“Chiên nghe theo tiếng kẻ ấy. Kẻ ấy sẽ gọi đích danh từng con chiên mình và dẫn ra”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị, nếu như đôi mắt của con chiên không thể nhìn xa, và hai đôi chân của nó thật yếu ớt vì nhỏ nhắn thì bù lại, trời ban cho nó một đôi tai rất thính; nhờ đó, chiên có thể phân biệt tiếng của mục tử, chủ mình hoặc tiếng của người lạ. Như thế, nếu ‘khát khao mỗi ngày’ tiếng chủ vốn là người “sẽ gọi đích danh từng con chiên mình và dẫn ra”, thì chiên đó sẽ “được sống và sống dồi dào”.
Tin Mừng hôm nay đưa ra một cái nhìn sâu sắc về cuộc đấu tranh nội tâm của chúng ta trong việc ‘khát khao mỗi ngày’ tiếng nói bên trong của Thiên Chúa với ‘tiếng lạ của những người lạ’. Chiên sẽ dễ dàng nhận ra tiếng người mục tử và phản ứng có điều kiện vì thói quen thường xuyên lắng nghe của chúng, cũng như thói quen ‘nói với chiên’ của người mục tử, chủ của chúng. Và một khi đã quen với tiếng chủ, chiên sẽ quay lại và đi theo. Cũng thế, một khi đã quen nghe và thích nghe tiếng của Thiên Chúa, chúng ta sẽ càng khát khao Ngài, dễ dàng đi theo và làm theo ý Ngài.
Thế nhưng trong thực tế, nhận ra tiếng nói của Thiên Chúa là điều không dễ. Vì lẽ thường có nhiều ‘tiếng lạ của những người lạ’ không ngừng ‘chen lấn giành giật’ nhau rót vào tai chúng ta; những tiếng nói ấy có khi ngọt hơn đường, có khi đắng hơn mật… Khổ nỗi, chúng ta lại thích nghe! Từ tin tức mới nhất của các tiêu đề, đến ý kiến của bạn bè và gia đình, những cám dỗ chung quanh trong thế giới… cho đến những ý kiến tự mình rút ra… Những ‘tiếng nói’, những ‘ý tưởng’ ấy chồng chéo, lấp đầy tâm trí khiến chúng ta không biết điều nào đến từ Chúa, điều nào đến từ các nguồn khác.
Thiên Chúa không bao giờ cưỡng bách chúng ta hoặc nói với chúng ta những lời cay đắng gây thất vọng; trái lại, những giọng nói ác độc dụ dỗ thì thường tấn công, ép buộc. Chúng khơi dậy những ảo ảnh chói lọi, những cảm xúc đầy cám dỗ nhưng chỉ thoáng qua; lúc đầu, chúng tâng bốc, khiến chúng ta tin, chúng ta là toàn năng, nhưng sau đó, chúng khiến chúng ta hụt hẫng bên trong và buộc tội chính mình. Tiếng nói của Thiên Chúa thì khác, tiếng Ngài sửa chữa chúng ta với sự kiên nhẫn lớn lao; luôn luôn khích lệ, ủi an và dưỡng nuôi hy vọng. Tiếng nói của Ngài là tiếng nói có chân trời, đang khi tiếng nói của kẻ ác dẫn chúng ta đến chân tường, dồn chúng ta vào một góc. Vì thế, việc tập cho được để ‘khát khao mỗi ngày’ tiếng Chúa thật quan trọng biết bao!
Sách Công Vụ Tông Đồ hôm nay cho thấy tầm quan trọng của việc ‘khát khao mỗi ngày’ nơi các tông đồ. Giữa bao vấn đề hết sức tế nhị khi đối mặt với việc ăn đồ cúng hoặc việc cắt bì cho dân ngoại… thì nhất định, các ngài phải lắng nghe thật nhiều tiếng nói của Thầy Dạy Bên Trong là Thánh Thần; nhờ đó, có thể đưa ra những quyết định phù hợp và khôn ngoan cho Hội Thánh tiên khởi.
Anh Chị em,
Thiên Chúa không ngừng nói với chúng ta. Ngài nói qua Lời Chúa, qua giáo huấn của Hội Thánh, qua từng con người, từng biến cố trong cuộc sống; Ngài không ngừng nói, bởi Ngài không ngừng khát khao cho mỗi người được sống và sống dồi dào; Ngài không ngừng lên tiếng bởi Ngài sợ chúng ta nghe theo ‘tiếng lạ của những người lạ’; và rồi, không tìm ra cửa mà vào. Chúng ta chỉ có một cửa để vào Nước Trời, đó là cửa Giêsu; chỉ có Ngài mới dẫn chúng ta vào đó. Ước gì chúng ta biết ‘khát khao mỗi ngày’ chính Ngài, và để Ngài thoả mãn cơn khát là chính linh hồn chúng ta.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ước gì tiếng của Chúa sẽ lấn át tất cả những ‘tiếng lạ của người lạ’ đang cạnh tranh nơi con. Để được vậy, xin cho con biết ‘khát khao mỗi ngày’ bằng việc khao khát chính Chúa như Thánh Vịnh đáp ca hôm nay bày tỏ, “Linh hồn con khao khát Chúa Trời, là Chúa Trời hằng sống”, Amen.
(Tgp. Huế)
12. Con đường chân chính dẫn con người đến sự sống, khi mới bắt đầu thì nhỏ hẹp, nhưng tiến hành theo thời gian thì sẽ vui tươi và ngọt ngào rộng mở, không miệng lưỡi nào có thể tả được.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có người hỏi một anh hành khất:
- “Tại sao lũ chó thấy bọn anh đều nhảy đến cắn?”
Người hành khất trả lời:
- “Nếu như tôi có áo đẹp mũ đẹp mặc vào, thì lũ nghiệt chướng này cũng sẽ kính trọng tôi.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 28:
Có người lợi dụng cái nghèo của mình để biện minh cho hành động xấu xa của mình, chẳng hạn như ăn cắp ăn trộm của người khác, những cái nghèo này thì ngay đến con chó cũng không thích đến gần huống chi là con người.
Nghèo mà sống cao thượng, sống thật thà, sống tình nghĩa thì ai lại không thích, cần gì phải mặc áo đẹp áo sang vào rồi mới được người khác thích !
Ai ghét người nghèo vì họ nghĩ rằng nghèo là người vô phúc, thì họ sẽ bị Thiên Chúa gạch sổ không cho hưởng gia tài Nước Trời; nhưng phúc cho những ai biết chạnh lòng trước cảnh nghèo khó của người khác mà ra tay giúp đỡ họ, bởi vì họ sẽ được Nước Trời làm gia nghiệp. (Mt, 5, 1-13).
Ai không tin thì cứ mở sách Phúc Âm ra mà đọc, đó là lời dạy của Đức Chúa Giê-su chứ không phải của loài người, bởi vì nghèo không phải là nghiệt chướng, nhưng là hạnh phúc, hạnh phúc là vì được trở nên nghèo như Đức Chúa Giê-su.
Bởi vì người nghèo là ngân hàng trên trời của chúng ta vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
“Nếu ông là Đức Kitô, thì xin ông nói rõ cho chúng tôi biết”;
Chúa Giêsu đáp, “Tôi đã nói với các ông mà các ông không tin”.
Khi Gôliát tiến ra nghênh chiến với dân Chúa, tất cả binh lính Israel đều nghĩ, “Nó quá khổng lồ, không tài nào chúng ta có thể giết hắn được”; thế nhưng, với sức mạnh của Chúa; vân vê hòn đá trong tay, Đavít lại nghĩ khác, “Thật may! Nó khổng lồ, tôi không thể bỏ lỡ vận may vì bắn trượt!”. Một ý nghĩ tuyệt vời nơi ‘người của cõi trên!’.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay cũng nói đến một điều gì đó ‘lỡ làng’ nơi những người Do Thái đến gặp Chúa Giêsu. Họ đến trong bối cảnh Ngài đang nói với dân chúng giáo huấn độc đáo về chính Ngài là một Mục Tử Nhân Lành. Những người này yêu cầu Chúa Giêsu “nói rõ” về việc Ngài có phải là Đấng Kitô không. Thú vị thay! Ngài không trả lời trực tiếp, thay vào đó, Ngài nói, Ngài “đã nói” với họ rồi. Họ không biết, chỉ vì họ không tin; họ không nghe, chỉ vì họ không thuộc đoàn chiên của Ngài. Họ ‘đã bỏ lỡ và bị bỏ lại’; ‘bỏ lỡ’ những gì Ngài đã nói, ‘bị bỏ lại’ trong sự rối bời và nhầm lẫn.
Sự việc này bất ngờ tiết lộ cho chúng ta một điều là, Thiên Chúa “đã nói” với chúng ta rất nhiều ‘theo những cách rất riêng’ của Ngài, không nhất thiết ‘theo cách chúng ta muốn’. Ngài nói một ngôn ngữ thần bí, sâu lắng, nhẹ nhàng và ẩn khuất; tiết lộ những mầu nhiệm sâu xa nhất cho những ai khiêm tốn học biết ngôn ngữ của Ngài. Với ai không hiểu ngôn ngữ của Ngài, họ tưởng Ngài ‘chưa nói hoặc không nói’, nên ‘đã bỏ lỡ và bị bỏ lại’; để rồi, nhầm lẫn và rối bời.
Dĩ nhiên, cầu nguyện khác với việc ‘nói những lời cầu nguyện’. Cầu nguyện, cuối cùng, là tương quan của một tình yêu đối với Thiên Chúa. Cầu nguyện là thông hiệp ở một cấp độ, một chiều kích sâu thẳm nhất; là một tác động của Thiên Chúa trong tâm hồn; qua đó, Thiên Chúa mời gọi chúng ta kính tin Ngài, bước theo Ngài và yêu mến Ngài. Lời mời gọi này liên tục được đưa ra cho chúng ta, nhưng rủi thay, chúng ta thường không nghe, không thấy vì chúng ta không thực sự cầu nguyện; ‘cầu’ thì có, nhưng có lẽ, ‘nguyện’ thì không. Vì thế, lắm lúc, chúng ta ‘đã bỏ lỡ và bị bỏ lại’.
Sách Công Vụ Tông Đồ hôm nay kể, các Kitô hữu thời các tông đồ đã không ‘bỏ lỡ’ nên không ‘bị bỏ lại’. Họ kịp nhận ra sự hiện diện của Đấng Phục Sinh ở những nơi họ đến; họ lắng nghe Ngài và làm theo sự hướng dẫn của Thánh Thần. Sau cái chết của Têphanô, họ tản mát đến Cyprô, Xyrênê và Antiôkia; rao giảng cho người Do Thái, Hy Lạp; Barnaba cộng tác với Phaolô. Và “Chính tại Antiôkia, các môn đồ lần đầu tiên nhận tên là Kitô hữu”; đúng như lời tiên báo hoan hỷ của Thánh Vịnh đáp ca, “Muôn nước hỡi, nào ca ngợi Chúa!”; và như thế, sẽ không ai ‘đã bỏ lỡ và bị bỏ lại’.
Anh Chị em,
Thật may mắn khi chúng ta được ở trong đoàn chiên của Chúa Giêsu, Mục Tử Nhân Lành; được dẫn dắt bởi Thần Khí của Ngài qua các đấng bậc trong Hội Thánh, hiện thân của Ngài; qua các ngài, Thiên Chúa không ngừng dẫn dắt và nói với chúng ta để chúng ta bước đi theo Ngài. Thế nhưng, không phải lúc nào đồng cỏ cũng ở trước mặt; đúng vậy, lắm lúc đồng cỏ nằm khuất sau phía chân đồi, một ngọn đồi có tên là “Canvê” mà chúng ta phải vượt qua. Hãy can đảm và tin tưởng bước theo Thần Khí. Ngài không bao giờ dẫn chúng ta đi lạc, chẳng bao giờ để chúng ta đói khát, cô đơn hay thất vọng vì Ngài đang đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường. Đừng bao giờ ‘bỏ lỡ’ cơ hội vượt qua ‘đồi Canvê đời mình’, và chúng ta sẽ không bao giờ ‘bị bỏ lại’. Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta coi lại cách thức chúng ta cầu nguyện; ở đó có ‘đầy lửa’ không, hay đang ‘hâm hẩm; nóng không nóng, lạnh không lạnh’, một điều gì đó mà Thiên Chúa không bao giờ ưa thích.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con học biết lắng nghe Ngài bằng cách yêu mến việc cầu nguyện; nhờ đó, đức tin của con trưởng thành hơn mỗi ngày; và như thế, không bao giờ con ‘đã bỏ lỡ và bị bỏ lại’ vì không kịp nhận ra Ngài”, Amen.
(Tgp. Huế)
Lễ phong chân phước cho Đức Hồng Y Stefan Wyszyński, cựu Giáo chủ Ba Lan đã anh dũng chống lại chủ nghĩa cộng sản, sẽ diễn ra vào Chúa Nhật, 12 tháng 9.
Hôm 23 tháng 4, Đức Hồng Y Kazimierz Nycz thông báo rằng lễ phong chân phước sẽ được tổ chức tại thủ đô Warsaw của Ba Lan vào buổi trưa ngày 12 tháng 9, theo giờ địa phương.
Đức Hồng Y Nycz, tổng giám mục Warsaw, nói rằng Đức Hồng Y Wyszyński sẽ được phong chân phước cùng với Sơ Róża Maria Czacka, một nữ tu Ba Lan qua đời năm 1961 sau một đời phục vụ những người mù.
“Trong buổi lễ ngày 12 tháng 9, Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, sẽ đại diện cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố sắc lệnh phong chân phước”
Đức Hồng Y Nycz đã thông báo vào tháng 4 năm ngoái rằng việc phong chân phước cho Đức Hồng Y Wyszyński, ban đầu được lên kế hoạch vào ngày 7 tháng 6 năm 2020, tại Quảng trường Piłsudski của Warsaw, đã bị hoãn vô thời hạn vì cuộc khủng hoảng coronavirus.
“Một đại dịch đe dọa đến sức khỏe và đời sống nhân dân làm cho việc chuẩn bị và thực hiện các buổi lễ này là bất khả thi,” ngài nói vào thời điểm đó. “Ưu tiên hàng đầu phải là quan tâm đến sự an toàn của con người”.
Đức Hồng Y Wyszyński được ghi nhận là người đã giúp bảo tồn và củng cố Kitô Giáo ở Ba Lan bất chấp các cuộc đàn áp của chế độ cộng sản từ năm 1945 trở đi.
Ngài được gọi là “Giáo chủ của Thiên niên kỷ” bởi vì trong tư cách là Giáo chủ Ba Lan, ngài đã giám sát một chương trình chuẩn bị kéo dài 9 năm với đỉnh điểm là lễ kỷ niệm trên toàn quốc vào năm 1966 biến cố 1000 năm Ba Lan đón nhận ánh sáng Tin Mừng.
Năm 1953, Đức Hồng Y Wyszyński bị chính quyền Cộng sản quản thúc trong ba năm vì từ chối trừng phạt các linh mục hoạt động trong cuộc kháng chiến của Ba Lan chống lại chế độ Cộng sản.
Ngài cũng giúp bảo đảm sự chấp thuận Đức Cha Karol Wojtyła làm tổng giám mục Kraków vào năm 1964, mà cuối cùng điều này dẫn đến việc Đức Wojtyła được bầu làm Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1978.
Đức Hồng Y Wyszyński qua đời vào ngày 28 tháng 5 năm 1981, 15 ngày sau khi Đức Gioan Phaolô II bị bắn trong một vụ ám sát. Không thể tham dự tang lễ của vị Hồng Y, Đức Gioan Phaolô II đã viết trong một bức thư gửi người dân Ba Lan: “Chúng ta hãy đặc biệt suy niệm về hình bóng của vị Giáo Chủ khó quên, Đức Hồng Y Stefan Wyszyński, về ký ức đáng kính, về con người của ngài, sự giảng dạy của ngài, và vai trò của ngài trong một thời kỳ lịch sử khó khăn như thế của chúng ta”.
Source:Catholic News Agency
Viện Y tế Quốc gia đã thông báo vào hôm thứ Sáu tuần trước rằng họ đang đảo ngược các giới hạn đối với nghiên cứu mô bào thai người đã được Chính quyền Trump đưa ra. Đức Tổng Giám Mục Joseph F. Naumann của tổng giáo phận Kansas City ở tiểu bang Kansas, Chủ tịch Ủy ban các hoạt động phò sinh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố sau:
“Thi thể của những đứa trẻ bị giết do phá thai đáng được tôn trọng như bất kỳ người nào khác. Chính phủ của chúng ta không có quyền đối xử với những nạn nhân vô tội chết phá thai như một thứ hàng hóa có thể được lấy các bộ phận cơ thể để sử dụng trong nghiên cứu. Việc quảng bá và trợ cấp cho nghiên cứu có thể dẫn đến việc hợp pháp hóa bạo lực phá thai là điều vô luân. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện nghiên cứu khoa học hiệu quả và phát triển các phương pháp điều trị lâm sàng hữu ích mà không cần thu hoạch mô từ trẻ sơ sinh bị phá thai. Việc hàng triệu người Mỹ sử dụng tiền thuế của chúng ta để sử dụng cho nghiên cứu cộng tác với một ngành kỹ nghệ được xây dựng dựa trên việc cướp đi sinh mạng của những người vô tội cũng gây ra một sự xúc phạm sâu sắc đối với hàng triệu người Mỹ. Thay vào đó, tôi kêu gọi chính quyền Biden nên tài trợ cho các nghiên cứu không dựa trên các bộ phận cơ thể được lấy từ những đứa trẻ vô tội bị giết do phá thai.”
Source:USCCB
Các Hồng Y sẽ họp, bỏ phiếu cho việc phong thánh cho bảy Chân phước, bao gồm cả Chân phước Charles de Foucauld và một người giáo dân Chân phước Ấn Độ.
(Tin Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi mở mật viện bỏ phiếu cho việc phong thánh bảy chân phước vào thứ Hai ngày 3 tháng 5 lúc 10 giờ sáng theo giờ Rôma, tại sảnh đường của Điện Tông Đồ, nơi mà ĐTC thường chủ trì các buổi kinh trưa với các thành viên của mật viện.
Trong cuộc mật viện này, các vị Hồng Y sẽ xem xét các nguyên nhân để bỏ phiếu châu phê việc phong thánh cho bảy Chân phước, bao gồm cha Charles de Foucauld, nhà truyền giáo người Pháp đã bị giết ở Algeria vào năm 1916, và Chân phước Lazarus, tên họ là Devasahayam, một người đàn ông người Ấn đã thành hôn với người Hindu sống vào thế kỷ 18 đã trở về Giáo Hội Công Giáo, Ngài đã là người giáo dân Ấn đầu tiên được nâng lên bậc Chân phước ở Ấn Độ.
Các Chân Phước khác sẽ được bỏ phiếu cho việc tôn vinh hiển thánh là các vị:
- Chân phước César de Bus, linh mục và người sáng lập Tu Đoàn Tín Lý;
- Chân phước Luigi Maria Palazzolo, linh mục, người sáng lập Dòng Nữ tu nghèo khó và còn được gọi là Tu Đoàn Palazzolo;
- Chân phước Giustino Maria Russolillo, linh mục, người sáng lập Tu Đoàn Ơn Chúa Gọi (Vocationists) vào năm 1919, một tu đoàn khích lệ và hỗ trợ những ứng viên muốn bước vào đời tu làm linh mục và tu sĩ;
- Chân phước Maria Francesca Chúa Giêsu, người sáng lập ra Dòng Nữ Capuchine của Mẹ Rubatto;
- Chân phước Maria Domenica Mantovani, đồng sáng lập và là Bề trên Tổng quyền đầu tiên của các Nữ tu Gia đình Thánh Gia Do Thái.
Theo các vị chức trách Phật giáo, một thiền sư Thái đã chặt đầu mình để tự hiến cho Đức Phật, là một ý niệm sai lầm trong việc giải thích giáo lý Phật giáo.
Thiền sư Dhammakorn Wangphrecha, 68 tuổi, một thiền sư được trọng vọng tại tu viện Wat Phuhingong ở tỉnh Nong Bua Lamphu, miền đông bắc Thái, đã tự chặt đầu mình bằng máy chém tự chế trong một nghi thức tôn giáo rùng rợn vào sáng sớm ngày 15/4.
Dựa vào bức thư tuyệt mệnh mà thiền sư viết: Vị thiền sư tin rằng bằng cách hy sinh dâng hiến mạng sống mình như một của lễ toàn thiêu cho Đức Phật, ngài sẽ được tái sinh thành lên một đẳng cấp tâm linh cao hơn hoặc đạt đến giác ngộ, là mục tiêu của mọi Phật tử.
Thiền sư Dhammakorn cho hay ông đã có kế hoạch cho hành động này 5 năm qua, thực hiện hành vi tự hiến tế này bên cạnh một bức tượng thạch cao của thần Indra, một vị thần Hindu đang ôm cái đầu bị chặt của mình trong vòng tay, y như một chuyện thần thoại cổ điển của Ấn Độ.
“Mong muốn của thiền sư là dâng cúng đầu và linh hồn mình để Đức Phật có thể giúp ngài tái sinh thành một đẳng cấp cao hơn ở kiếp sau”, Booncherd Boonrod, một người họ hàng của thiền sư cho một thông tấn xã Thái Lan hay như vậy.
Ông Booncherd còn cho biết thêm: “Trong bức thư tuyệt mệnh của mình, thiền sư viết “chặt đầu là cách ông bày tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật.”
Đạo Phật không cổ súy tự sát vì bất cứ lý do gì, vì đó là hành động ác nghiệp! Vị thiền sư trụ trì này đã dạy những đồ đệ theo ông và các phật tử cộng đoàn thôn dã này rằng bằng cách dâng hiến mạng sống mình cho Đức Phật, họ sẽ được đảm bảo tái sinh tốt hơn cho kiếp sau.
Trước khi hỏa táng thiền sư trong một khu rừng, thi thể của thiền sư Dhammakorn được đặt trong quan tài, nhưng đầu của ông được đặt trong một cái bình pha lê để mọi người chiêm ngắm và người thân của ông có thể tỏ lòng tôn kính.
Các tín đồ Phật giáo Thái Lan thường phóng thích chim, cá và các loài động vật khác để mong công đức và mong đạt được một kiếp tốt đẹp hơn qua việc "cứu" mạng cho các động vật...
Theo thông báo của một hiền sư Phật giáo nổi tiếng, không đồng quan điểm với thiền sư tự sát Dhammakorn cho hay: “Hội đồng Phật giáo ra lệnh cho các thiền sư Thái Lan phải thanh luyện để có những thiền sư chân chính tại các chùa chiền viện tu; vì tự tử không thể là điều kiện để lập công”.
Thiền sư Phramaha Paiwan Warawanno, một hiền sư ở Bangkok, người có đông phật tử cho biết trong một bài đăng trên Facebook như sau: “Không có lời dạy nào, Đức Phật nói bạn hãy tự chém đầu mình để cúng dường. Điều mà Đức Phật mong muốn là mọi người hãy sống theo lời dạy của Ngài làm sao cho cuộc sống càng ngày càng tốt đẹp hơn! Chứ Đức Phật không muốn bất cứ ai dâng hiến cuộc sống hay tự hiến mạng sống mình cho Đức Phật. Chúng ta cần phải chặn đứng những ý niệm sai lầm như vậy!”
Tuy nhiên, một số Phật tử Thái cũng lên tiếng bênh vực cho các nhà sư, cho rằng việc xuống tóc, cạo trọc đầu là một cách truyền thống để tìm đạt một trạng thái tâm linh và kiếp cao hơn trong đời.
Cũng có những lo ngại rằng sẽ có một số phật tử cuồng tín ngưỡng mộ sùng kính thiền sư Dhammakorn, có thể thúc đẩy những phật tử tiếp tục tin vào ma thuật đen tối mà thực hành những điều đáng tiếc tương tự...
Thiền sư Sipbowon Kaeo-ngam, người phát ngôn của Văn phòng Phật giáo Quốc gia cho hay: “Các thiền sư trụ trì và điều hành các chùa chiền và tu viện nên xem xét lại các việc thực hành và hãy quan tâm chăm sóc các nhà sư khác trong chùa của họ. Sự việc này có thể là bằng chứng cho thấy có sự sơ suất trong việc giảng dậy và điều hành… Chúng ta phải ngăn chặn những tình huống không chính đáng xảy ra một lần nữa."
Một vị Giám mục người Ý vừa được bổ nhiệm ở Nam Sudan đã bị ám sát, Giáo Hội địa phương đang cố gắng di tản ngài về thủ đô Narobi của Kenya nơi có các phương tiện điều trị chuyên biệt.
ACI Africa cho biết vị giám mục vừa được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm chăm sóc Giáo phận Rumbek của Nam Sudan đã bị ám sát vào đêm Chúa Nhật rạng sáng thứ Hai 26 tháng Tư và đang điều dưỡng vết thương do đạn bắn tại một cơ sở y tế địa phương.
“Giám mục vừa được bổ nhiệm của chúng tôi đã bị bắn đêm qua. Ngài hiện đang được điều trị tại một bệnh viện CUAMM ở Rumbek”, giáo phận Rumbek nói với ACI Africa hôm thứ Hai. CUAMM là hệ thống các bệnh viện Công Giáo do tổ chức phi chính phủ “Bác sĩ cho Phi Châu” có trụ sở tại Ý điều hành.
Cha Christian Carlassare, người Ý, thuộc Dòng Truyền Giáo Comboni của Thánh Tâm Chúa Giêsu, được bổ nhiệm làm giám mục Giáo phận Rumbek vào ngày 8 tháng 3, sau một thời gian giáo phận này trống tòa kéo dài gần một thập kỷ.
Cha Andrea Osman của Giáo phận Rumbek, người đang ở trong phòng bên cạnh Đức Cha Carlassare khi vụ nổ súng xảy ra, nói với ACI Africa như sau:
“Vụ việc xảy ra lúc 12h45 đêm qua. Tôi nghe thấy Đức Cha hét lên. Tôi thấy hai người trang bị vũ khí. Tôi đã cố gắng đập cửa từ bên trong để có thể xua đuổi họ, nhưng họ dường như không bận tâm. Họ đập cửa và bắt đầu bắn phá vào cánh cửa cho đến khi phá được. Sau đó, họ bắn Đức Cha. Khi họ nhìn thấy tôi, họ bảo tôi biến đi. Một người đã bắn hai phát đạn cảnh cáo hướng về phía tôi trước khi rút lui”.
Hiện nay các bác sĩ đã kiểm soát được tình trạng chảy máu nhiều. Tuy nhiên, Đức Cha Carlassare cần phải được vận chuyển đến thủ đô Nairobi của Kenya để tránh nguy cơ tàn phế.
Lễ tấn phong giám mục cho Đức Cha Carlassare, được lên kế hoạch diễn ra vào Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, ngày 23 tháng Năm.
Ngài đã phục vụ tại Giáo phận Malakal của Nam Sudan kể từ khi ngài đến quốc gia Đông-Trung Phi này vào năm 2005.
Ngài đã đến Giáo phận Rumbek vào ngày 15 tháng 4 vừa qua, sau những ngày tĩnh tâm tại thủ đô Juba của Nam Sudan.
Giáo phận Rumbek rơi vào tình trạng trống tòa từ tháng 7 năm 2011 sau cái chết đột ngột của Đức Cha Caesar Mazzolari. Vị giám mục của Hội Truyền giáo Comboni đã gục ngã khi đang dâng thánh lễ vào sáng ngày 16 tháng 7 năm 2011, một tuần sau khi Nam Sudan độc lập. Ngài được xác nhận đã chết tại Bệnh viện Rumbek vào sáng hôm đó.
Cha Fernando Colombo, một thành viên của Hội Truyền giáo Comboni, đã điều hành giáo phận với tư cách là Giám Quản Tông Tòa của giáo phận cho đến ngày 27 tháng 12 năm 2013. Đức Hồng Y Fernando Filoni, khi đó là tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, đã bổ nhiệm Cha Mathiang làm Giám Quản Tông Tòa cho đến ngày 8 tháng Ba năm nay.
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 26 Tháng Tư, Ủy ban Nhân quyền Nam Sudan lên án hành động dã man này.
“Chúng tôi lên án hành động man rợ này bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất có thể và kêu gọi cả Tiểu bang và Chính phủ quốc gia thành lập một ủy ban để tiến hành điều tra kỹ lưỡng với mục đích buộc thủ phạm phải chịu trách nhiệm.”
Source:Catholic News Agency
Tờ The Pillar ngày 23 tháng 4, 2021 tường trình rằng, sau khi đọc bài báo của Đức Tổng Giám Mục Aquila về tính nhất quán Thánh Thể, một bài báo trưng dẫn Kinh Thánh, Thánh truyền và tín lý cùng giáo luật, không quên khía cạnh thần học bí tích (VietcatholcNews 26/4/2021), Đức Hồng Y Blase Cupich của Chicago đã viết thư cho Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver vào tuần trước để bày tỏ “một số mối quan tâm”, phần lớn dựa vào thần học bí tích, một điều có thể thay đổi theo thời. Đức Hồng Y Cupich kêu gọi Đức Tổng Giám Mục cung cấp một "việc công khai làm sáng tỏ " các lập luận của mình.
Bài báo của Đức Tổng Giám Mục Aquila được công bố trên tờ America vào ngày 14 tháng 4. Và điều lạ, là Đức Hồng Y Cupich biết trước nội dung bài báo, nên đã lập tức có thư cùng ngày gửi Đức Tổng Giám Mục Aquila. The Pillar có hỏi tớ America về điều lạ lùng ấy, nhưng không được giải thích. Mời bạn đọc xem tiếp các thông tin của The Pillar:
Như đã thấy, Đức Tổng Giám Mục Aquila viết rằng, “tôi buộc phải giải quyết sai lầm cho rằng bất cứ người Công Giáo đã rửa tội nào cũng có thể rước lễ chỉ cần họ muốn làm như vậy. Không ai trong chúng ta có quyền tự do đến gần bàn thờ của Chúa mà không có sự kiểm tra lương tâm thích đáng và ăn năn đúng mức nếu đã phạm tội trọng. Bí tích Thánh Thể là một hồng phúc, không phải là một quyền lợi, và tính thánh thiêng của hồng phúc này chỉ bị giảm đi bởi sự lãnh nhận bất xứng. Bởi vì tai tiếng công khai gây ra, điều này đặc biệt đúng trong trường hợp các viên chức nhà nước liên tục cai trị bằng việc vi phạm luật tự nhiên, đặc biệt là các vấn đề tối ưu về phá thai và an tử, tước đoạt mạng sống vô tội, cũng như các hành động khác đi ngược lại giáo huấn của Giáo Hội về phẩm giá của sự sống”.
Một số nguồn tin, trong số đó có một viên chức cao cấp của một tổng giáo phận Hoa Kỳ, nói với The Pillar tuần này rằng ngay sau khi bài báo được công bố, Đức Hồng Y Cupich đã viết thư cho Đức Tổng Giám Mục Aquila, bất đồng với lập luận trên.
Lá thư của Đức Hồng Y gửi cho Đức Tổng Giám Mục Aquila - đã được The Pillar nhìn thấy - được đề ngày 14 tháng 4, cùng ngày với bài báo của Đức Tổng Giám Mục Aquila. Bức thư nói rằng Đức Hồng Y Cupich có "một số mối quan tâm" với bài nhận định của Đức Tổng Giám Mục Aquila, và đặc biệt lo ngại về đoạn trích dẫn ở trên.
Đức Hồng Y Cupich viết, “Tôi xin trân trọng lưu ý, việc cho rằng chúng ta có thể làm bất cứ điều gì để giảm thiểu Bí tích Thánh Thể, hay hiệu quả của nó, là trái với giáo huấn lâu đời của Giáo Hội.
“Thần học về các bí tích của Công Giáo dựa trên tiền đề cho rằng các bí tích là việc làm của Chúa Kitô, một điều vốn là ý nghĩa của lời khẳng định của Giáo hội tại Công đồng Trent (DS 1608) rằng các bí tích hành động một cách ex opere operato [làm là thành] như Thánh Tôma đã viết trong Tổng luận, III, 68,8: ‘Bí tích không được thực hiện nhờ sự chính trực của chủ tế hay người lãnh nhận, nhưng nhờ quyền năng của Thiên Chúa'. Nhờ bản tính của Thiên Chúa, Chúa Kitô và các việc làm của Người không bao giờ bị giảm thiểu bởi bất cứ hành vi nào về phía chúng ta’”.
Đức Hồng Y viết thêm, “Tôi viết với tư cách một giám mục anh em với đề nghị rằng Đức Cha xem xét để công khai làm sáng tỏ quan điểm của Đức Cha”.
Tờ The Pillar không thể xác nhận liệu Đức Tổng Giám Mục Aquila có trả lời trực tiếp cho Đức Hồng Y Cupich hay không. Nhưng trong một bài báo thứ hai, được công bố ngày 18 tháng 4 trên Catholic World Report, Đức Tổng Giám Mục Aquila đã cung cấp một bài minh xác công khai.
Dù ngài không xác định vị giám mục nào đã viết thư cho ngài, Đức Tổng Giám Mục Aquila viết rằng một giám mục đã bày tỏ mối quan tâm về bài báo của ngài và yêu cầu ngài làm sáng tỏ.
Đức Tổng Giám Mục Aquila viết, "Vì sự hồ đồ mình có thể gây ra, tôi đã hứa với vị giám mục rằng tôi sẽ công khai làm sáng tỏ".
Tiếp theo đó, bài báo của ngài đã tiếp tục đưa ra một lời giải thích cặn kẽ về quan điểm của ngài, điều mà vị tổng giám mục gọi là “giải thích rộng hơn điểm” ngài đã đưa ra trước đây.
Bài báo ngày 18 tháng 4 của Đức Tổng Giám Mục Aquila khẳng định rằng các bí tích làm cho ơn thánh có sẵn ex opere operato [làm là thành] - điểm mà Đức Hồng Y Cupich nêu ra trong lá thư của mình. Nhưng vị tổng giám mục viết rằng ngài cũng quả quyết một nguyên tắc khác của thần học bí tích, đó là “đức tin đúng đắn” là điều cần thiết để một người “gặt hái đúng đắn những lợi ích cứu độ của bí tích”.
Đức Tổng Giám Mục trích dẫn Thánh Tôma Aquinô, Thánh Augustinô, Thánh Kinh, và Công đồng Vatican II để lập luận rằng tín lý Công Giáo dạy rằng “việc rước Thánh Thể một cách bất xứng làm giảm tác dụng của bí tích”.
Đức Tổng Giám Mục Aquila giải thích trong bài báo của ngài: “Lợi ích của việc lãnh nhận bí tích phụ thuộc vào điều kiện chuẩn bị tâm linh của chủ thể”.
Vị tổng giám mục viết thêm, “Như tôi đã nói lúc đầu, tôi coi trọng bổn phận của mình, kẻo bị lên án, phải công bố một cách rõ ràng, trọn vẹn và nhất quán những gì Giáo hội tin tưởng và giảng dạy, vì chỉ lúc đó tôi mới nuôi dưỡng các tín hữu dưới sự chăm sóc của tôi sự trọn vẹn của Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô”.
Ngài viết, “Tôi hy vọng rằng trong phần trên, tôi đã minh xác ý định và nội dung bài viết ban đầu của tôi. Lời cầu nguyện sâu sắc nhất của tôi, cả trong bài viết đầu tiên của tôi và bây giờ trong phần làm sáng tỏ này, rằng đây có thể là thời điểm mà đức tin Công Giáo của chúng ta có thể được công bố một cách rõ ràng và can đảm, và người ta sẽ đến gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô, đặc biệt trong các bí tích của Giáo hội, và trong ơn thánh của Bí tích Thánh Thể”.
Sự bất đồng về mặt thần học xảy ra khi ủy ban tín lý của hội đồng giám mục Hoa Kỳ được cho là đang soạn thảo một bản văn để giải quyết vấn đề “tính nhất quán của Thánh Thể”, thuật ngữ hội đồng dùng chỉ các vấn đề liên quan đến việc rước lễ của các chính trị gia và những người Công Giáo khác ủng hộ phá thai một cách công khai, và luôn mâu thuẫn với một số khía cạnh của tín lý Công Giáo.
Các giám mục dự kiến tại cuộc họp ảo sắp tới của các ngài vào tháng 6 để đưa ra một cuộc bỏ phiếu ban đầu về viêc mình có nên công bố một văn kiện như vậy hay không; sau đó các ngài sẽ bỏ phiếu cho một văn kiện đã hoàn thành.
Bức thư của Đức Hồng Y Cupich gửi cho Đức Tổng Giám Mục Aquila được viết vào ngày 14 tháng 4, cùng ngày với bài báo của Đức Tổng Giám Mục Aquila được công bố trên tờ America.
Một phát ngôn viên của Đức Tổng Giám Mục Aquila đã từ chối bình luận về chính bức thư, ngày Đức Tổng Giám Mục nhận được bức thư của Đức Hồng Y Cupich, và liệu Đức Tổng Giám Mục Aquila có gửi bất cứ trả lời trực tiếp nào cho Đức Hồng Y hay không. Người phát ngôn nói với The Pillar rằng Đức Tổng Giám Mục Aquila đang ở xa tòa Giám Mục để tham dự buổi triệu tập các linh mục tổng giáo phận và không có mặt để bình luận.
The Pillar cũng đã yêu cầu một phát ngôn viên của Đức Hồng Y Cupich hôm thứ tư nói rõ về những mối quan tâm khác được đề cập trong lá thư của Đức Hồng Y và liệu bài báo “làm sáng tỏ” của Đức Tổng Giám Mục Aquila có làm hài lòng những phản bác thần học của Đức Hồng Y đối với bài báo của Đức Tổng Giám Mục Aquila’ trên tờ America hay không.
The Pillar cũng hỏi liệu bức thư có thực sự được gửi vào ngày nó được ghi, cùng ngày với việc công bố bài báo của Đức Tổng Giám Mục Aquila hay không, và liệu vị Hồng Y có lấy được bản sao bài báo của Aquila trước khi nó được công bố hay không.
Tổng giáo phận Chicago đã không trả lời yêu cầu bình luận của The Pillar.
Bài báo ban đầu của Đức Tổng Giám Mục Aquila trên tờ America đã được công bố song song với một bài báo khác về chủ đề Tính Nhất quán Thánh Thể, được công bố cùng ngày. Bài báo thứ hai này được viết bởi linh mục Louis J. Cameli, một linh mục của Tổng giáo phận Chicago và là người đại đặc trách việc đào tạo và truyền giáo của Đức Hồng Y Cupich.
Cha Cameli lập luận rằng, trong những trường hợp đụng chạm đến điều 915 của Bộ Giáo luật, là điều ngăn cản việc rước lễ bởi những người cố chấp kiên trì trong tội trọng tỏ tường, thì thừa tác viên của bí tích phải phán đoán xem người đó “có thực sự sống trong tội trọng tỏ tường hay hiển nhiên — nghĩa là, một hoàn cảnh khách quan phạm tội hay không”.
“Có phải hai người trong một cuộc hôn nhân hay kết hợp đồng tính có đang sống trong một hoàn cảnh khách quan tội lỗi không? Không nhất thiết”, Cha Cameli kết luận như thế, mặc dù gần đây Bộ Giáo lý Đức tin đã làm rõ chủ đề này.
The Pillar hỏi tờ America rằng liệu một bản sao bài báo của Đức Tổng Giám Mục Aquila có được trao trước cho Tổng giáo phận Chicago hay không. Biên tập viên của America nói với The Pillar rằng tạp chí có chính sách không bình luận về các quyết định và thực hành nội bộ của mình.
Đức Hồng Y Cupich, kể từ vụ tai tiếng McCarrick năm 2018, nổi lên như một tiếng nói hàng đầu trong số các giám mục của Hoa Kỳ, can thiệp công khai và riêng tư để nói lên mối quan ngại đối với các chủ trương của các giám mục khác về các vấn đề giáo huấn Công Giáo.
Vào tháng Giêng, The Pillar đưa tin rằng Đức Hồng Y Cupich đã tìm kiếm sự can thiệp của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Vatican để ngăn chặn, nhân ngày nhậm chức của Biden, một tuyên bố của chủ tịch hội đồng, Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez, người có lập trường không khoan nhượng về các vấn đề phá thai, giới tính và tự do tôn giáo, và cảnh báo rằng nghị trình chính sách của chính phủ Biden sẽ cổ vũ “các tệ nạn đạo đức” ở một số mặt. Tuyên bố đó đã bị trì hoãn nhưng cuối cùng đã được công bố đầy đủ.
Đức Hồng Y Cupich sau đó đã công khai không đồng ý với tuyên bố của chủ tịch hội nghị, gọi nó là "thiếu cân nhắc" và chỉ trích diễn trình soạn thảo và công bố nó.
Một Hồng Y, không thấu đáo tín lý và nền tảng của tín lý Công Giáo, chỉ dựa vào "uy tín" tay trong của vị Giáo Hoàng đương nhiệm, lên tiếng "chỉ bảo" một Tổng Giám Mục, dám có can đảm nói lên sự thật Công Giáo trong bầu khí nặc mùi chính trị Biden, quả là vượt quá hiểu biết thông thường.
Xem Hình
- 8 giờ 00 khai mạc - Xin ơn thánh hoá - Bài hát cử điệu. Các em được xem những thước phim về ơn gọi của một số dòng tu và chủng viện. Tiếp theo, các em được Cha Cần Thiết Dòng Biển Đức, Thầy Dòng Phanxicô Phạm Thành Tiến giới thiệu về Dòng mình cho các em. 9 giờ 00 các em giải lao điểm tâm nhẹ. Sau giờ giải lao, các em được các sơ Tu đoàn Truyền Tin, Cha Minh Chí, Thày Thành Chủng Viện, Dòng MTG Kẻ Sải giới thiệu cho biết mỗi cộng đoàn với đặc sủng mỗi dòng và không quên gửi kèm địa chỉ kèm theo lời mời viếng thăm.
- 10 giờ 00 Thánh lễ đồng tế do Cha An-tôn chủ sự với sự đồng tế của các cha. Sau Thánh lễ là bưa ăn trưa nhẹ - Sau cùng các em chia tay nhau với lời hẹn ước, chọn Chúa là đối tượng yêu thương, và có em quyết dâng mình cho Chúa.
BTTGx. Tụy Hiền
1. Giáo xứ Phú Hòa
Chiều thứ bảy 24.4.2021 trong thánh lễ 17 g, ĐứcTGM Giuse Nguyễn Năng -Tổng GM/GP Sài Gòn đã về thăm mục vụ chủ tế thánh lễ ban bí tích Thêm sức cho 52 em thiếu nhi trong giáo xứ.Thánh lễ theo Phụng vụ Chúa Nhật IV Phục sinh,Chúa Nhật Chúa Chiên Lành.Cùng đồng tế với ngài có Linh mục Hạt Trưởng Phú Thọ Giuse Phạm Bá Lãm,Linh mục chánh xứ Phú Hòa Antôn Mai Đức Huy, quý linh mục nghĩa tử của Linh mục chánh xứ.Tham dự thánh lễ có đông đảo cộng đoàn giáo xứ,cách riêng các em thiếu nhi lãnh nhận bí tích Thêm sức, cha mẹ đỡ đầu và gia đình của các em.
Xem Hình
Trong bài giảng,Đức TGM Giuse mời gọi cộng đoàn làm chứng cho Tin Mừng của Chúa Kitô Phục Sinh giữa những người không cùng niềm tin với mình.Ngài cầu chúc với ơn Chúa Thánh Thần hiện xuống sẽ đốt lên trong lòng mỗi người tín hữu ngọn lửa nhiệt huyết tông đồ, để có được bình an và niềm vui trong đời sống hằng ngày.
2. Giáo xứ Tân Trang:
Mở đầu thánh lễ lúc 7 g 30 sáng Chúa Nhật IV Phục Sinh 25.4.2021 tại Giáo xứ Tân Trang có phần diễn nguyện ơn gọi của đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể.Các em thiếu nhi trong các trang phục của các tu sĩ nam nữ đã giới thiệu linh đạo của các dòng tu,cùng với những điệu múa cầu nguyện cho Giáo hội có thêm nhiều ơn gọi linh mục tu sĩ, có những người trẻ biết dân thân bước theo Chúa Kitô.Thánh lễ thiếu nhi do Linh mục chánh xứ Giuse Đinh Văn Thọ chủ sự.
3. Giáo xứ Phú Bình.
“Con muốn đi tu theo Chúa Giêsu.Con muốn đi tu gương sáng khiêm nhu”Đó là những điệu vũ thật vui tươi sinh động của các em thiếu nhi Giáo xứ Phú Bình qua các trang phục dòng tu để trình diễn giới thiệu ơn gọi vào trước thánh lễ sáng Chúa Nhật 25.4.2021,Chúa Nhật IV Phục Sinh,ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu.
Thánh lễ Chúa Nhật dành cho thiếu nhi diễn ra như thường lệ vào lúc 7 g sáng do Linh mục chánh xứ Gioan B.Trần Văn Trí chủ tế.Tham dự thánh lễ có đông đảo các em Thiếu Nhi Thánh Thể,quý sơ,các anh chị Huynh Trưởng- GLV và cộng đoàn giáo xứ.
4. Giáo xứ Tân Phú Hòa:
“Chúng ta phải có trái tim mục tử của Chúa Kitô,nhất là với các vị làm việc trong giáo xứ”Đó là lời chia sẻ của Linh mục chánh xứ Vinh sơn Vũ Đức Liêm trong thánh lễ vào chiều thứ bảy 24.4.2021 tại Giáo xứ Tân Phú Hòa.
Thánh lễ tạ ơn diễn ra vào lúc 17g30 theo Phụng vụ Chúa Nhật IV Phục Sinh,ngày toàn thể Giáo hội cầu nguyện đặc biệt cho ơn gọi Linh mục và tu sĩ.Nhân dịp này,Ban Thừa tác viên goại thường trao Mình Thánh Chúa,tân HĐMVGX và trưởng các hội đoàn cũng ra mắt cộng đoàn giáo xứ.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng,Linh mục chánh xứ Vinh sơn mời gọi cộng đoàn có một trái tim mục tử của Đức Kitô,trong mọi cung cách cư xử của đời sống.Với tân HĐMVGX ngài nhắn nhủ thêm: “Anh chị em là những người chia sẻ công việc của Linh mục chánh xứ,anh chị em phải tận tình phục vụ trong giáo xứ.Nếu có trái tim mục tử của Chúa,chúng ta sẽ làm được những việc tốt đẹp,luôn hiệp nhất và yêu thương,xây dựng giáo xứ.Như thế,chúng ta nên thánh mỗi ngày trong vai trò HĐMVGX.Hơn nữa,tất cả những người làm việc trong giáo xứ phải có đời sống kết hiệp mật thiết với Đức Kitô,qua việc siêng năng tham dự thánh lễ,cầu nguyện,chầu Thánh Thể Chúa Giêsu, nhờ vậy anh chị em mới vượt qua mọi khó khăn.
Kế đến là Nghi Thức Tuyên hứa của tân HĐMVGX,nhiệm kỳ 2021-2024,công bố danh sách, trao ủy nhiệm thư ban thường vụ HĐMVGX,ban điều hành các giáo khu,ban điều hành các nhóm,hội và đoàn thể,ban Thừa Tác Viên ngoại thường trao Mình Thánh Chúa…
Kết lễ,một vị đại diện tân HĐMXGX có những tâm tình tri ân Linh mục chánh xứ Vinh sơn và cộng đoàn phụng vụ và xin mọi người tiếp tục cầu nguyện và nâng đỡ quý ông bà anh chị em trong HĐMVGX luôn chu toàn bổn phận của mình.
Thánh lễ kết thúc vào khoảng gần 19 g trong niềm hân hoan và vui tươi vì cảm nghiệm được tình thương Đức Kitô Mục Tử đang chăm sóc và gìn giữ mình nơi giáo xứ Tân Phú Hòa thân yêu.
Martinô Lê Hoàng Vũ
Cha Nghị Thương Mến,
Sáng thứ Tư trên đường về từ La Puente con nóng lòng muốn thăm Cụ, con có linh cảm, có thể là lần cuối…vừa bước vô nhà Chị Sen cho biết Cha vừa mới mất, con lặng người… vô phòng nhìn Cụ rồi vội ra ngoài, sợ không giữ được cảm xúc của mình, con biết là Cụ không còn lâu nữa nhưng vẫn mong còn được gặp Cụ lâu hơn, vẫn mong có một phép lạ nhiệm mầu để Cụ sống thêm mấy năm nữa, VietCatholic sẽ ra sao nếu không có Cụ đây?? Sáng Chúa Nhật con cùng với Chị Vĩnh, Chị Điểm và Chị Tươi đến thăm Cụ, nét mặt của Cụ thanh thản bình an lắm “Cụ ơi lão bà bà đến thăm Cụ đây”…con vẫn gọi Cha là Cụ, tiếng gọi thân tình và gần gũi, “Lão bà bà” tên Cha đặt cho con khi trao cho con trách nhiệm chăm sóc các Cô XNV của Cụ, cái tên mà Cụ đắc ý khi giới thiệu với mọi người. Mắt Cụ mở lớn khi nhận ra giọng nói của con, miệng Cụ như muốn nhắn gửi điều gì… con nắm tay Cụ, bàn tay Cụ thật ấm áp, “Cụ ơi suốt 50 năm Cụ đã phục vụ Chúa qua Thiên Chức Linh Mục, 25 Năm miệt mài với VietCatholic, cả đời Cụ phục vụ không mỏi mệt, giờ là lúc Cụ được Chúa cho nghỉ ngơi, không còn nỗi đau nào của bệnh tật thể xác, không còn nỗi buồn phiền nào có thể chạm được đến Cụ nữa, Cụ cứ yên tâm ra đi bình an Cụ nhé…Chúng con luôn yêu thương qúy mến Cụ…”. Chúng con cầu nguyện với Cụ, hát cho Cụ nghe, chúc mừng 50 năm LM của Cụ, Chị Tươi dâng tâm tình cầu nguyện lên Chúa cho Cụ.
Xem Hình
“Lạy Chúa, chúng con biết Chúa đang hiện diện nơi đây cùng với chúng con bên giường bệnh của Cha Gioan.Chúng con cảm tạ hồng ân Chúa đã thương tuôn đổ trong suốt cuộc đời của cha trong 76 năm với 50 năm sống hiến dâng trong thiên chức linh muc. Đời sồng hiến dâng của cha không chỉ đóng khung nơi bàn thánh dâng thánh lễ hàng ngày mà còn là những bước chân không mỏi mệt trong những cố gắng đem Tin Mừng của Chúa đến với mọi người bằng nhiều cách khác nhau. Nhờ Ơn Chúa, Chương trình Việt Catholic do cha thành lâp đã đem lại nhiều lợi ích thiêng liêng cho rất nhiều người lương giáo trên toàn thế giới trong những năm qua. Qua chương trình này, sự dâng hiến và nhiệt tâm của cha đã trở nên muối ướp cho cuộc đời thêm âm áp, mặn mà tình Chúa. Giờ đây, giường bệnh này là bàn thánh mà cha sẽ dâng hy lễ cuối cùng của cuôc đời cha, Chúng con xin cùng với Cha dâng Chúa lời cầu nguyện của Linh Mục trong lời bài hát “ Con Linh Mục”
Con nay xin hứa, con hứa dâng cả một đời:
Dâng cả lòng trí con, dâng cả hết xác hồn.
Con linh mục, con sẽ là ánh sáng của trần gian.
Con Linh mục, con sẽ là như muối của gian trần…
Hoa huệ giữa bụi gai, đau khổ chẳng nài.
Như một người con muốn yên giấc trong tay người mẹ. Như người chiến sĩ muốn gửi xác ở chốn sa trường.
Con linh mục, con muốn chết ở chân bàn thờ…
để hồn xác con dâng làm của lễ toàn thiêu,
Để hồn xác con dâng làm của lễ TÌNH YÊU”
Hôm nay con trở lại nhà Cụ để lấy hình cho báo Người Việt, căn nhà quá vắng lặng, bàn làm việc của Cụ còn đó mà Cụ không còn ngồi ở đó nữa, khi nào đến thăm Cụ, Cụ cũng đang chăm chú, miệt mài làm việc không mỏi mệt. Mỗi lần gọi thăm hỏi Cụ con luôn nhắc nhở Cụ cần nghỉ ngơi, đừng làm việc quá độ…giàn gấc, mấy cây nhãn, khụm chuối bên hông, sân nhà nơi chúng con tụ họp,, nơi nào cũng có hình bóng của Cụ, tiếng nói của Cụ “Gấc chin rồi cô đến lấy để dành cho Cô đó” thương Cụ quá đi thôi !!. Những ngày Cụ bị tai nạn nằm trong UCI không thăm Cụ được, mỗi ngày con lo lắng gọi làm phiền AC Ân để hỏi thăm diễn tiến bệnh tình của Cụ, báo cho mọi người, ai cũng nóng lòng muốn biết tin về sức khòe của Cụ. Rất nhiều người, nhiều Nhóm ngày nào cũng lần chuỗi Lòng Thương Xót cầu nguyện cho Cụ, thứ Sáu Anh Ân cho biết Cụ được về nhà, có y tá của CT Hospice săn sóc, con cầu nguyện cho cho Cụ được ra đi bằng an, xin Chúa đón nhận Cụ vào Nước Trời.
Các Cô XNV của Cụ nhận được tin rất xúc động, thương tiếc Cụ:
“Chúng em quá ngỡ ngàng….không ngờ Cha đi rồi, Cha để lại bao nỗi nhớ thương cho rất nhiều người…” Cám ơn Chúa em được cộng tác với Cha qua Chương Trình VietCatholic, công tác truyền giáo đã giúp ích cho rất nhiều người Công Giáo khắp nơi biết được tin tức liên quan đến Giáo Hội Công Giáo từ Roma. Được gia nhập gia đình VietCatholic, kết bạn với các Chị em XNV, được Cha ân cần, chăm sóc, lo lắng. Em thật vui và hãnh diện lắm, Cha quá giỏi nhưng lại rất khiêm nhường. Em rất thương nhớ Cha.
Trưa thứ Hai và chiều hôm qua em được đứng bên giường Cha cho đến khi nhà quàn đưa Cha đi, em đau buồn quá vì mình đã mất Cha thật rôi !!!. Xin vâng theo thánh ý của Chúa, nguyện xin Chúa cho Cha được hạnh phúc bên Chúa trên Nước Trời”(Kim Phượng)
“Cô yêu quý, Cô cháu mình thật đã mồ côi Cha rồi sao? con sẽ nhớ mãi “Cụ” và “Lão bà bà” của Nhóm XNV, con nhớ những cuộc gọi của Cha “Phương Chi, Cha khỏe lại rồi, Cha nhớ tụi bây…” con nhớ những cây quả mà Cha đã chăm sóc tốt tươi và rất vui khi được chia sẻ với mọi người, quả gấc chin vàng, những quả chanh dây đổi màu khi đã chin, những trái đu đủ xanh để làm gòi, chùm nhãn trái thật to, cùi thật dầy, thơm đậm đà mà Cha muốn chia sẻ với mọi người. Con nhớ hình ảnh của Cha khi mọi người quay quần bên Cha, miệng cười chum chím, dáng đi nhanh nhẹn, cái bụng tròn to, Cha vui lắm khi được họp mặt với gia đình VietChatholic, đây là gia đình thứ 2 của con…Viết đến đây mắt con cay rồi !!! Trước khi bị tai nạn Cha khoe, bữa nay Cha khỏe lại rồi, Cha đi bộ quanh vườn mỗi ngày. Mấy bữa nữa Covid lắng xuống con qua đây bàn CT lễ 50 Năm LM của Cha con nhé. Con trông mong từng ngày cho dịp này nhưng bây giờ không còn cơ hội nữa rồi (Phương Chi)
“Xúc động quá, mới thứ Hai còn gặp Cha mà hôm nay Cha không còn nữa rồi !!!”(Thu Oanh)
“Chị ơi tưởng như mới ngày nào thế mà đã gần 5 năm rồi, em hãnh diện được Cha chọn đầu tiên, là Chị Cả của Nhóm XNV Orange đó, cám ơn Chúa em được đóng góp một phần thật nhỏ trong công việc truyền giáo mà cả đời Cha đã bỏ hết tâm huyết để phát triển. Dù rất bận với cơ sở thương mại nhưng vẫn cố gắng đọc tin khi Cha cần và sẵn sàng giúp cung cấp những sản phẩm của Quốc Việt cho những buổi họp mặt của Cha. Em và anh Tuấn lúc nào cũng thương yêu, quý mến Cha và luôn cố gắng tham dự những buổi họp mặt với gia đình VietCatholic. Được tin Cha bị tai nạn qua đời chúng em cũng bàng hoàng, xúc động không ngờ Cha bỏ chúng mình mà ra đi đột ngột như vậy….Chúng em tin rằng Cha đang ở một nơi bình yên và hạnh phúc hơn rồi. Cha đang mỉm cười nhìn thấy con cái của Cha đang khóc thương Cha “Cha đâu ngờ mà chúng nó thương Cha nhiều đến thế…”(Thu Hương)
CLan
Apriil 24 tháng 4, 2021
Nhóm Monclair tưởng nhớ về Cha Gioan Trần Công Nghị.
Gia đình chúng tôi được biết Cha Nghị khi Cha về nhận chức phó xứ tại Giáo xứ OLA(Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời) lúc đó Cha còn rất trẻ, nhanh nhẹn, tướng cao đẹp. Là giáo dân của Cha suốt 10 năm, được gặp Cha mỗi tuần chúng tôi có nhiều kỷ niệm vui với Cha và rất yêu quý Cha. Cha mời gọi chúng tôi tham gia các Ban Ngành, Đoàn Thể phục vụ cho Cộng Đoàn như Ban Thừa Tác Viên Lời Chúa, Giáo Lý Viên, Ca Đoàn vv..
Giáo xứ sắp xếp cho Cha ở một ngôi nhà riêng ngay trước nhà thờ vì thế giáo dân Việt Nam khi cần gặp Cha cũng dễ dàng, vào những dịp lễ lớn, chúng tôi họp nhau trong sân sau nhà của Cha để chia sẻ thức ăn Việt Nam thật là vui. Cha rất bình dân, cởi mở, Cha gọi Nhóm Thiếu Nhi “chúng mày “ mới đầu các em không quen nhưng lâu dần rồi các thấy thân mật, gần gũi Cha hơn. Cha hát rất dở nhưng lại có tinh thần yêu nghệ thuật, ca múa, nhạc kịch. Cha cho biết ngày Cha còn là chủng sinh Cha thích sinh hoạt văn nghệ nhưng bị Cha Bác không ủng hộ nên Cha không có cơ hội phát triển. Sau này khi đến đâu Cha cũng cổ võ sinh hoạt nghệ thuật, văn hoá, nhất là văn hoá Việt Nam hoà nhập với Đức tin Công Giáo. Nếu Cha biết ai có khả năng trong lãnh vực này Cha luôn khuyến khích, mời gọi.
Cha rất quan tâm đến con chiên và những người cộng tác với Cha, khi ai cần đến Cha, từ tâm linh đến gia đình, xã hội Cha luôn đáp ứng ngay. Thời gian làm phó xứ Cha đã dùng thời gian nghỉ ngơi để xây dựng hoài bão từ lâu của Cha là thực hiện CT truyền thông Công Giáo VN qua mạng lưới toàn cầu. Khoảng thời gian đầu Cha chỉ đưa tin bằng phương thức Radio, thỉnh thoảng tôi cũng đọc tin giúp Cha. Cha đã bỏ rất nhiều công sức và tài chánh để phát triển cho mạng lưới này đến nay đã có nhiều nhân tài công tác và tồn tại 25 năm qua.
Khi Cha chuyển đến nhiệm sở mới, làm Cha sở một GX ở đảo Catalina, Cha vẫn nhớ giáo dân cũ, Cha mời chúng tôi ra đảo thăm Cha. Dù đường xa phải đi thuyền mới tới, phải ngủ lại qua đêm bằng túi ngủ, thế mà chúng tôi đã kéo nhau đi một đoàn, nhìn Cha vui cười đón tiếp, rồi bịn rịn khi chia tay, thương Cha qúa ! Cha nghỉ hưu năm 70 tuổi sau 45 năm phục vụ giáo hội qua Thiên Chức LM Cha đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng và đã làm được rất nhiều việc lợi ích cho Giáo hội. Những ngày tháng hưu dưỡng tại Quận Cam Calif., Cha vẫn miệt mài tiếp tục phát triển mạng lưới VietCatholic.net, Cha mời gọi được một nhóm giáo dân nhiệt thành cộng tác với Cha.
Tuy rất bận rộn với công việc nhưng thỉnh thoảng Cha cũng muốn gặp gỡ thân tình với con chiên cũ và những người cộng tác với Cha qua những buổi họp mặt thân tình, ăn uống vui vẻ lắm, Cha không quản ngại sắp xếp, chuẩn bị và thu dọn bừa bộn sau đó. Từ tháng 3 năm ngoái vì đại dịch COVID-19 không được gặp Cha, thấy nhớ Cha và mọi người, tháng 10 chúng tôi đã họp mặt mừng 49 năm linh mục của Cha, tuy đơn sơ nhưng rất thân tình, ngày 27/3/2021 vừa qua là ngày mừng 50 năm linh mục của Cha, Cha cũng ước mong có cơ hội mừng ngày trọng đại này với gia đình và Nhóm V.Catholic Cali, nhưng đã không thực hiện được.
Hôm Nay Cha không còn nữa, không còn được nghe Cha nói “Cha nhớ tụi con lắm“, từ nay chúng con mồ Côi rồi Cha ơi. Vẫn biết ý Chúa muốn điều tốt đẹp cho Cha, nhưng với chúng con Cha đi để lại nhiều thương tiếc cho mọi người! mất mát cho ngành truyền thông, cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Xin chúa Kito phục sinh đón nhận Cha vào hưởng hạnh phúc Nước Trời, xin Cha nhớ đến chúng con vẫn còn lữ hành nơi trần gian nhiều thử thách, gian truân.
Thương nhớ Cha nhiều ! Vĩnh biệt Cha
Gia đình Ngân Lan
Đại diện Nhóm Montclair
Thương Nhớ Cha Nghị,
Thật là một vinh dự cho con được đóng góp một phần nhỏ trong việc truyền giáo của Cha. Con được biết đến Cha một thời gian ngắn từ khi Cha về GP Orange năm 2016. Qua cô Lang, cha đã mời gọi và thành lập một nhóm XNV tại đây, chúng con là nhóm con nuôi của cha, vì được Cha lượm về từ nhiều Cộng đoàn, các Anh Chị ở Los Angeles là giáo dân nhiều năm của Cha là nhóm con yêu… Con được gặp Cha trong dịp mừng 20 năm thành lập Việt Catholic, Cha đã đón nhận con rất nhiệt tình, vui vẻ, làm cho con cảm thấy con là một thành viên quí của gia đình ViệtCatholic ngay lập tức.
Cám ơn Cha thật nhiều đã chăm lo cho chúng con, các XNV thương quý của Cha, Cha tìm người chuyên nghiệp mở khóa huấn luyện cho chúng con biết cách đọc teleprompter, cách làm tóc và cách đánh phấn cho phù hợp với camera. Cha vẫn thường nói, “Cha biết các con phải vất vả nhiều, nào là sắm áo dài, mua phấn son, mất rất nhiều thì giờ sửa soạn cho mỗi lần thu hình”. Mỗi lần con đọc các bản tin nếu có chữ nào khó hiểu con được Cha dịch qua tiếng Mỹ rồi giải thích ý nghĩa, nhờ vậy con học hỏi được thêm nhiều từ nơi Cha. Lần nào cũng vậy trước khi về Cha thường hỏi thăm đến từng người trong gia đình, “Cho Cha gửi lời cám ơn gia đình con đã cho con hy sinh thời giờ đến đọc tin cho Cha”. Cha quá dễ thương và dễ mến!
Hàng năm trong những dịp lễ, Cha gọi chúng con tụ họp để dâng lễ tạ ơn và tổ chức tiệc mừng để chúng con có cơ hội gặp nhau, tạo thêm tình thân với nhau, Cha giới thiệu từng khuôn mặt một cách rất thân thiện, không thiếu một ai, ai cũng cảm thấy được Cha quí mến và quan tâm. Gần 5 năm được cộng tác với Cha, được biết Cha rất nhiều tài năng, hiểu biết rộng rãi, rất khôn ngoan nhưng lại rất khiêm nhường và hiền lành.
Cuối tháng 10 năm ngoái Cha gọi con: “Khi nào con tới lấy gấc về cho má nấu xôi nhé.” Cha bắt thang leo lên cắt cho con trái gấc chín đỏ từ trên cành, con cảm động quá về những ân cần Cha dành cho chúng con. Dịp tết Tân Sửu 2021 cha gửi email cho chúng con chúc Tết và cho biết “Sức khỏe của cha vài tháng qua thấy xuống sức, đêm mất ngủ người hơi mệt…mọi sự trông cậy vào ơn Chúa và Đức Mẹ phù trợ.” Con đọc thấy thương Cha quá… vì dịch Covid nên chúng con không được gặp Cha và gặp nhau như những năm trước, con thật nhớ Cha và mọi người.
Những ngày cuối của Cha, con may mắn được đến thăm Cha cùng với các Chị Phương Chi, Kim Phượng và Thu Oanh. Chúng con đứng bên cạnh giường nắm tay Cha, chị Phương Chi hỏi, “Cha có nhận ra con không? con là đứa phá cha nhiều nhất này, mỗi lần thu hình con run quá, bắt Cha phải thâu đi thâu lại. Con xin Cha cho con tập kiên nhẫn, Cha trả lời “Con làm cho cha phải kiên nhẫn thì đúng hơn!”, Chị Thu Oanh nói thêm, “Con cũng vậy, tội nghiệp Cha phải thu lại nhiều lần, con xin Cha không đọc nữa, nhưng Cha muốn con tiếp tục. Chị Kim Phượng nhắc, “ Còn con Kim Phượng thì lúc nào cũng đi trễ làm Cha phải chờ.” Thấy các chị nói vậy con mới thốt lên, “Hôm nay con mới biết là tại sao Cha cứ gọi Mai-Hương đọc hoài!” Thế là bốn chị em con vừa cười vừa khóc, trong những giây phút còn được sum họp dưới mái nhà của cha.
Cha ơi, từ nay chúng con không còn được nhận text của cha, “Hôm nay mấy giờ con đến đọc, cho Cha biết”, chúng con không còn được gặp Cha nữa… Không ngờ Chúa gọi cha về nhanh như vậy, chúng con vô cùng thương nhớ Cha, nguyện xin Chúa sớm đưa Cha về hưởng vinh phúc trên trời muôn đời, Cha nhớ phù hộ cho chúng con luôn Cha nhé.
Nguyễn Mai-Hương
Thương Nhớ Cha,
Cha đi rồi mà những lời nói của Cha vẫn còn đâu đây…
“Thùy Vân ơi, con cần đọc chỗ này nhanh hơn một chút, chỗ kia chậm lại một chút, chỗ này cần tâm tình hơn một chút nữa, mặt con lên TV hơi bóng, màu son không được tươi…, con hỏi mấy Chị XNV khác coi mấy Chị dùng loại phấn son nào nhé…, con vô trang web này học cách phát âm mấy chữ bằng tiếng La Tinh, tiếng Ý, tiếng Pháp... cho đúng nhé”
“Thuỳ Vân ơi…” còn đâu nữa những nhắc nhở yêu thương của những ngày đầu được thu hình với Cha, cho tới một ngày Cha khen con: " Thuỳ Vân ơi, kỳ này con đọc "PRO" lắm rồi ! " con biết cha khen để khuyến khích con, nhưng sao con mừng đến thế.
Thỉnh thoảng Cha gọi con: " Thuỳ Vân ơi hôm nay con có rảnh đến giúp Cha coi mấy cái giấy tờ này nhé. " hoặc “ Con giúp Cha làm "witness" khi Cha gặp để nói chuyện với nhân viên của công ty du lich nhé”. Nhiều lần sau khi thu hình Cha cho quà dặn đem về cho các con của con, lúc thì hộp bánh, khi thì trái cây. Cha luôn nhắc con mang con cái tới chơi với con của những and chị em khác trong những buổi tiệc họp mặt Cha tổ chức tại nhà của Cha.
Thời gian Cha bị bịnh nằm ở CIU, con đưa bốn đứa con của con tới thăm Cha, dù Cha nói là Cha không sao, Cha còn "la" con "Sao phải lặn lội vô thăm Cha làm gì vậy?" nhưng Cha lại rất vui...Con đang ngồi xem lại những hình ảnh mà các anh chị, con yêu của Cha chia sẻ, những tấm hình chụp trong những buổi tiệc mừng tại nhà Cha, ai cũng vui cười hớn hở tuởng chừng như hình ảnh này sẽ mãi trường tồn theo năm tháng. Nhưng hôm nay tất cả chúng con đã mồ côi Cha thật rồi, khuôn mặt của Cha, nụ cười của Cha, những câu nói của Cha đong đầy trên khóe mắt, rồi đọng lại nơi trái tim con, con thấy mắt mình thật cay….
Thương nhớ Cha
Tống Vũ Thuỳ Vân
Thương Tiếc Cha !
Năm năm trước tôi được mời gọi phục vụ trong vai trò Xướng Ngôn Viên cho Chương Trình VietCatholic News, nhờ vậy tôi được làm việc với Cha Nghị và hãnh diện đươc trở thành thành viên của đại gia đình Vietcatholic. Lần thu hình đầu tiên vì chưa quen nên tôi bỡ ngỡ và lo lắng… Tôi bị cận thị, nhưng lại không muốn đeo kính vì sợ già, monitor của Cha thì bé, chữ thì quá nhỏ, nên phải đọc đi đọc lại nhiều lần, vậy mà Cha vẫn từ tốn, kiên nhẫn với tôi, Cha điều chỉnh chữ trên monitor to hết cỡ để tôi không phải đeo “kiếng lão” khi đọc.
Đã hơn 1 năm rồi vì Covid, vì tình trạng sức khỏe của Cha các chị em XNV không được thu hình, không được làm việc với Cha, tôi thấy nhớ làm sao! Tháng 12 năm ngoái là lần thâu hình cuối của tôi, thật không ngờ đó là lần cuối cùng được làm việc với Cha. Nhớ đến khuôn mặt dịu hiền của Cha qua những buổi thâu hình, những lần gặp gỡ Cha tôi mỉm cười với câu nói thật thân thương của Cha: “Con bây giờ thành cáo già rồi, Cha không còn phải vất vả, mất giờ để bấm máy thâu nhiều lần nữa!” Có lẽ đó là cách nói khen tặng để khích lệ tinh thần các chị em XNV chúng tôi đừng nản lòng, mất đi sự hăng hái khi phục vụ Chúa.
Mỗi lần đến thu hình, Cha thường loay hoay tìm một cái gì đó để làm quà cho tôi đem về, có lần cha tặng tràng hạt cho các con của tôi, cái phone charger màu hồng mà tôi vẫn còn giữ kỷ niệm của Cha. Thật cảm động khi Cha cho tôi trái gấc để nấu xôi giỗ Mẹ, chùm nhãn, cành hoa cúc vàng mang về trồng, trái đu đủ sống để làm gỏi, và những trái ớt cha trồng trước cửa nhà.
Những ngày cuối, khi Cha còn trong UCI, lúc đó Cha vẫn còn có thể nói chuyện được, tôi nhờ cô bạn làm trong bệnh viện ghé thăm Cha và gọi phone để tôi được facetime với Cha. Nhìn thấy Cha già trên giường bệnh lòng tôi bùi ngùi xúc động vì biết rằng sẽ không lâu nữa tôi vĩnh viễn không còn gặp được Cha nữa !!!
Tôi rất ngưỡng mộ và cảm phục lòng nhiệt thành hăng say của Cha, Cha đã tận hiến cả cuộc đời cho Chúa và Giáo Hội, khi nghe tin Cha được bác sĩ cho về nhà, tôi vội vã ghé thăm Cha. nhìn thấy cha yếu hơn khi còn trong bệnh viện. cầm tay Cha, tôi nói: con là HằngNga đến thăm Cha nè. Cha xiết nhẹ tay tôi như thể chào tôi lần cuối. Đó là lần cuối cùng tôi gặp Cha....Cha ra đi để lại bao luyến tiếc, nhớ thương không chỉ với riêng tôi, mà còn nhiều con chiên, khán thính giả của Vietcatholic khắp nơi trên thế giới thương mến Cha.
Cha đã không còn trên thế gian nữa, một mất mát lớn cho Vietcatholic và cho mọi người mến mộ cha. Nhưng tôi tin là giờ này, trên thiên đàng, Cha đang được các Thánh hân hoan đón đưa Cha vào bàn Tiệc Thánh. Nơi đó, các Thiên Thân hát mừng lễ kỷ niệm 50 năm Linh Mục của Thầy Cả Gioan Trần Công Nghi, và chắc chắn Thầy Cả Gioan sẽ luôn nguyện cầu cho tất cả chúng ta.
Thương tiếc cha Gioan Trần Công Nghị.
HằngNga, April 23, 2021
"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Ngày tận số ba mươi cuối tháng
Trang sử nhà ngậm đắng nuốt cay
Từ nay đất nước đổi thay
Bao nhiêu chiến sĩ tù đầy mục xương.
Trên hè phố tang thương ngẫu lục
Áo kaki có lúc thấm buồn
Trên từng lối cũ mỏi mòn
Saigon thấm mệt lệ tuôn từng dòng.
Tướng Sĩ Tượng, đục trong đành chịu
Chén bobo nặng chĩu thương đau
Vô tù vào chốn bùn sâu
Nhiều người bỏ xác địa đầu chốn xa.
Đàn con dại mặn mà chốn cũ
Nay bơ vơ cháo lú đọa đầy
Bữa no bữa đói qua ngày
Than thân trách phận trắng tay một đời.
Chuyện sách vở xa vời tiều tụy
Xếp thành phần Mỹ Ngụy hết thời
Học hành rồi cũng thế thôi
Về kinh tế mới cuộc đời hẩm hiu.
Còn người vợ đìu hiu sớm tối
Bán dần mòn tìm lối thăm nuôi
Lần ra đất bắc xa xôi
Chèo non lội suối chôn vùi tấm thân.
Nơi lao cải thức ăn thiếu thốn
Tấm thân gầy yếu ốm gầy mòn
Thuốc men thiếu thốn trăm đường
Bao nhiêu nấm mộ tang thương khắp miền.
Chỉ còn cách lửa thiêng đất hứa
Trăm người đi một nửa chết oan
Chỉ còn phân nửa an toàn
Mỹ, Âu, nước Úc : cộng đoàn đẹp tươi.
‘‘Ngày tận số ba mươi cuối tháng’’
Năm 75 chạng vạng khôn nguôi
Năm nay nhớ lại chuyện buồn
Bao hồn vất vưởng, lệ tuôn từng dòng.
Lê Đình Thông
Paris, ngày quốc hận 2021
Cha Gioan Trần Công Nghị đã từng là Linh Mục Quản Nhiệm tại Cộng Đoàn Phục Sinh chúng con hai nhiệm kỳ vào những năm 1990 - 1992 và 1998 - 2000.
Ban Chấp Hành Cộng Đoàn Phục Sinh chúng con sẽ đến cùng hiệp ý cầu nguyện cho Cha Gioan Trần Công Nghị, người Cha thân yêu của chúng con, trong Thánh Lễ Phát Tang và Thánh Lễ An Táng.
Nguyện xin Chúa Kitô Phục Sinh, qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria, sớm đón nhận Linh Hồn Cha Gioan Trần Công Nghị vào hưởng vinh phúc trường sinh muôn đời
Thành Kính Phân Ưu
Đại diện Cộng Đoàn Phục Sinh
Nguyễn Huy Nhàn
Chủ Tịch Cộng Đoàn
Gia đình sẽ tiếp tục cầu nguyện cho anh, xin Chúa, Mẹ Maria, Mẹ La Vang sớm đưa linh hồn anh về Thiên đàng hưởng hạnh phúc bên Chúa muôn đời
Vĩnh biệt anh trong tình thương nhớ
Gia đình Sen-Ân và các cháu
1. Đức Hồng Y Wyszynski, Giáo chủ Công Giáo Ba Lan, sẽ được phong chân phước vào tháng 9
Lễ phong chân phước cho Đức Hồng Y Stefan Wyszyński, cựu Giáo chủ Ba Lan đã anh dũng chống lại chủ nghĩa cộng sản, sẽ diễn ra vào Chúa Nhật, 12 tháng 9.
Hôm 23 tháng 4, Đức Hồng Y Kazimierz Nycz thông báo rằng lễ phong chân phước sẽ được tổ chức tại thủ đô Warsaw của Ba Lan vào buổi trưa ngày 12 tháng 9, theo giờ địa phương.
Đức Hồng Y Nycz, tổng giám mục Warsaw, nói rằng Đức Hồng Y Wyszyński sẽ được phong chân phước cùng với Sơ Róża Maria Czacka, một nữ tu Ba Lan qua đời năm 1961 sau một đời phục vụ những người mù.
“Trong buổi lễ ngày 12 tháng 9, Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, sẽ đại diện cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô công bố sắc lệnh phong chân phước”
Đức Hồng Y Nycz đã thông báo vào tháng 4 năm ngoái rằng việc phong chân phước cho Đức Hồng Y Wyszyński, ban đầu được lên kế hoạch vào ngày 7 tháng 6 năm 2020, tại Quảng trường Piłsudski của Warsaw, đã bị hoãn vô thời hạn vì cuộc khủng hoảng coronavirus.
“Một đại dịch đe dọa đến sức khỏe và đời sống nhân dân làm cho việc chuẩn bị và thực hiện các buổi lễ này là bất khả thi,” ngài nói vào thời điểm đó. “Ưu tiên hàng đầu phải là quan tâm đến sự an toàn của con người”.
Đức Hồng Y Wyszyński được ghi nhận là người đã giúp bảo tồn và củng cố Kitô Giáo ở Ba Lan bất chấp các cuộc đàn áp của chế độ cộng sản từ năm 1945 trở đi.
Ngài được gọi là “Giáo chủ của Thiên niên kỷ” bởi vì trong tư cách là Giáo chủ Ba Lan, ngài đã giám sát một chương trình chuẩn bị kéo dài 9 năm với đỉnh điểm là lễ kỷ niệm trên toàn quốc vào năm 1966 biến cố 1000 năm Ba Lan đón nhận ánh sáng Tin Mừng.
Năm 1953, Đức Hồng Y Wyszyński bị chính quyền Cộng sản quản thúc trong ba năm vì từ chối trừng phạt các linh mục hoạt động trong cuộc kháng chiến của Ba Lan chống lại chế độ Cộng sản.
Ngài cũng giúp bảo đảm sự chấp thuận Đức Cha Karol Wojtyła làm tổng giám mục Kraków vào năm 1964, mà cuối cùng điều này dẫn đến việc Đức Wojtyła được bầu làm Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1978.
Đức Hồng Y Wyszyński qua đời vào ngày 28 tháng 5 năm 1981, 15 ngày sau khi Đức Gioan Phaolô II bị bắn trong một vụ ám sát. Không thể tham dự tang lễ của vị Hồng Y, Đức Gioan Phaolô II đã viết trong một bức thư gửi người dân Ba Lan: “Chúng ta hãy đặc biệt suy niệm về hình bóng của vị Giáo Chủ khó quên, Đức Hồng Y Stefan Wyszyński, về ký ức đáng kính, về con người của ngài, sự giảng dạy của ngài, và vai trò của ngài trong một thời kỳ lịch sử khó khăn như thế của chúng ta”.
Source:Catholic News Agency
2. Chủ tịch Ủy ban Phò sinh của các Giám mục Hoa Kỳ lên án việc đảo ngược các giới hạn trong nghiên cứu mô bào thai người
Viện Y tế Quốc gia đã thông báo vào hôm thứ Sáu tuần trước rằng họ đang đảo ngược các giới hạn đối với nghiên cứu mô bào thai người đã được Chính quyền Trump đưa ra. Đức Tổng Giám Mục Joseph F. Naumann của tổng giáo phận Kansas City ở tiểu bang Kansas, Chủ tịch Ủy ban các hoạt động phò sinh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố sau:
“Thi thể của những đứa trẻ bị giết do phá thai đáng được tôn trọng như bất kỳ người nào khác. Chính phủ của chúng ta không có quyền đối xử với những nạn nhân vô tội chết phá thai như một thứ hàng hóa có thể được lấy các bộ phận cơ thể để sử dụng trong nghiên cứu. Việc quảng bá và trợ cấp cho nghiên cứu có thể dẫn đến việc hợp pháp hóa bạo lực phá thai là điều vô luân. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện nghiên cứu khoa học hiệu quả và phát triển các phương pháp điều trị lâm sàng hữu ích mà không cần thu hoạch mô từ trẻ sơ sinh bị phá thai. Việc hàng triệu người Mỹ sử dụng tiền thuế của chúng ta để sử dụng cho nghiên cứu cộng tác với một ngành kỹ nghệ được xây dựng dựa trên việc cướp đi sinh mạng của những người vô tội cũng gây ra một sự xúc phạm sâu sắc đối với hàng triệu người Mỹ. Thay vào đó, tôi kêu gọi chính quyền Biden nên tài trợ cho các nghiên cứu không dựa trên các bộ phận cơ thể được lấy từ những đứa trẻ vô tội bị giết do phá thai.”
Source:USCCB
3. Huấn đức của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng Chúa Nhật Chúa Chiên Lành
Hôm Chúa Nhật 25 tháng Tư, Giáo Hội cử hành Chúa Nhật thứ Tư Mùa Phục sinh, còn được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán: “Ta là mục tử tốt lành. Mục tử tốt lành thí mạng sống vì chiên. Kẻ làm thuê không phải là chủ chiên, và các chiên không phải là của người ấy, nên khi thấy sói đến, nó bỏ chiên mà trốn. Sói sẽ bắt chiên và làm chúng tản mát. Kẻ chăn thuê chạy trốn, vì là đứa chăn thuê, và chẳng tha thiết gì đến đàn chiên. Ta là mục tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta. Cũng như Cha biết Ta và Ta biết Cha, và Ta thí mạng sống vì đàn chiên. Ta còn những chiên khác không thuộc đàn này; cả những chiên đó Ta cũng phải mang về đàn; chúng sẽ nghe tiếng Ta. Và sẽ chỉ có một đàn chiên và một chủ chiên. Vì lẽ này mà Cha yêu mến Ta, là Ta thí mạng sống để rồi lấy lại. Không ai cất mạng sống khỏi Ta, nhưng tự Ta, Ta thí mạng sống. Ta có quyền thí mạng sống và cũng có quyền lấy lại. Đó là mệnh lệnh Ta đã nhận nơi Cha Ta”.
Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói:
Trong Chúa Nhật Thứ Tư Mùa Phục Sinh, cũng được gọi là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, Tin Mừng (Ga 10,11-18) trình bày Chúa Giêsu là người mục tử đích thực, người bảo vệ, hiểu biết và yêu thương đàn chiên của mình.
Trái với người mục tử tốt lành, “Kẻ chăn thuê” không quan tâm đến bầy chiên vì chúng không phải của anh ta. Anh ta làm công việc chỉ để được trả công và không quan tâm đến việc bảo vệ đàn chiên: khi một con sói đến, anh ta chạy trốn và bỏ rơi đàn chiên (xem các câu 12-13). Thay vào đó, Chúa Giêsu, người mục tử chân thật, luôn luôn bảo vệ chúng ta và cứu chúng ta khỏi bao nhiêu tình huống khó khăn, nguy hiểm nhờ ánh sáng lời Ngài và sức mạnh từ sự hiện diện của Ngài mà chúng ta luôn cảm nghiệm được nếu chúng ta muốn lắng nghe mỗi ngày.
Khía cạnh thứ hai là Chúa Giêsu, người mục tử nhân lành, biết – trước hết là bênh vực; thứ hai là biết chiên của mình và chiên biết Người (câu 14). Thật tuyệt vời và an ủi biết bao khi biết rằng Chúa Giêsu biết chúng ta từng người một, rằng chúng ta không phải là vô danh tiểu tốt đối với Ngài, rằng tên tuổi của chúng ta được Ngài biết đến! Chúng ta không phải là một hạt tí ti trong một “khối to lớn”, hay một trong “vô số” đối với Ngài, không. Chúng ta là những cá thể độc nhất vô nhị, mỗi người có câu chuyện riêng của mình, Người biết chúng ta và những câu chuyện riêng của chúng ta, mỗi người chúng ta đều có giá trị riêng của mình, bởi vì chúng ta đã được tạo ra và đã được cứu chuộc bởi Chúa Kitô. Mỗi người chúng ta có thể nói: Chúa ơi, Chúa biết con! Từng người chúng ta có thể nói Chúa Giêsu biết tôi! Đó là sự thật, nó là như thế này: Ngài biết chúng ta không giống như những người khác. Chỉ có Ngài mới biết những gì trong lòng chúng ta, những dự định, những cảm xúc thầm kín nhất của chúng ta. Chúa Giêsu biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của chúng ta, và luôn sẵn sàng chăm sóc cho chúng ta, để chữa lành vết thương lỗi lầm của chúng ta với lòng thương xót dư dật của Ngài. Nơi Ngài, hình ảnh mà các tiên tri đã đưa ra về người chăn dắt dân Chúa được ứng nghiệm hoàn toàn: Chúa Giêsu quan tâm đến bầy chiên của Ngài, Ngài gom chúng lại, Ngài băng bó các vết thương của chúng, Ngài chữa lành các bệnh tật của chúng. Chúng ta có thể đọc điều này trong Sách Tiên tri Ezekiel (xem Ez 34: 11-16).
Vì vậy, Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành bảo vệ, biết rõ và trên hết là yêu thương đàn chiên của Người. Và đây là lý do tại sao Ngài ban sự sống của Ngài cho họ (xem Ga 10:15). Tình yêu dành cho chiên của mình, nghĩa là dành cho mỗi người trong chúng ta, sẽ dẫn đến cái chết trên thập tự giá. Vì đây là ý muốn của Thiên Chúa, là không ai bị hư mất. Tình yêu của Chúa Kitô không chọn lọc; tình yêu ấy bao trùm tất cả mọi người. Chính Ngài nhắc nhở chúng ta điều này trong Tin Mừng hôm nay khi Ngài nói: “Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử” (Ga 10,16). Những lời này làm chứng cho mối quan tâm phổ quát của Ngài: Ngài là người chăn dắt mọi người. Chúa Giêsu muốn mọi người có thể đón nhận tình yêu của Chúa Cha và gặp gỡ Thiên Chúa.
Và Giáo Hội được mời gọi để thực hiện sứ mệnh này của Chúa Kitô. Bên cạnh những người tham gia vào cộng đoàn của chúng ta, phần lớn, rất nhiều người, chỉ tham gia vào những thời điểm cụ thể hoặc không bao giờ. Nhưng điều này không có nghĩa là họ không phải là con cái Thiên Chúa: Chúa Cha giao phó mọi người cho Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, và Người đã hiến mạng sống mình vì mọi người.
Thưa anh chị em, Chúa Giêsu bảo vệ, biết và yêu thương chúng ta, tất cả mọi người. Xin Mẹ Maria Rất Thánh giúp chúng ta là những người đầu tiên đón tiếp và bước theo Vị Mục Tử Nhân Lành, để cộng tác trong niềm vui sứ vụ của Người.
Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói thêm:
Anh chị em thân mến,Thứ Sáu vừa qua, tại Santa Cruz de Quiché ở Guatemala, José Maria Gran Cirera và chín bạn tử đạo đã được phong chân phước: ba linh mục và bảy giáo dân thuộc Dòng Thừa sai Thánh Tâm Chúa Giêsu, dấn thân bảo vệ người nghèo, các ngài đã bị giết từ năm 1980 đến năm 1991, là thời gian mà Giáo Hội Công Giáo đang bị bách hại. Với đức tin sống động nơi Chúa Kitô, các ngài là nhân chứng anh hùng của công lý và tình yêu. Xin cho tấm gương của các ngài làm cho chúng ta quảng đại và can đảm hơn trong việc sống theo Tin Mừng. Chúng ta hãy dành một tràng pháo tay cho các tân Chân phước. [Vỗ tay]
Tôi bày tỏ sự gần gũi của mình với những người sống trên Quần đảo St Vincent và Grenadines, nơi núi lửa phun trào đang gây ra những tổn hại và khó khăn. Tôi bảo đảm với anh chị em về những lời cầu nguyện của tôi. Tôi chúc phúc cho tất cả những ai đang tham gia vào các nỗ lực cứu trợ và trợ giúp.
Tôi cũng gần gũi với các nạn nhân của vụ cháy trong bệnh viện dành cho bệnh nhân Covid ở Baghdad. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 82 người thiệt mạng. Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả họ.
Thú thực, tôi vô cùng đau buồn trước thảm kịch một lần nữa xảy ra ở Địa Trung Hải. Một trăm ba mươi người di cư đã chết trên biển. Họ là những con người. Họ là những con người cầu xin sự giúp đỡ trong vô vọng suốt hai ngày -và sự giúp đỡ không bao giờ đến. Thưa anh chị em, tất cả chúng ta hãy tự hỏi mình về bi kịch thứ mười một này. Đó là một khoảnh khắc đáng xấu hổ. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những anh chị em này, và cho tất cả những người tiếp tục chết trong những thập giá bi thảm này. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho những người có thể giúp đỡ nhưng thích nhìn theo cách khác. Chúng ta hãy cầu nguyện trong im lặng cho họ.
Hôm nay, toàn thể Giáo hội kỷ niệm Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi với chủ đề là Thánh Giuse: Giấc mơ Ơn gọi. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa để cầu xin Ngài tiếp tục khơi dậy trong Giáo Hội những con người, vì yêu mến Ngài, dâng mình cho việc loan báo Tin Mừng và phục vụ anh chị em của họ. Và đặc biệt hôm nay, chúng ta hãy dâng lời tạ ơn cho chín linh mục mà tôi đã phong chức vài giờ trước đây tại Đền Thờ Thánh Phêrô - tôi không biết họ có mặt ở đây hay không - và chúng ta hãy cầu xin Chúa cho những người thợ giỏi đến làm việc trong vườn nho của Ngài và biết cách nhân rộng các ơn gọi đời sống thánh hiến.
Và bây giờ tôi hết lòng chào đón tất cả anh chị em, những người đến từ Rôma và những người hành hương. Đặc biệt, tôi gửi lời chào đến gia đình và bạn bè của các tân linh mục vừa được tấn phong, cũng như cộng đoàn Đại Học Giáo hoàng Đức-Hung Gia Lợi, những người đã thực hiện chuyến hành hương truyền thống thăm bảy nhà thờ trong ngày hôm nay.
Chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật an lành. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc bữa trưa ngon miệng. Chào tạm biệt!
Source:Libreria Editrice Vaticana
1. Rạng sáng thứ Hai 26 tháng Tư, Giám Mục mới được bổ nhiệm tại Nam Sudan bị ám sát
Một vị Giám mục người Ý vừa được bổ nhiệm ở Nam Sudan đã bị ám sát, Giáo Hội địa phương đang cố gắng di tản ngài về thủ đô Narobi của Kenya nơi có các phương tiện điều trị chuyên biệt.
ACI Africa cho biết vị giám mục vừa được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm chăm sóc Giáo phận Rumbek của Nam Sudan đã bị ám sát vào đêm Chúa Nhật rạng sáng thứ Hai 26 tháng Tư và đang điều dưỡng vết thương do đạn bắn tại một cơ sở y tế địa phương.
“Giám mục vừa được bổ nhiệm của chúng tôi đã bị bắn đêm qua. Ngài hiện đang được điều trị tại một bệnh viện CUAMM ở Rumbek”, giáo phận Rumbek nói với ACI Africa hôm thứ Hai. CUAMM là hệ thống các bệnh viện Công Giáo do tổ chức phi chính phủ “Bác sĩ cho Phi Châu” có trụ sở tại Ý điều hành.
Cha Christian Carlassare, người Ý, thuộc Dòng Truyền Giáo Comboni của Thánh Tâm Chúa Giêsu, được bổ nhiệm làm giám mục Giáo phận Rumbek vào ngày 8 tháng 3, sau một thời gian giáo phận này trống tòa kéo dài gần một thập kỷ.
Cha Andrea Osman của Giáo phận Rumbek, người đang ở trong phòng bên cạnh Đức Cha Carlassare khi vụ nổ súng xảy ra, nói với ACI Africa như sau:
“Vụ việc xảy ra lúc 12h45 đêm qua. Tôi nghe thấy Đức Cha hét lên. Tôi thấy hai người trang bị vũ khí. Tôi đã cố gắng đập cửa từ bên trong để có thể xua đuổi họ, nhưng họ dường như không bận tâm. Họ đập cửa và bắt đầu bắn phá vào cánh cửa cho đến khi phá được. Sau đó, họ bắn Đức Cha. Khi họ nhìn thấy tôi, họ bảo tôi biến đi. Một người đã bắn hai phát đạn cảnh cáo hướng về phía tôi trước khi rút lui”.
Hiện nay các bác sĩ đã kiểm soát được tình trạng chảy máu nhiều. Tuy nhiên, Đức Cha Carlassare cần phải được vận chuyển đến thủ đô Nairobi của Kenya để tránh nguy cơ tàn phế.
Lễ tấn phong giám mục cho Đức Cha Carlassare, được lên kế hoạch diễn ra vào Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, ngày 23 tháng Năm.
Ngài đã phục vụ tại Giáo phận Malakal của Nam Sudan kể từ khi ngài đến quốc gia Đông-Trung Phi này vào năm 2005.
Ngài đã đến Giáo phận Rumbek vào ngày 15 tháng 4 vừa qua, sau những ngày tĩnh tâm tại thủ đô Juba của Nam Sudan.
Giáo phận Rumbek rơi vào tình trạng trống tòa từ tháng 7 năm 2011 sau cái chết đột ngột của Đức Cha Caesar Mazzolari. Vị giám mục của Hội Truyền giáo Comboni đã gục ngã khi đang dâng thánh lễ vào sáng ngày 16 tháng 7 năm 2011, một tuần sau khi Nam Sudan độc lập. Ngài được xác nhận đã chết tại Bệnh viện Rumbek vào sáng hôm đó.
Cha Fernando Colombo, một thành viên của Hội Truyền giáo Comboni, đã điều hành giáo phận với tư cách là Giám Quản Tông Tòa của giáo phận cho đến ngày 27 tháng 12 năm 2013. Đức Hồng Y Fernando Filoni, khi đó là tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, đã bổ nhiệm Cha Mathiang làm Giám Quản Tông Tòa cho đến ngày 8 tháng Ba năm nay.
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 26 Tháng Tư, Ủy ban Nhân quyền Nam Sudan lên án hành động dã man này.
“Chúng tôi lên án hành động man rợ này bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất có thể và kêu gọi cả Tiểu bang và Chính phủ quốc gia thành lập một ủy ban để tiến hành điều tra kỹ lưỡng với mục đích buộc thủ phạm phải chịu trách nhiệm.”
Source:Catholic News Agency
2. Đức Hồng Y Tổng giám mục Hán Thành tái khẳng định chống hôn nhân đồng phái
Trong tuyên ngôn tựa đề: “Bài học từ Giáo Hội Công Giáo về hôn nhân và gia đình”, do Tổng giáo phận Hán Thành công bố hôm 21 tháng Tư vừa qua, nhân Tuần lễ Sự sống, Đức Hồng Y Anrê Liêm Chu Chính (Andrew Yeom Soo-jung), khẳng định rằng: “Ý thức hệ về giống chủ trương con người có thể phủ nhận phái tính nam hoặc nữ về mặt sinh học, và tự do chọn lựa xu hướng tính dục của mình. Đây là điều đi ngược lại với sự quan phòng của Thiên Chúa, là Đấng tạo dựng người nam và người nữ khác nhau để họ giúp đỡ lẫn nhau”.
Đức Hồng Y nói thêm rằng: “Sống chung với nhau không có hôn phối và hôn nhân thông thường được coi như đồng tính luyến ái và làm thương tổn định nghĩa gia đình, vốn được hình thành nhờ tình yêu thương trọn đời và sự kết hợp giữa vợ chồng và sinh sản, giáo dục con cái”.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y Liêm Chu Chính nhấn mạnh rằng điều ngài nói không có nghĩa là người ta có thể kỳ thị người khác, dựa trên xu hướng tính dục hoặc căn tính, hoặc có nghĩa là một người có thể bị xúc phạm bằng lời nói hoặc thể lý, chỉ vì không nhìn nhận quyền kết hôn của họ.
Nhắc đến dự luật cấm kỳ thị, đang được dư luận thảo luận sôi nổi ở Hàn Quốc, Đức Hồng Y nhận xét rằng: “Một số câu trong dự luật, đặc biệt là những chính sách nới rộng ý niệm về gia đình để cho sống chung không kết hôn hoặc hôn nhân tự nhiên, là điều rất khác với các giá trị phổ quát trong xã hội và tín ngưỡng tôn giáo, luân lý đạo đức của Giáo Hội Công Giáo”.
Tại Nam Hàn, trong cuộc tranh luận về dự luật nói trên, cộng đoàn Phật giáo ủng hộ, còn các cộng đoàn Công Giáo và Tin lành thì phê bình một số chi tiết trong dự luật.
Source:Korea Times
3. Giám Mục Bätzing mở đường cho những người Tin lành được rước lễ ở Đức
Khi Đức Phanxicô lên ngôi Giáo Hoàng vào năm 2013, ngài Georg Bätzing vẫn chỉ là một linh mục. Tuy nhiên, ngày nay, ngài được truyền thông thế tục Đức phong là “Neuer Papst”, “Đức Tân Giáo Hoàng”. Không biết ngài có tự huyễn hoặc mình hay không, nhưng xem ra ngài đang hành xử như thế khi liên tục công khai chống đối các giới thẩm quyền của Vatican, và liên tục đòi xét lại các chân lý đức tin đã được thiết định cũng như đòi huỷ bỏ một số kỷ luật của Giáo Hội như luật độc thân linh mục và việc không thể phong chức cho phụ nữ.
Edward Pentin có bài tường trình sau trên tờ National Catholic Register của hệ thống truyền hình Hoa Kỳ EWTN ngày 23 tháng Tư.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Bishop Bätzing Opens Path to Protestants Receiving Catholic Communion in Germany
By Edward Pentin
Giám Mục Bätzing mở đường cho những người Tin lành được rước lễ ở Đức
Trong lần thách thức mới nhất đối với thẩm quyền của Rôma, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức đã công khai bác bỏ các chỉ thị gần đây của Vatican liên quan đến vấn đề cho người Tin lành được rước lễ trong các thánh lễ Công Giáo.
Trong thách thức ngạo mạn mới nhất đối với Rôma, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức cho rằng bất kỳ tín hữu Tin lành Đức nào muốn được rước lễ trong một Nhà thờ Công Giáo vào ngày Kirchentag, nghĩa là ngày hiệp nhất vào tháng 5 của những người theo đạo Tin lành Đức, đều được hoan nghênh.“Bất cứ ai theo đạo Tin lành và tham dự thánh lễ đều có thể rước lễ”, Giám mục Georg Bätzing nói trong một cuộc thảo luận trực tuyến tại Frankfurt hôm thứ Năm 22 Tháng Tư về sự kiện ngày 15 tháng 5 thường quy tụ hàng ngàn Kitô hữu đến thành phố này để tham dự các sự kiện của Giáo hội”.
“Chúng tôi muốn thực hiện các bước hướng tới sự thống nhất”, ngài nói và nhận xét rằng “bất cứ ai có niềm tin nơi những gì được cử hành trong các hệ phái khác đều có thể tiến lên [bàn thờ] và sẽ không bị từ chối”.
Theo trang tin tức Katholisch.de của các giám mục Đức, vị giám mục Limburg tiếp tục nói rằng tập tục này “đã được duy trì trong suốt thời gian qua” và thực ra “không có gì mới”. Có lẽ điều mới là nó đang được thảo luận, và nói thêm rằng ngài không mong đợi “một sự phản đối từ Rome”.
Ngài lưu ý Vatican có sự dè dặt đối với Giáo hội ở Đức, và nhận định rằng: “Đối với nhiều quan chức ở Rôma, Giáo Hội Công Giáo Đức có mùi Tin lành”. Ngài khẳng định đây “không phải là trường hợp của các cấp cao nhất trong hàng tổng trưởng”, mà là trường hợp các quan chức thiếu kinh nghiệm với Giáo hội ở Đức.
Giám mục Bätzing tiếp tục ghi nhận “nỗi sợ hãi” ở Rôma về Tiến Trình Công Nghị ở Đức, và những thách thức trong việc duy trì sự hiệp nhất, nhưng nói thêm: “Bạn cũng có thể gây nguy hiểm cho sự hiệp nhất bằng cách nuôi dưỡng sự hiệp nhất bằng những công cụ không phù hợp với thời điểm và thế giới mà chúng ta sống trong sự đa dạng về văn hóa của nó”.
Giám mục Bätzing nói thêm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhiều lần nói rằng “Giáo hội không thể được kiểm soát một cách tập trung” và các quyết định phi tập trung phải được đưa ra trong khuôn khổ giáo lý và giáo luật Công Giáo. “Đây là cách mà chúng tôi đang thử nghiệm”, Giám Mục Bätzing nói.
Vị Giám mục này ám chỉ đến một đoạn trong Tông huấn Evangelii Gaudium – Niềm Vui Phúc Âm - năm 2013 của Đức Giáo Hoàng, trong đó ngài viết rằng Công đồng Vatican II kêu gọi “hiện thực hóa cụ thể tinh thần tập thể”, và ngài lấy làm tiếc rằng mong muốn này “đã không được thực hiện đầy đủ, vì địa vị pháp lý của các Hội Đồng Giám Mục coi họ là đối tượng của các quy định cụ thể, bao gồm thẩm quyền giáo lý chính thống, vẫn chưa được xây dựng đầy đủ”.
Đức Phanxicô nói thêm: “Việc tập trung hóa quá mức, thay vì tỏ ra hữu ích, đã làm phức tạp thêm đời sống của Giáo hội và việc tiếp cận truyền giáo của Giáo hội”.
Tháng 9 năm ngoái, Bộ Giáo lý Đức tin đã gửi một bản phê bình bốn trang và một bức thư tới Giám mục Bätzing giải thích rằng sự khác biệt về giáo lý với những người theo đạo Tin lành “vẫn còn rất nặng nề” đến nỗi “việc cùng tham gia vào Bữa Tiệc Ly của Chúa hoặc Bí Tích Thánh Thể” là không thể.
Bản phê bình được đưa ra để đáp lại việc xuất bản một tài liệu có tên “Cùng nhau tại Bàn của Chúa”, được soạn thảo vào năm 2019 bởi một nhóm các nhà thần học Tin lành và Công Giáo Đức ủng hộ “lòng hiếu khách Thánh Thể có đi có lại”.
Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Thúc đẩy Hiệp nhất Kitô giáo, nói với tờ Register vào tháng trước rằng ngài chia sẻ mối quan tâm của CDF về tài liệu này và đã bày tỏ sự phản đối của cá nhân mình đối với tài liệu này.
Tờ Register cũng báo cáo rằng cả Đức Hồng Y Koch và Đức Hồng Y Tổng trưởng CDF, Luis Ladaria đều muốn triệu tập Giám mục Bätzing đến Rôma vào tháng Giêng để làm rõ với ngài về một cuộc phỏng vấn trên phương tiện truyền thông, trong đó ngài bày tỏ sự bất đồng với giáo huấn của Giáo hội trong một số lĩnh vực nhưng mong muốn của các vị Hồng Y đã bị Đức Thánh Cha Phanxicô từ chối.
Tờ Register đã liên hệ với Đức Hồng Y Koch để đưa ra bình luận vào thứ Sáu, và để hỏi xem liệu Vatican sẽ thực hiện bất kỳ hành động nào sau nhận xét của Giám mục Bätzing hay không. Đức Hồng Y chưa trả lời vào thời điểm bài báo này được xuất bản.
“Tàu đã rời ga và quan trọng nhất, Rôma sẽ không can thiệp”, một nguồn tin của Giáo hội Đức nói với tờ Register hôm thứ Sáu. “Giáo triều đã trở nên không có răng, và ngoại lệ bây giờ trở thành quy luật”.
Kirchentag thường đưa hàng chục nghìn người theo đạo Tin lành và Công Giáo đến Frankfurt để tham dự các sự kiện nhưng do hạn chế của coronavirus, nó hầu như sẽ được tổ chức trực tuyến, hạn chế khả năng thực hành rước lễ chung mà Giám mục Bätzing đã đề xuất.
Source:National Catholic Register
4. Bản sao chiếc ô tô điện 'đầu tiên' lái qua Paris để đánh dấu 140 năm
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là một chiếc xe điện trông giống như 140 năm trước. Nó được coi là chiếc xe điện chạy bằng pin khả thi đầu tiên
Bản sao của chiếc xe năm 1881 này đã được dùng cho lễ kỷ niệm
“Lịch sử của xe điện thực sự bắt nguồn xa hơn rất nhiều so với những gì mọi người nhận ra. Vì vậy, tôi nghĩ thực sự tuyệt vời khi tổ chức lễ kỷ niệm 140 năm cho thấy rằng công nghệ này đã xuất hiện và đã tồn tại và thực sự đã được áp dụng khá rộng rãi vào thời điểm ban đầu.”
Việc tái tạo chiếc xe bày tỏ lòng kính trọng đối với người phát minh ra nó là Kỹ sư Gustave Trouve /gít-ta trúf /.
“Gustave Trouve là nhà phát minh ra chiếc xe này khi ông kết hợp với động cơ điện, một cục pin có thể sạc lại. Đó là một trong những chiếc xe điện có rất sớm nếu không muốn nói là chiếc xe điện đầu tiên được nhìn thấy trên đường”.
Source:Reuters
5. Các thẩm phán Tòa án tối cao chụp ảnh hàng năm
Theo một truyền thống, các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện đã chụp ảnh hàng năm với nhau trước khi đưa ra các phán quyết cuối cùng vào tháng Sáu.
Các vị thẩm phán Brett Kavanaugh, Elena Kagan, Neil Gorsuch, Amy Coney Barrett, Samuel Alito, Clarence Thomas, Stephen Breyer, Sonia Sotomayor, và Chánh án John Roberts đều tham gia.
Source:Reuters