Ngày 28-04-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 29/04: Bánh Sự Sống Đời Đời – Lễ Nhớ Thánh Catarina Siêna–Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
02:34 28/04/2022


Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

Khi ấy, Đức Giê-su sang bên kia Biển Hồ Ga-li-lê, cũng gọi là Biển Hồ Ti-bê-ri-a. Có đông đảo dân chúng đi theo Người, bởi họ từng được chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ đau ốm. Đức Giê-su lên núi và ngồi đó với các môn đệ. Lúc ấy, sắp đến lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do-thái.

Ngước mắt lên, Đức Giê-su nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi ông Phi-líp-phê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” Người nói thế là để thử ông, chứ Người đã biết mình sắp làm gì rồi. Ông Phi-líp-phê đáp: “Thưa, có mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút.” Một trong các môn đệ, là ông An-rê, anh ông Si-môn Phê-rô, thưa với Người: “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu!” Đức Giê-su nói: “Anh em cứ bảo người ta ngồi xuống đi.” Chỗ ấy có nhiều cỏ. Người ta ngồi xuống, nguyên số đàn ông đã tới khoảng năm ngàn. Vậy, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ, Người cũng phân phát như vậy, ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý. Khi họ đã no nê rồi, Người bảo các môn đệ: “Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi.” Họ liền đi thu những miếng thừa của năm chiếc bánh lúa mạch người ta ăn còn lại, và chất đầy được mười hai thúng. Dân chúng thấy dấu lạ Đức Giê-su làm thì nói: “Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian!” Nhưng Đức Giê-su biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình.

Đó là lời Chúa
 
Phải Vâng Lời Thiên Chúa Hơn Là Vâng Lời Người Phàm
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:31 28/04/2022
Phải Vâng Lời Thiên Chúa Hơn Là Vâng Lời Người Phàm

Chúa Nhật III PS C

Bị điệu ra giữa Thượng Hội Đồng, bị chất vấn rằng vì sao không chấp hành lệnh nghiêm cấm không được giảng dạy nhân danh Giêsu nữa, Phêrô và các Tông đồ đã khẳng khái trả lời: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm”(Cvtđ 5,32). Câu trả lời thật tuyệt vời. Hầu như tất cả những ai đã tin vào Thiên Chúa đều phải “tâm phục, khẩu phục” trước câu nói này.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao để phân biệt đâu là lời của Thiên Chúa và đâu là lời của người phàm? Kitô hữu chúng ta vốn nhìn nhận tiếng Chúa phán qua thiên nhiên vũ trụ, qua các biến cố lịch sử, qua tiếng lương tâm. Nhưng cần thú nhận rằng các phương thức phán dạy ấy của Thiên Chúa dường như không minh nhiên rõ ràng với nhiều người. Chúng ta vốn tin nhận Lời Chúa qua Thánh Kinh, đặc biệt qua lời của Con Một Thiên Chúa nhập thể, Giêsu Kitô. Tuy nhiên cũng không dễ phân biệt đâu là cách thế trình bày của tác giả nhân loại và đâu là ý lời Thiên Chúa muốn truyền. Ngay đến các tông đồ là những người trực tiếp tai nghe lời Đấng Cứu Thế mà vẫn còn nhiều điều các ngài chưa thể hiểu (x.Ga 16,12-13). Trong lịch sử đã không thiếu nhiều trường hợp lời của Thiên Chúa đã bị cắt xén hoặc bị đưa khỏi ngữ cảnh, để phục vụ cho ý, lời của phàm nhân. Ngoài ra còn cần phải kể đến nhiều lời giảng dạy của Đấng Cứu độ mà không được ghi chép trong Kinh Thánh (x.Ga 20,30-31;21,25). Đó là một trong những nội hàm mà Giáo Hội Công Giáo gọi là Thánh Truyền.

Căn cứ bài Tin Mừng thánh Gioan (Ga 21,1-19) mà Giáo Hội cho trích đọc trong Chúa Nhật III mùa Phục Sinh năm C, xin cùng nghe và có đôi suy nghĩ về những lời từ miệng của Đấng Phục Sinh. Xin được ghép những lời của Chúa Kitô trong lần tỏ mình ra trên biển hồ Tibêria thành bốn cặp lời hữu quan, mang tính biện chứng như sau:

1. “Này các anh, có gì ăn không?” – “Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá”.

Các anh có gì ăn không? Một lời cầu xin ư? Đúng vậy. Rất nhiều nhu cầu của tha nhân đang vọng vang bên tai chúng ta. Đó không chỉ là nhu cầu lương thực vật chất mà còn nhiều nhu cầu thiết yếu khác về tinh thần, tâm linh. Người ta không chỉ sống đúng nhân phẩm bằng cơm bánh mà còn bằng nhu cầu học hành, đi lại, nói năng, suy nghĩ, kết hội… Chắc hẳn thế nào các môn đệ cũng nhớ lại lời Thầy Chí Thánh trước đây: “Chính anh em hãy cho họ ăn” (Lc 9,13). Có người thầm thỉ, nói đúng hơn là than thở: “Chúa ơi, Chúa dựng nên mọi sự đều tốt đẹp, thế mà sao còn quá nhiều người đói khổ như ở Sômali, ở Haiti…còn quá nhiều người bị áp bức, chịu cảnh bất công nơi này nơi kia trên thế giới và ngay cả chung quanh con?” Chắc hẳn Chúa sẽ trả lời rằng: “Con ơi, Ta đã làm rồi đó. Ta đã dựng nên con. Đó là điều rất tốt đẹp” (x.St 1,31).

Chúng ta cũng đã từng phân trần: “Tài mọn, sức yếu như con làm sao kham nỗi? Hoàn cảnh thế sự lại quá khó khăn, Chúa biết đấy “một con én không làm nên mùa xuân”. Thế nhưng Chúa vẫn cứ gợi ý, ra lệnh hay mời gọi: “Cứ thả lưới!” Các ngư phủ lành nghề ngày xưa đã làm điều nghịch thường: thả lưới giữa ban ngày! Trước đây trên dưới ba năm Simon đã được một mẻ cá lạ lùng chất đầy hai thuyền nặng gần chìm và hôm nay ngài cùng với các bạn lại được một mẻ cá không kém: 153 con cá lớn, nghĩa là bắt gần hết cá dưới biển vì theo quan niệm thời bấy giờ thì dưới biển chỉ có 153 loại cá. Ngạn ngữ Tây: “Les paresseurs sont ceux qui toujours veulent faire quelque chose”(Những người lười biếng là những người luôn muốn làm một sự gì đó). Xin đừng mộng mơ! Xin chớ ngồi mà ước muốn suông hoặc chỉ biết chấp tay cầu nguyện! Hãy thả lưới dù trời đã sáng, nghĩa là cả lúc thế thời xem ra không thuận lợi.

2. “Anh em hãy đến mà ăn!” – “Đem ít cá mới bắt được tới đây!”

“Hãy đến mà ăn!” Lời mời gọi của Chúa Cứu Thế nhắc nhớ chúng ta rằng mọi người đều cần đến lương thực bởi trời. Mọi hiện hữu ở đời đều do bởi Thiên Chúa. Không có ơn Chúa thì chúng ta không thể làm được sự gì tốt đẹp (x.Ga 15,5). Đến với Chúa để kín múc nguồn sống, để nhận lấy năng lực yêu thương, phục vụ, trao ban. Đấng Cứu Độ không muốn chúng ta đến với Người với đôi bàn tay trắng. Dù có thể làm được mọi sự, nhưng Người cũng đã từng muốn cần đến năm chiếc bánh và hai con cá nhỏ (x.Mt 14,17). Hằng ngày đến với Người qua bàn tiệc Lời Chúa, bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta đã mang gì để dâng cho Người?

3. “Con có yêu mến Thầy hơn những người này không?” – “Hãy chăn dắt chiên (chiên con và chiên mẹ) của Thầy!”

Vì yêu Chúa Kitô nên chúng ta sẵn sàng đảm nhận phần việc của Người. Nhờ yêu Chúa Kitô nên chúng ta mới có khả năng chăn dắt các chiên lớn bé của Người. Không ai dại dột giao trứng cho ác. Người ta chỉ ký thác người thân yêu cho kẻ đáng tin cậy. Và người đáng tin, đáng cậy nhất đó là người yêu mến mình hết sức, hết lòng. Biết chăn dắt đàn chiên với cả tấm lòng yêu mến thì mới xứng là mục tử. Không có tình yêu thì không thể chuyên chăm dẫn đàn chiên đến đồng cỏ xanh và dòng suối mát. Không có tình yêu thì không thế can đảm chống trả sói dữ và liều mạng sống vì đàn chiên. Không có tình yêu thì chẳng thể quan tâm chăm sóc chiên gầy, chiên bệnh tật hoặc vất vả đi tìm con lạc và cả những chiên đang ở ngoài đàn.

4. “Anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn.” – “Hãy theo Thầy!”

Dưới đóa hoa hồng thường lấp ló những cành gai. Thập giá là hệ quả như tất yếu của tình yêu. Đường tình yêu là đường thập giá. “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo.”(Lc 9,23). Vấn đề đặt ra là bạn, tôi, chúng ta muốn theo ai? Đã quyết đinh theo Chúa Kitô thì không có con đường nào khác, ngoài con đường Người đã đi. Xin đừng quá chăm chú đến khúc gỗ sần sù. Đường Chúa đi là đường yêu thương. Khi đã lao mình vào biển tình yêu, hết lòng vì người mình yêu, hết tình vì người yêu mình, thì những khúc gỗ sần sù kia dù có ê vai nhưng rồi sẽ trở thành ách êm ái, gánh nhẹ nhàng (x.Mt 11,29-30).

Có ai yêu thương chúng ta như Đấng đã phó ban Người Con Một, vì hạnh phúc chúng ta? Có ai đầy quyền uy cao cả cho bằng Đấng đã dựng nên cả đất trời và đưa chúng ta từ chốn hư vô đến hiện hữu ở đời này? Vì thế, thái độ vừa chính đáng vừa khôn ngoan và phải đạo là: “Phải vâng lời Chúa hơn là vâng lời người ta.”

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:55 28/04/2022

7. Truyền giáo mà chỉ dùng những lời nói hay để giáo huấn mà không biểu hiện sự lương thiện cho người ta thấy, thì giống như một ngón tay chỉ cho người ta đi tới và một ngón tay khác chỉ cho người ta đi thụt lùi; một ngón tay kiến thiết, một ngón tay phá hoại, truyền giáo nói suông thì không ích lợi gì cho người khác.

(Thánh Gregory)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:00 28/04/2022
63. CÔNG PHU CỦA HỌA SĨ

Họa sĩ vẽ chân dung của ông Giáp xong thì đắc ý nói:

- “Mời ông đem tấm hình đi hỏi người đi đường coi có giống ông không?”

Ông Giáp bèn hỏi một người qua đường:

- “Tấm hình này chỗ nào giống tôi nhất?”

Người đi đường đáp:

- “Cái khăn vuông (khăn trên đầu) giống nhất”.

Ông Giáp lại hỏi người qua đường khác:

- “Tấm hình này chỗ nào giống tôi nhất?”

Người ấy trả lời:

- “Áo quần giống nhất?”

Ông Giáp chuẩn bị hỏi một người qua đường khác, nhưng họa sĩ chỏ miệng vào nói:

- “Khăn vuông, áo quần đều có người nói rồi, ông chỉ nói bộ mặt vẽ như thế nào thôi”.

Người ấy nhìn một chặp rồi nói:

- “Râu tóc giống nhất”.

(Tiếu lâm quảng ký)

Suy tư 63:

Đức Chúa Giê-su nói với chúng ta rằng: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường”(Mt 11, 29), có nghĩa là chúng ta –người Ki-tô hữu- hãy họa lại khuôn mặt hiền hậu và lòng khiêm nhường của Đức Chúa Giê-su trên con người của chúng ta.

Có người họa lại sự hiền hậu của Đức Chúa Giê-su trong cuộc sống của mình, nên họ luôn trở thành bạn hữu tốt của mọi người, bởi vì sự hiền hậu chính là lòng yêu mến được thể hiện qua cuộc sống của họ; có người họa lại lòng khiêm nhường của Đức Chúa Giê-su trên con người của mình, nên họ trở thành đá tảng để cộng đoàn của mình yên tâm phát triển vững chắc, bởi vì lòng khiêm nhường chính là nền tảng của các nhân đức khác.

Hiền hậu là cảm thông và tha thứ, khiêm nhường là thấy mình quá kém cỏi và tội lỗi, nên càng phải tha thứ và cảm thông với tha nhân nhiều hơn nữa.

Đó chính là công phu của ơn thánh và sự cố gắng luyện tập của chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Có một cơ hội
Lm. Minh Anh
17:46 28/04/2022

CÓ MỘT CƠ HỘI
“Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?”.

Nhà giáo dục nổi tiếng Booker T. Washington nhớ lại “kỳ thi tuyển sinh” đã giúp ông có được một suất vào Học Viện Hampton. Cô hiệu trưởng yêu cầu cậu bé lấy chổi quét lớp, Washington quét đến ba lần và lau đồ đạc đến bốn lần. Cô giáo quay lại, kiểm tra sàn nhà, lấy khăn tay quẹt lên gỗ. Không tìm thấy một hạt bụi, cô nói, “Tôi đoán bạn sẽ làm như thế nào để vào học viện này, bạn biết, bạn ‘có một cơ hội!” Washington, về sau, tâm sự, đó là bước ngoặt đời ông!

Kính thưa Anh Chị em,

Thật thú vị, qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng muốn chúng ta biết mình ‘có một cơ hội!” Giữa hoang địa, ngàn người đang đói, Ngài ngước mắt lên rồi bảo, “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” Ngài thách thức các môn đệ và cả chúng ta, dám để mình lớn lên trong niềm tin!

Dường như Chúa Giêsu thường thích dò xem phản ứng những ai ở gần Ngài trước những tình huống tưởng như không thể xảy ra. Thiếu lương thực cho hàng ngàn người có thể gây ra hoảng sợ, xáo trộn. Nhìn đám đông ô hợp, các ông cảm thấy bất lực trước một nhu cầu quá lớn. Có lẽ hiểu theo nghĩa đó, họ đã ‘bỏ giấy trắng’ bài kiểm tra! Vậy mà ở đây, Chúa Giêsu muốn họ ‘có một cơ hội’ để trải nghiệm rằng, sự khéo léo của con người, dù tài giỏi đến đâu, vẫn không thể là nền tảng của Giáo Hội; hoặc dù các tông đồ hay những người kế vị họ, thông minh đến mấy, nhu cầu của các linh hồn và thế giới vẫn sẽ luôn vượt xa khả năng con người của họ. Vậy, đâu là câu trả lời? Chỉ một mình Ngài, “Chúa là Thiên Chúa!”

Ngạc nhiên thay, khi các ông còn đang bối rối, một cậu bé lại rất hào phóng. Hồn nhiên và giản dị, cậu bước tới, tay xách chiếc giỏ của mình. Với chút lương khô này, Chúa Giêsu sẽ làm một điều gì đó tuyệt vời; Ngài từng nói, “Nếu không hoán cải nên như trẻ nhỏ, các con sẽ không vào được Nước Trời!” Qua chú bé nhỏ, các môn đệ học được bài học lớn, giao mọi sự cho Chúa! Không thành vấn đề nó quá nhỏ bé đối với bạn hay đối với ai, nó vẫn luôn ‘có một cơ hội’ khi nằm trong tay Chúa Giêsu; với sức mạnh thần thánh của Ngài, điều kỳ diệu vẫn có thể xảy đến!

Một chi tiết đáng chú ý khác, là Chúa Giêsu đã cử các môn đệ thu lại những bánh vụn. Dẫu quyền năng Thiên Chúa là vô hạn, đừng ai tự mãn để xem ân huệ Ngài như một thứ hàng hoá thặng dư khi cung vượt cầu. Đó là những ân huệ quý giá, đừng lãng phí! Vậy mà, chính xác đó lại là điều đang xảy ra. Lãnh nhận rất nhiều Bí tích, nhưng còn lâu, chúng ta mới nên thánh! Điều này một lần nữa tiết lộ sự kiên nhẫn lạ lùng của Thiên Chúa; cả khi không ‘có một cơ hội’ được đánh giá đúng mức, ân sủng của Ngài vẫn không ngừng tuôn đổ xuống chúng ta.

Gamaliel trong bài đọc thứ nhất hôm nay thật dứt khoát. Trước Thượng Hội Đồng, về các tông đồ, ông nói, “Hãy cho họ về! Vì nếu ý định hay công việc này là do người phàm, tất sẽ bị phá huỷ; còn nếu quả thật là do Thiên Chúa, quý vị không thể nào phá huỷ; không khéo quý vị lại thành kẻ chống Thiên Chúa”. Rõ ràng, sự khôn ngoan của Chúa Thánh Thần đã cho họ ‘có một cơ hội’ để tin; nhưng các lãnh đạo tôn giáo thời bấy giờ đã đánh mất. Họ tiếp tục cứng lòng!

Anh Chị em,

“Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” Đó không chỉ là lời thách thức các môn đệ, nhưng còn là ‘tiếng của lòng!’ Trái tim thương xót của Chúa Giêsu ‘mách trước’ những gì Ngài sẽ làm. Đó là một câu hỏi tiết lộ thực tế ‘lực bất tòng tâm’ đối với con người, nhưng cũng là một câu hỏi hướng niềm tin chúng ta vào một Đấng, “Chúa là Thiên Chúa!”. Đấng ấy không ai khác, “Giêsu!” Chính nhờ Ngài, với Ngài và trong Ngài, mọi thứ chóng qua của trần thế vẫn mang một giá trị vĩnh cửu. Như vậy, một việc bác ái, một hy sinh dù nhỏ đến đâu, nếu ‘có một cơ hội’ được trao cho Chúa Giêsu, nó vẫn có thể trở nên điều vĩ đại. Vì thế, nếu biết tận dụng mọi biến cố buồn vui của ngày sống, trao cho Ngài, chúng ta sẽ nên thánh và cả thế giới được hưởng nhờ. Thật ý nghĩa với Thánh Vịnh đáp ca, “Một điều tôi kiếm tôi xin, là luôn được ở trong đền Chúa tôi!”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, mỗi ngày, có biết bao cơ hội để con nên thánh, nhưng thật tiếc, con để nó vụt mất. Xin cho con biết trao những gì con có vào tay Chúa, hãy sử dụng nó cho vinh hiển Ngài!” Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tình yêu mến
Lm. Thái Nguyên
18:13 28/04/2022



TÌNH YÊU MẾN
Chúa Nhật 3 Phục Sinh năm C : Ga 21: 1-19

Suy niệm

Sau khi Chúa Giêsu phục sinh, các môn đệ đã hai lần gặp được Chúa bằng xương bằng thịt (x. Ga 20:19.26), nhưng xem ra quá ngắn ngủi. Lòng các ông cũng còn bối rối và lo sợ, nên chưa đủ mạnh để thay đổi cuộc đời mình. Thầy không còn bên cạnh như trước nữa, nên họ thấy trống vắng, buồn tẻ và cuộc sống hằng ngày dường như vô vị, không còn ý nghĩa. Trong tâm trạng đó, họ muốn trở về với đời sống của dân thuyền chài, trở về với những gì quen thuộc ngày xưa để lấp đầy khoảng trống mênh mông. Trong tâm trạng như thế, nên khi Phêrô gợi ý đi đánh cá là họ đồng thanh hưởng ứng ngay.

Các ông đã vất vả suốt đêm nhưng không bắt được con cá nào. Vào buổi bình minh của ngày mới, giữa lúc các ông mệt mỏi, buồn chán thì Chúa Giêsu xuất hiện trên bờ hồ, nhưng họ không nhận ra. Ngài bảo cho các ông cứ thả lưới bên phải mạn thuyền. Họ đã làm như thế và kết quả là mẻ lưới đầy cá. Thấy việc lạ vừa xảy ra, người môn đệ thân yêu đã tinh ý nhận ra là chính Chúa Giêsu, và nói với Phêrô: "Chúa đó". Ông liền nhảy xuống biển, bơi ngay vào bờ để gặp Chúa.

Khi đưa thuyền vào bờ, các ông thấy Chúa Giêsu đã chuẩn bị sẵn bánh và cá nướng. Chúa Phục Sinh dọn bữa sáng cho các ông. Bầu khí thật ấm cúng và chan hòa tình nghĩa Thầy trò. Khung cảnh bữa ăn gợi lên bầu khí của thánh lễ, cũng Chính Chúa dọn bữa ăn cho chúng ta, không phải của ăn vật chất mà là chính Lời Ngài và Mình Ngài. Hội Thánh vừa lan rộng vừa tập trung nơi thánh lễ, để kín múc và trao ban ơn phúc. Ðó là nhịp thở đều đặn làm nên sức sống cho Hội Thánh.

Hội Thánh ấy giờ đây được giao cho Simon Phêrô, nhưng trước hết ông phải trải qua một cuộc sát hạch: "Này anh Simon… anh có mến Thầy hơn các anh em nầy không?". Câu hỏi thật khác thường khi giao sứ mạng, Chúa Giêsu không đặt vấn đề khả năng lãnh đạo hay tầm nhìn sâu rộng, nhưng là tình yêu mến. Có lẽ ông rất ngượng ngùng vì mới chối Thầy ba lần, mà Ngài lại hỏi ông có yêu mến Thầy không? Mới phản bội mà giờ lại nói yêu thương, quả thật khó khăn. Chắc chắn là ông yêu mến Thầy rồi, nhưng Ngài lại thích cái “hơn”.

Tình yêu là như thế, chỉ khi yêu “hơn”, người ta mới dám sống “hơn” cho người mình yêu. Nhiệm vụ càng cao thì phải yêu mến càng nhiều. Bởi ai cũng rất sợ những người làm to mà trái tim lại quá nhỏ. Ngài hỏi Phêrô đến ba lần về tình yêu mến, như muốn xóa sạch mọi ký ức của ông về việc chối Ngài ba lần, để ông đừng tự phụ dựa vào sức riêng của mình nữa, mà từ đây hãy dựa vào chính Ngài. Ba lần tuyên xưng tình yêu đi với ba lần giao sứ mạng:“Hãy chăn dắt chiên của Thầy”.

Thánh Phaolô cho thấy, không có tình yêu mến thì mọi hy sinh và công lao sẽ trở thành tro bụi (x. Cr 13,1-7). Nó khiến ta lệch lạc ngay trong cách sống hằng ngày: không có tình yêu mến thì bổn phận khiến ta dễ nóng giận; trách nhiệm đẩy ta tới chỗ bất nhã; công bằng làm cho ta đâm ra tàn nhẫn; sự thật biến ta thành kẻ ưa soi mói; khôn ngoan dẫn ta tới chỗ láu cá; sự đon đả biến ta thành kẻ giả dối; hiểu biết đẩy ta trở thành kẻ cố chấp; quyền bính khiến ta trở thành kẻ áp bức; danh thơm tiếng tốt làm ta trở thành kẻ kiêu ngạo; của cải làm ta trở nên tham lam; lòng tin biến ta thành kẻ cuồng tín.

Không có tình yêu mến, trên đời này ta không là gì cả! Nhưng với tình yêu mến, ta sẽ trở nên tất cả. Chỉ có tình yêu mới làm nên những điều nhiệm lạ chứ không phải tài năng hay tri thức. Thế giới này cũng chỉ được thu phục bởi tình yêu. Cha thánh Vianey cũng đã khẳng định: “Thế giới sẽ thuộc về tay ai biết yêu mến!”

Hôm nay Đức Kitô Phục Sinh cũng hỏi mỗi người chúng ta về tình yêu mến, được biểu lộ bằng việc sống hết mình cho Chúa và tha nhân. Cuộc sống này chẳng ai tin vào lời chúng ta nói, người ta chỉ tin vào việc chúng ta làm. Người ta cũng chẳng tin vào việc chúng ta đi lễ, mà chỉ tin khi cuộc đời ta biến thành của lễ, nghĩa là thấy được sự dấn thân phục vụ của chúng ta để đem lại những gì tốt đẹp cho con người và xã hội hôm nay. Thánh lễ nối dài là như thế, là Chúa tiếp tục tỏ mình và hiến mình cho nhân loại qua chính đời sống của chúng ta.

Cầu nguyện

Lạy Cha là Thiên Chúa của Tình Yêu!
Với tình yêu thì không gì là thiếu,
tình yêu sẽ làm nên điều huyền diệu,
cho con thấy những chứng tích cao siêu.
Chính tình yêu là nguồn mạch sự sống,
khơi sáng mọi hoạt động của nhân trần.
làm nên ý nghĩa và giá trị nhân sinh,
là biểu hiện cao vời của nhân tính,
đỉnh cao nhân cách và lòng nhân đạo,
chiều sâu của tâm linh và tôn giáo.
Thành công không phải làm điều lớn lao,
mà làm sao thể hiện được tình yêu,
tội lỗi là vì đã từ chối tình yêu,
để chạy theo những dự định của mình,
và không theo chương trình của Thiên Chúa.
Khi Chúa đặt Phê-rô đứng làm đầu,
Chúa không đòi tài cao hay đức trọng,
mà chỉ cần một lòng mến thâm sâu,
còn mọi sự chính Chúa sẽ làm sau.
Cuộc đời con cũng chỉ cần như vậy,
là một trái tim yêu thật thắm nồng,
dám biểu tỏ hằng ngày trong cuộc sống
để đem đến niềm an vui hy vọng.
Xin cho con luôn yêu Chúa hết lòng,
để phục vụ với tính cách khiêm nhường,
để ứng xử với tâm hồn cao thượng,
để bức phá giới hạn của đời thường,
và tiến đến vô hạn của tình thương,
là niềm vui hạnh phúc cõi thiên đường. Amen.
 
Thủ Lãnh
Lm Vũđình Tường
22:07 28/04/2022
Đã từ lâu Đức Kitô suy tính việc chọn lựa một trong số những tông đồ trở thành thủ lãnh nhóm. Vị này sẽ thay thế Ngài sau khi Ngài về cùng Chúa Cha. Lần đầu tiên là lần Đức Kitô hỏi các môn đệ:
'Anh em bảo Thầy là ai?' Phêrô thay mặt anh em đáp: 'Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống'. Đức Kitô nói: 'Anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy' Mt 16;15-18.

Đây không phải là lần đầu tiên, trong nhiều dịp khác nhau, Phêrô trở thành phát ngôn viên lãnh đạo nhóm. Lần này cũng như lần trước. Phêrô đề nghị đi chài lưới và một số anh em xin đi theo. Bài đọc đưa ra nhiều hình ảnh thực tế trong cuộc sống để nói đến giá trị vĩnh cửu nước trời. Hình ảnh 'mẻ cá lớn, đêm tối, lưới trống không cá, nhảy xuống biển, khoác áo vào, ăn sáng', đều là những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, được Đức Kitô dùng để nói về giá trị tinh thần trong nước Chúa. Môn đệ chài lưới suốt đêm đến sáng mà không bắt được gì đáng giá, toàn là mẻ lưới trống. Các ông vất vả suốt tối đến sáng, mất công vô ích. Về phương diện tâm linh, đêm tối và lưới trống, không cá cho biết ngoài Chúa ra con người không thu hoạch được điều chi đáng giá. Đêm tối đây còn mang í nghĩa khối óc, tối tăm, con tim mù mờ, tâm linh âm u, tương lai sương mù, không có hy vọng tươi sáng. Lưới trống cũng có thể hiểu là cuộc đời vắng Chúa hiện diện. Cuộc đời đó không có mục đích rõ ràng, phiêu bạt ngả theo chiều gió, lững thững như mây trôi, dập dình như con thuyền trên nước. Tất cả đều nói về nghèo nàn tinh thần, đói tình thương, khát lòng mến.

Sáng ngày hôm sau, người đi dạo bờ biển hỏi lớn. Các ông đáp thuyền không, lưới trống. Vị đó nói thả lưới phía bên kia thuyền xem sao. Ngạc nhiên thay, các ông vâng lời thả lưới và lưới đầy cá. Ngạc nhiên hơn nữa, lưới toàn cá lớn mà lại ở sát bờ. Thấy sự việc lạ lùng trên, người môn đệ Đức Kitô yêu mến nói với Phêrô. Thầy đấy. Bỏ mẻ cá lớn sau lưng, bỏ qua nguy hiểm đến tính mạng, Phêrô vội vàng nhảy xuống biển vào bờ gặp Đức Kitô. Điều này diễn tả tấm lòng yêu mến, tâm tư thầm kín của Phêrô. Phêrô choàng áo vào trước khi nhảy xuống biển. Rất có thể từ 'choàng áo' đây không mang nghĩa áo vải thô, sợi chỉ mà chính là tấm áo tinh thần. Phêrô nghèo nàn về phương diện tâm linh. Gặp Đức Kitô, ông tức thì thay đổi. Ông trở nên can đảm lạ thường, lòng mến bộc phát trong ông và ông mau mắn đến gặp Đức Kitô.

Khi tất cả vào bờ, họ thấy có sẵn than hồng đang cháy và cá đã nướng. Đức Kitô cùng ăn sáng với môn đệ. Không còn ai thắc mắc Ngài là ai, bởi họ cùng nghe tiếng Ngài, cùng ăn sáng chung, ngồi cùng bàn. Ăn sáng, điểm tâm, dấu chỉ một ngày mới, một bắt đầu mới, cuộc đời mới, con tim mới, công việc mới, trách nhiệm mới. Tất cả đều đổi mới. Bữa Tiệc Li diễn ra buổi tối, chia tay, ăn vội vã, nhanh chân chạy trốn. Bữa điểm tâm diễn ra trong thanh bình, tươi mát của nắng sớm, ánh bình minh đang lên. Một ngày mới, ánh sáng mới, ánh sáng Phục Sinh. Bữa điểm tâm sáng nhắc nhớ Tiệc Thánh Thể Đức Kitô thiết lập trong bữa Tiệc Li. Gặp lại Đức Kitô Phục Sinh nơi bãi biển và mẻ cá lớn gợi nhớ có lần Đức Kitô cũng dùng thuyền của Phêrô rao giảng. Cũng xảy ra trong trường hợp các ông vất vả suốt đêm không có cá. Đức Kitô bảo ra chỗ nước sâu thả cá và lưới đầy cá. Hình ảnh của Giáo Hội Chúa mà Phêrô là người Đức Kitô chọn lãnh đạo Giáo Hội nơi trần gian.

Hỏi ba lần dường như không dính dáng gì đến việc Phêrô ba lần chối Chúa. Đức Kitô hỏi Phêrô ba lần cùng một câu hỏi. Ba lần Phêrô thưa, hứa trung thành. Hỏi lần một, Đức Kitô trao Phêrô trách nhiệm coi sóc các tông đồ Chúa. Hỏi lần hai Phêrô có trách nhiệm coi sóc Giáo Hội non trẻ, và lần hỏi cuối cùng Phêrô có trách nhiệm coi sóc toàn thể Giáo Hội, bao gồm các tông đồ và các Kitô hữu.

Phêrô hứa trung thành không phải trong lúc bình an, vô sự và trung thành ngay cả khi gặp chống đối, bắt bớ, tù đầy, cuối cùng bị giết chết. Phêrỗ đã hoàn thành lời hứa trên, ông không còn chạy trốn, chối bỏ như trước nữa nhưng sẵn sàng chấp nhận mọi hoàn cảnh. Khó khăn thời Giáo Hội sơ khai, với bắt bớ, cấm cách, hiểu lầm, đố kị, Phêrô đều kiên nhẫn, cố gắng vượt qua. Ba nhiệm vụ Đức Kitô trao tay, Phêrô hoàn thành, trung thành đến hơi thở cuối. Ánh sáng Phục Sinh soi chiếu tâm hồn Phêrô và Thánh Thần Chúa hướng dẫn Phêrô mọi nơi, mọi lúc.

Học từ Phêrô, chúng ta xin ơn hoàn thành sứ mạng Chúa trao phó và sống đời đức tin trung thành với Đức Kitô Phục Sinh.

TiengChuong.org

Team Leader

The idea of having a group leader, who would take Jesus' place when He was not around with them was not a new idea. Jesus had been contemplating it for sometimes, because He knew that He would return to the Father, and that the group needed to have a leader to take His place when He was not with them. His first attempt happened when He asked the apostles, 'Who do you say I am?'. Peter, On behalf the apostles, answered: 'The Christ of God'...The Son of the living God'. Jesus replied: 'you are a happy man! Because it was not flesh and blood that revealed this to you but my Father in heaven. So I say to you: You are Peter and on this rock I will build my Church' Mt 16: 15-18.

On several occasions, Peter had acted as a speaker and leader for the group, and today was not different: He initiated the idea of fishing and several others joined him. The reading has several metaphorical images, namely: Catching no fish, darkness of the night, breakfast on the beach, and nakedness, all point to a deeper and higher value.

The apostles spent a whole night long but caught nothing. They laboured in vain and in darkness. In a spiritual sense, the emptiness and darkness of the night indicate that without God on our side, we would not be able to achieve good things. The darkness of the night indicates the darkness of a person's heart; the emptiness of the net points to a life without purpose. Both speak about the emptiness of spirituality in life.

Early next morning, a stranger on the beach, yelled out to them, telling them to cast their nets on the other side of their boat. Surprisingly, they listened to the stranger and netted a huge catch. The extraordinary catch at an unusual spot-near the shore - made the disciple Jesus loved realizing that it was the Lord. He told Peter, and Peter had wasted no time - jumped right into the water to come to Jesus. This abrupt response revealed the heart of the man. Peter had acted as if his own safety was secondary. The huge catch was not important. Showing his love for Jesus was his first priority. The phrase 'Peter had nothing on' probably had nothing to do with his nakedness in clothing, but more about his lack of courage and joy, and the urgency to meet the risen Lord. Peter didn't wait for others but he alone came to Jesus first indicating that Jesus would full-fill what Peter was lacking.

When all others reached the shore, there was a charcoal fire burning and fish was already baked. The risen Lord provided them breakfast. They all shared the same bread and the same fish with Jesus. None of them could raise any queries because their eyes had seen the risen Lord, their ears heard Him and they had sat around Him. Having breakfast implied a new day, a new beginning, and a new dawn with sun light. This was in contrast to the Last Supper which happened in the dark at the end of a day. Having breakfast with Jesus on the beach was the reminder of the Eucharist Jesus had established at the Last Supper. It also reminded them the time Jesus was on Peter's boat preaching to the crowds on the beach.

Jesus asked Peter the same question three times. It probably had nothing to do with the three times Peter denied knowing Jesus, but rather, to do with the Church Jesus established. Peter answered 'Yes' three times. Each time revealed a new task. The first one, Peter promised to love Jesus more than others. It implied Peter would exemplify his faith to his brothers. The saying 'feed my lambs' probably indicates the infant Church, and the last one involved the entire Church. The commitment to follow was dear. It costed Peter's life to 'give glory to God'.

We pray to be faithful to the Risen Lord.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Carlos Amigo Vallejo qua đời
Đặng Tự Do
05:20 28/04/2022


Vị Hồng Y người Tây Ban Nha Carlos Amigo Vallejo, được nhớ đến như một vị vận động không mệt mỏi cho Đối thoại giữa người Kitô giáo, người Hồi giáo và người Do Thái, đã qua đời ở tuổi 87

Vị Hồng Y Tổng giám mục hiệu tòa của Seville qua đời vì suy tim tại Bệnh viện Đại học Guadalajara, Tây Ban Nha, sau khi sức khỏe của ngài suy giảm sau cuộc phẫu thuật ngày 25 tháng 4 để loại bỏ chất lỏng từ phổi trái của ngài.

Amigo cũng đã trải qua cuộc phẫu thuật vào cuối tháng Hai vì bị gãy xương hông, sau khi ngài ngã trong một thánh lễ tại Nhà thờ Almudena ở Madrid, nơi cư ngụ của vị tổng giám mục đã nghỉ hưu.

Tang lễ của ngài sẽ được tổ chức vào ngày 30 tháng 4 tại Nhà thờ Seville; ngài sẽ được chôn cất trong nhà nguyện Thánh Phaolô của nhà thờ.

Đức Hồng Y, người từng là một thành viên của Dòng Anh em Hèn mọn, đã nghỉ hưu với tư cách là Tổng giám mục Seville vào năm 2009, sau 27 năm nắm quyền điều hành tổng giáo phận.

Trước đây, vị tu sĩ Phanxicô này đã lãnh đạo Tổng giáo phận Tangier ở Maroc từ năm 1974 đến năm 1982.

Trong thời gian phục vụ ở Maroc, ngài đã tham gia phái đoàn của Tòa thánh cho cuộc họp năm 1976 về đối thoại Hồi giáo-Kitô tại Tripoli, Libya.

Ngài cũng là đại biểu của các giám mục Bắc Phi cho Thượng hội đồng Giám mục về việc dạy giáo lý năm 1977.

Tại Maroc, ngài được biết đến với công việc thúc đẩy hoàn cảnh xã hội của phụ nữ Hồi giáo và thúc đẩy đối thoại giữa các tín hữu Kitô, Hồi giáo và Do Thái giáo.

Trong thời gian làm tổng giám mục Seville, ngài đã chào đón Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến tổng giáo phận hai lần vào năm 1982 và 1993.

Ngài cũng ủng hộ việc bao gồm một cách bình đẳng những phụ nữ trong nhiều tổ chức Giáo Hội tại Seville: như nhóm anh chị em tổ chức các lễ hội tôn giáo, bao gồm các đám rước Tuần Thánh nổi tiếng của thành phố.

Đức Gioan Phaolô II đã nâng vị giám mục lên hàng Hồng Y vào năm 2003.

Vị giáo sĩ người Tây Ban Nha cũng tham gia Thượng hội đồng Giám mục năm 1983 về thống hối và hòa giải và Thượng hội đồng Giám mục năm 1994 về đời sống thánh hiến.

Trong 13 năm làm Tổng giám mục hiệu tòa, ngài tiếp tục hoạt động tích cực trong Tổng giáo phận Seville. Vào năm 2013, một đoạn đường đã được đặt theo tên ngài bởi Hội đồng thành phố Seville để ghi nhận những đóng góp của ngài.

Đức Hồng Y sinh tại thị trấn Medina de Rioseco, miền bắc Tây Ban Nha vào ngày 23 tháng 8 năm 1934.
 
Hồng Y Đoàn sau sự qua đi của Đức Hồng Y Carlos Amigo Vallejo
Đặng Tự Do
05:22 28/04/2022


Số cử tri của Hồng Y đoàn hiện nay là 117 vị, nghĩa là thấp hơn con số 120 vị do Đức Giáo Hoàng Montini đề nghị. Vào cuối tháng 12 năm 2022, dựa trên quy tắc theo đó các Hồng Y trên 80 tuổi mất quyền bầu cử, số Hồng Y cử tri sẽ chỉ còn 110 vị, nếu như Đức Thánh Cha Phanxicô không mở công nghị tấn phong Hồng Y.

Danh sách các Hồng Y sẽ tròn 80 tuổi tính đến tháng 12 năm 2022:

Đức Hồng Y Norberto Rivera Carrera của Mễ Tây Cơ, sinh ngày 06.06.1942

Gregorio Rosa Chávez của El Salvador, sinh ngày 09.09.1942

Rubén Salazar Gómez của Colombia, sinh ngày 22.09.1942

Giuseppe Bertello của Ý, sinh ngày 01.10.1942

Gianfranco Ravasi của Ý, sinh ngày 18.10.1942

André Armand Vingt-Trois /vanh troa/ của Pháp, sinh ngày 07.11.1942

Óscar Andrés Rodríguez Maradiaga của Honduras, sinh ngày 29.12.1942

Trong số 117 Hồng Y cử tri hiện nay

12 vị được tấn phong bởi Đức Gioan Phaolô II (10%)

38 vị được tấn phong bởi Đức Bênêđíctô XVI (32%)

67 vị được tấn phong bởi Đức Thánh Cha Phanxicô (58%)

Các Hồng Y đã mất quyền bầu Giáo Hoàng là 92 vị

41 vị được tấn phong bởi Đức Gioan Phaolô II

26 vị được tấn phong bởi Đức Bênêđíctô XVI

25 vị được tấn phong bởi Đức Thánh Cha Phanxicô

Tổng số các vị Hồng Y ngày nay là 209

53 vị được tấn phong bởi Đức Gioan Phaolô II

64 vị được tấn phong bởi Đức Bênêđíctô XVI

92 vị được tấn phong bởi Đức Thánh Cha Phanxicô

Đức Thánh Cha Phanxicô đã triệu tập các công nghị tấn phong Hồng Y vào các ngày sau

1) ngày 22 tháng 2 năm 2014

2) ngày 14 tháng 2 năm 2015

3) ngày 19 tháng 11 năm 2016

4) ngày 28 tháng 6 năm 2017

5) ngày 28 tháng 6 năm 2018

6) ngày 5 tháng 10 năm 2019

7) ngày 28 tháng 11 năm 2020

Năm ngoái, 2021 là năm đầu tiên không có công nghị tấn phong Hồng Y.

Các quan sát viên nhận định rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ mở công nghị tấn phong Hồng Y vào tháng 6 tới đây, trùng vào thời gian khi Tông Hiến mới về Giáo triều Rôma bắt đầu có hiệu lực.

 
Lãnh đạo hội đồng giám mục Pháp nói rằng cuộc bầu cử cho thấy sự rạn nứt ngày càng gia tăng
Đặng Tự Do
16:57 28/04/2022


Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp hoan nghênh việc Tổng thống Emmanuel Macron tái đắc cử nhưng cũng cảnh báo về sự chia rẽ xã hội ngày càng gia tăng sau khi cuộc bỏ phiếu bị lu mờ bởi vụ đâm một linh mục và nữ tu Công Giáo.

Đức Tổng Giám Mục Éric de Moulins-Beaufort của Reims cho biết cuộc bầu cử tiết lộ “một sự rạn nứt ngày càng gia tăng... về mặt địa lý nhưng cũng ngăn cách những người bên trên với những người bên dưới. Đây là điều đáng lo ngại cho tương lai của đất nước chúng ta”.

Ngài đã đưa ra phản ứng của mình trong một cuộc phỏng vấn bằng tiếng Pháp ngày 25 tháng 4 với Vatican News sau chiến thắng ngày 24 tháng 4 của Macron trước nhân vật cực hữu Marine Le Pen.

Đức Tổng Giám Mục nhận định rằng hầu hết các cử tri Pháp không muốn “dấn thân vào cuộc phiêu lưu” được Le Pen đề xướng.

Tuy nhiên, ngài nói thêm rằng kết quả, trong bối cảnh đói nghèo gia tăng và tình trạng loại trừ, cũng làm nổi bật những giới hạn đối với “mô hình phát triển” mà Pháp đã tuân theo kể từ Thế chiến II.

“Chúng tôi thấy những vấn đề liên quan đến sự phân phối của cải và cuộc khủng hoảng sinh thái và xã hội - tuy nhiên trong khi chúng tôi đề cập đến những giới hạn của một hệ thống, chúng tôi cũng phải vật lộn để hình dung ra một hệ thống khác,” Đức Tổng Giám Mục Moulins-Beaufort nói.

“Điều rõ ràng cần thiết là bây giờ chúng ta cần một dự án tập thể có khả năng thực sự mang mọi người lại với nhau bằng cách vượt qua các tầng lớp xã hội, tôn giáo và các chia rẽ khác. Nhưng điều này đang tỏ ra khó khăn, và đó là nơi mà chính trị phải xen vào ngày nay”.

Macron đã giành được nhiệm kỳ thứ hai kéo dài 5 năm với 58,5% số phiếu bầu so với 41,5% của Le Pen trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 24 tháng 4. Ông trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Pháp được bầu đến hai nhiệm kỳ sau hai thập kỷ qua.
Source:UCANews
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh mầu hoa ngọn nến mừng kính Đức Mẹ Chúa Trời.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long.
15:40 28/04/2022
Hình ảnh mầu hoa ngọn nến mừng kính Đức Mẹ Chúa trời.

Tháng hoa xin chưng dọn những nhánh hoa tươi, cùng thắp lên những cây nến mừng kính Đức Mẹ Maria, mẹ Chúa thiên đình.

1. Tháng hoa chúng con dâng nhánh hoa Hồng tươi thắm cùng thắp sáng cây nến lòng nhân ái nhớ đến Đức Mẹ Maria xưa đã mở cánh cửa cung lòng cho Chúa Giêsu xuống thế làm người, khi Đức Mẹ chấp nhận vâng theo thánh ý Chúa.

Chúa Giêsu là hoa qủa phúc lộc cho mẹ, và cho hết mọi người chúng con.

Mang nhánh hoa Hồng và thắp Cây nến này lên, chúng con muốn nói lên lời chân thành tạ ơn Thiên Chúa đã tạo dựng nên thân xác, trí khôn tinh thần và hằng quan phòng nuôi sống con người chúng con trong suốt dọc đời sống trên trần gian.

2. Tháng hoa kính Đức Mẹ, chúng con mang nhánh hoa mầu cam, cùng thắp cây nến lòng lễ nghĩa trước tòa Đức Mẹ. Qua đó chúng con muốn nói lên cung cách Đức Mẹ xưa kia đã sống niềm tin đạo giáo giữ lễ nghĩa, kính thờ yêu mến Thiên Chúa.

Cuộc sống kính trọng gìn giữ lễ nghĩa của Đức Mẹ là gương mẫu cho chúng con trong nếp sống với Thiên Chúa, với ông bà cha mẹ anh chị em, vợ chồng với nhau trong gia đình cùng với những người làm ơn cho chúng con trong đời sống.

Đời sống có lễ nghĩa là cuộc sống tràn đầy đạo đức tình người với nhau. Mang nhánh hoa mầu cam và thắp sáng cây nến lòng lễ nghĩa chúng con muốn nói lên tâm tình biết ơn cầu nguyện cho Giáo Hội Chúa ở trần gian luôn đặt niềm tin tưởng vào Chúa, dù có phải trải qua những sóng gió thử thách, chao đảo gian nan.

3. Tháng hoa chúng con đem nhánh hoa mầu Trắng cùng thắp sáng cây nến lòng hiếu thảo mừng vui kính Đức Mẹ qua lời ca tiếng hát trầm bổng phát xuất từ tận đáy tâm hồn.

Đó cũng là tâm tình vui mừng với Thiên Chúa là Cha đời mình, mà Đức Mẹ đã bày tỏ qua lời ca ngợi: Linh hồn tung hô Chúa. Thần trí tôi mừng vui trong Thiên Chúa, Đấng cứu chuộc tôi!

Ước gì ánh sáng cây nến lòng hiếu thảo chiếu lan tỏa vào tâm hồn đời sống chúng con, biết sống lòng kính trọng với Thiên Chúa, và lòng biết ơn người sinh thành, cũng như những người làm ơn cho đời sống chúng con!

Cùng với nhánh hoa mầu trắng và ngọn nến lòng hiếu thảo, chúng con nhớ đến với tâm tình cầu nguyện cho mọi dân tộc đất nước trên thế giới, được sống trong hòa bình mau thoát khỏi bị bệnh đại dịch đe dọa và không bị chiến tranh tàn phá.

4. Tháng hoa chúng con chào kính Mẹ Chúa vinh quang qua nhánh hoa mầu xanh lá cây cùng thắp sáng cây nến niềm hy vọng.

Mầu xanh lá cây và ánh sáng cây nến niềm hy vọng chiếu tỏa sức sống sáng tạo của trí khôn mà Thiên Chúa đã phú ban cho Mẹ. Phát xuất từ trí óc sáng tạo Mẹ đã tiên liệu việc Chúa làm: Đời nọ đến đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người (Lc 1,50).

Ôi, lời chan hòa tình tự sự hiểu biết và trí khôn ngoan nơi cội nguồn đời sống!

Cùng với Mẹ trên trời, chúng con chúc tụng và cám ơn Thiên Chúa, Đấng đã phú ban cho con người kho tàng tài sản châu báu là trí khôn tinh thần!

5. Tháng hoa chúng con ca ngợi Đức Mẹ bằng nhánh hoa mầu đỏ cùng với ánh sáng cây nến lòng yêu mến.

Xưa kia Mẹ đã âm thầm ghi nhớ mọi biến cố kỷ niệm xảy ra trong tâm hồn. Mẹ theo dõi cuộc tử nạn Chúa Giêsu trong mọi bước đường.

Dưới chân thánh gía Mẹ đứng đó chứng kiến giờ phút sau cùng của Chúa Giêsu.

Tình yêu mến là nhân đức quí báu và cần thiết cho đời sống làm người với Chúa, giữa vợ chồng, giữa cha mẹ con cái, anh chị em, bạn bè với nhau trong gia đình và trong cộng đoàn xã hội.

6. Cùng với đóa hoa mầu tím tươi thắm, chúng con thắp cây nến lòng trung thành mừng kính Mẹ Chúa trời hiển vinh.

Đức Mẹ đã sống tình nghĩa con người đến thăm người chị họ Elisabeth. Mẹ đã bầu cử, cứu giúp đôi bạn trẻ ngày thành hôn, khi họ lâm cảnh khó khăn, vì giữa tiệc cạn hết rượu. Mẹ đã quan tâm tới đời sống gia đình trước hết.

Cung cách sống trung thành mang đến cho nhau cuộc sống niềm vui và sự an toàn, nhất là trong bước đường gặp nghi nan lo âu.

Xin Đức Mẹ cầu bầu cho đời sống các gia đình. Giúp họ củng cố lòng tín nghĩa với nhau, những khi “rượu tình yêu” trong đời sống hầu sắp cạn!

7. Cùng với cành bông mầu vàng của hoa hướng dương, chúng con thắp cây nến lòng dũng cảm chào kính Mẹ Chúa thiên đường.

Mẹ đã can đảm chấp nhận cưu mang Chúa Giêsu như Thiên Chúa đã hoạch định và hạ sinh trẻ Giêsu giữa cánh đồng trong chuồng xúc vật. Mẹ cùng với Thánh Giuse chấp nhận cuộc sống tỵ nạn bên Ai-Cập và âm thầm sống tại làng quê Nazareth.

Mẹ luôn ở bên cạnh các Tông đồ trong những giờ phút nguy hiểm u buồn lúc Chúa Giêsu chết. Và cùng với họ can đảm chờ đợi Chúa Thánh Thần hiện xuống.

Lòng dũng cảm là nhân đức cao thượng trong cuộc sống. Lòng dũng cảm hun đúc đào tạo nên những con người thánh, những con người anh hùng có đời sống đạo đức tình người.

Xin Đức Mẹ Chúa trời cầu bầu cùng Thiên Chúa, Đấng là nguồn sự sống, cho chúng con sống yêu mến kính trọng gìn giữ công trình thiên nhiên, lòng can đảm hy sinh dấn thân làm việc bổn phận, và tin tưởng hướng về ngày mai!

Tháng Hoa mừng kính Đức Mẹ Chúa Trời.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
VietCatholic TV
Putin đe dọa thế giới. Trời giúp Ukraine: Mưa lớn, sình lầy, quân Nga không tiến được, mất 5 xe tăng
VietCatholic Media
05:12 28/04/2022


1. Putin cảnh báo sẽ trả đũa 'nhanh như chớp' nếu phương Tây can thiệp vào Ukraine

Trong một bài phát biểu trước các nhà lập pháp ở St. Petersburg vào hôm thứ Tư, Vladimir Putin cảnh báo bất kỳ quốc gia nào cố gắng can thiệp vào Ukraine sẽ vấp phải phản ứng “nhanh như chớp” từ Mạc Tư Khoa.

Tổng thống Nga cho biết phương Tây muốn cắt Nga thành nhiều mảnh khác nhau và cáo buộc các nước này đang đẩy Ukraine vào cuộc xung đột với Nga. Ông ta cảnh cáo rằng:

“Nếu ai đó có ý định can thiệp vào các sự kiện đang diễn ra ở Ukraine từ bên ngoài và tạo ra các mối đe dọa chiến lược không thể chấp nhận được đối với chúng ta, thì họ nên biết rằng phản ứng của chúng ta đối với những cuộc tấn công đó sẽ nhanh chóng, chớp nhoáng”.

Ông Putin nói: “Quân đội Nga sẽ không ngần ngại sử dụng vũ khí hiện đại nhất.”

“Chúng tôi có tất cả các công cụ cho việc này - những công cụ mà không ai có thể khoe khoang. Và chúng tôi sẽ không khoe khoang. Chúng tôi sẽ sử dụng chúng nếu cần. Và tôi muốn mọi người biết điều này.”

“Chúng tôi đã đưa ra tất cả các quyết định về điều này.”

2. Hơn một nửa trọng pháo Howitzers đã đến được Ukraine

Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, Thiếu tướng John Kirby cho biết “hơn một nửa” trong số 90 trọng pháo tầm xa Howitzers, mà Mỹ đang gửi tới Ukraine hiện đã có mặt ở quốc gia này.

Kirby nói: “Hôm nay, tôi không đưa ra con số toàn bộ, nhưng có thể nói hơn một nửa số Howitzer đó đã ở Ukraine”.

50 binh sĩ Ukraine đã được đào tạo về Howitzers. Các binh sĩ Ukraine này sẽ quay trở lại Ukraine và “huấn luyện đồng đội của họ,” Kirby nói.Ông cho biết thêm, 50 người Ukraine đã được đào tạo về Howitzers là một phần của “đợt đầu tiên” trong khóa đào tạo.

Kirby không biết liệu đợt huấn luyện thứ hai, nhóm 50 người Ukraine tiếp theo được huấn luyện, đã bắt đầu hay chưa.

3. Quân đội Ukraine đẩy lùi 6 đợt tấn công của đối phương, phá hủy 5 xe tăng Nga ở khu vực phía Đông

Lực lượng phòng thủ Ukraine đã đẩy lùi 6 đợt tấn công của đối phương và phá hủy 5 xe tăng Nga trong khu vực Chiến dịch Lực lượng Liên hợp, gọi tắt là JFO, trong ngày 27 tháng Tư.

“Vào ngày 27 tháng 4 năm 2022, quân đội Ukraine thuộc Tập đoàn JFO đã đẩy lùi thành công sáu đợt tấn công của đối phương.”

“Đặc biệt, quân trú phòng Ukraine đã tiêu diệt 5 xe tăng địch, 1 hệ thống pháo, 21 xe bọc thép, 1 xe chiến đấu bọc thép, 1 xe cơ giới và 1 súng phòng không”.

“Các đơn vị phòng không Ukraine đã bắn hạ 1 hỏa tiễn hành trình và 3 máy bay không người lái Orlan-10”.

4. Quân đội Nga giảm tốc đáng kể trên hướng tiến về Zaporizhzhia

Quân đội Nga đã làm chậm lại đáng kể đường tiến công về thành phố Zaporizhzhia sau khi vấp phải tổn thất quá lớn.

Cố vấn Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine là ông Oleksiy Arestovych đã cho biết như trên.

“Theo hướng Huliaipole và Zaporizhzhia, kẻ thù đã làm chậm bước tiến của chúng một cách đáng kể. Ở một số khu vực, họ đã dậm chân tại chỗ,” Arestovych nói.

Những kẻ xâm lược Nga chủ yếu tập trung nỗ lực vào khu vực Chiến dịch Lực lượng Liên hợp (JFO) và thành phố Mariupol, và Vùng Donetsk.

“Trong ngày qua, tình hình quân sự và chính trị xung quanh Ukraine không có gì thay đổi đáng kể. Lực lượng Ukraine đang tiến hành một hoạt động phòng thủ chiến lược. Quân đội Nga chủ yếu tập trung nỗ lực vào khu vực JFO theo hướng Sloviansk-Kramatorsk và Mariupol.”

Theo lời của ông, quân Nga tiếp tục cố gắng đánh bại lực lượng Ukraine trong nhà máy Azovstal ở Mariupol nhưng không thành công.

Các nhà ngoại giao Ukraine, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak đang hợp tác với các tổ chức nhân đạo quốc tế và các nước đối tác để buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin cho quân đội và dân thường Ukraine, những người còn lại bị bao vây trong nhà máy Azovstal, được di tản.

Xin nhắc lại rằng cuộc xâm lược có vũ trang của Nga đã gây ra một trong những thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất ở thành phố Mariupol. Hơn 1.000 dân thường và quân nhân Ukraine, bao gồm khoảng 500 người bị thương, vẫn còn trong nhà máy Azovstal. Phía Ukraine yêu cầu Nga ngay lập tức bảo đảm hành lang nhân đạo.

5. Giám đốc ngân hàng của Nga từ chức để đầu quân cho Ukraine chống lại Putin

Một giám đốc điều hành của một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất của Nga cho biết anh đã từ chức và chạy đến Kyiv để chiến đấu cho Ukraine.

Igor Volobuev sinh ở Ukraine, Phó chủ tịch của Gazprombank, cho biết anh “không thể ở Nga nữa” và anh muốn “rửa sạch” quá khứ Nga của mình.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Nga độc lập The Insider, Volobuev cho biết anh muốn tham gia bảo vệ lãnh thổ Ukraine sau khi Nga xâm lược vào ngày 24 tháng Hai.

Volobuev nói:

“Tôi không thể ở Nga nữa. Tôi là người Ukraine, tôi sinh ra ở Akhtyrka, tôi không còn có thể quan sát từ bên ngoài những gì Nga đang làm với quê hương của tôi.”

Volobuev cho biết anh đã làm việc sáu năm tại Gazprombank, một công ty con của tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga, cũng như Gazprom trong hơn 16 năm. Volobuev nói bây giờ anh muốn “ở lại Ukraine cho đến khi chiến thắng”.

“Quê hương của tôi đang gặp nguy hiểm, và tôi không thể sống một cuộc sống no đủ, mãn nguyện trong khi cha tôi, người sống ở Akhtyrka, đang bị giết, khi những người thân, người quen, bạn bè của tôi bị giết.”

Cha của anh ấy đã trải qua một tháng trong một tầng hầm lạnh giá nhưng giờ đây đã an toàn,. Anh mô tả chuyến viếng thăm của mình đến Kyiv “giống như sự ăn năn”, và nói thêm:

“Tôi muốn rửa sạch quá khứ Nga của mình. Tôi muốn ở lại Ukraine cho đến khi chiến thắng.”

6. Lữ đoàn trưởng Thủy Quân Lục Chiến số 36 cầu xin sự trợ giúp

Tư lệnh lữ đoàn thủy quân lục chiến số 36 trong trận chiến giành thành phố cảng Mariupol của Ukraine, đã đưa ra lời kêu gọi di tản quân đội và dân thường đang mắc kẹt trong nhà máy thép Azovstal: “Tôi đã kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo thế giới, tôi đã kêu gọi các nhà ngoại giao thế giới, tôi đã kêu gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tôi đã hét lên đến tột cùng của giọng nói của mình, yêu cầu chúng tôi được rút ra”.

Trong một video được đăng trực tuyến hôm thứ Tư, Serhiy Volyna, chỉ huy lực lượng lữ đoàn 36 của Ukraine ở Mariupol, kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp di tản các chiến binh Ukraine và hàng trăm dân thường bị mắc kẹt trong nhà máy.

7. Chưa đạt được thỏa thuận nào với Nga cho đến nay về việc di tản người dân khỏi Mariupol

Cho đến nay, không có thỏa thuận nào đạt được với Nga để di tản người dân khỏi thành phố Mariupol bị bao vây.

Tuyên bố liên quan được đưa ra bởi Cố vấn của Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Mykhailo Podoliak.

Theo Podoliak, quân Nga đang tấn công ráo riết ở Mariupol và những tuyên bố của Nga về việc quân đội Nga chiếm giữ thành phố này là không đúng sự thật. Những kẻ xâm lược Nga tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công bằng đường không và hỏa tiễn vào nhà máy Azovstal.

“Thật không may, cho đến ngày hôm nay, chúng tôi đã không thể thực hiện chương trình hội đàm với phái đoàn Nga tại Mariupol hoặc mở một hành lang nhân đạo hướng tới Zaporizhzhia để di tản người dân của chúng tôi. Các nỗ lực của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ để tổ chức một hành lang nhân đạo và di tản người dân qua Biển Azov cũng không thành công “, Podoliak nói.

Theo Podoliak, việc phá hủy hoàn toàn Mariupol, nhà máy Azovstal và những người ở đó dường như là quan điểm chính của Nga.

8. Microsoft cho biết: Nga đã tấn công hệ thống điện toán của Ukraine để hỗ trợ các hoạt động quân sự,

Hôm thứ Tư, Microsoft cho biết ít nhất sáu nhóm tấn công mạng có liên hệ với Điện Cẩm Linh đã tiến hành gần 240 hoạt động không gian mạng nhằm vào các mục tiêu của Ukraine.

Tom Burt, Phó chủ tịch Microsoft cho biết: “Việc Nga sử dụng các cuộc tấn công mạng có mối tương quan chặt chẽ, và đôi khi được liên kết trực tiếp với các hoạt động quân sự của nước này”

Báo cáo của Microsoft là hồ sơ công khai toàn diện nhất về các nỗ lực xâm nhập của Nga liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine. Báo cáo này cung cấp cho công chúng những hiểu biết về nơi mà các khả năng mạng được ca ngợi của Nga đã được triển khai trong chiến tranh.

Burt trích dẫn một cuộc tấn công mạng nhằm vào một công ty phát thanh truyền hình Ukraine vào ngày 1 tháng 3, cùng ngày với cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga nhằm vào một tháp truyền hình ở Kyiv, và các email ác ý được gửi đến người Ukraine tuyên bố sai sự thật rằng chính phủ Ukraine đã “bỏ rơi” họ trong cuộc bao vây của Nga ở thành phố Mariupol.

Báo cáo của Microsoft cho biết các tin tặc Nga bị nghi ngờ “đang làm việc để xâm nhập các tổ chức ở các khu vực trên khắp Ukraine”, và có thể đã thu thập thông tin tình báo về các quan hệ đối tác quân sự của Ukraine nhiều tháng trước cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2.

Các cuộc tấn công quân sự của Nga vào Ukraine đôi khi “có liên hệ chặt chẽ với các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là khi nó liên quan đến các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng viễn thông ở một số khu vực”.

Trong những tuần sau cuộc xâm lược mới nhất của Nga vào Ukraine, một số chuyên gia và quan chức Mỹ đã ngạc nhiên rằng không có cuộc tấn công mạng nào của Nga gây rối loạn hoặc suy nhược đáng kể hơn vào nước này. Một số người giải thích rằng điều đó có thể xảy ra vìsự vô tổ chức trong kế hoạch quân sự của Nga. Một số người giải thích rằng bom đạn được ưu tiên hơn việc tấn công mạng trong thời chiến.

Một cuộc tấn công mạng từ nhiều phía, khi bắt đầu chiến tranh, đã đánh sập dịch vụ internet của hàng chục nghìn modem vệ tinh ở Ukraine và các nơi khác ở Âu Châu.

Đầu tháng này, một nhóm điện tặc có liên hệ với quân đội Nga đã nhắm mục tiêu vào một trạm biến áp điện của Ukraine, nếu nó thành công, có thể làm mất điện ảnh hưởng đến 2 triệu người.

Các quan chức NATO David Cattler và Daniel Black đã ghi nhận một loạt các vụ tấn công nhằm xóa dữ liệu của các tổ chức Ukraine trong nhiều tuần qua.
 
ĐHY Carlos Vallejo qua đi. Giáo Hội chỉ còn 117 HY cử tri. Công nghị tấn phong HY có lẽ vào tháng 6
VietCatholic Media
05:17 28/04/2022


1. Đức Hồng Y Carlos Amigo Vallejo qua đời

Vị Hồng Y người Tây Ban Nha Carlos Amigo Vallejo, được nhớ đến như một vị vận động không mệt mỏi cho Đối thoại giữa người Kitô giáo, người Hồi giáo và người Do Thái, đã qua đời ở tuổi 87

Vị Hồng Y Tổng giám mục hiệu tòa của Seville qua đời vì suy tim tại Bệnh viện Đại học Guadalajara, Tây Ban Nha, sau khi sức khỏe của ngài suy giảm sau cuộc phẫu thuật ngày 25 tháng 4 để loại bỏ chất lỏng từ phổi trái của ngài.

Amigo cũng đã trải qua cuộc phẫu thuật vào cuối tháng Hai vì bị gãy xương hông, sau khi ngài ngã trong một thánh lễ tại Nhà thờ Almudena ở Madrid, nơi cư ngụ của vị tổng giám mục đã nghỉ hưu.

Tang lễ của ngài sẽ được tổ chức vào ngày 30 tháng 4 tại Nhà thờ Seville; ngài sẽ được chôn cất trong nhà nguyện Thánh Phaolô của nhà thờ.

Đức Hồng Y, người từng là một thành viên của Dòng Anh em Hèn mọn, đã nghỉ hưu với tư cách là Tổng giám mục Seville vào năm 2009, sau 27 năm nắm quyền điều hành tổng giáo phận.

Trước đây, vị tu sĩ Phanxicô này đã lãnh đạo Tổng giáo phận Tangier ở Maroc từ năm 1974 đến năm 1982.

Trong thời gian phục vụ ở Maroc, ngài đã tham gia phái đoàn của Tòa thánh cho cuộc họp năm 1976 về đối thoại Hồi giáo-Kitô tại Tripoli, Libya.

Ngài cũng là đại biểu của các giám mục Bắc Phi cho Thượng hội đồng Giám mục về việc dạy giáo lý năm 1977.

Tại Maroc, ngài được biết đến với công việc thúc đẩy hoàn cảnh xã hội của phụ nữ Hồi giáo và thúc đẩy đối thoại giữa các tín hữu Kitô, Hồi giáo và Do Thái giáo.

Trong thời gian làm tổng giám mục Seville, ngài đã chào đón Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến tổng giáo phận hai lần vào năm 1982 và 1993.

Ngài cũng ủng hộ việc bao gồm một cách bình đẳng những phụ nữ trong nhiều tổ chức Giáo Hội tại Seville: như nhóm anh chị em tổ chức các lễ hội tôn giáo, bao gồm các đám rước Tuần Thánh nổi tiếng của thành phố.

Đức Gioan Phaolô II đã nâng vị giám mục lên hàng Hồng Y vào năm 2003.

Vị giáo sĩ người Tây Ban Nha cũng tham gia Thượng hội đồng Giám mục năm 1983 về thống hối và hòa giải và Thượng hội đồng Giám mục năm 1994 về đời sống thánh hiến.

Trong 13 năm làm Tổng giám mục hiệu tòa, ngài tiếp tục hoạt động tích cực trong Tổng giáo phận Seville. Vào năm 2013, một đoạn đường đã được đặt theo tên ngài bởi Hội đồng thành phố Seville để ghi nhận những đóng góp của ngài.

Đức Hồng Y sinh tại thị trấn Medina de Rioseco, miền bắc Tây Ban Nha vào ngày 23 tháng 8 năm 1934.

2. Hồng Y Đoàn sau sự qua đi của Đức Hồng Y Carlos Amigo Vallejo

Số cử tri của Hồng Y đoàn hiện nay là 117 vị, nghĩa là thấp hơn con số 120 vị do Đức Giáo Hoàng Montini đề nghị. Vào cuối tháng 12 năm 2022, dựa trên quy tắc theo đó các Hồng Y trên 80 tuổi mất quyền bầu cử, số Hồng Y cử tri sẽ chỉ còn 110 vị, nếu như Đức Thánh Cha Phanxicô không mở công nghị tấn phong Hồng Y.

Danh sách các Hồng Y sẽ tròn 80 tuổi tính đến tháng 12 năm 2022:

Đức Hồng Y Norberto Rivera Carrera của Mễ Tây Cơ, sinh ngày 06.06.1942

Gregorio Rosa Chávez của El Salvador, sinh ngày 09.09.1942

Rubén Salazar Gómez của Colombia, sinh ngày 22.09.1942

Giuseppe Bertello của Ý, sinh ngày 01.10.1942

Gianfranco Ravasi của Ý, sinh ngày 18.10.1942

André Armand Vingt-Trois /vanh troa/ của Pháp, sinh ngày 07.11.1942

Óscar Andrés Rodríguez Maradiaga của Honduras, sinh ngày 29.12.1942

Trong số 117 Hồng Y cử tri hiện nay

12 vị được tấn phong bởi Đức Gioan Phaolô II (10%)

38 vị được tấn phong bởi Đức Bênêđíctô XVI (32%)

67 vị được tấn phong bởi Đức Thánh Cha Phanxicô (58%)

Các Hồng Y đã mất quyền bầu Giáo Hoàng là 92 vị

41 vị được tấn phong bởi Đức Gioan Phaolô II

26 vị được tấn phong bởi Đức Bênêđíctô XVI

25 vị được tấn phong bởi Đức Thánh Cha Phanxicô

Tổng số các vị Hồng Y ngày nay là 209

53 vị được tấn phong bởi Đức Gioan Phaolô II

64 vị được tấn phong bởi Đức Bênêđíctô XVI

92 vị được tấn phong bởi Đức Thánh Cha Phanxicô

Đức Thánh Cha Phanxicô đã triệu tập các công nghị tấn phong Hồng Y vào các ngày sau

1) ngày 22 tháng 2 năm 2014

2) ngày 14 tháng 2 năm 2015

3) ngày 19 tháng 11 năm 2016

4) ngày 28 tháng 6 năm 2017

5) ngày 28 tháng 6 năm 2018

6) ngày 5 tháng 10 năm 2019

7) ngày 28 tháng 11 năm 2020

Năm ngoái, 2021 là năm đầu tiên không có công nghị tấn phong Hồng Y.

Các quan sát viên nhận định rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ mở công nghị tấn phong Hồng Y vào tháng 6 tới đây, trùng vào thời gian khi Tông Hiến mới về Giáo triều Rôma bắt đầu có hiệu lực.

3. Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha: Dụ ngôn bà Rút soi sáng vẻ đẹp của các mối liên hệ gia đình

Sáng thứ Tư, 27 tháng Tư năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến hàng chục ngàn các tín hữu hành hương, tại Quảng trường thánh Phêrô. Trước khi bắt đầu lúc 9 giờ, Đức Thánh Cha đi xe mui trần tiến qua các lối đi để chào thăm các tín hữu.

Và sau khi Đức Thánh Cha làm dấu thánh giá mở đầu buổi tiếp kiến, mọi người nghe đọc đoạn sách bà Rút (1,8.16-17) bằng nhiều thứ tiếng, như sau:

“Bà Noemi nói với hai con dâu: “Thôi, mỗi người chúng con hãy trở về nhà mẹ mình (..) Nhưng bà Rút nói với bà mẹ chồng: “Xin mẹ đừng ép con bỏ mẹ mà trở về, không theo mẹ nữa, vì mẹ đi đâu, con đi đó, mẹ dừng lại ở đâu, con sẽ dừng lại đó; dân của mẹ là dân của con và Thiên Chúa của mẹ là Thiên Chúa của con. Mẹ chết ở đâu, con chết ở đó, và nơi đó con sẽ được chôn cất”.

Trong bài huấn giáo tiếp đó, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý về tuổi già. Bài thứ bảy này có tựa đề: “Noemi, liên minh giữa các thế hệ mở ra tương lai”.

Mở đầu bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng và chào mừng anh chị em!

Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục suy gẫm về các vị cao niên, về ông bà, về tuổi già – hạn từ có vẻ xấu xí nhưng không, người cao niên rất tuyệt, các ngài rất đẹp đẽ! Và hôm nay chúng ta sẽ để mình được gợi hứng từ cuốn sách tuyệt vời là sách Rút, một viên ngọc quý của Kinh thánh. Dụ ngôn Rút làm sáng tỏ vẻ đẹp của các mối dây nối kết gia đình: phát sinh từ mối quan hệ của một cặp vợ chồng, nhưng vượt ra khỏi mối quan hệ này. Các mối dây nối kết yêu thương có khả năng bền chặt như nhau, trong đó sự hoàn hảo của khối đa diện các tình âu yếm nền tảng vốn tạo nên ngữ pháp tình yêu gia đình được tỏa sáng. Ngữ pháp này mang lại nhựa sống và khôn ngoan có tính sinh sản cho toàn bộ các mối quan hệ vốn xây dựng nên cộng đồng. Cùng với Diễm Ca, Sách Rút giống như tấm kia trong tập sách gấp đôi nói về tình yêu phu thê. Cũng quan trọng, cũng thiết yếu như thế, nó thực sự tôn vinh sức mạnh và chất thơ hẳn có trong các mối dây nối kết thế hệ, họ hàng, sự hiến thân và lòng trung thành liên quan đến toàn bộ chòm nhóm gia đình. Và điều đó, trong những tình huống gây ấn tượng sâu sắc của cuộc sống vợ chồng, thậm chí còn trở nên có khả năng mang lại một sức mạnh không thể tưởng tượng được của tình yêu, có thể khơi lại hy vọng và tương lai.

Chúng ta biết rằng những lời sáo rỗng về các mối dây nối kết họ hàng do hôn nhân tạo ra, đặc biệt là mối dây nối kết mẹ chồng nàng dâu, mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu, phản bác quan điểm này. Nhưng, chính vì lý do này, lời Thiên Chúa trở nên quý giá. Niềm cảm hứng của đức tin có thể mở ra một chân trời chứng tá chống lại những định kiến thường có nhất, một chân trời quý giá cho toàn thể cộng đồng nhân loại. Tôi mời anh chị em khám phá lại sách Rút! Đặc biệt là trong việc suy niệm về tình yêu và trong việc dạy giáo lý về gia đình.

Cuốn sách ngắn này cũng chứa đựng những lời dạy có giá trị về sự liên minh của các thế hệ: trong đó tuổi trẻ bộc lộ mình có khả năng khôi phục nhiệt huyết cho tuổi trưởng thành - điều này rất chủ yếu: khi tuổi trẻ phục hồi nhiệt huyết cho người cao niên - và trong đó tuổi già khám phá ra mình có khả năng khơi lại tương lai cho tuổi trẻ bị thương tích. Ở phần đầu, bà Naomi lớn tuổi, mặc dù cảm động trước tình âu yếm của các con dâu, góa bụa bởi hai con trai, nhưng lại bi quan về số phận của họ trong một sắc dân không phải sắc dân của mình. Do đó, bà trìu mến khuyến khích các phụ nữ trẻ trở về gia đình của họ để làm lại cuộc đời, vì những góa phụ này còn trẻ. Bà nói, "Mẹ không thể làm gì cho các con". Đây rõ ràng là một hành động của tình yêu: người phụ nữ lớn tuổi, không chồng và không có con trai, nhất quyết yêu cầu các con dâu bỏ rơi bà. Tuy nhiên, đó cũng là một kiểu cam chịu: không thể có tương lai cho những góa phụ ngoại quốc, nếu không có sự che chở của người chồng. Rút biết điều này nhưng đã từ chối lời đề nghị đầy đại lượng này - cô không muốn về nhà. Mối quan hệ thiết lập giữa mẹ chồng và con dâu đã được Thiên Chúa chúc phúc: Naomi không thể yêu cầu bị bỏ rơi. Thoạt đầu, Naomi tỏ ra cam chịu hơn là vui vẻ về lời đề nghị này: có lẽ bà nghĩ rằng mối nối kết kỳ lạ này sẽ làm trầm trọng thêm rủi ro cho cả hai người. Trong một số trường hợp, cần phải chống lại xu hướng bi quan của người cao niên bằng áp lực tình cảm của người trẻ.

Thật vậy, Naomi, cảm động trước sự hiến thân của Rút, sẽ vượt qua tính bi quan và thậm chí chủ động, mở ra một tương lai mới cho Rút. Bà hướng dẫn và khuyến khích Rút, góa phụ của con trai bà, giành lấy một người chồng mới ở Israel. Bôát, ứng viên, chứng tỏ sự cao thượng của mình, bằng cách bảo vệ Rút chống những người làm việc của ông. Thật không may, đây là một rủi ro vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Cuộc hôn nhân mới của Rút được cử hành và thế giới lại được bình yên trở lại. Những người phụ nữ Israel nói với Naômi rằng Rút, một người ngoại quốc, có giá trị “hơn bảy người con trai” và cuộc hôn nhân sẽ là một “chúc phúc của Chúa”. Naomi, người đầy cay đắng và thậm chí chính bà nói rằng tên của bà là cay đắng, ở tuổi già, đã biết đến niềm vui được dự phần vào việc sinh ra thế hệ mới. Anh chị em hãy nhìn xem có biết bao nhiêu “phép lạ” đi kèm với sự hoán cải của người phụ nữ lớn tuổi này! Bà hoán cải bước vào cam kết làm mình sẵn sàng, với tình yêu thương, phục vụ tương lai của một thế hệ bị tổn thương bởi mất mát và có nguy cơ bị bỏ rơi. Các điểm cần tái tạo là những điểm mà, trên cơ sở xác suất do các định kiến thông thường vẽ ra, hẳn tạo nên những gãy đổ không thể cứu chữa. Thay vào đó, đức tin và tình yêu thương giúp họ vượt qua: bà mẹ chồng vượt qua sự ghen tương cho con trai riêng của mình, bằng cách yêu thương mối dây nối kết mới của Rút; các phụ nữ Israel vượt qua sự ngờ vực của họ đối với người nước ngoài (và nếu các phụ nữ này làm được điều đó, thì mọi người cũng làm được); tính dễ bị tổn thương của cô gái đơn độc, đối đầu với quyền lực nam giới, được hòa giải bằng một mối dây nối kết yêu thương và tôn trọng.

Và tất cả những điều này là nhờ người trẻ Rút cương quyết giữ vững lòng trung thành của mình đối với mối dây nối kết lúc đó đang bị phơi bày cho định kiến sắc tộc và tôn giáo. Và tôi xin quay lại những gì tôi đã nói lúc đầu -ngày nay mẹ chồng là một nhân vật thần thoại: Tôi không muốn nói chúng ta nghĩ về bà mẹ chồng như quỷ dữ nhưng bà luôn bị coi là một nhân vật khó ưa. Nhưng mẹ chồng là mẹ của chồng chị em, bà là mẹ của vợ anh em. Hôm nay chúng ta hãy nghĩ về tâm tư khá phổ biến này rằng mẹ chồng mẹ vợ càng xa càng tốt. Không! Bà là một bà mẹ, bà đã lớn tuổi. Một trong những điều đẹp nhất của những người bà là nhìn thấy những đứa cháu - khi con cái của họ có những đứa con của mình, họ sống lại. Anh chị em hãy xem xét kỹ mối quan hệ của anh chị em với mẹ chồng hoặc mẹ vợ: đôi khi họ hơi đặc biệt, nhưng họ đã là mẹ của vợ chồng anh chị em, họ đã cho anh chị em tất cả. Ít ra chúng ta cũng nên làm cho họ hạnh phúc, để họ vui vẻ bước vào tuổi già. Và nếu họ có một số lỗi lầm, chúng ta nên giúp họ sửa chữa nó. Và với các bà, thưa các bà mẹ chồng mẹ vợ, tôi xin thưa: các bà hãy cẩn thận với miệng lưỡi của mình, vì lạm dụng nó là một trong những tội lỗi nặng nhất của các bà mẹ chồng mẹ vợ. Các bà hãy hãy cẩn thận.

Và Rút, trong cuốn sách này, chấp nhận mẹ chồng của mình và làm cho bà ấy sống lại, và Naomi lớn tuổi đã chủ động mở lại tương lai cho Rút, thay vì hạn chế bản thân để được hưởng sự hỗ trợ của nàng. Nếu người trẻ mở lòng biết ơn đối với những gì họ đã nhận được và người cao niên chủ động bắt đầu lại tương lai cho họ, thì không có gì có thể ngăn cản được sự nở rộ của các phước lành của Thiên Chúa giữa các dân tộc! Anh chị em đừng quên, người trẻ có thể nói chuyện với ông bà của họ, mong sao người trẻ nói chuyện với người già, mong sao người già nói chuyện với người trẻ. Cây cầu này phải được xây dựng lại một cách vững chắc - ở đó có cả một thủy triều cứu rỗi, hạnh phúc. Cầu xin Chúa giúp chúng ta biết làm điều này, để lớn lên trong sự hòa thuận của các gia đình, sự hòa thuận mang tính xây dựng từ người già nhất đến người trẻ nhất, một cây cầu đẹp đẽ mà chúng ta phải bảo vệ và gìn giữ.
 
Cảm tử Ukraine làm nổ kho đạn, phóng hỏa kho dầu trên đất Nga. Transnistria: ẩn số lớn hiện nay
VietCatholic Media
16:54 28/04/2022


1. Cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói mấp mé rằng Ukraine đã tấn công tại 3 thành phố của Nga hôm thứ Tư

Một cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đưa ra những đề cập liên quan đến các báo cáo về những vụ nổ sáng sớm ngày thứ Tư ở 3 thành phố của Nga giáp giới với Ukraine.

Ông Myhailo Podolyak nói rằng “các khu vực Belgorod, Voronezh và Kursk hiện cũng đang bắt đầu tích cực nghiên cứu một khái niệm như 'phi quân sự hóa'.”

Tại các khu vực này của Nga, các kho nhiên liệu lớn cung cấp nhiên liệu cho thiết giáp của quân đội Nga thỉnh thoảng lại bị cháy và các kho đạn phát nổ. Vì nhiều lý do.”

Các nhà chức trách địa phương, và các phương tiện truyền thông nhà nước Nga, đã đưa tin về các vụ nổ vào sáng sớm thứ Tư, tại ba khu vực của Nga giáp với Ukraine.

Thứ nhất là vụ cháy kho đạn ở Belgorod: Vụ nổ đã xảy ra sau vụ cháy kho đạn ở làng Staraya Nelidovka, cách biên giới Ukraine khoảng 16 km về phía bắc, thống đốc khu vực Vyacheslav Gladkov cho biết trên Telegram hôm thứ Tư. Ông nói thêm rằng “không có thương vong trong số dân thường.”

Thứ hai là các vụ nổ ở Kursk: Tại khu vực Kursk, người dân “nghe thấy tiếng nổ”, vào khoảng 2:45 sáng theo giờ địa phương. Thống đốc, Roman Starovoyt, cho biết các chi tiết xung quanh các vụ nổ vẫn đang “được làm rõ”, nhưng nói rằng, không có thương vong hoặc thiệt hại nhân mạng.

Theo Starovoyt, Các vụ nổ ở Kursk xảy ra chỉ hai ngày, sau khi hai máy bay không người lái của Ukraine bị các đội phòng không Nga bắn hạ ở làng Borovskoye trong khu vực.

Thứ ba là tiếng nổ lúc bình minh ở Voronezh: Hai tiếng nổ lớn đã được người dân ở khu phố Shilovo của thành phố Voronezh của Nga nghe thấy lúc 4:40 sáng, theo hãng truyền thông nhà nước Nga TASS, dẫn nguồn từ nhà chức trách.

Podolyak nói thêm: “Điều này có thể được giải thích như thế nào? Rất đơn giản. Nếu các bạn người Nga quyết định tấn công một quốc gia khác hàng loạt, giết tất cả mọi người ở đó hàng loạt, nghiền nát những người dân yên bình bằng hàng loạt xe tăng và sử dụng các nhà kho trong khu vực của các bạn để cung cấp cho những vụ giết người, thì sớm muộn gì các khoản nợ sẽ phải trả.”

“Đó là lý do tại sao giải giáp các kho Belgorod-Voronezh là một quá trình hoàn toàn tự nhiên. Nhân quả là một điều tàn nhẫn,” Podolyak nói.

Không có sự thừa nhận của quân đội hoặc Bộ Quốc phòng Ukraine rằng các lực lượng Ukraine phải chịu trách nhiệm cho các biến cố mới nhất bên kia biên giới.

2. Thủ tướng Anh Boris Johnson nói: Ukraine có quyền tự bảo vệ mình

Thủ tướng Anh Boris Johnson nói rằng Anh không phản đối việc Ukraine sử dụng vũ khí được cung cấp để chống lại các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.

Trong một cuộc phỏng vấn với Talk TV, Thủ tướng Boris Johnson đã được hỏi về suy nghĩ của mình về việc Ukraine có thể sử dụng vũ khí của Anh để tấn công vào các mục tiêu như kho dầu nằm bên trong lãnh thổ Nga.

Thủ tướng Anh trả lời rằng Ukraine có quyền tự vệ. Ông nói: “Chúng tôi không muốn cuộc khủng hoảng leo thang ra ngoài biên giới Ukraine. Nhưng rõ ràng, người Ukraine, như thứ trưởng James Heappey đã nói, họ có quyền tự vệ. Họ đang bị tấn công từ bên trong lãnh thổ Nga... họ có quyền bảo vệ và tự vệ.”

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Anh là James Heappey nói rằng việc Kyiv tấn công vào các mục tiêu ở Nga để ngăn chặn các cuộc tấn công là 'hoàn toàn hợp pháp'. Ông cũng nói rằng “không thành vấn đề” nếu Ukraine sử dụng vũ khí do Anh viện trợ trong các cuộc tấn công phủ đầu như thế.

Mạc Tư Khoa đã bày tỏ phản ứng tức giận đối với Thứ trưởng James Heappey và nói rằng nếu Anh cứ tiếp tục xúi giục, và giúp đỡ Ukraine tấn công các mục tiêu ở Nga thì ngay lập tức sẽ có một “phản ứng tương xứng”.

Đáp lại những răn đe này, Ông Heappey nói với Times Radio: “Ukraine là một quốc gia có chủ quyền và đang sống hòa bình trong biên giới chủ quyền của mình và sau rồi một quốc gia khác quyết định vi phạm những biên giới đó và đưa 130.000 quân vào đất nước của họ”.

“Điều đó đã bắt đầu một cuộc chiến tranh giữa Ukraine và Nga, và trong chiến tranh, Ukraine cần phải tấn công vào sâu trong đất đối phương để phá hủy các tuyến hậu cần, các nguồn cung cấp nhiên liệu, các kho đạn của họ, và đó là một phần của chiến tranh.”

Ông nói thêm rằng việc Ukraine nhắm mục tiêu vào sâu trong đất của Nga là hoàn toàn hợp pháp để làm gián đoạn hệ thống hậu cần mà nếu chúng không bị gián đoạn sẽ trực tiếp dẫn đến tử vong và tàn sát trên đất Ukraine.

3. Thủ tướng Ba Lan cáo buộc Nga tấn công trực tiếp vào Ba Lan bằng cách ngừng cung cấp khí đốt.

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki hôm thứ Tư đã cáo buộc Nga thực hiện một “cuộc tấn công trực tiếp” vào đất nước của ông bằng cách ngừng cung cấp khí đốt.

Phát biểu tại Hạ viện Ba Lan, Thủ tướng Morawiecki đã tìm cách trấn an các nhà lập pháp về việc gia tăng nguồn cung cấp khí đốt thông qua các đường ống khác, và đến mùa thu, “Ba Lan sẽ không cần khí đốt của Nga nữa”.

“Đây là một cuộc tấn công trực tiếp vào Ba Lan... nhưng chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần cho thời điểm này,” ông nói với Hạ Viện Ba Lan, thường được gọi là Sejm.

Ông thông báo rằng công ty sản xuất khí đốt Świnoujście của Ba Lan đã đi vào hoạt động và sẽ mở rộng sản xuất từ sáu tỷ mét khối khí tự nhiên hóa lỏng, gọi tắt là LNG, lên bảy hay tám tỷ mét khối.

Thủ tướng Morawiecki cũng lưu ý rằng một đường ống dẫn khí đốt mới đang được xây dựng ở Na Uy có tên là Đường ống khí đốt Baltic sẽ được hoàn thành trong thời gian 3 tháng. Đường ống dẫn khí đốt này sẽ bơm 10 tỷ mét LNG vào Ba Lan.

Ông nói, một đường ống xuyên biên giới mới đang được xây dựng với Slovakia sẽ bơm hơn 5 tỷ mét khối LNG sau khi hoàn thành.

Ba Lan cũng có các điểm kết nối với Đức và Cộng hòa Tiệp, và “trong vài ngày tới, chúng tôi sẽ mở một điểm kết nối với Lithuania.”

“Chúng tôi sẽ không cúi đầu trước sự tống tiền này. Tôi muốn bảo đảm với đồng bào của tôi rằng hành động của Putin sẽ không ảnh hưởng đến tình hình ở Ba Lan. Nga không chỉ thực hiện một cuộc tấn công tàn bạo, giết người vào Ukraine mà còn tấn công năng lượng và an ninh lương thực của chúng ta”

“Ukraine đang ở tuyến đầu. Chúng ta, tất cả các nước Âu Châu, phải ý thức rằng đây là cuộc chiến vì hòa bình, cuộc chiến vì chủ quyền, cuộc chiến vì an ninh và chúng ta không được cúi đầu”, ông nói.

4. Transnistria ở đâu và tại sao nó lại bị lôi kéo vào cuộc chiến Ukraine?

Khu vực này chủ yếu gồm các cư dân nói tiếng Nga nằm giữa sông Dniester và biên giới Ukraine đã tách khỏi Moldova sau khi Liên Xô sụp đổ.

Năm 1992, phe ly khai đã gây chiến với chính phủ thân phương Tây ở Moldova, cuộc chiến kết thúc với hàng trăm người chết và sự can thiệp của quân đội Nga để bênh vực phe nổi dậy.

Trong một cuộc trưng cầu dân ý năm 2006 không được cộng đồng quốc tế công nhận, 97,1% cử tri ủng hộ việc gia nhập Nga, giáng một đòn mạnh vào hy vọng của Moldova trong việc theo chân Rumani và các nước Đông Âu khác gia nhập vào Liên Hiệp Âu Châu.

Transnistria do phe ly khai thân Nga kiểm soát và là nơi thường trú của 1.500 quân Nga cũng như một kho vũ khí lớn.

Transnistria và Nga có mối liên hệ chặt chẽ như thế nào?

Transnistria vẫn sử dụng bảng chữ cái Cyrillic và có tiền tệ riêng, gọi là đồng rúp Transnistria, lực lượng an ninh và hộ chiếu, mặc dù hầu hết trong số 465.000 cư dân ước tính của nó có hai hoặc ba quốc tịch Moldova, Nga hoặc Ukraine.

Phần lớn dân số nói tiếng Nga, trong khi phần còn lại của Moldova chủ yếu là những người nói tiếng Rumania.

Mạc Tư Khoa hỗ trợ nền kinh tế của Transnistria, cung cấp khí đốt miễn phí và giữ quân đội đóng quân ở đó, thực tế là tạo ra một vệ tinh của Nga ở biên giới của Liên Hiệp Âu Châu.

Transnistria cũng tràn ngập các biểu tượng của Liên Xô.

Quốc kỳ của nó được trang trí bằng hình búa liềm, bức tượng khổng lồ của Lenin sừng sững ở trung tâm thành phố chính của nó, Tiraspol, và tượng bán thân của nhà lãnh đạo Bolshevik nằm bên ngoài tòa thị chính, còn được gọi là Cung Xô Viết.

Nga nói gì về các diễn biến gần đây?

Người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Dmitry Peskov, nói với các nhà báo rằng ông “lo ngại” về tin tức xuất phát từ Transnistria, trong khi lãnh đạo của nước cộng hòa tự xưng ở Donetsk, Denis Pushilin, nói với RIA Novosti rằng Mạc Tư Khoa nên “ hãy tính đến những gì đang xảy ra ở Transnistria “khi lập kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo của chiến dịch quân sự.

Moldova nói gì?

Tổng thống Moldova, Maia Sandu, đã thể hiện rõ sự phản đối của mình đối với việc Transnistria ly khai.

Bà muốn quân đội Nga đóng quân dọc biên giới Transnistria với Moldova được thay thế bằng một phái đoàn quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác Âu Châu, một đề xuất bị Mạc Tư Khoa bác bỏ.

Sau cuộc họp của hội đồng an ninh của cô vào tuần này, Sandu cho biết một số “lực lượng ẩn danh bên trong Transnistria” đang “ủng hộ chiến tranh” và quan tâm đến việc làm mất ổn định tình hình trong khu vực.

5. Liên minh châu Âu đề xuất bỏ tất cả thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Ukraine

Trong một tuyên bố, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, theo yêu cầu từ Ukraine, Ủy ban Âu Châu hôm thứ Tư đã đề xuất một loạt “các biện pháp tự do hóa thương mại” tạm thời cho phép Ukraine “duy trì vị thế thương mại của mình với phần còn lại của thế giới và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ thương mại “ với Liên minh Âu Châu.

Ủy ban cho biết trong đề xuất của mình: “Các biện pháp tạm thời và đặc biệt này sẽ góp phần hỗ trợ và thúc đẩy các dòng thương mại hiện có từ Ukraine sang Liên minh Âu Châu” và “sẽ thêm sự linh hoạt và chắc chắn cho các nhà sản xuất Ukraine”.

Ủy ban cho biết cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine “đã có tác động tiêu cực sâu sắc đến khả năng của Ukraine trong giao thương với phần còn lại của thế giới”.

Và để giảm thiểu tác động kinh tế của hành động gây hấn, Ủy ban giải thích rằng việc tăng cường quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn giữa Liên Hiệp Âu Châu và Ukraine là “phù hợp và cần thiết” nhằm hỗ trợ nhanh chóng cho chính quyền và người dân Ukraine.”

Khuyến nghị - sẽ có hiệu lực trong một năm - sẽ bao gồm “tạm thời đình chỉ tất cả các loại thuế quan” và thiết lập một “khu vực thương mại tự do sâu sắc và toàn diện” giữa Ukraine và Liên Hiệp Âu Châu.

Đề xuất của Ủy ban sẽ xóa bỏ tất cả các loại thuế quan, thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm công nghiệp, trái cây và rau quả cũng như bỏ hạn ngạch đối với các sản phẩm nông nghiệp và nông sản chế biến.

Với đề xuất này, Ủy ban hy vọng rằng các biện pháp này sẽ “thiết lập các điều kiện để tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại” với mục đích “Ukraine từng bước hội nhập vào Thị trường Nội địa Liên Hiệp Âu Châu”.

Bà Ursula von der Leyen nói thêm: “Tôi đã thảo luận với Tổng thống Zelensky về các phương thế hỗ trợ nền kinh tế” và đề xuất hôm nay “sẽ tạo điều kiện thuận lợi đáng kể cho việc xuất khẩu công nghiệp và nông nghiệp của Ukraine sang Liên Hiệp Âu Châu.”

Đề xuất hiện cần được Nghị viện Âu Châu và Hội đồng Liên minh Âu Châu thông qua.

6. Ukraine lo ngại về các hành động khiêu khích ở Moldova thân Nga

Các quan chức Ukraine đã nói về nguy cơ mở ra một mặt trận khác trong cuộc xung đột với Nga - dọc theo biên giới với Moldova ở phía tây nam.

Một phần của khu vực biên giới Moldova do chính quyền thân Nga kiểm soát ở Transnistria. Những vụ nổ không rõ nguyên nhân ở đó hồi đầu tuần đã khiến các quan chức Ukraine cáo buộc rằng các cơ quan an ninh của Nga đang lên kế hoạch khiêu khích ở Transnistria như một cái cớ để mở ra một mặt trận mới trong chiến tranh.

Mykhailo Podoliak, cố vấn của Tổng thống Volodymyr Zelensky, nói với truyền hình Ukraine hôm thứ Tư: “Chúng tôi luôn coi Transnistria là bàn đạp mà từ đó có thể có một số rủi ro cho chúng tôi, đối với các vùng Odessa và Vinnytsia.”

Podoliak nói: “Có một đội quân nhất định, khoảng 1.500 đến 2.000 người, trong đó chỉ có 500 đến 600 là người Nga”

Nhưng ông nói rằng hầu hết người dân ở Transnistria đã hòa nhập vào Moldova và Âu Châu.

“Do đó, đối với Transnistria, việc tham gia tích cực vào cuộc xung đột ở Ukraine trên thực tế sẽ đồng nghĩa với việc cô lập và phá hủy hoàn toàn khu vực này”.

Podoliak cho rằng thông qua các vụ việc tuần này ở Transnistria, Nga đang cố gắng khiêu khích Ukraine.

Roman Kostenko, một thành viên của Quốc hội Ukraine từ Odessa, cho biết Transnistria không gây ra mối đe dọa chiến lược đối với Ukraine.

“Đó có thể là một mối đe dọa chiến thuật, theo một hướng nào đó, nhằm ràng buộc quân đội của chúng tôi”.

Kostenko cho biết người Nga đang coi Transnistria là “một mặt trận khác có thể hỗ trợ trực tiếp cho họ khi họ tấn công, ví dụ như cuộc chiến ở Mykolayiv, Odessa, vì Mykolayiv chặn ngang hành lang đất liền của họ”.

Các hệ thống phòng thủ của Ukraine xung quanh thành phố Mykolaiv đã ngăn chặn các lực lượng Nga tiếp cận Odessa trên bộ.
 
Linh mục bị đâm 20 nhát, may có nữ tu 72 tuổi anh hùng giải giáp hung thủ. Chân dung Tân TGM Paris
VietCatholic Media
16:56 28/04/2022


1. Một nữ tu Pháp 72 tuổi can đảm đương đầu với kẻ mưu sát linh mục

Dư luận ở Pháp ca ngợi một nữ tu 72 tuổi đã can đảm can thiệp để giải giáp một người đàn ông dùng dao đâm một linh mục trong thánh đường.

Nữ tu Marie-Claude đã can thiệp sau khi một người đàn ông 31 tuổi vào nhà thờ thánh Phêrô Arene, ở thành phố Nice, miền Nam nước Pháp, trước thánh lễ Chúa nhật 24 tháng Tư vừa qua, và đâm cha Krzysztof Rudzinski 20 nhát, phần lớn ở ngực.

Trong khi can thiệp, nữ tu Marie-Claude bị thương ở cánh tay và được đưa vào nhà thương cùng với cha Rudzinski 57 tuổi.

Thông cáo của giáo phận Nice cho biết vị linh mục cũng như nữ tu không bị nguy hiểm đến tính mạng trong vụ này. Ông Éric Ciotti, đại biểu quốc hội miền Alpes Maritimes ở địa phương đã ca ngợi nữ tu Marie-Claude vì lòng can đảm đặc biệt: “Chị đã tước đoạt con dao khỏi tay kẻ tấn công trong lúc bị thương ở cánh tay”. Giáo phận Nice mô tả kẻ hành hùng là một người dường như mất quân bình về tâm trí.

Đức cha Piotr Turzynski, đặc trách mục vụ người Ba Lan di cư, kêu gọi cầu nguyện cho cha Rudzinski cũng như cho chị nữ tu.

Tuần báo Famille Chrétienne, nghĩa là “Gia Đình Kitô” ở Pháp cho biết kẻ tấn công là một công dân Pháp, tự nhận mình là người Do thái. Trước đó ông ta đã được chữa trị về phân tâm.
Source:Aleteia

2. Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm tân Tổng Giám Mục Paris

Hôm thứ Ba 26 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Laurent Ulrich làm Tân Tổng Giám mục của Paris.

Đức Cha Ulrich, tổng giám mục của Lille, miền bắc nước Pháp, sẽ kế nhiệm Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit.

Đức Tổng Giám Mục Paris sinh năm 1951 và thụ phong linh mục của giáo phận Dijon, miền đông nước Pháp năm 1979.

Ngài được Thánh Giáo Hoàng Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Đức Tổng Giám Mục của Chambéry, miền đông nam nước Pháp vào năm 2000. Sau đó, Ngài được Đức Bênêđíctô XVI chuyển đến Lille vào năm 2008.

Trong số những thách thức mà vị tổng giám mục 70 tuổi phải đối mặt sẽ là hàn gắn những chia rẽ đang bộc lộ trong tổng giáo phận Paris.

Ngài cũng sẽ giám sát việc trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris sau trận hỏa hoạn kinh hoàng vào năm 2019. Nhà thờ dự kiến sẽ mở cửa trở lại để thờ phượng vào ngày 16 tháng 4 năm 2024, 5 năm sau vụ hỏa hoạn.

Trong thông điệp đầu tiên gửi cho đàn chiên mới của mình, Đức Cha Ulrich nói: “Thật là vui mừng cho chúng ta khi chờ đợi ngày mở cửa trở lại của ngôi thánh đường để chúng ta vẫn có thể rao truyền Chúa Kitô hằng sống ở đó, trong khi rõ ràng là không bỏ qua nhiều lý do thu hút mọi người đến với ngôi thánh đường này”.

“Tôi nhận thức được sự phức tạp của những thách thức sẽ phải đối mặt với chúng ta trong những năm sắp tới, và điều này không nên làm chúng ta lo lắng, nhưng nó đòi hỏi sự hợp tác của chúng ta: một thái độ đồng nghị sâu sắc, mà theo Đức Thánh Cha Phanxicô chính là con đường đồng nghị này là điều Thiên Chúa mong đợi nơi Giáo hội của thiên niên kỷ thứ ba”

Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit đã được Đức Giáo Hoàng miễn nhiệm làm Tổng giám mục Paris vào tháng 12 năm ngoái. Đức Cha Aupetit là một bác sĩ trước khi được thụ phong linh mục ở tuổi 44, đã bị các phương tiện truyền thông thế tục tấn công vì có mối quan hệ với một người phụ nữ.

Đức Cha Michel Aupetit cho biết ngài đã trao đổi email với người phụ nữ này và thừa nhận rằng mối quan hệ của họ không rõ ràng.

Ngài nói rằng người đàn bà viết cho ngài “mỗi ngày” và thừa nhận rằng “có một lần” khi cô ấy “bị đau lưng”, ngài đã “xoa bóp cho cô ấy bớt căng thẳng”. Tất cả vấn đề chỉ có như thế.

Đức Tổng Giám Mục Aupetit nói, “Một vài năm trước, tôi đã báo cáo điều này cho các bề trên của tôi”. Sau đó, mối quan hệ trên đã hoàn toàn chấm dứt.

Ngài nói thêm, “Quả thực không có gì mới trong câu chuyện này. Nhưng việc phơi bầy công khai về nó có thể đã đặt người cai quản giáo phận ở thế khó khăn”.

Ngài nói chính vì thế ngài đã quyết định trao chức vụ của ngài cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô quyết định.

Ngài có mong Đức Giáo Hoàng chấp nhận việc từ chức của ngài hay không?

Đức Cha Aupetit nói, “Nếu ngài hỏi tôi, có thể tôi đã vượt qua được cơn giông bão. Tôi có thể làm được việc này”.

Ngài thừa nhận “Tôi đoán ngài cảm thấy tình hình có thể làm suy yếu giáo phận”.

Sau khi Đức Phanxicô chấp nhận việc từ chức của Đức Cha Aupetit, Đức Giáo Hoàng có nói Đức Tổng Giám Mục không còn cai quản được nữa vì “danh tiếng của ngài đã bị xâm hại”, trích dẫn sự “vi phạm” điều răn thứ sáu, “không phải toàn diện, nhưng bao gồm những cái vuốt ve và mát xa nhỏ mà ngài đã làm cho thư ký của mình”.

Đức Tổng Giám Mục nói rằng người phụ nữ được đề cập không phải là thư ký của ngài.

Ngài nói, “tôi nghĩ (Đức Giáo Hoàng) hơi lẫn lộn các yếu tố của câu chuyện một chút”.

Ngài cho biết, “Cô thư ký tội nghiệp của tôi chẳng liên quan gì. Tôi biết rõ về chồng và gia đình của cô ấy. Tôi đã rửa tội cho cháu của cô ấy”.

3. Lãnh đạo hội đồng giám mục Pháp nói rằng cuộc bầu cử cho thấy 'sự rạn nứt ngày càng gia tăng'

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp hoan nghênh việc Tổng thống Emmanuel Macron tái đắc cử nhưng cũng cảnh báo về sự chia rẽ xã hội ngày càng gia tăng sau khi cuộc bỏ phiếu bị lu mờ bởi vụ đâm một linh mục và nữ tu Công Giáo.

Đức Tổng Giám Mục Éric de Moulins-Beaufort của Reims cho biết cuộc bầu cử tiết lộ “một sự rạn nứt ngày càng gia tăng... về mặt địa lý nhưng cũng ngăn cách những người bên trên với những người bên dưới. Đây là điều đáng lo ngại cho tương lai của đất nước chúng ta”.

Ngài đã đưa ra phản ứng của mình trong một cuộc phỏng vấn bằng tiếng Pháp ngày 25 tháng 4 với Vatican News sau chiến thắng ngày 24 tháng 4 của Macron trước nhân vật cực hữu Marine Le Pen.

Đức Tổng Giám Mục nhận định rằng hầu hết các cử tri Pháp không muốn “dấn thân vào cuộc phiêu lưu” được Le Pen đề xướng.

Tuy nhiên, ngài nói thêm rằng kết quả, trong bối cảnh đói nghèo gia tăng và tình trạng loại trừ, cũng làm nổi bật những giới hạn đối với “mô hình phát triển” mà Pháp đã tuân theo kể từ Thế chiến II.

“Chúng tôi thấy những vấn đề liên quan đến sự phân phối của cải và cuộc khủng hoảng sinh thái và xã hội - tuy nhiên trong khi chúng tôi đề cập đến những giới hạn của một hệ thống, chúng tôi cũng phải vật lộn để hình dung ra một hệ thống khác,” Đức Tổng Giám Mục Moulins-Beaufort nói.

“Điều rõ ràng cần thiết là bây giờ chúng ta cần một dự án tập thể có khả năng thực sự mang mọi người lại với nhau bằng cách vượt qua các tầng lớp xã hội, tôn giáo và các chia rẽ khác. Nhưng điều này đang tỏ ra khó khăn, và đó là nơi mà chính trị phải xen vào ngày nay”.

Macron đã giành được nhiệm kỳ thứ hai kéo dài 5 năm với 58,5% số phiếu bầu so với 41,5% của Le Pen trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 24 tháng 4. Ông trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Pháp được bầu đến hai nhiệm kỳ sau hai thập kỷ qua.
Source:UCANews