Ngày 18-06-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:10 18/06/2020

4. Khi một người quyết tâm chịu đau khổ, thì đau khổ lập tức biến mất.

(Thánh nữ Terese of Avila)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:17 18/06/2020
51. KHĂN MẠNG TRẮNG

Có một anh học trò cũ (1) không đội mũ đi thi lại, quan khảo thí hỏi anh ta duyên cớ tại sao, anh ta nói:

- “Bởi vì nhà nghèo nên không có khăn mạng trên đầu.”

Quan khảo thí nói đùa:

- “Nhìn miệng mày râu dài cũng có thể kết thành cái khăn đầu vậy !”

Anh học trò thi không đậu ấy trả lời:

- “Cái mũ mới không hợp với khăn mạng trắng ạ.”

(Tiếu lâm)

Suy tư 51:

Ngày xưa các học trò đều đội mũ trên đầu rất nho nhã, ngày nay các học trò có những bộ đồng phục rất đẹp mắt; nhưng dù đội mũ và mặc đồng phục thì vẫn cứ thi rớt như thường, vì cái mũ hay bộ đồng phục không làm cho học trò giỏi giang hơn…

Có những người tướng dáng rất đạo mạo như ông cụ non, nhưng tâm hồn thì chứa đầy những gian xảo mưu mô muốn hạ bệ anh em vì một miếng ăn ở chỗ tốt hơn; lại có những người áo mão cân đai đường hoàng bệ vệ, nhưng trong bụng thì chứa cả bồ dao găm…

Nhà nghèo đương nhiên là không sắm được cái mũ để đội như người ta nên không đáng trách, nhưng làm linh mục mà tâm không thật, dạ không ngay thì đáng trách vạn phần, bởi vì linh mục có đủ áo mão cân đai lại giàu có hơn người khác về nghĩa đen cũng như nghĩa bóng.

Cái áo không làm nên ông thầy tu cũng như cái mũ không làm nên cho anh học trò thì đậu, nhưng cái áo chùng thâm của linh mục và áo dòng của các tu sĩ nam nữ là biểu hiệu của một tâm hồn sẵn sàng chết cho đời với cuộc sống ngay thẳng và đơn sơ của mình.

Đức Chúa Giê-su xuống thế làm người không áo mũ cân đai, nhưng trần truồng trong hang đá ở Bê-lem; Ngài cũng không được mặc áo gấm thêu hoa để liệm khi chết, nhưng chết trần trụi trên thập giá, và ơn cứu độ của Ngài thì che kín cả trên trời dưới đất...

(1) Người học trò không thi đậu tú tài.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Lễ Thánh Tâm Đức Chúa Giê-su
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:22 18/06/2020
LỄ THÁNH TÂM ĐỨC ĐỨC CHÚA GIÊ-SU

Tin mừng: Mt 11, 25-30.

“Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.”


Anh chị em thân mến,

Truyền thống tốt đẹp nhất của phần đông giáo dân Việt Nam chúng ta là dâng gia đình cho Thánh Tâm Đức Chúa Giê-su, và hình như trong gia đình nào cũng có bàn thờ với tượng Trái Tim Đức Chúa Giê-su rất đẹp, oai nghiêm, hiền từ và nhân hậu, và cũng là để nói lên cho mọi người biết rằng gia dình này đã dâng cho Thánh Tâm Đức Chúa Giê-su, nghĩa là Ngài đang làm chủ nhà này.

Đức Chúa Giê-su là chủ của gia đình tôi.

Ở đời cái mà người ta khinh thường nhất là làm bù nhìn, tức là có tiếng mà không có miếng, chẳng hạn như: tổng thống bù nhìn, bộ trưởng bù nhìn, chức kia ghế nọ chỉ là bù nhìn bởi vì đã có người khác chỉ huy sai khiến...

Tôi tin Đức Chúa Giê-su là chủ của gia đình tôi, nhưng tôi coi Ngài giống như một người bù nhìn, khi tôi đặt Ngài lên trên cao nhưng không thèm hỏi ý kiến Ngài khi gia đình bất hòa, khi con cái hư thân mất nết, khi gia đình tan nát...

Đức Chúa Giê-su là chủ của gia đình tôi, nhưng tượng thánh của Ngài đặt trên cao kia giống như hình nộm dơ bẩn, xấu xí, lại còn đem các hình ảnh bất xứng để chung ngang hàng với tượng thánh Đức Chúa Giê-su, cho nên dễ làm cớ vấp phạm cho những người ngoại giáo, và gây sự bất kính nơi con cái trong gia đình khi nhìn lên bàn thờ Chúa với nhiều hình ảnh minh tinh màn bạc dán chung quanh.

Đức Chúa Giê-su là chủ tâm hồn tôi.

Hình ảnh tượng Thánh Tâm Đức Chúa Giê-su rất rõ ràng và dễ gây xúc động cho mọi người, đó là hình một quả tim với ngọn lửa cháy phầng phầng trước ngực Chúa. Đây không phải là ý nghĩa tượng trưng nhưng là hình ảnh sống động mà thánh nữ Ma-ga-ri-ta Ma-ri-a đã thấy khi Đức Chúa Giê-su hiện ra cho bà nhìn thấy và biết rằng Ngài rất yêu thương nhân loại, tình yêu này nóng như muốn đốt cháy những tâm hồn lạnh tanh của nhân loại...

Đức Chúa Giê-su là chủ tâm hồn của tôi, chính Ngài đã độc quyền trên tâm hồn và thân xác của tôi khi tôi lãnh nhận bí tích Rửa Tội, để ban ơn, để nung nấu tâm hồn tôi trở thành nơi yêu mến Thiên Chúa và tha nhân, để mỗi lời nói, mỗi việc làm của tôi đều cháy sáng lên một tình yêu phục vụ và hiến dâng.

Anh chị em thân mến,

Mừng kính lễ Thánh Tâm Đức Chúa Giê-su không phải chỉ là một ngày hôm nay rồi thôi, nhưng mỗi ngày trong cuộc sống, khi chúng ta sống và làm việc với một trái tim yêu thương được bắt nguồn từ Trái Tim của Đức Chúa Giê-su, thì chính cuộc sống ấy của chúng ta mới thật có ý nghĩa.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.tw

http://nhantai.info
 
Đừng sợ : Suy niệm chúa nhật XII thường niên - năm A
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
09:47 18/06/2020
Trên đời con người có nhiều thứ bủa vậy, một trong những thứ đó là cái “sợ”. Càng văn minh con người càng có nhiều nỗi sợ mới. Nỗi sợ làm người ta mất tự do, mất bình an, mất vui... Nỗi sợ có vẻ gắn liền với sự mong manh của phận người. Người ta sợ nhiều thứ: sợ đau khổ, sợ thử thách, sợ bệnh hoạn, sợ thiếu thốn và nhất là sợ chết... Xem ra, nỗi sợ hãi luôn ám ảnh con người và dù muốn dù không con người vẫn bị bủa vây bởi trăm ngàn mối hiểm nguy. Thấu hiều điều đó, nên khi dạy dỗ cho các môn đệ, Chúa Giêsu khuyên: “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn... Anh em đừng sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ” (x. Mt 10, 28

Xem video nghe bải giảng

Lời căn dặn “Đừng sợ” của Chúa Giêsu đã trở thành sức mạnh cho Giáo Hội. Hai mươi thế kỷ sau, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong ngày đầu tiên lãnh đạo Giáo Hội đã lặp lại lời Thầy Chí Thánh: “Đừng sợ”. Trong suốt triều đại giáo hoàng của mình, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã không ngừng kêu gọi toàn thể Hội Thánh và mọi người trên thế giới “Đừng sợ”:

“Anh chị em đừng sợ đón lấy Chúa Kitô và nhận lấy quyền năng của Người!”.

“Anh chị em đừng sợ! Hãy mở ra, mở toang mọi cánh cửa đón lấy Chúa Kitô! Hãy mở mọi biên giới các quốc gia, các hệ thống chính trị, những lãnh vực bao la của nền văn hóa, văn minh, phát triển cho quyền năng cứu độ của Chúa bước vào”.

“Đừng sợ! Chúa Kitô biết rõ mọi điều trong lòng người”! Và chỉ một mình Người biết rõ” (Thánh Gioan Phaolô II, Giáo hoàng – Bài giảng lễ khai mạc sứ vụ Tông đồ Phêrô).

Thái độ “không sợ” được Thánh Giáo hoàng Đức Gioan Phaolô II nói đến vượt trên ý nghĩa thông thường là sự bất khuất, không nao núng trước bạo lực, bạo quyền. Không sợ là thái độ vượt thắng sự thủ thế, co về mình, không dám mở ra đón lấy sự cao cả, siêu việt, linh thánh của Tin Mừng Cứu độ và cũng không đủ nghị lực và sự kiên trì đưa Tin Mừng trở thành hiện thực nơi trần gian, xây dựng Nước Chúa ngay trong thực tại trần thế.

Từ “Đừng sợ” lại vang lên trong bài giảng thứ hai trên cương vị giáo hoàng, khi cử hành việc tiếp nhận ngai tòa giám mục giáo phận Rôma, ngày Chúa nhật 12-11-1978, tại nhà thờ Chánh tòa Gioan Latêranô, Đức Gioan Phaolô nói rõ thêm về lời kêu gọi “Đừng sợ”.

Đừng sợ đón lấy và thực thi lối sống Tin Mừng. Đó là sống yêu thương, không hận thù, như chính Đức Kitô yêu thương và đã tha thứ cho kẻ bách hại mình: “Tình yêu thì kiến tạo. Chỉ có tình yêu mới có thể kiến tạo được. Còn thù hận thì phá hủy. Lòng hận thù không kiến tạo được gì hết. Nó chỉ gây đổ vỡ. Nó làm tan nát đời sống xã hội. Nó chỉ có thể gây sức ép đối với những người yếu đuối và chẳng xây dựng nổi một điều gì” (Gioan Phaolô II – Bài giảng lễ nhận nhà thờ Chánh tòa Gioan Latêranô của Giám mục Rôma)

Đừng sợ sống yêu thương trong thế giới còn đầy tràn lòng thù hận. Đó là tín thư của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Một tín thư xụất phát từ sứ điệp Tin Mừng Cứu độ của Đức Kitô. Sứ điệp của niềm Hy vọng: “Hãy làm cho những Lời hằng sống của Đức Kitô đến được với mọi người để họ nghe được Lời của Chúa, sứ điệp của niềm Hy vọng” (Thánh Gioan Phaolô II, Giáo hoàng – Bài giảng lễ khai mạc sứ vụ Tông đồ Phêrô).

Tiếp nối đường hướng của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong ngày lên ngôi, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã thắp lên lời hy vọng: “Hãy tiến lên phía trước, vì có Chúa ở cùng”. Nếu một phần tư thế kỷ trước là “Đừng sợ”, thì một phần tư thế kỷ sau lại là: “Hãy tiến lên phía trước, Thiên Chúa sẽ giúp đỡ chúng ta. Mẹ Chí Thánh của Người ở ngay bên cạnh chúng ta...”. Và trong Sứ điệp nhân Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ XXVII, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã viết: “Các bạn trẻ thân mến, đừng sợ phải liều mạng mình cho Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài. Đó là phương cách tìm được bình an nội tâm và hạnh phúc đích thực”.

Đức Thánh Cha Phanxicô sau khi được bầu làm Giáo Hoàng vào ngày 13-3-2013, Ngài đã là cho nhiều lần dùng kiểu nói “đừng sợ”.

Thật vậy, sống ở đời làm sao tránh khỏi những căng thẳng, lo âu, sợ hãi khi gặp khó khăn, nguy hiểm. Chính Chúa Giêsu cũng có những lúc bàng hoàng xao xuyến. Khi bảo “anh em đừng sợ” Chúa Giêsu muốn ta đừng để cảm xúc sợ hãi làm tê liệt đời sống chúng ta. Người bảo chúng ta: “đừng sợ”. “Đừng sợ” ngay trong mọi biến động, “đừng sợ”, vì “Người đã cứu thoát mạng sống người bất hạnh khỏi tay kẻ dữ” (Gr 20, 13). “Đừng sợ”, khi phải đối diện với đau khổ hay sự chết bởi vì Thiên Chúa, Đấng yêu thương quan tâm chăm sóc chúng ta, vì Ngài là Cha nhân từ, trung tín, thấu hiểu chúng ta cần gì, vì đối với Ngài, chúng ta “quý hơn muôn vàn chim sẻ” (x. Mt 10, 31). Ta hãy sống như con thơ phó thác cách đơn sơ trọn vẹn cho Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, trong mọi công việc.

Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta hãy can đảm sống thật, hành động thật và tin tưởng phó thác nơi Chúa. Đừng sợ những khó khăn thử thách trong đời sống đạo. Đón nhận con đường khổ giá như là điều kiện cần cho phần rỗi của mình. Luôn nhớ rằng khi chúng ta tin và sống đạo, hẳn chúng ta không thể thoát khỏi sự hiểu lầm, chống đối và đôi khi cả cái chết nữa. Tuy nhiên, chúng ta sẽ khám phá ra ý nghĩa của đau khổ và ngang qua đó, chúng ta sẽ thấy cùng đích của cuộc đời nằm ở nơi Thiên Chúa chứ không phải những thứ mau qua, chóng hết ở đời này.

Lạy Chúa, nỗi sợ làm cho con chùn bước, rụt rè trong đời sống đức tin của con, xin cho con thêm sức mạnh để con không còn sợ hãi Chúa ơi. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Lễ Thánh Tâm 19/06/2020 dành cho những người không thể đền nhà thờ
VietCatholic Network
12:08 18/06/2020
Bài Ðọc I: Ðnl 7, 6-11

"Chúa đã yêu thương và tuyển chọn các ngươi".

Trích sách Ðệ Nhị Luật.

Môsê nói cùng dân chúng rằng: "Các ngươi là một dân hiến thánh cho Chúa là Thiên Chúa các ngươi. Chúa là Thiên Chúa các ngươi đã chọn các ngươi để làm dân riêng của Người giữa mọi dân tộc trên mặt đất. Không phải vì các ngươi đông số hơn mọi dân tộc khác mà Thiên Chúa gắn bó với các ngươi và tuyển chọn các ngươi, vì thực ra, các ngươi ít số hơn mọi dân tộc khác; nhưng vì Chúa đã yêu thương các ngươi và giữ lời đã thề hứa với tổ phụ các ngươi rằng: Người dùng tay mạnh mẽ mà dẫn đưa và cứu chuộc các ngươi khỏi cảnh nô lệ, khỏi tay Pharaon vua Ai-cập. Các ngươi sẽ biết rằng Chúa là Thiên Chúa các ngươi, chính Người là Thiên Chúa hùng mạnh, trung thành giữ lời giao ước và lòng thương xót với những kẻ yêu mến Người, và những kẻ tuân giữ lề luật Người cho đến muôn thế hệ. Người báo oán ngay những kẻ thù ghét Người, bằng cách tiêu diệt chúng không trì hoãn, trả báo tức khắc như chúng đã đáng tội. Vì vậy các ngươi hãy tuân giữ điều răn, nghi lễ và lề luật mà ta truyền cho các ngươi hôm nay, để các ngươi thi hành".

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 102, 1-2. 3-4. 6-7. 8 và 10

Ðáp: Lòng yêu thương của Chúa vẫn tồn tại, từ thuở này tới thuở kia cho những ai kính sợ Người (c. 17).

Xướng: Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa! Toàn thể con người tôi, hãy chúc tụng thánh danh Người. Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Người.

Xướng: Người đã thứ tha cho (ngươi) mọi điều sai lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền. Người chuộc mạng ngươi khỏi chỗ vong thân, Người đội đầu ngươi bằng mão từ bi, ân sủng.

Xướng: Chúa thi hành những việc công minh, và trả lại quyền lợi cho những người bị ức. Người tỏ cho Môsê được hay đường lối, tỏ công cuộc Người cho con cái Israel.

Xướng: Chúa là Ðấng từ bi và hay thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan nhân. Người không xử với chúng tôi như chúng tôi đắc tội, và không trả đũa theo điều oan trái chúng tôi.

Bài Ðọc II: 1 Ga 4, 7-16

"Thiên Chúa thương yêu chúng ta trước".

Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.

Các con thân mến, chúng ta phải thương yêu nhau, vì tình yêu bởi Thiên Chúa mà ra. Vì lẽ hễ ai thương yêu, thì đã sinh bởi Thiên Chúa, và nhận biết Thiên Chúa. Còn ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình Yêu.

Ðiều này biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta: là Thiên Chúa chúng ta đã sai Con Một Người đến trong thế gian, để nhờ Ngài mà chúng ta được sống. Tình yêu ấy là thế này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã thương yêu chúng ta trước, và đã sai Con Một Người đến hy sinh, đền thay vì tội lỗi chúng ta.

Các con thân mến, nếu Thiên Chúa thương yêu chúng ta dường ấy, thì chúng ta cũng phải thương yêu nhau. Chẳng ai thấy Thiên Chúa bao giờ, nếu chúng ta thương yêu nhau, thì Thiên Chúa ở trong chúng ta, và tình yêu của Người nơi chúng ta đã được tuyệt hảo. Do điều này mà chúng ta biết chúng ta ở trong Người và Người ở trong chúng ta: là Người đã ban Thánh Thần cho chúng ta. Và chúng ta đã thấy và chứng nhận rằng Chúa Cha đã sai Con mình làm Ðấng Cứu Thế.

Ai tuyên xưng Ðức Giêsu là Con Thiên Chúa, thì Thiên Chúa ở trong người ấy, và người ấy ở trong Thiên Chúa. Còn chúng ta, chúng ta đã biết và tin vào tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Thiên Chúa là Tình Yêu, và ai ở trong tình yêu, thì ở trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở trong người ấy.

Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Mt 11, 29ab

Alleluia, alleluia! - Các ngươi hãy mang lấy ách của Ta, và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng. - Alleluia.

Phúc Âm: Mt 11, 25-30

"Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu cất tiếng nói rằng: "Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì ý Cha muốn như vậy. Mọi sự đã được Cha Ta trao phó cho Ta. Và không ai biết Con, trừ ra Cha. Và cũng không ai biết Cha, trừ ra Con và kẻ mà Con muốn mạc khải cho.

"Tất cả hãy đến cùng Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng".

Ðó là lời Chúa.
 
Chúa Nhật XII Thường Niên A
Lm. Jude Siciliano, OP
15:14 18/06/2020

Giêrêmia 20: 10-13; Tvinh 68; Rôma 5: 12-15; Mátthêu 5: 38-48

Hôm qua là ngày đầu mùa hè, và hình như thế giới đã thay đổi rất nhiều kể từ mùa hè năm trước! Thường mùa hè là mùa nước biển ấm hơn và ở các ao hồ và các bể bơi cũng thế. Phần đông chúng ta thích đi nghỉ vào dịp hè sau nhiều ngày làm việc cực nhọc. Và, trong thời gian tận hưởng kỳ nghỉ này, chúng ta khỏi phải làm bài tập ở nhà, khỏi đi làm việc, có thời gian đưa con cái đi học nhạc hay đi chơi đá bóng. Những người làm nông không được may mắn đó; vì mùa hè trời nhiều nắng hơn nên họ phải làm việc lâu hơn. Nhưng chí ít là chúng ta vẫn thích đứng dưới trời nắng lâu hơn là đứng dưới bầu trời mùa đông vì bị gió lạnh. Chúng ta thích nhìn thấy cây cối thiên nhiên phát triển, như nhìn ngắn được đồng lúa xanh tươi, cây cối trổ lá xanh và đồng lúa chín vàng, nghe chim hót trên cây. Đó là hình ảnh lúc trước, nhưng nay không còn những điều ấy xảy ra trong mùa hè nữa, vì phần đông chúng ta phải ở trong nhà, hàng quán đóng cửa, những nơi giải trí giảm một số lượng lớn người tham dự. Thêm vào đó xảy ra nhiêu cuộc biểu tình bạo động, giết người và phá hủy những công trình công cộng do nạn kỳ thị máu da chủng tộc. Mùa hè năm nay không còn là mùa hè mà chúng ta mong đợi trong tháng giêng khi năm 2020 bắt đầu.

Có lẻ các bài đọc ngày hôm nay phù hợp với tâm trạng đượm buồn của chúng ta. Trước tiên, những điều đó không nói gì đến sự tốt lành về chúng ta! Ngôn sứ Giê-rê-mia tuy có những lời than oán cùng Thiên Chúa nhưng ông vẫn tỏ ra trung thành với Thiên Chúa. Những bài than oán và những chuyện về ông ta và những lời ông ta loan báo về việc Thiên Chúa sẽ trừng phạt Israel. Lòng trung thành của ngôn sứ đã dẫn đến "nạn bạo hành khắp mọi phía", tố cáo, gài cạm bẫy và lên kế hoạch chống lại ngôn sứ. Lời Chúa Giêsu trong phúc âm cũng rất rõ ràng khi Ngài khuyên các môn đệ cùa Ngài là một số người sẽ chịu chết vì Ngài "nhưng anh em đừng sợ những người giết thể xác nhưng không giết linh hồn...".Thật là điều dễ nói hơn là thực hiện!

Chúng ta cần nghĩ về khung cảnh xung quanh bài đọc thứ nhất. Ngôn sứ Giê-rê-mia than vản với Thiên Chúa trong nhiều đoạn trước đoạn bài đọc hôm nay; là bài than thở mang tích cá nhân lần thứ 5 của ông. Trước đó ngôn sứ đổ lỗi cho Thiên Chúa vì Ngài đã gọi ông ta làm ngôn sứ. Thiên Chúa gọi ông ta từ lúc ông ta còn trẻ, và làm ngôn sứ trong 40 năm trời. Tin Thiên Chúa muốn loan báo là tin khó khăn để rao báo cho người nghe. Ông ta bảo dân chúng ở Giu-đa là họ không trung thành với Thiên Chúa, và điều đó sẽ gây tai hại cho họ. Ông ta rao giảng chống lại việc dân Giu-đa thờ các thần ngoại giáo. Tin ông ta rao bảo rất mạnh dạn, không thiên vị, nên vì thế không được dân chúng thích nghe. Việc ông ta trung thành với Thiên Chúa, và Thiên Chúa bảo ông ta loan báo làm cho dân chúng và cả ông Pashua, người lãnh đạo trong đền thờ không hưởng ứng. Và, bởi thế ngôn sứ Giê-rê-mia bị bắt giam và bị nhục mạ. Nhưng, những điều ngôn sứ loan báo đã thành sự thật. Đất nước suy đồi, Giêrusalem và Đền Thờ bị phá hủy và những người lãnh đạo bị bắt đi lưu đày.

Ông Giê-rê-mia ở lại Giêrusalem, nơi đã bị hũy hoại hoang tàn. Nhưng cuối cùng ông bị đuổi ra ngoài và bị giết bởi dân chúng của ông. Mặc dù ông nhìn thấy được kết quả của lời tiên tri ông đã loan báo, đất nước bị tàn phá, ông ta vẫn chưa thấy Thiên Chúa "trừng phạt" những kẻ dữ sai phạm. Ông sẽ không còn sống đến lúc thấy được Thiên Chúa trừng phạt và giải cứu dân chúng. Nhưng ông ta sẽ nói đến điều đó ngay sau đoạn sách của ông. Và trong lúc dân chúng đi lưu đày những lời tiên tri loan báo của ông sẽ đem đến tin mừng cho những ai trông đợi sự cứu rổi và sự thay đổi. Ông Giê-rê-mia nói rằng Thiên Chúa sẽ thực hiện cho dân Ngài vì lời hứa của ông ta là của Thiên Chúa sẽ cho họ sống lại, và làm nhiều hơn những lời ông ta hứa là Ngài sẽ ban cho họ một trái tim mới, một trái tim trung thành (đoạn 21). "Trái tim mới đó" là gì, sẽ như thế nào đối với chúng ta sau biết bao nhiêu căng thẳng do kỳ thị chủng tộc và bạo lực? Thiên Chúa có thể nào tạo nên "một trái tim mới" trong những sự lộn xộn, xung đột này - không chỉ cho cá nhân mà cho cả đất nước chúng ta hay không?

Có một tương quan song hành trong bài đọc này về lời kêu gọi của Thiên Chúa hãy thực hiện nó với sự tin tưởng, chịu đựng những thử thách gian khổ khi thực hiện ơn gọi của Thiên Chúa nơi mổi người chúng ta. Và lời kêu gọi của Thiên Chúa rất tinh tế, ngay cho cả những người không có đức tin nhưng chấp nhận lời mời gọi mà họ không biết được là bởi Thiên Chúa. Hãy nhớ đến những người biểu tình một cách ôn hòa, họ không bao giò có ý định dùng bạo lực khi họ phát biểu trong buổi biểu tình vừa qua. Nhưng họ vẫn bị thương vong trong tình trạng hổn loạn của đám đông vì những người kích động bên ngoài gây ra. chúng ta sẽ không bao giò biết được sự thật về những điều chúng ta đang nhận lãnh nơi Ngài trong khi chúng ta nghe lời Thiên Chúa gọi. Lúc đầu, có thể chứa đựng những điều hứng khởi và lãng mạn trong nội dung đó. Nhưng, để thực hiện một ơn gọi và tiếp tục trung thành với ơn gọi đó trong những hoàn cảnh khó khăn là điều chỉ có ơn Chúa chúng ta mới làm được. Ngay cả những ngôn sứ đầy kinh nghiệm cũng phải lãnh nhận ân huệ của Ngài trong lúc tận cùng khốn khó của họ. Ngôn sứ Giê-rê-mia không chỉ cúi đầu lãnh nhận, cố gắng vượt qua. Nhờ đó, ông ta biết rằng Thiên Chúa đang ở với ông, và vì thế ông ta phải sống trong niềm hy vọng là một ngày nào đó lời Thiên Chúa nói với dân chúng sẽ được thực hiện.

Hôm nay là ngày lễ các vị làm cha và có thể có một điều gì đó nơi ngôn sứ Giê-rê-mia là một người cha nhân lành. Ơn làm cha chắc là một ơn gọi, và đói hỏi sự trung thành lâu dài với nhiệm vụ. Lúc đầu có nhiều điều vui mừng và hớn hở. Sự vui mừng đó vẫn luôn tiếp tục. Nhưng, việc làm cha cũng đòi hỏi sự hy sinh, sự tiếp tục yêu thương, can đảm làm việc cực nhọc và khôn ngoan. Có những lúc người cha phải nói sự thật phũ phàng cho con cái. Có lúc người cha phải giủ kín sự thật ngay cả lúc đi ngược lại văn hóa. Con cái có thể không chấp nhận việc người cha làm trong thời điểm đó. Người cha có thể cảm thấy không được đồng thuận trong gia đình ông ta. Làm một người cha tốt lành là một công việc cần đòi hỏi nhiều năm trời để thực hiện. Có những người cha không không bao giờ thấy việc họ đã thực hiện được hoàn tất, nhưng với sự tận tâm cố gắng họ cần luôn tin tưởng vào sự hiện diện của Thiên Chúa, ngay cả những khi họ không biết chắc là họ được thành công trong ơn gọi làm cha.

Có lẻ cộng đoàn của thánh Mátthêu đang trãi nghiệm những khó khăn như thời ngôn sứ Giê-rê-mia là sống đức tin và loan báo tin mừng ở nơi đau khổ và sợ hãi giữa họ. Cũng như ngôn sứ Giê-rê-mia họ có thể nói lớn tiếng về những điều họ khó hiểu và chán nản vì những sự việc đó không được như họ mong muốn. Nếu không thì thánh Máthêu không hề ghi những lời thẳng thắn và đầy an ủi của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nhắc các người theo Ngài là vì Ngài mà họ phải bị bắt bớ. Lời nói về con chim sẻ có âm điệu buồn. Thiên Chúa biết khi nào một con chim sẻ nhỏ bé "rơi xuống đất". Ở đây có ý là các môn đệ Chúa Giêsu có thể sẽ chịu chết "rơi xuống đất" như những người theo Chúa Giêsu. Tôi không biết là mình có sợ phải bị giết hại hay bị tù ngục vì đức tin không. Nhưng sống đức tin đó có giá trị của nó và có thể gây đau khổ, hay hy sinh và đau đớn. Nhưng, nó hứa hẹn cho họ một đời sống vinh quang không vướng bận vì đời sống hằng ngày.

Thường, thì người buôn bán nói tốt cho món hàng của họ: nào xe hơi có nội thất hoàn hảo êm ái; nào máy hút bụi tốt nhất; nào thuốc tẩy mạnh nhất; nào máy vi tính có tốc độ nhanh nhất v.v... Chúa Giêsu không bao giò học cách rao hàng như vậy ngay trong cuộc sống của Ngài? Hôm nay Ngài nói với các môn đệ vừa mới được ngài chọn. Thay vì hứa chọ họ một cuộc sống vinh quang, Ngài lại nói về những đau khổ và những hoàn cảnh đầy sợ hãi và lo âu trong việc thi hành sứ vụ của họ. Suốt phúc âm hôm nay có ít lời nói với các môn đệ là các ông không nên lo sợ. Vậy điều họ lo sợ là những gì?

Các môn đệ không nên lo sợ về những tiểu tiết trong chương trình nhỏ bé, ít ỏi của họ trong tia nắng quyền lực của thế giới xung quanh họ. Bây giờ, tin mừng được "dồn dập" và "kín đáo" chỉ có một ít người biết. Bây giò Chúa Giêsu nói trong "bóng tối", và tin Ngài sẻ được "thầm thì" cho các ông. Nhưng rồi một ngày nào đó tất cả sẽ được "nói lên" và mọi người sẽ "biết đến". Trong lúc này qua máy vi tính và kết nối mạng của chúng ta; Chúng ta sẽ loan nhanh những trang mạng về lời Chúa, và cả trên truyền hình quảng diễn nhanh những việc làm của chúng ta về cách sống đức tin và tín thác vào Chúa Kitô. Có thể chúng ta bị chèn ép, bị trách mắng là không đáng kể. Xét về những lời công kích xung quanh chúng ta, việc chúng ta sống đức tin Kitô giáo có thể bị chi phối và gây vài ảnh hưởng trong quyết định của thế giới về ảnh hưởng của dân số hiện tại đối với tương lai của dân chúng trên hành tinh này.

Chúa Giêsu hứa là Lời Ngài sẽ được "rao trên mái nhà". Nghĩa là sao? Một số ít người trong lịch sử chúng ta đã là những người loan báo thẳng thắng. Họ giống như những người đứng trên mái nhà cho mọi người được trông thấy và nghe rõ. Nhưng, phần đông trong chúng ta đều sợ độ cao, như vậy, lời loan báo mà chúng ta ít được nghe thấy hơn. Thế nên chúng ta cần phải cam đảm. Tôi vừa đọc được một câu châm ngôn của Brazil như sau: "Đầu bạn nghĩ về chỗ chân bạn đứng". Chúng ta đã đứng với Chúa Kitô và Ngài mời gọi đầu chúng ta suy nghĩ và lòng trí chúng ta cảm thông từ chỗ chúng ta đứng. Nếu chúng ta đứng với Chúa Kitô, chúng ta phải nhận biết Ngài qua đời sống và lời nói để được nhận thấy Ngài là nguồn gốc.

Chúa Giêsu dự đoán dấu chỉ báo cho chúng ta biết là chúng ta trung thành với Ngài. Khi chúng ta đứng với Ngài trong sự trung thật, sự quan tâm chăm sóc, sự tha thứ, tin tưởng, nếp sống cộng đoàn v.v... Chúng ta sẽ gây nên những đối kháng và xung đột. Ngài biết điều đó vì Ngài thấy người ta chống đối lời Ngài hướng dẫn họ, và các người theo Ngài cũng biết như thế. Bởi thế Ngài nói với họ "anh em đừng lo sợ về những người giết chết thể xác" vì họ có quyền thế, những chỉ về thể xác. Quyền thế của Thiên Chúa mạnh hơn về toàn diện. Thật ra Chúa Giêsu nói Thiên Chúa có thể tàn phá cả hai, tâm hồn và thể xác trong hỏa ngục. Nhưng, các môn đệ không nên lo sợ, vì Thiên Chúa quan tâm đến mỗi người trong chúng ta và về tất cả mọi sự trên người chúng ta, ngay cả đến sợi tóc trên đầu. Nếu Thiên Chúa lo cho con chim sẻ khi nó rơi xuống đất thì Ngài lo lắng cho chúng ta càng nhiều hơn phải không?

Điều này nhắc chúng ta là Thiên Chúa lo lắng cho chúng ta không phải là một đảm bảo là chúng ta sẽ được sống yên hàn như tôi tớ của Thiên Chúa. Ngôn sứ Giê-rê-mia đã lên tiếng than oán việc ông ta cảm thấy bị bỏ rơi, thất vọng và mất tinh thần mà người ta cảm thấy như một nhân chứng của Thiên Chúa bị từ chối đang được trãi nghiệm. Chúa Giêsu dùng thí dụ về con chim sẻ rơi xuống đất rồi chết. Nhưng Ngài cũng nói là Thiên Chúa cũng lo lắng cho chúng ta để trấn an chúng ta là khi đối mặt với những thử thách và ngay cả cái chết, Thiên Chúa luôn chăm sóc chúng ta. Chúa Giêsu sẽ không để chúng ta sống một mình, và hơn thế nữa - Ngài sẽ không đứng xa nơi chúng ta bị đối kháng. Ngài nói là Ngài sẽ "thừa nhận" chúng ta trước Thiên Chúa. Hình ảnh này nói lên là Chúa Giêsu đứng với chúng ta và chấp nhận chúng ta thuộc về Ngài. Khi đời sống gặp khó khăn, Ngài đứng ngay vói chúng trong đau khổ hay khó khan đó.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên

12th SUNDAY (A)
Jeremiah 20: 10-13; Psalm 69; Romans 5: 12-15; Matthew 5: 38-48

The first day of summer was yesterday...and hasn’t the world changed a lot since last summer! Usually summer means that the water is warming up at ocean beaches, lakes and swimming pools. Many of us would take vacations during the summer as we look forward to a break from long hours of work, homework, commuting, taking the kids to music lessons and soccer games. Others in farming communities are not so lucky since summer means more daylight and longer hours of work. But we are at least happy to be outdoors without winter harshness. It’s pleasing to our eyes to see growing things, ripening fields and to hear the sounds of birds. That was then...this is now... when all of the usually signs and treats of summer are not what’s happening for us these days while many of us are still in lock down, businesses have closed, and our usual recreational haunts have greatly reduced the number of people who can enter. Add to this the recent riots, murders and destruction on our streets. This is not the summer we imagined in January as we began 2020.

Perhaps the scriptures for today match our moods. Initially, they have turned rather bleak on us! Jeremiah, God’s often-complaining, but nevertheless faithful prophet, laments what has befallen him for passing on God’s warning to Israel. His fidelity has resulted in, "Terror on every side, " denunciations, traps set and vengeance planned against him. Jesus’ message in the gospel is also stark as he advises his disciples that some will even face death for him, "And do not be afraid of those who kill the body, but cannot kill the soul...." Easier said than done!

We will need to do a little background on the first reading. Jeremiah has spoken bitterly to God in past sections of this book and today’s passage is his fifth personal lament. Earlier he accused God of seducing him into being a prophet. He was called by God as a youth and preached for over 40 years. And the message he had to carry for God was a hard one to preach and a hard one for the people to hear. He warned the people of Judah that their infidelity to God would cause their ruin. He preached against Judah’s idolatry; his message was strong, uncompromising and thus, unpopular. His fidelity to God and God’s message has put him in disfavor with the people and Pashur, the chief temple official, and so, Jeremiah is imprisoned and disgraced. But his warnings come true – the country falls, Jerusalem and the temple are destroyed and the leading citizens are taken to exile.

Jeremiah stays in the ruined Jerusalem, but eventually he is driven out and killed, probably by his own people. Although he sees the fruition of his prophetic utterances, the nation is destroyed, he still does not see God’s "vengeance" on the evildoers. He will not live to see God’s vindication and rescue of the people. But he will speak about it later in this book. And during the people’s exile his words will bring comfort to those awaiting the transformation and rescue Jeremiah says God will perform for the people. He promises that God will raise them up and will do even more, he promises God will create a new heart in them, the heart of a faithful people (cf. chapter 31). What would that "new heart" look like for us after so much racial tension and violence? Can God create this "new heart" out all this mess, estrangement and conflict – not only for us individuals, but for our nation?

There is a parallel in this reading to those who hear a call from God, undertake it and, with trust, suffer trials in the fulfillment of their vocation. And God’s call can be so subtle that even nonbelievers might respond to it without knowing it is from God. Think of the peaceful protesters who never intended violence when they chose to speak out and demonstrate recently, but were injured in the mayhem caused by outside agitators. We never really know what we are getting into when we respond to God’s call. At first it may even have excitement and romance about it. But to fulfill a vocation and to remain faithful and trusting during the arduous moments – this is only possible with God You can tell that the prophet experiences this blessing, even at his lowest moments. Jeremiah doesn’t just plod along, head down, struggling to get through. Rather, he knows that God is with him and so, the reading ends with a prayer of praise to the God who keeps faithful to the poor. Jeremiah has not yet seen the fulfillment of God’s promises and so he must live in the hope that someday God’s word to them will be fulfilled.

Today is Father’s Day and maybe there is something of the prophet Jeremiah in a good father. Fatherhood is certainly a vocation and it requires long and consistent fidelity to the task. In the beginning there is great joy and rejoicing. That joy will continue, but fatherhood also entails sacrifice, constant love, courage, hard work and wisdom. There are times a father must speak the hard truths to his children. Times when he must hold to integrity even when it runs counter to the prevailing culture. His own children may not appreciate what he is doing at the time. He can feel unpopular in his own family. Being a good father is a task that takes many years to fulfill. Some fathers may never see their work completed, but doing their best, they must trust God’s presence, even when they are not sure how successful they have been in their vocation as fathers.

Matthew’s community must have been going through a Jeremiah experience – living and speaking about their faith were causing pain and fear among them. Like Jeremiah, they may have even been quite vocal in their bewilderment and disappointment because things weren’t turning out the way they had hoped. Otherwise, Matthew would never have recorded these frank and consoling words of Jesus. Jesus is reminding his followers that because of him, they will suffer persecution. The saying about the sparrows has ominous tones: God knows when even a minuscule sparrow "falls to the ground." There is a hint here of the disciples themselves having to face even death ("fall to the ground") as Jesus’ followers. I don’t know if I have to fear being killed, or imprisoned for my faith; but living that faith does have its costs and may even cause pain, or at least daily sacrifice and inconvenience.

Usually a salesperson pitches a product in optimistic tones: the most comfortable car; the best-cleaning vacuum; the most powerful stain remover; the fastest computer, etc. Hasn’t Jesus studied the course and read the books on how to put a product forward? Today he is talking to newly-chosen apostles, but instead of promising them a glory ride and pie-in-the-sky, he is talking about sufferings and fear-raising situations in their ministry. Throughout today’s gospel there are sprinkled words to the twelve about not being afraid. What might they fear?

They are not to be afraid because of the small, seeming insignificance of their project in the light of the world powers around them. Now – the good news is "concealed" and "secret, " known by only a few. Now – Jesus speaks in "darkness" and his message is "whispered" to them. But someday all will be "revealed" and "known." In our modern world of high speed internet access, million dollar television commercials and "gliterrati, " living out our faith in Christ can make us feel out-shouted, overridden and insignificant. Judging from the more dominant voices and forces around us, our Christian approach to life can seem diminutive and without influence as the world makes decisions that affect the destinies of present and future populations – and of the planet itself.

Jesus promises his message will be "proclaimed on the housetops." How? Some people in our history have been very forthright proclaimers, they have been like people standing on roof tops for all to see and hear. But most of us are afraid of such heights and our call might be less spectacular, but still requiring courage. I read this Brazilian proverb recently, "Your head thinks from the spot you plant your feet." We have planted our feet with Christ and he invites our heads to think and our hearts to feel from that spot. We must, if we are standing with Christ, acknowledge him by lives and words that are recognizable as having him as their source.

Jesus predicts a sign by which we will know we are being faithful to him. When we are standing on his side of honesty, concern, forgiveness, trust, community, etc, we will stir up opposition and strife. He is aware that, just as he found resistance to his teaching, so will his followers. So he tells them, "And do not be afraid of those who kill the body..., " for they have power, but only over the body. God’s power is more sweeping and total, in fact, Jesus says, God "...can destroy both soul and body in Gehenna." But the disciples are not to fear, because God cares about each of us and every part of us, right down to the hairs on our heads. If even birds fall under God’s care, how much more do we?

This reminder about God’s care for us isn’t a guarantee we will have an easy ride as God’s servants. Jeremiah has already voiced the feelings of abandonment, disappointment and dismay one might feel in the face of the rejection God’s witnesses often experience. Jesus uses the example of sparrows falling and dying, but also of God’s concern for them, to reassure us that in the face of trials and even death, God will care for us. Jesus is not going to leave us alone, and more – he will not exempt himself from our struggles. He says he will "acknowledge" us before God. This image suggests he stands with us and claims us as one of his own. When the going gets tough, he is right in the thick of things with us.
 
Mùa Xuân
Lm Vũđình Tường
22:02 18/06/2020
Lo sợ về dịch Covid 19 là mối lo toàn cầu, không ai tránh khỏi. Các nước học nhau, ngăn chặn làn sóng dịch bằng cách đóng cửa, giới hạn đi lại, giao dịch. Cần lắm mới được phép ra khỏi nhà, bằng không thì đóng cửa nhìn nhau, lo lắng. Giới hạn như thế cứu được nhân mạng con người. Bên cạnh đó có những thiệt hại thương mại; thiệt hại vật chất và ảnh hưởng tâm lí, đời sống con người. Lo sợ là một phần trong cuộc sống. Lo sợ xuất hiện ngay từ nhỏ. Nhìm em bé bám chặt lấy mẹ cho biết em lo sợ. Ai khoát khỏi lo lắng; tuổi già cũng có nhiều lo lắng, sợ hãi. Lo sợ xuất hiện hắp nơi, ở mọi lứa tuổi, và dưới nhiều hình thức, trong mọi hoàn cảnh. Bé sợ học, lớn sợ thua sút, già sợ bệnh tật. Nhờ lo bị bắt, bị lộ, bị phạt, bị chọc quê mà xã hội tránh được nhiều tai hoạ, cá nhân được an toàn hơn. Có loại lo sợ tốt và sợ xấu. Lo sợ xấu là sợ khó, sợ vất vả, sợ phải hy sinh nhiều quá đến độ tránh không dám làm việc tốt, việc từ thiện. Sợ thực hành đời sống đức tin; sợ phiền toái yêu thương tha nhân mang lại; sợ tin theo Đức Kitô sẽ bị cấp trên khiển trách, bạn bè trêu ghẹo. Đó là những nỗi sợ xấu vì hậu quả tai hại nỗi sợ mang lại. Sợ hay không sợ đều có những rủi ro. Không thể nào tránh hết rủi ro trong đời. Ngay cả không làm gì vẫn có rủi ro. Vì thế tự bản chất cuộc sống có chứa rủi ro. Tin vào Chúa và thực thi điều Ngài hướng dẫn là cách tốt nhất để kiểm soát rủi ro bởi khi rủi ro xảy đến có tình yêu và sức mạnh Chúa nâng đỡ. Lo sợ người khác làm hại thân xác là lo sợ khôn ngoan, nhưng đó không phải là điều đáng lo nhất. Điều đáng lo hơn cả chính là lo cho sự sống trường sinh. Đức Kitô cho biết hãy sợ Đấng có thể giết chết cả hồn, lẫn xác Mt 10, 28. Con người có thể giết chết thân xác nhau nhưng họ bất lực làm hại tâm hồn. Thiên Chúa là Đấng duy nhất có quyền trên linh hồn mọi người. Đấng có quyền trên linh hồn mọi người xác quyết sau chết còn có cuộc sống khác, cuộc sống trường sinh vì thế lo cho cuộc sống trường sinh là điều tối quan trọng. Sợ không lo, không chăm sóc cho linh hồn là sợ khôn ngoan. Từ chối tin có sự sống đời sau là từ chối sự sống đời đời. Không ai sống mãi trên đời, sống trên đời có giới hạn. Muốn sống mãi, sống hoài cần chọn có sự sống đời sau. Chọn tin theo Đức Kitô, hay không tin Ngài là quyền tự do của con người. Đức Kitô coi trọng quyền tự do cá nhân, nhưng chọn lựa đó có hậu quả kèm theo. Hậu quả đó cá nhân có thể kiểm soát, có tiếng nói, có hy vọng, nhờ tin vào Đức Kitô.

Đức Kitô nói với các môn đệ 'Đừng Sợ'. Mỗi lần tâm sự với các môn đệ về cuộc tử nạn, Đức Kitô luôn tỏ ra lo sợ. Không cá nhân nào tránh khỏi lo sợ, lo lắng. Khi nói 'đừng sợ' Đức Kitô nhắm đến mục đích khác. Ngài chú trọng đến giữa điều lợi nhât thời và điều hại lâu dài. Ngài nói với các môn đệ đừng để sợ hãi làm chủ phán đoán quyết định. Lo sợ đến độ không còn phân biệt đâu là phải và đâu là trái là điều cần tránh. Tránh điều làm hại đến thân xác, tránh điều gây đau khổ cho tha nhân là khôn ngoan. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đối diện với thực tế lại là khôn ngoan một cách anh hùng. Tất cả các hành động anh hùng gặt đều do kết quả thành công của trực diện với nguy hiểm, khổ đau và ngay cả liều chết. Đức Kitô cho biết trong cánh đồng truyền giáo, môn đệ Ngài không thể tránh khỏi chống đối, bắt bớ, xử phạt bất công và ngay cả phải hy sinh tính mạng. Ngài khuyến khích họ trung tín với Ngài, với điều các ông rao giảng để làm chứng nhân cho niềm tin Đức Kitô. Chúng ta biết là sau cơn mưa trời lại nắng. Sau đông, giá rét, mây mù, trời xám ảm đạm, cây trọi lá là Xuân sang. Chồi non đâm lộc, hoa nở rộ trước nhà, trời xanh mát, gió nhẹ nô đùa với lá non, bướm lượn quan cánh hoa, ong đáp nhanh hút mật và kiến vui bám cành xanh, nặng trái. Chim hót líu lo sáng chiều. Đông chính là mùa ươm Xuân. Lo lắng, đau khổ chính là nôi nuôi dưỡng niềm hy vọng, cậy trông Chúa ban cho những ai tín trung trong Ngài. Sau đau khổ nhất thời là sự sống vạn đại. Không ai mua chim tuyệt đẹp, nuôi nó trong lồng cũ, ọp ẹp, không xứng đáng với giá trị chú chim. Cái lồng cần phải xứng hợp với giá trị con vật nuôi chúng. Do yêu thích, ngày ngày chủ ra nói chuyện, chăm sóc, trìu mến chú chim. Đức Kitô cho biết, trong tim, mắt Ngài, mỗi người chúng ta có giá trị hơn gấp trăm chú chim đẹp tuyệt. Đức Kitô yêu mến con người đến độ ngay cả sợi tóc trên đầu rớt xuống Ngài cũng quan tâm. Ngài tâm sự với các môn đệ, tâm sự với Kitô hữu và Ngài cũng vui mừng lắng nghe tiếng Kitô hữu nói với Ngài. Chúng ta cầu nguyện để cảm nhận được ơn Chúa xuống trong tâm hồn.

TiengChuong.org

Springtime

The fear of contracting Covid 19 is real for us all. Some countries have it under control, but fear remains caused by the possible resurgence of the virus, known as the second wave. To control the spreading of the virus, most countries take some form of lock- down, and social distancing. This temporary measure causes enormous harm for the development of the country's economy and the livelihood of the people. Fear is a part of living. It is a part of our growing. Fear is both good and bad. Fear is good in the sense it deters us from doing silly things. It is bad when it discourages us from doing good. Fear of the hardship in following Jesus is a bad fear, because having the love of God and love of others, and eternal life are worth much greater than ours personal fear involving to follow Him. Fearing the harm that one can cause to one's physical body is a valid fear, but not the ultimate fear. It is better to fear the One who can destroy one's soul, and that is the utmost fear Mat 10, 29. Jesus' teaching confirmed that there is life after death and fear of losing eternal life is the greatest of all fears. Choosing to welcome God's kingdom is a personal commitment. God respects our freedom of choice and choices we make have consequences v.33.

Jesus told his disciples, 'fear not'. Through His own personal experience, we know that every time He told His apostles about His Passion, He was in great distress. There is no escape from being afraid. For Jesus 'fear not' meant not to let fear paralyse one's ability to judge between what is right, and what is wrong. There are times, it is wise to avoid danger; and also there are times, it is gracious to face danger. All heroic actions come from being committed to facing great danger. Jesus understood that the mission field was a battle between good and evil, and conflicts certainly were waiting ahead of his disciples. He encouraged them to remain faithful to their mission. We all know, that after a bitterly cold winter, with grey skies and leafless trees; there comes the Spring, HOPE. A new life begins. Young, fresh, healthy leaves start to grow. Birds on branches start to sing again, and the blue sky appears. Spring makes the front and backyard gardens alive. They are adorned with fresh flowers, blending with morning sunrise, and a calm day, all contributing to something new, making the days in Spring even more enjoyable. No one buys a beautiful coloured bird and puts it in a cage which is not worth for the bird. A cage and the bird must be proportionate. We are a hundred times more beautiful than a bird v.31. Jesus sees in each one of us that we are hundred times better than a springtime, because we are made after God's image and are beautiful in Jesus' eyes. He certainly will house us in a beautiful house, His kingdom. As a bird's owner loves and talks to the bird. Jesus loves us and wants to talk to us. He wants to hear our voice talking to Him. His love for us is so certain, that not even a single hair on our head falls without His notice. We pray to experience God's power in our lives.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hơn 6000 bức tranh thiếu nhi vẽ nói lên lòng yêu mến nhà thờ Đức Bà Paris
Lê Đình Thông
09:35 18/06/2020
Trên tiền đình Nhà thờ Đức Bà Paris, khách thập phương nô nức đến xem triển lãm tranh thiếu nhi vẽ ngôi thánh đường thân yêu. Đức TGM Michel Aupet đã đưa ra sáng kiến này sau ngày xảy ra hỏa hoạn (15/04/2019) và được đại tướng Jean-Louis Georgelin, chủ tịch ủy ban tái thiết, nhiệt liệt tán thành.

Đức TGM Miche Aupetit cho biết : ‘‘Các thiếu nhi kinh thành Paris tỏ ra rất xúc động vì ngôi thánh đường thân yêu bị tiêu hủy một phần. Khi tôi đến thăm người anh ở Vendée, một thiếu nhi đã đưa cho tôi một euro để cúng vào quỹ tái thiết.’’

Giáo phận Paris đã nhận được hơn 6 ngàn tấm tranh, thường vẽ lại phía tây ngôi thánh đường. Bà Karine Dalle, giám đốc truyền thông giáo phận Paris cho biết Đức TGM Michel Aupetit và đại tướng Jean-Louis Georgelin đã đích thân chọn các tranh vẽ để trưng bày.

Khoảng 30 tranh vẽ được trưng bày tại tiền sảnh Vương cung Thánh đường. Số còn lại được triển lãm tại Collège des Bernardins tọa lại trong khu đại học (quartier latin), quận 5 Paris. Đức Ông Patrick Chauvet, viện chủ ngôi thánh đường lịch sử, đánh giá : ‘‘Đây là dấu chỉ hy vọng. Chính niềm hy vọng nâng đỡ chúng tôi từ khi xảy ra hỏa hoạn.’’

Bà Tracy Mead, giáo sự hội họa trường Saint-Joseph, đánh giá tranh vẽ của Ulysse, Vadim và các em khác diễn tả niềm hoan lạc dâng kính Đức Bà.

Lê Đình Thông
 
Nguyên Giáo Hoàng Biển Đức XVI về thăm anh ngài là Đức ông Georg Ratzinger bệnh nặng
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
11:57 18/06/2020
Ngày 18.6, Nguyên Giáo Hoàng Biển Đức XVI lặng lẽ rời đan viện Mater Ecclesiae - Mẹ Giáo Hội trong thành Vatican để thăm viếng anh ngài Georg 96 tuổi đang bệnh nặng tại Đức. Hộ tống Đức Biển Đức XVI có thư ký riêng là TGM Georg Gänswein, một bác sĩ, một y tá, một cộng tác viên của nhóm cộng đoàn Memores Domini và phó chỉ huy Hiến Binh Vatican. Theo ông Mattero Bruni, Giám đốc Văn phòng Báo chí Vatican, “ngài đang ở thành phố Regensburg và sẽ ở lại trong thời gian cần thiết”

Hai anh em Ratzinger sinh cách nhau vài năm nhưng lại được thụ phong linh mục cùng ngày 29.6.1951 tại Nhà thờ chính tòa Freising. Hoàn cảnh cuộc đời đã đưa họ theo hướng đi khác nhau: Georg, là một nhạc sĩ sáng giá và Joseph là một thần học gia nổi tiếng. Tình liên đới giữa họ luôn bền vững, tuy nhiên linh mục Georg Ratzinger chỉ thăm viếng Vatican trong những năm triều đại của em mình từ 2005 đến 2013, và cả sau khi em ngài từ chức.

Vào năm 2008, thành phố Castel Gandolgo trao tặng công dân danh dự cho anh mình, Đức Biển Đức XVI diễn tả như sau: “ Từ lúc ban đầu của đời tôi, anh tôi luôn luôn bên tôi, không chỉ là một người đồng hành, nhưng còn là một người hướng dẫn đáng tin tưởng. Đối với tôi, anh là điểm định hướng và đối chiếu trong những quyết định rõ ràng và kiên quyết” Nhận xét của Đức Giáo Hoàng tỏ lộ tình cảm quí mến sâu xa dành cho anh ngài, khi trải qua nhửng hoàn cảnh hạnh phúc hơn, khiến tất cả trở nên ý nghĩa hơn trong khoảng khắc này.

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
 
ĐGH danh dự Bênêđictô XVI về thăm quê hương Đức
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn
16:43 18/06/2020
Cuộc trở về Đức của ĐGH danh dự Bênêđictô XVI thật thầm lặng và được giữ kín, cho đến khi phát ngôn viên Tòa Thánh, ông Matteo Bruni thông báo. ĐGH Bênêđictô XVI đã đáp máy bay xuống phi trường Müchen lúc 11g45 ngày thứ năm, 18.6.2020. Tại sân bay Đức cha Rudolf Voderholzer của GP Regensburg chào đón đơn giản và đưa Ngài đến thành phố Regensburg. Lý do chính yếu trở về Đức là thăm viếng người anh ruột trong những giây phút cuối cuộc đời, Đức Ông Georg Ratzinger, 96 tuổi đang hấp hối trên giường bệnh. Chuyến thăm thật ngạc nhiên cho mọi người, tuy nhiên ẩn dấu một sự chia tay vĩnh biệt một người thân duy nhất trong gia đình còn sót lại. Gia đình giòng họ Ratzinger chỉ còn hai anh em này: một người 96 tuổi, người khác 93 tuổi.

Cho đến chiều nay tin tức và hình ảnh về ĐGH Bênêđictô XVI đã được đưa nhanh trên hàng chục tờ báo hàng đầu ở Đức. Đây là lần đầu tiên trở về cố hương của Ngài từ khi từ chức ngôi vị giáo hoàng vào năm 2013. Đoàn tháp cùng của Ngài gồm có thư ký riêng, TGM Georg Gänswein, một bác sĩ, một y tá, một vệ sĩ Thụy Sĩ và một nữ tu. TGM Georg Gänswein cho biết ĐGH Bênêđictô XVI yếu về thể chất, nhưng tinh thần rất minh mẫn. Tại phi trường Ngài được ngồi trên chiếc xe lăn và được xe cứu hộ Malteser Dienst dành chuyên chở cho người già đưa về đại chủng viện Regensburg, nơi Ngài sẽ tạm trú và gần căn hộ Đức Ông Georg Ratzinger đang sống.

"ĐGH Bênêđictô XVI đã đưa ra quyết định trở về Đức thăm anh trai của mình tại Regensburg ngay sau khi tham khảo thêm ý kiến với Đức Giáo Hoàng Phanxicô", phát ngôn viên báo chí của giáo phận Regensburg, ông Clemens Neck cho biết. Ông nói thêm rằng thời gian ở lại Đức của ĐGH Bênêđictô XVI còn phụ thuộc vào sức khỏe anh trai của Ngài. "Rõ ràng Đức Ông Georg bị bệnh nặng."

Lần cuối cùng thăm lại Đức vào năm 2011 khi Ngài còn giữ ngôi vị Giáo Hoàng. Ngài luôn giữ mối quan hệ rất mật thiết với anh trai 96 tuổi Georg. Trong nhiều năm qua Đức Ông Georg luôn qua Vatican thăm em trai của mình hằng năm. Hai anh em rất thân thiết yêu thương nhau. Cùng nhau, hai thày Georg và Joseph Ratzinger đã được Đức Hồng Y Michael Faulhaber tấn phong linh mục ngày 29 tháng 6 năm 1951 tại Nhà thờ chính tòa Freising miền Bavaria. Cuộc gặp gỡ hôm nay ở Regensburg là "mong muốn từ trong trái tim của hai anh em Ratzinger" và nên giữ kín. "Đây có thể là lần cuối cùng hai anh em, Georg và Joseph Ratzinger còn nhìn thấy mình ở trong thế giới này", ông Clemens Neck chia sẻ trong sự buồn bã. Vì thế một vài tờ báo đã cho chạy tựa đề "chuyến trở về khá bi thảm".

ĐGH Bênêđictô XVI đã vui mừng khi bước ra khỏi nhà của anh trai mình sau cuộc viếng thăm, ông Neck cho biết. Cuộc gặp mặt đã kéo dài 20 đến 30 phút. Ông Neck không biết hai anh em đã gặp nhau cách đây bao lâu rồi. ĐGH Bênêđictô XVI đã phải mừng sinh nhật lần thứ 93 vào giữa tháng 4 không có mặt anh trai Georg vì đại dịch Corona.

Phát ngôn viên Tòa Thánh, ông Matteo Bruni cho biết đây là lần đầu tiên ĐGH Bênêđictô XVI rời khỏi nước Ý kể từ khi Ngài từ chức vào năm 2013. Điều này đã đáp ứng "nguyện vọng trong lòng" của Ngài là được về thăm cố hương nước Đức.

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, Đức cha Georg Bätzing cho biết: "Chúng tôi hài lòng về ĐGH Bênêđictô XVI, một thành viên của Hội đồng Giám mục Đức đã trở về nhà, mặc dù dịp đi này rất buồn." ĐGH Bênêđictô XVI muốn gần gũi với anh trai mình, sức khỏe đang xấu dần đi. Đó là lý do tại sao giáo phận Regensburg yêu cầu công chúng vui lòng giữ khoảng cách "cho cuộc gặp gỡ cá nhân sâu sắc trong không gian riêng tư" của hai anh em Ratzinger.
 
Chính quyền Nga cương quyết không trả lại ngôi nhà thờ cho người Công Giáo
Đặng Tự Do
16:52 18/06/2020

Theo Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, một tòa án tại thành phố Kirov đã bác bỏ đơn kiện của người Công Giáo muốn được trả lại ngôi nhà thờ duy nhất trong vùng là Nhà Thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu hay cũng còn gọi là Nhà Thờ Alexander.

Tòa Hòa Giải Rộng Quyền vùng Vjatka đã bác đơn kiện của người Công Giáo và ngôi nhà thờ này tiếp tục được sử dụng làm phòng hòa nhạc thính phòng cho thành phố Kirov.

Trước thời cộng sản Nga, người Công Giáo trong vùng đã nhiều lần làm đơn xin xây dựng một ngôi thánh đường nhưng dưới áp lực của Chính Thống Giáo, đơn xin của họ liên tục thất bại. Người Công Giáo địa phương hầu hết đến từ các gia đình gốc Ba Lan, nhưng cũng có nhiều người thuộc các dân tộc khác.

Năm 1894, Nga Hoàng Alexander Đệ Tam mắc một chứng bệnh thận trầm trọng. Trong cố gắng cải thiện sức khoẻ của ông, triều đình Nga dự định đưa ông ra nghỉ ngơi tại đảo Corfu. Trên đường đi, ông nghỉ lại thành phố Kirov một thời gian. Đến khi ông qua đời, người Công Giáo trong vùng xin làm một ngôi nhà thờ để kính nhớ ông, gọi là nhà thờ Alexander. Chính quyền địa phương không thể từ chối nên họ phải cấp phép cho anh chị em giáo dân xây dựng ngôi nhà thờ này và được chính thức khánh thành vào năm 1903.

Nhà thờ còn được hưởng tình trạng “đối tượng di sản văn hóa của dân tộc Nga” ở cấp khu vực. Tuy nhiên, tình hình thay đổi sau khi cộng sản chiếm được Nga. Nhà thờ đã bị đóng cửa vào năm 1933, biến nó thành một phòng khám thú y. Năm 1937, vị lãnh đạo của Công Giáo trong vùng là Chân phước Leonid Fedorov đã chết ở Kirov sau nhiều năm bị giam cầm trong các trại tập trung. Cha sở cuối cùng của nhà thờ, là Cha Franzisk Budris, bị bắn năm 1938.


Source:Asia News

 
Tiến sĩ George Weigel: Ủy Ban Hoàng Gia thiên vị đối với Đức Hồng Y George Pell
Vũ Văn An
22:07 18/06/2020

Ngày 17 tháng 6 hôm qua, trên trang mạng https://denvercatholic.org/the-biases-of-a-royal-commission, Tiến sĩ George Weigel đã lớn tiếng phê phán sự thiên vị của Ủy Ban Hoàng Gia Úc đối với Đức Hồng Y George Pell.



Theo Tiến sĩ Weigel, có một câu ngạn ngữ Latinh có thể giúp chúng ta hiểu các định kiến có thể dẫn người ta tới các phán đoán thiên vị làm sai lệch lịch sử ra sao, như chúng từng làm khi Ủy Ban Hoàng Gia Úc điều tra việc lạm dụng tình dục gần đây đã công kích sự liêm chính của Đức Hồng Y George Pell.

Câu ngạn ngữ Latinh đó là quidquid recipitur ad modum recipientis recipitur – dịch chiểu tự, “điều được tiếp nhận nào cũng được tiếp nhận theo lối người tiếp nhận”. Bớt chiểu tự hơn, câu ngạn ngữ có nghĩa các thiên hướng (predispositions), hay các "máy lọc" của ta, lên mầu sắc cho các tri nhận của ta. Nói cách khác, chúng ta thường tri nhận sự việc, không theo như chúng là nhưng theo những gì chúng ta là.

Dù thoạt nhìn, nó có vẻ trừu tượng, câu ngạn ngữ này thực ra được kinh nghiệm hàng ngày củng cố. Người ta rút ra nhiều kết luận khác nhau về cùng những sự kiện, về cùng những nhân cách, về cùng các tình huống. Các dị biệt này thường lại được giải thích bằng những “máy lọc” khác nhau luôn có đó trong tâm tư chúng ta.

Điều đó đem chúng ta tới các ý niệm sai lầm và đầy thiên kiến quanh Đức Hồng Y George Pell.

Vị Hồng Y trên vốn liên tiếp bị tấn công miệt mài bởi giới truyền thông Úc, các nhà đấu tranh xã hội và chính trị, và các đối thủ trong Giáo Hội cả hơn 2 thập niên. Việc ngài bênh vực tín lý và luân lý cổ điển Công Giáo làm mất lòng một số người. Các quan điểm “không chính xác” về chính trị của ngài về việc thay đổi khí hậu và cách mạng tình dục làm nhiều người khác nổi giận. Việc ngài say mê trong tranh luận và hăng hái trong lúc tranh luận làm ngỡ ngàng rồi chọc giận những người Úc ưa bắt nạt theo thứ văn hóa triệt tiêu, quen được các nạn nhân của họ khuất phục trước hạ nhục, tố cáo, và đe dọa. Người này sao vậy? Tại sao ông ta không chịu xu phụ như những người khác từng làm, kể cả rất nhiều lãnh tụ Giáo Hội?

Vì cái niềm tin của họ vào chính sự vô ngộ của họ, nên các người phê phán ngài về chính trị và giáo hội học không thể nào nhân nhượng mà cho rằng họ có thể sai. Và một người rất thông minh với văn bằng tiến sĩ của Oxford không thể nào bị hạ thấp như một tên ngu dại. Nên những người chỉ trích và kẻ thù của ngài dường như chỉ còn một kết luận duy nhất là phải làm ngài trở thành đồi bại, một tên dối trá về vai trò của mình trong một Đạo Công Giáo Úc đang lao đao với cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục.

Bất chấp việc khi trở thành tổng giám mục Melbourne, Đức Hồng Y Pell đã nhanh chóng lập ra chương trình giáo phận đầu tiên ở Úc để vươn tay ra với các nạn nhân lạm dụng và cố gắng đáp ứng nhu cầu của họ - một chương trình được thiết kế trong sự hợp tác với cảnh sát và được chính quyền khen ngợi. Bất chấp việc, ở Melbourne và Sydney (sau khi được chuyển về thành phố này), Đức Hồng Y Pell đã xử lý nghiêm khắc những giáo sĩ lạm dụng và đã ra lệnh sa thải hơn hai chục người trong số họ khỏi bậc giáo sĩ – một giải pháp nặng nề nhất của Giáo Hội để xử lý các linh mục lạm dụng. Những sự kiện có thể chứng minh đó đã không đáng kể, đối với cả các người chỉ trích Đức Hồng Y Pell, lẫn bây giờ, dường như, Ủy ban Hoàng gia nữa. Tại sao? Vì chúng không ăn khớp với các định kiến trổi vượt về Đức Hồng Y Pell và phán đoán sai lầm về nhân cách của ngài được họ khuôn định, dựa trên những định kiến đó.

Ủy ban Hoàng gia không hoạt động theo các quy tắc bằng chứng của một tòa án hình sự. Tính liêm chính của họ tùy thuộc không phải vào thực hành tư pháp đúng đắn, mà tùy thuộc sự vô tư (fairmindedness) của các Ủy viên và nhân viên của họ. Sự vô tư này không rõ ràng trong cách Ủy ban Hoàng gia cư xử với Đức Hồng Y Pell, trong các phiên điều trần hoặc trong báo cáo của họ.

Trong các phiên điều trần của Ủy ban, các nhân chứng được phép đưa ra các cáo buộc quá đáng chống lại Đức Hồng Y, gợi ý rằng ngài có mặt khi các trẻ em bị linh mục quấy rối, rằng ngài đã mưu toan hối lộ một nạn nhân để họ giữ im lặng về việc bị quấy rối, và ngài đã có những lời nhận xét vô sỉ về việc lạm dụng tình dục. Những điều phi lý này đã được chứng tỏ là dối trá. Nhưng tại sao chúng lại được phép thực hiện, ở nơi công cộng?

Hơn nữa, Ủy ban Hoàng gia rõ ràng đã áp dụng các tiêu chuẩn khác nhau cho các nhân chứng khác nhau. Một nạn nhân lạm dụng đã thông báo cho Ủy ban rằng anh ta đã nói với một linh mục, tên là Paul Bongiorno, về việc bị cha Gerald Ridsdale quấy rối; Bongiorno cho biết ông ta không nhớ việc được kể về vụ tấn công của Ridsdale. Ủy ban đã chống chế, nói rằng mình “không thể giải quyết các trình thuật khác nhau” của nạn nhân và của Bongiorno. Tuy nhiên, Ủy ban đã từ chối việc tin vào lời tuyên bố có tuyên thệ của Đức Hồng Y Pell (được chống đỡ bởi lời khai có tuyên thệ của người khác) rằng ngài không biết gì về những vi phạm của Ridsdale; Ủy ban, trên thực tế, đã gọi Đức Hồng Y Pell là kẻ nói dối. Tại sao lại có sự khác biệt này? Có thể là vì Bongiorno (1), sau khi bỏ chức linh mục, đã trở thành một nhân vật truyền thông chính xác về mặt chính trị, trong khi Đức Hồng Y Pell là hiện thân của việc không chính xác về chính trị của Úc và là người bảo vệ hàng đầu nền chính thống Công Giáo ở Úc - và do đó phải là một kẻ xấu nói dối?

Như Đức Hồng Y Pell từng nói, Giáo hội Úc đã hành xử một cách đáng xấu hổ trong nhiều thập niên trong việc đối phó với các giáo sĩ lạm dụng. Tuy nhiên, Pell, giám mục Úc đầu tiên giải quyết tình huống tai tiếng đó một cách mạnh mẽ, đã bị Ủy ban Hoàng gia biến thành chiên thế tội cho các thất bại gớm ghiếc của các giám mục khác. Tại sao?

Suy ngẫm câu ngạn ngữ Latinh kia một lần nữa đi.
_____________________________________________
(1) Bongiorno lớn lên tại Ballarat, Victoria (cùng quê hương với Đức Hồng Y Pell), làm linh mục tại giáo phận này, và từng tu học tại Giáo Hoàng Đại Học Urbano, Rôma. Nhưng sau bỏ chức linh mục, ra lập gia đình và hành nghề báo chí.
 
Một sinh thái toàn vẹn: Bảo vệ sự sáng tạo là trách nhiệm của mọi người.
Thanh Quảng sdb
22:10 18/06/2020
Một sinh thái toàn vẹn: Bảo vệ sự sáng tạo là trách nhiệm của mọi người.

Một số Thánh bộ của Tòa Thánh phối hợp cùng nhau để phát hành một tài liệu mang tên “Hành trình chăm sóc ngôi nhà chung, nhằm cung cấp cho các tín hữu hữu một số hướng dẫn để duy trì mối giây tốt đẹp với sự sáng tạo.

(Tin Vatican - Isabella Piro)

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ năm của Tông huấn Laudato Sí, được ấn ký ngày 24 tháng 5 năm 2015 và được xuất bản vào ngày 18 tháng 6 cùng năm, một tài liệu mang tên “Hành trình chăm sóc ngôi nhà chung”, nhằm cung cấp cho các tín hữu hữu một số hướng dẫn để duy trì mối giây tốt đẹp với sự sáng tạo.

Tài liệu được soạn thảo bởi Thánh bộ Tòa thánh chuyên ngành Sinh thái học, được thành lập vào năm 2015 để định giá, thúc đẩy và thực hiện những gì tốt nhất cho hệ sinh thái toàn cầu.

Tổ chức của Tòa thánh đã liên đới với một số Hội đồng các Giám mục và nhiều tổ chức Công Giáo khắp nơi để thành lập ra một ủy ban.

Văn bản được soạn thảo trước sự bùng phát của cơn đại dịch Covid-19, và tập trung vào Tông huấn Laudato Sí: Mọi sự đều được kết nối; mỗi cuộc khủng hoảng cụ thể là một phần của cuộc khủng hoảng môi trường xã hội đơn lẻ, phức tạp đòi hỏi phải nhìn vào sự biến chuyển của hệ sinh thái thực sự.

Phần đầu đề cập tới: Giáo dục và chuyển đổi sinh thái

Phần đầu tiên này là một lời nhắc nhở tất cả về sự cần thiết phải có sự chuyển đổi sinh thái.

Điều này có liên hệ đến sự thay đổi tâm lý khiến chúng ta quan tâm đến cuộc sống và sự Sáng tạo, đối thoại với người khác và nhận thức mối liên hệ sâu sa với các vấn đề của thế giới.

Các sáng kiến như “Mùa Sáng tạo”, theo đó, cần được phối hợp với các truyền thống đan tu, tập chú vào việc chiêm niệm, cầu nguyện, làm việc và phục vụ. Những diễn kiến này giúp mỗi người ý thức về các mối quan hệ quân bình giữa cá nhân, xã hội và môi trường.

Bảo vệ sự sống và phát triển gia đình

Sau đó, Tài liệu tập trung tâm vào sự sống và con người, bởi vì bản chất của con người nhân bản không thể được bảo vệ nếu không có “sự bảo vệ của con người”. Từ thực tế này, đã xuất phát khái niệm tội lỗi đối với cuộc sống con người, giữa các người trẻ, điều này đã đánh tan đi cái luận điệu “vứt bỏ văn hóa cũ đi” để thay thế vào một “văn hóa quan tâm chăm sóc”.

Bản văn cũng nhấn mạnh tới gia đình như một yếu nhân chính của “hệ sinh thái tổng hợp”. Khi được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản của sự hiệp thông và hiệu quả, gia đình thể trở thành một nơi đặc quyền giáo dục cho con người biết tôn trọng chính mình và sự Sáng tạo. Cho nên mọi quốc gia đều được khuyến khích chú tâm vào các chính sách ưu tiên của quốc gia là sự phát triển các gia đình.

Tập trung tâm vào các trường học và đại học

Các trường học và đại học được mời gọi chú tâm vào “một trọng tâm mới”, nói một cách khác là biến những nơi này thành nơi phát triển đào tạo khả năng biết phân biệt, suy diễn và hành động có trách nhiệm.

Tài liệu này đưa ra hai gợi ý về vấn đề này:

(1) tạo điều kiện liên kết gia đình, học đường học và giáo xứ;

(2) tập trung vào việc đào tạo cho người dân ý thức về môi trường sinh thái nơi họ sinh sống, thúc đẩy giới trẻ chú tâm vào các mối quan hệ, vượt lên trên chủ nghĩa cá nhân để vun góp tình đoàn kết, trách nhiệm và chăm sóc cho nhau.

Các đại học được mời gọi tập trung chương trình giảng dạy về cốt tủy chính yếu của một sinh thái toàn diện. Thông qua việc giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ xã hội, các đại học cần khích lệ sinh viên tham gia vào các ngành kiến tạo sự thay đổi tích cực cho môi trường. Tài liệu có đề cập tới các sinh viên nên theo học thêm về môn thần học Sáng tạo, trong đó có mối quan hệ của con người với thế giới, trong khi vẫn nhận thức được rằng việc chăm sóc sự sáng tạo đòi hỏi những cập nhật liên tục và một sự đào sâu giáo dục thực sự giữa các tổ chức liên quan đến giáo dục.

Đối thoại đại kết và liên tôn

Tài liệu cũng xác quyết rằng: sự cam kết chăm sóc cho ngôi nhà chung (trái đất) của chúng ta là một phần không thể thiếu trong đời sống Kitô giáo, và không phải là một lựa chọn thứ yếu! Hơn nữa, chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta là một lãnh vực tuyệt vời, để kiến tạo một cuộc đối thoại và hợp tác mang chiều kích đại kết và liên tôn. Sự khôn ngoan của người tín hữu được hàm chứa trong mọi tôn giáo khác nhau, theo đó, họ được khích lệ đi vào lối sống của một người chiêm niệm cao siêu để nhận ra sự suy thoái của hành tinh chúng ta mà chấn chỉnh!

Một hệ sinh thái truyền thống

Phần đầu của tập tài liệu kết thúc với một chương dành riêng cho sự giao tế và tương quan sâu sắc của con người với sự chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta. Trên thực tế, cả hai có một sự hiệp thông, mối tương quan và kết nối khắng khít với nhau.

Trong bối cảnh hệ sinh thái của truyền thống, các phương tiện truyền thông được khích lệ làm nổi bật mối liên hệ giữa vận mệnh của con người và môi trường thiên nhiên, đồng thời mạnh mẽ chống lại những thông tin giả mạo.

Phần thứ hai của tài liệu: Sinh thái toàn thể và sự phát triển toàn diện con người

Phần thứ hai của tài liệu bao trùm các chủ đề về thực phẩm, mà theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Bất cứ khi nào thực phẩm bị vứt bỏ, đó là sự đánh cắp của ăn từ bàn ăn của người nghèo” (LS, 50). Do đó thực phẩm bị bỏ phí bị lên án như là một hành động bất công.

Tài liệu kêu gọi cổ súy một nền nông nghiệp đa dạng và bền vững, nhằm bảo vệ các nhà sản xuất nhỏ và các tài nguyên thiên nhiên, và nhu cầu cấp thiết cho một nền giáo dục thực phẩm lành mạnh, cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngoài ra, tài liệu còn có một lời kêu gọi mạnh mẽ chống lại các hiện tượng như chiếm đất đai và các dự án nông và công nghiệp to lớn, làm hủy hoại môi trường, cũng như làm thay đổi môi sinh của trái đất...

Tiếng vọng của tất cả những sự hủy phá môi sinh này được cô đọng trong các chương dành nói về nguồn nước, như là một quyền thiết yếu của con người. Ở đây cũng vậy, có một lời kêu gọi hãy tránh lãng phí và lạm dụng các tiêu chí thực dụng đưa đến việc tư hữu hóa hàng hóa mọi tài nguyên thiên nhiên!

Đầu tư vào năng lượng

Song song với lời mời gọi giảm bớt sự ô nhiễm, chống khí thải cacbon của các kỹ nghệ năng lượng và kinh tế, và mời gọi đầu tư vào năng lượng sạch và tái tạo, mà mọi người có thể tiếp cận được.

Biển và đại dương cũng được đặt vào các trọng điểm trung tâm của hệ sinh thái toàn diện. Chúng là lá phổi màu xanh của hành tinh, và đòi hỏi phải được bảo vệ vì lợi ích chung của toàn thể gia đình nhân loại.

Tài liệu cũng nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết, nhằm thúc đẩy một nền kinh tế tuần hoàn, không nhằm mục đích khai thác quá mức các nguồn lực sản xuất, mà cần phải được bảo trì dài hạn, mong ước chúng có thể được tái xử dụng. Chúng ta phải vượt qua khái niệm về xa thải rác, nhiều thứ bị xa thải, đôi khi nó còn giá trị. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể thông qua sự tương tác tích cực giữa đổi mới công nghệ, đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững và sự tăng trưởng năng xuất tài nguyên.

Khu vực tư nhân được kêu gọi hoạt động minh bạch trong công việc cung cấp. Tài liệu còn kêu gọi cải cách sự đầu tư về nhiên liệu tài nguyên và khí thải CO2.

Phát triển kinh tế xã hội

Trong lĩnh vực lao động, tài liệu bày tỏ hy vọng thúc đẩy một sự phát triển kinh tế xã hội bền vững, để có thể xóa nghèo, giảm đói, nâng đỡ những người bị thua thiệt trước những bước tiến xã hội và kỹ thuật. Tài liệu cũng kêu gọi cống hiến các công việc tốt, với đồng lương công bằng, chống lại sự lạm dụng sức lao động trẻ em và phát huy kinh tế nhằm thúc đẩy và phát huy các giá trị gia đình, sự cần thiết của các bà mẹ, ngăn chặn và xóa bỏ mọi hình thức nô lệ mới, như nạn buôn bán người.

Tài liệu nhấn mạnh rằng thế giới tài chính cần phải đóng vai trò của mình, bằng vun góp tính ưu việt của con người vì lợi ích chung và nhắm xóa giảm sự nghèo đói.

Cuối cùng tài liệu đề cập tới cơn Đại dịch Covid-19, làm cho mọi yếu tố của tất cả hệ thống chúng ta cố công gầy dựng đang bị lung lay! Nó làm đảo lộn mọi sự, đem đến những thương đau bất hạnh, và làm cho những ai đang túng nghèo bị rơi vào những thảm trạng đói khát trầm kha hơn nữa!

Tài liệu kêu gọi các chính phủ hãy giảm thuế, tha phạt cho các tổ chức tài chính bất hợp pháp và cứu trợ những người nghèo và những người túng bẫn. Tài liệu cũng khích lệ những ai lo đến tài chánh của các Giáo hội, hãy làm cho cho các bá cáo được trong sáng và dùng các tài chánh đó nâng đỡ những người nghèo khổ… chống lại những lũng lạm và vi phạm quyền thừa hưởng y tế.

Trong các tổ chức dân sự, tài liệu nhấn mạnh tính “ưu việt của xã hội dân sự”, mà các chính trị gia, chính phủ và chính quyền phải phục vụ nó. Tính ưu việt đó kêu gọi toàn cầu hóa nền dân chủ có thực lực, xã hội và có sự tham gia tự do và viễn kiến bền lâu về công lý, đạo đức và trong sạch chống lại nạn tham nhũng.

Tài liệu nhấn mạnh đến việc làm tăng tiến công lý đến mọi người, bao gồm những người nghèo khổ, những người bé cổ thấp miệng, bị thiệt thòi và bị loại trừ. Tài liệu cũng khuyến khích các chính phủ nên duyệt xét lại về hệ thống các nhà tù một cách thận trọng, nhằm thúc đẩy việc cải tạo tù nhân, đặc biệt là những người trẻ mà vì lỗi lầm bị giam giữ trong các nhà tù.

Tài liệu sau đó tập trung vào các hệ thống chăm sóc sức khỏe, một cách công bằng và bình đẳng xã hội. Tài liệu khẳng định tầm quan trọng của quyền được chăm sóc của mọi người. Cách mạng xã hội đang cho chúng ta thấy hệ sinh thái toàn cầu đang bị hủy phá!... Trong mọi cảnh trạng, người nghèo vẫn phải hấng chịu nhiều hậu quả nhất. Tài liệu đề ra những gợi ý cụ thể, bao gồm sự kiểm tra các mối nguy cơ lây lan của cơn dịch bệnh...

Tầm quan trọng của vấn đề khí hậu

Cuối cùng, tài liệu đặt ra nhiều vấn nạn về sự biến đổi khí hậu, bằng cách phân tích một cách sâu sắc về môi trường, đạo đức, kinh tế, chính trị và xã hội. Do đó, trước tiên chúng ta cần có một mô hình phát triển mới, liên kết nỗ lực chống biến đổi khí hậu với cuộc chiến chống nghèo, phù hợp với Học thuyết xã hội của Giáo hội.

Tài liệu nhấn mạnh không ai có thể hành động đơn lẻ một mình! Tài liệu kêu gọi những cam kết cho một sự phát triển bền vững khí thải (carbon) hầu cắt giảm bới khí thải nhà kính. Các đề xuất được đưa ra cho lĩnh vực này bao gồm việc khích lệ trồng cây tại các khu vực như rừng Amazon, cùng với sự hỗ trợ quốc tế nhằm đảm bảo rằng con người được thừa hưởng những pháp lý và nhân quyền cần thiết.

Những nỗ lực của Tòa Thánh Vatican

Chương cuối của văn bản dành riêng trình bày những nỗ lực và cam kết của Tòa Thánh Vatican.

Có bốn lĩnh vực hoạt động mà Tông huấn Laudato Sí đã được áp dụng là:

(1) bảo vệ môi trường (ví dụ: thu gom rác được phân loại đã được thiết lập trong tất cả các văn phòng của Vatican);

(2) bảo vệ tài nguyên nước (ví dụ: tạm đóng các đài phun nước);

(3) chăm sóc các khu vực cây xanh (ví dụ: giảm các sản phẩm kiểm dịch thực vật có hại);

(4) giảm tiêu thụ tài nguyên năng lượng (ví dụ năm 2008, một hệ thống quang điện đã được lắp đặt trên mái của Hội trường Nervi và các hệ thống năng lượng mặt trời mới được lắp ráp trên mái Nhà nguyện Sistine, Quảng trường Thánh Peter và Đền thờ Vatican, nhằm cắt giảm chi phí đến 60, 70 và 80% điện.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tuần Tạ Ơn hậu Covid-19 của Giáo Phận: Ngày thứ sáu: Các giới, các hội đoàn tạ ơn
Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P
08:53 18/06/2020
Trong tâm tình chung của Tuần Tạ Ơn hậu Covid-19 của toàn Giáo phận, với ngày thứ sáu dành cho các giới, các hội đoàn tạ ơn, tại Giáo xứ Tân Mai, Hạt Tân Mai, Thánh Lễ và giờ Chầu Thánh Thể Tạ Ơn đã được Cha Chánh xứ và cả cộng đoàn tham dự thật sốt sắng.

Với bầu khí tạ ơn như một ngày lễ trọng đại, đoàn rước kiệu tượng thánh Mẹ Fatima gồm các hội đoàn, các giới, và thiếu nhi đã khơi gợi lên tầm quan trọng của lời tạ ơn dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria như Thư Chung Đức Cha Giáo Phận mời gọi.

Xem Hình

Thật ý nghĩa và chuyển tải được rất nghĩa, mà ban truyền thông của Giáo xứ- khi trực tuyến Thánh Lễ Tạ Ơn - đã “kết nối”, được giữa quá khứ và hiện tại- nghĩa là trong và sau khi đại dịch - khi phát đi bài hát mà toàn con dân Việt Nam đã từng tha thiết khẩn nài xin Chúa trong nước mắt và sợ hãi giữa cơn dịch bệnh “Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi toàn năng, chúng con hiệp nhau nguyện cầu, thiết tha nài xin Chúa cho cơn dịch bệnh chấm dứt mau…” Để rồi, vào chiều ngày Tạ Ơn này, khi tiếng kèn trổi vang lời tung hô Mẹ Maria vì Mẹ đã thương cầu bầu xin Chúa chở che, cũng là lúc lời ca tụng, tạ ơn Thiên Chúa cất vang lên cách hùng mãnh nhất, mà ai đã kinh qua nỗi sợ của đại dịch đều không thể im lặng.

Với ý nghĩa của Thánh Lễ Tạ Ơn, ngay từ đầu khi bước vào Thánh Lễ, Cha Chánh xứ Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Cường đã ngỏ lời với cộng đoàn “Trong tâm tình tạ ơn với Tuần Tạ Ơn hậu Covid-19 của toàn thể Giáo phận, hôm nay là ngày dành cho các giới, các đoàn thể trong các giáo xứ, trong toàn giáo phận…Và vì vậy, ngày hôm nay, các đoàn thể, các giới của giáo xứ chúng ta cũng tạ ơn Chúa, tạ ơn Đức Mẹ. Và vì vậy, với việc cung nghinh Đức Mẹ, là chúng ta muốn cùng với Mẹ tạ ơn Chúa và xin cho chúng ta noi gương Mẹ, cũng biết sống tâm tình tạ ơn trong đời sống đức tin, đức cậy và đức mến…Và chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho thế giới, xin Thiên Chúa và Mẹ Maria gìn giữ thế giới, mọi người được bình an, và cho đại dịch mau chấm dứt.”

Những tâm tình, hướng ý trên chắc hẳn đã nhắc nhớ mọi người tham dự và sống Thánh Lễ Tạ Ơn này cách sốt sắng, cũng như để Thánh Lễ Tạ Ơn đi vào đời sống của họ trong những ngày kế tiếp.

Với bài Tin Mừng Marco 5, 18-20, đặc biệt câu “Anh cứ về nhà với thân nhân, và thuật lại cho họ biết mọi điều Chúa đã làm cho anh, và Người đã thương anh như thế nào” (c.19), một lần nữa, Cha Chánh xứ Vinh Sơn đã nhắc lại một lần nữa điều Chúa muốn người đã được Chúa chữa khỏi cần phải làm gì. “Hãy về và thuật lại những gì Chúa đã làm…và thương anh như thế nào.” Chia sẻ từ ý hướng tạ ơn này, Cha Vinh Sơn đã giúp cộng đoàn có cơ hội nhìn lại và nghiệm rõ hơn giá trị của lời tạ ơn Thiên Chúa vì sự bình an mà họ - nói riêng- và Giáo phận Xuân Lộc, đất nước Việt Nam nói chung, đang lãnh nhận. Thống kê con số ca nhiễm, chết vì đại dịch covid-19 trên toàn cầu, và tại Việt Nam…Cha Chánh xứ cho thấy đó có hai bức tranh của một sự kiện, một bên là sự khủng khiếp tai họa từ đại dịch trên thế giới- tại nhiều quốc gia, và một bên là sự an bình- nước Việt Nam- nhờ sự quan phòng của Thiên Chúa. Chính từ hai bức tranh đối lập rõ nét này, lời tạ ơn của từng người tín hữu Việt Nam, cụ thể là giáo dân, mọi thành phần trong cộng đoàn Giáo phận sẽ thấy mình cần phải tạ ơn Chúa biết bao. Cũng trong bài giảng, Cha Vinh Sơn đã nhắc đến những chiều kích thiêng liêng mà từng người đang lãnh nhận được từ đại dịch: biết khiêm tốn hơn, biết phó thác cậy dựng vào Chúa hơn, biết tìm kiếm sự vĩnh cửu thay phù vân, được củng cố đức tin, được tìm thấy bầu khí thiêng liêng, hiệp nhất, yêu thương trong gia đình…và đó là cũng là lý do để từng người, từng đoàn thể, từng giới tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria.

Hóa hành động từ lời tạ ơn như thi hành đóng góp cho những công việc bác ái, và tiếp tục cầu nguyện xin cho đại dịch Covid-19 chấm dứt hẳn trên toàn thế giới, là các ý tiếp theo mà Cha Chánh Xứ đã nhắc lại như Thư Chung của Đức Cha Giáo Phận mong muốn và mời gọi toàn Giáo phận sống Tuần Tạ Ơn cách cụ thể.

Sau Thánh lễ, mọi hội đoàn, mọi giới cùng tham dự giờ Chầu Thánh Thể Tạ Ơn Chúa vì biết bao ơn lành cộng đoàn nhận được. Trước Bí tích Thánh Thể, lời nguyện xin nhưng cũng là lời cam kết với Chúa phát xuất từ tâm tình tạ ơn: xin biết sống thánh thiện, biết yêu thương Chúa và tha nhân nhiều hơn, cũng như tạ lỗi vì những thiếu sót, lỗi phạm, cùng với sự tin tưởng vào lòng Chúa thương xót …là những tâm tình đã cất lên trong Giờ Chầu đặc biệt này.

Chắc rằng, không chỉ nơi giáo xứ Tân Mai, nhưng với ngày thứ sáu của Tuần Tạ Ơn này, tại tất cả các giáo xứ, các hội đoàn, các giới trong giáo xứ đã có những Thánh Lễ, Giờ Chầu để sống tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria cách đặc biệt theo hướng dẫn của các vị chủ chăn nơi từng giáo xứ.

Và,

Sau khi từng thành phần, từng giáo xứ dâng lời tạ ơn, ngày Tạ Ơn của Giáo Phận – ngày cuối cùng trong Tuần Tạ Ơn hậu Covid-19- tại Trung Tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi chiều ngày Thứ Tư 17/6/2020, sẽ là lời Tạ Ơn hiệp nhất đẹp nhất dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria như Đức Cha Giáo phận đã và đang mong đợi. “Con cái Giáo phận tề tựu về Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi để tạ ơn Chúa và Đức Mẹ đã che chở Giáo phận trong cơn nguy khốn. Xin Đức Mẹ tiếp tục gìn giữ Giáo phận được bình an và cầu bầu xin Chúa thương xót, cho đại dịch sớm chấm dứt trên toàn thế giới.”

Để rồi, với sự bầu cử của Mẹ Maria- mà tước hiệu Mẹ vốn có Đức Bà phù hộ các giáo hữu- mà quý Đức Cha, mọi con dân Giáo Phận tin tưởng, Mẹ sẽ “dâng lời kinh tạ ơn của chúng ta lên ngai tòa Thiên Chúa và tiếp tục gìn giữ, che chở con cái Giáo phận Xuân Lộc chúng ta dưới cánh tay từ mẫu của Mẹ. Với tâm tình tạ ơn, Giáo phận chúng ta hăng say tiếp tục chương trình mục vụ: ‘Gia đình và Giới trẻ hãy là Chứng nhân lòng Chúa thương xót. Người trẻ hướng đến trưởng thành toàn diện” để Giáo phận chúng ta trở thành Thánh địa Lòng Thương Xót.’”

Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P
 
Tuần Tạ Ơn hậu đại dịch Covid-19: Giáo phận Xuân Lộc tạ ơn
Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
09:17 18/06/2020
Hơn 10.000 người, là con số đã hiện diện tại Trung tâm Hành hương Núi Cúi Đức Mẹ vào chiều thứ Tư 17/6/2020 để tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn, Lần chuỗi Mân Côi, Dâng hoa kính Mẹ, theo như chương trình Tuần Tạ Ơn của Giáo Phận đã định.

Đây quả là một con số vượt quá dự kiến so với số lượng đăng ký ban đầu -vượt hơn 30%- đủ để cho thấy tâm tình sốt mến, tha thiết dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria thật chân thành của muôn triệu trái tim của con cái Giáo phận Xuân Lộc.

Xem Hình

Sự cảm động trong chiều ngày Tạ Ơn này được ghi dấu đặc biệt khi mà mọi người bất chấp thời tiết mưa như xối xả, vẫn từng đoàn tiến về Núi Cúi để hành hương kính Mẹ, để tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn đặc biệt này. Dù chỉ được che chở bằng chiếc áo mưa mong manh, dưới những cây dù bé nhỏ, hay phải đứng giữa trời mưa, mọi người vẫn đứng đó, dưới chân Mẹ Maria, Mẹ Vô Nhiễm, để bắt chước sự kiên định của Mẹ năm xưa dưới thập giá. Nhìn những dáng cụ già, hay bệnh nhân cố trụ và bước đi trên đôi chân chực ngã vì tuổi già hay bệnh tật, những dáng người ngồi trên chiếc xe lăn, những em thiếu nhi áo ướt đẫm vì không tránh kịp cơn mưa...đang leo triền dốc lên Nhà Nguyện, hoặc cố tình tìm một không gian gần nhất nơi cử hành Thánh Lễ, nghi thức tôn vinh Mẹ Maria, mới cảm động làm sao! Dù phải ngồi dưới đất, hay đứng suốt Thánh Lễ, con cái Giáo Phận Xuân Lộc vẫn một lòng hướng về Thiên Chúa để tạ ơn, và hướng về Mẹ Maria, Mẹ của lòng thương xót, để tri ân người Mẹ tuyệt vời đã cầu bầu xin Chúa chở che, ban bình an cho Giáo Phận và con Mẹ vượt qua đại dịch bình an.

Dù chương trình ngày Tạ Ơn chính thức bắt đầu lúc 17g00, nhưng không gian xung quanh Nhà Nguyện Núi Cúi đã gần như chật kín chỗ từ trước đó khoảng hơn một tiếng đồng hồ. Do vậy, không hiếm để thấy nhiều tràng chuỗi Mân Côi cầm trên tay với lời kinh thì thầm tạ ơn Chúa và Mẹ Maria trong ý cầu nguyện riêng của mỗi người.

Giờ Kinh Mân Côi khởi đầu với lời nguyện dâng của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc. Trong lời nguyện dâng lên Mẹ chiều nay, trong giờ Kinh Mân Côi chúc tụng Thiên Chúa và để tạ ơn Mẹ Maria, Đức Cha Giáo phận đã dâng lên Mẹ Maria, Mẹ của lòng xót thương, lởi tạ ơn vì Mẹ đã cầu bầu cùng Chúa chở che cho con cái Giáo phận được bình an. Cũng trong lời nguyện dâng trước Mẹ Maria, Đức Cha Giuse đã cầu nguyện cho các gia đình được tiếp tục giờ kinh gia đình, lần hạt Kinh Mân Côi, lần chuối Kinh Kính Lòng Thương Xót Chúa như trong thời gian đại dịch họ đã cùng nhau thực hiện, để thế hệ hôm nay sẽ truyền lại đức tin cho con cháu họ. Cầu nguyện cho người trẻ, cho thiếu nhi được Mẹ che chở giữa môi trường xã hội đang đầy dẫy những cái xấu, nguy hiểm, ảnh hưởng đức tin; cầu nguyện cho những gia đình, những người gặp khó khăn vì hậu đại địch covid được giúp đỡ; cho các nhà chức trách, giới chính quyền biết hiệp nhất, và tìm cách thế tốt nhất để giải quyết khó khăn, ảnh hưởng của đại dịch để lại…Và, cầu nguyện cho toàn thể con cái Giáo phận thêm tiếp tục tín thác vào tình yêu của Chúa và Mẹ Maria, để trái tim của mình hoàn toàn mở ra cho tình yêu của Chúa và sự chở che của Mẹ, là những ý nguyện Đức Cha Giuse đã ngỏ lời với Mẹ Maria trước khi toàn thể cộng đoàn lần hạt 50 Kinh Mân Côi với Mầu Nhiệm Sự Sáng.

Dâng hoa kính Mẹ với đủ mọi sắc hoa, và hương trầm thơm tỏa lan trước ngai Mẹ từ đại diện của mọi thành phần Dân Chúa như một chút lòng thành con cái Giáo phận tạ ơn và cung nghinh Mẹ sau đại dịch Covid-19.

Ngay sau đó, Thánh Lễ với ý nguyện Tạ Ơn, và Kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội do Đức Cha Giuse cử hành với đoàn đồng tế gồm Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân- Giám Mục Phụ Tá; Đức Cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh – Nguyên Giám mục Giáo phận; Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú- Giám đốc công trình Xây dựng Núi Cúi; quý Cha Quản hạt và hơn 100 cha trong giáo phận.

Trong lời mở đầu với cộng đoàn và bài giảng Thánh Lễ, Đức Cha Giáo Phận đã nhắc lại tâm tình tạ ơn, dâng lên Thiên Chúa lòng tri ân vì Người đã thương xót đất nước và Giáo phận trong cơn đại dịch, và tạ ơn Đức Mẹ vì đã cầu bầu cùng Chúa để con cái Giáo phận được thoát khỏi hiểm nguy khủng khiếp từ đại dịch này.

Không chỉ dừng lại ở tâm tình tạ ơn, trong bài giảng suy niệm chia sẻ với cộng đoàn từ bài Tin Mừng Luca 1, 26-38, và soi rọi vào toàn bộ cuộc đời của Mẹ Maria, Đức Cha đã cho cộng đoàn thấy Mẹ đã sống, đã đáp trả lại Thiên Chúa ra sao với ân huệ vô nhiễm nguyên tội Mẹ đã lãnh nhận. Khác với Ađam và Evà, những con người được Thiên Chúa tạo dựng, giống như Mẹ, không vướng tội ngay từ khi tạo thành, nhưng Mẹ đã sống hoàn toàn khác biệt với sự tri ân trọn nghĩa thật tuyệt vời. Nếu Ađam và Evà không trọn vẹn tình yêu chung thủy với Chúa, đã làm cho mình nhơ uế vì tội, thì nơi Mẹ Maria, Mẹ đã dành cả tình yêu và cuộc đời của Mẹ để trung tín và thanh khiết xứng đáng với ân huệ mà Thiên Chúa đã tặng ban cho Mẹ. Để rồi, Đức Cha mời gọi từng người- dù không được ân huệ vô nhiễm như Mẹ- nhưng hãy cố gắng “sống trọn vẹn với tình yêu, ân huệ của Chúa qua việc gìn giữ bản thân khỏi vương mang tội lỗi, được thanh sạch trước mặt Chúa…Chúa muốn chúng ta thanh luyện cuộc đời để trọn tình vẹn nghĩa với Chúa”.

Cũng trong tâm tình cảm tạ, Đức Cha mong muốn con cái Giáo phận cầu xin Mẹ Maria tiếp tục cầu bầu cho từng người nhận ra rằng: có Chúa là có tất cả, là hạnh phúc tuyệt vời mà bất cứ ai khi nhìn vào mỗi người, họ đều nhận ra hạnh phúc đích thực có Chúa là gì so với những giá trị ảo, phù vân. Trước khi kết thúc bài giảng, Đức Cha mời gọi mỗi cá nhân sống lời tạ ơn bằng những hành động tạ ơn cụ thể, mang tính bác ái đối với những người gặp khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch covid-19, cũng như tiếp tục cầu xin Chúa và Mẹ Maria giúp cho thế giới chấm dứt đại dịch này.

Trước khi kết thúc Thánh Lễ với phép lành trọng thể từ quý Đức Cha, Đức Cha Phụ Tá Gioan đã thay mặt cộng đoàn Dân Chúa Giáo phận, kính dâng lên Đức Cha Chánh Giáo Phận tâm tình tri ân vì đã được ngài quan tâm, yêu thương, tạo nhiều cơ hội, điều kiện để con cái Giáo phận được vững tin ngay trong cơn đại dịch, và được lớn lên trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa nhờ sự hướng dẫn của Đức Cha Giáo Phận. Đức Cha Phụ Tá cũng không quên cám ơn Đức Cha Cố Đa Minh, Đức Ông Vinh Sơn, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và mọi thành phần Dân Chúa đã hiệp lòng để Thánh Lễ Tạ Ơn của Giáo phận được tổ chức và đầy sự sốt mến.

Ngày “Giáo Phận tạ ơn” đã kết thúc “Tuần Tạ Ơn của Giáo phận hậu Covid-19” – từ Thứ Tư 10/6 đến 17/6/2020-, nhưng chắc rằng, những ngày tạ ơn, và những tuần, những tháng tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria vì đã gìn giữ, ban bình an cho Giáo phận thoát khỏi sự hiểm nguy của đại dịch, sẽ vẫn còn tiếp tục ngân vang mãi.

Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nhịp đập trái tim
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
09:04 18/06/2020
Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, đã tạo dựng trong thân thể mỗi con người cũng như nơi loài thú động vật, một trái tim là cơ quan bộ phận trung tâm quan trọng cho sức sống.

Trái tim được thành hình do những cơ bắp bằng thịt như một ống bơm to cỡ bằng nắm tay của riêng mỗi người, nặng chừng 300 gờ- ram. Trái tim đâp nhịp nhành không ngừng nghỉ ngày đêm trong suốt dọc đời sống từ khi thành hình sự sống trong cung lòng mẹ cho đến ngày chấm dứt đời sống trên trần gian, để bơm máu luân chuyển sức sống đi khắp cùng thân thể.

Mỗi phút nơi người đàn ông nhịp tim đập từ 60 tới 75 lần, nơi người phụ nữ nhịp tim đập từ 65 tới 85 lần. Mỗi phút trái tim bơm từ 05 tới 06 lít máu vào buồng lá phổi, và 05 tới 06 lít máu đi khắp cùng thân thể đầu mình tứ chi để cho sức sống thân xác cũng nhưp tinh thần được tồn tại phát triển.

Trái tim không chỉ là cơ quan bộ phận trọng yếu bộ máy lọc bơm máu sức sống lưu chuyền khắp trong cơ thể con người hay thú vật được tạo thành do những tế bào thần kinh bắp thịt. Nhưng trái tim còn là nơi chốn của tình thương yêu, của đam mê xu hướng nghiêng chiều tình cảm.

Như khi người nào đó có cử chỉ đời sống bác ái quảng đại là người có trái tim tốt lành nhân ái. Những câu như „ chân thành cám ơn“, „ thân ái“, „ chân thành chúc mừng!“…nói lên ý nghĩa tinh thần sâu thẳm của trái tim tâm hồn.

Trong Kinh Thánh nói đến trái tim lòng Thiên Chúa hướng về dân Do Thái : „ ĐỨC CHÚA đã đem lòng quyến luyến và chọn anh em.“ ( Ds 7, 7).

Trong nếp sống đức tin Công Giáo, người tín hữu Chúa Kito tôn thờ thánh tâm Chúa Giêsu, như trong kinh cầu trái tim Chúa Giêsu có câu ca tụng“ “ Trái tim Chúa Giêsu là Vua lòng mọi người cùng là chốn phải hướng về thay thảy“.

Các Giáo phụ đã nhìn nhận máu và nước từ trái tim bị đâm thâu của Chúa Giêsu Kitô trên thập gía là cửa tuôn trào các ân đức ban cho con người qua các Bí tích trong Giáo hội.

Xưa nay trong Giáo hội cung cách sống tôn thờ thánh tâm trái tim Chúa Giêsu là nguồn mạch tình thương yêu ơn tha thứ chữa lành rất thịnh hành sống động. Hằng tháng ngày thứ sáu đầu tháng là ngày dành riêng kính trái tim Chúa Giêsu. Và hằng năm có ngày lễ riêng kính trái tim Chúa Giêsu vào tháng Sáu.

Từ mấy chục năm nay phong trào đạo đức lần chuỗi kính lòng Chúa thương xót phổ biến rộng rãi trong nếp sống đức tin Công Giáo nói lên khía cạnh tình yêu của trái tim Chúa: „ Trái tim Chúa Giêsu hay ở rộng rãi cùng những kẻ nguyện xin!“ ( Kinh cầu trái tim Chúa Giêsu)

Khi nhắc đến nhịp đập của trái tim, và tâm tình cầu nguyện nhớ đến trái tim tình yêu Chúa Giêsu, Thánh Giáo phụ Gregor thành Nizan có suy tư: Chúng ta cần nhớ đến Chúa thường xuyên hơn như chúng ta hít thở!

Lễ kính thánh tâm Chúa Giêsu

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Thông Báo
Thông báo Tuyển sinh Ơn gọi Linh mục triều Giáo Phận Lạng Sơn Cao Bằng 2020
GP Lạng sơn
08:58 18/06/2020
THÔNG BÁO TUYỂN SINH ƠN GỌI LINH MỤC TRIỀU
GIÁO PHẬN LẠNG SƠN CAO BẰNG NĂM 2020
Điểm Hẹn Xứ Lạng


Các Bạn Trẻ thân mến,
Vùng đất truyền giáo Lạng Sơn Cao Bằng luôn là lời mời gọi và cũng là cánh cửa mở rộng cho các Bạn Trẻ tâm huyết với sứ vụ loan báo Tin Mừng của Giáo Hội. Trong 3 mùa tuyển sinh vừa qua, gần 60 Bạn Trẻ khắp nơi đáp lời kêu gọi của Giáo phận, đã đến khám phá, và 24 Bạn đã quyết định ở lại, hiện đang được đào luyện tại Tiền Chủng viện Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu của Giáo phận, trong đó có 8 Bạn đang chuẩn bị nhập học tại các Đại Chủng viện Hà Nội, Xuân Lộc và Thái Bình.

Tuy khá trễ vì dịch bệnh, nhưng Mùa tuyển sinh mới lại đến. Và đây là ĐIỂM HẸN XỨ LẠNG năm 2020:

1. Thời gian và địa điểm:
- Từ 14g00 thứ Hai ngày 20/7/2020 đến 12g00 thứ Sáu ngày 24/7/2020 tại Tòa Giám mục Lạng Sơn, số 4 Văn Miếu, Phường Chi Lăng, Thành phố Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn.
- Có xe về thẳng Lạng Sơn từ các Thành phố lớn trên cả nước.
- Máy bay đến Nội Bài, lấy xe về Lạng Sơn. Có xe Tòa Giám mục đón tại Nội Bài khởi hành về Lạng Sơn lúc 09g30 thứ Hai ngày 20/7/2020.

2. Đối tượng:
- Nam Thanh niên Công Giáo Việt Nam trên toàn quốc và hải ngoại hội đủ những điều kiện qui định.

3. Điều kiện ứng sinh:
- Dưới 25 tuổi nếu đã qua Đại học hay Cao đẳng; dưới 21 tuổi nếu chỉ tốt nghiệp PTTH.
- Có trí khôn khá và ham thích học hỏi, mộ mến việc đạo, thao thức việc truyền giáo, có khả năng thích nghi và chịu khó, đủ ý chí dấn thân, sức khỏe thể chất và tinh thần ổn định.
- Chưa khấn dòng, chưa từng là chủng sinh chính thức của giáo phận nào, quân bình về mặt tình cảm và luân lý, không có tiền án tiền sự.

4. Nội dung thi tuyển:
- Giáo lý, Việt văn, kiến thức đạo đời phổ thông, đọc hiểu Tông huấn mới “Christus Vivit” của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi cho Giới Trẻ.
- Khảo sát trình độ tiếng Anh, ưu tiên cho các Bạn đã hoặc có khả năng học tiếng Trung.
- Gặp gỡ và phỏng vấn.

5. Thủ tục cần để dự thi:
- Giấy giới thiệu của Cha xứ, các chứng thư bí tích đã lãnh nhận.
- Bản sao có công chứng các văn bằng học vấn, chứng nhận sức khỏe, sơ yếu lý lịch, giấy khai sinh và thẻ chứng minh nhân dân.
- Đơn xin tham dự tuyển sinh viết tay gửi Đức Giám Mục Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng.

6. Địa chỉ liên lạc:
- Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Nghiêm, Giám đốc Tiền Chủng viện, Trưởng ban Tuyển sinh.
- Địa chỉ: số 4 Văn Miếu, Phường Chi Lăng, Thành phố Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn.
- Điện thoại: 096 698 7223 Email: vincent.nghiem@gmail.com Fb: Vincent Nguyen Van Nghiem

7. Mấy lưu ý quan trọng:
- Thời hạn đăng ký đến hết ngày 15/7/2020.
- Những Bạn nào gặp trở ngại, cần được hỗ trợ để có thể tham gia tuyển sinh, kể cả chi phí đi lại, đừng ngần ngại trình bày với Cha Giám đốc.
- Tiền Chủng viện Giáo phận Truyền giáo Lạng Sơn Cao Bằng rất cần sự hỗ trợ tài chánh cho công cuộc đào tạo các nhà truyền giáo tương lai. Xin quý Ân nhân gần xa liên lạc trực tiếp với Cha Giám đốc Tiền Chủng viện qua địa chỉ của Ngài trên đây.
- Các Bạn Trẻ nhận được thông tin này, vì công cuộc truyền giáo của Giáo Hội, xin vui lòng phổ biến rộng rãi kịp thời cho thân hữu của mình.
Xin Mục tử Giê-su chúc lành cho các Bạn. Mong sớm được gặp các Bạn tại Lạng Sơn.

BAN TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO GIÁO PHẬN LẠNG SƠN CAO BẰNG

“Đã đến và đã thấy” – Giuse Nguyễn Minh Nghĩa, đến từ Vinh.
“Học chữ và học sống trong mái trường yêu thương” –Giuse Lê Văn Tùng, đến từ Bắc Ninh.
“Cỏ nội hoa đồng đem trồng trong Nhà Chúa ” – Đaminh Nguyễn Huy Cường đến từ Long Xuyên.
“Hân hoan nhịp trống tiếng đàn”– Mactinô Nguyễn Quỳnh Vương Quốc đến từ Xuân Lộc.
“ Kết nối bằng sức nóng yêu thương” – Giuse Nguyễn Văn Thịnh đến từ Bùi Chu.
“Không chê Chúa nghèo lên xe Ngài đèo” – Vinh Sơn Nguyễn Văn Minh đến từ Thái Bình.
“Thắp sáng lên nào, anh em ơi!”– Micae Lê Đức Khang đến từ Bà Rịa- Vũng Tàu.
“Hãy làm cho sa mạc nở hoa” – GB. Nguyễn Văn Anh đến từ Hà Tĩnh.
“Chơi cho lịch mới là chơi” – Giuse Nguyễn Văn Quân đến từ Thanh Hóa.
 
Văn Hóa
Mẹ đất
Lm Vũđình Tường
21:53 18/06/2020
Mẹ đất là câu chuyện tưởng tượng dựa vào câu mà Kitô hữu hàng năm vào ngày Thứ Tư Lễ Tro nhắc đi nhắc lại khi linh mục xức tro trên trán nhắc nhở. 'Ta là thân cát bụi, sẽ trở về bụi tro'. Câu này được nhạc sĩ sáng tác thành nhạc: Người ơi hãy nhớ mình là bụi tro, một mai người sẽ trở về bụi tro. Dù là thân cát bụi, hay là bụi tro, điều đó không quan trọng. Ý nghĩa sâu thẳm của câu này chính là văn kiện trả nợ của mọi sinh vật nhờ vào đất mà sống, trong đó có con người. Truyện kể khi Chúa trời tạo dựng đất trời, Người tạo dựng vũ trụ trong đó có mẹ đất là trái đất chúng ta đang sống. Trái đất xinh đẹp, cánh rừng xanh có chim hót, vượn múa đầu cành, ngọn núi cao vách đá cheo leo có tổ chim yến, có cây bon sai lơ lửng, lúc ẩn, lúc hiện sau làn mây khói, con sông dài nằm ngất ngưởng giữa hai triền núi, chia cách đông tây, con suối nước đổ như thác kêu ầm ầm tiếng vang dội đông tây, nam bắc, cánh đồng bát ngát điểm trang bằng muôn hoa rực rỡ. Xa hơn bờ cát vàng trải dài trước mắt, đám còng còng thi nhau chạy đùa sóng, con sóng biển thi nhau vỗ bờ, đôi khi chúng chạy quá tốc lực xô nhau té ầm, nước bắn tung toé, rồi lại thu nước chạy tiếp. Nước đại dương trong vắt quyện với mây xanh từ trời cao khiến cá con tung tăng bơi lội, con rượt đuổi bắt nhau, con chơi trò ngớp sóng, con cao hứng nhảy trên mặt nước. Cảnh thanh bình đó mà thiếu người thưởng thức thật uổng phí. Chúa Trời nghĩ đến việc tạo dựng con người. Lấy gì tác tạo chúng? Ý nghĩ vừa đến Ngài lấy đất nắm trong tay và ra hình người. Mẹ đất kêu đau thét lớn, Trời ơi, sao lại xẻ thân con. Nói xong câu đó, mẹ đất biết mình lỡ miệng. Chính Chúa Trời tạo dựng nên mình. Ngài dùng một chút xíu đất. Mình đang tâm khiếu nại sao? Bởi là thân phận đất cát, tro bụi nên mẹ đất nghĩ thế mà không lên tiếng xin lỗi Chúa Trời. Đấng nhân từ đâu bao giờ để ai thua thiệt. Ngài nhìn vào hòn đất mới nặn hình người, ban cho nó sức sống, thở vào mũi nó, rồi lên tiếng, phán bảo:

Từ bụi tro, người sẽ trở về bụi tro.

Con người xuất hiện trên mặt đất, từ đất đứng dậy, đi lại trên mặt đất, nhờ vào đất kiếm sống, làm nhà trú nắng mưa, đi lại ngắm cảnh. Từ bụi tro, sẽ trở về bụi tro chính là lời giao ước, hay nhắc nhở giao kèo vay mượn. Con người hiện diện trên mặt đất là do vay mượn từ đất và ngày nào đó trở về quê đất. Con người cũng được ban cho sự sống do Thần Khí Chúa Trời nên khi nào Ngài lấy lại Thần Khí đó con người trở về với mẹ đất, lạnh lẽo, bất động. Là giao kèo vay mượn. Giao kèo này rất khác thường. Quá vắn gọn. Vỏn vẹn có mươi chữ, trong đó chữ bụi tro được lập đi lập lại tới hai lần. Đếm đi, đếm lại cũng chỉ có bảy chữ đáng ghi nhớ. Từ bụi tro ngươi được dựng nên, sau khi hoàn thành sứ mạng cuộc sống người sẽ trở về nguồn gốc nguyên thuỷ đó là mẹ đất. Bảy chữ cho bảy ngày. Mỗi chữ đóng khung cho một ngày trong tuần. Cả mẹ đất lẫn hòn đất đều không biết Chúa Trời phán câu này sau cùng trong chương trình sáng tạo vì thế bất cứ thứ gì cần đất, dựa vào đất để sống có chung chốn an nghỉ cuối cùng: Cây cối, cỏ hoa, chim muông, thú vật. Bất cứ sinh vật nào dựa vào đất để tồn tại thì sinh vật đó phải trả món nợ mẹ đất.

Bởi từ đất mà ra nên từ đông sang tây, từ lớn đến nhỏ đều thích hào quang vật chất và sản phẩm từ đất mà ra. Đất cho sự sống và ngay cả sản phẩm làm đẹp cũng từ đất mà ra, vòng vàng, nhẫn kim cương, màu sắc quần áo, môi son, má hồng, da phấn, nước hoa, tất cả đều do mẹ đất cung cấp. Tranh nhau, giành giật, đánh nhau, yêu nhau, ghét nhau bởi sản phẩm từ đất mà ra. Mức độ giành giật, tranh giành sản phẩm từ đất thật khác nhau. Bởi khi tạo dựng từ đất, Đức Chúa còn ban Thần Khí Ngài cho người đất. Ai nghe tiếng Thần Khí hướng dẫn hiểu được sản phẩm từ đất mà, phục vụ sự sống. Tranh giành, gom góp, giết chết hay bóp nghẹt sự sống là sai với mục đích sáng tạo của Chúa Trời. Ai chối bỏ tiếng Thần Khí thì vật chất, sản phẩm của đất là mục đích sống đời của họ.

TiengChuong.org

Người đất nằm gọn trong tay Chúa Trời. Người đất nghe rõ từng chữ một, rất rõ ràng, mạch lạc, chính xác, nhưng í nghĩa từng chữ, và í nghĩa của cả câu nói trên thâm sâu, vượt khỏi hiểu biết của người đất. Người đất biết hiện nay mình đang nằm trong tay Chúa Trời và sau này mình sẽ trở về với mẹ đất. Nghĩ đến ngày về cùng mẹ đất, người đất rất vui, mong ngày đoàn tụ cùng mẹ đất. Ngoài í nghĩa đó ra người đất suy nghĩ ngày đêm, cố gắng hiểu í nghĩa câu nói của Chúa Trời, càng suy nghĩ càng đi vào ngõ cụt. Không thể hiểu trọn vẹn í nghĩa câu nói. Mẹ đất cũng không hơn gì, mẹ cũng suy nghĩ câu nói của Chúa Trời, cũng không hiểu Ngài ngụ í gì. Ngài mượn ta ít đất, Ngài đâu cần trả lại. Chính ta phải mang ơn Ngài tạo dựng, thế nhưng Chúa Trời hứa sẽ trả lại. Chính Ngài tự hứa, mẹ đất đâu có tư cách đòi nợ. Thời gian bao giờ trả, trả trong bao lâu, câu nói không xác định. Người đất biết ngày trở về thuộc về tương lai. Tương lai có thể rất vắn cũng có thể rất dài. Nói rõ hơn là một mai. Ngay cả từ một mai cũng không xác định thời gian là bao lâu? mấy ngày, mấy tháng, mấy năm thì chỉ mình Chúa Trời biết. Mẹ đất hoàn toàn không nắm vững giao kèo mượn đất. Nếu thời gian kéo dài năm này qua tháng nọ thì việc mượn đất có được thêm lời không? Hay vay bao nhiêu trả bấy nhiêu? Tất cả đều do Chúa Trời quyết định. Các thắc mắc này mẹ đất không có câu trả lời. Chúa Trời vay đất nhưng không phải chính Ngài trả mà là do người đất trả. Chúa Trời tạo dựng người đất, mẹ đất cho mượn đất, và người đất là con nợ có nhiệm vụ trả lại mẹ đất. Chúa Trời vay, người đất trả. Người đất không vay nhưng người đất trả bởi chính Chúa Trời minh xác điều đó. Là thân cát bụi hãy trở về cát bụi. Việc tạo dựng hoàn tất, việc thanh toán món nợ đất giữa mẹ đất và người đất. Mẹ đất là chủ nợ và người đất là con nợ. Chúa Trời giám sát việc đất trở về với đất. Không người đất nào từ chối được món nợ này. Nếu từ chối trả nợ có nghĩa là từ chối được sinh ra. Một khi đã sinh ra thì sẽ có ngày trở về với bụi tro. Thoạt đầu người đất nghe có ngày trở về, nó vui mừng, mong ngày đoàn tụ, nhưng khi sống hưởng cảnh thanh bình, xinh đẹp của đất trời, người đất lại muốn sống mãi không muốn trở về với đất mẹ. Một khi người đất đi về với đất mẹ nó bị bao níu kéo ràng buộc, giằng kéo. Thân nhân, thân hữu lên tiếng, tiếng gào, tiếng thét, tiếng khóc nức nở, tiếng rên xiết, nước mắt dài trên má. Của rả, vật chất suốt đời gom góp dù nằm yên kín đâu đó, không lên tiếng nhưng nó có sức níu kéo con người. Những níu kéo đó làm người đất chùng lòng, dùng dằng giữa ở hay đi. Đôi khi chính người đất cũng khóc nuối tiếc hòn ngọc trần gian. Chúa Trời không hứa trả mẹ đất nhiều ít bao nhiêu. Điều rõ ràng là Ngài rất đại lượng. Chúa Trời mượn một lần, trả triệu triệu triệu lần. Mượn một ngày, trả hàng ngày, hàng giờ, hàng giây, covid 19 chứng minh điều đó. Chúa Trời không bao giờ ngưng trả. Cách trả cũng rất khác, khi thì trả một phần thân thể của người đất, khi thì trả một cây răng, khi thì trả một đốt ngón tay. Có người trả mẹ đất cánh tay vì chiến tranh, có người trả con mắt đo đánh nhau trở nên mù loà, có người trả khúc ruột thừa do giải phẫu trước khi trả toàn thân. Mỗi một người nằm xuống là một lần Chúa Trời trả mẹ đất. Mỗi một người nằm xuống là lúc Chúa Trời lấy lại sự sống Ngài thổi vào mũi người đất ban cho nó sức sống. Đã một lần là thân cát bụi, thân cát bụi đó sớm muộn gì cũng trở về với đất mẹ. Chết là thế đấy, là làm tròn món nợ mượn đất. Sống thưởng thức cuộc đời; chết trả xong món nợ đất. Chúa Trời mượn một đồng trả muôn vạn triệu đồng. Cho Chúa Trời muợn tâm hồn bạn, chắc chắn bạn sẽ nhận lại gấp hơn triệu lần.
 
VietCatholic TV
Khát vọng được sống đời đan tu của một Giám Mục Ấn Độ
Giáo Hội Năm Châu
04:34 18/06/2020

 
Nhà thờ chính tòa thành Rennes có từ thế kỷ thứ Sáu suýt chút nữa thành tro bụi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:16 18/06/2020
Tổ chức Quan Sát Các Hành Vi Bất Khoan Dung Và Kỳ Thị Chống Lại Các Kitô Hữu cho biết trong đêm 11 rạng sáng 12 tháng 6, lính cứu hỏa Rennes đã can thiệp để dập tắt đám cháy do cố ý phóng hỏa trước cửa nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô của tổng giáo phận Rennes.

Theo điều tra sơ khởi của cảnh sát tư pháp một thùng rác, được đặt ngay trước cánh cửa nằm ở phía sau tòa nhà, trên đường Thánh Sauveur, đã bị đốt cháy. Theo những ấn tượng đầu tiên từ cuộc điều tra, đây là một hành động cố ý vì thùng rác này không phải của nhà thờ chính tòa nhưng được mang đến từ một con phố kế bên và cố tình đặt ngay bên ngoài cánh cửa.

Vụ cháy rác nhanh chóng được các nhân viên cứu hỏa khống chế. Có rất ít thiệt hại nhưng cánh cửa phía sau ngôi nhà thờ không còn dùng được nữa.

Cảnh sát tư pháp chịu trách nhiệm điều tra vụ hỏa hoạn này nhận định rằng hành động phá hoại này là vì lòng thù hận đức tin.

Nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô của thành phố Rennes cách Paris 350km về phía Tây Nam. Nhà thờ đã được xây từ thế kỷ thứ 6. Ngôi nhà thờ ban đầu đã được trùng tu theo kiểu Gothic trong khi cố gắng giữ lại các cấu trúc ban đầu. Chẳng may, đến năm 1490 tòa tháp và toàn bộ phần phía Tây sụp đổ nên trong hai thế kỷ tiếp theo đã có những tu bổ rất lớn.

Từ năm 1906, nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô của thành phố Rennes được xếp loại là một di tích lịch sử của quốc gia.

Theo Cơ quan Tình báo Hình sự Trung ương của Cảnh Sát Pháp, trong năm 2018, 877 ngôi nhà thờ Công Giáo đã là mục tiêu của những phá hoại. Như thế, mỗi ngày trung bình có hơn hai nhà thờ bị tấn công.

Vấn đề nghiêm trọng là các tòa án tại Pháp đã tỏ ra quá nhẹ tay với những tội phạm loại này.

Ký giả Aude Bariéty của tờ Le Figaro đã nêu một trường hợp điển hình như sau:

Hôm Thứ Ba, 8 tháng Mười, 2019, thủ phạm vẽ những lời lẽ thô tục trên tường và các hàng ghế bên trong nhà thờ chính tòa Notre-Dame-des-Enfants ở Nîmes đã bị triệu tập ra trước Tòa án Hình sự thành phố Nimes vì tội “xúc phạm các nơi thờ phượng”. Y bị bắt cảnh sát bắt tại trận và bị ghi hình trong khi đang vẽ những lời báng bổ trên tường ngôi nhà thờ.

Nhưng khi bắt đầu phiên điều trần, luật sư của anh ta tuyên bố rằng anh ta vừa tìm được một công ăn việc làm ở xứ Basque, sau một thời gian dài thất nghiệp, và vì thế anh ta phải vắng mặt. Phiên tòa đã bị hoãn đến ngày 5 tháng 3 năm 2020 theo yêu cầu của luật sư.

Ngày 5 tháng 3 năm 2020, phiên tòa đã bị đình hoãn vô thời hạn vì đại dịch coronavirus.

Toàn bộ sự việc bắt đầu vào ngày 5 tháng 2, 2019. Vào cuối buổi chiều, một giáo dân phát hiện ra rằng nhà thờ Notre-Dame-des-Enfants ở Nîmes đã bị phá hoại. Những lời lẽ báng bổ được viết nguệch ngoạc trên các hàng ghế. Nhà tạm bị đập phá và Mình Thánh Chúa bị đổ tung toé trên sàn nhà thờ, thậm chí còn bị dẫm đạp. Một bức tượng đã bị tưới phân. Đáng chú ý nhất là trên một bức tường, một cây thánh giá được vẽ bằng phân người, và nhiều bánh thánh được gắn dọc theo thánh giá. Một mùi hôi thối kinh hoàng bao trùm khắp nhà thờ.

“Ngay khi tôi được giáo dân này cảnh báo, tôi đã đến nhà thờ và gọi cảnh sát, và họ đến rất nhanh”, Christiane Roux, 66 tuổi, đã nghỉ hưu, một thành viên trong hội đồng mục vụ của giáo xứ nói. Ông cho biết thêm “Nhà thờ đã đóng cửa trong vài ngày để tu sửa lại.” Sở cảnh sát thành phố Nîmes đã ngay lập tức mở một cuộc điều tra về vụ này.

“Đây là một cuộc tấn công thực sự vào đức tin Kitô và chúng tôi cảm thấy bị thương tổn sâu xa”, Cha Serge Cauvas, linh mục giáo xứ nói. “Thật là bất đắc dĩ, khi phải đóng cửa ngôi nhà thờ và phải cử hành các nghi thức và các cuộc họp ở bên ngoài”.

Một tuần sau vụ này, một thánh lễ phạt tạ do Đức Giám Mục Nîmes Robert Wattebled chủ sự đã được cử hành tại Notre-Dame-des-Enfants, với sự có mặt của các quan chức dân cử địa phương, đại diện của các tôn giáo khác và nhiều cư dân trong vùng.

Christiane Roux cho biết: “Mọi người đều vô cùng choáng váng, không chỉ cộng đồng Công Giáo, nhiều người thuộc các tôn giáo khác cũng đã đến để thể hiện tình đoàn kết. Nhà thờ đã chật cứng người. Đó là một khoảnh khắc rất đẹp”.

Vào ngày 6 tháng 5, 2019, ba tháng sau khi vụ mạo phạm này xảy ra, cảnh sát bắt tại trận và ghi hình đầy đủ toàn bộ diễn biến phá hoại khi một thanh niên 21 tuổi đang vẽ những lời báng bổ trên tường nhà thờ Notre-Dame-des-Enfants. Nội dung và kiểu cách của những dòng chữ này y hệt như các khẩu hiệu đã được vẽ vào ngày 5 tháng 2, 2019. Khám điện thoại của y, các nhà điều tra còn tìm được cả những hình chính y chụp để ghi lại thành tích bất hảo của mình. Dấu vân tay trên nhà tạm bị phá hoại cũng chính là dấu vân tay của y. Trước những chứng cứ không thể chối cãi này, nghi phạm đã thừa nhận sự liên quan của mình trong vụ phá hoại ngày 5 tháng hai.

Tuy nhiên, bất chấp yêu cầu của công tố viện đòi được quyền giam giữ trong khi chờ xét xử, tòa đã truyền cho y được tại ngoại hầu tra với điều kiện phải ra trước tòa vào ngày 8 tháng 10. Tuy nhiên, đến ngày đó, y đã không xuất hiện và tòa không kết y vào tội khinh mạn tòa án nhưng đồng ý với yêu cầu của luật sư dời phiên tòa đến ngày 5 tháng 3 năm nay.

Nhiều người cho rằng các quan tòa này quá thiên vị. Thay vì xét xử một cách công minh để làm gương cho những kẻ phá hoại khác, họ tỏ ra quá thiên vị và coi thường quyền lợi của người bị hại, trong trường hợp này là Giáo Hội Công Giáo.


Source:Intolerance Against Christians

 
Virus Tầu độc địa: Tòa Thượng Phụ Giêrusalem phải bán nhà đất tại Nazareth để trả nợ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:47 18/06/2020

1. Thâm hụt ngân sách trầm trọng, Tòa Thượng Phụ Giêrusalem buộc phải bán đất ở Nazareth

Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết Tòa Thượng Phụ Giêrusalem đã bị buộc phải bán đất và một số bất động sản tại khu vực Nazareth để đối phó với tình trạng thâm hụt lên đến 100 triệu đô la. Nguyên nhân chủ yếu là do vấn đề tài chính trong việc xây dựng và ra mắt Đại học Mỹ Châu Madaba, ở Jordan. Tình trạng đã trở nên trầm trọng hơn vì các biến động không dự đoán trước được liên quan đến đại dịch coronavirus.

Chính Tòa Thượng Phụ đã xác nhận việc mua bán này, với một thông cáo báo chí, được công bố hôm thứ Sáu ngày 12 tháng 6, để phản bác các tin tức “sai trái và vô căn cứ” về vấn đề này đang lưu hành trong giới truyền thông và trên các mạng xã hội.

“Đây không phải là một chuyện bí mật gì cả”, thông cáo nhấn mạnh, “trong những năm gần đây, Tòa Thượng phụ Latinh Giêrusalem đã đạt đến một mức thâm hụt khổng lồ khoảng 100 triệu Mỹ Kim, do các hoạt động quản lý kém cỏi có liên quan đến Đại học Mỹ Châu Madaba. Các khoản nợ này liên quan đến các ngân hàng khác không phải là ngân hàng Tòa Thánh”.

Trường Đại học Mỹ Châu Madaba là một trường đại học liên kết với Tòa Thượng Phụ Giêrusalem đã được Đức Giáo Hoàng Đức Bênêđíctô XVI đặt viên đá đầu tiên vào ngày 9 tháng 5 năm 2009, và đã được khánh thành vào ngày 30 tháng 5 năm 2013 với sự hiện diện của Vua Abdallah II. Vào cuối năm 2014, Tòa Thánh đã phải can thiệp để giải quyết các vấn đề hành chính và tài chính liên quan đến việc xây dựng và ra mắt nhà trường. Một ủy ban, được thành lập bởi Phủ Quốc vụ khanh, để theo dõi các hoạt động của nhà trường đã hoàn thành nhiệm vụ và được chuyển giao cho một ủy ban địa phương, dưới sự chủ trì của Đức Tổng Giám Mục Giorgio Lingua, lúc đó là Sứ thần Tòa Thánh tại Jordan.

Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa vào tháng 6 năm 2016 cũng là “để tìm một giải pháp cho những vấn đề này”. Trong bốn năm qua, một cuộc cải tổ lớn về việc quản trị đã được bắt đầu và theo đuổi. Nhưng với số tiền nợ khổng lồ, và bất kể nhiều nỗ lực đã thực hiện, ngày càng trở nên rõ ràng rằng giải pháp duy nhất là bán một số cơ sở khác để thanh toán số nợ này.


Source:Fides

2. Chính quyền Nga cương quyết không trả lại ngôi nhà thờ cho người Công Giáo

Theo Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, một tòa án tại thành phố Kirov đã bác bỏ đơn kiện của người Công Giáo muốn được trả lại ngôi nhà thờ duy nhất trong vùng là Nhà Thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu hay cũng còn gọi là Nhà Thờ Alexander.

Tòa Hòa Giải Rộng Quyền vùng Vjatka đã bác đơn kiện của người Công Giáo và ngôi nhà thờ này tiếp tục được sử dụng làm phòng hòa nhạc thính phòng cho thành phố Kirov.

Trước thời cộng sản Nga, người Công Giáo trong vùng đã nhiều lần làm đơn xin xây dựng một ngôi thánh đường nhưng dưới áp lực của Chính Thống Giáo, đơn xin của họ liên tục thất bại. Người Công Giáo địa phương hầu hết đến từ các gia đình gốc Ba Lan, nhưng cũng có nhiều người thuộc các dân tộc khác.

Năm 1894, Nga Hoàng Alexander Đệ Tam mắc một chứng bệnh thận trầm trọng. Trong cố gắng cải thiện sức khoẻ của ông, triều đình Nga dự định đưa ông ra nghỉ ngơi tại đảo Corfu. Trên đường đi, ông nghỉ lại thành phố Kirov một thời gian. Đến khi ông qua đời, người Công Giáo trong vùng xin làm một ngôi nhà thờ để kính nhớ ông, gọi là nhà thờ Alexander. Chính quyền địa phương không thể từ chối nên họ phải cấp phép cho anh chị em giáo dân xây dựng ngôi nhà thờ này và được chính thức khánh thành vào năm 1903.

Nhà thờ còn được hưởng tình trạng “đối tượng di sản văn hóa của dân tộc Nga” ở cấp khu vực. Tuy nhiên, tình hình thay đổi sau khi cộng sản chiếm được Nga. Nhà thờ đã bị đóng cửa vào năm 1933, biến nó thành một phòng khám thú y. Năm 1937, vị lãnh đạo của Công Giáo trong vùng là Chân phước Leonid Fedorov đã chết ở Kirov sau nhiều năm bị giam cầm trong các trại tập trung. Cha sở cuối cùng của nhà thờ, là Cha Franzisk Budris, bị bắn năm 1938.


Source:Asia News