Ngày 13-07-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:35 13/07/2016
74. VƯƠNG NGẠC TẨU TÁN TÀI SẢN.
Vương Ngạc đã nhiều lần đảm nhậm quan chức của một thị trấn lớn, vơ vét đục khoét tiền tài tích lũy thành núi. Có một môn khách lấy cớ là có thể tập hợp và cũng có thể phân tán tài sản để khuyên răn Vương Ngạc.
Qua mấy ngày sau, môn khách lại đến gặp Vương Ngạc, Vương Ngạc nói:
- “Lần trước được ngài chỉ giáo, tôi đã xác quyết theo lời của ngài mà phân tán một số tiền lớn rồi ạ.”
Môn khách nói:
- “Xin hỏi, phân tán như thế nào ?”
Vương Ngạc đáp:
- “Cho con cái mỗi đứa một vạn, con rể mỗi đứa một ngàn.”
(Sứ bộ Đường quốc)

Suy tư 74:
Các tay trùm mafia rửa tiền bất chính bằng cách gởi vào các nhà băng lớn mà an toàn của thế giới, họ phân tán tiền bạc bằng cách hùn vốn mở những công ty siêu quốc gia, đầu tư vào các lãnh vực thương mại và nhân đạo để hợp thức hóa đồng tiền bất chính của họ. Họ khôn khéo biến những đồng tiền bóc lột trên xương máu của người nô lệ, của những trẻ em chưa đến tuổi lao động, của những cô gái mãi dâm thuộc đường dây mãi dâm quốc tế, những đồng tiền tham nhũng và những đồng tiền do hối lộ mà có.v.v... thành những đồng tiền hợp pháp. Họ khôn khéo hơn con cái sự sáng .
Đức Chúa Giê-su rất có lý khi nói con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng, bởi vì con cái đời này biết dùng chính tài năng khôn khéo của con người để làm lợi cho bản thân. Trái lại, con cái sự sáng là những người Ki-tô hữu, không khôn ngoan dùng những ân sủng mà Thiên Chúa ban cho để cứu linh hồn của mình, để giành cho được thiên đàng.
Có người dùng ân sủng của Chúa như là một món quà thừa thải: dùng tài lợi khẩu để khoác lác, dùng sắc đẹp để lợi dụng người khác, dùng chức quyền để hà hiếp người cô thế, và có những lúc, lợi dụng chức thánh để làm lợi cho bản thân...
Đức Chúa Giê-su không lợi dụng quyền năng để mị dân, Ngài cũng không lợi dùng quyền năng để hại người hoặc để xách động quần chúng nổi loạn, nhưng Ngài đã thi ân giáng phúc cho tất cả mọi người, không phân biệt lương giáo, màu da chủng

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:37 13/07/2016

5. Vâng lời chân chính có thể thấy được là trong những việc không hợp với ý riêng mình, mà vẫn thực hành nó cách vui vẻ.

(Thánh Alfonsus Maria de Liguori)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giới trẻ Iraq sẽ đọc Kinh Lạy Cha bằng tiếng Aram tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Chân Phương
07:25 13/07/2016
Giới trẻ Iraq sẽ đọc Kinh Lạy Cha bằng tiếng Aram tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới

Sẽ có hơn 200 bạn trẻ từ tất cả các giáo phận của đất nước Iraq tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vào cuối Tháng Bảy sắp tới tại Krakow. Và tại buổi đi Đàng Thánh Giá trong khuôn khổ của Đại Hội, một số bạn trẻ đó sẽ có cơ hội đọc Kinh Lạy Cha trước mặt Đức Giáo Hoàng bằng tiếng Aram - ngôn ngữ của Chúa Giêsu.

Đức Giám Mục Basel Salim Yaldo thuộc nghi lễ Chaldean sẽ đi cùng giới trẻ Iraq đến Ba Lan, trong đoàn còn có cả Đức Tổng Giám Mục Bashar Warda, khoảng một chục linh mục và bảy nữ tu. Ngài nói rằng: "Đó sẽ là một khoảnh khắc quan trọng đối với tất cả chúng tôi, để củng cố đức tin và tình hiệp thông với toàn thể Giáo Hội của Chúa Kitô".

Phần lớn những bạn trẻ này đến từ các giáo phận như Baghdad, Kirkuk và Erbil. Ngoài ra cũng có một số bạn là những người tị nạn đang sống tại thủ phủ Khu tự trị người Kurdistan của Iraq, sau khi họ cùng với gia đình bị buộc phải rời bỏ làng của mình ở Nineveh Plain.

Giới trẻ Iraq chuẩn bị cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới bằng các cuộc gặp gỡ cộng đồng, rồi đến ngày 19 tháng 7, trước khi sang Ba Lan, họ sẽ quy tụ một ngày để cùng nhau cầu nguyện, hát thánh ca và lãnh nhận các bí tích theo thể thức Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Ở Krakow, tại buổi đi Đàng Thánh Giá, một số bạn trẻ ấy sẽ đọc Kinh Lạy Cha bằng tiếng Aram. Đức Cha Basel Yaldo nói: "Bằng việc cử hành này, Giáo Hội làm sống động lại cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, chúng tôi cũng sẽ kết hiệp sự đau khổ của đất nước chúng tôi với sự đau khổ của Chúa Giêsu. Trong những ngày Đại Hội, các thanh niên thiếu nữ Iraq sẽ kể những câu chuyện về trải nghiệm của họ với các bạn trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới.

Rồi khi về nước, chúng tôi sẽ tổ chức một hội nghị toàn quốc để những bạn trẻ trở về từ Krakow chia sẻ trải nghiệm của họ về Đại Hội. Như vậy, chúng ta được cảm nghiệm rằng ai cũng có thể sống niềm hy vọng và niềm vui hiệp thông trong Chúa Kitô với toàn thể Giáo Hội, mặc cho những khó khăn mà chúng ta gặp phải trong cuộc đời. Rồi chúng ta sẽ nhận ra rằng không cần phải chạy trốn, không cần phải di cư mà cứ vui sống hồng ân Chúa Kitô ở chính những nơi mà chúng ta được sinh ra, ở nơi mà chúng ta được gặp Chúa Giêsu, để lắng nghe và loan báo Tin Mừng".

Chân Phương
 
Tin tức trước Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Vũ Văn An
21:34 13/07/2016
Chỉ còn hai tuần nữa, Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sẽ khai mạc tại Krakow, Ba Lan. Tuổi trẻ Công Giáo khắp thế giới đang nô nức chuẩn bị lên đường tới Krakow.

Giới trẻ Iraq đọc kinh Lạy Cha bằng tiếng Aramic

Sẽ có hơn 2 trăm người trẻ Kitô hữu từ khắp các giáo phận của Iraq tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sắp tới. Và trong bối cảnh này, khi đi Đàng Thánh Giá, một số bạn trẻ sẽ có dịp đọc kinh Lạy Cha bằng tiếng Aramic, vốn là ngôn ngữ của Chúa Giêsu, trước Đức Giáo Hoàng. Đức Cha Basel Salim Yaldo, giám mục nghi lễ Canđê, người sẽ tháp tùng giới trẻ Iraq, trong cuộc du hành của họ tới Balan, nói với hãng tin Fides rằng: “Đây sẽ là giờ phút quan trọng cho tất cả chúng tôi được củng cố trong đức tin và trong hiệp thông với toàn thể Giáo Hội của Chúa Kitô”. Cùng đi với đoàn còn có Đức Tổng Giám Mục Bashar Warda, hơn 10 linh mục và 7 nữ tu.

Những người trẻ trên phần lớn xuất thân từ các giáo phận Baghdad, Kirkuk và Erbil. Trong số những người xuất thân từ giáo phận Erbil, một số là người tỵ nạn hiện đang sống tại thủ phủ của Vùng Tự Trị Kurdistan, sau khi cùng gia đình bị buộc phải bỏ các làng mạc của họ ở Bình Nguyên Niniveh. Họ đã chuẩn bị tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow bằng nhiều cuộc gặp gỡ cộng đồng và vào ngày 19 tháng 7, trước khi lên đường đi Balan, họ sẽ sống với nhau một ngày để cầu nguyện, ca hát và cử hành bí tích trong tinh thần Năm Thánh Lòng Thương Xót. Ở Krakow, khi cử hành Đàng Thánh Giá, một số người trong đoàn sẽ đọc kinh Lạy Cha bằng tiếng Aramic.

Đức Cha Basel Yaldo nói rằng “Khi cử hành lòng đạo đức, qua đó Giáo Hội làm sống lại Cuộc Thống Khổ của Chúa Kitô này, chúng tôi cũng sẽ nhìn sự đau khổ của đất nước chúng tôi dưới ánh sáng sự đau khổ của Chúa Giêsu. Trong những ngày này, các người trẻ nam nữ của Iraq sẽ trao đổi kinh nghiệm của họ với người trẻ khắp thế giới. Và, chúng tôi cũng sẽ triệu tập một cuộc gặp gỡ quốc gia để người trẻ ở Krakow thuật lại kinh nghiệm của họ. Nhờ thế, chúng tôi sẽ tự khám phá ra điều này: ta có thể sống niềm hy vọng Kitô Giáo và sự hiệp thông hân hoan với toàn thể Giáo Hội, bất chấp các điều kiện khó khăn hiện đang sống. Nhờ thế, chúng tôi sẽ nhận ra rằng không cần phải chạy trốn, di cư, và sống ơn phúc hân hoan Kitô giáo tại nơi mình sinh ra và là nơi chúng tôi đã gặp được Chúa Giêsu, được lắng nghe lời công bố Tin Mừng, quả là điều tốt đẹp”.

Nên mang theo radio để nghe lời dịch của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới

Mọi người hành hương tham dự Các Biến Cố Chính của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới nên mang theo một radio di động nhỏ có ống nghe (headphones). Máy này giúp họ sử dụng các lời dịch của Đại Hội.

Các người hành hương từ gần 200 nước sẽ tới Krakow và họ sẽ nói nhiều ngôn ngữ khác nhau. Một nhóm thông dịch viên sẽ giúp giới trẻ hiểu đầy đủ các bài giảng lễ và các bài diễn văn trong các buổi lễ và các cuộc gặp gỡ.

Anna Chmura, phối trí viên Truyền Thông của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, nói rằng “lời dịch cùng một lúc sẽ được thực hiện bằng mọi thứ tiếng chính thức của Đại Hội: tiếng Ba Lan, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Ukrain, tiếng Đức, tiếng Bồ Đào Nha, và tiếng Nga. Hội Đồng Giám Mục Cộng Hòa Czech cũng sẽ cung cấp lời dịch sang tiếng Czech”.

Mateusz Zimny của Phòng Thông Dịch tại Đại Hội nói thêm: “Nhóm chúng tôi bao gồm các thông dịch viên có khả năng và được chuẩn bị thích đáng. Một trong các tiêu chuẩn để được chọn lựa là hiểu biết các từ vựng Giáo Hội học”.

Các người hành hương nên mang theo một radio có ống nghe và ít cục pin phòng hờ. Ban tổ chức khuyến cáo không nên sử dụng điện thoại di động, dù họ có thể nghe lời dịch bằng các dụng cụ này.

Mateusz Zimny nói thêm: “pin của điện thoại di động có thể hết chạy. Đừng quên ống nghe, nó vốn là một antenna. Không có ống nghe, không thể có việc thu thanh bằng điện thọai thông minh”.

Tần số chuyên biệt cho từng tiếng nói sẽ bao gồm trong áp dụng và trên trang mạng chính thức của Đại Hội.

Cửa sổ giáo hoàng tại Krakow

Dinh Giám Mục tại Krakow (ở số 3 Đường Franciszkanska) là Trụ Sở Chính của Tổng Giám Mục Krakow, Ba Lan, và là cư sở truyền thống của các giám mục Krakow từ cuối thế kỷ thứ 14. Nó là dinh lớn thứ hai trong thành phố, sau Wawel, cư sở cũ của các vua chúa Ba Lan. Nó là một phần trong một quần thể đan viện của Dòng Phanxicô. Dinh Giám Mục được nhiều người biết đến vì là nơi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cư ngụ lúc ngài còn ở trong thành phố. Vào ban đêm, ngài thường ban phép lành và nói với các tín hữu từ một chiếc cửa sổ phía trên lối ra vào chính.

Dinh này thường đóng cửa, không cho du khách vào trừ bảo tàng viện; hiện nay, nó là một trong những địa điểm tôn giáo nổi tiếng nhất để viếng thăm vì có liên hệ tới đời sống Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Giữa các năm 1958 và 1978, dinh này là cư sở của Đức Hồng Y Karol Wojtyła, người, vào tháng 10 năm 1978, đã trở thành vị Giáo Hoàng người Slav đầu tiên trong lịch sử, lấy tên là Gioan Phaolô II. Đức Hồng Y Wojtyła trước đó đã sống tại quần thể này hồi Thế Chiến II, khi ngài là sinh viên của Chủng Viện Chui của tổng giáo phận Krakow, do Đức Hồng Y Adam Stefan Sapieha điều khiển thời Quốc Xã chiếm đóng Ba Lan. Sau cuộc bố ráp hàng ngàn đàn ông con trai ở Krakow của Quốc Xã ngày 6 tháng 8 năm 1944, Đức Hồng Y Sapieha đã quyết định để các sinh viên của chủng viện ở ngay trong Dinh Giám Mục cho tới ngày người Đức rút khỏi thành phố. Chủng Sinh Wojtyła được thụ phong linh mục không bao lâu sau Thế Chiến II, tức ngày 1 tháng 11 năm 1946, bởi tay Đức Hồng Y Sapieha, tại nhà nguyện riêng của ngài. Không xa Dinh bao nhiêu (ở số 19 Đường Kanonicza) là Bảo Tàng Viện của tổng giáo phận (tiếng Ba Lan: Muzeum Archidiecezjalne) nơi trưng bầy nhiều nghệ phẩm có liên quan.

Khi nghe tin Đức Gioan Phaolô II qua đời ngày 2 tháng 4, năm 2005, 40,000 người Công Giáo đã tụ tập trước dinh, tham dự buổi canh thức cầu nguyện. Mỗi năm đến giỗ của ngài, hàng ngàn bó hoa đã được đặt quanh tòa nhà và nhiều ngọn lửa được đốt lên. Cửa sổ phía trên lối ra vào được người ta gọi là “cửa sổ giáo hoàng”, vì từ đây, Đức Gioan Phaolô II đã nói chuyện với đám đông tụ tập để diện kiến ngài. Ở sân trước, có tượng của Đức Gioan Phaolô II do nghệ sĩ Jole Sensi Croci tạc và tặng Dinh hồi tháng 5, năm 1980.

Thứ Tư, ngày 27 tháng 7 này, tức ngày đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Krakow, lúc 8 giờ tối, Đức Thánh Cha sẽ xuất hiện ở Cửa Sổ Giáo Hoàng để chào thăm tín hữu tụ tập tại công trường trước Dinh Giám Mục.

Nhà thờ chính tòa Wawel

Vương Cung Thánh Đường Hoàng Gia Các Thánh Stanislaus và Wenceslaus trên Đồi Wawel, cũng có tên là Nhà Thờ Chính Tòa Wawel (tiếng Ba Lan: katedra wawelska), là một nhà thờ Công Giáo Rôma tọa lạc trên Đồi Wawel ở Krakow, Ba Lan. Tại đây, hôm thứ Tư, ngày 27 tháng 7, sau khi gặp các nhà cầm quyền và ngoại giao đoàn, và thăm xã giao Tổng Thống Cộng Hòa Ba Lan, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ gặp các giám mục Ba Lan.

Đức Giáo Hoàng cũng sẽ cầu nguyện thinh lặng tại mộ Thánh Stanislaus, nơi di hài của Thánh Gioan Paholô II cũng được trưng bầy, trước khi tôn thờ Bí Tích Cực Thánh tại nhà nguyện phía sau Bàn Thờ.

Đã được xây cách nay 900 năm, nó là đền thờ quốc gia của Ba Lan và theo truyền thống vốn dùng làm địa điểm phong vương cho các vị vua Ba Lan và làm Nhà Thờ Chính Tòa của tổng giáo phận Krakow. Cha Karol Wojtyla, người vào năm 1978 trở thành Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, một ngày sau khi chịu chức linh mục, tức ngày 2 tháng 11 năm 1946, đã dâng Thánh Lễ mở tay tại Hầm Nhà Thờ này, và được tấn phong giám mục phụ tá của Krakow cũng tại đây vào ngày 28 tháng 9, năm 1958.

Nhà Thờ Chính Tòa Wawel vốn là nơi chính để chôn cất các vua chúa Ba Lan từ thế kỷ thứ 14. Trong tư cách này, nó đã được nới rộng và thay đổi rất đáng kể vì mỗi vị vua đều thêm vào nhiều nhà nguyện an táng.

Nhà thờ chính tòa theo lối Gôtích hiện thời là tòa nhà thứ ba tại địa điểm này: tòa nhà thứ nhất được xây rồi bị hủy vào thế kỷ 11; tòa nhà thứ hai được xây hồi thế kỷ 12, rồi bị hủy do hỏa hoạn vào năm 1305. Việc xây cất tòa nhà hiện thời bắt đầu trong thế kỷ 14 theo lệnh của Đức Cha Nanker.
 
Top Stories
Vietnam: De l’utilisation des croyances et des religions à des fins politiques au Vietnam – l’analyse de deux universitaires de Hanoi
Eglises d'Asie
15:00 13/07/2016
L’interview sur la religion que l’on lira ci-dessous a été recueillie par Gia Minh, journaliste à Radio Free Asia (RFA - émissions en vietnamien), auprès de deux spécialistes vietnamiens de la question religieuse, présentés par lui comme appartenant au Centre d’études Asie-Pacifique de l’Université nationale de Hanoi. Il s’agit de deux chercheurs, Nguyên Van Chinh et Nguyên Quang Hung, tous les deux visiblement spécialisés dans l’analyse et l’histoire de la gestion du phénomène religieux dans son rapport à la politique.

Ce type de document théorique relativement courant il y a une vingtaine d’années est devenu très rare. Les deux spécialistes reflètent, sans nul doute, le point de vue du Parti communiste vietnamien et, plus particulièrement, celui du Bureau des Affaires religieuses sur les manifestations religieuses dans la société d’aujourd’hui. Les réponses des deux spécialistes donnent en particulier des explications intéressantes sur la distinction entre « religion » et « croyances », distinction qui a pris une grande importance au Vietnam depuis la parution de l’Ordonnance sur les croyances et la religion, mise en vigueur en 2004.

L’interview met en lumière la défiance – plus ou moins grande – éprouvée par les autorités politiques à l’égard de certaines religions. Cette défiance est à la mesure de la complexité, de la force et du degré d’organisation interne dont disposent les Eglises.

Ce document mérite d’autant plus d’attention qu’il se situe dans la période préparatoire au vote par l’Assemblée nationale d’un projet de loi concernant la religion, projet qui a fait déjà l’objet de critiques sévères de la plupart des communautés religieuses du Vietnam.

Un intérêt non négligeable de cet entretien, publié par RFA le 17 juin 2016, réside enfin dans le fait qu’il livre, quelquefois sans fard, les véritables intérêts politiques poursuivis par l’Etat dans son organisation et son mode de gestion des religions et des croyances. Il est rare, par exemple, d’être mis au courant, comme c’est le cas ici, des sentiments de crainte ou au contraire de sympathie éprouvés officiellement à l’égard de tel ou tel mouvement religieux.

Le texte vietnamien de l’entretien a été traduit en français par la rédaction d’Eglises d’Asie.

Radio Free Asia : Notre première question portera sur le nombre toujours croissant de croyants adhérant aux diverses religions pratiquées au Vietnam d’aujourd’hui.

Nguyên Van Chinh : On peut répondre que cette augmentation ne date pas d’aujourd’hui. La distinction entre « religion » et « croyance » faite par les textes législatifs a provoqué une diminution du nombre des personnes adhérant à une religion, bien que le nombre de personnes changeant de religion pour adhérer au protestantisme soit en train d’augmenter. En réalité, au Vietnam, il n’y a pas d’augmentation du nombre d’adhérents aux diverses religions. Celui-ci reste stable. Mais de nouvelles croyances ont été importées qui provoquent les changements de religion. Ainsi, certains adhérents du culte des ancêtres adoptent d’autres contenus de croyance.

Cette nouvelle répartition a une implication pratique dans la politique religieuse : on fait moins attention au contenu de la croyance qu’à l’organisation religieuse elle-même, et c’est cette dernière qui retient toute l’attention du gouvernement, qui inquiète le gouvernement.

En fin de compte, on peut donc dire que le nombre total de croyants au Vietnam n’a pas changé. Mais il existe là-bas de nombreuses religions différentes et beaucoup sont ceux qui décident d’abandonner l’une (le culte des ancêtres par exemple) au profit de l’autre. Ce qui constitue un changement. Mais je crois que tous les Vietnamiens adhèrent à une foi religieuse.

Vous avez utilisé le mot inquiétude pour désigner le sentiment suscité par la religion au sein de l’Etat. Pourquoi ?

Nguyên Van Chinh : Comme c’est écrit dans les premiers chapitres de l’Ordonnance sur les croyances et la religion de 2004, le Vietnam fait la distinction entre religions et « croyances ». Celles-ci sont des religions sans organisation. Elles incluent notamment le culte des ancêtres, les rites de communication médiumnique, populairement appelé « lên dông » (‘entrer en transe’), et les offrandes aux génies tutélaires du village.

Ce sont des cérémonies célébrées selon la tradition et l’Etat reconnaît qu’elles servent à préserver l’âme de la nation, à conserver intacte l’identité nationale. Actuellement, entre 75 et 80 000 fêtes folkloriques sont en train de reprendre vie. Non seulement l’Etat ne s’en inquiète pas, mais il utilise ces croyances religieuses à des fins politiques !

Ainsi, dans les premiers temps de la révolution, on n’envisageait pas le culte des ancêtres de la même façon qu’aujourd’hui. Mais après quelques débats, on a considéré qu’il ne s’agissait pas là d’une religion, mais simplement d’un comportement moral (đạo đức). Ce changement conduisit à une politique extrêmement importante : on définit qui étaient les ancêtres et quelle était la portée politique du culte qui leur était rendu. On aboutit alors à trois définitions des ancêtres : d’abord les ancêtres de la famille du clan, ensuite les ancêtres de la communauté comme, par exemple, les fondateurs du village, et enfin les ancêtres de la nation, comme les rois Hung dont les cérémonies anniversaires voient la participation du secrétaire général du Parti, du chef de l’Etat et du président de l’Assemblée nationale.

On est en train de redéfinir le concept, la nature et le rôle de la religion, de la croyance religieuse en fonction du système politique. A savoir, comment les utiliser dans ce qu’on appelle la réédification du concept de nation, de peuple, de climat national… Prenons par exemple le cas du « lên dông » ('entrer en transe', en communication avec les esprits par le moyen de médium). Autrefois, ce culte était interdit. Il fut un temps, en effet, où il était totalement interdit et considéré comme très dangereux. J’ai interrogé de nombreuses personnes pratiquant la communication médiumnique avec les esprits. Aujourd’hui, le culte est appelé « religion des Mères ». Il est considéré comme un véritable patrimoine, emblématique de la nation et reconnu comme tel par l’Unesco.

Ce qui signifie que la politique religieuse de l’Etat a changé à l’égard des religions que l’on appelle « folk religion » (NdT : en anglais dans le texte). Les orientations de l’Etat évoluent. Celui-ci considère cette religion comme un reflet de la nation, comme l’âme du peuple, comme un processus d’union nationale.

Par contre, les grandes religions comme le catholicisme ont une organisation. Il existe deux motifs de méfiance : en premier lieu, ces grandes religions sont importées de l’extérieur. Ensuite, c’est de là qu’elles sont organisées et dirigées. C’est pourquoi elles seraient dangereuses… du moins, telle est la conclusion pragmatique tirée par les responsables politiques. Ce n’est donc pas naturellement qu’on a séparé les religions des croyances, mais en vertu d’une implication pragmatique.

Certes, le bouddhisme est une religion implantée depuis de nombreuses générations au Vietnam, mais il est lui aussi d’origine étrangère…

Nguyên Quang Hung : Pour revenir à la différence entre les religions et les croyances, à la différence des religions monothéistes de l’Occident, comme l’islam, le christianisme ou encore le judaïsme, qui sont toutes dotées d’organisations appelées Eglises (church, en anglais dans le texte), la caractéristique de la religion chinoise est d’insister sur la foi (sic), et d’être orientée vers le réseau des religions populaires. Il faut le dire : elle n’a absolument pas besoin d’une organisation religieuse solidement constituée.

Si l’on regarde vers les pays de l’Asie du Sud-Est, on constate des conflits entre les religions. Entre catholiques et musulmans aux Philippines, entre chrétiens et musulmans en Indonésie, entre bouddhistes et musulmans en Thaïlande. Quand au Vietnam, au moins pour la période précoloniale, à l’époque de la dynastie des Lê et de celle des Nguyên, il y a eu quelques tensions sporadiques entre le confucianisme associé au taoïsme de la dynastie régnante et le bouddhisme, mais elles n’ont jamais provoqué de véritables conflits. Cependant, lorsque s’est propagé le catholicisme, une religion dotée d’une organisation, c’est alors qu’est survenu le conflit. Sans parler de la question du culte des ancêtres interdit jusqu’au concile Vatican II. Sous les Trinh et les Nguyên, des décrets ont interdit cette religion. Plus particulièrement sous la dynastie des Nguyên, parce que cette dynastie régnait en s’appuyant sur la morale politique du confucianisme qui empêchait le souverain d’imaginer le Vietnam sous la forme d’un royaume chrétien. Cela explique les heurts entre la dynastie des Nguyên et le catholicisme. Bien nous n’ayons pas voulu ce conflit, il semble qu’il aurait été pratiquement impossible à éviter au cours de l’Histoire.

Le Bureau des Affaires religieuses différencie entre religions (simple) et religions organisées car la mission du Bureau et de l’Etat est de gérer les activités des religions. Lorsque l’une d’elles est organisée, alors elle ne peut se soustraire aux mesures dictées par la gestion des religions.

Nguyên Van Chinh : Je voudrais revenir sur le fait que la distinction entre les religions et les croyances comporte une implication pratique en politique. Vous demandez pourquoi le bouddhisme qui appartient la culture du Vietnam est concerné par cette distinction. Le problème est qu’à l’égard des religions organisées, le gouvernement a une politique distincte. Il distingue deux catégories : la première recouvre ce qu’on appelle les patriotic church associations (en anglais dans le texte), à savoir le bouddhisme, le protestantisme, dont les membres aiment leur patrie et sympathisent avec les divers cadres du Parti ; la deuxième catégorie de groupes ne comporte pas les caractéristiques précédentes. C’est pourquoi, dans l’Ordonnance sur les croyances et la religion mise en vigueur en 2004-2005, les religions sont divisées en trois types d’organisations. Les premières sont celles qui sont reconnues (autrement dit légales) ; les secondes sont les organisations non reconnues (et de ce fait illégales) ; les troisièmes sont des groupes privés. La politique s’appuie sur ses distinctions.

Du côté de l’Etat, il y a des changements. Du côté des religions, il y a des adaptations. On parle de retour aux traditions, aux valeurs nationales. Les différences entre les religions s’atténuent…

Nguyên Quang Hung : Il faut le dire : il y a eu un changement assez fondamental de l’Etat vietnamien à l’égard de la religion en 1990. Avant cette date, dans le cadre de la Guerre froide, le Vietnam avait dû s’engager dans deux guerres, l’une contre la France, l’autre contre les Etats-Unis. A cette époque, notre politique religieuse était orientée par ce qu’on appelle la résistance. Mais, la situation après 1990 a vu les deux parties – la religion et l’Etat – chercher un nouveau mode de coexistence. C’est un processus, une progression, qui connaît parfois des frictions, voire des conflits, même si les deux cherchent également à trouver une solution aux problèmes dont la société est affectée. Les conflits peuvent concerner des questions foncières.

D’une façon générale, en tant que chercheur spécialisé dans le catholicisme ainsi que dans les relations de l’Etat avec les catholiques aujourd’hui, je dois dire une chose : jamais les relations entre l’Etat vietnamien et le Saint-Siège n’ont été aussi bonnes qu’aujourd’hui. Bien qu’actuellement, il existe toujours des problèmes que les deux parties doivent régler. Par exemple, aujourd’hui, le Saint-Siège est prêt à établir des relations avec le Vietnam, mais l’Etat vietnamien attend toujours que se produise une occasion intéressante pour procéder à cet établissement des relations, bien que, du secrétaire général du Parti au le chef d’Etat, en passant par le Premier ministre et jusqu’au président de l’Assemblée nationale, tous nos hauts dirigeants ont eu l’occasion de rendre visite au Vatican.

La question de l’établissement de relations diplomatiques complètes dépend du Vietnam. L’Etat vietnamien désirerait une occasion plus favorable que celle d’aujourd’hui.

(Source: Eglises d'Asie, le 12 juillet 2016)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hành hương Đức Mẹ La Mã Bến Tre 13 tháng 7
Người Giồng Trôm
07:03 13/07/2016
HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LA MÃ 13 THÁNG 7

Với truyền thống tốt đẹp và đặc biệt là lòng kính mến Mẹ, ngày 13 hàng tháng, con cái của Mẹ lại quy tụ dưới bức Linh Ảnh Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre để hành hương kính Mẹ và dâng Thánh Lễ tạ ơn Chúa.

Xem Hnìh

Từ sáng sớm, con cái của Mẹ đã vượt chặng đường dài đến với Mẹ từ Đồng Nai, Sài Gòn, Tiền Giang. .. và những họ đạo gần với La Mã như Giồng Trôm, Ba Châu, Giồng Tre, Bến Tre nữa. Người thì thì thầm dưới Linh Ảnh, người thì ra thăm nơi vớt được ảnh Mẹ.

9 giờ 30, những người muốn lãnh bí tích Hòa Giải có thể đến với Tòa Hòa Giải đặt ở góc bàn thờ kính Thánh Cả Giuse.

10 giờ 00, cộng đoàn cùng hướng về Mẹ trong giờ hành hương đặc biệt sáng nay.

Cha hướng dẫn mời cộng đoàn cùng chiêm ngắm Mẹ Maria dưới hình ảnh của Mẹ là Mẹ của lòng thương xót.

Kính thưa Cộng đoàn,

Trong những trang Kinh Thánh, chúng ta không thấy được đoạn Tin mừng nào cụ thể đặc tả Đức Maria với tước hiệu là Mẹ của lòng xót thương. Nhưng dọc suốt các biến cố có sự hiện diện của Mẹ, chúng ta thấy ở đó có sự hiện diện của lòng bao dung, trìu mến và đầy tình xót thương.

Ở biến cố truyền tin, sự cộng tác của Mẹ đã đưa công trình cứu chuộc nhân loại bước sang một giai đoạn khác. Một tình thương nối kết một tình thương; lòng thương xót của một người mẹ từ ái trở nên hòa điệu với tình yêu thương cứu độ của Thiên Chúa Cha.

Khi thăm viếng bà Êlisabét, Mẹ đã ca tụng lòng thương xót Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi... Phận nữ tỳ hèn mọn Người đoái thương nhìn tới... Đời nọ tới đời kia Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người”. Một con người có lòng xót thương là một con người biết nhạy cảm và nhận ra lòng xót thương của Thiên Chúa và của người khác dành cho mình. Mẹ Maria đã thể hiện điều đó.

Khi dâng Chúa Giêsu vào đền thánh. Mẹ đã được tiên báo: “Còn bà một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà”. Và quả thật, Mẹ đã đón nhận những đau thương để rồi Mẹ tuôn đổ tình xót thương cách dồi dào hơn, mãnh liệt hơn.

Khi đứng dưới chân thánh giá, Mẹ đã đón nhận và xót thương khi con của mình đang đi dần vào cái chết. Mẹ không những xót thương con mình nhưng Mẹ còn xót thương cho cả nhân loại tội lỗi khước từ vị Cứu Chúa của mình.

Và một minh chứng cuối cùng, chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu là Đấng xót thương. Người thương xót kẻ tội lỗi, thương xót kẻ cô thân cô thế. Và qua Chúa Giêsu, con Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta cũng thấy được lòng xót thương của Mẹ. Nơi Chúa Giêsu có hai bản tính: một bản tính Thiên Chúa, một bản tính con người; một thể Chúa Giêsu mặc lấy lòng nhân hậu của Thiên Chúa, một thể Chúa Giêsu học từ nơi người mẹ từ ái của mình trong cuộc sống trần thế.

Tất cả những điều đó, chúng ta thấy được Đức Maria là Mẹ của lòng xót thương.

Kính thưa Cộng đoàn,

Ở trên chúng ta cùng tìm hiểu với nhau dựa trên Mạc khải, trên Lời của Chúa. Còn trong truyền thống của Giáo Hội và nơi cuộc đời chúng ta, mỗi người đều có được một sự cảm nhận về lòng thương xót của Mẹ dành cho chúng ta, dành cho gia đình chúng ta. Một kinh nghiệm có đó: chúng ta được Mẹ xót thương, chuyển cầu và gìn giữ. Vô vàn các bảng tạ ơn, tri ân Mẹ ở mọi nơi, đặc biệt là các nơi hành hương kính Đức Maria, càng làm cho chúng ta nhận rõ hơn lòng từ ái hay thương xót của Mẹ bao trùm chúng ta.

Hôm nay, trong ngày 13 kính Đức Maria Mẹ Hằng Cứu Giúp, chúng ta đến đây để chiêm ngắm lòng xót thương của Thiên Chúa đối với chúng ta được thể hiện nơi Đức Maria. Chúng ta càng vững tin vào Đấng Nhân Ái và giục lòng quay về cùng Người, quay về với Đấng thương xót để chúng ta được cải hóa biến đổi, nhờ đó mỗi ngày cũng biết yêu mến và xót thương anh chị em xung quanh chúng ta.

Trước khi kết thúc giờ hành hương, Linh mục hướng dẫn cùng cộng đoàn cảm tạ Mẹ vì những ơn lành mà cộng đoàn đã nhận được. Kèm theo đó là nhiều lời xin ơn của con cái đến với Mẹ La Mã Bến Tre.

10 g 30, cộng đoàn cùng bước vào Thánh Lễ tạ ơn.

Trong bài chia sẻ (kính mời cộng đoàn xem https://youtu.be/ZLyGZ8WWFeI), cha Đaminh Nguyễn Hữu Trung – Quản Nhiệm Trung Tâm Hành Hương La Mã - mời gọi cộng đoàn cùng nhìn đến Chúa Giêsu qua việc Chúa mạc khải Mầu Nhiệm Nước Trời cho những người bé mọn. Cha mời gọi cộng đoàn cùng nhìn đến Linh Ảnh làm phép lạ của Mẹ tại nơi nhỏ bé La Mã này. ..

Sau Thánh Lễ, con cái của Mẹ nán lại để thì thầm với Mẹ những tâm tình của mình.

Nguyện xin Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre nguyện giúp cầu thay cho những ai đến kêu cầu Mẹ, xin Mẹ thêm ơn đức tin, xin Mẹ ban ơn bình an cho những ai chạy đến với Mẹ.
 
Giáo xứ Quan Cao, GP Thái Bình tổ chức tuần chầu Thánh Thể thay mặt Giáo Phận
Giêrônimô Phạm Thiềm
07:17 13/07/2016
Giáo xứ Quan Cao, GP Thái Bình tổ chức tuần chầu Chúa Giêsu Thánh Thể thay mặt Giáo Phận Thái Bình

Chúa Nhật XV Thường niên, ngày 10/07/2016, Giáo xứ Quan Cao hân hoan và vui mừng được thay mặt Giáo phận Thái Bình chầu Chúa Giêsu Thánh Thể. Đối với mỗi người con giáo xứ Quan Cao, tuần chầu lượt năm nay mang một ý nghĩa hết sức đặc biệt, bởi đây là tuần chầu đầu tiên của Giáo xứ kể từ khi Cha quản nhiệm Đaminh Đặng Thái Phúc được Đức Cha giáo phận bổ nhiệm về coi sóc giáo xứ.

Xem Hình

Đối với cộng đoàn giáo xứ, đây thật là vinh dự lớn và là một ngày trọng đại, ngày mà niềm vui được nhân lên khi được đón Quý đấng bậc, các thành phần dân Chúa từ các giáo xứ, giáo họ về tham dự và thông công tuần chầu Thánh thể long trọng và sốt sắng. Đặc biệt tuần chầu năm nay được Cha Đaminh quy tụ các em Thiếu Nhi Thánh Thể trong giáo hạt Bắc Tiền Hải về chầu Thánh Thể.

Trước một tuần, cha Đaminh Đặng Thái Phúc, cùng toàn thể bà con giáo dân trong Giáo xứ Quan Cao đã có những công tác chuẩn bị cho ngày khai mạc chầu Thánh Thể được diễn ra mang lại nhiều lợi ích thiêng lêng. Cộng đoàn giáo xứ, giáo khu đã làm Bốn tạm chầu xung quanh khuôn viên nhà thờ được trang hoàng khá công phu và đẹp mắt. Hai bên hành lang đường dẫn vào nhà thờ hàng 1000km, đã được dựng cờ phướn như vẫy chào đón mọi thành phần dân Chúa về hiệp thông tuần chầu lượt của giáo xứ.

Thứ Bảy, ngày 09/07/2016, đúng 16g30 cộng đoàn giáo xứ đã long trọng cung nghinh kiệu Lòng Chúa Thương Xót và kiệu Đức Mẹ Maira xung quanh khuôn viên tiến vào nhà thờ. Thánh lễ khai mạc tuần chầu lượt được cử hành, do Đức ông Tôma Trần Trung Hà Giám đốc Đền Thánh Bác Trạch chủ sự. Đồng tế với ngài, có quý Cha, quý Thầy phó tế, quý nam nữ tu sĩ và đông đảo cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài giáo xứ.

Mở đầu thánh lễ, Đức ông chủ tế, đã nêu lên tinh thần đức tin của ngày chầu lượt thay mặt Giáo phận, Đức ông mời gọi cộng đoàn tham dự hướng lòng suy tôn, thờ lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa đã để lại cho chúng con Bí tích Thánh Thể. Chúng con xin cảm tạ Chúa và cũng xin Chúa thứ tha cho những thiếu sót của chúng con đối với tình yêu Chúa, nhất là đối với Bí tích Thánh Thể, nguồn mạch và tình yêu của đời sống chúng con…

Trong bài giảng lễ, cha GioaK. Đặng Văn Hội, cha phó Nhà Thờ Chính Tòa đã chia sẻ những tiếp nối, những tư tưởng của Đức ông chủ tế về bí tích Chúa Giêsu Thánh Thể.

Sau Thánh lễ Cha Đaminh và quý Thầy phó tế cùng cộng đoàn hiện diện, cung nghinh kiệu Thánh Thể qua Bốn tạm khuôn viên nhà thờ để cùng cộng đoàn suy niệm và thờ lạy Chúa Giêsu trong bí tíchThánh thể.

Sáng Chúa Nhật, ngày 10/07/2016, ngay từ sáng sớm mặc dù thời tiết thật là oi bức và nóng nực, nhưng chúng tôi nhận thấy một bầu khí tưng bừng nhộn nhịp. Trong thánh đường, các em Thiếu Nhi Thánh Thể đang luân phiên nhau chầu Thánh Thể. Ngoài sân, thấp thoáng những tà áo dài, những chiếc khăn quàng Thiếu Nhi Thánh Thể đủ màu. Các ban nghành đoàn hội, cùng ban kim nhạc nam, nữ.

Trong sân nhà xứ, Cộng đoàn giáo xứ, ban trống, cùng với ban kim nhạc nam và hai ban kim nhạc nữ, các em Thiếu Nhi Thánh Thể quy tụ về nhà chung để đón đoàn đồng tế tiến lên nhà thờ. Đoàn đồng tế bước đi trong tiếng kèn, tiếng trống tất cả hòa quyện tạo lên một bản nhạc thật là hoành tráng…

Thánh Lễ chính tiệc được diễn ra vào lúc 9g00, chủ tế Thánh lễ là Đức ông Tôma Trần Trung Hà, Giám đốc Đền Thánh Bác Trạch, Hạt Trưởng Bắc Tiền Hải chủ sự, cùng đồng tế với Ngài có quý Cha hạt trưởng, quý Cha cố, quý Cha trong giáo phận, quý Thầy phó tế, quý tu sĩ nam nữ và đông đảo cộng đoàn hiện diện hiệp thông thánh lễ. Tạ ơn Thiên Chúa.

Trong bài giảng lễ hôm nay được Cha Vinc. Vũ Văn Hướng, hạt trưởng Hạt Kiến Xương đã chia sẻ lời Chúa qua Tin Mừng của (Thánh Luca 10,25-37) Chúa Giêsu đã phải dùng dụ ngôn người Samari nhân lành để soi sáng cho nhà thông thái, để rồi rốt cuộc như thể chính ông cũng khám phá ra được chân lý. Chúa Giêsu không đặt vấn đề như nhà thông thái: “Ai là người thân cận của tôi”…

Trước khi nhận phép lành cuối lễ, ông chủ tịch hội đồng mục vụ giáo xứ bày tỏ lòng tri ân Đức ông và quý Cha, quý Thầy phó tế, đặc biệt là cha xứ Đaminh ngài quan tâm lo liệu và xắp xếp tuần chầu một cách tốt đẹp, và cám ơn mọi thành phần dân Chúa đã trở về cùng hiệp thông tuần chầu và cầu nguyện cho giáo xứ. ¬¬¬

Giêrônimô Phạm Thiềm
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Biển Đông: Tòa Án Trọng Tài bác bỏ bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc
RFI
08:07 13/07/2016
Hôm ngày 12/0/2016, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ở La Haye đã ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc và tuyên bố rằng “không có cơ sở pháp lý” cho việc Trung Quốc đòi hỏi quyền lịch sử trên những tài nguyên tại các vùng nằm trong bản đồ đường chín đoạn, còn được gọi là bản đồ “đường lưỡi bò”.

Trong phán quyết, Tòa ghi rõ “ mặc dù các ngư dân và nhà hàng hải của Trung Quốc, cũng như của những nước khác, trong lịch sử đã từng sử dụng các "đảo" ở Biển Đông, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc trong lịch sử đã từng độc quyền kiểm soát các vùng biển và các nguồn tài nguyên tại đây.”

Về quy chế của các thực thể, Tòa cũng phán quyết rằng không một thực thể nào của quần đảo Trường Sa “có thể tạo các vùng biển mở rộng”, không một thực thể mà Trung Quốc đòi chủ quyền “có thể tạo ra một vùng đặc quyền kinh tế”. Do vậy, Tòa tuyên bố - tuy không xác định ranh giới - rằng một số khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vì những khu vực này không chồng lấn với bất cứ khu vực nào của Trung Quốc.

Liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc tại Biển Đông, phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực cho rằng Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines ở vùng đặc quyền kinh tế của nước này, vì đã cản trở việc thăm dò dầu khí và đánh cá của Philippines, xây dựng các đảo nhân tạo, cũng như đã không ngăn cản ngư dân Trung Quốc đến đánh cá trái phép ở vùng này.

Tòa còn phán quyết rằng các ngư dân Philippines ( cũng như ngư dân Trung Quốc ) có quyền đánh cá truyền thống ở vùng bãi cạn Scarborough và Bắc Kinh đã cản trở việc thực thi các quyền đó khi hạn chế việc đi vào vùng này. Cũng theo Tòa án Trọng tài Thường trực các tàu chấp pháp của Trung Quốc đã hành xử trái phép khi họ dùng tàu cản đường các tàu Philippines gây nguy cơ đụng tàu nghiêm trọng.

Về môi truờng biển, Tòa nhận định là các hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc trong thời gian gần đây đã làm tổn hại nghiêm trọng đến môi trường bãi san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo về môi trường sinh thái biển.

Cuối cùng, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực còn cho rằng các hành động bồi đắp, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc không phù hợp với nghĩa vụ của một Nhà nước trong tiến trình giải quyết tranh chấp, gây ra những tổn hại không thể khắc phục được đối với môi trường biển, xây dựng các đảo nhân tạo trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, tàn phá môi trường tự nhiên của các thực thể ở Biển Đông.

Xin nhắc lại là phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực không phán quyết về chủ quyền biển đảo, mà chỉ xác định là những thực thể nào trên biển có thể tạo ra chủ quyền lãnh thổ trên các vùng biển xung quanh chiếu theo luật quốc tế.

Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố là không chấp nhận và cũng không tham gia vào vụ kiện “đơn phương” của Philippines. Tuy nhiên, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực cho rằng, việc Bắc Kinh từ chối tham gia không ảnh hưởng gì đến thẩm quyền xét xử của tòa và việc Philipines đơn phương kiện không phải là một hành động vi phạm các thủ tục giải quyết tranh chấp theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
 
Chuyện dài Formosa, càng chữa càng cháy…lớn
Người Việt
09:10 13/07/2016
HÀ NỘI (NV) – Chính quyền Việt Nam đang tìm cách giảm bớt sự căm phẫn của dân chúng đối với việc cho phép Formosa xây dựng một nhà máy thép ở Hà Tĩnh, nhưng dường như càng chữa thì đám cháy càng lớn!

Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Hà Tĩnh mới loan báo là vừa “phát giác” 100 tấn chất thải của Formosa được vùi tại một trang trại trong tỉnh.

Ông Võ Tá Đinh, giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi Trường, cho biết, vì chưa có kết quả kiểm nghiệm chất thải nên chưa xác định được 100 tấn chất thải đó có thuộc loại nguy hại hay không.

Tuy nhiên, việc tự tiện chôn môt khối lượng lớn chất thải như thế vào lòng đất là vi phạm pháp luật. Cả nơi cho chôn và Formosa đã được yêu cầu giải trình.

Trước thảm trạng do dự án Formosa tạo ra, chỉ mới thử hoạt động trong một tuần đã hủy diệt cả một vùng biển chạy dọc bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, khiến cả ngư nghiệp lẫn hoạt động du lịch ở phía Bắc miền Trung tê liệt, đẩy khoảng 260,000 người đến chỗ khốn cùng vì mất sinh kế, nếu chính thức vận hành suốt 70 năm sẽ không thể dự đoán mức độ thảm khốc,… đã khiến chính quyền Việt Nam buộc phải làm gì đó để dân chúng bớt phẫn nộ.

Hôm 11 Tháng Bảy, lần đầu tiên, tại diễn đàn Quốc Hội Việt Nam, các viên chức lãnh đạo chính quyền Việt Nam chính thức đề cập đến việc phải “điều tra, làm rõ nguyên nhân chủ quan liên quan đến việc phê duyệt, thẩm định” dự án xây dựng nhà máy thép của Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Cần nhắc lại rằng, Formosa là một tập đoàn nổi tiếng trên thế giới về hủy diệt môi trường. Thế nhưng, sau khi Formosa trình dự án đầu tư xây dựng nhà máy thép ở Vũng Áng, với tổng vốn đầu tư là $15 tỷ, chính quyền Việt Nam đã gạt bỏ tất cả các khuyến cáo, nhanh chóng giao cho tập đoàn này 2,000 héc ta đất và 1,200 héc ta mặt nước.

Dự án của Formosa khiến 3,000 gia đình bị thu hồi đất, giải tỏa nhà, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sinh kế của khoảng 20,000 người. Chưa kể có 15,000 ngôi mộ bị cải táng và 58 nhà thờ bị dỡ bỏ… Các cuộc phản kháng đều bị đàn áp hết sức tàn bạo. Thậm chí, chính quyền Việt Nam còn cáo buộc các giáo sĩ của Giáo Phận Vinh lợi dụng tôn giáo, kích động giáo dân chống chủ trương lớn của đảng và nhà nước.

Chính quyền Việt Nam đã dành cho tập đoàn Formosa nhiều ưu đãi khi đầu tư Dự án Formosa Hà Tĩnh: Cho thuê đất 70 năm nhưng từ năm thứ 16 mới phải trả tiền thuê đất. Chỉ tính thuế thu nhập doanh nghiệp khi có thu nhập chịu thuế và tỷ lệ chỉ là 10% thay vì phải 25% như thông lệ. Chưa kể khi có thu nhập chịu thuế còn được miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong bốn năm và trong chín năm sau đó được giảm 50% tính trên tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Dự án Formosa Hà Tĩnh khởi công vào cuối năm 2012 và ngay sau đó trở thành túi chứa công nhân từ Trung Quốc sang Việt Nam làm việc.

Trong vài năm gần đây, bộ phận điều hành Formosa Hà Tĩnh liên tục đòi thêm nhiều ưu đãi khác. Ví dụ đề nghị cho phép lập “Đặc Khu Kinh Tế Gang Thép Vũng Áng” với ban quản lý “trực thuộc Văn Phòng Chính Phủ.” Đề nghị thiết lập cơ chế bảo hộ ngành thép. Ưu đãi cân đối ngoại tệ trong phạm vi hạng mục kinh doanh. Trực tiếp vay vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài. Miễn thu thuế khấu trừ tại nguồn. Miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu… Chưa kể bộ phận điều hành Formosa Hà Tĩnh còn đề nghị “được cắt đất để bán cho khoảng 15,000 nhân viên mà nếu tính cả thân nhân thì khoảng 60,000 người nhằm xây dựng một thị trấn riêng ở Vũng Áng.”

Việc cho phép Formosa đầu tư vào Vũng Áng đã từng bị nhiều chuyên gia cảnh báo là nguy hại cho môi trường, tất cả những ưu đãi dành cho Formosa đã từng bị chỉ trích là bất thường, thậm chí là vi phạm luật pháp Việt Nam (ví dụ chính quyền các tỉnh chỉ có quyền cho thuê đất tối đa là 50 năm nhưng khi chính quyền tỉnh Hà Tĩnh giao đất cho Formosa đến 70 năm, thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn gật đầu) nhưng không có ai cản được sự nâng đỡ mà hệ thống công quyền Việt Nam dành cho Formosa.

Ngay cả đề nghị giao Vũng Áng cho hải quân vì có núi cao che chắn, có độ sâu, độ rộng thích hợp để tiếp nhận cả hàng không mẫu hạm, dễ tổ chức tiếp liệu nên giúp gia tăng khả năng bảo vệ vịnh Bắc Bộ, gia tăng khả năng kiểm soát hoạt động lưu thông cả trên bộ lẫn trên biển từ miền Nam và miền Trung ra miền Bắc Việt Nam cũng bị vứt vào sọt rác. Vũng Áng vẫn được đặt vào tay Formosa, cho dù điều đó tạo ra đủ thứ nguy cơ đối với cả quốc phòng lẫn kinh tế.

Bây giờ khi chuyện đã rồi, ông Hà Ngọc Chiến, chủ tịch Hội Đồng Dân Tộc của Quốc Hội Việt Nam, mới nhận định: “Đây là dự án được phê duyệt rất nhanh. Đánh giá tác động môi trường cũng được phê duyệt rất nhanh. Rồi họ đòi hỏi ưu đãi nọ, ưu đãi kia cũng được phê duyệt rất nhanh và cuối cùng hậu quả tai hại cũng xảy ra rất nhanh.” Ông Chiến nhận định giống như mình vô can trong khi trước đây, khi có các cảnh báo về Formosa, ông đang đảm nhận vai trò phó ban nội chính của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN, kiêm phó chủ tịch Hội Đồng Dân Tộc.

Tương tự, ông Đỗ Bá Tỵ, phó chủ tịch quốc hội đặc trách quốc phòng và an ninh, cho rằng: “Formosa còn là vấn đề tiềm ẩn lâu dài. Nếu không lường trước, tình hình sẽ còn diễn biến hết sức phức tạp, không chỉ đơn giản về kinh tế mà còn gắn với quốc phòng và an ninh.”

Người ta không rõ tại sao, từ Tháng Tư trở về trước, khi đang đảm nhận vai trò thứ trưởng Bộ Quốc Phòng kiêm tổng tham mưu trưởng quân đội, Đại Tướng Đỗ Bá Tỵ lại không nhìn ra và cũng chẳng nghĩ tới hiểm họa mà ông vừa đề cập (?).

Cũng bây giờ khi chuyện đã rồi, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, mới báo cáo: “Qua kiểm tra đã phát hiện Formosa có 53 hành vi vi phạm về hành chính, bao gồm cả những vi phạm về thiết kế, vận hành, xây dựng, thi công, triển khai các hệ thống xử lý chưa đúng quy định của pháp luật, quy chuẩn, của cơ quan quản lý. Đặc biệt là tự ý thay đổi công nghệ xử lý cốc, từ khô (công nghệ thân thiện với môi trường) sang ướt (công nghệ phát tán rất nhiều chất thải, đặc biệt là khí thải).” (G.Đ.)

(Nguồn: nguoi-viet.com)
 
Ôi đất nước!
lykhách
15:03 13/07/2016
Hơn bốn nghìn năm đi giờ theo sau thiên hạ
Bởi kiểu dẫn đường ngu dốt Đảng ta
Bao nỗi nhục chất chồng trên nước nhục
Bắt toàn dân chịu nhục trước tập đoàn Formosa!

Năm trăm triệu đền bù cho biển Mẹ tàn phá!
Hỏi bao nhiêu tiền mà chúng bán cả núi Cha?
Than ôi! nghĩ càng xót cho ngư dân, biển cả
Xương máu tổ tiên đã đổ biết bao là!

Giờ đây rồi hàng chục năm sau
Biển chết, rừng tàn dân tộc sẽ về đâu?
Ta chỉ thấy rặt một phường bán nước
Chân đạp trên dân, đầu đội đít Tàu!

Ừ, cha mẹ chung ít ai chịu khóc
Nước mất rồi đây cũng đang bài bản đúng “quy trình”
Côn đồ đảng cấu kết với lũ tham nhũng, con buôn bất chính
Hỏi rồi dại hay khôn kẻ nhẫn nhục làm thinh?

Năm trăm triệu tạm thời đủ cho bọn tham quan
Chúng sẽ chia chác nhau đồng tiền bán sự sống của ngư dân
Rồi sẽ có những chính sách, chủ trương của bọn ăn bẩn
Đến kí gạo cứu đói còn ăn chận, hỏi tin gì ở bọn bất nhân?

Cá tôm chết trước, rồi sau người cũng chết
Nhưng cá chết nhanh hơn người dần ngấm ung thư
Nghèo đói, bệnh tật còi cọc hỏi rồi ai người thiết
Chọn đảng, chọn Tàu hay chọn chống để đi tù?

Ta thấy bầy kên kên đang chờ người sống chết
Thấy tham quan nhìn túp lều dân ra tiền quy hoạch công trình
Thấy chính sách đảng mọi cách moi chút vàng bạc dân một đời chắt góp
Thấy thằng Tàu chờ dân ta quen dần nhược tiểu làm thinh!

Ôi đất nước!
 
Sự thật buộc Cộng Sản Việt Nam phải công bố thủ phạm Formosa
Hà Minh Thảo
16:42 13/07/2016
SỰ THẬT BUỘC CỘNG SẢN VIỆT PHẢI CÔNG BỐ THỦ PHẠM FORMOSA

I. LỜI Đức Thánh Cha.

A./ Kinh Truyền Tin ngày 10.07.2016.

1. Bài giảng.

Đúng ngọ ngày 10.07.2016, nhân khi đọc Kinh Truyền Tin với tín hữu và du khách tại quảng trường thánh Phêrô, Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã giảng ý nghĩa dụ ngôn ‘Người Samaritano nhân hậu’ (Luca, 10, 25-37) : « Trong trình thuật đơn sơ và khích lệ, dụ ngôn chỉ cho chúng ta thấy một kiểu sống, mà trọng tâm không phải là chính mình mà là những người khác, với các khó khăn của họ, mà chúng ta gặp gỡ trên đường đời và họ kêu gọi sự giúp đỡ từ chúng ta. Nếu họ không kêu gọi chúng ta, thì có cái gì đó không ổn; có cái gì đó không là kitô trong con tim ấy… Chính qua các công việc tốt lành chúng ta làm cho tha nhân với tình thương và niềm vui, đức tin của chúng ta nảy mầm và đem lại hoa trái ».

Vị tiến sĩ luật hỏi Chúa Giêsu ‘xin cho tôi biết ai là người thân cận của tôi? (c. 29)’ và được Người trả lời bằng dụ ngôn này ‘Có một người kia, từ Giêrusalem xuống Giêricô, đã bị cướp tấn công, hành hung và bỏ rơi. Trên con đường đó trước hết có một tư tế đi qua, rồi một lêvi, là những người tuy trông thấy người bị thương, nhưng không dừng lại và đi thẳng (cc.31.32). Rồi có một người Samaritano đi ngang qua, nghĩa là một dân thành Samaria, và như là người Samaritano họ bị người do thái khinh bỉ, bởi vì họ không tuân giữ tôn giáo thật; nhưng trái lại, chính ông ta là người “cảm thương”, khi trông thấy kẻ bị nạn tội nghiệp ấy. Ông tới gần, băng bó các vết thương… đem tới một quán trọ và lo lắng cho người ấy” (cc. 33-34); và ngày hôm sau ông ta phó thác người ấy cho chủ quán trọ săn sóc, trả tiền cho chủ quán và nói rằng ông cũng sẽ trả mọi sự còn lại (c. 35). Bây giờ, Chúa Giêsu hỏi vị tiến sĩ luật: ‘Ai trong ba người – vị tư tế, thầy lêvi, người samaritano – đối với ông là ngưòi thân cận của kẻ đã bị rơi vào tay bọn cướp?’. Dĩ nhiên là người thông minh ông ấy trả lời: ‘Đó là người đã cảm thương anh ta?’ (cc. 36-37)…

- Dụ ngôn ‘Người Samaritano nhân hậu’ là bài học thời sự khẩn cấp tại Việt Nam mà Tin Mừng Thầy Chí Thánh đã dạy cho chúng ta, có giá trị trong mọi trường hợp và xuyên qua thời gian. Từ đầu năm nay, nhà nước cộng sản không do dân bầu ngày càng ‘hèn với giặc, ác với dân’: trước thảm cảnh cá chết hàng loạt, để bảo vệ bọn tội phạm ‘Formosa’, chúng đã không ngừng đàn áp đẫm máu những người biểu tình, kể cả trẻ em. Hiện tại, do sợ đồng bào biểu tình chống Tàu cộng, công an đội lốt côn đồ đã chận đánh nhiều người yêu nước. Ngày 09.07.2016, anh Nguyễn viết Dũng bị chặn bắt tại Sài gòn và bị đưa lên phi cơ bay về Nghệ an. Ngay tại sân bay Vinh, anh bị bắt đưa lên xe và bị đánh lối một giờ rồi mới được thả xuống đường. Anh phải tự liên lạc với gia đình để đón về nhà.

Cùng ngày, một nhóm 8 bạn trẻ, trong đó có những thành viên Hội Anh em Dân chủ đi dự đám cưới một bạn ở Cửa lò (Nghệ an) đã bị chặn, tước tiền bạc, điện thoại và bị đưa lên xe. Anh Nguyễn trung Trực thuật lại sự việc: « Cách Cửa lò vài cây số, xe dừng lại để mua phong bì và quà. Bỗng nhiên, xuất hiện chừng 40-50 người vây lấy chúng tôi. Nhanh chóng, họ giật chìa khóa, cướp tài sản và tống chúng tôi lên xe. Trên xe có sẵn an ninh và như thế họ đánh túi bụi, đè đầu. Sau đó, họ cho xe chạy lối 15 cây số, dừng xe lại và họ lôi xuống đánh tiếp, đánh nhừ tử. Bản thân tôi bị đánh ngất hai lần như mọi người khác! Khi chạy đến rừng Trường sơn, ranh giới giữa Hà tĩnh và Nghệ an, họ tống chúng tôi xuống lề rừng và lấy hết tài sản, tiền bạc, điện thoại, giấy tờ tùy thân. Họ bỏ chúng tôi ở đó; đặc biệt họ xé hết áo quần, có người chỉ còn lại quần lót, có người không còn mảnh vải che thân! Rồi họ biến mất… Những dân địa phương đến hỏi han chúng tôi, giúp đỡ một ít áo quần mặc tạm. Khi lần mò được đến Giáo xứ Kẻ động cách đó chừng 15 cây số. Nhờ sự che chở của giáo dân và Cha Micae Trần Định, cũng như chữa vết thương, bảo vệ an ninh. Mãi đến trưa ngày 10.07.2016, chúng tôi mới về được đến nhà ».

Ngày 10.07.2016, anh Lã việt Dũng, thành viên đội bóng NoU bị côn đồ tấn công gây thương tích nặng sau khi anh gặp các thành viên khác sau khi trận bóng chấm dứt. Thông tấn xã AFP cho biết anh bị tấn công với các vết thương nặng trên đầu do bị đập bằng đá và được bạn bè đưa vào bệnh viện cấp cứu. NoU là chữ viết tắt ‘không chấp nhận đường lưỡi bò’ do Tàu cộng vẽ cho là chủ quyền của chúng bao gồm nhiều nước, trong đó có Việt Nam (ngày 12.07.2016, Tòa trọng tài quốc tế đã bác bỏ trò cướp chủ quyền này). Đội bóng này được thành lập năm 2011 và thường tổ chức các trận đấu giao hữu với các đội bóng khác tại Hà nội tuy phải thay đổi sân bóng rất nhiều lần do bị ngăn cấm và sách nhiễu. Anh Dũng cho rằng mình bị tấn công, sách nhiễu vì chính kiến của anh chống lại bá quyền Trung cộng và nhà nước Việt cộng không thích điều đó.

2. Ngày Chúa Nhật của Biển.

Sau khi ban phép lành Toà thánh cho mọi người, Đức Phanxicô đã nhắc tới ‘Ngày Chúa Nhật của Biển’ nhằm ủng hộ việc săn sóc mục vụ cho người sống trên biển: « Tôi khích lệ các thủy thủ và các ngư phủ trong công việc làm của họ thường cam go và nguy hiểm, cũng như các linh muc tuyên uý và các thiện nguyện viên trong công việc phục vụ quý báu của họ. Xin Mẹ Maria là Sao Biển canh chừng trên anh chị em ». Những lời nhắc nhở của vị Cha Chung đưa chúng ta nhớ về Quê hương, nơi Biển đã chết và việc phục hồi vô cùng khó khăn do Việt Nam không có một nhà nước do dân cử mà chỉ theo ý cộng đảng Tàu (như Nguyễn cơ Thạch phải rời chức Bộ trưởng ngoại giao vì ông không hồ hởi với mật ước Thành đô) và chúng là những kẻ ‘hèn với giặc và ác với dân’. Như tiền nhân đã lưu truyền ‘Gần đèn thì sáng, gần mực thì đen’ nên những ai muốn là lãnh đạo, dân sự hay tôn giáo, đều có khung hướng giống họ. Hồng Y tôi tớ Chúa P.X. Nguyễn văn Thuận đã lưu ý chúng ta ‘Chọn Chúa, chứ không chọn việc của Chúa’.

Hệ sinh thái biển 4 tỉnh miền Trung (Hà tỉnh, Quảng bình, Quảng trị và Thừa thiên) hầu như đã bị hủy diệt, vì nhà máy thép Formosa Hà tĩnh xả thải độc chất chưa qua xử lý ra môi trường. Nhà nước Việt Nam hứa hẹn tìm biện pháp giải quyết ô nhiễm, phục hồi môi trường biển, nhưng họ có khả năng và phương tiện để thực thi hay không? Các thủy thủ và các ngư phủ ở Việt Nam phải ra khơi để vừa đánh bắt hải sản vừa phải hiện diện hầu bảo vệ chủ quyền Quốc gia chống bọn bá quyền Tàu cộng.

B./ Thông điệp Bảo vệ Thiên nhiên.

Ngày 18.06.2015, Thông điệp ‘Laudato sí’ (Vinh danh Thiên Chúa) về bảo vệ thiên nhiên được Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành. Thông điệp lấy tên từ lời cầu của thánh Phanxicô. 'Laudato sí, mí Signore' (Lạy Chúa của con, chúc tụng Chúa), trong ‘Bài ca Vạn vật’ nhắc nhởù mọi người rằng trái đất là ‘căn nhà chung của chúng ta’. Người đã đặt câu hỏi như là trọng tâm thông điệp ‘Loại thế giới nào chúng ta muốn chuyển lại cho những người đến sau chúng ta, cho các trẻ em đang lớn lên?’ và để mời chúng ta ‘săn sóc căn nhà chung’. Người viết tiếp ‘Nghi vấn này không chỉ liên quan đến môi trường mà thôi, vì ta không thể đặt câu hỏi chỉ một phần’, và điều này khiến phải tự hỏi về ý nghĩa cuộc sống và những giá trị làm căn bản cho đời sống xã hội: ‘Chúng ta đến trần thế này để làm gì? Chúng ta hoạt động và tranh đấu với mục đích nào? Tại sao trái đất lại cần chúng ta?’. ‘Nếu chúng ta không đặt những câu hỏi căn bản này, thì tôi không tin rằng những quan tâm của chúng ta về môi trường có thể có những giải đáp quan trọng’.

‘Bài ca Vạn vật’ nhắc chúng ta trái đất là căn nhà chung của mình, ‘cũng như người chị chúng ta, chúng ta chia sẻ cuộc sống với chị ấy, và như người mẹ tươi đẹp đón nhận chúng ta trong vòng tay mẹ’ (1). Do ‘chúng ta là đất’ (x. St 2,7), nên thân thể chúng ta được cấu thành nhờ những thành tố của trái đất, không khí là yếu tố mang lại cho chúng ta hơi thở và nước từ trái đất làm cho chúng ta được sống và được bổ dưỡng’ (2).

Ngỏ lời với tín hữu Công Giáo, Đức Thánh Cha nhắc lại lời Thánh Gioan Phaolô II: ‘Đặc biệt Kitô hữu nhận biết các nghĩa vụ mình trong thiên nhiên, đối với thiên nhiên và Đấng Tạo hóa là thành phần Đức Tin mình’ (64), nhưng họ ‘đặc biệt muốn đối thoại với tất cả mọi người về căn nhà chung chúng ta’ (3): đối thoại được nhắc trong toàn Thông điệp, và nơi chương V, nó trở thành một phương thế để đối phó và giải quyết các vấn đề. Từ đầu, Đức Phanxicô nhắc nhở cả ‘các Giáo Hội và Cộng đoàn Kitô khác đã phát triển sự quan tâm sâu xa và một suy tư quí báu’ về đề tài môi sinh học (7)…

Văn kiện này đã được Đức Thánh Cha ban hành đúng lúc chúng ta học hỏi trước khi môi trường Quê hương bị tàn phá do sự tham nhũng và vô trách nhiệm của nhà nước cộng sản.

II.- THẢM TRẠNG FORMOSA HỦY HOẠI MÔI TRƯỜNG.

A./ Sự kiện.

Từ ngày 06.04.2016, tình trạng cá chết được ngư dân phát hiện tại vùng biển một số xã thuộc thị xã Kỳ anh (Hà tĩnh). Hôm 10.04.2016, hiện tượng này lan tiếp đến vùng biển xã Quảng đông, huyện Quảng trạch (Quảng bình), rồi tiếp đến vùng biển Quảng trị và lan rộng vào Thừa thiên-Huế. Hiện tượng cá chết vẫn tiếp tục xuất hiện suốt 20 ngày dọc theo bờ biển miền Trung dài hơn 200 cây số… Ngư dân phải đưa thuyền lên bờ phơi nắng và nhịn đói. Tại Quảng bình, hàng loạt người dân ăn cá phải vào bệnh viện cấp cứu… Nguy cơ ô nhiễm môi trường thật là trầm trọng.

B./ Thủ phạm tàn phá môi trường.

Formosa Plastics Group là một doanh hiệu mang nhiều tai tiếng trên thế giới về hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ung thư và chết người. Năm 2009, chúng nhận giải ‘Hành tinh đen’ do Ethecon, một tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức dành cho những cá nhân hay tổ chức ‘góp phần’ vào việc phá hủy môi trường. Đây là một tập đoàn công nghiệp đa ngành hàng đầu Đài loan, đầu tư khoảng 10 tỷ Mỹ kim vào dự án Vũng áng và được các bên thứ ba quan tâm đầu tư. Do đó, số vốn đầu tư này đã đổi chủ thành Trung cộng hay Công ty JFE (Nhật), có thể tham gia đầu tư lối 27 tỷ yên (220 triệu Mỹ kim) vào dự án này (Reuter, 30.07.2015). Đó là dự án quy mô rất lớn ở Việt Nam và tham nhủng gia tăng không kém : bọn cướp chính quyền chia nhau ‘đớp’ trên sự đau khổ người dân đồng bào.

Từ khi khởi công, Formosa đã để xảy ra nhiều điều tai tiếng ở Việt Nam :

1. Đưa nhiều ngàn lao động Tàu làm việc ‘chui’ ở Vũng áng ;

2. Sập giàn giáo ở Hà tĩnh ngày 25.03.2015: 13 người chết, 29 bị thương ;

3. Đổ trộm rác thải ra, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ;

4. Năm 2011, chúng chọc giận giáo dân Hà tĩnh nổi giận khi, không những gây ảnh hưởng về môi trường làm ăn của ngư dân, còn ‘thuê’ công an trấn áp sự phản kháng của dân chúng. Kết quả, sau nhiều ngày chịu đựng, giáo dân đã bắt 5 công an, nhốt lại mà chính quyền không dám phản ứng mạnh, mà phải nhờ sự can thiệp của linh mục chính xứ, 5 công an mới được thả ra ;

5. Sự hiện diện của người Tàu chưa đầy 10 năm tại vùng đất này thì có hàng loạt vụ thảm trạng xã hội (thanh niên hư hỏng, thiếu nữ nghiện ngập và bán dâm, cá độ bóng đá, cho vay nặng lãi, nạn xì ke ma túy tràn lan… ;

6. Nghi án Formosa xả thải độc chất ra biển, làm hàng chục tấn cá chết.

Trong khi, vì Formosa Vũng áng là khu công nghiệp có yếu tố nước ngoài nên các cơ quan chức năng không vào được, nhà cầm quyền cộng sản đã mất ‘chủ quyền’ ngay trên chính lãnh thổ Việt Nam? Do đó, phải chờ đến ngày 25.04.2016 khi ông Chu xuân Phàm (Chou Chun Fan), Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa trả lời phóng viên Lan Anh là ‘đã xả thải thì phải tác động đến môi trường, nên phải chọn hoặc là thép hoặc tôm cá. Trước kia, nơi trồng lúa mà nay là nơi đặt nhà máy thì đâu còn lúa. Đó cũng là đã phải chọn lựa. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được’. Trước câu trả lời ‘thật’ này, mới đầu, nhiều người Việt phản đối ông. Hậu quả, ông đã bị sa thải và các lãnh đạo Fortmosa xin lỗi ‘láo’ người Việt. Sau đó, người ta nhận thức là, vô ý hay không, ông đã tiết lộ Thủ phạm Thật sự. Tối ngày 27.04.2016, trong một cuộc họp báo ngắn chỉ 15 phút để Thứ trưởng Võ tuấn Nhân lên tiếng bênh vực tập đoàn Formosa khi tuyên bố: « Chưa có bằng chứng để xác định Formosa Vũng áng có liên quan đến cá chết ».

C./ Hành động vì môi trường.

Sau thảm trạng cá chết, ngày 27.04.2016, Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh cũng ra thông cáo, yêu cầu nhà cầm quyền ‘thành lập một Ủy ban điều tra độc lập cấp Chính phủ, với sự cố vấn của các chuyên gia trong nước cũng như các cơ quan quốc tế có uy tín trong lĩnh vực bảo vệ môi sinh’, ‘Hỗ trợ ngư dân, hộ gia đình nuôi trồng thủy hải sản, làm muối và các doanh nghiệp để họ có cuộc sống ổn định và duy trì nghề nghiệp của họ’.

Ngày 13.05.2016, Đức Cha Phaolô Nguyễn thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh công bố ‘Thư Chung’ về ô nhiễm môi trường biển tại miền Trung. Qua đó, Người kêu gọi người Công Giáo có trách nhiệm với quê hương, đất nước và các thế hệ tương lại bằng các hành động thiết thực như: không sản xuất thực phẩm bẩn, phá hoại môi trường, nên chôn cất, không trao đổi, giao dịch cá chết, hợp tác tìm ra thủ phạm vụ việc,... Nhân dịp này, Đức Cha cho rằng các nhà chức trách đã tránh né công bố nguyên nhân và thủ phạm hơn một tháng.

Ngày 12.06.2016, hàng trăm người dân ở khu vực Quỳnh lưu (Nghệ an) xuống đường vì hiện tượng cá chết đã xảy ra từ hơn hai tháng nay. Ông Trần minh Nhật, thuộc truyền thông Công Giáo 'Tin mừng cho người nghèo' nói với đải BBC : ‘Đồng bào Quỳnh lưu đa phần là ngư dân. Công việc chính của họ là nghề biển. Thảm họa môi trường hiện nay làm cuộc sống của họ gần như đảo lộn. Tàu thuyền không thể ra khơi, hay có đưa cá về cũng không thể bán được’. Trong cuộc biểu tình, đồng bào ở đây giăng biểu ngữ có nội dung ‘Phản đối VTV1 vu cáo đối với Đức Cha Phaolô Nguyễn thái Hợp’. Việc gây ra phản đối xuất phát từ bản tin ngày 13.05.2016 của Đài Truyền hình VTV nói: ‘ngày 13.05.2016 Giám mục Giáo phận Vinh Nguyễn thái Hợp đã ra bản thư chung, diễn tả sự việc một cách thiếu khách quan, thổi phồng, gây hoang mang và dùng những lời lẽ kích động giáo dân’.

Sáng ngày 16.06.2016, bất ngờ Đức Cha Giuse Ngô quang Kiệt đến thăm bà con giáo dân Đông Yên, khiến nhiều người không kìm được cảm xúc của mình đã khóc lớn. Những giọt nước mắt trào ra; những dồn nén, oan ức mấy năm nay tự nhiên vỡ ra… Đức Cha đã cùng bà con vào nhà thờ, cùng nhau kunh nguyện, ân cần hỏi thăm, động viên. Người căn dặn, trong đau khổ, người giáo dân phải can trường gìn giữ đức tin, làm chứng cho sự thật-công lý-hòa bình, sống yêu thương, tha thứ cho kẻ thù. Đức Cha đã ban phước lành cho tín hữu.

D./ Sự ‘Phản kháng Cá chết hàng loạt’ vượt biên giới Tổ quốc.

Ngày 13.05.2016, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc tiếp tục lên tiếng bày tỏ ‘quan ngại về tình trạng bạo lực gia tăng nhắm vào những người biểu tình bày tỏ sự bất bình về việc cá chết bí hiểm hàng loạt ở miền Trung’. Cơ quan nhân quyền này cũng kêu gọi ‘chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền tự do hội họp của theo đúng các cam kết về nhân quyền quốc tế’. Chúa Nhật ngày 08.05.2016, chính quyền đã đàn áp thẳng tay các cuộc biểu tình ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của khoảng 3.000 người. Hơi cay được sử dụng để giải tán người biểu tình, và có ghi nhận khoảng 300 người, bất kể phụ nữ và trẻ em, bị đánh đập và bắt giữ. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam tuân thủ các khuôn khổ pháp lý trong việc bảo vệ môi trường và quyền con người. Không cản trở và đảm bảo rằng tất cả những người dân bị ảnh hưởng do nạn cá chết, trường hợp này là các ngư dân, được hưởng các đền bù thỏa đáng. Nhân viên các nước thành viên Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc không còn biết mắc cở khi trong cơ quan này có một thành viên thường xuyên tước đoạt nhân quyền người dân như Cộng sản Việt Nam.

Sáng ngày 01.05.2016, hiệp thông với đồng bào Hà nội và vài tỉnh, thành khác, cộng đồng người Việt sinh sống, lao động và học tập tại Đài loan biểu tình chống Formosa trước Phủ Tổng thống Đài loan.

Sau đó, thảm họa cá chết hàng loạt ở miền Trung Việt Nam mà nghi phạm là công ty Formosa ở Vũng áng, đã lan đến Đài loan. Trong hai ngày 15 và 16.06.2016, đã có một cuộc họp báo ở Quốc hội và một ngày họp của các cổ đông Formosa, đồng thời, bên ngoài có cuộc biểu tình phản đối Formosa với sự góp mặt của nhiều người Việt. Được mời tham dự và góp tiếng tại buổi họp báo này và tham dự biểu tình ngày hôm sau, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Văn phòng Trợ giúp Pháp lý cho Công nhân và Cô Dâu Việt ở Đài loan, thuật lại diễn biến sự việc về :

Cuộc họp báo được tổ chức bởi các Dân biểu và các tổ chức phi chính phủ gồm Liên minh theo dõi và Thực thi Công ước Nhân quyền, Hiệp hội Luật sư về Môi trường và Văn Phòng chúng tôi với một người lao động, anh Lê quang Đông, xuất thân từ huyện Kỳ anh. Gia đình anh là một trong những gia đình bị bắt di dời khỏi vùng Đông yên. Những gia đình không chịu dời đi thì các con không được đi học. Anh ấy trình bày những gì đã thấy, đã nghe và đã biết.

Dân biểu Ngô công Dụ, giáo sư đại học, nói về vấn đề hóa chất có thể gây nên thảm trạng ô nhiễm môi trường. Dân biểu Tô trị Phân, đến từ tỉnh Vân Lâm, nơi có một công ty Formosa lọc dầu. Chính công ty này đã gây nên ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sống chung quanh của người dân Đài Loan cũng như các loài cá sống trong vùng biển này. Sau cùng, Dân biểu Vu mỹ Nữ đã nói lên quyền được sống, được an cư lạc nghiệp, được chọn nơi mình ở, được giáo dục... Những quyền đó đã bị tước đoạt khi Formosa đến Hà tĩnh, buộc cả ngàn hộ dân ở vùng Đông yên phải di dời. Hiện nay còn 180 hộ từ chối không đi vì mức bồi thường không công bằng. Nên để tạo áp lực, nhà nước Cộng sản không cho con em của họ đi học ở trường quanh đó mà bắt các em phải đến cái trường nơi đó họ yêu cầu gia đình các em phải di dời đến.

Tiếp đến, đại diện Hiệp hội Luật sư về Môi Trường cho biết : Năm 2009, Formosa cũng đã đệ trình dự án thành lập một cơ xưởng như họ đang có ở Hà tĩnh nhưng đã bị chính quyền Đài Loan yêu cầu làm lại những việc họ nghĩ chưa tốt và sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống. Do đó, Formosa đã đưa dự án đó qua Việt Nam. Sau đó, đến phần báo cáo của một nhân viên cao cấp Bộ Môi sinh : Khi biến cố cá chết xảy ra ở Hà tĩnh thì chính họ đã đề nghị với chính phủ Việt cộng hợp tác để điều tra nhưng chúng từ chối.

Cha Hùng đã nhắc lại sự quan tâm của Giáo Hội Công Giáo. Năm ngoái, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ra một Thông điệp liên quan đến môi sinh, Người có nói đến một yếu tố rất quan trọng là sự liên hệ việc tàn phá môi trường sống mà những công ty kinh doanh trong đó có công ty của nước ngoài, làm ô nhiễm môi trường sống là tội lỗi chống lại tự nhiên, chống lại chúng ta và chống lại Thiên Chúa. Công ty Formosa Đài loan phải điều tra và phải giải trình một cách công khai cho người Đài Loan, cho chính phủ Đài loan và cho người Việt Nam biết được nguyên nhân gây tác hại môi trường sống như vậy.

Trước áp lực từ giới công quyền và các tổ chức phi chánh phủ Đài loan, công ty Formosa buộc lòng phải cho phép nhà cầm quyền Việt Nam, ngày 30.06.2016, công bố kết quả điều tra về nguyên nhân (hàm lượng Phenol, Cyanua và nhiều chất độc hại khác chiếm nồng độ quá mức cho phép ở ngưỡng nặng) và thủ phạm phá hoại môi trường, gây cá chết hàng loạt tại Miền Trung. Thủ phạm Formosa đồng ý đền bù 500 triệu Mỹ kim. Dựa vào những con số tổng kết những thiệt hại mà Đất Nước và đồng bào phải gánh chịu mà chính phủ phải chấp nhận con số 500 triệu Mỹ kim đó ? Formosa phải gánh tội, chính phủ cộng sản phải liên đới chịu tội.

Hà Minh Thảo
 
Văn Hóa
Một Trang Sách Mới
Bùi Hữu Thư
05:51 13/07/2016
Một Trang Sách Mới

Hôm qua đã trở thành dĩ vãng,
Chìm sâu thật kín trong tim tôi.
Với bình minh mới vừa ló rạng,
Để cho ký ức bị chôn vùi.

Một trang sách mới chưa được viết,
Một câu chuyện chưa ai thấu qua.
Với những điều chưa ai được biết,
Thì giờ đây tôi ngồi thảo ra.

Lạy Thiên Chúa xin thương dìu dắt,
Hướng dẫn con trên mọi nẻo đàng,
Giúp con luôn làm điều thiện hảo,
Biết nói điều êm ái dịu dàng.

Trong con xin Tình Chúa tuôn chảy,
Để con chia sẻ với mọi người.
Ánh sáng của Mặt Trời Công Lý,
Khiến cho đời họ thêm sáng tươi.

Khi bóng đêm bao trùm mặt đất,
Thêm một ngày nữa đã đi qua.
Và trang sách này đã chấm dứt,
Với những giòng chữ con viết ra.

Viết những điều con đã thực hiện,
Những gì con đã làm cho tha nhân.
Trong một ngày con đã dâng hiến,
Cho Chúa Trời con cúi xin vâng.

Bùi Hữu Thư
 
Lá thư Canada : Xin Cứu Chúng Con
Trà Lũ
16:38 13/07/2016
Lá thư Canada: XIN CỨU CHÚNG CON

Đầu tháng 7 Canada mừng lễ quốc khánh. Trước lễ này, Canada mở hội nghị với 2 lân bang, tổng thống Obama của Hoa Kỳ và tổng thống Nieto của Mexico. Báo chí Canada đặt tên cho cuộc gặp gỡ tay ba này là ‘ The Three Amigos’. Quả đúng như tên gọi, đây là cuộc họp của 3 người bạn thân Bắc Mỹ. Mục đích chính là bàn về sự hợp tác để bảo vệ môi trường trong sạch trên châu lục rộng lớn này. Hiện nay có hơn 1/3 điện lực ở đây phát xuất từ những nguồn năng lượng thiên nhiên như gió, mặt trời, thủy điện. Hình ảnh 3 lãnh tụ nắm tay nhau đi giữa rừng cờ trông hòa bình và thân ái quá. Ông Obama còn đọc diễn văn trước lưỡng viện quốc hội Canada. Theo chương trình thì diễn văn chỉ dài nửa giờ, thế mà các cụ biết không, bài đã kéo dài 50 phút, 20 phút thặng dư không phải để ông đọc thêm, mà là do cử tọa đã đứng lên vỗ tay hoan hô nhiều lần. Chính vợ ông thủ tướng trẻ tuổi Trudeau là người vỗ tay nhiều nhất, tươi cười nhiều nhất, khen ông Obama nhiều nhất. Báo chí cho biết ai cũng yêu Obama hết. Thì ra ông tổng thống da đen này có nhiều duyên ngầm. Tháng trước ông sang Việt Nam, ông đã bỏ bùa cho dân Hà Nội và Saigon, nay thì ông hớp hồn dân Canada.

Thấy tôi ca ngợi Obama nhiều như vậy thì Chị Ba Biên Hòa giơ tay góp ‎ý. Chị bảo ông vua của Hoa Kỳ duyên dáng và hấp dẫn như vậy, còn ông thủ tướng nước mình Justin Trudeau đâu có thua ông Obama. Ngay từ khi Trudeau nhận chức thủ tướng Canada năm ngoái, báo chí thế giới đã khen Trudeau đẹp trai và là chính trị gia quyến dũ nhất hành tinh. Ngay công ty sách vở Marvel của Hoa Kỳ đã phong Trudeau là ‘siêu anh hùng’, ông sẽ xuất hiện trên trang bìa của ấn bản truyền thanh Marvel ‘Civil War II : Choosing Sides’ phát hành vào đầu tháng Tám này.

Sau 3 ngày đón tiếp và hội họp của 3 ‘amigos’, Canada đã mừng lễ quốc khánh, kỷ niệm 149 năm lập quốc, với các buổi lễ truyền thống, chào cờ, diễn hành, pháo bông, hòa nhạc, BBQ, văn nghệ. Đúng là ngày quốc lễ của một đất nước hòa bình tự do. Báo chí đã làm rất nhiều cuộc phỏng vấn. Nhật báo ‘24 Hours’ đã đúc kết được 25 l‎‎ý do tại sao ai cũng yêu Canada. Đại ‎‎ý : đây là miền đất gấm hoa, dân tình hiền hòa, tài nguyên thiên nhiên khắp chốn, y tế căn bản miễn phí cho mọi người, bảo đảm tự do dân chủ và no ấm cho mọi người, là nơi có những tiến bộ nhân bản vượt bực như cho hôn nhân đồng tính, tự do lựa chọn sinh sản, cho trồng cần sa để chữa bệnh, bênh vực nữ quyền, mở cửa rộng rãi đón nhận di dân và tỵ nạn…

Ngày quốc khánh hầu như báo nào cũng đăng các cuộc phỏng vấn như trên. Có báo còn đăng bài kèm với hình ảnh nói về 20 thắng cảnh đẹp nhất Canada. Các cụ phương xa có biết những thắng cảnh này không cơ? Tôi xin kể sơ sơ thôi nha, và bắt đầu từ thành phố Toronto thân yêu của tôi. Thứ nhất là CN Tower. Tháp này đã được liệt kê là một trong 7 kỳ quan của thế giới năm 1995. Năm nay kỷ niệm tháp được 40 tuổi, tháp dược xây xong năm 1955 cao 553 mét với kinh phí 63 triệu đô la. Tháp được thiết kế để chịu được cơn động đất với chỉ số 8.5 Richter, chịu được sức gió với vận tốc 418 cây số giờ. Muốn đi bộ từ dưới đất lên tới đỉnh tháp bạn phải leo tất cả 2.579 bậc thang. Trên đỉnh tháp là các đài phát sóng truyền thanh và truyền hình, đặc biệt có nhà hàng xoay vòng nơi mà bạn vừa ngồi ăn vừa quan sát được khắp thành phố Toronto. Dưới chân đài là sân vận động thể thao quốc tế Rogers Center...

Kỳ quan thứ hai là Thác Niagara, gồm 3 ngọn thác khác nhau nằm giữa Canada và Hoa Kỳ, xa thành phố Toronto một giờ lái xe. Phải ngắm thác từ phía Canada mới thấy thác đẹp. Các phim ảnh đều quay bên phía Canada. Các cụ bên Mỹ nhớ kỹ điều này nha.

Kỳ quan thứ ba là con kênh Rideau nằm ở thủ đô Ottawa chạy dài 202 cây số xuống tận miền Kingston. Đây là một hải trình vận hành khí giới trong thời kỳ Canada đánh nhau với Hoa Kỳ. Các cụ nhớ kỹ nha : ngày xưa Hoa Kỳ đã có âm mưu chiếm Canada, may mà không thành. Con kênh Rideau lịch sử này vào mùa đông có một đoạn dài 7 cây số ngay sát thủ đô bao giờ nước cũng đóng băng thật sâu, và dân thủ đô và du khách dùng làm sân trượt băng thiên nhiên. Thơ mộng hết sức.

Phía tây thì có Vườn quốc gia Jasper rộng hơn 10 ngàn cây số vuông, gồm đủ rừng núi sông rạch, đặc biệt có nhà kiếng Glacier Skywalk. Nhà này ở trên dãy núi Sunwapta, nhô ra ngoài vách đá cheo leo 35 mét. Du khách ai muốn có cảm giác mạnh đứng ngoài vách núi nhìn xuống khung cảnh hùng vĩ phía dưới, xin mời đến đây.

Rồi về phía đông là 4 tỉnh bang đầy dấu vết lịch sử của các cha già dân tộc đã làm ra đất nước gấm hoa này. Đây là sinh quán của Cụ Graham Bell, ông tổ của điện thoại thế giới. Tôm hùm và khoai tây thuộc miền P.E.I. ngon nhất thế giới đó nha. Miền đông Canada có những băng sơn mang số tuổi hàng triệu năm và nơi con tàu Titanic lâm nạn khi chạm vào một trong những băng sơn này.

Thắng cảnh ở Canada nhiều vô cùng, tôi nói vô cùng thì hơi quá, nhưng với một đất nước gần 10 triệu cây số vuông, lớn hơn đất nước VN 30 lần, thì kể sao cho hết các cảnh thần tiên.

Sau lễ quốc khánh Canada 4 ngày là đến lễ quốc khánh Hoa Kỳ. Vua Hoa Kỳ là ông Obama vừa đến đây mấy tuần trước.

Sử còn ghi : ngày xưa hồi 1812, khi Canada còn dưới cờ của vương quốc Anh, Canada và Hoa Kỳ đã đánh nhau, nhưng sau đó là thôi luôn, sau đó là anh em kết nghĩa huynh đệ chân tay. Canada liên hệ mật thiết với Hoa Kỳ đến độ cựu thủ tướng Pierre Trudeau đã nói một câu nổi tiếng: Hoa Kỳ mới chỉ ho một cái là bên Canada này đã cảm thấy mình bịnh nặng rồi. Đọc lịch sử Hoa Kỳ ta mới thấy kính nể ông anh cả này. Cách đây 240 năm, 56 đại biểu quốc hội của 13 tiểu bang tiên khởi đã k‎ý tên vào bản tuyên ngôn độc lập tại thủ đô Philadelphia thuộc bang Pennsylvania. Lúc đó dân số Hoa Kỳ mới có 2 triệu 500 ngàn người, nay dân số đã lên tới 310 triệu. Lúc đó quốc kỳ Mỹ mới có 13 ngôi sao tượng trưng 13 tiểu bang lập quốc, bây giờ những 50 ông sao. Một quốc gia hùng cường mọi mặt

Ai cũng bảo Mỹ và Canada thật may mắn là không bị làn sóng di dân Hồi Giáo ồ ạt kéo vào như ở Âu Châu hiện nay. Một trong những l‎ý‎ do khiến Anh Quốc ly khai Liên Âu là vì họ sợ các vị Hồi Giáo này. Rước các vị vào, đàn ông thì đa số có máu quá khích, đàn bà thì có máu đẻ nhiều, chỉ ăn rồi đẻ…

Anh John góp thêm lời ca ngợi nước Cờ Hoa : Tôi chưa thấy nước nào có lãnh thổ thủ đô đặc biệt như Hoa Kỳ. Đất thủ đô Washington DC không thuộc một tiểu bang nào cả. Tuy nó nằm trên đất của tiểu bang Virginia và Maryland nhưng lãnh địa này thuộc quốc hội liên bang quản trị chứ không thuộc phủ tổng thống, thủ đô do một ủy ban quốc hội điều hành. Lạ chứ. Ngoài ra, còn có một luật đặc biệt này nữa là tại thủ đô, không một tòa nhà nào được xây cao hơn Điện Capitol của Quốc Hội, một biểu tượng quyền lực tối cao của Hoa Kỳ. Ngày xưa tỉnh bang Quebec của Canada đã 3 lần trưng cầu dân ‎‎ý đòi ly khai, tại Hoa Kỳ thì khác, không một tiểu bang nào có thể ly khai. Muốn ly khai ư ? Phải có sự chấp thuận đầy đủ của 49 tiểu bang. Minh bạch và rõ ràng quá chứ.

Rồi từ chuyện Hoa Kỳ được chuyển sang chuyện VN. Chuyện nổi cộm tháng qua là chuyện Formosa ở Vũng Áng Hà Tĩnh đền 500 triệu đô la. Có nguồn tin khác nói không phải 500 triệu đô mà là hơn 2 tỷ đô. À, có thể các quan VN đã bỏ túi 3 phần tư rồi chăng. Cho dù là chỉ có 500 triệu đô đi thì khi tới tay người dân, số tiền này còn bao nhiêu? Lại có tin các quan VN đang khuyến khích dân Vũng Áng và các miền lân cận bỏ biển để đi chỗ khác tìm việc khác. Thế nghĩa là một cách khôn khéo bọn chúng sẽ chiếm hết đất của dân, lại bán cho Tàu lần nữa. Lại vừa có tin là chất thải của nhà máy Formosa, thay vì đổ ra biển, bây giờ chúng đang đổ trong rừng.Tổ tiên ơi, xin cứu chúng con với !

Chuyện ăn tiền của Formosa và sợ Tàu Cộng là chuyện quá rõ ràng. Cái gốc gây ra chất độc đã xảy ra bên Đài Loan và Đài Loan đã lắc đầu không cho nhà máy làm việc, Formosa liền chạy sang Cao Mên làm và đã xả chất độc, Formosa đã phải đền thiệt hại cho Cao Mên năm 1989. CSVN phải biết rõ việc này chứ. Biết rõ nhưng cứ cho phép Formosa lập nhà máy ở Vũng Áng. Nay việc vỡ lở, đảng cầm quyền CS không ngậm miệng được nữa bèn đóng kịch kẻ cả tha thứ cho kẻ có tội và ra lệnh bắt báo chí che dấu, như chúng đã từng che dấu việc mất đảo Hoàng Sa và Gạc Ma năm xưa. Tin ngày 8 tháng Bảy : công an Quảng Bình đã đàn áp đẫm máu cuộc biểu tình của 2.000 dân chúng chống Formosa.

Nhà báo Nguyên Thạch ( Danlambao) đã viết : Ngày xưa Lê Chiêu Thống và Trần Ích Tắc có cầu cứu giặc Tàu nhưng chỉ là cá nhân hôn quân, còn hôm nay là một bầy ác thú hèn với giặc ác với dân …

Giáo sư Mai Thanh Truyết đã viết : Chúng ta có thể kết luận rõ ràng là Trung Cộng và Việt Cộng đang hát bài hợp ca ‘Biển Đông’, hợp tấu Mekong, dựng các tụ điểm cho Trung Cộng định cư, trong đó tiếng hát bè trầm của Việt Cộng vô cảm trước nỗi nhục của dân tộc, dâng đất dâng biển để đổi lấy quyền lực và tài sản…

Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã giảng : Tôi thấy cái chết của biển cũng như cá chỉ là ngọn vấn đề. Cái chính gây ra cái chết này là do cái chết của tâm hồn con người, cái chết của lương tâm, của luân l‎‎ý, của l‎ý trí, của chính trị…

Tin nóng bỏng nhất tháng Bảy là phán quyết của Tòa Án LHQ ở La Haye về việc Phi Luật Tân kiện Trung Cộng. Tòa đã ra phán quyết ngày 12 tháng Bảy cho Phi Luật Tân thắng kiện, có nghĩa rằng đường lưỡi bò do Trung Cộng vẽ ra và đòi chủ quyền là không có cơ sở pháp l‎ý quốc tế. Trung Cộng đang phẫn nộ. Chiến tranh có thể xảy ra. Liệu rồi đây CSVN có dám theo chân Phi Luât Tân kiện Trung Cộng tại tòa án quốc tế nữa không? Ai cũng bảo Việt Cộng bị Trung Cộng bịt miệng lâu rồi.

Nhưng thôi, những chuyện này còn dài, ta hãy tạm để đó, tháng sau ta bàn tiếp, bây giờ phải để giấy bàn chuyện đá banh Copa America và Euro 2016 vừa qua.

Tháng Sáu và tháng Bảy là hai tháng sung sướng nhất của phe các nhà quân tử chúng tôi vì là hai tháng chúng tôi gặp nhau liên miên bên cái TV. Vừa được xem, vừa được nghe bình luận, vừa được hò hét khi trái banh đến gần khung thành, vừa được nhậu nhẹt lu bù. Phe các bà xem đá banh thì ít vì có hiểu gì đâu nhưng xem phe liền ông chúng tôi thì nhiều. Chị Ba Biên Hòa nói rất đúng ; Muốn biết và thấy người đàn ông lúc cực sướng ra sao thì cứ xem mặt mấy anh cầu thủ vừa đá lọt lưới đối phương, chứ không phải lúc anh liền ông làm tình. Mấy anh liền ông ngồi xem đá banh cũng vậy. Lúc thấy cầu thủ của phe mình đá lọt lưới là mấy ông cũng thét lớn tiếng như bom nổ vậy. Các cụ còn nhớ chuyện anh John ngày xưa mất con chó không? Năm ấy phe chúng tôi cùng ngồi xem đá banh, anh John ôm con chó trong lòng. Lúc đó cầu thủ Pelé của Brazil lừa được banh rồi đá một cú trời giáng vào thành đối phương, nhưng đường banh không vào lưới mà chạm khung thành rồi bật ra, cả làng đã đứng tim rồi thét lên một tiếng thật lớn, lớn đến độ con chó đang nằm trong lòng của anh John nghe thấy sợ quá, nó vụt chạy ra khỏi lòng anh John rồi chạy biến ra cửa. Mãi 3 ngày sau anh mới tìm thấy nó.

Nói như vậy để các cụ biết phe liền ông gồm các trượng phu quân tử làng tôi ngồi xem banh hào hứng đến thế. Ngày nào cũng có 2 trận sôi động, 2 trận đều vào buổi chiều theo giờ Canada nên thuận lợi vô cùng, trận Euro vào lúc 3 giờ, trận Copa vào lúc 5 giờ. Các cụ xơi cơm trưa xong, làm một giấc ngủ trưa, tỉnh dậy làm một ly cà phê cho tỉnh táo rồi bắt đầu ngồi vào ghế chuẩn bị xem. Trong thời gian chuẩn bị xem và uống cà phê này là lúc các nhà quân tử bình luận về tài nghệ của các cầu thủ và đánh cá về đội nào sẽ thắng.

Riêng giải Copa của Nam Mỹ, năm nay kỷ niệm 100 năm, có 16 đoàn, và đá trên đất Mỹ ở 10 thành phố. Đội banh của Mỹ và Canada cũng được chơi ké nhưng bị loại ngay vòng đầu. Trong danh sách đội của Mỹ có tên một cầu thủ Mỹ gốc VN là Lee Nguyễn. Ai cũng cầu mong trong tương lai Lee Nguyễn sẽ là một siêu sao.

Ngoài kiện tướng Diego Maradona, Argentina còn đẻ ra một siêu sao nữa đó là Lionnel Messi. Trong trận Argentina gặp Bolivia ngày 15 tháng Sáu vừa qua, cả cầu trường đều hô tên Messi và đòi Messi ra sân ngay. Người ta không còn nói tới Argentina mà chỉ còn Messi luôn trên miệng.

Rồi đến trận Argentina và Chile chung kết ngày 26 tháng Sáu trên sân Metlife ở New Jersey. Thật là căng thẳng và gay cấn. Hai bên thủ hòa 0-0 sau 120 phút giao đấu, phải tiến tới việc đá luân lưu 5 trái. Messi được đề cử đá quả đầu tiên. Argentina hy vọng tràn trề vào bàn chân vàng này vì trong quá khứ Messi đã đoạt 5 giải.

Nhưng Messi đã đá hỏng, trái ban bay ra ngoài khung thành, do vậy giải Copa đã về tay Chile.

Xong Copa, bây giờ xin nói tới giải Âu Châu Euro 2016, giải này được dân làng tôi theo dõi đặc biệt vì được tổ chức ở đất Pháp, trên 10 sân vận động khắp nước. Trận mở màn ngày 10 tháng Sáu diễn ra ở sân vận động Paris, giữa đội chủ nhà và đội Romania. Giải này đã khởi đầu từ năm ngoái với 53 nước tham dự, rồi loại bỏ dần và chính thức chỉ còn 24 nước.

Các nhà quân tử chúng tôi đã theo truyền thống cố hữu là đánh cá. Ai thua sẽ phải đãi cả làng một bữa nhậu ở nhà hàng. Ông ODP và anh John cá đội Đức sẽ thắng giải vì dội này được tiếng là đá có chiến thuật, phối hợp đồng đội chặt chẽ. Thế nhưng đội của Đức đã thua, đã bị loại.

Và ai cũng thán phục đội banh của Bồ Đào Nha. Trong trận bán kết ngày 6 tháng Bảy, đội này đã hạ đội của xứ Wales với tỷ số ngoạn mục 2-0. Cầu thủ Cristiano Ronaldo vẫn là ngôi sao sáng chói.

Trận chung kết vào ngày 10 tháng Bảy, đội banh của Bồ Đào Nha đã đánh bại đội Pháp chủ nhà, với tỷ số 1- 0 trong phút thứ 109 lúc đá hiệp phụ thứ nhì, do công của cầu thủ da đen Eder. Bồ Đào Nha lần đầu tiên đã lên ngai vàng vô địch Âu Châu 2016, và lãnh giải 30 triệu Âu kim. Số tiền này chia cho các cầu thủ, mỗi vị trên một triệu. Xưa nay làm ra tiền là công của hai bàn tay chứ công của hai bàn chân bao giờ, thế mà hai bàn chân đá banh đã không phải đẻ ra trăm ra ngàn mà những trên một triệu đồng ! Túc cầu muôn năm !

Ông ODP vui vẻ nói tiếp : Chưa hết đá banh đâu bà con ơi. Chúng ta hãy nghỉ dưỡng sức ít lâu để chờ xem trận thư hùng giữa hai đội vô dịch Nam Mỹ và Âu Châu, Copa America 2016 Chile và Euro 2016 Bồ Đào Nha, sắp xảy ra.

Hết chuyện đá banh, các bà quay vào ông ODP và Anh John đòi 2 vị này đưa đi ăn nhà hàng vì 2 vĩ nhân này đã đánh cuộc là đội tuyển Đức sẽ thắng, nhưng thực sự đã thua đậm. Thấy hai vĩ nhân gật đầu đồng ‎‎ý đi ăn tiệm thì Chị Ba lên tiếng ngăn lại :

-Các bạn ơi, ở dưới phố không có nhà hàng nào nấu ngon hơn món bí tết của bác ODP. Tôi đã được bác đãi bí tết mấy lần, ngon không chê vào đâu được. Xin đề nghị anh John chở Bác ODP đi một siêu thị Canada gần đây để bác mua thịt bò. Mọi người nghe có l‎ý‎ nên đều vỗ tay hoan hô ý của Chị Ba. Anh John và Ông ODP biến đi một nửa giờ rồi về ngay. Và hai người vào bếp làm bí tết. Bữa ăn dã chiến mà ngon lạ lùng. Bác đãi bí tết ‘filet mignon’. Các cụ có biết miếng thịt bí tết này nằm ở vị trí nào trên con bò không? Ông ODP hỏi cả làng như thế, và ai cũng lắc đầu. Ông bèn lấy giấy rồi vẽ hình một con bò và chỉ vào phần sống lưng phía cuối của con bò, ở dưới xương sườn một chút. Miếng thịt chỗ này là ngon nhất. Ta mua về ướp tiêu hành tỏi 10 phút rồi bác chảo lên, chờ cho chảo thật nóng là cho miếng thịt vào, mỗi bên xèo xèo mấy cái là xong. Miếng thịt còn khói ngùn ngụt thì ta cho vào chút nước mắm thật ngon, và ăn với cơm. Các bạn nhớ kỹ nha, người Tây ăn bí tết với magi và bánh mì, còn VN mình ăn với nước mắm và cơm trắng, các bạn đang ăn như thế đây. Các bạn có thấy nó ngon khác thường không ?

Nó ngon thật các cụ ạ. Bí tết ăn với nước mắm và cơm nha. Ngon hết sức. À, nhớ uống với bia lạnh nữa nha. Cơm trên thiên đàng hay cõi Niết Bàn cũng chỉ ngon tới mức này là cùng, thưa các cụ.

Như thường lệ, Cụ B.95 đòi nghe anh John kể chuyện cười. Anh này bao giờ cũng sẵn sàng. Anh bèn xin kể cái hay tuyệt vời của chữ TỬ trong tiếng VN.

Rằng một ngày đẹp trời kia cậu con trai mới hỏi bố : Bố ơi ngày xưa

người ta gọi vợ là gì ? Ông bố trả lời ngay:

- thời xa xưa, các cụ gọi vợ là nương tử,

- thời ông bà, ông gọi bà là thê tử

- thời nay, nhiều lúc mẹ dữ quá bố thường gọi mẹ là sư tử

- thời mai sau, người ta sẽ gọi vợ là bom nguyên tử.

Bà vợ trong phòng nghe xong câu chuyện hỗn láo của hai bố con thì nổi cơn giận bèn chạy ra với nét mặt hầm hầm :

- Bố con mày muốn một trận nhừ tử hả ?

Hai bố con sợ quá liền chắp tay đọc câu kinh quen thuộc : Lạy Chúa , xin cứu chúng con trong giờ lâm tử Amen’.

Trà Lũ

LTS : Bạn đọc đã có bộ ‘ Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’ chưa ? Một bộ gồm 4 cuốn sách 300, 400, 500, 600 chuyện, có hơn 1800 tiếng cười. Tiếng cười là thuốc trường sinh, một tiếng cười bằng 10 thang thuốc bổ. Laughter is the best medicine. Đây là món quà rất qu‎‎ý và trang nhã, cho mình và tặng thân nhân. Giá $ 85 Mỹ kim hay Gia Kim. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả : petertralu@gmail.com

 
Đường nào Chúa dắt con đi
Lê Thị Thơm
18:43 13/07/2016
ĐƯỜNG NÀO CHÚA DẮT CON ĐI

LTS: Đây là câu chuyện có thực về một nữ tu mà nhân vật “tôi” không còn ở trên thế gian này nữa.

Tôi sinh ra trong một gia đình mà bố mẹ theo đạo giòng, nghĩa là từ thời ông bà cố cuả bố mẹ tôi đã là người Công Giáo.

Năm 1954 khi đất nước chia cắt hai miền Nam Bắc, bố mẹ tôi di cư từ Bắc vào Nam, sinh sống ở một trại định cư mà toàn tòng là người Công Giáo Bắc Kỳ. Xứ đạo này nằm trong tỉnh Biên Hoà, nay là tỉnh Đồng Nai.

Tôi được sinh ra và lớn lên trong xóm đạo ấy. Bố Mẹ tôi có bốn người con: hai trai và hai gái mà tôi là gái út. Về những kỷ niệm thơ ấu, tôi không nhớ gì nhiều lắm. Chỉ biết rằng là con cái trong xóm đạo thì đi học trường đạo, đi lễ nhà thờ mỗi ngày: sáng lễ, chiều chầu và tối cùng gia đình đọc kinh trước khi đi ngủ.

Có một sự kiện đã ảnh hưởng và làm thay đổi cuộc đời tôi sau này. Đó là suốt thời thơ ấu tôi đi học ở trường xóm đạo, những người dạy tôi phần lớn là các soeurs. Với trang phục “núp” trên đầu cùng với áo dòng đen hay trắng, hình ảnh cuả các Soeurs ấy đã đem đến cho tâm hồn bé nhỏ cuả tôi như là thần tượng, vì ở họ toát ra một điều gì thánh thiện và cao cả, đã khiến tôi mang một ước mơ. Đó là, tôi sẽ đi tu để thành Soeur!

Tôi nhớ lúc còn bé, mẹ hỏi sau này con muốn làm gì. Tôi đã không ngần ngại trả lời là muốn làm Soeur. Mẹ bảo thế thì phải có ơn gọi. Tôi nói ơn gọi là gì, mẹ trả lơì là phải được Chuá chọn. Tôi ngây thơ hỏi làm sao được Chuá chọn, mẹ bảo phải cầu xin. Thế là từ đó mỗi ngày đi lễ buổi sáng và tối đọc kinh trước khi ngủ, tôi nhất nhất xin Chuá chọn tôi làm Soeur.

Khi học hết lớp Năm tiểu học, tôi đươc cha xứ đỡ đầu cho vào trường dòng tu nữ. Cha nói với bố mẹ tôi rằng tôi là đưá bé ngoan đạo, cần được đi tu để sau này làm việc cho Chúa. Lúc đó tôi thật vui sướng và hãnh diện vì biết rằng lời cầu xin của tôi đang được Chúa nhận lời.

Thấm thoát những năm ở trường dòng, chưa kịp học xong lớp 12 trung học thì biến cố 30 tháng Tư ập đến. Mẹ bề trên cho biết ai muốn tiếp tục tu thì ở lại, ai muốn hoàn tục thì tự ý chọn. Một số bạn tu của tôi trở về sống với gia đình bố mẹ. Lòng tôi lúc đó giao động không biết nên ở hay về. Ở lại thì không biết tương lai cuả những tu sinh sẽ như thế nào trong chế độ mới, trở về nhà thì giấc mơ làm Soeur để phụng sự Chúa coi như không thành. Tôi đâm ra hoang mang. Tôi nhớ đến bố mẹ, anh chị ở nhà và cầu nguyện cho họ được bình yên. Đang khi cầu nguyện, lời nói cuả mẹ bỗng chợt đến trong đầu tôi: ”Hãy cầu xin”. Chỉ ba chữ này mà trong lúc bối rối tôi đã quên mất! Tôi chợt bừng tỉnh và bình tĩnh trở lại. Tôi xin Chúa dắt tôi đi, nhưng dắt tôi đi “theo ý cuả tôi” là cho tôi được làm Soeur.

Nhà dòng biết rằng dưới chế độ mới, việc cấm cách, kể cả bách hại đạo Chúa sẽ xẩy ra, trong đó việc đóng cửa các cơ sở tôn giáo sẽ là những bước đầu. Do đó mẹ bề trên cho các tu sinh chúng tôi biết nếu ai muốn khấn trọn đời “non” thì sẽ được “chuẩn”. Tôi vô cùng sung sướng xin đươc “ơn” ấy, và hồi hộp chờ đợi.

Ngày khấn trọn đời cho chúng tôi được tổ chức đơn giản chứ không trang trọng như xưa. Số nữ tu được chọn không nhiều lắm. Số khách mời tham dự cũng giới hạn. Bố mẹ tôi có mặt trong ngày tôi nhận áo dòng. Họ rất vui, còn tôi thì vui khỏi nói. Đó là ngày giấc mơ tôi thành sự thực vì chính Chúa đã chọn tôi. Trong thánh lễ khấn trọn đời hôm đó,có trích đoạn phúc âm nói Chúa sai 72 môn đệ đi rao giảng tin mừng. Có một câu mà tôi nhớ mãi, là “ Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói”, tiên đoán những nghịch cảnh mà chúng tôi sẽ gặp sau này. Kết thúc thánh lễ là bài hát Kinh Hoà Bình:” Lạy Chuá từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người….” Tôi rất xúc động khi hát bài này, và tất cả chúng tôi đã hát với lòng đầy nhiệt huyết, với hết tâm tình, và tự nhủ sẽ dùng những lời trong bài hát này như là hành trang đi vào đời tận hiến cho Chúa.

Sau lễ khấn trọn đời, tôi ở lại nhà dòng thêm vài tuần rồi nhận “bài sai” trở về phục vụ xứ đạo quê tôi. Về đến nhà tôi mới hay biết là bố tôi không còn ở nhà. Ông đã bị bắt trước đó vài ngày. Bố tôi, đối với chế độ mới mang hai tội lớn: làm chánh trương hoạt động cho xứ đạo, và làm đội trưởng đội nhân dân tự vệ xóm đạo. Những ngày cuối tháng Tư đen, ông chỉ huy lính dưới quyền chống lại cộng sản khi họ tràn vào xóm đạo! Không khí gia đình tôi lúc này thật hoang mang, nao núng và sợ hãi. Mẹ tôi và cha xứ bảo tôi không nên ở lại, mà phải đi một nơi khác.Chúng tôi cầu nguyện, xin ơn soi sang. Hôm sau tôi trở lại nhà dòng, gặp mẹ bề trên trình bày hoàn cảnh. Mẹ bề trên suy nghĩ rồi cuối cùng làm “bài sai” cho tôi về một xứ đạo xa lắc xa lơ ở miền Tây, nơi đây có một linh mục già chính xứ, mà trước kia có quen biết bố tôi từ ngoài Bắc trước năm 1954. Cha nhận tôi và bao che cho tôi được ở nơi này, và chắc Chúa cũng che chở cho tôi trong suốt thời gian tôi sống ở đây. Những năm tháng ở đây, tôi không dám trở lại nhà thăm mẹ và anh chị vì sợ lôi thôi với đám công an xóm đạo. Thảng hoặc mẹ tôi lén lút xuống thăm tôi mỗi năm một lần, còn chỉ biết tin tức nhau qua lời nhắn gửi.

Tôi cần phải kể những gì tôi làm trong suốt thờì gian ở với cha xứ trong xóm đạo này. Sinh hoạt thường nhật cuả tôi - một nữ tu không mặc áo dòng – là cuốc đất, trồng khoai, sắn, bắp, rau kể cả mò cua bắt ốc làm kế sinh nhai bưã rau bưã cháo qua ngày, nuôi tôi và nuôi cả cha xứ già. Xóm đạo này nghèo lắm. Bổn đạo kiếm cơm ngày hai bưã chưa no, lấy đâu giúp đỡ cha xứ! Đôi khi có lễ cưới, lễ tang hay rửa tội, thì giáo dân “ lại quả” cha xứ bằng những hiện vật như con cá, mớ tôm, vài bẹ chuối, vài lon gạo…. chứ không bằng tiền. Nhà cuả giáo dân thì nhà tranh vách đất; nhà thờ thì cũng nghèo không kém: nền đất, mái tranh, trông thật tang thương. Nhiều khi tôi nghĩ chắc nơi này (“nhà thờ” như vậy) không xứng đáng cho Chuá ngự, nhưng nhớ lại khi Chúa ra đời trong một hang đá của bò lưà, lòng tôi cũng bớt băn khoăn! Tổng số giáo dân chưa quá trăm người. Họ ở rải rác trong vòng bốn, năm cây số vuông. Vào ngày Chúa Nhật hay lễ lớn, ai gần thì đi bộ, xa thì chèo thuyền đến nhà thờ. Đây là nơi sông ngòi chằng chịt, thuyền là phương tiện chính cho việc di chuyển.

Ngoài những sinh hoạt hàng ngày, tôi còn phải chèo thuyền đưa cha xứ đi kẻ liệt khi có nhu cầu, có khi mất một, hai giờ mới đến nơi giáo dân cần là chuyện thường. Nhớ có lần đưa cha xứ đi xức dầu cho một giáo dân hấp hối, khi ra đi trời đã về chiều. Mất hai giờ thuyền mới đưa cha xứ đến nơi. Làm xong các phép thì trời tối mà con nước lại ngược không thể về được. Đành phải tá túc ở lại nhà giáo dân, đợi sáng sớm con nước xuôi mới lên thuyền chèo về. Đến nhà xứ, cha con mệt bở hơi tai! Rồi tôi còn phải đi thăm viếng những người già yếu, bệnh tật, hấp hối. Ngoài ra còn dạy giáo lý “chui” cho các thiếu nhi nữa. Công việc hàng ngày coi vậy mà vất vả, nhất là đối với một nữ tu chân yếu tay mềm như tôi. Nhớ có một lần mẹ tôi đến thăm, thấy tôi bà chảy nước mắt, nói: “Mẹ không nhận ra con. Con đen, gầy và già hẳn đi!”.

- Tôi cười và an ủi mẹ:” Có ai đi tu mà sướng bao giờ!”.

Lần cuối cùng mẹ đến thăm, bà cho biết cha tôi đã chết trong một trại tù ngoài Bắc tận Vĩnh Phú. Vĩnh Phú là nơi nào? Tôi không biết địa danh này ở đâu; và môt tin nữa là hai anh và chị tôi đã vượt biên thành công, được định cư ở Mỹ. Tôi đã khóc hết nước mắt khi nghe tin Bố chết. Kể từ sau 30 tháng Tư, gia đình tôi tan nát: người thì mất, kẻ còn thì ly tán mỗi người mỗi phương. Tôi chỉ biết cầu nguyện dâng lên Chuá hoàn cảnh gia đình tôi và hoàn cảnh cá nhân tôi.

Sau này mấy năm liền tôi không gặp mẹ, nhưng qua lời nhắn, mẹ nói sẽ đi Mỹ theo diện anh tôi bảo lãnh, và cũng nhắn với tôi là sau khi qua Mỹ bà sẽ làm giấy tờ bảo lãnh tôi.

Thời gian thắm thoát trôi qua, rồi tôi nhận được giấy bảo lãnh cuả mẹ. Thật ra tôi không màng chuyện ra đi vì luôn cho rằng là một nữ tu – môn đệ cuả Chuá - ở đâu cũng là phục vụ Chuá, hơn nưã nơi nghèo khó này đã cưu mang tôi và nhất là cha xứ già đã giúp đỡ tôi về mặt tinh thần và đức tin. Bao nhiêu năm gắn bó với cuộc sống nơi này, với giáo dân nghèo nhưng hiền lành, chân chất, tôi có cảm tưởng mình như là người sinh trưởng tại đây chứ không phải là dân từ đâu đến trú cư.

Qua những năm lao động vất vả, ăn uống kham khổ và thiếu thốn, người tôi gầy rạc hẳn đi rồi ngã bệnh phải vào nhà thương. Ở đây bác sĩ cho biết là tôi có một cục bướu trong buồng trứng và phải cắt bỏ. Phần giải phẩu đã xong và hơn mười ngày sau, nhờ ơn Chúa, tôi bình an trở về, mặc dầu sức khoẻ rất yếu. Đang tình trạng như vậy, thì tôi nhận được điện tín cuả mẹ từ Mỹ, nói bà lâm trọng bệnh và muốn gặp tôi trước khi chết. Sau một tuần, tôi lại nhận được giấy cuả nhà thương, nơi mẹ điều trị,bác sĩ xác nhận mẹ đang trong tình trạng chờ chết (hospice). Đến lúc này tôi hoảng hốt thực sự. Bố chết tôi không thấy mặt. Xác bố giờ phiêu bạt ở đâu trong nấm mồ hoang nào nơi đất Bắc tôi không bao giờ biết. Nay mẹ sắp lià đời, tôi phải làm sao? Cha xứ già khuyên tôi bằng mọi cách phải ra đi gặp mẹ tôi lần cuối trước khi bà chết.

Tôi đánh liều lên Sài gòn vào thẳng tòa lãnh sự Mỹ, trình bày hoàn cảnh cuả tôi với giấy tờ đang được mẹ bảo lãnh, giấy bác sĩ xác nhận tình trạng của mẹ tôi sắp chết. Nhân viên phỏng vấn thông cảm và hưá sẽ hoàn tất thủ tục cho tôi qua Mỹ gặp mẹ trong thời gian sớm nhất. Rồi tôi nhận được chiếu khán qua Mỹ. Tính ra sau khi mổ bướu buồng trứng cho đến lúc được cấp chiếu khán, thời gian là bốn tuần. Sau ca mổ sức khoẻ chưa bình phục, phải chạy ngược chạy xuôi lo giấy tờ đi Mỹ, cộng thêm đầu óc căng thẳng, sức khoẻ của tôi rất suy sụp. Ở phi trường Tân sơn Nhất, khi lên máy bay, tôi phải ngồi xe lăn. Sau 2 chuyến bay dài gần 20 giờ, máy bay đáp xuống phi trường San Francisco. Người ra đón tôi cho biết là mẹ đã chết trước đây 4 giờ rồi! Tôi nấc lên, lặng người đi không khóc được mà nước mắt thì chảy ướt đẫm áo tôi. Tang lễ cho mẹ rồi cũng xong, và tôi tính ngày trở về Việt Nam.

Tôi có một người bạn tu trước kia cùng dòng đã qua Mỹ được mấy năm theo diện vựơt biên mà tôi gặp lại trong đám tang mẹ. Chị nói rằng ở đâu cũng là tu, là phục vụ Chuá, nhất là ở đây ( Mỹ này ),dòng tu nữ rất thiếu và nữ tu ở đây rất cần. Chị khuyên tôi hãy cố gắng xin được ở lại Mỹ và tiếp tục cuộc sống tu trì. Tôi rất băn khoăn không biết tính thế nào. Tôi cầu xin Chuá chỉ cho tôi đường đi. Một vài ngày sau bình tĩnh trở lại, tôi đến Sở di trú trình bày hoàn cảnh cuả tôi: cha bị bắt, bị chết trong tù cải tạo; trước khi mẹ chết tôi không được gặp mặt; sau 30 tháng tư tôi phải sống phiêu bạt, hiện tại không còn thân nhân ở Việt Nam….Câu chuyện cuả tôi cảm động đến nhân viên di trú, và cuối cùng tôi được hợp thức hóa ở lại Mỹ.

Chí hướng theo đuổi đời sống tu trì lúc nào cũng ở trong tôi. Khi tìm hiểu cuộc sống tu ở đây, tôi được giới thiệu gặp một Soeur là mẹ bề trên. Tôi nói ý nguyện xin được tiếp tục tu ở bên này. Mẹ bề trên của tu hội này cho biết, tôi cần giấy giới thiệu từ mẹ bề trên cuả dòng tôi ở Việt Nam chuyển qua dòng bên này. Mọi thủ tục diễn tiến dể dàng và tốt đẹp. Tôi bây giờ nhập vào “dòng” đời mới ở xứ người, theo đúng nghiã đen và nghĩa bóng.

Chỗ tôi ở là một căn nhà 4 phòng ngủ. Tu hội có sáu nữ tu và mẹ bề trên. Cứ 2 nữ tu ở một phòng, phòng còn lại dành cho mẹ bề trên. Công việc mới cuả tôi là đi làm ở nhà trẻ 11 tiếng: từ 7 giờ sáng đến 6 giờ chiều, 5 ngày/ tuần. Số tiền kiếm được đưa mẹ bề trên quản lý để trang trải phí tổn nơi ăn chốn ở, điện nước v.v…Sống trong tu hội ít lâu, tôi thấy 5 nữ tu bạn cũng đại để làm việc giống tôi: hoặc giữ trẻ, hoặc làm ở nhà hàng, hay làm ở hãng xưởng. Tôi suy nghĩ nếu ai cũng đi làm kiểu này thì làm sao tu hội khá lên được. Tôi trình bày ý nghĩ cuả tôi với mẹ bề trên thì được bảo là thời gian đầu cứ tạm như thế rồi sau sẽ tính.

Mà rồi cũng chẳng thấy có gì thay đổi! Tôi xin mẹ bề trên cho tôi đi học buổi tối và lấy thêm lớp nào có vào cuối tuần để sau này có trình độ khá mới có thể giúp tu hội tiến hơn lên. Cuối cùng thì mẹ bề trên cũng đồng ý với tôi. Việc tu trì và sinh hoạt cuả tôi cứ như thế kéo dài được ít năm: ngày đi làm 11 tiếng, tối đi học thêm, cuối tuần cắm đầu vào bài vở. Kết quả tôi kiệt sức phải vào nhà thương. Bác sĩ ở đây khám phá ra là tôi bị ung thư và có lây lan (di căn). Tôi được hoá trị và xạ trị (chemo và radiation). Xong giai đoạn đầu điều trị kéo dài cả nửa năm, tình hình sức khoẻ cuả tôi có vẻ khả quan. Tôi đi làm lại, và đến những lớp tối như trước. Nhưng tình trạng này không kéo dài được bao lâu, vì những lần tái khám sau này bác sĩ cho biết tôi đang sắp sưả vài giai đoạn cuối cuả căn bệnh. Mà lúc này tôi cũng cảm thấy mệt mỏi. Việc làm toàn thời gian (full time) giảm xuống bán thời gian (part time), như vậy lợi tức mang về đóng góp cho tu hội không được như trước. Mẹ bề trên có vẻ không vui. Rồi đến một ngày mẹ bề trên gọi tôi nói chuyện riêng và cho tôi biết không thể tiếp tục (tu) ở đây (trong nhà này) vì số tiền tôi đưa về không đủ chi trả những phí tổn sinh hoạt cho tôi. Và như vậy có nghĩa tôi đang là gánh nặng cho mẹ bề trên và tu hội. Tôi buồn lắm, suy nghĩ không biết phải giải quyết thế nào. Tôi xin mẹ bề trên cho tôi một vài tháng để tôi lo liệu rồi sẽ ra đi, mặc dù lúc đó tôi chưa biết sẽ phải lo liệu thế nào.

Ờ bên Mỹ này, tôi có 2 anh và 1 chị đi vượt biên, định cư ở đây trước tôi nhiều năm, nhưng xét cho cùng tôi không thể về ở với ai được. Ông anh cả cuả tôi, trong đám tang mẹ có nói với tôi: “ Bây giờ anh theo đạo khác, chỉ có Thượng đế là trên hết chứ không còn anh em gì nữa!”. Lúc đó đau buồn vì mẹ mới mất, giận vì lời nói cuả anh, tôi chẳng thèm trả lời. Chỉ suy nghĩ sao anh mình lại theo một cái đạo lạ đời như vậy!. Tôi cũng không thể ở với chị tôi được, vì chị bảo chồng chị khó tính lắm, ngay cả chị còn phải sợ anh ấy. Còn lại người anh ở xa đã có vợ, có con, tôi lại càng không dám phiền hà đem cái thân bệnh hoạn này đến mà quấy quả! Mà thật ra từ ngày nào đến giờ, ngoại trừ lúc mẹ chết, anh chị em tôi ít khi nào có dịp gặp nhau. Hoàn cảnh cuả tôi thật vô cùng nghiệt ngã, mỗi lần nghĩ đến nước mắt tôi lại tuôn trào. Những giọt nước mắt tủi hờn này chắc Chuá giữ lại cho tôi để tôi còn chút gì an ủi thân tôi.

Rồi một buổi chiều thứ Tư, như thường lệ tôi đến lớp tối sau khi rời nhà trẻ. Vào giảng đường thấy không còn chỗ, tôi đứng dựa tường nghe giảng. Nhưng sao thấy mệt quá, tôi khụyu xuống, mắt nổ đom đóm, tai lùng bùng, người như đi trên mây. Tôi mơ màng nghe tiếng “ Help! Help! Call 911” rồi không biết gì nưã.

Khi tỉnh dậy, định thần một lúc tôi mới biết là mình đang ở trong nhà thương. Lại nhà thương ! Sau khi được cấp cứu và ở lại hơn 1 tuần, sức khoẻ tôi tương đối ổn định, và nhà thương chuẩn bị cho tôi về nhà. Nhưng thực sự tôi không có nơi để về!. Lời hưá cuả tôi với mẹ bề trên là cho tôi một vài tháng để tôi sắp xếp ra đi, nay thời gian ấy đã đến hạn. Tôi gặp một cán sự xã hội (social worker) cuả nhà thương, trình bày hoàn cảnh cuả tôi. Ông ta thông cảm và hứa giúp tôi làm hai việc trước mắt: xin tiền bệnh (SSI) cho tôi và tìm cho tôi một chỗ ở.

Mấy ngày sau ông ta trở lại. Theo sau là một phụ nữ đứng tuổi. Ông giới thiệu tôi với cô ta, và nói với tôi rằng, cô sẽ đưa tôi về nhà cô ấy và giúp tôi chỗ ở. Tôi đang ngỡ ngàng và ngạc nhiên thì người phụ nữ gật đầu chào, nắm lấy tay tôi và tươi cười bảo chị sẽ giúp em và đừng ngại gì cả.

Về nhà chị ở, tôi thấy có mình chị và ông chồng đã về hưu. Vợ chồng chị đối đãi và săn sóc tôi tận tình. Tôi nói với chị là tôi cảm thấy rất áy náy, khi không đem lại sự khốn khó đến cho vợ chồng chị. Tôi cũng nói cho chị biết căn bệnh ung thư cuả tôi sắp vào giai đoạn cuối và nhờ chị tìm cho tôi một Nursing Home ở cho đến khi chết. Chị nói chị đã biết tất cả bệnh tình cuả tôi, và bảo tôi cứ yên tâm ở đây, và nếu có chết cũng chết ở đây. Mắt tôi nhòa lệ vì lòng bao dung cuả chị. Những câu hát trong kinh Hoà Bình khi xưa lại vang lên trong đầu tôi, mà lúc này người thực hành những câu hát ấy chính chị chứ không là tôi! Tôi có linh cảm là Chuá đã quan phòng và sắp xếp cho tôi được gặp chị để được chị giúp trong lúc ngặt nghèo và sau hết này (tôi muốn nói thêm: vợ chồng chị là Phật tử. Trên bàn thờ trong phòng khách nhà chị có đặt tượng Phật Bà Quan Âm, hai bên có hai bình hoa sen và hai ngọn nến lúc nào cũng thắp sáng. Bàn thờ trông thật đơn giản, nhưng tôi thấy khung cảnh đượm không khí thật an bình và thanh thoát)

Căn bệnh cuả tôi đang vào giai đoạn cuối. Bác sĩ nói việc điều trị không còn giúp gì cho tôi được nưã. Biết như vậy, chị hỏi tôi khi mất đi tôi muốn chị làm gì cho tôi; ý nói muốn tang lễ như thế nào. Tôi thưa với chị là tôi đã lo liệu xong. Chị ngạc nhiên nói lo liệu thế nào mà sao chị lại không biết. Tôi nói trước đây mấy tuần khi vợ chồng chị có việc đi ra khỏi nhà, tôi đã gọi nhà quàn đến và trao cho họ số tiền ít ỏi còn lại cuả tôi để dành, và bảo họ giúp tôi theo số tiền tôi có. Tôi khóc, bảo rằng tôi đã làm khổ vợ chồng chị nhiều rồi, chỉ nguyện xin Thiên Chúa thay tôi trả công cho vợ chồng chị.Chị nói chống chế là săn sóc tôi chị đã được nhà nước trả rồi. Ý chị nói chương trình săn sóc người bệnh tại nhà trả cho chị. Tôi bảo chương trình ấy trả cả tháng chỉ đáng 1 ngày công mà chị làm cho tôi.

Những cơn đau xảy đến cho tôi liên tục hơn. Thuốc giảm đau duy nhất là Morphine cũng tăng liều lượng hơn, nhưng không vì thế mà cơn đau giảm xuống. Y tá chương trình Home Care đến tôi thường xuyên hơn. Người tôi hoàn toàn bất lực, nằm chịu đựng những cơn đau đổ xuống kéo dài như bất tận. Một lần soi gương, tôi không dám tin đó là hình ảnh cuả mình. Trong những ngày đau cùng cực, chị luôn bên cạnh an ủi tôi. Dẫu vậy tôi vẫn thấy cô đơn và sợ hãi.

Sau những cơn đau kéo dài, khi tỉnh dậy,nhìn lên ảnh Lòng Chúa Thương Xót tôi luôn cầu xin:

Chuá ơi,

Đoạn đường nào Chuá dắt con đi

Hay đoạn đường Chuá bắt con đi

Cuộc lữ hành giờ đây đà hết

Xin dâng Ngài hồn con héo uá

Với xác thân héo hon tàn tạ

Và dâng Ngài đời con lỡ dở

Cho con vào giấc ngủ ngàn thu

Amen.

Tôi quằn quại trong những cơn đau tột cùng và cuối cùng cuả căn bệnh ung thư quái ác, để rồi không còn sức chịu đựng, tôi thiếp đi và không bao giờ trở dậy nữa.

Lê Thị Thơm
 
Chúa chọn ta
Đinh Văn Tiến Hùng
18:32 13/07/2016
Chúa chọn ta

“Không phải anh em đã chọn Thày, nhưng chính Thày đã chọn anh em” để anh em ra đi sinh hoa trái.” ( Jn.15 : 16 )

Sự hiện hữu tất cả chúng ta,
Dù sống sang giàu hay nghèo nàn,
Dồi dào sức khỏe hay bệnh hoạn,
Bằng lòng chấp nhận chớ phàn nàn.

Như người đầy tớ trước khi đi,
Chủ chia tiền bạc chớ phân bì,
Hãy sinh lợi tức theo phần vụ,
Là điều quan trọng phải khắc ghi.

Chúa chọn Giu-đa theo ý Ngài,
Nhưng ông đã lựa con đường sai,
Ba mươi đồng bạc hơn cả Chúa,
Kết thúc cuộc đời thật bi ai.

Chúa gọi Phê-rô với tông đồ,
Các ông mau mắn không chần chờ,
Đi theo tiếng Chúa tin vững mạnh,
Dẹp bỏ sướng vui của thế trần.

Cuộc đời trôi nổi như phù vân,
Sáng hoa nở đẹp chiều héo tàn,
Say mê mãi lo toan tích lũy,
Khi ra đi mang hết được đâu.

Ý Thiên Chúa quyết định từ đầu,
Nhận ta để cứu vớt từ lâu,
Chúa gọi nhưng ta phải đáp trả,
Với tình yêu mến thật ân sâu.

Sự hiện hữu mỗi người chúng ta,
Sống đức tin phải biết nhận ra,
Tất cả đều nằm trong tay Chúa,
Phó thác tuân theo Thánh Ý Ngài.

Lạy Chúa ! Xin dạy con đếm tháng ngày mình sống,
Để ngõ hầu tâm trí con luôn được khôn ngoan. (*)
Dù thuyền con trôi nổi giông bão nguy nan,
Vẫn vững tâm luôn luôn đi theo tiếng Chúa gọi.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG

(*) Thánh Vịnh 90 : 12

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Một Đóa Hồng
Vũ Đình Huyến, Lm
18:26 13/07/2016
MÔT ĐÓA HỒNG
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm. (CMC)
Thưa đây một đóa hoa hồng
Và đây một án hương lòng hoang vu..
(Trích thơ của Nguyễn Bính)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 07 – 13/07/2016: Thảm trạng của Kitô hữu Trung Đông trước những cuộc chiến bất tận
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:25 13/07/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Tòa án quốc gia thành Vatican tuyên án vụ Vatileaks 2

Sau phiên tòa kéo dài 8 tháng, Tòa án quốc gia thành Vatican đã kết án hai viên chức Vatican, nhưng tha bổng hai nhà báo người Ý, trong vụ án “Vatileaks II”.

Trong phán quyết đưa ra hôm thứ Năm, 7 tháng Bẩy, 2016:

- Đức Ông. Lucio Vallejo Balda, nguyên thư ký của Hội Đồng Các Vấn Đề Kinh Tế Tòa Thánh, bị kết án rò rỉ các tài liệu bí mật của Vatican cho các phóng viên. Tòa tuyên án mười tám tháng tù giam.

- Francesca Chaouqui, là người mà các công tố viên cho là kẻ chủ mưu của vụ rò rỉ này, bị kết tội âm mưu. Tuy nhiên, vì Tòa án thấy không có bằng chứng kết luận rằng cô đã thực tế trao các tài liệu cho các phóng viên, cô chỉ bị mười tháng tù giam – nhưng đình chỉ thi hành án trong năm năm thử thách; nghĩa là trong vòng 5 năm tới, nếu Francesca Chaouqui không phạm một tội khác thì án mười tháng tù giam được hủy bỏ. Nếu cô phạm vào một tội khác, cô ta phải thi hành hình phạt của án đó cộng với mười tháng tù giam của án này. Như vậy Chaouqui, giờ đây đã gần sinh con, được phóng thích tại tòa .

- Nicola Maio, nguyên thư ký cho Đức Ông Vallejo Balda, được tuyên bố vô tội vì không tham gia vào âm mưu này.

- Gianluigi Nuzzi và Emiliano Fittipaldi, là hai nhà báo Ý đã xuất bản những cuốn sách dựa trên các tài liệu bị rò rỉ, đã được tha bổng, trên cơ sở đó họ là công dân Ý hoạt động bên ngoài Vatican, không thuộc thẩm quyền tài phán của quốc gia thành Vatican.

Phán quyết của tòa án được coi là nhẹ hơn rất đáng kể so với đề nghị của các công tố viên. Trước đó, các công tố viên đã đề nghị mức án ba năm và chín tháng cho Chaouqui; ba năm và một tháng đối với Đức Ông Vallejo Balda.

Đức Ông Vallejo Balda sẽ không phải ngồi tù đến 18 tháng vì đương sự đã bị bắt nhiều tháng trước khi phiên tòa kéo dài 8 tháng này được mở ra. Xét vì Đức Ông Vallejo Balda đã nhận tội, Đức Thánh Cha cũng có thể sẽ ân xá cho đương sự.

Phán quyết của tòa án cho thấy những yếu điểm của các công tố viên. Mặc dù Chaouqui được xem là nhân vật trung tâm trong vụ này - và các thẩm phán cũng tin chắc về vai trò của cô trong vụ án – các công tố viên đã không trình ra được những bằng chứng thuyết phục rằng cô ta đã tham gia vào vụ rò rỉ này.

Trường hợp vô tội của ông Maio là hiển nhiên. Ông chưa từng gặp các nhà báo là những người nhận được các tài liệu bị đánh cắp. Vụ rò rỉ xảy ra sau khi ông kết thúc công việc với Đức Ông Vallejo Balda.

Và thực tế là tòa án quốc gia thành Vatican không có quyền tài phán trên Nuzzi và Fittipaldi, khiến cho các quan sát viên nghĩ rằng các công tố viên có thể đã lãng phí thời gian của họ. Tuy nhiên, phát ngôn viên của Tòa Thánh là Cha Federico Lombardi, nói việc truy tố các phóng viên là cần thiết để chứng minh quyết tâm của Vatican muốn chặn đứng các vụ rò rỉ. Lựa chọn duy nhất, theo cha Lombardi, “là can đảm giải quyết vấn đề và hiểu rõ trách nhiệm thực tế của các phóng viên, mặc dù Tòa Thánh thấy trước sẽ gây ra những ý kiến có tính luận chiến về vấn đề tự do báo chí”

Chaouqui, người thề rằng cô ta sẽ thụ án tù bất kỳ phán quyết nào của tòa nói rằng kết luận này của tòa đã kết thúc “một phần đau đớn nhất của cuộc đời tôi.” Cô tuyên bố rằng phán quyết này sẽ thuyết phục Đức Giáo Hoàng Phanxicô rằng “Tôi không bao giờ phản bội ngài.”

Đối với Nuzzi và Fittipaldi - và các nhà báo ủng hộ họ - phán quyết của tòa là một sự xác minh công việc của họ như các phóng viên. Các luật sư của các nhà báo lập luận rằng các thân chủ của họ chỉ săn lùng để công bố sự thật về vấn đề kinh tế của Vatican, và họ có quyền dùng các tài liệu có trong tay.

Các bị cáo có ba ngày để kháng cáo quyết định của tòa án nhưng không ai kháng cáo.

2. Người nghèo là kho tàng của Giáo Hội

Anh chị em ở trong tim Giáo Hội và anh chị em cho phép chúng tôi gặp gỡ Chúa Giêsu, vì toàn cuộc sống của anh chị em nói về Ngài.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong buổi tiếp kiến đoàn hành hương 200 người nghèo thuộc các giáo phận Pháp lúc 9 giờ sáng hôm 6 tháng 7 trong đại thính đường Phaolô Đệ Lục.

Đức Thánh Cha nói:

“Dù hoàn cảnh, lịch sử và gánh nặng của anh chị em thế nào đi nữa, thì chính Chúa Giêsu tụ họp chúng ta; Ngài tiếp đón từng người như họ là, và trong Ngài chúng ta tất cả là anh chị em với nhau, con của cùng một Thiên Chúa Cha. Với các vị đồng hành với anh chị em, anh chị em làm chứng cho tình huynh đệ, yêu thương trợ giúp nhau, tạo điều kiện cho nhau đi hành hương, và anh chị em trao ban chính Chúa Giêsu cho họ và cho tôi. Vì Chúa Giêsu đã muốn chia sẻ điều kiện của anh chị em, vì yêu thương, Ngài đã trở thành một người trong anh chị em: bị người khác khinh rẻ, quên lãng, một người không là gì cả. Nhưng Giáo Hội yêu thương và ưa thích điều Chúa Giêsu đã yêu thương và ưa thích. Giáo Hội sẽ không an lòng cho tới khi nào không tới với tất cả những người sống kinh nghiệm bị khước từ, loại bỏ và không có giá trị đối với người khác.”

Đức Thánh Cha cũng cám ơn các người đồng hành với đoàn hành hương người nghèo vì tất cả những gì họ đã làm để giúp các anh chị em này về hành hương Roma trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Họ đã trung thành với lý tưởng của cha Giuseppe Wresinski, chia sẻ cụ thể điều kiện sống của dân nghèo, chứ không yêu thương trong lý thuyết. Các lý thuyết trừu tượng dẫn đưa tới các ý thức hệ và các ý thức hệ dẫn đưa chúng ta tới chỗ chối bỏ rằng Thiên Chúa đã làm người như chúng ta. Cuộc sống chia sẻ với người nghèo biến đổi và hoán cải chúng ta. Anh chị em đã bước vào cuộc sống và sự thất vọng của người nghèo và đã dấy lên một cộng đoàn tái trao ban cho họ một cuộc sống, một căn cước, một phẩm giá. Và Năm Thánh Lòng Thương Xót là dịp giúp tái khám phá và sống chiều kích liên đới, huynh đề, trợ giúp và nâng đỡ nhau. Anh chị em hãy duy trì lòng can đảm giữa các âu lo, duy trì niềm vui và hy vọng. Ước chi ngọn lửa ấy đừng tắt ngấm nơi anh chị em.

Đức Thánh Cha đã phó thác cho các anh chị em nghèo một sứ mạng: đó là cầu nguyện cho ơn hoán cải của tất cả những ai là nguyên nhân tình trạng sống nghèo túng của họ, để xin ơn hoàn cải cho họ; cầu nguyện cho biết bao nhiêu người giầu ăn mặc sang trọng, mở tiệc tưng bừng, nhưng không nhận ra biết bao nhiêu Ladarô nghèo trước cửa nhà thèm một chút thức ăn thừa từ bàn của họ. Cầu nguyện cho các tư tế, các lêvi tránh né và ngoảnh mặt đi qua, không cứu giúp người bị nạn dở sống dở chết. Cầu nguyện cho họ và cho biết bao nhiêu người khác dính líu tới cảnh nghèo túng và khổ đau của ho, mỉm cười với họ từ thâm tâm, cầu mong sự lành cho họ và xin Chúa Giêsu hoán cải họ. Nếu anh chị em làm điều đó, tôi bảo đảm với anh chị em là sẽ có niềm vui lớn trong Giáo Hội, trong tim anh chị em và trong nước Pháp thân yêu.

3. Người Công Giáo Á Căn Đình mong mỏi 5 giáo sĩ bị chế độ quân phiệt sát hại sớm được phong chân phước

Khi người Công Giáo ở Á Căn Đình đánh dấu kỷ niệm lần thứ 40 vụ sát hại năm giáo sĩ ở nước này, Đức Hồng Y Tổng Giám mục Buenos Aires bày tỏ sự ủng hộ của ngài cho tiến trình xét phong Chân Phước tử đạo cho các vị nói trên.

Đức Hồng Y Mario Poli nói: “Máu các vị tử đạo là hạt giống cho các Kitô hữu mới,” trong thánh lễ ngày 04 tháng 7 kính nhớ ba linh mục và hai chủng sinh bị thiệt mạng vào năm 1976.

Có lẽ người ta sẽ không bao giờ biết chính xác ai là kẻ giết các ngài. Nhưng rất ít người nghi ngờ rằng các sát thủ đã hành động theo lệnh của các nhà lãnh đạo quân sự trong thời kỳ quân phiệt, là những kẻ đã cáo buộc các linh mục cấu kết với chủ nghĩa Marx.

Trong khuôn khổ đánh dấu kỷ niệm lần thứ 40 vụ sát hại các giáo sĩ Công Giáo, các Giám Mục Công Giáo Á Căn Đình đã công bố các tài liệu liên quan đến vai trò của hàng giáo phẩm Công Giáo trong những năm khi Á Căn Đình bị cai trị bởi chính quyền quân sự.

Giáo Hội Công Giáo tại Á Căn Đình thường bị phê phán là chia rẽ trong thời gian cai trị quân sự, từ năm 1976 đến năm 1983. Một số Giám Mục được coi là đồng minh của các nhà lãnh đạo quân sự, bất chấp các các vụ lạm dụng nhân quyền trong cuộc “chiến tranh bẩn thỉu” của chính phủ chống lại những người hô hào dân chủ. Đồng thời, một số Giám Mục và linh mục Công Giáo đã có những dấn thân nổi bật chống lại chế độ quân sự này.

4. Các Giám Mục Venezuela cầu nguyện cho quốc gia

Các giám mục Venezuela đã quỳ cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa cho quốc gia hôm 7 tháng Bẩy trước khi bắt đầu cuộc họp kéo dài sáu ngày.

Venezuela có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới tới 500%, và cuộc họp của các giám mục đang diễn ra trong bối cảnh một nạn đói khủng khiếp đang lan tràn, tình trạng bất ổn, bạo lực, cướp bóc, đánh nhau và căng thẳng chính trị.

Ngày 01 Tháng Bảy, một băng nhóm đã tấn công năm chủng sinh để cướp bóc. Trong những ngày gần đây, khi giá một qủa trứng gà đã lên tới 20 Mỹ Kim, hàng trăm phụ nữ đã vượt biên giới trái phép sang Colombia để mua thực phẩm, và một phụ nữ đã bị bắn chết.

Trong khi đó, các quốc gia Nam Mỹ trong khối Mercosur, tức là Thị trường chung Nam Mỹ -đang cố gắng để ngăn chặn Venezuela đảm nhận trách vụ lãnh đạo theo kỳ hạn khối thương mại khu vực.

Venezuela là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên như dầu, vàng, kim cương và một loạt các khoáng chất khác. Tuy nhiên, quốc gia này đang trải qua một cuộc khủng hoảng trong đó hầu hết người dân không thể tìm được thức ăn và thuốc men.

Trong vài tháng qua, tình trạng bất ổn xã hội đã lan rộng tại Venezuela. Người dân Venezuela tràn ra đường phố đòi hỏi các nhu cầu cơ bản của họ, tấn công các xe tải chở hàng hóa và các cửa hàng để có được các nhu yếu phẩm. Các hoạt động hàng ngày của họ bị gián đoạn bởi điện nước bị cắt. Đó là kết quả của với bỏ bê tu sửa các cơ sở hạ tầng cơ bản trong một thời gian dài dưới chế độ mị dân của Hugo Chavéz.

Cầm quyền trong 14 năm cho đến khi qua đời vào năm 2013, Hugo Chavéz để lại một di sản thê thảm cho Nicolás Maduro, một tên ngu dốt, trước đó làm tài xế xe buýt, lãnh đạo công đoàn và là một ủng hộ viên vô điều kiện của Chávez. Đổi lại, Chavez bổ nhiệm Nicolás Maduro là thành viên Quốc hội, rồi Bộ trưởng Ngoại giao, Phó chủ tịch và sau đó là người thừa kế của mình.

Maduro đã cố gắng bắt chước phong cách của Chavez, làm cho hình ảnh của Chávez trở thành bất tử, chế ra các nghi lễ chiêm bái người tiền nhiệm mình và hình thành cả một trung tâm thờ phượng và chi tiêu hoang phí để tạo ra một giáo phái tin vào “Vị Lãnh Tụ Vĩnh Cửu”.

Dưới sự lãnh đạo bất tài của Nicolás Maduro, tham nhũng tràn lan đã đẩy nhanh đất nước vào bờ vực của phá sản và khủng hoảng.

5. Đức Hồng Y Robert Sarah khích lệ các linh mục cử hành thánh lễ hướng mặt về phiá Đông

Đức Hồng Y Robert Sarah, tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, đã khuyến khích các linh mục cử hành Thánh Lễ trong tư thế “ad orientem”, bắt đầu từ Mùa Vọng này.

Trong phụng vụ Kitô giáo, thuật ngữ “ad orientem” là tiếng Latin có nghĩa là “hướng về phía Đông”, dùng để mô tả một tư thế đặc biệt của một linh mục khi cử hành Thánh Lễ.

Trong tư thế “ad orientem”, vị linh mục dâng thánh lễ hướng về bàn thờ, và quay mặt về hướng Đông. Như thế, vị linh mục và cộng đoàn cùng nhìn về một hướng thay cho tư thế linh mục quay xuống đối mặt với cộng đoàn.

“Tôi xin anh em thực hiện thực hành này bất cứ nơi nào có thể,” Đức Hồng Y Sarah nói như trên trong hội nghị Phụng Vụ Thánh tại London vào ngày 5 tháng Bẩy. Ngài khuyến khích các linh mục chuẩn bị cho sự thay đổi này bằng cách giải thích ý nghĩa của tư thế “ad orientem” cho anh chị em giáo dân.

Điều rất quan trọng là chúng ta trở lại càng sớm càng tốt với định hướng chung trong đó các linh mục và anh chị em giáo dân cùng quay về một phía là phía đông hoặc ít nhất là hướng về cung thánh, hướng về Chúa, là Đấng sẽ ngự đến. Đức Hồng Y nói: “Thật là thích hợp để bắt đầu sử dụng tư thế này khi Giáo Hội bước vào mùa Vọng, là mùa chúng ta mong đợi Chúa đến.”

Tuy nhiên, sáng thứ Hai 11 tháng Bẩy, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đã ra một tuyên bố nhấn mạnh rằng Đức Hồng Y Sarah chỉ phát biểu một ý kiến của riêng ngài, chứ không phải là đưa ra một chỉ thị của Vatican, và đến nay “chưa có chỉ thị mới nào về phụng vụ bắt đầu từ Mùa Vọng sắp đến.”

6. Đức Thượng Phụ Bechara Boutros al-Rahi nói không nên khích lệ các tín hữu Kitô bỏ vùng Trung Đông

Trong một cuộc nói chuyện gần đây tại một giáo xứ ở Cincinnati, Hoa Kỳ, Đức Thượng Phụ Bechara Boutros al-Rahi của Công Giáo nghi lễ Maronite đã trình bày về tình trạng hiện nay và triển vọng tương lai của các Kitô hữu tại Trung Đông.

“Các cuộc xung đột Israel-Palestine là nguồn gốc của các vấn đề Trung Đông,” Đức Thượng Phụ al-Rahi, năm nay 76 tuổi, là người đã lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Đông Phương tại Li Băng kể từ năm 2011, đã đưa ra nhận xét trên.

Đức Thượng Phụ cũng nói thêm rằng:

“Các tôn giáo phải được tách biệt khỏi nhà nước; cả Do Thái giáo lẫn Hồi giáo. Đó là một trong những điều kiện cơ bản cho một giải pháp chính trị lâu dài cho khu vực. “

Li Băng, một quốc gia với bốn triệu dân, giờ đây đang phải đón tiếp 1.5 triệu người tị nạn Syria và 500,000 người tị nạn Palestine.

Dịp này Đức Hồng Y Thượng Phụ cũng lên tiếng kêu gọi các quốc gia Hồi giáo và các nhà lãnh đạo tôn giáo phải mạnh mẽ tố cáo quân khủng bố Hồi Giáo IS và cộng đồng quốc tế phải chấm dứt việc buôn bán vũ khí cho các nhóm khủng bố.

“Thay vì khuyến khích các Kitô hữu rời khỏi Trung Đông, họ cần phải giúp đỡ các tín hữu Kitô được ở lại trong nước của mình. Họ cần phải ngưng ngay việc cung cấp vũ khí cho bọn khủng bố Hồi Giáo IS và các thứ khủng bố khác trên thế giới.”

7. Một nhà điều dưỡng Công Giáo tại Bỉ bị phạt vì từ chối trợ tử cho một bệnh nhân.

Một tòa án dân sự ở Leuven, bên Bỉ đã truyền rằng nhà điều dưỡng Thánh Augustinô của Giáo Hội Công Giáo tại Bỉ “không có quyền từ chối trợ tử vì lý do lương tâm.”

Theo luật pháp của Bỉ, các bác sĩ có thể từ chối tiêm thuốc độc, nhằm mục đích kết thúc mạng sống của một bệnh nhân. Tuy nhiên, tòa án tại Leuven nói rằng “điều khoản lương tâm” này chỉ áp dụng cho cá nhân, không phải cho các tổ chức.

Bệnh nhân trong vụ án này là một phụ nữ 74 tuổi bị ung thư phổi, cuối cùng được đưa ra khỏi nhà điều dưỡng để về nhà riêng của mình, ở đó một bác sĩ đã chích một liều gây tử vong.

Tòa truyền rằng nhà điều dưỡng Thánh Augustinô phải trả tiền phạt là 3,000 € (khoảng 3,320 Mỹ Kim), và 1,000 € cho mỗi một trong ba đứa con của người phụ nữ đã chết vì “các đau khổ không cần thiết về tinh thần và thể chất.”

Cộng với các án phí, nhà điều dưỡng Thánh Augustinô, sau một thời gian tận tình chăm sóc cho người phụ nữ này, đã phải đóng phạt một con số lên đến hơn 10,000 Mỹ Kim.

8. Di dân chiếm nhà thờ chính tòa Regensburg

Hôm thứ Ba 5 tháng 7, một nhóm 40 người nhập cư đã chiếm nhà thờ chính tòa Công Giáo tại Regensburg, để đòi được ở lại Đức. Họ là những di dân đến từ các quốc gia vùng Balkan, và không được cấp quyền lưu trú vì thiếu các giấy tờ cần thiết.

Những người nhập cư này đã được đưa đến các trung tâm chuyển tiếp trong vùng Bavaria là Ingolstadt và Regensburg để chờ ngày hồi hương.

Phát ngôn viên của giáo phận Regensburg cho biết giáo phận không đồng ý cho các di dân này chiếm nhà thờ làm nơi tị nạn. Tuy nhiên, cho đến nay, giáo phận cũng không lên tiếng kêu gọi cảnh sát can thiệp. Do đó, sinh hoạt của nhà thờ chính tòa bị gián đoạn từ thứ Ba 5 tháng 7 đến nay.

9. Đức Cha Gervas Rozario than phiền về việc gia tăng các trường Hồi Giáo dạy các tư tưởng cực đoan

Lên tiếng về các cuộc tấn công khủng bố ngày 01 tháng Bảy giết chết 20 người ở thủ đô Dhaka, một giám mục Công Giáo ở Bangladesh nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc rằng chủ nghĩa cực đoan đang sinh sôi nẩy nở trong những người trẻ tuổi một phần lớn là do sự thất bại của các gia đình.

Đức Giám Mục Gervas Rozario của Rajshahi nhận xét rằng nhiều bậc phụ huynh đã thất bại trong việc cung cấp các chăm sóc thực sự cho trẻ em, đặc biệt là bỏ bê việc giáo dục đạo đức cho họ.

Ngài nói:

“Họ để mặc cho con em mình tiếp xúc với các tư tưởng cực đoan. Và chúng ta không thể quên được những vấn nạn liên quan đến việc phát triển ồ ạt các trường madrasas nơi người trẻ đang bị tẩy não, và bị đào tạo với những ý tưởng cực đoan.”

Madrasas là từ chỉ các trường dạy kinh Koran miễn phí, nơi các thầy giảng kinh Koran đua nhau đưa ra những tư tưởng bạo lực và bất khoan dung tôn giáo.

Đức Cha Rozario ghi nhận rằng các thanh niên tham gia vào các vụ tấn công khủng bố tại Dhaka đều xuất thân từ những gia đình giàu có và đang theo học tại các trường có uy tín. Bề ngoài của họ là các “chàng trai tử tế” nhưng họ đã bị tẩy não bằng các tư tưởng Hồi giáo cực đoan.

Hôm 1 tháng Bẩy, một nhóm các thanh niên con nhà giàu có, tuổi từ 20 đến 22, đã bắt giữ 20 con tin và sau đó thảm sát họ. Một trong số những tên sát thủ là Rohan Imtiaz Khan. Tên này là con trai của lãnh tụ đảng Liên Minh Awami.

Đức Cha kêu gọi các nhà lãnh đạo Hồi Giáo tại Bangladesh như sau:

“Có những nhà lãnh đạo Hồi giáo tại Bangladesh này đã lên án bạo lực, nhưng chúng ta còn phải làm nhiều hơn và phải làm điều đó cùng với nhau. Tất cả các lực lượng lành mạnh phải, bắt đầu từ chính tổ chức mình, hoạt động để mang lại các giá trị của hòa bình và khoan dung tại trung tâm của các chương trình nghị sự chính trị; và cùng nhau đánh bại mối đe dọa khủng bố”

10. Cảnh sát Ai Cập cho rằng nữ tu Athanasia bị giết vì đạn lạc

Trong thông cáo được đưa ra hôm 6 tháng Bẩy, được đọc tại tu viện Mar Girgis, và được gởi đến thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, cảnh sát tại Guizeh cho rằng chị Athanasia, một nữ tu Chính Thống Coptic đã bị giết vì đạn lạc chứ không phải bị khủng bố tấn công.

Một ngày trước đó, tức là hôm thứ Ba 5 tháng 7, chị Athanasia đi trên một xe hơi cùng với tài xế và các chị em khác trên quốc lộ nối liền thủ đô Cairo và thành phố Alexandria để đến tu viện Mar Girgis ở Khatatba.

Cảnh sát nói rằng khi xe đến Guizeh, chị Athanasia bị trúng một viên đạn và đã qua đời. Cảnh sát tin rằng đó là một viên đạn lạc trong lúc hai gia tộc lớn có máu mặt ở địa phương đang bắn giết nhau.

Báo cáo ban đầu được gửi đến Fides nói cái chết của chị là do một âm mưu khủng bố chống lại người Chính Thống Giáo Coptic Ai Cập.

11. Khủng bố Hồi Giáo Séléka hồi sinh tái chiếm 60% lãnh thổ Trung Phi

Hôm Chúa Nhật 29 tháng 11, 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mở cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót đầu tiên tại nhà thờ chính toà Thánh Giuse ở thủ đô Bangui của Cộng Hoà Trung Phi. Trước biến cố này, nhiều người tin rằng bọn khủng bố Hồi Giáo Séléka chỉ còn là một hồn ma sống vất vưởng ở biến giới với Chad.

Tuy nhiên, trong một báo cáo gởi cho tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, Cha Aurelio Gazzera, một thừa sai tại Cộng Hoà Trung Phi cho biết bọn khủng bố Hồi Giáo Séléka đã hồi sinh và đã đạt những chiến thắng lẫy lừng. Quân đội chính phủ liên tục rút chạy khiến giờ đây bọn khủng bố đã kiểm soát được 60% lãnh thổ!

Cuộc xung đột tại Cộng Hòa Trung Phi đã bùng lên từ ngày 10 tháng 12 năm 2012 giữa quân đội nước này và phiến quân Hồi Giáo Séléka. Do các yếu tố bất ngờ, đến cuối tháng 12 năm 2012, quân Hồi Giáo đã chiếm được nhiều thành phố và ngày 24 tháng Ba năm 2013 chiếm được thủ đô Bangui. Lãnh đạo phiến quân là Michel Djotodia được đưa lên làm tổng thống.

Quân Hồi Giáo Séléka bắt tay ngay vào việc cướp bóc, hãm hiếp, và thủ tiêu các tín hữu Kitô. Nhóm Hồi Giáo cực đoan này thực hiện âm mưu Hồi Giáo hóa đất nước bằng một cuộc diệt chủng người Kitô Giáo trên một quy mô kinh hoàng đến mức chính Michel Djotodia đã bất ngờ tuyên bố từ chức và đào vong ở nước ngoài hôm 10 tháng Giêng năm 2014 để tránh bị bắt đưa ra trước tòa án quốc tế về tội ác chống nhân loại.

Quân Séléka như rắn mất đầu đã mất quyền kiểm soát trên hầu hết các thành phố lớn tại Cộng Hòa Trung Phi và phải rút chạy sang Chad.

Tuy nhiên, trong vòng hai năm qua, các khí tài chiến tranh được liên tục đưa lậu vào Chad từ các quốc gia Hồi Giáo nhằm hồi sinh quân Séléka.

Cha Aurelio giải thích thêm như sau:

“Đã có những thông tin sai được đưa ra trên Internet, theo đó nhiều người Hồi giáo đã bị giết hoặc bị tra tấn dã man. Có ai đó đang cố gắng cố thúc đẩy tình trạng bất ổn”.

Trong tháng Sáu đã liên tiếp xảy ra các vụ bắt cóc các viên chức cảnh sát ngay tại Bangui, thủ đô của quốc gia. Cha Gazzera nhận xét rằng: “Điều này khẳng định sự suy yếu thê thảm của chính phủ”.

12. Amnesty International: Mỹ ủng hộ các nhóm phiến quân Syria bất chấp tội ác chống các tín hữu Kitô của các nhóm này

Amnesty International, tức là Tổ chức Ân xá Quốc tế, đã công bố một báo cáo về các vụ bắt cóc, tra tấn và giết người trong khu vực kiểm soát của các nhóm phiến quân Syria được Mỹ ủng hộ.

Các báo cáo, được công bố hôm 05 Tháng Bảy, đưa ra “một cái nhìn khác thường về cuộc sống thực sự là như thế nào trong các khu vực dưới sự kiểm soát của các nhóm vũ trang chống chính phủ của tổng thống Bashar al-Assad”.

Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, “các nhóm phiến quân này đang được sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ và các nước trong khu vực như Qatar, Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ bất chấp những bằng chứng cho thấy các nhóm này đang vi phạm công pháp quốc tế về nhân đạo.”

Thảo luận về chính sách khủng bố nhắm vào các Kitô hữu, báo cáo cho biết:

“Nhiều cư dân Kitô hữu là nạn nhân của các vụ bắt cóc trong các khu vực nằm trong tay phiến quân tại Aleppo và Idleb. Họ đã phải đối mặt với những vụ bách hại vì niềm tin tôn giáo của mình. Ba nhà hoạt động và hai linh mục được Tổ chức Ân xá Quốc tế phỏng vấn cho biết phiến quân Jabhat al-Nusra và phong trào Hồi Giáo Ahrar al-Sham đã phá hủy các nhà thờ và gây ra những vụ bắt cóc các Kitô hữu tại Idleb. Họ nói thêm rằng một số gia đình Kitô hữu đã bị buộc cải đạo sang Hồi Giáo hoặc ra đi khỏi các khu vực này với hai bàn tay trắng trong hiểm nghèo .. Bọn Jabhat al-Nusra tại Idleb đã bắt cóc một số lớn Kitô hữu để đòi tiền chuộc hay thậm chí là thủ tiêu họ để tịch thu nhà cửa và đánh cắp đồ đạc của họ.”

13. Một Giám Mục California qua đời năm 1991 được tuyên phong Bậc Đáng Kính

Trong buổi điều trần ngày 08 Tháng 7 với Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng Trưởng Bộ Tuyên Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn nghị định tuyên thánh cho chín vị.

Trước hết, Đức Thánh Cha phê chuẩn việc công nhận một phép lạ nhờ lời cầu bầu của Cha Ormières Louis (1809-1890), một linh mục người Pháp, là đấng sáng lập Dòng Nữ Thánh Thiên Thần Hộ Thủ, mở đường cho việc tuyên phong Chân Phước cho ngài.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng phê duyệt hai sắc lệnh công nhận việc tử đạo, mở đường cho việc tuyên phong Chân Phước cho:

Cha Antonio Arribas Hortigüela, MSC (1908-1936) và sáu bạn tử đạo thuộc dòng Thừa Sai Thánh Tâm Chúa Giêsu, bị giết tại Serina, Catalonia, Tây Ban Nha trong cuộc nội chiến tại quốc gia này.

Anh Josef Mayr-Nusser (1910-1945), một giáo dân Ý đã hoạt động trong Hội Thánh Vincent de Paul, một người chồng và người cha của một trẻ sơ sinh. Anh bị gọi nhập ngũ vào quân đội của Hitler nhưng kiên quyết từ chối đọc lời tuyên thệ trung thành với Hitler. Anh chết trên đường tới trại tập trung Dachau.

Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng chấp thuận việc công nhận các nhân đức anh hùng cho sáu vị tôi tớ Thiên Chúa, là các vị sẽ được vinh danh với danh hiệu “Bậc Đáng Kính”

Đức Cha Alphonse Gallegos là Giám mục phụ tá Sacramento, sinh năm 1931 và qua đời năm 1991. Ngài sinh tại Albuquerque, thụ phong linh mục Dòng Augustinô vào năm 1958 và được tấn phong giám mục vào năm 1981.

Cha Rafael Sánchez García sinh năm 1911 và qua đời năm 1973, là một linh mục triều tại Tây Ban Nha.

Thầy Andrés García Acosta sinh năm 1800 và qua đời năm 1853, là một tu sĩ Phanxicô sinh tại Tây Ban Nha và qua đời ở Chile

Cha Giuseppe (José) Marchetti, người Ý, sinh năm 1869 và qua đời năm 1896, một nhà truyền giáo dòng Scalabrinian truyền giáo ở Brazil và đồng sáng lập Dòng Thừa Sai Charles Borromeo (Các Nữ Tu dòng Scalabrinian) cùng với em gái của ngài, là Chân Phước Assunta Marchetti

Cha Giacomo Viale, sinh năm 1830 và qua đời năm 1912, là một linh mục dòng Phanxicô người Ý

Chị Maria Pia della Croce (tục danh Notari Maddalena), người Ý, sinh năm 1847 và qua đời năm 1919, là vị sáng lập dòng các Nữ Tu Chầu Thánh Thể.

14. Đức Thánh Cha khích lệ các tín hữu Chầu Mình Thánh Chúa mỗi ngày

Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích tất cả mọi người chầu Thánh Thể mỗi ngày, nếu có thể, trong một video gởi cho Đại Hội Thánh Thể sắp diễn ra tại Genoa, Italia.

“Nhân ngày hồng phúc được ban tặng cho chúng ta, tôi khuyến khích tất cả các tín hữu hãy luôn luôn tôn vinh Thánh Thể,” Đức Thánh Cha nói trong video gửi Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, là Đức Hồng Y Bagnasco Agnelo.

Trích dẫn các tài liệu của Thánh Công Đồng Vatican II, Đức Thánh Cha gọi Thánh Thể là “một bí tích của tình yêu, một dấu chỉ của sự đoàn kết, một mối giây bác ái”, và ngài mời gọi các tín hữu hãy để cho mình được nuôi dưỡng bởi Thánh Thể “để được kết hiệp huynh đệ với nhau, và hợp tác trong việc xây dựng Giáo Hội và thế giới tốt hơn”

“Hơn nữa, tôi muốn khuyến khích tất cả mọi người kính viếng Thánh Thể - hàng ngày nếu được - Đặc biệt trong bối cảnh khó khăn của cuộc sống. Bí Tích Thánh tình yêu vô biên của Chúa Kitô và lòng thương xót của Ngài, được bảo quản trong các nhà thờ của chúng ta, và thường bị bỏ rơi. Hãy đến để thân thưa với Ngài, để lắng nghe Ngài trong im lặng, và để yên bình phó thác chính mình cho Ngài.”

Đại hội Thánh Thể sẽ diễn ra từ 15 đến 18 tháng 9 tại thành phố Genoa phía bắc Italia.

15. Khóa huấn luyện nhân viên Giáo Hội ở Syria đối phó với khủng hoảng nhân đạo

Khoảng hơn mười người, gồm các Giám mục, các đại diện của các dòng tu nam nữ và các nhân viên của Giáo Hội từ một số Giáo phận ở Syria đã tham dự khóa huấn luyện do Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum (Đồng Tâm) cùng với Catholic Relief Services, Tổ chức Giáo Hội đau khổ và Hội Missio tổ chức từ 29/6-2/7 gần Beirut – Libăng.

Khóa huấn luyện được tổ chức cho các nhân viên Giáo phận đang điều hành các dịch vụ trợ giúp bác ái của Giáo Hội trước cuộc khủng hoảng nhân đạo; để giúp các tổ chức bác ái Công Giáo và các giáo phận có những kế hoạch và thực hiện tốt hơn công tác cứu trợ họ đang làm trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng ở Trung đông. Trong chương trình của khóa cũng có việc huấn luyện nâng cao năng lực, xây dựng và quản lý các dự án, tinh thần trách nhiệm và đào tạo thần học.

Khóa huấn luỵên này nhắm đến các nhu cầu và yêu cầu mà các Giám mục và các tổ chức bác ái đã đưa ra trong kỳ họp vào tháng 9/2015. Đó là lần họp thứ 3 được tổ chức bởi Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum, tập trung vào cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Syria, Iraq và các nước láng giềng. Thông cáo ban hành ngày 30/6 của Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum viết: “Cuộc khủng hoảng ở Syria, Iraq và các nước láng giềng tiếp tục là tâm điểm của mối quan tâm của Tòa Thánh và cộng đồng quốc tế vì sự trầm trọng của những gì đã xảy ra trong chiến tranh

Từ khi cuộc nội chiến bắt đầu tại Syria vào năm 2011, đã có hơn 400 ngàn người chết và 2 triệu người bị thương. Hiện có hơn 12 triệu người ở Syria và 8 triệu ở Iraq cần được giúp đỡ.

Năm 2015, Giáo Hội Công Giáo đã quyên góp hơn 150 triệu Mỹ kim để giúp gần 5 triệu người. Số tiền thường được dùng để trợ giúp việc giáo dục, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và nơi cư trú.
 
Giới thiệu Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2016
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:12 13/07/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây