Ngày 15-06-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm Chúa Nhật XII TN C
Lm. Anthony Trung Thành
20:01 15/06/2016
Suy Niệm Chúa Nhật XII THƯỜNG NIÊN C

Chúng ta có thể chia đoạn Tin mừng hôm nay thành ba phần: phần thứ nhất, lời chất vấn của Chúa Giêsu và câu trả lời của các Tông đồ; phần thứ hai, Chúa Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn của Ngài; phần thứ ba, lời mời gọi làm môn đệ và kèm theo lời hứa đau khổ.

1. Lời chất vấn của Chúa Giêsu và câu trả lời của các Tông đồ

Để thăm dò sự hiểu biết của dư luận cũng như của các Tông đồ về Ngài như thế nào, Chúa Giêsu đặt ra hai câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất:“Người ta bảo Thầy là ai?”. Câu hỏi thứ hai: “Các con bảo Thầy là ai?”

Với câu hỏi thứ nhất, dư luận có nhiều ý kiến khác nhau: "Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ khác lại cho là Êlia, còn người khác thì cho là một trong các tiên tri thời xưa đã sống lại" (Lc 9,19). Êlia, Gioan Tẩy Giả hay một tiên tri nào đó, đều là những nhân vật có vai trò quan trọng trong Cựu ước. Họ là những người nói thay cho Thiên Chúa: nhắc nhở cho dân các điều họ đã cam kết với Thiên Chúa trong giao ước và loan báo ơn cứu độ Thiên Chúa sẽ thực hiện qua Đấng Cứu Thế. Qua đó cho chúng ta thấy, dân chúng coi Chúa Giêsu không phải là một con người bình thường, nhưng là một con người trổi vượt, xuất chúng giống như Êlia, Gioan Tẩy Giả. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở sự hiểu biết như vậy thì chứng tỏ dân chúng vẫn chưa có một sự hiểu biết chính xác về Chúa Giêsu.

Với câu hỏi thứ hai, Thánh Phêrô đại diện cho các Tông đồ trả lời rằng: “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa.”(x. Lc 9,20). Đây là câu trả lời mà Chúa Giêsu mong chờ. Bởi vì, chính Ngài thực sự là Đấng Kitô, là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người. Nhưng Chúa Giêsu cấm các ông không được nói điều đó với ai, vì dân chúng chưa sẵn sằng để đón nhận.

Như vậy, sự hiểu biết của các Tông đồ khác xa hẳn với sự hiểu biết của đám đông dân chúng. Vì vậy, Chúa Giêsu bắt đầu loan báo về cuộc khổ nạn của Ngài.

2. Chúa Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn của Ngài

Ngài cho các ông biết: "Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ chỗi dậy."(x. Lc 9,22). Đây là lần đầu tiên Chúa Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn của Ngài. Lần thứ hai, sau khi ba môn đệ thấy Ngài biến hình trên núi Tabor và sau phép lạ chữa đứa trẻ bị kinh phong (x. Lc 9,44-45). Lần thứ ba, sau khi hứa ban phần thưởng cho những người biết từ bỏ (x. Lc 18,31-34).

Thực ra, đau khổ đã bắt đầu với Đức Kitô từ khi Ngài chấp nhận làm thân phận con người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi: sinh ra nơi hang đá trong đêm đông lạnh lẽo; sống ẩn dật ở làng quê Nazaréth ba mươi năm; ba năm loan báo Tin mừng, bị chống đối, bị cho là quỷ ám, là điên, sống nghèo khó…Như lời Ngài nói: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.” (Mt 18,20). Cao điểm của đau khổ Ngài phải chịu là cuộc khổ nạn và cái chết tất tưởi trên thập giá. Điều đó cho chúng ta thấy, đau khổ luôn gắn liền với Đức Kitô.

Đối với Đức Kitô, Ngài biết trước những đau khổ sẽ đến với Ngài, nhưng Ngài chấp nhận tất cả vì yêu thương nhân loại. Còn đối với các môn đệ, họ đi theo Chúa nhưng vẫn còn có cái nhìn mang tính trần tục. Họ mong muốn Chúa Giêsu là một vị vua trần thế theo ý của họ, để họ được “ngồi bên tả hay bên hữu trong nước của Ngài.”(x. Mt 20,21). Cho nên, họ khó chấp nhận một Đức Kitô chịu đóng đinh. Bằng chứng là sau khi Chúa Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn lần thứ hai, Thánh Phêrô đã can ngăn Ngài rằng: "Lạy Thầy, xin Chúa giúp Thầy khỏi điều đó. Thầy chẳng phải như vậy đâu.” (Mt 16,22). Lần đó, Chúa Giêsu đã mắng Phêrô là Satan, vì đã cản lối đi của Ngài. Không những Ngài báo cho các ông về những đau khổ Ngài phải chịu mà Ngài còn cho các ông biết những ai muốn làm môn đệ của Ngài cũng phải bước đi trên con đường đó, con đường đau khổ. Bản tính tự nhiên của con người qua mọi thời đại cũng luôn “thích sướng ngại khổ”. Nhưng khi đã chấp nhận bước theo Đức Kitô thì phải chấp nhận thập giá, chấp nhận đau khổ.

3. Lời mời gọi làm môn đệ và kèm theo lời hứa đau khổ

Vì vậy, sau khi loan báo về cuộc khổ nạn của mình, Chúa Giêsu mời gọi: "Ai muốn theo Tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo.” (Lc 9, 23).

“Ai muốn theo Tôi” là một lời mời gọi mang tính tự nguyện, chứ không ép buộc. Con người có quyền chọn lựa theo hay không theo, nhưng phải chịu trách nhiệm về sự chọn lựa của mình. Và khi đã chọn lựa theo Chúa, thì phải “từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo.”

“Hãy từ bỏ mình.” Đây là một hành động mang tính tích cực, nghĩa là từ bỏ những cái xấu để được những cái tốt: từ bỏ mình là khước từ tội lỗi, là giũ bỏ những cái bụi bặm làm dơ bẩn tâm hồn; từ bỏ mình là từ bỏ tham, sân, si...Khước từ những gì không phù hợp với luân thường đạo lý; từ bỏ mình là giũ bỏ ý riêng để tuân phục ý Chúa. Tóm lại, từ bỏ mình là giũ bỏ cái cũ để mặc lấy tinh thần của Đức Kitô…Để được “nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô.” Đó cũng là cách chúng ta lấy lại hình ảnh vốn có ban đầu của chúng ta khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, hình ảnh Thiên Chúa.

“Vác thập giá mình mỗi ngày.” Trong bài đọc thứ II, Thánh Phaolô nói: “Anh em đã chịu phép rửa trong Đức Kitô, nên anh em mặc lấy Đức Kitô.”(Gl 3,27). Mặc lấy chiếc áo trắng ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội là mặc lấy Đức Kitô. Mặc lấy Đức Kitô là mặc lấy sự đau khổ và vác thập giá mình mỗi ngày. “Vác Thập giá mình mỗi ngày” là chấp nhận những đau khổ: có thể do Chúa gửi đến; có thể do thiên nhiên gây ra; có thể do tha nhân, hoặc do chính mình tạo ra cho mình. Đó là những khi chúng ta gặp đau khổ về tinh thần lẫn thể xác. Đó là những khi chúng ta hy sinh chống lại các chước cám dỗ để trung thành với Chúa với Giáo Hội. Đó là những khi chúng ta phải cố gắng hy sinh để chu toàn bổn phận Chúa và Giáo Hội trao phó. Đó là những khi chúng ta phấn đấu mỗi ngày để nên giống hình ảnh của Thiên Chúa hơn...

Tóm lại, “Đức Kitô là ai?” là câu hỏi đặt ra cho mọi người qua mọi thời đại. Đối với mỗi người Kitô hữu chúng ta, không chỉ trả lời bằng sự hiểu biết về tri thức mà còn cần phải trả lời bằng chính đời sống của mình. Đó là bước theo Đức Kitô trên con đường thập giá. Mỗi kitô hữu phải là một Đức Kitô khác. Đức Kitô chấp nhận chịu đau khổ để cứu rỗi nhân loại, mỗi kitô hữu chúng ta cũng phải chấp nhận đau khổ để cộng tác với Đức Kitô cứu rỗi linh hồn mình và cứu rỗi thế giới.

Lạy Chúa Giêsu, con tin Chúa là Đấng Kitô của Thiên Chúa. Xin cho mỗi chúng con biết can đảm từ bỏ mình, vác thập giá mình mỗi ngày để xứng đáng làm môn đệ của Chúa. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tài liệu mới của Bộ Giáo Lý Đức Tin: Giáo Hội Tái Sinh
Vũ Văn An
01:52 15/06/2016
Hôm qua, ngày 14 tháng 6, 2016, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã cho công bố tài liệu Iuvenescit Ecclesia (Giáo Hội Tái Sinh) dưới hình thức một lá thư, đề cập tới “mối tương quan giữa các hồng ơn phẩm trật và đặc sủng đối với đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội”, trong đó, Thánh Bộ nhấn mạnh rằng: “Giáo Hội ‘định chế’ không nên chống lại Giáo Hội ‘bác ái’” vì trong Giáo Hội, “các định chế chủ yếu cũng đều có tính đặc sủng” và ‘cách này hay cách khác, các đặc sủng phải được định chế hóa để có được sự gắn bó và liên tục”. Sau đây là toàn văn tài liệu trên:

Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Thư "Giáo Hội Tái Sinh"
Gửi Các Giám Mục của Giáo Hội Công Giáo
về mối tương quan giữa các hồng ân phẩm trật và đặc sủng đối với đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội


Nhập Đề

Các hồng ân của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội đang thi hành sứ mệnh

1. Giáo Hội tái sinh nhờ sức mạnh của Tin Mừng, và Chúa Thánh Thần luôn canh tân Giáo Hội, qua việc xây dựng và hướng dẫn Giáo Hội “nhờ sự đa dạng trong các hồng ân phẩm trật và đặc sủng” (1). Nhiều lần, Công Đồng Vatican II đã nhấn mạnh tới công trình kỳ diệu của Chúa Thánh Thần, Đấng thánh hóa Dân Chúa, hướng dẫn nó, trang hoàng nó bằng nhiều nhân đức và làm nó phong phú với nhiều đặc sủng để xây dựng nó. Hành động của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội mang nhiều hình thức, như các giáo phụ từng nhấn mạnh. Thánh Gioan Kim Khẩu viết rằng: “Trong tất cả các ơn phúc đang hành động để cứu rỗi ta, có phải có một ơn duy nhất không do Chúa Thánh Thần ban cho ta không? Nhờ Người, chúng ta vuợt qua cảnh nô lệ, được mời vào tự do, được vinh dự nhận làm dưỡng tử của Thiên Chúa; chúng ta được tạo nên như mới, có thể nói như thế; chúng ta trút được gánh nặng nề và đáng ghét của tộ lỗi. Chính nhờ Chúa Thánh Thần chúng ta được thấy hợp đoàn linh mục, chúng ta có được phẩm hàm tiến sĩ. Từ nguồn suối này, tuôn chẩy các mặc khải, các thuốc cứu chữa linh hồn ta; sau cùng từ đó phát sinh mọi lợi điểm vốn trang hoàng Giáo Hội của Chúa” (3). Việc hiểu biết hành động đa dạng của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội mỗi ngày mỗi tăng gia một cách tốt đẹp nhờ chính đời sống của Nhiệm Thể Chúa Kitô, nhờ rất nhiều can thiệp của Huấn Quyền và việc nghiên cứu thần học. Nhờ đó, sự hiểu biết này đã thôi thúc chúng ta đặc biệt lưu tâm tới các hồng ân đặc sủng, mà dân Chúa vốn được làm giầu bất cứ ở thời nào nhằm chu toàn sứ mệnh của mình.

Loan báo Tin Mừng một cách hữu hiệu là một trách vụ đặc biệt khẩn trương đối với thời đại ta. Trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, Đức Thánh Cha đã nhắc nhở rằng “Nếu có điều gì cần phải làm chúng ta bận tâm cách thánh thiện và làm lương tâm ta quan ngại thì điều đó chính là: anh em ta phải sống mà không có sức mạnh, không có ánh sáng và niềm an ủi do tình bạn của Chúa Giêsu Kitô mang tới, không có một cộng đồng đức tin chào đón họ, không có chân trời ý nghĩa và sự sống” (3). Lời kêu gọi trở thành một Giáo Hội “ra đi” (4) cung cấp cho ta một cơ hội để đọc lại trọn bộ cuộc sống Kitô hữu theo cái nhìn sai đi. Trách vụ truyền giảng Tin Mừng liên quan tới mọi lãnh vực của Giáo Hội: mục vụ thông thường, công bố cho những ai đã từ bỏ đức tin Kitô Giáo và, cách riêng, cho những người chưa bao giờ tiếp nhận Tin Mừng của Chúa Giêsu hay cho những người luôn luôn bác bỏ nó (5). Trong sự cấp thiết của một cuộc tân phúc âm hóa này, điều cần hơn bao giờ hết là phải thừa nhận và đánh giá cao rất nhiều đặc sủng, có thể khơi dậy và nuôi dưỡng đời sống đức tin của dân Chúa.

Các hiệp hội Giáo Hội đa dạng

2. Rất nhiều hiệp hội Giáo Hội đã phát sinh trước và sau Công Đồng Vatican II; các hiệp hội này tạo nên một nguồn canh tân quan trọng cho Giáo Hội và cho “việc hoán cải có tính mục vụ và truyền giáo” (6) rất khẩn thiết đối với toàn bộ đời sống Giáo Hội. Thêm vào giá trị và sự phong phú của mọi tổ chức vốn có xưa nay, mỗi tổ chức có những mục tiêu chuyên biệt của họ, cũng như của các Viện Đời Sống Thánh Hiến và các Hội Đời Sống Tông Đồ, ta còn có những thực tại mới gần đây này mà ta có thể mô tả như các hiệp hội của tín hữu, các phong trào Giáo Hội, và các cộng đồng mới. Tài liệu này suy tư về các thực tại vừa nói. Ta không thể hiểu chúng một cách đơn giản như một hiệp hội tự nguyện gồm những người muốn theo đuổi một mục tiêu xã hội hay tôn giáo đặc thù. Đặc điểm “phong trào” phân biệt chúng trong cảnh vực Giáo Hội như những thực tại hết sức năng động. Chúng có khả năng lôi kéo người ta một cách đặc biệt vào Tin Mừng và đưa ra một đề xuất đối với lối sống Kitô Giáo; đề xuất này, với tầm nhìn có tính hoàn cầu từ trong căn bản, đụng đến mọi khía cạnh của nhân sinh. Việc tụ tập các tín hữu thành nhóm, với một cuộc sống chung chia sẻ mọi sự nhằm củng cố đời sống đức tin, đức cậy và đức mến này nói lên đầy đủ tính năng động của Giáo Hội như mầu nhiệm hiệp thông để truyền giáo, và tự biểu hiện mình như dấu chỉ sự hợp nhất của Giáo Hội trong Chúa Kitô. Theo nghĩa này, các hiệp hội Giáo Hội phát sinh từ một đặc sủng chung có khuynh hướng nhận “mục đích tông đồ rộng lớn của Giáo Hội” làm mục tiêu riêng của họ (7). Trong viễn ảnh này, các hiệp hội Giáo Hội, các phong trào Giáo Hội, và các cộng đồng mới đề xuất nhiều hình thức đổi mới đối với việc theo chân Chúa Kitô trong đó, communio cum Deo (việc hiệp thông với Thiên Chúa) và communio fidelium (việc hiệp thông của các tín hữu) đã được thâm hậu hóa. Nhờ thế, tính lôi cuốn trong cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu và vẻ đẹp của cuộc sống Kitô hữu trong tính trọn vẹn của nó được đưa vào một bối cảnh xã hội mới mẻ. Một hình thức truyền giáo và làm chứng đặc thù cũng được phát biểu trong thực tế này, nhằm khuyến khích sự lớn mạnh của cả ý thức sinh động đối với ơn gọi Kitô hữu của cá nhân lẫn những phương cách vững chắc nhằm đào luyện Kitô Giáo cũng như sống hoàn thiện theo Tin Mừng. Theo các đặc sủng đa dạng của họ, tín hữu có thể tham dự vào thực tại tụ họp này trong nhiều bậc sống khác nhau (tín hữu giáo dân, thừa tác viên thụ phong và những người thánh hiến). Nhờ cách này, họ biểu lộ sự phong phú đa dạng của hiệp thông Giáo Hội. Khả năng mạnh mẽ của một thực tại như thế nhằm tụ họp người ta lại với nhau đã tạo nên một chứng từ có ý nghĩa cho thấy Giáo Hội không lớn mạnh “nhờ việc cải đạo mà ‘nhờ lôi cuốn’” (8).

Đức Gioan Phaolô II từng nói chuyện với đại diện các phong trào cộng đồng mới. Ngài nhìn ra nơi các phong trào này một “câu trả lời đầy tính quan phòng” (9) phát sinh từ Chúa Thánh Thần đối với việc cần thiết phải thông truyền Tin Mừng cho toàn thế giới một cách thuyết phục, có xem xét tới các diễn trình thay đổi lớn lao trong hành động ở bình diện hoàn cầu, vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của nền văn hóa duy tuc. Chất men của Thần Khí này “đã mang đến cho đời sống Giáo Hội một sự mới mẻ bất ngờ, đôi lúc thậm chí có tính phá hoại” (10). Cũng vị giáo hoàng này đã nhắc nhớ rằng thời “chín mùi của Giáo Hội” đã tới với tất cả các hiệp hội Giáo Hội này. Điều này bao hàm giá trị và việc hội nhập trọn vẹn của họ “vào các Giáo Hội địa phương và vào các giáo xứ […] luôn giữ hiệp thông với các mục tử và chăm chú nghe theo sự hướng dẫn của các ngài” (11). Các thực tại mới mẻ này làm trái tim Giáo Hội tràn đầy niềm vui và biết ơn, và họ được mời gọi liên hệ một cách tích cực với mọi hồng ân khác đang hiện diện trong đời sống Giáo Hội.

Mục đích của tài liệu này

3. Với tài liệu này, và dưới ánh sáng mối tương quan giữa các “hồng ân phẩm trật và đặc sủng”, Bộ Giáo Lý Đức Tin có ý định làm nổi bật các yếu tố thần học và Giáo Hội học mà việc thấu hiểu chúng sẽ khích lệ một sự tham dự hữu hiệu và có trật tự của các hiệp hội mới vào sự hiệp thông và vào sứ mệnh của Giáo Hội. Vì mục đích này, trước nhất, một số yếu tố chủ chốt thuộc cả tín lý đặc sủng tìm thấy trong Tân Ước lẫn suy tư của Huấn Quyền về các thực tại này sẽ được trình bầy. Lần lượt, dựa vào một số nguyên tắc của thần học hệ thống, việc nhận diện các yếu tố của cả hồng ân phẩm trật lẫn hồng ân đặc sủng sẽ được trình bầy song song với một số tiêu chuẩn để biện phân các hiệp hội Giáo Hội mới này.

I. Các đặc sủng theo Tân Ước

Ơn sủng và đặc sủng

4. “Đặc sủng” là lấy nguyên văn từ chữ Hy Lạp chárisma, một chữ thường thấy trong các thư của Thánh Phaolô, nhưng cũng xuất hiện trong thư thứ nhất của Thánh Phêrô. Chữ này đại cương có nghĩa “ơn sủng đại lượng” và trong Tân Ước, chỉ được dùng nói tới các ơn sủng của Thiên Chúa. Trong một số đoạn văn, bối cảnh cung cấp cho ta một ý nghĩa chính xác hơn (xem Rm 12:6; 1Cr 12: 4-31; 1Pr 4:10), mà nét căn bản là phân phối các ơn sủng cách dị biệt hóa (12). Trong các ngôn ngữ hiện đại, đây cũng là ý nghĩa trổi vượt của các từ lấy từ tiếng Hy Lạp. Không như các ơn sủng nền tảng như ơn thánh hóa hay các ơn tin, cậy và mến, vốn cần thiết cho mọi Kitô hữu, một đặc sủng cá thể không cần phải là một ơn ban cho mọi người (xem 1 Cr 12:30). Các đặc sủng là những ơn đặc thù được Chúa Thánh Thần ban phát “tùy ý Người” (1Cr 12:11). Để đưa ra một giải thích đối với sự hiện diện cần thiết của các đặc sủng khác nhau trong Giáo Hội, hai bản văn minh nhiên nhất, Rm 12:4-8 và 1Cr 12:12-30, đã sử dụng một so sánh với thân thể con người: “Vì cũng như trong một thân thể, ta có nhiều bộ phận, và mọi bộ phận không có cùng một chức năng như nhau thế nào, thì ta cũng vậy, dù là nhiều người, nhưng chúng ta chỉ là một thân thể trong Chúa Kitô và xét từng cá thể đều là các bộ phận của nhau. Vì ta có những hồng ân khác nhau tùy theo ơn sủng được ban cho ta, ta hãy sử dụng chúng” (Rm 12:4-6). Giữa các chi thể của thân thể, tính đa dạng này không tạo ra một sự dị thường cần phải tránh, trái lại, nó vừa cần thiết vừa sinh ích. Nó làm khả hữu việc chu toàn các chức năng khác nhau đem lại sự sống. “Giả như tất cả chỉ là một thứ bộ phận, thì làm sao mà thành thân thể được? Như thế, bộ phận tuy nhiều mà thân thể chỉ có một” (1Cr 12:19-20). Một tương quan mật thiết giữa các đặc sủng đặc thù (charísmata) và ơn sủng (cháris) của Thiên Chúa đã được quả quyết bởi Thánh Phaolô trong Rm 12:6 và bởi Thánh Phêrô trong thư 1Pr 4:10 (13). Các đặc sủng được nhìn nhận như là biểu hiện của “ơn sủng đa dạng của Thiên Chúa” (1Pr 4:10). Do đó, chúng không phải chỉ là các khả năng nhân bản. Nguồn gốc thần thiêng của nó đã được phát biểu nhiều cách khác nhau: theo một số bản văn, chúng phát xuất từ Thiên Chúa (xem Rm 12:3; 1Cr 12:28; 2Tm 1:6; 1Pr 4:10); theo Ep 4:7, chúng phát xuất từ Chúa Kitô; theo 1Cr 12:4-11, chúng phát xuất từ Chúa Thánh Thần. Vì đoạn văn cuối cùng vừa rồi là đoạn văn nhấn mạnh hơn cả (nó nhắc tới Chúa Thánh Thần đến 7 lần), các đặc sủng thường được trình bầy như là “các biểu hiện của Chúa Thánh Thần” (1Cr 12:7). Tuy nhiên, điều rõ ràng là sự qui kết này không có tính cách độc chiếm và không mâu thuẫn với hai qui kết trước đó. Các hồng ân của Thiên Chúa luôn bao hàm trọn bộ chân trời Ba Ngôi, như thần học vốn quả quyết ngay từ buổi đầu, cả ở Tây Phương lẫn ở Đông Phương (14).

Các hồng ân ban cho “để gây ích cho mọi người” và ưu vị của đức ái

5. Trong 1 Cr 12:7, Thánh Phaolô tuyên bố rằng “Đối với từng cá nhân, biểu hiện của Thánh Thần đươc ban bố vì một lợi ích nào đó”. Nhiều bản dịch thêm “vì ích lợi mọi người” (*) vì đa số các đặc sủng được Thánh Tông Đồ nhắc đến, dù không phải tất cả, đã trực tiếp nhằm gây ích lợi cho mọi người. Khuynh hướng nhằm xây dựng mọi người này đã được những người như Thánh Basilêô Cả, chẳng hạn, thấu hiểu, khi ngài viết: "Các hồng ân này được mỗi người tiếp nhận vì người khác hơn vì chính họ […] Trong cuộc sống chung, điều cần thiết là sức mạnh của Chúa Thánh Thần, ban cho một người, phải được thông truyền cho mọi người. Người chỉ biết sống cho bản thân mình, có thể nhận được đặc sủng, nhưng nó mãi vô ích, cứ nằm chết dí ở đấy bất động, vì mãi mãi an táng trong cái tôi của họ” (15). Tuy nhiên, Thánh Phaolô không bác bỏ điều này: một đặc sủng có thể chỉ hữu ích đối với người tiếp nhận nó mà thôi. Đây là trường hợp nói tiếng lạ, một đặc sủng khác với hồng ân nói tiên tri (16). Các đặc sủng có ích lợi chung, bất kể là đặc sủng lời nói (ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn nói tiên tri, ơn khuyên bảo) hay đặc sủng hành động (ơn sức mạnh, ơn thừa tác, ơn cai quản) cũng đều có ích lợi cho bản thân, vì việc chúng phục vụ ích chung vẫn giúp làm lớn mạnh đức ái nơi những người nắm được chúng.Về phương diện này, Thánh Phaolô nhận định rằng nếu người ta thiếu đức ái, thì ngay các đặc sủng cao nhất cũng chẳng ích lợi chi cho người tiếp nhận chúng (xem 1Cr 13:1-3). Một đoạn văn nghiêm khắc trong Tin Mừng Mátthêu (Mt 7:22-23) cũng nói lên cùng một sự thực: việc thi hành các đặc sủng hữu hình hơn (nói tiên tri, trừ qủy, làm phép lạ), bất hạnh thay, vẫn cùng hiện diện với việc thiếu mối tương quan chân chính với Đấng Cứu Thế. Thành thử, Thánh Phêrô cũng như Thánh Phaolô đều nhấn mạnh tới sự cần thiết phải qui hướng mọi đặc sủng về đức ái. Thánh Phêrô đề xuất qui luật tổng quát này: Vì mỗi người nhận được một hồng ân, nên hãy dùng hồng ân này để phục vụ lẫn nhau như những người quản lý ơn sủng đa dạng của Thiên Chúa” (1Pr 4:10). Thánh Phaolô thì quan tâm cách riêng tới việc sử dụng các đặc sủng trong các cuộc tụ họp của cộng đồng Kitô hữu, và nói rằng “Phải làm mọi sự để xây dựng” (1Cr 14:26).

Sự đa dạng của các đặc sủng

6. Trong một số bản văn, ta tìm thấy bảng liệt kê các đặc sủng, có khi được tóm tắt (xem 1Pr 4:10), có khi với nhiều chi tiết hơn (xem 1Cr 12:8-10, 28-30; Rm 12:6-8). Trong số các đặc sủng liệt kê, có những ơn sủng ngoại thường (chữa bệnh, làm những việc đồ xộ, nói nhiều tiếng lạ) và các ơn sủng thông thường (dạy dỗ, phục vụ, làm phúc), các thừa tác vụ hướng dẫn cộng đồng (xem Ep 4:11) và những hồng ân được ban qua việc đặt tay (xem 1Tm 4:14; 2Tm 1:6). Theo nghĩa hẹp của từ ngữ, việc các hồng ân này có phải là các “đặc sủng” hay không là điều không luôn luôn rõ ràng. Các hồng ân ngoại thường được nhắc đi nhắc lại trong 1Cr 12-14 bỗng biến mất trong các bản văn sau đó: bảng liệt kê của 1Rm 12:6-8 chỉ trình bầy các đặc sủng ít trông thấy hơn, nhưng có ích lợi liên tiếp đối với đời sống của cộng đồng Kitô hữu. Không bản liệt kê nào trên đây tự cho mình là rốt ráo (exhaustive). Ở nơi khác, chẳng hạn, Thánh Phaolô gợi ý: chọn sống độc thân vì tình yêu đối với Chúa Kitô nên được coi như hoa trái của một đặc sủng, cũng như đặc sủng hôn nhân vậy (xem 1 Cr 7:7 trong ngữ cảnh toàn chương). Các thí dụ ngài đưa ra tùy thuộc trình độ phát triển đạt được nơi các Giáo Hội của thời ấy và do đó, lệ thuộc các thêm bớt về sau. Thực vậy, với thời gian, Giáo Hội luôn lớn mạnh nhờ hành động ban sinh khí của Chúa Thánh Thần.

Việc thi hành thích đáng các đặc sủng trong cộng đồng Giáo Hội

7. Từ các nhận xét trên đây, ta thấy các bản văn Thánh Kinh không trình bầy bất cứ sự chống chọi nào giữa các đặc sủng đa dạng; đúng hơn, các bản văn này cho thấy một nối kết hòa hợp và một sự bổ túc giữa chúng với nhau. Phản đề giữa một Giáo Hội định chế theo kiểu Do Thái Kitô Giáo và một Giáo Hội đặc sủng theo kiểu Thánh Phaolô, mà một số lối giải thích theo kiểu giản lược về Giáo Hội quả quyết, trên thực tế thiếu hẳn nền tảng trong các bản văn Tân Ước. Không hề đặt các đặc sủng về một phía và thực tại định chế về phía khác, nhằm đối chọi một Giáo Hội “của đức ái” và một Giáo Hội “của định chế”, Thánh Phaolô gom vào một bản liệt kê cả các đặc sủng uy quyền và giảng dậy, vốn là các đặc sủng hữu ích cho đời sống bình thường của một cộng đồng, lẫn các đặc sủng đáng kể khác (17). Thánh Phaolô mô tả chính thừa tác vụ Tông Đồ của ngài như một thừa tác vụ “của Chúa Thánh Thần” (2Cr 3:8). Ngài cảm thấy như được mặc lấy một thẩm quyền (exousía), do Chúa ban cho ngài (xem 2Cr 10:8; 13:10), một thẩm quyền cũng được mở rộng cho các người được ơn đoàn sủng (charismatics). Cả ngài lẫn Thánh Phêrô đều cho các người lãnh ơn đoàn sủng nhiều lời huấn giáo về cung cách thi hành các đặc sủng của họ. Trên hết, thái độ của họ là thái độ chào đón thuận lợi; họ phải xác tín được nguồn cội thần thiêng của các đặc sủng; tuy nhiên, họ không được coi những hồng ân này như cho phép họ khỏi vâng lời đối với phẩm trật Giáo Hội, hay ban cho họ quyền được thừa tác độc lập. Thánh Phaolô tự chứng tỏ ngài hiểu rõ các trở ngại mà việc thi hành các đặc sủng cách bất trật tự có thể gây ra cho cộng đồng Kitô hữu (18). Cho nên, Thánh Tông Đồ đã dùng quyền của mình can thiệp vào việc thiết lập ra các qui luật chính xác để thi hành các đặc sủng “trong Giáo Hội” (1Cr 14:19-28), tức là, trong các cuộc tụ họp của cộng đồng (xem 1Cr 14:23-26). Thí dụ, ngài giới hạn việc thi hành ơn ngôn ngữ (glossolalia) (19). Các qui luật tương tự cũng đã được đưa ra cho ơn nói tiên tri (xem 1Cr 14:29-31) (20).

Các hồng ân phẩm trật và các hồng ân đặc sủng

8. Tóm tắt, từ việc khảo sát các bản văn Kinh Thánh liên quan tới các đặc sủng, ta thấy Tân Ước, dù không đưa ra một giáo huấn có tính hệ thống đầy đủ, nhưng đã trình bầy nhiều quả quyết có tầm rất quan trọng có khả năng hướng dẫn các suy nghĩ và thực hành của Giáo Hội. Ta cũng phải nhìn nhận rằng ta không tìm được một sự sử dụng nhất trí nào đối với hạn từ “đặc sủng”; đúng hơn, là cả một loạt ý nghĩa khác nhau đã được nhận thấy; các ý nghĩa này đang được suy tư thần học cũng như Huấn Quyền giúp ta hiểu thấu trong bối cảnh cái nhìn toàn diện về mầu nhiệm Giáo Hội. Trong tài liệu này, sự chú ý được đặt vào nhị thức (binomial) đã được nhấn mạnh trong đoạn 4 của Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, là đoạn nói tới “các hồng ân phẩm trật và các hồng ân đặc sủng”. Mối tương qan giữa chúng rõ ràng rất mật thiết và đã được trình bầy đầy đủ. Chúng có cùng một nguồn gốc và một mục đích như nhau. Chúng là ác hồng ân của Thiên Chúa, của Chúa Thánh Thần, của Chúa Kitô, ban cho ta để ta góp phần cách này hay cách khác vào việc xây dựng Giáo Hội. Ai nhận lãnh hồng ân lãnh đạo trong Giáo Hội cũng có trách nhiệm trông coi việc thi hành đúng đắn các đặc sủng khác, cách nào đó để tất cả đều góp phần vào ích lợi của Giáo Hội và sứ mệnh truyền giảng Tin Mừng của Giáo Hội, vì biết rõ rằng Chúa Thánh Thần đã phân phối các hồng ân đặc sủng cho bất cứ ai Người muốn (xem 1Cr 12:11). Cũng một Chúa Thánh Thần đã ban cho phẩm trật Giáo Hội khả năng biện phân tính chân chính của các đặc sủng, chào đón chúng một cách hân hoan và biết ơn, cổ vũ chúng một cách quảng đại, và đồng hành với chúng bằng một tình phụ tử đầy quan tâm. Chính lịch sử đã làm chứng cho hành động đa dạng của Chúa Thánh Thần, nhờ đó, Giáo Hội, “được xây trên nền tảng các Tông Đồ và tiên tri, với Chúa Giêsu Kitô như hòn đá chốt” (Ep 2:20), sống được sứ mệnh của mình trong lòng thế giới.

Kỳ sau: II. Mối tương quan giữa các hồng ân phẩm trật và đặc sủng trong Huấn Quyền gần đây
______________________________________________________________________________________________________________
(*) Nhóm Phụng Vụ Các Giờ Kinh: “Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung”. Bản dịch của Cha Nguyễn Thế Thuấn cũng tương tự như thế.
 
Á Châu - Myanmar - Đức Hồng Y, Tổng Giám mục Charles Bo nói: ''Hiệp thông thương xót nghĩa là biết lắng nghe người dân''
Thanh Quảng sdb
06:44 15/06/2016
Á Châu - Myanmar - Đức Hồng Y, Tổng Giám mục Charles Bo nói: "Hiệp thông thương xót nghĩa là biết lắng nghe người dân"
Thanh Quảng sdb

Từ Thủ đô Yangon Hãng Thông tấn xã Fides cho hay ĐHY Charles Bo phát biểu: "Chúng ta cần lắng nghe dân chúng của đất nước Myanmar của chúng ta bao gồm anh chị em Hồi giáo, Rohingya, Ma Ba Thá, Liên đoàn Quốc gia Dân chủ, Xã hội dân sự, ngay cả những người phản bác lại dân chủ.
Đức Hồng Y Tổng Giám mục của Yangon, Charles Maung Bo, trong Thánh Lễ được cử hành vào ngày 14/6 nhân ngày Truyền thông, qui tụ các Giám mục, các Bề trên của các Hội dòng và các cấp trong các giáo phận tại Myanmar và đông đảo các tín hữu.
ĐHY nói: Lắng nghe là nhiệm vụ đầu tiên của truyền thông: nó bắt các nhịp cầu chữa lành, nó phá vỡ các bức tường của hiểu lầm, hay loại trừ ". Ngài nhắc lại những: "Xung đột giai dẳng giữa các vùng đất của người Shan, Kachin và Karen… Ngài nhấn mạnh chúng ta cần phải lắng nghe các nguyên nhân tận căn của những cuộc xung đột này, chúng ta cần phải xây dựng các nhịp cầu nối kết các nền văn hóa, chúng ta cần đem lòng thương xót đến các trại tị nạn , chúng ta cần mang công lý vào các khu hầm mỏ, mang an hòa vào các nơi buôn bán ma túy. Chúng ta không những cần lắng nghe các nạn nhân mà còn cả các thủ phạm đã gây nên các tội ác chống lại nhân loại, để bức thông điệp hy vọng được truyền đạt đi.
Trong năm Thánh Từ bi này thông điệp của lòng thương xót phải đi liền với thông điệp của hòa bình ". Đức Hồng Y cho hay "Trong sáu thập kỷ qua các truyền thông đã bị chà đạp, và Myanmar đã bị nhậm chìm vào con đường hầm tăm tối không có ánh bình minh dân chủ. Giáo Hội Công Giáo, một tổ chức duy nhất cố gắng đem một ân lành của lòng Thương xót xuống cho khắp đất nước từ nam chí bắc, đặc biệt cho "những người tị nạn, di dân, nạn nhân của nạn buôn người và ma túy, nạn nhân của bạo lực sắc tộc và nghèo đói".
ĐHY khẳng định một quyết tâm qua các phương tiện truyền thông, Giáo Hội phải phá vỡ đi sự im lặng bất công và la vang lên "sứ điệp của lòng thương xót "
 
Đại Hàn: Một Học Viện Công Giáo vì hòa bình được thành lập ngay tại biên giới Nam và Bắc
Chân Phương
07:55 15/06/2016
Đại Hàn: Một Học Viện Công Giáo vì hòa bình được thành lập ngay tại biên giới Nam và Bắc

Uijeongbu (AsiaNews) – Trong lễ khai trương Học Viện Hòa bình và Hợp tác ở Đông Bắc Á, Đức Giám Mục Peter Lee Ki-heon của giáo phận Uijeongbu đã phát biểu rằng: Người Công Giáo Nam Hàn (Hàn Quốc) "có sứ vụ phải làm công tác truyền giáo đến Bắc Hàn (Triều Tiên). Quan trọng hơn cả trong sứ vụ này là tiếp cận đến vùng biên giới, và chúng tôi đang ở rất gần điều đó. Học Viện này sẽ là một cơ sở mới cho việc vun đắp nền hòa bình ở Đông Á và cả thế giới”.

Buổi lễ có sự tham dự của một số nghị viên Quốc Hội cùng với Phó thị trưởng thành phố. Khoảng 200 tín hữu cũng đã đến hiện diện để nghe ông Jung Se-hyun - cựu Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc thuyết trình về chủ đề "Thực trạng và dự báo nền hòa bình ở Á Châu". Cha Peter Kang Ju-seok – giám đốc tiên khởi của Học Viện này diễn giải rằng "sứ vụ của Giáo Hội là cổ võ nền hòa bình của Chúa Kitô trên khắp thế giới".

Học Viện này do giáo phận điều hành, với mục tiêu chính sẽ là "hiện thực hóa lý tưởng hòa bình của Giáo Hội Công Giáo" và áp dụng nó vào toàn đất nước Đại Hàn, vốn đã bị chia cắt thành hai miền kể từ sau cuộc nội chiến năm 1950. Ngoài người Công Giáo ra, các nhà nghiên cứu thuộc Phật giáo và Tin Lành cũng sẽ tham gia vào Học Viện này để đóng góp trong các lĩnh vực khác nhau như triết học, chính trị, kinh tế và văn chương.
Giáo phận Uijeongbu được xem là "tiền đồn" của Giáo Hội trong công việc hòa giải bởi vì nằm gần biên giới với Bắc Hàn. Học Viện mới này tọa lạc cạnh Nhà thờ chính tòa Paju, nơi được trang trí bằng những bức tranh khảm mang chủ đề "sám hối và hòa giải", do các nghệ sĩ Bắc Hàn thực hiện và là biểu tượng cho khát vọng thống nhất đất nước của bán đảo này.
Từ năm 1997, khu vực này cũng là cơ sở của Trung tâm Hòa giải Quốc gia. Điều hành bởi Cộng đoàn Công Giáo, trung tâm còn là ngôi nhà dành cho những người tị nạn trốn thoát khỏi chế độ Bình Nhưỡng, họ được chào đón, tham dự các khóa học hội nhập xã hội và tìm việc làm. Ngoài ra, các nhà tân truyền giáo ở đây được đào tạo để tìm cách mang sự đối thoại và trao đổi tôn giáo với Bắc Hàn.

Chân Phương
 
Các Giám mục Hoa kỳ lên án hành động thảm sát tại Orlando
Eglises d'Asie
09:41 15/06/2016
Vatican Radio – Các Giám mục Hoa kỳ lên án hành động thảm sát tại hộp đêm Pulse ở Orlando, bang Florida, miền Nam nước Mỹ, giết hại ít nhất 50 người và làm bị thương 53 người khác.

Trong Thánh lễ sáng Chúa nhât ngày 12/6 vừa qua, Đức Cha John Noonan của Orlando đã đưa ra thông cáo, trong đó ngài nói: “Một lưỡi gươm đã đâm vào con tim của thành phố chúng ta”. Ngài cầu nguyện xin lòng thương xót của Thiên Chúa đổ xuống trên mọi người trong thời điểm khó khăn này. Ngài cũng kêu gọi mọi người chạy đến với Chúa Giê-su, thầy thuốc vĩ đại, Đấng an ủi và đưa chúng ta qua những đau khổ bằng sự thương xót và hiền dịu của Ngài. Chúa Giê-su chữa lành không chỉ vết thương trên thân xác nhưng mọi cấp độ của nhân tính: thể lý, tình cảm, xã hội, và tinh thần. Ngài kêu gọi chúng ta kiên trì trong việc bảo vệ sự sống và quyền con người và không ngừng cầu nguyện cho hòa bình thế giới.

Các Linh mục, phó tế và các người cố vấn của giáo phận và các tổ chức bác ái Công Giáo đang phục vụ ở trung tâm trợ giúp. Họ giúp các bịnh nhân và gia đình của họ. Họ đem tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa cho những ai đang đối diện với nỗi đau không thể tưởng tượng. Các giáo xứ và các tổ chức cầu nguyện cho các nạn nhân của bạo lực kinh hoàng và tất cả những ai bị tổn thương từ hành động chống lại tình yêu của Thien Chúa. Đức Cha Noonan cũng loan báo buổi canh thức lau khô nước mắt vào 7 giờ chiều thứ 2, 13/6 ở nhà thờ chánh tòa thánh Gia-cô-bê.

Đức Tổng giám mục Joseph Kurtz chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa kỳ nói: “Thức giấc với tin tức về bạo lực không thể diễn tả được ở Orlando nhắc nhở chúng ta rằng sự sống của chúng ta thì quý giá biết bao”. Đức Tổng giám mục cũng dâng lời cầu nguyện cho các nạn nhân và kêu gọi sự liên đới với những đau khổ và giải pháp tốt hơn để bảo vệ sự sống và phẩm giá của mỗi người.

Đức tổng Giám mục Blase J. Cupich của Chicago cũng cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình. Ngài cám ơn những người không sợ nguy hiểm đến bản thân đã cứu giúp các nạn nhân một cách anh hùng, nhắc nhở sự dũng cảm và cảm thông ngay cả khi đối mặt những nguy hiểm và tàn ác. Đối lại với sự tàn ác, chúng ta được gọi gieo trồng yêu thương; đáp lại bạo lực chúng ta gieo trồng hòa bình và với bất bao dung chúng ta mang lại bao dung tha thứ. Tổng giáo phận Chicago bên cạnh các nạn nhân và gia đình và khẳng định lại dấn thân, với Đức Thánh Cha Phanxicô, nguyên nhân của những thảm kịch như thế là việc dễ dàng có các vũ khí. Chúng ta không còn có thể đứng im và không làm gì. (RV)

(Nguồn: Vatican Radio)
 
Các giám mục Nigieria lo ngại bạo lực gia tăng và kêu gọi cầu nguyện cho một quốc gia hùng mạnh
Lã Thụ Nhân
19:32 15/06/2016
Các giám mục Nigieria lo ngại bạo lực gia tăng và kêu gọi cầu nguyện cho một quốc gia hùng mạnh

Abuja (Vatican Radio) - Khi Nigeria vẫn tiếp tục đối mặt với bất ổn gia tăng về an ninh và kinh tế, Chủ tịch và Thư ký Hội đồng Giám mục Công Giáo Nigeria (CBCN), Đức Tổng Giám Mục Ignatius Ayau Kaigama và Đức Giám Mục William Avenya đã đưa ra tuyên bố gởi đến chính phủ và người dân Nigeria, yêu cầu họ tiếp tục cầu nguyện cho một quốc gia hùng mạnh.

Trong khi đánh giá cao những nỗ lực của chính phủ Nigeria đã thực hiện để chống tham nhũng và bạo loạn, cả Đức Tổng Giám mục Kaigama và Đức Giám Mục Avenya cho biết nước này vẫn phải giải quyết những thách đố phức tạp tiếp tục xuất hiện, làm gia tăng mức độ mất an ninh trong mỗi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày.

Các giám mục Nigeria cho hay: "Nếu không có an ninh, tất cả các kế hoạch phát triển của một quốc gia có thể chỉ là ảo ảnh". Các ngài bày tỏ "lo ngại sâu sắc" về "sự gia tăng không thể chấp nhận được về mức độ bạo lực, làm tăng mức độ bất ổn trong hầu hết tất cả các khía cạnh của đời sống công cộng và riêng tư của chúng ta".

Tuyên bố nêu rõ: "Từ Bắc chí Nam, từ Đông sang Tây, các cuộc đụng độ giữa bọn tội phạm cướp giật, tự xưng là những người chăn nuôi gia súc và người dân địa phương hiện đang đe dọa sự chung sống với nhau. Ở nhiều vùng của đất nước, hàng loạt các vụ bắt cóc và cướp có vũ trang đã di chuyển trên đường phố và rút lui về quê hương chúng tôi, trở thành cơn ác mộng đối với nhiều người Nigeria".

Tại khu vực châu thổ Niger nhiều binh lính đã khôi phục các hoạt động bạo lực. Sự thất vọng của nhiều người trẻ "ở một số vùng của đất nước đang phản đối việc họ tiếp tục bị gạt ra bên lề chính trị và sự thiếu thốn kinh tế, dẫn đến sự mất mát nhiều mạng sống đầy hứa hẹn, vốn là hậu quả của các cuộc đụng độ giữa họ và các lực lượng an ninh".

Do đó, các Giám mục kêu gọi chính phủ "phải nghiêm túc hơn trong trách nhiệm bảo vệ cuộc sống và tài sản của mỗi người dân Nigeria, nhớ trong tâm rằng đây là trách nhiệm chính của bất kỳ chính phủ nào". "Trong bối cảnh đó, chúng tôi kêu gọi tất cả người dân Nigeria đảm nhận trách nhiệm cá nhân và tập thể trong nhiệm vụ xây dựng một quốc gia vững chắc và sống động, bằng cách tôn trọng pháp luật hiện hành và sử dụng các kênh hòa bình để giải quyết các vấn đề có thể nảy sinh".

Các Giám mục kết luận: "Mặc dù đó là trách nhiệm của chính phủ nhằm đưa ra luật và thực thi pháp luật, các công dân cần phải nhận ra rằng không có chính phủ nào có thể được kỳ vọng chỉ đạo cuộc sống cá nhân của mỗi công dân. Do đó, thật cần thiết biến đổi con tim của tất cả mọi người".

Lã Thụ Nhân
 
Quan sát viên Tòa Thánh Vatican cạnh Liên Hiệp Quốc lên tiếng về quyền của người di dân
Lã Thụ Nhân
19:34 15/06/2016
Quan sát viên Tòa Thánh Vatican cạnh Liên Hiệp Quốc lên tiếng về quyền của người di dân

Geneva (Vatican Radio) - Đại diện của Tòa Thánh Vatican tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva đã nói trước Hội đồng Nhân quyền về sự cần thiết có các chính sách phù hợp để bảo vệ người di dân, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất như trẻ em, phụ nữ và người già.

Hôm thứ Ba 14/6/2016, Đức Tổng Giám mục Ivan Jurkovič, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh Liên Hiệp Quốc, đã phát biểu trước phiên họp lần thứ 32 của Hội đồng Nhân quyền ở Geneva. Ngài nhắc lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô là người di dân không nên bị đối xử như là "một mối đe dọa cho sự ổn định quốc gia", để mặc cho "những người vô đạo đức lợi dụng hoặc đối xử như là hàng hóa hay sản phẩm, mà không có bất kỳ mối quan tâm thực sự nào về quyền lợi và nguyện vọng của họ".

Đức Tổng Giám mục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá sự đóng góp tích cực của những người di dân vào các nước tiếp nhận - nhiều nước trong số đó phải đối mặt với vấn đề nhân khẩu học do dân số già đi. Ngài cho biết những người di dân đóng góp bằng cách "xây dựng những chiếc cầu nối giữa các nền văn hóa, thúc đẩy sự thịnh vượng và phát triển của các quốc gia xuất xứ của mình qua các khoản tiền họ gửi về cho gia đình và qua các kỹ năng mới mà họ đạt được".

Tuy nhiên, Đức Tổng Giám mục Jurkovič lưu ý rằng họ tiếp tục làm việc và sống trong điều kiện bấp bênh, nguy hiểm, và không chỉnh tề, bị gạt ra ngoài lề xã hội, bị phân biệt đối xử và rập khuôn tiêu cực, không có quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Ngài nói rằng giáo dục vẫn là một trong những công cụ hiệu quả nhất để vượt qua sự nghi ngờ, sự thờ ơ, những định kiến và trao quyền cho tất cả mọi người cùng nhau làm việc trong việc xây dựng một "xã hội công bằng và cảm thông và toàn diện hơn".

Lã Thụ Nhân
 
Top Stories
Shanghai : Mgr Ma Daqin crée la surprise en affirmant regretter sa démission de l’Association patriotique des catholiques chinois
Eglises d'Asie
09:04 15/06/2016
15/06/2016 - Au sein de la communauté catholique de Chine continentale, la nouvelle fait l’effet d’un séisme. Le 12 juin dernier, Mgr Ma Daqin, évêque « officiel » de Shanghai, en résidence surveillée depuis son ordination épiscopale célébrée il y a près de quatre ans, a affirmé regretter d’avoir quitté ses fonctions au sein de l’Association patriotique des catholiques chinois. En l’absence de commentaires plus détaillés de la part de l’intéressé, cet apparent retournement pose plus de questions qu’il n’apporte de réponses.

On se souvient que, le 7 juillet 2012, Mgr Ma Daqin était ordonné évêque auxiliaire de Shanghai. Rome et Pékin avaient, chacun de leur côté, donné leur assentiment à cette ordination et il était entendu, pour le Saint-Siège, que la nomination de Mgr Ma était une manière de parvenir, à terme, à ce qu’un seul et même évêque, à Shanghai, dirige les communautés dites « officielle » et « clandestine ». On se souvient aussi qu’à l’issue de la messe d’ordination, Mgr Ma avait pris la parole pour, devant des représentants stupéfaits du gouvernement, annoncer qu’il se consacrerait désormais entièrement à son ministère épiscopal et qu’il démissionnait par conséquent de ses fonctions au sein de l’Association patriotique, cette instance imposée par le régime communiste pour exercer de l’intérieur un contrôle sur l’Eglise. Le soir même, Mgr Ma était soustrait à l’attention de ses fidèles et rapidement placé en résidence surveillée dans une chambre du petit séminaire, situé au pied de la colline au sommet de laquelle se trouve la basilique mariale de Sheshan, à une heure du centre de Shanghai.

Un évêque en résidence surveillée mais laissé libre de s’exprimer sur son blog

Depuis cette date, Mgr Ma, âgé de 47 ans, était empêché d’exercer son ministère d’évêque. Le fonctionnement du diocèse de Shanghai, l’un des plus importants du pays, était par conséquent profondément entravé: petit et grand séminaires fermés, noviciat des religieuses fermé, maison d’édition fermée, ordinations diaconales et sacerdotales repoussées sine die, pas de messe chrismale le Jeudi saint, pas d’installation de portes saintes pour l’année de la Miséricorde, etc. Sans parler de rumeurs insistantes faisant état de la disparition de sommes importantes sur les comptes bancaires du diocèse.

Ces derniers temps, la relative liberté de mouvement et d’expression dont jouissait encore Mgr Ma avait été restreinte. En mars, son compte Weibo, l’équivalent local de Twitter, suivi par plus de 50 000 abonnés, avait été soudainement fermé. Il semble que cette fermeture ait été motivée par le fait que Mgr Ma avait célébré la messe en privé, pour un groupe de fidèles, revêtu de ses ornements épiscopaux – un geste immédiatement sanctionné par les autorités chinoises pour qui Mgr Ma ne peut prétendre agir en tant qu’évêque de Shanghai. Le blog sur lequel Mgr Ma postait régulièrement des textes à portée spirituelle était en revanche resté consultable sur Internet.

Ce 12 juin, c’est sur ce blog que Mgr Ma a posté des propos inédits. A l’approche de la date du 20 juin, qui marquera cette année le centième anniversaire de la naissance de Mgr Jin Luxian (mort le 27 avril 2013 après avoir été durant vingt-cinq ans l’évêque « officiel » de Shanghai), Mgr Ma a publié une série d’articles en mémoire de Mgr Jin. Dans le cinquième article de cette série, Mgr Ma revient sur sa démission de l’Association patriotique. Il la qualifie de « rétrospectivement très peu avisée », et poursuit en se disant « ébranlé dans [sa] conscience ». Il note que le geste posé lors de son ordination épiscopale « a sapé le développement remarquable de l’Eglise catholique de Shanghai, un développement qui doit tant à Mgr Jin [Luxian] », et il poursuit en écrivant: « Pendant un certain temps, j’ai été trompé par certains, et j’ai prononcé certaines paroles et posé certains actes vis-à-vis de l’Association patriotique qui ne sont pas corrects. » « J’espère pouvoir agir de telle manière à corriger ces erreurs », écrit enfin Mgr Ma Daqin.

Capture d’écran du blog de Mgr Ma Daqin
Une surprise totale

A Shanghai, au sein de la communauté catholique, comme dans le reste du pays, la surprise est totale. A supposer que Mgr Ma est bien l’auteur des lignes publiées sur son blog (ce que rien ne prouve à ce stade, Mgr Ma étant injoignable), le changement d’attitude de l’évêque « officiel » de Shanghai soulève des questions.

Pour les autorités chinoises, la distance prise le 7 juillet 2012 par Mgr Ma vis-à-vis de l’Association patriotique était un désaveu cinglant de leurs agissements et, depuis, leur objectif était à l’évidence de faire plier cet évêque avant que son exemple ne fasse tache d’huile dans les rangs des évêques « officiels ». L’Association patriotique au plan national comme au niveau local, à Shanghai, était tenue par Pékin pour responsable de l’acte d’insoumission de Mgr Ma et elle était à l’évidence sous pression pour que Mgr Ma « rentre dans le rang ».

Parmi les catholiques chinois, à Shanghai notamment, les commentaires vont bon train sur les réseaux sociaux. Certains mettent en avant le fait que le blocage quasi-total du fonctionnement du diocèse ne pouvait durer éternellement et que la « repentance » de Mgr Ma est la seule issue pour sortir de l’impasse. D’autres écrivent que le retournement de leur évêque les met dans une situation intenable. « Il est difficile pour nous catholiques de choisir [si nous devons ou non suivre notre évêque] étant donné que ce qu’il a écrit n’est pas conforme aux préconisations du pape Benoît XVI dans sa Lettre aux catholiques chinois », écrit ainsi un certain Martin, cité par l’agence Ucanews. En 2007, Benoît XVI avait, dans sa lettre aux catholiques chinois, dit que les constitutions de l’Association patriotique des catholiques chinois n’étaient pas compatibles avec la doctrine catholique.

Des négociations entre Rome et Pékin

Depuis Hongkong, Anthony Lam Sui-ki, chercheur de longue date au Centre d’études du Saint-Esprit, le centre de recherches et d’études sur la Chine du diocèse de Hongkong, estime que Mgr Ma n’a pu que peser attentivement le pour et le contre de son geste. Selon lui, il n’a pas obéi, ce faisant, à une éventuelle instruction du Saint-Siège lui demandant de se repentir de sa démission de l’Association patriotique. Le chercheur ajoute seulement qu’il sait que le Vatican a, à un moment donné, proposé à Mgr Ma de quitter la Chine en arguant d’une raison médicale mais que Mgr Ma avait rejeté l’offre, préférant rester auprès de ses diocésains même en étant privé de liberté.

Le retournement de Mgr Ma intervient enfin alors que, de notoriété publique, les négociations entre Rome et Pékin ont repris. En juin 2014, en octobre 2015, en janvier puis avril de cette année, des délégations de l’une et l’autre partie se sont rencontrées. Rien ne filtre du contenu de ces négociations, sinon qu’on peut aisément deviner que le mode de désignation des évêques en Chine est en jeu, ainsi que la place et le rôle de l’Association patriotique des catholiques chinois.

(Source: Eglises d'Asie, le 15 juin 2016)
 
Lao Cai : les autorités interrompent une messe pour « trouble à l’ordre public »
Eglises d'Asie
09:02 15/06/2016
Il arrive que la politique religieuse pratiquée par les autorités locales à l’égard de communautés religieuses implantées au sein des minorités ethniques du nord et du nord-ouest du pays ou encore des hauts plateaux du Centre-Vietnam, méprise ouvertement les règles et prescriptions introduites depuis des décennies dans la
Constitution du Vietnam ou encore dans l’Ordonnance sur les croyances et la religion en vigueur depuis 2004. Non seulement aucun effort n’est fait pour sauvegarder les apparences de la liberté religieuse des populations, mais il arrive même que le contrôle gouvernemental des affaires religieuses locales se transforme en manifestation de force, voire de terreur, comme ce fut le cas le 12 juin dernier au sein de la communauté catholique de Muong Khuong, dans la province de Lao Cai, au Nord-Vietnam.

Dans l’après-midi du dimanche 12 juin 2016, vers 15 heures, une eucharistie présidée par le P. Nguyên Van Thanh était en train d’être célébrée dans une maison privée lorsque celle-ci a été la cible d’une attaque en règle de la part des autorités locales. Une trentaine d’agents de la Sécurité publique et de la police, accompagnés par des représentants des divers mouvements et institutions révolutionnaires du lieu, ont investi le domicile: il y avait des délégués du Front patriotique, des représentantes de l’Association des femmes, des membres du groupe des Jeunesses communistes, le tout placé sous la direction du chef de district de Muong Khuong et de ses adjoints. Toute la troupe a pénétré avec grand bruit dans le lieu privé où l’on célébrait la messe. Ordre fut donné d’une voix forte par le président du district d’interrompre la cérémonie et de renvoyer toute l’assistance. On exigea du prêtre qu’il vienne jusqu’au siège du district pour y être interrogé. Une personne a été frappée par les agents de la Sécurité, prise au collet puis traînée jusqu’au district. Les réactions sont devenues plus violentes et les coups de la police se sont multipliés lorsque des personnes dans l’assistance ont tenté d’enregistrer la scène sur leurs téléphones portables.

Une région frontalière étroitement contrôlée

Deux semaines plus tôt, le 28 mai 2016, les autorités locales s’étaient déjà manifestées contre les catholiques de Muong Khuong en leur reprochant d’avoir organisé une cérémonie religieuse sans en avoir demandé au préalable l’autorisation. L’annexe paroissiale de Muong Khuong dépend de la paroisse principale de Lao Cai. Son territoire se déploie sur un très large espace frontalier (sino-vietnamien) occupée par la forêt. Les autorités contrôlent la région très étroitement et la vie y est difficile: le climat de persécution religieuse larvée y est très sensible.

Vieille de plus de deux siècles, la communauté catholique de Muong Khuong a de nombreuses fois sollicité des autorités locales l’autorisation d’édifier une église, mais, à chaque fois, elle a essuyé un refus de ces dernières. Ce qui explique que la communauté se trouve obligée d’emprunter une habitation privée pour y célébrer la messe.

Sous prétexte que de telles assemblées eucharistiques constituent une menace pour la sécurité publique et qu’il n’existe pas de lieux susceptibles d’être transformé en un établissement de culte, les autorités provinciales de Lao Cai font, en permanence, peser des menaces sur la communauté catholique et exercent sur sa vie religieuse une persécution larvée.

(Source: Eglises d'Asie, le 15 juin 2016)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Linh mục đoàn hạt Thuận Nghĩa thăm và tặng quà các giáo xứ ven biển Hà Tĩnh và Quảng Bình
Linh Mục Đoàn Thuận Nghiã
19:15 15/06/2016
Linh mục đoàn hạt Thuận Nghĩa thăm và tặng quà các giáo xứ ven biển Hà Tĩnh và Quảng Bình

Đau đáu với lời mời gọi tha thiết của Vị Cha chung giáo phận, ngày 15/6/2016, linh mục đoàn hạt Thuận Nghĩa đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ một phần vật chất cho các nạn nhân của thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung, tại các giáo xứ Đông Yên (Hà Tĩnh), Trừng Hải và Xuân Hòa (Quảng Bình). Ngoài món quà tinh thần, tổng giá trị phần hỗ trợ (gạo và tiền mặt) là 410 triệu đồng.

Xem Hình

Đoàn cứu trợ, bao gồm cha quản hạt, các cha quản xứ và thành viên hội đồng mục vụ của 15 giáo xứ trong hạt Thuận Nghĩa, khởi hành vào 6h sáng. Cái khắc nghiệt của thời tiết, cái xa xôi về khoảng cách địa lý dường như không làm giảm bớt sự hứng khởi và nhiệt huyết của đoàn. Bởi chuyến đi không chỉ chở nặng những bao gạo, những món quà, mà còn là tình thương của các mục tử, là tấm lòng nhân ái của gần 50 ngàn con tim giáo dân hạt Thuận Nghĩa đang hướng về những người đang gánh chịu nỗi đau mang tên “thảm họa ô nhiễm môi trường biển”.

Điểm dừng chân đầu tiên của đoàn là giáo xứ Trừng Hải, hạt Hướng Phương, Quảng Bình. Đến với giáo xứ lúc 10h sáng, đoàn được đón tiếp bởi dáng vẻ khả kính của cha quản xứ Phêrô Nguyễn Bình Yên, bởi những khuôn mặt hồ hởi của bà con giáo xứ. Những bì gạo được chuyển xuống xe trong tiếng cười rôm rả, nhưng không quên lời cảm ơn rối rít của bà con. Sự chất phác, đượm chút mặn mà, khắc khổ của người dân vùng biển miền quê là đặc sản nơi đây.

Rời Trừng Hải, đoàn đến với giáo xứ Xuân Hòa, hạt Hướng Phương, Quảng Bình, một giáo xứ có nhiều bước chuyển mình trong thời gian gần đây những vẫn không tránh khỏi sự phá hoại của thảm họa ô nhiễm môi trường. Vẫn là những lời kể đã từng nghe: dân không đi biển được, có đi thì cũng không bán được cá, hơn hai tháng rồi phải ăn cầm chừng…, nhưng chưa bao giờ vơi bớt đau thương. Sau khi nhận sự hỗ trợ, cha quản xứ Phêrô Mai Xuân Ái đã dẫn đoàn ra xem một khu vực tập kết cá. Không có gì đáng nói, nếu đây không phải là gần một tấn cá được thu gom để tiêu hủy cách an toàn, vì chúng bị nghi ngờ có nhiễm chất độc. Nhất quyết không cho số cá này được tiêu thụ, cha Phêrô đã thu mua tất cả để tiêu hủy. Đau lòng lắm, tiếc lắm khi bao công sức của những ngư dân tan thành mây khói!

Khi trời đang đổ lửa, đoàn tiếp tục chuyến hành trình của mình. Điểm dừng chân cuối cùng là giáo xứ Đông Yên, hạt Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Sau khi đến thăm địa điểm mới mà nhà thờ giáo xứ đang xây dựng, đoàn đến với khu đất cũ. Ấn tượng đầu tiên kèm theo chút ngậm ngùi, xót xa là cảnh hoang tàn với đống gạch đá, với những căn nhà đang bị đập dở dang. Đoàn dừng lại ở sân nhà thờ cũ và nói chuyện với một số người dân đang có mặt ở đây. Một phút sau tiếng chuông, những người đang bám trụ tại khu đất cũ (158 hộ) đã có mặt khắp sân nhà thờ. Những câu chuyện được kể, những khó khăn của người dân được chia sẻ. Người quạt, người che nắng cho các vị chủ chăn, người thao thức kể về cuộc sống của họ. Thảm họa kép mà người dân Đông Yên đang cùng lúc gánh chịu: nhập nhằng trong chuyển đổi đất đai và ô nhiễm môi trường biển, đang từng ngày đè nặng lên cuộc sống mưu sinh của họ. Không đồng ruộng, không biển, họ đang thoi thóp nằm chờ nằm chực. Thế nhưng, quên đi cái oi bức đến nghẹt thở của thời tiết và thời cuộc, hơn lúc nào hết, đoàn người lại thư thái đầm mình trong bầu khí yêu thương của tình cha con, tình huynh đệ.

Hành trình của đoàn cứu trợ kết thúc bằng giờ cầu nguyện ngắn tại ngôi thánh đường Đông Yên cũ. Không đèn nến lung linh, không áo quần chỉn chu, không đoàn rước tươm tất. Lòng hợp lòng, những mục tử và đoàn chiên đang quỳ trước nhan Chúa để thì thầm nhỏ to với Ngài về những cơ cực mà đoàn con đáng gánh chịu, những áp bức không biết chia sẻ cùng ai.

Khi đoàn chuẩn bị chia tay bà con Đông Yên, một nhóm các bà vừa lấy tay lau vội khóe mắt, vừa mếu máo: “Các con ăn chút gạo của các cha mà ứ nước mắt, nghẹn lắm!”. An ủi bà con, cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính chia sẻ: “Với sức con người, anh chị em khó lòng vượt qua được giai đoạn khó khăn này. Nhưng với ơn Chúa, anh chị em sẽ làm được, miễn là anh chị em đừng bỏ Chúa, cứ bám lấy Chúa thật chặt là được”.

Tạm biệt Trừng Hải, Xuân Hòa và Đông Yên, đoàn trở về với những công việc thường ngày. Giờ đây, cái háo hức lúc khởi hành nhường chỗ cho chút trầm tư, trầm tư về những mảnh đời khắc khổ còn vương vấn trong tâm, về bộ mặt nhiều rối ren của xã hội hôm nay và về sứ mạng rao truyền Lòng Thương Xót Chúa: “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5,7).
 
Lễ ban bí tích thêm sức tại giáo xứ Giồng Giá, GP Vĩnh Long
Người Giồng Trôm
19:47 15/06/2016
GIÁO XỨ GIỒNG GIÁ (GIÁO PHẬN VĨNH LONG): THÁNH LỄ BAN BÍ TÍCH THÊM SỨC

Sau nhiều ngày chờ mong, ngày 15 tháng 6 là ngày hồng phúc của họ đạo nhỏ bé Giồng Giá – Giáo Phận Vĩnh Long. Chiều hôm nay, Đức Giám Mục giáo phận Vĩnh Long đã về đây để ban bí tích thêm sức cho các em nhỏ cũng như một số người lớn.

Xem Hình

Chiều hôm nay, cơn mưa mát dịu chiều hôm nay như cơn mưa hồng ân của Chúa. Dù đường sá xa xôi cách trở nhưng các linh mục dù ở thật xa Giồng Giá vẫn quy tụ với vị Cha Chung của Giáo Phận.

15 giờ, cộng đoàn cùng hướng về cuối nhà thờ để đón đoàn đồng tế. Chủ tế Thánh Lễ ban Bí tích Thêm sức cũng là người đi cuối cùng của đoàn rước là Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai.

“… Chúng ta khẩn khoản nài xin ơn Chúa Thánh Thần xuống trên những người lãnh Bí Tích Thêm Sức hôm nay và cho từng người trong Họ Đạo chúng ta”. Lời dẫn Lễ khép lại và cộng đoàn cùng cất tiếng hát: “ … tôi sướng vui mừng reo trong Người …” để bước vào Thánh Lễ.

Mở đầu Thánh Lễ, Đức Cha Phêrô ngỏ lời cùng cộng đoàn: “Anh chị em thân mến ! Hôm nay chúng ta tụ họp trong ngôi nhà thờ này để tham dự nghi thức ban Bí tích Thêm Sức. Chúng ta cùng nhau cầu xin Chúa ban Thánh Thần của Ngài ngự đến từng người lãnh phép Thêm Sức và cho mỗi người chúng ta để tất cả mọi người chúng ta đã lãnh nhận Bí tích Thêm Sức củng cố đức tin và chúng ta dám tuyên xưng đức tin chúng ta trong đời sống hang ngày trước mặt mọi người. Giờ đây chúng ta nhìn nhận tội lỗi chúng ta để chúng ta xứng đáng cử hành mầu nhiệm Thánh”.

Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Đức Cha Phêrô mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lại 7 ơn Chúa Thánh Thần (Xin mời cộng đoàn xem video giảng https://youtu.be/Ti2YVjmr6sY). Đức Cha giải thích lại cho cộng đoàn từng ơn Chúa Thánh Thần. Để kết thúc, Đức Cha mời gọi cộng đoàn hãy cầu nguyện với Chúa trong mọi hoàn cảnh, có thể cầu nguyện chung nhưng rồi cũng có thể cầu nguyện riêng và âm thầm chứ không phô trương như những người Biệt Phái trong Tin Mừng hôm nay. Cầu nguyện âm thầm để Chúa nhìn thấy có giá trị hơn đánh giá của con người. Về ăn chay cũng vậy, chúng ta ăn chay để Chúa thấy và Chúa sẽ ban thưởng cho chúng ta … Nhờ ơn của Chúa, Chúa sẽ mở lòng soi trí chúng con để chúng con biết đường lối Chúa …và tôn thờ Chúa. Xin Chúa chúc lành cho chúng con nhân ngày chúng con lãnh nhận Bí tích Thêm Sức.

Sau bài giảng đến nghi thức Ban Bí Tích Thêm Sức.

Lời kinh cầu xin Chúa Thánh Thần được cộng đoàn cất lên cách sốt sắng như muốn thưa với Chúa Thánh Thần xin hãy đến với mỗi người và cách riêng những người lãnh Bí Tích Thêm Sức hôm nay.

Kế đến, cha Sở Họ Đạo Giồng Giá là Cha Phêrô Lê Hoàng Lâm giới thiệu những người xin lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức hôm nay từ các họ đạo Giồng Giá, Bãi Ngao và Ba Tri. Cha Sở chứng nhận là đủ điều kiện để Đức Cha Ban Bí Tích Thêm Sức.

Sau lời chứng nhận của Cha Sở Phêrô, Đức Cha Phêrô thỉnh vấn việc từ bỏ ma quỷ của những người lãnh Bí Tích Thêm Sức hôm nay. Cùng theo lời công khai tuyên bố từ bỏ ma quỷ là lời tuyên xưng Đức Tin. Kết thúc lời tuyên xưng Đức Tin là lời nguyện của Đức Cha: “Lạy Chúa, Chúa đã ban Thánh Thần cho các Tông Đồ, và cũng muốn nhờ các ngài và những người kế vị các ngài mà ban Thánh Thần cho toàn thể các tín hữu, xin Chúa đoái thương nghe lời chúng con khẩn nguyện, để giờ đây tuôn đổ xuống tâm hồn các tín hữu ơn Thánh Thần mà Chúa đã thương thực hiện lúc khởi sự rao giảng Tin Mừng. Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con”.

Sau lời nguyện hiệp Lễ, một đại diện Họ Đạo ngỏ lời cảm ơn Đức Cha và quý Cha đồng tế: “Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ vì muôn ơn lành Chúa thương ban” … hôm nay là ngày hạnh phúc của gia đình Họ Đạo chúng con vì được Đức Cha dâng Thánh Lễ và Ban Bí Tích Thêm Sức cùng cầu nguyện cho gia đình Ho Đạo chúng con. Xin chân thành cảm ơn Đức Cha, Cha Quản Hạt và quý Cha … Họ Đạo chúng con nhận được sự yêu thương của Đức Cha với Họ Đạo chúng con … chúng con nghĩ đến những ưu tư, quan tâm đến đoàn chiên của Giáo Phận. Chúng con xin Chúa chúc lành để Đức Cha liên kết mọi thành viên trong Giáo Phận Vĩnh Long này được gần nhau. Như khẩu hiệu mà Đức Cha đã chọn “Hãy ra khơi và thả lưới” hầu góp phần làm sang danh Chúa hơn. Chúng con cũng xin cảm ơn quý Cha đồng tế. Nguyện xin Chúa ban ơn, sức mạnh, nhiều tình Chúa thắm đậm tình người … xin quý Cha tiếp tục cầu nguyện cho Họ Đạo chúng con. Chúng con cũng xin cảm ơn Cha Sở, Thầy, quý Dì … Chúng con xin cám ơn Ban Quới Chức, Cha Mẹ … đã dạy dỗ và đồng hành với chúng con trên con đường theo Chúa …

Và đóa hoa tươi thắm được gửi đến Đức Cha như bày tỏ tấm lòng của Họ Đạo nhỏ bé Giồng Giá.

Sau lời cảm ơn của em đại diện, Đức Cha Phêrô ngỏ đôi lời chân tình cảm ơn cộng đoàn. Đức Cha cũng không quên mời gọi cộng đoàn Họ Đạo thánh hóa đền thờ bản thân, đền thờ tâm hồn của mỗi người trong Họ Đạo. Đức Cha mời gọi cộng đoàn cũng không quên chăm sóc đền thờ tâm hồn của mỗi người.

Và rồi những tấm hình lưu ngày đáng nhớ được ghi lại trong ngày hồng phúc này.

Nguyện xin Chúa Thánh Thần tuôn đổ muôn phúc lành của Ngài trên những người lãnh Bí Tích Thêm Sức hôm nay cũng như Cha Sở và họ đạo Giồng Giá. Xin cho mỗi người ngày mỗi ngày trở nên nhân chứng Tình Yêu của Chúa giữa vùng đất Bến Tre quê hương Đồng Khởi này.
 
Giáo Xứ Sao Mai Vũng Tàu Hành Hương Kính Đức Mẹ
Người Giồng Trôm
19:58 15/06/2016
Giáo Xứ Sao Mai Vũng Tàu Hành Hương Kính Đức Mẹ

“Hồng Ân Chúa như mưa như mưa, rơi xuống đời con miên man miên man nâng đở tình con trong tay trong tay vòng tay thương mến. Đời có Chúa êm trôi êm trôi Chúa dắt dìu con luôn luôn khôn nguôi có Chúa cùng đi con không đơn côi, Ôi Tình Tuyệt vời !”. Quả thật, chiều hôm nay, 15 tháng 6, cơn mưa chiều bất chợt như hồng ân Chúa tuôn đổ trên cộng đoàn Giáo xứ Sao Mai (Vũng Tàu), đặc biệt trên Cha Sở và Cha phó Sao Mai.

Trên đường hành hương viếng Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp về, đoàn hành hương Sao Mai ghé thăm Mẹ La Mã Bến Tre. Vượt chặng đường dài đầy gian khó nhưng đoàn vẫn không nản lòng, chỉ sợ lòng cách núi ngăn sông mà thôi.

Phương tiện để đến Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp có thể đi bằng xe lớn 50 chỗ có thể thẳng đến nơi nhưng đến với Mẹ La Mã lại bất tiện vì đường vào nhỏ hẹp. Đoạn đường đi vào đang được nâng cấp nên lại càng khó đi nhất là những ngày mưa phùn như thế này. Thế nhưng, dù sao đi chăng nữa, tình Mẹ - con và con với Mẹ đã để lại đàng sau lưng những vất vả truân chuyên của cuộc đời.

Sau khi nghỉ ngơi đôi chút cũng như tìm đến Nhà Thanh Thản, cộng đoàn quy tụ về với ngôi Thánh Đường ấm cúng La Mã Bến Tre. Nhà Thanh Thản cũng như hệ thống chứa nước và xử lý nước đang còn xây dựng giang dở nên cũng là một trở ngại cho khách hành hương. Vì tình thương, sự cảm thông đã cho qua những bất tiện ngoài ý muốn.

13 g 30, Cha Sở Phêrô Đặng Duy Linh và Cha Phó cùng cộng đoàn giáo xứ Sao Mai cũng như một số người nữa bước vào Thánh Lễ.

Cha Phêrô chánh xứ Sao Mai gợi lên tâm tình tạ ơn Chúa, cảm ơn Mẹ khi mở đầu Thánh Lễ tạ ơn chiều nay.

Trong bài chia sẻ, Cha Phêrô đã gợi lại cho cộng đoàn những nơi Mẹ hiện ra là những nơi khó khăn, nghèo khổ. .. (Xin mời cộng đoàn xem video giảng https://youtu.be/PuLZ-h7bBVc) … chúng ta tạ ơn Chúa. Chúng ta sống ở những vùng có cuộc sống tốt hơn vùng như thế này … chúng ta xin Chúa cho chúng ta cảm nhận ơn Chúa để rồi chúng ta chia sẻ với anh chị em chúng ta.

Trước khi kết thúc Thánh Lễ, Cha Phêrô không quên ngỏ lời cảm ơn Cha Đaminh Nguyễn Hữu Trung - Quản Nhiệm Trung Tâm Hành Hương La Mã - đã đón tiếp đoàn rất nồng hậu. Cha Phêrô cũng đã thông báo với đoàn hành hương vì trời mưa nên cộng đoàn không thể vào nơi kỷ niệm vớt được Linh Ảnh Mẹ.

Sau khi nhận phép lành cuối Lễ, cộng đoàn lại nán lại bên Mẹ để thỏ thẻ, thủ thỉ những tâm tình lên Mẹ La Mã mến thương. Có người thì tranh thủ ghi lại những tấm hình kỷ niệm cho ngày đến đây với Mẹ.

Nguyện xin Chúa, qua lời chuyển cầu của Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre ban muôn ơn lành xuống trên Cha Sở, Cha Phó cũng như cộng đoàn giáo xứ Sao Mai – Vũng Tàu. Cũng xin trao vào tay Mẹ những ý nguyện, những tâm tư của đoàn con từ nhiều nơi đến gửi gấm cho Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã Bến Tre.
 
Văn Hóa
Phiếm Luận: Bố Việt Nam & Đức Tính
Nguyễn Trung Tây
03:09 15/06/2016
□ Nguyễn Trung Tây
Phiếm Luận: Bố Việt Nam & Đức Tính


Con mốc 75 đã mang ra khỏi Việt Nam nhiều triệu cuộc đời Việt Nam tới những vùng đất mới. Ở nơi đó, những bố Việt Nam đối diện với một số dị biệt văn hóa. Nhưng ông bà mình đã dậy, “Nhập gia tùy tục”. Bây giờ sinh sống ở hải ngoại rồi, đức tính mới nào bố Việt Nam cần phải có trên những vùng đất mới? Phiếm luậm Bố Việt Nam và Đức tính đề nghị một số đức tính mà bố Việt Nam cần phải có để gọi là nhập gia tùy tục như ông bà mình đã từng dậy...



Một vòng quay thường lệ, Lễ Bố lại về. Tôi ghé vào nhà người thân, gặp hai ông bố Việt Nam đang ngồi tâm sự với nhau về thân phận đàn ông xứ người. Thấy tôi, ông bố Việt Nam thứ nhất mở miệng than thở,

— Giời ạ! Thằng con trai thì nó rúc rúc trong phòng, chát chát tối ngày với bạn bè, tới giờ cơm gọi chán như gọi đò sang sông cũng không thấy mặt mũi đâu sất. Còn đứa con gái thì mới nứt mắt ra mà đã son với phấn, người thì lúc nào cũng sực mùi nước hoa CK, sểnh ra một cái thì biến mất dạng. Mình có muốn nói chi thì nó cứ nhấm nha nhấm nhẳng như chó cắn ma, “I know! I know!”, y như cái ông gì đó trong truyện Số Đỏ, “Biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Cái ngữ này, biết thế hồi xưa sinh ra trái trứng. Ghét, cho vào nồi luộc. Tức, bóc vỏ ra ăn thì chắc đỡ tức hơn!

Thấy cảnh nhà vắng vẻ, tôi ái ngại hỏi,

— Vợ ông đâu rồi? Tới đây bao nhiêu lần rồi mà đố có mấy khi thấy mặt nội tướng nhà ông…

Ông bố thứ nhất chỉ tay về hướng sòng bài nổi tiếng của phố,

— Kia kià. Ông cứ ra đó đứng nhìn vào thì nom thấy ngay. Hai tay hai máy…

Tôi miệng phân ưu với ông bố Việt Nam mà lòng buồn thiu. Chán chết! Mình đang rầu thối ruột mà gặp phải những ông bố như thế này, thì đời đang hạnh phúc cũng hóa tối om.


I. Nhập Gia Tùy Tục


Mà hình như làm bố Việt Nam trên đất người thiệt tình là không khá. Tức! Muốn phát cho thằng con hỗn như gấu mấy roi cũng phải cẩn thận, bởi coi chừng nó nhấc phôn gọi cảnh sát. Tù mọt gông!

Còn vợ bây giờ thì lại càng đúng là nhất vợ nhì trời. Ai dám đụng vào! Bạn tôi nói nửa đùa nửa thật, bây giờ gặp bà vợ cầm guốc gỗ đập chan chát vào đầu ông chồng giữa nơi thanh thiên bạch nhật, thiên hạ vẫn thản nhiên tỉnh bơ bỏ đi một nước. May lắm có người lặng lẽ liếc nhìn, hoặc là âm thầm ái ngại, nhưng rồi họ cũng vẫn yên lặng bỏ đi. Nhưng khốn cho cái ông bố Việt ngứa mình ồn ào to tiếng với bà vợ, hay là cầm lòng chẳng đặng buông tay tung ra Đệ Nhất Vũ Phu chưởng vào mặt cô vợ ngay giữa phố chợ thì ôi thôi, “đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi!”; bởi thiên hạ sẽ không tiếc tiền điện thoại, nhưng hốt hoảng lôi cell phone ra, khẩn trương gọi cảnh sát ngay. Thế là tòa án. Nhẹ thì cấm ông bố tới gần bà vợ trong vòng ba trăm thước, nặng hơn nữa thì bỏ tù ngồi đếm lịch mệt xỉu. Mà phạt nhẹ hay phạt nặng, đằng nào cũng khổ. Đang vợ chồng mặn nồng, giờ tự nhiên cấm không cho người ta tới gần với nhau. Rõ chán! Còn nếu bị giam trong tù thì lại càng te tua! Bởi mèo hàng xóm, có con mèo nào mà lại khờ khạo đến nỗi chê miếng mỡ đang vắng mặt chủ, may ra chỉ có mèo bị thiến! Ông bà mình cứ hay nói, “Vắng chủ nhà, gà vọc niêu tôm” là như thế đấy. Rõ khổ!

Ông bố Việt Nam thứ hai có máu tếu, chen vào câu chuyện,

— Ông bà mình nói, “Đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục”. Bây giờ sống ở Mỹ, đất âm thịnh dương suy, thôi đành “Phận trai mười hai bến nước”. Trong nhờ đục chịu. Giờ này là “Thân anh như hạt mưa sa, Hạt rơi vào giếng, hạt sa ruộng cày”.

Gặp phải máu tếu, tôi cũng vui miệng đổi đề tài,

— Nếu vậy, ông nghĩ đức tính tối thiểu nào bố Việt Nam ở hải ngoại cần phải có cho hợp tình, hợp cảnh, hợp phong thổ?

Ông bố Việt Nam thứ hai suy nghĩ một hồi, rồi trả lời.

— Dựa vào kinh nghiệm bản thân, tôi nghĩ kiên nhẫn là đức tính đầu tiên mà bố Việt Nam ở hải ngoại cần phải có. Này nhé, kiên nhẫn dẫn mấy bà đi shopping. Kiên nhẫn cho mấy bà chà thẻ nhựa, rồi cuối tháng hốt một đống bill trả tiền. Kiên nhẫn đứng nấu ăn rửa chén cho vợ con dư dả thì giờ ngồi coi phim Đại Hàn nè…

Tôi càm ràm,

— Cái này đâu phải là kiên nhẫn, nhưng là chiều vợ chiều con một cách vô lý…

Ông bố máu tếu dừng lại, lập lại cùng một dòng tư tưởng,

— Đùa chơi cho vui thôi. Nhưng tôi tin rằng kiên nhẫn vẫn là đức tính đầu tiên mà bố Việt ở Mỹ cần phải có rồi đó.



II. Đức Tính

A. Kiên Nhẫn

Tôi cũng đồng ý với ý kiến của ông bố thứ hai. Bởi theo như hãng thông tấn Reuters (đọc được trên internets), mẫu người đàn ông phụ nữ ngày hôm nay yêu mến không còn là khuôn mặt vuông vắn chữ điền nữa. Những khuôn mặt nam tính này chỉ được chuộng vào thời hồi xưa, cái thời mà phụ nữ phái yếu thân phận hoa lý hoa quỳnh sớm nở tối tàn cần phải nương tựa vào phái mạnh, “Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”. Nhưng bây giờ trong thiên niên kỷ thứ ba trai gái đề huề, trái tim phụ nữ tự nhiên trở nên dửng dưng với khuôn mặt đầy nam tính mặt vuông chữ điền, bởi họ biết ngữ này chỉ giỏi cái tài vặt chồng chúa vợ tôi mà thôi.

Còn đàn ông với khuôn mặt chấm phết nho nhỏ vài nét dịu nữ tính tự nhiên khiến trái tim phụ nữ thổn thức, rung động, đêm về thương trộm nhớ thầm. Phân tích ra mới biết bởi những người thanh niên loại này giàu kiên nhẫn, không cố chấp, không ăn nói cấm cẳng như chó cắn ma; mà là ngược lại, cưng vợ như cưng trứng, khoan dung với con cái, nhưng cũng vẫn năng nổ gánh vác gia đình như người đàn ông có khuôn mặt chữ điền.

Nếu vậy thiên hạ dại chi nhắm mắt chọn cho mình khuôn mặt chữ điền, nhất là trong thời đại bình đẳng nam nữ thiên niên kỷ 2000.

B. Trăng Hoa

Ngoài kiên nhẫn, tôi nghĩ bố Việt Nam ở hải ngoại cũng không nên bắt chước thói trăng hoa của ông cựu Tổng Thống Bill Clinton. Giời ạ! Nhớ giùm cho tôi thời vua Solomon, Tần Thủy Hoàng với ngàn vạn cung phi đã qua rồi. Bây giờ đang là thời một vợ một chồng, và chớ có mà dại dột chấm mút như Clinton. Ông bà mình nói, “Khôn ba năm, dại một giờ”. Câu thành ngữ này phải sửa lại tí ti cho hợp với trường hợp của Clinton, “Khôn ba mươi năm, dại chỉ một giờ”. Mà quả thật là như vậy, ba mươi năm lặn lội nấp nấp ở bên Canada để trốn quân dịch, rồi may mắn biết thổi kèn saxophone leo lên ngai vàng Hiệp Chủng Quốc, thế mà chỉ vì khuôn diện bóng sắc Monica Lewinski, mà suýt nữa ngài tổng thống bị Quốc Hội đàn hạch (impeach) đòi truất khỏi ngai vàng Washington như trường hợp của tổng thống Nixon năm xưa qua vụ gián điệp Watergate. Thiệt tình, Lý Duyên Niên nói quả là không sai,

Bắc quốc hữu giai nhân,
Tuyệt thế nhi độc lập.
Nhất cố khuynh nhân thành,
Tái cố khuynh nhân quốc.


Tạm dịch,

Phương Bắc có cô gái đẹp,
Người đẹp tuyệt thế nhưng còn độc thân này (đẹp đến nỗi)
Nghiêng đầu quay lại nhìn một cái, thành quách suy tàn.
Nghiêng đầu quay lại nhìn thêm một lần nữa, quốc gia hưng vong.


Không biết Lewinski liếc nhìn Bill bao nhiêu lần, mà danh tiếng ngài tổng thống liểng siểng lao đao. Hên là bà Cố Vấn Hillary Clinton chịu khó ngậm đắng nuốt cay không nói chi, cho nên thành quách họ Clinton chưa suy tàn, và cũng hên là Hiệp Chủng Quốc chưa sụp đổ bởi cái liếc nhìn của người đẹp Lewinski.

Nhưng gần đây, một số ông bố Việt Nam từ khắp bốn phương tấp nập kéo về Việt Nam tìm hoa thơm cỏ lạ. Cũng tội nghiệp cho những Cô Tấm bên Việt Nam, bởi phận tấm cám, cho nên đành chịu thua trước những đồng tiền của những ông phú hộ hải ngoại. Thiên hạ giờ này chắc đã quên người Do Thái có câu chuyện kể về ông nhà giàu bị Trời phạt không phải bởi vì ông ta giàu có hay bởi số tiền bạc vạn bạc nghìn, nhưng bởi thái độ bất cần của người nhà giàu trước người hàng xóm Lazarô. Trong khi thiên hạ hàng xóm đang sống trong khốn cùng, không có cơm thừa canh cặn để ăn, nhưng ông nhà giàu tỉnh bơ nhởn nhơ ăn chơi sung sướng, không màng chi đến cảnh khổ của thiên hạ. Và bởi thái độ thản nhiên bất cần này, ông nhà giàu nhận được một cái vé one way ticket đi thẳng xuống cõi âm ti. Cho nên, bố Việt Nam, làm ơn, cũng nên cẩn thận. Về Việt Nam tìm cô Tấm, kiếm hoa thơm, ngoài bệnh Aids, Sida, mồng gà trái khế, cũng hãy coi chừng có ngày dẫm lên vết xe đổ của ông nhà giàu vô danh!

C. Chung Thủy

Bố Việt Nam có lẽ cũng không nên bắt chước tài tử Tom Cruise, chồng cũ đại tài tử Úc Châu Nicole Kidman. Tội nghiệp cho cô nữ tài tử xinh đẹp như hoa, nhưng lận đận với đường tình duyên, bởi người ngọc chân dài vớ nhầm ngay phải ông chồng ưa thay vợ như thay áo.

Thế giới Holywood là một thế giới đẹp. Người nào làm việc cho kinh đô điện ảnh thế giới không mặt hoa da phấn như cô đào miệng rộng Julia Roberts thì cũng là lực lưỡng đô con như Russell Crowe. Nhưng đằng sau tấm màn nhung sân khấu, cuộc đời chua như nho chát của kinh đô Holywood vẫn chưa bao giờ thay đổi. Nữ tài tử khét tiếng Elizabeth Taylor bộ phim Cleopatra là mấy đời chồng. Ca sĩ Britney Spears bị ông chồng cũ đe dọa mang lên internets những thước phim rất là thầm kín riêng tư của hai người. Brat Pitt đang vợ chồng ngon lành với Jennifer Aniston, nữ tài tử điện ảnh có nét dịu dàng, duyên dáng, xinh như mộng. Thế mà nhấm nhẳng cãi nhau, rồi đùng một cái ly dị, bỏ luôn, “Good bye, my love!”. Thiệt tình! Chẳng đâu vào với đâu.

Bố Việt Nam ở hải ngoại không bao giờ nên bước vào vết xe đổ của những tài tử Holywood. Nhưng làm ơn nhớ dùm, “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Dù có là cơm nguội với mắm ruốc, không nóng sốt như cơm trắng thịt sườn ở chợ, nhưng đó vẫn là cơm mắm nhà mình. Chớ có tham mê vẻ hào nhoáng của cơm trắng sườn nướng. Bởi vẻ đẹp hào nhoáng bề ngoài cũng chỉ giống như hoa trong tranh, nhìn thì đẹp, nhưng vẫn không thật, hoặc là có thật thì cũng chỉ là tạm thời, bây giờ đẹp, ngày mai tàn phai, y như hoa Quỳnh, khuya nở sáng tàn mà thôi.

D. Kỳ Thị

Chung thủy là một chuyện, tôn trọng nhân phẩm con người lại là một đức tính mà bố Việt Nam ở hải ngoại cần phải học hỏi, bởi một lần nữa, câu “Khôn ba năm dại một giờ” của ông bà mình vẫn cứ đúng phong phóc trong trường hợp của Mel Gibson, đạo diễn và cũng là nhà sản xuất bộ phim nổi tiếng bạc triệu, “The Passion of the Christ”.

Mel Gibson, sau bộ phim The Passion of the Christ hốt bạc, danh tiếng của tài tử gốc Úc Châu nổi như diều gặp gió. Đồng ý là Mel Gibson cũng đã nổi từ những bộ phim Lethal Weapon và Braveheart của thập niên 90 rồi. Nhưng phải đợi đến khi bộ phim The Passion of the Christ ra đời, tài tử có máu Úc vừa nổi danh, lại vừa nổi tiền. Tiền bạc do bộ phim The Passion từ khắp các rạp chiếu bóng trên toàn thế giới tấp nập đổ xô kéo về ngân hàng của Mel Gibson chật cứng. Mà bạc này không phải là vài chục triệu đô, nhưng là bạc trăm triệu của chín con số. Sướng nhé! Ngồi đếm không cũng cảm thấy mệt cầm canh.

Cuộc đời ông triệu phú tài tử Mel Gibson tưởng là thiên đàng. Nhưng ai ngờ, cũng chỉ vì rượu. Rượu vào lời ra, mà toàn là những lời nói độc địa giết người. Thế là cuộc đời của Mel Gibson đi vào ngõ cụt. Chuyện xảy ra là có một lần, sau một bữa nhậu nhẹt say sưa, Mel Gibson lái xe về nhà. Trên đường, thấy chiếc xe xiêu vẹo lao đao, cảnh sát Mỹ hú còi, chận lại, hóa ra là ngài Mel Gibson. Trong hơi men, ông đạo diễn tự nhiên vớ vẩn chẳng đâu vào với đâu mở miệng buông ra những lời nói kỳ thị nặng ngàn cân, đụng chạm tới cộng đồng Do Thái trên khắp toàn thế giới. Tin tức nóng sốt về vụ bia bọt và buông lời nhục mạ người Do Thái của Mel Gibson chỉ trong tích tắc chạy lan ra khắp toàn cầu. Người người trên khắp năm châu đều nhận được tin tài tử Úc Châu buông lời kỳ thị. Thế là tài tử Mel Gibson tàn một đời trai. Cuộc đời và sự nghiệp của ông rớt thẳng xuống dốc.

Bố Việt Nam ở hải ngoại hãy cẩn thận. Đừng đi theo vết xe đổ của Mel Gibson. Đừng dạy dỗ con cái xét người theo màu da. Bởi nếu phải mang lên bàn mổ xét nét theo màu da, cũng đừng quên có một số người vớ vẩn vẫn cứ liệt kê người miền Viễn Đông vào sắc tộc có màu da vàng.



III. Đời Cua Cua Máy: Hiểu Biết


Tôi hỏi ông bố Việt Nam thứ hai,

— Bàn về những đức tính mà bố Việt Nam ở hải ngoại trong thiên niên kỷ thứ ba cần phải có, ông có đồng ý với những đức tính mà ông và tôi vừa phân tích ở trên hay không?

Ông này gật đầu,

— Đồng ý, bởi tôi đã nói với ông rồi, bây giờ mình đang ở hải ngoại rồi. Nhập gia tùy tục. Bố Việt Nam ở hải ngoại phải kiên nhẫn với vợ và con, thủy chung trước sau với vợ. Đừng có chồng chúa vợ tôi như ở bên Việt Nam nữa.

Ông bố Việt Nam thứ nhất nhào vào,

— Ông là chỉ có mà dỗi hơi nói chuyện tầm phào. Tôi thấy con cái thời nay bướng bỉnh, nói khó nghe, khó dạy quá. Cho nên lúc nãy tôi đã nói với ông rồi đó, biết con cái nó bướng bỉnh như thế này, tôi sẽ không liều chết đóng vàng mang tụi nó qua bên đây nữa…!

Ông bố thứ hai phản đối,

— Ông thần nước mặn ơi! Hồi xưa, cái thời ông mới lớn, ông cũng phá như quỷ. Bây giờ có tí tuổi rồi, tự nhiên ông ăn nói lành thánh cứ y như chú tiểu ngồi gõ kinh khuya trong chùa. Ông còn nhớ không? Hồi xưa ông là chuyện viên cầm ná bắn rụng xoài nhà người ta. Có con gà mái dầu đẻ trứng nấu cháo của nhà bà xóm, ông cũng rắn mặt bắt đi cắt cổ. Bố ông cấm không cho hút thuốc lá, ông len lén chui vào nhà xí hút lén.

Ông bố thứ nhất gãi gáy chữa thẹn, miệng chống chế,

— Đúng, tôi công nhận với ông là hồi xưa là tôi cũng phá dàn trời. Nhưng thời bây giờ tụi hắn đâu có thèm hút thuốc lá nữa. Giờ là hắn nuốt thuốc E, chích bột trắng…

Ông bố thứ hai chép miệng,

— Ông ơi! Ông bà mình đã nói rồi, “Dạy con từ thủa còn thơ, dạy vợ từ thuả bơ vơ mới về”. Hồi xưa, con ông còn nhỏ như trái trứng, ông bỏ mặc nó ở nhà, ông lăn sả vào công ăn việc làm ở trong hãng. Ngày thường ông cày overtime, thứ Bẩy, Chúa Nhật ông cũng lôi cày ra ruộng cày tiếp. Hồi xưa ông để mặc con ông tự lớn như cỏ hoang mọc loang lổ sau sân vườn. Bây giờ ông còn than van cái nỗi chi.

Ông bố thứ hai tiếp tục,

— Ông cũng đừng có quên, ông bà mình cũng nói, “Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”. Hồi xưa ông cũng ương ương chướng chướng kiểu thập niên tám mươi. Bây giờ con ông cũng vậy thôi, nó cũng ương ương chướng chướng theo kiểu thập niên hai ngàn. Ông cứ banh mắt ra mà coi… Rồi ông sẽ có dịp nghe con ông than thở “Giời ạ, con nít thập niên 2050 sao mà nó ương ương chướng quá!”.

Ông bố thứ nhất yên lặng một giây, rồi mở miệng cằn nhằn,

— Muốn nói cái gì thì nói đại đi ông nội! Cứ úp úp mở mở hoài, mệt quá.

Ông bố thứ hai lý luận,

— Ông thần nước mặn ơi! Bố Việt Nam ở hải ngoại ngoài kiên nhẫn và thủy chung là những đức tính cần phải có, ông ta cũng nên hiểu biết một chút. Bây giờ đang sống ở Mỹ, mà ông cứ nằm dài ở trong nhà, đi ra đi vào sai vợ sai con như sai người ở con sen của cái thời trước năm 75. Lời thật thì ưa mích lòng, nhưng nói thì vẫn phải nói. Ông là ông còn hên đó. Ông thì khó tính như quỷ, mà con trai của ông nó chỉ mới trốn biệt ở trong phòng chát chát với bạn bè; còn con gái của ông thì nó chỉ mới son phấn sức nước hoa CK bỏ đi chơi với bạn bè của nó. Ông nhìn kỹ đi, nhìn cái mặt của ông kia kìa, quanh năm suốt tháng lúc nào cái mặt của ông cũng hầm hầm giống như thù cha chưa trả, như mắc bệnh táo bón kinh niên! Hèn chi con cái nó né gặp mặt ông tối đa. Chẳng trách chi, đi làm vừa mới về, vợ ông không bỏ đi tếch thẳng một nước tới sòng bài cũng uổng!



IV. Một Đóa Hồng Tới Bố Việt Nam


Thấy hai ông bố bắt đầu to tiếng, tôi chen vào làm sứ thần hòa giải,

— Thôi, thôi, em can hai quan bác. Lỗi cũng bởi vì em nhiều chuyện tầm phào ưa dựng nêu đốt pháo. Mà thôi, lễ của mấy ông bố đã gần tới rồi. Nói chi thì nói, em vẫn phục mấy ông bố Việt Nam sống ở hải ngoại. Bắt đầu từ những ngày của năm 75 lạc loài tại Guam, kéo dài cho tới những năm tháng bơ vơ tại Songkla, Galang, Palawan, Pulau Bidong, biết bao nhiêu ông bố Việt Nam đã vươn lên, cố gắng vượt qua hàng rào văn hóa và ngôn ngữ, tiếp tục làm cây trụ cột chống đỡ gia đình. Nếu không có những ông bố Việt âm thầm hy sinh đời bố cho đời con, sáng chiều cày bừa hai jobs, làm sao có những người con Việt Nam thành công trên đất người? Hai quan bác thấy đó, thiên hạ ưa nói bên cạnh một người đàn ông thành công trong xã hội luôn luôn là hình ảnh của một người vợ hiền. Em thì em nghĩ đằng sau những thành công rực rỡ của tuổi trẻ Việt Nam trên toàn thế giới luôn luôn là những âm thầm chịu đựng và hy sinh vất vả của những ông bố Việt. Bởi bố Việt Nam cực khổ với đời sống mới, cho nên mới có con Việt Nam thành công trong xã hội của ngày hôm nay. Cho nên hai bác có đồng ý với em là vào ngày Father’s Day, mình nên dâng tặng một đóa hoa tới những ông bố Việt Nam như một lời tri ân cho những hy sinh âm thầm nhưng vĩ đại của Bố Việt Nam ở hải ngoại hay không?

Hai ông bố Việt Nam nâng cao chai bia, miệng nói,

— Đồng ý! Đồng ý! Cái này gọi là ba mặt một nhời, “Bố Việt Nam muôn muôn đời vạn vạn tuế!”.

Tôi nghi ngờ nhìn hai ông bố Việt Nam, e ngại không biết cái này là hai ông ấy nói hay là bia bọt nói. Nhưng thấy khuôn mặt họ bình thường, không đỏ ké như người say, mà lại có vẻ thành thật, cho nên tôi an tâm, đưa cao chai bia uống ké, miệng cũng chúc mừng theo,

— Happy Father’s Day!

□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
 
Lá thư Canada: Giám Mục thứ hai
Trà Lũ
09:16 15/06/2016
Lá thư Canada: Giám Mục thứ hai

Sống ở Canada trên 40 năm, chúng tôi vẫn tin rằng đây là miền đất thiên thai, miền đất thiên đàng. Rất nhiều sách vở, báo chí, thống kê đã chúng minh điều này, và cuộc sống thường nhật của chúng tôi cũng đã chứng nghiệm như vậy.

Tuần qua các cơ quan truyền thông quốc tế đã phổ biến kết quả một cuộc nghiên cứu rất hay của US News & World Report. Rằng họ phỏng vấn 16.200 người tại 60 quốc gia trên thế giới, lần này họ chỉ phỏng vấn giới trẻ, tuổi từ 18 tới 35. Họ phỏng vấn về nhiều đề tài, nhưng câu hỏi đúc kết là xét về tổng thể thì nước nào tốt nhất thế giới. Giới trẻ đại diện toàn cầu đã trả lời: Canada. Canada rồi mới đến Đức, Anh, Nhật và Mỹ. Các cụ thấy chưa, Canada vẫn luôn luôn đứng đầu danh sách. Chính vì thế mà các ông cộng sản gộc ở Tàu và ở Việt Nam hiện đang cho vợ con ôm của chạy sang đây và đang hối hả mua nhà. Thị trường địa ốc ở Vancouver và Toronto đang bốc khói ngùn ngụt, nhà bán chạy đến độ nhiều khách mua nhà, rồi mua luôn cả đồ đạc bàn ghế chén đĩa.

Xin được viết tiếp về cuộc phỏng vấn thế giới trẻ trên đây. Xét về tổng thể thì Canada là nhất, nhưng nếu xét về mặt tình yêu, nơi nào l‎à lý tưởng nhất cho giới trẻ hẹn hò yêu đương. Các cụ có biết đáp số là gì không cơ ? Thưa mặt này thì Canada không đứng nhất mà là Brazil, ta quen gọi là Ba Tây. Brazil là nước tốt nhất cho các cuộc hẹn hò. Điều này làm tôi rất mực ngạc nhiên vì xưa nay tôi chưa từng nghe tới. Tôi cứ nghĩ là Paris Pháp quốc chứ. Tôi bèn mở máy. Và, các cụ ơi, cái máy vi tính của tôi là nơi tôi cất giữ các tài liệu đã cho tôi câu trả lời cũng về ‘hẹn hò’ ở Brazil, nhưng không phải hẹn hò trai gái mà là hẹn hò của các chính khách.

Bây giờ là đầu hè, ngày còn rộng tháng còn dài, mời các cụ theo tôi lang bang nơi miền đất rộng lớn đứng hàng thứ 5 trên thế giới với 200 triệu dân nha. Trong kho hồ sơ về Brazil, tôi thấy chữ BRICS nổi bật. Các cụ đã nhớ ra chữ này chưa? Rằng xưa nay Nga và Tàu vốn hằng ghen tị với Mỹ. Nga và Tàu thấy Mỹ làm bá chủ thế giới với liên minh G-7, liên minh G-20, và đồng đô la của Mỹ bá chủ ngân hàng toàn cầu thì ghét Mỹ lắm.. Và hai ông đã ra tay: Năm 2008 Tàu Cộng lập nên một liên minh mới về kinh tế tài chánh chống lại Hoa Kỳ, chống lại đồng đô la Mỹ. Tàu Cộng kéo thêm Brazil, Nga, Ấn Độ và South Africa. Liên Minh mang tên BRICS. BRICKS là chữ dầu của 5 quốc gia chủ chốt Brazil, Russia, India, China, South Africa. Đơn vị tiền tệ chính của Liên Minh là đồng tiền của Tàu, đồng Nguyên tức Nhân Dân Tệ. Ông Tàu và ông Nga sung sướng hí hửng ra mặt. Phen này liên minh chúng ta sẽ cho Mỹ biết tay, sẽ giết chết đồng đô la Mỹ. Bà tổng thống Brazil là Dilma Rousseff được Tàu Cộng phong làm chủ tịch BRICS. Bà được chủ tịch lúc đó là Hồ Cẩm Đào xưng tụng là người bạn vĩ đại của nhân dân Tàu. Bà Dilma vênh mặt lên. Bà ta kiêu ngạo đến nỗi năm 2014 Tổng thống Obama ngỏ ‎ý ‎mời Bà lên thăm Hoa Kỳ, bà đã làm lơ, không thèm lên. Bà kéo Peru, Bolivia theo bà cùng tôn thờ Các Mác và Xã Hội Chủ Nghĩa. Nhưng, ôi chữ nhưng bom nổ, bà đâu có ngờ, các ngân hàng lớn nhỏ ở Brazil đã không chấp nhận đồng Nguyên của Tàu thay thế đồng đô la của Mỹ. Tàu và Nga, và chính quyền của Bà Dilma đâu có ngờ năm 2015 và 2016 kinh tế Brazil sụp đổ hoàn toàn. Chế độ XHCN của Dilma hoàn toàn thất bại. Nga đang cứu Nga không nổi làm sao cứu Dilma, Tàu Cộng đang mắc kẹt trong nước và Biển Đông cũng ngoảnh mặt làm ngơ. Thế là giấc mơ làm chủ Nam Mỹ của Nga của Tàu bỗng thành mây khói. Chủ nghĩa Cộng sản chỉ có thể trụ ở Cuba mà thôi.

Các cụ thấy chưa, Brazil đâu có phải là nơi hẹn hò tốt cho Xã Hội Chủ Nghĩa. Có lẽ Brazil chỉ là nơi hẹn hò yêu đương của lớp trẻ mà thôi. Việc này tôi chưa tin, tôi sẽ tìm thêm tài liệu rồi trình các cụ sau nha.

Làng tôi nghe tôi nói về BRICS của Brazil, về cái mộng bá chủ của Tàu Cộng, thì cái máu ghét Tàu nổi lên đùng đùng. Mẹ bố cái thằng Tàu. Như để thêm lửa, Ông ODP liền kể chuyện Võ Sĩ Cung Lê. Anh Cung Lê gốc thuyền nhân tỵ nạn đã đại diện Hoa Kỳ đánh bại anh võ sĩ Tàu. Các cụ có xem cái clip nổi tiếng này chứ. Cứ mở Google rồi đánh chữ Cung Lê là thấy liền. Trận đấu này nổi tiếng vì là trận mang danh quốc gia: USA - CHINA. Anh võ sĩ Tàu tên là Na Sun, cao hơn Cung Lê gần một cái đầu. Anh gốc Mông Cổ. Anh ta bận cái quấn đỏ, bước lên võ đài nghênh ngang. Còn Cung Lê đại diện võ sĩ Hoa Kỳ thì bận quần đen có vẽ thêm cờ vàng ba sọc đỏ. Cung Lê năm nay mới 34 tuổi. Trận đấu này ở San Jose. Vì là trận kết hợp các thứ võ, Mixed Martial Arts, đấm đá tự do, xem đã mắt lắm các cụ ạ. Anh Cung Lê của chúng ta đã quật ngã anh Tàu lia chia. Chỉ mới 3 hiệp mà anh Tàu thở rốc rồi đầu hàng. Võ sĩ Tàu đầu hàng võ sĩ Việt nha, thưa các cụ.

Cụ Chánh lên tiếng hỏi các nhà thông thái trong làng rằng Tàu Cộng đang công khai xâm chiếm lãnh thổ VN, sao VC không theo chân Phi Luật Tân kiện Tàu Cộng nơi tòa án quốc tế? Việt Nam có dư tài liệu để chứng minh mà. Ngay như lão đây đọc sách cũ thì cũng đã thấy tiền nhân vẽ bản đồ nước ta mang tên Xích Quỷ rồi Văn Lang, rồi Âu Lạc, biên giới lên tới tận sông Hoàng Hà miền bắc nước Tàu cơ mà.

Ông ODP xin trả lời: Bọn CS Hà Nội biết hết nhưng chúng là dân khốn nạn, vừa hèn vừa tham tiền vừa tham sống. Tàu Cộng đã răn đe CSVN lâu rồi: Bọn chúng mày mà trưng ra các chứng cớ và kiện tao thì chúng mày và phe cánh chúng mày chết ngay…

Qua mạng, tôi được biết Ông Trần Thắng ở Mỹ đã chứng minh bằng 150 bản đồ cổ rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Ông Thắng tốt nghiệp kỹ sư cơ khí tại University of Connecticut và làm việc cho công ty động cơ Pratt & Whitney từ năm 2000. Ông Thắng cũng là chủ tịch Viện Văn Hóa Giáo Dục VN, IVCE, tại New York. Ông đã sưu tầm được 150 bản đồ cổ của Trung Hoa trong đó không có Hoàng sa, và 3 sách địa dư cổ của Trung Hoa cũng chứng minh chủ quyền của Tàu chỉ tới đảo Hải Nam. Ông Thắng đã gủi toàn bộ tài liệu này về cho chính quyền VN.

Các tài liệu của Ông Trần Thắng là một bằng chứng hùng hồn chứng minh Hoàng sa và Trường sa là của Việt Nam, nhưng Đảng CSVN đã ngậm miệng. Và họ đang tiếp tục ngậm miệng, diển hình nhất là vụ Formosa và cá chết ở Vũng Áng. Bọn CSVN bảo còn đang tìm thêm chứng cớ. Tìm gì đâu. Bọn chúng không dám mở miệng đó thôi, một phần vì sợ Tàu Cộng, một phần vì nội bộ đang đấm đá nhau về việc chia chác tiền Formosa đã hối lộ ngày xưa. Bây giờ CSVN mà bắt tội Formosa thì bọn Tàu sẽ trưng ra chứng cớ đã cho tiền, các lãnh tụ gộc của CSVN đã cầm tiền và chia nhau bỏ túi. Bây giờ biết ăn nói làm sao đây, chúng đang tìm lời mà nghĩ chưa ra, các cụ ạ.

Xin bỏ chuyện cá chết, nhức đầu quá, để nói chuyện vui về Cụ Obama.

Hiện nay quốc nội cũng như hải ngoại vẫn còn nói tới 3 ngày thăm viếng VN của tổng thống Hoa Kỳ Obama hồi tháng Năm. Ôi chuyến thăm lịch sử. Xưa nay chưa có cuộc thăm viếng nào tốt đẹp như vậy. Nó khác xa cuộc thăm viếng của Vua Tập Cận Bình trong tháng trước. Vua Tàu đến được Hà Nội chào đón đúng nghi lễ quân vương, có 21 phát súng thần công, có thảm đỏ, có duyệt binh, có cờ quạt biểu ngữ, nhưng dân chúng đón chào thì hững hờ và không có bao nhiêu, hầu như toàn con cháu các cán bộ. Hình như lại có một đám dân hỗn láo dám biểu tình chống Tàu, dám trưng ảnh vua Tàu bị gạch mặt. Trong khi đó, Vua Obama đến, dân chúng đứng dầy đường chào mừng. Ông đọc diễn văn ở Hà Nội, một diễn văn lich sử, bài dài 41 phút, trước 2000 người, đa phần là giới trẻ. Ông đã làm rung động lòng người. Ông đã nói với giới trẻ rằng đây chính là thời gian làm lịch sử của các bạn, cụ Nguyễn Du của các bạn đã nói thế.

Rồi Ông Obama đi ăn bún chả Hà Nội, ông không bận mũ áo quân vương mà mặc một áo sơ mi trắng, còn xắn tay lên nữa. Ông đã ăn 2 phần bún chả, ăn một cách ngon lành, không phải ông đóng kịch mà ông ăn thiệt tình. Lại còn tu bia, ly chén không dùng. Lại còn ngồi cái ghế nhựa không có tựa lưng. Ôi, hình ảnh ông Obama ăn bún chả đẹp quá. Dân Việt Nam yêu ông qúa. Bạn bè tôi bây giờ đi ăn bún chả thì không kêu ‘bún chả Hà Nội’ mà kêu ‘Bún Chả Obama’. Ông Obama ơi, chúng tôi ở tận Canada mà còn mê ông hết sức vậy đó, ông có biết không?

Theo báo chí thì ông Obama đến VN mang toàn quà chứ không đòi VN một thứ gì. Ông tháo bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương nhưng khi ông loan báo món quà này thì ông nói nhỏ tiếng vì cho rằng đây là việc nhỏ. Điều mà ông nói to và được vỗ tay lớn tiếng đó là Hoa Kỳ sẽ mở Trường Đại Học Fulbright mang kiến thức và văn hóa Bắc Mỹ đến cho VN, và Đạo binh xanh Peace Corp sẽ dạy tiếng Anh cùng với các dịch vụ từ thiện.

Thế giới truyền thông đã phổ biến rộng rãi các hình ảnh về sinh hoạt của Ông Obama trong 3 ngày thăm viếng lịch sử này. Toàn tiếng vỗ tay, toàn tiếng cười, toàn biểu ngữ hoan hô Obama không à.

Phe các bà trong làng tôi cũng ca ngợi ông Obama hết lời. Ca ngợi xong thì các bà quay vào ông ODP trưởng lão của các nhà quân tử thông thái chúng tôi mà xin thêm ‎ý‎ kiến. Ông ODP trả lời ngay:

- Tôi có một cái nhìn hơi khác các bà, ‎ý kiến tôi như sau: Ông Obama đã đóng một vở kịch thật toàn hảo của một chính khách. Bài bản được Nhà Trắng soạn thảo rất tinh vi. Ta không hề thấy một sơ hở nào. Ông Obama như đã bỏ bùa cho mọi người. Tôi thấy cốt lõi vở kịch đó như thế này: Bây giờ Biển Đông hết sức căng thẳng. Hoa Kỳ đã chuyển trục. Xưa thì Hoa Kỳ cần xăng dầu nên chú tâm đặc biệt đến các nước Trung Đông. Nay thì Hoa Kỳ không còn lo về xăng dầu nên đã chuyển tâm sang Thái Bình Dương. Đối với Hoa Kỳ, Biển Đông bây giờ là một huyết mạch quan trọng, một lộ trình kinh tế có giá hơn 5.000 tỷ Mỹ kim hằng năm. Nhất định Hoa Kỳ không thể để Trung Cộng chiếm cứ và làm chủ miền này. Hoa Kỳ và Trung Cộng đang đối đầu nhau, chiến tranh có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Nếu cuộc chiến bùng nổ thì địa thế của VN đóng một vai trò chính yếu. Vịnh Cam Ranh sẽ là một quân cảng vô cùng quan trọng vừa cho hải quân vừa cho không quân. Các căn cứ ở Nhật, ở Phi Luật Tân không thể so sánh được với Cam Ranh. Cho nên bằng mọi giá Hoa Kỳ phải xử dụng Cam Ranh. Hoa Kỳ chắc đã đi đêm với VN xong rồi, đã được thỏa thuận ngầm là Hoa Kỳ sẽ dùng Cam Ranh khi có biến. Điều này tối mật nên Hoa Kỳ giấu đi, đã tung hỏa mù, làm mờ nhạt Cam Ranh. Ông Obama đến thăm VN có nói gì tới Cam Ranh đâu, toàn nói chuyện văn chương chữ nghĩa, chuyện hòa bình. Ông đã đóng kịch khéo quá và giỏi quá.

Nói đến đây Ông ODP tỏ dấu mệt, ông xin ngưng. Dân làng còn đang mê bài diễn văn không cho ông ngưng, xin ông nói tiếp. Diễn giả đã vâng lời. Ông nhấp một ngụm trà rồi nói tiếp:

-Trên đây là chuyện toàn vùng, Mỹ và Trung Cộng sẽ đánh nhau ở Biển Đông. Riêng Việt Nam thì có thể theo kịch bản khác: Trung Cộng sẽ gây hấn ở Biển Đông và quân đội VN sẽ đánh trả, thế là cuộc chiến Tầu Cộng-Việt Cộng bùng nổ. Quân Trung Cộng sẽ ào vào Việt nam, chúng sẽ từ phía bắc kéo xuống, và quân mai phục trong các đặc khu kinh tế sẽ ào ra, hải quân và không quân tử biển phía đông đánh vào, quân VN làm sao mà địch nổi. Rồi tướng Phùng Quang Thanh kêu gọi quân đội VN đầu hàng để tránh đổ máu. Thé là Trung Cộng sẽ chiếm trọn VN. Kịch bản này đã được soạn thảo sẵn trong hội nghị Thành Đô 1990 mà CSVN đã k‎ý tuân hành. Thế là Việt nam trở thành một khu vực tự trị của Tàu như Tây tạng hiện nay.

Nhiều người đang ao ước cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng xảy ra trước, như vậy là tốt cho VN. Vì nếu Hoa Kỳ và Tàu Cộng đánh nhau thì thế nào Trung Cộng cũng thua và sẽ sụp đổ, có như thế thì VN mới thoát kịch bản thành khu tự trị của Tàu.

Bài diễn văn của ông ODP về Ông Obama, về Biển Đông, về Trung Cộng hấp dẫn và gay cấn quá, làm cả làng vừa nghe vừa nín thở. Đang lúc gay cấn như thế này thì Cụ B.95 từ dưới bếp lắc chuông bá cáo: Mọi người hãy chuẩn bị ăn tiệc mừng Lễ Các Ngươi Cha.

À, tôi quên chưa khoe các cụ: đây là bữa tiệc truyền thống hàng năm của làng tôi. Tháng Năm thì có lễ Hiền Mẫu, phe các ông đãi phe các bà, còn tháng Sáu thì có lễ Hiền Phụ, phe các bà đãi phe các ông. Tháng trước các nhà trượng phu quân tử chúng tôi đã đãi các bà món bún thịt nướng. Tháng này các bà đãi chúng tôi món bún riêu. Món này gốc nó là Bắc Kỳ, bà cụ B.95 là chủ bếp cho biết món bún riêu hôm nay đã được biến hóa. Phe liền ông chúng tôi rất hồi hộp khi nghe nói tới món Bún Riêu biến thể.

Khi mọi người đã an vị, đũa và thìa đã sẵn trên bàn, rau thơm kinh giới tía tô đã có sẵn trên đĩa, Chị Ba Biên Hòa phụ tá của chủ bếp mới bưng thức ăn ra. Háo hức quá. Mỗi người một tô lớn như tô phở, khói nghi ngút. Nhưng ai cũng ngạc nhiên vì tô bún mà như tô phở, nghĩa là trên cùng là một lớp thịt bò tái. Chị Ba giải thích: Món bún riêu Bắc Kỳ nấu với cua và cà chua, gia vị chính là mắm tôm. Thịt cua và gạch cua quyện vào nhau nổi lên trên mặt, bún ở phía dưới. Xưa nay chúng ta đã ăn như thế. Vừa đây Cụ thấy như vậy là đơn sơ quá, nên Cụ đã có sáng kiến mới: thêm thịt bò tái vào cho nó dậm đà. Các miếng thịt bò lúc đầu màu đỏ, nay nước riêu cua nóng sôi đổ lên trên, lớp thịt bò đã tái đi. Mời các cụ xơi. Miếng bò tái ăn với riêu cua kèm với lá kinh giới tía tô, kèm với bún nóng, miếng ăn này ngon thật các cụ ạ. Nhai xong miếng tái với riêu rồi húp một thìa bún nóng, tôi thấy quả là tuyệt vời, cái ngon mới lạ. Cả làng vừa ăn vừa hít hà. Ừ đúng, ngon quá sức. Các cụ nhớ ăn thử món bún riêu bò tái này nha. Việc này dễ mà. Cụ đi ăn nhà hàng, nơi nào bán bún riêu thường cũng bán phở. Cụ kêu một tô bún riêu và kêu thêm mấy miếng tái bò nữa nha.

Loáng một cái là dân làng tôi đã ăn xong tô thứ nhất. Ăn xong ai cũng thấy còn thòm thèm, bèn bưng tô vào bếp xin tô thứ hai. Cụ B.95 thấy dân làng ăn hết cả nồi bún thì sung sướng lắm.

Đang lúc mọi người vui vẻ sung sướng với món ăn mới như vậy thì Anh H.O. lên tiếng. Anh đòi các bà kể chuyện cười, vì đây là truyền thống, phe nào đãi ăn thì phe đó phải giúp vui. Chị Ba Biên Hòa giơ tay xin kể ngay. Rằng tháng trước, anh John chồng tôi kể chuyện đi mua ngựa, các cụ còn nhớ không. Vì chuyện hay quá, thấy các bà vỗ tay dữ quá làm anh ấy cảm động quên mất phần đuôi. Theo tôi thì phần đuôi này mới hay, mới nói lên được cái hay thần sầu của tiếng Việt. Các bạn còn nhớ chuyện đi mua ngựa không ? Tôi xin tóm tắt và kể hết phần đuôi nha:

- Rằng có ông bố kia chỉ có một con trai nên ông ta cưng thằng bé này vô cùng. Nó muốn cái gì là ông ta mua cho nó ngay cái đó. Bữa đó thằng bé đòi cỡi ngựa. Ông bèn dắt con đi mua ngựa. Ông chọn ngựa rất cẩn thận, con nào ông cũng xoa cũng nắn kỹ lưỡng. Thằng bé thấy vậy bèn hỏi bố tại sao. Ông bố trả lời là phải xoa phải nắn như thế thì mình mới mua được con ngựa tốt. Thằng bé nghe xong liền nói ngay: Nếu nói như bố thì con thấy ông phát thư sắp mua mẹ rồi đó. Lần trước anh John mới kể đến đây mà cả làng đã bò ra cười làm anh quên kể phần kết. Phần kết như vầy:

…Nghe con nói xong thì ông bố hỏi lại thằng bé: Thế mẹ con bị xoa bị bóp như vậy, mẹ con phản ứng ra sao ? Thằng bé trả lời: Con thấy mẹ la anh ấy, mẹ vừa nhéo má anh ấy vừa chửi: Đồ quỷ, trông cái mặt thấy ghét !

Làng tôi nghe xong ai cũng bò lăn ra cười và nói: Ừ, cái đuôi này hay quá. TiếngViệt Nam thật là tuyệt vời chứ. Trẻ con thì ngây thơ như thiên thần, chỉ hiểu được nghĩa đen, chứ đâu có biết cái nghĩa oái ăm như người lớn, nói A mà hiểu là B.

Để cho dân làng cười hả hê rồi bà cụ B.95 theo thói quen đòi phe các ông nói chuyện thời sự. Anh John xin tình nguyện bắt đầu.

Tin nóng nhất là Giáo Hội Công Giáo Canada vừa có thêm một tân Giám Mục gốc VN. Ngài tên là Giuse Nguyễn Thế Phương, 59 tuổi, hiện đang phục vụ tại giáo phận Vancouver, miền tây Canada. Đức tân giám mục là một thuyền nhân tỵ nạn, gốc Ban Mê Thuột, ngài vươt biên lần thứ 3 mới thoát. Ngài ở trại tỵ nạn Phi Luât Tân và được một nhà thờ Canada bảo trợ. Cộng đồng Công Giáo VN ở Canada có khoảng 80 ngàn giáo dân mà cho tới nay đã phát xuất được 2 giám mục. Không phải các ngài là giám mục của giáo dân VN mà là giám mục của giáo dân Canada. Thế mới qu‎‎ý chứ. Vị giám mục thứ nhất là Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu hiện đang phục vụ tổng giáo phận Toronto. Ngài cũng mới ngoài 50 tuổi. Theo tôi biết thì ở hải ngoại mới có 4 giám mục gốc VN: Đức Cha Lương bên Mỹ, Đức Cha Long bên Úc, Đức Cha Hiếu và Đức Cha Phương bên Canada. Các cụ đã phục cộng đoàn CGVN ở Canada chưa, 80 ngàn giáo dân mà phát sinh ra 2 giám mục !

Chuyện cuối cùng là chuyện 60 Năm Âm Nhạc Bạch Yến. Các cụ nhớ Bạch Yến chứ. Bạch Yến đã nổi tiếng ngay từ thập niên 1960. Không những ở Saigon mà còn ở ngoại quốc, nàng xuất hiện trên các dài truyền thanh và truyền hình nổi tiếng của thế giới như CBS, ABC, NBC… Nàng đóng phim với Bob Hope và John Wayne ở Hollywood. Từ ngày chắp cánh với nhạc sĩ Trần Quang Hải, nàng còn hát cổ nhạc VN với chồng nữa. Các cụ biết Tiến Sĩ Trần Quang Hải là con của nhạc sư Trần Văn Khê chứ. Đôi song ca này vừa cho dân Toronto một đêm nhạc tuyệt vời, đêm Bạch Yến kỷ niệm 60 năm ca hát. Chị Bạch Yến và Anh Hải ơi, Anh Chị là niềm hãnh diện của chúng tôi và của quê hương Việt Nam.

À, còn tin phe các nhà quân tử chúng tôi vừa giám sát vừa bình luận các trận đá banh Giải Vô Địch Túc Cầu Âu Châu ở Pháp nữa, Euro 2016, gay cấn lắm, nhưng hết giấy mất rồi. Xin hẹn các cụ lần sau nha.

TRÀ LŨ

LTS: Bạn đọc đã có bộ ‘ CHUYỆN CƯỜI TRÀ LŨ TOÀN TẬP’ chưa? Hay lắm, bộ này gồm 4 cuốn, hơn 1.800 chuyện. Tiếng cười là thuốc trường sinh, một tiếng cười bằng 10 thang thuốc bổ. Mời bạn mua cho mình và làm quà tặng thân nhân. Giá 85 mỹ kim. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả:

petertralu@gmail.com


 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hương Giang Xứ Huế
Tấn Đạt
18:11 15/06/2016
HƯƠNG GIANG XỨ HUẾ
Ảnh của Tấn Đạt
Huế xưa đã đẹp đã mộng mơ
Ngày nay Huế lại đậm chất thơ
Huế thời đổi mới xin hãy giữ
Nét đẹp trăm năm của Huế xưa.
(Trích thơ của Nguyễn Văn Quốc)
 
VietCatholic TV
Kỹ thuật truyền hình: VietCatholic Template
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:59 15/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Các bạn đang theo dõi chương trình huấn luyện kỹ thuật viên truyền hình của VietCatholic.

Kính thưa quý vị và các bạn,

Khi thực hiện một video chuyên nghiệp, có nhiều điều chúng ta phải tính đến. Một trong những vấn đề gay go nhất là streaming khi phát trên các đài TV. Các videos của chúng ta có thể hoạt động rất tốt trên Youtube và Vimeo nhưng khi phát trên truyền hình thì nó liên tục bị khựng lại.

Để tránh trường hợp này, các videos của VietCatholic dùng một template duy nhất trong tất cả các studios trên toàn thế giới sau khi đã tham khảo với các đài truyền hình.

Khi làm một video project, các bạn sử dụng VietCatholic Template này để tạo một project trên Adobe Premiere.

Các bạn có thể download VietCatholic Template tại đây.

Sau khi download xong, các bạn unzip ra vào một folder nào đó.

Bây giờ, bạn hãy khởi động Adobe Media Encoder và import những presets trong folder Presets ở chỗ bạn mới vừa unzip VietCatholic Template.

Khi muốn làm một video project, thí dụ, bây giờ Mai Hương làm project News11062016 thì Mai Hương sẽ làm theo trình tự sau:

Bước 1: Trong Windows Explorer, Mai Hương làm một folder tên là News11062016.

Bước 2: Mai Hương sẽ double-click vào project VietCatholicTemplate.

Bước 3: Trong Adobe Premiere, Mai Hương chọn menu File Save As để save cái project VietCatholicTemplate thành project News11062016 trong folder News11062016.

Bước 4: Mai Hương sẽ rename cái chữ Template này thành News11062016.

Các bạn có thể thấy là VietCatholic Template đã làm giúp bạn hàng loạt những bins như Audio, Backgrounds … để các bạn bỏ vào đây những tài nguyên thích hợp. Âm thanh thì bỏ vào Audio, phim ảnh thì bỏ vào Videos…

Bây giờ, Mai Hương nói qua cách thức các bạn render thành videos sau khi đã edit xong.

Thông thường, nhiều người render toàn bộ video, tức là render từ clip đầu tiên, cho đến clip cuối cùng. Các bạn đừng làm như thế. Tại sao?

Mai Hương lấy thí dụ mỗi chương trình Giáo Hội Năm Châu thường có 9 stories. Nếu chúng ta render hết một loạt 9 cái stories này thì khi cần sửa một story, chỉ cần sửa một chút thôi, chúng ta lại phải render toàn bộ hết 9 cái stories. Và như thế mất thời gian lắm.

Mai Hương không làm như thế đâu.

Mai Hương sẽ kéo cái cursor đến đầu 1 story, nhấn phím I trên keyboard để đánh dấu bắt đầu.

Rồi Mai Hương sẽ kéo cái cursor đến cuối cái story đó và nhấn phím O trên keyboard để đánh dấu chỗ kết thúc.

Sau đó, nhấn Ctr-M để render một story đó thôi.

Trong dialog Export Settings, Mai Hương sẽ chọn Format là H.264 và Preset là VietCatholic Standard cho các chương trình News và Thánh Ca Standard cho các bài hát.

Chỗ Output Name, Mai Hương sẽ chọn là Story01, hay Story2 …

Rồi nhấn vào button Queue.

Lần lượt Mai Hương sẽ làm như thế cho tất cả mọi stories.

Cuối cùng, chương trình Media Encoder, sẽ lần lượt render từng story một. Khi render xong một story thì nó release memory của cái story đó. Như thế, render nhanh hơn và ít bị crash giữa chừng hơn.

Nếu sau cần sửa story nào Mai Hương chỉ cần render một cái story đó mà thôi.

Chúc các bạn thành công.
 
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 09– 15/06/2016: Câu chuyện Romeo Và Juliet
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:12 15/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Giêsu dạy chúng ta những thực hành lành mạnh

Phải là điều này hoặc không gì cả. Thái độ ấy không phải là tâm tình của người Công Giáo mà là dị giáo. Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến cáo như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm, 09 tháng 06, tại nhà nguyện Thánh Marta. Bài giảng của ngài tập trung vào những việc thực hành tốt lành mà Đức Giêsu đã dạy cho các môn đệ của mình. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhấn mạnh đến hậu quả tai hại xảy ra với Dân Thiên Chúa khi những người trong Giáo Hội nói một đường nhưng lại làm một nẻo. Từ đó, Đức Thánh Cha cũng mời gọi hãy vượt thoát khỏi một thứ chủ nghĩa duy lý tưởng cứng nhắc, ngăn cản người ta hòa hợp với nhau.

‘Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.’ Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu bài giảng của mình với những suy tư khởi đi từ bài Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu, thuật lại lời mời gọi của Đức Giêsu dành cho các môn đệ, qua đó, Ngài muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thực hành Kitô giáo. Dân chúng có chút thất vọng, vì những người dạy dỗ lề luật lại không nhất quán trong chứng tá cuộc sống của họ. Vì thế, Đức Giêsu mời gọi hãy vượt qua điều này, hãy bước đi xa hơn. Chẳng hạn, lấy điều răn thứ nhất làm ví dụ: Mến Chúa và yêu người thân cận. Luật xưa dạy: Ai giết người, thì đáng bị đưa ra tòa. Còn Đức Giêsu lại mong muốn một điều xa hơn: bất cứ ai giận anh em mình, thì đã đáng bị đưa ra tòa.

Xúc phạm người anh em cũng giống như giơ tay ra tát vào linh hồn người ta

“Dường như chúng ta rất quen với những từ đánh giá người khác. Chúng ta có những thuật ngữ rất sáng tạo để xúc phạm hay làm nhục tha nhân. Đây là một tội, cũng giống như giết người vậy. Bởi vì nó giống như một cái tát vào tâm hồn, vào phẩm giá của người anh em. Mỉa mai thay, nhiều khi chúng ta hay nói với người khác về lòng bác ái bằng những từ xấu xa.

Tác hại của việc nói một đường làm một nẻo

Đức Giêsu mời gọi đám đông dân chúng đang mất phương hướng hãy nhìn lên trên và tiến về phía trước. Bao nhiêu những tác hại xấu đã xảy ra với Dân Thiên Chúa bởi những phản chứng của Kitô hữu.

Rất nhiều lần, chúng ta nghe thấy trong Giáo Hội những điều này. Linh mục đó, ông bà thuộc tổ chức Công Giáo đó, vị Giám mục đó, Đức Giáo Hoàng đó nới với chúng ta: ‘Anh chị em phải làm như thế này.’ Nhưng chính các vị ấy lại làm điều trái ngược. Như thế, họ đã gây ra những tác hại làm thương tổn dân chúng và không để cho Dân Chúa lớn lên, triển nở. Dân không được tự do. Cũng vậy, trong bài Tin Mừng, dân chúng đã nhìn thấy sự chai cứng của các kinh sư và người Pha-ri-sêu. Mỗi khi có một ngôn sứ đến mang theo một làn gió mới và niềm vui cho dân chúng, họ liền bắt bớ và sát hại vị ngôn sứ ấy. Không có chỗ cho các ngôn sứ. Đức Giêsu nói với các kinh sư và người Pha-ri-sêu: ‘Các ông đã bách hại và giết chết các ngôn sứ, là những người mang đến một làn gió mới.’

Những thực hành tốt lành trong Giáo Hội, đừng theo chủ nghĩa duy lý tưởng và sự cứng nhắc

Lòng quảng đại, sự thánh thiện mà Đức Giêsu mời gọi chúng ta là phải bước ra ngoài và không ngừng tiến lên phía trước. Bước ra trong sự tiến lên. Đây chính là sự giải thoát khỏi tình trạng cứng nhắc của lề luật cũng như của chủ nghĩa duy lý tưởng, là những thứ không mang lại cho chúng ta bình an và hạnh phúc. Đức Giêsu biết chúng ta rất rõ. Ngài cũng biết rõ bản chất căn cốt của mỗi người chúng ta. Ngài cũng mời gọi chúng ta đạt tới một sự đồng thuận, một sự hòa hợp mỗi khi có những bất hòa xảy ra. Đức Giêsu dạy chúng ta những cách thức thực hành lành mạnh. Cho dù chúng ta không thể làm mọi thứ cách hoàn hảo, nhưng hãy cố gắng làm những gì có thể và hãy hòa hợp với nhau.

Đây là cách thức thực hành lành mạnh trong Giáo Hội Công Giáo. Giáo Hội không dạy nhất quyết phải là điều này hay phải là điều kia. Thái độ đó không phải là của Giáo Hội. Nhưng Giáo Hội nói cách uyển chuyển hơn: điều này và điều kia. Hãy nên hoàn hảo. Hãy làm hòa với người anh em. Đừng mắng mỏ người khác nhưng hãy yêu thương. Nếu có xung đột, ít nhất là hãy cố đạt tới một đồng thuận với nhau, chứ đừng gây chiến. Đây là những thực hành lành mạnh. Thái độ khẳng định phải là điều này hay không là gì hết thì không phải tinh thần của Kitô giáo, nhưng là một thứ dị giáo nào đó. Đức Giêsu luôn bước đi với chúng ta, đem đến cho ta lý tưởng và đồng hành với ta để đạt đến lý tưởng ấy. Ngài giải thoát chúng ta khỏi gông cùm cứng ngắc của những luật lệ và nói với ta: ‘Con cứ làm tốt bao nhiêu sức con có thể. Vậy là được rồi.’ Chúa rất hiểu chúng ta. Ngài là Cha của chúng ta và đã dạy dỗ chúng ta điều ấy.

Làm hòa với nhau, một chút thánh thiện trong thỏa hiệp

Chúa mời gọi chúng ta đừng giả hình, giả bộ; đừng đến ca ngợi Chúa với cùng một ngôn ngữ mà chúng ta dùng để xúc phạm người anh em. Hãy làm điều mà chúng ta có thể. Đó là điều mà Đức Giêsu mời gọi. Đừng gây chiến tranh nhưng hay cố hòa hợp với nhau.

Tôi xin nói với anh chị em một từ có vẻ hơi lạ tai: Một chút thánh thiện trong thỏa hiệp. Tôi không thể làm tất cả mọi sự, nhưng tôi mong muốn làm tất cả. Tôi muốn hòa thuận với bạn. Hay ít là chúng ta không xúc phạm hay lăng nhục nhau. Chúng ta không gây chiến. Chúng ta cùng sống trong hòa bình. Đức Giêsu thật vĩ đại! Ngài giải thoát chúng ta khỏi tất cả những khổ đau, giải thoát chúng ta khỏi chủ nghĩa duy lý tưởng, một thứ chủ nghĩa không có tính Công Giáo. Xin Thiên Chúa dạy dỗ chúng ta, trước hết, biết bước ra khỏi những cứng cỏi mà tiến lên phía trước để có thể thờ phượng và ngợi khen Chúa. Xin Thiên Chúa dạy chúng ta biết cách hòa giải với nhau và tiến tới một sự hòa thuận trong mức độ mà chúng ta có thể.”

2. Bài học của ngôn sứ Êlia

Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ ban sáng ngày thứ Sáu 10-6, tại nguyện đường nhà trọ Thánh Marta. Trong bài giảng sau các bài đọc trong ngày, Đức Thánh Cha tập trung vào ba thái độ đặc thù của Kitô hữu. Đó là ‘đứng’ trước Chúa trong ‘thinh lặng’ để nghe tiếng ngài và sẵn sàng ‘đi ra’ vào thế giới để công bố những gì mình nghe được. Đức Thánh Cha cũng cảnh báo chống lại mối nguy của nỗi sợ hãi gây tê liệt trong đời sống Kitô hữu.

Đứng thẳng và bước đi

Để tìm hiểu vấn đề này và khám phá cách để thoát khỏi đường hầm sợ hãi, Đức Phanxicô tập trung vào ngôn sứ Êlia, là người được đề cập đến trong bài đọc một.

Đức Thánh Cha nhắc lại tiên tri Êlia đã vinh quang tới cỡ nào, đã chiến đấu quyết liệt ra sao cho đức tin của mình trước hàng trăm các thầy tế ngẫu tượng ở núi Carmel, và đánh bại họ. Nhưng rồi đến một giới hạn nào đó, một trong muôn vàn những hành động bách hại nhắm vào ông đã đánh trúng tử huyệt của ông và khiến Êlia sụp đổ, nản lòng nằm dưới cây chờ chết. Nhưng Chúa không để cho ông chìm trong tình trạng tuyệt vọng đó, Ngài sai một thiên thần đến truyền lệnh cho ông: đứng dậy, ăn, và đi tiếp.

Để gặp gỡ Thiên Chúa, điều cần thiết là phải trở lại tình trạng khi con người được tạo dựng, đứng lên và bước đi. Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta như thế, có khả năng đứng thẳng trước mặt Ngài, theo hình ảnh của Ngài, và bước đi với Ngài. ‘Hãy đi, tiến tới, canh tác đất đai và làm cho nó sinh sôi nẩy nở.’ Rồi Thiên Chúa lại nói với ông Êlia, ‘Đủ rồi! Hãy đi và lên núi, đứng ở đỉnh núi mà găp Ta.’ Ông Êlia đứng dậy, và lên đường.

Đi ra, và lắng nghe Thiên Chúa, chỉ có như thế mới gặp được Chúa trên đường. Ông Êlia được thiên thần mời đi ra khỏi hang động núi Horeb, nơi ông đang trú ẩn để đứng trước ‘sự hiện diện’ của Thiên Chúa. Tuy nhiên, không phải là “gió mạnh và dữ dội” cuốn tung đất đá, cũng chẳng phải là cơn động đất tiếp theo, hay ngay cả lửa cháy đã khiến Êlia bước ra.

Có một cơn gió mạnh xé núi non và nghiền nát đá trước mặt Chúa. Nhưng Chúa không ở trong gió bão. Sau trận gió bão thì đất động; Chúa cũng không ở trong cơn động đất. Sau cơn động đất thì có lửa; nhưng Chúa cũng không ở trong lửa. Sau lửa thì có tiếng gió hiu hiu. Vừa nghe thấy, Êlia liền lấy áo choàng che mặt lại, đi ra đứng ở cửa hang

Yêu cầu thứ ba của thiên thần với Êlia là: ‘Đi ra.’ Ngôn sứ được mời gọi đi lại những bước của mình vào trong sa mạc, bởi ông còn một sứ mạng phải hoàn tất. Chính đây là lời thúc giục ‘hãy lên đường, đừng khép kín, đừng ở trong sự ích kỷ tiện nghi của mình, nhưng hãy can trường đưa thông điệp của Chúa đến với tha nhân.

Chúng ta phải luôn luôn tìm kiếm Thiên Chúa. Tất cả chúng ta đều biết những thời điểm tồi tệ, những lúc kéo chúng ta xuống, những lúc tưởng như không còn đức tin, những lúc chúng ta không thấy đâu là chân trời, không thể đứng dậy nổi. Tất cả chúng ta đều biết, nhưng chính đó là lúc Chúa đến, tăng sức cho chúng ta bằng bánh của Ngài và nói: ‘Đứng dậy và lên đường. Bước đi!’ Để gặp được Chúa, chúng ta cũng phải như thế, đứng thẳng và lên đường, rồi chờ đợi Ngài nói với chúng ta, với một trái tim mở rộng, và Ngài sẽ nói rằng: ‘Là Ta đây,’ và chính khi đó đức tin nên mạnh mẽ. Mà đức tin để giữ cho riêng mình chăng? Không. Đức tin là để trao cho người khác, thánh hiến người khác với đức tin, đó là sứ mạng.’

3. Câu chuyện Romeo Và Juliet

Một trong các vở tuồng bất hủ trên sân khấu kịch nghệ quốc tế phải kể là vở kịch mang tựa đề “Romeo và Juliet” của nhà văn hào trứ danh người Anh, ông William Shakespeare. Vở kịch này được sáng tác vào năm 1595, nhưng mãi cho đến nay, khi vở kịch được phổ nhạc, được các ca sĩ nổi tiếng trình diễn, khán giả vẫn nối đuôi nhau chờ mua vé để vào theo dõi một câu chuyện tình cảm động giữa hai thanh niên nam nữ yêu nhau thắm thiết, nhưng đường tình duyên bị trắc trở không thể tiến đến hôn nhân, vì chàng và nàng thuộc về hai gia đình có mối thù truyền kiếp với nhau trong bối cảnh xã hội mang nặng đầu óc nuôi oán, báo thù tại Italia thời trung cổ.

Sau khi nàng Juliet đem câu chuyện tình ngang trái tỏ lộ cùng một vị linh mục và cho ngài biết ý định sẽ cùng với Romeo thoát ly gia đình để tìm đến một phương trời xa lạ xây tổ uyên ương, vị linh mục đề nghị nàng dùng phương thế uống một thứ thuốc mê để giả chết. Sau đó ngài sẽ cứu sống nàng và giao cho Romeo đem nàng đi. Kế hoạch này được giữ bí mật đến nỗi chính chàng Romeo cũng không hay biết. Khi thấy người yêu đã vì mình dùng độc dược quyên sinh, chàng Romeo cũng dùng gươm tự sát để đáp lại mối tình tuyệt vọng của người yêu. Khi thuốc mê đã hết hiệu nghiệm, nàng Juliet tỉnh dậy thấy người yêu đang thoi thóp bên vũng máu đào: tình yêu kêu gọi tình yêu, nàng cũng dùng gươm lết liễu phận bạc để cùng chết với chàng.

Hình như những câu chuyện tình thương tâm trong tuồng kịch hay tiểu thuyết nào cũng kết thúc bằng trắc trở, chia ly, chết chóc. Dù bi ai, nhưng các câu chuyện ấy cũng nói lên một phần nào sự thật. Ðó có lẽ là lý do tại sao trong các thiệp hồng báo tin hôn lễ, các đôi trai gái tính chuyện trăm năm thường chọn và cho in câu: “Tình yêu mạnh hơn sự chết”.

Trong các cuộc giao tế thường ngày giữa người với người hoặc trong mối quan hệ láng giềng, bạn bè, kể cả cha mẹ, con cái, anh chị em trong gia đình hay giữa tình thân, vợ chồng, chúng ta cần có những dấu chỉ biểu lộ ra bên ngoài để diễn tả tâm tình yêu mến chất chứa bên trong: Từ những dấu chỉ đơn sơ, thi vị đến chỗ hy sinh cả cuộc đời tận tụy, làm lụng vất vả, gánh chịu những nhọc nhằn, chịu đựng tha thứ cho nhau “Một câu nhịn, chín câu lành” đối với những người thân thương trong gia đình.

4. Cầu nguyện là năng lượng của Kitô hữu để chiếu sáng

Cầu nguyện chính là năng lượng để Kitô hữu chiếu sáng. Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba, ngày 07.06, tại nguyện đường thuộc Nhà trọ Thánh Marta. Đức Thánh Cha cũng cảnh giác các tín hữu về nguy cơ có thể trở thành những hạt muối nhạt, không còn mặn mà nữa. Cần phải chiến thắng cám dỗ về một thứ “linh đạo gương soi”, tức là quá chăm chú đến việc đánh bóng chính mình mà lãng quên nhiệm vụ phải mang ánh sáng đức tin đến cho người khác.

Ánh sáng và muối.

Những chia sẻ của Đức Thánh Cha khởi đi từ bài đọc Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu, chương 5, 13-16. Đức Thánh Cha nói rằng: “Đức Giêsu đã giảng dạy bằng những lời lẽ rất đơn sơ và những hình ảnh rất dung dị, đến nỗi ai cũng có thể hiểu được. Qua đó, Ngài định nghĩa Kitô hữu: Kitô hữu phải là muối cho đời và là ánh sáng cho trần gian. Muối và ánh sáng không tồn tại cho riêng bản thân mình. Nhưng ánh sáng là để chiếu soi vạn vật; còn muối để ướp, để gìn giữ sự vật khỏi hư nát.

Cầu nguyện là năng lượng để Kitô hữu trở thành ánh sáng cho đời

Kitô hữu sẽ làm gì khi độ mặn của muối và sự sáng của ánh sáng yếu dần đi? Họ phải làm gì để dầu thắp đèn không cạn tắt? Hay nói cách khác, đâu là năng lượng để Kitô hữu trở thành ánh sáng cho trần gian? Đơn giản thôi, đó chính là cầu nguyện. Anh chị em có thể làm rất nhiều việc, rất nhiều hoạt động, và cả những hoạt động bác ái. Anh chị em có thể làm rất nhiều viêc trọng đại cho Giáo Hội, cho các đại học Công Giáo, các học viện, bệnh viện… Và thậm chí, người ta còn muốn lập một đài tưởng niệm để tôn phong anh chị em như là những ân nhân của Giáo Hội. Nhưng nếu anh chị em không cầu nguyện, tôi e rằng tất cả những gì anh chị em làm có chút tối tăm, mù mịt trong đó. Rất nhiều hoạt động trở nên đen tối, vi thiếu đi ánh sáng, thiếu cầu nguyện. Vậy điều gì có thể bảo đảm, có thể mang lại ánh sáng cho đời sống của Kitô hữu? Đó chính là cầu nguyện.

Cầu nguyện là tôn thờ Thiên Chúa Cha, là ngợi khen Chúa Ba Ngôi, là lời nguyện tạ ơn, và cũng là lời cầu nguyện xin Chúa ban ơn. Tất cả những lời cầu nguyện ấy phải đến từ trái tim.

Kitô hữu ướp mặn đời bằng Tin Mừng

Muối cũng không để ướp chính mình. Muối chỉ là muối khi muối biết cho đi. Đây cũng chính là tâm tình phải có của Kitô hữu: cho đi, biết ướp cuộc đời cho đằm thắm, biết làm cho mọi sự nên đậm đà bằng thông điệp của Tin Mừng. Cho đi chứ không giữ lại riêng mình. Muối không chỉ dành cho Kitô hữu nhưng cho hết mọi người. Kitô hữu phải cho mình đi, vì muối là cho đi chứ không ở lại với chính mình. Cả ánh sáng và muối cũng đều vì người khác chứ không vì mình. Ánh sáng không chiếu soi ánh sáng và muối cũng không ướp muối.

Có người sẽ thắc mắc rằng: Nếu chúng ta là muối và ánh sáng không ngừng cho đi như thế, liệu muối và ánh sáng đó sẽ duy trì được bao lâu. Xin thưa rằng điều đó đến từ quyền năng của Thiên Chúa, vì Kitô hữu là muối và ánh sáng được Thiên Chúa ban tặng trong Bí Tích Thánh Tẩy. Chất muối và chất sáng đó được ban tặng như một món quà và sẽ tiếp tục được ban tặng nếu chúng ta cũng biết cho đi, biết giãi sáng, biết ướp mặn cho đời. Như thế, chúng sẽ không bao giờ cạn.

Hãy cảnh giác trước cám dỗ về một thứ ‘linh đạo gương soi’

Thứ linh đạo này đã xuất hiện trong Bài Đọc Một, kể về bà góa ở Xa-rép-ta. Bà đã tin ngôn sứ Ê-li-a và thế là hũ bột và vò dầu của bà đã chẳng hề vơi cạn.

Ánh sáng của anh chị em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ. Nhưng anh chị em cũng phải tỉnh thức trước cám dỗ muốn chiếu sáng hay đánh bóng chính mình. Điều ấy thật tệ, đó là thứ linh đạo gương soi: tự đánh bóng mình. Phải tránh cám dỗ chỉ biết đến bản thân mình. Nhưng hãy là ánh sáng để chiếu giãi, hãy là muối để ướp mặn đời và gìn giữ mọi sự khỏi hư nát.

Muối và ánh sáng không vì mình nhưng vì tha nhân ngang qua những công việc tốt lành. Khi làm việc tốt, chúng ta đã ‘chiếu giãi ánh sáng của mình trước mặt thiên hạ’. Và khi xem thấy những công việc tốt đẹp chúng ta làm, người ta sẽ tôn vinh Cha của chúng ta, Đấng ngự trên trời. Điều ấy cũng có nghĩa là chúng ta phải trở về với Chúa, Đấng là nguồn cội và đã ban cho chúng ta sự sáng và chất muối.

Xin Chúa giúp chúng ta biết giãi sáng bằng những việc làm và những thực hành cụ thể, chứ đừng che dấu ánh sáng đi. Xin Chúa giúp chúng ta là hạt muối biết cho đi hương vị mặn mà. Chất mặn ấy rất cần thiết, nhưng ta phải cho đi, vì khi cho đi ta mới tiếp tục được nhận lãnh và triển nở. Cho đi chính là những công việc tốt đẹp của người Kitô hữu.”
 
Kỹ thuật truyền hình: Adobe Premiere Markers
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:30 15/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Các bạn đang theo dõi chương trình huấn luyện kỹ thuật viên truyền hình của VietCatholic.

Kính thưa quý vị và các bạn,

Để edit một video, nếu chúng ta không khéo tổ chức, chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian tìm kiếm và coi đi coi lại các video clips nhiều lần.

May mắn là Adobe Premiere có một feature rất hay để đánh dấu những chỗ quan trọng trên từng video clip cũng như trên TimeLine. Feature đó gọi là Markers.

Trước hết, Như Ý xin được nhắc lại điều này là trên cái Layout của Adobe Premiere có hai màn hình lớn gọi là Source Monitor, nằm bên tay trái, và Output Preview Monitor, nằm ở bên tay phải.

Để minh họa cách dùng Adobe Markers, Như Ý lấy một ví dụ cụ thể là chúng ta edit một video bài giảng của Đức Thánh Cha trong một thánh lễ tuyên thánh tại quảng trường Thánh Phêrô. Thánh lễ tuyên thánh thường có nhiều phần, nhưng công việc chúng ta được giao chỉ gói gọn trong phần bài giảng.

Trước hết, các bạn hãy nhìn kỹ vào layout của Source Monitor. Nếu các bạn thấy không giống như trên màn hình này, thì hãy nhấn vào dấu + này và kéo các icons thiếu sót vào trong layout của Source Monitor. Sau đó, nhấn OK.

Bây giờ, Như Ý double-click vào cái video clip thánh lễ tuyên thánh. Cái video đó sẽ xuất hiện trên cái Source Monitor.

Như Ý nhấn vào panel Source Monitor để cho nó trở thành focus window, nghĩa là, khi ta đánh trên keyboard, Adobe Premiere hiểu là ta muốn thực hiện các tác động trên Source Monitor chứ không phải trên các phần khác của màn hình.

Như Ý sẽ nhấn vào phím L trên keyboard để xem video này. Như Ý sẽ nhấn thêm một vài lần nữa vào phím L để video chạy nhanh hơn.

À đây là chỗ Đức Thánh Cha bắt đầu giảng. Như Ý ngưng video lại và nhấn vào phím Left Arrow nhiều lần để trở ngược lại đến đúng chỗ ngài bắt đầu giảng. Như Ý sẽ nhấn vào cái icon này để đánh dấu. Adobe Premiere vẽ một cái marker ở đây để làm dấu.

Xin lưu ý rằng thay vì nhấn vào icon đó, các bạn nhấn vào phím M trên keyboard cũng được.

Nếu Như Ý double-click vào cái marker mới được tạo thành, một dialog sẽ hiện ra. Chỗ Name này, Như Ý sẽ đánh là Bắt đầu bài giảng. Chỗ Comments này cũng đánh như thế đi.

Trong phạm vi của bài này, chúng ta chỉ dùng Comment Marker. Những lựa chọn khác thí dụ như Chapter Marker để đánh dấu chỗ bắt đầu một chapter khi ta muốn làm DVD, nằm ngoài phạm vi bài này.

Các bạn cũng có thể chọn mầu marker khác đi, nếu muốn, bằng cách nhấn vào bảng mầu này.

Bây giờ, chúng ta nhấn OK.

Khi chúng ta để con mouse trên cái marker, chúng ta sẽ có cái tooltip cho chúng ta biết chỗ này là chỗ Đức Thánh Cha bắt đầu giảng.

Như Ý sẽ nhấn vào phím L trên keyboard một vài lần để tìm tiếp tới chỗ ngài kết thúc bài giảng. Đây rồi.

Tương tự như trước, Như Ý sẽ nhấn vào cái icon này để đánh dấu, và Adobe Premiere vẽ một cái marker ở đây để làm dấu.

Sau khi, đánh dấu xong, nếu nhấn vào icon này, cursor sẽ nhảy đến cái marker trước.

Nhấn vào icon này, cursor sẽ nhảy đến cái marker tiếp theo.

Bây giờ, Như Ý nhấn vào đây để cursor nhảy đến chỗ Đức Thánh Cha bắt đầu giảng.

Nhấn vào Left Arrow một vài lần để lùi lại một vài frames, sau đó, Như Ý nhấn vào icon này để đánh dấu bắt đầu.

Như Ý nhấn vào đây để cursor nhảy đến chỗ Đức Thánh Cha kết thúc bài giảng của ngài.

Nhấn vào Right Arrow một vài lần để tiến tới một vài frames, sau đó, Như Ý nhấn vào icon này để đánh dấu kết thúc.

Khi Như Ý nhấn vào icon này, gọi là icon Insert, Adobe Premiere sẽ insert cái đoạn video mà Như Ý đánh dấu vào TimeLine, đúng y boong toàn bộ bài giảng của Đức Thánh Cha.

Bây giờ, Như Ý nhấn Ctrl-Z để quay lại tình trạng trước đó nhé.

Khi Như Ý nhấn vào icon này, gọi là icon Overwrite, Adobe Premiere sẽ overwrite cái đoạn video mà Như Ý đánh dấu vào TimeLine, thay vì insert như trước đây.

Nếu Như Ý nhấn vào icon này, gọi là icon Loop để làm nó active thì khi nhấn vào nút Play, Adobe Premiere sẽ play cái đoạn clip được đánh dấu nhiều lần, nghĩa là nó sẽ repeat lại khi đến cuối đoạn.

Những điều Như Ý vừa trình bày với các bạn là cách đánh dấu trên một clip. Những markers trên một clip không thay đổi dù ta để cái clip ở đâu trên TimeLine.

Nếu thay vì tác động trên panel Source Monitor, các bạn đánh dấu trên Output Preview Monitor thì lúc đó, Adobe Premiere đánh dấu trên TimeLine thay vì trên cái clip.

Để di chuyển từ marker này sang marker khác trên TimeLine, các bạn nhấn Shift-M để tiến tới marker tiếp theo, và Ctrl-Shift-M để tới marker trước đó.

Nếu muốn bỏ đi một marker thì sao? Thưa chỉ cần chọn marker đó, right-click và chọn menu Clear Selected Marker.

Nếu muốn bỏ hết các markers thì sao? Thưa, xin đánh trên Keyboard Ctrl-Alt-Shift M, nghĩa là giữ cả 3 phím Ctrl,Alt, và Shift xuống trong khi nhấn phím M.

Chúc các bạn thành công.