Ngày 12-05-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:31 12/05/2010
BÁNH HẤP

N2T


Thời tam quốc, Mạnh Hoạch người Nam Man ở phía nam nước Thục thường đến tập kích quấy rối, Gia Cát Lượng quyết định thân chinh đem quân đi thảo phạt. Một lần nọ quân Thục muốn qua sông Lô, theo tập tục thời ấy của người Man, thì nhất định phải dùng một đầu người để cúng tế cho thần sông mới có thể bình an qua sông.

Gia Cát Lượng vì muốn ngăn cản loại chướng khí giết người này nên dạy họ dùng thịt heo và thịt dê xay nhuyễn rồi lấy bột mì mềm bao lại, làm giống như đầu người rồi đem đi bái thần minh, kết quả đại binh qua sông rất thuận lợi, phương pháp này lưu truyền và triển khai, nên có loại thực phẩm mà ngày nay gọi là bánh bao.

Bây giờ chúng ta đem thịt bao làm nhân ở trong gọi là bánh bao, không có nhân thì gọi là bánh hấp, thực ra trước đây tất cả đều gọi là bánh hấp.

(Man Đầu)

Suy tư:

Bánh bao hoặc bánh hấp đều có nguyên lai của nó, nguyên lai đó chính là vì để cứu người vô tội chết oan vì mê tín của người Man di, công lao này là của Khổng Minh Gia Cát Lượng, quân sư của nước Thục thời Tam Quốc, cho nên hôm nay chúng ta mới có những cái bánh bao ngon lành hấp dẫn để ăn.

Người Ki-tô hữu có một thứ bánh gọi là bánh trường sinh, bánh bởi trời, bánh mà các tiên tri rất ước ao ăn mà không được ăn, bánh mà các thánh đều gọi là bánh thiên thần, đó chính là Mình và Máu Thánh của Chúa Giê-su, loại bánh này có được không phải chỉ cứu một người, nhưng cứu cả nhân loại qua mọi thời đại, là bánh mà ai ăn thì sẽ không bao giờ đói, nhưng được sự sống đời đời, như lời Chúa Giê-su đã nói với người Do Thái:

“Thật, tôi bảo thật các ông:

nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người,

các ông không có sự sống nơi mình,

ai ăn thịt và uống máu tôi,

thì được sống muôn đời,

và tôi sẽ cho người ấy sống lại

vào ngày sau hết,

vì thịt tôi thật là của ăn,

và máu tôi thật là của uống”. (Ga 6, 53-56)


Bánh bao thì chỉ cứu sống được vài người, nhưng Bánh Hằng Sống thì cứu được cả nhân loại và cho họ được hưởng phúc trường sinh, đó chính là điều mà mỗi người Ki-tô hữu đều biết và cố gắng sống sao cho lành thánh, để khi ăn Bánh Hằng Sống ấy thì không phải chết đời đời (1Cr 11, 29).

Bánh Hằng Sống ấy chính là Mình và Máu Thánh của Chúa Giê-su Ki-tô, nhờ tay linh mục tế lễ lên Thiên Chúa Cha mỗi ngày trên bàn thờ.

----------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:33 12/05/2010
Chương 26:

ĐAU KHỔ



“Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11, 28)


N2T


1. Thiên Chúa ban ơn cho những người chấp nhận đau khổ vượt qua ơn họ làm cho người chết sống lại.

(Thánh John Chrysostom)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:35 12/05/2010
N2T


438. Khi chúng ta chuẩn bị tốt cho một sự thay đổi, thì tự nhiên sẽ thu hút được những sự giúp đỡ cần thiết.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đạo đức học truyền thông
Vũ Văn An
04:31 12/05/2010
Tại Đại Học Minuto de Dios ở Bogota, Colombia, ngày 8 tháng 10 năm 2009, Đức Cha Paul Tighe, thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội, đã đọc một bài diễn văn tựa đề là “Dạy đạo đức học truyền thông tại một đại học Công Giáo”.

Theo Đức Cha Tighe, ngày nay, xã hội mỗi ngày mỗi ý thức hơn tầm quan trọng của đạo đức học đối với các ngành nghề chuyên môn. Tầm quan trọng của đạo đức học y khoa đã được nhìn nhận từ lâu, nhưng trong mấy năm gần đây, người ta càng ngày càng chú ý nhiều hơn đến tầm quan trọng của đạo đức học đối với những người dấn thân vào các ngành chuyên nghiệp thuộc luật lệ và chính trị, thuộc thế giới thương mại và tài chánh và thuộc các phạm vi truyền thông đại chúng, tiếp thị và báo chí. Trong sứ điệp Ngày Truyền Thông Thế Giới Lần Thứ 42 vào năm 2008, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nói rằng: ngày nay, nhiều người nghĩ rằng cần phải có một đạo đức tin học (info-ethics), giống như đã có một đạo đức sinh học trong lãnh vực y khoa và các ngành nghiên cứu có liên hệ tới sự sống. Cái nhìn thông sáng của Đức Giáo Hoàng được nhiều người chú ý và tường thuật như một lời kêu gọi đặt nền móng cho một khoa mới về đạo đức tin học. Lời kêu gọi này được tiếp đón một cách nồng hậu bởi nhiều nhà bình luận nổi tiếng, trong đó có những người không phải là Công Giáo.

Theo Đức Cha Tighe, xét một cách chính xác, ý niệm trên thực ra không do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô tạo ra mà đúng hơn Đức Giáo Hoàng chỉ tiếp nhận một thuật ngữ vốn đã thịnh hành tại UNESCO và trong giới khoa bảng trước đó. Đáp ứng đối với việc Đức Giáo Hoàng sử dụng thuật ngữ này trước hết chứng tỏ công chúng hết sức mong muốn người ta chú ý tới chiều kích đạo đức của truyền thông. Chính Sứ Điệp với tựa đề “Truyền Thông: Ở Ngã Tư Đường Giữa Việc Tự Cổ Xúy Mình Và Sự Phục Vụ. Đi Tìm Sự Thật Để Chia Sẻ Nó Với Người Khác” cũng đủ trình bày súc tích một số các nguyên tắc và giá trị đạo đức then chốt cho các nhà chuyên nghiệp về truyền thông. Cùng với tài liệu trước đó, và thường bị bỏ quên, của Hội Đồng Giáo Hoàng Về Truyền Thông năm 2000, tựa là Đạo Đức Học trong Truyền Thông, Sứ Điệp của Đức Bênêđíctô XVI sẽ là tài nguyên hết sức quan trọng giúp ta nhận diện được các hướng dẫn căn bản đối với việc khai triển ra một khóa học hay một chương trình đào luyện về đạo đức học truyền thông.

Đạo đức học và truyền thông: mối liên hệ nội tại

Theo Đức Cha Tighe, nhiều giới chuyên nghiệp hiện nay hết sức chú ý tới việc công chúng quan tâm tới đạo đức học. Thực vậy, bạn chỉ cần vào Google, và đánh 3 chữ “code + professional + ethics” (luật đạo đức học chuyên nghiệp), bạn sẽ thấy rất nhiều ngành chuyên nghiệp ngày nay cố gắng đưa ra các quy tắc đạo đức để hướng dẫn họ trong các trách nhiệm của mình. Việc nâng cao khuôn mạo đạo đức học cũng được phản ảnh trong việc khoa bảng càng ngày càng chú tâm tới việc phát triển ngành Đạo Đức Học Chuyên Nghiệp. Trong thế giới Anglo-Saxon, nhiều phân khoa triết học luân lý hay đạo đức ngày xưa nay đang được biến đổi thành các trường Đạo Đức Học ứng dụng hay chuyên nghiệp. Chính môi trường khoa bảng của Đức Cha Tighe cũng thuộc phạm vi luật lệ và đạo đức và trong nhiều năm, ngài từng giảng dạy về đạo đức sinh học. Trong những năm gần đây, ngài được mời diễn giảng cho các hiệp hội doanh nhân, các nhà chuyên nghiệp về luật pháp và giáo dục, giúp họ qui định ra các bổn phận và trách nhiệm đạo đức của họ.

Trước khi đi xa hơn, Đức Cha Tighe muốn đề cập tới chính ý niệm chuyên nghiệp. Theo đức cha, một ngành chuyên nghiệp thường được cấu thành bởi những người có cùng kiến thức và tài chuyên môn nghề nghiệp giúp họ khả năng cung cấp các dịch vụ quan trọng cho cộng đồng nói chung và thoả mãn các nhu cầu nhân bản quan yếu. Các bác sĩ là những nhà chuyên môn trong lãnh vực chăm sóc sức khỏe; các luật sư là các nhà chuyên môn trong việc trợ giúp người ta bảo vệ các quyền lợi của họ và phục vụ các công ích thuộc công lý và trật tự… Trong tất cả các trường hợp ấy, do chính bản chất các kỹ năng và tài chuyên môn của họ, các nhà chuyên nghiệp buộc phải đại diện và nói lên một số giá trị nào đó. Các giá trị này không được áp đặt từ bên ngoài nhưng phải được chính bản chất nghề nghiệp của họ xác định.

Phương pháp luận như trên ngầm cho ta hiểu điều này: cố gắng nhằm suy tư về đạo đức học truyền thông, bất kể đó là đạo đức học của các nhà báo, của các nhà chuyên nghiệp giao tế nhân sự (PR) hay của các nhà chuyên nghiệp ngành tiếp thị, phải bắt đầu bằng một suy tư về bản chất các kỹ năng và tài chuyên môn của các nhà chuyên nghiệp này và các thiện ích nhân bản mà họ tìm cách phục vụ. Ngay một suy tư phiến diện nhất cũng cho thấy việc quan tâm đối với chân lý phải là giá trị đạo đức cốt lõi. Trực giá đó đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô phát biểu khi ngài nói truyện với các tham dự viên của hội nghị nói trên do Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông tổ chức năm 2008: ở tâm điểm bất cứ suy tư nghiêm chỉnh nào về bản chất và mục đích của truyền thông nhân bản, hiển nhiên phải có sự cam kết đối với các vấn đề chân lý. Nhà truyền thông có thể thông tin, giáo dục, tiêu khiển, thuyết phục, khuyến khích; nhưng công trạng sau cùng của bất cứ truyền thông nào cũng nằm trong tính chân thực của nó. Trong một suy tư sớm nhất về bản chất của truyền thông, Platông đã nhấn mạnh tới các nguy hiểm của bất cứ loại truyền thông nào nhằm cổ vũ các đích nhắm và mục tiêu của nhà truyền thông hay của những người mà nhà truyền thông được tuyển dụng mà không đếm xỉa gì tới sự thật của điều được truyền thông. Cũng nên nhắc lại câu định nghĩa sáng suốt của Cato Trưởng Lão (Cato the Elder) về nhà diễn giảng. Đó là người tốt hay trung thực, giỏi về truyền thông (vir bonus diendi peritus). Từ bản chất, nghệ thuật truyền thông vốn liên kết với một giá trị đạo đức, với các đức hạnh vốn là nền tảng của luân lý tính.

Từ cái hiểu trên, ta thấy một nghề chuyên nghiệp nào đó buộc phải nói rõ các giá trị và cam kết đạo đức cốt lõi của mình. Đạo đức không phải là điều bị áp đặt một cách võ đoán từ bên ngoài lên một nghề chuyên nghiệp, mà cần được phát sinh từ các suy tư và kinh nghiệm của những “nhà thực hành có suy nghĩ”. Các chuyên viên trong lãnh vực đạo đức như thần học gia, triết gia và luật gia, nên giúp các nhà chuyên nghiệp hiểu và biết đánh giá các học thuyết và truyền thống nằm dưới các suy tư đạo đức chính thức; họ cũng nên giúp các nhà chuyên nghiệp nói lên, lập thành công thức hay qui phạm hóa các trách nhiệm đạo đức của mình. Tuy nhiên, không nên để mặc đạo đức học cho những người tự nhận là chuyên môn; một đạo đức học chuyên nghiệp nghiêm chỉnh đòi phải có sự hợp tác của những người được đào tạo chính thức về đạo đức học và những người hiểu biết và có kinh nghiệm trong việc áp dụng các kỹ năng và tài chuyên môn trong ngành chuyên môn của mình. Trong ngữ cảnh đại học, điều quan trọng là các giảng khóa đạo đức học không nên trao cho các phân khoa triết học hay thần học nhưng việc giảng dạy nó phải có sự hỗ trợ của các khoa này. Điều ấy có nghĩa: nó phải là sản phẩm của một hợp tác liên khoa nghiêm chỉnh.

Đạo đức học chuyên nghiệp: các chỉ dẫn sáng suốt

Trong phạm vi đạo đức học chuyên nghiệp, cố gắng nói ra các trách nhiệm đạo đức của mình thường thường phát sinh từ việc phân tích các nhu cầu căn bản của con người mà nghề chuyên nghiệp cố gắng phục vụ. Ta đã lưu ý tới tính trung tâm nền tảng của việc cam kết dấn thân đối với chân lý trong lúc phân phối và chia sẻ các thông tin và kiến thức cần thiết giúp các cá nhân đưa ra các quyết định có trách nhiệm... Đạo đức học truyền thông khai triển thêm các điểm sâu sắc ấy: truyền thông được mời gọi phục vụ phẩm giá con người bằng cách giúp họ sống tốt đẹp và hành động như các nhân vị trong cộng đoàn.

Truyền thông làm được điều ấy bằng cách khuyến khích mọi người, bất kể nam nữ, ý thức được phẩm giá của mình, chịu khó đi vào tâm tư người khác, vun xới một ý thức về trách nhiệm hỗ tương, và lớn lên trong tự do bản thân, trong lòng tôn trọng tự do của người khác, và trong khả năng đối thoại. Tiếp đó, tài liệu nói tới sự đóng góp của truyền thông vào việc cổ xúy sự an vui của con người trong các phạm vi khác nhau:

Phạm vi kinh tế -- thị trường có thể phục vụ con người (xem thông điệp Centesimus Annus, số 34), và truyền thông đóng một vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Truyền thông xã hội hỗ trợ kinh doanh và thương mại khuyến khích việc cạnh tranh có trách nhiệm nhằm phục vụ công ích, và giúp con người có khả năng đưa ra các quyết định có hiểu biết bằng cách nói cho họ biết sự có sẵn và các đặc tính của sản phẩm.

Phạm vi chính trị -- Truyền thông không thể thiếu trong các xã hội dân chủ ngày nay. Nó cung cấp các thông tin liên quan tới các vấn đề và biến cố, các người nắm giữ các chức vụ và các ứng viên cho các chức vụ ấy. Nó giúp các nhà lãnh đạo truyền thông nhanh chóng và trực tiếp với công chúng về các vấn đề khẩn cấp. Nó là dụng cụ quan trọng cho việc báo cáo, đưa ra ánh sáng các việc bất năng lực, tham nhũng, lạm dụng quyền hành, trong khi cũng kêu gọi người ta chú ý tới các trường hợp đầy năng lực, tinh thần vì việc chung và những điển hình tận tụy với nhiệm vụ.

Phạm vi văn hóa – Các phương tiện truyền thông xã hội giúp con người có cơ hội tiếp cận với văn chương, kịch nghệ, âm nhạc và nghệ thuật mà nếu không có chúng họ không thể nào tiếp cận được, và nhờ thế cổ vũ cho việc phát triển nhân bản liên quan tới nhận thức, túi khôn và cái đẹp.

Phạm vi giáo dục – Truyền thông là những dụng cụ quan trọng cho giáo dục trong nhiều bối cảnh, từ học đường đến nơi làm việc và nhiều giai đoạn trong đời sống.

Phạm vi tôn giáo -- Cuộc sống tôn giáo của nhiều người được truyền thông làm cho phong phú một cách đáng kể. Chúng cung cấp tin tức và thông tin về các biến cố, ý tưởng và các nhân vật tôn giáo; chúng như những cỗ xe chuyên chở việc phúc âm hóa và giáo lý.

Muốn các ngành truyền thông xã hội sử dụng được các kỹ năng và nhận thức để thực sự phục vụ sự thiện nhân bản phổ quát và thể hiện được tiềm năng vĩ đại như đã được nhận diện trên đây, ta cần phải quan tâm để chúng duy trì được cam kết đạo đức trong việc thoả mãn các quyền lợi tốt đẹp nhất của người khác hơn là các nhu cầu cá biệt của bản thân mình. Một thần học gia luân lý từng định nghĩa sự cam kết này như là lời đòi hỏi các nhà chuyên nghiệp không nên coi các kỹ năng và nhận thức của mình “như các sở hữu nhằm các lợi lộc tài chánh tư riêng hay địa vị xã hội” mà như những tài năng để phục vụ người khác ngay cả lúc chúng đòi ta phải mất mát bản thân hay phải hy sinh.

Trong lãnh vực y khoa, ta từng được dạy rằng không bắt buộc phải làm mọi sự ta có thể làm được. Trong lãnh vực truyền thông cũng thế “không phải mọi sự ta có thể làm về phương diện kỹ thuật, đều được phép làm về phương diện luân lý”. Thước đo tiến bộ chân thực không hệ ở một mình hiệu năng kỹ thuật hay tiếp liệu do các phương tiện mới về truyền thông đem lại mà hệ ở các mục đích chúng phục vụ. Các chuyên viên truyền thông sử dụng các kỹ thuật mới đang phải đương đầu với một lựa chọn. Họ phải quyết định một là đặt các kỹ thuật mới và tiềm năng tăng tiến của truyền thông vào việc phục vụ các cá nhân và cộng đồng trong các cố gắng đi tìm sự thật; hai là họ tự để mình bị lợi dụng cho việc cổ vũ các quyền lợi tư riêng của chính họ, hay của những người họ đại diện cho, nhằm thao túng các cá nhân và cộng đồng. Chỉ khi nào các kỹ thuật mới này được sử dụng để phục vụ hạnh phúc yên vui của những con người cá thể hay của các cộng đồng nhân bản, ta mới có thể cho rằng họ thực sự là khí cụ của tiến bộ.

Các phân khoa truyền thông nên khuyến khích những ai sắp làm việc trong các ngành nghề ấy phải chú tâm tới các trách nhiệm to lớn của mình và duy trì cho bằng được các tiêu chuẩn cao nhất trong ngành chuyên nghiệp của mình. Cách riêng, họ phải củng cố cam kết truyền bá chân lý của họ và bênh vực chân lý ấy “chống lại những người mưu toan bác bỏ hay tiêu diệt nó”. Phải mời gọi các nhà chuyên nghiệp về truyền thông bênh vực các nền tảng đạo đức trong nghề nghiệp của mình và làm hết cách để “tính trung tâm và phẩm giá bất khả xâm phạm của nhân vị con người” luôn được tôn trọng. Phải nhắc họ nhớ rằng không được để các cam kết đạo đức ấy bị xói mòn bởi các yếu như cạnh tranh cho có nhiều khán thính giả hay bạn đọc hơn, áp lực thương mại hay thiên kiến ý thức hệ. Phải cảnh giác họ về nguy cơ truyền thông có thể trở thành tiếng nói của “chủ nghĩa duy vật kinh tế và chủ nghĩa duy tương đối đạo đức”.

Nét đặc trưng trong đạo đức học chuyên nghiệp, một nét có thể giúp người ta định hướng đi cho việc tiếp cận nền đạo đức truyền thông trong một phân khoa truyền thông, là thiết lập ra các cấu trúc qui trách nhiệm (accountability). Chuyên viên đạo đức học người Mỹ, William F. May, từng cho rằng: trong nền đạo đức học chuyên nghiệp ngày nay, chứng cớ của sự nghiêm chỉnh về luân lý rất có thể không chỉ lệ thuộc việc bản thân mình chấp hành các nguyên tắc luân lý mà thôi mà còn hệ ở lòng can đảm buộc người khác phải tính sổ nữa. Vì thế, các phân khoa nên cố gắng tiêm nhiễm nơi sinh viên của mình một ý thức, để họ hiểu rõ ý nghĩa của việc họ thuộc về một ngành chuyên nghiệp, một cộng đồng luôn tìm cách củng cố các cam kết đạo đức nơi các thành viên và không bao giờ sợ từ bỏ các thực hành vô đạo đức và phá hoại.

Đạo đức học nền tảng: các phân biệt hữu ích

Trong các phân khoa triết học, người ta thường phân biệt giữa đạo đức học nền tảng và đạo đức học ứng dụng hay chuyên biệt. Đạo đức học ứng dụng chú trọng tới các vấn đề chuyên biệt, đạo đức học nền tảng quan tâm tới các vấn đề có tính căn bản hơn, như nói về tốt xấu, đúng sai, làm cách nào đưa ra các phán đoán hợp đạo đức. Dù đạo đức học truyền thông rõ ràng thuộc lãnh vực đạo đức học chuyên biệt, nhưng ta sẽ lầm lẫn nếu không chú ý tới những vấn đề thường chỉ liên quan tới đạo đức học nền tảng. Cách riêng, điều quan trọng là phải khuyến khích các sinh viên truyền thông nghiên cứu các lý thuyết đạo đức khác nhau và phải đề cập một cách có phê phán tầm ảnh hưởng của các lý thuyết này đối với các cuộc tranh luận hiện nay về đạo đức học. Chỉ bỏ qua, không ý thức được điều đó, cũng làm cho nhiều sinh viên, khi đề cập tới đạo đức học, bị hướng dẫn sai lạc bởi các quan điểm có gốc rễ sâu xa từ chủ nghĩa thực dụng (mục đích biện minh cho phương tiện), chủ nghĩa duy nghiệm (điều gì hợp pháp cũng hợp đạo đức), chủ nghĩa duy cảm (emotivism) (các xúc cảm đủ cho ta biết đúng sai) hay chủ nghĩa duy tương đối (trong phạm vi đạo đức học, không có chi là tuyệt đối cả). Quả là điều có giá trị thực sự khi ta yêu cầu sinh viên nghiên cứu các lý thuyết đó để họ biết bắt đầu khảo sát một cách minh nhiên hơn các tiêu chuẩn để phán đoán đúng sai.

Nên dẫn nhập các sinh viên vào viêc nghiên cứu các lý thuyết đạo đức khách quan, như truyền thống luật luân lý tự nhiên, một truyền thống vốn bắt rễ sâu xa trong xác tín cho rằng ta có thể biện phân tính đúng hay tính sai trong các chọn lựa đạo đức của con người bằng diễn trình suy tư về ý nghĩa thế nào là nhân bản. Do chính bản chất của chúng, các chọn lựa nào cổ vũ sự triển nở nhân bản nơi các cá nhân và xã hội đều là những phán đoán tốt; còn những chọn lựa nào phá hoại từ bên trong chính hạnh phúc an vui của cá nhân và xã hội thẩy đều là những phán đoán xấu. Thí dụ nói dối chẳng hạn, được coi là vô đạo đức ngay trong nội tại của nó, vì từ bản chất, nó phá hoại lòng tin là điều tối cần đối với các liên hệ bản thân và cộng đồng, dù người ta có thể tưởng tượng ra một hoàn cảnh đặc thù trong đó, nói dối xem ra như đem lợi thế đặc thù. Các lý thuyết khách quan này, nghĩa là các lý thuyết được quan niệm đúng đắn như phương pháp suy luận luân lý hơn là con đường tắt dẫn tới chân lý, đòi buộc con người phải cùng hành động để quyết định xem những chọn lựa và thực hành nào cần được khuyến khích và những chọn lựa và thực hành nào cần phải bác bỏ. Sự biện phân này đòi ta phải thận trọng cân nhắc mọi quan điểm có liên hệ, từng được các nhà chủ đạo đem vào cuộc tranh luận đạo đức, để các cố gắng nhân bản của ta trong việc xác định ra điều gì hợp đạo đức được khách quan bao nhiêu có thể. Các lý thuyết này cổ xúy phương thức đối thoại cho đạo đức học, một phương thức con người nhân bản nào cũng có thể vươn tới, bất chấp các dị biệt của họ về tôn giáo hay ý thức hệ, và cung cấp được một nền tảng lý thuyết cho khả thể một cuộc tranh luận chân chính công khai về các vấn đề đạo đức. Đó quả là một cam kết chung đi tìm chân lý, bén rễ sâu trong niềm xác tín về tính khách quan tối hậu của chân lý, một tính khách quan sẽ đem lại cho cuộc tranh luận cái giá trị tối hậu của nó -- nếu không, cuộc tranh luận ấy chỉ là một thao tác cưỡng bức và thao túng trong đó ai cũng tìm cách khăng khăng áp đặt quan điểm riêng của mình không cần tham chiếu chi tới các đòi hỏi của chân lý.

Tầm quan trọng của việc tiêm nhiễm cho sinh viên truyền thông một cảm thức về tính khách quan của chân lý đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô nói lên một cách súc tích tại cuộc hội nghị này vào năm ngoái. Ngài nói rằng: nghệ thuật truyền thông, tự bản chất, vốn liên kết với một giá trị đạo đức, với các nhân đức vốn làm nền tảng cho luân lý tính. Dưới ánh sáng định nghĩa ấy, tôi khuyến khích qúy vị, trong tư cách nhà giáo dục, hãy nuôi dưỡng và tưởng thưởng lòng say mê đi tìm sự thật và sự thiện, một lòng say mê luôn luôn mạnh mẽ nơi người trẻ. Qúy vị hãy giúp họ hiến thân trọn vẹn cho việc tìm kiếm chân lý. Tuy nhiên, qúy vị hãy dạy họ điều này: lòng say mê chân lý của họ, dù rất có thể hữu ích nếu dựa vào một hoài nghi có phương pháp nào đó, nhất là trong các vấn đề có liên quan tới ích lợi công cộng, nhưng không được méo mó hóa nó để chỉ còn là một chủ nghĩa hoài nghi duy tương đối trong đó mọi chủ trương nắm được sự thật và sự thiện đều bị tiên thiên bác bỏ hay làm ngơ.

Trong lãnh vực đạo đức học căn bản, người ta đã chú ý nhiều tới tầm quan trọng của việc phân biệt giữa đạo đức học qui phạm (normative ethics) và “đạo đức học tư cách” (character ethics). Các công trình của Alistair MacIntyre (và nhiều người khác) đã nhấn mạnh tới thực tại này: đạo đức học không phải chỉ nói về điều ta làm hay các qui tắc ta phải theo; mà còn quan tâm tới việc ta là loại người nào và các nhân đức nào cần sản sinh ra và cổ xúy nơi các tác nhân đạo đức. Nếu các phân khoa truyền thông muốn trở thành những nhà cổ xúy hữu hiệu cho việc đào tạo đạo đức nơi các sinh viên, họ không được thỏa mãn với việc đơn thuần dạy họ các qui tắc chuyên nghiệp về đạo đức hay lên công thức cho các qui luật hay luật lệ đạo đức ấy. Họ còn phải tìm cách đào tạo tư cách cho các sinh viên. Đạo đức học không bao giờ đơn thuần chỉ là những gì con người làm, nhưng họ là loại người nào mới quan trọng. Đã từ lâu, người ta đã nghĩ ra rằng “actio segue esse” (hành động theo sau hữu thể): việc một ai đó biết mình nên làm gì là điều không bao giờ đủ; ta cần phải xem sét xem ta phải lên khuôn tư cách, tính tình của sinh viên ra sao để họ có được ý muốn sẵn sàng sống bằng những giá trị cao nhất. Điều quan trọng là phải giúp các sinh viên có khả năng biết đánh giá các truyền thống đạo đức tốt nhất cho ngành chuyên nghiệp trong tương lai của họ bằng cách nhận diện giúp họ các mẫu sống thích đáng nhất. Trong bối cảnh này, điều thích đáng là cần nhớ rằng nhiều nhà báo đã nêu gương sáng tuyệt vời trong việc dấn thân cho chân lý. Các nhà báo như thế đến từ khắp mọi nơi trên thế giới, cách riêng tại Colombia. Họ từng bị bách hại, bị giam cầm và cả chết chóc nữa chỉ vì sự cam kết này và vì ý chí bất khuất không chịu im lặng trước bất công và thối nát. Việc làm chứng của họ chứng minh một cách hùng hồn cho các tiêu chuẩn cao nhất mà ngành truyền thông có thể ngưỡng vọng. Gương sáng của họ có thể dùng để khuyến khích toàn thể các nhà chuyên nghiệp truyền thông củng cố sự dấn thân của họ đối với chân lý và, qua đó, phục vụ ích chung của toàn thể nhân loại.

Một phân biệt nữa có thể có ích cho những người giảng dạy đạo đức học truyền thông là sự phân biệt giữa đạo đức học bản thân và đạo đức học xã hội. Trong đạo đức học xã hội, người ta chú ý nhiều tới các cơ cấu trong đó các cá nhân hành động như thể các cơ cấu này có thể lên khuôn nền đạo đức hướng dẫn các chọn lựa của họ một cách căn để. Nếu các nhà chuyên nghiệp về truyền thông muốn thực sự đạo đức, thì việc họ có lương tâm trong việc xem sét diễn trình quyết định của họ cũng như các động cơ và ý định bản thân của họ chưa đủ; họ còn phải cân nhắc tính công chính của bối cảnh trong đó họ hành động. Các nguyên tắc và qui tắc đạo đức có liên hệ với các lãnh vực khác cũng áp dụng cho truyền thông xã hội. Các nguyên tắc của đạo đức học xã hội như sự liên đới, sự phụ đới, công lý và công bằng, và tính qui trách nhiệm (accountability) trong việc sử dụng các tài nguyên công cộng và việc thực hành các vai trò được công chúng tin cậy phải luôn được áp dụng. Chiều kích đạo đức không chỉ liên hệ tới nội dung truyền thông (sứ điệp) và diễn trình truyền thông (phải truyền thông ra sao) mà còn liên hệ tới các vấn đề cơ cấu và hệ thống có tính nền tảng nữa, những vấn đề này thường bao hàm nhiều nan đề lớn về chính sách liên quan tới việc phân phối các kỹ thuật và sản phẩm tối tân (ai nên là nhà giầu ai nên là nhà nghèo thông tin?). Các nan đề này dẫn tới các nan đề khác với nhiều hệ luận kinh tế và chính trị về quyền sở hữu và kiểm soát. Ít nhất trong các xã hội cởi mở với nền kinh tế thị trường, vấn đề đạo đức lớn hơn cả có thể là việc làm thế nào để cân bằng lợi nhuận với việc phục vụ công ích hiểu theo quan điểm bao hàm (Đạo Đức Học trong Truyền Thông).

Hiển nhiên người ta phải đặc biệt lưu tâm tới vấn đề phân cách về kỹ thuật số (digital divider). Với việc người ta càng ngày càng ý thức về một “xã hội thông tin” và vai trò của các kỹ thuật mới trong việc cổ vũ giao thương, phát triển và tiến bộ khoa học trong thế giới hoàn cầu hóa, họ cũng thấy xuất hiện trách nhiệm phải làm sao bảo đảm để các mạng lưới này không trở thành khí cụ loại trừ. Sẽ là thảm họa cho tương lai nhân loại nếu những khí cụ mới của truyền thông, vốn có mục đích giúp người ta chia sẻ kiến thức và thông tin một cách nhanh chóng và hữu hiệu hơn, lại không được phổ biến cho những người vốn đã bị đặt ra bên lề kinh tế và xã hội, hay nếu chúng chỉ góp phần gia tăng hố phân cách, để loại bỏ người nghèo ra khỏi các mạng lưới mới đang được đưa ra vì mục đích phục vụ việc xã hội hóa và thông tin nhân bản (Đức Giáo Honàg Bênêđíctô XVI, Sứ Điệp Ngày Truyền Thông Thế Giới, năm 2009).

Các đại học Công Giáo: bản sắc và sứ mệnh

Đức Cha Tighe cho hay: khi bắt đầu tổ chức Hội Nghị về sứ mệnh và bản sắc các phân khoa truyền thông tại một đại học Công Giáo, Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông trực giác rằng không thể và cũng không nên tưởng tượng việc có thể tạo ra một thứ bản sắc chủng loại (generic identity) kiểu một cỡ hợp cho mọi người (one size fits all) qua đó, mọi phân khoa Công Giáo đều có thể tạc mẫu theo. Trực giác này đã được chứng thực qua các nhận định của các tham dự viên Hội Nghị. Nhiều người tỏ ra quan ngại trước bất cứ định nghĩa nào được đưa ra ngầm cho thấy các phân khoa Công Giáo ít quan tâm đến việc cung cấp cho các sinh viên của mình nền giáo dục tốt nhất, dù các sinh viên ấy là Công Giáo hay không, và quan tâm nhiều hơn đến việc cổ xúy quyền lợi của giáo phái mình. Nhiều người khác cho thấy rõ không hề có sự mâu thuẫn nào giữa cam kết đạt được sự ưu tú trong việc đào tạo chuyên nghiệp cho sinh viên và các giá trị trong quan điểm giáo dục Công Giáo.

Để các phân khoa Công Giáo có thể nói lên căn tính Công Giáo trong hoàn cảnh đặc thù của họ, việc trước nhất phải làm là bảng liệt kê sứ mệnh (mission statement). Ở đây, nguy cơ là khi soạn thảo bảng liệt kê sứ mệnh ấy, người ta coi nó như một mục đích tự tại và các giá trị liệt kê không được lồng vào chính cuộc sống của phân khoa. Nhưng nếu sử dụng đúng đắn bảng liệt kê này, người ta sẽ gặp được nhiều ích lợi có ý nghĩa. Bảng liệt kê này có thể dùng như một thứ hiến pháp làm kim chỉ nam cho các hoạt động của phân khoa. Nó có thể đóng vai trò làm bảng chỉ dẫn để trình bày các ưu tiên khi phải soạn thảo giáo trình (curriculum), tuyển lựa sinh viên và nhân viên… để tất cả các quyết định này được đưa ra phù hợp với bản sắc và triết lý sống (ethos) căn bản của phân khoa. Việc khai triển chi tiết bảng liệt kê sứ mệnh này, nhất là khi nó có tính bao hàm mọi nhân viên và các bộ phận sinh viên, là một diễn trình hết sức qúy giá trong vệc cổ vũ mọi người ý thức và cảm nhận được sự gắn bó đối với các giá trị cốt lõi của phân khoa. Hơn nữa, việc có sẵn một bảng liệt kê sứ mệnh như thế sẽ giúp những người muốn nhập học biết rõ các cam kết nền tảng của phân khoa và nhờ thế họ có đủ tư liệu để sáng suốt quyết định chọn học tại phân khoa.

Bảng liệt kê trên thường bao gồm một cam kết minh nhiên sẽ cung cấp một nền giáo dục và đào tạo tốt nhất cho sinh viên. Không nên nại đến bản sắc Công Giáo của phân khoa mà làm hại tới việc mưu cầu sự ưu hạng này. Tuy nhiên, sự mưu cầu này luôn phải được xác định dựa vào bối cảnh và tài nguyên của trường. Nó phải bao gồm cam kết cung cấp cho sinh viên những tiêu chuẩn cao nhất trong việc đào tạo chuyên nghiệp và phải chú tấm tới lợi ích bản thân của các sinh viên, bất luận họ thuộc gia cấp, tín ngưỡng hay chủng tộc nào. Bảng liệt kê sứ mệnh cũng phải tìm cách nói rõ các giá trị về công lý và lòng kính trọng sẽ hướng dẫn mình trong cách xử lý với mọi đối tượng liên hệ, bất luận đó là sinh viên, nhân viên giảng huấn, công nhân hay nhà thầu. Điều ấy hết sức nền tảng nếu các phân khoa Công Giáo muốn chứng minh cam kết của Đức GH Bênêđíctô khi ngài tuyên bố: “Trước hết và trên hết, mọi định chế giáo dục Công Giáo phải là nơi để gặp gỡ Thiên Chúa hằng sống, Đấng, trong Chúa Kitô, đã mặc khải tình yêu và chân lý có tính biến cải của Người ra” (Gặp gỡ các nhà giáo dục Công Giáo tại Hoa Thịnh Đốn, 17-04-2008).

Trong bối cảnh đặc thù của một phân khoa truyền thông, tưởng nên trình bày rõ ràng sự cam kết đặc thù đối với việc tìm kiếm chân lý và khách quan tính. Cam kết này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh ngày nay khi nhiều định chế học thuật xem ra đã từ bỏ ý niệm chân lý và bị bao vây bởi các quan niệm của chủ nghĩa duy tương đối, một chủ nghĩa luôn tìm cách bác bỏ sự hiện hữu của các tiêu chuẩn khách quan. Đức GH Bênêđíctô từng đề cập tới nhu cầu này: các phát triển nguy hại trên khiến ta phải khẩn trương chú ý tới điều có thể gọi là “đức ái tri thức” (intellectual charity). Tức thứ bác ái kêu gọi các nhà giáo dục nhìn nhận điều này: trách nhiệm sâu xa phải hướng dẫn người trẻ tới chân lý không là gì khác hơn một nghĩa cử yêu thương. Thực thế, phẩm giá của giáo dục hệ ở chỗ cổ vũ sự hoàn hảo và hạnh phúc chân thực của người được giáo dục. Trên thực tế, “đức ái tri thức” chủ trương sự thống nhất yếu tính của kiến thức chống lại sự phân mảnh phát sinh do việc tách rời lý trí khỏi việc đi tìm chân lý. Đức ái này hướng dẫn người trẻ đi tìm thỏa mãn sâu xa ở việc thực thi tự do mà vẫn tôn trọng chân lý. Đức ái này cố gắng nói lên mối liên hệ giữa đức tin và mọi khía cạnh của cuộc sống gia đình và xã hội. Một khi lòng say mê của họ đối với tính viên mãn và tính thống nhất của chân lý đã được khơi dậy, người trẻ chắc chắn sẽ thích thú khi khám phá thấy rằng vấn đề họ có thể biết gì đã mở rộng chân trời cho những điều họ nên làm. Ở đây, họ sẽ cảm nhận được việc họ có thể hy vọng “vào điều gì” và “vào ai”, và được khuyến khích đóng góp cho xã hội theo một phương thức có thể tạo hy vọng cho người khác (tài liệu vừa dẫn).

Trong bối cảnh cuộc tranh luận về bản sắc Công Giáo, Đức Cha Tighe gợi ý rằng khoa chuyên nghiệp mà ngài phụ trách, tức khoa thần học luân lý, có thể có liên quan ở đây. Vào thời hậu Công Đồng Vatican II, người ta đã tranh luận nhiều về “tính chuyên biệt” hay tính đặc thù trong đạo đức học Kitô Giáo. Một đàng, có quan điểm cho rằng đạo đức học Kitô Giáo sẽ có tính đặc thù nếu nó thực sự bén rễ trong giáo huấn Chúa Kitô, như đã trình bày trong Thánh Kinh và được giáo huấn của Giáo Hội khai triển. Trường phái Glaubensethik (1) tập chú vào tính mới mẻ của đạo đức học Kitô Giáo. Quan điểm khác thì cho rằng đạo đức học hay luân lý tính từ nền tàng vốn là một hiện tượng nhân bản, nên các qui phạm luân lý có thể được xác định bằng suy tư thuần lý về bản chất nhân bản mà không minh nhiên nhất thiết phải tham chiếu Đức Kitô. Đạo đức học như thế là tự lập, tự quyết và có thể được suy tư nhân bản nhận diện. Trong diễn trình tranh luận, một quan điểm trung dung đã xuất hiện. Các nhà chủ trương trường phái thứ nhất nhượng bộ rằng việc ấn định ra các đòi hỏi đạo đức của Thánh Kinh và Giáo Hội đòi phải có suy tư thuận lý. Về phần mình, trường phái tự lập cũng nhìn nhận rằng bản tính nhân loại đã được Thiên Chúa dựng nên, do đó, phải nhìn tính tự lập của đạo đức học như là theonomous (do Thiên Chúa kiểm soát). Một số nhà bình luận cố gắng giảng hòa hai quan điểm trên bằng cách gợi ý rằng tính đặc thù của đạo đức học Kitô Giáo không hệ ở nội dung qui phạm của nó nhưng hệ ở nguyên động lực hay ý hướng tính của người Kitô hữu. Họ cũng gợi ý rằng bất cứ lý thuyết đạo đức học nào nếu không tính đến vấn đề nguyên động lực và ý hướng đều thiếu sót cả. Đức Cha Tighe cho đây chỉ là giản lược một cuộc tranh luận phức tạp, nhưng ngài nghĩ rằng để có được tính đặc thù cho một phân khoa truyền thông Công Giáo, ta không nên tự giới hạn cuộc khảo sát của ta vào nội dung (giáo trình và tài liệu giảng dạy) mà thôi, nhưng nên bao hàm cả triết lý sống của phân khoa nữa.

Điều trên cũng đúng cho việc giảng dạy đạo đức học. Tất cả các phân khoa truyền thông phải tìm cách cổ vũ trách nhiệm đạo đức nơi các sinh viên của mình. Mục tiêu này không giới hạn vào các chương trình Công Giáo mà thôi và ta nên thận trọng đừng gợi ý để người ta hiểu rằng quan tâm đạo đức học là quyền độc hữu của chúng ta. Tuy nhiên, khi cố gắng nhận diện các đòi hỏi của một thực hành đạo đức tốt nhất và tiêm nhiễm các giá trị này cho sinh viên, phân khoa Công Giáo phải tìm cách rút tỉa từ truyền thống đạo đức phong phú trong đức tin của ta. Quan tâm hàng đầu bao giờ cũng là phải cổ vũ sự cam kết đối với chân lý. Các giá trị khác cần phải có trong suy tư đạo đức Công Giáo, dù không độc hữu thuộc về nó, là phải cổ vũ lòng kính trọng đối với phẩm giá và giá trị của mọi con người nhân bản, cương quyết không hạ giá các nhân vị, không sử dụng những ngôn từ và cử chỉ có toan tính cổ vũ hận thù và bất khoan dung. Giáo huấn xã hội Công Giáo thường cảnh giác ta về tầm quan trọng của truyền thông trong việc cổ vũ tình liên đới nhân bản, hòa bình và hoà giải.

Thử thách lớn nhất cho thấy tiêu chuẩn hay giá trị đạo đức cá nhân thường xẩy ra trong những tình thế trong đó việc gắn bó với tiêu chuẩn của mình có nguy cơ phải mua bằng hy sinh bản thân hay quyền lợi riêng. Ta phải phát huy nơi sinh viên lòng ngưỡng mộ các nhà truyền thông và các nhà báo, dù là tín hữu hay không, nhưng đã sẵn sàng chịu thiệt thòi bản thân, can đảm chống lại các đe dọa hay mua chuộc từ những người luôn tìm cách hủ hóa họ hay làm họ câm họng. Khi tìm cách đưa ra nguyên động lực hay lý lẽ cho những hy sinh như thế, ta không nên e ngại nhắc đến tấm gương vĩ đại sống, chết và phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã từ khước nhất định không chịu để bạo lực và cái chết làm cho tán đởm, Đấng mà lòng trung trinh đã được Chúa Cha chứng thực.

Tin Mừng Kitô Giáo cho ta lý do để đề kháng bất cứ ai tìm cách làm ta nản chí khước từ các cam kết cao thượng nhất của mình. Mặt khác, trong tư cách tín hữu, ta biết rằng ta không bao giờ cô đơn khi trung thành với việc phục vụ sự thiện của người khác.

Như đã thấy, bất cứ thảo luận nghiêm chỉnh nào về các vấn đề truyền thông và mục đích nó phục vụ cũng dẫn tới cuộc thảo luận về các vấn đề có liên quan đến mục đích của cuộc sống. Tại sao phải chân thực? Tại sao phải chú ý tới số phận những người đang thiếu thốn, bị bóc lột? Tại sao cần phải tố giác những dối trá hay bất công của người giầu và quyền thế? Trong giáo trình của ta, cần phải khai triển các vấn đề ấy. Có thể làm được điều trên bằng cách dựa vào những người đang giảng dạy về triết học hay thần học trong các đại học của ta, nhờ thế có sự tham khảo liên ngành về các vấn đề tối hậu kia. Các vấn đề ấy cũng có thể được nêu lên qua việc nghiên cứu văn chương và điện ảnh. Những cách tiếp cận này có thể được dùng để khuyến khích các sinh viên của ta suy tư về các vấn đề căn bản, thường bị cái tất bật của cuộc sống làm sao lãng, nhất là trong thời đại kỹ thuật học khi chỉ còn rất ít chỗ dành cho loại suy tư ấy, loại suy tư mà theo truyền thống vốn được coi như đặc điểm của một cuộc đời đáng sống.

Khi tiếp cận các vấn đề nền tảng và khi tìm cách trả lời cho cuộc tìm tòi nhân học sâu sắc nhất nơi các sinh viên của ta, ta đừng bỏ qua không trình bày cho họ niềm tin nền tảng nhất của Giáo Hội Công Giáo vào bản chất bất tận và giầu ân sủng của tình yêu Thiên Chúa dành cho mọi người nơi Chúa Giêsu Kitô. Trong khi đi tìm sự cân bằng giữa việc tìm ra phương thức nói về Chúa Giêsu, Đấng mà nhờ thần khí Người, giáo huấn xã hội của ta có sự sống và ý nghĩa, và việc tôn trọng tự do của những người thuộc các truyền thống tôn giáo khác hay không có truyền thống tôn giáo nào, ta có thể dùng các lời lẽ sau đây của Đức GH Bênêđíctô XVI: Đàng khác, không được sử dụng bác ái làm phương thế dấn thân vào điều ngày nay thường được coi là cải đạo (proselytism). Tình yêu bao giờ cũng nhưng không; không được thực hành nó làm phương thế đạt các mục đích khác. Nhưng điều này không có nghĩa: hoạt động bác ái phải đặt Thiên Chúa và Chúa Kitô qua một bên. Vì bác ái luôn quan tâm tới con người toàn diện. Thường thì nguyên nhân sâu xa nhất của đau khổ chính là việc vắng bóng Thiên Chúa. Những ai thực hành bác ái nhân danh Giáo Hội thì không bao giờ nên tìm cách áp đặt đức tin của Giáo Hội lên người khác. Họ nên hiểu rằng một tình yêu tinh tuyền và quảng đại luôn là chứng tá tốt nhất làm chứng cho Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta tin và cố gắng yêu mến. Kitô hữu biết khi nào cần nói về Thiên Chúa và khi nào không nên nói gì, cứ để nguyên tình yêu lên tiếng (Thiên Chúa Là Tình Yêu, số 31).

Ghi chú

(1) Glaubensethik là trường phái cho rằng luân lý tính trong Kitô Giáo có một nội dung đặc thù phát sinh từ đức tin và mạc khải. Các tác giả như Haring và Ratzinger thường được kể vào nhóm này. Ngược lại, có trường phái “tự lập” (autonomous), là trường phái chủ trương rằng cấu trúc luân lý tính là một và như nhau đối với cả Kitô hữu lẫn không Kitô hữu. Các tác giả như Bockle và Curran thường được kể vào nhóm này.
 
Giáo Hội có sứ mệnh rao truyền Chân Lý trong một xã hội đang bị thế tục hóa
Dominic David Trần
15:06 12/05/2010
Giáo Hội có sứ mệnh rao truyền Chân Lý trong một xã hội đang bị thế tục hóa, Đức Thánh Cha tuyên bố với những người lãnh đạo văn hóa nghệ thuật nước Bồ Đào Nha.

Thủ Đô Lisbon, Bồ Đào Nha ngày 12 tháng Năm 2010 lúc 11:26AM theo bản tin liên hợp của Thông Tấn Xã (CNA/EWTN News)

Sáng nay Đức Thánh Cha Benedicto XVI nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Chân Lý và truyền thống đối với văn hóa trong huấn từ của ngài đọc trước cử tọa gồm tất cả những người lãnh đạo văn học nghệ thuật quốc gia Bồ Đào Nha. Đức Thánh Cha đã giới thiệu về Giáo Hội Công Giáo như là " Nhà vô địch " của các truyền thống và " Sứ mệnh truyền giảng Chân Lý " của Giáo Hội luôn là nhu cầu cấp thiết cho các xã hội đương đại.

Sau khi dâng thánh lễ riêng tại Tòa Sứ Thần vào sáng sớm thứ Tư, Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI đã gặp các nhà lãnh đạo đại diện văn hóa nghệ thuật quốc gia Bồ Đào Nha dẫn đầu bởi đạo diễn 101 tuổi Manoel de Oliveira trong thính phòng Trung Tâm Văn Hóa Belem tại thủ đô Lisbon.

Đạo diễn lão thành Oliveira trong diễn văn đã nêu rõ những ưu tư của nhân dân Bồ Đào Nha trong giữa cơn lốc "bất ổn" của thế giới hiện thời. Sau phần giới thiệu của nhà đạo diễn điện ảnh Bồ, Đức Thánh Cha đã nói về hiện trạng " văn hóa ngày nay đã bị thâm nhập bởi một sức ép, mà có lúc sức ép ấy thể hiện qua dạng thức của mâu thuẫn giữa tập tục truyền thống qúa khứ và tính đương đại "

" Những phong trào gọi là năng động của xã hội đã mang lại những giá trị tuyệt đối cho hiện tại, lại đang ngăn cách hiện tại với di sản văn hóa của qúa khứ và không có kèm theo những nỗ lực nào cho thấy tính năng động ấy đang khai mở đường đi đến tương lai." Đức Thánh Cha nhấn mạnh rõ là sự nhấn mạnh, sự nêu bật về "hôm nay hay chỉ quan tâm đến hiện tại-đến những gì thuộc về lúc này trong ngày hôm nay mà thôi" được coi như là căn nguyên lý giải những xung đột trong cuộc sống của Bồ Đào Nha vốn có truyền thống văn hóa và tập tục vững mạnh; một đất nước mang dấu ấn âu đậm của hơn 1000 năm văn hoá-văn minh Thiên Chúa Giáo và trách nhiệm toàn cầu."

Trong bối cảnh này " Giáo Hội thể hiện là Nhà Vô địch của những truyền thống lành mạnh và cao cả có những cống hiến phong phú theo nhu cầu của xã hội. Thế nhưng trong khi xã hội tôn trọng và tri ân những đóng góp của Giáo Hội vào những công việc thiện ích tốt đẹp thì xã hội lại tự xa lánh với -Đức Khôn Ngoan- vốn thuộc về di sản của Giáo Hội."

Về sự xung đột giữa tập tục truyền thống và trào lưu hiện đại Đức Thánh Cha nhận định; " tìm ra sự thể hiện ấy trong những hỗn loạn của sự thật, vì chỉ có Chân lý-Sự Thật mới có thể đem lại chiều hướng và lối dẫn đường đến sự hiện hữu viên mãn cho tất cả các cá nhân từng con người và cho cả một dân tộc."

Đức Giáo Hoàng chỉ rõ; "Dân tộc nào tự đình hoãn việc nhận biết chân lý và sự thật riêng của dân tộc ấy thì dân tộc ấy sẽ tự đưa chính họ đến kết cục là cả dân tộc ấy sẽ bị lạc lối trong mê lộ của từng thời điểm và trong cả qúa trình lịch lịch sử, dân tộc ấy đã bị tước mất hoặc bị cạn kiệt các giá trị đã được minh định và thiếu hẳn những mục tiêu cao cả đã được định dạng hẳn hòi."

Đức Thánh Cha cũng tuyên bố là hãy còn biết bao nhiêu điều để học hỏi về chỗ đứng của Giáo Hội Công giáo trong xã hội, bởi vì chính điều này sẽ giúp cho con người hiểu rằng "Sự Rao Truyền Chân Lý" là một mục vụ mở đường đi đến " những chân trời mới cho tương lai, những chân trời của sự cao cả và giá trị chân thực."

Trong thực tiễn Đức Thánh Cha nhấn mạnh; " Giáo Hội có một sứ mạng để hoàn thành- đó là rao truyền Chân Lý trong mọi thời đại và trong mọi hoàn cảnh- cho một xã hội được hòa hợp với con người, cho nhân phẩm của con người, và cho ơn gọi cá nhân con người." Sứ mạng này đặt trên lòng thành tín đối với con người và trung thành với Chân Lý và Sự Thật, là những điều Giáo Hội Công giáo hiển nhiên không bao giờ từ bỏ."

Suy tư về xã hội Bồ Đào Nha hiện nay, Đức Thánh Cha nói; " Đối với Bồ Đào Nha là một xã hội được chủ yếu gây dựng nên bởi tín hữu Công giáo và có một nền văn hóa đã được ghi dấu ấn sâu đậm bởi văn hóa-văn minh Thiên Chúa Giáo, thì việc đi tìm Chân Lý- Sự Thật mà tự tách khỏi Đức Chúa Giêsu KiTô- đã chứng tỏ rằng điều ấy là một bi kịch."

Đức Thánh Cha nêu rõ; mọi tín hữu KiTô giáo tin tưởng rằng tự chính Đức KiTô là Chân Lý, chính Đức Chúa Giêsu là Sự Thật- do đó Đức Thánh Cha quảng diễn rằng công cuộc rao truyền Phúc Âm là việc không ngừng nghỉ và Giáo Hội trong sự gắn bó chặt chẽ với đặc tính vĩnh cữu của Chân Lý

KiTô giáo, trong tiến trình học hỏi để tôn trọng những "sự thật" khác và vì tôn trọng sự thật của những dân tộc khác, những nền văn hóa xã hội khác. Thông qua sự tôn trọng này, mở rộng đối thoại, những cánh cửa mới được mở ra để loan truyền sự thật."

Khi trao đổi với các nhà báo tháp tùng ngài trên máy bay (của Cơ quan Quản trị Hàng Không Quốc Gia Ý Đại Lợi) phục vụ đặc biệt cho Đức Giáo Hoàng trên đường đến thủ đô Lisbon trong ngày thứ Ba, 11 tháng Năm, Đức Thánh Cha cũng đưa ra nhận định là có nhu cầu đối thoại dẫn đến sự liên hợp giữa Đức Tin và Chủ nghĩa Duy Lý Trí hiện đại tại Âu châu. Đức Thánh Cha nói là; "Thách đố lớn nhất của thời hiện đại" là dành cho Chủ nghĩa Thế Tục và Nền

Văn hóa Đức Tin Âu châu là " để gặp gỡ và qua đó khám phá ra căn tính thực sự của Âu châu." Về điều này, Đức Thánh Cha nói " đó là một sứ mệnh cho Âu châu và nhu cầu vĩ đại của chính con người trong lịch sử nhân loại của chúng ta."

Với các vị lãnh đạo văn học nghệ thuật tại Lisbon, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng " Sứ mạng của chúng ta trong một thời điểm đòi hỏi nơi chúng ta có những nỗ lực tốt nhất, có sự can đảm như các vị tiên tri thuở trước và với những năng lực được đổi mới '' - trích dẫn lời thi hào quốc gia Luigi di Camoes của Bồ Đào Nha để " chỉ ra những thế giới mới cho thế gian."

Để kết thúc huấn từ cho các vị lãnh đạo văn học nghệ thuật Bồ Đào Nha, Đức Thánh cha nói là "Giáo Hội nhận biết rằng sứ mạng quan trọng nhất của Giáo hội trong

bối cảnh văn hoá hiện nay là phải kiên trì tìm kiếm Chân Lý và qui hướng về Thiên Chúa; để mang con người trần thế ra khỏi "những thực tế họ tưởng là gần đến cùng đích" để dẫn đưa họ đến "cùng đích thật sự- " Đức Thánh Cha cũng mời gọi các vị lãnh đạo văn học nghệ thuật của Bồ Đào Nha hãy đào sâu tri thức của họ về Thiên Chúa " như khi chính Đức Chúa Giêsu đã mặc khải chính ngài như là sự viên mãn trọn vẹn cho người phàm nhân chúng ta."

Đức Thánh Cha khích lệ; "Hãy sáng tác và gây dựng nên những tác phẩm đẹp nhưng trên hết tất cả mọi sự hãy làm cho cuộc sống của các vị trở thành những nơi chốn của vẻ đẹp. "

Những lời huấn dụ của Đức Thánh Cha đã được mọi người đứng lên vỗ tay tán thưởng thật dài. Đây là một phần trong nghị trình làm việc ban sáng của ngày thứ hai trong chuyến tông du 4 ngày đến thăm Bồ Đào Nha. Cao điểm của cuộc tông du sẽ là chuyến kính viếng Đền Thánh Đức Mẹ Fatima-Đức Thánh Cha sẽ đáp máy bay trực thăng đi đến Thánh Địa vào xế trưa ngày thứ Tư. Sau buổi gặp các nhà lãnh đạo văn học nghệ thuật Bồ Đào Nhà, Đức Thánh Cha sẽ tiếp kiến riêng với vị Thủ Tướng quốc gia này là ông Jose Socrates Carvalho Pinto de Sousa.

Cảm nghiệm khiêm tốn của Dominic David Trần: Xin chân thành tri ân Đức Thánh Cha Benedicto XVI -ước gì tất cả người Việt Nam bất luận mọi giới, mọi chính kiến, mọi tôn giáo, mọi trình độ, ở bất cứ nơi đâu-xin vui lòng đọc lại một phần những huấn từ nêu trên được trích dẫn lại dưới đây; "

" Những phong trào gọi là năng động của xã hội đã mang lại những giá trị tuyệt đối cho hiện tại, lại đang ngăn cách hiện tại với di sản văn hóa của qúa khứ và không có kèm theo những nỗ lực nào cho thấy tính năng động ấy đang khai mở đường đi đến tương lai." Đức Thánh Cha nhấn mạnh rõ là sự nhấn mạnh, sự nêu bật về "hôm nay hay chỉ quan tâm đến hiện tại-đến những gì thuộc về lúc này trong ngày hôm nay mà thôi"

được coi như là căn nguyên lý giải những xung đột trong cuộc sống của Bồ Đào Nha vốn có truyền thống văn hóa và tập tục vững mạnh...

Về sự xung đột giữa tập tục truyền thống và trào lưu hiện đại Đức Thánh Cha nhận định; " tìm ra sự thể hiện ấy trong những hỗn loạn của sự thật, vì chỉ có Chân lý-Sự Thật mới có thể đem lại chiều hướng và lối dẫn đường đến sự hiện hữu viên mãn cho cả các cá nhân từng con người và cho cả một dân tộc."

Đức Giáo Hoàng chỉ rõ; "Dân tộc nào tự đình hoãn việc nhận biết chân lý và sự thật riêng của dân tộc ấy thì dân tộc ấy sẽ tự đưa chính họ đến kết cục là cả dân tộc ấy sẽ bị lạc lối trong mê lộ của từng thời điểm và trong cả qúa trình lịch lịch sử, dân tộc ấy đã bị tước mất hoặc bị cạn kiệt các giá trị đã được minh định và thiếu hẳn những mục tiêu cao cả đã được định dạng hẳn hòi."
 
Top Stories
Coree Du Sud: L’Eglise catholique s’engage plus avant dans sa lutte contre le projet de « Réaménagement des quatre fleuves » qu’elle estime dangereux pour l’environnement
Eglises d’Asie
08:16 12/05/2010
COREE DU SUD

L’Eglise catholique s’engage plus avant dans sa lutte contre le projet de « Réaménagement des quatre fleuves » qu’elle estime dangereux pour l’environnement


Eglises d’Asie, 12 mai 2010 – Ces derniers temps, prêtres et religieux catholiques ont intensifié la campagne qu’ils mènent contre le projet gouvernemental de réaménagement fluvial, incitant les fidèles à voter uniquement pour les candidats qui s’opposeront au projet. Le 2 juin prochain, les Sud-Coréens doivent élire les gouverneurs des neuf provinces et les maires des sept plus grandes agglomérations du pays.

Le 10 mai dernier, une manifestation à la cathédrale de Myeongdong de Séoul a rassemblé 3 000 personnes, dont de nombreux religieux et 300 prêtres, venus de tout le pays. « Notre appel à voter pour tel ou tel type de candidats n’a pas de finalité politique, ont expliqué les dirigeants de « Solidarité catholique contre le projet des quatre fleuves », un groupe catholique d’opposition au projet gouvernemental, dans une déclaration signée par plus de 5 000 prêtres et membres de congrégations religieuses. Mais c’est notre devoir de croyant de lutter contre les actions néfastes pour la société. Il s’agit de l’enseignement de l’Eglise et de la mise en pratique de la justice (...). Notre démarche ne vise qu’à proclamer la valeur de la vie créée par Dieu. »

C’est la seconde fois qu’une organisation catholique publie une déclaration contre le projet de « réaménagement des quatre fleuves ». La première avait été signée par 1 104 ecclésiastiques et religieux. Très engagée dans le combat social, les droits de l’homme et la défense de l’environnement, l’Eglise catholique en Corée du Sud a fait entendre sa voix dès les prémices de l’ambitieux projet du gouvernement. Mgr Choi Ki-san, évêque d’Incheon et président du Comité ‘ Justice et Paix ‘de la Conférence des évêques catholiques de Corée, avait notamment fait part à plusieurs reprises de son opposition à cette entreprise, par des communiqués très fermes et sa participation à des actions symboliques, comme une messe en plein air célébrée en novembre 2009, sur les rives de l’un des fleuves concernés (1).

Le coût du projet de « réaménagement des quatre fleuves » est évalué à 22,2 trillions de wons (13 milliards d’euros). Il prévoit, entre autres, le dragage et la construction de plusieurs barrages (avec centrales hydroélectriques) sur les principaux cours d’eau du pays: le Nakdong, le Han qui traverse Séoul, le Kum et le Yongsam. Selon les autorités, cet aménagement permettrait de prévenir les inondations et de réduire la pollution (2).

L’entreprise, qualifiée de « pharaonique » par ses détracteurs, fait face depuis ses débuts à une forte opposition qui ne faiblit pas, malgré l’abandon par le président Lee Myong-bak d’un précédent projet de création d’un canal traversant le pays de part en part et reliant Séoul au port de Busan (Pusan). Devant la levée de boucliers générale des défenseurs de l’environnement, ce premier plan de remodelage du territoire sud-coréen s’était mué en « réaménagement des quatre fleuves ».

Lors du rassemblement du 10 mai à la cathédrale de Séoul, il a été demandé à tous les prêtres présents de célébrer la messe chaque mercredi et aux laïcs de jeûner tous les vendredis ainsi que de prier le rosaire, afin que soit abandonné le projet. Le P. Titus Yoon Jong-il, lors de l’homélie de la célébration, a insisté sur le danger que faisait courir à l’environnement le plan de réaménagement fluvial: « Aujourd’hui, les fleuves sont à l’agonie, la vie s’éteint dans les rivières et l’écosystème des zones humides est en passe d’être détruit. »

Le prêtre franciscain rejoint ici la conviction de quelque 400 associations écologiques et citoyennes qui ont engagé il y a peu une action en justice afin de stopper le projet, arguant du bouleversement irrémédiable des écosystèmes des fleuves et de leurs rives. « Le président Lee Myung-bak se démène, a poursuivi le P. Titus Yoon Jong-il, mais il agit avec la fausse conviction qu’il va remodeler tout l’écosystème de la Corée » (3).

Le président sud-coréen, qui est de confession protestante, est de plus en plus montré du doigt par la communauté catholique, qui lui reproche d’être impliqué financièrement, quoique de façon indirecte, dans le projet qui fait intervenir de grandes entreprises avec lesquelles il entretiendrait des liens étroits. Le jour précédant la manifestation catholique du 10 mai, l’Institut Saegil pour le christianisme et la culture, un centre de recherche protestant, avait, de son côté, organisé à Séoul un symposium interreligieux sur le projet de réaménagement des quatre fleuves. Bouddhistes et catholiques étaient invités à cette rencontre, dont le P. Paul Suh Sang-jeen, professeur de théologie à l’université catholique de Suwon, qui a présenté une déclaration de son évêque contre le projet du gouvernement. Il a rappelé que la position des catholiques était claire sur le sujet, étant donné que la justice, la paix et la protection de l’environnement comme de la vie, étaient en étroite interconnexion. « Protéger l’environnement et la vie est un devoir que tout chrétien se doit d’accomplir », a-t-il conclu.

(1) Voir EDA 519

(2) Le Monde, 8 mai 2010 (Philippe Pons: « En Corée du sud, des projets pharaoniques pour remodeler le territoire »)

(3) Ucanews, 11 mai 2010.
 
Philippines: Les machines à voter ont fonctionné; Benigno Aquino a été élu et promet de lutter contre la corruption
Eglises d’Asie
08:49 12/05/2010
PHILIPPINES: Les machines à voter ont fonctionné; Benigno Aquino a été élu et promet de lutter contre la corruption

Eglises d’Asie, 12 mai 2010 – Le décompte des bulletins de vote des élections du 10 mai n’est pas achevé, mais les résultats partiels désignent sans ambiguïté Benigno ‘Noynoy’ Aquino comme étant le vainqueur de l’élection présidentielle, menée, aux Philippines, selon un scrutin à un tour et à la majorité simple. Parmi les observateurs indépendants des opérations électorales, le Parish Pastoral Council for Responsible Voting (PPCRV), organisation catholique, a publié des résultats portant sur 89 % des bureaux de vote, donnant Aquino en tête avec 42 % des suffrages et une avance de près de 13 % des voix sur le candidat suivant.

Avant le scrutin, le vote électronique, utilisé pour la première fois dans le pays, avait fait couler beaucoup d’encre, certains estimant que les machines à voter, censées minimiser le risque de fraude, n’étaient pas fonctionnelles (1). A l’issue du scrutin, les observateurs extérieurs ont, certes, noté que le système était perfectible, mais que ses imperfections ne remettaient pas en doute le résultat de l’élection. Asian Network for Free Elections (ANFREL), un réseau d’organisations de la société civile militant pour la démocratie en Asie, créé en 1997, avait déployé 41 observateurs sur le terrain pour ces élections. L’un d’eux, Rohana Hettiarachchie, venu du Sri Lanka, a expliqué qu’il avait entendu parler d’achats de voix, mais qu’il n’en avait pas été le témoin direct. « Nous entendons dire que l’achat de voix est fréquent par ici, bien que la pratique soit interdite par la loi. Sans doute l’Eglise catholique peut-elle jouer un rôle en ce domaine, notamment en aidant à former les citoyens », a-t-il précisé à l’agence Ucanews.

Président du PPCRV, Francis Bitagon confirme que l’achat de voix est pratiqué aux Philippines, à tel point que des électeurs ne cachent pas avoir reçu de l’argent des candidats. Les sommes en jeu vont de 200 à 1 000 pesos par électeur (4,5 à 22,25 dollars US). Pour le P. Danilo Laeda, prêtre catholique et historien, le pays manque de maturité politique. Les citoyens « sont passionnés et se laissent submerger par leurs émotions, mais ils acceptent des enveloppes sans se faire prier avant d’aller voter. Les vieilles habitudes ne disparaissent pas facilement », explique-t-il.

Venu du Japon comme observateur, Sugawara Yuichi estime que les problèmes techniques constatés sur certaines machines à voter et quelques lourdeurs administratives ne permettent pas de dire que les élections se sont déroulées sans difficultés, mais il confirme que ces problèmes ne sont pas de nature à changer le résultat final. Il a émis le souhait que les listes électorales soient mieux tenues, ayant constaté que des personnes décédées étaient toujours inscrites.

Sur un plan politique, les candidats malheureux à l’élection présidentielle (ils sont neuf au total) ont tous été prompts à reconnaître la victoire de Noynoy Aquino, à l’exception de l’ancien président Joseph Estrada. Arrivé en seconde position, avec près de 30 % des suffrages, Joseph Estrada a fait bien mieux que celui qui était présenté, dans les derniers jours de la campagne, comme le principal adversaire d’Aquino, le millionnaire Manny Villar, qui a seulement réuni 15 % des voix.

Se plaçant d’emblée sur le terrain de la lutte contre la corruption, Noynoy Aquino a déclaré que, dès qu’il serait effectivement à la tête de l’Etat, il diligenterait des enquêtes à l’encontre de la présidente sortante, Gloria Arroyo, et de son entourage. Les nominations que Gloria Arroyo pourrait faire avant de quitter le palais présidentiel, au poste de procureur général par exemple, seront remises en question, a-t-il averti depuis la Hacienda Luisita, le domaine familial de Tarlac situé à une centaine de kilomètres au nord de Manille. Un porte-parole de Gloria Arroyo a rétorqué que la future Administration devait veiller à ne pas se laisser gagner par « la vindicte », de manière à concentrer ses forces sur « les problèmes toujours plus profonds du pays ». Il a ajouté que Gloria Arroyo, dès lors qu’elle siégerait à la Chambre des représentants – où elle a été élue le 10 mai –, « se tiendrait prête à répondre de tout ».

Parmi les candidats malheureux à l’élection présidentielle, John Carlos ‘JC’ Delos Reyes a été le premier à concéder sa défaite et à reconnaître la victoire de Noynoy Aquino. « Le sénateur Aquino ne partage pas tous mes points de vue sur les réformes radicales dont a besoin notre pays, mais je lui apporterai mon soutien, à lui et à son gouvernement, pour les réformes dont nous partageons les objectifs », a déclaré celui qui avait été ouvertement soutenu par plusieurs évêques de l’Eglise catholique des Philippines. JC Delos Reyes est arrivé dernier de la course à la présidence, avec 0,12 % des suffrages.

Fils de Benigno Aquino, le chef de l’opposition au dictateur Ferdinand Marcos, assassiné en 1983 à son retour d’exil, et de Cory Aquino, présidente de 1986 à 1992, Noynoy Aquino est proche de l’Eglise catholique sur de nombreux points, en partie à cause de sa mère très croyante, décédée le 1er août 2009. Toutefois, il s’en est aussi démarqué sur certains points liés à la morale sexuelle, notamment le recours à la contraception.

(1) Voir EDA 529

(2) Implantée au Népal, en Thaïlande, en Malaisie, au Cambodge, au Pakistan, au Bangladesh, au Timor-Oriental et en Indonésie, l’ANFREL milite pour le développement des institutions démocratiques, que ce soit au plan national ou au plan local.
 
Indonesie: A Célèbes, les catholiques construisent le dialogue avec les autres religions
Eglises d’Asie
08:51 12/05/2010
INDONESIE

A Célèbes, les catholiques construisent le dialogue avec les autres religions


Eglises d’Asie, 12 mai 2010 – Les catholiques de l’île de Célèbes (Sulawesi) (1) préparent un projet d’échanges interreligieux, s’appuyant sur leur longue expérience des conflits intercommunautaires.

Pendant plus d’une décennie, de nombreuses villes de l’île, dont Palu et Poso dans la province de Célèbes-Centre, ont à connaître de graves violences interreligieuses: attentats à la bombe, attaques, fusillades, exécutions, pillages et destructions. A Poso, où les affrontements furent particulièrement violents, on estime que les heurts entre musulmans et chrétiens ont fait entre 2 000 et 4 000 morts de 1998 à 2001. Malgré la signature d’un accord de paix en 2001, puis en 2002, les tensions ont repris en 2004 et 2005 et des attaques sporadiques se produisent encore aujourd’hui (2).

Des délégués des communautés catholiques (conseils paroissiaux, ONG, universités) venus du diocèse de Manado (3), en particulier de la province de Célèbes-Centre, se sont rassemblés dans la ville de Manado, capitale de la province de Célèbes-Nord, du 9 au 12 mai, afin de tenter de mettre sur pied un projet de « dialogue et de développement d’une véritable fraternité » entre les différentes communautés religieuses.

Dans une déclaration clôturant la rencontre, ce mercredi 12 mai, les participants ont expliqué qu’afin de mettre en place un tel dialogue interreligieux, « il était au préalable nécessaire de bien comprendre parfaitement les enseignements de l’Eglise et de les mettre en pratique dans la vie de tous les jours ». Le P. Yong Ohoitimur, à la tête de la Commission œcuménique et interreligieuse du diocèse de Manado, a confié à l’agence Ucanews (4) que les catholiques, en particulier à Célèbes-Centre, étaient encore fortement traumatisés par les violences intercommunautaires. « Compte tenu de la situation, nous avons besoin de souligner le fait d’initier un ‘dialogue de vie’ comme objectif commun. Un dialogue qui doit se faire avec un cœur vrai et sincère. » Dans le cas où les autres religions refuseraient le dialogue, poursuit-il, l’esprit d’amour doit demeurer dans le cœur des catholiques.

Ce séminaire de Manado était organisé par la Commission œcuménique et interreligieuse du diocèse de Manado, le Bureau pour les catholiques du ministère aux Affaires religieuses (Bimas Katolik) et la Commission épiscopale pour les affaires œcuméniques et interreligieuses. La province de Célèbes-Nord, qui est à 70 % chrétienne, est régulièrement à l’origine de ce type de manifestations, cultivant une tradition de plus de trente ans d’échanges œcuméniques et interreligieux (5).

(1) Sulawesi (Célèbes) est divisée en six provinces: Sulawesi-Nord, Gorontalo, Sulawesi-Centre, Sulawesi-Ouest, Sulawesi-Sud et Sulawesi-Sud-Est. Selon le recensement de 2000, la population totale de l’île atteint les 15 millions de personnes.

(2) Voir EDA 456

(3) Le diocèse catholique de Manado recouvre les provinces de Sulawesi-Nord, de Gorontalo et de Sulawesi-Centre. Il compte environ 129 000 fidèles, sur une population totale de 4,3 millions de personnes.

(4) Ucanews, 12 mai 2010.

(5) Voir EDA 454, 479
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cung hiến thánh đường Mẹ Fatima giáo phận Phan Thiết
Tâm Phúc
08:11 12/05/2010
CUNG HIẾN THÁNH ĐƯỜNG MẸ FATIMA GIÁO PHẬN PHAN THIẾT

Sáng ngày 12.5.2010, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục GP Phan Thiết long trọng cử hành Thánh lễ Cung Hiến Thánh Đường Mẹ Fatima với sự hiện diện của 60 linh mục, tu sĩ nam nữ, quan khách, ân thân nhân xa gần, cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Mẹ Fatima và các đoàn người hành hương về kính viếng Mẹ Ta Pao. Để có niềm vui tạ ơn hôm nay, giáo xứ Mẹ Fatima đã trải qua bao biến cố thăng trầm để từng trang sử của giáo xứ in đậm dấu ấn tình yêu quan phòng của Thiên Chúa và Mẹ Maria.

Những hạt giống đức tin đầu tiên nơi vùng kinh tế mới

Nghe kể lại rằng, Sông Dinh-Suối Kiết ngày trước là khu rừng thiêng nước độc không người lui tới nằm dọc theo tỉnh lộ 710 khoảng 18 cây số nằm ở mạn Nam tỉnh Bình Thuận, (là một phần của chiến khu D thuộc tỉnh Bình Tuy lúc bấy giờ). Sau biến cố 1975, tuyến đường sắt bắc nam được nối lại. Một số công nhân được đưa về để phục vụ các ga Sông Dinh và Suối Kiết, nhờ có tuyến đường sắt nên một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn đổ về tìm kế sinh nhai, bằng cách săn bắt thú rừng và làm nghề mây tre lá. Trong những người di dân đó có một số gia đình giáo dân Công Giáo thuộc các xứ: Tân Châu, Đông Hà, Bồ Câu Trắng (nay là Gx Thánh Linh). Giáo điểm mới này được các linh mục quản xứ Tân Châu là cha Ðaminh Ð? Van Th?a (Dòng Chúa Cứu Thế) và cha Stêphanô Lê Công Mỹ lần lượt coi sóc.

Xem hình cung hiến thánh đường

Những năm 1978 đến 1982, thiên tai, hạn hán, mất mùa làm toàn miền Nam lâm vào cảnh thiếu lương thực. Nhà nước đã mở ra một chính sách gọi là kinh tế bắt buộc, đưa dân thất nghiệp vùng thành thị về nông thôn để lao động tìm kế sinh nhai. Lúc bấy giờ, Căn cứ 6, Sông Dinh và Suối Kiết là một trong số những vùng trọng điểm của tỉnh Thuận Hải. Thêm một số người bị chuyển về vùng kinh tế bắt buộc. Và những người đến lần này có một số giáo dân thuộc các xứ: Thanh Xuân, Vinh Tân, Cù Mi. v.v. như gia đình ông Minh, ông Nghĩa, cụ Vinh, trong đó có thầy Lừng (nay là linh mục Giuse Nguyễn Văn Lừng). Thật là việc lạ lùng của Chúa vì hạt giống đức tin đã được gieo vãi nơi vùng đất xa xôi hẻo lánh ấy.

Khó khăn đầy trên đường đi

Từ khi có chính sách lập kinh tế tự do đến năm 1993, dân ở các vùng lân cận tiếp tục đổ về đây tìm kế sinh sống. Thế nhưng, có kẻ đến thì lại có người đi do nạn sốt rét rừng hoành hành, giao thông và phương tiện đi lại quá khó khăn, thuốc men thiếu thốn. Đối với bà con giáo dân thì việc giữ luật ngày Chúa Nhật và lãnh nhận các bí tích vô cùng khó khăn. Phải đi bộ 40, 50 cây số mới đến được các Giáo xứ lân cận như: Tân Châu, Tánh Linh (GP. Phan Thiết), hoặc Long Thuận, Hiệp Lực (thuộc GP. Xuân Lộc). Mặc hoàn cảnh khó khăn, đời sống đức tin của bà con vẫn âm thầm phát triển. Điển hình như gia đình cụ Stéphanô Nguyễn Đình Từ kiên trì tổ chức đọc kinh ngày Chúa Nhật hàng tuần hầu nuôi dưỡng đời sống đức tin cho con cái và dòng tộc dù bị chính quyền tới ngăn cấm. Năm 1992 cộng đoàn giáo dân xã Tân Minh đệ đơn xin nhà nước cho thành lập Giáo họ và xây dựng nhà thờ mang tước hiệu Thánh Mẫu (nay là Mẹ Thiên Chúa). Giáo dân Sông Dinh và Suối Kiết trở thành hai Họ đạo mang Thánh hiệu Phaolô và Têrêxa. Biết được những khó khăn về vật chất cũng như tinh than của bà con, đặc biệt hai họ Phaolô và Têrêxa muốn tham dự Thánh Lễ và các cháu theo học các lớp giáo lý phải đi hàng chục cây số, Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi quyết định xây dựng cho hai giáo họ này một ngôi Nhà Nguyện để nuôi dưỡng mầm non đức tin ở một vùng xa xôi hẻo lánh này.

Sau khi bàn bạc, các cha và giáo dân mua một thửa đất tọa lạc tại Đồn Mỹ, Sông Dinh để xây dựng một ngôi nhà tiền chế khoảng 180 m2 lấy danh nghĩa dùng để chứa hàng nông sản và chăn nuôi do một giáo dân có uy tín đứng tên. Trên mảnh đất vừa mua có một căn nhà gỗ, ngày 23/5/2003 Đức Cha Nicôla ghé thăm và cho phép sửa chữa lại căn nhà để làm nơi bà con đọc kinh cầu nguyện chung. Ngày 29/6/2003 tại căn nhà gỗ này, cha Phaolô Nguyễn Văn Linh về cử hành Thánh Lễ tạ ơn đầu tiên để mừng lễ Quan Thầy của họ Phaolô. Tháng 7.2003, công trình nhà tiền chế được khởi công xây dựng trong âm thầm. Trong quá trình thi công, ngôi nhà tiền chế này trải qua bao khó khăn khi xây dựng, thậm chí bị cưỡng chế tháo dỡ chỉ còn là đống gạch vụn. Bao giọt mồ hôi và nước mắt của cộng đoàn giáo dân Sông Dinh và Suối Kiết đã đổ xuống mảnh đất khi thấy công trình nhà Chúa trong phút giây tan tành. Trở về từ cuộc họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu, Đức Cha Nicôla sau khi biết sự tình đã động viên, an ủi cộng đoàn. Hai cha Stéphanô Mỹ và Phaolô Nguyễn Văn Linh thay phiên nhau cử hành Thánh Lễ hằng tuần tại ngôi nhà gỗ để giữ đức tin cho cộng đoàn bé nhỏ.

Và Giáo xứ Fatima hôm nay

Năm 2004, xã Tân Minh tách ra thành hai xã và một thị trấn. Đức Cha Nicôla đã cho phép thành lập Giáo xứ mới mang tước hiệu Đức Mẹ FATIMA, thuộc xã Tân Phúc, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Được sự chấp thuận của Đức Cha Nicôla, một số giáo dân tiêu biểu đã đứng tên xin phép xây dựng nhà thờ. Cha Phaolô Linh được đặt làm quản nhiệm tạm thời để phục vụ giáo dân và xúc tiến những thủ tục cần thiết cho việc xây dựng. UBND huyện Hàm Tân, giao cho UBND xã Tân Phúc hướng dẫn cho cộng đoàn giáo dân vùng thôn 4 và thôn 5 sinh hoạt tôn giáo theo pháp luật. Nhờ vậy mà căn nhà gỗ được cơi nới có chỗ cho cộng đoàn tham dự phụng vụ và có chỗ cho các cháu trú nắng mưa khi học giáo lý. Với tất cả sự nhiệt tâm, bà con Giáo xứ mới ngoài việc sốt sắng tham dự phụng vụ thì các đoàn thể Gia trưởng, Các Bà mẹ Công giáo, Thiếu Nhi Thánh Thể, Lêgiô được hình thành và sinh hoạt có nề nếp.

Sau khi Đức Cha Nicôla nghỉ hưu, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan lên kế vị, ngài tiế tục vị tiền nhiệm. Cộng đoàn nữ tu thuộc Tu Đoàn Bác Ai Xã Hội được mời về phục vụ cộng đoàn. Cha Giuse Nguyễn Văn Hiên về làm chánh xứ tiên khởi giáo xứ Mẹ Thiên Chúa mới lập, đặc trách FATIMA chăm sóc mục vụ và tiếp tục lập hồ sơ xin phép xây dựng nhà thờ. Ngày 10.9.2007, FATIMA được UBND tỉnh Bình Thuận chính thức cấp phép xây dựng nhà thờ.

Cha FX Hồ Xuân Hùng được Đức cha Phaolô đặt làm linh mục chánh xứ tiên khởi của Giáo xứ Đức Mẹ Fatima. Với tất cả nhiệt huyết của một linh mục trẻ, cha Hùng với sự trợ giúp đắc lực của Hội dồng giáo xứ đã bắt tay ngay vào việc xây dựng Giáo xứ. Trước tiên, cha tập trung vào xây dựng nhà thờ, nhà xứ, phòng Giáo lý, đài Đức Mẹ. Đồng thời nâng các Giáo Khu lên hàng Giáo Họ, bầu bổ sung Ban Điều Hành Giáo Họ và các giới. Cha còn tạo điều kiện giúp cộng đoàn giáo dân ở Giáo Họ xa không mất lễ ngày Chúa Nhật và các em nhỏ có thể đi học Giáo Lý.

Nhìn lại chặng đường 23 năm qua, Giáo xứ Mẹ Fatima từ một xóm đạo cơ sở vật chất nghèo nàn chỉ vỏn vẹn có được 6800m2 đất nông nghiệp với đầy cỏ dại, Nhà nguyện thì xiêu vẹo, trống trước trống sau với đôi ba chục ghế đá của giáo dân và những đoàn khách hành hương về Thánh Địa Tà Pao dâng cúng. Vậy mà giờ đây, cũng chính trên mảnh đất này hiện lên một ngôi thánh đường khang trang để dâng kính Mẹ Fatima. Với tổng diện tích đất hiện nay khoảng 10.078m2.

Đây thật là món quà vô giá mà Thiên Chúa và Mẹ Fatima đã ban cho đoàn con giáo xứ nhỏ bé này. Quà tặng Chúa gởi đến qua các vị chủ chăn, các vị ân nhân và sự cố gắng của từng người trong giáo xứ với sự đóng góp bằng vật chất cũng như tinh thần, để từ một khu rừng thiêng nước độc ngày nào đã trở thành xóm làng thân yêu, thành Giáo xứ Mẹ FATIMA mến thương hôm nay. Ước mong những hạt giống Tin Mừng tiếp tục trổ sinh nhiều bông hạt trên mảnh đất đã trải qua bao thăng trầm và đang trên đà tiến mạnh cả về đời sống đức tin và vật chất với số giáo dân là khoảng 1200 chia làm 3 giáo họ: Têrêxa, Phaolô và Phanxicô làm tất cả sẽ như đoá hoa thiêng đẹp nhất để dâng kính Mẹ Fatima, Thánh Bổn Mạng của giáo xứ.
 
Thông Báo: Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã lên đường đi chữa bệnh ở ngoại quốc
TGM. Hà Nội
13:15 12/05/2010
Thông Báo Về Đức Tổng Giám Mục Giuse

VĂN PHÒNG

TÒA TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI

40 Phố Nhà Chung – Hà Nội

----------+----------

THÔNG BÁO

Ngày 12 tháng 5 năm 2010

Kính gửi: Cộng Đồng Dân Chúa

Tổng Giáo Phận Hà Nội

Văn Phòng Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội xin trân trọng thông báo: gần đây sức khỏe của Đức Tổng Giám Mục Giuse lại suy yếu. Vì vậy ngài đã lên đường để tiếp tục chương trình chữa bệnh và dưỡng bệnh ở ngoại quốc.

Xin toàn thể gia đình giáo phận hãy cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục Giuse của chúng ta mau chóng bình phục sức khỏe.

Trân trọng,

Linh mục Alphongsô Phạm Hùng

Chánh Văn Phòng
 
Chương trình cuộc thi Thánh Nhạc của Sinh Viên Công Giáo Hải Hà
BCS SVCG Hải Hà
15:20 12/05/2010
CHƯƠNG TRÌNH CUỘC THI THÁNH NHẠC (SVCG HẢI HÀ)

Chủ đề: “liên kết & hành động”

Địa điểm (dự kiến 1): nhà thờ Giáo họ Giảng Võ – 776 La Thành - Đống Đa - Hà Nội.

Thời gian: từ 7h00 – 12h30, ngày 16 tháng 05 năm 2010, Giáo Họ Giảng Võ - 776 La Thành

Chương trình: gồm 2 phần là Thánh Lễ và sinh hoạt cuộc thi.

7h00: Tập trung

7h30: Tập hát, phụng vụ Thánh Lễ

8h00: Thánh Lễ

9h00-9h30: Dành cho trang trí 30 phút; gồm trang trí Sân Khấu, lắp đặt hệ thống Âm Thanh, ánh sáng...

9h30-12h00: Khai mạc, chương trình thi Hát Thánh Ca

12h00 – 12h30: Tiệc buffer

Chi tiết chương trình và phân công công việc cụ thể:

Thành phần dự kiến mời tham dự và cộng tác:

Khách mời Tham Gia Tổ Chức chương trình chính

Quý Cha, quý Thầy, quý vị ân nhân và khách mời, các anh chị cựu sinh viên, nhóm sinh viên Công Giáo Công Nghiệp, Di Trạch, Phú Mỹ, Hưng Hóa, Hải Hà, cộng đoàn Vinh, Nhóm SVCG Thái Bình, Thạch Bích cùng toàn thể cộng đoàn giáo họ Giảng Võ, Mời thêm một ca đoàn ở Hà Nội (đại diện thành viên tham gia tiết mục).

(Lưu ý: mỗi nhóm sinh viên thành phần đều bao gồm cả các anh chị cựu và thành viên đang hoạt động, nên các nhóm chú ý để thông báo cho các anh chị cựụ của nhóm cùng đến tham dự)

Khách mời Tham Tham dự:

BCS lớn Liên đoàn TGP, BCS lớn các nhóm, Truyền Thông các nhóm, truyền thông một số tổ chức....

Mục đích hướng tới của chương trình:

Tạo cơ hội cho các nhóm sinh viên trong hội sinh viên Công Giáo TGP Hà Nội có thể gặp gỡ, giao lưu với nhau nhiều hơn, nhằm thắt chặt thêm mối tình liên đới giữa các nhóm, để từ đó cùng nhau hành động hướng tới những mục tiêu lớn hơn theo tinh thần chung mà lời Chúa mời gọi.

Phân công công việc cụ thể:

-Chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành chung: Ban Thánh nhạc nhóm sinh viên Công Giáo Hải Hà chủ Event (công việc gồm: lên kịch bản chương trình, chi tiết đề cương lời dẫn, chương trình, lời bình, lời đọc, thời lượng, ánh sáng, nhạc công, MC…); riêng công ty BMC media & art tài trợ bị âm thanh; sân khấu, thiết kế, trang trí Ban đời sống (điều hành Mr Sơn, Miss Hạnh Bebe, Mr Tông).

-Liên hệ địa điểm (Nhà thờ Giảng Võ) và mời quý Cha, quý khách, các nhóm: BCS nhóm sinh viên Công Giáo Hải Hà; cụ thể mr Zin_Zin

-Ghi danh, thu tiền và chuẩn bị cơm trưa: ban hậu cần nhóm Phú Mỹ và Hải Hà

-Trật tự, Bảo vệ, ổn định, Trông xe: nhờ các bác trong HĐGX Giảng Võ (trong trường hợp không nhờ được thì các bạn quận Hoàng Mai – Hải Hà sẽ đảm nhiệm)

-Linh Hoạt viên: Cầu Giấy, (sẽ đảm nhiệm, hoạt náo chương trình, kiểm soát các vị trí, nổi lửa nhiệt thành, ổn định vị trí, cổ võ, hướng dẫn tập trung chú ý...)

Chương trình thi hát Thánh ca:

-Mỗi nhóm sinh viên tham dự được đăng ký 2 tiết mục văn nghệ để dự thi (1_có thể chọn hát đơn ca, song ca, tốp ca,… tùy ý, nhưng BTC khuyến khích các tiết mục tập thể và đồng ca; 2_ riêng nhóm Hải Hà có ý tưởng khởi xướng nên được đăng ký 4 tiết mục, chia đều cho 4 quận: Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Xuân và Đống Đa). Ngoài ra còn có các tiết mục dự thi sau: quý Thầy chủng viện 1 tiết mục, các anh chị cựu sinh viên 2 tiết mục.

-Thời hạn đăng ký tham gia chương trình: từ 01-05 đến 10-05-2010

-Khớp nhạc: từ 13h30 đến 16h00 thứ Bảy, ngày 15 – 05 – 2010 Tại Đền Thánh Jerado Gx Thái Hà (các nhóm nhớ mang giấy hát có khuông nhạc đến khớp nhạc để nhạc công tiện làm việc)

-Các tiêu thức chấm điểm: tổng điểm là 100 điểm và được chia theo tiêu thức sau: 1_Điểm chuyên môn: 50 điểm; 2_Điêm trang phục: 30 điểm; 3_Điểm phong cách (chọn bài mới, cách thể hiện mới, tinh thần đồng đội, tính đặc sắc, độc đáo…): 20 điểm

-Ban giám khảo dự kiến mời: Cha xứ Gioan Lê Trọng Cung, cha phó xứ, Cha Giuse Nguyễn Văn Thành và Cha Giuse Nguyễn Chấn Hưng – 2 cha giám học chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, cha Gioan Lưu Ngọc Quỳnh – CSsR, chú Vicente Nguyễn Văn Viễn, anh Lê Quốc Quân…

-Giải thưởng dự kiến: Nhất – 500 000đ; Nhì – 300 000đ; Ba – 200 000đ

(Lưu ý: mức giải thưởng có thể thay đổi tùy theo mức tiền tài trợ xin được, do đó chúng tôi đề nghị tất cả các nhóm, tất cả các thành viên tham dự hãy cùng chung tay, góp sức để xin thêm sự hỗ trợ cho chương trình)

Phụng vu Thánh lễ:

-Giúp lễ và chuẩn bị sách bài đọc: ban phục vụ nhóm Hải Hà và Cộng đoàn Vinh (mỗi nhóm cử 2 bạn nam)

-Bài đọc 1: nhóm Phú Mỹ (cử 1 bạn nữ)

-Hát đáp ca: nhóm Hưng Hóa

-Bài đọc 2: nhóm Công Nghiệp (cử 1 bạn nam)

-Lời nguyện giáo dân: nhóm Di Trạch và Thạch Bích (mỗi nhóm cử 2 ban: 1nam và 1 nữ)

(Lưu ý: các bạn được giao đọc bài đọc, lời nguyện và hát đáp ca chú ý chuẩn bị trang phục chung như sau: 1_Nam (áo trắng, quần âu, caravat và đóng thùng); 2_Nữ: Áo dài)

Chúng con xin quý Cha, quý Thầy, quý vị, anh chị em các nhóm và các thành viên trong nhóm cùng đóng góp ý kiến để hoàn thiện chương trình!

Chúng con xin chân thành cảm ơn!

Ban tổ chức

Một số tin tức về việc xin tài trợ cho chương trình: Hiện tại âm thanh và nhạc công đã có 01 đơn vị tài trợ là BMC (công ty) nhận tài trợ và trong thời gian tới ban tổ chức sẽ nỗ lực hết sức để xin thêm kinh phí cho sân khấu, âm thanh, giải thưởng... Riêng bữa trưa chúng ta sẽ cùng đóng góp mỗi bạn 10 000d để ban hậu cần chuẩn bị.

(thông tin thêm về chương trình sẽ liên tục được cập nhật, nên anh chị em chú ý theo dõi thêm).
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hồi ký một bạn tù của cha GB Nguyễn Văn Vàng, DCCT
Vũ Ánh
03:13 12/05/2010
Ngày 29-4-1984, tôi được chuyển sang xà lim số 6 trại A-20 ở chung với Linh Mục Nguyễn Văn Vàng, linh hồn của một vụ nổi dậy do ngài và người em chủ trương năm 1976. Tôi hoàn toàn không hiểu lý do của việc chuyển xà lim cá nhân này. Ðây cũng là ngày mà tôi đánh dấu 3 năm bị cùm hai chân và có giai đoạn cả hai tay trong xà lim số 5. Phải nói là tôi bị gông thì đúng hơn. Nếu quý vị được nhìn thấy những tội phạm của thời phong kiến bị gông như thế nào thì chúng tôi bị gông như thế nấy. Chỉ có khác là nhà tù Cộng sản không gông cổ mà thôi.

Linh Mục Vàng, một nhà giảng đạo lỗi lạc của Dòng Chúa Cứu Thế, sau khi bị lên án chung thân khổ sai sau vụ và em ruột ngài là Linh Mục Hiệu bị xử tử, đã bị đưa lưu đầy tại trại A-20 Xuân Phước. Khi tôi đã nằm cùm trong biệt giam trong phòng số 5 được 2 năm thì một hôm Linh Mục Nguyễn Văn Vàng lúc ấy từ trại lao động bị đưa vào xà lim số 6, bên cạnh xà lim tôi bị giam.

Khi còn ở ngoài trại lao động, ngài là đối tượng theo dõi của đám an ninh trại giam, nhất cử nhất động đều không qua mắt được một giàn ăng ten dầy đặc vây quanh vị tu sĩ Công giáo này. Bọn an ninh trại nói thẳng ra rằng nếu chúng bắt gặp bất cứ tù nhân nào liên hệ với Linh Mục Nguyễn Văn Vàng, sẽ cùm ngay.

Tôi là một Phật tử, nhưng mối liên hệ với Cha Vàng khá thân thiết và chúng tôi thường đàm đạo với nhau vào mỗi ngày sau giờ cơm chiều trước khi điểm số để vào buồng giam, không chấp lệnh của trại. Có lẽ đây là lý do bọn an ninh trại đưa tôi đi “nghỉ mát” trước và 2 năm sau họ đưa Cha Vàng và một vài anh em nữa vào những chiếc hộp nhỏ ở ngay say nhà bếp của trại A. Trại tập trung A-20 ở Xuân Phước thường được chúng tôi gọi là trại trừng giới (danh từ có từ thời Pháp thuộc để chỉ những trại có quy chế trừng trị tù nhân khắt khe). Cục Quản Lý Trại Giam của Cộng Sản thì gọi những loại trại này là Trại Kiên Giam. Tại sao chính quyền Cộng Sản gọi những trại được đánh mã số bằng chữ A và tiếp theo là một hàng con số? Thật ra thì rất ít người được biết lý do tại sao lại gọi A-20 là một trại kiên giam nếu không có dịp bị gọi đi thẩm cung nhiều lần trước khi được “gởi” vào những chiếc “hộp” ở Xuân Phước. Sau biến chuyển đánh dấu bằng việc Trung Quốc tấn công 6 tỉnh sát biên giới Việt Trung năm 1979, Cục Trại Giam được lệnh thực hiện một kế hoạch gọi là “Phương Án 4”, nghĩa là thực hiện một kế hoạch tuyển lựa tất cả những thành phần cứng đầu “không thể cải tạo được nữa” để đưa vào những trại A và trại Z. Kế hoạch này là tác phẩm của một viên Ðại Tá về sau này trở thành một tướng lãnh công an tên là Hoàng Thanh (có lẽ là bí danh). Hoàng Thanh đã thẩm cung chúng tôi và rất nhiều tù nhân khác mấy tháng trước khi tôi bị chuyển trại về A-20. Lần sau cùng là vào mùa Thu 1979, khi thẩm cung tôi lần chót, ông ta cười cười nham hiểm nhưng nói huỵch toẹt: “Tôi biết chắc chắn là khi chuyển về trại mới, các anh không còn ngày ra. Cho nên tôi khuyên các anh là tốt nhất nên ngoan ngoãn để hưởng khoan hồng của nhà nước, nói chung là được mang vợ con các anh lên lập nghiệp ở đây cho gần. Khu vực trai giam sau này sẽ trở thành một đập nước và một thị trấn. Chúng tôi muốn thiết lập một trong những tiểu Siberia. Bây giờ, tôi thấy không còn cần phải giấu giiếm gì các anh nữa”.

Trại A-20 lúc đầu (1979) có tới 4 trại được đánh số A, B, C, D, ở cách nhau trên dưới 5 cây số. Trại A được xây hoàn toàn bằng bê tông cốt sắt tường, bệ nằm, vườn rau ao cá dưới những rặng dừa xanh tốt. Nhưng bên trong những dãy nhà gạch, mái ngói đỏ au đó là những phương thức câu thúc thân thể và tinh thần không khác dưới các trại giam ở Siberia dưới thời Stalin mà phần lớn người đọc sách ở Miền Nam Việt trước 1975 đều biết qua cuốn “Quần Ðảo Gulag” của văn hào Solzhenitsin. Tôi sẽ có dịp nói đến chuyện này trong một bài viết khác. Bây giờ tôi quay lại chủ đề của bài viết này.

Những người xây dựng trại Xuân Phước là ai? Cái oái oăm của lịch sử mà chúng tôi gặp phải chính là ở chỗ: Trại tù này lại do chính bàn tay của những người từng được di tản tới Guam trước ngày 30-4-1975, sau đó lại biểu tình đòi trở về lại Việt Nam bằng tầu Việt Nam Thương Tín, tạo dựng lên. Lúc chúng tôi được chuyển trại về đây thì có một số vẫn chưa được trả tự do. Chạy nạn Cộng Sản tới Guam, rồi vì những lý do riêng biệt hầu hết là vì gia đình còn kẹt lại, trong cơn hoang mang và đau khổ tột độ, tình cảm che lấp lý trí và bị kích động, họ đòi quay trở về với lý do xây dựng lại quê hương sau chiến tranh. Nhưng người Cộng Sản thừa hiểu, những người tị nạn này quay trở về chỉ vì có người còn vợ con, có người còn mẹ già không có người săn sóc, có người hoảng loạn bỏ lại vợ mới cưới, người tình đằng sau. Cho nên, Cộng Sản mở một cuộc đón tiếp để quay phim chụp hình và sau đó đẩy tất cả đàn ông vào khu rừng Xuân Phước và bị buộc phải xây dựng nhà tù này để chính quyền Cộng Sản giam giữ chính những đồng đội của mình. Tôi đã có rất nhiều dịp tiếp xúc với họ, nên hiểu được tấm lòng của họ và thấy họ đáng thương quý hơn là đáng trách. Một sĩ quan xưng là quản gia cho tướng Nguyễn Cao Kỳ tâm sự với tôi: “Cậu tính coi, lúc đó vì hoang mang đi gấp không kịp lôi vợ con và bà mẹ già theo. Ðến Guam, cứ nghĩ đến họ, làm sao nuốt nổi miếng cơm chứ. Tôi biết nhiều người không thể thông cảm được lý do tôi trở về, trong đó có thể có cả vợ con tôi nữa, nhưng đành chịu vậy. Cho nên dù bị đẩy vào hoàn cảnh khốn nạn như thế này, tôi vẫn thấy lương tâm yên ổn hơn”.

Tôi không có ý định nói chi tiết về vụ này mà muốn trở lại cái đêm Noel trong xà lim số 6. Xà lim là tiếng dịch theo âm Việt Nam của “cellule” (tiếng Pháp), xuất hiện trong văn chương và báo chí từ thời Pháp thuộc. Thực ra nếu tra tự điển tiếng Anh Việt hay Pháp Việt, chữ cell hay cellule đều có nghĩa là “tế bào”. Trong các trại tù của những quốc gia theo chủ nghĩa tư bản cũng như chủ nghĩa cộng sản, hoặc các quốc gia dân chủ tự do, những “tế bào” vẫn được hiểu là những phòng biệt giam cá nhân để trừng phạt những tù nhân nguy hiểm. Những phòng biệt giam cá nhân này thường được xây dựng theo một tiêu chuẩn giống nhau: Không gian nhỏ hẹp của chúng phải đáp ứng được nhu cầu trừng phạt cả thể xác lẫn tinh thần người tù. Riêng tại các trại cải tạo do người Cộng Sản dựng lên, những phòng biệt giam cá nhân được gọi bằng một nhóm từ “nhà kỷ luật”. Trại A ở A-20 Xuân Phước có một dãy 10 phòng biệt giam cá nhân, mỗi phòng như vậy giống như một cái hộp với bề rộng 3 thước, dài 3 thước, cao 6 thước, xây dựng bằng vật liệu bê tông cốt sắt, kín mít chỉ có một lỗ tò vò nhỏ ở cánh cửa trước để cho vệ binh kiểm soát tù nhân ở bên trong. Ở phía trong mỗi xà lim cá nhân, có hai bệ nằm song song, cách nhau bằng một khoảng hẹp khoảng nửa thước. Người tù nằm trên bệ quay mặt ra phía cửa hai chân bị cùm chặt bằng một cùm sắt (trong hình), có nhiều trường hợp bị cùm cả hai chân hai tay.

Nhưng cùm như thế nào? Có phải là cùm bằng còng số 8 như ta thấy cảnh sát Mỹ còng tay phạm nhân để giải giao về sở cảnh sát không? Thưa không phải như vậy! Làm gì chúng tôi lại được ưu đãi đó. Loại còng trong những xà lim mà tôi trải qua suốt 5 năm liên tiếp tại A-20 trong rừng Xuân Phước là “cùm Omega”. Tại sao lại gọi loại cùm này bằng cái tên của một hiệu đồng hồ rất nổi tiếng là đồng hồ Omega. Hai cái vòng sắt để khóa hai chân người có hình thù giống y chang logo của đồng hồ Omega (minh họa của Bùi Ánh). Khi bị còng trong xà lim, người tù cải tạo bị đẩy ngồi lên bệ nằm, duỗi thẳng hai chân. Viên cán bộ an ninh trại giam sai một trật tự lấy ra một lô vòng sắt hình ký hiệu omega ra và ướm thử vào cổ chân người tù. Nếu đám an ninh trại giam không có ý định trừng phạt nặng tù nhân cải tạo thì họ ra lệnh cho trật tự lấy hai vòng omega vừa vặn với cổ chân người tù cải tạo. Ngược lại nếu họ muốn trừng phạt nặng và muốn làm nhiễm độc thối chân người tù, họ tra vào cổ chân tù cải tạo hai vòng omega nhỏ hơn vòng cổ chân rồi đóng mạnh xuống. Khi cổ chân người tù lọt vào được chiếc vòng omega, nó đã làm trầy trụa một phần hay nhiều phần cổ chân người tù. Sau đó, họ tra vào bên dưới một cây sắt dài qua bốn lỗ tròn ở hai vòng omega, một đầu cây sắt ăn sâu vào mặt tường trong, đầu phía ngoài của thanh sắt được xỏ qua một chốt được gắn thật sâu xuống cạnh bên ngoài của bệ nằm. Một cây sắt khác ngắn hơn, một đầu được uốn tròn, đầu kia của cây sắt này được đánh dẹp và khoan một lỗ nhỏ. Khi hai thanh sắt này được khóa chặt với nhau thì một đầu của cây sắt dọc sẽ xuyên qua một lỗ nhỏ tường phía trước, thò ra ngoài một đoạn. Chỉ việc tra một cái khóa vào đầu phía ngoài ấy của thanh sắt dọc là tất cả hệ thống trên sẽ tạo thành một cái cùm thật chặt khó lòng một người tù nào có thể mở khóa, vì mấu chốt để tháo cùm là ổ khóa bên ngoài. Phải mở được ổ khóa bên ngoài thì mới mở được cùm.

Có bốn mức cùm dành cho một tù cải tạo khi họ bị biệt giam ở trại Xuân Phước: mức độ 1: Cùm một chân phải, mức độ 2: Cùm một chân trái, mức độ 3: Cùm hai chân, mức độ 4: Cùm hai chân hai tay. Tôi đã trải qua mức độ 4 trong 8 tháng liên tiếp, sau đó giảm xuống mức độ ba, rồi lại tăng lên mức độ 4 trước khi giảm xuống mức độ 3, 2 rồi 1. Khi còn bị cùm mức độ 4, ngoài hai bữa ăn và ban đêm, tôi được tháo cùm 2 tay, thời gian còn lại lúc nào tôi cũng phải ngồi cong như con tôm luộc vì kiểu cùm độc ác này. Sở dĩ tôi được giảm xuống mức độ 3 rồi trở lại mức độ 4 chỉ vì một sự kiện: Sự can thiệp của Hội Ân Xá Quốc Tế để thả tôi ra. Khi hai thành viên của Hội này là bà Frederick Fuchs (người Bỉ) và ông Pierre Carreaux (cựu chiến binh người Pháp) từ Belgique bay qua Bangkok với một danh sách 14 ký giả, phóng viên bị trả thù bởi chế độ mới tại Việt Nam và đòi đến Hà Nội để được gặp mặt những người này. Chỉ có bà Fuchs là được vào Hà Nội, nhưng bà chỉ được nhận hồ sơ can thiệp và được phép thăm bà mẹ tôi tại Saigon chứ không được đến trại A-20 gặp mặt tôi. Khi bà Fuchs đòi chiếu khán ở Bangkok để vào Hà Nội trùng vào thời điểm tôi được tháo cùm hai tay và thời gian bà Fuchs rời Hà Nội trùng thời gian tôi bị trở lại mức cùm số 4. Trước khi tôi được tháo cùm hưởng ân huệ ở mức độ 2, thì một phái đoàn do Hoàng Thanh hướng dẫn từ Hà Nội vào “thăm” A-20. Ông ta lôi một lô những người tù cải tạo đang nằm trong biệt giam tại trại A cũng như B ở A-20 ra thẩm cung. Tôi được một trong những thẩm vấn viên cho xem bản sao những lá thư can thiệp đòi thả tôi, và 13 ký giả khác trong đó có kèm theo cả những lá thư của bằng hữu và đồng nghiệp với tôi ở Pháp, trong đó có thư của ông Trần Văn Ngô tức ký giả Từ Nguyên, một cựu phóng viên của Việt Tấn Xã thuộc lớp đàn anh chúng tôi. Sau đó anh ta nói thẳng với tôi: “Bọn mày thấy đấy, mấy thằng Tây này kể cả mấy thằng ký giả Việt gian chạy trốn tổ quốc không thể đánh tháo chúng mày được. Khôn hồn thì chịu cải tạo để không bị chết trong cùm. Suốt đời chúng mày sẽ không ra khỏi cái thung lũng này được đâu. Ân Xá Quốc Tế hả, còn khuya bọn nó mới làm gì được chúng tao”. Tôi không trách gì việc can thiệp này mà lại còn vui là đằng khác, bởi vì nó củng cố cho tôi một niềm tin và thấy được tấm lòng hào sảng của bạn bè đồng nghiệp ra được nước ngoài. Tôi thành thật tri ân họ.

Những ngày tiếp theo, tôi bị nâng cùm ở mức độ 4 và bị cắt khẩu phần ăn xuống chỉ còn bằng một nửa so với các anh em bên ngoài, nghĩa là chỉ còn mỗi bữa ăn 150 grams. Nếu tính chi ly ra thì 150 grams thực phẩm mỗi ngày gồm khoảng 5 lát khoai mì khô luộc và một muỗng cơm, tất cả chan đẫm nước muối và được phát cho nửa ca nước một ngày. Ăn mặn và uống nước ít, người rất dễ bị phù sẽ ảnh hưởng tới thận. Trong tù mà bị thận thì kể như tàn đời. Cho nên ăn lúc đó trở thành ít quan trọng hơn dù lúc đó chúng tôi đã là lũ ma đói. Cái khát triền miên đã che đi cái đói. Nếu tôi muốn ăn được khẩu phần dành cho người đang bị trừng phạt phải dùng ít nhất nửa phần nước để rửa bớt cái mặn của nước muối được chan vào cơm và khoai mì. Tôi không dám hy sinh những muỗng nước quý như vàng lúc đó để rửa phần khoai. Tôi nghĩ chỉ có cách nhịn, nhưng càng đói lả đi thì mồ hôi ra như tắm, một tình trạng hết sức nguy hiểm. Cha Vàng thấy tôi lả đi, ngài đập cửa báo cáo nhưng đám cán bộ của nhà kỷ luật im lặng, coi như không có chuyện gì xảy ra. Buổi trưa hôm đó, cha Vàng nẩy ra một ý kiến. Ngài nói: “Anh không thể tránh ăn mãi như thế. Nếu Chúa che chở cho mình, phù cũng không chết. Bố tự trách không nghĩ ra việc hy sinh nửa ca nước của bố cho anh. Khoai mì ít ngấm nước muối hơn. Bố sẽ hy sinh nửa phần nước để anh rửa khoai mì cho bớt mặn”. Tôi khước từ: “Bố (trong tù chúng tôi đều gọi tất cả các tu sĩ của các đạo giáo là bố hết) lớn tuổi sức chịu đựng yếu rồi, nhịn khát như con không được đâu”. Ông cười: “Sao biết không được, đã thử đâu mà biết không được”. Tôi chọc ngài cho bớt căng thẳng: “Thế bố đã thử chưa mà khi đi giảng đạo có lúc bố nói về hạnh phúc lứa đôi”. Cả hai chúng tôi đều cười vang. Cha Vàng nói: “Ê này, để bố nói cho anh nghe chuyện này. Bố dù là linh mục thì cũng là người, con tim cũng rung động như mọi người khác, nhiều lúc bố cũng muốn thử. Những lúc như thế mình phải tranh đấu với chính bản thân mình ghê lắm để đừng vượt rào đi ăn tình. Ðiều này cũng cần can đảm mới làm được. Tín đồ kính trọng người tu hành là kính trọng sự can đảm ấy, kính trọng sự vượt qua để phụng sự, chứ nếu giống như thường tình thì nói gì nữa”.

Vâng thưa quý vị, giải pháp của Cha Vàng đã khiến cho một tuần, hai tuần, ba tuần qua đi nhanh và vô hiệu hóa được sự trừng phạt. Vào tuần lễ thứ tư của cuộc trừng phạt, như một phép lạ, viên cán bộ phát cơm nhà kỷ luật không phải là tên trực trại như thường lệ mà là một anh chàng lạ hoắc. Tù nhân mang cơm cho nhà kỷ luật cũng không phải là Hùng đen mà là Tuấn “sún” ở đội tù hình sự. Thông thường, khi vào phát khẩu phần cho nhà kỷ luật, viên cán bộ trực trại thường mở xà lim có tù nhân “bị gởi” (tù nhân bị ăn chế độ trừng phạt) trước. Nhưng lần này thấy các xà lim được lần lượt mở từ 1 cho đến 9 (số hên?) Xà lim 10 không có “khách”.

Ðến xà lim số 6, cha Vàng đưa hai chiếc bát nhựa và hai ca đựng nước ra trong khi viên cán bộ đích thân mở khóa tay cho tôi. Viên cán bộ này mặc đồ công an không lon lá gì cả nên không biết cấp bậc anh ta. Phát khoai xong, thấy Tuấn “sún” múc một vá nước muối, viên cán bộ nói ngay: “Ít muối thôi, chan đẫm vào, làm sao người ta ăn được”. Ðến phần nước, khi thấy Tuấn “sún” múc đầy cả hai ca, tôi hiểu rằng hôm đó tên cán bộ trực trại có việc gì đó không mở trại kỷ luật được, nên nhờ bạn thay thế. Vì làm thế nên anh chàng này không còn nhớ hoặc không thèm nhớ là trong trại có tù nhân phải ăn khẩu phần dành cho chế độ trừng phạt. Phát xà lim số 9 xong, lại thấy có tiếng chìa khóa mở cửa xà lim số 6 của tôi. Tôi đinh ninh rằng họ quay lại để lấy bớt phần nước nên tôi vội vàng cầm ca nước uống hết. Nhưng không, Tuấn “sún” xách thùng nước đứng ở cửa phòng hỏi: “Có gì đựng thêm nước không”. Tôi nói: “Có” và đưa ca nước ra. Tuấn “sún” đổ đầy hai ca nước, rồi lại hỏi: “Còn đồ đựng nước khác không?” Cả hai chúng tôi lắc đầu. Viên cán bộ xen vào: “Ðổ vào thau cơm cho họ, chiều hay mai lấy ra”.

Hình phạt dành cho tôi chấm dứt vào đầu tháng 11. Tôi đoán hết lý do này đến lý do khán khiến chúng chấm dứt sự trừng phạt đối với tôi. Nhưng cha Vàng nhận định: “Nếu cần phải giết chúng ta, chúng đã tùng xẻo mình ngay từ lúc đầu. Ðoán làm gì cho mệt…”. Cuối tháng 11, cả hai chúng tôi đều được mở cùm cho ra đi tắm, lần đầu tiên sau 3 năm biệt giam. Khi được mở cùm, tôi đứng lên không nổi vì hai chân dường như cứng lại. Cha Vàng cũng nằm trong tình trạng ấy, nhưng ngài mới bị biệt giam hơn một năm nên còn lết được. Chúng tôi bám lấy nhau theo hướng dẫn của trật tự đi ra ngoài giếng được đào bên cạnh một ao cá ngay sau nhà kỷ luật. Thời tiết tháng 11 ở vùng tiền sơn Tuy Hòa đã lạnh lắm rồi. Tôi còn có được một cái áo lạnh tự may bằng cách phá một chiếc chăn len của một bạn tù cho từ năm 1980. Khi được cho chiếc chăn len này, tôi nghĩ ngay đến chuyện may thành chiếc áo giống như áo trấn thủ. Trò may vá trong các trại tù cũng là một thú tiêu khiển và giết thời giờ. Chúng dùng những cọng sắt để làm kim và chỉ thì bằng những sợi rút ra từ những chiếc áo hay quần may bằng bao cát. Chính ở những trò may vá này, chúng tôi học được một bài học: Cùng thì tắc biến. Trước những trò đàn áp, những mưu chước thô bạo quản thúc con người trong các nhà tù cộng sản, vẫn có rất nhiều người vượt qua được cơn khốn khó do bản năng sống còn của họ rất mạnh. Cứ thử nghĩ một người nếu ăn bất cứ con vật gì mà họ bắt được kể cả rít núi, cỏ kiểng, ăn sống cả loại khoai mì H-34 có nhiều chất độc trên đất Hoa Kỳ này, thì chỉ có nước vào nhà thương sớm. Nhưng thời gian dưới các nhà tù Cộng Sản bệnh không có thuốc, ăn bậy bạ mà các tù nhân cải tạo ít bị hề hấn gì. Tôi nghĩ một cách chủ quan rằng chỉ có phép lạ hay bản năng tự tồn của người khi bị đẩy vào cùng quẫn mạnh, mới giúp cho một người tù sống được và có ngày trở về. Một số bạn tù của tôi sau này hay nói đến chuyện sống vì tinh thần, lúc đầu tôi chỉ coi là chuyện vui, nhưng ngẫm nghĩ lại thấy cũng có phần chí lý. Khi một người tù chấp nhận phần xấu nhất về mình, sẽ bất chấp những đòn thù. Vì một người biết chấp nhận phần xấu nhất về mình trong hoàn cảnh lưu đầy, sẽ chẳng còn gì phải suy nghĩ về hiện tại lẫn tương lai, ngày về. Lúc đó nếu Việt cộng có bắn mình một viên vào ngực, có lẽ điều đó được coi là ân huệ hơn là kéo dài cuộc sống của những người tù theo cách nửa sống, nửa chết như thế. Cho nên, người cộng sản có thể tính được nhiều trò đàn áp, hành hạ con người, nhưng không tính được điều liên quan đến bản năng và tinh thần của con người.

Khi chúng tôi ra đến bờ giếng là muốn trở lại ngay xà lim. Còn tắm táp gì trong điều kiện thời tiết này. Thấy Cha Vàng run lên bần bật vì gió lạnh. Ngài lại chỉ mặc một chiếc áo len mỏng bên trong bộ đồ tù, nên tôi cởi chiếc áo trấn thủ và nói: “Bố đưa chiếc áo len con, bố mặc chiếc áo của con vào ngay. Bố phong phanh thế, cảm lạnh bây giờ. Bố nhớ rằng ở đây không có thuốc, mặc chiếc áo này của con đi, bố đưa áo len cho con”. Ông nhất định không chịu, nhưng cuối cùng tôi vẫn lột chiếc áo len của cha Vàng ra và mặc chiếc áo trấn thủ mang bằng chăn len hai lớp của tôi, tôi mặc chiếc áo len của ông. Dĩ nhiên chúng tôi chẳng tắm táp gì được cả, ngồi núp vào bức tường che giếng nước để tránh gió. Cha Vàng ít run rẩy hơn. Ngài đứng dậy và vung tay cử động. Tôi làm theo ngài. Tôi có cảm tưởng cứ mỗi lần vung tay cử động theo kiểu Dịch Cân Kinh thì chúng tôi choáng váng có thể chúi về trước, nhưng đồng thời cũng cảm thấy bớt lạnh. Viên cán bộ trực trại dặn chúng tôi: “Các anh tắm thì tắm, không muốn thì thôi. Nếu không thì ngồi đây phơi nắng (ở Xuân Phước, mùa Ðông thường không thấy mặt trời). Cấm không được liên hệ với ai”. Nói xong, anh ta bỏ đi.

Nói thì nói vậy, nhưng các anh em trong nhà bếp đều là anh em sĩ quan cải tạo, nên cũng tìm cách tiếp tế cho chúng tôi vài miếng cơm cháy, mấy tán đường. L.S, một người Việt gốc hoa, một tỷ phú, vua máy cày trước 30-4-1975 bị đẩy lên trại này sau khi lãnh cái án 20 năm tù sau đợt đánh tư sản mại bản lần thứ nhất, đang được cắt cử coi vườn rau cải. Ông ta từ vườn rau đi khơi khơi, không lén lút gì, đến thẳng chỗ chúng tôi, đưa một gói bánh trong đó có ít bánh bisquit lạt và ít đường tán, và thiết thực hơn là khoảng 10 viên thuốc B1. L.S nói: “Ngộ biếu, bánh đường ăn hết ở ngoài này đi, đừng mang vào chúng nó sẽ tịch thu. Thuốc B1 cần cho các nị lắm á. Cứ ăn từ từ, đừng có lo, nhà nước ‘no’ hết ”. Xong ông ta bỏ đi.

Nhóm người Việt gốc Hoa sống trong trại rất đầy đủ, nhưng đối với chúng tôi, lúc nào họ cũng cư xử đàng hoàng. Những tin tức từ bên ngoài được đem vào trại của họ khá chính xác. A-20 là trại trừng giới nhưng quà thăm nuôi hàng tháng của họ chất đầy chỗ nằm. Mỗi lần thăm gặp họ ở với gia đình cả ngày ở ngoài nhà thăm nuôi cũng được, nếu họ muốn. Nhưng ít khi nào họ hành động như vậy. Môi trường ở A-20 là môi trường tế nhị. Những doanh nhân này đầu óc rất thực tế: Có tiền mua tiên cũng được huống chi đám cán bộ trại giam vốn cũng đói rách. Cái giá của việc khơi khơi đến tiếp tế cho chúng tôi ít ra cũng phải trả bằng 6 tháng biệt giam, nếu bị bắt gặp. Nhưng 6 tháng biệt giam chỉ tương đương với 2 cặp lạp xưởng. Ông là người tù duy nhất ở trong trại có thể trả cái giá ấy bằng lạp xưởng hay nửa bao thuốc lá ba số 5 thay vì vào biệt giam. LS biết chắc rằng buổi tối hôm ấy, tên trật tự (bị án chung thân vì tội cướp có súng) sẽ xuống gọi LS ra cửa sổ buồng giam và xin hai cặp lạp xưởng cho cán bộ nấu xôi. Cho nên, LS đi đâu một lúc rồi ông ta trở lại với cái điếu cày, diêm và nói: “Thuốc lào này say lắm, cẩn thận. Ðừng mang diêm vào biệt giam”. Hút xong thuốc lào, chờ cơn “phê” nhạt dần, tôi chợt nẩy ra ý kiến: “Bố ơi mình giấu 2 bi (tiếng lóng của hai điếu) để đêm Noel hút”. Tôi quấn nhúm thuốc còn lại cho thật nhỏ vào bao nhựa đựng 10 viên B1 và nhét vào gấu quần. Cái gấu quần là chỗ hôi thối của những người tù 3 năm không được tắm, chắc không có ai muốn sờ đến nên có thể an toàn. Biệt giam là nơi cấm hết mọi thứ kể cả thuốc hút nên chúng tôi phải hành động như vậy. Và quả thật, trước khi mang chúng tôi vào lại xà lim, trật tự Hùng đen chỉ khám sơ sơ. Tôi và Cha Vàng đã thắng.

Nhưng vào đến xà lim, sau khi xỏ chân vào cùm, nghĩ lại tôi mới thấy thất vọng: lửa ở đâu mà hút. Thảo luận mãi, Cha Vàng đưa ý kiến, lấy lửa bằng phương pháp của thời kỳ đồ đá. Tôi lại chọc vị tu sĩ Công giáo rất hùng biện này: “Bố con mình đang ở thời kỳ đất sét mà bố nghĩ đến phương pháp của thời kỳ đồ đá”. Cha Vàng cười: “Mày chỉ tầm xàm. Ðứng đắn đấy. Ðêm Noel mình sẽ hút thuốc lào, bố có cách rồi”. Sau đó cha Vàng giảng giải cho tôi cách lấy lửa “thời kỳ đồ đá”. Vị tu sĩ nói như giảng đạo: “Này nhé, con có biết rằng nền văn minh ngày nay đến từ việc phát minh ra lửa. Lửa chế ngự đời sống con người khi họ thoát ra thời kỳ ăn lông ở lỗ… Con người thời kỳ đồ đá đã biết dùng đá chọi vào nhau cho đến khi xẹt lửa. Những tia lửa đó rớt xuống đám lá khô dễ bắt lửa và họ thổi cháy thành ngọn lửa”. Cha Vàng nói: “chỉ cần một thanh vỏ tre và áo mục”. Tôi hỏi Cha Vàng: “áo mục thì có sẵn, nhưng thanh vỏ tre?” Cha Vàng cười: “Bố giao nhiệm vụ cho mày nếu bị kêu đi thẩm cung, thế nào trước Noel chúng cũng gọi chúng ta ra tra vấn và khám xà lim, một biện pháp an ninh trước những ngày lễ trọng…”. Do kinh nghiệm, cha Vàng nói đúng. Năm ngày trước Noel, trời có nắng, những tia nắng hiếm hoi xuyên qua cửa tò vò vào phòng giam. Ngài vội lấy chiếc áo tù bằng vải thô vá chằng vá đụp, xé hai mảnh nhỏ. Ngài nói: “Ðây là cái áo bố đã giặt rất sạch trước khi vào đây, để làm con cúi lấy lửa khi cần. Xé nó ra phơi cho thật khô. Cuộn lại cho chặt thành một cuộn bằng ngón tay cái. Dùng móng tay đánh tơi một đầu, đánh thật tơi cho đến khi sợi vải ở đầu con cúi xuất hiện một lớp bông. Dùng miếng vỏ tre thật mỏng luồn nó vào cái khe hẹp để gắn quai dép lốp rồi kéo cho đến khi thanh tre nóng bỏng. Hơi nóng của bột tre dính trên mặt bông của con cúi, lửa sẽ ngún và thổi nhè nhẹ vết lửa sẽ loang ra, chỉ cần thổi nhẹ là lửa sẽ bật lên”.

Nghe Cha Vàng nói tôi tưởng là ngài nói chuyện thần thoại. Nhưng do vẫn nghĩ đến phép lạ, nên tôi nghe theo lời ngài. Tôi nghĩ đây là một trò vui và cũng là dịp tự thử thách mình. Ðúng như dự đoán, trước Noel 1984 ba ngày, lần lượt chúng tôi bị kêu ra ngoài thẩm cung và xà lim bị khám xét rất kỹ. Nhưng họ vẫn không phát giác ra được mấy điếu thuốc lào và thuốc B1 tôi giấu trong lai quần. Có lẽ do người hôi thối quá, nên anh cán bộ nào cũng sợ mó vào quần áo tôi. Chỉ còn thanh tre mỏng. Tôi nghĩ ra một kế nên báo cáo cán bộ cho xin một thanh tre mỏng mang vào xà lim để làm dồ cạo lưỡi. Viên cán bộ hỏi tôi: “Lưỡi anh làm sao?” Tôi nói: “Ðóng bợn ba năm rồi không được cạo, nên xin cán bộ”. Anh ta không nghi ngờ gì cả nên gật đầu: “Nhưng tre ở đâu ra?” Tôi nói ngay: “Ở nhà bếp chắc có”. Anh cán bộ gọi trật tự Hùng đen: “Xuống nhà bếp bảo họ cho tôi một vỏ tre cạo lưỡi cho anh này”. Tôi lại gặp may lần nữa. Mấy anh em nhà bếp tưởng làm cây cạo lưỡi cho cán bộ nên họ làm rất kỹ và tôi có một thanh cạo lưỡi bằng vỏ tre khô dài khoảng 2 gang tay.

Sau khi trở lại xà lim, tôi bắt đầu thực tập ngay. Tháo một quai dép lốp ra, tôi luồn thanh tre vào và dùng hai tay kéo cưa. Thấy nóng thật, tôi ra sức kéo mạnh. Cha Vàng vội can: “Kéo từ, thở ra hít vào đều, ít ra cũng một tiếng đồng hồ”. Tôi lại chọc cha Vàng: “Bố ơi, mình đang ở thời kỳ đồ đất mà kéo như thế này, chắc phải ăn 5 phần khoai mì may ra mới bù lại được. Ðồ đất dễ vỡ lắm!” Vị linh mục cười hiền lành: “Thôi dừng có nói nữa, anh nói nhiều xì hơi còn sức đâu mà kéo”.Trong khi tôi đánh vật với chiếc dép và thanh tre, thì Cha Vàng móc trong tay nải lấy hai miếng vải đã phơi khô ra và làm thành một con cúi. Ông chà một đầu con cúi xuống sàn rồi lấy móng tay út lúc đó đã dài như móng tay của mấy bà người Tàu bó chân, khẩy khẩy cả tiếng đồng hồ vào những thớ vải lúc đó đã hơi bung ra. Ðến khi thấy mệt, mồ hôi ra như tắm, tôi nói với Cha Vàng: “Con chịu thua rồi bố ơi, mệt quá”. Cha Vàng khuyến khích: “Ðừng ngừng, tiếp tục để bố thử coi”. Tôi tiếp tục kéo. Bột tre đã văng ra có thể nhìn thấy trên sàn. Khi Cha Vàng lựa thế đưa cúi vào thì tôi gia tăng tốc độ. Cha Vàng reo lên: “Hơi ngún rồi, tại chưa bén than vì anh kéo chưa đủ đô”. Quả thật tôi cũng thấy một chút khói bốc lên. Ngày hôm sau, chúng tôi lại thử, một cuộc chạy đua tiếp sức của hai người. Ðể con cúi vải xuống sàn, tôi và Cha Vàng thay phiên nhau kéo, từ 9 giờ sáng cho đến hơn 11 giờ thì “phép lạ” đã đến. Ðầu con cúi bắt đầu ngún và có khói, có nghĩa là bột tre nóng quá độ đã khiến cho lớp bông nhẹ trên con cúi bén lửa. Một lát sau khi thấy xuất hiện những đốm hồng, Cha Vàng thổi nhẹ nhẹ, vết lửa lan ra, trang sử của mấy ngàn năm trước được lật lại. Cha Vàng tiếp tục thổi nhẹ để nuôi dưỡng ngọn lửa. Và khi đã ngủi thấy mùi khét của vải, ngài thổi hơi mạnh. Ngọn than hồng lan rộng ra hơn và cuối cùng chỉ cần một hơi nhẹ, ngọn lửa bùng lên. Vị tu sĩ nhìn con cúi vải có than hồng giống như một điếu thuốc lá mới được đốt lên, rồi cười vang: “Mình thắng”. Ngài lục trong tay nải một miếng giấy châm vào cúi vải, ngọn lửa lan sang đóm giấy. Xong, cha nắm chặt tay tôi giơ lên cao như một võ sĩ được trọng tài nắm tay giơ cao sau khi đấm địch thủ đo ván.

Chúng tôi ngồi nghỉ một lát, sau đó Cha Vàng nói: “Chúng ta đã học xong bài học lúc bố đã ngoài 50, còn con đã 33 tuổi. Nhưng tự bố, bố thấy chúng ta xứng đáng với bài học ấy. Ðó là kiên trì đạt mục tiêu trong hoàn cảnh khó khăn nhất”. Ðúng vào tối 24-12-1984, trước khi Cha Vàng cử hành thánh lễ nửa đêm trong xà lim số 6, chúng tôi đã hút mỗi người một điếu thuốc lào. Hút bằng một miếng giấy cuộn tròn như loa kèn và ngậm nước. Hút như thế, miệng mình chính là cái điếu, và cũng có tiếng kêu, cũng chếnh choáng say như khi hút bằng điếu cày. Chỉ có điều khác với hút thuốc lào bằng điếu cày: Sau khi hút phải nhổ nước đi. Trong hoàn cảnh tôi và Cha Vàng lúc đó thì hơi tiếc vì chúng tôi thiếu nước uống kinh niên.

Kể từ ngày sống cùng một xà lim với Cha Nguyễn Văn Vàng, tôi học được nhiều điều. Trong suốt thời gian này, ngài giảng cho tôi bộ Tân Ước. Dù tôi là một Phật tử, nhưng nghe một nhà truyền đạo Công giáo chuyên môn giảng kinh, nên bộ Tân Ước đã củng cố những lập luận sau này của tôi rất nhiều. Quan trọng hơn hết, đó chính là kỷ niệm với một tu sĩ mà tôi kính trọng.

Tháng 4-1985, Cha Vàng lâm bệnh vào lúc sức khỏe của ngài đã quá yếu. Có lẽ ngài đã kiệt sức, sốt cao rồi đi vào hôn mê. Tôi đập cửa kêu cấp cứu suốt ngày, nhưng lúc tên trực trại chịu mở cửa để cho một y sĩ vào khám bệnh, thì mọi việc có vẻ quá muộn. Hai viên trụ sinh không đủ khả năng làm Cha Vàng tỉnh lại. Vào đúng lúc cả hai chúng tôi đều cảm nhận được mùa Giáng Sinh đã trở lại thung lũng Xuân Phước qua tiếng chuông của một nhà thờ dường như ở cách chúng tôi xa lắm vọng về trong đêm lạnh giá và u tịch. Linh Mục Nguyễn Văn Vàng qua đời ngay trong xà lim số 6. Trước đó, dù yếu và bệnh, ngài đã bàn với tôi là làm sao có được bánh thánh lúc ngài làm lễ nửa đêm trong Noel 1985 mà con chiên duy nhất trước ngài lúc đó lại là một Phật tử như tôi. Nhưng mơ ước của Ngài không thành, kể cả việc lớn trước đó là lập lực lượng võ trang để mong lật ngược lại tình thế của một đất nước vừa chìm đắm trong luồng sóng đỏ. Nhưng dù ngài đã mất đi, trong suy nghĩ của tôi cho đến bây giờ, Linh Mục Nguyễn Văn Vàng vẫn là một ngọn lửa, âm thầm cháy như con cúi vải ngày nào bỗng bùng lên soi sáng cái không gian tăm tối của tất cả những xà lim đang hiện diện trên đất nước Việt Nam.
 
Sống - Chết, Chết - Sống
Anmai, CSsR
07:56 12/05/2010
SỐNG - CHẾT, CHẾT - SỐNG

Quy luật hết sức tự nhiên của con người là con người có sống thì ắt cũng đến ngày nào đó phải chết. Thế nhưng, là con người, sống như thế nào thật là quan trọng và quan trọng hơn nữa là chết như thế nào ? Chết lành hay chết dữ ? Chết trong lòng bàn tay của Thiên Chúa hay trong lòng bàn tay của thế gian ?

Ở đời, có những người sống nhưng người ta đã coi như là đã chết nhưng ngược lại, có những người tạm coi như là chết nhưng kỳ thực họ đang sống và sống một cách viên mãn. Cách riêng, với người kitô hữu thì đặc biệt hơn nữa, có những người vì danh Chúa phải chết và có thể dưới con mắt của thế gian là chết nhục nhã nhưng trong Chúa họ đang hưởng vinh phúc Nước Trời.

Trải dài dòng chảy của lịch sử cứu độ, có những người vì Công Lý, vì Sự Thật và vì Tin Mừng đã chết và chết một cách nhục nhã. Cũng chẳng ngạc nhiên gì khi nhìn thấy những cái chết như vậy. Những cái chết như vậy hết sức bình thường vì lẽ Công Lý, Sự Thật và Tin Mừng thì ngược với những gì gọi là thế gian, là gian dối, là độc ác.

Nước Trời thì đương nhiên phải đối nghịch với thế gian. Người ta đã dùng hai chữ “thế gian” để chỉ về thế giới tạm bợ ở trần gian. Thế giới tạm bợ ấy vẫn chạy theo những giá trị của trần gian. Những giá trị trần gian thì mau qua chóng tàn và thật hão huyền. Nước Trời, nơi đó gồm những con người yêu Công Lý, yêu Hoà Bình và yêu Sự Thật ngự trị. Thủ Lãnh của Nước Trời là Đấng Công Chính, là Sự Thật, là Bình An. Thủ Lãnh Nước Trời mời gọi công dân Nước Trời sống thật, sống công chính như Thủ Lãnh Nước Trời đã sống. Ngược lại Thủ Lãnh của thế gian lại yêu thích và mời gọi những người khác sống theo đường lối của mình nghịch với đường lối của Nước Trời.

Nếu dừng lại, nghiền ngẫm những tranh Thánh Kinh, chúng ta thấy có bao giờ Tin Mừng của Chúa lại thoả hiệp với thế gian. Những ai sống mầu nhiệm Nước Trời đều bị thế gian phỉ báng và loại trừ.

Chỉ cần mở những trang Tân Ước thôi, bằng chứng sống của một Gioan Tẩy Giả vẫn còn đó. Vì không thoả hiệp với con người gian dâm là Hêrôđê nên ông đã bị mất đầu. Với thế gian, với những người cùng thời thì Gioan Tẩy giả chết nhưng với Thiên Chúa, Gioan đã đi vào cõi Vĩnh Hằng, vào Nước Chúa. Nếu như Gioan thoả hiệp cho hành động gian dâm của Hêrôđê thì Gioan sẽ được sống và được sống dồi dào nhờ những bỗng lộc do Hêrôđê mang lại. Gioan là một hình ảnh tuyệt đẹp cho một đời sống Công Chính, một đời sống bảo vệ Công Lý và Sự Thật.

Gioan Tẩy Giả cũng chính là Gioan Tiền Hô, Gioan Tiền Hô đã tiên báo Con Một Thiên Chúa sẽ xuống thế làm người. Con Một Thiên Chúa đã xuống thế làm người thật và cũng đã chết thật. Đặc biệt, nơi cái chết của Con Một là một cái chết bất công, một cái chết oan khiêm. Con Một - Đấng không hề biết tội là gì - nhưng đã chết vì tội lỗi, chết thay cho con người gian dối.

Cũng như Gioan, cái chết của Chúa Giêsu dưới con mắt người đời thì Chúa Giêsu chết coi như là hết nhưng cái chết của Chúa Giêsu đã mang lại sự sống vĩnh cửu không chỉ cho Chúa Giêsu và cho cả nhân loại. Chúa Giêsu chết với tội, chết với thế gian nhưng đã sống trong Thiên Chúa. Không chỉ sống nhưng còn được tôn vinh bên hữu Thiên Chúa như thư Thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Philipphê:

Đức Giê-su Ki-tô
vốn dĩ là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập tự.
Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người
và tặng ban danh hiệu
trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.(Pl 2, 6-9).

Cái chết của Chúa Giêsu - Con Một Thiên Chúa - đã mở đường cho những ai đi theo Sự Thật và sống theo Sự Thật như Chúa Giêsu đã sống.

Trải dài lịch sử cứu độ hơn hai ngàn năm qua, dù đối đầu với biết bao nhiêu sóng gió, biết bao nhiêu thử thách nhưng vẫn có, vẫn có và vẫn có những con người hay nói đúng hơn là những môn đệ đã dám sống, đã chết như Thầy Chí Thánh Giêsu. Những cái chết nhục nhã đối với thế gian như Chúa Giêsu đã chết ấy lại chính là hạt giống gieo vào lòng đất để nẩy sinh nhiều bông hạt khác. Chính những cái chết ấy như là dưỡng chất để nuôi dưỡng để làm triển nở một Nước Trời ngay giữa lòng thế gian đầy gian dối.

Những ngày này, chúng ta đang chứng kiến một cái “chết” của một con người ở độ tuổi 58. Vì lý do “sức khoẻ” mà người con của Chúa phải chết. Thật sự ra mà nói chẳng phải vì sức khoẻ đâu nhưng là vì Tin Mừng, vì Công Lý, vì Sự Thật mà thôi.

Nếu như người con của Chúa này thoả hiệp với một thế gian đầy gian tà thì sẽ chẳng phải chết sớm như vậy.

Tính ra thì người con của Chúa này không phải mất đầu như Gioan Tẩy Giả ngày xưa, người con của Chúa này cũng chẳng phải chịu chết treo thập giá như Con Một Thiên Chúa nhưng đã bị người ta thoả hiệp tước đi “quyền sống” của một con người. “Vì Thầy và vì Tin Mừng mà anh em bị thế gian loại bỏ”, lời ấy ngày hôm nay ứng nghiệm trên cuộc đời của người con Chúa mang tên Giuse Ngô Quang Kiệt.

Người con của Chúa này hình như cũng phảng phất hình ảnh đẹp nơi Gioan, nơi Thầy Chí Thánh Giêsu là bị người đời loại bỏ và đau hơn nữa là “những kẻ chấm cùng một chén với Thầy” đã giơ gót đạp Thầy.

Lời cuối trên thập giá của Chúa Giêsu là lời tha thứ cho những con người hại chết mình. Lời của người con Chúa đứng trước bàn thờ thập tự ngày 7-5 là lời chúc mừng, là lời hết sức trân trọng gửi đến những con người hãm hại mình. Hai tâm tình ấy, hai ngôn lời ấy dù là hai nhưng chỉ là một: yêu thương và tha thứ.

Thật sự ra mà nói thì tất cả những đau khổ ngày hôm nay người con của Chúa vì Công Lý, vì Sự Thật, vì Tin Mừng đáng chịu cũng chỉ thêm vào những đau khổ mà ngày xưa Chúa Giêsu chưa chịu như tâm tình của Thánh Phaolô. Những đau khổ của người con Chúa này như là đang chia sẻ, đang thông phần những đau khổ xưa kia của Thầy Chí Thánh Giêsu. Và vì vậy, con đường mà người con của Chúa này là con đường hết sức đẹp.

Vốn dĩ là con người, chúng ta, những người thân yêu thì ai ai cũng đượm một chút buồn, một chút lệ trước sự “ra đi” của người con của Chúa này. Thế nhưng, dừng lại một chút trong lòng tin, chúng ta sẽ nhận ra đây là hồng phúc lớn lao mà Thiên Chúa đã dành cho công dân Nước Trời: Giuse Ngô Quang Kiệt.

Giờ đây, trong lòng tin, Giuse Ngô Quang Kiệt đã có tấm hộ chiếu để ra khỏi thế gian đầy gian dối này và đã có visa để đi vào Nước Trời. Không gian và thời gian không còn cản đường Giuse Ngô Quang Kiệt được nữa. Giuse Ngô Quang Kiệt hạnh phúc khi cầm trong tay tấm hộ chiếu ra khỏi thế gian và hạnh phúc hơn nữa khi đường vào Nước Trời đang rộng mở chào đón người công dân hết lòng sống theo Công Lý và Sự Thật.

Người con của Chúa, xét theo khía cạnh của người đời, của thế gian thì coi như đã chết nhưng ở viễn cảnh Nước Trời thì người con của Chúa này đã sống và sống thật viên mãn. Hạnh phúc nhất của người con của Chúa này đã được nếm hạnh phúc Nước Trời ngay cuộc sống khổ hạnh ở trần gian.

Cái “chết” trẻ 58 tuổi đời của người con Chúa chính là đường dẫn vào sự sống đời đời mà Chúa Giêsu đã hứa. Người con yêu Giuse Ngô Quang Kiệt đã chết với thế gian nhưng đã sống đối với Chúa và trong Chúa.

Thật phúc thay cho những kẻ nhắm mắt lìa đời, đã lìa đời trong ân nghĩa Chúa !

Anmai, CSsR

 
Ngày Cha Đi…
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
14:59 12/05/2010
Ngày Cha Đi…
(Tâm thơ dâng Đức Tổng Giuse kính yêu)

Ngày Cha đi thế nhân sầu ứa lệ
Dõi trông theo dáng Hiền Phụ thân thương
Đã kề vai sát cánh những nẻo đường
Cùng đoàn con suốt dặm trường Khổ Nạn

Như chiều xưa, Can-vê bi tráng
Thập Tự hồng giang rộng gọi mời Cha
Hãy bước lên mà đỡ lấy xót xa
Cho bao người đang vật vờ quỵ ngã

Cha ra đi để nỗi niềm trăn trở
Giữa mù đen điểm tựa biết đâu tìm ?
Ngày thì rộng đêm u ám dài thêm
Tội nghiệp chúng con, mong ngày về chính bến !

Tội nghiệp chúng con, oằn mình trong cuộc chiến
Với kẻ thù của Sự Thật, Cha ơi !
Ai tiên phong giữa máu đổ, lệ rơi ?
Ai dũng tâm cất cao lời bênh đỡ ?

Cha ra đi cho sáng danh tình Chúa
Vì yêu thương quên vương miện, hoàng bào
Vì yêu thương quên địa vị sang cao
Vì yêu thương nên vẹn nghĩa anh hào

Dù hôm nay lòng nhân thế cạn sâu
Cha đã bước đi trên con đường thẳng
Ai dám tự hào giương oai chiến thắng
Trước Một Tâm Hồn – Một Nhân Cách Lớn như Cha !

Chúng con tin, Chân Lý sẽ thăng hoa
Đời sẽ ngợi ca lời vị tha ngày ấy
Giữa tan hoang dầm dề máu chảy
Cha đã nói thay, vực dậy thương đau

Chúng con tin ngày mai sẽ tươi màu
Đời sẽ viết tên Cha: Chứng Nhân Hy Vọng
Lịch sử sẽ gọi tên Cha: Người Gieo Mầm Sống
Trên héo tàn và hoang phế niềm tin
Ngọn lửa hồng Cha đã thắp lên
Vẫn sáng bừng giữa muôn tim nồng cháy
Mong ngày mai khi tình yêu thức dậy
Bóng đêm tàn, Hoa Công Lý nở tươi

Chúng con tin ở Chúa, Cha ơi !
Đã dùng Cha như khí cụ tuyệt vời
Nên dấu chỉ cho người đời thấu hiểu:
Đức Ki-tô từ đau khổ lên ngôi

Ngày Cha đi, đắng cay buốt nhói
Chúng con vẫn tin ở phía ngày mai !!!....













 
Hành động và lời nói tiên tri của TGM Ngô Quang Kiệt
Hà Long
17:15 12/05/2010
Hành động và lời nói tiên tri của TGM Ngô Quang Kiệt

Hà Nội - Giáo Hội Việt Nam đang đương đầu với muôn vàn khó khăn: đòi hỏi công lý sự thật, đòi công bằng cho chủ quyền tải sản đất đai, đối đầu với công an dùng vũ lực gây thương tích cho giáo dân và thánh giá bị triệt hạ, v.v… Những ngày qua GHVN như bị đổ thêm dầu vào lửa qua tin giám mục Nguyễn Văn Nhơn được điều động về TGP Hà Nội với quyền kế vị phó TGM. Chủ quan lẫn khách quan mọi tầng lớp giáo dân đều quan tâm đến vận mệnh của TGM Ngô Quang Kiệt, một người rất được kính trọng, yêu mến và cũng là một vị mục tử can đảm đã đốt lên sáng ngời ngọn đuốc công lý để mọi người dõi theo. Giáo Hội Việt Nam thực sự đang lên cơn sốt vì TGM Ngô Quang Kiệt.

Đỉnh cao của sự kiện đã tới với ngày lễ đón Tân Tổng Giám Mục Phó của Giáo phận Hà Nội Phêrô Nguyễn Văn Nhơn vào sáng 7/05, khi Phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh xác nhận: "Không thể phủ nhận được rằng việc bổ nhiệm này đã gây ra một số tranh cãi trong những ngày vừa qua. Có người bi quan cho đó là sai lầm của Toà Thánh Vatican, là dấu hiệu của một Hội đồng Giám mục Việt Nam đang bị phân hoá, bị khuynh loát, thậm chí là một trang sử buồn cho Giáo Hội Việt Nam và cách riêng, cho Tổng giáo phận Hà Nội."

Chúng ta tạm gác sự việc bổ nhiệm phó TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn qua một bên và những ưu tư bức xúc của giáo dân, kể cả những chống đối công khai và ngấm ngầm oán trách, rồi đến việc thu thập hàng ngàn chữ ký gửi lên ĐTC Bênêđictô XVI.

Nơi đây chúng ta được phép tích cực nhìn lại hành động can đảm, lời nói tiên tri và gương sáng phục vụ của TGM Ngô Quang Kiệt tại thủ đô Hà Nội trong thời gian phục vụ vì đàn chiên của mình.

Gương phục vụ tha nhân vì Chạnh Lòng Thương

Điển hình nhất qua cơn lụt thế kỷ vào cuối tháng 10 năm 2008. Các báo chí lề phải theo chủ nghĩa vô thần cộng sản đã phải thốt lên một danh gọi của Kinh Thánh: „Cơn lụt Đại Hồng Thủy“. Ai ai cũng chạy lụt rồi thiếu ăn thiếu uống ngay trong nhà của mình. Người dân Hà thành còn nhớ quan to Phạm Quang Nghị đi tham quan trên bờ đê ở ngoại thành bằng xe xịn, đôi chân khô trong đôi giầy ngoại láng cóng không thấm một vấy bùn và đứng trên đê tay vung vít chỉ trỏ như là một anh hùng đang muốn điều nước thoát cho dân. Khi về đến nhà cao cửa rộng quan Nghị bèn dạy cho dân chạy lụt một bài học nhớ đời qua bài phỏng vấn của báo chí: “Do đang đi kiểm tra dưới cơ sở nên tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa „ỷ lại“ nhà nước lắm. Cứ chờ trên về (nghĩa là quá ỷ lại vào ta, ông quan Nghị), chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm.” Tạm diễn nôm ra là bay bị lụt thì mặc bay đừng có than van với các quan. Nếu có trách là phải trách ông trời đổ mưa nhiều quá mà thôi.

Tin tức về lụt lội trên tivi trở nên rất tiết kiệm và hạn chế làm cho dân chúng không biết đường đâu để chạy lụt, đến nỗi một người dân phải phản ảnh trên báo: mấy cụ lãnh đạo nhà mình cứ thích bưng bít, đến khi không bưng bít được nữa mới thừa nhận lúc đó thì đã muộn rồi, chỉ khổ mỗi dân đen! Ông Phạm Quang Nghị không thể hiểu được người dân khổ sở vì lúc ấy “đi không nổi, lội không xong”. Có lẽ con số nạn nhân chết của lũ lụt tại Hà nội lên cao mới làm cho ông Nghị choáng váng mặt mày: Tính đến hết chiều 3/11, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra 16 vụ tai nạn làm 20 người chết vì mưa lớn gồm: 7 người chết do bị nước cuốn (Ba Đình 1 người; Đống Đa 1 người; Từ Liêm 1 người; Hà Đông 1 người; Mỹ Đức 1 người; Chương Mỹ 1 người, Mê Linh 1 người (có 3 người chưa tìm thấy xác). Dân Hà thành thực sự hoảng hốt vì ra đường thì sợ, ở nhà thì… đói.

Lúc ấy đối với người mục tử Ngô Quang Kiệt hành động ra sao? Không dùng lời nói, chỉ bằng hành động của người mục tử vì đàn chiên bằng cách cụ thể nhất là xắn quần chống gậy lội nước đến nhà dân ủy lạo và chia sẻ nỗi khổ đau của họ. Một tấm gương phục vụ được các trang web công giáo đưa đi nhanh chóng bằng hình ảnh và (nực cười) sau đấy có người bắt chước ngay hành động xắn quần lội nước là ông Nguyễn Minh Triết. Tất nhiên ông được báo chí quảng cáo rầm rộ về lòng phục vụ nhân dân.

Nơi đây chúng ta không cần nhắc thêm đến các hoạt động mục vụ của TGM Ngô Quang Kiệt cho TGP Hà Nội, chỉ cần xem lại đoạn Video ngày lễ khai mạc Năm Thánh tại Sở Kiện với những lời giới thiệu quan khách mạch lạc, trang trọng và nhắc đến tên của từng vị khách Việt và ngoại quốc mà không cần đến một tờ giấy ghi chú thì có thể nhận ra được trí tuệ và cách làm việc khoa học của ngài. Gương mẫu dấn thân chính là nhân tố cơ bản bái ái phục vụ hết lòng của TGM Ngô Quang Kiệt vì ngài sống với khẩu hiệu giám mục “Chạnh Lòng Thương.“

Xóa bỏ cơ chế XIN-CHO

Cơ chế Xin-Cho đang là chiếc dây thòng lọng thắt cổ bước tiến của Việt Nam đồng thời cũng là chiếc cầu tham nhũng cho bọn tham quan ngoi lên sống đời trưởng giả và từ đó đánh mất phẩm chất của người quan chức. Mọi tầng lớp xã hội và tôn giáo đều nhìn ra con mọt ghê tợn quốc gia này. Điều ngạc nhiên hơn cả là từ nơi guồng máy chính quyền cấp trung ương đến địa phương đều „chuẩn bệnh“ rất chính xác ra “con đỉa hút máu“ người dân bằng hai chữ Xin-Cho.

- Thí dụ ngày 7/6/2007, Bộ Nội vụ, Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã tổ chức một hội thảo bàn về „cải cách hành chính Nhà nước“: Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo hướng kiên quyết chuyển giao mạnh các chức năng, nội dung công việc không thuộc chức năng của hệ thống hành chính cho các tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ, dịch vụ công. Tập trung xóa bỏ triệt để hơn cơ chế "Xin-Cho" đối với các lĩnh vực, các cấp hành chính, cơ chế "chủ quản đối với doanh nghiệp Nhà nước".

- Tiếp theo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất giải pháp theo hướng công khai, minh bạch việc khai thác tài nguyên khoáng sản tạo nguồn lực phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững bằng cách xóa cơ chế “Xin-Cho” trong khai thác khoáng sản vào ngày 08/03/2010: Giải pháp để ngăn chặn, một mặt cần nâng cao thuế suất chính là để khai thác hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản. Ngoài ra, các nguồn tài nguyên khác cũng cần đánh thuế, chẳng hạn như tài nguyên nước mà lâu nay các công ty vẫn khai thác nước sạch để bán hoặc làm thuỷ điện không phải trả tiền. Mặt khác, phải thay đổi cung cách quản lý, cụ thể là dùng biện pháp kinh tế thay cho biện pháp hành chính đơn thuần, xóa tận gốc cơ chế "Xin-Cho" trong quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản.

- Đặc biệt trong báo Hà Nội Mới, một cơ quan báo chí thù ghét TGM Ngô Quang Kiệt tận xương tủy vì ngài đã công khai đòi xóa bỏ cơ chế Xin-Cho, nhưng tờ báo này đã có một bài báo tường thuật về „tệ nạn Xin-Cho“ của nền kinh tế và xã hội khi dẫn chứng lời nói của đại biểu Hoàng Văn Lợi (tỉnh Bắc Giang): „Chúng ta cần có cơ chế kiểm soát mức thu nhập của những người làm công, ăn lương, các công chức Nhà nước. Những tài sản mà họ có được nếu vượt quá mức thu nhập hằng ngày thì nhất thiết phải có sự giải trình. Bên cạnh đó, cần triệt để xóa bỏ tận gốc cơ chế Xin-Cho vì ông cho rằng, đây chính là mảnh đất màu mỡ cho tệ tham nhũng phát triển“.

Theo HNM vấn đề chống tham nhũng, lãng phí nếu thực hiện xóa sạch Xin-Cho thì tệ nạn này có thể sẽ được giảm bớt đáng kể. Đó là cái nôi của tiêu cực trong lúc thi hành công vụ mà không luật lệ nào kềm chế được trong guồng máy của csVN. Quan to ăn theo quan to và bé ăn theo bé. Thêm một nhận xét đắng cay của đại biểu Lê Văn Cuông trước quốc hội: "Tình hình tham nhũng, lãng phí thời gian qua không những chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà có biểu hiện hoạt động ngày càng tinh vi, phức tạp. Nhiều vụ án trọng điểm tiến độ điều tra, truy tố, xét xử quá chậm và có biểu hiện "đầu voi đuôi chuột".

Từ việc Xin-Cho mới dẫn đến Vedan rồi lại tiếp theo việc phá hoại môi trường kinh hoàng của Tung Kuang xả chất thải xuống sông Cầu Ghẽ, từ tai nạn sập cầu Cần Thơ rồi lại đến Pháp Vân, mới đây nhất từ vài ngày qua lại xảy ra có thêm hiện tượng lún đường dẫn hầm Thủ Thiêm… Cho tất cả tai họa lớn lao đó từ con người làm ra chưa thấy một người chịu trách nhiệm chính (quan to nhất) thú tội trước toàn dân vì không làm tròn nhiệm vụ quản lý: họ đã dựa vào việc Xin-Cho để đưa đẩy cho nhau rồi cuối cùng kín đáo lẩn tránh trách nhiệm. Chúng ta còn nhớ đến câu nói để đời, tưởng chừng câu nói đùa thế kỷ của Nguyễn Tấn Dũng: “Hơn 3 năm nay tôi làm Thủ tướng tôi cũng chưa xử lý kỷ luật một đồng chí nào.” Các quan to của ông Dũng có thể làm mọi thứ dẫn đến nguy hại cho quốc gia mà vẫn ngồi yên được trên ghế của mình, chỉ cần lãnh đạo chủ chốt dàn xếp nội bộ là xong.

Dân chúng không dám trực tiếp phản kháng cho câu nói đùa trên, nhưng những bình luận nhẹ nhàng chẳng khác nào một cú tát tai vào mặt thủ tướng, cụ thể một nhận xét chính xác nhất về hậu quả của việc Xin-Cho: “Chúng ta đang làm ra rất nhiều loại sản phẩm với sự tham lam và vô trách nhiệm. Ngay cả cái gọi là “sản phẩm người” như xã hội lên tiếng cũng được làm ra với một “công nghệ” sai và một thái độ thiếu trách nhiệm. Vì thế mà chúng ta đã cười ra nước mắt khi có những học sinh lớp 6 mà đọc chưa thông viết chưa thạo. Rồi hàng trăm, hàng ngàn bằng Thạc sỹ, Tiến sỹ không rởm vì chữ ký thật và dấu son thật nhưng người được cấp bằng có một kiến thức rởm. Nhưng điều quái lạ nhất là khi những người có trách nhiệm bắt buộc phải thừa nhận sự thật mà xã hội lên tiếng nhưng lại gọi đó là chuyện “bình thường” hoặc đổ lỗi cho những nguyên nhân bi hài và ngây ngô.”

Sự thật bi hài này đã xảy ra khi được nhắc lại trước UBND Thành Phố Hà Nội vào ngày 20/9/2008 về “Cơ chế Xin–Cho” qua lời phát biểu chân thành của TGM Ngô Quang Kiệt: “… Chúng ta phải công nhận trong những năm gần đây có nhiều điều kiện, thế tuy nhiên khi như thế, khi nói tạo điều kiện vẫn còn mang cái tâm lý xin cho: tức là cái này là ân huệ tôi ban cho anh đó.”

Thế là CSVN gán cho TGM Ngô Quang Kiệt tội phản động, xúi giục các vụ phản kháng, coi thường luật pháp, gây rối trật tự xã hội, phản bội tổ quốc, …

Nếu nhà cầm quyền csVN đã nhìn nhận ra thảm trạng tiêu cực của cơ chế Xin-Cho trong mọi hoạt động từ giáo dục, y tế, công nghiệp, nông nghiệp, xây dưng, môi trường, đất đai, v.v… thì việc “tôn giáo” đòi xóa bỏ cơ chế Xin-Cho cũng là một điều tất nhiên và cần thiết để các tín đồ tôn giáo được tự do hành đạo và phát triển đạo mình.

TGM Ngô Quang Kiệt đã can đảm cất tiếng nói lời chân thành của toàn dân nói chung và của các tôn giáo nói riêng. Lời nói này hoàn toàn đúng sự thật để đưa ánh sáng rọi vào một guồng máy chính quyền đầy dối trá và bao che cho nhau.

Sự thật hiển nhiên nhận ra rằng các vị đại biểu quốc hội hoặc các báo chí đã loan tin chống lại cơ chế Xin-Cho nhưng không đủ can đảm có một lời bênh vực cho ý tưởng tốt của TGM Ngô Quang Kiệt, cho dù người dân đã nghe một lời thú tội rành rành từ miệng Phó Bí thư Thành ủy Sàigòn, bà Phạm Phương Thảo: “Không ít cán bộ còn lạnh nhạt với dân hoặc ngộ nhận quyền lực, hành xử với dân theo kiểu Xin-Cho”.

Có lẽ, đối với csVN việc đòi xóa bỏ cơ chế Xin-Cho đang là tác phẩm rất ‘độc quyền’ của TGM Ngô Quang Kiệt? Ngài đang đơn độc trên cuộc hành trình gian truân này, mặc dù hằng triệu người dân VN, cả giới trí thức lẫn người dân quê, từ thành thị đến thôn quê, từ tôn giáo giáo nhỏ đến tôn giáo lớn và ngay cả nhiều người đảng viên đều nhất quán phải diệt trừ tận gốc con đỉa hút máu Xin Cho. Thế đấy, TGM Ngô Quang Kiệt vẫn độc hành lặng lẽ như chẳng bao giờ có người bạn đồng hành bên cạnh.

Xấu hổ và nhục nhã vì đất nước nhiều tham quan mất phẩm chất

Cuộc thương khó của TGM Ngô Quang Kiệt đã được bắt đầu vào ngày 20/9/2008 tại UBND Thành Phố Hà Nội khi nói ra nguyện vọng chính đáng của một người yêu quê hương cũng như lo lắng cho vận mệnh tổ quốc, có lẽ từ một tấm lòng yêu nước nồng nàn hơn bao nhiêu người khác đang có mặt trong buỗi họp vẫn vỗ ngực tự xưng mình là đảng là dân tộc: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên” và tiếp theo với một tinh thần dân tộc vững vàng: “Người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm, và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng”.

Những tên “sản phẩm người”, bắt đầu từ Nguyễn Thế Thảo trở nên mất tính người, mất lý trí rồi sau đó trơ tráo lôi kéo đồng bọn gồm toàn đảng csVN lẫn truyền thanh, truyền hình, báo chí, từ người lớn đến giới nhi đồng tham gia đánh hội đồng Đức TGM Ngô Quang Kiệt cho những lời chân thành đã bị csVN cắt xén với chủ ý gian lận về sự “nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”

Người dân Việt Nam chẳng cần đi đâu xa, ngay tại thủ đô Hà Nội cũng nhan nhản thấy được các tệ nạn làm cho xấu hổ đến quốc thể. Báo Dân Trí vào cuối tháng 3/2010 đưa tin về tệ nạn hàng rong tại Hà Nội quấy rối trầm trọng du khách nước ngoài. Báo tường thuật một nhóm phụ nữ khoảng 8 người với bình phong là những người làm nghề gồng gánh, buôn bán trên phố, họ trắng trợn ép du khách để lấy tiền bằng các thủ đoạn: ấn quang gánh vào vai du khách, ép chụp ảnh rồi đòi tiền “bo”, chèo kéo khách mua hàng giá cao...

Qua bài tường thuật này đã diễn tả chính xác tâm trạng xấu hổ của TGM Ngô Quang Kiệt vì đất nước khi bài báo viết: Nối tiếp nỗi bất bình của độc giả bốn phương về hình ảnh những “nữ quái” chuyên bắt chẹt du khách ở Bờ Hồ, hàng trăm phản hồi của bạn đọc lại được gửi tới Dân Trí, thể hiện “nỗi thất vọng, xấu hổ” của người Việt Nam với những bạn bè quốc tế.

Một vài phản ánh cụ thể từ độc giả tại Hà thành về tệ trạng hàng rong này, nơi ông Nguyễn Thế Thảo chịu trách nhiệm chính trong UBND thành phố:

- Bạn đọc Nguyen Thi Hanh: Tôi là một người dân sống ở khu vực này nên phải chứng kiến hình ảnh này hàng ngày. Bài báo đã phản ánh đúng nhưng vẫn chưa đủ các mánh lới của nhóm “nữ quái” này. Ngoài chèo kéo, bắt chẹt, tráo tiền, móc túi, trộm cắp của khách nước ngoài, bọn chúng còn ngang nhiên quây khách lại, dọa nạt khách và cướp tiền luôn. Đáng xấu hổ hơn, sau mỗi lần cướp được tiền của du khách, bọn chúng còn trắng trợn khoe nhau ngay tại chỗ như đang khoe một thành tích. Mỗi lần chứng kiến cảnh này, quả thật tôi thấy nhục nhã. Tôi cũng đã từng phản ánh hiện tượng này tới công an khu vực nhưng “không hiểu sao” họ cứ làm ngơ.

- Bạn đọc Lê Thu Hoài: Thật là xấu hổ cho người dân Việt Nam. Một hành động thiếu văn hóa diễn ra giữa Thủ Đô khi chúng ta chuẩn bị kỉ niệm 1.000 năm. Mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để ngăn chặn tình trạng trên. Vì sắp tới nhiều du khách khắp nơi đổ về Trung tâm Thủ Đô để dự lễ kỉ niệm. Tôi mong sớm chấm dứt những hình ảnh xấu này.

- Bạn đọc Ha Hue: Chúng tôi luôn coi Hà nội là niềm từ hào của đất nước. Để xảy ra những hành động như vậy ở giữa trung tâm thủ đô là có tội với nhân dân. Vai trò của chính quyền, của các lực lượng chúc năng ở đâu? Chắc họ không thể không biết. Còn nếu biết mà vẫn để xảy ra thì…

- Bạn đọc Tran Nhan: Thật không thể chấp nhận được những hành động như thế. Các cơ quan chức năng phải nhanh chóng vào cuộc để ngăn chăn, cứu lấy hình ảnh nước Việt Nam trong con mắt người nước ngoài.

- Bạn đọc Dinh Gai: Không chỉ chứng kiến, tôi có một số người bạn, sau khi thăm nước ta, họ đã chia sẻ những cảm giác sợ hãi. Một người bạn tôi nói giống như họ phải sống với người hoang sơ. Chẳng phải chỉ những chuyện ngoài đường mà cả trong quán ăn, phương tiện di chuyển, trường học. Thật là xấu hổ!

- Bạn đọc Nguyen Quang: Chỉ có thể nói là quá xấu hổ, sốc và ghê tởm. Nó nói lên rằng văn hóa, đạo đức của một bộ phận không nhỏ người Việt Nam không chỉ tụt hậu mà còn đi lùi lại so với bạn bè thế giới. Chính quyền đã rất thiếu trách nhiệm! Nếu đặt mình vào vị trí những vị khách du lịch thì không thể tưởng tượng nổi, không những mất tiền mà còn bị ám ảnh.

- Bạn đọc Nguyễn Tuấn Anh: Một thủ đô Văn hóa - Du lịch - Chính trị của cả nước tại sao lại có những hành động, cách cư xử thiếu văn hóa như vậy. Phải chăng đó là sự thờ ơ của xã hội, thờ ơ của các cơ quan có thẩm quyền. Nếu những hành vi thiếu văn hoá, ý thức xây dựng như vậy tiếp tục sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ đẹp của Văn Hóa thân thiện, mến khách không chỉ của thủ đô mà còn là của cả một dân tộc.

- Bạn đọc Khuat Van Mau: Về cảm nhận của cá nhân, tôi cảm thấy rất buổn và xấu hổ vì điều đó và những việc tương tự vẫn xảy ra, không chỉ với người nước ngoài mà cả với người mình. Đối với người nước ngoài làm xấu đi một hình ảnh Việt Nam.

- Bạn đọc Tuan Nguyen: Là một sinh viên Việt Nam đang sống và học tập tại Nga tôi thấy thật sự thất vọng về thái độ cũng như nhân cách của những người đó. Bao nhiêu nỗ lực của người VN ở nước ngoài quảng bá cho VN đã trở thành con số 0 do những hành vi vô văn hóa của những người này. Nếu xét khách quan thì nguyên nhân là do những cá nhân đó, nhưng theo tôi lỗi thực sự là ở các cơ quan chức năng thiếu năng lực, người dân không được đào tạo về nhận thức một cách đầy đủ.


Trong báo Dân Trí đếm được tất cả 20 phản hồi mà đã có 9 phản hồi của độc giả bày tỏ sự xấu hổ và nhục nhã trước bạn bè thế giới về một sự kiện rất nhỏ trong cuộc sống người dân Hà thành.

Xa hơn nữa chúng ta theo dõi tin tức của người Việt sống tại Nga trong bài lược dịch của VietnamNet với tựa đề: Hình ảnh lao động Việt trong mắt người Nga? Bài báo tiếng Nga này được truyền đi cho công luận tại Liên Bang Nga. Là người Việt Nam, ai chẳng xấu hổ và nhục nhã khi phải đọc một đoạn sau nói về những người đang cầm hộ chiếu Việt Nam trên tay:

“Nhân công Việt Nam nhìn chung tuy rẻ, nhưng không thật hấp dẫn với các doanh nghiệp Nga nào làm ăn chăm chỉ, đúng luật. Người Việt trong mắt người Nga chăm chỉ nhưng hay ăn bớt thao tác của quy trình công nghệ (khuất mắt trông coi), khéo léo nhưng tay nghề không cao do dễ thoả mãn với mình (chưa thành tài đã thành tật), có ý thức đoàn kết lẫn với tính cục bộ, địa phương nặng nề, thường ra bộ thẳng thắn nhưng nói năng mập mờ, ấm ớ (темнить), trọng lễ nghĩa nhưng khá tùy tiện trong công việc, và cả trong đời sống, khi ra nước ngoài có xu hướng sống buông thả hơn, thông minh nhưng tư duy thiếu mạch lạc, vừa tằn tiện vừa hoang phí do tâm lý tiểu nông, và do hổng kiến thức cơ bản … Mê tín, hay đốt hương, vàng mã dễ gây hoả hoạn. Người Nga cho rằng người Việt hiện vẫn thuộc về văn hoá “cầu ao”, vẫn hay khạc nhổ, hay tiểu tiện bậy... Các công ty cung ứng lao động Việt Nam thường chỉ chạy thích mở rộng thị phần, không chú ý đến thương hiệu, làm dịch vụ một chiều, thậm chí lấy tiền xong là “đem con bỏ chợ”.”

Tiếp tục dựa theo ý của TGM Ngô Quang Kiệt chúng ta có thể nói thêm về nỗi xấu hổ nhục nhã cho hợp với hoàn cảnh hiện tại:

- Xấu hổ nhục nhã vì không dám chỉ mặt gọi đích danh „kẻ lạ“.

- Xấu hổ nhục nhã vì không bảo vệ được ngư dân của mình trước „kẻ lạ“.

- Xấu hổ nhục nhã để „kẻ lạ“ tự tăng tự tác lởn vởn ngoài vườn (vùng biển) của mình.

- Xấu hổ nhục nhã để „kẻ lạ“ cấm người Việt Nam bước chân vào vùng lưỡi bò là vùng biển của mình.

- Xấu hổ nhục nhã khi nhân viên thi hành phận sự kiểm lâm rồi bị côn đồ phá rừng đánh đập mà các người đồng sự khoanh tay đứng nhìn.

- Xấu hổ nhục nhã vì Việt Nam bị đề nghị xếp vào danh sách các nước hạng 3 về buôn phụ nữ và trẻ em.

- Xấu hổ nhục nhã vì Việt Nam là nơi sản xuất muối ăn mà không cạnh tranh được với muối nước ngoài.

- Xấu hổ nhục nhã vì Việt Nam không đủ khả năng sản xuất được con ốc vít cho công nghệ (đúng với tiêu chuẩn cao quốc tế) sau 35 năm thống nhất.

- Xấu hổ nhục nhã khi viết Welcome thành bảng to tướng WELL COME ngay giữa thủ đô Hà Nội.

- Xấu hổ nhục nhã hơn khi viết Bánh Chưng thì viết thành bánh TRƯNG ngay trước Đền Hùng dịp giỗ tổ Hùng Vương.

- Không xấu hổ nhục nhã sao được khi các loa đài và báo chí cổ võ cho 1.000 năm Thăng Long sẽ hứa hẹn nhiều hoành tráng về tổ chức, nhưng ông Vũ Thế Bình, Vụ trưởng Vụ lữ hành của Tổng cục Du lịch cho là “đáng buồn”, “rất bất ngờ” và “khó nói” vào ngày 30/4 về lượng khách du lịch đến thành phố Hà Nội trong quý 1 vừa qua vẫn giảm đến 7,2% trong khi cả nước tăng 30,6%. Người dân Hà Thành hụt hững lúc nghe biện hộ rất trẻ con của ông Bình: “Một là, Thủ đô quá bận với những việc lớn, tổ chức các sự kiện văn hóa hoành tráng hướng tới Đại lễ nên không có thời gian chăm lo tới những việc… nhỏ”. Thật xấu hổ vì khách du lịch ngoảnh mặt với lễ hội nghìn năm Thăng Long đặc biệt này vì tổ chức và dàn dựng quá kém. Trong một Blog ở VN một bạn phản hồi rất nản lòng: “Cái nước mình nó thế mừ! Hu hu! Càng hò hét, càng tưng bừng, càng lễ đại thì có khi lại kéo tụt mình thấp lùn đi!”

- Xấu hổ nhục nhã to lớn nhất cho vị thủ tướng Việt Nam trên lộ trình đi đến Trung quốc vào ngày 26/4/2010 thì chính thời gian này Trung quốc tuyên bố báo chí cho biết rằng, họ đã bắt đầu cho hai tàu ngư chính 301 và 302 tuần tra thường xuyên ở Biển Đông nhằm hộ tống các tàu đánh cá của họ trong khu vực (biển của Việt Nam). Nếu là một nhà yêu nước biết gìn giữ chủ quyền quốc gia thì ông Dũng phải bãi bỏ chuyến đi để phản đối ra mặt. Còn không, bây giờ phải nhục nhã cúi mặt phục lệnh từ Phương Bắc, việc này cũng đồng nghĩa đưa hai tay dâng biển bảo cho “người lạ” như thủ tướng Phạm Văn Đồng đã làm cách đây vài thập niên dâng công hàm cho Chu Ân Lai vào ngày 14/9/1958.

- Xấu hổ nhục nhã chẳng kém chi so với TT Dũng, mới đây chính tờ báo Quân Đội Nhân Dân đưa tin: “Đại tướng Phùng Quang Thanh đã báo cáo với Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu kết quả bước đầu của chuyến thăm, đặc biệt là cuộc hội đàm giữa Đoàn đại biểu Quân sự cấp cao nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Đoàn đại biểu Quân sự cấp cao nước CHND Trung Hoa”. Nhục nhã quá, đường đường chính chính là vị Bộ trưởng Quốc phòng của một quốc gia có độc lập chủ quyền và đồng thời là một thành viên của LHQ đến thăm Trung Quốc rồi phải làm “báo cáo” với một tên cấp dưới của Tàu nhân dịp kỷ niệm 30-4. Đồng chí Từ Tài Hậu chỉ là vai vế Phó chủ tịch quân ủy TW của “nước lạ”.

Tạm kết

Cơ chế Xin-Cho đang tiêu diệt sức sống và sự vươn mạnh của dân tộc vì Xin-Cho tạo ra nhiều chồng chéo, kém hiệu quả hiện nay, sau cùng nó là bóng mát tuyệt vời cho tham nhũng ẩn mình.

Xấu hổ và nhục nhã trở thành vô cảm đối với 3 triệu đảng viên vì bên cạnh những thành quả hời hợt trước mắt về kinh tế, nhưng rất giàu có cho bản thân của họ và cùng lúc đồng phát sinh sự suy thoái đạo đức và văn hóa trầm trọng trong cuộc sống người đảng viên.

Chẳng lạ gì khi nhà báo Trương Duy Nhất đã viết bài thơ “Nhiều đứa đảng viên phải gọi là thằng” cho lên Blog của ông ngày 27/4/2010 để tố cáo tội trạng của những đảng viên. Vì theo ông đảng viên bây giờ đang phân hóa “sống như vua” và để thấy không phải người tốt nào cũng đều vào đảng. Cuối cùng ông Nhất đã nhìn thấy chân lý: “Ngoài đảng nhưng còn tốt hơn khối thằng trong đảng.”

Trong Blog của Trần Nhương chúng ta có thể đọc được nhiều thơ theo cách gọi của tác giả là góc Khúc Kha Khúc Khích nhằm đưa các độc giả đến mọi ngõ ngách éo le của cuộc đời, cũng như nhắc đến cách sống “bạt mạng bốc phân” của các đảng viên, ví dụ qua bài Bản Chất Tham Quan của Bành Thanh Bần sáng tác ngày 4/4/2010:

BẢN CHẤT QUAN THAM

Trên các phương tiện tuyên truyền

Đài, báo liên tục đưa tin đăng bài:

Tham nhũng mọi cấp, mọi nơi

Ngành nào cũng có những người bất lương!

Ăn nhà, ăn đất, ăn đường

Tượng đồng chiến sỹ Điện Biên, chẳng từ…

Năm ngoái khui chuyện bất ngờ

Ăn tiền nhà nước cấp cho dân nghèo

Tiền tết đã hẻo hèo heo

Đến tay hộ nghèo còn tí tì ti

Nhà nước rót xuống thứ gì

Là chúng nó lại tì tì véo ăn

Ăn tiền tuất, ăn mộ phần

Rừng vàng, chúng cắt bán dần ngoại bang!

Càng chống, chúng nó càng tham

Mưu ma chước quỷ thế gian khôn lường!

Càng chống, càng lì lợm hơn

Kết bè kéo cánh tai ương nước nhà

Thôi xin đừng chống nữa mà!

Nếu không ăn bẩn sao là quan tham:

Thử đặt hai thức lên bàn

Một bát phân một bát cơm, bảo rằng:

Bát cơm này, muốn được ăn

Cái thói đục khoét mọt dân phải chừa!

Còn đây là bát phân dơ

Tham nhũng không chừa thì cứ bốc ăn!

Dứt lời, các vị quan tham

Đều bốc phân để trên bàn lên ăn!!!

Ô hô! Công Bộc của dân!

- Một dẫn chứng mới nhất qua cuộc phỏng vấn của đài VOA với tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ ngày 29 tháng 4 năm 2010, ông cho biết về tình trạng suy đồi của đảng csVN hiện nay: “Sở dĩ có chuyện Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam nói một đằng, làm một nẻo là vì họ sợ mất quyền lợi của bản thân. Thực vậy, nếu chính thức tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa xã hội thì Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ mất độc quyền lãnh đạo đất nước trong khi quyền lực lại là phương tiện làm giàu của đại đa số đảng viên có chức vụ. Tóm lại, việc duy trì cho Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo đất nước không gì khác hơn là để phục vụ lợi ích phi pháp của một nhóm nhỏ trong Đảng Cộng sản Việt Nam, đi ngược lại lợi ích của tuyệt đại đa số nhân dân trong đó có hàng triệu đảng viên cộng sản và vì vậy quyết không thể kéo dài hơn được nữa!” (http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-war-a-perspective-from-hanoi-4-29-10-92469969.html).

- Cùng tư tưởng đấy một người lính Bộ Đội đã chiến đấu vượt Trường Sơn trong hiểm nguy khói lửa trở về lại miền Bắc không thương tích, để rồi 35 năm sau với bao thất vọng chứng kiến “thế lực đầy tớ nhân dân” reo mừng kỷ niệm ngày Giải phóng 30/4/2010 hôm nay: “Hóa ra những người chiến sĩ Giải phóng chúng tôi bấy lâu đã bị một thế lực nhân danh sự nghiệp Giải phóng ngấm ngầm trói buộc vào một cỗ máy lấy xương máu chúng tôi và xương máu nhân dân để đúc thành ngai ghế vua quan cách mạng của họ. Tôi và nhân dân tôi lại tiếp tục đi, trong một không gian thanh bình trả giá bằng bao nhiêu xương máu để rơi vào một vòng nô lệ mới dưới ách bọn người tự xưng là đầy tớ nhân dân để làm vua quan cách mạng”.

- Từ Hoa Kỳ dân biểu Ánh Joseph Cao, Hạ nghị sĩ của nước Mỹ mới tạt một gáo nước lạnh vào mặt nhà cầm quyền VN khi ông từ chối lời đề nghị của thứ trưởng Bộ ngoại Giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn để làm con cờ hòa giải trong cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ với nhà nước VN. Chẳng là ông Sơn muốn lợi dụng tư cách của ông Ánh Cao để muốn xoá đi những „ngộ nhận và hiềm khích“ trong khối người Việt vì trong thư gửi ngày 31/03/2010 ông Sơn đã nhắc đến: "… còn thiếu thông tin đúng đắn về Việt Nam và vẫn còn mang tư tưởng hận thù cùng những lời nói, việc làm chống lại Nhà nước Việt Nam.“ Dân biểu Ánh Cao phúc đáp rõ ràng về đường hướng chính trị ngày 29/4/2010 nhằm từ chối thứ trưởng Sơn: "Tiền đề cho buổi gặp gỡ nhằm giải toả những điều được gọi là thiếu thông tin đúng đắn là tiền đề sai lầm và chắc chắn không phải là khởi điểm mang tính cách xây dựng cho việc đối thoại“. Cuối thư lời của dân biểu Ánh Cao, đại diện cho nhân dân Hoa Kỳ như một tiếng chuông tố cáo mạnh mẽ: "Tôi nhất thiết yêu cầu chính phủ Việt Nam chứng tỏ thiện chí giải quyết những vấn đề quan tâm của cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể bắt đầu tiến trình hàn gắn những vết thương sâu đậm đã chia cắt chúng ta và có những cuộc đối thoại cởi mở và chân thành trên những vấn đề trọng yếu về lợi ích chung. Cho đến khi chính phủ Việt Nam nghiêm túc trong vấn đề bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo, lời kêu gọi của Ông Thứ Trưởng đến với cộng đồng người Mỹ gốc Việt sẽ tiếp tục không được đón nhận.”

Qua những dữ kiện đó chúng ta nhìn vào tòa Tổng Giám Mục Hà Nội thì nhận ra rằng TGM Ngô Quang Kiệt đang là một nhân cách lớn, một biểu tượng hiếm có trong thời đại csVN, có lẽ đốt đuốc đi tìm trong 3 triệu đảng viên csVN cũng chưa thấy được một nhân vật vững vàng và xứng tầm như TGM Kiệt. Đó là niềm rất tự hào cho những ai yêu thương đồng bào và dân tộc. Và chắc chắn rằng điều này ông chủ tịch Nguyễn Thế Thảo không thể nào lấy mất đi được từ con người TGM Ngô Quang Kiệt.

Sau cùng, xét rằng việc đi hay ở lại Hà Nội của TGM Giuse Ngô Quang Kiệt không làm giảm uy tín của người Mục Tử can trường này, đôi khi ngọn đuốc TGM Ngô Quang Kiệt lại tỏa rạng hơn bao giờ hết trong lòng người dân Việt Nam, người Công Giáo và trong lòng dân tộc. Chúng ta bây giờ phải chung tay giữ cho ngọn đuốc TGM Kiệt luôn cháy sáng và đưa ánh sáng này vào nơi tối tăm và bóng tối đầy hiểm ác của lòng người. Quan trọng hơn hết là đuốc sáng TGM Ngô Quang Kiệt phải mang lại cho mỗi người chúng ta sự an bình, sưởi ấm lòng tin yêu và chạnh lòng thương.

Một niềm hy vọng hiện thực và lớn lao, chúng ta vẫn còn nhớ đến một Vĩ Nhân của Giáo Hội Việt Nam và của Giáo Hội Hoàn Vũ đã phải một lần bị đày đọa tù đày trong 9 năm ở nhiều trại khác nhau tại miền Bắc, và cuối cùng bị quản chế 4 năm tại Giang Xá. Ngày 23/11/1988, ngài được csVN trả tự do và chỉ định nơi cư trú là Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội. Sau đó, ngày 27/3/1989 người tù không có bản án này bị bắt buộc rời bỏ thủ đô Hà Nội ra đi nơi xứ người và đã làm tỏa sáng dân tộc Việt Nam trên toàn thế giới: Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Trong tương lai Giáo Hội Hoàn Vũ sẽ tuyên dương Ngài lên bậc Chân Phước.

Liên kết gửi đến Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội với lòng kính trọng sâu xa nhất.

(Hiệu đính ngày 12.5.2010)
 
Văn Hóa
Ta nhớ
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
09:32 12/05/2010
Ta nhớ

(Nhân kỷ niệm 21 năm linh mục (1989-2010), nhất là một năm Giám Mục của Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản (12.5.2009-12.5.2010), thân ái gởi đến các người bạn thuở xưa ở Mằng Lăng (Quyết,Tánh, Tường, Bản, Đệ) một vài kỷ niệm thân thương theo mãi trong cuộc đời)

Một thoáng chiều nay về chốn cũ
Mà xem ta nhớ chuyện ngày qua…

Ta nhớ Mằng Lăng ngày tháng ấy,
Mùa Đông lạnh gió cắt nứt da.[1]
Sách vở bút nghiên đành xếp xó,
Tương lai giờ hun hút mờ xa !

Ta nhớ mùa Đông đi băm ruộng,
Lạnh tê mình thêm nổi đỉa đeo.[2]
Chắc phải quay lưng trở về phố thị !
Lời anh em “thôi gắng lên nào !”

Ta nhớ những đêm dài Đồng Cháy,
Nằm nghe kể nữ hiệp Hoàng Dung.[3]
Mơ được hóa thân chàng Quách Tỉnh,
Mà rong chơi thỏa chí tang bồng !

Ta nhớ những lần con nước lụt,
Bềnh bồng tấm lưới với thuyền câu.
Thầy có nhớ không bờ bến cũ ?
Để hôm nay trò mãi cứ ưu sầu !

Ta nhớ hoài tô canh rau muống,
Vài củ khoai, trái ổi, trái thơm…
Của bác Trạng, Bà Hai, anh Bảy Mỹ…[4]
Sao mà ngon, thân ái quá chừng !

Ta nhớ con đường mùa đông trơn trượt,
Người thay bò è cổ đẩy về kho.
Từng giọt mồ hôi theo từng hạt lúa,
Rơi trên đường như để ươm mơ !

Ta nhớ đường lên La Hai, Kỳ Lộ,
Cong mình trên ngựa sắt thênh thang.[5]
Bên núi, bên sông, cây rừng xanh thẳm,
Gọi ta đi là thác lũ, chim ngàn.

Ta nhớ hoàng hôn An Xuân tím ngắt,[6]
Réo gọi nhau tìm hy vọng mong manh.
Trong đất chết ta gieo mầm sự sống,
Trời hoang mang bổng thấy yên lành.

Ta nhớ ngày tân hôn thằng Thiết…[7]
Chục lít rượu đường giống chuyện Ca-Na,
Đãi anh em nghìn chung vẫn ít,
Nên bây giờ thiên lý không xa.

Ta nhớ chú Bảy Dương câu cá,[8]
Xin chỉ một con mừng thánh Giuse.
Trên chiếc chiếu quây quần dưới đất,
Ấm làm sao tình nghĩa bạn bè !

Ta nhớ thuở bình minh sương lạnh,
Lửa lò đường chưa kịp sáng lên.
Tiếng hét la bờ kia dậy sóng,
Bắt được rồi “tên phản động vang rền”[9]

Ta nhớ anh em giờ biền biệt,
Tánh với Tường[10] cộng khổ đồng cam.
Đã đi qua thiên đường yên nghỉ,
Đừng quên nhau duyên nợ đá vàng.

Ta nhớ Ngân Sơn mùa nước lũ,
Đưa khách sang sông chuyến đò ngang.
May mắn gần bờ con sỏng úp,[11]
“Ướt còn cháy mất” chuyện ngang tàng.

Ta nhớ trứng gà ông cụ Nhớ,[12]
Đi bộ từ Phú Nhuận xa xôi.
Những ếch vàng của ông Nên Củng,
Quà tặng người nghèo ôi quí biết bao !

Ta nhớ những đêm Hè Hội Tín,
Giữa mùa trăng kể chuyện “Xạ Điêu”.
Trong bọn trẻ em ngày xưa đó,
Binh, Phú giờ đây linh mục triều.[13]

Ta nhớ lời kinh chung mỗi tối,[14]
“Yêu mến như Thầy Giảng Anrê Phú Yên…”
Ta sẽ mang kinh về nguồn cội,
Để đọc cùng nhau chốn thiên đình.

Ta nhớ làm sao ta nhớ hết,
Kho chuyện đời trai trẻ miên man.
Để khi nao đường đi mõi mệt,
Trở về nghe lại một cung đàn.


















--------------------------------------------------------------------------------

[1] Anh em về Mằng Lăng vào ngày 17.12.1975. Năm đó mùa Đông rất lạnh.

[2] Hồi đó Thầy Bản, tức ĐC Cha Vinh Sơn GM Ban Mê Thuột hôm nay, rất sợ đỉa, nhờ anh em động viên nên quen dần.

[3] Thời gian làm ruộng ở Đồng Cháy, đêm đêm ngủ chung trên nền nhà thờ Đồng Cháy, kể nhau nghe chuyện kiếm hiệp “Anh hùng xạ điêu”

[4] Tên một số gia đình giáo dân thường giúp đỡ các thầy. Nhờ sự ân cần thương mến đó đã nang đỡ tinh thần ơn gọi.

[5] Hồi đó, các thầy có máy và che ép mía, đã đưa lê tận Kỳ Lộ, La Hai để ép mía mướn. Mỗi lần đi về đều chỉ bằng phương tiện xe đạp.

[6] Thầy Bản từng tham gia đi công tác phá rừng làm rẫy ở An Xuân với thanh niên. Thời gian đó vùng nầy khí độc, ban đêm thường có người bị trúng gió. Mỗi lần như thế, các bạn trẻ kêu cứu cùng thầy Bản…

[7] Một giáo lý viên ở Mằng Lăng. Hiện nay có một người con là chủng sinh ở CV Sao Biển Nha Trang.

[8] Một giáo dân Tân Tòng gốc Bắc 54 ở Mằng Lăng rất quí mến các thầy. Mỗi lần Bổn mạng Giuse, xin câu được 1 con cá lóc và lúc nào cũng câu được như ý.

[9] Đó là buổi sáng mùa làm mía ở Đồng Cháy, chứng kiến biến cố Công An huyện Tuy An và xã An Thạch bắt ông Thủ ở bờ bên kia sông Đồng Cháy. Ông nầy sau đó đã bị bắn chết.

[10] Thầy Tánh xuất tu năm 1977. Sau đó bỏ đi biệt tích và nay đã chết. Thầy Tường về nhà vượt biên và mất tích.

[11] Lần đó có phái đoàn gx Đông Mỹ ra mừng Bổn mạng F.X cha Văn. Vì nước lụt, chiều các thầy đưa khách về qua sông Ngân Sơn. Thầy Bản chở anh rễ, anh Công, và bị chìm sỏng khi qua tới bờ bên kia.

[12] Ông cụ Nhớ thường đi bộ từ Phú Nhuận về ML dự lễ CN. Mỗi lần mang theo ít trứng gà cho cha Văn và các Thầy. Ông Củng Nên sống bằng nghề câu ếch, nghèo rớt mùng tơi, nhưng vẫn không quên “bố thí” ếch cho cha và các thầy.

[13] Cha Binh hiện nay là cha sở Đa Lộc, cha Phú là cha sở Hóc Gáo.

[14] Sau giờ kinh tối, anh em đọc chung lời kinh dâng kính Á Thánh Anrê Phú Yên, từ rước khi ngài được phong Á Thánh. Đây là kinh nguyện đó: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin dạy chúng con biết yêu mến Chúa một cách khiêm nhường như Thầy Giảng Anrê Phú Yên, lấy tình yêu đáp trả tình yêu, đem mạng sống đáp đền mạng sống mà trung thành với Chúa đến cùng. Lạy Chúa Giêsu Kitô, chúng con xin đặt các việc tông đồ của chúng con dưới sự bảo trợ của thầy Anrê. Xin hãy tỏ vinh quang của Ngài mà chúc lành cho công việc chúng con đang làm được thành tựu như Chúa để Chúa được vinh danh hơn. Amen.”
 
Sau khi Chúa về trời
Ngô Xuân Tịnh
16:18 12/05/2010
Sau khi Chúa về trời

Các môn đệ đang ngước mắt lên trời
Nhìn về nơi Chúa vừa mới bay lên
Bổng hai người đàn ông vừa xuất hiện
Áo trắng tinh như hoa tuyết đang rơi

Hai người khuyên những người Galilê
Hãy quay gót cùng nhau bước trở về
Vì Giêsu đã được rước lên trời
Một ngày nào vinh quang Người tái thế

Có nhiều lúc tâm hồn em bối rối
Đường tâm linh đang tăm tối mịt mù
Chúa gửi tới những tâm hồn ưu tú
Đường tâm linh được khai quang mở lối

Các môn đệ cùng nhau nhanh bước về
Từ Oliu mây tím phủ sơn khê
Nơi thân thương để về thành Gia Liêm
Tin vào lời với êm ả nỗi niềm

Em hãy về với địa chỉ niềm tin
Là cộng đoàn với suối nguồn bí tích
Va cùng nhau sống yêu thương cầu nguyện
Để mong chờ Thần Khí Chúa đổ lên

Các môn đệ cùng nhau bước lên lầu
Tiệc vượt qua lần cuối đang thấm sâu
Những việc làm những lời Thầy trăn trối
Đang trào lên bao cảm nghiệm nhiệm mầu

Và nơi đây cùng Mẹ hiền yêu dấu
Cùng nhiều bà và anh em Chúa Thân yêu
Những tâm hồn tràn hy vọng niềm tin
Cùng chìm sâu trong những giờ nguyện cầu

Em bắt chước gương môn đồ của Chúa
Hãy cùng nhau tắm mình trong suối nguồn
Bữa tiệc ly hồng ân Chuá trao ban
Để xác hồn được no thỏa chưa bưa

Và nhất là luôn ở với Mẹ hiền
Trong cuộc đời nhất là trong cầu nguyện
Mẹ dẫn em về suối nguồn Thần Khí
Để hồng ân Người hướng dẫn mọi khi

 
Chiên đường chiều,
Lykhach
19:24 12/05/2010
Chiên giữa lưng triền núi

Đồng xanh rất xa xôi

Nơi nao là dòng suối

Cho chiên bầy nghỉ ngơi?

.

Những chiều sắp buông, chiên vẫn chờ ai gọi

Thường lệ, thân quen, tiếng nói, giọng cười

Mục tử ơi, đi đâu mà vàng vội

Có xót chăng? chiên cũng hiểu tiếng người!

.

Ẩn hiện đâu đây mùi bầy sói

Đánh hơi biết mục tử xa đồi

Bầy chiên tiếng não nề réo gọi

Vọng rừng chiều nắng chập choạng lui

.

Chao ôi, đồng chỉ xanh xanh ở trong mơ

Suối mộng trong trong mờ mịt mờ

Chiên tác tan lắng niềm lo sợ

Gian trần lặng câm vô cảm thờ ơ

.

Những câm lặng không thể là đồng cảm

Sói với người không thể đối thoại nhau

Từng chiên lẻ biết bao lần thê thảm

Khi bầy sói hoang cắn xé phủ đầu

.

Khi chiên là người, sói cũng đội lốt người

Mục tử vô tình như kẻ chăn thuê thôi

Câm nín quen rồi, trước bao điều đáng nói

Càng vô tâm trước khốn khổ chiên rời!

.

Kẻ vô cảm trước khổ đau đồng loại

Thường bén nhạy trong quyền lợi riêng đời

Nhà giàu đứt tay hơn ăn mày chết đói

Nghe ngóng trần gian đối thoại tới lui

.

Bao mắt con chiên ngước lên trời

Đường trần ai dắt Mục-Tử ơi?

Hấp hối chiều, chiên bầy lầm lũi

Vọng tiếng sói tru, tình người xa xôi!