Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 29/4: Ai đón nhận kẻ Thầy sai, là đón nhận Thầy. Thầy Phó Tế Antôn Nguyễn Văn Nam
Giáo Hội Năm Châu
05:01 28/04/2021
Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 28-April-2021 theo giờ Việt Nam
PHÚC ÂM: Ga 13, 16-20
“Ai đón nhận kẻ Thầy sai, là đón nhận Thầy”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Sau khi đã rửa chân các môn đệ, Chúa Giêsu phán với các ông: “Thật, Thầy bảo thật các con: Tôi tớ không trọng hơn chủ, kẻ được sai không trọng hơn đấng đã sai mình. Nếu các con biết điều đó mà thực hành thì có phúc. Thầy không nói về tất cả các con, vì Thầy biết những kẻ Thầy đã chọn, nhưng lời Thánh Kinh sau đây phải được ứng nghiệm: Chính kẻ ăn bánh của Ta sẽ giơ gót lên đạp Ta. Thầy nói điều đó với các con ngay từ bây giờ, trước khi sự việc xảy đến, để một khi xảy đến, các con tin rằng: Thầy là ai. Thật, Thầy bảo thật các con: Ai đón nhận kẻ Thầy sai, là đón nhận Thầy, và ai đón nhận Thầy là đón nhận Đấng đã sai Thầy”.
Đó là lời Chúa.
Chúa Nhật V Phục Sinh B
Lm. Jude Siciliano, OP
06:39 28/04/2021
CHÚA NHẬT V PHỤC SINH B
Cv 9: 26-31; Tvịnh 21; 1 Gioan 3: 18-24;Gioan 15:1-8
Bài phúc âm hôm nay nhấn mạnh Chúa Giêsu là "cây nho thật" hơn là người trồng nho. Trong Kinh thánh Do thái, Thiên Chúa, người trồng nho là một hình ảnh phổ biến và bởi thế không là thông tin mới cho các môn đệ khi Chúa Giêsu mô tả Thiên Chúa theo cách này. Hình ảnh vườn nho, hay cây nho cũng quen thuộc với các môn đệ, vì những hình ảnh này diễn tả về dân Israel. Ở đây Chúa Giêsu mô tả Ngài chính là cây nho và nhấn mạnh rằng sự sống của Ngài dành cho chúng ta là do bởi Thiên Chúa mà ra. Nhưng, Chúa Giêsu không đề cập đến đời sống trong tương lai Khi chúng ta liên kết mật thiết với Ngài. Đúng hơn nữa, Chúa Giêsu dùng thì hiện tại để mô tả những sự kiện đã là hiện thật cho các môn đệ của Ngài. Chúng ta đã sống hợp nhất với Chúa Giêsu và bây giờ chúng ta phải cố gắng hết sức để duy trì sức sống trong sự hòa hợp đó.
Với Chúa Giêsu là cây nho, chúng ta không cần phải sinh ra trong một chủng tộc đặc biệt nào, hay trong một dân tộc hay tầng lớp xã hội nào trong dân chúng để thuộc về hay trở nên phần nào của Thiên Chúa. Bất kỳ ai cũng có thể thuộc về cộng đoàn của Chúa Giêsu và lãnh nhận sự sống mà Ngài ban cho chúng ta qua cây nho sự sống là Chúa Giêsu bởi Thiên Chúa. Hãy quên đi, những người đó trông ra sao, quần áo họ đắt tiền đến đâu, hay họ sinh trưởng ở đâu, nếu họ được ghép với cây nho thật, thì đời sống của họ sẽ cho thấy điều đó, là tất cả đều minh chứng về bản tính mà họ cần. Thánh Phaolô, trong bài đọc thứ hai hôm nay, tóm tắt ý nghĩa của tư cách thành viên của cộng đoàn tín hữu trong: "Chúng ta phải tin vào danh Đức Giêsu Kitô, con Thiên Chúa, và thương yêu nhau như Thiên Chúa đã bảo chúng ta". Chúng ta không có dấu chỉ nào cho thành phần đặc biệt trong cộng đoàn mới này. Dấu chỉ cho thấy chúng ta thật sự thuộc về và ở trong thân nho đó là chúng ta yêu thương nhau. Sự yêu thương đó không thể “của riêng chúng ta". Chúng ta phải yêu cả những người chưa là thành phần tín hữu. Tình yêu này tuôn chảy ra cho những người khác từ cộng đoàn được kết nối với Chúa Giêsu. Đặc biệt là cho những người đang bị cô lẻ và bị bỏ rơi, bởi đó chính là những người mà Chúa Yêu thương. Vì chúng ta đang có sự sống của cây nho thật trong chúng ta, chúng ta sẽ yêu thương như Ngài đã yêu thương chúng ta.
Thánh Gioan không nói Chúa Giêsu là rể hay là gốc của cây nho. Nếu điều đó đúng như vậy thì những cành nho gần gốc/rễ nhất sẽ gần nguồn sự sống nhất. Những cành đó sẽ có những thứ bậc ưu tiên và sẽ giử quyền ưu tiên đó, và có thể cố gắng điều tiết dòng chảy của sự sống thiêng liêng cho các nhánh nho khác. Những cành gần rể cây nho nhất sẽ là các "môn đệ hạng nhất”, sau đó mới đến "các môn đệ hạng nhì", "hạng ba". Đến cuối là "hạng chót" và kém phẩm giá hơn tất cả. Chúa Giêsu không tự gọi Ngài là rể hay gốc cây nho. Trái lại, hình ảnh Ngài diển tả về Ngài là "cây nho thật". Còn chúng ta là "cành nho" cũng sẽ sinh "nhiều hoa trái". Vì chúng ta được kết dính vào cây nho, sự sinh hoa kết trái đó sẽ thành sự thật và bởi thế đó là trách nhiệm của tất cả các cành được kết dính vào cây nho. Không ai bị phủ nhận nguồn gốc của sự sống thánh thiêng này, và họ cũng không được miễn trừ việc "sinh nhiều hoa trái".
Trong phúc âm thánh Gioan, Chúa Giêsu đã nói Ngài là nguồn nước trường sinh và là bánh từ trời xuống để ban sự sống. Bây giờ trong khung cảnh thân mật của bữa Tiệc Ly, Ngài nói với các môn đệ rằng Ngài là cây nho thật. Bài chú giải kinh thánh Anchor nói là uống nước đó và ăn bánh đó là biểu tượng tin vào Chúa Giêsu. Vì đây là lời giảng trong bửa tiệc ly. Nên các tín hữu tiên khởi khi nghe những lời về cây nho ban sự sống không thể nghĩ đến chén máu thánh là "hoa trái của cây nho". Trong các phụng vụ đầu tiên, điều này nói về chén thánh. "Lạy Cha, Chúng con cảm tạ Cha, Chúa Cha của chúng con, rượu thánh của David, tôi tớ của Cha, mà Cha đã mạc khải cho chúng con qua Đức Giêsu tôi tớ của Cha" Đoạn văn độc nhất nói đến "sinh hoa trái" được nhắc đến trong phúc âm thánh Gioan 12 4, nói đến hạt giống cần chết đi để sinh hoa trái. Trong đoạn văn hôm nay, Chúa Giêsu nói về những người ở lại trong Ngài và Ngài đang sống trong họ là để sinh nhiều hoa trái. Nhưng chúng ta đã biết trong phúc âm: Từ sinh nhiều hoa trái chỉ đến qua cái chết. Để gắn bó và có kết quả, chúng ta phải sống một cuộc sống đầy quyết tâm. Tình yêu là trái đầu tiên mà chúng ta phải đón nhận; và Chúa Giê-xu đã cho thấy rằng tình yêu đòi buộc phải có sự hy sinh và thậm chí cả cái chết. Trong bí tích Thánh Thể hôm nay, chúng ta cử hành sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô. Nhựa sống cây nho tuôn chảy vào các cành nho cho phép chúng ta được sống trong cái chết và sự sống lại từ cỏi chết của Chúa Giêsu trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Chỉ cần là người tín hữu của cộng đoàn đức tin theo Chúa Giêsu cũng đủ rồi. Đời sống của chúng ta phải phản ánh sự sống của cây nho mà chúng ta là cành thuộc về và từ đó chúng ta liên tục nhận được năng lực và ý chí sống đời sống hy sinh vì yêu thương mà Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta.
Chúng ta đọc trong sách Công vụ Tông đồ hôm nay là các môn đệ miễn cưỡng chấp nhận Phaolô. Thật ra, tất cả những gì họ biết về Phaolô trước kia đó là kẻ đàn áp và bắt bớ giáo hội. Ông Barnaba bênh vực cho Phaolô và phản đối các môn đệ rằng Phaolô đã gặp Chúa Giêsu và đã “nhân danh Chúa Giêsu để rao giảng một cách mạnh dạn“. Thánh Phaolô đã hành sự tại Giêrusalem và ở cả những nơi khác, “ông nhân danh Chúa Giêsu khi phát biểu”. Đời sống của ông đã thay đổi ông sống như một cành nho dính vào cây nho và ông ta đã bắt đầu sinh nhiều hoa trái. Sự mạnh dạn sẽ làm cho Phaolô phải trả giá bằng mạng sống của ông như Chúa Giêsu đã chịu. Chúng ta có thể nói là Phaolô có đời sống trong ông ta như Chúa Giêsu đã có. Ông ta đã kết dính vào cây nho, như Chúa Giêsu đã tiên đoán, Phaolô đã sinh nhiều hoa trái.
Chúng ta luôn cần được cắt tỉa thêm. Chúng ta cũng cần được kết dính vào cây nho để luôn được sự cắt tỉa đó thực hiện. Và trong quá trình cắt tỉa đó, chúng ta sẽ phải chết với những gì đã ngăn cản sự sống của Chúa Giêsu đang tuôn chảy vào chúng ta. Trong việc này điều gì cần được cắt bỏ? Đó là nhũng thành kiến đầy ác cảm, và không biết tha thứ cho người khác, sống tự tôn ích kỷ. Và cũng cần cắt tỉa những tranh cải mà chúng ta thường mắc phải về giáo lý, đến sự chia rẻ trong hàng giáo phẩm và các tôn giáo khác. Không có chủng tộc, giai cấp, hay ngay cả giáo hội mà dân chúng thường cho là có ưu tiên hơn Chúa Giêsu. Vì đời sống của Ngài đã tuôn chảy vào nhiều người khác nhau bằng nhiều cách khác nhau.
Sự sống lại tuôn đổ một sức sống mạnh mẻ và luôn toả lan cho những cành nho một cách nhẹ nhàng, và thường khi không cảm nhận được. Nhưng, sức sống của cây nho vẫn ổn định. Nó không tạo ra tiếng động khi tràn đến giống như một tên lửa được được dẫn đường bằng laser. Khi thanh gươm được sử dụng để ép buộc sự trị vì của Triều Đại Thiên Chúa, hậu quả là sự đau khổ gây nên nhạo báng Đấng Chí Tôn mà danh thánh Ngài được loan báo. Cây thập giá được điểm tô đẹp đẻ, lá cờ thắng trận, hay một máy bay chiến đấu chế diểu cây nho thật. Đó là dấu chỉ của những cành nho chết cần được cắt tỉa. Phaolô bắt bớ những Kitô hữu mà ông cho là những phong trào dị giáo. Nên để ý trong bài đọc thứ nhất, tên ông ta trước kia là Saulê, đây là tên cũ của ông, cái tên làm cho các tín hữu lo sợ. Dùng tên cũ là một cách thánh Luca nhắc nhở một cách tinh tế rằng chính ông ta đã muốn xoá bỏ các giáo hội tiên khởi, nay đã sẳn sàng truyền giảng điều đó. Ông ta rao truyền lời này không bằng vũ lực, nhưng bằng lời nói và việc làm yêu thương nhân danh Chúa Giêsu. Ông ta gặp Chúa Kitô trên đường đi Damas và bây giờ ông ta sống một cuộc sống với hương đi mới. Bằng cả hai việc do ông ta đã gặp được Chúa Kitô và vẫn luôn sống kết dính vào cây nho thật.
Bánh và rượu cho sự sống đã được chuẩn bị sẵn cho chúng ta trên bàn thánh. Chúng ta hãy đến ăn và uống bánh bởi trời xuống và chén máu thánh củng cố quyết tâm kết dính vào cây nho thật của chúng ta.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
5th SUNDAY OF EASTER (B)
Acts 9: 26-31; Psalm 22; I John 3: 18-24; John 15: 1-8
The emphasis in the gospel passage is more on Jesus as the "true vine" than on God as the gardener. In the Hebrew scriptures, God the gardener was a popular image and so it would not be news to the disciples when Jesus described God in this way. The images of the vineyard, or vine were also familiar to them, for these were applied to Israel. Here Jesus is identifying himself with the vine and emphasizing that the life he has for us is coming from God. But he is not referring to some future time, when we will have intimate life with him. Rather, he uses the present tense to describe what is already true for his disciples; we already are in union with him and now we must do our best to remain in that union.
With Jesus as the vine, we don’t have to be born into some particular race, nationality or class of people to belong and be part of him. Anyone can belong to Jesus’ community and receive, through this vine, the life he gives us from God. Forget what the person looks like; how expensive their clothes; or where they were born. If they are grafted to the true vine their lives will show it, that’s all the proof of identity they will need. St. Paul, in today’s second reading, sums up what faithful membership in this community means: "We should believe in the name of God’s son, Jesus Christ and love one another just as he commanded us." We don’t wear special membership pins or badges in this new community. The sign that shows we belong and remain in the true vine, is that we love one another. Our love isn’t just for "our own"; we love those who are not even members. This love flows out to others from the community that is connected to Jesus, especially to the unloved and the excluded, because those were the ones Jesus particularly loved. Since we now have the vine’s life flowing in us, we will love as he loved.
John does not say that Jesus is the root, or the stump of the vine. If that were the case then, those branches closest to the stump/root would be closest to the source of life. They would have a privileged place, could claim this priority and even try to regulate the flow of the divine life to the other branches. Those closest would hold the ranking of "first class disciples", then there would be "second class", "third class" ranked disciples. At the end there would be the lowest and least dignified class. Jesus doesn’t call himself the root, or the stump, instead, the image he uses of himself is the "true vine". We, in turn, are the "branches" who are to bear "much fruit." Because we are connected to the vine, such fruitfulness is now possible and indeed, the responsibility of all connected to the vine. No one is denied the source of divine life; nor are any exempted from bearing "much fruit".
In John’s gospel, Jesus has said that he is the source of living water and is the bread that has come from heaven to give life. Now, in the intimate setting of the Last Supper, he tells his disciples that he is the vine. The Anchor Bible commentary points out that drinking water and eating bread were symbols for believing in Jesus. Since this was a discourse at the Supper, those early worshipers, hearing these words about the life-giving vine, could not help but think of the eucharistic cup, "fruit of the vine". In the earliest eucharistic liturgies, the following was said over the cup: "We thank you, Our Father, for the holy vine of David your servant, which you revealed to us through Jesus your servant." The only other passage where "bearing fruit" is mentioned in this gospel is in 12:4, which speaks of the seed needing to die to bear fruit. In today’s passage, Jesus speaks of those who remain in him and he in them as bearing much fruit. But we know from the gospel that bearing much fruit comes only through death. To stay attached and fruitful we must live committed lives. Love is the first fruit we are to bear; and Jesus has shown that love requires sacrifice and even death. At this Eucharist we celebrate the death and resurrection of Christ. The vine’s life flows into the branches enabling us to live his dying and rising from the dead in our daily lives. Merely being members of the community of Jesus’ followers is not enough. Our lives must reflect the life of the vine to which we belong and from which we continually receive the will and power to live the sacrificial love Jesus has shown us.
We hear in the Acts reading today that the disciples were reluctant to accept Paul. Afer all, what they previously knew of him was that he had persecuted the church. Barnabas comes to Paul’s defense and protests to the disciples that Paul had seen the Lord and had "spoken out boldly in the name of Jesus." Paul proceeds to do the same things in Jerusalem as he did elsewhere, he "spoke out boldly in the name of Jesus." He was living as one attached to the true vine. His life was transformed and he was "bearing much fruit". Such boldness would eventually cost him his life as it did for Jesus. You can tell Paul had the same life flowing in him that Jesus did; he was attached to the vine and, as Jesus predicted, Paul bore much fruit.
We are always in the need of further pruning. We will need to remain attached to the vine and allow that pruning to take place. In the process we will have to die to what prevents the life of Jesus to flow freely through us. What will be pruned away in this process? – prejudices, grudges and the unwillingness to forgive others, excesses and immoderate living and selfishness. Also needing pruning are the contentious arguments we get into over dogma, sects and ecclesiastical differences. There is no race, class or even church of people that can claim prerogative over Jesus, for his life flows into many diverse people and in very different ways.
The resurrection unleashed a life force into the world and it spreads like a vine, gently, often imperceptibly. But the vine’s life is insistent. It does not make an explosive sound when it arrives, like laser-guided missiles. When the sword was used to forcibly spread the reign of God, the consequential suffering mocked the One whose name was being promulgated. The cross emblazoned on a shield, a conquering flag, or a war plane, mocks the gentle true vine. Those are signs of dead branches that need pruning. Paul had waged persecution against, what he saw to be, the heretical Christian movement. Note in the first reading, he is called Saul – his old name, the name that caused early Christians to quake in fear. Using his former name is a subtle reminder by Luke that the very one who wanted to do away with the early church is now ready to spread word of it. He will spread this word not by force, but by his words and deeds of love in Jesus’ name. He met the Christ on the road to Damascus and now he is living a new life and direction, thanks both to that encounter and his staying connected to the true vine.
The food and drink for life is prepared for us today at our table. Come let us eat, let us drink so that the bread from heaven and the cup of the vine will strengthen our determination to remain in the true vine.
Cv 9: 26-31; Tvịnh 21; 1 Gioan 3: 18-24;Gioan 15:1-8
Bài phúc âm hôm nay nhấn mạnh Chúa Giêsu là "cây nho thật" hơn là người trồng nho. Trong Kinh thánh Do thái, Thiên Chúa, người trồng nho là một hình ảnh phổ biến và bởi thế không là thông tin mới cho các môn đệ khi Chúa Giêsu mô tả Thiên Chúa theo cách này. Hình ảnh vườn nho, hay cây nho cũng quen thuộc với các môn đệ, vì những hình ảnh này diễn tả về dân Israel. Ở đây Chúa Giêsu mô tả Ngài chính là cây nho và nhấn mạnh rằng sự sống của Ngài dành cho chúng ta là do bởi Thiên Chúa mà ra. Nhưng, Chúa Giêsu không đề cập đến đời sống trong tương lai Khi chúng ta liên kết mật thiết với Ngài. Đúng hơn nữa, Chúa Giêsu dùng thì hiện tại để mô tả những sự kiện đã là hiện thật cho các môn đệ của Ngài. Chúng ta đã sống hợp nhất với Chúa Giêsu và bây giờ chúng ta phải cố gắng hết sức để duy trì sức sống trong sự hòa hợp đó.
Với Chúa Giêsu là cây nho, chúng ta không cần phải sinh ra trong một chủng tộc đặc biệt nào, hay trong một dân tộc hay tầng lớp xã hội nào trong dân chúng để thuộc về hay trở nên phần nào của Thiên Chúa. Bất kỳ ai cũng có thể thuộc về cộng đoàn của Chúa Giêsu và lãnh nhận sự sống mà Ngài ban cho chúng ta qua cây nho sự sống là Chúa Giêsu bởi Thiên Chúa. Hãy quên đi, những người đó trông ra sao, quần áo họ đắt tiền đến đâu, hay họ sinh trưởng ở đâu, nếu họ được ghép với cây nho thật, thì đời sống của họ sẽ cho thấy điều đó, là tất cả đều minh chứng về bản tính mà họ cần. Thánh Phaolô, trong bài đọc thứ hai hôm nay, tóm tắt ý nghĩa của tư cách thành viên của cộng đoàn tín hữu trong: "Chúng ta phải tin vào danh Đức Giêsu Kitô, con Thiên Chúa, và thương yêu nhau như Thiên Chúa đã bảo chúng ta". Chúng ta không có dấu chỉ nào cho thành phần đặc biệt trong cộng đoàn mới này. Dấu chỉ cho thấy chúng ta thật sự thuộc về và ở trong thân nho đó là chúng ta yêu thương nhau. Sự yêu thương đó không thể “của riêng chúng ta". Chúng ta phải yêu cả những người chưa là thành phần tín hữu. Tình yêu này tuôn chảy ra cho những người khác từ cộng đoàn được kết nối với Chúa Giêsu. Đặc biệt là cho những người đang bị cô lẻ và bị bỏ rơi, bởi đó chính là những người mà Chúa Yêu thương. Vì chúng ta đang có sự sống của cây nho thật trong chúng ta, chúng ta sẽ yêu thương như Ngài đã yêu thương chúng ta.
Thánh Gioan không nói Chúa Giêsu là rể hay là gốc của cây nho. Nếu điều đó đúng như vậy thì những cành nho gần gốc/rễ nhất sẽ gần nguồn sự sống nhất. Những cành đó sẽ có những thứ bậc ưu tiên và sẽ giử quyền ưu tiên đó, và có thể cố gắng điều tiết dòng chảy của sự sống thiêng liêng cho các nhánh nho khác. Những cành gần rể cây nho nhất sẽ là các "môn đệ hạng nhất”, sau đó mới đến "các môn đệ hạng nhì", "hạng ba". Đến cuối là "hạng chót" và kém phẩm giá hơn tất cả. Chúa Giêsu không tự gọi Ngài là rể hay gốc cây nho. Trái lại, hình ảnh Ngài diển tả về Ngài là "cây nho thật". Còn chúng ta là "cành nho" cũng sẽ sinh "nhiều hoa trái". Vì chúng ta được kết dính vào cây nho, sự sinh hoa kết trái đó sẽ thành sự thật và bởi thế đó là trách nhiệm của tất cả các cành được kết dính vào cây nho. Không ai bị phủ nhận nguồn gốc của sự sống thánh thiêng này, và họ cũng không được miễn trừ việc "sinh nhiều hoa trái".
Trong phúc âm thánh Gioan, Chúa Giêsu đã nói Ngài là nguồn nước trường sinh và là bánh từ trời xuống để ban sự sống. Bây giờ trong khung cảnh thân mật của bữa Tiệc Ly, Ngài nói với các môn đệ rằng Ngài là cây nho thật. Bài chú giải kinh thánh Anchor nói là uống nước đó và ăn bánh đó là biểu tượng tin vào Chúa Giêsu. Vì đây là lời giảng trong bửa tiệc ly. Nên các tín hữu tiên khởi khi nghe những lời về cây nho ban sự sống không thể nghĩ đến chén máu thánh là "hoa trái của cây nho". Trong các phụng vụ đầu tiên, điều này nói về chén thánh. "Lạy Cha, Chúng con cảm tạ Cha, Chúa Cha của chúng con, rượu thánh của David, tôi tớ của Cha, mà Cha đã mạc khải cho chúng con qua Đức Giêsu tôi tớ của Cha" Đoạn văn độc nhất nói đến "sinh hoa trái" được nhắc đến trong phúc âm thánh Gioan 12 4, nói đến hạt giống cần chết đi để sinh hoa trái. Trong đoạn văn hôm nay, Chúa Giêsu nói về những người ở lại trong Ngài và Ngài đang sống trong họ là để sinh nhiều hoa trái. Nhưng chúng ta đã biết trong phúc âm: Từ sinh nhiều hoa trái chỉ đến qua cái chết. Để gắn bó và có kết quả, chúng ta phải sống một cuộc sống đầy quyết tâm. Tình yêu là trái đầu tiên mà chúng ta phải đón nhận; và Chúa Giê-xu đã cho thấy rằng tình yêu đòi buộc phải có sự hy sinh và thậm chí cả cái chết. Trong bí tích Thánh Thể hôm nay, chúng ta cử hành sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô. Nhựa sống cây nho tuôn chảy vào các cành nho cho phép chúng ta được sống trong cái chết và sự sống lại từ cỏi chết của Chúa Giêsu trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Chỉ cần là người tín hữu của cộng đoàn đức tin theo Chúa Giêsu cũng đủ rồi. Đời sống của chúng ta phải phản ánh sự sống của cây nho mà chúng ta là cành thuộc về và từ đó chúng ta liên tục nhận được năng lực và ý chí sống đời sống hy sinh vì yêu thương mà Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta.
Chúng ta đọc trong sách Công vụ Tông đồ hôm nay là các môn đệ miễn cưỡng chấp nhận Phaolô. Thật ra, tất cả những gì họ biết về Phaolô trước kia đó là kẻ đàn áp và bắt bớ giáo hội. Ông Barnaba bênh vực cho Phaolô và phản đối các môn đệ rằng Phaolô đã gặp Chúa Giêsu và đã “nhân danh Chúa Giêsu để rao giảng một cách mạnh dạn“. Thánh Phaolô đã hành sự tại Giêrusalem và ở cả những nơi khác, “ông nhân danh Chúa Giêsu khi phát biểu”. Đời sống của ông đã thay đổi ông sống như một cành nho dính vào cây nho và ông ta đã bắt đầu sinh nhiều hoa trái. Sự mạnh dạn sẽ làm cho Phaolô phải trả giá bằng mạng sống của ông như Chúa Giêsu đã chịu. Chúng ta có thể nói là Phaolô có đời sống trong ông ta như Chúa Giêsu đã có. Ông ta đã kết dính vào cây nho, như Chúa Giêsu đã tiên đoán, Phaolô đã sinh nhiều hoa trái.
Chúng ta luôn cần được cắt tỉa thêm. Chúng ta cũng cần được kết dính vào cây nho để luôn được sự cắt tỉa đó thực hiện. Và trong quá trình cắt tỉa đó, chúng ta sẽ phải chết với những gì đã ngăn cản sự sống của Chúa Giêsu đang tuôn chảy vào chúng ta. Trong việc này điều gì cần được cắt bỏ? Đó là nhũng thành kiến đầy ác cảm, và không biết tha thứ cho người khác, sống tự tôn ích kỷ. Và cũng cần cắt tỉa những tranh cải mà chúng ta thường mắc phải về giáo lý, đến sự chia rẻ trong hàng giáo phẩm và các tôn giáo khác. Không có chủng tộc, giai cấp, hay ngay cả giáo hội mà dân chúng thường cho là có ưu tiên hơn Chúa Giêsu. Vì đời sống của Ngài đã tuôn chảy vào nhiều người khác nhau bằng nhiều cách khác nhau.
Sự sống lại tuôn đổ một sức sống mạnh mẻ và luôn toả lan cho những cành nho một cách nhẹ nhàng, và thường khi không cảm nhận được. Nhưng, sức sống của cây nho vẫn ổn định. Nó không tạo ra tiếng động khi tràn đến giống như một tên lửa được được dẫn đường bằng laser. Khi thanh gươm được sử dụng để ép buộc sự trị vì của Triều Đại Thiên Chúa, hậu quả là sự đau khổ gây nên nhạo báng Đấng Chí Tôn mà danh thánh Ngài được loan báo. Cây thập giá được điểm tô đẹp đẻ, lá cờ thắng trận, hay một máy bay chiến đấu chế diểu cây nho thật. Đó là dấu chỉ của những cành nho chết cần được cắt tỉa. Phaolô bắt bớ những Kitô hữu mà ông cho là những phong trào dị giáo. Nên để ý trong bài đọc thứ nhất, tên ông ta trước kia là Saulê, đây là tên cũ của ông, cái tên làm cho các tín hữu lo sợ. Dùng tên cũ là một cách thánh Luca nhắc nhở một cách tinh tế rằng chính ông ta đã muốn xoá bỏ các giáo hội tiên khởi, nay đã sẳn sàng truyền giảng điều đó. Ông ta rao truyền lời này không bằng vũ lực, nhưng bằng lời nói và việc làm yêu thương nhân danh Chúa Giêsu. Ông ta gặp Chúa Kitô trên đường đi Damas và bây giờ ông ta sống một cuộc sống với hương đi mới. Bằng cả hai việc do ông ta đã gặp được Chúa Kitô và vẫn luôn sống kết dính vào cây nho thật.
Bánh và rượu cho sự sống đã được chuẩn bị sẵn cho chúng ta trên bàn thánh. Chúng ta hãy đến ăn và uống bánh bởi trời xuống và chén máu thánh củng cố quyết tâm kết dính vào cây nho thật của chúng ta.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
5th SUNDAY OF EASTER (B)
Acts 9: 26-31; Psalm 22; I John 3: 18-24; John 15: 1-8
The emphasis in the gospel passage is more on Jesus as the "true vine" than on God as the gardener. In the Hebrew scriptures, God the gardener was a popular image and so it would not be news to the disciples when Jesus described God in this way. The images of the vineyard, or vine were also familiar to them, for these were applied to Israel. Here Jesus is identifying himself with the vine and emphasizing that the life he has for us is coming from God. But he is not referring to some future time, when we will have intimate life with him. Rather, he uses the present tense to describe what is already true for his disciples; we already are in union with him and now we must do our best to remain in that union.
With Jesus as the vine, we don’t have to be born into some particular race, nationality or class of people to belong and be part of him. Anyone can belong to Jesus’ community and receive, through this vine, the life he gives us from God. Forget what the person looks like; how expensive their clothes; or where they were born. If they are grafted to the true vine their lives will show it, that’s all the proof of identity they will need. St. Paul, in today’s second reading, sums up what faithful membership in this community means: "We should believe in the name of God’s son, Jesus Christ and love one another just as he commanded us." We don’t wear special membership pins or badges in this new community. The sign that shows we belong and remain in the true vine, is that we love one another. Our love isn’t just for "our own"; we love those who are not even members. This love flows out to others from the community that is connected to Jesus, especially to the unloved and the excluded, because those were the ones Jesus particularly loved. Since we now have the vine’s life flowing in us, we will love as he loved.
John does not say that Jesus is the root, or the stump of the vine. If that were the case then, those branches closest to the stump/root would be closest to the source of life. They would have a privileged place, could claim this priority and even try to regulate the flow of the divine life to the other branches. Those closest would hold the ranking of "first class disciples", then there would be "second class", "third class" ranked disciples. At the end there would be the lowest and least dignified class. Jesus doesn’t call himself the root, or the stump, instead, the image he uses of himself is the "true vine". We, in turn, are the "branches" who are to bear "much fruit." Because we are connected to the vine, such fruitfulness is now possible and indeed, the responsibility of all connected to the vine. No one is denied the source of divine life; nor are any exempted from bearing "much fruit".
In John’s gospel, Jesus has said that he is the source of living water and is the bread that has come from heaven to give life. Now, in the intimate setting of the Last Supper, he tells his disciples that he is the vine. The Anchor Bible commentary points out that drinking water and eating bread were symbols for believing in Jesus. Since this was a discourse at the Supper, those early worshipers, hearing these words about the life-giving vine, could not help but think of the eucharistic cup, "fruit of the vine". In the earliest eucharistic liturgies, the following was said over the cup: "We thank you, Our Father, for the holy vine of David your servant, which you revealed to us through Jesus your servant." The only other passage where "bearing fruit" is mentioned in this gospel is in 12:4, which speaks of the seed needing to die to bear fruit. In today’s passage, Jesus speaks of those who remain in him and he in them as bearing much fruit. But we know from the gospel that bearing much fruit comes only through death. To stay attached and fruitful we must live committed lives. Love is the first fruit we are to bear; and Jesus has shown that love requires sacrifice and even death. At this Eucharist we celebrate the death and resurrection of Christ. The vine’s life flows into the branches enabling us to live his dying and rising from the dead in our daily lives. Merely being members of the community of Jesus’ followers is not enough. Our lives must reflect the life of the vine to which we belong and from which we continually receive the will and power to live the sacrificial love Jesus has shown us.
We hear in the Acts reading today that the disciples were reluctant to accept Paul. Afer all, what they previously knew of him was that he had persecuted the church. Barnabas comes to Paul’s defense and protests to the disciples that Paul had seen the Lord and had "spoken out boldly in the name of Jesus." Paul proceeds to do the same things in Jerusalem as he did elsewhere, he "spoke out boldly in the name of Jesus." He was living as one attached to the true vine. His life was transformed and he was "bearing much fruit". Such boldness would eventually cost him his life as it did for Jesus. You can tell Paul had the same life flowing in him that Jesus did; he was attached to the vine and, as Jesus predicted, Paul bore much fruit.
We are always in the need of further pruning. We will need to remain attached to the vine and allow that pruning to take place. In the process we will have to die to what prevents the life of Jesus to flow freely through us. What will be pruned away in this process? – prejudices, grudges and the unwillingness to forgive others, excesses and immoderate living and selfishness. Also needing pruning are the contentious arguments we get into over dogma, sects and ecclesiastical differences. There is no race, class or even church of people that can claim prerogative over Jesus, for his life flows into many diverse people and in very different ways.
The resurrection unleashed a life force into the world and it spreads like a vine, gently, often imperceptibly. But the vine’s life is insistent. It does not make an explosive sound when it arrives, like laser-guided missiles. When the sword was used to forcibly spread the reign of God, the consequential suffering mocked the One whose name was being promulgated. The cross emblazoned on a shield, a conquering flag, or a war plane, mocks the gentle true vine. Those are signs of dead branches that need pruning. Paul had waged persecution against, what he saw to be, the heretical Christian movement. Note in the first reading, he is called Saul – his old name, the name that caused early Christians to quake in fear. Using his former name is a subtle reminder by Luke that the very one who wanted to do away with the early church is now ready to spread word of it. He will spread this word not by force, but by his words and deeds of love in Jesus’ name. He met the Christ on the road to Damascus and now he is living a new life and direction, thanks both to that encounter and his staying connected to the true vine.
The food and drink for life is prepared for us today at our table. Come let us eat, let us drink so that the bread from heaven and the cup of the vine will strengthen our determination to remain in the true vine.
Được tạo dựng cho ánh sáng
Lm. Minh Anh
06:44 28/04/2021
ĐƯỢC TẠO DỰNG CHO ÁNH SÁNG
“Tôi là ánh sáng đã đến thế gian, để bất cứ ai tin Tôi, người ấy sẽ không ở trong sự tối tăm”.
Kính thưa Anh Chị em,
Trẻ nhỏ sợ bóng tối. Với chúng, xét cho cùng, quái vật và quỷ ma sống trong bóng tối; tuy nhiên, bật công tắc, đèn sáng, mọi nỗi sợ tan biến và thế giới thực bớt đáng sợ hơn rất nhiều. Một điều gì đó tương tự xảy đến với chúng ta, những con người ‘được tạo dựng cho ánh sáng’ trong một thế giới mà xem ra, bóng tối lấn lướt ánh sáng. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói, “Tôi là ánh sáng đã đến thế gian, để bất cứ ai tin Tôi, người ấy sẽ không ở trong sự tối tăm”.
Thật thú vị! Điều gì đúng với trẻ con cũng đúng với người lớn, nhưng ở một cấp độ cao hơn. Người lớn cũng có nhiều nỗi sợ, và rất nhiều nỗi sợ ập đến chỉ vì người lớn đang bị bóng tối cuốn hút. Chúng ta không biết tương lai; không thể kiểm soát những hậu quả; chúng ta sợ bóng tối tâm linh vì lẽ linh hồn chúng ta vốn ‘được tạo dựng cho ánh sáng’ luôn bị giằng co bởi sự giành giật của bóng tối. May thay, Chúa Giêsu “là ánh sáng đã đến thế gian”; một khi biết Chúa Giêsu, ánh sáng đến trong cuộc sống, những nỗi sợ của chúng ta tan biến. Chúa Giêsu là ánh sáng cứu độ, ánh sáng Ngài len lỏi mọi ngõ ngách của tâm hồn. Nhờ ánh sáng Ngài, chúng ta mới có thể nhận ra đâu là chân lý, đâu là vĩnh cửu; và cũng nhờ ánh sáng Ngài, chúng ta biết đường về Nước Trời, cõi quê đích thực của mình. Khi Chúa Giêsu chết, “Màn trong Đền Thờ xé ra làm đôi”; hình ảnh này mang một ý nghĩa thần học tuyệt vời; sự chết của Ngài đã vén mở hoàn toàn điều vĩnh cửu từ cung lòng Chúa Cha. Điều vĩnh cửu ấy chính là sự sống đời đời, lòng thương xót và sự cứu độ thần linh cho những ai bước đi trong ánh sáng Giêsu, những ai ‘được tạo dựng cho ánh sáng’. Như thế, ai bước theo ánh sáng Chúa Kitô, người ấy sẽ bước đi trong thánh thiện, niềm vui và bình an.
Chúng ta không biết tương lai, nhưng Chúa Giêsu biết; chúng ta không thể kiểm soát những hậu quả, nhưng sự quan phòng của Ngài lại dìu dắt tất cả. Như đứa trẻ cảm thấy nhẹ nhõm khi bố hoặc mẹ bước vào phòng tối của nó; thì với Chúa Giêsu, chúng ta cũng có thể yên tâm rằng, mọi thứ sẽ ổn. Nếu có một điều đó phải sợ thực sự, thì đó chính là con người chúng ta. Thánh Philip Nêri, mỗi buổi sáng khi vừa thức dậy, thường nhìn vào gương và nói, “Lạy Chúa, xin hãy coi chừng thằng Philip, kẻo hôm nay, nó có thể lại phản bội Ngài!”. Chúa Giêsu nói, “Bất cứ ai tin Tôi, người ấy sẽ không ở trong sự tối tăm”. Ai không chấp nhận lời Ngài, người ấy ở trong bóng tối, nơi cái ác luôn ẩn mình; ở đó, nó tự che đậy. Ngược lại, ai chọn ánh sáng, chọn tìm chân lý, người ấy sẽ thực hành điều thiện và sẽ đến với ánh sáng; vì lẽ, họ ‘được tạo dựng cho ánh sáng’. Là con cái sự sáng, họ không thể không làm điều thiện, ơn gọi của họ là ‘được gọi để chiếu sáng’.
Khi Benjamin Franklin muốn thu hút sự chú ý của người dân Philadelphia bằng ánh sáng đường phố, ông đã không cố gắng thuyết phục họ bằng cách chỉ nói về điều đó nhưng còn treo những chiếc đèn lồng xinh xắn trên một chiếc đế duyên dáng trước cổng nhà mình; ông giữ cho những tấm kính của chúng luôn trong suốt bằng cách đánh bóng mỗi ngày. Mỗi chiều, khi màn đêm xuống, ông cẩn thận châm bấc. Mọi người nhìn thấy ánh sáng của những chiếc đèn lồng nhà ông từ xa, và khi đi dưới ánh sáng của chúng, họ cảm thấy thoải mái vì chúng giúp tránh được những viên đá sắc nhọn trên vỉa hè. Thế là, những người khác bắt chước ông, họ cũng bắt đầu đặt những chiếc đèn tương tự, và sau đó, Philadelphia nhận ra sự cần thiết của hệ thống chiếu sáng đường phố. Và nhà chính trị tài ba đã xúc tiến kế hoạch cải thiện hệ thống chiếu sáng Philadelphia một cách dễ dàng.
Anh Chị em,
Khi những người khác biết được sự bình an, niềm vui và sự thánh thiện mà chúng ta có trong cuộc sống của mình qua một chứng tá yêu thương, nhân hậu, trắc ẩn và quảng đại của những người con Chúa, thì nhất định, họ cũng sẽ nhận ra nhu cầu của họ đối với Ngài. Trong mọi đấng bậc, dưới bao hình thức khác nhau, chứng tá của chúng ta lúc bấy giờ chỉ có thể chỉ là những gì mà một ai đó đang chờ đợi! Lúc ấy, chúng ta quả là ‘được tạo dựng cho ánh sáng’ và ‘được gọi để chiếu sáng’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, xin cất khỏi con mọi nỗi sợ hãi; cho con luôn bước đi trong ánh sáng của Chúa bằng cách xa lánh những việc tối tăm. Vì lẽ, con là con cái của ánh sáng, ‘được tạo dựng cho ánh sáng’, và bên cạnh đó, con còn ‘được gọi để chiếu sáng’, Amen.
(Tgp. Huế)
“Tôi là ánh sáng đã đến thế gian, để bất cứ ai tin Tôi, người ấy sẽ không ở trong sự tối tăm”.
Kính thưa Anh Chị em,
Trẻ nhỏ sợ bóng tối. Với chúng, xét cho cùng, quái vật và quỷ ma sống trong bóng tối; tuy nhiên, bật công tắc, đèn sáng, mọi nỗi sợ tan biến và thế giới thực bớt đáng sợ hơn rất nhiều. Một điều gì đó tương tự xảy đến với chúng ta, những con người ‘được tạo dựng cho ánh sáng’ trong một thế giới mà xem ra, bóng tối lấn lướt ánh sáng. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói, “Tôi là ánh sáng đã đến thế gian, để bất cứ ai tin Tôi, người ấy sẽ không ở trong sự tối tăm”.
Thật thú vị! Điều gì đúng với trẻ con cũng đúng với người lớn, nhưng ở một cấp độ cao hơn. Người lớn cũng có nhiều nỗi sợ, và rất nhiều nỗi sợ ập đến chỉ vì người lớn đang bị bóng tối cuốn hút. Chúng ta không biết tương lai; không thể kiểm soát những hậu quả; chúng ta sợ bóng tối tâm linh vì lẽ linh hồn chúng ta vốn ‘được tạo dựng cho ánh sáng’ luôn bị giằng co bởi sự giành giật của bóng tối. May thay, Chúa Giêsu “là ánh sáng đã đến thế gian”; một khi biết Chúa Giêsu, ánh sáng đến trong cuộc sống, những nỗi sợ của chúng ta tan biến. Chúa Giêsu là ánh sáng cứu độ, ánh sáng Ngài len lỏi mọi ngõ ngách của tâm hồn. Nhờ ánh sáng Ngài, chúng ta mới có thể nhận ra đâu là chân lý, đâu là vĩnh cửu; và cũng nhờ ánh sáng Ngài, chúng ta biết đường về Nước Trời, cõi quê đích thực của mình. Khi Chúa Giêsu chết, “Màn trong Đền Thờ xé ra làm đôi”; hình ảnh này mang một ý nghĩa thần học tuyệt vời; sự chết của Ngài đã vén mở hoàn toàn điều vĩnh cửu từ cung lòng Chúa Cha. Điều vĩnh cửu ấy chính là sự sống đời đời, lòng thương xót và sự cứu độ thần linh cho những ai bước đi trong ánh sáng Giêsu, những ai ‘được tạo dựng cho ánh sáng’. Như thế, ai bước theo ánh sáng Chúa Kitô, người ấy sẽ bước đi trong thánh thiện, niềm vui và bình an.
Chúng ta không biết tương lai, nhưng Chúa Giêsu biết; chúng ta không thể kiểm soát những hậu quả, nhưng sự quan phòng của Ngài lại dìu dắt tất cả. Như đứa trẻ cảm thấy nhẹ nhõm khi bố hoặc mẹ bước vào phòng tối của nó; thì với Chúa Giêsu, chúng ta cũng có thể yên tâm rằng, mọi thứ sẽ ổn. Nếu có một điều đó phải sợ thực sự, thì đó chính là con người chúng ta. Thánh Philip Nêri, mỗi buổi sáng khi vừa thức dậy, thường nhìn vào gương và nói, “Lạy Chúa, xin hãy coi chừng thằng Philip, kẻo hôm nay, nó có thể lại phản bội Ngài!”. Chúa Giêsu nói, “Bất cứ ai tin Tôi, người ấy sẽ không ở trong sự tối tăm”. Ai không chấp nhận lời Ngài, người ấy ở trong bóng tối, nơi cái ác luôn ẩn mình; ở đó, nó tự che đậy. Ngược lại, ai chọn ánh sáng, chọn tìm chân lý, người ấy sẽ thực hành điều thiện và sẽ đến với ánh sáng; vì lẽ, họ ‘được tạo dựng cho ánh sáng’. Là con cái sự sáng, họ không thể không làm điều thiện, ơn gọi của họ là ‘được gọi để chiếu sáng’.
Anh Chị em,
Khi những người khác biết được sự bình an, niềm vui và sự thánh thiện mà chúng ta có trong cuộc sống của mình qua một chứng tá yêu thương, nhân hậu, trắc ẩn và quảng đại của những người con Chúa, thì nhất định, họ cũng sẽ nhận ra nhu cầu của họ đối với Ngài. Trong mọi đấng bậc, dưới bao hình thức khác nhau, chứng tá của chúng ta lúc bấy giờ chỉ có thể chỉ là những gì mà một ai đó đang chờ đợi! Lúc ấy, chúng ta quả là ‘được tạo dựng cho ánh sáng’ và ‘được gọi để chiếu sáng’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, xin cất khỏi con mọi nỗi sợ hãi; cho con luôn bước đi trong ánh sáng của Chúa bằng cách xa lánh những việc tối tăm. Vì lẽ, con là con cái của ánh sáng, ‘được tạo dựng cho ánh sáng’, và bên cạnh đó, con còn ‘được gọi để chiếu sáng’, Amen.
(Tgp. Huế)
Hiệp thông với Chúa - Điều kiện để sinh nhiều hoa trái
Lm. Đan Vinh
06:53 28/04/2021
CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH B
Cv 9,26-31; 1 Ga 3,18-24; Ga 15,1-8
HIỆP THÔNG VỚI CHÚA - ĐIỀU KIỆN ĐỂ SINH NHIỀU HOA TRÁI
I.HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Ga 15,1-8
(1) Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. (2) Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; Còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn. (3) Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em (4) Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho. Anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. (5) Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được. (6) Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi. (7) Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý. (8) Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái, và trở thành môn đệ của Thầy.
2.Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy sự hiệp thông với Đức Giê-su là điều kiện để đức Tin của các môn đệ phát sinh hoa trái. Cũng như cành nho kết hiệp mật thiết với thân cây mới có thể sinh hoa kết quả thế nào, thì các tín hữu cũng phải kết hiệp mật thiết với Chúa Giê-su và hiệp thông với nhau thì mới làm vinh danh cho Thiên Chúa và góp phần cứu rỗi tha nhân.
3.CHÚ THÍCH:
- C 1-3: + Thầy là cây nho thật: Trong Cựu Ước, các ngôn sứ đã so sánh dân Ít-ra-en như một vườn nho gồm những cây nho thuần chủng hảo hạng mà Thiên Chúa đã chọn lựa và vun trồng (x Is 5,1-7). Nhưng Ít-ra-en đã biến thành loài nho tạp chủng, chỉ phát sinh ra quả dại trái chua (x. Gr 2,21). Trong Tân Ước, Đức Giê-su đã tự nhận Người thực là cây nho của Thiên Chúa (x Ga 15,1). + Cha Thầy là người trồng nho: Chúa Cha đã trồng cây nho này khi sai Đức Giê-su xuống trần gian để cứu độ loài người. + Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi: Thiên Chúa đồng thời cũng là chủ cây nho sẽ loại bỏ những cành nho nào không phát sinh hoa trái, nghĩa là không có lối sống tốt hơn người thu thuế và dân ngoại (x. Mt 5,46-47), không thánh thiện hơn các kinh sư và các Pha-ri-sêu giả hình (x. Mt 5,20), không trở thành muối ướp thiên hạ khỏi hư hỏng (x Mt 5,13), không chiếu tỏa ánh sáng tin yêu qua việc phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân (x. Mt 5,14-16). + Còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn: Cây nho có khả năng sinh hoa trái ám chỉ các tín hữu tốt sẽ được chủ vườn tỉa bớt cành lá rườm rà là các thói hư tật xấu để họ phát sinh hoa trái là các việc lành nhiều hơn. + Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em: Lời Chúa ví như lưỡi dao sắc bén, sẽ thanh luyện, tỉa bớt các thói hư tội lỗi, làm cho các tín hữu ngày một nên hoàn thiện hơn.
- C 4-5: + Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em: Tin Mừng Gio-an có nhiều câu Đức Giê-su nói đến “ở lại trong” hay “gắn liền với”. Chẳng hạn: “Anh em hãy ở lại trong Thầy” (x. Ga 15,4), “Thầy ở lại trong anh em” (Ga 15,4-5), “Lời Thầy ở lại trong anh em” (Ga 15,7), “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga 15,9-10); “Nếu không gắn liền với thân cây nho” (Ga 15,4). “Ở lại trong lời Người” (Ga 8,31), “Ở lại trong ánh sáng” là yêu thương anh em (1 Ga 2,10), “Mầm sống của Thiên Chúa sẽ ở lại trong người ấy, và người ấy sẽ không thể phạm tội, vì đã được Thiên Chúa sinh ra” (1 Ga 3,9). + Thầy là cây nho, anh em là cành: Giống như cành nho cần liên kết với thân cây nho thì các môn đệ cũng phải hiệp thông với Đức Ki-tô, để đón nhận được sức sống là Ơn Thánh Thần (x Ga 20,21). + Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái: Người môn đệ nếu biết hiệp thông và ở lại với Đức Giê-su thì sẽ đón nhận được nhựa sống ân sủng từ Đức Giê-su thông ban. Khi đó, sứ mệnh tông đồ dù bước đầu có khó khăn nhưng cuối cùng cũng sẽ thành công, giống như hạt giống sau ba lần thất bại vì được gieo vào đất xấu, cuối cùng đã gặt hái thành công khi được gieo vào đất tốt (x. Mt 13,3-8). + Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được: Đức Giê-su chính là nguồn sống ban ơn cứu độ. Các môn đệ sẽ thất bại trong việc loan báo Tin Mừng nếu không “ở lại trong” hay không kết hiệp với Người (x 1 Cr 3,6-7).
- C 6-8: + Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo: Những người không kết hiệp với Đức Giê-su, tức là không được Người tỉa sạch tội lỗi và các thói hư, không được ơn Thánh Thần thánh hóa, thì sẽ bị loại ra khỏi Nước Thiên Chúa và không được sống đời đời. + Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi: Số phận của những người này là sẽ bị phạt trong hỏa ngục muôn đời vào ngày tận thế, giống như “cỏ lùng” bị quăng vào lò lửa khi tới mùa gặt, nơi đó họ sẽ phải khóc lóc nghiến răng” (x. Mt 13,41-42). + Thì muốn gì anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý: Một khi đã kết hiệp với Đức Giê-su, thì lời cầu nguyện nhân danh Người sẽ đẹp lòng Chúa Cha và được Chúa Cha nhậm lời (x Ga 16,23). + Điều làm Chúa Cha được tôn vinh: Thánh ý của Chúa Cha là muốn cho mọi người được ơn cứu rỗi. Chúa Cha đã sai Chúa Con đến thế gian, để nhờ Con của Ngài mà nhân loại được sống đời đời. Vì thế, khi chúng ta sinh hoa trái, có lối sống tốt lành thánh thiện và làm cho nhiều người được ơn cứu độ... là chúng ta đã làm theo Ý Chúa Cha, làm cho Danh Cha cả sáng, hay được tôn vinh trước mặt người đời (kinh Lạy Cha). + Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy: Khi chúng ta trở thành chứng nhân của Đức Giê-su, giúp lương dân nhận biết tôn thờ và yêu mến Thiên Chúa... là chúng ta phát sinh nhiều hoa trái và bấy giờ chúng ta mới trở thành môn đệ thực sự của Đức Giê-su.
4.CÂU HỎI:
1) Chúa Giê-su muốn dạy các tín hữu chúng ta điều gì qua đoạn Tin Mừng này?
2) Trong Cựu Ước, các ngôn sứ đã so sánh dân Ít-ra-en với cây gì?
3)Trong Tân Ước, Đức Giê-su đã ví mình như cây nho và người trồng nho là ai?
4) Cây nho không sinh hoa trái sẽ bị chặt đi ám chỉ loại tín hữu nào?
5) Cây sinh trái tốt thì sẽ được chủ vườn làm gì để sai trái hơn? Lời Chúa ví như vật dụng gì để cắt tỉa cành nho?
6) Đức Giê-su đã nói những lời nào để mời gọi các môn đệ “hãy ở lại trong”hay “gắn liền với” Người?
7) Ai ở lại trong Chúa Giê-su và gắn bó với Người thì sẽ được gì?
8) Câu “Vì không có Thầy anh em chẳng làm gì được” phải được hiểu như thế nào?
9) Số phận đời đời của những kẻ “không ở lại” trong Đức Giê-su ra sao?
10) Để lời cầu nguyện được Thiên Chúa chấp nhận thì chúng ta cần có thái độ thế nào đối với Đức Giê-su?
11) Các tín hữu phải có nếp sống ra sao để Chúa Cha được tôn vinh?
12) Cụ thể các tín hữu phải làm gì để phát sinh nhiều hoa trái?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Thầy là cây nho, anh em là cành” (Ga 15,5):
2. CÂU CHUYỆN:
1) BÓNG ĐIỆN CHÁY SÁNG NHỜ KẾT HIỆP VỚI NGUỒN ĐIỆN:
Một Linh Mục sang truyền giáo tại Phi Châu, sống trong một trung tâm truyền giáo ở một miền quê kém văn minh. Ngài dựng lên một nhà máy có máy phát điện nhỏ để cung cấp điện cho khu vực nhà thờ và nhà xứ. Một hôm một người dân bản địa đã tới thăm cha, ông rất bỡ ngỡ khi thấy cha bật một công tắc nhỏ ở vách tường là các bóng điện treo ở phòng khách và hành lang đồng loạt cháy sáng. Ông liền xin cha một bóng đèn mang về nhà và đã được như ý.
Ít ngày sau, vị linh mục có dịp đến thăm nhà ông. Khi bước vào nhà, ngài rất bỡ ngỡ khi thấy chủ nhà đã dùng một đoạn giây thừng treo chiếc bóng đèn cha cho giữa trần nhà. Thấy vẻ ngạc nhiên của cha, ông ta bèn phân bua: “Thưa cha, mấy bóng đèn Cha mới cho hôm trước, mang về treo lên nhưng không sao cháy sáng được như ở trong nhà cha... Vị linh mục mỉm cười và đã giải thích cho ông ta hiểu rằng : Chiếc bóng đèn điện chỉ cháy sáng nếu được nối liền với nguồn điện phát ra từ máy phát điện.
2) MẤT ĐI NIỀM TIN VÀO CHÚA SẼ BỊ BẤT HẠNH:
Văn hào Von-te (Voltaire) là một tín hữu đã bị mất đức tin để trở thành một nhà vô thần, chuyên viết bài để kich liệt chống lại niềm tin vào Thiên Chúa và Giáo Hội.
Vào năm 1778, Von-te bị bệnh thổ huyết. Quá lo sợ trước cái chết, ông đã cho người nhà đi mời một linh mục đến cho ông xưng tội. Và để cho linh mục tin là ông thật lòng ăn năn trở lại, ông đã viết sẵn một bản tuyên ngôn mang nội dung như sau:
"Tôi ký tên dưới đây hiện đang mắc bệnh thổ huyết trầm trọng. Trước đây 4 hôm tôi đã được xưng tội với Linh Mục Gauthier. Nếu Chúa gọi tôi về trong tuổi 81 này, tôi muốn được chết trong Giáo Hội Công Giáo là nơi tôi ra chào đời. Tôi hy vọng Thiên Chúa nhân từ sẽ tha hết các tội cho tôi và nếu tôi đã làm gương mù gương xấu thì nay tôi tha thiết xin Chúa bỏ qua cho tôi". Ký tên vào bản văn đó xong, Voltaire còn thêm mấy dòng nữa như sau: “Cha Gauthier bảo cho tôi biết là có một số người đã quả quyết rằng: Nếu tôi được khỏi bệnh, tôi sẽ lại chối phắt những việc mà tôi đã làm khi nguy tử. Tôi xin quả quyết từ nay sẽ không có chuyện chối bỏ đức tin nữa. Đây là chuyện bịa đặt mà người ta đã từng gán cho nhiều nhà thông thái và sáng suốt hơn tôi".
Và quả như nhiều người dự đoán, sau khi khỏe lại, phái tự do tư tưởng và những đồ đệ của Von-te lại đến công kênh ông đi tới rạp hát, và tại đây ông lại nuốt lời mới tuyên tín để công khai chối bỏ đức tin vào Chúa và thù nghịch với Hội Thánh.
Sau đó ít ngày, Von-te lại bị thổ huyết lại. Lần này ông cũng mời linh mục tới nhưng bạn bè của ông đã đến bao vây không cho linh mục được tiếp xúc với ông. Von-te rất tức giận và không ngừng nguyền rủa bọn người này. Khi được bạn bè đỡ ngồi dậy, ông đã cắn vào tay của họ. Thống chế Ri-sơ-li-ơ (Richelieu) chứng kiến cảnh này đã rùng mình ghê sợ, ông vừa bỏ ra ngoài vừa nói: "Thật là một thảm họa"
Ngày 30/5/1778 Von-te đã chết cách khốn nạn sau những cơn đau đớn quằn quại và rống lên tuyệt vọng. Đức Tổng Giám Mục Paris đã từ chối không cho ông được củ hành thánh lễ an táng trong nhà thờ.
Von-te chính là cây nho không sinh trái do mất đức tin vào Thiên Chúa và Hội Thánh.
3) NGỢI KHEN CẢM TẠ CHÚA MỌI LÚC VÀ MỌI NƠI:
Thi sĩ La-mác-tine của Pháp có kể lại một giai thoại như sau:
“Một hôm, tình cờ đi ngang qua một khu rừng, tôi nghe thấy có một âm thanh kì lạ: cứ sau một tiếng gõ búa vào đá là lại có một tiếng cám ơn Chúa! Đến gần nơi phát ra âm thanh, thi sĩ Lamartine thấy một người thợ đá đang miệt mài làm việc. Cứ mỗi lần gõ búa vào phiến đá, ông lại thốt lên hai tiếng “Cám ơn Chúa”.
Thi sĩ Lamartine nấn ná hỏi xem người thợ đá đang làm gì và được ông trả lời: “Tôi đang tạ ơn Chúa”. Ngạc nhiên về lòng tin của một người mà cuộc sống quá vất vả lầm than, thi sĩ nói với ông ta:
- Giả như Chúa cho bác sống một cuộc sống sung túc giàu có thì tôi hiểu được lý do tại sao bác không ngừng thốt lên hai tiếng “Cám ơn Chúa”. Đàng này, Chúa chỉ nghĩ đến bác có một lần duy nhất, khi tạo dựng nên bác. Sau đó Ngài chỉ ban cho bác một cây búa, và rồi Ngài không còn ngó ngàng gì đến bác nữa? Thế thì tại sao bác lại cứ phải luôn miệng cám ơn Ngài?
Nghe vậy, người thợ đá hỏi lại thi sĩ:
- Ông cho rằng, Thiên Chúa chỉ nghĩ đến tôi có một lần thôi sao?
- Dĩ nhiên -Thi sĩ Lamartine bèn thách thức- Chúa chỉ nghĩ đến bác có một lần thôi!
Bấy giờ người thợ đá liền thốt lên với giọng run run xúc động:
- Tôi nghĩ tôi làm như vậy cũng không có gì quá đáng cả. Ông hãy nghĩ xem: Tôi chỉ là một con người hèn kém nhưng đã được Thiên Chúa đoái thương dù chỉ một lần. Như vậy không đủ để tôi suốt đời phải dâng lời ngợi khen cảm tạ ơn Ngài hay sao? Vâng, cám ơn Chúa, cám ơn Chúa!
Nói xong, người thợ đá bỏ mặc cho thi sĩ đứng đó và tiếp tục điệp khúc quen thuộc của ông! Vừa đập đá ông vừa nói: “Cám ơn Chúa! Cám ơn Chúa!”.
4) SỐNG KẾT HIỆP VỚI CHÚA NOI GƯƠNG THÁNH NỮ TÊ-RÊ-SA:
Thánh nữ Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su, sinh năm 1873 tại A-lăng-sông (Alancon) nước Pháp. Ngay từ năm 15 tuổi, Tê-rê-sa đã được đặc ân gia nhập vào dòng kín Các-men. Chín năm sau, tức năm 1897, chị Tê-rê-sa đã an nghỉ trong Chúa do bị bệnh lao phổi. Thế mà, ngay sau khi qua đời, tiếng thơm nhân đức của chị đã vang đi khắp nơi. Rồi đến năm 1925, nghĩa là chỉ sau 28 năm, Tê-rê-sa đã được Đức Pi-ô XI phong lên bậc hiển thánh và được đặt làm bổn mạng các xứ truyền giáo, ngang hàng với thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê. Mới đây, Đức Gio-an Phao-lô Đệ Nhị lại phong Tê-rê-sa lên hàng tiến sĩ, là thày dạy của Hội Thánh.
Đọc tiểu sử của thánh nữ, ta thấy Tê-rê-sa không phải vất vả đi khắp nơi rao giảng Lời Chúa cho dân chúng và đương đầu với bè lạc giáo như thánh phụ Đa-minh; Không sống đời khắc khổ, ăn chay đánh tội như thánh Phan-xi-cô Khó Khăn; Không phải bỏ quê hương đến những vùng xa xôi truyền giáo như thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê; Không để lại nhiều tác phẩm có giá trị triết lý và thần học như thánh Tô-ma A-qui-nô; Không làm nhiều phép lạ giúp đỡ những người nghèo khổ bất hạnh như thánh Mác-tin Po-rê; Không chịu cực hình đau khổ để làm chứng cho Chúa như các thánh tử đạo Việt Nam... Thế nhưng tại sao Tê-rê-sa lại được Hội Thánh tôn vinh là đại Thánh của thế kỷ XX và XXI? Thưa chính là nhờ chị có đời sống nội tâm đạo đức, luôn sống kết hiệp mật thiết với Chúa Giê-su như cành nho kết hiệp mật thiết với thân cây nho. Nhờ sự kết hiệp đó, dù không làm được những việc lớn lao bề ngoài, nhưng Tê-rê-sa đã mang lại nhiều ích lợi thiêng liêng cho Hội Thánh thời đại mới. Nhờ kết hiệp mật thiết với Chúa Giê-su, mà Tê-rê-sa đã mang lại một sinh lực mới cho Hội Thánh, như lời Chúa phán: “Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).
3. THẢO LUẬN:
1) Cụ thể, bạn nên làm gì để noi gương thánh nữ Tê-rê-sa “Sống đời thường bằng một cách thức phi thường”?
2) Trong cuộc sống hằng ngày bạn có thể kết hiệp với Chúa bằng cách làm một việc tốt kèm theo lời nguyện tắt: ”Lạy Chúa, con làm việc này để thể hiện lòng con yêu mến Chúa”. Ngoài ra, bạn còn có thể làm gì để kết hiệp với Chúa?
4. SUY NIỆM:
1) ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÂY NHO SINH NHIỀU HOA TRÁI:
Cây nho muốn được sai trái nhiều quả cần hai điều kiện như sau:
- Cành nho cần kết hiệp mật thiết với thân cây: Nếu cành không liên kết với thân cây thì dòng nhựa trong thân sẽ không lưu chuyển để nuôi dưỡng cành, giúp cành trổ sinh hoa trái như lời Chúa phán: ”Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).
- Cành nho cần được cắt tỉa: Nếu chủ vườn cứ để cho cành lá tự do phát triển, thì cây nho có thể xanh tốt đẹp mắt nhưng sẽ không phát sinh nhiều hoa trái. Xanh tốt như thế là thất bại vì điều người trồng nho là hoa trái chứ không phải nhiều cành và lá cây. Muốn cây nho đươc nhiều trái, chủ vườn cần tỉa bớt cành lá. Việc cắt tỉa này làm cho nhựa cây không bị phân tán, nhưng tập trung vào các cành chính để chúng có khả năng sinh nhiều hoa ngon trái ngọt.
2) ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÁC TÍN HỮU PHÁT SINH VIỆC LÀNH:
Các tín hữu muốn được sống dồi dào và phát sinh nhiều việc bác ái thì cần hai điều kiện:
- Một là phải kết hiệp mật thiết với Chúa Giê-su: Như Người đã nói với các môn đệ “Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái”(Ga 14,5). Tin mừng Gio-an 9 lần đã viết “ở lại trong”. Qua đó cho thấy đây là điều kiện không thể thiếu, nếu muốn đức tin phát sinh nhiều hoa trái như lời Chúa phán: ”Không có Thầy, các con không thể làm được gì”(Ga 14,5).
Thực vậy: Đức Giê-su chính là nguồn sống của các tín hữu chúng ta. Tách lìa Người, chúng ta không thể sống, càng không thể phát triển được. Người là nguồn ân sủng thấm nhập vào lòng chúng ta, uốn nắn tình cảm, củng cố ý chí, phát sinh những hoa trái thiêng liêng trong tư tưởng, lời nói, việc làm của chúng ta. Nhờ kết hiệp mật thiết với Chúa, chúng ta sẽ suy nghĩ nói năng và hành đông giống như Người.
- Hai là phải chịu cắt tỉa khi chịu các đau khổ thử thách: Cành nho muốn sai trái phải được tỉa bớt những cành lá rườm rà. Cũng vậy, linh hồn cũng cần được cắt tỉa nhưng gì ngãng trở ơn Chúa như:
+ Cắt tỉa đi những ý riêng của ta để chỉ đi tìm thánh ý Chúa.
+ Cắt tỉa những thói hư và lối sống đạo hình thức để được kết hiệp mật thiết với Chúa.
+ Cắt tỉa những thái độ phô trương quyền lực để biết ăn ở hiền hòa và khiêm hạ.
+ Khi sẵn sàng chấp nhận bị cắt tỉa qua những thất bại gặp phải, những phê bình chỉ trích của tha nhân, những nghi kỵ hiểu lầm của người khác… Chúa sẽ mài dũa chúng ta nên trưởng thành hơn, sẽ giúp chúng ta học tập các đức tính tốt.
Việc cắt tỉa tuy có làm chúng ta đau khổ, nhưng “thuốc đắng dã tật”: chúng sẽ đem lại cho chúng ta những ơn ích thiêng liêng vô cùng lớn lao.
3) GƯƠNG SỐNG TÌNH “MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI” CÚA ĐỨC GIÊ-SU:
- Chính Đức Giê-su luôn cầu nguyện kết hiệp với Chúa Cha: Khi chịu phép rửa (x. Lc 3,21); Trước khi chọn các môn đệ (x. Lc 6,12); Trước khi biến hình (x. Lc 9,28); Trước khi chữa bệnh (x. Lc 5,16); Trước cuộc khổ nạn (x. Lc 22,34-46); Trong bữa Tiệc Ly, trong đêm bị nôp và trên cây thập giá (x. Lc 23,34.46)...
- Người còn sẵn sàng chịu cắt tỉa khi: Bỏ ý riêng để vâng theo ý Cha: "Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin Cha cất chén này xa con. Nhưng xin đừng theo ý con, một theo ý Cha" (Lc 22,42).
4) HIỆP THÔNG VỚI CHÚA CHA VÀ CHẤP NHẬN CHỊU ĐAU KHỔ:
Ngày nay thánh nữ Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su đã khám phá ra “Con Đường Thơ Ấu Thiêng Liêng”, là sống Đức Ái noi theo lời dạy và gương lành của Đức Giê-su, để giúp chúng ta nên thánh. Thánh nữ đã viết về con đường này như sau:
“Đức Ái đã cho tôi thấy chìa khóa về ơn gọi của tôi. Tôi hiểu rằng: nếu Hội Thánh là một thân thể gồm nhiều chi thể, thì các chi thể đương nhiên phải có một chi trọng yếu hơn. Đó là trái tim luôn cháy lửa yêu mến. Chỉ có lòng mến mới thúc bách mọi thành viên trong Hội Thánh hăng hái hoạt động. Nếu ngọn lửa mến đó tắt đi thì các tông đồ không còn rao giảng Tin mừng, các vị tử đạo sẽ không hy sinh đổ máu. Tôi hiểu lòng mến bao trùm mọi ơn gọi khác, bao quát mọi không gian và thời gian. Tóm lại lòng mến là vĩnh cửu”.
Cụ thể con đường Thơ Ấu Thiêng Liêng được tóm lại giúp chúng ta dễ thực hành như sau:
- Quyết tâm sống câu châm ngôn: “Sống đời thường bằng một cách thức phi thường”.
- Tận hiến toàn thân để làm vinh danh Chúa và phục vụ tha nhân.
- Luôn tin yêu phó thác mọi sự trong tay Chúa quan phòng, như con thơ tin cậy phó thác ngủ yên trong vòng tay bà mẹ.
- Sẵn sàng đón nhận những đau khổ gặp phải do hiểu lầm hay khinh dể của tha nhân, như những món quà Chúa gởi giúp ta thanh luyện hầu ngày càng nên tốt lành thánh thiện hơn.
5. CẦU NGUYỆN:
“Ôi Giê-su là Tình Yêu của con. Con đã khám phá ra ơn gọi của con là Sống Tình Yêu! Con đã tìm ra chỗ đứng của con trong lòng Hội Thánh là Mẹ của con mà Chúa đã ban cho con. Con sẽ là Tình Yêu, và như vậy con sẽ là tất cả...” (Lời nguyện của thánh nữ Tê-rê-sa).
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. - Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Cv 9,26-31; 1 Ga 3,18-24; Ga 15,1-8
HIỆP THÔNG VỚI CHÚA - ĐIỀU KIỆN ĐỂ SINH NHIỀU HOA TRÁI
I.HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Ga 15,1-8
(1) Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. (2) Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; Còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn. (3) Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em (4) Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho. Anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. (5) Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được. (6) Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi. (7) Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý. (8) Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái, và trở thành môn đệ của Thầy.
2.Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy sự hiệp thông với Đức Giê-su là điều kiện để đức Tin của các môn đệ phát sinh hoa trái. Cũng như cành nho kết hiệp mật thiết với thân cây mới có thể sinh hoa kết quả thế nào, thì các tín hữu cũng phải kết hiệp mật thiết với Chúa Giê-su và hiệp thông với nhau thì mới làm vinh danh cho Thiên Chúa và góp phần cứu rỗi tha nhân.
3.CHÚ THÍCH:
- C 1-3: + Thầy là cây nho thật: Trong Cựu Ước, các ngôn sứ đã so sánh dân Ít-ra-en như một vườn nho gồm những cây nho thuần chủng hảo hạng mà Thiên Chúa đã chọn lựa và vun trồng (x Is 5,1-7). Nhưng Ít-ra-en đã biến thành loài nho tạp chủng, chỉ phát sinh ra quả dại trái chua (x. Gr 2,21). Trong Tân Ước, Đức Giê-su đã tự nhận Người thực là cây nho của Thiên Chúa (x Ga 15,1). + Cha Thầy là người trồng nho: Chúa Cha đã trồng cây nho này khi sai Đức Giê-su xuống trần gian để cứu độ loài người. + Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi: Thiên Chúa đồng thời cũng là chủ cây nho sẽ loại bỏ những cành nho nào không phát sinh hoa trái, nghĩa là không có lối sống tốt hơn người thu thuế và dân ngoại (x. Mt 5,46-47), không thánh thiện hơn các kinh sư và các Pha-ri-sêu giả hình (x. Mt 5,20), không trở thành muối ướp thiên hạ khỏi hư hỏng (x Mt 5,13), không chiếu tỏa ánh sáng tin yêu qua việc phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân (x. Mt 5,14-16). + Còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn: Cây nho có khả năng sinh hoa trái ám chỉ các tín hữu tốt sẽ được chủ vườn tỉa bớt cành lá rườm rà là các thói hư tật xấu để họ phát sinh hoa trái là các việc lành nhiều hơn. + Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em: Lời Chúa ví như lưỡi dao sắc bén, sẽ thanh luyện, tỉa bớt các thói hư tội lỗi, làm cho các tín hữu ngày một nên hoàn thiện hơn.
- C 4-5: + Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em: Tin Mừng Gio-an có nhiều câu Đức Giê-su nói đến “ở lại trong” hay “gắn liền với”. Chẳng hạn: “Anh em hãy ở lại trong Thầy” (x. Ga 15,4), “Thầy ở lại trong anh em” (Ga 15,4-5), “Lời Thầy ở lại trong anh em” (Ga 15,7), “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga 15,9-10); “Nếu không gắn liền với thân cây nho” (Ga 15,4). “Ở lại trong lời Người” (Ga 8,31), “Ở lại trong ánh sáng” là yêu thương anh em (1 Ga 2,10), “Mầm sống của Thiên Chúa sẽ ở lại trong người ấy, và người ấy sẽ không thể phạm tội, vì đã được Thiên Chúa sinh ra” (1 Ga 3,9). + Thầy là cây nho, anh em là cành: Giống như cành nho cần liên kết với thân cây nho thì các môn đệ cũng phải hiệp thông với Đức Ki-tô, để đón nhận được sức sống là Ơn Thánh Thần (x Ga 20,21). + Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái: Người môn đệ nếu biết hiệp thông và ở lại với Đức Giê-su thì sẽ đón nhận được nhựa sống ân sủng từ Đức Giê-su thông ban. Khi đó, sứ mệnh tông đồ dù bước đầu có khó khăn nhưng cuối cùng cũng sẽ thành công, giống như hạt giống sau ba lần thất bại vì được gieo vào đất xấu, cuối cùng đã gặt hái thành công khi được gieo vào đất tốt (x. Mt 13,3-8). + Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được: Đức Giê-su chính là nguồn sống ban ơn cứu độ. Các môn đệ sẽ thất bại trong việc loan báo Tin Mừng nếu không “ở lại trong” hay không kết hiệp với Người (x 1 Cr 3,6-7).
- C 6-8: + Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo: Những người không kết hiệp với Đức Giê-su, tức là không được Người tỉa sạch tội lỗi và các thói hư, không được ơn Thánh Thần thánh hóa, thì sẽ bị loại ra khỏi Nước Thiên Chúa và không được sống đời đời. + Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi: Số phận của những người này là sẽ bị phạt trong hỏa ngục muôn đời vào ngày tận thế, giống như “cỏ lùng” bị quăng vào lò lửa khi tới mùa gặt, nơi đó họ sẽ phải khóc lóc nghiến răng” (x. Mt 13,41-42). + Thì muốn gì anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý: Một khi đã kết hiệp với Đức Giê-su, thì lời cầu nguyện nhân danh Người sẽ đẹp lòng Chúa Cha và được Chúa Cha nhậm lời (x Ga 16,23). + Điều làm Chúa Cha được tôn vinh: Thánh ý của Chúa Cha là muốn cho mọi người được ơn cứu rỗi. Chúa Cha đã sai Chúa Con đến thế gian, để nhờ Con của Ngài mà nhân loại được sống đời đời. Vì thế, khi chúng ta sinh hoa trái, có lối sống tốt lành thánh thiện và làm cho nhiều người được ơn cứu độ... là chúng ta đã làm theo Ý Chúa Cha, làm cho Danh Cha cả sáng, hay được tôn vinh trước mặt người đời (kinh Lạy Cha). + Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy: Khi chúng ta trở thành chứng nhân của Đức Giê-su, giúp lương dân nhận biết tôn thờ và yêu mến Thiên Chúa... là chúng ta phát sinh nhiều hoa trái và bấy giờ chúng ta mới trở thành môn đệ thực sự của Đức Giê-su.
4.CÂU HỎI:
1) Chúa Giê-su muốn dạy các tín hữu chúng ta điều gì qua đoạn Tin Mừng này?
2) Trong Cựu Ước, các ngôn sứ đã so sánh dân Ít-ra-en với cây gì?
3)Trong Tân Ước, Đức Giê-su đã ví mình như cây nho và người trồng nho là ai?
4) Cây nho không sinh hoa trái sẽ bị chặt đi ám chỉ loại tín hữu nào?
5) Cây sinh trái tốt thì sẽ được chủ vườn làm gì để sai trái hơn? Lời Chúa ví như vật dụng gì để cắt tỉa cành nho?
6) Đức Giê-su đã nói những lời nào để mời gọi các môn đệ “hãy ở lại trong”hay “gắn liền với” Người?
7) Ai ở lại trong Chúa Giê-su và gắn bó với Người thì sẽ được gì?
8) Câu “Vì không có Thầy anh em chẳng làm gì được” phải được hiểu như thế nào?
9) Số phận đời đời của những kẻ “không ở lại” trong Đức Giê-su ra sao?
10) Để lời cầu nguyện được Thiên Chúa chấp nhận thì chúng ta cần có thái độ thế nào đối với Đức Giê-su?
11) Các tín hữu phải có nếp sống ra sao để Chúa Cha được tôn vinh?
12) Cụ thể các tín hữu phải làm gì để phát sinh nhiều hoa trái?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Thầy là cây nho, anh em là cành” (Ga 15,5):
2. CÂU CHUYỆN:
1) BÓNG ĐIỆN CHÁY SÁNG NHỜ KẾT HIỆP VỚI NGUỒN ĐIỆN:
Một Linh Mục sang truyền giáo tại Phi Châu, sống trong một trung tâm truyền giáo ở một miền quê kém văn minh. Ngài dựng lên một nhà máy có máy phát điện nhỏ để cung cấp điện cho khu vực nhà thờ và nhà xứ. Một hôm một người dân bản địa đã tới thăm cha, ông rất bỡ ngỡ khi thấy cha bật một công tắc nhỏ ở vách tường là các bóng điện treo ở phòng khách và hành lang đồng loạt cháy sáng. Ông liền xin cha một bóng đèn mang về nhà và đã được như ý.
Ít ngày sau, vị linh mục có dịp đến thăm nhà ông. Khi bước vào nhà, ngài rất bỡ ngỡ khi thấy chủ nhà đã dùng một đoạn giây thừng treo chiếc bóng đèn cha cho giữa trần nhà. Thấy vẻ ngạc nhiên của cha, ông ta bèn phân bua: “Thưa cha, mấy bóng đèn Cha mới cho hôm trước, mang về treo lên nhưng không sao cháy sáng được như ở trong nhà cha... Vị linh mục mỉm cười và đã giải thích cho ông ta hiểu rằng : Chiếc bóng đèn điện chỉ cháy sáng nếu được nối liền với nguồn điện phát ra từ máy phát điện.
2) MẤT ĐI NIỀM TIN VÀO CHÚA SẼ BỊ BẤT HẠNH:
Văn hào Von-te (Voltaire) là một tín hữu đã bị mất đức tin để trở thành một nhà vô thần, chuyên viết bài để kich liệt chống lại niềm tin vào Thiên Chúa và Giáo Hội.
Vào năm 1778, Von-te bị bệnh thổ huyết. Quá lo sợ trước cái chết, ông đã cho người nhà đi mời một linh mục đến cho ông xưng tội. Và để cho linh mục tin là ông thật lòng ăn năn trở lại, ông đã viết sẵn một bản tuyên ngôn mang nội dung như sau:
"Tôi ký tên dưới đây hiện đang mắc bệnh thổ huyết trầm trọng. Trước đây 4 hôm tôi đã được xưng tội với Linh Mục Gauthier. Nếu Chúa gọi tôi về trong tuổi 81 này, tôi muốn được chết trong Giáo Hội Công Giáo là nơi tôi ra chào đời. Tôi hy vọng Thiên Chúa nhân từ sẽ tha hết các tội cho tôi và nếu tôi đã làm gương mù gương xấu thì nay tôi tha thiết xin Chúa bỏ qua cho tôi". Ký tên vào bản văn đó xong, Voltaire còn thêm mấy dòng nữa như sau: “Cha Gauthier bảo cho tôi biết là có một số người đã quả quyết rằng: Nếu tôi được khỏi bệnh, tôi sẽ lại chối phắt những việc mà tôi đã làm khi nguy tử. Tôi xin quả quyết từ nay sẽ không có chuyện chối bỏ đức tin nữa. Đây là chuyện bịa đặt mà người ta đã từng gán cho nhiều nhà thông thái và sáng suốt hơn tôi".
Và quả như nhiều người dự đoán, sau khi khỏe lại, phái tự do tư tưởng và những đồ đệ của Von-te lại đến công kênh ông đi tới rạp hát, và tại đây ông lại nuốt lời mới tuyên tín để công khai chối bỏ đức tin vào Chúa và thù nghịch với Hội Thánh.
Sau đó ít ngày, Von-te lại bị thổ huyết lại. Lần này ông cũng mời linh mục tới nhưng bạn bè của ông đã đến bao vây không cho linh mục được tiếp xúc với ông. Von-te rất tức giận và không ngừng nguyền rủa bọn người này. Khi được bạn bè đỡ ngồi dậy, ông đã cắn vào tay của họ. Thống chế Ri-sơ-li-ơ (Richelieu) chứng kiến cảnh này đã rùng mình ghê sợ, ông vừa bỏ ra ngoài vừa nói: "Thật là một thảm họa"
Ngày 30/5/1778 Von-te đã chết cách khốn nạn sau những cơn đau đớn quằn quại và rống lên tuyệt vọng. Đức Tổng Giám Mục Paris đã từ chối không cho ông được củ hành thánh lễ an táng trong nhà thờ.
Von-te chính là cây nho không sinh trái do mất đức tin vào Thiên Chúa và Hội Thánh.
3) NGỢI KHEN CẢM TẠ CHÚA MỌI LÚC VÀ MỌI NƠI:
Thi sĩ La-mác-tine của Pháp có kể lại một giai thoại như sau:
“Một hôm, tình cờ đi ngang qua một khu rừng, tôi nghe thấy có một âm thanh kì lạ: cứ sau một tiếng gõ búa vào đá là lại có một tiếng cám ơn Chúa! Đến gần nơi phát ra âm thanh, thi sĩ Lamartine thấy một người thợ đá đang miệt mài làm việc. Cứ mỗi lần gõ búa vào phiến đá, ông lại thốt lên hai tiếng “Cám ơn Chúa”.
Thi sĩ Lamartine nấn ná hỏi xem người thợ đá đang làm gì và được ông trả lời: “Tôi đang tạ ơn Chúa”. Ngạc nhiên về lòng tin của một người mà cuộc sống quá vất vả lầm than, thi sĩ nói với ông ta:
- Giả như Chúa cho bác sống một cuộc sống sung túc giàu có thì tôi hiểu được lý do tại sao bác không ngừng thốt lên hai tiếng “Cám ơn Chúa”. Đàng này, Chúa chỉ nghĩ đến bác có một lần duy nhất, khi tạo dựng nên bác. Sau đó Ngài chỉ ban cho bác một cây búa, và rồi Ngài không còn ngó ngàng gì đến bác nữa? Thế thì tại sao bác lại cứ phải luôn miệng cám ơn Ngài?
Nghe vậy, người thợ đá hỏi lại thi sĩ:
- Ông cho rằng, Thiên Chúa chỉ nghĩ đến tôi có một lần thôi sao?
- Dĩ nhiên -Thi sĩ Lamartine bèn thách thức- Chúa chỉ nghĩ đến bác có một lần thôi!
Bấy giờ người thợ đá liền thốt lên với giọng run run xúc động:
- Tôi nghĩ tôi làm như vậy cũng không có gì quá đáng cả. Ông hãy nghĩ xem: Tôi chỉ là một con người hèn kém nhưng đã được Thiên Chúa đoái thương dù chỉ một lần. Như vậy không đủ để tôi suốt đời phải dâng lời ngợi khen cảm tạ ơn Ngài hay sao? Vâng, cám ơn Chúa, cám ơn Chúa!
Nói xong, người thợ đá bỏ mặc cho thi sĩ đứng đó và tiếp tục điệp khúc quen thuộc của ông! Vừa đập đá ông vừa nói: “Cám ơn Chúa! Cám ơn Chúa!”.
4) SỐNG KẾT HIỆP VỚI CHÚA NOI GƯƠNG THÁNH NỮ TÊ-RÊ-SA:
Thánh nữ Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su, sinh năm 1873 tại A-lăng-sông (Alancon) nước Pháp. Ngay từ năm 15 tuổi, Tê-rê-sa đã được đặc ân gia nhập vào dòng kín Các-men. Chín năm sau, tức năm 1897, chị Tê-rê-sa đã an nghỉ trong Chúa do bị bệnh lao phổi. Thế mà, ngay sau khi qua đời, tiếng thơm nhân đức của chị đã vang đi khắp nơi. Rồi đến năm 1925, nghĩa là chỉ sau 28 năm, Tê-rê-sa đã được Đức Pi-ô XI phong lên bậc hiển thánh và được đặt làm bổn mạng các xứ truyền giáo, ngang hàng với thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê. Mới đây, Đức Gio-an Phao-lô Đệ Nhị lại phong Tê-rê-sa lên hàng tiến sĩ, là thày dạy của Hội Thánh.
Đọc tiểu sử của thánh nữ, ta thấy Tê-rê-sa không phải vất vả đi khắp nơi rao giảng Lời Chúa cho dân chúng và đương đầu với bè lạc giáo như thánh phụ Đa-minh; Không sống đời khắc khổ, ăn chay đánh tội như thánh Phan-xi-cô Khó Khăn; Không phải bỏ quê hương đến những vùng xa xôi truyền giáo như thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê; Không để lại nhiều tác phẩm có giá trị triết lý và thần học như thánh Tô-ma A-qui-nô; Không làm nhiều phép lạ giúp đỡ những người nghèo khổ bất hạnh như thánh Mác-tin Po-rê; Không chịu cực hình đau khổ để làm chứng cho Chúa như các thánh tử đạo Việt Nam... Thế nhưng tại sao Tê-rê-sa lại được Hội Thánh tôn vinh là đại Thánh của thế kỷ XX và XXI? Thưa chính là nhờ chị có đời sống nội tâm đạo đức, luôn sống kết hiệp mật thiết với Chúa Giê-su như cành nho kết hiệp mật thiết với thân cây nho. Nhờ sự kết hiệp đó, dù không làm được những việc lớn lao bề ngoài, nhưng Tê-rê-sa đã mang lại nhiều ích lợi thiêng liêng cho Hội Thánh thời đại mới. Nhờ kết hiệp mật thiết với Chúa Giê-su, mà Tê-rê-sa đã mang lại một sinh lực mới cho Hội Thánh, như lời Chúa phán: “Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).
3. THẢO LUẬN:
1) Cụ thể, bạn nên làm gì để noi gương thánh nữ Tê-rê-sa “Sống đời thường bằng một cách thức phi thường”?
2) Trong cuộc sống hằng ngày bạn có thể kết hiệp với Chúa bằng cách làm một việc tốt kèm theo lời nguyện tắt: ”Lạy Chúa, con làm việc này để thể hiện lòng con yêu mến Chúa”. Ngoài ra, bạn còn có thể làm gì để kết hiệp với Chúa?
4. SUY NIỆM:
1) ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÂY NHO SINH NHIỀU HOA TRÁI:
Cây nho muốn được sai trái nhiều quả cần hai điều kiện như sau:
- Cành nho cần kết hiệp mật thiết với thân cây: Nếu cành không liên kết với thân cây thì dòng nhựa trong thân sẽ không lưu chuyển để nuôi dưỡng cành, giúp cành trổ sinh hoa trái như lời Chúa phán: ”Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).
- Cành nho cần được cắt tỉa: Nếu chủ vườn cứ để cho cành lá tự do phát triển, thì cây nho có thể xanh tốt đẹp mắt nhưng sẽ không phát sinh nhiều hoa trái. Xanh tốt như thế là thất bại vì điều người trồng nho là hoa trái chứ không phải nhiều cành và lá cây. Muốn cây nho đươc nhiều trái, chủ vườn cần tỉa bớt cành lá. Việc cắt tỉa này làm cho nhựa cây không bị phân tán, nhưng tập trung vào các cành chính để chúng có khả năng sinh nhiều hoa ngon trái ngọt.
2) ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÁC TÍN HỮU PHÁT SINH VIỆC LÀNH:
Các tín hữu muốn được sống dồi dào và phát sinh nhiều việc bác ái thì cần hai điều kiện:
- Một là phải kết hiệp mật thiết với Chúa Giê-su: Như Người đã nói với các môn đệ “Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái”(Ga 14,5). Tin mừng Gio-an 9 lần đã viết “ở lại trong”. Qua đó cho thấy đây là điều kiện không thể thiếu, nếu muốn đức tin phát sinh nhiều hoa trái như lời Chúa phán: ”Không có Thầy, các con không thể làm được gì”(Ga 14,5).
Thực vậy: Đức Giê-su chính là nguồn sống của các tín hữu chúng ta. Tách lìa Người, chúng ta không thể sống, càng không thể phát triển được. Người là nguồn ân sủng thấm nhập vào lòng chúng ta, uốn nắn tình cảm, củng cố ý chí, phát sinh những hoa trái thiêng liêng trong tư tưởng, lời nói, việc làm của chúng ta. Nhờ kết hiệp mật thiết với Chúa, chúng ta sẽ suy nghĩ nói năng và hành đông giống như Người.
- Hai là phải chịu cắt tỉa khi chịu các đau khổ thử thách: Cành nho muốn sai trái phải được tỉa bớt những cành lá rườm rà. Cũng vậy, linh hồn cũng cần được cắt tỉa nhưng gì ngãng trở ơn Chúa như:
+ Cắt tỉa đi những ý riêng của ta để chỉ đi tìm thánh ý Chúa.
+ Cắt tỉa những thói hư và lối sống đạo hình thức để được kết hiệp mật thiết với Chúa.
+ Cắt tỉa những thái độ phô trương quyền lực để biết ăn ở hiền hòa và khiêm hạ.
+ Khi sẵn sàng chấp nhận bị cắt tỉa qua những thất bại gặp phải, những phê bình chỉ trích của tha nhân, những nghi kỵ hiểu lầm của người khác… Chúa sẽ mài dũa chúng ta nên trưởng thành hơn, sẽ giúp chúng ta học tập các đức tính tốt.
Việc cắt tỉa tuy có làm chúng ta đau khổ, nhưng “thuốc đắng dã tật”: chúng sẽ đem lại cho chúng ta những ơn ích thiêng liêng vô cùng lớn lao.
3) GƯƠNG SỐNG TÌNH “MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI” CÚA ĐỨC GIÊ-SU:
- Chính Đức Giê-su luôn cầu nguyện kết hiệp với Chúa Cha: Khi chịu phép rửa (x. Lc 3,21); Trước khi chọn các môn đệ (x. Lc 6,12); Trước khi biến hình (x. Lc 9,28); Trước khi chữa bệnh (x. Lc 5,16); Trước cuộc khổ nạn (x. Lc 22,34-46); Trong bữa Tiệc Ly, trong đêm bị nôp và trên cây thập giá (x. Lc 23,34.46)...
- Người còn sẵn sàng chịu cắt tỉa khi: Bỏ ý riêng để vâng theo ý Cha: "Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin Cha cất chén này xa con. Nhưng xin đừng theo ý con, một theo ý Cha" (Lc 22,42).
4) HIỆP THÔNG VỚI CHÚA CHA VÀ CHẤP NHẬN CHỊU ĐAU KHỔ:
Ngày nay thánh nữ Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su đã khám phá ra “Con Đường Thơ Ấu Thiêng Liêng”, là sống Đức Ái noi theo lời dạy và gương lành của Đức Giê-su, để giúp chúng ta nên thánh. Thánh nữ đã viết về con đường này như sau:
“Đức Ái đã cho tôi thấy chìa khóa về ơn gọi của tôi. Tôi hiểu rằng: nếu Hội Thánh là một thân thể gồm nhiều chi thể, thì các chi thể đương nhiên phải có một chi trọng yếu hơn. Đó là trái tim luôn cháy lửa yêu mến. Chỉ có lòng mến mới thúc bách mọi thành viên trong Hội Thánh hăng hái hoạt động. Nếu ngọn lửa mến đó tắt đi thì các tông đồ không còn rao giảng Tin mừng, các vị tử đạo sẽ không hy sinh đổ máu. Tôi hiểu lòng mến bao trùm mọi ơn gọi khác, bao quát mọi không gian và thời gian. Tóm lại lòng mến là vĩnh cửu”.
Cụ thể con đường Thơ Ấu Thiêng Liêng được tóm lại giúp chúng ta dễ thực hành như sau:
- Quyết tâm sống câu châm ngôn: “Sống đời thường bằng một cách thức phi thường”.
- Tận hiến toàn thân để làm vinh danh Chúa và phục vụ tha nhân.
- Luôn tin yêu phó thác mọi sự trong tay Chúa quan phòng, như con thơ tin cậy phó thác ngủ yên trong vòng tay bà mẹ.
- Sẵn sàng đón nhận những đau khổ gặp phải do hiểu lầm hay khinh dể của tha nhân, như những món quà Chúa gởi giúp ta thanh luyện hầu ngày càng nên tốt lành thánh thiện hơn.
5. CẦU NGUYỆN:
“Ôi Giê-su là Tình Yêu của con. Con đã khám phá ra ơn gọi của con là Sống Tình Yêu! Con đã tìm ra chỗ đứng của con trong lòng Hội Thánh là Mẹ của con mà Chúa đã ban cho con. Con sẽ là Tình Yêu, và như vậy con sẽ là tất cả...” (Lời nguyện của thánh nữ Tê-rê-sa).
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. - Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Dẫn Nhập Vào Thánh Lễ & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ V Sau Phục Sinh Năm B. 2.5.2021
Lm Francis Lý văn Ca
14:08 28/04/2021
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Bài Tin Mừng hôm nay là đoạn giã từ của Đức Kitô với các tông đồ. Ngài đề cao mối giây thân ái giữa Ngài với các ông. Và khi Chúa Thánh Thần ngự đến thì mối giây nầy càng thắt chặt hơn nữa. Hình ảnh của tình bằng hữu đó được sánh ví như cây nho với nhành nho.
Ước chi mỗi người tín hữu luôn sống kết hợp mật thiết với Chúa Kitô và Hội Thánh của Ngài. Hãy để chủ vườn và Thánh Linh của Ngài hoạt động trong chúng ta. Thánh Linh sẽ đến và cắt tỉa chúng ta tùy ý Ngài. Nếu để Thánh Linh hoạt động trong chúng ta, thì cuộc sống của chúng ta sẽ được mạnh mẽ và trổ sinh hoa trái thánh thiện hơn.
Với những ý nghĩa chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Sau cuộc ngã ngựa trên đường Đamas, Phaolô trở nên người tông đồ nhiệt thành. Việc Chúa làm luôn luôn kỳ diệu trước mắt chúng ta. Có thể dưới nhãn quan của chúng ta, người nầy, kẻ nọ... không đồng chánh kiến với chúng ta, nhưng qua phép rửa tội, họ cũng là con cái Chúa, là anh em với chúng ta.
TRƯỚC BÀI II:
Tình yêu đối với Thiên Chúa phải được thể hiện cách cụ thể qua sự mến thương anh chị em. Sự tin thờ trong lòng phải được thể hiện qua đức bác ái.
TRƯỚC BÀI II:
Hình ảnh cây nho và nhành nho rất thông dụng đối với người Dothái. Chúa Giêsu dùng chính hình ảnh nầy để sánh ví Ngài với nhân loại. Qua Ngài, chúng ta được sự sống và sống dồi dào, nếu chúng ta biết tháp nhập cành nho của chúng ta với Ngài là thân nho.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, chúng ta tiếp tục hướng về quê hương và Giáo Hội Mẹ Việt Nam, trong những lời nguyện cầu sau đây:
1. Xin cho Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ luôn kết hiệp mật thiết với Đức Thánh Cha, trong tinh thần tôn kính và vâng phục, để nêu gương cho các phần tử trong Đại Gia Đình dân Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu xin Chúa, luôn ban cho Giáo Hội Việt Nam được kiên cường trong việc làm chứng tá cho Tin Mừng giữa lòng dân tộc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu xin Chúa ban cho những phần tử của Đại Gia Đình Giáo Hội Việt Nam luôn sống hiệp thông và chia trong lời cầu nguyện. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho tinh thần hiệp nhất của chúng ta mỗi ngày một triển nở trong sự đóng góp công sức để tiếp tục xây dựng Cộng Đoàn - Xứ Đạo chúng ta nơi đây. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Với sự cầu bầu của Mẹ Maria, chúng ta kính nhớ đặc biệt trong tháng nầy, xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, đặc biệt là những nạn nhân của Covid-19 được nghỉ yên muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, qua Hiền Mẫu Maria chúng con dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu cho Giáo Hội Việt Nam. Xin Chúa chúc lành cho quê hương và đất nước Việt Nam của chúng con. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Bài Tin Mừng hôm nay là đoạn giã từ của Đức Kitô với các tông đồ. Ngài đề cao mối giây thân ái giữa Ngài với các ông. Và khi Chúa Thánh Thần ngự đến thì mối giây nầy càng thắt chặt hơn nữa. Hình ảnh của tình bằng hữu đó được sánh ví như cây nho với nhành nho.
Ước chi mỗi người tín hữu luôn sống kết hợp mật thiết với Chúa Kitô và Hội Thánh của Ngài. Hãy để chủ vườn và Thánh Linh của Ngài hoạt động trong chúng ta. Thánh Linh sẽ đến và cắt tỉa chúng ta tùy ý Ngài. Nếu để Thánh Linh hoạt động trong chúng ta, thì cuộc sống của chúng ta sẽ được mạnh mẽ và trổ sinh hoa trái thánh thiện hơn.
Với những ý nghĩa chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Sau cuộc ngã ngựa trên đường Đamas, Phaolô trở nên người tông đồ nhiệt thành. Việc Chúa làm luôn luôn kỳ diệu trước mắt chúng ta. Có thể dưới nhãn quan của chúng ta, người nầy, kẻ nọ... không đồng chánh kiến với chúng ta, nhưng qua phép rửa tội, họ cũng là con cái Chúa, là anh em với chúng ta.
TRƯỚC BÀI II:
Tình yêu đối với Thiên Chúa phải được thể hiện cách cụ thể qua sự mến thương anh chị em. Sự tin thờ trong lòng phải được thể hiện qua đức bác ái.
TRƯỚC BÀI II:
Hình ảnh cây nho và nhành nho rất thông dụng đối với người Dothái. Chúa Giêsu dùng chính hình ảnh nầy để sánh ví Ngài với nhân loại. Qua Ngài, chúng ta được sự sống và sống dồi dào, nếu chúng ta biết tháp nhập cành nho của chúng ta với Ngài là thân nho.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, chúng ta tiếp tục hướng về quê hương và Giáo Hội Mẹ Việt Nam, trong những lời nguyện cầu sau đây:
1. Xin cho Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ luôn kết hiệp mật thiết với Đức Thánh Cha, trong tinh thần tôn kính và vâng phục, để nêu gương cho các phần tử trong Đại Gia Đình dân Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu xin Chúa, luôn ban cho Giáo Hội Việt Nam được kiên cường trong việc làm chứng tá cho Tin Mừng giữa lòng dân tộc. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúng ta cầu xin Chúa ban cho những phần tử của Đại Gia Đình Giáo Hội Việt Nam luôn sống hiệp thông và chia trong lời cầu nguyện. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho tinh thần hiệp nhất của chúng ta mỗi ngày một triển nở trong sự đóng góp công sức để tiếp tục xây dựng Cộng Đoàn - Xứ Đạo chúng ta nơi đây. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Với sự cầu bầu của Mẹ Maria, chúng ta kính nhớ đặc biệt trong tháng nầy, xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, đặc biệt là những nạn nhân của Covid-19 được nghỉ yên muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, qua Hiền Mẫu Maria chúng con dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu cho Giáo Hội Việt Nam. Xin Chúa chúc lành cho quê hương và đất nước Việt Nam của chúng con. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:15 28/04/2021
14. Nhìn về tương lai của sự ban thưởng thì có thể làm yếu đi sức mạnh của cái đánh.
(Thánh Gregory)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:19 28/04/2021
30. ÁO CỦA HOÀNG ĐẾ
Có một người hành khất từ kinh thành về nhà, khoe khoang với mọi người là mình có thấy hoàng đế.
Có người hỏi:
- “Hoàng đế mặc áo gì?”
Đáp:
- “Đội trên đầu là cái mũ bách ngọc có hình chạm trổ, trên người mặc áo trường bào làm bằng vàng.”
Hỏi:
- “Mặc áo bằng vàng thì làm sao mà quỳ xuống vái?”
Người hành khất nghe xong thì chửi người ấy một tiếng, nói:
- “Ha ha, thật không hiểu chuyện đời, đã làm hoàng đế rồi thì còn vái lạy ai nữa chứ?”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 30:
Hoàng đế thì không cần phải vái lạy ai nữa, bởi vì hoàng đế là chức tước cao nhất của một quốc gia, một nước, nhưng hoàng đế phải bái thờ Thiên Chúa là Đấng đã ban cho hoàng đế chức quyền cao nhất, để hoàng đế lãnh đạo toàn dân sống theo ý muốn của Thiên Chúa là công bằng và yêu thương.
Hoàng đế thì không cần phải vái ai nữa, nhưng hoàng đế phải nể nang và bái phục người khôn ngoan, người hiền đức…
Chỉ có Thiên Chúa mới không bái lạy ai mà thôi, bởi vì Ngài là Đấng tạo dựng muôn loài, nhưng giữa người với nhau thì cần phải có lòng nể nang nhau trong sự khiêm tốn, nhất là phải coi trọng chức vụ quyền hành hợp pháp của người khác, vì như thế là chúng ta cộng tác vào sự trật tự chung của nhân loại mà Thiên Chúa đã đặt định.
Người Ki-tô hữu thì không bái lạy một ai trên mặt đất này, cho dù người đó là thiên tử, là hoàng đế, là ma quỷ hay thiên thần, nhưng người Ki-tô hữu chỉ bái lạy một Thiên Chúa duy nhất với tất cả tâm tình yêu thương và cảm tạ mà thôi…
“Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Ngài mà thôi.” (Mt 5, 1-13)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người hành khất từ kinh thành về nhà, khoe khoang với mọi người là mình có thấy hoàng đế.
Có người hỏi:
- “Hoàng đế mặc áo gì?”
Đáp:
- “Đội trên đầu là cái mũ bách ngọc có hình chạm trổ, trên người mặc áo trường bào làm bằng vàng.”
Hỏi:
- “Mặc áo bằng vàng thì làm sao mà quỳ xuống vái?”
Người hành khất nghe xong thì chửi người ấy một tiếng, nói:
- “Ha ha, thật không hiểu chuyện đời, đã làm hoàng đế rồi thì còn vái lạy ai nữa chứ?”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 30:
Hoàng đế thì không cần phải vái lạy ai nữa, bởi vì hoàng đế là chức tước cao nhất của một quốc gia, một nước, nhưng hoàng đế phải bái thờ Thiên Chúa là Đấng đã ban cho hoàng đế chức quyền cao nhất, để hoàng đế lãnh đạo toàn dân sống theo ý muốn của Thiên Chúa là công bằng và yêu thương.
Hoàng đế thì không cần phải vái ai nữa, nhưng hoàng đế phải nể nang và bái phục người khôn ngoan, người hiền đức…
Chỉ có Thiên Chúa mới không bái lạy ai mà thôi, bởi vì Ngài là Đấng tạo dựng muôn loài, nhưng giữa người với nhau thì cần phải có lòng nể nang nhau trong sự khiêm tốn, nhất là phải coi trọng chức vụ quyền hành hợp pháp của người khác, vì như thế là chúng ta cộng tác vào sự trật tự chung của nhân loại mà Thiên Chúa đã đặt định.
Người Ki-tô hữu thì không bái lạy một ai trên mặt đất này, cho dù người đó là thiên tử, là hoàng đế, là ma quỷ hay thiên thần, nhưng người Ki-tô hữu chỉ bái lạy một Thiên Chúa duy nhất với tất cả tâm tình yêu thương và cảm tạ mà thôi…
“Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Ngài mà thôi.” (Mt 5, 1-13)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thứ Sáu 30/4: Chúa là con đường. Suy niệm của linh mục Đỗ Tuấn Anh
Giáo Hội Năm Châu
23:34 28/04/2021
Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 29-April-2021 theo giờ Việt Nam
PHÚC ÂM: Ga 14, 1-6
“Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở, nếu không, Thầy đã nói với các con rồi; Thầy đi để dọn chỗ cho các con. Và khi Thầy đã ra đi và dọn chỗ các con rồi, Thầy sẽ trở lại đem các con đi với Thầy, để Thầy ở đâu thì các con cũng ở đó. Thầy đi đâu, các con đã biết đường rồi”. Ông Tôma thưa Người rằng: “Lạy Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường đi?” Chúa Giêsu đáp: “Thầy là đường, là sự thật, và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”.
Đó là lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi năm 2021
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
09:21 28/04/2021
Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi năm 2021
Trong sứ điệp của ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã qui hướng về thánh Giuse, bạn thanh sạch của Đức Trinh Nữ Maria, để mọi người noi gương sáng và gia tãng tình yêu đối với vị Đại thánh này. “Thánh Giuse là một nhân vật phi thường, nhưng đồng thời là đấng “rất gần gũi với kinh nghiệm của con người chúng ta”. Ngài đã không làm những điều kỳ diệu, ngài không có những đặc sủng độc đáo, cũng không có vẻ gì đặc biệt trong mắt những người gặp gỡ ngài. Ngài không nổi tiếng cũng không đáng chú ý: các sách Tin Mừng không tường thuật lời nói nào của ngài. Tuy thế, qua cuộc sống bình thường, ngài đã thực hiện những điều phi thường đối với Thiên Chúa. Thiên Chúa nhìn vào tâm hồn (xem 1 Sm 16,7), và nơi thánh Giuse, Người nhận ra tấm lòng của một người cha có thể trao ban và tạo nên sự sống giữa những thói quen hàng ngày. Các ơn gọi có cùng mục tiêu này: tạo nên và canh tân sự sống mỗi ngày. Thiên Chúa ao ước uốn nắn tâm hồn của những người cha, người mẹ: tấm lòng rộng mở, có khả năng thực hiện những sáng kiến vĩ đại, quảng đại hiến thân, cảm thông khi an ủi những lo âu và kiên định trong việc củng cố hy vọng. Ngày nay, ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến rất cần những đức tính này, trong những thời điểm được đánh dấu bởi sự mong manh nhưng cũng bởi những đau khổ do đại dịch, đã tạo nên những bấp bênh và sợ hãi về tương lai và chính ý nghĩa của cuộc sống. Thánh Giuse đến gặp chúng ta theo cách dịu dàng của ngài, như một trong những “vị thánh ở nhà bên cạnh”.
Sau Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng vào Chúa nhật thứ IV ngày 25 tháng 4 năm 2021, là ngày cầu nguyện cho ơn gọi, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người tạ ơn Chúa và cầu xin Chúa tiếp tục khơi dậy trong Giáo hội những người dâng mình vì tình yêu Thiên Chúa để loan báo Tin Mừng và phục vụ anh chị em.
Theo Thống kê Tòa Thánh trong 5 năm (từ 31.12.2014 đến 31.12.2018), Giáo Hội Công Giáo có 414,065 linh mục dòng và triều năm 2018, giảm 1,727. Phi châu tăng 4,897; Á châu tăng 4,655; Âu châu giảm 3,618; Mỹ châu giảm 1,511; Đại dương châu giảm 190. Nam tu sĩ gồm có 50,941, giảm 3,618. Phi châu tăng 238; Á châu tăng 356; Âu châu giảm 2,514; Mỹ châu giảm 1,511; Đại dương châu giảm 190. Nữ tu sĩ gồm có 641,661, giảm 41,068. Phi châu tăng 5,611; Á châu tăng 3,799; Âu châu giảm 31,891; Mỹ châu giảm 17,573; Đại dương châu giảm 1,014. Đại chủng sinh giáo phận và dòng tu gồm có 115,880, giảm 1,059. Phi châu tăng 3,684; Á châu tăng 250; Âu châu giảm 2,427; Mỹ châu giảm 2,571; Đại dương châu tăng 5. Tiểu chủng sinh giáo phận và dòng tu giảm 1,059. Phi châu tăng 216; Á châu giảm 240; Âu châu giảm 827; Mỹ châu giảm 1,902; Đại dương châu giảm 25.
Nhìn chung, ơn gọi gia tăng tại những giáo hội truyền giáo Phi châu và Á châu trong khi Âu châu, Mỹ châu và Đại dương châu giảm sút.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Sau Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng vào Chúa nhật thứ IV ngày 25 tháng 4 năm 2021, là ngày cầu nguyện cho ơn gọi, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người tạ ơn Chúa và cầu xin Chúa tiếp tục khơi dậy trong Giáo hội những người dâng mình vì tình yêu Thiên Chúa để loan báo Tin Mừng và phục vụ anh chị em.
Theo Thống kê Tòa Thánh trong 5 năm (từ 31.12.2014 đến 31.12.2018), Giáo Hội Công Giáo có 414,065 linh mục dòng và triều năm 2018, giảm 1,727. Phi châu tăng 4,897; Á châu tăng 4,655; Âu châu giảm 3,618; Mỹ châu giảm 1,511; Đại dương châu giảm 190. Nam tu sĩ gồm có 50,941, giảm 3,618. Phi châu tăng 238; Á châu tăng 356; Âu châu giảm 2,514; Mỹ châu giảm 1,511; Đại dương châu giảm 190. Nữ tu sĩ gồm có 641,661, giảm 41,068. Phi châu tăng 5,611; Á châu tăng 3,799; Âu châu giảm 31,891; Mỹ châu giảm 17,573; Đại dương châu giảm 1,014. Đại chủng sinh giáo phận và dòng tu gồm có 115,880, giảm 1,059. Phi châu tăng 3,684; Á châu tăng 250; Âu châu giảm 2,427; Mỹ châu giảm 2,571; Đại dương châu tăng 5. Tiểu chủng sinh giáo phận và dòng tu giảm 1,059. Phi châu tăng 216; Á châu giảm 240; Âu châu giảm 827; Mỹ châu giảm 1,902; Đại dương châu giảm 25.
Nhìn chung, ơn gọi gia tăng tại những giáo hội truyền giáo Phi châu và Á châu trong khi Âu châu, Mỹ châu và Đại dương châu giảm sút.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Bất chấp sự phản đối kịch liệt của đạo diễn, phim ủng hộ phá thai không được chọn ở giải Oscar 2021
Đặng Tự Do
16:21 28/04/2021
Mặc dù đã nhận được giải thưởng từ một số liên hoan phim và từ Planned Parenthood, bộ phim “Never Rarely Sometimes Always,” đã vắng mặt tại Lễ trao giải Oscar năm 2021. Đó là một bức tranh hư cấu theo chân một cô gái 17 tuổi khi cô đi từ Pennsylvania đến New York để được phá thai.
Vào tháng 3 năm nay, một thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh - cơ quan toàn quốc bỏ phiếu cho giải Oscar - đã từ chối xem xét phim này. Nhà làm phim phò phá thai đã huy động dư luận phẫn nộ với thành viên này.
Bộ phim lấy cảm hứng từ những câu chuyện tin tức về những phụ nữ đi du lịch từ những khu vực có luật phá thai hạn chế hơn đến những khu vực có luật dễ dãi hơn.
Bộ phim đã thu hút sự khen ngợi từ những người ủng hộ phá thai. Tổ chức kinh doanh các dịch vụ phá thai Planned Parenthood đã trao giải “Truyền Thông Xuất Sắc” cho đạo diễn Eliza Hittman vào năm 2020.
Tuy nhiên, khi được hỏi qua email liệu anh đã xem bộ phim chưa, nhà làm phim kiêm thành viên Ban Giám Khảo Oscar Kieth Merrill trả lời rằng anh không muốn xem bộ phim đó, với lý do là anh có niềm tin Kitô và anh là người ủng hộ cuộc sống.
“Đối với tôi, không có gì thú vị hay truyền cảm hứng khi xem một cuốn phim liên quan đến việc giết những đứa trẻ chưa chào đời. Tôi đã quyết định không xem phim của Hittman vì nó ca ngợi việc phá thai”, Merrill nói khi được Variety hỏi về quyết định của mình.
“Bộ phim của cô ấy là sự thể hiện cô ấy là ai. Việc tôi không quan tâm đến việc xem phim của cô ấy là biểu hiện của việc tôi là ai”.
Source:Catholic News Agency
Lấy lời lành mà khuyên người có nguy cơ ở tù tại Ái Nhĩ Lan
Đặng Tự Do
16:22 28/04/2021
Các nhà phê bình cho biết việc thực hành tôn giáo hợp pháp có thể bị cấm đoán quá mức trong dự luật gọi là “liệu pháp chuyển đổi” do các nhà hoạt động LGBT ở Ái Nhĩ Lan và Bắc Ái Nhĩ Lan ủng hộ.
Dự luật “liệu pháp chuyển đổi” của Ái Nhĩ Lan phỏng theo một dự luật đã được thông qua và ký thành luật tại tiểu bang Victoria của Úc Đại Lợi.
Liệu pháp chuyển đổi được định nghĩa là “một thực hành hoặc hành vi hướng tới một người, cho dù có hoặc không có sự đồng ý của người đó trên cơ sở khuynh hướng tình dục hoặc bản sắc giới tính của người đó; và nhằm mục đích thay đổi hoặc ngăn chặn xu hướng tình dục hoặc bản sắc giới tính của người đó; hoặc khiến người đó thay đổi hoặc ngăn chặn xu hướng tình dục hoặc bản sắc giới tính của họ.”
Dự luật yêu cầu cấm tất cả các “liệu pháp chuyển đổi”. Nói tóm lại, nếu ai đó yêu cầu mục sư, linh mục hoặc một người bạn Kitô hữu cầu nguyện cho họ để ham muốn tình dục hoặc chứng rối loạn giới tính của họ có thể được thay đổi, thì mục sư, linh mục hoặc bạn bè đó có nguy cơ phạm tội. Điều này cũng áp dụng cho các bậc cha mẹ đang cầu nguyện cho con cái của họ — hoặc thậm chí đang dạy con cái họ rằng những biểu hiện ham muốn tình dục không theo khuôn mẫu (ít nhất là theo quy luật của khuynh hướng đương đại) là không phù hợp.
Cha Phillip Bochanski, giám đốc điều hành của Courage International, nói với CNA ngày 23 tháng 4 rằng dự luật Ái Nhĩ Lan sẽ “hạn chế quyền tự do phát biểu, và thường là nản lòng các thừa tác viên mục vụ và những người có đức tin có thiện chí phát biểu trước công chúng hoặc trên cơ sở cá nhân trực tiếp, về những gì Lời Chúa nói về các vấn đề đạo đức tình dục, sự hấp dẫn và bản sắc giới tính”.
“Tuy nhiên, họ sẽ không phải là những người duy nhất bị đe dọa. Cuối cùng, luật pháp như thế này, và những lời hùng biện đi kèm với nó, sẽ khiến những người bị hấp dẫn đồng giới hoặc không hài lòng về giới tính sinh học của mình không còn quan tâm đến việc tìm kiếm sự chăm sóc mục vụ mà họ cần và xứng đáng có được. Tôi hy vọng rằng những người đề xuất luật này sẽ nhận ra rằng cuối cùng chỉ làm tổn thương những người mà họ nói rằng họ đang cố gắng bảo vệ”.
Source:Catholic News Agency
Linh mục mắc bệnh ung thư qua đời 23 ngày sau khi được thụ phong ngay trong bệnh viện
Đặng Tự Do
16:23 28/04/2021
Cha Livinius Esomchi Nnamani, người được truyền chức linh mục trong phòng bệnh của ngài vào thứ Năm Tuần Thánh với sự cho phép đặc biệt của Đức Thánh Cha Phanxicô, đã qua đời vì bệnh bạch cầu ở tuổi 31.
Tang lễ của linh mục trẻ được tổ chức tại Rome vào ngày 26 tháng 4 tại giáo xứ San Giovanni Leonardi. Một linh mục quen biết với ngài cho biết vị tân linh mục đã dành 23 ngày cuối cùng của cuộc đời mình để dâng thánh lễ từ giường bệnh của mình.
“Bàn thờ của cha ấy là giường bệnh viện, nơi ngài có thể kết hợp những đau khổ của mình với những đau khổ của Chúa Kitô. Ngài đã sống và canh tân Bí tích Thánh Thể của mình một cách mạnh mẽ và hữu hình và đây là một bài học lớn cho tất cả các linh mục”, Cha Davide Carbonaro nói với Roma Sette, một tờ báo của Giáo phận Rôma.
“Ân sủng ngài nhận được là một chức tư tế khá đặc biệt, nhưng đồng thời, lại giống như của mọi linh mục. Sự kết hợp đặc biệt của ngài với sự hy sinh của Chúa Kitô dạy chúng ta phải cử hành với ý thức sâu sắc hơn”.
Cha Livinius đã theo học tại Đại học Giáo hoàng Saint Thomas Aquinas, còn được gọi là Angelicum, với tư cách là một chủng sinh đến từ Nigeria trong hai năm qua trong khi được chăm sóc y tế ở Ý vì căn bệnh ung thư của mình.
Sau khi tình trạng của ngài trở nên tồi tệ hơn, ngài đã viết thư cho Đức Thánh Cha Phanxicô xin được sớm thụ phong. Cha Livinius lần đầu tiên bước vào đời sống tu trì với Dòng Đức Maria Mẹ Thiên Chúa ở Nigeria cách đây mười năm và đã tuyên khấn lần cuối vào tháng Chín.
Theo Vatican News, Đức Giáo Hoàng trả lời vào ngày 31 tháng 3 rằng người chủng sinh này có thể được thụ phong vào ngày hôm sau, Thứ Năm Tuần Thánh.
Đức Cha Daniele Libanori, một Giám Mục Phụ Tá của Rôma, đã phong chức cho Cha Livinius vào ngày 1 tháng 4 tại Bệnh viện Medica Group Casilino.
“Là một linh mục, anh sẽ được kết hợp với Chúa Giêsu để biến thân thể anh thành của lễ đẹp lòng Thiên Chúa. Quả thật, chức linh mục của chúng ta đạt đến đỉnh cao khi cùng với bánh và rượu, chúng ta biết cách dâng hiến tất cả bản thân mình, những gì Chúa đã ban cho chúng ta và chính cuộc sống của chúng ta”, Đức Cha Libanori nói trong bài giảng của mình.
Vị tân linh mục bắt đầu sứ vụ của mình ngay lập tức bằng cách ban phép lành cho các bác sĩ và y tá trong bệnh viện. Ngày qua đời vào ngày 23 tháng 4 sau khi cầu nguyện với kinh Kính Lòng Chúa Thương Xót cùng với bề trên của mình, một linh mục khác, và một thanh niên nhận ra ơn gọi của mình.
Sau tang lễ của ngài, hài cốt của Livinius sẽ được chuyển về quê nhà ở Nigeria, nơi ngài sẽ được chôn cất. Đại Học Angelicum sẽ tổ chức thánh lễ tưởng niệm vị linh mục trẻ vào ngày 3 tháng Năm.
Source:Catholic News Agency
Bài Giáo Lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Cầu nguyện qua suy niệm
Vũ Văn An
19:08 28/04/2021
Video sẽ bắt đầu từ 5g chiều ngày 29-April-2021 theo giờ Việt Nam
Buổi yết kiến chung sáng nay, 28 tháng 4, 2021, diễn ra lúc 9 giờ 15 tại thư viện của Tông điện Vatican. Trong bài diễn văn bằng tiếng Ý, Đức Giáo Hoàng tiếp tục chu kỳ dạy giáo lý về cầu nguyện, tập trung vào chủ đề: “Suy niệm” (Bài đọc Kinh thánh: Ga 14: 25-26; 16: 12-15).
Sau đây là trọn bài Giáo Lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh của Tòa Thánh
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Hôm nay chúng ta sẽ nói về hình thức cầu nguyện gọi là suy niệm. Đối với một Kitô hữu, “suy niệm” là tìm kiếm ý nghĩa: nó ngụ ý đặt mình trước trang sách Mạc Khải mênh mông để cố gắng biến nó thành của riêng chúng ta, mặc lấy nó một cách trọn vẹn. Và người Kitô hữu, sau khi đã đón nhận Lời Chúa, không giữ kín Lời Chúa ở trong mình, bởi vì Lời ấy phải được “một cuốn sách khác” gặp gỡ, điều mà Sách Giáo lý gọi là “sách sự sống” (x. Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, số 2706). Đây là điều chúng ta cố gắng làm mỗi khi suy niệm Lời Chúa.
Việc thực hành suy niệm đã được rất nhiều người quan tâm trong những năm gần đây. Không những chỉ có các Kitô hữu mới nói về nó: việc thực hành suy niệm có mặt trong hầu hết các tôn giáo trên thế giới. Nhưng nó cũng là một hoạt động phổ biến nơi những người không có quan điểm tôn giáo về cuộc sống. Tất cả chúng ta cần suy niệm, suy tư, khám phá bản thân, đó là một động năng của con người. Nhất là trong thế giới phương Tây hết sức háo hức, người ta tìm đến suy niệm vì nó đại diện cho một rào cản khá cao chống lại sự căng thẳng và sự trống rỗng hàng ngày ở khắp nơi. Ở đây, ta thấy hình ảnh của những người trẻ và người lớn đang ngồi suy niệm, trong im lặng, nhắm mắt... Nhưng những người này làm gì, chúng ta dám hỏi thế? Họ suy niệm. Đó là một hiện tượng cần được nhìn một cách thiện cảm: thực thế, chúng ta không được tạo dựng để lúc nào cũng chạy nhẩy, chúng ta có một đời sống nội tâm không thể luôn luôn bị làm ngơ. Suy niệm vì vậy là nhu cầu của tất cả mọi người. Có thể nói, suy niệm cũng giống như dừng lại và hít thở trong cuộc sống. Dừng lại và tĩnh lặng.
Nhưng chúng ta nhận ra rằng hạn từ này, khi được tiếp nhận vào bối cảnh Kitô giáo, có một tính độc đáo không thể bị xóa bỏ. Suy niệm là một chiều kích cần thiết của con người, nhưng trong bối cảnh Kitô giáo - chúng ta là những người theo Kitô giáo - suy niệm còn đi xa hơn: nó là một chiều kích không thể bị xóa bỏ. Cánh cửa lớn qua đó lời cầu nguyện của một người đã được rửa tội là Chúa Giêsu Kitô, chúng ta phải tự nhắc nhở điều đó một lần nữa. Đối với Kitô hữu, suy niệm là đi vào qua cánh cửa Chúa Giêsu Kitô. Việc thực hành suy niệm cũng đi theo con đường này. Và, khi cầu nguyện, Kitô hữu không khát mong đạt tới việc hoàn toàn biết rõ về chính mình, không tìm tới tâm điểm sâu thẳm nhất của bản ngã. Điều này chính đáng, nhưng Kitô hữu tìm kiếm một điều khác. Lời cầu nguyện của người Kitô hữu trước hết là cuộc gặp gỡ với Người khác, với chữ “N” viết hoa: cuộc gặp gỡ siêu việt với Thiên Chúa. Nếu kinh nghiệm cầu nguyện mang lại cho chúng ta sự bình an nội tâm, hoặc khả năng làm chủ bản thân, hoặc sự rõ ràng về con đường phải đi, thì người ta có thể nói, những kết quả này là hậu quả ơn thánh của lời cầu nguyện Kitô giáo, vốn là cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Nghĩa là, việc suy niệm đồng nghĩa với việc đi vào cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu trong chúng ta, như cụm từ trong Kinh thánh từng nói.
Trong suốt lịch sử, thuật ngữ “suy niệm” có nhiều ý nghĩa khác nhau. Ngay trong Kitô giáo, nó có ý nói đến những trải nghiệm tâm linh khác nhau. Tuy nhiên, ta có thể tìm thấy một số đường hướng chung, và về điều này, chúng ta lại được sự giúp đỡ một lần nữa của Sách Giáo lý, vì Sách Giáo lý nói: “Có bao nhiêu bậc thầy linh đạo thì có bấy nhiêu phương pháp suy niệm... Nhưng phương pháp chỉ là người hướng dẫn, điều quan trọng là chúng ta phải để Chúa Thánh Thần hướng dẫn mà tiến bước, theo Đức Kitô trên con đường cầu nguyện” (số 2707). Và ở đây nó chỉ cho chúng ta một người bạn đồng hành, một người hướng dẫn: Chúa Thánh Thần. Việc suy niệm của Kitô hữu không thể thực hiện được nếu không có Chúa Thánh Thần. Chính Người hướng dẫn chúng ta đến cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Ta sẽ ban Thánh Thần cho các con. Người sẽ dạy dỗ các con và sẽ giải thích cho các con. Người dạy dỗ các con và sẽ giải thích cho các con”. Và cả trong suy niệm nữa, Người là Đấng hướng dẫn để chúng ta tiến lên trong cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô.
Vì vậy, có nhiều phương pháp suy niệm của Kitô giáo: một số thì rất đơn giản, một số thì chi tiết hơn; một số làm nổi bật chiều kích tri thức của người ta, những phương pháp khác nhấn mạnh chiều kích cảm giới và cảm xúc. Chúng là các phương pháp. Tất cả chúng đều quan trọng và tất cả chúng đều đáng được thực hành, nếu chúng có thể giúp ích. Chúng giúp gì? Kinh nghiệm đức tin để trở thành một hành động toàn diện của con người: người ta không chỉ cầu nguyện bằng trí khôn mà thôi; toàn bộ con người cầu nguyện, cũng như người ta không chỉ cầu nguyện bằng cảm xúc mà thôi. Không, bằng mọi sự. Người xưa thường nói phần cơ thể cầu nguyện chính là trái tim, và do đó họ giải thích rằng, bắt đầu từ trung tâm - trái tim - toàn bộ con người đi vào mối liên hệ với Thiên Chúa, chứ không phải chỉ một vài quan năng. Đó là cách người xưa giải thích. Đó là lý do tại sao phải luôn nhớ rằng phương pháp là một con đường, chứ không phải là một mục tiêu: bất cứ phương pháp cầu nguyện nào, nếu muốn là của Kitô giáo, đều là một phần của Sequela Christi, nghĩa là theo chân Chúa Kitô, vốn là yếu tính của đức tin chúng ta. Các phương pháp suy niệm là những con đường đi để đến nơi gặp gỡ Chúa Giêsu, nhưng nếu anh chị em dừng lại giữa đường, và chỉ nhìn vào con đường, anh chị em sẽ không bao giờ tìm thấy Chúa Giêsu. Anh chị em sẽ làm cho con đường trở thành một "vị thần". Không có vị “Thần” nào chờ đợi anh chị em ở đó, chỉ có Chúa Giêsu đang chờ anh chị em thôi. Và con đường ở đó để đưa anh chị em đến với Chúa Giêsu. Sách Giáo lý chỉ rõ: "Muốn suy gẫm chúng ta phải vận dụng khả năng suy tư, trí tưởng tượng, cảm xúc và ước muốn, để đào sâu xác tín, khơi dậy lòng hoán cải và củng cố quyết tâm theo Chúa Kitô. Nên ưu tiên suy gẫm về ‘các mầu nhiệm của Chúa Kitô’" (số 2708).
Vậy, ở đây, ơn thánh của lời cầu nguyện Kitô giáo là: Chúa Kitô không ở đâu xa, nhưng luôn ở trong mối liên hệ với chúng ta. Không có khía cạnh nào về con người nhân thần của Người mà không thể trở thành nơi cứu rỗi và hạnh phúc cho chúng ta. Mọi khoảnh khắc trong cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu, nhờ ơn thánh của lời cầu nguyện, có thể trở nên cận kề đối với chúng ta, nhờ Chúa Thánh Thần, Đấng hướng dẫn. Nhưng anh chị em biết đấy, người ta không thể cầu nguyện nếu không có sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Chính Người là Đấng hướng dẫn chúng ta! Và nhờ Chúa Thánh Thần, chúng ta cũng có mặt tại sông Giođan khi Chúa Giêsu dìm mình xuống để lãnh nhận phép rửa. Chúng ta cũng là khách dự tiệc cưới Cana, khi Chúa Giêsu ban rượu ngon nhất cho hạnh phúc lứa đôi, nghĩa là chính Chúa Thánh Thần nối kết chúng ta với những mầu nhiệm này của cuộc đời Chúa Kitô vì khi chiêm ngắm Chúa Giêsu, chúng ta cảm nghiệm được lời cầu nguyện, kết hợp chúng ta mật thiết hơn với Người. Chúng ta cũng là những người kinh ngạc chứng kiến hàng ngàn vụ chữa bệnh được Thầy Chí Thánh thực hiện. Chúng ta dùng Tin Mừng, và suy niệm về những mầu nhiệm đó trong Tin Mừng, và Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta hiện diện ở đó. Và trong lời cầu nguyện - khi chúng ta cầu nguyện - tất cả chúng ta đều giống như người phong cùi đã được tẩy sạch, người mù Bartimêô đã lấy lại được thị lực, Ladarô, người ra khỏi mồ... Chúng ta cũng được chữa lành nhờ lời cầu nguyện giống như người mù Bartimêô, và người kia, người phong cùi. … Chúng ta cũng sống lại, như Ladarô sống lại, bởi vì lời cầu nguyện suy niệm do Chúa Thánh Thần soi sáng dẫn chúng ta làm sống lại những mầu nhiệm này trong cuộc đời của Chúa Kitô và gặp gỡ Chúa Kitô, và cùng với người mù nói rằng: “Lạy Chúa, xin thương xót con! Xin thương xót con! ” - "Và anh muốn gì?" - “muốn xem, muốn tham gia vào cuộc đối thoại đó”. Và việc suy niệm Kitô giáo, được Chúa Thánh Thần dẫn dắt, dẫn chúng ta vào cuộc đối thoại này với Chúa Giêsu. Không có trang nào trong Tin Mừng mà không có chỗ cho chúng ta. Đối với Kitô hữu chúng ta, suy niệm là một cách để tiếp xúc với Chúa Giêsu. Và bằng cách này, chỉ bằng cách này, chúng ta mới khám phá ra chính mình. Và đây không phải là một sự rút lui vào chính chúng ta, không, không: nó có nghĩa là đi gặp Chúa Giêsu, và từ Chúa Giêsu, khám phá ra bản thân mình, được chữa lành, sống lại, mạnh mẽ bởi ơn thánh của Chúa Giêsu. Và gặp gỡ Chúa Giêsu, Đấng Cứu Rỗi của tất cả mọi người, bao gồm cả tôi. Và điều này, nhờ sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Cảm ơn anh chị em.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Video thánh lễ ngày 27/4/2021 cầu nguyện cho Linh Mục Trần Công Nghị
Kim Dung
09:11 28/04/2021
Ngày Cầu Cho Ơn Gọi – 2021 Tưởng Nhớ LM Gioan Trần Công Nghị
Pt Phạm Bá Nha
09:50 28/04/2021
Năm nay, ngày thế giới cầu cho Ơn Gọi lần thứ 58 diễn ra vào Chúa Nhật thứ V, 25.4.2021. Ngày cầu nguyện này được Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI phát động vào 1963. Đánh dấu ngày này, tại đền thờ Thánh Phêrô, ĐGH Phanxicô đã chủ sự lễ phong chức linh mục cho 9 Phó Tế : 5 vị thuộc chủng viện Roma, 2 vị đến từ chủng viện Redemtoris Mater (Mẹ Đấng Cứu Chuộc) và hai vị khác trong học viện Roma. Cùng đồng tế có ĐHY Angelo de Donatis Giám Quản Roma, ĐC Gianperiero Palmieri, Phó Giám Quản Roma.
Trong dịp này Giáo Hội VN mất Linh Mục truyền giáo trang mạng Gioan Trần Công Nghị (1945-2021). Khiến mọi người hụt hững và vô vàn thương tiếc.
Thông điệp Truyền Giáo của ĐGH Phanxicô, 2021, mang tên ‘Những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra’ (Cv 4, 20). ĐGH nhấn mạnh ngày nay cần những tấm lòng ‘đi đến các vùng ngoại biên’. Dám làm những gì đã nghẹ và thấy. Nội dung Thông Điệp có 3 điểm chính :
-Như các Tông Đồ. Các Tông Đồ được Chúa tìm kiếm, kêu gọi sống tình bạn với Người. Nhìn thấy Chúa chữa bệnh nhân, đồng bạn với tội nhân, cho người đói ăn, gần gũi với người bị loại trừ, chạm đến người ô uế, bệnh tật, đồng hóa với người khốn khổ. Chúa mời gọi sống các mối phúc. Tình yêu thúc đẩy chúng ta chia sẻ tin vui tuyệt vời nhất : chúng tôi đã gặp Đấng Mesia.
- ĐGH mời gọi : Như các Tông Đồ và tín hữu tiên khởi. Chúng ta cũng nói được : Những gì tai nghe, mắt thấy, chúng tôi không thể nói ra. Chúng ta cũng chia sẻ với tất cả mọi người hy vọng, xác tín rằng Chúa luôn bên và dẫn dắt chúng ta.
- Biết ơn các nhà Truyền Giáo : Kết thúc, ĐGH với lòng biết ơn các nhà truyền giáo rời bỏ quê hương mang Tin Mừng đến khắp nơi. Chứng tá truyền giáo đã canh tân dấn thân, quảng đại vui tươi của Tin Mừng. Thúc đẩy cầu nguyện cho có nhiều thợ gặt cho cánh đồng lúa chín.
Bài giảng lễ Truyền chức, 25.4.2021, sau khi các ứng viên đáp lại lời xướng tên : Vâng, Con đây (me voici) và tiến lên. ĐGH hướng về các ứng viện khuyên vả nhắn nhủ :
-Chúa tuyển chọn : Trong số các Môn Đệ, Chúa muốn chọn một số người thi hành công khai chức vụ tư tế trong Giao Hội vì mọi người. Chúng ta sắp nâng các thầy này lên hàng linh mục phục vụ Chúa Kitô, là mục tử. Họ sẽ cộng tác xây dựng thân mình Chúa là Giáo Hội trong dân Chúa và đền Chúa Thánh Thần.
-Linh mục không phải một nghề. Lên chức linh mục là thi hành thừa tác vụ giảng dạy thánh thiêng tức là tham gia vào sứ vụ Chúa Kitô vị Thày duy nhất. Ơn gọi linh mục không là một nghề nghiệp, mà là sự phục vụ như chính Chúa Cha đã làm cho dân Người. Vì vậy linh mục phải học cách phục vụ dân như Chúa.
- Gần gũi với Chúa để cầu nguyện, trong các bí tích, ngay cả những lúc đen tối, vấp phạm. Hãy khiêm tốn gần Giám Mục, để hiệp nhất vì Gíam Mục là người cha. Gần các linh mục khác, là bạn bè, đừng nói xấu nhau. Gần gũi và đến với dân Chúa để học hỏi và nâng đỡ an ủi các gia đình. Linh mục của dân không phải viên chức nhà nước.
- Lòng trắc ẩn và dịu dàng. Đừng khép mình trước những vấn đề, những điều dân chúng nói với con. Hãy dành thời gian lắng nghe an ủi, thăm hỏi. Hãy có lòng thương xót và tha thứ. Thiên Chúa không mệt mỏi để tha thứ tất cả. Sự gần gũi và lòng trắc ẩn dịu dàng của với các gia đình mang lại niềm vui cho sứ vụ Tin Mừng.
- Tránh xa phù vân. Thực tế là tránh xa phù vân, hư ảo, kiêu hãnh, tiền bạc mà sống nghèo. Đừng qúa hăng say với công việc bên ngoài mà quên việc thiêng 1iêng.
Cuối cùng là xin Đức Mẹ đồng hành và tìm an ủi nơi Mẹ hiền, mọi sự sẽ tốt đẹp.
Linh Mục Truyền Giáo Trang Mạng Gioan Trần Công Nghị (1945-2021) sáng lập VietCathotic, qua đời 22.4.2021, tại Orange County, thọ 76 tuổi. Thánh Lễ tưởng nhớ và cầu nguyện cho Cha Gioan Trần Công Nghị, lúc 5.30 chiều Thứ 5, 29.4.2021, tại Nhà Thờ St Columban, 10801 Stanford Ave, Garden Grove, CA. Chủ Tế: Đức Cha Toma Nguyễn Thái Thành, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange. Giảng Thuyết: Cha Michael Mai Khải Hoàn.,Thánh Lễ an táng, vào lúc 10g, thứ 6 ngày 30.4.2021, tại Nhà Thờ Chính Tòa Chúa Kitô, Giáo Phận Orange. Chủ Tế: Đức TGM Jose H. Gomez, Tổng Giám Mục TGP Los Angeles, Chủ Tịch HĐGM Hoa Kỳ. Giảng thuyết: Cha Giuse Nguyễn Thanh Châu, Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ.
Chúng ta ngậm ngùi thương nhớ vị mục tử như ĐGH Phanxcicô đã phác họa trên. Và cha đã để lại sự nghiệp to lớn của 50 linh mục (1971-2021) và 25 năm truyền thông VietCatholic (1996-2021). Ngoài bằng khen của Thượng Viện HK, còn có 33 chứng từ (ghi trong trang Phân Ưu của Vietcatholic, tính đến 25.4. 21) cùng với rất nhiều lời chia buồn. Như 5 nhân chứng, 5 nơi khác nhau, tiễn ghi, mong hạt giống sinh hoa kết quả.
ĐC Giuse Đinh Đức Đạo (VN) đã diễn tả đức tính con người Cha Nghị : ‘Tôi nhớ đến và biết ơn cha Trần Công Nghị là người rất tốt với bạn hữu, luôn hăng say trong nhiệm vụ và quảng đại trong việc cộng tác cho việc chung. Những đức tính tốt của ngài sẽ còn đọng lại trong tâm khảm của những người thân yêu trong gia đình, bạn hữu, cộng tác viên và mọi người qui mến cha’.
Lm Nguyễn Trung Tây (Samạc thổ dân Úc Châu) nghẹn ngào từ giã cha Nghị : Các vị lãnh đạo Công Giáo đặc biệt Pope John Paul II, Pope Benedict XVI, Pope Francis nhiều lần kêu gọi người tín hữu hôm nay ra nương đồng gieo hạt Lời Chúa trên mạng xã hội. Lm Trần Công Nghị là một người tiên phong trên lãnh vực truyền thông rao giảng Đức Giêsu và Phúc m trên trang mạng mang tên Vietcatholic News : ‘Tin Tức Công Giáo Hoàn Vũ và VN’, gọi tắt VietCatholic. Cha Nghị thân mật nói (với cha Trung-Tây) : ‘Tôi chỉ là người đào ao, còn cá trong ao là do các cộng tác viên khác thả vào. Ao cá và những chú cá là một ấn tượng đối với tôi’. Ao cá do chính Lm Nghị siêng năng cần mẫn học hỏi phương cách đào sâu. Cá trong ao là do bao nhiêu cộng sự viên khắp nơi trên thế giới thả vào. Để rồi, giờ này trang mạng VietCatholic trở thành nơi Lời Chúa được rao hằng ngày. VietCatholic tựa như mảnh đất tốt. Nơi hạt giống Lời Chúa tiếp tục nảy sinh, vươn cao, đậu được nhiều bông lúa vàng thơm ngát.
Lm Bùi Thượng Lưu (Online dân Chúa u Châu) cùng theo đuổi truyền thông, viết : Nhớ lại Lời Chúa: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh! Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời. Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy.”(Ga 12, 22-24). Chúng ta cùng hiến dâng cuộc đời của Cha Gioan Trần Công Nghị vào lòng từ ái của Chúa, xin cho hạt lúa miến bị nghiền nát và thối rữa trong những ngày tháng cuối đời trên bàn thờ thập giá của giường bệnh trổ bông kết trái phong phú cho cộng đồng, giáo hội và VietCatholic, khi mừng 25 năm Ngân Khánh vào dịp cuối năm 2021, tiếp tục công việc cha Gioan Trần Công Nghị đã gieo mầm và vất vả vun tưới trong 25 năm qua..
Gs Trần Vinh (HK) sau khi bàn về thành công của cha Nghị, chân thành viết : Với sự xuất hiện sớm sủa của VietCatholic.net, chúng tôi trộm nghĩ Lm. Trần Công Nghị, Ban biên tập và các vị cộng tác có thể hãnh diện vì đã đi trước một bước trong việc sử dụng phương tiện truyền thông hiện đại để rao giảng Tin Mừng, phát huy văn hoá dân tộc, bảo vệ công lý và bảo vệ Giáo hội. Quý vị đã hưởng ứng xuất sắc lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, khi Ngài đềcập đến internettrong Sứđiệp“Internet, diễn đàn mới đểloan báo Tin Mừng”, nhân Ngày Quốc tế Truyền thông lần thứ 36. Đức Thánh Cha khẳng định đây là một cơ may cần phải tận dụng, không thể bỏ qua và “đối với Giáo hội, thế giới ảo mới mẻ nầy mời gọi làm cuộc mạo hiểm lớn lao là sử dụng năng lực của nó để loan báo sứ điệp Tin Mừng ”. Lm.Gioan Trần Công Nghị ra đi, tuy để lại bao thương nhớ, nhưng chúng tôi cũng xin chúc mừng ông, vì ông đã sống viên mãn lí tưởng đời mình là làm linh mục của Chúa, của Giáo hội và khi chết đi vẫn là linh mục của Chúa, của Giáo hội. Giờ đây,ông có thể hân hoan thưavới cộng đoàn đức tin rằng: “Tôi đã chiến đấu trong trận chiến chính nghĩa, đã chạy đến cùng đường và đã giữ vững đức tin. (2Tm4:7)”
Gs Lê Đình Thông (Paris) nhớ thương cha Gioan qua trích đoạn mấy vần thơ :
Nửa thế kỷ chuyên cần học hỏi
Trang Web làm sớm tối chăm lo
Gắng công ra sức lần mò
Thập phương đi lại chuyến đò sang sông.
Nhờ cha Nghị khai đường mở lối
Hội thánh ta mới có trang nhà
‘‘VietCatholic’’ gần xa
Tin từ trong nước lan ra khắp miền.
Từ Roma tinh tuyền bát tú
Tin khắp nơi Hoàn Vũ ngập tràn
Rồi tin Giáo Hội nước Nam
Bênh vực Công lý thâm trầm soi chung…
(Thương Tiếc. Paris, 23. 4. 2021)
Lời kết luận với ước nguyện.
Đêm ngày dân Chúa xin cho các mục tử ‘nghe, thấy’ sẵn sàng can đảm mạnh mẽ rao giảng như các Tông đồ xưa, theo lời kêu gọi của ĐGH trong Thông điệp Truyền Giáo, 2021.
Hai hình ảnh mà các chứng từ cầu mong nơi Cha Gioan Trần Công Nghị: Tin tưởng hạt giống sẽ nảy sinh hoa quả sum xuê, xinh tươi. Và ao sẽ đầy cá, sinh xôi phát triển không ngừng.
Phó Tế Phạm Bá Nha.
Trong dịp này Giáo Hội VN mất Linh Mục truyền giáo trang mạng Gioan Trần Công Nghị (1945-2021). Khiến mọi người hụt hững và vô vàn thương tiếc.
Thông điệp Truyền Giáo của ĐGH Phanxicô, 2021, mang tên ‘Những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra’ (Cv 4, 20). ĐGH nhấn mạnh ngày nay cần những tấm lòng ‘đi đến các vùng ngoại biên’. Dám làm những gì đã nghẹ và thấy. Nội dung Thông Điệp có 3 điểm chính :
-Như các Tông Đồ. Các Tông Đồ được Chúa tìm kiếm, kêu gọi sống tình bạn với Người. Nhìn thấy Chúa chữa bệnh nhân, đồng bạn với tội nhân, cho người đói ăn, gần gũi với người bị loại trừ, chạm đến người ô uế, bệnh tật, đồng hóa với người khốn khổ. Chúa mời gọi sống các mối phúc. Tình yêu thúc đẩy chúng ta chia sẻ tin vui tuyệt vời nhất : chúng tôi đã gặp Đấng Mesia.
- ĐGH mời gọi : Như các Tông Đồ và tín hữu tiên khởi. Chúng ta cũng nói được : Những gì tai nghe, mắt thấy, chúng tôi không thể nói ra. Chúng ta cũng chia sẻ với tất cả mọi người hy vọng, xác tín rằng Chúa luôn bên và dẫn dắt chúng ta.
- Biết ơn các nhà Truyền Giáo : Kết thúc, ĐGH với lòng biết ơn các nhà truyền giáo rời bỏ quê hương mang Tin Mừng đến khắp nơi. Chứng tá truyền giáo đã canh tân dấn thân, quảng đại vui tươi của Tin Mừng. Thúc đẩy cầu nguyện cho có nhiều thợ gặt cho cánh đồng lúa chín.
Bài giảng lễ Truyền chức, 25.4.2021, sau khi các ứng viên đáp lại lời xướng tên : Vâng, Con đây (me voici) và tiến lên. ĐGH hướng về các ứng viện khuyên vả nhắn nhủ :
-Chúa tuyển chọn : Trong số các Môn Đệ, Chúa muốn chọn một số người thi hành công khai chức vụ tư tế trong Giao Hội vì mọi người. Chúng ta sắp nâng các thầy này lên hàng linh mục phục vụ Chúa Kitô, là mục tử. Họ sẽ cộng tác xây dựng thân mình Chúa là Giáo Hội trong dân Chúa và đền Chúa Thánh Thần.
-Linh mục không phải một nghề. Lên chức linh mục là thi hành thừa tác vụ giảng dạy thánh thiêng tức là tham gia vào sứ vụ Chúa Kitô vị Thày duy nhất. Ơn gọi linh mục không là một nghề nghiệp, mà là sự phục vụ như chính Chúa Cha đã làm cho dân Người. Vì vậy linh mục phải học cách phục vụ dân như Chúa.
- Gần gũi với Chúa để cầu nguyện, trong các bí tích, ngay cả những lúc đen tối, vấp phạm. Hãy khiêm tốn gần Giám Mục, để hiệp nhất vì Gíam Mục là người cha. Gần các linh mục khác, là bạn bè, đừng nói xấu nhau. Gần gũi và đến với dân Chúa để học hỏi và nâng đỡ an ủi các gia đình. Linh mục của dân không phải viên chức nhà nước.
- Lòng trắc ẩn và dịu dàng. Đừng khép mình trước những vấn đề, những điều dân chúng nói với con. Hãy dành thời gian lắng nghe an ủi, thăm hỏi. Hãy có lòng thương xót và tha thứ. Thiên Chúa không mệt mỏi để tha thứ tất cả. Sự gần gũi và lòng trắc ẩn dịu dàng của với các gia đình mang lại niềm vui cho sứ vụ Tin Mừng.
- Tránh xa phù vân. Thực tế là tránh xa phù vân, hư ảo, kiêu hãnh, tiền bạc mà sống nghèo. Đừng qúa hăng say với công việc bên ngoài mà quên việc thiêng 1iêng.
Cuối cùng là xin Đức Mẹ đồng hành và tìm an ủi nơi Mẹ hiền, mọi sự sẽ tốt đẹp.
Linh Mục Truyền Giáo Trang Mạng Gioan Trần Công Nghị (1945-2021) sáng lập VietCathotic, qua đời 22.4.2021, tại Orange County, thọ 76 tuổi. Thánh Lễ tưởng nhớ và cầu nguyện cho Cha Gioan Trần Công Nghị, lúc 5.30 chiều Thứ 5, 29.4.2021, tại Nhà Thờ St Columban, 10801 Stanford Ave, Garden Grove, CA. Chủ Tế: Đức Cha Toma Nguyễn Thái Thành, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Orange. Giảng Thuyết: Cha Michael Mai Khải Hoàn.,Thánh Lễ an táng, vào lúc 10g, thứ 6 ngày 30.4.2021, tại Nhà Thờ Chính Tòa Chúa Kitô, Giáo Phận Orange. Chủ Tế: Đức TGM Jose H. Gomez, Tổng Giám Mục TGP Los Angeles, Chủ Tịch HĐGM Hoa Kỳ. Giảng thuyết: Cha Giuse Nguyễn Thanh Châu, Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ.
Chúng ta ngậm ngùi thương nhớ vị mục tử như ĐGH Phanxcicô đã phác họa trên. Và cha đã để lại sự nghiệp to lớn của 50 linh mục (1971-2021) và 25 năm truyền thông VietCatholic (1996-2021). Ngoài bằng khen của Thượng Viện HK, còn có 33 chứng từ (ghi trong trang Phân Ưu của Vietcatholic, tính đến 25.4. 21) cùng với rất nhiều lời chia buồn. Như 5 nhân chứng, 5 nơi khác nhau, tiễn ghi, mong hạt giống sinh hoa kết quả.
ĐC Giuse Đinh Đức Đạo (VN) đã diễn tả đức tính con người Cha Nghị : ‘Tôi nhớ đến và biết ơn cha Trần Công Nghị là người rất tốt với bạn hữu, luôn hăng say trong nhiệm vụ và quảng đại trong việc cộng tác cho việc chung. Những đức tính tốt của ngài sẽ còn đọng lại trong tâm khảm của những người thân yêu trong gia đình, bạn hữu, cộng tác viên và mọi người qui mến cha’.
Lm Nguyễn Trung Tây (Samạc thổ dân Úc Châu) nghẹn ngào từ giã cha Nghị : Các vị lãnh đạo Công Giáo đặc biệt Pope John Paul II, Pope Benedict XVI, Pope Francis nhiều lần kêu gọi người tín hữu hôm nay ra nương đồng gieo hạt Lời Chúa trên mạng xã hội. Lm Trần Công Nghị là một người tiên phong trên lãnh vực truyền thông rao giảng Đức Giêsu và Phúc m trên trang mạng mang tên Vietcatholic News : ‘Tin Tức Công Giáo Hoàn Vũ và VN’, gọi tắt VietCatholic. Cha Nghị thân mật nói (với cha Trung-Tây) : ‘Tôi chỉ là người đào ao, còn cá trong ao là do các cộng tác viên khác thả vào. Ao cá và những chú cá là một ấn tượng đối với tôi’. Ao cá do chính Lm Nghị siêng năng cần mẫn học hỏi phương cách đào sâu. Cá trong ao là do bao nhiêu cộng sự viên khắp nơi trên thế giới thả vào. Để rồi, giờ này trang mạng VietCatholic trở thành nơi Lời Chúa được rao hằng ngày. VietCatholic tựa như mảnh đất tốt. Nơi hạt giống Lời Chúa tiếp tục nảy sinh, vươn cao, đậu được nhiều bông lúa vàng thơm ngát.
Lm Bùi Thượng Lưu (Online dân Chúa u Châu) cùng theo đuổi truyền thông, viết : Nhớ lại Lời Chúa: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh! Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời. Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy.”(Ga 12, 22-24). Chúng ta cùng hiến dâng cuộc đời của Cha Gioan Trần Công Nghị vào lòng từ ái của Chúa, xin cho hạt lúa miến bị nghiền nát và thối rữa trong những ngày tháng cuối đời trên bàn thờ thập giá của giường bệnh trổ bông kết trái phong phú cho cộng đồng, giáo hội và VietCatholic, khi mừng 25 năm Ngân Khánh vào dịp cuối năm 2021, tiếp tục công việc cha Gioan Trần Công Nghị đã gieo mầm và vất vả vun tưới trong 25 năm qua..
Gs Trần Vinh (HK) sau khi bàn về thành công của cha Nghị, chân thành viết : Với sự xuất hiện sớm sủa của VietCatholic.net, chúng tôi trộm nghĩ Lm. Trần Công Nghị, Ban biên tập và các vị cộng tác có thể hãnh diện vì đã đi trước một bước trong việc sử dụng phương tiện truyền thông hiện đại để rao giảng Tin Mừng, phát huy văn hoá dân tộc, bảo vệ công lý và bảo vệ Giáo hội. Quý vị đã hưởng ứng xuất sắc lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, khi Ngài đềcập đến internettrong Sứđiệp“Internet, diễn đàn mới đểloan báo Tin Mừng”, nhân Ngày Quốc tế Truyền thông lần thứ 36. Đức Thánh Cha khẳng định đây là một cơ may cần phải tận dụng, không thể bỏ qua và “đối với Giáo hội, thế giới ảo mới mẻ nầy mời gọi làm cuộc mạo hiểm lớn lao là sử dụng năng lực của nó để loan báo sứ điệp Tin Mừng ”. Lm.Gioan Trần Công Nghị ra đi, tuy để lại bao thương nhớ, nhưng chúng tôi cũng xin chúc mừng ông, vì ông đã sống viên mãn lí tưởng đời mình là làm linh mục của Chúa, của Giáo hội và khi chết đi vẫn là linh mục của Chúa, của Giáo hội. Giờ đây,ông có thể hân hoan thưavới cộng đoàn đức tin rằng: “Tôi đã chiến đấu trong trận chiến chính nghĩa, đã chạy đến cùng đường và đã giữ vững đức tin. (2Tm4:7)”
Gs Lê Đình Thông (Paris) nhớ thương cha Gioan qua trích đoạn mấy vần thơ :
Nửa thế kỷ chuyên cần học hỏi
Trang Web làm sớm tối chăm lo
Gắng công ra sức lần mò
Thập phương đi lại chuyến đò sang sông.
Nhờ cha Nghị khai đường mở lối
Hội thánh ta mới có trang nhà
‘‘VietCatholic’’ gần xa
Tin từ trong nước lan ra khắp miền.
Từ Roma tinh tuyền bát tú
Tin khắp nơi Hoàn Vũ ngập tràn
Rồi tin Giáo Hội nước Nam
Bênh vực Công lý thâm trầm soi chung…
(Thương Tiếc. Paris, 23. 4. 2021)
Lời kết luận với ước nguyện.
Đêm ngày dân Chúa xin cho các mục tử ‘nghe, thấy’ sẵn sàng can đảm mạnh mẽ rao giảng như các Tông đồ xưa, theo lời kêu gọi của ĐGH trong Thông điệp Truyền Giáo, 2021.
Hai hình ảnh mà các chứng từ cầu mong nơi Cha Gioan Trần Công Nghị: Tin tưởng hạt giống sẽ nảy sinh hoa quả sum xuê, xinh tươi. Và ao sẽ đầy cá, sinh xôi phát triển không ngừng.
Phó Tế Phạm Bá Nha.
Thông Báo
Cha Đỗ Trường và Ban Mục Vụ Cộng Đoàn Đức Mẹ Lộ Đức Nam California phân ựu cùng Tang Quyến cha Trần Công Nghị và Việtcatholic
Lm Đỗ Trương
15:29 28/04/2021
Ban Mục Vụ và Công Đoàn Lòng Chúa Thương Xót giáo xứ Anthony Church phân ưu cùng tang quyén cha Trần Công Nghị
Cộng Đoàn Lòng Chúa Thương Xót
15:52 28/04/2021
VietCatholic TV
Bi thảm: Hàng trăm linh mục, tu sĩ ở Nam Mỹ và Caribê chết vì vi rút Tầu độc địa
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:14 28/04/2021
1. Hàng triệu người đang đối mặt với nạn đói trong khi khủng hoảng Miến Điện ngày càng trầm trọng hơn
Liên hợp quốc cho biết hôm thứ Năm rằng sẽ có thêm 3.4 triệu người nữa ở Miến Điện phải vật lộn để đủ tiền mua thực phẩm trong vòng từ 3 đến 6 tháng tới.
Quốc gia này đã rơi vào tình trạng hỗn loạn chính trị sau khi quân đội giành chính quyền từ chính phủ dân sự được bầu một cách dân chủ vào ngày 1 tháng Hai.
Với áp lực kinh tế gia tăng từ cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, Miến Điện đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính ngày càng sâu sắc.
Chương trình Lương thực Thế giới cho biết giá gạo và dầu ăn trên thị trường đã tăng lần lượt 5% và 18% kể từ cuối tháng Hai.
Có dấu hiệu cho thấy các gia đình ở thủ đô thương mại Yangon đã phải bỏ bữa và ăn thức ăn ít dinh dưỡng hơn.
Ngân hàng Thế giới dự báo GDP của Miến Điện sẽ giảm 10% vào năm 2021.
Phân tích của cơ quan cho thấy các khu vực thành thị sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì tình trạng mất việc làm đang gia tăng trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng và dịch vụ.
Chương trình Lương thực Thế giới có kế hoạch mở rộng hoạt động của mình để giúp đỡ 3.3 triệu người, tăng gấp ba lần số người mà chương trình này giúp đỡ.
Chương trình kêu gọi 106 triệu đô la để đạt được mục tiêu này.
Source:Reuters
2. Công bố kinh cầu nguyện cho cuộc gặp gỡ các gia đình Công Giáo
Hôm 22 tháng Tư vừa qua, Bộ giáo dân, gia đình và sự sống đã công bố kinh các tín hữu được mời gọi đọc, để cầu nguyện cho cuộc gặp gỡ lần thứ 10 các gia đình Công Giáo thế giới, sẽ được tiến hành tại Roma, từ ngày 22 đến 26 tháng 6 năm 2022, với chủ đề là “Tình yêu gia đình: ơn gọi và con đường nên thánh”.
Kinh nguyện này sẽ ở trọng tâm tiến trình chuẩn bị, hướng dẫn công việc và soi sáng cho những suy tư về phân định dưới ánh sáng đức tin, giữa các thách đố mới mà tình trạng đại dịch đề ra cho cộng đoàn Giáo hội trong các gia đình.
Đức Hồng Y Kevin Farrell, Bộ trưởng Bộ giáo dân, gia đình và sự sống, nhận định rằng: “Cầu nguyện là cách thức đi vào Năm Amoris Laetitia, Niềm vui Yêu thương, và chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ các gia đình ở Roma”.
Nội dung Kinh nguyện chính thức:
Lạy Cha Thánh, chúng con đến trước Cha để chúc tụng và cảm tạ Cha vì đại hồng ân gia đình. Chúng con cầu nguyện cho các gia đình được thánh hóa trong bí tích hôn phối, để họ mỗi ngày tái khám phá ân thánh đã lãnh nhận, và như những Giáo hội tại gia bé nhỏ, họ biết làm chứng về sự hiện diện và tình thương của Chúa Kitô đối với Giáo hội.
Chúng con cầu nguyện cho các gia đình đang trải qua khó khăn và đau khổ, bệnh tật hoặc những nguy hiểm mà chỉ có Cha biết: xin Cha nâng đỡ và giúp họ ý thức về con đường nên thánh mà Cha kêu gọi họ, để họ có thể cảm nghiệm lòng thương xót vô biên của Cha, và tìm được những con đường mới để tăng trưởng trong tình yêu.
Chúng con cầu nguyện cho các trẻ em và người trẻ để họ có thể gặp Cha và vui mừng đáp lại ơn gọi mà Cha đã dành cho họ; chúng con cầu cho các cha mẹ và ông bà nội ngoại, để họ ý thức họ là dấu chỉ tình phụ tử và mẫu tử của Thiên Chúa trong việc săn sóc con cái, trong thể xác và tinh thần, mà Cha phó thác cho họ; nhờ cảm nghiệm tình huynh đệ mà gia đình có thể mang lại cho thế giới.
Lạy Cha xin làm cho mỗi gia đình có thể sống ơn gọi nên thánh của mình trong Giáo hội, như một lời mời gọi trở thành những vai chính trong việc loan báo Tin mừng, trong việc phục vụ sự sống và hòa bình, trong niềm hiệp thông với các linh mục và mọi bậc sống.
Xin Cha chúc lành cho Cuộc Gặp gỡ các gia đình thế giới. Amen.
3. Hàng trăm giám mục, linh mục và tu sĩ Nam Mỹ và Caribê qua đời vì Covid-19 khi phục vụ người nghèo.
Đức Cha Jorge Eduardo Lozano của giáo phận San Juan de Cuyo ở Argentina cho biết hàng trăm linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ ở Nam Mỹ và vùng Caribê đã qua đời vì nhiễm Covid-19 khi ước muốn đồng hành với người đau khổ, chạm vào thân thể đau thương của người dân.
Theo Đức Cha Tổng Thư ký Hội đồng giám mục Nam Mỹ, nhiều người trong số họ đã bị lây nhiễm trong các khu dân cư bình dân, trong bệnh viện, vì muốn mang lại sự an ủi cho những người nghèo nhất.
Tại Mễ Tây Cơ, cho đến cuối tháng 3 năm 2021, đã có hơn 250 linh mục chết vì Covid; nhưng đây chưa phải là con số tổng cộng của tất cả giáo phận.
Tại Brazil, theo Ủy ban Quốc gia về Giáo sĩ, đến đầu tháng 3 năm 2021 đã có 65 linh mục qua đời trong tổng số 1,455 vị bị nhiễm virus.
Tại Venezuela, 201 linh mục bị nhiễm và 24 vị qua đời trong tổng số 2,002 vị có mặt tại nước này.
Trong khi đó tại Colombia có 60 linh mục và 37 nữ tu qua đời, và tại Nicaragua có 15 vị.
Khoảng 20 giám mục ở Nam Mỹ cũng là nạn nhân của Covid-19: 7 vị tại Brazil, trong đó có 1 Hồng Y hưu trí; 5 vị ở Mexico, 3 vị ở Venezuela, 2 vị ở Colombia; và các nước Peru, Bolivia, Nicaragua, Argentina và Ecuador mỗi nước có 1 vị.
Rất nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ đã không ngừng ở bên người dân của họ. Đức Cha Lozano nhắc đến cha Basilio Britex, dù tình trạng sức khỏe bấp bênh, vẫn gần gũi với những người bệnh và những người ở các “khu ổ chuột”, những khu dân cư nghèo của Buenos Aires; cha Pedro Velasco Suarez, linh hướng của trường học nơi đa số là các thiếu nữ của các khu ổ chuột; cha Gabriel Gutiérrez Ramírez bị nhiễm virus khi tiếp tục phục vụ những người sống trên đường phố.
Colombia đau buồn vì cái chết của sơ Johana Rivera Ramos, chỉ mới 33 tuổi, hoạt động với người trẻ và các gia đình. Sơ là người đầu tiên qua đời vì Covid tại nước này. Brazil cũng đau buồn vì sự qua đời của tu sĩ Simplicio Jose do Menino Jesus, 28 tuổi, sau khi ở bên cạnh những người vô gia cư.
Ðại hội đồng Giáo hội châu Mỹ Latinh và vùng Caribê, dự kiến vào tháng 11 năm 2021, sẽ là dịp thích hợp để bày tỏ lòng kính trọng đối với các linh mục và tu sĩ này.
Mới thụ phong được 23 ngày, tân linh mục đã qua đời. Lấy lời lành mà khuyên người bị cấm ở Ireland
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:19 28/04/2021
1. Bất chấp sự phản đối kịch liệt của đạo diễn, phim ủng hộ phá thai không được chọn ở giải Oscar 2021
Mặc dù đã nhận được giải thưởng từ một số liên hoan phim và từ Planned Parenthood, bộ phim “Never Rarely Sometimes Always,” đã vắng mặt tại Lễ trao giải Oscar năm 2021. Đó là một bức tranh hư cấu theo chân một cô gái 17 tuổi khi cô đi từ Pennsylvania đến New York để được phá thai.
Vào tháng 3 năm nay, một thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh - cơ quan toàn quốc bỏ phiếu cho giải Oscar - đã từ chối xem xét phim này. Nhà làm phim phò phá thai đã huy động dư luận phẫn nộ với thành viên này.
Bộ phim lấy cảm hứng từ những câu chuyện tin tức về những phụ nữ đi du lịch từ những khu vực có luật phá thai hạn chế hơn đến những khu vực có luật dễ dãi hơn.
Bộ phim đã thu hút sự khen ngợi từ những người ủng hộ phá thai. Tổ chức kinh doanh các dịch vụ phá thai Planned Parenthood đã trao giải “Truyền Thông Xuất Sắc” cho đạo diễn Eliza Hittman vào năm 2020.
Tuy nhiên, khi được hỏi qua email liệu anh đã xem bộ phim chưa, nhà làm phim kiêm thành viên Ban Giám Khảo Oscar Kieth Merrill trả lời rằng anh không muốn xem bộ phim đó, với lý do là anh có niềm tin Kitô và anh là người ủng hộ cuộc sống.
“Đối với tôi, không có gì thú vị hay truyền cảm hứng khi xem một cuốn phim liên quan đến việc giết những đứa trẻ chưa chào đời. Tôi đã quyết định không xem phim của Hittman vì nó ca ngợi việc phá thai”, Merrill nói khi được Variety hỏi về quyết định của mình.
“Bộ phim của cô ấy là sự thể hiện cô ấy là ai. Việc tôi không quan tâm đến việc xem phim của cô ấy là biểu hiện của việc tôi là ai”.
Source:Catholic News Agency
2. Lấy lời lành mà khuyên người có nguy cơ ở tù tại Ái Nhĩ Lan
Các nhà phê bình cho biết việc thực hành tôn giáo hợp pháp có thể bị cấm đoán quá mức trong dự luật gọi là “liệu pháp chuyển đổi” do các nhà hoạt động LGBT ở Ái Nhĩ Lan và Bắc Ái Nhĩ Lan ủng hộ.
Dự luật “liệu pháp chuyển đổi” của Ái Nhĩ Lan phỏng theo một dự luật đã được thông qua và ký thành luật tại tiểu bang Victoria của Úc Đại Lợi.
Liệu pháp chuyển đổi được định nghĩa là “một thực hành hoặc hành vi hướng tới một người, cho dù có hoặc không có sự đồng ý của người đó trên cơ sở khuynh hướng tình dục hoặc bản sắc giới tính của người đó; và nhằm mục đích thay đổi hoặc ngăn chặn xu hướng tình dục hoặc bản sắc giới tính của người đó; hoặc khiến người đó thay đổi hoặc ngăn chặn xu hướng tình dục hoặc bản sắc giới tính của họ.”
Dự luật yêu cầu cấm tất cả các “liệu pháp chuyển đổi”. Nói tóm lại, nếu ai đó yêu cầu mục sư, linh mục hoặc một người bạn Kitô hữu cầu nguyện cho họ để ham muốn tình dục hoặc chứng rối loạn giới tính của họ có thể được thay đổi, thì mục sư, linh mục hoặc bạn bè đó có nguy cơ phạm tội. Điều này cũng áp dụng cho các bậc cha mẹ đang cầu nguyện cho con cái của họ — hoặc thậm chí đang dạy con cái họ rằng những biểu hiện ham muốn tình dục không theo khuôn mẫu (ít nhất là theo quy luật của khuynh hướng đương đại) là không phù hợp.
Cha Phillip Bochanski, giám đốc điều hành của Courage International, nói với CNA ngày 23 tháng 4 rằng dự luật Ái Nhĩ Lan sẽ “hạn chế quyền tự do phát biểu, và thường là nản lòng các thừa tác viên mục vụ và những người có đức tin có thiện chí phát biểu trước công chúng hoặc trên cơ sở cá nhân trực tiếp, về những gì Lời Chúa nói về các vấn đề đạo đức tình dục, sự hấp dẫn và bản sắc giới tính”.
“Tuy nhiên, họ sẽ không phải là những người duy nhất bị đe dọa. Cuối cùng, luật pháp như thế này, và những lời hùng biện đi kèm với nó, sẽ khiến những người bị hấp dẫn đồng giới hoặc không hài lòng về giới tính sinh học của mình không còn quan tâm đến việc tìm kiếm sự chăm sóc mục vụ mà họ cần và xứng đáng có được. Tôi hy vọng rằng những người đề xuất luật này sẽ nhận ra rằng cuối cùng chỉ làm tổn thương những người mà họ nói rằng họ đang cố gắng bảo vệ”.
Source:Catholic News Agency
3. Linh mục mắc bệnh ung thư qua đời 23 ngày sau khi được thụ phong ngay trong bệnh viện
Cha Livinius Esomchi Nnamani, người được truyền chức linh mục trong phòng bệnh của ngài vào thứ Năm Tuần Thánh với sự cho phép đặc biệt của Đức Thánh Cha Phanxicô, đã qua đời vì bệnh bạch cầu ở tuổi 31.
Tang lễ của linh mục trẻ được tổ chức tại Rome vào ngày 26 tháng 4 tại giáo xứ San Giovanni Leonardi. Một linh mục quen biết với ngài cho biết vị tân linh mục đã dành 23 ngày cuối cùng của cuộc đời mình để dâng thánh lễ từ giường bệnh của mình.
“Bàn thờ của cha ấy là giường bệnh viện, nơi ngài có thể kết hợp những đau khổ của mình với những đau khổ của Chúa Kitô. Ngài đã sống và canh tân Bí tích Thánh Thể của mình một cách mạnh mẽ và hữu hình và đây là một bài học lớn cho tất cả các linh mục”, Cha Davide Carbonaro nói với Roma Sette, một tờ báo của Giáo phận Rôma.
“Ân sủng ngài nhận được là một chức tư tế khá đặc biệt, nhưng đồng thời, lại giống như của mọi linh mục. Sự kết hợp đặc biệt của ngài với sự hy sinh của Chúa Kitô dạy chúng ta phải cử hành với ý thức sâu sắc hơn”.
Cha Livinius đã theo học tại Đại học Giáo hoàng Saint Thomas Aquinas, còn được gọi là Angelicum, với tư cách là một chủng sinh đến từ Nigeria trong hai năm qua trong khi được chăm sóc y tế ở Ý vì căn bệnh ung thư của mình.
Sau khi tình trạng của ngài trở nên tồi tệ hơn, ngài đã viết thư cho Đức Thánh Cha Phanxicô xin được sớm thụ phong. Cha Livinius lần đầu tiên bước vào đời sống tu trì với Dòng Đức Maria Mẹ Thiên Chúa ở Nigeria cách đây mười năm và đã tuyên khấn lần cuối vào tháng Chín.
Theo Vatican News, Đức Giáo Hoàng trả lời vào ngày 31 tháng 3 rằng người chủng sinh này có thể được thụ phong vào ngày hôm sau, Thứ Năm Tuần Thánh.
Đức Cha Daniele Libanori, một Giám Mục Phụ Tá của Rôma, đã phong chức cho Cha Livinius vào ngày 1 tháng 4 tại Bệnh viện Medica Group Casilino.
“Là một linh mục, anh sẽ được kết hợp với Chúa Giêsu để biến thân thể anh thành của lễ đẹp lòng Thiên Chúa. Quả thật, chức linh mục của chúng ta đạt đến đỉnh cao khi cùng với bánh và rượu, chúng ta biết cách dâng hiến tất cả bản thân mình, những gì Chúa đã ban cho chúng ta và chính cuộc sống của chúng ta”, Đức Cha Libanori nói trong bài giảng của mình.
Vị tân linh mục bắt đầu sứ vụ của mình ngay lập tức bằng cách ban phép lành cho các bác sĩ và y tá trong bệnh viện. Ngày qua đời vào ngày 23 tháng 4 sau khi cầu nguyện với kinh Kính Lòng Chúa Thương Xót cùng với bề trên của mình, một linh mục khác, và một thanh niên nhận ra ơn gọi của mình.
Sau tang lễ của ngài, hài cốt của Livinius sẽ được chuyển về quê nhà ở Nigeria, nơi ngài sẽ được chôn cất. Đại Học Angelicum sẽ tổ chức thánh lễ tưởng niệm vị linh mục trẻ vào ngày 3 tháng Năm.
Source:Catholic News Agency
4. Hội nghị thường niên, các Giám mục Anh và xứ Wales kêu gọi các tín hữu quay lại nhà thờ
Kết thúc Hội nghị thường niên, các Giám mục Anh và xứ Wales đã cho công bố một thư mục vụ có tựa đề “Ngày của Chúa”. Trong thư, các vị mục tử khuyến khích các tín hữu tham dự thường xuyên Thánh lễ Chúa nhật, đề xuất một suy tư về những thách đố đang chờ đợi Giáo hội sau một năm đại dịch.
Suy tư của các Giám mục bắt đầu bằng việc tri ân tất cả các tín hữu Công Giáo, những người trong trường hợp khẩn cấp về sức khỏe đã thể hiện sự can đảm, quảng đại và lòng trắc ẩn. Các Giám mục nhấn mạnh rằng, lòng quảng đại được thể hiện diễn tả một cách hùng hồn lòng thương xót, tình yêu và lòng trắc ẩn ở chính con tim Thiên Chúa. Nhiều người đã xúc động trước niềm vui được gặp gỡ Chúa Kitô trong những người nghèo, và nhiều người nghèo cũng đã xúc động vì niềm vui gặp gỡ nơi những giáo dân quảng đại.
Tiếp theo, các Giám mục hướng đến tương lai và những thách đố mà Giáo hội Anh và xứ Wales phải đối diện trong thời kỳ hậu đại dịch, bắt đầu từ việc thực hành đức tin. Các Giám mục nhìn thách đố theo ba hướng: thứ nhất là những người sợ vào nhà thờ hoặc những người chỉ đơn giản đã mất thói quen đến nhà thờ; thứ hai là những người, trong thời gian đại dịch đã xem xét lại các ưu tiên trong cuộc sống của họ và đã quyết định giảm bớt các thực hành đạo đức; và cuối cùng các Giám mục hướng đến những người trong năm qua đã khám phá ra Giáo hội qua Internet và trên các phương tiện truyền thông.
Ðể ứng phó với các thách đố này, các Giám mục tin tưởng rằng Giáo hội có thể trông chờ vào các nguồn lực quan trọng, là những kho tàng thực sự. Ðó là các trường học và các hoạt động xã hội của các trung tâm giáo dục này. Thực tế, trong thời điểm khó khăn, các trường học đã đóng một vai trò thiết yếu.
Các Giám mục nhấn mạnh rằng: “Nhưng kho tàng lớn nhất là đời sống bí tích và trên hết là Bí tích Thánh Thể. Thực tế, việc cử hành Thánh lễ làm nên Giáo hội; và đó là chính Giáo hội, trong hồng ân Thánh Thần, Ðấng làm nên Thánh Thể. Là một yếu tố quan trọng của cộng đoàn Giáo hội, Thánh lễ đòi hỏi sự tham gia tích cực của chúng ta”.
Vì vậy, đối với các Giám mục Anh và xứ Wales, ưu tiên trong những tháng tới là “đưa Thánh lễ Chúa nhật trở lại trung tâm đời sống” của các tín hữu, bằng cách khuyến khích “mỗi người tìm thấy vị trí của mình tại những buổi tụ họp cộng đoàn”.
Các Giám mục kết thúc thư mục vụ bằng việc nhấn mạnh rằng, nhiệm vụ của các vị mục tử là cố gắng trau dồi ý thức về ngày Chúa nhật như một “hồng ân hàng tuần của Chúa dành cho dân Người”. Và điều quan trọng mà các Giám mục không thể bỏ qua, đó là phải ý thức rằng Thánh lễ Chúa nhật là lương thực cho sứ vụ duy nhất được giao phó cho các vị.
Source:Vatican News