Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 5/6: Thước đo lòng người. Suy niệm của Lm. Bênađô Nguyễn Văn Toàn
Giáo Hội Năm Châu
01:52 04/06/2021
Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 04-June-2021 theo giờ Việt Nam
PHÚC ÂM: Mc 12, 38-44
“Bà goá nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu nói cùng dân chúng trong khi giảng dạy rằng: “Các ngươi hãy coi chừng bọn luật sĩ. Họ thích đi lại trong bộ áo thụng, ưa được bái chào ngoài công trường, chiếm những ghế nhất trong hội đường và trong đám tiệc. Họ giả bộ đọc những kinh dài để nuốt hết tài sản của các bà goá: Họ sẽ bị kết án nghiêm nhặt hơn”. Chúa Giêsu ngồi đối diện với hòm tiền, quan sát dân chúng bỏ tiền vào hòm, và có lắm người giàu bỏ nhiều tiền. Chợt có một bà goá nghèo đến bỏ hai đồng tiền là một phần tư xu. Người liền gọi các môn đệ và bảo: “Thầy nói thật với các con: Trong những người đã bỏ tiền vào hòm, bá goá nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết. Vì tất cả những người kia bỏ của mình dư thừa, còn bà này đang túng thiếu, đã bỏ tất cả những gì mình có để nuôi sống”.
Đó là lời Chúa.
Thánh Thể cho ta hiệp thông trong sự sống của Thiên Chúa
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
02:03 04/06/2021
Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô
THÁNH THỂ CHO TA HIỆP THÔNG TRONG SỰ SỐNG CỦA THIÊN CHÚA
Một phương tiện tuyệt diệu nhằm cho ta hiệp thông hoàn toàn với Chúa Kitô, do Ngài trao ban là Thánh Thể, bí tích cực trọng đưa ta đến tham dự bữa tiệc nuôi linh hồn bằng chính Mình và Máu của chính Chúa Kitô.
Mình Máu Chúa Kitô, dù là chân lý đức tin, lại là chân lý vượt quá sức hiểu biết của ta. Chân lý ấy trở thành mầu nhiệm đức tin.
“Đây là mầu nhiệm đức tin”. Đó là lời công bố nghiêm túc của chủ tế sau mỗi lần truyền phép bánh rượu để nên Mình Máu Chúa Kitô. Vì là mầu nhiệm đức tin, bí tích cực trọng này chỉ có thể tin, và không dễ giải thích.
Tất cả đều bắt đầu từ ước muốn của Chúa Kitô. Chúa muốn dưỡng nuôi ta bằng chính con người của Chúa. Chúa muốn ta được nên như Chúa. Bởi vậy, Chúa trở nên lương thực cho ta: “Các con hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Thầy… Các con hãy cầm lấy mà uống, này là Máu Thầy…”.
Vì chính Chúa Kitô hiến dâng mình cho ta, nên mỗi lần rước lễ, ta rước cả linh hồn và Thiên tính của Chúa qua hình bánh. Khi ta rước lễ, cũng là rước lấy và gặp gỡ chính Chúa Kitô đã chết, nhưng đã phục sinh.
Thánh Thể là bí tích tình yêu, bí tích cứu độ. Khi lãnh nhận, ta sẽ đạt tới một ân huệ cao quý mà Thiên Chúa tặng ban, đó là hiệp thông trọn vẹn với Chúa Kitô. Ta trong Chúa và Chúa trong ta. Qua sự hiệp thông cùng Chúa Kitô, ta đồng hiệp thông với Thiên Chúa trong Chúa Kitô.
Ai xứng đáng nhận lãnh Thánh Thể, người đó tham dự vào Tình yêu hiệp nhất của Thiên Chúa, lãnh lấy ơn cứu độ. Chỉ nhờ và trong tình yêu Thiên Chúa, cùng sự cứu độ, Thiên Chúa cho ta thông hiệp sự sống viên mãn của Ngài. Sự tham dự tuyệt vời này là ơn thần hóa Thiên Chúa ban cho ta.
Hội Thánh luôn tuyên xưng và cầu nguyện rằng: “Chúng con tha thiết nài xin Chúa cho chúng con khi thông phần Mình và Máu Đức Kitô, được quy tụ nên một nhờ Chúa Thánh Thần” (Kinh Tạ Ơn II). Hay: “Xin cho chúng con được bổ dưỡng bởi Mình và Máu Con Chúa, và được tràn đầy Thánh Thần của Người, thì trở nên một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô” (Kinh Tạ Ơn III).
Chính Chúa Kitô từng nói: “Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy” (Ga 6, 56). Động từ “ở trong” mà Chúa nói, diễn tả mạnh mẽ ơn hiệp thông.
Có ai dám khẳng định mạnh mẽ như Chúa Kitô? Dẫu là tình yêu đôi lứa hay ngay cả sự kết hợp vợ chồng, có chắc là họ ở trong nhau như Chúa trong ta và ta trong Chúa? Chỉ có bí tích Thánh Thể làm nên sự hiệp thông kỳ diệu, hiệp thông toàn vẹn: Chúa với ta và ta với Chúa: một thân thể không thể tách lìa.
Hiệp thông với Chúa, ta được sống chính sự sống của Thiên Chúa. Sức mạnh của sự sống không phải là được sống, nhưng là được sống bằnh chính sự sống của Thiên Chúa.
Đối với người Công Giáo, sống bằng chính sự sống của Thiên Chúa là điều quan trọng hơn hết mọi điều quan trọng mà tinh yêu Thiên Chúa dành cho họ. Điểm cốt yếu này chỉ có thể tìm gặp nơi bí tích Thánh Thể. Nơi đó, ta và Chúa sống trong nhau.
Hiệu quả và lợi ích của việc sống bằng chính sự sống của Thiên Chúa do Thánh Thể mang lại, được chính Chúa Kitô mạc khải: “Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi không có sự sống nơi mình các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại trong ngày sau hết. Vì Thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống... Cũng như Cha, Đấng hằng sống đã sai Ta, và Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta cũng vậy, nó sẽ sống nhờ Ta...” (Ga 6, 1 tt).
Mà sự sống lưu chuyển từ Thiên Chúa đến bản thân ta, để ta tham dự vào, điều mà ta gọi là sống bằng chính sự sống của Thiên Chúa, lại khơi nguồn từ Thánh Thần. Vì thế, có sự sống của Thiên Chúa là có Thánh Thần.
Bởi vậy, lãnh nhận Thánh Thể, ngoài Thịt Máu Chúa Kitô, ta còn lãnh nhận chính Thánh Thần. Mà lãnh nhận Thánh Thần là lãnh nhận sức mạnh bền chặt, nối kết ta trong Chúa Kitô và trong Thiên Chúa luôi mãi.
Nhờ Chúa Kitô, chúng ta sẽ được sống, sẽ đến cùng Chúa Cha, sẽ nếm hưởng thiên đàng ngay trên trần thế, như chính Chúa Kitô đã từng tuyên bố: “Như tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, kẻ ăn tôi cũng sẽ sống nhờ tôi như vậy”. Vì thế, mỗi lần rước lễ, ta đón nhận sự sống của Đấng đang sống. Đó là sự sống thần linh duy nhất bắt nguồn từ Chúa Cha.
THÁNH THỂ CHO TA HIỆP THÔNG TRONG SỰ SỐNG CỦA THIÊN CHÚA
Một phương tiện tuyệt diệu nhằm cho ta hiệp thông hoàn toàn với Chúa Kitô, do Ngài trao ban là Thánh Thể, bí tích cực trọng đưa ta đến tham dự bữa tiệc nuôi linh hồn bằng chính Mình và Máu của chính Chúa Kitô.
Mình Máu Chúa Kitô, dù là chân lý đức tin, lại là chân lý vượt quá sức hiểu biết của ta. Chân lý ấy trở thành mầu nhiệm đức tin.
“Đây là mầu nhiệm đức tin”. Đó là lời công bố nghiêm túc của chủ tế sau mỗi lần truyền phép bánh rượu để nên Mình Máu Chúa Kitô. Vì là mầu nhiệm đức tin, bí tích cực trọng này chỉ có thể tin, và không dễ giải thích.
Tất cả đều bắt đầu từ ước muốn của Chúa Kitô. Chúa muốn dưỡng nuôi ta bằng chính con người của Chúa. Chúa muốn ta được nên như Chúa. Bởi vậy, Chúa trở nên lương thực cho ta: “Các con hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Thầy… Các con hãy cầm lấy mà uống, này là Máu Thầy…”.
Vì chính Chúa Kitô hiến dâng mình cho ta, nên mỗi lần rước lễ, ta rước cả linh hồn và Thiên tính của Chúa qua hình bánh. Khi ta rước lễ, cũng là rước lấy và gặp gỡ chính Chúa Kitô đã chết, nhưng đã phục sinh.
Thánh Thể là bí tích tình yêu, bí tích cứu độ. Khi lãnh nhận, ta sẽ đạt tới một ân huệ cao quý mà Thiên Chúa tặng ban, đó là hiệp thông trọn vẹn với Chúa Kitô. Ta trong Chúa và Chúa trong ta. Qua sự hiệp thông cùng Chúa Kitô, ta đồng hiệp thông với Thiên Chúa trong Chúa Kitô.
Ai xứng đáng nhận lãnh Thánh Thể, người đó tham dự vào Tình yêu hiệp nhất của Thiên Chúa, lãnh lấy ơn cứu độ. Chỉ nhờ và trong tình yêu Thiên Chúa, cùng sự cứu độ, Thiên Chúa cho ta thông hiệp sự sống viên mãn của Ngài. Sự tham dự tuyệt vời này là ơn thần hóa Thiên Chúa ban cho ta.
Hội Thánh luôn tuyên xưng và cầu nguyện rằng: “Chúng con tha thiết nài xin Chúa cho chúng con khi thông phần Mình và Máu Đức Kitô, được quy tụ nên một nhờ Chúa Thánh Thần” (Kinh Tạ Ơn II). Hay: “Xin cho chúng con được bổ dưỡng bởi Mình và Máu Con Chúa, và được tràn đầy Thánh Thần của Người, thì trở nên một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô” (Kinh Tạ Ơn III).
Chính Chúa Kitô từng nói: “Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy” (Ga 6, 56). Động từ “ở trong” mà Chúa nói, diễn tả mạnh mẽ ơn hiệp thông.
Có ai dám khẳng định mạnh mẽ như Chúa Kitô? Dẫu là tình yêu đôi lứa hay ngay cả sự kết hợp vợ chồng, có chắc là họ ở trong nhau như Chúa trong ta và ta trong Chúa? Chỉ có bí tích Thánh Thể làm nên sự hiệp thông kỳ diệu, hiệp thông toàn vẹn: Chúa với ta và ta với Chúa: một thân thể không thể tách lìa.
Hiệp thông với Chúa, ta được sống chính sự sống của Thiên Chúa. Sức mạnh của sự sống không phải là được sống, nhưng là được sống bằnh chính sự sống của Thiên Chúa.
Đối với người Công Giáo, sống bằng chính sự sống của Thiên Chúa là điều quan trọng hơn hết mọi điều quan trọng mà tinh yêu Thiên Chúa dành cho họ. Điểm cốt yếu này chỉ có thể tìm gặp nơi bí tích Thánh Thể. Nơi đó, ta và Chúa sống trong nhau.
Hiệu quả và lợi ích của việc sống bằng chính sự sống của Thiên Chúa do Thánh Thể mang lại, được chính Chúa Kitô mạc khải: “Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi không có sự sống nơi mình các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại trong ngày sau hết. Vì Thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống... Cũng như Cha, Đấng hằng sống đã sai Ta, và Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta cũng vậy, nó sẽ sống nhờ Ta...” (Ga 6, 1 tt).
Mà sự sống lưu chuyển từ Thiên Chúa đến bản thân ta, để ta tham dự vào, điều mà ta gọi là sống bằng chính sự sống của Thiên Chúa, lại khơi nguồn từ Thánh Thần. Vì thế, có sự sống của Thiên Chúa là có Thánh Thần.
Bởi vậy, lãnh nhận Thánh Thể, ngoài Thịt Máu Chúa Kitô, ta còn lãnh nhận chính Thánh Thần. Mà lãnh nhận Thánh Thần là lãnh nhận sức mạnh bền chặt, nối kết ta trong Chúa Kitô và trong Thiên Chúa luôi mãi.
Nhờ Chúa Kitô, chúng ta sẽ được sống, sẽ đến cùng Chúa Cha, sẽ nếm hưởng thiên đàng ngay trên trần thế, như chính Chúa Kitô đã từng tuyên bố: “Như tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, kẻ ăn tôi cũng sẽ sống nhờ tôi như vậy”. Vì thế, mỗi lần rước lễ, ta đón nhận sự sống của Đấng đang sống. Đó là sự sống thần linh duy nhất bắt nguồn từ Chúa Cha.
Còn nhiều hơn thế
Lm. Minh Anh
02:14 04/06/2021
CÒN NHIỀU HƠN THẾ
“Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa!”.
Một nhà thần học nói, “Điều quan trọng là biết bạn đang đi đâu, hơn là đến đó nhanh chóng! Cũng thế, điều quan trọng là biết lý do của bữa tiệc, hơn là thấy những nụ cười trên môi của thực khách!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thánh Vịnh đáp ca “Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa!”, hẳn sẽ là tâm tình của phần lớn các nhân vật trong phụng vụ Lời Chúa hôm nay; gọi nó là tâm tình vì như những người dự tiệc, các nhân vật này biết rõ lý do của nó. Đó là tâm tình của ông bà Tôbia, ‘Tôbia con’, Sarah nàng dâu; và ‘còn nhiều hơn thế’, đó cũng là tâm tình của Chúa Giêsu, của những kẻ vui thích khi lắng nghe Ngài; và đó còn phải là tâm tình của mỗi người chúng ta, “Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa!”.
Trong Tin Mừng hôm nay, một niềm vui tương tự hẳn cũng đã xảy ra nơi Chúa Giêsu, khi phần nào, những kẻ nghe Ngài ít nhiều hiểu được điều Ngài nói. Marcô ghi nhận, “Đám đông dân chúng thích thú nghe Ngài”. Ngài đã nói gì? Vào thời điểm thi hành sứ vụ của Chúa Giêsu, người Do Thái hiểu, Đấng Messia sẽ đến từ dòng dõi Đavít; hơn nữa, nhiều người nghĩ, Đấng Messia đơn giản sẽ là một nhà lãnh đạo đề cao dân tộc, một nhà chính trị sẽ dẫn dắt dân thoát ách thống trị Rôma. Vì vậy, dưới lăng kính thiển cận, họ giảm thiểu Đấng Messia chỉ là hậu duệ của vua Đavít không hơn không kém, vị ấy sẽ giải phóng dân. Vậy mà không đơn giản như thế! Chúa Giêsu tường tận giải thích cho họ rằng, Đấng Messia không chỉ là “Con Đavít”, nhưng ‘còn nhiều hơn thế’, Ngài là ‘Chúa của Đavít’; Ngài nói, “Chính Đavít gọi Ngài là Chúa, thì sao Ngài lại có thể là Con Đavít được?”; qua Thánh Vịnh, Ngài trưng dẫn, Đavít ám chỉ Đấng Messia là Chúa của mình. Nghe thế, nhiều người đã mừng vui!
Vậy mà những hình ảnh lệch lạc về Chúa Giêsu cũng có thể hình thành nơi mỗi người chúng ta. Với người Do Thái, Đấng Messia, ‘Chúa của Đavít’ là điều mới mẻ; với chúng ta, một điều gì đó tương tự vẫn xảy ra. Chưa chắc chúng ta đã hiểu đúng về Chúa Giêsu. Vậy Ngài là ai? Là bạn, là Thầy, một nhân cách đầy cảm hứng, một tâm hồn đôn hậu, một lãnh đạo nhân từ và là một mẫu mực! Thế mà, ‘còn nhiều hơn thế!’, Ngài là Thiên Chúa, Ngôi Hai trong Ba Ngôi Chí Thánh; Đấng xuống thế làm người, chết đi, sống lại và lên trời để cứu chuộc nhân loại; Đấng Cứu Độ, cũng là Đấng hiến thân mỗi ngày trên các bàn thờ để ở lại và nuôi sống con người bằng Thịt Máu Ngài. Theo đó, chúng ta kết hợp với Ngài, chết cho tội lỗi, sống lại trong ơn nghĩa thánh của một đời sống mới; trong ân sủng Phục Sinh và Thánh Thần của Ngài, chúng ta thông phần sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi. Và như thế, chúng ta tránh được sai lầm với những giới hạn về Ngài trong tâm trí, trong trái tim mình. Hiểu thấu bao mầu nhiệm thẳm sâu đó, hẳn chúng ta cũng cất lên, “Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa!”.
Anh Chị em,
Nếu hiểu Chúa Giêsu được như vậy, lòng chúng ta ắt ngập tràn mừng vui. Nhưng ‘còn nhiều hơn thế’; bấy giờ, chúng ta biết, chúng ta là ai? Là con trai, con gái của Thiên Chúa; mà trong mọi đấng bậc, chúng ta là môn đệ, là tông đồ được sai đi rao giảng Lời hoà giải thế gian với chính Thiên Chúa bằng sức mạnh, tự do của con cái Ngài cùng với Thánh Thần. Chúng ta hiểu được ơn gọi của mình, là ‘được cứu’, ‘được gọi’, ‘để được sai đi!’. Và đó là căn cước của chúng ta. Không ai có thể lấy chứng minh thư này của chúng ta: “Con trai, con gái của Chúa”; một chứng minh thư đẹp tuyệt vời! Một chứng minh thư miễn thị thực ‘ở mọi biên giới!’. Ước gì được như thế! Và đó là lý do chúng ta có thể cất lên mỗi ngày tận đáy lòng tâm tình tri ân, “Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin dẫn dắt con ngày càng hiểu biết sâu sắc hơn những mầu nhiệm tình yêu của Chúa; và ‘còn nhiều hơn thế’, xin cho con biết sống xứng đáng với những gì con đang lãnh nhận, hầu mỗi ngày, con có thể cất lên cách chân thành, “Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa!””, Amen.
(Tgp. Huế)
“Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa!”.
Một nhà thần học nói, “Điều quan trọng là biết bạn đang đi đâu, hơn là đến đó nhanh chóng! Cũng thế, điều quan trọng là biết lý do của bữa tiệc, hơn là thấy những nụ cười trên môi của thực khách!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thánh Vịnh đáp ca “Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa!”, hẳn sẽ là tâm tình của phần lớn các nhân vật trong phụng vụ Lời Chúa hôm nay; gọi nó là tâm tình vì như những người dự tiệc, các nhân vật này biết rõ lý do của nó. Đó là tâm tình của ông bà Tôbia, ‘Tôbia con’, Sarah nàng dâu; và ‘còn nhiều hơn thế’, đó cũng là tâm tình của Chúa Giêsu, của những kẻ vui thích khi lắng nghe Ngài; và đó còn phải là tâm tình của mỗi người chúng ta, “Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa!”.
Bài đọc thứ nhất tường thuật cuộc đoàn tụ hạnh phúc hơn cả chờ mong của vợ chồng ông Tôbia khi con trai họ đi xa trở về, “Người cha mù loà của Tôbia chỗi dậy, loạng choạng đi ra cửa đón con mình. Ông đón lấy con, hôn con và vợ nó. Cả hai oà lên khóc vì mừng vui”. Ngoài ra, nhờ mật cá con trai mang về, mắt ông được sáng, để có thể nhìn thấy cảnh thực hơn mơ; không chỉ nhìn thấy con, ông thấy cả Sarah, dâu của mình; và ‘còn nhiều hơn thế’, ông thấy cả Raphael, Tổng lãnh thiên thần của Thiên Chúa, dù ông chưa biết ngài. Ông và đại gia đình không ngớt lời ca tụng Chúa, “Lạy Chúa là Thiên Chúa Israel, con chúc tụng Chúa, vì Chúa sửa phạt con và lại cứu chữa con; đây chính con đang nhìn thấy!”. Như thế, cả nhà ngập tràn trong hân hoan, “Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa!”.
Trong Tin Mừng hôm nay, một niềm vui tương tự hẳn cũng đã xảy ra nơi Chúa Giêsu, khi phần nào, những kẻ nghe Ngài ít nhiều hiểu được điều Ngài nói. Marcô ghi nhận, “Đám đông dân chúng thích thú nghe Ngài”. Ngài đã nói gì? Vào thời điểm thi hành sứ vụ của Chúa Giêsu, người Do Thái hiểu, Đấng Messia sẽ đến từ dòng dõi Đavít; hơn nữa, nhiều người nghĩ, Đấng Messia đơn giản sẽ là một nhà lãnh đạo đề cao dân tộc, một nhà chính trị sẽ dẫn dắt dân thoát ách thống trị Rôma. Vì vậy, dưới lăng kính thiển cận, họ giảm thiểu Đấng Messia chỉ là hậu duệ của vua Đavít không hơn không kém, vị ấy sẽ giải phóng dân. Vậy mà không đơn giản như thế! Chúa Giêsu tường tận giải thích cho họ rằng, Đấng Messia không chỉ là “Con Đavít”, nhưng ‘còn nhiều hơn thế’, Ngài là ‘Chúa của Đavít’; Ngài nói, “Chính Đavít gọi Ngài là Chúa, thì sao Ngài lại có thể là Con Đavít được?”; qua Thánh Vịnh, Ngài trưng dẫn, Đavít ám chỉ Đấng Messia là Chúa của mình. Nghe thế, nhiều người đã mừng vui!
Vậy mà những hình ảnh lệch lạc về Chúa Giêsu cũng có thể hình thành nơi mỗi người chúng ta. Với người Do Thái, Đấng Messia, ‘Chúa của Đavít’ là điều mới mẻ; với chúng ta, một điều gì đó tương tự vẫn xảy ra. Chưa chắc chúng ta đã hiểu đúng về Chúa Giêsu. Vậy Ngài là ai? Là bạn, là Thầy, một nhân cách đầy cảm hứng, một tâm hồn đôn hậu, một lãnh đạo nhân từ và là một mẫu mực! Thế mà, ‘còn nhiều hơn thế!’, Ngài là Thiên Chúa, Ngôi Hai trong Ba Ngôi Chí Thánh; Đấng xuống thế làm người, chết đi, sống lại và lên trời để cứu chuộc nhân loại; Đấng Cứu Độ, cũng là Đấng hiến thân mỗi ngày trên các bàn thờ để ở lại và nuôi sống con người bằng Thịt Máu Ngài. Theo đó, chúng ta kết hợp với Ngài, chết cho tội lỗi, sống lại trong ơn nghĩa thánh của một đời sống mới; trong ân sủng Phục Sinh và Thánh Thần của Ngài, chúng ta thông phần sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi. Và như thế, chúng ta tránh được sai lầm với những giới hạn về Ngài trong tâm trí, trong trái tim mình. Hiểu thấu bao mầu nhiệm thẳm sâu đó, hẳn chúng ta cũng cất lên, “Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa!”.
Anh Chị em,
Nếu hiểu Chúa Giêsu được như vậy, lòng chúng ta ắt ngập tràn mừng vui. Nhưng ‘còn nhiều hơn thế’; bấy giờ, chúng ta biết, chúng ta là ai? Là con trai, con gái của Thiên Chúa; mà trong mọi đấng bậc, chúng ta là môn đệ, là tông đồ được sai đi rao giảng Lời hoà giải thế gian với chính Thiên Chúa bằng sức mạnh, tự do của con cái Ngài cùng với Thánh Thần. Chúng ta hiểu được ơn gọi của mình, là ‘được cứu’, ‘được gọi’, ‘để được sai đi!’. Và đó là căn cước của chúng ta. Không ai có thể lấy chứng minh thư này của chúng ta: “Con trai, con gái của Chúa”; một chứng minh thư đẹp tuyệt vời! Một chứng minh thư miễn thị thực ‘ở mọi biên giới!’. Ước gì được như thế! Và đó là lý do chúng ta có thể cất lên mỗi ngày tận đáy lòng tâm tình tri ân, “Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin dẫn dắt con ngày càng hiểu biết sâu sắc hơn những mầu nhiệm tình yêu của Chúa; và ‘còn nhiều hơn thế’, xin cho con biết sống xứng đáng với những gì con đang lãnh nhận, hầu mỗi ngày, con có thể cất lên cách chân thành, “Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa!””, Amen.
(Tgp. Huế)
Mang Thánh Thể Ướp Hương Cho Đời
LM. Giuse Trương Đình Hiền
08:55 04/06/2021
Mang Thánh Thể Ướp Hương Cho Đời
(Mình Máu Chúa Kitô Năm B 2021)
Đức tin của người Kitô hữu, có thể nói được, là “bơi lội hằng ngày trong biển các Mầu Nhiệm”; và quả thật, nếu không có “Ơn trên”, dễ gì chúng ta “kham nổi” một trời mầu nhiệm trong Đạo, trong đó có mầu nhiệm Thánh Thể. Chính các môn đệ Chúa Giêsu, sau khi nghe bài giáo lý về Thánh Thể (Bánh Hằng Sống) đã càm ràm với nhau và một số bỏ đi: “Lời nầy chướng tai qua. Ai mà nghe nỗi” (Ga 6,60).
Nhưng mỗi lần cử hành Mầu Nhiệm Thánh Thể, Hội Thánh không nhằm chỉ một mục đích “quảng diễn chân lý đức tin về Thánh Thể”; cho dù Hội Thánh tuyên xưng cách trang trọng ngay sau khi bánh và rượu được hiến thánh để trở nên Mình Máu Chúa Kitô: “Đây là mầu nhiệm đức tin”. Vâng, Lễ Tạ Ơn hay Bí Tích Thánh Thể không là một “tín điều trừu tượng”, một “chân lý cao siêu trên các tầng mây”…, mà là một “kho tàng của cải thiêng liêng”; hay hơn nữa, một ngôi vị một con người, như Hiến chế Phụng vụ minh định: “Thật vậy, phép Thánh Thể Chí Thánh chứa đựng toàn bộ của cải thiêng liêng của Hội Thánh, đó là chính Đức Kitô, Chiên Vượt Qua của chúng ta” (PV 47). Nói cách khác, Thánh Thể chính là lẽ sống, là vận mệnh của chúng ta; là con đường, là phương thế dẫn chúng ta đến hạnh phúc đích thực: “đây là bí tích tình yêu, dấu chỉ hiệp nhất, mối dây bác ái, bữa tiệc ly phục sinh, “trong đó khi lãnh nhận Chúa Kitô, tinh thần ta được tràn đầy ân sủng, và bảo chứng cho ta, một vinh quang tương lai.” (PV 48).
Để hiểu được phần nào những chiều kích sâu xa của mầu nhiệm Thánh Thể, Lời Chúa trong Thánh lễ hôm nay (Chúa Nhật Mình Thánh Chúa năm B), sẽ khơi lại những “dấu tích Thánh Thể” trên chặng đường lịch sử cứu rỗi của Thiên Chúa.
Trước hết, sách Xuất Hành (BĐ 1) cho chúng ta nhớ lại viễn cảnh huy hoàng tại núi Si-nai trong ngày Thiên Chúa ký kết Giao Ước với dân Ít-ra-en khi vừa chân ướt chân ráo xuất hành khỏi kiếp nô lệ ngục tù và chết chóc Ai Cập; và đang trên đường về Đất Hứa, quê hương của tự do và sự sống. Thật vậy, trước sự chứng giám của Thiên Chúa, Giao ước đã được ký kết cách long trọng qua trung gian của Môsê: Môsê lấy phân nửa máu đổ vào các chậu và rưới phân nửa kia lên bàn thờ. Ông mở quyển giao ước ra đọc cho dân nghe và họ thưa: “Chúng tôi xin thi hành và tuân theo tất cả những điều Chúa đã phán”. Vậy ông lấy máu rẩy lên dân chúng và nói: “Đây là máu giao ước Thiên Chúa đã cam kết với các ngươi theo đúng tất cả những lời đó”.
Trong việc cử hành Giao Ước nầy, chúng ta thấy xuất hiện hai thực tại: Sách Giao Ước và Máu của con chiên. Sách Giao ước chính là Lời cam kết của Thiên Chúa, là Lời ban sự sống, là Lời của niềm hy vọng, là Lời chân lý dẫn đưa họ trên suốt cuộc hành trình. Máu con chiên lại chính là dấu chỉ của sự sống: sự sống trong đêm máu được bôi trên cửa để thiên thần vượt qua, và sự sống sẽ tiếp tục được trao ban cho họ (Manna) để họ vững bước trên con đường dài hun hút về Đất hứa, cho dù họ phải đối diện với đói khát, gian lao và bao nhiêu đe dọa, hiểm nguy.
Từ viễn cảnh của Giao ước cũ Si-Nai, Chúa Ki-tô trong đêm bị nộp, đã mượn bàn Tiệc của Đại Lễ Vượt Qua (với Sách Giao ước, với thịt chiên, với bánh rượu…), Ngài chính thức thiết lập một Giao ước Mới, không bằng máu chiên mà bằng chính Máu của Mình, như Tin Mừng Máccô tường thuật vắn gọn: Đang khi họ ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông mà phán: “Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta”. Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: “Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người…”.
“Giao Ước Mới” nầy có gì đặc biệt?
Thánh Phaolô trong thư gởi Do Thái mà chúng ta vừa nghe (Bài đọc 2) đã nhấn mạnh sự trỗi vượt và cao cả của Giao ước mới nầy bằng những từ có cánh: “Chúa Kitô xuất hiện như vị Thượng tế cầu bầu mọi phúc lành tương lai. Người đi qua nhà tạm rộng rãi và hoàn hảo hơn, không phải do tay người phàm xây dựng, nghĩa là không thuộc về trần gian này, cũng không nhờ máu dê bò, nhưng nhờ chính máu của Người mà vào Cung Thánh chỉ một lần và đem lại ơn cứu độ muôn đời”.
Kể từ giây phút huyền diệu đó, giây phút mà Thánh sử Gioan gọi là “Giờ Con Người được tôn vinh”, “Giờ” của ngày Thứ Sáu hôm sau, lúc 3 giờ chiều trên đồi Sọ, khi những giọt máu và nước sau cùng chảy ra từ cạnh sườn Ngài, Thịt Máu Đức Ki-tô, đã trở thành “Chất Dầu Thơm” ướp tràn thế giới, đã trở thành sự sống cho muôn ức triệu con người khắp năm châu, qua muôn thế hệ.
Và mầu nhiệm Thánh Thể đã đi qua cùng năm tháng, với chuỗi thăng trầm của Giáo Hội.
Chính từ bàn Tiệc Thánh Thể được tiếp nối từ bàn Tiệc Ngày Thứ Năm Tiệc Ly, từ những cuộc “Bẻ Bánh” tại nhà tiệc ly vào Ngày Thứ Nhất trong tuần khi Ngài sống lại từ cõi chết, tới bữa cơm chiều đạm bạc trong quán trọ trên đường Emmaus, hay Bữa Điểm tâm thân tình trên bờ biển hồ Ti-bê-ri-át…, “Tấm bánh Giêsu” cứ tiếp tục được bẻ ra để nuôi không chỉ “5 ngàn người trong hoang mạc Giuđê”, mà hàng hàng lớp lớp anh chị em Ki-tô hữu suốt 2000 năm nay trên mọi miền thế giới.
Hay như cách diễn đạt dầy chất thi ca và thâm thuý của thi sĩ Trăng Thập Tự trong bài thơ “Đáp Lễ”, Thánh Thể chính là “chiếc lọ mỏng dòn…nhốt chất thơm của ngàn muôn thế kỷ”:
Ta cũng mang theo đây chiếc lọ mỏng dòn
Nhốt sẵn chất thơm của ngàn muôn thế kỷ.
Ta sẽ đập vỡ mà không lo uổng phí
Vì ta cần xức dầu thơm ta lên khắp cả vũ hoàn.
Vâng, Thánh Thể chính là “Chiếc lọ mỏng dòn” là thân mình của Chúa Giêsu, nhưng trong “chiếc lọ mỏng dòn” đó đã “nhốt sẵn chất thơm của ngàn muôn thế kỷ”, và Ngài sẵn sàng “đập vỡ” để “xức dầu thơm trên khắp vũ hoàn”.
Suốt 2000 nay, chính nhờ chất thơm của Thánh Thể, nhờ chính Máu Thịt Ngài, nhờ Tấm Bánh từ trời được bẻ ra để trao tặng, để dưỡng nuôi, mà thế giới nầy, nhân loại nầy được ắp đầy hương vị của tình yêu, sự sống, niềm hy vọng, trên cuộc lữ hành dương thế. Bài ca kinh Tiếp Lên “Lauda Sion” đã hát lên như thế: “Này đây bánh của các thiên thần, biến thành lương thực của khách hành hương; thực là bánh của những người con cái…”.
Và chúng ta cũng đừng quên: Thánh Thể hôm nay hay Giao ước Mới do chính Đức Ki-tô thiết lập cũng bao gồm hai yếu tố nền tảng: Lời và Máu. Khi cử hành Mầu Nhiệm Thánh Thể, chúng ta được nghe Lời Chúa và chúng ta cùng thông hiệp Mình Máu Ngài.
Được thông hiệp Mình Máu Chúa, được tham dự Lễ Bẻ Bánh, Tiệc Thánh Thể, không chỉ là một hồng ân vĩ đại, một bảo đảm tuyệt vời cho hạnh phúc vĩnh cửu ngay từ cuộc hành trình ngang qua thế giới hôm nay: “Ai ăn bánh nầy sẽ được sống đời đời…”, mà còn là một đòi hỏi dấn thân làm cho Thánh Thể hiện thực giữa đời thường.
Khi nói đến ý nghĩa nầy, tôi chợt nhớ câu chuyện của linh mục Frank Ramsberger đi viếng đất thánh. Cha muốn khảo cứu, đặc biệt những nơi Chúa Giêsu đã sống, đã làm việc, đã chịu nạn, chết và sống lại từ cõi chết. Cha làm thân với một cậu con trai tên là Joseph, người con có bộ mặt nâu của một người chăn cừu Ả Rập. Cậu bé giúp lễ cho cha, dạy cha một vài từ ngữ Ả Rập khó.
Khi vị linh mục sắp sửa từ biệt để đến một vùng khác của đất thánh, Ngài nói với Joseph: “Có ít con trai và con gái được đặc ân sống trên mảnh đất Đức Giêsu đã sống. Con biết rằng: Chúa Giêsu Con Thiên Chúa đã sống như một cậu con trai, một người đàn ông, đã đi đứng trên những con đường này và đã thở bầu không khí này. Cái đó không giúp con yêu Người hơn sao?”
Joseph trả lời một câu đầy ý nghĩa: “Cha chẳng cần phải sống ở đây để yêu mến Chúa, vì bây giờ Chúa ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ngày nay mỗi một nơi đều là đất thánh. Bất cứ nơi nào chúng ta ở, chúng ta ở trên đất của Chúa Giêsu”.
Thưa anh chị em, nào chẳng phải ở đây, trong chính ngôi thánh đường nầy qua Phụng Vụ Thánh Lễ hằng ngày mà Đức Ki-tô đã giáng sinh, đã đi rao giảng, đã dự tiệc cưới Ca-na, đã chữa lành bao nhiêu bệnh nhân khỏi tội lỗi, tật nguyền linh hồn, đã công bố Tin Mừng, đã chịu chết và sống lại? Chẳng phải mầu nhiệm Thánh Lễ mỗi ngày đã làm cho Chúa Giêsu đang mãi mãi hiện diện giữa chúng ta đó sao?
Và rồi, nếu mỗi ngày trong giữa đời thường cuộc sống, chúng ta luôn cảm nhận sự hiện hữu, đồng hành của Chúa Giêsu như cậu bé Joseph người Á- Rập, thì đức tin, thì niềm vui, hy vọng, đời sống chứng tá, nhiệt tình truyền giáo… không chảy tràn trong tim chúng ta sao?
Quả thật chúng chưa thật sự cảm nhận chân lý nầy, chưa sống trọn vẹn huyền nhiệm nầy, nên đời sống Ki-tô hữu chúng ta hình như vẫn còn ở lại đâu đó trong một “góc tối của cuộc đời nô lệ Ai Cập” mà chưa thật sự là một cuộc lên đường xuyên sa mạc để trở về “Đất Hứa của tự do và sự sống”.
Chính vì thế, khi cử hành Mầu Nhiệm Thánh Thể hôm nay, chính là lúc một lần “chìa tay ra”, không chỉ để Rước lễ, mà nhất là, để “ký Giao ước Mới” với Chúa Giêsu; một lần nữa lắng nghe và thực hiện chính lời trăn trối thân thương của Thầy Chí Thánh: “Các con hãy làm việc nầy mà nhớ đến Ta”. Hay như cách gợi ý của bài thơ “đáp lễ” của Trăng Thập Tự, hãy để Thánh Thể biến chúng ta cũng thành “chiếc lọ mỏng dòn” đựng “chất dầu thơm Kitô”; và sẵn sàng “đập bể bình dầu thơm đó” (Ga 12,1-8) để xức lên anh chị em, để xức lên cộng đoàn, để làm cho căn nhà của Hội Thánh và muôn nẻo nhân gian được rực lên mùi thơm của tình yêu và sự sống. Vâng, hôm nay, tôi phải là người “mang Thánh Thể để ướp hương cho đời”. Amen.
Trương Đình Hiền
(Mình Máu Chúa Kitô Năm B 2021)
Đức tin của người Kitô hữu, có thể nói được, là “bơi lội hằng ngày trong biển các Mầu Nhiệm”; và quả thật, nếu không có “Ơn trên”, dễ gì chúng ta “kham nổi” một trời mầu nhiệm trong Đạo, trong đó có mầu nhiệm Thánh Thể. Chính các môn đệ Chúa Giêsu, sau khi nghe bài giáo lý về Thánh Thể (Bánh Hằng Sống) đã càm ràm với nhau và một số bỏ đi: “Lời nầy chướng tai qua. Ai mà nghe nỗi” (Ga 6,60).
Nhưng mỗi lần cử hành Mầu Nhiệm Thánh Thể, Hội Thánh không nhằm chỉ một mục đích “quảng diễn chân lý đức tin về Thánh Thể”; cho dù Hội Thánh tuyên xưng cách trang trọng ngay sau khi bánh và rượu được hiến thánh để trở nên Mình Máu Chúa Kitô: “Đây là mầu nhiệm đức tin”. Vâng, Lễ Tạ Ơn hay Bí Tích Thánh Thể không là một “tín điều trừu tượng”, một “chân lý cao siêu trên các tầng mây”…, mà là một “kho tàng của cải thiêng liêng”; hay hơn nữa, một ngôi vị một con người, như Hiến chế Phụng vụ minh định: “Thật vậy, phép Thánh Thể Chí Thánh chứa đựng toàn bộ của cải thiêng liêng của Hội Thánh, đó là chính Đức Kitô, Chiên Vượt Qua của chúng ta” (PV 47). Nói cách khác, Thánh Thể chính là lẽ sống, là vận mệnh của chúng ta; là con đường, là phương thế dẫn chúng ta đến hạnh phúc đích thực: “đây là bí tích tình yêu, dấu chỉ hiệp nhất, mối dây bác ái, bữa tiệc ly phục sinh, “trong đó khi lãnh nhận Chúa Kitô, tinh thần ta được tràn đầy ân sủng, và bảo chứng cho ta, một vinh quang tương lai.” (PV 48).
Để hiểu được phần nào những chiều kích sâu xa của mầu nhiệm Thánh Thể, Lời Chúa trong Thánh lễ hôm nay (Chúa Nhật Mình Thánh Chúa năm B), sẽ khơi lại những “dấu tích Thánh Thể” trên chặng đường lịch sử cứu rỗi của Thiên Chúa.
Trước hết, sách Xuất Hành (BĐ 1) cho chúng ta nhớ lại viễn cảnh huy hoàng tại núi Si-nai trong ngày Thiên Chúa ký kết Giao Ước với dân Ít-ra-en khi vừa chân ướt chân ráo xuất hành khỏi kiếp nô lệ ngục tù và chết chóc Ai Cập; và đang trên đường về Đất Hứa, quê hương của tự do và sự sống. Thật vậy, trước sự chứng giám của Thiên Chúa, Giao ước đã được ký kết cách long trọng qua trung gian của Môsê: Môsê lấy phân nửa máu đổ vào các chậu và rưới phân nửa kia lên bàn thờ. Ông mở quyển giao ước ra đọc cho dân nghe và họ thưa: “Chúng tôi xin thi hành và tuân theo tất cả những điều Chúa đã phán”. Vậy ông lấy máu rẩy lên dân chúng và nói: “Đây là máu giao ước Thiên Chúa đã cam kết với các ngươi theo đúng tất cả những lời đó”.
Trong việc cử hành Giao Ước nầy, chúng ta thấy xuất hiện hai thực tại: Sách Giao Ước và Máu của con chiên. Sách Giao ước chính là Lời cam kết của Thiên Chúa, là Lời ban sự sống, là Lời của niềm hy vọng, là Lời chân lý dẫn đưa họ trên suốt cuộc hành trình. Máu con chiên lại chính là dấu chỉ của sự sống: sự sống trong đêm máu được bôi trên cửa để thiên thần vượt qua, và sự sống sẽ tiếp tục được trao ban cho họ (Manna) để họ vững bước trên con đường dài hun hút về Đất hứa, cho dù họ phải đối diện với đói khát, gian lao và bao nhiêu đe dọa, hiểm nguy.
Từ viễn cảnh của Giao ước cũ Si-Nai, Chúa Ki-tô trong đêm bị nộp, đã mượn bàn Tiệc của Đại Lễ Vượt Qua (với Sách Giao ước, với thịt chiên, với bánh rượu…), Ngài chính thức thiết lập một Giao ước Mới, không bằng máu chiên mà bằng chính Máu của Mình, như Tin Mừng Máccô tường thuật vắn gọn: Đang khi họ ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông mà phán: “Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta”. Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: “Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người…”.
“Giao Ước Mới” nầy có gì đặc biệt?
Thánh Phaolô trong thư gởi Do Thái mà chúng ta vừa nghe (Bài đọc 2) đã nhấn mạnh sự trỗi vượt và cao cả của Giao ước mới nầy bằng những từ có cánh: “Chúa Kitô xuất hiện như vị Thượng tế cầu bầu mọi phúc lành tương lai. Người đi qua nhà tạm rộng rãi và hoàn hảo hơn, không phải do tay người phàm xây dựng, nghĩa là không thuộc về trần gian này, cũng không nhờ máu dê bò, nhưng nhờ chính máu của Người mà vào Cung Thánh chỉ một lần và đem lại ơn cứu độ muôn đời”.
Kể từ giây phút huyền diệu đó, giây phút mà Thánh sử Gioan gọi là “Giờ Con Người được tôn vinh”, “Giờ” của ngày Thứ Sáu hôm sau, lúc 3 giờ chiều trên đồi Sọ, khi những giọt máu và nước sau cùng chảy ra từ cạnh sườn Ngài, Thịt Máu Đức Ki-tô, đã trở thành “Chất Dầu Thơm” ướp tràn thế giới, đã trở thành sự sống cho muôn ức triệu con người khắp năm châu, qua muôn thế hệ.
Và mầu nhiệm Thánh Thể đã đi qua cùng năm tháng, với chuỗi thăng trầm của Giáo Hội.
Chính từ bàn Tiệc Thánh Thể được tiếp nối từ bàn Tiệc Ngày Thứ Năm Tiệc Ly, từ những cuộc “Bẻ Bánh” tại nhà tiệc ly vào Ngày Thứ Nhất trong tuần khi Ngài sống lại từ cõi chết, tới bữa cơm chiều đạm bạc trong quán trọ trên đường Emmaus, hay Bữa Điểm tâm thân tình trên bờ biển hồ Ti-bê-ri-át…, “Tấm bánh Giêsu” cứ tiếp tục được bẻ ra để nuôi không chỉ “5 ngàn người trong hoang mạc Giuđê”, mà hàng hàng lớp lớp anh chị em Ki-tô hữu suốt 2000 năm nay trên mọi miền thế giới.
Hay như cách diễn đạt dầy chất thi ca và thâm thuý của thi sĩ Trăng Thập Tự trong bài thơ “Đáp Lễ”, Thánh Thể chính là “chiếc lọ mỏng dòn…nhốt chất thơm của ngàn muôn thế kỷ”:
Ta cũng mang theo đây chiếc lọ mỏng dòn
Nhốt sẵn chất thơm của ngàn muôn thế kỷ.
Ta sẽ đập vỡ mà không lo uổng phí
Vì ta cần xức dầu thơm ta lên khắp cả vũ hoàn.
Vâng, Thánh Thể chính là “Chiếc lọ mỏng dòn” là thân mình của Chúa Giêsu, nhưng trong “chiếc lọ mỏng dòn” đó đã “nhốt sẵn chất thơm của ngàn muôn thế kỷ”, và Ngài sẵn sàng “đập vỡ” để “xức dầu thơm trên khắp vũ hoàn”.
Suốt 2000 nay, chính nhờ chất thơm của Thánh Thể, nhờ chính Máu Thịt Ngài, nhờ Tấm Bánh từ trời được bẻ ra để trao tặng, để dưỡng nuôi, mà thế giới nầy, nhân loại nầy được ắp đầy hương vị của tình yêu, sự sống, niềm hy vọng, trên cuộc lữ hành dương thế. Bài ca kinh Tiếp Lên “Lauda Sion” đã hát lên như thế: “Này đây bánh của các thiên thần, biến thành lương thực của khách hành hương; thực là bánh của những người con cái…”.
Và chúng ta cũng đừng quên: Thánh Thể hôm nay hay Giao ước Mới do chính Đức Ki-tô thiết lập cũng bao gồm hai yếu tố nền tảng: Lời và Máu. Khi cử hành Mầu Nhiệm Thánh Thể, chúng ta được nghe Lời Chúa và chúng ta cùng thông hiệp Mình Máu Ngài.
Được thông hiệp Mình Máu Chúa, được tham dự Lễ Bẻ Bánh, Tiệc Thánh Thể, không chỉ là một hồng ân vĩ đại, một bảo đảm tuyệt vời cho hạnh phúc vĩnh cửu ngay từ cuộc hành trình ngang qua thế giới hôm nay: “Ai ăn bánh nầy sẽ được sống đời đời…”, mà còn là một đòi hỏi dấn thân làm cho Thánh Thể hiện thực giữa đời thường.
Khi nói đến ý nghĩa nầy, tôi chợt nhớ câu chuyện của linh mục Frank Ramsberger đi viếng đất thánh. Cha muốn khảo cứu, đặc biệt những nơi Chúa Giêsu đã sống, đã làm việc, đã chịu nạn, chết và sống lại từ cõi chết. Cha làm thân với một cậu con trai tên là Joseph, người con có bộ mặt nâu của một người chăn cừu Ả Rập. Cậu bé giúp lễ cho cha, dạy cha một vài từ ngữ Ả Rập khó.
Khi vị linh mục sắp sửa từ biệt để đến một vùng khác của đất thánh, Ngài nói với Joseph: “Có ít con trai và con gái được đặc ân sống trên mảnh đất Đức Giêsu đã sống. Con biết rằng: Chúa Giêsu Con Thiên Chúa đã sống như một cậu con trai, một người đàn ông, đã đi đứng trên những con đường này và đã thở bầu không khí này. Cái đó không giúp con yêu Người hơn sao?”
Joseph trả lời một câu đầy ý nghĩa: “Cha chẳng cần phải sống ở đây để yêu mến Chúa, vì bây giờ Chúa ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ngày nay mỗi một nơi đều là đất thánh. Bất cứ nơi nào chúng ta ở, chúng ta ở trên đất của Chúa Giêsu”.
Thưa anh chị em, nào chẳng phải ở đây, trong chính ngôi thánh đường nầy qua Phụng Vụ Thánh Lễ hằng ngày mà Đức Ki-tô đã giáng sinh, đã đi rao giảng, đã dự tiệc cưới Ca-na, đã chữa lành bao nhiêu bệnh nhân khỏi tội lỗi, tật nguyền linh hồn, đã công bố Tin Mừng, đã chịu chết và sống lại? Chẳng phải mầu nhiệm Thánh Lễ mỗi ngày đã làm cho Chúa Giêsu đang mãi mãi hiện diện giữa chúng ta đó sao?
Và rồi, nếu mỗi ngày trong giữa đời thường cuộc sống, chúng ta luôn cảm nhận sự hiện hữu, đồng hành của Chúa Giêsu như cậu bé Joseph người Á- Rập, thì đức tin, thì niềm vui, hy vọng, đời sống chứng tá, nhiệt tình truyền giáo… không chảy tràn trong tim chúng ta sao?
Quả thật chúng chưa thật sự cảm nhận chân lý nầy, chưa sống trọn vẹn huyền nhiệm nầy, nên đời sống Ki-tô hữu chúng ta hình như vẫn còn ở lại đâu đó trong một “góc tối của cuộc đời nô lệ Ai Cập” mà chưa thật sự là một cuộc lên đường xuyên sa mạc để trở về “Đất Hứa của tự do và sự sống”.
Chính vì thế, khi cử hành Mầu Nhiệm Thánh Thể hôm nay, chính là lúc một lần “chìa tay ra”, không chỉ để Rước lễ, mà nhất là, để “ký Giao ước Mới” với Chúa Giêsu; một lần nữa lắng nghe và thực hiện chính lời trăn trối thân thương của Thầy Chí Thánh: “Các con hãy làm việc nầy mà nhớ đến Ta”. Hay như cách gợi ý của bài thơ “đáp lễ” của Trăng Thập Tự, hãy để Thánh Thể biến chúng ta cũng thành “chiếc lọ mỏng dòn” đựng “chất dầu thơm Kitô”; và sẵn sàng “đập bể bình dầu thơm đó” (Ga 12,1-8) để xức lên anh chị em, để xức lên cộng đoàn, để làm cho căn nhà của Hội Thánh và muôn nẻo nhân gian được rực lên mùi thơm của tình yêu và sự sống. Vâng, hôm nay, tôi phải là người “mang Thánh Thể để ướp hương cho đời”. Amen.
Trương Đình Hiền
Mình và Máu của Giao Ước
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
09:00 04/06/2021
Mình và Máu của Giao Ước
LỄ MÌNH MÁU CỰC THÁNH CHÚA GIÊSU
(Mc 14, 12-16;22-26)
Trước việc nhiều người cho rằng Chúa Giêsu không hiện diện thực sự trong Thánh Thể. Để tuyên xưng niềm tin của mình vào sự hiện diện thật sự của Chúa Giêsu nơi Bí tích Thánh Thể, và cũng để loan báo cho mọi người biết rằng, Bánh và Rượu sau truyền phép là chính Mình và Máu Chúa Kitô, Giáo Hội đã cử hành lễ Mình Máu Thánh Chúa và kiệu Mình Thánh Chúa vừa được truyền phép ra khỏi nhà thờ, rao truyền cho mọi người biết rằng : Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể và Hy tế của Người là ơn cứu độ cho toàn thế giới.
Máu Giao Ước
Bài trích sách Xuất Hành thuật lại giao ước Thiên Chúa ký kết với dân Israel qua trung gian Môise. Trước tiên, Môsê lặp lại cho dân những lệnh truyền của Thiên Chúa, và dân đồng ý tuân giữ. Tiếp đến, Môsê viết lại những lệnh truyền ấy của Thiên Chúa để lưu giữ mãi về sau. Sau cùng là nghi lễ kết giao ước : “Môsê cho giết một số bò, lấy máu của chúng rảy một phần lên bàn thờ tượng trưng cho Thiên Chúa, và phần kia lên dân. Máu là tượng trưng cho sự sống, vì thế ý nghĩa của việc rảy máu là từ nay hai bên kết ước (Thiên Chúa và dân Do Thái) cùng một sự sống với nhau” (x. Xh 24, 3-8). Đây là máu giao ước Thiên Chúa đã cam kết với các ngươi. Một Giao Ước bằng máu. Thế nhưng dân đã chẳng tuân giữ Giao Ước này, họ đã chạy theo các ngẫu thần. Dù vậy Thiên Chúa cũng không bỏ dân. Ngài vẫn tiếp tục hết lần nầy tới lần khác đề nghị ký kết giao ước với họ; và qua các ngôn sứ, Ngài dạy họ hy vọng ơn cứu độ.
Máu Chúa Kitô tẩy sạch lương tâm
Như đã nói ở trên, Giao Ước cũ cũng được ký kết bằng máu, nhưng là máu của lễ vật hy sinh mà Môsê dùng để rảy trên dân. Tác giả thư Do thái nói đây chỉ là điều “mô phỏng”, cho nên “máu không đổ thì tội vạ không tha” (Dt 9,18-22). Ngược lại, trong Giao Ước Mới, chính Chúa Kitô, Vị Thượng Tế đổ máu mình, lấy chính thân mình làm lễ vật hy sinh đền tội, “khử trừ sự tội nhờ việc hy sinh của Người” (Dt 9,26); “Người đã hiến dâng mình một lần đem lại ơn cứu độ muôn đời” (Dt 9,28);.
Như thế, đời sống của con người trong Giao Ước Mới không còn bị nô lệ tội lỗi nữa, vì không những họ được tha thứ hết mọi tội lỗi, nhưng nếu lỡ phạm tội thì họ nại tới Đức Kitô, Vị Thượng Tế Trung Gian, đã lấy máu mình : “Máu đó sẽ tẩy sạch lương tâm chúng ta khỏi những việc sinh sự chết” (Dt 9, ). Vì Người là trung gian của Giao Ước Mới, Đấng tạ tội cho toàn dân.
Mình Máu Thánh Chúa Kitô
Tin Mừng thánh Marcô thuật lại : Đang khi ăn Chúa Giêsu cầm bánh trong tay thánh thiện khả kính, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ và nói : “Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta”. Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: “Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người” (Mc 14, 22-24).
Lời Chúa Giêsu tuyên bố trên Bánh; và trên Chén rượu được Tin Mừng Nhất Lãm và thư Phaolô ghi lại, tuy có sự khác nhau nhưng chỉ là khác biệt thứ yếu, bên ngoài : “Chén này là Giao Ước Mới trong Máu Ta” (x. Lc 22, 19-20; 1 Cr 11, 23-26). “Chén này là Máu Ta, Máu Giáo Ước” (Mc 14, 22-24; Mt 26, 26-29).
Chúa Giêsu, bánh cầm trong tay, đang có chiên tế lễ vượt qua trước mặt và nói : “Này là Mình Ta”. Sau khi đã ăn chiên tế lễ vượt qua, bữa ăn tạ ơn vì máu chiên đã đổ ra nhắc lại máu giải thoát năm xưa, Chúa Giêsu cầm lấy chén rượu trong tay và nói : “Này là Máu Ta”, Máu đổ ra để thiết lập Giao Ước. Chúa đồng hóa mình với Con Chiên Hy Tế Vượt Qua. Cha Ta (Mình và Máu Chúa Giêsu ) là Chiên Vượt Qua thật, chiên đã được tế hiến đổ máu ra. Và như thế, Chúa Giêsu minh nhiên tỏ cho các môn đệ biết Người là Chiên thật hiến tế để cứu chuộc muôn người.
Tiệc Thánh Thể hay Thánh lễ mỗi lần Hội Thánh cử hành, chính là Chúa Giêsu, Tiệc Giao Ước Mới, Đấng tự ý ban chính Mình cho các môn đệ cho đến khi Người trở lại. Tiệc Thánh Thể là nguồn mạch sự kiên vững của Hội Thánh cho đến Ngày Chúa lại đến (x. 1 Cr 11,26).
Nhờ Tiệc Giao Ước Mới này dưới hình Bánh Rượu, nơi Chúa Giêsu hiện diện thực sự trường tồn. Nhờ thông phần vào cuộc Khổ Nạn hồng phúc của Chúa Kitô, Hội Thánh trở nên phong phú. Vì thế, khi cử hành Thánh Thể, Hội Thánh là hiện thân Nước Thiên Chúa ở trần gian này cho đến khi Nước Thiên Chúa được tỏ hiện. Như thế, Máu Chúa Kitô, Giao Ước Mới đổ ra tẩy rửa và tha tội cho nhiều người, qui tụ tất cả nên một trong Người như thánh Thánh Tôma Aquinô viết : “Con độc nhất của Thiên Chúa, muốn cho chúng ta thông phần vào thiên tính của Chúa, đã làm người. Để cứu chuộc con người, Người đã đổ máu mình ra rửa chúng ta sạch muôn vàn tội lỗi, giao hòa chúng ta với Chúa Cha trên bàn thờ Thập Giá”.
Lạy Chúa Giêsu đang ngự trong phép Mình Thánh, là Bánh đích thực nuôi dưỡng chúng con trên mặt đất này, xin hướng dẫn chúng con đến bàn tiệc trên Trời, trong vinh quang Các Thánh của Chúa, có Mẹ Maria là Mẹ chúng con.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
LỄ MÌNH MÁU CỰC THÁNH CHÚA GIÊSU
(Mc 14, 12-16;22-26)
Trước việc nhiều người cho rằng Chúa Giêsu không hiện diện thực sự trong Thánh Thể. Để tuyên xưng niềm tin của mình vào sự hiện diện thật sự của Chúa Giêsu nơi Bí tích Thánh Thể, và cũng để loan báo cho mọi người biết rằng, Bánh và Rượu sau truyền phép là chính Mình và Máu Chúa Kitô, Giáo Hội đã cử hành lễ Mình Máu Thánh Chúa và kiệu Mình Thánh Chúa vừa được truyền phép ra khỏi nhà thờ, rao truyền cho mọi người biết rằng : Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể và Hy tế của Người là ơn cứu độ cho toàn thế giới.
Máu Giao Ước
Bài trích sách Xuất Hành thuật lại giao ước Thiên Chúa ký kết với dân Israel qua trung gian Môise. Trước tiên, Môsê lặp lại cho dân những lệnh truyền của Thiên Chúa, và dân đồng ý tuân giữ. Tiếp đến, Môsê viết lại những lệnh truyền ấy của Thiên Chúa để lưu giữ mãi về sau. Sau cùng là nghi lễ kết giao ước : “Môsê cho giết một số bò, lấy máu của chúng rảy một phần lên bàn thờ tượng trưng cho Thiên Chúa, và phần kia lên dân. Máu là tượng trưng cho sự sống, vì thế ý nghĩa của việc rảy máu là từ nay hai bên kết ước (Thiên Chúa và dân Do Thái) cùng một sự sống với nhau” (x. Xh 24, 3-8). Đây là máu giao ước Thiên Chúa đã cam kết với các ngươi. Một Giao Ước bằng máu. Thế nhưng dân đã chẳng tuân giữ Giao Ước này, họ đã chạy theo các ngẫu thần. Dù vậy Thiên Chúa cũng không bỏ dân. Ngài vẫn tiếp tục hết lần nầy tới lần khác đề nghị ký kết giao ước với họ; và qua các ngôn sứ, Ngài dạy họ hy vọng ơn cứu độ.
Máu Chúa Kitô tẩy sạch lương tâm
Như đã nói ở trên, Giao Ước cũ cũng được ký kết bằng máu, nhưng là máu của lễ vật hy sinh mà Môsê dùng để rảy trên dân. Tác giả thư Do thái nói đây chỉ là điều “mô phỏng”, cho nên “máu không đổ thì tội vạ không tha” (Dt 9,18-22). Ngược lại, trong Giao Ước Mới, chính Chúa Kitô, Vị Thượng Tế đổ máu mình, lấy chính thân mình làm lễ vật hy sinh đền tội, “khử trừ sự tội nhờ việc hy sinh của Người” (Dt 9,26); “Người đã hiến dâng mình một lần đem lại ơn cứu độ muôn đời” (Dt 9,28);.
Như thế, đời sống của con người trong Giao Ước Mới không còn bị nô lệ tội lỗi nữa, vì không những họ được tha thứ hết mọi tội lỗi, nhưng nếu lỡ phạm tội thì họ nại tới Đức Kitô, Vị Thượng Tế Trung Gian, đã lấy máu mình : “Máu đó sẽ tẩy sạch lương tâm chúng ta khỏi những việc sinh sự chết” (Dt 9, ). Vì Người là trung gian của Giao Ước Mới, Đấng tạ tội cho toàn dân.
Mình Máu Thánh Chúa Kitô
Tin Mừng thánh Marcô thuật lại : Đang khi ăn Chúa Giêsu cầm bánh trong tay thánh thiện khả kính, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ và nói : “Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta”. Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: “Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người” (Mc 14, 22-24).
Lời Chúa Giêsu tuyên bố trên Bánh; và trên Chén rượu được Tin Mừng Nhất Lãm và thư Phaolô ghi lại, tuy có sự khác nhau nhưng chỉ là khác biệt thứ yếu, bên ngoài : “Chén này là Giao Ước Mới trong Máu Ta” (x. Lc 22, 19-20; 1 Cr 11, 23-26). “Chén này là Máu Ta, Máu Giáo Ước” (Mc 14, 22-24; Mt 26, 26-29).
Chúa Giêsu, bánh cầm trong tay, đang có chiên tế lễ vượt qua trước mặt và nói : “Này là Mình Ta”. Sau khi đã ăn chiên tế lễ vượt qua, bữa ăn tạ ơn vì máu chiên đã đổ ra nhắc lại máu giải thoát năm xưa, Chúa Giêsu cầm lấy chén rượu trong tay và nói : “Này là Máu Ta”, Máu đổ ra để thiết lập Giao Ước. Chúa đồng hóa mình với Con Chiên Hy Tế Vượt Qua. Cha Ta (Mình và Máu Chúa Giêsu ) là Chiên Vượt Qua thật, chiên đã được tế hiến đổ máu ra. Và như thế, Chúa Giêsu minh nhiên tỏ cho các môn đệ biết Người là Chiên thật hiến tế để cứu chuộc muôn người.
Tiệc Thánh Thể hay Thánh lễ mỗi lần Hội Thánh cử hành, chính là Chúa Giêsu, Tiệc Giao Ước Mới, Đấng tự ý ban chính Mình cho các môn đệ cho đến khi Người trở lại. Tiệc Thánh Thể là nguồn mạch sự kiên vững của Hội Thánh cho đến Ngày Chúa lại đến (x. 1 Cr 11,26).
Nhờ Tiệc Giao Ước Mới này dưới hình Bánh Rượu, nơi Chúa Giêsu hiện diện thực sự trường tồn. Nhờ thông phần vào cuộc Khổ Nạn hồng phúc của Chúa Kitô, Hội Thánh trở nên phong phú. Vì thế, khi cử hành Thánh Thể, Hội Thánh là hiện thân Nước Thiên Chúa ở trần gian này cho đến khi Nước Thiên Chúa được tỏ hiện. Như thế, Máu Chúa Kitô, Giao Ước Mới đổ ra tẩy rửa và tha tội cho nhiều người, qui tụ tất cả nên một trong Người như thánh Thánh Tôma Aquinô viết : “Con độc nhất của Thiên Chúa, muốn cho chúng ta thông phần vào thiên tính của Chúa, đã làm người. Để cứu chuộc con người, Người đã đổ máu mình ra rửa chúng ta sạch muôn vàn tội lỗi, giao hòa chúng ta với Chúa Cha trên bàn thờ Thập Giá”.
Lạy Chúa Giêsu đang ngự trong phép Mình Thánh, là Bánh đích thực nuôi dưỡng chúng con trên mặt đất này, xin hướng dẫn chúng con đến bàn tiệc trên Trời, trong vinh quang Các Thánh của Chúa, có Mẹ Maria là Mẹ chúng con.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Mình Máu Chúa: Thần Lương nuôi dưỡng
Lm. Nguyễn Xuân Trường
22:11 04/06/2021
MÌNH MÁU CHÚA: THẦN LƯƠNG NUÔI DƯỠNG
Trong đời, chúng ta nhiều lần mời nhau ăn uống. Cùng nhau ăn uống không chỉ để sống, mà hơn nữa để bày tỏ tình cảm quý mến dành cho nhau. Kinh nghiệm này giúp ta hiểu hơn ý nghĩa Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô: Chúa mời chúng ta ăn uống chính Mình Máu Chúa là thần lương nuôi dưỡng nhờ tình yêu và sự sống của Ngài.
1. Tình yêu Chúa. Yêu nhau người ta luôn thích gần nhau, gần đến độ con sà vào lòng mẹ, em ngồi vào lòng anh. Chúa yêu nên cũng muốn ở gần đến độ Ngài đi vào trong lòng dạ con người nơi bàn tiệc Thánh Thể. Yêu thích gần và cũng thích cho đi: Yêu nhau thì thích tặng quà cho nhau. Yêu ít thì tặng ít, yêu nhiều thì tặng nhiều, yêu hết mình thì trao tặng tất cả. Chúa yêu đến độ trao tặng cả thịt máu Ngài, nghĩa là trao tặng trọn vẹn con người của Ngài cho chúng ta. Chúa trao tặng tất cả, sạch sành sanh!
2. Sự sống Chúa. Khi chúng ta ăn cơm canh cá thịt vào trong cơ thể, thì các đồ ăn ấy phải tan biến để trở thành chất dinh dưỡng làm nên sự sống của ta. Cũng vậy, khi Chúa trao ban Mình Máu Ngài làm của ăn uống là lúc Chúa chấp nhận hy sinh tan biến để cho chúng ta được sống. Hơn nữa, cơm canh cá thịt có giúp nuôi sống nhưng rồi thân xác ta vẫn phải chết, còn Mình Máu Thánh Chúa là thần lương giúp ta có sự sống đời đời vì ta được hiệp thông sự sống thần linh Chúa.
Lễ Mình Máu Chúa giúp chúng ta ý thức sống động hơn việc tham dự Thánh lễ là dự tiệc Thánh Thể. Dự tiệc thì phải đẹp đẽ tươi vui chứ. Đồng thời, lễ Mình Máu Chúa mời gọi chúng ta sống lối sống Thánh Thể, nghĩa là sống yêu thương quảng đại đến độ dám trao ban cả cuộc đời mình cho người khác, sống trở nên tấm bánh thơm ngon trao tặng cho nhau niềm vui, tình yêu và sự sống. Amen.
Bề trên ban lệnh: Do dịch bệnh, lễ Mình Máu Thánh Chúa năm nay chỉ mình các cha dâng lễ, bà con giáo dân dự lễ online.
Bà cụ thắc mắc: Dự lễ online thì rước Mình Thánh Chúa thế nào nhỉ?
Anh chồng giải thích: Thì mình hiệp lễ thiêng liêng mẹ à?
Cô vợ góp lời: Mẹ thắc mắc đúng đấy. Em làm nội trợ em hiểu. Xem hay nghe thì còn online được, chứ Chúa bảo ăn thịt và uống máu Ngài thì làm sao mà ăn uống online được!
Đứa con tuổi trẻ xen vào: Sao các cha không “ship” Mình Thánh Chúa đến cho nhà mình như tiệm ăn ship đồ nhỉ.
Cả nhà đồng thanh ồ lên: Con này thế mà sáng kiến hay!
----- Thực ra thì từ lâu Giáo hội đã làm việc đem Mình Thánh Chúa cho các bệnh nhân rồi. Trong lúc dịch bệnh thế này, ai cũng bị coi như “bệnh nhân” nằm liệt ở nhà, đang mong có người “ship” Mình Thánh Chúa đến.
Trong đời, chúng ta nhiều lần mời nhau ăn uống. Cùng nhau ăn uống không chỉ để sống, mà hơn nữa để bày tỏ tình cảm quý mến dành cho nhau. Kinh nghiệm này giúp ta hiểu hơn ý nghĩa Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô: Chúa mời chúng ta ăn uống chính Mình Máu Chúa là thần lương nuôi dưỡng nhờ tình yêu và sự sống của Ngài.
1. Tình yêu Chúa. Yêu nhau người ta luôn thích gần nhau, gần đến độ con sà vào lòng mẹ, em ngồi vào lòng anh. Chúa yêu nên cũng muốn ở gần đến độ Ngài đi vào trong lòng dạ con người nơi bàn tiệc Thánh Thể. Yêu thích gần và cũng thích cho đi: Yêu nhau thì thích tặng quà cho nhau. Yêu ít thì tặng ít, yêu nhiều thì tặng nhiều, yêu hết mình thì trao tặng tất cả. Chúa yêu đến độ trao tặng cả thịt máu Ngài, nghĩa là trao tặng trọn vẹn con người của Ngài cho chúng ta. Chúa trao tặng tất cả, sạch sành sanh!
2. Sự sống Chúa. Khi chúng ta ăn cơm canh cá thịt vào trong cơ thể, thì các đồ ăn ấy phải tan biến để trở thành chất dinh dưỡng làm nên sự sống của ta. Cũng vậy, khi Chúa trao ban Mình Máu Ngài làm của ăn uống là lúc Chúa chấp nhận hy sinh tan biến để cho chúng ta được sống. Hơn nữa, cơm canh cá thịt có giúp nuôi sống nhưng rồi thân xác ta vẫn phải chết, còn Mình Máu Thánh Chúa là thần lương giúp ta có sự sống đời đời vì ta được hiệp thông sự sống thần linh Chúa.
Lễ Mình Máu Chúa giúp chúng ta ý thức sống động hơn việc tham dự Thánh lễ là dự tiệc Thánh Thể. Dự tiệc thì phải đẹp đẽ tươi vui chứ. Đồng thời, lễ Mình Máu Chúa mời gọi chúng ta sống lối sống Thánh Thể, nghĩa là sống yêu thương quảng đại đến độ dám trao ban cả cuộc đời mình cho người khác, sống trở nên tấm bánh thơm ngon trao tặng cho nhau niềm vui, tình yêu và sự sống. Amen.
“SHIP” MÌNH THÁNH CHÚA
Bề trên ban lệnh: Do dịch bệnh, lễ Mình Máu Thánh Chúa năm nay chỉ mình các cha dâng lễ, bà con giáo dân dự lễ online.
Bà cụ thắc mắc: Dự lễ online thì rước Mình Thánh Chúa thế nào nhỉ?
Anh chồng giải thích: Thì mình hiệp lễ thiêng liêng mẹ à?
Cô vợ góp lời: Mẹ thắc mắc đúng đấy. Em làm nội trợ em hiểu. Xem hay nghe thì còn online được, chứ Chúa bảo ăn thịt và uống máu Ngài thì làm sao mà ăn uống online được!
Đứa con tuổi trẻ xen vào: Sao các cha không “ship” Mình Thánh Chúa đến cho nhà mình như tiệm ăn ship đồ nhỉ.
Cả nhà đồng thanh ồ lên: Con này thế mà sáng kiến hay!
----- Thực ra thì từ lâu Giáo hội đã làm việc đem Mình Thánh Chúa cho các bệnh nhân rồi. Trong lúc dịch bệnh thế này, ai cũng bị coi như “bệnh nhân” nằm liệt ở nhà, đang mong có người “ship” Mình Thánh Chúa đến.
Tâm Hồn Cao Thượng
Lm. Minh Anh
22:17 04/06/2021
TÂM HỒN CAO THƯỢNG
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay cho chúng ta mục kính những ‘tâm hồn cao thượng’ không phải vào thời Enrico, nhưng những ‘tâm hồn cao thượng’ thời Cựu Ước và cả thời Tân Ước. Thế nhưng, Tin Mừng không chỉ dành cho trẻ em, mà còn cho cả người lớn; nên bên cạnh đó, Chúa Giêsu không ngại chỉ ra những tâm hồn rất ít cao thượng; đó là những luật sĩ mà Ngài phải nặng lời khi nói về họ.
Trước hết, những ‘tâm hồn cao thượng’ thời Cựu Ước, đó là cha con ông Tôbia. Họ đã bàn bạc với nhau, “‘Chúng ta phải tặng cái gì cho người thánh thiện đã đi với con?’. Rồi cả hai cha con gọi thiên thần đến, đưa người ra chỗ riêng và xin người vui lòng nhận một nửa những gì đã mang về”. Thật thú vị, bà Tôbia và cô dâu Sarah không được nghe! Và nếu chúng ta tò mò muốn biết “những gì đã mang về” ấy, thì sách Tôbia cho biết, có đến 300 ký bạc, chưa nói số lãi trong 20 năm; đó là cả một gia tài. Và ở đây, chúng ta không thể bỏ qua ‘tâm hồn cao thượng’ của Gabael, người giữ số bạc cho Tôbia, ông sẵn sàng trao lại những gì đã giữ theo khế ước. Chuyện như mơ đối với người thời nay! Và này, một ‘tâm hồn cao thượng’ khác đã kịp được tiết lộ trước khi sách Tôbia khép lại; đó là Raphael, Tổng lãnh thiên thần, bạn đồng hành của ‘Tôbia con’. Bấy giờ, Raphael mới tỏ lộ danh tánh, tỏ lộ sứ vụ trợ giúp gia đình Tôbia; và rồi, không lấy một xu, vì thiên thần đâu cần tiền như chúng ta! Ngài nói, “Vậy đã đến lúc tôi phải trở về cùng Đấng đã sai tôi; còn các người, hãy chúc tụng Thiên Chúa và cao rao mọi việc kỳ diệu của Ngài!”. Tâm tình ngợi khen đó được nhắc đi nhắc lại trong câu đáp ca, “Chúc tụng Thiên Chúa, Đấng muôn đời hằng sống!”.
Với bài Tin Mừng, thật đặc biệt, đó là ‘tâm hồn cao thượng’ của một bà goá thời Tân Ước. Bên hòm dâng cúng, Chúa Giêsu đã nhìn thấy bà bỏ nhiều hơn ai hết; Ngài nói, “Bà này đang túng thiếu, đã bỏ tất cả những gì mình có để nuôi sống”. “Để nuôi sống” chính là sự sống, là máu. Chúa Giêsu nhìn thấy những gì không ai khác nhìn thấy, Ngài nhìn thấy bà, một người gần như bị mọi người phớt lờ; Ngài còn nhìn thấy đó là một hành động nhân đức ngời sáng; tính xác thực của món quà bà dâng gấp đôi. Bà lặng lẽ đưa ra, mà không hề nghĩ đến việc giành được lời khen ngợi; món quà của bà chỉ dành cho một mình Thiên Chúa. Và những gì bà cho đi tuy thật nhỏ bé, nhưng thực chất là tất cả của bà. Bác ái thuần tuý được thực hiện cho Thiên Chúa liên quan đến sự dâng hiến toàn bộ bản thân chúng ta; đó là một sự hiến dâng không dè giữ, sẵn sàng yêu thương, phục vụ; bất cứ ai, bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào. Đó là bác ái đích thực của một ‘tâm hồn cao thượng!’.
Ngoài những ‘tâm hồn cao thượng’ đáng ngưỡng mộ trên, chúng ta còn chứng kiến những tâm hồn ít cao thượng mà Chúa Giêsu chỉ ra; đó là các luật sĩ giả hình đang ‘biểu diễn’ trước mặt mọi người. Áo xống họ thùng thình gây sự chú ý; những chức danh, tước vị đi liền sau tên họ, xem ra đang tặng cho họ những giá trị bản thân. Vị trí lãnh đạo của họ đặt lên vai họ một trách nhiệm lớn lao; tuy nhiên, khác xa với những điều tốt đẹp họ có thể làm, họ đã sử dụng nó để lợi dụng người khác. Họ không biết họ sống vì ai? Họ dạy dỗ, cốt để gây ấn tượng; họ cho đi, cốt để tạo danh tiếng; họ cầu nguyện, cốt để biện minh cho tất cả những gì họ đã lấy trộm của người nghèo. Họ không phải là những con người xấu xa; họ là những ‘quý ông tốt’, nhưng đã bị cuốn hút bởi việc tìm kiếm hư danh và yêu bản thân. Điều này giải thích tất cả những gì họ đã làm; ngay cả khi họ tình cờ làm một điều gì đó, giá trị của nó cũng trống rỗng, vì cái họ tìm kiếm là tôn vinh chính mình.
Anh Chị em,
Có tâm hồn nào cao thượng bằng tâm hồn của Thiên Chúa; ‘tâm hồn cao thượng Giêsu’ đã chết, đã sống lại và giờ đây đang âm thầm hiến mình trên các bàn thờ, trong các nhà chầu. Ước gì lòng bác ái của chúng ta luôn được lặng lẽ kín đáo như Ngài; và sự hiến dâng của chúng ta cũng là một điều gì đó mà chỉ một mình Thiên Chúa biết. Bởi lẽ, việc tìm kiếm chính mình sẽ giết chết giá trị của sự hiến dâng, ám sát những nỗ lực hình thành các nhân đức, và bóp nghẹt trái tim của một con người hầu kìm hãm, không cho nó có khả năng vươn tới một ‘tâm hồn thuộc cõi trên’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin đừng để của cải chiếm hữu con nhưng cho con biết cách sở hữu của cải; xin giết chết thói hư danh nơi con, hầu con có một ‘tâm hồn cao thượng’. Xin làm im tiếng sự cho đi của con, để phần thưởng của con chỉ được tìm thấy nơi một mình Chúa”, Amen.
(Tgp. Huế)
Năm 1886, cuốn “Tâm Hồn Cao Thượng” của Edmondo De Amicis ra đời; nguyên tác là “Cuore”, nghĩa là “Trái Tim”. Hơn 130 năm, tác phẩm đã chinh phục hàng triệu trái tim độc giả trên thế giới. “Cuore” viết theo thể nhật ký thông qua lời kể của Enrico, một cậu bé 10 tuổi, xuất thân từ tầng lớp thượng lưu đang hoà nhập cùng bạn bè thuộc giới lao động. Đó là những câu chuyện nhỏ, diễn ra suốt năm học lớp 3, dưới góc nhìn của cậu bé. Thế giới trẻ thơ ấy có những va đập, bất đồng liên tục. Thế nhưng, thật bất ngờ, sau những va đập đó, là những mảnh vỡ nhặt được, lại lóng lánh bao giá trị sống; đó là lòng yêu nước, sự chân thành và hơn cả, lòng tốt của mỗi con người.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay cho chúng ta mục kính những ‘tâm hồn cao thượng’ không phải vào thời Enrico, nhưng những ‘tâm hồn cao thượng’ thời Cựu Ước và cả thời Tân Ước. Thế nhưng, Tin Mừng không chỉ dành cho trẻ em, mà còn cho cả người lớn; nên bên cạnh đó, Chúa Giêsu không ngại chỉ ra những tâm hồn rất ít cao thượng; đó là những luật sĩ mà Ngài phải nặng lời khi nói về họ.
Trước hết, những ‘tâm hồn cao thượng’ thời Cựu Ước, đó là cha con ông Tôbia. Họ đã bàn bạc với nhau, “‘Chúng ta phải tặng cái gì cho người thánh thiện đã đi với con?’. Rồi cả hai cha con gọi thiên thần đến, đưa người ra chỗ riêng và xin người vui lòng nhận một nửa những gì đã mang về”. Thật thú vị, bà Tôbia và cô dâu Sarah không được nghe! Và nếu chúng ta tò mò muốn biết “những gì đã mang về” ấy, thì sách Tôbia cho biết, có đến 300 ký bạc, chưa nói số lãi trong 20 năm; đó là cả một gia tài. Và ở đây, chúng ta không thể bỏ qua ‘tâm hồn cao thượng’ của Gabael, người giữ số bạc cho Tôbia, ông sẵn sàng trao lại những gì đã giữ theo khế ước. Chuyện như mơ đối với người thời nay! Và này, một ‘tâm hồn cao thượng’ khác đã kịp được tiết lộ trước khi sách Tôbia khép lại; đó là Raphael, Tổng lãnh thiên thần, bạn đồng hành của ‘Tôbia con’. Bấy giờ, Raphael mới tỏ lộ danh tánh, tỏ lộ sứ vụ trợ giúp gia đình Tôbia; và rồi, không lấy một xu, vì thiên thần đâu cần tiền như chúng ta! Ngài nói, “Vậy đã đến lúc tôi phải trở về cùng Đấng đã sai tôi; còn các người, hãy chúc tụng Thiên Chúa và cao rao mọi việc kỳ diệu của Ngài!”. Tâm tình ngợi khen đó được nhắc đi nhắc lại trong câu đáp ca, “Chúc tụng Thiên Chúa, Đấng muôn đời hằng sống!”.
Với bài Tin Mừng, thật đặc biệt, đó là ‘tâm hồn cao thượng’ của một bà goá thời Tân Ước. Bên hòm dâng cúng, Chúa Giêsu đã nhìn thấy bà bỏ nhiều hơn ai hết; Ngài nói, “Bà này đang túng thiếu, đã bỏ tất cả những gì mình có để nuôi sống”. “Để nuôi sống” chính là sự sống, là máu. Chúa Giêsu nhìn thấy những gì không ai khác nhìn thấy, Ngài nhìn thấy bà, một người gần như bị mọi người phớt lờ; Ngài còn nhìn thấy đó là một hành động nhân đức ngời sáng; tính xác thực của món quà bà dâng gấp đôi. Bà lặng lẽ đưa ra, mà không hề nghĩ đến việc giành được lời khen ngợi; món quà của bà chỉ dành cho một mình Thiên Chúa. Và những gì bà cho đi tuy thật nhỏ bé, nhưng thực chất là tất cả của bà. Bác ái thuần tuý được thực hiện cho Thiên Chúa liên quan đến sự dâng hiến toàn bộ bản thân chúng ta; đó là một sự hiến dâng không dè giữ, sẵn sàng yêu thương, phục vụ; bất cứ ai, bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào. Đó là bác ái đích thực của một ‘tâm hồn cao thượng!’.
Ngoài những ‘tâm hồn cao thượng’ đáng ngưỡng mộ trên, chúng ta còn chứng kiến những tâm hồn ít cao thượng mà Chúa Giêsu chỉ ra; đó là các luật sĩ giả hình đang ‘biểu diễn’ trước mặt mọi người. Áo xống họ thùng thình gây sự chú ý; những chức danh, tước vị đi liền sau tên họ, xem ra đang tặng cho họ những giá trị bản thân. Vị trí lãnh đạo của họ đặt lên vai họ một trách nhiệm lớn lao; tuy nhiên, khác xa với những điều tốt đẹp họ có thể làm, họ đã sử dụng nó để lợi dụng người khác. Họ không biết họ sống vì ai? Họ dạy dỗ, cốt để gây ấn tượng; họ cho đi, cốt để tạo danh tiếng; họ cầu nguyện, cốt để biện minh cho tất cả những gì họ đã lấy trộm của người nghèo. Họ không phải là những con người xấu xa; họ là những ‘quý ông tốt’, nhưng đã bị cuốn hút bởi việc tìm kiếm hư danh và yêu bản thân. Điều này giải thích tất cả những gì họ đã làm; ngay cả khi họ tình cờ làm một điều gì đó, giá trị của nó cũng trống rỗng, vì cái họ tìm kiếm là tôn vinh chính mình.
Anh Chị em,
Có tâm hồn nào cao thượng bằng tâm hồn của Thiên Chúa; ‘tâm hồn cao thượng Giêsu’ đã chết, đã sống lại và giờ đây đang âm thầm hiến mình trên các bàn thờ, trong các nhà chầu. Ước gì lòng bác ái của chúng ta luôn được lặng lẽ kín đáo như Ngài; và sự hiến dâng của chúng ta cũng là một điều gì đó mà chỉ một mình Thiên Chúa biết. Bởi lẽ, việc tìm kiếm chính mình sẽ giết chết giá trị của sự hiến dâng, ám sát những nỗ lực hình thành các nhân đức, và bóp nghẹt trái tim của một con người hầu kìm hãm, không cho nó có khả năng vươn tới một ‘tâm hồn thuộc cõi trên’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin đừng để của cải chiếm hữu con nhưng cho con biết cách sở hữu của cải; xin giết chết thói hư danh nơi con, hầu con có một ‘tâm hồn cao thượng’. Xin làm im tiếng sự cho đi của con, để phần thưởng của con chỉ được tìm thấy nơi một mình Chúa”, Amen.
(Tgp. Huế)
Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô 6/6/2021 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
23:07 04/06/2021
BÀI ĐỌC I: Xh 24, 3-8
“Đây là máu giao ước Thiên Chúa đã cam kết với các ngươi”.
Bài trích sách Xuất Hành.
Trong những ngày ấy, Môsê đến thuật lại cho dân chúng nghe tất cả những lời và lề luật của Chúa, và toàn dân đồng thanh thưa rằng: “Chúng tôi xin thi hành mọi lời Chúa đã phán”. Vậy Môsê ghi lại tất cả những lời của Chúa. Và sáng sớm, ông chỗi dậy, lập bàn thờ ở chân núi, dựng mười hai cột trụ, chỉ mười hai chi họ Israel, ông sai các thanh niên trong con cái Israel mang của lễ toàn thiêu và hiến dâng lên Chúa những con bò tơ làm hy lễ giao hoà. Môsê lấy phân nửa máu đổ vào các chậu và rưới phân nửa kia lên bàn thờ. Ông mở quyển giao ước ra đọc cho dân nghe và họ thưa: “Chúng tôi xin thi hành và tuân theo tất cả những điều Chúa đã phán”. Vậy ông lấy máu rẩy lên dân chúng và nói: “Đây là máu giao ước Thiên Chúa đã cam kết với các ngươi theo đúng tất cả những lời đó”.
Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 115, 12-13. 15-16bc. 17-18
Đáp: Tôi sẽ lãnh chén cứu độ, và tôi sẽ kêu cầu danh Chúa (c. 13).
1) Tôi lấy gì dâng lại cho Chúa, để đền đáp những điều Ngài ban tặng cho tôi? Tôi sẽ lãnh chén cứu độ, và tôi sẽ kêu cầu danh Chúa.
2) Trước mặt Chúa thật là quý hoá, cái chết của những bậc thánh nhân Ngài. Tôi là tôi tớ Ngài, con trai của nữ tì Ngài, Ngài bẻ gãy xiềng xích cho tôi.
3) Tôi sẽ hiến dâng Chúa lời ca ngợi làm sinh lễ, và tôi sẽ kêu cầu danh Chúa. Tôi sẽ giữ trọn lời khấn xin cùng Chúa, trước mặt toàn thể dân Ngài.
BÀI ĐỌC II: Dt 9, 11-15
“Máu Chúa Kitô tẩy sạch lương tâm chúng ta”.
Bài trích thư gởi tín hữu Do-thái.
Anh em thân mến, Chúa Kitô xuất hiện như vị Thượng tế cầu bầu mọi phúc lành tương lai. Người đi qua nhà tạm rộng rãi và hoàn hảo hơn, không phải do tay người phàm xây dựng, nghĩa là không thuộc về trần gian này, cũng không nhờ máu dê bò, nhưng nhờ chính máu của Người mà vào Cung Thánh chỉ một lần và đem lại ơn cứu độ muôn đời. Vì nếu máu dê và tro bò mà người ta rảy trên kẻ ô uế còn thánh hoá được thân xác nên trong sạch, huống chi máu của Đức Kitô, Đấng đã nhờ Thánh Thần mà hiến tế chính mình làm của lễ trong sạch dâng lên Thiên Chúa; máu đó sẽ tẩy sạch lương tâm chúng ta khỏi những việc sinh sự chết, khiến chúng ta có thể phụng sự Thiên Chúa hằng sống. Vì vậy Chúa Kitô là trung gian của Tân Ước, vì nhờ sự chết của Người để cứu chuộc tội phạm dưới thời Cựu Ước, mà những kẻ được kêu gọi, đến lãnh lấy gia nghiệp đời đời đã hứa cho họ.
Đó là lời Chúa.
CA TIẾP LIÊN
“Lauda Sion: Hỡi Sion, Hãy Ngợi Khen”
Trước Alleluia, có thể hát hoặc đọc Ca Tiếp Liên này, tất cả hoặc từ câu 21 (“Này đây bánh”) cho đến hết.
Hỡi Sion, hãy ngợi khen Đấng cứu độ ngươi, Đấng lãnh đạo và mục tử của ngươi / với những bài vãn và những khúc ca!
Ngươi có sức chừng nào, hãy rán ngợi khen chừng nấy, vì Người vĩ đại hơn mọi lời khen ngợi, và ngươi cũng không đủ sức ngợi khen Người.
Đề tài của sự ngợi khen đặc biệt, đó là bánh sống và tác thành sự sống, ngày hôm nay đã đặt ra cho ngươi.
Đó là bánh mà trên bàn tiệc thánh, cho đoàn thể mười hai người anh em, Chúa đã ban tặng chẳng khá nghi ngờ.
Hãy xướng lên lời ca khen ngợi đầy đủ, lời ca hoan hỉ và râm ran, tâm thần hãy vui mừng rạng rỡ!
Vì đây là ngày trọng thể, ngày kỷ niệm bàn tiệc thánh / lần đầu tiên được thiết lập ra.
Tại bàn tiệc này của Đấng Tân Vương, lễ Vượt Qua mới theo luật pháp mới / chấm dứt lễ Vượt Qua của thời đại cũ.
Lễ nghi cũ nhường chỗ cho sự thực; đêm tối tăm nhường chỗ cho sự sáng sủa.
Điều mà Chúa Kitô đã làm trong bữa tiệc ly, thì Người đã ra lệnh cho thực thi điều đó để nhớ lại Người.
Nhờ lời thánh huấn của Người dạy bảo, chúng ta làm phép cho bánh và rượu / trở nên lễ vật hy sinh ban ơn cứu độ.
Đây là tín điều dạy người Kitô hữu rằng / bánh trở nên thịt Chúa, và rượu trở nên máu Người.
Điều bạn không hiểu, không xem thấy, thì đức tin mạnh mẽ xác nhận xảy ra, ngoài luật lệ thiên nhiên.
Dưới những hình sắc khác nhau, chúng chỉ là biểu hiệu, không còn thực chất, có ẩn nấp những thực tại cao siêu.
Thịt Chúa là của ăn, máu Người là thức uống, nhưng Chúa Kitô vẫn còn đầy đủ dưới mỗi sắc hình.
Người không bị kẻ lãnh nhận nghiền nát, không bị bẻ gẫy, không bị phân chia, nhưng Người được thiên hạ lãnh nhận toàn thân.
Một người lãnh nhận, ngàn người lãnh nhận, những người này cũng lãnh bằng những người kia, thiên hạ ăn thịt Người mà Người không bị tiêu hao.
Người lương thiện lãnh, kẻ ác nhân cũng lãnh, nhưng số phận họ không đồng đều: hoặc được sống hay là phải chết.
Kẻ ác nhân phải chết, người lương thiện được sống; hãy coi, cùng một của ăn như nhau, mà kết quả khác xa biết mấy.
Hình bánh bị vỡ, chớ khá lo âu, nhưng hãy nhớ rằng / trong miếng vỡ cũng như trong toàn thể / Chúa vẫn hiện diện đầy đủ như nhau.
Bản chất không hề bị bẻ vỡ, duy có biểu hiệu bị phân chia, nhưng không giảm thiểu tình trạng và dáng vóc của Đấng ẩn dật bên trong.
Này đây bánh của các thiên thần, biến thành lương thực của khách hành hương; thực là bánh của những người con cái, không nên ném cho loài khuyển.
Bánh này đã được báo trước bằng hình ảnh, khi người ta sát tế Isaac, chiên của lễ vượt qua đã được kể ra, khi cha ông chúng ta được tặng manna.
Lạy Chúa Giêsu là mục thủ tốt lành, là bánh thực, xin Người thương xót, chăn nuôi và bảo vệ chúng con; xin Người ban cho chúng con nhìn thấy / những điều thiện hảo trong cõi nhân sinh.
Chúa là Đấng thông biết và có thể làm nên mọi sự, Chúa nuôi dưỡng chúng con trong đời sống tạm gửi này, trên cõi cao xanh, xin cho chúng con được trở nên thực khách đồng bàn của Chúa, đồng thừa kế và đồng danh phận / với những công dân thánh của nước trời. Amen. Alleluia.
ALLELUIA: Ga 6, 51-52
All. All. – Chúa phán: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời”. – All.
PHÚC ÂM: Mc 14, 12-16. 22-26
“Này là Mình Ta. Này là Máu Ta”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Ngày thứ nhất trong tuần lễ ăn bánh không men là ngày giết chiên mừng lễ Vượt Qua, các môn đệ thưa Chúa Giêsu rằng: “Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn Lễ Vượt Qua tại đâu?” Người liền sai hai môn đệ đi và dặn rằng: “Các con hãy vào thành, và nếu gặp một người mang vò nước thì hãy đi theo người đó. Hễ người ấy vào nhà nào thì các con hãy nói với chủ nhà rằng: Thầy sai chúng tôi hỏi: ‘Căn phòng Ta sẽ ăn Lễ Vượt Qua với các môn đệ ở đâu?’ Và chủ nhà sẽ chỉ cho các con một căn phòng rộng rãi dọn sẵn sàng và các con hãy sửa soạn cho chúng ta ở đó”. Hai môn đệ đi vào thành và thấy mọi sự như Người đã bảo và hai ông dọn Lễ Vượt Qua.
Đang khi họ ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông mà phán: “Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta”. Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: “Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người. Ta bảo thật các con: Ta sẽ chẳng còn uống rượu nho này nữa cho đến ngày Ta sẽ uống rượu mới trong nước Thiên Chúa”. Sau khi hát Thánh Vịnh, Thầy trò đi lên núi Cây Dầu.
Đó là lời Chúa.
Lời Ca Nguyện Cầu: Trái Tim Rực Cháy Tình Yêu và Lòng Xót Thương
Giáo Hội Năm Châu
23:16 04/06/2021
Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 05-June-2021 theo giờ Việt Nam
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trẻ em tuyên bố thấy Đức Mẹ Fatima hiện ra tại một nhà thờ Brazil. Giáo phận mở cuộc điều tra
Đặng Tự Do
16:17 04/06/2021
Nhiều trẻ em ở thành phố Cristina, Minas Gerais, Brazil nói rằng Đức Mẹ Fatima đã hiện ra với các em.
Những đứa trẻ đang chơi trên đường phố cho rằng chúng đã nhìn thấy sự hiện ra này. Một bé gái quả quyết rằng Đức Mẹ đã nói chuyện với cô. Cha xứ cho biết những hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội đang được điều tra.
Hãng tin G1 của Brazil đã đưa tin rằng những gì Đức Mẹ được cho là đã nói chuyện với cô gái.
Một cô gái khác nói: “Đức Mẹ liên tục bảo chúng tôi cầu nguyện, mọi nơi mọi lúc. Giọng Đức Mẹ trầm xuống và Mẹ nói như thế này: 'cầu nguyện, cầu nguyện.' Đức Mẹ nói rất nhỏ vào tai chúng tôi.” Cô gái nói trong một video đang được loan truyền nhanh tại Brazil.
Mẹ của một trong hai cô gái nói rằng chính bà cũng nhìn thấy hình ảnh tương tự của Đức Mẹ Fatima trong nhà của bà.
Cha Antonio Carlos Oliveira là cha xứ cho biết ngài đã bắt đầu điều tra vụ việc.
“Lần đầu tiên tôi trình với Đức Giám Mục về sự hiện ra này, ngài yêu cầu tôi kiên nhẫn đợi một thời gian xem sao. Khi chúng ta đề cập đến các cuộc hiện ra, chúng ta đang nói về một điều rất tế nhị. Nó cần được nghiên cứu và phân tích cẩn thận”.
“Vào lúc này, chúng ta cần cầu nguyện tại nhà như một gia đình với nhau, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch này”.
Source:Church POP
Thách thức Tòa Thánh: Đại sứ quán Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh treo cờ Tự hào Đồng Tính’ trong suốt tháng 6
Đặng Tự Do
16:18 04/06/2021
Trong một cử chỉ đầy thách thức, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa thánh đã thông báo vào hôm thứ Ba, ngày 1 tháng 6, rằng họ sẽ treo cờ “Tự hào Đồng Tính” trong suốt tháng 6.
Theo truyền thống, tháng 6 được xem là Tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Các nhà vận động đồng tính đã tìm mọi cách để biến tháng này thành tháng “Tự hào Đồng Tính”
“Hoa Kỳ tôn trọng phẩm giá và bình đẳng của những người LGBTQI +. Quyền LGBTQI + là nhân quyền căn bản,” đại sứ quán tuyên bố như thế trên Twitter.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đầu năm nay thông báo rằng các đại sứ quán và lãnh sự quán Mỹ trên toàn thế giới có thể treo cờ “Tự hào Đồng Tính” bên cạnh cờ Mỹ.
Việc cho phép treo cờ - không phải là một nhiệm vụ phải làm - đã được đưa ra trước ngày 17 tháng 5, được coi là ngày quốc tế chống lại việc kỳ thị đồng tính.
Dưới thời chính quyền Trump, các cơ sở ngoại giao của Hoa Kỳ bị cấm treo cờ cầu vồng từ các cột cờ của đại sứ quán.
Tháng Tư năm nay, tạp chí Foreign Policy báo cáo một chỉ thị của Ngoại trưởng Antony Blinken theo đó các cơ sở ngoại giao ở một số nước nên tránh treo cờ cầu vồng nếu làm như vậy sẽ tạo ra một phản ứng dữ dội.
Cũng trong ngày thứ Ba, Tổng thống Joe Biden, vị tổng thống Công Giáo thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ, cũng đã đưa ra tuyên bố vào ngày 1 tháng 6 hoan nghênh “Tháng Tự hào Đồng tính nữ, Đồng tính nam, Song tính, Chuyển giới và Hồ nghi về giới tính”
Hội đồng giám mục Hoa Kỳ (USCCB) đã cảnh báo rằng bất chấp mục tiêu chống phân biệt đối xử của dự luật Bình đẳng giới tính, nó sẽ phân biệt đối xử đối với những người có đức tin là những người phản đối việc định nghĩa lại hôn nhân và chống lại việc hô hào chuyển giới.
Source:Catholic News Agency
Chính sách 3 con: Trung Quốc nâng giới hạn sinh trong một sự thay đổi chính sách rất lớn
Đặng Tự Do
16:19 04/06/2021
Hôm thứ Hai, các cặp vợ chồng Trung Quốc đã kết hôn có thể có tối đa 3 con, trong một sự thay đổi lớn so với giới hạn hiện tại là 2 con sau khi dữ liệu gần đây cho thấy sự sụt giảm đáng kể về tỷ lệ sinh ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
Bắc Kinh đã loại bỏ chính sách một con kéo dài hàng thập kỷ của mình vào năm 2016, thay thế bằng giới hạn hai con để cố gắng ngăn chặn rủi ro đối với nền kinh tế do dân số già nhanh chóng. Nhưng điều đó không dẫn đến việc số ca sinh tăng liên tục do chi phí nuôi dạy trẻ cao ở các thành phố của Trung Quốc, một thách thức vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Tân Hoa xã cho biết, việc thay đổi chính sách sẽ đi kèm với “các biện pháp hỗ trợ, có lợi cho việc cải thiện cơ cấu dân số của nước ta, hoàn thành chiến lược chủ động đối phó với dân số đang già hóa”.
Số liệu gần đây cho thấy Trung Quốc có tỷ lệ sinh chỉ 1.3 con trên một phụ nữ vào năm 2020, ngang bằng với các xã hội già hóa như Nhật Bản và Ý và thua xa so với mức cần thiết cho mức thay thế là 2.1.
Source:Reuters
Đức Phanxicô chỉ nói đùa nhưng nhiều người Brazil lại giận dữ
Đặng Tự Do
16:20 04/06/2021
Tử vong tại Brazil tính đến chiều Thứ Hai 31 tháng 5, đã lên đến 462,092 người chết, trong số 16,515,120 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ trước đó, có 43,520 trường hợp nhiễm bệnh và 950 người chết.
Trong bối cảnh đó, một câu nói đùa của Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến người Brazil đã gây ra sự phẫn nộ trong một số nhóm ở quốc gia Nam Mỹ này.
Vào ngày 26 tháng 5, Cha João Paulo Victor người Brazil đã xin Đức Thánh Cha gửi lời chúc phúc đến người dân Brazil sau buổi tiếp kiến chung tại Vatican. Một đoạn video cho thấy Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói đùa với vị linh mục bằng tiếng Ý như thế này: “Không có sự cứu rỗi nào dành cho các bạn. Quá nhiều cachaça và chẳng cầu nguyện gì cả”. Đức Thánh Cha sau đó đã chúc lành cho Victor và một người khác. Cachaça là một loại rượu làm từ mía rất được ưa chuộng tại Brazil.
Phản ứng vui vẻ của Cha Victor đối với lời bình luận đùa cợt này không khác với hầu hết người Brazil khi mới nghe câu nói đó. Nhưng sau khi đoạn video bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội, một làn sóng chỉ trích bắt đầu gia tăng, chủ yếu là từ những người ủng hộ Tổng thống bảo thủ Jair Bolsonaro.
Trong một bức thư công khai trên trang web ủng hộ tổng thống Bolsonaro có tên là Jornal da Cidade Online, luật sư Jorge Béja đã yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô “xin lỗi Brazil và những người Brazil” sau khi đã thốt ra “những lời lẽ cứng rắn, không đúng sự thật, tàn nhẫn và gây tổn thương” trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
“Trong một thời điểm như thế này, với quá nhiều đau đớn, ngài ngụ ý rằng ngay cả những lời cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng cũng không hiệu quả vì không có giải pháp nào cho chúng tôi, những người Brazil; chúng tôi không xứng đáng với những lời cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng, bởi vì chúng tôi uống quá nhiều rượu cachaça và cầu nguyện quá ít,” ông viết.
Béja yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô xin lỗi ngay lập tức, và tuyên bố rằng người Brazil là “một dân tộc Kitô Giáo” và Đức Phanxicô đã có thể chứng kiến tận mắt điều này trong chuyến thăm của ngài đến Brazil trong khuôn khổ Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2013.
Bài đăng trên Facebook của bức thư trên trang Jornal da Cidade Online đã được chia sẻ hơn 8,000 lần và ít nhất 18,000 người đã đưa ra những lời bình luận.
Trên thực tế, hầu hết những lời chỉ trích dường như không nhắm vào chính trò đùa của Đức Thánh Cha Phanxicô, mà nhắm vào chính cá tính và quan điểm của ngài.
Frederico Viotti nói với tờ Crux rằng nhiều người đã “bị xúc phạm một cách thực sự bởi một nhận xét đáng tiếc như vậy của Đức Thánh Cha Phanxicô”.
“Nhiều người Công Giáo nhiễm bệnh không được tiếp cận với các bí tích. Ngay cả khi họ yêu cầu gặp một linh mục, yêu cầu của họ không thể được đáp ứng. Cuối cùng họ phải đối mặt với cái chết có thể xảy ra mà không nhận được sự trợ giúp từ tôn giáo của mình. Những người đó chắc chắn đang chờ đợi một lời bình luận khác từ Đức Giáo Hoàng”.
Viotti nói thêm người Brazil “ngoan đạo và có tinh thần cầu nguyện”, bất kỳ người nước ngoài thăm đất nước này đều có thể thấy điều đó. Đó là lý do tại sao, phá thai không bao giờ có thể được hợp pháp hóa ở Brazil, trong khi nó hiện đã được hợp pháp ở Á Căn Đình, quê hương của Đức Giáo Hoàng.
“Đối với những người Công Giáo như chúng tôi, điều này gây ra sự ngỡ ngàng và bối rối khi Đức Thánh Cha Phanxicô thường xuyên có những lời lẽ thô bạo để nói về các quốc gia đang được cai trị bởi những người bảo thủ, là những người ở một mức độ nhất định, đang chống lại sự tục hóa và phi Kitô Giáo của xã hội, trong khi hiếm khi ngài thể hiện sự chỉ trích như thế đối với các chính phủ cánh tả,” Viotti nói.
Đức Cha Devair Araújo da Fonseca của Piracicaba, bang São Paulo, biết rõ tính hay thích hài hước của Đức Thánh Cha Phanxicô. Một trong những bức ảnh trong văn phòng của ngài cho thấy ngài chụp hình chung với Đức Thánh Cha trong chuyến tông du vào năm 2015. Cả hai vị đều đang cười. “Tôi đã nói điều gì đó, và ngay lập tức ngài pha trò”.
Theo ý kiến của Đức Cha da Fonseca, hầu hết những người chỉ trích Đức Giáo Hoàng về nhận xét của ngài không phải là “không hài lòng với những gì ngài đã nói, nhưng họ chỉ sử dụng bất cứ điều gì xảy ra như một cái cớ để chỉ trích ngài”.
“Đức Thánh Cha Phanxicô có thể có tinh thần tự nhiên. Đó là một điều tích cực. Tôi nghĩ chúng ta đang mất đi khiếu hài hước,” Đức Giám Mục nói với tờ Crux.
Đức Cha Da Fonseca nhấn mạnh rằng Đức Giáo Hoàng đã chúc lành cho vị linh mục Brazil sau trò đùa này “Nếu thực sự ngài nghĩ như trong câu nói đùa, thì ngài đã không chúc lành cho vị linh mục ấy”.
Đức Cha Da Fonseca nói thêm: Một yếu tố quan trọng khác cần nhớ là khiếu hài hước của người Mỹ Latinh không giống với người Âu Châu hoặc Bắc Mỹ.
“Người Brazil có thể cười ngay cả trong đám tang. Tại sao bây giờ họ không cười? Nếu chúng ta không thể tìm thấy một chút thời gian để thư giãn trong một khoảng thời gian như thế này, mọi thứ sẽ trở nên nặng nề hơn.”
Source:Crux
Đức Hồng Y Marx nộp đơn từ chức để áp lực Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
16:54 04/06/2021
Đức Hồng Y Reinhard Marx, tổng giám mục 67 tuổi của Munich và Freising, đã nộp đơn từ chức lên Đức Thánh Cha Phanxicô.
Vị Hồng Y rất có ảnh hưởng này là thành viên của Hội đồng Các Hồng Y Cố Vấn cho Đức Thánh Cha, điều phối viên của Hội đồng Kinh tế Vatican, và cho đến năm ngoái là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức.
Tổng giáo phận Munich và Freising đã công bố bức thư của Hồng Y gửi cho Đức Giáo Hoàng và tuyên bố cá nhân của ngài vào ngày 4 tháng 6 bằng tiếng Đức, tiếng Anh và tiếng Ý.
Trong bức thư ngày 21 tháng 5 gửi cho Đức Giáo Hoàng, Hồng Y Marx đã nêu ra những lý do để từ chức.
Ngài viết: “ Không nghi ngờ gì nữa, đây là những thời khắc khủng hoảng đối với Giáo hội ở Đức. Tất nhiên, có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này – không chỉ ở Đức mà trên toàn thế giới - và tôi tin rằng không cần thiết phải trình bày chi tiết ở đây”.
“Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này cũng có nguyên nhân từ sự thất bại của chính chúng ta, bởi tội lỗi của chính chúng ta. Điều này ngày càng trở nên rõ ràng hơn đối với tôi khi nhìn vào Giáo Hội Công Giáo nói chung, không chỉ hôm nay mà còn trong những thập kỷ qua”.
“Ấn tượng của tôi là chúng ta đang ở 'ngõ cụt', và niềm hy vọng vượt qua của tôi, là điều này cũng có khả năng trở thành một 'bước ngoặt'“
Hồng Y Marx nói tiếp: “Tóm tắt lại, điều quan trọng đối với tôi là chia sẻ trách nhiệm về thảm họa lạm dụng tình dục của các quan chức Giáo hội trong những thập kỷ qua”.
Theo CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA, Đức Giáo Hoàng đã thông báo với Đức Hồng Y rằng lá thư của ngài có thể được công bố và ngài nên tiếp tục phục vụ cho đến khi có quyết định cuối cùng về việc từ chức của ngài.
Trong lá thư, Hồng Y Marx nói rằng các cuộc điều tra và báo cáo về lạm dụng trong 10 năm qua cho thấy đã có “nhiều thất bại cá nhân và sai lầm trong lãnh vực quản trị Giáo Hội nhưng cũng có những thất bại về thể chế hoặc hệ thống”.
Hồng Y Marx bộc lộ rõ tính toán trong việc từ chức của ngài khi cho rằng: “Các cuộc tranh luận gần đây cho thấy rằng một số thành viên của Giáo hội từ chối tin rằng có một thứ trách nhiệm chung về mặt này, thành ra, Giáo hội với tư cách là một định chế cũng bị đổ lỗi cho những gì đã xảy ra và cho việc không chấp nhận thảo luận về cải cách và đổi mới trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục”.
“Tôi chắc chắn có một quan điểm khác. Cả hai khía cạnh phải được xem xét: những sai lầm mà cá nhân bạn phải chịu trách nhiệm và sự thất bại về thể chế đòi hỏi phải thay đổi và cải tổ Giáo hội”.
Ngài tiếp tục: “Theo tôi, một bước ngoặt của cuộc khủng hoảng này là chỉ có thể thực hiện được nếu chúng ta đi theo một 'con đường đồng nghị', một con đường thực sự cho phép 'sự phân định các thần khí' như Đức Thánh Cha đã nhiều lần nhấn mạnh và nhắc lại trong lá thư của mình gửi tới Giáo Hội ở Đức”.
Tội lỗi lạm dụng tính dục là một vấn đề nghiêm trọng của Giáo Hội. Nhưng tại sao để giải quyết vấn đề này cần phải tái định nghĩa lại hôn nhân? Thực ra, tai tiếng lạm dụng tình dục giáo sĩ chỉ là chiêu bài cho các Giám Mục Đức tung ra những nghị trình mà họ đã ấp ủ từ lâu. Chẳng hạn, tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ thì có liên quan gì đến việc chúc lành cho các kết hiệp đồng tính? Hay có liên quan gì đến việc cho người Tin lành được rước lễ trong các thánh lễ Công Giáo?
Hồng Y Marx, tổng giám mục của Munich và Freising từ năm 2007, nói rằng ngài hy vọng việc từ chức của mình sẽ “gửi một tín hiệu cá nhân cho một khởi đầu mới, cho một sự thức tỉnh mới của Giáo hội, không chỉ ở Đức”.
“Tôi muốn chứng tỏ rằng vấn đề trước mặt không phải là vấn đề mục vụ mà là sứ mệnh của Tin Mừng. Đây cũng là một yếu tố của chăm sóc mục vụ. Do đó, tôi thực sự yêu cầu Đức Thánh Cha chấp nhận đơn từ chức này”.
Vào tháng 4, Hồng Y Marx đã yêu cầu Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đừng trao tặng Bằng khen Liên bang cho ngài sau một làn sóng phản đối kịch liệt của những người ủng hộ các nạn nhân bị lạm dụng vì giải thưởng này.
Ngài đã được lên kế hoạch để nhận Bundesverdienstkreuz, huân chương liên bang duy nhất của Đức, tại Cung điện Bellevue ở Berlin vào ngày 30 tháng 4.
Hồng Y Marx nói rằng ngài không muốn thu hút sự chú ý tiêu cực đến những người nhận giải thưởng khác.
Vào tháng 2 năm 2020, ngài thông báo cho các giám mục Đức rằng ngài sẽ không ứng cử vào nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là chủ tịch hội đồng giám mục Đức. Giám mục Georg Bätzing của Limburg kế vị chức vụ này.
Hồng Y Marx là giám mục người Đức thứ hai trong những tháng gần đây đệ đơn từ chức lên Đức Giáo Hoàng.
Đức Tổng Giám Mục Stefan Heße của Hamburg thông báo rằng ngài đã từ chức vào tháng Ba. Ngài nói: “Tôi chưa bao giờ tham gia vào bất kỳ hành vi che đậy nào. Tuy nhiên, tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm về vấn đề của hệ thống”.
Đầu tuần này, có thông tin cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ra lệnh cho một chuyến thanh tra tông tòa đến tổng giáo phận Köln đang gặp khó khăn trong bối cảnh bị chỉ trích dữ dội về việc giải quyết các trường hợp lạm dụng.
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki của Köln tuyên bố vào tháng 12 năm 2020 rằng ngài đã yêu cầu Đức Giáo Hoàng xem xét lại các quyết định mà ngài đã đưa ra liên quan đến một linh mục bị buộc tội - chỉ được xác định là “Cha O” - vào năm 2015.
Trong tuyên bố cá nhân của mình, Hồng Y Marx nói rằng ngài đã nhiều lần nghĩ đến việc từ chức trong vài tháng qua.
“Các sự kiện và cuộc tranh luận trong những tuần qua chỉ đóng một vai trò phụ trong bối cảnh này,” ngài giải thích rằng yêu cầu từ chức của ngài là một “quyết định hoàn toàn cá nhân”.
Ngài viết: “Với việc từ chức, tôi muốn nói rõ rằng tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm cá nhân không chỉ về bất kỳ sai lầm nào mà tôi có thể đã mắc phải mà còn đối với Giáo hội như một tổ chức mà tôi đã giúp hình thành và hun đúc trong nhiều thập kỷ qua. Gần đây, người ta đã nói: 'Đối mặt với quá khứ phải đau đớn.'“
“Quyết định này không hề dễ dàng đối với tôi. Tôi thích trở thành một linh mục và giám mục và hy vọng rằng tôi có thể tiếp tục làm việc cho Giáo hội trong tương lai. Sự phục vụ của tôi cho Giáo hội này và người dân không kết thúc”.
“Tuy nhiên, để hỗ trợ một khởi đầu mới là cần thiết, tôi xin chia sẻ trách nhiệm về những sự kiện đã qua. Tôi tin rằng 'ngõ cụt' mà chúng ta đang đối mặt vào lúc này có thể trở thành một 'bước ngoặt'. Đây là hy vọng vượt qua của tôi và tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện và làm việc để điều đó xảy ra”.
Source:Catholic News AgencyCardinal Marx offers resignation to Pope Francis
Vị Hồng Y rất có ảnh hưởng này là thành viên của Hội đồng Các Hồng Y Cố Vấn cho Đức Thánh Cha, điều phối viên của Hội đồng Kinh tế Vatican, và cho đến năm ngoái là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức.
Tổng giáo phận Munich và Freising đã công bố bức thư của Hồng Y gửi cho Đức Giáo Hoàng và tuyên bố cá nhân của ngài vào ngày 4 tháng 6 bằng tiếng Đức, tiếng Anh và tiếng Ý.
Trong bức thư ngày 21 tháng 5 gửi cho Đức Giáo Hoàng, Hồng Y Marx đã nêu ra những lý do để từ chức.
Ngài viết: “ Không nghi ngờ gì nữa, đây là những thời khắc khủng hoảng đối với Giáo hội ở Đức. Tất nhiên, có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này – không chỉ ở Đức mà trên toàn thế giới - và tôi tin rằng không cần thiết phải trình bày chi tiết ở đây”.
“Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này cũng có nguyên nhân từ sự thất bại của chính chúng ta, bởi tội lỗi của chính chúng ta. Điều này ngày càng trở nên rõ ràng hơn đối với tôi khi nhìn vào Giáo Hội Công Giáo nói chung, không chỉ hôm nay mà còn trong những thập kỷ qua”.
“Ấn tượng của tôi là chúng ta đang ở 'ngõ cụt', và niềm hy vọng vượt qua của tôi, là điều này cũng có khả năng trở thành một 'bước ngoặt'“
Hồng Y Marx nói tiếp: “Tóm tắt lại, điều quan trọng đối với tôi là chia sẻ trách nhiệm về thảm họa lạm dụng tình dục của các quan chức Giáo hội trong những thập kỷ qua”.
Theo CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA, Đức Giáo Hoàng đã thông báo với Đức Hồng Y rằng lá thư của ngài có thể được công bố và ngài nên tiếp tục phục vụ cho đến khi có quyết định cuối cùng về việc từ chức của ngài.
Trong lá thư, Hồng Y Marx nói rằng các cuộc điều tra và báo cáo về lạm dụng trong 10 năm qua cho thấy đã có “nhiều thất bại cá nhân và sai lầm trong lãnh vực quản trị Giáo Hội nhưng cũng có những thất bại về thể chế hoặc hệ thống”.
Hồng Y Marx bộc lộ rõ tính toán trong việc từ chức của ngài khi cho rằng: “Các cuộc tranh luận gần đây cho thấy rằng một số thành viên của Giáo hội từ chối tin rằng có một thứ trách nhiệm chung về mặt này, thành ra, Giáo hội với tư cách là một định chế cũng bị đổ lỗi cho những gì đã xảy ra và cho việc không chấp nhận thảo luận về cải cách và đổi mới trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục”.
“Tôi chắc chắn có một quan điểm khác. Cả hai khía cạnh phải được xem xét: những sai lầm mà cá nhân bạn phải chịu trách nhiệm và sự thất bại về thể chế đòi hỏi phải thay đổi và cải tổ Giáo hội”.
Ngài tiếp tục: “Theo tôi, một bước ngoặt của cuộc khủng hoảng này là chỉ có thể thực hiện được nếu chúng ta đi theo một 'con đường đồng nghị', một con đường thực sự cho phép 'sự phân định các thần khí' như Đức Thánh Cha đã nhiều lần nhấn mạnh và nhắc lại trong lá thư của mình gửi tới Giáo Hội ở Đức”.
Tội lỗi lạm dụng tính dục là một vấn đề nghiêm trọng của Giáo Hội. Nhưng tại sao để giải quyết vấn đề này cần phải tái định nghĩa lại hôn nhân? Thực ra, tai tiếng lạm dụng tình dục giáo sĩ chỉ là chiêu bài cho các Giám Mục Đức tung ra những nghị trình mà họ đã ấp ủ từ lâu. Chẳng hạn, tội lỗi lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ thì có liên quan gì đến việc chúc lành cho các kết hiệp đồng tính? Hay có liên quan gì đến việc cho người Tin lành được rước lễ trong các thánh lễ Công Giáo?
Hồng Y Marx, tổng giám mục của Munich và Freising từ năm 2007, nói rằng ngài hy vọng việc từ chức của mình sẽ “gửi một tín hiệu cá nhân cho một khởi đầu mới, cho một sự thức tỉnh mới của Giáo hội, không chỉ ở Đức”.
“Tôi muốn chứng tỏ rằng vấn đề trước mặt không phải là vấn đề mục vụ mà là sứ mệnh của Tin Mừng. Đây cũng là một yếu tố của chăm sóc mục vụ. Do đó, tôi thực sự yêu cầu Đức Thánh Cha chấp nhận đơn từ chức này”.
Vào tháng 4, Hồng Y Marx đã yêu cầu Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đừng trao tặng Bằng khen Liên bang cho ngài sau một làn sóng phản đối kịch liệt của những người ủng hộ các nạn nhân bị lạm dụng vì giải thưởng này.
Ngài đã được lên kế hoạch để nhận Bundesverdienstkreuz, huân chương liên bang duy nhất của Đức, tại Cung điện Bellevue ở Berlin vào ngày 30 tháng 4.
Hồng Y Marx nói rằng ngài không muốn thu hút sự chú ý tiêu cực đến những người nhận giải thưởng khác.
Vào tháng 2 năm 2020, ngài thông báo cho các giám mục Đức rằng ngài sẽ không ứng cử vào nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là chủ tịch hội đồng giám mục Đức. Giám mục Georg Bätzing của Limburg kế vị chức vụ này.
Hồng Y Marx là giám mục người Đức thứ hai trong những tháng gần đây đệ đơn từ chức lên Đức Giáo Hoàng.
Đức Tổng Giám Mục Stefan Heße của Hamburg thông báo rằng ngài đã từ chức vào tháng Ba. Ngài nói: “Tôi chưa bao giờ tham gia vào bất kỳ hành vi che đậy nào. Tuy nhiên, tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm về vấn đề của hệ thống”.
Đầu tuần này, có thông tin cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ra lệnh cho một chuyến thanh tra tông tòa đến tổng giáo phận Köln đang gặp khó khăn trong bối cảnh bị chỉ trích dữ dội về việc giải quyết các trường hợp lạm dụng.
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki của Köln tuyên bố vào tháng 12 năm 2020 rằng ngài đã yêu cầu Đức Giáo Hoàng xem xét lại các quyết định mà ngài đã đưa ra liên quan đến một linh mục bị buộc tội - chỉ được xác định là “Cha O” - vào năm 2015.
Trong tuyên bố cá nhân của mình, Hồng Y Marx nói rằng ngài đã nhiều lần nghĩ đến việc từ chức trong vài tháng qua.
“Các sự kiện và cuộc tranh luận trong những tuần qua chỉ đóng một vai trò phụ trong bối cảnh này,” ngài giải thích rằng yêu cầu từ chức của ngài là một “quyết định hoàn toàn cá nhân”.
Ngài viết: “Với việc từ chức, tôi muốn nói rõ rằng tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm cá nhân không chỉ về bất kỳ sai lầm nào mà tôi có thể đã mắc phải mà còn đối với Giáo hội như một tổ chức mà tôi đã giúp hình thành và hun đúc trong nhiều thập kỷ qua. Gần đây, người ta đã nói: 'Đối mặt với quá khứ phải đau đớn.'“
“Quyết định này không hề dễ dàng đối với tôi. Tôi thích trở thành một linh mục và giám mục và hy vọng rằng tôi có thể tiếp tục làm việc cho Giáo hội trong tương lai. Sự phục vụ của tôi cho Giáo hội này và người dân không kết thúc”.
“Tuy nhiên, để hỗ trợ một khởi đầu mới là cần thiết, tôi xin chia sẻ trách nhiệm về những sự kiện đã qua. Tôi tin rằng 'ngõ cụt' mà chúng ta đang đối mặt vào lúc này có thể trở thành một 'bước ngoặt'. Đây là hy vọng vượt qua của tôi và tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện và làm việc để điều đó xảy ra”.
Source:Catholic News Agency
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thực hiện mục vụ lúc đại dịch: Lần chuỗi Mân Côi qua điện thoại cuả LM Lê Quang Hiền.
Trần Mạnh Trác
08:41 04/06/2021
Trong khi Hoa Kỳ đang rục rịch nối lại cuộc sống bình thường nhờ số dân được tiêm chủng lên trên 40%, thì bên Việt Nam, số tiêm chủng chỉ là 0.03%, lại một lần nữa phải đóng cửa ngừa dịch một cách gắt gao hơn.
Lần này là một cơn dịch rất 'hung hăng': nó dữ tợn như cơn dịch cuả Ấn Độ và lan truyền nhanh chóng như cơn dịch cuả Anh Quốc, theo báo cáo cuả bộ Y Tế VN.
Khác với các lần trước, cơn dịch mới này đặc biệt xâm hại con nít. Tại Bắc Giang nhà cầm quyền đang cách ly 1000 con trẻ để chữa trị (theo tin AsiaNews). Tại Đà Nẵng trong số 6 em điều trị ở Bệnh viện Phổi thì có một em nhỏ chỉ mới có 6 tháng tuổi mà thôi, gần đấy, trung tâm y tế đa khoa huyện Hòa Vang đang điều trị 12 em, từ 10 tháng cho tới 14 tuổi.
Nói như vậy không có nghĩa là Hoa Kỳ hay các nước giầu Tây Phương sẽ thoát khỏi cơn nguy sớm. Một bá cáo mới nhất (ngày 2/6/2021) cuả ông chủ tịch hãng thuốc Moderna cho biết, thì theo hội nghị lần thứ 4 các khoa học gia mà họ triệu tập, các biến thể cuả Virus này đang 'nhờn thuốc' và thay đổi mỗi ngày nhanh hơn. Thuốc chủng cuả họ cần phải cập nhật sớm.
Viễn ảnh tương lai là dù chúng ta ở nơi đâu, cũng sẽ phải chia chung một nhịp sống 'lúc đóng lúc mở' một cách rất bấp bênh.
Trong lãnh vực Mục Vụ, việc 'đóng cửa' là một thách đố cho các bậc hữu trách, cách riêng cho các vị đang phục vụ các giáo xứ.
Công nghệ truyền thông tuy một phần giaỉ quyết được những khó khăn như cử hành thánh thề và một số nghi lễ khác, nhưng không có gì thay thế cho việc giao lưu thăm hỏi mà các vị mục tử cần phải làm, ít là đối với những người 'nguội lạnh'.
Để giải quyết khó khăn do việc cách ly xã hội, Cha Joachim Lê Quang Hiền thuộc giáo phận Spokane, Washington, USA, đã áp dụng một phương pháp rất đơn sơ và giản dị: Lần chuỗi Mân Côi qua điện thoại.
Những ai biết ngài thì đã biết, tuy làm chánh xứ cho một giáo xứ Mỹ nhưng ngài lúc nào cũng mau mắn hợp tác với các chương trình cuả người Việt, mà VietCatholic là một... Những năm 1994, ngài đã đảm nhiệm chức vụ chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ, và dùng tài hùng biện đi quảng bá cho Liên Đoàn cũng như giảng phòng ở nhiều nơi.
Khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, Cha Hiền, lúc này đã về hưu, có ý tưởng cần phải phổ biến lòng sùng kính Đức Mẹ vì chỉ có Mẹ mới có thể cứu nhân loại qua cơn khốn khó này. Cách thức như sau:
Ngài làm hẹn với một gia đình để cùng đọc kinh tối qua điện thoại.
"Thường là vào lúc 8:30 chiều là lúc họ đã ăn tối và coi TV xong," Cha Hiền cho biết. "Tuy nhiên có những cụ già đi ngủ sớm thì tôi hẹn lúc 7:30...chẳng hạn...Còn với một số người VN làm Nail thì giờ tốt nhất là 9:30 lúc họ đã về nhà"
-"Thưa Cha, tại sao cha dùng điện thoại mà không dùng facetime hay là zoom cho linh động hơn?" Tôi hỏi.
-"Không, chỉ điện thoại thôi, giản dị mà lại tập trung vào lời kinh, chứ facetime hay zoom thì dễ chia trí lắm, thí dụ như tôi nhìn thấy cảnh con cái chạy nhảy ăn uống vv...quan trọng là tập trung vào tâm linh ".
-"Thế thì cha lần chuỗi với họ, cha xướng họ tùy, rồi chia sẻ bàn bạc về lời Chuá?"
-"Chỉ lần chuỗi theo cách thức thông thường, thay phiên nhau xướng tùy, thêm một chút suy niệm sau mỗi ngắm. Khi kết thúc tôi khuyên nhủ vài lời và ban phép lành cho họ đi ngủ. Nếu gia đình có một kỷ niệm đặc biệt hoặc có lễ giỗ thì tôi thêm vào một lời nguyện hoặc chúc mừng. Nhưng nói chung một buổi đọc kinh như vậy sẽ không kéo dài quá 20 phút."
Cha Hiền cho biết Ngài đã đi đủ vòng các gia đình cuả giáo xứ mà ngài từng cai quản và thêm vào đó là nhiều gia đình cuả hai giáo xứ bên cạnh. Sau khi tiếp cận với một số đông người như vậy, ngài đã khám phá ra một điều bất ngờ:
"Hầu như mọi người thì ai cũng 'thuộc lòng' kinh Tin Kính, nhưng nhiều khi tôi phải 'text' cho các em nhỏ kinh Kính Mừng thì chúng mới đọc được!"
Và để cho họ thông công một cách hữu ích hơn, Cha Hiền đã thu thập và soạn ra một ấn bản kinh Mân Côi ( tiếng Anh và VN ) rất đơn sơ và ngắn gọn nhưng lại thâm túy và thiết thực cho muà dịch. Được phép cuả ngài, chúng tôi xin đính kèm ấn bản Việt Nam "CHUỖI MÂN CÔI MÙA COVID-19" ngay sau đây:
CHUỖI MÂN CÔI MÙA COVID-19
1/ Để giúp việc suy gẫm các mầu nhiệm được sinh động hơn, trước mỗi kinh chúng ta có thể nhớ đến một người thân trong gia đình, bạn bè thân hữu, đồng song, đồng nghiệp, hàng xóm (còn sống hay đã qua đời) v.v... Nếu có hai người trở lên cùng lần hạt thì dễ hơn nữa, trong khi người kia xướng hoặc đáp thì ta có thể nghĩ đến ý chỉ cho những ai ta muốn nhớ đến trong chuỗi Mân Côi này. Chẳng mấy chốc chúng ta sẽ muốn gặp thêm ông bà, cha mẹ, bạn bè... trong những chuỗi Mân Côi khác nữa.
2/ Sau phần suy niệm: giữ một phút im lặng hồi tâm, nghĩ đến đời mình, mời Chúa bước vào...Rồi tiếp tục chục hạt kế tiếp... “Lạy Cha chúng con....”
NĂM SỰ VUI: (Thứ Hai, Thứ Bảy)
1. “Thiên thần truyền tin cho Đức Bà chịu thai. Ta hãy xin cho được ở khiêm nhượng.”
Maria biết phận người bé mọn của Mẹ trước mầu nhiệm Nhập Thể cao vời của Thiên Chúa. Covid-19 này giúp chúng ta nhận thức rõ hơn thân phận mong manh của mình và biết Chúa là Chúa, và con người thật chẳng là chi nếu không có Chúa.
Lạy Chúa, xin cho con biết Chúa là Chúa, còn con cùng cả thế giới này chỉ là tro bụi trước mặt Chúa.
2. “Đức Bà đi viếng Bà thánh Isave. Ta hãy xin cho được lòng yêu người.”
Chúa Giêsu đồng hóa Người với những ai nghèo khổ trong chúng ta; cùng với Mẹ, Người đi thăm gia đình Dì Ysave. Covid-19 là dịp giúp chúng ta đến gần, thông cảm nhau hơn. Ngày phán xét Chúa hỏi chúng ta đã làm gì cho người khác.
Lạy Chúa, xin giúp con yêu quý tha nhân như Chúa yêu thương họ.
3. “Đức Bà sinh Chúa Giêsu nơi hang đá. Ta hãy xin cho được lòng khó khăn.”
Con Thiên Chúa giáng trần trong hang đá rét lạnh nơi đồng vắng. Covid-19 tước đoạt hết gia sản ta thu tích, trả ta về thực tại tay trắng lúc sinh ra và khi lìa đời. Trong cái nghèo khổ chúng ta có chỗ cho Thiên Chúa.
Lạy Chúa, xin cho con thấy Chúa là gia nghiệp thật của con trong cái nghèo, cái khổ của mình.
4. “Đức Bà dâng Chúa Giêsu trong đền thánh. Ta hãy xin cho được vâng lời chịu lụy.”
Ngày chịu Phép Rửa tội, chúng ta cũng được hiến dâng cho Chúa để sống theo đường lối của Người. Trong Vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu cũng xin vâng ý Cha như Mẹ Người. Covid-19 là vườn Cây Dầu của chúng ta hôm nay và “xin vâng” vẫn là cách đáp trả tốt đẹp và hữu hiệu nhất.
Lạy Chúa, xin giúp con xác tín sống “Xin Vâng” vui vẻ mỗi ngày.
5. “Đức Bà tìm được Chúa Giêsu trong đền thánh. Ta hãy xin cho được giữ nghĩa cùng Chúa luôn.” Con người chúng ta là nơi Chúa ngự, mất Chúa ở đó thì tìm đâu cũng chẳng có. Covid-19 nhắc nhở ta: Chúa muốn tìm gặp và sống với ta trong đền thánh của Người: trong chính chúng ta. “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời...để Chúa ở lại với con.”
NĂM SỰ THƯƠNG: (Thứ Ba, Thứ Sáu)
1. “Đức Chúa Giêsu lo buồn đổ mồ hôi máu. Ta hãy xin cho được ăn năn tội nên.”
Tội loài người đè nặng tâm tư Chúa. Nhận thức ra lầm lỗi của mình khiến Chúa khổ đau là bước đầu đi vào Tin Mừng của Người. Covid-19 nhắc nhở cho mọi người trong thế giới hôm nay về sự khẩn thiết của ơn thống hối này.
“Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô, xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới.”
2. “Đức Chúa Giêsu chịu đánh đòn. Ta hãy xin cho được hãm mình chịu khó bằng lòng.”
Càng “tân tiến” con người càng tìm thỏa mãn thú tính, hạ giá nhân tính cao cả của mình. “Thương cho roi cho vọt,” Covid-19 có thể được xem là con roi nhẹ Chúa dùng thức tỉnh chúng ta biết sống tiết độ kiềm chế các bản năng hạ cấp của mình để nâng hồn ta lên lại với Chúa.
“Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô, xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới.”
3. “Đức Chúa Giêsu chịu đội mão gai. Ta hãy xin cho được mọi sự sỉ nhục bằng lòng.”
Chúa chỉ làm lành làm phúc mà còn bị sỉ vả nhục mạ, còn mình thì luôn che lấp tội lỗi và muốn tôn vinh. Covid-19 là mũ gai trên đầu tất cả, từ thứ dân đến hàng khanh tướng, không trừ một ai. “Con sâu làm rầu nồi canh,” tội Adong Evà thể hiện trên đầu tất cả nhân loại hôm nay.
“Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô, xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới.”
4. “Đức Chúa Giêsu vác cây Thánh giá. Ta hãy xin cho được vác thánh giá theo chân Chúa.”
Thánh giá Chúa không nặng vì cây gỗ, mà nặng vì tội chúng ta. Thánh giá anh chị em chúng ta cũng thế, nó nặng vì thiếu lòng thương xót của ta. Covid-19 giúp ta thấy “con đường Chúa đã đi qua” cũng là “đường tình Chúa dành cho ta.” “Per crucem ad lucem,” qua khổ giá đến ánh quang.
“Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô, xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới.”
5. “Đức Chúa Giêsu chịu chết trên cây Thánh giá. Ta hãy xin cho được đóng đinh tính xác thịt ta vào Thánh giá Chúa.”
Làm người, Con Thiên Chúa cũng qua cái chết tất tưởi, nhục nhã. Trên một cây cấm, tội của “cái tôi” đi vào đời. Trên một cây oan nghiệt, Chúa “diệt ngã” đóng chặt mình vào đó, giang tay nối kết Đông và Tây, Đất với Trời để “danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.” Ước chi Covid-19 này cũng gắn chặt con người ta vào thập giá Chúa. Thuốc ngừa thật đã đến với nhân loại từ lâu nơi Máu Thánh của Người!
“Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô, xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới.”
NĂM SỰ MỪNG: (Thứ Tư, Chúa Nhật)
1. “Đức Chúa Giêsu sống lại. Ta hãy xin cho được sống lại thật về phần linh hồn.”
Sống không hồn thì như đã chết; cung phụng thể xác, nhiều người ngày nay đang sống như thế.
Alleluia! Chúa đã Phục Sinh, sống lại hiển vinh! Nhưng vết đinh vết đòng đâm qua thân xác của Người vẫn còn đó. Covid-19 cũng có thể là chiếc đinh cho mỗi chúng ta để giúp ta “sống lại thật về phần linh hồn” của mình.
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xin kéo con ra khỏi nấm mồ u tối tội lỗi của con để được sống trong ánh sáng Chân lý Chúa.
2. “Đức Chúa Giêsu lên trời. Ta hãy xin cho được ái mộ những sự trên trời.”
Lên trời ai cũng muốn đi, nhưng bảo đi hôm nay thì ai cũng trì hoãn. “Những sự trên trời” ấy Chúa Giêsu đã liệt kê ra trong Hiến Chương Nước Trời là Tám Mối Phúc Thật ta đọc hằng tuần. Ngưỡng mộ “những sự trên trời ấy” thì có, nhưng còn ái mộ thì ta vẫn ái mộ những ảo ảnh thú vui, quyền hành, danh vọng, tiền của dưới thế này. Covid-19 là cơ hội để ta thay đổi cái nhìn đó. Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xin hướng mắt con nhìn lên Nước Chúa trong con.
3. “Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống. Ta hãy xin cho được lòng đầy dẫy mọi ơn Đức Chúa Thánh Thần.”
Chúa Thánh Thần là linh hồn của Hội Thánh, nhưng là Ngôi Thiên Chúa hay bị lãng quên. Đầu mỗi buổi cầu nguyện chúng ta xin “đầy dẫy” ơn của Ngài: “đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời; sửa lại mọi sự trong, ngoài; an ủi dạy dỗ chúng con làm những việc lành.” Trong thời Covid-19 này, chúng ta thật cần Ngài ban xuống cho ta 3 ơn quan trọng ấy.
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xin Chúa gởi Thánh Thần Chúa đến với thế giới chúng con hôm nay như Chúa đã gởi đến các Thánh Tông đồ ngày trước.
4. “Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời. Ta hãy xin ơn chết lành trong tay Đức Mẹ.”
Khi nhận chúng ta làm con qua lời trối của Chúa Giêsu cho thánh Gioan, Mẹ muốn kéo tất cả chúng ta vào Thiên Đàng với Mẹ. Mẹ vẫn chờ ở cổng Trời cho đứa con đi lạc, đi hoang cuối cùng trở về, Mẹ mới an lòng bước vào. Mẹ yêu thế đó. Mùa Covid-19 này Mẹ ôm lấy xác các con vừa qua đời, chăm sóc các con bệnh hoạn, an ủi các con khốn khổ, nâng đỡ các con chữa trị bệnh... Mẹ cầu bàu cho tất cả: “Con ơi, họ mất vui vì hết rượu rồi!”
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xin cho chúng con nghe lời Mẹ dặn: “Hãy làm như lời Chúa dạy.”
5. “Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời. Ta hãy xin Đức Mẹ phù hộ cho ta được thưởng cùng Đức Mẹ trên Nước Thiên Đàng.”
Ơn chung vui với Mẹ không chỉ trên nơi cao ấy mà ngay cả dưới thế trần này, vì đâu có Chúa và Mẹ đó là Thiên Đàng rồi. Và đường đến đó là đường Chúa, Mẹ đã đi qua. Ước gì cơn đại dịch Covid-19 này không làm chúng ta hoảng loạn đánh mất hướng đi.
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, qua lời cầu bàu của Mẹ Maria, nhất là Mẹ La Vang của chúng con, xin Chúa cũng hiện ra, nắm tay và nói với chúng con: “Thầy đây, đừng sợ!” Amen.
NĂM SỰ SÁNG: (Thứ Năm)
1. “Đức Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giô-đan. Ta hãy xin cho được sống xứng đáng là con cái Chúa.”
Chúa hạ mình chia sẻ thân phận tội lỗi của con người để qua ơn Chúa Thánh Thần nơi Bí Tích Rửa tội, nâng chúng ta lên hàng con cái Thiên Chúa. Dịch Covid-19 thực sự là thời gian thuận hạp để chúng ta được soi sáng và sống xứng đáng với danh hiệu ấy.
Lạy Chúa Giêsu, mỗi ngày khi con thức dậy, xin Chúa cho con cũng nghe được tiếng Chúa Cha: “Đây là con yêu dấu của Ta.”
2. “Đức Chúa Giêsu dự tiệc cưới Cana. Ta hãy xin cho được vững tin vào quyền năng của Người.” Chúa là Chúa của niềm vui sung mãn cho mọi đôi hôn nhân và gia đình. Khi có Chúa thì nước lã cũng thành rượu ngon hảo hạng. Phép lạ xảy ra là vì Mẹ Người để ý đến những gì chúng ta cần, nhất là trong mùa dịch Covid-19 này.
Lạy Chúa Giêsu, hôm nay chúng con kính mời Chúa và Mẹ đến nhà này để kiên vững niềm tin và đong đầy ơn an bình của Chúa cho chúng con.
3. “Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối. Ta hãy xin cho được hoán cải và đón nhận Tin Mừng.”
Nước Trời ở ngay giữa chúng ta, không cần phải chạy tìm đâu xa. Chỉ cần dừng chân quay lại và chân thành mở lòng đón nhận. Covid-19 giúp mở mắt chúng ta thấy chúng ta đã mải mê và mệt mỏi chạy theo những “Nước” khác.
Lạy Chúa Giêsu, như các Tông đồ, chúng con khẩn khoản nài xin: “Lạy Chúa, xin thêm đức tin cho chúng con!”
4. “Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi. Ta hãy xin cho được lắng nghe và thực hành Lời Chúa.” Chúa thường lên núi cao cầu nguyện, dạy dỗ, tỏ mình, cứu chuộc...vì cái nhìn trên cao bao quát toàn cảnh cuộc sống con người. Covid-19 hầu như buộc chúng ta phải trèo lên đỉnh cao tâm trí để thấy rõ hơn dung nhan mình giữa chốn nhân gian.
Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa đưa chúng con lên núi cao cầu nguyện, thấy Chúa và nghe Chúa rõ hơn để chúng con được biến đổi hoàn toàn trong Chúa.
5. “Đức Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể. Ta hãy xin cho được năng kết hiệp cùng Chúa Giêsu Thánh Thể.”
Sáng kiến độc đáo của Chúa để “ở lại với chúng con mọi ngày cho đến tận thế” không gì cấm cản được, kể cả Covid-19 này. Trái lại Covid-19 giúp chúng ta từ nay không để Chúa trách là “dân này thờ Ta bằng môi miệng mà lòng trí chúng thì xa Ta.”
Lạy Chúa Giêsu, Tuần Thánh năm nay thật thê lương, nhất là khi chúng con thấy Đức Thánh Cha một thân trong đền thánh và quảng trường rộng lớn vắng lặng. Nhưng cùng với các Linh mục của Chúa “dâng lễ riêng” khắp hoàn cầu, chúng con Rước Chúa cách thiêng liêng để nghe Chúa nói “Này là Mình Thầy. Này là Máu Thầy.” trong Bàn Tiệc Thiên Quốc vĩnh cửu, bởi chúng con tin thật rằng bất kỳ ở đâu, dưới hình thức nào, Chúa cũng luôn ở cùng chúng con, vì “Chúa mãi là Thiên Chúa của Tình Thương.” Amen.
Để kính nhớ Đấng Đáng Kính, Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận nhân kỷ niệm ngày sinh nhật 92 của Ngài (17/4/1928-2020).
Lm. Joachim Hiền. Spokane 16/4/2020*
*Credits:
Năm Sự Thương: 4- Lm Văn Chi, Con đường Chúa đã đi qua.
Năm Sự Sáng: 3- Lc 17:5
5- Mt 28:20; Is 29:13-14 (Mt 15:8); Lm Thành Tâm, Xin tri ân, JH đổi “vẫn là” = mãi là.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Câu Đối Ở Trụ Biểu Lăng Long Mỹ Quận Công Nguyễn Hữu Hào
Nguyễn Văn Nghệ
09:59 04/06/2021
Câu Đối Ở Trụ Biểu Lăng Long Mỹ Quận Công Nguyễn Hữu Hào
Ông Nguyễn Hữu Hào là cha của Hoàng hậu Nam Phương, ông được phong tước Long Mỹ Quận công. “Long Mỹ Quận công Nguyễn Hữu Hào từ trần 13-9-1939, được an táng theo nghi thức tước Quận công trong một ngôi nhà mồ tráng lệ trên một ngọn đồi gần thác Cam Ly, Đà Lạt. Lăng Nguyễn Hữu hào do chính gia đình Nguyễn Hữu Hào bỏ tiền ra xây cất. Lễ quy lăng [1] được cử hành 10-9-1941 (…) nơi tổ chức buổi lễ là Nhà thờ Thánh Nicolas ”[2].
Giải mã bốn chữ Hán đã mất trên một vế đối
Cổng vào lăng là 4 trụ biểu. Trên 4 trụ biểu là hai cặp câu đối bằng chữ Hán: hai trụ biểu hai bên là một cặp câu đối; hai trụ biểu giữa là một cặp câu đối. Các chữ Hán được đắp theo lối chữ “Lệ” và mỗi chữ được đắp trên một tấm xi măng riêng biệt sau đó mới lắp vào trụ biểu theo thứ tự. Theo thời gian có 4 tấm xi măng gắn chữ Hán của vế xuất đối ở trụ biểu thứ 2 tính từ phải sang có các tấm xi măng đắp chữ Hán thứ 7, 8, 10 và 11 bị rơi xuống vỡ nát và không được phục chế lại trong một thời gian dài.
Theo tác giả Khắc Dũng: “Sau một thời gian nghiên cứu tài liệu và được sự cố vấn của PGS-TS Cao Thế Trình, cử nhân Nguyễn Huy Khuyến đã tìm ra 4 chữ Hán đã mất trong cặp câu đối thứ 2 là: “anh”, “linh”, “thổ” và “lạc”. Xếp 4 chữ Hán này vào, sẽ có cặp câu đối thứ 2 hoàn chỉnh là “Chất giáng trụ thiên phảng phất ANH LINH quy THỔ LẠC/ Chung trừ túc địa uất thông vượng khí hộ giai thành”
Cũng theo tác giả cho biết là “Chiều ngày 5/9/2010, việc đúc lại 4 chữ Hán bị mất trên lăng Nguyễn Hữu Hào (nằm trong hệ thống những di tích của triều Nguyễn tại Đà Lạt, Lâm Đồng) được cử nhân Hán Nôm Nguyễn Huy Khuyến và PGS-TS sử học Cao Thế Trình (ĐH Đà Lạt) thực hiện”[3]
Như vậy, kể từ nửa sau tháng 9/2010, 4 trụ biểu có 2 cặp câu đối đầy đủ chữ Hán và đã được phiên âm và dịch nghĩa.
Cặp thứ 1 (hai trụ biểu hai bên): Dữ quốc đồng hưu, thiên cổ hà sơn thư khoán vĩnh/ Dưỡng thân dục đãi, bách niên phong thụ đỉnh chung bi (Một lòng với nước, ngàn năm sông núi mãi ghi trong sách sử, khoán ước/ Nuôi dưỡng cha mẹ, trăm năm cây gió khắc ghi nỗi đau buồn trên chuông đỉnh).
Cặp câu đối thứ hai (hai trụ biểu giữa): Chất giáng trụ thiên, phảng phất anh linh quy thổ lạc/ Chung trừ túc địa, uất thông vượng khí hộ giai thành ( Chót vót chống trời, phảng phất khí thiêng về nơi an lạc/ Đất thiêng tốt lành, bao trùm vượng khí bảo vệ chốn giai thành).
Cách phiên âm và dịch nghĩa này được tất cả các phương tiện thông tin dùng làm khuôn mẫu mỗi khi đề cập đến lăng Long Mỹ Quận công trong thời gian qua. (Vào Google tất cả các bài viết lẫn Wikipedia đều trích dẫn phiên âm và dịch nghĩa như trên).
Phiên âm cặp câu đối thứ hai chưa chính xác
Năm 2007 lần đầu tiên tôi đến thăm lăng Long Mỹ Quận công. Sau năm 2010 tôi lại đến thăm lăng đôi ba lần và có chụp ảnh hai cặp câu đối ở lăng Long Mỹ Quận công. Tuy không được đào tạo chữ Hán qua trường lớp nào, nhưng khi đọc cách phiên âm cặp câu đối thứ 2 của cử nhân Hán Nôm Nguyễn Huy Khuyến, tôi đã tra nét từng chữ Hán và đối chiếu với các chữ trong văn bia đặt trước và sau lăng Long Mỹ Quận công, tôi nhận thấy chưa chính xác, cần phải phiên âm lại:
Chữ thứ ba trong vế ứng đối phải là chữ “HỮU” chứ không phải chữ “ TÚC”. Chữ “Hữu” được viết theo lối chữ lệ ta bắt gặp trong bài minh của tấm bia trước (dòng thứ 7 tính từ phải sang và chữ thứ 2 tính từ dưới lên hoặc dòng thứ 7 tính từ phải sang và chữ thứ 10 tính từ dưới lên ở bia sau lăng) trong mạch văn “lệnh danh bất hủ, vạn thế hữu từ”)[5] ở lăng Long Mỹ Quận công (nội dung của hai tấm bia như nhau, chỉ khác cách viết “đài” [chữ trồi lên] mà thôi). Như vậy là CHUNG TRỪ HỮU ĐỊA chứ không phải CHUNG TRỪ TÚC ĐỊA (chữ Trừ[bộ Nhân]có thế đọc là Trữ, Thiều Chửu đọc là Trù có nghĩa là để dành, như Trù bị: để sẳn; Trù quân: hoàng thái tử[sẽ nối ngôi]. Nhiều người đọc nhầm thành “chừ” hoặc “sừ”: chừ quân, sừ quân). “Chung trừ hữu địa” có nghĩa là đất lành được hun đúc dành sẳn.
Phiên âm sai cho nên dịch nghĩa sai theo.
Hai chữ cuối của vế xuất đối cặp câu đối thứ 2 sau khi “giải mã” và phục chế lắp vào trụ biểu là “THỔ LẠC”. Đem hai chữ “GIAI THÀNH” còn nguyên lâu nay trên trụ để đối lại hại chữ “THỔ LẠC” mới lắp lên vào tháng 9/2010 thì chưa chỉnh cho lắm!. “GIAI” là tính từ không thể đối với “THỔ” là danh từ, cũng vậy “THÀNH”(thành trì) là danh từ không thể đối với “LẠC” là tính từ được. GIAI THÀNH đối lại với LẠC THỔ mới hoàn chỉnh. Hai chữ LẠC THỔ được trích từ câu 6 và 7 trong bài Thạc thử của Kinh Thi: “Thích bỉ lạc thổ/Lạc thổ! Lạc thổ!” (Đến đất kia thật rõ yên vui/Đất an lạc đất thảnh thơi)[6]. Long Mỹ Quận công là một tín đồ đạo Công Giáo. Đối với niềm tin của tín đồ đạo Công Giáo thì trần gian là lữ quán (quán trọ), Thiên đường mới là quê hương thật, là cõi vĩnh hằng, là “lạc thổ”, là “lạc quốc”. Do đó trong bài văn bia ở lăng Long Mỹ Quận công có câu: “Nhân cảnh sanh ký, thường hằng biệt ly. Thiên đường phúc giới, bách thế đồng quy” (Cảnh người sống gởi, thường hằng biệt ly. Thiên đường cõi phúc, trăm đời cùng về)
Cặp câu đối ở hai trụ biểu giữa của lăng Long Mỹ quận công được phiên âm trở lại:
“Trắc giáng tại thiên, phảng phất anh linh quy lạc thổ
Chung trừ hữu địa, uất thông vượng khí hộ giai thành”.
Tôi xin tạm dịch nghĩa: Lên xuống ở trên Trời (Thiên đường), linh hồn phảng phất về miền đất an lạc/ Cuộc đất được un đúc dành sẳn(nơi xây lăng mộ), xanh rờn vượng khí, bảo vệ chốn giai thành (Giai thành: huyệt mộ tốt. Xem Đào Duy Anh, Giản yếu Hán Việt từ điển, Nxb Minh Tân, tr. 321)
Liên quan đến cặp câu đối thứ nhất
Trong vế xuất đối có 4 chữ DỮ QUỐC ĐỒNG HƯU được cử nhân Nguyễn Huy Khuyến dịch là “một lòng với nước”. Ở gian giữa đình Phú Xuân tọa lạc kinh thành Huế có tấm hoành với 4 chữ Hán : “Dữ quốc đồng hưu” và được dịch là “yên vui cùng đất nước”. Trong cặp câu đối vua Tự Đức tặng Thọ Xuân vương Miên Định vào năm 1859 khi Thọ Xuân vương được 50 tuổi có vế đối: “Dữ quốc đồng hưu, tình ân báo quốc” (Giúp nước an lành, đem ân tình mà báo quốc)
Cũng trong vế đối ấy có hai chữ THƯ KHOÁN. Vậy “thư khoán” là gì? Thư khoán là rút gọn của cụm từ “đan thư thiết khoán” (thư son khoán sắt). Khoán giống như cái giấy hợp đồng bây giờ. Phàm văn tự để làm tin đều gọi là “khoán”. Đan thư là thẻ tre (thẻ phù) viết bằng mực son về sau khắc vào phiến sắt mỏng gọi là thiết khoán, trong đó ghi chức danh người được phong cùng vài dòng chữ theo công thức của mỗi triều đại quy định. Đan thư thiết khoán là bảo vật cao quý thời phong kiến, thường được nhà vua ban cho các bậc khai quốc công thần như là đặc ân và “đan thư thiết khoán” còn có tác dụng như kim bài miễn tử. Về sau hai chữ “thư khoán” mang ý nghĩa giấy tờ, tài liệu làm bằng chứng.(Đan thư thiết khoán= thư son khoán sắt. Người Việt rút gọn thành “son sắt” có nghĩa là bền chặt, thủy chung)
Phủ thờ Khoái Châu quận công Nguyễn Đức Xuyên ở Kim Long, Huế có cặp câu đối: “Thư khoán truyền gia vinh tích thụ/ Can thành vương quốc mậu kim hoa” (Thư khoán lưu truyền đời đời, làm vẻ vang bậc tổ tiên/ Công lao che chở đất nước, khiến rạng danh bậc công hầu).
Bài thơ “Vịnh Hàn Tín” của Nguyễn Công Trứ có câu: “Những ngờ rằng khoán sắt thư son/ Thái Sơn như lệ, Hoàng Hà như đái”[7]
Trong vế ứng đối: “DƯỠNG THÂN DỤC ĐÃI” được rút từ thành ngữ: “Tử dục dưỡng nhi thân bất đãi; Mộc dục tĩnh nhi phong bất đình” (Con muốn nuôi cha mẹ mà cha mẹ không đợi [qua đời]/ Cây muốn yên lặng nhưng gió chẳng chịu dừng).
Tôi xin tạm dịch nghĩa cặp vế đối:
“Dữ quốc đồng hưu, thiên cổ hà sơn thư khoán vĩnh
Dưỡng thân dục đãi, bách niên phong thụ đỉnh chung bi”
(Giúp đất nước an lành, ngàn năm sông núi mãi còn ghi [công]trong thư son khoán sắt/ Con muốn nuôi nhưng cha mẹ không còn, trăm năm cây gió khắc ghi nỗi buồn trên chuông đỉnh).
Điều lưu ý
Long Mỹ Quận công Nguyễn Hữu Hào là cha của Hoàng hậu Nam Phương, cho nên câu đối dành cho ông nhất định phải là do bậc túc nho sáng tác. Do vậy trong câu đối chắc hẳn có sử dụng thành ngữ điển tích, kinh, truyện…cho nên chúng ta cần cẩn trọng không thể hiểu theo lối văn bạch thoại được!
Việc phục chế 4 chữ Hán đã mất xứng đáng được ngợi khen, nhưng xét về khía cạnh mỹ quan chưa được hài hòa cho lắm. Tất cả các chữ trên trụ biểu đều đắp theo kiểu chữ “Lệ” và phồn thể (đầy đủ nét). Rất tiếc những chữ được phục chế lại theo kiểu chữ chân phương. Riêng chữ “Linh” lại được viết theo lối giản thể (Trong bài văn bia đặt ở lăng có hai chữ “Linh” viết theo kiểu “Lệ thư”, sao không xem đó làm mẫu!).
Tất cả các tấm xi măng đắp chữ Hán vốn có đều tô đá rửa. Riêng 4 tấm được phục chế không làm như vậy. Do đó nhìn vào trụ biểu thứ hai tính từ phải sang không được hài hòa cho lắm!
Nguyễn Văn Nghệ
Lô STH08C06- Đường số 12- Khu Đô Thị Lê Hồng Phong II- Nha Trang
ĐT: 0377803505
Chú thích:
[1] – Lễ quy lăng: Thánh lễ an táng (tiễn ra mộ). Sau ngày 24-10-1960 nhà thờ thánh Nicolas trở thành nhà thờ Chánh tòa Giáo phận Đà Lạt. Địa chỉ 15 Trần Phú, phường 3, Đà Lạt.
[2] – Lý Nhân Phan Thứ Lang, Nam Phương Hoàng hậu cuối cùng (Tái bản lần thứ ba, có bổ sung), Nxb Thế giới, tr. 36
[3] – Bài viết: “Đã giải mã được các chữ Hán bị mất tại di tích lăng Nguyễn Hữu Hào” của tác giả Khắc Dũng
vieclam.laodong.com.vn/van-hoa/da-giai-ma-duoc-cac-chu-han-bi-mat-tai-di-tich-lang-nguyen-huu-hao-44818.bld
[4] – Khổng tử, Kinh Thi II (dịch giả Tạ Quang Phát), Nxb Văn học, tr 485, 559
[5]- Bài “Giới thiệu bài văn bia trên lăng mộ Nguyễn Hữu Hào” của tác giả Thích Hoằng Trí
hannom.org.vn/detail.asp?param=1644&Catid=750
[6] – Khổng tử, Kinh Thi I (dịch giả Tạ Quang Phát), Nxb Văn học, tr 417-418
[7] – “Thái Sơn như lệ, Hoàng Hà như đái”: Sách Sử ký, thiên Hán Cao tổ công thần hầu giả ghi “Phong thệ chi viết: sử Hoàng Hà như đái, Thái Sơn như lệ. Quốc dĩ vĩnh ninh, viên cập miêu duệ”(Khi được phong tước thề rằng; khiến sông Hoàng Hà còn như dây đai, núi Thái Sơn còn như viên đá mài. Đất nước an định mãi mãi về sau). Câu này được rút gọn thành “đái lệ sơn hà” hoặc “đái lệ”. Khi nói “đái lệ ” chính là lời thề. Bài thơ “Thân chinh Thái Nguyên châu” của vua Lê Thái Tổ có câu: “Đái lệ bất di thần tử tiết” (Lời thề năm xưa không quên khí tiết của kẻ bề tôi).
Ông Nguyễn Hữu Hào là cha của Hoàng hậu Nam Phương, ông được phong tước Long Mỹ Quận công. “Long Mỹ Quận công Nguyễn Hữu Hào từ trần 13-9-1939, được an táng theo nghi thức tước Quận công trong một ngôi nhà mồ tráng lệ trên một ngọn đồi gần thác Cam Ly, Đà Lạt. Lăng Nguyễn Hữu hào do chính gia đình Nguyễn Hữu Hào bỏ tiền ra xây cất. Lễ quy lăng [1] được cử hành 10-9-1941 (…) nơi tổ chức buổi lễ là Nhà thờ Thánh Nicolas ”[2].
Sách báo lâu nay đều ghi ngày mất của Long Mỹ Quận công Nguyễn Hữu Hào là 13-9-1939. Những dòng cuối cùng của văn bia ở lăng Long Mỹ Quận công ghi ngày lập văn bia: “Bảo Đại thập tứ niên, bát nguyệt, sơ nhất nhật. Thiên Chúa giáng sinh, nhất thiên cửu bách tam thập cửu niên, cửu nguyệt, thập tam nhật. Thân nữ: Đại Nam quốc Nam Phương Hoàng hậu; Đích đề lô Nam tước phu nhân phụng lập” (dương lịch 13-9-1939; âm lịch là mùng 1-8 năm Bảo Đại thứ 14, tức là mùng 1-8 năm Kỷ Mão). Theo thông lệ, khi một người từ trần, thì sau đó người thân mới rước thợ chạm khắc văn bia. Không thể ngày 13-9-1939 là ngày Long Mỹ Quận công từ trần cũng là ngày hai người con gái của ông lập văn bia để truy niệm công đức sinh thành của ông?
Giải mã bốn chữ Hán đã mất trên một vế đối
Cổng vào lăng là 4 trụ biểu. Trên 4 trụ biểu là hai cặp câu đối bằng chữ Hán: hai trụ biểu hai bên là một cặp câu đối; hai trụ biểu giữa là một cặp câu đối. Các chữ Hán được đắp theo lối chữ “Lệ” và mỗi chữ được đắp trên một tấm xi măng riêng biệt sau đó mới lắp vào trụ biểu theo thứ tự. Theo thời gian có 4 tấm xi măng gắn chữ Hán của vế xuất đối ở trụ biểu thứ 2 tính từ phải sang có các tấm xi măng đắp chữ Hán thứ 7, 8, 10 và 11 bị rơi xuống vỡ nát và không được phục chế lại trong một thời gian dài.
Theo tác giả Khắc Dũng: “Sau một thời gian nghiên cứu tài liệu và được sự cố vấn của PGS-TS Cao Thế Trình, cử nhân Nguyễn Huy Khuyến đã tìm ra 4 chữ Hán đã mất trong cặp câu đối thứ 2 là: “anh”, “linh”, “thổ” và “lạc”. Xếp 4 chữ Hán này vào, sẽ có cặp câu đối thứ 2 hoàn chỉnh là “Chất giáng trụ thiên phảng phất ANH LINH quy THỔ LẠC/ Chung trừ túc địa uất thông vượng khí hộ giai thành”
Cũng theo tác giả cho biết là “Chiều ngày 5/9/2010, việc đúc lại 4 chữ Hán bị mất trên lăng Nguyễn Hữu Hào (nằm trong hệ thống những di tích của triều Nguyễn tại Đà Lạt, Lâm Đồng) được cử nhân Hán Nôm Nguyễn Huy Khuyến và PGS-TS sử học Cao Thế Trình (ĐH Đà Lạt) thực hiện”[3]
Như vậy, kể từ nửa sau tháng 9/2010, 4 trụ biểu có 2 cặp câu đối đầy đủ chữ Hán và đã được phiên âm và dịch nghĩa.
Cặp thứ 1 (hai trụ biểu hai bên): Dữ quốc đồng hưu, thiên cổ hà sơn thư khoán vĩnh/ Dưỡng thân dục đãi, bách niên phong thụ đỉnh chung bi (Một lòng với nước, ngàn năm sông núi mãi ghi trong sách sử, khoán ước/ Nuôi dưỡng cha mẹ, trăm năm cây gió khắc ghi nỗi đau buồn trên chuông đỉnh).
Cặp câu đối thứ hai (hai trụ biểu giữa): Chất giáng trụ thiên, phảng phất anh linh quy thổ lạc/ Chung trừ túc địa, uất thông vượng khí hộ giai thành ( Chót vót chống trời, phảng phất khí thiêng về nơi an lạc/ Đất thiêng tốt lành, bao trùm vượng khí bảo vệ chốn giai thành).
Cách phiên âm và dịch nghĩa này được tất cả các phương tiện thông tin dùng làm khuôn mẫu mỗi khi đề cập đến lăng Long Mỹ Quận công trong thời gian qua. (Vào Google tất cả các bài viết lẫn Wikipedia đều trích dẫn phiên âm và dịch nghĩa như trên).
Phiên âm cặp câu đối thứ hai chưa chính xác
Năm 2007 lần đầu tiên tôi đến thăm lăng Long Mỹ Quận công. Sau năm 2010 tôi lại đến thăm lăng đôi ba lần và có chụp ảnh hai cặp câu đối ở lăng Long Mỹ Quận công. Tuy không được đào tạo chữ Hán qua trường lớp nào, nhưng khi đọc cách phiên âm cặp câu đối thứ 2 của cử nhân Hán Nôm Nguyễn Huy Khuyến, tôi đã tra nét từng chữ Hán và đối chiếu với các chữ trong văn bia đặt trước và sau lăng Long Mỹ Quận công, tôi nhận thấy chưa chính xác, cần phải phiên âm lại:
Mỗi vế đối đều có 11 chữ Hán. Chữ thứ nhất trong vế xuất đối phiên âm đúng là “TRẮC”(chữ “trắc”có cả thảy 9 nét) chứ không phải “CHẤT”(15 nét); chữ thứ ba trong vế xuất đối là “TẠI”(6 nét) chứ không phải “TRỤ”(9 nét). TRẮC GIÁNG TẠI THIÊN được lấy ý từ câu 7 bài Kinh Thi mang tên Văn vương: “Văn vương trắc giáng” (Hồn Văn vương lắm hồi thăng giáng) và câu 3 bài Kinh Thi mang tên Hạ Vũ: “Tam hậu tại thiên” (ba vua thăng hợp cùng Trời)[4].
Chữ thứ ba trong vế ứng đối phải là chữ “HỮU” chứ không phải chữ “ TÚC”. Chữ “Hữu” được viết theo lối chữ lệ ta bắt gặp trong bài minh của tấm bia trước (dòng thứ 7 tính từ phải sang và chữ thứ 2 tính từ dưới lên hoặc dòng thứ 7 tính từ phải sang và chữ thứ 10 tính từ dưới lên ở bia sau lăng) trong mạch văn “lệnh danh bất hủ, vạn thế hữu từ”)[5] ở lăng Long Mỹ Quận công (nội dung của hai tấm bia như nhau, chỉ khác cách viết “đài” [chữ trồi lên] mà thôi). Như vậy là CHUNG TRỪ HỮU ĐỊA chứ không phải CHUNG TRỪ TÚC ĐỊA (chữ Trừ[bộ Nhân]có thế đọc là Trữ, Thiều Chửu đọc là Trù có nghĩa là để dành, như Trù bị: để sẳn; Trù quân: hoàng thái tử[sẽ nối ngôi]. Nhiều người đọc nhầm thành “chừ” hoặc “sừ”: chừ quân, sừ quân). “Chung trừ hữu địa” có nghĩa là đất lành được hun đúc dành sẳn.
Phiên âm sai cho nên dịch nghĩa sai theo.
Hai chữ cuối của vế xuất đối cặp câu đối thứ 2 sau khi “giải mã” và phục chế lắp vào trụ biểu là “THỔ LẠC”. Đem hai chữ “GIAI THÀNH” còn nguyên lâu nay trên trụ để đối lại hại chữ “THỔ LẠC” mới lắp lên vào tháng 9/2010 thì chưa chỉnh cho lắm!. “GIAI” là tính từ không thể đối với “THỔ” là danh từ, cũng vậy “THÀNH”(thành trì) là danh từ không thể đối với “LẠC” là tính từ được. GIAI THÀNH đối lại với LẠC THỔ mới hoàn chỉnh. Hai chữ LẠC THỔ được trích từ câu 6 và 7 trong bài Thạc thử của Kinh Thi: “Thích bỉ lạc thổ/Lạc thổ! Lạc thổ!” (Đến đất kia thật rõ yên vui/Đất an lạc đất thảnh thơi)[6]. Long Mỹ Quận công là một tín đồ đạo Công Giáo. Đối với niềm tin của tín đồ đạo Công Giáo thì trần gian là lữ quán (quán trọ), Thiên đường mới là quê hương thật, là cõi vĩnh hằng, là “lạc thổ”, là “lạc quốc”. Do đó trong bài văn bia ở lăng Long Mỹ Quận công có câu: “Nhân cảnh sanh ký, thường hằng biệt ly. Thiên đường phúc giới, bách thế đồng quy” (Cảnh người sống gởi, thường hằng biệt ly. Thiên đường cõi phúc, trăm đời cùng về)
Cặp câu đối ở hai trụ biểu giữa của lăng Long Mỹ quận công được phiên âm trở lại:
“Trắc giáng tại thiên, phảng phất anh linh quy lạc thổ
Chung trừ hữu địa, uất thông vượng khí hộ giai thành”.
Tôi xin tạm dịch nghĩa: Lên xuống ở trên Trời (Thiên đường), linh hồn phảng phất về miền đất an lạc/ Cuộc đất được un đúc dành sẳn(nơi xây lăng mộ), xanh rờn vượng khí, bảo vệ chốn giai thành (Giai thành: huyệt mộ tốt. Xem Đào Duy Anh, Giản yếu Hán Việt từ điển, Nxb Minh Tân, tr. 321)
Liên quan đến cặp câu đối thứ nhất
Trong vế xuất đối có 4 chữ DỮ QUỐC ĐỒNG HƯU được cử nhân Nguyễn Huy Khuyến dịch là “một lòng với nước”. Ở gian giữa đình Phú Xuân tọa lạc kinh thành Huế có tấm hoành với 4 chữ Hán : “Dữ quốc đồng hưu” và được dịch là “yên vui cùng đất nước”. Trong cặp câu đối vua Tự Đức tặng Thọ Xuân vương Miên Định vào năm 1859 khi Thọ Xuân vương được 50 tuổi có vế đối: “Dữ quốc đồng hưu, tình ân báo quốc” (Giúp nước an lành, đem ân tình mà báo quốc)
Cũng trong vế đối ấy có hai chữ THƯ KHOÁN. Vậy “thư khoán” là gì? Thư khoán là rút gọn của cụm từ “đan thư thiết khoán” (thư son khoán sắt). Khoán giống như cái giấy hợp đồng bây giờ. Phàm văn tự để làm tin đều gọi là “khoán”. Đan thư là thẻ tre (thẻ phù) viết bằng mực son về sau khắc vào phiến sắt mỏng gọi là thiết khoán, trong đó ghi chức danh người được phong cùng vài dòng chữ theo công thức của mỗi triều đại quy định. Đan thư thiết khoán là bảo vật cao quý thời phong kiến, thường được nhà vua ban cho các bậc khai quốc công thần như là đặc ân và “đan thư thiết khoán” còn có tác dụng như kim bài miễn tử. Về sau hai chữ “thư khoán” mang ý nghĩa giấy tờ, tài liệu làm bằng chứng.(Đan thư thiết khoán= thư son khoán sắt. Người Việt rút gọn thành “son sắt” có nghĩa là bền chặt, thủy chung)
Phủ thờ Khoái Châu quận công Nguyễn Đức Xuyên ở Kim Long, Huế có cặp câu đối: “Thư khoán truyền gia vinh tích thụ/ Can thành vương quốc mậu kim hoa” (Thư khoán lưu truyền đời đời, làm vẻ vang bậc tổ tiên/ Công lao che chở đất nước, khiến rạng danh bậc công hầu).
Bài thơ “Vịnh Hàn Tín” của Nguyễn Công Trứ có câu: “Những ngờ rằng khoán sắt thư son/ Thái Sơn như lệ, Hoàng Hà như đái”[7]
Trong vế ứng đối: “DƯỠNG THÂN DỤC ĐÃI” được rút từ thành ngữ: “Tử dục dưỡng nhi thân bất đãi; Mộc dục tĩnh nhi phong bất đình” (Con muốn nuôi cha mẹ mà cha mẹ không đợi [qua đời]/ Cây muốn yên lặng nhưng gió chẳng chịu dừng).
Tôi xin tạm dịch nghĩa cặp vế đối:
“Dữ quốc đồng hưu, thiên cổ hà sơn thư khoán vĩnh
Dưỡng thân dục đãi, bách niên phong thụ đỉnh chung bi”
(Giúp đất nước an lành, ngàn năm sông núi mãi còn ghi [công]trong thư son khoán sắt/ Con muốn nuôi nhưng cha mẹ không còn, trăm năm cây gió khắc ghi nỗi buồn trên chuông đỉnh).
Điều lưu ý
Long Mỹ Quận công Nguyễn Hữu Hào là cha của Hoàng hậu Nam Phương, cho nên câu đối dành cho ông nhất định phải là do bậc túc nho sáng tác. Do vậy trong câu đối chắc hẳn có sử dụng thành ngữ điển tích, kinh, truyện…cho nên chúng ta cần cẩn trọng không thể hiểu theo lối văn bạch thoại được!
Việc phục chế 4 chữ Hán đã mất xứng đáng được ngợi khen, nhưng xét về khía cạnh mỹ quan chưa được hài hòa cho lắm. Tất cả các chữ trên trụ biểu đều đắp theo kiểu chữ “Lệ” và phồn thể (đầy đủ nét). Rất tiếc những chữ được phục chế lại theo kiểu chữ chân phương. Riêng chữ “Linh” lại được viết theo lối giản thể (Trong bài văn bia đặt ở lăng có hai chữ “Linh” viết theo kiểu “Lệ thư”, sao không xem đó làm mẫu!).
Tất cả các tấm xi măng đắp chữ Hán vốn có đều tô đá rửa. Riêng 4 tấm được phục chế không làm như vậy. Do đó nhìn vào trụ biểu thứ hai tính từ phải sang không được hài hòa cho lắm!
Nguyễn Văn Nghệ
Lô STH08C06- Đường số 12- Khu Đô Thị Lê Hồng Phong II- Nha Trang
ĐT: 0377803505
Chú thích:
[1] – Lễ quy lăng: Thánh lễ an táng (tiễn ra mộ). Sau ngày 24-10-1960 nhà thờ thánh Nicolas trở thành nhà thờ Chánh tòa Giáo phận Đà Lạt. Địa chỉ 15 Trần Phú, phường 3, Đà Lạt.
[2] – Lý Nhân Phan Thứ Lang, Nam Phương Hoàng hậu cuối cùng (Tái bản lần thứ ba, có bổ sung), Nxb Thế giới, tr. 36
[3] – Bài viết: “Đã giải mã được các chữ Hán bị mất tại di tích lăng Nguyễn Hữu Hào” của tác giả Khắc Dũng
vieclam.laodong.com.vn/van-hoa/da-giai-ma-duoc-cac-chu-han-bi-mat-tai-di-tich-lang-nguyen-huu-hao-44818.bld
[4] – Khổng tử, Kinh Thi II (dịch giả Tạ Quang Phát), Nxb Văn học, tr 485, 559
[5]- Bài “Giới thiệu bài văn bia trên lăng mộ Nguyễn Hữu Hào” của tác giả Thích Hoằng Trí
hannom.org.vn/detail.asp?param=1644&Catid=750
[6] – Khổng tử, Kinh Thi I (dịch giả Tạ Quang Phát), Nxb Văn học, tr 417-418
[7] – “Thái Sơn như lệ, Hoàng Hà như đái”: Sách Sử ký, thiên Hán Cao tổ công thần hầu giả ghi “Phong thệ chi viết: sử Hoàng Hà như đái, Thái Sơn như lệ. Quốc dĩ vĩnh ninh, viên cập miêu duệ”(Khi được phong tước thề rằng; khiến sông Hoàng Hà còn như dây đai, núi Thái Sơn còn như viên đá mài. Đất nước an định mãi mãi về sau). Câu này được rút gọn thành “đái lệ sơn hà” hoặc “đái lệ”. Khi nói “đái lệ ” chính là lời thề. Bài thơ “Thân chinh Thái Nguyên châu” của vua Lê Thái Tổ có câu: “Đái lệ bất di thần tử tiết” (Lời thề năm xưa không quên khí tiết của kẻ bề tôi).
Văn Hóa
Chuyện Người Mang Bánh
Sơn Ca Linh
08:53 04/06/2021
Trên những nẻo đường Việt nam,
Ai mà lại không một lần đã nghe, đã thấy !
Chuyện “người mang bánh”…
Lặng lẽ bước chân khi hừng đông chưa thức dậy,
Phố vắng, đường im mờ cuối chân mây…
Bỗng vang lên mồn một
“Bánh mì nóng dòn đây… Bánh mì nóng đây…”.
Hay đâu đó, xa xa,
“Bánh chưng đây, bánh bèo đây…” nhịp nhàng ẩn khuất…
Rồi đêm đã về khuya,
Tiếng xe xa dần và bóng người mất hút…
Chợt vang lên thánh thót: “Ai ăn bánh bột lọc không?”…
Thì ra, “Người mang bánh”,
Bánh ấm dạ cho những sáng chập chững mờ sương,
Bánh no lòng cho những khuya về đơn côi lạnh giá…
Trong túi áo của con,
Vẫn còn đọng mùi bánh ít dịu dàng hương lá,
Mùi tần tảo của mẹ, mùi vất vả của cha;
Bánh mặn tình yêu biển thắm bao la,
Bánh đắng hy sinh trăm chiều khổ cực…
Cũng chuyện “Người mang bánh”,
“Bánh Manna” của những ngàn năm trước,
Bánh của cuộc trường hành sa mạc suốt bốn mươi năm.
“Người mang bánh”, Đấng Giavê cao cả toàn năng,
Đấng Giải thoát và đưa dân về “Đất Hứa”.
Không phải chỉ “giai thoại Manna”
mà là câu chuyện của một “thiên tình ca chan chứa”;
Chuyện tình cứu độ, “Lịch sử Ước Giao”.
Bánh của giao duyên giữa “đất thấp” với “Trời cao”,
Bánh của “Chọn lựa”, “Giải thoát”, “Vượt Qua”, “Luật Thánh”…
Và trên những nẻo Palestina,
Người ta kháo láo… lại chuyện “Người mang bánh” !
Vâng “Năm chiếc bánh lúa mạch”,
trong tay anh chàng “Thợ Mộc Giêsu”,
Cả đám dân đen, giữa sa mạc hoang vu,
Bánh làm nên “bữa tiệc vui”,
Bánh để được nghe Lời thiêng và no lòng chắc dạ !
Nhưng chuyện “Năm chiếc bánh…”,
Đâu chỉ thường tình: “Ô hay phép lạ !”,
Và “Người mang bánh”,
đâu phải nhà cách mạng tế thế kinh bang;
Đâu chỉ là chuyện đời thường ấm áo no cơm…
Hơn nữa kia,
“Manna tự trời”, “Bánh Thần linh”, “Bánh ban sự sống” !
Cứ mỗi lần, ta nghe chuyện “Người mang bánh”,
Lại một lần nghe thoảng “mùi tình yêu”.
“Mùi bánh thiêng”, nơi ấy, một buổi chiều,
Ngài đã ân trao:
“Hãy nhận lấy mà ăn, nầy là Mình Thầy, vì các con bị nộp” !
Trên muôn lối hôm nay,
Đầy dẫy những bàn tay rã rời, những bàn chân đói mệt…
đói yên bình, đói sự thật, đói công lý, đói tình yêu…
Người ta đôn đáo,
bon chen tranh tìm đủ loại bánh loè lẹt mĩ miều,
Bất kể bạo lực, chiến tranh, hận thù, máu đổ…
Hỡi những ai,
Đã được nếm hương vị của Bánh Thần Linh muôn thuở,
Đã một lần được “dự tiệc” và “ăn Bánh Hằng sống” thiên thu,
hãy mau lên đường làm “người mang bánh Giêsu”,
và can đảm trở nên
“tấm bánh được bẻ ra” cho muôn người nhân thế.
Vâng, chuyện “Người mang bánh”,
chuyện sống chết, chuyện vĩnh hằng của muôn thế hệ;
Nuôi sống hôm nay hay hạnh phúc mãi ngàn sau…
Chuyện “ngoãnh mặt quay đi”
để trở về với những tấm bánh sang giàu,
hay can đảm ở lại với “Tấm bánh Giêsu”,
bởi vì “chỉ có Thầy mới có lời ban sự sống” !
Sơn Ca Linh (Lễ Mình Thánh Chúa 2021)
Blaise Pascal và việc bênh vực Kitô giáo: Nguyên văn Phần II trong Pensées, Mục V, các mâu thuẫn và tội nguyên tổ
Vũ Văn An
19:06 04/06/2021
MỤC V:Tôn giáo chân chính được chứng minh bằng những mâu thuẫn trong con người, và bằng tội nguyên tổ.
I.Các sự vĩ đại và nỗi khốn cùng của con người hiển nhiên đến nỗi điều nhất thiết là tôn giáo chân chính phải dạy chúng ta rằng trong con người, có một nguyên lý lớn lao nào đó về sự vĩ đại, và đồng thời một nguyên lý lớn lao nào đó về sự khốn cùng; bởi vì tôn giáo chân chính phải biết tận gốc bản chất của chúng ta, nghĩa là nó phải biết mọi điều vĩ đại bản chất này có và mọi điều khốn cùng của nó, và lý do của cả hai điều. Cũng cần tôn giáo này phải giải thích lý do về những mâu thuẫn lạ lùng gặp thấy trong đó. Nếu chỉ có một nguyên lý duy nhất cho tất cả, một cùng đích duy nhất cho tất cả, thì tôn giáo chân chính phải dạy chúng ta chỉ thờ phượng Người và chỉ yêu mến Người mà thôi. Nhưng vì chúng ta bất lực tôn thờ điều chúng ta không biết và không yêu điều gì khác ngoài chúng ta, nên tôn giáo, khi đã dạy chúng ta bổn phận này, cũng phải dạy chúng ta sự bất lực kia, và dạy ta cách chữa trị. Muốn làm cho con người được hạnh phúc, tôn giáo này phải chỉ cho thấy có một Thiên Chúa; ta có nghĩa vụ yêu mến Người; hạnh phước đích thực của ta là thuộc về Người, và bất hạnh duy nhất của ta là bị tách biệt khỏi Người; Nó phải dạy chúng ta rằng chúng ta đầy tăm tối, ngăn cản chúng ta biết Người và yêu mến Người; và do đó nhiệm vụ của chúng ta buộc chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa, và vì tư dục của chúng ta khiến chúng ta quay lưng lại với Người, nên chúng ta đầy bất chính. Tôn giáo ấy phải giải thích cho chúng ta lý do chúng ta đưa ra để chống lại Thiên Chúa và sự thiện riêng của chúng ta; nó phải dạy chúng ta các phương thuốc chữa trị, và các phương tiện để có được những phương thuốc chữa trị này. Ước chi người ta chịu khảo sát mọi tôn giáo trên thế giới, và xét xem liệu có tôn giáo nào ngoài Kitô giáo thỏa mãn được các điều đó hay không.
Phải chăng là tôn giáo được các triết gia giảng dạy, những người đề xuất là rất tốt một điều tốt ở trong ta? Điều đó có phải là điều tốt thực sự hay không? Họ có tìm ra phương pháp chữa trị cho căn bệnh của chúng ta không? Nó có chữa khỏi sự cao ngạo của con người muốn bằng Thiên Chúa hay không? Và những người đặt chúng ta ngang hàng với các con thú, và đem lại cho chúng ta những thú vui trên trái đất coi như điều rất tốt, họ có cung cấp phương thuốc cho các tư dục của chúng ta không? Người thì nói, hãy hướng mắt các bạn về Thiên Chúa: hãy nhìn Đấng mà bạn trông giống và là Đấng đã dựng nên bạn để bạn thờ phượng Người; bạn có thể làm bạn giống như Người; sự khôn ngoan sẽ làm bạn ngang hàng với Người nếu bạn chịu theo nó. Người khác lại nói: Hãy hạ thấp tầm mắt của bạn xuống mặt đất, vì bạn chỉ là loài sâu bọ thấp hèn, và hãy nhìn những con thú mà bạn là kẻ đồng hành. Vậy, con người sẽ ra sao? Họ ngang hàng Thiên Chúa hay dã thú? Thật là một khoảng cách đáng sợ! Vậy chúng ta sẽ là gì? Tôn giáo nào sẽ dạy chúng ta chữa lành tính kiêu ngạo và tư dục? Tôn giáo nào sẽ dạy chúng ta sự thiện của chúng ta, các bổn phận của chúng ta, các điểm yếu khiến chúng ta quay lưng lại với chúng, các phương thuốc nào có thể chữa khỏi chúng, và làm thế nào để có được những phương thuốc này? Hãy xem điều đức Khôn Ngoan của Thiên Chúa nói với chúng ta trong Kitô giáo.
Hỡi con người, thật là vô ích khi bạn tìm kiếm trong chính bạn các phương thuốc chữa các khốn cùng của bạn. Mọi ánh sáng của bạn chỉ có thể tiến đến chỗ biết rằng bạn sẽ không tìm thấy sự chân hay sự thiện ở trong bạn. Các nhà triết học từng hứa hẹn với bạn điều đó, nhưng họ không thể thực hiện được. Họ không biết điều tốt thực sự của bạn, cũng không biết tình trạng đích thực của bạn. Làm thế nào họ sẽ cung cấp các biện pháp khắc phục các điều xấu của bạn, vì đơn giản họ không hề hiểu biết chúng? Các căn bệnh chính của bạn là sự kiêu ngạo, khiến bạn xa lìa Thiên Chúa, và tư dục, gắn chặt bạn vào trái đất; và chúng không làm gì ngoài việc nuôi dưỡng ít nhất một trong những bệnh tật đó. Nếu chúng đem Thiên Chúa lại cho bạn như một đối tượng, thì đó chỉ là để thực hiện sự kiêu ngạo của bạn mà thôi. Chúng khiến bạn suy nghĩ rằng bạn giống như Người trong bản chất. Còn những người thấy tính phù phiếm của sự cao ngạo này đã ném bạn vào một vực thẳm khác, bằng cách làm bạn hiểu rằng bản chất bạn chắc chắn giống như bản chất dã thú, và dẫn bạn đến việc tìm kiếm điều tốt của bạn trong các tư dục, vốn chung phần với các động vật. Đó không phải là con đường dạy bạn về các bất chính của bạn. Vậy, đừng mong đợi cả sự thật lẫn an ủi nơi con người. Ta là sự thật đã hình thành ra ngươi, và là sự thật duy nhất có thể chỉ cho ngươi biết ngươi là ai. Nhưng ngươi không còn ở trạng thái mà Ta đã hình thành ra ngươi nữa. Ta đã tạo ra con người thánh thiện, vô tội, hoàn hảo; Ta đã làm nó đầy ánh sáng và trí hiểu; Ta đã thông truyền cho nó vinh quang và những điều kỳ diệu của Ta. Con mắt con người lúc đó đã nhìn thấy sự uy nghi của Thiên Chúa. Nó không ở trong bóng tối khiến nó hóa mù, cũng không ở trong tính mau chết và các khốn cùng làm nó khổ sở. Nhưng nó không thể chịu được bấy nhiêu vinh quang mà không rơi vào cao ngạo. Nó muốn biến mình thành trung tâm của chính nó, và không phụ thuộc vào sự giúp đỡ của Ta. Nó đã tự loại khỏi sự thống trị của Ta; và, tự coi mình ngang hàng với Ta bằng ước muốn tìm hạnh phúc của nó trong chính nó, Ta đã bỏ rơi nó cho chính nó, và, bằng cách gây phẫn nộ mọi tạo vật vốn phục tùng nó, Ta đã biến các tạo vật này thành kẻ thù đối với nó: đến nỗi, ngày nay, con người đã trở nên giống dã thú, và xa cách Ta đến nỗi con người đã trở nên giống như những con thú, và xa cách Ta đến nỗi hầu như chỉ còn lại nơi nó chút ánh sáng mơ hồ về tác giả của nó: rất nhiều nhận thức của nó đã bị dập tắt hoặc bị xáo trộn xiết bao! Các giác quan độc lập với lý trí, và thường làm chủ lý trí, đã dẫn dắt nó đi tìm lạc thú. Tất cả các tạo vật hoặc làm nó khốn khổ, hoặc cám dỗ nó, và thống trị nó, hoặc khuất phục nó hoặc bằng sức mạnh, hoặc quyến rũ nó bằng các ngọt ngào của chúng; một điều còn thống trị khủng khiếp và hống hách hơn.
Đó là trạng thái của con người ngày nay. Họ vẫn có một bản năng mạnh mẽ nào đó đối với hạnh phúc của bản chất đầu tiên của họ, nhưng họ lao đầu vào những khốn cùng của họ là sự mù quáng và tư dục của họ, những điều đã trở thành bản chất thứ hai của họ.
II. Từ những nguyên tắc mà tôi mở ra cho bạn, bạn có thể nhận ra nguyên nhân của biết bao mâu thuẫn gây ngạc nhiên cho mọi người khiến họ chia rẽ nhau. Bây giờ, bạn hãy quan sát mọi chuyển động của sự vĩ đại và vinh quang mà cảm thức về biết bao khốn cùng vẫn không thể bóp nghẹt, và hãy xét xem há nguyên nhân của chúng không phải là một bản chất khác hẳn hay sao.
III. Vậy, hỡi con người tuyệt vời, bạn hãy biết bạn nghịch lý xiết bao đối với chính bạn. Hỡi lý trí bất lực, hãy tự khiêm hạ; hỡi bản chất ngu đần, hãy câm miệng lại; hãy học điều này: con người vượt quá con người một cách vô tận, và hãy nhờ thầy của bạn mà hiểu rõ bản chất đích thực của bạn, một bản chất mà bạn vốn làm ngơ. Vì suy cho cùng, nếu con người chưa bao giờ bị tha hóa, họ đã tận hưởng được sự thật và hạnh phúc một cách chắc chắn rồi. Và nếu con người lúc nào cũng chỉ tha hóa, họ đã không có một ý niệm nào về sự thật hoặc hạnh phúc. Nhưng, dù chúng ta bất hạnh, tuy trong thân phận của mình, có một dấu vết vĩ đại nào đó, chúng ta vẫn có một ý niệm về hạnh phúc, chỉ là vì chúng ta không thể đạt được nó thôi; chúng ta vẫn cảm thấy một hình ảnh của sự thật, chỉ là vì chúng ta chỉ sở hữu được sự dối trá mà thôi: không thể dốt nát tuyệt đối và biết chắc chắn, nhưng điều hết sức rõ ràng là chúng ta đã ở trong một mức độ hoàn hảo nào đó, mà chúng ta đã không may sa ngã rời xa!
Vậy, sự khát khao này và sự bất lực này lớn tiếng nói với ta điều gì, nếu không phải là việc ngày xưa, trong con người, từng có một hạnh phúc đích thực, mà bây giờ chỉ còn lại dấu và vết hoàn toàn trống rỗng, mà cố gắng vô ích lấp đầy nó bằng mọi thứ xung quanh họ, bằng cách tìm trong những điều khiếm diện sự giúp đỡ mà họ không nhận được từ những điều hiện diện, và cả hai đều không có khả năng cho họ, vì vực thẳm vô hạn này chỉ có thể được lấp đầy bằng một đối tượng vô hạn và bất biến?
IV. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là mầu nhiệm xa vời nhất đối với nhận thức của chúng ta, đó là mầu nhiệm thông truyền tội nguyên tổ, một điều không có nó chúng ta không thể có bất cứ nhận thức nào về chính chúng ta! Vì chắc chắn là không có gì làm lý trí chúng ta thấy chướng hơn là nói rằng tội lỗi của người đầu tiên khiến những người, quá cách xa nguồn này, xem như không thể tham dự vào, cũng mang tội. Đối với chúng ta, sự lưu truyền này xem ra không những không thể có, mà thậm chí nócòn có vẻ rất không công bằng nữa: vì còn có gì mâu thuẫn với các quy tắc của công lý nghèo nàn của chúng ta khi vĩnh viễn đầy sa hỏa ngục một đứa trẻ không có khả năng ý chí, vì một tội lỗi mà nó dường như dự phần rất ít vào việc vi phạm cả 6 ngàn năm trước khi nó được hiện hữu? Chắc chắn, không có gì làm chúng ta phật lòng một cách thô bạo hơn tín lý này; tuy nhiên, nếu không có mầu nhiệm này, mầu nhiệm khó hiểu nhất này, chúng ta không thể hiểu được chính chúng ta. Mấu chốt thân phận chúng ta nhận được những quay quắt và gấp gáp của nó trong vực thẳm này. Đến nỗi, con người không thể quan niệm nổi nếu không có mầu nhiệm này, đến nỗi mầu nhiệm này cũng không thể quan niệm nổi đối với con người.
Tội nguyên tổ là một điều điên rồ trước mặt con người; nhưng người ta coi nó như vậy thôi. Do đó, chúng ta không được trách cứ việc thiếu lý lẽ trong tín lý này, vì người ta không cho rằng lý trí có thể đạt được lý lẽ ấy. Nhưng điều điên rồ này khôn ngoan hơn tất cả sự khôn ngoan của loài người: Quod stultum est Dei, sapientius est hominibus (I Cr.1: 25). Vì, nếu không có điều này, thì người ta có thể nói được điều gì về con người? Toàn bộ tình huống của họ phụ thuộc vào điểm không thể tri nhận này. Và làm thế nào họ được lý trí họ nhận thức, vì đây là một điều vượt trên lý trí của họ; và lý trí của họ, vì không thể phát minh ra nó theo cách của mình, nên phải tránh xa nó khi người ta trình bày nó cho họ?
V. Vì hai tình huống vô tội và sa đọa này rất rõ ràng, nên chúng ta không thể không nhận ra chúng. Chúng ta hãy theo dõi các chuyển động của chúng ta, chúng ta hãy xét xem liệu chúng ta có tìm thấy trong đó các đặc điểm sống động của hai bản chất này hay không. Biết bao mâu thuẫn tìm thấy trong một chủ đề đơn giản này?
Tính hai mặt (duplicité) này của con người hiển nhiên đến nỗi có người nghĩ chúng ta có hai linh hồn: đối với họ, một chủ thể đơn giản không thể có những đa dạng và bất ngờ như thế, một cao vọng không tương xứng với sự hèn hạ tồi tệ của tâm hồn.
Vì vậy, tất cả những mâu thuẫn này, những mâu thuẫn xem ra khiến con người khó nhận biết một tôn giáo, thực ra lại là những điều sẽ dẫn họ đến tôn giáo đích thật.
Đối với tôi, tôi thừa nhận rằng ngay khi Kitô giáo khám phá ra nguyên tắc này, nguyên tắc cho rằng bản chất của con người hư hỏng và sa ngã khỏi Thiên Chúa, nó mở mắt để ta thấy ở mọi nơi đặc tính của sự thật này: bản nhiên đánh dấu ở khắp nơi một Thiên Chúa đã bị đánh mất, cả ở trong lẫn ở ngoài con người.
Nếu không có những kiến thức về Thiên Chúa này, con người đã có thể làm được gì, nếu không phải một là họ tự nâng mình lên trong cảm thức nội tâm còn lại với họ về sự vĩ đại trong quá khứ của họ, hai là hạ mình xuống chỉ còn nhìn thấy điểm yếu hiện tại của họ mà thôi? Bởi vì khi không nhìn thấy toàn bộ sự thật, họ không thể đạt đến một nhân đức hoàn hảo. Vì người thì coi bản nhiên như bị đứt đoạn, người lại coi nó như không thể sửa chữa, nên họ không thể chạy trốn cả sự kiêu ngạo lẫn sự lười biếng, vốn là hai nguồn của mọi thói hư; vì họ không thể, nếu không một là đầu hàng vì hèn nhát, hai là thoát khỏi nó bằng lòng kiêu ngạo. Vì, nếu họ biết sự xuất sắc của con người, thì họ lại quên khuấy sự sa đọa của con người; đến nỗi họ tránh được sự lười biếng, nhưng lại sa vào sự kiêu ngạo. Và nếu họ nhận ra sự yếu đuối của bản nhiên, thì họ lại quên khuấy phẩm giá của nó; đến nỗi họ có thể tránh được sự phù phiếm, nhưng lại lao vào tuyệt vọng.
Từ đó ra đời các phái khác nhau là phái Khắc kỷ (stoiciens) và phái khoái lạc (épicuriens), phái giáo điều và phái học thuật (académiciens), v.v. Chỉ một mình Kitô giáo mới chữa lành hai thói hư này, không phải bằng cách dùng phái này xua đuổi phái kia bằng sự khôn ngoan của thế gian, nhưng xua đuổi cả hai bằng sự đơn giản của Tin Mừng. Bởi vì tôn giáo này dạy người công chính rằng nó nâng người ta lên tới chỗ tham dự vào chính Thiên tính, rằng trong tình trạng tuyệt vời này họ vẫn mang nguồn gốc của mọi sa đoạ vốn làm họ suốt đời dễ mắc lỗi lầm, khốn cùng, chết chóc, tội lỗi; và tôn giáo này nói lớn với những kẻ nghịch đạo nhất rằng họ vẫn có khả năng nhận được ơn thánh của Đấng Cứu Chuộc họ. Vì vậy, bằng cách làm run rẩy những người nó công chính hóa, và an ủi những người nó lên án, tôn giáo này làm dịu một cách rất chính xác sự sợ hãi bằng niềm hy vọng nhờ khả năng kép vốn là của chung mọi người, vừa có ơn thánh vừa có tội lỗi, đến nỗi nó hạ thấp một cách vô hạn hơn là một mình lý trí có thể làm, nhưng không tuyệt vọng; và nó nâng cao một cách vô hạn hơn là sự kiêu ngạo của bản nhiên, nhưng không hề kiêu căng: khiến nhờ đó, ta thấy rõ nhờ thoát khỏi mọi sai lầm và thói hư, nên chỉ có tôn giáo này mới nắm được cả việc dạy dỗ lẫn việc sửa trị con người.
VI. Chúng ta không quan niệm cả tình trạng vinh quang của Ađam, lẫn bản chất tội lỗi của ông, cả sự thông truyền tội lỗi đã diễn ra trong chúng ta. Đây là những điều đã xảy ra trong một tình trạng tự nhiên rất khác với tình trạng của chúng ta, và vượt quá khả năng hiện tại của chúng ta. Biết tất cả những điều này cũng vô ích để chúng ta thoát ra khỏi các khốn cùng của chúng ta; và điều quan trọng để chúng ta biết chỉ là qua Ađam chúng ta là những kẻ khốn cùng, hư hỏng, bị phân cách khỏi Thiên Chúa, nhưng được cứu chuộc bởi CHÚA GIÊSU KITÔ; và về những điều này chúng ta có các bằng chứng tuyệt vời trên trái đất.
VII. Kitô giáo thật kỳ lạ! Nó ra lệnh cho con người nhận biết rằng họ thấp hèn, và thậm chí đáng ghê tởm; và đồng thời tôn giáo này ra lệnh cho họ phải muốn được giống như Thiên Chúa. Nếu không có đối trọng như vậy, thì việc nâng cao này sẽ làm cho nó phù phiếm khủng khiếp, hoặc sự hạ thấp này sẽ khiến nó trở nên đê hèn khủng khiếp. Sự khốn cùng dẫn đến tuyệt vọng: sự vĩ đại truyền cảm hứng cho cao ngạo.
VIII. Nhập thể cho con người thấy sự vĩ đại của nỗi khốn cùng của họ, nhờ sự vĩ đại của phương thuốc mà họ đã sa mất.
IX. Người ta không tìm thấy trong Kitô giáo một sự hạ thấp đến khiến chúng ta không có khả năng làm điều tốt, cũng không tìm thấy sự thánh thiện miễn trừ mọi cái xấu. Không hề có tín lý nào thích đáng hơn cho con người cho bằng tín lý đó, tín lý dạy họ khả năng kép của họ vừa tiếp nhận vừa đánh mất ơn thánh, vì nguy cơ kép mà họ luôn bị phơi bày, hoặc tuyệt vọng hoặc kiêu ngạo.
X. Các triết gia không hề đề xuất được các tình cảm tương xứng với hai tình trạng trên. Họ truyền cảm hứng cho các chuyển động vĩ đại đơn thuần, nhưng đó không phải là tình trạng của con người. Họ truyền cảm hứng cho các chuyển động hèn hạ đơn thuần, và đó cũng không phải là tình trạng của con người. Cần có những chuyển động hèn hạ, không phải sự hèn hạ của bản nhiên, mà là của lòng thống hối; không phải để ở lại đó, nhưng để đi đến sự vĩ đại. Cần phải có những chuyển động vĩ đại, nhưng là sự vĩ đại phát xuất từ ơn thánh chứ không phải từ công đức, và sau khi đã trải qua sự hèn hạ.
XI. Không ai hạnh phúc, hữu lý, nhân đức và đáng mến như một Kitô hữu chân chính. Với ít kiêu ngạo xiết bao khi Kitô hữu tin mình được kết hợp với Thiên Chúa? với ít khinh chê xiết bao khi họ tự đặt mình ngang hàng với xâu bọ trần gian?
Vậy thì ai có thể từ khước những ánh sáng thiên giới này mà không tin và thờ chúng? Vì há không rõ ràng hơn ban ngày việc chúng ta cảm thấy trong mình những đặc điểm ưu tú không thể xóa nhòa được đó sao? Và há không đúng sao khi chúng ta lúc nào cũng cảm thấy các hiệu quả của thân phận thảm hại của mình? Sự hỗn mang và hỗn độn quái dị này đang lớn tiếng nói với chúng ta điều gì, nếu không phải là sự thật của hai tình trạng này, với một giọng nói mạnh mẽ đến mức không thể cưỡng lại được?
XII. Điều khiến con người không tin họ có khả năng kết hợp với Thiên Chúa không là gì khác ngoài việc họ thấy sự thấp hèn của họ. Nhưng nếu họ có cái nhìn này một cách chân thành, và theo nó cũng một cách xa như tôi, thì họ sẽ nhận ra rằng sự thấp hèn này thực sự là như vậy đến nỗi tự bản thân chúng ta, chúng ta không có khả năng nhận biết liệu lòng thương xót của Người có thể làm cho chúng ta có khả năng vươn tới Người hay không. Vì tôi muốn biết từ đâu tạo vật này, kẻ tự nhận biết mình rất yếu đuối, lại có quyền đo lường lòng thương xót của Thiên Chúa, và đặt ở đó những giới hạn mà óc tưởng tượng của họ tự gợi ra cho họ. Con người biết rất ít việc Thiên Chúa là gì, đến nỗi họ không biết chính Người là gì: và, trong khi khá bối rối trong việc thấy tình trạng của chính mình, họ dám cả gan nói rằng Thiên Chúa không thể làm cho họ có khả năng thông đạt với Người! Nhưng tôi muốn hỏi họ liệu Thiên Chúa có yêu cầu điều gì khác ở nơi họ nếu không phải là họ yêu mến Người và nhận biết Người; và tại sao họ tin rằng Thiên Chúa không thể làm cho Người được họ nhận biết và yêu mến, vì theo bản nhiên, họ có khả năng yêu thương và nhận thức. Vì điều chắc chắn là ít nhất họ biết họ hiện hữu, và họ biết yêu một điều gì đó. Vậy, nếu họ nhìn thấy một điều gì đó trong bóng tối nơi họ đang hiện hữu, và nếu họ tìm thấy một chủ thể yêu thương nào đó trong số những chủ thể ở trên trái đất, thì tại sao, nếu Thiên Chúa ban cho họ một số tia sáng nào đó về yếu tính của Người, há họ lại không thể nhận biết Người và yêu mến Người theo cách Người vui lòng tự thông đạt với họ hay sao? Do đó, chắc chắn có một sự cao ngạo không thể chống đỡ trong những kiểu lập luận này, mặc dù chúng có vẻ được đặt trên một lòng khiêm tốn biểu kiến; lòng khiêm tốn này thực sự vừa không chân thành vừa không hữu lý, nếu nó chỉ khiến chúng ta thú nhận rằng, trong khi không biết mình là ai, chúng ta chỉ có thể học được điều đó từ Thiên Chúa.
Kỳ sau: Mục VI: Sự phục tùng và sử dụng lý trí
VietCatholic TV
Tuyệt vời, ngoạn mục và sốt sắng: Hàng triệu người ở Âu Châu rước Mình Thánh Chúa qua các đường phố
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:54 04/06/2021
Tình hình đại dịch coronavirus tại Âu Châu đã khả quan hơn rất nhiều. Các hạn chế đã được rỡ bỏ ở nhiều nước. Thậm chí, một hệ thống chứng chỉ Covid kỹ thuật số nhằm mục đích giúp dễ dàng đi lại giữa các quốc gia trong Liên minh Âu Châu đã được đưa vào hoạt động tại bảy quốc gia vào hôm thứ Ba 1 tháng Sáu, trước thời hạn dự trù cả tháng trời.
Tài liệu này, được gọi là chứng chỉ xanh kỹ thuật số, ghi lại việc mọi người đã được tiêm chủng đầy đủ chống lại coronavirus, hay đã phục hồi khỏi vi rút hay xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ. Du khách có thể di chuyển tự do nếu đáp ứng ít nhất một trong ba tiêu chí đó.
Bảo Gia Lợi, Tiệp, Đan Mạch, Đức, Hy Lạp, Croatia và Ba Lan đã cung cấp chứng chỉ cho công dân của họ kể từ thứ Ba và đang chấp nhận các du khách có chứng chỉ này.
Trong bối cảnh này, ngày lễ Corpus Christi đã được khôi phục ở nhiều nơi, và hàng triệu người đã tham gia các cuộc rước kiệu Mình Máu Thánh Chúa tại Âu Châu vào hôm thứ Năm 3 tháng Sáu.
Hàng triệu người Công Giáo trên thế giới đã cử hành Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô hay còn được gọi là Corpus Christi đúng vào ngày thứ Năm 3 tháng Sáu vừa qua. Bên cạnh thánh lễ, các buổi cử hành còn kèm theo một cuộc rước Mình Thánh Chúa qua các đường phố.
Tại nhiều nước Âu Châu, các tín hữu tham gia trong đoàn rước trong những trang phục truyền thống rất đẹp khi họ rước kiệu Mình Thánh Chúa qua các đường phố.
Ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa là một lễ trọng trong năm phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo, trong đó chúng ta bày tỏ niềm xác tín về sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô trong bí tích Thánh Thể. Ngày chính lễ là ngày thứ Năm sau Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi. Tuy nhiên, theo nhu cầu của từng địa phương lễ Corpus Christi có thể được mừng vào ngày Chúa Nhật tiếp theo.
Martin Luther là một người quyết liệt chống lễ Mình Máu Thánh Chúa. Ông ta chống lại mọi chuyện rước sách. Đặc biệt, việc rước Mình Thánh Chúa qua các đường phố bị ông ta cho là một việc phạm thánh trầm trọng. Từ đó, người Tin Lành chống đối rất mạnh ngày lễ Corpus Christi. Năm 1548, Anh Giáo ngả theo Tin Lành và cấm chỉ việc cử hành ngày lễ này. Tuy nhiên, sau đó họ đã dần dần tái lập ngày lễ này.
Bàn về việc rước Mình Thánh Chúa qua các đường phố, Đức Thánh Cha nói trong bài giảng của ngài hôm 4 tháng 6 năm 2015 rằng:
“Hôm nay, lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, chúng ta không chỉ có niềm vui cử hành mầu nhiệm này, nhưng còn có dịp ca ngợi Ngài và ca hát trên các đường phố của thành phố chúng ta. Xin cho cuộc rước chúng ta sẽ thực hiện vào cuối thánh lễ này thể hiện lòng biết ơn của chúng ta đối với tất cả các hành trình Chúa đã cho chúng ta thực hiện ngang qua các sa mạc của nghèo đói, để đưa chúng ta ra khỏi tình trạng nô lệ, qua việc nuôi dưỡng chúng ta với tình yêu của Ngài qua Bí Tích Mình và Máu Thánh Chúa.
Chút nữa đây, chúng ta sẽ đi bộ dọc theo những con đường, chúng ta cảm nhận được chính mình trong sự hiệp thông với nhiều anh chị em không có quyền tự do bày tỏ đức tin của họ nơi Chúa Giêsu. Chúng ta hãy kết hiệp với họ, chúng ta hãy hát với họ, khen ngợi với họ, yêu mến với họ. Và chúng ta tôn vinh trong tâm hồn chúng ta những anh chị em đã phải hy sinh mạng sống mình vì sự trung tín với Chúa Kitô. Xin cho máu các vị khi kết hợp với máu Chúa sẽ là một bảo chứng cho hòa bình và hòa giải cho toàn thế giới.”
Ngày nay, Lễ Mình Máu Thánh Chúa được cử hành trong các Giáo Hội Công Giáo Rôma, Anh Giáo, Giáo Hội Luther, Giáo Hội Công Giáo Cổ, và là ngày nghỉ lễ chính thức tại Áo, Brazil, Bolivia, Bosnia và Herzegovina, Colombia, Croatia, Cộng hòa Dominican, Haiti, Đông Timor, Liechtenstein, Monaco, Panama, Peru, Ba Lan, San Marino, Thụy Sĩ, Grenada, Saint Lucia, Trinidad và Tobago và một số tiểu bang tại Đức và Tây Ban Nha.
Ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa là một trong 5 lễ trọng trong năm mà một giám mục giáo phận không được rời khỏi giáo phận của mình, ngoại trừ những lý do khẩn cấp.
Corpus Christi là một ngày lễ nghỉ tại sáu bang của Đức, trong đó có bang Bavaria, quê hương của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, nơi hầu hết các thành phố và thị trấn vẫn tổ chức các cuộc rước kiệu truyền thống. Các ông cưỡi ngựa giơ cao thánh giá trong khi các cô gái trẻ, ăn mặc như các cô phù dâu trong trang phục truyền thống màu trắng.
Thành phố Appenzell của Thụy Sĩ là một trong những nơi thu hút khách du lịch rất mạnh trong dịp lễ Corpus Christi. Trong đoàn rước rất dài, đầy mầu sắc, qua các phố xá người ta thấy các thiếu nữ cũng như các bà mẹ Công Giáo mặc trang phục Taefeli-Meedli đã có từ thời Trung Cổ long trọng rước Mình Thánh Chúa từ nhà thờ chính tòa Appenzell đến quảng trường chính của thành phố.
Święto Bożego Ciała
Người Ba Lan gọi lễ Corpus Christi là Święto Bożego Ciała. Đó là một dịp lễ tưng bừng tại tất cả các thành phố, thị trấn và làng mạc. Sau thánh lễ tại nhà thờ, các đoàn rước tiến qua các đường phố với các thiếu nhi rước tượng Đức Mẹ đi đầu, tiếp theo là các linh mục kính cẩn cung nghinh Mặt Nhật theo sau, cùng với đông đảo anh chị em giáo dân, vừa đi, vừa cầu nguyện và hát. Sau đám rước, họ trở về nhà thờ và chầu Thánh thể suốt cả ngày đến chiều tối.
Người Công Giáo đã tham gia vào các cuộc rước Corpus Christi trên khắp Ba Lan vào hôm thứ Năm 3 tháng 6.
Hàng triệu người đã tham gia vào các cuộc rước kiệu ngày 3 tháng 6 với khẩu trang y tế và tuân theo các quy định hạn chế về coronavirus tại địa phương để kỷ niệm ngày lễ Corpus Christi, vào ngày thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi.
Theo truyền thống của Ba Lan, các bé gái gần đây được Rước Lễ lần đầu đã rải những cánh hoa hồng trước Mình Thánh Chúa, được một linh mục kính cẩn cung nghinh trong một Mặt Nhật dưới một lọng che.
Mừng lễ Corpus Christi ở Poznań, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, là Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki nói rằng “không một cộng đồng Kitô giáo nào có thể vượt qua được sự cô đơn và hình thành được một cộng đồng nếu cộng đồng đó không có nguồn gốc và cơ sở từ việc cử hành Thánh Thể”.
Đức Cha Andrzej Przybylski, Giám Mục Phụ Tá của Częstochowa, đã cử hành thánh lễ ngoài trời tại Jasna Góra, nơi có bức ảnh Đức Mẹ Đen rất được các tín hữu Ba Lan tôn kính.
“Kho báu lớn nhất của Đền thờ Jasna Góra không phải là bức ảnh tuyệt vời và đẹp đẽ này của Đức Mẹ Jasna Góra mà chính là Mình Thánh Chúa và lời cầu nguyện quan trọng nhất và hiệu quả nhất là Thánh Lễ. Bí tích Thánh Thể là mặt trời và là trung tâm đức tin của chúng ta,” Đức Cha Przybylski nói trong bài giảng.
Đức Tổng Giám Mục Wojciech Polak của tổng giáo phận Gniezno nhận xét rằng Corpus Christi “là về nhận thức sống động rằng Bí tích Thánh Thể là bí tích của sự hiện diện của Thiên Chúa và bản chất này không thể và không bao giờ có thể thay thế được bằng thực tại ảo.”
Hội đồng giám mục Ba Lan tuyên bố rằng “trong suốt tám ngày chung quanh lễ Corpus Christi, người Ba Lan sẽ tham gia vào các cuộc rước, là một phần của lòng mộ đạo qua đó người Ba Lan bày tỏ tình yêu đối với Chúa Giêsu Thánh Thể.”
Corpus Christi là một ngày lễ quốc gia ở Ba Lan. Tham gia vào một đám rước không chỉ là một lời tuyên xưng đức tin công khai, mà còn là một biểu hiện của lòng yêu nước.
Dưới sự cai trị của cộng sản sau Thế chiến thứ hai, các cuộc rước kiệu Corpus Christi là một dấu chỉ của sự hiệp nhất và đức tin của dân tộc. Các nhà chức trách vô thần đã cố gắng cấm các đám rước trong nhiều trường hợp.
Thông thường, sau khi tham dự cuộc rước của giáo xứ mình, người Công Giáo viếng thăm bốn nhà thờ lân cận. Tại mỗi nơi, trong khi các tín hữu cầu nguyện, vị linh mục sở tại ban phép lành Mình Thánh Chúa và đọc Tin Mừng.
Ba Lan, với dân số gần 38 triệu người, trong đó 93% là người Công Giáo, đã không bị ảnh hưởng bao nhiêu bởi đại dịch so với các nước Âu Châu khác.
Nhưng đợt coronavirus thứ ba vào năm 2021 đã gây áp lực lên hệ thống y tế của quốc gia và khiến chính phủ phải thắt chặt các hạn chế.
Năm nay, vì đại dịch, các đám rước có một đặc điểm khác. Các cuộc rước trung tâm tại các thủ phủ của các giáo phận với sự tham dự của các giám mục bị hạn chế và các tuyến đường được rút ngắn. Người Công Giáo được khuyến khích tham gia vào các đám rước của các giáo xứ địa phương ở gần nhà của họ.
Corpus Christi ở Ba Lan có một số truyền thống dân gian ngoài việc rải những cánh hoa, còn bao gồm biểu diễn các ca khúc và mặc các trang phục dân gian.
Một phong tục khác là đặt các thảm hoa. Ở Spycimierz, một giáo xứ nhỏ ở miền trung Ba Lan, truyền thống này đã được gìn giữ trong hơn 200 năm, và những tấm thảm hoa trải dài hơn một cây số.
Lịch sử ngày lễ này.
Vào năm 1246, tại Toà giám mục Liège của Bỉ quốc, người ta thấy có cuộc gặp gỡ bất thường giữa Đức Cha Rôbectô de Thorate và sơ Juliana, một nữ tu khiêm hạ và thánh thiện của Dòng Augustinô. Sơ Juliana đến xin yết kiến vị Giám mục sở tại để dâng lên một lời thỉnh cầu: xin giáo quyền cho thiết lập ngày lễ kính Mình Thánh Chúa Giêsu.
Vị Giám mục thánh thiện và khôn ngoan Rôbectô đã hỏi vị nữ tu về động lực thúc đẩy lời thỉnh cầu này. Sơ Juliana thành thật trình bày với Đức Cha rằng hồi nhỏ sơ có thấy hình một vầng trăng rằm với một đốm đen trên đó. Mãi về sau, trong một lần hiện ra, Chúa Giêsu đã giải thích cho Sơ Juliana về ý nghĩa của giấc mơ ngày xưa: vầng trăng rằm tượng trưng cho chu kỳ phụng vụ trong năm; đốm đen là vì trong chu kỳ đó vẫn còn thiếu một ngày lễ để vinh danh Thân Mình Cực Thánh của Chúa Giêsu. Theo Sơ Juliana, ngoài Thứ Năm Tuần Thánh, ngày tưởng niệm việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu còn muốn Giáo Hội có một ngày khác để tôn kính Mình Máu của Ngài.
Kèm với lời giải thích và tỏ bày ý muốn, Chúa Giêsu còn nêu lên ba lý do của việc làm này:
Thứ nhất, Ngài khát khao niềm tin vào Bí tích Thánh Thể được càng ngày càng vững vàng mạnh mẽ nơi mỗi người Kitô hữu;
Thứ hai, Ngài ao ước mọi tín hữu múc được sức mạnh thiêng liêng nơi Bí tích Thánh Thể để có thể can đảm thực thi các nhân đức;
Thứ ba, Ngài mong muốn người tín hữu có cơ hội sửa chữa cho những phạm thánh và bất kính mà loài người đã gây nên.
Dường như được ơn Chúa soi sáng và sắp xếp, nên Đức Cha Rôbectô de Thorate đã lắng nghe và tin tưởng những điều Sơ Juliana nói. Thế rồi, chẳng bao lâu sau, ngài cho thiết lập trong địa phận một ngày lễ kính Mình Thánh Chúa hay còn được gọi là Corpus Christi (tiếng Latinh).
Đức Cha cũng đã trình cho Đức Giáo Hoàng Ubanô IV về những gì ngài đang thực hiện trong địa phận. Và rồi, đến năm 1264, Đức Ubanô đã cho công bố với Giáo Hội hoàn vũ việc chọn ngày thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi làm ngày kính Mình Thánh Chúa cách đặc biệt.
Tập quán trên đã được tuân giữ từ thế kỷ 13 cho đến những thập niên gần đây. Sau Công đồng Vaticanô II, một vài sửa đổi đã được thực thi, trong đó lễ Corpus Christi có thể được dời vào ngày Chúa Nhật sau Lễ Chúa Ba Ngôi theo nhu cầu của địa phương. Suốt hơn 8 thế kỷ trôi qua, cứ đến ngày lễ Kính Mình Thánh Chúa, khắp nơi, trong nhiều giáo xứ, người ta tổ chức chầu lượt, lôi cuốn biết bao nhiêu giáo hữu đến kính thờ suy tôn Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể.
Source:Catholic News Agency
Trẻ em xác tín đã thấy Đức Mẹ Fatima hiện ra tại một nhà thờ Brazil. Giáo phận mở cuộc điều tra
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:13 04/06/2021
1. Trẻ em tuyên bố thấy Đức Mẹ Fatima hiện ra tại một nhà thờ Brazil. Giáo phận mở cuộc điều tra
Nhiều trẻ em ở thành phố Cristina, Minas Gerais, Brazil nói rằng Đức Mẹ Fatima đã hiện ra với các em.
Những đứa trẻ đang chơi trên đường phố cho rằng chúng đã nhìn thấy sự hiện ra này. Một bé gái quả quyết rằng Đức Mẹ đã nói chuyện với cô. Cha xứ cho biết những hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội đang được điều tra.
Hãng tin G1 của Brazil đã đưa tin rằng những gì Đức Mẹ được cho là đã nói chuyện với cô gái.
Một cô gái khác nói: “Đức Mẹ liên tục bảo chúng tôi cầu nguyện, mọi nơi mọi lúc. Giọng Đức Mẹ trầm xuống và Mẹ nói như thế này: 'cầu nguyện, cầu nguyện.' Đức Mẹ nói rất nhỏ vào tai chúng tôi.” Cô gái nói trong một video đang được loan truyền nhanh tại Brazil.
Mẹ của một trong hai cô gái nói rằng chính bà cũng nhìn thấy hình ảnh tương tự của Đức Mẹ Fatima trong nhà của bà.
Cha Antonio Carlos Oliveira là cha xứ cho biết ngài đã bắt đầu điều tra vụ việc.
“Lần đầu tiên tôi trình với Đức Giám Mục về sự hiện ra này, ngài yêu cầu tôi kiên nhẫn đợi một thời gian xem sao. Khi chúng ta đề cập đến các cuộc hiện ra, chúng ta đang nói về một điều rất tế nhị. Nó cần được nghiên cứu và phân tích cẩn thận”.
“Vào lúc này, chúng ta cần cầu nguyện tại nhà như một gia đình với nhau, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch này”.
Source:Church POP
2. Đại sứ quán Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh treo cờ 'Tự hào Đồng Tính’ trong suốt tháng 6
Trong một cử chỉ đầy thách thức, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa thánh đã thông báo vào hôm thứ Ba, ngày 1 tháng 6, rằng họ sẽ treo cờ “Tự hào Đồng Tính” trong suốt tháng 6.
Theo truyền thống, tháng 6 được xem là Tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Các nhà vận động đồng tính đã tìm mọi cách để biến tháng này thành tháng “Tự hào Đồng Tính”
“Hoa Kỳ tôn trọng phẩm giá và bình đẳng của những người LGBTQI +. Quyền LGBTQI + là nhân quyền căn bản,” đại sứ quán tuyên bố như thế trên Twitter.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đầu năm nay thông báo rằng các đại sứ quán và lãnh sự quán Mỹ trên toàn thế giới có thể treo cờ “Tự hào Đồng Tính” bên cạnh cờ Mỹ.
Việc cho phép treo cờ - không phải là một nhiệm vụ phải làm - đã được đưa ra trước ngày 17 tháng 5, được coi là ngày quốc tế chống lại việc kỳ thị đồng tính.
Dưới thời chính quyền Trump, các cơ sở ngoại giao của Hoa Kỳ bị cấm treo cờ cầu vồng từ các cột cờ của đại sứ quán.
Tháng Tư năm nay, tạp chí Foreign Policy báo cáo một chỉ thị của Ngoại trưởng Antony Blinken theo đó các cơ sở ngoại giao ở một số nước nên tránh treo cờ cầu vồng nếu làm như vậy sẽ tạo ra một phản ứng dữ dội.
Cũng trong ngày thứ Ba, Tổng thống Joe Biden, vị tổng thống Công Giáo thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ, cũng đã đưa ra tuyên bố vào ngày 1 tháng 6 hoan nghênh “Tháng Tự hào Đồng tính nữ, Đồng tính nam, Song tính, Chuyển giới và Hồ nghi về giới tính”
Hội đồng giám mục Hoa Kỳ (USCCB) đã cảnh báo rằng bất chấp mục tiêu chống phân biệt đối xử của dự luật Bình đẳng giới tính, nó sẽ phân biệt đối xử đối với những người có đức tin là những người phản đối việc định nghĩa lại hôn nhân và chống lại việc hô hào chuyển giới.
Source:Catholic News Agency
3. Chính sách 3 con: Trung Quốc nâng giới hạn sinh trong một sự thay đổi chính sách rất lớn
Hôm thứ Hai, các cặp vợ chồng Trung Quốc đã kết hôn có thể có tối đa 3 con, trong một sự thay đổi lớn so với giới hạn hiện tại là 2 con sau khi dữ liệu gần đây cho thấy sự sụt giảm đáng kể về tỷ lệ sinh ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
Bắc Kinh đã loại bỏ chính sách một con kéo dài hàng thập kỷ của mình vào năm 2016, thay thế bằng giới hạn hai con để cố gắng ngăn chặn rủi ro đối với nền kinh tế do dân số già nhanh chóng. Nhưng điều đó không dẫn đến việc số ca sinh tăng liên tục do chi phí nuôi dạy trẻ cao ở các thành phố của Trung Quốc, một thách thức vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Tân Hoa xã cho biết, việc thay đổi chính sách sẽ đi kèm với “các biện pháp hỗ trợ, có lợi cho việc cải thiện cơ cấu dân số của nước ta, hoàn thành chiến lược chủ động đối phó với dân số đang già hóa”.
Số liệu gần đây cho thấy Trung Quốc có tỷ lệ sinh chỉ 1.3 con trên một phụ nữ vào năm 2020, ngang bằng với các xã hội già hóa như Nhật Bản và Ý và thua xa so với mức cần thiết cho mức thay thế là 2.1.
Source:Reuters
4. Nhiều người Brazil giận dữ trước câu nói đùa của Đức Phanxicô
Tử vong tại Brazil tính đến chiều Thứ Hai 31 tháng 5, đã lên đến 462,092 người chết, trong số 16,515,120 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ trước đó, có 43,520 trường hợp nhiễm bệnh và 950 người chết.
Trong bối cảnh đó, một câu nói đùa của Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến người Brazil đã gây ra sự phẫn nộ trong một số nhóm ở quốc gia Nam Mỹ này.
Vào ngày 26 tháng 5, Cha João Paulo Victor người Brazil đã xin Đức Thánh Cha gửi lời chúc phúc đến người dân Brazil sau buổi tiếp kiến chung tại Vatican. Một đoạn video cho thấy Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói đùa với vị linh mục bằng tiếng Ý như thế này: “Không có sự cứu rỗi nào dành cho các bạn. Quá nhiều cachaça và chẳng cầu nguyện gì cả”. Đức Thánh Cha sau đó đã chúc lành cho Victor và một người khác. Cachaça là một loại rượu làm từ mía rất được ưa chuộng tại Brazil.
Phản ứng vui vẻ của Cha Victor đối với lời bình luận đùa cợt này không khác với hầu hết người Brazil khi mới nghe câu nói đó. Nhưng sau khi đoạn video bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội, một làn sóng chỉ trích bắt đầu gia tăng, chủ yếu là từ những người ủng hộ Tổng thống bảo thủ Jair Bolsonaro.
Trong một bức thư công khai trên trang web ủng hộ tổng thống Bolsonaro có tên là Jornal da Cidade Online, luật sư Jorge Béja đã yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô “xin lỗi Brazil và những người Brazil” sau khi đã thốt ra “những lời lẽ cứng rắn, không đúng sự thật, tàn nhẫn và gây tổn thương” trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
“Trong một thời điểm như thế này, với quá nhiều đau đớn, ngài ngụ ý rằng ngay cả những lời cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng cũng không hiệu quả vì không có giải pháp nào cho chúng tôi, những người Brazil; chúng tôi không xứng đáng với những lời cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng, bởi vì chúng tôi uống quá nhiều rượu cachaça và cầu nguyện quá ít,” ông viết.
Béja yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô xin lỗi ngay lập tức, và tuyên bố rằng người Brazil là “một dân tộc Kitô Giáo” và Đức Phanxicô đã có thể chứng kiến tận mắt điều này trong chuyến thăm của ngài đến Brazil trong khuôn khổ Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2013.
Bài đăng trên Facebook của bức thư trên trang Jornal da Cidade Online đã được chia sẻ hơn 8,000 lần và ít nhất 18,000 người đã đưa ra những lời bình luận.
Trên thực tế, hầu hết những lời chỉ trích dường như không nhắm vào chính trò đùa của Đức Thánh Cha Phanxicô, mà nhắm vào chính cá tính và quan điểm của ngài.
Frederico Viotti nói với tờ Crux rằng nhiều người đã “bị xúc phạm một cách thực sự bởi một nhận xét đáng tiếc như vậy của Đức Thánh Cha Phanxicô”.
“Nhiều người Công Giáo nhiễm bệnh không được tiếp cận với các bí tích. Ngay cả khi họ yêu cầu gặp một linh mục, yêu cầu của họ không thể được đáp ứng. Cuối cùng họ phải đối mặt với cái chết có thể xảy ra mà không nhận được sự trợ giúp từ tôn giáo của mình. Những người đó chắc chắn đang chờ đợi một lời bình luận khác từ Đức Giáo Hoàng”.
Viotti nói thêm người Brazil “ngoan đạo và có tinh thần cầu nguyện”, bất kỳ người nước ngoài thăm đất nước này đều có thể thấy điều đó. Đó là lý do tại sao, phá thai không bao giờ có thể được hợp pháp hóa ở Brazil, trong khi nó hiện đã được hợp pháp ở Á Căn Đình, quê hương của Đức Giáo Hoàng.
“Đối với những người Công Giáo như chúng tôi, điều này gây ra sự ngỡ ngàng và bối rối khi Đức Thánh Cha Phanxicô thường xuyên có những lời lẽ thô bạo để nói về các quốc gia đang được cai trị bởi những người bảo thủ, là những người ở một mức độ nhất định, đang chống lại sự tục hóa và phi Kitô Giáo của xã hội, trong khi hiếm khi ngài thể hiện sự chỉ trích như thế đối với các chính phủ cánh tả,” Viotti nói.
Đức Cha Devair Araújo da Fonseca của Piracicaba, bang São Paulo, biết rõ tính hay thích hài hước của Đức Thánh Cha Phanxicô. Một trong những bức ảnh trong văn phòng của ngài cho thấy ngài chụp hình chung với Đức Thánh Cha trong chuyến tông du vào năm 2015. Cả hai vị đều đang cười. “Tôi đã nói điều gì đó, và ngay lập tức ngài pha trò”.
Theo ý kiến của Đức Cha da Fonseca, hầu hết những người chỉ trích Đức Giáo Hoàng về nhận xét của ngài không phải là “không hài lòng với những gì ngài đã nói, nhưng họ chỉ sử dụng bất cứ điều gì xảy ra như một cái cớ để chỉ trích ngài”.
“Đức Thánh Cha Phanxicô có thể có tinh thần tự nhiên. Đó là một điều tích cực. Tôi nghĩ chúng ta đang mất đi khiếu hài hước,” Đức Giám Mục nói với tờ Crux.
Đức Cha Da Fonseca nhấn mạnh rằng Đức Giáo Hoàng đã chúc lành cho vị linh mục Brazil sau trò đùa này “Nếu thực sự ngài nghĩ như trong câu nói đùa, thì ngài đã không chúc lành cho vị linh mục ấy”.
Đức Cha Da Fonseca nói thêm: Một yếu tố quan trọng khác cần nhớ là khiếu hài hước của người Mỹ Latinh không giống với người Âu Châu hoặc Bắc Mỹ.
“Người Brazil có thể cười ngay cả trong đám tang. Tại sao bây giờ họ không cười? Nếu chúng ta không thể tìm thấy một chút thời gian để thư giãn trong một khoảng thời gian như thế này, mọi thứ sẽ trở nên nặng nề hơn.”
Source:Crux