo dân quy tụ, đọc kinh lần chuỗi rồi “nghe lễ”. Anh Nam “chuyên viên tin học” của đảo thu âm phần “Rao lịch”, “Thánh Lễ”, “Suy niệm Lời chúa”, “Chuyện tử tế”…từ trang web của đài phát thanh Chân Lý Á Châu (Veritas) và trang: tinvui.org, thánh lễ tại Nhà thờ đá Vĩnh hòa, lần lượt phát lại cho bà con “nghe lễ”. Con cái Chúa nơi phương xa cách trở được nuôi dưỡng bằng lương thực thiêng liêng nhờ các phương tiện truyền thông như thế đó. Trải qua hai năm, nhiều khó khăn vất vả, đời sống đạo của giáo dân trên đảo đang từng bước hồi sinh.

Chính vì thế, tôi phấn khởi đến thăm họ đạo Côn Đảo lần đầu. Từ phi trường Tân sơn nhất, máy bay lên cao vòng xuống miền Tây rồi ra biển lớn. Chỉ 45 phút bay là đến Côn Đảo. Trên cao nhìn xuống, Côn Đảo như một dãi núi ngút màu xanh tuyệt đẹp giữa đại dương bao la. Máy bay hạ thấp dần trên mặt biển, nước trong xanh thấy rõ san hô và đàn cá bơi lội. Phi công lượn điêu luyện giữa hai dãy núi rồi đáp xuống sân bay sát bờ biển. Mỗi ngày có 4 chuyến bay Sài gòn – Côn đảo và 1 chuyến bay Cần thơ – Côn đảo. Mỗi tháng có 12 chuyến tàu nối Vũng tàu – Côn đảo.

Ban hành giáo Họ Đạo Côn Đảo niềm nở đón anh em chúng tôi tại sân bay. Xe chạy 16km trên đường dốc uốn lượn như đèo ngoạn mục về đến thị trấn. Sau khi nghỉ ngơi tại tư gia một vị ban hành giáo, chúng tôi thuê mấy chiếc xe honda hồ hởi đi thăm Hang đá Đức Mẹ trên núi. Đường lên núi ghập ghềnh đá khó đặt bước chân, phải bám từng bước mà leo. Khá vất vả và ướt đẫm mồ hôi để lên đến Hang đá. Khung cảnh hoang sơ tựa thưở xưa lắm. Hai vách đá dựng đứng,tảng đá to có một hang nhỏ, tượng Đức Mẹ trên cao, có hoa tươi và mấy ngọn nến nhỏ. Chúng tôi thắp nến, ánh sáng lung linh xua tan bóng tối bên trong, hang đá ấm dần lên qua lời kinh chuỗi hạt Mân Côi. Chúng tôi sốt mến hát ca dâng kính Mẹ rồi thinh lặng cầu nguyện. Chung quanh vách đá có những bảng tạ ơn bằng tiếng Pháp ghi từ năm 1941, có những hàng chữ không đọc được mờ mịt dấu thời gian. Trước Hang Đá có một khối đá lớn với 3 chữ được khắc sâu vào đá N.D.L. Hỏi han những vị cao niên, tôi nghe kể từ những năm 1930, có một người Pháp đã khám phá ra hang đá này, ông đã đặt tượng Đức Mẹ và có thể 3 chữ N.D.L là Notre - Dame De Lourdes?. Tôi có hành hương đến Đức Mẹ Lộ Đức. So sánh hai nơi, thấy có nét giống nhau từ khung cảnh đến hang đá. Lộ Đức nằm dưới chân dẫy núi Pyrénées, miền Tây Nam nước Pháp là một điểm hành hương kính Đức Mẹ nổi tiếng nhất thế giới. Xa xưa nơi đây chỉ là một ngôi làng nhỏ bé hẻo lánh thuộc địa phận Tarbes. Từ ngày 11 tháng 2 đến ngày 16 tháng 7 năm 1858, Đức trinh nữ Maria đã hiện ra với Bernadette tất cả 18 lần. Mỗi lần Đức Mẹ hiện ra, Người đều khuyên Bernadette hãy siêng năng lần hạt và làm việc đền tội thay cho các người tội lỗi, yếu đuối. Đức Mẹ còn yêu cầu người ta hãy xây cất cho Ngài một ngôi thánh đướng ở Lộ Đức để dâng kính Mẹ.

Theo lời kể của ông Ba Hương, trưởng ban hành giáo, ngày xưa nơi đây nhiều người đến hành hương, vẫn thường có kiệu tượng Đức Mẹ. Sau 1975, tượng bị phá bỏ, nơi đây bị quên lãng hơn 20 năm. Đến năm 1997, anh Nghĩa và anh Tân tìm đến, sau hai tháng dọn dẹp mới có lối đi lên, một mặt bằng nhỏ trước hang đá. Bà con giáo dân đặt tượng mới. Từ đó nơi Hang Đá Đức Mẹ Côn Lôn, hàng ngày có người lên viếng Mẹ dâng lời kinh hạt. Những ngư dân thường lên kính viếng và cầu nguyện. Những ngư dân đi đánh cá xa từ Phú Yên Bình Định, từ Vinh Tân Thanh Xuân vùng Lagi, Thanh Hải Phú Hài vùng Phan Thiết thường vào Bến Đầm tránh bão tố mua lương thực và nhiên liệu, họ tìm đến khấn xin với Đức Mẹ. Bà con giáo dân trên đảo cũng thường xuyên lên núi viếng Mẹ dù gặp những cấm cách của chính quyền.

Tôi thầm nguyện xin với Đức Mẹ cho tương lai nơi đây là nơi Mẹ chọn như một địa chỉ thân thương để trở thành điểm hành hương dâng kính Mẹ.

Ban tối chúng tôi dâng lễ tại phòng nguyện nhỏ do một gia đình tốt lành dành riêng đặt Mình Thánh Chúa. Có thêm Cha Đởm từ xứ đạo Thala, Giáo phận Phú cường cùng đồng tế. Bà con giáo dân vui mừng quy tụ về dự lễ. Cửa đóng kín, không dám hát lớn.Thánh lễ thật sốt sắng, thiêng liêng và huyền diệu. Chúa Giêsu Thánh Thể đang hiện diện ấm áp thân thương giữa cộng đoàn nhỏ bé của chúng tôi.

Những ngày ở Côn Đảo chúng tôi đi thăm nhiều nơi, gặp gỡ nhiều bà con giáo dân. Các gia đình mời dùng cơm với những đặc sản biển. Ai cũng hiếu khách, hàn huyên câu chuyện kể. Anh em chúng tôi dâng lễ tại tư gia vài gia đình, ban bí tích giải tội, dạy giáo lý… Những ngày ở đảo cho tôi niềm xác tín: sự hiện diện của linh mục mang lại sức sống mãnh liệt cho giáo dân; có linh mục là có thánh lễ, có nhà thờ với nhiều sinh hoạt đạo đức của các hội đoàn để làm nên một cộng đoàn đức tin sống động.

I. Những thao thức và đề nghị

1. Khách du lịch tham quan Côn Đảo được hướng dẫn viên giới thiệu: có hai vị “nữ thần” thiêng liêng phù hộ dân đảo là bà Phi Yến và liệt sĩ Võ Thị Sáu. “Nghĩa trang Hàng Dương”, nơi chôn cất hàng vạn binh sĩ cách mạng qua nhiều thế hệ bị tù đày, kéo dài từ năm 1862 đến năm 1975, ở đây có phần mộ chị Võ Thị Sáu. “Miếu bà Phi Yến” còn có tên là An Sơn Miếu, nơi thờ bà Phi Yến, thứ phi của chúa Nguyễn Ánh.

Trên đảo còn có Đức Trinh Nữ Maria hiện diện nơi Hang Đá Đức Mẹ tự thưở nào. Đức Mẹ là người phụ nữ diễm phúc nhất thế gian. Đức Mẹ là Đấng “Đầy Ơn Phúc”, là Nữ Vương Hòa Bình, ban muôn ơn lành và phù trợ cho dân chúng trên cù lao xinh đẹp này. Ước mong chính quyền tạo điều kiện thuận lợi để nơi đây được tôn tạo, mọi người đến hành hương với lòng thành kính.

2. Nhà Thờ Côn Lôn được xây cất chắc chắn khang trang từ khoảng những thập niên 1940, nhằm phục vụ nhu cầu tâm linh của người tín hữu. Nay nhà nước cho thuê làm quán càphê nhạc xập xình suốt ngày. Nơi thánh thiêng tôn nghiêm lại náo nhiệt làm đau lòng đến quặn thắt. Đề nghị chính quyền trả Nhà thờ và các công trình phụ khác lại cho giáo dân và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các Linh mục đến chăm sóc mục vụ cho hơn 400 tín hữu nơi đây. Nhà thờ là một ngôi nhà nhưng không phải là nhà của riêng ai mà là nhà chung của tất cả mọi người trong giáo xứ. Nơi đây, hàng ngày, nhất là Chúa nhật và những ngày lễ lớn, mọi người gặp gỡ nhau. Trong nhà thờ, trẻ mới sinh được rửa tội. Trong nhà thờ, những đôi tân hôn cử hành hôn lễ. Trong nhà thờ, những ai qua đời sẽ được đưa đến để cử hành lễ an táng trước khi đưa ra nghĩa trang. Nhà thờ là nơi để thờ phượng Chúa bằng việc đọc kinh cầu nguyện, bằng các cử hành phụng vụ qua các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể. Nhà thờ là nhà chung nên mọi người và mỗi người tín hữu luôn quý chuộng, gìn giữ, tu bổ và thường xuyên đến đây để gặp gỡ và sinh hoạt với nhau. Đó cũng là tâm tư tha thiết và là đề nghị chân thành của bà con giáo dân trên đảo.

II. Thiên nhiên Côn Đảo (xem Lịch sử nhà tù Côn Đảo)

Côn Lôn là một trong những quần đảo tiền tiêu của nước ta, “nguy nga đứng trấn giữa biển Đông” (Đại Nam nhất thống chí), bao gồm 14 hòn đảo lớn nhỏ, với tổng diện tích 72,18km2, trải ra trên một vùng biển có tọa độ địa lý từ 106045’ kinh độ đông; từ 8034’ đến 8049’ vĩ độ bắc.

Đường biển từ Côn Lôn đến Vũng tàu dài 179 km, đến thành phố Hồ Chí Minh 230 km, đến cửa sông Hậu 83 km, đến thành phố Cần Thơ 165 km.

Sử sách nước ta xưa nay gọi hòn đảo lớn nhất là đảo Côn Lôn (gọi tắt là Côn Đảo), cả quần đảo này cũng gọi chung bằng địa danh ấy – quần đảo Côn Lôn. Người ta cũng thường gặp những biến dạng gần gũi của từ đó như: Côn Lôn Sơn, Côn Sơn, Côn Nôn. Từ ngày thành lập đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo (30-5-1979), Côn Đảo là địa danh chính thức của hòn đảo lớn nhất cũng như của cả quần đảo.

Đảo Côn Lôn là một hòn đảo lớn từ Đông sang Tây, dài 15 km, chỗ rộng nhất là 9km, chỗ hẹp nhất khoảng 1 km. Với diện tích 51,52 km2, đảo Côn Lôn chiếm gần 2-3 tổng diện tích quần đảo. Trên đảo có thị trấn Côn Đảo nằm ở tọa độ 8040’57” vĩ độ bắc, 106036’10” kinh độ đông. Nói đến quần đảo Côn Lôn là nói đến hòn đảo này, vì đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của cả quần đảo tập trung ở đây. Từ khi Pháp thiết lập nhà tù, Côn Đảo không còn dân thường. Không kể tù nhân, bộ máy cai trị (kể cả vợ con họ) trước Cách mạng tháng Tám (1945) không đến 500 người.

Hòn Bà tiếp giáp với hòn Côn Lôn về phía Tây Nam, hai đảo chỉ cách nhau bằng khe nước Họng Đầm không quá 20m. Giữa hai đảo này là Vũng Đầm, còn gọi là vịnh Tây Nam, giống hình cái quạt mở về hướng Tây Bắc. Vũng Đầm sâu, lại ở vào nơi khuất gió, thuận tiện cho việc xây dựng một bến cảng tốt.

Hòn Bảy Cạnh nằm trước mặt thị trấn Côn Lôn, trên đó có ngọn Hải Đăng Côn Đảo, rọi đường cho tàu bè quốc tế đi lại.

Hòn Bông Lan nằm sát Hòn Bảy Cạnh, từ xa trông giống như nửa chiếc bánh bông lan.

Hòn Cau cách Côn Lôn chừng 12km về hướng Đông Bắc, nơi chim yến hay làm tổ. Dưới thời phong kiến, người dân ở đây phải thu lượm tổ yến (yến sào) để dâng nộp cho triều đình sản vật đặc biệt này. Đất đai Hòn Cau phì nhiêu, cây cỏ tươi tốt. Xưa kia ở đây có loại cau quả to, vỏ hồng, vị ngon, người Gia Định rất ưa chuộng, mua với giá cao (Gia Định thành thông chí).

Hòn Tài Nhỏ, Hòn Tài Lớn, Hòn Trách Nhỏ, Hòn Trác Lớn, họp thành một chuỗi đảo nhỏ nối tiếp Hòn Bảy Cạnh, kéo dài từ Đông Bắc xuống Tây Nam, che chắn cho đảo Côn Lôn.

Hòn Trọc, còn gọi là Hòn Trai vì ở đó có nhiều trai ốc biển. Hòn Tre Lớn, Hòn Tre Nhỏ tiếp nối nhau che chắn phía Tây và Tây Bắc đảo Côn Lôn.

Hòn Trứng, còn gọi là Hòn Đá Bạc nằm xa đảo Côn Lôn về hướng Đông Bắc. Ở đây không có cây cối nhưng lại là nơi trú chân, làm tổ, đẻ trứng của các loài chim biển, biến đảo này thành một trong những “sân chim” của miền Nam nước ta.

Hòn Vung trông giống như chiếng vung nồi úp chụp xuống mặt biển xanh, là một hòn đảo nhỏ ở phía Tây Nam quần đảo.

Diện tích 13 hòn đảo kể trên cộng lại chỉ bằng nửa diện tích đảo Côn Lôn. Đất canh tác ở đây không đáng kể, trừ mấy hòn đảo lớn như Hòn Bà, Hòn Bảy Cạnh, Hòn Cau, các đảo khác trông như những trái núi đá vượt lên khỏi mặt biển với những bãi cát nhỏ, chói lòa ánh nắng trong những ngày đẹp trời.

Địa hình quần đảo Côn Lôn chủ yếu là đồi núi. Diện tích núi đồi là 6.328 hecta, chiếm 88,4% tổng diện tích tự nhiên, đá lộ tương đối nhiều. Những ngọn núi cao nhất đều ở đảo Côn Lôn, như núi Chúa cao tới 515m. Ngọn núi phía Nam thị trấn Côn Đảo cao 577m.

Thị trấn Côn Đảo nằm trên một thung lũng hình bán nguyệt, dài từ 8 đến 10km, rộng từ 2 đến 3km, ba bề có núi bao bọc, mặt trông ra vịnh Côn Lôn (còn gọi là vịnh Đông Nam hay vịnh Đề Lao). Khu vực tương đối bằng phẳng thứ hai là làng Cỏ Ống. Hai thung lũng này đất đai bằng phẳng, có nhiều chỗ trũng tạo thành hồ nước và ruộng trồng lúa. Côn đảo không có sông mà chỉ có những dòng suối cạn, hai con suối đáng kể đều ở trong khu vực thị trấn. Dòng suối thứ nhất bắt nguồn từ phía Sở Tiêu, Sở Lò Gạch chảy vòng phía sau thị trấn và đổ ra vịnh Đông Nam gần Sở Muối An Hội. Dòng suối thứ hai bắt đầu từ khu vực Sở Ruộng dưới chân núi Chúa và chảy ra cống Lò Bò gần mũi Lò Vôi. Đất đai nông nghiệp chiếm 3,2% tổng diện tích, chủ yếu tập trung ở hai khu vực này và ở Hòn Cau.

Khí hậu Côn Đảo là loại khí hậu đại dương. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,90C. Lượng mưa trung bình là 2.200mm. Côn Đảo có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Tháng một là tháng khô nhất nhất trong năm. Mùa khô thời tiết mát mẻ hơn, nhiệt độ trung bình là 24C, tháng 2 là tháng mát nhất, nhiệt độ trung bình là 22C. Oi bức nhất là tháng 5, có lúc tới 34C. Độ ẩm trung bình hàng năm trên đảo là 80%.

Gió mùa Đông Đông Bắc ở Côn Đảo thường rất mạnh, từ cấp 6 đến cấp 7, người dân thường gọi là gió chướng, gây nhiều trở ngại cho sinh hoạt. Người tù thường lợi dụng mùa gió này để thả bè vượt ngục trở về đất liền.

Nhìn chung, khí hậu Côn Đảo trong lành, thuận lợi cho sức khỏe con người. Nhưng điều này còn tùy thuộc rất nhiều ở vị trí cụ thể, nơi ở cao hay thấp, có chướng ngại che chắn gió nhiều hay ít. Nước ngầm là nguồn nước ngọt chủ yếu ở đảo để dùng trong sinh hoạt cũng như trong mọi hoạt động kinh tế.

Về thực vật, Côn Đảo có những loài đại diện cho những vùng khác nhau trên đất nước Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ, Côn Đảo có các cây thuộc 22 bộ, 71 họ, 191 chi, 285 loài. Quăng và găng là hai thứ gỗ quý ở Côn Đảo. Ở đây cũng có nhiều cây thuốc có giá trị như thiên niên kiện, ngũ gia bì, sâm nam, hà thủ ô, cam thảo, đỗ trọng, hương nhu, ngải cứu ở Hòn Bảy Cạnh nổi tiếng là tốt, người dân gọi là ngải Bảy Cạnh dùng chữa các chứng bệnh đường ruột.

Chim và thú ở Côn Đảo có tới 100 loài thuộc 50 bộ, 22 họ. Sóc mun và chim gầm ghì trắng chỉ ở Côn Đảo mới có. Những sản vật quý như tổ yến đồi mồi, vích (loại rùa biển khổng lồ có con dài tới 1,5m, nặng cả tạ), cá heo, cá mập, rau câu, rong mơ, hải sâm,… với trữ lượng đáng kể.

Côn Đảo có tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Riêng đảo Côn Lôn đã có 24 bãi biển lớn nhỏ.

III. Một vài địa danh tham quan

- Dinh chúa Đảo: Trước đây là nơi ở và làm việc của các đời chúa đảo, tìm hiểu lịch sử hình thành Côn Đảo thông qua các hiện vật, cổ vật, hình ảnh và các tư liệu được lưu lại từ thời Pháp đến nay.
- Trại tù Phú Sơn, Phú Hải: Nơi ghi dấu bước chân lưu đày của hàng trăm nghìn tù nhân các thời với các truyền thuyết về Hầm Xay Lúa, phòng tra tấn mang tên Phòng Tối,.. .
- Biệt Giam Chuồng Cọp: Bao gồm 40 "chuồng giam" và 60 phòng tắm nắng (phòng giam không có mái che), nơi các hình thức tra tấn và cực hình dã man nhất được áp dụng đối với tù nhân chính trị.
- Khu biệt lập Chuồng Bò: Vốn từng là nơi chăn nuôi bò, nuôi heo với 9 phòng biệt giam, 24 hộc chứa heo, 2 chuồng nhốt bò và 1 hầm chứa phân bò. Năm 1930, Pháp biến chuồng bò thành một trại giam các tù nhân nữ. Năm 1963, để mở rộng nhà tù, Mỹ sửa 24 hộc nuôi heo thành 24 phòng giam.
- Nghĩa trang Hàng Dương
- Miếu bà Phi Yến
- Cảng Bến Đầm: Từ trung tâm thị trấn đướng sá rất tốt về bến Đầm, có những cảnh đẹp thiên nhiên như Bãi Đá Trắng, Mũi Cá Mập, Đỉnh Tình Yêu. Tại bến Đầm, từ cầu cảng, thấy vẻ đẹp hoang sơ của hòn Bà và hòn Vung cách đó không xa.
- Tắm biển bãi Nhát: Sau 4 giờ chiều, khi thủy triều xuống, bãi Nhát lộ dần với bãi cát trắng phẳng lì sóng nhẹ.
- Bãi Đầm Trầu: là bãi biển hoang sơ và đẹp như bãi biển Tân lý, Cam Bình ở Lagi Bình thuận. Cách Sân bay mấy trăm mét có lối rẽ vào Miếu Cậu nơi thờ hoàng tử Cải, con của chúa Nguyễn Ánh và bà Hoàng Phi Yến là đến bãi tắm.
- Vườn quốc gia Côn Đảo có những hệ sinh thái rừng nguyên sinh Côn Đảo với nhiều loại động thực vật quý hiếm. Khi thủy triều xuống, bơi lặn ngắm san hô tại bãi Ông Đụng.

***
Cù lao bắt nguồn từ Poulo, tiếng Mã Lai là hòn đảo. Cù Lao Côn Đảo (Poulo Condor) với Cù Lao Chàm là những điểm dừng quan trọng trên hải trình Đông Tây. Hai hòn đảo này luôn được ghi chú cẩn thận qua các câu chuyện kể cũng như các bản đồ hàng hải những thế kỷ qua.Từ xa xưa các thuyền trưởng và thủy thủ đã lưu ý đến các vùng đá ngầm và san hô của quần đảo Paracels (Hoàng Sa) Và Spartley (Trường Sa). Đi vào vùng biển đó mà gặp bảo tố, tàu rất dễ tan vỡ nếu sống sót cũng chẳng có ai cứu và tìm thấy thực phẩm. Trái lại họ biết rất rõ lộ trình dọc duyên hải Champa và Đại Việt với những lạch nước sâu, nhiều cảng sông biển có thể trú ẩn khi gặp giông bão, nơi có nhiều dân cư sinh sống, giúp đỡ khi cần thiết hoặc cung cấp nước ngọt, thực phẩm và chất đốt như củi, than đốt.

Nếu đi từ phía Nam lên phía Bắc, tức từ Malacca, các thuyền buồm hướng đến Côn Đảo rồi tiếp tục hướng Tây Bắc áp sát vùng biển từ Vũng Tàu đến Touron (Đà Nẵng). Núi Đá Bia (Varella, Vũng Rô) là một địa điểm mà ngoài khơi rất dễ thấy. Họ tiếp tục qua các đảo Cambir (Cù lao Xanh), rồi Falso Campello (Cù lao Chàm Giả, tức Cù Lao Ré) ngày nay gọi là Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi, để tiến về Cù lao Chàm thật. Tại đây họ lấy nước ngọt, thực phẩm, mua hàng hóa rồi quay mũi thuyền về hướng Đông Bắc đi Macau.

Trong hành trình Nam tiến, các triều đại phong kiến Việt Nam đã mở mang, khai thác, xây dựng và bảo vệ quần đảo Côn Lôn, thực hiện chủ quyền của mình một cách thường xuyên liên tục để biến quần đảo Côn Lôn thành một nơi trù phú.

Côn Đảo ngày nay có nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan nghỉ dưỡng mỗi ngày một đông đảo. Khung cảnh thiên nhiên lý tưởng. Đặc sản biển phong phú. Những địa danh lịch sử một thời ghi dấu chiến tranh. Có một Ngôi Chùa đang xây rất lớn lưng chừng núi. Cơ sở hạ tầng được tỉnh Bà rịa – Vũng tàu đầu tư nên rất khang trang như thị xã Bà rịa.

Tôi được biết đảo Phú Quốc đã có ngôi Nhà thờ mới, đảo Phú quý đã có giấy phép xây dựng Nhà thờ mới. Tôi hy vọng với sự đổi mới của đất nước, một ngày gần đây, giáo dân toàn cầu cũng sẽ biết đến hòn đảo xinh đẹp mang tên Cù lao Côn Lôn sẽ có một Ngôi Thánh Đường, người dân trên đảo sẽ đến cầu nguyện dâng thánh lễ và có những sinh hoạt tôn giáo bình thường như bao nhiêu nơi khác trên thế giới này.

Côn Đảo 13.7.2011
 
Sa mạc huấn luyện trợ úy dành cho các thầy đại chủng viện giáo phận Long Xuyên
Xuân Nguyên
12:52 15/07/2011
SA MẠC HUẤN LUYỆN TRỢ ÚY DÀNH CHO CÁC THẦY ĐẠI CHỦNG VIỆN GIÁO PHẬN LONG XUYÊN

Từ ngày 11-14/07/2011, tại Trung tâm Hành Hương Giáo xứ Đài Đức Mẹ Tân Hiệp, Giáo hạt Tân Hiệp, Liên đoàn Emmanuel Phụng giáo phận Long Xuyên kết họp với Liên đoàn Anrê Phú Yên Tổng giáo phận Sài gòn đã tổ chức Sa mạc Huấn luyện Trợ úy cho 84 thầy Đại chủng viện Thánh Quí gốc giáo phận Long Xuyên.

Từ 12 giờ trưa 11/07/2011, dưới cái nắng cháy da của mùa hè oi bức, các thầy đã lần lượt về Đài Đức Mẹ để chuẩn bị thủ tục nhập sa mạc.

Vào lúc 14giờ, nghi thức khai mạc và chào cờ diễn ra với sự hiện diện của:

- Cha Louis Gonzaga Huỳnh Phước Lâm, Phó Giám đốc Đại chủng Viện Thánh Quí Cần Thơ

- Cha Giuse Nguyễn Văn Thắng, Tuyên úy Cố vấn Liên đoàn Emmanuel Phụng Long Xuyên, Chánh xứ Đài Đức Mẹ, Trung Tâm Hành Hương.

- Cha Vinh Sơn Phao Lô Phạm Thế Hòa, Tuyên úy Liên đoàn Emmanuel Phụng đồng thời là tuyên úy Sa mạc

- Cha Phêrô Maria Vũ Đức Học, Sa mạc trưởng

- Các huấn luyện viên Liên đoàn Emmanuel Phụng và Liên đoàn Anrê Phú Yên giáo phận Tp HCM

Xem hình sa mac huấn luyện trợ úy

Là Tuyên úy kỳ cựu của Phong Trào Thiếu nhi Thánh Thể (PTTNTT), cha Cố vấn Giuse phát biểu những kinh nghiệm của ngài: Những giáo xứ nào mà thiếu nhi được huấn luyện từ gốc theo PTTNTT nghĩa là từ khi các em còn là Ấu nhi, rồi Thiếu nhi, Nghĩa Sĩ…giáo xứ đó phát triển tốt về đạo đức, có nhiều thành phần ưu tú trong Giáo Hội cũng như trong xã hội.

Cha Louis nói lên yêu cầu của sa mạc huấn luyện nầy nhằm giúp các thầy công tác mục vụ tốt đặc biệt là giới trẻ và thiếu nhi tại các giáo xứ mà các thầy được phân công đến giúp. Ngài nhắc nhở các thầy ý thức về tinh thần kỷ luật trong sa mạc, tác phong đúng đắn chỉnh tề ngay các chi tiết rất nhỏ như: việc cài nút ở nắp túi áo…

Cha Phêrô Maria Vũ Đức Học, Sa mạc trưởng tuyên bố khai mạc và đặt tên cho sa mạc Stêphanô - Can trường. Bài hát chủ đề do chính cha sáng tác được vang lên, củng cố tinh thần các sa mạc sinh dấn thân vào sa mạc, hy sinh chịu khó vì yêu mến Chúa đặc biệt vì yêu mến các thiếu nhi.

Cha Vinh Sơn Phaolô Phạm Thế Hòa, tuyên úy sa mạc, thánh hóa sa mạc. Qua câu chuyện một con chó cùng dùng thức ăn quá hạn của chủ và đã chết khiến cho chủ nhà hoang mang tưởng mình đã bị ngộ độc và đã ói mửa, nhưng thật ra con chó chết vì bị xe cán, cha nhắn nhủ các thầy đừng để bị “ngộ độc tưởng tượng” cũng như “phản ứng tưởng tượng” khi vào sa mạc. Chính trong sa mạc Thiên Chúa đã biểu lộ tình thương của Ngài đối với Dân riêng của Ngài: Sa mạc có nắng cháy, có gian khổ nhưng có vầng mây che ban ngày và có ánh đuốc thiêng ban đêm soi dẫn và được Chúa bảo ban dạy dỗ “Lòng kề lòng ta sẽ dạy bảo chúng”…

Với nhiệt tình hăng say của tuổi trẻ, ý thức tinh thần trách nhiệm của mình các thầy đã sống thật ý nghĩa các ý lực của 4 ngày sa mac: Cầu nguyện, Rước Lễ, Hy Sinh, Làm tông đồ.

Ngày Cầu nguyện kết thúc bằng giờ Thánh Thể. Các thầy có dịp nhớ lại từ những giây phút ban đầu Chúa gọi các thầy dấn thân theo Ngài như thế nào và qua quá trình tu học các thầy đã thăng tiến như thế nào. Giờ đây các thầy được lãnh nhận một sứ mạng đặc biệt là yêu mến thiếu nhi như Chúa đã yêu: “Hãy để các trẻ nhỏ đến với Thầy” … (Mc 10, 14) Các thầy sẽ là người giới thiệu Chúa Giêsu cho các thiếu nhi và dẫn các thiếu nhi đến với Chúa.

Bắt đầu ngày mới, ngày Thánh Thể trong câu chuyện dưới cờ cha tuyên úy khuyến khích các thầy hãy chấp nhận những gì mình không thể thay đổi được, như thế mình sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn vì Sa mạc không gian khó không phải là sa mạc, các thầy phải quên mình, từ bỏ những thói quen cũ như dân Do Thái xưa đi trong sa mạc. Nhưng Thiên Chúa là Đấng Hằng Hữu, là Đấng Yêu Thương luôn đồng hành và lắng nghe ý nguyện của Dân Ngài.

Qua 4 ngày sa mạc, với 20 bài khóa khóa tuy nhiều nhưng những giây phút sinh hoạt vui, những tiếng cười sảng khoái giúp các thầy bớt nhọc mệt. Các thầy cũng rất nhanh nhẹn và uyển chuyển không kém trong các vũ điệu: các thầy đã đóng vai các Ấu nhi thật trẻ thơ với các cử điệu bài “ Mây Hồng”, Tiến Vào Sa Mạc…

Ngày cuối của sa mạc với ý lực Làm Tông Đồ. Từ sáng sớm Cha quản hạt đến thăm sa mạc, mang đến làn hơi mùa Xuân cho các thầy sau những ngày nóng cháy sa mạc. Cha đã ví các thầy như những cánh chim én sẽ mang mùa Xuân đến tổ ấm các giáo xứ, đặc biệt đến bầu trời các thiếu nhi, tạo nên mùa Hè Xuân tươi vui cho các em. Cha báo tin: các thiếu nhi đang chuẩn bị để chào đón các thầy vào thứ bảy sắp tới, chờ đón các thầy đến để gieo hạt giống giáo lý và nhân bản nơi mảnh đất tốt là tâm hồn trong trắng của các em. Chắc hẳn các thầy thật vui khi biết đâu đó có ai đang chờ đón mình… Vào buổi trưa cha Louis Gonzaga Huỳnh Phước Lâm dùng bữa trưa với các thầy, sau đó ngài đã chính thức trao bài sai cho các thầy.

Niềm vui lớn nhất của các thầy chính là được tiếp đón Đức cha Giuse đến thăm sa mạc, ngược lại Vị Cha Chung cũng rất vui khi đến gặp các thầy, niềm vui nầy được ngài bày tỏ đến hai lần trong những giây phút ngắn ngủi nói chuyện với các thầy. Ngài phát biểu: “Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể (PTTNTT) là một trong những Hội đoàn dành cho thiếu nhi, thanh thiếu niên rất hữu ích trong việc mục vụ tại các giáo xứ. Trước năm 1975, PTTNTT đã phổ quát ít nhất là ở miền Nam trong các giáo xứ, vì Đức Cha Cố Micae của chúng ta đã tổ chức rất nhiều khóa tập huấn, huấn luyện cho TNTT.

“Trong thư mục vụ tháng 6 vừa qua, tôi có nhắc đến những tình trạng có thể nói là không được tốt đẹp lắm trong nhiều môi trường xã hội hiện nay, đe dọa đến tinh thần và cách sống của giới trẻ hôm nay vì thế chúng ta cần phải tăng cường sự giáo dục, điều đó được thực hiện trước tiên trong các gia đình. Nhưng đối với các giáo xứ, ta cần những phong trào những hội đoàn Công Gíao Tiến Hành trong đó có PTTNTT giúp cho giới trẻ trong giáo xứ có một nề nếp giáo dục tốt, không chỉ giúp ích cho Giáo Hội mà còn giúp ích cho xã hội.

“Tôi rất mừng khi đến đây gặp đại đa số các thầy đây, có thể nói là những phần tử ưu tú của giáo phận vì mai mốt các thầy sẽ trở thành những linh mục, nhũng mục tử, những người tiên phong trong hàng ngũ cán bộ của giáo phận. Các thầy đã bớt thời giờ, bỏ công sức đến đây để học hỏi, để huấn luyện, để nắm vững tinh thần cũng như cách thức tổ chức và sinh hoạt của TNTT để khi các thầy trở thành linh mục sẽ đứng đầu hoặc có hiểu biết hơn, có nhiệt tình hơn với PTTNTT nhờ đó giúp cho việc huấn luyện thiếu nhi, thanh thiếu niên đạt kết quả tốt đẹp

“Tôi rất mừng khi các thầy đã đến để học tập để sống chung với nhau và huấn luyện bản thân của mình để trở nên trước hết là những huynh trưởng sau đó là những tuyên úy của các hội đoàn không chỉ TNTT mà còn cho các hội đoàn khác nữa.

Xin hết lòng cám ơn các vị ở nơi xa đến để cộng tác huấn luyện, cám ơn các huynh trưởng ở các xứ đạo và tất cả những ai đã giúp cho sa mạc thành công tốt đẹp.

Ngài chúc các thầy gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp để sau nầy có thể giúp ích cho giáo xứ và giáo phận

Trong tâm tình đơn sơ các thầy trình diễn một bài hát có cử điệu “Một Ngày đời huynh trưởng suốt đời ta là huynh trưởng …”. Đức cha vừa khen khích lệ vừa đùa “Trình diễn cũng đẹp nhưng chưa đều còn phải học thêm 10 ngày nữa” Và ngài không quên gữi tiền thết đãi các thầy một chầu kem khá đặc biệt …

Kết thúc là nghi thức sai đi thật sốt sắng và thật cảm động. Giờ đây, nắm vững các kiến thức về phong trào cùng với những hiểu biết giáo lý và nhân bản các thầy vui vẻ ra đi như những cánh chim én mang mùa Xuân mang tin vui “Chúa Yêu thương loài người” đến cho mọi người, đặc biệt cho các thiếu nhi.

Xuân Nguyên
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hội nghị các Giám tỉnh DCCT lên tiếng phản đối nhà cầm quyền VN
Redemptorist Superiors of East Asia-Oceania
19:43 15/07/2011
Ngày 14/07/2011

Kính gửi: Ngài Đại sứ, Đại sứ quán Việt Nam

Từ: Các Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) vùng Đông Á – Úc (Australia, New Zealand, Indonesia, Singapore/Malaysia, Philippines và Thailand)

Về việc: Công an TP.HCM, Việt Nam, cấm Linh mục Giám tỉnh DCCT Việt Nam xuất cảnh

Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh DCCT Việt Nam đang trên đường tới Singapore tham dự Hội nghị các Giám tỉnh DCCT vùng Đông Á – Úc, từ ngày 11 đến 14/07/2011, thì bị công an TP.HCM ngăn cản ngài rời Việt Nam.

Theo Thông cáo Báo chí số 2/2011 của Truyền thông Chúa Cứu Thế Việt Nam, công an Việt Nam đã vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn, vi phạm tự do tôn giáo và vi phạm ngay chính Nghị định 136/2007/ND-CP của chính phủ Việt Nam.

Chúng tôi, các Giám tỉnh DCCT vùng Đông Á – Úc, mạnh mẽ lên án việc hành xử thiếu ngay thẳng và bất công đối với người anh em của chúng tôi, linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành. Chúng tôi phản đối việc sách nhiễu và vi phạm nhân quyền của công an Việt Nam. Sự sách nhiễu này đã ngăn cản ngài tham dự Hội nghị của chúng tôi, nhằm thúc đẩy việc thực thi đặc sủng của Dòng Chúa Cứu Thế là phục vụ người nghèo và người tất bạt nhất trong vùng Á-Úc.

Chúng tôi hy vọng rằng hình thức sách nhiễu này nhắm vào các tu sĩ DCCT tại Việt Nam, cách riêng nhắm vào linh mục Phạm Trung Thành sẽ không tái diễn nữa. Những hành vi bất công ấy sẽ khó thúc đẩy thiện chí giữa Việt Nam với các nước của chúng tôi (Australia, New Zealand, Indonesia, Singapore/Malaysia, Philippines và Thailand).

Trân trọng,

Các Giám tỉnh DCCT vùng Đông Á – Úc:
Rev. Paul Bird, C.Ss.R., Giám tỉnh Canberra (Australia)
Rev. Peter Brown, C.Ss.R., Bề trên Miền Aotearoa (New Zealand)
Rev. Sebastianus Ani Dato, C.Ss.R., Giám tỉnh Indonesia
Rev. Patrick Massang, C.Ss.R., Giám Phụ tỉnh Ipoh (Singapore và Malaysia)
Rev. Jovencio Ma, C.Ss.R., Giám tỉnh Cebu (Philippines)
Rev. Ariel Lubi, C.Ss.R. Giám Phụ tỉnh Manila (Philippines)
Rev. Joseph Apisit Kritsaralam, C.Ss.R., Giám Phụ tỉnh Bangkok (Thailand)


Bản tiếng Anh:
July 14, 2011

To: The Honourable Consul, Embassy of Vietnam
From: Redemptorist Superiors of East Asia – Oceania (Australia, New Zealand, Indonesia,
Singapore / Malaysia and Philippines)


RE: Police of HCM City, Vietnam, putting a ban on the exit of

Provincial Superior of the Redemptorist Province of Vietnam

Reverend Fr. Vincent Pham Trung Thanh, the Provincial Superior of the Province of Vietnam was about to fly to Singapore for a meeting of Redemptorist Superiors of East Asia – Oceania, scheduled for July 11 – 14th 2011, when he was prevented by the police of HCM City from leaving Vietnam.

According to the attached press release No. 2/2011 from the Vietnam Redemptorist News, what happened to Fr. Trung Thanh was a blatant violation of his human rights, a transgression against freedom of Religion, and a violation against Decree 136/2007/ND-CP.

We, the Redemptorist Superiors of East Asia- Oceania, strongly denounce this unfair and unjust treatment of our confrere, Reverend Fr. Vincent Trung Thanh. We lodge our protest regarding this act of harassment and violation of his human rights. This prevented him from participating in our meeting, the core of which is to further implement the charism of the Redemptorist Missionary Congregation in serving the poor and the most abandoned in Asia-Oceania.

We hope that this form of harassment towards the Redemptorist in Vietnam and, particularly, towards Reverend Fr. Trung Thanh will not be repeated. Such unjust acts do not promote goodwill thúc đẩy thiện chí between Vietnam and our respective countries.

Sincerely,
 
Văn Hóa
Chuyện Nước Trời
Trầm Thiên Thu
06:58 15/07/2011
Chúa Nhật XVI thường niên A (Mt 13:24-43)

Nước Trời như người kia đi ra ruộng
Gieo giống tốt trong thửa ruộng của mình
Khi mọi người đang ngủ ngon lành
Kẻ thù đến gieo thêm cỏ lùng vào đó
Lúa mọc, trổ bông, cả cỏ lùng nữa
Đầy tớ đến thưa với chủ nhà rằng:
“Ông đã gieo toàn giống tốt đàng hoàng
Thế cỏ lùng ở đâu mà ra vậy?”
Ông liền đáp: “Kẻ thù đã làm đấy!”
– “Ông có muốn chúng tôi gom lại không?”
– “Đừng làm vậy, e khi gom cỏ lùng
Các anh lại làm bật luôn rễ lúa
Cứ để chúng cùng lớn lên như thế!
Đến ngày mùa, tôi bảo thợ gặt rằng:
Gom cỏ lùng, bó lại đốt cho xong
Còn riêng lúa, thu cất vào kho vậy”
Chúa nói thêm: “Nước Trời như hạt cải
Người nọ lấy gieo trong thửa ruộng mình
Tuy chỉ là loại bé nhỏ mong manh
Nhưng lớn lên, nó lại thành lớn nhất
Trở thành cây, chim trời làm tổ được”
Các dụ ngôn Chúa nói nghe rất quen:
Rằng: “Nước Trời cũng như chuyện nắm men
Bà kia lấy vùi vào ba thúng bột
Cho đến khi cả bột dậy men hết”
Các điều ấy, Chúa chỉ dùng dụ ngôn
Hầu ứng nghiệm lời sấm của sứ ngôn:
“Mở miệng ra, dụ ngôn Tôi sẽ kể
Điều giữ kín từ tạo thiên lập địa”
Rồi Ngài bỏ đám đông mà về nhà
Các môn đệ lại gần Người và thưa:
“Thầy ơi Thầy, xin được Thầy giải nghĩa
Về dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng đó”
Ngài cười hiền: “Kẻ gieo giống tốt lành
Là Con Người, còn Ruộng là thế gian
Hạt giống tốt là con cái Nước Chúa
Cỏ lùng là con cái Ác Thần đó
Kẻ thù gieo cỏ lùng là quỷ ma
Còn mùa gặt là tận thế đó mà
Các thiên thần chính là các thợ gặt
Như người ta nhặt cỏ lùng rồi đốt
Ngày tận thế cũng tương tự xảy ra
Mọi kẻ ác làm gương xấu, gương mù
Đều bị tống ra khỏi Nước Thiên Chúa
Họ sẽ bị quăng thẳngng vào lò lửa
Ở nơi đó, chúng khóc lóc nghiến răng
Người công chính sẽ chói sáng huy hoàng
Trong Nước Trời là Nước của Cha họ!

Tội đồ con khấu đầu xin Thiên Chúa
Rộng từ tâm mà mở Lòng Xót Thương
Dẫu nhiều khi đời con là cỏ lùng
Nay xin Chúa biến con thành Lúa Tốt.
 
Nhân kỷ niệm Kim Khánh thành hôn
Nguyễn Kim Ngân
16:35 15/07/2011
NHÂN KỶ NIỆM KIM KHÁNH THÀNH HÔN

Kính Anh Chị Th.

Sau khi nhận lời mời dự tiệc kim khánh thành hôn của anh chị, tôi cứ suy nghĩ lan man: Sẽ phải mừng anh chị thế nào đây trong một ngày đầy ý nghĩa thế này? Sẽ phải nói gì như lời chúc mừng cho một dịp rất trọng đại và ngày càng hiếm qúy thế này? Ý nghĩa và trọng đại vì biến cố này đánh dấu một chặng đường dài anh chị đã đi qua với bao nhiêu kỷ niệm mang đủ hết những hương vị của cuộc sống hôn nhân và gia đình, từ ngọt bùi, thơm ngon, cay đắng, mặn nồng, đến chua chát, nhạt nhẽo hay chán ngán. Hiếm quý là bởi vì với cái tỉ lệ ly dị hãi hùng như hiện nay, cứ hai đôi hôn phối thì có một đôi rã đám, thì kiếm đâu ra ngân khánh, nói gì đến kim khánh hay ngọc khánh? Chỉ như thế cũng đủ để mừng cho anh chị rồi!

Mừng kỷ niệm ngày thành hôn của anh chị, tôi không thể không nói đến hôn nhân, vốn là một đề tài khá nóng, nhất là khi mới đây, New York trở thành tiểu bang thứ sáu tại Hoa Kỳ công nhận hôn nhân đồng tính. Nhưng thôi, tạm gác cái vụ cong queo khó nói này qua một bên, để nói chuyện thẳng thắn cái đã.

Gloria Steinem, một nhà đấu tranh cho nữ quyền, một nhà báo và một nhà hoạt động xã hội của Hoa Kỳ trong thập niên 60-70, có kể rằng: khi người ta hỏi bà là tại sao phụ nữ không mê cái thú cờ bạc đỏ đen như cánh đàn ông, thì bà trả lời rằng bởi vì phụ nữ không có nhiều tiền bằng quý ông, nhưng bà lại thêm ngay rằng: nói như thế đúng, nhưng vẫn còn thiếu sót, phải nói là cái thú đam mê cờ bạc đỏ đen nơi người phụ nữ có thể nói được là thỏa mãn khi họ đi lấy…chồng. Hóa ra, đối với nhà đấu tranh cho nữ quyền này, hôn nhân là một canh bạc: nếu đỏ thì sẽ có hạnh phúc bên một người chồng tốt; còn nếu đen thì sẽ phải kéo lê những tháng ngày buồn bã dài đến vô tận, nếu không sớm tìm cách thoát ra.

Nữ phóng viên Mỹ, Mignon McLaughlin, lại hơi có vẻ mỉa mai khi tuyên bố rằng: “Một hôn nhân được coi là thành công thì đòi có sự “phải lòng” liên tục, nhưng chỉ với một người mà thôi.” Đúng là lý tưởng đến độ không tưởng: dễ có mấy ai ngày nào cũng bị chết điếng bởi tiếng sét ái tình chỉ với một người? Ngày nào cũng nhìn thấy mặt nhau, làm sao tránh khỏi nhàm chán, phải không anh chị?

Xưa nay, hôn nhân thường được nhìn dưới hai góc cạnh: bi quan và lạc quan. Tương tự như giọng điệu có vẻ yếm thế về hôn nhân của Gloria Steinem nói trên, một nhà văn thời Phục Hưng của Pháp, Michel de Montaigne, đã ví hôn nhân như một cái lồng chim. Những con chim đang tự do bay lượn bên ngoài thì cứ cố làm sao chui vào cho bằng được, trong khi những con “chim (đang) hót trong lồng” thì lại tìm đủ cách để vượt thoát ra.

Thế nhưng Socrates, nhà triết học lừng danh của Hy Lạp, đã lấy chính kinh nghiệm xương máu bản thân để gióng lên một lời kêu gọi đầy lạc quan yêu đời gửi đến quý vị nam nhi nào đang chuẩn bị bước qua ngưỡng cửa hôn nhân như thế này: “Các bạn ơi, cứ mạnh dạn kết hôn đi: nếu may mà lấy được vợ hiền thì sướng biết mấy; còn lỡ chẳng may không lấy được vợ hiền thì mình cũng sẽ trở thành…triết gia.”

Dù nhìn với ánh mắt bi quan yếm thế, hay với một cõi lòng rạo rực phơi phới theo kiểu “yêu như chưa yêu lần nào,” thì hôn nhân vẫn là một vấn đề muôn thuở, bởi vì nó chính là đời sống con người, mà cái gì liên quan đến con người, nhất là sinh bệnh lão tử, thì đều đưa đến các vấn nạn, lắm khi thật là nan giải.

Dẫu sao chăng nữa, cũng như bất kỳ một công trình nào của con người, chỉ thuần túy con người mà thôi, chưa nói đến tôn giáo hay siêu nhiên, hôn nhân chính là một thực tại sinh động, y như một mầm cây, cần được ươm bón, vun trồng, qua những chăm sóc tận tụy, là những hy sinh hằng ngày, dù lớn hay nhỏ, nhưng nhất thiết là phải liên tục và bền bỉ, thì mới mong có ngày tươi tốt, cành lá sum suê, rồi đâm bông kết trái, để trở thành một thân cổ thụ, đem lại bóng mát và chỗ nghỉ chân cho lũ cháu đàn con.

Trong ý nghĩa ấy, hy sinh và tự hiến, điều mà ngày nay càng khó hiểu, càng khó tìm, lại chính là yếu tố gắn liền với thực tại hôn nhân và hạnh phúc, đến độ không có hy sinh, tất sẽ không có hạnh phúc hôn nhân.

Ngay từ đầu, để bước vào hôn nhân, người con gái đã phải “hy sinh sự chú ý của biết bao chàng trai để đổi lấy sự thờ ơ đến lạnh lùng của một anh…chồng,” như nữ văn sĩ Helen Rowland và nữ tài tử Katharine Hepburn đã có cùng một nhận định. Trong khi đó, người con trai phải “lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt,” như sách Sáng Thế đã nói. Đã có nhiều giai thoại cứ tưởng như huyền thoại về việc người con trai đi tìm vợ, như chuyện Jacob ở rể tới mười bốn năm trời mới lấy được nàng Rachel (Sách Sáng Thế, chương 29-31). Ly kỳ hơn nữa là câu chuyện về chàng Tobia phải đi đến tận miền xa mới lấy được nàng Sarah, vốn mang tiếng là ‘sát phu.’ Chỉ bởi vì qua bẩy lần kết hôn, cứ đến đêm động phòng là anh chồng nào cũng lăn quay ra chết. Chẳng thế mà khi đến lượt Tobia trở thành chú rể, trong lúc tân lang và tân giai nhân còn đang du dương trong phòng, thì ở ngoài kia, ông bố vợ và đám nô bộc lại vác cuốc vác xẻng đi ra đào…huyệt (Sách Tobia, chương 3-10). Có lẽ vì thông cảm cho giới mày râu trong “công trình” đi tìm ý trung nhân mà Benjamin Tillett, một nhà xã hội học người Anh, đã nói một câu thấm thía: “God help the man who won’t marry until he finds a perfect woman, and God help him still more if he finds her,” xin tạm dịch là “Chúa phù hộ cho chàng thanh niên nào chỉ kết hôn khi đã tìm được người phụ nữ toàn hảo, nhưng Ngài còn phù hộ chàng nhiều hơn nữa khi chàng đã tìm thấy nàng rồi.” Thế mới rõ, khi kết hôn rồi, hoặc nói theo Michel de Montaigne, khi “chim đã vào lồng” rồi thì mới biết tay nhau!

Nói tới hy sinh tự hiến, là nói từ cả hai phía. Hy sinh là quên mình để sống cho người kia, là dành ưu tiên cho ‘đối phương,’ là nhẫn nhục cốt để gìn giữ hoà khí trong gia đình, cho đến khi tự hiến và hy sinh trở thành bản năng thứ hai của mỗi người. Một lần nữa, Michel de Montaigne đã thốt lên một cách rất ‘kinh nghiệm’ rằng: “Hôn nhân tốt đẹp chỉ có được giữa một người vợ mù và một anh chồng câm.” Tuy hơi có vẻ thậm xưng, tôi hiểu văn sĩ này chỉ muốn nhấn mạnh đến sự tự chế, tương kính, và cảm thông giữa vợ và chồng. Ogden Nash, một thi sĩ trào phúng của Mỹ, cũng nói cùng một ý tưởng, những bằng một văn phong khác: “Muốn hôn nhân hạnh phúc, thì khi sai, quý ông phải tự nhận mình sai, còn khi đúng, quý ông phải câm miệng lại.” Nhà văn Trà Lũ của Việt Nam cũng đưa ra một nguyên tắc thật giản dị để bảo vệ hạnh phúc. Tác giả viết mẩu chuyện vui như sau: " Trong bữa tiệc mừng đại thọ do con cháu tổ chức, có người xin cụ Phúc cho biết bí quyết giữ hạnh phúc gia đình. Cụ trả lời: Cả đời tôi chỉ tâm niệm có hai điều: Điều 1: vợ tôi bao giờ cũng đúng. Điều 2: Nếu vợ sai thì xem lại điều 1. Thì ra, không đâu bằng nơi đời sống hôn nhân, một sự nhịn đúng là chín sự lành. Cha ông ta đã rất chí lý: “Thuận vợ, thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn.”

Một nhân vật nữ khác, có tên là Madame de Rieux, đã nói một câu thời danh thế này: “Hôn nhân là một tấm vé số mà người đàn ông phải mua bằng sự tự do của mình, trong khi người phụ nữ phải lấy hết cả niềm hạnh phúc của cuộc đời thì mới mua được.” Trong khi đó, Amy Bloom, một văn sĩ Mỹ, đã dùng một hình ảnh đẹp khác để phác hoạ ra bức tranh hôn phối: “Hôn nhân chẳng phải là một nghi thức hay một đích điểm. Nó là một màn khiêu vũ lâu dài, điệu nghệ và thân mật của hai người, trong đó không có gì quan trọng hơn là cảm năng giữ thăng bằng của bạn và việc bạn chọn đúng đối tượng cho mình.”

Phải, chúng ta ai chẳng mong muốn một hôn nhân lâu bền và hạnh phúc. Nhưng làm gì có được nếu không có hy sinh, tự hiến, quân bình, như là kỹ năng sống hàng ngày. “Chúng ta đã tốn thì giờ tìm cho bằng được người yêu lý tưởng, nhưng lại không biết tự mình tạo ra một tình yêu lý tưởng.” Câu nói này của Tom Robbins, một văn sĩ Mỹ, khiến tôi càng tin rằng hôn nhân giống y như một bữa ăn, chính ta phải bỏ công ra sửa soạn, từ đầu đến cuối, từ nai lưng ra đi làm kiếm tiền, cho đến khi đi chợ, đem thức ăn về chuẩn bị nấu nướng, nêm nếm cho vừa miệng, rồi dọn ra bàn sẵn sàng cho một bữa tối ngon miệng, khi vợ chồng con cái quây quần bên nhau quanh bàn ăn, dưới mái gia đình ấm cúng. Bữa ăn hôn nhân không giống như mì ăn liền, ‘fast food’, hay tô phở tái gọi vội ăn cho qua bữa. Bữa ăn hôn nhân đúng là ‘muốn ăn thì phải lăn vào bếp.’

Nhìn anh chị, qua 50 năm thành hôn, vẫn phong độ, vẫn tươi tắn, với đầy đủ con cháu vui vầy hạnh phúc, khiến tôi liên tưởng đến câu nói của Jeanne Moreau, nữ tài tử kiêm đạo diễn Pháp: “Tuổi tác không cản trở bạn yêu đương, nhưng tình yêu có thể làm bạn trẻ mãi.” Dẫu sao, dù còn trẻ hay không còn trẻ nữa, dù bên ngoài có thay đổi ít nhiều, điều quan trọng nhất vẫn là thế này: liệu bản chất của mình có còn giữ được mãi nét tươi nhuận ngày nào chăng? Trong ý tưởng đó, tôi muốn kết thúc vài hàng tâm sự này bằng cách trích dẫn câu nói của N. D. Stice, một tác giả Mỹ, một câu nói được trích dẫn lại nhiều lần và nhiều nơi: “Like a plum, you are not getting any better looking, but you are getting sweeter” mà tôi xin tạm dịch là: ‘Giống như trái mận kia, bạn sẽ không còn vóc dáng dễ nhìn hơn đâu, thế nhưng bạn sẽ ngọt lịm hơn.”

Đó cũng là lời cầu chúc của riêng tôi, của chúng tôi, những người bạn của anh chị: “You are getting sweeter!”

07/16/11
Kính tặng Anh Chị Th.
Kỷ niệm 50 năm thành hôn (1961-2011)
Lễ kính Đức Mẹ Carmêlô

Nguyễn Kim Ngân
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Rừng Khô – Dry Forest.
Richard Drysdale
21:27 15/07/2011
RỪNG KHÔ – Dry Forest.
Ảnh của Richard Drysdale
Mây tím ngỡ ngàng núi bạc
Rừng cây khô lạc chiều nao
Bên đồi đất khách buồn trao
Nghĩ về cố xứ lệ trào tháng tư.
(Trích thơ VIVI)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền