Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:07 10/05/2024
5. Con muốn được tiến bộ về đường đạo đức thì chỉ cần suy niệm về cuộc khổ nạn của Đức Chúa Giê-su, thì con sẽ tiến nhanh trên đường tinh thần tu đức.
(Thánh Maria Magdalena)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:15 10/05/2024
52. MÊ TÍN PHONG THỦY
Có người rất mê tín thích coi phong thủy, làm việc gì, hoặc làm hay không làm thì đều đến nhờ ông thầy phong thủy coi giùm.
Một hôm, ông ta ngồi dưới bức tường, đột niên có tiếng “ầm” một tiếng, bức tường trên đầu ngã xuống, ông ta bị kẹt trong đống đất cứng nên vội vàng cất tiếng cầu cứu.
Người trong nhà nói:
- “Đừng vội, tạm thời kiên nhẫn chút xíu, đợi tôi đi hỏi ông phong thủy xem ngày hôm nay có thể động thổ được không đã?”
(Tiếu lâm)
Suy tư 52:
Coi phong thủy là một trong những việc mê tín của người không nhận biết Thiên Chúa, hay nói cách khác, của người tin vào ma quỷ bụt thần.
Có những người Ki-tô hữu tin dị đoan “bạo” hơn cả những người không phải là người Ki-tô hữu, họ làm đám cưới cho con cũng coi ngày tháng, làm nhà cho con cũng coi ngày giờ phong thủy, họ cũng tin rằng xây nhà hướng này hướng nọ mới ăn nên làm ra mặc dù họ hằng ngày vẫn đi dâng thánh lễ. Càng giàu có thì càng đua đòi, càng tin dị đoan, càng xa cách Thiên Chúa, đó là hiện tượng xảy ra trong xã hội này, bởi vì nơi họ, Thiên Chúa chỉ là ông thần để họ cầu khẩn khi túng thiếu sa cơ thất thế mà thôi.
Người đi coi phong thủy là người dị đoan, dù họ là người nào chăng nữa thì cũng là người chối bỏ Thiên Chúa là Đấng đã tạo dựng đất trời, cho nên những người Ki-tô hữu đi coi phong thủy, coi bói đều là những người phủ nhận Thiên Chúa là Cha trên trời của họ và bái lạy ma quỷ, bái lạy ông thầy phong thủy làm cha của mình, tội này lớn hơn tất cả mọi thứ tội..
Tội nghiệp thay cho người chối bỏ Thiên Chúa là Cha của mình, để đi tin vào những lời nói nhăng nói cuội của người phàm trần như mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có người rất mê tín thích coi phong thủy, làm việc gì, hoặc làm hay không làm thì đều đến nhờ ông thầy phong thủy coi giùm.
Một hôm, ông ta ngồi dưới bức tường, đột niên có tiếng “ầm” một tiếng, bức tường trên đầu ngã xuống, ông ta bị kẹt trong đống đất cứng nên vội vàng cất tiếng cầu cứu.
Người trong nhà nói:
- “Đừng vội, tạm thời kiên nhẫn chút xíu, đợi tôi đi hỏi ông phong thủy xem ngày hôm nay có thể động thổ được không đã?”
(Tiếu lâm)
Suy tư 52:
Coi phong thủy là một trong những việc mê tín của người không nhận biết Thiên Chúa, hay nói cách khác, của người tin vào ma quỷ bụt thần.
Có những người Ki-tô hữu tin dị đoan “bạo” hơn cả những người không phải là người Ki-tô hữu, họ làm đám cưới cho con cũng coi ngày tháng, làm nhà cho con cũng coi ngày giờ phong thủy, họ cũng tin rằng xây nhà hướng này hướng nọ mới ăn nên làm ra mặc dù họ hằng ngày vẫn đi dâng thánh lễ. Càng giàu có thì càng đua đòi, càng tin dị đoan, càng xa cách Thiên Chúa, đó là hiện tượng xảy ra trong xã hội này, bởi vì nơi họ, Thiên Chúa chỉ là ông thần để họ cầu khẩn khi túng thiếu sa cơ thất thế mà thôi.
Người đi coi phong thủy là người dị đoan, dù họ là người nào chăng nữa thì cũng là người chối bỏ Thiên Chúa là Đấng đã tạo dựng đất trời, cho nên những người Ki-tô hữu đi coi phong thủy, coi bói đều là những người phủ nhận Thiên Chúa là Cha trên trời của họ và bái lạy ma quỷ, bái lạy ông thầy phong thủy làm cha của mình, tội này lớn hơn tất cả mọi thứ tội..
Tội nghiệp thay cho người chối bỏ Thiên Chúa là Cha của mình, để đi tin vào những lời nói nhăng nói cuội của người phàm trần như mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 11/05: Để niềm vui nên trọn – Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ.
Giáo Hội Năm Châu
03:35 10/05/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an,
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em mà xin Chúa Cha điều gì, thì Người sẽ ban cho anh em nhân danh Thầy. Cho đến nay, anh em đã chẳng xin gì nhân danh Thầy. Cứ xin đi, anh em sẽ được, để niềm vui của anh em nên trọn vẹn.
“Thầy đã dùng dụ ngôn mà nói những điều ấy với anh em. Sẽ đến giờ Thầy không còn dùng dụ ngôn mà nói với anh em nữa, nhưng Thầy sẽ nói rõ cho anh em về Chúa Cha, không còn úp mở. Ngày ấy, anh em sẽ nhân danh Thầy mà xin, và Thầy không nói với anh em là Thầy sẽ cầu xin Chúa Cha cho anh em. Thật vậy, chính Chúa Cha yêu mến anh em, vì anh em đã yêu mến Thầy, và tin rằng Thầy từ Thiên Chúa mà đến. Thầy từ Chúa Cha mà đến và Thầy đã đến thế gian. Nay Thầy lại bỏ thế gian mà đến cùng Chúa Cha.”
Đó là lời Chúa
Gia Đình Thiên Linh
Lm. Minh Anh
14:24 10/05/2024
GIA ĐÌNH THIÊN LINH
“Chúa Cha yêu mến các con, vì các con yêu mến và tin Thầy từ Thiên Chúa mà đến!”.
W. Davis nói, “Danh tiếng là những gì người ta nói về bạn trước bia mộ bạn; tính cách là những gì thiên thần nói về bạn trước ngai Thiên Chúa. Danh tiếng là những gì bạn có khi đến một cộng đồng; tính cách là những gì bạn có khi rời cộng đồng đó. Nhưng từ nơi ấy, người ta biết một điều, bạn là con cái Thiên Chúa, bạn thuộc về một ‘Gia Đình Thiên Linh!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ khá bất ngờ khi Lời Chúa hôm nay tiết lộ bạn và tôi là những con trai con gái yêu quý của Thiên Chúa, bạn và tôi thuộc về một ‘Gia Đình Thiên Linh!’: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần!
Bài đọc Công Vụ Tông Đồ cho thấy cách thức các tín hữu sơ khai nâng đỡ lẫn nhau! Apollô, một nhân vật ‘rất ấn tượng’ với kiến thức Thánh Kinh vững chắc; vậy mà anh cần vợ chồng Priscilla - Aquila dẫn dắt. Apollô có những quà tặng mà đôi bạn này không có; đôi bạn này sở hữu những điều mà Apollô không có. Để có thể lớn lên trong đức tin, mỗi người ‘cho đi’ và ‘nhận lại’. Là thành viên của gia đình Hội Thánh, chúng ta có bổn phận ‘bổ trợ’ cho nhau đang khi cùng nhau chia sẻ một sứ vụ là mở rộng Vương Quốc. Nhờ đó, dân các nước có thể ca khen, “Thiên Chúa là vua toàn cõi địa cầu!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu mở rộng cộng đồng đức tin đó lên một cấp độ cao hơn, với một trương độ có chiều kích phổ quát hơn. Đó là Gia Đình Thiên Chúa Ba Ngôi, nền tảng của mọi gia đình, mọi cộng đồng! Ngài nói đến Chúa Cha bằng những ngôn từ đẹp đẽ nhất, “Chúa Cha yêu mến các con, bởi các con yêu mến và tin Thầy!”. Trong Chúa Giêsu, bạn và tôi được kết hiệp với Chúa Cha nhờ tình yêu của Chúa Thánh Thần; để từ đó, cung lòng mỗi người là thánh thất của Chúa Ba Ngôi và là thánh điện của Thánh Thần Ngài!
“Toàn bộ cuộc sống Kitô hữu xoay quanh mầu nhiệm Ba Ngôi! Vì vậy, hãy giữ cho cuộc sống mình ở một ‘cung bậc’ và một ‘cung điệu tầm cao!’. Hãy nhớ, vì vinh quang Thiên Chúa mà chúng ta tồn tại, làm việc, chiến đấu và chịu đựng. Như thế, bạn ‘được gọi để tham dự vào sự sống và tình yêu của gia đình Thiên Chúa’ rạng ngời vinh quang!” - Đức Phanxicô.
Anh Chị em,
“Được gọi để tham dự vào sự sống và tình yêu của gia đình Thiên Chúa” là ơn gọi của bạn và tôi! Nói đến “gia đình” là nói đến thông truyền sự sống; nói đến Thiên Chúa là nói đến một Đấng trên cao! Được làm con cái Chúa, chúng ta được nâng từ đất thấp lên trời cao; từ tội lỗi đến thánh thiện; từ tầm thường đến phi thường! Từ đó, mọi hành vi cử chỉ của chúng ta không chỉ là một ‘hành vi nhân linh’; nhưng còn là một ‘hành vi thiên linh’; không chỉ thông truyền sự sống tự nhiên, chúng ta thông chuyển sự sống siêu nhiên. Trong Chúa Kitô, chúng ta là con trai con gái của Thiên Chúa, chúng ta thuộc về trời cao, không phải thuộc về đất thấp. Vì thế, từ đây, bạn đừng chỉ tìm “danh tiếng người ta nói về bạn”, nhưng hãy sống “tính cách mà các thiên thần sẽ nói về bạn trước ngai Thiên Chúa!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con biết, con thuộc về ai và mục đích đời con là gì! Đừng để con sống một cuộc sống không xứng tầm ‘cung bậc’ và ‘cung điệu tầm cao’ của một người con Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Chúa Cha yêu mến các con, vì các con yêu mến và tin Thầy từ Thiên Chúa mà đến!”.
W. Davis nói, “Danh tiếng là những gì người ta nói về bạn trước bia mộ bạn; tính cách là những gì thiên thần nói về bạn trước ngai Thiên Chúa. Danh tiếng là những gì bạn có khi đến một cộng đồng; tính cách là những gì bạn có khi rời cộng đồng đó. Nhưng từ nơi ấy, người ta biết một điều, bạn là con cái Thiên Chúa, bạn thuộc về một ‘Gia Đình Thiên Linh!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ khá bất ngờ khi Lời Chúa hôm nay tiết lộ bạn và tôi là những con trai con gái yêu quý của Thiên Chúa, bạn và tôi thuộc về một ‘Gia Đình Thiên Linh!’: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần!
Bài đọc Công Vụ Tông Đồ cho thấy cách thức các tín hữu sơ khai nâng đỡ lẫn nhau! Apollô, một nhân vật ‘rất ấn tượng’ với kiến thức Thánh Kinh vững chắc; vậy mà anh cần vợ chồng Priscilla - Aquila dẫn dắt. Apollô có những quà tặng mà đôi bạn này không có; đôi bạn này sở hữu những điều mà Apollô không có. Để có thể lớn lên trong đức tin, mỗi người ‘cho đi’ và ‘nhận lại’. Là thành viên của gia đình Hội Thánh, chúng ta có bổn phận ‘bổ trợ’ cho nhau đang khi cùng nhau chia sẻ một sứ vụ là mở rộng Vương Quốc. Nhờ đó, dân các nước có thể ca khen, “Thiên Chúa là vua toàn cõi địa cầu!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu mở rộng cộng đồng đức tin đó lên một cấp độ cao hơn, với một trương độ có chiều kích phổ quát hơn. Đó là Gia Đình Thiên Chúa Ba Ngôi, nền tảng của mọi gia đình, mọi cộng đồng! Ngài nói đến Chúa Cha bằng những ngôn từ đẹp đẽ nhất, “Chúa Cha yêu mến các con, bởi các con yêu mến và tin Thầy!”. Trong Chúa Giêsu, bạn và tôi được kết hiệp với Chúa Cha nhờ tình yêu của Chúa Thánh Thần; để từ đó, cung lòng mỗi người là thánh thất của Chúa Ba Ngôi và là thánh điện của Thánh Thần Ngài!
“Toàn bộ cuộc sống Kitô hữu xoay quanh mầu nhiệm Ba Ngôi! Vì vậy, hãy giữ cho cuộc sống mình ở một ‘cung bậc’ và một ‘cung điệu tầm cao!’. Hãy nhớ, vì vinh quang Thiên Chúa mà chúng ta tồn tại, làm việc, chiến đấu và chịu đựng. Như thế, bạn ‘được gọi để tham dự vào sự sống và tình yêu của gia đình Thiên Chúa’ rạng ngời vinh quang!” - Đức Phanxicô.
Anh Chị em,
“Được gọi để tham dự vào sự sống và tình yêu của gia đình Thiên Chúa” là ơn gọi của bạn và tôi! Nói đến “gia đình” là nói đến thông truyền sự sống; nói đến Thiên Chúa là nói đến một Đấng trên cao! Được làm con cái Chúa, chúng ta được nâng từ đất thấp lên trời cao; từ tội lỗi đến thánh thiện; từ tầm thường đến phi thường! Từ đó, mọi hành vi cử chỉ của chúng ta không chỉ là một ‘hành vi nhân linh’; nhưng còn là một ‘hành vi thiên linh’; không chỉ thông truyền sự sống tự nhiên, chúng ta thông chuyển sự sống siêu nhiên. Trong Chúa Kitô, chúng ta là con trai con gái của Thiên Chúa, chúng ta thuộc về trời cao, không phải thuộc về đất thấp. Vì thế, từ đây, bạn đừng chỉ tìm “danh tiếng người ta nói về bạn”, nhưng hãy sống “tính cách mà các thiên thần sẽ nói về bạn trước ngai Thiên Chúa!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con biết, con thuộc về ai và mục đích đời con là gì! Đừng để con sống một cuộc sống không xứng tầm ‘cung bậc’ và ‘cung điệu tầm cao’ của một người con Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Lễ Đức Chúa Giê-su Lên Trời
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:40 10/05/2024
CHÚA NHẬT LỄ THĂNG THIÊN
Tin Mừng : Mc 16, 15-20.
“Đức Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa”.
Anh chị em thân mến,
Sống ở đời ai cũng thích tìm hạnh phúc cho mình, nhưng chúng ta –những người Ki-tô hữu- đều biết rằng, hạnh phúc đích thực không phải ở tại trần gian này, mà ở trên thiên đàng, nơi có Đức Chúa Giê-su –Đấng đã chết, đã sống lại và lên trời- đang ngự bên hữu Thiên Chúa Cha, cùng với Đức Mẹ Ma-ri-a và các thánh nam nữ.
Trước mặt các tông đồ, Đức Chúa Giê-su đã về trời, về nơi Ngài đã ngự trước khi xuống thế làm người, về lại bên hữu Đức Chúa Cha, để rồi sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ lành người dữ.
1. Ngước mặt nhìn trời.
Các tông đồ đang ngỡ ngàng nhìn trời như vừa mất một cái gì cao quý, các ông ngước mặt nhìn trời, nhìn mãi cho đến khi thiên thần nhắc nhở làm các ông trở về với thực tại là cuộc sống ở trần gian. Ngước mặt nhìn trời mà lòng ao ước được về trời với Thầy chí thánh, lòng các tông đồ xôn xao vui sướng vì từ nay mình còn có một nơi rất hạnh phúc, hạnh phúc và bình an, đó là được sum họp với Chúa trên cõi trời cao kia.
Cuộc sống của chúng ta, thực tại của chúng ta là trần thế, sống trong trần thế với tất cả những gì là của trần thế, nhưng lòng của chúng ta vẫn luôn hướng về trời, hướng về trời tức là hướng về Đức Chúa Giê-su, là nhớ lại những lời của Ngài đã nói đã dặn dò cho các tông đồ: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo tin mừng cho mọi loài thọ tạo”, mọi loài thọ tạo là bao gồm tất cả những gì mà Thiên Chúa đã tạo dựng, mà đối tượng quan trọng nhất chính là con người, họ chính là những người đã trở nên anh em chị em của chúng ta trong Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
Ngước mặt lên trời để loan báo Tin Mừng cho anh em chị em, bởi vì không ai loan báo tin vui mà cúi gầm mặt xuống đất; ngước mặt lên để hân hoan, để vui mừng, để cảm tạ, để chia sẻ những gì mà chúng ta đã cảm nghiệm, đã sống trong cuộc sống đời thường của mình, đó chính là niềm vui tha thứ, niềm vui thân thiện, niềm vui phục vụ, niềm vui cảm thông và niền vui cộng tác với nhau trong công việc bổn phận hằng ngày của chúng ta. Đó chính là việc làm tích cực để loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo vậy.
2. Ngước mắt nhìn anh em.
“Các tông đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi...” bằng lời nói và kèm thêm những dấu lạ, nhưng quan trọng hơn là có Chúa ở cùng các ngài.
Ngày hôm nay chúng ta rao giảng Lời Chúa qua internet, qua truyền hình, qua truyền thanh và qua mọi phương tiện có thể, nhưng tất cả những phương tiện ấy là chỉ để hỗ trợ cho đời sống Phúc Âm của chính mỗi người chúng ta. Người ta thích nhìn xem hành động bác ái của chúng ta hơn là coi trên truyền hình, người ta thích nghe lời chính miệng của chúng ta nói hơn là đọc trên internet, bởi vì con người thời nay chỉ thích nhìn và nghe những gì thật sống động tự nơi chúng ta -người Ki-tô hữu- xuất phát ra.
Và chúng ta cũng vậy, khi ngước mặt nhìn trời để trông chờ Chúa đến, thì đồng thời cũng hãy ngước mắt nhìn anh em đang gặp khốn khó để giúp đỡ, ngước mắt nhìn anh em đang thất vọng để ủi an, ngước mắt nhìn anh em đang bị áp bức mà bênh vực và ngước mắt nhìn người nghèo chung quanh chúng ta, họ đang nhìn chúng ta, chờ đợi chúng ta thực hành Lời Chúa là yêu thương người thân cận như chính mình.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay lễ Đức Chúa Giê-su lên trời, và cũng là niềm hy vọng được về trời chung hưởng hạnh phúc với Chúa của chúng ta, tôi xin mời anh chị em tự xét mình, tự vấn lương tâm coi chúng ta có ao ước những sự trên trời hơn những sự của trần thế:
a. Có lúc nào tôi ngước mặt nhìn lên tượng Thánh Giá Chúa để nói: Lạy Chúa, con rất yêu mến Chúa.
b. Có lúc nào tôi ngước mắt nhìn anh em, chị em và cầu nguyện thầm: Lạy Chúa, xin ban cho họ được hạnh phúc của Chúa.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin Mừng : Mc 16, 15-20.
“Đức Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa”.
Anh chị em thân mến,
Sống ở đời ai cũng thích tìm hạnh phúc cho mình, nhưng chúng ta –những người Ki-tô hữu- đều biết rằng, hạnh phúc đích thực không phải ở tại trần gian này, mà ở trên thiên đàng, nơi có Đức Chúa Giê-su –Đấng đã chết, đã sống lại và lên trời- đang ngự bên hữu Thiên Chúa Cha, cùng với Đức Mẹ Ma-ri-a và các thánh nam nữ.
Trước mặt các tông đồ, Đức Chúa Giê-su đã về trời, về nơi Ngài đã ngự trước khi xuống thế làm người, về lại bên hữu Đức Chúa Cha, để rồi sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ lành người dữ.
1. Ngước mặt nhìn trời.
Các tông đồ đang ngỡ ngàng nhìn trời như vừa mất một cái gì cao quý, các ông ngước mặt nhìn trời, nhìn mãi cho đến khi thiên thần nhắc nhở làm các ông trở về với thực tại là cuộc sống ở trần gian. Ngước mặt nhìn trời mà lòng ao ước được về trời với Thầy chí thánh, lòng các tông đồ xôn xao vui sướng vì từ nay mình còn có một nơi rất hạnh phúc, hạnh phúc và bình an, đó là được sum họp với Chúa trên cõi trời cao kia.
Cuộc sống của chúng ta, thực tại của chúng ta là trần thế, sống trong trần thế với tất cả những gì là của trần thế, nhưng lòng của chúng ta vẫn luôn hướng về trời, hướng về trời tức là hướng về Đức Chúa Giê-su, là nhớ lại những lời của Ngài đã nói đã dặn dò cho các tông đồ: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo tin mừng cho mọi loài thọ tạo”, mọi loài thọ tạo là bao gồm tất cả những gì mà Thiên Chúa đã tạo dựng, mà đối tượng quan trọng nhất chính là con người, họ chính là những người đã trở nên anh em chị em của chúng ta trong Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
Ngước mặt lên trời để loan báo Tin Mừng cho anh em chị em, bởi vì không ai loan báo tin vui mà cúi gầm mặt xuống đất; ngước mặt lên để hân hoan, để vui mừng, để cảm tạ, để chia sẻ những gì mà chúng ta đã cảm nghiệm, đã sống trong cuộc sống đời thường của mình, đó chính là niềm vui tha thứ, niềm vui thân thiện, niềm vui phục vụ, niềm vui cảm thông và niền vui cộng tác với nhau trong công việc bổn phận hằng ngày của chúng ta. Đó chính là việc làm tích cực để loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo vậy.
2. Ngước mắt nhìn anh em.
“Các tông đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi...” bằng lời nói và kèm thêm những dấu lạ, nhưng quan trọng hơn là có Chúa ở cùng các ngài.
Ngày hôm nay chúng ta rao giảng Lời Chúa qua internet, qua truyền hình, qua truyền thanh và qua mọi phương tiện có thể, nhưng tất cả những phương tiện ấy là chỉ để hỗ trợ cho đời sống Phúc Âm của chính mỗi người chúng ta. Người ta thích nhìn xem hành động bác ái của chúng ta hơn là coi trên truyền hình, người ta thích nghe lời chính miệng của chúng ta nói hơn là đọc trên internet, bởi vì con người thời nay chỉ thích nhìn và nghe những gì thật sống động tự nơi chúng ta -người Ki-tô hữu- xuất phát ra.
Và chúng ta cũng vậy, khi ngước mặt nhìn trời để trông chờ Chúa đến, thì đồng thời cũng hãy ngước mắt nhìn anh em đang gặp khốn khó để giúp đỡ, ngước mắt nhìn anh em đang thất vọng để ủi an, ngước mắt nhìn anh em đang bị áp bức mà bênh vực và ngước mắt nhìn người nghèo chung quanh chúng ta, họ đang nhìn chúng ta, chờ đợi chúng ta thực hành Lời Chúa là yêu thương người thân cận như chính mình.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay lễ Đức Chúa Giê-su lên trời, và cũng là niềm hy vọng được về trời chung hưởng hạnh phúc với Chúa của chúng ta, tôi xin mời anh chị em tự xét mình, tự vấn lương tâm coi chúng ta có ao ước những sự trên trời hơn những sự của trần thế:
a. Có lúc nào tôi ngước mặt nhìn lên tượng Thánh Giá Chúa để nói: Lạy Chúa, con rất yêu mến Chúa.
b. Có lúc nào tôi ngước mắt nhìn anh em, chị em và cầu nguyện thầm: Lạy Chúa, xin ban cho họ được hạnh phúc của Chúa.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sắc chỉ Năm Thánh 2025 nói gì?
Vũ Văn An
13:55 10/05/2024
Tạp chí Aleteia, ngày 09/05/24, tường trình rằng kêu gọi hòa bình, chống lại tỷ lệ sinh giảm, hiệp nhất Kitô giáo... Đây là một số chủ đề được Đức Thánh Cha vạch ra cho Năm Thánh 2025 trong sắc chỉ công bố năm thánh 2025:
“Hy vọng không làm thất vọng” (Rm 5:5). Đây là lời hứa mà Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra dưới ánh sáng Năm Thánh 2025 trong “Sắc chỉ” được công bố ngày 9 tháng 5 năm 2024. Trong văn bản dài gần 10 trang này, Đức Thánh Cha đề ra lộ trình tâm linh cho “Năm Thánh” sắp tới,” sẽ chính thức bắt đầu vào ngày 24 tháng 12, và dự kiến sẽ thúc đẩy hàng triệu người Công Giáo “lên đường” đến Rome trên hành trình đức tin và “tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống”.
Tiếp nối truyền thống vĩ đại của Năm Thánh đã đánh dấu lịch sử của Giáo hội kể từ năm 1300, Đức Thánh Cha đã nhân cơ hội này kêu gọi xóa bỏ các bản án và các khoản nợ trên thế giới, vì hòa bình và chăm sóc những người dễ bị tổn thương nhất.
Trong bối cảnh sự sụp đổ về nhân khẩu học ở phương Tây, ngài cũng mời gọi nhân loại đáp lại “sự mất đi ước muốn truyền sự sống” và tỷ lệ sinh giảm. Ở cấp độ tôn giáo, ngài hy vọng rằng năm 2025 có thể đánh dấu một bước đột phá trong việc tìm kiếm sự hiệp nhất Kitô giáo, đặc biệt là về việc nhất trí về một ngày chung cho Lễ Phục sinh.
Vào lúc chiều tối, Đức Giáo Hoàng đến trước “cánh cửa thánh” của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, một cánh cửa bằng đồng hoành tráng thường chỉ được mở 25 năm một lần. Tại đó, Đức Phanxicô đã trao Sắc chỉ cho 10 nhà lãnh đạo Công Giáo trước khi nghe đọc các đoạn trích lớn từ tài liệu, trước sự chứng kiến của khoảng 200 Hồng Y, giám mục và giáo dân tập trung tại cửa của vương cung thánh đường Vatican.
Cuối năm nay, vào đêm Giáng sinh, Đức Thánh Cha sẽ là người mở cửa thánh và Năm Thánh 2025 sẽ kết thúc vào ngày 6 tháng 1 năm 2026.
“Mọi người đều biết hy vọng là gì. Trong tâm hồn mỗi người, niềm hy vọng ngự trị như sự khao khát và chờ đợi những điều tốt đẹp sẽ đến, dù chúng ta không biết tương lai sẽ ra sao. Mặc dù vậy, sự không chắc chắn về tương lai đôi khi có thể gây ra những cảm xúc mâu thuẫn, từ tin tưởng tự tin đến e ngại, từ thanh thản đến lo lắng, từ xác tín chắc chắn đến lưỡng lự và nghi ngờ. Chúng ta thường gặp những người chán nản, bi quan và hoài nghi về tương lai, như thể không gì có thể mang lại cho họ hạnh phúc. Đối với tất cả chúng ta, ước gì Năm Thánh là một cơ hội để đổi mới trong niềm hy vọng. Lời Chúa giúp chúng ta tìm ra lý do cho niềm hy vọng đó. Lấy nó làm kim chỉ nam, chúng ta hãy quay trở lại với thông điệp mà Thánh Phaolô muốn truyền đạt cho các Kitô hữu ở Rôma.”
Sau đây là tóm lược các thông điệp chính của Đức Thánh Cha trong Tông sắc ‘Spes non confundit’ – “Hy vọng không làm thất vọng”.
Tha nợ và tha thứ
Phù hợp với lời kêu gọi của vị tiền nhiệm là Thánh Gioan Phaolô II trong Năm Thánh 2000, Đức Thánh Cha Phanxicô đang làm sống lại chủ đề xóa nợ cho các nước kém phát triển.
“Chúng ta hãy cam kết khắc phục những nguyên nhân sâu xa của sự bất công, giải quyết những khoản nợ bất công và không thể trả được, và nuôi sống những người đói”, vị giáo hoàng đầu tiên từ Nam bán cầu kêu gọi.
Ngài đã đưa ra “lời kêu gọi chân thành” tới các quốc gia giàu có, yêu cầu họ “thừa nhận tầm quan trọng của rất nhiều quyết định trong quá khứ của họ và quyết tâm tha thứ cho những khoản nợ của những quốc gia sẽ không bao giờ có khả năng trả được”.
Trích dẫn khái niệm “nợ sinh thái” được đề cập trong thông điệp Laudato si' của mình, Đức Thánh Cha người Argentina đã tố cáo “việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên không cân xứng” và kêu gọi tái cân bằng các mối quan hệ giữa miền Bắc và miền Nam để có thể hy vọng vào một tương lai hòa bình.
Ngài kêu gọi tình liên đới với “hàng tỷ người nghèo, những người thường thiếu những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống” và với “những người di cư rời bỏ quê hương để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và cho gia đình họ”.
Để phù hợp với truyền thống Năm Thánh, Đức Thánh Cha cũng đề nghị các chính phủ khôi phục lại niềm hy vọng cho các tù nhân bằng cách thực hiện “các hình thức ân xá hoặc tha án nhằm giúp các cá nhân lấy lại niềm tin vào bản thân và vào xã hội; và các chương trình tái hòa nhập cộng đồng.”
Đức Thánh Cha Phanxicô viết trong sắc lệnh rằng ngài mong muốn tự mình mở Cửa Thánh trong nhà tù.
Năm Thánh để giải trừ vũ khí một thế giới đau khổ
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng Năm Thánh 2025 phải giúp chúng ta kết nối lại với các kế hoạch dài hạn và đoạn tuyệt với “thế giới phát triển nhanh chóng của chúng ta” nơi “chúng ta đã quen với việc mong muốn mọi sự ngay bây giờ”.
Kêu gọi sự kiên nhẫn, ngài yêu cầu chúng ta biến năm nay thành một dấu chỉ hy vọng trước nhiều đau khổ đang hành hạ nhân loại, đặc biệt là những đau khổ do chiến tranh gây ra.
Với tư cách là người ủng hộ những người đang phải chịu đựng những cuộc xung đột này, Đức Thánh Cha “mơ rằng vũ khí có thể im lặng” trong Năm Thánh này, và khuyến khích ngành ngoại giao “không mệt mỏi trong cam kết tìm kiếm, với lòng can đảm và tính sáng tạo, mọi cơ hội để thực hiện” đàm phán nhằm đạt được một nền hòa bình lâu dài.”
Như đã làm trước đây, ngài cũng kêu gọi thành lập một “quỹ hoàn cầu cuối cùng có thể chấm dứt nạn đói”, được tài trợ “bằng số tiền chi cho vũ khí và các chi tiêu quân sự khác”.
Tỷ lệ sinh giảm và tương lai cho giới trẻ
Đức Thánh Cha nhấn mạnh mối quan tâm ngày càng tăng của ngài về cuộc khủng hoảng nhân khẩu học ở phương Tây, bằng cách bày tỏ trong lời chỉ trích này một lời mời gọi đáp lại “sự suy giảm đáng báo động về tỷ lệ sinh sản”.
Đức Thánh Cha tiếc nuối “sự mất đi ước muốn truyền sự sống” và “những chiếc nôi trống rỗng ở rất nhiều nơi trên thế giới của chúng ta”. Ngài cũng liệt kê nhiều nguyên nhân khác nhau như “tốc độ điên cuồng ngày nay, nỗi lo sợ về tương lai, tình trạng thiếu đảm bảo việc làm và các chính sách xã hội đầy đủ, cũng như các mô hình xã hội mà chương trình nghị sự của chúng được quyết định bởi việc tìm kiếm lợi nhuận”.
Sâu sắc hơn, ngài khẳng định rằng con người “không thể hài lòng với việc sống từng ngày một, ổn định ở đây và bây giờ và chỉ tìm kiếm sự thỏa mãn trong thực tại vật chất”.
“Điều này dẫn tới một chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi và đánh mất niềm hy vọng; nó làm nảy sinh một nỗi buồn đọng lại trong tâm hồn và sinh ra những kết quả của sự bất mãn và không khoan dung,” ngài nói.
Như một lời cảnh cáo, Đức Thánh Cha nhắc nhở các chính phủ cũng như các tín hữu rằng “mong muốn sinh con trai và con gái mới của người trẻ như một dấu hiệu hoa trái của tình yêu của họ đảm bảo một tương lai cho mọi xã hội”.
Thực vậy, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến giới trẻ nhiều lần trong suốt bản văn. Ngài nhấn mạnh: “Chúng ta không được làm họ thất vọng, vì tương lai phụ thuộc vào sự nhiệt tình của họ”.
“Thật buồn khi thấy những người trẻ không có hy vọng, những người phải đối đầu với một tương lai không chắc chắn và không hứa hẹn, những người thiếu việc làm hoặc sự đảm bảo về công việc, hoặc những triển vọng thực tế sau khi học xong”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh, đồng thời tố cáo tác hại của việc “trốn chạy vào ma túy” hoặc nguyên nhân “theo đuổi niềm vui nhất thời”.
Đức Thánh Cha viết: “Với niềm đam mê được đổi mới, chúng ta hãy thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đối với thanh thiếu niên, sinh viên và các cặp vợ chồng trẻ, thế hệ đang vươn lên”.
Một năm đặc biệt cho sự hiệp nhất Kitô giáo
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhấn mạnh rằng sự hiệp nhất và đối thoại giữa các Kitô hữu sẽ là chủ đề trọng tâm của Năm Thánh sắp tới, cũng sẽ đánh dấu kỷ niệm 1,700 năm Công đồng Ni-xê-a năm 325. Ngài kêu gọi “một biểu hiện cụ thể cho hình thức đồng nghị này, ” được các Kitô hữu tiên khởi sống, nhằm đáp ứng “nhu cầu cấp bách về việc truyền giảng Tin Mừng”.
Đức Thánh Cha coi lễ kỷ niệm Ni-xê-a như một “lời kêu gọi” gửi đến tất cả các Giáo hội hãy “kiên trì trên con đường hướng tới sự hiệp nhất hữu hình”, đặc biệt bằng việc đồng ý về một ngày chung cho lễ Phục sinh, mà người Công Giáo và Chính thống giáo sẽ trùng hợp cử hành vào cùng một ngày 20 tháng Tư, năm 2025.
Vị Giám mục Rôma cũng mong muốn tổ chức một lễ kỷ niệm đại kết vào năm 2025 để gợi lên “sự phong phú trong chứng từ” của các vị tử đạo thuộc các tôn giáo Kitô giáo khác nhau, những người mà ngài định nghĩa là “hạt giống của sự hiệp nhất, biểu hiện của chủ nghĩa đại kết bằng máu”. Một biến cố tương tự đã diễn ra trong Năm Thánh 2000 với Đức Gioan Phaolô II, và một ủy ban đã được thành lập vào năm 2023 để nghiên cứu chủ đề này.
Đức Phanxicô cũng khuyến khích các tín hữu của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông với Rôma, nói rằng họ nên cảm thấy “đặc biệt được chào đón” và Giáo hội “không bỏ rơi họ”.
Ngài khẳng định rằng họ được chào đón ở Rome – cùng với “anh chị em Chính thống giáo” của họ – mặc dù “bạo lực và bất ổn” thường buộc họ “phải rời bỏ quê hương, thánh địa của mình để đến những nơi an toàn hơn”.
Người hành hương: Lên đường “tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống”
Đức Thánh Cha Phanxicô viết: “Một cuộc hành hương đi bộ là một sự trợ giúp tuyệt vời để khám phá lại giá trị của sự im lặng, nỗ lực và sự đơn giản của cuộc sống”, nhấn mạnh việc nó thể hiện “cuộc tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống của con người chúng ta” ra sao.
Ngài hy vọng rằng các hành trình và cuộc hành hương được lên kế hoạch là “những ốc đảo tâm linh và là nơi nghỉ ngơi trên cuộc hành hương đức tin” và các đền thánh cũng có thể là nơi “cho sự tái sinh của niềm hy vọng”.
Tại Rome, ngoài các hành trình truyền thống đến hầm mộ và “Bảy Nhà thờ”, những người tổ chức Năm Thánh cũng đã thiết lập hai tuyến đường khác: Một tuyến dành riêng cho các Giáo hội đại diện cho các quốc gia Châu Âu và tuyến kia tập trung vào các nữ thánh quan trọng.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng giải thích ý nghĩa của “ân xá”. Theo truyền thống, trong Năm Thánh bằng cách đi qua “cửa thánh” ở Vương cung thánh đường Thánh Phêrô hoặc các vương cung thánh đường lớn khác (Thánh Gioan Latêranô, Đức Bà Cả và Thánh Phaolô Ngoại thành), người Công Giáo được tha có điều kiện các hình phạt vì tội lỗi của họ, gọi là ân xá. Đức Giáo Hoàng giải thích, ơn toàn xá này “là một cách khám phá bản chất vô hạn của lòng thương xót Chúa”. Nó nhấn mạnh đến “sự tha thứ trọn vẹn của Thiên Chúa”.
[Xem phần khai tâm của chúng tôi về ân xá, phần 1 và phần 2: https://aleteia.org/2016/01/14/a-primer-on-indulgences-part-1/2.]
Tại các giáo phận trên toàn thế giới, Năm Thánh sẽ bắt đầu vào ngày 29 tháng 12, và tất cả các giám mục được mời gọi tổ chức một cuộc hành hương, Thánh lễ và đọc các đoạn trong Sắc chỉ này vào ngày đó.
Nguyên văn sắc chỉ Spes Non Confundit [Hy vọng không làm thất vọng] công bố năm thánh 2025 của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
15:10 10/05/2024
SẮC CHỈ CÔNG BỐ NĂM THÁNH THƯỜNG LỆ 2025
PHANXICÔ, GIÁM MỤC ROME,
TÔI TỚ CÁC TÔI TỚ CHÚA
GỬI TẤT CẢ NHỮNG AI ĐỌC THƯ NÀY
MONG NIỀM HY VỌNG TRÀN ĐẦY TÂM HỒN ANH CHỊ EM
___________________________________
1. SPES NON CONFUNDIT. “Hy vọng không làm thất vọng” (Rm 5:5). Trong tinh thần hy vọng, Thánh Phaolô đã gửi những lời khích lệ này tới cộng đồng Kitô hữu ở Rôma. Niềm hy vọng cũng là thông điệp trọng tâm của Năm Thánh sắp tới mà theo truyền thống cổ xưa, Đức Giáo Hoàng công bố 25 năm một lần. Tôi nghĩ đến tất cả những người hành hương hy vọng sẽ đến Rôma để trải nghiệm Năm Thánh và đến tất cả những người khác, mặc dù không thể đến thăm Thành phố của các Tông đồ Phêrô và Phaolô, nhưng sẽ cử hành Năm Thánh tại các Giáo hội địa phương của họ. Đối với tất cả mọi người, ước gì Năm Thánh là một thời điểm gặp gỡ đích thực, bản thân với Chúa Giêsu, “cánh cửa” (x. Ga 10:7.9) ơn cứu độ của chúng ta, Đấng mà Giáo hội có nhiệm vụ phải loan báo luôn luôn, ở mọi nơi và cho tất cả mọi người là “ niềm hy vọng của chúng ta” (1Tm 1:1).
Mọi người đều biết hy vọng là gì. Trong tâm hồn mỗi người, niềm hy vọng ngự trị như sự khao khát và chờ đợi những điều tốt đẹp sẽ đến, dù chúng ta không biết tương lai sẽ ra sao. Mặc dù vậy, sự không chắc chắn về tương lai đôi khi có thể gây ra những cảm xúc mâu thuẫn, từ tin tưởng tự tin đến e ngại, từ thanh thản đến lo lắng, từ xác tín chắc chắn đến lưỡng lự và nghi ngờ. Chúng ta thường gặp những người chán nản, bi quan và hoài nghi về tương lai, như thể không gì có thể mang lại cho họ hạnh phúc. Đối với tất cả chúng ta, ước gì Năm Thánh là một cơ hội để đổi mới trong niềm hy vọng. Lời Chúa giúp chúng ta tìm ra lý do cho niềm hy vọng đó. Lấy nó làm hướng dẫn, chúng ta hãy quay trở lại với sứ điệp mà Thánh Phaolô muốn truyền đạt cho các Kitô hữu ở Rôma.
Một lời hy vọng
2. “Vì chúng ta được công chính hóa bởi đức tin, nên chúng ta được bình an với Thiên Chúa qua Chúa chúng ta là Chúa Giêsu Kitô, nhờ Người mà chúng ta có được ân sủng trong đó chúng ta đang sống; và chúng ta tự hào về niềm hy vọng được chia sẻ vinh quang của Thiên Chúa… Niềm hy vọng không làm thất vọng, bởi vì tình yêu của Thiên Chúa đã đổ vào lòng chúng ta qua Chúa Thánh Thần đã được ban cho chúng ta” (Rm 5:1-2.5). Trong đoạn này, Thánh Phaolô cho chúng ta nhiều điều để suy gẫm. Chúng ta biết rằng Thư gửi tín hữu Rôma đã đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong công cuộc truyền giáo của ngài. Cho đến lúc đó, ngài đã thực hiện hoạt động của mình ở phần phía đông của Đế quốc, nhưng bây giờ ngài quay sang Rome và tất cả những gì Rome có ý nghĩa trong mắt thế giới. Trước mắt ngài là một thử thách lớn lao mà ngài đã đảm nhận vì mục đích rao giảng Tin Mừng, một thử thách không có rào cản hay giới hạn. Giáo Hội Rôma không do Thánh Phaolô thành lập, tuy nhiên ngài cảm thấy được thúc đẩy phải nhanh chóng đến đó để mang đến cho mọi người Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, Đấng chịu đóng đinh và sống lại từ cõi chết, một sứ điệp hy vọng hoàn thành những lời hứa cổ xưa, dẫn đến vinh quang và, đặt nền tảng trong tình yêu, không làm mọi người thất vọng.
3. Niềm hy vọng nảy sinh từ tình yêu và dựa trên tình yêu tuôn chảy từ trái tim bị đâm thâu của Chúa Giêsu trên thập giá: “Vì nếu khi còn là thù địch, chúng ta đã được hòa giải với Thiên Chúa qua cái chết của Con Người, thì chắc chắn hơn nữa, sau khi đã được hòa giải, chúng ta sẽ được cứu nhờ sự sống của Người” (Rm 5:19). Sự sống đó trở nên rõ ràng trong đời sống đức tin của chúng ta, bắt đầu bằng Bí tích Rửa tội, phát triển trong sự cởi mở đón nhận ân sủng của Thiên Chúa và được sinh động bởi một niềm hy vọng không ngừng được đổi mới và củng cố bởi hoạt động của Chúa Thánh Thần.
Bằng sự hiện diện thường xuyên của Người trong đời sống của Giáo hội lữ hành, Chúa Thánh Thần soi sáng mọi tín hữu bằng ánh sáng hy vọng. Người giữ cho ánh sáng đó luôn cháy, như ngọn đèn luôn cháy, để duy trì và tiếp thêm sinh lực cho cuộc sống của chúng ta. Niềm hy vọng Kitô giáo không lừa dối hay làm thất vọng vì nó dựa trên sự chắc chắn rằng không có gì và không ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa: “Ai sẽ tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Chúa Kitô? Phải chăng là hoạn nạn, khốn cùng, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm hay gươm giáo? Không, trong tất cả những điều này, chúng ta còn hơn cả những người chiến thắng nhờ Đấng đã yêu thương chúng ta. Vì tôi tin chắc rằng cả cái chết, sự sống, các thiên thần, những kẻ thống trị, những gì hiện tại, những gì sẽ đến, những quyền lực, chiều cao, chiều sâu, hay bất cứ điều gì khác trong mọi tạo vật, sẽ không thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 8:35.37-39). Ở đây chúng ta thấy lý do tại sao niềm hy vọng này vẫn tồn tại giữa những thử thách: được đặt nền tảng trên đức tin và được nuôi dưỡng bởi đức ái, nó giúp chúng ta tiến bước trong cuộc sống. Như Thánh Augustinô nhận xét: “Dù ở bậc sống nào, chúng ta cũng không thể sống nếu không có ba khuynh hướng này của tâm hồn, đó là tin, cậy [hy vọng] và yêu mến”. [1]
4. Thánh Phaolô là người thực tế. Ngài biết rằng cuộc sống có những niềm vui và nỗi buồn, tình yêu bị thử thách giữa những thử thách, và niềm hy vọng có thể tan vỡ trước đau khổ. Dù vậy, ngài vẫn có thể viết: “Chúng ta khoe mình trong đau khổ, vì biết rằng đau khổ sinh ra kiên nhẫn, kiên nhẫn sinh ra nghị lực, nghị lực sinh ra hy vọng” (Rm 5:3-4). Đối với Thánh Tông đồ, những thử thách và gian khổ đánh dấu cuộc đời của những người rao giảng Tin mừng giữa sự hiểu lầm và bách hại (x. 2 Cr 6:3-10). Tuy nhiên, trong chính những bối cảnh đó, bên kia bóng tối, chúng ta thoáng thấy một ánh sáng: chúng ta nhận ra rằng việc truyền giảng tin mừng được duy trì bởi sức mạnh phát ra từ thập giá và sự phục sinh của Chúa Kitô. Bằng cách này, chúng ta học thực hành một nhân đức gắn liền với niềm hy vọng, đó là sự kiên nhẫn. Trong thế giới phát triển nhanh chóng của chúng ta, chúng ta đã quen với việc mong muốn mọi thứ ngay bây giờ. Chúng ta không còn có thời gian để ở bên người khác nữa; ngay cả các gia đình cũng khó có thể đoàn tụ và vui vẻ bên nhau. Sự kiên nhẫn đã bị mất đi bởi sự vội vàng điên cuồng, và điều này tỏ ra có hại, vì nó dẫn đến sự thiếu kiên nhẫn, lo lắng và thậm chí bạo lực vô cớ, dẫn đến nhiều bất hạnh và quy cái tôi nhiều hơn.
Cũng không có nhiều chỗ cho sự kiên nhẫn trong thời đại Internet này, khi không gian và thời gian nhường chỗ cho cái “bây giờ” luôn hiện hữu. Nếu chúng ta vẫn có thể chiêm ngưỡng sự sáng thế với cảm giác kính sợ, chúng ta có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của sự kiên nhẫn. Chúng ta có thể đánh giá cao sự thay đổi của các mùa và mùa màng, quan sát đời sống của động vật và chu kỳ tăng trưởng của chúng, đồng thời tận hưởng tầm nhìn rõ ràng của Thánh Phanxicô. Trong Bài ca các tạo vật, được viết cách đây đúng 800 năm, Thánh Phanxicô nhìn mọi thụ tạo như một đại gia đình và có thể gọi mặt trời là “anh trai” và mặt trăng là “em gái”. [2] Một sự đánh giá mới về giá trị của sự kiên nhẫn chỉ có thể mang lại lợi ích cho chính chúng ta và cho người khác. Thánh Phaolô thường nói về sự kiên nhẫn trong bối cảnh chúng ta cần có sự kiên trì và tin tưởng vào những lời hứa của Thiên Chúa. Tuy nhiên, trước hết, ngài làm chứng cho sự kiên nhẫn của chính Thiên Chúa, là “Thiên Chúa của mọi sự kiên nhẫn và khích lệ” (Rm 15:5). Sự kiên nhẫn, một trong những hoa trái của Chúa Thánh Thần, nâng đỡ và củng cố niềm hy vọng của chúng ta như một nhân đức và một lối sống. Xin cho chúng ta học cách cầu nguyện thường xuyên để có được ơn kiên nhẫn, vốn vừa là con gái của niềm hy vọng vừa là nền tảng vững chắc của nó.
Một hành trình hy vọng
5. Sự tương tác giữa hy vọng và kiên nhẫn làm cho chúng ta thấy rõ rằng đời sống Kitô hữu là một cuộc hành trình mời gọi những khoảnh khắc mãnh liệt hơn để khuyến khích và nâng đỡ niềm hy vọng như người bạn đồng hành thường xuyên hướng dẫn các bước của chúng ta hướng tới mục tiêu gặp gỡ Chúa Giêsu. Tôi thích nghĩ rằng việc công bố Năm Thánh đầu tiên vào năm 1300 được bắt đầu bằng một cuộc hành trình ân sủng được linh đạo bình dân gợi hứng. Làm sao chúng ta có thể không nhớ lại những cách thức khác nhau mà ân sủng tha thứ đã được đổ xuống trên Dân thánh và trung thành của Thiên Chúa? Chẳng hạn, chúng ta được nhắc nhở về lời “Xin tha thứ” vĩ đại mà Thánh Celestine V đã ban cho tất cả những người đến thăm Vương cung thánh đường Santa Maria di Collemaggio ở Aquila vào các ngày 28 và 29 tháng 8 năm 1294, sáu năm trước khi Đức Giáo Hoàng Boniface VIII thiết lập Năm Thánh. Giáo Hội đã trải nghiệm ân sủng của Năm Thánh như sự tuôn đổ lòng thương xót của Thiên Chúa. Thậm chí trước đó, vào năm 1216, Đức Giáo Hoàng Honorius III đã cầu xin Thánh Phanxicô ban ơn toàn xá cho tất cả những ai đến thăm Porziuncola trong hai ngày đầu tháng Tám. Điều tương tự cũng có thể nói về cuộc hành hương đến Santiago de Compostela: vào năm 1222, Đức Giáo Hoàng Callistus II đã cho phép cử hành Năm Thánh ở đó bất cứ khi nào Lễ Thánh Tông đồ Giacôbê rơi vào Chúa nhật. Thật tốt khi những cử hành Năm Thánh “phân tán” như vậy vẫn tiếp tục, để sức mạnh tha thứ của Thiên Chúa có thể nâng đỡ và đồng hành với các cộng đồng và cá nhân trên con đường hành hương của họ.
Tất nhiên, hành hương là một yếu tố cơ bản của mọi sự kiện Năm Thánh. Bắt đầu một cuộc hành trình theo truyền thống gắn liền với hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống của con người. Một cuộc hành hương đi bộ là một sự trợ giúp tuyệt vời để tái khám phá giá trị của sự im lặng, nỗ lực và sự đơn giản của cuộc sống. Trong năm tới, những người hành hương hy vọng chắc chắn sẽ du hành trên những con đường cổ xưa và hiện đại hơn để trải nghiệm Năm Thánh một cách trọn vẹn. Tại Rôma, cùng với những chuyến viếng thăm thông thường tới các hầm mộ và Bảy Nhà thờ, các hành trình đức tin khác sẽ được đề xuất. Hành trình từ nước này sang nước khác như thể biên giới không còn quan trọng nữa, và đi từ thành phố này sang thành phố khác để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sáng thế và những kiệt tác nghệ thuật, chúng ta học cách trân trọng sự phong phú của những trải nghiệm và nền văn hóa khác nhau, đồng thời được truyền cảm hứng để nâng cao vẻ đẹp đó, trong lời cầu nguyện, với Thiên Chúa, trong sự tạ ơn vì những công việc kỳ diệu của Người. Các Nhà thờ Năm Thánh dọc theo các tuyến đường hành hương và trong thành phố Rôma có thể đóng vai trò là ốc đảo tâm linh và là nơi nghỉ ngơi trên cuộc hành hương đức tin, nơi chúng ta có thể uống được những nguồn hy vọng, trên hết bằng cách đến với bí tích Hòa Giải, khởi điểm thiết yếu của bất cứ cuộc hành trình hoán cải thực sự nào. Trong các Giáo hội địa phương, cần đặc biệt quan tâm đến việc chuẩn bị cho các linh mục và tín hữu cử hành bí tích Xưng tội và làm cho bí tích này sẵn sàng dưới hình thức cá nhân.
Một cách đặc biệt, tôi muốn mời gọi các tín hữu của các Giáo hội Đông phương, đặc biệt là những người đã hiệp thông trọn vẹn với người kế vị Thánh Phêrô, hãy tham gia vào cuộc hành hương này. Họ đã phải chịu đau khổ rất nhiều, thậm chí cho đến chết, vì lòng trung thành của họ với Chúa Kitô và Giáo hội, và vì thế họ cảm thấy mình được chào đón đặc biệt tại Thành phố Rome này cũng là Mẹ của họ và trân trọng rất nhiều kỷ niệm về sự hiện diện của họ. Giáo Hội Công Giáo, được làm phong phú nhờ các phụng vụ cổ xưa cũng như nền thần học và tâm linh của các Giáo Phụ, các tu sĩ và nhà thần học, muốn thể hiện một cách biểu tượng việc ôm hôn họ và các anh chị em Chính thống giáo của họ trong thời điểm họ phải chịu đựng Con đường Thập giá của riêng mình, thường bị bạo lực và bất ổn buộc phải rời bỏ quê hương, vùng đất thánh của mình để đến những nơi an toàn hơn. Đối với họ, niềm hy vọng nảy sinh từ việc biết rằng họ được Giáo hội yêu thương, không bỏ rơi họ mà theo họ bất cứ nơi nào họ đi, sẽ làm cho biểu tượng của Năm Thánh trở nên mạnh mẽ hơn.
6. Năm Thánh 2025 tiếp nối các cuộc cử hành ân sủng trước đó. Trong Năm Thánh Thường Lệ vừa qua, chúng ta đã vượt qua ngưỡng cửa hai thiên niên kỷ kể từ ngày Chúa Giêsu Kitô giáng sinh. Sau đó, vào ngày 13 tháng 3 năm 2015, tôi đã công bố Năm Thánh Ngoại thường nhằm mục đích làm cho mọi người biết đến và khuyến khích cuộc gặp gỡ với “khuôn mặt thương xót của Thiên Chúa”, [3] thông điệp cốt lõi của Tin Mừng cho mọi người nam nữ ở mọi thời và mọi nơi. Giờ đây đã đến một Năm Thánh mới, khi một lần nữa Cửa Thánh sẽ được mở ra để mời gọi mọi người trải nghiệm mãnh liệt tình yêu của Thiên Chúa, đánh thức trong tâm hồn niềm hy vọng chắc chắn về ơn cứu độ nơi Chúa Kitô. Năm Thánh cũng sẽ hướng dẫn các bước của chúng ta hướng tới một lễ kỷ niệm cơ bản khác cho tất cả các Kitô hữu: năm 2033 sẽ đánh dấu kỷ niệm hai nghìn năm ơn cứu chuộc đạt được nhờ cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Chúng ta sắp thực hiện một cuộc hành hương được đánh dấu bằng những sự kiện trọng đại, trong đó ân sủng của Thiên Chúa đi trước và đồng hành với dân của Người khi họ tiến bước vững chắc trong đức tin, tích cực trong bác ái và kiên định trong niềm hy vọng (x. 1 Tx 1:3).
Được nâng đỡ bởi truyền thống cao cả này, và chắc chắn rằng Năm Thánh sẽ là một trải nghiệm sống động về ân sủng và hy vọng đối với toàn thể Giáo hội, tôi sắc chỉ rằng Cửa Thánh của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ở Vatican sẽ được mở vào ngày 24 tháng 12 năm 2024, do đó khai mạc Năm Thánh Thường Lệ. Vào Chúa nhật tuần sau, ngày 29 tháng 12 năm 2024, tôi sẽ mở Cửa Thánh tại thánh đường của tôi, Thánh Gioan Latêranô, mà vào ngày 9 tháng 11 năm nay sẽ kỷ niệm 1700 năm cung hiến. Sau đó, vào ngày 1 tháng 1 năm 2025, Lễ Trọng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Cửa Thánh của Vương cung thánh đường Đức Bà Cả sẽ được mở ra. Cuối cùng, Chúa nhật, ngày 5 tháng 1 năm 2025, sẽ đánh dấu việc mở Cửa Thánh của Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại Thành. Ba Cửa Thánh cuối cùng này sẽ đóng lại vào Chúa nhật ngày 28 tháng 12 năm 2025.
Tôi còn sắc chỉ rằng vào Chúa nhật, ngày 29 tháng 12 năm 2024, tại mỗi nhà thờ chính tòa và nhà thờ đồng chính tòa, các giám mục giáo phận sẽ cử hành Thánh lễ long trọng khai mạc Năm Thánh, sử dụng các chỉ dẫn nghi thức sẽ được cung cấp cho dịp đó. Đối với các buổi cử hành tại các nhà thờ đồng chính tòa, vị trí giám mục có thể được đảm nhận bởi một đại biểu được chỉ định phù hợp. Một cuộc hành hương khởi hành từ một nhà thờ được chọn làm nơi tụ tập [collectio]và sau đó tiến tới nhà thờ chính tòa có thể tượng trưng cho cuộc hành trình hy vọng, được soi sáng bởi lời Chúa, hiệp nhất mọi tín hữu. Trong cuộc hành hương này, có thể đọc các đoạn trong Tài liệu này, cùng với việc công bố Ân xá sẽ được lãnh theo các quy định trong các chỉ dẫn nghi thức nêu trên. Năm Thánh sẽ kết thúc tại các Giáo hội địa phương vào Chúa Nhật, ngày 28 tháng 12 năm 2025; trong năm, cần phải thực hiện mọi nỗ lực để dân Chúa có thể tham gia trọn vẹn vào việc loan báo niềm hy vọng vào ân sủng của Thiên Chúa và vào những dấu chỉ chứng tỏ hiệu quả của việc này.
Năm Thánh Thường Lệ sẽ kết thúc bằng việc đóng Cửa Thánh trong Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ở Vatican vào ngày 6 tháng 1 năm 2026, Lễ Trọng Hiển Linh của Chúa. Trong Năm Thánh, ước gì ánh sáng hy vọng Kitô giáo soi sáng mọi người nam nữ, như một thông điệp về tình yêu Thiên Chúa gửi đến tất cả mọi người! Và nguyện xin Giáo Hội trung thành làm chứng cho sứ điệp này ở mọi nơi trên thế giới!
Dấu hiệu hy vọng
7. Ngoài việc tìm thấy niềm hy vọng nơi ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta còn được mời gọi khám phá niềm hy vọng nơi những dấu chỉ của thời đại mà Chúa ban cho chúng ta. Như Công đồng Vatican II đã nhận xét: “Trong mọi thời đại, Giáo hội có trách nhiệm đọc các dấu chỉ của thời đại và giải thích chúng dưới ánh sáng Tin Mừng. Bằng cách này, bằng ngôn ngữ thích hợp với mọi thế hệ, Giáo Hội có thể trả lời những câu hỏi dai dẳng của mọi người về ý nghĩa của cuộc sống hiện tại và cuộc sống mai sau, cũng như mối liên hệ giữa điều này với điều kia”. [4] Chúng ta cần nhận ra sự tốt lành bao la hiện diện trong thế giới của chúng ta, kẻo chúng ta bị cám dỗ nghĩ rằng mình bị sự ác và bạo lực tràn ngập. Những dấu chỉ của thời đại, trong đó có sự khao khát của tâm hồn con người cần đến sự hiện diện cứu độ của Thiên Chúa, phải trở thành những dấu chỉ của niềm hy vọng.
8. Dấu chỉ hy vọng đầu tiên phải là ước muốn hòa bình trong thế giới của chúng ta, một thế giới một lần nữa lại chìm đắm trong bi kịch chiến tranh. Bất chấp những nỗi kinh hoàng trong quá khứ, nhân loại đang phải đối diện với một thử thách khác, khi nhiều dân tộc trở thành nạn nhân của sự tàn bạo và bạo lực. Tương lai sẽ ra sao đối với những dân tộc đã phải chịu đựng quá nhiều đau khổ này? Làm sao lời cầu xin giúp đỡ tuyệt vọng của họ lại không thúc đẩy các nhà lãnh đạo thế giới giải quyết vô số xung đột khu vực vì những hậu quả có thể xảy ra ở bình diện hoàn cầu? Có quá đáng không khi mơ rằng các vũ khí sẽ im lặng và ngừng trút xuống sự hủy diệt và chết chóc? Mong Năm Thánh nhắc nhở chúng ta rằng những ai xây dựng hòa bình sẽ được gọi là “con cái Thiên Chúa” (Mt 5:9). Nhu cầu hòa bình thách thức tất cả chúng ta và đòi hỏi phải thực hiện những bước đi cụ thể. Cầu mong nền ngoại giao không mệt mỏi trong cam kết tìm kiếm, với lòng can đảm và tính sáng tạo, mọi cơ hội để thực hiện các cuộc đàm phán nhằm đạt được một nền hòa bình lâu dài.
9. Nhìn về tương lai với niềm hy vọng cũng đòi hỏi phải có nhiệt huyết với cuộc sống và sẵn sàng chia sẻ nó. Đáng buồn thay, trong nhiều tình huống điều này lại bị thiếu. Hậu quả đầu tiên của việc này là mất đi ước muốn truyền sự sống. Một số quốc gia đang trải qua tình trạng tỷ lệ sinh giảm đáng báo động do tốc độ phát triển chóng mặt ngày nay, những lo ngại về tương lai, thiếu an ninh việc làm và các chính sách xã hội đầy đủ, cũng như các mô hình xã hội có chương trình nghị sự được chỉ đạo bởi việc tìm kiếm lợi nhuận hơn là quan tâm tới các mối quan hệ. Ở một số khu vực nhất định, xu hướng “đổ lỗi cho sự gia tăng dân số, thay vì chủ nghĩa tiêu dùng cực đoan và có chọn lọc của một số người, là một cách để từ chối đối diện với các vấn đề [thực tế]”. [5]
Sự cởi mở với sự sống và vai trò làm cha mẹ có trách nhiệm là kế hoạch mà Đấng Tạo Dựng đã gieo vào tâm hồn và thân xác con người nam nữ, một sứ mệnh mà Chúa đã giao phó cho các cặp vợ chồng và cho tình yêu của họ. Điều cấp bách là luật pháp có trách nhiệm về phía các quốc gia phải được đi kèm với sự hỗ trợ vững chắc của các cộng đồng tín hữu và toàn thể cộng đồng dân sự trong tất cả các thành phần của nó. Vì ước muốn của người trẻ sinh ra những con trai và con gái mới như một dấu hiệu hoa trái của tình yêu của họ bảo đảm một tương lai cho mọi xã hội. Đây là vấn đề của niềm hy vọng: nó được sinh ra từ niềm hy vọng và nó tạo ra niềm hy vọng.
Do đó, cộng đồng Kitô hữu phải đi đầu trong việc chỉ ra sự cần thiết của một giao ước xã hội để hỗ trợ và nuôi dưỡng niềm hy vọng, một giao ước bao gồm chứ không mang tính ý thức hệ, hoạt động vì một tương lai tràn ngập tiếng cười của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, để lấp đầy những chiếc nôi trống rỗng ở rất nhiều nơi trên thế giới của chúng ta. Tuy nhiên, tất cả chúng ta cần tìm lại niềm vui sống, vì con người nam nữ, được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa (x. St 1:26), không thể hài lòng với việc sống theo từng ngày, an lòng với ở đây và bây giờ và chỉ tìm kiếm sự thỏa mãn trong các thực tại vật chất. Điều này dẫn đến một chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi và đánh mất niềm hy vọng; nó gây ra một nỗi buồn đọng lại trong tâm hồn và sinh ra những kết quả của sự bất mãn và không khoan dung.
10. Trong Năm Thánh, chúng ta được mời gọi trở thành những dấu chỉ hy vọng hữu hình cho những anh chị em đang trải qua bất cứ khó khăn nào. Tôi nghĩ đến những tù nhân, bị tước đoạt tự do, hàng ngày cảm thấy sự khắc nghiệt của việc giam giữ và những hạn chế của nó, thiếu tình cảm và, trong một số trường hợp, thiếu tôn trọng con người họ. Tôi đề nghị rằng trong Năm Thánh này, các chính phủ hãy thực hiện những sáng kiến nhằm khôi phục lại niềm hy vọng; các hình thức ân xá hoặc tha thứ nhằm giúp các cá nhân lấy lại niềm tin vào bản thân và xã hội; và các chương trình tái hòa nhập cộng đồng, trong đó có cam kết cụ thể về việc tôn trọng pháp luật.
Đây là một lời kêu gọi cổ xưa, được rút ra từ lời Thiên Chúa, lời mà sự khôn ngoan của Người luôn hợp thời. Nó kêu gọi những hành động khoan dung và giải phóng để tạo điều kiện cho những khởi đầu mới: “Các ngươi sẽ thánh hóa năm thứ năm mươi và sẽ công bố tự do trên khắp đất nước cho mọi cư dân của nó” (Lv 25:10). Thể chế này của luật Môsê sau này đã được tiên tri Isaia áp dụng: “Chúa đã sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho những người bị áp bức, băng bó những tấm lòng tan vỡ, công bố lệnh tự do cho những kẻ bị giam cầm và trả tự do cho những kẻ bị tù, công bố năm hồng ân của Chúa” (Is 61:1-2). Chúa Giêsu đã biến những lời đó thành của riêng mình khi bắt đầu sứ vụ của mình, tự giới thiệu mình là người hoàn thành “năm hồng ân của Chúa” (x. Lc 4:18-19). Ở mọi nơi trên thế giới, các tín hữu và đặc biệt là các Mục tử của họ nên đồng lòng yêu cầu những điều kiện xứng đáng cho những người ở trong tù, tôn trọng nhân quyền của họ và trên hết là bãi bỏ án tử hình, một điều khoản trái ngược với đức tin Kitô giáo và một thứ loại bỏ mọi hy vọng được tha thứ và phục hồi. [6] Để cống hiến cho các tù nhân một dấu hiệu cụ thể của sự gần gũi, chính tôi muốn mở một Cửa Thánh trong nhà tù, như một dấu hiệu mời gọi các tù nhân nhìn về tương lai với niềm hy vọng và một cảm giác tin tưởng mới mẻ.
Còn 1 kỳ
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi một nền ‘thần học tình yêu’
Thanh Quảng sdb
17:16 10/05/2024
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi ‘thần học tình yêu’
Tại buổi tiếp kiến dành cho các thành viên của Mạng lưới Hiệp hội Thần học Công Giáo Quốc tế (INSeCT), Đức Thánh Cha Phanxicô đề xuất ba hướng đi cho thần học đương đại: lòng trung thành sáng tạo với truyền thống, cách tiếp cận liên ngành và tính tập thể.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
“Thần học thực sự là một sứ vụ quan trọng và cần thiết của Giáo hội,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói hôm thứ Sáu khi ngài gặp gỡ các thành viên của Mạng lưới Hiệp hội Thần học Công Giáo Quốc tế (INSeCT).
Bao gồm khoảng 30 hiệp hội thành viên và các nhóm liên kết, INSeCT nhằm mục đích “thúc đẩy một nền thần học hàn lâm và nghiên cứu” trên khắp thế giới.
“Thần học thực sự là một thừa tác vụ quan trọng và cần thiết của Giáo hội”.
Tầm quan trọng của thần học ngày nay
Trong bài phát biểu, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý ba lý do tại sao thần học ngày nay lại quan trọng.
Đầu tiên, ngài nói, “một phần đức tin Công Giáo của chúng ta là giải thích lý do hy vọng của chúng ta cho tất cả những ai hỏi.” Đức Thánh Cha lưu ý rằng niềm hy vọng này không phải là một cảm xúc, nhưng chính là Con Người của Chúa Giêsu Kitô.
Sau đó, “những thay đổi mang tính thời đại” mà một xã hội ngày càng đa nguyên càng phải đối diện để “đánh giá một cách nghiêm túc” hầu nuôi dưỡng tình huynh đệ con người và chăm sóc công trình sáng tạo.
Và thứ ba, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học và công nghệ - ĐTC đưa ra ví dụ về trí tuệ nhân tạo - đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hướng tới “sự hiểu biết chung về ý nghĩa của con người”.
Hướng dẫn thần học
Đức Thánh Cha tiếp tục đề xuất ba hướng đi cho thần học, bắt đầu bằng “sự trung thành với truyền thống một cách sáng tạo”.
Ngài nhấn mạnh: “Thần học sống động”, vì vậy phải tiếp tục phát triển và “thể hiện Tin Mừng ở mọi vùng đất và mọi nền văn hóa”.
Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận “liên ngành”, hướng dẫn thứ hai, không phải là “trào lưu nhất thời” mà là một đòi hỏi của thần học, phải lắng nghe các thành tựu của khoa học nhân văn, và đổi lại, cống hiến sự khôn ngoan Kitô giáo để chúng phát triển đúng đắn.
Sự cộng tác cần thiết trong thần học và giữa các ngành khoa học khác là một trách nhiệm “nhất thiết đòi hỏi tính hợp đoàn và tính đồng nghị”.
Một thần học tình yêu
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng “việc phục vụ” thần học “không thể được thực hiện nếu không phục hồi “đặc tính trí tuệ của thần học”. Ngài giải thích rằng kiến thức phải được theo đuổi dưới ánh sáng của trí tuệ, “hợp nhất giữa đức tin và đức hạnh, lý luận phê phán và tình yêu thương”.
“Thần học trí tuệ là thần học về tình yêu”.
ĐTC kết luận: “Thần học trí tuệ là thần học về tình yêu, bởi vì ‘ai không yêu thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu’.
Tại buổi tiếp kiến dành cho các thành viên của Mạng lưới Hiệp hội Thần học Công Giáo Quốc tế (INSeCT), Đức Thánh Cha Phanxicô đề xuất ba hướng đi cho thần học đương đại: lòng trung thành sáng tạo với truyền thống, cách tiếp cận liên ngành và tính tập thể.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
“Thần học thực sự là một sứ vụ quan trọng và cần thiết của Giáo hội,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói hôm thứ Sáu khi ngài gặp gỡ các thành viên của Mạng lưới Hiệp hội Thần học Công Giáo Quốc tế (INSeCT).
Bao gồm khoảng 30 hiệp hội thành viên và các nhóm liên kết, INSeCT nhằm mục đích “thúc đẩy một nền thần học hàn lâm và nghiên cứu” trên khắp thế giới.
“Thần học thực sự là một thừa tác vụ quan trọng và cần thiết của Giáo hội”.
Tầm quan trọng của thần học ngày nay
Trong bài phát biểu, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý ba lý do tại sao thần học ngày nay lại quan trọng.
Đầu tiên, ngài nói, “một phần đức tin Công Giáo của chúng ta là giải thích lý do hy vọng của chúng ta cho tất cả những ai hỏi.” Đức Thánh Cha lưu ý rằng niềm hy vọng này không phải là một cảm xúc, nhưng chính là Con Người của Chúa Giêsu Kitô.
Sau đó, “những thay đổi mang tính thời đại” mà một xã hội ngày càng đa nguyên càng phải đối diện để “đánh giá một cách nghiêm túc” hầu nuôi dưỡng tình huynh đệ con người và chăm sóc công trình sáng tạo.
Và thứ ba, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học và công nghệ - ĐTC đưa ra ví dụ về trí tuệ nhân tạo - đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hướng tới “sự hiểu biết chung về ý nghĩa của con người”.
Hướng dẫn thần học
Đức Thánh Cha tiếp tục đề xuất ba hướng đi cho thần học, bắt đầu bằng “sự trung thành với truyền thống một cách sáng tạo”.
Ngài nhấn mạnh: “Thần học sống động”, vì vậy phải tiếp tục phát triển và “thể hiện Tin Mừng ở mọi vùng đất và mọi nền văn hóa”.
Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận “liên ngành”, hướng dẫn thứ hai, không phải là “trào lưu nhất thời” mà là một đòi hỏi của thần học, phải lắng nghe các thành tựu của khoa học nhân văn, và đổi lại, cống hiến sự khôn ngoan Kitô giáo để chúng phát triển đúng đắn.
Sự cộng tác cần thiết trong thần học và giữa các ngành khoa học khác là một trách nhiệm “nhất thiết đòi hỏi tính hợp đoàn và tính đồng nghị”.
Một thần học tình yêu
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng “việc phục vụ” thần học “không thể được thực hiện nếu không phục hồi “đặc tính trí tuệ của thần học”. Ngài giải thích rằng kiến thức phải được theo đuổi dưới ánh sáng của trí tuệ, “hợp nhất giữa đức tin và đức hạnh, lý luận phê phán và tình yêu thương”.
“Thần học trí tuệ là thần học về tình yêu”.
ĐTC kết luận: “Thần học trí tuệ là thần học về tình yêu, bởi vì ‘ai không yêu thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu’.
Nguyên văn sắc chỉ Spes Non Confundit [Hy vọng không làm thất vọng] công bố năm thánh 2025 của Đức Phanxicô, tiếp theo
Vũ Văn An
19:49 10/05/2024
SẮC CHỈ CÔNG BỐ NĂM THÁNH THƯỜNG LỆ 2025
PHANXICÔ, GIÁM MỤC ROME,
TÔI TỚ CÁC TÔI TỚ CHÚA
GỬI TẤT CẢ NHỮNG AI ĐỌC THƯ NÀY
MONG NIỀM HY VỌNG TRÀN ĐẦY TÂM HỒN ANH CHỊ EM
11. Những dấu hiệu hy vọng cũng nên được biểu lộ với người bệnh, tại nhà hoặc tại bệnh viện. Những đau khổ của họ có thể được xoa dịu nhờ sự gần gũi và yêu thương của những người đến thăm họ. Những công việc của lòng thương xót cũng là những công việc của niềm hy vọng làm nảy sinh lòng biết ơn sâu sắc. Lòng biết ơn cũng nên được thể hiện đối với tất cả những nhân viên y tế, những người thường ở trong điều kiện bấp bênh, thực hiện sứ mệnh của mình với sự quan tâm và chăm sóc liên tục đối với người bệnh và những người dễ bị tổn thương nhất.
Cũng cần phải quan tâm toàn diện đến tất cả những người ở trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những người gặp phải những yếu đuối và hạn chế của mình, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng bởi bệnh tật hoặc khuyết tật làm hạn chế nghiêm trọng sự độc lập và tự do bản thân của họ. Sự chăm sóc dành cho họ là một bài thánh ca về phẩm giá con người, một bài hát hy vọng kêu gọi sự tham gia hợp xướng của toàn thể xã hội.
12. Những dấu hiệu hy vọng cũng cần thiết đối với những người là hiện thân của niềm hy vọng, tức là giới trẻ. Đáng buồn thay, họ thường thấy ước mơ, khát vọng của mình bị thất vọng. Chúng ta không được làm họ thất vọng, vì tương lai phụ thuộc vào lòng nhiệt tình của họ. Thật hài lòng khi thấy nghị lực mà họ biểu lộ, chẳng hạn như bằng cách xắn tay áo và tình nguyện giúp đỡ khi thảm họa xảy ra và mọi người đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, thật đáng buồn khi thấy những người trẻ không có niềm hy vọng, những người phải đối diện với một tương lai không chắc chắn và không hứa hẹn, những người thiếu việc làm hoặc sự đảm bảo về công việc, hoặc những triển vọng thực tế sau khi học xong. Nếu không hy vọng rằng ước mơ của họ có thể thành hiện thực, chắc chắn họ sẽ trở nên chán nản và bơ phờ. Việc chạy trốn vào ma túy, chấp nhận rủi ro và theo đuổi niềm vui nhất thời đặc biệt gây hại nhiều hơn cho họ, vì nó khiến họ khép kín trước vẻ đẹp và sự phong phú của cuộc sống, đồng thời có thể dẫn đến trầm cảm và thậm chí cả những hành động tự hủy hoại bản thân. Vì lý do này, Năm Thánh phải truyền cảm hứng cho Giáo hội nỗ lực hơn nữa để tiếp cận họ. Với niềm đam mê mới, chúng ta hãy thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đối với thanh thiếu niên, sinh viên và các cặp vợ chồng trẻ, thế hệ đang lên. Chúng ta hãy đến gần người trẻ, vì họ là niềm vui và hy vọng của Giáo hội và thế giới!
13. Những dấu hiệu hy vọng cũng phải hiện diện nơi những người di cư rời bỏ quê hương để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình họ. Những kỳ vọng của họ không được làm thất vọng bởi những thành kiến và sự từ chối. Tinh thần chào đón, bao trùm mọi người với sự tôn trọng phẩm giá của họ, phải đi kèm với tinh thần trách nhiệm, kẻo bất cứ ai cũng bị từ chối quyền được sống một cách xứng đáng. Những người lưu vong, những người phải di tản và những người tị nạn, những người bị căng thẳng quốc tế buộc phải di cư để tránh chiến tranh, bạo lực và phân biệt đối xử, phải được đảm bảo an ninh và tiếp cận việc làm và giáo dục, những phương tiện họ cần để tìm chỗ đứng của mình trong bối cảnh xã hội mới.
Cầu mong cộng đồng Kitô giáo luôn sẵn sàng bảo vệ quyền lợi của những người dễ bị tổn thương nhất, mở rộng cửa chào đón họ, kẻo có ai bị cướp đi niềm hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn. Ước gì những lời của Chúa trong dụ ngôn về Cuộc Phán Xét Cuối Cùng luôn vang vọng trong tâm hồn chúng ta: “Ta là khách lạ và các con đã đón tiếp Ta” vì “như các con đã làm với một trong những người hèn mọn nhất trong số những người anh chị em này của Ta, các con đã làm điều đó với Ta” (Mt 25:35.40).
14. Những người lớn tuổi thường xuyên cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi cũng xứng đáng có được những dấu hiệu hy vọng. Việc quý trọng kho báu mà họ có, những kinh nghiệm sống, sự khôn ngoan tích lũy và sự đóng góp mà họ vẫn có thể thực hiện, là trách nhiệm của cộng đồng Kitô hữu và xã hội dân sự, vốn được kêu gọi hợp tác để củng cố giao ước giữa các thế hệ.
Ở đây tôi cũng muốn đề cập đến ông bà, những người đại diện cho việc truyền lại đức tin và sự khôn ngoan cho thế hệ trẻ. Cầu mong họ tìm được sự nâng đỡ trong lòng biết ơn của con cái và tình yêu của con cháu, những người khám phá ra nơi họ cội nguồn cũng như nguồn cảm thông và khích lệ.
15. Tôi hết lòng cầu xin niềm hy vọng đó được ban cho hàng tỷ người nghèo, những người thường thiếu những thứ thiết yếu cho cuộc sống. Trước làn sóng liên tục của những hình thức bần cùng hóa mới, chúng ta có thể dễ dàng trở nên quen thuộc và cam chịu. Tuy nhiên, chúng ta không được nhắm mắt trước những tình huống bi thảm mà chúng ta đang gặp phải xung quanh mình, không chỉ ở một số nơi trên thế giới. Mỗi ngày chúng ta gặp những người nghèo khổ; họ thậm chí có thể là hàng xóm của chúng ta. Thường thì họ vô gia cư hoặc thiếu lương thực đủ dùng trong ngày. Họ phải chịu đựng sự loại trừ và thờ ơ của nhiều người. Thật là tai tiếng khi trong một thế giới sở hữu những nguồn tài nguyên dồi dào, phần lớn được dành cho việc sản xuất vũ khí, người nghèo vẫn tiếp tục là “đại đa số dân số của hành tinh, hàng tỷ người. Ngày nay, họ được đề cập đến trong các cuộc thảo luận kinh tế và chính trị quốc tế, nhưng người ta thường có ấn tượng rằng các vấn đề của họ được đưa ra như một sự suy nghĩ muộn màng, một câu hỏi được thêm vào gần như ngoài nghĩa vụ hoặc theo một cách hời hợt, nếu không bị coi đơn thuần chỉ là thiệt hại phụ thêm. Quả thực, khi tất cả đã được nói và làm, họ thường xuyên đứng ở vị trí cuối cùng”. [7] Chúng ta đừng quên: người nghèo hầu như luôn luôn là nạn nhân, chứ không phải là những người đáng trách.
Lời kêu gọi hy vọng
16. Nhắc lại sứ điệp lâu đời của các vị tiên tri, Năm Thánh nhắc nhở chúng ta rằng của cải trên trái đất không dành cho một số ít người có đặc quyền, mà dành cho tất cả mọi người. Người giàu phải rộng lượng và không rời mắt khỏi khuôn mặt của anh chị em đang gặp khó khăn. Ở đây tôi đặc biệt nghĩ đến những người thiếu nước và lương thực: nạn đói là một gương xấu, một vết thương hở trên thân thể nhân loại chúng ta, và nó kêu gọi tất cả chúng ta nghiêm túc kiểm tra lương tâm. Tôi nhắc lại lời kêu gọi của tôi rằng “với số tiền chi cho vũ khí và các chi tiêu quân sự khác, chúng ta hãy thành lập một quỹ hoàn cầu để cuối cùng có thể chấm dứt nạn đói và hỗ trợ sự phát triển ở những quốc gia nghèo nhất, để công dân của họ không phải dùng đến những hoàn cảnh bạo lực hoặc hão huyền, hoặc phải rời bỏ quê hương để tìm kiếm một cuộc sống xứng đáng hơn”. [8]
Một lời kêu gọi chân thành khác mà tôi đưa ra trong Năm Thánh sắp tới là hướng tới các quốc gia giàu có hơn. Tôi yêu cầu họ thừa nhận tầm quan trọng của rất nhiều quyết định trong quá khứ của họ và quyết tâm tha những khoản nợ cho những quốc gia sẽ không bao giờ có khả năng trả được. Hơn cả vấn đề về sự rộng lượng, đây là vấn đề về công lý. Ngày nay, mọi chuyện càng trở nên nghiêm trọng hơn bởi một hình thức bất công mới mà chúng ta ngày càng nhận ra, đó là “món 'nợ sinh thái' thực sự hiện hữu, đặc biệt là giữa miền Bắc và miền Nam hoàn cầu, liên quan đến sự mất cân bằng thương mại với những ảnh hưởng đến môi trường và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên không cân xứng của một số quốc gia trong thời gian dài”. [9] Như Thánh Kinh dạy, trái đất là của Chúa và tất cả chúng ta sống trong đó với tư cách là “khách lạ và tá điền” (Lv 25:23). Nếu chúng ta thực sự mong muốn chuẩn bị một con đường dẫn đến hòa bình trên thế giới, chúng ta hãy dấn thân khắc phục những nguyên nhân sâu xa của sự bất công, giải quyết những khoản nợ bất công và không thể trả được cũng như cho người đói ăn.
17. Năm Thánh sắp tới cũng sẽ trùng với một ngày quan trọng đối với mọi Kitô hữu, đó là mừng 1,700 năm kỷ niệm Đại Công đồng Ni-xê-a. Điều đáng lưu ý là, từ thời các tông đồ, các giám mục đã tụ họp trong nhiều dịp khác nhau để thảo luận về các vấn đề tín lý và các vấn đề kỷ luật. Trong những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo, các thượng hội đồng giám mục thường xuyên diễn ra ở cả Đông và Tây, cho thấy tầm quan trọng của việc bảo đảm sự hiệp nhất của dân Chúa và việc trung thành loan báo Tin Mừng. Năm Thánh có thể là một cơ hội quan trọng để đưa ra cách diễn đạt cụ thể về hình thức đồng nghị này, một hình thức mà cộng đồng Kitô giáo ngày nay coi là ngày càng cần thiết để đáp ứng nhu cầu cấp bách về việc truyền giảng tin mừng. Tất cả những người đã được rửa tội, với đặc sủng và thừa tác vụ tương ứng của mình, đều có trách nhiệm đảm bảo rằng những dấu chỉ hy vọng đa dạng làm chứng cho sự hiện diện của Thiên Chúa trên thế giới.
Công đồng Ni-xêa tìm cách bảo tồn sự hiệp nhất của Giáo hội, vốn đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi việc phủ nhận thần tính trọn vẹn của Chúa Giêsu Kitô và do đó sự đồng bản thể của Người với Chúa Cha. Khoảng ba trăm giám mục đã tham gia, được triệu tập theo lệnh của Hoàng đế Constantinô; Cuộc gặp gỡ đầu tiên của họ diễn ra tại Cung điện Hoàng gia vào ngày 20 tháng 5 năm 325. Sau nhiều cuộc tranh luận khác nhau, nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần, họ đã nhất trí chấp thuận Kinh Tin Kính mà chúng ta vẫn đọc mỗi Chúa nhật khi cử hành Bí tích Thánh Thể. Các Nghị phụ Công đồng đã chọn bắt đầu Kinh Tin Kính đó bằng cách sử dụng lần đầu tiên câu nói “Chúng tôi tin”, [10] như một dấu hiệu cho thấy tất cả các Giáo hội đều hiệp thông và tất cả các Kitô hữu đều tuyên xưng cùng một đức tin.
Công đồng Ni-xê-a là một cột mốc quan trọng trong lịch sử Giáo hội. Việc cử hành ngày kỷ niệm này mời gọi các Kitô hữu cùng hát ca ngợi và tạ ơn Thiên Chúa Ba Ngôi và đặc biệt là Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, “đồng bản thể với Chúa Cha”, [11] Đấng đã mặc khải cho chúng ta mầu nhiệm tình yêu đó. Đồng thời, Ni-xê-a đại diện cho lời kêu gọi tất cả các Giáo hội và Cộng đồng Giáo hội hãy kiên trì trên con đường hướng tới sự hiệp nhất hữu hình và tìm kiếm những cách thức phù hợp để đáp lại lời cầu nguyện của Chúa Giêsu “để tất cả nên một. Lạy Cha, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, xin cho chúng cũng ở trong Chúng ta, để thế gian tin rằng Cha đã sai Con” (Ga 17:21).
Công đồng Ni-xê-a cũng thảo luận về ngày lễ Phục sinh. Cho đến ngày nay, những cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề này vẫn ngăn cản việc cử hành biến cố căn bản về đức tin của chúng ta trong cùng một ngày. Theo Chúa quan phòng, một lễ kỷ niệm chung sẽ diễn ra vào năm 2025. Chớ gì đây là lời kêu gọi tất cả các Kitô hữu, Đông và Tây, hãy thực hiện một bước quyết định hướng tới sự hiệp nhất quanh một ngày Lễ Phục Sinh chung. Chúng ta nên tự nhắc nhở mình rằng nhiều người, không hề biết đến những tranh cãi trong quá khứ, đã không hiểu được tại sao sự chia rẽ trong vấn đề này có thể tiếp tục tồn tại.
Kiên định trong hy vọng
18. Niềm hy vọng [đức cậy], cùng với đức tin và đức ái, tạo thành bộ ba “nhân đức đối thần” diễn tả tâm điểm của đời sống Kitô hữu (x. 1 Cr 13:13; 1 Tx 1:3). Trong sự thống nhất không thể tách rời của chúng, có thể nói, niềm hy vọng là nhân đức mang lại hướng đi và mục đích nội tâm cho cuộc sống của các tín hữu. Vì lý do này, Thánh Tông đồ Phao-lô khuyến khích chúng ta “hãy vui mừng trong hy vọng, nhịn nhục trong đau khổ và kiên trì cầu nguyện” (Rm 12:12). Chắc chắn chúng ta cần “dồi dào trong hy vọng” (x. Rm 15:13), để chúng ta có thể làm chứng đáng tin cậy và hấp dẫn cho đức tin và tình yêu ngự trị trong tâm hồn chúng ta; để đức tin của chúng ta được vui tươi và đức ái của chúng ta được nhiệt tình; và rằng mỗi người chúng ta có thể nở một nụ cười, một cử chỉ nhỏ của tình bạn, một cái nhìn tử tế, một đôi tai sẵn sàng, một việc làm tốt, với nhận thức rằng, trong Thánh Thần của Chúa Giêsu, những điều này có thể trở thành, đối với những ai đón nhận chúng, những hạt giống hy vọng dồi dào. Tuy nhiên, cơ sở hy vọng của chúng ta là gì? Để hiểu được điều này, chúng ta hãy dừng lại và suy gẫm về “những lý do khiến chúng ta hy vọng” (x. 1 Pr 3:15).
19. “Tôi tin vào cuộc sống vĩnh cửu”. [12] Đức tin của chúng ta tuyên xưng như vậy. Niềm hy vọng Kitô giáo tìm thấy nơi những lời này một nền tảng thiết yếu. Vì niềm hy vọng là “nhân đức đối thần mà chúng ta mong muốn… cuộc sống vĩnh cửu là hạnh phúc của chúng ta”. [13] Công đồng Vatican II nói về niềm hy vọng rằng, “khi con người bị tước đoạt sự hỗ trợ thần thiêng này và thiếu niềm hy vọng vào cuộc sống vĩnh cửu, thì phẩm giá của họ bị suy giảm sâu xa, như điều thường thấy ngày nay. Những vấn đề về sự sống và cái chết, về tội lỗi và đau khổ vẫn chưa được giải quyết, khiến con người thường xuyên rơi vào tình trạng tuyệt vọng”. [14] Tuy nhiên, nhờ niềm hy vọng mà chúng ta đã được cứu, chúng ta có thể nhìn thời gian trôi qua một cách chắc chắn rằng lịch sử nhân loại và lịch sử cá nhân của chúng ta không bị kết án vào ngõ cụt hay vực thẳm đen tối, nhưng hướng tới cuộc gặp gỡ với Chúa vinh quang. Kết quả là chúng ta sống đời mình trong sự mong đợi sự trở lại của Người và hy vọng được sống đời đời trong Người. Trong tinh thần này, chúng ta biến lời cầu nguyện chân thành của các Kitô hữu đầu tiên mà với nó Kinh Thánh đã kết thúc: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến!” (Kh 22:20).
20. Cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu là trung tâm đức tin và là nền tảng cho niềm hy vọng của chúng ta. Thánh Phaolô nói điều này một cách ngắn gọn bằng cách sử dụng bốn động từ: “Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã nhận được, đó là Chúa Kitô đã chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh, và Người đã được chôn cất, và Người sống lại vào ngày thứ ba theo lời Kinh Thánh, và Người hiện ra với Sê-pha, rồi với nhóm mười hai” (1 Cr 15:3-5). Chúa Ki-tô đã chết, được chôn, sống lại và hiện ra. Vì lợi ích của chúng ta, Chúa Giêsu đã trải qua thảm kịch cái chết. Tình yêu của Chúa Cha đã nâng Người lên trong quyền năng của Chúa Thánh Thần, và biến nhân tính của Người thành hoa quả đầu mùa của ơn cứu độ đời đời của chúng ta. Niềm hy vọng Kitô giáo chính là ở chỗ này: khi đối diện với cái chết, dường như là sự kết thúc của mọi sự, chúng ta có sự chắc chắn rằng, nhờ ân sủng của Chúa Kitô được truyền cho chúng ta trong Bí tích Rửa tội, “sự sống được thay đổi chứ không phải kết thúc”, [15 ] mãi mãi. Được chôn cất với Chúa Kitô trong Bí tích Rửa tội, chúng ta nhận được trong sự phục sinh của Người hồng ân sự sống mới phá vỡ những bức tường của sự chết, biến nó thành một lối đi đến cõi vĩnh hằng.
Thực tại cái chết, như một sự chia ly đau đớn với những người thân yêu nhất của chúng ta, không thể được xoa dịu bằng những lời hoa mỹ trống rỗng. Tuy nhiên, Năm Thánh mang lại cho chúng ta cơ hội để đánh giá cao một lần nữa và với lòng biết ơn sâu sắc món quà sự sống mới mà chúng ta đã nhận được trong Bí tích Rửa tội, một sự sống có khả năng biến đổi thảm kịch của cái chết. Thật đáng suy gẫm, trong bối cảnh Năm Thánh, về cách hiểu mầu nhiệm đó ngay từ những thế kỷ đầu tiên của đời sống Giáo hội. Một ví dụ là truyền thống xây dựng giếng rửa tội theo hình bát giác, như đã thấy ở nhiều giếng rửa tội cổ xưa, chẳng hạn như giếng rửa tội của Nhà thờ Thánh Gioan Lateranô ở Rome. Điều này nhằm biểu tượng rằng Bí tích Rửa tội là buổi bình minh của “ngày thứ tám”, ngày phục sinh, một ngày vượt qua thời gian bình thường hàng tuần, mở ra chiều hướng vĩnh cửu và sự sống vĩnh cửu: mục tiêu mà chúng ta hướng tới trong chuyến hành hương trần thế (x. Rm 6:22).
Chứng từ thuyết phục nhất cho niềm hy vọng này được cung cấp bởi các vị tử đạo. Vững vàng trong niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh, họ từ bỏ chính cuộc sống trần thế này, thay vì phản bội Chúa của họ. Các vị tử đạo, trong tư cách những vị tuyên xưng việc sự sống không bao giờ kết thúc, hiện diện và đông đảo ở mọi thời đại, và có lẽ còn hơn thế nữa trong thời đại chúng ta. Chúng ta cần trân trọng chứng từ của họ để xác nhận niềm hy vọng của chúng ta và làm cho nó sinh hoa trái tốt lành.
Các vị tử đạo, đến từ các truyền thống Kitô giáo khác nhau, cũng là những hạt giống của sự hiệp nhất, những biểu hiện của đại kết bằng máu. Tôi rất hy vọng rằng Năm Thánh cũng sẽ bao gồm các cuộc cử hành đại kết như một cách làm nổi bật sự phong phú chứng từ của các vị tử đạo này.
21. Vậy sau khi chết chúng ta sẽ ra sao? Với Chúa Giêsu, vượt qua ngưỡng cửa này, chúng ta sẽ tìm thấy sự sống vĩnh cửu, hệ tại ở sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa khi chúng ta mãi mãi chiêm ngưỡng và chia sẻ tình yêu vô biên của Người. Tất cả những gì chúng ta đang trải nghiệm trong niềm hy vọng, sau đó chúng ta sẽ thấy trong thực tế. Chúng ta nhớ đến những lời của Thánh Augustinô: “Khi con là một với Chúa trong toàn bộ con người con, sẽ không còn đau khổ và vất vả nữa; cuộc sống của con sẽ là cuộc sống đích thực, một cuộc sống hoàn toàn được lấp đầy bởi Chúa”. [16] Điều gì lên đặc điểm cho sự hiệp thông trọn vẹn này? Được hạnh phúc. Hạnh phúc là ơn gọi của con người chúng ta, một mục tiêu mà tất cả mọi người đều khao khát.
Nhưng hạnh phúc là gì? Hạnh phúc mà chúng ta chờ đợi và mong muốn là gì? Không phải một niềm vui thoáng qua nào đó, một sự thỏa mãn nhất thời mà một khi đã trải qua sẽ khiến chúng ta khao khát nhiều hơn nữa, trong một cuộc tìm kiếm tuyệt vọng khiến trái tim chúng ta không được thỏa mãn và ngày càng trống rỗng. Chúng ta khao khát một hạnh phúc chắc chắn được tìm thấy trong một thứ có thể mang lại cho chúng ta sự thỏa mãn, đó là tình yêu. Vì vậy, ngay bây giờ chúng ta vẫn có thể nói: Tôi được yêu nên tôi hiện hữu; và tôi sẽ sống mãi trong tình yêu không làm tôi thất vọng, tình yêu mà không gì có thể tách rời tôi. Chúng ta hãy lắng nghe một lần nữa những lời của Thánh Tông Đồ: “Tôi tin chắc rằng không phải cái chết, cũng không phải sự sống, cũng không phải thiên thần, cũng không phải những kẻ thống trị, cũng không phải những điều hiện tại, cũng không phải những điều tương lai, cũng không phải quyền lực, cũng không phải chiều cao, cũng không phải chiều sâu, hay bất cứ điều gì khác trong mọi tạo vật, sẽ có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 8:38-39).
22. Một thực tại khác liên quan đến sự sống đời đời là sự phán xét của Thiên Chúa, vào lúc kết thúc cuộc đời cá nhân của chúng ta cũng như vào lúc kết thúc lịch sử. Các nghệ sĩ thường cố gắng miêu tả nó - ở đây chúng ta có thể nghĩ đến kiệt tác của Michelangelo trong Nhà nguyện Sistine - phù hợp với tầm nhìn thần học của thời đại họ và với mục đích truyền cảm hứng kinh ngạc cho người xem. Thực sự, chúng ta nên chuẩn bị bản thân một cách có ý thức và tỉnh táo cho thời điểm cuộc sống của chúng ta sẽ bị phán xét, nhưng chúng ta phải luôn làm điều này từ quan điểm hy vọng, nhân đức đối thần nâng đỡ cuộc sống của chúng ta và bảo vệ nó khỏi nỗi sợ hãi vô căn cứ. Sự phán xét của Thiên Chúa, Đấng là tình yêu (x. 1 Ga 4:8.16), chắc chắn sẽ dựa trên tình yêu, và đặc biệt trên tất cả những gì chúng ta đã làm hoặc không làm đối với những người đang cần giúp đỡ, mà ở giữa họ, Chúa Kitô, chính vị Thẩm phán, cũng hiện diện (x. Mt 25:31-46). Như vậy, rõ ràng là chúng ta đang nói về một bản án không giống bất cứ bản án nào được đưa ra bởi các tòa án trần thế của con người; nó phải được hiểu như một mối tương quan chân lý với Thiên Chúa là tình yêu và với chính mình, trong mầu nhiệm khôn dò của lòng Chúa thương xót. Kinh Thánh dạy: “Chúa đã dạy dân Người rằng người công chính phải là người nhân hậu, và Chúa đã ban cho con cái Chúa niềm hy vọng tốt lành, vì Chúa ban lòng sám hối tội lỗi, để… khi chúng con bị xét xử, chúng con có thể mong đợi lòng thương xót” (Kn 12: 19.22). Theo lời của Đức Bênêđíctô XVI: “Vào lúc phán xét, chúng ta cảm nghiệm và hấp thụ sức mạnh tràn ngập tình yêu của Người trên mọi sự ác trên thế giới và trong chúng ta. Nỗi đau của tình yêu trở thành sự cứu rỗi và niềm vui của chúng ta”. [17]
Do đó, sự phán xét liên quan đến ơn cứu độ mà chúng ta hy vọng và ơn cứu độ mà Chúa Giêsu đã giành được cho chúng ta bằng cái chết và sự phục sinh của Người. Nó nhằm đưa chúng ta đến một cuộc gặp gỡ dứt khoát với Chúa. Điều ác chúng ta đã làm không thể giấu kín được; nó cần phải được thanh tẩy để có thể thực hiện được cuộc gặp gỡ dứt khoát này với tình yêu Thiên Chúa. Ở đây, chúng ta bắt đầu thấy cần phải cầu nguyện cho tất cả những người đã kết thúc cuộc hành hương trần thế, sự liên đới của chúng ta trong một lời chuyển cầu có hiệu quả nhờ sự hiệp thông của các thánh, và mối liên kết chia sẻ làm cho chúng ta nên một trong Chúa Kitô, Con đầu lòng của toàn bộ sáng thế. Ân xá Năm Thánh, nhờ sức mạnh của lời cầu nguyện, được dành riêng cho những người đã đi trước chúng ta, để họ có thể nhận được lòng thương xót trọn vẹn.
23. Thật vậy, ơn toàn xá là một cách khám phá bản chất vô hạn của lòng thương xót Chúa. Không phải ngẫu nhiên mà đối với người xưa, các từ “lòng thương xót” và “khoan xá” có thể hoán đổi cho nhau, như những cách diễn tả sự tha thứ trọn vẹn của Thiên Chúa, một sự tha thứ không giới hạn.
Bí tích Sám Hối bảo đảm với chúng ta rằng Thiên Chúa xóa sạch tội lỗi của chúng ta. Chúng ta cảm nghiệm được những lời mạnh mẽ và đầy an ủi của Thánh Vịnh: “Chính Người là Đấng tha thứ mọi tội lỗi của anh em, Đấng chữa lành mọi bệnh tật của anh em, Đấng cứu chuộc mạng sống anh em khỏi nấm mồ, Đấng đội vương miện cho anh em bằng tình yêu và lòng trắc ẩn… Chúa là Đấng từ bi và nhân ái, chậm giận và giàu lòng thương xót… Người không đối xử với chúng ta theo tội lỗi của chúng ta, cũng không báo trả chúng ta theo lỗi lầm của chúng ta. Vì trời cao hơn đất bao nhiêu, tình yêu của Người dành cho những ai kính sợ Ngườ cũng mạnh mẽ bấy nhiêu. Phương đông xa cách phương tây bao nhiêu, Người xóa bỏ tội lỗi chúng ta bấy nhiêu” (Tv 103:3-4.8.10-12). Bí tích Hòa Giải không chỉ là một hồng ân thiêng liêng cao cả mà còn là một bước quyết định, thiết yếu và cơ bản trên hành trình đức tin của chúng ta. Ở đó, chúng ta để cho Chúa xóa bỏ tội lỗi của chúng ta, chữa lành tâm hồn chúng ta, nâng chúng ta lên, ôm lấy chúng ta và mặc khải cho chúng ta vẻ mặt dịu dàng và nhân hậu của Người. Không có cách nào tốt hơn để biết Thiên Chúa hơn là để Người hòa giải chúng ta với Người (x. 2 Cr 5:20) và nếm trải sự tha thứ của Người. Chúng ta đừng bỏ bê việc xưng tội, nhưng hãy khám phá lại vẻ đẹp của bí tích chữa lành và niềm vui này, vẻ đẹp của sự tha thứ tội lỗi của Thiên Chúa!
Tuy nhiên, như chúng ta biết từ kinh nghiệm bản thân, mọi tội lỗi đều “để lại dấu vết”. Tội lỗi gây ra những hậu quả, không chỉ ở bên ngoài dưới tác động của những điều sai trái mà chúng ta làm, mà còn ở bên trong, bởi vì “mọi tội lỗi, dù là tội nhẹ, đều dẫn đến một sự gắn bó không lành mạnh với các thụ tạo, một điều phải được thanh tẩy ngay trên trái đất này hoặc sau khi chết, trong trạng thái gọi là Luyện ngục”. [18] Trong nhân tính yếu đuối và bị lôi kéo bởi sự ác của chúng ta, một số hậu quả còn sót lại của tội lỗi vẫn còn. Những điều này được loại bỏ nhờ ân xá, luôn luôn nhờ ân sủng của Chúa Kitô, Đấng, như Thánh Phaolô VI đã viết, “chính Người là ‘ân xá’ của chúng ta”. [19] Tòa Ân Giải Tối Cao sẽ ban hành các quy tắc để đạt được và mang lại kết quả thiêng liêng cho việc thực hành ân xá Năm Thánh.
Kinh nghiệm về sự tha thứ hoàn toàn này không thể không mở rộng trái tim và tâm trí của chúng ta để có nhu cầu tha thứ cho người khác. Sự tha thứ không thay đổi được quá khứ; nó không thể thay đổi những gì đã xảy ra trong quá khứ, nhưng nó có thể cho phép chúng ta thay đổi tương lai và sống những cuộc đời khác, thoát khỏi sự tức giận, thù hận và thù hận. Sự tha thứ tạo nên một tương lai tươi sáng hơn, giúp chúng ta nhìn về quá khứ bằng con mắt khác, giờ đây thanh thản hơn, mặc dù vẫn còn dấu vết của những giọt nước mắt trong quá khứ.
Trong Năm Thánh Ngoại thường vừa qua, tôi đã ủy nhiệm cho các Thừa sai Lòng Thương Xót, và những người này tiếp tục thực hiện một sứ mạng quan trọng. Trong Năm Thánh sắp tới, ước gì họ thi hành thừa tác vụ của mình bằng cách khơi dậy niềm hy vọng và trao ban sự tha thứ bất cứ khi nào một tội nhân đến với họ với tấm lòng rộng mở và tinh thần sám hối. Ước gì họ vẫn là nguồn hòa giải và là nguồn khích lệ nhìn về tương lai với niềm hy vọng chân thành được khơi dậy bởi lòng thương xót của Chúa Cha. Tôi khuyến khích các giám mục hãy tận dụng thừa tác vụ quý giá của mình, đặc biệt bằng cách gửi họ đến bất cứ nơi nào mà niềm hy vọng bị thử thách nghiêm trọng: đến các nhà tù, bệnh viện và những nơi mà phẩm giá con người bị xâm phạm, tình trạng nghèo đói tràn lan và sự suy thoái xã hội đang lan tràn. Trong Năm Thánh này, chớ gì không ai bị tước đoạt cơ hội nhận được sự tha thứ và an ủi của Thiên Chúa.
24. Niềm hy vọng tìm được chứng tá tối thượng nơi Mẹ Thiên Chúa. Nơi Đức Trinh Nữ diễm phúc, chúng ta thấy rằng niềm hy vọng không phải là sự lạc quan ngây thơ mà là một món quà ân sủng giữa những thực tại của cuộc sống. Giống như mọi người mẹ, mỗi khi Đức Mẹ nhìn Con mình, Mẹ đều nghĩ đến tương lai của Con. Chắc chắn Mẹ vẫn đang suy gẫm trong lòng những lời cụ già Simeon đã nói với Mẹ trong Đền Thờ: “Con trẻ này được định cho sự vấp ngã và trỗi dậy của nhiều người ở Israel, và là một dấu hiệu sẽ bị chống đối, để những suy nghĩ bên trong nhiều người sẽ lộ diện – và một lưỡi gươm sẽ đâm thấu linh hồn của chính bà” (Lc 2:34-35). Dưới chân thập giá, ngài đã chứng kiến cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu, người con vô tội của ngài. Quá đau buồn, ngài vẫn tiếp tục lời “fiat” của ngài, không bao giờ từ bỏ niềm hy vọng và niềm tin tưởng vào Chúa. Bằng cách này, Đức Maria đã cộng tác vì chúng ta trong việc thực hiện tất cả những gì Con Mẹ đã tiên báo khi loan báo rằng Người sẽ phải “chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, các thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, và bị giết chết, và sau ba ngày sẽ sống lại” (Mc 8:31). Trong nỗi đau khổ được dâng hiến trong tình yêu đó, Đức Maria đã trở thành Mẹ của chúng ta, Mẹ của Niềm Hy Vọng. Không phải ngẫu nhiên mà lòng đạo đức bình dân tiếp tục cầu khẩn Đức Trinh Nữ là Stella Maris [Sao Biển], một tước hiệu nói lên niềm hy vọng chắc chắn rằng, giữa những giông tố của cuộc đời này, Mẹ Thiên Chúa đến giúp đỡ chúng ta, nâng đỡ chúng ta và khuyến khích chúng ta kiên trì trong niềm hy vọng và tín thác.
Về vấn đề này, tôi xin lưu ý rằng Đền thờ Đức Mẹ Guadalupe ở Thành phố Mexico đang chuẩn bị cử hành, vào năm 2031, kỷ niệm 500 năm ngày Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên. Qua Juan Diego, Mẹ Thiên Chúa đã mang đến một thông điệp hy vọng mang tính cách mạng mà Mẹ tiếp tục mang đến cho mọi người hành hương và mọi tín hữu: “Há Mẹ không ở đây hay sao, Há Mẹ không phải là Mẹ của con sao?” [20] Thông điệp đó tiếp tục đánh động tâm hồn tại nhiều đền thánh Đức Mẹ trên khắp thế giới, nơi vô số khách hành hương phó thác cho Mẹ Thiên Chúa thánh thiện những quan tâm, nỗi buồn và niềm hy vọng của họ. Trong Năm Thánh, ước gì những đền thờ này trở thành nơi thánh thiêng để chào đón và là không gian đặc biệt cho sự tái sinh của niềm hy vọng. Tôi khuyến khích tất cả những người hành hương đến Rôma hãy dành thời gian cầu nguyện tại các đền thánh Đức Mẹ trong Thành phố, để tôn kính Đức Mẹ và cầu xin sự bảo vệ của Mẹ. Tôi tin tưởng rằng tất cả mọi người, đặc biệt là những người đau khổ và thiếu thốn nhất, sẽ biết đến sự gần gũi của Đức Maria, người mẹ trìu mến nhất, không bao giờ bỏ rơi con cái mình và là “dấu hiệu niềm hy vọng và sự an ủi chắc chắn” cho dân thánh của Thiên Chúa”. [21]
25. Trong cuộc hành trình hướng tới Năm Thánh, chúng ta hãy quay lại với Kinh thánh và nhận ra rằng Kinh thánh đang nói với chúng ta bằng những lời này: “Xin cho chúng ta những người nương náu nơi Người được khích lệ mạnh mẽ để nắm bắt niềm hy vọng đặt ra trước mắt chúng ta. Chúng ta có niềm hy vọng này, một mỏ neo chắc chắn và vững chắc của linh hồn, một niềm hy vọng đi vào đền thánh bên trong đàng sau bức màn, nơi Chúa Giêsu, Đấng đi trước thay mặt chúng ta, đã bước vào” (Dt 6:18-20). Những lời đó là sự khích lệ mạnh mẽ để chúng ta không bao giờ đánh mất niềm hy vọng đã được ban cho, để chúng ta bám chặt vào niềm hy vọng đó và tìm được nơi Thiên Chúa sự nương tựa và sức mạnh của chúng ta.
Hình ảnh mỏ neo hùng hồn; nó giúp chúng ta nhận ra sự ổn định và an toàn của chúng ta giữa những dòng nước hỗn loạn của cuộc sống này, miễn là chúng ta phó thác mình cho Chúa Giêsu. Những cơn bão tấn công chúng ta sẽ không bao giờ thắng được, vì chúng ta neo chặt vào niềm hy vọng sinh ra từ ân sủng, giúp chúng ta sống trong Chúa Kitô và chiến thắng tội lỗi, sợ hãi và cái chết. Niềm hy vọng này, vượt lên trên những thú vui phù du của cuộc sống và việc đạt được những mục tiêu trước mắt của chúng ta, khiến chúng ta vượt lên trên những thử thách và khó khăn, đồng thời truyền cảm hứng cho chúng ta tiếp tục tiến về phía trước, không bao giờ đánh mất tầm nhìn cao cả của mục tiêu thiên quốc mà chúng ta đã được kêu gọi hướng tới.
Do đó, Năm Thánh sắp tới sẽ là một Năm Thánh được đánh dấu bằng niềm hy vọng không hề phai nhạt, niềm hy vọng của chúng ta nơi Thiên Chúa. Xin cho nó giúp chúng ta phục hồi niềm tin tưởng vững chắc mà chúng ta cần có, vào Giáo hội và xã hội, vào các mối quan hệ liên bản vị, trong các mối quan hệ quốc tế, và vào nhiệm vụ của chúng ta là thăng tiến phẩm giá của mọi người và tôn trọng món quà sáng thế của Thiên Chúa. Ước gì chứng tá của các tín hữu trở thành men hy vọng đích thực cho thế giới chúng ta, là điềm báo trời mới đất mới (x. 2 Pr 3:13), nơi con người nam nữ sẽ sống trong công lý và hòa hợp, vui tươi chờ đợi việc nên trọn lời hứa của Chúa.
Ngay bây giờ chúng ta hãy để niềm hy vọng này thu hút chúng ta! Qua chứng tá của chúng ta, xin cho niềm hy vọng lan tỏa đến tất cả những ai đang lo lắng tìm kiếm nó. Ước gì cách sống của chúng ta nói với họ bằng rất nhiều lời: “Hãy trông cậy vào Chúa! Hãy vững vàng, can đảm và hy vọng vào Chúa!” (Tv 27:14). Xin cho sức mạnh của niềm hy vọng tràn đầy những ngày của chúng ta, khi chúng ta tin tưởng chờ đợi sự quang lâm của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đáng được chúc tụng và vinh quang, bây giờ và mãi mãi.
Ban hành tại Rôma, tại Nhà thờ Thánh Gioan Latêranô, ngày 9 tháng 5, Lễ Trọng Chúa Giêsu Kitô Lên Trời, năm 2024, năm thứ mười hai trong Triều Giáo Hoàng của tôi.
Phanxicô
___________________________________
[1] Serm. ngày 198 augm. 2.
[2] Xem. Fonti Francescane, số 263, 6.10.
[3] Xem. Sắc lệnh Năm Thánh Ngoại thường Lòng Thương Xót Misericordiae Vultus, 1-3.
[4] Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 4.
[5] Thông điệp Laudato Si’, 50.
[6] Xem Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 2267.
[7] Thông điệp Laudato Si’, 49
[8] Thông điệp Fratelli Tutti, 262.
[9] Thông điệp Laudato Si’, 51.
[10] Tín điều Ni-xê-a: H. DENZINGER-A. SCHÖNMETZER, Enchiridion symbolorum definitionum et declarationum de rebus fidei et morum, 125.
[11] Đã dẫn.
[12] Kinh Tin Kính Các Tông Đồ: H. DENZINGER-A. SCHÖNMETZER, Enchiridion symbolorum definitionum et declarationum de rebus fidei et morum, 30.
[13] Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo, số 1817.
[14] Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, 21.
[15] Sách lễ Rôma, Lời tựa I cầu cho người đã khuất.
[16] Lời thú tội, X, 28.
[17] Thông điệp Spe Salvi, 47.
[18] Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo, số 1472.
[19] Tông thư Apostolorum Limina, 23 tháng 5 năm 1974, II.
[20] Nican Mopohua, số 119.
[21] CÔNG ĐỒNG VATICAN THỨ HAI, Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, 68.
Văn Hóa
Cánh Diều
Lm Vũđình Tường
04:50 10/05/2024
Cu Tỏi là hỗn danh bác nó đặt cho khi mới sanh. Hai mẹ con vừa bước vào nhà từ viện bảo sanh, đúng lúc bác nó đến thăm. Thân hình rắn chắc, ngắn tủn, cái đầu nhỏ tí được mẹ đội cho cái mũ hình củ tỏi. Mấy tuần trước đó mẹ thấy cái mũ đan đẹp mắt. Sợi len màu trắng ngà xen lẫn mầu xanh, và tím đục, quyện lấy nhau trông rất bắt mắt. Mẹ mua để dành đội cho đứa con sắp ra đời. Bác hỏi tên nó là gì? Chúng cháu chưa đặt tên. Là thằng cu hay cái hĩm. Dạ, cháu con trai. Bồng nó trong tay bác thích cái mũ hình củ tỏi gọi ngay là thằng cu Tỏi. Mẹ nó không vui mấy nhưng im lặng không đáp. Bác là người nghĩ sao nói thế. Ở đâu bác cũng toang toác như gà mái đẻ. Về đến nhà bác thuật chuyện đi thăm hai mẹ con thằng cu Tỏi. Vài người thắc mắc, tên gì lạ thế. Bác cười cười không đính chính. Thế là cái tên thằng cu Tỏi dính liền với đời nó.
Chiều chiều cu Tỏi cùng đám bạn thân ra đồng chơi với cánh sáo diều. Tất cả nhảy chân sáo ra đồng thả diều. Chúng nó sờ mó cánh diều, xít xoa khen cánh diều. Nó hãnh diện đáp: Anh tao phải mất một tuần mới làm xong. Nó ngụ í nói cánh diều tốn công lắm, anh hì hục một tuần làm cho. Do đó, nó quí cánh diều bởi cánh diều làm cho hãnh diện, tự hào mình hơn người. Thả diều bay cao, cu Tỏi cho mỗi đứa thay phiên lần lượt cầm giây diều ít phút. Thời gian còn lại nó cầm một mình. Đôi khi có đứa cầm ké nhưng cu Tỏi phải là nhân vật chính. Cầm giây diều lâu mỏi tay, giây giật mỏi rã cánh. Sợ mất diều, cu tỏi nghĩ ra cách cột giây diều vào chân; cùng bạn nằm dài trên đám cỏ đắng xanh rì, mơ mộng nhìn cánh diều bay, tai nghe tiếng sáo vi vu trên cao vọng xuống, mơ màng tưởng mình đang bay lượn trên không trung cùng cánh diều. Đám bạn nằm dài trên cỏ đắng bắt chuyện, lan man đủ thứ. Vài đứa thắc mắc anh mày làm gì mà giỏi thế, làm được cánh sáo diều. Nó ậm ực trả lời qua loa cho xong chuyện bởi tâm trí nó đặt nơi cánh diều. Làm diều thì nhiều nhưng làm sáo diều lại hiếm. Diều của cu Tỏi vừa có sáo, tiếng kêu rất thanh, lại bay cao nhất xóm. Tuổi trẻ tự hào về cái đơn thuần. Bất cứ thứ gì có hơn chúng bạn đều đáng tự hào. Cu Tỏi có cánh diều, bạn nó không có, chúng bạn thèm; không mua đâu ra. Có thằng lại hỏi. Anh mày học cái gì thế? Nó đang tự hào về anh nó nên hỏi đến anh, nó nhanh nhẩu đáp. Nó không nhớ anh học ngành gì, cái tên nghe vừa gần vừa lạ. Anh tao muốn học ngành, cu Tỏi ấp úng, không nhớ rõ. Nó cố nhớ rõ nhưng chỉ nhớ mài mại. Anh tao muốn học ngành không hàng. Bạn nó thắc mắc ngành không hàng là ngành gì? Anh tao bảo ngành gì đó liên quan đến máy bay. Mấy đứa bạn cùng oà lớn: đó là ngành hàng không. Nó đáp cụt lủn. Ừ ngành hàng không. Cả bọn xít xoa, vậy là trong tương lai mày được đi máy bay rồi. Nó hãnh diện bảo. Khi bay qua nhà tao ở trên gọi tên cho tụi mày ra xem.
Mấy tuần sau có đứa hỏi mua. Cu Tỏi không bán. Gần mười tuổi rồi mà cu Tỏi chưa biết hình dáng đồng tiền ra sao. Tiền đối với nó vô dụng vì nhà xa chợ, quanh xóm không ai buôn bán gì nên có tiền mất công giữ mà không ích chi. Trong khi đó cánh sáo diều mang lại cho nó niềm vui khôn tả, thanh thản thoả chí chạy nhảy, vui đùa nơi đồng khô, rạ đổ.
Vài tuần sau, cũng một buổi chiều, cả bọn nằm yên nhìn cánh diều, nghe tiếng sáo mơ màng. Cơn gió lớn thình lình xuất hiện, tung cánh diều lên cao. Cái giây nơi chân giật chân cu Tỏi khỏi mặt đất, cắt đứt giấc mơ. Nó tiếc ngẩn ngơ khi cánh diều vuột chân bay bổng trởi cao. Lỗi là tại nó. Ngày kia nó cột giây diều vào khúc gỗ rồi dùng chân đè lên khúc gỗ giữ diều. Lúc cu Tỏi mơ mơ màng màng cũng là lúc gió lớn kéo cả cánh diều lẫn khúc gỗ tung lên cao. Cu Tỏi nhận ra điều đó thì khúc gỗ đã vượt quá tầm tay với. Cánh diều cứ bay bổng lên cao mãi. Cu Tỏi van trời cho gió ngừng thổi để cánh diều đáp xuống, nhưng lời cầu của nó tan loãng trong gió. Cu Tỏi cùng đám bạn đứng nhìn cánh diều nhỏ dần, xít xoa. Nước mắt chảy dài trên má hồi nào không hay, chỉ biết im lặng đứng ngó vào thinh không. Khi cánh diều mất hút, bạn nó thúc. Diều bay mất rồi, tối rồi; đi về thôi. Cu Tỏi muốn lưu lại lâu hơn, nhưng bạn bè về hết nó chân bước thấp, bước cao ra về.
Tối đó cu Tỏi không ăn cơm, không học bài, lại đi ngủ sớm. Mẹ nó yên ủi. Để mẹ bảo anh làm cho con cái khác. Nó tin lời mẹ nhưng phải chờ đến năm tới vì anh nó đi học xa, hè mới về. Đêm khuya, nằm trong mùng, nó nghe tiếng muỗi vo ve ngoài màn; không sao ngủ được, hai hàng nước mắt trào ra khoé mắt, kéo dài xuống mang tai rồi rơi xuống chiếu. Cu Tỏi không thể điều khiển được giấc ngủ; nó cũng không kiềm chế được nước mắt. Nó không muốn khóc nhưng nước mắt cứ tràn ra.
Cuối cùng giấc ngủ cũng đến. Trong giấc mơ, nó gặp ba nhân vật tài ba nhất nước. Cu Tỏi nhờ họ giúp tìm cánh diều. Khoa học gia bảo tìm diều không thuộc diện khoa học. Nó quay qua nhà thiên văn học. Ông bảo trời đất bao la, biết đâu mà tìm. Hy vọng cuối ở nhà học giả. Ông đáp: bảo mẹ mua cái khác. Nó nghĩ bụng cả ba không giỏi hơn mẹ. Nó từ giã cả ba, hướng về phía cánh diều bay. Rồi cánh diều lại xuất hiện. Nó nhìn thấy cánh diều trong tầm tay với. Nó rượt theo chụp hụt sợi giây. Nó cố gắng chạy nhanh hơn. Như nai con bị săn bắn, chân nó đạp phăng phăng trên ngọn cỏ, nhảy qua thung lũng, phóng qua mương, vượt đỉnh đồi, cố gắng nắm bắt giây diều. Cu Tỏi phóng nhanh hơn nữa, lấy hết sức mình phóng. Người nó ướt đầm mồ hôi, nhễ nhãi. Nó nghe được tiếng tim mình đập, tiếng mình thở. Rồi cánh diều hạ thấp trước mắt. Nó lấy hết sức phóng lên cao, hụt hẫng, té vào thung lũng tối đen. Đang rơi xuống đáy thung lũng; tiếng chó xủa vang đứt giấc mơ. Cu Tỏi bật dậy khỏi giường. Nó nghĩ có người bắt được cánh diều mang lại. Cu Tỏi rón rén, nhẹ nhàng ra cửa. Từ trong nhìn nhìn ra, trời tối, lờ mờ. Nó thấy con chó và cóc đang nghênh địch. Cả hai chăm chú mặt đối mặt. Nó tiu ngỉu, đứng nhìn một chập. Muỗi chích. Mặc kệ. Không thấy động tĩnh gì, nó trở lại giường nằm; mong giấc mơ trở lại. Cu Tỏi nghiệm ra, mỗi lần mơ mộng, điều đó chỉ xảy ra có một lần, dù rất thật, rất gần nhưng không thể mơ lại cùng giấc mơ hai lân.
Suốt buổi lễ sáng nay tâm trí nó nghĩ về cánh diều. Nếu có ai bảo nó chia trí suốt buổi lễ; nó không chối, nhưng gật đầu. Thực ra, thánh lễ nào nó cũng chỉ tỉnh táo được thời gian đầu, sau đó là vật lộn với buồn ngủ tê tái trong lòng. Thánh lễ sáng nay nó chia trí về cánh diều nhưng đầu óc nó tỉnh táo vô cùng. Cánh sáo diều rõ mồn một phất phới trong mắt nó; cánh diều luẩn quẩn trong đầu, cao tít trên nền trời xanh thăm, cánh diều đảo tới, lượn lui, tung cao, lộn xuống, cu Tỏi thấy nó rõ như chiều hôm. Sáng nay, cu Tỏi cũng đang vật lộn với cơn ngủ, khi nghe sách thánh đọc đến đoạn
'Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy người, khiến các ông không còn thấy Người nữa. Và đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên trời, thì bỗng có hai người mặc áo trắng đứng bên cạnh nói: Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn lên trời? Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời '. Cv 1:9-10.
Nghe đoạn sách này cu Tỏi tỉnh như sáo. Mắt nó mở to, tinh thần trong sáng bởi nó hình dung một trong số những người đang đứng nhìn trời là hình ảnh của chính nó. Chiều qua, mới sốt sột, chiều qua, nó cũng đứng, mắt đăm đăm nhìn trời; theo con diều. Sao mà trùng hợp thế, con diều của nó cũng đi vào đám mây trắng. Cu Tỏi cầu mong đám mây cầm giữ con diều, nhưng nó thất vọng. Đám mây không giúp nó. Môn đệ trong bài đọc hôm nay cũng mang tâm trạng như nó chiều qua. Chứng kiến Thầy được cất nhắc lên tầng mây xanh mà các ông bất lực, dù muốn theo hết sức mình nhưng không thể làm được việc đó. Các ông chỉ còn cách im lặng đứng nhìn trời cao. Cu Tỏi cũng có kinh nghiệm đó, bất lực không lấy lại được con sáo diều, chỉ đứng đó tiếc hùi hụi, tiếc đến chảy nước mắt, nhỏ nước mũi, lòng buồn héo hắt, không thể làm gì hơn.
Trong lớp học, trước khi thầy cô giáo phạt bạn nào; thầy cô cũng nói: em đó được tha hay bị phạt. Ở nhà, mẹ cu Tỏi cũng hành xử cùng cung cách. Trước khi phạt hay tha, mẹ cũng nói. Như thế lời nói đóng vai trò xác định một thực thể. Lời nói đóng vai trò (khởi sự) kết thúc một sự kiện. Nơi toà án, thẩm phán công khai đọc kết quả phiên xử. Sau đó, việc xử kết thúc. Văn kiện là bằng chứng, thành luật và chính thức được thi hành. Ngày Đức Kitô về trời cũng có lời của hai người mặc áo trắng nhắc các tông đồ. Lời các ngài cho biết Đức Kitô đã về trời. Sự việc các ông nhìn thấy là sự thật. Các ông không nhìn chim sẻ ra bồ câu. Các ông nhìn đúng, rõ ràng. Đức Kitô lên trời là sự thật. Lời sứ thần làm chứng cho sự thật đó. Ai đó đặt vấn đề, các ông nhìn sai, mơ màng; lời sứ thần làm chứng xác định sự thật điều các ông tận mắt chứng kiến. Khi Đức Kitô sống lại từ cõi chết cũng có lời sứ thần xác nhận điều các tông đồ công bố. Ngài đã sống lại thật như lời các bà phụ nữ đã bặp Ngài.
Cu Tỏi mong tông đồ chạy theo Đức Kitô. Các ông không làm điều đó; đứng tại chỗ, mắt đăm đăm nhìn trời bởi các ông ghi nhớ, Đức Kitô muốn các ông ở lại loan báo điều tai nghe, mắt thấy. Ngài bảo các ông: Truyền dậy muôn dân sống điều các ông học nơi Ngài. Rửa tội cho họ: Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần. Cu Tỏi không thể nhảy cao, chạy nhanh mãi. Điều hiện đang trong tay, nay còn mai mất, không thể cầm giữ. Đơn giản như giấc ngủ cũng không kiểm soát được; nước mắt trào ra dàn dụa, không thể cầm giữ. Mong mơ lại giấc mơ cũ cũng không thành. Ai tự hào, cao ngạo, mặc kệ họ. Cu Tỏi nhận biết yếu đuối, giới hạn của mình.
TiengChuong.org
Chiều chiều cu Tỏi cùng đám bạn thân ra đồng chơi với cánh sáo diều. Tất cả nhảy chân sáo ra đồng thả diều. Chúng nó sờ mó cánh diều, xít xoa khen cánh diều. Nó hãnh diện đáp: Anh tao phải mất một tuần mới làm xong. Nó ngụ í nói cánh diều tốn công lắm, anh hì hục một tuần làm cho. Do đó, nó quí cánh diều bởi cánh diều làm cho hãnh diện, tự hào mình hơn người. Thả diều bay cao, cu Tỏi cho mỗi đứa thay phiên lần lượt cầm giây diều ít phút. Thời gian còn lại nó cầm một mình. Đôi khi có đứa cầm ké nhưng cu Tỏi phải là nhân vật chính. Cầm giây diều lâu mỏi tay, giây giật mỏi rã cánh. Sợ mất diều, cu tỏi nghĩ ra cách cột giây diều vào chân; cùng bạn nằm dài trên đám cỏ đắng xanh rì, mơ mộng nhìn cánh diều bay, tai nghe tiếng sáo vi vu trên cao vọng xuống, mơ màng tưởng mình đang bay lượn trên không trung cùng cánh diều. Đám bạn nằm dài trên cỏ đắng bắt chuyện, lan man đủ thứ. Vài đứa thắc mắc anh mày làm gì mà giỏi thế, làm được cánh sáo diều. Nó ậm ực trả lời qua loa cho xong chuyện bởi tâm trí nó đặt nơi cánh diều. Làm diều thì nhiều nhưng làm sáo diều lại hiếm. Diều của cu Tỏi vừa có sáo, tiếng kêu rất thanh, lại bay cao nhất xóm. Tuổi trẻ tự hào về cái đơn thuần. Bất cứ thứ gì có hơn chúng bạn đều đáng tự hào. Cu Tỏi có cánh diều, bạn nó không có, chúng bạn thèm; không mua đâu ra. Có thằng lại hỏi. Anh mày học cái gì thế? Nó đang tự hào về anh nó nên hỏi đến anh, nó nhanh nhẩu đáp. Nó không nhớ anh học ngành gì, cái tên nghe vừa gần vừa lạ. Anh tao muốn học ngành, cu Tỏi ấp úng, không nhớ rõ. Nó cố nhớ rõ nhưng chỉ nhớ mài mại. Anh tao muốn học ngành không hàng. Bạn nó thắc mắc ngành không hàng là ngành gì? Anh tao bảo ngành gì đó liên quan đến máy bay. Mấy đứa bạn cùng oà lớn: đó là ngành hàng không. Nó đáp cụt lủn. Ừ ngành hàng không. Cả bọn xít xoa, vậy là trong tương lai mày được đi máy bay rồi. Nó hãnh diện bảo. Khi bay qua nhà tao ở trên gọi tên cho tụi mày ra xem.
Mấy tuần sau có đứa hỏi mua. Cu Tỏi không bán. Gần mười tuổi rồi mà cu Tỏi chưa biết hình dáng đồng tiền ra sao. Tiền đối với nó vô dụng vì nhà xa chợ, quanh xóm không ai buôn bán gì nên có tiền mất công giữ mà không ích chi. Trong khi đó cánh sáo diều mang lại cho nó niềm vui khôn tả, thanh thản thoả chí chạy nhảy, vui đùa nơi đồng khô, rạ đổ.
Vài tuần sau, cũng một buổi chiều, cả bọn nằm yên nhìn cánh diều, nghe tiếng sáo mơ màng. Cơn gió lớn thình lình xuất hiện, tung cánh diều lên cao. Cái giây nơi chân giật chân cu Tỏi khỏi mặt đất, cắt đứt giấc mơ. Nó tiếc ngẩn ngơ khi cánh diều vuột chân bay bổng trởi cao. Lỗi là tại nó. Ngày kia nó cột giây diều vào khúc gỗ rồi dùng chân đè lên khúc gỗ giữ diều. Lúc cu Tỏi mơ mơ màng màng cũng là lúc gió lớn kéo cả cánh diều lẫn khúc gỗ tung lên cao. Cu Tỏi nhận ra điều đó thì khúc gỗ đã vượt quá tầm tay với. Cánh diều cứ bay bổng lên cao mãi. Cu Tỏi van trời cho gió ngừng thổi để cánh diều đáp xuống, nhưng lời cầu của nó tan loãng trong gió. Cu Tỏi cùng đám bạn đứng nhìn cánh diều nhỏ dần, xít xoa. Nước mắt chảy dài trên má hồi nào không hay, chỉ biết im lặng đứng ngó vào thinh không. Khi cánh diều mất hút, bạn nó thúc. Diều bay mất rồi, tối rồi; đi về thôi. Cu Tỏi muốn lưu lại lâu hơn, nhưng bạn bè về hết nó chân bước thấp, bước cao ra về.
Tối đó cu Tỏi không ăn cơm, không học bài, lại đi ngủ sớm. Mẹ nó yên ủi. Để mẹ bảo anh làm cho con cái khác. Nó tin lời mẹ nhưng phải chờ đến năm tới vì anh nó đi học xa, hè mới về. Đêm khuya, nằm trong mùng, nó nghe tiếng muỗi vo ve ngoài màn; không sao ngủ được, hai hàng nước mắt trào ra khoé mắt, kéo dài xuống mang tai rồi rơi xuống chiếu. Cu Tỏi không thể điều khiển được giấc ngủ; nó cũng không kiềm chế được nước mắt. Nó không muốn khóc nhưng nước mắt cứ tràn ra.
Cuối cùng giấc ngủ cũng đến. Trong giấc mơ, nó gặp ba nhân vật tài ba nhất nước. Cu Tỏi nhờ họ giúp tìm cánh diều. Khoa học gia bảo tìm diều không thuộc diện khoa học. Nó quay qua nhà thiên văn học. Ông bảo trời đất bao la, biết đâu mà tìm. Hy vọng cuối ở nhà học giả. Ông đáp: bảo mẹ mua cái khác. Nó nghĩ bụng cả ba không giỏi hơn mẹ. Nó từ giã cả ba, hướng về phía cánh diều bay. Rồi cánh diều lại xuất hiện. Nó nhìn thấy cánh diều trong tầm tay với. Nó rượt theo chụp hụt sợi giây. Nó cố gắng chạy nhanh hơn. Như nai con bị săn bắn, chân nó đạp phăng phăng trên ngọn cỏ, nhảy qua thung lũng, phóng qua mương, vượt đỉnh đồi, cố gắng nắm bắt giây diều. Cu Tỏi phóng nhanh hơn nữa, lấy hết sức mình phóng. Người nó ướt đầm mồ hôi, nhễ nhãi. Nó nghe được tiếng tim mình đập, tiếng mình thở. Rồi cánh diều hạ thấp trước mắt. Nó lấy hết sức phóng lên cao, hụt hẫng, té vào thung lũng tối đen. Đang rơi xuống đáy thung lũng; tiếng chó xủa vang đứt giấc mơ. Cu Tỏi bật dậy khỏi giường. Nó nghĩ có người bắt được cánh diều mang lại. Cu Tỏi rón rén, nhẹ nhàng ra cửa. Từ trong nhìn nhìn ra, trời tối, lờ mờ. Nó thấy con chó và cóc đang nghênh địch. Cả hai chăm chú mặt đối mặt. Nó tiu ngỉu, đứng nhìn một chập. Muỗi chích. Mặc kệ. Không thấy động tĩnh gì, nó trở lại giường nằm; mong giấc mơ trở lại. Cu Tỏi nghiệm ra, mỗi lần mơ mộng, điều đó chỉ xảy ra có một lần, dù rất thật, rất gần nhưng không thể mơ lại cùng giấc mơ hai lân.
Suốt buổi lễ sáng nay tâm trí nó nghĩ về cánh diều. Nếu có ai bảo nó chia trí suốt buổi lễ; nó không chối, nhưng gật đầu. Thực ra, thánh lễ nào nó cũng chỉ tỉnh táo được thời gian đầu, sau đó là vật lộn với buồn ngủ tê tái trong lòng. Thánh lễ sáng nay nó chia trí về cánh diều nhưng đầu óc nó tỉnh táo vô cùng. Cánh sáo diều rõ mồn một phất phới trong mắt nó; cánh diều luẩn quẩn trong đầu, cao tít trên nền trời xanh thăm, cánh diều đảo tới, lượn lui, tung cao, lộn xuống, cu Tỏi thấy nó rõ như chiều hôm. Sáng nay, cu Tỏi cũng đang vật lộn với cơn ngủ, khi nghe sách thánh đọc đến đoạn
'Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy người, khiến các ông không còn thấy Người nữa. Và đang lúc các ông còn đăm đăm nhìn lên trời, thì bỗng có hai người mặc áo trắng đứng bên cạnh nói: Hỡi những người Galilê, sao còn đứng nhìn lên trời? Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời '. Cv 1:9-10.
Nghe đoạn sách này cu Tỏi tỉnh như sáo. Mắt nó mở to, tinh thần trong sáng bởi nó hình dung một trong số những người đang đứng nhìn trời là hình ảnh của chính nó. Chiều qua, mới sốt sột, chiều qua, nó cũng đứng, mắt đăm đăm nhìn trời; theo con diều. Sao mà trùng hợp thế, con diều của nó cũng đi vào đám mây trắng. Cu Tỏi cầu mong đám mây cầm giữ con diều, nhưng nó thất vọng. Đám mây không giúp nó. Môn đệ trong bài đọc hôm nay cũng mang tâm trạng như nó chiều qua. Chứng kiến Thầy được cất nhắc lên tầng mây xanh mà các ông bất lực, dù muốn theo hết sức mình nhưng không thể làm được việc đó. Các ông chỉ còn cách im lặng đứng nhìn trời cao. Cu Tỏi cũng có kinh nghiệm đó, bất lực không lấy lại được con sáo diều, chỉ đứng đó tiếc hùi hụi, tiếc đến chảy nước mắt, nhỏ nước mũi, lòng buồn héo hắt, không thể làm gì hơn.
Trong lớp học, trước khi thầy cô giáo phạt bạn nào; thầy cô cũng nói: em đó được tha hay bị phạt. Ở nhà, mẹ cu Tỏi cũng hành xử cùng cung cách. Trước khi phạt hay tha, mẹ cũng nói. Như thế lời nói đóng vai trò xác định một thực thể. Lời nói đóng vai trò (khởi sự) kết thúc một sự kiện. Nơi toà án, thẩm phán công khai đọc kết quả phiên xử. Sau đó, việc xử kết thúc. Văn kiện là bằng chứng, thành luật và chính thức được thi hành. Ngày Đức Kitô về trời cũng có lời của hai người mặc áo trắng nhắc các tông đồ. Lời các ngài cho biết Đức Kitô đã về trời. Sự việc các ông nhìn thấy là sự thật. Các ông không nhìn chim sẻ ra bồ câu. Các ông nhìn đúng, rõ ràng. Đức Kitô lên trời là sự thật. Lời sứ thần làm chứng cho sự thật đó. Ai đó đặt vấn đề, các ông nhìn sai, mơ màng; lời sứ thần làm chứng xác định sự thật điều các ông tận mắt chứng kiến. Khi Đức Kitô sống lại từ cõi chết cũng có lời sứ thần xác nhận điều các tông đồ công bố. Ngài đã sống lại thật như lời các bà phụ nữ đã bặp Ngài.
Cu Tỏi mong tông đồ chạy theo Đức Kitô. Các ông không làm điều đó; đứng tại chỗ, mắt đăm đăm nhìn trời bởi các ông ghi nhớ, Đức Kitô muốn các ông ở lại loan báo điều tai nghe, mắt thấy. Ngài bảo các ông: Truyền dậy muôn dân sống điều các ông học nơi Ngài. Rửa tội cho họ: Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần. Cu Tỏi không thể nhảy cao, chạy nhanh mãi. Điều hiện đang trong tay, nay còn mai mất, không thể cầm giữ. Đơn giản như giấc ngủ cũng không kiểm soát được; nước mắt trào ra dàn dụa, không thể cầm giữ. Mong mơ lại giấc mơ cũ cũng không thành. Ai tự hào, cao ngạo, mặc kệ họ. Cu Tỏi nhận biết yếu đuối, giới hạn của mình.
TiengChuong.org
VietCatholic TV
Ukraine tung cú kỷ lục: Nhà máy lọc dầu Nga xa 1500km tan tành. Ba Lan: Có khả năng Putin làm liều
VietCatholic Media
03:39 10/05/2024
1. Ukraine lập kỷ lục mới với cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào các trung tâm dầu mỏ của Nga
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Breaks New Ground With Drone Strikes on Russian Oil Hubs”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một máy bay không người lái đã tấn công một nhà máy lọc dầu ở cộng hòa Bashkortostan của Nga, cách biên giới với Ukraine gần 1.000 dặm, chính xác là 1.500km, đây là cuộc tấn công bằng máy bay không người lái có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất nhằm vào mục tiêu của Nga trong cuộc chiến cho đến nay.
Các nguồn tin của Cơ quan An ninh Ukraine nói với hãng tin Ukrainska Pravda rằng cơ quan này đứng đằng sau vụ tấn công vào nhà máy lọc dầu Neftekhim Salavat thuộc đại công ty Gazprom của Nga vào sáng thứ Năm 9 Tháng Năm, là ngày lễ mừng chiến thắng của Nga.
Nó đánh dấu cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đầu tiên vào nước cộng hòa này trong suốt cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, bắt đầu vào tháng 2 năm 2022.
“Theo nguồn tin của Ukrainska Pravda, đó là một máy bay không người lái của SBU đã lập kỷ lục khi di chuyển 1.500 km”, cơ quan truyền thông này đưa tin.
Andrey Nazarov, Thủ tướng của cộng hòa Bashkortostan cho biết nhà máy lọc dầu Neftekhim Salavat chịu một số thiệt hại nên phải ngừng hoạt động để sửa chữa. Tuy nhiên, ông không cho biết chi tiết về tầm mức của thiệt hại.
Diễn biến này xảy ra trong bối cảnh Ukraine đã mở một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái “thành công” vào 2 kho dầu lớn của Nga ở thị trấn Yurovka trong khu vực Krasnodar của Nga.
Các kho chứa dầu bị hư hại trong vụ tấn công được cho là điểm trung chuyển cung cấp nhiên liệu cho lực lượng Nga đóng tại Crimea.
Ngọn lửa được cho là đã được dập tắt vào khoảng 7h40 sáng giờ địa phương sau khi hoành hành suốt 10 tiếng đồng hồ.
Kyiv đã tăng cường tấn công vào các nhà máy lọc dầu của Nga trong năm nay, cản trở hoạt động sản xuất xăng ở Nga. Olha Stefanishyna, Phó thủ tướng Ukraine, cho biết hồi tháng 3 rằng các nhà máy lọc dầu của Nga là mục tiêu quân sự hợp pháp của Ukraine trong cuộc chiến. Điện Cẩm Linh cáo buộc Ukraine đang cố gắng thực hiện các cuộc tấn công khủng bố bằng máy bay không người lái.
Vào tháng 3, Thiếu Tướng Vasyl Malyuk, nhà lãnh đạo Cơ quan An ninh Ukraine, cho biết cơ quan chính phủ đứng sau tất cả các cuộc tấn công vào các trung tâm dầu mỏ của Nga và các cuộc tấn công này sẽ tiếp tục. Cơ quan này ước tính cho đến nay họ đã thực hiện ít nhất 13 cuộc tấn công thành công vào các nhà máy lọc dầu của Nga trong chiến tranh.
Tháng trước, cơ quan an ninh Ukraine cũng cho biết họ đứng đằng sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào một nhà máy lọc dầu của Nga ở nước cộng hòa Tatarstan, nằm cách biên giới với Ukraine khoảng 800 dặm.
2. Bộ Ngoại giao Lithuania ủng hộ việc gửi huấn luyện viên quân sự phương Tây tới Ukraine
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Lithuanian FM backs sending Western military trainers to Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis nói với tờ Guardian trong một cuộc phỏng vấn ngày 9 Tháng Năm rằng quân nhân phương Tây huấn luyện quân đội Ukraine trên thực địa thay vì ở các nước NATO sẽ có những lợi thế thực tế.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, hơn 100.000 binh sĩ Ukraine đã được huấn luyện ở 30 quốc gia đối tác, hơn 30.000 người trong số họ đã được huấn luyện ở Anh.
Landsbergis nói với Guardian rằng việc đào tạo người Ukraine ở đất nước họ có thể “thực tế hơn” so với ở nước ngoài.
Quốc hội Lithuania đã cho phép quân đội Lithuania huấn luyện bên trong Ukraine, nhưng Landsbergis chỉ ra rằng “điều này tốt nhất nên được thực hiện với tư cách là một phần của một liên minh lớn hơn”, Guardian cho biết.
Landsbergis cho biết quân đội Lithuania đã huấn luyện người Ukraine ở Ukraine trước chiến tranh “trong nhiều năm” và nói thêm rằng “việc quay trở lại truyền thống này có thể hoàn toàn khả thi”.
Landsbergis nói: “Có thể các huấn luyện viên đóng quân trong liên minh huấn luyện người Ukraine ở Ukraine có thể được bảo vệ bằng phòng không, và điều đó ngụ ý rằng một phần bầu trời Ukraine có thể được bảo vệ bằng phòng không”.
Landsbergis cho biết, động thái này sẽ cho Điện Cẩm Linh thấy rằng phương Tây có thể “thích ứng với tình hình khi tình hình không hề khá hơn”.
Đề cập đến nhận xét của Tổng thống Pháp hồi tháng 3 rằng ông sẽ không loại trừ khả năng gửi quân đội phương Tây đến Ukraine, Ngoại trưởng Lithuania nói:
“Gửi các huấn luyện viên phương Tây đến Ukraine sẽ là bước đầu tiên trong sáng kiến của Tổng thống Emmanuel Macron”,
Macron lặp lại quan điểm này trong cuộc phỏng vấn với tờ Economist đăng ngày 2 Tháng Năm, nói rằng ông sẽ cân nhắc gửi quân tới Ukraine trong trường hợp Nga đột phá mặt trận hoặc nếu Ukraine yêu cầu.
Landsbergis nói với Guardian rằng nhận xét của Macron đã khiến Điện Cẩm Linh thay đổi tính toán.
3. Anh và đồng minh trừng phạt thủ lĩnh nhóm ransomware Nga
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “UK and allies sanction leader of Russian ransomware group”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Anh, Mỹ và Úc đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với thủ lĩnh băng nhóm tội phạm mạng LockBit của Nga, Cơ quan tội phạm quốc gia Anh, gọi tắt là NCA, công bố vào ngày 7 Tháng Năm.
Lockbit đã trở thành một trong những nhóm ransomware hoạt động mạnh mẽ nhất trong những năm gần đây, thực hiện 3.000 cuộc tấn công mạng ở Mỹ và Âu Châu, gây thiệt hại hàng tỷ euro. Các biện pháp trừng phạt sẽ nhắm vào Dmitry Khoroshev, một công dân Nga được xác định là một trong những lãnh đạo cao cấp của Lockbit.
Ransomware là một thủ đoạn tấn công mà các trang web, các điện thoại di động, hay các computer bị chiếm dụng chỉ được hoạt động lại sau khi trả tiền chuộc cho bọn tội phạm. Trong một số trường hợp, tin tặc đe dọa sẽ tiết lộ dữ liệu bí mật thu được từ cuộc tấn công trừ khi chúng nhận được tiền chuộc.
NCA công bố vào tháng 2 rằng họ đã nắm quyền kiểm soát các dịch vụ của Lockbit, và đã xâm nhập được vào mạng của nhóm này. Cảnh sát Quốc gia Ukraine đã bắt giữ hai người đàn ông ở Ternopil bị nghi ngờ có liên quan đến Lockbit. Cơ quan này trước đây đã mô tả Lockbit là “nhóm tội phạm mạng nguy hiểm nhất thế giới”, đã tấn công vào “hàng ngàn” nạn nhân trong các cuộc tấn công bằng ransomware.
Lockbit được cho là nguyên nhân gây ra 25% các vụ tấn công bằng ransomware trên toàn cầu vào năm ngoái, nhắm vào hàng ngàn nạn nhân, trong đó có hơn 200 doanh nghiệp Ukraine. Nhóm này đã thực hiện chiến dịch trực tuyến quy mô lớn, đánh cắp trái phép và sử dụng dữ liệu nhạy cảm để đánh cắp hàng tỷ Mỹ Kim của các doanh nghiệp và cá nhân.
Theo Giám đốc Cơ quan Tội phạm Quốc gia Vương quốc Anh, Tướng Graeme Biggar, Dmitry Khoroshev đã treo giải 10 triệu Mỹ Kim cho bất kỳ ai có thể tiết lộ danh tính của mình.
“Dmitry Khoroshev nghĩ rằng hắn ta là bất khả xâm phạm, thậm chí còn treo giải 10 triệu Mỹ Kim cho bất kỳ ai có thể tiết lộ danh tính của hắn, nhưng những hành động này đã xua tan huyền thoại đó,” Biggar nói. “Cuộc điều tra của chúng tôi về LockBit và các chi nhánh của nó vẫn tiếp tục và làm việc với các đối tác quốc tế của chúng tôi, chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để phá hoại hoạt động của chúng và bảo vệ công chúng.”
Thông báo này được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Bộ Quốc phòng Anh bị tấn công mạng, có khả năng do tin tặc Trung Quốc thực hiện.
Các nhóm hack có liên kết với Trung Quốc và Nga đã bị cáo buộc tiến hành các cuộc tấn công mạng vào một số chính phủ và tổ chức Âu Châu, chẳng hạn như công ty giải quyết chất thải hạt nhân Sellafield của Anh.
Nhân đây, chúng tôi xin nhắc lại với quý vị và anh chị em một vài diễn biến liên quan đến cuộc tấn công hồi tháng 5 năm 2017.
Từ hôm thứ Sáu 12 tháng 5, 2017, điện tặc đã tấn công vào một con số khổng lồ các máy điện toán trên thế giới bằng một chương trình gọi là WannaCry có khả năng lây lan rất nhanh trên máy tính cá nhân và trên những networks rất lớn. Cuộc tấn công này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế nhưng có thể gây ra cả các trường hợp tử vong vì các bệnh viện tại Anh đã phải từ chối các bệnh nhân mới và nhiều ca phẫu thuật đã phải đình hoãn.
Máy điện toán của những nạn nhân bị tấn công bị khóa không thể làm gì cả cho đến khi nạn nhân trả một số tiền chuộc là 300 Mỹ Kim qua phương thức thanh toán BitCoin. Khi con số các nạn nhân gia tăng, số tiền chuộc đã tăng gấp đôi là 600 Mỹ Kim vào hôm thứ Hai 15 tháng 5, 2017.
Đầu tiên, các chuyên viên điện toán cho rằng cuộc tấn công này xuất phát từ Bắc Hàn. Nhưng các phát triển sau này cho thấy nó đến từ Trung Quốc. Thông tấn xã Reuters ước lượng hơn 300,000 máy điện toán trên thế giới đã bị tấn công tại 150 quốc gia trên thế giới kể từ hôm thứ Sáu 12 tháng 5, 2017.
Lý do người ta nghi cho Bắc Hàn là vì nhiều đoạn thảo chương tìm thấy trong chương trình WannaCry này là những đoạn thảo chương đã được dùng bởi nhóm Lazrus. Nhóm này được nhiều người xác định là một hoạt động điện tặc của Bắc Hàn. Tuy nhiên, một nước nhỏ như Bắc Hàn, không có đủ tài nguyên và nhất là không có khả năng có các định chế tài chính để thu tiền chuộc của các nạn nhân. Bắc Hàn chỉ có khả năng phá hoại cho vui, cho thỏa mãn lòng căm thù, chứ không có khả năng tấn công để làm tiền.
Các cuộc tấn công hồi tháng 5, 2017 được ghi nhận là một trong các chiến dịch làm tiền lây lan nhanh nhất trong lịch sử.
Thủ đoạn tấn công điện toán và đòi tiền chuộc này được gọi là Ransomware đã bắt đầu xảy ra vào năm 2005 và ngày càng trở nên tinh vi. Hiện nay, các ransomware không chỉ có khả năng tấn công các máy desktop và laptop, mà còn có thể tấn công cả những điện thoại di động.
Năm 2015, một loại ransomware được ngụy trang dưới hình thức một chương trình ứng dụng tên là Porn Droid, hứa hẹn sau khi cài đặt các điện thoại cầm tay có thể truy nhập miễn phí vào các hình ảnh khiêu dâm. Tuy nhiên, ứng dụng này sau khi cài đặt đã khóa điện thoại của nạn nhân, thay đổi PIN number và đòi 500 Mỹ Kim tiền chuộc.
Bi hài đến mức khó tin được là cả cảnh sát Mỹ cũng phải đóng tiền chuộc. Thật vậy, một máy tính cảnh sát ở Swansea, Massachusetts cũng bị tấn công và sở cảnh sát đã quyết định trả tiền chuộc khoảng $750.
Thanh tra cảnh sát Gregory Ryan của Swansea nói với tờ Herald News:
“Virus này rất phức tạp và thành công nên chúng tôi đành phải mua những Bitcoins trả tiền chuộc, là điều chúng tôi chưa bao giờ nghe nói đến”.
Để tránh khỏi bị tấn công, bạn đừng bao giờ mở xem những files đính kèm trong một email không hề mong đợi, đặc biệt nếu nó đến từ một người chưa hề quen biết. Bạn cũng đừng lang thang quá nhiều trên Net. Đừng vào những web sites lạ.
4. Ba Lan bị điện tặc Nga tấn công
Hôm Thứ Năm, 9 Tháng Năm, phát ngôn nhân Bộ Nội Vụ Ba Lan cho biết nước này đã trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công điện tặc từ một nhóm liên kết với Nga bắt đầu từ hôm Thứ Hai, mùng 6 Tháng Năm.
“Nhu liệu độc hại nhắm vào các tổ chức chính phủ Ba Lan đã được phát tán trong tuần này bởi nhóm APT28, có liên kết với các cơ quan tình báo của Nga,” phát ngôn nhân nói.
“Các chỉ số kỹ thuật và điểm tương đồng với các cuộc tấn công trong quá khứ đã cho phép xác định nhóm APT28.”
5. Anh đuổi nhà ngoại giao Nga, coi ông là gián điệp
Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “UK boots out Russian diplomat, brands him a spy”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Chính phủ Anh sẽ trục xuất tùy viên quốc phòng Nga ở Luân Đôn sau khi cáo buộc ông này làm gián điệp cho Điện Cẩm Linh.
Trong một tuyên bố tại Hạ viện hôm thứ Tư, Bộ trưởng Nội vụ James Cleverly đã gọi nhà ngoại giao này là “sĩ quan tình báo quân sự không được công bố” - và nói rằng ông ta đang bị trục xuất như một phần của chiến dịch trấn áp rộng rãi hơn đối với các “hoạt động ác ý”.
Đây là động thái mới nhất trong một cuộc tranh cãi ngoại giao ăn miếng trả miếng khi Nga áp đặt các hạn chế của riêng mình đối với đại sứ quán Anh ở Mạc Tư Khoa.
Trong một thông cáo hôm thứ Tư, chính phủ Anh cũng chỉ ra một loạt vi phạm an ninh mạng do Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, thực hiện, bao gồm việc tấn công vào các nhà lập pháp thông qua các chiến dịch lừa đảo trực tuyến cũng như hack và rò rỉ các tài liệu thương mại. Cleverly nói: “Tôi công bố một loạt biện pháp để làm rõ với Nga rằng chúng tôi sẽ không dung thứ cho những leo thang trắng trợn như vậy”.
Cuộc đàn áp cũng bao gồm việc loại bỏ tư cách cơ sở ngoại giao của một số tài sản thuộc sở hữu của Nga ở Anh, mà Cleverly cho biết ông tin rằng “đã được sử dụng cho mục đích tình báo”.
Chính phủ cũng có kế hoạch giới hạn thời gian các nhà ngoại giao Nga có thể ở Anh, như một phần của những hạn chế mới đối với thị thực ngoại giao Nga. Đại sứ Nga tại Anh đã được chính phủ Anh triệu tập.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mạc Tư Khoa Maria Zakharova nói với hãng thông tấn nhà nước TASS: “Nga sẽ đưa ra phản ứng thích đáng”.
6. Thứ trưởng Quốc phòng Nga bị chính thức tạm giam trước khi xét xử vì tội nhận hối lộ
Tass đưa tin rằng một tòa án ở Mạc Tư Khoa đã quyết định tạm giam Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Timur Ivanov trước khi xét xử sau khi ông này bị buộc tội nhận một khoản hối lộ đặc biệt lớn.
Tass báo cáo rằng một thẩm phán cho biết “Tòa án đã quyết định bác bỏ kháng cáo của Ivanov và quyết định giữ nguyên phán quyết của tòa sơ thẩm”
Ivanov đã kháng cáo việc giam giữ mình. Anh ta bị bắt vào ngày 24 tháng Tư. Vụ án còn liên quan đến các doanh nhân Sergei Borodin và Alexander Fomin, là những người bị chính quyền cáo buộc đưa hối lộ lớn.
Tass cho biết Thứ trưởng phủ nhận liên quan đến việc nhận hối lộ và tuyên bố sẵn sàng đưa ra lời khai chi tiết để chứng minh mình vô tội. Tài khoản và tài sản của tất cả các bị cáo trong vụ án đã bị phong tỏa như một phần của các biện pháp tạm thời.
7. Nga tuyên bố 8 người bị thương trong cuộc không kích của Ukraine vào tỉnh Belgorod
Một cuộc không kích của Ukraine vào tỉnh Belgorod của Nga đã làm 8 người bị thương vào ngày 9 tháng 5, Thống đốc tỉnh Belgorod Vyacheslav Gladkov tuyên bố.
Chính quyền Ukraine chưa bình luận. Tờ Kyiv Independent không thể xác minh tuyên bố của Gladkov.
Gladkov cho biết thêm rằng 34 căn trên 19 tòa nhà chung cư, một ngôi nhà và 37 phương tiện đã bị hư hại ở thành phố Belgorod. Nhiều ngôi nhà và phương tiện được cho là đã bị hư hại tại một thị trấn cách thành phố gần 9 km về phía nam.
Tỉnh Belgorod giáp các tỉnh Sumy, Kharkiv và Luhansk của Ukraine. Tuyên bố về các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hoặc máy bay không người lái nhằm vào khu vực gần đây đã trở nên phổ biến sau khi lực lượng dân quân Nga chống Điện Cẩm Linh xâm nhập vào khu vực biên giới.
Nga được cho là thường sử dụng Belgorod làm nơi phát động các cuộc tấn công hỏa tiễn xuyên biên giới nhằm vào Ukraine.
8. Lãnh đạo quân sự NATO: 'Chưa quá muộn cho Ukraine', tiến bộ của Nga rất hạn chế
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “NATO military chair: 'It's not too late for Ukraine,' Russia's progress limited”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Quan chức quân sự hàng đầu của NATO ngày 8 Tháng Năm cho biết tiến bộ của Nga ở Ukraine “vẫn còn khá hạn chế” và “chưa quá muộn” để Kyiv giành chiến thắng.
Trung tướng Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO, cho biết điều quan trọng nhất hiện nay là các thành viên của liên minh quân sự tiếp tục gửi viện trợ.
Ông nói với VRT Canvas: “Và chiến tranh càng kéo dài thì càng trở nên khó khăn hơn”, đồng thời cho biết thêm: “Nhiều quốc gia đã cung cấp vũ khí và đạn dược từ kho dự trữ của chính họ trong hai năm, nhưng chúng cũng không phải là vô tận”.
Bauer cho biết sự chậm trễ trong viện trợ của phương Tây đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhưng không thể khắc phục được trên chiến trường.
Lực lượng Nga đã chiếm được Avdiivka vào tháng 2 và hiện đã chuyển trọng tâm sang Chasiv Yar ở tỉnh Donetsk, một thị trấn trên cao có khả năng mở đường cho những bước tiến xa hơn vào tỉnh này.
“Vẫn chưa quá muộn đối với Ukraine. Người Nga đã đạt được tiến bộ nhưng vẫn còn khá hạn chế và chưa mang tính chiến lược”, ông nói.
Bauer cũng nhấn mạnh sự cần thiết của các nước NATO trong việc tăng cường sản xuất quốc phòng.
“Có lẽ sẽ mất ít nhất một năm để thực sự đạt được mức tăng sản lượng ở phương Tây. Chúng ta sẽ phải vượt qua giai đoạn đó để Ukraine có thể chuẩn bị cho đợt phản công tiếp theo. Nhưng điều đó sẽ không dễ dàng. Có 450.000 người Nga ở vùng xâm lược của Ukraine.”
Vào tháng Giêng, Bauer cho biết dân thường ở các nước NATO nên chuẩn bị cho viễn cảnh một cuộc chiến tranh tổng lực với Nga trong 20 năm tới.
Bauer cho biết, một cuộc xung đột như vậy sẽ đòi hỏi phải huy động dân thường và cơ sở công nghiệp trên quy mô lớn trên toàn liên minh.
“Chúng ta phải nhận ra rằng không phải tự nhiên mà chúng ta có được hòa bình. Và đó là lý do tại sao chúng tôi, NATO, đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột với Nga”, ông nói thêm.
9. Ba Lan cảnh báo rằng Nga sẵn sàng tấn công một nước NATO
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Ready To Launch Offensive on NATO Country, Poland Warns”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nhà lãnh đạo cơ quan phản gián quân sự Ba Lan đã cảnh báo rằng Putin đã chuẩn bị cho một chiến dịch nhỏ chống lại các quốc gia biên giới NATO ở đông bắc Âu Châu, khi liên minh này tìm cách ngăn chặn sự xâm lược từ Mạc Tư Khoa đồng thời củng cố Ukraine chống lại cuộc xâm lược đang diễn ra của Nga.
Jarosław Stróżyk, người được bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan phản gián quân đội Ba Lan vào tháng 3, nói với cơ quan truyền thông Dziennik Gazeta Prawna: “Putin chắc chắn đã chuẩn bị sẵn sàng cho một số hoạt động nhỏ chống lại một trong các quốc gia vùng Baltic.
Ông nói thêm, nhà lãnh đạo Nga sẽ sẵn sàng “tiến vào thị trấn biên giới Narva nổi tiếng” dọc biên giới Estonia-Nga, “hoặc đổ bộ lên một trong những hòn đảo của Thụy Điển”.
Cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, bắt đầu vào tháng 2 năm 2022 như một phần mở rộng của cuộc chiến đã được Mạc Tư Khoa tiến hành từ năm 2014, đã khiến mối quan hệ Nga-NATO rơi vào tình trạng đóng băng sâu sắc. Nước cờ này cũng khiến Thụy Điển và Phần Lan từ bỏ tính trung lập kéo dài hàng thập niên của họ và gia nhập khối xuyên Đại Tây Dương.
Stróżyk cho rằng các mục tiêu phục thù của Điện Cẩm Linh đã phần nào bị cản trở bởi phản ứng của NATO đối với cuộc chiến của họ với Ukraine. “Những gì phương Tây đang cùng nhau làm để hỗ trợ Ukraine cho ông ấy thấy rằng trong trường hợp NATO bị tấn công, phản ứng của phương Tây sẽ còn mạnh mẽ hơn”, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo nói.
Phần lớn sức mạnh quân sự của Nga thường dàn trận dọc theo biên giới NATO đã được tái triển khai tới Ukraine, nơi lực lượng của Mạc Tư Khoa đã phải chịu thương vong nặng nề mà thu được tương đối ít lợi ích. Nhưng các nhà lãnh đạo đồng minh đã nhiều lần cảnh báo rằng Nga có ý định tái tạo quân đội để đe dọa biên giới NATO, đồng thời duy trì và mở rộng các hoạt động bí mật và hỗn hợp.
Trong khi đó, các quốc gia NATO đang gấp rút bổ sung thêm kho vũ khí đã bị hao mòn sau nhiều thập niên xung đột cường độ thấp. Các đối tác phương Tây của Kyiv đã không thể đáp ứng nhu cầu của một cuộc chiến tranh hiện đại toàn diện, đặc biệt là thiếu nguồn lực pháo binh và phòng không đầy đủ.
Các luồng chính trị trong nước cũng có những điểm hạn chế sự ủng hộ, có lẽ đáng chú ý nhất là ở Mỹ, nơi gói tài trợ trị giá 61 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine đã bị mắc kẹt trong nhiều tháng ở Washington, DC trong bối cảnh chính trị đảng phái. Đảng Cộng hòa nhìn chung hoài nghi về việc hỗ trợ Ukraine hơn các đối thủ Đảng Dân chủ của họ.
10. Bloomberg tường trình rằng Kyiv nói Nga sử dụng nội dung TikTok để làm suy yếu sự lãnh đạo của Ukraine
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Bloomberg: Russia uses TikTok content to undermine Ukrainian leadership, Kyiv says”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Nga đang ngày càng sử dụng nền tảng mạng xã hội TikTok để làm suy yếu tinh thần của Ukraine và tính hợp pháp của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, một quan chức cao cấp của Ukraine cho biết trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg đăng ngày 7 Tháng Năm.
Chiến dịch của những người có ảnh hưởng và bot của Nga sẽ tấn công vào ngày 20 tháng 5, ngày mà nhiệm kỳ 5 năm của Zelenskiy sẽ kết thúc nếu không có cuộc chiến toàn diện. Hiến pháp Ukraine cấm tổ chức bầu cử trong tình trạng thiết quân luật.
Andrii Kovalenko, nhà lãnh đạo bộ phận chống thông tin sai lệch tại Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia, cho biết: “Nga đang thống trị chúng tôi trên TikTok do quy mô” hoạt động của nó.
“Người Nga đã bắt đầu làm việc một cách có hệ thống trên TikTok và đang sử dụng thành công nền tảng này.”
Ứng dụng này thuộc sở hữu của công ty internet Trung Quốc ByteDance, cũng đang bị giám sát chặt chẽ ở Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu về nội dung thông tin sai lệch và các lo ngại về bảo mật.
Các nhà lãnh đạo phương Tây lo lắng rằng dữ liệu do ứng dụng thu thập có thể bị chính phủ Trung Quốc truy cập. ByteDance đã bác bỏ các cáo buộc.
Quốc hội Hoa Kỳ gần đây đã thông qua dự luật buộc ByteDance phải bán nền tảng này nếu không sẽ có nguy cơ bị cấm đối với tất cả người dùng Mỹ. Kyiv cho biết họ đang xem xét thực hiện bước đi tương tự nếu Washington thực hiện trước.
TikTok chỉ là một trong nhiều nền tảng mà Nga sử dụng để truyền bá thông tin sai lệch nhắm vào Ukraine và các đồng minh của nước này, cùng với X, Telegram, Facebook, v.v.
Các quan chức Ukraine trước đó đã cảnh báo về một chiến dịch làm mất thông tin của Nga, Maidan-3, dự kiến sẽ lên đến đỉnh điểm vào tháng 5 và nhằm mục đích gây bất ổn cho Ukraine và làm suy yếu sự lãnh đạo của nước này.
11. Lithuania sẵn sàng gửi quân sang Ukraine cho các công tác huấn luyện
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Lithuania Is Open to Sending Troops on Training Mission in Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Lithuania đã hưởng ứng với Pháp khi đề cập đến chủ đề đưa quân tới Ukraine.
Trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times đăng hôm thứ Tư, Thủ tướng Lithuania Ingrida Šimonytė cho biết đất nước của cô đã chuẩn bị triển khai quân tới Ukraine như một phần của sứ mệnh huấn luyện. Tuy nhiên, Kyiv chưa yêu cầu hành động như vậy.
“Nếu chúng ta chỉ nghĩ đến phản ứng của Nga thì chúng ta không thể gửi bất cứ thứ gì”, Šimonytė nói và nói thêm rằng Nga sẽ coi việc triển khai quân tới Ukraine là một hành động khiêu khích. “Hai tuần một lần bạn lại nghe tin ai đó sẽ bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân.”
Nhận xét của cô phản ánh nhận xét của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người tuần trước đã nói với tờ The Economist rằng các đồng minh NATO của Ukraine sẽ phải xem xét “một cách hợp pháp” việc đưa quân đến Đông Âu nếu Nga đột phá tiền tuyến ở Ukraine, làm leo thang một cuộc xung đột khiến xung đột leo thang. đã được coi là bế tắc gần 27 tháng sau khi nó bắt đầu.
“Họ đang nói về sự sẵn sàng và thậm chí cả ý định gửi lực lượng vũ trang tới Ukraine - trên thực tế là để đưa binh lính NATO ra trước quân đội Nga”, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, nói trước bình luận của Macron, theo báo mạng The Moscow Times.
“Đây là một vòng leo thang căng thẳng hoàn toàn mới. Đây là điều chưa từng có và cần có các biện pháp đặc biệt”, Peskov nói thêm, và không quên nhắc đến cả thông điệp của Điện Cẩm Linh gửi tới đại sứ Pháp nhằm giảm bớt những luận điệu của Macron.
Mikhail Troitskiy, Giáo sư Thực hành Nghiên cứu về Nga tại Đại học Wisconsin-Madison, nói với Newsweek rằng nhận xét của Šimonytė dường như truyền tải thông điệp rằng ngày càng nhiều các quốc gia không quá lo ngại trước những nỗ lực của Nga nhằm thuyết phục các nước NATO và Ukraine rằng Mạc Tư Khoa đang hạ thấp ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân.
Troitskiy cho biết qua email: “Cả quy mô của lực lượng quân đội Lithuania cũng như nhiệm vụ của họ ở Ukraine đều không được nêu rõ”. “Sự tham gia của một số lượng nhỏ quân nhân từ các nước NATO ngay cả trong các hoạt động chiến đấu ở Ukraine khó có thể tạo ra sự khác biệt so với quan điểm của Nga, và Mạc Tư Khoa có thể đã tính đến sự hiện diện của các cố vấn NATO và giảng viên quân sự ở Ukraine.”
Šimonytė, là một trong tám chính trị gia Lithuania cạnh tranh để trở thành tổng thống sau cuộc bầu cử ngày 12 tháng 5, cũng nói với Financial Times rằng các hành động của Nga - bao gồm đẩy mạnh các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine như các nhà máy điện, trường học và bệnh viện—đang tạo thêm nỗi sợ hãi cho người Ukraine.
“Nga đang cố gắng kích động một làn sóng người mới chạy trốn khỏi Ukraine vì không có tiện ích cơ bản và dịch vụ cơ bản”.
Nhưng các mối đe dọa về quân đội ở Ukraine có thể sôi sục vào cuối mùa hè này khi các đồng minh NATO triệu tập từ ngày 9 đến 11 tháng 7 tại Washington DC
Nhật báo Corriere Della Sera của Ý đã tham khảo một tài liệu dự thảo đang lưu hành của NATO do Hoa Kỳ ban hành, kêu gọi các đồng minh phương Tây áp dụng chính sách “không khởi động trên bộ” ở Ukraine.
Jarosław Stróżyk, nhà lãnh đạo cơ quan phản gián quân đội Ba Lan, hôm thứ Tư cảnh báo rằng Putin đang cân nhắc một số loại “hoạt động nhỏ chống lại một trong các nước vùng Baltic”.
Stróżyk nói, điều đó có thể chuyển thành một động thái quân sự “tiến vào thị trấn biên giới Narva nổi tiếng” dọc biên giới Estonia-Nga, “hoặc đổ bộ lên một trong những hòn đảo của Thụy Điển”.
Troitskiy cho biết, Šimonytė có thể đang cố gắng thu hút sự hỗ trợ ngày càng tăng từ quân đội NATO.
“Từ góc độ như vậy, sự ủng hộ của một nhà lãnh đạo Âu Châu bổ sung cho sự tham gia nhiều hơn của quân đội NATO vào cuộc chiến ở Ukraine có thể dẫn đến tình thế bị đảo chiều - với việc các quan chức từ các quốc gia Âu Châu bất đắc dĩ nhất, chẳng hạn như Đức, bị buộc phải thay đổi quan điểm của mình”.
“Điều đó có thể dẫn đến sự thay đổi tập thể của các thành viên NATO Âu Châu theo hướng hỗ trợ quyết liệt hơn cho Ukraine trước thềm hội nghị thượng đỉnh Washington NATO vào tháng 7 này.”
Phòng không bất lực, nhà máy lọc dầu lớn nhất Nga nổ tung! Diễn binh tệ hại, thế giới chê cười Putin
VietCatholic Media
15:01 10/05/2024
1. Máy bay không người lái nhắm vào nhà máy lọc dầu lớn nhất của Nga ở vùng Kaluga, gây hỏa hoạn
Tờ Kyiv Post cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Drones Target Russia’s Largest Oil Refinery in Kaluga Region, Igniting Fire”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Tại vùng Kaluga của Nga, các máy bay không người lái đã tấn công vào nhà máy Pervyi Zavod, là nhà máy lọc dầu chủ lực của Nga, dẫn đến một trận hỏa hoạn kinh hoàng, theo báo cáo của thống đốc khu vực, Vladyslav Shapsha.
Ban đầu, các kênh Telegram của Nga đưa tin về một số vụ nổ mạnh ở quận Dzerzhinsky gần nhà ga Polotnyany Zavod vào khoảng 1 giờ sáng thứ Sáu, ngày 10 tháng 5. Họ cho rằng những tiếng nổ kinh hoàng ấy là do hoạt động phòng không.
Các nhân chứng cho biết đã nghe thấy âm thanh đặc trưng của một số máy bay không người lái trước khi lửa và khói xuất hiện ở khu vực nhà máy lọc dầu Pervyi Zavod.
Pervyi Zavod là nhà máy lọc dầu lớn nhất ở vùng Kaluga, nằm cách biên giới Ukraine gần nhất 300 km và cách Mạc Tư Khoa 140 km. Đây là khu phức hợp chính để giải quyết khí ngưng tụ dầu và khí đốt, với công suất lọc dầu lên đến 1,2 triệu tấn mỗi năm.
Thống đốc Shapsha xác nhận một hay nhiều chiếc máy bay không người lái rơi xuống khuôn viên cơ sở ở quận Dzerzhinsky đã gây ra các vụ hỏa hoạn quy mô lớn và các đơn vị tác chiến đã được triệu tập đến dập tắt đám cháy.
Lúc 8 giờ sáng theo giờ địa phương, Shapsha cho biết: “Ngọn lửa vừa được dập tắt. Dữ liệu sơ bộ cho thấy không có thương vong, nhưng có những thiệt hại đáng kể về cơ sở vật chất”. Thống đốc cho biết mức độ thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp đang được đánh giá.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết các lực lượng phòng không Nga đã đẩy lùi một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trong đêm ở ba khu vực. Ông ta báo cáo đã phá hủy 5 máy bay không người lái của Ukraine. Cụ thể, ba máy bay không người lái ở khu vực Bryansk, một ở khu vực Mạc Tư Khoa và một ở khu vực Belgorod.
Tuy nhiên, Konashenkov đã cố ý lờ đi không đề cập đến khu vực Kaluga, nơi cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã làm nổ tung nhà máy lọc dầu lớn nhất khu vực.
Trước đó, vào đêm 15 Tháng Ba, các máy bay không người lái của Ukraine thuộc Tổng cục Tình báo Quân sự, gọi tắt là HUR, đã tấn công vào nhà máy Pervyi Zavod. Nguồn tin của HUR đã xác nhận Ukraine đứng sau vụ tấn công này.
Trong một diễn biến khác, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết trong cuộc họp báo chiều thứ Sáu 10 Tháng Năm, rằng hai thành viên của các đơn vị quân đội Nga bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh chống lại dân thường ở Ukraine đã được nhìn thấy đứng đằng sau Putin trong cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng hôm thứ Năm.
2. Nghi phạm tội ác chiến tranh được nhìn thấy tại cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga
Tờ Kyiv Post cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Suspected Military War Criminals Seen at Russia’s Victory Day Parade”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.
Hai thành viên của các đơn vị quân đội Nga bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh chống lại dân thường ở Ukraine đã được nhìn thấy đứng đằng sau lưng nhà độc tài Nga Vladimir Putin trong cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng hôm thứ Năm.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Sáu, 10 Tháng Năm, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết:
“Hai sĩ quan quân đội từng tham chiến ở Ukraine và các đơn vị của họ bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh chống lại dân thường, được nhìn thấy đứng đằng sau Putin trong cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng hôm thứ Năm ở Mạc Tư Khoa.”
Ông cho biết các cá nhân được xác định là Thượng úy Chalym Chuldum-ool và Thiếu tá Boris Dudko.
Khi phục vụ ở Ukraine, Chuldum-ool phục vụ trong Lữ đoàn súng trường cơ giới sơn cước số 55 từ Cộng hòa Tuva. Trong nhiều tuần, đơn vị của hắn ta đã giam giữ hơn 300 cư dân, bao gồm cả trẻ sơ sinh và người già trên 90 tuổi, dưới tầng hầm của một trường học không có nhà vệ sinh, hệ thống chiếu sáng cũng như hệ thống thông gió ở làng Yahidne, vùng Chernihiv.
Đơn vị này đặt trụ sở chính tại trường học phía trên những dân làng bị giam giữ theo cách mà chính quyền Ukraine mô tả là chiến thuật lá chắn sống. Mười con tin chết trong khi bị giam giữ, cùng với 17 người khác thiệt mạng trong thời gian bị tạm chiếm.
Ukraine kể từ đó đã xác định được hơn chục binh sĩ tham gia xâm lược Yahidne, bên cạnh Chuldum-ool.
Theo thông báo của Vladislav Khovalyg, nhà lãnh đạo Cộng hòa Tuva của Nga vào tháng 3, Chuldum-ool được cho là đã được trao tặng Huân chương Anh hùng Nga vì đã bắn súng phóng lựu vào hai phương tiện và giết chết 10 binh sĩ Ukraine.
Một người lính khác ngồi sau Putin là Thiếu tá Boris Dudko, người từng phục vụ ở Ukraine với tư cách là phó chỉ huy tiểu đoàn xe tăng biệt động số 124 thuộc Sư đoàn Dù cận vệ số 76.
Đơn vị của hắn đã tham gia vào các vụ thảm sát diễn ra ở Bucha bên ngoài Kyiv khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện năm 2022, được mô tả chi tiết trong báo cáo tháng 4 năm 2023 của Meduza.
Một trang web cung cấp thông tin chi tiết về những người nhận giải thưởng quân sự Nga liệt kê Dudko cũng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Nga sau khi binh lính dưới sự chỉ huy của hắn ta đã tiêu diệt “bảy xe tăng của Ukraine và một số lượng lớn binh sĩ đối phương” ở miền đông Ukraine.
3. Putin bị chế giễu vì chỉ có độc nhất một xe tăng tại lễ duyệt binh Chiến thắng
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin Mocked Over Single Tank at Victory Parade”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Năm thứ hai liên tiếp, một chiếc xe tăng thời Liên Xô đơn độc lăn bánh qua Quảng trường Đỏ ở Mạc Tư Khoa trong cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga, khiến nhiều người dùng mạng xã hội chế nhạo cuộc diễn binh của quân đội Vladimir Putin vào một ngày theo truyền thống được dùng để phô trương sức mạnh của đất nước.
Một chiếc xe tăng T-34 duy nhất đã tham gia cuộc duyệt binh ở Mạc Tư Khoa để đánh dấu ngày 9 tháng 5, hay Ngày Chiến thắng, là lễ kỷ niệm hàng năm về sự thất bại của Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Giống như năm ngoái, cuộc diễn hành năm nay im lặng một cách đáng chú ý, trái ngược với các sự kiện trước đó. Diễn biến này xảy ra trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra của Nga ở Ukraine, trong đó cả hai bên đều chịu thương vong nặng nề và mất đi một lượng lớn thiết bị quân sự.
Agentstvo, một trang điều tra của Nga, cho biết cuộc duyệt binh khiêm tốn năm nay cho thấy cuộc chiến ở Ukraine, bắt đầu từ tháng 2/2022, tiếp tục tiêu tốn toàn bộ nguồn lực của quân đội Nga.
Oliver Alexander, một thành viên của OSINT cho biết: “Thật sự rất buồn cười khi T-14 Armata được phát hiện không chỉ quá đắt để sử dụng ở Ukraine mà còn không tồn tại với số lượng đủ lớn để sống sót sau cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng ở Mạc Tư Khoa”
“ Chiếc T-34 này, chiếc xe tăng huyền thoại của Liên Xô trong Thế chiến II, là chiếc xe tăng duy nhất của Nga được trưng bày trong cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng ở Quảng trường Đỏ hôm nay”. “Những chiếc khác chắc hẳn đang bận rộn ở đâu đó!”
Người dùng X thân Ukraine đã viết: Chà, ít nhất thì nó cũng chạy được.”
Một người dùng X khác nói thêm: “Không có gì nói lên đội quân thứ hai trên thế giới hơn một chiếc xe tăng cô độc trong cuộc duyệt binh mừng chiến thắng năm thứ hai liên tiếp”.
Năm ngoái, Bộ Quốc phòng Ukraine công bố một đoạn video chế nhạo chiếc xe tăng T-34 đơn độc tham gia lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ ở Mạc Tư Khoa.
“Ngày Chiến thắng năm nay, Nga có đúng một chiếc xe tăng lăn xuống Quảng trường Đỏ… một chiếc T-34 được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1940”, Bộ này cho biết trên X, đồng thời chia sẻ đoạn video dài 40 giây bao gồm các clip từ cuộc duyệt binh năm ngoái. Nó được tạo thành từ việc dựng phim các đoạn clip về chiếc xe tăng, được phát trên nền bài hát nổi tiếng “All by Myself” của Eric Carmen.
Hơn hai năm sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, cả Mạc Tư Khoa và Kyiv đều phải hứng chịu những tổn thất đáng kể.
Trang web phân tích tình báo phòng thủ nguồn mở Oryx của Hà Lan đã xác nhận trực quan rằng 2.001 xe tăng Nga đã bị phá hủy, 156 chiếc bị hư hại, 329 chiếc bị bỏ rơi và 514 chiếc bị bắt kể từ khi bắt đầu chiến tranh.
Oryx cũng xác nhận trực quan rằng 547 xe tăng Ukraine đã bị phá hủy kể từ đầu cuộc chiến, trong đó 68 chiếc bị hư hại, 61 chiếc bị bỏ lại và 132 chiếc bị bắt.
Quân đội Kyiv cho biết trong một bản cập nhật hôm thứ Năm rằng Mạc Tư Khoa đã mất 7.429 xe tăng cho đến nay, trong đó có 11 chiếc trong ngày qua. Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine đăng số liệu về tổn thất quân đội và trang thiết bị của Nga như một phần cập nhật hàng ngày về cuộc chiến. Newsweek không thể xác minh độc lập các số liệu.
Các ước tính về con số thương vong khác nhau, trong đó con số của Ukraine thường vượt quá con số của các đồng minh phương Tây. Mạc Tư Khoa hiếm khi chia sẻ thông tin về số thương vong hoặc thiệt hại về trang thiết bị mà nước này phải gánh chịu trong cuộc chiến.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết trong phân tích mới nhất về cuộc xung đột ở Ukraine hôm thứ Tư rằng hình ảnh vệ tinh gần đây về các cơ sở lưu trữ vũ khí và xe quân sự của Nga đã cạn kiệt cho thấy Mạc Tư Khoa “hiện đang duy trì nỗ lực chiến tranh”. phần lớn bằng cách lấy từ kho lưu trữ thay vì sản xuất phương tiện mới và một số vũ khí nhất định trên quy mô lớn.”
“Nga đang dựa vào kho phương tiện và thiết bị khác khổng lồ từ thời Liên Xô để duy trì hoạt động và tổn thất ở Ukraine”, tổ chức nghiên cứu này cho biết, đồng thời cho biết thêm rằng Mạc Tư Khoa có thể sẽ gặp khó khăn trong việc trang bị đầy đủ vật chất cho các đơn vị của mình trong thời gian dài nếu Vladimir Putin không chuyển nền kinh tế Nga sang trạng thái thời chiến.
4. Các nhóm du kích báo cáo về sự xuất hiện của nhiều binh sĩ Nga thiệt mạng và bị thương ở Crimea bị tạm chiếm
Tờ Kyiv Post cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Partisans Report Arrival of Numerous Killed and Wounded Russian Soldiers in Occupied Crimea”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Phong trào du kích Atesh báo cáo qua Telegram về sự xuất hiện của nhiều binh sĩ Nga thiệt mạng và bị thương tại Dzhankoy, thuộc bán đảo Crimea bị tạm chiếm.
Báo cáo cho biết: “Tại nhà ga, chúng tôi nhận thấy sự vận chuyển lớn những người bị thương và 200 người thiệt mạng từ bờ trái của vùng Kherson bị tạm chiếm”.
Du kích cũng ghi lại sự xuất hiện của các chuyến tàu mới được bổ sung hàng ngày, công bố những bức ảnh tương ứng.
Họ tuyên bố rằng giới lãnh đạo quân sự Nga tiếp tục gửi quân được huy động ra mặt trận, đồng thời tuyên bố: “Lực lượng phòng vệ Ukraine sẽ gặp những tân binh mới được huy động và bổ sung vào số liệu thống kê về tổn thất của quân đội Nga.”
Ngoài ra, các nhóm du kích còn báo cáo về việc chuyển một đoàn tàu mang hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt BM-21 Grad tới khu vực Kherson từ Dzhankoy. Họ đã công bố bằng chứng video và hình ảnh tương ứng.
Các nhóm du kích báo cáo: “Chế độ xâm lược tiếp tục khôi phục các hệ thống vũ khí của Liên Xô để sử dụng trong cuộc chiến chống lại người dân Ukraine”.
Atesh quan sát thấy kho thiết bị đang cạn kiệt đáng kể với tốc độ cao. Họ cho biết họ đang làm việc “để tăng thương vong cho người Nga” với sự hỗ trợ từ chính các quân nhân Nga.
Cuộc tấn công này là một phần trong chuỗi các cuộc tấn công của quân Ukraine vào các nhà máy lọc dầu ở cả Nga và các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm của Ukraine kể từ đầu năm 2024.
“Chúng tôi sẽ không che giấu sự thật rằng chúng tôi biết điểm đến cuối cùng của chuyến tàu này. Chúng tôi biết chính xác nơi những kẻ xâm lược sẽ cất giữ chúng,” các nhóm du kích nói.
Họ nói thêm: “Vì vậy, chúng không còn tồn tại được lâu nữa”.
Vào cuối tháng 3, các đặc vụ của phong trào du kích Atesh đã báo cáo việc theo dõi chặt chẽ tình hình ở Crimea bị Nga tạm chiếm và tuyên bố rằng Điện Cẩm Linh tiếp tục xây dựng quân đội ở đó, và chuẩn bị đẩy lùi các nhóm trinh sát phá hoại của Ukraine ở Sevastopol.
Các nguồn tin trong phong trào nhóm du kích cũng nói với Kyiv Post rằng các cơ quan đặc biệt của Nga đã tiến hành các biện pháp quy mô lớn nhằm làm mất uy tín của các phong trào ủng hộ Ukraine, bao gồm cả Atesh. Các nhóm du kích cũng đưa ra một tuyên bố, lưu ý rằng Nga đang lên kế hoạch cho các cuộc tấn công khủng bố mới nhằm trấn áp sự phản kháng của Ukraine.
Vào giữa tháng 4, tình báo quân đội Ukraine tuyên bố rằng Kyiv đã “phá hủy hoặc làm hư hại nghiêm trọng” 4 bệ phóng của hệ thống phòng không mạnh nhất của Nga - S-400 - trong cuộc tấn công vào rạng sáng ngày 17 Tháng Tư nhằm vào phi trường quân sự Dzhankoy của Nga. Các nhóm du kích Ukraine từ phong trào Atesh đã xác nhận sự tham gia của họ vào vụ tấn công.
HUR cho biết cuộc tấn công đã phá hủy 3 trạm radar, một điểm kiểm soát thiết bị phòng không và thiết bị giám sát không phận “Fundament-M”, với số thương vong vẫn đang được làm rõ.
“Quân xâm lược Nga tin tưởng vào hệ thống phòng không mới nhất của họ đến mức họ đặt các kho chứa hỏa tiễn ngay bên cạnh bệ phóng”.
Các nhà phân tích từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho rằng các cuộc tấn công của Ukraine vào Crimea thể hiện “một loạt các cuộc tấn công khá phối hợp và trên diện rộng, đặc biệt nhắm vào các khả năng phát hiện radar, phòng không và không quân của Nga”, trong đánh giá của họ về chiến dịch tấn công của Nga.
5. Cameron của Anh cảnh báo rằng phương Tây chưa học được bài học từ cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “UK's Cameron to warn that West has not learned lessons of Ukraine-Russia war”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Ngoại trưởng Anh David Cameron cho rằng NATO cần áp dụng quan điểm cứng rắn hơn trước một thế giới khó khăn hơn trong bài phát biểu tại Trung tâm An ninh mạng Quốc gia vào ngày 9 Tháng Năm.
Trong bài phát biểu chính sách có tầm nhìn lớn đầu tiên với tư cách là ngoại trưởng bên ngoài quốc hội, Cameron cảnh báo rằng phương Tây chưa học được bài học về cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, và rằng các đối thủ độc tài sẽ chỉ được thúc đẩy nếu các nhà lãnh đạo phương Tây tỏ ra do dự hoặc thận trọng, theo Guardian.
Cameron nhấn mạnh rằng các đồng minh chưa có sự tham gia đầy đủ trong việc đối mặt với thực tế của bối cảnh toàn cầu ngày càng đối đầu, cho dù thông qua việc tăng chi tiêu quốc phòng, đối đầu với các hoạt động ủy nhiệm của Iran hay ủng hộ quyền phụ nữ trong thế giới Hồi giáo.
“ Chúng ta phải có lập trường quyết đoán hơn trong một thế giới đòi hỏi khả năng phục hồi. Nếu chúng ta rút ra được điều gì từ hành động xâm lược bất hợp pháp của Putin, thì cần phải hiểu rằng sự do dự và hành động tối thiểu chỉ khuyến khích những kẻ xâm lược. Thật đáng tiếc, tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp trong vai trò của mình mà bài học quan trọng này dường như đã bị coi thường,” Cameron nói.
Trong chuyến thăm Ukraine vào ngày 2 tháng 5, Cameron nói “...tất cả chúng ta phải nỗ lực để bảo đảm Ukraine có những gì họ cần để giành chiến thắng”.
“Thông qua tài trợ quân sự trong nhiều năm, cung cấp vũ khí và hỗ trợ quan trọng để bảo vệ và sửa chữa cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, Vương quốc Anh đang sát cánh cùng Ukraine.” Vương quốc Anh đã liên tục lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ Ukraine, cùng với Mỹ và Đức. Nước này đã cam kết hỗ trợ 12,5 tỷ bảng Anh hay 15,6 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine kể từ tháng 2 năm 2022, trong đó 7,6 tỷ bảng Anh hay 9,5 tỷ Mỹ Kim dành cho hỗ trợ quân sự.
Cameron nói: “Tất cả chúng ta phải nỗ lực để bảo đảm Ukraine có được những gì họ cần để giành chiến thắng”. “Thông qua việc tài trợ quân sự trong nhiều năm, cung cấp vũ khí và hỗ trợ quan trọng để bảo vệ và sửa chữa cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, Vương quốc Anh đang sát cánh cùng Ukraine.”
Cameron cũng kêu gọi tất cả các thành viên NATO bảo đảm rằng họ sẽ phân bổ 2% GDP cho quốc phòng trước thời điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh của liên minh tại Washington vào tháng 7. Ông nhấn mạnh rằng bất chấp xung đột đang diễn ra trong lục địa của chúng ta, một số quốc gia Âu Châu tỏ ra miễn cưỡng ưu tiên chi tiêu quốc phòng.
Ông nhấn mạnh rằng yêu cầu cấp bách trước mắt không chỉ là đạt được ngưỡng 2% đã được thống nhất tại hội nghị thượng đỉnh Newport năm 2014 mà còn hướng tới việc thiết lập 2,5% làm tiêu chuẩn mới. Các quốc gia như Tây Ban Nha, Bỉ và Canada vẫn giảm đáng kể so với mục tiêu 2%.
6. Dữ liệu vệ tinh gợi ý về kho thiết giáp đang cạn kiệt của Nga
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Satellite Data Hints at Russia's Depleting Armor Stocks”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo hình ảnh vệ tinh được trích dẫn bởi một nhà phân tích tình báo nguồn mở, gọi tắt là OSINT, gần một phần ba số xe chiến đấu bọc thép của Nga trong cuộc tấn công toàn diện vào Ukraine không còn nữa.
Bộ Tổng tham mưu Ukraine đưa ra một bản kiểm kê hàng ngày về những gì họ nói là tổn thất gần đúng về thiết bị của các lực lượng Nga, cũng như thương vong của quân đội, và những con số này đã tăng vọt gần đây sau nhiều tháng tiêu hao cao trong bối cảnh một cuộc tấn công ở mặt trận phía đông và nỗ lực chiếm lấy Thành phố Chasiv Yar của Donetsk ở mặt trận phía đông.
Tính đến thứ Tư, tổng số thiệt hại của xe thiết giáp của Nga, không giống như xe tăng chiến đấu chủ lực, là 14.246.
Các ước tính khác thấp hơn nhưng một thống kê của tài khoản X Jompy vẽ trên hình ảnh vệ tinh về các kho và nhà máy sửa chữa ở Nga báo hiệu tổn thất mà cuộc chiến đang gây ra cho kho xe thiết giáp của Mạc Tư Khoa.
Trong một bài đăng hôm thứ Hai, tài khoản này cho biết Nga còn 10.389 chiếc xe thiết giáp trong kho, giảm 4.763 chiếc so với lượng tồn kho trước chiến tranh vào năm 2021, với tổng mức giảm gần 32%.
Trong số này, Nga phải đối mặt với tổn thất lớn nhất về MT-LB, một loại xe chiến đấu bọc thép đa năng, lội nước thời Liên Xô, chỉ còn lại 922 chiếc so với nguồn cung trước chiến tranh là 2.527 chiếc.
Nhà phân tích của OSINT cho biết Mạc Tư Khoa cũng phải đối mặt với tổn thất nặng nề về BMD - một loại xe chiến đấu bộ binh bánh xích của Liên Xô, chỉ còn 244 chiếc, tương đương 38,3% trong tổng số 637 chiếc trước chiến tranh.
Những tổn thất lớn khác được ghi nhận là các xe thiết giáp chở quân BTR-50, trong đó chỉ còn 41,6%, tức 52 chiếc so với trước cuộc xâm lược. Nga không còn dự trữ 708 chiếc BTR-60, 70 và 80 mẫu sau này, còn lại 78,63%, tương đương 2.605 trong số 3.313 chiếc trước cuộc xâm lược, theo Jompy.
Mặc dù bài đăng cho biết không hoàn toàn chắc chắn về các số liệu, nhưng nó nói thêm, “sau khi dành quá nhiều thời gian xem xét các kho hàng và nhà máy sửa chữa của Nga cũng như nhận thấy các xu hướng, tôi nghĩ mình có quyền tự tin vào các con số của mình”.
Bài đăng cho biết: “Mặc dù MT-LB sắp hết trong kho, điều đó không có nghĩa là chúng sẽ sớm biến mất khỏi chiến trường vì Nga có thể sản xuất từ 1000 đến 2000 chiếc trong vòng 1 hay 2 năm”.
Tính đến thứ Tư, tổng thiệt hại của xe thiết giáp Nga được trang web Oryx ước tính, dựa trên video hoặc hình ảnh tĩnh làm bằng chứng là 1.314, trong đó 919 chiếc bị phá hủy, 34 chiếc bị hư hại, 94 chiếc bị bỏ rơi và 267 chiếc bị bắt.
Oryx cho biết mức độ bằng chứng sẵn có mà họ dựa vào có nghĩa là số lượng thiết bị bị phá hủy “cao hơn đáng kể”.
7. Ngoại trưởng Hung Gia Lợi phản đối kế hoạch viện trợ dài hạn cho Ukraine của NATO, gọi đó là 'sứ mệnh điên rồ'
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Hungary's FM opposes NATO's long-term Ukraine aid plan, calls it 'crazy mission'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Budapest sẽ không tham gia kế hoạch dài hạn của NATO nhằm hỗ trợ Ukraine, Ngoại trưởng Hung Gia Lợi Peter Szijjarto đưa ra lập trường trên hôm 9 Tháng Năm, và gọi đây là một “sứ mệnh điên rồ”, theo Reuters.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hồi tháng 4 đã đề xuất thành lập một quỹ trị giá 100 tỷ Mỹ Kim trong 5 năm để hỗ trợ Ukraine nhằm kêu gọi các nước đồng minh tham gia nhiều hơn vào việc cung cấp vũ khí cho Kyiv.
Theo kế hoạch, NATO cũng sẽ đảm nhận một số nhiệm vụ hoạt động của Nhóm phòng thủ liên lạc Ukraine do Mỹ đứng đầu, điều phối việc vận chuyển vũ khí từ khoảng 50 quốc gia tới Kyiv.
“Hung Gia Lợi sẽ đứng ngoài sứ mệnh điên rồ của NATO bất chấp mọi áp lực,” Szijjarto nói tại một sự kiện ở Luân Đôn, nhắc lại quan điểm của chính phủ Hung Gia Lợi.
Budapest đã liên tục phản đối các lệnh trừng phạt đối với Nga, làm suy yếu các nỗ lực viện trợ của phương Tây cho Ukraine và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Mạc Tư Khoa trong suốt cuộc chiến toàn diện.
Ukraine đã phải đối mặt với tình hình ngày càng tồi tệ trên chiến trường trong những tuần gần đây cũng như sự gia tăng các cuộc tấn công trên không thành công của Nga, cả hai đều kết hợp với sự chậm trễ trong hỗ trợ của phương Tây, đặc biệt là việc chờ đợi gói viện trợ mới nhất của Mỹ kéo dài nhiều tháng.
Liên minh Âu Châu cũng không đạt được mục tiêu cung cấp cho Ukraine 1 triệu quả đạn pháo vào tháng 3.
Trong chuyến thăm Ukraine của Stoltenberg vào cuối tháng 4, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói rằng các đối tác “có cơ hội” thành lập quỹ 100 tỷ Mỹ Kim.
Ông nói thêm: “Các chi tiết rất quan trọng đối với chúng tôi, điều quan trọng là điều này không ảnh hưởng đến khối lượng song phương, được đánh dấu bằng các thỏa thuận của chúng tôi về bảo đảm an ninh”.
8. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ: Mỹ chuẩn bị thêm gói viện trợ cho Ukraine
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “US State Department: US preparing more aid packages for Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết trong cuộc họp báo ngày 8 Tháng Năm rằng Chính phủ Mỹ đang nghiên cứu các gói tài trợ bổ sung cho Ukraine.
Hoa Kỳ đã thông qua gói viện trợ quân sự trị giá 61 tỷ Mỹ Kim được chờ đợi từ lâu vào tháng 4 sau sáu tháng đấu tranh chính trị và trì hoãn.
Miller nói với các phóng viên: “Chúng tôi đang làm việc trên các gói hàng khác.
“Tôi nghĩ các bạn có thể mong đợi thấy chúng tôi quay trở lại nhịp độ như trước khi chúng tôi bị gián đoạn về nguồn tài trợ.”
Miller đề cập đến gói bổ sung gần đây trị giá 1 tỷ Mỹ Kim, được công bố ngay sau khi dự luật viện trợ nước ngoài được ký thành luật. Khoản viện trợ này bao gồm đạn cho HIMARS, đạn pháo 155 ly, máy bay đánh chặn phòng không và xe thiết giáp.
Miller cho biết các kế hoạch viện trợ trong tương lai đang được tiến hành nhưng từ chối cung cấp thông tin chi tiết về những gì gói viện trợ sẽ bao gồm hoặc khi nào chúng sẽ được công bố.
Ông nói: “Các bạn có thể sẽ thấy nguồn tài trợ bổ sung sắp tới, nhưng hôm nay tôi sẽ không cung cấp cho bạn thời gian biểu về thời điểm chúng tôi đưa ra thông báo như vậy”.
Dòng viện trợ của Mỹ có thể không cải thiện ngay lập tức điều kiện chiến trường cho quân đội Ukraine đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực và đạn dược ở tiền tuyến. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hôm 8 Tháng Năm nói với các thượng nghị sĩ rằng còn quá sớm để quan sát tác động của vũ khí Mỹ trên thực địa.
Austin nói: “Thật khó để mua lại thời gian.”
“Nhưng... tôi nghĩ rằng nếu không có sự giúp đỡ này, Ukraine sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phòng thủ trước lực lượng vượt trội.”
9. Lính đào ngũ của quân đội Nga bị bắt ở quốc gia NATO
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Army Deserter Detained in NATO Country”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Báo cáo của lực lượng biên phòng Ba Lan cho biết đã bắt giữ một người đào ngũ trong quân đội Nga 41 tuổi được cho là đã chiến đấu ở Ukraine trước khi vượt biên trái phép vào quốc gia NATO là Ba Lan, từ Belarus.
Nó đánh dấu trường hợp được biết đến rộng rãi đầu tiên về một quân nhân Nga đào ngũ cố gắng vượt biên sang Ba Lan, một quốc gia phản đối mạnh mẽ hành động của Mạc Tư Khoa chống lại Ukraine.
Đài phát thanh RMF FM của Ba Lan cho biết người đàn ông này mặc thường phục, không mang vũ khí và mang theo các tài liệu quân sự của Nga, bao gồm cả hợp đồng với quân đội về việc tham gia vào cuộc chiến đang diễn ra của đất nước chống lại Ukraine.
Tờ báo điều tra Nga Novaya Gazeta có trụ sở tại Latvia đưa tin vào tháng 2 rằng nhiều quân nhân đào ngũ thường trốn sang Kazakhstan, nơi có quan hệ chặt chẽ với nước láng giềng Nga và người Nga không bắt buộc phải có hộ chiếu nước ngoài để vào nước này.
“Lực lượng Biên phòng xác nhận việc bắt giữ một người đào ngũ từ Nga. Anh ta là một người đàn ông 41 tuổi đã vượt biên trái phép từ Belarus sang Ba Lan. Các hành động tiếp theo đang được thực hiện chống lại anh ta,” một bài đăng được dịch từ Straż Graniczna, được mô tả là “hồ sơ chính thức của Lực lượng Biên phòng Ba Lan” trên X,.
Đào ngũ là một vấn đề đối với quân đội Nga trong suốt nỗ lực xâm chiếm toàn diện Ukraine của Putin. Vào tháng 11 năm 2022, Bộ Quốc phòng Anh cho biết các tướng lĩnh Điện Cẩm Linh có thể đã chuẩn y việc sử dụng vũ khí chống lại những người đào ngũ, “bao gồm cả việc có thể cho phép nổ súng để giết những kẻ bỏ trốn như vậy sau khi cảnh báo được đưa ra”.
Việc đào ngũ khỏi quân đội Nga có thể bị phạt 10 năm tù. Vào tháng 2, một dự án phản chiến của Nga có tên “Get Lost” hay “lầm đường lạc lối”, được thành lập để giúp đàn ông Nga trốn tránh nghĩa vụ quân sự, cho biết số trường hợp đào ngũ khỏi quân đội Nga đã tăng gấp 10 lần trong năm nay.
Cơ quan tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là HUR, tháng trước cho biết hàng ngàn binh sĩ Nga đang đào ngũ. Quân đội thuộc Quân khu phía Nam của Nga được triển khai chiến đấu đang ngày càng rời bỏ các vị trí của họ.
Hơn 18.000 quân nhân Nga của Quân khu phía Nam đã đào ngũ; HUR cho biết trên Telegram rằng khoảng 12.000 người trong số họ thuộc Tập đoàn quân vũ trang tổng hợp số 8, một đơn vị “mà đối phương liên tục tham gia vào các cuộc chiến ở phía đông Ukraine”. Khoảng 2.500 binh sĩ đã đào ngũ khỏi Tập đoàn quân vũ trang tổng hợp số 58 của Nga.
Tin tức về vụ bắt giữ xảy ra vào thời điểm căng thẳng giữa Nga và Ba Lan, thành viên NATO, gia tăng vì cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.
Warsaw đã buộc phải điều động các chiến đấu cơ của mình để bảo vệ không phận trong cuộc tấn công hỏa tiễn quy mô lớn của Nga vào Ukraine. Ba Lan cho biết hỏa tiễn Nga bắn vào miền Tây Ukraine đã nhiều lần đi vào không phận nước này. Nga cho biết các cuộc xâm nhập là vô tình.
Cảnh báo về mối đe dọa ngày càng tăng từ Nga, Ngoại trưởng Ba Lan Radosław Sikorski cho biết Ba Lan “sẽ không ngạc nhiên chút nào” nếu Warsaw bị Mạc Tư Khoa tấn công trong tương lai.
“Nga đã tấn công Ba Lan nhiều lần trong 500 năm lịch sử của chúng ta”, ông nói trong cuộc phỏng vấn với tờ Bild của Đức vào tháng trước. “Nhưng trong kịch bản này, Nga sẽ thua, bởi vì chúng tôi, phương Tây, mạnh hơn Nga rất nhiều”.
Vào tháng 3, Putin đã bác bỏ mọi ý kiến cho rằng đất nước của ông có thể tiến hành một cuộc tấn công vào một thành viên NATO, nói rằng suy đoán như vậy là “hoàn toàn vô nghĩa”. Nhưng gần đây hơn, nhà lãnh đạo Nga đã ra lệnh tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật vì điều mà Bộ Quốc phòng của ông mô tả là “những tuyên bố khiêu khích và mối đe dọa” từ phương Tây.
10. Người dân Slovakia gây quỹ mua hơn 2.500 quả đạn pháo cho Ukraine
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Slovak citizens raise funds to buy over 2,500 shells for Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Một chiến dịch gây quỹ của Slovakia cho sáng kiến đạn dược của Tiệp đã quyên góp đủ tiền để mua 2.692 quả đạn pháo cho Ukraine, Thông tấn xã Tiệp đưa tin hôm 8 Tháng Năm.
Công dân Slovakia bắt đầu chiến dịch “Đạn dược cho Ukraine” vào ngày 16 tháng 4 để gây quỹ bổ sung cho sáng kiến do Tiệp dẫn đầu sau khi chính phủ Slovakia từ chối tham gia.
Trong vòng chưa đầy một tháng, hơn 65.000 người đã quyên góp 4 triệu euro hay 4,3 triệu Mỹ Kim), trong đó một nhà tài trợ đã quyên góp số tiền 100.000 euro hay 107.000 Mỹ Kim.
Thông tấn xã Tiệp cho biết 2.692 quả đạn pháo sẽ được mua từ Tập đoàn sản xuất đạn dược STV của Tiệp và sẽ được giao cho Ukraine vào cuối mùa hè.
Các nhà tổ chức cho biết, sự thành công của chiến dịch là “bằng chứng cho thấy người dân Slovakia cảm thấy đoàn kết và sẵn sàng giúp đỡ người Ukraine, ngay cả với một khoản đóng góp tài chính nhỏ có thể chuyển thành sự giúp đỡ thực sự”.
Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 9 năm 2023 trên cương lĩnh dân túy hứa sẽ chấm dứt ngay lập tức mọi viện trợ quân sự cho Ukraine.
Fico cho biết vào ngày 28 tháng 4 rằng chiến dịch gây quỹ “chỉ mang tính biểu tượng” và sẽ không ảnh hưởng đến tình hình ở tuyến đầu.
Trong khi chính phủ Slovakia từ chối tham gia, một số quốc gia, bao gồm Bỉ, Hà Lan, Đức, Thụy Điển, Canada, Ba Lan, Pháp, Đan Mạch và Slovenia, đã đóng góp kinh phí cho sáng kiến của Tiệp, có thể cung cấp tới 1,5 triệu vòng tới Kyiv.
Cố vấn an ninh quốc gia Tiệp Tomas Pojar cho biết vào tháng 3 rằng những lô hàng đầu tiên có thể được gửi đến Ukraine sớm nhất là vào tháng 6.
11. Thủ tướng Đức Olaf Scholz ủng hộ hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhấn mạnh sự ủng hộ của Berlin đối với hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine sẽ được tổ chức tại Thụy Sĩ vào giữa tháng 6 trong cuộc điện đàm với tổng thống Volodymyr Zelenskiy, phát ngôn nhân chính phủ ở Berlin cho biết hôm thứ Năm.
“Thủ tướng đã xác nhận sự tham gia của mình và nhắc lại rằng Đức tích cực ủng hộ cuộc họp. Đức hoàn toàn đồng ý với nỗ lực hướng tới sự tham gia toàn cầu rộng rãi nhất có thể”,
Các cuộc đàm phán dự kiến sẽ được tổ chức trong hai ngày 15 và 16 Tháng Sáu gần thành phố Lucerne của Thụy Sĩ.
12. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh ngày 9 Tháng Năm
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến các cuộc tấn công của Nga ở miền Đông Ukraine. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Vào tháng 4 năm 2024, các cuộc tấn công của Nga tăng cường ở miền đông Ukraine, đã tăng 17% so với tháng 3 năm 2024. Trong số này, hơn 3 phần tư nằm ở các khu vực Avdiivka, Chasiv Yar và Marinka của tiền tuyến.
Các cuộc tấn công ở khu vực lân cận Chasiv Yar đã tăng 200% từ tháng 3 đến tháng 4. Điều này gần như chắc chắn phản ánh những nỗ lực mới của Nga nhằm giành quyền kiểm soát thị trấn Chasiv Yar - nằm trên vùng đất cao ở phía tây Bakhmut.
Bất chấp sự gia tăng đáng kể các cuộc tấn công vào trục này, Nga chỉ đạt được những lợi ích chiến thuật rất nhỏ trong khu vực trong tháng 4 và gần như chắc chắn phải chịu tổn thất nặng nề.
Vừa đoạt giải vô địch, danh thủ xin gia nhập đan viện. Bảy Giám Mục Pháp đi bộ cầu nguyện cho ơn gọi
VietCatholic Media
18:21 10/05/2024
1. Đức Thánh Cha tiếp Hội nghị kỷ niệm 350 năm Chúa hiện ra tại Paray-le-Monial
Sáng ngày 04 tháng Năm vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến các tham dự viên Hội nghị, nhân dịp kỷ niệm 350 năm Chúa Giêsu hiện ra với thánh nữ Margarita Maria Alacoque, tại Paray-le-Monial bên Pháp.
Năm Thánh kỷ niệm này đã được khai mạc ngày 27 tháng Mười Hai năm ngoái (2023) và kéo dài một năm rưỡi, cho đến ngày 25 tháng Sáu năm tới, 2025. Trong các cuộc hiện ra đó, Chúa truyền cho thánh nữ Margarita cổ võ lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa và đền tạ Thánh Tâm, vì những xúc phạm do tội lỗi con người gây ra cho Chúa.
Hội nghị kỷ niệm tiến hành từ ngày 01 đến ngày 05 tháng Năm này ở Rôma và xoay quanh vấn đề: “Lời kêu gọi của Chúa Giêsu ‘hãy đền tạ’ có còn thời sự hay không? Tái dành chỗ cho việc đền tạ mà Chúa Giêsu đưa ra tại Paray-le-Monial và nêu rõ tính thời sự của mạc khải này, trong bối cảnh hiện nay với khủng hoảng do nạn lạm dụng gây ra trong Giáo hội.
Hiện diện trong buổi tiếp kiến, cũng có Đức Cha Benoit Rivière, Giám mục Giáo phận Autun, nơi có Đền thánh Paray-le-Monial và cha Louis Dupont, Giám đốc Đền thánh này.
Ngỏ lời trong dịp này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Chúa Giêsu yêu cầu thánh nữ Margarita Maria cổ võ thực hành những hành vi đền tạ vì những xúc phạm do tội lỗi của con người gây ra. Nếu những hành vi này an ủi Thánh Tâm Chúa, điều này có nghĩa là việc đền tạ cũng an ủi con tim của mỗi người bị thương tổn. Ước gì công việc của anh chị em tại Hội nghị này canh tân và đào sâu ý nghĩa của việc thực hành rất đẹp, là đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Việc thực hành này ngày nay có phần bị quên lãng hoặc bị coi một cách sai trái là lỗi thời rồi. Và ước gì công việc của anh chị em tại Hội nghị cũng góp phần đề cao giá trị của chỗ đứng đúng đắn trong hành trình thống hối của mỗi tín hữu và của Giáo hội”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha nói: “Tôi cầu nguyện để dịp Năm Thánh của anh chị em kính Thánh Tâm Chúa Giêsu khơi dậy nơi bao nhiêu tín hữu hành hương lòng yêu mến biết ơn nồng nhiệt hơn đối với Chúa Giêsu và để Đền thánh tại Paray-le-Monial ngày càng trở thành nơi an ủi và thương xót đối với mỗi người khi đến tìm kiếm an bình nội tâm”.
2. Sau khi đoạt giải vô địch, đội trưởng đội bóng chuyền gia nhập đan viện
Sau khi cùng đội bóng chuyền đoạt giải vô địch tại Pháp, một cầu thủ nổi tiếng đã xin gia nhập Đan viện.
Đó là anh Ludovic Duée, 32 tuổi, đội trưởng đội bóng chuyền St-Nazaire ở miền Bretagne bên Pháp, đã thắng đội Tours trong trận đấu hôm Chúa nhật, ngày 28 tháng Tư vừa qua, và đã tuyên bố giã từ sự nghiệp thể thao, để gia nhập Đan viện Mẹ Thiên Chúa, ở làng Lagrasse, theo tu luật thánh Augustinô, thuộc Giáo phận Carcassonne miền nam Pháp.
Anh Ludovic Duée, cao 1 mét 92, đã chơi trong nhiều đội bóng chuyền ở Pháp, và từng vô địch Âu châu lứa tuổi U19, rồi với đội bóng Bleuets năm 2019, và vô địch Pháp năm 2012 về bóng chuyền bãi biển (beach-volley).
Anh kể với báo Ouest France rằng: “Tôi xuất thân từ một gia tấn Công Giáo thực hành đạo, nhưng tôi chỉ hài lòng với những gì tối thiểu trước thời đại dịch Covid-19”. Lúc đó, anh chơi trong đội bóng ở thành phố Narbonne, nam Pháp. “Trong thời kỳ bị cô lập ấy, tôi bị kẹt ở nhà, không có hoạt động nào. Tôi hồi niệm và bấy giờ tôi may mắn được gặp cộng đoàn các kinh sĩ ở Đan viện Lagrasse, không xa Narbonne. Các cha các thầy thật là tuyệt vời trong việc đón tiếp. Họ trả lời tất cả những câu hỏi của tôi về đức tin, nghĩa là thay vì Thiên Chúa như người Cha đe dọa, sẵn sàng trừng phạt, tôi tiến đến một Thiên Chúa yêu thương”. Từ đó, mối tương quan của anh với Thiên Chúa thay đổi.
Đan viện Mẹ Thiên Chúa cử hành phụng vụ theo nghi thức Tridentino tiền Công đồng, theo sách lễ năm 1962. Nhưng các Kinh sĩ tại đây có nhiều hoạt động xã hội trong giáo phận, như đón tiếp và đồng hành với trung tâm những người xin tị nạn tại làng này, viếng thăm các bệnh nhân, hoặc chơi bóng chuyền với đội bóng ở địa phương. Đan viện cũng mở cửa đón tiếp các tín hữu viếng thăm. Mỗi ngày, có hàng chục tín hữu đến cầu nguyện trong thinh lặng hoặc sử dụng thư viện của Đan viện.
Nay, anh Ludovic Duée sống tại đây trước hết, như một thỉnh sinh trong vài tháng, để quen với tu luật thánh Augustinô. Sau một thời gian thử nghiệm, quan sát, ứng sinh có thể được gia nhập nhà tập và lãnh nhận áo dòng lúc ấy. Tiếp đến là học triết và thần học, khấn trọn đời và trở thành kinh sĩ của Đan viện.
3. Bảy giám mục Pháp hành hương đi bộ để cầu nguyện cho ơn gọi
Hôm 28 tháng Tư vừa qua, bảy giám mục thuộc bảy giáo phận trong Giáo tỉnh Reims, ở miền tây bắc nước Pháp, đã bắt đầu cuộc hành hương đi bộ năm ngày để cầu nguyện cho ơn gọi.
Mỗi giám mục hành hương qua lãnh thổ giáo phận thuộc quyền để họp nhau tại thành phố Reims, thủ phủ của Giáo tỉnh, vào thứ Bảy, ngày 04 tháng Năm này, cũng là ngày giáo phận cầu nguyện cho ơn gọi.
Đức Cha Éric de Moulins-Beaufort, Tổng giám mục Giáo tỉnh Reims, và cũng là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, khởi hành từ biên giới giáo phận thuộc quyền, giáp giới với nước Bỉ. Trong cuộc hành hương này, ngài sẽ dừng lại tại Đan viện thánh nữ Clara, và Đan viện nữ Cát Minh, cũng như tại Đền thánh Đức Mẹ ở Neuvizy.
Ông Benedicte Cousin, phát ngôn viên Giáo phận Reims nói rằng Đức Tổng Giám Mục hy vọng các tín hữu, từ các giáo xứ của ngài sẽ cùng đi những đoạn đường trong cuộc hành hương. Như thế, cuộc hành hương cũng là dịp để các giám mục gặp gỡ dân chúng trong giáo phận thuộc quyền. Tuy nhiên, mục đích chính của sáng kiến chưa từng đó này là để gây ý thức nơi các tín hữu về việc cầu nguyện cho ơn gọi.
Thứ Bảy, ngày 04 tháng Năm, tại Reims, sẽ có Chầu Mình Thánh Chúa, cũng như các việc đạo đức khác, và một số các cuộc hội luận về sự phân định ơn gọi, giá trị của việc độc thân vì Nước Trời, cũng như về các công việc được coi như ơn gọi. Các hoạt động đặc biệt cho các trẻ em cũng như các thiếu niên cũng được dự kiến thực hiện. Tất cả các hoạt động trên đây sẽ kết thúc với thánh lễ đồng tế của bảy giám mục tại nhà thờ chính tòa Giáo phận Reims.