Ngày 09-05-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Looking up into the heaven
Fr. Peter Thanh Ha
15:14 09/05/2013
Looking up into the heaven

Acts 1:1-11; Ep 1:17-23; Lk 24:46-53

Dear brothers and sisters,

When I have free time I usually read books or go for a walk if the weather is nice because next to the Cathedral there is a big park. In the Spring season, especially in the Summer I usually walk around the park. In the park there are many trees that make the park nice and also create a tranquil atmosphere. One day while I was walking I looked at the trees and recognized that every top of each tree was looking into the sky even though some trees were bending at the trunk like they were ready to fall down their tops looked up into the sky. Through these images of the trees, I would like to link to the word of God in the liturgy today.

Every year, after the sixth Sunday of Easter the Church solemnly celebrates the Ascension of the Lord and through the three readings we acknowledge that the Disciples were standing and looking up in the sky while Jesus had been taken up into the heaven. An image of the disciples looking up into the heaven helps me to acknowledge that they were not only looking at Jesus but they were also looking forward towards heaven too. Moreover, the word ‘looking up’ helps me to remember that one day Jesus invited people to look forward to the things in heaven not the things on earth: ‘Do not lay up for yourselves treasures on earth, where moths and rust destroy and where thieves break in and steal; but lay up for yourselves treasures in heaven, where neither moth nor rust destroys and where thieves do not break in and steal.’ (Matt. 6:19-21b)

How can we look forward to the things in heaven? With the trees their tops naturally looks up into the sky to receive the sun shine and the rain falling. But for us we have a choice and have to decide because God gives us freedom. Look back to the Bible we acknowledge that our ancestors had different choices. Some of them chose the things on earth such as Adam and Eve and King Saul and also Judas Iscariot. On the other hand, many of them chose the things in heaven such as Abraham, Moses and the Disciples.

How could they choose the things in heaven? For me, they listened to God and did what God told them to do. They also asked God to protect them and to guide them to go on the right path. In other words, they followed the guidance of the Holy Spirit as St. Paul said in the second reading today: ‘May the God of our Lord Jesus Christ, the Father of glory, give you a spirit of wisdom and perception of what is revealed, to bring you to the full knowledge of him. May he enlighten the eyes of your mind so that you can see what hope his call holds for you, what rich glories he has promised the saints will inherit’

In addition, while they were living on earth they looked forward into heaven. They intended to see God and to imitate Jesus as the saints, particularly the disciples. They were happy to witness their faith to God even though they met many difficulties in their lives as Jesus said to them in the Gospel today: ‘you see how it is written that the Christ would suffer and on the third day rise from the dead, and that in his name, repentance for the forgiveness of sins would be preached to all the nations, beginning from Jerusalem. You are witnesses to this.’ Indeed, they were happy to do this without worrying about the dead.

Brothers and sisters, this year is the year of faith may God help us to show our faith to God and people as prophets and the disciples did so that after this life we will be lifted up in to heaven and share happiness with Mary Jesus and the saints in God’s glory. If we want to be there we should imitate them and also look at images of the trees and the Disciples to look up into the heaven. May God help us and also bless us always. Amen.

Fr. Peter Thanh Ha
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Diaconia 2013 tại Lộ Đức : Giáo Hội mở rộng vòng tay thân ái với người nghèo
Lê Đình Thông
10:08 09/05/2013
DIACONIA 2013 TẠI LỘ ĐỨC: GIÁO HỘI MỞ RỘNG VÒNG TAY THÂN ÁI VỚI NGƯỜI NGHÈO

Chưa đầy hai tháng sau ngày Đức Phanxicô được bầu làm giáo hoàng, ước nguyện phục vụ người nghèo của ngài đã được thể hiện qua Đại hội Diacona 2013 khai mạc sáng nay, nhằm lễ Chúa Giêsu lên trời, tại thánh địa Lộ Đức.

Trong buổi tiếp kiến các đại diện báo chí ngày 16/03/2013, Đức Phanxicô đã giải thích việc ngài chọn thánh Phanxicô khó nghèo làm niên hiệu triều đại giáo hoàng như sau: ‘‘Có nhiều người không biết tại sao vị Giám mục Roma lại chọn niên hiệu Phanxicô, không biết là Phanxicô Xavier, Phanxicô de Sales hay Phanxicô khó nghèo. Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện này: Trong mật nghị hồng y, ngồi cạnh tôi là ĐHY Claudio Hummes là cựu tổng giám mục Sao Paulo và cựu bộ trưởng Thánh bộ Giáo sĩ, là bạn cố tri của tôi. Khi số phiếu lên tới hai phần ba, cả mật nghị vỗ tay mừng giáo hoàng mới. ĐHY Hummes ôm chầm lấy tôi nhắn nhủ: ‘‘Ngài đừng bao giờ quên các người nghèo’’. Mấy lời của ngài in sâu tâm trí tôi. Tôi liền nghĩ ngay đến thánh Phanxicô khó nghèo.’’

Diaconia, do động từ διακονεω (phục vụ) và danh từ διάκονος, thường được dịch là thừa tác vụ (ministère): ‘‘Phần chúng tôi, chúng tôi chẳng làm gì gây cớ cho ai vấp phạm, để không người nào có thể đàm tiếu vể công việc phục vụ (diakonia) của chúng tôi.’’ (2 Cr 6,3).

Trong thông điệp Deus caritas est (Thiên Chúa là tình yêu), Đức Bênêdictô XVI đã nhắc nhở ba nhiệm vụ chính của Hội thánh là loan báo Lời Chúa (kerygma), cử hành bí tích (leitourgia) và bác ái (diakonia). Ba nhiệm vụ này gắn liền với nhau. Đối với Giáo hội, bác ái không phải là hoạt động trợ giúp xã hội, nhưng thuộc về bản tính của Hội thánh…’’ (số 25).



Thánh lễ khai mạc đại hội Diaconia cử hành lúc 9 giờ 30 sáng nay (09/05/2013). Trong phần phụng vụ Lời Chúa, một bạn trẻ và một người di dân đọc thánh thư. Lời nguyện giáo dân do một đại diện của nhóm ‘‘Vị trí và tiếng nói của người nghèo’’ đọc.

Ngày mai sẽ là diễn đàn Diaconia, khai diễn lúc 11 giờ 30, nhằm thảo luận về việc tiếp đón di dân, vấn đề hội nhập của những tù nhân được trả tự do, trường học là nơi vun sới tình nghĩa anh em, vị trí của người già trong xã hội, nỗi cô đơn chán chường, giáo xứ là nơi thể hiện tình huynh đệ với người nghèo.

Thứ bẩy 11/05, Đại hội sẽ công bố thông điệp Diaconia gửi đến tất cả các cộng đoàn công giáo và toàn xã hội.

Paris, ngày 9 tháng 5 năm 2013

Lê Đình Thông
 
Hôn nhân đồng giới tước đoạt quyền thiêng liêng của trẻ em
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
12:27 09/05/2013
Ngày 23 tháng 04 năm 2013 vừa qua Quốc hội Pháp đã chính thức hợp thức luật hôn nhân đồng giới với 331 phiếu thuận, 225 phiếu chống và 10 phiếu trắng. Với kết quả này, Pháp trở thành nước thứ 9 tại Châu Âu và nước thứ 14 trên thế giới công nhận loại hôn nhân này.

Tiếp theo sau luật ly dị, giờ đây hôn nhân tự nhiên giữa một người nam và một người nữ lại bị đặt trong tình trạng đe dọa ở mức độ trầm trọng hơn rất nhiều bởi thứ luật trái tự nhiên do con người nặn ra.

Hơn ai hết chính những trẻ phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất. Nếu như trước đây, luật ly dị tước đoạt của chúng một mái ấm gia đình để bắt buộc chúng phải tìm chỗ dựa nơi ông bà, hoặc chỉ sống với một mình bố hay mẹ, hoặc phải sống với một gia đình mới hết sức phức tạp bao gồm con riêng của chồng, con riêng của vợ và con chung, thì luật hôn nhân đồng tính lại làm tổn thương trẻ thơ gấp bội mà hậu quả thì không thể lường hết.

Sự tổn thương đầu tiên đối với những trẻ được đôi hôn nhân đồng tính nhận làm con nuôi là tước đoạt đi của trẻ em môi trường nuôi dạy tự nhiên trong gia đình của bố mẹ đẻ và sau này khi lớn lên phải chịu ảnh hưởng về tâm lý vì được nuôi dạy bởi hoặc là hai người bố, hoặc là hai người mẹ.

Một trẻ mồ côi cha hoặc mẹ dù vẫn được người còn lại hết mực nuôi dưỡng và chăm sóc, nhưng không thể thế chỗ cho người đã khuất, vì cùng một lúc một người không thể đảm nhiệm cả hai nhiệm vụ làm cha và làm mẹ được. Dù được người cha hoặc mẹ còn sống bù đắp, con trẻ mồ côi vẫn bị thiếu đi thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời.

Tổn thương thứ hai gây ra đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp trẻ thơ hoàn toàn khác giới tính với cặp đồng tính nhận nuôi, như bé gái được nuôi bởi hai người bố, và bé trai được nuôi bởi hai người mẹ. Câu hỏi đầu tiên chúng sẽ đặt ra là tại sao mình lại không có mẹ, hoặc không có bố và không được nuôi dưỡng trong một gia đình bình thường ? Điều khác nữa tạo ra cho trẻ thơ một tổn hương tâm lý vì chúng cảm thấy đơn côi trong gia đình khi nhận ra mình chẳng giống với một ai. Đó chính là hậu quả của sự chối bỏ tính khác biệt về giới tính. Hậu quả này gây tác động trực tiếp trong quá trình hình thành tâm sinh lý và nhân cách của trẻ thơ.

Định chế hôn nhân tự nhiên vẫn là chỗ dựa vững chắc cho trẻ thơ. Chúng được sinh ra và nuôi dưỡng bởi chính cha mẹ của mình. Chúng được thừa hưởng nền giáo dục bởi sự kết hợp hài hòa tương tác giữa cha và mẹ. Bé gái sẽ dễ dàng hình thành nữ tính bởi sự hướng dẫn và mẫu gương của người bà, người mẹ và người chị trong gia đình. Cũng vậy, bé trai phát triển nam tính cách tự nhiên nhờ sự giáo dục và tấm gương của người ông, người bố và người anh trong gia đình huyết thống.

Cách thái quá, văn hóa Tây Phương quý vật nuôi như chó hay mèo trong nhà giống hệt một thành viên trong gia đình. Đôi khi chúng được đối xử chẳng khác gì như một con người. Điều này lại trực tiếp gây bất công đối với những người nghèo khổ. Trong khi họ thiếu cả về tình cảm và của ăn, thì những người kia lại gạt họ ra bên ngoài cuộc sống của mình để rồi có sự đối xử tốt nhưng lệch lạc đối với chó mèo.

Nhận nuôi con nuôi chắc chắn khác hẳn với việc nuôi chó mèo, vì không phải khi cung cấp đầy đủ cho đứa trẻ của ăn và áo mặc là đã xong bổn phận. Chúng phải được phát triển một cách toàn diện bao gồm tâm sinh lý, đời sống tâm linh và tinh thần, cũng như các nhân đức nhân bản và kiến thức liên quan đến mọi lãnh vực …Đó là quyền lợi bất khả xâm phạm của trẻ em mà các thể chế xã hội cần phải bảo vệ và tôn trọng và nhất là tuyệt đối không được phép tước bỏ khỏi chúng thứ quyền lợi thiêng liêng này.
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến 900 nữ Bề trên Tổng Quyền
LM. Trần Đức Anh OP
13:09 09/05/2013
VATICAN. ĐTC Phanxicô nhắc nhở các Bề trên Tổng quyền thực thi quyền bính trong Hội dòng như một công tác phục vụ, và có cùng cảm thức với Giáo Hội.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 8-5-2013, dành cho 900 nữ Bề trên Tổng quyền vừa kết thúc đại hội tại Roma từ ngày 3 đến 7-5 vừa qua.

Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC mời gọi các Bề trên hãy giúp hội dòng của mình ”xuất hành”, ra khỏi chính mình và hành trình trên con đường thờ lạy Chúa và phục vụ, qua 3 cột trụ của đời sống thánh hiến: vâng phục, thanh bần và khiết tịnh. Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến việc thực thi quyền bính, cũng là chủ đề của Đại hội vừa qua của các Bề trên Tổng quyền ”Dịch vụ quyền bính theo Tin Mừng”. ĐTC nói:

”Chúng ta không bao giờ được quên rằng quyền bính đích thực, ở bất kỳ cấp độ nào, là một việc phục vụ, có tột đỉnh sáng ngời trên Thánh Giá. Đức Biển Đức 16, với sự khôn ngoan, đã nhiều lần nhắc nhở Giáo Hội rằng đối với nhiều người, quyền bính đồng nghĩa với sở hữu, thống trị, thành công, nhưng đối với Thiên Chúa, quyền bính luôn luôn đồng nghĩa với phục vụ, khiêm tốn, yêu thương, có nghĩa là đi vào lý luận của Chúa Giêsu Đấng cúi mình rửa chân cho các Tông Đồ (Xc Kinh Truyền Tin, 29-1-2012) và Chúa nói với các môn đệ: ”Các con biết rằng những người cầm quyền cai trị các dân nước thống trị trên họ.. Nơi các con không như thế: chính chủ đề đại hội của chị em cũng là: nơi các con không được như thế.. Ai muốn làm lớn nơi các con, thì sẽ là đầy tớ và ai muốn là người đứng đầu nơi các các thì sẽ là người hầu hạ các con” (Mt 20,25-27). Chúng ta hãy nghĩ đến thiệt hại mà những người nam nữ của Giáo Hội gây ra cho Dân Chúa, những người chỉ lo tiến thân trên con đường sự nghiệp, những người chỉ lo leo lên chức vị cao; họ lạm dụng dân Chúa, Giáo Hội, anh chị em mình, - mà lẽ ra họ phải phục vụ-, coi những người này chỉ là những bàn đạp để thỏa mãn những tham vọng cá nhân và tư lợi của họ. Những kẻ ấy gây thiệt hại rất lớn cho Giáo Hội!”

ĐTC nói thêm rằng: ”Chị em hãy luôn biết thực thi quyền bính, trong thái độ đồng hành, cảm thông, giúp đỡ, yêu mến, quan tâm săn sóc mọi người, nhất là những người cảm thấy cô độc, bị gạt bỏ, khô cằn, không được chú ý. Chúng ta hãy hãy hướng nhìn về Thập Giá: bất kỳ quyền bính nào của Giáo Hội đều ở nơi đó, nơi mà Đấng là Chúa, đã trở thành đầy tớ đến độ tận hiến toàn thân mình”.

ĐTC cũng nhắc nhở các bề trên về đặc tính Giáo Hội của đời sống thánh hiến: ”Ơn gọi của chị em là một đoàn sủng cơ bản đối với hành trình của Giáo Hội, và một người nam nữ thánh hiến không thể không có cùng cảm thức với Giáo Hội: sự đồng cảm này được biểu lộ trong niềm trung thành với Huấn Quyền của Hội Thánh, hiệp thông với các vị Chủ Chăn và với Người Kế nhiệm Thánh Phêrô, là GM Roma, dấu chỉ hữu hình của sự hiệp nhất”.

ĐTC nhắc lại Giáo huấn của Đức Phaolô 6 theo đó, thực là một ”sự phân cách vô lý khi nghĩ rằng mình sống với Chúa Giêsu mà không có Giáo Hội, theo Chúa Giêsu bên ngoài Giáo Hội, yêu mến Chúa Giêsu mà không yêu mến Giáo Hội (Evang. nuntiandi, 16). Chị em hãy cảm thấy trách nhiệm chăm sóc việc huấn luyện của hội dòng chị em trong đạo lý lành mạnh của Giáo Hội, trong niềm yêu mến Giáo Hội và trong tinh thần Giáo Hội”. (SD 8-5-2013)
 
Chúa Thánh Thần là ”nước hằng sống”. Người làm cho tín hữu được chia sẻ chính sự sống của Thiên Chúa Tình Yêu
Linh Tiến Khải
13:10 09/05/2013
Chúa Thánh Thần là ”nước hằng sống”. Người làm cho tín hữu được chia sẻ chính sự sống của Thiên Chúa Tình Yêu và khiến cho cuộc sống của họ được Thiên Chúa soi sáng, canh tân, biến đổi, hướng dẫn, linh hoạt và dưỡng nuôi.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 100.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung của tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 8-5-2013. Trong số các tín hữu hiện diện có 70.000 người chính thức ghi danh. Từ châu Mỹ Latinh có các đoàn hành hương Colombia, Mehico và Venezuela. Từ Á châu có các đoàn hành hương: Iran, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Philippines. Cũng có một phái đoàn tín hữu Việt Nam đến từ San Jose, do Đức Ông Đaminh Đỗ Văn Đĩnh hướng dẫn.

Đức Thánh Cha đã ra quảng trường sớm 45 phút để chào tín hữu và các đoàn hành hương. Vì có rất nhiều bà mẹ đưa con cho Đức Thánh Cha hôn và chúc lành cho chúng nên xe díp chở ngài phải thường xuyên dừng lại. Một đôi khi có các tín hữu quen Đức Thánh Cha tại Tổng giáo phận Buenos Aires, nên ngài xuống khỏi xe chào và nói chuyện với họ. Sáng 8-5-2013 khi xe díp bắt đầu lên lối chính giữa, trông thấy những người tàn tật ngồi trên xe lăn ngài đã xuống xe, tới chào, hôn họ và chúc lành cho họ, rồi ngài đi bộ lên tới khán đài. Một bé gái tặng Đức Thánh Cha một bó hoa huệ trắng, ngài đem hoa tới đặt dưới chân tượng Đức Mẹ.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã tiếp tục khai triển đề tài đức tin theo Kinh Tin Kính. Ngài nói: Anh chị em thân mến mùa Phục Sinh mà chúng ta đang sống với niềm vui, được hướng dẫn bởi phụng vụ của Giáo Hội, là thời gian của Chúa Thánh Thần, đã được Chúa Giêsu bị đóng đanh và phuc sinh trao ban cho chúng ta ”vô chừng mực”. Thời gian ơn thánh này kết thúc với lễ Ngũ Tuần, trong đó Giáo Hội sống lại biến cố đổ Thần Khí xuống trên Đức Maria và các Tông Đồ đang cầm trí cầu nguyện trong Nhà Tiệc Ly.

Trả lời câu hỏi Chúa Thánh Thần là ai Đức Thánh Cha nói:

Trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng với đức tin: ”Tôi tin Chúa Thánh Thần là Chúa và là Đấng ban sự sống”. Sự thật đầu tiên mà chúng ta tin trong Kinh Tin Kính đó là Chúa Thánh Thần là Kyrios, là Chúa. Điều này có nghĩa Người thực sự là Thiên Chúa như Chúa Cha và Chúa Con. Thật thế, Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba của Thiên Chúa Ba Ngôi Rất Thánh; Người là ơn vĩ đại của Chúa Kitô phục sinh rộng mở tâm trí chúng ta cho niềm tin nơi Đức Giêsu như Người Con đã được Thiên Chúa Cha gửi tới và Người hướng dẫn chúng ta vào trong tình bạn và sự hiệp thông với Thiên Chúa.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha giải thích sự kiện Chúa Thánh Thần là suối nguồn bất tận sự sống của Thiên Chúa nơi chúng ta. Con người thuộc mọi thời đại và mọi nơi đều ước mong có một cuộc sống tràn đầy và xinh đẹp, công bằng và tốt lành, một cuộc sống không bị đe dọa bởi cái chết, nhưng có thể chín mùi và lớn lên cho tới sự tràn đầy của nó. Con người giống như một khách lữ hành đi qua các sa mạc cuộc đời, khát nước mát hằng sống, vọt lên, có khả năng làm cho đã khát trong tận cùng thẳm tâm hồn; nó ước mong sâu đậm có được ánh sáng, tình yêu, vẻ đẹp và hòa bình. Tất cả chúng ta đều cảm nhận được ước mong đó! Và Chúa Giêsu ban cho chúng ta nước hằng sống này: đó là Chúa Thánh Thần, Đấng phát xuất từ Thiên Chúa Cha và là Đấng mà Chúa Giêsu đỗ tràn đầy con tim chúng ta. Người nói: ” Ta đến để ban cho chúng sự sống, và sồng dồi dào” (Ga 10,10).

Chúa Giêsu hứa ban cho người đàn bà xứ Samaria một ”nước hằng sống”, dư dật và luôn mãi, và cho tất cả những ai nhận biết Người như là Người Con được Thiên Chúa Cha gửi tới để cứu rỗi chúng ta (x. Ga 4,5-26; 3,17). Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:

Chúa Giêsu đã đến để ban cho chúng ta ”nước hằng sống” là Chúa Thánh Thần, để cuộc sống của chúng ta được Thiên Chúa hướng dẫn, linh hoạt, dưỡng nuôi. Khi chúng ta nói rằng kitô hữu là một người tinh thần là chúng ta hiểu chính điều này: Kitô hữu là một người suy nghĩ và hành động theo Thiên Chúa, theo Chúa Thánh Thần. Nhưng tôi xin hỏi anh chị em một điều: và chúng ta, chúng ta có suy nghĩ theo Thiên Chúa không? Chúng ta có hành động theo Thiên Chúa không? Hay chúng ta để cho mình được hướng dẫn bởi biết bao sự vật thực sự không phải là Thiên Chúa? Mỗi người chúng ta phải trả lời điều đó trong tim của mình.

Tới đây chúng ta phải tự hỏi xem: tại sao nước này lại có thể làm cho chúng ta đã khát cho tới tận sâu thẳm tâm hồn? Chúng ta biết rằng nước thiết yếu cho sự sống; không có nước thì người ta chết. Nước giải khát, rửa sạch, khiến cho đất được phong phú. Trong thư gứi tín hữu Roma chúng ta tìm thấy kiểu diễn tả này. Anh chị em hãy nghe rõ đây: ”Vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5,5).

Nước hằng sống, Chúa Thánh Thần là Ơn của Chúa Phục Sinh ở trong chúng ta, thanh tẩy chúng ta, soi sáng chúng ta, canh tân chúng ta biến đổi chúng ta, bởi vì Người khiến cho chúng ta chia sẻ vào chính sự sống của Thiên Chúa là Tình Yêu. Vì thế Tông Đồ Phaolô khẳng định rằng sự sống của kitô hữu được Thần Khí và các hoa trái của Người linh hoạt: đó là bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ (Gl 5,22-23). Chúa Thánh Thần dẫn đưa chúng ta vào trong sự sống thiên linh như ”con cái trong Người Con Duy Nhất”. Trong một đoạn khác nữa của Thư gửi tín hữu Roma, mà chúng ta đã nhắc lại nhiều lần, thánh Phaolô tổng hợp điều đó với các lời này: ”Tất cả những ai được Thần Khí của Thiên Chúa hướng đẫn đều là con cái Thiên Chúa. Và anh em... đã nhận lấy Thần Khí khiến cho anh em trở thành nghĩa tử, nhờ Người chúng ta kêu lên ”Abba, Cha ơi!” Chính Thần Khí cùng với thần trí chúng ta chứng thực cho chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa. Nếu chúng ta là con cái, thì cũng là thừa kế: thừa kế của Thiên Chúa, đồng thừa kế với Chúa Kitô, nếu chúng ta thực sự tham dự vào các đau khổ của Người để cũng được chia sẻ vinh quang của Người” (Rm 8,14-17).

Đây là ơn qúy trọng mà Chúa Thánh Thần đem vào trong con tim chúng ta: nó là chính sự sống của Thiên Chúa, sự sống của các người con đích thực, một tương quan tin tưởng, tự do, và tín thác nơi tình yêu, và nơi lòng thương xót của Thiên Chúa. Nó cũng có hiệu qủa là một cái nhìn mới đối với những người khác, những người ở gần và những người ở xa, luôn luôn được coi như là các anh chị em trong Chúa Giêsu, cần phải tôn trọng và yêu mến.

Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: Chúa Thánh Thần dậy cho chúng ta biết nhìn với con mắt của Chúa Kitô, biết sống như Chúa Kitô đã sống, biết hiểu cuộc sống như Chúa Kitô đã hiểu. Đó là tại sao nước hằng sống là Chúa Thánh Thần lại khiến cho đời sống chúng ta đã khát, bởi vì Người nói với chúng ta rằng chúng ta được Thiên Chúa yêu thương như con cái, rằng chúng ta có thể yêu Thiên Chúa như con cái của Người, và với ơn của Chúa chúng ta có thể sống như con cái của Thiên Chúa, như Chúa Giêsu. Và chúng ta, chúng ta có lắng nghe Chúa Thánh Thần nói với chúng ta: Thiên Chúa yêu con, Người thương con. Còn chúng ta chúng ta có thực sự yêu mến Thiên Chúa và tha nhân như Chúa Giêsu không? Chúng ta hãy để cho Chúa Thánh Thần hướng đẫn. Chúng ta hãy để cho Người nói với con tim chúng ta, và Người nói với chúng ta điều này: rằng Thiên Chúa là tình yêu, rằng Người luôn luôn chờ đợi chúng ta, rằng Người là Cha và Người yêu thương chúng ta như người cha đích thật: Người thật sự yêu thương chúng ta. Và điều này Chúa Thánh Thần chỉ nói với con tim thôi. Chúng ta hãy cảm nhận Chúa Thánh Thần, hãy lắng nghe Chúa Thánh Thần và hãy tiến bước trên con đường này của tình yêu, của lòng thương xót và của ơn tha thứ. Xin cám ơn anh chị em.

Đức Thánh Cha đã chào tín hữu và chúc họ có những ngày hành hương tươi vui, sốt sắng và bổ ích. Sau cùng ngài đọc kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau khi kết thúc buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha còn đứng bắt tay chào mấy chục Giám Mục Italia về Roma viếng mộ hai thánh Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh. Đặc biệt có một nhóm Giám Mục Mêhicô về thăm Đức Thánh Cha. Ngài cũng bắt tay và chào thăm các tín hữu đứng hai bên khán đài. Trước khi vào nội thành Vaticăng ngài còn xuống xe díp, tới chào hôn và nói chuyện với các người tàn tật ngồi trên xe lăn.
 
Theo Mẹ vào Trường Đức Tin
Maria Vũ Nguyễn Ánh Hương
13:12 09/05/2013
Sáng nay đi học, tự nhiên tôi nhớ mẹ. Nhớ kỉ niệm gần hai mươi năm về trước, mẹ cầm tay dẫn tôi đi học. Cả hai mẹ con cùng vào lớp. “Con đi trường học, mẹ đi trường đời”. Nhờ những buổi đầu thân thương ấy, mà tôi đã được lớn lên trong bầu khí giáo dục học đường cho tới ngày hôm nay. Xin cám ơn mẹ yêu quý của con.

Nay Tháng Hoa Đức Mẹ đã về. Tháng Hoa trong Năm Đức Tin. Tôi ngồi bên Mẹ Maria để tâm sự, để học hỏi gương đức tin của Mẹ. Mẹ bảo tôi: “Con có muốn vào trường đức tin của Thiên Chúa không?” Tôi ngả đầu vào ngực Mẹ và thỏ thẻ: “Trường đức tin của Thiên Chúa có gì hấp dẫn không Mẹ?” Mẹ mỉm cười, trả lời: “Vào trường đức tin, con sẽ học được bài học: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, giống như Mẹ đó!” Tôi nắm chặt tay Mẹ và nói: “Con muốn lắm! Mẹ dắt con đi học nhé. Con rất muốn vào trường đức tin của Thiên Chúa, để được giống như Mẹ.

1. Noi gương Mẹ Maria, tôi vào trường đức tin của Thiên Chúa, để học bài “tu thân”. Theo tương truyền, khi lên ba tuổi, Mẹ Maria đã nhắc cho thân mẫu biết lòng Mẹ ước ao được vào sống trong Đền Thờ Thiên Chúa. Nghe con nói, Thánh Gioakim và Thánh nữ Anna đã đưa Mẹ từ Nagiarét lên Đền Thờ Giêrusalem, để dâng tiến Mẹ cho Thiên Chúa.

Khi tới Đền Thờ, ông bà cầm tay con dẫn vào bên trong. Cả ba cùng sốt sắng cầu nguyện, rồi ông bà dâng hiến Mẹ cho Thiên Chúa. Chính Mẹ cũng tự hiến dâng trọn vẹn đời mình trong trường đức tin của Thiên Chúa. Sau khi cầu nguyện, Thánh Gioakim và Anna dẫn Mẹ ra giới thiệu với một vị tư tế. Vị này chúc lành cho Mẹ. Rồi tất cả cùng đưa Mẹ tới khu nhà dành riêng cho việc giáo dục những thiếu nữ theo một kỉ luật đạo hạnh. Trong trường đức tin này, Mẹ đã tu thân.

Hôm nay tôi cũng xin Mẹ Maria cầm tay tôi, dắt tôi vào trường đức tin của Thiên Chúa. Trong ngôi trường này, tôi sẽ học được bài học tu thân. Tu thân là sửa mình dựa trên Lời Chúa, vì “Lời Chúa là ngọn đèn soi bước con đi” (Tv 119, 105). Tu thân là chấp chận từ bỏ ý riêng, để hoàn toàn sống theo ý Chúa: “Lương thực của Ta là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Ta, và hoàn tất công trình của Người” (Ga 4, 34). Tu thân là sống bác ái, phục vụ yêu thương: “Người ta cứ dấu này, mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con thương yêu nhau” (Ga 13, 35).

2. Noi gương Mẹ Maria, tôi vào trường đức tin của Thiên Chúa, để học bài “tề gia”. Tề gia là sắp đặt việc gia đình cho ổn thỏa (Tự điển Hán Việt). Theo nghĩa này, Mẹ Maria cũng đã “tề gia”, nghĩa là Mẹ luôn làm cho gia đình Mẹ được ổn thỏa, trên thuận dưới hòa.

Chúng ta biết, gia đình Thánh Gia không thiếu những thử thách và khổ đau; nhiều lần tưởng chừng như đổ vỡ. Nhưng nhờ vững tin vào Thiên Chúa, Mẹ luôn nêu cao vai trò của người nữ đức tin trong gia đình. Chính nhờ có đức tin vững mạnh, Mẹ đã giúp cho Thánh gia vượt qua biết bao sóng gió.

Chẳng hạn: Trong biến cố truyền tin, Mẹ biết rằng khi “Xin vâng như lời Thiên Thần truyền” (Lc 1, 38), là Mẹ rất khó ứng xử với Thánh Giuse. Nhưng nhờ đức tin vững mạnh vào sự quan phòng của Thiên Chúa, Mẹ đã vượt qua an toàn. Trong biến cố sinh Con, đưa Con qua Ai Cập, rồi trở về sinh sống tại Nagiarét, Mẹ đã nhận ra “giờ” của Thiên Chúa đến. “Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người” (Lc 7, 16). Đặc biệt trong biến cố Tử nạn và Phục sinh của Chúa Giêsu, nhờ có đức tin vững mạnh, Mẹ đã quy tụ được các môn đệ lại với nhau, cùng nhau chia sẻ cảm nghiệm đau thương, sống cầu nguyện, đón nhận ơn phục sinh (Cv 1, 14) và sức mạnh của Chúa Thánh Thần (Cv 2, 1-3).

Hôm nay tôi cũng xin Mẹ Maria cầm tay tôi, dắt tôi vào trường đức tin của Thiên Chúa. Trong ngôi trường này, tôi sẽ học được bài học về sự tề gia. Tề gia là sắp đặt việc gia đình cho ổn thỏa. Nhờ có đức tin sống động, tôi sẽ làm cho gia đình mình được trên thuận dưới hòa. Nhờ biến đức tin thành hành động, tôi sẽ nêu gương sáng đức tin cho mọi thành viên trong gia đình, nhất là về đời sống yêu thương phục vụ, tuân giữ các giới răn Chúa và Hội Thánh.

3. Noi gương Mẹ Maria, tôi vào trường đức tin của Thiên Chúa, để học bài “trị quốc, bình thiên hạ”. “Trị quốc bình thiên hạ” ở đây là phục vụ mọi người, nhất là những người nghèo khổ, những người có nhu cầu được phục vụ. Theo nghĩa này, Mẹ Maria cũng đã “trị quốc, bình thiên hạ”, nghĩa là Mẹ luôn sẵn sàng phục vụ hết mọi người.

Kinh Thánh kể, khi biết bà Isave có thai, Mẹ đã lên đường đi thăm bà Isave. Mẹ hi sinh vượt qua mọi thử thách: Nào đường sá xa xôi, lên đồi xuống dốc; nào thân gái dặm trường, bụng mang dạ chửa… Mẹ vội vã lên đường, mang Chúa đến cho gia đình ông Dacaria và để phục vụ bà chị họ trong những ngày sinh nở (Lc 1, 39-56). Phải có đức tin và tình yêu thương mạnh lắm, Mẹ mới phục vụ tốt đẹp như thế.

Lần khác, khi Mẹ Maria đi dự tiệc cưới ở Cana; giữa chừng, tiệc cưới hết rượu. Mẹ đã tự nguyện tìm cách can thiệp với Chúa Giêsu, ngay cả khi nhà đám chưa dám cầu xin với Mẹ. Mẹ muốn cứu thể diện cho gia đình hai họ (Ga 2, 1-12). Phải có đức tin mạnh lắm và hết sức tế nhị, Mẹ mới phục vụ tốt đẹp như thế.

Trên đồi Can vê, ngay cả khi lòng Mẹ đang tan nát vì chứng kiến cơn hấp hối quằn quại của Chúa Giêsu trên thập giá, lòng Mẹ vẫn rộng mở để yêu thương và đón nhận loài người làm con của Mẹ: "Thưa Bà, này là con Bà" (Ga 19, 26-27). Phải có đức tin và sự độ lượng mạnh lắm, Mẹ mới phục vụ tốt đẹp như thế.

Hôm nay tôi cũng xin Mẹ Maria cầm tay tôi, dắt tôi vào trường đức tin của Thiên Chúa. Trong ngôi trường này, tôi sẽ học được bài học về sự “trị quốc, bình thiên hạ”. Nghĩa là luôn sẵn sàng phục vụ hết mọi người, vì ngôn ngữ của sự “trị quốc, bình thiên hạ” ngày nay, chính là sự phục vụ trong yêu thương. Ai càng phục vụ trong yêu thương, thì càng chứng tỏ mình có khả năng “trị quốc, bình thiên hạ”.

Thật vậy, Chúa Giêsu đã nói: “Nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13, 14-15). "Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người" (Mt 20, 28).

Tháng Hoa của Năm Đức Tin đã về. Là người con của Chúa, tôi mong ước được đi vào trường đức tin với Đức Mẹ. Trong ngôi trường đức tin của Thiên Chúa là Cha, tôi sẽ được Ngài huấn luyện, để giúp tôi “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, noi gương Mẹ Maria. Đây là trường học tốt nhất và có Vị Thầy dạy tuyệt vời nhất. Chính Thiên Chúa sẽ giúp tôi vững tin vào Ngài. Đồng thời giúp tôi có nhiều sáng kiến để thể hiện đức tin của mình trong tinh thần yêu thương và phục vụ.

Đi học với Mẹ, vui lắm, hạnh phúc lắm. Học trong trường đức tin với Mẹ thật tuyệt vời. Xin mời mọi người cùng theo Mẹ Maria vào trường đức tin của Thiên Chúa.
 
Đức Thánh Cha: Người Kitô hữu chống lại sự bách hại bằng lời Chúa, khiêm nhượng và hiền lành.
Pt Huỳnh Mai Trác
14:30 09/05/2013
Người Kitô hữu không phải hôm nay mới bị bách hại mà từ khi mới bắt đầu lịch sử của Kitô giáo. . . Những khí giới để tự vệ chính là Lời Chúa, sự khiêm nhường và sự hiền lành.

Và chính vào ngày 4 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ ra con đường để tránh cạm bẩy của thế gian. Những cạm bẩy đó là công trình của quỷ dữ, “vua của thế gian”. “tinh thần của thế gian”.

Đức Giáo Hoàng, khi bình giải những bài đọc rút ra từ Sứ vụ Tông đồ (16,1-10) và từ Phúc Âm của thánh Gioan (15,18-21), nói về sự thù oán” đây là một lời rất mạnh nặng nề mà Chúa Giêsu đã dùng. Lẽ dỉ nhiên Chúa là Tình Yêu mà phải nói về sự thù ghét”.

Nhưng Chúa muốn nói một cách rỏ ràng. Chúa nói: “Các con đừng sợ hãi! Thế gian thù ghét các con, các con hãy nhớ là chúng đã thù ghét chính Ta!”.

“Con đưòng của người Kitô hữu là con đường của Chúa đi” Muốn theo Chúa, thì không có con đường nào khác. Con đường mà Chúa đã vẽ ra, mà thánh Phêrô đã bước theo,”chính là sự thù ghét của thế gian và của vua của sự thù ghét trong thế gian”.

“Ngày hôm nay có nhiều cộng đoàn Kitô hữu bị bách hại trên thế giới. Lúc này cũng như thời ban sơ, Hôm nay, hiện tại, lúc này, giờ này. Tại sao? Bởi vì tinh thần thế gian đang thù ghét”.

“Với vua của thế gian này, chúng ta không thể đối thoại. Điều này quá rỏ ràng”.Cuộc đối thoại chỉ có giữa chúng ta, ngài giải thích là để có hòa bình. Sự đối thoại là một tập tục, chính là một thái độ chúng ta cần có giữa chúng ta để chúng ta kết hiệp với nhau, và thông cảm với nhau. Và điều này cần phải luôn gìn giữ. Sự đối thoại phát sinh từ tình bác ái và từ lòng yêu thương. Với vua ác quỷ thì chúng ta chỉ có dùng lời Chúa để bảo vệ chúng ta mà thôi”. (News.va)
 
Giáo chủ Coptic Ai Cập lên đường hội kiến với ĐGH Francis
Nguyễn Long Thao
15:57 09/05/2013
Giáo chủ Coptic Ai Cập lên đường hội kiến với ĐGH Francis

CAIRO 9/5/2013 –Hãng thông tấn AP cho biết Đức Giáo Chủ Tawadros II cai quản giáo hội Thiên Chúa Giáo Coptic tại Ai Cập đã rời Cairo ngày hôm nay, thứ Năm 9 tháng 5 năm 2013, để lên đường đi Vatican gặp Đức Giáo Hoàng Francis. Chuyến đi sẽ kéo dài trong 6 ngày và cùng đi với Ngài còn có một số Giám Mục và Linh Mục của giáo hội Coptic.

Đây là chuyến viếng thăm Vatican đầu tiên của Giáo Chủ Tawadros II. Ngài mới lên cai quản giáo hội Coptic được hơn một năm nay. Cách đây 40 năm, vào năm 1973, vị tiền nhiệm của Ngài đã đến Vatican gặp Đức Giáo Hoàng.

Người ta chưa biết nội dung cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo sẽ bàn đến vấn đề gì. Theo giới quan sát, cuộc hội kiến này chỉ đơn giản là nhà lãnh đạo Giáo Hội Coptic đến chúc mừng đức tân Giáo Hoàng Francis

Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Coptic tách rời Giáo Hội Công Giáo Roma vào thế kỷ thứ 5 vì có dị biệt quan điểm thần học.

Dân số Ai Cập vào năm 2012 là 82.5 triệu người trong đó người Thiên Chúa Giáo chiếm khoảng 10% . Sau khi Tổng Thống Hosni Mubarak bị lật đổ trong một cuộc cách mạng vào năm 2011, Giáo Hội Coptic và người Công Giáo bị kỳ thị, bị người Hồi Giáo tấn công nhiều hơn nhất là từ khi đảng Huynh Đệ Hồi giáo Ai Cập ( Egypt's Muslim Brotherhood) lên cầm quyền.
 
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân trong tại nạn tại hải cảng Genoa, Ý
Bùi Hữu Thư
17:33 09/05/2013

2013-05-09 Vatican Radio

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bầy tỏ lòng ưu phiền về tai nạn trầm trọng của chiếc tầu chở hàng Jolly Nero tại hải cảng Genoa đã gây nên cái chết của ít nhất 7 người.

Trong một điện tín do Hồng Y Tarcisio Bertone, Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh gửi, Đức Thánh Cha bầy tỏ sự phân ưu với dân chúng thành phố Genoa và đảm bảo với họ là ngài sẽ cầu nguyện sốt sắng cho những nạn nhận bị thiệt mạng trong tai nạn này.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng xin Thiên Chúa ban cho những người bị thương sớm được chữa lành và ngài gửi gấm tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi biến cố này cho sự che chở của Đức Mẹ Canh Giữ (Madonna of La Guardia).

Chiếc tầu chở hàng nặng 40.000 tấn đã đâm vào cầu tầu tại hải cảng Genoa rất bận rộn, và lật đổ chòi kiểm xoát tầu bè làm cho rớt xuống nước. Toán cứu cấp đang kiếm tìm hai người mất tich.
 
Các giám mục Châu Âu bày tỏ tình liên đới nhân Ngày Châu Âu
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
20:48 09/05/2013
VATICAN- Ngày 9 tháng Năm hàng năm được gọi là Ngày Châu Âu. Nhân dịp này, Liên Hiệp Hội Đồng Giám Mục Châu Âu (CCEE) đã phát đi một sứ điệp bày tỏ sự liên đới với tất cả những ai hiện đang sống tại châu lục này, đặc biệt là những người mất việc làm, hay đang kiếm tìm việc làm do cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra. Trên lãnh vực siêu nhiên, Giáo hội tại đây cũng thể hiện sự gần gũi với người trẻ và những người do cuộc khủng hoảng về đức tin mà không có được cái nhìn tương lai theo chiều hướng tích cực, đồng thời kêu gọi họ đừng đánh mất niềm hy vọng.

Các giám mục Châu Âu tận dụng Năm Đức Tin để mời gọi người dân tại đây trở về cội nguồn Kitô giáo của mình : « Trong Năm Đức Tin này, chúng tôi nhắc lại cách mạnh mẽ điều mà Chân phước giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói trong tông thư Giáo Hội tại Âu Châu : « Đức Giêsu Kitô là nguồn hy vọng cho Châu Âu ».

Sứ điệp cũng cảnh báo mọi người đừng để cho những ích kỷ gây náo loạn ảnh hưởng đến tính bác ái, vốn là đặc thù của châu lục, thay vào đó, sứ điệp khích lệ tái khám phá tầm quan trọng của gia đình, của giá trị trao tặng và tiếp đón bằng cách gần gũi với những người túng thiếu nhất.

Các giám chức Châu Âu tận dụng dịp này để cám ơn tất cả những ai được thúc đẩy bởi đức tin thực hiện những công tác bác ái qua việc tham gia ở các cấp độ khác nhau từ địa phương, quốc gia đến quốc tế. Các ngài đề cao những gì mà họ làm được một mặt đáp ứng trực tiếp nhu cầu cần thiết cho những người thiếu thốn, mặt khác cũng là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô trở nên gần gũi với tất cả mọi người.
Cuối cùng bức sứ điệp cũng kêu gọi đặc biệt đối với các Kitô hữu trong Ngày Châu Âu biết suy nghĩ về sự dấn thân của mình đối với việc xây dựng một Châu Âu hướng đến Đấng Tuyệt Đối, dựa trên sự thật, công lý, tình liên đới và tự do. Đó chính là cột trụ của hòa bình mà Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã đề cập cách đây 50 năm trong tông huấn Hòa Bình trên trái đất.
 
Top Stories
Cambodge: Les reliques de sainte Thérèse de Lisieux en pèlerinage au Cambodge
Eglises d'Asie
09:53 09/05/2013
Arrivées le 26 avril dernier de France, après un séjour aux Philippines où elles ont sillonné un pays très majoritairement catholique quatre mois durant, les reliques de sainte Thérèse de Lisieux sont au Cambodge, pays où l’Eglise renaît avec vivacité de ses cendres mais, avec quelque 20 000 fidèles, demeure très minoritaire. Elles y resteront pour une durée de trois semaines.

Le 4 mai dernier, le reliquaire de « la petite Thérèse » (1) a été transporté à Taingkauk, modeste village situé à une centaine de kilomètres de la capitale cambodgienne et lieu symbolique pour l’Eglise catholique du Cambodge; c’est là que le premier évêque cambodgien, Mgr Joseph Chhmar Salas, ordonné en 1975 sous les bombardements la veille de l’entrée des Khmers rouges à Phnom Penh, est mort de privations un jour de septembre 1977, sous le régime de Pol Pot.

Ce 4 mai, devant plus de trois mille fidèles, dans ce village qui a été choisi par l’Eglise locale comme lieu de pèlerinage pour honorer ses martyrs, la messe célébrée en plein air a pris un relief particulier: le reliquaire de sainte Thérèse avait en effet été déposé sur le lit traditionnel khmer, miraculeusement préservé, où, durant sa captivité, Mgr Salas avait pu, à quelques rares occasions et au prix de mille précautions, célébrer discrètement l’eucharistie. A quelques mètres du lieu où le premier évêque cambodgien est mort victime, comme toute une partie de son peuple, du génocide perpétré par les Khmers rouges, l’Eglise en 2013 se retrouvait autour de ses évêques, de ses prêtres et de ses fidèles pour une messe d’action de grâces. Sur le lit relique avait été déposée la croix pectorale de Mgr Salas, qui resta cachée sous un nid de poule pendant le régime Khmer rouge.

Autour des fidèles et des prêtres du vicariat apostolique de Phnom Penh, Mgr Olivier Schmitthaeusler, 42 ans, actuel vicaire apostolique du lieu, avait convié à ses côtés l’un de ses prédécesseurs, Mgr Yves Ramousse, qui fêtait là ses 50 ans d’épiscopat et ses 60 ans de prêtrise. Aujourd’hui âgé de 85 ans et retiré dans une paroisse de Sihanoukville, Mgr Ramousse a été ordonné évêque de Phnom Penh en février 1963, charge qu’il a conservée pendant quasiment 38 ans, traversant ainsi toutes les vicissitudes liées à la guerre civile au Cambodge (2).

Si les liens de sainte Thérèse avec la Chine sont bien connus, notamment du fait de sa correspondance avec le P. Adolphe Roulland (1870-1934), prêtre des Missions Etrangères de Paris, la relation entre l’auteur de l’Histoire d’une âme et le Cambodge existe via le Carmel. En effet, en 1888, lorsqu’à l’âge de 15 ans, celle qui sera proclamée plus tard « patronne des missions » entre au carmel de Lisieux, elle intègre un carmel authentiquement missionnaire. Edifié en 1838, le carmel de Lisieux a fondé à Saigon le premier carmel d’Extrême-Orient, en 1861, lequel à son tour fondera les carmels de Hanoi et de Phnom Penh, desquels sortiront bien d’autres couvents (3). Si elle n’était pas tombée malade en 1896, Thérèse serait sans doute partie pour le Tonkin.

Quant à l’actuel carmel de Phnom Penh, il est une refondation après sa fermeture lors de la prise de Phnom Penh par les Khmers rouges en avril 1975. C’est du carmel de Séoul, en Corée du Sud, que des religieuses coréennes sont venues s’installer dans un nouveau monastère à Phnom Penh. De l’ancien carmel, seul le petit cimetière des sœurs avait été miraculeusement préservé et les tombes ont été déplacées dans le nouveau monastère, qui a été inauguré le 28 octobre 2010 par Mgr Olivier Schmitthaeusler. Le carmel de Phnom Penh compte aujourd’hui 6 religieuses d’origine coréenne.

(1) A propos du reliquaire de sainte Thérèse de l’Enfant-Jésus: les os de la sainte ont été divisés en trois groupes. Un premier reste à Lisieux, en Normandie, un deuxième parcourt les lieux de culte en France et un troisième est présenté à l'étranger dans un reliquaire offert par les diocèses du Brésil. A ce jour, ces reliques ont voyagé dans une cinquantaine de pays.
(2) Mgr Yves Ramousse, membre de la Société des Missions Etrangères de Paris, a été vicaire apostolique de Phnom Penh de novembre 1962 au 30 avril 1976, puis de nouveau de juillet 1992 à avril 2001.
(3) Dans l’ordre chronologique: Hué (en Annam), Bui Chu (au Tonkin), Ilo Ilo (aux Philippines), Bangkok (en Thaïlande), Manille (aux Philippines), Thanh Hoa (au Tonkin), dans le Yunnan (Chine) et à Singapour.
Copyright Légende photo: Messe autour des reliques de sainte Thérèse de Lisieux, 4 mai 2013, Taing Kok © D.R

(Source: Eglises d'Asie, 9 mai 2013)
 
Pope Francis at Wednesday Mass: build bridges, not walls
Vatican Radio
09:55 09/05/2013
2013-05-08 Vatican Radio - Evangelization is not proselytizing. This was the focus of Pope Francis’ remarks to faithful gathered for Mass on Wednesday morning in the Chapel of the Domus Sanctae Marthae residence in the Vatican. The Pope reiterated that the Christian who wants to proclaim the Gospel must dialogue with everyone, knowing that no one owns the truth, because the truth is received by the encounter with Jesus.

Pope Francis stressed the courageous attitude of Paul St Paul at the Areopagus, when, in speaking to the Athenian crowd, he sought to build bridges to proclaim the Gospel. The Pope called Paul’s attitude one that “seeks dialogue” and is “closer to the heart” of the listener. The Pope said that this is the reason why St Paul was a real pontifex: a “builder of bridges” and not of walls. The Pope went on to say that this makes us think of the attitude that a Christian ought always to have.

“A Christian,” said Pope Francis, “must proclaim Jesus Christ in such a way that He be accepted: received, not refused – and Paul knows that he has to sow the Gospel message. He knows that the proclamation of Jesus Christ is not easy, but that it does not depend on him. He must do everything possible, but the proclamation of Jesus Christ, the proclamation of the truth, depends on the Holy Spirit. Jesus tells us in today's Gospel: ‘When He shall come, the Spirit of truth, shall guide you into all the truth.’ Paul does not say to the Athenians: ‘This is the encyclopedia of truth. Study this and you have the truth, the truth.’ No! The truth does not enter into an encyclopedia. The truth is an encounter - it is a meeting with Supreme Truth: Jesus, the great truth. No one owns the truth. The we receive the truth when we meet [it].

But why did Paul act as he did? First, the Pope said, because “this is the way” of Jesus who “spoke with everyone” with sinners, publicans, teachers of the law. Paul, therefore, “follows the attitude of Jesus”:

“The Christian who would bring the Gospel must go down this road: [must] listen to everyone! But now is a good time in the life of the Church: the last 50 or 60 years have been a good time - for I remember when as a child one would hear in Catholic families, in my family, ‘No, we cannot go to their house, because they are not married in the Church, eh!’. It was as an exclusion. No, you could not go! Neither could we go to [the houses of] socialists or atheists. Now, thank God, people do not says such things, right? [Such an attitude] was a defense of the faith, but it was one of walls: the LORD made bridges. First: Paul has this attitude, because it was the attitude of Jesus. Second, Paul is aware that he must evangelize, not proselytize.

Citing his predecessor, Pope Benedict, Francis went on to say that the Church “does not grow by means of proselytizing," but “by attraction, by witnessing, by preaching,” and Paul had this attitude: proclamation does not make proselytization – and he succeeds, because, “he did not doubt his Lord.” The Pope warned that, “Christians who are afraid to build bridges and prefer to build walls are Christians who are not sure of their faith, not sure of Jesus Christ.” The Pope exhorted Christians to do as Paul did and begin to “build bridges and to move forward”:

"Paul teaches us this journey of evangelization, because Jesus did, because he is well aware that evangelization is not proselytizing: it is because he is sure of Jesus Christ and does not need to justify himself [or] to seek reasons to justify himself. When the Church loses this apostolic courage, she becomes a stalled Church, a tidy Church a nice, a Church that is nice to look at, but that is without fertility, because she has lost the courage to go to the outskirts, where there are many people who are victims of idolatry, worldliness of weak thought, [of] so many things. Let us today ask St Paul to give us this apostolic courage, this spiritual fervor, so that we might be confident. ‘But Father,’ [you might say], ‘we might make mistakes…’ ... ‘[Well, what of it,’ I might respond], ‘Get on with you: if you make a mistake, you get up and go forward: that is the way. Those who do not walk in order not to err, make a the more serious mistake.

Wednesday morning’s Mass was concelebrated by the President of the Pontifical Council for Legislative Texts, Cardinal Francesco Coccopalmerio. In the congregation were a group of employees of the General Services of the Governorate of Vatican City State, the Vatican tribunal chancery, and the Vatican floreria, which cares for the furniture and decoration of Vatican buildings.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tâm Tình Tri Ân Quý Vị Cộng Tác và Tham Dự Đại Hội Thánh Mẫu La Vang Lần II
Nguyễn Đức Vượng
12:53 09/05/2013


Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Houston, ngày 5/5/2013

Trọng kính Đức Cha George A. Sheiltz Giám Mục Phụ Tá Tổng giáo Phận Galveston-Houston Hoa Kỳ. Quý đức cha Đa Minh Mai Thanh Lương giám mục phụ tá Tổng Giáo Phận California, quý linh mục, thầy sáu, tu sĩ nam nữ quý, giáo xứ, đoàn thể, ca đoàn và toàn thể quý cụ quý ông bà và anh chị em đã hiện diện nơi linh đài Đức Mẹ La Vang tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang này.

Trước hết chúng con xin chân thành cám ơn Đức Cha George Sheiltz đã thương nhận lời đến chủ tế thánh lễ bế mạc Đại Hội Thánh Mẫu La Vang lần thứ II và với những lời chia sẻ Tin Mừng, Đức Cha đã khuyến khích chúng con tiếp tục sứ mạng của những người đang sống trong Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.Cùng chung nhau, xây dựng nơi chúng ta đang sống và đồng thời lấy mẫu gương và lòng đạo đức sẵn có của các tiền nhân luôn bám chặt lấy Mẹ La Vang. Nhân cơ hội này chúng con cũng muốn gửi đến Đức Hồng Y Daniel Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Galvesto, Houston, đã cho phép và đã đến cung hiến Linh Đài Đức Mẹ La Vang để hàng năm chúng con mọi người con dân Việt Nam và kể cả những sắc tộc khác nhau đều có cơ hội đến để cầu nguyện bên Mẹ La Vang. Đây là niềm vinh hạnh cho chúng con mang tên Mẹ La Vang có một không hai trên đất nước Hoa Kỳ và trên toàn thế giới: Linh Đài và Nguyện Đường Đức Mẹ La Vang.

Chúng con cám ơn Đức Cha Đa Minh Mai Thanh Lương, ngài là người đã từng biết và đến với Giáo Xứ chúng con ngay những năm đầu tiên và chính Bức Tượng Đức Mẹ La Vang mà chúng con có hôm nay cũng được chính Ngài cộng tác đặt tượng và làm bằng gỗ từ nơi Linh Địa La Lang Quảng trị, đã hình thành và đưa đi nhiều nơi để thánh du. Nay Đức Cha lại đến với chúng con để chủ tế Thánh Lễ Đại Trào, chia sẻ Lời Chúa và lắng nghe những nguyện vọng của đoàn con Chúa nhất là những người già, người Việt tha hương cả trong ngoài Giáo xứ chúng con.

Chúng con xin chân thành tri ân ba vị vừa là cha vừa là thầy dậy lại vừa là ba người rất cảm thông được khát vọng Lời Chúa. Qua những hình thức giảng dạy rất hiểu biết và nhiều kinh nghiệm để giúp đỡ cho mọi giới chúng con với những buổi hội thảo thật đông đảo sinh động và xác tín mãnh liệt vào tình thương và niềm tin vào Thiên Chúa trong năm Đức Tin này. Đó là Cha Mathêu Nguyễn Khắc Hy Dòng Xuân Bích, Giáo sư Tín Lý tại nhiều đại học, Cha Giuse Vũ Thành cựu đại diện Đức Hồng Y, là nhà sử học về các Thánh Tử Đạo trên Quê Hương Việt Nam và Thầy Phong Dòng La San luôn bên cạnh giới trẻ đặc biệt tại hải ngoại.

Chúng con xin chân thành tri ân Quý Bề Trên, đặc biệt Cha Bề Trên Phụ Tỉnh Miền Dòng Đa Minh Việt Nam tại Hải Ngoại, quý cha thuộc Miền dòng, đã khuyến khích và đến ban lễ, tham dự. Hôm nay một phái đoàn từ xa nhất, đông nhất già có trẻ có là Cha Phero Hoàng Thiên từ hàng ngàn cây số đã hướng dẫn phái đoàn trên 50 người, thuộc Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, giáo phận Arlington Virginia đến tham dự đại hội với chúng ta. Giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức, Các Thánh Tử Đạo Houston, Ngôi Lời Nhập Thể, quý cộng đoàn Fatima, Christopher, St. Justin, Holy Rosary, Thánh Tâm.

Chúng con cám ơn quý cha tổng linh hướng, linh giám quý liên đoàn, liên hội quý đoàn thể công giáo tiến hành: Các Bà Mẹ, Fatima,Curia Lêgiô, Liên Minh Thánh Tâm, Liên Huynh Đa Minh, Hiệp Sĩ Đoàn, Hướng Đạo, Thiếu Nhi, Võ Sinh, trong ngoài tổng giáo phận Galveston đã đến tham dự và nhất là đã dâng các thánh lễ cho quý liên đoàn mà giáo xứ mà chúng con đã từng được cộng tác trong những năm qua.

Chúng con xin chân thành tri ân quý linh mục, quý thầy sáu, quý tu sĩ nam nữ, quý vị xa gần đã đến tham dự đại hội đồng thời đã xin khấn, đã cùng cộng tác trong tất cả mọi lãnh vực để có được đại hội thành công tốt đẹp, cám ơn tất cả quý ca trưởng, ban nhạc, quý ca viên đã từ nhiều nơi đến đây cộng tác trong ca đoàn tổng hợp Mẹ La Vang, với sự hiện diện của Ca Đoàn Đồng Tâm, Đức Mẹ La Vang, Thanh Niên Ánh Sáng, Thành Tâm, Tri Ân, Các Thánh Tử Đạo Arlington Virginia. Còn có sự góp mặt của những ca sĩ nhạc sĩ trong các chương trình văn nghệ với hai ban nhạc ABC, Ocean. Những thiện nguyện viên đã hy sinh đến trang trí và phục vụ để có ngày Đại Lễ này.

Chúng con xin tri ân quý ban giám đốc các chương trình truyền thông: Đài Phát Thanh 900 Houston, Trang mạng Vietcatholic, Báo Trái Tim Đức Mẹ, Báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Trang Mạng Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam, Bản Tin Dũng Lạc Tổng Giáo Phận Galveston Houston, quý nhiếp ảnh gia kỳ tài đã đưa lên những bản tin, những hình ảnh rất rất đẹp để mọi người cùng hướng về Đại Hội La Vang Lần thứ 2 này.

Chúng con Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang cùng muôn người đến tham dự Đại Hội Thánh Mẫu La Vang lần thứ hai này dâng lên Chúa và Mẹ Maria các sắc hoa, những chùm mầu bong bóng, những tràng pháo, như những dấu chỉ niềm tin của tất cả chúng con.

1. Chúng con dân sắc Hoa Đỏ/ Máu Thánh Chúa:
NHIỆM THAY HOA ĐỎ HỒNG HỒNG
NHUỘM THÊM MÁU THÁNH THƠM CHUNG.
VÌ THƯƠNG CON GÁNH TỘI ĐỜI.
CHỊU NHƯ DAO SẮC THÂU NƠI LÒNG MÌNH.

2. Sắc Hoa Trắng/ Sự Tinh Tuyền của Mẹ.
XINH THAY HOA TRẮNG TỐT LÀNH,
VÌ CÙNG NHÂN ĐỨC ĐỒNG TRINH ĐỨC BÀ.
NGUYÊN TUYỀN HƠN NGỌC HƠN NGÀ,
SÁNG TRONG HƠN TUYẾT CÙNG LÀ HƠN GƯƠNG.

3. Sắc Hoa Vàng/ Gương Tin Cậy Mến của Mẹ.
QUÝ THAY NÀY SẮC HOA VÀNG,
SÁNH NHÂN ĐỨC MẾN BÀ CÙNG TRONG HƠN.
MỘT NIỀM TIN KÍNH NHƠN NHƠN,
VỮNG VÀNG CẬY MẾN TRONG CƠN VUI SẦU.

4. Sắc Hoa Tím/ Đức Khiêm Nhường của Mẹ.
DỊU THAY HOA TÍM CÙNG MÀU,
Ý TRÊN MẸ NHỮNG CÚI ĐẦU VÂNG THEO.
BẰNG LÒNG CHI KHÓ TRĂM CHIỀU,
KHIÊM NHƯỜNG NHỊN NHỤC BẰNG YÊU HÃM MÌNH.

5. Sắc Hoa Xanh/ Đức Vâng Lời của Mẹ
LẠ THAY LÀ SẮC HOA XANH,
MỪNG BÀ NHÂN ĐỨC TRỌN LÀNH CỰC CAO.
DỜN DỜN SAU TRƯỚC MỘT MÀU,
QUẢN CHI SƯƠNG NẮNG DÃI DẦU NGÀY ĐÊM.

Đại hội Thánh Mẫu La Vang lần 2, với chú đề Cùng Các thánh Tử Đạo Về Bên Mẹ La Vang đã bế mạc, chúng con xin cầu chúc quý Đức Cha, quý cha, quý thầy sáu, quý tu sĩ nam nữ, quý Giáo xứ xa gần, quý ban ngành, đoàn thể, phong trào, ca đoàn, quý chi tộc, quý cụ, quý ông bà và anh chị em luôn được Thiên Chúa và Mẹ La Vang ban muôn ơn phúc tràn đầy.

Một lần nữa xin chân thành tri ân triệu triệu lần những nghĩa cử cao đẹp và nhất là sự hiện diện đầy tình thương yêu của toàn thể quý vị. Còn những gì quên sót chúng con xin Mẹ Maria Thánh Mẫu La Vang bù đắp cho.

Hẹn gặp lại quý vị sang năm vào ngày 2,3 và 4 tháng 5, năm 2014 với sự có mặt của Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt, khâm sứ Tòa Thánh tại Costarica.

http://www.flickr.com/photos/18607564@N00/sets/72157633432336910/show/
http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157633433172294/
http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157633416474165/
http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157633431071101/
http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157633454792072/

LỜI CẦU VÀ TRI ÂN MẸ LAVANG

Houston, Texas: ngày 5 tháng 5, 2013: Lạy Mẹ Maria, lạy Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cùng với các Ngài “ Chúng Con Ra Khơi”. Một Thánh Lễ Bế Mạc đầy trang nghiêm xúc tích và tuyệt vời. Cùng với các Ngài chúng con phải đối diện với trăm chiều thử thách. Quá khứ là một chuỗi khổ đau, hiện tại chúng con đến bên Mẹ để được ủi an, vỗ về. Rồi đây, những lời kinh nguyện có còn ở trong chúng con, những ước vọng thầm kín sẽ bay xa đến phương trời nào. Những lời khấn xin còn là hành trang đang khi chúng con lại phải đối đầu với bao sóng gió hiểm nguy, với bụi và trần đời: của cuộc sống phải kiếm cơm độ nhật, của gia đình rất mỏng dòn dễ ly tan, của con cháu, ông bà, cha mẹ dễ bất đồng ý kiến và mâu thuẫn. Của những thú vui vật chất và hoàn cảnh xã hội nhiễu nhương đầy những sự ác, sự dữ và dối gian lọc lừa. Chúng con biết bám vào đâu, cậy vào ai. Nhìn lên bầu trời hôm nay và giờ này những chùm bong bóng theo mầu sắc hoa dâng Mẹ, những tràng pháo nổ dòn tan, những tâm tư gửi Mẹ theo làn gió như nâng nhẹ lên cao những lời cầu xin của chúng con dâng lên Cha trên Trời.

Lạy Mẹ Maria, nếu trong cảnh bập bùng mưa gió, những trận cuồng phong nghiệt ngã đã từng ập xuống trên chúng con. Chúng con đã phải tận mắt và từng phải đối diện nào là với mưa sa, nước lũ, với sấm chớp gió lùa, với màn trời đen đặc. Chúng con phải chốn chạy phải chống trả và phải dựng lại mọi sự sau cơn giông tố đó ru! Hôm nay “ Cùng các Thánh Tử Đạo Về Bên Mẹ La Vang”, Một chủ đề thật sống động mà chúng con đã thấy gì, khi về bên Mẹ La vang chúng con được bình an. Kỷ niệm Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phao Lô đệ II, xứng đáng được Giáo Hội phong Chân Phước và còn là Thánh tiến sĩ Giáo Hội nữa (chúng con được ước mong như thế), vì từ ngõ ngách xa xôi của một dân tộc như Quê Hương Việt Nam chúng con, một hoàn cảnh sống rất khó để khả dĩ phong một vị thánh chứ đừng nói là 117 vị Thánh Tử Đạo mà chúng con hôm nay mừng kỳ niệm 25 năm này. Chúng con ghi nhớ ơn Đức Chân Phước, nhưng phải nhớ hơn cả là các Thánh Tử Đạo Việt Nam, họ là cha ông chúng con, họ dám sống và dám chết để được sống nơi vĩnh phúc và nêu gương đức tin cho chúng con được sống. Chúng con biết ơn và luôn cầu khẩn các ngài mỗi lần với một câu thật ngắn gọn “Lạy Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin cầu cho chúng con” phần cuối lễ là chúng con sung suớng lắm rồi.

Mẹ ơi, cùng biết cảnh ly loạn của con dân Việt Nam, với khung trời của Houston, nhất là của Giáo xứ La Vang, vùng đất đưọc gọi là hoang dã của cảnh quê, với chim hót, tiếng gà gáy, chó sủa canh hai hay canh ba, với những lỗ giun còn đọng lại, với bò ngựa thấp thoáng, chúng con còn lôi lên được những con crawfish nằm trong lỗ sâu nữa. Vùng trời La Vang đây luôn là nóng, là gió và là bão. Mỗi lần chúng con tổ chức một hội ngộ nào thì phải cầu nguyện cả ba tháng, phải dâng Mẹ tuần 9 ngày, phải dành hết các giờ chầu, cầu kinh, nguyện ngắm để xin bằng lời cầu chính Chúa đã dậy “ở đâu có 2 hay ba người nhân danh Ta cầu nguyện Ta ở đó”. Chúng con có Nhà Dòng Đa Minh nam nữ, Dòng Chúa Cứu Thế, La San, Chúa Thánh Thần, Tu Hội Tận Hiến, cùng các dòng khác nữa vây quanh. Chúng con quý linh mục, liên hội đoàn, ca đoàn, cùng được mời gọi để hiệp thông cầu nguyện với: Thánh Martinô, Thánh Đa Minh, các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Thánh cả Giuse, chúng con có các Hội Đoàn mang tên Mẹ Fatima, Mẹ Lộ Đức, Mẹ Ban ơn, Mẹ Cứu Thế, Mẹ Mân Côi, và nhất là Mẹ La Vang để chúng con níu áo, cầm tay. Những người già trong xứ, hàng ngày với những giờ chầu liên tiếp khấn xin qua Mẹ đến với Chúa để có mưa thuận gió hoà, rồi chúng con còn cầu nguyện cho hàng 5000 phiếu xin khấn từ khắp nơi: Người xin cho được mẹ tròn con vuông, người khác xin cho được có thai và sinh con, chống tội ác của phá thai, làm cho chồng con được đạo đức thánh thiện, cho chừa những thói hư của bài bạc rượu chè đang phá hủy làm ly tan gia đình họ….

Bầu trời La Vang này với 3 ngày Đại Hội, lời cầu khấn, những kinh nguyện, giờ chầu và nhất là của bao hy sinh của từng người xa gần, từ những việc lớn nhỏ đều đón lấy, với những tận tụy hy sinh nhưng luôn tươi nở nụ cười. Với dâng góp bảo trợ của vô vàn lòng hảo tâm. Với những cánh thư từ những vùng hẻo lánh của từ quê hương Mẹ Việt Nam, của Âu châu, Á Châu và nhất là Bắc Mỹ: Quebéc, Montreal, Ottawa, Toronto, Winninpec, Calgary, Edmonton, của Vancouver Canada. Từ California, Oklahoma, Dalas, Phoenix, Virginia …. bao nhiêu thành phố, bao nhiêu tiểu bang đều có các cánh thư như chim én cùng người bay về xây tổ ấm, tạo Mùa Xuân.

Ba ngày Đại hội, ngoài ước muốn, quá sức tưởng tượng, vượt quá ước mong của con người: gió mát, mây xanh. Những tia nắng bình minh chíếu dọi trên những đôi má làm hồng cho trẻ thơ. Những mầu nắng của bầu trời xanh chiếu làm nên những khuôn mặt của tuổi trẻ đang lớn đầy sức sống và hy vọng. Những giọt nắng buổi sáng và vàng óng của chiều về đang soi tỏ trên những đôi vợ chồng như đang hưởng cuối tuần trăng mật. Những áng mây bay che phủ nắng làm cho những nếp nhăn trên những khuôn mặt của độ tuổi bảy mươi căng phồng như muốn nhường cho tuổi thanh xuân sống trở tại.

Ôi lạy Mẹ, chúng con được đó vì đâu, phải chăng là tự nhiên đến, trời đẹp, gió mát và trăng thanh là do con người ư!. Những lời cầu nguyện, những ước vọng thầm kín những hy sinh bao dặm đường của những lữ khách hành hương về bên Mẹ……….

Chúng con cám ơn Mẹ, Mẹ La Vang, chúng con tri ân Mẹ, Mẹ Cao Sang, chúng con Kính Mừng Mẹ, Mẹ đầy phúc lộc, chúng con dâng lên Mẹ lời cầu mộc mạc đơn sơ, chúng con dâng lên Mẹ triệu triệu, tỷ tỷ lần lời chúc tụng với muôn ơn lành như hôm nay.

Lạy Mẹ, rồi chúng con mỗi người một ngả, rồi đường trường sẽ có nhiều gian nguy, nhưng như hôm nay. Mẹ chứng tỏ hùng hồn với gương Tử Đạo của các con Mẹ. Mẹ làm dịu ngọt qua những lời ca tiếng nhạc “Như Sóng Lộc Triều Nguyên Ơn Phước Cả” khi chúng con về bên Mẹ và về Bên Mẹ Con sẽ thấy bình an. Vâng, chúng con có Chúa, có Mẹ, có các Thánh Tử Đạo: “ CHÚNG CON CÙNG CÁC NGÀI RA KHƠI”, để lại những luyến nhớ, yêu thương và tình huynh đệ thắm thiết nơi từng người, xin hẹn Mẹ La Vang và những khuôn mặt dấu ái sẽ trở về đoàn tụ sang năm ngày 2, 3 và 4 tháng 5 năm 2014 tại Linh Đài Mẹ La Vang Tổng Giáo Phận Galveston Houston Hoa Kỳ.

Đứng trước cổng Linh Đài chụp những tấm ảnh để rồi chia cách nhưng không chia phai, từng người dần bước chầm chậm lên những chuyến xe phải lái xa hàng trăm dặm. Rồi những tấm ảnh còn đang đọng lại trên mạng, trên hệ thống truyền thông Vietcatholic của Cha Giám Đốc Trần Công Nghị, trên mạng của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam, trên trang mạng của Giáo xứ Lavangchurch.og, những người đem tin, những nhà nhiếp ảnh đang cho chúng con những kỷ niệm qua những bài viết và những tấm ảnh thật nghệ thuật đầy sức sống và tin yêu.

Mẹ ơi xin Mẹ cho mọi người về bình an.
Tâm sự của ngưới còn ở lại cầu nguyện cho người về những miền xa.

Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang xin kính chào, tri ân và tạm biệt.
 
Linh mục Việt Nam tham dự Hội thảo quốc tế về huấn luyện nhân bản cho đời sống linh mục tại Bangkok
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
10:36 09/05/2013
Huấn luyện nhân bản là nền tảng cho toàn bộ công cuộc huấn luyện linh mục (x. Pastores dabo vobis 43). Ý thức tầm quan trọng của việc huấn luyện nhân bản cho các linh mục tương lai, Ủy Ban Giáo Sỹ thuộc Hội Đồng Giám Mục Á Châu tổ chức khóa hội thảo quốc tế từ ngày 06 đến ngày 11/5/2013 tại trường đại học Assumption University, Bangkok, Thailand với chủ đề: “Formation of positive, integral, effective and humanly well-developed priests for the continent of Asia - Huấn luyện các linh mục tốt, toàn vẹn, hiệu quả và phát triển tốt nhân bản cho lục địa Á Châu”.

Cuộc hội thảo này có sự hiện diện của 105 linh mục và 7 giám mục đến từ các nước Á Châu. Đa số đến từ Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Malaysia, Myanmar, Taiwan, Sirilanca, Bangladesh. Việt nam có 13 linh mục đến từ các giáo phận Thái Bình, Vinh, Nha Trang, Sài Gòn và Cần Thơ.

Hội nghị tập trung suy nghĩ và thảo luận về việc huấn luyện nhân bản cho đời sống linh mục theo các đề tài sau đây:

Chủ đề I: “Thần học về thân xác con người và ý nghĩa của nó trong việc đào tạo các linh mục tương lai” do cha Joel Jason thuyết trình. Chủ đề này giới thiệu thần học về thân xác của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II liên quan đến nhân học kitô giáo - con người là ai? Đâu là mối liên hệ giữa con người với Thiên Chúa và giữa người nam với người nữ; ý nghĩa của tính dục, ý nghĩa của mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa qua tình yêu vợ chồng…. Việc đào tạo linh mục trưởng thành về nhân bản phải được đặt trong viễn tượng của kitô giáo về con người và về tính dục, cũng như tính liên vị.

Chủ đề II: Động lực để trở thành môn đệ Đức Kitô (linh mục tương lai): những khía cạnh tu đức và nhân bản của động lực với sự quy chiếu đặc biệt tới Ơn Thiên Triệu và đời sống linh mục. Cha Peter Lechner, SSP là người thuyết trình. Đề tài này giúp các tham dự viên suy nghĩ về những động lực trở thành linh mục. Vì một hành vi của con người được thúc đẩy bởi rất nhiều động lực khác nhau, có thể từ nhu cầu tâm lý, từ sự lý do trần tục hoặc từ những lý do siêu việt. Có những động lực được ý thức, nhưng cũng có những động lực theo Chúa không được ý thức. Cần cố gắng nhận biết và phân định. Việc huấn luyện linh mục – tu sỹ cần phải huấn luyện cả những động lực. Nghĩa là không chỉ dạy ứng sinh “phải làm gì” mà còn phải giúp họ hiểu “tại sao tôi làm”. Cần giúp họ biết “gạn đục khơi trong” các động lực trần thế để hướng tới những động lực siêu việt hơn.

Chủ đề III: Sự phát triển tính dục lành mạnh cho các linh mục sống độc thân lành mạnh: căn tính tính dục, khuynh hướng tính dục, thái độ và làm sao chúng ảnh hưởng trên đời sống của sự cam kết độc thân của họ đối với Giáo Hội và tác vụ linh mục. Đề tài này được trình bày bởi cha Lawrence Pinto, MSIJ. Việc giáo dục cho ứng sinh đạt tới sự trưởng thành về tính dục là một đòi hỏi hết sức cần thiết trong bối cảnh xã hội hiện nay. Tính dục là một yếu tố gắn liền với bản tính con người. Những người theo Chúa vẫn cưu mang trọn vẹn con người tính dục của mình. Để làm linh mục, các ứng sinh cần được huấn luyện để phát triển tính dục của mình một cách lành mạnh, trưởng thành để sống đời sống độc thân linh mục. Việc huấn luyện là giúp họ toàn nhập khía cạnh này vào đời sống linh mục để đời sống của họ được triễn nỡ và phong phú trong tác vụ linh mục.

Chủ đề IV: Phát triển cảm xúc của một chủng sinh: căn tính bản thân, trưởng thành tình cảm, và làm sao ảnh hưởng đời sống linh mục tương lai và tác vụ và sự khỏe mạnh tinh thần như là linh mục. Chủ đề này do cha Mathias Selvaratnam OMI thuyết trình. Nội dung chính của nó muốn nhấn mạnh đến sự phát triển lành mạnh cảm xúc và tình cảm của ứng sinh linh mục. Đây là một trong những yếu tố quan trọng không thể bỏ qua trong việc huấn luyện. Huấn luyện là giúp ứng sinh lớn lên và trưởng thành con tim để có thể sống đời sống độc thân linh mục và nhất là thi hành sứ vụ linh mục một cách phong phú và hạnh phúc.

Chủ đề V: Ý thức lành mạnh về sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội và ý nghĩa về vâng phục : Huấn Quyền (Magisterium) của Giáo Hội với sự quy chiếu những khía cạnh nhân bản của đức Vâng Lời. Chủ đề này được trình bày bởi Cha Joy Thomas SVD. Ngài muốn các tham dự viên suy nghĩ vê sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội Châu Á trước những biến chuyển của xã hội. Trong bối cảnh văn hóa, tôn giáo và xã hội tai Á Châu, việc huấn luyện linh mục là hướng họ tới sứ vụ cao cả này. Nhưng để các linh mục tương lai có thể thực thi tốt sứ vụ đó, họ cần được huấn luyện về nhân đức vâng phục với Huấn Quyền của Giáo Hội, biết yêu mến Giáo Hội, cảm thức với Giáo Hội và theo đường hướng Giáo Hội.

Chủ đề VI: “Quá trình chọn các ứng sinh cho thiên chức linh mục công giáo với sự nhấn mạnh về những tính cách nhân bản”, do cha Jaime Noel Deslate trình bày. Ơn gọi linh mục là quà tặng của Thiên Chúa được ban qua Giáo Hội. Giáo Hội được Thiên Chúa ủy thác sứ vụ tuyển chọn và đào tạo các linh mục. Trong việc tuyển chọn này, cần có những tiêu chuẩn, trong đó các phẩm tính nhân bản phải được đặc biệt lưu ý. Đề tài này giúp các tham dự viên suy nghĩ về những phẩm tính nhân bản cần có nơi ứng sinh để được chọn vào Chủng Viện và được gọi làm linh mục.

Tất cả các đề tài đề nhắm tới mục đích của huấn luyện nhân bản là giúp các ứng sinh trưởng thành toàn vẹn và toàn nhập các khía cạnh tâm sinh lý, tình cảm, tính dục và các năng lực của mình... Giúp họ phát triển con người, nhân cách của mình một cách đầy đủ, toàn vẹn và lành mạnh. Trưởng thành nhân bản là mãnh đất tốt cho sự phát triển tu đức, tri thức và mục vụ của ứng sinh linh mục.

Theo chương trình hội thảo, mỗi ngày có hai đề tài, buổi sáng một đề tài và buổi chiều một đề tài. Sau mỗi đề tài được thuyết trình, là thời gian trao đổi và trả lời các câu hỏi của các tham dự viên với người thuyết trình. Ngoài ra, mỗi ngày có thảo luận nhóm, đây là cơ hội để các nhóm chia sẻ những kinh nghiệm về việc huấn luyện nhân bản ở các đại chủng viện. Qua đó, mỗi người học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Sau những buổi thảo luận vui vẻ và sôi nỗi, các tham dự viên cùng cử hành thánh lễ, và gặp gỡ nhau tại bàn ăn. Đó cũng là những giây phút sốt sắng, chia sẻ và ý nghĩa về sự hiệp thông trong Giáo Hội Á Châu. Các tham dự viện đến từ các miền khác nhau của một lục địa này mênh mông, đa sắc tộc, màu da và văn hóa, nhưng lại hiệp nhất trong một đức tin, trong tình “huynh đệ bí tích linh mục” và trong cùng một thao thức truyền giáo mà Chúa Kitô mời gọi.

Ủy Ban Giáo Sỹ Hội Đồng Giám Mục Á Châu tổ chức khóa hội thảo lần này như là một cố gắng gửi tới các giám mục và các linh mục cơ hội để đào sâu chủ đề này với hy vọng giúp các chủng viện đào tạo các ứng sinh trở thành những linh mục thực sự trưởng thành và phát triễn toàn vẹn về nhân bản, trở thành con người tốt và mục tử thánh thiện như lòng Chúa mong muốn trước những thách đố của thời đại hôm nay.

Bangkok, ngày 10/5/2013
 
Năm Đức Tin 2013 - Hành hương Âu châu: Cha Thánh Piô ở Rotondo
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:29 09/05/2013
NĂM ĐỨC TIN 2013 – HÀNH HƯƠNG ÂU CHÂU – ROTONDO.

Từ Roma đến Rotondo với chặng đường dài 880km. Xe bus chạy 7 giờ đồng hồ mới tới nơi. Dọc đường, tôi thấy xa xa những đỉnh núi còn phủ tuyết trắng xóa. Suốt hành trình xa xôi, tôi tranh thủ đọc những tư liệu về Cha Thánh Piô. Đó là cuốn “Cuộc đời Cha Piô”, tác giả Dorothy M. Gaudiose, Phó Tế Trần Văn Nhật lược dịch, tôi đã tải về laptop từ trang dunglac.org. Xem thêm bộ phim gồm 23 phần về Thánh Piô Năm Dấu trên Youtube, kể về cuộc đời thánh thiện của ngài.

Xem hình ảnh

Cha Piô là một vị thánh của thời đại này. Đời ngài có nhiều chuyện lạ thường kỳ diệu. Chẳng hạn như vào năm 1962, Đức Giám mục Karol Woztyla sau này là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết thư xin Cha Piô cầu nguyện với Chúa cho bác sĩ Wanda Poltawska, một người bạn của ngài ở Ba Lan, đang đau khổ vì bệnh ung thư. Sau đó căn bệnh ung thư của vị bác sĩ này bị đẩy lui. Y khoa không thể nào đưa ra lời giải thích về việc bệnh ung thư bị đẩy lui một cách lạ lùng như thế. Người ta còn đồn đoán cho rằng trong thời gian này, cha Piô đã tiên đoán Giám mục Karol Woztyla sẽ làm Giáo hoàng trong tương lai. Quyền năng và tình yêu của Chúa vẫn luôn trải rộng và trao ban ân sủng cho con người.

Đến Rotondo nhận phòng khách sạn, ăn tối và nghĩ ngơi thì đã hơn 10giờ đêm. Ở đây thuộc miền núi cao, trời rất lạnh,mặc mấy áo ấm, trùm thêm mền mà vẫn lạnh run người.

Sáng sớm hôm sau, chúng tôi đi những xe nhỏ loại 15 chỗ ngồi để leo dốc. Khoảng 20 phút thì đến nơi.Trên núi cao, chúng tôi nhìn thấy nguy nga những công trình, Bệnh viện Casa Sollievo della Sofferenza lớn nhất nước Ý, Chặng đàng thánh giá Rotondo, Đền Thánh Cha Piô cũ và mới với một quãng trường rộng mênh mông.

Năm 1940, cha Piô đã xây dựng một Bệnh viện ở San Giovanni Rotondo mang tên Casa Sollievo della Sofferenza (Trung tâm chữa lành bệnh nhân). Bệnh viện được mở vào năm 1956 và được coi như là một trong những bệnh viện chữa bệnh hữu hiệu nhất ở Châu Âu.

1. Đền thánh cũ – Nhà thờ Đức Mẹ Ban Ơn

Năm 1956, ngôi nhà thờ mới xây dựng mang tên Santa Maria della Grazie nhằm đáp ứng việc rất nhiều người hành hương đến kính viếng cha thánh Piô. Kiến trúc sư Giuseppe Gentile Boiano đã thiết kế ngôi nhà thờ này và sau đó Đức Giám mục Giáo phận Foggia thánh hiến vào năm 1959.

Đàng thánh giá theo kiểu hiện đại ở bên sườn đồi với những rặng cây xanh mát ở trên Nhà thờ Santa Maria della Grazie. Công trình Đàng thánh giá này được xây dựng vào năm 1968 (một ngày trước khi cha Piô qua đời) và được hoàn thành năm 1981. Nó được thiết kế bằng đá hoa cương với những tượng bằng đồng và cẩm thạch do Điêu khắc gia người đảo Sicile tên là Francesco Messina thiết kế.

Trước Nhà thờ có tượng Chân Phước Gioan Phaolô II.

Chúng tôi chụp hình chung trước tượng cha Piô nơi đàng thánh giá, sau đó vào nhà thờ viếng Chúa và tham quan. Có nhiều bức tranh theo nghệ thuật mosaic hai bên Nhà thờ. Bức tranh trên cung thánh tuyệt đẹp, Đức Mẹ bồng Chúa Hài Nhi ban ơn cho nhân loại.

Từ bên phải cung thánh đi xuống tầng hầm có ngôi mộ của cha thánh. Mọi người quỳ gối thinh lặng cầu nguyện. Chúng tôi đi dọc theo hành lang có nhiều bức ảnh giới thiệu về cha mẹ và gia đình của cha Piô. Đi lên cầu thang tầng 2 là Tu viện San Giovanni Rotonodo. Có những căn phòng lưu giữ đồ dùng của cha thánh lúc sinh thời. Từ áo dòng, áo lễ, chén lễ, hào quang đến giường ngũ và đồ dùng cá nhân vẫn còn nguyên vẹn. Cũng giống như các căn phòng của cha Thánh Gioan Vienney ở Ars, các vật dụng đều rất đơn sơ. Đặc biệt có 1 căn phòng với những tủ nhiều ngăn đựng các bức thư của nhiều người khắp thế giới gởi đến xin thánh nhân cầu nguyện vào 2 năm cuối đời. Hàng triệu triệu những lá thư được lưu giữ cẩn thận.

Sau khi cầu nguyện trong nhà nguyện của Tu viện chúng tôi đến đền Thánh mới.

Quãng trường rộng lớn xuôi xuống Nhà thờ mới. Công trình thật bề thế và hoành tráng. Dưới chân Thánh giá cao vời vợi có 8 quả chuông lớn, mỗi khi rung, ngân vang xuống tận thung lũng thị trấn Rotondo.

2. Đền Thánh Cha Piô mới

Năm 2004, đền thánh mới được khánh thành. Đây là một trong những Đền thánh được các tín hữu thăm viếng nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Đền thờ mới được Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II thánh hiến năm 2004. Bên trong có sức chứa 6.500 chỗ ngồi, chỉ đứng sau Đền thờ thánh Phêrô ở Rôma và 30.000 người có thể đứng bên ngoài. Hằng năm có hơn 7 triệu người về đây kính viếng, đông hơn cả Lộ đức, Fatima và chỉ đứng sau Đền thánh Đức Mẹ Guadalupe ở Mexico.

Bên trái cung thánh có lối dẫn vào tầng hầm. Như một cung điện, đèn sáng rực với nhiều bức tranh theo nghệ thuật mosaic 2 bên tường. Mọi người ngất ngây chiêm ngắm những tác phẩm nghệ thuật diễn tả theo Tin Mừng. Ở đây có nhiều nhà nguyện nhỏ. Chúng tôi đến nhà nguyện đặc biệt, nơi có thi hài cha thánh Piô đặt phía sau bàn thờ dâng lễ. Trần nhà nguyện trang hoàng lộng lẫy sáng lung linh. Từng người thinh lặng đi qua đặt tay lên phần mộ và cúi đầu cầu nguyện. Sau đó tham quan nhiều căn phòng khác như một mê cung trong lòng đất. Phải có hướng dẫn viên dẫn đường chứ không thì lạc lối.

Trở lại Nhà thờ Santa Maria della Grazie, chúng tôi dâng lễ. Cha Riễn, Giáo phận Phú cường chủ tế và giảng lễ.

3. Cuộc đời cha thánh Piô

Cha thánh Piô sinh ngày 25-05-1887 tại Pietrelcina, được gọi tên là Francesco Forgione. Ngài lớn lên trong một gia đình Công giáo đạo đức. Lúc khoảng 6, 7 tuổi, ngài đã có được sự liên kết rất đặc biệt với Thiên Chúa. Ngài thường trò chuyện với Thiên Chúa ở nơi đồng vắng. Từ thuở nhỏ, ngài có thói quen rất tốt lành là sốt mến cầu nguyện. Ngài nhìn ngắm Chúa Giêsu trên Thánh giá và thân thưa cùng Chúa cho mình được chia sẻ những đau đớn với Chúa.

Năm 1903, ngài vào dòng Phanxicô. Một năm sau nhận tu phục Dòng Phanxicô Capucinô và có tên mới là Piô.

Ngài được phong chức linh mục và được chuyển đến một số nơi. Đến năm 1916, ngài được chuyển đến San Giovanni Rotondo và đã ở đây suốt 52 năm. Cha được mọi người ngưỡng mộ vì lòng yêu mến nhiệt thành đối với Chúa Giêsu, Mẹ Maria và được coi như là một nhà thần bí vĩ đại thời hiện đại.

Cha Pio xuất thân từ nhà nghèo nên ngài rất yêu mến người nghèo. Cha ao ước có được bệnh xá để sau cuộc chiến sẽ cứu chữa những thương binh trở về, và cha cũng đã được toại nguyện do tin tưởng mãnh liệt vào Đức Maria ban ơn cứu giúp.

Cha Pio có nhiều kinh nghiệm về những khả năng siêu nhiên với các phép lạ kèm theo: nhìn thấu suốt tâm hồn con người, nói tiên tri, ở hai nơi cùng một thời điểm, hương thơm đời sống thánh thiện, biết biện phân các thần khí, ngủ ít nhưng vẫn sống được, chữa người ta khỏi bệnh cách lạ lùng, được Chúa Giêsu và Mẹ Maria đến thăm, nhất là hằng ngày được rước lễ với Thiên thần bản mệnh của mình.

Một trong những ân huệ siêu nhiên nổi tiếng nhất của ngài là được Chúa ghi Năm Dấu Thánh trên thân xác vào năm 1918 khi ngài cầu nguyện trước Thánh giá. Những vết thương đã gây cho ngài rất nhiều đau đớn và cũng rất nhiều ân ban kỳ diệu. Trong cuốn sách “Cuộc đời cha Piô” có kể lại rằng:

“Cái yên tĩnh của ban đêm đã bao trùm tu viện khi Cha Piô còn ngồi giải tội cho các thầy. Đó là ngày 5 tháng Tám 1918, là ngày ngài không thể quên được vì nó bắt đầu sự thống khổ đặc biệt của ngài.

Ngài giật mình kinh hãi khi thấy một người lạ tay cầm thanh kiếm dài và mỏng đứng ngay trước mặt. Thân thể như tê liệt, ngài không thể cựa quậy và mắt trừng trừng theo dõi mũi kiếm mà từ đó phát ra những tia lửa. Đột nhiên, ngài thất thanh kêu lên một tiếng lớn khi thanh kiếm như xuyên qua linh hồn ngài. Không biết làm sao mà ngài lấy lại được bình tĩnh và giải tán các thầy đang chờ xưng tội. Suốt đêm đó và qua một ngày và một đêm hôm sau, thân thể ngài yếu dần vì như có lưỡi kiếm bằng lửa đang cắt thân thể ngài ra từng mảnh.

Hơn một tháng trôi qua, sau khi làm lễ vào sáng thứ Sáu, ngày 20 tháng Chín, sự kinh hoàng và thống khổ của ngài đến tột đỉnh ngoài sức chịu đựng của con người. Tuy nhiên, cơn ác mộng đó bắt đầu trong một giây phút thật bình thản và yên lặng. Ngài cảm thấy buồn ngủ, như thể ngài ngủ say đến độ không còn biết gì cả. Cái cảm giác kỳ lạ thấm dần qua từng sớ thịt và hầu như làm ngài mê đi.

Và rồi, vị khách bí ẩn đã đến trong giấc mộng êm đềm, và chính lúc đó các giọt máu từ tay, chân và cạnh sườn của vị khách bắt đầu chẩy ra và đọng lại thành vũng trên sàn nhà. Ngay lập tức cái êm đềm của Cha Piô tan biến và tim ngài bắt đầu đập mạnh như muốn vỡ tung lồng ngực trong cái thân thể bất động. May mắn thay, tất cả dịu lại một cách thật bất ngờ cũng như khi xuất hiện, và thân thể mềm nhũn của ngài khụy xuống vũng máu.

Ngài mở mắt, những giọt nước lăn dài trên khoé mắt. Cơ thể ngài bắt đầu có cảm giác và ngài nhận thấy tay trái của mình đang run rẩy. Ngài cố nhấc chân lên và ngay lập tức cái đau âm ỉ trở thành nhói buốt đâm vào tay, chân và cạnh sườn ngài. Ngài chống khủy tay ngẩng đầu dậy và nhìn vào đôi tay run lẩy bẩy. Hai bàn tay đầy máu. Nhìn vào thân thể, ngài thấy một bên áo dòng ướt đẫm. Đôi mắt ngài tiếp tục nhìn xuống. Và đôi chân ngài cũng đỏ máu. Toàn thân ngài run lên vì sợ hãi. Ngài muốn cất tiếng kêu cứu nhưng cổ họng như nghẹn lại, và ngài há hốc mồm để thở.

Cơn ác mộng tiếp diễn. Có một động lực nào như giục ngài đứng dậy, đi về phòng trước khi các linh mục trong tu viện trở về và có thể bắt gặp. Ngài cố nhấc mình lên, và thân thể quặn đau theo từng bước. Không hiểu làm sao mà ngài có thể lết qua cái hàng lang dài để về đến phòng. Ngài ngã vật xuống giường trong đau đớn và sợ hãi.

Ngài rên rỉ, "Xin giúp con. Xin Chúa giúp con để hiểu."

Hơi thở ngài đã đều hòa, nhưng cơn đau vẫn mãnh liệt. Khi đưa tay sờ vào cạnh sườn, ngài cảm thấy vết máu trên áo dòng ngày càng lan rộng, như bị xuất huyết tự bên trong. Đôi mắt mở to vì sợ hãi, ngài ngồi dậy và xem xét vết máu trên áo, tự hỏi không biết mình có chết vì vết thương này hay không.

Ngài cầu xin, "Xin đừng để con khiếp sợ."

Những giây phút chậm chạp trôi qua. Từ từ ngài lấy lại bình tĩnh và xem xét các vết thương. Không nghi ngờ gì cả, đó là những vết thương thật. Đó không phải là ác mộng hay ảo giác. Bắt đầu ngài nhận ra sự thật. Ngài được in năm dấu thánh là những vết thương có hình dạng và vị trí giống như các vết thương của Đức Kitô.

Tâm trí ngài từ từ mở ra với thực tại, và cảm thấy khuây khỏa khi biết rằng các vết thương đó không nguy hiểm đến tính mạng. Nước mắt ngài tuôn tràn, và cảm tạ Thiên Chúa…

Giáo Hội ghi nhận có khoảng 290 người được Chúa ban cho năm dấu thánh. Vị thánh nổi tiếng của thời đại là Thánh Phanxicô Assisi, sáng lập dòng Phanxicô. Thánh Phanxicô, khi là thầy sáu, được in năm dấu thánh vào ngày 17 tháng Chín 1224, trên núi Alvernia trong rặng Appenine, hai năm trước khi ngài chết.

Những vết thương của cha Piô có mùi thơm nồng nàn của hoa tím, hoa huệ tây và hoa hồng. Trong lịch sử các thánh, sự kiện có mùi thơm thì không gì mới mẻ. Tay Thánh Đa Minh phát ra mùi thơm khi dân chúng hôn tay ngài, và Thánh Helena phát ra mùi thơm khi ngài rước lễ. Một số thân thể các thánh phát ra mùi thơm sau khi chết, như trường hợp của Thánh Coletta, Thánh Joseph Cupertino, và Thánh Martin de Porres. Bất cứ ai đang trong tình trạng mắc tội trọng, Thánh Philip Rôma đều ngửi thấy mùi hôi thối khi ngài đến gần, mặc dù thân thể người đó rất sạch sẽ.

Trong trường hợp của Cha Piô, mùi thơm nói lên sự hiện diện an ủi của cha. Đó là để khuyến khích, chú ý đến điều nguy hiểm ngay lập tức, hay nhớ đến sự hiện diện, sự khuyên bảo và sự hướng dẫn của cha. Nhiều người nhận ra mùi thơm đó một cách riêng biệt, không phải ai ai cũng nhận thấy cùng một lúc”.

Vì sự thánh thiện và ân huệ lớn lao Chúa ban cho cha Piô, nên ma quỷ đã huy động cuộc chiến dữ dội chống lại cha thánh trong suốt cuộc đời của ngài. Chúng tấn công thân xác ngài bằng những vết cắt, vết thâm tím và những dấu bị thương hữu hình khác.

Tất cả những ai được cha Piô giúp đỡ đều tôn kính ngài. Cha thánh hết sức tận tâm đối với các linh hồn trong luyện ngục, có lần ngài nói: “Nhiều linh hồn đã chết ở trong luyện ngục hơn những linh hồn còn đang sống. Họ đã đến ngọn đồi này để chờ được tham dự thánh lễ và xin tôi cầu nguyện”.

Cả đời cha Piô tận tụy giải tội cho các tín hữu và xin được nhiều ơn lành cho nhiều người.

Cha thánh qua đời lúc 2 giờ 30 sáng ngày 23-9-1968, đang khi tay vẫn nắm chặt chuỗi Mân Côi và thốt lên tên cực trọng “Giêsu Maria”, trong phòng số một của tu viện San Giovanni Rotonodo, phía nam Italia. Xác cha Pio được bỏ trong một hòm bằng kẽm bọc gỗ sau đó được thay thế bằng một hòm bằng kim loại và có gắn tấm kính để cho giáo dân có thể trông thấy ngài.

Chiều ngày 26-9-1968, quan tài cha Pio đã được rước qua các đường chính của thị trấn San Giovanni Rotondo với sự tham dự của 100.000 người.

Ban tối quan tài được đưa xuống hầm nhà thờ Đức Mẹ Ban Ơn để an táng trong huyệt đào ngay trong nền nhà thờ. Phía dưới chiếc quan tài có đề “Francesco Forgione sinh tại Pietrelcina ngày 25-5-1887, qua đời tại San Giovanni Rotondo ngày 23-9-1968”.

Từ ngày đó trở đi, cứ vào ngày 22 tháng 9 hằng năm tín hữu khắp nơi lại hành hương về thị trấn San Giovanni Rotondo để tham dự đêm canh thức kỷ niệm ngày cha Pio qua đời.

Ngày 23-9-1969, Đức Cha Cunial, Tổng Giám Mục Manfredonia cho phép dòng Capucino hèn mọn mở cuộc điều tra liên quan tới vị tôi tớ Chúa.

Tiến trình án phong chân phước được khởi sự ngày 20-3-1983.

Trong dịp hành hương San Giovanni Rotondo ngày 25-5-1987, Đức Gioan Phaolô II đã giới thiệu cha Piô với thế giới như là mẫu gương của linh mục. Từ đó trở đi tín hữu đến hành hương đông một cách ngoại thường. Người ta phổ biến sách báo viết về cha Pio, lấy tên cha Pio đặt cho các đài kỷ niệm và đường phố, hay trường học hoặc nhà thương. Năm 1990, kết thúc các tìm hiểu cuộc đời cha Pio.

Năm 1997, các cố vấn của Bộ Phong Thánh đồng thanh chấp nhận các nhân đức anh hùng của vị tôi tớ Chúa.Và sau khi có phép lạ được thừa nhận, ngày 2-5-1999, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã phong chân phước cho cha Pio, trong thánh lễ trọng thể cử hành tại thềm đền thờ thánh Phêrô, với sự tham dự của gần 400.000 tín hữu.

Vào năm 2001, ủy ban bác sĩ thừa nhận phép lạ khỏi bệnh tức khắc của em Matteo Coltella, bị sưng màng óc cấp tính là hiện tượng không thể giải thích được trên bình diện khoa học.

Năm sau đó, Giáo Hội thừa nhận đó là phép lạ và ngày 16-6-2002, Đức Gioan Phaolo II đã chủ sự lễ phong hiển thánh cho cha Pio. Hai năm sau đó đền thánh mới được khánh thành tại San Giovanni Rotondo.

4. Cha Thánh Piô và các Đẳng Linh Hồn.

Cuộc đời cha Piô là trang sử lạ thường ghi dấu các cuộc hiện ra của Thiên Thần, Các Thánh, Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Các Đẳng Linh Hồn. Có thể nói được rằng, Cha thánh Pio sống cùng lúc ở hai thế giới: một hữu hình và một vô hình, thiêng liêng.

Xin trích thuật 3 câu chuyện Linh Hồn Luyện Ngục hiện về xin Cha thánh Pio cầu nguyện cho.

Một buổi tối, Cha Pio đang nghỉ ở tầng trệt của Cộng Đoàn nơi căn phòng dành đón tiếp khách lạ. Lúc ấy Cha Pio chỉ có một mình và vừa đặt lưng nằm xuống thì bất thình lình một người đàn ông xuất hiện, mình trùm kín chiếc áo choàng đen. Ngạc nhiên, Cha Pio tức khắc đứng bật dậy và hỏi cho biết ông là ai và muốn gì. Người khách lạ cho biết ông là Linh Hồn nơi Lửa Luyện Tội. Ông nói: Con là Pietro Di Mauro, tức Nicola và có biệt danh “Precoco”. Con bị chết trong trận hỏa hoạn xảy ra vào đêm 18-9-1908, tại chính Tu Viện này, lúc ấy bị truất hữu và biến thành Viện Tế Bần. Con bị cháy giữa các ngọn lửa, ngay trên tấm nệm rơm, lúc đang ngủ say, trong căn phòng số 4. Con hiện về từ Luyện Ngục. Thiên Chúa Nhân Lành cho phép con đến xin Cha dâng một Thánh Lễ với ý chỉ cầu cho con vào sáng ngày mai. Nhờ Thánh Lễ này con mới có thể vào được Thiên Đàng.

Cha Pio hứa sẽ dâng Thánh Lễ cầu cho ông. Chính Cha kể lại như sau. Phần tôi, tôi muốn đích thân tháp tùng Linh Hồn Luyện Ngục ra tận cửa Tu Viện. Và tôi chỉ ý thức rõ ràng mình đã nói chuyện với Linh Hồn Luyện Ngục khi ra tới thềm, bởi vì, người đàn ông đang đi bên cạnh tôi bỗng nhiên biến mất. Tôi thành thật thú nhận lúc ấy tôi cảm thấy hoảng sợ. Tôi đi thẳng đến phòng Bề Trên là Cha Paolino da Casacalenda. Cha Bề Trên nhận ra nét kinh hoảng của tôi. Sau khi nghe tôi giải thích và xin phép dâng Thánh Lễ vào sáng hôm sau cầu cho Linh Hồn Luyện Ngục, Cha Bề Trên hiểu lý do và chấp thuận ngay lời xin.

Vài ngày sau, vì bị tính tò mò thúc đẩy, Cha Bề Trên Paolino muốn làm cuộc kiểm chứng. Cha ra tòa thị chính thành phố San Giovanni Rotondo và xin phép xem Cuốn Sổ Tử của thành phố vào năm 1908. Và đúng như lời tôi kể, trong Sổ Tử tháng 9 năm 1908 có ghi mấy hàng: Ngày 18 tháng 9 năm 1908, trong trận hỏa hoạn Viện Tế Bần có một người bị chết mang tên Pietro di Mauro, tức Nicola.

Cha thánh Pio kể một câu chuyện khác.

Một buổi tối lúc cầu nguyện một mình nơi nhà nguyện bỗng tôi trông thấy một thầy trẻ tuổi đứng nơi bàn thờ chính. Thầy có vẻ như đang lau chùi các chân nến và sửa lại các bình hoa. Lúc ấy là giờ ăn tối. Tôi đinh ninh người lo bàn thánh chính là thầy Leone nên tôi tiến lại gần và nói:
- Thầy Leone à, đang giờ ăn tối, thầy xuống phòng ăn đi, chứ đâu phải giờ lau bụi và sửa soạn bàn thánh!

Nhưng một giọng nói - không phải của thầy Leone - trả lời:
- Con không phải thầy Leone!

Tôi hỏi lại:
- Vậy thầy là ai?

Tiếng nói trả lời:
- Con là tu sĩ cùng dòng với Cha và từng là tập sinh sống ở Tu Viện này. Đức vâng lời dạy con phải luôn luôn giữ gìn bàn thánh thật sạch và thật ngăn nắp. Đáng tiếc, con thường bê trễ trong bổn phận và thiếu lòng tôn kính đối Chúa Giêsu Thánh Thể trong Nhà Tạm. Chính vì tội thiếu tôn thờ cách trầm trọng này mà cho đến nay con vẫn còn bị hình phạt trong Lửa Luyện Hình. Nhưng giờ đây Thiên Chúa Từ Nhân, trong lòng thương xót vô biên của Ngài, cho phép con hiện về với Cha. Chính Cha là người có thể thu ngắn thời gian con phải chịu giam cầm trong Lửa Luyện Ngục. Xin Cha vui lòng giúp con.

Tôi nghĩ mình quả thật quảng đại đối với Linh Hồn đang đau khổ nơi Lửa Luyện Tội khi nhanh nhẹn hứa rằng: “Anh sẽ chỉ còn ở trong Lửa Luyện Tội cho đến sáng mai lúc dâng Thánh Lễ”. Nào ngờ Linh Hồn này thét lên: “Thật là tàn nhẫn!”. Thét xong câu đó Linh Hồn biến đi. Tiếng than khóc kinh khiếp của Linh Hồn như lưỡi gươm đâm xuyên trái tim. Tôi thật đau đớn và mãi mãi như nghe tiếng thét vang vọng bên tai. Tôi, nhờ sự ủy quyền đặc biệt của Thiên Chúa, có thể giúp Linh Hồn đi thẳng về Trời, trái lại, tôi đã kết án giam giữ Linh Hồn ở lại trong Lửa Luyện Ngục thêm một đêm nữa cho tới sáng mai!

Câu chuyện thứ ba xảy ra vào buổi tối tháng 2 năm 1922, nơi Tu Viện San Giovanni Rotondo. Chính Cha Pio kể lại.

Tối hôm ấy tôi xuống phòng chung nơi có đốt lửa để sưởi. Bỗng tôi trông thấy 4 tu sĩ, chưa bao giờ gặp, đang ngồi chung quanh ngọn lửa, đầu phủ mũ cappuccio và giữ thinh lặng. Tôi cất tiếng chào: “Sia lodato Gesù Cristo - Ngợi khen Đức Chúa Giêsu Kitô”, nhưng không ai trả lời. Ngạc nhiên, tôi chăm chú nhìn kỹ 4 tu sĩ để xem họ là ai thì thấy rằng đó là 4 tu sĩ lạ, tôi chưa bao giờ gặp. Cùng lúc, tôi có cảm tưởng các tu sĩ này đang chịu đau khổ. Tôi lập lại lời chào, vẫn không ai trả lời. Tôi trở lên phòng Cha coi nhà khách và hỏi xem có tu sĩ khách nào đến Tu Viện không. Nghe vậy, Cha Bề Trên, lúc ấy là Cha Lorenzo da San Marco in Lamis trả lời ngay:
- Cha Pio à, đâu có tu sĩ khách nào đến đây vào một đêm đông tuyết lạnh như thế này!

Tôi nói với Cha coi nhà khách:
- Cha à, có 4 tu sĩ ngồi sưởi nơi phòng chung. Tôi cất tiếng chào nhưng không ai trả lời. Tôi nhìn kỹ thì thấy đó là các tu sĩ lạ!

Cha coi nhà khách nói:
- Có lẽ khách lạ đến mà tôi không biết chăng? Vậy chúng ta cùng xuống xem!

Khi chúng tôi trở lại phòng chung thì không còn ai. Phòng chung vắng lặng như tờ.

Tôi hiểu ngay đây là 4 tu sĩ quá cố, đang làm việc đền tội nơi xưa kia họ xúc phạm đến Thiên Chúa. Tôi thức trắng suốt đêm đó để cầu nguyện trước Chúa Giêsu Thánh Thể và xin Chúa cho 4 tu sĩ sớm được giải thoát khỏi chốn Luyện Hình và về Thiên Đàng vui hưởng Nhan Thánh Chúa.... “Từ vực thẳm, con kêu lên Ngài, lạy Chúa, muôn lạy Chúa, xin Ngài nghe tiếng con. Dám xin Ngài lắng tai để ý nghe lời con tha thiết nguyện cầu. Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng? Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ để chúng con biết kính sợ Ngài. Mong đợi Chúa, con hết lòng mong đợi, cậy trông ở lời Người. Hồn con trông chờ Chúa, hơn lính canh mong đợi hừng đông. Hơn lính canh mong đợi hừng đông, trông cậy Chúa đi, Israel hỡi, bởi Chúa luôn từ ái một niềm, ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa. Chính Người sẽ cứu chuộc Israel cho thoát khỏi tội khiên muôn vàn” (TV130). (”Grande Opera Mariana GESÙ E MARIA”, Aprile-Giugno 2007 n.2 Anno VIII, trang 19-20 + P. Alessio Parente, ”Padre Pio e le anime del Purgatorio”, 1999, trang 158; Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt).

5. Mở mộ cha thánh Pio để chuẩn bị trưng bày cho tín hữu kính viếng thi hài thánh nhân (Avvenire 4-3-2008; Linh Tiến Khải).

Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Domenico D'Ambrosio về việc mở mộ Cha thánh Pio thành Pietrelcina và trưng bày cho tín hữu kính viếng.

Lúc 10 giờ tối Chúa Nhật 2-3-2008, Đức Cha Domenico D'Ambrosio, Tổng Giám Mục giáo phận Malfredonia đã chủ sự lễ nghi mở mộ thánh Pio Pietrelcina, để kiểm chứng tình trạng thi hài thánh nhân và áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo tồn thánh tích cho hậu thế.

Trở lại với lễ nghi mở mộ cha thánh Pio năm dấu: lễ nghi đã bắt đầu với bài đọc thư thứ I thánh Phêrô Tông Đồ và một đoạn thư của Cha Thánh Pio. Sau đó các thợ nề đã di chuyển tấm đá cẩm thạch mầu xanh trên mộ Cha Pio và đưa quan tài lên. Đức Cha D'Ambrosio và hai vị phụ tá kiểm điểm sự nguyên vẹn của 6 triện bằng xi đỏ đóng lên quan tài tối ngày 26-9-1968, đập vỡ và gỡ các triện đó ra. Quan tài được mở ra và Đức Tổng Giám Mục xông hương di hài và mọi người hát kinh Te Deum Tạ Ơn Chúa. Hiện diện trong lễ nghi cũng có các thân nhân của Cha Thánh Pio và một số Giám Mục lân cận.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Domenico D'Ambrosio về việc mở mộ thánh Pio thành Pietrelcina và trưng bầy cho tín hữu kính viếng bắt đầu từ tháng 4 tới đây. Đức Tổng Giám Mục cũng là vị đại diện Tòa Thánh trông coi đền thánh Pio, là nơi hằng năm có tới 7 triệu tín hữu đến hành hương.

Hỏi: Thưa Đức Cha, xin Đức Cha cho biết một vài cảm tưởng sau khi Đức Cha chủ sự lễ nghi mở mộ cha thánh Pio tối ngày mùng 2 tháng 3 vừa qua?

Đáp: Chắc chắn giây phút chúng tôi đã sống là một thời điểm đặc biệt và đầy cảm xúc. Riêng tôi đã cảm nghiệm được một cách sâu xa cái phong phú ngoại thường nơi sự thánh thiện của Cha Pio, và sự ít ỏi và hạn hẹp của chúng ta tất cả, mà trong nhiều múc độ và cương vị khác nhau chúng ta đều được mời gọi tiếp tục công trình của người. Cũng như tôi đã nói hôm trước, tôi nhớ mãi những gì Đức Gioan Phaolo II nhắn nhủ khi gửi tôi tới đây: ”Đức Cha là người giữ gìn gia tài của Cha Pio”. Gia tài đích thật và lớn lao nhất đối với một người, được mời gọi hướng dẫn với tinh thần trách nhiệm một giáo đoàn và các công trình của thánh Pio, là sự thánh thiện. Vì thế khi đứng trước thi hài của thánh Pio, là người trong hơn 50 năm đã khiến cho cuộc sống của mình tỏ lộ mầu nhiệm cuộc Đóng Đanh của Chúa, chúng ta cảm thấy mình bé nhỏ, không được chuẩn bị, không thích hợp để làm cử chỉ đơn sơ ấy.

Hỏi: Xác cha thánh Pio ở trong tình trạng nào thưa Đức Cha?

Đáp: Nếu có thể dùng một tính từ thì tôi xin nói rằng xác của người ở trong tình trạng ”dè dặt”. Dĩ nhiên nếu qúy vị hỏi cảm tưởng của tôi thì tôi biết nói gì bây giờ? Chắc chắn là tôi đã muốn trông thấy gương mặt của cha Pio. Nhưng cách đây 40 năm đã không có việc săn sóc nào cả và giải pháp vội vã của việc chôn cất đã khiến cho kết qủa không có thể nói là được ”hoàn hảo”. Tuy nhiên chúng ta có xác của thánh Pio: sọ và các chi thể phía trên một phần là xương, các ngón tay còn nguyên, một chân đã khô đét. Và phần còn lại của cơ thể như các chuyên viên đã ghi nhận, các tế bì bị dính vào lớp dưới của hòm. Tóm lại cần phải thực hiện nhiều can thiệp để bảo đảm việc duy trì thích đáng xác của cha thánh và trưng bầy cho các tín hữu sùng mộ người kính viếng.

Hỏi: Tại sao giáo quyền đã đi tới chỗ quyết định mở mộ cha thánh Pio thưa Đức Cha?

Đáp: Như qúy vị biết trong Giáo Hội có truyền thống xác nhận thi hài của các vị ứng viên của các cuộc phong chân phước hay phong thánh, cũng như truyền thống cứ thỉnh thoảng lại tái xác nhận thi hài các thánh xa xưa trong qúa khứ. Chúng ta chỉ nghĩ tới 3 lần xác nhận thánh tích của thánh Phanxicô thành Assisi trong khoảng thời gian 800 năm. Trong trường hợp của cha thánh Pio, thì hơi ngoại thường một chút, vì việc thừa nhận đã không được làm trước khi phong chân phước và phong thánh. Tôi đã không biết các lý do đã ngăn cản việc thừa nhận đó, nhưng sau bao nhiêu năm thì người ta cảm thấy cần phải duyệt xét tình trạng duy trì xác cha thánh Pio. Trong nghĩa đó đã có lời xin đồng nhất của toàn tỉnh dòng Anh em Capucino hèn mọn, gửi Bộ Phong Thánh, qua trung gian vị tổng thỉnh nguyện viên, kèm theo xác tín và sự liên kết của tôi. Rồi đã có huấn thị và sắc lệnh giao phó cho tôi nhiệm vụ thành lập tòa án giáo phận để tiến hành việc thừa nhận xác cha thánh theo các chỉ dẫn, mà Bộ Phong Thánh đã gửi cho tôi.

Hỏi: Phải cần bao nhiêu thời gian cho các giảo nghiệm và chôn xác cha thánh Piô trở lại thưa Đức Cha?

Đáp: Liên quan tới các tiến trình duy trì xác cha thánh Pio, theo các chuyên viên thì cần phải có từ 30 đến 40 ngày. Vì thế chúng tôi mới xác định ngày 24 tháng 4 là ngày bắt đầu trưng bầy xác cha thánh Piô cho mọi người kính viếng. Còn việc chôn xác cha thánh trở lại, thì ngoài việc để xác ngài trong hầm nhà thờ như cho tới nay, chúng tôi chưa có quyết định nào. Ban đầu thì đã chỉ nghĩ tới việc trưng bầy xác cha thánh cho tín hữu kính viếng trong vài tháng, nhưng vì có nhiều lời xin của tín hữu khắp nơi trên thế giới, nên phải kéo dài thời gian cho các cuộc kính viếng, có lẽ ít ra là một năm.

Hỏi: Thưa Đức Cha, mộ mới có giống như mộ hiện nay hay không?

Đáp: Chúng tôi cũng chưa biết mộ mới sẽ ra sao. Hướng được lựa chọn là một hòm kín, theo gương Đấng sáng lập dòng là thánh Phanxicô Khó Khăn. Như mọi người chúng ta đều biết là xương thánh Phanxicô được đựng trong một hòm bằng đá đóng kín.

Hỏi: Sự kiện mở huyệt để kiểm chứng xác cha thánh Pio đã kéo theo một vài tranh luận, rất là khó chịu, có đúng thế không thưa Đức Cha?

Đáp: Rất tiếc đó là sự thật. Có một nhóm nhỏ phản đối việc cho mở mộ và kiểm chứng xác cha thánh Pio, nhưng họ lại có thể tạo ra sự ồn ào trên các phương tiện truyền thông, vượt ngoài mọi dự đoán.

Nếu qúy vị đã hiện diện tại San Giovanni Rotondo chiều Chúa Nhật mùng 2 tháng 3 vừa qua, thì sẽ trông thấy hàng trăm tín hữu tới đền thánh với nến sáng trong tay để tỏ lòng sùng mộ cha thánh Pio và tỏ tình liên đới với Giám Mục và các tu sĩ dòng Capucino, trong các tháng qua đã bị mạ lị, vu khống nặng nề. Chúng tôi đã bị tố cáo là có các hành động phạm thánh, khủng khiếp, rùng rợn. Nhưng điều mà chúng tôi đang làm là một cử chỉ của lòng sùng kính, tế nhị và yêu thương. Nhưng chiến dịch chửi bới và vu khống đó vẫn tiếp tục không ngớt. Phải kiên nhẫn thôi, vì chúng tôi không thể dùng cùng các thứ vũ khí như thế, nhưng mà trên bình diện pháp luật dân sự Italia nó cũng không có ý nghĩa: có liên quan gì giữa việc trưng giáo luật và việc ra trình bầy vụ việc giữa tòa án dân sự? Dĩ nhiên là có cái gì không ổn thỏa rồi, nhưng mà nó khiến cho người ta khó chịu. Về phần tôi thì tôi nói với họ rằng: Anh chị em yêu mến cha thánh Piô phải không? Chúng tôi cũng thế, chúng tôi yêu mến cha thánh Pio. Chúng tôi là những người giữ gìn gia tài này và chúng tôi muốn bảo đảm và duy trì gia tài đó trong các cách thế tốt đẹp nhất, chính vì chúng tôi yêu kính cha thánh Piô.

6. Toàn bộ một giáo xứ Chính Thống đồng loạt theo đạo Công Giáo sau những phép lạ của cha Piô Năm Dấu Thánh (x.Vietcatholic.org 9-12-2007).

Lòng mộ mến của người dân Italia nói riêng và người Công Giáo trên thế giới nói chung đối với cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh đã gia tăng rất nhiều sau biến cố toàn bộ một giáo xứ Chính Thống Giáo tại Rumani đã đồng loạt theo đạo Công Giáo nhờ phép lạ của ngài. Biến cố chấn động Giáo Hội Chính Thống Rumani này đã được ký giả Italia Renzo Allergi tường thuật, được Zenit truyền đi hôm 28/11, và được đăng tải trên trang nhất nhiều báo chí Công Giáo trên thế giới.

Bà Lucrecia Tudor, một phụ nữ 71 tuổi, người Rumani theo Chính Thống Giáo có hai người con trai là linh mục Victor Tudor và họa sĩ Mariano Tudor. Linh mục Victor là linh mục Chính Thống Giáo, chánh sở giáo xứ Pesceana, gần thành phố Valcea, thuộc miền Trung Nam Rumani. Trong khi đó họa sĩ Mariano kiếm được việc làm tại các nhà thờ Công Giáo ở thủ đô Rôma, Italia.

Năm 2002, các bác sĩ tại Rumani chẩn đoán bà Lucrecia bị ung thư ở phổi bên trái và khả năng giải phẩu để cắt bỏ khối u là không thể được vì khối u đã quá lớn. Các bác sĩ cho biết thêm là bà chỉ còn sống được mấy tháng nữa và khuyên cha Victor nên bắt đầu nghĩ đến vấn đề hậu sự cho bà. Cha Victor đã cầu cứu người em hy vọng rằng các bác sĩ tại thủ đô Rôma của Ý có thể tìm ra một phương cách trị liệu tốt hơn chăng.

Họa sĩ Mariano đã tiếp xúc với các bác sĩ Italia và đã được khuyên nên mang bà cụ sang Rôma trị liệu. Tuy nhiên, sau những cuộc khám nghiệm, các bác sĩ Italia cũng đã đi đến cùng một kết luận như các bác sĩ tại Rumani: bệnh tình của bà cụ đã hết thuốc chữa và khối u đang tăng tốc độ bành trướng. Bà cụ chỉ được cho toa mua những thuốc cầm đau.

Một phần vì bà Lucrecia không nói được tiếng Ý, một phần vì cũng muốn được gần gũi mẹ nhiều hơn trước cuộc sinh ly tử biệt, Mariano đã mang mẹ theo đến các nhà thờ nơi anh đang vẽ những phù điêu. Trong nhà thờ bà cụ đi tới đi lui xem các ảnh tượng cho hết ngày hết giờ. Một ngày kia bà cụ chú ý đến một bức tượng lớn mà bà tỏ ra rất thích. Bà hỏi anh Mariano xem tượng ấy mô tả ai. Mariano đã trình bày ngắn gọn về tiểu sử của cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh cho bà.

Từ ngày hôm sau, Mariano thấy bà cụ suốt ngày chỉ ngồi bên tượng cha Thánh Piô thầm thì cầu nguyện và nói chuyện như thể với một người đang sống. Hai tuần sau đó, Mariano đưa bà cụ đến một bệnh viện để khám theo lời dặn của bác sĩ. Tại đây, vị bác sĩ kinh ngạc vì khối u đột nhiên biến mất hoàn toàn.

Mariano đã đưa bà cụ trở lại Rumani và các bác sĩ ở đó cũng nhìn nhận khối u đã hoàn toàn biến mất mà không thể giải thích trên phương diện y khoa. Trong khi đó, bà Lucrecia khẳng định rằng đó là chính là nhờ phép lạ của cha Thánh Piô mà bà đã cầu xin tha thiết với ngài.

Cha Victor nói với ký giả Renzo Allergi: “Sự chữa lành lớn lao cho mẹ tôi đã được thực hiện nhờ cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh, dù mẹ tôi lúc đó là một người Chính Thống Giáo. Sự kiện này làm tôi xúc động sâu xa”.

Cha Victor nói tiếp: “Tôi đã bắt đầu đọc tiểu sử của vị thánh người Italia này. Tôi cho anh chị em giáo xứ biết những điều đã xảy ra. Tất cả mọi người đều biết rõ mẹ tôi và mọi người đều biết. Chúng tôi đã bôn ba sang Italia để cố làm phẫu thuật cho bà, và họ cũng biết là giờ đây bà đã về đến nhà, được chữa lành mà không cần phẫu thuật gì sất cả”.

“Trong giáo xứ của tôi, anh chị em giáo dân bắt đầu biết đến và yêu mến cha Thánh Piô. Chúng tôi tìm đọc mọi tài liệu liên quan đến ngài. Sự thánh thiện của ngài chinh phục con tim chúng tôi. Cùng lúc đó, trong giáo xứ một số người đau yếu bắt đầu nhận được ơn lạ của ngài. Trong số anh chị em chúng tôi đã dấy lên một nhiệt tình muốn trở lại đạo Công Giáo. Dần dà, chúng tôi đi đến quyết định dứt khoát là tất cả giáo xứ theo đạo Công Giáo để được gần gũi với thánh Piô”.

Biết bao nhiêu câu chuyện hấp dẫn lạ lùng về cuộc đời và ơn ban của cha thánh Piô được chúng tôi kể cho nhau nghe trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và cảm tạ Đức Trinh Nữ Maria – Mẹ Ban Ơn.

Rời Rotondo với nhiều ơn lành của cha thánh, chúng tôi lên đường đi Assidi, quê hương thánh Phanxicô và thánh Clara.

(còn tiếp)
 
Hội bác ái Vinh Sơn Phaolô Đức Quốc hành hương trung tâm Lòng Chúa Thương Xót
Trầm Hương Thơ
20:52 09/05/2013
HỘI BÁC ÁI VINH SƠN PHAOLO ÐỨC QUỐC HÀNH HƯƠNG TRUNG TÂM LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT NƠI THÁNH NỮ FAUSTINA.

Sau một năm trời dự tính từ 01.05. năm 2012 Khi đoàn hành hương lần thứ nhất thăm viếng trung tâm lòng Chúa thương xót, Hội bác ái Vinh Sơn cùng nhau tổ chức cuộc hành hương lần thứ 2 về Trung Tâm lòng Chúa Thương xót tại Lagiewniki nơi Thánh nữ đã sống trong dòng tu này khi còn sinh thời. Cuộc hành hương kéo dài từ 01- 05. 05. 2013.

Xe bắt đầu khởi hành lúc 5:00 sáng tại Mönchengladbach, rồi đi đến Krefeld, Düsseldorf để đón anh chị em hành hương. Ðúng 6:00 xe bắt đầu lấy hướng về Ðền Thánh trung tâm điểm của hành hương là lòng Chúa Thương Xót.

Trong chuyến hành hương có 2 Linh Mục: Cha Ferdinan Nguyễn hữu Công và Cha Balan Casimir làm việc tại Bỉ, được 2 Cha trên chuyến hành hương lòng mọi người hành hương đều an tâm vì có 2 Cha Linh hướng cùng đi, với 43 Giáo dân, Trong đó có có 3 bà Cụ lớn tuổi là Cụ Nguyễn thị Luật 93 tuồi, và 2 cụ bà 87 và tám 86 tuổi, thế nhưng nhờ Lòng Chúa Thương Xót mà 3 bà cụ tham gia hết mọi Sinh hoạt của chuyến Hành Hương này, như Ði thăm Ðức Mẹ trên đồi Ánh Sáng Jasna Gora, thăm Mỏ muối, và đi thăm tượng vĩ đại Ðức Thánh Cha Joan Phaolô Ðệ II Cao 14 mét (45 feet) cao bằng căn nhà 5 lầu

Khi xe ra xa lộ cha linh hướng đã mời mọi người cùng hướng tâm hồn về Chúa là Chúa của Lòng Xót Thương cùng cầu nguyện dâng phó thác lên Ngài tất cả , xin Ngài chúc phúc cho cuộc hành hương được hưởng những ơn ích cho linh hồn mỗi người, Với giọng nói tâm tình và truyền cảm, cha nhắc nhở mọi người nhớ Ðến Mẹ Maria qua kinh truyền tin, Ngài cũng không quên nhắc nhở mọi người nhớ đến Thánh Giuse vì hôm nay Giáo Hội mừng lễ Kính Ngài, xin Mẹ và Thánh Giuse dẫn đưa chúng con đến con của người là Chúa Giêsu, để chúng con được kết hợp sâu vào lòng thương xót của Ngài.

Sau đó là ông Nguyễn Văn Rị hội trưởng hội Bác Ái Vinh Sơn, thay cho ban tổ chức chào đón 2 cha, cùng đoàn hành hương đến từ Bỉ, Ðức và Hoà Lan, thật hân hạnh vui mừng khi mọi người cùng tham gia trong chuyến hành hương lần thứ 2 này do hội bác ái Vinh Sơn thực hiện.

Ông Ðàm mạnh Anh chia sẻ với mọi người về chuyến hành hương của năm trước, để mọi người yên lòng vì nhiều người khi lên xe đã sợ bị say xe. Bởi thời gian xe chạy đến trung tâm Lòng Chúa thương xót kéo dài khoảng 14 tiếng đồng hồ. Năm trước nhiều người cứ lo sợ say xe, ban tổ chức kêu gọi hãy phó thác, tin tưởng vào Lòng thương xót của Chúa, chắc chắn sẽ không có ai phải say xe hay mệt nhọc. Nếu chúng ta đến với Lòng thương xót Chúa, Chúa sẽ lo cho chúng ta, và kết qủa là trong đoàn hành hương của năm trước không ai bị say xe từ khi khởi hành đến lúc trở về nhà. Với sự đóng góp chung của mọi người trên x echo những chương trình, sinh hoạt, cầu nguyện, kể chuyện vui, chia sẽ ơn lành Chúa ban, kết qủa là một cuộc hành hương đầy niềm vui, bình an và hạnh phúc dâng trào khi trở về. Ông mời gọi mọi người trong cuộc hành hương này chúng ta cũng hãy phó thác vào tay Chúa rồi Chúa sẽ lo cho chúng ta tất cả.

Sau đó là phần sinh hoạt khởi đầu với những bài hát Thánh ca được hát lên, như bài Chúng con về nơi đây để chuẩn bị khi xe vừa đến đất Thánh Lòng Chúa Thương Xót, rồi tới bài Lạy Chúa chúng con về từ bốn phương trời được hát vang lên với những tâm tình của bài bốn phương trời ta về đây chung vui, mọi người đã bắt đầu vui tươi, mở lòng ra với nhau chia sẽ với nhau và gần gũi nhau nhiều hơn.

Ý cầu nguyện trong cuộc hành hương , chúng ta cùng dâng những ý xin trong cuộc hành hương này , như những lo lắng vợ chồng con cái, lo lắng của gia đình, có người đau ốm bệnh tật, hay những người thân quen nhờ chúng ta nhớ đến trong chuyến hành hương. Chúng ta cũng nhớ đến Linh Hồn Michael người em của Bà Trần lệ Hoàng là hội phó của Hội bác ái Vinh Sơn, lẽ ra chị đi hành hương ngày hôm nay nhưng em của Chị Chúa đã gọi về tại Ðan mạch, nên chị không thể đi hành hương, và đúng vào ngày hôm nay Chị sẽ đưa em chị đến nơi an nghỉ cuối cùng, mọi người cũng nhớ đến Bà Nguyễn thị Ích là cảm tình viên hội bác ái đang đau nặng xin Chuá chúc phúc lành cho bà.

Cha Công có gợi ý cho chúng tôi hãy phó thác lòng thương xót của Chúa, Chúa sẽ ban ơn cho chúng ta nếu chúng ta thực hiện những nguyên tắc:

1- Ý cầu xin cần thiết cho phần Linh hồn chúng ta, nhờ đó chúng ta đến với Thiên Chúa.

2- Ý cầu xin phải phù hợp ý Chúa.

3- Người cầu xin phải sống gắn bó với Thiên Chúa, như cành nho trong cây nho là chính Chúa Giêsu nhờ đó các cành hoa là chúng ta sẽ sinh hoa kết trái của bình an yêu thương và hạnh phúc.

Trên xe, mọi người cùng hợp nhất khấn cầu , ca hát và sinh hoạt thật hăng say và vui vẻ trẻ chung với sự đóng góp của mọi người, trên đường đi chúng tôi có nghỉ ngơi hai ba lần, ăn uống chung với nhau. Ông bà Rị thật chu đáo lo lắng cho bà con ăn uống đầy đủ trong một ngày trên se Bus. Ðến 20:00 thì chúng tôi đã đến trung tâm với bài hát :

Chúng con về nơi đây dâng ngàn tiếng ca, chúng con về nơi đây để tạ ơn Thiên Chúa…Tiếng hát từ từ nhỏ đi khi những hành lý đã được lấy ra khỏi xe và mọi người về phòng của mình.

Tối hôm nay mọi người cùng tham dự buổi cầu nguyện đêm, và được chia sẻ về cách sống tại đây, cũng như chương trình của ngày Mai, sau đó chia tay . Cha xin Chúa chúc lành cho mọi người giấc ngủ an bình trong tình yêu của Ngài.

Thứ năm ngày mùng 02.05.2013. Chúng tôi được tự do, thong dong đi khắp trong đền Thánh để cầu nguyện, cha đã chỉ cho chúng tôi nơi nhà thờ lớn, nhà nguyện Thánh Faustina nơi Chúa Giêsu đã hiện ra với chị thánh Faustina. Tại nhà nguyện này, có hình bức ảnh gốc Lòng Chúa Thương Xót và xương Thánh của chị. Mọi người được tự do đến thờ lạy, kính mến Lòng Thương Xót Chúa sau đó đi mua tượng ảnh. Vì được ở ngay trong nhà dòng nên chúng tôi muốn đến với nhà nguyện Thánh lúc nào thì đi. Chúng tôi thật biết ơn ban tổ chức đã liên hệ được và sắp sếp cho chúng tôi được ngủ và nghỉ ngay nơi đất Thánh thật thuận tiên này.

Nhà nguyện Thánh Faustina thật là trang nghiêm, cách trình bày khá cổ kính, chúng tôi thay phiên lên viếng Chúa và hôn xương Thánh Thánh Nữ. Từng người dâng lên cho Chúa những tâm nguyện của mình. Buổi chiều chúng tôi cùng đi tham quan trung tâm Goan Phaolô II cách trung tâm lòng Chúa thương xót khoảng 2 cây số. trung tâm này được xây trên một ngọn đồi, đối diên với trung tâm Lòng Chúa Thương xót.

Khi đến nơi chúng tôi được tham quan công trình đang được xây dựng, may mắn cho chúng tôi la nhà nguyện ở dưới tầng hầm đã tạm xây xong và khách hành hương có thể đến đó để tham quan và cầu nguyện, xuống nhà nguyện chúng tôi đã viếng Thánh Thể và tạ ơn Chúa. Đây là nơi để ghi nhớ những kỳ công của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã làm cho dân tộc Balan được vinh danh. Thấy những công trình họ thực hiện, mà chúng tôi luôn nhớ đến đức cố Hồng Y Phaxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, xin ngài cầu nguyện cho quê hương Việt Nam chúng con sớm được như dân tộc Balan, Công Lý Hoà Bình và tình yêu được trở về trên quê hương dân tộc chúng con.

Vào lúc 20:00 chúc tôi bắt đầu dâng thánh lễ. Chúng tôi được Cha hướng dẫn tỷ mỉ cách để sống kết hợp mật thiết với Chúa trong Thánh Lễ Misa. Cha tập hát và giúp chúng tôi hát với tất cả tâm hồn ngợi khen danh Ngài.

Vào phần giảng cha đã cho chúng tôi được chìm sâu vào Lòng Thương Xót Chúa, ngài cho biết, có một cái trong cuộc đời mà ta không thể nào trao cho người khác, đó là sự đau khổ. Hay hiểu theo cách khác đó là Thập Giá của mỗi người. Mỗi người trong chúng ta phải vác lấy Thập Giá của chúng ta trong cuộc đời. Vậy, ai có thể giải thoát chúng ta thoát ra khỏi sự đau khổ này?

Thưa chỉ có „Lòng Thương Xót Chúa“ mà thôi.

Cha cho chúng tôi một ví dụ: Chúng ta có một thìa muối, nếu đổ vào một ly nước thì chúng ta uống sẽ mặn chát, nhưng nếu chúng ta đổ vào bình 10 l thì nước sẽ lợt mặn đi, nếu chúng ta cho vào bình 50 lít thì khi uống chúng ta chẳng nhận thấy mùi mặn nửa, nếu nước càng nhiều thì cảm giác mặn sẽ không còn nữa. Cũng vậy, ai trong chúng ta cũng có sự đau khổ , hay Thập Giá của mình, và tình yêu của Chúa Giêsu là một Ðại Dương Thương Xót, nếu đau khổ của chúng ta chìm sâu trong biển Thương Xót của người thì chúng ta đâu còn thấy mùi mặn của đau khổ nữa, càng dìm sâu sâu vào lòng thương xót của Thiên Chúa chúng ta sẽ thấy được sự bình an và hạnh phúc tuyệt vời. Chúa đang mời gọi chúng ta :“ Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy, để niềm vui của Thầy ở trong các con, và niềm vui của các con được trọn vẹn. „

Trong Thánh lễ này khi rước Mình Thánh Chúa, mỗi người chúng ta sẽ nói thầm với Chúa những điều kêu xin và anh chị em đừng quên thêm 1 lời cầu „ Xin Tình yêu Chúa ở lại trong con„ chắc chắn chúng ta sẽ ngập lặn trong tình yêu của Người, và sự bình an khôn tả của Chúa sẽ chan hòa trên chúng ta.

Lễ xong mọi người chia tay về phòng đi ngủ và sự bình an tuyệt vời đã đến trong tâm hồn mỗi người.

Ngày hôm nay thứ sáu 03.05.13 chúng tôi đến hầm muối đá, nơi đây là một kỳ công của thế giới mà Thiên Chúa đã ban tặng cho dân tộc Balan, nếu nhìn ở ngoài thì ta chẳng thấy gì , chẳng có núi, chung quanh chỉ là đất liền, không có biển, cách trung t âm Lòng Chúa Thương Xót khoảng 14 km. M ỏ muối trong hầm này đã được khai thác vào thế kỷ thứ 12, nay vẫn còn khai thác và được bảo trợ bởi UNESCO vì là một kỳ quan của thế giới.

Tảng đá chúng ta nhìn thấy là đá muối, những điểm trắng là muối tinh ròng lòi ra, bên cạnh là hình người bằng đá muối đang làm việc chuyển muối lên trên đất liền.

Khi đến nơi, chúng tôi xuống dưới hầm đi gần 30 chục chiếc cầu thang, sâu khoảng 70 m. Chúng tôi đi bộ xuống thế mà 3 bà cụ cũng đồng hành được với chúng tôi, thật tuyệt vời! họ bắt đầu dẫn chúng tôi đi tham khu vực hầm mỏ, họ cho biết không khí ở dưới này rất tốt vì là không khí đươc thanh lọc bởi muối, có thể chữa được nhiều bệnh tật, như bệnh phổi, hen suyễn, rồi muối để trị các bệnh ngoài da. v.v.

Họ đào được 9 Tầng, như 9 phẩm Thiên Thần, những người làm việc ngày xưa phần nhiều là những người lùn, vì lùn nên họ dễ di chuyển qua các ngõ ngách của hang động, và họ làm việc chăm chỉ với lòng tin họ sẽ được những việc tốt lành và Thiên Chúa đã ban cho họ ở trong hầm đá này. Chúng tôi đi giữa những vách đá muối sâu dưới mặt đất cả trăm m, nếu bạn lấy nước miếng thấm vào đá nếm lại bạn sẽ thấy vị mặn chát của muối. Ði sâu vào họ làm những chỗ thật tối, với những hang động với ánh đèn leo loét, cùng những hình người là các chú lùn đang làm việc chăm chỉ. Họ mang cả ngưa xuống để tải muối đi lên trên. Những bức hình của các vị vua nổi tiếng của Balan cũng được tạc ra. Điều đặc biệt là tất cả các hình này đều tạc bằng đá muối.

với đôi bàn tay và 1 cái xẻng cộng thêm khối óc và niềm tin họ đã tạo nên một hang động tuyệt vời, là một kỳ quan của thế giới. Những ngọn đèn mà thắp trong những hang động hay trên những mặt hồ nước muối, leo loét cháy, họ muốn diễn tả cho chúng tôi hiểu rằng: bạn hãy như ngọn nến sáng, và nếu ngọn nến đó còn cháy, tức là niềm tin và hy vọng còn đó thì với sức người chúng ta sẽ biến đổi những gì ta nghĩ rằng không thể sẽ thành hiện thực. „Nếu đức tin con bằng hạt cải con sẽ làm những việc thật lớn lao“. Chính giây phút này đây lòng chúng tôi lại được thắp lên một niềm hy vọng.

Lạy Chúa xin hãy cứu dân tộc Việt Nam chúng con khỏi những sự dữ đang vây bủa tứ bề, xin ban cho chúng con một lòng hy vọng và cậy trông Chúa, vì Ngài đã chiến thắng sự tối tăm và sự chết,

Sau đó chúng tôi đến đi sâu xuống hơn là 100 m thì chúng tôi thấy được một căn nhà thờ như là nhà thờ chính toà rất lớn. Tất cả các hình ảnh đều tạc bằng đá muối, chúng tôi thấy họ tạc tượng Ðức Thánh Cha Goan Phalô II thật lớn ở trong nhà thờ, cũng như những hình ảnh Thiên Chúa tạo dưng nên vũ trụ, hay những hình ảnh Ðàng Thánh Gía, tất cả các tượng đều làm bằng đá muối nên có màu đen, Ðá muối khi chưa Thanh luyện thì có màu đen, khi lấy lên và được thanh luyện thì nó trở nên trằng như tuyết. Duy nhất hai tương Thánh Giá và tượng Ðức Mẹ Từ Bi thì bằng gỗ, để cho hình ảnh với màu sắc của sự sống. Nhà thờ cao 10m, chiều dài 54m, chiều rộng 15m nằm sâu dưới lòng đất là 100m chúng ta không tưởng tượng nổi chỉ bằng cái cuốc mà sao họ có thể làm được như vậy.

Ði xa hơn nữa, thì chúng tôi thấy một nhà hàng thật lớn có sức chứa khoảng 500 người, chung quanh là các tiệm buôn bán.

Từ độ sâu 100 m dưới mặt đất chúng tôi được đưa lên trên với một cầu thang máy chạy rất nhanh, cuộc thăm viếng hầm muối đã chấm dứt. Lên xe trở về trung tâm, dọc đường chúng tôi nhớ đến lời Cha Công hướng dẫn rằng: Họ chỉ có đôi tay và chiếc búa, nhưng những chú lùn không thất vọng, họ đốt lên những ngọn đèn leo loét ở dưới hầm sâu, họ tin rằng ngày nào ánh đèn còn đó thì họ còn có hy vọng để làm nên nhửng tuyệt tác để ca ngợi Thiên Chúa.

Trong ngày này chúng tôi được dự Thánh Lễ vào buổi tối, trong Thánh Lễ chúng tôi cùng tham dự một cách sốt sắng. Cha Công đã hướng dẫn chúng tôi về kinh thánh. Trong đoạn thánh thư, nói về cuộc hành trình truyền giáo của Thánh Phalô và Banaba, các ngài cũng đi truyền giáo trên những con thuyền nhỏ không máy móc, chèo bằng tay hay bằng buồm căng gió, kéo dài gần 2 năm, đã tạo ra được những Giáo đoàn theo Chúa Ðầu tiên, như Giáo Ðoàn Roma, Epheso, Philiphê khiến chúng tôi nhớ lại những chú lùn cũng tay với búa đã tạo được những tuyệt tác để đời dưới hầm đá muối.

Qua ngày thứ bảy 04.05 chúng tôi cùng đi viếng Ðức Mẹ Đen tại Czestochowa. Số người tới thăm viếng đức Mẹ cứ liên tục, chật ních nhà nguyện dâng Thánh Lễ, sau đó là các nhóm khác. cũng đông như vậy, hằng năm có khoảng 3 triệu người tới đền Thánh Đức Mẹ Đen hành hương. Khi đến đây, cha Công có dặn chúng tôi, hãy tự động đi tìm Ðức Mẹ, để Mẹ dẫn chúng ta đến gặp Chúa. Thật, cả một buổi chiều chúng tôi để Mẹ dẫn đi, mỗi người Mẹ cho một cảm nhiệm khác nhau, về tình yêu Mẹ dành cho từng người. (chúng tôi sẽ đăng thêm những chi tiết cũng như những cảm nhiệm này sau khi thu thập những chia sẻ của các anh chị em trong cuộc hành hương).

Ðức Mẹ được đặt trên ngọn đồi Jasna Góra, còn gọi là đồi Ánh Sáng, trong vùng Czestochowa, tên này có nghĩa là được che dấu, Mẹ đã được đặt trên ngọn đồi Ánh Sáng này, Mẹ chính là cô con gái đẹp của Thiên Chúa đã được che dấu trên ngọn đồi ánh Sáng. Ngọn đồi to lớn và hùng vỹ. Cũng như xưa trên núi Tabor, Chúa đã hiện hình cho các môn đệ, thì chính nơi đây con của Mẹ đã cho Mẹ hiện hình với tất cả quyền năng của Thiên Chúa trên núi Ánh Sáng này, vì vậy tất cả những ai thành tín đến đây kêu cầu, thì Mẹ sẽ ban cho, nên hằng năm khoảng 3 triệu người đến đây hành hương. Họ đã được nhận lời, với niềm vui họ đã trở về nhà ca ngợi Thiên Chúa.

Kìa Bà nào đang tiến lên như rạng đông, đẹp như mặt trăng, rực rỡ như mặt trời, uy quyền như đạo binh xếp hàng vào trận, Bà là ai ?

Chúng tôi được nhắc nhở Ðức Mẹ Ðen đã cứu dân tộc Ba Lan khỏi bao những ách đô hộ của các đế quốc thời xa xưa cũng như đế quốc Cộng Sản Liên Sô, nên Mẹ Maria được xưng tụng như nữ hoàng của dân tộc Balan, khiến chúng tôi cũng nhớ đến Mẹ La Vang. Trên xe Bus trở về chúng tôi cùng hát bài lậy Ðức Mẹ Lavang, để cầu xin cho dân tộc Việt Nam của chúng con khỏi chìm trong cảnh nô lệ ngàn năm như dân tộc tây tạng đang phải gánh chịu.

Trên đường về chúng tôi cũng không quên ghé thăm tượng đài Ðức Thánh Cha Goan Phaolô II. Tượng cao 14 m, cao gần bằng căn nhà 5 tầng, Bằng chất trắng ( Glassfasser ). Chụp hình kỷ niêm chung với ngài, Chính nơi đây vào lúc đúng 3 giờ chiều hôm nay thật là một phép lạ, cả ngày hành hương đến đúng 3 giờ chiều thì chúng tôi hiên diện nơi đây. Chúng tôi đã xin ngài, cùng người bạn Việt Nam của ngài là Ðức Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn văn Thuận xin hãy đến cùng với chúng tôi chuyển cầu Lòng Thương Xót Chúa đổ tràn đầy trên linh hồn chúng tôi. Xin các Ngài cầu nguyện cho dân tộc Việt Nam chúng con được sớm sống trong công lý bình an và hạnh phúc. Chúng tôi sốt sắng hát lên bài:

Ave Maria, con dâng lời chào Mẹ, Ave Maria con dâng lời chào Mẹ, Xin cho dân Việt Nam được mau thoát ách qủi thần. với lời kinh Lòng Chúa thương xót được cất lên ngay trong địa danh tưởng nhớ đến Ngài. Người đã tôn phong chị thánh Faustina năm 2000 nên hàng hiển thánh. Vâng! Lòng thương xót Chúa sẽ bao trùm thế giới trong ngàn năm mới, ngàn năm của an lạc yêu thương và hạnh phúc.

Khi tối về chúng tôi lại cùng dâng Thánh Lễ, Cha Công cũng hướng dẫn chúng tôi hãy sống kết hợp với Chúa và ở lại trong tình yêu Nguời, thì chúng ta sẽ được an bình, sự an bình trọn ven vượt qua mọi sự hiểu biết của con người.

Sau Thánh Lễ chúng tôi ngồi lại với nhau chia sẽ cuộc sống, cũng như ơn lành cảm nhận được trong thời gian hành hương, sau đó Cha chúc lành đặt tay cho từng người chúng tôi và hết thảy được đầy bình an của Chúa.

Qua ngày Chúa nhật 05.05 chúng tôi trở về nhà khởi hành vào lúc 5:00 Sáng. Suốt hơn 14 g trên xe trở về nhà là những niềm vui vô tận. những hương kinh nguyện cầu,hay những giây phút văn nghệ, chia sẻ niềm vui, làm cho chuyến đi 14 tiếng đồng hồ trôi qua thật nhanh, khi xuống xe, ai cũng bồi hồi luyến tiếc sao thời gian hành hương qua nhanh qúa. Và giờ đây chúng tôi lại phải xa nhau. Chúng tôi cũng không quên hẹn nhau hai ngày hành hương 05-06/10.2013 Tại Dòng Thánh nữ Theresa bên bỉ quốc.

Sang năm 2014 sẽ cùng hành hương thăm viếng Đức Mẹ Mejugorie ( bên Nam Tư ).

Trên xe Bus mọi người cũng đóng góp cho các em nhỏ bị giết hại phá thai, có chỗ để chôn cất tổng cộng số tiền là 500,00.€ Cho đến nay hội bác ái Vinh Sơn đã lo cho hơn 1000 mộ chôn cất cho các cháu. Thay mặt hội bác ái Vinh Sơn, ông Hội Trưởng Nguyễn văn Rị chân thành cảm ơn sự đóng góp rộng rãi của mọi người.

Những tâm tình mọi người hành hương lãnh nhận được nếu có xin gởi đến chúng tôi, chúng tôi sẽ tường trình thêm để mọi người cùng chia sẻ những ơn Lành Lòng Chúa thương xót ban cho mọi người chúng ta.

 
Văn Hóa
Tháng Hoa
Trầm Hương Thơ
09:58 09/05/2013
Tháng Hoa

Tháng hoa tinh tú tỉnh bừng
Tháng hoa muôn nước kính mừng tiến hoa
Tháng hoa muôn sắc góp qùa
Tháng hoa đào nở hài hòa dâng lên

Tháng hoa rước kiệu lên đền
Tháng hoa Kính Mẹ vang rền lời kinh
Tháng hoa hát khúc ân tình
Tháng hoa rước lễ giữ mình sạch trong

Tháng hoa bừng nở trong lòng
Tháng hoa phơi phới thong dong tiến đều
Tháng hoa chim nhỏ hót yêu
Tháng hoa hợp nguyện sớm chiều cùng nhau


Tháng hoa kính Mẹ muôn màu
Tháng hoa muôn sắc sang giàu cao sang
Tháng hoa như cõi địa đàng
Tháng hoa chuông gióng ngân vang cõi trời

Tháng hoa Mẹ đẹp nhất đời
Tháng hoa chuỗi hạt tuyệt vời Mẹ yêu
Tháng hoa ngắm Mẹ diễm kiều
Tháng hoa kinh sáng, kinh chiều nở hoa

Tháng hoa tươi sáng mở ra
Tháng hoa khắp cả gần xa vang lừng
Tháng hoa vũ trụ tỉnh bừng
Tháng hoa gẫm sự "VUI, MỪNG, SÁNG,THƯƠNG

Tháng hoa Mẹ dẫn chỉ đường
Tháng hoa muôn nẻo hành hương tìm về
Tháng hoa bên Mẹ tỉ tê
Tháng hoa ngắm Mẹ đê mê cả hồn

Tháng hoa lời Mẹ trường tồn
Tháng hoa Mẹ dặn ôn tồn với nhau
Tháng hoa hòa thuận tươi màu
Tháng hoa con mãi thuộc làu lời kinh

Tháng hoa dâng cả ân tình
Tháng hoa dâng cả nước mình Việt Nam.
 
Mẹ, Mẹ Tôi
Nguyễn Trung Tây, SVD
18:39 09/05/2013
□ Nguyễn Trung Tây
MẸ, MẸ TÔI



Có cả ngàn điều tôi muốn nói về mẹ, mẹ tôi.

Năm 1989 tôi nhận được tin giống như từ trời rơi xuống. Nguyên ngày hôm đó tôi sướng lâng lâng bay bổng, bởi cứ tưởng rằng đã bị mồ côi cả đời, thế mà giờ này cầm được tờ điện tín báo tin mẹ tới trại tỵ nạn Thái Lan. Tôi ngồi trong lớp điện trường San Jose State University, bài toán con chip mạch điện rối tung, thông thường dư thừa khả năng nhức nhối nổ tung mảng đầu; nhưng ngày hôm đó hồn ơi sao vẫn cứ xôn xao rạo rực. Sướng quá, tan lớp tôi hăm hở đi đánh điện tín về Việt Nam báo tin… Mừng quá, tôi phóng xe Z260 húc một cái rầm vào chiếc xe hơi bên tay trái ngay tại ngã tư đường Reed và số 4 của downtown San Jose. Cái đầu xe thể thao họ nhà Z sáu máy nát bấy như tương! Nhưng cũng chả sao, tôi ngồi trên xe tow mà mặt mày vẫn cứ tươi roi rói như con trai mới lấy được vợ. Ông tài xế xe tow gốc Ý ngó tôi đăm đăm, dám ông ấy nghĩ thằng Mít này khùng bạo, xe đụng nát bấy như cái bánh bèo Pizza gặp nước mưa mà mặt mày cứ hớn hở như thế kia; nhưng tôi nhanh miệng nói liền,

— Mẹ tôi mới tới trại tỵ nạn Thái Lan.

Có mấy chữ ngắn ngủi đơn giản, vậy mà thiên hạ từ cổ chí kim ai ai cũng hiểu.

Năm 1990 mẹ tới Mỹ. Tôi mặc bộ quần áo đẹp nhất ra phi trường San Francisco đón mẹ, ơi ngày hội lớn!

Bởi mẹ là tâm điểm là lực từ trường nam châm, căn nhà vắng hoe từ bao nhiêu năm nay bỗng dưng trở thành chợ phiên họp hằng giờ, từ sáng tới chiều cho tới nửa đêm. Tháng Sáu nước Mỹ không phải là ngày Lễ Tạ Ơn hay mùa Noel lễ nghỉ, nhưng anh chị em chúng tôi từ nhiều phương trời vẫn nhanh nhanh tấp nập bay về San Jose quây quần xum họp để tạ ơn, để ăn mừng, bởi vì có mẹ. Tương tự như những con sông hạn hán khô ran nứt nẻ từ khi vắng những hạt mưa từ mẫu, anh chị em tôi hớn hở nhanh nhanh mở ra nhận vào trong lòng những hạt nước mới đổ đầy, ngập tràn lênh láng hai bên bờ. Nước thượng nguồn dâng lên xoay xoay tròn hớn hở tung tăng đổ về hạ nguồn. Những nhánh sông con vươn mình cuồn cuộn kéo tới, chúng tôi gặp lại nhau trên khuôn mặt mẹ tươi vui, nơi vầng khăn nhung vấn đầu, và đôi môi ăn trầu đỏ thắm.

Tưởng là vĩnh viễn trường tồn. Nhưng không. Được hơn hai tuần. Đời sống cơm áo Bắc Mỹ dư thừa sức hút, đẩy về lại những vùng đất riêng tư cá nhân. Hội chợ phiên tan, mẹ ở lại địa danh Thung lũng Hoa Vàng San Jose với hai đứa cháu và tôi. Thấy mẹ buồn quạnh hiu với căn nhà trống vắng bóng dáng con cái, tôi đi thuê phim chưởng Hồng Kông để mẹ coi. Phim đầu tiên Thần Điêu Đại Hiệp có cô Long vẻ đẹp mê hồn. Mẹ thích ngay, ngồi coi liên tục. Rồi Anh Hùng Xạ Điêu với Ôn Mỹ Linh, mẹ khen lí lắc thông minh. Nối tiếp là Máu Nhuộm Bãi Thượng Hải mẹ bảo súng bắn đoàng đoàng, người chết như rạ, cứ như thế chả mấy chốc mà thiên hạ hết cả người. Một khoảng thời gian dài mẹ tươi lên… Cứ thế, hết phim xã hội lại tới phim kiếm hiệp. Hay, dở, ngắn, dài, tôi thuê tuốt luốt, mang lên vai bê về nhà để mẹ coi.

Thời gian buông nhịp lúc lắc đong đưa, mẹ quen dần với đời sống vùng thung lũng. Mẹ thôi, không loay hoay trong bốn bức tường, nhưng bước ra ngoài cửa, rồi đi hẳn ra đường. Gặp Mễ gặp Mỹ mẹ chào, “Hêllô”. Mẹ còn kể,

— Sáng nay mẹ gặp ông manager ở đầu ngõ. Ông ấy chào, “How are you”?

Tôi miệng cười tí ti,

— Rồi mẹ nói gì với ông ấy?

Mẹ giọng tỉnh bơ,

— Thì mẹ cũng nói, “Fine, thank you”.

Giời ạ! Tiếng Anh giọng Mỹ mẹ học nhanh không ngờ.

Có lúc tôi thấy mẹ hay đi bộ, mắt cúi nhìn hai bên vệ đường như đang tìm kiếm. Tôi thắc mắc hỏi, mẹ nói,

— Đi nhặt lon chứ còn làm gì…

Hóa ra cộng đồng Việt Nam kêu gọi nhặt lon bán được năm xu một cái cho hội từ thiện. Mẹ đi ngoài đường vừa nhặt lon cho phúc lợi xã hội, vừa cầu nguyện cho con cháu hạnh phúc, vừa tập thể dục cho khỏe người. Mà mẹ khỏe thật. Mùa đông tháng Một đóng băng trên mặt đường, tuyết phủ trắng xóa rặng núi Hamilton vùng thung lũng, mẹ đầu vấn khăn nhung, chít khăn mỏ quạ, đội nón lá, khoác áo dầy cộm tỉnh bơ đi bộ băng băng ngoài đường. Tôi lo lắng,

— Chớ bộ mẹ không thấy lạnh hay sao?

Mẹ chép miệng,

— Thì cũng rét cỡ như cái rét ở làng mình, cái năm Thành Thái cá tôm sông Cái chết nổi lềnh bềnh vậy thôi.

Mùa xuân về, mẹ nhìn cây cối hồi sinh hai bên đường, miệng khen,

— Nhìn cứ như ngoài Bắc, lộc non bám chi chít trên cành.

Mùa thu gió lạnh tô vàng rực rỡ hàng cây bên khung cửa, tôi lên phố Việt, mua trầu cau biếu mẹ. Mẹ ngồi ăn trầu, trời tháng Mười Một lạnh, tai tái buồn mà mặt mẹ ấm, hồng hồng vui, tựa như trời hè tháng Sáu.

Nhưng cũng có lần, ngày hôm đó thứ Sáu cuối tuần mùa đông, tôi đã dọn ra hơn một năm. Từ cư xá đại học tôi ghé về nhà cũ. Mở cửa ra, tôi thấy căn phòng khách lạnh ngắt, tối om, nhưng mẹ đang ngồi yên lặng lơ lửng một mình, đằng sau là lưng mẹ không dựa vào ghế sa lông, trước mặt là màn ảnh tin tức đài CNN hình ảnh chớp sáng trở thành ngọn đèn mờ tỏ duy nhất soi sáng căn phòng. Tôi tưởng mẹ say mê ngồi coi tin tức nên quên không bật sưởi bật đèn, nhưng hóa ra không phải. Mẹ ngồi đó im lìm. Tôi bước vô nhà mà mẹ không hay. Mẹ ngồi cô độc, đầu vấn khăn nhung, áo len mặc dầy tô thêm đậm nét bơ vơ quá.

— Mẹ ơi, nhà không có ai sao mẹ?

— Thì đấy, có ai đâu!

Trời mùa đông buồn thiu mà giọng mẹ nghe sung sũng nước mắt. Tôi ngồi xuống cạnh mẹ, ngồi thật sát thật gần. Mẹ ơi sao buồn! Lặn lộn ngàn dặm vượt biên qua Thái Lan. Giờ này đêm tối Hoa Kỳ cuối tuần rét buốt, mẹ cô đơn ngồi đó một mình. Hàng xóm chung quanh vừa Mỹ vừa Mễ, không ai Việt Nam. Tôi giơ tay ôm ngang bờ vai gầy nhỏ xíu của mẹ. Tôi bồi hồi nghe hồn nặng nề tựa đá ngàn cân. Tôi thì thầm nho nhỏ,

— Sống bên Mỹ, mẹ có buồn không?

Mẹ tự nhiên giọng lại khô ran bình thường,

— Ơ hay, buồn thì buồn, nhưng con cái ở bên đây, không sống bên Mỹ thì còn ở đâu…

Mẹ ngần ngừ kết luận,

— Miễn sao…tụi con anh chị em thương yêu đùm bọc lẫn nhau là mẹ vui…

Thấy mẹ vui, tôi cũng rộn ràng vui theo. Biết mẹ thích coi phim bắn súng đoàng đoàng, tôi bật đài cao bồi viễn tây, hai mẹ con cùng ngồi coi. Ừ, đêm hôm đó, buổi tối cuối tuần lạnh rét căm căm vùng thung lũng, tôi nhận được bao nhiêu ấm áp tỏa ra từ vị ngọt ngào,

Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp một, như đường mía lau.


Mà mẹ lúc nào chẳng ngọt ngào, cho nên bữa hôm đó, năm 82, chỉ còn mấy ngày nữa thôi, tôi bỏ đi vượt biên. Đi ngang qua tiệm phở, mẹ bảo hai mẹ con mình bước vào. Tôi trợn tròn mắt ngạc nhiên, bởi mẹ cả đời ghét thịt bò, nói mùi gây gây. Thế mà giờ này tự nhiên đòi vào tiệm phở. Giời ạ, tôi hai mươi tuổi, nhưng còn ngớ ngẩn như gà tồ, hỏi lại mẹ ơi bước vào tiệm phở để làm gì. Ngồi xuống bàn phở, mẹ nói con ăn phở thì gọi đi. Tôi lặng người, chết trân nhìn vào thực đơn tiệm phở. Tôi từ nhỏ đã thích ăn phở. Được bố dẫn vô tiệm phở là húp xùm xụp, chớp nhoáng, sạch cạn cả một tô. Giờ này mẹ ngồi đó không ăn gì hết, nhưng nhìn tôi hớn hở ăn phở. Mẹ cẩn thận liếc nhìn chung quanh nói nho nhỏ thì thầm ngay bên tai tôi mai này sang tới Mỹ, biết còn có phở hay không mà ăn. Tôi thôi gà tồ, mắt nhìn tô phở bò loang loáng mỡ hăng hăng mùi quế mùi gừng mà biết trong lòng bồi hồi xúc động. Tôi lo sợ chuyến tàu Rạch Sỏi ngày Mười Hai tháng Mười này ghé được vào bến thì...

Mồ côi cha ăn cơm với cá,
Mồ côi mẹ liếm lá đầu đường.


Nếu đặt chân được tới trại tỵ nạn, tôi sẽ mồ côi mẹ, khi đó lang thang xứ người liếm lá đầu đường… Nghĩ tới đó, tôi dừng lại… thôi, không dám nghĩ tiếp, bởi biết mình dễ xúc động; mà con trai, ai lại khóc như thế, nhất là nơi công cộng… Cho nên làm gì mà tôi không cười tươi roi rói trên chiếc xe tow mặc dầu cục cưng Z260 của tôi bị đụng nát bấy một bên be sườn; dễ hiểu thôi, thì cũng bởi mẹ vừa đặt chân tới Thái Lan, tôi thôi liếm lá đầu đường.

Nhưng tin mẹ tới trại tỵ nạn cũng không ngân vang trọn vẹn. Tin mừng từ Thái Lan tới được mấy tháng, tin dữ từ Việt Nam vùn vụt bay qua, bà ngoại tôi mất trước, ông ngoại tôi theo sau chỉ trong một thời gian ngắn. Cả hai mảnh áo khăn sô đại tang của ông bà ngoại, mẹ sống trong trại tỵ nạn không hay biết để mà khoác vào trả chữ hiếu. Anh chị em tôi quyết định không thông báo cho mẹ biết, đợi mẹ qua Mỹ rồi tính. Thì đó, bây giờ mẹ tới Mỹ rồi, bây giờ tính sao? Ngày vui chưa qua chuyện buồn phải tới. Ngày hôm đó anh chị tôi ngần ngừ báo tin. Mẹ ơi, đại tang, tang bà và rồi tang ông. Lần duy nhất trong đời mẹ như muốn vật ra trên sàn nhà, mẹ sổ tóc rối tung khóc đỏ sưng cả nước mắt. Tại sao không ai báo tin? Tại sao lại dấu mẹ? Tại sao ông bà ngoại chết? Tại sao? Tại sao? Bao nhiêu câu hỏi mẹ khóc lóc tự hỏi. Chung quy mẹ sụt sùi than thở chắc cũng vì con, con bỏ con đi!

Nhìn mẹ vật vã khóc ông bà ngoại, tôi buồn cho đời mẹ và luôn cả đời con. Tôi chỉ chịu một cái đại tang bố mà thôi, nhưng một thời đã rỗng ruột trống hồn. Tôi tháng Năm năm 84, đặt chân xuống phi cảng San Jose. Tháng Năm năm 85 bố tôi nằm xuống ở Sài Gòn. Giây phút xác bố lạnh cóng bắt đầu từ đỉnh mười ngón chân, tôi không có mặt bên giường. Tin dữ từ Việt Nam không bay qua. Cả một thời gian dài anh em tôi không biết mình đã mồ côi bố. Khi tôi quấn được vầng khăn sô trên đầu để tang, mộ bố ở nghĩa trang Bà Quẹo từ lâu thôi mầu nâu đất, nhưng xanh đậm mầu cỏ! Buổi chiều ngày hôm đó, trên vùng trời Bắc Mỹ, mẹ cũng đại tang, nhưng không phải đơn tang, mà là nhân đôi, tang mẹ tang bố. Hỏi sao mẹ không vật vã khóc than, chỉ trong một ngày mà mẹ hóa ra gầy còm xanh lét, sợi tóc dài vấn khăn đã bạc giờ này lại càng thêm bạc trắng,

Ơi hời vận nước nổi trôi!
Tang đơn con gánh, tang đôi mẹ gồng.


Dòng thời gian đẩy tới, có lần mẹ trở mình đau nặng, chỉ trong vòng hai ngày xe cứu thương chớp sáng đèn đỏ hú còi mang vô Cấp Cứu ba lần. Sau mấy ngày vật lộn với thuốc, với nước biển, với kim chích dây nhợ dài lòng thòng, về lại nhà, mẹ ngồi chải tóc vấn khăn nhung miệng nói tỉnh bơ,

— Hôm qua mẹ gặp bác Thế…

Tôi ngạc nhiên thắc mắc, mẹ hôm qua nằm ở trong bệnh viện, có đi đâu mà lại gặp bác Thế… Mà bác Thế là ai? Cô em tái mặt kéo tôi sang một chỗ nói nho nhỏ vào tai,

— Bác Thế bán hàng ở chợ Ông Tạ, anh quên rồi sao. Bác Thế chết mấy năm rồi.

Tôi chết lặng người, miệng tự nhiên ú ớ như người trúng gió độc!

Chết rồi, điềm nào điềm gở!
Cõi nào cõi tang?


Anh em tôi xanh mặt nhìn nhau.

Mỗi đêm mỗi thắp đèn Trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.


Màn đêm buông rơi, tôi thả bộ một mình đi ngoài đường vắng, bố chết rồi, giờ này tôi cầu xin Trời cao tuôn đổ phép lạ.

Người thiên niên kỷ thứ ba dè dặt với danh từ phép lạ. Nếu chưa mang ra phân tích, mổ xẻ, đo đạc, tính toán, người ta e dè trước những hiện tượng siêu nhiên. Tôi cũng chẳng khác chi, thông thường không thấy không tin. Thấy rồi lại đặt vấn đề. Loại suy dần dần từng giả thiết để tìm ra được cốt lõi, một đáp số khoa học. Nhưng với mẹ, tôi bỏ qua khoa học, tôi hướng về Trời cao.

Ngày hôm trước mẹ nói gặp người cõi âm. Ngày hôm sau, tôi nấu cháo gà đặc quánh thơm phưng phức tiêu sọ bưng hai tay mời mẹ.

— Mẹ ăn cháo này, con bảo đảm mẹ tỉnh lại liền.

Mẹ liếc nhìn tôi, như muốn mắng yêu, “Con, đến là khéo”.

Mẹ ngồi nhai chậm chạp từng hạt gạo thơm, húp nho nhỏ từng thìa cháo ngọt. Biết mẹ thích chụp hình, tôi dọ dẫm,

— Mẹ ăn cháo gà xong, con chụp mẹ tấm hình thật đẹp phóng thật to treo trong phòng khách.

Mẹ phì cười nghe tôi nịnh. Tôi lấy ra máy hình. Mẹ ăn cháo xong, mặc vào mầu áo hồng tươi. Mẹ còn hỏi,

— Mẹ mặc như vầy được chưa?

Tôi khen mẹ,

— Đẹp rồi mẹ!

Mà mẹ đẹp thật. Buổi trưa ngày hôm đó nắng trời yêu mẹ cho nên đổ sáng rực một khoảng sân vườn sau nhà. Tôi chụp mẹ liên tiếp mấy tấm hình chân dung. Mẹ mặt phấn hồng tươi, bởi Trời cao cúi xuống cầm cọ bôi đậm phấn hồng lên khuôn mặt mẹ đang nhìn tới. Mẹ tôi đó, vẫn đang bước đi những bước tháng ngày hóa ra đèn trời soi đường dẫn lối cho con cháu bước vào tương lai.

...Và mẹ tỉnh lại, như không hề đau ốm, chưa bao giờ được chở vô nhà thương cấp cứu hai ngày ba lần.

Mấy tháng sau ngày phép lạ xảy ra, tôi bỏ mẹ đi xa, lần này không phải chỉ mấy thành phố như thời đại học cư xá, nhưng nửa trái đất và nửa bán cầu; mẹ sống ở Bắc Mỹ, tôi đi xuống Úc Châu Nam Bán Cầu.

Đường đi xa ngàn dặm,
Lối về ngõ chưa thông!


Tháng Hai năm 2006 nửa đêm về sáng từ phi đạo Los Angeles, Boeing 747 hãng Cathay Pacific nhẹ nhàng cất cánh ôm tôi trong lòng bay vút lên cao. Phi cơ bay lên hướng bắc dọc theo chiều dài tiểu bang Cali. Trời tháng Hai mùa đông bôi đen mịt mù khung cửa. Tôi nhìn bên tay phải bờ biển Cali đèn xanh đèn đỏ sáng rực. Tôi không nhận ra những thành phố sáng ngời tựa thảm kim cương nằm dọc theo bờ biển, nhưng khi thấy đèn sáng rực cầu Golden Gate xa xa, tôi biết bên tay phải là vùng Bay Area, nơi đó thung lũng hoa vàng có mẹ. Cái biết đơn giản tầm thường khiến cho nước mắt con trai lưng tròng. Tôi nhớ lại cơn bệnh thập tử nhất sinh vừa qua của me, nhớ tới tô cháo gà thơm mùi tiêu nấu biếu mẹ, nhớ lại những tấm hình mầu áo phấn hồng chụp tặng mẹ. Tôi nghĩ tới con số ba; một, rồi hai, và ba, ba năm nữa mới quay về thăm lại quê hương thứ hai, nơi đó mẹ theo định luật tự nhiên đang dần dần chậm dần từng bước chân. Tôi liếc nhìn lại phiá nam vùng vịnh Bắc Cali, nghĩ tới mẹ, lòng xao xuyến… Trong bầu trời đêm đông tối đen dầy cộm những tảng mây đêm, chuyến bay Cathay Pacific từ từ nhấc mình chuyển cánh bay hẳn ra Thái Bình Dương nhắm hướng Melbourne Úc Châu lao tới. Vùng vịnh Bắc Cali đèn vàng sáng rực một góc trời cứ thế mờ dần, mờ dần, rồi tắt lịm nơi đường chân trời đen kịt. Tôi ngồi ở ghế, nước mắt đỏ hoe hoe vì nghĩ về mẹ, mẹ tôi.

Chiều chiều ra đứng ngã sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.


Thời xưa phương tiện truyền thông hạn chế, nhà giàu mới có chim bồ câu đập cánh bay mệt xỉu đưa tới được phong thư. Nhân vật trong câu ca dao chắc nhà nghèo, hèn chi ruột đau quặn thắt tới nỗi đứng đó ngóng trông bóng mẹ, ngóng mãi, trông mãi, chín mùi luôn cả một buổi chiều. Tôi may mắn hơn, bởi sống thời siêu điện thoại. Ở Melbourne, chiều chiều tôi gọi điện thoại viễn liên về nói chuyện với mẹ ào ào. Giời ạ, bên Úc Châu, thẻ điện thoại gọi về Mỹ rẻ không ngờ. Thẻ Gold giá ghi hai chục đô Úc nhưng lại bán đại hạ giá, tôi mua chỉ trả mười sáu đồng, gọi về Mỹ được hơn cả ngàn phút, no connection fee. Cho nên tuy xa mặt nhưng lại không cách lòng, tôi vẫn như ngày còn ở chung nhà với mẹ, tôi gọi mẹ, mẹ ơi như cơm bữa,

— Mẹ đang làm gì thế? Ngồi đếm tiền hả?

— Tiền ở đâu mà đếm…

— Tưởng mẹ có tiền cho con mượn.

— Ơ hay, tiền ở đâu ra mà cho mượn…

— Con tưởng mẹ có tiền già…

— Thì cũng có tí xíu, nhưng tụi nó chìa tay mượn hết cả rồi.

Mẹ ngồi nhẩm tính, kể rõ từng chi tiết,

— Này nhé, con Hường mượn mẹ 200, thằng Cường hứa tuần tới sẽ trả mẹ 152 đồng vừa mượn tháng trước. Còn thằng Hứa, nó hứa hoài, nhưng có thấy mặt mũi nó đâu. Cả tuần rồi, trốn biệt đâu mất tăm…

Tôi phục mẹ sát đất,

— Giời ạ, con cứ tưởng mẹ mắt “mủi” kèm nhèm, giờ này lẫn lộn giấy 100 ra tờ 1 đồng…

Anh tôi ghé vào nói oang oang,

— Chớ, chớ, đừng có mà lầm. Lẫn gì thì lẫn, tiền bạc thì bà cụ không có lẫn đâu…

Tuần một lần tôi gọi mẹ. Bận lắm nói ngắn, thảnh thơi nói nhiều. Có một lần đau, tôi dấu không cho mẹ biết. Khi mặt trần Miệt Dưới đã yên tĩnh, anh tôi mới báo tin cho mẹ hay. Nhận được tin tức chiến trường lửa đạn, mẹ bắt em gái tôi gọi qua Úc ngay. Qua đường dây điện thoại viễn liên, mẹ nói mà như đại tướng quân khu bốn sao ra lệnh cho trung úy hai hoa mai vàng vùng đầu hỏa tuyến,

— Đau ốm như vậy mà tại sao không về nhà…

Nghe mẹ phán một câu xanh rờn, tôi phá ra cười. Mẹ ơi làm sao mà về…

Một, rồi hai, và ba.

Ba năm trôi qua, tôi gọi điện thoại viễn liên thông báo,

— Mẹ ơi, ngày mai con về.

Tháng Mười Hai, chuyến bay China Airlines mang tôi từ Úc Châu về lại Mỹ. Sau mười mấy tiếng đồng hồ trên không phận Thái Bình Dương, Boeing 747 China Airlines đưa mũi nhắm cầu Golden Gate lao tới. Từ xa xa, hai nhịp đèn cầu mờ mờ, rồi dần dần sáng rực, trở nên điểm nhắm dẫn tôi về lại căn nhà vùng thung lũng San Jose, nơi đó mẹ đang ngồi chờ.

Cửa mở ra, gió lạnh tháng Mười Hai ùa vào, nhưng bên trong vẫn ấm áp bởi mẹ giơ rộng vòng tay ôm chặt, ngày hội trùng dương thứ hai trong đời tha hương của tôi. Lần trước mẹ tới Mỹ, tôi đón mẹ. Lần này tôi về Mỹ, mẹ đón tôi.

Mẹ đó, gần chín mươi rồi, nhưng vẫn khỏe mạnh, tiếng nói oang oang như chuông, rõ từng nét, đậm từng âm.

— Mẹ chì thật!

Mẹ nhìn tôi ngơ ngác không hiểu. Tôi đổi chữ,

— Mẹ khỏe thật!

— Chuyện, con đã nhìn thấy chưa?

Tới phiên tôi ngớ ngẩn gà tồ,

— Thấy gì hả mẹ?

Chị tôi chen vào,

— Cậu đã nhìn thấy cái máy tập thể dục của mẹ chưa?

À, thì ra là thế, anh tôi biết mẹ không còn đi bộ ngoài đường nhiều như thời xưa nữa, ông ấy mua biếu mẹ nguyên một cái máy rung. Chỉ việc ngồi hoặc đứng trên đó, máy rung rung lắc lắc như người đi bộ. Mẹ chỉ cái máy phán ngay,

— Mỗi ngày mẹ tập mười lăm phút.

Tôi phá phách đứng trên máy, bật nút điện để máy lắc rung rung. Mẹ miệng nhai trầu bõm bẽm nhìn tôi,

— Đó, con thấy chưa.

Mẹ ơi, con thấy rồi, con thấy mẹ có tuổi, nhưng tạ ơn Trời, mẹ không tiểu đường, không cao máu, không cholesterol. Chắc tại mẹ có gene ông ngoại, chín mươi chín tuổi vẫn còn tinh anh, lưng thẳng tắp; tối hôm đó ông ngoại lên giường nằm ngủ, ngủ luôn một giấc.

Nghe tôi nhắc tới ông ngoại, mẹ chép miệng,

— Thì năm nay mẹ cũng chòm chèm chín mươi rồi...

Tối Giao Thừa Tết, tôi đại diện anh chị em cháu chắt trong nhà,

— Con chúc mẹ khỏe mạnh, sống mãi, tiếp tục làm đèn soi đường dẫn lối cho anh chị em chúng con noi theo.

Tôi lên phố Việt Nam, vớ vẩn làm sao lại nhìn thấy DVD Thần Điêu Đại Hiệp, Anh Hùng Xạ Điêu, và Cô Gái Đồ Long bộ cũ. Tôi bê hết cả ba tập phim về nhà. Về tới nhà, tôi mở ngay cho mẹ coi,

— Mẹ còn nhớ phim Thần Điêu Đại Hiệp không?

Mẹ nhìn lên màn ảnh TV High Definition của Sony, cô Long năm 1990 lại hiện ra, vẫn với tà áo dài trắng toát ngôi cổ mộ.

— Tưởng ai, cô này Cô Long đây mà.

— Con tưởng mẹ quên rồi.

Không, làm sao mà quên được. Mẹ ngồi ngay xuống ghế, mắt dán nhìn lên màn ảnh có Ngôi Cổ Mộ với Cô Long, Dương Hóa, và Lý Mạc Sầu, mẹ nói cả ba người một đời lận đận vì yêu. Năm 1990 mẹ coi Cô Long phim bộ đầu máy VCR. Năm 2009 mẹ vẫn say mê Cô Long đầu máy DVD màn ảnh Plasma HD rõ từng nét. Mẹ vẫn thế vẫn mê phim Hồng Kông. Mẹ ăn trầu đỏ thắm thảnh thơi ngồi coi phim, tôi nằm dài trên ghế nệm say mê coi với mẹ bộ phim thời xa xưa, thế là hạnh phúc lại tràn lan dư thừa.

Mẹ vẫn thế, vẫn là trung tâm, là nam châm mang lại chung một đích điểm tất cả những mảnh đời tha hương của con, cháu, và chắt, của tứ đại đồng đường.

Trời cao đã lấy mất đi bố tôi, nhưng Trời tặng cho tôi một bà mẹ, mẹ vẫn khỏe mạnh, vẫn ngọt ngào, vẫn tinh anh.

Gặp ai, tôi cũng cứ hay nói tưởng như sáo ngữ,

— Mẹ tôi gần chín chục rồi, nhưng tạ ơn Trời, vẫn khỏe mạnh.

Nhưng sâu thẳm trong tim, tôi không sáo ngữ, bởi lời đó vẫn là một câu kinh Tạ Ơn riêng tư ngày Lễ Tạ Ơn tháng Mười Một,

…Tạ ơn cho người mẹ, một đời lặn lộn thân cò nơi quãng vắng, kiếm gạo nuôi chồng và nuôi con...

Tháng Hai, tối hôm đó, chín giờ đêm, cảng phi trường San Francisco mở rộng mang tôi về lại Úc. Mẹ bật khóc trên bờ vai tôi. Tôi bồi hồi cũng muốn khóc theo, nhưng lại cầm lòng. Mười hai giờ đêm năm phút sáng sớm, chuyến bay China Airlines nhấc bổng mang tôi về lại Úc Châu.

Về tới văn phòng Melbourne, tôi nhắc điện thoại gọi. Đầu giây bên kia tiếng chuông tiếp tục ngân vang, không ai trả lời. Tôi cúp máy gọi lại, bên kia phương trời Bắc Mỹ tiếng mẹ sang sảng ngân vang,

— Hêllô…

Tôi lếu láo “nhái” lại âm giọng Bắc Kỳ của người phụ nữ nguyên gốc Sài Thị, Hưng Yên,

— Hê-nô…

Đầu giây bên kia, tiếng mẹ vang vang,

— Xin lỗi, ai đó?

Tôi phá ra cười, cười thật to,

— Mẹ ơi, con đây…

oOo

Tôi đứng lên, bước ra khỏi văn phòng. Người quản thủ thư viện ngước lên trợn tròn cặp mắt xanh xanh nhìn tôi,

— Sao mặt mày lại hớn hở như thế?

Tôi ăn nói không đầu không đuôi,

— Vừa mới nói chuyện với mẹ, mẹ tôi.

Cô quản thủ thư viện đầu gật gật, miệng cười tủm tỉm,

I see…

Tôi nhìn khuôn mặt của cô quản thủ thư viện Úc Châu. Tự nhiên tôi nhớ lại khuôn mặt của ông tài xế xe tow Bắc Mỹ năm nào. Lạ lùng ghê, dù chỉ là một vài lời ngắn ngủi nói về mẹ, thế mà thiên hạ bất luận chủng tộc, từ cổ chí kim, ai ai cũng hiểu đại danh từ mẹ.

Thế đấy, từ bao lâu rồi, tôi vẫn có cả ngàn điều muốn viết, viết về mẹ, mẹ tôi, năm nay đã gần chín mươi.

□ Nguyễn Trung Tây
Mother’s Day, Tháng Năm 2013
www.nguyentrungtay.com
 
Tháng năm nhớ Mẹ
Nguyễn Ngọc Sáng
20:49 09/05/2013
M là tên Mẹ: Ma ri a
O đổ xuống bao ơn chan hòa
T cả đoàn con trông lên Mẹ
H cùng nhau hát hòa lời ca
E luôn e ấp bên lòng Mẹ
R đến khi đời rồi sẽ qua
Cho đến muôn đời ca tụng Mẹ
Bằng muôn tiếng hát vạn đóa hoa

M là muôn triệu lần thương nhớ
O nhắc con vòng tay mẹ ôm
T mẹ thức bao đêm không ngủ
H so sánh lại tình nào hơn
E lời của mẹ ôi êm ái
R “ngủ đi” lời mẹ ru con
Cho dẫu không còn qua năm tháng
Bóng hình mẹ vẫn mãi trong con.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vườn Xuân
Vũ Đình Huyến, Lm
21:21 09/05/2013
VƯỜN XUÂN
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm. (CMC)
Xuân tình nở thắm muôn nơi
Tràn muôn phước cả xuống đời nhân gian
Hương xuân phơi phới nồng nàn
Tỏa lên bát ngát trần hoàn nồng say
(Trích thơ của Trầm Hương Thơ)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 03/05 - 09/05 Lịch sử đội Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:52 09/05/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Buổi tiếp kiến chung thứ Tư 8 tháng 5

Trong khuôn khổ các buổi tiếp kiến chung mỗi thứ Tư hàng tuần, hôm 8 tháng Năm Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tục bài giáo lý của ngài về Kinh Tin Kính, với chủ đề là Chúa Thánh Thần.

Đức Giáo Hoàng nói Chúa Thánh Thần thanh tẩy, đổi mới và biến đổi chúng ta. Ngài cũng nhấn mạnh rằng chính Kinh Tin Kính đã mô tả Chúa Thánh Thần là "Đấng ban sự sống."

Đức Thánh Cha nói:

"Thưa anh chị em,

Tiếp tục loạt bài giáo lý của chúng ta về Kinh Tin Kính, giờ đây chúng ta xem xét những đoạn văn đề cập đến Chúa Thánh Thần: "Tôi tin kính Ðức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Ðấng ban sự sống”.

Kinh Tin Kính nói rằng Thánh Thần là "Chúa", là Thiên Chúa thật, là ngôi thứ ba trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Ngài là hồng ân ban cho chúng ta bởi Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng qua đức tin đã đưa chúng ta đến với sự hiệp thông với Chúa Ba Ngôi. Kinh Tin Kính cũng cho chúng ta biết Chúa Thánh Thần là "Đấng ban sự sống".

Chúng ta ao ước biết bao sự sống thực và sự viên mãn của vẻ đẹp, tình yêu và hòa bình! Chúa Thánh Thần, Đấng ngự trong lòng chúng ta, là nguồn mạch tinh khiết của "nước hằng sống, phát sinh sự sống đời đời" mà Chúa Giêsu đã hứa với người phụ nữ thành Samaria. Chúa Giêsu đã gởi Chúa Thánh Thần, Đấng bên cạnh Chúa Cha đến để thanh tẩy, đổi mới và biến đổi chúng ta, Ngài ban cho chúng ta bảy ơn và làm cho chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa, là Cha chúng ta.

Ngay chính lúc này đây Chúa Thánh Thần mời gọi chúng ta nhìn mọi sự với ánh mắt của Chúa Kitô, để nhận ra tình yêu bao la của Thiên Chúa đối với chúng ta, và để chia sẻ tình yêu với tất cả các anh chị em của chúng ta.

"Tôi rất vui mừng chào đón nhiều khách hành hương nói tiếng Anh và du khách có mặt tại buổi tiếp kiến này, bao gồm những người từ Anh, Scotland, xứ Wales, Đan Mạch, Thụy Điển, Man-ta, Iran, Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Canada và Hoa Kỳ. Tôi cầu xin Chúa Thánh Thần tuôn đổ trên anh chị em và gia đình hồng ân khôn ngoan, vui mừng và bình an!”

2. Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ với các Huynh Đoàn, và nhấn mạnh đến tinh thần truyền giáo

Trong chương trình cử hành Năm Đức Tin, Chúa Nhật 5 tháng Năm được gọi là Ngày của các Huynh đoàn, và của lòng đạo đức bình dân. Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ lúc 10 giờ sáng tại quảng trường thánh Phêrô, trước sự tham dự của hơn 150 ngàn tín hữu dưới bầu trời lúc mưa lúc tạnh.

Từ hơn 10 thế kỷ qua, các Huynh đoàn là những hội đoàn được thành lập để cổ võ lòng đạo đức bình dân của các tín hữu, đã hiện diện sống động trong lòng Giáo Hội. Các Huynh đoàn thường nhận Đức Mẹ hoặc một vị thánh làm bổn mạng. Họ có nhà thờ làm trụ sở gốc và có tôn chỉ được giáo quyền công nhận. Họ cũng thực hiện nhiều công tác bác ái và tương trợ.

Đa số các Huynh đoàn về Roma hành hương nhân dịp Năm Đức Tin là các huynh đoàn Italia, nhưng cũng có một số từ các nước Pháp, Tây Ban Nha, Ái Nhĩ Lan, và một vài nước Âu Châu khác.

Đồng tế với Đức Thánh Cha có Đức Tổng Giám Mục Salvatore Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, và vị Tổng thư ký của Hội đồng là Đức Cha José Octavio Ruiz Arenas, người Tây Ban Nha, cùng với một số Giám Mục và khoảng 380 Linh mục.

Phần thánh ca trong thánh lễ, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa Thánh, còn có 4 ca đoàn khác, đông nhất là ca đoàn “Mẹ Giáo Hội” với 140 ca viên.

Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha nói:

"Anh chị em đã chứng tỏ là rất can đảm để đến đây dưới cơn mưa này. Xin Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em. "

Ngài khích lệ các tham dự viên:

“Anh chị em hãy quyết liệt nên thánh; đừng hài lòng với một cuộc sống Kitô tầm thường, nhưng hãy làm sao để việc tham gia huynh đoàn là một kích thích, trước tiên cho anh chị em, để ngày càng yêu mến Chúa Giêsu Kitô hơn nữa.”

“Các Huynh Đoàn là điều thật đẹp! Một cách thức hợp pháp để sống đức tin, một phương thức để cảm thấy mình là thành phần của Giáo Hội. Anh chị em hãy yêu mến Giáo Hội! Hãy để cho Giáo Hội hướng dẫn! Trong các giáo xứ, các giáo phận, anh chị em thực là một buồng phổi đích thực của đức tin và đời sống Kitô, một luồng gió mát!”

Sau Thánh lễ, dù trời khi mưa khi tạnh, Đức Giáo Hoàng đã dùng xe Jeep mui trần để đi thăm các tín hữu đứng đông đảo sâu vào quá nửa Via della Conciliazione, tức là Đại Lộ Hòa Giải. Ngài nồng nhiệt chào anh chị em đến mức đã đi lạc vào lãnh thổ Italia.

3. Đức Thánh Cha cầu nguyện cho trẻ em bị lạm dụng

Sau khi cử hành Thánh Lễ tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng đã chủ sự buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với hơn 150,000 khách hành hương tham dự chung với ngài bất chấp mưa gió.

Ngày Chúa Nhật đánh dấu ngày Toàn Quốc Chống Nạn Bạo Hành Trẻ Em tại Italia. Nhân dịp này, Đức Giáo Hoàng đã lên tiếng như sau:

"Tôi muốn đảm bảo với các trẻ em rằng họ có mặt trong lời cầu nguyện của tôi, nhưng tôi cũng muốn mạnh mẽ nói rằng tất cả chúng ta phải cam kết rõ ràng và can đảm để mỗi con người, đặc biệt là trẻ em là những người dễ bị tổn thương nhất, luôn luôn được bênh vực và bảo vệ ".

Đức Giáo Hoàng sau đó đã cầu nguyện cho các Kitô hữu tại Trung Đông, đang cử hành lễ Phục Sinh theo Lịch Julian.

Đức Thánh Cha nói:

"Xin Chúa Thánh Thần ủi an tất cả các Kitô hữu, đặc biệt là những anh chị em đang mừng lễ Phục Sinh giữa những thử thách và đau khổ, và hướng dẫn chúng ta trên con đường hòa giải và hòa bình."

Trước khi kết thúc buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha ban phép lành cho anh chị em tín hữu và như thường lệ ngài đưa ra một lời chúc rất đặc biệt của riêng ngài là chúc họ buổi chiều may mắn và một bữa ăn trưa ngon miệng.

4. Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự Kinh Mân Côi tại Đền Thờ Đức Bà Cả

Lúc 6 giờ chiều thứ Bẩy 4 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi đọc kinh Mân Côi trọng thể tại Đền thờ Đức Bà Cả.

Đây là lần thứ hai ngài đến Vương cung thánh đường này. Lần đầu là hôm 14 tháng 3, tức là ngay sáng hôm sau khi được bầu làm Giáo Hoàng. Lần này có tính chất chính thức và cũng là lễ nhận Thánh Đường này.

Đây là nhà thờ kính Đức Mẹ đầu tiên và lớn nhất được xây cất ở Tây Phương, và cũng được coi là biểu tượng tột đỉnh lòng sùng kính của dân Chúa, đặc biệt là dân Roma, đối với Mẹ Maria.

Đền thờ Đức Bà Cả được khởi công xây hồi giữa thế kỷ thứ 4 trên đồi Esquilino để thay thế việc thờ phượng nữ thần Cibele, mẹ các thần minh dân ngoại bằng việc tôn kính Mẹ Thiên Chúa. Thánh đường này được Đức Giáo Hoàng Sisto III (432-440) tái thánh hiến dâng kính Đức Mẹ vào ngày 5 tháng 8 năm 432, tức là một năm sau khi Công đồng chung Epheso tuyên bố tín điều Đức Maria là “Theotókos”, tức là Mẹ Thiên Chúa.

Nhân dịp Đức Thánh Cha viếng thăm, ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma được đặt cạnh bàn thờ chính.

Đầu buổi đọc kinh, Đức Hồng Y Santos Abril y Castelló, người Tây Ban Nha, Giám quản đền thờ, đã đại diện mọi người, đặc biệt là kinh sĩ đoàn, các cha dòng Đa Minh giải tội, chào mừng Đức Thánh Cha.

Đức Hồng Y Santos Abril y Castelló đã cám ơn Đức Thánh Cha đã chọn Đền Thờ Đức Bà Cả để đọc Kinh Mân Côi lần đầu với các tín hữu Rôma. Ngài nói:

"Lời Kinh này sẽ đưa chúng ta vượt qua phạm vi tôn giáo và con người, nơi có rất nhiều không gian để hòa vào. Nó sẽ giúp chúng ta sống gần con tim của Đức Giáo Hoàng, người đã đến từ đầu bên kia của thế giới, nơi một bình nguyên bao la. Chúng ta sẽ thấy mình được liên kết với tình yêu tuyệt vời của Mẹ Chúng Ta Salus Populi Romani, tức là Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma, và Đức Mẹ Lujan yêu dấu của ngài”.

Đức Giáo Hoàng và Đức Hồng Y Francis Santos Abril đã là bạn thân trong nhiều năm, khi Đức Hồng Y là sứ thần tại Á Căn Đình, và Đức Hồng Y Bergogliolà tổng giám mục của Buenos Aires.

Đáp lại Đức Thánh Cha nói:

"Tôi cảm ơn người anh em và bằng hữu của tôi. Một tình bằng hữu đã bắt đầu tại quốc gia ở đầu bên kia thế giới. "

Đức Thánh Cha đã đọc kinh Mân Côi trước ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma là bức ảnh lâu đời nhất tại kinh thành vĩnh cửu.

Trong bài giảng Đức Thánh Cha đã nói về vai trò của người mẹ.

Ngài nói:

"Bà mẹ giúp con cái nhìn các vấn đề của cuộc sống với tinh thần thực tế, không nản chí vì gặp vấn đề, trái lại can đảm đương đầu với khó khăn, không yếu nhược, nhưng biết khắc phục chúng”

Trước khi trở về Vatican, Đức Giáo Hoàng đã chào đón một số các khách hành hương và yêu cầu họ cầu nguyện cho ngài bằng ba kinh Kính Mừng.

5. Đức Giáo Hoàng chào đón tổng thống Liên bang Thụy Sĩ, vào ngày kỷ niệm quan trọng đối với cả hai quốc gia

Hôm thứ Hai 6 tháng 5, tổng thống Thụy Sĩ Ueli Maurer cùng với 6 vị tháp tùng đã đến viếng thăm xã giao Đức Thánh Cha. Bước vào điện Tông Tòa, tổng thống và các vị cùng đi trong phái đoàn đã được chào đón bởi hàng rào danh dự là các ngự lâm quân Thụy Sĩ.

Với sự giúp đỡ của một phiên dịch viên, hai vị đã nói chuyện về nhân quyền, và về các lãnh vực giáo dục thế hệ trẻ. Hai vị cũng đã thảo luận về việc tăng cường sự hợp tác giữa Giáo hội Công Giáo và Nhà nước Thụy Sĩ.

Ngày 06 tháng Năm đánh dấu một kỷ niệm quan trọng đối với Giáo Hội và Thụy Sĩ. Vào ngày 06 tháng Năm năm 1527, tổng cộng 147 binh sĩ Thụy Sĩ đã chết khi bảo vệ Đức Giáo hoàng Clement VII, trong cuộc cướp phá thành Rôma.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng tổng thống một huy hiệu triều Giáo Hoàng của ngài mới được đúc gần đây.

6. Lễ phong chân phước cho một nữ giáo dân Ba Tây, con gái của một nô lệ

Francisca de Paula de Jesus (1808-1895), còn được biết đến với tên khác là Nhá Chica, đã được phong chân phước vào ngày 4 tháng Năm vừa qua tại Baependi, một thị trấn có 18,000 dân, ở miền đông nam Brazil. Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh đã chủ trì Thánh Lễ phong chân phước ngoài trời.

Là con gái của một cựu nô lệ, Chân phước Francisca mồ côi lúc 10 tuổi. Với số tiền thừa kế nhận được từ người anh trai, một mình người nữ giáo dân này đã xây dựng một nhà nguyện nhỏ dâng lên Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Người giàu cũng như người nghèo đã vây quanh ngài để cầu nguyện và xin được tư vấn, và ngài được biết đến như là "mẹ của người nghèo".

Trong suốt bốn ngày tang lễ từ khi qua đời đến lúc chôn cất, và cả khi thi thể của ngài được khai quật vào năm 1993, những người có mặt cho hay đã ngửi được hương thơm hoa hồng một cách huyền diệu.

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã tôn Chị Francisca lên hàng Tôi Tớ Chúa vào năm 2011. Sau đó, một ủy ban điều tra của Tòa Thánh đã xác nhận việc chữa lành dị tật tim nghiêm trọng cho một giáo sư là phép lạ nhờ lời cầu bầu của Chân phước Francisca.

7. Huấn từ ĐTC Phanxicô dành cho đội Vệ binh Thụy Sĩ: Chúa đồng hành cùng anh em!

Hôm 06/05/2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến các thành viên của đội Vệ binh Thụy Sĩ. Trong huấn từ dành cho các vệ binh, Đức Thánh Cha nhắc rằng: "Đức tin mà Thiên Chúa ban cho anh em trong ngày Rửa Tội là kho tàng quý giá nhất mà anh em có được! Và sứ mạng phục vụ Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội bắt nguồn từ Đức tin này… Anh em Vệ binh Thuỵ Sĩ thân mến, đừng bao giờ quên là Chúa luôn đồng hành cùng anh em".

Ngày 06 tháng Năm hằng năm, đội Vệ binh Thụy Sĩ kỷ niệm việc 147 vệ binh hy sinh tính mạng để bảo vệ Đức Giáo Hoàng Clêmentê VII trong vụ "cướp phá Rôma" vào năm 1527.

Để tưởng nhớ cái chết anh dũng của các vệ binh, hàng năm việc tuyên thệ trọng thể của các tân binh được tổ chức đúng vào ngày này. Năm nay, có 35 tân ngự lâm quân tuyên thệ vào buổi chiều cùng ngày trong sân San Damaso thuộc Dinh Tông Tòa.

Từ năm 1970 các vệ binh Thụy Sĩ đã đảm nhận tất cả các vai trò mang tính nghi lễ trong các biến cố và trong các buổi cử hành phụng vụ của Đức Giáo Hoàng và họ luôn được nhìn thấy trong trang phục nghi lễ đầy màu sắc với ngọn kích trên tay, sát cánh bên Đức Giáo Hoàng.

Tuy nhiên, nhiệm vụ của họ không chỉ đơn thuần mang tính nghi lễ, họ là một lực lượng quân đội thực thụ, được đào tạo tinh nhuệ và được trang bị vũ khí hiện đại. Người ta có thể nhìn thấy họ trong trang phục thường nhật, khi họ bảo vệ Porta Santa Anna, cửa ngõ ra vào Quốc Gia Thành Vatican. Họ vừa là một quân đội, vừa là các vệ sĩ, vừa là lực lượng bảo vệ biên giới.

Vai trò của Vệ binh Thuỵ Sĩ trong lòng Giáo Hội Công Giáo vượt xa một đội nghi lễ với các trang phục lỗi thời. Mới đây ít ngày, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đặt họ ở vị trí rất đẹp. Ngài đã dành cho các vệ binh lời chào đầy thương mến và tri ân. Ngài nói: 'Giáo Hội yêu thương anh em thật nhiều… và tôi cũng vậy '.

8. Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ cho đội Vệ binh Thụy Sĩ - Sự thờ ơ làm khốn đốn Giáo Hội

Theo thường lệ, hằng ngày Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ sáng tại Nhà trọ Thánh Marta của Vatican. Hôm thứ Sáu 03/05/2013 vừa qua, nhà nguyện trở nên trẻ trung và đầy màu sắc nhờ vào sự hiện diện đông đảo của lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ. Trong Thánh Lễ, Đức Thánh Cha giải thích rằng các Kitô hữu có trách nhiệm rao truyền đức tin của mình cho tha nhân. Tuy nhiên, để làm được điều này một cách thích đáng, cần phải có "lòng can đảm".

Đức Thánh Cha Phanxicô nhận định:

"Khi Giáo hội mất đi lòng can đảm, Giáo hội đi vào bầu khí ‘lãnh đạm’. Các Kitô hữu thờ ơ, lãnh đạm, mất hết can đảm. Điều đó làm tổn thương Giáo hội rất nhiều, bởi vì bầu khí nhạt nhẽo này lôi cuốn anh em ẩn vào bên trong, và các vấn đề nảy sinh giữa chúng ta, chúng ta không còn có những viễn tượng nữa, hoặc không còn can đảm hướng lòng về Thiên Đàng để cầu nguyện, hoặc mất hết can đảm để loan báo Tin Mừng ".

Đức Thánh Cha cũng nói về tầm quan trọng của lời cầu nguyện, nhấn mạnh thêm rằng sự Phục sinh của Chúa Giêsu không phải là một cái gì đó siêu nhiên hay mang tính biểu tượng, nhưng trái lại đó là một thực tại. Đức Thánh Cha cũng cho biết để có lòng tin, ta cần phải có lòng can đảm.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

"Chúng ta thờ ơ lãnh đạm. Chúng ta có can đảm để tham gia vào những lo lắng nhỏ nhặt, vào những ghen ghét, đố kỵ; vào việc thăng tiến trên những nấc thang danh vọng một cách ích kỷ. Tất cả điều này đều không tốt cho Giáo hội. Giáo hội phải can đảm! Tất cả chúng ta phải can đảm trong lời cầu nguyện, trong Chúa Giêsu, Đấng luôn thách đố những ai bước theo Ngài!"

Trước các Vệ binh Thụy Sĩ, ngài nói thêm rằng việc truyền bá đức tin cho thế hế tương lai cần phải được bắt đầu ngay từ giai đoạn ấu thơ. Sau đó, ngài chia sẻ câu chuyện cá nhân, và nói thêm rằng bà của ngài đã đóng vai trò then chốt trong việc củng cố đức tin khi ngài còn là một đứa trẻ.

Trang phục lễ hội của các Vệ binh Thụy Sĩ đã mang đến một số sắc thái cho các buổi tiếp kiến công chúng của Đức Thánh Cha. Đội Vệ binh gồm 110 nam thanh niên Thụy Sĩ đến Rôma để bảo vệ Đức Giáo Hoàng.

Các tân binh được bổ sung đến Vatican vào tháng Sáu, tháng Mười Một và tháng Hai. Trong vài tháng qua, họ tập dượt cho buổi lễ tuyên thệ ngày 6 tháng Năm sắp tới.

Vị Đại tá sẽ gọi từng người một lên tuyên thệ để trở thành thành viên của Đội Ngự Lâm cho Đức Giáo Hoàng với một tay đặt trên lá cờ Vệ binh Thụy Sĩ và tay kia giơ cao ba ngón, tượng trưng cho lời tuyên thệ trước Thiên Chúa Ba Ngôi.

Năm nay, 35 người trẻ Thụy Sĩ sẽ tuyên hứa trước mặt Thiên Chúa để bảo vệ Đấng kế vị Thánh Phêrô.

Họ có thể dấn thân vào Đội Vệ binh từ 2 đến tối đa 25 năm. Thành viên tương lai phải là nam, độc thân, người Công giáo dưới 30 tuổi. Họ phải là công dân Thụy Sĩ, cao ít nhất 1m73 và có bằng đại học.

Nhiệm vụ chính của họ là bảo vệ tất cả các lối vào thành Vatican, bảo vệ an ninh Dinh Tông Tòa, và duy trì trật tự trong suốt quá trình Đức Giáo Hoàng xuất hiện trước công chúng.

9. Tổ chức bác ái của Dòng Phanxicô giúp hàng ngàn người trên khắp thế giới

Tin Mừng Thánh Gioan tường thuật câu chuyện Chúa Giêsu hóa bánh và cá ra nhiều cho hơn 5.000 người đàn ông ăn uống no nê bên bờ Biển Hồ Galilê. Sau đó, Ngài bảo các môn đệ thu lại những mảnh thức ăn thừa "để không thứ gì lãng phí".

Đoạn Tin Mừng này đã trở thành nền tảng cho một sáng kiến được đưa ra bởi Cha Paul Watson là nhà sáng lập Dòng Anh Em Hèn Mọn Hòa Giải, một Dòng tu Công giáo, nhưng bén rễ sâu với phong trào đại kết.

Cha James Puglisi, Tổng phục vụ Dòng Anh em Hèn Mọn Hòa Giải cho biết: "Thay vì lãng phí cho những thứ mà chúng ta không thực sự cần, tại sao chúng ta không lấy tiền để dành hàng tháng, hàng năm của mình để sử dụng cho mục đích vì Tin Mừng".

Liên minh Không để thứ gì Lãng phí được thành lập vào đầu thế kỷ 20 như là một ý tưởng. Ngày nay nó đã trở thành một tổ chức giúp đỡ mọi người trên khắp thế giới.

Trong suốt năm, các tu sĩ quyên góp khoản thu nhập dư ra từ các tín hữu, bản thân họ không cần đến khoản thu nhập này và muốn giúp đỡ tha nhân. Đến thời điểm Giáng Sinh, tiền được phân phối.

Cha James Puglisi cho hay thêm: "Tiền quyên góp đạt được khoảng 250,000 Mỹ Kim. Người ta sẽ hoạch định các dự án khác nhau theo định hướng truyền giáo, định hướng xã hội, hay định hướng đại kết. Chúng tôi có một ủy ban xem xét tất cả các dự án này và sau đó sẽ cung cấp ngân sách hằng năm".

Các dự án dao động trong phạm vi nào đó. Trước đây, họ cấp vốn giúp xây dựng trường học ở Ấn Độ và Trung Quốc. Hiện nay, một trong những tổ chức nhận một khoản tài trợ trị giá 25.000 Mỹ kim là Damietta Peace Initiative, một phong trào toàn Phi châu của một số tu sĩ dòng Phanxicô nhằm thúc đẩy hòa bình trong các khu vực xung đột, và tạo ra sự đối thoại giữa các nhóm tôn giáo khác nhau.

Nhưng còn có điều gì đó hơn thế nữa sau mỗi dự án được tổ chức Không để thứ gì Lãng phí tài trợ.

Cha James Puglisi cho biết: "Nó không chỉ là khía cạnh vật chất, mà là khía cạnh đạo đức, tâm linh, nó mới thực sự quan trọng, mọi người thừa nhận rằng chúng mang một ý nghĩa nào đó cho những người thậm chí không biết họ".

Ngài cho hay sự tài trợ đó là rất quan trọng, nhất là đối với các Kitô hữu sống trong những khu vực gặp khó khăn, nơi mà chỉ đơn giản là một Kitô hữu thì gặp nguy hiểm.

Sáng kiến để "thu những thứ còn thừa, không để thứ gì lãng phí" đã trải qua hơn 100 năm, gần như cùng tuổi với lịch sử dòng tu Công Giáo lập ra nó.

10. Chương trình ngày Quốc Tế Giới Trẻ:

Hôm thứ Ba 7 tháng 5, Tòa Thánh đã công bố chi tiết lịch trình của Đức Thánh Cha tại ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio de Janeiro.

Lúc 8:45 ngày 22 tháng 7, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành từ sân bay quân sự Ciampino của Rôma. Lúc 16 giờ ngài sẽ đáp xuống sân bay Antonio Carlos Jobim của Rio de Janeiro.

Trong những ngày tiếp theo cho đến hôm 29 tháng 7, Đức Thánh Cha sẽ thăm viếng các khu nhà ổ chuột, gặp gỡ với các nhà lãnh đạo, giới kinh doanh, ăn trưa với các bạn trẻ, kể cả tù nhân trẻ. Đức Giáo Hoàng cũng sẽ chủ sự Đêm Canh Thức và Thánh Lễ tại 'Campus Fidei "de Guaratiba.

11. Sứ thần Tòa Thánh tại Tanzania thoát chết

Ít nhất là một giáo dân thiệt mạng và hàng chục anh chị em tín hữu Công Giáo khác bị thương nặng khi một quả bom phát nổ trong buổi lễ thánh hiến diễn ra sáng Chúa Nhật 5 tháng 5 tại một nhà thờ mới ở Olasiti, một thị trấn có 12,000 dân tại phía tại Bắc Tanzania.

Đức Tổng Giám mục Francisco Padilla, sứ thần Tòa Thánh ở Tanzania, và Đức Tổng Giám Mục Josaphat Lebulu của tổng giáo phận Arusha, là Tổng Giám Mục địa phương, đã may mắn không bị thương.

Trong thông cáo đưa ra cùng ngày, Đức Sứ thần Tòa Thánh cho biết:

"Lời cầu nguyện của tôi hướng đặc biệt đến các nạn nhân đã chết và những người bị thương, trong đó có nhiều người bị thương rất nghiêm trọng. Tôi cầu nguyện rằng hòa bình sẽ luôn luôn ngự trị, và bạo lực sẽ không phải là cách để giải quyết căng thẳng."

Tanzania là quốc gia ở miền Đông Phi Châu giáp giới với Kenya và Uganda về phía Bắc, Rwanda, Burundi và Cộng Hòa Congo về phiá Tây; và Zambia, Malawi và Mozambique về phía Nam.

Tanzania có 46,9 triệu dân trong đó 30% là Công giáo, 35% người Hồi giáo. 35% còn lại theo các hệ phái Tin Lành, và các tín ngưỡng bản địa.

Vụ đánh bom ở Olasiti đã xảy ra sau khi một linh mục bị Hồi Giáo cực đoan giết chết vào Tháng Hai và hàng loạt nhà thờ tại thủ đô Dodoma và thành phố lớn thứ hai là Dar es Salaam bị tấn công. Hồi Giáo cực đoan đã vu cáo một thiếu niên Công Giáo đi tiểu vào một bản sao của kinh Qur'an để mở các cuộc tấn công trong thời gian qua.

12. Đức Hồng Y John Onaiyekan nói Hai con ác quỷ sinh đôi đang hoành hành Nigeria

Phát biểu tại Ủy ban Ngoại giao Nghị viện châu Âu ở Brussels, Đức Hồng Y John Onaiyekan của tổng giáo phận Abuja cho biết Nigeria đang bị đe dọa bởi "hai con quái vật sinh đôi là tham nhũng và bất an."

Tham nhũng, theo Đức Hồng Y, "đã tạo ra một mức độ mất tin tưởng rất cao nơi người dân, mà tối hậu đưa đến mối đe dọa hàng ngày khác là sự bất an"

"Rất thường khi những tên tội phạm được trang bị hùng hậu hơn so với lực lượng an ninh Nigeria", Ngài nói khi liên hệ đến Boko Haram. Đức Hồng Y Onaiyekan cáo buộc rằng các nhóm khủng bố Hồi giáo đã nhận được vũ khí từ Libya.

Trích dẫn trường hợp nhiều trường học của Giáo Hội, bệnh viện, và các hoạt động tông đồ khác, Đức Hồng Y nói thêm rằng "Giáo hội Công giáo quan tâm tới hạnh phúc của tất cả người dân Nigeria, không chỉ những người được rửa tội trong các nhà thờ của chúng tôi mà thôi. Chúng tôi có 170 triệu người Nigeria, gần một nửa là những Kitô hữu thuộc các hệ phái khác nhau và một nửa là người Hồi giáo. Cũng có các tôn giáo khác. Người Công giáo vẫn là nhóm tôn giáo lớn nhất trong nước, vì vậy chúng tôi có ảnh hưởng và trách nhiệm đáng kể."

13. Viếng thăm Thánh Địa bằng video 3D

Giờ đây, chúng ta có thể viếng thăm Thánh Địa chỉ trong một cái click chuột. Nhờ tour 3D này, ai cũng có thể thực hiện một chuyến thăm Giêrusalem ảo tại www.jerusalem.com. Tại đây, có tất cả các di tích thánh mang tính lịch sử có liên hệ đến Chúa Giêsu nhập thể làm người.

Khi bước xuống những bậc thang này, sẽ có một lối vào phía sau tảng đá. Đó là nơi Chúa Giêsu đã được chôn cất và sau đó đã sống lại, sau cái chết trên Thánh giá. Trang web đưa ra lời giải thích bằng Anh ngữ, về lý do tại sao di tích thánh này được người Công giáo, Tin lành và Anh giáo tôn kính. Trang web cũng đưa ra đoạn Kinh Thánh mô tả về ngôi mộ.

Nếu như đồ họa trong tour du lịch ảo có vẻ không thật, nhưng người ta cũng có thể thấy những điều thật. Một hướng dẫn sẽ giải thích nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh. Sau khi bước qua cánh cổng, nó sẽ giải thích thi thể của Chúa Giêsu được đặt ở đó khi được đưa xuống khỏi Thánh giá. Theo Tin Mừng, người ta thực sự có thể thấy ngôi mộ trống ở nơi này.

Sau đó, tour du lịch đưa chúng ta đến Nhà thờ Giáng sinh tại Bêlem, nơi Chúa Giêsu ra đời. Nhà thờ đã được xây dựng ở nơi mà theo truyền thống Đức Maria đã sinh ra Chúa Giêsu. Giờ đây, di tích thánh được bao quanh bởi các biểu tượng và những ngọn đèn chùm.

Một di tích thánh khác được viếng thăm, mà theo truyền thống là nơi lưu giữ cây Thánh Giá, nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh. Đó là nơi hàng ngàn người hành hương đến cầu nguyện mỗi năm.

Trang web cũng có một phần dành cho trẻ em chơi các video game. Cùng với một con chim bồ câu trắng bay dọc theo màn hình máy tính, trẻ có thể thăm tất cả các Di tích Thánh và xem một loạt các hình ảnh.

Nếu bạn đang lập kế hoạch đến thăm Thánh Địa thật, trang web này có một bản đồ tương tác trình bày tất cả những nơi mà người ta phải ghé thăm và cũng là những địa điểm chính đánh dấu cuộc đời Chúa Giêsu tại Giêrusalem. Dĩ nhiên, một trong số đó là 14 chặng Đàng Thánh Giá, nơi Chúa Giêsu vác Thánh Giá khi Ngài bước vào cái chết.

14. Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp Tổng thống Li băng. Syria và an ninh Trung Đông nằm trong chương trình nghị sự chính

Đức Ông Georg Gaenswein đã đón Tổng thống Li băng Michel Sleiman, khi ông viếng thăm chính thức Tòa Thánh Vatican vào sáng thứ Sáu 03/05/2013. Tổng thống Sleiman đã đi qua các hành lang của Dinh Tông Tòa giữa hàng rào danh dự gồm các Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ và các vị Chức Sắc Phủ Giáo Hoàng để tiếp kiến Đức Thánh Cha Phanxicô.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã hướng dẫn tổng thống Li băng đến văn phòng của ngài, nơi họ trao đổi trong vài phút, với sự hiện diện của một thông dịch viên thông thạo Pháp Ngữ và tiếng Ả Rập.

Nghị trình chính trong cuộc trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo là cuộc chiến đang diễn ra ở Syria xô đẩy hàng ngàn người dân chạy sang lánh nạn tại Li băng. Cả hai vị đã kêu gọi các nỗ lực viện trợ mới nhằm xoa dịu nỗi khổ của người dân.

15. Cuộc gặp lịch sử giữa Đức Thánh Cha và Đại sứ Nga cạnh Toà Thánh lần đầu tiên

"Xin chào ngài". Đức Thánh Cha đã nói như trên với Tân Đại sứ Nga hôm thứ Năm 02/05/2013 trong buổi lễ trình quốc thư. Đây là lần đầu tiên Nga bổ nhiệm một đại sứ cạnh Tòa Thánh kể từ khi Liên bang Nga và Tòa Thánh Vatican thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ vào năm 2009.

Đại sứ Alexander Avdeev, cựu Bộ trưởng Văn hóa Liên bang Nga, đã gặp Đức Thánh Cha trong cuộc hội kiến ngắn tại Dinh Tông Tòa với sự hiện diện của một thông dịch viên người Pháp.

Quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia mang một ý nghĩa tôn giáo quan trọng, vì chính phủ Nga có mối liên kết chặt chẽ với Giáo hội Chính thống Nga.

Kết thúc cuộc gặp gỡ, Đại sứ Avdeev đã giới thiệu các nhân viên đại sứ quán với Đức Thánh Cha.

Mặc dù hai nước đã có mối quan hệ ngoại giao từ năm 1990, nhưng cách đây bốn năm tức là vào năm 2009 Nga mới nâng văn phòng của họ tại Vatican trở thành đại sứ quán chính thức.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

"Hãy cầu cho chúng tôi. Đó là điều rất cần thiết."

Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao cho Đại sứ Nga một huy chương triều đại giáo hoàng của ngài mới được đúc gần đây để làm quà. Bằng tiếng Pháp, Đức Thánh Cha cũng đã đưa ra một thỉnh cầu ngài thường nói với nhiều vị khách là hãy cầu nguyện cho ngài.

16. Hoàng hậu nước Ý sắp được phong Chân Phước

Trưa thứ Năm 2 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có buổi tiếp kiến với Bộ Phong Thánh do Đức Hồng Y Angelo Amato dẫn đầu và đã chuẩn y các án phong Chân Phước và nâng lên bậc Tôi Tớ Chúa cho những vị sau:

Án phong Chân Phước cho vị Tôi Tớ Chúa là Hoàng hậu Maria Cristina vùng Savoy, Sicilies thuộc nước Ý, sinh năm 1812 và qua đời năm 1836.

Án phong Chân Phước cho vị Tôi Tớ Chúa là chị Maria Bolognesi giáo dân người Ý sinh năm 1924 và qua đời năm 1980.

Hai vị đã được nâng hàng Chân Phước do những phép lạ được nhìn nhận là nhờ lời chuyển cầu của hai vị.

Hai vị khác sẽ được nâng lên hàng Tôi Tớ Chúa vì các nhân đức anh hùng là linh mục Joaquim Rosello Ferra, người Tây Ban Nha, sinh năm 1833, qua đời năm 1909; và nữ tu người Ba Lan là chị Maria Teresa của Thánh Giuse, tục danh là Janina Kierocinska, sinh năm 1885 và qua đời năm 1946.