Ngày 06-06-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hoa Trái
Lm Vũđình Tường
06:03 06/06/2014
Công thức gia nhập đạo Thiên Chúa qua bí tích Thanh Tầy có nguồn gốc từ giáo huấn của Đức Kitô. Đây là công thức dùng chung cho toàn cầu. Trước khi chia tay cùng các môn đệ để về cùng Chúa Cha, Đức Kitô trao phó việc truyền bá Tin Mừng cho muôn dân qua tay các tông đồ và những tín hữu tin theo Đức Kitô với lời truyền sau:

Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân Danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dậy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho an hem Mat 28,19

Lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy là chính thức công bố trước cộng đoàn dân Chúa: Thiên Chúa là Cha tạo dựng nên ta và ban cho ta sự sống trường sinh. Chúa Con là Đức Jêsu Kitô tẩy rửa ta khỏi án phạt do tội gây ra bằng chính máu của Ngài đổ ra trên đường cứu chuộc và trên thập giá. Chúa Thánh Thần ban ơn thánh hoá giúp ta sống thánh thiện hơn. Sự thánh thiện viên mãn khi con người đi hết hành trình dương thế để đoàn tụ cùng Thiên Chúa trong nước Ngài. Những ơn này chúng ta nhận từ Thiên Chúa để trở nên con cái Chúa nơi trần gian và là kẻ thừa tự trong nước Chúa trên thiên quốc. Bí tích Thánh Tẩy giúp chúng ta trở nên con cái Chúa, là thành phần trong Giáo Hội, là chi thể của Mầu Nhiệm Đức Kitô mà Ngài là đầu chúng ta là chi thể. Qua mầu nhiệm này chúng ta được Thánh Thần thánh hoá để trở nên tốt hơn. Là Kitô hữu trưởng thành chúng ta nhận ơn Thêm Sức của Thánh Thần, cùng ơn mà chúng ta nhận khi nhận bí tích Thanh Tẩy, để nhờ ơn thánh chúng ta sống xứng đáng người chứng nhân trung tín, hoàn thành tốt đẹp sứ mạng lãnh nhận lúc rửa tội.

Đời sống thánh thiện của người Kitô hữu cần sức mạnh Thánh Thần hô trợ dể luôn sống trung thành trong ơn gọi. Theo truyền thống thì có bảy ơn Thánh Thần nhưng có mười hai thành quả. Bảy ơn Thánh Thần gồm các ơn:

1. Khôn Ngoan - phân biết điều phải, trái.

2. Hiểu Biết - hiểu thêm tình yêu Chúa.

3. Lo Liệu - giải quyết khúc mắc đức tin.

4. Sức Mạnh - chu toàn lời hứa rửa tội.

5. Thông Minh - nhận ra thánh ý Chúa.

6. Ðạo Ðức - sống thánh thiện và iêu thương.

7. Kính Sợ Chúa - tôn thờ một Chúa duy nhất.

Mười hai thành quả bao gồm:

1. Bác ái làm mọi vì lòng mến.

2. Vui vẻ để đón nhận lòng Chúa nhân từ.

3. Bình an nội tâm.

4. Kiên nhẫn trước nghịch cảnh.

5. Nhân từ với mọi người.

6. Hoà nhả từ cử chỉ đến hành động.

7. Nhẫn nại trong cầu nguyện.

8. Hiền lành biết iêu thương, tha thứ.

9. Tin tưởng khi gặp gian nan, thử thách.

10. Nhã nhặn trong giao tế.

11.Tiết độ chế ngự thói hư, tật xấu.

12. Trong sạch ngũ quan tránh dịp tội.

Thành quả của Thánh Thần được thể hiện qua đời sống Kitô hữu. Thành quả đó là bằng chứng xác thực sự hiện diện của Thánh Thần trong cuộc sống. Thành quả này không phải là mục đích cuối cùng đời người. Mục đích Thánh Thần hướng tới là biến ta trở thành con người càng ngày càng giống Đức Kitô Phục Sinh hơn. Điều này có nghĩa là Thánh Thần hướng dẫn chúng ta tập sống cuộc sống trường sinh trên Thiên Quốc, xứng đáng là kẻ thừa tự trong nước trời. Khi ta sống và vâng lời Thánh Thần hướng dẫn đời sống ta được uốn nắn theo phong cách sống yêu thương và tinh thần vị tha của Đức Kitô. Bất cứ khi nào chúng ta từ chối Đức Kitô chúng ta cũng từ chối ơn Thánh Thần. Điều này có nghĩa chúng ta chọn sống theo í riêng và chịu ảnh hưởng bởi thói quen sa đoạ trần thế, thoả mãn ước mong của xác thịt. Kết quả biến chính ta là nạn nhân và nhân loại cũng bị ảnh hưởng bởi sa đoạ gây ra.

Khi lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần chúng ta nhận được ơn khôn ngoan và hiểu biết Thiên Chúa dành cho những kẻ kính sợ Ngài. Chúng ta biết rõ mục đích đời người và trạm dùng chân cuối đời. Dấu chỉ của nhận biết này thể hiện qua việc sống phục vụ tha nhân trong iêu thương và tôn trọng sự sống con người, đồng thời hưởng và bảo vệ vũ trụ Chúa dựng nên.

Lm Vũđình Tường

TiengChuong.org
 
Đức Chúa Thánh Thần và đời sống cầu nguyện
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
16:42 06/06/2014
Đức Chúa Thánh Thần và đời sống cầu nguyện

Với người Công Giáo việc cầu nguyện là việc hiển nhiên trong đời sống đức tin. Trước khi đi ngủ, rồi trong ngày lúc ăn, lúc đọc kinh cá nhân cũng như chung, cả khi làm việc, di chuyển dọc đường, khi mệt nhọc, khi cô đơn thất vọng, khi mừng vui thành công...cũng đều có thể cầu nguyện được.

Cầu nguyện bằng cung cách đọc kinh to tiếng, hát thánh ca, hay âm thầm trong tâm hồn.

Cầu nguyện là cuộc nói chuyện với Chúa, dù Ngài vô hình. Nhưng ta tin rằng Ngài có mặt ở khắp mọi nơi và hằng lắng nghe ta ca hát, đọc kinh hay tâm sự than thở với Ngài.

Cầu nguyện không nhất thiết phải cầu xin này nọ, dù cũng là điều phải đạo và chính đáng cùng cần thiết nữa.

Cầu nguyện là cung cách nói lên lòng cám ơn Chúa, vì những ân đức Ngài ban cho đời sống, cùng ca tụng Chúa, vì những việc lạ lùng Ngài sáng tạo trong thiên nhiên, nơi bản thân đời sống mỗi người.

Thánh Augustino đã có suy tư về cầu nguyện: „ Chính Chúa Giêsu cầu nguyện cho chúng ta như là linh mục của chúng ta, cầu nguyện trong chúng ta như là đầu của chúng ta, và được chúng ta khấn cầu như là Chúa của chúng ta.“.

Trong những buổi hội họp đông đảo giáo hữu như ở nhà thờ, nơi hành hương...đọc kinh chung là một điều căn bản, nhưng còn có ca hát thánh ca, hát thánh vịnh nữa. Ca hát là việc cầu nguyện phổ biến trong đời sống của Hội Thánh. Thánh Augustino đã ca ngợi việc „hát là cầu nguyện hai lần.“.

Một buổi lễ lớn, lễ trọng mà thiếu ca hát thì lễ đó thiếu kém phần long trọng. Thế nên hầu như lễ Misa nào khi có đông đủ người tham dự, họ đều ca hát một vài bản thánh ca cho thêm phần sốt sắng cùng long trọng. Và Hội Thánh rất đề cao khuyến khích việc hát nhạc thánh ca, nhạc bình ca trong các lễ nghi phụng vụ.

Kinh nghiệm này, hầu như mọi người giáo hữu Công Giáo chúng ta đều ít nhiều đã sống trải qua, đã có.

Và khi cầu nguyện thông thường chúng ta hay cầu xin Đức Mẹ Maria hay một vị Thánh nào mà ta yêu thích, ban ơn cho ta. Trong dân gian ta cũng thường nghĩ, thường nói “ Cầu xin cùng Đức Mẹ, cùng Thánh Giuse, Thánh An-tong, Thánh Vicentê, Thánh Đaminh...“. Cung cách sống cùng tin tưởng như thế nói lên lòng đạo đức thành tâm của con người chúng ta.

Thật ra chúng ta xin Đức Mẹ, các Thánh bầu cử cho ta trước ngai tòa Chúa. Chúa mới là người ban phát ơn đức phúc lành cho ta. Chúa thấu biết lòng con người chúng ta. Ngài giầu lòng quảng đại và hay thương xót.

Nếp sống đạo truyền thống xưa nay thì như thế. Nhưng còn có nếp sống đức tin cầu nguyện hướng về Đức Chúa Thánh Thần nữa.

Tôi tớ Chúa, cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận đã kể thuật lại biến cố cùng kinh nghiệm mà ngài đã sống trải qua việc cầu nguyện trực tiếp cùng Đức Chúa Thánh Thần, Đấng là ngôi ba Thiên Chúa, trong thời gian bị giam cầm tù ở bên Việt Nam.

Trong cuộc sống của tôi, có những thời gian dài tôi đã đau khổ vì không thể cầu nguyện được. Tôi đã kinh nghiệm cái vực thẳm của sự yếu đuối thể xác lẫn tâm thần. Nhiều lần tôi đã kêu lên như Chúa Giêsu trên thập gía:“ Lạy Cha, lạy Cha, sao Cha bỏ con?“

Nhưng Chúa đâu có bỏ tôi.

Trong tù, một vài người trong số các công an canh giữ tôi đã học tiếng La tinh để có thể đọc các tài liệu của Giáo Hội. Một ngày nọ có một người hỏi tôi:

- Ông có thể dạy tôi một bài thánh ca bằng tiếng Latinh không?

-Được chứ, nhưng có nhiều bài lắm, bài nào cũng hay.

- Vậy Ông hát đi, tôi nghe rồi tôi sẽ chọn.

Thế là tôi hát: Kính chào Mẹ là Sao bắc đẩu Ave maris stella, Chào mẹ Salve Mater, Lạy Thần Khí Sáng tạo xin hãy đến Veni Creator Spiritus. Và anh ta chọn bài sau cùng.

Tôi không bao giờ ngờ rằng một người công an vô thần đã học thuộc lòng bài thánh thi đó và lại càng không ngờ rằng anh ta hát bài thánh thi đó mỗi sáng vào lúc 7 giờ, khi leo xuống thang gỗ để tập thể dục và đi tắm trong vườn. Anh ta hát đi hát lại bài thánh thi nhiều lần và làm các cử điệu khác nhau khi múc nước tắm: „ Lạy Thần Khí sáng tạo xin hãy đến, viếng thăm tâm trí các tín hữu Chúa...“.

Và anh ta kết thúc các lời cuối cùng của bài thánh thi“ cho đến muôn đời. Amen“ khi bước vào phòng với quần áo chỉnh tề.

Ban đầu tôi lấy làm lạ lắm, nhưng dần dần tôi nhận ra rằng chính Chúa Thánh Thần đã dùng anh công an đó để giúp một Giám mục bị tù cầu nguyện, khi vị đó qúa yếu nhược và mất tinh thần đến độ không còn cầu nguyện được nữa. Chỉ có công an mới có quyền hát to bài „ Lạy Thần Khí sáng tạo“.

Tôi không bao giờ được hát lên như vậy bởi vì làm thế là báo cho mọi người biết có một linh mục đang ở trong ngục tù.“. ( Chứng nhân hy vọng, Các bài giảng tĩnh tâm cho Đức Giáo Hoàng và giáo triều Roma năm 2000. Dân Chúa Âu Châu 2001, Trang 156-157.)


Như thế với lòng tin tưởng xác tín nói được rằng Đức Chúa Thánh Thần đi vào lịch sử đời sống. Ngài đi vào thổi làn gío gợi hứng khởi niềm vui cho trái tim tâm trí bừng dậy mở ra sức sống niềm hy vọng.

Nhờ vậy tâm hồn gặp gỡ được Thiên Chúa và gặp được người khác chung quanh mình.

Nhớ về Tôi tớ Chúa, Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn văn Thuận dịp đến thăm Căn Phòng lưu giữ những kỷ vật của ngài ở Koeln, ngày 24.05.2014.
Stiftung der Celittinne zur Hl. Maria
Graseggerstr. 105 - 50737 Koeln, Longerich - Germany.
Liên lạc: Herr Diakon W. Allhorn 0221 - 97451420

Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống 08.06.2014
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:53 06/06/2014
ĐẤT DUNG THÂN
N2T

Vịt rừng tự nhận là mình có tài cao “bá cháy” , nhưng vì không có người thưởng thức, nên than thở vì trong bụng có đầy tài mà không có dịp để thi thố:
- “Thiên hạ to lớn, không có chỗ để cho tôi đặt chân chăng?”
Đấng tạo hóa nhè nhẹ thở dài:
- “Thiên hạ to lớn, chỗ này không phải nơi để ngươi đặt chân là gì à?”
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Người kiêu ngạo thì giống như toà nhà cao ốc xây trên cát, nguy hiểm vô cùng, và chẳng có ai muốn ở trong đó bởi vì trước sau nói cũng đổ nhào.
Kiêu ngạo là gì?
Nói nôm na kiểu bình dân là không biết mà phách lối, không học mà đòi dạy người khác…
Tại sao lại có kiêu ngạo?
Cũng nói theo kiểu bình dân là họ học chưa tới nơi tới chốn, họ chỉ mới bước chân đứng nơi thềm cửa nhà đã la lên: “Trong nhà chẳng có chi đáng coi”- họ học chưa tới.
Biết được vài kỷ xảo, học được vài chữ thì đó không phải là biết để kiêu căng, mà người khác nhìn vào cảm thấy thương hại và tội nghiệp cho họ.
Con vịt la to lên: “Trời đất bao la như thế nầy mà không có chỗ để tôi đứng à ?”.
Người kiêu ngạo cũng như thế: ở đâu họ cũng cảm thấy không xứng đáng cho mình đặt chân, vì họ cho mình trổi vượt hơn các anh em chị em khác!
Người kiêu ngạo là người đáng tội nghiệp nhất, bởi vì họ không biết trời cao đất thấp là gì, mà chỉ biết một vài cái tài vặt của mình mà thôi.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (Lễ Hiện Xuống)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:55 06/06/2014
LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG

Tin mừng : Ga 20, 19-23.
“Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em, anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”.


Anh chị em thân mến,
Chương trình cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa có thể chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là thời cựu ước, Thiên Chúa chọn cho Ngài một dân riêng là Ít-ra-en, và từ trong dân riêng này Thiên Chúa đã chuẩn bị cho Đấng cứu thế là Mê-si-a sinh ra, đó là Đức Chúa Giê-su.

Giai đoạn hai chính là việc Đức Chúa Giê-su giáng thế làm người, chịu đau khổ, chịu đóng đinh trên thập giá, chết và sống lại và bốn mươi ngày sau thì Đức Chúa Giê-su đã về trời và ngự bên hữu Thiên Chúa Cha sau khi đã hoàn tất công việc của chuộc ở trần gian.
Giai đoạn thứ ba là Chúa Thánh Thần được sai đến để công khai hóa Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su đã thành lập, và hướng dẫn Giáo Hội đi theo con đường mà Đức Chúa Giê-su đã chỉ dẫn cho các tông đồ, để các ngài và những người kế vị các ngài là các giám mục trên khắp thế giới làm tròn sứ mạng chủ chăn của mình cho đến ngày Chúa lại đến.

Thánh Thần của hiệp nhất
Đức Chúa Thánh Thần đến để quy tụ những ai còn hồ nghi và muốn chia rẽ Giáo Hội của Chúa, trở thành hiệp nhất như lòng mong muốn của Đức Chúa Giê-su: xin cho chúng nó nên một.

Ngày nay Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su đang bị chia rẽ, tấm áo hiệp nhất của Ngài đang bị xé ra từng mảnh vì sự kiêu ngạo và bất trung của con người, vì những phần tử muốn nổi loạn trong Giáo Hội, vì những phong trào tục hóa của những người muốn Giáo Hội phải trở thành tập đoàn hưởng thụ như một Giáo Hội do con người lập ra. Hơn lúc nào hết, Giáo Hội trên trần gian của Đức Chúa Giê-su đang được Đức Chúa Thánh Thần soi sáng để trở thành một Giáo Hội hiệp nhất, bởi vì chỉ có một Thiên Chúa, một đức tin và một phép Rửa.

Thánh Thần của phục vụ
Khi có sự hiệp nhất thì công việc phục vụ của các phần tử trong Giáo Hội cũng sẽ triển nở giữa trần gian như là một hiệu quả tất yếu của Đức Chúa Thánh Thần, và đó chính là một dấu hiệu cho nhân loại biết rằng: Giáo Hội không phải tự mình mà tồn tại, nhưng chính Thánh Thần đang hoạt động trong Giáo Hội và nơi những con người ngày đêm vì tha nhân mà phục vụ.

Phục vụ lẫn nhau, phục vụ tha nhân là ơn đặc biệt của Đức Chúa Thánh Thần ban tặng cho Giáo Hội, và cho những ai hết lòng yêu mến và thực hành lời dạy của Đức Chúa Giê-su: người ta sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thầy, đó là các con biết yêu thương nhau, bởi vì phục vụ mà không yêu thương thì như cái xác không hồn, chỉ là những người máy của thời hiện đại.

Anh chị em thân mến,
Giáo Hội dạy chúng ta biết có Bảy ơn của Đức Chúa Thánh Thần, nhưng tất cả những ơn đó là để cho chúng ta biết sống hiệp nhất, yêu thương và phục vụ tha nhân trong cuộc sống của mình; để chúng ta trở thành những chứng nhân cho Tin Mừng của Đức Chúa Giê-su ngay tại trần gian này, trong cuộc sông hàng ngày của mình.

Xin Đức Chúa Thánh Thần ban sự hiệp nhất trong giáo xứ của mình, ban ơn phục vụ cho hết mọi Ki-tô hữu, nhất là các vị chủ chăn và những người có trách nhiệm trong Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su, để mọi người nhận ra được Giáo Hội của Ngài đang hiện diện sống động trên mặt đất này.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

-------------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:58 06/06/2014
N2T

22. Nếu chúng ta chỉ muốn cậy trông vào Thiên Chúa, thì ánh mắt và hy vọng đều phải tập trung ở nơi Ngài.

(Thánh Speratus)
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:00 06/06/2014
YÊU NGƯỜI LÂN CẬN
Cha sở họp ban hội đồng giáo xứ và hỏi họ:
- “Tiền lương một tháng sáu trăm ngàn đồng (tiền Việt) sống đủ không ?”
Mọi người đều cười trả lời là không đủ uống vài ly cà phê. Cha sở nói:
- “Giáo xứ chúng ta là giáo xứ lớn nhất nhì giáo phận, giáo dân đa số cũng loại khá giả, nhưng những người giúp việc cho nhà thờ như ông gác cổng, bà quét dọn nhà thờ mà chúng ta chỉ trả lương cho họ một tháng không bằng các ông bà uống mấy ly cà phê buổi sáng, cho nên tôi muốn các ông bà bàn bạc tìm cách tăng lương giúp đỡ những người ấy.”
Họp xong các ông bà vui vẻ có chút hãnh diện vì cha sở của mình rất quan tâm đến người nghèo.
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Anh em hãy tha thứ cho nhau
Lm Jude Siciliano OP
23:09 06/06/2014
LỄ CHÚA THÁNH THẦN A
Công vụ 2: 1-11; T.vịnh 103; I Côrintô 12: 3b--7, 12-13; Gioan 20: 19-23

ANH EM HÃY THA THỨ CHO NHAU

Trong lớp triết học của một trường cao đẳng nọ, vấn đề được đưa ra bàn luận như sau: “Điều gì giúp phân biệt con người chúng ta với các loài động vật?” Một sinh viên đưa ra câu trả lời khá quen thuộc rằng con người có khả năng chế tạo công cụ. Đó là câu trả lời tôi đã nghe được trong một lớp học tương tự khi ở trường cao đẳng. Tuy nhiên cách đây vài tuần, tôi xem phim tài liệu nói về loài tinh tinh. Con tinh tinh lấy cọng rơm dài như chiếc que, chọc xuống tổ kiến rồi kéo ra. Những con kiến bu kín cọng rơm, thế là tinh tinh bắt đầu ăn. Theo tôi, xem ra tinh tinh đã tạo ra một công cụ khá ích lợi.

Một số học viên khác cho rằng điều phân biệt chúng ta với những động vật khác là chúng ta biết cười. Trang bìa của tạp chí “New Yorker” cho thấy những hành khách đang xếp hành lý vào khoang trên của một chiếc máy bay. Một hành khách đang nhét cả chiếc xe hơi vào khoang đó! Quý vị thử nghĩ xem điều tôi muốn nói là gì? Tôi không nghĩ rằng con tinh tinh có thể hiểu được điều đó.

Tôi xin nhường vấn đề đó cho các triết gia để họ kết luận xem điều gì giúp phân biệt con người chúng ta với các loài động vật. Tuy nhiên, ngoài việc biết cười, tôi cho rằng con người còn có khả năng bị tổn thương, đồng thời gây ra tổn thương. Không chỉ gây ra những đau đớn thể xác mà còn gây ra những nỗi đau tinh thần kéo dài sau khi vết thương bên ngoài đã lành. Chúng ta có những ký ức về hạnh phúc và những khoảnh khắc vui sướng.

Tuy nhiên, chúng ta cũng có những ký ức về những tổn thương người khác gây ra cho chúng ta. Nhiều người trong số chúng ta đã chịu đựng cơn bạo hành thể xác. Có những người đã dùng lời nói chửi mắng chúng ta, nhất là những lời nói gây nên muộn phiền khi những lời ấy xuất phát từ người trước đây đã từng nói với chúng ta rằng: “Tôi yêu mến bạn”. Thử hỏi một luật sư chuyên về vấn đề ly hôn xem cô ấy đã nghe được gì giữa hai người trước kia đã từng nói với nhau “anh yêu em” và “em yêu anh”.

Thế gian cũng không tử tế với chúng ta. Nó đòi chúng ta cạnh tranh và “phải thắng” trong những cuộc tranh luận, thi đấu và công việc. Như ông Vince Lombardi từng nói: “Chiến thắng không phải là điều quan trọng bậc nhất, nó là điều duy nhất.” Đó là bài học không cần phải được lặp lại cho những ai đã từng thường xuyên biết đến nó trong cuộc sống. Thử hỏi xem những “bài học” như thế đã gây ảnh hưởng đau đớn nào trên chúng ta? Thái độ đó đã làm nên một phần các mối tương quan và gặp gỡ hằng ngày của chúng ta với người khác ở mức độ nào? Và những tổn thương do nó gây ra là gì?

Thế gian cũng dạy chúng ta biết những tiêu chuẩn về cái đẹp vốn ảnh hưởng đến cách thức chúng ta quan sát người khác và quan sát bản thân mình. Tu viện Dòng Đa Minh chúng tôi nằm ngay cạnh trường đại học và tôi tự hỏi không biết có bao nhiêu trong số những sinh viên tham dự Thánh lễ hằng ngày trong tu viện này bị quấy nhiễu bởi thông tin từ phương tiện truyền thông, gia đình và bạn bè là làm sao để có một trọng lượng lý tưởng? Điều đó gây tổn thương đến hình ảnh tự thân của họ như thế nào?

Là con người nghĩa là chúng ta có thể cười với một câu chuyện tiếu lâm; nhưng chúng ta cũng có một điểm chung là “chia sẻ những giọt nước mắt”. Đang khi tiếng cười có thể lôi kéo chúng ta đến với nhau bên bánh pizza và bia, thì những nỗi đau lại có thể khiến chúng ta tự giam mình sau cánh cửa đóng kín.

Cộng đoàn trong bài Tin Mừng hôm nay biết được những tổn thương của mình. Trong lúc họ đang ở chín tầng mây cao, bởi họ là những người đồng hành thân thiết nhất với một nhà giảng thuyết lôi cuốn, một lương y tài ba. Đấng mà họ tin hẳn phải là Vua Israel, là Đấng Mêsia. Nhưng rồi, họ chứng kiến những đau thương đã đánh bại Người và làm tiêu tan mọi hy vọng và ước mơ của họ – những đau thương đã quật ngã cả họ nữa. Còn có những đau thương khác như: ký ức về sự phản bội của họ đối với Đấng họ từng nói là sẽ đi theo suốt đời. Những lời hứa và những bội ước.

Có một điều họ luôn ghi nhớ, điều Đức Giêsu đã làm cho họ và dạy bảo họ. Người lập nên một cộng đoàn quy tụ quanh Người và Người chia sẻ với họ một viễn kiến. Vì thế, những cá nhân bị thương tổn và đầy đau đớn này đã xích lại gần nhau và thành một cộng đoàn – một cộng đoàn gồm những người đang còn sợ hãi và khép kín. Nhưng dẫu sao đó là một cộng đoàn! Chính trong cộng đoàn này, Đức Giêsu đã đến, mang theo những lời tha thứ và chữa lành: “Shalom”, nghĩa là “Bình an cho anh em”.

Trong các sách Tin Mừng, khi Đức Giêsu ban bình an, đó không chỉ là một lời chào bình thường. Không phải là lời chào của dân híppi vào thập niên 60: “chào bình an.” (peace man!) Lời của Đức Kitô nói ra thì sinh kết quả. Đó là lời tha thứ, chữa lành, hợp nhất và phục hồi. Khi cho họ xem những vết thương, Người khai mở cho họ nhận ra điều ấy. Trong câu chuyện hậu phục sinh này, Người không xin bánh hay cá. Người không cần phải ăn uống để thuyết phục họ, mà chỉ cần chỉ cho họ các vết thương. Như vậy đã đủ để thuyết phục họ và cả chúng ta nữa.

Những thương tích của Người cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa ở với chúng ta mọi ngày, chứ không chỉ viếng thăm chúng ta chốc lát để chia sẻ một bữa ăn và trò chuyện thân mật. Thiên Chúa ở với chúng ta theo mọi cách thức: Người biết được cái chết của người thân chúng ta, nếm trải những bội ước và cam chịu những tổn thương. Đó là những vết thương gây nhiều đau đớn, nhưng Người đã chiến thắng. Trình thuật Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy rằng Đức Giêsu đã không quên những vết thương của Người và không quên những vết thương của chúng ta.

Hôm nay, chúng ta quy tụ nơi đây thành một cộng đoàn. Chúng ta mang theo mình những phần thương tích, không chỉ của chúng ta mà còn là những vết thương của những người chúng ta yêu mến. Cũng chính nơi đây, chúng ta mang theo những vết thương của cả thế giới: nghĩ đến những người tỵ nạn Syria, những nữ sinh Nigiêria bị bắt cóc, hàng triệu trẻ em mồ côi ở châu Phi bị Sida, những người nghiện ma tuý và các bậc cha mẹ của họ đang đau khổ ở quê hương chúng ta. Chúng ta chia sẻ những nỗi đau của họ và đồng cảm với họ.

Thật là điều an ủi khi biết rằng Đức Giêsu đã chia sẻ với chúng ta rất nhiều điều. Nhưng còn hơn thế nữa – Người thổi Thần Khí của Người vào chúng ta. Hãy xem điều gì xảy ra tiếp theo trong buổi lễ của chúng ta hôm nay. Chúng ta sẽ đặt những của lễ trên bàn thờ. Những của lễ tượng trưng cho chúng ta. Hãy quan sát khi chúng ta khẩn cầu Chúa Thánh Thần ngự đến trên những lễ vật và biến đổi những của lễ ấy. Chúng ta cũng cầu khẩn Thánh Thần thổi hơi ban ơn chữa lành và tha thứ cho chúng ta. Chữa lành vì chúng ta đã bị tổn thương. Tha thứ vì chúng ta đã làm tổn thương người khác bằng lời nói và hành động của mình. Chúng ta cũng cầu xin hơi thở mới của Thánh Thần giúp chúng ta dần biết tha thứ cho người khác. “Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha…”

Một người đàn ông trong giáo xứ nơi tôi thuyết giảng ở tiểu bang Massachusetts nói rằng: “Tôi kìm ném sự oán hận đối với người anh trai và tôi nghĩ rằng làm như thế là chính đáng bởi những gì anh ấy đã gây ra cho tôi. Tôi cảm thấy mình mạnh mẽ hơn anh ấy. Thế nhưng, tôi nhận ra rằng việc không tha thứ cho anh ấy không chỉ gây trở ngại cho anh ấy, mà còn gây trở ngại cho chính tôi nữa. Vì thế, tôi dành thời gian để tĩnh tâm và trong cuộc tĩnh tâm đó, tận đáy lòng tôi đã tha thứ cho anh ấy rồi. Sau khi trở về nhà, rốt cuộc tôi đã nói với anh điều đó và cảm thấy mình được giải thoát. Thật tuyệt vời khi khiến cho anh tôi trở lại.” “Anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ.”

Giờ đây, tha thứ không xảy ra chỉ vì người đàn ông đó nghiến răng và kiên quyết thực hiện sự tha thứ ấy. Đúng hơn, tha thứ chính là điều bài Tin Mừng hôm nay diễn tả. Trước hết, với những vết thương của mình, Đức Giêsu đến với người đàn ông đó, vốn đang tự giam hãm mình. Đức Giêsu nói với anh ta rằng: “Bình an cho anh.” Rồi Người thổi hơi vào người đàn ông đang tự giam hãm mình và ban cho anh ân sủng của Chúa Thánh Thần, tựa như ân sủng các môn đệ đã lãnh nhận khi Đức Giêsu đến với cộng đoàn đang ẩn náu.

Dường như mang thân phận con người là để gánh chịu những tổn thương, đồng thời cũng có thể làm tổn thương người khác. Nhờ Đức Kitô phục sinh, chúng ta được chữa lành khỏi những vết thương và có khả năng mang lại sự chữa lành qua việc tha thứ cho tha nhân.


Chuyển ngữ: Anh Em HV Đaminh Gò-Vấp



PENTECOST (A) -
Acts 2: 1-11; Psalm 104; I Cor 12: 3b--7, 12-13;John 20: 19-23

In a college philosophy class the topic of the day was, "What distinguishes us humans from animals? "One student’s answer, a familiar one, was that humans are toolmakers. That was the answer I once heard in a similar class when I was in college. But a few weeks ago, I saw a documentary about chimps. A chimp took a long straw-like stick, put it down an ant hill, and drew it out. It was covered with ants and the chimp began to eat. To me, at least, it looked like the chimp had made a rather practical tool.

Someone else in the class said what distinguishes us from animals is the ability to laugh. There is a "New Yorker" magazine cover that shows passengers stuffing luggage into overhead compartments on a plane. One passenger was stuffing a car into the overhead! See what I mean? I don’t think a chimp would have gotten that.

I’ll leave it to the philosophers to draw their own conclusion about what distinguishes us humans from the rest of animal life. But, besides the ability to laugh, I would add the ability to be wounded and to inflict wounds. Not just to inflict pain, but to cause inner wounds that stay long after the outer injury heals. We have memories of happiness and joyful moments.

But we can also carry memories of the wounds inflicted on us by others. Some of us have suffered physical violence. For others, words have been hurled at us; words which can be especially painful when they come from someone who once said to us, "I love you." Ask adivorce lawyer about what she has heard between two people who once said, "I love you" to each other.

The world has also done a number on us. It has taught us to compete and have a "must win" attitude in arguments, sports and work. As Vince Lombardi said, "Winning isn’t everything, it’s the only thing." That is a lesson that doesn’t have to be repeated for some, who have already heard it so often in their lives. What hurtful effects have such "teachings" had on us? How much has that attitude been part of our relationships and every day exchanges with others? And what are the resulting wounds?

The world has also taught us standards of beauty that affect the way we see others and how we see ourselves. Our Dominican priory is at the edge of a university and I wonder how many of the students attending our daily Mass have eating disorders prompted by the message from media, families and friends about what constitutes the ideal weight? How has that wounded their self image?

Perhaps being human means we can laugh at a really good joke; but we also have something else in common, "We share the same tears." While laughter can draw us together over pizza and beer, our wounds can have us locked away behind a closed door all by ourselves.

The community in the gospel today knows its wounds. For a while they were on cloud nine,riding high, because they were the closest companions to an exciting preacher and healer. He, they believed, might even be the King of Israel – finally, the messiah. But then they saw the wounds that defeated him and crushed their hopes and dreams – wounds that left them defeated too. There were other wounds too: the memory of their betrayal of the one they said they would follow to their death. Promises made and promises broken.

One thing they did remember; something Jesus did for them and taught them. He formed a community around him and shared his vision with them. So, the wounded, hurting individuals pulled themselves together enough to come back into the community – a fearful, locked-up community. But a community nevertheless! It was into the community that the risen Christ comes with his words of forgiveness and healing. "Shalom" "Peace be with you."

In the gospels, when Jesus offers peace, it is not merely a casual greeting. Not the 60's hippie greeting, "Peace man!" Christ’s word does what it says. It’s a forgiving, healing, unifying and restoring word. The key for them is when he shows them his wounds. In this post-resurrection story he doesn’t ask for bread or fish. There is no eating to convince them – only the wounds. And that is enough for them, and for us.

His wounds show us that God is with us all the way; not just visiting for a while to share a meal and a friendly chat. God with us all the way: knows the death of loved one, experiences broken promises, and endures wounds that everyone said had put an end to him. They were wounds that were so defeating, but that he triumphed over. Today’s story shows us that Jesus did not forget his wounds and doesn’t forget ours either.

We gather here today, back into community. We bring our hurting parts – not ours only, but the wounds of those we love. Here too we bring the wounds of our wider world: think Syrian refugees, abducted Nigerian school girls, millions of AIDS-orphaned children in Africa, the drug-defeated and their grieving parents in our own land. We share in their wounds and shed the same tears.

It is comforting to know Jesus shared our lot. But more than that – he breathes his Spirit into us. Watch what happens next in our celebration today. We will place our gifts on the altar. They represent us. Watch as we invoke the Holy Spirit to come upon them and transform them. But also, we invite the same Spirit to breathe healing and forgiveness in us. Healing because we have been wounded. Forgiveness because by our words and actions we have wounded others. We also ask for a new breath of forgiveness that will enable us, little by little, to let go and forgive others. "Whose sins you forgive are forgiven them...".

A man in a parish where I preached in Massachusetts said, "I held a grudge against my brother and I thought by doing that I was justified because of what he did to me. I felt I had power over him. But I realized that not forgiving him was not only holding him bound, but holding me bound too. So, I made a retreat and on that retreat I forgave him in my heart. After I returned home I told him that and, at last, I felt freed. It is good to have my brother back again." "And whose sins you retain are retained".

Now forgiveness didn’t happen just because that man gritted his teeth and resolved to do it. Rather, it was just as the gospel today described. First, Jesus came to where that man, with his wounds, had locked himself away. Jesus said to him, "Peace be with you." Then he breathed on the locked-up man and gave him the same gift of the Holy Spirit the disciples received when Jesus came to the community-in-hiding.

It seems that to be a human is to suffer wounds and also be able to wound others. Because of the risen Christ to be human also means to be healed of our wounds and to be able to extend that healing by forgiving others.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha đề nghị gặp gỡ Thượng Phụ Mạc Tư Khoa ở bất cứ nơi nào
Đặng Tự Do
07:50 06/06/2014
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp tới Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa Kirill, nói rằng ngài "sẵn sàng gặp gỡ tại bất kỳ nơi nào".

Thông điệp của Đức Giáo Hoàng, đã được Đức Ông Massimo Palombella, giám đốc ca đoàn Sistina của Tòa Thánh trao tận tay cho Đức Thượng Phụ Kirill vào cuối tháng 5 vừa qua khi ca đoàn sang trình diễn tại Mạc Tư Khoa. Đức Thượng Phụ Kirill đã không trả lời.

Thời gian Đức Thánh Cha chọn để đưa ra thông điệp có nhiều ý nghĩa. Trước, trong và sau chuyến viếng thăm Thánh Địa của Đức Thánh Cha trong đó có cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Đại Kết Barthôlômêô Đệ I của Constantinople, Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa liên tục đưa ra những thông cáo bác bỏ tư cách lãnh đạo thế giới Chính Thống Giáo của Đức Thượng Phụ Barthôlômêô Đệ I.

Trong quá khứ, nhiều nỗ lực dàn xếp một cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng và Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa đã thất bại. Các quan chức Chính thống Nga lúc nào cũng nói rằng một "cuộc họp thượng đỉnh" như vậy là quá sớm vì đến nay các tranh chấp giữa Rôma và Mạc Tư Khoa vẫn chưa được giải quyết.

Phía Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa đòi Giáo Hội Công Giáo không được “chiêu mộ tín đồ” tại Ukraine và Nga vì họ coi đây là “lãnh thổ tông tòa” của riêng mình. Giáo Hội Công Giáo cũng không được tiếp tục đòi lại các tài sản đã bị tịch thu dưới thời cộng sản để giao cho Chính Thống Giáo. Tòa Thánh cho đến nay luôn bác bỏ những yêu sách vô lý này.

Những tranh chấp cũ càng trầm trọng thêm trong những tháng gần đây. Các nhà lãnh đạo Chính thống Nga phàn nàn rằng các nhà lãnh đạo Công Giáo nghi lễ Byzantine đã tích cực tham gia trong những diễn biến đòi dân chủ tại Ukraine, cũng như vào xu hướng bài Nga.
 
Boko Haram tắm máu các tín hữu Kitô tại miền Bắc Borno. Cuộc thảm sát vẫn đang tiếp tục
Đặng Tự Do
07:15 06/06/2014
Dân biểu Peter Biye của bang Borno nói với AFP là cuộc thảm sát bắt đầu từ hôm thứ Ba 3 tháng Sáu vẫn đang tiếp diễn trong đơn vị bầu cử của ông. Đây có lẽ là cuộc tấn công kinh hoàng nhất và dã man nhất do bọn khủng bố Hồi Giáo gây ra từ khi bọn khủng bố này bắt đầu hoạt động vào năm 2002.

Con số người thiệt mạng được ước tính là 400-500 người nhưng không thể biết được chính xác là bao nhiêu vì bọn khủng bố kiểm soát được hoàn toàn các khu vực Goshe, Attagara, Agapalwa và Aganjara trong huyện Gwoza của bang Borno là nơi đang chứng kiến thảm họa nhân đạo với tốc độ hơn 800 người tản cư một ngày.

Máy bay vần vũ trên bầu trời và oanh tạc dữ dội vào các vị trí do bọn khủng bố kiểm soát với hy vọng là có thể đuổi bọn khủng bố ra khỏi khu vực. Tuy nhiên, bọn Boko Haram bắt dân làm bia đỡ đạn nên con số thiệt hại về nhân mạng có thể còn lên rất cao.

Dân biểu Peter Biye cho biết là các viên chức chính quyền trong vùng đã bỏ chạy và người dân không được thông báo về những gì đang diễn ra.

Buổi tối ngày thứ Tư 4 tháng Sáu, bọn khủng bố đã có thể giả dạng các viên chức để triệu tập dân chúng làng Barderi thuộc vùng ngoại ô Maiduguri là thủ phủ bang Borno.

Ít nhất là 45 người đã bị thiệt mạng khi bọn khủng bố nổ súng tàn sát dân chúng đang tụ họp.

Hôm thứ Năm bốn người đã thiệt mạng khi một quả bom trên xe hơi phát nổ gần nhà của thống đốc bang Gombe ở phía đông bắc Nigeria, sát với bang Borno.

Một cuộc tấn công khác đã đã được ghi nhận hôm thứ Năm tại thị trấn Madagali, chỉ cách Gwoza, là nơi đang trong tay quân khủng bố, 25 km trong tiểu bang Adamawa.

Ông Maina Ularamu, thị trấn trưởng cho biết, sau khi tấn công một đồn bót do quân đội Nigeria kiểm soát, bọn khủng bố đã ung dung tiến vào thị trấn của Madagali, san bằng nhà thờ Công Giáo của thị trấn và đốt phá một văn phòng chính quyền địa phương.
 
Đức Thánh Cha kêu gọi nâng đỡ dân du mục
Lm. Trần Đức Anh OP
07:15 06/06/2014
VATICAN. ĐTC khích lệ Giáo Hội cũng như các tổ chức quốc gia và quốc tế nâng đỡ những người du mục thường phải sống ngoài lề xã hội và chịu nhiều kỳ thị.

Trên đây là nội dung bài diễn văn của ĐTC trong cuộc gặp gỡ sáng ngày 5-6-2014 với 70 tham dự viên hội nghị thế giới về Giáo Hội và người du mục do Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động triệu tập. Trong số các tham dự viên có nhiều GM đặc trách và các vị Giám đốc toàn quốc mục vụ người du mục, thuộc các HĐGM trên thế giới. Hội nghị có chủ đề là ”Giáo Hội và người du mục: loan báo Tin Mừng trong các môi trường bên lề xã hội”. ĐTC nhận xét rằng ”Những người du mục thường ở ngoài lề xã hội và nhiều khi họ bị người ta nhìn với cắp mắt đố kỵ và ngờ vực; họ ít tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế và xã hội ở địa phương.”

Theo ĐTC, trong số những nguyên nhân tạo nên những tình trạng lầm than trong xã hội ngày nay nơi một phần dân chúng, người ta phải kể đến sự thiếu thốn các cơ cấu giáo dục để huấn luyện về văn hóa và nghề nghiệp, ít được săn sóc về y tế, bị kỳ thị trong thị trường công ăn việc làm và thiếu nhà ở xứng đáng. Tuy những tai ương này có thể xảy ra cho mọi người, nhưng các nhóm yếu thế nhất thường dễ trở thành nạn nhân của những hình thức nô lệ mới. Đó là những người ít được bảo vệ, và bị rơi vào cạm bẫy của nạn bóc lột, và những hình thức lạm dụng khác, bị bó buộc làm nghề hành khất. Những người du mục thuộc vào số những người dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt khi họ không được trợ giúp để hội nhập và thăng tiến con người trong các chiều kích khác nhau của cuộc sống xã hội.

Trước tình trạng trên đây, ĐTC khuyến khích Giáo Hội tiếp tục dấn thân và cả các cơ cấu quốc gia và quốc tế cần gia tăng nỗ lực qua các dự án và các biện pháp nhắm cải tiến chất lượng cuộc sống của người du mục. Ngài nói: Về tình trạng của người du mục trên thế giới, ngày nay hơn bao giờ hết cần đề ra các phương pháp tiếp cận mới trong lãnh vực dân sự, văn hóa và xã hội, cũng như trong kế hoạch mục vụ của Giáo Hội, để đương đầu với những thách đố nảy sinh từ những hình thức mới mẻ trong việc bách hại, đàn áp và nhiều khi cả những hình thức nô lệ nữa” (SD 5-6-2014)
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến Đức Thượng Phụ Aram I
Lm. Trần Đức Anh OP
07:16 06/06/2014
VATICAN. ĐTC liên đới với những đau khổ, thử thách của dân tộc Arméni, đồng thời kêu gọi các tín hữu Kitô Trung Đông tiếp tục tin tưởng và hy vọng.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 5-6-2014, dành cho phái đoàn của Đức Thượng Phụ Aram I, Giáo chủ Arméni Tông Truyền Cilicia, có tòa gần Beirut, Liban, đến viếng thăm Tòa Thánh.

Lên tiếng trong dịp này ĐTC đề cao những dấn thân của Đức Thượng Phụ Aram I cho chính nghĩa hiệp nhất các tín hữu Kitô trong chức vụ Chủ tịch Ủy ban trung ương Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô, cũng như trong cuộc đối thoại thần học giữa các Giáo Hội Chính Thống Đông phương và Công Giáo.

ĐTC cũng nhắc đến lịch sử đau thương của dân tộc Armeni và Giáo Hội Tông truyền Arméni bị bó buộc trở thành một dân tộc lữ hành, chịu bách hại và tử đạo, để lại những vết thương sâu đậm trong tâm hồn của mọi người Armeni. ĐTC nói: ”Chúng ta phải nhìn và tôn kính các vết thương ấy như những vết thương của chính thân mình Chúa Kitô. Chính vì thế, các vết thương đó cũng là nguyên nhân niềm hy vọng và tín thác không lay chuyển nơi lòng từ bi quan phòng của Chúa Cha”.

ĐTC cũng nói rằng: ”Các anh chị em Kitô tại Trung Đông, cũng đang cần niềm tín thác và hy vọng như thế, đặc biệt những người đang sống tại những vùng tan hoang vì xung đột và bạo lực. Cả các tín hữu Kitô chúng ta cũng cần niềm tín thác và hy vọng ấy, dù chúng ta không phải đương đầu với những khó khăn, nhưng nhiều khi chúng ta có nguy cơ bị lạc mất trong sa mạc của sự dửng dưng và quên Chúa, hoặc sống trong xung đột giữa anh chị em hay ngã gục trong các trận chiến nội tâm chống lại tội lỗi. Trong tư cách là môn đệ Chúa Giêsu, chúng ta phải học cách khiêm tôn vác đỡ gánh nặng cho, giúp nhau ngày càng trở nên môn đệ của Chúa Giêsu, trở thành Kitô hữu tốt đẹp hơn”.

Trước đó, trong lời chào ĐTC, Đức Thượng Phụ Aram đã nói đến cuộc diệt chủng dân tộc Arméni và cuộc lưu đày dân tộc này dưới thời đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ năm 1915. Ngài chào mừng cuộc viếng thăm của ĐGH Phanxicô tại Thánh Địa và sự khích lệ dành cho các tín hữu Kitô toàn vùng.

Sau buổi tiếp kiến, ĐTC và phái đoàn của Đức Thượng Phụ Aram I đã cầu nguyện chung tại nhà nguyện Mẹ Đấng Cứu Chuộc ở trong dinh Tông Tòa, bằng tiếng Ý, Arméni và tiếng Anh (SD 5-6-2014)
 
Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân kỷ niệm 70 năm cuộc đổ bộ của Đồng Minh tại Normandy
Đặng Tự Do
07:27 06/06/2014
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã gởi một sứ điệp đến các Giám Mục Pháp, thay mặt cho Đức Thánh Cha Phanxicô, để đánh dấu kỷ niệm 70 năm cuộc đổ bộ của Đồng Minh tại Normandy. Đó là một thời điểm quyết định dẫn đến sự kết thúc của Chiến tranh Thế giới II.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã vinh danh những người lính "bỏ lại phía sau đất nước của họ để đổ bộ lên bãi biển Normandy, với mục tiêu là để chiến đấu chống lại chế độ man rợ Đức Quốc xã và giải phóng nước Pháp đang bị chiếm đóng."

Ngài bày tỏ mong muốn là các thế hệ mới nhận ra những nỗ lực của những người đã phải trả một giá hy sinh to lớn như vậy. Đức Thánh Cha cũng mong rằng việc kỷ niệm những sự kiện này góp phần giáo dục việc tôn trọng tất cả mọi người. Thêm vào đó, kỷ niệm này cũng nên "nhắc nhở chúng ta rằng việc loại trừ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của con người và xã hội chẳng mang lại sự gì khác hơn là chết chóc và đau khổ."

Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu xin Thánh Teresa Benedicta Thánh Giá, bổn mạng của châu Âu, hướng dẫn các quốc gia châu Âu hướng tới con đường hòa bình. Vị thánh này, còn được gọi là Edith Stein, đã bị giết chết tại trại tập trung Auschwitz trong Thế chiến II.
 
Toà Giám Mục Công Giáo nghi lễ Armenia tại Aleppo, Syria bị hoả tiễn làm hư hại nặng
Nguyễn Việt Nam
19:13 06/06/2014
Hôm thứ Năm 5 tháng Sáu, phiến quân Hồi Giáo đang hoạt động trong khu vực Aleppo, thành phố lớn nhất của Syria, đã bắn hai hỏa tiễn vào Toà Giám Mục Công Giáo nghi lễ Armenia tại thành phố này.

Đức Tổng Giám Mục Boutros Marayat nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc biết là “một tên lửa rất mạnh đã làm hư hỏng trường học trong khuôn viên Toà Giám Mục và một cánh của Tòa Giám Mục, phá vỡ các cửa ra vào và đập vỡ nhiều cửa sổ".

Tuy nhiên, may mắn là không có ai thiệt mạng hay bị thương.

Ngài nói với hãng tin Fides: "Một tên lửa ít mạnh hơn đã rơi vào trường của chúng tôi ngày hôm qua."

Bất chấp các cuộc tấn công tên lửa, cư dân Aleppo đã đi bỏ phiếu để bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 03 tháng 6. "Mọi công dân đều vì nhiều lý do đã đứng về phía tổng thống Bashar al- Assad,"

Đức Tổng Giám Mục Marayat nói: “Assad, là người đã lãnh đạo đất nước từ năm 2000, đã giành được trong cuộc bầu cử với gần 89% phiếu bầu”.
 
Vị mục tử đến từ Campuchia và món quà đặc biệt dâng tặng Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Chỉnh Trần, S.J./Bá Tính, S.J
09:47 06/06/2014
Vị mục tử đến từ Campuchia và món quà đặc biệt dâng tặng Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Đức Cha Kike Figaredo, S.J. Phủ doãn Tông tòa Battambang nước Campuchia, trong một dịp gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Phanxicô mới đây, đã dâng tặng Đấng kế vị thánh Phêrô một bức tượng Đức Mẹ của Hạt Phủ doãn Tông tòa Battambang. Ảnh tượng Đức Mẹ bằng gỗ hoặc bằng đá này rất được bổn đạo sùng kính tại Hạt phủ doãn Tông tòa và được đặt ở nhiều giáo xứ. Ảnh tượng mô tả việc Chúa Giêsu trao gửi cộng đoàn tín hữu cho sự che chở và bảo trợ của Mẹ Ngài và cách thức cộng đoàn này mở ra với mọi con người như thế nào. Cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Đức Cha Kike, người an hem cùng Dòng Tên với ngài đều cùng chia sẻ một lối tiếp cận cởi mở đối với mọi con người.

Bức tượng có hình Đức Mẹ bồng Chúa Giêsu Hài Nhi đang dang rộng đôi tay để chào đón tất cả những ai muốn đến với Ngài. Bên dưới có hình tượng 5 em nhỏ, trong số đó, một em tay cầm sách tượng trưng cho sự khôn ngoan, một em đang thổi sáo để ca tụng Thiên Chúa, một em đang dang tay như một cử chỉ chào đón và 2 em nhỏ khuyết tật, trong đó, một em đang ngồi xe lăn và ôm một chú chim bồ câu tượng trưng cho hòa bình và một em khác chống nạng, tay ôm một bó hoa tượng trưng cho tình yêu.

Đất nước Campuchia, đặc biệt là vùng Battambang có rất nhiều người khuyết tật do hậu quả của các cuộc chiến tranh. Nhiều trẻ em bị cụt chân do dẫm đạp phải vô số bom mìn còn sót lại. Thế nên, phục vụ người nghèo và người khuyết tật là một trong những sứ vụ rất đặc trưng của Giáo Hội Campuchia nói chung và Dòng Tên nói riêng.

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm lãnh đạo Hạt Phủ doãn Tông tòa Battambang (2010), Đức Cha Kike Figaredo cho biết Giáo Hội ở Battambang đã phát triển rất nhiều và đang đẩy mạnh phục vụ trong lĩnh vực giáo dục. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin UCAN (2010), ngài cho biết giáo dục là ưu tiên hàng đầu của Hạt: “Chúng tôi tập trung dạy đọc viết và giáo dục phổ thông từ mẫu giáo đến tiểu học cho trẻ em nghèo. Ít ra hiện nay các em cũng có thể đọc, làm tính và các em biết cách tạo quan hệ tốt với những người khác trong xã hội. Hiện nay, chúng tôi hỗ trợ giới trẻ học trung học và đại học. Một số được cơ hội theo học các khóa đào tạo lãnh đạo ở nước ngoài. Trong những nỗ lực thúc đẩy giáo dục, chúng tôi còn đẩy mạnh các vũ điệu truyền thống Khmer vì chúng tôi nhận thức rõ giá trị của văn hóa Khmer. Người trẻ trong đó có người Công Giáo yêu nước phải yêu nghệ thuật dân tộc.”

Bên cạnh việc giáo dục văn hóa, vị lãnh đạo của Hạt Phủ doãn Tông tòa cũng chia sẻ về ưu tư về giáo dục đức tin như sau: “Một ưu tiên nữa là dạy giáo lý. Hàng năm chúng tôi có khoảng 100 người lớn được rửa tội. Năm nay chúng tôi có khoảng 200. Chúng tôi thiếu đội ngũ giáo lý viên mặc dù có nhiều tài liệu dạy giáo lý. Dạy giáo lý không chỉ là dạy như một môn học ở nhà trường. Từ nhiều năm nay, chúng tôi tổ chức hội trại trong vài ngày sáu tháng một lần cho giáo lý viên. Tôi nghĩ thế vẫn chưa đủ.”

Đức Cha Kike Figaredo vốn là một linh mục Dòng Tên người Tây Ban Nha, đến phục vụ tại Campuchia từ năm 1985 thông qua tổ chức giúp đỡ người tị nạn của Dòng Tên – Jesuit Refugee Service. Năm 2000, Tòa Thánh bổ nhiệm ngài làm Giám chức Phủ doãn Tông tòa Battambang gồm 9 tỉnh miền Tây Campuchia với 5000 Kitô hữu.

Theo Giáo luật số 371, Hạt Ðại Diện Tông Tòa, hoặc Hạt Phủ Doãn Tông Tòa, là một phần nhất định của dân Chúa, mà vì hoàn cảnh đặc biệt, chưa được thiết lập như là một giáo phận, và việc chăn dắt được giao cho một Ðại Diện Tông Tòa hoặc cho một Phủ Doãn Tông Tòa để quản trị thay mặt Ðức Thánh Cha.

Với cương vị lãnh đạo của Hạt Phủ doãn Tông tòa, Đức Cha Kike có năng quyền quản trị như một giám mục trong Hạt Phủ doãn Tông tòa của ngài, được phép mặc phẩm phục của Giám mục: có mũ mitra, nhẫn, mũ sọ nhưng không có gậy mục tử. Ngài được quyền ban bí tích Thêm Sức trong phạm vi Hạt Phủ doãn của mình nhưng không được phép truyền chức phó tế hay linh mục.

Chỉnh Trần, S.J.
 
Tòa Thánh công bố chương trình ngày cầu nguyện cho hòa bình Israel-Palestine
Nguyễn Việt Nam
19:13 06/06/2014
Trong cuộc họp báo ngày thứ Sáu 6 tháng Sáu, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã cho biết chương trình ngày cầu nguyện cho hòa bình Israel-Palestine sẽ diễn ra vào Chúa Nhật 8 tháng Sáu tới đây.

Đức Thánh Cha Phanxicô, Tổng thống Israel Shimon Peres, và Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas mỗi người sẽ cầu nguyện cho hòa bình theo các truyền thống tôn giáo của mình.

Đức Thượng Phụ Barthôlômêô I, là Thượng Phụ đại kết thành Constantinople cũng sẽ tham dự buổi cầu nguyện.

Cha Federico Lombardi nhấn mạnh rằng buổi cầu nguyện nên được nhìn không phải là một cử chỉ chính trị, nhưng trong thực tế, như là một "sự tạm dừng các hoạt động chính trị." Ngoài hai nguyên thủ quốc gia, không có quan chức chính phủ Israel hay Palestine nào sẽ tham dự buổi lễ.

Cha Pierbattista Pizzaballa, thủ lĩnh đoàn Hiệp Sĩ Thánh Mộ, cũng có mặt trong cuộc họp báo. Ngài nói rằng chương trình cầu nguyện cũng sẽ bảo tồn sự toàn vẹn của truyền thống tôn giáo riêng biệt: "Chúng tôi không cùng nhau cầu nguyện, nhưng chúng tôi quy tụ lại với nhau để cầu nguyện".

Hai vị nguyên thủ quốc gia Peres và Abbas sẽ đến Vatican theo những cách thức riêng biệt, và Đức Giáo Hoàng sẽ nói chuyện riêng với mỗi người trước khi họ tham gia cầu nguyện với nhau tại Vườn Vatican. Chương trình cầu nguyện sẽ có ba phần, với những lời cầu nguyện cho sự tha thứ và cho hòa bình theo ba truyền thống tôn giáo theo thứ tự của sự hình thành các tôn giáo trong dòng lịch sử của nhân loại: đầu tiên là Do Thái bằng tiếng Hêbrơ, sau đó là Công Giáo bằng tiếng Anh, tiếng Ý, và tiếng Ả Rập, và cuối cùng là Hồi giáo bằng tiếng Ả Rập. Sau mỗi nghi thức cầu nguyện sẽ có âm nhạc.

Sau khi cầu nguyện, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ nói đôi lời, và mời Chủ tịch Peres và Abbas nói. Vào lúc kết thúc buổi lễ, cả ba vị sẽ gặp gỡ Đức Thượng Phụ Barthôlômêô trong một cuộc họp riêng.
 
Hội Đồng Giám Mục Brazil: chính phủ không được cấm dân chúng biểu tình chống lại các chi phí của WorldCup
Đặng Tự Do
16:09 06/06/2014
Giải túc cầu thế giới sẽ diễn ra vào lúc 5h chiều ngày thứ Năm 12 tháng Sáu trên sân vận động Sao Paulo giữa đội chủ nhà Brazil và đội tuyển quốc gia Crotia.

Càng gần đến ngày khai mạc làn sóng biểu tình của dân chúng chống lại các chi phí của WorldCup càng lúc càng rầm rộ hơn và cảnh sát cũng đáp trả lại mạnh tay hơn trong nỗi lo sợ của chính phủ Brazil là WorldCup sẽ là một thất bại nghiêm trọng của đảng cầm quyền.

Các Giám mục Công Giáo Brazil đã phản đối chi tiêu của chính phủ cho World Cup, nói rằng những chi phí này minh họa cho một "sự đảo ngược các ưu tiên của đất nước" trong tình trạng công quỹ cho các dự án giáo dục và y tế đang khan hiếm.

Các Giám Mục đang phân phối các tài liệu quảng cáo kêu gọi các nhà lãnh đạo chính phủ cho phép các cuộc biểu tình chống chi phí cho WorldCup. Các tài liệu được in màu đỏ, giống như chiếc thẻ đỏ mà trọng tài túc cầu thường đưa ra để trừng phạt các cầu thủ phạm luật nghiêm trọng trên sân.

Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã lên tiếng bảo vệ chi tiêu của chính phủ cho World Cup và kêu gọi dân chúng chấm dứt biểu tình. Rousseff đổ lỗi cho FIFA về những chi tiêu xoắn trôn ốc càng lúc càng lên cao đến mức chóng mặt. FIFA đã trấn an chính phủ Brazil rằng các sân vận động sẽ được xây dựng bằng tiền tư nhân. Tuy nhiên, thực tế đã không diễn ra như vậy.

Theo AFP, giải túc cầu thế giới tại Nam Phi vào năm 2010 đã ngốn mất của chính phủ nước này 3 tỷ Mỹ kim. Cho đến nay, giải túc cầu thế giới tại Brazil đã khiến chính phủ phải chi ra 3.5 tỷ Mỹ kim.

Qatar, nước được cho đăng cai giải túc cầu thế giới năm 2022 dự kiến phải chi ra 140 tỷ Mỹ kim vì nước này chưa có các cơ sở hạ tầng cho một giải túc cầu thế giới. Hiện đang có những cáo buộc về những khoản hối lộ lên tới 460 triệu Mỹ kim để Qatar dành đăng cai WorldCup 2022. Ngày 9 tháng Sáu tới đây FIFA sẽ cho công bố kết quả cuộc điều tra và sẽ quyết định xem Qatar có bị mất quyền đăng cai WorldCup 2022 hay không.
 
Sơ Cristina Scuccia đoạt giải ''The Voice of Italy 2014''
Lm Paul Phạm Văn Tuấn
17:02 06/06/2014
Sơ Cristina Scuccia đoạt giải "The Voice of Italy 2014"

Tối thứ năm, 05.6.2014, khán giả đài truyền hình Rai 2 của Ý đã bình chọn Sơ Cristina Scuccia cho giải thưởng "The Voice of Italy 2014" với số phiếu đa số 62,30%. Trong tu phục áo dòng màu đen truyền thống của Dòng Ursula và với cây thánh giá đeo trước ngực, Sơ Cristina cứ tiến dần vào vòng chung kết của cuộc thi "Giọng hát của Ý năm 2014" và thắng đối thủ Giacomo Voli. Người ca sĩ nam này chỉ đạt được 37,70% số phiếu. Sơ Cristina đã qua tiếng hát đi thẳng vào trong trái tim của khán giả Ý ngay từ bắt đầu cuộc thi vào tháng 3.2014.

Xem Video Sr Cristina hát

Một điều hầu như chưa bao giờ xảy ra trong giới giải trí truyền hình là người đoạt giải xin đọc một kinh Lạy Cha với khán giả để tạ ơn Chúa Cha trên trời.

Tại vòng thi chung kết Sơ Cristina đã chiếm ưu thế hơn ba ứng cử viên khác. Cô đã hát bài «What a Feeling» và «No One» của tác giả Alicia Keys. Với bài hát này, Sơ Scuccia đã thuyết phục khán giả và ban giám khảo lúc xuất hiện đầu tiên Sơ vào đầu tháng ba vừa qua. Lúc ấy qua bài «No One» đã làm cho 4 vị giám khảo chết lặng bởi giọng hát tuyệt vời của Sơ Scuccia và họ thực sự không mong đợi một tài năng hiếm có đến từ một người Nữ Tu trong chương trình thi tuyển "The Voice of Italy".

Trong lúc tranh tài Sơ Cristina đã trình diễn thêm những bản nhạc "Girls Just Want to Have Fun" của Cyndi Lauper. Hát song ca với đối thủ Kylie Minogue bài "Can't Get You Out Of My Head". Chỉ có một bài hát duy nhất dính liền với cuộc sống tu trì được Sơ trình diễn là "Living on a Prayer" của Bon Jovi. Trong cuộc thi bán kết Sơ hát bài "The Time of My Life" từ chuyện phim "Dirty Dancing".

Đồ trang sứ chính là cây Thánh Giá đeo trước ngực

Qua nhiều vòng thi Sơ Cristina chẳng có gì trang sức nhiều hơn là chiếc áo dòng, đôi giày săn-đan và cây thánh giá. Sơ nhận mạnh lúc nhận giải thưởng: "Tôi muốn Chúa Giêsu đến đây, điều ấy là tuyệt vời!" Và yêu cầu khán giả cùng đọc một kinh Lạy Cha với Sơ. Khi nhận giải thưởng Sơ Cristina một tay cầm cúp và một tay cầm thánh giá giơ lên cao.

Được hỏi vì sao Sơ tham dự thi, thì Sơ Cristina cho biết nhờ tấm gương ĐGH Phanxicô mà Sơ có quyết định dự thi vì ĐGH khuyến khích các nam nữ tu sĩ đến gần với đàn chiên hơn và ra đi rao giảng Lời Chúa. Sơ muốn rằng "Giáo Hội hiện diện ở khắp mọi nơi và ở giữa mọi người chúng ta."

Đại diện Tòa Thánh, Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa trong tháng 3 đã lên tiếng chúc mừng và ngợi khen thưởng Sơ Cristina. ĐHY nhắc đến việc sử dụng tài năng do Thiên Chúa ban: "Mỗi Bạn nên sử dụng bất cứ món quà gì mà Bạn đã nhận được để phục vụ cho người khác” (1 Peter 4:10). Sau khi đoạt giải Sơ Cristina hy vọng sẽ nhận được một cuộc điện thoại chúc mừng của ĐGH Phanxicô.

Sau mỗi vòng thi hầu như cả hội trường đều đứng dậy hò reo “Sorella! Sorella!” (nghĩa là “Nữ Tu” theo tiếng Ý).

"Mục đích của tôi không phải là để có thành công," Sơ Cristina đã công bố một ngày trước khi thi chung kết, tuy nhiên Sơ bây giờ đã có một lời mời cho một hợp đồng thu âm. Các buổi trình diễn âm nhạc đi theo Tuor cho nhiều người hâm mộ tại Ý muốn được nghe. Nhưng Sơ Cristina muốn giữ lời khấn vâng lời trọn vẹn: "Nếu Mẹ Bề Trên của tôi nói không, thì tôi cũng hạnh phúc để trở về nhà dòng với các trẻ em trong phòng cầu nguyện."

Ban Giám Khảo đã nhận định lúc thi vòng hai vào tháng 4 như sau:



- Giám khảo Noemi: Tôi là người có đạo. Việc mang Chúa đến nơi này (The Voice of Italy), thì việc đó qủa.. thật lạ lùng và phi thường, bời vì thời đại ngày nay chúng ta thường quên đi chiều kích về tâm linh. Vậy chúng ta phải cảm ơn Sơ Cristina rất nhiều, quả thực thật tuyệt vời.



- Giám khảo Raffaella: Sơ Cristina sở hữu một chất giọng đầy năng lực. Sân khấu này thuộc về Sơ. Tôi chắc chắn J-Ax chọn Sơ, nếu không anh ta sẽ phải xuống hỏa ngục…



- Giám khảo J-Ax (người hướng dẫn): Tôi lo sợ mọi người hiện diện ở đây nghi oan về tôi là để Sơ Cristina sử dụng một chất kích thích thần thánh nào đó… Một điều rất đặc biệt là khi Sơ cất tiếng hát thì Sơ mang đến cho mọi người chúng ta một niềm vui sướng hân hoan. Hiệu ứng lập tức này được cảm nghiệm qua 3 vị giám khảo khác và cả hội trường… Và tôi tiếp tục đi tiếp theo với Sơ Cristina.

50 triệu lần nhấp chuột trên YouTube nghe giọng hát của Sơ Cristina

Video của chương trình đầu tiên với bài hát «No One» được đưa lên YouTube từ tháng 3 năm 2014 đã có đến hơn 50 triệu lần người nhấn chuột vào nghe, một con số hâm mộ to lớn ít có ai trong giới âm nhạc đạt được như thế.

Sơ Cristina Scuccia, 25 tuổi, đang sống trong một nhà Dòng Ursula tại Milanô và chăm sóc trẻ em. Tham gia chương trình thi "The Voice of Italy" theo Sơ Cristina là dùng một phương cách khác để truyền bá Tin Mừng.

Sinh ra ở làng Comiso (30 ngàn dân) thuộc đảo Sicilia, Sơ Cristina lớn lên như một cô gái bình thường với mơ ước như bao người trang lứa sẽ trở thành một ca sĩ thành công và nổi tiếng. Sơ đã có ban nhạc riêng hát tại các đám cưới và các lễ hội. Ở tuổi 18, Sơ đã cố gắng thư vận may của mình trong chương trình Italo-tài năng "Amici" - nhưng không thành công. Sau đó Sơ theo học đại học với phân khoa nghệ thuật.

Sự quyết định trở thành người Nữ Tu vào năm 2008 khi Sơ được chọn hát vai chính cho một chương trình nhạc kịch nói về Mẹ lập dòng Angela Merici trong thế kỷ 16, được gọi là dòng Ursula, chuyên môn lo về giáo dục trẻ em và giới trẻ. Từ đấy đức tin và âm nhạc là một cặp không thể tách rời trong đời sống của Sơ Cristina Scuccia.

Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
 
Đức Phanxicô xin mọi người cầu nguyện cùng các ông Peres và Abbas
Vũ Văn An
18:28 06/06/2014
Theo tin Zenit ngày 6 tháng 6, Đức Phanxicô vừa đưa ra lời kêu gọi với các sứ thần Tòa Thánh và các vị chủ tịch các hội đồng giám mục thế giới, yêu cầu họ vận động các Giáo Hội địa phương cầu nguyện cho hòa bình tại Đất Thánh vào cuối tuần này.

Như mọi người đã biết, đáp ứng lời mời của Đức Phanxicô, Tổng Thống Israel và Chủ Tịch Thẩm Quyền Palestine sẽ tụ về Vatican vào Chúa Nhật này để cùng cầu nguyện với ngài cho hòa bình tại vùng họ chịu trách nhiệm.

Nhiều nơi đã hoan hỉ đáp lại lời kêu gọi của Đức Phanxicô. Đức Hồng Y Brady của Ái Nhĩ Lan tuyên bố “tôi khuyến khích các tín hữu Ái Nhĩ Lan và mọi người thiện chí, hỗ trợ lời kêu gọi của Đức GH Phanxicô, tin tưởng rằng lời hứa của Chúa sẽ được ứng nghiệm: ‘Thầy nói cho các con hay nếu hai hay ba người trong các con trên mặt đất đồng ý về bất cứ điều gì họ xin, thì điều ấy sẽ được Cha Thầy trên thiên đàng ban cho họ’ (Mt 18:19)”.

Đức Tổng Giám Mục Paul-André Durocher của Gatineau, chủ tịch Hội Đồng GM Gia Nã Đại, cho hay: “Cùng với Đức Thánh Cha và mọi giám mục anh em của tôi, tôi tha thiết yêu cầu người Công Giáo và mọi người thiện chí tham gia cầu nguyện trong buổi gặp gỡ tại Vatican ngày 8 tháng 6 này giữa Đức Thánh Cha Phanxicô, Tổng Thống Shimon Peres, và Chủ Tịch Mahmoud Abbas, cùng với Đức Bartholomew, Thượng Phụ Đại Kết của Constantinople.

"Đối với phần đông Kitô hữu, đây là ngày Ngũ Tuần, Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Chúa Thánh Thần bay lượn trên mặt nước lúc hỗn mang, khiến vũ trụ thành hiện hữu, và tiếp tục linh hứng các tiên tri và các nhà lãnh đạo. Nhờ quyền lực Chúa Thánh Thần, Trinh Nữ Maria đã trở thành Mẹ Chúa Giêsu Kitô, Hoàng Tử của Hòa Bình. Được biến đổi nhờ lửa và gió của Thần Khí, các môn đệ Chúa Giêsu đã trở nên cộng đồng đức tin và tha thứ. Cầu xin Chúa Thánh Thần khuyến khích và tăng cường cuộc gặp gỡ này tại Vatican và mọi cố gắng phục vụ hòa bình, công lý, hàn gắn và hoà giải tại Đất Thánh và tại khắp Trung Đông. Xin cho ngày này trở thành giây phút quan trọng để mỗi người chúng ta trong tư cách con cái của Cha trên trời và để toàn thế giới biết cảm nghiệm và thâm hậu hóa hồng phúc hòa bình của Thiên Chúa”.

Sáng kiến Á Căn Đình

Ngày 5 tháng 6, Zenit loan tin: nhiều nhóm Công Giáo tại Á Căn Đình dự tính tổ chức các buổi cầu nguyện cho hòa bình trùng với biến cố tại Vatican vào Chúa Nhật này của các ông Peres, Abbas và Đức Phanxicô.

Chiến dịch ‘Un minuto por la paz’ (một phút cho hòa bình), chẳng hạn, nhắm vào tín đồ của mọi tôn giáo trên khắp thế giới và nhắc nhớ lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng trước khi ngài rời Giêrusalem: “xây dựng hòa bình là điều khó khăn, nhưng sống không có hòa bình là cơn hấp hối”.

Các người tham dự được yêu cầu cầu nguyện mỗi ngày cho tới Chúa Nhật, nhất là ngày 6 tháng 6: “vào lúc 1 giờ chiều, xin mọi người dừng lại, qùy gối xuống và đọc một lời cầu cho hòa bình, tùy theo truyền thống của mình”.

Sáng kiến trên do Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình Toàn Quốc, Công Giáo Tiến Hành, Nghị Hội Công Giáo Tiến Hành Quốc Tế và Liên Đoàn Phụ Nữ Công Giáo Thế Giới phát động, hiện được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Trong khi đó tại Ý, chủ tịch HĐGM cũng đã yêu cầu tín hữu vào Chúa Nhật này tới nhà thờ và cầu nguyện cho hai ý chỉ:hòa bình cho Trung Đông và cho cuộc gặp gỡ hòa bình tại Vatican được thành công.

Sáng kiến Bêlem

Tin ngày 6 tháng 6 của Zenit cho hay: một nhóm linh mục và khách hành hương chiều nay đã tụ họp nhau tại Bêlem để cầu nguyện hai ngày trước cuộc gặp gỡ tại Vatican giữa Đức GH Phanxicô và hai nhà lãnh đạo Israel và Palestine.

Cha Abuna Mario Cornioli, một linh mục tại Beit Jala, đã cử hành Thánh Lễ tại thung lũng Cremisan, “lá phổi xanh” của Bêlem, nằm trên lộ dự tính của bức tường phân cách. Cùng với nhiều linh mục khác, mỗi thứ sáu, cha đều cử hành các nghi thức phụng vụ giữa các vườn ôliu cách xa bức tường phân cách. Nhưng hôm nay, ý chỉ cầu nguyện là xin cho Tổng Thống Shimon Peres và Chủ Tịch Palestine Mahmoud Abbas tìm được giải pháp trong cuộc gặp gỡ với Đức GH Phanxicô.

Cha nói: “từ tháng Mười năm 2011, chúng tôi đã cử hành các buổi phụng vụ Thánh Thể, đọc kinh Mân Côi và đi đàng Thánh Giá để xin ngưng lại việc xây dựng Bức Tường tại Thung Lũng này, chỉ vì chúng tôi tin rằng lời cầu nguyện cũng là khí cụ hữu hiệu nhất để cầu xin hòa bình và chấm dứt bất công. Nên khi nghe Đức Giáo Hoàng, lúc ở Bêlem, tại Công Trường Máng Cỏ, đề nghị dùng ‘nhà ngài ở Vatican’ để tổ chức cuộc gặp gỡ với Tổng Thống và Chủ Tịch và để khởi diễn hồng phúc hòa bình, thì quả là niềm vui lớn đầy xúc động đối với chúng tôi”.

Cũng nên biết, ngày 5 tháng 6, Hội Đồng Giám Mục các tòa bản quyền Công Giáo tại Đất Thánh đã công bố một thư chung kêu gọi mọi Kitô hữu cầu nguyện cho hòa bình cùng lúc với cuộc gặp gỡ tại Vatican, nhất là giữ hai phút im lặng để cầu nguyện vào lúc 7 giờ tối Chúa Nhật, khi nghe tiếng chuông.

Sức mạnh của cầu nguyện

Đức Phanxicô mạnh mẽ tin vào sức mạnh của cầu nguyện. Niềm tin này được củng cố hồi tháng Chín năm ngoái khi ngài tổ chức buổi cầu nguyện khắp thế giới nhằm ngăn chặn tình thế tồi tệ tại Syria không trở thành một cuộc thế chiến.

Nay, ngài lại chạy tới với phương thế mạnh mẽ này bằng cách trực tiếp cầu xin “Hoàng Tử của Hòa Bình” cho hòa bình giữa Israel và Palestine, một nền hòa bình mà các chiến lược chính trị ngoại giao đang tỏ ra thất bại.

Sáng kiến lần này được mệnh danh là “Khẩn Cầu cho Hòa Bình”, sẽ được tổ chức vào buổi tối tại Vatican. Đúng như Đức Phanxicô nói trước khi rời Giêrusalem: “xây dựng hòa bình là điều khó khăn”. Người ta thấy nhiều chứng cớ: Peres sẽ tới Vatican lúc 6 giờ 15 tối, Abbas tới lúc 6 giờ 30 tối; hai vị sẽ lần lượt được Đức Phanxicô tiếp kiến riêng biệt tại Nhà Thánh Mácta. Mãi khoảng 6 giờ 45 tối, ba vị mới cùng gặp nhau tại đại sảnh, nơi có sự hiện diện của Thượng Phụ Bartholomew. Sau đó, 4 vị cùng dùng minibus tới chỗ gặp gỡ, mà theo mô tả của Cha Lombardi “được bao quanh bởi những hàng rào thật cao”.

Cũng theo mô tả của Cha Lombardi, tại Vườn Vatican nói trên, Đức Phanxicô sẽ ngồi giữa, bên phải ngài là Peres, bên trái ngài là Abbas (phải trái không biết có nghĩa thông thường không?) còn Đức Bartholomew ngồi một ghế khác. Tuy nhiên, nếu phải trái có thể gây hiểu lầm, thì thứ tự dâng lời cầu nguyện sẽ rất thuận lý theo lịch sử phát sinh: Do Thái Giáo trước, Công Giáo tiếp theo và Hồi Giáo sau cùng. Và cả ba theo một khung chung: tạ ơn vì Sáng Thế, xin tha thứ, cuối cùng, khẩn cầu hòa bình.

Nhưng hết phần Khẩn Cầu, thứ tự lại được đổi lại như lúc ngồi ban đầu. Thực vậy, ở phần phát biểu, dĩ nhiên chủ nhà phải lên tiếng trước đó là lời phát biều của Đức Phanxicô, sau tới lời phát biểu của ông Peres và sau cùng là lời phát biểu của ông Abbas. Không lời phát biểu nào được nhắc tới tình hình chính trị hiện nay tại Israel và tại Palestine. Một điều được Cha Pizzaballa, chủ quản Đất Thánh, mô tả như là “dấu lặng đối với chính trị”. Cha cho biết thêm: Đức Giáo Hoàng muốn “mở lại một con đường đã bị đóng kín lâu nay, là làm cho người ta dám mơ mộng, là đánh thức một lần nữa khát vọng hòa bình trong tâm trí mọi người”. “Hoài mong ở đây rất cao: trong mọi người đều có niềm hy vọng này: một điều gì đó sẽ thay đổi vì ai cũng mệt mỏi cả rồi”.

Dấu chỉ nhân bản cụ thể nhất trong buổi gặp gỡ này sẽ là cái bắt tay nhau và cùng trồng một cây ôliu, vốn biểu tượng cho hòa bình ngay bên cạnh các ghế ngồi của bốn vị chủ đạo. Và tiếp theo là cuộc đàm đạo riêng của cả bốn vị tại trụ sở của Viện Khoa Học Vatican, không có sự hiện diện của báo chí.

Mặc dù đây không phải là cuộc gặp gỡ liên tôn, nhưng vẫn có sự hiện diện của Giáo Sĩ Abraham Skorka và của Giáo Sư Hồi Giáo Omar Abboud, cả hai cùng đồng hành với Đức Phanxicô tại Đất Thánh trong những ngày vừa qua. Cha Lombardi còn cho hay: tuy Đức Bênêđíctô XVI không tham dự biến cố này, nhưng ngài theo dõi sát nút bằng lời cầu nguyện sốt sắng “giống tất cả những ai coi trọng biến cố này”.
 
Top Stories
Hongkong : 180 000 personnes commémorent les 25 ans de Tiananmen
Eglises d'Asie
07:12 06/06/2014
Jamais commémoration interdite n’aura été plus suivie. A l’occasion du 25e anniversaire du massacre de la place de Tiananmen, des milliers de militants pour la démocratie se sont rassemblés à Hongkong mercredi 4 juin, pour la veillée aux flambeaux traditionnelle en mémoire des victimes.

Mais cette année, malgré les tentatives de Pékin pour empêcher toute évocation des événements de juin 1989, plus de 180 000 personnes s'étaient réunies hier soir, bougie à la main, dans le Parc Victoria de Hongkong, formant le plus vaste hommage jamais rendu aux victimes de la répression du 'printemps de Pékin'.

De nombreux Chinois étaient discrètement venus du continent pour la manifestation, tandis qu’à Pékin la place Tiananmen faisait l’objet d’une intense surveillance policière et toute agitation suspecte immédiatement signalée et maîtrisée. Il y a plusieurs semaines déjà que des unités de policiers et de militaires ont été déployées autour de la capitale, où le dispositif appliqué chaque année à l’approche de la date anniversaire du massacre du 4 juin a encore été renforcé.

Depuis 25 ans, la censure chinoise n’a eu de cesse d’effacer toute trace des événements de 1989, qu’il s’agisse des témoins directs (aujourd’hui pour la plupart emprisonnés ou exilés à l’étranger), des archives audiovisuelles, écrites ou photographiques, comme des traces numériques sur les réseaux sociaux et le Web. Toute tentative effectuée avec les moteurs de recherche chinois sur Internet pour entrer les mots « Tiananmen », « 4 juin » ou simplement « démocratie », se solde désormais par un accès refusé ou une page vierge.

Des centaines de militants, avocats et autres dissidents présumés ont été arrêtés et emprisonnés « de manière préventive » depuis mars dernier, toujours en raison « d’activités suspectes » liées à la commémoration interdite du 4 juin. Parmi eux se trouve Bao Tong, 81 ans, l'un des rares hauts fonctionnaires du Parti qui s'était opposé à la répression de 1989.

« Je suis venu spécialement à Hongkong pour participer à cette veillée, témoigne Huang Waicheng, qui arrive de Shenzhen. En Chine continentale, non seulement nous ne pouvons pas exprimer notre opinion en raison du manque de liberté, mais il y a bien trop peu de personnes qui savent ce qui s’est passé [à Tiananmen]. »

Revenue dans le giron de la Chine en 1997, Hongkong jouit d’un statut particulier qui lui permet d’être régulièrement le théâtre de protestations contre le régime de Pékin. Illustrant cette liberté d’expression qui n’a pas cours sur le continent, les députés du Parlement hongkongais favorables au mouvement pour la démocratie étaient mercredi entièrement vêtus de noir, et ont observé une minute de silence en hommage aux victimes du 'Printemps de Pékin'.

Durant la veillée au Parc Victoria, les noms des morts de Tiananmen (1) ont été lus dans un silence recueilli, tandis que défilaient sur des écrans géants les images de la répression de 1989 ainsi que des témoignages vidéo de dissidents en exil. « Puisse [le président] Xi Jinping voir la lumière de toutes ces bougies ! », a lancé à la foule Lee Cheuk-Yan, principal organisateur de la manifestation, tandis que les participants scandaient « Justice pour le 4 juin ! ».

Le cardinal Zen Ze-kiun, évêque émérite de Hongkong, aujourd’hui âgé de 82 ans, a avoué douter de voir de son vivant la reconnaissance du massacre de Tiananmen par le gouvernement chinois. « Les meurtriers n’ont toujours pas demandé pardon pour leur crime, ni même admis l’avoir commis », a-t-il regretté lors de son allocution durant la prière qui a précédé la veillée.

Pour la première fois participait également à l’événement, Me Teng Biao, avocat spécialiste des droits de l’homme et dissident « sous surveillance » du gouvernement , qui a tenu à venir témoigner malgré les pressions et menaces récurrentes qu’il a subies ces derniers mois de la part des autorités afin de le dissuader de se rendre à Hongkong.

A Tapei, capitale de Taiwan, des dissidents chinois en exil ainsi que des témoins de la répression se sont adressés à une foule de plus de 500 personnes. Parmi eux, le célèbre dissident Wu'er Kaixi, qui a participé aux manifestations étudiantes de Tiananmen en 1989, a déclaré : « Vingt-cinq ans se sont écoulés et nous n'avons toujours pas réussi [à faire advenir la démocratie en Chine]. Nous avons plus que jamais besoin du soutien de Taiwan parce que la lutte à venir promet d’être encore plus difficile. »

Le président taïwanais lui-même, Ma Ying-jeou, a fait le 4 juin dernier une déclaration officielle dans laquelle il décrit les événements du 4 juin 1989 comme « une profonde blessure de l’Histoire » et appelle Pékin à « réparer ses torts et veiller à ce qu’une telle tragédie ne se reproduise jamais ».

Différents communiqués émanant de la communauté internationale ont également marqué ce jour anniversaire. Les Etats-Unis ont notamment assuré qu’ils continueraient à « presser le gouvernement chinois de respecter les droits de l’homme et les libertés fondamentales dus à tous ses citoyens ». Washington a aussi exigé que Pékin reconnaisse publiquement la réalité et le nombre des « morts, emprisonnés ou portés disparus après l’assaut de juin 1989 ».

Le gouvernement chinois a réagi avec colère à la déclaration de la Maison Blanche, accusant Washington « de déformation totale des faits ». Il s’agit d’une « accusation infondée, qui interfère gravement dans les affaires intérieures de la Chine et viole toutes les lois internationales sur la question », a fulminé le porte-parole de ministère des Affaires étrangères, Hong Lei.

Dans une démarche inhabituelle, le Vietnam lui-même s’est joint au concert de protestations internationales en dénonçant pour la première fois la répression du 4 juin 1989. Un changement d’attitude très probablement en lien avec le différend territorial qui l’oppose à Pékin ces dernier mois.

Quant au dalai lama, il a déclaré « prier pour tous ceux qui sont morts pour la liberté, la démocratie et les droits de l’homme [à Tiananmen] », incitant le gouvernement à prendre la voie de la démocratie. « En ce jour anniversaire de ces jeunes martyrs, nous prions pour que les dirigeants chinois d'aujourd'hui quittent leur attitude de peur et de rejet et, ouvrant leur cœur à la détresse des victimes et de leurs familles, se repentent du massacre qui a été perpétré à l’encontre de la jeunesse de Chine », a t-il conclu.

(1) Seuls les noms de 202 victimes sont connus. Mais on estime aujourd’hui que s’élève à plus d’un millier de morts le bilan de la répression par l’armée chinoise des étudiants et jeunes manifestant pacifiquement pour la démocratie sur la place Tiananmen à Pékin, le 4 juin 1989.

(Source: Eglises d'Asie, le 5 juin 2014)
 
Pope Francis pays tribute to 'heavy sacrifice' of soldiers on 70th anniversary of D-Day landings
Vatican Radio
08:13 06/06/2014
2014-06-06 Vatican - Pope Francis says the 70th Anniversary of the D-Day landings is an opportunity for present generations to show gratitude for the “heavy sacrifice” of soldiers who landed on the beaches of Normandy to fight against “Nazi barbarism” and free occupied France during World War II.

He also states that it should serve as a reminder that excluding God from the lives of people and societies can bring nothing but death and suffering and he calls on the people of Europe to find their roots and future hopes in the Gospel of Christ.

The Holy Father’s words are contained in a message signed by his Secretary of State , Cardinal Pietro Parolin, to the Catholic Church in France on the occasion of a prayer service for the seventieth anniversary of World War II’s Normandy landings.

On June 5th 1944 around 156,000 Allied troops, landed on Normandy's beaches in one of World War Two's key turning points. Between 2,500 and 4,000 Allied troops are thought to have died the next day.

In the message, Pope Francis pays tribute to these soldiers. He also writes that he does not forget the German soldiers dragged into this drama, like all victims of war. As many as 9,000 Germans are also estimated to have lost their lives.

Pope Francis states that present generations should express their full gratitude to all those who made such a heavy sacrifice. He also writes that by educating future generations to respect all men and women created in the image of God and passing down memories to them, it is possible to hope for a better future.

The Pope stresses that commemorations such as these remind us that excluding God from the lives of people and societies can bring nothing but death and suffering and European nations can find in the Gospel of Christ, the Prince of peace, the root of their history and a source of inspiration for establishing ever more fraternal relations and solidarity.

In conclusion, the Pope entrusts to the path of peace to the protection of St. Teresa Benedicta of the Cross - co-patron of Europe - and the Virgin Mary.
 
Pope Francis meets with Prime Minister of Japan
Vatican Radio
08:14 06/06/2014
2014-06-06 Vatican - Pope Francis on Friday met with the prime minister of Japan, Shinzō Abe, who subsequently went on to meet with the Cardinal Secretary of State, Pietro Parolin, accompanied by Archbishop Dominique Mamberti, secretary for Relations with States.

A statement by the Holy See Press Office said the good relations between Japan and the Holy See were spoken about during cordial talks, as well as the understanding and collaboration between the Church and State in the fields of education, social welfare and healthcare.

The conversation then turned to several current regional and international themes, with particular reference to initiatives aimed at promoting peace and stability in the Asian continent, Japan’s commitment to cooperation for development, especially in Africa, attention to the environment, and nuclear disarmament.
 
Briefing of presentation of “Invocation for Peace”
VIS
08:16 06/06/2014
Vatican City, 6 June 2014 (VIS) – During a briefing held this morning, Fr. Pierbattista Pizzaballa O.F.M., custodian of the Holy Land, and Fr. Federico Lombardi, S.J., director of the Holy See Press Office, presented the details of the “Invocation for Peace” initiative scheduled to take place in the Vatican on Sunday. Pope Francis has invited the presidents of Israel and Palestine, Shimon Peres and Mahmoud Abbas, to join him in a prayer encounter.

Peres and Abbas will arrive at the Vatican within a few minutes of each other (the former at 6.15 p.m. and the latter at 6.30). The Holy Father will receive them at the entrance of the Domus Sanctae Marthae, and will then speak briefly with each. All three will then join together, along with the Ecumenical Patriarch Bartholomew, and will then proceed by car to the Vatican Gardens where the event will take place, beginning with a musical introduction and an explanation in English of the structure and form of the celebration, which will follow the chronological order of the three religions: Judaism, Christianity, and Islam.

At around 7 p.m. there will be a prayer (creation) in Hebrew, a brief musical interlude, a prayer invoking forgiveness, another musical interlude, a prayer invoking peace, and finally, a Jewish musical meditation. The Christian part will follow the same structure, but the first prayer will be in English, the second in Italian, and the third in Arabic. Finally the Muslim part of the celebration will proceed as above, in Arabic.

The reader will then introduce in English the final part of the celebration, beginning with Pope Francis' discourse invoking peace. The Holy Father will then invite each of the two presidents to formulate his own invocation. Shimon Peres will begin, followed by Mahmoud Abbas. As a gesture of peace, in which the Patriarch Bartholomew will also participate, they will all shake hands and the Pope will then accompany them in planting an olive tree, symbol of peace.

At the end of the celebration the four will remain side by side while the delegations pass by to greet them. The Holy Father, the two presidents and the Patriarch will then proceed to the Casina Pio IV to speak in private.

Finally, Shimon Peres and Mahmoud Abbas will leave the Vatican, while Pope Francis and the Patriarch Bartholomew will return to the Domus Sanctae Marthae.
 
Japon: L’Eglise catholique réitère au gouvernement son appel à sortir du nucléaire
Eglises d'Asie
20:48 06/06/2014


EDA, Eglise d'Asie - Agence d'information des Missions étrangères de Paris

Qui sommes-nous ?Qui sommes-nous ?


LiensLiens


Accueil → Asie du Nord-Est → Japon → L’Eglise catholique réitère au gouvernement son appel à sortir du nucléaire






Asie du Nord-EstAsie du Nord-Est

Chine


Corée du Nord


Corée du Sud


Japon


Ce 6 juin, le pape François a reçu le Premier ministre japonais Abe Shinzo pour une visite qui témoigne des bonnes relations qu’entretiennent le Saint-Siège et le Japon. La veille cependant, l’évêque de Niigata, Mgr Kikuchi Isao, avait rappelé dans un entretien avec le site d’information spécialisé sur le Saint-Siège et l’Eglise, Vatican Insider, que l’Eglise du Japon était résolument opposée au projet gouvernemental de remise en marche du parc des réacteurs nucléaires japonais. « Nous demandons au Premier ministre Abe de renoncer à l’énergie nucléaire », avait-il déclaré.

Dans un pays où les catholiques ne représentent guère plus de 0,5 % de la population, les évêques japonais n’ont jamais hésité à prendre position sur différents sujets d’intérêt général. Après la catastrophe de Fukushima de mars 2011, ils avaient, à l’issue de leur assemblée plénière de novembre 2011, rendu public un document intitulé : « Mettre fin à l’énergie nucléaire aujourd’hui ».

Cet appel s’inscrivait à la suite de la parution d’un document de 2001 où l’on pouvait lire la préconisation suivante : « Pour éviter une tragédie, nous devons développer des moyens alternatifs sûrs de produire de l’énergie. » Et, avant cela, en 1999, la Commission ‘Justice et Paix’ de l’épiscopat se prononçait pour un abandon du nucléaire comme moyen de produire de l’électricité.

La préconisation des évêques japonais de renoncer au nucléaire remonte donc à de nombreuses années. Plus qu’un simple abandon de cette source d’énergie pour des raisons de sûreté, l’épiscopat appelle de ses vœux un changement de paradigme économique. Là où les responsables du pays, qu’ils soient politiques ou économiques, mettent en avant la croissance de la richesse économique comme objectif, l’Eglise souhaite que les Japonais « changent de style de vie ».

« Si nous persistons à préserver notre style de vie actuel, qui suppose un niveau très élevé de consommation d’énergie, promouvoir des sources d’énergie alternatives [au nucléaire] me semble bien hypocrite, explique Mgr Kikuchi au Vatican Insider. Chaque personne doit être vraiment prête à renoncer volontairement à quelque chose pour le bien commun de l’humanité, de ses enfants et de toutes les créatures que Dieu a faites. »

L’évêque ne cache pas que la position de l’épiscopat sur ce sujet n’est pas forcément comprise par les catholiques japonais eux-mêmes. Certains d’entre eux « semblent apprécier la décision du gouvernement [de relancer une partie du parc nucléaire] car ils pensent que cela leur permettra de conserver leur style de vie ; ils ont peur de perdre quelque chose », précise-t-il, en reconnaissant que la question n’est pas seulement technique (le choix de telle ou telle source d’énergie pour produire de l’électricité) mais « touche chacun de nous en profondeur ». Aujourd’hui, ajoute-t-il, la nation japonaise « est appelée à faire un vrai examen de conscience afin de décider des orientations qui fixeront son avenir ».

Après la catastrophe de Fukushima de mars 2011, le gouvernement du Premier ministre Kan Naoto avait pris des mesures ordonnant, pour des raisons techniques et des études de sûreté, l’arrêt de la cinquantaine de réacteurs qui composaient alors le parc nucléaire du pays. Son successeur, Abe Shinzo, au pouvoir depuis un an et demi, s’est au contraire attelé à redéfinir la politique énergétique du Japon en revenant sur cette décision de mise en sommeil progressive des centrales nucléaires. En février dernier, après des mois de négociations avec les sceptiques de sa formation, le Parti libéral-démocrate, et son allié, le Nouveau Komeito, un Plan de base pour l’énergie a été rédigé ; le nucléaire y est présenté « comme une source importante d’électricité » pour le long terme et la réactivation d’une douzaine de réacteurs annoncée comme souhaitable à court terme.

Au sein de la population, les études et les sondages indiquent qu’une grande majorité des Japonais souhaite l’abandon à terme du nucléaire et son remplacement par des énergies propres et renouvelables, mais les opinions sont plus partagées sur le court terme. Placé dans l’obligation d’importer massivement et au prix fort des hydrocarbures pour faire tourner des centrales thermiques fortement productrices de CO², le Japon ne voit pas comment rapidement produire une électricité « verte » susceptible de prendre le relais du kilowatt nucléaire.

Evêque de Niigata, un diocèse situé sur la côte Ouest du Honshu, à l’exact opposé de Fukushima, Mgr Kikuchi, préside également la Caritas Japon, très engagée auprès des populations déplacées par les radiations émises par la centrale de Fukushima Daiichi. S’il estime qu’il est du devoir des catholiques de « se tenir aux côtés des victimes de la tragédie qui s’est produite il y a trois ans », il ajoute que cet « accompagnement dans la miséricorde » doit aller de pair avec un appel « à s’engager sur un chemin bénéfique pour les générations à venir du Japon ». (eda/ra)

(Source: Eglises d'Asie, le 6 juin 2014)

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
16 chữ ''ĐẦN'' và tinh thần 4 ''DỐT''
Phạm Trần
07:54 06/06/2014
16 CHỮ “ĐẦN” VÀ TINH THẦN 4 “DỐT”

Tổ tiên người Việt thật thâm thúy và tài tình khi để lại cho con cháu câu nói “cháy nhà ra mặt chuột”. Đem câu răn đe này áp dụng cho “khúc xương Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 đã mắc trong họng Việt Nam khi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhìn nhận chủ quyền của Trung Cộng tại Hòang Sa và Trường Sa” thì thấy ngay tại sao Trung Cộng lại có thể đặt giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào trong vùng biển của Việt Nam mà không sợ bị trục xuất.

Trước tiên nên biết Tuyên bố chủ quyền 12 hải lý (mỗi hải lý dài 1,852 mét) của Trung Cộng công bố ngày 04/09/1958 đã nói gì về hai quần đào Hòang Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Theo tài liệu của Bộ Ngọai giao Mỹ, điểm quan trọng nhất của Tuyên bố này quy định ở khỏan số 4 viết: “ The principles provided in paragraphs 2) and 3) likewise apply to Taiwan and its surrounding islands, the Penghu Islands, the Tungsha Islands, and Hsisha Islands, the Chungsha Islands, the Nansha Islands, and all other islands belonging to China.”

(Tạm dịch: Những nguyên tắc quy định ở đọan 2 và 3 (Chú thích: nói về chủ quyền của Trung Quốc trên đất liền, lãnh hải và các hải đảo ngòai khơi và vùng phụ cận) được áp dụng cho Đài Loan và các đảo chung quanh, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa và Tây Sa (Việt Nam gọi là Hòang Sa), Trung Sa (Bãi Macclesfield mà Trung Cộng có tranh chấp với Phi Luật Tân) và Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) và tất cả các đảo khác thuộc Trung Quốc.)

Điều này rõ ràng nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thời Mao Trạch Đông đã sử dụng Bản đồ hình “lưỡi bò” hay còn được gọi là “đường 9 đọan” để xác nhận chủ quyền của họ trên lãnh thổ của nước khác trong khu vực có tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông.

Bản đồ này nguyên thủy có 11 đọan đứt chiếm gần hết 3.5 triệu cây số vuông của Biển Đông, vẽ từ năm 1947 nhưng xuất bản tháng 2 năm 1948 bởi Bộ Nội vụ của Chính phủ Quốc dân đảng (Cộng hòa Trung Hoa) của tướng Tưởng Giới Thạch, khi ấy cai trị Trung Quốc.

Sau khi đánh bại quân Tưởng Giới Thạch để cai trị Trung Hoa, vào khỏang năm 1953 Chính phủ Cộng sản (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) Mao Trạch Đông đã tự động bỏ đi “2 đọan đứt ” tại khu vực Vịnh Bắc Bộ nên bản đồ hình chữ U giống như lưỡi bò chỉ còn lại “9 đọan” cho đến ngày nay.

KHÚC XƯƠNG PHẠM VĂN ĐỒNG

Như vậy, khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng của nhà nước Cộng sản miền Bắc –Việt nam Dân chủ Cộng Hòa (VNDCCH)— vào ngày 14/9/1958, gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai để “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa”, trong đó có việc Trung Hoa đã tự ý xác nhận chủ quyền của họ tại Hòang Sa và Trường Sa, khi ấy đang do Chính phủ miền Nam –Việt Nam Cộng Hòa (VNCH—cai qủan thì chẳng nhẽ ông Đồng chỉ muốn “nói cho đẹp lòng người phương Bắc” để đội ơn Trung Cộng đã giúp cho đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đánh thắng giặc Pháp ở Điện Biên Phủ hay sao ?

Nguyên văn Công hàm của ông Phạm Văn Đồng viết:

"Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng".

Công hàm quan trọng và cực kỳ “phản quốc” này của ông Đồng được viết vào lúc hai quần đảo Hòang Sa và Trương Sa thuộc quyền cai qủan hợp pháp của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ở trong Nam. Nó “nằm ngủ bình yên” trong hộc tủ của Trung Cộng, ngay cả khi Trung Cộng đánh chiếm Hòang Sa từ tay quân lực VNCH ngày 19/01/1974.

Trước biến cố Hòang Sa, phía nhà nước VNDCCH không dám nói một lời nào mà ngược lại trong thâm tâm lãnh đạo chóp bu thời đó, kể cả Bí thư thứ nhất Đảng Lao Động Việt Nam Lê Duẩn cho đến ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng đều “yên tâm hoan hỉ” thấy Hòang Sa đã được “các đồng chí Trung Quốc giải phóng và qủan lý dùm” trong khi miền Bắc đang ráo riết tập trung nỗ lực đánh chiếm miền Nam !

Nhưng sau khi Trung Cộng xua quân tràn qua biên giới đánh vào 6 tỉnh tháng 2/1979 để gọi là “dậy cho Việt Nam một bài học” rồi sau đó đánh chiếm 8 Đá Ngầm ở Trương Sa năm 1988, quan trọng nhất là bãi Gạc Ma, giết hại 64 lính của Việt Nam và không chịu nói chuyện “chủ quyền Hòang Sa” với Việt Nam thì lúc đó lãnh đạo Hà Nội mới mở mắt ra thì qúa muộn mất rồi.

Thêm vào đó, cũng không ai có thể hiểu nổi tại sao Việt Nam gần Trường Sa hơn Trung Cộng mà Quân đội Việt Nam lại để yên cho quân lính Trung Cộng bình an chiếm đóng, lập khu nuôi hải sản trên biển và kiến thiết nhiều đồn bót, lập đài khí tượng, dàn radar quân sự trên một số bãi đá, kể cả Gạc Ma là vị trí chiến lược nằm chen giữa các bãi đá khác do Việt Nam kiểm soát.

Vậy phải chăng điều được gọi là “đại cục quan hệ” và “tình đồng chí” giữa “hai nước Cộng sản anh em” đang được Việt Nam thi hành ở Trường Sa ?

Cũng nên biết khi hai nước Việt-Trung nối lại bang giao năm 1991 sau Hội nghị Thành Đô (Tứ Xuyên) năm 1990 mà theo nhiều bài viết từ Việt Nam thì lãnh đạo Việt Nam gồm Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng, chỉ vì nôn nóng muốn tái lập bang giao với Bắc Kinh mà “đã bị Chủ tịch Trung Cộng Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng” lừa và ép nhiều vấn đề quan trọng.

Trong số các “thỏa hiệp bí mật” được tiết lộ ra ngoài có việc Trung Cộng “cấm” Việt Nam không được nhắc nhở đến chuyện Hòang Sa và cuộc chiến biên giới năm 1979, theo lời Cụ Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ CSVN tại Bắc Kinh từ 1974 đến 1987.

Cũng tại Thành Đô, chủ yếu là hai ông Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười còn đồng ý với Bắc Kinh ép phe kháng chiến chống “Khmer đỏ thân Trung Cộng” phải đồng ý một gải pháp chính trị bất lợi cho họ khiến nhiều lãnh đạo Cao Miên sau này thù ghét Việt Nam.

Sau khi đã “lôi Việt Nam vào rọ bang giao có điều kiện” rồi thì Trung Cộng dùng “mồi kinh tế” và “áp lực chính trị” để nắm dạ dầy và cưỡng bách Việt Nam phải “gác tranh chấp để cùng khai thác” với Trung Cộng ở Biển Đông như chủ trương từ năm 1979 của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình.

Chính sách này đã được liên tục lập lại bởi các thế hệ lãnh đạo Trung Cộng với chủ trương “quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển” của đương kim Tổng Bí thư, Chủ tịch Nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình.

NGUYỄN PHÚ TRỌNG MẮC BẪY ?

Nhưng trong khi phiá Việt Nam cứ ra rả ngày đêm “tụng kinh” ca tụng phương châm 16 chữ vàng của Bắc Kinh trao cho là: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt: “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” thì vào ngày 03/05/2914 Tập Cận Bình lại ra tay “giáng cho Việt Nam cú đấm nổ đom đóm mắt’ khi họ Tập ra lệnh đặt giàn khoan tìm kiếm dầu khí Hải Dương 981 vào vị trí bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đến 80 hai lý (trên 148 cây số).

Phiá Việt Nam chỉ trích Trung Cộng không giữ những cam kết giữa các cấp cao của hai nước, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam và đe dọa an ninh và hòa bình trên Biển Đông và đòi phải rút giàn khoan HD-981.

Phiá Bắc Kinh phản công mạnh mẽ bằng các biện pháp dùng cả trăm tầu “bán quân sự”, kể cả tầu cá bọc sắt có công sức máy gấp 10 lần hơn tầu cá Việt Nam, để phun nước cực mạnh, dâm húc, đánh chìm, vây hãm và ngăn chận các tấu đánh cá, tầu cảnh sát biển và tầu kiểm ngư của Việt Nam tham gia chống giàn khoan HD-981.

Sau 1 tháng, Trung Cộng nhất định không rút gìan khoan mà còn đem tầu chiến, tầu võ trang hỏa tiễn, súng lớn và máy bay trực thăng, vận tải và phản lực chiến đấu đến đe dọa các tầu Việt Nam. Trung Cộng còn bảo bảo họ hoạt động hợp pháp trên vùng “biển của Trung Quốc” và đòi phiá Việt Nam phải ngưng khiêu khích, phá họai công tác tìm dầu !

Nhưng cho đến nay (tháng 06/2014) CSVN và Trung Cộng đã thỏa thuận ở cấp cao nhất về Biển Đông như thế nào ?

Nổi bật và quan trọng hơn cả là thỏa hiệp 6 điểm quy định các ”Nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển Việt-Trung” được ký giữa phái đòan hai nước tại Bắc Kinh ngày 11/10/2011, trước sự chứng giám của hai Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư-Chủ tịch Nhà nước Trung Cộng Hồ Cẩm Đào.

Tuyến bố hai bên viết nguyên văn như sau:

“Ngày 11/10, ngay sau các cuộc hội đàm, hội kiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào cùng hai Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam và Trung Quốc đã chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai Đảng, hai Nhà nước.

Trong các văn kiện trên, có văn kiện Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Theo đó, Đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhất trí cho rằng, giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc là phù hợp với lợi ích căn bản và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực.

Hai bên nhất trí căn cứ vào những nhận thức chung mà Lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được trong vấn đề trên biển, trên cơ sở “Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” năm 1993, xử lý và giải quyết vấn đề trên biển tuân theo những nguyên tắc dưới đây:

1. Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

2. Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.

3. Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC).

Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.

4. Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.

5. Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.

6. Hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần, luân phiên tổ chức, khi cần thiết có thể tiến hành các cuộc gặp bất thường. Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đường dây nóng trong khuôn khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển.”

HẬU QỦA NHÃN TIỀN

Rõ ràng là Trung Cộng trong thời đại Tập Cận Bình đã không coi Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và chính phủ Việt Nam ra gì. Bắc Kinh đã xóa đi tất cả những cam kết với Việt Nam, trong đó có cả những cam kết trong năm 2013 giữa hai chủ tịch Nước Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình ở Bắc Kinh (tháng 06/2013) và giữa hai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Lý Khắc Cường ở Hà Nội (tháng 10/2013) về hợp tác ở Biển Đông. Ngỏai ra Trung Cộng cũng không muốn có cuộc đối thọai giữa Lãnh đạo cao cấp nhất của đôi bên từ khi có cuộc khủng hòang giàn khoan HD-981.

Vì vậy, trái với các lần nói chuyện sau cánh cửa giữa đôi bên về tranh chấp ở Biển Đông từ thập niên 1990 đến nay, lần này Trung Cộng công khai nói đi nói lại nhiều lần về sự nhìn nhận chủ quyền của Trung Cộng ở Hòang Sa và Trường Sa trong Công hàm 1958 Phạm Văn Đồng.

Dường như Bắc Kinh muốn nói với Thế giới rằng Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 đã “phủ nhận” tất cả những chứng cớ Hòang Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

Trong các cuộc thương thuyết song phương, Trung Cộng luôn luôn không muốn bàn đến vấn đề ai có chủ quyền ở Hòang Sa. Họ thường bảo phiá Việt Nam “vấn đề Hòang Sa không có gì cần bàn cãi nữa.”

Vậy Nhà nước Việt Nam và một số “chuyên viên về Công pháp Quốc tế và Biển Đông” đã phản bác lại lập luận của Trung Cộng như thế nào ?

Tóm tắt từ phiá Chính phủ hay ủng hộ quan điểm của CSVN thì cho rằng Công hàm Phạm Văn Đồng chưa hề bao giờ từ bỏ chủ quyền của Việt Nam ở Hòang Sa và Trường Sa, không hề nói gì đến vấn đề lãnh thổ. Hơn nữa, Công hàm Phạm Văn Đồng không có “tư cách pháp lý” để thừa nhận chủ quyền của Trung Cộng tại Hoàng Sa và Trường Sa khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ờ miền Bắc lúc bấy giờ không là “chủ hữu pháp nhân” của 2 quần đảo lúc đó thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam.

Một số Luật gia và chuyên gia khác cũng giải thích ông Đồng chỉ công nhận quyết định tôn trọng chủ quyền lãnh hải 12 hải lý của Trung Cộng mà thôi, và Nhà nước Việt Nam bây giờ (Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) không có trách nhiệm “kế thừa” lời tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng.

Phản ảnh quan điểm này, xin trích một số đọan quan trọng của mạng Thông tin của Chính phủ CSVN viết như sau trong Bản tin ngày 23/05/2014:

“Trung Quốc mới đây lại viện dẫn Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như một "bằng chứng" về việc Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Song đây là một "vở diễn lại" quá lố của Trung Quốc bởi công luận Việt Nam đã từng phân tích sáng tỏ nội dung Công hàm 1958, khẳng định rằng văn bản này được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Dưới đây, Báo điện tử Chính phủ xin dẫn lại bài báo "Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam" đăng trên báo Đại Đoàn kết vào tháng 7/2011 trong đó tác giả bài báo phân tích rõ nội dung Công hàm 1958 cũng như chỉ ra những diễn giải xuyên tạc của Trung Quốc đối với văn bản này:

Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách" đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù VNDCCH -Trung Quốc lúc đó "vừa là đồng chí vừa là anh em". Năm 1949, bộ đội Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác rồi trao trả lại cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi sau đó cũng trao trả cho Việt Nam. Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước VNDCCH - Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không quên mục đích "sâu xa" của họ trên Biển Đông nên đã "lồng ghép" thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố.

Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của VNDCCH trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc.

Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng VNDCCH thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh ra đời của Công hàm như đã nêu trên.

Công hàm 1958 có hai nội dung rất rõ ràng: Một là, Chính phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ VNDCCH chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.

Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu. Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý….”

Đó là “lập luận” và “diễn giải” Công hàm Phạm Văn Đồng của phiá đảng và nhà nước Việt Nam. Nhưng ai sẽ trưng ra được “bằng chứng” đó là “chủ trương, ý nghĩ thầm kín và chủ tâm” thật sự của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã “cất giấu” trong Công hàm 1958 ?

Và liệu Trung Cộng có “cứu xét” hay sẽ “bịt tai không nghe” lối giải thích chủ quan này của Việt Nam ?

Cho đến bây giờ, khi xẩy ra vụ giàn khoan HD-981 thì mới thấy Công hàm Phạm Văn Đồng đã để lại những “khó khăn khôn lường” và “cực kỳ nguy hiểm” cho việc bảo vệ tòan vẹn chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Ngòai hành động “lời nói không đi đôi với việc làm của Trung Cộng đang xẩy ra ở Biển Đông” mà lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN đã biết từ khi có cuộc chiến biện giới 1979 và Trường Sa năm 1988, có ai giải thích được tại sao các lãnh đạo Việt Nam từ thời Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh (1990) cho đến thời Nguyễn Phú Trọng (2011) còn “lưỡng lự” trong quyết định kiện Trung Cộng ra trước Tòa án Quốc tế về hành động chiếm đóng bất hợp pháp Hòang Sa và một số bãi đá ở Trường Sa của Việt Nam ?

Hay vì đã mắc quai bị “cấm nói” đến Hòang Sa như tiết lộ của Cụ Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh mà đảng CSVN cũng “im luôn cho xong chuyện” ở Trường Sa ?

Hoặc là lãnh đạo Việt Nam đã bị “say khướt” sau cuộc rượu với Dương Trạch Dân ở Thành Đô năm 1990 mà quên rằng:

Sơn thủy tương liên,

Lý tưởng tương thông,

Văn hóa tương đồng,

Vận mệnh tương quan.

cũng có nghĩa như “16 chữ đần” và “tinh thần 4 dốt” nên Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 mới gây họa cho dân tộc ngày nay ?

Phạm Trần

(06/014)
 
Việt Nam Cộng Hòa, một giải pháp cho Việt Nam - Biển Đông.
Bảo Giang
07:59 06/06/2014
Việt Nam Cộng Hòa, một giải pháp cho Việt Nam - Biển Đông.

Những cơn sóng biển không bao giờ ngừng lại. Nay chúng có thể tạo ra một trận cuồng phong ở bờ đông. Mai lại có khả năng làm nên một cuộc sóng thần bên bờ tây với những hủy diệt kinh người. Tuy thế, cuộc biến động tại Biển Đông trong những ngày qua, khó có khả năng tạo ra một biến động lớn trên bình diện quốc tế. Nhưng xem ra là nó có đầy đủ những yếu tố cần thiết đưa Việt Nam vào khúc rẽ của lich sử. Khúc rẽ ấy có thể là:

- Việt Nam sẽ hoàn toàn thay đổi, rũ bỏ cái áo khóac cộng sản, trở thành một nước Cộng Hòa theo thể chế Tự Do. Góp sức vào việc bảo vệ nền hòa bình và tiến bộ của thế giới.

- Quanh co dối trá tiếp nối gian dối, CSVN đẩy dân tộc vào vòng nô lệ thuần phục Trung cộng. Đất nườc hoàn toàn tan hoang tê liệt. Khi đó, cuộc chiến cứu nước lại sẽ bắt đầu. Bởi vì:

1. Từ phía tây phương và khối Đông Nam Á.

Chuyện Trung cộng lấn chiếm biển đông đang là một đề tài nóng ở trong vùng. Diễn đàn quốc tế, nhiều lãnh đạo trên thế giới tỏ ra bực bội và bất bình về cảnh lấy thịt đè người của Trung cộng. Sự lên tiếng này rồi sẽ ra sao? Theo tôi, nếu không có một động thái thay đổi hoàn toàn, tích cực từ phía Việt Nam, câu chuyện Biển Đông cũng sẽ dừng lại ở vị trí, thế giới tây phương và các nước thuộc vùng Đông Nam Á theo thông lệ ngoại giao mà tuyên bố dăm ba câu nẩy lửa cho qua chuyện, không một nước nào nhảy vào đổ vỏ ốc. Bởi lẽ, họ cũng không mất phần lợi nhuận nếu Trung cộng nuốt trửng biển, đất của Việt Nam! Cách riêng với Hoa kỳ, sẽ chẳng bao giờ có được một sự can thiệp cần thiết bằng quân sự. Hoa kỳ có luật pháp của họ, chẳng một ai có thể vượt qua luật pháp của Hoa Kỷ để ký một Hiệp Ước về quân sự, về an ninh với một nước cộng sản không tôn trọng Nhân quyến và luật pháp quốc tế như tập đoàn CSVN. Theo tinh thần này, Hoa Kỳ sẽ đưa ra những lý luận cứng rắn của họ nhưng với cái nhìn của họ. Nó hoàn toàn khác với cái nhìn và ước mơ của tập đoàn cộng sản tại VN đòi bắt cá hai tay. Nói rõ ràng hơn, Hoa Kỳ dường như đang thúc hối một chương trình hoàn toàn từ bỏ Trung cộng từ phía Việt Nam?.

Trong khi đó, vì quyền lợi và an ninh của nước mình, Nhật Bản cũng muốn lôi kéo Việt Nam vào thế liên minh quân sự với họ để chống Trung cộng. Tuy nhiên, thế liên mình này có thể sẽ dừng lại ở vị trí những lời tuyên bố mở ngõ, mời chào. Nó không thể đi đến hành động thực tế. Bởi lẽ, hệ Liên Minh này, nếu có, nó phải được đặt trên một tiền đề Việt Nam phải là một quốc gia Cộng Hoà, không cộng sản. Sẽ không bao giờ có thế liên minh giữa một Nhật Bản, đồng minh quân sự của Hoa Kỳ, ký kết liên minh quân sự với một Việt Nam cộng sản để chống lại một nước cộng sản khác. Chuyến đi Á Châu của TT Obama đã cho thấy thái độ dứt khoát của họ trong cách nhìn về biển đông. Chỉ lên tiếng, không có hành động. Phần các quốc gia khối Asia chỉ là cái trống.

2. Từ phía người dân Việt Nam

Ngày nay không còn một người Việt Nam nào mà khôg biết tên, không biết mặt cái nguyên nhân đưa đến những hậu qủa tai họa cho Việt Nam. Đó là tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh. Một tập đoàn đã làm suy thoái tiềm lực quốc gia, một tập đoàn đã làm cho dân ta ra bạc nhược, hèn nhát và ích kỷ trong hơn 70 năm qua. Một tập đoàn không đi chung bước đi với cộng đồng dân tộc, trái lại, chỉ vì quyền lợi của cá nhân và của đảng cộng sản, họ đã tàn sát sinh linh Việt Nam và chỉ biết cúi đầu thờ kẻ thù bắc phương bàng cái búa và cái liềm theo biểu tượng của họ. Búa thì đã đập chết nhiều người rồi, Còn cái liềm thì chưa từng ngơi nghỉ. Nó luôn kề xát vào cổ nguời dân Việt và không ngừng kéo qua kéo lại cho vết thương ở đó luôn rỉ máu, để người dân ăn không ngon, ngủ không yên và luôn sợ hãi cái liềm sẽ cứa sâu thêm vào cổ họng của mình. Đây chính là một tập đoàn tàn ác mà Bình Ngô đại Cáo đã nhắc đến là:

‘Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế

Gây thù kết oán trải mấy mươi năm

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” ( Bình Ngô Đại Cáo)

Gần đây, dư luận từ trong ra ngoài, xem ra đều có chung một đáp án rõ ràng là. Phải triệt hạ cộng sản trước khi cùng nhau chống ngoại xâm từ phương bắc. Không tận diệt được tập doàn CS thì không thể nói đến chuyện chống ngoại xâm. Nghĩa là, người dân Việt Nam không bao giò chống xâm lăng từ phương bắc theo cái định chế của HCM và tập đoàn cộng sản nêu ra. Bởi họ đã biết rõ một điều. Sau chiến dịch biên giới 1979 , người lình vì quê hương chết không có chỗ chôn thây, nhưng kẻ cưóp nước thì được xây đài, đúc tượng trong những nghĩa trang mang tên liệt sỹ Trung Quốc và quan chức nhà nước cúng tế hàng năm! Kế đến là những chuyến bay đưa quan cán thay nhau đi chầu Trung cộng với những bằng khen, với những cái hôn thắm thiết tình hữu nghị và những hàng chữ rẻ tiền, viễn vông . Rồi đằng sau những chuyến đi ấy là nhà tù ở trong nước càng ngày càng có nhiều ngưòi lên tiếng bảo vệ Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt nam!

Theo đó, với những ngươi Việt Nam yêu nước tự đáy lòng mình đều biết rằng, cuộc hải chiến của Viêt Nam với Trung cộng vào năm 1974 là bước đi truyền thống của dân tộc, là ngọn lửa thiêng không bao giời tắt trong lòng họ. Ước mong của họ là ngươi người từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu được sống trong Tự Do. Họ không thách đố, nhưng xem ra, cuộc biến động ở Biển Đông này chính là một cơ hội để giúp họ hoàn thành giấc mơ giải phóng dân tộc ra khỏi gông cùm của cộng sản. Để từ Bắc chí Nam, xóa đi tất cả những hiệp thưong hiệp định chia ắt, bị áp đặt, như những cái thòng lòng treo vào cổ dân tộc Việt từ hơn một trăm năm qua. Để từ đây một nhà Việt Nam thống nhất theo thể chế Cộng Hòa, Tự Do, Dân Chủ, Độc Lập, Pháp Quyền được thiết lập. Với thể chế này chắc chắn sẽ là nguồn hồi sinh cho dân tộc Việt Nam sau gần một thế kỷ dưới ách nô lệ của cộng sản.

3. Về phía nhà cầm quyền CS tại Hà Nội.

Đến nay, xem ra nhà cầm quyến CS tại Hà Nội vẫn chủ quan cho rằng họ có thể thủ thắng, đứng vững theo đường lối gian dối cố hữu của CS. Họ không hề nhận biết là đã rơi vào tình thế cô đơn, tuyệt vọng. Ngó ra ngoài, không có một đồng minh, chỉ có một đồng chí duy nhất. Khốn thay, đồng chí ấy đang vả vào mặt những kẻ qùy gối trước mặt chúng. Ở trong nước, không có được năm ba người dân, đúng nghĩa là người dân Việt Nam yêu nước ủng hộ. Kết quả, trên dưới đều hoang mang, hốt hoảng. Họ nhìn đâu cũng chỉ thấy kẻ thù. Tất cả đều chống lại đường lối yêu nước là yêu xã hội đạo tặc của nhà nước.

Sở dĩ cộng sàn VN lâm vào thảm cảnh này là vì cộng đồng thế giói đã nhân diện chính xác về bộ mặt của chế độ “ cộng sản là gian dối, và tạo ra gian dối” ( thủ tướng Mirkell, Đức). Trong khi đó, bản thân của họ không làm được một điều gì khá hơn để phản chứng. Trái lại, vẫn chỉ quanh co dối trá, Bằng chứng là: Cái công hàm của Phạm văn Đồng là nguyên cớ để TC xâm lấn biển đông, không một người Việt Nam nào không biết. Riêng tập đoàn CSVN lại không dám nhận lấy cái sai lầm nghiêm trọng của bản văn này. Lúc trước (1974) thì họ vổ tay reo khi TC chiếm Trường Sa từ tay của Việt Nam Cộng Hòa. Tưởng rằng vì tình hữu nghị, vì mối tình thắm thiết xã hội chủ nghĩa, TC chiếm và giữ hộ cho mình, sau khi lấy được miền nam thì họ sẽ trao trả cho miền bắc theo mật ước. Cho đến năm 1988, trận chiến Gạc Ma, mất nốt những gì chưa mất, họ cũng không mở được mắt ra. Nay đến cái giàn khoan TC kéo vào trong lòng biền VN thì họ lại loanh quanh, tráo trở đưa ra lời giải thích hết sức nông cạn và trẻ con theo kiểu của Trần Duy Hải, phó chủ nhiệm Ủy Ban Biên Giới Quốc Gia, lập luận để chạy tội là: Công hàm của Phạm văn Đồng” Hoàn toàn kihông đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:”

Quả thật, khó tìm ra một lời giái thích trẻ con và ấu trĩ như thế. Bởi vì, trước khi viết cái công hàm khoảng hai tuần lễ, vào ngày 4 tháng 9 1958 Chu ân Lai, thủ tướng TC đã tự công bố cái gọi là chủ quyền trên biển và trên đảo (Declaration on China’s Territorial Sea) của họ như sau: “ Bề rộng của lãnh hải Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa sẽ là 12 hải lý và áp dụng tương tự đối với Đài Loan và các đảo chung quanh quần đảo Bành Hổ, quần đảo Trung Sa (Tungsha), Quần đảo Tây Sa (Hsisha), quần đảo Chungsha, quần đảo Nam Sa (Nansha) và các đảo thuộc Trung Quốc”. Trong lúc chẳng có một nước nào ngó ngàng đến lời công bố này thì Phạm văn Đồng nhân danh thủ tướng của nhà nước VNDCCH, gởi công hàm cho Chu ân Lai trong đó có đoạn chính là “ ghi nhận và tán thành bản tuyên bố” ( của Chu ân Lai). Bản văn này tuy không có đề cập đến hai chữ Hoàng Sa và Trương Sa, nhưng “Ghi nhân và tán thành” bản văn có ghi rõ chữ Hoàng Sa và Trường Sa do Chu ân Lai viết thì có phải là công nhận Trường Sa, Nam Sa, Hoàng Sa là của Trung cộng hay không? Một đứa trẻ học chưa hết tiểu học, đọc xong hai đoạn văn cũng hiễu rõ ràng như thế, nhưng tiếc rằng, phó chủ nhiệm biên giới của nhà nước Việt cộng thì lại học chưa tới.

Ấy là chưa kể đến điểm thứ hai của lời giải thích này là chính họ đã xác nhận Trường Sa và Hoàng Sa thuộc Việt Nam Cộng Hòa theo hiệp định 1954. Như thế, chỉ có Việt Nam Cộng Hoà mới có đủ thẩm quyền, tư cách để giải quyết vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa. Từ đó cho thấy, bản văn của Phạm văn Đồng là một thứ văn tự bán lén đất của nhà người khác cho kẻ trộm đạo. Nên việc họ bắt giam, kết án những Việt Khang, Điếu Cày, Tạ phong Tần và nhiều ngưồi yêu nước khác công khai bảo vệ đất đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam chỉ là hành động của kẻ bán nước, không có đạo lý. Rõ rảng, họ càng giải thích thì cái thòng lọng càng xiết chặt vào cổ họng của họ. Muốn lạy Tây cũng không được, mà quay về chầu phương bắc thì lại phải chấp nhận thêm nhiều điều kiện khó khăn hơn. CSVN xem ra không còn lối thoát, ngoại trừ một cách là tự giải tán để cứu lấy mình.

4. Về phía trung cộng.

Một câu hỏi có nhiều người hỏi là: Liệu Trung cộng có mở chiến dịch quân sự vào VN hay không? Vời những sự kiện có sẵn như hôm nay, tôi cho rằng chuyên này không có nhiều khả năng xảy ra. Bởi vì, từ nhiều năm trờ lại đây, tất cả các cấp tướng của QD nhân dân và Công An CS đã lần lượt được gởi sang Trung cộng để học tập. Họ học gì, tập gì không ai biết, nhưng có điều gần như chắc chắn nó phải có điều kiện đi kèm khi họ đưọc cấp pháp bằng tốt nghiệp và hẳn nhiên, TC không dạy họ cách tách ra khỏi vòng tay TC. Theo đó, với một danh sách dài, gồm hầu hết tên tuổi, chức vụ, đơn vị của các tướng lãnh quân đội cũng như bên công an của Việt cộng nằm trong tay. Cộng thêm danh sách bên hành chánh, bên đảng luôn cúi đầu tận hông như TTSang, Np Trọng, NT Dũng , thì Trung Cộng mở cuộc chiến quân sự làm gì cho nó gây thêm phiền toài. Trước đã chẳng có lợi ích gì, còn chính thức gây thù oán với nhân dân Việt Nam, giúp họ có cơ hội tiêu diệt tập đoàn cộng sản mà TC đã cố công gầy dựng mấy chục năm qua. Theo đó, khả năng một cuộc chiến lớn là không thể xảy ra, Tuy nhiên không loại trừ khả nằng có những trận kiểu đuổi gà, đập vịt ở biên giới. Hai bên tập trung quân làm như một sống một chết. Nhưng kết quả chỉ là pháo vào rừng hoang, hoặc có cảnh lạc đạn gây thương vong. Rồi cuối chuyện đuổi gà, đập vịt này là tính toán cho một hội nghị song phương được mở ra.

Ngày mở ra hội nghị cũng là ngày kết thúc những thắng lợi hoàn toàn về phía Trung cộng. Đất, biển được khoanh vùng. Việt Nam mất bao nhiêu đất, bao nhiêu biển không ai hay, chỉ có một thông báo chung chung cho cái tình hữu nghị đới đời viễn vông do TC khua chiêng đánh trống với thế giời. Phần cái lưỡi bò ở trên Biển Đông thì đã được Nguyễn tấn Dũng chấp hành, treo ở trong văn phòng của chính phủ từ lâu rồi, cứ thế mà thi hành. Nếu cần, làm thêm một cái công ty ma để cho cái giàn khoan kia là đơn vị trúng thầu là hết chuyện. Phần nhân sự, những kẻ lãnh đạo sẽ lần lượt được Trung cộng phát cho sợi giây như vòng hoa đeo vào cổ. Từ đây, nối nghiệp nhau làm thái thú. Riêng những tên gọi như Hoàng Sa, Trường sa thì sẽ được nhà nước CS giải quyết theo sách lược đã được viên tiến sỹ tên Nguyễn Quang Ngọc, Viện Trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, trong một buổi hội thảo về Vấn đề chủ quyền của VN ở Hoàng Sa và Trường Sa, Y đã phát như sau: “Không nên đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ra Tòa án Quốc Tế, hay Liên Hiệp Quốc…. Còn việc đòi lại và bảo vệ chủ quyền như thế nào thì không nên nôn nóng, để đến trăm năm hoặc nghìn năm sau con cháu chúng ta đòi lại vẫn được!” Quả là không hổ danh những tiến sỹ giấy của thời đại chuột!

5. Việt Nam về đâu?

Điều người ta lo sợ nhất là cục diện biển đông, vụ cái giàn khoan bằng cách này hay cách khác từ từ chìm lắng xuống. Trong nước không còn những cuộc biểu tình của dân chúng phản đối Trung cộng xâm lựơc biển đông. Rồi sau cái bề mặt trong lặng lẽ, CSVN ồ ạt cấp giấy nhập cảnh cho từng đoàn từng lũ công nhân cũng như thường dâ Trung cộng xâm nhập vào nội địa Việt Nam. Thành phần này dần đần chiếm hết công ăn việc làm của người trong nước. Những kẻ thân TC, biết nói tiếng Hoa dần dần nắm hết những chức vụ, cũng như những cơ sở trọng yếu của đất nước. Trước là làm ruồng, rỗng hết mọi phần trên đất nước, sau là làm tê liệt đời sống kinh tế của quốc dân để triệt tiêu Việt Nam. Theo đó, chúng ta có thể nhìn thấy hai hướng đi và đến cho câu hỏi trên là:

Thứ nhất. Nếu tập thể cộng sản còn nắm quyền và dối trá như hiện nay, vẫn coi người dân chống Trung cộng, chống độc tài tàn bạo CS như những kẻ thù thì câu chuyện của Crimea hay Tân Cương sẽ lập lại trên phần đất Việt Nam không có gì lạ. Gặp trường hợp này, dù không muốn, người Việt Nam đành phải chấp nhận thế cờ. Để cho nó mất rồi sẽ được.?

Thứ hai. Thay đổi, hoàn toàn thay đổi. Việt Nam thành lập nền Cộng Hoà, Củng cố lại sức mạnh Dân Tộc. Dốc toàn lực để bảo vệ non sông.

Muốn củng cố lại sức mạnh dân tộc, trước hết, phải nhận định rằng: Cuộc kháng chiến chống pháp mà cộng sản rtêu rao là cuộc chiên thần thành do cộng sản lãnh đạo là một chuyện không đúng với sự thật. Bởi vì, từ trăm năm trước ngưòi Việt nam đã lên đường chống Pháp. Họ đi từ núi vụ Quang, Ngàn Trưới đến Ba Đình, Yên Thế, xuôi về tiền giang hậu giang không một nơi nào kông có phong trào kháng pháp nổi lên. Theo đó, người Việt Nam đi kháng pháp là vì truyền thống chống xâm lăng của dân tộc, không phải vì tập đoàn Việt Minh cộng sản. Có chăng là do sự lầm lẫn lúc ban đấu. Lầm lẫn bởi vì, vào ngày 2-9-1945, giữa lúc phong trào kháng Pháp nổ ra ở giửa lòng Hà Nội thì ngưòi ta thấy xuất hiện một tên tuồi rất lạ tai. Lúc đầu có người cho rằng đó là một danh hề mới nổi, lại có người ngỡ ngàng, tưởng rằng đó là một cây đại thụ che chở cho nhà nam. Kết quả, qua xét nghiệm cho thấy đích thị đó là thân của một cây chuối. Tuy là thân chuối, nhưng trong lúc đương độ nó củng có những tằu lá xanh. Hơn thế, nó lại được sơn phết thêm nhiều tầng nhiều lớp che phủ bên ngoài bằng những hình bóng tưởng tượng, giả trá nên đã làm cho dân ta hoa mắt, lầm lẫn. Nhưng chẳng bao lâu sau, lá vàng, bẹ rữa, thân chuối hoàn thân chuối.

Như thế, căn bản của tập thể CS là những thân chuối trong rừng chuối mục nát, nên không ai đặt niềm tin vào những người cộng sản. Nói cách khác, người cộng sản không bao giờ tạo được niềm tin nơi công chúng. Theo đó, nếu muốn tái tạo niềm tin trong lòng ngưòi để củng cố sức mạnh của dân tộc, ngõ hầu bảo vệ và xây dựng đất nước, điều kiện tiên quyết là phải xoá bỏ hoàn toàn cơ cấu của chế độ CS. Phải phá bỏ nó bằng một trong ba phương thức sau:

a. Thứ nhất, phương cách tự giải trừ.

Phía cộng sản phải nhận thức được rằng: Tư tưởng CS không tạo được niềm tin và thành tín với dân tộc. Không đủ khả năng đứng chung với dân tộc, nên họ phải dựa vào chủ nhân Tàu để mà sống còn. Đăy không phải là một đánh giá mới mẻ về CS. Tuy nhiên, nhiều người tự ái vì bị tiêm nhiễm bởi cái lối truyên truyền nhồi sọ của CS, cho rằng ngưòi viết, không viết đúng sự thật, nên dễ bất bình chống đối, bất phục. Nhưng không ai trách họ. Bởi vì đường của dân tộc, lịch sử của đất nước là câu chuyện không phải là mưòi năm, 50 năm mà là nghìn năm. Chế độ cộng sản không thể tồn tại mãi, CS có cạo sửa lịch sử, thì lịch sử chân chính vẫn tồn tại với non sông và đất nước. Anh hùng và kẻ bán nước hại dân cũng đều tồn tại trong lịch sử, nhưng ở trong hai khung hình khác nhau. Một bên được tôn thờ với khói nhang. Một bên bị nguyền rủa, tru di. Gobachev còn mà Lênin cũng còn! Đó là lẽ thường mà cũng là công đạo của trời đất vậy.

Nếu trong bối cảnh hôm nay, sau những vấp váp, những sai lầm. Họ đứng dậy, quay về với dân tộc, tựa vào sức mạnh của toàn dân, để tự trút bỏ sự sợ hải bắc phương và cùng toàn dân viết lại trang sử mới bằng cách:

- Nhân danh đảng CS và nhà nước CHXHCNVN, chính thức gởi công hàm đồng cấp đến nhà nước TC, thông báo việc hủy bỏ công hàm của Phạm văn Đồng ký vào ngày 14-9-1958 là vì sai nhầm trong nhận thức và sai nhầm chính trị.

- Tuyên bố thành lập nền Cộng Hòa. Giải tán mọi cơ chế của đảng cộng sản, kể cả quốc hội và những trưòng sở liên hệ của nó từ trung ương đến địa phương.

- Để đảm bảo cho đời sống an ninh, giữ gìn tính mạng của nhân dân và sinh hoạt đối nội, đối ngoại không bị rơi vào khủng họảng, giữ lại toàn bộ hệ thống chính quyền hiện tại cho đến khi có thể có tổng tuyển cử bầu nguyên thủ quốc gia. Tuy nhiên, khi thành hình một chính phủ Cộng Hòa, họ phải mời được những nhân sự thích hợp như KHG Dương Nguyệt Ánh, Đ/t Việt, Đ/h Hùng, TS Đinh Việt. TC Cù huy Hà Vũ, Ls Nguyễn văn Đài, LS Lê thị Công Nhân, Ls Trưong công Định, LS Lê quốc Quân… tham chính. Đưa họ vào nắm giữ những trọng nhiệm trong Ngoại Giao, Tư Pháp, Quân đội, Nội Vụ và Thông tin, Giáo Dục để tạo niềm tin cho dân chúng và cho thế giới.

- Xóa bỏ toàn bộ những văn bản và những hình thức kìm chế, bóp nghẹt tôn giáo, Đồng thời trả lại các cơ sở giáo dục thuộc các tôn giáo mà nhà nước CS đã chiếm đoạt trước đây. Xin nhớ, những cơ sở này chính là nguồn phục hưng lại đời sống luân lý, và đạo đức của xã hội đã bị băng hoại trong hơn 70 năm qua. Đặc biệt, nên vận động mọi cách để đưa một nhân vật nổi danh trên đường đi tìm Công Lý, Sự Thật và cũng là người đối kháng rất mạnh mẽ cái gian dối của chế độc CS là TGM Kiệt trở lại Hà Nội, sau khi vị TGM hiện nay về hưu. Sự hiện diện của Ông trong vị thế này có thể được coi là sự triển nở của nền Công Lý trên đất Việt. Chấm dứt ngay lập tức tất ả những dự án gọi là quy hoạch giải phóng mặt bằng để gây ra thêm thảm hoạ cho ngưòi dân…

Lợi thế của phương cách này nhanh gọn, êm thắm, ít đỗ vỡ, ít sáo trộn. Bản thân của các cấp trong guồng máy cũ được bảo đảm. Khả năng cung cố tiềm lực quốc gia vào guồng nhanh nhất. Có khả năng thu kết được sự ủng hộ lớn tứ người dân và tạo được niềm tin với các quốc gia trên thế giới.

Bất lợi: Rất khó tìm được sự cộng tác chặt chẽ với những thành phần nhân sự kể ra ở trên. Đã thế, rất dễ xảy ra tình trạng sâu xé phe cánh trong thượng tầng của đảng CS. Phe nắm hành chánh không muốn thua thiệt phe nắm đảng và ngưọc lại, phe nắm đảng không muốn trắng tay! Phương án này xem ra là đơn giản. Nói thì dễ, chuyện thực hành khó khả thi.

b. Thứ hai. Môt cuộc Chỉnh Lý.

- Lực lượng có thể chỉ là một tập hợp nhỏ trong quân đội, công an, và một số viên chức hành chánh. Họ đủ can đảm nhập cuộc, đứng lên làm cuộc chỉnh lý, nắm quyền và mau chóng thực hiện những điểm nêu lên ở trong phương thức trên.

Lợi và bất lợi. Khởi đầu của phuơng án này sẽ là rất khó khăn, vì ít có ai trong những ngưòi đang có ít nhiều thế lực dám mạo hiểm. Tuy nhiên khi tiến hành nó sẽ nhanh như chớp ngang đầu, bởi hàng hàng lớp lớp dân chúng cuồn cuộn nổi dậy cùng với họ giật sập chế độ cộng sản. Bước dầu có nhiều nguy hiểm, tuy nhiên cuộc kháng cự của CS sẽ là không quá mạnh. Một phần lo chạy lấy thân, một phần vì không còn thiết tha gì với chế độ. Một phần ẩn thân chờ thời để ít nhất có thể bảo đảm được quyền lợi của bản thân và gia đình. Đặc biệt, trong phương án này có nhiều thuận lợi để kết hợp với những thành phần trong phương thức một trong việc điều hành đất nước. Bước đi chuyển biến dễ dàng hơn và cuộc tái lập đem lại sự ổn định cũng mau hơn.

c. Thứ ba, làm cuộc tổng nổi dậy.

Với tình thế của VN hôm, từ thủ trong cho đến giặc ngoại, buộc chúng ta phải dự trù cho một cuộc tổng nổi dậy để cứu nguy đất nươc. Phương thức này có thể song hành với phương thức thứ hai. Đây là một phương án nghiêm chỉnh cần phải được đặt ra để thực hiện hơn là câu chuyện xuông. Tuy nhiên, vấn đề quan yếu nhất chính là vấn đề nhân sự có khả năng thu hút sức mạnh quần chúng để làm cuộc nổi dậy.

Hiện nay các tổ chức dân sự, đảng phái chính trị ở trong nước và ở hải ngoại không có một tổ chức nào khả dĩ áp ứng được yêu tố nhân sự đầu não. Tuy nhiên có những nhân sự, không thuộc đảng phái nào, nhưng với cái nhìn chung của rất rất nhiều người am tường về thời cuộc thì đều nhìn nhận rằng, những nhân sự này khả dĩ đáp ứng được nhu cầu nhân sự lãnh đạo, không phải chỉ làm động lực cho một cuộc chuyển dời. Nhưng còn tạo được một thế đứng vững vàng đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của dân chúng và sự ủng hộ của thế giới. Đó chính là những người tôi nhắc đến ở phương thức một. Đây là một tập hợp có thể được gọi là ưu tú của thế hệ hôm nay. Bởi vì, người xa quê thì luôn khao khát được phục vụ cho hạnh phúc của dân tộc mình. Ngươi ỏ bên trong thì đạp trên sợ hãi, chấp nhận hy sinh bản thân để vào ngục cứu quốc. Tất cả là những điểm son đáng qúy. Nếu họ thành một tập hợp, một ủy ban, hay một Chính Phủ Lưu Vong để đáp ứng với tình thế và mưu cầu hạnh phúc cho người dân thì đây là một giải pháp ưu tiên, cần phải có để:.

- Tiếp nối truyền thống dân tộc theo tình thần của Việt Nam Cộng Hòa. Cương quyết giải thể chế độ cộng sản trên toàn cõi Việt nam.

- Phủ nhận hoàn toàn tư cách và bản văn của PVĐ liên quan đến những phần đất và biển đảo ở dưới vĩ tuyến 17 theo hiệp định genève 1954. Phản đối TC đã mưu đồ quân sự để chiếm đoạt HS Trường Sa của Việt Nam. Cương quyết đòi buộc TC phải rút khỏi Hoảng Sa và Trường Sa bằng những luật lệ, pháp lý quốc tế .

- Ủng hộ những cuộc biểu tình ôn hòa dòi Tư Do, Công Lý, tôn trọng Nhân Quyền và quyền tư hữu tại Việt Nam. Sẵn sàng liên kết với những người cộng sản biết quay về với dân tộc để cùng chung xây dựng lại đất nước…

Lợi thế. Đây chính là một điều mà người dân Việt và rất nhiều đoàn đảng viên CS tại Việt nam đang trông chờ. Một mặt, CPLV là điểm tựa, là cầu nối và cũng là sự bảo đảm hữu hiệu cho các cuộc biểu tình liên tục và kéo dài ở trong nước có cơ hội phát triển và bùng nổ. Là điểm tựa, là cầu nối thúc đẩy những nhóm quân sự ở Việt Nam mạnh dạn hơn trong việc tiến hành cuộc chỉnh lý thay đổi toàn bộ cơ cấu hiện tại. Và đây có lẽ cũng chính là những điều mà giới lãnh đạo tây phương đang nhắm đến trong những lời tuyên bố mạnh mẽ của họ. Chắc chắn một CPLV với phần nhân sự như trên dễ đáp ứng được cho nhu cầu đối nội và đối ngoại.

Thời gian. Đây là lúc thuận tiện nhất để một CPLV ra đời. Bởi vì khi những biến động lắng xuống, sự ra đời của họ mất hẳn yếu tố thời gian. Không gây được tiếng vang và dễ chết lần mòn theo thời gian sau đó. Kế đến, tập thể cộng sản ngày nay như là vườn chuối đang tự hủy rữa mục. Khi có một chính Phủ Lưu Vong đầy triễn vọng và hữu hiệu ra đời, triệt buộc cộng sản Việt Nam phải đi vào thế cờ tự xâu xé nhau và đi đến hủy diệt, tan rã. Lý do, không ai cầu chết. Tất cả đều cầu sống, cầu lợi, cầu quyền và cơ hội!

Bất lợi. Sự ngại ngùng, lưỡng lự không dám dứt khoát của những nhân vật này để có sự bắt đầu cũng là một trở ngại lớn. Nếu họ tự thắng trong cuộc kết hợp thì đó chính là dấu chỉ của sự thành công mai sau. Trường hợp lẻ loi chỉ có một phía, một vài ngưòi thì sức mạnh không phải tụt giảm đi một nửa mà là không thể tạo ra được tiếng nói cần thiết để tạo thành sức mạnh. Chiếc đũa lẻ loi ấy chắc chắn sẽ bị bẻ gẫy! Đã thế, còn tạo cơ hội cho những kẻ cơ hội chủ nghĩa trương cờ đánh trống làm lỡ một cơ hội tạo nên lịch sử mới cho quê hương. Đây là phương án quyết liệt, tối ưu. Có thể có hao tổn sinh lực. Nó đòi hỏi nỗ lực và lòng can đảm của tât cả mọi người, là giải pháp không thể chờ đợi.

Tóm lại, muốn củng cố sức mạnh dân tộc và dồn toàn lực để cứu quốc, buộc chúng ta phải thực hiện được một trong ba phương thức trên càng sớm càng tốt. Đây là một giải pháp duy nhất đem đến ổn định cho Việt Nam và biển đông trong tương lai.

Tuy nhiên, nếu chúng ta và thế giới tự do mong chờ giải pháp này để đem đến ổn định cho Biển Đông, thì TC sẽ là quốc gia duy nhất không muốn có sự thay đổi như thế ở Việt Nam. Trái lại, họ chỉ muốn bảo vệ chế độ CS và áp đặt mọi phe phái trong chế độ này ngồi vào bàn hội nghị song phương với họ trong cuộc biển động. Theo đó, họ sẽ gia tăng tối đa việc trấn áp các phe phái mang tinh thần Việt Nam trong chủ trương thoát ách Tàu. Nhưng nếu những đột biến này xảy ra, khả năng Trung cộng đổ quân vào Việt Nam để cứu nguy cho CS là khó xảy ra. Bởi vì khi đó thay vì giúp CSVN, TC lại tạo cho toàn dân Việt Nam khí thế chông xâm lăng. Với khí thế ấy, TC không thể nào hưởng được cái lợi trên phần đất ấy trái lại sẽ là thảm họa cho Trung cộng. Bởi vì chính trong lòng nội địa của TC cũng đang chờ thời cơ để tự phá vỡ gọng kìm của cộng sản. Mỗi thế lực của một tình bang đều có nhiều khả năng phân chia thành một nưóc riêng biệt như Hàn, Sở. Triệu, Ngô, Tề, Tần, Tấn xưa kia. Với cách nhìn này, tôi cho là TC không liều mình dấn thân vào tranh chấp với cuộc thay dổi ờ VN. Nhưng sẽ tím cách ảnh hưởng lên nó. Theo đó, nếu cuộc thay đỗi đã thành hình, thì TC không thể tham dự vào tranh chấp và việc Việt Nam bảo vệ trọn vẹn bờ cõi, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa càng có nhiều cơ hội để thực hiện.

Bảo Giang.

5-6-2014
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Làm sao để vợ chồng sống hạnh phúc
ÔB. Phan Hữu Lộc
08:09 06/06/2014
LINH ĐẠO HÔN PHỐI THEO THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ

LTS- « LINH ĐẠO HÔN PHỐI THEO THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II » là tác phẩm thứ 32 mà Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris vừa soạn để « Kỷ niệm ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được tuyên phong Hiển Thánh, 27.04.2014 » và để « Kỷ niệm 20 năm sinh hoạt của Ban Mục Vụ Gia Đình, 1995-2015 ». Chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu tác phẩm này với quí độc giả.

Xin Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban phúc lành cho những người góp phần thực hiện tác phẩm này, cũng như cho quí độc giả thân thương. Tất cả để vinh danh Thiên Chúa và thánh hóa các gia đình.

Bài được phổ biến:

1. LỜI MỞ, ngày 17.04.2014

2. Thần học Thân xác và Linh đạo Hôn phối của Lm Mai Đức Vinh, ngày 24.04.2014

3. Hôn nhân trong ánh sáng Hôn lễ của Đức Kytô và Giáo Hội, của Lm Mai Đức Vinh, ngày 01.05.2014

4. Duyên lành và thánh thiện của cặp vợ chồng của Ptvv Phạm Bá Nha, ngày 08.05.2014.

5. Để Hôn nhân trở nên một ơn gọi của C. Micheline Kim Chi, ngày 15.05.2014.

6. Hạnh phúc hôn nhân của AC Phạm Hòa Hiệp, ngày 22.05.2014

7. Hôm nay, ngày 05.06.2014, xin giới thiệu bài 7 « Làm sao để vợ chồng sống hạnh phúc » của ÔB Phan Hữu Lộc


LÀM SAO ĐỂ VỢ CHỒNG SỐNG HẠNH PHÚC?

"Anh chị là những người được Thiên Chúa tuyển chọn, những người thánh thiện và yêu thương. Anh chị hãy mặc lấy tâm tình từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn hòa, nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau và hãy tha thứ cho nhau. Như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh chị, anh chị cũng hảy tha thứ cho nhau. Trên hết mọi sự, anh chị hãy có đức yêu thương, đó là mối giây ràng buộc mọi điều toàn thiện…" (1Cr 6,13-15).

Con người ở trần gian ai cũng đều có giới hạn, không ai vẹn toàn về bất cứ mặt nào-thân xác, tính tình, trí tuệ, lòng đạo đức... nên đời sống vợ chồng (nói riêng) cần nhận định và chấp nhận sự thể ấy đối với mình cũng như đối với bạn đường (vợ hay chồng). (Phần I).

Nhận định, chấp nhận rồi cần phải tha thứ cho mình và cho bạn đường về sự giới hạn đó, để sự trao thân cho nhau được đầy đủ, không chút mặc cảm và sự đón nhận trọn vẹn không chút dè dặt. (Phần II).

Vợ chồng trao thân cho nhau vì con người có hồn nhưng cũng còn có thân xác. Xác thịt đóng vai trò quyết định trong sự cho và nhận để truyền sinh và giúp nhau kết hiệp--tuy tương đối--, để đi tới sự kết hiệp toàn diện, sung mãn trong Thiên Chúa vào ngày sau. Riêng lối sống tu sĩ độc thân vì Nước Trời thì lại muốn kết hiệp trực tiếp với Thiên Chúa ngay đời này, tuy rằng cũng còn thiếu sót, và sẽ đạt được sự kết hiệp sung mãn trong Chúa vào ngày cánh chung!. (Phần III).

Đó là ba Phần trình bày thiết thực dưới đây về đời sống vợ chồng theo đường lối Giáo Hội để vợ chồng được hạnh phúc tương đối qua sự kết hiệp trong Chúa ở đời này và tiến dần đến sự kết hiệp hạnh phúc tuyệt đối trong Chúa sau khi sống lại!

I. NHÂN VÔ THẬP TOÀN

Hôn nhân là một lối sống mà ta không thể không cảm nghiệm về giới hạn của mình và người bạn đường (vợ hay chồng). Giới hạn về thân xác của người yêu vì người đó không bao giờ trở thành con người lý tưởng. Giới hạn về tính tình bởi nhiều tính xấu và nhiều lệ thuộc vào sự giáo dục đã nhận được, về ảnh hưởng của cuộc đời trước kia đã qua, về những vết thương tâm hồn đã chịu. Giới hạn về trí óc thông minh và cả đến về đời sống đạo đức nữa...

Giới hạn nơi chính mình và nơi bạn đường cho nên trước hết là phải chấp nhận giới hạn của nhau... Hơn nữa, nhiều khi còn phải yêu chuộng giới hạn đó nữa. Cái giới hạn của người mình yêu trở thành người yêu duy nhất (unique), người-yêu-của-mình! Lời khen đẹp ý người yêu nhất: "Anh chỉ yêu có một mình em!" hoặc: "Em không yêu ai ngoài anh!"

Sau đó, là phải biết tha thứ cho nhau. Trong hôn nhân, ai có ý tưởng hay có ý muốn biến đổi vợ hay chồng theo ý muốn mình là điều mộng mơ. Người vợ hay chồng là con người đó, đang sống cùng ta với những hạn hẹp của họ mà ta phải yêu chuộng, chứ không phải là con người lý tưởng ta mong chờ. Đừng "đứng núi này trông núi nọ". Bao gia đình tan vỡ cũng chỉ vì vợ hay chồng, không nhận chân sự thật về cái hay cũng như cái dở (giới hạn) của bạn đường, mà chỉ mộng mơ về một con người hoàn hảo như lòng mình ước ao, mong chờ, hay như người mẫu quảng cáo trên báo chí, tivi!

Nhưng giới hạn không thể tránh được đó, (nhân vô thập toàn), thường ban đầu chưa thấy lộ diện, nhưng dần dà với thời gian chung sống, nó sẽ xuất đầu lộ diện, tương tợ như khi ta nói: "Cây kim ẩn trong bọc, lâu ngày rồi cũng lòi ra"! Một vài đôi tình nhân, ban đầu cũng đã cố gắng nói cho nhau biết về những khuyết điểm của mình, nhưng vì đang trong thời kỳ yêu đương, họ khó tránh khỏi những cái nhìn lệch lạc. Khi yêu, ta thường chỉ nhìn thấy khía cạnh tốt đẹp của người yêu ("yêu ai yêu cả đường đi lối về"), cha mẹ hay bạn hữu có nhận xét khác, có khuyên răn gì cũng khó lòng chấp nhận.

Nếu có nhận những khiếm khuyết của người yêu, thì lúc con tim đã bị mũi tên tình ái bắn vào, đang tràn ngập trong bể ái tình, người ta thấy có thể bỏ qua, hay cho rằng thiếu sót đó không gì là quan trọng lắm: nhịn nhau được. Nhưng chỉ vài tháng, hay một vài năm, sau ngày về chung sống bên nhau, khi tình yêu mặn nồng nguội lạnh dần, người ta mới thấy những khiếm khuyết đó hiện ra rõ nét, và làm ta khó chịu, khó chấp nhận. Nhất là về vết thương tình cảm, sinh lý hay đạo hạnh chịu từ nhỏ hay thiếu thời mà chỉ hiện rõ sau nhiều năm chung sống mà nhiều lần, nạn nhân không hẳn là khi nào cũng nhớ tới được. Nhận định về giới hạn đó có thể làm cho đời sống vợ chồng rạn nứt, đôi khi dẫn đến tan rã. Bấy giờ ta thường nghe nói: "Anh đó đâu phải là người tôi muốn lấy!" hoặc "Biết thế tôi đâu có rước cô ả về!" Dẫu vậy, đó lại là không ai khác!...

Cho nên điều khôn ngoan và thiết thực cho hai người đính hôn có lẽ là nên cố gắng nói lên cho nhau biết những yếu kém và những vết thương lòng mà mình nhớ được và được xem là đúng sự thật. Nhiều người lại không dám tỏ ra, sợ rằng người kia biết được sự thật, sẽ không còn kính nể mình.

Lời thưa chấp nhận lấy nhau, CÓ, lúc cưới hỏi không bao giờ là lời đáp một cách trọn vẹn và thấu hiểu tường tận việc mình làm. Vả lại, lời đáp yêu đương không bao giờ có thể tinh suốt được trăm phần trăm. Điều đó giả thiết là phải có khả năng nói lên hết với nhau và phải biết về mình một cách đầy đủ; đó lại là điều không thể dễ có được. Nhưng đó vừa là cái hiểm nguy của lời thề yêu nhau trong hôn nhân và lại làm cho hôn nhân trở nên cao cả. Cho nên trước những khó khăn khó tránh khỏi đó, mà chỉ dựa vào sức của nhân trần thì bước phiêu lưu vào hôn nhân quả là táo bạo! Một vị linh mục nói với một chàng trai, tự cho mình là không tin Chúa, khi đến gặp ngài theo lời người vợ (đạo đức) yêu cầu. Ngài nói đại ý: Hôn nhân là một cuộc phiêu lưu đầy gian nan trở ngại, khó thành công, không thể đạt đựơc nếu không có Thiên Chúa cùng đồng hành. Bí tích Hôn nhân sẽ giúp đôi vợ chồng tránh được bao tai hại đó, nếu biết dựa vào Chúa, và đưa Chúa vào đời sống sau này của đôi bạn.

Hôn nhân quả thực tỏ hiện cho ta thấy sự mỏng dòn và giới hạn của ta. Người ta không thể chơi mãi cái trò "bịt mắt bắt dê" với người vợ hay chồng luôn sống với ta trong những chi tiết nhỏ nhặt hay trong những chuyện thầm kín. Theo chiều hướng đó, hôn nhân là một kinh nghiệm đáng sợ và đáng quý về sự chân thực của chính mình. Và bởi vậy đó là một trường dạy về sự khiêm nhừơng. Sống đụng chạm với nhau thường ngày, ta không thể che đậy hay giả dạng được và những gì ta muốn che đậy về lỗi lầm hay bất toàn của mình một ngày kia sẽ lần lượt xuất đầu lộ diện. Điều đó cũng áp dụng cho sự hữu hạn về thân xác, cũng như hữu hạn về tính tình... Người ta có thể làm bộ mặt "đi ăn cưới" khi đến thăm gia đình mẹ vợ, nhưng người ta không thể mãi mãi làm như thế được.

Cũng như giới hạn về sự thông minh: người ta có thể nổi danh ngoài xã hội, nhưng lại tỏ ra thật tệ trong cảnh huống thường nhật của sự sống vợ chồng; cũng như giới hạn về nền giáo dục: con người thô lỗ ẩn dưới vẻ hào nhoáng bên ngoài thì chóng hay chầy sẽ lộ diện ra... Điều đó cũng đúng cho đời sống thiêng liêng: người ta thấy lối sống sốt sắng phi thường lúc làm lễ hỏi, lúc tĩnh-tâm học lớp Dự bị hôn nhân, lúc đi hành hương..., nhưng người ta không thắng nổi đời sống mòn mỏi của đôi bạn sẽ làm cho người ta lộ ra sự khô khan nguội lạnh về lòng đạo đức. Hay nói cách khác, vợ hay chồng không thể "chơi trò hai mặt" mãi được!

Cho nên muốn có một đời sống vợ chồng đạo đức, điều đòi hỏi đầu tiên là biết chấp nhận những giới hạn đó. Không phải để vịn vào đó làm cớ, nhưng để nhìn biết những giới hạn đó là con người. Điều thứ hai là biết tha thứ cho chính mình, bằng cách phân biệt những gì mà không do lỗi mình làm với những gì do mình lười biếng, trì trệ làm cho những tật xấu ấy thêm khó sửa vì bén rễ sâu trong ta.

Và cũng cần biết chấp nhận khi thấy giới hạn nơi bạn đường, đừng mơ tưởng người đó là thần tượng, nhưng để yêu mến cách thiết thực. Bởi vì vợ hay chồng cũng còn nhiều thiếu sót và nhiều yếu đuối. Ta không thể vừa nói ta yêu mến họ, lại vừa từ chối những giới hạn của họ; tệ hơn nữa là những tật xấu mà ta hằng chống đối hàng ngày mà nghĩ rằng sẽ thay đổi một ngày kia. Nếu thế thì ta không thương người vợ hay chồng cụ thể đang sống với ta, mà mơ tưởng đến hoặc hy vọng một người yêu khác trong tưởng tượng và có lẽ cũng không hề có.

Nhưng nói thế không có nghĩa là cấm ta hy vọng một ngày nào đó, nhờ ơn Chúa, vợ hay chồng sẽ thay đổi tốt hơn; vì với Chúa mọi sự đều có thể được... Nhưng Hy Vọng đây không phải là hy vọng kẻ đó đổi thay để sau cùng trở nên người chồng hay vợ mà ta mài dũa mong chờ bấy lâu theo ý muốn của mình. Người ta thường nói: "Mình muốn kẻ khác thay đối, thì hãy bắt đầu thay đổi chính mình trước"!

II. SỰ THỨ THA, CON ĐƯỜNG HIẾN THÂN.

Bao lâu ta chưa tự tha thứ những giới hạn của mình cũng như những giới hạn của bạn đường, thì ta chưa đạt tới sự thật của việc trao thân. Và điều đó càng đúng khi ta nói đến sự giới hạn của thân xác. "Le corps révèle l’homme (Thân xác nói lên con người), như đức Gioan Phaolô II đã nhận định trong buổi triều yết ngày 14.11.79... Phương thức gãy gọn này chứa đựng tất cả những gì mà khoa học nhân thế sẽ nói đến về con người như là một cơ thể, về sự năng động của nó, về sinh lý học riêng biệt của nó v.v." Thân xác "nói" cho ta nghe, tỏ cho ta biết với tư cách là một bản vị, và ta nhận được thân xác ban cho không, để ta trao thân... Nhưng ta không thể chu toàn sự trao thân này của ta, nếu trước đó, không chấp nhận thân xác của mình. Và nhận nó như là nó. Và nó là nó, mới cho ta biết mình là ai. Trong hôn nhân, sự trao thân được diễn tả và thực hiện bởi sự trao hiến thân xác. Vì thế, trao thân cho nhau đòi hỏi trước tiên là mình đón nhận chính mình bởi thân xác của mình.

Điều đó đòi hỏi trước tiên là mình có thân xác, và đừng mơ tưởng mình là thần linh! Điều cám dỗ này thường thấy nhiều nơi phái nữ, dẫu rằng... Biết bao cặp vợ chồng bất hòa với nhau, vì họ không thực sự nhận mình có một tấm thân xác thịt. Người ta mơ tưởng đến một tình yêu không đòi hỏi xác thịt (platonique), mà là thiêng liêng, điều mà chỉ có thể thấy nơi sự kết hợp của những tâm hồn và những con tim; muốn một tình yêu "trong sạch", tìm cách lánh xa những gì thực sự là xác thịt. Đó là lý thuyết của phái Manichéenne đã gây bao điều lạc giáo mà Giáo Hội Công Giáo, không ngừng bác bỏ: phái Catharisme, Encratisme, Jansénisme...

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thực sự đã nói đi nói lại nhiều lần và rất rõ về vấn đề này, nhất là trong bài trình bày về lý do chính đáng thúc đẩy việc chọn sống độc thân và trong bài bình luận về những lời Chúa về việc ngoại tình trong lòng (Mt 5:27-28). Ngài hết sức nhấn mạnh như điên dại để loại trừ tận gốc rễ về mọi nghi ngờ có thể đè nặng trên giá trị của thân xác và về giới tính quả là đầy ý nghĩa. Quả thực, đây là cách để hiểu về chính con người và về ơn gọi của nó trong chương trình Thiên Chúa: "Một thái độ của bè phái Manichéen có thể dẫn đến sự "tiêu diệt" về thân xác, nếu không thật sự, ít nữa trong ý chí, đi đến việc chối bỏ giá trị của giới tính của con người, về nam tính và nữ tính, hoặc ít ra chỉ "cho phép" họ, trong giới hạn mà giới tính đáp lại sự đòi hỏi cần thiết để sinh con cái. Trái lại, đúng như lời Chúa giảng trên núi, nền luân lý Công Giáo có đặc điểm bởi sự biến đổi về lương tâm như thế và bởi những thái độ như thế của con người, về phái nam cũng như phái nữ, họ diễn tả và thực hiện giá trị của thân xác và của giới tính, theo ý hướng đầu tiên lúc Chúa tạo dựng, để cho nam nữ "kết hiệp hai người thành một" là nền tảng rất thâm sâu về luân lý và nền văn hóa của con người" (Bài thuyết trình 22.10.1980). Và ngài kết thúc buổi triều yết hôm đó với lời quả quyết dứt khoát và không chút dị nghĩa: "Lối hiểu biết và cách đánh giá về thân xác và giới tính của con người theo lạc giáo Manichéenne là hoàn toàn xa lạ với Phúc Âm"

Chấp nhận có một thân xác cũng đòi hỏi mình chấp nhận cái thân-xác-đó, thân xác được ban cho ta, với nhiều giới hạn và nhiều khuyết điểm, bởi chính thân xác đó mà Chúa ban cho để ta có thể trao thân. Có một hình thức tha-thứ được ban cho ta để ta có thể làm hòa với chính mình để ta có thể chấp nhận cái thân xác thực sự và thiết thực đó. Nếu không, thân xác được làm ra để trao ban trở nên một chướng ngại vật cho sự trao ban của chúng ta: ta không thể trao thân cho nhau mà không yêu mến cái thân xác đó...

Chúng ta còn phải chấp nhận thân xác của bạn đường để có thể nhận đầy đủ sự tận hiến của kẻ đó và bởi thế, tha thứ những giới hạn của họ về thân xác để nhìn thấy đó là phương thế mà kẻ đó dùng để trao thân... Nghĩa là thân xác của người vợ hay chồng có tốt hay xấu thì trao ban cái đó, và ta không thể đòi hỏi người vợ hay chồng phải có một thân xác trao ban như ta mong chờ. Chúng ta có lẽ không bao giờ nói hết những tai hại mà tranh ảnh, báo chí, màn hình nói về những thân xác có vẻ đẹp lý tưởng, hầu như toàn vẹn để ta luôn so sánh cái thân xác mình và của bạn đường với những gương mẫu đó---ít khi có lợi cho mình, làm cho ta luôn muốn được cái tấm thân đó và ước ao bạn đường cũng muốn được như thế. Đó là hai điều vô nghĩa! Điều thứ nhất là những tấm thân được trình bày trên tivi là những tấm thân không có thực sự - hình đã được sửa chữa, lường gạt, chế tạo... Những lý tưởng đó không có gì là thực sự mà chỉ là "tô son vẽ phấn" qua phương pháp máy móc điện ảnh, nhất là thời nay nghệ thuật sửa chữa bóng hình... là chuyện quá thông thường! Điều thứ hai là nếu ta cố gắng cho được như các hình mẫu sửa chữa đó thì chỉ làm cho hình ảnh thực của mình thành hị hợm. Mình không còn là mình nữa, Ngày nay, nghe đâu người ta đang có phong trào cấm đưa lên báo chí tài tử, người mẫu, sau khi đã gọt đẽo, thêm bớt cho thành con người có thân xác lý tưởng... để tránh cho những thiếu nữ quá ham chuộng hình hài gọt sửa đó khỏi trở thành những cô gái có thân hình quá gầy guộc có thể dẫn tới cái chết, như đã xảy ra.

Ngoài ra, ngày nay, một số phụ nữ có tấm thân no tròn, đẫy đà... không còn mặc cảm nữa, mà đã đứng lên đòi hỏi chị em cùng cảnh ngộ hãy sống thực, chấp nhận sự thực... để lấy lại giá trị đích thực của chính mình, qua những tổ chức thi Hoa Hậu phụ nữ "no tròn". Thân xác ta làm cho ta là ta, cũng như tâm hồn ta cũng vậy. Con người ta là thân xác này và tâm hồn này.

Nói vậy phải chăng là dẹp mọi cố gắng làm cho thân xác ta có giá trị thêm lên, và gạt bỏ mọi cố gắng để sửa chữa những thiếu sót của mình? Dĩ nhiên là không! Ta càng không phải là ta nếu ta ăn mặc lôi thôi, không sửa soạn! Những điều đó phải làm một cách hợp lý và khôn khéo... và đôi khi với chút hài hước! Tất cả những gì làm cho ta dễ nhìn hơn là điều tốt: tô son, đánh phấn, kẻ đậm thêm lông mày, khoác chiếc áo may cắt vừa người làm giảm đi chỗ béo mập, đeo cặp kính vừa mắt làm tăng thêm vẻ đẹp... tất cả những điều đó là lành mạnh, làm cho ta thêm yêu mến tấm thân của ta được ban cho ta để ta tận hiến cho nhau. Và đó cũng là cách thức để ta nhìn tấm thân của bạn đường và yêu thích tấm thân đó. Người ta còn đi đến chỗ yêu thích những "gồ ghề" của tấm thân nữa là khác: như là một phát giác, một tang chứng về con người đó, bởi vì đó là của kẻ đó, và nó nói lên con người đó là "độc nhất", là vợ mình hay chồng mình. Nhìn như thế thì không thể chê vợ xấu, hay chồng già mà chạy đi tìm một tấm thân khác, trẻ hơn, hấp dẫn hơn, lực lượng hơn, vì tấm thân đó, dù hấp dẫn đến đâu, cũng không phải là tấm-thân-chồng-mình (hay vợ mình) mà mình đã nhận trước mặt Chúa để tận hiến cho nhau. Cho nên câu thề hứa kết hôn trước mặt Chúa có nghĩa rộng lớn như sau: "Anh (em) hứa sống với em (anh) lúc vui cũng như lúc buồn, lúc trẻ cũng như lúc già..., lúc khỏe cũng như lúc đau yếu, lúc giàu cũng như lúc nghèo..." Và đó là dấu chứng đích thực của tình yêu trưởng thành!

Ngoài người yêu mình ra, dù trong hoàn cảnh nào đi nữa, đi tìm "món ngon của lạ..." chỉ là tình dục, sự trao thân cho nhau chỉ là "le contact de deux épidermes" (hai làn da dập lên nhau) nói theo tây phương, mà khó dịch!

Phải thường xuyên tha thứ cho thân xác mình để yêu thương nó hơn để giúp nó tận hiến cho ta hơn, và sự tha thứ thân xác của bạn đường để họ dễ đón nhận hơn... Điều này phải làm vào bất kỳ tuổi nào và cái nhìn này cần được nuôi dưỡng dưới cái nhìn của Chúa. Sự giáo hóa này của cái nhìn là sự cần thiết cho tình yêu, vì tình yêu đó giúp ta nhìn người yêu như một ơn ban cho hoặc một tận hiến. Những vết nhăn trên thân xác người yêu vì sanh nở để lại, sẽ không xem đó như là một điều chê trách, nhưng là một điều nói lên cho một ơn huệ có ý nghĩa: vết nhăn trên gương mặt người vợ không phải là để gợi nhớ lại ước ao thời trẻ tuổi mà lại là dịp để ca tụng một cuộc đời hy sinh cho chồng con, nếu nói được thế.

Đôi bạn như thế sẽ dần dà xem thân xác của nhau, không dựa vào hình trên gương phản chiếu, mà chỉ qua cặp mắt của bạn đường chiêm ngắm vẻ đẹp độc nhất không tìm đâu ra được như thế, hoặc chỉ có riêng vợ hay chồng nhìn thấy được mà thôi. Chính cái nhìn của người vợ hay chồng để nói lên cái đẹp của hai người, không phải cái tâm tình mà ta có thể có phù hợp hay không đối với chuẩn mực của sự đẹp.

Cái gương soi của đôi bạn chính là con mắt nhìn của người kia. Chỉ có người chồng có thể nói với người vợ (và ngược lại) những lời trong Nhã Ca: I: 15-16)

- Nàng đẹp quá, Bạn-tình ơi, đẹp quá !

Đôi mắt nàng là một cặp bồ câu.

- Người yêu hỡi, anh tuấn tú làm sao !

Giường chúng ta là cánh đồng xanh ngát.

Cái nhìn qua lại để tỏ hiện cái đẹp độc nhất của bạn tình là kho tàng lớn lao của đôi trái tim tình yêu của họ, là mái ấm thánh thiêng và bí quyết của sự thầm kín của họ và sự hiến thân cho nhau.

III. THỨ THA VÀ KẾT HIỆP

Chúng ta được tạo dựng để sống đời sau vĩnh cửu. Đó là điều ta tuyên xưng lúc đọc Kinh Tin Kính: "Tôi tin có sự sống đời đời...", niềm hy vọng của người tín hữu do đức tin đảm bảo một cách chắc chắn. Đối với ai có ơn gọi sống đời hôn nhân thì đó là con đường chuẩn bị cho cuộc sống vĩnh cửu là điểm tối hậu của nhân loại. Trạng thái sống lại đó là gì? Là sự thần- thánh- hóa (divinisation), nền tảng của cuộc sống nhân loại, theo lời đức Gioan Phaolô II đã nói trong buổi triều yết ngày 9.12.1981.

Nghĩa là thế nào? Đơn giản là sự sống lại là tình-trạng sung mãn nhất của con người, bởi sự hoàn thành của ý nghĩa việc vợ chồng tận hiến thân xác cho nhau. Nói cách khác, trong sự sống lại thì sự khao khát hiệp thông với tư cách là con người, là sự khao khát cao độ nhất và toàn diện hơn cả của chúng ta mà chúng ta tìm cách thực hiện trong hôn nhân, sẽ đầy đủ bởi tác động của Thiên Chúa cho ta tận hiến chính mình cho Thiên Chúa. "Sự hiệp thông nội tại (của Tam Vị) trong Thiên Chúa, đức Gioan Phaolô II giải thích, sự hòa hợp của những gì là nhân-tính đối với những gì là thuần túy thiên-tính sẽ đạt tới đích điểm. Linh đạo mới mẻ này sẽ là hoa quả của ơn Chúa, nghĩa là Thiên Chúa hiệp thông trong chính thiên-tính của mình không chỉ là với linh hồn mà cả những gì là nhân-tính (Thuyết trình 12.1981)

Hôn nhân nhắm đến việc xây dựng trong ta cái khao khát hiến dâng toàn diện, rèn luyện cho nó lớn lên và chín mùi đến thỏa mãn mà chỉ có Thiên Chúa là Đấng thực hiện được mà thôi. Theo nghĩa đó, hôn nhân là một môi giới, môi giới mà những ai có ơn gọi đi tu thì được miễn, nghĩa là tận hiến chính mình cho Thiên Chúa ngay trần gian này. Bởi sự độc thân vì "Nước Trời" là một sự lựa chọn của kẻ đã thực hiện ngay ở trần gian này – dĩ nhiên còn là bất toàn-- sự tận hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa và sự đón nhận ơn của Thiên Chúa mà chỉ có thể thực hiện đầy đủ trên Nước Trời, sau khi mọi thân xác sống lại.

Đối với kẻ có ơn gọi hôn nhân -- đa số --, đời sống tình trạng hôn nhân chuẩn bị cho họ đi tới biến cố đó của Nước Trời. Tất cả việc làm của hôn-nhân là mỗi ngày một hơn, dẹp bỏ dần dà, những chướng ngại vật giúp cho ta nhận ơn Chúa đầy đủ nơi sự sống lại, sẽ thực hiện nhân bản trọn vẹn hơn bằng cách thụ hưởng chính Thiên Chúa trọn vẹn và đời đời được ghi trong con tim nam nữ, từ nguyên thuỷ.

Đó là cái đích cuối cùng và cao cả của hôn nhân trên bình diện thiêng liêng. Nhưng cái cùng đích đó được thực hiện trước hết bởi sự khiêm nhường do lòng tha thứ. Sự tha thứ là chặng đường bắt buộc phải đi qua của sự hiệp thông, bởi vì sự lỗi lầm (mà vợ chồng tha thứ cho nhau) là những điểm tai hại cho sự hiệp thông.

Vì thế, sự tha thứ là điều làm cho sự hiệp thông luôn mãi tái tạo. Phải đi qua sự ấy, nhờ sự tha thứ không ngừng, một đòi hỏi rộng lượng tha thứ --bảy mươi bảy lần bảy--, để gìn giữ sự hiệp thông. Sự tha thứ không thể là chuyện hiểu ngầm; nó phải được tỏ bày một cách khiêm tốn và được bộc lộ ra một cách rõ ràng. Các vị khổ tu trong đan viện hiểu rõ tâm lý về luật này, nên mỗi ngày vào giờ "thú lỗi" (chapitre de coulpes), các ngài đã vui vẻ thú nhận hay chấp nhận lỗi lầm của mình về nhân đức yêu thương anh em trong đan viện và xin anh em tha thứ. Không biết mình có lỗi lầm thực sự hay không, nhưng sự tự thú trước như thế, và khiêm tốn xin tha thứ, có thể cắt đứt được những lời bóng gió nói về mình hay đôi khi tố cáo sai lầm, bịa đặt về mình. Đó như là bức tường mà đan viện dựng lên để ngăn ngừa những sự thể như thế có thể xảy ra.

Đối với vợ chồng, sự tha thứ là đòi hỏi tiên khởi cho sự trưởng thành trong hiệp thông giữa vợ chồng. Không có tha thứ, nhiều cặp vợ chồng vẫn có thể sống được với nhau, nhưng chỉ là kiểu "góp gạo nấu chung", sống với nhau một cách hời hợt, không có tâm đầu ý hiệp về tâm hồn và thể xác. Ca dao Việt Nam đã nói:

"Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ.

Vô duyên đối diện bất tương phùng".

Trong hôn nhân khi không có tha thứ, hoặc có xin mà không được chấp nhận thì giống như làn nước xoáy mòn nền nhà trước khi làm cho nó sụp đổ. Và khi mà đôi bạn tỏ bày sự tận hiến thân xác cho nhau, mà trước đó không thực là đã tha thứ cho nhau thì sự tận hiến đó chỉ còn là điều giả dối và không thể cho rằng là một sự kết hiệp thực sự. Hoặc ngày nay, bên trời Âu, nhiều bà vợ còn cho đó là sự "hãm hiếp" nữa! Kể ra cũng không sai lầm, vì là một thứ giao hợp ép buộc! Vì vậy tại sao sự tha thứ là sự bảo đảm cho sự trung thành đôi lứa, vì nó luôn đặt họ trước đòi hỏi về sự trung thực, sự thật và về sự hiệp thông giữa hai người.

Sự bất trung trong hôn nhân thường chỉ là tiếng dội của việc tha thứ, hoặc không xin, hoặc xin mà không chấp nhận, làm cho giữa hai người có vùng tăm tối, không nói ra, đau buồn, oán hận, thiếu thốn... dần dà trở nên môi trường cho sự dối trá. Sự tha thứ thường được duy trì nơi đôi bạn, trái lại gìn giữ mãi mãi trong sự đòi hỏi về sự thật làm cho sự trung thành trong đôi bạn bền chặt luôn. Phụng vụ thánh thể dạy cho ta biết sự xin tha thứ như là bước đầu bắt buộc trước khi chịu lễ, dọn lòng ta rước lấy Chúa bởi hai lần xin tha lỗi: Tôi cáo mình cùng Đức Chúa Trời...; Con chẳng đáng Chúa ngự vào lòng con, nhưng xin Chúa...

Từ sự tha thứ này, đến sự tha thứ khác, sự hiệp thông trong hôn nhân trở nên chính xác hơn, dứt khoát hơn, dù nó luôn luôn là chưa vẹn toàn, nhưng đào sâu trong ta sự khao khát, sự hiệp thông toàn diện mà chính Thiên Chúa, vào thời sau hết, sẽ là đối tượng và là nguyên nhân lấp đầy!

Xuân Giáp Ngọ 2014

(Phỏng theo tài liệu của đức Gioan Phaolô II)

Xin Chúa thánh hóa gia đình chúng con (2000)

Nhóm gia đình trẻ 2014
 
Vai trò lý trí theo quan điểm của Immanuel Kant
Lm. Nguyễn Hữu Thy
09:02 06/06/2014
Vai trò lý trí theo quan điểm của Immanuel Kant

Cuộc tọa đàm về chủ đề „Tôn giáo của lý trí và đức tin Mặc Khải“ do giáo sư triết gia Norbert Fischer chủ trì tại đại học Mainz/Đức quốc vừa qua, đã đưa ra thảo luận sôi nổi dưới lăng kính triết học duy lý của Immanuel Kant về những đề tài khá thời sự và nhạy cảm: Đức tin lý trí với những lý chứng triết học thực tiễn có tương quan thế nào với đức tin Mặc Khải; và từ đó người ta đã triển khai các giai đoạn quan trọng khác của những cuộc trao đổi về chủ đề trên khởi đầu từ nhóm triết gia Khắc Kỷ Stoa(1) và cho đến thời đại chúng ta ngày hôm nay.

Trong bài giới thiệu của ông, giáo sư Norbert Fischer đã nhấn mạnh rằng khi còn sinh thời Kant đã từng nỗ lực đưa ra một ý niệm tổng quát về lý trí, khi ông đầy xác tín trình bày trong khoa siêu hình học phê bình của ông rằng „con người là một hữu thể mang tính chất siêu hình học, luân lý và tín ngưỡng như đã được nêu lên trong ba vấn nạn to lớn của con người, đó là: Tôi có thể biết được gì? Tôi cần phải làm gì? Tôi có thể hy vọng điều gì?“ Khác hẳn với những vấn đề khác, trước hết những khuynh hướng đòi phải được giải thích có tác dụng rất mạnh mẽ, theo Kant thì „cách thức suy tư rõ ràng minh bạch“ cần phải được định hướng theo tương quan cần thiết của tất cả những nhận thức về „những mục đích chính yếu và tối thượng của lý trí con người“, tức „những mục đích nhất thiết phải thu hút sự quan tâm của tất cả mọi người!“

Trong tác phẩm „Die Religion in den Grenzen der bloßen Vernunft“ _ (Tôn giáo trong giới hạn của lý trí thuần tuý) của ông, Kant đã sử dụng hình ảnh trực tiếp thuộc hai lãnh vực ấy để trình bày sự tương quan giữa tôn giáo của Mặc Khải và tôn giáo của lý trí. Mặc Khải có thể „hiểu được tôn giáo của lý trí thuần tuý ít là trong chính mình“, nhưng tôn giáo của lý trí không thể bao gồm các dữ kiện lịch sử của Mặc Khải được. Norbert Fischer cho rằng qua cách thức đó, Kant đã nỗ lực tìm củng cố „chân lý nội tại“ của đức tin trong Thánh Kinh với sự trợ lực của lý trí và để bảo đảm nền tảng của „đức tin“ trước chủ nghĩa duy phi lý và „chủ nghĩa tương đối.“ Norbert Fischer phát biểu: „Kant đã liên kết đức tin Kitô giáo với lý trí và đã thẳng thắn gọi Kitô giáo là một „tôn giáo huyền nhiệm“, một tôn giáo đã trở nên phong phú ngay trong những tính chất bình dị nhất; và nhờ thế, triết học với ý niệm về luân lý đạo đức càng thêm tính chất đồng thuận và thuần tuý hơn là chính nền triết học có thể hiện thực được.“

Như đã được đề cập tới trong ba vấn nạn ở trên, điều đó đã cho thấy „sự thu hút của lý trí“ về vấn nạn nền tảng của triết học Kant, làm thế nào để người ta có thể hiểu được sự thống nhất của lý trí ấy trong khi phải đối mặt với nhị nguyên tính của thực tại, tức cảm tính và lý trí?

Mặc Khải dưới chiều kích lý trí

Chính cả khi Kant không bằng lòng dừng lại trong lý thuyết về những ý tưởng tiết chế của lý trí và những định đề của lý trí thực hành, nhưng tiếp tục phát huy những phương diện khác trong sự phê bình khả năng phê phán và trong Opus Postumum, thì trong sự nhận thức về việc nêu lên những vấn nạn liên quan đến triết học tôn giáo của ông, Kant vẫn đem liên kết với những lý thuyết ấy.

Giáo sư Friedo Ricken SJ. (München) nhìn thấy sự căng thẳng giằng co giữa Mặc Khải và tôn giáo lý trí (thuần tuý luân lý) trong triết học Kant như là một „tương quan có rất nhiều khác biệt về phương tiện và mục đích.“ Diễn tiến của sự tiếp thu Mặc Khải qua lý trí thì luôn được bỏ ngỏ, chứ không kết thúc, dù đối với Kant „hệ thống lý trí thuần túy của tôn giáo“ tự thay đổi chính mình qua sự giải thích mang tính cách phê bình của Mặc Khải hay không.

Giáo sư Rudolf Langthaler tại Học viện triết-thần học Công Giáo Wien/Áo quốc đã trình bày lý trí thực hành theo quan điểm Kant có thể được „soi sáng“ bởi „các giáo huấn đạo đức“ như thế nào. Ông đề cập đến một sự „tự giới hạn của lý trí qua nhiều cấp bậc“, trong đó lý trí thực hành lại „càng đề cao thêm“ đức tin của lý trí thuần tuý và „chấp nhận một cách đầy tin tưởng“ sự bổ túc siêu nhiên vào đức tin của lý trí.

Theo giáo sư Bernd Dörflinger thuộc Đại Học Trier thì sự phê bình của Kant không nhằm chống lại tất cả những cảm thức tín ngưỡng, nhưng chỉ chống lại những cảm thức không phù hợp với quan điểm tôn trọng luật luân lý như là nền tảng của lý thuyết về định đề(2), nhưng tìm cách đòi hỏi sự ảnh hưởng thiêng liêng ở bên ngoài luân lý. Chẳng hạn nhà thần học tin lành Spener (1635-1705) đã cho rằng con người sẽ tìm gặp được sự trợ lực của ơn thánh khi biết thật lòng ăn năn hối cải tội lỗi.

Cũng vì thế, theo Kant, tội nguyên tổ đã tạo nên một chiếc cầu nối liền giữa tôn giáo Mặc Khải và tôn giáo của lý trí nói chung. Các giáo án của ông về tôn giáo triết học ở đại học cũng được gắn liền với quan điểm ấy, vì Kant coi hành động đó như là „công tác mục vụ mang màu sắc triết học cho tầng lớp trí thức.“

Chúng ta biết rằng khi Kant đem đối chiếu giữa một đức tin lý trí mang tính cách triết học với một đức tin Mặc Khải như thế, thì theo thói quen cố hữu của ông, ông đã bàn luận rất lâu trước đó về triết học và thần học Kitô giáo. Dĩ nhiên vẫn quanh quẩn trong quan điểm triết học của ông.

Vấn nạn được sôi động trở lại trong thế kỷ XX

Trong cuộc tọa đàm tại đại học Mainz nói trên, các giai đoạn khác nhau của sự tranh cãi về Kant đã được đưa ra thảo luận: Nền thần học mang tính chất triết học duy lý của phái Khắc Kỷ vốn nỗ lực chuyển đổi thần thoại (Mythos) hoàn toàn thành thần đạo (Logos) đã được giáo sư Maximilian Forschner ĐH Erlang-Nürnberg đưa ra ánh sáng. Còn giáo sư Günther Pöltner thuộc ĐH Wien/Áo đã trình bày một cách tống quát sự tương quan giữa lý trí và Mặc Khải theo quan điểm thánh Thomas Aquinô. Nhưng qua sự sắp xếp thứ tự các nguyên lý của hai môn khoa học này một cách hệ thống hóa rất có thể đưa tới nguy cơ làm hiểu lầm là đánh giá „một sự việc được coi là thật có giá trị hơn một thực tại thượng đỉnh“. Trong khi đó nữ giáo sư Martina Roesner cũng thuộc ĐH Wien đã đưa ra một phê phán rất đáng ghi nhận là bà đã coi Meister Eckhart „thực sự hợp lý hơn là Immanuel Kant khi ông loại bỏ quan niệm về một sự tương quan với những thực tại cụ thể mang tính cách thuần lịch sử và ngoại tại cũng như tư tưởng về một mục đích khách quan và siêu nghiệm không những ra khỏi lý chứng thuộc lý trí về luân lý, nhưng còn ra khỏi lãnh vực đức tin Kitô giáo nữa.“

Ba nhà tư tưởng thời danh của thế kỷ XX được đề cập tới trong cuộc tọa đàm – Blondel, Heidegger và Ricoeurs – mặc dù mỗi người theo một cách thế riêng, đã mang ra thảo luận chiều kích hiện sinh của sự đồng thuận của đức tin thuộc lý trí, và sau cuộc thế giới chiến II cả ba nhà tư tưởng đã bày tỏ sự kính trọng đặc biệt của mình đối với nền thần học Công Giáo. Qua sự trình bày của giáo sư Peter Reifenberg thuộc ĐH Mainz, người ta biết được rằng triết gia người Pháp Maurice Blondel (1861-1949) đã phác họa dưới danh xưng „tác động“ một „sự hộ giáo“ của Kitô giáo từ „nội tại tính“ của „trạng thái phi tự nhiên“ của con người, trong đó luôn bao hàm tính chất siêu nghiệm.

Còn nữ giáo sư Svetlana Konacheva đến từ ĐH Moskau/Nga đã giải thích những biên chú mang tính chất chú giải kinh điển trong phần kết luận những suy tư sau cùng của Heidegger(3), một phần kết luận mà theo bà đã tránh né sự tương đồng với siêu hình học Kitô giáo thời cổ đại và thay vì điều đó thì lại nêu tên các triết gia tiền Socrate và các nhà thi sĩ.

Thuật chú giải kinh điển tôn giáo của triết gia người Pháp Paul Ricoeur (1913-2005) về những „biểu tượng thuần lý“ như sau: Với tư cách là „triết gia Kitô giáo“, ông hoàn toàn phân biệt rõ ràng giữa triết học và đức tin. Vì thế, Ricoeur đòi hỏi những bản văn Kinh Thánh phải được nhìn nhận và được đọc như là những „Lưu Ký“ đã mặc khải „những chân lý nền tảng về con người“ cũng như „trách nhiệm của con người với tư cách là một chủ thể suy tư độc lập“.

Nói tóm lại, mỗi con người đều được Tạo Hóa ban cho một lý trí như một khả năng để biết phân biệt phải-trái, chân-giả, tốt-xấu, v.v… ngay khi Người dựng nên họ. Vì thế, tự bản chất, lý trí là một khả năng nội tại trong mỗi người. Tuy nhiên, lý trí lại không lệ thuộc con người, nó hành động độc lập với con người. Lý trí là trọng tài và hướng dẫn viên cho mọi suy tư, hành động và lời nói của con người.

Đối với Immanuel Kant, tôn giáo là một thực tại huyền nhiệm và ông luôn tôn trọng và xác tín niềm tin tôn giáo của mình. Nhưng dựa vào bản chất của lý trí, Kant muốn lý trí phải đóng một vai trò chủ chốt trong niềm tin tôn giáo ấy, vì lý trí thuần tuý là con đường dẫn ta tới chân lý. Qua đó, Kant tìm cách lôi kéo tính chất huyền nhiệm hoặc siêu nghiệm, hay nói đúng hơn: tính chất siêu nhiên, của tôn giáo xuống ngồi chung cùng hàng ghế với các ý thức hệ tư tưởng siêu hình của lý trí thuần tuý. Theo tư tưởng Kant, tôn giáo có giá trị nội tại, vì nó mang lại những giá trị luân lý thực dụng, tức giúp cho con người có được những định hướng chân chính về luân lý để đạt tới một cuộc sống tốt trong xã hội. Còn khi tôn giáo hoàn toàn được nhìn dưới khía cạnh thuần tuý „tôn giáo“, tức khi được xét về lãnh vực thần thiêng siêu việt của nó, thì theo Kant đó là cả một đại dương mà ta không có thuyền bè để đi lại trên đó. Nhưng nếu một đức tin tôn giáo chỉ được nhìn nhận có giá trị trong phạm vi luân lý đạo đức thực dụng, thì đức tin ấy chắc chắn sẽ đánh mất dần tính chất siêu việt của mình để trở thành đức tin của lý trí.

Thật ra một quan điểm như thế là không sai, nhưng hoàn toàn quá thiếu sót. Phạm vi ảnh hưởng của tôn giáo không chỉ giới hạn trên các thực tại cụ thể hữu hình, nhưng trên cả các thực tại siêu nhiên, tức những thực tại vượt lên trên các phạm trù hiểu biết của lý trí.

Trên thực tế, đức tin Kitô giáo và lý trí không hề phủ nhận lẫn nhau. Trái lại, cả hai cùng đồng hành với nhau và cùng tương trợ cho nhau. Nhưng phạm vi hoạt động của lý trí được giới hạn trong những phạm trù khả tri của trí năng, trong khi đó đức tin Kitô giáo vượt lên trên những phạm trù của trí năng để vươn tới lãnh vực thuần tuý siêu nghiệm, hay nói đúng hơn: vươn tới những thực tại siêu nhiên, những thực tại mà tự bản chất của mình lý trí bất khả đạt tới được. Nói cách khác, chỉ có tôn giáo hay đức tin mặc khải mà thôi, và đức tin mặc khải ấy vừa cần sự củng cố của lý trí và vừa soi sáng cho lý trí, nhưng tuyệt đối không thể có một tôn giáo hay một đức tin lý trí được.

Lm Nguyễn Hữu Thy

________________

1. Stoa (trong tiếng Hy-lạp là Στοά) được coi là một trong những học thuyết triết học có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử Tây Phương. Thực ra, tên đầy đủ của Stoa (trong tiếng Hy-lạp có nghĩa là στοὰ ποικίλη „Tiền sảnh căn phòng được minh họa“) liên quan đến một căn phòng hội họp lộ thiên có các hàng cột chạy dài tại Agora ở thủ đô Athen/Hy-lạp, một nơi mà triết gia Zenon Kition vào khoảng 300 năm trước Chúa giáng sinh thường dùng để dạy triết học. Điểm đặc biệt của triết học nhóm khắc kỷ là vũ trụ quan của họ. Họ chủ trương vũ trụ là một toàn diện thống nhất, và từ tính chất toàn diện ấy làm nảy sinh một nguyên lý phổ quát điều khiển tất cả các hiện tượng cũng như các tương quan trong thiên nhiên. Đối với nhóm Khắc Kỷ thì từng cá thể chỉ thực sự có lý hữu khi chúng nhìn nhận và hoàn thành vị trí của mình trong trật tự ấy, tức khi chúng biết chấp nhận số phận của mình qua việc hiện thực sự tự làm chủ được cảm năng của mình và nỗ lực đạt tới sự minh triết bằng một thái độ thanh thản và một tâm hồn an bình.

2. Kant đề cao lòng biết ơn, sự vâng phục, và sự khiêm tốn.

3. Tức biến cố, lãnh vực cân phân, sự hiện đến của Thiên Chúa.

 
Chim bồ câu, hình ảnh Đức Chúa Thánh Thần
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
16:45 06/06/2014
Chim bồ câu, hình ảnh Đức Chúa Thánh Thần

Chim bồ câu là loài thú vật có cánh bay nhẹ nhàng trong không gian. Chim bồ câu trở thành biểu tượng xưa nay được dùng trong đời sống văn hóa dân gian dưới nhiều hình khía cạnh khác nhau ngay từ thời thượng cổ xa xưa.

1. Trong các nền văn hóa cổ xưa

Thời kỳ văn hóa Babylon chim bồ câu là loài chim Ischta, hình ảnh người mẹ của thần thánh và nữ thần của sinh sản. Vị thần được liệt kê là người chủ về sự sống và sự chết cũng như chiến tranh và hòa bình. Vì thế trong ý nghĩa này chim bồ câu là hình ảnh biểu tượng cho sự sống và nền hòa bình.

Trong nền văn hóa Hy Lạp, chim bồ câu dành riêng cho Thần Aphrodite, là hình ảnh biểu tượng về tình ái và về tình yêu.

Với người Roma chim bồ câu là hình ảnh biểu tượng của nữ thần Venus, nữ thần tình yêu.

Ngày xưa người ta gọi „ chim bồ câu nhỏ“ vào tên phụ cho người phụ nữ, và thả nó bay đi vào ngày lễ thành hôn, vì đôi chim bồ câu sống chung hợp với nhau như đôi vợ chồng lâu dài suốt đời.

Thời cổ xưa người ta cũng khắc chạm hình chim bồ câu trên kim tĩnh hòm người qua đời như biều tượng của linh hồn bay về thiên đàng vĩnh cửu.

2. Trong giáo lý Kito giáo

Trong văn hóa Kitô giáo, chim bồ câu cắn ngậm nơi mỏ triều thiên của vị Thánh tử đạo.

Chim bồ câu được kể vào hành thần linh, vì người ta xếp nó vào với nhiều hạng thứ mục thần thánh. Do đó chim bồ câu trong kinh thánh là hình ảnh biểu tượng chỉ về Đức Chúa Thánh Thần, Đấng vừa là hình ảnh của hòa bình và cũng là hình ảnh biểu tượng về tình yêu của Thiên Chúa.

Trong Sáng Thế thuật lại sau trận đại hồng thủy, chim bồ câu được Ông Noah thà phái đi như Sứ gỉa đưa tin về hòa bình. Sứ gỉa Chim bồ câu bay trở về tầu Ông Noah nơi miệng ngậm cắn cành lá Ô-liu báo tin mưa đã chấm dứt, nước đã rút cạn, mặt đất khô ráo trở lại rồi, và cây cối đã mọc phát triển trở lại. Mặt đất có hòa bình không còn bị nước lụt đe dọa tàn phá nữa.

Trong nghệ thuật thánh văn hóa Kitô giáo, chim bồ câu được vẽ trình bày như ơn Đức Chúa Thánh Thần ngự xuống bao phủ trên Maria, khi Thiên Thần Gabriel hiện đến báo tin Giêsu Con Thiên Chúa nhập thể làm người trong cung lòng trinh nữ Maria ở Nazareth. Ơn Đức Chúa Thánh Thần qua hình ảnh Chim bồ câu là một con vật nói lên Con Thiên Chúa liên kết với thân xác trở thành người trên trần thế.

Khi diễn tả trình bày về hình ảnh Chúa Ba ngôi, Thiên Chúa Cha ngôi thứ nhất và Chúa Giêsu ngôi thứ hai có hình tượng người, nhưng Chúa Thánh Thần ngôi thứ ba là một con thú vật chim bồ câu.

Kinh Thánh giúp hiểu nhận ra ý nghĩa này. Bài tường thuật về công trình sáng tạo trời đất viết: Thánh Thần Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước từ thuở ban đầu. (St 1,2.) Thần Linh Thiên Chúa là sức năng động, mang đến những chuyển động thay đổi. Và như thế công trình thiên nhiên được sáng tạo thành hình.

Khi Chúa Giêsu nhận phép rửa bên bờ sông Giordan do tay Thánh Gioan tẩy giả làm, Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu dưới hình dạng một con chim bồ câu. (Lc 3,22).

3. Ân đức của Chúa Thánh Thần, ơn Cố Vấn

Ngày nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức, chúng ta đón nhận Đức Chúa Thánh Thần ngự vào tâm hồn mình qua những soi sáng âm thầm trong tâm trí tâm hồn ta bằng ân đức của Người. Giáo lý đức tin về Đức Chúa Thánh Thần nói đến bảy ơn Đức Chúa Thánh Thần, một trong bảy ơn đó là ơn Cố Vấn.

„ Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha Phanxico ngày 7.5.2014 đã nói về ơn Cố vấn. Ngài nói: chúng ta vừa mới nghe qua thánh vịnh ”Chúa khuyên nhủ tôi, Chúa nói với tôi trong nội tâm”. Đây là một ơn khác nữa của Chúa Thánh Thần: ơn khuyên nhủ. Chúng ta biết thật quan trọng biết bao, khi trong các lúc tế nhị nhất của cuộc sống có thể dựa trên các gợi ý của những người khôn ngoan yêu thương chúng ta. Ngài giải thích ơn cố vấn hay khuyên nhủ như sau:

Qua ơn Cố vấn chính Thiên Chúa soi sáng tâm trí chúng ta với Thần Khí của Người, để làm cho chúng ta hiểu kiểu nói và hành xử đúng đắn và con đường phải theo. Tuy nhiên chúng ta phải tự hỏi: ơn này hoạt động một cách cụ thể như thế nào trong chúng ta và trong cuộc sống chúng ta? Và chúng ta có thể lắng nghe Người và theo Người như thế nào?

Trong lúc chúng ta tiếp nhận Chúa Thánh Thần và để cho Người ở trong con tim chúng ta, Người bắt đầu khiến cho chúng ta nhậy cảm đối với tiếng nói của Người và hướng dẫn các tư tưởng, tâm tình và các ý muốn của chúng ta theo con tim của Thiên Chúa. Đồng thời Người luôn luôn đưa chúng ta tới chỗ ngày càng hướng cái nhìn nội tâm về Chúa Giêsu, như mẫu gương kiểu hành xử và tương quan của chúng ta với Thiên Chúa Cha và với các anh chị em khác. Khi đó sự khuyên nhủ là ơn, qua đó Thần Khí khiến cho lương tâm của chúng ta có khả năng làm một lựa chọn cụ thể trong sự hiệp thông với Thiên Chúa, theo cái luận lý của Chúa Giêsu và Tin Mừng của Người.

Trong cách thế này Thần Khí làm cho chúng ta lớn lên trong nhân đức cẩn trọng, phát xuất từ lời khuyên nhủ. Trong viễn tượng Tin Mừng, cẩn trọng không chỉ có nghĩa đơn sơ là chú ý, thận trọng... Trái lại nó có nghĩa là không rơi vào ích kỷ và kiểu nhìn riêng tư các sự vật, trong ý thức rằng hạnh phúc của chúng ta là điều Thiên Chúa Cha ước muốn cho chúng ta và làm cho chúng ta giống Chúa Giêsu Con Người. Và ý thức nội tâm này được Chúa Thánh Thần gợi lên trong chúng ta, qua ơn cố vấn.“ (Vietcatholic.net)

Trong đời sống ai chúng ta cũng cần lời khuyên, lời cố vấn. Có thế đời sống mới không bị dừng lại, nhưng có niềm hy vọng, có đà sức vươn lên thoát ra khỏi những ngõ bí cùng tắc.

Đức Chúa Thánh Thần là vị Cố Vấn cao cả hơn hết cho đời sống con người chúng ta.

Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, 08.06.2014

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Thông Báo
Thư mời ''Ngày Cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam“ Tại Đan viện St.Ottilien
Lm. Augustinô Phạm Sơn Hà OSB
16:51 06/06/2014
Thư mời "Ngày Cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam“

Tại Đan viện St.Ottilien vào lúc 15 giờ, thứ bảy ngày 12 tháng 07 năm 2014.

Kính gởi: Quý vị Đại Diện tinh thần các Tôn Giáo

-Quý vị Đại Diện các Cộng Đồng, Cộng Đoàn Việt Nam

-Quý cơ quan Truyền Thông, Quý Bậc Trưởng Thượng

-Quý vị Đồng Hương yêu chuộng Công Lý - Hoà bình

-Quý Ông Bà, Anh Chị và các Bạn Trẻ

Kính thưa Quý vị,

Thực trạng của đất nước Việt Nam hôm nay đang bị tập đoàn bành trướng Trung Quốc lộng hành, ngang ngược, công khai, đặt giàn khoan HD-981 trong phần vùng biển của Việt Nam, nhưng nhà cầm quyền csvn hèn nhát, nhu nhược, không dám mạnh mẽ phản đối, kháng cự lại. Trong khi đó, những người dân chân chính, ngay thẳng có lòng tha thiết yêu Quê hương, mạnh mẽ lên tiếng, thì bị cáo buộc, bị ngược đãi và bị tù đày.

Tự do tôn giáo còn bị cấm cản. Các tín hữu của Phật Giáo Hòa Hảo, vì khát vọng, thao thức cho nhu cầu tâm linh đã tụ họp lại để giổ tế, cầu nguyện cũng bị hành hung dã man!

Nhân quyền không được tôn trọng, luôn bị chà đạp. Những cơ sở của Dòng CCT tại Nha Trang đang bị tịch thu để dùng làm khách sạn. Và còn bao nhiêu việc oan trái, ngang ngược khác nữa đang diễn ra.

Ngoài ra, người có quyền lực, chức tước thì trục lợi, tìm mánh khóe, làm đủ mọi cách, mọi hình thức để đoạt sở hữu nhiều của cải, được trở nên giàu có, vung vít, xa hoa. Trái lại, phần đông người dân vẫn còn đang phải đương đầu sống trong cảnh bần cùng, túng quẩn, xơ xác. Nhiều người già yếu không nơi nương tựa, có những trẻ em phải lê lết đầu đường, xó chợ lục lọi, tìm kiếm, xin ăn, không được cắp sách đến trường.

Tính bạo lực, áp bức, uy hiếp, độc tài chuyên chế của đảng csvn ngày càng bành trướng, tràn lan và đục khoét làm thành cái hố sâu, rộng rất nguy hiểm và rùng rợn, khiến nhiều người dân lành phải bị điêu đứng! Đó là một thực tại ê chề phũ phàng, đầy bất công và chua xót !

Sống trong đất nước Việt Nam hôm nay dưới sự cai trị khắc nghiệt của đảng csvn, không ai có tự do, ngay cả những người đang nắm quyền lực trong tay cũng phải nơm nớp, phập phồng lo sợ.

Kính thưa Quí vị,

Chúng ta là người Việt nam, trong cùng tình nghĩa đồng bào, cho dù chúng ta đang ở đâu, phương trời nào, làm sao chúng ta có thể lãng quên được Việt nam, Quê Hưong dấu yêu bất tận!

Do đó, trong tâm tình này, vào thứ bẩy ngày 12.07.2014, lúc 15giờ tại Đan viện ST. OTTILIEN Đức Quốc, được tổ chức một Thánh Lễ đồng tế và kiệu Mẹ Maria, đốt nến cầu nguyện cho Quê hương Việt Nam.

Chân thành kính mời Quý vị đại diện tinh thần các Tôn Giáo, Quý vị đại diện các Cộng Đồng, Quý cơ quan Truyền Thông, Quý Bậc Trưởng Thượng,quý vị đồng hương việt nam yêu chuộng hòa bình-công lý, quý ông bà và các bạn trẻ không phân biệt tôn giáo, bỏ chút thì giờ quý báu, đến tham dự đông đảo.

Nếu không thể đến được, kính mong Quý Vị cùng hướng lòng, hiệp thông cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam.

Thành thật cám ơn nhiều.

Kính thư

Lm. Augustinô Phạm Sơn Hà OSB

St. Ottilien, 06.06.2014

Chương trình:

Thứ bảy, 12. 07. 2014, Tại Đan viện St. Ottilien

15 giờ: Thánh lễ đồng tế

16 giờ 30: Hàn huyên; nướng thịt cơm chiều.

19 giờ 30: Kiệu Đức Mẹ và đốt nến cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam.

Bí chú: Để việc lo liệu và sắp xếp được chu đáo trong ngày cầu nguyện cho Quê hương VN tại Đan viện St. Ottilien, xin vui lòng liên lạc, ghi danh trước ngày 07.07.2014 theo địa chỉ: Pater Augustinus Son Ha Pham OSB, Erzabtei 01, D –86941,St. Ottilien, Điện thoại: 0049/(0)8193/71615; Email: augustinus@ottilien.de

***Nếu có thể được, xin Qúy bà, Qúy chị mặc áo dài đến tham dự Thánh lễ! Cám ơn.

Hướng dẫn đến Đan Viện St. Ottilien:

- Bằng phương tiện xe hơi: Đan Viện St. Ottilien nằm trên Xa lộ A96 (đường xa lộ Munich-Lindau).

-Nếu từ phía đông đến: lấy xa lộ A96 hướng Lindau - chạy tới Greifenberg thì rakhỏi xa lộ, theo hướng Türkenfeld rẽ theo làng Pflaumdorf. Đan viện St.Ottilien nằm sau làng Pflaumdorf khoảng 2 km.

- Từ phía tây đến: Lấy xa lộ A96 hướng Munich – chạy đến Schöffelding thì ra khỏi xa lộ, chạy tiếp tục đến Eresing rồi rẽ theo hướng Geltendorf có bảng chỉ vào Đan viện St Ottilien.

- Bằng phương tiện xe lửa đến từ phía bắc và phía nam: Trạm nhà ga xe lửa Đan viện St. Ottilien nằm trên tuyến đường sắt Augsburg-Weilheim. Tất cả mọi chuyến xe chạy đến Weilheim, đều dừng lại ở trạm nhà ga Đan viện St Ottilien.

- Đến từ phía Đông và phía Tây: Trạm Geltendorf nằm trên tuyến đường sắt Munich-Buchloe. Trạm Geltendorf cũng là trạm cuối cùng của chuyến xe điện(S-Bahn )số 4. Từ trạm Geltendorf đi bộ đến Đan viện St. Ottilien khoảng 20 phút. Từ phía bên phải nhà ga xe lửa đến đường hầm, qua khỏi đường hầm là con đường cho người đi bộ dẫn đến Đan viện St.Ottilien.
 
Văn Hóa
Liên khúc hoan ca Chúa Thánh Thần
Đinh Văn Tiến Hùng
16:37 06/06/2014
Liên khúc hoan ca CHÚA THÁNH THẦN

( Lễ kính Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 8/6/14 )

“Ta cầu xin Đức Chúa Cha, Người sẽ ban Đấng khác từ trời xuống với các con và ở cùng các con luôn, vì đó là Đấng Thánh Linh.” ( Yn.14: 16 )

Ôi ! Tình yêu Chúa vô cùng cao cả,
Về trời không để con lại bơ vơ,
Còn nhắn nhủ yêu thương qua môn đồ:
Thày sẽ xin Chúa Thánh Thần ngự xuống.

Nhìn Hội Thánh trải qua bao tình huống,
Chúa Thánh Thần luôn nâng đỡ ủi an,
Ban sức mạnh Giáo Hội vượt nguy nan,
Để hoàn tất bao công trình Chúa định.

Elizabeth tuổi già đáng kính,
Vững lòng tin nên được Chúa yêu thương,
Sinh Gioan Đấng Tiền Hô mở đường,
Từ lòng mẹ đã tràn đầy Thần Khí.

Thánh Giuse luôn tuân hành Thánh ý,
Trong chiêm bao được Thiên sứ báo tin,
Bạn đính hôn Maria dịu hiền,
Đang mang thai do Thánh Linh quyền phép.

Này đây nơi làng nhỏ Nazareth,
Maria vâng phục lời Chúa truyền,
Sẽ sinh Ngôi Hai giáng thế cứu người,
Do quyền năng Chúa Thánh Linh mầu nhiệm.

Trên sông Jordan Bồ Câu xuất hiện,
Khi Chúa nhận phép Rửa từ Gioan,
Cửa trời mở tiếng vọng từ Thiên đàng :
‘Đây Con chí ái ! Người Ta yêu mến ! ‘

Bốn mươi ngày cầu nguyện trong sa mạc,
Ba lần bị cám dỗ bởi Sa-tan,
Chúa đã khuất phục dục vọng gian tham,
Vì Thần Khí ở cùng Ngài chiến thắng.

Đức tin phải chứng minh bằng hành động :
‘Các con hãy đi rao giảng khắp nơi,
Dạy mọi điều ta truyền dạy các ngươi,
Để nhận lấy ơn Thánh Thần thanh tẩy.’

Nếu ngày nào các con bị tù tội,
Đừng lo âu trước phải nói những gì,
Đừng thất vọng và khắc khoải nghĩ suy,
Thần Khí sẽ thay các con mọi việc.

Trong phòng kín các môn đồ xao xuyến,
Chúa hiện đến giơ tay chúc bình an :
‘Các con hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần!’
Lửa bừng cháy trong tâm hồn từ đấy.

Phúc cho kẻ vững tin dù không thấy,
Tội lỗi con người sẽ được thứ tha,
Hãy ghi nhớ phải tuân giữ lời Ta:
‘Không được tha, lộng ngôn phạm Thần Khí !’

Cảm tạ tình Chúa yêu thương tuyệt mỹ,
Con quyết tâm vâng giữ lời Chúa truyền,
Xin Chúa Thánh Linh đổ xuống ơn thiêng,
Và hướng dẫn cuộc đời con mãi mãi.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Con Đường Phượng Tím
Nguyễn Đức Cung
21:29 06/06/2014
CON ĐƯỜNG PHƯỢNG TÍM

Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Năm xưa phượng đỏ, tóc rất xanh

Ngày nay phượng tím, bạc trắng đầu

Trải qua năm tháng bể dâu

Dù cho đỏ, tím, vẫn mầu tình yêu.

(nđc)