Ngày 26-05-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thiên Chúa là trung gian để gặp gỡ
Jos. Tú Nạc, NMS
20:44 26/05/2010
THIÊN CHÚA LÀ TRUNG GIAN ĐỂ GẶP GỠ

Hầu như gia đình nào cũng có một quyển Kinh Thánh – đôi khi người ta đọc nó đều đặn, thường có chút ít tô điểm. Thật đáng tiếc, thậm chí nhiều người đọc nó với phong cách hời hợt, thô thiển theo nghĩa đen – hiểu theo nghĩa tường minh.

Thực tế, trong Kinh Thánh có nhiều đoạn đáng ngạc nhiên, những điều mà có thể thách thức sự hiểu biết của bản thân chúng ta về Thiên Chúa. Những dòng thần học và tâm linh chảy qua suốt Thánh Kinh và không phải tất cả đều hoàn toàn phù hợp với nhau.

Đoạn trích từ Sách Châm ngôn là một trường hợp tiêu biểu. Không giống như cách trình bày lý do từ Sách Sáng thế mà trong đó chỉ mình Thiên Chúa được đề cập, hình ảnh trong Sách Châm ngôn sự Khôn ngoan Phụ nữ, mô tả sự sáng tạo như một người bạn đồng hành và một người quan sát. Một đoạn trong Sách Khôn ngoan của Solomon (7: 23- 8: 1) miêu tả sinh động sự Khôn ngoan như “hơi thở của quyền năng Thiên Chúa” và “hiện thân tinh tuyền vinh hiển của Đấng Toàn Năng” và ngụ ý rằng bà thực sự tham gia hoạt động sáng tạo. Những thuật ngữ tương tự mô tả Chúa Giê-su bằng một số câu Kinh Thánh đầu tiên trong Tin Mừng của Thánh Gio-an.

Cả hai Sách Châm ngôn cũng như Sách Khôn ngoan đều đại diện cho phong trào thần học mà bắt nguồn từ ba thế kỷ trước trước khi Chúa Giê-su trị đến. Trường phái thần học này đã giải thích lại những truyền thống tôn giáo của Israel dưới ánh sáng thuộc những ảnh hưởng và tác động của khoa học và triết học Hy Lạp.

Tất cả mọi ngôn ngữ về Thiên Chúa là biểu tượng và là ẩn dụ cho sự vô hạn và vô tả không thể chất chứa bằng bất kỳ định nghĩa, ngôn từ hoặc hình ảnh nào.

Những tác giả của hai tác phẩm này, và những tác giả khác giống như họ, đã không e ngại đặt ra những câu hỏi dưới ánh sáng thuộc những trải nghiệm của chính mình và những ảnh hưởng văn hóa xung quanh họ. Cũng không phải là họ miễn cưỡng dùng những ẩn dụ nữ tính trong cách nói về sự sáng tạo thiêng liêng.. Thay vì cảm giác bị đe dọa họ đã thấy một cơ hội để tiếp tục cuộc hội thoại – một cuộc đối thoại mà còn tiếp tục đến thời đại của chính chúng ta. Cuộc hội thoại cởi mở là đường lối duy nhất mà chúng ta tự mình thanh tẩy hành trang tinh thần cùng tri thức lỗi thời và vô ích. Phần thưởng cho lòng can đảm và tin tưởng là sự hiểu biết sâu sắc hơn, phong phú hơn và cuộc sống hiến dâng về Thiên Chúa.

Một tầm nhìn mới về Thiên Chúa là bằng chứng trong thư gửi tín hữu Rô-ma và Thánh Phao-lô vui mừng trong việc tiếp cận với Thiên Chúa mà giờ đây người ta có thể được hưởng qua Chúa Giê-su Ki-tô. Bình an, hy vọng và chia sẻ sự vinh quang của Thiên Chúa là mọi phần trọn vẹn.

Những món quà cao quí nhất trong tất cả là tình yêu rót vào tâm hồn nhân loại – tri thức mà chúng ta được yêu thương và khả năng để quay lại với tình yêu đó. Điều này mang đến ý nghĩa và hy vọng trước những đấu tranh và đau khổ của chính chúng ta và cho chúng ta sức mạnh mà chúng ta cần thiết.

Những món quà này không treo lơ lửng trước chúng ta như một phần thưởng sau khi chết dành cho cuộc sống đạo đức; nó được ban tặng cho chúng ta ngay bây giờ qua đức tin duy nhất của chúng ta những người mà mà đã được gửi gắm và những gì mà Người khoan dung. Thiên Chúa là trung gian để gặp gỡ và từng trải.

Chúa chắc chắn chính xác. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể cầm nắm bức tranh to lớn hơn. Nếu chúng ta nhìn vào tương lai, chúng ta có thể bị chìm đắm hoặc tê liệt với sợ hãi. Chúng ta duy nhất chỉ được ban cho những gì mà chúng ta cần thiết cho hiện tại và không bao giờ nhiều hơn để chúng ta sinh lợi.

Chân lý là điều gì đó mà mở ra vượt thời gian và tinh thần đồng hành với chúng ta để tác động như một người thầy và dẫn dắt. Chúa Giê-su khẳng định rằng Thiên Chúa sẽ ban thưởng cho những môn đồ của Người với cùng một ý thức tâm linh và mối quan hệ với Thiên Chúa.

Trước đó trong Tin Mừng của Thánh Gio-an, Chúa Giê-su đã hứa với các môn đệ của Người tình bằng hữu cá nhân với Người và cơ hội cho cả hai Chúa Giê-su và Chúa Cha ngự trị trong họ. Một lời hứa tuyệt diệu làm sao – tại sao nó không phù hợp với trải nghiệm của chúng ta? Một thực tế đơn giản là vì chúng ta hiếm khi tạo dựng một nội thất dành cho sự hiện diện thiêng liêng.

Lời hứa mà Chúa Giê-su đã đưa ra cho chúng ta không xảy ra tức thì. Cái tôi của con người cùng với tất cả những sợ hãi và ích kỷ của nó không làm việc một cách hoàn thiện với tinh thần của Thiên Chúa.

Những ai khát khao mối quan hệ hứa hẹn này với Thiên Chúa phải bắt đầu tiến trình từ bỏ cái tôi và bước trên con đường của lòng nhân từ và phục vụ.

Niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi có nghĩa phân tích nhiều hơn những điểm tinh tế khó hiểu được biết đến về học thuyết Ba Ngôi.

Vì những mục đích của mình chúng ta có diễn tả bản tình Ba Ngôi Thiên Chúa như một quan hệ hiệp thông, chia sẻ và yêu thương giữa Ba Ngôi. Đây cũng là hệ thống biến cách cho hành vi nhân loại đích thực – nói một cách khác, làm thế nào để được giống như Thiên Chúa.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:56 26/05/2010
ĐẬP VỠ NỒI ĐẤT, TRUY TÌM NGỌN NGUỒN

N2T


“Nồi đất” là cái nồi được làm bằng đất sét nung, chất liệu rất dễ vỡ, phần nhiều dùng để nấu thuốc bắc. “Vết nứt” nguyên là chỉ vết hằn của ngọc, nhưng ngôn ngữ ở dãy đất Thiểm Tây, Sơn Tây thì khi đem đồ dùng đập vỡ, mà đập chưa vỡ hết thì gọi là “vết nứt璺”.

Do chất liệu của nồi đất quá xấu, nên chỉ cần một chút rạn nứt thì sẽ nứt từ phần trên xuống bên dưới, cũng là noi, vết nứt của nó là nứt đến cùng. Và khi truy cứu đến vấn đề, mà nếu cứ truy hỏi đến cùng, thì sẽ không như vết nứt của nồi đất, nứt đến cùng.

Chữ “truy cứu問” (1) và “vết nứt璺” (2) khi đọc lên thì cùng âm như nhau, thế là người đời sau bèn mượn “truy cứu” của vấn đề và đem qua, nên câu ấy biến thành “đập vỡ nồi đất, truy tìm đến ngọn nguồn” (3) .

(Tuần Sô lục)

Suy tư:

Người chữ nghĩa đầy mình thì hay chơi chữ, kiểu chơi chữ của họ thật thanh nhã mà có ý nghĩa, khiến cho người nghe phải mĩm cười thán phục; trái lại, cũng có những người dốt chữ nhưng lại thích nói chữ, khi họ nói chữ thì tục tằn nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, làm người nghe phải đỏ mặt tía tai…

Thời nay người hay chữ thì nhiều, nhưng người thích nổi tiếng lại nhiều hơn.

Mà người thích nổi tiếng thì gồm nhiều loại:

- Có loại người học vấn cao nhưng thích nổi tiếng, thế là họ lý luận sự việc theo kiểu suy đoán của mình, mà không tìm hiểu bên trong sự việc cho thấu đáo, khiến cho sự nổi tiếng của mình bị nhiều người chê cười.

- Có loại người thích tuyên bố những lời dao to búa lớn để được mọi người chú ý, thế là họ quên mất mình là ai, bởi vì chỉ có những người quá khích và không hiểu thời mới thích dao to búa lớn mà thôi.

- Có loại người thích nổi tiếng mà không có tài chi cả, chỉ dựa vào một vài người có “máu mặt” rồi a dua vào, chứ bản thân thì giống như cái phèng la la cho lớn làm nhức óc người khác mà thôi.

Người xưa không có internet để lên mạng, cũng không có di động để gọi nhau ơi ới, nhưng họ chơi chữ rất thanh nhã đáng phục, chỉ một chữ “vết nứt” mà thôi, vậy mà họ làm cho chữ đó có ý nghĩa là “hỏi” thẳng vấn đề.

Ngày nay cũng chỉ một vấn đề mà thôi, nhưng những người thích nổi thì giải thích, suy đoán, chỉ trích, rồi hận thù, rồi ghét ghen theo ý và cá tính của mình, làm mất đi sự tao nhã của bản thân và trở thành tên lính xung kích gây chia rẻ giữa anh chị em với nhau.

(1) 問đọc là “wen”, nghĩa là: hỏi, truy cứu, thăm hỏi…

(2) 璺cũng đọc là “wen”, nghĩa là: vết nứt, vết rạn, và cũng là kiểu chơi chữ đồng âm “truy cứu”.

(3) Đập vỡ nồi đất, truy tìm đến ngọn nguồn打破沙鍋到底.

---------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:59 26/05/2010
N2T


13. Tội lỗi bịt mất con mắt thiêng liêng của con người, nhưng đau khổ hoạn nạn lại mở sáng mắt thiêng liêng của con người.

(Thánh Gregory giáo hoàng)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:01 26/05/2010
N2T


450. Mỗi ngày hãy cho mình một hy vọng mới.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bộ phim ''Của Thiên Chúa, các thần thánh và con người '' đoạt giải thưởng lớn tại đại hội điện ảnh Cannes 2010
Dominic David Trần
06:50 26/05/2010
Năm Linh Mục- Phim về Linh Mục đoạt giành giải thưởng lớn tại Đại Hội Điện Ảnh Quốc Tế Cannes 2010. Bộ phim "Của Thiên Chúa, các thần thánh và con người " đoạt Giải Thưởng Lớn

Đạo diễn Xavier Beauvois
Dẫn nhập vào phim; " Một Đan Viện nằn cheo leo trên dãy núi cao của vùng Magreb vào nhửng năm 1990, có 8 Linh Mục Đan sĩ Thiên Chúa giáo sống hòa hợp thanh bình với những người anh em Hồi Giáo của các Đan Sĩ. Thế nhưng sự tàn khốc và bạo lực của xung đột chiến tranh đã dần dần lan ra khắp vùng. Mặc cho những nguy hiểm vây quanh họ ngày càng tăng lên, các Linh Mục Đan Sĩ đã quyết tâm ở lại-bằng mọi giá phải trả kể cả bằng máu và mạng sống của các ngài."

CANNES, Pháp ngày 25/05/2010 theo tin Thông Tấn Xã CNA và Hội Đồng Giám Khảo; Đại Hội Điện Ảnh Quốc Tế rất có uy tín được tổ chức tại thành phố Cannes, nước Pháp năm 2010. Sau 12 ngày tranh đua hào hứng, bộ phim của Pháp " Của Thiên Chúa, các thần thánh và con người " (Des Dieux et Des Hommes)- diễn tả lại một nhóm Linh Mục Đan Sĩ Dòng Khổ Tu XiTô của nước Pháp đã tử đạo tại Phi Châu vào năm 1996 để làm chứng cho Đức Tin Thiên Chúa Giáo- đã vinh dự đoạt Giải Thưởng Lớn (Grand Prix- tức Giải Nhì) của Đại Hội năm nay. Trong khi đó bộ phim của Thái Lan (Lung Boonmee raluek chat) tức (Chú Boonmee người có thể nhớ lại các kiếp trước) đã giành Giải Cành Cọ Vàng

(Palme d'Or- tức Giải Nhất) của Đại Hội.

Bộ phim "Của Thiên Chúa, các thần thánh, và con người" do đạo diễn người Pháp Xavier Beauvois đạo diễn: xoay quanh trung tâm của một câu chuyện có thực về 7 Linh Mục Đan Sĩ Dòng Khổ Tu (Dòng XiTô Thánh Gia Pháp) đã bị bắt làm con tin và bị các nhóm vũ trang theo phái Hồi Giáo cực đoan thảm sát vào năm 1996. Cho dù các Linh Mục và Đan Sĩ Dòng XiTô đã được báo trước là họ nên trở về quê hương nước Pháp, cộng đoàn Tu Sĩ Dòng Khổ Tu này đã từ chối lời mời gọi đầy đe doạ đó. Dù biết rằng họ sẽ phải chết như những chứng nhân tử đạo nhưng cả Cộng đoàn Đan sĩ Khổ Tu đã quyết định ở lại Đan Viện của họ -một cộng đoàn Đan sĩ nhỏ bé và sống cô tịch nằm giữa núi rừng Algeria trùng điệp- nhưng lại ở trong khu vực bị xâu xé bởi xung đột và chiến tranh.

Cảnh phim đan sĩ chiêm niệm
Trong ngày Chúa Nhật Chúa Thăng Thiên 23/05/2010 vừa qua, nhân năm Linh Mục 2010, bộ phim nói về các Linh Mục Đan Sĩ Khổ Tu tử vì đạo đã được vinh danh về cả thể loại tranh đua Đạo diễn xuất sắc nhất; kịch bản và quay phim xuất sắc nhất.

Kate Muir, nữ phê bình gia về phim ảnh cho Đặc san Times Online của Luân đôn đã gọi bộ phim này là một trong những biến cố "gây xúc cảm và đam mê nhất" của Đại Hội Điện Ảnh Quốc Tế Cannes 2010 và theo như bà ta mô tả lại thì suốt trong những ngày trình chiếu đầu tiên của bộ phim nàyđã có biết bao nhiêu khán giả đã vừa xem vừa khóc nức nở.

Trong bài điểm phim công bố vào ngày 15/05/2010 nữ phê bình gia điện ảnh Kate Muir đã đưa ra nhận định về phong cách mà nhà đạo diễn Beauvois mô tả các Linh Mục Đan sĩ Dòng Khổ Tu. Những Đan sĩ này sống đời chiêm niệm và phục vụ những dân quê nghèo khổ trong những làng nằm sâu trong dãy núi Atlas của Algeria. Trong bộ phim mô tả lại các vị Linh Mục Đan Sĩ đã xây dựng tình hữu nghị và huynh đệ vững mạnh với cộng đồng dân cư xung quanh Đan Viện. Đan Viện sống tương đối trong yên bình cho tới ngày xung đột nổi lên giữa chính quyền địa phương và các nhóm Hồi Giáo cực đoan có vũ trang (Muslim extremists). Cho dù các bên có liên quan đến cuộc xung đột này đã khuyên nhủ, gợi ý, báo trước cho các Đan sĩ Linh Mục biết rằng các ngài phải rời bỏ Đan Viện ngay để bảo tòan mạng sống và tránh những phức tạp không biết trước được về sau này.

Từng Đan Sĩ một cho đến cả cộng đoàn Đan sĩ Khổ Tu đã quyết định ở lại; và cuối cùng tất cả các Linh Mục và Đan Sĩ đã bị bắt làm con tin và bị giết chết một cách thảm khốc bởi một nhóm vũ trang Hồi Giáo khác theo phái bảo căn (Muslim fundamentalists).

Bản tuyên dương của Hội Đồng Giám Khảo Đại Hội Điện Ảnh Quốc Tế tại Cannes năm 2010 nêu rõ; " Tình yêu nhân loại rất sâu sắc của các Đan sĩ Khổ Tu, sự tôn trọng Hồi Giáo của các Đan Sĩ, đặc biệt là lòng yêu thương và từ bi quảng đại mà các Đan sĩ dành cho những ngưòi dân làng thân cận thực sự như anh em đã là lý do mà Hội Đồng Giám Khảo chúng tôi quyết định tuyển chọn bộ phim này để trao giải vinh dự Giải Thưởng Lớn của Đại Hội. Lợi ích của Bộ phim có giá trị nghệ thuật vĩ đại này do một số những diễn viên nổi tiếng thực hiện và các vị ấy đã tuân theo lẽ sống đã chọn, theo khẩu hiệu của Dòng là "Lao Động và Cầu nguyện."

Nói riêng về đạo diễn Xavier Beauvois, đây là lần thứ 2 ông đã vinh dự dành Giải của Đại Hội Cannes, lần thứ 1 là vào năm 1995 ngay trong lần dự thi ban đầu với bộ phim " N'oublier pas que tu vas mourir" ông đã giành Giải Ba tức Giải Đặc Biệt (Jury Prize) của Hội Đồng Giám Khảo về đạo diễn, kịch bản quay phim và diễn viên xuất sắc nhất. Tại sao giáo đoàn Việt Nam và các tài năng trên toàn thế giới không thể hiệp nhất lại và thực hiện được những bộ phim Việt Nam cũng với cùng chủ đề tương tự và đang diễn ra với chính chúng ta để tham dự ?
 
Luật gia từ 11 nước trên thế giới kêu gọi bãi bỏ lệnh cấm treo Thánh Giá
Tiền Hô
06:55 26/05/2010
Luật gia từ 11 nước trên thế giới kêu gọi bãi bỏ lệnh cấm treo Thánh Giá

Rôma, Ý, ngày 26 tháng 5 năm 2010 (CNA) - 37 luật gia từ các nước trên thế giới vừa gửi đến Tòa án Nhân quyền Châu Âu văn kiện thúc giục cơ quan này bãi bỏ phán quyết về việc cấm treo thánh giá tại các trường học ở Ý.

Trong kiến nghị gửi đến Tòa, các vị giáo sư đến từ 11 quốc gia trên khắp thế giới cảnh báo rằng, nếu không được bãi bỏ thì phán quyết đó có thể kích động một mối quan hệ thù địch giữa chính phủ và tôn giáo ở khắp châu Âu, và thậm chí, "tấm thảm đỏ son" của nền văn minh châu Âu sẽ bị "sổ từng đường chỉ", theo liên tưởng của Quỹ Beckett về Tự do Tôn giáo.

Vào tháng 11 năm ngoái, trong một vụ kiện liên quan đến một bà mẹ tên là Soile Lautsi, Tòa án Châu Âu đã ra phán quyết theo hướng có lợi cho bà ta, kết cục là một quyết định loại bỏ các biểu tượng tôn giáo, bao gồm cả thánh giá, từ các trường học công lập ở Ý để "đảm bảo quyền trẻ em trong một nền giáo dục thế tục" (!?).

Ngày 2 tháng 3 năm nay, Tòa án châu Âu chấp nhận kháng cáo từ chính phủ Ý, sau đó tạm thời cho phép giữ lại thánh giá tại các lớp học trên cả nước, trong khi kháng cáo vẫn chưa được giải quyết.

Phòng Thẩm phán Tối cao của Tòa án (The Grand Chamber of the Court) đặt trụ sở tại Strasbourg, Pháp, sẽ tổ chức một buổi điều trần về trường hợp này vào ngày 30 tháng 6 sắp tới.

Trong kiến nghị đến tòa, các giáo sư nhấn mạnh rằng, những nỗ lực để loại bỏ các biểu tượng và ý tưởng tôn giáo bởi một vài công chúng lỗi thời thật là sự liều lĩnh, vì chúng là một phần không thể tách rời trong "tấm thảm đỏ son" của nền văn minh châu Âu.

"Sổ từng đường chỉ", các vị giáo sư cảnh báo ", "và rồi toàn bộ cả tấm thảm sẽ rã rời".

Eric Rassbach, chủ nhiệm tranh tụng quốc gia tại Quỹ Beckett về Tự do Tôn giáo, người đã giúp soạn thảo văn kiện gởi đến tòa án, cho biết vào hôm Thứ Ba rằng, "cấm một biểu tượng tôn giáo trên một ai đó, ở một nơi nào đó cũng chính là cấm tất cả các biểu tượng tôn giáo".

Về quyết định sẽ có vào ngày 30 tháng 6 sắp tới đây, Rassbach nói rằng, "Thay vì phải có một cuộc thập tự chinh giữa nhà nước và tôn giáo, thì Tòa án cần nhận ra rằng, tôn giáo và chính phủ đều có thể hòa hợp cùng nhau".
 
Đức Cha Luc Ravel: Có những phương tiện khác ngoài vũ khí để kiến tạo hòa bình
LM Giuse Vũ Tiến Tặng dịch
07:06 26/05/2010
Đức Cha Luc Ravel: Có những phương tiện khác ngoài vũ khí để kiến tạo hòa bình

HĐGM Pháp (cef.fr) - Với tư cách là Giám Mục Quân Đội Cộng Hòa Pháp, Đức Cha Luc Ravel tham dự cuộc hành hương quốc tế dành cho giới quân nhân lần thứ 52, được diễn ra tại Lộ Đức từ ngày 21 đến 23 tháng Năm 2010. Cũng trong dịp này, ngài ban bí tích Thêm Sức cho khoảng 40 người trưởng thành. Đây là dịp để Đức Cha Ravel điểm lại 6 tháng giám mục của mình, trước khi chuyển đến Sénégal và Tchad.

Trở thành giám mục từ ngày 29 tháng 11 năm 2009, xin Đức Cha cho biết những cảm giác ban đầu ?

Tôi vẫn giữ được niềm phấn khởi. Môi trường mà tôi được nhận lãnh để thi hành sứ mệnh là một môi trường thuận lợi. Nó giầu tính nhân loại và dị biệt, với những điều kiện sống gặp phải những tranh đấu và những cám dỗ của nhân loại nhưng cũng có những con người tự đặt nhiều câu hỏi và vì vậy sự có mặt của vị tuyên úy là được gọi mời. Tuyên úy và giám mục quân đội thực sự có vị trí của mình bên cạnh những quân nhân và gia đình của họ. Tôi thấy rằng cánh đồng truyền giáo rộng mở. Tôi được ủy thác bắt tay vào công việc, tiếp tục cái đã được khởi sự, và có thể suy tư về những con đường truyền giáo mới, trong một thế giới mà tôi có mặt rộng mở hơn so với xã hội dân sự, về những giá trị được truyền đi. Đó là môi trường người ta học biết mình trước khi học biết làm cũng như các sở trường riêng của giới quân nhân. Những giá trị này là sự liên đới quen gọi là tình huynh đệ quân sự, sự trung thành, tính kỷ luật. Hãy nhớ đến viên sĩ quan Roma. Chính Đức Giêsu nói rằng Ngài đã không thấy một đức tin mạnh mẽ như thế nơi Israel (Lc 7, 1-10). Chính xác là một người biết vâng lệnh. Đức tin là một dạng của vâng phục.

Đức Cha đã khám phá được những gì từ giáo phận quân đội qua những chuyến thăm mục vụ ?

Trước hết, tôi đã khám phá ra một giáo phận mà không hề nghi ngờ về sự đa dạng trong những sứ mạng. Có những tuyên úy cấp căn bản, trung đoàn, phục vụ sứ mạng bên ngoài, tại trường học cơ sở, trung học, đại học, nơi bệnh viện quân đội… Tôi đối diện với một tập hợp các tuyến úy rất khác nhau. Trong tổng số 230 tuyên úy, có 155 là linh mục, khoảng 30 là phó tế vĩnh viễn, còn lại là giáo dân và có cả nữ giới.

Tiếp theo, tôi vốn được biết, nhưng bây giờ mới sống điều ấy, giáo phận này đánh động tôi bởi tính mạnh mẽ và sức trẻ trung. Tuổi trung bình trong quân đội Pháp là 31. Đó là giáo phận trẻ nhất nước: một may mắn cho sứ mệnh.

Chuyến hành hương quốc tế của quân đội tại Lộ Đức biểu đạt điều gì ?

Đây là thời gian thật mãnh liệt đối với giáo phận, vì đó là cơ hội để làm một chương trình mục vụ chung. Trong sự nhận biết của tôi, đây là điều duy nhất. Mỗi đơn vị nằm rải rác khắp nơi, vì vậy hiếm khi có thể tụ họp toàn giáo phận quân đội. Về thực tiễn, tất cả các tuyên úy có mặt. Do vậy, đây là dịp để cho giám mục tiếp xúc với cộng sự của mình trên địa hạt. Tôi tin tưởng rất nhiều vào đợt hành hương này, vì qua đó chúng tôi nhận được những hồng ân cho cá nhân cũng như cho cả giáo phận. Vả lại, đây là một biến cố quy tụ những giáo phận quân đội khác trên toàn thế giới. Có sự tham gia rất mạnh mẽ của các giám mục. Giữa các hội đoàn quân đội có thể gặp gỡ với nhau. Đó là kỳ hội ngộ quốc tế của quân đội trên toàn thế giới lớn nhất sau những kỳ tác chiến.

Nhân dịp này, Đức Cha muốn truyền đi thông điệp nào ?

Rất quan trọng khi nhắc lại rằng tất cả chúng ta đều tìm kiếm hòa bình và còn có những phương tiện khác ngoài vũ khí để kiến tạo hòa bình. Nếu chỉ có vũ khí thôi, chúng ta không thể đạt được hòa bình. Cần phải nối kết với những phương tiện khác như cầu nguyện, tha thứ và hòa giải, những thứ mà người tuyên úy có mặt để gợi nhớ và phục vụ. Khi thực hiện chuyến hành hương Lộ Đức, đây không phải là hoạt động ngoại khóa của quân đội. Các quân nhân sử dụng ở đây dạng thức khác để đạt được hòa bình: những cái mà thánh Phaolô gọi là vũ khí của ánh sáng. Ngài nói về loại mũ cứu độ, khiên đức tin, gươm Lời Chúa. Nếu không kết hợp được, luôn luôn, không trước, không sau, nhưng trong cuộc chiến đấu, loại vũ khí ánh sáng với thứ khí giới hữu hình, tôi tin rằng cả đến đại bác cũng sẽ trở nên vô dụng: người ta có thể đập tan địch thù, nhưng lại không thể mang lại hòa bình.
 
Chính Phủ Liên Bang Hoa Kỳ chỉ trích mạnh việc lợi dụng các vụ kiện chống lại Tòa Thánh Vatican
Dominic David Trần
15:56 26/05/2010
Chính Phủ Liên Bang Hoa Kỳ chỉ trích mạnh việc lợi dụng các vụ kiện chống lại Tòa Thánh Vatican

Thủ đô Hoa Thịnh Đốn-Hoa Kỳ, ngày 26/05/2010 6:27AM theo Thông tấn Xã CNA và Hoa Kỳ- Liên quan đến một hồ sơ dự định kiện Tòa Thánh Vatican vì chuyện lạm dụng tình dục của một giáo sĩ Công giáo-Chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ đã hầu như ở hẳn bên phía Tòa Thánh Vatican và ủng hộ Giáo hội Công giáo; đồng thời Chính phủ Liên Bang cũng tỏ ý chống lại lập luận của một Toà Án Thượng Thẩm đã tuyên rằng: "một Tòa Án Hoa Kỳ có thể tiếp nhận và nghe xử vụ kiện này."

Lập luận của Chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ ám chỉ rõ ràng cho thấy Chính phủ nhất định ngăn cản vụ đi kiện Tòa Thánh Vatican.

Hồ sơ vụ án mang tên; " Doe v. Holy See" (tương tự như ông Nguyễn Văn Mỗ đi kiện Tòa Thánh) được đệ nạp vào năm 2002 nhân danh một người đàn ông-cáo giác rằng ông ta đã bị lạm dụng và sách nhiễu tình dục bởi một vị giáo sĩ tại tiểu bang Oregon trong các năm 1960. Vị giáo sĩ này trước đây cũng bị tố cáo vì lạm dụng trẻ vị thành niên tại Ái Nhĩ Lan và Chicago.

Toà Thánh là một trong những bị đơn được nêu tên trong một hồ sơ vụ án, bên nguyên đơn dự định đã lập luận rằng Toà Thánh Vatican nên phải chịu trách nhiệm vì đã thuyên chuyển vị giáo sĩ này đến phục vụ tại Tiểu bang Oregon, nơi mà vị giáo sĩ ấy có thể hiểu được là tiếp tục lạm dụng tình dục trẻ em.

Jeffrey Lena, vị Luật Sư Hoa Kỳ được giao trách nhiệm biện hộ cho Tòa Thánh Vatican đã tuyên bố rằng; bên nguyên đơn đã không cung cấp đầy đủ chứng cớ cho thấy rằng Tòa Thánh Vatican đã thuyên chuyển vị giáo sĩ trong vụ án ấy hay là Tòa Thánh đã trực tiếp điều khiển, điều động giáo sĩ đó.

Văn phòng Tổng Chưởng Lý Liên Bang Hoa Kỳ đã đệ nạp một Bản Tóm Tắt Nhận Định Và Đề Xuất của Thân Hữu Tòa Án không có liên quan đến vụ án (Amicus Curiae, xem lại VietCatholic về vụ án Cây Thánh Giá tại Đài Tưởng Niệm Tử Sĩ Hoa Kỳ tại Sa mạc Mojavi) lên Tòa Án Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Hoa Kỳ. Tổng Chưởng Lý Liên Bang Hoa Kỳ lập luận rằng Tòa Thượng Thẩm Liên Bang tại Quận Hạt Khu Vực thứ Chín đã áp dụng sai Đạo Luật Những Miễn Tố Các Quốc gia Tổ chức có Chủ quyền (Sovereign Immunities Act). Đạo Luật này cho biết khi nào thì các Tòa Án Hoa kỳ có thể tiếp nhận và nghe xét xử các vụ kiện chống lại các quốc gia khác.

Bản nhận định và đề xuất như Thân Hữu của Vụ Án do Tổng Chưởng Lý đệ nạp cũng nêu rõ là Tòa Thánh Vatican được công nhận là một quốc gia có chủ quyền bởi chính Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ- và Hai Bên là Hoa Kỳ cùng Tòa Thánh-Quốc gia Thành Thị Vatican đã liên tục duy trì các quan hệ ngoại giao chính thức và đầy đủ từ năm 1984.

Tổng Chưởng Lý Liên Bang lập luận rằng một Tòa Án Hoa Kỳ không thể dùng hay lợi dụng một Đạo Luật về Trách nhiệm của một Nhà nước Hoa Kỳ để mở rộng các điều khoản đặc biệt đó sang phần miễn trừ miễn tố một quốc gia hay tổ chức có chủ quyền nằm ở bên ngoài nước Mỹ.

Cũng theo Văn phòng Tổng Chưởng Lý Bộ Trưởng Tư Pháp Liên Bang thì vị giáo sĩ bị cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em cũng; " không nằm trong phạm vi khái niệm luật pháp về công ăn việc làm của giáo sĩ "; và Văn phòng nói trên cũng khuyến nghị Tối Cao Pháp Viện Liên Bang rằng không xét xử vụ kiện này và gởi trả vụ kiện lại về cho Toà Án Thưọng Thẩm bên dưới có liên quan tức Tòa Án Thượng Thẩm Quận Hạt Liên Bang thứ Chín.

David Bederman, một chuyên viên Công Pháp Quốc Tế tại Phân Khoa Luật thuộc Trường Đại Học Emory đã tuyên bố với Nhật Báo Phố Tài Chánh Wall Treet Journal rằng; "cánh cửa hãy còn có một khe nứt nhỏ xíu" cho bên nguyên đơn đi kiện Tòa Thánh, "thế nhưng khe nứt nhỏ xíu ở cửa ra vào ấy lại không có nhiều ánh sáng ban ngày chiếu vào."

Jeffrey Anderson, Luật Sư của bên nguyên đơn đi kiện nói rằng, "Bản nhận định và đề xuất về vụ án như là một Thân Hữu của Tòa Án do Văn Phòng Tổng Chưởng Lý lập ra là " có một rắc rối nhỏ" nhưng ông luật sư này nói rõ rằng Chính phủ đã không khuyến cáo hành động đến độ nghiệt ngã hơn như là dẹp bỏ tòan bộ và không nghe xét xử vụ án nữa.

Mặc dù Tòa Án Tối Cao Pháp Viện Liên Bang Hoa Kỳ không bị buộc phải nghe theo các khuyến cáo của Chính Phủ Liên Bang Hoa Kỳ; thế nhưng trong thực tế đối với những vụ án có liên quan đến các quan chức lãnh tụ cao cấp hay các quốc gia khác- phán quyết của Tối Cao Pháp Viện thường bị ảnh hưởng mạnh bởi các khuyến nghị của Chính Phủ Liên Bang.

Thông Tấn Xã CNC đã nói về vụ kiện này với J. D. Flynn, một Luật sư Giáo Luật Công giáo, hiện đang là Phó Chưởng Ấn của Tổng giáo Phận Denver. Luật sư Phó Chưởng Ấn TGP Denver đã nhận định rằng; " Giáo Hội Công giáo thường thường bị tấn công bởi vì Hội Thánh đang trở thành một cơ cấu nguyên khối đơn nhất khổng lồ trong thế giới này. Theo lẽ thường chúng tôi không nói rằng vấn đề đó là gì hay là chúng tôi là ai." Nhưng trong quan điểm cá nhân của ông, Luật Sư Phó Chưởng Ấn TGP Denver cho rằng vụ kiện này đã là: " một thí dụ hoàn hảo của sự ngộ nhận văn hóa về Giáo Hội Công Giáo; và sự ngộ nhận này bây giờ đang bước vào diễn đàn về Luật Pháp."

Cho dù hồ sơ đi kiện của bên nguyên đơn đã cố gắng vẽ vời ra rằng các Đức Giám Mục như là ngưòi làm công ăn lương hay Đại diện có thẩm quyền được công nhận của Tòa Thánh Vatican, Luật sư Phó Chưởng Ấn TGP Denver Flynn nói rằng; tự thân chính các Đức Giám Mục sau khi được thánh hiến đã là "những Tông Đồ của Đức Chúa KiTô; " và " Các Đấng ấy hành động với trách nhiệm cá nhân lớn lao vì chính các Giáo Hội Địa phương cách riêng đã được trao phó cho từng Đức Giám Mục một."

J D Flynn, Luật Sư Giáo Luật Phó Chưởng Ấn của Tổng Giáo Phận Denver nói thêm; " Chúng tôi không mong muốn cho Hệ thống Dân Luật của chúng ta lại lên lớp dạy dỗ chúng ta là Các Đức Giám Mục không bằng những Tông Đồ thực sự trong khi đó chính thực các Đức giám Mục là các Tông Đồ thực sự của Đức Chúa KiTô (theo như chính mệnh lệnh Chúa truyền và theo Giáo Luật của Hội Thánh)
 
Kết thúc đợt trưng bày: Hơn 2 triệu người đã xem khăn liệm Turin
Tiền Hô
16:02 26/05/2010
VATICAN, 24 tháng 5 năm 2010 (CNS) - Khăn Liệm Turin đã được cẩn thận cất đi. Các giáo chức giáo hội cho biết, hơn 2 triệu khách hành hương đã đến để tôn kính Khăn Liệm trong 6 tuần được trưng bày.

Tổng kết từ ngày 10 tháng 4 đến 23 tháng 5, các vị giáo chức nói rằng đã có 2.113.128 người từ khắp nơi trên thế giới đến nhà thờ chính tòa Turin để được nhìn thấy hoặc cất lên lời cầu nguyện trước Khăn Liệm mà nhiều Kitô hữu tin đó là tấm khăn liệm thi hài Chúa Kitô chịu đóng đinh.

Trong một thông cáo hôm 22 tháng 5, đánh dấu việc kết thúc đợt trưng bày lần này, Đức Hồng y Severino Poletto của giáo phận Turin nói, ngài phấn khởi về con số kỷ lục những người đã đến viếng Khăn Liệm.

Ngài nói, "Tôi nhận thấy rõ ràng rằng, Thiên Chúa đã trò chuyện với con tim của những ai hành hương tới trước Khăn Liệm mà họ đang định tìm kiếm lời giải đáp".

Đức Hồng y nói tiếp, "Khăn Liệm cho chúng ta cơ hội củng cố niềm tin trong thời gian tâm hồn bị bao phủ bởi sự mù mịt và lầm lạc, để rồi hòa giải trong lời của Thiên Chúa".

Hôm 22 tháng 5, trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh Vatican, Đức Hồng Y Poletto cũng cho biết rằng, khách hành hương đã có được một cơ hội để "chiêm nghiệm những khổ đau của Chúa Kitô, trong đó, tấm Khăn Liệm là một hình ảnh phản chiếu điều đó, cả hai đều tuyệt vời và chính xác theo những gì Tin Mừng thuật lại cho chúng ta".

Đức Giáo hoàng Benedict XVI đã đến Turin vào ngày 2 tháng 5 để tôn kính Khăn Liệm và cử hành một Thánh Lễ trọng thể. Ngài gọi Khăn Liệm là "một biểu tượng lạ thường", đã được "in dấu vết máu: máu của một người đàn ông bị roi đánh, đội mão gai, bị đóng đinh và bị thương bên cạnh sườn phải", đúng như những gì các sách Tin Mừng đã nói về Chúa Giêsu.

Đức Thánh Cha còn nói thêm rằng, Khăn Liệm là một biểu tượng về sự phục sinh của Chúa Kitô, và ngài cho rằng, "từ đó, chúng ta sẽ cảm thấy được sự khổ đau của chúng ta được phản ánh trong sự khổ đau của Chúa Kitô."

Vatican chưa bao giờ chính thức lên tiếng về Khăn Liệm Turin, đó là một dải vải dài chừng 14 feet, có in trên đó hình ảnh mờ nhạt về một người đàn ông mà nhiều Kitô hữu tin đó đích thực là mảnh vải liệm thi hài Chúa Giêsu Kitô.

Khăn Liệm đã đôi lần được đem đi phân tích khoa học đa ngành, nhưng thực chất chính xác của nó vẫn là điều bí ẩn.

Bằng phương pháp phân tích carbon-14 thực hiện trên một mảnh vải nhỏ vào năm 1998, người ta cho thấy tấm vải này có lẽ từ thời Trung cổ, nhưng một số nhà khoa học vẫn gọi sự đánh giá ấy là một sự hoài nghi.

Khăn Liệm giờ đây được cất giữ trong một môi trường đặc biệt chứa đầy khí trơ, để ngăn chặn sự biến đổi. Thường thì người ta có thể quan sát công khai bên cánh trái nhà thờ chính tòa Turin.
 
Các sinh viên tập trung tại quảng trường thánh Phêrô cầu nguyện cho Hội Thánh
Paul Minh Nhật
21:26 26/05/2010
CÁC SINH VIÊN TẬP TRUNG TẠI QUẢNG TRƯỜNG THÁNH PHÊ-RÔ CẦU NGUYỆN CHO HỘI THÁNH

Tổng Giám Mục Scicluna đưa ra bài chia sẻ về sự khủng hoảng lạm dụng tính dục

ROME, MAY 25, 2010 (Zenti.org)

Trong làn sóng của các vụ bê bối lạm dụng tính dục xảy ra trong Giáo Hội, các giáo dân trong những tuần gần đây đã bắt đầu nhận ra vai trò và trách nhiệm của họ như là những chi thể của thân mình là Đức Ky-tô trong việc đáp trả lại lời mời gọi cầu nguyện của Đức Benedict XVI.

Trong ngày 16 tháng 5 vừa qua, hơn 200000 người đã tập trung tại quảng trường thánh Phê-rô trong lễ Chúa Nhật Chúa Thăng Thiên để cầu nguyện và bày tỏ sự ủng hộ Đức Giáo Hoàng Benedict. Ngày thứ bảy hôm nay sẽ đánh dấu một hoạt động khác chưa từng xảy ra của các giáo dân phản ứng lại các vụ bê bối mà đã thống trị hàng tít đầu các bản tin của các phương tiện truyền thông trong những tháng vừa qua.

Đáp lại lời gợi ý của Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện và ăn năn sám hối, các sinh viên và chủng sinh thuộc Đại học giáo hoàng Roma đã tổ chức một ngày cầu nguyện và đền bù các tội lỗi tại vương cung thánh đường thánh Phê-rô ở Roma.

Từ 10 sáng cho đến trưa, lòng yêu mến tôn thờ bí tích thánh thể thúc dục cầu xin cho sự sám hối ăn năn vì những vụ lạm dụng tính dục mà một số linh mục đã phạm phải và chữa lành nỗi đau này trong Giáo Hội sẽ được diễn ra tại bàn thờ của đấng chủ tọa vương cung thánh đường thánh Phê-rô. Đức Tổng Giám mục Charles Scicluna, người ủng hộ công lý cho Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, sẽ hướng dẫn những người hiện diện trong một bài suy niệm dựa vào Tin Mừng theo thánh Mac-cô, sau giờ chầu trọng thể.

Ý tưởng cho bài chia sẻ buổi sáng là hoa quả của lời cầu nguyện, chia sẻ và đàm luận trao đổi giữa các sinh viên.

Phản ứng lại với lá thư Đức Bê-nê-đic-tô XVI gửi cho Giáo Hội tại Ái Nhĩ Lan (Ireland) vào tháng ba vừa rồi, chủng sinh năm nhất Luke de Pulford từ Giáo phận Southwark – Vương Quốc Anh, sinh viên Mary Nolan từ Giáo phận Fort Wayne, Indiana, và phóng viên của L’Osservatore Romano Joanne Ford – Úc, nói họ bị rung động bởi đề nghị của Đức Thánh Cha là đặc biệt chú tâm tới sự tôn sùng bí tích Thánh Thể tại mỗi địa phận để cầu xin ơn chữa lành cho những ai bị ảnh hưởng bởi các vụ bê bối và ăn năn đền bù những tội lỗi của các vụ lạm dụng.

“Điều này đã ùa vào tâm trí tôi như là một câu trả lời đầu tiên với lá thư của Đức Giáo Hoàng gửi tới Giáo Hội Ái Nhĩ Lan. Lòng yêu mến là một phương thế của sám hối và chữa lành,” Nolan nói. “Đức Thánh Cha đề nghị chúng ta đặc biệt là tại thời điểm hiện nay cầu xin lòng thương xót của Chúa và ơn chữa lành”.

“Trong toàn bộ hoàn cảnh này đã bôi nhọ vào phẩm chất linh hồn của Giáo Hội. Và, cầu nguyện là hành động đầu tiên của niềm tin. Rất nhiều người dường như không hiểu biết được lời cầu nguyện như là giá trị đích thực của hành động; nhưng mà nó là như vậy. Giáo Hội không ngừng đối thoại với Thiên Chúa và nó đã luôn luôn có được. Nếu như chúng ta đã tin tưởng thêm một chút nhỏ vào sức mạnh của lời cầu nguyện, ai biết cái gì sẽ xảy ra.”

Chính các sinh viên nói rằng họ rất kinh ngạc trước sự tiếp thu khi họ nhận được từ các vị bản quyền ở Vatican, đặc biệt là Đức ông Charles Scicluna, người đã xử lý các trường hợp mang ra chống lại các giáo sĩ lạm dụng tính dục cho Bộ Tín Lý Đức Tin, và người đã có trách nhiệm một cách lớn lao cho rất nhiều những sự thay đổi trong tiến trình các trường hợp lạm dụng và trả lời lại cho các nạn nhân. Một cách may mắn, Ngài đã chuẩn nhận cho họ ngay lập tức.”

Một Thân Mình

Tiếp tục buổi sáng chia sẻ tại vương cung thánh đường thánh Phê-rô, đại diện con tim của Giáo Hội, mang một ý nghĩa đặc biệt. Nhưng những người tổ chức đồng ý rằng nó cũng có đầy ý nghĩa rằng sự đáp ứng lời kêu gọi cầu nguyện của Đức Bê-nê-đic-tô đã đến một cách bộc phát từ giữa một số giáo dân nhiệt thành tại Roma, nơi một nhóm các tín hữu công giáo sùng đạo nhiệt thành tới từ các vùng khác nhau của thế giới.

De Pulford nói rằng chầu thánh thể hằng tuần trong việc chuộc lại các vụ tai tiếng tại Trường Cao Đẳng Danh Tiếng Anh (Venerable English College ) tại Roma mang lại hiệu quả cực kỳ to lớn và đang lành lặn lại: “Dưới tư cách là một chủng sinh, một thành viên của Giáo Hội, điều quan tâm của tôi là dành cho những nạn nhân của các vụ lạm dụng cực kỳ ghê tởm. Nó không phải là thứ gì có thể phớt lờ đi vì được thực hiện bởi một số nhỏ các linh mục. Nó ảnh hưởng đến tất cả chúng tôi trong Giáo Hội. Chúng ta là một thân mình, và chúng ta đau đớn như một cơ thể. Tôi nghĩ rằng rất nhiều người đều chia sẻ quan điểm đó với tôi.”

Anh nói thêm rằng cầu nguyện là cái anh có thể làm để giúp đỡ Giáo Hội: “Đây không phải là cái gì đó chúng ta đang thờ ơ về, và cầu nguyện nên luôn luôn là trung tâm điểm của mọi lời đáp trả của chúng ta, đó là lý do thực sự tại sao chúng ta đã quyết định cố gắng làm một cái gì đó.”

“Dưới tư cách là các chủng sinh, chúng tôi tất cả đều bị ảnh hưởng bởi điều này trong một cách thức đặc biệt. Tôi đã luôn luôn ở bên cạnh các trẻ em, ” De Pulford nói, là một trong chín đứa trẻ. “Nhưng bây giờ, mọi hành động dưới tư cách là một chủng sinh và như là một linh mục tương lai là biết cân nhắc một cách cẩn thận.Một cách bất ngờ tôi ý thức được làm thế nào để tôi có thể nhận thức được nó, và làm thế nào để nó có thể yếu đi.”

Trong khi một số người tìm kiếm nó đáng chú ý rằng hành động đầu tiên nhằm giải quyết khó khăn lại đến từ các bạn trẻ, cả Nolan và De Pulford đồng ý rằng Thánh Thể – trung tâm điểm lời cầu nguyện chung là ngọn đèn hướng dẫn cho họ trong cuộc sống.”

“Nếu bạn là một người trẻ với đức tin, bạn biết giáo lý của bạn bởi vì người ta sẽ liên tục thử thách bạn, đặc biệt khi nó đến từ những giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề bản năng giới tính(liên quan đến quan hệ tình dục) và đạo đức y học. Thánh Thể đã và mãi luôn là ngọn đèn soi dẫn.” De Pulford nói.

Nolan nói thêm “Mục đích chính yếu không phải là để tung hô Đức Giáo Hoàng, nhưng là để cùng nhau hành động với ngài. Nó là cách tốt nhất để biểu lộ sự ủng hộ, Sự sùng kính Thánh Thể đặt chúng ta vào đúng tâm trạng của tâm trí – nó dẫn chúng ta đến một viễn cảnh đích thực. Không có các bí tích, mọi thứ sẽ trở thành một cuộc tụ tập chính trị.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ Thêm Sức tại giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Portland, Oregon
Phan Hoàng Phú Qúy
06:40 26/05/2010
Thánh Lễ Thêm Sức Tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang

Portland, Ore.- Chúa nhật ngày 23 tháng 5 năm 2010, vào lúc 4 giờ chiều Đức Cha John G. Vlazny Tổng Giám Mục Portland đã đến Nhà Thờ Đức Mẹ La Vang để ban Phép Thêm Sức cho 56 em học sinh lớp 11 giáo lý thuộc Trường Giáo lý và Việt ngữ La Vang

Cùng đồng tế với Đức Tổng Giám Mục chúng tôi nhận thấy có Linh mục chánh xứ Bathôlômêô Phạm Hữu Đạt linh mục phó xứ Phêrô Đoàn Hoàng Anh Khôi. Linh mục Trần Thiện, Linh mục Trần Quách Luân và Thầy Sáu Nguyễn Đình Minh

Phần Chưởng Nghi do Thầy Phêrô Hoàng Minh Nhật phụ trách

Trước khì bắt đầu thánh lễ, một đại diện của lớp Thêm Sức đã đứng lên xin lỗi Ba Mẹ, Ông Bà và tất cả mọi người về những gì mà các em đã lõi phạm, làm buồn lòng Ba Mẹ, Ông Bà và mọi người, đồng thời xin hiệp ý cầu nguyện cho các em xứng đáng tham dự Mầu Nhiệm Thánh này một cách sốt sáng. Để ngày lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức hôm nay chính là niềm vui, bình an và hồng ân cùa Chúa Thánh Thần luôn ở mãi với các em.

Xem hình lễ thêm sức

Cộng đoàn dân Chúa đã đứng lên cùng cất cao lời ca nhập lễ để chào đón vị Chủ tế và các linh mục đồng tế từ từ tiến về Cung thánh:

Xin Thánh Thần Chúa xuống chan hòa khắp vũ trụ

Người nắm giữ mọi sự và thông biết mọi lời

Xin Thánh Thần Chúa xuống đầy tràn hồn tín hữu

Nhóm lữa tình yêu Chúa trong lòng hết mọi người.

Sau bài Tin Mừng, linh mục Chánh xứ đã trình diện lên Đức Tổng Giám Mục 56 em xin nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức, 47 em thuộc giáo xứ Đức Mẹ La Vang, 9 em thuộc cộng đoàn Anrê Dũng Lạc. Những em này đã được hướng dẫn đầy đủ về giáo lý trong suốt 11 năm qua và giờ đây sẳn sàng nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức. Được biết thêm trong tháng vừa qua, Giáo xứ cũng đã tổ chức 3 ngày Tỉnh Tâm cho các em tại Evangelical Conference Center, Milwaukie. Oregon do linh mục Đoàn Hoàng Khôi Anh thuộc dòng Tu Đoàn Tông Đồ Nhà Chúa thuyết giảng, Ngài có nhiều kinh nghiệm về giới trẻ nên đã giúp cho các em rất nhiều trong vấn đề chuẩn bị tinh thần nhận lãnh Bí Tích Thêm Súc.

Đức Tổng Giám Mục chủ tế đã đặt tay lên đầu và xức dầu lên trán cho các em trong khi mọi người hợp với ca đoàn La Vang hát kinh Xin Chúa Ba Ngôi

Ve-ni Cre- a- tor Spi- ri- tus Men- tes tu o rum vi si ta

Im ple su per na gra ti a. Quate tu cre a sti pec to ra.

Trong phần huấn từ Vị Chủ Tế đã nhấn mạnh đến tính yêu thương của Thiên Chúa đối với chúng ta, và rồi Chúa cũng muốn chúng ta chia sẽ tính yêu đó đến với mọi người chung quanh, Chúa mời gọi chúng ta ra đi để làm chứng nhân cho Ngài. Mỗi người chúng ta đều có một Sứ Mệnh, và Sứ Mệnh đó là Rao Giảng Tin Mầng lời Chúa, không cần biết chúng ta là ai, màu da, xã hội, nơi chốn v,v,. Tất cả đều được Thiên Chúa mời gọi va tuyển chọn cách đặc biệt. ĐTGM cũng khuyên các em phải luôn cầu nguyện với Chúa, hãy xem Chúa như người bạn của mình để chia sẽ những tâm tình vui buồn sướng khổ cho Chúa biêt, để Chúa cùng đồng hành với mình, và muốn được như thế chúng ta cần phải tin tưởng va phó thác, đồng thời phải biết thành thật với chính mình và anh em mình.

Cộng đoàn Dân Chúa đã thề hứa nâng đở các em và cầu xin cho các em được tràn đày sức mạnh của Chúa Thánh Thần, để các em biết hăng hái và can đảm sống Đức tin, và làm chứng nhân cho thời đại hôm nay.

Sau phần kết lễ, đại diện các em đã ngỏ lời cám ơn Đức Tổng Giám Mục, quý linh mục, quý tu sĩ nam nử, quý thầy cô, quy cha mẹ sinh thành cũng như đở đàu, đã dạy dổ, nâng đở và cầu nguyện cho các em nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức hôm nay.

Các em và gia đình đã chụp hình lưu niệm voì ĐTGM và quý linh mục đồng thời ở lai dự tiệc trà thân mật để cùng ghi nhơ ngày trọng đại này

Nguyện xin Bình An của Chúa Thánh Thần ở mãi với các em và với mọi người chúng ta.

Phan Hoàng Phú Quý
 
Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục Giáo Phận Phú Cường
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
07:24 26/05/2010
Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục Giáo Phận Phú Cường

Phú Cường – Bình Dương, trong niềm hân hoan của toàn thể Hội Thánh, hòa cùng niềm vui với Giáo Hội Việt Nam trong Năm Thánh 2010, cách riêng với Giáo Phận Phú Cường, Hội Dòng Thừa Sai Đức Tin, Hội Thừa Sai Việt Nam. Sáng nay, vào lúc 09h00 thứ 3 ngày 25 tháng 5 năm 2010 tại nhà chung Phú Cường (số 100 – 102 – 104 Lạc Long Quân, phường Phú Cường, tỉnh Bình Dương), Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ Giám mục Phú Cường đã truyền chức Linh mục cho 26 thầy Phó tế sau đây:
1. Thầy Raphaen Nguyễn Bùi Ngọc Liêm.
2. Thầy Giuse Trần Tấn Lực.
3. Thầy Vinhsơn Kiều Duy Tân.
4. Thầy Tađêô Lý Nguyễn Anh Thy.
5. Thầy Giuse Nguyễn Quốc Trung.
6. Thầy Gioan B. Vũ Văn Trung.
7. Thầy Vinhsơn Nguyễn Minh Tuấn.
8. Thầy Inhaxiô Nguyễn Đức Việt.
9. Thầy Phêrô Huỳnh Thế Vinh.
10. Thầy Đaminh Hoàng Văn Châu.
11. Thầy Phêrô Nguyễn Anh Dũng.
12. Thầy Gioan B. Nguyễn Văn Đệ.
13. Thầy Gioan B. Bùi Ngọc Điệp.
14. Thầy Giuse Đồng Minh Hiệp Độ.
15. Thầy Giuse Nguyễn Ngọc Hạnh.
16. Thầy Giuse Lê Anh Hùng.
17. Thầy Giuse Phạm Văn Quy.
18. Thầy Matthêu Phạm Trần Thanh.
19. Thầy Giuse Albertô Nguyễn Mai Thành.
20. Thầy Antôn Lê Văn Thi.
21. Thầy Giuse Nguyễn Đình Cao.
22. Thầy Phêrô Nguyễn Hùng Hải.
23. Thầy Micae Nguyễn Duy Hùng.
24. Thầy Giuse Ngô Đức Tài.
25. Thầy Antôn Nguyễn Vũ Trường.
26. Thầy Phaolô Hà Minh Tú.

Trong Thánh Lễ Truyền chức Linh Mục hôm nay, cũng có sự hiện diện Cha Tổng Đại Diện, Quý Cha Hạt Trưởng, Quý Cha Giám Đốc, Quý Cha Bề trên, Quý Cha Giáo sư Đại Chủng Viện và Học viện liên dòng, Quý Cha Nghĩa phụ, Quý Cha đồng tế, Quý tu sĩ, Quý Thầy Đại Chủng Viện và toàn thể cộng đoàn.

Bài dẫn Lễ hôm nay nói lên nỗi vui mừng và lòng tạ ơn Thiên Chúa của toàn thể Giáo Phận Phú Cường như sau:

Các tiến chức hôm nay đã được huấn luyện trong đời sống dấn thân phục vụ tại Giáo Phận, đặc biệt trong suốt nhiều năm dưới mái trường Đại Chủng Viện hoặc Học Viện Liên Dòng, để hôm nay được Chúa thương chọn làm việc trong vườn nho của Chúa. Chính qua bí tích truyền chức, các Thầy sẽ lãnh nhận ấn tín Chúa Thánh Thần để nên giống Đức Kitô, Đấng đến để phục vụ mọi người.

Thánh Lễ hôm nay có một ý nghĩa thật đặt biệt khi được cử hành trong Năm Linh Mục, năm mà toàn thể Giáo Hội hướng về việc cầu nguyện cho các Linh Mục. Giáo Hội luôn xác tín rằng, chức Linh Mục là hồng ân cao cả Chúa ban, chức Linh Mục là rất mực cần thiết cho con người trong thế giới hôm nay.

Chúng ta hãy chung lời tạ ơn Thiên Chúa, đã thương ban cho Giáo Hội các Linh Mục mới, đồng thời cầu nguyện cho các Tân chức luôn trung thành với ơn Chúa, biết quảng đại phục vụ anh em theo gương Đức Kitô và biết cộng tác với Giám Mục và Linh Mục đoàn trong sứ vụ rao truyền Tin Mừng của Chúa.

Trong Thánh Lễ này, chúng ta cũng đặc biệt nhớ đến các bậc hữu trách, các nhà đào tạo, các thân nhân và các ân nhân đã góp công sức vào việc đào tạo các Tân Linh Mục. Xin Chúa ban cho tất cả được hồn an xác mạnh và luôn nhiệt tâm phục vụ Chúa, cho công việc đào tạo các ơn gọi trong Giáo Hội được tiến triển tốt đẹp.

Thánh Lễ diễn ra thật long trọng và sốt sắng với lời mở đầu của Đức Cha Phêrô:

Kính thưa quý Cha, quý Tu sĩ, quý ông bà và toàn thể anh chị em, chúng ta đang sống trong Năm Linh Mục. Đức Giáo Hoàng đã thiết lập các ngày để người ta ý thức về chức vụ cao cả của Linh Mục. Nhưng đồng thời, cũng để củng cố các Linh Mục và khuyến khích các Linh Mục sống đúng theo cái chức vụ mà Chúa đã trao phó giữa một thế giới tục hoá, người ta đã coi thường những cái điều thánh thiên. Vì thế, chức Linh Mục nhắc nhở cho chúng ta tình thường trọng đại Thiên Chúa ban cho nhân loại và cố gắng để hướng nhân loại về với Chúa. Chúng ta tạ ơn Chúa trong một thời đại mà Linh Mục bị nhiều người khinh bỉ dèm pha cách này cách khác, thì Chúa vẫn ban cho chúng ta, những người sẵn sàng để nghe theo tiếng Chúa mời gọi, sẵn sàng lãnh nhận chức Linh Mục để bắt chước Chúa Giêsu đi phục vụ tất cả mọi người,phục vụ ơn cứu độ cho trần thế.

Chúng ta sung sướng hôm nay có 26 ứng viên được phong chức Linh Mục. Chúng ta cầu nguyện cho các ứng viên để một khi đã sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa mời gọi có thể dấn thân để phục vụ Chúa và anh chị em.

Sau bài Phúc Âm là nghi thức Phong Chức Linh Mục. Nghi thức gồm 3 phần:
Phần 1: Các nghi thức chuẩn bị.
Phần 2: Nghi thức chính yếu.
Phần 3: Các nghi thức dẫn giải.

Sau lời nguyện hiệp lễ, đại diện các Tân chức bày tỏ tâm tình biết ơn:

Trọng kính Đức Cha Phêrô – Giám mục Giáo phận Phú Cường.
Kính thưa Cha Tổng Đại Diện, quý Cha Hạt trưởng, quý Cha Giám đốc, quý Cha bề trên, quý Cha Giáo sư Đại Chủng Viện và Học viện liên dòng, quý Cha nghĩa phụ, quý Cha đồng tế, quý tu sĩ, quý Thầy Đại Chủng Viện và toàn thể cộng đoàn.

Trong bầu khí trần ngập niềm hân hoan và lòng biết ơn, con xin được đại diện cho các tân Linh mục nói lên tâm tình cảm ta tri ân của chúng con.
Trước tiên, chúng con xin dâng lời cảm tạ Thiên Chúa đã yêu thương chọn, gọi và hướng dẫn chúng con trong tình yêu, để hôm nay chúng con được trở nên Linh mục của Ngài.

Kế đến, chúng con xin tri ân Đức Cha Phêrô kính mến, đã yêu thương hướng dẫn dạy dỗ và hôm nay tin tưởng phong chức Linh mục cho chúng con để chúng con trở thành Tư tế của Chúa, hầu phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân. Xin Đức Cha tiếp tục yêu thương và hướng dẫn chúng con, để chúng con thi hành tốt sứ mạng mà Thiên Chúa, qua Đức Cha đã trao phó cho chúng con.

Chúng con chân thành cám ơn cha Tổng Đại Diện, quý Cha Hạt trưởng, quý Cha Giám đốc, quý Cha Bề trên, quý Cha Giáo sư Đại Chủng Viện và Học viện liên dòng, quý Cha Nghĩa phụ và quý Cha chính xứ đã luôn thương yêu, dạy dỗ và nâng đỡ chúng con, giúp chúng con nhận ra tiếng Chúa gọi và khuyến khích chúng con can đảm đáp lời Ngài. Đặc biệt, hôm nay quý Cha đã đến hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho chúng con. Xin quý Cha tiếp tục yêu thương đồng hành và nâng đỡ chúng con trên bước đường sắp tới.

Chúng con hết lòng biết ơn các ân nhân và thân hữu xa gần, đã và đang nâng đỡ, khích lệ chúng con trên bước đường theo Chúa. Sự hiện diện của quý vị trong Thánh lễ hôm nay càng làm cho chúng con thêm vững tâm và xác tín hơn vào sự quan phòng đầy yêu thương của Chúa.

Lúc này, chúng con đặc biệt nhớ đến quý ba mẹ và những bà con thân thuộc, đang sống cũng như qua đời, với lòng tri ân sâu đậm của chúng con.
Chúng con cảm nhận đựơc tình thương yêu thật lớn lao và vô cùng trìu mến mà quý ba mẹ cũng như quý thân bằng quyến thuộc dành cho chúng con, khi sẵn sàng hy sinh và liên lỉ cầu nguyện cho chúng con biết can đảm đáp lại tiếng Chúa mời gọi. Chúng con xin khắc sâu ơn nghĩa cao dầy này. Nguyện xin Chúa chúc lành và ân thưởng xứng đáng cho quý ba me và mọi người.

Chúng tôi không quên cám ơn quý chính quyền các cấp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và huyện Củ Chi đã ưu ái tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng tôi tu học và tổ chức Thánh lễ hôm nay được tốt đẹp. Kính chúc quý vị sức khoẻ và thành công.

Trước khi dứt lời, một lần nữa, chúng con xin chân thành tri ân Đức Cha Phêrô, Cha Tổng Đại Diện, quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn Dân Chúa. Xin tiếp tục thương yêu và cầu nguyện cho chúng con, để trong Năm Linh Mục này, chúng con không ngừng cố gắng trở thành những Linh Mục thể hiện sự thánh thiện của Chúa giữa lòng Giáo Hội và xã hội hôm nay. Chúng con xin chân thành tri ân.

Chúng con xin kính dâng lên Đức Cha Phêrô bó hoa tươi thắm, đượm tình tri ân chân thành của chúng con. Xin Đức Cha thương nhận.

Trước khi nhận phép lành cuối lễ, Đức Cha Phêrô ban cho cộng đoàn dân Chúa đôi lời nhắn nhủ:

Trước hết xin thành thật chúc mừng các Tân chức. Chắc giờ đây chúng con hết sức cảm động bởi vì Chúa đã cất nhắc chúng con đến ý thức cái thân phận yếu hèn của mình. Đã bao lần làm mất lòng Chúa, đã bao nhiêu lần chúng con tỏ ra bất xứng với lại trước ơn gọi. Tuy nhiên, Chúa vẫn thương tha thứ và giờ đây còn trao ban chức Linh Mục cho chúng con. Vì thế, chúng con hãy tạ ơn Chúa và với lời tạ ơn đó nó đã diễn tả bằng cuộc đời, bằng việc làm của chúng con, cố gắng sống hết mình với ơn gọi, bắt chước Chúa Giêsu đến không phải được phục vụ nhưng mà để hiến thân phục vụ tất cả mọi người. Ý thức về cái thân phận yếu hèn của chúng con, chúng con không bao giờ đặt mình trước nguy hiểm nhưng trái lại chúng con cậy nhờ vào ơn Chúa và mỗi lần thấy mình có những cái gì sai xót yếu đuối lỡ lầm chúng con không bao giờ kiêu căng, thất vọng. Trái lại, nhìn vào cái thân phận của mình xin Chúa thứ tha và cố gắng bắt đầu lại, chắc chắn Chúa sẽ thương ban mọi phúc lành cho chúng con. Hãy nhìn vào Đức Mẹ để sống cuộc đời tận hiến. Hãy noi gương Đức Mẹ theo ý Chúa “Này con là tôi tớ Chúa, xin vâng như lời Chúa truyền”. Chớ chi cuộc đời của chúng ta cũng nên giống Đức Mẹ nhìn vào Chúa và thấy ý Chúa thì sẵn sàng hy sinh để phục vụ chứ không có phải hy sinh chính mạng sống của mình. Như vậy, thì đời của chúng ta sẽ trở thành một cái khúc ca tạ ơn, tạ ơn Thiên Chúa và cái đặc ân đó, sẽ kéo ơn Ngài xuống trên chúng ta cũng như tất cả mọi người.

Cảm ơn tất cả quý Cha giám đốc, quý Cha xứ, tất cả quý ân nhân đã cộng tác với các Tân chức để cho các Tân chức có ngày hôm nay. Đặc biệt, các cha mẹ, ông bà đã sẵn sàng để dâng hiến con mình. Nếu chúng ta cho hoa trái này, thì chúng ta hãy cố gắng làm cho những hoa trái này cũng đem lại những phúc lộc dồi dào, dồi dào cho cả nhân loại, dồi dào cho cả chính bản thân các Linh Mục bằng lời cầu nguyện và hy sinh, bằng sự cộng tác giúp đỡ, nâng đỡ tất cả các Tân chức.

Xin Chúa chúc lành cho tất cả mọi người và chúng ta cũng xin Chúa chúc lành cho chúng ta, chúc lành cho Hội Thánh,trong Năm Thánh và trong Năm Linh Mục này để nhờ của lễ là các Linh Mục dâng lên Thiên Chúa, chúng ta được Chúa chúc lành và Nước Chúa mỗi ngày được thêm rộng mở và một lần nữa xin Chúa chúc lành cho tất cả mọi người.

Kết lễ, Quý Đức Cha, Quý Cha Tổng đại diện, Quý Cha chụp ảnh lưu niệm với các Tân chức trước lễ đài.

Phêrô Nguyễn Quang Ngọc.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Kẻ bị mất phép thông công - Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức
Nguyễn Mạnh Tường
09:54 26/05/2010

Kẻ bị mất phép thông công

Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức



“…phải chăng người Cộng Sản là những anh hùng mà mắt đã không còn lệ, mà trong tim tình cảm gia đình đã biến mất, linh hồn đã bị huỷ diệt bởi một niềm tin điên cuồng vào một học thuyết chủ nghĩa hay một tôn giáo?…”

Một người con ưu tú của Việt Nam bị đầy đoạ dã man bởi đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ vì đã dám phê phán những sai lầm của lãnh đạo và dám cỗ võ cho dân chủ. Cuốn tự truyện cho thấy với người cộng sản không có gì là giá trị ngoài lợi ích của Đảng và quyền lợi của những người lãnh đạo mà thực chất là những kẻ độc tài, tham tàn không đếm xỉa gì đến quyền lợi của Tổ Quốc và Nhân Dân. Họ đã phản bội lại sự hy sinh của những người cộng sản thế hệ Điện Biên và hàng trăm ngàn người yêu nước đã nằm xuống để đánh đuổi Thực Dân.

Lời người dịch:

Hình bìa quyển sách Kẻ Bị Mất Phép Thông Công (1992)
Cuốn tự truyện Kẻ bị mất phép thông công được cụ Nguyễn Mạnh Tường hoàn tất năm 1991 viết bằng tiếng Pháp, được dịch ra tiếng Anh năm 2008 [*]. Đã gần hai mươi năm trôi qua, nhiều người trong nước vẫn chưa có dịp đọc tác phẩm này, lý do đơn giản là chưa ai dịch nó ra tiếng Việt và phổ biến. Tôi mạnh dạn trong khả năng giới hạn của mình cố gắng dịch cuốn sách, không biết có lột được hết những ý của cụ Tường một cách chính xác hay không, nên rất mong người đọc chỉ cho những chỗ dịch chưa được thoát. Mong muốn lớn nhất của người dịch là bản dịch này sẽ được hai giới quan tâm:

- thứ nhất là nhân dân Việt Nam hiểu rõ cụ Nguyễn Mạnh Tường là một người con tài ba, chí tình yêu nước thương dân, cả đời hy sinh cho Dân Tộc, đã bị đoạ đầy hơn ba mươi năm chỉ vì đã dám nêu lên những sai lầm của đảng Cộng Sản đặc biệt là trong vụ Cải Cách Ruộng Đất kinh hoàng ở miền Bắc trong những năm 1954 – 56 và đã dám cổ vũ, chứ chưa nói đến đấu tranh, cho dân chủ.

- thứ hai là những người cộng sản Việt Nam, những người vẫn còn lấy lời thề vì dân vì nước làm trọng. Họ nên đọc và nghiền ngẫm những gì mà giáo sư Nguyễn Mạnh Tường đã viết. Rất nhiều điều vẫn còn là sự thật, rất nhiều điều giáo sư NMT đã báo động từ những năm đầu giành Độc Lập hiện nay vẫn đang tiếp tục xảy ra và còn trầm trọng hơn.

Vì trung chính, yêu nước thương dân, dám phê phán lãnh đạo mà giáo sư NMT và vợ con phải chịu nhiều đau khổ bởi sự tàn bạo của những người cộng sản.

Người cộng sản hô hào giải phóng “nô lệ thế gian” nhưng hơn ai hết, những người cộng sản Việt Nam chính là những người nô lệ tự nguyện, nô lệ được trùm che dưới hai chữ “anh em” với Tàu, Liên Xô. Anh bảo em nghe, nghe đến độ thằng anh bảo gì làm nấy, kể cả việc mất đất, mất đảo, nhận cả một đội quân thứ 5 của Tàu vào cao nguyên, và nhiều nơi khác. Họ đã bị cái vòng kim cô 16 chữ vàng cộng thêm vàng thật chúng cho mang về đầy túi, để rồi họ làm tất cả để vừa lòng người anh, kẻ thù truyền kiếp.

Cuối cuốn tự truyện, giáo sư đã đặt hai câu hỏi cho người cộng sản Việt Nam:

1. Vì sao các ông lại sợ hãi dân chủ?

2. Giữa quyền lợi của Đảng và quyền lợi của Tổ Quốc, các ông chọn phía nào?

Những người cộng sản thuộc thế hệ Điện Biên đã ra đi kháng chiến, một lòng vì Tổ Quốc Việt Nam thân yêu mà hy sinh cả cuộc đời để đánh đuổi Thực Dân Pháp giành lại Độc Lập cho dân tộc. Thế hệ trong sáng đó nay không còn mấy người. Rất mong, tuy không nhiều hy vọng, là những con em, những kẻ kế thừa của những người cộng sản Điện Biên kia nhớ đến cha ông mà giữ mình sao cho xứng đáng. Rất mong những người lãnh đạo chóp bu ngày nay còn biết giữ mình trước hai chữ Chiêu Thống, dấn thân vào con đường “dân bầu, dân biết, dân làm, dân kiểm tra”. Dù ai có nói đông tây, dù đa nguyên đa đảng, nếu các anh làm được những chuyện tốt lành cho dân tộc, dân sẽ bầu cho các anh. Nếu các anh cứ tiếp tục tham lam, tham quyền cố vị, dùng bạo lực đàn áp nhân dân, các anh là những người biện chứng chắc phải hiểu chuyện gì sẽ xảy ra.

Người dịch: Nguyễn Quốc Vĩ

Paris ngày 23 tháng 11 năm 2009

[*] Bản dịch tiếng Anh của Gs. Phó Bá Long hoàn tất năm 2008, nhưng hiện chưa ấn hành và phổ biến rộng.

Cùng bạn đọc:

Phần chính văn dưới đây sẽ có hai phần.

Phần thứ nhất là bản dịch cuốn Một kẻ bị mất phép thông công của giáo sư NMT viết xong năm 1991;

Phần thứ hai gồm nguyên văn bài tham luận của giáo sư Nguyễn Mạnh Tường phê phán vụ Cải Cách Ruộng Đất. Đọc lại bài tiểu luận này, người đọc hôm nay sẽ có một cái nhìn tổng quát về tình hình lúc ấy.

“Bản thảo cuốn sách này đã được soạn và đánh máy trong một tình thế lén lút và bị cô lập. Vì vậy tôi khiêm tốn gửi lời xin lỗi về những lỗi lầm hay sai trật đến những ai quan tâm đến những suy tư và những bài viết của tôi, và mong muốn cuốn sách này sẽ được phát hành ở Pháp”

N.M.T.

13 Tháng 5 năm 1991


PHẦN MỘT: ĐẠT ĐẾN ĐỈNH VINH QUANG



GS Nguyễn Mạnh Tường
Vài tháng sau trận Điện Biên Phủ, tôi được lệnh tập trung lên trình diện tại Chiến Khu Việt Bắc. Tôi nghĩ đây cũng là lần tập trung để học chính trị như những lần trước. Cấp lãnh đạo luôn rất quan tâm đến việc giáo dục quần chúng và truyền giảng cho giới trí thức những ý niệm về chủ nghĩa Maxist-Leninist mà họ tự cho rằng chỉ họ mới là những người duy nhất hiểu biết nó. Bằng con bài chủ của mình, những hiểu biết dó, họ cho rằng có thể áp đặt được sự nể trọng họ lên giới trí thức, và cùng lúc, họ có thể thanh toán được nỗi mặc cảm tự ty của mình. Đúng là ngây thơ, nhưng tất cả các ngài đều mang bệnh ngây thơ ấy. Vì thế, tôi đành phải tự chèo chống lấy mình cho qua những giờ dài đăng đẳng để khỏi nghe vài diễn giả cà lăm lải nhải. Họ không thể nào ngăn được tôi trốn trong một góc khuất, ngáp dài nếu không ngủ hay mơ về bất cứ điều nào mà tôi thích. Nhưng cái chiến thắng vang dội vừa mới đây lại mang đến cho tôi những xì xầm to nhỏ. Sự tiên liệu của tôi đã thành sự thật khi thấy cả ngàn cán bộ thuộc đủ các ngành đang tập trung ở Tân Trào. Sau rốt, chúng tôi biết chúng tôi sắp được học “chính trị” – đây là một cụm từ linh thiêng, ở Việt Nam, mọi chuyện đều là “chính trị”- để tổ chức buổi lễ Chính Phủ Kháng Chiến tiến vào tiếp thu Hà Nội. Quân đội Thực Dân phải ra đi và bàn giao lại tất cả các cơ quan công quyền bao gồm cả nhà cửa, thiết bị dụng cụ và cả những người Việt đang làm việc nơi đây.

Buổi học tập là để biết phải có thái độ gì đối với những công nhân viên đã được chỉ định để bàn giao cơ quan mà trước đây họ làm việc trong thời kỳ Pháp thuộc. Những mật báo viên của chúng tôi đã lập những hồ sơ những người chủ chốt của cơ quan, hồ sơ lý lịch, gia cảnh, thái độ đối với Kháng Chiến, cảm tình đối với xếp trên người Pháp của họ và nước Pháp, cũng như khát vọng và khả năng của họ. Những thông tin đó rất quý giá và nó giúp chúng tôi đánh giá mức độ tin cậy đối với từng người, sự hỗ trợ của mỗi người có thể có cho chúng tôi và những kỳ vọng mà chúng tôi có thể chờ đợi từ mỗi người của họ. Như vậy chúng tôi không phải quá mạo hiểm đi vào một vùng xa lạ, có thể vấp khựng trước những chướng ngại vật hay trượt ngã vào những cạm bẫy bất ngờ.

Câu hỏi nhạy cảm là làm sao tìm ra một thái độ cư xử với những người mà tình cảm được che giấu sau bức màn của lễ độ và của nụ cười? Người của Kháng Chiến phải tự mình hết sức cẩn trọng trong lời nói, cách nhìn, cử chỉ để tránh ám chỉ dù nhẹ nhàng nhất đến sự khinh thường hay chiếu cố riêng đối với từng nhân viên dưới quyền.

Nếu các cấp lãnh đạo cấp cao thấm nhuần và luyện tập bản thân về ý này, thì rủi thay, đám tôi tớ tuỳ tùng không hề bỏ lỡ một cơ hội nào để phô trương sự ngạo mạn một cách lố bịch và đầy tai hại. Chúng nó tự ca tụng và phô trương là đã chịu nhiều gian khổ và bệnh tật trong những năm bí mật kháng chiến, nay chúng đòi phải được trả công bởi những kẻ không “may mắn” được tham gia Kháng Chiến. Tai hại gây nên bởi loại người thiếu thận trọng đó thật lớn lao. Hố ngăn cách hai nhóm người trong xã hội càng đào sâu hơn nữa. Trong số những người bất mãn, có những người bỏ ra nước ngoài mang theo tài sản của Đất Nước và lòng yêu nước, mang những của cải làm quà cho những Đất Nước nhận dung dưỡng và cho họ những cơ hội thích hợp với khát vọng và ước mơ của họ. Những người khác thì đã nức hận thù chống cộng, luôn tìm cơ hội để phát tiết nỗi oán giận, thành lập những tổ chức bí mật, thiết lập quan hệ với kẻ thù của chúng ta ở nước ngoài, nhận tiền và chỉ đạo và ngay cả những trợ giúp quân sự với mục đích gây rối loạn, gây biến động nổi dậy, và nếu được là một cuộc đảo chính. Đại bộ phận dân chúng thì trì trệ trong sự dửng dưng, chọn thái độ chờ xem, chẳng màng suy nghĩ hay kêu gọi những mong đợi của họ về chuyện thay đổi chế độ; họ giữ im lặng, quan sát, nghe ngóng và không làm một hành động hay đưa ra một thái độ nhiệt tình nào trong công việc giao cho họ. Bất cứ công việc nào mà con tim không có, thiếu niềm vui, vắng nhiệt tình, thì nó không thể cho ra kết quả hữu hiệu, ít nhất cũng là việc chính quyền kháng chiến, mặc dù những tuyên ngôn, mà hoá ra như những lời khoác lác làm trò cười cho thiên hạ, đã không cung cấp nổi cho công nhân viên những nhu cầu tối thiểu của đời sống hàng ngày. Những công chức được trả lương hậu hĩnh dưới thời chính quyền Thực Dân trước đây được tiếp tục hưởng lương như thế trong một thời gian. Nhưng một vài “tâm hồn cao quí” trong bọn họ, được sự “chỉ đạo” đúng đắn và bài bản của “lãnh đạo”, không biết dưới sự đe doạ hay được lời hứa thưởng công, đã đưa ra kiến nghị cùng bình đẳng lương bổng, nhưng không phải bình đẳng theo hướng nâng lương lên cao mà cùng giảm lương về mức thấp. Để thuyết phục các đồng nghiệp chấp nhận ăn miếng bánh thanh bạch, những tác giả của kiến nghị “công bằng lương bổng” kéo nhau rỉ tai là “Trong những năm kháng chiến, chúng mình chưa bao giờ bị đói, lạnh, nguy hiểm đến tính mạng; chúng mình sống no đủ hạnh phúc thoải mái với gia đình. Như vậy, chuyện từ bỏ những đặc quyền và giảm bớt lợi tức của chúng ta cho bằng các bạn đồng nghiệp phía kháng chiến có phải là một việc làm có tình có lý hay không? Như vậy chúng ta đã có một hành động công bằng; chúng ta cho thấy khả năng chấp nhận hy sinh và sẽ không bao giờ thành đối tượng bị khinh miệt bởi người khác; chúng ta mang lại sự đoàn kết trong cộng đồng công nhân viên nhà nước, và bình đẳng giữa người này người khác. Chúng ta cùng cực khổ cáng đáng việc xây dựng lại Đất Nước nhé!”. Nhiều người đã rùng mình ớn lạnh khi nghe những lời rủ rỉ phát sinh từ cấp cao nào đó truyền xuống mà thấy miệng đắng như vừa nuốt nguyên túi mật không tên. Đó là mùi vị của khốn cùng mà tất cả công nhân viên nhà nước đang cúi mình gánh chịu.

Về phía dân chúng, đối với chúng tôi họ dành trong lòng một sự tò mò nhưng thân thiện. Họ và chúng tôi cùng dòng máu đang chảy trong huyết quản, cùng một quá khứ đầy tự hào và tủi nhục. Điện Biên Phủ đã tràn ngập con tim của mọi người với cùng độ nức lòng và cùng tầng nhiệt huyết. Nhưng, dù thế nào, kháng chiến vẫn là một thế giới riêng, người đi kháng chiến cũng là những con người thường nhưng với những tập quán thói quen có thể làm ngạc nhiên thế giới văn minh. Người ta có thể nhìn chúng tôi như những kẻ man rợ vì không biết dùng lược và nước hoa để chải đầu hay xài xà phòng tắm để săn sóc làn da; man rợ vì không biết cầm dao nĩa thế nào cho đúng cách; nhưng cũng có người vừa to mắt ngạc nhiên vừa trao tặng chúng tôi một bó hoa; có người chờ xem hành động và lời nói của chúng tôi để xem có thể dành cho chúng tôi mối cảm tình nào đó hay chỉ thuần là một nỗi nể nang sợ hãi, nếu chưa muốn nói đến một sự lãnh đạm xa cách.

Khó khăn lớn nhất của chúng tôi là việc tiếp cận giới trí thức Hà Nội, nhất là khi họ đã được cảnh báo về chủ nghĩa Cộng Sản. Việc họ bỏ nước ra đi sẽ gây thiệt hại đáng kể cho Đất Nước bị mất đi những chất xám mà sau đó chính những nước ngoài là người hưởng dụng. Đó là lãnh vực mà ta cần phải tránh những sai lầm ngớ ngẩn do những người được giáo dục đúc khuôn từ Đảng là thủ phạm, bởi vì họ đầy tự mãn, đầy kiêu căng, bởi vì họ không có trình độ về lãnh vực trí thức và xã hội.

Nhưng, theo đánh giá của cấp Lãnh Đạo, điều tệ hại nhất là điều đe doạ đến tính trong sáng của cán bộ kháng chiến đã hơn mười năm nay được Đảng giáo dục. Khi đến với kháng chiến, toàn bộ hay ít nhất là gần như toàn bộ cán bộ là đã có những vết nhơ của tư sản, của thế giới phản động. Những vết nhơ đã làm hoen ố tâm hồn nhiều hơn là thể xác, làm biến chất con người, làm sai lạc quan điểm và làm méo mó tư duy của họ. Phải cần nhiều năm miệt mài học chủ nghĩa Lenin, hàng năm theo những lớp học chính trị, những buổi phê bình và tự phê bình, những ngày lao động chân tay, trải nghiệm gian khổ để chữa sạch những vết thương mưng mủ, để chữa trị khỏi những tật bệnh nếu không phải là để cho một sự trinh nguyên cho thể xác, thì cũng để đạt đến sự chân thành biến thành những kẻ dễ bảo cho lãnh đạo.

Ngày nay họ lại phải trở về với chính nơi độc nhiễm mà họ trước đây sinh sống, Đảng đã bắt chước Trung Quốc tìm cách cho họ tránh những “viên đạn bọc đường” bằng cách trang bị cho họ những bao ngừa thai để tránh những mầm SIDA chính trị, một bệnh truyền nhiễm chết người, y chang như trang bị cho người để chống SIDA ở đời thường. Cái gì đã quyến rũ các ông quan kháng chiến một khi họ trở về Thủ Đô? Một bữa ăn thịnh soạn có champagne, rượu Tây, thuốc lá Anh, những điệu valse ẻo lả, những ánh mắt đưa tình và những nụ cười mời mọc của những nàng tiên kiều diễm là quá đủ để kéo tên “man rợ” ra khỏi rừng rú ném hắn vào đám yêu tinh và làm hắn phải “bán linh hồn cho quỉ dữ”… Nhưng làm sao sự khôn ngoan và những tiên liệu của Đảng lại có thể ngăn được những đợt thuỷ triều của ham muốn đã nhiều năm bị đè nén và đang đến lúc nổ tung? Trong những năm 1989-1990, cả nước bàng hoàng thất vọng và kinh hoàng trước tội ác của những đảng viên biến chất, nhiều quan chức cao cấp của Đảng và của Nhà Nước đã hành xử như những băng đảng trộm cướp, đã nuốt nhiều tỉ đồng của công quỹ để thoả mãn ham muốn đê tiện của mình. Chưa bao giờ, dù dưới bất cứ chế độ nào, một vụ tai tiếng như thế lại có thể xảy ra, và Đảng phải đỏ mặt vì xấu hổ và đen như nhuộm bùn. Viên đạn bọc đường quả thật đã chơi trội việc giáo dục chính trị.

Ngày 10 tháng 10 năm 1954 đúng 10 giờ sáng, lực lượng Kháng Chiến trọng thể tiến vào Thủ Đô. Dẫn đầu là đoàn quân với những lá cờ tung bay với tiếng trống liên hồi. Những cán bộ đứng trên những chiếc xe tải vẫy tay chào đồng bào đứng đầy hai bên đường đang hô to những tiếng vui mừng, phất phất những lá cờ nhỏ. Tất cả hai bên nhà phố đều trang trí và niềm vui không tả trên ánh mắt của từng người dân. Từng chặp, đoàn quân phải ngừng lại để nhận những vòng hoa của từng đoàn thiếu nữ mang tặng. Sự nồng nhiệt của dân chúng đã lên đến cao độ, thật chân thành và nồng hậu. Kể cả những người mà con tim còn đang nhịp nhẹ những tiếc nuối với người chủ hôm qua, tất cả đều chuẩn bị đầy đủ cho một cuộc găp gỡ dễ thương bằng sự rộng rãi và lịch sự, họ vỗ tay hoan hô những người đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ: chiến công của họ khơi động lại niềm hãnh diện của người dân Việt và phục hồi lại danh tiếng cho nước nhà.

Trong hai tuần đầu, tất cả cán bộ đều được lệnh không ra khỏi nơi đang cư ngụ. Chúng tôi không biết được lý do tại sao. Có phải đây là vì vấn đề an ninh? Không kể những viên đạn bọc đường mà mọi người cho rằng có thể phá vỡ sự trong sáng của những con người kháng chiến sau nhiều năm được cải tạo, thì có phải chăng vì sợ súng đạn của những kẻ quá khích hay gián điệp có thể mang đến những cái chết vô nghĩa cho những người mà Đảng đã mất hàng chục năm để đào tạo và đã biến họ thành những người Cộng Sản trung kiên? Hay đã có những ý nghĩ kỳ quặc đang manh nha trong đầu của vài lãnh đạo đang nắm quyền và họ chỉ muốn thuộc quyền tuân phục một cách mù quáng? Mặc kệ lý do gì! Có chuyện lo bảo vệ an toàn hay chỉ là một nhắc nhở là chúng tôi chỉ là những con chốt tầm thường trong tay của những người lãnh đạo, chúng tôi đều cúi đầu phục tùng cho bạo chúa phán lệnh lúc nào phải hành động y những con rô bốt mà chẳng biết bận tâm suy nghĩ tại sao. Trong khi chúng tôi có thể về thăm nhà ở Hà Nội để có chỗ nơi ăn ở đàng hoàng, giường êm nệm ấm thì chúng tôi phải nằm trên sàn trần, cuốn mình trong những tấm chiếu không khác gì những tử tù đang chớ ngày đút đầu vào máy chém… Chúng tôi tiếp tục sống đời kham khổ kỷ luật như những người Spartan như những năm bí mật kháng chiến; khi bữa ăn kết thúc, chúng tôi lại xếp hàng rửa bát bên vòi nước. Thật ra đâu cần thiết phải đối xử bất nhân kéo dài thêm hai tuần xa cách cho những người đi kháng chiến đã hơn mười năm chưa gặp lại gia đình? Chỉ còn thêm vài trăm bước đường nữa là mọi người trở về đã có thể ôm lại cha mẹ anh em và trao cho nhau những giọt nước mắt mừng tủi sau những năm xa cách mà tưởng như thiên thu. Có phải chăng người Cộng Sản là những anh hùng mà mắt đã không còn lệ, mà trong tim tình cảm gia đình đã biến mất, linh hồn đã bị huỷ diệt bởi một niềm tin điên cuồng vào một học thuyết chủ nghĩa hay một tôn giáo?

Về phần mình, một mặt lòng tôi rộn rã vui sướng được đặt chân trở lại thành phố nơi tôi sinh ra, nơi mà những kỷ niệm đầy nhớ mong đã bám chặt lấy tôi suốt những năm xa cách; một mặt khác, lòng tôi lại héo buồn vì không được quay về nhà trong giờ phút đầu tiên để gặp lại cha mẹ già đang khắc khoải chờ mong gặp lại đứa con trai lớn đang ra vào hiểm nguy mà không cần tranh cãi chi đến đến chuyện nó ra đi là có cần thiết hay chính đáng không.

Điều không vui của tôi kết thúc khi tôi được phân công về nhận trường Luật. Ngay sau khi buổi lễ bàn giao chấm dứt là tôi chạy bay về nhà gặp lại mẹ cha chảy những giòng nước mắt khi thấy con mình còn sống trở về.

Ngày kế, tôi tập họp toàn thể nhân viên trong phòng giám đốc, một căn phòng lớn mênh mông ở phía phải đầu trên cái thang lầu to tướng, đối diện với cái giảng đường to mà hơn mười năm trước tôi vẫn hay đứng giảng bài cho sinh viên hay thuyết trình trong những buổi hội nghị cho mọi người.

Tất cả ban giảng huấn đều biến mất ngoại trừ ông Đào Bá Cường, tất cả đã chọn con đường ra nước ngoài hay quay ra hành nghề luật sư. Tôi chỉ còn lại ba cô thư ký và một lái xe hãnh diện là đã giấu và giữ lại được một chiếc xe thoát khỏi tay cảnh sát của Thực Dân. Trong khi chờ đợi quyết định tổ chức lại hay giải tán trường Luật, chúng tôi chẳng có nhiều việc để làm, nhất là sau khi đã xếp lại thứ tự cho Thư Viện, xếp vào kệ bộ sách Luật Dalloz-Sirey toàn tập mà khối lượng sách đã từng nhiều lần làm tròn xoe mắt của dân không chuyên ngành. [1]

Tôi đã phải mất công kéo giờ có mặt của các cô thư ký xuống hai giờ mỗi ngày, bởi “tập thể” – tên mới mà những người cộng sản dùng – không thể ngồi đó lâu hơn vì chả lẽ cứ ngồi đó mà ngáp và không làm gì cả cho hết ngày? Vì vậy, để tránh khỏi sinh ra ức chế vì cả ngày không việc gì làm, những ngưởi cộng tác với tôi yêu cầu tôi khai tâm cho họ về chủ nghĩa Maxist. Không có gì làm họ khó chịu bằng phải nghe những điều đần độn về chủ nghĩa Maxist vả những cái ngạo mạn chỉ đáng cho cái tát vào mặt. Tôi bảo đảm cho những người nghe là nhiều kẻ nói về Marx nhưng chưa lần nào đọc về Marx, hoặc nếu có cơ may đọc được vài đoạn trong cuốn Tư Bản Luận thì họ cũng chả hiểu chi. Chứng cớ là những người Marxist dày dạn đã phạm những sai lầm ghê gớm gây khổ đau cho dân tộc, kéo theo sự nghi ngờ về sự hiểu biết của họ về cái học thuyết mà họ đang theo.

Khi mà tôi không có một mảnh bằng hay đạt một trình độ nào về học thuyết Marxist, tôi cảm thấy không thoải mái khi can thiệp vào lãnh vực chuyên môn của các Tiến Sĩ về chủ nghĩa Marx. Tôi cố gắng giới hạn trong việc thoả mãn trí tò mò của mấy người cộng tác. Tôi trình bày vấn đề bằng cách đặt ra những câu hỏi mà họ có thể dễ dàng trả lời. Nhờ đó qua cách gợi ý tôi đã chuyền cho họ một chút hiểu biết về chủ nghĩa Maxist qua hơn mười năm trong kháng chiến. Tôi nói rõ ràng với họ là hiểu biết về chủ nghĩa Marx của tôi chỉ là một tẹo nhưng cũng đủ để lật mặt nạ những kẻ dốt hay nói chữ như Trissolin [2] hay tháo gỡ những sai lầm do những người Marxist có bằng cấp.

Thời gian trôi qua. Đảng vẫn chần chừ trì hoãn quyết định đóng hay mở Trường Luật. Tôi hiểu những ngập ngừng này. Trong nhiều năm làm việc ở các cấp Toà Án và làm luật sư chỉ định của Chính Quyền, và nhờ việc phải theo dõi tiếp xúc thường xuyên với những cán bộ có trách nhiệm, tôi có dịp quan sát thấy sau cung mê tiềm thức của họ là một sự hãi sợ tột đỉnh về Luật Pháp. Xưa kia, trong thời hoạt động bí mật, những người đi làm cách mạng đã có những ngày đen tối với chế độ xử án của Thực Dân và những quan toà của nó. Vì vậy, họ kết bè với nhau với những ngày hy sinh và cực khổ trong hệ thống xét xử mà họ cho rằng đó là công cụ kềm kẹp trong tay của bọn tư bản. Tuy nhiên nếu họ chịu đào sâu tìm hiểu về hệ thống pháp lý và các bộ Luật của Liên Xô, thì họ sẽ thấy những công cụ trấn áp quần chúng lao động cũng hoàn toàn có thể biến thành những phương tiện bảo vệ Nhà Nước và Cách Mạng chống lại giới tư sản phản động. Họ chỉ cần thay người và mục tiêu.

Nhưng theo tôi, người cộng sản ghét pháp luật có một lý do sâu xa hơn. Có nhiều quan điểm thật khác nhau giữa những con người làm chính trị và những con người chăm lo Luật Pháp, họ khác nhau về thói quen tâm lý và khác nhau cả về tư duy.

Chính trị là một lãnh vực mà mọi biên giới đều mờ nhạt mà một người có thể vượt ngang qua không chiếu khán và thường khi không biết luôn cả việc có biên giới hay không. Đó là một vùng đất đầy những đồi cát mà gió có thể làm biến dạng tuỳ thích, có những đầm lầy cần phải tránh để khỏi một cái chết bị ngập lún. Đây là nơi mà sự nhập nhằng là kẻ chiến thắng. Cái không chính xác về hành động và ngôn ngữ đã tạo cơ hội cho những diễn dịch khác nhau, nhiều khi mâu thuẫn lẫn nhau. Kẻ phải phiêu lưu vào đó phải tránh chuyện logic, sự sáng sủa và chính xác, chỉ phải nghĩ đến những việc ở thời hiện tại mà quên đi những gì liên hệ đến quá khứ hay tương lai, phải gạt bỏ những chuẩn mực đạo đức hay tình cảm và trên hết thảy, phải hành xử với một thái độ cơ hội chủ nghĩa sắc bén và linh động.

Vùng đất của Luật Pháp, ngược lại, được bao bọc bởi núi và sông như những đường ranh giới tự nhiên. Ở đây chỉ có cái chặt chẽ của hình học, của logic thuần lý, sự chính xác của phép tính theo tinh thần Descartes và của một sự rõ ràng minh bạch. Giữa sự hợp pháp và bất hợp pháp là một đường phân rõ ràng như giữa trắng và đen. Ngôn ngữ của Luật thể hiện những ý niệm, ý kiến, định nghĩa từng nội dung và không chấp nhận những vùng khuất trượt lướt chung quanh, những lập lờ chữ nghĩa, những giải thích đầy phù phép và lừa gạt đưa ra. Những tranh luận về Luật kéo theo những đụng độ về ý kiến nhưng phần thắng luôn đến từ những lý luận đặt cơ sở trên nguyên tắc của Luật Pháp, trong những bài viết không còn những từ ngữ rỗng tuếch và còn tranh chấp đúng sai trong cái sự thanh thản của biện chứng, dưới ánh nắng lạnh lùng của lý trí.

Vì thế, sự đối kháng giữa chính trị và luật pháp là không thể nào giải quyết được. Trong khi nhà chính trị muốn khẳng định chủ nghĩa duy ý chí thì nhà Luật học lại chiếm ưu thế về sự hợp lý. Một phe thì luôn đặt vấn đề một cách cụ thể, phân tích từng yếu tố của sự việc, xem xét những tương quan và những tác động qua lại, tìm chọn tất cả những giải pháp để rốt cuộc chọn lấy giải pháp tối ưu và có lợi nhất, và dùng tất cả quyền hành trong tay để thực hiện nó. Loại người đó không hề bị ràng buộc bởi bất cứ nguyên tắc, nghĩa vụ hay niềm tin nào. Họ tự do như những con ngựa hoang trên cánh đồng cỏ mênh mông, tàn phá như những cơn bảo hung tàn đang giật tung những mái ngói và nhận chìm những con tàu chìm sâu vào lòng biển khơi. Dựa vào hoàn cảnh thuận lợi, nhà chính trị đã chơi xả láng con chủ bài của mình và biểu thị một lòng ham muốn vô giới hạn. Nhưng cơ hội của họ lại va chạm đến tính cứng nhắc của hệ thống tư pháp và những qui điều trong Luật. Vì thế họ muốn quét bỏ hệ thống tư pháp và nhảy xổm lên trên Luật Pháp; nhưng dầu thế nào họ cũng đã có một nền tư pháp đang ngủ yên và quên lãng trong Kháng Chiến, nơi mà chính phủ chỉ nói chuyện với cỏ cây thú rừng khi mà những người theo kháng chiến với tấm lòng yêu nước và chỉ lo thi hành bổn phận, không dám quấy rầy giấc ngủ của lãnh đạo.

Nhưng tất cả đều trở nên xáo trộn sau ngày trở về Hà Nội. Ở đây là thái độ một thành phố thu mình không còn nhộn nhịp và ngay sự yên tĩnh cũng gây khó chịu cho chính quyền mới. Thái độ như thế biểu dương một tinh thần tôn trọng Luật Lệ. Bất cứ khi nào quyền lợi của họ bị xâm phạm, lập tức người dân đến gõ cửa Luật Sư và Luật Sư Đoàn như những thành trì của công bằng và Công Lý. Để chứng tỏ thiện chí, chính quyền cộng sản đã không thấy gì trở ngại để giữ lại Luật Sư Đoàn khi mà những Thẩm Phán xử án đã được thay thế bằng những người do Đảng đào tạo và giáo dục, và chính những người này là những người quyết định kết quả của mọi vụ án. Sau ngày tiến vào Hà Nội, trong khi những chuyện có tính nội bộ như thế có thể giải quyết dễ dàng, thì ngoài những nước anh em, Việt Nam còn phải nối quan hệ với các nước tư bản. Những nước này là những nước thượng tôn Pháp Luật và chỉ chịu ký kết những hiệp định phù hợp với khung pháp lý. Bên cạnh đó, những định chế quốc tế hay những tổ chức nghiên cứu rất kỷ về Việt Nam, họ có khả năng giúp Việt Nam hưởng những trợ giúp của họ và đồng thời cũng quy trách được nếu Việt Nam phạm những sai lầm. Bằng con đường quốc tế, những quy điều của Luật đã mạnh mẽ đi vào Việt Nam và nhà cầm quyền bắt buộc phải quan tâm đến.

Sau Điện Biên Phủ, ai cũng biết rằng Hiệp Định (Genève) chia đôi Việt Nam ra thành hai phần: phía Bắc do Nhà Nước Cộng Sản nắm, phía Nam do chính quyền thân Mỹ Ngô Đình Diệm nắm. Mặc dù rất đúng Luật về mặt hình thức, Hiệp Định Genève đã xâm phạm quyền của một dân tộc từ ngàn xưa đã luôn luôn sống trên một Đất Nước duy nhất. Từ rất sớm, khởi nghĩa vũ trang đã được tổ chức trên cả vùng chống lại nhà cầm quyền, khởi đầu cho những bước thống nhất Đất Nước. Để phản công, nhà cầm quyền phía Nam đã bắt cầm tù một số trí thức như Luật Sư Nguyễn Hữu Thọ và giáo sư Phạm Huy Thông, kết án họ là những người cầm đầu cuộc nổi dậy, và tiến hành việc đàn áp đẫm máu những người mà họ cho rằng nuôi dưỡng những khuynh hướng nhằm thống nhất Tổ Quốc.

Chính nghĩa thống nhất Đất Nước phải được biện hộ trước diễn đàn quốc tế; dư luận quốc tế phải được thông tỏ chuyện gì đang xảy ra ở miền Nam Việt Nam. Năm 1956, Hiệp Hội Luật Gia Dân Chủ triệu tập hội nghị thế giới ở Thủ Đô Bruxelle của Bỉ. Trước cơ hội thật lớn lao đó, nhà cầm quyền (phía Bắc) liền tổ chức một đoàn đại diện để đi tuyên truyền cho chính nghĩa của mình. Trong cương vị là Chủ Tịch Luật Sư Đoàn và là Phó Chủ Tịch Hội Luật Gia Việt Nam tôi được giao phó làm trường đoàn, cùng với Luật Sư người Công Giáo Nguyễn Huy Mân là Hội Thẩm, đồng thời là Chủ Tịch Toà Án Quân Sự và cũng là một quan chức cao cấp của Đảng. Nhiệm vụ của chúng tôi là làm sao được Hội Nghị đưa ra nghị quyết ủng hộ Dân Tộc quyền đấu tranh để thống nhất Đất Nước.

Khi chiếc máy bay Sabrina (Tây Ban Nha) đáp xuống phi trường cũng vừa lúc hoàng hôn. Một thư ký Hôi Nghị đón và đưa chúng tôi về khách sạn. Sau khi tắm rửa và thay quần áo, chúng tôi xuống phòng ăn rộng mênh mông và lộng lẫy sáng chói. Tất cả những chiếc bàn tròn được phủ những chiếc khăn không một vết nhơ trang trí với những bình hoa đều có khách ngồi. Chúng tôi là những kẻ đến sau cùng để chiếm cái bàn duy nhất còn lại. Sau bữa ăn, chúng tôi vào phòng khách và được một đoàn tiến gần tiếp cận: đó là đoàn của Bắc Triều Tiên. Chúng tôi làm quen thật nhanh chóng, hai đất nước chúng tôi có số phận giống nhau.

Đoàn chúng tôi chia nhau mỗi người đi gặp một đoàn bạn để tranh thủ cảm tình cho chính nghĩa của mình. Cá nhân tôi, tôi đã tìm gặp ông Chủ Tịch Luật Sư Đoàn Bruxelles và thảo luận với Chủ Tịch Đoàn của Đại Hội nhằm đưa vào nghị trình vấn đề của chúng tôi. Họ từ chối một cách rất lễ độ là chương trình đã đầy không còn thời gian trống, và hơn nữa Hội Nghị đã định cho mình sứ mạng gìn giữ Hoà Bình và không ủng hộ bất cứ một cuộc khởi nghĩa võ trang nào, dù là có chính nghĩa. Tôi vẫn không mất can đảm, vẫn tiếp tục tranh thủ những trưởng đoàn các nước, những người mà tôi cho rằng là có trình độ trí thức cao, những người mà tôi cho rằng có một ảnh hưởng nhất định, là việc đưa vấn đề cực kỳ thiết thân của chúng tôi vào nghị trình là một việc cần thiết. Những cố gắng ấy cuối cùng cũng được đền đáp bằng một thành công thật may mắn: vấn đề của Việt Nam được đưa vào nghị trình nhưng được sắp vào lúc cuối cùng của Hội Nghị. Chúng tôi thật nản lòng. Kinh nghiệm những hôi nghị quốc tế như thế này, càng lúc vào phút cuối, phần lớn các đoàn là đã tranh thủ lo vé máy bay, sửa soạn hành lý đề đi về. Quả thật chúng tôi thật nặng lòng và buồn phiền chờ buổi kết thúc hội nghị. Chắc chúng tôi tham dự Hội Nghị lần này là mất công toi. Chúng tôi phải ăn nói ra sao với lãnh đạo đây?

Một bất ngờ đã xảy ra. Sau khi bài tham luận chót được đọc thì đoàn Việt Nam được mời lên điễn đàn. Chúng tôi thật tình không chờ đợi một cử chỉ lịch sự như thế vào lúc chót. Tôi liền lên bục ngay sau khi Chủ Toạ Đoàn loan báo hội nghị được kéo dài thêm mười lăm phút. Lòng tôi thật vui sường và tim tôi đập loạn xạ… Bằng giọng nói đầy xúc cảm, tôi bắt đầu trình bày luận đề.

Đấu tranh, dù là có vũ trang, với mục tiêu loại bỏ sai quấy hay trừ bỏ bất công, đàn áp, hành động man rợ, hay để loại bỏ những chướng ngại ngăn cản sự tiến bộ của hoà bình là cái mở đầu, là giai đoạn đầu tiên cho một ngày kiến tạo và gìn giữ hoà bình. Danh ngôn của Hy Lạp đã nói muốn có hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh. Phải chăng là không có mâu thuẫn giữa chiến tranh và hoà bình, khi mà chiến tranh xâm lược đã giết chết hoà bình, mặt khác, chiến tranh có chính nghĩa là để giành được hoà bình, gìn giữ và bảo vệ nó. Chỉ có kẻ ngây thơ và trẻ con mới tin rằng chiến tranh là đối ngược với hoà bình, là hai mặt đối kháng lẫn nhau không thể nhân nhượng như thể giữa đêm và ngày. Ai có thể chấp nhận một quan điểm mơ hồ như thế? Tôi đã mang hết những lý lẽ tình cảm, chủng tộc, lịch sử, ngôn ngữ, kinh tế và xã hội để vận động cho chính nghĩa của Dân Tộc Việt Nam.

Trong phần kết, tôi trình bày với người nghe bằng những ý như sau: “Thưa các bạn Ba Lan và Hung Gia Lợi, mới ngày hôm qua, các bạn đã đau khổ nhìn quê hương bị chia năm xẻ bảy; thưa các bạn người Hàn và người Đức, các bạn cũng đau đớn chịu nỗi bất hạnh như thế. Nhưng các bạn may mắn hơn chúng tôi là không phải thấy với chính mắt mình những nét mặt đau đớn, được nghe tận tai tiếng thét của những người, có cùng dòng máu chảy trong huyết quản, có con tim cùng chia sẽ những buồn vui với bạn, phải quằn mình đau đớn dưới bàn tay của những kẻ đao phủ.”

“Tôi không biết, trong số những người đang nghe tôi ngày hôm nay, có ai đã, vì bó buộc của nghề nghiệp, phải tận mắt chứng kiến cảnh thân chủ của mình bị hành hình. Đó là thời Thực Dân chiếm đóng. Toà Án Hà Nội đã chỉ định tôi làm Luật Sư bào chữa cho một tên cướp biển người Hoa bị án tử hình, ngưởi này ở vịnh Hạ Long đã giết hơn mười hành khách trên một chiếc tàu. Tôi được chỉ định bào chữa cho hắn và phải có mặt khi hắn bị hành hình. Bản mặt hung ác của nó không làm ai cảm tình, nhưng ánh mắt cuối cùng khi hắn đút đầu vào máy chém làm tôi thấy tôi nghiệp. Tôi nhìn nơi khác khi lưỡi dao rớt xuống cắt gọn ngang cổ hắn. Một dòng máu phụt ra, cái đầu rớt một bên, cái thân một bên rớt vào cái hòm với đầy mạt cưa”.

“Thưa các bạn, cái máy chém đó, có từ thế kỷ trước. Nó chẳng những được dùng để chém đầu những kẻ phạm tội ác, mà còn dùng để chém đầu những người con yêu nước đang đấu tranh để thống nhất Tổ Quốc, để khủng bố dân lành và để trấn áp lòng yêu nước của họ.”

“Và cầu Hiền Lương với tên gọi mang âm hưởng tử tế như thế lại là cây cầu chia cắt Việt Nam thành hai miền, phải chăng đó là lưỡi dao nhọn đâm thẳng vào da thịt của người dân, chia tách gia đình ở hai bên bờ không thể nhìn nhau với con mắt đầy lệ. Giòng sông không còn là nước chảy mà mang trong lòng nó những giòng nước mắt của phân ly, những giòng máu của những người can đảm vượt sông để rồi ngã xuống bởi những viên đạn bắn từ những con Tàu tuần cao tốc.

Các bạn đồng nghiệp thân mến, trong suốt thời gian hành nghề, chúng ta ít nhất đã một lần chứng kiến cảnh chia tay của một cặp vợ chồng. Trong buổi hoà giải đầu tiên ở Toà, chắc các bạn đã không bao giờ quên nét căng thẳng của hai cha mẹ, và hơn thế nữa ánh mắt sợ hãi và đầy nước mắt của những đứa con hết nhìn cha rồi lại nhìn mẹ, hết nhìn mẹ rồi lại nhìn cha, chúng cảm thấy đau đớn trước thảm cảnh chia lìa của mẹ cha, trước sự sụp đổ của hạnh phúc gia đình, bi kịch của một sự đau khổ đã quét đi một gia đình mà chỉ mới hôm trước đây chung sức xây đắp một gia đình đầy ắp tiếng cười vui, nhưng ngày mai đây, mỗi người sẽ ngồi khóc trầm lặng trong một góc của mình trước nỗi bất hạnh không thể nào cứu vãn. Làm thế nào người thầy cãi chúng ta lại có thể dửng dưng trước một gia đình tan vỡ, nhất là khi cái gánh nặng buồn đau lại đổ trên vai của những đứa con?”

“Hơn thế nữa, các đồng nghiệp thân mến, không phải chỉ có một gia đình bị tan vỡ mà hàng triệu gia đình đang kêu than và khổ não. Vĩ tuyến 17 không chỉ là một đường biên vô hình hay một đường chia tự nhiên của địa hình, mà là một làn sóng phóng đi những tiếng kêu van, trách móc và than khóc của hàng triệu người bị buộc phải xa lìa nhau mà không hề biết tại sao, sự tàn ác của những người đã bắt họ phải chịu đọa đầy vì cách chia và cô quạnh. Làn sóng đó cũng phát đi những tiếng uất hờn và hận thù của hàng chục ngàn người con yêu nước đã phải chết gục dưới làn đạn hay máy chém, duy nhất chỉ vì họ muốn sống trong một đất nước thống nhất, cho họ và cho người khác!”

“Tôi vừa nhắc đến một từ ngữ thiêng liêng: Hoà Bình. Chúng ta tập trung với nhau ngày hôm nay ở đây là để gìn giữ Luật Pháp và Hoà Bình. Nhưng ở Hội nghị này, người ta đã nhân danh Hoà Bình đó để từ chối ghi chuyện của Việt Nam vào chương trình nghị sự. Một vài đồng nghiệp, chắc chắn là rất thiện chí, lại quan tâm đến chữ nghĩa hơn là ý nghĩa sâu thẳm của hai chữ Hoà Bình, đã cho rằng mọi đấu tranh có vũ trang không thể được Hội Nghị ủng hộ vì chúng ta phải bảo vệ Hoà Bình. May mắn thay họ đã nghĩ lại đúng lúc và lương tri đã thắng: chúng tôi đã đứng đây, trên diễn đàn này để mong mọi người quan tâm sâu sắc và ủng hộ những cố gắng của Việt Nam chúng tôi nhằm kiến tạo Hoà Bình và thống nhất lại Tổ Quốc.”

“Chúng tôi thấu hiểu rõ ràng rằng, qua quá nhiều hy sinh mất mát trong Thế Chiến Thứ II, chịu đựng tàn phá cùa bom nguyên tử, sống những ngày như sắp tận thế, nhân loại trở nên tê liệt vì sợ hải, lại càng cảm thấy nhu cầu khẩn thiết được sống trong Hoà Binh và lại càng muốn gìn giữ nó! Nhưng sợ hãi đã trờ thành nổi ám ảnh, mâu thuẫn giữa Chiến Tranh và Hoà Bình đã được đơn giản hoá, bình dân hoá và càng trở nên mù mờ, từ đó cái định kiến Chiến Tranh và Hoà Bình là hai mặt đối kháng lại càng được củng cố. Cách suy nghĩ đó đã cản trở lối suy nghĩ biện chứng cho thấy quan hệ qua lại hai chiều của chúng. Người bình dân thường hay bám vào vào những suy nghĩ hời hợt của vấn đế, họ cũng thường hay lập nên những rào ngăn không thể vượt giữa ngôn từ, chữ này chối bỏ chữ kia. Bổn phận của chúng ta là phải vượt qua cách suy nghĩ chỉ nặng phần ngữ âm và cú pháp, để đào sâu từng ý nghĩa sinh động trong nội dung từng câu chữ, nhận thức chúng qua thực tế cụ thể và sinh động. Chúng tôi lúc nảy có nói đến câu danh ngôn Hy Lạp “Si vis pacem, para bellum” [Muốn có hoà bình phải chuẩn bị chiến tranh], chúng ta không nên hiểu nó như cái gì gây hại, mà phải hiểu là không có lằn ranh giữa chiến tranh và hoà bình.”

“Chúng ta nhớ rằng năm 1938, ông Neville Chamberlain đã ký kết Hiệp Uớc Munich và tuyên bố rằng hoà bình đã được cứu vản! Sai lầm: hiệp ước đó chỉ là là một báo trước cho cuộc chiến xảy ra một năm sau đó! Ngược lại, một cuộc chiến với chính nghĩa và hợp pháp chống lại kẻ xâm lăng dành lại độc lập cho Tổ Quốc và tự do cho Nhân Dân, chấm dứt sự chia cắt hai miền, biến nước mắt vì khổ đau thành nước mắt của mừng vui là có phải chăng là một cuộc chiến báo hiệu cho một nền hoà bình công bằng, vững bền và thật sự, nó đoàn tụ những gia đình ly tán, chấm dứt việc khóc than của những kẻ vô tội, làm những nụ cười khô héo nở hoa trở lại trên môi, mang lại hạnh phúc và hy vọng cho trái tim, tìm được niềm vui của cuộc sống, được tái sinh trở lại như một con người. Trong ngôn ngữ của nhân loại, hay ít nhất là của chúng tôi, cuộc chiến đó tên gọi là Hoà Bình.”

“Không phải bổn phận của chúng ta, những Luật Sư Dân Chủ, là làm dễ dàng cho việc thiết lập nền hoà bình như thế trên thế giới bằng cách ủng hộ những cuộc đấu tranh để có một kết thúc thực mỹ mãn. Cho phép tôi được nêu vấn đề để mong quí vị quan tâm. Tôi hy vọng rằng khát vọng của dân tộc tôi sẽ không bị biến thành thất vọng và tôi hy vọng nhận được những giúp đỡ động viên của quí vị để giúp dân tộc tôi cống hiến nhiều hơn nữa”.

Những cố gắng đã mang lại thành công mỹ mãn và chúng tôi đã đạt được những gì mà dân tộc mong đợi.

Trên đường về nước chúng tôi đã được đoàn Sec mời ghé thủ đô Prague để dự vài buổi làm việc chung. Chúng tôi nhận lời.

(Còn tiếp)

Nguyễn Mạnh Tường

Nguyễn Quốc Vĩ chuyển ngữ

[1] Dalloz và Sirey là tên riêng rẻ của hai nhà xuất-bản chuyên về các tạp chí nghiên cứu pháp luật của Pháp, có mặt từ năm 1945. Về sau Dalloz và Sirey sáp nhập làm một nên có tên mới là "Dalloz and Sirey" hay "Dalloz et Sirey" hay "Dalloz-Sirey". Các tạp chí này lần lượt được chọn lọc, gộp lại và tái bản thành một bộ sách dày, bao gồm các số đã phát hành trong nhiều năm trước, gọi là Dalloz and Sirey Repertoires, tiếng ta gọi là Dalloz-Sirey Toàn Tập.(N.D.)

[2] Trissolin là nhân vật chính trong vở kịch Những người đàn bà thông thái của đại văn hào Molière của Pháp. (N.D.)

Nguồn: www.thongluan.org
 
Văn Hóa
Tình Trầm
Trầm Thiên Thu
20:47 26/05/2010
TÌNH TRẦM

Thiết tha tình trầm
Bao la thời gian
Tim Chúa đại lượng
Tình Ngài vô biên
Xao xuyến tình trầm
Ngày tháng lặng câm
Tim con ngõ hẹp
Tình con mọn hèn
Miên man tình trầm
Tin yêu lặng thầm
Giọt tình nhỏ bé
Nhưng mà thành tâm

 
Ký Ức Mẹ
Trầm Thiên Thu
22:05 26/05/2010
Sáu năm con mất Mẹ rồi

Còn nguyên một nỗi mồ côi một mình

Sáu năm bóng Mẹ vô hình

Mẹ không còn thật, con tìm trong mơ

Bồi hồi ký ức xa xưa

Bao nhiêu mơ ước vẫn chưa vuông tròn

Con ngồi như kẻ vô hồn

Miên man nhớ Mẹ mà buồn mênh mang!

Nguyện xin Thiên Chúa xót thương

Cho Mẹ hưởng phúc Thiên đường trường sinh