Ngày 14-07-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 15/07: Ba điều kiện để xứng đáng theo Đức Giêsu – Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
01:54 14/07/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các Tông Đồ rằng: “Trò không hơn thầy, tớ không hơn chủ. Trò được như thầy, tớ được như chủ, đã là đủ rồi. Chủ nhà mà người ta còn gọi là Bê-en-dê-bun, huống chi là người nhà.

“Vậy anh em đừng sợ người ta. Thật ra, không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết. Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng.

“Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục. Hai con chim sẻ chỉ bán được một hào phải không? Thế mà, không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em. Thì đối với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi. Vậy anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.

“Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.”

Đó là lời Chúa
 
Hoán Cải Tim
Lm Vũđình Tường
03:57 14/07/2023
Người chủ ruộng gieo lúa trong ruộng mình. Gieo lúa bằng tay cho biết đây là thửa ruộng nhỏ về diện tích, thuộc về cá nhân, gia đình. Thửa ruộng cũng nằm gần lối đi công cộng. Thửa ruộng nhỏ này có đất tốt, đất xấu, chỗ cỏ dại mọc và chỗ sỏi đá. Đất tốt cho kết quả tốt mùa thu hoạch; trong khi đất xấu đã không được thu hoạch, còn mất công làm cỏ. Đất tốt lại tốt lỏi, không đều, bởi có cây ra hoa quả hàng trăm hạt, cây khác lại có sáu mươi, cây chỉ có ba mươi. Không có giải thích cho việc kết trái, đơm bông khác biệt đến thế. Toàn thể thửa ruộng cần chăm sóc. Chỗ đất xấu cần bón phân, trừ sâu rầy, biến nó thành đất tốt; trong khi đất đã tốt rồi vẫn cần chăm bón làm cho tốt hơn và tốt đều.

Chủ ruộng, chủ vườn, nào cũng biết, đất, dù xấu hay tốt, đều cần được chăm sóc; nếu không năm tới sẽ thất thu. Thiếu chăm sóc đất tốt có thể biến thành đất xấu. Trái lại, đất xấu nếu được chăm sóc cẩn thận sẽ biến cải, tạo đất xấu thành đất tốt. Điều này cho thấy bàn tay, công lao, con người chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ phẩm chất của đất. Tình trạng thửa đất cho biết ít nhiều về mức độ siêng năng chăm sóc của chủ ruộng đất.

Đất cỏ dại mọc là nơi tốn nhiều công, sức hơn cả. Cỏ dại sống mạnh hơn, lan nhanh hơn và mau thích ứng với điều kiện thời tiết. Nếu không nhổ cỏ dại, chậm tiêu diệt chúng, chúng sẽ lan rất nhanh; giết chết hạt giống tốt.
Đất sỏi đá, nếu muốn thay đổi tình trạng đất, trước tiên là thu gom đá lại thành đống, bồi thêm đất tốt, biến đất sỏi đá thành đất tốt. Như thế, khả năng con người có thể biến đất cỏ dại, đất sỏi đá thành đất tốt, cho thu hoạch vào mùa gặt. Đức Kitô dùng hình ảnh đất xấu, đất tốt; từ đó dẫn người nghe nhìn vào tình trạng con tim mỗi người.

Con tim ta được ví như thửa đất. Con tim có lúc rất tốt lành, sốt sắng, sẵn sàng hy sinh phục vụ tha nhân; lúc khác con tim lại sinh hoạt như cỏ dại, chạy theo thú vui, chiều theo xác thịt; lúc khác nữa con tim lại khô như sỏi đá, không hề chạnh lòng thương người cùng khổ, đói khó. Như thế con tim thay đổi từ tốt sang xấu, và ngược lại từ xấu sang tốt. Con tim cũng có thể thay đổi, đang từ vui tươi, năng động, sang buồn nản, khô hạn với chính mình và tha nhân. Tâm tư, tình cảm con người được ví như tình trạng thửa đất. Tâm tư đó thay đổi liên tục, hàng ngày, hàng giờ, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm. Tình trạng con tim thay đổi ảnh hưởng đến cuộc sống tông đồ, cuộc sống đức tin, và ảnh đến đến cuộc đời phục vụ tha nhân, tin theo Đức Kitô.

Lối đi trở thành đường mòn, người qua lại hàng ngày, đất đó bị chai cứng, ngay cả cỏ dại cũng èo ọt, yếu ớt, bởi mục đích của nó là đường đi, không phải nơi trồng trọt. Chọn lựa con đường đi chính là chọn con đường tin theo. Tin theo Đức Kitô, hay tin theo con đường trần gian. Con đường tin theo Đức kitô đòi hỏi hy sinh, cố gắng, phục vụ tha nhân. Kitô hữu đó nhận được bình an nội tâm. Con đường trần gian dẫn đi tìm của cải, vật chất, danh vọng. Con đường đó coi lợi nhuận cá nhân trọng hơn mạng sống, công bằng, chân lí.

Đất sỏi đá, nơi đó có ít đất tốt. Hạt giống không mọc tốt ở nơi vừa thiếu đất tốt vừa thiếu nước. Tương tự như thế, con tim sỏi đá cũng nghèo tình thương với tha nhân, khó khăn với người nghèo khổ; làm ngơ trước tang thương, sầu khổ của người khác. Đá cứng khó thay đổi bởi chất cứng chống đổi thay. Một khi con tim trở thành chai đá, con tim đó không những đã không chấp nhận thay đổi mà còn chống lại thay đổi. Đây là điều đáng sợ nhất. Tuy nhiên con tim tin theo đường lối Chúa lại như người xây nhà trên đá, mưa to, gió lớn không làm sập được bởi nó xây trên nền tảng tình yêu Chúa.

Cỏ dại là thứ cỏ hoang mọc rất mạnh, rất nhanh, lan tràn chắp chốn. Nếu không mau mắn nhổ tận gốc rễ, cỏ dại sẽ giết chết hạt giống tốt. Cỏ dại trong dụ ngôn hôm nay chính là thói hư, tật xấu con người, đam mê xấu, sa đoạ. Nhổ tận gốc rễ thói hư tật xấu cần cố gắng liên tục, chấp nhận đau khổ, kiên trì chống lại chúng, lại cần cộng thêm ơn Chúa mới có thể nhổ tận gốc rể chúng.

Đất, dù tốt hay xấu, tự đất không thể thay đổi mà cần bàn tay con người. Dù đất tốt hay xấu, cũng cần phải chăm sóc, nếu không chăm sóc cẩn thận đất tốt sẽ mất phẩm chất, và đất xấu trở nên tồi tệ hơn. Chăm sóc cẩn thận, đất tốt sẽ tốt hơn, tốt đều hơn; đất xấu sẽ biến thành đất tốt; rất lợi cho nhà nông, cho người trồng trọt.

Từ các loại đất tốt xấu khác nhau, Đức Kitô dẫn người nghe đến nhận thức về tình trạng con tim con người. Con tim tốt lành, con tim sỏi đá, con tim hoang đàng hay con tim chân thành yêu mến Thiên Chúa. Bất cứ con tim bạn đang ở tình trạng nào, con tim đó cũng cần được chăm sóc chu đáo, cẩn thận. Lơ là trong việc chăm sóc con tim, tật xấu sẽ lọt vào, và thật khó nhổ gốc rễ chúng.
Luôn luôn chăm sóc con tim chính là đường lối Chúa.

TiengChuong.org

Change Of Heart

A sower sows the seed manually, indicating this individual farm is small in size. It is located near a public place, where people walk past daily. This parcel of land is the combination of good soil, rocky ground, and thorny parts. The fertile soil is useful, while the rocky ground and thorny parts are not just useless, but troublesome. They require hard work to convert them into good fertile lands. The fertile land produces uneven results in its harvest time. Some seed gives a hundredfold, other sixty, and again other only thirty. There is no explanation for the end results being uneven. The fertile land needs work too. It needs to be taken good care of, for better results at the next harvest time.

Farmers know the land, but whether it is good or not so good, all land needs to be cared for. Otherwise, good, fertile quality soil can become a poor, futile one.

Thorny weed grows strong in wild conditions; and is invasive. It needs to be uprooted before it kills the seedlings. After weed and stone have been removed, the useless land becomes fertile ground, and that is the great reward for the hard labour. Jesus uses images of the natural world applying them to the conditions of a human heart.

A human heart is like this parcel of land. Its mood changes from good to bad and via versa. A loving heart; when it is neglected, can turn into a heart of stone; while God's love has the power to change a stony heart to be a heart of flesh, a heart of compassion. Jesus talks about the different moods of an individual heart when it comes to receiving God's word: the path, and the rocky, thorny, and fertile soils. Each kind of soil corresponds to a different state of the human heart.

A path is what people walked upon, and that hardened the soil. It is useless for growing, because its purpose is not for growing, but for transporting. The choice is between the path of God and of the world. The path of God leads to goodness, love, and compassion; while the path of the world leads a person to selfish ambition, hunger for power, and wealth accumulation. This leads to a hardening of heart for the poor, and for personal gain before justice.

A rocky ground has little soil, and the hot sun makes the morning dews vanish quickly. It is hard for the seed to take root, and it is too dry to survive. A rocky heart has little love for the poor and the lure of personal benefit gain will deafen the cry of others. Rock is hard and its hardness resists again change. When a person's heart becomes a heart of stone; it is the most feared of all. Like a rock, that heart resists change. However, following the path of God is very much like walking on solid rocky ground. Those who grasp firm on God's word will stand firm in his love.

Thorns are a kind of evasive weed, which is more resilient than seed. If un-uprooted it would soon take over the fertile land. Thorns in this context are bad habits, unloving behaviour which are hard to kill. Uprooting a bad habit requires constant discipline and great effort plus God's grace to make a change.

Soil, whatever kind, can't take care of itself; the fertile soil needs insecticide and fertilizer, and even rest to improve its nourishment and yield a good harvest.

From the different patches of land to different moods of a human's heart, Jesus invites his followers to examine their own hearts to see how their hearts react towards his message. Is it an open heart or one closed to his love? Whatever the conditions of the heart are; neglecting to take care of it means it soon becomes wild.

Always taking good care of one's heart is the way of the Lord.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:05 14/07/2023

9. Thiết lập tu viện không phải là tập hợp những người hoàn mỹ, nhưng là để những người có dũng chí muốn trở thành hoàn mỹ.

(Thánh Francis of Sales)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:11 14/07/2023
2. THÁI UNG THÁI THẦN

Giang Nam có một trạm liên lạc, dịch sứ (chức quan nhỏ) ở đây luôn tự cho mình làm việc lão luyện có hiệu lực.

Năm nọ, thích sứ mới đến nhậm chức đi tuần sát đến dịch trạm, dịch sứ cung kính hầu hạ, nói:

- “Tất cả những thứ trong dịch trạm đều giải quyết tốt, mời đại nhân đi quan sát”.

Thích sứ đến phòng rượu thấy có một tấm hình bèn hỏi:

- “Đây là ai vậy?”

Trả lời:

- “Đây là Sơ Khang”. (1)

Lại đến phòng trà cũng nhìn thấy một tấm hình, dịch sứ nói:

- “Đây là Lục Vũ”. (2)

Thích sứ tức cười lại tiến vô phòng khác thì chỉ thấy các thức ăn đã làm xong, trong phòng lại còn có một tấm hình đó chính là Thái Ung. (3)

Thích sứ thấy dịch sứ làm cách gượng gạo thì cười mãi không thôi, nói:

- “Nếu đến nhà ăn thì tất phải có Mễ Phế(4); đến trường ngựa tất có hình tư mã Thiên?”

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 2:

Mỗi gia đình Ki-tô hữu đều có một nơi trang trọng để làm bàn thờ có tượng Chúa chuộc tội (tượng thánh giá), có hình Đức Mẹ Ma-ri-a và hình các thánh để tuyên xưng đức tin của mình và cũng để biến nhà mình thành nhà của Thiên Chúa, là nơi cầu nguyện của gia đình.

Nhưng có người Ki-tô hữu trong nhà chổ nào cũng có treo hình Chúa hình Mẹ nhưng rất ít đến nhà thờ dâng lễ đọc kinh; có người giữa phòng khách trang trọng “chơi” ngay một tấm hình người mẫu khỏa thân 70% và khoe với khách đến nhà đây là hình nghệ thuật hiếm có, còn bên góc tường thì treo một tượng Thánh Giá nhỏ xíu đầy màng nhện...

Con người ta thường ưa “chơi nổi” cho nên hay có những chuyện tức cười xảy ra.

Trước hết hãy treo ảnh Chúa trong tâm hồn mình, bằng cách sống bác ái và phục vụ tha nhân trong tình yêu của Thiên Chúa.

(1) Theo truyền thuyết là người phát minh ra rượu.

(2) Người nghiên cứu về trà đạo và có “trà kinh”.

(3) Bởi vì蔡 (họ Thái) đồng âm với 菜 (thái, cắt…), dịch sứ đem nhà văn học, nhà thư pháp ngộ nhận là “thần thái”.

(4) Nhà thư pháp.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Lời lỗ lãi do lòng
Lm. Nguyễn Xuân Trường
05:18 14/07/2023
LỜI LỖ LÃI DO LÒNG

Dụ ngôn Phúc Âm tuần này kể chuyện Chúa quảng đại gieo giống khắp nơi, nhưng hạt giống mất đi hay sinh nhiều hoa trái lại tùy thuộc lòng người đón nhận thế nào.

1. Lòng Chúa quảng đại. Chúa như người quảng đại gieo giống khắp nơi, đi đến đâu gieo đến đó: vệ đường, đá sỏi, bụi gai, đất tốt, chỗ nào cũng gieo. Chúa Giêsu đã bước ra khỏi gia đình Ba Ngôi Thiên Chúa để đến gieo Tin Mừng cho thế giới này. Chúa không kén chọn nơi chốn hay nhóm người, mà Chúa quảng đại loan báo Lời Chúa cho mọi người, mọi nơi. Chúa quảng đại gieo Lời Ngài như mưa từ trời rơi xuống mọi nơi, không chỉ đất đai, mà cả bê tông đường nhựa vẫn có mưa.

2. Lòng người ngổn ngang. Lòng Chúa thì quảng đại, lòng người lại ngổn ngang khiến nhiều khi Lời thành lỗ. Hạt gieo bên vệ đường diễn tả lòng người lười không chịu học hiểu, nên vô tri thì bất mộ. Hạt gieo nơi sỏi đá diễn tả lòng người lạnh giá, nên lửa tin yêu leo lét, gặp gió là tắt liền. Hạt gieo vào bụi gai diễn tả lòng người đầy nỗi lo lắng sự đời, nên Lời bị bóp nghẹt. May thay, còn có những lòng người như mảnh đất tốt, Lời được lĩnh hội và sinh quả gấp trăm. Thế nên, Lời lại lỗ là do lòng lười, lạnh, lo lắm sự đời. Lời lãi là do lòng lĩnh hội thấu đáo Lời Chúa vào tận lòng dạ máu thịt mình, rồi sinh nhiều hoa trái tin yêu.

Tạ ơn Chúa đã quảng đại gieo Lời yêu thương cứu độ cho mọi người mọi nơi. Để đáp lại lòng Chúa quảng đại, chúng ta cần dọn dẹp những sỏi đá gai góc nơi tâm hồn mình, để lòng mình thành mảnh đất tốt cho Lời Chúa trổ sinh hoa trái. Và hiệp hành với Chúa, chúng ta cùng ra đi quảng đại gieo hạt giống Lời Chúa, hạt giống yêu thương, những hạt giống tốt đẹp vào trong mảnh vườn thế giới này. Amen.
 
Thầm thì
Lm. Minh Anh
15:23 14/07/2023
THẦM THÌ

“Điều Thầy nói với các con trong bóng tối, hãy nói nơi ánh sáng!”.

Mary, một học sinh hở hàm ếch, điếc một tai. Nhưng ngày kiểm tra thính giác, cô giáo Léonard đã dành cho Mary một ánh mắt ấm áp và một phép mầu. Học sinh xếp hàng để nghe một lời rất khẽ của giáo viên; sau đó, viết ra giấy. Và đây, những gì Mary viết ra, “Ước gì con là con gái nhỏ của mẹ!”. Đó là một lời ‘thầm thì’ thay đổi cả một cuộc đời!

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa hôm nay cũng nói đến những lời ‘thầm thì’. Đó là trối trăng mà các anh của Giuse ‘cho là’ đã nhận từ cha trước khi ông chết; đó còn là những lời “rỉ tai” “trong bóng tối” mà Chúa Giêsu cho biết, các môn đệ sẽ “nói nơi ánh sáng” và “rao giảng trên mái nhà!”.

Bài đọc Sáng Thế nói đến lời trối của Giacóp. Sợ rằng, Giuse nhớ lại chuyện xưa, các con của Giacóp sai người đến nói với Giuse những ‘thầm thì’ được cho là của cha, “Trước khi qua đời, cha xin con hãy quên tội ác và lỗi lầm của các anh con!”. Nghe vậy, Giuse bật khóc đáp, “Anh em đừng sợ! Các anh lo nghĩ sự dữ cho tôi, nhưng Thiên Chúa đã đổi nó ra sự lành”. Lòng suy tưởng điều ác, luôn nghĩ về điều ác; lòng nghĩ tưởng điều lành, luôn nghĩ về điều lành! Thánh Vịnh đáp ca thật ý nghĩa, “Hỡi những ai nghèo hèn, hãy tìm kiếm Thiên Chúa, là tâm hồn phấn khởi vui tươi!”. Thiên Chúa luôn đem lại vui tươi!

Vậy, với Tin Mừng hôm nay, ‘thầm thì’ Chúa Giêsu nói “trong bóng tối” là gì? Đây là một câu hỏi quan trọng! Hãy nhớ lại cách thức Chúa Giêsu giảng dạy! Đầu tiên, dân chúng đến, Ngài nói ‘úp mở’ bằng dụ ngôn và hình ảnh để khơi gợi sự tò mò; nhưng một khi người nghe đã lớn lên trong đức tin, Ngài sẽ bắt đầu ‘vén màn’ để nhỏ to những lẽ thật sâu sắc nhất. Lẽ thật sâu sắc nhất là Chúa Cha! Ngài sẽ truyền đạt theo những cách thức vượt quá ngôn từ vốn được che đậy bởi các dụ ngôn và hình tượng; để rồi, Ngài tỉ tê về Chúa Cha và bản thân Ngài theo những cách thức ‘không lời’ thầm kín nhất.

Như vậy, rất nhiều điều Chúa Giêsu muốn nói, nhưng Ngài chỉ nói trong “bóng tối” của đời sống nội tâm. Gioan Thánh Giá nói nhiều về “bóng tối” này; qua đó, chúng ta nhận được những thông điệp sâu sắc nhất vốn vượt quá lời nói, khái niệm và hình ảnh vốn thường được truyền đạt trực tiếp. Qua cầu nguyện, chiêm ngắm đầy lửa mến trong Thánh Thần, ngay cả giữa ‘tối tăm’, chúng ta sẽ nghe được những ‘thầm thì’ sâu sắc nhất. Đây là quà tặng mà Chúa Thánh Thần liên tục kéo chúng ta chìm sâu hơn vào mầu nhiệm Thiên Chúa và đáp lại; cùng lúc, mời gọi tiến sâu hơn và đáp lại. Chúa Giêsu cũng muốn chúng ta chia sẻ những ‘mặc khải’ này “nơi ánh sáng”, “trên mái nhà” bằng cả cuộc sống mình.

Anh Chị em,

“Hãy nói nơi ánh sáng!”. Trong ánh quang Thánh Thể, chúng ta lắng nghe Chúa Giêsu từ “bóng tối của đức tin” những lời ‘thầm thì’ thay đổi cả một cuộc đời. Hãy để Thánh Thể lôi kéo chúng ta vào niềm tin sâu sắc nhất, chắc chắn nhất về tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa. Như Mẹ Maria, bạn và tôi hãy thưởng thức những ‘sứ điệp’ huyền nhiệm và thánh thiện này, bằng cách xây dựng một đời sống chiêm ngắm, cầu nguyện thẳm sâu. Nhờ đó, chúng ta không chỉ nhận biết Thiên Chúa theo những cách thức vượt quá lời nói, nhưng còn đoán biết cả những thời điểm Ngài muốn nói với người khác qua chính chúng ta.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, không ao ước ‘thầm thì’ của Chúa, con sẽ bị mê hoặc bởi ‘thì thầm’ của thế gian. Cho con yêu mến việc chìm sâu hơn trong cầu nguyện và chiêm ngắm mỗi ngày!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các tay súng bắt cóc linh mục Công Giáo, và ba người khác ở Ebonyi
Đặng Tự Do
05:32 14/07/2023


Các kênh truyền hình đã thu thập thông tin rằng một linh mục đã bị bắt cóc vào thứ Hai tại Isu, Khu vực chính quyền địa phương Onicha của Bang Ebonyi gần nơi ở của ngài trong khu vực.

Mặc dù các cơ quan cảnh sát vẫn chưa phản ứng với vụ việc, nhưng Giáo phận Công Giáo Abakaliki đã xác nhận vụ bắt cóc trong một tuyên bố hôm thứ Ba.

Chưởng Ấn giáo phận, Cha. Matthew Uzoma Opoke, cho biết Cha Azubuike đã bị các tay súng bắt đi khi đang trở về từ một nhiệm vụ mục vụ.

Trong một tuyên bố có tiêu đề, “Kêu gọi cầu nguyện,” chưởng ấn giáo phận đã yêu cầu các tín hữu Công Giáo cầu nguyện cho việc trả tự do vô điều kiện cho linh mục.

Ngài cũng xác nhận rằng ba nạn nhân khác đã bị bắt cóc cùng với linh mục, mặc dù ngài không tiết lộ danh tính của họ.

“Cha. Joseph là cha sở Giáo xứ St. Charles, Mgbalaeze Isu ở Khu vực Chính quyền Địa phương Onicha của Bang Ebonyi,” tuyên bố viết.

“Ngài bị bắt cóc cùng với ba người khác. Những kẻ bắt cóc đang đưa ra yêu cầu tài chính nhưng với lời cầu nguyện của anh chị em, chúng ta sẽ đưa họ về vô điều kiện. Xin Mẹ Maria của các linh mục chuyển cầu cho chúng con. Amen. Thánh Giuse-Cầu cho chúng con.”

Ebonyi là một trong những bang ở Đông Nam Bộ đã bị các tay súng bắt cóc đòi tiền chuộc tấn công. Các tiểu bang khác bao gồm Abia, Imo, Anambra và Enugu.

Trong những năm gần đây, các băng nhóm vũ trang đã bắt cóc người dân, bao gồm cả các linh mục, để đòi tiền chuộc từ các ngôi làng và trên đường cao tốc, chủ yếu ở phía tây bắc trong những năm gần đây. Việc thực hành đã lan sang các vùng khác của đất nước, làm gia tăng sự bất an trong cả nước.


Source:channelstv.com
 
Giáo hội Anh bỏ phiếu tái lập hình phạt huyền chức với các giáo sĩ có hành vi sai trái nghiêm trọng
Đặng Tự Do
05:33 14/07/2023

Các giáo sĩ phạm tội có hành vi sai trái nghiêm trọng có thể bị tước bỏ chức thánh sau khi Hội Đồng Thường Trực của Giáo hội Anh bỏ phiếu khôi phục hình phạt đã bị hủy bỏ trong hơn 2 thập kỷ qua.

Tất cả các linh mục, từ những người mới được thụ phong cho đến tổng giám mục Canterbury, có thể bị cách chức theo các biện pháp kỷ luật mới được hỗ trợ bởi Thượng Hội đồng Chung, đang họp ở York.

Hình phạt huyền chức đã bị bãi bỏ hơn 20 năm trước. Hiện tại, hình phạt khắc nghiệt nhất dành cho hàng giáo sĩ là cấm suốt đời không được cử hành thánh lễ công khai. Nhưng tư cách linh mục của họ vẫn được giữ lại và họ có quyền sử dụng danh hiệu Reverend. Nói nôm na là trong hơn 2 thập kỷ qua, trong Anh Giáo, hình phạt cao nhất là treo chén.

Thượng Hội đồng Chung của Anh Giáo giới thiệu lại “quyền của một giám mục phế truất một linh mục hoặc phó tế khỏi các chức thánh sau khi phát hiện hành vi sai trái không liên quan đến vấn đề giáo lý, nghi thức hoặc nghi lễ”.

Ảnh hưởng của việc huyền chức là “người đó sau đó phải sống cuộc sống của họ như một giáo dân”, dự thảo của Thượng Hội đồng Chung nêu rõ.

Một điều khoản riêng biệt trong dự luật đưa ra “quy định tương đương về việc phế truất chức thánh đối với một giám mục hoặc tổng giám mục”.

Vào năm 2020, cuộc điều tra độc lập về lạm dụng tình dục trẻ em đã khuyến nghị Hội Đồng Thường Trực áp dụng lại việc huyền chức, nói rằng nó sẽ có tầm quan trọng mang tính biểu tượng, đặc biệt đối với những nạn nhân bị lạm dụng.

Huyền chức là hình phạt cuối cùng của Giáo Hội Công Giáo dành cho hàng giáo sĩ. Theodore McCarrick, cựu tổng giám mục và Hồng Y, đã trở thành một trong những nhân vật cao cấp nhất bị huyền chức trong thời hiện đại khi ông bị tước bỏ chức tư tế vào năm 2019 sau khi Vatican kết tội ông lạm dụng tình dục.

Thượng Hội đồng Chung của Anh Giáo đã xem xét các biện pháp chống lại nạn lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ của Công Giáo nhưng nhận định rằng tình hình của Anh Giáo phức tạp hơn nhiều do các giáo sĩ Anh Giáo có thể có vợ hay chồng.

Trường hợp bị kiện cáo phổ biến nhất trong Anh Giáo là trường hợp các nam linh mục theo đuổi một phụ nữ và sau đó bỏ rơi người phụ nữ ấy. Trong khi nhấn mạnh rằng những người tố cáo cần được lắng nghe, Thượng Hội đồng Chung cũng phàn nàn rằng trong thực tế, các nam linh mục này thường bị tố cáo là lạm dụng tính dục như một hình thức trả thù. Nhờ luật độc thân linh mục, Giáo Hội Công Giáo khó bị rơi vào trường hợp này.


Source:The Guardian
 
Khúc quanh trong vụ điều tra thiếu nữ Vatican mất tích
Đặng Tự Do
05:34 14/07/2023


Các công tố viên Rôma điều tra vụ mất tích của một thiếu nữ cách đây 40 năm đang xem xét lại khả năng dính líu của chú cô sau thông tin do Vatican cung cấp, truyền thông Ý đưa tin hôm thứ Ba - một động thái mà họ hàng bác bỏ như một chiến thuật thông tin sai lạc.

Emanuela Orlandi, cô con gái 15 tuổi của một nhân viên Vatican, được nhìn thấy lần cuối khi rời khỏi một lớp học âm nhạc ở Rôma vào ngày 22 tháng 6 năm 1983.

Nhiều thập kỷ suy đoán theo sau những gì đã xảy ra với cô ấy, với những gợi ý rằng bọn cướp, cơ quan mật vụ hoặc một âm mưu của Vatican, là những giả thuyết đã tạo ra một loạt phim ăn khách trên Netflix.

Vatican gần đây đã chuyển hồ sơ vụ án của mình cho Rôma, nói rằng chúng bao gồm “một số dòng điều tra đáng để điều tra thêm”.

Trong đó có một lá thư cho rằng chị gái của Orlandi là Natalina đã tiết lộ rằng chú của cô, Mario Meneguzzi, đã lạm dụng tình dục cô, kênh truyền hình La 7 của Ý cho biết hôm thứ Hai.

Pietro, anh trai của Orlandi, người đã nhiều năm vận động cho sự thật và tin rằng Vatican biết chuyện gì đã xảy ra với Emanuela, đã phản ứng giận dữ với báo cáo của La 7.

“Họ không thể dồn hết cho gia đình. Tôi rất tức giận,” anh ta nói với hãng tin AdnKronos, nói rằng Vatican đã “vượt quá giới hạn” khi liên lụy đến chú của anh ta.

Natalina đã nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Ba rằng trong khi chú của cô ấy đã “tiến tới” với cô ấy, thì ông ta đã dừng lại sau khi bị từ chối. “Không có vụ hiếp dâm nào,” cô nói.

Orlando cho biết bằng chứng ngoại phạm của chú anh - rằng ông đang đi nghỉ ở xa Rôma vào thời điểm đó - đã được thiết lập và xác minh.

Các công tố viên Rôma hiện được cho là đang xem xét lại Meneguzzi, người chỉ bị điều tra hời hợt trong cuộc điều tra ban đầu.

Meneguzzi, người đã chết cách đây vài năm, trông rất giống với bức vẽ nhận dạng của một người đàn ông được phát hiện nói chuyện với Emanuela trên đường sau buổi học nhạc của cô, La 7 cho biết.

Anh ta cũng đóng một vai trò quan trọng trong những tháng sau khi cô mất tích, như trả lời các cuộc gọi của những kẻ bắt cóc đòi tiền chuộc, báo cáo cho biết.

La 7 nói thêm rằng Meneguzzi có quan hệ với cơ quan mật vụ và đã xoay xở để trả tiền thuê luật sư cho gia đình.

Trong cuộc điều tra ngắn đầu tiên về anh ta, anh ta cũng đã được bí mật cảnh báo rằng anh ta đang bị cảnh sát theo dõi.

Meneguzzi nói với các nhà điều tra vào thời điểm đó rằng anh ta đã rời khỏi Rôma vào ngày thiếu nữ mất tích, để đến làng Torano phía đông thủ đô, cùng với một số người thân, trong đó có cha của Emanuela là Ercole, theo báo Open online.

Nhưng Ercole Orlandi đã nhiều lần nói với các nhà điều tra rằng Meneguzzi không ở Torano vào ngày hôm đó mà ở Fiumicino, phía tây Rôma, Open cho biết.

Phóng viên điều tra Fabrizio Peronaci của Corriere della Sera cho biết hôm thứ Ba rằng ông cũng đã phát hiện ra thông tin rằng những kẻ bắt cóc đã khăng khăng ngay từ đầu rằng Meneguzzi là nhà lãnh đạo của chúng trong các cuộc đàm phán đòi tiền chuộc.

Những khúc ngoặt của vụ án đã được ghi lại trong một bộ phim truyền hình năm 2022 của Netflix, “Vatican Girl”, nhưng không hề đề cập đến Meneguzzi.


Source:AP
 
Tân bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin và những điều mơ hồ
Vũ Văn An
15:14 14/07/2023

Jonathan Liedl trên National Catholic Register ngày 10 tháng 7, cho hay: trong khoảng thời gian từ ngày được công bố bổ nhiệm tại Bộ Giáo Lý Đức Tin và ngày được tuyên bố có tên trong danh sách tân Hồng Y, Đức Tổng Giám Mục Fernandez đã thực hiện một cuộc tấn công truyền thông hết sức ồ ạt: tiến hành các cuộc phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông đạo lẫn đời như với InfoVaticana Tây Ban Nha (5/7), trang mạng Crux, Hoa Kỳ (7/7), nhật báo Clarin, Á Căn Đình (8/7) và trang mạng của Tòa Thánh, VaticanNews (8/7). Ngoài ra, ngài còn cung cấp các nhận định cho tờ National Catholic Register và dùng chính các trang mạng xã hội của riêng ngài vừa để chia sẻ quan điểm của ngài về việc bổ nhiệm ngài lẫn ngỏ lời với những người chỉ trích ngài.



Nhưng trong khi ngài cung cấp một sự rõ ràng nào đó về cung cách lãnh đạo Bộ Giáo Lý Đức Tin cũng như các cam kết thần học rộng lớn hơn và cả một số quan điểm chuyên biệt về các vấn đề như chúc lành cho các cuộc kết hợp đồng tính, thì các mơ hồ về tư duy và nhiệm lệnh [mandate] của ngài vẫn còn đó.

Mơ hồ đầu tiên, theo Liedl chính là nhiện lệnh thư của ngài, một nhiệm lệnh thư mà Liedl hoài nghi là do chính ngài “viết ẩn danh” (ghost writer) vì nếu nối những cái chấm giữa các cuộc phỏng vấn ngài, người ta thấy một cái hiểu không đầy đủ, thậm chí mâu thuẫn về nhiệm lệnh của ngài: thực ra nó khác ra sao với cái hiểu xưa nay về “một trong những văn phòng cổ xưa nhất của Giáo Triều”.

Thí dụ, khi được InfoVaticana hỏi về việc Đức Phanxicô chỉ trích “các phương pháp vô luân” được Bộ Giáo Lý Đức Tin sử dụng “vào những thời điểm khác,” khi “thay vì thúc đẩy kiến thức thần học, người ta theo đuổi những sai lầm khả hữu về tín lý,” Đức Tổng Giám Mục Fernández đã minh nhiên liên kết cách tiếp cận có vấn đề này với "sự tra tấn và cái chết" của các nhà thần học bất đồng chính kiến, có lẽ là vào thời kỳ Bộ Giáo Lý Đức Tin còn được gọi là Toà dị giáo.

Do đó, đường hướng tiếp theo được Đức Giáo Hoàng mong đợi từ Đức Tổng Giám Mục Fernández khi lãnh đạo Bộ Giáo Lý Đức Tin “chắc chắn là một điều gì đó rất khác” dường như trái ngược với những phương pháp bạo lực cưỡng chế này từ nhiều thế kỷ trước.

Tuy nhiên, vào những thời điểm khác, Đức Hồng Y tân cử Fernández đã cố gắng ám chỉ rằng cách tiếp cận “rất khác” mà Đức Giáo Hoàng mong đợi nên tương phản với các thực hành gần đây hơn và ít “vô luân” hơn của Bộ Giáo Lý Đức Tin.

Chẳng hạn, trong cuộc phỏng vấn với Crux, ngài lưu ý rằng việc bổ nhiệm ngài không nên được coi là một sự sỉ nhục đối với người tiền nhiệm trực tiếp của ngài, Đức Hồng Y Luis Ladaria, bởi vì trên thực tế, vị Hồng Y này đã không “lên án bất cứ ai” và những năm làm tổng trưởng của người tiền nhiệm đã “tạo ra một sự thay đổi.” Nhưng viện dẫn sự cần thiết phải tiếp tục biến đổi Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Tổng Giám Mục Fernández lưu ý rằng chính Đức Hồng Y Ladaria trước đây đã nói với ngài rằng công việc của ngài chủ yếu tập trung vào các vấn đề về “kỷ luật” - và ít hơn vào việc thúc đẩy “việc đào sâu tư tưởng” và thần học, điều mà ngài nói là những gì Đức Giáo Hoàng đã giao nhiệm vụ cho ngài làm.

Tổng hợp lại, những tuyên bố của vị Hồng Y tân cử có thể được coi là ngụ ý một số kiểu liên kết giữa “các phương pháp vô luân” của những năm Tòa án dị giáo và vai trò liên tục của Bộ Giáo Lý Đức Tin trong việc cung cấp kỷ luật và sửa chữa các nhà thần học và giáo sĩ Công Giáo ương ngạnh - hoặc, ít nhất, nhận xét của ngài có thể tiếp tục bao che cho các nhà bình luận, những người muốn thúc đẩy ý tưởng này.

Đó là một sự đặt cạnh nhau cách kỳ lạ, bởi vì như lời của chính Đức Tổng Giám Mục gợi ý, Đức Hồng Y Ladaria đã có thể thực hiện một vai trò chủ yếu có tính kỷ luật đồng thời không có tính lên án một cách không cần thiết.

Có lẽ quan trọng hơn, nó gợi ý một sự hiểu biết về mối liên hệ giữa khoa tín lý và việc truyền giảng Tin Mừng, vốn khác với đường lối của Vatican kể từ Công đồng Vatican II.

Như đã được nhấn mạnh trên National Catholic Register, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, 50 năm trước đây, từng nhấn mạnh rằng vai trò bảo vệ đức tin của Bộ Giáo Lý Đức Tin “giờ đây được phục vụ tốt hơn” bằng cách không chỉ “nhẹ nhàng kêu gọi” những người lầm lạc trở về với sự thật mà còn bằng cách đem lại sức mạnh mới cho “những người loan báo Tin Mừng.” Và trong tông hiến mới mà ngài đã ban hành vào tháng 3 năm 2022, chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh rằng sứ mệnh của Bộ Giáo Lý Đức Tin — và vị trí mới trong hệ thống phẩm trật giáo triều bên dưới Thánh bộ Truyền giảng Tin Mừng mới được thành lập — vẫn bao gồm việc “bảo đảm để những sai lầm và giáo huấn nguy hiểm đang lan truyền giữa các Kitô hữu không thoát khỏi sự bác bỏ thích đáng.

Trong nhận xét của ngài với Vatican News, Đức Hồng Y tân cử Fernández minh xác rằng việc bảo vệ đức tin không loại trừ “việc cảnh giác”, miễn là nó phụ thuộc vào nhu cầu cho phép tín lý đức tin “phát triển trong sự hiểu biết của nó” – một lần nữa, tuyên bố này có thể được dung hòa với các cải cách của Bộ Giáo Lý Đức Tin trong thời kỳ hậu công đồng.

Nhưng không có cuộc phỏng vấn nào nói trên đã làm cho Đức Tổng Giám Mục Fernández đặt nhiệm lệnh Bộ Giáo Lý Đức Tin của mình trong bối cảnh liên tục với sự thay đổi việc nhấn mạnh rộng lớn hơn đang diễn ra này. Thay vào đó, ngài nói với Crux rằng bức thư của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thúc đẩy các nhà thần học gửi cho ngài các thông điệp coi đây như một “bước ngoặt” lớn trong sứ mệnh của Bộ Giáo Lý Đức Tin, tạo ấn tượng rằng ngài hiểu nhiệm lệnh của mình là một điều gì đó hoàn toàn khác biệt so với những gì trước đây - không những chỉ khác biệt với các thông lệ của thời kỳ Tòa dị giáo, nhưng với cả các thông lệ của những người tiền nhiệm gần đây nhất của ngài là Hồng Y Ladaria, Hồng Y Gerhard Müller, Hồng Y William Levada và Hồng Y lúc đó là Joseph Ratzinger.

Do đó, bản chất thực sự của sự thay đổi mà ngài dự định mang lại rất mơ hồ - đặc biệt là khi một số cách chủ chốt mà ngài dùng để mô tả nhiệm lệnh của mình, chẳng hạn như cổ vũ “một nền thần học hướng tới việc truyền giảng Tin Mừng” như ngài nói với Clarin, rõ ràng không nhất quán với cách những người đứng đầu Bộ Giáo Lý Đức Tin trước đây đã nhìn mối liên hệ giữa tín lý và việc công bố, trừ khi ngài hiểu việc truyền giảng Tin Mừng theo cách khác.

Trên thực tế, một đoạn trong cuộc phỏng vấn của ngài với Vatican News, trong đó ngài nói rằng “không có học thuyết tôn giáo nào thay đổi thế giới trừ khi có một sự kiện đức tin, một cuộc gặp gỡ định hướng lại cuộc sống,” đã được một số người chia sẻ trên mạng xã hội như thể đây là một cách tiếp cận mới lạ, trước đây chưa từng có từ người đứng đầu Bộ Giáo Lý Đức Tin. Trên thực tế, đó là sự trình bày lại lời dạy của Đức Bênêđíctô XVI trong Deus Caritas Est rằng Kitô giáo không phải là sản phẩm của một ý tưởng cao cả, mà là một cuộc gặp gỡ bản thân... Vì vậy, không thể nào nhìn nhận “tính ưu việt của cuộc gặp gỡ” là điều phân biệt được phương thức tiếp cận của người đứng đầu mới của Bộ Giáo Lý Đức Tin mới - vậy nó là gì?

Đức Hồng Y tân cử Fernández nói với Clarin rằng ngài sẽ không “phá vỡ bất cứ điều gì hoặc bắt đầu lại từ đầu.” Nhưng ngài lại thông báo với InfoVaticana rằng, theo mốt của Frank Sinatra, ngài sẽ làm công việc của mình trong tư cách người đứng đầu Bộ Giáo Lý Đức Tin “theo cách của tôi”. Chính xác thì cách thức của ngài trông như thế nào và nó “khác biệt” như thế nào vẫn chưa rõ ràng, điều này sẽ chỉ khiến những lo ngại về cách tiếp cận của người đứng đầu mới của Bộ Tín lý trở nên trầm trọng hơn.

Những Câu Hỏi Về Tín Lý và Thẩm Quyền

Tuy nhiên, có một số khía cạnh về cách Đức Hồng Y tân cử Fernández nhìn nhận nhiệm vụ của mình được ngài nói minh nhiên hơn. Chẳng hạn, ngài nói với Crux rằng ngài thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được ủy nhiệm của mình là bảo đảm “để các tài liệu của thánh bộ và của những thánh bộ khác ‘chấp nhận huấn quyền gần đây’”, nghĩa là những giáo huấn có thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Vị giáo phẩm người Á Căn Đình nói: “Đây là điều cần thiết cho sự gắn kết nội bộ về tư tưởng trong Giáo triều Rôma, bởi vì có thể xảy ra trường hợp các câu trả lời được đưa ra cho một số vấn đề thần học mà không chấp nhận những gì Đức Phanxicô đã nói là mới về những vấn đề đó”. Ngài nói thêm, không đủ nếu chỉ sử dụng một dòng của Đức Giáo Hoàng; con người phải được “biến hình theo tiêu chuẩn của ngài,” nhất là về thần học luân lý và mục vụ.

Tuy nhiên, việc Đức Hồng Y tân cử Fernández kiên quyết thực thi một loại “sự gắn kết nội bộ” giữa các cơ quan của Vatican (và “các thánh bộ khác”) có thể khiến một số người cho là mâu thuẫn với một số quan điểm khác của ngài về tính đa dạng trong cách diễn đạt tín lý và đối thoại thần học - chưa kể đến ác cảm trước đây của ngài đối với "kỷ luật."

Ngoài ra, nhận xét của ngài với Crux rằng “không phải mọi thứ [trong thần học] nên bị đóng cửa” bởi Giáo hội, mặc dù được đưa ra lúc nhắc đến một cuộc tranh cãi thần học ở thế kỷ 16 mà trên thực tế, không được Đức Giáo Hoàng Clêmentê VIII giải quyết, phải được lắng nghe trong bối cảnh giáo hội hiện nay, trong đó những vấn đề từng được cho là đã được giải quyết một cách có thẩm quyền - chẳng hạn như sự vô luân của việc làm tình cố ý tránh thai, sự hiện hữu của những chân lý tuyệt đối về luân lý hay sự bất khả của việc truyền chức cho phụ nữ - đang được một số người xem xét lại một cách mạnh mẽ.

Có thể gây nhầm lẫn cho một số người Công Giáo về việc làm thế nào mà sự hiểu biết về tín lý và thẩm quyền của Đức Hồng Y tân cử Fernández lại có thể kêu gọi một sự chấp hành mạnh mẽ như vậy đối với giáo huấn có tính huấn quyền của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong khi dường như cho phép việc có thể bác bỏ — chứ không phải phát triển — các giáo huấn có tính huấn quyền của các giáo hoàng gần đây, như các thánh Giáo Hoàng Phaolô VI và Gioan Phaolô II.

Trên thực tế, vị Hồng Y tân cử dường như sẵn lòng mở rộng một số khoản cho phép đối với những dị giáo khả hữu nhưng lại không cho phép như thế đối với những người không chịu biến hình đầy đủ theo các tiêu chuẩn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Về Con đường Đồng nghị của Đức, ngài nhận xét với InfoVaticana rằng ngài không nghĩ rằng “không có điều gì tốt đẹp” trong đó và tư tưởng ương ngạnh đó phải được phản hồi bằng cách giải quyết “một số ý định hợp pháp có thể nằm sau những sai lầm”, có thể làm sâu sắc thêm nhận thức thần học. Liệu người đứng đầu mới của Bộ Giáo Lý Đức Tin có ý định dành cùng một lỗ tai lắng nghe như vậy đối với những người bị ngài coi là không đồng hành đủ với giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô hay không - đặc biệt là khi các do dự của họ được thúc đẩy bởi sự không chắc chắn về việc tín lý mới nhất quán hoặc đào sâu ra sao những gì đã có trước đó?

Các phước lành và hôn nhân đồng tính

Một lĩnh vực đặc thù trong đó sự hiểu biết tín lý của Đức Hồng Y tân cử Fernández, và cách nó có thể và không thể phát triển ra sao, dường như đã được đề cập, là về vấn đề “ban phép lành” cho các mối liên hệ đồng tính, mà ngài đã nói đến trong ba cuộc phỏng vấn riêng biệt.

Trước tiên, ngài nói với InfoVaticana rằng hôn nhân chỉ có thể được hiểu như một điều: “sự kết hợp ổn định của hai hữu thể khác nhau là nam và nữ, những người, trong sự khác biệt đó, có khả năng tạo ra sự sống mới. Không có gì có thể so sánh được với điều đó và việc sử dụng cái tên đó để diễn đạt một điều gì đó khác là không tốt và không đúng.”

Tuy nhiên, Đức Hồng Y tân cử Fernández tiếp tục nói rằng mặc dù “phải hết sức cẩn thận để tránh các nghi thức hoặc phép lành có thể gây ra sự nhầm lẫn này,” một phép lành được ban “theo cách không gây ra sự nhầm lẫn đó” phải được phân tích và có thể được xác nhận là hợp pháp. Nó không nói rõ làm thế nào việc chúc lành cho một mối liên hệ dựa trên những gì Giáo hội dạy là vô luân có thể không góp phần gây ra nhầm lẫn, mặc dù có lẽ người đứng đầu mới của Bộ Giáo Lý Đức Tin đề cập đến việc chúc lành cho các tình bạn đồng tính trong sạch.

Trả lời câu hỏi của Crux về giáo huấn của Giáo hội về đồng tính luyến ái và hôn nhân, Hồng Y tân cử Fernández thậm chí còn mơ hồ hơn nữa. Ngài nói rằng “nghe có vẻ hơi viển vông khi tin rằng người ta có mọi điều rõ ràng về những vấn đề này,” bởi vì không phải “mọi điều đều là toán học” về những vấn đề này, vốn liên quan đến “mầu nhiệm đầy phấn khích của cuộc sống con người”. Sau đó, dường như ngài ám chỉ rằng giáo huấn của Giáo hội trong những lĩnh vực này là “những điểm đặc thù” có nguy cơ cản trở những điều yếu tính, trước khi kết luận rằng “tín lý của Tin Mừng không thay đổi, nhưng sự hiểu biết của chúng ta về tín lý đó thì thay đổi, và thay đổi rất nhiều.”

Cuối cùng, trong cuộc phỏng vấn với Clarin, Đức Hồng Y tân cử Fernández đã chỉ trích hướng dẫn năm 2021 của Bộ Giáo Lý Đức Tin nói rằng không thể ban phước lành cho người đồng tính vì “Thiên Chúa không thể và không ban phước cho tội lỗi” là thiếu “mùi của Đức Phanxicô.”

“Tôi nghĩ rằng không mâu thuẫn với những gì tài liệu đó nói, sẽ không sai khi suy nghĩ lại nó dưới ánh sáng mọi điều Đức Phanxicô dạy chúng ta”. Ngài muốn gợi ý rằng vấn đề sẽ được xem xét lại bởi Bộ Giáo Lý Đức Tin dưới sự giám sát của ngài và hướng dẫn năm 2021 cách nào đó không nhất quán với huấn quyền của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Một lần nữa, giống như một số vấn đề khác liên quan đến vai trò mới của ngài trong tư cách người đứng đầu Bộ Giáo Lý Đức Tin, điều vẫn chưa rõ ràng cả sau một tuần phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông đại chúng là Đức Hồng Y đắc cử Fernández chính xác đang nghĩ gì.

Rao giảng sự hỗn loạn

Dan Hitchens, của First Things (https://www.firstthings.com/web-exclusives/2023/07/archbishop-fernandez-preacher-of-chaos), đi xa hơn khi thẳng thừng cho rằng Đức Tổng Giám Mục Fernandez rao giảng sự hỗn loạn (preacher of chaos).

Hitchens không muốn nói tới cuốn Chữa lành em bằng miệng anh: Nghệ thuật hôn, cho bằng văn kiện năm 2016 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về hôn nhân, Amoris Laetitia , mà nhiều người cho rằng Đức Tổng Giám Mục Fernandez là tác giả ẩn danh, văn kiện mà Hitchens coi là “bản văn khét tiếng nhất trong lịch sử Công Giáo hiện đại”. Nhưng văn kiện này liên hệ chi tới việc “rao giảng sự hỗn loạn”?

Theo Hitchens, “giáo huấn của Giáo hội vốn dạy rằng những người ly dị và tái hôn chỉ có thể rước lễ nếu họ từ bỏ quan hệ tính dục với người bạn đời mới của mình. Chương Tám [Amoris Laetitia]chưa bao giờ hoàn toàn thách thức sự dạy dỗ đó, nhưng nó được viết một cách mơ hồ đến mức mở ra cánh cửa cho sự hỗn loạn trí thức và mục vụ”.

Hitchens đơn cử một thí dụ: “văn kiện tuyên bố rằng ‘Một chủ thể có thể biết rõ quy tắc, nhưng... ở trong một tình huống cụ thể không cho phép họ hành động khác đi và quyết định khác đi mà không phạm tội thêm.’ Trời đất, điều đó có nghĩa gì? Dựa vào một cách đọc, điều đó có nghĩa là đối với một số người, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân là điều không thể tránh khỏi: một điều không thể tránh khỏi đáng buồn, giống như bị sốt cỏ khô vào mùa xuân. Ai đó đã viết một cuốn sách kỳ lạ (https://www.firstthings.com/web-exclusives/2018/11/against-inevitable-adultery) lấy cảm hứng từ đoạn văn này, lập luận cho sức mạnh không thể lay chuyển của quan hệ tình dục ngoại tình. Ba Hồng Y cấp cao đã cổ vũ nó, và Đức Giáo Hoàng thậm chí còn cho nó một sự chứng thực mơ hồ. Rồi, không ai nói tới ý tưởng đó nữa, vì vậy có lẽ Chương Tám rốt cuộc không có ý đó. Hoặc có thể nó đã có ý đó. Đó là điều tôi muốn hiểu về sự hỗn loạn”.

Hitchens còn qui lỗi cho lối hiểu trên đã dẫn tới một Jean Vanier “ủng hộ tự tử dựa trên cơ sở Chương 8 của Amoris Laetitia”; tới việc “Một nhà thần học tại một hàn lâm viện Vatican cho rằng giáo huấn của Giáo hội về ngừa thai giờ đây có thể bị loại bỏ”; tới việc “Vào tháng 5, các giám mục Flemish của Bỉ viện dẫn Amoris Laetitia để biện minh cho việc ban phép lành cho người đồng tính”...

Không phải chỉ có thảm họa trí thức, mà còn có thảm họa mục vụ nữa: “Do Chương Tám, một số giáo xứ đã từ bỏ những hạn chế của Giáo hội về việc rước lễ. Một giám mục người Á Căn Đình đã cho 30 cặp tái hôn rước lễ cùng một lúc như thể giáo lý Công Giáo không còn nữa. Ở Malta, các cặp vợ chồng được yêu cầu lãnh nhận Bí tích Thánh Thể nếu họ cảm thấy ‘bình an với Chúa’, hai thiên niên kỷ của kỷ luật bí tích đã bị ngôn ngữ của Eat Pray Love [ăn, cầu nguyện, yêu thương] gạt sang một bên”.

Hitchens tỏ ý lo ngại, “Nếu ngài có thể làm điều đó trong tư cách là một nhà thần học tương đối ít người biết đến, thì ngài còn có thể làm gì từ vị trí quyền lực mới của mình?”.

Và Hitchens chua chát cũng như hơi quá đáng khi kết luận rằng “Đối với một người như vậy được nâng lên tầm cao như vậy là một trò đùa tệ một cách kinh khủng, một cách nào đó, là cao điểm của bi kịch kéo dài hàng thập niên của triều đại giáo hoàng này”
 
Đức Giáo Hoàng đã định hình Hồng Y Đoàn như thế nào kể từ năm 2013
Đặng Tự Do
18:05 14/07/2023


Vào ngày 9 tháng 7 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố 21 tân Hồng Y, trong đó có 18 Hồng Y cử tri, sẽ được thành lập tại công nghị vào ngày 30 tháng 9. Đây sẽ là công nghị thứ chín do Giáo hoàng triệu tập kể từ khi ngài lên ngôi Giáo Hoàng vào năm 2013.

Bằng cách thường xuyên bổ nhiệm các Hồng Y mới, Đức Phanxicô đã vẽ lại thành phần của các Hồng Y cử tri trong Hồng Y đoàn, chỉ bao gồm những người dưới 80 tuổi và do đó có thể bầu chọn giáo hoàng tương lai. Việc bổ nhiệm các Hồng Y tất nhiên là nhiệm vụ thuộc về bất kỳ giáo hoàng nào, và một giáo hoàng phục vụ càng lâu thì càng có nhiều Hồng Y được tạo ra bởi mật nghị bầu chọn người kế nhiệm ngài, khi các Hồng Y trước đó đã hết tuổi.

Đến tối ngày 30 tháng 9, 99 trong số 137 Hồng Y cử tri sẽ được chọn bởi vị Giáo hoàng người Á Căn Đình, nghĩa là gần 3/4.

Một khía cạnh quan trọng nổi lên từ công nghị này là sự hiện diện của Âu Châu đã được tăng cường, sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô nổi tiếng với việc chọn các Hồng Y từ “các vùng ngoại vi” - chẳng hạn như người Haiti đầu tiên và người đầu tiên đại diện cho Mông Cổ.

Danh sách 18 người được Giáo hoàng công bố từ cửa sổ Dinh Tông tòa bao gồm 8 Hồng Y cử tri Âu Châu, nghĩa là gần một nửa. Đức Thánh Cha người Á Căn Đình đã chọn 2 người Pháp, 2 người Tây Ban Nha, 1 người Bồ Đào Nha, một người Thụy Sĩ, một người Ba Lan và chỉ một người Ý. Với tư cách là Thượng phụ Latinh của Giêrusalem, tân Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, không được coi là đại diện cho Ý, và do đó là Âu Châu, mà là đại diện cho Trung Đông.

Phải thừa nhận rằng nhóm mới này về cơ bản không thay đổi tỷ lệ trong Hồng Y đoàn, vì 18 tân Hồng Y chỉ đại diện cho 13% của toàn bộ Hồng Y đoàn. Tuy nhiên, ngoài việc củng cố sự hiện diện của người Âu Châu – vốn đã ngừng giảm tỷ lệ – tỷ lệ các Hồng Y người Á Châu đã được duy trì ở mức khoảng 16%.

Với các mật nghị khác nhau đã diễn ra kể từ cuộc bầu cử của Đức Phanxicô vào năm 2013, đại diện của Á Châu đã tăng lên rất nhiều, vì nó chỉ đại diện cho 7,9% của Hồng Y Đoàn trong Mật nghị bầu chọn Đức Phanxicô.

Trong 10 năm của triều đại giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thay đổi đáng kể bộ mặt của Hồng Y Đoàn. Trong khi Á Châu đã tăng hơn gấp đôi sự hiện diện của mình, thì lục địa Phi Châu cũng chứng kiến sự gia tăng mạnh về số lượng Hồng Y, tăng từ 11 vào năm 2013 lên 19 với công nghị mới nhất này.

Trong gần 8 năm làm Giáo hoàng, Đức Bênêđictô XVI đã tấn phong 90 Hồng Y. Trong triều đại lâu dài của Đức Gioan Phaolô II (26 năm), ngài đã tấn phong 231 Hồng Y. Triều đại giáo hoàng của Đức Giáo Hoàng Ba Lan dài thứ ba trong lịch sử sau triều đại của Đức Piô IX (hơn 31 năm) và của Thánh Phêrô (từ 34 đến 37 năm).


Source:Aleteia
 
Tân Hồng Y Hương Cảng muốn hòa giải và thêm hy vọng cho những người trẻ tuổi
Đặng Tự Do
18:06 14/07/2023


Tân Hồng Y của Hương Cảng hôm thứ Hai cho biết ngài hy vọng hòa giải và muốn thành phố mang đến cho giới trẻ nhiều hy vọng hơn sau suy thoái kinh tế và chiến dịch đàn áp phong trào ủng hộ dân chủ.

Hôm Chúa nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô thông báo ngài đã chọn 21 tân Hồng Y, trong đó có Giám mục Hương Cảng Stêphanô Châu Thủ Nhân, 64 tuổi. Đức Tân Hồng Y nói rằng thật khó tin khi biết rằng ngài được chọn, và ngài cảm thấy đó là một sứ mệnh mới mà Chúa đã giao phó cho ngài thông qua Đức Giáo Hoàng.

Lễ tấn phong Hồng Y chính thức cho ngài sẽ được tổ chức vào tháng 9.

“Đối với Hương Cảng, tôi hy vọng thành phố có thể hòa giải nhiều hơn,” ngài nói với các phóng viên hôm thứ Hai. “Đây là những gì tôi hy vọng chúng ta có thể đạt được.”

Bắc Kinh và Vatican cắt đứt quan hệ ngoại giao vào năm 1951 sau khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền và trục xuất các linh mục nước ngoài. Trong nhiều thập kỷ, Vatican và Trung Quốc đã trải qua những căng thẳng xen kẽ với việc cải thiện quan hệ. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn khăng khăng rằng họ có quyền bổ nhiệm các giám mục và bỏ tù các linh mục tuyên bố trung thành với giáo hoàng.

Đức Tân Hồng Y sẽ trở thành Hồng Y thứ tư của thành phố, được kỳ vọng sẽ hướng dẫn đàn chiên trong một khu vực địa chính trị mà Vatican hết sức quan tâm.

Vào tháng Tư, ngài đã thực hiện một chuyến đi đến Bắc Kinh, đánh dấu chuyến viếng thăm thủ đô Trung Quốc đầu tiên của một giám mục thành phố trong gần ba thập kỷ.

Vào cuối chuyến đi, ngài cho biết ngài đã mời tổng giám mục Bắc Kinh Lý Sơn do nhà nước bổ nhiệm đến thăm thành phố của ngài, như một cử chỉ mang tính biểu tượng mà các chuyên gia cho rằng có thể củng cố mối quan hệ mong manh giữa Trung Quốc và Vatican.

Ở Hương Cảng, Đức Tân Hồng Y được nhiều người coi là một nhân vật ôn hòa hoặc trung lập về chính trị.

Nhưng trước chuyến đi của Bắc Kinh, Đức Cha Châu Thủ Nhân đề nghị rằng những người biểu tình bị bắt phạm tội tương đối nhẹ trong phong trào chống chính phủ năm 2019 của Hương Cảng, và chưa bị buộc tội, nên được giải quyết khoan hồng. Anh ta đã viết trong một bài báo rằng điều đó sẽ giúp mang lại hy vọng và năng lượng tích cực cho những người cảm thấy bị tổn thương và việc buộc họ phải chờ đợi vô thời hạn sẽ không giúp xã hội Hương Cảng phục hồi.

Hôm thứ Hai, khi được hỏi liệu ngài có còn hy vọng về những biện pháp đối xử khoan dung hơn đối với những người bị bắt hay không, ngài tiếp tục hy vọng “sẽ có nhiều sự hòa giải hơn và nhiều hy vọng hơn có thể được trao cho những người trẻ tuổi.”

Các cuộc biểu tình năm 2019 lần đầu tiên được châm ngòi bởi một dự luật dẫn độ không được lòng dân, khiến hàng trăm nghìn người xuống đường ở lãnh thổ Trung Quốc bán tự trị. Cảnh sát đã bắt giữ hơn 10.000 người liên quan đến tình trạng bất ổn làm náo loạn thành phố, nhưng nhiều người vẫn không biết liệu họ có bị buộc tội hay không.


Source:AP
 
Đức Thượng phụ Latinh của Giêrusalem được tấn phong Hồng Y: Thông điệp của Vatican gửi Israel
Đặng Tự Do
18:08 14/07/2023


Trong những tháng gần đây, nhiều vụ việc chống lại các Kitô hữu liên quan đến những người Do Thái cực đoan đã được ghi lại, chẳng hạn như khạc nhổ hoặc xúc phạm các ngôi mộ và nhà thờ.

Thượng phụ Latinh của Giêrusalem, Pierbattista Pizzaballa, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng Y, đây là lần đầu tiên một giáo sĩ giữ chức vụ này ở thủ đô Israel.

Quyết định quan trọng, được Vatican công bố hôm thứ Hai, gửi một số thông điệp tới Israel. Bằng cách củng cố địa vị của Thượng phụ Latinh, Đức Thánh Cha muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiện diện của Công Giáo tại Giêrusalem trong bối cảnh căng thẳng liên tôn ngày càng gia tăng ở thành phố linh thiêng, và sự thay đổi địa vị này làm cho tiếng nói của ngài có trọng lượng hơn để giúp giải quyết vấn đề.

Trong những tháng gần đây, nhiều vụ việc chống lại Kitô hữu liên quan đến những người Do Thái cực đoan đã được ghi lại, chẳng hạn như khạc nhổ hoặc xúc phạm các ngôi mộ và nhà thờ. Hôm thứ Hai, ba thanh niên đã bị bắt vì tình nghi khạc nhổ vào một linh mục ở Cổ Thành.

Trước tình hình này, Chủ tịch Quốc hội Israel, Amir Ohana, đã gặp Đức Thượng Phụ Pizzaballa hai tuần trước. Tại cuộc họp, Ohana lên án mạnh mẽ các vụ bạo lực chống lại các giáo sĩ và công dân Kitô giáo.

“Chúng tôi không thể chấp nhận một tình huống như vậy. Chúng tôi muốn các Kitô hữu cảm thấy tự do và an toàn ở đây. Nhà nước Israel đề cao các giá trị tự do tôn giáo và thờ phượng cho mọi công dân của mình, và chúng tôi sẽ bảo đảm rằng những giá trị này tiếp tục được bảo tồn,” ông nói.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AP, Đức Thượng phụ Latinh đã liên kết những căng thẳng giữa các tôn giáo với chính phủ cánh hữu hiện tại, mà theo ngài, chính phủ này khuyến khích những kẻ cực đoan hành động.

Đức Thượng Phụ nói: “Những người này cảm thấy được bảo vệ, như thể bầu không khí chính trị giờ đây biện minh cho các cuộc tấn công nhắm vào các Kitô hữu.”

Một mục tiêu khác của việc tấn phong Hồng Y là tăng cường sự tham gia của Vatican trong khu vực, đặc biệt là liên quan đến tiến trình hòa bình Israel-Palestine. Bằng cách thông báo rằng Đức Thượng phụ Latinh của Giêrusalem đã được tấn phong Hồng Y, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng kêu gọi làm dịu căng thẳng ở Bờ Tây.

Cuối cùng, Vatican hy vọng sẽ thúc đẩy các cuộc đàm phán về thỏa thuận kinh tế đầu tiên với Israel, bảo đảm Giáo Hội Công Giáo được miễn thuế tài sản đối với tài sản của mình.

Đức Cha Pizzaballa, người đã sống ở Israel 20 năm, nói tiếng Do Thái hoàn hảo và có nhiều mối quan hệ với các quan chức Israel. Ngài đã giữ các chức vụ cấp cao trước khi được bổ nhiệm làm Thượng phụ Latinh của Giêrusalem vào năm 2020.


Source:i24news.tv
 
Tòa Thánh kiên quyết lên án việc báng bổ các biểu tượng tôn giáo
Thanh Quảng sdb
18:17 14/07/2023
Tòa Thánh kiên quyết lên án việc báng bổ các biểu tượng tôn giáo

Trong một tuyên cáo tại Phiên họp thông thường lần thứ 53 của Hội đồng Nhân quyền về tình trạng báng bổ Kinh Qur'an tái diễn ở một số quốc gia, đại diện Vatican, Đức ông David Putzer tái khẳng định quyền tự do ngôn luận không bao giờ được xử dụng như một cái cớ để coi thường người khác.

(Tin Vatican - Lisa Zengarini)

Tòa thánh đã lên án mạnh mẽ “việc xúc phạm, đốt phá hoặc thiếu tôn trọng đối với các đồ vật thánh, biểu tượng và nơi thờ phượng tôn giáo”, Thông cáo cho hay những hành vi này là lạm dụng “món quà quý giá là tự do ngôn luận”, vốn “nuôi dưỡng hận thù, không khoan dung và tạo ra sự phân rẽ sâu xa trong xã hội”.

Phát biểu vào đầu tuần này tại phiên họp thường kỳ lần thứ 53 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Đại diện lâm thời của Phái đoàn Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc và các Tổ chức Quốc tế khác ở Geneva, Đức ông David Putzer, nói rằng “cố ý xúc phạm niềm tin tôn giáo, truyền thống hoặc vật linh thiêng là xâm phạm tới phẩm giá con người của các giáo phái...”

Phiên họp đã tranh luận về tình trạng báng bổ Kinh Qur'an tái diễn ở một số quốc gia châu Âu và các quốc gia khác, đồng thời thông qua một nghị quyết thúc giục các quốc gia thành viên kiên quyết truy tố các hành vi đối kháng với tôn giáo.

Tài liệu cũng đề cập đến vụ việc ở Stockholm, Thụy Điển, vào ngày 28 tháng 6, khi một người đàn ông dàn dựng vụ đốt các trang sách kinh Hồi giáo bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo, gây ra sự lên án trên toàn thế giới, bao gồm cả các Giáo hội Thiên Chúa giáo.

Nghị quyết của Liên Hợp Quốc kêu gọi những thủ phạm phải chịu trách nhiệm, phù hợp với “luật nhân quyền quốc tế.”

Nghị quyết lưu ý rằng hành động “kinh hoàng” “đặc biệt đáng lo ngại”, vì nó bôi nhọ ngày lễ Eid al-Adha của người Hồi giáo, trong phát biểu của mình, Đức ông Putzer đã nhắc lại những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc phỏng vấn gần đây với nhật báo của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 'Al-Ittihad.

Trong cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày 3 tháng 7, ĐTC bày tỏ tâm tình “phản kháng và lên án” trước hành động báng bổ này, ĐTC nhận xét: “Bất kỳ cuốn sách nào được người dân coi là thiêng liêng thì phải được tôn trọng vì sự tôn trọng đối với các tín đồ của nó, và quyền tự do ngôn luận không bao giờ được được xử dụng như một cái cớ để coi thường người khác, và cho phép các hành vi xúc phạm xảy ra!”

“Những người có đức tin đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng một thế giới đề cao phẩm giá con người, bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy lợi ích chung.”

Vị đại diện của Vatican kết thúc tuyên cáo của mình bằng trích lời của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Ngày nay chúng ta cần những người kiến tạo hòa bình, chứ không phải những người chế tạo vũ khí; chúng ta cần những người xây dựng hòa bình, chứ không phải những kẻ xúi giục xung đột; chúng ta cần những người lính cứu hỏa, chứ không phải những kẻ đốt phá; chúng ta cần những người ủng hộ hòa giải, chứ không phải những người đe dọa hủy diệt.”

Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, được thông qua vào ngày 12 tháng 7 với 28 phiếu thuận và 12 phiếu chống, kêu gọi các quốc gia thành viên “xem xét luật pháp, chính sách và khuôn khổ thực thi pháp luật quốc gia của họ” để xác định và khắc phục “những lỗ hổng có thể cản trở việc ngăn ngừa và truy tố các hành vi hận thù tôn giáo.”

Nó được hỗ trợ bởi Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, nhưng bị phản bác bởi các phái đoàn của Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác, bao gồm cả Pháp và Đức, dựa trên cơ sở tự do ngôn luận.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thành Lập Tân Giáo Họ Biệt Lập Chiêm Sơn -Giáo Phận Đà Nẵng
Toma Trương Văn Ân
22:20 14/07/2023
Thành Lập Tân Giáo Họ Biệt Lập Chiêm Sơn -Giáo Phận Đà Nẵng

Tân Giáo họ biệt lập CHIÊM SƠN, gồm 03 giáo họ : Chiêm Sơn, La Tháp và Phú Nhuận, trước đậy là giáo họ của giáo xứ Trà Kiệu. Nhà thờ tọa lạc tại Thôn Đông Yên, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Trên đường tỉnh lộ 608 từ trung tâm hành hương Đức Mẹ Trà Kiệu đi Thánh địa Mỹ Sơn. Khoảng 2Km đến nhà thờ Chiêm Sơn.

1. Nguồn gốc :

Theo cuốn sách : Việt nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, do Nhà Xuất Bản Khoa Học Và Xã Hội, trang 219. Năm 1470, sau khi vua Lê Thánh Tông đại thắng quân Chiêm đến núi Thạch Bi – Phú Yên. Toàn bộ đất Đồ Bàn ( Bình Định), Đại Chiêm ( Quảng Nam) và Cổ Lũy ( Quảng Ngãi) đã thuộc về nước Đại Việt. Nhà Vua lập Đạo Thừa Tuyên Quảng Nam có 3 Phủ, 9 huyện. Trong Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1976, tr.235 cho biết thêm có 97 làng xã. Điện Bàn và Duy Xuyên được Nguyễn Trãi ghi vào Dư địa chí, thuộc phủ Triệu Phong của lộ Thuận Hóa. Vua Ban hành chính sách chiêu dân lập ấp, cho quân binh đa phần gốc từ đồng bằng sông Hồng, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình …., được ở lại, hoặc đem gia đình vợ con vào định cư trong phần đất mới này.

Theo cuốn sách “Linh Địa Trà Kiệu” của Jos. Phạm Cảnh Đáng và Matheo Lưu Văn Thiên, trang 25. Hưởng ứng lời kêu gọi của Nhà Vua, có 13 vị thuỷ tổ đến lập nên Trà Kiệu xã. Sau đó có nhiều đoàn di dân từ các tỉnh phía Bắc, cũng lần lượt kéo vào khai hoang vỡ hoá vùng đất Chiêm Thành bao la, theo bước chân nam tiến. Thời gian sau cũng có một số đoàn di dân khác từ các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, đã đến vùng đất Chiêm Sơn, La Tháp, Chợ Đũi (Vùng Điện Bàn và vùng bắc, nam sông Thu Bồn ) …. Và nhiều vùng khác nhau của Chiêm Động ( Quảng Nam và Đà Nẵng ngày nay).

Cũng theo cuốn sách “Linh Địa Trà Kiệu” trang 75, Giáo xứ Trà Kiệu có từ năm 1630. Đến năm 1741, dưới thời quản xứ Trà Kiệu của cha dòng Phan Sinh, Felipe de la Conception. Giáo xứ Trà Kiệu đã khai sinh ra giáo họ Chiêm Sơn, trực thuộc giáo xứ Trà Kiệu - giáo phận Qui Nhơn. Theo bảng thống kê chung, vào ngày 21-6-1747, do hội Thừa sai Truyền giáo Paris (MEP) đã ghi nhận: “tại giáo xứ Trà Kiệu có 300 giáo dân và họ lẻ Chiêm Sơn có 80 giáo dân”.

2. Thăng trầm, thử thách và phát triển:

Cả 3 giáo họ : Chiêm Sơn, La Tháp và Phú Nhuận, trước đây là giáo họ của Giáo xứ Trà Kiệu. Mọi biến cố thăng trầm của các Giáo họ, đều gắn liền với sự thăng trầm của Giáo xứ Trà Kiệu. Trong thời gian quân Văn Thân tấn Công Giáo xứ Trà Kiệu 1884 đến 1885, thì các giáo họ cũng bị bách hại tan tác. Sau thời kỳ Văn Thân, cuộc sống Đạo đang dần hồi phục thì gặp chiến tranh.

Anh Đaminh Nguyễn Phi Long, Giáo dân giáo xứ Trà Kiệu cho biết: ‘trong thời gian chiến tranh từ 1945 đến 1975, giáo dân các giáo họ của Trà Kiệu đi lánh nạn. Đa phần đến Trà Kiệu, Xuân Thạnh, ra Đà Nẵng.v.v.”. Anh Long còn cho biết : “trước chiến tranh, giáo họ La Tháp có đông giáo dân, nên có 2 nhà thờ tại La Tháp và giáo họ Lệ Bắc. Nhưng bị chiến tranh tàn phá, chỉ còn 2 nền nhà thờ. Nhưng trên nền đó, đã dùng vào mục đích khác, cho nên Giáo dân hiện nay cũng chưa có nhà thờ”.

Sau năm 1975, hòa bình lập lại, người dân trở về tái thiết quê hương. Giáo phận qua Các Cha quản xứ và phó xứ Trà Kiệu kế nhiệm, luôn quan tâm đời sống Đạo và và xây dựng các cơ sở cơ bản cho việc mục vụ và phụng vụ, một cách xứng hợp cho Giáo xứ Trà Kiệu và các giáo họ.

Nhà thờ Chiêm Sơn hiện nay do cha Phaolô Mai Văn Tôn xây dựng năm 1994, kiến trúc cổng và gian cung thánh gần giống nhà thờ đá của giáo phận Phát Diệm. Ngày 8-1-1995, Đức Giám Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách, Giám mục Giáo phận Đà Nẵng, cùng với các cha trong hạt Trà Kiệu, đã về giáo họ Chiêm Sơn dâng thánh lễ tạ ơn Chúa và khánh thành. Hiên nay giáo họ có 250 giáo dân.

Giáo họ Phú Nhuận cách Trà Kiệu 20Km về phía tây. Dựa vào gia phả tộc Huỳnh, ông Tổ theo Đạo khoảng năm 1840. Thời kỳ đó, các linh mục thuộc Hội Thừa sai Paris-MEP từ Trà Kiệu lên mua 120 mẫu đất tại vùng Phú Nhuận để trồng lúa và hoa màu. Để thuận lợi cho việc canh tác và trông giữ, nhiều gia đình giáo dân từ Trà Kiệu đã đi lên Phú Nhuận đem theo cả gia đình và dần lập nên một cộng đoàn giáo họ. Các Cố cho xây một nhà nguyện nhỏ để bà con lui tới đọc kinh và thỉnh thoảng có các cha lên dâng thánh lễ. Chiến tranh đã làm hư hỏng nhà nguyện.

Hiện nay có hơn 100 giáo dân tại đây, vẫn sinh hoạt hằng tuần tại nhà nguyện nhỏ nằm trên đất của một nhà giáo dân. Giáo họ Phú Nhuận vẫn chưa có một cơ sở chính thức để dâng thánh lễ cũng như các sinh hoạt khác.

Cũng giống như giáo họ Phú Nhuận, giáo họ La Tháp cũng được hình thành từ rất sớm, không rõ là năm nào nhưng chỉ biết là có 3 đời cố Tây làm cha sở và và 5 cha người Việt Nam từng phục vụ giáo xứ La Tháp. Khi ấy La Tháp là một giáo xứ lớn, lên đến 2000 giáo dân, bao gồm nhà thờ giáo xứ tại La Tháp và nhà thờ giáo họ tại Lệ Bắc. Trong chiến tranh, cả 2 ngôi nhà thờ đều bị tàn phá và chỉ còn lại nền móng, sổ sách bị mất hoàn toàn và giáo dân di tản gần hết. Sau 1975 người dân trở về quê tái thiết. Hiện nay, có khoảng 150 giáo dân còn giữ đạo và hằng tuần tham dự thánh lễ tại nhà của một giáo dân. Giáo họ La Tháp cũng chưa có một cơ sở chính thức để sinh hoạt tôn giáo.

3. Thành lập Giáo họ biệt lập Chiêm Sơn :

Trải qua bao thăng trầm và những biến động của lịch sử, giáo họ Chiêm Sơn, Phú Nhuận và La Tháp đã có những thời kỳ bị tàn phá nặng nề và có những khi tưởng như đã bị xóa sổ. Nhưng nhờ ơn Chúa và sự cầu bầu của Đức Mẹ Trà Kiệu, của thánh Cả Giuse quan thầy, các giáo họ vẫn âm thầm gìn giữ đức tin và phát triển cho đến ngày nay.

Cho đến ngày 16 tháng 6 năm 2023,Đức Giám Mục đã ký quyết định Số 12/2023/GM/QĐ. Quyết định tách giáo họ Chiêm Sơn, La Tháp và Phú Nhuận ra khỏi giáo xứ Trà Kiệu, để nhập chung thành giáo họ biệt lập Chiêm Sơn. Tương lai sẽ trở thành một giáo xứ mới.

Nếu tính cả 3 giáo họ, số giáo dân ở đây khoảng hơn 500 người. Sống trong địa bàn rộng lớn với 5 xã phía Tây của huyện Duy Xuyên. Đây sẽ là nơi thực sự đầy tiềm năng cho sứ vụ Loan Báo Tin Mừng.

4. Thánh lễ Tạ ơn mừng Tân Giáo họ biệt lập Chiêm Sơn:

Lúc 8 giờ 30 ngày 14. 7. 2023, Đức Giám Mục Giáo phận đã Chủ sự thánh lễ tạ ơn Mừng Tân Giáo Họ Biệt Lập Chiêm Sơn. Cùng đồng tế có Cha Phê-rô Trần Văn Thủy- tân quản nhiệm, Cha Bonaventura – Tổng Đại diện, Cha Philipphe Trương Văn Long – Hạt trưởng hạt Trà Kiệu, quí Cha trong giáo hạt, và quí Cha thân quen của Cha tân quản nhiệm.

Trước Thánh lễ, Cha Phao-lô Phạm Thanh Thảo- Chưởng ấn Tòa giám mục đã tuyên đọc quyết định số 12/2023/GM/QĐ của Đức Giám Mục giáo phận ký ngày 16.6.2023. về việc nâng giáo họ Chiêm Sơn lên thành Giáo họ biệt lập, tách 02 giáo họ La Tháp và Phú Nhuận ra khỏi Giáo xứ Trà Kiệu, Sáp nhập vào Giáo họ Chiêm Sơn. Đồng thời Đức Cha bổ nhiệm Cha Phê-rô Trần Văn Thủy làm quản nhiệm tân Giáo họ biệt lập Chiêm Sơn.

Đức Giám Mục Giáo phận đã trao tận tay quyết định cho Cha tân quản nhiệm. đây là niềm vui của giáo dân giáo họ biệt lập Chiêm Sơn. Mổi người cảm nhận Tình yêu thương của Chúa thật cao vời, Chúa chăm sóc từng người, tình yêu đó lan tỏa đến anh chị em xung quanh. Quyết định đã đánh dấu sự lớn lên trong Đức tin, trong các sinh hoạt của các giáo họ, và cũng là niềm vui cho Giáo phận và Giáo Hội.

Trong lời cám ơn cuối Thánh lễ của Cha Phê-rô – tân quản nhiệm và của ông Tađêô Nguyễn Thọ - Trưởng Ban Đại diện Giáo họ. Cha và ông Trưởng ban đã tỏ niềm vui mừng, dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, tri ân tiền nhân, cám ơn Đức Giám Mục giáo phận đã tin tưởng trao tác vụ và nâng lên Giáo họ biệt lập, trực thuộc Tòa giám mục. các Vị còn cám ơn quí Cha của giáo xứ Trà Kiệu qua các thời kỳ đã chăm sóc đời sống Đạo cho giáo dân của các giáo họ, và cám ơn quí Cha trong giáo hat. Hai Vị cũng không quên các ơn Chính quyền, quí nam nữ tu sĩ, Ân nhân thân nhân … và tất cả những người đã yêu thương giúp đỡ các Giáo họ. Cách riêng là giáo xứ Trà Kiệu – giáo xứ Mẹ, trong thời gian qua, Ơn Chúa qua giáo xứ Mẹ ( Trà Kiệu) đã đến với cộng đoàn các giáo họ. Xin tiếp tục yêu thương nâng đỡ và cầu nguyện cho giáo họ biệt lập còn non trẻ, được ngày càng tốt hơn trong tình yêu thương của Chúa và tình người.

Cha tân quản nhiệm và ông Trưởng ban đại diện cũng rất trăn trở vì cơ sở hạ tầng còn thiếu, chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu mục vụ và các sinh hoạt đạo đức. Nhất là tại giáo họ La Tháp và giáo họ Phú Nhuận chưa có nhà thờ, đang còn mượn nhà riêng của giáo dân để cử hành phụng vụ.

Xin Thiên Chúa, ban nhiều ơn lành cho tân giáo họ biệt lập Chiêm Sơn. Ơn Chúa đến với Cộng đoàn Chiêm Sơn qua Giáo Hội, qua Chính quyền, qua Ân nhân thân nhân, qua Cộng đoàn và cá nhân gốc ở 03 giáo họ này …. Để mọi ước nguyện chính đáng của Giáo họ biệt lập được chóng thành hiện thưc. Để Giáo Hội có điều kiện hơn chăm sóc đời sống Đạo cho giáo dân và phục vụ cộng đồng nơi đây cách hữu hiệu tích cực. Nhằm thăng tiến con người trong xã hội hôm nay. Xin cho mỗi tín hữu loan báo Tin Mừng cho anh chị em, bằng chính đời sống của mình trong môi trường đang sống và làm việc, qua đối thoại, trình bày, cảm thông …. Và Yêu thương.

Tôma Trương Văn Ân

P/s : thông tin được trích từ nhiều nguồn và Lược sử Giáo họ do Cha Phê-rô Trần Văn Thủy cung cấp.

 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh người gieo hạt giống trên nương đồng
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
10:12 14/07/2023
Hình ảnh người gieo hạt giống trên nương đồng

Trong đời sống sinh hoạt, con người xưa nay thường đều hoạch định phác họa chương trình trước khi thực hiện, hay điều chỉnh thay đổi sửa lại chương trình đã phác họa cho thích hợp với hoàn cảnh cụ thể. Vì đó là điều cần thiết, là điều khôn ngoan.

Còn trong đời sống đức tin tinh thần đạo giáo thì có như vậy không?

Trong dòng lịch sử truyền giáo về nội dung chất lượng đức tin vào Chúa, Đấng là nguồn đời sống, là tình yêu, là bến bờ bình an ơn cứu chuộc sau cùng đời sống cho con người thì trước sau vẫn là một.

Nhưng cung cách thực hành nếp sống đức tin vẫn cần có những chương trình, những điều chỉnh thay đổi cho phù hợp với cánh đồng truyền giáo về văn hóa địa lý cùng tâm lý xã hội của con người mỗi thời đại trên hoàn vũ.

Vào những thời kỳ thịnh vượng, như thời Trung Cổ nền thần học, văn chương Công Giáo, các nghệ thuật thánh, xây dựng thánh đường phát triển nở rộ thịnh hành không ngừng, số người tín hữu tin theo đức tin Công Giáo ngày càng đông đảo sầm uất…

Nhưng vào lúc này, bước sang thế kỷ 21. cung cách nếp sống đức tin trong Giáo Hội Công Giáo và cả đạo Tin lành đang trong tiến trình khủng hỏang xuống dốc về số lượng có khi cả chất lượng nữa. Vì thế Giáo hội cần phải đề ra chương trình thay đổi, điều chỉnh lại cung cách sống thực hành đức tin.

Nhiều nơi, như bên Âu Châu là nôi của văn mình Kitô giáo, ở các Giáo phận đã cùng đang suy tính đề ra những chương trình 05 năm, hay 10 năm tới, nhằm thu gọn các xứ đạo gần nhau lại thành một trung tâm, đơn giản cách thức sống thực hành theo thói quen xưa nay sao cho sống động thu hút con người trở lại, nhất là trình bày hình ảnh tình yêu của Chúa Giêsu Kitô cho rõ nét …

Công đồng chung Vaticano 2. năm 1965 là khởi đầu cho tiến trình điều chỉnh thay đổi lại chương trình cung cách sống thực hành đức tin vào Chúa trong thời đại xã hội ngày hôm nay.

Có nhiều ý kiến khác biệt đối nghịch nhau về sự điều chính thay đổi chương trình. Đó là sự tự do của con người mà Thiên Chúa tạo dựng phú ban cho nhân loại.

Chúa Giêsu Kitô cách đây hơn hai ngàn năm khi rao giảng nước Thiên Chúa cho con người trần gian đã dùng hình ảnh người gieo giống trên nương đồng diễn tả mầu nhiệm bí ẩn sự phát triển hạt giống Lời Chúa trên trần gian.

"Này đây, có người gieo giống đi gieo lúa. Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường, chim trời bay đến ăn mất. Có hạt rơi xuống trên đá sỏi, chỗ có ít đất, nó liền mọc lên, vì không có nhiều đất. Khi mặt trời mọc lên, bị nắng gắt, và vì không đâm rễ sâu, nên liền khô héo. Có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc um tùm, nên nó chết nghẹt. Có hạt rơi xuống đất tốt và sinh hoa kết quả, có hạt được một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi.” ( Mt 13,1-23).

Người nông dân nào khi tung gieo vãi hạt giống trên đồng ruộng cũng đều mong mùa thu hoạch được trúng mùa bội thu nhiều hoa qủa. Họ có cả chương trình, làm cỏ, bón phân, xịt thuốc trừ sâu trừ cỏ dại…nhưng có năm thu hoạch được vụ mùa tốt đẹp, và cũng cả những năm mùa thu hoạch không được như mong đợi, có khi thất thu nữa…

Giáo hội Chúa ở trần gian được Chúa trao cho nhiệm vụ ra đi tung gieo vãi hạt giống Lời Chúa trên thửa đất cánh đồng truyền giáo cho con người. Nhưng để cho hạt giống mọc lớn lên, hay bao nhiêu hạt mọc phát triển sinh hoa kết qủa, không là việc của Giáo Hội, của người đi gieo vãi hạt giống, mà là công trình của Chúa.

Thánh Phaolô có xác tín:“ 6 Tôi trồng, anh A-pô-lô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên.7 Vì thế, kẻ trồng hay người tưới chẳng là gì cả, nhưng Thiên Chúa, Đấng làm cho lớn lên, mới đáng kể.8 Kẻ trồng người tưới đều như nhau, nhưng ai nấy sẽ được thù lao theo công khó của mình.9 Thật vậy, chúng tôi là cộng sự viên của Thiên Chúa. Anh em là cánh đồng của Thiên Chúa, là ngôi nhà Thiên Chúa xây lên.” ( 1 Cor 3,6-9).

Thời sự nhìn vào hình ảnh bức tranh đời sống Giáo Hội, ít là bên Âu châu, đang xảy ra những khủng hoảng từ trong nội bộ, tiêu cực, có cả chia rẽ chống đối nhau, cùng đang xuống dốc vể số lượng cũng như chất lượng…thật ảm đạm buồn phiền, lo âu tư lự…rồi sẽ ra sao, đi về đâu???

Nhưng hình ảnh người gieo giống như Chúa Giêsu Kitô diễn tả trong phúc âm, và trong thực tế đời sống con người giúp nhắc nhớ đến đời sống của con người có nhiệm vụ ra đi tung gieo vãi làm việc và nuôi niềm hy vọng.

Nhà danh họa Vincent van Gogh đã viết suy tư của mình cho người em của ông bằng hình ảnh người gieo giống:” Gieo vãi cầy cấy là việc làm vất vả cực nhọc với cả nước mắt. Nhưng lâu dài xa hơn chúng ta cảm nhận ra niềm hy vọng trong âm thầm về mùa thu hoạch bội thu. Đời sống của con người chúng ta là thời gian tung gieo vãi hạt giống.”

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Church Documents
Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng Tòa Thánh bênh vực lập trường của Đức Thánh Cha đối với cuộc chiến tại Ukraine
VietCatholic Media
23:18 14/07/2023
Ngoại trưởng Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher phê bình những xuyên tạc sai trái lập trường của Đức Thánh Cha Phanxicô trong việc cổ võ chấm dứt chiến tranh và xây dựng hòa bình cho Ukraine.

Đức Tổng Giám Mục Gallagher, người Anh, đã bày tỏ lập trường trên đây, trong buổi giới thiệu bản ấn hành mới, số tháng 5 2023, với tựa đề “Các bài học Ukraine” của tạp chí Limes ở Ý, chuyên về các hoạt động ngoại giao.

Đức Tổng Giám Mục đã trình bày những điểm chính trong “lập trường của Đức Thánh Cha về chiến tranh tại Ukraine và những giải thích người ta đưa ra về những lời nói và cử chỉ của ngài.”

Đức Tổng Giám Mục Gallagher nhấn mạnh rằng: “Giải thích những lời nói và cử chỉ của Đức Thánh Cha như những “hành động chủ hòa trống rỗng”, một “ước muốn đạo đức trình diễn”, đó là những điều không phản ánh đúng quan điểm và chủ ý của Đức Thánh Cha, là người không muốn cam chịu chiến tranh, nhưng quyết liệt tin tưởng nơi hòa bình, mời gọi tất cả mọi người hãy trở thành những người có tinh thần sáng tạo và can đảm trong việc tìm kiếm hòa bình. Thực vậy, “Điều thúc đẩy Đức Thánh Cha không là gì khác hơn, là làm cho việc đối thoại và hòa bình trở thành điều có thể, lấy hứng khởi từ nguyên tắc “Giáo hội không được sử dụng ngôn ngữ chính trị, nhưng ngôn ngữ của Chúa Giêsu. Vì thế, thật là điều bất công khi định nghĩa “Những cố gắng, toan tính của Vatican là vô ích cũng như có hại, hoặc coi đó là một nỗ lực “bài Mỹ” bằng mọi giá, giống như lập trường của các đảng khuynh tả của Ý.

Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng Tòa Thánh nói thêm rằng: “Dĩ nhiên, chủ ý của Tòa Thánh không phải là nhắm mắt trước những tội ác chiến tranh từ phía quân đội và chính quyền Nga, đặt ngang hàng nhau nước gây hấn và nước bị tấn công”, vì chính Đức Thánh Cha đã nói rõ là đã phân biện giữa kẻ tấn công và người bị tấn công, với xác tín chắc chắn rằng cả thế giới đều biết rõ đó là những ai.

Cũng trong bài giới thiệu, Đức Tổng Giám Mục Gallagher nhấn mạnh rằng: “Ngày hôm nay có một số thái độ phải thay đổi để bênh vực hòa bình, trước tiên là đi ngược với xu hướng hiện nay trên thế giới, đó là cần thay đổi tiêu chuẩn coi việc tiếp tục chiến tranh như phương thế để giải quyết xung đột, hoặc dưới chiêu bài là cần thiết để tự vệ. Không thể để cho quan niệm “chẳng có thể làm được gì, không có chỗ cho lời nói, cho sự đối thoại sáng tạo và ngoại giao, cần đành chịu và chấp nhận tiếp tục những cuộc chiến tàn khốc, gieo rắc chết chóc và tàn phá.”

“Cần có những thay đổi nhỏ để có thể vượt thắng một số khuôn mẫu và mở tâm trí đối với người khác. Vì thế, xu hướng biện minh sự bất tín nhiệm đối với người khác cần phải được vượt thắng bằng một sự dấn thân mạnh mẽ hơn để kiến tạo sự tín nhiệm đối với nhau. Theo nghĩa đó, có thể là một sự trợ giúp thực sự nếu củng cố các sáng kiến nhân đạo đã có, như việc trao đổi các tù binh chiến tranh, hoặc xuất khẩu ngũ cốc, hồi hương các trẻ em, như Đức Hồng Y Matteo Zuppi đã theo đuổi, theo sau sứ vụ tại Kyiv /ki-díp/ và Mạc Tư Khoa. Và Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng Tòa Thánh kết luận rằng: “Cuộc chiến tranh hiện nay phải được chấm dứt càng sớm càng tốt”.
 
VietCatholic TV
Cẩm Linh: Prigozhin bị ung thư nên liều mạng binh biến. Chỉ huy FSB: Putin đối diện âm mưu đảo chính
VietCatholic Media
04:58 14/07/2023


1. Trùm Wagner Yevgeny Prigozhin bị ung thư nên liều mạng làm binh biến

Hôm thứ Ba 11 Tháng Bẩy, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken nói rằng “Tôi không nghĩ chúng ta đã xem đến chương cuối của bộ phim Putin-Prigozhin.”

Như để chứng minh cho luận điểm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Ký giả Sarah Hooper của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “'I WENT NUTS'. Putin’s Wagner warlord Prigozhin was ‘sick with CANCER’ and had ‘nothing to lose’ when he launched coup, insiders claim”, nghĩa là “'TAO ĐÃ NỔI ĐIÊN'. Những người trong cuộc tuyên bố Lãnh chúa Wagner của Putin, Prigozhin 'bị bệnh UNG THƯ' và 'không còn gì để mất' khi ông ta tiến hành đảo chính.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Những người trong cuộc tuyên bố chẩn đoán ung thư của lãnh đạo WAGNER Yevgeny Prigozhin có thể đã thúc đẩy quyết định tiến hành một cuộc đảo chính chống lại Mạc Tư Khoa.

Những người trong điện Cẩm Linh hiện tiết lộ nhà lãnh đạo đã trải qua “nhiều năm điều trị tích cực” cho bệnh ung thư dạ dày trước khi bước vào giai đoạn thoái hóa và “không còn gì để mất” khi đối đầu với người bạn cũ Putin vào tháng trước.

Khi nói chuyện với các chiến binh của mình, lãnh chúa được cho là đã nói về âm mưu đảo chính của mình với một câu nói thường được anh ta lặp đi lặp lại: “Tao đã phát điên.”

Ông chủ của Wagner, Yevgeny Prigozhin, đã thề sẽ “trừng phạt” Bộ Quốc phòng Nga sau khi đổ lỗi cho Điện Cẩm Linh về vụ tấn công hỏa tiễn vào trại huấn luyện Wagner ở Ukraine, khiến hàng chục người thiệt mạng.

Ông gọi những nỗ lực của Wagner là “cuộc tuần hành vì công lý” khi họ đến cách Mạc Tư Khoa chỉ còn 120 km vào tháng trước, rồi đột ngột quay đầu đoàn xe của họ.

Sau cuộc đột kích vào biệt thự ở St Petersburg của Prigozhin hồi đầu tháng này, người ta đã tìm thấy các tài liệu tương ứng với việc điều trị bệnh ung thư của ông.

Một trong nhiều hộ chiếu được tìm thấy có tên “Dmitry Geiler”, một bệnh nhân “Siêu quan trọng” tại một phòng khám có liên hệ với Tổng thống Vladimir Putin.

Thiết bị y tế cũng được tìm thấy trong cuộc đột kích, khiến nhiều người tin rằng nó có liên quan đến quá trình điều trị ung thư trước đây của anh ta.

Một cựu nhân viên của Wagner cho rằng anh ta chẳng còn gì để mất, và nói: “Đây là một người đàn ông bị moi ruột và dạ dày!”

Tuần trước, dinh thự của Prigozhin đã bị cảnh sát đột kích, cảnh sát đã tiết lộ hình ảnh của những thỏi vàng, súng và những bức ảnh đóng khung của những cái đầu bị cắt rời.

Họ cũng tiết lộ một tủ đầy tóc giả và hình ảnh của Prigozhin trong một loạt cải trang hài hước.

Những tin đồn gần đây nhất liên quan đến Prigozhin cũng giống như những tin đồn cho rằng Putin đã trải qua quá trình điều trị căn bệnh ung thư hiểm nghèo.

Những tin đồn liên tục lan truyền rằng bạo chúa, 70 tuổi, đang “ốm nặng” – nguyên nhân là do khuôn mặt sưng húp và đôi chân run rẩy của ông ta.

Các tài liệu gián điệp bị rò rỉ mà The Sun có trong tay dường như xác nhận Putin bị ung thư tuyến tụy và bệnh Parkinson giai đoạn đầu.

Người ta cũng tiết lộ rằng Putin đã ra lệnh cho Prigozhin ám sát Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiyy chỉ vài ngày sau cuộc đảo chính thất bại của lãnh chúa.

Yevgeny Prigozhin đáng lẽ phải sống lưu vong như một phần của thỏa thuận ngăn chặn cuộc hành quân của ông ta vào Mạc Tư Khoa - nhưng sau đó đã được bí mật chào đón vào Điện Cẩm Linh vào cuối tháng trước.

Và bây giờ anh ta có thể cố gắng khởi động một “sự tàn bạo lớn” thay mặt cho Putin - có thể bao gồm một nhiệm vụ “mang cái đầu của Volodymyr Zelenskiy về Mạc Tư Khoa”.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov hôm nay đã tái xác nhận rằng ông Putin đã có cuộc hội đàm với ông Prigozhin vào ngày 29/6.

Cuộc đối đầu giật gân xảy ra năm ngày sau khi một nhóm lính đánh thuê Wagner suýt lật đổ chế độ và đẩy nước Nga vào bờ vực.

Putin được cho là đã bắt đầu thanh trừng các tướng lĩnh cấp cao bị nghi ngờ có kiến thức trước về âm mưu đảo chính.

2. Nga cảnh báo có câu trả lời cho các thành viên mới của NATO

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Warns It Has Answers for NATO's New Members”, nghĩa là “Nga cảnh báo có câu trả lời cho các thành viên mới của NATO”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.

Nga sẽ đáp trả việc NATO gia tăng quy mô trong bối cảnh Thụy Điển có thể gia nhập, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết như trên khi đề cập đến cuộc họp của liên minh ở Lithuania.

Những bình luận của ông Lavrov với truyền thông nhà nước Nga hôm thứ Ba diễn ra vào ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius và sau quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ sự phản đối tư cách thành viên của Stockholm.

Ngoại trưởng Nga nói rằng Mạc Tư Khoa rất ngạc nhiên “về tốc độ mà Phần Lan và Thụy Điển từ bỏ vị thế trung lập của họ”. Vào tháng 5 năm 2022, Phần Lan cùng với Thụy Điển tuyên bố sẽ gia nhập NATO trước mối đe dọa từ Nga sau cuộc xâm lược toàn diện của nước này vào Ukraine.

Phần Lan đã tham gia vào tháng 4, nhưng việc gia nhập NATO của Thụy Điển đã bị Ankara từ chối vì lo ngại họ về cách Stockholm đối phó với các nhóm mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố.

Ông Lavrov cho biết hôm thứ Ba rằng “Về việc mở rộng NATO, tôi bảo đảm với các bạn rằng chúng tôi đang thực hiện các bước thích hợp từ trước”, hãng thông tấn nhà nước RIA đưa tin.

Nga cũng cảnh báo hôm thứ Ba về viễn cảnh Ukraine gia nhập NATO, một điểm thảo luận quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết tư cách thành viên NATO của Ukraine sẽ “rất nguy hiểm đối với an ninh Âu Châu” và rằng “những người sẽ đưa ra quyết định nên nhận thức được điều này”, theo RIA Novosti.

NATO ủng hộ Ukraine chống lại sự xâm lược của Nga nhưng một số thành viên, đặc biệt là Hoa Kỳ, phản đối việc đưa ra thời gian biểu cho Ukraine trở thành thành viên.

Theo Điều 5 trong hiến chương của NATO, tấn công một thành viên là tấn công tất cả, và nếu Kyiv tham gia, bất kỳ lệnh ngừng bắn nào bị phá vỡ với Nga ở Ukraine đều có thể dẫn đến xung đột trực tiếp giữa Mạc Tư Khoa và liên minh.

Oleksandra Matviichuk, người đoạt giải Nobel, nhà lãnh đạo tổ chức phi lợi nhuận Trung tâm Tự do Dân sự có trụ sở tại Kyiv cho biết việc bắt đầu gia nhập NATO của Ukraine sẽ là “một cách để kết thúc chiến tranh” mà Nga đã bắt đầu và người Ukraine mong đợi “kết quả cụ thể” từ hội nghị thượng đỉnh.

“Ukraine xứng đáng là thành viên của NATO,” cô nói trong một tuyên bố với Newsweek. “Thời điểm bảo đảm rằng cánh cửa gia nhập NATO đã rộng mở đã qua rồi. Chúng nên được chuyển thành các quyết định cho phép bắt đầu quá trình gia nhập.

“Ukraine sẽ không chỉ là bên hưởng lợi mà còn là người đóng góp mạnh mẽ cho an ninh của liên minh. Đây không phải là lời hứa, đây là sự thật đã được chứng minh trên chiến trường. Ukraine sẽ làm cho NATO mạnh hơn”.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Ba đã tweet rằng thật “vô lý” khi Kyiv không có thời gian biểu gia nhập thích hợp.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng Ukraine đã trở nên gần gũi hơn với liên minh này và ông tin rằng ngôn từ trong thông cáo của hội nghị thượng đỉnh sẽ tích cực đối với tư cách thành viên của Kyiv.

3. Ukraine cho biết quân đội của họ đang củng cố các lợi ích ở miền nam

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu 14 tháng Bẩy, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết quân đội Ukraine đã giành lại được nhiều lãnh thổ ở miền nam nước này.

Các lực lượng của Kyiv đã chiếm được một số khu định cư ở phía nam thị trấn Orikhiv, bao gồm các thị trấn Novodanylivka, Mala Tokmachka và Novopokrovka.

Cô Maliar cho biết Ukraine cũng vẫn đang tấn công các khu vực xung quanh các thành phố Melitopol và Berdiansk.

“Đối phương hiện đang triển khai lại các đơn vị và sử dụng tất cả các nguồn dự trữ sẵn có. Do các binh sĩ của chúng tôi phá hủy các kho thiết bị của đối phương hàng ngày nên số lượng các cuộc tấn công của đối phương đã giảm đi” Maliar nói.

Ở miền đông Ukraine: Maliar cho biết các đơn vị Ukraine đang tiến về phía nam thành phố Bakhmut nhưng đang gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của Nga.

Cô cho biết quân đội cũng đang giao tranh dữ dội xung quanh các thành phố Kupyansk, Lyman, Avdiivka và Marinka.

4. Ngũ Giác Đài xác nhận bom chùm của Mỹ đã tới Ukraine

Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder, cho biết hôm thứ Năm rằng bom chùm do Mỹ cung cấp đã được chuyển tới Ukraine.

Trong khi các quan chức Hoa Kỳ và Ukraine cho biết bom, đạn chùm có thể thay đổi cuộc chơi trên chiến trường, giúp phá vỡ hàng phòng ngự kiên cố của Nga trong cuộc phản công của Ukraine, thì loại vũ khí này cũng gây tranh cãi.

123 quốc gia, bao gồm cả các đồng minh chủ chốt của Hoa Kỳ, đã cấm bom chùm vì mối đe dọa tiềm ẩn của chúng đối với dân thường. Những quả bom này hoạt động bằng cách rải những “quả bom” nhỏ hơn trên một khu vực rộng. Nếu bất kỳ quả bom nhỏ nào không phát nổ, chúng có thể gây rủi ro lâu dài cho bất kỳ ai gặp phải chúng, tương tự như bom mìn.

Chuẩn tướng Pat Ryder cho biết Ukraine không có “bất kỳ lợi ích nào trong việc sử dụng bom, đạn chùm ở bất cứ đâu gần dân thường, không giống như người Nga.”

“Người Nga đã sử dụng những vũ khí này chống lại thường dân trong các cộng đồng dân sự, đó là một sự khác biệt đáng kể so với những gì người Ukraine định làm. Người Ukraine có ý định sử dụng bom chùm trong môi trường chiến thuật, chống lại người Nga, chứ không phải dân thường.”

5. Quan chức Ukraine cho biết có tới 200 binh sĩ Nga thiệt mạng trong cuộc tấn công gần đây ở miền nam

Một quan chức Ukraine cho biết có tới 200 binh sĩ Nga và chỉ huy của thị trấn Tokmak bị tạm chiếm đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công gần đây vào một căn cứ của Nga.

Ivan Fedorov, thị trưởng của thành phố Melitopol miền nam Ukraine bị tạm chiếm, cho biết: “Các lực lượng phòng thủ của chúng tôi đã tấn công thành công vào các vị trí của quân xâm lược ở Tokmak.”

Fedorov, đang ở trong lãnh thổ do Ukraine nắm giữ, tuyên bố rằng các nguồn tin tình báo cho biết một căn cứ của Nga tại một nhà máy rèn trong thị trấn đã bị tấn công.

Một phương tiện truyền thông xã hội thân Nga cho biết “Quân Ukraine ồ ạt tấn công Tokmak. Sơ bộ, 6 cuộc tấn công đã được ghi nhận.”

Một quan chức do Nga bổ nhiệm ở Zaporizhzhia bị tạm chiếm, Vladimir Rogov, cũng nói về một loạt vụ nổ trong thị trấn cùng ngày, và đăng một đoạn video về các vụ cháy được cho là xảy ra trong khu vực.

Các lực lượng Ukraine thường xuyên tấn công vào Tokmak vì đây là một trung tâm quan trọng đối với hệ thống phòng thủ của Nga.

6. Cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc cho rằng 'Cá cược tồi tệ' của Putin ở Ukraine sẽ không trở nên tốt hơn

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's 'Bad Bet' in Ukraine Won't Get Better, Jake Sullivan Says”, nghĩa là “Jake Sullivan cho rằng 'Cá cược tồi tệ' của Putin ở Ukraine sẽ không trở nên tốt hơn.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.

Cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan đã phát biểu tại một diễn đàn bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Lithuania, ngay sau khi các quốc gia đồng minh đồng ý rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã “đánh cược tồi” khi phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Ukraine sẽ trở thành thành viên của NATO”.

Phát biểu tại một phiên Diễn đàn Công khai của NATO, ông Sullivan cho biết hội nghị thượng đỉnh mang tính bước ngoặt ở Vilnius đã gửi một thông điệp mạnh mẽ về sự đoàn kết tới một Điện Cẩm Linh vẫn đang hy vọng về sự rạn nứt trong sự ủng hộ của phương Tây đối với Ukraine giữa những tranh luận gây chia rẽ về chi tiêu quân sự của đồng minh và việc mở rộng khối.

“Tổng thống Joe Biden đã thực sự nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đoàn kết trong liên minh trước sự gây hấn của Nga,” Sullivan nói. “Và ông ấy đã nhiều lần lưu ý rằng Tổng thống Putin đang đánh cược rằng sự thống nhất của NATO sẽ rạn nứt, rằng liên minh sẽ tàn lụi, rằng sự chia rẽ sẽ lộ ra. Và đó là một vụ cá cược tồi trong 505 ngày của cuộc chiến. Và chúng tôi tin rằng đó sẽ tiếp tục là một vụ cá cược tồi.”

Hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius – kết thúc vào chiều thứ Tư – đã cung cấp một nền tảng cho các quyết định quan trọng của NATO có thể sẽ khiến Điện Cẩm Linh lo lắng. Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để yêu cầu bình luận.

Thụy Điển dự kiến sẽ sớm gia nhập khối sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan từ bỏ sự chống đối lâu nay vào hôm thứ Hai; Ukraine một lần nữa được công nhận là một quốc gia thành viên trong tương lai; mục tiêu chi tiêu quân sự đã được nhấn mạnh lại; và các thỏa thuận an ninh song phương quan trọng giữa Ukraine và Mỹ, Anh, Đức và Pháp đang tiến triển.

“Thống nhất không có nghĩa là mọi đồng minh đều nhìn mọi vấn đề giống hệt nhau,” Sullivan cho biết. “Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể hợp lại cùng nhau từ những quan điểm chiến thuật hơi khác nhau để tham gia vào một tầm nhìn chiến lược chung và các phương pháp tiếp cận chiến lược.”

Sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine — điều sẽ được nhấn mạnh trong cuộc gặp giữa Biden và Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ở Vilnius vào thứ Tư — sẽ tiếp tục “cho đến chừng nào còn có thể,” Sullivan nói.

“Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã tăng cường cung cấp năng lực to lớn để giúp bảo đảm rằng những người lính dũng cảm của Ukraine có đạn dược, hệ thống phòng không, phương tiện chiến đấu bộ binh, thiết bị rà phá bom mìn, và nhiều thứ khác, để có thể để bảo vệ hiệu quả trước sự tấn công dữ dội của Nga và cũng để lấy lại lãnh thổ.”

Sullivan đã bác bỏ sự thất vọng của Ukraine đối với thông cáo của NATO, trong đó việc thiếu thời gian cụ thể cho việc gia nhập liên minh của Kyiv đã bị Zelenskiy coi là “vô lý” hôm thứ Ba. Liên minh sẽ từ bỏ Kế hoạch hành động thành viên theo truyền thống được yêu cầu đối với các quốc gia mong muốn, nhưng giờ đây có vẻ như rõ ràng rằng các quốc gia thành viên sẽ không đưa ra lời mời chính thức tới Kyiv trong khi cuộc chiến với các lực lượng Nga vẫn tiếp tục.

“Tôi nghĩ rằng có sự đồng thuận rộng rãi trong liên minh rằng việc đưa Ukraine vào NATO ngay bây giờ, giữa cuộc chiến, có nghĩa là NATO sẽ có một cuộc chiến với Nga,” Sullivan nói. “Và tôi nghĩ, trong toàn liên minh, có quan điểm cho rằng NATO kết thúc cuộc chiến với Nga vào thời điểm này là không hợp lý”.

Sullivan nói thêm rằng Ukraine có “nhiều bước hơn để thực hiện” trong cải cách dân chủ và an ninh theo yêu cầu của các quốc gia muốn tham gia liên minh.

Việc NATO tiếp tục miễn cưỡng cho Ukraine gia nhập đã làm dấy lên một số suy đoán rằng các quốc gia phương Tây có thể vẫn sẵn sàng nhượng bộ Mạc Tư Khoa để đổi lấy hòa bình. Về mặt công khai, các nhà lãnh đạo NATO đã liên tục từ chối từ bỏ chính sách mở cửa của liên minh vốn sẽ cho phép Kyiv trở thành thành viên trong tương lai.

Nhưng một số quan chức Ukraine đã bày tỏ lo ngại về việc phương Tây sẽ lặp lại vai trò trong các thỏa thuận Minsk thất bại nhằm chấm dứt giao tranh giữa Kyiv và lực lượng ly khai thân với Điện Cẩm Linh - do Mạc Tư Khoa tổ chức và trang bị vũ khí, và sau đó được hỗ trợ bởi các lực lượng chính quy của Nga - ở miền đông. Vùng Donbas sau cuộc xâm lược Crimea năm 2014 của Nga.

“Đã có rất nhiều thuyết âm mưu đơn giản là không dựa trên bất kỳ thực tế nào,” Sullivan nói về gợi ý rằng NATO và Mỹ có thể sẵn sàng từ chối việc gia nhập liên minh của Kyiv để bảo đảm một thỏa thuận hòa bình.

7. Nhà lãnh đạo Ủy ban Liên Hiệp Âu Châu kêu gọi Putin gia hạn thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải

Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen hôm thứ Năm kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin kéo dài thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine sang Hắc Hải - nhấn mạnh rằng nếu không làm như vậy sẽ dẫn đến mất an ninh lương thực toàn cầu.

“Thế giới cần nó. Nga có trách nhiệm phải gia hạn, nếu không, hậu quả là mất an ninh lương thực toàn cầu. Vì vậy, bây giờ quả bóng đang ở trong sân của Tổng thống Putin, và thế giới đang theo dõi,” von der Leyen nói.

Phát biểu tại một cuộc họp báo, bà von der Leyen cho biết bà mong muốn được thảo luận về thỏa thuận ngũ cốc và các vấn đề khác với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, bao gồm biến đổi khí hậu và “duy trì hiến chương Liên Hiệp Quốc và tôn trọng luật pháp quốc tế”.

Những điều cần biết về thỏa thuận: Thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải, do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc khởi xướng, cho phép lúa mì và các loại cây trồng khác của Ukraine được vận chuyển đến thị trường quốc tế thông qua các hành lang an toàn. Trong khi nguồn cung toàn cầu không khan hiếm như năm ngoái, các thương nhân cho biết giá sẽ tăng nếu thỏa thuận không được gia hạn.

Thỏa thuận hiện tại sẽ hết hạn vào tuần tới.

Có những tuyến đường thay thế để xuất khẩu ngũ cốc và hạt có dầu của Ukraine bằng đường sắt qua Đông Âu, nhưng chúng không thể sẵn sàng đối phó với khối lượng mà Ukraine muốn xuất khẩu.

Rumani đã tân trang lại các tuyến đường sắt và cơ sở lưu trữ nhưng cảng chính của nước này đã bị tắc nghẽn do các tàu đang chờ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết hôm thứ Năm rằng Nga có thể từ bỏ thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải nếu yêu cầu của họ không được đáp ứng. Thỏa thuận này sẽ hết hạn vào thứ Hai tới đây.

“Là một trong những lựa chọn, chúng ta đừng bắt đầu bằng việc gia hạn và sau đó là thực hiện các lời hứa, mà trước tiên là thực hiện các lời hứa và sau đó là sự tham gia của chúng ta,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn.

“Ý tôi là, chúng tôi có thể đình chỉ việc tham gia vào thỏa thuận này và nếu mọi người một lần nữa nói rằng tất cả những lời hứa với chúng tôi sẽ được thực hiện, thì hãy để họ thực hiện những lời hứa này trước và chúng tôi sẽ ngay lập tức tham gia lại thỏa thuận này”, Putin nói thêm.

Một yêu cầu quan trọng của Nga là cho phép tiếp cận các cơ chế thanh toán quốc tế hiện nằm ngoài giới hạn của các ngân hàng Nga như một phần của chế độ trừng phạt quốc tế.

“Không một điểm nào liên quan đến lợi ích của Liên bang Nga được đáp ứng. Mặc dù vậy, chúng tôi đã tự nguyện gia hạn thỏa thuận này nhiều lần. Hãy nghe này, cuối cùng thì thế là đủ rồi,” Putin nói.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã gửi một lá thư cho Putin trong tuần này phác thảo một đề xuất để duy trì thỏa thuận.

Phát ngôn nhân của Liên Hiệp Quốc Stephane Dujarric nói với các phóng viên rằng mục tiêu của đề xuất đó là “xóa bỏ các rào cản ảnh hưởng đến các giao dịch tài chính thông qua ngân hàng nông nghiệp Nga, một mối quan tâm chính của Liên bang Nga, đồng thời cho phép dòng ngũ cốc Ukraine tiếp tục chảy qua Hắc Hải. “

Bộ Ngoại giao Nga trước đây đã bác bỏ một công thức tạo ra một công ty con của một ngân hàng Nga mà sau đó có thể được phép kết nối với hệ thống tài chính quốc tế.

8. Tổng thống Biden nói rằng ông không thấy “bất kỳ triển vọng thực sự nào” trong đó Putin sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã hạ thấp những lo ngại rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể triển khai vũ khí hạt nhân vì ông ta đang phải cố gắng tái khẳng định quyền kiểm soát sau cuộc binh biến thất bại của nhóm quân sự tư nhân Wagner vào tháng trước.

“Tôi không nghĩ rằng có bất kỳ triển vọng thực sự nào về việc Putin sử dụng vũ khí hạt nhân. Không chỉ phương Tây, mà cả Trung Quốc và phần còn lại của thế giới đã nói, 'Đừng đi đến mức đó. Đừng đi đến mức đó'“, Biden nói như trên tại một cuộc họp báo ở Helsinki, Phần Lan, vào hôm thứ Năm.

Quan này của Tổng thống Biden trái ngược với những gì ông đã tuyên bố trước đó chưa đầy một tháng. Trong khi nói chuyện với một nhóm các nhà tài trợ ở California vào ngày 19 tháng 6, Biden được cho là đã gọi quyết định triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tới Belarus của Putin là “hoàn toàn vô trách nhiệm” trước khi ám chỉ rằng Putin có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.

“Khi tôi ra đây khoảng hai năm trước và nói rằng tôi lo lắng về việc sông Colorado sẽ cạn kiệt, mọi người nhìn tôi như thể tôi bị điên,” ông nói, theo Reuters. “Họ cũng nhìn tôi như thế khi tôi nói rằng tôi lo lắng về việc Putin sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Nhưng đó là sự thật.”

Một số bối cảnh: Nga có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, với 4.477 đầu đạn hạt nhân được triển khai và dự trữ, bao gồm khoảng 1.900 vũ khí hạt nhân chiến thuật, theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ.

Trong khi các quan chức Mỹ bày tỏ lo ngại về những luận điệu của Putin xung quanh vũ khí, họ cũng đã nhiều lần hạ thấp nguy cơ Nga sử dụng chúng. Một phát ngôn viên cho biết vào tháng 3 rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã không tìm thấy “bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Nga đang chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân.”

Bình luận của Biden về ông chủ Wagner: Tổng thống Mỹ cũng đưa ra suy nghĩ của mình về tương lai của ông chủ Wagner Yevgeny Prigozhin sau cuộc đảo chính. Hiện chưa rõ Prigozhin đang ở đâu, mặc dù Điện Cẩm Linh tuần này cho biết ông đã gặp Putin vào ngày 29 Tháng Sáu, tức là 5 ngày sau cuộc đảo chính.

Tiếp theo là gì? “Chỉ có Chúa mới biết,” Biden nói.

“Chúng tôi thậm chí còn không chắc anh ta đang ở đâu, và có mối quan hệ gì. Nếu tôi là anh ta, tôi sẽ cẩn thận với những gì mình ăn, để mắt đến thực đơn của mình”, Biden nói. “Gạt tất cả những trò đùa sang một bên, ai biết được những gì có thể xảy ra? Về tương lai của Prigozhin, tôi không biết. Tôi không nghĩ rằng bất kỳ ai trong chúng ta biết chắc tương lai của Prighozin ở Nga sẽ ra sao.”

9. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cho biết NATO cam kết bổ sung khoảng 1,5 tỷ USD cho khí tài quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov đã công bố danh sách đầy đủ các loại vũ khí và thiết bị quân sự khác được cam kết tại hội nghị thượng đỉnh NATO tuần này, cho biết số lượng thiết bị trị giá hơn 1,5 tỷ USD.

Đây là những gì danh sách này bao gồm:

Pháp: Hỏa tiễn SCALP tầm xa và thiết bị kỹ thuật bổ sung để gỡ mìn

Australia: 30 xe bọc thép chở quân Bushmaster

Đức: Gói viện trợ trị giá khoảng 782 triệu USD bao gồm 25 xe tăng Leopard 1A5, 40 xe chiến đấu bộ binh Marder, hai hệ thống phòng không Patriot, xe thu hồi Bergepanzer dùng để kéo các xe tăng, và xe thiết giáp bị hư hỏng và 20.000 quả đạn pháo 155 ly

Hà Lan: Huấn luyện phi công vào tháng 8 và giúp tăng cường năng lực phòng không và pháo binh Ukraine

Na Uy: 1.000 máy bay không người lái siêu nhỏ Black Hornet, các gói hỗ trợ cho các hệ thống phòng không NASAMS đã được triển khai, cũng như tăng ngân sách viện trợ quân sự để mua sắm các hệ thống khác từ 240 triệu USD lên 930 triệu USD

Anh: Hơn 70 phương tiện chiến đấu, hàng nghìn viên đạn cho xe tăng Challenger và gói viện trợ quân sự trị giá 64,7 triệu USD để sửa chữa thiết bị

Canada: 410 triệu đô la tài trợ mới và các dự án hỗ trợ Ukraine
 
Khúc quanh trong vụ thiếu nữ Vatican mất tích. Anh Giáo: Bỏ luật độc thân lắm chuyện còn éo le hơn
VietCatholic Media
05:30 14/07/2023

1. Các tay súng bắt cóc linh mục Công Giáo, và ba người khác ở Ebonyi

Các kênh truyền hình đã thu thập thông tin rằng một linh mục đã bị bắt cóc vào thứ Hai tại Isu, Khu vực chính quyền địa phương Onicha của Bang Ebonyi gần nơi ở của ngài trong khu vực.

Mặc dù các cơ quan cảnh sát vẫn chưa phản ứng với vụ việc, nhưng Giáo phận Công Giáo Abakaliki đã xác nhận vụ bắt cóc trong một tuyên bố hôm thứ Ba.

Chưởng Ấn giáo phận, Cha. Matthew Uzoma Opoke, cho biết Cha Azubuike đã bị các tay súng bắt đi khi đang trở về từ một nhiệm vụ mục vụ.

Trong một tuyên bố có tiêu đề, “Kêu gọi cầu nguyện,” chưởng ấn giáo phận đã yêu cầu các tín hữu Công Giáo cầu nguyện cho việc trả tự do vô điều kiện cho linh mục.

Ngài cũng xác nhận rằng ba nạn nhân khác đã bị bắt cóc cùng với linh mục, mặc dù ngài không tiết lộ danh tính của họ.

“Cha. Joseph là cha sở Giáo xứ St. Charles, Mgbalaeze Isu ở Khu vực Chính quyền Địa phương Onicha của Bang Ebonyi,” tuyên bố viết.

“Ngài bị bắt cóc cùng với ba người khác. Những kẻ bắt cóc đang đưa ra yêu cầu tài chính nhưng với lời cầu nguyện của anh chị em, chúng ta sẽ đưa họ về vô điều kiện. Xin Mẹ Maria của các linh mục chuyển cầu cho chúng con. Amen. Thánh Giuse-Cầu cho chúng con.”

Ebonyi là một trong những bang ở Đông Nam Bộ đã bị các tay súng bắt cóc đòi tiền chuộc tấn công. Các tiểu bang khác bao gồm Abia, Imo, Anambra và Enugu.

Trong những năm gần đây, các băng nhóm vũ trang đã bắt cóc người dân, bao gồm cả các linh mục, để đòi tiền chuộc từ các ngôi làng và trên đường cao tốc, chủ yếu ở phía tây bắc trong những năm gần đây. Việc thực hành đã lan sang các vùng khác của đất nước, làm gia tăng sự bất an trong cả nước.


Source:channelstv.com

2. Giáo hội Anh bỏ phiếu tái lập hình phạt huyền chức với các giáo sĩ có hành vi sai trái nghiêm trọng

Các giáo sĩ phạm tội có hành vi sai trái nghiêm trọng có thể bị tước bỏ chức thánh sau khi Hội Đồng Thường Trực của Giáo hội Anh bỏ phiếu khôi phục hình phạt đã bị hủy bỏ trong hơn 2 thập kỷ qua.

Tất cả các linh mục, từ những người mới được thụ phong cho đến tổng giám mục Canterbury, có thể bị cách chức theo các biện pháp kỷ luật mới được hỗ trợ bởi Thượng Hội đồng Chung, đang họp ở York.

Hình phạt huyền chức đã bị bãi bỏ hơn 20 năm trước. Hiện tại, hình phạt khắc nghiệt nhất dành cho hàng giáo sĩ là cấm suốt đời không được cử hành thánh lễ công khai. Nhưng tư cách linh mục của họ vẫn được giữ lại và họ có quyền sử dụng danh hiệu Reverend. Nói nôm na là trong hơn 2 thập kỷ qua, trong Anh Giáo, hình phạt cao nhất là treo chén.

Thượng Hội đồng Chung của Anh Giáo giới thiệu lại “quyền của một giám mục phế truất một linh mục hoặc phó tế khỏi các chức thánh sau khi phát hiện hành vi sai trái không liên quan đến vấn đề giáo lý, nghi thức hoặc nghi lễ”.

Ảnh hưởng của việc huyền chức là “người đó sau đó phải sống cuộc sống của họ như một giáo dân”, dự thảo của Thượng Hội đồng Chung nêu rõ.

Một điều khoản riêng biệt trong dự luật đưa ra “quy định tương đương về việc phế truất chức thánh đối với một giám mục hoặc tổng giám mục”.

Vào năm 2020, cuộc điều tra độc lập về lạm dụng tình dục trẻ em đã khuyến nghị Hội Đồng Thường Trực áp dụng lại việc huyền chức, nói rằng nó sẽ có tầm quan trọng mang tính biểu tượng, đặc biệt đối với những nạn nhân bị lạm dụng.

Huyền chức là hình phạt cuối cùng của Giáo Hội Công Giáo dành cho hàng giáo sĩ. Theodore McCarrick, cựu tổng giám mục và Hồng Y, đã trở thành một trong những nhân vật cao cấp nhất bị huyền chức trong thời hiện đại khi ông bị tước bỏ chức tư tế vào năm 2019 sau khi Vatican kết tội ông lạm dụng tình dục.

Thượng Hội đồng Chung của Anh Giáo đã xem xét các biện pháp chống lại nạn lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ của Công Giáo nhưng nhận định rằng tình hình của Anh Giáo phức tạp hơn nhiều do các giáo sĩ Anh Giáo có thể có vợ hay chồng.

Trường hợp bị kiện cáo phổ biến nhất trong Anh Giáo là trường hợp các nam linh mục theo đuổi một phụ nữ và sau đó bỏ rơi người phụ nữ ấy. Trong khi nhấn mạnh rằng những người tố cáo cần được lắng nghe, Thượng Hội đồng Chung cũng phàn nàn rằng trong thực tế, các nam linh mục này thường bị tố cáo là lạm dụng tính dục như một hình thức trả thù. Nhờ luật độc thân linh mục, Giáo Hội Công Giáo khó bị rơi vào trường hợp này.


Source:The Guardian

3. Khúc quanh trong vụ điều tra thiếu nữ Vatican mất tích

Các công tố viên Rôma điều tra vụ mất tích của một thiếu nữ cách đây 40 năm đang xem xét lại khả năng dính líu của chú cô sau thông tin do Vatican cung cấp, truyền thông Ý đưa tin hôm thứ Ba - một động thái mà họ hàng bác bỏ như một chiến thuật thông tin sai lạc.

Emanuela Orlandi, cô con gái 15 tuổi của một nhân viên Vatican, được nhìn thấy lần cuối khi rời khỏi một lớp học âm nhạc ở Rôma vào ngày 22 tháng 6 năm 1983.

Nhiều thập kỷ suy đoán theo sau những gì đã xảy ra với cô ấy, với những gợi ý rằng bọn cướp, cơ quan mật vụ hoặc một âm mưu của Vatican, là những giả thuyết đã tạo ra một loạt phim ăn khách trên Netflix.

Vatican gần đây đã chuyển hồ sơ vụ án của mình cho Rôma, nói rằng chúng bao gồm “một số dòng điều tra đáng để điều tra thêm”.

Trong đó có một lá thư cho rằng chị gái của Orlandi là Natalina đã tiết lộ rằng chú của cô, Mario Meneguzzi, đã lạm dụng tình dục cô, kênh truyền hình La 7 của Ý cho biết hôm thứ Hai.

Pietro, anh trai của Orlandi, người đã nhiều năm vận động cho sự thật và tin rằng Vatican biết chuyện gì đã xảy ra với Emanuela, đã phản ứng giận dữ với báo cáo của La 7.

“Họ không thể dồn hết cho gia đình. Tôi rất tức giận,” anh ta nói với hãng tin AdnKronos, nói rằng Vatican đã “vượt quá giới hạn” khi liên lụy đến chú của anh ta.

Natalina đã nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Ba rằng trong khi chú của cô ấy đã “tiến tới” với cô ấy, thì ông ta đã dừng lại sau khi bị từ chối. “Không có vụ hiếp dâm nào,” cô nói.

Orlando cho biết bằng chứng ngoại phạm của chú anh - rằng ông đang đi nghỉ ở xa Rôma vào thời điểm đó - đã được thiết lập và xác minh.

Các công tố viên Rôma hiện được cho là đang xem xét lại Meneguzzi, người chỉ bị điều tra hời hợt trong cuộc điều tra ban đầu.

Meneguzzi, người đã chết cách đây vài năm, trông rất giống với bức vẽ nhận dạng của một người đàn ông được phát hiện nói chuyện với Emanuela trên đường sau buổi học nhạc của cô, La 7 cho biết.

Anh ta cũng đóng một vai trò quan trọng trong những tháng sau khi cô mất tích, như trả lời các cuộc gọi của những kẻ bắt cóc đòi tiền chuộc, báo cáo cho biết.

La 7 nói thêm rằng Meneguzzi có quan hệ với cơ quan mật vụ và đã xoay xở để trả tiền thuê luật sư cho gia đình.

Trong cuộc điều tra ngắn đầu tiên về anh ta, anh ta cũng đã được bí mật cảnh báo rằng anh ta đang bị cảnh sát theo dõi.

Meneguzzi nói với các nhà điều tra vào thời điểm đó rằng anh ta đã rời khỏi Rôma vào ngày thiếu nữ mất tích, để đến làng Torano phía đông thủ đô, cùng với một số người thân, trong đó có cha của Emanuela là Ercole, theo báo Open online.

Nhưng Ercole Orlandi đã nhiều lần nói với các nhà điều tra rằng Meneguzzi không ở Torano vào ngày hôm đó mà ở Fiumicino, phía tây Rôma, Open cho biết.

Phóng viên điều tra Fabrizio Peronaci của Corriere della Sera cho biết hôm thứ Ba rằng ông cũng đã phát hiện ra thông tin rằng những kẻ bắt cóc đã khăng khăng ngay từ đầu rằng Meneguzzi là nhà lãnh đạo của chúng trong các cuộc đàm phán đòi tiền chuộc.

Những khúc ngoặt của vụ án đã được ghi lại trong một bộ phim truyền hình năm 2022 của Netflix, “Vatican Girl”, nhưng không hề đề cập đến Meneguzzi.


Source:AP
 
13 sĩ quan cao cấp Nga bị bắt. Tướng Mỹ: Prigozhin đã qua đời hay bị bắt. Putin: Wagner hết tồn tại
VietCatholic Media
18:00 14/07/2023


1. Tổng thống Biden nhận xét rằng Putin “đã thua” trong cuộc chiến ở Ukraine

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết ông không nghĩ rằng cuộc chiến ở Ukraine sẽ kéo dài trong nhiều năm tới, đồng thời tuyên bố rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin “đã thua”.

“Không có khả năng ông ấy chiến thắng trong cuộc chiến ở Ukraine. Ông ta đã thua cuộc chiến đó rồi,” Biden nói trong cuộc họp báo với Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto ở Helsinki khi được hỏi liệu việc Ukraine không ngay lập tức được kết nạp vào NATO có thể khuyến khích Putin hay không.

Tổng thống Mỹ cho biết ông không nghĩ chiến tranh sẽ tiếp diễn trong nhiều năm vì Nga không thể duy trì các nguồn lực của mình lâu như vậy, và Putin cuối cùng có thể sẽ “quyết định rằng điều đó không có lợi cho Nga, về mặt kinh tế, chính trị hay mặt khác”.

Ông nói rằng ông hy vọng Ukraine đạt được tiến bộ trong cuộc phản công hiện tại để thúc đẩy một giải pháp thương lượng.

2. Tướng Mỹ cho rằng Prigozhin đã bị bắt hay bị thanh lý và người ta có thể sẽ không bao giờ lại thấy anh ta

Ký giả James Liveris của tờ The Sun có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “SNUFFED OUT We’ll NEVER see Wagner rebel Prigozhin again… he’s either dead or in gulag & Putin ‘meeting’ was fake, ex-General claims”, nghĩa là “Tru diệt. Chúng ta sẽ không bao giờ thấy kẻ nổi loạn Prigozhin của Wagner lần nữa. Anh ta đã chết hay đang trong ngục tù và cuộc gặp gỡ với Putin là chuyện xạo, Tướng hồi hưu tuyên bố.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy

Một cựu tướng tuyên bố trùm phiến quân WAGNER Yevgeny Prigozhin đã chết hoặc đang tàn tạ trong một trại lao động của Nga.

Kẻ điên cuồng nổi loạn đã không được nhìn thấy trong nhiều tuần kể từ cuộc đảo chính bất thành của ông ta - và một số chuyên gia tin rằng các báo cáo về cuộc gặp mặt trực tiếp với Vladimir Putin là “giả mạo”.

Điện Cẩm Linh cho biết Tổng thống Nga đã ngồi lại với Prigozhin và các chỉ huy cấp cao của Tập đoàn Wagner vào cuối tháng trước để nghe lý do của ông về cuộc nổi dậy vũ trang ngắn ngủi.

Tuy nhiên, một cựu lãnh đạo quân sự cấp cao của Hoa Kỳ hiện đã lên tiếng và bày tỏ nghi ngờ về cuộc gặp được cho là đã xảy ra.

Robert Abrams, một vị tướng đã nghỉ hưu, từng là chỉ huy Lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc, nói với ABC News rằng tương lai của Prigozhin là không chắc chắn.

Abrams cho biết: “Đánh giá cá nhân của tôi là tôi nghi ngờ việc chúng ta sẽ gặp lại Prigozhin một cách công khai.”

“Tôi nghĩ anh ta hoặc sẽ bị đưa đi biệt tích, hoặc bị tống vào tù, hoặc bị giải quyết theo cách khác, nhưng tôi nghĩ chúng ta sẽ không bao giờ gặp lại anh ta.”

Được biết đến với biệt danh “Đầu bếp của Putin”, Prigozhin từng là một trong những tay chân thân tín của Putin nhưng tháng trước suýt lật đổ chế độ trong mối đe dọa nghiêm trọng nhất trong hai thập kỷ cai trị của kẻ chuyên quyền.

Nó đã khiến nhiều chuyên gia đặt câu hỏi liệu anh ta có còn sống hay không.

Abrams nói thêm: “Cá nhân tôi không nghĩ là anh ấy còn sống, và nếu còn thì anh ấy đang ở trong tù ở đâu đó.”

Theo người phát ngôn Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov, Putin đã gặp Prigozhin và những tên côn đồ khát máu của hắn vào ngày 29 tháng 6, 5 ngày sau cuộc binh biến bị hủy bỏ.

Tuy nhiên, không có hình ảnh nào về cuộc họp được tường trình đã được công bố.

Vị tướng bốn sao đã nghỉ hưu nói: “Tôi sẽ ngạc nhiên nếu chúng ta thực sự thấy bằng chứng sống rằng Putin đã gặp Prigozhin.”

“Tôi nghĩ rằng nó được dàn dựng cao độ.”

Đầu tuần này, Peskov tuyên bố nhà lãnh đạo Nga đã mời 35 quan chức tới cuộc họp kéo dài 3 giờ, trong đó có Prigozhin.

Các quan chức hàng đầu khác bao gồm Viktor Zolotov, người đứng đầu lực lượng vệ binh quốc gia, và Sergei Naryshkin, giám đốc Cơ quan tình báo nước ngoài của SVR, cũng có mặt ở đó.

Trong cuộc họp, Putin được cho là đã đưa ra “đánh giá” về những nỗ lực của Tập đoàn Wagner ở Bakhmut cũng như cuộc binh biến.

Peskov cũng tuyên bố Putin “đã lắng nghe lời giải thích của các chỉ huy và đưa ra cho họ các lựa chọn để tiếp tục chiến đấu”.

Peskov nói thêm: “Chính các chỉ huy đã trình bày phiên bản của họ về những gì đã xảy ra.

“ Họ nhấn mạnh rằng họ là những người ủng hộ trung thành và là những người lính của nguyên thủ quốc gia và tổng tư lệnh, đồng thời nói rằng họ sẵn sàng tiếp tục chiến đấu vì quê hương.

“Đó là tất cả những gì tôi có thể nói về cuộc họp này.”

Prigozhin đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy thất bại, chứng kiến những người lính đánh thuê của anh ta giành quyền kiểm soát thành phố Rostov-on-Don vào ngày 24 tháng 6.

Người đàn ông 62 tuổi sau đó đã ra lệnh cho lực lượng của mình hành quân đến Mạc Tư Khoa, nhưng đột nhiên bị đình chỉ sau khi nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko làm trung gian cho một thỏa thuận ngừng bắn với các quan chức Điện Cẩm Linh đang giận dữ.

Theo thỏa thuận, Prigozhin sẽ không bị buộc tội phản quốc nếu đồng ý bị lưu đày ở Belarus.

Tuy nhiên, Lukashenko hiện tuyên bố Prigozhin đã trở lại Nga.

Theo dữ liệu theo dõi chuyến bay chính thức, một trong những máy bay riêng của ông đã thực hiện một số chuyến đi giữa Belarus và Nga trong vài tuần qua.

Anh ta được cho là đã nhìn thấy trong văn phòng FSB ở St Petersburg vào tuần trước, nơi anh ta thu thập vũ khí đã bị tịch thu trong một cuộc đột kích vào dinh thự của anh ta.

Không lâu sau, Prigozhin đã phát hành một thông điệp âm thanh cảm ơn những người ủng hộ cuộc đảo chính Wagner, trong đó anh ta nói là “nhằm chống lại những kẻ phản bội và vận động xã hội của chúng ta”.

Nơi ở hiện tại và kế hoạch tương lai của Prigozhin vẫn chưa được biết.

Một số người trong cuộc tin rằng kẻ hiếu chiến bị ốm nặng và chẩn đoán ung thư của anh ta có thể đã thúc đẩy quyết định tiến hành đảo chính của anh ta.

Các chuyên gia khác tin rằng Prigozhin đang tiến hành các mục tiêu của mình.

Mike Pompeo, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, nói với WABC: “Tôi sẽ không bảo đảm tính mạng của anh ấy… Prigozhin rõ ràng đã nắm được cơ hội.”

“Nếu bạn định đối đầu với nhà vua, đừng làm điều đó với một con dơi Nerf. Anh ta đã làm như thế. Cuộc binh biến đã thất bại.”

3. Putin nói Tập đoàn Wagner “đơn giản là không tồn tại”

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm lần đầu tiên mô tả những gì đã được thảo luận tại một sự kiện ở Điện Cẩm Linh với sự tham dự của 35 chỉ huy Wagner, bao gồm cả ông chủ của nhóm Yevgeny Prigozhin.

Cuộc họp được tổ chức vào ngày 29 tháng 6, chỉ vài ngày sau khi các chiến binh Wagner phát động một cuộc binh biến ngắn hạn chống lại Mạc Tư Khoa.

Putin nói trong cuộc phỏng vấn với đài Russia One rằng: “Một mặt, tại cuộc họp, tôi đã đưa ra đánh giá về những gì họ đã làm trên chiến trường ở Ukraine,, và mặt khác, về những gì họ đã làm trong các sự kiện ngày 24 tháng 6. Thứ ba, tôi đã cho họ thấy khả năng các lựa chọn cho dịch vụ tiếp theo của họ, bao gồm cả việc sử dụng kinh nghiệm chiến đấu của họ. Tất cả là như vậy.”

Putin đã được hỏi liệu Wagner có được giữ lại như một đơn vị chiến đấu hay không. “Wagner PMC không tồn tại! Chúng ta không có luật cho các tổ chức quân sự tư nhân! Đơn giản là nó không tồn tại!. Không có thực thể pháp lý nào như vậy,” Putin giải thích.

“Nhóm này tồn tại, nhưng về mặt pháp lý thì không tồn tại!” Putin nhắc lại trong cuộc phỏng vấn. “Đây là vấn đề riêng liên quan đến việc hợp pháp hóa trên thực tế. Nhưng đây là một câu hỏi nên được thảo luận trong Duma Quốc gia, trong chính phủ. Đó không phải là một câu hỏi dễ dàng.”

Tuyên bố của Putin khá kỳ quái. Thật vậy, hôm 27 Tháng Sáu, trong khi phát biểu trước các sĩ quan an ninh tham gia chiến đấu với âm mưu nổi dậy của Wagner, Putin cho biết nhà nước đã trả cho Wagner khoảng 86 tỷ rúp hay khoảng 1 tỷ Mỹ Kim cho “các khoản thanh toán bảo trì và khuyến khích” chỉ riêng từ tháng 5 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023. Ông cũng tuyên bố công ty Concord, tập đoàn lớn mạnh do Yevgeny Prigozhin đứng đầu, cũng đã nhận được 80 tỷ rúp, tức là khoảng 938 triệu Mỹ Kim, từ ngân sách nhà nước. Làm sao nhà nước Nga lại có thể trả cho một thực thể không tồn tại về mặt pháp lý như vậy?

Putin cho biết ông đã đưa ra nhiều lựa chọn tuyển dụng cho 35 chỉ huy của Wagner, trong đó có một lựa chọn dưới sự lãnh đạo của chỉ huy trực tiếp của họ, người có biệt danh là Sedoy hay Tóc xám – một người mà các chiến binh Wagner đã chiến đấu dưới quyền trong 16 tháng qua.

“Họ có thể tập hợp tất cả lại một nơi, và tiếp tục phục vụ,” Putin nói, “, và sẽ không có gì thay đổi đối với họ. Họ sẽ được dẫn dắt bởi cùng một người, là người đã từng là chỉ huy thực sự của họ từ trước đến nay.”

Wagner đã đóng một vai trò chiến đấu quan trọng ở Ukraine, đặc biệt là trong trận chiến khốc liệt giành Bakhmut.

Vào tháng 6, các chiến binh của họ đã tìm cách lật đổ giới lãnh đạo quân sự của Nga trong cuộc nổi dậy ngắn ngủi, trước khi rút lui.

Mầm mống của cuộc nổi dậy thất bại của Wagner đã được gieo gần một thập kỷ trước khi Nga sáp nhập trái phép bán đảo Crimea, và cử lực lượng ủy nhiệm vào miền đông Ukraine. Yevgeny Prigozhin sau đó đã thành lập nhóm lính đánh thuê Wagner, nhóm này đã mang lại cho Putin một công cụ để can thiệp quân sự tích cực hơn, và có thể phủ nhận ở một mức độ nào đó.

Trước chiến tranh, Wagner có khoảng 5.000 chiến binh, nhưng sau đó con số này đã tăng lên 25.000, theo Prigozhin.

Nơi ở của Prigozhin hầu như không được biết đến sau một thỏa thuận với Điện Cẩm Linh cho phép anh ta bị đày sang nước láng giềng Belarus.

Kể từ sau cuộc binh biến thất bại, đã có nhiều đồn đoán rằng có thể có một cuộc cải tổ trong giới lãnh đạo quân sự của Nga, trong khi thông tin chi tiết về thỏa thuận chấm dứt cuộc nổi dậy của Wagner vẫn chưa chắc chắn.

Điện Cẩm Linh cho biết Tổng thống Vladimir Putin đã gặp Prigozhin trong một cuộc họp kéo dài nhiều giờ ở Mạc Tư Khoa vài ngày sau cuộc binh biến.

Tuy nhiên, các nguồn tin tình báo đang nêu ra giả thuyết cuộc họp này không hề tồn tại. Prigozhin có thể đã bị dziết hay bị bắt giữ. Cho đến nay không hề có một tấm hình nào liên quan đến cuộc họp này được công bố.

Hôm thứ Tư, Nga thông báo rằng quân đội của họ đã nhận được hơn 2.000 thiết bị quân sự, bao gồm cả xe tăng, từ Wagner, sau cuộc nổi loạn.

4. Ngũ Giác Đài cho biết Wagner không tham gia chiến đấu ở Ukraine theo bất kỳ cách nào đáng kể

Ngũ Giác Đài cho biết lính đánh thuê Wagner không còn tham gia với “bất kỳ năng lực đáng kể nào” trong các hoạt động chiến đấu ở Ukraine, hơn hai tuần sau cuộc binh biến của nhóm này ở Nga.

“Ở giai đoạn này, chúng tôi không thấy lực lượng Wagner tham gia với bất kỳ khả năng đáng kể nào để hỗ trợ các hoạt động chiến đấu ở Ukraine”, thư ký báo chí Ngũ Giác Đài Chuẩn Tướng Pat Ryder nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Sáu.

Ryder cho biết Hoa Kỳ đánh giá rằng “phần lớn” các chiến binh Wagner vẫn còn ở các khu vực Ukraine bị Nga tạm chiếm.

5. Tổng thống Biden nói rằng thế giới phải đối mặt với “điểm uốn trong lịch sử” sau cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Bắc Âu

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết hôm thứ Năm, trong cuộc họp báo cùng với tổng thống Phần Lan sau cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Bắc Âu, rằng Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây đã đạt đến một “điểm uốn trong lịch sử”.

“Cuộc chiến này không chỉ là cuộc chiến vì tương lai của Ukraine, mà còn là về chủ quyền, an ninh và tự do,” Biden nói.

Tổng thống đã ca ngợi các bước mà Hoa Kỳ, Phần Lan và các đồng minh khác đã thực hiện để tạo ra một con đường rõ ràng cho tư cách thành viên của Ukraine trong liên minh quân sự NATO.

“Chúng tôi cũng đã nói rõ với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy rằng chúng tôi không chờ đợi tư cách thành viên NATO được hoàn tất để cam kết bảo đảm an ninh lâu dài cho Ukraine,” tổng thống nói.

Biden ca ngợi việc Phần Lan gia nhập NATO và ăn mừng thông tin Thổ Nhĩ Kỳ đã từ bỏ sự phản đối việc Thụy Điển gia nhập. Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã thúc đẩy cả hai quốc gia nhanh chóng từ bỏ vị thế trung lập kéo dài nhiều thập kỷ và nộp đơn xin trở thành thành viên NATO.

Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto cho biết tình hình ở đất nước ông, giáp với Nga, vẫn yên bình sau khi nước này thành công trong cố gắng đạt được tư cách thành viên, đồng thời nói thêm rằng “người dân Phần Lan cảm thấy an toàn hơn”.

Tại hội nghị thượng đỉnh tuần này ở Vilnius, Lithuania, NATO đã gặp “lần đầu tiên với 31 quốc gia,” Biden nói. “Chúng tôi đã cho thế giới thấy rằng liên minh của chúng ta đoàn kết hơn bao giờ hết và chẳng bao lâu nữa sẽ là 32 đồng minh,” ông nói khi đề cập đến Thụy Điển.

6. 13 sĩ quan cao cấp của Nga đã bị bắt cho đến nay sau cuộc binh biến

Ký giả MATTHEW LODGE của tờ Daily Mail có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “Putin's purge: Russian strongman arrested 'at least a dozen' high ranking military officers after Wagner mutiny to 'clean the ranks' of traitors”, nghĩa là “Cuộc thanh trừng của Putin: Cường hào Nga bắt 'ít nhất chục' sĩ quan quân đội cao cấp sau cuộc binh biến của Wagner để 'làm trong sạch hàng ngũ' khỏi những kẻ phản bội”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Nga đã bắt giữ nhiều sĩ quan quân đội cao cấp khi Điện Cẩm Linh tìm cách thanh trừng quân đội những người mà họ nghi ngờ không trung thành sau cuộc nổi dậy của Wagner.

Các nguồn có uy tín khẳng định rằng ít nhất 13 sĩ quan cao cấp đã bị giam giữ kể từ đó, một số sau đó được trả tự do, những người khác bị đình chỉ hoặc sa thải khỏi vai trò của họ khi cuộc điều tra của Vladimir Putin lùng bắt những người phản bội trong hàng ngũ.

Trong số những người được cho là đã bị thẩm vấn có Tướng Sergei Surovikin, nhà lãnh đạo lực lượng hàng không vũ trụ của Nga, người được biết đến với biệt danh 'Tướng quân Armageddon' vì các chiến dịch ném bom đẫm máu của ông ta ở Syria, Wall Street Journal đưa tin.

Vị sĩ quan hàng đầu này đã không xuất hiện trước công chúng kể từ ngày xảy ra cuộc binh biến, mặc dù một quan chức Nga đã tuyên bố vào đầu tuần này rằng ông ta 'hiện không có mặt' vì đang nghỉ ngơi.

Các sĩ quan cao cấp khác được cho là mục tiêu bao gồm chỉ huy thứ hai của Surovikin, Thượng Tướng Andrey Yudin, phó cục trưởng tình báo quân đội, Trung tướng Vladimir Alexeyev và cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mikhail Mizintsev.

Nhiều tuần sau cuộc binh biến kịch tính chứng kiến những người lính từ đội quân đánh thuê hành quân về Mạc Tư Khoa trước khi dừng lại sau cuộc hội đàm vào phút cuối giữa nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko và thủ lĩnh Wagner Yevgeny Prigozhin, các cuộc trả đũa trong lực lượng vũ trang dường như đã bắt đầu.

Prigozhin, người cũng không xuất hiện trước công chúng kể từ khi cuộc nổi dậy kết thúc, đã mở cuộc tuần hành về thủ đô Nga yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov từ chức.

Tuy nhiên, kể từ đó, hai người này vẫn tiếp tục công việc của họ và Prigozhin - người nói rằng cuộc binh biến không phải là một động thái chống lại Putin - đã được yêu cầu chuyển quân đội riêng của mình đến Belarus.

Tuy nhiên, các sĩ quan cao cấp khác đã bị tấn công, với Surovikin - người mà những người trong cuộc tuyên bố đã biết về cuộc nổi dậy vào ngày 23 tháng 6 trước khi nó xảy ra, nhưng có lẽ không tham gia vào việc lên kế hoạch cho nó - trong số những người bị giam giữ và thẩm vấn, các nguồn tin nói với Wall Street Journal.

Một người nói với tờ báo: “Việc giam giữ nhằm làm sạch hàng ngũ khỏi những người được cho là không thể tin tưởng được nữa.”

Người đàn ông 56 tuổi này được cho là thân cận với Prigozhin, chỉ huy của Wagner, người đã ca ngợi ông trước công chúng là chỉ huy quân sự tài ba nhất của Nga.

'Surovikin là một con người huyền thoại, anh ta được sinh ra để trung thành phục vụ Tổ quốc', Prigozhin nói về Surovikin vào tháng 10 năm 2022.

Surovikin đã biến mất khỏi tầm nhìn của công chúng kể từ khi cuộc binh biến ngắn ngủi của Wagner gây chấn động khắp nước Nga vào tháng trước.

Người ta nhìn thấy anh ta lần cuối khi thúc giục thủ lĩnh Wagner hạ vũ khí trong một lời kêu gọi qua video hết sức bất thường. Không cạo râu và cau có, anh ta giục Prigozhin dừng lại.

Điện Cẩm Linh đã bác bỏ các báo cáo về việc giam giữ ông nhưng sự không chắc chắn xung quanh số phận của vị tướng này vẫn còn.

Tuần này Andrei Kartapolov, nhà lãnh đạo ủy ban các vấn đề quốc phòng tại hạ viện của quốc hội Nga, nói rằng Surovikin 'hiện đang nghỉ ngơi, anh ta không rảnh vào lúc này'.

Danh sách những người được cho là đã bị giam giữ còn có Mikhail Mizintsev, cựu thứ trưởng quốc phòng, người đã gia nhập Tập đoàn Wagner vào tháng Tư.

Một sĩ quan cao cấp khác, Thiếu tướng Ivan Popov - người phụ trách Tập Đoàn Quân 58 đang chiến đấu ở miền nam Ukraine - tuyên bố ông đã bị miễn nhiệm sau khi nói sự thật với các quan chức.

Popov, người có quân đội đóng vai trò là tâm điểm trong cuộc phản công của Ukraine, cho biết trong một tuyên bố bằng âm thanh gửi cho quân đội của ông được công bố vào cuối ngày thứ Tư rằng ông đã bị sa thải sau cuộc họp với các quan chức quân sự hàng đầu.

Ông cho biết ban lãnh đạo quân đội đã rất tức giận trước cuộc nói chuyện thẳng thắn của ông về những thách thức mà lực lượng của ông phải đối mặt, đặc biệt là tình trạng thiếu radar theo dõi pháo binh của đối phương, dẫn đến thương vong lớn cho Nga.

“Các sĩ quan cao cấp dường như coi tôi là nguồn đe dọa và nhanh chóng ra lệnh loại bỏ tôi, lệnh này được ký bởi bộ trưởng quốc phòng chỉ trong một ngày”, anh nói.

'Quân đội Ukraine không thể xuyên thủng hàng phòng thủ của quân đội chúng tôi, nhưng chỉ huy cao nhất đã đánh sau lưng chúng tôi, phản bội và hèn nhát chặt đầu quân đội vào thời điểm khó khăn nhất.'

Popov, người sử dụng tên gọi Spartacus, đã gọi quân đội của mình là 'các đấu sĩ của tôi' trong tin nhắn âm thanh do tướng về hưu Andrei Gurulev, người từng Tư Lệnh Phó Quân Khu Miền Nam và hiện đang phục vụ với tư cách là một nhà lập pháp.

Tập Đoàn Quân 58 bao gồm một số sư đoàn và các đơn vị nhỏ hơn.

Người đàn ông 48 tuổi, người đã thăng tiến từ một trung đội trưởng lên lãnh đạo một nhóm lớn lực lượng, đã khuyến khích các binh sĩ của mình trực tiếp gặp ông khi gặp bất kỳ vấn đề gì - một đường lối dễ dãi trái ngược hoàn toàn với phong cách chỉ huy trang trọng cứng nhắc thường thấy ở quân đội Nga.

Các blogger quân sự Nga nói rằng ông được biết đến rộng rãi vì đã cố gắng hết sức để tránh những tổn thất không cần thiết - không giống như nhiều chỉ huy khác sẵn sàng hy sinh binh lính của mình để báo cáo thành công.

“Tôi đã đối mặt với một tình huống khó khăn với lãnh đạo cao nhất khi tôi phải giữ im lặng và hành động như một kẻ hèn nhát, chỉ nói những gì họ muốn nghe và không dám gọi đích danh mọi thứ”, Popov nói.

'Tôi không có quyền nói dối vì lợi ích của bạn và những đồng đội đã ngã xuống của chúng ta.'

Các blogger quân sự Nga cho biết, nhận xét của Popov, trong đó ông cũng nói về sự cần thiết phải luân chuyển quân đội của mình, những người đã chiến đấu để đẩy lùi một cuộc phản công của Ukraine kể từ đầu tháng 6, đã khiến Tổng tham mưu trưởng, Tướng Valery Gerasimov tức giận, người đã nhanh chóng ra lệnh sa thải ông.

Gerasimov đã gặp gỡ các sĩ quan quân đội trong một video do Bộ Quốc phòng công bố hôm thứ Hai, lần đầu tiên người ta nhìn thấy ông kể từ cuộc nổi dậy bị hủy bỏ vào tháng trước của Prigozhin, người đã yêu cầu lật đổ ông.

Sergei Markov, một nhà phân tích chính trị ủng hộ Điện Cẩm Linh, lưu ý rằng tuyên bố của Popov lặp lại lời chỉ trích của Prigozhin đối với giới lãnh đạo hàng đầu.

Tuy nhiên, ông nói thêm rằng tuyên bố của viên tướng không phải là một cuộc nổi loạn, mà thay vào đó là lời kêu gọi sự giúp đỡ của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ông nói: “Những tranh chấp công khai như vậy ở cấp cao nhất của quân đội Nga không phải là một cuộc binh biến.”

Trong cuộc nổi dậy kéo dài chưa đầy 24 giờ, lính đánh thuê từ Tập đoàn Wagner của Prigozhin đã nhanh chóng quét qua thành phố Rostov-on-Don ở miền nam nước Nga và chiếm được trụ sở quân sự ở đó mà không bắn một phát súng nào trước khi tiến vào trong phạm vi khoảng 200 km của Mạc Tư Khoa.

Prigozhin đã gọi những người lính đánh thuê của mình trở lại trại của họ sau khi đạt được thỏa thuận chấm dứt cuộc nổi loạn để đổi lấy sự ân xá cho anh ta và những người lính đánh thuê của anh ta và được phép chuyển đến Belarus.

Cuộc nổi dậy là mối đe dọa lớn nhất đối với Putin trong hơn hai thập kỷ cầm quyền và làm sứt mẻ nghiêm trọng quyền lực của ông, mặc dù Prigozhin nói rằng cuộc nổi dậy không nhằm chống lại tổng thống mà nhằm buộc phải lật đổ Tướng Gerasimov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, vì cách hành động ở Ukraine mà ông đã chỉ trích.

7. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như sau:

Vào ngày 12 tháng 7 năm 2023, truyền thông nhà nước Nga đưa tin rằng các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hạm đội Phương Bắc của Nga sẽ không tham gia cuộc duyệt binh chính trong Ngày Hải quân tại xêng Pi tơ bớc vào ngày 30 tháng 7 năm 2023.

Kể từ khi định dạng Ngày Hải quân hiện tại được thiết lập vào năm 2017, đây sẽ là năm đầu tiên không có tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nào tham gia. Sự thay đổi có thể chủ yếu là do cho phép bảo trì, và duy trì tính khả dụng cho các hoạt động, và đào tạo.

Cũng có khả năng thực tế là những lo ngại về an ninh nội bộ kể từ nỗ lực nổi loạn của Tập đoàn Wagner đã góp phần vào quyết định này.

8. 13 chiến xa, 24 hệ thống pháo, 4 hệ thống tác chiến điện tử của Nga bị phá hủy trong 24 giờ qua.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Ki díp chiều thứ Sáu 14 tháng Bẩy, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết trong đêm thứ Năm rạng sáng thứ Sáu đã bắn hạ 16 trong số 17 máy bay không người lái do quân xâm lược phóng vào các vùng Odesa, Mykolaiv, và Dni-pro-pe-trovsk.

Ông cho biết một người bị thương, và các tòa nhà gần đó bị hư hại khi một máy bay không người lái tấn công một công ty tiện ích ở Kryvyi Rih thuộc vùng Dni-pro-pe-trovsk.

Ở phía nam, không quân Ukraine phá hủy 4 hệ thống tác chiến điện tử, 2 hệ thống giám sát video của đối phương.

Trong ngày qua, Lực lượng Phòng vệ đã phá hủy 4 hệ thống tác chiến điện tử, và 2 hệ thống

Natalia Humeniuk, phát ngôn nhân của Lực lượng Phòng vệ phía Nam, cho biết:

“Theo hướng của chúng tôi, quân xâm lược đang theo dõi Lực lượng Phòng vệ của chúng ta nhiều hơn, và cố gắng chống lại chúng ta. Đặc biệt, họ đang triển khai càng nhiều điểm tác chiến điện tử càng tốt, và chúng tôi đã phá hủy 4 trạm như vậy cùng 2 hệ thống giám sát video trong ngày qua”.

Cô ấy giải thích rằng đối phương ở miền Nam hiện đang cố gắng khôi phục lại các vị trí của chúng, bao gồm cả những vị trí đã mất trong trận lũ hồ chứa Kakhovka.

“Họ đang cố gắng khôi phục tuyến phòng thủ đầu tiên đã bị nước dâng cao cuốn trôi khiến tất cả các bản đồ của họ bị lẫn lộn, bao gồm cả các bãi mìn. Họ đang cố gắng rà phá các khu vực này bằng mìn, và quay trở lại các vị trí có thể triển khai pháo binh, nhưng chúng tôi tiếp tục đối phó bằng hỏa lực, và công việc của chúng tôi có hiệu quả”

“Quân xâm lược cũng đang gia tăng số vụ tấn công ở miền Nam. Nếu như cách đây vài ngày, do thiếu đạn dược vì chúng tôi đã phá hủy của họ các kho đạn dã chiến, họ đã giảm số lượng pháo kích mỗi ngày xuống còn 60 quả, giờ đây họ đang dần nâng lên 70. Điều này có nghĩa là họ đã thực hiện các quy trình luân chuyển nhất định, đẩy mạnh một số hoạt động hậu cần, tuy phức tạp nhưng cũng có vẻ thành công. Và đây là tín hiệu để chúng tôi làm việc hiệu quả hơn trong lĩnh vực tấn công hậu cần của đối phương,” Humeniuk nói.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Ki díp chiều thứ Sáu 14 tháng Bẩy, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Đại Tá Oleksandr Motuzianyk, cho biết trong 24 giờ qua, 550 quân xâm lược đã bị loại khỏi vòng chiến cùng 5 xe tăng, 9 xe thiết giáp, 24 hệ thống pháo,, và 24 xe chuyển quân, và nhiên liệu.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 14 Tháng Bẩy, khoảng 236.590 quân xâm lược Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 4.097 xe tăng, 8.000 lẻ 8 xe thiết giáp, 4.449 hệ thống pháo, 680 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 423 hệ thống phòng không, 315 máy bay, 300 lẻ 9 máy bay trực thăng, 3.783 máy bay không người lái, 1.273 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 7.019 xe chuyển quân, và nhiên liệu,, và 662 đơn vị thiết bị đặc biệt.

9. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ nói rằng “Không nghi ngờ gì” Ukraine sẽ gia nhập NATO sau chiến tranh

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin cho biết hôm thứ Năm rằng ông “không nghi ngờ” khả năng Ukraine sẽ gia nhập NATO sau khi cuộc chiến với Nga kết thúc.

Austin cho biết sau hội nghị thượng đỉnh NATO ở thủ đô Lithuania rằng: “Chúng tôi đã nghe gần như mọi quốc gia trong phòng đều nói như vậy.”

Austin nói rằng “vẫn còn nhiều việc phải làm” trong việc đưa thiết bị và đào tạo của Ukraine đạt tiêu chuẩn của NATO.”

Trong khi “chúng tôi đang làm công việc này ngay bây giờ khi họ đang tham gia cuộc chiến này,” ông nói, “còn nhiều việc cần phải làm để bảo đảm rằng họ có đầy đủ các khả năng.”

Việc Thụy Điển được phép trở thành thành viên thứ 32 của NATO là một trong số “rất nhiều điều tuyệt vời đã đạt được” tại hội nghị thượng đỉnh liên minh tuần này ở Lithuania, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin cho biết hôm thứ Năm.

“Lúc đầu, Putin nghĩ rằng ông ấy có thể phá vỡ NATO và chia rẽ chúng ta – NATO thực sự đã trở nên lớn hơn,” Austin nói, lưu ý đến việc Phần Lan gần đây gia nhập liên minh và Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt phản đối nỗ lực gia nhập của Thụy Điển.

Khi được hỏi về phản ứng của nhà lãnh đạo Nga đối với việc mở rộng liên minh, Austin nói với chương trình Wolf Blitzer của CNN rằng Putin “đã đưa NATO đến gần cửa nhà mình” bằng các hành động của mình ở Ukraine.

“Tôi chắc rằng Putin rất lo lắng,” Austin nói.

“Các quốc gia như Phần Lan và Thụy Điển mang lại nhiều lợi ích cho liên minh nên chúng tôi rất vui khi có họ tham gia,” ông nói thêm, đồng thời cho biết “họ sẽ mang lại giá trị cho liên minh ngay lập tức.”

Tất cả các thành viên NATO phải đồng ý để một thành viên mới gia nhập liên minh và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan đã từ bỏ sự phản đối đơn xin gia nhập của Thụy Điển, nhà lãnh đạo NATO Jens Stoltenberg cho biết hôm thứ Hai.

Austin cũng nói với CNN rằng có “sự ủng hộ rộng rãi” đối với các nước thành viên cam kết dành 2% tổng sản phẩm quốc nội của họ cho chi tiêu quốc phòng và cung cấp cho Ukraine khoản đầu tư cần thiết để tự bảo vệ mình.

10. Putin tuyên bố rằng cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ leo thang xung đột

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết hôm thứ Năm rằng việc cung cấp vũ khí mới cho Ukraine sẽ không thay đổi được gì trên chiến trường mà chỉ làm leo thang xung đột ở đó, Reuters đưa tin.

Phát biểu trên truyền hình nhà nước, ông Putin cho biết xe tăng do các cường quốc phương Tây cung cấp cho Ukraine sẽ là “mục tiêu ưu tiên” của các lực lượng Nga đang chiến đấu ở đó.

Ông nhắc lại sự phản đối của mình đối với việc Ukraine gia nhập NATO, nói rằng điều này sẽ đe dọa an ninh của Nga.

Vladimir Putin hôm thứ Năm cho biết Nga có thể rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải cho đến khi các bên khác thực hiện lời hứa của họ, Reuters đưa tin.

Thỏa thuận cho phép xuất khẩu an toàn ngũ cốc và phân bón của Ukraine từ các cảng Hắc Hải sẽ hết hạn vào thứ Hai. Mạc Tư Khoa đã nhiều lần đe dọa sẽ ngăn chặn việc gia hạn vì các khía cạnh của việc thực hiện nó ảnh hưởng đến xuất khẩu của Nga.

Putin, phát biểu trên truyền hình nhà nước, cho biết Nga đã liên lạc với Liên Hiệp Quốc về vấn đề này nhưng nói rằng ông chưa thấy một thông điệp gửi cho ông từ tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đề nghị một thỏa hiệp để cứu vãn thỏa thuận.
 
Hồng Y Đoàn kể từ năm 2013. Các vị Tân Hồng Y ở Hương Cảng và Thánh Địa Giêrusalem
VietCatholic Media
18:04 14/07/2023


1. Đức Giáo Hoàng đã định hình Hồng Y Đoàn như thế nào kể từ năm 2013

Vào ngày 9 tháng 7 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố 21 tân Hồng Y, trong đó có 18 Hồng Y cử tri, sẽ được thành lập tại công nghị vào ngày 30 tháng 9. Đây sẽ là công nghị thứ chín do Giáo hoàng triệu tập kể từ khi ngài lên ngôi Giáo Hoàng vào năm 2013.

Bằng cách thường xuyên bổ nhiệm các Hồng Y mới, Đức Phanxicô đã vẽ lại thành phần của các Hồng Y cử tri trong Hồng Y đoàn, chỉ bao gồm những người dưới 80 tuổi và do đó có thể bầu chọn giáo hoàng tương lai. Việc bổ nhiệm các Hồng Y tất nhiên là nhiệm vụ thuộc về bất kỳ giáo hoàng nào, và một giáo hoàng phục vụ càng lâu thì càng có nhiều Hồng Y được tạo ra bởi mật nghị bầu chọn người kế nhiệm ngài, khi các Hồng Y trước đó đã hết tuổi.

Đến tối ngày 30 tháng 9, 99 trong số 137 Hồng Y cử tri sẽ được chọn bởi vị Giáo hoàng người Á Căn Đình, nghĩa là gần 3/4.

Một khía cạnh quan trọng nổi lên từ công nghị này là sự hiện diện của Âu Châu đã được tăng cường, sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô nổi tiếng với việc chọn các Hồng Y từ “các vùng ngoại vi” - chẳng hạn như người Haiti đầu tiên và người đầu tiên đại diện cho Mông Cổ.

Danh sách 18 người được Giáo hoàng công bố từ cửa sổ Dinh Tông tòa bao gồm 8 Hồng Y cử tri Âu Châu, nghĩa là gần một nửa. Đức Thánh Cha người Á Căn Đình đã chọn 2 người Pháp, 2 người Tây Ban Nha, 1 người Bồ Đào Nha, một người Thụy Sĩ, một người Ba Lan và chỉ một người Ý. Với tư cách là Thượng phụ Latinh của Giêrusalem, tân Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, không được coi là đại diện cho Ý, và do đó là Âu Châu, mà là đại diện cho Trung Đông.

Phải thừa nhận rằng nhóm mới này về cơ bản không thay đổi tỷ lệ trong Hồng Y đoàn, vì 18 tân Hồng Y chỉ đại diện cho 13% của toàn bộ Hồng Y đoàn. Tuy nhiên, ngoài việc củng cố sự hiện diện của người Âu Châu – vốn đã ngừng giảm tỷ lệ – tỷ lệ các Hồng Y người Á Châu đã được duy trì ở mức khoảng 16%.

Với các mật nghị khác nhau đã diễn ra kể từ cuộc bầu cử của Đức Phanxicô vào năm 2013, đại diện của Á Châu đã tăng lên rất nhiều, vì nó chỉ đại diện cho 7,9% của Hồng Y Đoàn trong Mật nghị bầu chọn Đức Phanxicô.

Trong 10 năm của triều đại giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thay đổi đáng kể bộ mặt của Hồng Y Đoàn. Trong khi Á Châu đã tăng hơn gấp đôi sự hiện diện của mình, thì lục địa Phi Châu cũng chứng kiến sự gia tăng mạnh về số lượng Hồng Y, tăng từ 11 vào năm 2013 lên 19 với công nghị mới nhất này.

Trong gần 8 năm làm Giáo hoàng, Đức Bênêđictô XVI đã tấn phong 90 Hồng Y. Trong triều đại lâu dài của Đức Gioan Phaolô II (26 năm), ngài đã tấn phong 231 Hồng Y. Triều đại giáo hoàng của Đức Giáo Hoàng Ba Lan dài thứ ba trong lịch sử sau triều đại của Đức Piô IX (hơn 31 năm) và của Thánh Phêrô (từ 34 đến 37 năm).


Source:Aleteia

2. Tân Hồng Y Hương Cảng muốn hòa giải và thêm hy vọng cho những người trẻ tuổi

Tân Hồng Y của Hương Cảng hôm thứ Hai cho biết ngài hy vọng hòa giải và muốn thành phố mang đến cho giới trẻ nhiều hy vọng hơn sau suy thoái kinh tế và chiến dịch đàn áp phong trào ủng hộ dân chủ.

Hôm Chúa nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô thông báo ngài đã chọn 21 tân Hồng Y, trong đó có Giám mục Hương Cảng Stêphanô Châu Thủ Nhân, 64 tuổi. Đức Tân Hồng Y nói rằng thật khó tin khi biết rằng ngài được chọn, và ngài cảm thấy đó là một sứ mệnh mới mà Chúa đã giao phó cho ngài thông qua Đức Giáo Hoàng.

Lễ tấn phong Hồng Y chính thức cho ngài sẽ được tổ chức vào tháng 9.

“Đối với Hương Cảng, tôi hy vọng thành phố có thể hòa giải nhiều hơn,” ngài nói với các phóng viên hôm thứ Hai. “Đây là những gì tôi hy vọng chúng ta có thể đạt được.”

Bắc Kinh và Vatican cắt đứt quan hệ ngoại giao vào năm 1951 sau khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền và trục xuất các linh mục nước ngoài. Trong nhiều thập kỷ, Vatican và Trung Quốc đã trải qua những căng thẳng xen kẽ với việc cải thiện quan hệ. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn khăng khăng rằng họ có quyền bổ nhiệm các giám mục và bỏ tù các linh mục tuyên bố trung thành với giáo hoàng.

Đức Tân Hồng Y sẽ trở thành Hồng Y thứ tư của thành phố, được kỳ vọng sẽ hướng dẫn đàn chiên trong một khu vực địa chính trị mà Vatican hết sức quan tâm.

Vào tháng Tư, ngài đã thực hiện một chuyến đi đến Bắc Kinh, đánh dấu chuyến viếng thăm thủ đô Trung Quốc đầu tiên của một giám mục thành phố trong gần ba thập kỷ.

Vào cuối chuyến đi, ngài cho biết ngài đã mời tổng giám mục Bắc Kinh Lý Sơn do nhà nước bổ nhiệm đến thăm thành phố của ngài, như một cử chỉ mang tính biểu tượng mà các chuyên gia cho rằng có thể củng cố mối quan hệ mong manh giữa Trung Quốc và Vatican.

Ở Hương Cảng, Đức Tân Hồng Y được nhiều người coi là một nhân vật ôn hòa hoặc trung lập về chính trị.

Nhưng trước chuyến đi của Bắc Kinh, Đức Cha Châu Thủ Nhân đề nghị rằng những người biểu tình bị bắt phạm tội tương đối nhẹ trong phong trào chống chính phủ năm 2019 của Hương Cảng, và chưa bị buộc tội, nên được giải quyết khoan hồng. Anh ta đã viết trong một bài báo rằng điều đó sẽ giúp mang lại hy vọng và năng lượng tích cực cho những người cảm thấy bị tổn thương và việc buộc họ phải chờ đợi vô thời hạn sẽ không giúp xã hội Hương Cảng phục hồi.

Hôm thứ Hai, khi được hỏi liệu ngài có còn hy vọng về những biện pháp đối xử khoan dung hơn đối với những người bị bắt hay không, ngài tiếp tục hy vọng “sẽ có nhiều sự hòa giải hơn và nhiều hy vọng hơn có thể được trao cho những người trẻ tuổi.”

Các cuộc biểu tình năm 2019 lần đầu tiên được châm ngòi bởi một dự luật dẫn độ không được lòng dân, khiến hàng trăm nghìn người xuống đường ở lãnh thổ Trung Quốc bán tự trị. Cảnh sát đã bắt giữ hơn 10.000 người liên quan đến tình trạng bất ổn làm náo loạn thành phố, nhưng nhiều người vẫn không biết liệu họ có bị buộc tội hay không.


Source:AP

3. Đức Thượng phụ Latinh của Giêrusalem được tấn phong Hồng Y: Thông điệp của Vatican gửi Israel

Trong những tháng gần đây, nhiều vụ việc chống lại các Kitô hữu liên quan đến những người Do Thái cực đoan đã được ghi lại, chẳng hạn như khạc nhổ hoặc xúc phạm các ngôi mộ và nhà thờ.

Thượng phụ Latinh của Giêrusalem, Pierbattista Pizzaballa, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng Y, đây là lần đầu tiên một giáo sĩ giữ chức vụ này ở thủ đô Israel.

Quyết định quan trọng, được Vatican công bố hôm thứ Hai, gửi một số thông điệp tới Israel. Bằng cách củng cố địa vị của Thượng phụ Latinh, Đức Thánh Cha muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiện diện của Công Giáo tại Giêrusalem trong bối cảnh căng thẳng liên tôn ngày càng gia tăng ở thành phố linh thiêng, và sự thay đổi địa vị này làm cho tiếng nói của ngài có trọng lượng hơn để giúp giải quyết vấn đề.

Trong những tháng gần đây, nhiều vụ việc chống lại Kitô hữu liên quan đến những người Do Thái cực đoan đã được ghi lại, chẳng hạn như khạc nhổ hoặc xúc phạm các ngôi mộ và nhà thờ. Hôm thứ Hai, ba thanh niên đã bị bắt vì tình nghi khạc nhổ vào một linh mục ở Cổ Thành.

Trước tình hình này, Chủ tịch Quốc hội Israel, Amir Ohana, đã gặp Đức Thượng Phụ Pizzaballa hai tuần trước. Tại cuộc họp, Ohana lên án mạnh mẽ các vụ bạo lực chống lại các giáo sĩ và công dân Kitô giáo.

“Chúng tôi không thể chấp nhận một tình huống như vậy. Chúng tôi muốn các Kitô hữu cảm thấy tự do và an toàn ở đây. Nhà nước Israel đề cao các giá trị tự do tôn giáo và thờ phượng cho mọi công dân của mình, và chúng tôi sẽ bảo đảm rằng những giá trị này tiếp tục được bảo tồn,” ông nói.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AP, Đức Thượng phụ Latinh đã liên kết những căng thẳng giữa các tôn giáo với chính phủ cánh hữu hiện tại, mà theo ngài, chính phủ này khuyến khích những kẻ cực đoan hành động.

Đức Thượng Phụ nói: “Những người này cảm thấy được bảo vệ, như thể bầu không khí chính trị giờ đây biện minh cho các cuộc tấn công nhắm vào các Kitô hữu.”

Một mục tiêu khác của việc tấn phong Hồng Y là tăng cường sự tham gia của Vatican trong khu vực, đặc biệt là liên quan đến tiến trình hòa bình Israel-Palestine. Bằng cách thông báo rằng Đức Thượng phụ Latinh của Giêrusalem đã được tấn phong Hồng Y, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng kêu gọi làm dịu căng thẳng ở Bờ Tây.

Cuối cùng, Vatican hy vọng sẽ thúc đẩy các cuộc đàm phán về thỏa thuận kinh tế đầu tiên với Israel, bảo đảm Giáo Hội Công Giáo được miễn thuế tài sản đối với tài sản của mình.

Đức Cha Pizzaballa, người đã sống ở Israel 20 năm, nói tiếng Do Thái hoàn hảo và có nhiều mối quan hệ với các quan chức Israel. Ngài đã giữ các chức vụ cấp cao trước khi được bổ nhiệm làm Thượng phụ Latinh của Giêrusalem vào năm 2020.


Source:i24news.tv